text
stringlengths
78
4.36M
domain
stringclasses
2 values
Lật mặt 2: Phim trường là một bộ phim điện ảnh hài hành động của Việt Nam năm 2016 do Lý Hải sản xuất kiêm đạo diễn, và là phần thứ hai của loạt phim Lật mặt. Phim có sự tham gia của dàn diễn viên gồm Lý Hải, Hứa Minh Đạt, Quốc Thuận, Mai Huỳnh, Võ Đình Hiếu, Tiết Cương, Hiếu Nguyễn và Khả Ngân. Nối tiếp phần đầu năm 2015, phim theo chân nhân vật chính là hai anh em diễn viên đóng thế chuyên nghiệp cùng tham gia một dự án phim điện ảnh. Khi dự án tạm dừng vì thiếu vốn, họ rơi vào hoàn cảnh khó khăn, vô tình bước chân vào một phi vụ buôn bán phạm pháp và phải đối mặt với những tình huống nguy hiểm. Với kinh phí sản xuất 15 tỷ đồng, Lật mặt 2: Phim trường khởi chiếu tại Việt Nam vào ngày 29 tháng 4 năm 2016 và đón nhận phản hồi tốt từ truyền thông và giới chuyên môn, đặc biệt là về mảng hành động, mặc dù phần nội dung, cách kể chuyện và kỹ xảo của phim bị chỉ trich. Tác phẩm đạt thành công lớn tại phòng vé với doanh thu 80 tỷ đồng cùng một số giải thưởng và đề cử, trong đó được đề cử ở ba hạng mục tại giải Ngôi Sao Xanh 2016. Phần ba của loạt phim, Lật mặt: Ba chàng khuyết, được phát hành vào năm 2018. Nội dung Trung là diễn viên đóng thế kiêm chỉ đạo võ thuật trong một dự án phim điện ảnh. Anh rất tâm huyết với công việc và đặc biệt kính nể, yêu quý đạo diễn. Khi quá trình quay phim buộc phải tạm ngưng do thiếu kinh phí, Trung cùng em trai xông pha hiểm nguy, tìm mọi cách để giúp đạo diễn kiếm tiền quay phim tiếp. Thế rồi, hai anh em vô tình rơi vào cái bẫy của một vị đại gia, buộc họ phải tiếp tay cho phi vụ phạm pháp của hắn. Diễn viên Lý Hải vai Trung Hứa Minh Đạt vai Thành Hứa Minh Đạt cho biết anh chịu áp lực nhất định khi tham gia bộ phim, vì Trường Giang trong vai trò bạn diễn với Lý Hải ở Lật mặt đã chiếm được cảm tình từ khán giả. Tuy nhiên anh nói thêm: "Trường Giang có cái bóng của Giang, còn Minh Đạt cũng có cái bóng của Minh Đạt". Quốc Thuận vai Thuận Tiết Cương vai Tâm Mai Huỳnh vai ông Sơn Hiếu Nguyễn vai Thắng Vai Thắng trong Lật mặt 2 là vai diễn điện ảnh thứ hai của Hiếu Nguyễn trong năm 2016 sau Truy sát và cũng là vai diễn mà nam diễn viên cảm thấy phấn khích nhất, theo chia sẻ của anh tại lễ ra mắt phim. Khả Ngân vai Vy Võ Đình Hiếu vai Nam Nguyễn Sanh vai ông Tuấn Trọng Hải vai ông Quân Thân Trọng Nghĩa vai cận vệ ông Tuấn Phim còn có sự tham gia của Hoàng Sơn, Lê Bình, Phi Phụng, Quách Ngọc Tuyên, Phạm Trưởng, Thanh Thức, Mỹ Hòa cùng một số diễn viên khác. Sản xuất Sau thành công của phần một giữa năm 2015, Lý Hải cho biết đã nhanh chóng lên ý tưởng và chắp bút kịch bản cho bộ phim Lật mặt tiếp theo, đồng thời hé lộ phim này tiếp tục thuộc thể loại hài hành động với yếu tố hài hước bắt nguồn từ tình huống mà các nhân vật gặp phải. Buổi tuyển chọn diễn viên cho phần hai diễn ra vào ngày 2 tháng 9 năm 2015 với hàng trăm khán giả và diễn viên chuyên nghiệp đến thử vai, tiếp theo là một buổi tuyển chọn khác nhằm tìm kiếm hai ứng viên xuất sắc nhất (một nam, một nữ) trở thành các diễn viên chính của phim; theo Lý Hải, phim không mời nhiều nghệ sĩ nổi tiếng tham gia hoặc tạo chiêu trò gây chú ý. Ngày 22 tháng 10 năm 2015, Lý Hải công bố dự án phim Lật mặt 2: Phim trường đến truyền thông sau sáu tháng viết kịch bản, lựa chọn bối cảnh và tuyển vai, trong đó anh kiêm nhiệm vai trò biên kịch, đạo diễn, diễn viên và nhà sản xuất. Tác phẩm được khởi quay vào cuối tháng 10 năm 2015 với kinh phí đầu tư là 15 tỷ đồng; bối cảnh ghi hình tập trung tại các tỉnh miền Trung của Việt Nam, kéo dài từ Bình Thuận đến Thừa Thiên Huế. Để chuẩn bị cho những phân cảnh hành động, các diễn viên đã phải tập luyện võ thuật trong vòng ba tháng. Một số cảnh hành động, rượt đuổi nguy hiểm theo dự kiến ban đầu sẽ sử dụng diễn viên đóng thế, nhưng Lý Hải từ chối và quyết định tự thực hiện nhằm tăng tính chân thực. Trong quá trình quay phim, anh đã bốn lần gặp phải tai nạn thương tích trên phim trường, trong đó lần gặp nạn thứ tư là vào ngày 25 tháng 11 khi anh mất tầm nhìn và không thể kiểm soát tay lái, té ngã và bị rạn hai xương sườn kèm theo trầy xước nặng, còn Quốc Thuận ngồi sau bị xây xát nhẹ. Lý Hải tự bỏ ra một khoản tiền lớn mua hai xe ô tô và một mô tô phân khối lớn chỉ để phục vụ cho phân cảnh truy đuổi giữa cảnh sát và tội phạm buôn lậu, dẫn đến các xe bị cháy và phá hủy hoàn toàn. Ở phân đoạn này còn có cảnh một chiếc xe cảnh sát chạy với tốc độ cao, bay trên không và bị lật; đoàn phim phải tính toán tốc độ, cân nặng, chiều dài chiếc xe và vị trí của tài xế cho chính xác, đồng thời mời diễn viên đóng thế đảm nhiệm và chỉ ghi hình cảnh này một lần. Lý Hải cũng nói thêm anh đã tự diễn phân cảnh lái xe mô tô từ máy bay xuống đất và phóng nhanh trên địa hình hiểm trở, một cảnh quay mà anh "chưa thấy trong phim Việt bao giờ". Phát hành và đón nhận Lật mặt 2: Phim trường có buổi ra mắt tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 28 tháng 4 năm 2016 trước khi công chiếu tại các rạp sau đó một ngày, trở thành phim điện ảnh Việt Nam duy nhất công chiếu trong dịp lễ 30 tháng 4. Vài ngày trước thời điểm khởi chiếu, trên các trang mạng xuất hiện thông tin cho rằng tác phẩm đã bị cấm ra rạp do có quá nhiều cảnh hành động bạo lực tương tự như ở phim Bụi đời Chợ Lớn năm 2013; không lâu sau, Lý Hải lên tiếng bác bỏ và cho biết phim đã được cấp phép theo đúng quy trình. Phòng vé Lật mặt 2: Phim trường mở màn phòng vé với 15 tỷ đồng thu về trong ba ngày dịp lễ 30 tháng 4, vượt qua con số doanh thu của phần đầu trong cùng khoảng thời gian; một số cụm rạp được cho là đã ghi nhận tình trạng "cháy vé". Theo Lê Tuấn từ Zing, thành tích trên có được một phần do phim không phải cạnh tranh với bất kỳ tác phẩm nội địa nào khác tại thời điểm bấy giờ; còn Truy sát, vốn đã ra rạp trước đó một tuần, nhận về những phản hồi trái chiều. Thành tích phòng vé sau cùng của phim là 80 tỷ đồng, theo thông tin công bố từ nhà sản xuất. Đánh giá Lam Sơn từ Zing cho phim 3,5/5 điểm, nhận xét rằng Lật mặt 2: Phim trường là "canh bạc đáng khen của Lý Hải" và có chất lượng "nằm ở mức khá so với mặt bằng chung điện ảnh Việt hiện nay". Cây bút này ca ngợi tác phẩm có mảng hành động "không thua gì các tác phẩm ngoại" và mảng hài hước "mang âm hưởng Châu Tinh Trì khá thú vị, thích hợp với khán giả đại chúng", nhưng cũng chỉ ra những điểm hạn chế như nội dung không mới và dễ đoán, một số tình tiết thiếu logic, diễn biến tâm lý nhân vật chưa nhất quán và kỹ xảo còn thô sơ. Minh Khuê của báo Người lao động gọi Lật mặt 2 là "phim tử tế, đáng xem" và nhận định phim nhìn chung "khá ổn ở thể loại hành động, hài", trong đó một số phân đoạn hành động của nhân vật Trung được thực hiện "khá đẹp mắt, tạo hứng thú cho người xem", còn các yếu tố hài hước được thể hiện một cách tiết chế, không bị lạc sang hài nhảm. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy một số cảnh đánh nhau trong tác phẩm còn cũ kỹ, "trông giống dòng phim xã hội đen Hồng Kông trước đây". Ngoài đánh giá như trên, Vũ Văn Việt trên VnExpress còn nhận thấy thoại phim không bị rườm rà, đan xen đều đặn yếu tố hài hước vào các cảnh hành động khiến phần giữa phim trôi chảy, không khí phim thoải mái thay vì tối tăm. Nhà báo này khen ngợi diễn xuất của các nam diễn viên chính gồm Lý Hải, Quốc Thuận và Hiếu Nguyễn; song, tác phẩm bị chê "thô kệch bởi không được chỉnh màu hợp lý", thiếu góc quay mang tính điện ảnh cao và lạm dụng các chi tiết tạo bất ngờ khiến diễn biến phim trở nên bất hợp lý khi về cuối. Giải thưởng Tại giải Korean Culture & Global Entertainment Awards 2016, Lý Hải được trao giải Đạo diễn xuất sắc nhất châu Á dành cho phim Lật mặt 2: Phim trường, và diễn viên Hùng ChilHyun (vai Hùng Bạc) đoạt giải Diễn viên phụ xuất sắc nhất; tuy nhiên độ uy tín của các giải thưởng trên được cho là đáng ngờ. Tại giải Ngôi Sao Xanh 2016, tác phẩm được đề cử ở ba hạng mục điện ảnh: Phim xuất sắc nhất, Nam diễn viên xuất sắc nhất (Lý Hải và Hứa Minh Đạt) và Sáng tạo xuất sắc nhất (Tony Nghĩa, chỉ đạo võ thuật), nhưng không thắng giải nào. Phần tiếp theo Phần tiếp theo của loạt phim, Lật mặt: Ba chàng khuyết, được khởi chiếu vào ngày 20 tháng 4 năm 2018. Ghi chú Tham khảo Liên kết ngoài Phim năm 2016 Phim Việt Nam Phim tiếng Việt Phim hành động Việt Nam Phim lấy bối cảnh ở Việt Nam Phim quay tại Việt Nam Phim Việt Nam thập niên 2010 Phim lấy bối cảnh ở thập niên 2010
wiki
Chuẩn mực xã hội là quy tắc tường minh hoặc hàm ẩn nhằm xác định kiểu hành vi gì là chấp nhận được trong một xã hội hay một nhóm. Thuật ngữ xã hội-tâm lý này được định nghĩa sâu hơn là "các quy tắc mà một nhóm sử dụng cho những giá trị, niềm tin, thái độ và hành vi phù hợp và không phù hợp. Chúng cũng được mô tả là các quy tắc mang tính thói quen của hành vi nhằm điều tiết tương tác của chúng ta với người khác. Chuẩn mực xã hội là các quy tắc quy định hành vi được chờ đợi hoặc có thể chấp nhận được trong các tình huống cụ thể. Chuẩn mực xã hội không phải là một khái niệm tĩnh hay phổ quát mà chúng thay đổi theo thời gian và biến chuyển theo văn hóa, giai tầng xã hội và các nhóm xã hội. Một chiếc váy, một lời nói hay hành vi nào đó được coi là chấp nhận được với nhóm này lại có thể không chấp nhận được với nhóm khác. Sự tôn trọng với các chuẩn mực xã hội duy trì tính đồng thuận và phổ biến trong một nhóm cụ thể. Chuẩn mực xã hội có thể được thực thi một cách chính thức (chẳng hạn thông qua biện pháp trừng phạt) hoặc không chính thức (chẳng hạn thông qua ngôn ngữ cử chỉ và các tín hiệu giao tiếp phi lời khác). Bằng việc phớt lờ hoặc phá vỡ chuẩn mực xã hội, người ta có nguy cơ trở nên không được yêu mến hoặc bị ruồng bỏ. Với tư cách là một thực thể xã hội, các cá nhân học cách khi nào và ở đâu là phù hợp để nói những điều nhất định, dùng những từ ngữ nào đó, bàn thảo những chủ đề nhất định hoặc mặc những bộ quần áo nào đó và khi nào thì không. Do đó, những hiểu biết về chuẩn mực văn hóa được xem là quan trọng cho việc kiểm soát ấn tượng, vốn là một quy tắc cá nhân của hành vi phi lời của họ. Người ta cũng có thể biết được thông qua kinh nghiệm rằng những kiểu người nào mà ta có thể hay không thể thảo luận về những chủ đề nào đó hoặc bộ váy áo nào có thể mặc hay không thể mặc. Nhìn chung, hiểu biết được bắt nguồn thông qua kinh nghiệm (nghĩa là chuẩn mực xã hội được học thông qua tương tác xã hội). Tổng quan Chuẩn mực xã hội có thể được nhìn nhận với tư cách là các nhận định (cả tường minh lẫn hàm ẩn) chế định các hành vi và hành động với tư cách là các quyền lực xã hội. Chúng thường được dựa trên một số các mức độ đồng thuận trong phạm vi một nhóm và được duy trì thông qua các biện pháp trừng phạt xã hội. Ba mô hình giải thích các quy tắc quy chuẩn gồm: Tập trung vào các hành động của một cá nhân Tập trung và các phản ứng lại các hành động của người kia Thương lượng giữa cá nhân và người kia. Sự phát triển Các nhóm có thể chấp nhận chuẩn mực theo hai cách khác nhau. Một dạng của việc thích nghi chuẩn mực là phương pháp quy thức, ở đó, chuẩn mực được viết ra và được chấp nhận một cách chính thức (chẳng hạn như các bộ luật, các quy định, nội quy của nhà trường...). Tuy nhiên, chuẩn mực xã hội thường là những thứ không chính thức, và phát triển dần dần (chẳng hạn: không đi tất với dép xăng đan, không đội mũ trong nhà). Các chuẩn mực có thể tồn tại với tư các là các quy tắc chính thức và không chính thức của hành vi. Các chuẩn mực không chính thức có thể được chia làm hai nhóm: Lề thói (Folkways): Là những quy tắc và chuẩn mực không chính thức mà nếu vi phạm sẽ không tạo ra lỗi nhưng được thường được chờ đợi là nên tuân thủ. Đó là một dạng điều chỉnh, tương thích với thói quen. Nó không gây ra những sự trừng phạt hay cấm đoán, mà chỉ là những cảnh báo hoặc khiến trách. Tập tục (Mores): Cũng là những quy tắc bất thành văn nhưng tạo ra những sự trừng phạt nghiêm khắc và những chế tài trừng phạt xã hội lên các cá nhân như việc loại bỏ khỏi xã hội và tôn giáo. Các cá nhân không thể tuân thủ các chuẩn mực xã hội chính thức hoặc không chính thức bị khiến trách theo nhiều cách. Chẳng hạn, những cá nhân không tuân thủ có thể bị người khác chỉ trích, bị từ chối thức ăn hoặc nhiều hình thức trừng phạt khác. Tham khảo Xã hội học Thuật ngữ xã hội học Khái niệm xã hội
wiki
Vòng xuyến Generała Jerzego Ziętka ở Katowice là vòng xuyến ở trung tâm thành phố, trong Voivodship Silesian ở miền nam Ba Lan. Trên vòng tròn giao thông chính đó, Aleja Korfantego và đường 79, một phần của Drogowa Trasa rednicowa, gặp nhau. Để cho phép một lối đi dễ dàng qua trung tâm thành phố Katowice cho đường 79, hai đường hầm ngầm dài 657 và 650 mét đã được xây dựng. Có những đường dốc dẫn đến bùng binh, là lối ra cho trung tâm thành phố. Ngoài ra, một trạm xe buýt và xe điện mới, được trang bị đầy đủ cho người khuyết tật, đã được xây dựng. Vòng tròn giao thông, dành riêng cho tướng Jerzy Ziętek, có ba cấp độ. Ở cấp -1, đường hầm được đặt, ở tầng trệt có nhiều văn phòng kinh doanh khác nhau, và ở cấp +1, có Bảo tàng Mỹ thuật Katowice và một trung tâm thông tin về thành phố. Một chòi quan sát bằng kính đứng trên cùng. Tướng Jerzy Ziętek - người có tên được lấy để cho vòng xuyến này, và Wojciech Korfanty- người có tên được lấy để đặt cho một trong những con đường đi qua nó, được coi là hai người Silesian quan trọng nhất trong thế kỷ 20 theo tờ báo Gazeta Wyborcza, với Korfanty đứng thứ nhất và Ziętek đứng thứ hai.
wiki
Câu lạc bộ bóng chuyền Long An (tên gắn với nhà tài trợ hiện tại là Lavie Long An) là một câu lạc bộ bóng chuyền Nam chuyên nghiệp có trụ sở ở Long An, Việt Nam. Đây là đội bóng đang thi đấu tại Giải vô địch bóng chuyền quốc gia Việt Nam. Long An cùng với Thể Công và Tràng An - Ninh Bình là 3 đội bóng Nam có số lần tham gia giải vô địch quốc gia nhiều nhất. Đến hết năm 2021, Long An tham dự 17 mùa giải chuyên nghiệp và từng lọt vào trận chung kết năm 2 lần nhưng chưa từng vô địch Giải vô địch bóng chuyền quốc gia Việt Nam, mặc dù đội đã 3 lần vô địch giai đoạn lượt đi vào các năm 2008, 2010 và 2011. Thành tích Tại Giải vô địch bóng chuyền quốc gia Việt Nam: Vô địch các mùa giải: chưa có Á quân các mùa giải: 2007, 2010 Hạng ba các mùa giải: 2008, 2009 Tại Giải bóng chuyền cúp Hoa Lư: Vô địch các mùa giải: 2008, 2011 Á quân các mùa giải: chưa có Hạng ba các mùa giải: 2012 Tại Giải bóng chuyền cúp Doveco: Hạng 3 các mùa giải:2020 Tại Giải bóng chuyền cúp Hùng Vương: Vô địch các mùa giải: 2011 Á quân các mùa giải: 2007 Hạng ba các mùa giải: 2009, 2010 Đội hình thi đấu ''Cập nhật danh sách tháng 6 năm 2022. Huấn luyện viên: Nguyễn Quốc Vũ Trợ lý: Ngô Quốc Bảo, Trịnh Nguyễn Hoàng Huy Các vận động viên: Nguyễn Mai Hùng Tín, Phạm Thanh Phong, Dương Trung Lương, Huỳnh Nguyễn Bảo Khang, Mai Hữu Bằng, Phạm Minh Jet, Lê Hoài Hậu, Nguyễn Hữu Tài, Phạm Hữu Trường, Nguyễn Văn Anh, Nguyễn Quân Ngọc, Lý Minh Tân, Bùi Văn Mạnh. Mùa giải năm 2022: Huấn luyện viên: Nguyễn Quốc Vũ, Trợ lý: Ngô Quốc Bảo, Trịnh Nguyễn Hoàng Huy. Các vận động viên: Nguyễn Mai Hùng Tín, Phạm Thanh Phong, Dương Trung Lương, Huỳnh Nguyễn Bảo Khang, Mai Hữu Bằng, Phạm Minh Jet, Lê Hoài Hậu, Nguyễn Hữu Tài, Phạm Hữu Trường, Nguyễn Văn Anh, Nguyễn Quân Ngọc, Lý Minh Tân, Bùi Văn Mạnh, Shin Chan Huang, Voeurn Veasna. Danh sách VĐV mùa giải 2021: Nguyễn Thanh Hưng, Mai Hữu Bằng, Huỳnh Ngọc Bảo Khang, Lê Hoài Hân, Võ Minh Hòa, Phạm Minh Jet, Nguyễn Mai Hùng Tín, Võ Hoàng Phúc, Lý Minh Tân, Huỳnh Vũ Phương, Phạm Thanh Phong, Nguyễn Trường Giang, Phan Quốc Dư, Nguyễn Hữu Tài Tham khảo Câu lạc bộ bóng chuyền Việt Nam Thể thao Long An Long An
wiki
Đá sinh dầu hay đá mẹ là một khái niệm của địa chất dầu khí, đề cập đến các loại đá mà từ đó các hydrocarbon (dầu và khí) được tạo ra hoặc có khả năng được tạo ra. Nó thường là đá trầm tích giàu chất hữu cơ được lắng đọng trong một thời gian dài, tại các môi trường như biển sâu, đầm hồ và đồng bằng sông. Đá phiến dầu có thể được coi là một loại đá giàu chất hữu cơ nhưng chưa trưởng thành nên không có hoặc có ít dầu được tạo ra. Đá sinh dầu là một trong những yếu tố cần thiết của một hệ dầu khí (petroleum system). Phân loại Đá sinh được phân chia dựa vào loại kerogen mà chúng chứa, từ đó quyết định loại hydrocarbon được tạo ra. Loại I: được hình thành từ xác tảo lắng đọng trong điều kiện thiếu Oxy ở các hồ sâu. Thường tạo ra dầu sau quá trình chịu ứng suất nhiệt trong khi chôn vùi. Loại II: được hình thành từ các sinh vật phù du và vi khuẩn ở biển và bảo quản trong điều kiện thiếu Oxy. Nó tạo ra cả dầu và khí sau quá trình crack nhiệt trong thời gian chôn vùi. Loại III: được hình thành từ thực vật trên mặt đất bị phân hủy bởi vi khuẩn và nấm dưới điều kiện có Oxy hoặc thiếu Oxy. Nó có xu hướng tạo ra chủ yếu là khí hoặc các loại dầu nhẹ. Hầu hết than đá và đá phiến sét thường là đá sinh loại này. Sự trưởng thành và di chuyển của hydrocarbon Theo thời gian, nhiều lớp trầm tích khác phủ lên trên làm gia tăng độ sâu chôn vùi và nhiệt độ, các kerogen trong đá bắt đầu bị phá vỡ. Sự phân hủy nhiệt tạo ra các hydrocarbon chuỗi ngắn hơn từ các chuỗi phân tử lớn và phức tạp ban đầu. Việc tạo ra dầu đồng thời với sự nén ép của trầm tích phía trên tăng lên sẽ làm tăng áp suất bên trong đá sinh. Từ đó các hydrocarbon sẽ di chuyển ra khỏi đá sinh và thường di chuyển lên phía trên, do đặc tính nhẹ hơn, cho đến khi bị giữ lại ở một vỉa chứa có độ rỗng, độ thấm tốt. Tham khảo http://wiki.aapg.org/Source_rock https://wiki.seg.org/wiki/Source_Rock_Evaluation https://www.srk.com/en/our-services/petroleum/exploration/ww-source-rocks-oils http://large.stanford.edu/courses/2013/ph240/malyshev2/ http://www.sepmstrata.org/page.aspx?pageid=87 http://www.bgs.ac.uk/research/energy/shaleGas/sourceRock.html Khoáng sản
wiki
Học viện Khoa học Xã hội (tên giao dịch quốc tế: Graduate Academy of Social Sciences, GASS) được thành lập theo Quyết định số 35/QĐ-TTg ngày 10/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Học viện Khoa học xã hội là cơ sở giáo dục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, có chức năng và nhiệm vụ chính sau đây: Đào tạo và cấp văn bằng thạc sĩ và tiến sĩ về khoa học xã hội theo quy định của pháp luật; quản lý thống nhất các hoạt động đào tạo sau đại học của các cơ sở đào tạo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Gắn kết đào tạo với nghiên cứu khoa học về khoa học xã hội; Tư vấn về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao về khoa học xã hội. Học viện Khoa học xã hội hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam ban hành, phù hợp với Điều lệ trường Đại học ban hành kèm theo Quyết định 153/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Cơ cấu tổ chức Ban lãnh đạo Ban Lãnh đạo Học viện Khoa học xã hội gồm Phó Giám đốc phụ trách và các Phó Giám đốc: Phó Giám đốc phụ trách Học viện Khoa học xã hội: PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh Phó Giám đốc: TS. Nguyễn Duy Thụy; PGS.TS. Vũ Tuấn Hưng; TS. Trần Minh Đức Các phòng ban Học viện Khoa học xã hội bao gồm các Đơn vị chức năng; các Khoa và Bộ môn; các Trung tâm và các Cơ sở khác. Các Khoa Khoa Triết học, Chính trị học và Tôn giáo học Khoa Luật học Khoa Kinh tế học Khoa Khoa học quản lý   Khoa Chính sách công Khoa Xã hội học, Tâm lý học và Công tác xã hội Khoa Văn học - Hán Nôm Khoa Văn hóa - Ngôn ngữ học Khoa Dân tộc học - Nhân học, Sử học và Khảo cổ học Trung tâm Đào tạo khoa học cơ bản Đào tạo Tiến sĩ Các ngành, chuyên ngành đào tạo: Ngôn ngữ học Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu Ngôn ngữ Việt Nam Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam Hán nôm Lý luận văn học Văn học Việt Nam Văn học dân gian Văn học nước ngoài Lịch sử thế giới Lịch sử Việt Nam Kinh tế chính trị Quản lý kinh tế Kinh tế học Kinh tế phát triển Kinh tế quốc tế Nhân học Văn hóa học Tôn giáo học Khảo cổ học Tâm lý học Xã hội học .Triết học Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Lô-gic học Đạo đức học Mỹ học Luật hiến pháp và luật hành chính Luật hình sự và tố tụng hình sự Luật kinh tế Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Quản trị kinh doanh Quản lý giáo dục Chính sách công Công tác xã hội Chính trị học Thạc sĩ Các ngành, chuyên ngành đào tạo: Hán Nôm Triết học Lịch sử Việt Nam Dân tộc học Xã hội học Văn hóa học Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Luật kinh tế Luật hiến pháp và luật hành chính Luật hình sự và tố tụng hình sự Quyền con người Lý luận và lịch sử nhà nước pháp luật Tâm lý học Ngôn ngữ học Chính sách công Công tác xã hội Quản trị kinh doanh Quản lý giáo dục Phát triển bền vững Văn học Việt Nam Văn học nước ngoài Văn học dân gian Lý luận văn học Kinh tế học Việt Nam học Châu Á học Châu Âu học Chính trị học Khảo cổ học Kinh tế quốc tế Phát triển con người Quản lý kinh tế Tôn giáo học Quản lý khoa học và công nghệ Tài chính ngân hàng Ngôn ngữ Anh Công tác xã hội (Chương trình liên kết với Phi-lip-pin) Các ấn phẩm tạp chí Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội ra đời tháng 1/2013 căn cứ theo Giấy phép hoạt động số 1213/GP-BTTTT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc cấp giấy phép hoạt động báo chí, và Quyết định số 1144/QĐ-KHXH ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam về việc thành lập Tạp chí. Tạp chí xuất bản định kỳ một số/tháng. Ngay sau khi xuất bản được 03 số năm 2013, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội đã được Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước đưa vào tính điểm phong học hàm các ngành như: Luật học; Liên ngành Triết học, Chính trị học, Xã hội học; Liên ngành Tâm lý học, Giáo dục học. Đến năm 2014, một số ngành đã được nâng điểm lên mức tối đa như: Luật học; Tâm lý học. Năm 2016, một số ngành tiếp tục được đưa vào tính điểm như: Ngôn ngữ học; Văn học; Kinh tế… Hợp tác trong nước và quốc tế Liên kết đào tạo quốc tế: Đào tạo Thạc sĩ Kinh tế quốc tế liên kết với Trường ĐH Paris - Dauphine (Pháp). Đào tạo Thạc sĩ Công Tác Xã hội liên kết với Học viện Xã hội Châu Á (ASI) (Chương trình liên kết với Phi-lip-pin). Hợp tác trong nước: Học viện Khoa học xã hội đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Mở Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Dân tộc, Học viện Tư pháp,.v.v. Hợp tác quốc tế: Học viện Khoa học xã hội đã ký thỏa thuận hợp tác với Đại học Angelo State, Texas, Mỹ; trao đổi Thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Nantes (Pháp); ký kết và trao đổi Thỏa thuận về hợp tác khoa học quốc tế với Trường Đại học Quốc gia Chelybinsk (Liên Bang Nga); ký kết Biên bản Thỏa thuận ghi nhớ giữa Học với Trường Đại học Quốc tế Nhật Bản (International University of Japan – IUJ); thỏa thuận hợp tác với Viện nhân quyền và Luật nhân đạo Wallenberg, Đại học Lund, Thụy Điển; thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Tampera, Phần Lan; thỏa thuận hợp tác với Trung tâm Nhân quyền Na Uy, Khoa luật, Đại học Oslo về Quyền con người và Phát triển bền vững; ký Biên bản Thoả thuận hợp tác với Trường Chang Jung Christian University (Đài Loan); ký thỏa thuận hợp tác mới Viện chủ nghĩa Mác, Đại học Sư phạm Quảng Tây (Trung Quốc).v.v. Xem thêm Quyết định thành lập Học viện Khoa học Xã hội của Thủ tướng Chính phủ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội Nghiên cứu khoa học Giới thiệu Học viện khoa học xã hội Chú thích Tham khảo Trang chủ Học viện Khoa học xã hội Trang chủ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Học viện Khoa học Xã hội
wiki
Carlos Ghosn, KBE (Tiếng Ả Rập: كارلوس غصن; sinh 9 tháng 3 1954), sinh ra tại Brazil, là một doanh nhân người Pháp gốc Liban. Ông hiện là tổng giám đốc (CEO) của Renault và Nissan. Ông được biết đến nhiều với thành công khi chuyển sang Nissan. Với tư cách là người lĩnh trọng trách của một trong những công ty lớn nhất Nhật Bản, ông đã rất thành công. Ông được Tạp chí Fortune phiên bản châu Á bầu chọn là Người đàn ông của năm 2003, ngoài ra ông cũng làm việc cho Alcoa, Sony và IBM. Ghosn trở thành tổng giám đốc của Renault, một đồng minh và cổ đông của Nissan, vào năm 2005, kế nhiệm Louis Schweitzer, tuy vậy ông vẫn giữ chức tổng giám đốc của cả Nissan. Ghosn thôi giữ chức CEO của Nissan vào ngày 1 tháng 4 năm 2017, trong khi đó vẫn là chủ tịch của công ty. Ông đã bị bắt tại sân bay Haneda vào ngày 19 tháng 11 năm 2018, với cáo buộc báo cáo dưới mức thu nhập của anh ta và lạm dụng tài sản của công ty. Vào ngày 22 tháng 11 năm 2018, hội đồng quản trị của công ty đã đưa ra quyết định nhất trí miễn nhiệm Ghosn làm chủ tịch của Nissan, tiếp theo là hội đồng quản trị của Mitsubishi Motors vào ngày 26 tháng 11 năm 2018. Trong thời gian này, Renault và chính phủ Pháp đã tiếp tục hỗ trợ ông, cho rằng ông vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội. Tham khảo Liên kết ngoài Renault-Nissan emerges as global giant under Ghosn, by Jorn Madslien, BBC News Carlos Ghosn Revealed on CNN.com Detroit News "Nissan CEO: The making of a superstar" Business Week "A Spin with Carlos Ghosn" Nissan Renault Tổng giám đốc điều hành Sinh viên trường Bách khoa Paris Tín hữu Kitô giáo Liban Người trong ngành công nghiệp xe hơi
wiki
Cá hè mõm dài (danh pháp: Lethrinus miniatus) là một loài cá biển thuộc chi Lethrinus trong họ Cá hè. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1801. Từ nguyên Tính từ định danh miniatus trong tiếng Latinh có nghĩa là "đỏ tươi", hàm ý có lẽ đề cập đến màu đỏ của môi và/hoặc màu đỏ đôi khi xuất hiện trên các tia gai vây lưng. Phân bố và môi trường sống Cá hè mõm dài có phân bố rộng rãi ở Tây Thái Bình Dương, từ quần đảo Ryukyu trải dài về phía nam đến Úc (gồm cả đảo Norfolk) và Nouvelle-Calédonie, băng qua Philippines. Loài này cũng xuất hiện tại vùng biển Việt Nam, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa. Cá hè mõm dài sống gần các rạn san hô ở độ sâu khoảng 5–30 m; cá con sống ở vùng nước nông ven bờ như rừng ngập mặn, di chuyển ra vùng nước sâu hơn khi chúng lớn lên. Mô tả Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở cá hè mõm dài là 90 cm, thường bắt gặp với chiều dài trung bình khoảng 40 cm. Cá có màu xám bạc, nâu tanin hoặc vàng nhạt, gốc vảy cá thường đen. Hai bên thân thường có các khoảng 8–9 vạch màu sẫm, cũng có thể không có ở nhiều cá thể. Gốc vây ngực đỏ, đôi khi có một vệt đỏ kéo dài từ nắp mang, đi qua bên dưới mắt và lên mõm. Môi đỏ nhạt. Các vây trắng nhạt hoặc phớt đỏ, có khi có màu đỏ tươi trên màng gần gốc vây bụng, cũng như màng các tia gai của vây lưng và vây hậu môn. Số gai ở vây lưng: 10 (gai thứ 3 thường dài nhất); Số tia vây ở vây lưng: 9; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8 (tia đầu hoặc thứ 2 thường dài nhất); Số tia vây ở vây ngực: 13; Số vảy đường bên: 46–48. Sinh thái Thức ăn của cá hè mõm dài là động vật giáp xác, động vật da gai, động vật thân mềm và cá nhỏ, trong đó cua và cầu gai chiếm ưu thế. Cá hè mõm dài là một loài lưỡng tính tiền nữ, tức cá đực trưởng thành là từ cá cái chuyển đổi giới tính mà ra. Ở vùng biển ngoài khơi quần đảo Ryukyu, cá hè mõm dài sinh sản từ tháng 4 đến tháng 7; còn ở rạn san hô Great Barrier, chúng sinh sản từ tháng 7 đến tháng 10. Ở Nouvelle-Calédonie, cá hè mõm dài đạt được số tuổi cao nhất là 22 năm; ở Okinawa là 24 năm; còn ở rạn Great Barrier thì lên đến 25 năm, là số tuổi cao nhất được biết đến ở loài này. Thương mại Cá hè mõm dài là một loài thương mại và cũng là loài cá câu thể thao quan trọng ở Úc. Đây cũng là một loại cá thực phẩm chính ở Nouvelle-Calédonie. Tham khảo M Cá Thái Bình Dương Cá Việt Nam Cá Philippines Cá Nouvelle-Calédonie Động vật được mô tả năm 1801
wiki
Pentaceraster cumingi là tên của một loài sao biển thuộc họ Oreasteridae. Chúng sinh sống ở những vùng nước ấm của phía đông Thái Bình Dương (cụ thể là vịnh California cho đến phía tây bắc Peru, bao gồm cả ngoài khơi của các hòn đảo như Galápagos) và ở Hawaii. Còn ở Panama, người ta cũng bắt được các cá thể của loài này ở quần đảo Pearl (tại độ sâu 8 m), vịnh Panama, ngoài khơi đảo Coiba, vịnh Chiriqui. Bán kính tối đa của nó là khoảng 30 cm. Phân bố và môi trường sống Người ta bắt được các cá thể của loài này dọc theo bờ biển của Tropical Eastern Pacific (tạm dịch: biển Nhiệt đới miền đông Thái Bình Dương) và thậm chí xa hơn. Cụ thể là xa về phía bắc cho đến vịnh California cũng như xa về phía nam cho đến bờ biển của bắc Peru. Chúng thích sống ở vùng nước nông nơi có thủy triều lên xuống và chất nền thường là đá. Thức ăn Chúng đào bới để tìm thức ăn là chủ yếu và cũng là loài săn mồi. Qua phân tích dạ dày, người ta phát hiện ra bên trong đó chứa các loài tảo biển sống ở tầng đáy, các loài trong hệ vi động vật và cỏ biển. Thi thoảng người ta thấy có xác các loài động vật da gai khác. Sinh sản Chúng có hai hình thức sinh sản đó là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Trong sinh sản vô tính, cơ thể của chúng phân đôi ra rồi tách làm hai cá thể riêng biệt. Sau đó một thời gian, hai cá thể này sẽ mọc lại những bộ phận còn thiếu. Trang trí Vì vẻ ngoài của chúng, Pentaceraster cumingi bị bắt để làm vật trang trí. Điển hình là tại Peru và Mexico, người ta bán nó làm quà lưu niệm. Ở Peru, mật độ cá thể của loài này giảm mạnh và gần như là tuyệt chủng ở nước này. Còn ở Mexico thì vẫn chưa đủ dữ liệu để khẳng định chúng ở mức nào. Tham khảo Liên kết ngoài Pentaceraster Động vật được mô tả năm 1840
wiki
Bộ Cá ốt me (danh pháp khoa học: Osmeriformes) là một bộ cá vây tia bao gồm cá ốt me thật sự hay cá ốt me nước ngọt và đồng minh, chẳng hạn như cá ngần (Salangidae). Trước đây người ta xếp bộ này trong nhánh Protacanthopterygii, trong đó bao gồm cả cá chó và cá hồi. Tuy nhiên, các kết quả phân tích phát sinh chủng loài phân tử gần đây với việc sử dụng nhiều gen hơn đã cho thấy bộ này không thuộc về nhóm Protacanthopterygii mà có quan hệ họ hàng gần với bộ Stomiatiformes hơn và chúng được tách ra để tạo thành nhánh Stomiatii. Tên gọi của bộ này nghĩa là "dạng cá ốt me", từ tên chi Osmerus (chi điển hình) + hậu tố để chỉ đơn vị phân loại ở cấp bộ "-formes". Nó có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ osmé (ὀσμή, "mùi tanh") + La tinh forma ("dạng bề ngoài"), với từ đầu tiên chỉ tới mùi tanh đặc trưng của thịt cá chi Osmerus. Trong phân loại tại đây, bộ Osmeriformes chứa 4 họ, 17 chi và 42 loài, với 3 họ trước đây thuộc phân bộ Osmeroidei (hay siêu họ Osmeroidea), và họ Retropinnidae trước đây xếp trong phân bộ Galaxoidei (hoặc siêu họ Galaxoidea). Phần còn lại của phân bộ Galaxoidei trong các phân loại cũ hơn được tách ra thành 2 bộ Galaxiiformes (họ Galaxiidae) và Lepidogalaxiiformes (họ Lepidogalaxiidae). Các loài cá ốt me "biển" và đồng minh (như Opisthoproctidae) trước đây từng được gộp trong bộ này như là phân bộ Argentinoidei; hiện nay thường được coi là có quan hệ họ hàng xa hơn so với điều người ta từng tin tưởng và được xếp trong bộ riêng là bộ Argentiniformes. Miêu tả và sinh thái học Osmeriformes là các loại cá thân mảnh, kích thước từ nhỏ tới trung bình. Hàm trên của chúng thường gộp trong mép, và phần lớn các loài có một vây béo, giống như thường thấy ở nhóm cá Protacanthopterygii. Xương bướm cánh của chúng thường có gờ nổi ở mặt bụng, và xương lá mía có một cán ngắn ở mặt hậu. Chúng có răng khớp và răng trung cánh bị suy giảm hoặc thậm chí bị mất, còn các xương bướm gốc và bướm hốc mắt thì hoàn toàn không có. Vảy của chúng không có các tia tỏa (radius). Mặc cho thuật ngữ "cá ốt me nước ngọt", các thành viên của bộ Osmeriformes lại chủ yếu là cá biển hoặc là cá di cư từ nước ngọt sang nước mặn và ngược lại, hoặc chỉ di cư vào nước ngọt để đẻ. Ngay cả những loài nước ngọt không di cư trong bộ thường cũng chịu được sự thay đổi đáng kể về độ mặn. Gần như tất cả các loài trong bộ Osmeriformes đều đẻ trứng trong môi trường nước ngọt, vì thế các loài cá biển trong bộ này nói chung đều ngược dòng để đẻ trứng. Chúng chủ yếu được tìm thấy trong vùng ôn đới trên khắp thế giới; chỉ một ít loài sinh sống trong vùng nhiệt đới. Trứng của chúng được bao quanh bằng một màng dính. Hệ thống học Với Argentiniformes, Galaxiiformes và Lepidogalaxiiformes tách ra thành các bộ riêng, phần còn lại của bộ Osmeriformes dường như là nhóm đơn ngành. Hiện nay, người ta cho rằng vị trí của bộ cá này không thuộc về Protacanthopterygii nhưng có quan hệ họ hàng gần với nhánh này (các nhóm còn sinh tồn trong nhánh này hiện được xác định là bao gồm Esociformes, Galaxiiformes, Argentiniformes và Salmoniformes). Quan hệ họ hàng gần với bộ Stomiiformes (trước đây xếp trong siêu bộ Stenopterygii) hơn so với giả định trước đây được hỗ trợ bởi các dữ liệu giải phẫu học và trình tự DNA. Kết quả nghiên cứu của Li và ctv (2010) cũng cho thấy Stenopterygii là đa ngành, và bộ còn lại của siêu bộ này là bộ Ateleopodiformes thuộc về nhánh Neoteleostei. Phân loại của bộ Osmeriformes như định nghĩa tại đây là như sau: † Carpathichthys † Enoplophthalmus † Nybelinoides † Proargentina Họ Osmeridae – 6 chi, 15 loài cá ốt me nước ngọt và đồng minh. Họ Plecoglossidae – 1 chi, 1 loài (với 3 phân loài) cá hương Nhật Bản (ayu, niên ngư). Họ Salangidae – 7 chi, 20 loài cá ngần. Họ Retropinnidae – 3 chi, 6 loài cá ốt me Australia-New Zealand. Các dạng hóa thạch có thể thuộc về bộ Osmeriformes hoặc Elopiformes là Spaniodon, một nhóm cá chuyên ăn cá sinh sống trong biển vào cuối kỷ Creta. Nhóm này có lẽ đã phát sinh sớm hơn, nhưng niên đại vào khoảng kỷ Creta – cỡ 110 Ma hay tương tự vậy – là có thể nhất. Phát sinh chủng loài Quan hệ với các bộ/nhánh khác từng chứa một phần của bộ Osmeriformes theo định nghĩa cũ như sau (vị trí của Argentiniformes và Galaxiiformes trong Li et al (2010) đảo chỗ so với trong cây phát sinh theo Betancur et al 2013): Ghi chú: Các bộ từng thuộc về Osmeriformes được đánh dấu *. Quan hệ trong nội bộ bộ Osmeriformes như sau: Ghi chú Tham khảo Bộ Cá ốt me
wiki
Trong tài chính, phiếu lãi (coupon) là khoản lãi bằng tiền mà trái chủ nhận được kể từ ngày phát hành trái phiếu cho đến ngày trái phiếu đáo hạn. Phiếu lãi thường được nhắc tới cùng với “lãi suất coupon”, được tính bằng cách cộng tổng giá trị các phiếu lãi mỗi năm và chia cho mệnh giá của trái phiếu. Ví dụ, nếu một trái phiếu có mệnh giá là 1000$ và lãi suất coupon là 5%, thì mỗi năm sẽ có tổng phiếu lãi là 50$. Thông thường, khoản lãi này sẽ được trả mỗi nửa năm, mỗi lần trả 25$. Lịch sử Nguồn gốc của cụm từ "coupon" là khi trong lịch sử, trái phiếu từng được phát hành dưới dạng chứng chỉ tiền vô danh. Việc nắm giữ những chứng chỉ này được xem là bằng chứng về quyền sở hữu. Một vài phiếu lãi đã được in sẵn ở trên chứng chỉ và chỉ được dùng một phiếu cho mỗi lần trả lãi. Vào ngày đáo hạn của trái phiếu, trái chủ sẽ tách tờ phiếu coupon ra và xuất trình để được thanh toán. Chứng chỉ vô danh còn thường bao gồm một tờ chứng từ gọi là cuống phiếu (talon), khi mà phần phiếu lãi đã được sử dụng hết, phần cuống phiếu này sẽ được tách ra để đổi những phiếu lãi khác. Trái phiếu zero-coupon Không phải trái phiếu nào cũng có phiếu lãi. Trái phiếu zero-coupon không trả theo phiếu lãi và vì vậy có lãi suất coupon bằng 0%. Những trái phiếu như vậy sẽ được trả theo mệnh giá của trái phiếu vào ngày đáo hạn. Thông thường, để bồi thường cho trái chủ do giá trị theo thời gian của tiền, giá của trái phiếu zero-coupon sẽ luôn nhỏ hơn mệnh giá của trái phiếu ở bất kì thời điểm nào trước ngày đáo hạn. Trong suốt cuộc khủng hoảng nợ công của châu u, trái phiếu zero-coupon quốc tế chính phủ đã được bán với mức giá cao hơn mệnh giá của nó vì các nhà đầu tư đã tin vào nó như một phương thức đầu tư trú ẩn an toàn. Sự chênh lệch giữa giá và mệnh giá mang lại lợi tức dương cho trái chủ, vì vậy, nó làm cho việc trao đổi trở nên có giá trị. Định giá Từ ngày phát hành đến ngày đáo hạn của trái phiếu (cũng là ngày đổi trái phiếu), giá của trái phiếu được tính dựa trên một số yếu tố, bao gồm: Mệnh giá Ngày đáo hạn Lãi suất coupon và tần suất thanh toán coupon Mức độ uy tín của tổ chức phát hành Lợi ích so sánh được của các lựa chọn đầu tư Kinh tế học
wiki
Trận chung kết giải vô địch bóng đá thế giới 1958 là trận đấu bóng đá diễn ra ngày 29 tháng 6 năm 1958 tại Sân vận động Råsunda, Solna, Thụy Điển giữa hai đội Brasil và Thụy Điển để xác định nhà vô địch của Giải vô địch bóng đá thế giới 1958. Chung cuộc Brasil đã giành thắng lợi 5–2 trước Thụy Điển để lần đầu tiên có được chức vô địch bóng đá thế giới. Tóm tắt trận đấu Trận chung kết giải vô địch bóng đá thế giới 1958 được tổ chức tại Sân vận động Råsunda, Solna (phía bắc thủ đô Stockholm của Thụy Điển) dưới sự chứng kiến của 51.000 khán giả, trong đó có vua Thụy Điển Gustav. Thụy Điển vươn lên dẫn trước chỉ sau bốn phút thi đấu với pha dứt điểm của đội trưởng Nils Liedholm. Tuy nhiên chỉ năm phút sau đó, Vavá đã gỡ hòa cho Brasil và đến phút 32 cũng chính Vavá đem về lợi thế dẫn bàn 2–1 cho Brasil cho đến khi kết thúc hiệp 1. Cả hai bàn thắng đều do Garrincha kiến tạo. Bàn thắng thứ ba của Brasil do Pelé ghi được coi là một trong những bàn thắng đẹp nhất lịch sử World Cup: Pelé lốp bóng qua một trung vệ trước khi sút quả bóng sống đang rơi xuống vào lưới thủ thành Kalle Svensson. Mário Zagallo ghi bàn thắng nâng tỉ số lên 4–1 ở phút 68. Thụy Điển ghi được một bàn nữa ở phút 80 do công Simonsson và Pelé ấn định tỷ số 5–2 của trận đấu ở phút cuối cùng với cú đánh đầu từ đường chuyền của Zagallo, chính thức đem về danh hiệu vô địch bóng đá thế giới đầu tiên cho Brasil. Kết thúc trận đấu, để thể hiện tinh thần thể thao, các cầu thủ Brasil đã diễu hành quanh sân với quốc kỳ Thụy Điển và Pelé cũng nhận được sự tung hô từ đám đông khán giả. Toàn đội Brasil sau đó cũng nhận được sự chúc mừng của vua Thụy Điển Gustav. Với chiến thắng này, Brasil cũng trở thành đội bóng đầu tiên vô địch một giải vô địch bóng đá thế giới mà không phải tổ chức trên châu lục của mình. Đây cũng là trận chung kết giải vô địch bóng đá thế giới có nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử. Với các bàn thắng trong trận chung kết này, Nils Liedholm trở thành cầu thủ lớn tuổi nhất ghi bàn trong một trận chung kết giải vô địch bóng đá thế giới, ngược lại Pelé lập kỷ lục cầu thủ trẻ nhất ghi bàn trong một trận chung kết giải vô địch bóng đá thế giới (17 tuổi và 249 ngày). Chi tiết Chú thích Tham khảo Liên kết ngoài Hình ảnh Trận chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới 1958 trên trang FIFA.com Video Trận chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới 1958 Chung kết 1958 1958 Đội tuyển bóng đá quốc gia Thụy Điển
wiki
Bùa tiền cổ Việt Nam, hay Việt Nam phù tiền (),, còn được gọi là bùa Việt, ám chỉ một họ các loại bùa giống như tiền xu và các loại bùa lấy cảm hứng từ số khác giống như các biến thể của Nhật Bản và Hàn Quốc có nguồn gốc từ bùa tiền cổ Trung Quốc (còn được gọi là Yếm thắng tiền hoặc Hoa tiền), nhưng đã phát triển xung quanh phong tục của văn hóa Việt Nam mặc dù hầu hết các loại bùa này giống với tiền đồng cổ Việt Nam và tiền bùa hộ mệnh của Trung Quốc. Những "đồng xu" này đã được sử dụng tại các đền thờ, như các dấu hiệu (token) trong hoàng cung và như những bùa chú hàng ngày với sức mạnh ma thuật như có khả năng nguyền rủa những linh hồn và ma quỷ. Một số trong những bùa này có chứa các chữ khắc của tiền mặt lưu hành thực sự nhưng có thêm hình ảnh. Chữ khắc trên chữ số tiếng Việt có thể được viết bằng tiếng Trung, chữ viết Đạo giáo, Devanagari, Chữ Nôm, và Chữ Quốc Ngữ. Chữ khắc phổ biến bao gồm Trường Mạng Phú Quý (長命富貴), Chính Đức Thông Bảo (), và Châu Nguyên Thông Bảo (周元通寶). Giống như với bùa tiền cổ Phật giáo của Trung Quốc, có những bùa tiền cổ Phật giáo bằng tiếng Việt có chữ khắc tiếng Phạn, tuy nhiên một số bùa Phật giáo từ Việt Nam chỉ chứa các âm tiết tiếng Phạn liên quan đến một số âm thanh nhất định nhưng không có ý nghĩa, những dòng chữ vô nghĩa này có lẽ được mượn từ các nhà sư Trung Quốc, những người đã sử dụng chúng làm biểu tượng tôn giáo. Trong sinh nhật lần thứ 60 của nhà Lê trung hưng, vua Lê Hiển Tông, năm 1774, một bùa tiền đặc biệt Vạn Thọ Thông Bảo (萬夀通寶) đã được đúc, những bùa này thường được sử dụng để kỷ niệm sinh nhật của một hoàng đế như đã xảy ra trong triều đại nhà Thanh với sinh nhật lần thứ 60 của các hoàng đế Trung Quốc. Lý do những bùa tiền này được đúc trong sự kiện đặc biệt này là bởi vì 60 năm tượng trưng cho một chu kỳ hoàn chỉnh của 10 thân cây trên trời (Earthly Branches) và 12 nhánh trần gian (Heavenly Stems). Dưới thời Hoàng đế Minh Mạng lớn nhà Nguyễn (thường có đường kính 48 mm) đồng xu trình bày với dòng chữ Minh Mạng Thông Bảo (明命通寶) đã được thực hiện dòng chữ đặc trưng đó từ Hoài Nam Tử trên mặt trái của tiền, người ta tin rằng tác phẩm này đã được chọn bởi vì nó nói rằng một vị vua hay người cai trị nên nắm lấy cả Nho giáo và Đạo giáo và đạt được sự hiền triết. Bởi vì thuật ngữ "Minh Mạng" (明命) cũng có thể được dịch là "cuộc sống tươi sáng" hay "sắc lệnh thông minh", dòng chữ Minh Mạng Thông Bảo thường được sử dụng trên bùa tiền cổ Việt Nam. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, bùa tiền cổ Việt Nam với chữ khắc tiền mặt được sản xuất với số lượng lớn làm quà lưu niệm cho người nước ngoài quan tâm đến đồ cổ. Ở các thành phố lớn của miền Nam Việt Nam như Sài Gòn, Đà Nẵng và Huế, những chiếc bùa này thường được bán với giá 1 đô la hoặc 2 đô la. Những đồng này mang những chữ khắc của đồng xu tiếng Việt chính thức (authentic) như Quang Trung Thông Bảo (光中通寶), Gia Long Thông Bảo (嘉隆通寶), và Minh Mạng Thông Bảo (明命通寶), nhưng trong số chúng cũng có những dòng chữ tưởng tượng như Quang Trung Trọng Bảo (光中重寶), Hàm Nghi Trọng Bảo (咸宜重寶), và Khải Định Trọng Bảo (啓定重寶), cái sau được dựa trên Khải Định Thông Bảo (啓定通寶). Nguồn Amulets of Vietnam by Craig Greenbaum. Published: 2006. Truy cập: ngày 16 tháng 8 năm 2018. Đọc thêm Amulettes de Chine et du Viet-Nam, 1987 by François Thierry de Crussol (Academia.edu, in Tiếng Pháp) Tham khảo Bùa tiền cổ châu Á
wiki
Vĩnh Trạch Đông là một xã thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam. Địa lý Xã Vĩnh Trạch Đông nằm ở phía đông thành phố Bạc Liêu, có vị trí địa lý: Phía đông giáp tỉnh Sóc Trăng Phía tây giáp xã Hiệp Thành Phía nam giáp Biển Đông Phía bắc giáp xã Vĩnh Trạch. Xã Vĩnh Trạch Đông có diện tích 67,90 km², dân số năm 2020 là 15.871 người, mật độ dân số đạt 234 người/km². Hành chính Xã Vĩnh Trạch Đông được chia thành 6 ấp: Giồng Giữa A, Giồng Giữa B, Biển Đông A, Biển Đông B, Biển Tây A, Biển Tây B. Lịch sử Ngày 25 tháng 8 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định 82/1999/NĐ-CP về việc thành lập xã Vĩnh Trạch Đông trên cơ sở 4.656,97 ha diện tích tự nhiên và 9.632 nhân khẩu của xã Thuận Hòa. Ngày 27 tháng 8 năm 2010, Chính phủ ban hành quyết định số 32/NQ-CP về việc thành lập thành phố Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu. Xã Vĩnh Trạch Đông trực thuộc thành phố Bạc Liêu. Kinh tế - xã hội Dân cư trong xã là 13.439 người, phần lớn là người Khmer, 11.271 người, người Hoa 2.164 người, các dân tộc khác không đáng kể. Năm 2017, thu nhập bình quân đầu người của xã là 37 triệu đồng/năm. Nông nghiệp của xã đang diễn ra xu hướng chuyển đổi cây trồng, từ lúa sang trồng cây ăn quả, cũng như chuyển đổi vật nuôi. Đồng thời với việc thúc đẩy nông nghiệp hiệu quả hơn đối mặt với biến đổi khí hậu, là việc kết hợp canh tác với du lịch tham quan vườn. Trên địa bàn xã có diện tích 70 ha (0,7 km²) thì là lấy hạt, tập trung diện tích trồng thì là lớn nhất tỉnh. Xã có diện tích 10 ha trồng ngò rí, với thương hiệu chính thức "Ngò rí Bạc Liêu" nhưng hiện đang bị đe dọa bởi việc trồng ngò lai. Bên cạnh trồng trọt, nuôi gia cầm, do là xã ven biển, một phần lớn kinh tế của người dân là nuôi tôm. Tuy nhiên thường xuyên chịu nhiều khó khăn do thiên tai. Xã có 33 tuyến lộ giao thông với tổng chiều dài 66,296 km. Vào tháng 5 năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu cấp phép cho Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC triển khai 3 dự án trên địa bàn xã: nhà ở mật độ cao Hiệp Thành - Vĩnh Trạch Đông, nhà ở kết hợp quảng trường Vĩnh Trạch Đông và nhà ở kết hợp công viên cây xanh Vĩnh Trạch Đông, tổng số vốn đầu tư 5.500 tỷ đồng. Mô hình nuôi tôm khép kín Xã là nơi đầu tiên ở Việt Nam ứng dụng mô hình khép kín trong lĩnh vực nuôi tôm, hay còn gọi là mô hình nuôi tôm trong nhà kính. Cách nuôi này giúp chống lại tình trạng nuôi tôm bị chết do nhiều dịch bệnh. Công ty đầu tiên là Công ty TNHH MTV Hải Nguyên, học hỏi kinh nghiệm từ Tập đoàn C.P của Thái Lan. Tổng diện tích nuôi tôm hiện nay của công ty là 60 ha, trong đó bao gồm diện tích trong 2 nhà kính. Nhà máy điện gió lớn nhất Việt Nam Nhà máy điện gió Bạc Liêu, thường được dân trong xã gọi là "Cánh đồng điện gió" nằm ở ấp Biển Đông A có công suất 100 MW gồm 62 cột tháp tua pin, từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 3 năm 2020 đã đóng góp cho mạng lưới điện quốc gia 1 tỷ kWh. Đây là nhà máy điện gió trên biển đầu tiên của Việt Nam và lớn nhất cả nước, được xây từ năm 2010, hiện vẫn tiếp tục mở rộng, nằm ven biển, cách trung tâm thành phố Bạc Liêu 10 km về hướng đông nam. Mỗi cột tua bin cao 80 m, đường kính 4 m, nặng trên 200 tấn và được làm từ thép không gỉ. Cây xoài di sản 300 năm tuổi Trong xã có một cây xoài cổ thụ hơn 300 năm tuổi, là cây xoài có tuổi cao nhất đồng bằng sông Cửu Long, đã được xếp vào Danh sách cây di sản Việt Nam. Cây xoài nằm cách trung tâm thành phố Bạc Liêu 7 km, ở ấp Biển Tây B cách chùa Xiêm Cán khoảng 200 m, chiều cao của cây hơn 15 m, tàn nhánh rộng 300 m² đường kính 1,92 m; chu vi 6,05 m. Theo tài liệu lịch sử của Trung tâm Văn hóa - Thể thao TP.Bạc Liêu thì cây xoài đã có từ khoảng năm 1680. Chùa Xiêm Cán Chùa Xiêm Cán nằm cách trung tâm thành phố Bạc Liêu 7 km về phía nam, là công trình kiến trúc nổi bật của xã, là nơi tổ chức các lễ hội hàng năm của người Khmer. Chùa xây dựng vào năm 1887 với diện tích ban đầu là 4.500 m², khuôn viên hiện nay là 4 ha, chùa Xiêm Cán là quần thể kiến trúc tôn giáo cổ và lớn bậc nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Chùa là nơi lưu giữ bộ sách Khmer cổ được viết trên lá cây dày đến 70 trang. Tòa chánh điện có chiều cao 36,3 m được xem là cao nhất trong quần thể chùa Khmer Nam Bộ tại Việt Nam. Hình ảnh Chú thích Tham khảo
wiki
"Touch My Body" là một bài hát của ca sĩ người Mỹ Mariah Carey, nằm trong album phòng thu thứ 11 của cô, E=MC² (2008). Nó được phát hành như là đĩa đơn đầu tiên trích từ album vào ngày 12 tháng 2 năm 2008. Bài hát được viết và sản xuất bởi Carey, cùng với Christopher "Tricky" Stewart, Crystal "Cri$tyle" Johnson, và Terius "The Dream" Nash. Bài hát ngay sau khi phát hành đa phần nhận được những đánh giá tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc. "Touch My Body" đã trở thành đĩa đơn quán quân thứ 18 của Carey trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100, giúp cô vượt qua kỷ lục của Elvis Presley để trở thành nghệ sĩ solo có nhiều đĩa đơn quán quân nhất trong lịch sử âm nhạc Hoa Kỳ. Ngoài ra, nó còn giúp nữ ca sĩ có tuần thứ 79 đứng đầu bảng xếp hạng này, giúp cô cân bằng số tuần ở hạng 1 với Presley. Trên thị trường quốc tế, bài hát cũng đạt được những thứ hạng cao khi lọt vào top 5 trên các bảng xếp hạng ở Ý, Nhật Bản, New Zealand, Thụy Sĩ và Vương quốc Anh. Mariah đã trình diễn "Touch My Body" trên một số sự kiện và chương trình truyền hình trực tiếp, như: Saturday Night Live, Good Morning America, Teen Choice Awards...cũng như xuất hiện trong tour diễn Angels Advocate Tour ở Bắc Mỹ (2009-2010). Video ca nhạc của bài hát được đạo diễn bởi nhà làm phim Brett Ratner, người đã từng làm việc với Carey trong 5 video khác. Nội dung của clip xoay quanh câu chuyện một nhân viên máy tính đến thăm nhà của Carey. Khi anh sửa chữa máy tính của cô, anh ta đã rơi vào một thế giới tưởng tượng mà ở đó cặp đôi thực hiện một số hoạt động cùng nhau, bao gồm đánh nhau bằng gối, chiếu đèn laze, chơi Guitar Hero...Video "Touch My Body" đã giành chiến thắng ở hạng mục "Video hài hước nhất" tại BET Awards 2008, và giải "MTV Video Vanguard Award" tại Giải Video âm nhạc của MTV Nhật Bản 2008. Ngoài ra, nó cũng nhận được đề cử cho giải "Video xuất sắc nhất của nữ ca sĩ" tại Giải Video âm nhạc của MTV 2008. Danh sách bài hát Đĩa maxi tại Úc "Touch My Body" (bản radio) "Touch My Body" (Remix) "Touch My Body" (Seamus Haji Club Mix) "Touch My Body" (Video) Đĩa 12" tại châu Âu "Touch My Body" (bản radio) "Touch My Body" (Craig C Radio Edit) "Touch My Body" (Seamus Haji Radio Edit) "Touch My Body" (bản không lời) Đĩa CD tại Nhật "Touch My Body" (bản radio) "Touch My Body" (Remix) "Touch My Body" (Seamus Haji Club Mix) Đĩa CD tại Vương quốc Anh "Touch My Body" (bản radio) "Touch My Body" (Seamus Haji Club Mix) Đĩa maxi tại Vương quốc Anh "Touch My Body" (bản radio) "Touch My Body" (Remix) "Touch My Body" (Seamus Haji Club Mix) "Touch My Body" (Video) Đĩa maxi tại Mỹ "Touch My Body" (Seamus Haji & Paul Emanuel Radio Edit) "Touch My Body" (Craig C Radio Edit) "Touch My Body" (Subkulcha Radio Edit) "Touch My Body" (Seamus Haji & Paul Emanuel Club Remix) "Touch My Body" (Craig C Club Mix) "Touch My Body" (Subkulcha Remix) "Touch My Body" (Seamus Haji & Paul Emanuel Dub) "Touch My Body" (Craig C Dub) "Touch My Body" (Remix featuring Juelz Santana) Xếp hạng và chứng nhận Xếp hạng tuần Xếp hạng cuối năm Chứng nhận và doanh số |- Xem thêm Danh sách đĩa đơn quán quân Hot 100 năm 2008 (Mỹ) Tham khảo Liên kết ngoài Đĩa đơn năm 2008 Bài hát của Mariah Carey Đĩa đơn quán quân Billboard Hot 100 Đĩa đơn quán quân Billboard Hot Dance Club Songs Đĩa đơn quán quân Billboard Pop 100 Bài hát về tình dục Đĩa đơn được chứng nhận đĩa vàng của Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Nhật Bản Bài hát sản xuất bởi Tricky Stewart Bài hát năm 2008 Bài hát viết bởi The-Dream Bài hát viết bởi Tricky Stewart
wiki
Bài làm Trong cuộc sống thì sự thông minh luôn luôn thật cần thiết bởi nó giúp cho con người có nhiều giải quyết vấn đề thật dễ dàng mang lại hiệu quả cao. Ở truyện cổ tích “Em bé thông minh” tác giả dân gian cũng đã đề cao của trí tuệ. Hơn nữa khi đọc tác phẩm, độc giả cũng sẽ có được tiếng cười sảng khoái và có thêm được nhiều điều suy ngẫm sau đó. Câu chuyện “Em bé thông minh” đúng như tên gọi của truyện thì cũng đã kể về sự thông minh của một cậu bé chừng bảy tám tuổi đã thể hiện được trí tuệ cũng như tài năng của mình. Ngay từ lần đầu tiên khi được viên quan hỏi trâu của cha cậu bé cày một ngày được mấy đường? Trong lúc đó người cha còn đang không biết trả lời như thế nào thì cậu bé cũng đã nhanh trí hỏi lại viên quan và hỏi nếu viên quan cho biết ngựa của ngài một ngày đi được mấy bước thì sẽ cho biết trâu của cha mình một ngày cày được mấy đường. Chỉ với lối đối đáp này cũng đã có được một câu trả lời thông minh và vô cùng nhanh nhẹn của cậu bé khiến đã khiến cho viên quan sửng sốt và cậu cũng đã tin chắc rằng mình đã tìm được người tài cho vua bèn hỏi làng xã, quê quán. Khi viên quan về tâu vua thì nhà vua mừng rỡ khi tìm được người tài nhưng ông vẫn tiếp tục những thử thách trí thông minh của cậu bé. Trong lần này thì vua sai cho ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực và ban lệnh cho làng phải nuôi trâu làm sao sang năm phải đẻ được chín con, nếu không thì cả làng phải chịu tội. Xem thêm: Giải thích câu tục ngữ: Mất bò mới lo làm chuồng Khi nghe lệnh vua ban thì cả làng đang sửng sốt lo lắng không biết giải quyết thế nào khi mọi cuộc họp, mọi cuộc bàn tán đều không thể nào có hướng giải quyết được, căn nguyên là do trên đời này thì trâu đực chẳng bao giờ đẻ được. Bất ngờ là em bé đã mạnh dạn bảo cha nói với làng là lộc vua ban và cứ lấy hai thúng gạo và ngả hai con trâu ra ăn mừng, phần còn lại xin làm lộ phí để lên kinh thành lo chuyện cho dân làng. Dân làng cũng sợ lắm, bắt hai cha con phải làm giấy cam đoan thì mới dám ăn mừng. Khi hai cha con chú bé lên kinh thành, chú bé lăn lộn trước cổng thành khi cha không đẻ em bé để chơi cùng. Thế rồi được đức vua vừa phán vừa buồn cười và nói với em bé rằng phải cưới vợ cho bố mày thì mới có em, chứ bố mày là giống đực thì sao mà đẻ được? Câu nói của cậu bé khiến cho nhà vua và các quan thần phải bật cười, thế nhưng khi nghe được vua nói câu đó, cậu bé khoái chí lắm, hỏi lại ngay: Vậy thì tạo sao nhà vua lại bắt làng con nuôi ba con trâu đực để đẻ ra thành 9 con trâu? Lúc đó nhà vua mới sửng sốt nhìn cậu bé, cậu bé tiếp lời: Biết là lộc vua ban nên làng con đã ngả trâu ra ăn mừng. Với những lý lẽ mà cậu đưa ra khiến nhà vua không khỏi ngạc nhiên và nể phục. Trí thông minh của cậu bé cũng được vua công nhận và ban thưởng hậu hĩnh. Phát biểu cảm nghĩ về truyện Em bé thông minh Tiếp theo là hai cha con cậu bé được vào cung ăn uống rất hậu và vua lại sai sứ thần mang đến một con chim sẻ và đưa ra một thử thách tiếp theo cho chú bé. Thử thách lần này sẽ là làm 3 mâm cỗ bằng một con chim sẻ. Cứ tưởng lần này cậu bé phải chịu thua, nhưng ai ngờ cậu nhanh trí và đưa cho sứ thần chiếc kim khâu quần áo và nói rằng: Mong sứ thần về tâu với nhà vua mài cây kim này thành một con dao để xẻ thịt chim. Câu chuyện về cậu bé thông minh từ đó cứ được người ta nhắc đi nhắc lại vì sự mưu trí, đối đáp thông minh của cậu. Xem thêm: Soạn bài lớp 11: Ba cống hiến vĩ đại của Các-Mác Thêm một thử thách thứ ba, cấp độ thử thách như khó hơn đó chính là sứ giả nước láng giềng đang lăm le nước ta, và để dò xem bên này có nhân tài không họ sai sứ giả của họ đưa sang một con ốc vặn rất dài lại rỗng hai đầu. Câu hỏi hóc búa của sứ giả nước láng giềng chính là làm sao mà phải xâu được sợi chỉ xuyên qua vỏ ốc từ đầu này sang đầu kia. Thực sự đây là một câu hỏi rất khó, trong khi các vua quan đã thử hết cách nhưng cũng không tài nào đưa được sợi chỉ sang bên kia con ốc. Nhớ ra cậu bé thông minh, vua lại sai sứ thần của mình đi hỏi ý kiến của cậu bé xem có cao kiến gì không. Gặp cậu bé cậu cũng nhanh chóng trả lời bằng một bài hát: Tang tình tang tính tình tang Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng Bên thời lấy giấy mà bưng Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang Một câu hát vô cùng ngắn gọn nhưng trong đó lại chứa được câu trả lời, lúc này đây viên quan vui sướng và về làm theo lời chỉ của cậu bé. Và kết quả là trước bao nhiêu con mắt chứng kiến của các quan cũng như sứ láng giềng thì con kiến đã xâu sợi chỉ qua vỏ ốc vặn đúng như lời cậu bé nói. Thực sự với câu trả lời không chỉ thể hiện rõ sự thông minh hơn người cũng như tài trí của cậu bé. Không những thế thì chuyện còn nói lê sự hài hước, dí dỏm và mang đậm chất dân gian tạo ra một tiếng cười sảng khoái của nhân dân ta.
vanhoc
Phan Văn Mãi (sinh ngày 25 tháng 2 năm 1973 tại Bến Tre) là một chính khách người Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh khoá XV. Ông là một trong những lãnh đạo xuất thân từ cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Xuất thân Phan Văn Mãi sinh ngày 25 tháng 2 năm 1973, tại xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Giáo dục Phan Văn Mãi có bằng Thạc sĩ Quản lý Kinh tế tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Ông còn có bằng Cử nhân Ngoại ngữ tại Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ. Sự nghiệp Tỉnh ủy Bến Tre Từ tháng 11/1995 - năm 1997: Chuyên viên Phòng Ngoại vụ, Văn phòng UBND tỉnh Bến Tre. Sau đó, ông Mãi giữ nhiều chức vụ ở địa phương như Bí thư Đoàn Văn phòng UBND tỉnh Bến Tre; Bí thư Tỉnh đoàn Bến Tre; Đại biểu HĐND tỉnh Bến Tre; Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Bến Tre. Trung ương Đoàn Từ tháng 8/2008 - năm 2011, là Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khóa IX. Từ tháng 1/2012 đến ngày 10/3/2014, là Bí thư thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khóa IX, Phó Bí thư Đảng ủy Trung ương Đoàn kiêm Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Tỉnh ủy Bến Tre Ngày 11 tháng 3 năm 2014, ông Mãi được luân chuyển làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. Ngày 16 tháng 11 năm 2015, ông Mãi được bầu làm Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre và ngày 26 tháng 1 năm 2016, là Ủy viên Trung ương Đảng. Từ ngày 09 tháng 1 năm 2019, ông Mãi được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre thay cho ông Võ Thành Hạo nghỉ hưu. Chiều ngày 12 tháng 7 năm 2019, toàn bộ 41 trong tổng số 48 Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bến Tre tham dự Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bến Tre đã bỏ phiếu thuận bầu ông Mãi, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre giữ chức danh Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, nhiệm kỳ 2015 - 2020 thay ông Võ Thành Hạo nghỉ hưu. Tháng 10/2020: ông Mãi tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025. Tháng 01/2021, tại Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ông Mãi tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Ngày 01/6/2021, tại trụ sở Thành Ủy TPHCM, Bộ Chính trị công bố quyết định điều động ông Mãi giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh thay ông Trần Lưu Quang được điều động giữ chức Bí thư Thành uỷ Thành phố Hải Phòng trước đó. Từ tháng 7/2021 - nay: Đại biểu Quốc hội khóa XV, Trưởng Đoàn ĐBQH khóa XV Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 24/8/2021, tại Hội trường Thành phố, kỳ họp thứ hai HĐND TPHCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã miễn nhiệm chức danh Chủ tịch UBND TPHCM nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Nguyễn Thành Phong, đồng thời bầu ông Mãi giữ chức Chủ tịch UBND Thành phố. Ngày 29/8/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành Quyết định số 1445/QĐ-TTg phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Mãi, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời gian chống dịch COVID-19, ông Mãi là Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh). Ông cũng giữ chức Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố, Trưởng ban Ban chỉ đạo Chuyển đổi số Thành phố. Ông Mãi được nhiều người trong nước và ở cộng đồng người Việt hải ngoại biết đến sau khi bị bà Nguyễn Phương Hằng nhắc tên. Gia đình Cha là ông Phan Văn Lập (1926-2021), quê quán xã Thạnh Phú Đông, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Ông có vợ là bà Nguyễn Thị Hương và 3 người con (2 gái, 1 trai). Chú thích Người Bến Tre Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Bí thư Tỉnh ủy Việt Nam nhiệm kì 2015–2020 Bí thư Tỉnh ủy Việt Nam nhiệm kì 2020–2025 Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
wiki
Agnes Akiror Egunyu (sinh ngày 28 tháng 7 năm 1968), thường được gọi là Agnes Akiror, là một chính trị gia người Uganda. Bà là Bộ trưởng Nhà nước hiện tại về các vấn đề Teso trong Nội các của Uganda. Bà được bổ nhiệm vào vị trí đó vào ngày 6 tháng 6 năm 2016. Trước đó, từ ngày 27 tháng 5 năm 2011 đến ngày 6 tháng 6 năm 2016, bà giữ chức Bộ trưởng Bộ Du lịch. Bà thay thế Serapio Rukundo, người bị loại khỏi nội các. Trong cuộc cải tổ nội các ngày 1 tháng 3 năm 2015, bà đã được giữ lại chức trong nội các của mình. Với tư cách là một bộ trưởng nội các, bà là một cựu thành viên của Nghị viện. Bối cảnh và giáo dục Akiror được sinh ra ở quận Kumi vào ngày 28 tháng 7 năm 1968. Sau khi theo học tại một trường tiểu học địa phương, bà đăng ký vào trường trung học Ngora ở Ngora, tốt nghiệp năm 1984. Để được học ở trình độ A, bà đã theo học tại trường trung học cơ sở tưởng niệm Mende Kalema, ở quận Wakiso, tốt nghiệp từ năm 1988. Bà theo học Học viện Kinh doanh và Truyền thông Quốc tế, tốt nghiệp năm 2000, với Bằng Cao đẳng Kế toán. Bà theo học tại Đại học Liệt sĩ Uganda từ năm 2006 đến năm 2010, tốt nghiệp với bằng Cử nhân Nghệ thuật về Nghiên cứu Dân chủ & Phát triển. Bà cũng có chứng chỉ về phát triển con người bền vững, được lấy từ Negev College ở Israel năm 2008 Nghề nghiệp Từ năm 1988 đến năm 1989, bà là Trợ lý Kế toán tại Hiệp hội Phát triển Nông thôn Oya. Từ năm 2000 đến năm 2005, bà là Giám đốc điều hành của Eyalama, một tổ chức phi chính phủ địa phương. Bà từng là Thành viên của Quốc hội đại diện cho phụ nữ của Quận Kumi trên Diễn đàn vì Thay đổi Dân chủ của Đảng này. Tuy nhiên, vào năm 2010, bà rời khỏi FDC và mất ghế quốc hội. Vào ngày 6 tháng 6 năm 2016, bà được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Nhà nước về các vấn đề của Teso. Những ý kiến khác Agnes Akiror là người độc thân. Bà thuộc tín ngưỡng Giáo hội Công giáo Rôma. Tham khảo Liên kết ngoài Danh sách nội các đầy đủ của Bộ trưởng, tháng 5 năm 2011 Sinh năm 1968 Nhân vật còn sống
wiki
Đề bài: Tinh Thần Yêu Nước Qua 3 Văn Bản Chiếu Dời Đô Hịch Tướng Sĩ Nước Đại Việt Ta BÀI LÀM Cảm hứng chủ đạo của văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là cảm hứng yêu nước. Tình cảm đó đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử nước ta, chi phối và tác động mạnh mẽ đến đời sống văn học để rồi kết tinh nên ba áng văn chương bất hủ: Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Chúng ta có thể khẳng định rằng ba văn bản này là những tác phẩm bất hủ thấm đãm tinh thần yêu nước. Trước hết, trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn đã bày tỏ ý nguyện muốn dời đô từ Hoa Lư về Đại La để đóng đô ở nơi “trung tâm trời đất, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu”, để “trên vâng mệnh trời, dưới hợp lòng dân”. Như vậy, tư tưởng yêu nước đã được thể hiện ở việc gắn liền sự bền vững của một triều đại với ý nguyện của muôn dân. Khi nhìn lại các triều đại nhà Đinh và nhà Lê, ông đã rất đau xót cho số phận quá ngắn ngủi, để cho “trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi”. Từ đó ta thấy lòng yêu nước của Lí Công Uẩn biểu hiện ở ước nguyện muốn xây dựng đất nước vững mạnh để đem lại hạnh phúc, thái bình cho muôn dân. Vì vậy, nhà vua Lí Thái Tổ mới chủ trương dời kinh đô từ Hoa Lư ra Đại La. Với trí tuệ anh minh, với lòng nhân hậu tuyệt vời, Lý Công Uẩn đã chỉ ra lợi thế về lịch sử, địa lý, hình thế núi sông, về sự thuận tiện trong giao lưu văn hóa và phát triển mọi mặt của thành Đại La, nhưng ông cũng không quên chỉ ra những thuận tiện cho nhân dân. Đặc biệt, ông khẳng định “đây quả thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước,cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Những lời lẽ ấy tuy giản dị nhưng lại thấm đẫm niềm tự hào khi nói về đất nước, thể hiện một khao khát mãnh liệt đó là thống nhất giang sơn về một mối. Trong lời khẳng định ấy, ta còn đọc được khí phách của một dân tộc: Đại La sẽ là “kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Giá trị chủ yếu của bài là tư tưởng yêu nước. Tiếng nói của tác giả là tiếng nói của nhân dân, của thời đại và khát vọng về một đất nước độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Bài chiếu còn thể hiện tinh thần dân tộc của Lí Công Uẩn khi ông là một vị vua nghiêm minh nhưng cũng đầy tinh thần dân chủ khi ông hỏi ý kiến của muôn dân trước một sự việc trọng đại liên quan đến vận mệnh của quốc gia – dân tộc. Lí Công Uẩn có thể tự mình quyết định được việc có hay không dời đô ra Đại La. Nhưng ông đã không làm như vậy. Bằng việc hỏi ý kiến của thần dân, Lí Thái Tổ thể hiện tinh thần dân tộc cao cả của mình. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn biểu hiện ở các mặt: lòng căm thù giặc đến tột cùng, đau xót khi nước mất nhà tan, tình yêu tha thiết dành cho các tướng sĩ dưới quyền, ước mong các binh sĩ tích cực học tập để quyét sạch quân thù,… Trước sự lâm nguy của đất nước, lòng yêu nước thiết tha của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở lòng căm thù sục sôi quân cướp nước. Ta hãy nghe ông kể tội ác của giặc: “Ngó thấy sự giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, vét của kho có hạn, thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai hoạ về sau!”. Tác giả gọi giặc là “cú diều, dê chó, hổ đói” không chỉ vạch trần sự tham lam, độc ác mà còn vạch rõ dã tâm xâm lược của giặc; thể hiện sự khinh bỉ, căm ghét tột độ. Trước cảnh nước mất nhà tan, Trần Quốc Tuấn còn bày tỏ nỗi đau xót trước nỗi nhục của quốc thể, nỗi đau đớn xót xa. Và ông còn sự sẵn sàng xả thân để rửa nhục cho nước, để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, khát vọng xả thân cho đất nước: “Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng”. Ở đây, ông trở thành một tấm gương sáng về lòng yêu nước và tinh thần dân tộc cho các binh sĩ noi theo. Với lòng yêu nước, sự căm thù giặc đến tột cùng, Trần Quốc Tuấn thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng, quyết xả thân cho độc lập dân tộc. Có thể nói, trong lúc mà một số lực lượng trong triều đình đang có ý muốn giảng hòa với quân Mông – Nguyên thì tư tưởng của Trần Quốc Tuấn đã đập tan luận điệu ấy và thể hiện một cách rõ ràng, dứt khoát quan điểm của mình. Đó là một là thắng, hai là thua; một là giặc, hai là ta chứ không có con đường thứ ba là con đường giảng hòa. Tư tưởng và quan điểm của ông đã giúp định hướng suy nghĩ của thần dân lúc bấy giờ. Lòng yêu nước và tinh thần dân tộc của Trần Quốc Tuấn còn biểu hiện ở tình yêu thương chân thành, tha thiết dành cho tướng sĩ của mình. Với quân sĩ dưới quyền, Trần Quốc Tuấn luôn đối xử như với con mình, với những người quen: “Các ngươi cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thuỷ thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa; lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười”. Đó là mối ân tình giữa chủ và tướng nhằm khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với lẽ vua tôi cũng như tình cốt nhục. Chính tình yêu thương tướng sĩ chân thành tha thiết mà Trần Quốc Tuấn đã phê phán những biểu hiện sai, đồng thời chỉ ra cho tướng sĩ những hành động đúng nên theo, nên làm. Những hành động này đều xuất phát từ ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Đó là sự băn khoăn trước tình trạng tướng sĩ không biết lo lắng cho đất nước: không thấy lo, thấy thẹn khi nhà vua và đất nước bị kẻ thù làm nhục; chỉ biết vui thú tiêu khiển, lo làm giàu, ham săn bắn, thích rượu ngon, mê tiếng hát,… Nguy cơ thất bại rất lớn khi có giặc Mông Nguyên tràn sang: “cựa gà trống không thể đâm thùng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm, vườn nhiều, tấm thân quí nghìn vàng khôn chuộc; vả lại vợ bìu con díu; việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều không mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ không đuổi được quân thù, chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!”. Chính lòng yêu nước mà Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra cho tướng sĩ những hành động nên làm: “Nay ta bảo thật các ngươi: nên nhớ câu “đặt mồi lửa vào giữa đông củi là nguy cơ, nên lấy điều “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội” “làm run sợ. Huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên”… hay là học tập Binh thư yếu lược do ông soạn ra để trở thành những tướng sĩ giỏi có ích cho đất nước. Yêu nước theo quan điểm của người anh hùng dân tộc nguyễn trãi là tư tưởng nhân nghĩa: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân diếu phạt trước lo trừ bạo”. Nhân nghĩa vốn là khái niệm đạo đức của của nho giáo trung hoa, được hiểu là lòng thương người, là việc cần làm. cũng dung khái niệm nhân nghĩa,nhưng nguyễn trãi không nói nhân nghĩa chung chung. ông xác định rõ ràng cốt lõi của nhân nghĩa la yên dân, trừ bạo. mục đích cuối cùng của nhân nghĩa là yên dân, là làm cho dân được yên ổn, được an hưởng thái bình, hạnh phúc. Muốn yên dân thì trước hết phải trừ bạo, phải trừ diệt mọi thế lực bạo tàn làm hại đến dân. Đặt vào hoàn cảnh lúc bấy giờ, giặc minh nhân danh là đạo quân nhân nghĩa của thiên triều sang giúp nước nam vì” họ hồ chính sự phiền hà- để trong nước long dân oán hận”, kì thực là sang xâm lược và gây ra bao tội ác khiến dân nam khốn khổ lầm than và người dân mà tác giả nói đến ở đây là dân tộc Đại Việt. Như vậy, chúng ta thấy với Ức Trai, nước và dân là hai nhưng lại là một, gắn liền với nhau. Yêu nước tức là thương dân, là chiến đấu trừ những bạo tàn để cho nhân dân được yên ổn, thái bình. Tư tưởng này về sau bác Hồ của chúng ta cũng kế thừa và đã mang lại độc lập cho dân tộc Việt Nam. “Như nước đại việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào liệt đời nào cũng có” Để khẳng định chủ quyền của dân tộc tác giả đã dựa vào các yếu tố: nền văn hiến lâu đời, lãnh thổ riêng, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ nhà nước riêng, bình đẳng ngang hàng với các triều đại Trung Quốc. Đặc biệt, Nguyễn Trãi nhấn mạnh yếu tố văn hiến càng có ý nghĩa khi trong 10 thế kỉ đô hộ, bọn phong kiến phương bắc luôn tìm cách phủ định văn hiến nước nam để từ đó phủ định cả tư cách độc lập của dân tộc đại việt. khi nói về lịch sử tồn tại của dân tộc, ng trãi đưa ra những dẫn chứng cụ thể: từ triều đại Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập, cùng Hán, Đường, Tống, ngườ mỗi bên xưng đế 1 phương, các triều đại xây dựng nền độc lập của đất nước được sánh ngang hàng với các triều dại phương bắc: mỗi bên xưng đế 1 phương. Cách viết vừa sánh đôi, vừa đề cao đại việt bằng những từ ngữ có tính chất hiển nhiên tạo nên 1 giọng văn sang sảng niềm tự hào dân tộc. Có thể xem đoạn văn là 1 bản tuyên ngôn độc lập.Sức mạnh của nguyên lý nhân nghĩa và chân lý về chủ quyền độc lập dan tộc tiếp tục được Nguyễn Trãi khẳng định bằng những dẫn chứng cụ thể trong thực tế lịch sử nước nam. Tóm lại, qua ba văn bản mà chúng ta đã phân tích, có thể khẳng định rằng ừ bao đời nay, lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc đã ngấm sâu vào huyết quản mỗi người con đất Việt, đã trở thành một tình cảm rât đỗi tự nhiên. Tôi hi vọng rằng, thế hệ trẻ chúng ta ngày nay, sẽ biết phát huy tinh thần yêu nước ấy, bằng những hành động cụ thể để cống hiến, xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh.
vanhoc
Trần Canh (陈赓, bính âm: Chen Geng; 1903 -1961), là một Đại tướng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc và là một trong những tướng lĩnh được Mao Trạch Đông tin cậy nhất, ông đã từng giữ chức Phó Tổng Tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc, Thứ trưởng bộ Quốc phòng, nguyên Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam, nguyên Hiệu trưởng Học viện Kỹ thuật Quân sự PLA. Thân thế Trần Canh sinh năm 1903, quê huyện Tương Hương, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc (Tương Hương liền kề với huyện Tương Đàm - quê hương Mao Trạch Đông). Là học sinh trường Trung Tiểu học Đông Sơn (một trường kiểu mới sớm nhất tỉnh Hồ Nam). Tháng 12 năm 1922, Trần Canh gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1928, ông làm Hiệu trưởng Trường Lục quân Bành Dương. Năm 1935, làm Lữ đoàn trưởng Hồng quân trong Vạn lí trường chinh. Tư lệnh Quân khu Thái Nhạc (1940). Tư lệnh kiêm Chính ủy Binh đoàn 4. Tháng 1 năm 1950, sau khi Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa độc lập, Trung Quốc thành lập các Chính phủ Nhân dân tại các đơn vị hành chính trong nước. Ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam (chức vụ tương ứng với Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân ngày nay) đầu tiên, giữ vị trí này từ 1950 đến 1955, Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa VII (tháng 6-1945). Năm 1950, Trưởng đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc tại Việt Nam. Năm 1951, Phó Tư lệnh Quân tình nguyện Trung Quốc tại Triều Tiên kiêm Tư lệnh và Chính ủy Binh đoàn 3. Từ năm 1953 cho đến lúc mất năm 1961, ông là Viện trưởng kiêm Chính ủy Học viện Kỹ thuật Quân sự PLA ở Cáp Nhĩ Tân. Tháng 10 năm 1954, ông kiêm chức Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. năm 1955, ông được phong quân hàm Đại tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Năm 1956, ông tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc và được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Năm 1958, ông giữ chức Thứ trưởng của Bộ Quốc phòng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và được bầu làm Ủy viên Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Quốc phòng Nhà nước. Ông mất tại Thượng Hải ngày 16 tháng 3 năm 1961. Tham gia Chiến tranh Đông Dương Ngày 7 tháng 7 năm 1950, Trần Canh dẫn đầu đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc gồm 14 người sang giúp Quân đội nhân dân Việt Nam đánh Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng tặng ông vài bài thơ chữ Hán. Xem thêm Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam Chú thích Sinh năm 1903 Mất năm 1961 Nhân vật trong Chiến tranh Đông Dương Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Hiệu trưởng Đại học Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc‎
wiki
Hwang So-hee (, sinh ngày 7 tháng 4 năm 1986), được biết đến với nghệ danh DJ Soda, là một DJ người Hàn Quốc trực thuộc Highline Entertainment. Soda đã tạo dựng danh tiếng của mình khi trở thành người tiêu biểu thường xuyên cho một số lễ hội âm nhạc châu Á, bao gồm "Liên hoan nhạc kịch S20 Songkran" ("S20 Songkran Musical Festival"). Cô không phải là một thần tượng K-pop nhưng đã đoạt Giải thưởng Hallyu Hàn Quốc năm 2019, giải thưởng giành cho người có đóng góp đối với sự phát triển và mở rộng của làn sóng Văn hóa Hàn Quốc. Soda là DJ số 1 Châu Á vào năm 2021 theo đánh giá và xếp hạng của DJane Top 100, là năm thứ 4 liên tiếp cô đứng ở vị trí này. Sự nghiệp 2013–2017: Khởi đầu là một DJ Soda bắt đầu công việc với tư cách là một DJ vào tháng 6 năm 2013. Cô bắt đầu lưu diễn chính với lễ hội DJ Thế giới Hàn Quốc (Korea World DJ festival) vào năm 2015. Vào tháng 6 năm 2016, Soda phát hành EP đầu tay Closer thông qua Warner Music Group. Cô cũng hợp tác với các thành viên cùng hãng là Sistar. Năm 2017, Soda biểu diễn tại "Lễ hội âm nhạc S20 Songkran" ở Bangkok, Thái Lan, được coi là một trong ba lễ hội âm nhạc hàng đầu thế giới. 2018–nay Năm 2018, Soda gia nhập thương hiệu nhánh mới của Starship Entertainment, "House of Music". Sau đó, cô được chuyển đến một thương hiệu nhánh khác của Starship, Highline Entertainment, vì thương hiệu nhánh trước đó không còn tồn tại. Vào tháng 6, cô tham gia "Ultra Music Festival Korea" (UMF). Vào tháng 7, cô phát hành một bài hát hợp tác với Walshy Fire, có tựa đề "Never Let You In", đứng đầu các bảng xếp hạng ở Singapore, Malaysia, Hong Kong và Indonesia. Năm 2019, Soda tham gia Typhoon 8, một lễ hội âm nhạc ở Singapore. Vào tháng 12, cô biểu diễn tại World Club Dome: Snow Edition được tổ chức tại ga xe lửa Jungfraujoch ở Thụy Sĩ. Vào tháng 12, Soda đã được trao giải văn hóa ở hạng mục độc lập trong Lễ trao giải Hallyu Hàn Quốc lần thứ 9. Vào tháng 4 năm 2020, cô hợp tác với Psycho Boys Club trong đĩa đơn "Over You". Vào tháng 11, cô hợp tác với Kryoman và 1st Klase cùng phát hành bài hát "Holding Back" kết hợp với KYE. Năm 2019, cô phát hành bản phối lại ca khúc của DJ Lost Chameleon. Vào tháng 6 năm 2020, cô tham gia Electric Blockaloo, một buổi livestream nhạc dance. Vào tháng 11, Soda tham gia buổi biểu diễn đặc biệt The Color của hãng Highline Entertainment. Cô cũng phát hành một đĩa đơn mang tên "Shooting Star" vào ngày 26 tháng 6. Vào tháng 8 năm 2021, cô phát hành một đĩa đơn mới, "Okay!", cùng với Lost Chameleon và Ahin của nhóm Momoland. Hiện tại cô có 4 triệu lượt theo dõi trên Instagram và 1,5 triệu đăng ký trên YouTube. Đĩa nhạc Đĩa mở rộng Đĩa đơn Giải thưởng và đề cử Ghi chú Tham khảo Nghệ sĩ của Starship Entertainment Nhân vật còn sống Sinh năm 1986
wiki
Nam Âu là một khu vực địa lý thuộc châu Âu. Khái niệm này có thể thay đổi tùy cách nhìn nhận theo lĩnh vực khí hậu (khí hậu Địa Trung Hải), địa lý hay ngôn ngữ - văn hóa. Nam Âu bao gồm những nước châu Âu bao quanh biển Địa Trung Hải, kể cả Bồ Đào Nha, nước chỉ có bờ biển Đại Tây Dương, gồm các bán đảo Balkan, Ý, và Iberia. Nam Âu còn được chia nhỏ theo văn hóa: Nam Tây Âu, theo truyền thống Công giáo Rôma và ngôn ngữ Rôman, tương ứng phần phía Nam của Tây Âu. Nam Đông Âu, phần phía Nam của Đông Âu, nằm ở điểm giao của các hệ Hy Lạp, Slav, La tinh và các tôn giáo Tin Lành (chính thống), Công giáo và Đạo Hồi. Định nghĩa theo địa lý Rất nhiều định nghĩa được sử dụng để chỉ phần phía Nam của châu Âu. Các bản đồ dưới đây chỉ những các phân chia đó. Định nghĩa địa lý chính trị của Liên Hợp Quốc Theo phân chia của Liên Hợp Quốc, Nam Âu gồm 15 nước: Các nước khác Ngoài 15 nước được phân chia bởi Liên Hợp Quốc, Nam Âu còn có thể xem như gồm cả: Phân chia theo khí hậu Khí hậu Địa Trung Hải, ảnh hường phần Nam của châu Âu gồm bán đảo Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, một phần bán đảo Ý, các nước Balkan và Hy Lạp tạo nên sự tương đồng về mặt văn hóa giữa các vùng này: về lối sống, thức ăn (rượu vang, lúa mỳ, dầu ô liu...) Phân chia theo ngôn ngữ và văn hóa Về văn hóa và ngôn ngữ, Nam Âu gồm hai phần. Thức nhất, các nước nhóm ngôn ngữ Rôman, tức các nước La Tinh. Thứ hai, các nước Balkan chịu ảnh hưởng bởi sự pha trộn văn hóa La Tinh (Romania), Hy Lạp (Hy Lạp) Slav (Slovenia, Croatia, Montenegro, Serbia, Macedonia, Bulgaria) Tham khảo Địa lý châu Âu Vùng của châu Âu
wiki
Safi (tiếng Pháp: Safi, tiếng Ả Rập: آسفي) là một thành phố ở phía tây Maroc bên Đại Tây Dương. Thành phố là thủ phủ của khu vực Doukkala-Abda, có dân số 282.227 người (điều tra dân số năm 2004), nhưng cũng là trung tâm của một vùng đô thị có khoảng 793.000 cư dân (1987). Safi là cảng cá chính cho ngành công nghiệp cá mòi của đất nước, và cũng có thể xuất khẩu phosphat, dệt may và đồ gốm. Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, Safi là một trong các địa điểm hạ cánh cho chiến dịch Torch. Safi, dưới cái tên Safim (Zaffim hoặc Asfi) là một trong những thành phố lâu đời nhất ở Morocco, do đó ngày thành lập của nó chưa được biết. Ibn Khaldoun và các nhà sử học tin rằng thành phố đã được thành lập bởi Carthage và cái tên "Asfi" được cho là có nguồn gốc Punic. Thành phố đã thuộc cai trị Bồ Đào Nha 1488 và 1541, người ta tin rằng người Bồ Đào Nha bỏ nó cho người Saadia (những người đã có chiến tranh với các họ) kể từ khi người Bồ Đào Nha thấy khó để bảo vệ khỏi sự tấn bộ binh. Các pháo đài Bồ Đào Nha xây dựng để bảo vệ thành phố vẫn tồn tại đến ngày hôm nay. Tham khảo Thành phố Maroc Safi, Maroc
wiki
Lát thịt (steak) là một loại thịt thường được cắt ngang qua các thớ cơ, có khả năng bao gồm cả xương. Nó thường được nướng, mặc dù cũng có thể được áp chảo. Nó thường được nướng trong một nỗ lực để tái tạo hương vị của bít tết được chế biến trên ngọn lửa trên than hồng phát sáng. Phần thịt này cũng có thể được chế biến trong nước xốt, chẳng hạn như món bít tết và kidney pie, hoặc băm nhỏ và tạo thành các miếng như hamburger. Phần thịt làm bít tết thường được lấy từ động vật chăn thả, thường được nuôi, trừ gia súc, bao gồm bò rừng, lạc đà, dê, ngựa, chuột túi, thịt cừu, đà điểu, lợn, tuần lộc, gà tây, hươu, nai, cũng như nhiều loại cá khác nhau, đặc biệt là cá hồi và cá biển khơi lớn như cá kiếm, cá mập và cá marlin. Đối với một số loại thịt, chẳng hạn như thịt lợn, thịt cừu và thịt cừu, thịt dê tơ và thịt bê, những miếng thịt được cắt ra này thường được gọi là thịt cốt lết (chops). Một số loại thịt được xử lý như Gammon, thường được phục vụ làm món bít tết. Nấm portobello nướng có thể được gọi là nấm bít tết, và tương tự cho các món ăn chay khác. Bít tết giả là một sản phẩm thực phẩm được tạo thành hình dạng bít tết từ nhiều miếng thịt khác nhau. Trái cây nướng như dưa hấu đã được sử dụng như là lựa chọn thay thế bít tết chay. Các trường hợp ngoại lệ, trong đó thịt được cắt song song với các thớ, bao gồm skirt steak (phần thịt lọc xương, ở bụng trước, từ xương sườn thứ 6 đến thứ 12.) được cắt từ phần xương dẹt, bít tết sườn từ cơ bụng và bít tết silverfinger được cắt từ thăn và bao gồm ba xương sườn. Trong một ý nghĩa rộng hơn, bít tết cá, bít tết thịt xay, bít tết thịt lợn, và nhiều loại bít tết khác cũng được biết đến. Nguyên liệu Miếng thịt nướng thường được lấy từ các loại gia súc chăn thả trên đồng (mục súc), nhưng cũng có thể không phải là gia súc, bao gồm cả bò rừng bizon, lạc đà, dê, ngựa, chuột túi kangaroo, cừu, đà điểu, heo, tuần lộc, gà tây, nai và bò u (Zebu) cũng như các loại cá, đặc biệt là cá hồi và cá biển lớn như cá kiếm, cá mập và cá cờ. Đối với một số loại thịt, như thịt lợn, thịt cừu, thịt ngựa và thịt bê, những miếng cắt này thường được gọi là nhát (chop). Một số loại thịt đã được ướp muối và nướng, chẳng hạn như thịt nướng hun khói (BBQ), thường được dùng là thịt bò. Bít tết là một sản phẩm thực phẩm được hình thành thành một hình dạng từ các miếng thịt khác nhau. Các loại trái cây nướng như dưa hấu đã được sử dụng làm thực phẩm thay thế. Việc lựa chọn phần thịt ngon nhất để chế biến món beef steak, cần tìm hiểu một vài đặc điểm cơ bản của thịt để làm một miếng thịt nướng. Đó phải là phần thịt có thể chế biến nhanh chóng, không cần phải tốn nhiều thời gian để nấu. Những phần thịt lý tưởng nhất để chế biến beef steak nằm ở phần thịt lưng (longissimus dorsi) và thăn nội (psoas major). Thịt ở hai phần này lại được chia thành nhiều loại khác nhau để chế biến thành món steak hảo hạng. Khi thưởng thức thịt bò nói chung, hầu như thấy thịt bò Úc hoặc Mỹ thường mềm và có hương vị thơm ngon hơn. Phương pháp Thịt bò nhập từ nước ngoài phải trải qua một quá trình ủ (aging) để gia tăng hương vị và tạo độ mềm. Quá trình “ủ” kéo dài từ 8–10 ngày và thậm chí có thể lên đến 8 tuần. Hiện có hai phương pháp ủ gồm dry age tức là ủ khô (treo thịt trong tủ làm mát ở mức nhiệt độ nhất định) và wet age tức là ủ ẩm (trữ đông thịt trong túi hút chân không). Phương pháp ủ khô dry age giúp thịt có hương vị đậm đà và đặc trưng nhưng đòi hỏi phải có không gian trữ thịt rộng rãi và sẽ bị teo vì nước bốc hơi trong quá trình ủ, thịt dry age thường có giá thành cao. Phương pháp ủ ẩm wet age không làm mất nước cũng không yêu cầu không gian trữ thịt rộng nên có giá thành thấp hơn thịt dry age. Tuy nhiên, việc chứa trong túi nhựa hút chân không khiến cho vị thịt có mùi kém hấp dẫn và không được thơm ngon. Hình ảnh Tham khảo Carrier, Robert (ngày 1 tháng 1 năm 1981). Robert Carrier's Kitchen. 1. London, UK: Marshall Cavendish. p. 1456. "The Compact Edition". Oxford English Dictionary. 2. England,UK: Oxford University Press. 1933. p. 883. Ayto, John (1990). The Diner's Dictionary: Word Origins of Food and Drink. Oxford University Press. pp. 351–2. ISBN 978-0-19-964024-9. Yogerst, Joe; Mellin, Maribeth (2001). Argentina. Globe Pequot. p. 39. ISBN 0762703547. Thịt Thịt bò Món ăn với cá Món lợn
wiki
Sông đón trăng lên (; tên quốc tế: River Where the Moon Rises) là một bộ phim truyền hình Hàn Quốc lên sóng năm 2021 với sự tham gia của Kim So-hyun, Na In-woo (ban đầu do Kim Ji-soo thủ vai nhưng bị thay thế từ tập 7), Lee Ji-hoon và Choi Yu-hwa. Bộ phim dựa trên cuốn tiểu thuyết nổi tiếng năm 2010 Công chúa Pyeong Gang (평강공주) của nhà văn, đạo diễn kiêm biên kịch Choi Sagyu. Phim dự kiến được phát sóng trên đài KBS2 từ ngày 15 tháng 2 năm 2021 vào các tối thứ Hai và thứ Ba, ngay sau khi bộ phim Royal Secret Agent kết thúc. Bộ phim cũng được phát sóng trực tuyến độc quyền trên Viu, nền tảng phát video OTT toàn khu vực của Viu International Limited. Nội dung Bộ phim kể về câu chuyện tình yêu giữa nàng Công chúa Pyeong Gang và chàng tướng quân On Dal, hai nhân vật trong câu chuyện dân gian kinh điển thời Cao Câu Ly. Công chúa Pyeong Gang (Kim So-hyun) là con gái Bình Nguyên Vương (Pyeong Won) - vị quốc vương thứ 26 của Cao Câu Ly, một trong ba vương quốc thời Tam Quốc Triều Tiên. Sinh ra là một công chúa nhưng được nuôi dạy như một người lính, Pyeong Gang (Kim So-hyun) có ước mơ và tham vọng mạnh mẽ muốn tái lập địa vị của Cao Câu Ly và trở thành vị nữ Thái vương (Quốc vương) đầu tiên. Bằng sự thông minh và chu đáo, Pyeong Gang đã lên kế hoạch tỉ mỉ để biến ước mơ của mình thành hiện thực, thậm chí lợi dụng tình cảm của On Dal (Kim Ji-soo, về sau là Na In-woo) để phục vụ cho mục đích của mình. Trái ngược với Pyeong Gang đầy tham vọng, On Dal lại là một người đàn ông ôn hòa với mục đích duy nhất là sống hòa hợp với những người xung quanh. Vì đem lòng yêu Pyeong Gang, On Dal sẵn sàng từ bỏ cuộc sống của bản thân để bảo vệ cô. Cuộc chiến giành lấy ngai vàng ngày càng trở nên khó khăn và có thể sẽ khiến Pyeong Gang phải trả giá đắt. Diễn viên Vai chính Vai phụ Vương phủ Bộ tộc Soonno (bộ tộc Thuận Nô) Bộ tộc Gyeru (bộ tộc Quế Lâu) Bộ tộc Sono (bộ tộc Tiêu Nô) Cheonju phòng (Thiên chủ phòng) Khách mời Jasper Cho vai Wol Gwang Sản xuất Phát triển Tựa đề ban đầu của bộ phim là Cut to the Heart (). Bộ phim dựa theo tiểu thuyết cùng tên Công chúa Pyeong Gang của Choi Sagyu. Cuốn tiểu thuyết lột tả một góc nhìn khác về Công chúa Pyeong Gang với tư cách là một nhà lãnh đạo xuất sắc đối với đất nước và người dân, phá vỡ hình ảnh một công chúa, một người vợ mềm yếu trong câu truyện dân gian Cao Câu Ly Pyeong Gang và Ondal. Nhà văn Choi Sagyu mất 25 năm để hoàn thành cuốn tiểu thuyết. Bộ phim được đạo diễn bởi Yoon Sangho, nổi tiếng với các tác phẩm Sư Nhâm Đường, Nhật ký Ánh sáng, Different Dreams, Kingmaker: The Change of Destiny và được viết bởi Han Ji-hoon, biên kịch của các bộ phim Time Between Dog and Wolf, Temptation and Woman of 9.9 Billion. Bộ phim do Victory Contents sản xuất. Ngày 27 tháng 1 năm 2021, nền tảng video trực tuyến Viu đã công bố River Where the Moon Rises sẽ là loạt tác phẩm gốc mới nhất được chiếu trên Viu. Virginia Lim, giám đốc nội dung của Viu nhận xét: "Với một kịch bản đặc biệt và những tài năng tuyệt vời, bạn sẽ không thể bỏ qua bộ phim này." Lựa chọn diễn viên Victory Contents đã tổ chức buổi tuyển chọn diễn viên công khai cho bộ phim từ ngày 3 đến ngày 4 tháng 8 với lịch trình sản xuất dự kiến là vào nửa cuối năm 2020. Các nam nữ diễn viên phải đáp ứng yêu cầu sinh từ năm 1987 đến 2005, có kỹ năng võ thuật và thể thao hoặc có kinh nghiệm đóng phim truyền hình, điện ảnh và biểu diễn. Ngày 30 tháng 10, Victory Contents công bố nam diễn viên Jung Dong-geun đã chiến thắng trong buổi tuyển chọn công khai The Next trong số 1000 ứng viên. Vào ngày 25 tháng 8, Sports Seoul đưa tin nữ diễn viên Son Ye-jin đang đàm phán để đóng vai chính trong bộ phim. Một nguồn tin từ công ty quản lý của cô, MS Team Entertainment chia sẻ: "Đó là một trong những dự án mà cô ấy đã nhận được đề nghị và vẫn chưa có gì được quyết định". "Hiện, cô ấy đang thúc đẩy việc tiến vào thị trường Hollywood bằng vai diễn trong bộ phim Hollywood The Cross của Andrew Niccol". Cùng ngày, có thông tin cho rằng Kang Ha-neul được chọn vào vai On Dal, nhưng anh đã từ chối lời đề nghị do xung đột lịch trình vào ngày 21 tháng 9. Ngày hôm sau, công ty quản lý của Kang Ha-neul xác nhận anh sẽ là vai diễn khách mời góp mặt trong bộ phim với vai Tướng quân On Hyeop. Ngày 5 tháng 10, có thông tin rằng Kim So-hyun đã được chọn và xác nhận là nhân vật chính của bộ phim. Vào ngày 13 tháng 10, có nguồn tin tiết lộ Kim Ji-soo đã nhận được lời đề nghị đóng vai Ondal và đang trong quá trình xem xét. Vào ngày 22 tháng 10, Ji Soo được xác nhận sẽ đóng vai nam chính On Dal, cùng với sự tham gia của Lee Ji-hoon và Choi Yu-hwa. Buổi đọc kịch bản được tổ chức vào ngày 23 tháng 10 năm 2020. Trước đó, cả Kim So-hyun, Ji Soo và Hwang Young-hee đều đã từng đóng chung trong bộ phim truyền hình Page Turner. Đây là lần hợp tác thứ ba của Kim So Hyun với Hwang Young-hee sau bộ phim Page Turner năm 2016 và Pure Love, cũng là lần hợp tác thứ hai với Jung Eun-pyo kể từ bộ phim Mặt trăng ôm mặt trời vào năm 2012. Kim Hee-jung cũng đã từng hợp tác với Kim So-Hyun trong Bạn là ai: Học đường 2015. Quay phim Vào ngày 23 tháng 11, việc sản xuất phim đã bị trì hoãn do đại dịch COVID-19. Có nguồn tin tiết lộ một diễn viên phụ được xác định là có liên hệ mật thiết với một người nhiễm COVID-19. Mười thành viên đoàn phim tiếp xúc với người này đã tình nguyện trải qua cuộc xét nghiệm COVID-19. Đoàn phim Nghệ thuật săn quỷ và nấu mì của đài OCN do quay cùng địa điểm quay với bộ phim, cũng đã phải hủy họp báo phát sóng. Ngày 24 tháng 11, kết quả xét nghiệm của diễn viên phụ này được xác nhận là dương tính; nhưng tất cả các diễn viên liên quan và thành viên đoàn phim đều có kết quả âm tính, bao gồm cả mười nhân viên có liên hệ chặt chẽ với nam diễn viên phụ này. Để đảm bảo an toàn, ê-kíp sản xuất đã tự cách ly thêm một hoặc hai ngày nữa để quan sát tình hình và tiếp tục khởi quay. Tranh cãi Vào ngày 3 tháng 3, thông tin bạo lực học đường xung quanh nam diễn viên Kim Ji-soo lan truyền trên mạng. Thông qua lá thư viết tay, Kim Ji-soo thừa nhận tin đồn bắt nạt học đường và xin lỗi những người đã bị tổn thương bởi hành động trong quá khứ của anh ấy và những người liên quan đến việc sản xuất bộ phim hiện đang được thực hiện. Ngày hôm sau, một đại diện của đài KBS đã chia sẻ rằng việc quay phim dự kiến ​​vào ngày 4 tháng 3 đã bị hủy bỏ do tranh cãi về bạo lực học đường của Kim Ji-soo. Vào ngày 5 tháng 3, Kim Ji-soo đã bị loại khỏi vai trò diễn viên của bộ phim. Cuối ngày hôm đó, có thông tin xác nhận rằng Kim Ji-soo đã được thay thế bởi Na In-woo từ tập 7 trở đi. Tỷ suất lượt xem Quảng bá Một video quảng bá đặc biệt dài 40 giây đã được chiếu tại Lễ trao giải Phim truyền hình KBS 2020 vào ngày 31 tháng 12 năm 2020. Video đặc biệt thứ 2 được đăng tải vào ngày 8 tháng 1 năm 2021. Áp phích quảng đầu tiên được công bố vào ngày 14 tháng 1 mô tả Công chúa Pyeong Gang đang cưỡi trên một con ngựa với hình bóng khuôn mặt của On Dal lơ lửng trên bầu trời phía trên. Hàm ý bức ảnh thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Pyeong Gang trong việc khôi phục và lãnh đạo Cao Câu Ly cũng như tình yêu mãnh liệt của On Dal dành cho Pyeong Gang. Dòng chữ trên áp phích đề: "On Dal, vị tướng quân biến tình yêu thành lịch sử. Công chúa Pyeong Gang, với cô Cao Câu Ly là tất cả". Tham khảo Liên kết ngoài Sông đón trăng lên tại Victory Contents Sông đón trăng lên trên Daum Chương trình truyền hình tiếng Triều Tiên Phim truyền hình Hàn Quốc thập niên 2020 Phim truyền hình KBS, Hàn Quốc Phim truyền hình Hàn Quốc ra mắt năm 2021
wiki
Công quốc Westphalia (tiếng Đức: Herzogtum Westfalen; tiếng Anh: Duchy of Westphalia) là một nhà nước lịch sử trong Đế chế La Mã Thần thánh, tồn tại từ năm 1102 đến năm 1803. Nó nằm trên khu vực có điện tích lớn hơn vùng Westphalia, ban đầu là một trong ba khu vực chính trong công quốc gốc Đức của Sachsen và ngày nay là một phần của Bang Nordrhein-Westfalen. Công quốc được nắm giữ bởi các Tổng Giám mục và Tuyển hầu tước của Cologne cho đến khi nó được thế tục hóa vào năm 1803. Địa lý Công quốc này gần như bao gồm lãnh thổ của các huyện Olpe và Hochsauerland ngày nay, cũng như các khu vực lân cận của huyện Soest và Märkischer Kreis (Menden và Balve), từ năm 1507 cũng bao gồm vùng ngoại ô của Volkmarsen (một tài sản cũ của Tu viện Hoàng gia Corvey). Thị trấn Soest đã bị mất vào tay Công quốc Cleves-Mark sau sự kiện Soester Fehde vào năm 1449. Công quốc giáp với lãnh thổ của Giáo phận vương quyền Münster bên kia sông Lippe ở phía Bắc và giáp với Giáo phận vương quyền Paderborn ở phía Đông Bắc; cả 2 lãnh thổ giáo hội này đều phân tách ra từ Công quốc Sachsen trước đây, trong khi Công quốc Hessen, các Bá quốc Nassau và Waldeck ở phía Đông Nam là một phần của Công quốc gốc Franconia trước đây. Rhenish của Công quốc Berg và Westphalian của Bá quốc Mark ở phía Tây vẫn là một trở ngại cho sự kết nối trên bộ với lãnh thổ Cologne trên sông Lower Rhine. Công quốc Westphalia trở thành phần lãnh thổ lớn nhất của của Giáo phận vương quyền Cologne. Ngoài Hellweg Börde màu mỡ ở phía Bắc của dãy đồi Haar, một phần của Vùng đất thấp Westphalia, các vùng đất của công quốc chủ yếu bao gồm các khu vực núi và rừng rậm, với một số mỏ kim loại đáng kể và các suối nước khoáng. Đoạn Hellweg nối các thị trấn Werl, Erwitte và Geseke là một phần của tuyến đường thương mại quan trọng từ Aachen đến Goslar. Lịch sử Trước đây là một phần của công quốc gốc Sachsen cùng với Angria và Eastphalia, các vùng đất của Westphalia đã được Cơ đốc giáo hóa bởi các Tổng giám mục Cologne theo lệnh của nhà cai trị người Frank là Hoàng đế Charlemagne sau những cuộc chinh phạt của ông trong Chiến tranh Sachsen. Các giáo xứ đầu tiên được thành lập ở phía đông các điền trang Rhenish xung quanh Soest, nơi các tổng giám mục mở rộng lãnh thổ giám mục của họ. Nhiều cơ sở tu viện được thành lập, như Tu viện Grafschaft vào năm 1072, lập ra bởi Anno II của Cologne, đã ổn định quy tắc giáo hội. Thành lập công quốc (1102–1180) Mở rộng (1180–1445) Westphalia cho đến khi kết thúc Đế chế (1445–1806) Sau Đế chế (1806–1815) Tham khảo Liên kết ngoài Map of the Duchy of Westphalia in 1789 Công quốc Thánh chế La Mã Tuyển hầu quốc Cologne Westphalia Cựu quốc gia châu Âu Lịch sử cận đại Đức Đức trung cổ Khởi đầu thập niên 1180 ở Đế quốc La Mã Thần thánh
wiki
Calixtô III (Latinh: Callixtus III) là vị giáo hoàng thứ 209 của giáo hội công giáo. Theo niên giám tòa thánh năm 1806 thì ông đắc cử Giáo hoàng năm 1455 và ở ngôi Giáo hoàng trong 3 năm 3 tháng 29 ngày. Niên giám tòa thánh năm 2003 xác định ông đắc cử Giáo hoàng ngày 8 tháng 4 năm 1455, ngày khai mạc chức vụ mục tử đoàn chiên chúa là ngày 20 tháng 4 năm và ngày kết thúc triều đại của ông là ngày 6 tháng 8 năm 1458. Giáo hoàng Callixtus III sinh tại Jativa, Tây Ban Nha ngày 31 tháng 12 năm 1378 với tên là Alonso de Borgia. Sau khi Giáo hoàng Nicolaus V qua đời, hồng y Alonso de Borgia người Tây Ban Nha, 77 tuổi được các hồng y bầu lên ngôi Giáo hoàng. Chính sách gia đình trị của ông đã củng cố quyền lực của dòng họ Borgia. Vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ Vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ là mối quan tâm hàng đầu của ông, ông nhắc lại việc mộ binh thánh giá nhưng Tây phương vẫn tỏ ra lạnh nhạt. Hai nước Đức và Pháp còn đang bất mãn về chế độ thuế khóa của Tòa thánh. Những nước chuyên về hàng hải như Venecia, chỉ nghĩ đến vấn đề thương mại với Đông phương. Chỉ có Hungari hưởng ứng, vì đang bị đe dọa trực tiếp. Tướng Hunyadi đánh tan quân xâm lăng tại trận Belgrade. Nhưng ông này mất năm đó. Ông bị ám ảnh bởi ý tưởng chiếm lại Constantinopolis và Đất Thánh cũng như đánh bại quân Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang là một mối hoạ nguy hiểm. Ông truyền cho cả Giáo hội ăn chay, cầu nguyện cho hòa bình, truyền khắp nơi kéo chuông vào giữa trưa hàng ngày, xuất tiền võ trang cho một đoàn tàu chiến đánh Thổ Nhĩ Kỳ. Cai quản giáo hội Ông đã đáp lại thuận lợi lời kêu gọi của mẹ bà Joan Arc và đã công bố thư cho phép phục hồi năng cách của bà này năm 1455. Ông giúp Kitô giáo phát triển tại Thuỵ Điển, Na Uy và Đan Mạch và thiết lập lễ Chúa Biến Hình. Callixtus III không phải là người ưa thích nhân bản chủ nghĩa và văn nghệ phục hưng. Ông bị mang tiếng thiên tư bà con, khi đặt ba người cháu còn ít tuổi lên chức hồng y, trong đó có Rodrigo Borgia vốn tiếng ngang tàng, sau này là Giáo hoàng tức Alexander VI. Thái độ của Giáo hoàng Callixtus làm cho người Roma bực bội không ít. Chú thích Tham khảo 265 Đức Giáo hoàng, Thiên Hựu Nguyễn Thành Thống, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, xuất bản tháng 5 năm 2009. Các vị Giáo hoàng của giáo hội toàn cầu, hội đồng Giám mục Việt Nam Cuộc lữ hành đức tin, lịch sử Giáo hội Công giáo, Lm Phanxicô X. Đào Trung Hiệu OP Hiệu đính tháng 9/2006, Đa Minh Việt Nam, Tỉnh dòng Nữ vương các thánh tử đạo. Lịch sử Giáo hội Công giáo, Linh mục O.P Bùi Đức Sinh – giáo sư sử học, Tập I và II, Nhà xuất bản Chân Lý, Giấy phép số: 2386 BTT/PHNT Sài Gòn ngày 28 tháng 7 năm 1972. C Sinh năm 1378 Mất năm 1458
wiki
Đây là danh sách những trường hợp được cho là đã nhìn thấy vật thể bay không xác định hoặc UFO ở châu Phi. Algérie Trong chiến tranh Algérie (1954-1962), nhiều vụ chứng kiến UFO đã được báo cáo xung quanh các vùng xung đột. Tháng 3 năm 1975, một số UFO đã được "những người đáng kính" quan sát thấy trên khắp đất nước. Morocco Ngày 12 tháng 7 năm 1952, 2 đĩa bay thon dài được cảnh sát phát hiện vào ban đêm phía trên Had Kourt. Ngày hôm sau, lúc 11 giờ 45 phút tối, người dân Fedala phát hiện một vật thể hình quả bóng màu xanh lục đang bay với tốc độ cao và tạo thành một vệt sáng. Ngày hôm sau, lúc 9 giờ sáng, một cặp vợ chồng quan sát thấy một đĩa bay khác trong khoảng 30 giây. Senegal Ngày 3 tháng 7 năm 1952, một chiếc đĩa bay được nhiều người phát hiện phía trên Dakar lúc 6 giờ 8 phút sáng. Chiếc đĩa theo như lời các nhân chứng mô tả là phẳng và thuôn nhọn, đi với tốc độ lớn và được ngọn lửa vây quanh. Khi chiếc đĩa bay về phía nam, những người chứng kiến đã tả lại rằng họ chẳng còn nhìn thấy các ngôi sao được nữa. Sudan Tháng 1 năm 2018, một UFO được phát hiện trên bầu trời Khartoum mà quân đội Sudan đã nhận dạng đây là một vệ tinh tiềm năng (có thể là vệ tinh Zuma thất bại của Mỹ theo một nhà khoa học), mặc dù họ thừa nhận không thể xác định rõ vật thể bay. Tunisia Tháng 7 năm 1969, nhiều nhà quan sát, bao gồm cả các quan chức đại sứ quán Mỹ, đã báo cáo về một vật thể bay có hai phần màu xanh lá cây và xanh lam có kích thước như trăng tròn trên bầu trời Tunis. Nó được cho là đã phát nổ tạo thành một đám mây hình tròn màu xanh lục. Zimbabwe Ngày 14 tháng 9 năm 1994, 62 đứa trẻ từ một trường học ở Ruwa đã chứng kiến vụ hạ cánh của một con tàu vũ trụ lớn và nhiều chiếc tàu nhỏ hơn gần trường học của chúng. Đám trẻ mô tả những người ngoài hành tinh bước ra khỏi phi thuyền có "cái đầu lớn, hai lỗ mũi, một khe miệng hoặc không hoàn toàn có miệng, mái tóc đen dài và mặc bộ quần áo một mảnh tối màu". Nhà tâm thần học người Mỹ John E. Mack đã phỏng vấn một số đứa trẻ liên quan đến vụ việc và kết luận rằng đây có thể không phải là một vụ cuồng loạn tập thể vì 12 đứa trẻ đã kể lại sự kiện một cách nhất quán. Mack cho biết các cuộc phỏng vấn cũng tiết lộ vẻ "ấn tượng nhất quán [do bọn trẻ đưa ra rằng] một dạng sống có tri giác nào đó quan tâm đến Trái Đất, quan tâm đến môi trường và thậm chí quan tâm đến cả trẻ em nữa". Nam Phi Xem thêm Danh sách tiêu biểu về những hiện tượng UFO Đọc thêm Cynthia Hind, Ufos Over Africa. Horus House Pr. 1 June 1997. ISBN 978-1881852155 Tham khảo Sự kiện tại châu Phi Hiện tượng quan sát thấy UFO Hiện tượng quan sát thấy UFO theo quốc gia
wiki
María Corina Smith Pocaterra (sinh ngày 8 tháng 9 năm 1991) được biết đến với cái tên Corina Smith, là một ca sĩ, diễn viên và người mẫu người Venezuela. Đời tư Corina Smith được sinh ra tại thành phố Caracas, Venezuela, vào ngày 8 tháng 9 năm 1991. Cô là con gái của Roberto Smith Perera, lãnh đạo đảng đối lập Venezuela nổi tiếng Will và Marina Pocaterra. Corina Smith học kinh tế và tài chính tại Đại học Boston, Hoa Kỳ, cho đến năm 2014, khi cô trở về Venezuela. Smith có hai chị em, María Sofía Smith và María Elisa Smith. Nghề nghiệp Smith ra mắt trên truyền hình vào năm 2009, tham gia bộ phim truyền hình Somos tú y yo: Un nuevo día, đóng vai Maria Corina, một người cổ vũ của Học viện Granadillo. Bộ này là một phần phụ của Somos tú y yo và được dựa trên bộ phim Greas của Mỹ. Bộ phim được công chiếu vào ngày 17 tháng 8 năm 2009 bởi chuỗi Boomerang Mỹ Latinh và được phát sóng ở Châu Mỹ Latinh, Châu Âu, Châu Á và một số quốc gia ở Trung Đông. Năm 2010, Smith tham gia dàn diễn viên chính của bộ truyện, NPS: No puede ser. Bộ phim là lần thứ hai spin-off của Somos tú y yo và đánh dấu sự kết thúc của bộ truyện, bộ phim được công chiếu lần đầu tiên ngày 25 tháng 7 năm 2010 tại Venezuela bởi Venevision và trên 08 Tháng 11 2010 bởi Boomerang Mỹ Latinh chuỗi. Nghề ca sĩ Năm 2015, Corina Smith ra mắt với tư cách là ca sĩ với đĩa đơn quảng cáo, "La Difícil", từ đó cô đã quay một video clip ở La Guaira, Venezuela, với sự tham gia của Sheryl Rubio, Rosmeri Marval, Rosangelica Piscitelli, Natalia Moretti và Vanessa Suárez. Vào tháng 5 năm 2016, Corina Smith đã phát hành đĩa đơn thứ hai, "Vitamina D", Đĩa đơn là một phần của album đầu tiên của ca sĩ. Tham khảo Nhân vật còn sống Sinh năm 1991 Nữ người mẫu Venezuela
wiki
Bò sừng dài Anh (trước đây gọi là bò Lancashire) là một giống bò thịt nâu và trắng có sừng dài có nguồn gốc từ Craven, ở phía bắc nước Anh. Loài này ban đầu được sử dụng làm động vật phục vụ cho công việc đồng áng do thân hình của nó rất phù hợp; sữa cũng được thu thập nhằm sản xuất bơ và pho mát vì hàm lượng bơ cao. Một nông dân sẽ sở hữu một hoặc hai con bò; chúng sẽ được đi kèm với một con bò thuộc sở hữu của Chúa tể của các Manor. Những chiếc sừng cong dài, đáng chú ý phục vụ để phân biệt giống bò này với những bò khác có thể khiến bò giống này có vẻ ngoài khá hung dữ, mặc dù tính khí thường rất thân thiện. Bò sừng dài Anh sống lâu hơn đáng ngạc nhiên so với các giống bò khác và cũng được biết đến về việc sinh bê một cách dễ dàng. Chúng có một mảng lông màu trắng dọc theo đường sống lưng và dưới bụng. Không nên nhầm lẫn với giống bò sừng dài Texas, thường được gọi là "Bò sừng dài" hoặc "Sừng dài - Longhorn". Bò sừng dài Anh có sừng cong có xu hướng phát triển xung quanh khuôn mặt, trong khi bò sừng dài Texas có sừng thường dài và hướng ra xa mặt. Bò sừng dài Texas có thể có bất kỳ màu lông nào mà một con bò có thể có trừ màu lang xanh, trong khi bò sừng dài Anh chỉ có màu nâu và trắng. Tham khảo Giống bò
wiki
Đề bài: Em hãy nghị luận xã hội về hạnh phúc Có thể thấy rằng dường như chúng ta bước trên đường đời, sẽ có lúc gặp những khó khăn, vất vả, nhưng lại tưởng chừng có lúc lại được đón nhận những niềm vui bất ngờ, hạnh phúc ngọt ngào. Chúng ta như cũng chính là những nghệ sĩ đệm đàn, lúc nốt trầm, lúc nốt bổng. Cũng vì vậy, tại sao không tạo nên một bản nhạc hạnh phúc cho cuộc đời mình chứ. Hạnh phúc dường như đối với tôi đơn giản lắm, là niệm vui. Hạnh phúc chính là sự sung sướng khi mình được ở bên cạnh người thân, những người yêu thương, hạnh phúc đôi khi nó còn là khi tôi được chia sẽ những niềm vui nỗi buồn cho ai ai đó. Và qua đó tất cả những vất vả khó nhọc se được giải tỏa. Dường như đối với mỗi người đều suy nghĩ cho mình một chuẩn mực về hạnh phúc, không ai giống ai, nhưng tất cả đều quy chụp lại đó chính là biểu thị của những thái độ sung sướng về một điều gì đó trong cuộc sống mà ta cảm thấy được thỏa mãn. Nhưng dường như ta đã biết rằng chính hạnh phúc là một thứ vô hình, và thật khó thậm chí là không nắm bắt được, nên để tìm kiếm hạnh phúc mỗi người sẽ có một đáp án khác nhau, không ai giống ai. Có người dường như cũng có thể sẽ thấy giống tôi, cảm thấy hạnh phúc chỉ là những thứ đơn giản gần gũi, đang hiện diện ở trước mắt chúng ta như đơn giản là nhìn thấy mâm cơm của người mẹ vất vả tảo tần sau những giờ học tập mệt nhọc, nhìn thấy những giọt mồ hôi của cha khi cha sửa chiếc xe đạp cà tàng của mình. Và đó còn là khi nhìn thấy ông bà ngày một thêm khỏe mạnh, nhìn thấy những cái ôm ấm ấp của cha mẹ mỗi khi mùa đông về…..Nhưng dường như cũng có những hạnh phúc, được tạo dựng từ những giọt nước mắt, người ta gọi đó là hạnh phúc trọn vẹn đó là khi nước mắt mẹ rơi vì khi con lần đầu gọi mẹ, nước mắt cha rơi khi đứa con tàn tật và may mắn là đã có cơ hội cứu chữa, hay giọt nước mắt vì bao ngày miệt mài vất vả nay đạt được kết quả mong đợi…. Và dường như đối với nhiều người, hạnh phúc là những thứ vô cùng lớn lao như kiếm được thật nhiều tiền, hay là xây được một ngôi nhà thật lớn, và hạnh phúc khi được đi nhiều thành phố nổi tiếng thế giới…. Có thể nói mỗi thứ được coi là hạnh phúc đó chính là một phép màu trong cuộc đời.Xem thêm: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh: "Cuộc đời tuy dài thế (...) Để ngàn năm còn vỗ” Và câu hỏi làm thế nào để có được hạnh phúc? Luôn luôn là một trong những câu hỏi khó mà ngay cả tôi và bạn đang cố gắng kiếm tìm đáp án. Và có thể quay trở lại quay lại với câu nói trê, hạnh phúc là vô hình, nên để tìm kiếm được nó tất cả là dựa vào chính thái độ cũng như là tinh thần của chúng ta. Có lẽ chính mỗi cá nhân làm nên hạnh phúc, chứ không phải hạnh phúc tạo ra con người. Hạnh phúc dường như không phải xuất phát từ bên ngoài hay từ những điều kiện vật chất và cũng không phải do môi trường tạo nên. Hạnh phúc của bạn thì phải do chính bạn nắm giữ chìa khóa. Hạnh phúc chắc chắn sẽ dễ dàng khi nó đơn giản, nhưng sẽ khó khăn nếu chúng ta phải biết nắm giữ cũng như biết biến những cái tưởng chừng là hạnh phúc không phải của mình thành của mình. Và dường như chú những thứ hạnh phúc đó có thể chỉ là chớp nhoáng lướt qua bạn, và nếu như bạn níu giữ thì nó sẽ không còn là hạnh phúc nữa. Ta có thể hiểu hạnh phúc chính là hãy sống vì người khác, hãy chia sẽ niềm vui của mình cho người khác. Bởi cũng chính vì, hạnh phúc chính là cấp số vạn biết, bạn chia ra rồi tự khắc được nhân lên thôi.Xem thêm: Tả một loài hoa mà em yêu thích Nhưng có thể thấy được hạnh phúc đôi khi lại rất mong manh, và bạn phải biết nắm bắt và gìn giữ nhưng đừng nhầm tưởng giữa hạnh phúc và tự phụ, bởi ranh giới của nó là rất nhỏ và rất mong manh đó. Dường như chúng ta có thể hạnh phúc, chúng ta như đã cảm thấy tự hào về điều đó nhưng đừng để nó biến thành sự đề cao quá mức, quá chìm đắm vào nó vì lúc đó chúng ta sẽ đánh mất đi giá trị thật sự của hạnh phúc. Chúng ta chắc chắn sẽ dễ dàng quên đi những vấn đề thực tế đang diễn ra ở xung quanh. Và chính những lúc đó vô tình hay cố ý chúng ta không nhận ra hạnh phúc đang ở đây chứ không phải ở những thứ cao xa kia. Và nếu như thật sự bạn muốn hạnh phúc, thì bạn hãy biết trân trọng những gì gần gũi nhất trước tiên vì chúng ta dễ dàng có nó nhưng nếu khi nó mất đi chúng ta sẽ mãi mãi chẳng thể lấy lại được. Nếu như bạn đang cố chạy theo thứ hạnh phúc to lớn, cao sang, đến một ngày bạn sẽ nhanh chóng nhận ra nó không gần gũi và cảm thấy mệt mỏi. Bởi vậy, hãy sống và trân trọng những gì ta đang có nhé. Bởi biết biến hạnh phúc đơn giản thành cái vĩ mô, thành động lực để ta sống vui vẻ, lạc quan. Hạnh phúc dường như cũng chính là nền tảng để tạo ra thành công, người hạnh phúc có thể tạo ra thành công, nhưng thành công thì khó có thể tạo ra hạnh phúc. Vì vậy, mà bạn hãy cứ sống trọn vẹn với hạnh phúc thì thành công sẽ mỉm cười với bạn thôi.Xem thêm: Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống. Hãy cứ lạc quan và biết trân trọng những gì ta đang có, từ những điều bình dị nhất trong cuộc sống, để sau đó ta mới biết được hạnh phúc không hề viển vông hay xa lạ, mà những điều hạnh phúc tốt đẹp nhất luôn luôn hiện hữu quanh ta nếu như ta biết gìn giữ và trân trọng Nguồn: Văn mẫu hay
vanhoc
Jean-Marie Dayot (tên tiếng Việt: Nguyễn Văn Trí, 1759-1809) là một sĩ quan Hải quân Pháp và là một trong những nhà phiêu lưu đã phục vụ Nguyễn Ánh, người mà sau này là hoàng đế Gia Long của Việt Nam. Xuất thân từ một gia đình gốc Bretagne định cư ở Ile Bourbon, Jean-Marie Dayot sinh ở Port Louis, Ile Maurice. Ông trở thành một đại úy hậu cần trên tàu (auxiliaire Lieutenant de vaisseau) trong Hải quân Hoàng gia Pháp. Ông gặp Bá Đa Lộc tại Ile Bourbon hoặc Pondicherry, và được giao nhiệm vụ chỉ huy một trong hai tàu buôn cùng với các tàu chiến Méduse của Bá Đa Lộc đi đến Việt Nam. Tham gia phục vụ Nguyễn Ánh, năm 1790 ông chỉ huy một đơn vị Hải quân gồm có hai tàu chiến kiểu châu Âu của Nguyễn Ánh. Năm 1792, ông tham gia vào một trận hải chiến chống Tây Sơn, đánh chìm 5 tàu chiến, 90 thuyền kiểu và khoảng 100 tàu thuyền nhỏ hơn. Năm 1793, tại một trận hải chiến ở Quy Nhơn ông thu được khoảng 60 thuyền kiểu khoảng 100 thuyền kiểu Galê của Tây Sơn. Ngoài ra, Dayot còn thực hiện các công việc trong lĩnh vực thủy văn, làm ra rất nhiều bản đồ bờ biển Việt Nam, mà người vẽ là người em trai của ông, Félix Dayot. Năm 1795, thuyền của Jean-Marie Dayot bị mắc cạn, vì việc này ông bị kết tột sơ suất và bị phạt gông. Tức giận, ông rời khỏi Đông Dương. Jean-Marie Dayot sau đó định cư ở Manilla, nơi mà ông buôn bán với México. Ông chết khi thuyền của ông chìm ở Vịnh Bắc Bộ năm 1809. Em của ông, Félix Dayot, chết vào năm 1821 ở Macao. Chú thích Tham khảo Mantienne, Frédéric 1999 Monseigneur Pigneau de Béhaine, Editions Eglises d'Asie, 128 Rue du Bac, Paris, ISSN 12756865 ISBN 2914402201 Salles, André 2006 Un Mandarin Breton au service du roi de Cochinchine, Les Portes du Large ISBN 291461201X Ts. Nguyễn Vĩnh-Tráng, Jean-Marie Dayot qua những bài viết. http://chimvie3.free.fr/67/nvtrn_DayotParLesTextes_P1_Viet_067.htm Sĩ quan Hải quân Pháp Sinh năm 1759 Mất năm 1809 Võ tướng chúa Nguyễn Quan lại chúa Nguyễn
wiki
Tiếng Bắc Âu Greenland là một ngôn ngữ German Bắc được nói tại các điểm dân cư người Norse tại Greenland cho tới khi họ biến mất vào thế kỷ 15. Ngôn ngữ này được ghi nhận trong 50 bản khắc chữ Rune, nhiều trong số đó khó xác định niên đại và không chắc chắn liệu có phải đã được khắc bởi người sinh ra tại Greenland hay không. Khó mà xác định được các đặc điểm ngôn ngữ riêng biệt của tiếng Bắc Âu Greenland từ những bản Rune có được. Tuy vậy, có nhiều bản khắc cho thấy người viết dùng t thay cho þ trong những từ như torir (thay vì þorir) và tana (thay vì þana). Điều tương tự cũng xảy ra song song ở các phương ngữ tiếng Na Uy miền tây vào cuối thời Trung Cổ. Tiếng Bắc Âu Greenland cũng lưu giữ một vài nét đã mất đi ở các ngôn ngữ German Bắc khác, bao gồm các cụm phụ âm đầu hl và hr (mà ngoài ra chỉ còn được lưu giữ trong tiếng Iceland), và nguyên âm œ, mà đã hợp nhất vào æ tiếng Iceland nhưng được giữ lại trong tiếng Na Uy cổ. Tiếng Bắc Âu Greenland nhiều khả năng đã có tiếp xúc với tiếng Inuit Greenland, ngôn ngữ của người Kalaallit, và đã để lại một số từ mượn. Ví dụ, từ Kalaaleq (dạng cổ Karaaleq) tiếng Inuit Greenland, nghĩa là người Greenland, được cho là bắt nguồn từ Skrælingr, từ mà người Norse dùng để chỉ tộc người họ gặp ở Bắc Mỹ. Từ kona, nghĩa là phụ nữ, cũng có lẽ mang gốc Bắc Âu. Tiếng Bắc Âu Greenland đã biến mất cùng với người Norse Greenland vào cuối thế kỷ 15-đầu thế kỷ 16. Ví dụ Bản khắc Kingittorsuaq có niên đại năm 1300, được phát hiện gần Upernavik. Nhiều khả năng nó được khắc bởi người Norse. Phụ danh Tortarson (tiếng Bắc Âu cổ chuẩn: Þórðarson) cho thấy sự thay đổi từ þ thành t còn từ hloþu (tiếng Iceland cổ hlóðu, tiếng Na Uy cổ lóðu) cho thấy sự lưu giữ phụ âm đầu hl. Chú thích Tài liệu Bandle, Oskar (2002). The Nordic Languages: An International Handbook of the History of the North Germanic Languages: Volume 2. . Barnes, Michael (2005). "Language" in A Companion to Old Norse-Icelandic Literature and Culture, ed. by Rory McTurk. . Jahr, Ernst Håkon and Ingvild Broch (1996). Language Contact in the Arctic: Northern Pidgins and Contact Languages. . Liên kết ngoài Runic inscription from Greenland Greenland Văn hóa German Ngôn ngữ không còn ở Châu Âu Lịch sử Greenland Ngôn ngữ không còn ở Greenland Ngôn ngữ German không còn Ngôn ngữ tại Greenland Ngôn ngữ Tây Scandinavia
wiki
là một nhà làm phim hoạt hình, đạo diễn và nhà thiết kế nhân vật người Nhật Bản. Sự nghiệp Sau khi tốt nghiệp một trường dạy nghề ở Osaka, anh bắt đầu làm việc tại hãng phim Kyōto Animation. Tác phẩm ra mắt vai trò họa sĩ diễn hoạt chính của anh là anime truyền hình InuYasha vào năm 2003 (theo hợp đồng của Sunrise Inc). Năm 2006 đánh dấu lần đầu tiên anh ngồi vào ghế đạo diễn diễn hoạt khi phụ trách tập thứ mười của Suzumiya Haruhi, và sau đó trở thành trưởng chỉ đạo hoạt họa trong bản phim tái phát sóng năm 2009. Năm 2011, Nishiya chịu trách nhiệm chính khâu thiết kế nhân vật của anime Nichijou. Năm 2012, anh tham gia vào quá trình tạo hình các nhân vật của Hyouka, một anime dựa theo tiểu thuyết bí ẩn cùng tên của Yonezawa Honobu vốn không có hình mẫu nhân vật gốc. Những năm sau đó, anh tiếp tục làm việc trong cho các dự án anime Free! và Dáng hình thanh âm. Tác phẩm cuối cùng mà Nishiya ghi dấu trong vai trò thiết kế nhân vật là Liz to Aoi Tori vào năm 2018. Ngày 18 tháng 7 năm 2019, Nishiya qua đời trong vụ phóng hỏa Kyōto Animation, hưởng dương 37 tuổi. Danh sách phim Inuyasha: Họa sĩ diễn hoạt chính Full Metal Panic!: Họa sĩ diễn hoạt chính Air: Họa sĩ diễn hoạt chính FMP! The Second Raid: Họa sĩ diễn hoạt chính Suzumiya Haruhi (phiên bản 2006): Đạo diễn diễn hoạt, họa sĩ diễn hoạt chính Kanon: Đạo diễn diễn hoạt, họa sĩ diễn hoạt chính Lucky Star: Đạo diễn diễn hoạt, họa sĩ diễn hoạt chính Clannad: Đạo diễn diễn hoạt, họa sĩ diễn hoạt chính Clannad: After Story: Đạo diễn diễn hoạt, họa sĩ diễn hoạt chính K-On!: Đạo diễn diễn hoạt, họa sĩ diễn hoạt chính Suzumiya Haruhi (phiên bản 2006): Trưởng chỉ đạo hoạt họa, đạo diễn diễn hoạt, họa sĩ diễn hoạt chính K-On!!: Đạo diễn diễn hoạt, họa sĩ diễn hoạt chính Nichijou: Thiết kế nhân vật, trưởng chỉ đạo hoạt họa, đạo diễn diễn hoạt Hyouka: Thiết kế và tạo hình nhân vật, trưởng chỉ đạo hoạt họa, đạo diễn diễn hoạt Chūnibyō demo Koi ga Shitai!: Đạo diễn diễn hoạt Tamako Market: Đạo diễn diễn hoạt, họa sĩ diễn hoạt chính Free!: Thiết kế nhân vật, trưởng chỉ đạo hoạt họa, đạo diễn diễn hoạt, họa sĩ diễn hoạt chính Kyōkai no Kanata: Trợ lý đạo diễn diễn hoạt Chūnibyō Demo Koi ga Shitai! Ren: Đạo diễn diễn hoạt, họa sĩ diễn hoạt chính Free!: Eternal Summer: Thiết kế nhân vật, trưởng chỉ đạo hoạt họa, đạo diễn diễn hoạt Amagi Brilliant Park: Đạo diễn diễn hoạt, trợ lý đạo diễn diễn hoạt Hibike! Euphonium: Đạo diễn diễn hoạt Hibike! Euphonium 2: Đạo diễn diễn hoạt Dáng hình thanh âm: Thiết kế nhân vật Kobayashi-san Chi no Maidragon: Đạo diễn diễn hoạt Free!: Dive to the Future: Thiết kế nhân vật, trưởng chỉ đạo hoạt họa Liz to Aoi Tori: Thiết kế nhân vật, trưởng chỉ đạo hoạt họa, đạo diễn diễn hoạt Tham khảo Liên kết ngoài Chết vì hỏa hoạn Người Hiroshima Nhà thiết kế nhân vật anime Họa sĩ diễn hoạt Nhật Bản Sinh thập niên 1980 Mất năm 2019
wiki
Yi Je-hyeon (Tiếng Triều Tiên: 이제현, Hanja: 李齊賢, Hán-Việt: Lý Tề Hiền) (1288-1367) là một vị quan, nhà thơ, học giả, họa sĩ người Triều Tiên sống vào giai đoạn cuối triều Cao Ly. Ông cùng với Thôi Trí Viễn và Lý Khuê Báo là ba nhà thơ lớn nhất văn học cổ điển Triều Tiên. Ngoài ra, ông còn là nhà lý học Trình Chu hàng đầu của Triều Tiên. Lý Tề Hiền tự là Trọng Tư, hiệu là Ích Trai, Thực Trai, Lịch Ông. Ông quê ở Khánh Châu, từ nhỏ đã được học hành tử tế. Năm 17 tuổi, ông đã bước vào chốn quan trường. Lúc đó nhà Nguyên bắt Cao Ly phải thuần phục. Năm 28 tuổi, ông cùng các đồng hương theo đoàn của vua Trung Tuyên vương sang Yên Kinh. Tại đó, ông có cơ hội kết giao với nhiều danh sĩ như Triệu Mạnh Phủ, Trương Dưỡng Hạo. Sau 26 năm lưu vong, hết lòng bảo vệ quốc hiệu và độc lập cho Cao Ly, ông quay về nước lúc 54 tuổi. Bị đố kị nên ông sống khép kín. Lúc 58 tuổi ông được mời làm thầy của vương tử và viết nhiều bộ sử. Khi Cung Mẫn vương lên ngôi, ông được phong làm Hữu chính thừa. Lúc 71 tuổi, ông từ quan về quê ẩn cư. Ông sáng tác thơ, từ, tản văn, chỉnh lý dân ca và dịch ra chữ Hán. Tác phẩm của ông có Lịch Ông bại thuyết và Ích Trai loạn cảo. Tham khảo Sinh năm 1287 Mất năm 1367 Nhân vật chính trị nhà Triều Tiên Nhà Nho Triều Tiên Họa sĩ Triều Tiên Chính khách Triều Tiên
wiki
Nghị luận về sự thành công trong cuộc sống Hướng dẫn Nghị luận về sự thành công trong cuộc sống Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi chưa? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc hay sự chính xác đến từng chi tiết? Thành công có phải là thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ. Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công bị trì hoãn mà thôi. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Ngày còn nhỏ, tôi đả được đọc một câu chuyện rất xúc động, kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ, người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Một người mẹ với mối tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Kết luận cuối bài bà ngoại là người mẹ – người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đờỉ. Dù bài văn lạc đề và phải về nhà viết lại,nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ây, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hanh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó. Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành ti phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ây, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có về tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công. Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich – ông chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. ở đó, bạn nhận dược tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế! Với tôi đó là đã là một thành công. Tôi chúc các bạn cũng thành công giống tôi nhé!
vanhoc
Phản ứng đề-oxyhóa Barton-McCombie là một phản ứng hóa học hữu cơ trong đó một nhóm hydroxy trong hợp chất hữu cơ bị thay thế bởi một nhóm alkyl . Phản ứng được đặt theo tên của nhà hóa học người Anh Sir Derek Harold Richard Barton (1918-1988) và Stuart W. McCombie. Cơ chế phản ứng Cơ chế phản ứng của phản ứng Barton-McCombie yêu cầu một chất xúc tác tạo gốc tự do ở giai đoạn khơi mào và một bước phát triển mạch .Rượu 1 trước hết được chuyển hóa thành xanthate 2. Một chất phản ứng khác là tributyl thiếc hydride 3 phân hủy, dưới tác động của AIBN 8 thành gốc tự do tributyl thiếc 4. Gốc tự do này "kéo" nhóm xanthate ra khỏi 2 và tạo thành gốc alkyl tự do 5; sản phẩm còn lại xanthate tributyl của thiếc 7. Liên kết giữa lưu huỳnh và thiếc rất bền và tạo nên lực đẩy của phản ứng. Gốc alkyl tự do 5, đến lượt mình, lấy đi một nguyên tử hydrogen từ một phân tử tributyl thiếc hydride mới, tạo thành sản phẩm đề-oxi-hóa 6 và một gốc tự do mới cho quá trình phất triển mạch. Những thay đổi từ phản ứng ban đầu Thay đổi nguồn hydride Một trong những hạn chế của phản ứng là việc sử dụng hydride của thiếc vốn là một chất độc, tốn kém và rất khó tách khỏi hỗn hợp phản ứng. Một trong những thay đổi được đề xuất là việc sử dụng anhydride tributyl của thiếc làm nguồn tạo gốc tự do và poly(methylhydridesiloxane) (PMMS) làm nguồn hydride . Phenyl chlorothionoformate cũng có thể được dùng để tạo ra carbonyl sulfide. Trialkyl borane Phức chất trialkyl borane- nước cũng có thể được sử dụng như nguồn cung cấp nguyên tử hydrogen Trong vòng xúc tác này, phản ứng được khơi mào nhờ quá trình oxi-hóa của trialkylborane 3 trong không khí tạo nên gốc tự do methyl 4. Gốc tự do này phản ứng với xanthate 2 tao ra S-methyl-S-methyl dithiocarbonate 7 và gốc tự do trung gian 5. Gốc tự do 5 tổ hợp với hydrogen lấy từ (CH3)3B.H2O 3 tạo nên alkan 6; sản phẩm phụ là acid diethyl borinic và một gốc tự do methyl mới. Ứng dụng Một trong những phiên bản cải tiến của phản ứng được sử dụng trong quá trình tổng hợp toàn phần hợp chất azadirachtin : Một phiên bản khác của phản ứng sử dụng chất phản ứng imidazole 1,1'-thiocarbonyldiimidazole (TCDI), trong quá trình tổng hợp toàn phần pallescensin B Tham khảo B
wiki
Akutagawa Ryunosuke Mộng Mị ( Yume ) Lời người dịch Tác phẩm này được đăng lần đầu tiên trên Tạp chí Phụ Nữ Fujin Koron, vào tháng 11 năm 1926, tám tháng trước khi Akutagawa uống thuốc ngủ tự kết liễu cuộc đời mình. Nguyên nhân của cái chết là những nỗi bất an triền miên ám ảnh ông, hay đó chỉ là kết quả tất yếu của căn bệnh thần kinh di truyền từ người mẹ điên? Trong tác phẩm này ông đã viết những chữ "chết cũng được" và "thuốc ngủ". Có thể xem đây là dấu tích báo hiệu sự lựa chọn cái chết của chính ông trong năm sau. Người hoạ sĩ bệnh hoạn trong câu chuyện này, từ lúc còn bé đã không phân biệt được đâu là mộng đâu là thực, có phải là hình bóng của chính ông không? Người hoạ sĩ đam mê hội hoạ nhưng tự đáy lòng lại thiếu tự tin về tài năng của mình có phải là tâm trạng của ông không? Nếu người hoạ sĩ là hiện thân của tác giả, thì cô người mẫu là biểu tượng của gì đây? Có phải ông muốn dùng cô người mẫu để ám chỉ cái xã hội hiện thực đầy cám dỗ, thô lỗ...? một đề tài bất tận, ông muốn bóc trần nhưng cảm thấy mình bất lực. Nếu đó là sự tự thú nhận thì điều đó không nhất thiết ăn khớp với thực tế. Bằng cớ là ông cũng có một cụm tác phẩm nổi tiếng xây dựng trên cuộc sống hiện thực như: Chiếc khăn mùi-soa, Mấy trái quýt, Tiệc khiêu vũ, Mùa thu, Chiếc xe goòng, Trinh tiết, Cục đất, Ảo ảnh cuộc đời v.v... Người hoạ sĩ ngồi xem tập tranh của Gauguin, lầm bầm "Phải như vầy mới được". Có phải ông muốn diễn tả cái thèm thuồng trong tiềm thức về sự chọn lựa của Gauguin không? Gauguin đã ly khai đời sống văn minh vật chất bằng cách đi tìm cái đẹp mộc mạc, man dại nơi những nàng con gái thổ dân trên đảo Tahiti. Akutagawa ly khai cuộc đời bằng cái chết. Tôi mệt đừ người. Không những vai và cổ cứ mỏi cứng ra, tôi còn bị chứng mất ngủ hành rất dữ. Vậy mà lúc nào chợp mắt được tôi lại hay mộng mị. Tôi nhớ có lần nghe ai đó nói, nằm mơ mà thấy màu sắc thì đó là triệu chứng trong người không khoẻ. Nhưng có lẽ vì cái nghề họa sĩ của tôi, nên không lúc nào nằm mơ mà tôi không thấy có màu. Tôi cùng với một người bạn vô trong một quán ở cuối phố có vách kính giống như quán cà phê. Bên ngoài vách kính đầy bụi bặm có một cây liễu mới ra lá non, mọc ngay bên cạnh cổng xe lửa. Chúng tôi ngồi ở bàn trong góc, ăn một món gì đó đựng trong chén. Ăn xong thì thấy dưới đáy chén còn lại cái đầu rắn dài khoảng 3 phân - trong một giấc mơ như thế tôi cũng thấy màu sắc rất rõ ràng. Nhà tôi trọ nằm ở ngoại ô Tokyo, mùa đông rất rét. Khi nào lòng thấy u sầu, tôi thường ra đứng trên con đê phía sau nhà, nhìn xuống dưới. Trên nền đá, sỏi lấm lết dầu mỡ và sét rỉ, mấy con đường sắt sáng loé. Phía bên kia đê, có một cây cổ thụ giương cành nghiêng nghiêng. Nói là cảnh buồn thiu thì thật không sai nhưng nó hợp với lòng tôi hơn cảnh phố xá nhộn nhịp ở Ginza hay ở Asakusa. "Dĩ độc trị độc" - một mình trên con đề, tôi ngồi xổm phì phà điếu thuốc lá và đôi lúc tôi bâng quơ nghĩ như thế. Không phải tôi không có bạn. Bạn tôi là một hoạ sĩ trẻ, con nhà giàu, chuyên vẽ tranh theo kiểu tây phương. Thấy tôi không khoẻ, anh khuyến khích tôi nên đi du lịch. "Chuyện tiền nong lo thì cũng xong thôi." - anh tử tế đề nghị với tôi như thế. Nhưng dù có đi du lịch, cái bệnh u sầu này cũng không thể lành được. Hơn ai hết chỉ có mình tôi mới biết rõ điều này. Thực ra ba bốn năm về trước tôi cũng đã rơi vào tình trạng như vầy và để khuây khoả tôi đã đi du lịch xuống tận Nagasaki. Đến Nagasaki, tìm khách sạn nhưng không thấy chỗ nào vừa ý. Sau khi bỏ công kiếm được một nơi thì tối đến, mấy con thiêu thân lọt vào trong phòng quấy rầy tôi cả đêm. Chưa đầy một tuần thì tôi quyết định quay trở về Tokyo Một hôm vào khoảng xế trưa trời lạnh, đất hãy còn sương đóng băng, tôi đi lãnh tiền về thì bỗng thấy hứng muốn vẽ. Chắc đó là vì tôi có tiền trong tay, có thể mướn người mẫu, nhưng quả thật cũng có cái hứng sáng tác đột nhiên dâng lên trong lòng tôi. Tôi không về ngay nhưng tạt qua hãng M hỏi mướn người mẫu để vẻ một bức chân dung cỡ lớn, khung cỡ số 10. Trong cơn u sầu, quyết ý này làm tôi thấy sảng khoái hẳn ra, điều mà lâu nay tôi không có. "Vẽ xong bức tranh này thì chết cũng được" - Tôi thật tình nghĩ như vậy. Người mẫu bên hãng M gửi sang không đẹp nhưng thân thể cô nàng - nhất là bộ ngực thì thật là đầy đặn. Tóc cô rậm, chải tóm hết về phía sau. Tôi rất hài lòng, để cô ta ngồi trên ghế mây rồi lo sửa soạn đồ vẽ ngay. Người mẫu đã loã thể. Thay vì để cô nàng cầm một bó hoa, tôi vò nhàu một tờ báo tiếng Anh cho cô ta cầm, bắt cô ta ngồi hai chân khép lại và đầu để nghiêng sang một bên. Nhưng khi tôi bắt đầu đối diện với cái giá vẽ, cái mệt mõi chán nản vì cứ phải vẽ hoài, lại xâm chiếm tôi. Căn phòng này ở bên phía bắc, nhưng trong phòng chỉ để một cái bồn than làm lò sưởi. Tôi đã đốt thật nhiều than cháy đỏ hực trong đó, nhưng vẫn không sưởi ấm nổi căn phòng. Cô người mẫu ngồi trên ghế mây, lúc lúc mấy bắp thịt trên đùi cứ run lên một cách phản xạ. Tôi đưa cọ lên vẽ và cứ mỗi lần cô ta run là mỗi lần tôi thấy bực. Không phải tôi bực cô ta, nhưng tôi bực với chính tôi. Tôi đã không mua nổi một cái lò sưởi đốt bằng dầu, đồng thời tôi bực vì ngay cả một chuyện như thế này cũng bắt tôi phải khổ tâm lo nghĩ - Nhà cô ở đâu? - Nhà tui hả? Tui ở dưới xóm Yanaka Sansaki. - Cô ở một mình? - Đâu có, tui ở với con bạn, hai đứa mướn chung. Tôi vừa nói vừa đưa cọ phết màu dần lên khung vải, vẽ cô ta như vẽ một tĩnh vật. Cô nàng ngồi, đầu vẫn để nghiêng, mặt trơ trơ không biểu lộ một tình cảm nào. Không những lời cô ta mà cách cô ta nói cũng thẳng trơn một giọng. Đối với tôi, có lẽ từ lúc sinh ra tính cô ta đã như vậy. Nhưng tôi thấy ở đó như có cái gì thoải mái, nên ngay cả sau khi vẽ xong tôi thường bắt cô ta cứ ngồi nguyên như vậy. Tuy mắt cô ta nhìn yên một chỗ không hề lay động, thế mà tôi không khỏi không cảm thấy một sự khiêu khích kỳ lạ toát ra từ thân thể của cô nàng. Việc sáng tác không tiến triển như ý muốn của tôi. Mỗi ngày sau khi vẽ xong, tôi thường nằm lăn ra trên tấm thảm trải trên sàn, nắn bóp sau ót, trên đầu và lơ đãng nhìn quanh căn phòng trọ. Căn phòng này vỏn vẹn chỉ có cái giá vẽ và chiếc ghế mây. Chiếc ghế mây mặc dù không có ai ngồi, thế mà có khi nó bật ra tiếng nghiến. Có lẽ đó là do sự thay đổi của độ ẩm trong phòng. Những lúc như thế tôi thấy rờn rợn, bỏ ra ngoài đi dạo. Nói là đi dạo nhưng thật ra tôi chỉ quanh quẩn trong cái xóm nhà quê nhiều chùa chiền nằm dọc theo con đê đàng sau nhà trọ. Tuy vậy tôi không hề nghỉ làm việc, ngày nào tôi cũng ngồi trước giá vẽ. Ngày nào cô người mẫu cũng đến đây. Tôi cảm thấy càng về sau này, thân thể cô nàng càng khêu gợi tôi hơn. Chắc chắn trong tôi có xen chút tình cảm thèm thuồng với vóc dáng khỏe mạnh của cô ta. Cô nàng vẫn giữ thái độ lạnh lùng, ngả mình nằm dài trên tấm thảm màu đỏ nhạt, mắt nhìn yên về một góc phòng. "Đứa con gái này không phải là giống người, nó không khác gì một con vật " - Tôi vừa vẽ, vừa nghĩ như thế. Một hôm vào buổi chiều, gió ấm thổi về, tôi hì hụi cầm cọ vẽ. Hôm nay cô người mẫu trông càng đẫy đà hơn mọi khi. Tôi chợt nhận ra tôi bị sức khêu gợi man rợ của thể xác người con gái lôi cuốn. Và tôi ngữi thấy một mùi hăng nồng toát ra từ dưới nách cô nàng hay từ đâu đó, giống như cái mùi hôi hăng hắc của da người da đen. - Cô quê quán ở đâu? - Quê tui ở ... tỉnh Gunma. - Làng ... hả? Làng này nghề dệt thịnh lắm mà. - Dạ phải. - Cô không làm thợ dệt sao? - Hồi nhỏ có làm chớ. Trong khi trò chuyện như thế, không biết từ hồi nào tôi đã chú ý đến cái núm vú mỗi lúc một căng to lên của cô ta. Cái núm vú to lên như một nụ cải sắp nở. Dĩ nhiên cũng như mọi khi, tôi cố dồn hết chú ý vào việc vẽ mà thôi. Nhưng cái núm vú - cái núm vú đẹp đến dễ sợ của cô nàng cứ ám ảnh tôi một cách kỳ lạ. Đêm hôm ấy, trời vẫn không ngừng gió. Tôi bỗng thức giấc muốn đi tiêu. Nhưng khi tỉnh táo ra thì rõ ràng tôi thấy cửa phòng đã mở thế mà tôi chỉ đi vòng quanh trong phòng. Tôi chợt dừng lại, ngơ ngác đứng yên giữa phòng. Tôi nhìn xuống tấm thảm màu đỏ nhạt ngay dưới chân, rồi đưa mấy ngón chân trần mơn trớn mặt tấm thảm. Nó cho tôi cái cảm giác gần giống như một tấm da của con thú có lông. "Mặt trái tấm thảm này màu gì nhỉ?" - tôi tự hỏi và áy náy về câu hỏi đó, nhưng không biết vì sao tôi lại sợ không dám lật tấm thảm lên xem là màu gì. Sau khi làm xong việc bài tiết, tôi chui vào chăn ngủ trở lại. Ngày hôm sau tôi tiếp tục vẽ, nhưng càng thấy nản. Bây giờ ở lâu trong phòng phút nào, tôi thấy bồn chồn thêm phút ấy. Vì vậy tôi bỏ ra ngoài con đê đàng sau nhà. Cả vùng, trời sắp tối. Những hàng cây, những trụ điện không còn hứng chút ánh nắng nào, thế mà chúng hiện lên rất rõ trước mắt tôi. Tôi đi dọc theo con đê, muốn hét thật to lên. Dĩ nhiên tôi đã nén lại được. Tôi cảm thấy như chỉ có cái đầu của tôi đi tới phía trước và tôi rảo bước xuống khu xóm tồi tàn nằm dọc theo con đê. Xóm nhà quê này, lúc nào cũng ít thấy người qua lại. Có một con trâu bị cột nơi góc trụ điện bên lề đường. Con trâu vẫn giữ tư thế vươn cổ tới trước, chằm chằm nhìn tôi, mắt nó ưon ướt mơ màng giống hệt như mắt một đứa con gái. Nó như đang trông chờ tôi đến với nó. Và trong ánh mắt con trâu tôi cảm thấy như có cả sự khiêu khích âm thầm. "Khi nó đâu mặt với tên đồ tể, chắc nó cũng có cái nhìn như thế này". Cảm giác ấy làm tôi thấy khó chịu, rốt cuộc tôi quành sang ngõ khác, không đi qua chỗ con trâu đứng. Rồi đến một buổi chiều hai ba hôm sau, tôi ngồi trước giá vẽ, hị hụi cầm cọ vẽ. Cô người mẫu nằm yên trên tấm thảm màu đỏ nhạt, ngay cả lông mày cô ta cũng không hề động đậy. Tôi vẽ cô người mẫu trước mặt đã được nửa tháng mà vẫn chưa xong. Và trong khi trò chuyện, hai đứa cũng không thấy thông cảm nhau. Hơn thế nữa, tôi cảm thấy càng ngày thân xác cô ta càng khiêu khích tôi mạnh hơn. Ngay cả vào giờ nghỉ, dù chỉ một chiếc áo sơ-mi, cô ta cũng không chịu khoác. Nói chuyện thì cô ta chỉ trả lời qua loa các câu hỏi của tôi. Nhưng hôm nay, trong khi vẫn nằm duỗi chân trên tấm thảm màu đỏ nhạt, xoay lưng về phía tôi (tôi chợt khám phá ra cô ta có một nút ruồi đen trên vai bên mặt), không biết ví cớ gì mà cô ta mở miệng bắt chuyện với tôi. - Nè thầy, con đường vô nhà trọ này có dựng mấy cột đá, phải không thầy? - Ừ... - Đó là mấy cái cột làm dấu mả chôn nhau của đàn bà đẻ. - Mả chôn nhau? - Thiệt đó a, mấy cột đá là dấu hiệu đó nghen. - Sao cô biết? - Tại tui thấy rõ ràng mấy chữ viết trên cột đá đó a. Cô nàng vẫn nằm yên, ngoái cổ nhìn tôi qua bờ vai, miệng cười mĩm. - Khi đẻ, ai chun ra mà lại không đội một bọc nhau. - Cô cứ ăn nói nhảm nhí. - Thầy nói vậy chớ cứ nghĩ ai cũng chun ra theo cái nhau... - ? ... - Thì người ta cũng giống như mấy con chó con thôi à. Tôi vẫn ngồi trước cô người mẫu, đưa cọ vẽ một cách miễn cưởng? - nhưng điều đó không có nghĩa là tôi thấy chán không muốn vẽ. Lúc nào tôi cũng muốn lột trần cái thô lỗ từ trong cơ thể của cô nàng ra. Nhưng để bốc trần được cái thô lỗ ấy tôi lại không đủ tài năng. Hơn thế, chính tôi cũng muốn tránh. Có lẽ vì tôi không muốn dùng cọ vẽ và sơn dầu để biểu hiện những cái thô lỗ ấy. Còn nếu nói lấy phương tiện gì thì có thể diễn tả được nó...vừa giơ cọ lên vẽ, đôi lúc tôi liên tưởng đến cái gậy đá hay cây gươm đá trưng bày trong một bảo tàng viện nào đó. Sau khi cô nàng đã ra về, tôi ngồi dưới ánh sáng mù mờ của bóng đèn điện, giở tập tranh lớn của Gauguin vẽ thời ở Tahiti ra xem từng tấm một. Một lúc sau, tôi mới sực ý thức được là chính mình đang lầm bầm trong miệng "Phải như vầy mới được". Tại sao tôi lại lập đi lập lại một câu như vậy. Chính tôi cũng không hiểu lý do. Nhưng tôi bỗng thấy rờn rợn, bèn bảo bà giúp việc về đi, rồi tôi uống mấy viên thuốc ngủ, xong tôi đi ngủ. Khi thức dậy thì đã gần mười giờ. Đêm hôm qua nhờ trời ấm, tôi đã nằm lăn ra ngủ ngay trên tấm thảm. Nhưng, hơn cả chuyện ấy, giấc mơ tôi thấy trước lúc thức giấc mới là điều làm tôi lo. Tôi thấy tôi đứng ngay giữa gian phòng này một tay bóp cổ muốn giết cô người mẫu (mà tôi biết chắc rõ ràng đây là chuyện nằm mơ). Mặt cô nàng hơi ngước lên, vẫn không lộ một chút tình cảm nào, mắt dần dần khép lại. Đồng thời cặp vú cô ta vẫn căng phồng tròn trịa thật đẹp. Cặp vú trắng nõn nổi những lằn gân máu nhợt nhạt. Tôi đã không ngần ngại bóp cổ giết cô ta. Hơn thế, tôi thấy có khoái cảm sau khi làm xong cái việc đương nhiên ấy là đàng khác. Cô ta nhắm mắt như đã chết đi trong yên lặng - tôi thức dậy sau một giấc mơ như thế, nốc cạn hai ba cốc nước trà thật đậm, nhưng càng thấy u sầu hơn. Tự đáy lòng, tôi không hề muốn giết nàng, nhưng bên ngoài cái ý thức của tôi thì sao? - tôi rít một hơi thuốc lá dài, sống trong những giây phút nôn nao lạ lùng, trông ngóng cô nàng. Nhưng đã một giờ trưa rồi mà vẫn chưa thấy cô ta đến. Tôi muốn bỏ đi dạo, không đợi nữa, nhưng ngay cả việc đi dạo này cũng làm tôi thấy lo sợ. Nội cái việc bước ra khỏi ngưỡng cửa căn phòng này - một chuyện chẳng có gì cả như thế, mà tôi cũng thấy không chịu nổi. Ngày sắp hết, bóng tối dần dần ập xuống. Tôi sống trong chờ đợi, đi đi lại lại trong phòng. Cô người mẫu chắc không bao giờ trở lại. Một lúc sau tôi nhớ lại ký ức của mười hai, mười ba năm về trước - hồi tôi còn bé. Cũng một buổi chiều như hôm nay, tôi ngồi ngoài hiên, đốt mấy cây nhang pháo bông. Dĩ nhiên lúc ấy không phải tôi ở Tokyo mà tôi đang sống với cha mẹ ở nhà quê. Bỗng tôi nghe có tiếng la to "Ê, sao vậy mày!" hơn thế nữa tôi cảm thấy như vai tôi, có ai lay. Trong đầu, tôi chỉ nghĩ là tôi đang ngồi ngoài hiên nhưng khi mơ hồ lấy lại được ý thức thì mới biết tôi đang ngồi ở ngoài cánh đồng trồng hành sau nhà. Đốt hết cây hành này đến cây hành khác, sạch bách cả hộp diêm tự lúc nào mà tôi không hay - tôi rít một hơi thuốc dài và suy nghĩ, chắc tôi phải để ý đến những giờ khắc tôi sống hoàn toàn bên ngoài ý thức của tôi. Đó không phải chỉ là nỗi lo âu nhưng chính là nỗi lo sợ trong lòng tôi. Đêm hôm qua, tôi nằm mơ thấy tôi bóp cổ giết cô nàng, nhưng nếu đó không phải ở trong mộng thì sao... Cô người mẫu ngày hôm sau vẫn không thấy tới. Tôi buộc phải đến hãng M để hỏi âm tín của cô nàng. Nhưng ông chủ hãng M cũng không có tin tức gì cả. Tôi càng thấy lo, nên xin họ chỉ chỗ cô ta ở. Chính cô ta nói cô ta ở dưới xóm Yanaka Sansaki. Nhưng theo lời ông chủ hãng M thì cô ta ở trên xóm Hongo Higashikata. Khi tôi đến đấy thì đèn đường đã thắp sáng. Nhà cô ta thuê là một căn tiệm giặt ủi trong ngõ hẻm, vách sơn màu đỏ nhạt. Mặt tiền lộng kiếng, bên trong có hai người thợ chỉ mặc áo thun đang đứng chăm chú ủi đồ. Tôi định thủng thẳng đẩy cửa bước vào, thế nhưng không biết làm sao, tôi lại cụng đầu vào cửa kiếng. Tiếng động làm cho cả hai người thợ lẫn chính tôi giật mình. Tôi lúng túng bước vào, hỏi một trong hai người thợ: - Có cô ... ở nhà không? - Cô ... đi từ hôm kia chưa thấy về. Mấy tiếng trả lời ấy làm tôi lo. Nhưng tôi nghĩ không nên hỏi thêm, phải cẩn thận, vì nếu có gì thì họ sẽ nghi tôi. - Cái cô ấy khi nào bỏ nhà đi thì đi mất biệt có khi cả tuần không thấy về. Người thợ có nước da mặt mét mét, tay vẫn không ngừng ủi, thêm thắt vào. Trong lời nói của anh ta, rõ ràng có giọng khinh miệt, tôi thấy giận vội bỏ ra ngay. Nhưng điều đó còn đở, bởi vì trong khi tôi đang đi trong xóm Higashikata đông đúc nhà cửa, tôi lại sực nhớ ra, có lần tôi đã nằm mơ thấy cái xóm này trong mộng. Cũng tiệm giặt ủi có vách sơn đỏ, kiến trúc kiểu tây phương. Cũng mấy người thợ có nước da mặt mét mét. Cũng bàn ủi cháy hực than. Việc đến đây tìm cô nàng thì mấy tháng trước (hay mấy năm trước đây), tôi cũng đã thấy y hệt như vậy trong mộng. Và dĩ nhiên cũng ở trong mộng, sau khi bỏ căn tiệm ra, tôi cũng một mình đi trên con đường vắng vẻ của khu xóm này. Thế rồi - thế rồi... sao các ký ức mộng mị ấy biến đi đâu mất cả, chẳng còn lại một chút nào trong trí não tôi. Và bây giờ dù có chuyện gì xảy ra cho tôi đi chăng nữa, tôi cũng nghĩ chẳng qua đó chỉ là chuyện xảy ra trong mộng... 11-1926 Tokyo, Hino 10-3-2005 Nguyên tác trên mạng Aozora Bunko Mục lục Mộng Mị ( Yume ) Mộng Mị ( Yume ) Akutagawa RyunosukeChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.Dịch giả: Đinh văn Phước Nguồn: Chim viêtĐược bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 16 tháng 4 năm 2005
vanhoc
Thượng tướng quân Doãn Nỗ (尹弩, 1393-1439), còn được chép là Lê Nỗ (黎弩) là một khai quốc công thần thời nhà Lê sơ. Ông là một trong 50 tướng văn, tướng võ, tham gia cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi ngay từ lúc đầu tiên vào năm 1418. Thân thế Doãn Nỗ có nguồn gốc xuất thân từ một vọng tộc khá lâu đời ở Kẻ Nưa (nay là làng Cổ Định, thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa). Tổ tiên của ông là Doãn Bang Hiến làm thượng thư hành khiển bộ Hình dưới triều Trần Anh Tông và Trần Minh Tông, từng đi sứ sang nhà Nguyên để giải quyết việc tranh chấp biên giới với Trung Hoa. Ông nội của Doãn Nỗ là Doãn Định (1312-1363) làm quan tới chức Giám sát ngự sử, sau bị bãi chức do ngăn Thượng hoàng Minh Tông đến ngự sử đài. Cha của Doãn Nỗ là Doãn Quyết (1344- 1410) đỗ tam trường, làm Cung hiển đại phu nhà Trần. Doãn Nỗ là con trai thứ hai của gia đình, anh trai ông là Doãn Năng về sau cũng làm quan dưới thời Lê Thái Tổ. Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn Năm Ất Mùi (1415) quân Minh vây ép tàn sát dân vùng Nông Cống giết hơn 3.000 người, riêng hương Cổ Na (Kẻ Nưa) chỉ còn 18 người chạy thoát, trong đó có hai anh em Doãn Năng, Doãn Nỗ. Sau hội thề Lũng Nhai năm 1416, Doãn Nỗ (Lê Nỗ) tìm về với Lê Lợi, trở thành 50 tướng soái đầu tiên tham gia khởi nghĩa Lam Sơn ngày 7 tháng 2 năm 1418. Theo Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn, viết: "..., tháng 1 năm Mậu Tuất (1418), nhằm niên hiệu Vĩnh Lạc triều Minh thứ 16, Hoàng đế dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xưng là Bình Định Vương, phong chức Đại tướng và chức Thừa Tướng cho: Lê Khang, Lê Luân, Lê Sao, Lê Lễ, Lê Hiêu, Lê Nhữ Tri, Lê Cố, Trịnh Thác, Trịnh Hối, Lê Thỏ, Lê Lý, Lê Xa Lôi, Lê Khắc Phục, Lê Định, Lê Lãng, Lê Vấn, Lê Cuống, Lê Chiêm, Lê Đệ, Lê Khiêm, Lê Trinh, Lưu Đàm, Lê Lâm, Lê Nghiệm, Lê Văn Giáo, Trần Đạt, Trần Khai, Lê Cảnh Thọ, Phạm Lung, Phạm Quỳ, Lê Sát, Trương Lôi, Trịnh Khả, Bùi Quốc Hưng, Lê Nỗ, Lê Liễu, Lê Nhữ Lãm, Lê Khả Lãng, Vũ Oai, Trịnh Vô, Lưu Hoạn, Trần Hốt, Đỗ Bí, Nguyễn Trãi, Lê Văn Linh, Lê Thận và Lê Văn An, chia nhau đốc suất đội quân Thiết đột ra đối địch với quân Minh." Năm 1425, Lê Lợi cử ông cùng Trần Nguyên Hãn đem quân nam tiến vào đánh Tân Bình, Thuận Hóa (tức là các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế ngày nay), mở rộng địa bàn kháng chiến chống Minh. Ông đã lập được công, giải phóng hai vùng này. Quân Minh phải rút vào thành cố thủ. Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: "...Ất Tỵ, (1425),..., Mùa thu, tháng 7 (âm lịch), vua dự đoán thành giặc ở các xứ Thuận Hóa, Tân Bình đã từ lâu không thông tin tức với Nghệ An và Đông Đô, bảo các tướng: "Người làm tướng giỏi ngày xưa bỏ chỗ rắn đánh chỗ mền, tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu, như thế chỉ dùng một nửa sức mà nên công gấp đôi". Bèn sai Tư đồ Trần Hãn và Thượng tướng Lê Nỗ (Doãn Nỗ) báo cho bọn Lê Đa Bồ đem hơn 1000 quân và 1 thới voi ra đánh các thành Tân Bình, Thuận Hoá và chiêu dụ nhân dân. Đến sông Bố Chính thì gặp giặc Minh, bọn Hãn đưa quân vào chỗ hiểm yếu, bí mật mai phục ở Hà Khương để nhử giặc. Tướng Minh là Nhậm Năng đem hết quân tiến vào. Bọn Hãn hợp binh tượng còn lại để đánh rồi giả cách thua chạy. Năng đuổi theo, quân mai phục đánh kẹp hai bên, giặc Minh tan vỡ, bị chém đầu và chết đuối rất nhiều. Bấy giờ, quân của Hãn và Nỗ có ít mà quân giặc còn rất đông, đã sai người báo gấp và xin thêm quân từ trước. Vua sai tiếp bọn Lê Ngân, Lê Bôi, Lê Văn An đem 70 chiếc thuyền chiến vượt biển đến thẳng chỗ đó. Đến khi được tin thắng trân của Nỗ, liền thừa thắng đánh vào các xứ ở Tân Bình, Thuận Hóa. Quân và dân các nơi bị giặc chiếm đều quy thuận. Quân Minh vào thành cố thủ. Thế là Thuận Hóa, Tân Bình đều thuộc về ta cả. Các tướng suy tôn vua (Lê Lợi) là "Đại thiên hành hóa"...." Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi thì chép: "Khi ấy thành giặc ở mấy nơi Thuận-hóa, Tân-bình, cùng với Nghệ-an, Đông-đô, tin tức cắt đứt đã lâu. Nhà-vua bảo các tướng rằng: "Các bậc tướng giỏi đời xưa, bỏ chỗ vững, đánh chỗ núng; lánh chỗ thực, công chỗ hư. Như vậy thì dùng sức có nửa mà được công gấp đôi." Bèn sai bọn Lê Nỗ, Lê Bồ lĩnh hơn nghìn binh, một thớt voi, ra đánh các thành Tân-bình, Thuận hóa, và chiêu-mộ nhân-dân. Đến Bá chính gặp giặc, bèn dẫn quân vào chỗ hiểm mai-phục. Khi giặc đến sát quân ta, Lê Nỗ đem một thớt voi, cùng các quân khoẻ-mạnh, xông đánh trận giặc. Giặc bị chém đầu và chết đuối hơn nghìn người. Nhà-vua sai bọn Lê Triện, Lê Bôi, Lê văn An, đem bảy chục chiếc thuyền, vượt bể quấy thẳng vào sào-huyệt của quân giặc. Kịp khi được tin quân Nỗ, bèn thừa thắng cả phá được các nơi. Tân-bình, Thuận-hóa, hết thảy thuộc về ta cả. Vả chăng Tân-bình, Thuận-hóa, là nơi tâm-phúc của ta. Đã được đất ấy rồi, tất không còn mối lo nội-cố.,.." Vùng Hà Khương, trận địa mai phục của Doãn Nỗ và Trần Nguyên Hãn, có thể nay là vùng đất thuộc các (thôn) làng Hà Môn (xã Cự Nẫm), (thôn) làng Khương Hà (xã Hưng Trạch), và một phần xã Liên Trạch đều của huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình (vùng này nằm ở phía Nam sông Gianh, dọc theo tả ngạn (bờ phía Đông) sông Son (nhánh của sông Gianh, chảy ra từ động Phong Nha thị trấn Phong Nha)). Theo cuốn Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn thì vào thế kỷ 18 các làng này là các xã thuộc hai tổng của châu Nam Bố Chính phủ Quảng Bình xứ Thuận Hóa: xã Hà Môn thuộc tổng Trứ Lễ; các xã Khương Hà, Cự Nẫm thuộc tổng Lương Xá. Theo Nguyễn Đình Ước và Lê Đình Sỹ trong bài tham luận: Doãn Nỗ và cuộc tiến công giải phóng Tân Bình Thuận Hóa, thì: Trong trận này, Doãn Nỗ đảm nhận vị trí chỉ huy quân mai phục, dựa vào chỗ hiểm để bố trí trận địa ở Hà Khương. Trần Nguyên Hãn dẫn quân khiêu chiến, nhử quân Minh vào trận địa mai phục. Sau đó cùng Lê Ngân, Lê Văn An, Lê Bôi đánh chiếm đất đai, bao vây thành trì, giải phóng vùng rộng lớn tới tận phía bắc Hải Vân (nay là các tỉnh bắc Trung Bộ: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế). Công thần Hậu Lê Sau khi kháng chiến chống Minh thắng lợi, ông được ban quốc tính nên còn gọi là Lê Nỗ. Theo bản sao Lam Sơn thực lục của Lê Sát, trong đợt xét công ban thưởng năm Thuận Thiên thứ nhất, 20 tháng 2 năm Mậu Thân (1428), Doãn Nỗ được Lê Lợi phong làm Trung lượng đại phu, Tả bổng thánh vệ tướng quân, tước Trí tự. Sau đó, Doãn Nỗ được phong Trụ quốc công thượng tướng quân quân quản đạo Sơn Nam (Tư lệnh "quân khu" Sơn Nam - thuộc địa bàn các tỉnh phía nam Đồng bằng sông Hồng ngày nay). Doãn Nỗ được ban ấp lộc điền ở Phương Chiểu huyện Tiên Lữ trấn Sơn Nam Thượng. (Khi nhậm chức ở Sơn Nam, ông đưa gia đình chuyển từ làng Hạ Yên Quyết (làng Cót) ở kinh thành về Phương Chiểu.) Đến năm ông mất, là năm Kỷ Mùi niên hiệu Thiệu Bình thứ 6 (1439), vua Lê Thái Tông thăng cho ông chức Tráng sĩ vệ đồng tri chư quân sự, phong tước Quan phục hầu. Lăng mộ và đền thờ ông hiện đặt tại xã Phương Chiểu, trước thuộc huyện Tiên Lữ (Phù Tiên cũ), nay thuộc thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Vinh danh Các triều vua về sau tiếp tục truy tặng tước hàm cho ông: Năm Diên Ninh thứ nhất (1454) vua Lê Nhân Tông tặng Quan nội hầu, tới năm Quang Thuận thứ 5 (1464) vua Lê Thánh Tông tặng Á hầu. Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng lấy tên ông đặt tên cho một con đường trong nội đô, thuộc quận Hải Châu, gọi là đường Lê Nỗ. Đường Lê Nỗ này rộng 15,5 m chạy dọc mặt tiền chợ Đầu mối Hoà Cường thuộc khu dân cư Khuê Trung – Đò Xu – Hòa Cường. Ngày 14 tháng 12 năm 2009, Hội đồng Nhân dân tỉnh Hưng Yên ra quyết định số: 193/2009/NQ-HĐND, lấy tên Doãn Nỗ để đặt cho một con đường đô thị ở thành phố Hưng Yên là phố Doãn Nỗ (ký hiệu đường là ĐĐT.60), rộng 15,5 m, dài 330 m, điểm bắt đầu từ đường Triệu Quang Phục, điểm kết thúc ở đường Chùa Đông, nằm trong Khu dân cư bắc đường Tô Hiệu. Chú thích Liên kết ngoài Bài Thượng tướng quân Doãn Nỗ trên báo Thanh Hóa điện tử Võ tướng nhà Lê sơ Người Thanh Hóa Hầu tước nhà Lê sơ
wiki
Nguyễn Hòa (15 tháng 2 năm 1927 – 27 tháng 2 năm 2014; bí danh: Trần Doanh) là một tướng lĩnh cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, nguyên Tư lệnh quân đoàn 1 trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 Tổng cục trưởng Tổng cục Dầu Khí đầu tiên (năm 1980). Trước cách mạng tháng 8 Nguyễn Hòa quê quán: thôn Ngọc Lịch, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, sinh năm 1927 tại Hà Nội, Hồi nhỏ ông theo học Trường tiểu học Đông Dương (EPSI), năm 1943 Pháp chuyển trường về Hưng Yên, tại đây ông tham gia vào Hội Cứu quốc, tháng 2 – 1945 tại buổi phá lễ chào cờ của Pháp và chính quyền Nam triều ông bị bắt giam và được thả sau đó hơn một tháng. Ra tù ông được cử học ở trường quân chính kháng Nhật. Ông tham gia cướp chính quyền ngày 19 - 8 - 1945 tại Hà Nội. Sau cách mạng tháng 8 Sau cách mạng tháng 8 ông được cử làm Chánh Văn phòng Khu quân sự đặc biệt Hà Nội, sau đó ông gia nhập đoàn quân Tây Tiến, rồi sư đoàn Đồng Bằng (sư đoàn 320) năm 1950 hoạt động tại vùng đồng bằng Bắc bộ. Kháng chiến chống Mĩ Sau khi miền Bắc giải phóng ông được cử đi học ở Học viện quân sự cao cấp Vorosilov tại Liên Xô. Năm 1964 ông được cử vào miền Nam công tác-phụ trách huấn luyện đánh công kiên tại chiến khu Đ Năm 1965, thành lập Sư đoàn 5, ông được cử làm sư đoàn trưởng Năm 1966, ông làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn 7 mới thành lập Năm 1967: Phó Tư lệnh quân khu IV kiêm Phó Tư lệnh mặt trận B5 Năm 1968: Sư đoàn trưởng sư đoàn 320 Năm 1970: Phó tư lệnh đoàn 559 kiêm Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam quân khu Nam Lào Tháng 4-1974: được thăng quân hàm Thiếu tướng, Phó bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Quân đoàn 1, Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh quân đoàn 1 phụ trách hướng Bắc tiêu diệt đối phương tại Phú Lợi, Bến Cát, Bình Dương, Lai Khê, Tân Uyên, đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt nam Cộng hòa, các bộ tư lệnh binh chủng ở Gò Vấp, Bình Thạnh và hợp điểm ở Dinh Độc Lập. Sau năm 1975 Tháng 1 năm 1980 ông được thăng quân hàm Trung tướng, và biệt phái chuyển sang ngành Dầu khí giữ chức Tổng cục trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Tổng cục dầu khí nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 1988 Năm 1981 khi Xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt Xô được thành lập ông được cử giữ chức Phó Tổng Giám đốc thứ nhất, năm 1986 giếng dầu đầu tiên của Việt Nam Mỏ Bạch Hổ đã được khai thác Ông là Ủy viên Trung ương Đảng các khóa: V,VI Năm 1988 ông từ nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng, người thay thế ông là ông Trương Thiên Từ tháng 8.1988 đến tháng 6.1992 ông là đại biểu Quốc hội và là Ủy viên Ủy ban Kinh tế, Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội Tháng 1/1990 ông được bổ nhiệm là quyền Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội khóa VIII, rồi cố vấn cao cấp của Quốc hội Năm 1999 ông nghỉ hưu tại Hà Nội. Năm 2014 ông mất, hưởng thọ 88 tuổi Trung tướng (1980) Khen thưởng Huân chương Quân công hạng Nhất (hai lần) Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất Huân chương Chiến công hạng Nhì và Ba Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Nhất, Nhì, Ba Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba Huân chương Hữu nghị của Liên Xô Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương khác. Tham khảo Người Hưng Yên Người Hà Nội N Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VII Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VIII Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa V Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI Thứ trưởng Việt Nam Huân chương Hồ Chí Minh Huân chương Quân công hạng Nhất Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng Cộng sản Việt Nam Tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam thụ phong thập niên 1980
wiki
Irchester United F.C. là câu lạc bộ bóng đá Anh tọa lạc ở làng Irchester, gần Wellingborough ở Northamptonshire. Họ là thành viên của United Counties League Division One. Lịch sử Irchester United Football Club thành lập năm 1883. Họ tham gia Northamptonshire League chỉ trong một mùa giải 1896–97. Họ gia nhập lại năm 1930, khi liên đoàn đổi tên thành United Counties Football League năm 1934, và CLB rời khỏi liên đoàn năm 1936. Irchester gia nhập lại United Counties League Division One năm 1969, và đổi tên thành Irchester Eastfield F.C. năm 1980. Tuy nhiên, sau một thập kỉ dưới cái tên mới, CLB lại chuyển về tên United năm 1990.. Mùa giải 2009–10, CLB đoạt chức vô địch đầu tiên, thăng hạng lên Premier Division. CLB lần đàu tiên tham dự FA Cup trong mùa giải 2011–12, tuy nhiên họ bị loại ở vòng tiền sơ loại thứ nhất. Đội hình chính được dẫn dắt bởi Colin Ridgway. Đội dự bị do Dan Beaman quản lý, và đội U18 do Kieran McCullagh quản lý. Các danh hiệu United Counties Football League Division One Vô địch: 2009–10 Các kỉ lục FA Cup Vòng tiền sơ loại thứ nhất: 2011–12, 2012–13 FA Vase Vòng sơ loại: 2011–12 Tham khảo Liên kết ngoài Official club website Câu lạc bộ bóng đá Anh United Counties Football League
wiki
Phí Minh Long (sinh 11 tháng 2 năm 1995) là một cầu thủ bóng đá người Việt Nam thi đấu ở vị trí thủ môn cho câu lạc bộ PVF-CAND. Sự nghiệp câu lạc bộ Phí Minh Long trưởng thành từ Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Hà Nội T&T. Anh được đôn lên đội một vào năm 2015. Ngày 22 tháng 5 năm 2016, Minh Long ra mắt đội một Hà Nội khi bắt chính trong trận thắng 3–0 trước Quảng Nam. Tháng 5 năm 2021, Phí Minh Long được câu lạc bộ Hà Nội đem cho Quảng Nam mượn trong giai đoạn còn lại của mùa giải 2021. Sau khi mùa giải 2021 bị hủy bỏ do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, anh tiếp tục gắn bó với Quảng Nam thêm một mùa giải. Ở mùa giải 2022, anh chủ yếu dự bị cho thủ thành Tống Đức An, ra sân tổng cộng 6 trận ở V.League 2 và 2 trận ở Cúp Quốc gia. Trở lại câu lạc bộ Hà Nội sau mùa giải 2022, Phí Minh Long không được đăng ký tham dự V.League 1 2023 nên đã bày tỏ nguyện vọng ra đi. Cuối tháng 2 năm 2023, anh đến thử việc tại PVF-CAND. Ngày 2 tháng 4, Phí Minh Long có trận ra mắt PVF-CAND khi bắt chính trận gặp SHB Đà Nẵng tại vòng 1 Cúp Quốc gia. Trận đấu này, anh đã thi đấu xuất sắc và trở thành người hùng của đội nhà khi cản phá thành công 2 lượt sút luân lưu giúp PVF-CAND đi tiếp. Bốn ngày sau, Minh Long tiếp tục được bắt chính trong trận thắng 1–0 trên sân của Hòa Bình tại vòng 1 giải hạng nhất Quốc gia. Sự nghiệp quốc tế U-19 châu Á 2014 Trong 2 trận cuối cùng vòng bảng gặp U-19 Nhật Bản và Trung Quốc, Phí Minh Long được phân công làm thủ môn bắt chính. Anh được chọn bắt thay Lê Văn Trường ở trận gặp Nhật Bản. Với những pha cứu thua xuất sắc, Minh Long được khiến huấn luyện viên Guillaume Graechen khen ngợi sau trận đấu. Thảm họa đáng quên tại SEA Games 29 Ngày 24 tháng 8 năm 2017, trong trận thi đấu với U-22 Thái Lan, Minh Long đã đỡ và ôm bóng trong tình huống đồng đội chuyền về khi tiền đạo đối phương gây áp lực và đội tuyển U-22 Việt Nam bị phạt gián tiếp. Sau đó, cầu thủ Phitiwat Sukjitthammakul đã thực hiện đá phạt và ghi bàn mở tỷ số trận đấu. Minh Long tiếp tục phạm sai lầm trong tình huống băng phá cản phá bóng trúng vào đồng đội thay vì phá bóng như dự tính, khiến tiền đạo Thái Lan có cơ hội ghi một bàn thắng dễ dàng. Kết quả chung cuộc trận này, đội tuyển Việt Nam thua 0–3 và bị loại. Chỉ trích và không bao giờ được gọi lên đội tuyển nữa Sau khi đội tuyển U-22 Việt Nam bị loại ngay từ vòng bảng ở SEA Games 29, Phí Minh Long là cái tên bị báo chí và cộng đồng người hâm mộ chỉ trích nhiều nhất vì những sai lầm của mình. Một số người hâm mộ thậm chí tức tối sửa bậy trang Phí Minh Long trên Wikipedia tiếng Việt với lời lẽ sỉ nhục. Sự việc còn đẩy lên cao trào khi xuất hiện nhiều nghi ngờ cho rằng anh bán độ trong trận gặp Thái Lan ở SEA Games 29. Sau thất bại này Phí Minh Long không bao giờ được gọi lên đội tuyển dù có là lứa trẻ hay đội tuyển quốc gia. Thống kê sự nghiệp Câu lạc bộ Quốc tế Danh hiệu Hà Nội V.League: 2016, 2018, 2019 Cúp Quốc gia: 2019, 2020 Siêu cúp Quốc gia: 2019, 2020, 2022 Tham khảo Liên kết ngoài Người họ Phí tại Việt Nam Người Hà Tây Cầu thủ bóng đá Hà Nội Cầu thủ từ lò đào tạo Hà Nội T&T Cầu thủ giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam Cầu thủ câu lạc bộ bóng đá Hà Nội (2016) Cầu thủ giải bóng đá hạng nhất quốc gia Việt Nam Cầu thủ câu lạc bộ bóng đá Quảng Nam Cầu thủ câu lạc bộ bóng đá PVF-CAND Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-19 quốc gia Việt Nam Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Việt Nam Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam
wiki
Hương Thanh Tâm linh người Việt trong khói hương ngày Tết Chẳng biết từ bao giờ, người dân Việt Nam chúng ta xem chuyện thắp hương trên bàn thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp giỗ chạp, lễ Tết. Nén hương như một chiếc cầu nối thiêng liêng giữa cuộc sống hiện hữu của con người với cõi tâm linh của trời đất. Có thể nói, hương đã len lỏi vào tận cùng ngóc ngách của đời sống và có một vị trí quan trọng trong cuộc sống của người Việt Nam nói riêng và của người châu Á nói chung. Ngày cuối năm đi mua sắm các thứ chuẩn bị cho Tết, không ai không mua vài nén hương về thắp cho ông bà, tổ tiên mình. NÉT ĐẸP VĂN HÓA Nói đến nghề làm hương thì phải kể đến dân Dốc Lã (Hưng Yên) vì đây là quê hương của bà tổ làng nghề. Tục truyền rằng, có một cô gái họ Mai, quê ở Dốc Lã, lấy chồng người Trung Quốc. Một lần về thăm nhà, thấy bà con làng mình nghèo khổ, cô liền bày cho họ nghề làm hương, thế là nghề này được phát tán đi khắp nơi. Sau khi được truyền nghề, qua thời gian cùng sự sáng tạo tinh tế, nghề làm hương ở Việt Nam ngày một tiến bộ không kém hương của Trung Quốc. Cũng từ đó, nén hương đã đi vào đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống, gần gũi và thiêng liêng. Trong chúng ta, khó ai có thể diễn tả hết sự xúc động khi vào khoảnh khắc giao hòa trời đất giữa năm mới và năm cũ, cả gia đình quây quần bên nhau, thắp trên bàn thờ một vài nén hương thơm rồi tưởng nhớ đến ông bà, cha mẹ, những người thân yêu đã khuất. Sự lẩn khuất của làn khói trắng, mùi thơm nhẹ lan tỏa làm cho ta thấy ấm cúng và gắn bó với nhau hơn. Trong tâm thức, mỗi người Việt Nam chúng ta đều tin rằng: Ở thế giới bên kia, trong một không gian vô định, có những hình ảnh, những con người vô hình đang hướng về chúng ta, đang ở bên chúng ta hàng ngày. Và khi ta thắp nén hương lên là ta có thể tâm sự với họ, sưởi ấm cả thế giới này và cả thế giới vô hình kia nữa. Chẳng biết tục lệ thắp hương có từ bao giờ và do ai sáng lập. Cả đến vua Trần Nhân Tông – vị vua duy nhất trong lịch sử đã xuất gia – cũng thừa hưởng và dùng hương rất nhiều trong mỗi lần đến chùa. Nhiều người Việt xưa có thói quen, khi đi xa về thường thắp hương trên bàn thờ trước rồi mới nói, làm việc gì đó. Với những người sắp đi xa lại cũng thắp hương để mong lên đường an toàn, may mắn. Ở nhiều vùng của Nam Bộ, người ta còn thắp hương cho từng gốc cây, ụ mối, góc nhà với quan niệm mọi vật đều có đời sống tâm linh của nó. Triết lý nhân sinh thật đơn giản nhưng lại mang một nội hàm đa dạng, phong phú thường thấy ở người Á Đông. Ngày nay, hương không chỉ được thắp trong gia đình mà cả những tôn giáo khác nhau cũng đều có chung nét văn hóa này. Đặc biệt là ở các đền chùa, miếu mạo, hương là một thứ không thể thiếu. Ngày Tết đi chùa lễ Phật, hái lộc đầu năm, chúng ta luôn bắt gặp những hình ảnh rất quen thuộc: Những cụ ông, cụ bà, những nam thanh nữ tú tay cầm hương, miệng lâm râm khấn vái cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng, phúc lộc thọ khang ninh... Đây hoàn toàn không phải là hành động mê tín dị đoan, nhưng là một nét văn hóa đẹp được tồn tại từ rất lâu, đem lại cho người ta một sự thanh thản và bình yên trong tâm hồn. VĂN HÓA HƯƠNG NHANGBao giờ cũng vậy, người Việt Nam đã quen chọn số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) cho số nén hương dâng lên. Hoặc có thể người ta cũng đốt cả nắm hương chứ không chọn số chẵn (2, 4, 6, 8). Theo thói quen là vậy, còn theo lý giải của nhà Phật cho rằng, số lẻ mang nhiều ý nghĩa linh thiêng hơn. Có nhiều quan niệm khác nhau về các con số. Số 7 và số 9 được tượng trưng cho "vía" của con người, khi người ta muốn xin ơn cho cá nhân (nam thất nữ cửu). Con số 3 thì có nhiều quan niệm khác nhau hơn: đó có thể là Tam bảo (Phật – Pháp – Tăng), Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới), Tam thời (Quá khứ – Hiện tại – Tương lai), Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ) của nhà Phật... Bởi vậy mà ở sân chùa cũng thường có 3 đỉnh hương to. Con số 5 là 5 phương trời đất, 5 hướng thần linh. Nhưng dù là con số nào đi chăng nữa thì việc thắp hương cũng chính là dâng tâm mình giữa trần gian đối với những bậc tâm kính, những người đã khuất. Hương chính là sợi dây vô hình nối liền hai cõi thực hư. Trong nghi lễ Phật giáo, hương là một trong sáu lễ vật dâng cúng gồm có: Hương – Hoa (hương – hoa) Đăng – Trà (nến, đèn – trà) Quả – Thực (quả – cơm). Không chỉ có nhà Phật, mà cả các tôn giáo khác như Thiên Chúa giáo cũng dùng hương trong các ngày lễ của mình. Người Thiên Chúa giáo xông hương trong các thánh lễ của mình: trước bàn thờ, trước cuốn Kinh Thánh, trước mình Thánh, rượu Thánh và trước cả linh cữu của người đã mất... Nhưng trên tất cả, trong mỗi người dân Việt Nam đều coi hương là một công cụ đặc biệt quan trọng đối với đời sống hàng ngày, và đặc biệt là đời sống tâm linh. Ai trong chúng ta cũng đã ít nhiều quen với việc thắp hương, dâng hương. Cho dù không tin vào thần thánh, vào thế giới bên kia, nhưng chúng ta đều tin rằng nén hương và hương thơm của nó giúp chúng ta ấm áp tâm hồn. Nén hương vòng cháy theo chiều kim đồng hồ như chính vòng xoáy nhân sinh của cuộc đời, đó là vòng đời của mỗi con người nơi trần thế. Và tất cả chúng ta, cuối cùng cũng đi đến một mục đích, vươn tới giá trị đích thực của cõi tâm linh, vươn tới những điều: Chân – Thiện – Mỹ của cuộc đời. Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta, dù thành thị hay nông thôn, mỗi khi Tết đến, Xuân về đều thắp lên trong nhà mình một nén hương để tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Một nén hương cầu chúc hạnh phúc cho mọi người trong gia đình, để cầu xin bình an trong năm mới và để cho không khí của những ngày đầu năm thêm ấm áp và tươi vui... Mùa Xuân là mùa có nhiều hội hè, mùa tảo mộ, thanh minh. Ngày Xuân cũng là thời gian họp mặt của những người trong gia đình, cùng nhau đi viếng chùa cầu phúc... Những nén hương được thắp lên và mọi người cảm thấy ấm lòng. Nén hương lúc này không còn là thứ hàng hóa rẻ tiền nữa mà nó đã trở thành một sản phẩm tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Cùng với những phong tục truyền thống khác, nén hương đã góp phần tạo nên và bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. (Giác Ngộ Xuân Giáp Thân 2004) Mục lục Tâm linh người Việt trong khói hương ngày Tết Tâm linh người Việt trong khói hương ngày Tết Hương ThanhChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: Được bạn: TSAH đưa lên vào ngày: 16 tháng 3 năm 2004
vanhoc
Bắt giữ neutron là một loại phản ứng hạt nhân trong đó một hạt nhân nguyên tử va chạm với một hoặc nhiều neutron và hợp nhất để tạo thành một hạt nhân nặng hơn. Do neutron không có điện tích, chúng có thể đi vào hạt nhân dễ dàng hơn các proton tích điện dương và bị đẩy tĩnh điện. Quá trình phản ứng cũng có thể được coi là hạt nhân nguyên tử hấp thụ neutron. Quá trình không giải phóng các hạt có khối lượng, mà chỉ giải phóng năng lượng liên kết thu được ở dạng bức xạ gamma, và vì thế còn được gọi là phản ứng n-gamma hay phản ứng (n,γ). Phản ứng bắt giữ neutron xảy ra trong thiên nhiên ở các vì sao, và trong công nghệ hạt nhân khi thực hiện chiếu xạ neutron để thu được các sản phẩm quan tâm. Phản ứng bắt giữ neutron đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp hạt nhân vũ trụ của các nguyên tố nặng. Trong các ngôi sao, nó có thể xảy ra theo hai cách: như một quá trình nhanh (quá trình r) hoặc quá trình chậm (quá trình s). Hạt nhân có khối lượng lớn hơn 56 không thể được hình thành bằng phản ứng nhiệt hạch (tức là bằng phản ứng tổng hợp hạt nhân), nhưng có thể được hình thành bằng cách bắt neutron . Việc bắt neutron trên các proton mang lại một vạch phổ ở mức 2,223 MeV dự kiến và thường được quan sát thấy trong các ngọn lửa mặt trời. Tham khảo Liên kết ngoài Thermal Neutron Capture Data Thermal Neutron Cross Sections at the International Atomic Energy Agency Phóng xạ Vật lý hạt nhân Neutron
wiki
Ngộ độc nitơ dioxide là bệnh do tác dụng độc của nitơ dioxide (NO2). Nó thường xảy ra sau khi hít khí vượt quá giá trị giới hạn ngưỡng. Nitơ dioxide có màu nâu đỏ với mùi rất gay gắt ở nồng độ cao. Nó không màu và không mùi ở nồng độ thấp hơn nhưng vẫn có hại. Ngộ độc nitơ dioxide phụ thuộc vào thời gian, tần suất và cường độ tiếp xúc. Nitrogen dioxide là chất gây kích thích màng nhầy liên kết với một chất gây ô nhiễm không khí khác gây ra các bệnh về phổi như OLD, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và đôi khi làm nặng thêm bệnh COPD và trong một số trường hợp gây tử vong. Độ hòa tan kém trong nước của chất này giúp tăng cường khả năng đi qua niêm mạc miệng ẩm của đường hô hấp. Giống như hầu hết các loại khí độc, liều hít vào sẽ quyết định độc tính trên đường hô hấp. Phơi nhiễm nghề nghiệp tạo ra nguy cơ độc tính cao nhất và phơi nhiễm trong nước là không phổ biến. Tiếp xúc kéo dài với nồng độ thấp của khí có thể có tác dụng gây chết người, vì có thể tiếp xúc ngắn hạn với nồng độ cao như ngộ độc khí clo. Đây là một trong những chất gây ô nhiễm không khí chính có khả năng gây ra các mối nguy hiểm nghiêm trọng như bệnh động mạch vành cũng như đột quỵ. Nitơ dioxide thường được giải phóng ra môi trường dưới dạng sản phẩm phụ của quá trình đốt cháy nhiên liệu nhưng hiếm khi được giải phóng bằng quá trình đốt cháy tự phát. Các nguồn gây ngộ độc khí nitơ dioxide được biết đến bao gồm khí thải ô tô và nhà máy điện. Độc tính cũng có thể là do các nguồn không cháy như nguồn được giải phóng từ quá trình lên men yếm khí của hạt thực phẩm và quá trình phân hủy kỵ khí của chất thải phân hủy sinh học. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến nghị toàn cầu giới hạn mức phơi nhiễm dưới 20 phần tỷ cho phơi nhiễm mãn tính và trị giá dưới 100 ppb trong một giờ đối với phơi nhiễm cấp tính, sử dụng nitơ dioxide làm chất đánh dấu các chất ô nhiễm khác từ quá trình đốt cháy nhiên liệu. Các tiêu chuẩn cũng dựa trên nồng độ nitơ dioxide cho thấy tác động đáng kể và sâu sắc đến chức năng của phổi của bệnh nhân hen. Trong lịch sử, một số thành phố ở Hoa Kỳ bao gồm Chicago và Los Angeles có mức độ nitơ dioxide cao nhưng EPA đặt giá trị tiêu chuẩn dưới 100 ppb cho phơi nhiễm trong một giờ và dưới 53 ppb đối với phơi nhiễm mãn tính. Tham khảo Phụ gia thực phẩm Chất khí Hợp chất nitơ vô cơ Cấp cứu y khoa Oxide Phương thức tự sát
wiki
Noura Borsali (tiếng Ả Rập: نورة البورصالي) (19 tháng 8 năm 1953 – 14 tháng 11 năm 2017) là một nhà Tunisia học, nhà báo, nhà văn, nhà phê bình văn học và phê bình phim, cũng như công đoàn, nhà hoạt động nhân quyền và nữ quyền của Tunisia. Thân thế Noura Borsali sinh ra trong một gia đình đoàn viên công đoàn. Cha cô Tahar Borsali là một trong những người sáng lập của Liên đoàn Lao động Tunisia (UGTT). Mẹ cô, Sida Ben Hafidh Borsali, là một đoàn viên công đoàn và một nhà hoạt động trong cùng một tổ chức. Sự nghiệp Báo chí Noura Borsali cũng là một nhà báo nổi tiếng với các nghiên cứu của cô và cho các diễn đàn quan trọng của cô về chính trị và văn hóa. Từ năm 1980, cô làm việc với nhiều tờ báo và tạp chí Tunisia độc lập khác nhau như Le Phare, Réalités và Le Maghreb. 4. cô ấy là một chuyên mục và phóng viên ở Algeria, Morocco và Ai Cập. Mặc dù các yêu cầu của cô, từ chính quyền Tunisia, cho phép xuất bản không nhận được bất kỳ câu trả lời nào, không chấp nhận cũng không từ chối, vào tháng 3 năm 1991, cô đã tạo ra La Maghrébine, một tạp chí dành cho phụ nữ độc lập.. Từ năm 2011, cô đã xuất bản biên niên sử và các cuộc phỏng vấn trên các trang web và báo chí của Tunisia như La Presse của Tunisia, Kapitalis, Jomhouria và Nawaat. Hoạt động nhân quyền Noura Borsali là một thành viên của hiệp hội giáo dục trung học trong Liên đoàn Lao động Tunisia. Cô là một người bảo vệ nhân quyền, người cũng hoạt động cho Tổ chức Ân xá Quốc tế. Cô cũng là một nhà hoạt động nữ quyền, thành viên sáng lập Hiệp hội Phụ nữ Dân chủ Tunisia và Hiệp hội Nghiên cứu Phát triển Phụ nữ Tunisia. · . Sau cuộc cách mạng năm 2011, cô thành lập Diễn đàn Công dân Độc lập Tunisia tại Espace El Hamra và một hội thảo dành cho phụ nữ về chuyển đổi dân chủ tại Câu lạc bộ Văn hóa Tahar Haddad có các cuộc hội thảo và tranh luận mà cô đã điều hành từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2011 Cô trở thành thành viên độc lập của Cơ quan cấp cao về hiện thực hóa các mục tiêu của cách mạng, cải cách chính trị và chuyển đổi dân chủ từ ngày 17 tháng 3 đến ngày 13 tháng 10 năm 2011 và gia nhập Ủy ban nhân quyền cao hơn. Cô cũng được bầu bởi một thành viên của Cơ quan Sự thật và Nhân phẩm bởi Quốc hội lập hiến, một vị trí mà cô ấy nắm giữ từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2014. Hoạt động văn hóa Noura Borsali được biết đến với cam kết văn hóa của cô. Từ những năm 1970, cô là thành viên của Câu lạc bộ văn hóa Tahar-Haddad, sau đó cô trở thành người tổ chức, người điều phối và điều hành một số hội thảo của mình chủ yếu liên quan đến Phụ nữ ở Tunisia (vòng tròn nữ quyền) và rạp chiếu phim Maghreb (xã hội điện ảnh). Nhiệt thành về điện ảnh, các nhà phê bình của cô đã được xuất bản bởi các tạp chí chuyên ngành như Africultures và Châu Phi. Cô là thành viên của Hiệp hội quảng bá phim phê bình điện ảnh Tunisia, trong đó cô được bầu làm phó chủ tịch vào tháng 6 năm 2000 và sau đó là chủ tịch từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 6 năm 2012. Đôi khi, cô là một phần của các sự kiện điện ảnh quốc gia như Liên hoan phim nghiệp dư quốc tế Kélactus và Liên hoan phim Carthage (CGC) và quốc tế là giải thưởng FIPRESCI của Liên hoan phim quốc tế Bari và Liên hoan phim quốc tế Istanbul. Cô cũng là thành viên của Ủy ban Tunisia cho Quỹ sản xuất phim. Quan tâm đến lịch sử, cô đã xuất bản một số cuộc phỏng vấn và nghiên cứu về Lịch sử của Tunisia hiện đại. Vào năm 2015, cùng với những người bạn của mình, cô đã tạo ra Tổ chức Phụ nữ và Ký ức Tunisia (FTFM), nơi cô chủ trì cho đến khi qua đời. Tham khảo Mất năm 2017 Sinh năm 1953
wiki
Lasionycta là một chi bướm đêm thuộc họ Noctuidae. Các loài Lasionycta alpicola Lafontaine & Kononenko, 1988 Lasionycta anthracina Crabo & Lafontaine, 2009 Lasionycta benjamini Hill, 1927 Lasionycta brunnea Crabo & Lafontaine, 2009 Lasionycta buraetica Kononenko, 1988 Lasionycta caesia Crabo & Lafontaine, 2009 Lasionycta calberlai (Staudinger, 1883) Lasionycta carolynae Crabo, 2009 Lasionycta coloradensis (Richards, 1943) Lasionycta conjugata (Smith, 1899) Lasionycta coracina Crabo & Lafontaine, 2009 Lasionycta corax Kononenko, 1988 Lasionycta decreta (Püngeler, 1900) Lasionycta discolor (Smith, 1899) Lasionycta dolosa (Barnes & Benjamin, 1923) Lasionycta draudti (Wagner, 1936) Lasionycta fergusoni Crabo & Lafontaine, 2009 Lasionycta flanda (Smith, 1908) Lasionycta frigida Crabo & Lafontaine, 2009 Lasionycta gelida Crabo & Lafontaine, 2009 Lasionycta haida Crabo & Lafontaine, 2009 Lasionycta hampsoni Varga, 1974 Lasionycta hospita Bang-Haas, 1912 Lasionycta illima Crabo & Lafontaine, 2009 Lasionycta impar (Staudinger, 1870) Lasionycta impingens (Walker, 1857) Lasionycta lagganata (Barnes & Benjamin, 1924) Lasionycta leucocycla (Staudinger, 1857) Lasionycta levicula (Püngeler, 1909) Lasionycta luteola (Smith, 1893) Lasionycta macleani (McDunnough, 1927) Lasionycta melanographa Varga, 1973 Lasionycta mono Crabo & Lafontaine, 2009 Lasionycta montanoides (Poole, 1989) Lasionycta mutilata (Smith, 1898) Lasionycta orientalis (Alphéraky, 1882) Lasionycta perplexa (Smith, 1888) Lasionycta perplexella Crabo & Lafontaine, 2009 Lasionycta phaea (Hampson, 1905) Lasionycta phoca (Möschler, 1864) Lasionycta poca (Barnes & Benjamin, 1923) ?Lasionycta poliades (Draudt, 1950) Lasionycta promulsa (Morrison, 1875) Lasionycta proxima (Hübner, [1809]) Lasionycta pulverea Crabo & Lafontaine, 2009 Lasionycta quadrilunata (Grote, 1874) Lasionycta sasquatch Crabo & Lafontaine, 2009 Lasionycta secedens (Walker, [1858]) Lasionycta silacea Crabo & Lafontaine, 2009 Lasionycta sierra Crabo & Lafontaine, 2009 Lasionycta skraelingia (Herrich-Schäffer, [1852]) Lasionycta staudingeri (Aurivillius, 1891) Lasionycta subalpina Crabo & Lafontaine, 2009 Lasionycta subdita (Möschler, 1860) Lasionycta subfumosa (Gibson, 1920) Lasionycta subfuscula (Grote, 1874) Lasionycta taigata Lafontaine, 1988 Lasionycta uniformis (Smith, 1893) Lasionycta arietis, Lasionycta insolens, Lasionycta ochracea, Lasionycta sala, Lasionycta wyatti Have been transferred to the Psammopolia genus. Chú thích Tham khảo Lasionycta at funet.fi Natural History Museum Lepidoptera genus database Hadenini
wiki
Trận Borny-Colombey, còn gọi là Trận Borny, Trận Colombey-Nouilly hoặc Trận Colombey là một trận đánh trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ, diễn ra vào ngày 14 tháng 8 năm 1870 về phía Đông Metz. Đây là một cuộc giao chiến quyết liệt, giữa đội tiền quân do tướng Eduard Kuno von der Goltz thống lĩnh thuộc binh đoàn thứ nhất của quân đội Phổ, được sự hỗ trợ của quân đoàn I do tướng Edwin von Manteuffel, và binh đoàn Rhine của quân đội đế chế Pháp do thống chế François Achille Bazaine chỉ huy. Quân Pháp đã giữ được phần lớn các cứ điểm của mình, song hai sư đoàn của họ đã bị đánh tan. Hai phe đều hứng chịu thiệt hại nặng nề. Trận chiến kết thúc với cả hai bên đều tuyên bố chiến thắng, song lý do chính đáng hơn thuộc về người Phổ: với thắng lợi chiến lược của họ, cuộc triệt thoái đến Verdun của Bazaine đã bị trì hoãn nghiêm trọng. Nhận thấy rằng cánh nam của Binh đoàn Rhine có thể bị các lực lượng hùng mạnh của Đức đánh bọc sườn, Bazaine đã tiến hành một cuộc triệt thoái từ Metz về Châlons-sur-Marne để hội quân với binh đoàn của thống chế Patrice de Mac-Mahon, vốn vẫn đang trong quá trình cơ động. Cuộc rút lui đã được yểm trợ bởi quân đoàn số 3 và một sư đoàn thuộc quân đoàn số 4 của Pháp vốn được khai triển tại Colombey-Nouilly. Vào ngày 14 tháng 8 năm 1870, tướng Eduard von der Goltz thuộc quân đoàn VII của Dietrich von Zastrow tiên phong cho binh đoàn thứ nhất được tin binh đoàn thứ hai của Đức đã vượt sông Moselle, và kết luận rằng nếu ông có thể cầm phân quân Pháp lâu thêm một chút ở bờ phải thì kế hoạch của quân Pháp sẽ bị cắt rời và họ sẽ không thể vượt sông. Do đó, ông đã tự ý tiến quân. Khoảng 5 giờ chiều, 2 sư đoàn Phổ đã tiến dọc theo các con đường lớn từ Sarre tới Metz, ở Colombey và Nouilly và các đồn bót của quân Pháp, và một loạt phát súng đã báo hiệu sự bùng nổ của trận chiến. Người Pháp hầu như là bị choáng ngợp, và ban đầu quân Phổ đã đánh bại đối phương rồi chiếm giữ một vị trí thuận lợi. Tuy nhiên, quân Pháp thực sự có lợi thế về quân số, và không lâu sau thì các quân đoàn số 3 và 4 của Pháp đã buộc đối phương phải cố thủ. Trong một khoảng thời gian, cuộc chiến đấu ác liệt giữa hai bên đã thể hiện thế mạnh của súng trường Pháp và ưu thế của hỏa pháo Phổ. Bazaine đã chứng tỏ khả năng dụng binh của mình dù không triển khai quân trừ bị. Nhưng rồi, quân tiếp viện của Phổ đã xoay chuyển tình hình, buộc quân Pháp phải rút xuống Remy, và triệt thoái chậm chạp về Metz khi màn đêm buông xuống sau cuộc giao tranh không phân thắng bại. Viên tướng mới nhậm chức chỉ huy quân đoàn số 3 của Pháp đã tử trận trong cuộc chiến này, và đây cũng là quân đoàn bị thiệt hại nặng nề nhất của quân Pháp trong trận chiến. Quân Đức vẫn nắm giữ bãi chiến trường cho đến sáng ngày 15 tháng 8 thì triệt thoái về một cứ điểm khác. Dù trận đánh đã bùng nổ ngoài toan tính của chỉ huy hai bên, và tướng Karl Friedrich von Steinmetz – Tổng tư lệnh Binh đoàn thứ nhất – tố cáo sự bất tuân của Von der Goltz, Goltz đã được nhà vua Wilhelm I khen ngợi khi vua đích thân thị sát chiến trường trong ngày hôm sau. Một sĩ quan tham mưu của Bộ Tổng tham mưu Phổ nhận định về Goltz: "cách hành xử của ông ta rõ ràng đã đẩy mạnh các mục tiêu được nhắm tới; vì sự trì hoãn mà trận đánh gây ra cho quân Pháp có lợi cho các hoạt động được dự kiến của chúng ta và sẽ tạo điều kiện cho việc thực thi chúng". Sau này Tổng tham mưu trưởng quân đội Phổ là Helmuth von Moltke đã bày tỏ thái độ hài lòng với công tích của lực lượng pháo binh Phổ cũng như sự hỗ trợ mang tính tự giác của các sĩ quan cấp cao dưới quyền ông trong trận đánh. Ông cho rằng, chiến thắng Colombey đã ngăn chặn cuộc triệt thoái của quân Pháp và đặt tiền đề cho các binh đoàn thứ hai và thứ ba vượt sông Meuse. Thực sự, Binh đoàn thứ hai của Phổ giờ đây đã có điều kiện tiếp tục vận động bước ngoặt của mình. Chú thích Đọc thêm Theodor Fontane: Der Krieg gegen Frankreich 1870/71 - Band 1; Verlag Rockstuhl Bad Langensalza, Reprint 2004/2009 (1. Auflage: Berlin 1873), ISBN 978-3-937135-25-0 Georges Hardoin, Fr ançais & Allemands. Histoire anecdotique de la guerre de 1870-1871.Tome V. L'Investissement de Metz. La journée des dupes. Servigny. Noisseville. Flanville. Nouilly. Coincy. Georg von Widdern, Kritische Tage. I. Teil. Die Initiative und die gegenseitige Unterstuetzung in der deutschen Heeres-und Truppenfuerung. Bd. 1. Die I. Armee bei Colombey-Nouilly am 13. u. 14. August 1870, Berlin, 1897. Rédigé par la section historique du grand état-major prussien et traduit par le capitaine Paul Émile Costa de Serda, Supplément cartes de la guerre franco-allemande de 1870-71. Première partie, Histoire de la guerre jusqu'à la chute de l'empire. Premier volume, Du début des hostilités à la bataille de Gravelotte., s.l., 1874. Liên kết ngoài Franco Prussian War Trận Borny-Colombey Xung đột năm 1870 Các trận đánh trong Chiến tranh Pháp–Phổ Trận đánh liên quan tới Phổ Trận đánh liên quan tới Pháp
wiki
Aleksei Anatolyevich Kozlov (; sinh ngày 25 tháng 12 năm 1986) là một cầu thủ bóng đá người Nga. Anh chơi ở vị trí right back cho F.K. Dynamo Moskva. Sự nghiệp câu lạc bộ Anh ra mắt chuyên nghiệp tại Russian First Division năm 2007 cho FC KAMAZ Naberezhnye Chelny. Quốc tế Vào ngày 7 tháng 6 năm 2013, Kozlov có màn ra mắt cho đội tuyển quốc gia Nga dưới thời huấn luyện viên Fabio Capello ở trận đấu sân khách tại Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới với Bồ Đào Nha (0-1). Anh vào sân từ phút thứ 31 khi hậu vệ đá chính Aleksandr Anyukov bị chấn thương. Vào ngày 2 tháng 6 năm 2014, anh có tên trong đội hình của Nga tham gia Giải vô địch bóng đá thế giới 2014. Danh hiệu cá nhân Danh sách top 33 cầu thủ ở giải bóng đá Nga: #3 (2013/14). Sự nghiệp câu lạc bộ Thống kê sự nghiệp Tham khảo Sinh năm 1986 Người Petrozavodsk Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Nga Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Nga Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2014 Cầu thủ bóng đá FC KAMAZ Naberezhnye Chelny Cầu thủ bóng đá F.K. Kuban Krasnodar Cầu thủ Giải bóng đá ngoại hạng Nga Cầu thủ bóng đá F.K. Dynamo Moskva Tiền vệ bóng đá Cầu thủ bóng đá FC Kuban Krasnodar Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Đức Cầu thủ bóng đá nam Nga ở nước ngoài
wiki
Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Tôi đi học Hướng dẫn Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Tôi đi học. Tham khảo cách làm của bạn Đỗ Thị Lan Anh lớp 8A trường THCS Phù Đổng – Gia Lâm – Hà Nội Bằng cách kể chuyện kết hợp với miêu tả, bài văn đã nêu dòng cảm xúc của mình, tức là cái tôi trữ tình, rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học. -Nhân vật “Tôi” thuở ấy đã tự miêu tả buổi đi học đầu tiên rất ấn tượng: + “Tôi” mặc bộ quần áo mới trang trọng và đứng đắn. Dọc đường gặp mấy bạn nhỏ trạc tuổi tôi, ăn mặc tươm tất, nhí nhảnh gọi nhau và trao sách vở cho nhau. + Chỉ có hai quyển vợ trên tay mà tôi bắt đầu thấy nặng. Tôi nắm chặt lấy chúng, bắt chước mấy cậu đi trước muốn xin mẹ đưa cả bút thước cho mình cầm nữa. + Sân trường đông đúc người đưa con đi học. Vẻ mặt người nào cũng tươi tắn và ăn mặc tươm tất. + Sau một lúc hồi hộp, tôi nhìn lại ngôi trường oai nghiêm, to lớn như đình làng. Sân rộng, tường cao, trưa hè vắng lặng, tôi hơi lo sợ. + Đứng bên cạnh, mấy cậu học trò như tôi cũng bỡ ngỡ đứng nép và bên người thân hay đi lại nhẹ nhàng. + Thế rồi, sau một hồi trống vang lên, mấy người học trò cũ đến xếp hàng dưới hiên đi vào lớp. Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp, cái gì cũng thấy lạ, thấy hay, những sự cảm mếm và quyến luyến lớp học, bàn ghế và bạn bè xung quanh đến một cách tự nhiên. Tác giả kết thúc bằng sự miêu tả một hình ảnh rất đẹp: “Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”. Đó là một cái ngày không ai quyên, thậm chí còn khắc ghi vào tâm khảm một ký ức tươi đẹp suốt cuộc đời.
vanhoc
Nicolaus Schmidt (* 1953 tại Arnis ) là một nghệ sĩ và một nhà sử học người Đức. Ông học tại trường Đại học Nghệ thuật và trường Đại học tổng hợp tại Hamburg. Ông sống và làm việc tại Berlin. Nghệ thuật trong không gian công cộng Năm 1982 tại Hamburg, với hoạt động Cerro-Rico (tên một ngọn núi ở Potosi, Bolivia), Nicolaus Schmidt đã thiết lập một mối liên kết giữa nghệ thuật trong không gian công cộng với hoạt động hợp tác phát triển. Được truyền thông hỗ trợ, trong một phong trào được xã hội hưởng ứng đã thu gom được khoảng 100.000 vỏ đồ hộp bằng sắt tây tráng kẽm và số vỏ đồ hộp đó đã được dựng lên ở Hamburg thành một ngọn núi lấp lánh mầu trắng có ý nghĩa tượng trưng, gợi nhớ đến ngọn núi Cerro-Rico ở Potosi, Bolivia. Với hoạt động này, Schmidt đã gợi lại sự bóc lột lịch sử của các quốc gia châu Âu đối với tài nguyên của các nước Nam Mỹ và lưu ý đến vấn nạn lao động trẻ em hiện nay trên ngọn núi cao 4.000 m này. Hoạt động Cerro-rico đã là tấm gương cho các hoạt động khác của công chúng ở Đức. Năm 2008 Schmidt đã cùng với Christoph Radke tiến hành phong trào RECONSTRUCCION ở Valencia, một thành phố ở Tây Ban Nha, để đòi bảo tồn một khu phố có giá trị lịch sử ở đây. Hội họa, đồ họa, điêu khắc Từ cuối những năm 1980 Nicolaus Schmidt đã phát triển một lĩnh vực làm nghệ thuật, được ông gọi là Morphogramme. Những ký hiệu được tối giản triệt để này được ông dẫn giải ra từ những hình khối của cơ thể con người. Schmidt đã áp dụng Morphogramme vào hội họa và cả vào điêu khắc. Một ví dụ cho cách làm này là chuỗi Zur Erschaffung Adams (1994) - như nghệ thuật trong không gian công cộng ở Berlin-Hellersdorf, một khu phố có nhiều người Việt Nam sinh sống. Từ năm 2004 Nicolaus Schmidt tạo dựng „Kosmographie Gayhane“ – một sự pha trộn giữa văn hóa phương Tây và văn hóa phương Đông. Trong dự án này Schmidt đã hòa hợp ảnh chụp chân dung những người đến dự chuỗi Party „Gayhane“ dành cho những người đồng tính ở Berlin với những ký hiệu morphography của ông đã được ông trong công trình này tiếp tục phát triển thành một loại chữ viết giống chữ Ảrập. Thông qua dự án này, nhiếp ảnh đã trở thành một phương tiện truyền thông quan trọng đối với ông. Nhiếp ảnh Những dự án ảnh của Nicolaus Schmidt thường tập trung vào các nhóm xã hội trong một xã hội. Từ năm 2007 dự án NYBP (New York Breakdancers Project) ra đời khi ông hợp tác với New Yorker Beakdance. Quyển sách Breakin’ the City (2010) của ông mô tả các vũ công New Yorker Breakdancer trong khung cảnh kiến trúc đô thị. Năm 2011 ông xuất bản facebook: friends, quyển sách đầu tiên đề cập đến các anbum ảnh của hàng triệu người sử dụng Facebook. Năm 2013 ra đời quyển sách New York thứ hai "Astor Place | Broadway | New York" viết về một tiệm làm đầu huyền thoại, nơi có đến 50 thợ làm đầu nhập cư từ mọi ngõ ngách trên thế giới đến làm việc trong một gian phòng tầng hầm ở Manhattan. Năm 2015 một triển lãm ảnh phụ nữ Ấn Độ tổ chức trong Trung tâm quốc tế India ở New Delhi đã gây tiếng vang lớn trong báo chí. Triển lãm này và ấn phẩm INDIA WOMEN cũng đã gây một tiếng vang rộng khắp trong báo chí châu Âu. Năm 2015 tờ Neue Zürcher Zeitung viết “Tuy là nạn nhân của một chế độ phụ quyền cố hữu, nhưng người phụ nữ không tỏ ra mềm yếu trong những bức ảnh của Schmidt. […] Ảnh của ông cho thấy một Ấn Độ đã loại bỏ cách nhìn nhận thần thánh hóa và làm cho quyền lực của các cấu trúc xã hội trở nên rõ ràng hơn.“ Năm 2018 Nicolaus Schmidt cho ra mắt một ấn phẩm giới thiệu những trang tiểu sử Đức-Việt bằng hình ảnh và bài viết mang tên “Việt-Đức”. Quyển sách này là một sự kết hợp giữa sách ảnh và sách lịch sử. Những bức ảnh đó được Nicolaus Schmidt chụp năm 2017 tại Việt nam theo lời mời của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội, Lịch sử. Từ năm 2010 Nicolaus Schmidt công bố những bài viết và sách về các chủ đề lịch sử về quê hương Bắc Đức của ông. Nhân dịp kỷ niệm 350 năm ngày thành lập Arnis - thành phố nhỏ nhất nước Đức, năm 2017 ông cho ra mắt quyển „Arnis 1667–2017“. Quyển „Việt Đức – Những trang tiểu sử Đức-Việt như tầm gương phản ánh lịch sử“ là tác phẩm đầu tiên của ông về một chủ để quốc tế. Triển lãm (chọn lọc) 1994: Morphogramme, Bảo tàng thành phổ Flensburg 2009: God Dancing / Spiders Flipping, Ngôi nhà Đức ở NYU, New York 2015: Diversity and Strength – Photographs of Women in India, Trung tâm quốc tế India, New Delhi, Ấn Độ 2015: MONSIEUR VUONG, Phòng tranh của Quỹ Nghệ thuật K52, Berlin 2017: INDIA WOMEN, Phòng trưng bày ảnh VHS, Stuttgart 2018: Deutschland in Vietnam, Ngôi nhà Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh Tham khảo Họa sĩ Đức
wiki
Cầu An Tế (, hay cầu Triệu Châu (), cầu Đại Thạch () là một cây cầu đá hình vòm bắc qua sông Hào () ở huyện Triệu, Thạch Gia Trang, Hà Bắc, Trung Quốc. Cầu được xếp là một trong bốn cây cầu cổ nổi tiếng nhất Trung Quốc (tứ đại cổ kiều), là di sản văn hóa trọng điểm quốc gia của Trung Quốc. Cầu dài 50,82 m có hướng Bắc-Nam, rộng 9 m, cao 7,3 m. Nhịp chính giữa của cầu này dài đến 37,37 m. Mặt cầu chia làm 3 làn đường. Làn ở giữa dành cho ngựa và xe. Hai làn bên dành cho người đi bộ. Cầu được xây từ năm Khai Hoàng thứ mười lăm (595) đến năm Đại Nghiệp thứ nhất (605) trong thời Tùy Dạng Đế. Người thiết kế và chỉ huy thi công là Lý Xuân. Đây hiện là cây cầu vẫn còn nguyên vẹn cổ xưa nhất Trung Quốc. Nó vẫn vững vàng dù trong 1.400 năm qua cây cầu đã hứng chịu ít nhất 8 cuộc chiến tranh, 10 trận lũ lớn, và rất nhiều trận động đất trong đó trận có tâm chấn gần cây cầu nhất có cường độ tới 7,2 độ. Bí quyết khiến cho cây cầu đứng vững nằm ở kiến trúc và kỹ thuật đặc biệt được áp dụng để xây cầu. Cây cầu có tỷ số độ cao trên độ dài nhịp cuốn là xấp xỉ 0,197 (7,3 ÷ 37) và tỷ số độ dài vòm nhịp trên độ dài nhịp cuốn là 1,1. Độ dốc của vòm nhịp vào khoảng 450. Nhịp trung tâm làm từ 28 phiến đá vôi cong và mỏng liên kết với nhau bằng mộng đuôi én bằng sắt. Điều này cho phép vòm nhịp có thể dịch chuyển và ngăn không cho cầu bị sụp trong trường hợp có một phiến bị vỡ. Trước và sau nhịp chính đều có thêm một nhịp phụ. Hai nhịp phụ này vừa làm giảm trọng lượng của cầu đi khoảng 700 tấn, vừa cho phép nước lũ thoát qua làm giảm lực xô vào cầu. Một số cây cầu được xây sau này ở Trung Quốc đã bắt chước kỹ thuật của cầu An Tế. Cây cầu nổi tiếng ở Trung Quốc vì vẻ đẹp của nó. Có tác giả thời Minh ví cây cầu như trăng non lộ khỏi đám mây, như một cầu vồng dài trên thác nước, v.v... Đến khi một giáo sư của đại học Thanh Hoa tái phát hiện bí mật kỹ thuật của cây cầu và công bố nó thì cây cầu trở nên nổi tiếng thế giới. Tham khảo An Tế Thạch Gia Trang Nhà Tùy Lịch sử Hà Bắc
wiki
Chuyển mạch nhãn đa giao thức () là một loại kỹ thuật phân phát gói tin từ nguồn tới đích cho các mạng viễn thông hiệu suất cao. MPLS gửi dữ liệu từ một nút mạng tới nút tiếp theo dựa trên các nhãn đường dẫn ngắn hơn là các địa chỉ mạng dường dài, tránh các tra cứu phức tạp trong một bảng định tuyến. MPLS sử dụng định tuyến cưỡng bức để xác định các đường mà luồng lưu lượng sẽ đi ngang qua đó và xác định đích tới của các gói chuyển mạch nhãn sử dụng các đường được xác định trước đó. MPLS có thể đóng gói các gói tin của các giao thức mạng khác nhau, do đó nó có tên "multiprotocol". MPLS hỗ trợ một loạt các công nghệ truy cập, bao gồm T1 / E1, ATM, Frame Relay và DSL. Lịch sử 1994: Toshiba đã trình bày ý tưởng Bộ chuyển mạch di động (CSR) cho IETF BOF 1996: Ipsilon, Cisco và IBM đã công bố kế hoạch chuyển đổi nhãn 1997: Thành lập nhóm làm việc MPLS của IETF 1999: Triển khai MPLS VPN (L3VPN) và TE đầu tiên 2000: Kỹ thuật giao thông MPLS 2001: Yêu cầu Nhận xét MPLS đầu tiên (RFC) 2002: AToM (L2VPN) 2004: GMPLS; L3VPN quy mô lớn 2006: TE "Harsh" quy mô lớn 2007: L2VPN quy mô lớn 2009: Chuyển đổi nhãn Multicast 2011: Hồ sơ vận chuyển MPLS Năm 1996, một nhóm từ Ipsilon Networks đã đề xuất một "giao thức quản lý dòng chảy". Công nghệ "Chuyển mạch IP" của họ, được xác định chỉ hoạt động trên ATM, đã không đạt được sự thống trị thị trường. Cisco Systems đã giới thiệu một đề xuất liên quan, không giới hạn đối với truyền ATM, được gọi là "Chuyển đổi thẻ" (với TDP Giao thức phân phối thẻ). Đó là một đề xuất độc quyền của Cisco và được đổi tên thành "Chuyển đổi nhãn". Nó đã được bàn giao cho Lực lượng đặc nhiệm kỹ thuật Internet (IETF) để chuẩn hóa mở. Công việc của IETF liên quan đến các đề xuất từ ​​các nhà cung cấp khác và phát triển giao thức đồng thuận kết hợp các tính năng từ công việc của một số nhà cung cấp. Một động lực ban đầu là cho phép tạo ra các thiết bị chuyển mạch tốc độ cao đơn giản vì trong một khoảng thời gian đáng kể, không thể chuyển tiếp các gói IP hoàn toàn trong phần cứng. Tuy nhiên, những tiến bộ trong VLSI đã làm cho các thiết bị như vậy có thể. Do đó, ưu điểm của MPLS chủ yếu xoay quanh khả năng hỗ trợ nhiều mô hình dịch vụ và thực hiện quản lý lưu lượng. MPLS cũng cung cấp một khung khôi phục mạnh mẽ vượt xa các vòng bảo vệ đơn giản của mạng quang đồng bộ (SONET / SDH). Tham khảo Kỹ thuật mạng Tiêu chuẩn Internet
wiki
Hạt giống số 2 Margaret Osborne đánh bại Hạt giống số 1 Pauline Betz 1–6, 8–6, 7–5 trong trận chung kết để giành chức vô địch Đơn nữ tại Giải quần vợt vô địch quốc gia Pháp 1946. Hạt giống Các tay vợt xếp hạt giống được liệt kê bên dưới. Margaret Osborne là nhà vô địch; các tay vợt khác biểu thị vòng mà họ bị loại. Pauline Betz (Chung kết) Margaret Osborne (Vô địch) Louise Brough (Bán kết) Patricia Todd (Vòng ba) Monique Hamelin (Vòng ba) Billie Yorke (Vòng một) Alice Weiwers (Tứ kết) Ginette Jucker (Vòng ba) Betty Hilton (Tứ kết) Micheline Inglebert (Vòng ba) Doris Hart (Tứ kết) Dorothy Bundy (Bán kết) Nelly Landry (Tứ kết) Simone Laffargue (Vòng ba) Jadwiga Jędrzejowska (Vòng ba) Helena Straubeova (Vòng ba) Kết quả Chú thích Q = Vòng loại WC = Đặc cách LL = Thua cuộc may mắn r. = bỏ cuộc trong giải đấu Chung kết Các vòng đầu Nhánh 1 Nhánh 2 Nhánh 3 Nhánh 4 Tham khảo Liên kết ngoài Giải quần vợt vô địch quốc gia Pháp - Đơn nữ Giải quần vợt vô địch quốc gia Pháp theo năm - Đơn nữ Thể thao nữ Pháp năm 1946
wiki
Isan, cũng viết là Isaan, Isarn, Issan hay Esarn; (Isan/, phiên âm: I-xan) là vùng đông bắc Thái Lan, nằm trên cao nguyên Khorat, có sông Mê Kông phía đông và phía bắc. Phía nam giáp với Campuchia. Về phía tây, ngăn cách Isan với miền Trung Thái Lan là dãy núi Phetchabun. Nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính của khu vực này, nhưng do điều kiện kinh tế xã hội và khí hậu khô cằn, khắc nghiệt hơn các vùng khác của Thái Lan, vùng Đông Bắc cũng là vùng nghèo nhất Thái Lan. Ngôn ngữ chính của vùng này là tiếng Lào (được gọi chính thức là tiếng Isan vì lý do chính trị) nhưng tiếng Thái cũng được mọi người sử dụng. Ở gần biên giới Campuchia thì dân chúng nói tiếng Khmer. Phần lớn dân Isan có liên hệ với người Lào. Văn hóa Isan có nhạc dân gian mó lam (tiếng Thái: หมอลำ), Muay Thai, đá gà và ẩm thực Isan, trong đó có xôi (tiếng Thái: ข้าวเหนียว, phiên âm: khao niu) và gỏi đu đủ. Người dân vùng này hầu như ăn xôi hàng ngày với các món ăn khác. Đây là vùng có khá nhiều cư dân gốc Việt sinh sống. ở Isan có 20 tỉnh. Amnat Charoen Buriram Chaiyaphum Kalasin Khon Kaen Loei Maha Sarakham Mukdahan Nakhon Phanom Nakhon Ratchasima Nongbua Lamphu Nong Khai Roi Et Sakon Nakhon Sisaket Surin Ubon Ratchathani Udon Thani Yasothon Bueng Kan Tham khảo Các vùng của Thái Lan Isan
wiki
Liệu có sự sống trên Titan, vệ tinh tự nhiên lớn nhất của Sao Thổ, hiện là câu hỏi đang bỏ ngỏ và là chủ đề đánh giá, nghiên cứu khoa học. Titan lạnh hơn nhiều so với Trái Đất, nhưng trong số tất cả các nơi trong hệ Mặt Trời, Titan là nơi duy nhất ngoài Trái Đất được biết là có chất lỏng ở dạng sông, hồ và biển trên bề mặt của vệ tinh này. Bầu khí quyển dày đặc của Titan giàu hợp chất carbon. Trên bề mặt Titan có các vật thể nhỏ và lớn của cả methan và ethan lỏng, và có khả năng là có một lớp nước lỏng bên dưới lớp vỏ băng của Titan. Một số nhà khoa học suy đoán rằng những hỗn hợp chất lỏng này có thể cung cấp hóa chất tiền sinh học cho các tế bào sống khác với tế bào trên Trái Đất. Các nhà khoa học cho rằng khí quyển của Trái Đất lúc đầu tương đối giống với khí quyển của Titan hiện tại. Nhiều giả thuyết đã cố gắng tìm những gạch nối giữa các thành phần hóa học trong khí quyển Titan hiện nay và khả năng xuất hiện sự sống. Thí nghiệm Miller-Urey và một số thí nghiệm khác sau đó cho thấy, với khí quyển như khí quyển của Titan, nếu có thêm tác dụng của tia tử ngoại thì một số chất hữu cơ phức tạp có thể được hình thành. Đó có thể là một số hợp chất polyme như tholin. Quá trình phản ứng bắt đầu với việc phân rã nitrogen và metan để hình thành hydrocyan và ethyne. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này. Những thí nghiệm nói trên đã đặt ra câu hỏi: liệu những chất hóa học tìm thấy trên bề mặt Titan đã đủ để hình thành sự sống giống như quá trình tương tự trên Trái Đất hay chưa? Nếu có một quá trình tương tự như thế, Titan cần phải có nước thể lỏng tồn tại tương đối ổn định và lâu dài trên bề mặt. Mặc dù không quan sát được sự tồn tại như vậy của nước trên bề mặt Titan, người ta vẫn đưa ra giả thuyết lạc quan rằng nước sinh ra do các thiên thạch rơi xuống Titan được bảo tồn dưới một lớp băng phía ngoài. Người ta cũng cho rằng amonia ở dạng lỏng có thể tồn tại phía dưới bề mặt của vệ tinh. Một giả thuyết cho rằng bên dưới lớp băng đá phía trên có thể là một lớp hỗn hợp nước - amonia. Mặc dù điều kiện trong một môi trường như vậy là vô cùng khắc nghiệt, khi so với điều kiện trên Trái Đất, nhưng vẫn có thể tồn tại sự sống. Trao đổi nhiệt giữa phần lõi và lớp vỏ của vệ tinh là yếu tố then chốt cho khả năng có tồn tại sự sống trong lòng Titan hay không. Việc phát hiện cuộc sống vi khuẩn trên Titan có thể phụ thuộc vào các hiệu ứng phát sinh sinh vật của nó. Ví dụ khí methane và nitơ trong khí quyển là nguồn gốc sự sống sinh vật đã được xác định. Hydro đã được coi là một phân tử thích hợp để thử nghiệm sự sống trên Titan: nếu sự sống phát sinh từ methane sử dụng một lượng đáng kể khí hydro, nó sẽ gây một hiệu ứng đo được trong tỷ lệ pha trộn của tầng đối lưu. Dù có những khả năng cuộc sống sinh vật như vậy, có rất nhiều cản trở cho cuộc sống trên Titan, và bất kỳ sự tương tự nào với Trái Đất đều không chính xác. Với khoảng cách to lớn tới Mặt Trời, Titan lạnh lẽo (một sự thực càng tăng thêm với hiệu ứng nhà kính ngược của những đám mây bao phủ nó), và bầu khí quyển của nó không có CO2. Dù có những khó khăn như vậy, chủ đề cuộc sống trên Titan có thể được miêu tả chính xác nhất như một cuộc thực nghiệm chứng minh các lý thuyết về các điều kiện cần thiết trước khi cuộc sống phát sinh trên Trái Đất. Tuy cuộc sống có thể không tồn tại, các điều kiện tiền sinh vật của môi trường Titan, và khả năng hiện diện của hóa chất hữu cơ, vẫn là một chủ đề gây hứng thú để tìm hiểu buổi đầu lịch sử sinh quyển Trái Đất. Sử dụng thực nghiệm tiền sinh học Titan không chỉ liên quan tới việc thám sát bằng tàu vũ trụ, mà cả thực nghiệm trong phòng thí nghiệm và các mô hình hóa học và quang hóa trên Trái Đất. Một giải thích khác cho sự tồn tại lý thuyết của cuộc sống trên Titan đã được đưa ra: nếu sự sống được tìm thấy trên Titan, về mặt thống kê nó dường như sẽ có nguồn gốc từ Trái Đất chứ không phải xuất hiện một cách độc lập, một quá trình được gọi là tha sinh. Nó đặt giả thiết rằng những vụ va chạm thiên thạch lớn và sao chổi trên bề mặt Trái Đất có thể khiến hàng triệu mảnh đá chứa đầy vi khuẩn bay lên thoát khỏi lực hút Trái Đất. Các tính toán cho thấy một số viên đá đó có thể va chạm với các thiên thể trong hệ Mặt Trời, gồm cả Titan. Các điều kiện trên Titan có thể trở nên thích hợp hơn cho sự sống trong tương lai. Sáu tỷ năm nữa, khi Mặt Trời trở thành sao khổng lồ đỏ, các nhiệt độ bề mặt có thể tăng lên ~200K, đủ lớn để các đại dương hỗn hợp nước/ammonia tồn tại ổn định trên bề mặt. Khi lượng phát xạ tia cực tím của Mặt Trời giảm đi, lớp sương phía trên khí quyển Titan sẽ mất đi, làm giảm hiệu ứng nhà kính ngược trên bề mặt và cho phép hiệu ứng nhà kính được tạo ra do methane khí quyển đóng một vai trò quan trọng hơn. khi các điều kiện đó cùng hoạt động có thể tạo ra một môi trường thích hợp cho các dạng sự sống ngoại lai, và sẽ tồn tại trong hàng trăm triệu năm, đủ lâu để ít nhất một dạng sự sống nguyên thủy hình thành. Tuy phi vụ Cassini–Huygens không được trang bị để tìm bằng chứng về các hợp chất hữu cơ sinh học, nó thực sự cho thấy lý thuyết về một môi trường trên Titan, ở một số mặt, tương tự với môi trường nguyên thủy trên Trái Đất là có thể. Có rất nhiều lựa chọn cho các phi vụ tương lai tới Titan để tìm hiểu những vấn đề đó và cả những vấn đề khác nữa, có thể sử dụng tàu vũ trụ quỹ đạo, đổ bộ, khí cầu,... Tham khảo Titan (vệ tinh) Sinh vật ngoài Trái Đất Sinh học vũ trụ
wiki
Bài làm Người ta vẫn nói: phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng. Nhưng chồng có rất nhiều kiểu chồng, yêu thương vợ cũng có, phũ phàng với vợ cũng không ít kẻ,… Thật khó để chọn được một người chồng vừa thấu hiểu vừa yêu thương mình thực sự. Và Trần Tế Xương đã là một người chồng như thế. Chỉ tiếc rằng, những gì ông dành cho vợ không phải là vật chất xa hoa để vợ được hưởng thụ an nhàn, mà chỉ là những vần thơ dạt dào cảm xúc với tấm lòng chân thật, đầy yêu thương. Có lẽ, trong xã hội ấy, xã hội của nam quyền và phong kiến, thật hiếm có người chồng nào lại thương vợ như ông. Tất cả những tình cảm nồng nàn, thiết tha, ông dồn hết vào trang giấy trắng và viết lên bài thơ “Thương vợ” với những vần thơ rất đằm thắm mà chân thực. Yêu vợ, thương vợ và thấu hiểu vợ. Ông hiểu những nỗi khó khăn vất vả mà vợ mình phải chịu đựng: “Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng Lặn lội thân cò nơi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông” Hình ảnh bà Tú hiện lên trong thơ ông là một người vợ, một người phụ nữ đảm đang, tháo vát và tảo tần sớm hôm với công việc “buôn bán ở mom sông”. Vẫn biết nơi đó hiểm nguy luôn rình rập, nếu sơ suất một chút thôi bà cũng có thể mất đi cả tính mạng của mình nhưng bà vẫn làm, làm quanh năm suốt tháng. Bởi cùng một lúc, trên đôi vai gầy của bà phải gánh vác cả hai gánh nặng “nuôi đủ năm con với một chồng”. Ta không thể có khái niệm thế nào là đủ trong khi nhu cầu của con người luôn là vô tận. Nhưng trong cái xã hội nghèo nàn và phong kiến ấy, tự nuôi được bản thân mình thôi đã là vất vả lắm rồi, nay bà không những nuôi cả chồng cả con mà lại còn “nuôi đủ”. “Đủ” nghĩa là không thiếu thốn, không rách rưới, không đói khát hay thèm thuồng thứ gì. Theo một nghĩa khác sâu xa hơn, “đủ” ở đây còn có nghĩa là cuộc sống ấm no, đủ đầy và hạnh phúc. Bà không phải trụ cột gia đình nhưng đã thay cái trụ cột ấy để gánh vác hoàn toàn mọi việc trong nhà. Vừa lo kiếm sống mưu sinh, vừa lo giữ lửa hạnh phúc ấm êm cho chồng, cho con. Cũng may Tế xương là người thấu hiểu, thương vợ, cảm thông với vợ và yêu thương vợ thật lòng. Bởi chỉ có như thế ông mới có thể cảm nhận được hết bao vất vả lo toan mà vợ mình gánh chịu. Và nếu không thương vợ, ông cũng chẳng thể nào có được những vần thơ viết về vợ một cách chân thật và giàu cảm xúc đến thế. Là một nhà nho, ông hiểu hơn ai hết những nề nếp, lối sống và quan điểm sống của thời thế lúc bấy giờ – thời thế của nam quyền, thời mà người phụ nữ chỉ là nô lệ, là cỏ rác, thời mà dẫu người vợ có cam chịu bao nhiêu, có vất vả chừng nào cũng chỉ là một chuyện rất thường tình, thậm chí là điều đương nhiên, là điều phải làm, phải chịu. Có có lẽ, hình ảnh bà Tú cũng chính là hình ảnh của bao nhiêu người phụ nữ cùng thời khác. Nhưng trong số đó, có mấy ai được chồng thấu hiểu và thương xót như Tế Xương thương vợ mình? Một người vợ tảo tần, giàu đức hi sinh. Một người mẹ cam chịu và yêu thương gia đình hết lòng: “Một duyên hai nợ âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công.” Ông bà đến với nhau vì duyên thì ít mà vì nợ thì nhiều. Phải chăng đó là số phận, là ý trời? Dù có là gì đi chăng nữa, người phụ nữ ấy cũng vẫn là một người vợ đảm đang, giàu đức hi sinh và nhẫn nại. Dẫu “năm nắng mười mưa”, dẫu bão bùng ngập trời ngập đất, vì cuộc sống mưu sinh, vì chồng vì con, bà vẫn chẳng “quản công”, vẫn âm thầm chịu đựng bao vất vả lo toan. Tế Xương không nói gì về cuộc sống vợ chồng nhưng qua cách ông kể về vợ mình cũng đủ cho ta hiểu gia đình ông sống rất đầm ấm, thuận hòa. Bởi ông có một người vợ rất giàu đức hi sinh, và bà cũng có một người chồng rất thấu hiểu mình. Hơn nữa, cuộc sống lúc nào cũng đủ đầy, không dư giả nhưng cũng chẳng thiếu thốn thứ gì. Nhưng càng thương vợ bao nhiêu, nhà thơ lại càng thấy hổ hẹn cho bản thân mình bấy nhiêu: “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững cũng như không.”
vanhoc
Marcelo Alberto Bielsa Caldera (, nickname Loco Bielsa , ; sinh ngày 21 tháng 7 năm 1955) là một huấn luyện viên bóng đá người Argentina. Bielsa từng huấn luyện các câu lạc bộ bóng đá và hai đội tuyển bóng đá quốc gia Argentina và Chile. Tại Chile, ông có được địa vị tôn kính bởi những kết quả tích cực của đội tuyển quốc gia dưới sự huấn luyện của ông. Những cử chỉ và cá tính của ông trong thời gian ở Chile đã chiếm được sự chú ý của các phương tiện truyền thông và mở ra hàng loạt những tranh cãi nhỏ trong cả giới thể thao và chính trị. Ngày 8 tháng 8 năm 2015, Bielsa từ chức huấn luyện viên của Marseille và ngày 8 tháng 7 năm 2016, ông bất ngờ từ chức huấn luyện viên Lazio chỉ sau 2 ngày được bổ nhiệm. Năm 1980, sau khi giã từ sự nghiệp chơi bóng, Bielsa quyết bắt đầu sự nghiệp làm huấn luyện viên bóng đá. Công việc đầu tiên của ông là quản lý đội trẻ của câu lạc bộ Argentina Newell's Old Boys. Năm 1990. Bielsa được giao nhiệm vụ huấn luyện đội một của Newell, nơi sau này ông sẽ tiếp tục giành danh hiệu Torneo Apertura 1990 và Torneo Integración 1990-91 khi đánh bại Boca Juniors trên chấm phạt đền. El Loco huấn luyện đội bóng tiến đến trận chung kết của Copa Libertadores 1992 trước khi thua São Paulo FC trên chấm luân lưu. Vài tuần sau thất bại trong trận chung kết Copa Libertadores, Bielsa và Newell cùng đoạt danh hiệu Torneo Clausura 1992. Khởi nghiệp Khi còn là một đứa trẻ, Bielsa đã lựa chọn hâm mộ Newell's Old Boys thay vì những đội láng giềng và kình địch truyền kiếp Rosario Central, đội bóng mà cha anh nhiệt tình ủng hộ. Xuất thân từ một gia đình ngập tràn chính trị và pháp luật, Bielsa quyết định phá vỡ truyền thống gia đình bằng cách cống hiến trọn đời mình cho bóng đá. Thiên hướng của ông hoàn toàn trái ngược với của người anh trai Rafael - một nhà chính trị gia tính đến năm 2007, đại biểu quốc gia từ quận thủ đô của Buenos Aires, trong khi đó chị gái ông María Eugenia là cựu thống đốc của Santa Fe. Ông chơi ở vị trí hậu vệ trong đội hình chính của Newell's Old Boys, nhưng sớm giải nghệ ở tuổi 25. Bielsa tiếp tục phát triển sự nghiệp huấn luyện viên của mình trong đội bóng đó sau khi qua kì thi làm giáo viên thể chất. Ông dẫn dắt Newell tới vài chiến thắng trong đầu thập niên 1990. Ông chuyển tới Mexico năm 1992, huấn luyện vắn tắt Club Atlas và Club América. Bielsa trở lại Argentina năm 1997 để dẫn dắt Vélez Sársfield. Sự nghiệp huấn luyện Đội tuyển quốc gia Argentina Năm 1998 Bielsa được giao nhiệm vụ làm huấn luyện viên trưởng tại Espanyol nhưng ông sớm từ chức sau khi nhận lời đề nghị tới làm việc tại đội tuyển bóng đá quốc gia Argentina trong năm sau đó; ông tiếp quản đội bóng sau quãng thời gian bốn năm Daniel Passarella tại vị. Argentina giành chiến thắng ở World Cup 2002 nhưng không vượt qua được vòng đấu loại trực tiếp đầu tiên. Mặc dù vậy, Bielsa được trao cơ hội thứ hai để dẫn dắt Argentina đi tới thành công lớn và ở lại vị trí của ông. Albicelestes là á quân Copa América 2004 và đoạt tấm huy chương vàng của Thế vận hội Mùa hè 2004. Đội bóng của ông trở thành đội bóng Mỹ Latin đầu tiên giành được huy chương tại kỳ Thế vận hội ở môn bóng đá kể từ năm 1928, khi Argentina đánh bại Paraguay trong trận chung kết. Bielsa từ chức vào cuối năm 2004 và José Pekerman trở thành người kế nhiệm của ông tại Argentina. Đội tuyển quốc gia Chile Dưới sự dẫn dắt của ông đội tuyển bóng đá quốc gia Chile trải qua những cái nhất tích cực và tiêu cực trong lịch sử. Lần đầu tiên trong lịch sử, Chile có khả năng kiếm được một điểm khi chơi trước Uruguay tại Montevideo. Chile cũng chịu thất bại nặng nề nhất từ trước đến nay khi chơi trên sân nhà trong trận thua vòng loại 3-0 trước Paraguay. Thành tích tồi tệ này còn lặp lại khi Chile để thua 3-0 trước Brazil, đánh dấu thất bại sân nhà trước Brazil trong một trận đấu vòng loại trong 50 năm trở lại đây. Ngày 15 tháng 10 năm 2008, Bielsa vạch ra chiến thuật đánh bại Argentina 1-0; đây là chiến thắng đầu tiên của Chile trước Argentina trong một trận đấu chính thức và thúc đẩy sự ra đi của huấn luyện viên Argentina Alfio Basile. Athletic Bilbao Ngày 3 tháng 10 năm 2011, Bielsa, một người mộ đạo Công giáo đã đến thăm Poor Clares của Guernica bên cạnh vợ mình. Ông muốn họ cầu nguyện cho đội bóng của ông, những gì họ từng làm từ trước đến nay. Việc ký hợp đồng của tiền vệ U-21 Tây Ban Nha Ander Herrera được thống nhất trước khi kết thúc mùa giải, mặc dù ngôi sao trẻ này quyết định ở lại với câu lạc bộ khởi nghiệp Real Zaragoza giống như một thái độ tôn trọng khi họ chiến đấu chống xuống hạng. Tuy nhiên các cầu thủ bắt đầu điều chỉnh một số thay đổi khi mùa giải phát triển và sau chiến thắng sân khách trước kình địch địa phương Real Sociedad. Bilbao có một phong độ tốt trong mùa thu bao gồm thắng lợi trước Paris St-Germain, Osasuna và Sevilla cũng như những trận hòa không tưởng với Valencia và Barcelona, đồng thời chỉ đánh rơi điểm số trước đối thủ mới thăng hạng Granada. Đội bóng cũng kết thúc trong tốp đầu bảng đấu tại Europa League và đánh bại Lokomotiv Moskva ở vòng 32 đội. Sau đó Athletic còn dẫn trước Manchester United và trong chiến thắng ấn tượng 3-2 ở trận lượt đi tại Old Trafford, tiếp tục loại Quỷ đỏ khỏi vòng nốc ao với thắng lợi 2-1 trên sân nhà. Trong trận tứ kết, câu lạc bộ tiếp đón Schalke và thắng trận lượt đi 4-2, mặc dù bị dẫn trước 2-1 nhờ cú đúp của Raúl ở phút 72. Bilbao thủ hòa 2-2 với Schalke trong trận lượt về, qua đó lọt vào vòng bán kết Europa League với tổng tỉ số thuận lợi 6-4, để chạm trán Sporting Lisbon. Marseille Ngày 2 tháng 5 năm 2014, chủ tịch Olympique de Marseille Vincent Labrune công bố việc thuê Bielsa làm huấn luyện viên trưởng đội bóng của ông trên đài phát thanh Pháp. Trước đó Labrune xác nhận một thỏa thuận theo nguyên tắc đã đạt được sau trận hòa 0-0 của câu lạc bộ với Lille ở Ligue 1 ngày 20 tháng 4. Bielsa ký hợp đồng hai năm để bắt đầu làm việc sau kì FIFA World Cup 2014, do đó trở thành huấn luyện viên người Argentina đầu tiên của câu lạc bộ. Ngày 8 tháng 5 năm 2015, sau khi thất bại trận mở màn Ligue 1 gặp Caen, việc Bielsa tuyên bố từ chức là kết quả của những xung đột với người quản lý của ông. Lazio Ngày 6 tháng 7 năm 2016, Bielsa được bổ nhiệm làm huấn luyện viên của Lazio. Ngày 8 tháng 7 năm 2016, Bielsa đồng ý từ chức huấn luyện viên Lazio chỉ sau hai ngày được bổ nhiệm. Lazio đã đưa ra hành động pháp lý chống lại Bielsa vì vị phạm hợp đồng, kiện ông 50 triệu €. Thống kê huấn luyện Tham khảo Liên kết ngoài Tiểu sử tại BDFutbol.com Tiểu sử tại Athletic-club.com Marcelo Bielsa tại Fifa.com Huấn luyện viên bóng đá Argentina Nhân vật còn sống Sinh năm 1955 Cầu thủ bóng đá Argentina
wiki
Sang Kancil hay câu chuyện về Kancil là câu chuyện dân gian rát phổ biến ở Malaysia và Indonesia, đây là một loạt truyện ngụ ngôn mang tính truyền thống về một con nai chuột thông minh. Một nhân vật yếu đuối và nhỏ bé nhưng xảo quyệt, Sang Kancil sử dụng trí thông minh, sự nhanh trí, lém lỉnh của mình để chiến thắng những con vật to và mạnh hơn mình. Hình mẫu Sang Kancil từ một một con nai chuột thông minh và ranh mãnh, cậu ta có thể đánh lừa những con vật khác để thoát khỏi rắc rối, trong tiếng Mã Lai hoặc tiếng Indonesia thì Kancil có hai nghĩa "cheo cheo" (hay nai chuột) và "người khôn ngoan", cheo cheo được khắc họa nổi bật trong văn hóa dân gian tại Malaysia và Indonesia, nơi chúng được xem là một sinh vật tinh khôn. Nhân vật dân gian này tương tự như một nhân vật dân gian khác là thỏ Br'er và giống nhiều nhân vật khác trong truyện ngụ ngôn của La-phông-ten. Những câu chuyện Đây là các câu chuyện về một nhân vật trong những câu chuyện dân gian của người Malaysia và Indonesia, nhỏ bé, yếu ớt nhưng rất nhiều lần khiến các đại ca rừng già phải mệt mỏi. Nhân vật Sang Kancil, trong truyện cổ tích dân gian Kancil của người Java, là một con cheo cheo nhỏ bé nhưng khôn ngoan. Sang Kancil là một anh hùng nhỏ bé và tinh ranh, nhờ trí thông minh, nhân vật này đã đánh bại được bạo chúa và kẻ thù lớn hơn mình.. Với nông dân Câu chuyện thứ nhất "Sang Kancil và người nông dân": Một ngày nọ, Sang Kancil đang cố gắng ăn cắp dưa chuột từ cánh đồng của nông dân. Lần đầu tiên, nó đã đánh cắp một số dưa chuột thành công. Sau đó cậu ta gặp một con bù nhìn, và cậu ta chế giễu nó vì nó không thể làm cậu ta sợ. Cậu đạp con bù nhìn bằng chân trước, nhưng chân trước của cậu lạ bị mắc kẹt trong con bù nhìn, được người nông dân dán đầy keo. Cậu cố gắng rút chân ra, nhưng vô ích vì keo quá mạnh khiến không rút chân ra được. Sau đó, người nông dân đến và cười nhạo Sang Kancil, người đã bị mắc kẹt bởi keo dán trên con bù nhìn. Sau đó anh ta nhốt vào trong một cái lồng cho đến hết ngày. Tối hôm đó, chú chó của người nông dân đến gặp Sang Kancil. Con chó chế nhạo cậu và nói rằng cậu sẽ bị làm thịt vào sáng hôm sau. Sang Kancil tỏ ra giữ bình tĩnh và thư giãn. Con chó đã bối rối và hỏi tại sao có thái độ như vậy. Cậu ta nói, "Anh bạn sai rồi, tôi sẽ không bị làm thịt đâu mà tôi sẽ trở thành một Vương tử nữa kìa!". Con chó trở nên bối rối hơn, cậu nói tiếp: "Tôi sẽ cưới con gái của nông dân và tôi sẽ trở thành Vương giả. Tôi thấy tiếc cho anh bạn, tất cả lòng trung thành của anh đã được đền đáp như thế này! hãy trở thành một con chó! Hãy nhìn tôi! Ngày mai, tôi sẽ trở thành Vương tử!"-Sang Kancil tự hào nói. Con chó cảm thấy bị phân biệt đối xử bởi chủ của mình, yêu cầu cậu ta chuyển chỗ. Nó trộm nghĩ rằng bằng cách thế chỗ cho Sang Kancil, y sẽ trở thành một Vương tử thế cho nó. Vì vậy, con chó cạy lồng và để cậu bỏ đi. Sáng hôm sau, người nông dân bối rối, vì không thấy con nai đâu cả; thay vào đó, anh nhìn thấy con chó của mình trong chuồng, vẫy đuôi mừng rỡ. Với con hổ Câu chuyện thứ tư: "Sang Kancil và Hổ": Một ngày nọ, Sang Kancil đang uống nước bên bò sông, khi một con hổ đột nhiên đến và muốn ăn thịt nó, nó đã bị hổ đuổi theo ăn thịt, Sang Kancil cố gắng trốn thoát, nhưng con hổ nhanh hơn cậu ta. Bị dồn vào chân hổ, cậu nhanh trí nghĩ cách trốn thoát, Kancil vội thốt lên: “Pak Belang (nghĩa văn chương là "chú có sọc" hay "bác có sọc") này, chú anh thật là một vị chúa sơn lâm quyền lực và mạnh mẽ”. Con hổ nghĩ rằng Sang Kancil đã ca ngợi nó, tạm quên việc ăn thịt ngay Sang Kancil mà để nghe tiếp câu chuyện. Sau đó, cậu nói với con hổ: "Sức mạnh và sự dẻo dai của chú anh rất lớn, nhưng nhà vua của tôi còn mạnh mẽ hơn thế nữa, Không ai có thể sánh được với Ngài ấy!". Con hổ bị thách thức, và cảm thấy bị chế giễu vì có người còn mạnh hơn nó, con hổ đòi đến gặp “vua” của Kancil, tuyên bố sẽ thách thức vua vua này. Chú nai liền dẫn hổ ra bờ sông và chỉ cho nó cái bóng dưới nước và nói với hổ rằng: "Hãy nhìn vào nước và chú anh sẽ thấy vua của tôi". Con hổ cả tin nhìn xuống sông và nghĩ rằng đã thấy một con hổ khác ở dưới nước. Hổ gầm lên, “vua” gầm lại khiến nó tức mình nhảy xuống sông quần nhau với chính cái bóng của mình trong lúc Kancil nhân cơ lỉnh đi mất. Sau khi chiến đấu với hình ảnh phản chiếu của chính mình, con hổ nhận ra đó chỉ là hình ảnh phản chiếu của mình. Bị đánh lừa bởi Sang Kancil, con hổ giận lắm, nuôi ý trả thù và tiếp tục săn lùng những con hươu chuột cho đến ngày nay và là một trong số các kẻ thù của Sang Kancil. Với con voi Câu chuyện thứ hai "Sang Kancil và con voi": Một ngày nọ, Sang Kancil bị lọt vào bẫy của thợ săn, nó hét lên cầu cứu nhưng không ai nghe thấy và nghĩ rằng việc thoát khỏi bẫy coi như vô vọng. Nhưng một lúc sau, khi nghe thấy một con voi đi qua, nó liền hét lên: “Voi ơi voi, mau xuống đây, kẻo trời đang sập, xuống và tìm nơi trú ẩn với tôi đi nào”. Voi tưởng thật, bối rối nhưng vẫn sợ hãi, dại dột làm theo lời gọi vội lao xuống hố, Kancil nhảy lên người voi rồi thoát ra ngoài, bỏ mặc con voi mắc kẹt trong cái bẫy. Với cá sấu Câu chuyện thứ ba: "Sang Kancil và con cá sấu": Một ngày nọ, có lần Kancil cần qua sông, nó muốn băng qua nhưng ngặt một nỗi con sông quá rộng mà đầy rẫy những cá sấu đói mồi. Nó bèn nghĩ ra kế la lên: “Nhà vua (Malik) sắp mở một đại tiệc và lệnh cho tôi kiểm đếm số sinh vật trong rừng. Các anh mau xếp hàng để tôi đếm nào!”. Lũ cá sấu tin lời xếp hàng để cho nó đếm và vô tình tạo thành một hàng giữa hai bên bờ sông và Kancil chỉ việc nhảy qua từng con một sang bờ bên kia và chạy thoát. Tham khảo Liên kết ngoài Si Kancil dan Buaya Sang Kancil Counts the Crocodile Văn hóa dân gian
wiki
Theo phương hướng mới, thầy dạy Văn đã tổ chức một cuộc thi đọc diễn cảm. Cuộc thi diễn ra sôi nổi và thú vị. Em hãy thuật lại cuộc thi đó Gợi ý Tuần trước, thầy giáo môn Văn lớp em đã tổ chức một cuộc thi thú vị, thi đọc diễn cảm. Hôm thầy nêu lên ý định ấy, bạn nào cũng hăng hái đòi tham gia. Nhưng rồi cuối cùng, chỉ còn lại mười bạn vẫn giữ nguyên được quyết tâm của mình, chính thức ghi tên vào danh sách “ứng viên”. Ban giám khảo hôm nay, ngoài thầy giáo Văn, còn một cô giáo dạy Văn ở lớp khác, cô giáo chủ nhiệm lớp và một người nữa, nghe nói là một nhà thơ, bạn của thầy, mặt còn trẻ măng. Điều lệ của Ban giám khảo rất rộng rãi, ai muốn chọn đọc bài nào tùy ý, miễn là thể hiện đúng cảm xúc của bài văn và truyền được cảm xúc ấy đến người nghe. Sau khi Ban giám khảo ngồi vào bàn. Phòng học bỗng trở nên im lặng như tờ. Em nhìn lên bàn “ứng viên”, thấy mặt bạn Hòa bỗng tái nhợt đi, chắc bạn ấy xúc động ghê lắm. Có mấy bạn thì miệng he hé cười, nụ cười gượng thế nào ấy, chắc để che giấu sự hồi hộp bên trong. Chính thầy giáo hình như cũng rất xúc động. Thầy nói mấy lời khô khan để bắt đầu. Mọi hôm thầy nói năng hùng hồn lắm kia mà! Tất nhiên là chẳng ai muốn biểu diễn trước tiên nên Ban giám khảo phải bắt thăm. Chính Hòa nhà ta phải làm người số một lên “sàn diễn”. Em tưởng Hòa sắp ngất đi. Bạn ấy khó nhọc bước ra khỏi bàn để đứng trước lớp. Nhưng chỉ mấy phút sau. Hòa đã thoải mái hơn. Hình như lúc ấy Hòa đang nghĩ đến tác phẩm của mình sắp trình bày, và chỉ nghĩ đến nó thôi. Hòa xin phép đọc bài thơ Viếng lăng Bác đã học ở lớp 6, giọng Hòa trầm lắng, thủ thỉ từng lời: Xem thêm: Bác Hồ có viết: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”,Em hiểu lời dạy đó như thế nào?Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Cả lớp như nuốt từng lời của bạn ấy. Ai cũng xúc động. Mắt Hòa có lúc hoe hoe đỏ. Bản thân em cũng nín thở khi bạn ấy đọc đến câu: Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim… Bạn Hòa bước về chỗ ngồi của mình trong tiếng vỗ tay vang dội. Phen này nhất định “thì treo giải nhất chi nhường cho ai” rồi!… Bạn Lập ngâm thơ bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt. Tiếng Lập trong và ấm, xúc động, chỉ tiếc đến đoạn cuối thế nào lại lạc giọng mất, nghe the thé lên. Bạn Thu Hồng xin đọc một đoạn văn xuôi trong bài Đàn gia súc trở về của nhà văn Pháp Anphôngxơ Đôđê. Hồng đọc bài văn xuôi mà người nghe cứ có cảm tưởng như bạn ấy đang đọc bài thơ vậy. Dõi theo lời đọc của Hồng, mọi người hình dung rõ quang cảnh trang trại mùa thu, hình ảnh đàn gia súc rộn rã trở về trong âm thanh náo động vui tươi. Trong nỗi xúc động của những người chờ đón, nỗi vui mừng của những kẻ trở về. Chúng em cứ xuýt xoa như được nghe bài văn này lần đầu vậy. Có người nói thầm vào tai em: Hồng giải nhất rồi! Sau mấy bạn đọc cũng được nhưng không có gì xuất sắc lắm. Bạn Quế Hương lên kể chuyện Trọng Thủy Mỵ Châu. Giọng kể của Hương khi cao khi lắng (Đúng ra là đọc bằng giọng kể) dẫn dắt người nghe bằng chi tiết này sang chi tiết khác, khiến ai cũng thấy rõ cô Mỵ Châu ngây thơ, trong sạch mà dại dột, khờ khạo. Nhiều bạn chảy nước mắt khi Hương kể đến cái chết của Mỵ Châu. Bạn ấy kể xong mà không một ai nghĩ đến chuyện vỗ tay. Mãi đến khi Hương đã ngồi vào ghế của mình, tiếng vỗ tay mới nổi lên. Xem thêm: Cảm nhận về công ơn cha mẹ qua bài ca dao: "Công cha như núi ngất trời. Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông. Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!" Tiếp theo Hương còn có hai bạn nữa. Một bạn ngâm bài thơ Bác ơi! của Tố Hữu, rất giống cách ngâm của các nghệ sĩ ngâm thơ trên đài. Một bạn kể chuyện Cây tre trăm đốt khiến thính giả lẫn Ban giám khảo cười bò lăn ra. Theo yêu cầu của giám khảo, tất cả các bạn bước ra sân để Ban giám khảo làm việc. Trong mười phút, chúng em tranh luận sôi nổi. Người thì cho rằng Hòa phải được giải nhất. Người cho rằng Thu Hồng xứng đáng với danh hiệu ấy hơn ai cả. Đa số các bạn lại muốn người đoạt giải là Quế Hương. Ai cũng có lý của mình. Riêng em lại nghĩ rằng Hòa đoạt giải là đúng vì em vốn thích thơ, cách đọc của Hòa khiến em cảm động đến phát khóc lên cơ mà. Chúng em lại dược gọi trở lại phòng để nghe thông báo kết quả. Thầy giáo của chúng em thay mặt Ban giám khảo phát biểu nhận xét. Trước hết thầy nói rằng tất cả các bạn dự thi đều có nhiều cố gắng và đều đã học hỏi rất tốt, chứng tỏ các bạn không những đã tìm hiểu kỹ nội dung tình cảm của bài văn mà có công phu luyện tập và bước đầu đã có được một số kỹ thuật đọc diễn cảm. Thầy cũng cho biết việc chấm giải đã được nhất trí hoàn toàn của Ban giám khảo. Thầy nhận xét cụ thể về một số bạn: bạn Hòa có giọng đọc tốt, đầy tình cảm, nhưng trong bài thơ này, bạn chỉ mới truyền được niềm yêu kính, nỗi đau xót, buồn thương đối với Bác Hồ mà chưa tạo được ấn tượng lạc quan, tin tưởng nhà thơ muốn mang lại cho người đọc. Bạn Thu Hồng đọc một bài văn xuôi như vậy là tốt. Cách kể của Quế Hương vừa thông minh, vừa sáng tạo vửa đầy tình cảm, giúp người nghe nhận ra ngay nhân vật Mỵ Châu vừa đáng thương vừa đáng phê phán, từ đó làm toát lên bài học cảnh giác một cách tự nhiên. Kết quả: giải nhất: Quế Hương, giải nhì: Hòa, giải ba: Thu Hồng. Xem thêm: Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: "Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!" Mọi người nhiệt liệt hoan hô cách đánh giá của ban giám khảo. Theo đề nghị của thầy giáo, cô giáo chủ nhiệm trao phần thưởng đặc biệt cho Quế Hương. Bạn Hòa quá cảm động khi được nhà thơ trẻ trao phần thưởng, trong đó có cả tập thơ của chính anh ấy, có ký tên tác giả. Cô giáo Văn lớp bạn trao giải cho bạn Thu Hồng, lại kèm theo một chiếc hôn. Cả những bạn không đoạt giải cũng thấy phấn khởi. Vanmau.edu.vn
vanhoc
Rầy mềm hay còn gọi là rệp bông (Danh pháp khoa học: Aphis gossypii) là một loại rầy trong họ Aphididae, chúng là loài ký sinh trên các cây họ đậu, họ cà độc dược, bầu bí dưa, cam quýt và nhiều loại cây khác Đặc điểm Thành trùng gồm 2 dạng có và không có cánh: Dạng không cánh cơ thể dài từ 1,5- 1,9 mm và rộng từ 0,6-0,8 mm, toàn thân màu xanh đen, xanh thẫm và có phủ sáp, một ít cá thể có dạng màu vàng xanh. Dạng có cánh cơ thể dài từ 1,2-1,8 mm, rộng từ 0,4-0,7 mm, đầu và ngực màu nâu đen, bụng màu vàng nhạt, có khi xanh đậm, phiến lưng ngực trước màu đen, mắt kép to, ống bụng đen. Ấu trùng và thành trùng tập trung mặt dưới lá, nhất là đọt non, bông, chồi, hút nhựa làm cho các phần này bị héo hoặc để lại những vết thâm đen trên lá, và truyền bệnh virus cho cây. Trên dưa, rầy gây hại trầm trọng nếu tấn công các dây chèo hay đỉnh sinh trưởng, nếu tập trung số lượng lớn ở đọt sẽ làm cho lá bị quăn queo. Phân thải ra thu hút nhiều nấm đen bao quanh làm ảnh hưởng sự phát triển trái và ảnh hưởng đến quang hợp của cây. Chú thích Tham khảo Stefanie Schirmer, Cetin Sengonca and Peter Blaeser (2008). "Influence of abiotic factors on some biological and ecological characteristics of the aphid parasitoid Aphelinus asychis (Hymenoptera: Aphelinidae) parasitizing Aphis gossypii (Sternorrhyncha: Aphididae)" (PDF). European Journal of Entomology 105: 121–129. doi:10.14411/eje.2008.017. G
wiki
Xích vĩ hay xích vĩ độ (viết tắt theo tiếng Anh là Dec (declination), ký hiệu δ), là một thuật ngữ thiên văn học chỉ một trong hai tọa độ của một điểm trên thiên cầu khi sử dụng hệ tọa độ xích đạo. Tọa độ còn lại gọi là xích kinh hoặc góc giờ. Xích vĩ của một thiên thể là khoảng cách góc từ mặt phẳng xích đạo đến thiên thể đó. Xích vĩ tương tự như vĩ độ, chiếu lên thiên cầu, đo theo góc về phía Bắc, tính từ xích đạo. Cụ thể, xích vĩ của một thiên thể bằng góc giữa phương nối thiên thể và tâm Trái Đất với mặt phẳng xích đạo. Góc này được quy ước là dương khi thiên thể nằm ở phía bắc mặt phẳng xích đạo và âm khi nằm ở phía nam. Xích vĩ còn được gọi là thiên độ; tuy nhiên cách gọi này có thể có nhược điểm như không nêu ra cặp phạm trù kinh - vĩ quen thuộc, chữ thiên với ý nghĩa là nghiêng có thể bị hiểu lầm sang nghĩa trời. Các điểm ở bán cầu Bắc có xích vĩ dương lên đến +90°, và các điểm ở bán cầu Nam có xích vĩ âm xuống đến −90°. Vật thể nằm trên xích đạo thiên cầu có xích vĩ = 0°. Vật thể nằm trên thiên cực bắc, cụ thể là sao Bắc Cực có xích vĩ = +90°. Vật thể nằm trên thiên cực nam có xích vĩ = −90°. Vật thể nằm ở thiên đỉnh, có xích vĩ bằng vĩ độ của người quan sát (lý tưởng). Thiên thể có xích vĩ lớn hơn +90°–l, với l là vĩ độ người quan sát, có thể quan sát được trong suốt ngày sao. Các thiên thể đó gọi là thiên thể quanh cực. Ví dụ tại gần các cực, vào mùa hè của bán cầu, có thể quan sát Mặt Trời suốt 24 giờ; những ngày như thế được gọi là Mặt Trời nửa đêm. Ở những vùng gần cực, khi Mặt Trời không xuống quá 6° dưới chân trời thì không có đêm thực sự, mà trời vẫn sáng mờ mờ. Hiện tượng này được gọi là đêm trắng. Ảnh hưởng của tiến động Trục quay của Trái Đất quay tiến động theo chiều về phía tây quanh cực của hoàng đạo, hoàn thành một vòng sau 26000 năm. Hiện tượng này khiến cho tọa độ của các thiên thể cố định thay đổi liên tục nhưng rất chậm. Do đó, các tọa độ xích đạo (gồm cả xích vĩ) là tương đối so với năm mà quan sát được thực hiện, và các nhà thiên văn xác định chúng với tham chiếu đến một năm cụ thể, được gọi là kỷ nguyên. Các tọa độ từ các kỷ nguyên khác nhau phải được biến đổi quay để phù hợp với nhau hay phù hợp với một kỷ nguyên tiêu chuẩn. Kỷ nguyên tiêu chuẩn được sử dụng hiện tại là J2000.0, tức là ngày 1 tháng 1 năm 2000 tại 12:00 TT. Chữ cái "J" thể hiện rằng nó là một kỷ nguyên Julian. Trước J2000.0, các nhà thiên văn sử dụng lần lượt các kỷ nguyên Besselian B1875.0, B1900.0, và B1950.0. Xích vĩ của sao Phương hướng của một ngôi sao gần như duy trì cố định bởi khoảng cách rất xa của nó, nhưng xích kinh và xích vĩ của nó có những biến thiên dài hạn do sự tiến động điểm phân và chuyển động riêng, và biến thiên tuần hoàn do thị sai năm. Xích vĩ của các thiên thể hệ Mặt Trời đặc biệt biến thiên rất nhanh so với các ngôi sao, do chuyển động quỹ đạo và khoảng cách gần hơn. Khi quan sát từ các địa điểm trên Bắc Bán cầu của Trái Đất, các thiên thể với xích vĩ lớn hơn 90° −  (trong đó = vĩ độ của người quan sát) được trông thấy quay quanh thiên cực hàng ngày mà không lặn xuống dưới chân trời, và do đó được gọi là các sao quanh cực. Một ví dụ rất điển hình chính là sao Bắc cực có xích vĩ rất gần +90°, và do đó nó là quanh cực khi được trông thấy tại bất cứ nơi nào trên Bắc Bán cầu, ngoại trừ rất gần xích đạo. Các sao quanh cực không bao giờ lặn dưới chân trời, ngược lại, có những ngôi sao không bao giờ mọc lên trên đường chân trời, khi quan sát từ một địa điểm cho trước bất kỳ trên bề mặt của Trái Đất (ngoại trừ cực kỳ gần với xích đạo). Nói chung, nếu một ngôi sao với xích vĩ là quanh cực đối với một người quan sát (trong đó có thể là dương hoặc âm), thì ngôi sao với xích vĩ − không bao giờ mọc lên trên chân trời, khi được quan sát từ người quan sát đó (bỏ qua ảnh hưởng của khúc xạ khí quyển.) Tương tự, nếu một ngôi sao là quanh cực đối với một người quan sát ở vĩ độ , thì nó sẽ không thể thấy được so với người quan sát ở vĩ độ −. Bỏ qua khúc xạ khí quyển, đối với người quan sát ở xích đạo thì xích vĩ luôn bằng 0° ở các điểm hướng đông và tây trên đường chân trời. Tại vĩ độ , xích vĩ bằng 90° − || ở điểm hướng bắc, và −90°+|| ở điểm hướng nam. Tại các địa cực, xích vĩ là đồng đều trên suốt toàn bộ chân trời, và bằng xấp xỉ 0°. Các sao không quanh cực chỉ có thể quan sát được trong một số ngày hoặc mùa nhất định trong năm. giữa|nhỏ|600x600px|Bầu trời sao chia làm hai nửa. Xích vĩ (màu xanh lục) bắt đầu từ xích đạo (màu xanh lục đậm nét) và chiều dương về hướng bắc (lên phía trên cùng), chiều âm về hướng nam (xuống phía dưới cùng). Các đường xích vĩ (màu xanh lục nhạt) chia cắt bầu trời theo các đường tròn nhỏ, ở đây cách nhau 15°. Khoảng cách cực Tương tự xích vĩ (dec, δ) là tọa độ góc của thiên thể được đo từ xích đạo thiên cầu, khoảng cách cực (Polar Distance) là khoảng cách góc của thiên thể trên kinh tuyến của nó nhưng được đo từ một thiên cực. Trong hệ tọa độ xích đạo Σ(α, δ), khoảng cách cực có liên hệ sau với xích vĩ: Ø = 90° ± δ. Nó được tính bằng độ và không vượt quá 180°. Các thiên thể nằm trên xích đạo có khoảng cách cực bằng 90°. Đối với một ngôi sao cho trước, khoảng cách cực cũng có thể được hiểu là vĩ độ tối thiểu để khi quan sát tại đó sao là quanh cực. Tất cả các sao quanh cực đều có khi quan sát tại vĩ độ L. Khoảng cách cực cũng chịu ảnh hưởng bởi tiến động. Xích vĩ và vĩ độ địa lý Khi một thiên thể được thấy ở trực tiếp trên đỉnh đầu thì xích vĩ của nó thường luôn nằm trong khoảng 0.01 độ so với vĩ độ của người quan sát; nó không bằng chính xác do hai ảnh hưởng phức tạp sau. Đầu tiên, áp dụng với mọi thiên thể: xích vĩ của thiên thể bằng vĩ độ thiên văn của người quan sát, nhưng thuật ngữ "vĩ độ" thông thường nói đến vĩ độ trắc địa, tức là vĩ độ trên các bản đồ và thiết bị GPS. Ở lục địa Hoa Kỳ và khu vực lân cận, sự chênh lệch (độ lệch dọc) thường chỉ bằng một vài giây cung (1 giây cung = của một độ) nhưng cũng có thể lên đến 41 giây cung. Sự ảnh hưởng phức tạp thứ hai là cho dù không có sự lệch so với hướng thẳng đứng, "ngay trên đỉnh đầu" có nghĩa là vuông góc với mặt ellipsoid (một xấp xỉ mặt nước biển thuận tiện toán học) tại địa điểm của người quan sát, nhưng đường thẳng đứng không đi qua tâm của Trái Đất; nên các niên giám thường cho xích vĩ đo tại tâm của Trái Đất. Xem thêm Xích kinh Hệ tọa độ xích đạo Hệ tọa độ thiên văn Hoàng đạo Hệ tọa độ địa lý Nguyệt chí Mặt Trăng Vị trí của Mặt Trời Tham khảo MEASURING THE SKY A Quick Guide to the Celestial Sphere James B. Kaler, University of Illinois Celestial Equatorial Coordinate System University of Nebraska-Lincoln Celestial Equatorial Coordinate Explorers University of Nebraska-Lincoln Sidereal pointer (Torquetum) – to determine RA/DEC. Hệ tọa độ thiên văn Góc Thuật ngữ thiên văn học Yếu tố kỹ thuật của chiêm tinh học
wiki
Sóc bay Siberia, tên khoa học Pteromys volans, là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Linnaeus mô tả năm 1758. Hình ảnh Chú thích Tham khảo I. K. Hanski: Home ranges and habitat use in the declining flying squirrel, Pteromys volans. In: Wildlife Biology.ngày 1 tháng 4 năm 1998, S. 33–46. I. K. Hanski, P. C. Stevens, P. Ihalempiä, V. Selonen: Home-range size, movements, and nest-site use in the Siberian flying squirrel, Pteromys volans. In: Journal of Mammalogy. 81, 2000, S. 798–809. I. K. Hanski, M. Mönkkönen, P. Reunanen, P. Stevens: Ecology of the Eurasian Flying Squirrel (Pteromys volans) in Finland. In: Ross Goldingay, John Schebe (Hrsg.): Biology of Gliding Mammals. Filander, Fürth 2000, ISBN 3-930831-17-1. I. K. Hanski, H. Henttonen, U.-M. Liukko, M. Meriluoto, A. Mäkelä: Liito-oravan (Pteromys volans) biologia ja suojelu Suomessa. In: Suomen Ympäristö. 459, 2001, Ympäristöministeriö. A. Mäkelä: Liito-oravan (Pteromys volans L.) ravintokohteet eri vuodenaikoina ulosteanalyysin perusteella. in: Liito-orava Suomessa. WWF:n Suomen Rahaston Raportteja. Nr. 8, Helsinki 1996. A. Mäkelä: Liito-oravan (Pteromys volans L.) lisääntymisbiologiasta. In: Liito-orava Suomessa. WWF:n Suomen Rahaston Raportteja. Nr. 8, Helsinki 1996. S. I. Ognev: Rodents. Israel Program for Scientific Translations, Jerusalem, 1966 (Mammals of the USSR and Adjacent Countries. Bd. 4). P. Rassi, A. Alanen, T. Kanerva, Ilpo Mannerkoski: Suomen lajien uhanalaisuus 2000. Oyj, Helsinki 2001, ISBN 951-37-3594-X. P. Sulkava, R. Sulkava: Liito-oravan ravinnosta ja ruokailutavoista Keski-Suomessa. In: Luonnon tutkija. 97, 1993, S. 136–138. Bird Box Cam, includes pictures of Siberian Flying Squirrels nesting in a birdhouse in Helsinki. Pteromys volans at Animal Diversity Web. Images and text in Swedish about Pteromys volans. V Động vật được mô tả năm 1758 V Tông Sóc bay Động vật có vú châu Á
wiki
SABIC (Saudi Basic Industries Corporation, tiếng Ả Rập: الشركة السعودية للصناعات الأساسية, سابك). là một công ty sản xuất đa dạng hoạt động trong lĩnh vực hóa chất và các chất trung gian, polyme công nghiệp, phân bón và các kim loại. Đây là công ty đại chúng lớn nhất công ty ở Ả Rập Xê Út và là một phần của chỉ số Tadawul. Tuy nhiên, chính phủ Ả Rập vẫn còn sở hữu 70% cổ phần của công ty. SABIC cũng là công ty niêm yết lớn nhất ở Trung Đông. Các cổ đông là những người tới từ Ả Rập Xê Út và các nước khác trong sáu quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC). SABIC là công ty lớn thứ hai thế giới về sản xuất ethylene glycol và dự kiến sẽ đứng đầu về lĩnh vực này sau khi các dự án mới được giới thiệu. SABIC cũng là công ty lớn thứ ba thế giới về sản xuất polyethylene, lớn thứ tư về sản xuất polyolefin và polypropylene. Công ty hiện cũng là đơn vị đứng đầu thế giới về sản xuất mono-ethylene glycol, MTBE, urê dạng hạt, polycarbonate, polyphenylene và polyether imide. Trong năm 2008, SABIC được xếp hạng thứ tư trên thế giới bởi Fortune Global 500. Đến năm 2009, SABIC cũng được cải thiện vị thế của mình để trở thành công ty lớn thứ 186 trên thế giới (xét về cả bốn chỉ tiêu). Năm 2010, SABIC trở thành công ty hóa chất lớn thứ hai thế giới về sự đa dạng trong hoạt động, đứng đầu thế giới xét về giá trị tài sản. Nếu tính tất cả các chi nhánh của nó, công ty trở thành (tính đến năm 2014) tập đoàn lớn thứ 94 thế giới trên bảng xếp hạng của tạp chí Forbes Global 2000, với doanh thu bán hàng đạt 50,4 tỷ, lợi nhuận 6,6 tỷ và tài đạt 90,2 tỷ USD. Trụ sở chính của công ty đặt tại thủ đô Riyadh và có lợi ích trong 17 công ty trực thuộc, bao gồm từ quyền sở hữu đầy đủ đến có cổ phần đáng kể. Lịch sử phát triển SABIC được thành lập vào năm 1976 bởi sắc lệnh hoàng gia để sản xuất các sản phẩm hóa chất hữu ích, polyme và phân bón. Tổng giám đốc đầu tiên của công ty là Ghazi Abdul Rahman Al Gosaibi. Hoạt động Công ty con Hadeed Ibn Sina Ibn Zahr Sadaf GAS Petrokemya Kemya Ar-razi Al-Bayroni Yanpet Ibn Rushd Sharq Ibn Hayyan (Tayf) Safco Jubail United YANSAB SABTANK Saudi Kayan SABIC Europe SABIC Americas Scientific Design SABIC Innovative Plastics (trước đây là GE Plastics) Sản phẩm Xem thêm Brødrene Hartmann Danh sách các công ty Ả Rập Xê Út Saudi Aramco Tham khảo Liên kết ngoài Official website SABIC Innovative Plastics Công ty thành lập năm 1976 Công ty thuộc sở hữu của Chính phủ Ả Rập Xê Út Công ty hóa chất Công ty hóa dầu Công ty nhựa
wiki
Ján Kollár (sinh 1793 tại Mošovce – mất năm 1852 tại Viên, Đế quốc Áo) là một nhà thơ người Slovakia sinh ra tại Mošovce. Ông là nhà triết học và nhà thuyết giáo, người có ảnh hưởng lớn đến văn học của ít nhất hai quốc gia với bài thơ Slávy Dcera (Người con gái Slovan). Tác phẩm của ông được xem là nền tảng và động cơ cho những nhà ái quốc và những nhà hoạt động xã hội. Nó đã được dịch ra nhiều thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Slav cũng như các ngôn ngữ khác. Tiểu sử và sự nghiệp Ông học tại Trường trung học Lutheran ở Bratislava. Ông đã phục vụ như là một tuyên úy cộng đồng đông dân Slovak Lutheran ở Budapest, kể từ 1849 là một giáo sư khảo cổ học Slavic của Đại học Viên, và nhiều lần như một cố vấn cho chính phủ Áo cho các vấn đề xung quanh người Slovakia. Ông gia nhập phong trào quốc gia Slovakia trong giai đoạn đầu tiên của nó. Bảo tàng của ông (từ năm 1974) trong Mošovce đã được đặt trong kho trước đây, chỉ được xây một phần của nhà sinh khác bằng gỗ Kollár. Phần còn lại của ngôi nhà bị đốt cháy trong lửa vào ngày 16 tháng 8 năm 1863. Trong năm 2009 đã được xây dựng một bản sao của nhà sinh Kollár ban đầu, bây giờ là một bảo tàng. Xem thêm Nhà triết học Slovakia Nhà thơ Slovakia Sinh năm 1793 Nhà thơ Séc Mất năm 1852
wiki
Julio Iglesias ( tên đầy đủ là Julio José Iglesias de la Cueva; sinh ngày 23 tháng 9 năm 1943) là một ca sĩ, nhạc sĩ người Tây Ban Nha, đã phát hành khoảng 80 album với gần 300 triệu đĩa được bán trên khắp thế giới trong 14 thứ tiếng. Ông được tổng cộng hơn 2.600 đĩa vàng và bạch kim. Theo như hãng xuất bản nhạc Sony Music Entertainment, ông là ca sĩ bán đĩa chạy nhất trong lịch sử thể loại nhạc Latinh và cũng là một trong những ca sĩ có đĩa bán nhiều nhất thế giới. Danh sách đĩa nhạc Các album đạt hơn chứng chỉ Vàng: 1975: El Amor 1977: A mis 33 años 1978: Aimer La Vie 1978: Emociones 1979: A vous les femmes 1980: Sentimental 1981: De niña a mujer 1981: Fidèle 1981: 14 Suosituinta Sävelmää 1982: Et l'amour crea la femme 1982: Momentos 1983: En Concierto 1983: Julio 1984: 1100 Bel Air Place 1985: Libra 1990: Starry Night 1994: Crazy 1995: La Carretera 1996: Tango 1998: Mi Vida: Grandes Éxitos 2000: Noche De Cuatro Lunas 2003: Divorcio 2006: Romantic Classics Tham khảo Liên kết ngoài Nam ca sĩ Tây Ban Nha Nhạc sĩ bán được nhiều dĩa nhất Sinh năm 1943 Người tham gia Eurovision Song Contest của Tây Ban Nha Người tham gia Eurovision Song Contest 1970 Người đoạt giải Grammy Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Tây Ban Nha Ca sĩ kiêm sáng tác nhạc đồng quê người Mỹ Ca sĩ nhạc đồng quê người Mỹ Ca sĩ từ Madrid Nam ca sĩ thế kỷ 20 Nghệ sĩ của Columbia Records Người đoạt giải Grammy Thành tựu trọn đời
wiki
là một người sống trăm tuổi Nhật Bản được mệnh danh là người sống lâu nhất sau cái chết của Kawamoto Niwa vào ngày 16 tháng 11 năm 1976, cũng từ Nhật Bản. Trường hợp của ông ban đầu được Sách Kỷ lục Guinness xác nhận gọi ông là người đàn ông lớn tuổi nhất từ trước đến nay, nhưng Guinness sau đó đã rút lại tuyên bố của họ; trong phiên bản 2012 Christian Mortensen được mệnh danh là "người đàn ông được xác minh già nhất từ trước đến nay" và Izumi không được nhắc đến. Tiểu sử Shigechiyo là con trai duy nhất của Tameminamoto và Izumi Tsurukame. Cha mẹ ông qua đời khi ông mới được 6 tháng tuổi và được ông ngoại Izumi Katsuzumi nhận nuôi vào tháng 2 năm 1866. Sách Kỷ lục Guinness đã tìm thấy một tài liệu chứng thực rằng ông tròn 24 tuổi vào năm 1889 khi ông được miễn nghĩa vụ quân sự để trông nom cánh đồng mía của nhà mình. Izumi uống đường nâu shōchū (một loại đồ uống có cồn của Nhật Bản thường được chưng cất từ lúa mạch hoặc gạo), và hút thuốc ở tuổi 70. Ông bỏ trồng mía về dưỡng già vào năm 1970. Cái chết và tuổi tác không chắc chắn Sau một thời gian ngắn nằm viện, Izumi qua đời vì viêm phổi lúc 21 giờ 15 phút JST ngày 21 tháng 2 năm 1986. Ông là một trong hai người duy nhất (người còn lại là Jeanne Calment) được xác nhận đã sống qua lần sinh nhật thứ 120 của họ, mặc dù nghiên cứu sau đó đã đánh giá thấp tầm quan trọng của lời tuyên bố này. Vào tháng 4 năm 1987, 14 tháng sau cái chết của Izumi, Khoa Dịch tễ học tại Viện Lão khoa Thủ đô Tokyo đã báo cáo rằng nghiên cứu về hồ sơ đăng ký gia đình của Izumi cho thấy ông có thể đã 105 tuổi khi vừa qua đời. Sách Kỷ lục Guinness năm 2011 nói rằng giấy khai sinh được gửi làm bằng chứng có thể thực sự thuộc về anh trai ông, người đã mất hồi còn trẻ và gia đình có thể đã sử dụng lại "Shigechiyo" như một từ viết tắt chữ đầu. Trường hợp lâu đời nhất không thể chối cãi về tuổi thọ của nam giới là Kimura Jiroemon, cũng đến từ Nhật Bản, đã qua đời ở tuổi 116 và 54 ngày. Tham khảo Năm sinh không rõ Mất năm 1986 Tử vong do viêm phổi Tử vong do bệnh truyền nhiễm ở Nhật Bản Người quần đảo Amami Người sống lâu trăm tuổi Nhật Bản
wiki
Tiếng Limburg (tiếng Limburg: ; ; ; ), còn được gọi Hạ Limburg, là một nhóm các phương ngữ Hạ Franken Đông được nói ở các tỉnh Bỉ và Hà Lan đều được đặt tên là Limburg và một số khu vực lân cận của Đức. Khu vực được nói gần như nằm gọn trong một vòng tròn rộng từ Venlo đến Düsseldorf đến Aachen đến Maastricht đến Tienen và trở lại Venlo. Trong một số nơi ở khu vực này, nó thường được sử dụng như ngôn ngữ thông tục hàng ngày. Nó có nhiều đặc điểm của cả tiếng Đức và tiếng Hà Lan và thường được coi là một phương ngữ của một trong hai ngôn ngữ này. Trong các cộng đồng hiện đại của các tỉnh Limburg của Bỉ và Hà Lan, các phương ngôn cá nhân trung gian cũng rất phổ biến, kết hợp tiếng Hà Lan chuẩn với giọng nói và một số khuynh hướng ngữ pháp và phát âm bắt nguồn từ tiếng Limburg. Một điều dễ gây nhầm lẫn là "tiếng Hà Lan Limburg" cũng thường được gọi đơn giản là "tiếng Limburg", mặc dù ở Bỉ, những phương ngôn trung gian như vậy được gọi là ("ngôn ngữ ở giữa"), bất kể phương ngữ/ngôn ngữ chính xác nào được kết hợp với tiếng Hà Lan chuẩn. Từ nguyên Tên gọi Limburgs (và các biến thể của nó) được bắt nguồn từ nơi hiện nay là thành phố Limburg của Bỉ (Laeboer trong tiếng Limburg IPA: ), là thủ phủ của lãnh địa Limburg (Limbourg) trong thời Trung Cổ. Người Limburg thường gọi Plat là ngôn ngữ của họ, những người nói tiếng Hạ Đức cũng vậy. Plat này về cơ bản có nghĩa là 'không cao', 'bình thường' hoặc thậm chí là 'thô tục' trái ngược với ngôn ngữ Đức cao địa. Tên gọi này cũng có thể được gắn kết với từ platteland (trong tiếng Hà Lan: 'nông thôn, nội địa'). Thuật ngữ chung trong tiếng Hà Lan dành cho ngôn ngữ thường dân vào thời xa xưa là Dietsch, hay Duutsch, ngày nay vẫn có thể thấy trong từ Plattdütsch. Chú thích Tham khảo Nguồn Bakkes, Pierre (2007): Mofers Waordebook. Driessen, Geert (2012): Ontwikkelingen in het gebruik van Fries, streektalen en dialecten in de periode 1995-2011. Nijmegen: ITS. Frins, Jean (2005): Syntaktische Besonderheiten im Aachener Dreilãndereck. Eine Übersicht begleitet von einer Analyse aus politisch-gesellschaftlicher Sicht. Groningen: RUG Repro [Undergraduate Thesis, Groningen University] Frins, Jean (2006): Karolingisch-Fränkisch. Die plattdůtsche Volkssprache im Aachener Dreiländereck. Groningen: RUG Repro [Master's Thesis, Groningen University] Welschen, Ad 2000–2005: Course Dutch Society and Culture, International School for Humanities and Social Studies ISHSS, Universiteit van Amsterdam. Liên kết ngoài On Limburgish Tones (in Dutch) Map of dialects spoken in Dutch Limburg Limburgish Wiktionary – De Limburgse Wiktionair Limburgish Academy Foundation (Stiechting Limbörgse Academie) with dictionaries Limburgish-Dutch, Limburgish-English, Dutch-Limburgish and English-Limburgish and a history of the Limburgish language Veldeke Genk (in Genk dialect and Dutch) Rheinland Liège (tỉnh) Ngôn ngữ V2 Ngôn ngữ có thanh điệu Ngôn ngữ chủ-tân-động Ngôn ngữ Hạ Franken Ngôn ngữ tại Đức Ngôn ngữ tại Hà Lan Ngôn ngữ tại Bỉ
wiki
Lee Jae-myung (, Hán-Việt: Lý Tại Minh; sinh ngày 23 tháng 10 năm 1963) là chính trị gia, nhà văn và cựu luật sư nhân quyền người Hàn Quốc, ông từng là Thống đốc tỉnh Gyeonggi thứ 35 từ năm 2018 đến 2021. Lee là ứng cử viên đại diện cho Đảng Dân chủ cầm quyền trong cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc năm 2022. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo ở thành phố Andong, tỉnh Gyeongsang Bắc. Mẹ ông làm công nhân vệ sinh môi trường và Lee cũng bắt đầu làm công nhân công nghiệp từ những năm đầu của tuổi thiếu niên, điều này đã khiến cho ông không được theo học chương trình cơ bản. Sau này, thông qua quá trình tự học, Lee đã nhận được cả hai bằng tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Ông tiếp tục theo học tại trường Đại học Chung-Ang và lấy bằng Cử nhân luật vào năm 1986. Lee sau đó trở thành luật sư nhân quyền, ông chịu ảnh hưởng từ cựu Tổng thống Roh Moo-hyun. Tham khảo Liên kết ngoài Lee Jae-myung trên Twitter |- Sinh năm 1963 Nhân vật còn sống Cựu sinh viên Đại học Chung-Ang Tín hữu Tin Lành Hàn Quốc Người Hàn Quốc Người Hàn Quốc thế kỷ 20 Người Hàn Quốc thế kỷ 21 Họ Lý Chính khách theo định hướng chính trị Chính khách theo đảng phái Sơ khai chính khách Hàn Quốc
wiki
Hướng dẫn 1.Ngay sau khi nêu gương các anh hùng nghĩa sĩ đã xả thân vì đất nước trong những thời kì loạn lạc, tác giả đã viết những lời hết sức tâm huyết kể tội ác của giặc. Bằng cái nhìn sáng suốt, sâu rộng và cảnh giác của vị Tiết chế thống lĩnh, Trần Quốc Tuấn đã vạch trần tà tâm và bộ mặt tham lam, tàn bạo của quân xâm lược phương Bắc qua hình ảnh của những tên sứ giặc. 2.Đoạn văn nói về nỗi lòng, tâm trạng của Trần Quốc Tuấn trước tội ác của giặc được đánh giá là đoạn đặc sắc, hay nhất của bài hịch. Tác giả đã sử dụng những lời văn hết sức thống thiết, cách nói thậm xưng để diễn tả nỗi đau, sự uất hận của một vị tướng lĩnh phải chứng kiến cảnh quốc thế bị sỉ nhục, nhân dân bị chà đạp. Nỗi đau ấy luôn thường trực, kéo dài dằng dặc theo dòng chảy thời gian (ngày, nửa đêm…) thấu vào tận xương tủy: “như dao cắt, nước mắt đầm đìa”. Càng đau xót càng uất hận, căm thù lên đến tột đỉnh biến thành mong muốn mạnh mẽ: “xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù”. Tác giả đã sử dụng cách nói cụ thế đầy ấn tượng để biểu thị một thái độ kiên quyết không dung tha lũ giặc cướp nước. Câu văn chia thành nhiều vế đối nhau tạo cho giọng văn sự đanh thép, hùng hồn, mạnh mẽ. 3.Tác giả cũng chỉ ra một sự thật dù phũ phàng song rất hiển nhiên, tất yếu: Tiền không mua được đầu giặc, chó săn không đuổi được quân thù, rượu ngon không thế làm cho giặc say chết… Và người phải chịu hậu quả đau xót không chi là triều đình, là tướng lĩnh mà chính là bản thân người lính và những người thân yêu của họ. Tác giả vẽ ra viễn cảnh hết sức bi thương sẽ xảv ra với những điều thiêng liêng, tôn kính nhất của mỗi con người: gia quyến bị tan, phần mộ cha mẹ bị quật lên, tiếng dơ khôn rửa… Còn gì đau xót hơn? 4.Tác giả là một vị thống lĩnh, lại trong một văn bản chính luận, không thể tránh khỏi nhừng lời lẽ khẳng khái, nghiêm khắc phê phán khi nói về thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của nhiều tướng sĩ trước vận mệnh đất nước “không biết lo, mà không biết thẹn, không biết tức…”. Nhiều lúc sắc thái đó còn được tăng lên thành nhừng lời khẳng định một chân lí duy nhất, không thể khác: “Nếu các ngươi… thì mới phải; nhược bằng khinh bỏ… tức là kẻ nghịch thù”. Đối với Trần Quốc Tuấn, đó cũng là tư tưởng chung của hệ ý thức phong kiến “ái quốc”, thống nhất với “trung quân”. Thiết nghĩ trung thành với một triều đại thân dân, có những vị tướng kiệt xuất, hết lòng vì giang sơn xã tắc thì cũng là thuận ý trời, hợp lòng dân. Như vậy, lời lẽ và thái độ của Trần Quốc Tuấn cũng là hết sức hợp lí. Nhưng có nhiều khi muốn bày tỏ sự ân tình hay khuyên răn thiệt hơn, tác giả lấy giọng gần gũi, chân tình của người cùng chung cảnh ngộ: “Các ngươi ở cùng ta…”, “lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị đau xót biết chừng nào…”, “chẳng những… mà”. Đặc biệt là đoạn văn miêu tả tâm trạng xót xa, uất hận đến tột cùng của vị thống lĩnh đã tạo cho bài hịch có sắc thái chân tình, gần gũi, thắm thiết. 5.Đế diễn đạt nội dung vừa có tính thuyết phục, vừa có tính cách phê phán, tác giả đã lập luận rất chặt chẽ như chúng ta đã thấy ở phần kết cấu và bố cục — lời lẽ có tình, có lí, khi thì thiết tha, khi thì đanh thép, chuyển từ đầu đến cuối một cách lô-gíc. Đế phân rõ lẽ phải trái, đường chính tà, tác giả đi từ xa đến gần, từ vấn đề chung đến vấn đề cụ thể trước mắt. Mở đầu, tác giả dẫn chứng trong sử sách đời xưa đế nói khả năng của tướng sĩ đời nay, trong hoàn cảnh lúc bấy giờ. Tác giả chuyến xuống phân tích nỗi giặc tàn ác như thê nào, nỗi mình thâm giao như thế nào, tiếp đó tác giả vạch ra hai viễn cảnh trái ngược, rồi kết thúc bằng lời kêu gọi đanh thép; hoặc theo ta, hoặc theo giặc, hoặc là bạn, hoặc là thù, hoặc là danh thơm muôn thuở, hoặc là tên xấu nghìn thu. Phương pháp tương phản, đi đôi với lối văn biền ngẫu trong bài này thật là “đắc dụng”. Ở đây chẳng những ý từng đoạn đối nhau, mà ý từng câu đối nhau, từng chữ đối nhau. Chúng ta đọc đến đâu là lẽ phải, trái nối bật đến đấy: “Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu quản giặc mà không biết tức. Nghe nhạc Thái thường đãi yến ngụy sứ mà không biết căm”… Rõ ràng chữ đạp nhau, đối nhau chan chát, ai là người không nhận rõ lẽ chính tà? Tác giả lại biết phối hợp phương pháp điệp ngữ, điệp ý để làm tăng thêm tính thiết tha, tính bi tráng của câu văn. Để đập vào tư tưởng an hưởng thái bình trong tướng sĩ lúc đó, tác giả viết: hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con, hoặc… hoặc… Tác giả nêu lên hình tượng cựa gà trống bên áo giáp, mẹo cờ bạc bên quân mưu. Sự vật có vẻ hài hước, nhưng ý nghĩa thật nghiêm trang. Bằng phương pháp tương phản kết hợp với phương pháp so sánh, tác giả nêu ra 2 viễn cảnh: Thái ấp của ta + bổng lộc các ngươi Gia quyến của ta + vợ con các ngươi Xã tắc tổ tông của ta + mồ mả cha mẹ các ngươi Viễn cảnh u ám Viễn cảnh huy hoàng -Không còn+ cũng mất -mãi mãi vững bền + đời đời hưởng thụ -bị tan+cũng khốn -yên ấm gối chăn”+bách niên giai lão -Bị giày xéo+bị quật lên -muôn đời tế lễ+ thờ cúng quanh năm Đế làm tăng thêm tính quan trọng của vấn đề, tác giả nhắc lại ý nghĩa đối với quần chúng nhân dân lúc bấy giờ và sự thanh nghị của người đời sau trong sử sách. Sau đó, tác giả đặt một mệnh đề nghi vấn nhưng lại rất khẳng định: Trong cảnh u ám “Lúc bấy giờ, dẫu các người muốn vui chơi phỏng có được không?” Trong cảnh huy hoàng: “Lúc bấy giờ, dẫu các người không muốn vui chơi phỏng có dược không?”.
vanhoc
Giang Tây điền Hồ Quảng (江西填湖廣) là đợt di cư của người Giang Tây đến Hồ Quảng (tức hai tỉnh Hồ Nam và Hồ Bắc của Trung Quốc hiện nay) vào đầu đời nhà Minh cuối đời nhà Nguyên.Chữ "điền" trong Giang Tây điền Hồ Quảng ở đây có nghĩa là lấp đầy hay "điền vào chỗ trống". Truyền thuyết Truyền thuyết kể rằng sau khi Chu Nguyên Chương lên ngôi hoàng đế, các phài hệ của ông đã đến Nam Kinh chúc mừng ông, vì quá mệt mỏi ông hạ lệnh mọi người phải sắp xếp trật tự tiến kinh. Lúc được bẩm báo có một nhóm người ngựa đến Trường Sa, ông liền hạ lệnh "nghỉ ngơi 3 ngày" ("歇息三天", tiếng Hoa đọc là Xie xi san tian) nhưng lại bị truyền sai thành "Huyết tẩy tam thiên" ("血洗三天", tiếng Hoa đọc là Xue xi san tian, nghĩa là "tắm máu ba ngày"). Sau khi Trường Sa bị cuộc đại đồ sát, dân chúng thưa thớt, sau một thời gian dài có một đôi vợ chồng trẻ từ Giang Tây đến Trường Sa an cư lạc nghiệp, sinh con đẻ cái, phát triển lại nơi đây. Vì thế người Trường Sa mỗi khi gặp người Giang Tây đều xưng hô là "Lão Biểu" (江西老表) để xem người Giang Tây là họ hàng. Xem thêm Hồ Quảng điền Tứ Xuyên Tham khảo Nhà Minh Nhà Thanh Lịch sử Giang Tây Lịch sử Hồ Bắc Lịch sử Hồ Nam
wiki
Dưới đây là danh sách cầu thủ tham gia Giải vô địch bóng đá trong nhà thế giới 2016 được tổ chức tại Colombia, từ ngày 10 tháng 9 đến 1 tháng 10, 2106 Bảng A Huấn luện viên trưởng: Arney Fonnegra Huấn luện viên trưởng: Jorge Braz Huấn luện viên trưởng: Pulpis Huấn luện viên trưởng: Agustín Campuzano Bảng B Huấn luện viên trưởng: Miguel Conde Huấn luện viên trưởng: Sergey Skorovich Huấn luện viên trưởng: Clemente Reinoso Huấn luện viên trưởng: Hesham Saleh Bảng C Huấn luện viên trưởng: Carlos Chilavert Huấn luện viên trưởng: Roberto Menichelli Huấn luện viên trưởng: Bruno García Huấn luện viên trưởng: Tomás De Dios Bảng D Huấn luện viên trưởng: Oleksandr Kosenko Huấn luện viên trưởng: Sergio Huấn luện viên trưởng: Naymo Abdul Huấn luện viên trưởng: Robert Varela Bảng E Huấn luện viên trưởng: Diego Giustozzi Huấn luện viên trưởng: Ricardo Sobral Huấn luện viên trưởng: Juliano Schmeling Huấn luện viên trưởng: Diego Solís Bảng F Huấn luện viên trưởng: Seyed Nazemalsharieh Huấn luện viên trưởng: Venancio López Huấn luện viên trưởng: Hicham Dguig Huấn luện viên trưởng: Miltinho Tham khảo Liên kết ngoài Official website Giải vô địch bóng đá trong nhà thế giới 2016 Giải vô địch bóng đá trong nhà thế giới
wiki
Mùa xuân này, xã Lương Mông ( Ba Chẽ ) tiếp tục duy trì và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội Lồng Tồng, đẩy mạnh phong trào ‘Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa’, động viên phong trào lao động sản xuất; phát triển kinh tế, quảng bá về tiềm năng, thế mạnh phát triển văn hóa, du lịch. Nghi thức tịch điền tại lễ hội xuống đồng. Lễ hội Lồng Tồng theo tiếng Tày nghĩa là hội xuống đồng, được tổ chức vào đầu mùa xuân để tạ ơn trời đất, thần linh; cầu xin che chở cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con người khỏe mạnh, no ấm, vạn vật sinh sôi. Lễ hội không chỉ là một hoạt động văn hóa tâm linh mà còn là một dạng thức văn hóa nguyên hợp phản ánh ước muốn của cộng đồng về cuộc sống tốt đẹp nhân dịp đầu xuân mới. Bà con nhân dân và du khách trẩy hội Lồng Tồng không chỉ để thỏa mãn nhu cầu tâm linh mà còn để giao lưu kết bạn, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao tình đoàn kết giữa các dân tộc. Lễ hội Lồng Tồng mang nét quy tụ những sắc thái văn hóa đặc trưng nhất của đồng bào dân tộc Tày. Đây cũng là dịp để bà con vui chơi, cuốc hố tra hạt và có thêm động lực để lao động sản xuất.Năm nay, lễ hội tại Lương Mông còn vui hơn bởi được kết hợp tổ chức lễ hội đình Đồng Chức lần thứ nhất. Đình được lập nên để thờ Tĩnh Mục Hiển Minh Chiêu Ứng Đại vương Phạm Tôn Thần (tức Tiện điền nguyên soái Đại tướng quân Phạm Ngũ Lão), một danh tướng thời Trần và phối thờ các vị Thành hoàng làng đã có công khai phá ruộng đồng, tạo dựng xóm làng. Như vậy, lễ hội trong lễ hội, đã tạo ra hiệu ứng cộng hưởng, lan tỏa không khí vui tươi và ý nghĩa nhân văn.Lễ hội năm nay sẽ diễn ra trong 2 ngày. Ngày 11/2 (tức 21 tháng Giêng) diễn ra các nội dung của phần hội gồm: Thi đấu vòng loại môn đẩy gậy, kéo co; giao hữu bóng chuyền hơi nam và nữ giữa các đội bóng của các thôn trên địa bàn xã. Buổi tối cùng ngày là chương trình văn nghệ đặc sắc do Đoàn Nghệ thuật Quảng Ninh và các hạt nhân văn nghệ của xã biểu diễn với chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới, ca ngợi phong trào thi đua lao động sản xuất.Ngày 12/2 sẽ chính thức khai hội với lễ rước long ngai (rước thần), nghi thức tuyên chúc văn, dâng hương của các đại biểu, du khách và lễ phóng sinh. Trung tâm của lễ hội là nghi lễ lồng tồng gồm: Rước thần Nông và Thành hoàng làng từ đình về cánh đồng Xóm Mới, lễ cầu mùa, cuốc hố tra hạt và các hoạt động cấy lúa ruộng, cấy lúa nương. Lễ hội xuống đồng năm nay kết hợp tổ chức với lễ hội đình Đồng Chức lần thứ nhất. Tại lễ hội cũng diễn ra một số nội dung như: Trình diễn giã bánh dày, gói bánh Tày, bánh coóc mò, thi cấy lúa giữa các thôn, thi cuốc hố tra hạt. Cùng với đó là các trò chơi dân gian như: Đi cà kheo, guốc mộc, tung còn, đi cầu, bịt mắt đập bóng, đánh cừ và thi đấu chung kết các môn thi thể thao với sự tham gia đông đảo của bà con nhân dân đến từ các thôn, khe bản. Ngoài ra, du khách còn được tham quan, mua sắm tại các gian hàng nông sản đặc hữu, dược liệu, các sản phẩm OCOP của huyện. Tại Quảng Ninh , nếu như đồng bào Kinh ở TX Quảng Yên có hội xuống đồng vào tháng 6 âm lịch thì đồng bào Tày ở miền Đông có hội xuống đồng ngay từ đầu năm. Tuy nhiên, hội xuống đồng của đồng bào Tày ở lễ hội Đồng Đình (xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên) hay lễ hội đình làng Dạ (xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ) chỉ có nghi thức cuốc hố tra hạt thì ở Lương Mông còn có nghi thức cày tịch điền và phần thi cày giữa các đội. Các tay cày giỏi nhất được tuyển chọn từ các thôn về dự thi đã thể hiện những đường cày sâu, thẳng hàng và đúng kỹ thuật. Cày ruộng và gieo trồng hoa màu khẳng định quyết tâm của bà con trong việc phát triển kinh tế, làm giàu trên mảnh đất quê hương.Hội Lồng Tồng khép lại cũng là lúc mở ra một quá trình lao động sản xuất mới với niềm tin và động lực mạnh mẽ vào mùa màng tươi tốt, tạo ra của cải vật chất, nhà nhà no ấm, hạnh phúc. Trong sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc, hội Lồng Tồng không còn của riêng đồng bào Tày mà đã trở thành ngày hội chung, nơi quy tụ bản sắc văn hóa các dân tộc… Bởi vậy, đến Lương Mông dự hội Lồng Tồng, du khách được hòa mình vào trong không gian của lễ hội, để có thêm niềm tin và động lực trong lao động, sản xuất và công tác.
vanhoc
Vùng đô thị Washington, tên chính thức là Vùng thống kê đô thị Washington–Arlington–Alexandria, DC–VA–MD–WV, là một vùng thống kê đô thị của Hoa Kỳ do Cục Ngân sách và Quản lý (Office of Management and Budget hay vắn tắt là OMB) định nghĩa. Nó cũng là một phần của Vùng đô thị Baltimore-Washington lớn hơn. Tính đến năm 2007, dân số của Vùng đô thị Washington được ước tính là 5.306.565. Các cơ quan liên bang khác (như Bộ Nội an Hoa Kỳ) gọi vùng đô thị này là Vùng Thủ đô Quốc gia. Phần khu vực của Virginia được biết đến như Bắc Virginia. Bộ phận của vùng Vùng đô thị Washington gồm có Đặc khu Columbia và những phần của các tiểu bang Maryland, Virginia, và Tây Virginia. Nó được chia thành hai phân vùng đô thị: Phân vùng đô thị Washington–Arlington–Alexandria, DC–VA–MD–WV bao gồm phần lớn vùng đô thị này Phân vùng đô thị Bethesda–Gaithersburg–Frederick, MD bao gồm các quận Montgomery và Frederick. Phân cấp hành chính Khu vực này gồm có các quận, địa khu và thành phố độc lập sau đây: Đặc khu Columbia Washington Maryland Các quận sau đây được xếp như một phần của Vùng thống kê đô thị Washington–Arlington–Alexandria, DC–VA–MD–WV: Quận Calvert Quận Charles Quận Frederick Quận Montgomery Quận Prince George Mặc dù có liên hệ với Vùng đô thị Washington, các quận sau đây được xếp như một phần của Vùng thống kê đô thị Baltimore-Towson, MD: Quận Anne Arundel Quận Howard Mặc dù có liên hệ với Vùng đô thị Washington, quận sau đây được xếp như một phần của Vùng thống kê tiểu đô thị Lexington Park, MD: Quận St. Mary Virginia Các quận Quận Arlington Quận Clarke Quận Fairfax Quận Fauquier Quận Loudoun Quận Prince William Quận Spotsylvania Quận Stafford Quận Warren Các thành phố độc lập: Thành phố Alexandria City of Fairfax Thành phố Falls Church Thành phố Fredericksburg Thành phố Manassas Thành phố Manassas Park Tây Virginia Quận Jefferson Các tổ chức cấp vùng Hội đồng Liên chính quyền Vùng Washington Được thành lập năm 1957, Hội đồng Liên chính quyền Vùng Washington (MWCOG) là một tổ chức cấp vùng của 21 chính quyền địa phương vùng Washington cũng như là thành viên của nghị viện tiểu bang Maryland, Virginia, Thượng viện Hoa Kỳ, và Hạ viện Hoa Kỳ. MWCOG đưa ra một diễn đàn để thảo luận và phát triển về các vấn đề của vùng đối với những vấn đề có liên quan đến môi trường, giao thông, an ninh công cộng, nội an, nhà cửa, kế hoạch cộng đồng, phát triển kinh tế. Ban quy hoạch giao thông vùng thủ đô quốc gia (National Capital Region Transportation Planning Board), một bộ phận của Hội đồng Liên chính quyền Vùng Washington, là một tổ chức quy hoạch đô thị cho Vùng đô thị Washinton. Các thành phố chính yếu Vùng đô thị gồm có các thành phố chính yếu sau đây (đa số chưa được hợp nhất như thành phố): Washington, D.C. Arlington, Virginia Alexandria, Virginia Bethesda, Maryland Bowie, Maryland Fairfax, Virginia Falls Church, Virginia Frederick, Maryland Gaithersburg, Maryland Germantown, Maryland Herndon, Virginia Leesburg, Virginia Manassas, Virginia Reston, Virginia Rockville, Maryland Silver Spring, Maryland Tysons Corner, Virginia Waldorf, Maryland Nhân khẩu Thành phần Thành phần chủng tộc của khu vực Washington, D.C.: 2006 Da trắng: 51,7% Da đen: 26,3% Á châu: 8,4% Nói tiếng Tây Ban Nha: 11,6% Hợp chủng hay chủng tộc khác: 2,0% 1980 Da trắng: 67,8% Da đen: 26,0% Á châu: 2,5% Nói tiếng Tây Ban Nha: 2,8% Hợp chủng hay chủng tộc khác: 0,9% Tham khảo Liên kết ngoài OMB Bulletin No. 05-02 Urban Areas of Virginia May 2006 Metropolitan and Nonmetropolitan Area Occupational Employment and Wage Estimates; Washington-Arlington-Alexandria, DC-VA-MD-WV Metropolitan Division May 2005 Metropolitan Area Occupational Employment and Wage Estimates; Washington-Arlington-Alexandria, DC-VA-MD-WV Metropolitan Division Washington-Arlington-Alexandria, DC-VA-MD-WV MSA Population and Components of Change Washington Vùng đô thị của Maryland Vùng đô thị của Virginia Vùng đô thị của West Virginia Vùng của Maryland Vùng của Virginia Vùng của West Virginia
wiki
StG 44 (tên đầy đủ trong tiếng Đức: Súng trường tấn công 44 (Sturmgewehr 44), tên khác MP 44 hay MP 43, có nghĩa là Maschinenpistole 43 hay Maschinenpistole 44) là một khẩu súng trường tấn công mạnh mẽ của Đức Quốc Xã, được thiết kế vào năm 1942 và sử dụng đạn 7.92x33mm Kurz. Súng này nhìn rất giống với súng trường tấn công AK-47 - vũ khí lừng danh thế giới của Liên Xô về vẻ bề ngoài nên có các giả thuyết của phương Tây về việc súng AK-47 này được phát triển từ StG 44 dù chưa giả thuyết nào được khẳng định. Nhà thiết kế Mikhail Timofeyevich Kalashnikov luôn luôn khẳng định rằng AK-47 là do ông tự thiết kế và không hề tham khảo bất kỳ chi tiết nào của khẩu StG 44. Bản thân StG 44 cũng có cơ chế hoạt động hoàn toàn khác với AK-47 khi nó dựa trên cơ chế trích khí dài trực tiếp tác động lên khoá nòng lùi, trong khi AK-47 dựa trên cơ chế hoạt động là trích khí ngắn, thông qua thoi đẩy tác động lên khóa nòng xoay. Thời kỳ cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, súng trường tấn công StG 44 ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu về hỏa lực tầm trung cho quân đội Đức Quốc Xã. Các kinh nghiệm chiến đấu đã chỉ ra rằng cỡ đạn 7,92x57mm Mauser sử dụng bởi khẩu súng trường Karabiner 98k có tầm bắn hiệu quả quá lớn, không cần thiết (lên tới 1000 mét) với sức giật rất mạnh, trong khi cỡ đạn 9×19mm Parabellum dùng cho MP 40 và Luger P08 có độ giật thấp thì sức xuyên phá và tầm bắn lại bị hạn chế (chỉ khoảng 150 mét). Các nhà quân sự đã đề ra một vũ khí bắ liên thanh dùng cỡ đạn tầm trung, hiệu quả trong khoảng cách 300-500 mét, kết quả là đạn 7,92x33mm Kurz và súng trường tấn công StG 44 đã ra đời. Ban đầu, Adolf Hitler không thích loại vũ khí mới này, khiến các nhà thiết kế phải đặt tên là MP 43 nhằm đánh lừa ông rằng đây chỉ là phiên bản của tiểu liên MP 40. Nhưng vở kịch đã bị hạ màn, Adolf Hitler phát hiện mình bị qua mặt và ông đã tận tay bắn thử khẩu súng này để tìm hiểu xem nó có đặc điểm gì mà quân lính yêu thích như vậy, sẵn sàng lừa dối cả Quốc trưởng. Và, ông đã rất thích nó, sau đó khẩu súng đã được sản xuất hàng loạt từ năm 1944, phục vụ quân đội Đức Quốc Xã trong những năm tháng cuối cùng của cuộc chiến. Đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nó được Hồng quân Liên Xô mang về nước rất nhiều như là chiến lợi phẩm, không như những nước Đồng Minh khác chỉ ưa thích súng lục Luger P08. Có giả thuyết ông Mikhail Timofeyevich Kalashnikov, nhà thiết kế vũ khí nổi tiếng của Liên Xô đã lấy cảm hứng dựa theo mẫu súng StG 44 rồi chế tạo ra AK-47, vật liệu lẫn cách bắn của AK-47 cũng đều làm theo StG 44. Dù vậy, cấu tạo và cách hoạt động của AK-47 lại hoàn toàn khác so với StG 44. Những phiên bản khác StG 44, Fast Mags Stg44 , 616 2.5x Stg44 , Zf4 3.5x Rifle Scope StG44 , 8mm Kurz Round Drums Các nước sử dụng : Được dùng sau chiến tranh tại Đông Dương thuộc Pháp : Ba khẩu được chế tạo tại nhà máy CITEDEF chỉ để thử nghiệm : Tịch thu được từ Đức Quốc xã khi Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc : Tịch thu từ trong tay phiến quân Syria một số khẩu súng trường Sturmgewehr 44 do phát xít Đức sản xuất từ thời Thế chiến II. Những khẩu súng này được Cộng hòa Dân chủ Đức chuyển giao cho Syria trong thập niên 1960, khi quân đội Đông Đức chuyển sang biên chế vũ khí Liên Xô. Chú thích và tham khảo StG 44 tại Modern Firearms. StG 44 tại IMFDB. StG 44 tại Gun Wiki. StG 44 tại World War II Wiki. Xem StG 44 bắn. Tham khảo Súng Đức Súng trường Súng trường tấn công Vũ khí thời Thế chiến thứ hai Vũ khí trong Chiến tranh Việt Nam
wiki
Hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm Đại Cáo Bình Ngô – Ngữ văn 10 Hướng dẫn ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ (Bình Ngô đại cáo – NGUYỄN TRÃI) I.-KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1.Cuộc đời Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau rời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Nội). Ông sinh ra trong một gia đình mà hai bên nội, ngoại đều có truyền thống: văn hoá, văn học và yêu nước. Thuở thiếu thời, ông sớm chịu nhiều mất mát, đau thương: mẹ mất sớm, cha bị bắt sang Trung Quốc khi giặc Minh xâm lược nước ta. Vì thế, Nguyễn Trãi sớm nuôi chí đền nợ nước, trả thù nhà. Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có. Khi làm quân sư cho Lê Lợi, ông đã góp bao công lao vào những chiến thắng hiển hách của quân ta trong cuộc kháng chiến chống Minh. Cuối năm 1427 sau khi dẹp yên giặc Minh, theo lệnh của Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết Đại cáo bình Ngô. Bi kịch xảy ra với Nguyễn Trãi năm 1442. Nhân cái chết của Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên, bọn gian thần trong triều vu cho ông âm mưu giết vua, rồi khép ông vào tội “tru di tam tộc”. Năm 1464, đời vua Lê Thánh Tông trị vì, Nguyễn Trãi mới được minh oan. 2.Sự nghiệp thơ văn a.Những tác phẩm chính: Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc trên nhiều thể loại. Ông để lại một khối lượng tác phẩm lớn với nhiều giá trị. Những tác phẩm chính viết bằng chữ Hán có: Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo bình Ngô, ức Trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng,… Sáng tác chữ Nôm có tập thơ Quốc âm thi tập gồm 254 bài. Ngoài văn học, Nguyễn Trãi còn để lại cuốn Dư địa chí, một bộ sách địa lí cổ nhất Việt Nam. b.Nguyễn Trãi không chỉ là nhà thơ, nhà văn mà còn là nhà văn hoá lớn. Trong văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận lỗi lạc nhất. Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt các áng văn chính luận của Nguyễn Trãi là tư tưởng nhân nghĩa mà thực chất là tư tưởng yêu nước, thương dân. Văn phong chính luận của ông đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực, chặt chẽ, sắc bén và giàu sức thuyết phục. Thơ trữ tình của Nguyễn Trãi toát lên vẻ đẹp tâm hồn người anh hùng và tâm tình của con người trần thế. Tâm hồn của người anh hùng thể hiện ở sự hoà quyện giữa nhân nghĩa với yêu nước thương dân, thể hiện ở thái độ đấu tranh chống cường quyền bạo ngược, ở cốt cách ngay thẳng cứng cỏi. Là một con người trần thế, Nguyễn Trãi đau nỗi đau của con người và cũng yêu tha thiết thiên nhiên, cuộc sống quê hương. Những vần thơ viết về thiên nhiên đất nước, về tình cha con, tình bạn, về nỗi nhớ quê,… của ông gợi xiết bao những gần gũi, thân thương đối với mỗi tâm hồn Việt. II.- HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI 1. Vào cuối thế kỉ XIV, đất nước ta ở vào tình trạng hết sức rối ren. Hồ Quý Ly lên thay nhà Trần. Thế nhưng sức đề kháng của nhà Hồ trước âm mưu xâm lược của quân Minh cũng chỉ như ngọn đèn trước gió, leo lét được nửa năm rồi tắt hẳn. Trong hoàn cảnh ấy, hơn lúc nào hết ý chí bất khuất của dân tộc được phát huy mạnh mẽ bằng một cao trào đấu tranh rộng lớn, thu hút đông đảo mọi tầng lớp tham gia. Cuộc tụ nghĩa Lam Sơn nổi lên như là một đỉnh cao của cao trào ấy. Nguyễn Trãi đến với Lê Lợi ngay trong những ngày trứng nước. Ông cùng Lê Lợi xây dựng một đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, táo bạo đưa lực lượng từ yếu đến mạnh, ít có thể địch nhiều. Cho đến khi có thể đấu tranh ngoại giao với giặc, Nguyễn Trãi lại trực tiếp là người chắp bút lập ngôn, dụ giặc ra hàng. Chiến thuật “tâm công” (đánh vào lòng người) và tập văn Quán trung từ mệnh tập quả thực có sức mạnh hon cả chục vạn quân. Không chỉ vậy, Nguyễn Trãi còn cùng Lê Lợi trực tiếp chỉ huy và đốc chiến nhiều trận chiến quan trọng có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ví như khi ông điều binh chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang, quân ta đã đánh tan 15 vạn quân giặc do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy từ Trung Quốc kéo sang, mở ra một bước ngoặt lớn về quân sự, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ngoại giao. Đất nước hoà bình, Nguyễn Trãi lại đi đầu trong công cuộc tái thiết nước nhà. Ông vẫn một mực hiếu trung cho đến khi phải nhận cái án oan thảm khốc nhất lịch sử nước ta. Tư tưởng chính trị mà ông suốt đời phấn đấu và phụng sự hết mình là tư tưởng nhân nghĩa mà cái nền tảng là tình yêu nước và lòng thương dân. Với những đóng góp to lớn ấy, có thể nói Nguyễn Trãi xứng đáng là một trong những nhân vật vĩ đại trong lịch sử nước ta. 2.Ngoài những tác phẩm của Nguyên Trãi mà chúng ta đã được học như: Côn Sơn ca (Bài ca Côn Sơn), Bạch Đằng hải khẩu (Cửa biển Bạch Đằng), Đại cáo bình Ngô, Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới – bài 43),… còn có thể kể thêm các bài Cây chuối, Dục Thuý sơn (Núi Dục Thuý), Tùng, Thư lại dụ Vương Thông, Mộ xuân tức sự (Cuối xuân tức sự),… Giới thiệu một vài tác phẩm tiêu biểu: -Côn Sơn ca là khúc ca về bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Cảnh trí Côn Sơn với nhà thơ như là hai người bạn tâm giao. Thiên nhiên với tấm lòng tròn đầy đã dâng tặng tất cả cho cố nhân để rồi biến thành một lời ru êm ái nâng đỡ hồn người. Dẫu cái giai điệu có khoẻ khoắn song về cơ bản, âm hưởng chủ đạo của Côn Sơn ca vẫn là tiếng thở dài bi thiết về kiếp nhân sinh. -Cuối xuân tức sự viết về mùa xuân ở cái thời điểm tận cùng của nó với một tâm trạng nuối tiếc bâng khuâng. Tiếc xuân, tiếc đời, tiếc tuổi xuân là tâm trạng rất con người, rất nhân văn, rất đời thường của người anh hùng Nguyễn Trãi. -Cây chuối thể hiện cốt cách đa tình của người thi sĩ. Cây chuối với mùa xuân như một nỗi đợi chờ hò hẹn. Nó là một thứ tình yêu nhưng tình yêu ấy chẳng qua chỉ là một chút hương xuân, hương lòng thầm kín mà thôi. -Từng là bài thơ có hai lớp nghĩa đan cài vào nhau. Cái chúng ta nhìn thấy là một cây tùng cốt cách cứng cỏi, thẳng ngay, còn đằng sau nó hàm chứa cái hoài bão của kẻ trượng phu. -Thư lại dụ Vương Thông là một trong những bức thư dụ hàng mẫu mực, trích trong Quân trung từ mệnh tập. Sức thuyết phục của bài được thể hiện ở giọng văn chính luận sắc bén, ở những luận điểm được phân tích hợp lí, hợp tình. Nó chứng tỏ sự khéo léo, tài ba của Nguyễn Trãi và tính ưu việt của chiến thuật “tâm công”. 3.Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua một số câu thơ tiêu biểu. Gợi ý: Tham khảo một số đoạn văn sau. -Về hai câu cuối bài Cuối xuân tức sự: Trong tiếng cuốc kêu xuân đã muộn, Đầy sân mưa bụi nở hoa xoan. “Lắng nghe thời gian đang mải miết trôi đi không cách gì cầm giữ được thì còn bồn chồn khắc khoải nào hơn là qua tiếng cuốc. Cứ đều đều, đơn điệu như không có gì đáng chú ý, ấy thế mà nó cứ chậm rãi cướp đi cái phần đẹp nhất của một năm, cái sự khởi đầu của tuổi trẻ. Còn gì đáng tiếc hơn khi “lực bất tòng tâm”, phần chủ thể không kìm giữ được icái khách thể cứ vận động khách quan ngoài ý muốn con người. Tiếc xuân, tiếc đời, tuổi xuân qua đi để chỉ còn là một hoài niệm, tâm trạng của Nguyễn Trãi là tâm trạng rất con người, rất nhân văn mà con người ai chẳng thấy mình dù một lần trong đó”. NXB Giáo dục, 1999) -Về hai câu kết bài Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới – bài 43): Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương. “Nhìn cảnh sống của dân, đặc biệt là người lao động – những dân chài lam lũ – được yên vui, no đủ, Nguyễn Trãi ước có được chiếc đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong ca ngợi cảnh: Dân giàu đủ khắp đòi phương. Câu kết của bài thơ là một câu sáu chữ ngắn gọn, thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài. Điểm kết tụ của hồn thơ ức Trai không phải ở thiên nhiên, tạo vật mà chính là ở con người, ở người dân. Nguyễn Trãi mong cho dân được ấm no hạnh phúc: “dân giàu đú” nhưng đó phải là hạnh phúc cho tất cả mọi người, mọi nơi: “khẵp đòi phương”. Thông thường mỗi khi nói đến người dân, thơ Nguyễn Trãi vân đượm một nỗi lo âu, trở trăn, dằn vặt. Bởi lẽ, với ức Trai, đem lại cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho dân là món nợ suốt đời ông chưa trả được. Chỉ trong hai trường hợp ông nói đến dân với tất cả niềm hân hoan mãn nguyện: khi chiến thắng kẻ thù xâm lược, nhân dân được giải phóng và khi chiến thắng đói nghèo, nhân dân được yên vui, no đủ. Niềm vui của Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ là thuộc trường hợp thứ hai; với Nguyễn Trãi vui hay buồn, lo âu hay thanh thản, tất cả đều xuất phát từ cuộc sống của nhân dân. Dù ở cung bậc và sắc thái tình cảm nào thì lòng ức Trai với,dân chỉ là một: Sách một hai phiên làm bầu bạn, Rượu dám ba chén đổi công danh. Ngoài những phận ấy cầu đâu nữa, Cầu một: ngồi coi đời thái bình”. (Nguyễn Khắc Phi (Chủ biên), Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 10,NXB Giáo dục, 2002). 4.Khái quát những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Trãi. Xuất hiện ở đầu thế kỉ XV, văn chương của Nguyễn Trãi đã hội tụ đầy đủ và kết tinh xuất sắc hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc trước đó và cả sau này, đó là cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo. Về nghệ thuật, văn chương Nguyễn Trãi kết tinh trên cả hai bình diện cơ bản là thể loại và ngôn ngữ. Nguyên Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất, là nhà thơ khai sáng văn học tiếng Việt. Ông đưa đến cho văn học dân tộc thể thơ Nôm Đường luật và nâng ngôn ngữ tiếng Việt lên một tầm cao lớn. XEM THÊM HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG XEM THÊM HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ (TIẾP THEO) – NGỮ VĂN 10 TẠI ĐÂY
vanhoc
"Always on My Mind" là một ca khúc nhạc đồng quê của Mỹ do Johnny Christopher, Mark James và Wayne Carson viết, thu âm lần đầu tiên bởi Gwen McCrae và Brenda Lee năm 1972. AllMusic liệt kê hơn 300 bản ghi âm của bài hát trong các phiên bản bởi hàng chục nghệ sĩ biểu diễn. Trong khi phiên bản của Brenda Lee đứng ở vị trí 45 trên bảng xếp hạng nhạc đồng quê vào năm 1972, các nghệ sĩ khác đạt được top 20 ở Hoa Kỳ và những nơi khác với các phiên bản của riêng họ: Elvis Presley năm 1972; John Wesley Ryles năm 1979; Willie Nelson được Giải thưởng Grammy năm 1982; Pet Shop Boys năm 1987; Loretta Lynn vào năm 2016. Tham khảo Liên kết ngoài Ballad thập niên 1970 Đĩa đơn năm 1972 Đĩa đơn năm 1973 Đĩa đơn năm 1982 Đĩa đơn năm 1987 Đĩa đơn năm 1988 Bài hát năm 1972 Country ballad Đĩa đơn quán quân European Hot 100 Singles Giải Grammy cho Bài hát của năm Đĩa đơn quán quân tại Đức Đĩa đơn quán quân tại Thụy Điển Đĩa đơn quán quân tại Thụy Sĩ Đĩa đơn quán quân UK Singles Chart Đĩa đơn của Columbia Records Đĩa đơn của RCA Records Đĩa đơn của Parlophone Ballad thập niên 1960 Đĩa đơn quán quân RPM Top Singles
wiki
Ma là một họ của người châu Á. Họ này có ở Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam Ở Việt Nam, họ Ma có từ thời vua Hùng. Họ Ma ở Phú Thọ Họ Ma ở Phú Thọ có nguồn gốc từ thời vua Hùng. Theo một số truyền thuyết thì họ Ma có ảnh hưởng lớn tới lịch sử dân tộc vào thời Hồng Bàng và thời An Dương Vương. Một nhánh nhỏ của họ Ma được nổi tiếng nhờ có ngọc phả ghi lại lịch sử của gia tộc từ thời vua Hùng. Nhân vật nổi bật Ma Văn Kháng- ( Tên khai sinh là Đinh Trọng Đoàn), nhà văn của nền văn học đương đại Việt Nam nửa sau thế kỷ XX Ma Khê, Ma Xuân Trường- Ngọc phả họ Ma Phú Thọ- Ma Văn Lả, Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Bắc Kạn Trung Quốc Họ Ma (chữ Hán: 麻, Bính âm: Má) tại Trung Quốc, trong danh sách Bách gia tính, được xếp thứ 135. Nhân vật nổi bật Ma Chấn Quân, Trung tướng Không quân Giải Phóng Quân. Tham khảo Liên kết ngoài Đất Tổ với họ Ma người Tày Họ người Việt Nam Họ người Trung Quốc Họ Ma
wiki
Yolngu là một dân tộc thiểu số bản địa của thổ dân châu Úc sinh sống tại đảo Arnhem Land là hòn đảo nằm giữ Bali và Sydney. Cuộc sống của người dân hầu như không có nhiều thay đổi trong suốt hàng vạn năm qua, họ sống hòa mình giữa thiên nhiên từ lúc sinh ra cho tới khi chết. Tập tục Đây là bộ tộc từ 60.000 năm trước, đã dựa vào kỹ năng săn cá sấu để sống. Trước khi đi săn bao giờ họ cũng phải tổ chức một buổi lễ với các điệu nhảy tâm linh truyền thống để cầu xin các linh hồn tổ tiên bảo hộ cho mình. Khi đi săn, thợ săn nơi đây chủ yếu sử dụng những kỹ năng nguyên thủy đã được tổ tiên truyền lại, họ không mang theo lương thực khi đi săn, khu rừng sẽ cung cấp hầu hết các nhu yếu phẩm trong suốt chuyến đi có thể kéo dài ngày này sang ngày khác, đối tượng chính của chuyến săn là loài cá sấu, thịt cá sấu chính là thứ thực phẩm hàng đầu đã nuôi sống cả bộ lạc qua nhiều thế hệ. Không như thợ săn cá sấu nơi khác rất coi trọng bộ da để bán cho ngành thời trang xa xỉ, người Yolngu chỉ lấy thịt và những thứ có ích đối với họ. Cá sấu mà họ săn chủ yếu thuộc loài cá sấu nước ngọt, tuy không ghê gớm bằng những con cá sấu nước mặn khổng lồ nhưng lại nhanh nhẹn và hung dữ, chúng còn có khả năng ẩn nấp cực kỳ hiệu quả. Thợ săn chỉ dùng đến súng khi gặp những con cá sấu lớn và nguy hiểm, những con vật còn lại thì bị họ khống chế bằng tay. Tham khảo Aboriginal Resource and Development Services (ARDS) Charles Darwin University, Darwin, Trudgen, Richard, Why Warriors Lie Down and Die , ARDS, Darwin, 2000 ISBN 0-646-39587-4 Garma Festival ARDS, Yolngu Matha Phrasebook (Gupapyngu Dialect), Darwin Morphy, Howard, Ancestral Connections: Art and an Aboriginal System of Knowledge, University of Chicago Press, Chicago, 1991 ISBN 0-226-53865-6 The 12 Canoes website made in collaboration with the people of Ramingining to highlight and showcase the Yolngu Culture. Úc
wiki
Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch được Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam quyết định thành lập ngày 11/4/1984. Ủy ban có nhiệm vụ giúp Hội đồng Bộ trưởng chỉ đạo về công tác dân số và sinh đẻ có kế hoạch, chủ trì việc phối hợp giữa các cơ quan, các đoàn thể quần chúng tổ chức thực hiện công tác dân số và sinh đẻ có kế hoạch trong cả nước. Ủy ban được đổi tên thành Ủy ban Quốc gia dân số và kế hoạch hoá gia đình từ ngày 6/2/1985. Từ năm 1991 Ủy ban hoạt động độc lập như cơ quan thuộc Chính phủ do 1 Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng làm Chủ nhiệm, sau là 1 Bộ trưởng và tồn tại đến năm 2001 Ủy ban Quốc gia Dân số Kế hoạch hóa gia đình hợp nhất với Ủy ban Bảo vệ, chăm sóc trẻ em thành Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em là cơ quan ngang bộ. Từ năm 2007, giải thể Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, chức năng quản lý Nhà nước về DS-KHHGD được giao về Bộ Y tế. Lịch sử Năm 1957 Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết về các vấn đề dân số, nghị quyết chỉ ra giải pháp đem lại lợi ích về nhiều mặt và có hiệu quả cao cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của nhiều quốc gia. Năm 1961 Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký Quyết định số 216/CP ngày 26/12/1961 về sinh đẻ có hướng dẫn cho nhân dân trong cả nước. Ban chỉ đạo hướng dẫn sinh đẻ có kế hoạch cũng được thành lập và do Thủ tướng Phạm Văn Đồng kiêm nhiệm trưởng ban tới năm 1975. Từ năm 1997 Chính phủ quyết định lấy ngày 26/12 là ngày Dân số Việt Nam. Năm 1971 Thành lập Ủy ban bảo vệ Bà mẹ, trẻ em và Sinh đẻ có kế hoạch trên toàn quốc với mục đích tuyên truyền giáo dục chăm sóc sức khỏe sinh sản, sinh sản kế hoạch trong cán bộ, công nhân viên, hội viên, đoàn viên. Ủy ban tồn tại đến năm 1974 thì giải thể, công tác chuyên môn do Bộ Y tế đảm nhiệm tới năm 1984. Năm 2002, sáp nhập Uỷ ban DS-KHHGĐ với Uỷ ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em thành Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em. Năm 2007, giải thể Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, chức năng quản lý Nhà nước về DS-KHHGD được giao về Bộ Y tế. Năm 2008, Tổng cục Dân số-KHHGĐ được thành lập để giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý Nhà nước về lĩnh vực DS-KHHGĐ bao gồm lĩnh vực: quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng dân số; chỉ đạo các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về DS-KHHGĐ trong phạm vi cả nước Nhiệm vụ và quyền hạn Ủy ban Quốc gia dân số và kế hoạch hoá gia đình có nhiệm vụ và quyền hạn sau: Xây dựng phương hướng chiến lược, kế hoạch 5 năm và hàng năm, các chế độ, chính sách về công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành. Chủ trì phối hợp và hướng dẫn các ngành, Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch đó. Phối hợp cùng Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước trong việc cân đối kế hoạch về công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình với phát triển kinh tế - xã hội trong cả nước. Được Hội đồng Bộ trưởng uỷ nhiệm chủ động yêu cầu các tổ chức quốc tế và nước ngoài về hợp tác, viện trợ phục vụ chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình, cùng Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước thực hiện việc phân bổ và hướng dẫn, theo dõi sử dụng viện trợ vào công tác dân số có hiệu quả cao nhất. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các đoàn thể nhân dân tuyên truyền, giáo dục thực hiện kế hoạch và chính sách về dân số và kế hoạch hoá gia đình. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc bảo đảm ngân sách và thực hiện việc phân phối, sử dụng ngân sách, vốn đầu tư và trang thiết bị phục vụ công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình. Phối hợp với các ngành trong việc lồng ghép chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình với kế hoạch của ngành trên cơ sở chương trình do Uỷ ban đề xuất đã được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thông qua; tổ chức việc thu thập thông tin thống kê về công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình. Xây dựng ngân sách; thực hiện việc quản lý, điều phối và sử dụng các nguồn tài lực (kể cả nguồn viện trợ của nước ngoài) phục vụ cho mục tiêu, kế hoạch, chương trình và các hoạt động cụ thể của công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình. Tổ chức việc kiểm tra, đánh giá hoặc phối hợp với các ngành, các đoàn thể tổ chức việc kiểm tra, đánh giá kết quả việc thực hiện chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình. Yêu cầu các ngành, các cấp, các đoàn thể xã hội có liên quan cung cấp các thông tin về dân số và kế hoạch hoá gia đình. Tổ chức Giai đoạn 1961-1975 Chủ tịch Thủ tướng Phạm Văn Đồng (lúc đó gọi là "Trưởng ban chỉ đạo hướng dân sinh đẻ có kế hoạch") Giai đoạn 1984-1987 Chủ tịch Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp Phó Chủ tịch thường trực Bộ trưởng Bộ Y tế Đặng Hồi Xuân Phó chủ tịch Bộ trưởng Bộ Lao động Đào Thiện Thi Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước Vũ Quang Tuyến (đến tháng 2/1985) Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước Hồ Ngọc Nhường (từ tháng 2/1985) Ủy viên Bộ trưởng Bộ giáo dục Nguyễn Thị Bình Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước Vũ Quang Tuyến (từ 5/1984 là Phó chủ tịch) Chủ nhiệm Uỷ ban Phát thanh và truyền hình Việt Nam Trần Lâm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Vũ Mão Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Như (đến tháng 12/1985) Ủy viên Ban Thư ký Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Dương Thị Thùy (từ tháng 12/1985) Phó Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam Phạm Thế Duyệt Tổng cục phó Tổng cục Thống kê Nguyễn Ngọc Sơn Phó chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học xã hội Vũ Khiêu (từ tháng 2/1985) Trưởng ban Ban thi đua Trung ương Nguyễn Thọ Chân (từ tháng 2/1985) Tổng thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Công Thắng Giai đoạn 1987-1991 Chủ tịch Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt Phó Chủ tịch Bộ trưởng Bộ Y tế Đặng Hồi Xuân (đến năm 1988) Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Song (kiêm nhiệm từ năm 1988) Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Trần Đình Hoan Tổng thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Song Ủy viên Thứ trưởng Bộ Thông tin Phan Quang Thứ trưởng Bộ Giáo dục Nghiêm Chưởng Châu Thứ trưởng Bộ Văn hoá Nông Quốc Chấn Uỷ viên Ban thư ký Tổng Công đoàn Việt Nam Hoàng Tỉnh Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Ngọc Sơn Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Phương Minh Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Hà Quang Dự Giai đoạn 1991-nay [1992-1997] GS. Mai Kỷ - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình [1997-2001] Trần Thị Trung Chiến - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc gia DS-KHHGĐ [2002-2006] Lê Thị Thu - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em. [2007-2011] Nguyễn Quốc Triệu - Bộ trưởng Bộ Y tế [2011-nay] Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế Tham khảo Xem thêm Tổng cục Dân số (Việt Nam) Kế hoạch hóa gia đình Hội Kế hoạch hóa Gia đình Việt Nam Liên kết ngoài Chính trị Việt Nam Ủy ban Nhà nước Việt Nam
wiki
Felix Yongbok Lee (Hangul:필릭스 용복 리), tên tiếng Hàn là Lee Yong-bok (Hangul: 이용복, Hanja: , sinh ngày 15 tháng 9 năm 2000), thường được biết đến với nghệ danh Felix. Anh là một nam ca sĩ, nhạc sĩ, rapper, vũ công, người mẫu, MC người Úc gốc Hàn. Anh đảm nhiệm vị trí nhảy phụ, rap phụ và hát dẫn của nhóm nhạc nam Stray Kids do công ty JYP Entertainment thành lập và quản lý. Anh đặc biệt có chất giọng cực kỳ trầm ấm, đó là điểm mạnh cực thu hút. Felix đã từng có màn hóa thân thành Deadpool ấn tượng và được chính thần tượng của anh là Ryan Reynolds gửi lời khen. Cuộc đời và sự nghiệp Felix sinh ngày 15 tháng 9 năm 2000 tại Sydney, Úc. Cậu là con thứ hai trong gia đình gồm bố mẹ, một chị gái (1998) và một em gái (2004). Yong-bok là tên tiếng Hàn do ông nội của anh đặt. Felix từng theo học tại trường tư thục công giáo, nam nữ đồng giáo St Patrick's Marist College ở Sydney, New South Wales, Úc từ năm 16 tuổi. Năm 2017, anh nhận được lời đề nghị tham gia buổi thử giọng thông qua tin nhắn của một nhân viên trực thuộc JYP Entertainment. Felix sau đó trở thành thực tập sinh của công ty vào ngày 24 tháng 2 năm 2017 và trainee trong vòng hơn 1 năm trước khi ra mắt cùng với Stray Kids. Trước khi ra mắt Khi còn là thực tập sinh, Felix đã xuất hiện trong chương trình thực tế "Stray Kids" cùng với các thành viên Stray Kids. Đến tập 8, Felix đã trở thành thí sinh thứ 2 bị loại ở chương trình vì khả năng tiếng Hàn của Felix còn hạn chế. Nhưng cuối cùng, Park Jin-young (chủ tịch của JYP Entertainment) đã quyết định đưa Felix trở lại vào tập 9 và vào đội hình ra mắt của Stray Kids. 2018: Ra mắt với tư cách là thành viên Stray Kids Felix đã ra mắt cùng Stray Kids trong album đầu tiên của họ 'I AM NOT' và đĩa đơn đầu tiên của nhóm 'District 9'''. 2023: Mở tài khoản Instagram cá nhân và trở thành đại sứ thương hiệu của Louis Vuitton Ngày 2 tháng 8, Felix chính thức mở tài khoản Instagram cá nhân với cái tên là yong.lixx. Chỉ sau 1 tiếng 36 phút, tài khoản chính thức đạt 1 triệu lượt theo dõi, giúp Felix trở thành idol K-pop gen4 có thời gian đạt 1 triệu lượt follow nhanh nhất trong lịch sử. Chỉ sau gần 5 ngày, tài khoản chính thức đạt 5 triệu lượt theo dõi Hồi tháng 4 năm 2023, Felix "chào sân" khi được mời dự ở hàng ghế đầu của show Louis Vuitton Pre-Fall 2023 tại Seoul, Hàn Quốc. Một tháng sau, Felix được mời đến tham dự show Louis Vuitton Cruise 2024 ở Ý. Cậu trở thành nghệ sĩ Hàn Quốc duy nhất có mặt tại sự kiện ra mắt BST Cruise 2024 của Louis Vuitton. Từ lúc này, người hâm mộ của Stray Kids bắt đầu nghi vấn rằng nam thần tượng đang bắt tay với nhà mốt Pháp, nhưng thông tin này vẫn chưa được xác thực. Khi Stray Kids tham dự lễ hội âm nhạc Lollapalooza Paris 2023 hay tại concert 5-STAR Dome Tour'' của nhóm, Felix đã liên tục diện các thiết kế của Louis Vuitton. Điều này khiến các fan của Stray Kids ngày một tin tưởng hơn vào sự hợp tác của Felix và nhà mốt này trong tương lai. Và rồi, điều đó đã trở thành sự thật. Ngày 22 tháng 8, Louis Vuitton chính thức công bố, Felix trở thành đại sứ thương hiệu của nhà mốt. Ông Nicolas Ghesquière - giám đốc sáng tạo của Louis Vuitton cho biết: "Tôi rất vui mừng khi Felix gia nhập Louis Vuitton. Tôi đã gặp anh ấy khi tôi giới thiệu Bộ sưu tập Pre-Fall 2023 của mình ở Seoul và nó ngay lập tức gây ấn tượng giữa chúng tôi. Anh ấy thực sự tài năng - tôi yêu năng lượng, cá tính độc đáo và phong cách táo bạo của anh ấy." Điểm đặc biệt nằm ở chỗ, Felix được công bố là đại sứ thương hiệu của hãng nhưng lại là mảng thời trang nữ. Điều này khẳng định rằng, Louis Vuitton đang nhấn mạnh xu hướng phi giới tính trong thời trang, nét đa dạng trong cách diện trang phục của nhà mốt xa xỉ đến từ Pháp. Phong cách nghệ thuật Felix nổi tiếng với chất giọng trầm cực kì đặc biệt, được xem là một trong những điểm đặc biệt của phong cách nhóm. Hoạt động cá nhân Vlog Bài hát Người mẫu tạp chí Tham khảo Liên kết ngoài Felix trên Twitter Felix trên YouTube Felix trên Facebook Felix trên Instagram Thành viên của Stray Kids Nghệ sĩ JYP Entertainment Nam ca sĩ Hàn Quốc thế kỷ 21 Nhân vật còn sống Nam thần tượng Hàn Quốc Sinh năm 2000 Ca sĩ Seoul
wiki
Trong toán học, một độ đo là một hàm số cho tương ứng một "chiều dài", một "thể tích" hoặc một "xác suất" với một phần nào đó của một tập hợp cho sẵn. Nó là một khái niệm quan trọng trong giải tích và trong lý thuyết xác suất. Một cách hình thức, độ đo là một hàm số cho tương ứng mỗi phần tử S của một tập -đại số X với một giá trị là một số thực không âm hoặc vô hạn. Các tính chất sau đây phải được thỏa mãn: Tập hợp rỗng có độ đo bằng không: , Độ đo là -cộng tính: nếu E1, E2,... là các tập hợp chứa trong σ-đại số X, đếm được và không giao nhau từng đôi một, và nếu E là hợp của chúng, thì độ đo bằng tổng . Nghĩa là Nếu μ là một độ đo trên σ-đại số X, thì mọi phần tử của σ-đại số X được gọi là μ-mesurable (μ-đo được), hay đơn giản hơn là đo được. Một bộ gồm tập hợp Ω, một σ-đại số X trên Ω và một độ đo μ trên X được gọi là một không gian đo được, ký hiệu là (Ω, X, μ). Tính chất Các tính chất sau đây có được từ các tiên đề trên: Tính đơn điệu: Nếu E1,E2,... là các tập đo được và E1 là tập con của E2, thì μ(E1) ≤ μ(E2). Tính hợp đếm được: Nếu E1,E2,E3,... là các tập đo được và En chứa trong En+1 với mọi n, vậy thì hợp E của các tập En là đo được và μ(E) = lim μ(En). Tính giao đếm được: Nếu E1,E2,E3,... là các tập đo được và En+1 chứa trong En với mọi n, vậy thì giao E của các tập En là đo được; hơn nữa, nếu tồn tại một tập En có độ đo hữu hạn, thì μ(E) = lim μ(En). Một tập S được gọi là hầu như rỗng hay có thể bỏ được nếu μ(S) = 0. Độ đo μ được gọi là đủ nếu mọi tập con của một tập hầu như rỗng là đo được (một tập con như vậy thì bản thân nó cũng là một tập hầu như rỗng). Ví dụ Sau đây là một vài ví dụ tiêu biểu về độ đo: Độ đo đếm được định nghĩa bởi = số phần tử của S. Độ đo Lebesgue là độ đo đủ duy nhất bất biến qua phép dịch chuyển trên σ-đại số chứa các đoạn trên sao cho với Độ đo Haar cho một nhóm khả tô pô compact địa phương là trường hợp đặc biệt quan trọng của độ đo (chính xác hơn là độ đo Radon). Nó bất biên đối với phép dịch chuyển trong nhóm. Độ đo không được định nghĩa bởi với mọi S. Mọi không gian khả xác suất đều cho phép định nghĩa một độ đo nhận giá trị bằng 1 cho tập hợp toàn thể (và cũng nhận tất cả các giá trị trong đoạn [0, 1]). Một độ đo như vậy được gọi là một độ đo xác suất. Xem các tiên đề xác suất. Các khái niệm metric như độ dài, diện tích, thể tích đều là độ đo. Tổng quát Trong một vài trường hợp, sẽ rất có ích nếu ta có một "độ đo" cho các giá trị không bị giới hạn chỉ ở các số thực dương và ở vô hạn. Ví dụ, một hàm σ-cộng tính được định nghĩa trên các tập hợp và cho các giá trị dương được gọi là "độ đo đảm bảo" (độ đo signée), trong khi một hàm cũng như vậy, nhưng cho giá trị là các giá trị phức, được gọi là "độ đo phức". Một độ đo cho các giá trị trong một không gian Banach được gọi là "độ đo ảo" (độ đo spectrale). Các độ đo này được dùng chủ yếu trong giải tích hàm cho định lý ảo (định lý spectral). Về khái niệm độ đo "cộng tính" hay "trung bình", định nghĩa tương tự như định nghĩa của độ đo nhưng tính σ-cộng tính được thay bởi tính cộng tính hữu hạn. Thật ra trước đây định nghĩa này được đưa vào trước, nhưng lại có ít ứng dụng trong thực tế. Một kết quả đáng lưu ý trong hình tích phân, được biết dưới cái tên định lý Hadwiger, phát biểu rằng: không gian các bất biến hàm qua một phép biến đổi, cộng tính, là hàm số của các tập hợp không nhất thiết dương và được định nghĩa trên hợp của các tập compact lồi trong , được cấu thành từ các độ đo đồng nhất bậc k với mọi k = 0,1,2,...,n và tổ hợp tuyến tính của các "độ đo" này. Tính "đồng nhất bậc k" nghĩa là "mở rộng" bất kỳ một tập hợp nào đó bởi bất kỳ một hệ số c>0 nào đó cho nhân "độ đo" của tập hợp với ck. Độ đo duy nhất có tính đồng nhất bậc n là thể tích thông thường với số chiều là n. Độ đo duy nhất có tính đồng nhất bậc n-1 là "thể tích bề mặt" và được gọi là độ đo bề mặt. Độ đo có tính đồng nhất bậc 1 được gọi là "chiều rộng trung bình" (largeur moyenne). Độ đo có tính đồng nhất bậc 0 là đặc trưng Euler. Xem thêm Tính bằng nhau hầu khắp nơi. Lý thuyết ergodic Đo lường. Nghịch lý của Banach-Tarski chứng minh tồn tại những tập của không đo được. Tham khảo R. M. Dudley, 2002. Real Analysis and Probability. Cambridge University Press. D. H. Fremlin, 2000. Measure Theory . Torres Fremlin. Paul Halmos, 1950. Measure theory. Van Nostrand and Co. M. E. Munroe, 1953. Introduction to Measure and Integration. Addison Wesley. Shilov, G. E., and Gurevich, B. L., 1978. Integral, Measure, and Derivative: A Unified Approach, Richard A. Silverman dịch. Dover Publications. ISBN 0-486-63519-8. Độ đo tích phân Giải tích toán học
wiki
Nomarch (từ gốc tiếng Hy Lạp: νομάρχης nomarchēs) là từ chỉ người đứng đầu một nome ("quận") của Ai Cập cổ đại, tạm dịch là "Thống đốc". Sự phân chia hành chính như thế này trở thành khuôn mẫu cho Hy Lạp cổ đại và các vương quốc lân cận thời kỳ đó. Ai Cập Sự phân chia vương quốc Ai Cập thành các nome (còn gọi là sepat) đã được ghi nhận từ triều đại của pharaon Djoser (Vương triều thứ 3). Từ triều đại của Nyuserre Ini trở đi, đất nước được chia thành 42 nome, bao gồm 22 nome ở Thượng Ai Cập và 20 nome ở Hạ Ai Cập. Các nomarch không còn sinh sống ở tại kinh đô mà chuyển về các nome mà họ cai trị. Các nomarch chịu trách nhiệm việc thu thuế để nộp lại cho nhà vua, và họ cũng có quyền thu một phần thuế cho riêng họ và nhận các cống phẩm. Quyền lực của những nomarch được gia tăng do những cải cách mà pharaon Djedkare Isesi ban hành. Phép vua thua lệ làng, mệnh lệnh của các nomarch dần thay thề những chỉ dụ của các pharaon. Chưa đầy 200 năm sau triều đại của Djedkare, các nomarch đã trở thành những vị lãnh chúa đứng đầu các tỉnh. Ngay từ buổi đầu thời kỳ Chuyển tiếp thứ Nhất, các pharaon gần như chỉ còn là hư vị, và họ chỉ có việc là ban phong danh hiệu cho các lãnh chúa, bằng chứng là qua những yêu sách được gửi bởi bọn họ trong Sắc lệnh Coptos. Chỉ từ Vương triều thứ 12 trở đi, những vị pharaon mới lấy lại được vương quyền vốn có của mình, quyền hành của các nomarch dần bị kiềm hãm và bị triệt tiêu hoàn toàn dưới thời pharaon Senusret III. Hy Lạp Thuật ngữ nomarch vẫn được sử dụng vào thời kỳ La Mã cổ đại. Ngay cả vào thời hiện đại, các tỉnh trưởng của Hy Lạp vẫn được gọi là nomos. Tham khảo Tên hiệu Ai Cập cổ đại
wiki
Phá hủy sinh cảnh (còn được gọi là mất sinh cảnh và giảm sinh cảnh) là quá trình mà sinh cảnh tự nhiên không còn khả năng hỗ trợ các loài bản địa của nó. Những sinh vật từng sinh sống tại nơi đây bị di dời hoặc chết, do đó làm giảm đa dạng sinh học và độ phong phú của loài. Phá hủy sinh cảnh là nguyên nhân hàng đầu gây mất đa dạng sinh học. Phân mảnh và mất sinh cảnh đã trở thành một trong những đề tài nghiên cứu sinh thái học quan trọng nhất vì chúng là những mối đe dọa lớn đối với sự tồn tại của các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Những hoạt động như khai thác tài nguyên thiên nhiên, sản xuất công nghiệp và đô thị hóa là những hành vi của con người góp phần phá hủy sinh cảnh. Áp lực từ nông nghiệp là nguyên nhân chính của con người. Một số khác gồm có khai thác mỏ, khai thác gỗ, giăng lưới bắt cá và phát triển đô thị. Phá hủy sinh cảnh hiện được xem là nguyên nhân chính gây tuyệt chủng của các loài trên toàn thế giới. Những yếu tố môi trường có thể gián tiếp góp phần phá hủy sinh cảnh. Các quá trình địa chất, biến đổi khí hậu, du nhập loài xâm lấn, cạn kiệt chất dinh dưỡng của hệ sinh thái, ô nhiễm nước và tiếng ồn là một số ví dụ. Mất sinh cảnh có thể xảy ra trước phân mảnh sinh cảnh đầu tiên. Những nỗ lực giải quyết tình trạng phá hủy sinh cảnh nằm trong các cam kết chính sách quốc tế, được trình bày trong Mục tiêu Phát triển Bền vững 15 "Sự sống trên đất liền" và Mục tiêu Phát triển Bền vững 14 "Sự sống dưới nước". Tuy nhiên, báo cáo của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc về "Làm hòa với thiên nhiên" được công bố vào năm 2021 cho thấy rằng hầu hết những nỗ lực này đã không đạt được các mục tiêu mà quốc tế đã nhất trí. Chú thích Tài liệu tham khảo Barbault, R. and S. D. Sastrapradja. 1995. Generation, maintenance and loss of biodiversity. Global Biodiversity Assessment, Cambridge Univ. Press, Cambridge pp. 193–274. Cincotta, R.P., and R. Engelman. 2000. Nature's place: human population density and the future of biological diversity. Population Action International. Washington, D.C. Kauffman, J. B. and D. A. Pyke. 2001. Range ecology, global livestock influences. In S. A. Levin (ed.), Encyclopedia of Biodiversity 5: 33–52. Academic Press, San Diego, CA. Millennium Ecosystem Assessment (Program). 2005. Ecosystems and Human Well-Being . Millennium Ecosystem Assessment. Island Press, Covelo, CA. Primack, R. B. 2006. Essentials of Conservation Biology. 4th Ed. Habitat destruction, pages 177–188. Sinauer Associates, Sunderland, MA. Ravenga, C., J. Brunner, N. Henninger, K. Kassem, and R. Payne. 2000. Pilot Analysis of Global Ecosystems: Wetland Ecosystems. World Resources Institute, Washington, D.C. Scholes, R. J. and R. Biggs (eds.). 2004. Ecosystem services in Southern Africa: a regional assessment. The regional scale component of the Southern African Millennium Ecosystem Assessment. CSIR, Pretoria, South Africa. Stein, B. A., L. S. Kutner, and J. S. Adams (eds.). 2000. Precious Heritage: The Status of Biodiversity in the United States. Oxford University Press, New York. White, R. P., S. Murray, and M. Rohweder. 2000. Pilot Assessment of Global Ecosystems: Grassland Ecosystems. World Resources Institute, Washington, D. C. WRI. 2003. World Resources 2002–2004: Decisions for the Earth: Balance, voice, and power. 328 pp. World Resources Institute, Washington, D.C. Thể loại:Thuật ngữ môi trường Thể loại:Bảo tồn môi trường Thể loại:Sinh cảnh Thể loại:Môi trường sống
wiki
Tần số thấp hay LF được dùng để chỉ tần số vô tuyến (RF) nằm trong dải 30 kHz–300 kHz. Ở châu Âu, một phần của Bắc Phi và châu Á, một phần phổ tần LF được dùng cho dịch vụ quảng bá AM như băng tần sóng dài. Ở bán cầu tây, LF được dùng chủ yếu cho các hệ thống dẫn đường máy bay, dẫn đường (LORAN), thông tin và thời tiết. Các trạm tín hiệu thời gian MSF, HBG, DCF77, JJY và WWVB cũng hoạt động trong băng tần này. Còn được gọi là băng tần km hay sóng km vì dải bước sóng của LF là từ 1 tới 10 km. Truyền lan tín hiệu LF Do bước sóng dài, nên các tín hiệu tần số thấp có thể khúc xạ qua các chướng ngại vật như dãy núi và truyền dọc theo đường cong của Trái Đất. Sóng vô tuyến đến máy thu theo kiểu truyền dọc theo đường cong Trái Đất gọi là sóng đất. Cường độ của sóng LF không bị hấp thụ như các sóng có tần số cao hơn khác. Sóng đất có thể truyền với bán kính truyền lên tới 2000 km. Ngoài chế độ sóng đất còn có chế độ lan truyền bằng phản xạ từ tầng điện ly. Sự khúc xạ có thể diễn ra tại lớp E hoặc F. Các sóng này gọi là sóng trời, có thể truyền đi xa 300 km. Tín hiệu thời gian chuẩn Trong dải tần 40 kHz–80 kHz, có vài trạm tần số và tín hiệu thời gian chuẩn như: JJY ở Nhật (40 kHz và 60 kHz) MSF ở Anthorn, Anh (60 kHz) WWVB ở Fort Collins, Colorado, Mỹ (60 kHz) DCF77 ở Mainflingen gần Frankfurt am Main, Đức (77.5 kHz) HBG ở Prangins, Thụy Sĩ (75 kHz) (đóng cửa vào 1-1-2012) Ở châu Âu và Nhật, từ cuối thập kỷ 1980 có rất nhiều thiết bị tiêu dùng giá thành thấp chứa các đồng hồ vô tuyến với máy thu LF để thu tín hiệu LF. Do các tín hiệu LF chỉ lan truyền theo chế độ sóng đất nên độ chính xác của tín hiệu thời gian không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của đường truyền giữa máy phát, tầng điện ly và máy thu. Ở Mỹ, các thiết bị như vậy trở nên sẵn có trên thị trường khi công suất đầu ra của WWVB tăng lên vào năm 1997 và 1999. Quân sự Các tín hiệu vô tuyến dưới 50 kHz có khả năng đâm xuyên qua nước biển xuống độ sâu xấp xỉ 200 m, các sóng có bước sóng dài hơn thì đâm xuyên sâu hơn. Anh, Đức, Ấn Độ, Nga, Thụy Điển, Mỹ và các lực lượng hải quân khác có thể liên lạc với tàu ngầm ở các tần số này. Xem thêm Tần số cao Sóng dài WGU-20 Tham khảo Tài liệu Tomislav Stimac, "Definition of frequency bands (VLF, ELF... etc.)". IK1QFK Home Page. Phổ vô tuyến ca:Ona llarga da:Langbølgebåndet de:Langwelle es:Baja frecuencia fr:Basse fréquence ko:장파 hi:निम्न आवृत्ति (LF) it:Onde lunghe nl:Low frequency ja:長波 no:Langbølge pl:Fale długie pt:LF ru:Длинные волны fi:Low frequency sv:Low Frequency uk:Довгі хвилі zh:長波
wiki
Đề bài: Tả cái trống trường em Bài làm Cái trống có mặt ở trường em không biết đã bao năm rồi; bác bảo vệ ở trường ít nhất đã làm mười hai năm, thế mà trống vẫn còn tốt Trống cao gần bằng cậu học trò lớp bốn. Trống khum khum hình bầu dục, hai đầu thon lại, thân to, ba học sinh nối tay nhau mới ôm đủ vòng quanh trống. Tả cái trống trường em Hai bề mặt trống là hai lớp da trâu hoặc bò dày, nhẵn thín màu vàng ngà hơi cũ. Mặt trống nhìn tựa như bề mặt nồi tráng bánh cuốn của bà Hai cạnh nhà em. Bao quanh mặt trống là thanh gỗ dẹt mỏng, sơn viên đỏ vàng, được đóng đinh tre gắn liền với thân trống. Thân trống được ghép bằng những mảnh gỗ chắc chắn, sơn màu đỏ thẫm, phình to ở giữa. Chỗ ấy được gọi là bụng trống. Bao quanh bụng là một vành đai do hai cây mây bệnh xoắn vào nhau lớn bằng nón tay cái. Nhìn từ xa trống như được mang chiếc thắt lưng giản dị, dân dã. Thường lệ, trước giờ vào học, bác bảo vệ cầm chiếc đùi trống bằng gỗ dài bằng cả cánh tay em để nện lên mặt trống. Lúc đầu bác đánh chậm, nhỏ, càng về sau nhịp tay bác càng nhanh, càng mạnh và dồn dập. Ấy là lúc trống rung lên và toả vào không trung những âm thanh kỳ lạ: Tùng! Tùng! Tùng! Trống trường chỉ vang lên vào những giờ phút đáng ghi nhớ: bước vào năm học, bắt đầu mỗi tiết học, giờ nghỉ học, giờ ra chơi, giờ ra về và lúc bế giảng. Những lúc đi học trẻ, nghe tiếng trống trường dồn dập, em rảo bước nhanh hơn. Có khi đang bí bài, nghe trống báo hết tiết học, em mừng vui hể hả. Ngược lại, đôi khi đang nhảy hả hê, trống lại báo hết giờ chơi, ai nấy đều tiếc rẻ. Mỗi lần hè đến, nghe trống trường báo hiệu bế giảng năm học, lòng chúng em xao xuyến bâng khuâng, buồn vui lẫn lộn. Trống trường thật sự là bạn đồng hành của đời học sinh chúng em. Mai đây, chúng em lớn lên, có thể đi đến bất cứ nơi nào trên Tổ quốc song mãi mãi tiếng trống trường vẫn bập bùng trong kỷ niệm. Bài làm 2 “Tùng… tùng… tùng" âm thanh rộn rã của tiếng trống phát ra từ đâu đó đã gợi em nhớ đến hình ảnh của cái trống trường em. Nó được đặt trên cái giá gỗ vững chắc, bên hành lang của văn phòng nhà trường. Đó là một chiếc trống lớn, to gần bằng chiếc lu đựng nước, sơn màu đỏ thẫm. Hai mặt trống được làm bằng da trâu, dày và nhẵn bóng, căng rất phẳng phiu. Viền xung quanh mặt trống là một hàng chốt đinh rất chắc chắn. Tang trống là những thanh gỗ mỏng cong, ghép khít và dính chặt với nhau bằng một lớp keo rắn chắc. Ngang lưng trống có thắt hai cái đai bằng mây bện, có quang dầu cẩn thận, trông rất oai vệ. Cây dùi dài cỡ bốn tấc, hình tròn, bằng gỗ được đặt ở bên cạnh trống. Tiếng trống thật oai nghiêm. Nó có sức mạnh thúc giục chúng em nhanh chân đến lớp. Giờ chơi, tiếng trống như rộn rã reo vui, nó mời gọi chúng em ra sân nô đùa thoả thích, nó như nhắc nhở chúng em tham gia tập thể đục nhịp nhàng. Đến giờ tan học, tiếng trống ngân vang một điệu khác, giòn hơn, hấp dẫn hơn. Mỗi khi nghe tiếng trống, ai nấy đều trở nên nghiêm trang. Tiếng trống ấy có lúc như âm vang tiếng trống trận oai hùng của cha ông thuở nào, có lúc lại tưng bừng, rộn rã như tiếng trống hội mùa, giỗ tổ nơi làng quê. Tiếng trống như nhắc nhở thầy, trò dạy tốt, học tốt. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào năm học mới. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào mùa hè vui chơi thoải mái. Suốt những năm học, bác trống luôn là người bạn thân thiêt của chúng em. Hè đã đến, xin tạm chia tay với bác trống thân yêu. Mấy tháng hè, chắc bác rất buồn bã vì phải nằm im trên giá, ngắm nhìn sân trường vắng lặng với những xác phượng đỏ rơi trên thảm cỏ xanh. Khi còn đang học thì chỉ mong hè đến, nhưng hè tới, mới nghỉ vài ba bữa, chúng em lại mong chóng đến ngày được gặp bác trống, nghe cái giọng trầm ấm quen thuộc của bác và gặp lại đông đủ thầy bạn, vui biết bao nhiêu!
vanhoc
Ulf Svante von Euler (7.2.1905 – 9.3.1983) là một nhà sinh lý học và dược lý học người Thụy Điển, đã đoạt giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1970 cho công trình nghiên cứu về các neurotransmitter. Cuộc đời Ulf von Euler sinh tại Stockholm, là con trai của 2 nhà khoa học nổi tiếng - Dr. Hans von Euler-Chelpin, giáo sư hóa học, và Dr. Astrid Cleve, giáo sư thực vật học và địa chất học. Cha ông là người gốc Đức, người đã đoạt giải Nobel Hóa học năm 1929, còn ông ngoại là Per Teodor Cleve, giáo sư hóa học tại trường Đại học Uppsala và là người đã phát hiện các nguyên tố hóa học thulium và holmi. Sinh trong môi trường một gia đình khoa học, nên ông cũng có khiếu về khoa học và nghiên cứu. Năm 1922 ông học y học ở Học viện Karolinska. Tại đây, ông làm việc dưới sự hướng dẫn của Robin Fåhraeus về tốc độ huyết trầm cùng Lưu biến học và nghiên cứu về sinh lý bệnh học của sự hẹp mạch. Ông trình luận án tiến sĩ năm 1930, và được bổ nhiệm làm phụ tá giáo sư khoa dược lý học trong cùng năm, với sự hỗ trợ của Göran Liljestrand. Từ năm 1930 tới năm 1931 von Ulf được học bổng Rochester để làm các nghiên cứu hậu tiến sĩ ở nước ngoài. Ông sang Anh nghiên cứu với Sir Henry Dale ở London và với I. de Burgh Daly ở Birmingham, sau đó ông trở về lục địa nghiên cứu với Corneille Heymans ở Ghent, Bỉ và với Gustav Embden ở Frankfurt, Đức. Von Euler thích du hành, nên ông cũng học và nghiên cứu khoa Lý sinh với Archibald Vivian Hill, cũng lại ở London năm 1934, và nghiên cứu bản vận động (neuromuscular junction) với G. L. Brown năm 1938. Từ năm 1946-1947, ông làm việc với Eduardo Braun-Menéndez ở Instituto de Biología y Medicina Experimental (Viện sinh lý Y học thực nghiệm) ở Buenos Aires (Argentina) do Bernardo Houssay thành lập. Bản năng chính xác về chọn làm việc với các nhà lãnh đạo khoa học và các lãnh vực khoa học quan trọng đã được chứng minh bởi sự kiện là cả Dale, Heymans, Hill và Houssay đều đoạt giải Nobel Sinh lý và Y khoa. Từ năm 1930 tới năm 1957, von Euler kết hôn với Jane Sodenstierna. Họ có bốn người con: Hans Leo, nhà khoa học quản lý Các viện Y tế quốc gia, Bethesda, Maryland, (Hoa Kỳ) (đã nghỉ hưu); Johan Christopher, bác sĩ gây mê, bệnh viện Serafimer, Stockholm; Ursula Katarina, Ph.D., quản lý nhà bảo tàng nghệ thuật Hoàng gia Thụy Điển, Stockholm; và Marie Jane, kỹ sư hóa học, Melbourne, Úc. Năm 1958, von Euler tái hôn với Dagmar Cronstedt. Sự nghiệp Thời gian ngắn làm nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ tại phòng thí nghiệm của Dale đã mang lại nhiều kết quả: năm 1931 ông cùng với John H. Gaddum khám phá ra một yếu tố cấu tạo dược lý tự động (autopharmacological) quan trọng, substance P. Sau khi trở lại Stockholm, von Euler tiếp tục theo đuổi việc nghiên cứu này và đã liên tục phát hiện 4 chất nội sinh hoạt động quan trọng khác là prostaglandin, vesiglandin (1935), piperidine (1942) và noradrenaline(1946). Năm 1939 von Euler được bổ nhiệm làm giáo sư sinh lý học ở Học viện Karolinska, ông giữ chức này tới năm 1971. Việc cộng tác với Göran Liljestrand trước kia đã dẫn tới một khám phá quan trọng, được đặt tên là cơ cấu Euler-Liljestrand (Euler-Liljestrand mechanism) (một shunt động mạch sinh lý để đáp ứng việc giảm oxy hóa cục bộ của phổi). Tuy nhiên, từ năm 1946 trở đi, khi "noradrenaline" được phát hiện, von Euler hướng công trình nghiên cứu của mình vào lãnh vực này. Ông và nhóm của ông nghiên cứu kỹ sự phân bố của nó trong các mô và trong hệ thần kinh trong điều kiện sinh lý cũng như bệnh lý, và phát hiện ra là noradrenaline được sản xuất và tích trữ trong đầu khớp dây thần kinh trong các túi nội bào, một phát hiện then chốt đã làm thay đổi đột ngột tiến trình của nhiều cuộc nghiên cứu trong lãnh vực này. Năm 1970 ông được thưởng giải Nobel cho công trình nghiên cứu này, chung với Bernard Katz và Julius Axelrod. Từ năm 1953 ông hoạt động tích cực trong Quỹ Nobel, là thành viên của Ủy ban giải Nobel Sinh lý và Y khoa, và làm trưởng ban này từ năm 1965. Ông cũng làm phó chủ tịch "Liên minh quốc tế Khoa Sinh lý học" (International Union of Physiological Sciences) từ năm 1965 tới năm 1971. Ngoài giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1970, ông cũng đoạt giải Gairdner (1961), giải Jahre (1965), giải Stouffer (1967), huy chương Carl Ludwig (1953), Schmiedeberg Plaquette (1969), La Madonnina (1970), nhiều bằng tiến sĩ danh dự của nhiều trường đại học trên thế giới và là hội viên của nhiều hội khoa học, y học. Dr. von Euler từ trần ngày 9.3.1983. Chú thích Tham khảo Sabbatini, R.M.E.: Neurons and synapses. The history of its discovery IV. Chemical transmission. Brain & Mind, 2004. Liên kết ngoài Ulf von Euler - Biography. Nobel Foundation. 1931 Substance P Paper Sinh năm 1905 Mất năm 1983 Người đoạt giải Nobel Sinh lý và Y khoa Người Thụy Điển đoạt giải Nobel Nhà sinh lý học Thụy Điển Nhà dược lý học
wiki
Phản ứng tổng hợp chuỗi polymerase thời gian thực (, còn được gọi là phản ứng chuỗi polymerase định lượng (qPCR), là một kỹ thuật thí nghiệm sinh học phân tử dựa trên phản ứng chuỗi polymerase (PCR). Nó theo dõi sự khuếch đại của một phân tử DNA được nhắm mục tiêu trong quá trình PCR (nghĩa là trong thời gian thực), chứ không phải ở phần cuối của nó như trong PCR thông thường. PCR thời gian thực có thể được sử dụng định lượng (PCR thời gian thực định lượng) và bán định lượng (nghĩa là trên/dưới một lượng phân tử DNA nhất định) (PCR thời gian thực bán định lượng). Hai phương pháp phổ biến để phát hiện các sản phẩm PCR trong PCR thời gian thực là (1) thuốc nhuộm huỳnh quang không đặc hiệu xen kẽ với bất kỳ DNA sợi kép và (2) đầu dò DNA đặc hiệu gồm oligonucleotide được dán nhãn bằng máy phóng huỳnh quang, cho phép phát hiện chỉ sau khi lai axit nucleic của đầu dò với trình tự bổ sung của nó. MIQE đề xuất rằng qPCR viết tắt được sử dụng cho PCR thời gian thực định lượng và RT-qPCR được sử dụng để sao chép ngược qPCR. Từ viết tắt "RT-PCR" thường biểu thị cho phản ứng tổng hợp chuỗi polymerase sao chép ngược, không phải dùng cho là PCR thời gian thực, nhưng không phải tất cả các tác giả đều tuân thủ quy ước này. Tham khảo Thư mục Kỹ thuật phòng thí nghiệm Sinh học phân tử
wiki
Ala'a Hussein Ali Al-Khafaji Al-Jaber ( ; sinh ) từng là người đứng đầu một chính phủ bù nhìn ngắn hạn ở Kuwait ("Cộng hòa Kuwait", 4–8 tháng 8 năm 1990) trong giai đoạn đầu của chiến tranh Vùng Vịnh. Sự nghiệp Ali mang hai quốc tịch Iraq và Kuwait, lớn lên ở Kuwait và sang Baghdad học hành để rồi ít lâu sau gia nhập đảng Ba'ath cầm quyền ở Iraq. Từng là sĩ quan cấp bậc trung úy trong quân đội Kuwait trước cuộc xâm lược của Iraq, Ali được thăng cấp đại tá ở Baghdad và sắp đặt làm người đứng đầu chính phủ bù nhìn gồm 9 thành viên trong cuộc xâm lược. Một tuần sau, Kuwait bị Iraq sáp nhập và Ali trở thành Phó Thủ tướng Iraq. Năm 1993, Ali bị chính phủ Kuwait kết án tử hình vắng mặt bằng cách treo cổ vì tội phản quốc. Tháng 1 năm 2000, ông quay trở lại Kuwait để kháng cáo bản án này. Tuy vậy, tòa án lại xác nhận Ali phạm tội phản quốc vào ngày 3 tháng 5 năm 2000. Tháng 3 năm 2001, bản án của Ali được chính phủ Kuwait giảm xuống thành tù chung thân. Tham khảo Liên kết ngoài The Story of the Kuwaiti Quisling BBC: Death penalty for puppet leader Sinh thập niên 1940 Nhân vật còn sống Chính khách Kuwait Người cai trị Kuwait Người Kuwait gốc Iraq Người bị kết tội phản quốc Chủ nghĩa cộng hòa ở Kuwait Tù nhân Kuwait bị kết án tử hình Tù nhân bị Kuwait kết án tử hình Người bị kết án tử hình vắng mặt Chính khách Vùng Iraq – Đảng Ba'ath Xã hội Chủ nghĩa Ả Rập
wiki
La Liga 1986-87 là mùa giải thứ 56 của La Liga kể từ khi nó được thành lập, bắt đầu từ ngày 30 tháng 8 năm 1986 và kết thúc vào ngày 21 tháng 6 năm 1987. Giải đấu bao gồm các câu lạc bộ sau: Đây là mùa bóng dài nhất của bóng đá Tây Ban Nha. Giải đấu bao gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn một có tất cả 18 đội thi đấu theo thể thức sân nhà và sân khách. Vào cuối giai đoạn một, 6 đội đầu bảng được xếp vào nhóm vô địch (Bảng A), 6 đội tiếp theo được xếp vào nhóm trung gian (Bảng B) và 6 đội cuối cùng xếp vào nhóm xuống hạng (Bảng C). Trong giai đoạn hai, các đội ở mỗi bảng thi đấu vòng tròn 2 lượt để bảo vệ thứ hạng của mình ở giai đoạn một. 3 đội xếp cuối ở bảng C sẽ xuống hạng, nhưng vào giữa mùa giải, đã có quyết định mở rộng số lượng clb ở Primera División và Segunda División lên 20 đội. Cuối cùng, 3 đội đứng cuối nhóm xuống hạng đã phải đấu playoff và chỉ có Racing de Santander bị rớt hạng. Giai đoạn một Bảng kết quả giai đoạn một Lưu ý: Đội chủ nhà được liệt kê ở cột dọc bên trái còn đội khách ở hàng trên cùng. Giai đoạn hai Bảng A (Vô địch) Kết quả bảng A Lưu ý: Đội chủ nhà được liệt kê ở cột dọc bên trái còn đội khách ở hàng trên cùng. Bảng B (Trung gian) Kết quả bảng B Lưu ý: Đội chủ nhà được liệt kê ở cột dọc bên trái còn đội khách ở hàng trên cùng. Bảng C (Xuống hạng) Kết quả bảng C Lưu ý: Đội chủ nhà được liệt kê ở cột dọc bên trái còn đội khách ở hàng trên cùng. Playoff xuống hạng Cúp Pichichi Tham khảo Mùa giải La Liga
wiki
Gà có mào (Crested chickens) là một nhóm giống gà cảnh đặc biệt, chúng có đặc điểm là trên đỉnh đầu có một chùm lông dài (gọi là "mào") thay vì trên đầu là cái mồng như thường lệ. Các cuộc khai quật ở Anh đã chứng minh sự hiện diện của các con gà có mào là vào thời La Mã. Những hình ảnh đầu tiên về những con vật này có thể được tìm thấy trên các bức tranh nông thôn của Hà Lan vào thế kỷ 17. Sau cuộc triển lãm chăn nuôi gia cầm phát triển ở Châu Âu và Bắc Mỹ vào thế kỷ 19, một số giống gà có mào cổ xưa đã được biết đến rộng rãi. Gà có mào gốc có nguồn gốc từ Hà Lan, Pháp, Ý, Ba Lan, Nga, và ở Tây Balkan. Ngoài những giống gà này, gà có mào còn được tìm thấy ở Châu Phi và Iceland. Sự phát triển của mào lông dựa trên đột biến "Crest" (Cr). Sự di truyền của nó là trội không hoàn toàn trên nhiễm sắc thể thường. Điều này có nghĩa là, các con vật đồng có hợp tử nhưng cũng có dị hợp tử đều có mào, tuy nhiên, biểu hiện rõ ràng hơn ở các động vật đồng hợp tử. Lông đầu của nhiều giống gà như gà Ba Lan, có thể được cho là do dị dạng hộp sọ, được gọi là thoát vị não hoặc sọ vòm. Các cuộc điều tra sinh học thần kinh cho thấy dị tật này làm thay đổi giải phẫu não mà không liên quan đến chức năng nào. Các giống Gà Annaberg Gà Brabanter Gà Breda hay là gà Kraaikop Gà Miến Điện (Burma chicken) Gà Legbar có mào (Crested Cream Legbar) Gà Crèvecœur Gà Owlbeard Gà Ba Lan Gà Quý Phi Gà Kosovo Gà Padovana Gà Polverara Gà Pavlov hay gà Pavlovskaya Gà Posavska kukumasta kokoš Gà có mào Ukraina Gà Appenzeller Spitzhauben Gà Sultan Tham khảo Brothwell, Don (1979). Roman evidence of a crested form of domestic fowl, as indicated by a skull showing associated cerebral hernia. Journal of Archaeological Science 6 (3, September 1979): 291–293. (subscription required). Wang, Yanqiang; Gao, Yu; Imsland, Freyja; Gu, Xiaorong; Feng, Chungang; Liu, Ranran; Song, Chi; Tixier-Boichard, Michèle; Gourichon, David; Li, Qingyuan; Chen, Kuanwei; Li, Huifang; Andersson, Leif; Hu, Xiaoxiang; Li, Ning (2012). "The Crest Phenotype in Chicken Is Associated with Ectopic Expression of HOXC8 in Cranial Skin". PLoS ONE. 7 (4): e34012. doi:10.1371/journal.pone.0034012. PMC 3326004. PMID 22514613. Frahm, Heiko D.; Rehkämper, Gerd (1998). "Allometric Comparison of the Brain and Brain Structures in the White Crested Polish Chicken with Uncrested Domestic Chicken Breeds". Brain, Behavior and Evolution. 52 (6): 292–307. doi:10.1159/000006574. PMID 9807014. Giống gà Gà
wiki
Katherine Elizabeth Espín (sinh ngày 15 tháng 11 năm 1992) là một người mẫu và nữ hoàng sắc đẹp người Ecuador. Cô được bầu chọn làm Hoa hậu Trái Đất Ecuador 2016. Cô được biết đến với vị thế là người chiến thắng trong cuộc thi Hoa hậu Trái Đất 2016, khiến cô trở thành người chiến thắng Hoa hậu Trái Đất thứ hai đến từ Ecuador, sau chiến thắng của Olga Álava, hoa hậu giành vương miện vào năm 2011. Cô cũng là giám đốc quốc gia của cuộc thi Hoa hậu Trái Đất Ecuador hiện nay. Hoa hậu Trái Đất 2016 Espin đại diện cho Ecuador tham gia cuộc thi Hoa hậu Trái Đất 2016 và thi đấu với 82 thí sinh khác từ khắp nơi trên thế giới. Trong các sự kiện trước cuộc thi, cô giành huy chương vàng tại buổi trình diễn báo chí, là một phần của giải thưởng "Nàng thơ của báo chí" và cũng giành vị trí đồng hạng với đại diện của Philippines, Imelda Schweighart. Khi các hoạt động trước cuộc thi được tiếp tục, cô giành được nhiều huy chương hơn: huy chương vàng cho cuộc thi mặc áo dài và áo dài của khu nghỉ mát; huy chương bạc cho phần thi áo tắm; huy chương đồng cho phần thi trang phục dân tộc. Ngoài việc nhận được một số huy chương, Espin có thể nhận được giải thưởng từ các nhà tài trợ khác nhau. Vào cuối cuộc thi, Espin trở thành người chiến thắng cuộc thi Hoa hậu Trái Đất 2016, nối tiếp thành công của đàn chị Olga Álava - Hoa hậu Trái Đất 2011. Tham khảo Liên kết ngoài Hoa hậu Ecuador Người Ecuador Nhân vật còn sống Sinh năm 1992
wiki
Cửu chương toán thuật (chữ Hán: 九章算術) là một quyển sách về toán học của người Trung Quốc được biên soạn vào thời Đông Hán. Có tài liệu cho rằng, nó được viết khoảng năm 152 TCN bởi một người tên là Trần Sanh. Sách này sau đó được nhiều nhà toán học Trung Quốc mà trong đó có Lưu Huy và Tổ Xung Chi viết bổ sung. Trong thế kỷ 7–10, Cửu chương toán thuật được dùng làm sách giáo khoa và trở thành một tác phẩm kinh điển đối với các nhà toán học cổ Trung Quốc. Cửu chương toán thuật là một cuốn tự điển toán học độc đáo phục vụ cho những người đạc điền, nhà thiên văn, hay những người thu thuế... của Trung Quốc. Tác phẩm này gồm có 246 bài toán trình bày giả thiết rồi đến lời giải. Tác phẩm này có 9 chương. "Phương điền" (方田): Gồm cách tính diện tích của hình vuông, hình chữ nhật. Dùng số pi xấp xỉ 3 để tính diện tích hình tròn, hình vành khăn... Sau đó Tổ Xung Chi tìm ra pi gần bằng 3,14159265... "Túc mễ" (粟米): Bao gồm những bài toán, mỗi bài tuân theo một thuật toán riêng nêu cách thu thuế thời cổ. Chương còn có các kiến thức về quy tắc tam suất và chia tỉ lệ trên số nguyên hay phân. "Suy phân" (衰分): Gồm những bài toán chia tỉ lệ, quy tắc tam suất đơn và kép. "Thiếu quảng" (少廣): Có các quy tắc khai căn bậc hai và bậc ba. "Thương công" (商功): Ước tính các công trình, tập trung những bài toán liên quan đến những kích thước khi xây dựng tường thành, đào hào hố, đắp pháo đài, xây đê điều... Trong đó có các công thức tính thể tích những khối khác nhau. "Quân thâu" (均輸): Bao gồm một loạt bài toán về tính tổng của các cấp số cộng riêng biệt, về tính công chung của nhiều người có năng suất lao động khác nhau. "Doanh bất túc" (盈不足): Gồm những bài toán từ dễ đến khó dẫn đến các phương pháp giải những phương trình tuyến tính và hệ phương trình tuyến tính. "Phương trận" (方程): Gồm giải hệ năm phương trình tuyến tính. Do nhu cầu hoàn thiện việc giải hệ phương trình tuyến tính mà các nhà toán học Trung Hoa đã phát minh đầu tiên trên thế giới về cách giải ma trận. Ở châu Âu, ý niệm tương tự như thế về định thức được Leibniz tìm ra vào thế kỷ 17. "Câu cổ" (勾股): Gồm những bài toán xác định khoảng cách và chiều cao không tới được nhờ định lý Thương Cao (商高定理) và các tính chất của tam giác đồng dạng. Trong Cửu chương toán thuật, người Trung Quốc đã giải phương trình bậc hai mà sau này gọi là phương pháp "thiên tố". Thế kỷ 7, Vương Hiếu Thông đã dùng phương pháp ấy để giải phương trình bậc ba. Thế kỷ 13, Chu Thế Kiệt đã dùng phương pháp này để tìm nghiệm phương trình hữu tỉ bậc 4. Thế kỷ 13, đã trình bày chi tiết phương pháp thiên tố, thực chất phương pháp này tương đương với phương pháp Horner được phát minh ở châu Âu vào năm 1819. Các dịch phẩm Tiếng Anh: SHEN Kangshen – The Nine Chapters on the Mathematical Art, Oxford 1999. ISBN 0-19-853936-3 Tiếng Pháp: Chemla, Karine, và Shuchun Guo – Les neuf chapitres: le classique mathématique de la Chine ancienne et ses commentaires, Paris: Dunod 2004. Xem thêm Tham khảo Liên kết ngoài Toán học Trung Quốc Văn học nhà Hán Thủ bản toán học Sách thế kỷ 2
wiki
Ilie Năstase đánh bại Arthur Ashe 3–6, 6–3, 6–7(1–5), 6–4, 6–3 trong trận chung kết để giành chức vô địch Đơn nam tại Giải quần vợt Mỹ Mở rộng 1972. Stan Smith là đương kim vô địch tuy nhiên thất bại ở tứ kết trước Arthur Ashe. Hạt giống Các tay vợt xếp hạt giống được liệt kê bên dưới. Ilie Năstase là nhà vô địch; các tay vợt khác biểu thị vòng mà họ bị loại. Stan Smith (Tứ kết) Ken Rosewall (Vòng hai) Rod Laver (Vòng bốn) Ilie Năstase (Vô địch) John Newcombe (Vòng ba) Arthur Ashe (Chung kết) Tom Okker (Vòng ba) Jan Kodeš (Vòng hai) Marty Riessen (Vòng ba) Manuel Orantes (Vòng ba) Cliff Drysdale (Vòng bốn) Cliff Richey (Bán kết) Bob Lutz (Vòng bốn) Andrés Gimeno (Vòng bốn) Jimmy Connors (Vòng một) Bob Hewitt (Vòng bốn) Kết quả =Chú thích = Q = Vòng loại WC = Đặc cách LL = Thua cuộc may mắn r. = bỏ cuộc trong giải đấu Final Eight Nhánh 1 Nhánh 2 Nhánh 3 Nhánh 4 Nhánh 5 Nhánh 6 Nhánh 7 Nhánh 8 Vòng sơ loại Liên kết ngoài International Tennis Federation (ITF) results archive Association of Tennis Professionals (ATP) – Giải quần vợt Mỹ Mở rộng 1972 Giải quần vợt Mỹ Mở rộng Đơn nam draw Đơn nam Giải quần vợt Mỹ Mở rộng theo năm - Đơn nam
wiki
Nguyên Đỗ Món Quà Mỗi ngày, cứ gần ba giờ chiều, ông Tuyên dọn dẹp bàn giấy ở sở làm cho gọn ghẽ một chút, rồi đứng dậy đi ra. Biết thói quen của ông rồi nên chẳng ai hỏi gì, vì các người cùng làm việc với ông biết ông đi đón các con ông đi học về. Giờ này, coi như là giờ nghỉ trưa của ông. Mọi người mỗi ngày đều có 1 giờ nghỉ trưa, một số chỉ lấy nửa giờ thôi để ra về sớm. Ông Tuyên lại lấy trọn hai giờ vì ông phải đưa hai đứa con ông về nhà và chờ vợ ông về coi sóc các con thay vì gởi con nơi nhà giữ trẻ. Việc ấy làm ông phải trở lại làm việc thêm mấy giờ nữa, thành thử ngày làm việc của ông giống như dài hơn 8 tiếng bình thường mỗi ngày. Bà Tuyên mỗi sáng rời nhà từ 6 giờ rưỡi đến 4 giờ rưỡi chiều mới về tới nhà là lúc ông trở lại sở làm của ông. Ông thích vậy vì ông có giờ gần gũi với các con ông và có giờ nói và dạy thêm tiếng Việt cho các con ông hơn. Ông muốn các con ông dù sống ở nơi nào cũng nhớ về nguồn cội của mình. Buổi sáng hôm nay, ông rất cảm động khi thấy bé Quân đưa cho chị nó trọn vẹn 5 đồng duy nhất của mình mà chẳng đòi hỏi điều gì. Ông thắc mắc không biết bé Mai, đứa con gái nhu mì của ông, sẽ làm gì với số tiền ông và bé Quân đã cho. Mười bảy đồng chẳng có là bao, chưa đủ cho ba cha con ông ăn ở các tiệm ăn nhanh ở Mỹ như McDonald, Burger King... Để cho con mua sách đọc thì có giá trị lâu dài hơn. Ông vừa lái xe đến trường bé Mai vừa suy nghĩ về cách đối xử thương yêu nhau của các con ông. Ông cầu mong chúng nó lớn lên vẫn tiếp tục thương yêu đùm bọc nhau. Ông rẽ vào lối vào trường bé Mai và tạt sát vào lề đường, với tay sang cửa xe sau bên phải để mở cửa xe cho cô con gái. Cô bé vừa chào Bố vừa mở hẳn cửa xe, bỏ chiếc vĩ cầm xuống sàn xe, rồi lách mình ngồi vào ghế xe sau. Ông Tuyên mỉm cười chào lại rồi hỏi: -- Hôm nay có gì hay ở trường? Con đã mua được gì rồi nào? -- Dạ con mua một trò chơi điện tử cho Quân thôi\! Ông Tuyên nhướng mắt nhìn con trìu mến hỏi: -- Sáng nay con nói con muốn mua sách gì đó được ba giải thưởng văn học mà! -- Dạ, con định mua cuốn đó, nhưng con thấy trong thư viện của trường có cuốn đó nên con đã mượn để đưa về đọc thôi Ba ạ. -- Thế cũng được, đọc xong con thấy thích và muốn mua để đọc lại thì mua sau. Ông Tuyên chờ cô con gái gài dây nịt an toàn xong thì lái xe vòng ra đường. Hai cha con đang trên đường đi đón bé Quân ở trường tiểu học gần đó thì bé Mai hỏi: -- Bố ơi, Việt Nam nghèo lắm hở? Hôm nay trong giờ Lịch Sử thầy giáo con nói Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất thế giới. -- Đúng vậy. Nghèo đến nỗi những đứa trẻ như con không được cắp sách vở đến trường con ạ. -- Bố ơi, con mua trò chơi cho bé Quân giá 7 đồng. Số tiền 12 đồng Bố cho con còn lại 5 đồng, Bố cho con gởi về cho trẻ em Việt Nam nhé! Ông Tuyên xúc động. Hằng năm ông vẫn dành dụm ít tiền gởi về Việt Nam cho thân nhân và các hội từ thiện nhưng chỉ giữa ông và bà biết với nhau thôi, chứ không muốn con cái mình bị mặc cảm là quê hương của bố mẹ chúng nghèo đến nỗi nhiều người cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc và nhiều trẻ em không được đến trường. Ông bà đã sai lầm, không ngờ trái tim trẻ thơ lớn hơn là mình tưởng tượng. Ông dừng xe trong bãi đậu bên kia đường của trường tiểu học. Hai cha con mở cửa xe cầm tay đi bộ và băng qua đường đón bé Quân. Bé Quân, túi sách trên vai, áo lạnh không gài mặc dù trời lạnh chạy ào tới ôm chị và bố. Ông Tuyên nhẹ nhàng nói: -- Trời lạnh, sao con không cài áo lạnh vào? -- Con không lạnh Bố ạ Thằng bé trả lời rồi quay sang bé Mai hỏi: -- Chị mua được gì không? -- Được, chị mua được một món quà bí mật cho em! -- Cái gì thế? -- Bí mật mà, ra tới xe thì biết! -- Chị xài hết tiền em không? -- Không, tờ giấy năm đồng đó của bà tiên răng cho em còn mới toanh, chị không nỡ xài, để dành cho em giữ. Chị mua bằng tiền Bố cho. -- Tiền Bố cho làm sao đủ để mua quà cho em? -- Chị không mua cuốn sách chị thích, chị mượn thư viện trường rồi! Chị còn dư cả năm đồng, nhưng chị xin Bố cho chị gởi về cho trẻ em Việt Nam. Hôm nay chị học nói Việt Nam là một nước nghèo. -- Có nghèo như Phi Luật Tân, nước của Vicky mà bố mẹ gởi tiền mỗi tháng giúp đỡ không? -- Chắc nghèo hơn, bố nói có nhiều trẻ em không được đi học phải đi làm thuê đó! Bé Quân ngẩng mặt nhìn ông Tuyên: -- Thật vậy hở Bố? -- Ờ thật vậy, để hôm nào, Bố tìm hình ảnh Việt Nam cho các con coi. -- Vậy Bố cho con gởi 5 đồng của con cho họ luôn nha! -- Được, Bố sẽ gởi cho các con. Sự thương yêu nhau và lòng quảng đại của các con làm bố xúc động lắm. Bố mẹ rất sung sướng có những đứa con giàu lòng thương người như vậy. Về nhà, Bố sẽ cho các con coi hình và thư từ các hội từ thiện giúp đỡ người Việt Nam như hội KMF, như Hội Tình Thương để các con mỗi đứa chọn một hội gởi tiền hằng năm. Bố mẹ sẽ bỏ thêm con số không vào sau số tiền các con muốn gởi, được không nào. Bé Mai hỏi: -- Như vậy 5 đồng của con thành 50 đồng hở Bố? -- Đúng, tiền của con cho được tăng gấp mười lần mà! Bé Quân hứng chí nói: -- That s cool, Dad! Bé Mai hỏi: -- That s cool, tiếng Việt nói làm sao Bố? -- Tuyệt cú mèo! Bé Quang trố mắt nhìn tôi: -- Sao bố nói Excellent Owl, Cat? Ông Tuyên cười ha hả nói: -- Không phải, tuyệt cú mèo là kiểu nói that s cool, that s excellent thôi các con ạ trừ khi hai đứa con một đứa làm cú một đứa làm mèo! Ông làm mặt nghiêm trang xoa đầu hai đứa nói bằng tiếng Anh: -- My owl and my cat, you are both excellent! (Con cú và con mèo của Bố, cả hai con tuyệt lắm!) Cả ba cùng cười to vui vẻ giữa bãi đậu xe. Bé Mai và bé Quân lập lại bằng tiếng Việt: -- Tuyệt... Cú... Mèo! Nguyên Đỗ Mục lục Món Quà Món Quà Nguyên ĐỗChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.Đánh máy : Nguyên Đỗ Nguồn: VNthuquan - Thư viện OnlineĐược bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 19 tháng 10 năm 2005
vanhoc
Giáo sư - Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân là một nhà khoa học thuộc lĩnh vực nông nghiệp, một người thầy lớn trong công tác đào tạo lực lượng khoa học cho đất nước trong nhiều thập niên qua và là “cha” của nhiều giống lúa ngon của vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long. Ông đã được Nhà nước Việt Nam công nhận là Anh hùng Lao động vì có nhiều đóng góp chosự nghiệp giáo dục tại vùng này. Hơn 25 năm trước, chính ông là nhà khoa học không phải đảng viên hiếm hoi đứng trước diễn đàn của Quốc hội hùng hồn hiến kế cho đất nước. Năm 2005, ông có một đề xuất là ăn Tết Nguyên Đán theo Dương lịch. Đề xuất này đã gây nên những luồng dư luận trái chiều. Cuộc đời và sự nghiệp Ông sinh năm 1940 tại Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang. Thuở niên thiếu của ông trải qua nhiều cơ cực, làm nhiều nghề để góp vào nguồn thu nhập ít ỏi của cha mẹ lo cho 5 anh em và phải tự trang trải các khoản chi phí học tập: sáng sớm đi bán báo, tối đến dạy kèm trẻ em tại tư gia. Từ đó, ông biết quý trọng giá trị sức lao động và càng quyết tâm học để bay cao, bay xa trong vùng trời tri thức vô tận. Năm 1961, ông được học bổng du học tại trường Đại học Nông nghiệp Philippines ở Los Banos và là một du học sinh xuất sắc trong học tập. Ông luôn xung phong trong các hoạt động ngoại khóa của trường như: viết báo, chụp ảnh và thực hiện chương trình “giới thiệu về văn hóa Việt Nam” cho Đài phát thanh Philippines... Năm 1966, ông tốt nghiệp đại học với bằng cử nhân Hóa nông và được nhận làm Nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI). Năm 1971, giữa lúc sự nghiệp đang thăng tiến tại Viện Lúa quốc tế (IRRI) với mức lương hàng ngàn USD mỗi tháng và môi trường làm việc tân tiến, ông lại khăn gói về Việt Nam với mức lương thấp hơn chỉ vì muốn đào tạo đội ngũ kỹ sư nông nghiệp cho quê nhà theo lời mời của Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ. Tình yêu khoa học và sự khát khao tái thiết đất nước của ông vẫn như dòng chảy mãnh liệt trong con người luôn vượt lên khổ nhọc. Lúc đó viện trưởng Đại học Cần Thơ là ông Nguyễn Duy Xuân viết thư sang cho ông: “ĐBSCL không có ai chuyên về lúa cả, nếu anh về làm ở đại học chắc sẽ giúp ích được nhiều hơn. Chiến tranh rồi sẽ có ngày hòa bình, cái ăn sẽ luôn luôn đi đầu, rất cần những người như anh...”. Ngày 9-6-1971, tạm biệt Viện Lúa quốc tế để về VN làm công việc mà ông ý thức rõ ràng: cố gắng để “nhân mình ra” cho đất nước. Cần Thơ thời đó tuy là trung tâm của đồng bằng nhưng cũng ít có người giỏi về lắm. Một mình ông dạy bảy môn và hướng dẫn luận văn tốt nghiệp. Riêng chỉ hai năm 1972 - 1974 đã hướng dẫn được 25 SV làm luận văn tốt nghiệp. Lúc đó trong nước không có người làm ngành này, chỉ có một mình ông làm theo ý mình. Với tâm nguyện nhân ra được người nào hay người đó. Lương chính thức chỉ có 21.000 đồng, giá một tô phở thời ấy là 35 đồng/tô. Nghĩa là không thể đủ để nuôi gia đình. Phải ở nhờ nhà ba mẹ. Nhà nghèo, nên ông nghĩ cách đi làm thêm. Cuối năm 1974, ông sang Nhật bảo vệ luận án tiến sĩ và sau khi miền Nam giải phóng, có một tiến sĩ Võ Xuân Tòng trở về từ Nhật Bản mang những kiến thức đã học ở nước ngoài về phục vụ cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp Việt Nam. Sau đó ông lấy bằng tiến sĩ tại Nhật Bản 1975. Ông là nhà một nhà sư phạm tài năng, nhiều tâm huyết với ngành, luôn trăn trở tìm ra những giải pháp tích cực để phát triển giáo dục, nâng cao dân trí. Ông đã biên soạn nhiều giáo trình, sách, tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp không những trong nước mà còn cho quốc tế. Cụ thể, từ 1980 - 1992: Nghiên cứu sử dụng đất phèn Đồng bằng sông Cửu Long; nghiên cứu cây lúa cao sản; nghiên cứu hệ thống canh tác chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp từ năm 1990. Khi đến tuổi nghỉ hưu như cuộc “hẹn hò định mệnh” ông trở thành Hiệu trưởng của ngôi trường Đại học đầu tiên trên quê hương An Giang. Năm 2003, ông là tác giả hai quyển sách, đồng tác giả một tác phẩm khác, chủ biên ba công trình, nhiều báo cáo khoa học; hướng dẫn công trình tốt nghiệp cho trên 150 kỹ sư nông nghiệp, 3 tiến sĩ nông học, 5 phó tiến sĩ và 12 thạc sỹ. Đặc biệt những năm 1980 - 1985, ông đưa ra giống IR36, MTL30 phổ biến nhất ở các tỉnh miền Tây. Không chỉ nổi tiếng trong nước mà các công trình nghiên cứu của ông còn mang lại nhiều lợi ích cho các nước nghèo ở Châu Phi. 2007 ông cùng cộng sự đã đến nước Cộng hòa Sierra Leone (Tây châu Phi) là 50 giống lúa cao sản và 10 giống lúa chất lượng cao. Tất cả 60 giống đều là giống của ĐBSCL. Các giống lúa được trồng thử nghiệm tại khu Mange Bureh và tại Trại nghiên cứu Rokupr. Song song đó, các kỹ sư thủy lợi thiết kế hệ thống tưới tiêu 200ha tại khu thực nghiệm Mange Bureh và xây dựng hệ thống tưới tiêu theo thiết kế... Các chuyên gia Việt Nam đã lập nên kỳ tích: trồng được 2 vụ lúa, năng suất đạt khoảng 4,7 tấn/ ha. Thời gian sinh trưởng của cây lúa chỉ từ 95 đến 100 ngày. Không những thế, các chuyên gia còn tích trữ được lượng lúa giống đủ để gieo trồng ở diện rộng. Sau Sierra Leone, ông đã tiếp tục khảo sát Nigieria và Ghana, theo đơn đặt hàng của Công ty T4M- một công ty kinh doanh đa lĩnh vực ở Anh quốc. Thổ nhưỡng của Nigieria và Ghana tương đối giống ĐBSCL, nhưng đất đai kém màu mỡ hơn. Đặc biệt, Nigieria có đồng bằng sông Niger rất trù phú. Chính phủ Nigieria đã thành lập Ủy ban phát triển đồng bằng sông Niger và hằng năm đầu tư cho vùng này hàng chục triệu USD. Công ty T4M có năng lực tài chính khá mạnh và đã được Chính phủ Anh đồng ý cho vay 36 triệu USD để đầu tư vào dự án này. “Phó Tổng thống Sierra Leone- Solomon Berewa- nói rằng nếu Việt Nam giúp Sierra Leone thử nghiệm và tổ chức sản xuất lương thực theo kỹ thuật của ĐBSCL thì không những nông dân Sierra Leone được no ấm mà Việt Nam còn có thể cùng Sierra Leone xuất khẩu gạo trực tiếp từ cảng Freetown của Sierra Leone đến các nước Tây Phi. Ông là đại biểu Quốc hội liền 3 Khóa: VII, VIII,IX. 1982-1997.Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học Cần Thơ. 12/1999-11/2007. Hiệu Trưởng Trường Đại học An Giang. 1996-2006. Ủy viên Hội đồng Chức Danh Giáo sư Nhà nước Việt Nam. 01/2008-2010 Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nông Thủy Sản Việt-Phi. 2010-10/2013. Hiệu Trưởng Trường Đại học Tân Tạo. 10/2013-Nay. Hội đồng Sáng lập và Quyền Hiệu Trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ. Giải thưởng Giáo sư Nông học (1980) Anh hùng lao động (1985) Huân chương Lao động hạng Nhất (1986) Nhà giáo Ưu tú (1990) Giải thưởng Ramon Magsaysay 1993 về Phục vụ nhà nước; Bằng tưởng lệ của Thủ tướng Canada (1995) về “Phụng sự và đóng góp vào khoa học thế giới; Huy chương “Kỵ mã Nông nghiệp" của Bộ Nông-Lâm-Thủy sản Pháp (1996); Nhà giáo Nhân dân (1999) Giải “Cựu sinh viên xuất sắc nhất” của Đại học Philippines tại Los Banos (2001), Giải thưởng Nikkei châu Á 2002 về Tăng trưởng vùng; Giải thưởng Derek Tribe về khoa học kỹ thuật Australia 2005; Bằng khen của Bộ Ngoại giao Nhật Bản 2019; GS.TS Võ Xuân Tòng là một trong 16 cá nhân của Việt Nam được Bộ Ngoại giao Nhật Bản tuyên dương và trao tặng Bằng khen trong năm 2019. Huân chương Mặt trời mọc (2021) Chú thích Tham khảo Nhà giáo Nhân dân Người được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động Nhà nông học Việt Nam Người An Giang Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa IX
wiki
Cá pecca vàng (danh pháp hai phần: Perca flavescens) là một loài cá pecca được tìm thấy ở Hoa Kỳ và Canada, nơi chúng thường được gọi bằng tên ngắn gọn là cá pecca. Cá pecca vàng giống cá pecca châu Âu, nhưng nhạt màu và màu vàng hơn, với ít màu đỏ ở vây. Chúng có 6-8 sọc vằn màu tối ở hai bên. Cá Pecca vàng có kích thước có thể khác nhau rất nhiều giữa các vùng nước, nhưng con trưởng thành thường dài từ 10-25,5 mm. Tuổi thọ chúng có thể đến 11 năm, và lớn hơn. Chiều dài tối đa được ghi nhận là 21,0 inch (53,3 cm) và trọng lượng lớn nhất được ghi nhận là 4,3 lb (1,91 kg). Các pecca vàng thuần thục về tính ở 1-3 năm tuổi đối với cá đực và 2-3 năm tuổi đối với cá cái. Thời gian sinh sản vào cuối tháng Tư hoặc đầu tháng Năm, cá cái đẻ từ 10.000 đến 40.000 lên cỏ hoặc nhánh cây hoặc cây bụi ngập trong nước. Sau khi thụ tinh, trứng nở trong 11-27 ngày, tùy thuộc vào nhiệt độ và điều kiện thời tiết khác. Hình ảnh Liên kết ngoài Tham khảo F Cá Mỹ Cá Canada Động vật được mô tả năm 1814
wiki
Joaquina Cabrera (ngày 21 Tháng Tám 1836 – 03 Tháng 7 1908) là Đệ nhất phu nhân của Guatemala de facto và mẹ của Tổng thống Guatemala Manuel Estrada Cabrera. Bà đã có một ảnh hưởng lớn đối với chính phủ của con trai mình và bà sẽ được vinh danh vào ngày sinh nhật sau khi chết như thể bà vẫn còn sống. Đám tang của bà, diễn ra vào ngày 4-5 tháng 7 năm 1908, bắt đầu ở thành phố Guatemala và đi qua Amatitlán, Escuintla và Mazatenango trước khi trở về bằng tàu hỏa đến thị trấn quê hương Quetzaltenango, Guatemala. Tiểu sử Đầu đời Joaquina Cabrera được sinh ra từ cha mẹ Valeriano Arévalo và Juana Cabrera ở Quetzaltenango, Guatemala vào ngày 21 tháng 8 năm 1836, nhưng cha mẹ bà sẽ ly thân ngay sau đó. Người ta không biết nhiều về cuộc sống ban đầu của Cabrera nhưng về các chi tiết được ghi lại trong cuốn sách của nhà sử học Rafael Arévalo Martínez ¡Ecce Pericles! và cơ quan ngôn luận chính thức của Guatemala chính thức Álbumes de Minerva và La Locomotora, người sau này đã từng gọi Cabrera là "Doña Joaquina Cabrera de Estrada" khác biệt mặc dù bà chưa kết hôn. Các nhà sử học đều đồng ý rằng Cabrera và con trai Manuel dẫn đầu một cuộc sống khiêm tốn làm và bán bánh kẹo trên đường phố Quetzaltenango, nhưng ông cũng nấu và phục vụ món ăn truyền thống cho các gia đình giàu có ở địa phương như Aparicios. Ghi chú Chú thích Trích dẫn Tham khảo Sách Tin tức Mất năm 1908 Sinh năm 1836
wiki
Hoàng Văn Lịch (1774 – 1849) là thợ cơ khí nổi tiếng đời nhà Nguyễn. Ông quê tại làng Hiền Lương, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, Thừa Thiên – Huế. Làng quê ông là nơi có nghề rèn truyền thống với những thợ rèn nổi tiếng dưới triều Nguyễn như Nguyễn Lương Nhĩ, Nguyễn Lương Xa, Hoàng Văn Gia, Hoàng Văn Cẩn... Dưới thời Gia Long, ông làm việc ở đội Thạch Cơ (máy đá). Thời Minh Mạng, ông được thăng làm Chính trị sự kiêm quản Võ khố Đốc công sự vụ. Tháng 4 năm 1839, ông chế tạo thành công chiếc tàu thủy chạy bằng hơi nước đầu tiên tái tạo từ bộ máy và chiếc tàu thủy mua của Tây phương đã bị hỏng. Vua Minh Mạng xem xong, bèn ban tặng hai giám đốc là ông cùng Võ Huy Trinh mỗi người một chiếc nhẫn pha lê độ vàng và một đồng tiền vàng Phi Long hạng lớn. Sau này, ông lại đóng thành công thêm ba chiếc khác. Thời Thiệu Trị (1841 – 1847), ông được phong Chính Giám đốc kiêm quản Bá Công Tượng cuộc rồi tước Lương Sơn Hầu. Ông là một trong những người khởi đầu nghề cơ khí của Việt Nam. Hiện nay, tại chùa Giác Lương ở làng Hiền Lương quê ông, vẫn còn chiếc hồng chung đúc năm 1819, trong đó khắc tên ông cùng với những người thợ cơ khí rạng danh của làng Hiền Lương khác. Ông đã được đặt tên cho một con đường ở thành phố Huế. Liên kết ngoài Làng rèn Hiền Lương và ngôi chùa cổ Giác Lương , Nét Cố đô. Quốc triều chính biên toát yếu, Cao Xuân Dục. Chùa Giác Lương , trang tỉnh Bình Thuận. Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (2005). Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, tr. 283. Người Thừa Thiên Huế
wiki
Sài Lệnh Vũ hay Sài Lịnh Võ (chữ Hán: 柴令武; thế kỷ thứ 7 - năm 653) là con trai thứ của công thần Sài Thiệu và công chúa Bình Dương của nhà Đường . Cuộc đời Sài Lệnh Vũ là người Lâm Phần, Tấn châu. Lệnh Vũ kết hôn với con gái thứ 7 của Đường Thái Tông, tức cháu họ của mẫu thân ông là công chúa Ba Lăng. Lệnh Vũ từng nhậm chức thái phó thiểu khanh, thứ sử Vệ châu, phong Tương Dương quận công (tước Tiếu quốc công do anh trưởng Sài Triết Uy thừa kế). Năm 643, thời Trinh Quán, Lệnh Vũ kết giao với Ngụy vương Lý Thái. Năm 652, đương nhiệm thứ sử Vệ châu Sài Lệnh Vũ cùng Phòng Di Ái bị kẻ khác mật nghị mưu phản. Năm 653, Sài Lệnh Vũ bị biếm trở thành thứ sử Lam châu, tiếp đó Đường Cao Tông hạ chiếu xử trảm, sứ giả tìm tới Hoa Âm thì phát hiện Lệnh Vũ đã tự sát, triều đình hạ lệnh làm nhục thi thể. Gia đình Cha: Sài Thiệu Mẹ: Công chúa Bình Dương Anh em: Sài Triết Uy Tham khảo công chúa Bình Dương. Sài Thiệu Phòng Di Ái Đường Thái Tông Đường Cao Tông Chú thích Cựu Đường thư, liệt truyện 8, Sài Thiệu truyện. Nhân vật chính trị nhà Đường Người Sơn Tây (Trung Quốc) Mất năm 563
wiki