text
stringlengths
78
4.36M
domain
stringclasses
2 values
Gỡ lỗi (tiếng Anh: Debugging) là quá trình tìm ra lỗi khiến chương trình máy tính hay hệ thống không hoạt động đúng. Các kĩ thuật debug có thể bao gồm debug tương tác trực tiếp (interactive debugging), phân tích luồng chương trình (control flow analysis), kiểm thử đơn vị (unit testing), Kiểm thử tích hợp (integration testing), phân tích log file (log file analysis), giám sát hoạt động của phần mềm ở tầng ứng dụng hoặc ở cấp hệ thống, memory dumps, và profiling. Nhiều ngôn ngữ lập trình và các công cụ phát triển phần mềm có hỗ trợ thêm các công cụ debug, gọi là debugger. Xem thêm Trình gỡ lỗi Lỗi phần mềm Kiểm thử phần mềm Tham khảo Đọc thêm David J. Agans: Debugging: The Nine Indispensable Rules for Finding Even the Most Elusive Software and Hardware Problems, AMACOM, 2002. ISBN 0-8144-7168-4 Bill Blunden: Software Exorcism: A Handbook for Debugging and Optimizing Legacy Code, APress, 2003. ISBN 1-59059-234-4 Ann R. Ford, Toby J. Teorey: Practical Debugging in C++, Prentice Hall, 2002. ISBN 0-13-065394-2 Thorsten Grötker, Ulrich Holtmann, Holger Keding, Markus Wloka, The Developer's Guide to Debugging, Second Edition, Createspace, 2012. ISBN 1-4701-8552-0 Robert C. Metzger: Debugging by Thinking: A Multidisciplinary Approach, Digital Press, 2003. ISBN 1-55558-307-5 Glenford J Myers: *The Art of Software Testing, John Wiley & Sons inc, 2004. ISBN 0-471-04328-1 John Robbins: Debugging Applications, Microsoft Press, 2000. ISBN 0-7356-0886-5 Matthew A. Telles, Yuan Hsieh: The Science of Debugging, The Coriolis Group, 2001. ISBN 1-57610-917-8 Dmitry Vostokov: Memory Dump Analysis Anthology, Volume 1, OpenTask, 2008. ISBN 978-0-9558328-0-2 Andreas Zeller: Why Programs Fail, Second Edition: A Guide to Systematic Debugging, Morgan Kaufmann, 2009. ISBN 0-1237-4515-2 Liên kết ngoài Crash dump analysis patterns in-depth articles on analyzing and finding bugs in crash dumps Learn the essentials of debugging how to improve your debugging skills, a good article at IBM developerWorks (archived from the original on ngày 18 tháng 2 năm 2007) Plug-in Based Debugging For Embedded Systems Embedded Systems test and debug - about digital input generation results of a survey about embedded system test and debug, Byte Paradigm (archived from the original on ngày 12 tháng 1 năm 2012)
wiki
Đại Đặng () là một phường đảo thuộc quận Tường An, thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Phường này có bốn đảo là Đại Đặng, Tiểu Đặng, Giác và bãi ngầm Bạch Cáp, ba đảo đầu được gọi chung là 'tam đảo'. Trong Khủng hoảng Eo biển Đài Loan lần 2 vào năm 1958, Quốc vụ viện Trung Quốc tuyên dương quần đảo là "tam đảo anh hùng" (). Thời Dân Quốc, các đảo này thuộc huyện Kim Môn, và chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan hiện vẫn quy thuộc quần đảo thuộc huyện Kim Môn. Lịch sử Từ thời nhà Tống đến đầu thời Dân Quốc, khu vực được gọi là làng Tường Phong (). Năm 1914, khu vực Đại Đặng hiện nay trở thành bộ phận của huyện Tư Minh thuộc Hạ Môn. Năm 1915, khu vực được chuyển sang thuộc huyện Kim Môn. Nhật Bản chiếm đóng Kim Môn trong Chiến tranh Trung-Nhật từ năm 1937 đến năm 1945. Trong giai đoạn này, chính quyền huyện Kim Môn chuyển đến Đại Đặng. Các đảo này nằm dưới quyền kiểm soát của quân cộng sản từ 9 tháng 10 hoặc từ 15 tháng 10 năm 1949, ban đầu được quy thuộc huyện Nam An. Trong dịp lễ Thanh minh năm 2005, một đài tưởng niệm hơn 300 binh sĩ quân Giải phóng được dựng lên trên đảo Đại Đặng. Trước Chiến dịch Kim Môn vào cuối tháng 10 năm 1949, quân Giải phóng tập hợp lực lượng tại Áo Đầu () (thuộc Tân Điếm, Hạ Môn), Đại Đặng và Liên Hà () (khi đó thuộc Nam An, nay thuộc Tân Điếm). Khu Đại Đặng () được thành lập vào năm 1949. Đến ngày 3 tháng 9 năm 1954, 14 đại pháo 120mm và 155mm của quân Giải phóng tại Hạ Môn và Đại Đặng bắn sáu nghìn quả vào quần đảo Kim Môn trong năm tiếng. Hai sĩ quan thuộc nhóm cố vấn Mỹ thiệt mạng trong sự kiện này,. Đến sáng ngày 5 tháng 9, ba tàu sân bay, một tàu tuần dương và ba tàu khu trục từ Hạm đội 7 Hoa Kỳ đã túc trực, tuần tra trên eo biển Đài Loan, cách đảo Kim Môn vài km. Đến ngày 7 tháng 9, quân Quốc dân Đảng phản ứng khi cho 76 máy bay không kích các mục tiêu ven biển của Đại lục. Đến tháng 11 năm 1955, một tuyến đường đắp cao dài khoảng 1,9 km giữa đảo Đại Đặng và đất liền được xây dựng. Ngày 28 cùng tháng đó, quân Quốc dân Đảng sử dụng các lựu pháo 155mm bắn 240 quả vào công trình này, quân Giải phóng bắn trả 680 quả, tuy nhiên không có ghi nhận về thiệt hại lớn nào. Trong Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai vào năm 1958, Đại Đặng là một trong những điểm quân Giải phóng dùng để bắn phá Kim Môn. Cũng trong năm 1958, khu Đại Đặng trở thành công xã chiến địa Đại Đặng. Tháng 1 năm 1971, công xã chiến địa Đại Đặng (cùng với Tiểu Đặng và Liên Hà) trở thành bộ phận của huyện Đồng An (sau là quận Đồng An). Năm 1984, công xã chiến địa Đại Đặng trở thành hương Đại Đặng. Năm 1991, xã Đại Đặng trở thành trấn Đại Đặng. Đến năm 2002, Đại Đặng được xác định là một khu mậu dịch lữ hành với Đài Loan (). Năm 2003, trấn Đại Đẳng được chuyển thuộc quận Tường An. Năm 2005, trấn Đại Đẳng trở thành nhai đạo Đại Đẳng. Năm 2019, các kế hoạch xây dựng một sân bay mới trên đảo Đại Đặng dự kiến tăng gấp đôi diện tích đảo. Địa lý Nhai đạo Đại Đặng gồm một số đảo ngoài khơi: Đại Đặng (Dadeng (Tateng, Twalin; ) () Tiểu Đăng (Xiaodeng , Hsiaoteng, Town I., Siao Deng) () Đảo Giác (Jiaoyu/Jiao Yu , Chiao I., Reef I. ) Đá ngầm Bạch Cáp (Baihajiao , ) Đại Đặng, Tiểu Đặng và đảo Giác thuộc huyện Kim Môn vào thời Dân Quốc và vẫn được phía Kim Môn của THDQ yêu sách. Các đảo nằm dưới quyền kiểm soát của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 9 tháng 10 hoặc 15 tháng 10 năm 1949. Khi thủy triều thấp, bờ biển gần Mã Sơn () ở phía bắc Kim Sa, Kim Môn cách đảo Giác . Vùng nước có nhiều đá khiến việc đi lại giữa hai khu vực trở nên khó khăn. Tham khảo Hạ Môn Nhai đạo Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Đơn vị hành chính cấp trấn của Phúc Kiến Địa lý Hạ Môn
wiki
Trận Hưng Hóa hay Pháp đánh thành Hưng Hóa là một phần của cuộc chiến tranh Pháp-Việt 1858-1884 diễn ra từ ngày 11 tháng 4 năm 1884 và kết thúc vào ngày 12 tháng 4 cùng năm. Đây là một trong số ít trận đánh lớn do quân đội Pháp tổ chức tấn công, để hoàn thành gấp việc đánh chiếm Bắc Kỳ, nhằm thực hiện công cuộc cai trị và bảo hộ Việt Nam của chính phủ Pháp. Trước khi khai cuộc Mở rộng phạm vi chiếm đóng Đánh chiếm xong thành Bắc Ninh, hai Thiếu tướng Pháp là Brière de l'Isle và François de Négrier, liền chia quân ra truy kích quân Thanh và mở rộng phạm vi chiếm đóng. Tướng Brière de l'Isle dẫn quân tiến lên hướng Lạng Sơn, chiếm đồn Phủ Lạng Thương, Kép. Đến khi gặp phải đường Chi Lăng hiểm yếu, viên tướng này không dám đuổi theo, mới dẫn quân trở về lại Bắc Ninh. Tướng François de Négrier dẫn quân đi ngả Thái Nguyên, đến ngày 16 tháng 3 năm 1884, thì phá tan các đồn trại ở Nhã Nam (Yên Thế), thu được 21 khẩu đại bác, nhiều tiền kẽm, gạo và dầu lạc. Trên đường đi đến Thái Nguyên, quân dân Việt đã chặn đánh quân Pháp ở Đức Tân, Phú Bình, nhưng không cầm chân được đối phương. Đánh chiếm Thái Nguyên Lúc bấy giờ, ở Thái Nguyên có khoảng một ngàn quân Việt do Thủ úy Nguyễn Quang Khoang cai quản và 5 doanh (khoảng 5.000 quân) quân Thanh do tướng nhà Thanh là Trần Đức Triều chỉ huy. Cuộc giao tranh đã diễn ra ở đây khá kịch liệt, cho đến khi Thủ úy Nguyễn Quang Khoang bị đạn chết, quân Việt mới vội tháo chạy. Trong cảnh khói lửa ấy, các quan tỉnh chạy ra khỏi thành ẩn nấp trong các nhà dân; còn mấy ngàn quân Thanh cũng chẳng khác hơn, lớp thì chạy về Tuyên Quang, lớp thì chạy lên Cao Bằng. Dọc đường họ còn tranh đi cướp phá và hãm hiếp, khiến dân Việt thêm nhiều khốn khổ. Ngày 19 tháng 3 năm 1884, quân Pháp tràn vào thành Thái Nguyên tịch thu 31 khẩu đại bác cùng nhiều đạn dược, vàng bạc và quý vật khác. Xong, họ còn phá tan ba cửa thành và đốt hết các văn thư. Tình cảnh loạn quân, loạn quan này mãi đến tháng 5 năm 1884 mới tạm ổn, sau khi quân Pháp cho tái lập các đồn, ải và triều đình Huế thân Pháp đã cử nguyên Án sát Hà Tĩnh là Dương Danh Lập làm quyền Tuần phủ Thái Nguyên để chiêu an, và đòi Tuần phủ cũ là Trương Quang Huấn đang lánh thân ở Thanh Hóa về kinh đợi lệnh. Tấn công thành Hưng Hóa Thành Hưng Hóa là thủ phủ của đạo thừa tuyên Hưng Hóa, sau này là trấn Hưng Hóa, rồi tỉnh Hưng Hóa. Thành nằm ở ven bờ đầm Dị Nậu thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ ngày nay, về phía Tây Nam của thành phố Việt Trì và Tây Bắc của thị xã Sơn Tây. Sau khi hạ được thành Thái Nguyên, quân Pháp quay về mạn sông Hồng để chuẩn bị đánh lấy Hưng Hóa. Thừa lệnh của Thống tướng Charles-Théodore, Thiếu tướng Brière de l'Isle đem đoàn quân thứ nhất theo con đường Sơn Tây lên Hưng Hóa, rồi dàn trận ở bên này sông Đà. Hai bên khởi sự đánh nhau từ sáng ngày 11 tháng 4 năm 1884 đến 2 giờ chiều thì quân Pháp qua được sông ở chỗ gần địa hạt huyện Bất Bạt (Sơn Tây). Chín giờ sáng ngày hôm sau (12 tháng 4), thiếu tướng François de Négrier đem đoàn quân thứ nhì, vượt sông Đà đến hợp lực. Tuy bị quân Việt đón đánh ở Hạ Bì, La Thượng, nhưng tất cả 7.000 quân Pháp vẫn tiến lên được. Tướng nhà Thanh là Sầm Dục Anh liệu thế không thể chống giữ, nên đã cho các tướng là Đình Hòe, Mã Trụ rút quân về Yên Bái. Thấy quân Thanh tháo lui, tướng nhà Nguyễn là Hoàng Tá Viêm cũng bỏ đồn Dao Phương, về lại Thục Luyện (nay là xã Thục Luyện, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ). Vì thế thành Hưng Hóa chỉ còn lại một số quân Cờ Đen chừng 3500 quân của tướng Lưu Vĩnh Phúc và một số quân Việt của Tuần phủ Nguyễn Quang Bích. Nhưng sau đó, Lưu Vĩnh Phúc thấy hai đại binh trên dời đi hết thì lo ngại, nên dẫn quân ra đóng ngoài thành. Nhờ khí cầu chở người bay lên cao để quan sát và chỉ điểm, nên khi đại quân Việt và Thanh vừa rút, thì các đại bác của Pháp cũng bắt đầu nả đạn dữ dội vào trong thành. Hai bên giao tranh, nhưng trong lúc quân ít thế nguy, may có đọi quân của Đốc Dị và Đốc Ngũ bố trí đóng ngoài thành ứng cứu kịp thời. Ở Thục Luyện (Thanh Sơn, Phú Thọ), quan quân của tướng Hoàng Kế Viêm men theo đường núi rút hết về Huế. Chỉ có Tuần phủ Nguyễn Quang Bích là không chịu về kinh theo lệnh vua, mà tiếp tục chống Pháp. Trận chiến diễn ra ác liệt cho đến chiều tối thì thành bị vỡ. Nguyễn Quang Bích trèo lên kính thiên đài trên cột cờ Hưng Hoa định tuẫn tiết. Các tướng sĩ đã vực ông lên ngựa chạy về đình làng Tu My. (Sau đó Nguyễn Quang Bích lập căn cứ tiếp tục kháng chiến tại Tiên Động, Cẩm Khê Phú Thọ. Nơi đây ông dựng cờ khởi nghĩa với tuyên ngôn: Việt quốc thiên thu nguyên bất dịch - Lạc hồng tiên chủng phục hoàn tô nghĩa là " nước Việt ngàn năm không đổi và sẽ phục dụng lại Giang sơn Lạc Hồng và lá cờ thêu bốn chữ "bình Tây báo quốc". Cuộc khởi nghĩa Tiên Động được nhiều thân hào nghĩa sĩ nhiều vùng cả nước đến tụ nghĩa sau này, trở thành một trung tâm kháng pháp o Bắc Kỳ) Sau trận chiến Sau trận chiến, bên quân Pháp một số bị chết và thường vong. Quân Thanh và quân Cờ Đen số người chết và thương vong, quân khí và quý vật, chắc chắn bị tổn thất nhiều, nhưng vì sử sách không biên chép rõ nên không thống kê được. Được tin Pháp chiếm đóng Hưng Hóa, triều đình Đồng Khánh liền cử Nguyễn Văn Thi làm Tuần phủ, Bùi Quang Thích làm Bố chính và Lê Ngọc Uẩn làm Án sát, cùng đến đó làm việc dưới quyền kiểm soát của thực dân, nhằm ổn định tình hình và kêu gọi nhân dân thôi kháng Pháp. Nhưng bất chấp lệnh vua, nhân dân miền Tây Bắc đúng lên kháng chiến với cuộc khởi nghĩa Tiên Động ngày 12/5 năm giáp thân (1884) dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Quang Bích. Và năm sau 1885 vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương đã sắc phong cho ông làm Hiệp biện đại học sĩ, lễ bộ thượng thư sung Hiệp thống Bắc Kỳ Quân vụ Đại Thần được toàn quyền chỉ huy chống Pháp ở Bắc Kỳ. Các ông Tống Duy Tân, Nguyễn Thiện Thuật đều đã đén Tiên Đong nhân sắc phong của vua Hàm Nghi và chiếu Cần Vương. Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng, Đinh Công Tráng, phạm Bành, Đàm chí Trạch, vũ Hữu Lợi, lãnh Hoan, Nguyễn Tử Ngôn.... từng đến Tiên Động vào các năm 1885,1886. Đầu năm 1887 Nguyễn Quang Bích cùng Tôn Thất Thuyết trù tính đón vua Hàm Nghi ra Bắc, nên đã dời căn cứ kháng chiến lên Nghĩa Lộ. Tại đây ông được các thổ hào hết sức ủng hộ như Lãnh Năm, Lãnh Tế, Đặng Phúc Thành, Đào Chinh Lục, Cầm Bun Hoan, Đèo Văn Toa, Đèo Văn Trì, Sa văn Nội. Nông Văn Quang, Đổng phúc Thịnh, Cầm Tám, Vương Văn Doan... đã làm nên một cuộc kháng chiến Cần Vương vùng Tây Bắc. Ảnh Xem thêm Nguyễn Quang Bích Hoàng Tá Viêm Lưu Vĩnh Phúc Chú thích Tham khảo chính Trần Văn Giàu, Tổng tập (phần I), Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2006 (tr. 384) Phạm Văn Sơn, Việt sử tân biên, quyển 5, tập thượng, Sài Gòn, 1962 (tr. 424). Hoàng Văn Lân & Ngô Thị Chính, Lịch sử Việt Nam (1858-cuối XIX), Nhà xuất bản Giáo dục, 1979 (tr. 55). Liên kết ngoài Tập ảnh xưa liên quan Đoạn liên quan trong Việt Nam sử lược Trận Hưng Hóa H H Phú Thọ Trận đánh liên quan tới Việt Nam Xung đột năm 1884
wiki
"La Plus Belle pour aller danser" (tạm dịch: "Khiêu vũ với tuyệt sắc giai nhân") là bài hát tiếng Pháp do Georges Garvarentz soạn nhạc và Charles Aznavour viết lời, được nữ ca sĩ Sylvie Vartan biểu diễn vào năm 1964 trong phim Cherchez l'idole. Phiên bản tiếng Việt do nhạc sĩ Phạm Duy đặt lời với nhan đề "Em đẹp nhất đêm nay". Thành công thương mại Bài "La Plus Belle pour aller danser" xếp quán quân đĩa đơn tại Pháp trong suốt 11 tuần. Tại vùng Wallonia (Bỉ), đĩa đơn này duy trì 24 tuần trong bảng xếp hạng và đạt thứ hạng cao nhất là thứ 3. Bài này cũng từng đoạt ngôi quán quân đĩa đơn tại Nhật Bản. Danh mục đĩa EP 7 inch RCA 86046 (Tháng 3 năm 1964; Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha) A1. "La Plus Belle pour aller danser" (2:29) A2. "Un air de fête" (2:13) B1. "He Understands Me" (1:54) B2. "Ne l'imite pas" (2:48) Đĩa đơn 7 inch RCA Victor 49.067 (1970; Pháp) "La Plus Belle pour aller danser" "Si je chante" Đĩa đơn 7 inch "Aidoru o Sagase / Koi no Shokku" RCA Victor SS-1476 (1964; Nhật Bản) A. ("La Plus Belle pour aller danser") (2:28) B. ("Si Je Chante") Đĩa đơn 7 inch "Aidoru o Sagase / Watashi o Aishite" RCA SS-2018 (1972; Nhật Bản) A. ("La Plus Belle pour aller danser") (2:28) B. ("Car Tu T'en Vas") Bảng xếp hạng Phiên bản cover Bài này đươc rất nhiều ca sĩ hát lại, như Pompilia Stoian (Rumani), Michèle Richard (Canada), Chris Garneau, Sarah Dagenais-Hakim và Emilie-Claire Barlow trong album Seule ce soir (đoạt giải Juno 2013). Phiên bản tiếng Việt do nhạc sĩ Phạm Duy đặt lời với nhan đề "Em đẹp nhất đêm nay", được đưa đến người nghe nhạc qua giọng ca của nữ ca sĩ Thanh Lan. Xem thêm Danh sách đĩa đơn quán quân 1964 (Pháp) Tham khảo Liên kết ngoài Sylvie Vartan – "La Plus Belle pour aller danser" (EP) tại Discogs Sylvie Vartan – La Plus Belle pour aller danser" (single) tại Discogs Sylvie Vartan – "Aidoru o Sagase" (single, Japan) tại Discogs Sylvie Vartan – "Aidoru o Sagase" (single, Japan) tại Discogs Bài hát về khiêu vũ Bài hát năm 1964 Đĩa đơn năm 1964 EP năm 1964 Bài hát Pháp Bài hát của Sylvie Vartan Đĩa đơn RCA Victor Bài hát Charles Aznavour viết lời Bài hát Georges Garvarentz soạn nhạc Đĩa đơn quán quân tại Pháp Đĩa đơn quán quân tại Nhật Bản
wiki
Tiếng Kumyk (къумукъ тил, qumuq til) là một ngôn ngữ Turk, được nói bởi khoảng 426.212 người Kumyk trong các nước cộng hòa Dagestan, Bắc Ossetia và Chechnya của Liên bang Nga. Nguồn gốc Tiếng Kumyk là một phần của phân nhóm ngôn ngữ Kipchak-Cuman thuộc nhóm ngôn ngữ Kipchak. Đó là hậu duệ của ngôn ngữ Khazar. Tiếng Kumyk có mối quan hệ gần nhất với tiếng Karachay-Balkar, tiếng Tatar Krym và tiếng Karaim. Tiếng Kumyk hình thành trong thế kỷ thứ 7-10 từ lớp nền Khazar và Bulgar, rồi về sau trộn với nhóm Oghuz và nhóm Kipchak. Lingua franca ở vùng Kavkaz Tiếng Kumyk là một lingua franca của một phần của vùng Bắc Kavkaz từ Dagestan đến Kabardia cho đến những năm 1930. Năm 1848, Timofey Makarov, một chuyên gia về "tiếng Tatar Kavkaz" (Kumyk), đã xuất bản cuốn ngữ pháp đầu tiên của ngôn ngữ này. Chữ viết Tiếng Kumyk đã được sử dụng như một ngôn ngữ văn học ở Dagestan và Kavkaz trong một thời gian. Trong thế kỷ 20, hệ thống chữ viết của ngôn ngữ này được thay đổi hai lần: năm 1929, chữ viết Ả Rập truyền thống (được gọi là ajam) lần đầu tiên được thay thế bằng chữ viết Latinh, sau đó được thay thế vào năm 1938 bằng chữ viết Kirin. Bảng chữ cái dựa trên tiếng Latin (1927-1937) Bảng chữ cái dựa trên chữ Kirin (từ năm 1937) Tài liệu Saodat Doniyorova và Toshtemirov Qahramonil. Parlons Koumyk. Paris: L'Harmattan, 2004. . Tham khảo Liên kết ngoài Kumyks video and music Kumyk language newspaper "Ёлдаш" published in Dagestan Kumyk language on the website "Minority languages of Russia on the Net" Russian-Kumyk dictionary (1960) Holy Scriptures in the Kumyk language Kumyk information portal kumukia.com Dagestan Ngôn ngữ tại Nga Ngôn ngữ chắp dính Nhóm ngôn ngữ Kipchak
wiki
nhỏ|250x250px|Nhà hát Opera Thính phòng Kraków (2018) nhỏ|250x250px|Nhà hát Opera Thính phòng Kraków (2018) nhỏ|250x250px|Nhà hát Opera Thính phòng Kraków (2012) Nhà hát Opera Thính phòng Kraków hay Nhà hát KOK (tiếng Ba Lan: Krakowska Opera Kameralna) là một trong những nhà hát opera nổi tiếng, tọa lạc tại số 15 phố Miodowa, Kraków, Ba Lan. Nhà hát có nguồn gốc từ Nhà hát El-Jot của nghệ sĩ Jadwiga Leśniak-Jankowska (hoạt động trong giai đoạn 1991-2000). Ngày 18 tháng 6 năm 2000, Nhà hát Opera Thính phòng Kraków chính thức mở cửa đón công chúng tại số 15 Phố Miodowa ở Krakow. Thị trưởng thành phố Kraków đã trao tặng cho Nhà hát KOK danh hiệu "Nhà bảo trợ Văn hóa Kraków" vào năm 2002. Tòa nhà Nhà hát KOK tọa lạc tại tòa chung cư Di tích văn hóa Kraków, được xây dựng vào năm 1896 theo thiết kế của kiến trúc sư người Ba Lan Benjamin Torbe. Sảnh của Nhà hát được tích hợp vào kiến trúc của tòa nhà và được xây dựng từ năm 1990 theo thiết kế của Wojciech Obtitowicz. Việc xây dựng hoàn thành và Nhà hát được khánh thành vào ngày 18 tháng 6 năm 2000. Tiết mục Các tiết mục nổi tiếng được trình diễn theo phong cách baroque, cổ điển, biểu diễn âm nhạc, nhạc kịch, và nhiều vở diễn liên quan đến âm nhạc khác. Từ năm 2011, Nhà hát mở rộng hoạt động nghệ thuật với nhiều dự án mới: múa rối, các buổi biểu diễn do diễn viên kịch và vũ công thực hiện, mặt nạ và đầy đủ các hoạt động sân khấu khác. Nghệ sĩ biểu diễn tại sân khấu KOK bao gồm ca sĩ, diễn viên, vũ công và nghệ sĩ chơi nhạc cụ được tuyển chọn cẩn thận. Ngoài ra, Nhà hát KOK cũng hợp tác với các trường nghệ thuật ở Kraków nhằm sinh viên các trường nghệ thuật có cơ hội ra mắt và tích lũy kinh nghiệm trong các buổi biểu diễn tại phố Miodowa. Tham khảo Liên kết ngoài Trang web chính thức (bằng tiếng Ba Lan) E-teatr.pl Nhà hát ở Ba Lan
wiki
Diamond Princess là một tàu du lịch thuộc sở hữu và điều hành bởi Princess Cruise. Tàu bắt đầu hoạt động vào tháng 3 năm 2004 và chủ yếu đi du lịch ở châu Á trong mùa hè ở bán cầu bắc và Úc trong mùa hè ở bán cầu nam. Diamond Princess là một tàu lớp Grand, còn được gọi là tàu lớp Gem. Diamond Princess và tàu chị em của nó, , là lớp con rộng nhất của các tàu lớp Grand, vì chúng có beam dài trong khi tất cả các tàu lớp Grand khác có beam dài . Diamond Princess và Sapphire Princess đều được Mitsubishi Heavy Industries đóng tại Nagasaki, Nhật Bản. Các ca bệnh COVID-19 Vào ngày 4 tháng 2 năm 2020, con tàu đã ở vùng biển Nhật Bản khi 10 hành khách được chẩn đoán mắc bệnh COVID-19 (do virus corona mới SARS-CoV-2), là một phần trong đại dịch COVID-19 năm 2019–20. Tổng cộng có 3.700 hành khách và phi hành đoàn đã bị Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cách ly trong khoảng thời gian 14 ngày, ngoài khơi cảng Yokohama. Tính đến 13 tháng 2 năm 2020, con tàu đã được cách ly ngoài cảng Yokohama với 218 người trên tàu nhiễm coronavirus mới được xác nhận. Ngày 14 tháng 2 năm 2020, chính phủ Nhật đã gửi lên tàu 2000 chiếc iPhone (cho 2000 phòng trên tàu) với ứng dụng cài sẵn để giúp cho người trên tàu có thể yêu cầu y tế, bác sĩ, cập nhật thông tin y tế chính thức. Vào sáng ngày 19 tháng 2 năm 2020, 500 hành khách (chủ yếu là người cao tuổi có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19) đầu tiên đã được rời tàu sau 2 tuần cách li. Tham khảo Tàu liên quan đến đại dịch COVID-19 Số MMSI Số IMO
wiki
Trạch quạch hạt nhỏ hay còn gọi muồng ràng ràng, ràng ràng,<ref>Dòng thứ 2, cột bên trái, trang 218, Tên cây rừng Việt Nam; Vụ khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nhà xuất bản Nông nghiệp - 2000</ref> (danh pháp khoa học: Adenanthera microsperma'') là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Johannes Elias Teijsmann & Simon Binnendijk miêu tả khoa học đầu tiên năm 1864. Đặc điểm Cây gỗ nhỡ hay lớn, cao đến 30m, đường kính có thể tới 80 cm. Tán xoè rộng. Vỏ màu nâu có nhiều nốt sần, Cây mọc lẻ thường phân cành thấp, cành lúc còn non màu nâu đỏ và có cạnh. Lá kép lông chim 2 lần, mọc cách có 3-4 đôi cuống cấp 2 mỗi cuống mang 9-12 lá chét mọc cách, lá chét hình trái xoan tròn, dài, lá non màu đỏ vàng. Gân lá nổi rõ ở cả hai mặt. Cụm hoa hình chùm bông viên chuỳ, mỗi cụm dài 20–30 cm. Hoa lưỡng tính mẫu năm đều, tràng màu xanh vàng 5 cánh hẹp và nhị 10; chỉ nhị rời; bầu phủ nhiều lông. Quả đậu hình xoắn ruột gà dài 12–15 cm, rộng 1,5 cm. Hạt tròn dẹt, màu đỏ. Hoa tháng 3-5, quả tháng 10-11. Loài này phổ biến ở Myanma, miền nam Trung Quốc, Campuchia, Lào, Việt Nam và Malaysia. Ở Việt Nam, có gặp từ Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Tây, Quảng Ninh vào tới Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Chú thích Liên kết ngoài Chi Trạch quạch Thực vật được mô tả năm 1864
wiki
HAL Tejas (Tiếng Sanskrit: तेजस् "Radiant", ) là một loại máy bay tiêm kích phản lực đa năng hạng nhẹ được phát triên bởi Ấn Độ. Nó không có cánh đuôi ngang, thay vào đó là thiết kế cánh tam giác, máy bay được trang bị 1 động cơ phản lực. Tên gọi ban đầu được biết đến là Light Combat Aircraft (LCA - Máy bay chiến đấu hạng nhẹ) - tên gọi vẫn được tiếp tục sử dụng - máy bay có tên chính thức là "Tejas", do thủ tướng Atal Bihari Vajpayee đặt tên vào ngày 4 tháng 5-2003. Quốc gia sử dụng Không quân Ấn Độ Hải quân Ấn Độ Thông số kỹ thuật (HAL Tejas) Dữ liệu lấy từ Aviationfans.com Đặc điểm riêng Tổ lái: 1 Chiều dài: 13.20 m (43 ft 4 in) Sải cánh: 8.20 m (26 ft 11 in) Chiều cao: 4.40 m (14 ft 9 in) Diện tích cánh: 38.4 m² (413 ft²) Trọng lượng rỗng: 5,500 kg (14,100 lb) Trọng lượng cất cánh: 8,500 kg (20,700 lb - cấu hình máy bay tiêm kích) Trọng lượng cất cánh tối đa: 12,500 kg (27,000 lb) Động cơ: 1× General Electric F404-GE-IN20, 53.9 kN (11,250 lbf) / 85 kN (19,100 lbf) Hiệu suất bay Vận tốc cực đại: Mach 2.0 (2,376+ km/h at high altitude) trên độ cao 15,000 m Vận tốc hành trình: Tầm bay: 3000 km (1,840 mi) Trần bay: 15,950+ m (54,000 ft) Vận tốc lên cao: 200 m/s Lực nâng của cánh: 221.4 kg/m² (45.35 lb/ft²) Lực đẩy/trọng lượng: 1.02 g limits: +8.5 g / 9g Vũ khí Súng: 1× pháo 2 nòng 23 mm GSh-23, 220 viên đạn Giá treo: 8 Tên lửa: Không đối không: Astra BVRAAM Vympel R-77 (AA-12 Adder) Vympel R-73 (AA-11 Archer) Không đối đất: Kh-59ME TV Kh-59MK Laser Chống tàu: Kh-35 Kh-31 Bomb: Bom KAB-1500L laser Bom FAB-500T Bom OFAB-250-270 Bom OFAB-100-120 Bom chùm RBK-500 Hệ thống điện tử Radar EL/M-2052 AESA Xem thêm Máy bay có cùng sự phát triển HAL HF-24 Marut Medium Combat Aircraft Tham khảo Liên kết ngoài Aeronautical Development Agency home page Tejas specifications on Aeronautical Development Agency website Bài viết mới: Aeronautical Development Agency – More Current News ARDE develops safe ejector system for LCA India's fighter engine will be world class: US Indigenous titanium tubes for LCA Light Combat Aircraft-Tejas Testing No Takeoff in sight Unique head-up display developed for LCA Đặc điểm và phân tích: "Flying into the unknown" — A feature by The Hindu on the Tejas test pilots. "LCA and Economics" by Sunil Sainis and George Joseph "The Light Combat Aircraft Story" , by Air Marshal MSD Wollen (Retd). The case to support the indigenous LCA programme , by Ashok Parthasarathi and Raman Puri. Kỹ thuật: An Approach to High AoA Testing of the LCA Development Flight Testing of the Tejas Light Combat Aircraft LCA Avionics And Weapon System Mission Computer Software Development: A Case Study PCs in Flight Simulation Research – the LCA (Navy) Experience Thông tin chung: Aeronautics - A DRDO perspective — A February 2007 speech by Dr. M. Natrajan, the head of the DRDO, at an aeronautics seminar during the Aero India-2007 aerospace trade show. "Aircraft: LCA", Space Transport "Air Force Readies For Net Centric Warfare Capability In The Future" by Ranjit B. Rai (via India Defence) Fighter Aircraft - 1960-2002 "Hindustan (HAL) Light Combat Aircraft (LCA) Light Multi-Role Fighter", Aerospaceweb.org "LCA and its Features", ADA's LCA website The LCA Puzzle , Frontline, 16 July 2005. "Tejas / Light Combat Aircraft (LCA)", Fighter-planes.com Unofficial Website of LCA-Tejas Ảnh: Bharat-Rakshak.com Aero India-2005, Photo gallery: Tejas in flight. Bharat-Rakshak.com Aero India-2007, Photo gallery: Static display - Tejas Bharat-Rakshak.com Aero India-2007, Photo gallery: Tejas in flight Video: An Excellent Doordarshan Video about the LCA Formation flying of 2 Tejas aircraft HAL Tejas - courtesy National Geographic Channel LCA Flying Display at Aero India-2005 LCA Tejas fires R-73 missile LCA Tejas PV-1 Test Flies with Drop Tanks Tejas LCA at Aero India 2007 Three LCAs in formation flight Video of First flight of the LCA - ngày 4 tháng 1 năm 2001 Tejas Máy bay tiêm kích Ấn Độ 2000–2009 Máy bay chiến đấu Máy bay quân sự Máy bay tiêm kích Máy bay một động cơ Máy bay phản lực Máy bay cánh trên Máy bay cánh tam giác Máy bay một động cơ phản lực
wiki
Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 2 (còn có tên khác là Khủng hoảng eo biển Đài Loan 1958 hay Kim Môn pháo chiến) là một cuộc xung đột xảy ra giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan). CHNDTH đã nã pháo vào quần đảo Mã Tổ và Kim Môn nằm trên eo biển Đài Loan nhằm chiếm giữ những vùng lãnh thổ này từ Đài Loan. Khái quát Cuộc xung đột mở màn bằng trận nã pháo 823 (Chữ Hán phồn thể: 八二三炮戰; giản thể: 八二三炮战; Bính âm: Bāèrsān Pàozhàn; phiên âm: Bát nhị tam pháo chiến) vào lúc 5h30 chiều ngày 23 tháng 8 năm 1958 khi Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc bắt đầu nã pháo dữ dội vào Kim Môn. Lực lượng của Trung Hoa Dân quốc ở Kim Môn cũng nã pháo đáp trả. Vụ đấu pháo ác liệt này đã khiến 440 quân Đài Loan và 460 lính Trung Quốc thiệt mạng. Vụ đối đầu bằng quân sự này là quá trình tiếp diễn cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất, đã diễn ra ngay sau chiến tranh Triều Tiên. Tưởng Giới Thạch đã cho xây dựng nhiều công trình trên quần đảo Mã Tổ và Kim Môn. Năm 1954, CHNDTQ đã nã pháo vào cả hai quần đảo này, trong đó tập trung tấn công vào Kim Môn. trái|nhỏ|Tàu sân bay Hoa Kỳ đậu ngoài khơi Đài Loan trong suốt cuộc khủng hoảng. Để đáp lại yêu cầu được hỗ trợ từ phía THDQ theo đúng nghĩa vụ đã được ký kết trong Hiệp ước Phòng thủ Mỹ-Đài Loan 1954, chính quyền tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower đã tăng viện cho các đơn vị hải quân Hoa Kỳ và ra lệnh cho các tàu chiến của mình đến hỗ trợ chính quyền Quốc Dân Đảng bảo vệ tuyến tiếp vận đến Kim Môn. Thông qua những hoạt động bí mật trong "Chiến dịch Ma thuật đen" (Operation Black Magic), hải quân Hoa Kỳ đã sửa đổi và bổ sung cho máy bay F-86 Sabre của không quân Đài Loan các tên lửa đối không AIM-9 Sidewinder mới được giới thiệu, nhằm tăng sức mạnh chống lại các máy bay chiến đấu MiG tiên tiến hơn của CHNDTH. Những nghiên cứu gần đây từ Cục Lưu trữ Quốc gia đã chỉ ra rằng Không quân Hoa Kỳ đã chuẩn bị cho một vụ tấn công hạt nhân nhằm vào Trung Quốc Đại lục. 12 lựu pháo tầm xa 203mm M115 howitzer và các khẩu 155mm khác đã được thủy quân lục chiến Mỹ chuyển cho quân đội Đài Loan và được gửi đến Kim Môn để xoay chuyển tình thế trong cuộc đọ pháo ở đây. Liên Xô đã phái bộ trưởng ngoại giao Andrei Andreyevich Gromyko đến Bắc Kinh để thảo luận về những động thái của Trung Quốc. Kết quả Kết quả, cả hai bên tiếp tục bắn phá bên kia và rải truyền đơn. Tình trạng này cứ tiếp diễn cho đến khi Hoa Kỳ và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ năm 1979. Trong cuộc đụng độ, CHNDTQ đã bắn khoảng 450.000 quả pháo lên đảo Kim Môn. Những quả pháo này đã trở thành nguồn cung cấp kim loại tái chế cho kinh tế địa phương. Từ sau cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 2, Kim Môn được biết đến với sản phẩm dao phay làm từ vỏ đạn của Trung Quốc Đại lục. Một thợ rèn ở Kim Môn thông thường làm được 60 dao phay từ một vỏ đạn pháo và ngày nay các khách du lịch đến từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mua dao Kim Môn để làm quà lưu niệm cùng với những sản vật khác của địa phương này. Xem thêm Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 1 Nội chiến Trung Quốc Chú thích Xung đột năm 1958 Nội chiến ở Trung Quốc Trung Quốc năm 1958 Eo biển Đài Loan Đài Loan năm 1958 Lịch sử hải quân Trung Quốc
wiki
Ngày 12 tháng 2 là ngày thứ 43 trong lịch Gregory. Còn 322 ngày trong năm (323 ngày trong năm nhuận). Sự kiện 515 - Bắc Ngụy Tuyên Vũ Đế đột tử, Thái tử Nguyên Hủ mới 5 tuổi kế vị hoàng đế Bắc Ngụy, Hồ thái hậu phụ chính, tức ngày Đinh Tị (13) tháng 1 năm Ất Mùi. 881 – Giáo hoàng Gioan VIII tôn Quốc vương Ý Charles Béo là Hoàng đế La Mã Thần thánh. 1502 – Vasco da Gama khởi hành từ Lisbon, Bồ Đào Nha, trong chuyến đi thứ hai của ông tới Ấn Độ. 1541 – Chinh tướng người Tây Ban Nha Pedro de Valdivia thành lập khu định cư Santiago de Nueva Extremadura, tiền thân của thủ đô Santiago, Chile. 1554 – Một năm sau khi tuyên bố vương vị Anh trong chín ngày, Jane Grey bị xử trảm vì tội mưu phản. 1733 – Một người Anh tên là James Oglethorpe thành lập Georgia, thuộc địa thứ 13 trong Mười ba thuộc địa, và thành phố đầu tiên của thuộc địa tại Savannah. 1832 – Ecuador sáp nhập quần đảo Galápagos tại Thái Bình Dương, đặt tên quần đảo là "Quần đảo Ecuador". 1895 – Chiến tranh Trung-Nhật thứ nhất: Trận Uy Hải Vệ kết thúc. 1912 – Long Dụ hoàng thái hậu lâm triều xưng chế, lấy danh nghĩa Thái hậu ban bố "Thoái vị chiếu thư", Phổ Nghi thoái vị, kết thúc 268 năm triều Thanh thống trị Trung Nguyên, tức ngày Mậu Ngọ (25) tháng 12 năm Tân Hợi. 1947 – Hãng xa xỉ phẩm Christian Dior S.A. của Pháp cho ra mắt bộ sưu tập thời trang đầu tiên của mình cho mùa Xuân/Hè 1947. 1958 – Mao Trạch Đông ký sắc lệnh tiêu diệt hoàn toàn chim sẻ trong Đại Nhảy Vọt 1968 – Thảm sát Phong Nhất và Phong Nhị: các đơn vị quân đội Hàn Quốc đã thảm sát hàng loạt dân thường không có vũ khí, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. 1974 – Tác giả Aleksandr Solzhenitsyn bị bắt giữ và sau đó bị trục xuất khỏi Liên Xô vì viết Quần đảo Gulag nói về hệ thống trại lao động cưỡng bức của nước này. 1993 – James Patrick Bulger bị sát hại tại Kirkby, Merseyside, Anh. 2002 – Phiên tòa xét xử cựu Tổng thống Nam Tư Slobodan Milošević bắt đầu tại Tòa án Hình sự Quốc tế về Nam Tư cũ của Liên Hợp Quốc tại La Hay, Hà Lan. 2009 – Chuyến bay 3407 của Continental Airlines đâm vào một tòa nhà tại New York, khiến toàn bộ người trên khoang thiệt mạng. 2016 – Giáo hoàng Phanxicô và Thượng phụ Kirill ký một tuyên bố chung trong cuộc họp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo của Giáo hội Công giáo Rôma và Giáo hội Chính thống giáo Nga kể từ Ly giáo Đông–Tây. 2019 – Cộng hòa Macedonia đổi tên thành Cộng hòa Bắc Macedonia theo điều khoản trong Hiệp định Prespa, giả quyết tranh chấp đặt tên Macedonia với Hy Lạp. Sinh 712 – Đỗ Phủ, nhà thơ lớn thời Đường (m.770) 1194 – Trần Thủ Độ Tể tướng Thái sư nhà Trần (m. 1264) 1809 – Abraham Lincoln, Tổng thống thứ 16 Hoa Kỳ (m. 1865). 1809 – Charles Darwin, nhà sinh học Anh (m. 1882). 1833 – Nguyễn Phúc Miên Uyển, tước phong Quảng Hóa Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1893) 1835 – Nguyễn Phúc Hồng Phi, tước phong Vĩnh Quốc công, hoàng tử con vua Thiệu Trị nhà Nguyễn (m. 1863) 1869 – Kiến Phúc, vua nhà Nguyễn (m. 1884). 1876 – Thổ-đan Gia-mục-thố, Đạt-lại Lạt-ma thứ 13 (m. 1933). 1898 – Tống Mỹ Linh, phu nhân Tưởng Giới Thạch, một trong 3 chị em họ Tống (m. 2003). 1900 – Vasily Ivanovich Chuikov, tướng Hồng Quân Liên Xô (m. 1982). 1948 – Vũ Đức Sao Biển, nhạc sĩ Việt Nam. 1963 – Borislav Mikhailov, cầu thủ bóng đá Bulgaria, chủ tịch Liên đoàn bóng đá Bulgaria. 1969 – Hong Myung-Bo, cầu thủ bóng đá Hàn Quốc. 1985 – Hoàng Anh Tuấn, vận động viên cử tạ Việt Nam. 1985 – Yoshika Kato, nữ diễn viên người Nhật 1992 – Soyou, nữ ca sĩ, diễn viên người Hàn Quốc, cựu thành viên nhóm nhạc nữ Sistar Mất 1804 – Immanuel Kant, nhà triết học Đức (s. 1724). 1856 – Nikolai Ivanovich Lobachevsky, nhà toán học Nga (s. 1792). 1895 – Đinh Nhữ Xương, chỉ huy Hạm đội Bắc Dương của Đại Thanh (s. 1836). 1922 – Nguyễn Trọng Trì, danh sĩ Việt Nam, nhà cách mạng kháng Pháp (s. 1845). 1935 – Auguste Escoffier, đầu bếp Pháp (s. 1846). 1970 – Jean Renoir, đạo diễn, diễn viên, nhà văn Pháp (s. 1894). 2003 – Duy Khánh, ca sĩ, nhạc sĩ Việt Nam Cộng Hòa (s. 1936). 2008 – Imad Fayez Mughniyah, chỉ huy Hezbollah (s. 1962). 2019 – Gordon Banks, huyền thoại bóng đá người Anh Những ngày lễ và kỷ niệm Ngày Quốc tế chống sử dụng Binh sĩ Trẻ em Tham khảo Tháng hai Ngày trong năm
wiki
Mueang Tak () là huyện thủ phủ (Amphoe Mueang) của Tak Province, miền nam Thái Lan. Lịch sử Trong thời kỳ Sukhothai, mueang Tak là thành phố biên thùy phía tây. Vị trí cũ của thành phố ở tambon Ko Taphao, nay là Ban Tak. Sau đó vị trí trung tâm đã được dời đi. Một thành phố cổ khác có tên Ra-haeng. Huyện Mueang Tak được thành lập năm 1886. Trụ sở đầu tiên của huyện dùng chung với trụ sở tỉnh Tak. Trụ sở huyện mới đã được xây dựng bên xa lộ Phahonyothin vào năm 1956. Tuy nhiên, trụ sở này bị thiêu rụi năm 1965, chính quyền phải chuyển đến nhà thuê Luang San Buranurak. Trụ sở mới được mở cửa năm 1967. Địa lý Các huyện giáp ranh là (từ phía nam theo chiều kim đồng hồ): Wang Chao, Phop Phra, Mae Sot, Mae Ramat, Ban Tak của tỉnh Tak, Ban Dan Lan Hoi của tỉnh Sukhothai, Phran Kratai, Kosamphi Nakhon của tỉnh Kamphaeng Phet Nguồn nước quan trọng của huyện là sông Ping. Huyện này có hai vườn quốc gia: Vườn quốc gia Lan Sang và Vườn quốc gia Taksin Maharat (một phần nằm ở huyện Mae Sot). Hành chính Huyện này được chia thành 14 phó huyện (tambon), các đơn vị này lại được chia ra thành 102 làng (muban). Thị xã (thesaban mueang) Tak covers tambon Rahaeng, Nong Luang, Chiang Ngoen và Hua Diat, đô thị phó huyện (thesaban tambon) Mai Ngam nằm hoàn toàn trên tambon cùng tên. Có 9 Tổ chức hành chính tambon. Các số 10, 16 và 17 là tambon nay tạo thành huyện Wang Chao. Tham khảo Liên kết ngoài amphoe.com (tiếng Thái) Huyện của Tak
wiki
Mỹ Sơn nhìn từ trên cao. Tháng 12/1999, quần thể Khu di tích Mỹ Sơn (ở xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên , tỉnh Quảng Nam ) được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Hơn 1000 năm trôi qua, tới nay người ta vẫn ngỡ ngàng trước kiến trúc đặc biệt của một quần thể đền tháp vô cùng độc đáo trong một không gian cũng rất độc đáo. Quần thể Khu di tích Mỹ Sơn nằm ở một thung lũng được bao quanh bởi đồi núi với bán kính khoảng 2km, với hơn 70 công trình kiến trúc bằng gạch đá, được xây dựng từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ 13. Nơi đây được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á. Năm 1898, Khu di tích Mỹ Sơn được phát hiện bởi một học giả người Pháp, ông M.C Paris. Vào những năm đầu thế kỷ 20, hai nhà nghiên cứu của Viện Viễn Đông bác cổ là L.Finot và L. de Lajonquìere và kiến trúc sư H. Parmentier đã đến Mỹ Sơn để nghiên cứu văn bia và nghệ thuật kiến trúc điêu khắc Chăm. Năm 1903-1904, những tài liệu cơ bản nhất về bia ký và nghệ thuật kiến trúc Mỹ Sơn đã được L.Finot chính thức công bố. Từ đây bức màn bí mật về Mỹ Sơn được vén lên. Hầu hết các đền tháp tại Mỹ Sơn đều quay về hướng Đông, theo quan niệm đó là phương mặt trời mọc, nơi trú ngụ của thần linh. Tuy nhiên cũng có một vài tháp quay về hướng Tây hoặc Đông – Tây, thể hiện tư tưởng hướng về thế giới bên kia của các vị vua sau khi chết được phong thần và để tỏ lòng hoài niệm tổ tiên. Điều rất đáng trân trọng, ngay từ thời xa xưa những nghệ nhân Chăm đã thổi hồn vào những tượng đất nung, đá sa thạch làm cho chúng có diện mạo, sự rung động, có hồn. Chính họ đã làm cho nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm trở thành thành tựu rực rỡ của nền văn hóa Chăm, là một trong những đỉnh cao của nghệ thuật, văn hóa của các nước khu vực Đông Nam Á. Theo thời gian, gánh chịu những sự khắc nghiệt của thời tiết cùng với những năm chiến tranh, Khu di tích Mỹ Sơn xuống cấp khá nặng nề. Ngày 29/4/1979, quần thể Khu di tích Mỹ Sơn được xếp loại là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Từ đây, Việt Nam và cộng đồng quốc tế bắt đầu có nhiều nỗ lực đáng ghi nhận để trùng tu, tôn tạo khu di tích này và giữ gìn được bản sắc riêng cũng như những giá trị đích thực cho mai sau. Du khách quốc tế thăm Mỹ Sơn. Năm 1980, trong chương trình hợp tác văn hóa Việt Nam – Ba Lan, kiến trúc sư Kazimierz Kwiatkowski (1944-1997) đã sắp xếp, gia cố các đền tháp. Ông chính là người có công lớn trong việc tạo dựng bộ mặt của Khu di tích Mỹ Sơn còn lại ngày hôm nay. Và cứ thế, trong hành trình tìm lại hình hài vốn có cũng như những giá trị cổ xưa của mình, Khu di tích Mỹ Sơn đã tiếp nhận, hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước, chuyên gia đến từ nhiều quốc gia, nhiều cơ quan của Trung ương, địa phương. Ông Nguyễn Thanh Hồng – Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam cho biết, cuối năm 2008, Chính phủ phê duyệt dự án quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Mỹ Sơn, giai đoạn (2008-2020), với tổng diện tích nghiên cứu đưa vào phạm vi quy hoạch gần 11.160ha. Với định hướng chiến lược là bảo tồn khu di tích một cách bền vững, lâu dài, tương xứng với giá trị và phù hợp với điều kiện môi trường tự nhiên, xã hội. Để bảo tồn di tích, Italia và Việt Nam đã đầu tư thực hiện “Dự án trùng tu tôn tạo nhóm tháp G tại Khu di tích Mỹ Sơn”. Đây là nhóm tháp được cho là quan trọng nhất tại khu vực Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn và đã đem lại những kết quả thực sự ý nghĩa. Nói về dự án này bà Katherine Muller Marin – Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam cho rằng, dự án là minh chứng cho sức mạnh của quan hệ đối tác giữa của Chính phủ Italia – Việt Nam thông qua sự điều phối của UNESCO. Nhờ đó du khách có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về một báu vật vô giá của nhân loại. Gần đây, Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn cho biết, dự án hợp tác song phương giữa Chính phủ Ấn Độ và Việt Nam trùng tu các nhóm tháp K, H, A đã đạt được nhưng kết quả quan trọng, phát hiện nhiều hiện vật có giá trị, trong đó có bộ Linga – Yoni liền khối lớn nhất Việt Nam (đài thờ A10), được công nhận Bảo vật quốc gia năm 2021. Được biết, tháng 9/2022, Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn và các chuyên gia Ấn Độ đã phối hợp thực hiện xong dự án trùng tu các công trình kiến trúc thuộc nhóm tháp A. Dự án giúp gia cố, tái định vị hoàn chỉnh tường phía Nam tháp A1, hoàn chỉnh trùng tu tháp A12, A13… Đồng thời cũng chính thức kết thúc chặng đường 6 năm triển khai dự án “Bảo tồn, tôn tạo di sản văn hóa thế giới Khu đền tháp Mỹ Sơn” do Chính phủ Ấn Độ tài trợ (2016 – 2022). Theo ông Phan Hộ – Giám đốc Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn, năm 2022 được xem là cột mốc quan trọng đánh dấu những kết quả đạt được trên lĩnh vực bảo tồn, trùng tu di sản, trọng tâm là dự án hợp tác trùng tu với Ấn Độ. Thành công của nhóm tháp A trong năm 2022 là thành công của công tác bảo tồn di sản ở Mỹ Sơn bởi đây là nhóm tháp bị hư hại rất nhiều. Ông Hộ cũng cho rằng, từ chỗ có nguy cơ thành phế tích, đến nay Mỹ Sơn đã hồi sinh. (Còn nữa)
vanhoc
Carson Air Flight 66 là máy bay cánh quạt Swearingen Metro II trên chuyến bay chở hàng nội địa từ Vancouver đến Prince George, cả hai đều ở British Columbia, Canada. Vào ngày 13 tháng 4 năm 2015, máy bay đã rơi xuống một ngọn núi trên đường đến sân bay Prince George khiên cả hai thành viên phi hành đoàn tử nạn. Lịch sử chuyến bay Máy bay đã cất cánh từ sân bay quốc tế Vancouver vào khoảng 7:02 PDT. Máy bay sau đó hạ xuống từ 2.400 mét đến 900 mét trong chưa đầy một phút. Kiểm soát viên không lưu bị mất liên lạc radar với máy bay khi nó đang trên đường đến Prince George vào khoảng 7:08. Máy bay và phi hành đoàn Chiếc máy bay này là một máy bay động cơ hai cánh quạt Swearingen SA226-TC Metro II, số sê-ri TC-325, C-GSKC đã đăng ký, được sản xuất vào năm 1977. Carson Air là nhà khai thác duy nhất của nó. Máy bay không được trang bị máy ghi âm buồng lái hay máy ghi dữ liệu chuyến bay. Phi hành đoàn chỉ bao gồm phi hành đoàn buồng lái, cơ trưởng 34 tuổi Robert Brandt và cơ phó 32 tuổi Kevin Wang. Tìm kiếm Máy bay đã rơi xuống một khu vực sườn đồi gần Núi Crown, một phần của dãy núi North Shore. Hai máy bay trực thăng và hai máy bay từ đội cứu hộ North Shore đã tham gia tìm kiếm những mảnh vỡ của máy bay, nhưng tiến trình bị chậm lại do điều kiện thời tiết xấu. Sau đó người ta phát hiện ra rằng máy phát định vị khẩn cấp đã được kích hoạt, nhưng không phát ra tín hiệu. Điều tra Vụ tai nạn đã được điều tra bởi Ủy ban An toàn Giao thông Canada (TSB), họ đã xác định nguyên nhân vụ tai nạn là do máy bay đã vỡ do hạ độ cao quá nhanh. Tuy nhiên, không lý do rõ ràng nào được tìm thấy giải thích tại sao máy bay lại hạ cánh đột ngột như vậy. Khám nghiệm tử thi hai phi công của Cục Cảnh sát British Columbia cho thấy phi công Brandt có nồng độ cồn trong máu là 0,24%, gấp ba lần giới hạn pháp lý đối với người lái xe. Tham khảo Tai nạn và sự cố hàng không năm 2015 Luật rượu bia Giao thông British Comlumbia Hàng không Bắc Mỹ C Canada năm 2015
wiki
Joshua Christian Kojo King (sinh ngày 15 tháng 1 năm 1992) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Na Uy hiện đang thi đấu ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ Watford và đội tuyển quốc gia Na Uy. Joshua King gia nhập Manchester United từ câu lạc bộ Vålerenga vào năm 2008. Sau được cho mượn tại Preston North End, Borussia Mönchengladbach, Hull City và Blackburn Rovers, anh được Blackburn mua đứt vào tháng 1 năm 2013. Tháng 5 năm 2015, tiền đạo người Na Uy được Bournemouth chiêu mộ sau khi câu lạc bộ này giành quyền thăng hạng Premier League. Sau khi thi đấu cho U-15, U-16, U-18, U-19 và U-21 Na Uy, King có lần đầu tiên ra sân cho đội tuyển quốc gia Na Uy trong trận gặp Iceland vào năm 2012. Cuối năm đó, anh có bàn thắng đầu tiên cho đội tuyển khi ghi bàn vào lưới Đảo Síp. Tiểu sử Sinh ra ở Oslo, có cha là người Gambia và mẹ là người Na Uy, Joshua King lớn lên ở vùng ngoại ô Romsås. Anh bắt đầu sự nghiệp bóng đá ở câu lạc bộ địa phương Romsås IL, trước khi chuyển sang Vålerenga ở tuổi 15. Khi còn ở Vålerenga, King đã được thử việc tại Manchester United nhiều lần, nhưng các quy định của UEFA đã ngăn anh ký hợp đồng với câu lạc bộ cho đến khi anh đủ 16 tuổi. Anh cũng đã nhận được những lời đề nghị thử việc từ Chelsea, Sunderland và Ipswich Town, nhưng đã từ chối để gia nhập Manchester United. Sự nghiệp câu lạc bộ AFC Bournemouth nhỏ|King (phải) trong trận gặp Manchester United vào tháng 3 năm 2017. Ngày 28 tháng 5 năm 2015, sau khi từ chối gia hạn hợp đồng với Blackburn, King chuyển sang Bournemouth trước thềm mùa giải đầu tiên của họ tại Premier League. Anh có trận ra mắt câu lạc bộ mới vào ngày 8 tháng 8 khi đội bóng này khởi đầu mùa giải với thất bại 0–1 trên sân nhà trước Aston Villa. Bàn thắng đầu tiên của King cho "The Cherry" đến vào ngày 21 tháng 11, khi anh mở tỷ số trong trận hòa 2–2 với Swansea City. Ngày 12 tháng 12, Joshua King đã ghi bàn thắng từ một pha đá phạt góc khi Bournemouth đánh bại Manchester United 2–1 tại Dean Court. Anh đã ăn mừng bàn thắng nhiệt tình trước câu lạc bộ cũ của mình, và sau đó anh tiết lộ với tờ Daily Mail rằng huấn luyện viên Alex Ferguson đã không nói chuyện với anh hay bất kỳ cầu thủ trẻ nào khác vào thời điểm King còn thuộc biên chế đội bóng thành Manchester. King kết thúc mùa giải 2015–16 với tư cách là cầu thủ ghi bàn hàng đầu của Bournemouth, ghi được 7 bàn trên mọi đấu trường, trong đó có 6 bàn tại Premier League. Từ cuối tháng 2 đến tháng 3 năm 2017, King đã ghi được 5 bàn thắng trong 3 trận đấu ở Premier League, bao gồm cả bàn thắng gỡ hòa khi trở lại sân Old Trafford và kết thúc bằng một cú hat-trick trong chiến thắng 3–2 trên sân nhà trước West Ham mặc dù anh đã đá hỏng một quả phạt đền ở hiệp 1. Qua đó, King trở thành cầu thủ người Na Uy thứ 6 ghi 3 bàn trong một trận đấu ở Premier League. Ngày 29 tháng 8 năm 2017, King gia hạn hợp đồng thêm 4 năm với Bournemouth. Everton Ngày 1 tháng 2 năm 2021, ngày cuối cùng của kỳ chuyển nhượng mùa đông, câu lạc bộ Everton thông báo rằng họ đã chiêu mộ King từ Bournemouth với bản hợp đồng cho đến cuối mùa giải với một tùy chọn để gia hạn hợp đồng. Watford Vào ngày 9 tháng 7 năm 2021, King gia nhập đội bóng mới thăng hạng Premier League là Watford theo dạng chuyển nhượng tự do, hợp đồng có thời hạn hai năm. Sự nghiệp quốc tế Sau khi thi đấu cho các đội tuyển bóng đá trẻ của Na Uy, Egil Olsen đã triệu tập King vào đội tuyển quốc gia Na Uy cho hai trận vòng loại World Cup vào tháng 9 năm 2012. Anh ra mắt đội tuyển trong trận gặp Iceland vào ngày 7 tháng 9 năm 2012, khi vào sân thay thế Mohammed Abdellaoue ở phút 65. King đưa được bóng vào lưới 8 phút sau đó, nhưng bàn thắng không được công nhận. Bốn ngày sau trong trận đấu tiếp theo của Na Uy, anh vào sân thay Abdellaoue ngay trong hiệp một trận đấu với Slovenia. King vào sân thay cho Alexander Søderlund trong hiệp một trận đấu với Đảo Síp ở Larnaca vào ngày 16 tháng 10 năm 2012, sau đó anh kiếm được một quả phạt đền và tự thực hiện thành công ấn định chiến thắng 3–1 cho Na Uy. Bàn thắng thứ 2 của King trong màu áo đội tuyển quốc gia cũng được ghi vào lưới Đảo Síp vào ngày 6 tháng 9 năm 2013. Ngày 10 tháng 10 năm 2014, anh đã lập cú đúp vào lưới Malta trong chiến thắng 3–0 trên sân khách tại vòng loại Euro 2016, nhưng HLV Per-Mathias Høgmo không triệu tập anh trong trận play-off với Hungary. Thống kê sự nghiệp Câu lạc bộ Quốc tế Bàn thắng quốc tế Thành tích Quốc tế U-21 Na Uy Hạng ba Giải bóng đá U-21 Châu Âu: 2013 Cá nhân Quả bóng vàng Na Uy (Gullballen): 2017 Chú thích Liên kết ngoài Thông tin tại afcb.co.uk Sinh năm 1992 Nhân vật còn sống Tiền đạo bóng đá Cầu thủ bóng đá Na Uy Cầu thủ bóng đá nam Na Uy ở nước ngoài Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Anh Cầu thủ bóng đá Manchester United F.C. Cầu thủ bóng đá Preston North End F.C. Cầu thủ bóng đá Hull City A.F.C. Cầu thủ bóng đá Blackburn Rovers F.C. Cầu thủ bóng đá A.F.C. Bournemouth Cầu thủ bóng đá Everton F.C. Cầu thủ bóng đá Premier League Cầu thủ bóng đá Bundesliga Cầu thủ bóng đá Borussia Mönchengladbach
wiki
Leó Szilárd ( 11 tháng 2 năm 1898 – 30 tháng 5 năm 1964) là một nhà vật lý, nhà phát minh người Mỹ gốc Hungary. Ông đề xuất phản ứng hạt nhân dây chuyền năm 1933, đăng ký phát minh ý tưởng về lò phản ứng hạt nhân với Enrico Fermi, và cuối năm 1939 viết một bức thư mà Albert Einstein ki tên đã dẫn tới Dự án Manhattan chế tạo quả bom nguyên tử đầu tiên, tuy nhiên sau này ông trở thành người tích cực vận động không sử dụng vũ khí hạt nhân. Ông cũng là người đầu tiên trình bày ý tưởng về kính hiển vi điện tử, máy gia tốc tuyến tính và cyclotron. Szilárd không tự mình xây dựng tất cả các thiết bị trên, và cũng không công bố ý tưởng của mình trên các tạp chí khoa học, cho nên công trạng đối với những phát minh này thường rơi vào tay người khác. Do đó, Szilárd chưa từng nhận được giải Nobel, nhưng người khác nhận được giải dựa trên hai phát minh của ông. Tuổi trẻ Nghiên cứu hạt nhân Những năm sau chiến tranh Vinh dự Chú thích Sinh năm 1898 Mất năm 1964 Nhà vật lý Hungary Người được ghi danh tại Đại sảnh Danh vọng Nhà phát minh Quốc gia
wiki
Lữ đoàn trưởng: Đại tá Phạm Ngọc Hưng. Lữ đoàn Đặc công 198 là một đơn vị đặc công bộ cấp lữ đoàn của Quân đội nhân dân Việt Nam, chịu sự chỉ huy trực tiếp của Bộ Tư lệnh Binh chủng Đặc công. Lữ đoàn được Nhà nước Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1976. Lịch sử Lữ đoàn Đặc công bộ 198, tiền thân là Trung đoàn đặc công cơ động 198, được thành lập ngày 19 tháng 8 năm 1974 tại xã Iak Rái, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Hiện nay có trụ sở tại huyện Krông Pắc của tỉnh Đắk Lắk. Đơn vị đã tham gia nhiều chiến dịch và trận đánh, tiêu biểu là: Trận đánh - giữ kho Mai Hắc Đế và sân bay Buôn Ma Thuột trong Chiến dịch Tây Nguyên, tháng 3/1974; Trận đánh - giữ cầu Bông và cầu Sáng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ngày 10/10/1974 lễ công bố quyết định thành lập trung đoàn Đặc công 198 được tổ chức trọng thể tại 1 địa điểm ven rừng ở phía bắc tại xã Cư Nghé, huyện Chư Pảh, tỉnh Gia Lai (hiện là xã Ea Krái, huyện Ea Krai, tỉnh Gia Lai).      * Nhiệm vụ của trung đoàn: - Bám nắm căn cứ, hậu cứ, kho tàng, sân bay, trung tâm truyền tin trận địa pháo binh địch, tiêu diệt sinh lực quan trọng và VKTBKT của địch.      * Ban chỉ huy trung đoàn khi mới thành lập gồm: - Đ/c Trần Kình               - Trung đoàn trưởng. - Đ/c Nguyễn Duy Tích   - Chính ủy. - Đ/c Nguyễn Thanh Lộc - P.Chính ủy. - Đ/c Hoàn Minh Châu    - Trung đoàn phó. * Lữ đoàn Đặc công 198 được tuyên dương AHLLVTND ngày 3/6/1976. Tham khảo T.N. Quyền (), "Lữ đoàn Đặc công bộ 198 đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc", Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2017. Binh chủng Đặc công, Quân đội nhân dân Việt Nam Khởi đầu năm 1974 ở Việt Nam Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Lữ đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam Đơn vị quân sự thành lập năm 1974
wiki
Haloalkan (còn được gọi là haloalkane, halogenoalkan hoặc alkyl halide) là một nhóm các hợp chất hóa học có nguồn gốc từ các ankan có chứa một hoặc nhiều halogen. Chúng là một tập hợp con của lớp halocarbons chung, mặc dù sự phân biệt không thường được thực hiện. Haloalkane được sử dụng rộng rãi trên thị trường và do đó, được biết đến dưới nhiều tên hóa học và thương mại. Chúng được sử dụng làm chất chống cháy, chất chữa cháy, chất làm lạnh, thuốc phóng, dung môi và dược phẩm. Sau khi sử dụng rộng rãi trong thương mại, nhiều halocarbon cũng đã được chứng minh là chất gây ô nhiễm và độc tố nghiêm trọng. Ví dụ, chlorofluorocarbons đã được chứng minh là dẫn đến sự suy giảm tầng ozone. Bromomethan là một chất khử trùng gây tranh cãi. Chỉ có haloalkan có chứa clo, brom và iod là mối đe dọa đối với tầng ozone, nhưng về mặt lý thuyết, các haloalkan dễ bay hơi có thể có hoạt động như khí nhà kính. Iodomethan, một chất xuất hiện tự nhiên, tuy nhiên, không có đặc tính làm suy giảm tầng ozone và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ đã chỉ định hợp chất này là chất làm suy giảm tầng ozone. Để biết thêm thông tin, xem Halomethane. Haloalkane hoặc alkyl halide là các hợp chất có công thức chung "RX" trong đó R là nhóm alkyl hoặc nhóm thế thay thế và X là halogen (F, Cl, Br, I). Haloalkanes đã được biết đến trong nhiều thế kỷ. Chloroethane được sản xuất tổng hợp trong thế kỷ 15. Sự tổng hợp có hệ thống các hợp chất như vậy được phát triển trong thế kỷ 19 cùng với sự phát triển của hóa học hữu cơ và sự hiểu biết về cấu trúc của ankan. Các phương pháp đã được phát triển để hình thành chọn lọc các liên kết C-halogen. Các phương pháp đặc biệt linh hoạt bao gồm việc bổ sung các halogen vào anken, hydro hóa halogen các anken chuyển đổi alcohol thành các halide alkyl. Những phương pháp này rất đáng tin cậy và dễ dàng thực hiện đến nỗi haloalkan trở nên có sẵn với giá rẻ để sử dụng trong hóa học công nghiệp vì halogen có thể được thay thế bởi các nhóm chức năng khác. Trong khi hầu hết các haloalkane là do con người tạo ra, các nguồn haloalkane không nhân tạo có tồn tại trên Trái đất, chủ yếu thông qua tổng hợp qua trung gian enzyme của vi khuẩn, nấm và đặc biệt là tảo biển (rong biển). Hơn 1600 chất hữu cơ được halogen hóa đã được xác định, với bromoalkan là loại quầng phổ biến nhất. Các chất hữu cơ được tạo ra trong sinh học bao gồm từ bromomethan được sản xuất về mặt sinh học đến các chất thơm không phải là ankan và không bão hòa (indoles, terpenes, acetogenin và phenol). Các ankan halogen hóa trong thực vật trên đất hiếm hơn, nhưng có xảy ra, ví dụ như fluoroacetate được sản xuất như một chất độc của ít nhất 40 loài thực vật được biết đến. Các enzyme dehalogenase cụ thể ở vi khuẩn loại bỏ các halogen từ haloalkane, cũng đã được biết đến. Tham khảo Nhóm chức
wiki
Hướng dẫn Chứng minh Bác luôn làm chủ hoàn cảnh với tinh thần lạc quan chiến thắng Nhật kỳ trong tù là một tập thơ nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã nói lên những tâm tư, tình cảm, ý chí của người cách mạng trong lao tù. Cái mà Nhật ký trong tù thể hiện thành công nhất, khắc họa rõ nét hơn cả chính là hình ảnh người tù cách mạng – Hồ Chí Minh – không những dũng cảm chịu đựng hoàn cảnh sống khác loài người vô vàn cực khổ trong nhà tù tàn bạo mà còn vượt lên hoàn cảnh ấy với thái độ ung dung tự chủ, lạc quan chiến thắng. Sống trong lao tù, Bác đã phải chịu đựng bao gian khổ, bao nỗi cay đắng, đau xót của cuộc đời, tưởng chừng như đây không phải là cuộc sống của một con người nữa. Ấy thế mà Bác đã dũng cảm vượt qua tất cả là một điều kỳ diệu. Phải chăng điều đó chỉ có Người tù cách mạng — Hồ Chí Minh mới cổ đủ bản lĩnh để vượt qua. Bác đã từng phải chịu đựng những đêm dài cô đơn, lạnh lẽo với khổ ải đọa đày: Đêm thu không đệm cũng không chăn Gối quắp lưng còng ngủ chẳng an (Đêm thu) Rệp bò lổm ngổm như xe cóc, Muỗi lượn nghênh ngang tựa máy bay (Đêm thu) Nhật ký trong tù còn có những câu thơ thấm đượm nét chân thực, giản dị nhưng vô cùng sâu lắng thể hiện nỗi cực nhục mà Bác từng phải nếm trải: Lót lòng mỗi bữa lưng cơm đỏ Không muối không canh cũng chẳng cà (Cơm tù) Để rồi: Bốn tháng cơm không no, Bốn tháng đêm không ngủ Bốn tháng áo không thay, Bốn tháng không giặt giũ (Bốn tháng rồi) Tưởng chừng như những điều này đến với một người bình thường chắc chắn sẽ không chịu đựng nổi. Nhưng Bác đã vượt qua và còn tiếp tục bỏ lại đằng sau những nỗi gian truân hơn nữa: Đầy mình đỏ tím như hoa gấm Sột soạt luôn tay tựa gảy đàn. (Ghẻ lở) Ghẻ lở phát triển hoài thành những vết tím đỏ khắp người, rất ngứa ngáy khó chịu. Thế nhưng với bút pháp hài hước, hóm hỉnh, đọc bài thơ người đọc không cảm nhận cái gian khổ mà nổi bật cái ung dung tự chủ của Bác. Trong bài thơ Mới đến nhà lao Thiên Bảo, Bác viết: Áo mủ dầm mưa, rách hết giày Các bạn thấy đấy, Bác đã sống một cuộc sống tưởng như không thể sống. Vậy mà bằng nghị lực phi thường Bác đã vượt qua. Đâu chỉ có vậy, bọn tay sai Tưởng Giới Thạch đã đày Bác đi hết nhà lao này đến nhà lao khác khiến Bác phải đi bộ: Năm mươi ba cây số một ngày (Mới đến nhà lao Thiên Bảo) Bọn chúng còn tra tấn dã man khi giải Bác đi bằng thuyền: Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình. Nỗi vất vả gian nan của người đi đường mới thấm thìa làm sao qua những câu thơ trong bài Đi đường của Bác: Đi đường mới biết gian lao Núi cao rồi tại núi cao trập trùng, Núi cao lên đến tận cùng… Vừa đi hết lớp núi này lại gặp ngay lớp núi khác, cứ thế… khó khăn chồng chất khó khăn, gian lao tiếp liền gian lao, khó khăn gian lao triền miên dường như bất tận, như những dãy núi này tiếp dãy núi khác, cứ tiếp nối trập trùng. Trong câu thơ chữ Hán, hai chữ trùng san được lặp lại để diễn tả những khó khăn như bất tận. Cực nhọc vất vả hơn, Người đi đường còn bị xiềng xích mất tự do: Hôm nay xiềng xích thay dây trói, Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung (Đi Nam Ninh) Chốn lao tù, mọi sinh hoạt đều thiếu thốn, cơ cực, mọi sự đầy ải người tù đến kiệt sức nên hậu quả thật thương tâm. Hình ảnh Bác gầy gò lại tiều tụy: Răng rụng mất một chiếc Tóc bạc thèm mấy phần Ghẻ lở mọc đầy thân Bài thơ tả rất thực giúp ta hiểu chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch thật hà khắc, vô nhân đạo! Hành hạ người tù đến kiệt quệ, thê thảm. Rõ ràng, trải qua gian khổ, Bác vẫn dũng cảm vượt qua. Và cũng chính bằng lời thơ của mình, Bác đã thể hiện rất xuất sắc ý chí, tinh thần của người cách mạng. Đối với Bác, gian nan nguy hiểm chỉ là những trò chơi. Bác đón nhận những trò chơi ấy với thái độ ung dung, tự chủ, lạc quan chiến thắng. Cái ung dung đó chỉ có ở trong con người Bác Người cộng sản vĩ đại. Trong tư thế bị treo ngược, khổ sở vất vả nhưng Bác vẫn có cảm giác vững vàng, đàng hoàng để ngắm nhìn cảnh đẹp hai bên đường: Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình Làng xóm bên sông đông đúc thế, Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh (Giữa đường đáp thuyền đi Ưng Ninh) Điều này đã chứng tỏ tư thế làm chủ của Bác giữa thiên nhiên. Ngay cả khi bị xiềng xích, Bác vẫn có thể vui đùa, lạc quan được: Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung (Đi Nam Ninh) Bác còn sử dụng những lời thơ thật dí dỏm, hài hước để tả ở tù của mình: Ăn cơm nhà nước, ở nhà công Lính tráng thay phiến đến trị tòng Non nước dạo chơi tùy sở thích Làm trai như thế cũng hào hùng (Pha trò) Người xưa ngắm trăng phải có rượu có hoa. Nhưng đối với Bác, việc thiếu rượu, hoa càng làm cho cuộc ngắm tràng trở nên thi vị Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đèm nay khó hững hờ Bác và trăng đã cùng làm cuộc vượt ngục để tìm đến nhau như đôi bạn tri âm, tri kỷ: Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ (Ngắm trăng) Mặc dù vất vả nhưng Bác luôn giữ vững, luôn khẳng định ý chí của mình. Bác muốn thu vào tầm mắt, bao quát cảnh đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp kỳ vĩ, lớn lao của con người làm chủ, vượt lên hoàn cảnh, xác lập cho mình một tư thế: Núi cao lên đến tận cùng Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non (Đi đường) Bác luôn nghĩ những gian lao chính là môi trường rèn luyện thử thách, rèn luyện quyết tâm: Vật chất tuy đau khổ Không nao núng tinh thần.
vanhoc
Nhà thờ chính tòa Las Palmas (tiếng Tây Ban Nha: Cathedral of Las Palmas de Gran Canaria, tiếng Anh: Holy Cathedral-Basilica of Canary hay Cathedral of Las Palmas de Gran Canaria, tước hiệu: Nhà thờ chính tòa Thánh Anna) là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Canaria, nằm ở Las Palmas de Gran Canaria, Quần đảo Canaria. Lịch sử Nhà thờ hiện nay được bắt đầu xây dựng năm 1500 bởi giám mục Fr. Diego de Muros (d. 1524), Santiago. Ông là giám mục thứ ba của Las Palmas. Kiến trúc sư của nhà thờ là Don Diego Montaude. Các thiết kế nhà thờ được cho là của Don mặc dù Juan de Palacio là người xây dựng nhà thờ rất thành công sau đó. Nhà thờ chính tòa Las Palmas là nhà thờ duy nhất trong quần đảo Canary cho đến năm 1819, khi Giáo phận San Cristóbal de La Laguna được thành lập (còn gọi là Giáo phận Tenerife) có trụ sở tại Nhà thờ chính tòa La Laguna, với quyền tài phán đối với các đảo của tỉnh Santa Cruz de Tenerife. Tham khảo Liên kết ngoài Page of the Cathedral Council Page about Zaragoza and Aragón The shrine Herensuge the Basque dragon Nhà thờ chính tòa ở Tây Ban Nha Nhà thờ quần đảo Canaria Công trình xây dựng ở Las Palmas de Gran Canaria
wiki
Thành Hưng Hóa xưa là lỵ sở của đạo thừa tuyên Hưng Hóa, sau đổi là trấn Hưng Hóa (thời Lê Trung hưng), rồi tỉnh Hưng Hóa (thời nhà Nguyễn). Thành nằm ở ven bờ đầm Dị Nậu thuộc thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ ngày nay. Lịch sử Tháng 6 âm lịch Năm Quang Thuận thứ bảy (1466) triều Hậu Lê, vua Lê Thánh Tông chia nước Đại Việt thành 13 đạo thừa tuyên thì Hưng Hóa là một trong 13 đơn vị hành chính đó. Những đạo còn lại từ nam ra bắc là Thuận Hóa, Nghệ An, Thanh Hóa, Thiên Trường, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang, An Bang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, và phủ Trung Đô. Sang thời nhà Nguyễn, phân chia hành chính thay đổi và đạo thừa tuyên Hưng Hóa chuyển thành tỉnh Hưng Hóa. Thành Hưng Hóa được dùng làm tỉnh lỵ, đặt các dinh phủ của quan sở tại. Ngày 10 tháng 4 năm 1884 (tức 15 tháng 3 âm lịch), tại khu vực thành Hưng Hóa đã diễn ra cuộc giao tranh quyết liệt giữa quân Pháp và liên quân Việt Nam dưới sự chỉ huy của Hoàng Kế Viêm, Nguyễn Quang Bích cùng với quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc. Sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim viết: Ngày 19 tháng 4 lực lượng chính quy của Pháp rút về Hà Nội, chỉ để lại một số ít đóng đồn tại Hưng Hóa. Ngày 1 tháng 5 năm 1895, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập thị xã Hưng Hóa. Chú thích Phú Thọ Hưng Hóa
wiki
Timothy D. Snyder (sinh ngày 18 tháng 8 năm 1969) là một sử gia Hoa Kỳ. Ông là giáo sư Lịch sử tại Yale University, chuyên về lịch sử của Trung và Đông Âu, và Holocaust. Trong năm 2013–2014, ông đã giữ ghế Philippe Roman Lịch sử quốc tế tại London School of Economics and Political Science Ông cũng là hội viên của Institut für die Wissenschaften vom Menschen (Viện khoa học về con người) tại Viên và College of Europe in Natolin, Ba Lan. Snyder ngoài ra cũng là thành viên của Council on Foreign Relations (Ủy ban quan hệ Quốc tế). Chú thích Liên kết ngoài Timothy Snyder’s Lies Yale University Faculty Page List of articles by Snyder in New York Magazine List of articles by Snyder in Eurozine List of articles by Snyder in the New York Review of Books Mikics, David. "The Diplomat of Shoah History: Does Yale historian Timothy Snyder absolve Eastern Europe of special complicity in the Holocaust?" Tablet, ngày 26 tháng 7 năm 2012 Snyder, Timothy. Interviewed by "Prospero", The Economist (Books), June 2011. Lukes, Igor (University of Boston) . Review of Bloodlands: Between Hitler and Stalin in The Republic of Letters (Books), May 2011. This review is reprinted from H-diplo Roundtable Review of Bloodlands, introduced by noted historian of World War II, Gerhard Weinberg (University of North Carolina Emeritus). Participating were Pertti Ahonen (University of Edinburgh); Christopher R. Browning (University of North Carolina at Chapel Hill); and Hiroaki Kuromiya (Indiana University)/ There is a response by Snyder. Nhà sử học Mỹ Sinh năm 1969 Nhân vật còn sống Giảng viên Đại học Yale
wiki
Định lý Finsler-Hadwiger là một định lý hình học phẳng Euclid được phát hiện bởi hai nhà toán học người Đức Paul Finsler và Hugo Hadwiger. Định lý lần đầu tiên được nhắc đến trong cuốn tài liệu của cả hai người vào năm 1937, cùng với bất đẳng thức cùng tên về tam giác. Định lý Finsler-Hadwiger được cho là có mối liên hệ với định lý Napoleon và là tiền đề của định lý Van Aubel. Nội dung Cho hai hình vuông (có tâm ) và (có tâm ) (đỉnh chung). Gọi và là trung điểm và . Khi đó tứ giác là hình vuông (hình vuông Finsler-Hadwiger). Chứng minh Từ giả thiết ta có F là trung điểm của B'D' và AC', H là trung điểm AC và BD. Do đó FG, EF và EH lần lượt là đường trung bình tam giác , và . Suy ra FG và EH cùng song song và bằng một nửa độ dài đoạn B'B, cũng như EF song song và bằng một nửa D'D. Ta có là hình bình hành. Hai tam giác và bằng nhau nên D'D = B'B, do đó EF = EH hay là hình thoi. Dùng cộng góc ta suy ra D'D vuông góc với B'B, hay EF vuông góc EH. Vậy là hình vuông. Một cách chứng minh khác của định lý là dùng phương pháp hệ tọa độ. Ứng dụng và mở rộng Định lý này được ứng dụng trong nhiều bài toán hình học phẳng. Ngoài định lý Van Aubel, ta có các biến thể như sau: Cho hai hình chữ nhật (có tâm ) và (có tâm ) (đỉnh chung) sao cho . Gọi và là trung điểm và . Khi đó tứ giác là hình chữ nhật. Cho hai tam giác đều (có tâm ) và (có tâm ) (đỉnh chung). Gọi và là trung điểm và . Khi đó vuông góc với . Xem thêm Định lý Van Aubel Định lý Napoleon Bất đẳng thức Finsler-Hadwiger Tham khảo Liên kết ngoài Hình học sơ cấp Hình học phẳng Euclid Tứ giác Hình chữ nhật Định lý trong hình học phẳng
wiki
Giải vô địch bóng đá Tây Á 2019, còn được gọi là Giải vô địch Asiacell WAFF Iraq 2019 do Asiacell tài trợ, là phiên bản thứ 9 của Giải vô địch bóng đá Tây Á, một giải đấu quốc tế dành cho các quốc gia thành viên của Liên đoàn bóng đá Tây Á (WAFF). Nó được tổ chức ở Iraq lần đầu tiên, tại các thành phố Karbala và Erbil. Giải đấu dự kiến ​​được tổ chức từ ngày 8 đến ngày 17 tháng 12 năm 2017 tại Amman, Jordan, nhưng đã bị hoãn lại vào một ngày sau đó, và sau đó được chuyển đến Iraq vào ngày 21 tháng 5 năm 2018. Sau đó dự kiến ​​sẽ diễn ra. được tổ chức vào tháng 11 năm 2018, nhưng một lần nữa bị hoãn đến tháng 7 đến tháng 8 năm 2019. Tất cả các thành viên WAFF, không bao gồm các chủ sở hữu danh hiệu Qatar, Oman và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, đều tham gia cuộc thi. Trong số chín đội, bảy đội cũng đã xuất hiện trong giải đấu trước đó vào năm 2014. Tổng cộng có 17 trận đấu được diễn ra ở hai địa điểm trên hai thành phố. Trận chung kết diễn ra vào ngày 14 tháng 8 tại Sports City ở Karbala, giữa chủ nhà Iraq và Bahrain. Bahrain đã thắng trận 1–0 để giành chức vô địch WAFF đầu tiên của họ, đánh dấu chức vô địch thứ hai liên tiếp mà một đội vùng Vịnh giành được. Tham dự Các đội tuyển tham dự Tổng cộng có 9 đội tham gia cuộc thi. Tất cả các thành viên WAFF, ngoài Oman, Qatar và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, đã đồng ý tham gia giải đấu. Mục tiêu Các đội được phân phối vào ngày 26 tháng 6 năm 2019 tại Erbil theo yêu cầu. Chín đội được bốc thăm chia thành hai bảng: bảng A với 5 đội và bảng B với 4 đội. Trong khi lễ bốc thăm dự định được tổ chức từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 7 năm 2019, một số đội đã yêu cầu Ban tổ chức để chơi ở Erbil, do đó xếp họ vào bảng B, với các đội còn lại được xếp vào bảng A để chơi ở Karbala. Hai đội chiến thắng trong vòng đấu loại trực tiếp tiến vào trận chung kết. Lễ bốc thăm chia bảng được tổ chức vào ngày 20 tháng 7 năm 2019 tại trụ sở hiệp hội bóng đá Iraq ở Baghdad. Danh sách cầu thủ Mỗi đội phải đăng ký một đội gồm 23 cầu thủ, trong đó có 3 thủ môn. Trọng tài Wathik Al-Baag (Iraq) Mohammed Al-Noori (Iraq) Mohammad Arafah (Jordan) Turki Al-Khudhayr (Ả Rập Xê Út) Ali Al-Samaheeji (Bahrain) Saad Khalefah (Kuwait) Wissam Rabie (Syria) Mohamad Issa (Liban) Sameh Al-Qassas (Palestine) Mahmood Al-Majarafi (Oman) Haitham Al-Walidi (Yemen) Trợ lý trọng tài Muayad Mohamed Ali (Iraq) Jihad Dawood (Iraq) Mahmoud Abu-Thaher (Jordan) Khalaf Al-Shammari (Ả Rập Xê Út) Salah Janahi (Bahrain) Humoud Al-Sahli (Kuwait) Abdullah Kanaan (Syria) Ali Mokdad (Liban) Amin Shaban Halabi (Palestine) Hamed Al-Ghafri (Oman) Ali Al-Hasani (Yemen) Địa điểm Vòng bảng WAFF đã công bố lịch thi đấu vào ngày 20 tháng 7 năm 2019. Đội đầu nằm trong bảng tiến vào trận chung kết. Tất cả thời gian theo giờ địa phương, AST (UTC+3). Bảng A Bảng B Chung kết Thống kê Cầu thủ ghi bàn Bảng xếp hạng Tiền thưởng Số tiền giải thưởng đã được công bố vào năm 2019. Bản quyền phát sóng WAFF đã bán bản quyền phát sóng Giải vô địch bóng đá Tây Á 2019 cho các đài truyền hình sau. Tham khảo Liên kết ngoài Trang web chính thức Bóng đá châu Á 2019 Giải vô địch bóng đá Tây Á
wiki
Cyril Suk và Larisa Neiland là đương kim vô địch nhưng thất bại ở vòng ba trước Grant Connell và Robin White. Mark Woodforde và Martina Navratilova đánh bại Tom Nijssen và Manon Bollegraf trong trận chung kết, 6–3, 6–4 để giành chức vô địch Đôi nam nữ tại Giải quần vợt Wimbledon 1993. Hạt giống Todd Woodbridge / Arantxa Sánchez Vicario (Bán kết) Mark Kratzmann / Natasha Zvereva (Bán kết) Mark Woodforde / Martina Navratilova (Vô địch) Danie Visser / Gigi Fernández (Rút lui) Rick Leach / Zina Garrison-Jackson (Vòng ba) Cyril Suk / Larisa Neiland (Vòng ba) Patrick Galbraith / Kathy Rinaldi (Tứ kết) John Fitzgerald / Elizabeth Smylie (Vòng ba) Steve DeVries / Patty Fendick (Vòng một) Glenn Michibata / Jill Hetherington (Vòng ba) Grant Connell / Robin White (Tứ kết) Tom Nijssen / Manon Bollegraf (Chung kết) Greg Van Emburgh / Helena Suková (Vòng một) Luke Jensen / Meredith McGrath (Vòng ba) Murphy Jensen / Brenda Schultz (Vòng một) Stefan Kruger / Amanda Coetzer (Vòng ba) Kết quả Chung kết Nửa trên Nhóm 1 Nhóm 2 Nửa dưới Nhóm 3 Nhóm 4 Tham khảo Liên kết ngoài Giải quần vợt Wimbledon 1993 on WTAtennis.com X=Đôi nam nữ Giải quần vợt Wimbledon theo năm – Đôi nam nữ Giải quần vợt Wimbledon
wiki
Amphiprion barberi là một loài cá hề thuộc chi Amphiprion trong họ Cá thia. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 2008. Từ nguyên Từ định danh được đặt theo tên của tiến sĩ Paul Barber đến từ Đại học Boston (Hoa Kỳ). Barber có những nghiên cứu quan trọng về mối quan hệ di truyền giữa các sinh vật rạn san hô ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Ông cũng có công trong việc phân tích trình tự ADN để chứng minh tính hợp lệ của loài cá này. Phạm vi phân bố và môi trường sống Trước đây, A. barberi chỉ được xem là một biến thể kiểu hình của Amphiprion rubrocinctus, sau đó là Amphiprion melanopus. Bằng phương pháp giải trình tự ADN, A. barberi mới được xem là một loài hoàn toàn hợp lệ. A. barberi có phạm vi phân bố ở Trung Thái Bình Dương, được ghi nhận tại các đảo quốc là Fiji, Tonga và Samoa thuộc Mỹ. Loài cá này sinh sống gần các rạn san hô ở độ sâu đến ít nhất là 10 m, thường sống cộng sinh với hải quỳ của loài Entacmaea quadricolor và Heteractis crispa. Mô tả A. barberi có chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận là 8,6 cm. A. barberi có màu cam ửng đỏ (sẫm nâu hơn ở lưng trên và trán) với một dải sọc trắng ở sau mắt. Vây lưng, vây hậu môn và rìa trước của vây bụng có viền đen. Cá con khoảng 2,5 cm có màu hồng cam với sọc trắng. So với A. barberi, A. melanopus sẫm nâu (gần như đen) ở hai bên thân, vây bụng và vây hậu môn màu nâu sẫm (trong khi hai vây này ở A. rubrocinctus vẫn là màu đỏ cam). Số gai ở vây lưng: 10; Số tia vây ở vây lưng: 16–18; Số gai ở vây hậu môn: 2; Số tia vây ở vây hậu môn: 14. Sinh thái học Như những loài cá hề khác, A. barberi cũng là một loài lưỡng tính tiền nam (cá cái trưởng thành đều phải trải qua giai đoạn là cá đực) nên cá đực có kích thước nhỏ hơn cá cái. Một con cá cái sẽ sống thành nhóm cùng với một con đực lớn (đảm nhận chức năng sinh sản) và nhiều con đực nhỏ hơn. Nếu cá cái chết đi hoặc biến mất, cá đực lớn sẽ chuyển đổi thành cá cái và đứng đầu đàn. Trứng được cá đực lớn bảo vệ và chăm sóc cho đến khi chúng nở. Thức ăn của A. barberi chủ yếu là những loài động vật phù du. Tham khảo B Cá Thái Bình Dương Cá châu Đại Dương Động vật được mô tả năm 2008
wiki
Hanoi Taxi là một chiếc máy bay vận tải quân sự chiến lược Lockheed C-141 Starlifter (số hiệu 66-0177) của Không Lực Hoa Kỳ nổi tiếng vì đã đưa những tù binh người Mỹ đầu tiên về nước trong Operation Homecoming. Chiếc máy bay này được bàn giao cho Không lực Hoa Kỳ vào năm 1967 và là chiếc C-141 cuối cùng được cho nghỉ sau 40 năm phục vụ. Lịch sử Trong Chiến tranh Việt Nam Cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, 66-0177 được biên chế vào Phi đội Không vận số 63 tại Căn cứ Không quân Norton, San Bernardino, California. Hanoi Taxi đã chở Bob Hope tới USO biểu diễn ở miền Nam Việt Nam. Hanoi Taxi từng được sử dụng vào năm 1973, trong những ngày tháng cuối cùng của Chiến tranh Việt Nam, để đưa các tù binh người Mỹ từ Bắc Việt Nam về nước. Thượng nghị sĩ bang Arizona John McCain là một trong những tù binh đã được Hanoi Taxi đưa về Tổ quốc. Cái tên Hanoi Taxi bắt đầu phổ biến từ khi những tù binh trên chuyến bay này viết nó lên tấm bảng của kỹ sư chuyến bay. Sau Chiến tranh Việt Nam Sau này, chiếc máy bay này được chuyển sang biên chế của Phi đội Không vận số 445 tại Căn cứ Không quân Wright Patterson (WPAFB) vùng Không quân A ở Ohio. Năm 2002, lịch sử của chiếc máy bay này được chỉ huy trưởng máy bay kể lại; và khi nó được nâng cấp lên C-141C, Không quân Hoa Kỳ đã sơn lại nó đúng màu trắng xám như nó từng được sơn vào năm 1973 khi thực hiện nhiệm vụ bay đến Hà Nội đưa tù binh về nước. Chữ ký của các tù binh được thả tự do vẫn còn được lưu giữ trên tấm bảng qua nhiều năm và là hiện vật nổi bật của "bảo tàng bay" này. Những tấm thẻ quân nhân, tài liệu và ảnh của chuyến trở về được Phi đội Không vận số 445 sưu tập và trưng bày ngay trên chiếc máy bay này. Những bản khắc tên của các quân nhân mất tích khi chiến đấu (MIA) được dập lại từ Đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam ở Washington và được gắn lên chiếc máy bay. Những tấm ảnh có khung, những tấm thẻ quân nhân, và các kỷ vật khác góp phần tạo nên nội thất của chiếc máy bay. Sau khi được khôi phục, chiếc máy bay bắt đầu đón công chúng tới tham quan trong triển lãm hàng không Dayton năm 2003. Nó được đưa đi trưng bày tại nhiều nơi cho đến khi được cho nghỉ hẳn vào tháng 5 năm 2006. Cơn bão Katrina Năm 2005, Hanoi Taxi là một trong những chiếc máy bay được Không quân Hoa Kỳ sử dụng để sơ tán nhân dân khỏi cơn bão Katrina. Chiếc máy bay này và những máy bay khác đã sơ tán hàng nghìn người dân, bao gồm cả hàng trăm bệnh nhân. Cũng giống như lúc bắt đầu sự nghiệp, vào lúc cuối sự nghiệp của mình, chiếc máy bay này đã đưa những công dân Mỹ thoát khỏi nơi nguy hiểm đến nơi an toàn. Nghỉ phục vụ Hanoi Taxi là một trong tám chiếc C-141 được lên kế hoạch cho nghỉ phục vụ vào năm 2006, và là chiếc C-141 cuối cùng được cho nghỉ. Vào lúc 9:30 sáng ngày thứ Bảy, mùng 6 tháng 5 năm 2006, Hanoi Taxi đã đáp cánh lần cuối cùng và được chào đón bằng một nghi lễ chính thức tại Bảo tàng Quốc gia Không lực Hoa Kỳ đặt tại Căn cứ Không quân Wright-Patterson, vùng không quân B ở Riverside, Ohio gần Dayton. Hanoi Taxi hiện giờ là một phần của bộ sưu tập trưng bày vĩnh viễn trong bảo tàng này. Một trong những vị chỉ huy máy bay C-141 cuối cùng trong lịch sử Không lực Hoa Kỳ - Phi công Chính Michael Engle, đã chỉ huy chiếc máy bay này cho đến lúc nó được nghỉ phục vụ. Tham khảo Liên kết ngoài 445th Airlift Wing fact sheet on Hanoi Taxi Máy bay Lockheed Máy bay vận tải quân sự Máy bay trong chiến tranh Việt Nam
wiki
Đề bài: Bình giảng bài thơ Lai Tân của Hồ Chí Minh Bài làm Bài thất ngôn tứ tuyệt “Lai Tân" là bài thơ số 97 trong số 133 bài thơ của “Ngục trung nhật kí" của Hồ Chí Minh. Bài thơ số 98 sau đó, với nhan đề "Dáo Liễu Châu", tác giả ghi rõ ngày viết là 9-12-1942, có câu: “Mồng chín ta vừa đến Liễu Châu – Ngoảnh lại hơn trăm ngày ác mộng…". Từ nhà lao Thiên Giang, Bác Hồ viết bài "Thiên Giang ngục" ngày 1-12-1942 (bài 94), rồi bị giải đi Lai Tân bằng tàu hỏa, được ngồi trên đống than, Bác hóm hỉnh viết: “Nhưng so với đi bộ còn sang chán!". Qua đó, ta biết bài thơ “Lai Tân" được Hồ Chí Minh viết vào tuần đầu của tháng 12-1942. Vì là "Nhật kí…” nên phải tìm hiểu cặn kẽ như thế! “Lai Tân" là một bài thơ nhằm tố cáo cái hiện thực xấu xa, thối nát của xã hội Trung Quốc thời ấy hay chỉ là tiếng cười châm biếm của nhà thơ về những “con người" trong đám chức sắc ở Lai Tân mà nhà thơ nhìn thấy? Một câu hỏi rất thú vị được đặt ra. Đây là bản dịch bài thơ của Nam Trân: "Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc, Giải người, Cảnh trưởng kiếm ăn quanh, Chong đèn Huyện trưởng làm công việc, Trời đất Lai Tân vẫn thái bình". Lai Tân là một huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Câu thơ thứ nhất nói về tên Ban trưởng – một tên cai ngục. Hắn không hung dữ, không quắt quay như những tên chúa ngục khác, mà chỉ "ngày ngày đánh bạc" (thiên thiên đổ). Hắn đã biến nhà tù thành một sòng bạc giữa thanh thiên bạch nhật. Nhà tù không phải là nơi cải tạo phạm nhân, không phải là nơi để thực thi luật pháp và công lí. Ban trưởng và tù nhân đều có vị thế như nhau: tất cả đều là con bạc, đều cùng hội đỏ đen, đang sát phạt lẫn nhau, cùng máu mê như nhau. Câu thơ chữ Hán nghĩa là: “Ban trưởng nhà giam ngày ngày đánh bạc” được dịch thành “Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc" kể cũng hay, ở đây tiếng cười bật ra ở cái nghịch lí của sự vật, của con người, của hiện tượng mà nhà thơ nói đến, nhà thơ nhìn thấy, tiếng cười khẽ, thâm trầm, sâu sắc giàu trí tuệ. Vì đã trải qua “hơn trăm ngày ác mộng", bị giải lui giải tới mấy chục nhà lao tỉnh Quảng Tây, Người đã nhìn thấy bao nghịch lí, nghịch cảnh của bức tranh tù ngục, "cái oái oăm của sự đời": "Đánh bạc ở ngoài quan bắt tội, Trong tù đánh bạc được công khai, Vào tù con bạc ăn năn mãi: Sao trước không vô quách chốn này!?". ( Đánh bạc) Mỗi bức tranh là một tiếng cười khẽ, châm biếm nhẹ nhàng mà thâm thuý, bài thơ “đánh bạc" giúp ta cảm và hiểu sâu hơn, thú vị hơn bức chân dung “Ban trưởng nhà giam ngày ngày đánh bạc". Câu thơ thứ 2, tác giả hình như nhìn thấy trên đường chuyển lao một cảnh sát trưởng: “Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền". Nam Trân đã dịch: “Giải người, Cảnh trưởng kiếm ăn quanh". Nguyên tác: Cảnh trưởng tham lam ăn tiền phạm nhân bị giải. Câu 1 đối xứng với câu 2, mỗi bức chân dung biếm họa có một nét riêng. Ban trưởng thì lo ăn chơi cờ bạc. Cảnh trưởng thì trắng trợn “móc túi" ăn tiền phạm nhân. Chuyện bọn cai ngục, cảnh sát trưởng ăn tiền phạm nhân đã thành “lệ” mà nhà thơ đã nhiều phen trở thành “nạn nhân". “Mới đến nhà giam phải nộp tiền – Lệ thường ít nhất năm mươi nguyên" (“Tiền vào nhà giam"), “ Vào lao phải nộp khoan tiền đèn – Tiền Quảng Tây vừa đúng sáu nguyên" (“Tiền đèn"). Bình diện không gian xã hội trong bài thơ “Lai Tân" được mở rộng ở bức chân dung thứ ba: “Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự". “’Thiêu đăng" là chong đèn, “biện công sự" nghĩa là làm việc công. Câu thơ dịch đã đảo việc công thành công việc. Những năm 60, nhiều bài viết về “Ngục trung nhật kí" đều cho rằng tên Huyện trưởng này chong đèn đêm đêm hút thuốc phiện, từ đó nhấn mạnh giá trị tố cáo hiện thực xấu xa, thôi nát của chính quyền Tưởng Giới Thạch. Sự thật không phải như thế, chính Hồ Chủ tịch đã lấy mực đỏ gạch bỏ ba chữ “hút thuốc phiện" trong bức thư của nhóm dịch giả gửi hỏi ý kiến Người. Trong xã hội cũ, bọn quan lại tự cho mình là “phụ mẫu” của dân, là “đèn trời soi xét”. Trong câu thơ chữ Hán có một chữ “đăng” rất đặc biệt: “Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự". Không phải là ngọn đèn công lí tỏa sáng vầng trán Huyện trưởng, một vị quan to mặt lớn quang minh chính đại? Ông ta có vẻ “mẫn cán" lắm, lo công việc quan suốt ngày chưa đủ, đêm đêm còn chong đèn làm việc công? Nhưng đâu phải thế, ông huyện trưởng Lai Tân là một kẻ rất quan liêu! Chuyện đánh bạc của Ban trưởng, chuyện ăn tiền phạm nhân bị giải của cảnh trưởng sờ sờ ra đó, sao ông ta không hay, sao ông ta không biết? Hay ông Huyện trưởng Lai Tân này là “cái ô” để bao che bọn thuộc hạ làm bậy “kiếm ăn quanh"!. Ba bức chân dung biếm họa song hành, cùng nối tiếp xuất hiện, mang một ý nghĩa thẩm mĩ đặc sắc, nó cho thấy một hệ thống quan lại Lai Tân là thế! Bộ máy quan liêu của chính quyền Quảng Tây thuở ấy là thế! Trước những “gương mặt" ấy, thái độ nhà thơ như thế nào? Câu cuối bài thơ, Người viết: “Lai Tân y cựu thái bình thiên" (Lai Tân vẫn thái bình như xưa). Câu thơ toát lên một nụ cười châm biếm nhẹ nhàng mà sâu sắc. Nhà thơ như hỏi một cách bâng quơ: Lai Tân với hệ thống quan lại và chính quyền như vậy, thế mà!‘vẫn thái bình như xưa". Cách mỉa mai, châm biếm của tác giả “'Ngục trung nhật kí” là thế! Tính “hướng nội" của “Nhật kí trong tù” được thể hiện rất rõ về mặt đặc điểm thể loại, nó vừa là nhật kí lại vừa là thơ, chủ yếu là thơ trữ tình, tác giả viết cho mình, để mà suy ngẫm, để mà chiêm nghiệm, "Vừa ngẫm vừa đợi đến ngày tự do". Vì thế, bài thơ “Lai Tân" tuy có nêu ra ba chân dung về Ban trưởng, Cảnh trưởng, Huyện trưởng tiêu biểu cho cái xấu xa, đồi bại của bọn quan lại chính quyền Tưởng Giới Thạch thuở ấy, nhưng chỉ là để mỉa mai, châm biếm cái nghịch lí, nghịch cảnh mà nhà thơ đã và đang phải đối diện và cam chịu. Đọc “Ngục trung nhật kí", ta bắt gặp một số “quan chức" nhân hậu, đáng yêu. Là Sở trưởng Long An họ Lưu “Ai ai cũng bảo bác công bình". Là Tiên sinh họ Quách “ân cần đối đãi ta". Là Trưởng ban họ Mạc “chẳng dùng quyền thế, chỉ dùng ân". Khoa viên họ Trần thì “nho nhã”, Chủ nhiệm họ Hầu thì “anh minh"… Cách nhìn của nhà thơ rất nhân hậu, trọng thị và công bằng, giữa cái xấu xa vẫn tìm thây cái tốt đẹp, cái tình người mà trân trọng. Chính nhờ những con người này, tấm lòng này, mà ta hiểu thêm cảm hứng chủ đạo bài thơ “Lai Tân": một nụ cười châm biếm tỏa rộng. Sau 3 chân dung biếm họa là một nhận xét trào lộng thâm trầm, sâu sắc. Nụ cười châm biếm trong bài thơ “Lai Tân” là nụ cười của một nhân cách văn hoá lớn: giàu trí tuệ và đạo đức cao đẹp. Trong bài “Một tiếng nói hướng nội: Thế giới nhà tù và con người kiên nghị – trữ tình của tác giả ”, Trần Thị Băng Thanh và Nguyễn Huệ Chi có viết: “Có khi điều trái ngược đã vượt ra khỏi khung cảnh một nhà tù, trở thành tính chất tiêu biểu cho cả xã hội Trung Hoa thời ấy (mà thật ra cũng chẳng riêng gì cho Trung Hoa và cho thời ấy): quan trên trì trệ, vô trách nhiệm, cấp dưới chỉ lo xoay xở kiếm ăn, mặc cho mọi tệ nạn cứ tự do hoành hành: “Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc, Giải người Cảnh trưởng kiếm ăn quanh, Chong đèn, Huvện trưởng bàn công việc, Trời đất Lai Tân vẫn thái bĩnh”. (Lai Tân) Tất cả những việc kì cục bày ra trước mắt như thế có ý nghĩa gì?Phải chăng đây không là một sự “lưỡng phân" tiếp tục trong nhận thức của nhà thơ: ngay khi đã phải “nhập thân" vào thực tại như một hiện hữu không thể chối bỏ, ông vẫn lần lượt đi tìm ý nghĩa của cái thực và cái giả ở từng khía cạnh khác nhau và trong các hình thức tồn tại khác nhau hiển nhiên của nó, có khi điều rút ra là một nụ cười buồn…".
vanhoc
William Richard "Bill" Frisell (sinh ngày 18 tháng 3 năm 1951) là nhạc công guitar và nhạc sĩ người Mỹ. Dù đã trở thành một trong những tay guitar jazz quan trọng từ cuối thập niên, Frisell cũng chịu ảnh hưởng từ progressive folk, nhạc cổ điển, country, noise và hơn nữa. Tiểu sử Những năm đầu Frisell sinh ra ở Baltimore, Maryland, nhưng dành hầu hết tuổi trẻ sống tại Denver, Colorado area. Ông học clarinet với Richard Joiner của Denver Symphony Orchestra và đến Đại học Bắc Colorado để học nhạc. Thầy dạy guitar đầu tiên của ông là Dale Bruning tại vùng đô thị Denver-Aurora, người Frisell hợp tác trong album Reunion (2000). Sau khi tốt nghiệp đại học Bắc Colorado, nơi ông học cùng Johnny Smith, Frisell đến Học viện âm nhạc Berklee tại Boston, tại đây ông theo học Jon Damian và Jim Hall. ECM Records Cơ hội lớn đến với Frisell khi Pat Metheny không thể tham gia thu âm, và giới thiệu Frisell đến Paul Motian, người đang thu âm Psalm (1982) cho ECM Records. Frisell trở thành người chuyên chơi guitar cho ECM, tham gia nhiều album khác nhau, đánh chú ý là Paths, Prints (1981) của Jan Garbarek. Đĩa nhạc solo đầu tiên của Frisell là In Line, với tay bass Arild Andersen. Thời kỳ thành phố New York Frisell lần đầu tiên nhận được nhiều ca ngợi khi tham gia một bộ tứ cùng Kermit Driscoll (bass), Joey Baron (trống), và Hank Roberts (cello) (sau chuyển thành bộ tam khi Roberts rời nhóm). Thập niên 1980, Frisell sống ở Thành phố New York, đồng thời hoạt động tích cực trong giới nhạc khu vực. Ông sống ở Hoboken, New Jersey, nơi tiều thuê nhà rẻ hơn nhưng vẫn dễ dàng lưu thông vào thành phố. Ông kết bạn với John Zorn—trở thành thành viên của ban nhạc Naked City của Zorn— cũng như biểu diễn và thu âm với nhiều người khác. Thời kỳ Seattle 2000 tới nay Đĩa nhạc chọn lọc Album Tham khảo Liên kết ngoài Bill Frisell on NoneSuch Records 2014 Bill Frisell Interview on Guitar.com Sinh năm 1951 Nhân vật còn sống Người đoạt giải Grammy Nghệ sĩ của EMI Records
wiki
Vũ Khắc Khoan Lộng ngôn MÀN GIÁO ĐẦU kịch của VŨ KHẮC KHOAN Tặng những em hay… nói dối RIÊNG GỬI B.T.H. NHÂN VẬT: Thằng Cuội Hằng Nga Gái Bố Cuội Mẹ Cuội Một bầy tiên-nữ Ông lão giáo đầu MÀN GIÁO ĐẦU ÔNG LÃO GIÁO ĐẦU- (chống gậy bước ra) Thưa các ngài, Ngược dòng thời-gian, chúng ta hãy cùng nhau ngắm lại những hình-ảnh đầy kỷ-niệm cuả DĨ-VÃNG. Những chùm hoa mộc của tuổi NĂM MƯƠI, tế-nhị, kín đáo, thoảng một mùi hương. Những bông sen của tuổi BỐN MƯƠI, mập-mạp, vững chắc, lá thì to, cuống thì thẳng. Tuổi BA MƯƠI, đầy hy-vọng, đầy tư-tưởng, lòng cởi mở trước cuộc đời, tuổi BA MƯƠI nở rộng như những bông bách-hợp. Tuổi HAI MƯƠI tràn-trề nhựa sống, mặt ngửng nhìn trời. Tuổi HAI MƯƠI lại hay cả thẹn như một nàng trinh-nữ. Tuổi HAI MƯƠI là một bông hồng lộng-lẫy, rực đỏ, ngạt ngào lên hương. Những cánh hồng êm như nhung, nhưng cuống hoa lại đầy gai nhọn hoắt. Thưa các ngài, Qua những khóm mộc, những thửa ao sen, những luống bách hợp, những dàn hồng, nếu chúng ta cứ từ từ ngược về DĨ VÃNG, chúng ta sẽ lạc vào một thế-giới là lạ, cái thế-giới của những nội hoang rộng ngút chân tròi, đầy những hoa, những lá, những cỏ, những nụ không tên, cái thế-giới của những màu sắc mờ mờ, những hình-ảnh ẩn ẩn hiện hiện, rất quen thuộc mà không rõ-rệt, thế-giới đầy thi-vị của cái tuổi thơ. Tuổi HAI MƯƠI dấu vết thương lòng, tuổi BA MƯƠI do dự, e dè trước một ngã ba, tuổi BỐN MƯƠI bắt đầu hối-hận, tuổi NĂM MƯƠI ngậm ngùi nhớ tiếc – nhưng cái tuổi thơ là cái tuổi của TRONG VÀ TRẮNG. Những ai có mặt tại đây hãy tự hỏi xem người nào mà không ngậm ngùi luyến tiếc cái thời ấu-trĩ cuả mình? Lão cũng như các Ngài, nhưng lão đã qua, đã lâu lắm rồi, cái tuổi thơ của lão. Bây giờ thì lão đã có tóc bạc, lưng lão lại còng. Lão chỉ còn có một cái thú là đêm đêm ngồi cạnh mấy đứa cháu nhỏ, kể cho chúng nó nghe những câu chuyện cổ-tích ngày xửa ngày xưa, hứng lấy những chuỗi cười trong trẻo, những ánh mắt màu huyền của chúng, ngõ hầu sưởi ấm cái cô-quạnh lạnh-lẽo của tuổi già….... Hôm nay, không hiểu có một cái gì lãng đãng trong không, làm cho lão càng thấy nặng trĩu tuổi già. Hỡi các cháu, lại cả đây, ta kể cho nghe câu chuyện &quot;Tấm Cám&quot; rồi, chuyện &quot;Ông bụt đất&quot; chắc các cháu cũng không lạ gì. Để ta kể cho nghe câu chuyện... một anh chàng hay nói dối. Anh chàng ấy là thằng Cuội, Thằng Cuội ngồi gốc cây đa. Lặng yên nào! Câu chuyện cũng không vui lắm đâu, có lẽ lại hơi buồn. Nào! ta gõ ba cái là phải lặng yên đấy! Ta gõ ba cái là câu chuyện cổ-tích bắt đầu. Người giáo đầu lấy gậy gõ ba cái rồi vào.Màn từ từ mở lên. Vũ Khắc Khoan Lộng ngôn MÀN I Một cảnh đồng, có suối róc rách chẩy, có lời gió đùa với cỏ xanh, và ngàn thông đằng xa reo theo lời gió. Buổi sáng. Màn mở lên, sân khấu không người. Có ai hát vọng ra: Mình về có nhớ ta chăng, Ta về ta nhớ hàm răng mình cười, Rồi Gái vừa cười vừa chạy ra GÁI – Cuội! Anh Cuội...anh Cuội đâu rồỉ. Thế thì thôi! Đã dặn từ hôm qua là đợi người ta ở đây mà... (gọi to) Anh Cuội! Người đâu mà chí-chá! (một lát) Con người xinh-trai như thế, hiền lành như thế, chỉ phải cái tội hay nói dối...mà sao độ này anh chàng lại hay ngớ ngẩn, ngồi cạnh mình mà cứ nghĩ đi đâu Anh Cuội ! Anh Cuội ! Gái vào.CUỘI (đi ra). –May quá, thế là mình đến đây trước Gái, không có lại bảo là hay quên, là bảo đến mà không đến, không có lại bảo là hay nói dối. Nói dối, nói dối! Sao độ này nhiều người hay bảo mình nói dối (Cuội buồn rầu ngồi xuống) Nói thật ! nói dối ! nói thật ! của cải nhà mình, ruộng sâu, trâu nái, mình bảo là không thích, mình nói thật bụng. Thiên hạ cũng cười mình bảo là nói dối...(một lát) Mà tại sao mình không thích ? Cái Gái nó gặp mình bao giờ là nói ngay đến chuyện vườn tược nhà cửa, nào là về sau sẽ cho cấy rẽ, nào là về sau sẽ dựng thêm ba gian nhà ngói, nào là vụ chiêm, vụ mùa... làm như là ở đời này chỉ có vườn tược nhà cửa là quý! (bỗng nghiêm nét mặt) Không...còn có cái quý hơn chứ ! Nhưng cái gì quý hơn ? Trước kia, ngồi vặt cỏ cạnh cái Gái mình cũng đã nao nao trong dạ, thấy là có một cái gì quý hơn là của cải. Nhưng bây giờ...(gục mặt xuống một lát) Sao mà mình lẩn quẩn thế này. (ngửng mặt lên) Kể ra cái Gái cũng đẹp đấy chứ. Nó lại ngoan nữa.. Nhưng hình như lại có cái đẹp hơn cả cái Gái nữa ! (lắc đầu) Ấy ! nói thế rồi người ta lại bảo là nói dối ! Cái Gái raGÁI. – Chao ôi, anh Cuội! Sao anh hay nói dối thế? Anh hẹn tôi từ hôm qua, sáng nay tôi dắt trâu ra đây.. CUỘI – Thì anh cũng vừa thả trâu ở ven suối...anh lên đây, ngồi mãi... GÁI – Tôi đến đây từ lâu lắm... CUỘI. – Anh ngồi đây cũng đã lâu. Mấy con sơn ca đã thôi hót. Mặt trời cũng đã khá cao. Anh ngồi một mình, chả thấy Gái đâu. .. Gái nhìn Cuội một lát, ái ngại, ngồi xuống.GÁI – Gái không thấy anh, Gái chạy xuống bờ suối, cũng không thấy anh. Gái men bờ suối, qua ngàn thông, cũng không thấy anh. Gái lại quay về... CUỘI – Và bây giờ thì Gái thấy anh... GÁI – Ừ ! Im lặng, Gái và Cuội ngượng ngịu ngồi cạnh nhau.GÁI – Anh Cuội này ! Sao độ này anh làm sao ấy ! CUỘI – Anh có làm sao đâu ? GÁI– Anh không như độ trước... CUỘI – (như nói một mình) Độ trước... độ trước khác, bây giờ khác... GÁI – Anh bảo gì ? CUỘI – (giật mình) Không ! anh chả bảo gì cả... GÁI – Đấy ! Anh lại cứ thế ! CUỘI – (nghiêm nét mặt nhìn Gái) Em Gái ! GÁI – Dạ?.... CUỘI – Em nhìn kỹ anh xem, em có thấy cái gì khác không ? GÁI – (nhìn Cuội một lát) Không nhưng sao anh nghiêm thế? Độ này anh không cười nói, anh không hát... CUỘI – Anh không dám hát nữa, con sơn ca hát hay hơn anh... Gái. – Anh hát hay chứ, hay là em hát cho anh nghe nhá? CUỘI – Thôi... thôi em. Lặng mà nghe thông reo. GÁI – (dỗi) Anh hay vớ vẩn lắm. Hay là... ừ...hay là... CUỘI – Hay là sao ? GÁI – Hay là anh không thương em Gái nữa? CUỘI – Em Gái thì bao giờ anh chả thương... GÁI – (phụng phịu) Anh nói dối! CUỘI – (giật mình) Nói dối! lại nói dối (chợt hét lên) Từ rày anh cấm em không được nói đến hai chữ ấy nữa... GÁI – (sửng sốt) Anh làm sao thế? CUỘI– (như tỉnh cơn mê) Không! không làm sao cả. Anh xin lỗi Gái (nhỏ) Anh có nói dối bao giờ đâu? GÁI – (sát vào người Cuội) Anh không nói dối... anh Cuội không bao giờ nói dối em Gái cả. CUỘI – (chân thành) mà cũng chả bao giờ anh nói dối ai...Anh nghĩ thế nào thì anh nói thế. Anh thấy lời suối, tiếng chim kể lể với thông ngàn. Anh thấy...cỏ mát quá, xanh quá, anh thấy như có một cái gì lãng đãng đâu đây, đẹp hơn là anh và Gái, quý hơn là vàng, là trâu, là ruộng (một lát) Nó khó nói lắm, Gái ạ.. Đấy, anh chỉ nói có thế với người ta, rồi người ta bảo anh là bịa điều, đặt tiếng, là nói dối, là...là... GÁI – Thôi anh đừng nói nữa... Tại sao anh lại hay nghĩ vơ vẩn đi đâu? Chúng mình sẽ chung sức mà cày, mà bừa... Chúng mình sẽ giàu có, giàu của và...(nhỏ) giàu con. CUỘI – (có vẻ thất vọng như nói một mình) Trời ơi! ai mà hiểu được lòng mình Có tiếng ai gọi ở phía bờ suối: Trâu của ai thả rông thế này ? nó ăn cả lúa của tôi rồi... GÁI – Thôi chết rồi, trâu của anh... Anh ngồi đây để em chạy đi buộc lại con trâu đã. Gái vào CUỘI (thẩn thờ) Ai mà hiểu. .. Thì ngay lúc đó, một điệu nhạc nổi lên từ xa, theo gió, dần dần bay về phía Cuội. Cuội ngửng đầu ngơ ngác. Bản nhạc thành hình, lẫn với gió, với chim, với thông, với suối...Rồi một bầy Tiên Nữ ở đâu chợt hiện ra, theo nhạc điệu mà múa. Nhịp của nhạc và múa điệu hòa với cảnh vật – Cả tâm hồn Cuội rung lên như sợi tơ của một cây đàn. Cuội chưa kịp hết ngạc nhiên thì ở bầy Tiên Nữ nhẹ nhàng tách ra một người : tất cả những nét, những màu, những vần, những điệu. ..tất cả những điều thầm kín mà Cuội hằng ấp ủ trong tâm, đẹp hơn là Gái, quý hơn là ruộng là vườn... đã thành hình trước mắt Cuội: đó là một người đàn bà đẹp. Đó là ý niệm ĐẸP thì đúng hơn, vì người thiếu-phụ đang mê man múa giữa bầy Tiên Nữ, uyển chuyển quá, dịu dàng quá và đẹp vô cùng, đến nỗi Cuội không dám động đậy. Anh chàng có cảm tưởng là chỉ một cử chỉ phác ra là tất cả – người đẹp, nhạc, múa, gió, chim... – tất cả sẽ tan ra như sương buổi mai. Trong một phút rung động, Cuội đã cảm thấy tất cả CÁI VÔ CÙNG thu lại thành MỘT. Sự cảm động vô bờ bến ấy làm Cuội điên lên). CUỘI – Trời ơi ! Tiếng hét làm tất cả bay Tiên Nữ đứng sững, Cuội chạy lại. Đồng thời Gái chạy ra. GÁI – (níu lấy Cuội) Anh Cuội! anh làm sao thế này? CUỘI – (như mê man) Tiên! Đẹp! Nhạc... Gái. – Cái gì hở anh? Chết chửa, anh Cuội điên mất rồi... CUỘI – Phải, anh điên, anh điên mất rồi Gái ạ, vì...đẹp quá, mà sao em lại ra đây để cho tất cả đều yên lặng? (chỉ bầy tiên nữ) Em có trông thấy gì không? Khổ chỉ tại em thôi... kìa đẹp quá, kìa, bao nhiêu là người! Kìa là con người đẹp nhất... GÁI – Em chả thấy gì cả... Đấy là Dòng suối và ngàn thông, cánh đồng thẳng cánh cò bay.. CUỘI – Không ! Đấy là... ĐẸP, em hiểu chưa...(chợt rú lên) Sao mà yên lặng thế này? Gái ngơ ngác nhìn Cuội và bầy Tiên Nữ lại múa.CUỘI – Đấy, em có nghe thấy không ? Em có trông thấy không ? Bầy Tiên Nữ dừng múaGÁI – Em chỉ nghe thấy tiếng thông reo...có cả tiếng suối róc rách nữa... CUỘI – (Chán nản) Không phải! người kia! Tiên kia! Người Đẹp... GÁI – (có vẻ sợ-hãi) Anh làm sao ấy! CUỘI – (dằn dọc) Anh không làm sao cả..! GÁI – Thế thì anh lại... anh lại nói dối rồi! CUỘI – (hét lên) Lại nói dối! Hà, anh nói dối, ừ thì anh nói dối đã nghe chưa? (tiến lên) Hỡi Tiên Nữ, hỡi con người mong manh mà đẹp vô cùng kia, hát lên, múa lên, múa nữa lên...để chứng tỏ rằng Cuội không bao giờ nói dối cả... GÁI – (sợ quá) Điên rồi! Anh Cuội điên rồi! Gái vùng bỏ chạỵ Trong khi ấy thì bản nhạc êm dịu lúc nay lại nổi lên, bầy Tiên Nữ lại tha thướt múa. Con người đẹp vô cùng cũng múa theo. Cuội mê man ngửng mặt nhìn, dáng điệu một tín đồ dâng những lời cầu nguyện... Màn từ từ hạ. Vũ Khắc Khoan Lộng ngôn MÀN II TRONG NHÀ CUỘI Cùng ngày hôm ấy. Buổi chiều. Màn mở lên. Bố Cuội đi đi, lại lại, có vẻ tức giận, Mẹ Cuội ngồi ở phản tre, vẻ mặt lo lo lắng. MẸ CUỘI. - Thôi ông ạ, nó có về, ông cũng đừng mắng mỏ nó... BỐ CUỘI. – Bà chỉ chiều nó... MẸ CUỘI. – Thì có một mình nó... BỐ CUỘI. – Có một mình nó, mới phải dạy dỗ cẩn thận... Về sau, một mình nó cai quản cả cơ ngơi này.. MẸ CUỘI. – Về sau rồi nó sẽ khôn ra chứ! BỐ CUỘI. – Bà làm như nó bé bỏng lắm! 18 tuổi đầu rồi! nhà người ta có phúc thì đã con bồng, con mang. Đằng này chỉ lêu lổng suốt ngày. Đã thế lại hay chí trá...; đi nói dối cha, về nói dối chú... Rồi lại vớ vẩn... MẸ CUỘI. – Thôi... BỐ CUỘI. – (gắt lên) Thôi cái gì? Tôi mà không nói rồi nó sẽ thành thằng điên, thằng rồ mất. À! Bà có nghe cái Gái nó nói gì không? MẸ CUỘI – Tôi chắc chúng nó lại giận nhau. .. BỐ CUỘI – Giận nhau! Giận nhau mà thầy cái Gái lại phải sang bắn tiếng muốn trả lại trầu cau. .. MẸ CUỘI. – (có vẻ tức) Giả lại trầu cau thì giả chứ cần gì?...Làm như cả làng này, chỉ có cái Gái là đàn bà thôi!...Dễ thằng Cuội nó ế vợ đấy! BỐ CUỘI – Thế nhưng cái Gái nó cứ rêu rao khắp làng, khắp ngõ, là thằng Cuội dở hơi, là thằng Cuội điên... MẸ CUỘI. – Thì ai bịt được mồm thiên hạ? BỐ CUỘI – Ấy thế mới tức!...Nhưng chẳng qua cũng tại bà hay nuông con. Để cho nó hư thân, mất nết đi. Học không chịu học, làm không chịu làm. Lấy vợ cũng không xong! Không hiểu rồi nó định làm cái gì? (một lát) Mà làm sao nó vẫn chưa đánh trâu về...(gọi với ra ngoài) Cuội ơi! ới Cuội ơi! Có tiếng dạ rồi Cuội thẫn thờ đi vào. Bố Cuội nhìn Cuội một lát.BỐ CUỘI – (với Mẹ Cuội) Đấy bà xem! cứ như là thằng mất hồn. (với Cuội) Thằng kia! Mày đi đâu mà mãi bây giờ mới về? CUỘI – Con đi xem tiên múa! Bố Cuội sửng sốt, Mẹ Cuội như chưa nghe rõ,BỐ CUỘI – Mày nói cái gì? Mày đi xem gì? CUỘI – Con đi xem tiên múa! Bố ạ! Tiên đẹp lắm kia! Tiên muá khéo lắm kia! Mẹ Cuội đứng dậyBỐ CUỘI – Bà mày ôi! Thôi đích rồi! Thằng Cuội nó điên mất rồi! Hai vợ chồng già nhìn nhau một látHay là...hà! hay là mày lại giở cái thói chí chá... Mày là hay nói điêu, nói dối.. CUỘI – (nhìn bố một lát) Vâng, có lẽ con nói dối đấy. Con đi chăn trâu! Hai vợ chồng thở dài. Mẹ Cuội lại ngồi xuốngBỐ CUỘI. – Thế sao mày lại bảo là...Thôi tao không thèm nghe mày nói nhảm, nói nhí nữa!.. Thế sao chăn trâu mà lại để trâu nó đi ăn càn sang ruộng người ta...mà mày làm gì cái Gái mà để nó rêu rao lên là mày điên, mày rồ.. (dằn giọng) Này! người ta giả lại cau trầu rồi đấy! Thế là phí cả công sêu với tết! CUỘI – Thế à? Thế thì càng hay! BỐ CUỘI. – Càng hay! mày nói dể nghe nhỉ! Không lấy vợ thì rồi mày làm gì hở thằng kia? CUỘI – Con đi tìm Tiên. MẸ CUỘI. – (lo lắng, với Bố Cuội) Ông ạ, hay là ma làm? Tôi phải cúng cho nó mới dược! BỐ CUỘI. – Ma nào? Bà cứ yên, để tôi xem! Hừ đi tìm tiên! Này thằng kia! CUỘI – Dạ.... BỐ CUỘI. – Mày muốn đi tìm Tiên rồi tao sẽ cho đi tìm Tiên. Nhưng nếu có đi thì đừng quay về nữa nhá! Ruộng nương, nhà cửa rồi tao cúng vào chùa hết, đã nghe chưa? CUỘI – Tiên đẹp hơn ruộng chứ! MẸ CUỘI. – Thôi đích rồi (thút thít) Con tôi bị ma làm rồi! Tôi đã bảo là ven bờ suối lắm ma lắm!... CUỘI – Không phải ma đâu mẹ ạ.. Tiên cơ! Tiên múa, Tiên hát! Khổ quá, con không bắt chước được! Hay là đến mai mẹ ra đấy với con mà xem...Đẹp lắm kia mẹ ạ.. Chợt ở đâu lại, vẳng lên một vài âm thanh quen thuộc Bản nhạc nơi cánh đồng buổi sáng dìu dặt vang vang... Đấy! Đấy mẹ có nghe thấy không? Hay quá! chao ôi! Mẹ Cuội như thất vọng, ngồi xuống lau nước mắt.BỐ CUỘI. – (nắm lấy vai Cuội mà lay) Nghe cái gì? Tao chẳng nghe gì sốt cả.. Mày chí chá vừa vừa chứ...Liệu không có thì ông tống cổ đi... CUỘI – (điềm đạm) Bố thì nghe thế nào được? Đến cái Gái cũng chả nghe thấỵ.. BỐ CUỘI. – Tao không nghe thấy... Hừ! Tao chỉ nghe thấy người ta chửi vào tận tai tao thôi! (dậm chân) Sao mà tôi vô phúc thế này! Bản nhạc tắt...CUỘI– (như trách bố) Chỉ tại bố thôi! Thế là hết! BỐ CUỘI. – (lồng lộn) Tại gì tao? Mà cái gì hết hở thằng kia? (với Mẹ Cuội) Mẹ thằng Cuội ơi, tôi chết mất! Thằng kia! Mày cứ đứng đấy rồi tao bảo cho. Tao cho mày mấy gậy để xem Tiên còn múa, còn hát nữa không... Bố Cuội ra MẸ CUỘI. – Con ơi! sao con lại thế? CUỘI – Mẹ ơi! Thế lúc nẫy mẹ có nghe thấy gì không? MẸ CUỘI. – Mẹ chỉ nghe thấy gà ở chuồng cục tác thôi...À! lại còn tiếng chuông chùa đằng xa nữa... CUỘI. – Không phải! Tiếng đàn kia, tiếng hát, tiếng sáo...(chợt thổn thức) Mẹ ơi, sao con khổ thế này? MẸ CUỘI. – (thút thít) Con đừng! Con đừng khóc con! CUỘI. – Con muốn nói rõ, mà không nói được...Con nhìn thấy, rõ ràng là con nhìn thấỵ.. MẸ CUỘI. – Con nhìn thấy gì? CUỘI – (mặt sáng lên) Con nhìn thấy một bầy Tiên nữ... Con nhìn thấy một người đàn bà vô cùng là đẹp...đẹp đến nỗi lòng con nức nở... MẸ CUỘI. – Đẹp hơn cả cái Gái hở con? CUỘI – (như trách mẹ) Sao mẹ lại ví cái Gái với Tiên? MẸ CUỘI. –(một lát) Con ơi, con có thương mẹ không? Con có nghĩ đến mẹ không? CUỘI – Con không thương mẹ thì còn thương ai nữa? MẸ CUỘI. – Thế thì con phải... CUỘI – Mẹ muốn con quên, có phải không mẹ? Con muốn lắm mẹ a.... Nhưng không thể được mẹ a....Hình như bắt đầu từ giờ giở đi... là con phải làm cái gì... MẸ CUỘI. – Làm cái gì hở con? CUỘI – Nào con có biết? Có lẻ là đi tìm người đàn bà ấỵ..Có lẽ là cầu nguyện... MẸ CUỘI. – Bố con chả nghe đâu! CUỘI– Thì con đành chịu, chứ làm thế nào! (một lát) Cái số con nó thế mẹ ạ.... MẸ CUỘI. – Con đừng nói thế...Con ơi, kìa bố con lại vào kia! Bố Cuội vào, tay cầm một cái gậy tre.BỐ CUỘI. – Nào xem mầy còn bướng nữa không...thằng Cuội! MẸ CUỘI. – (ôm lấy bố Cuội) Thôi ông, tôi xin ông! Ông tha cho con... CUỘI – (vẫn điềm đạm) Bố ơi! Bố không phải đánh con đâu! Bố không phải đuổi con đâu! Con xin phép bố và mẹ, con đi... MẸ CUỘI. – (lại thút thít) Đấy ông xem... BỐ CUỘI. – Hà! mày đi... mày đi thì đừng hòng quay về nữa nhá! Ruộng nương, nhà cửa.. CUỘI – Ruộng, nương, nhà cửa.. BỐ CUỘI. – Phải! Ruộng nương nhà cửa rồi tao cho hết, tao bố thí đi hết, đã nghe chưa? CUỘI – Ruộng nương nhà cửa cũng không bằng múa, hát... BỐ CUỘI. – Tao sẽ giả lại trầu cau nhà cái Gái... MẸ CUỘI. – (khóc lên tiếng) Ông ơi! CUỘI – Cái Gái đẹp thế nào bằng người đàn bà vô cùng là đẹp của ta (quay lại mẹ) Thôi con xin phép bố mẹ con đi... Nhạc vẳng đưa lên.Ô kìa! tiếng sáo lại bắt đầu lên giọng...Tiếng sáo cao vút...Cả hát nữa.. Cuội đi vào.BỐ CUỘI. – (với mẹ Cuội, giọng nước mắt) Nó đi thật rồi, bà ơi.. MẸ CUỘI. – (khóc thét lên) Con ơi... Bố Cuội và Mẹ Cuội sững sờ nhìn theo phía Cuội vào. Và khi bản nhạc êm dịu nơi cánh đồng, sắp sửa thành hình thì màn từ từ hạ. Vũ Khắc Khoan Lộng ngôn MÀN III Một nẻo đường cạnh một cánh đồng. Đằng xa mờ mờ hình núi. Ở ngay vệ đường có một cây đa to Ba năm sau, đêm một hôm rằm mùa thu Màn mở lên, sân khấu không người. Có tiếng trẻ con reo A! A! Thằng điên...Thằng điên. Không phải thằng điên! Thằng Cuội đấy anh em ạ.. Không phải thằng Cuội...Chính rồi! Thằng Cuội hay nói dối đấy mà... Ném, ném, anh em ơi...Ô kìa nó chạy.. Ha, ha! Nó ngã kìa.. Cuội lảo đảo chạy ra, quần áo sộc sệch, vai đeo khăn gói, tay chống gậỵ Tiếng trẻ con xa dần...Im lặng.CUỘI – (chán nản ngồi xuống vệ đường , ngay gốc cây đa) Chao ôi mệt quá.. Đường thì dài, không biết ta còn đủ can đảm mà đi nữa không? (một lát) Ta lên đường đã ba năm rồi. Trong ba năm nay, ta chỉ biết có đi, giải niềm tâm sự trên bao nhiêu là thiên lý. Ta đã gặp biết bao nhiêu là người. Với ai ta cũng muốn hỏi, muốn tìm tòi, muốn ngỏ tấm lòng chân thật của ta. Với ai, ta cũng thất vọng. Giữa ta và họ, hình như có cả một bức tường dày đặc. Và ta luôn luôn thui thủi một mình. Ta đã từng ra giữa chợ mà kêu lên tất cả những âm-u, uất-ức, ủ kín trong lòng. Ta đã cố tả cho cả đám đông buôn bán ấy, những hình ảnh tuyệt đối là tươi đẹp, một sớm, đã hiện lên trước mắt ta. Những ngôn ngữ của người đời thô-sơ quá và ta đã phải khóc vì tự thấy mình bất-lực khi muốn dệt lại những uẩn-khúc vô cùng tế-nhị cuả nỗi cảm-xúc thần-tiên của ta. Người đời cười vào mặt ta mà bảo ta là nói dối. Họ lại còn coi ta là một thằng rồ. Vài ba bậc trưởng-giả gật gù mà hỏi lại ta rằng:&quot; Người đẹp có làm cho dân giàu không? Nhạc hay có làm cho dân ngoan không?&quot; Ta còn biết giả nhời ra sao? Ta lại chỉ biết có đi...đến nỗi đã có những nàng thiếu-nữ của phố phường nguyền rủa ta, khi thấy ta chỉ biết mê theo một cái bóng mà hững hờ với người thật. Nhưng làm thế nào được? Thiên hạ có tai mà không được nghe, có mắt mà không thể nhìn. Ta tự thấy mang nặng cái sứ-mệnh là nghe và nhìn cho thiên-hạ... để rồi... (thở dài) để rồi làm gì? Hỡi ơi! điên rồ thay mà cũng lận đận thay là số-mệnh của ta! Ba năm rồi, ba năm bị hất hủi, luôn luôn mình bạn với mình, ba năm lủi thủi trên khắp các ngả đường, ba năm khô-khan, nhưng cũng là ba năm chờ đợi, ba năm đầy hy-vọng, tin tưởng rằng bóng-dáng người xưa rồi ra thế nào cũng xuất-hiện – ở ngay một lối quặt, theo hút một ven đê, ở giữa một giấc mê, chập chờn len vào những giấc ngủ chập chờn... Im lặng một lát. Gió nổi tự đâu đâu. Lúa đồng sào sạc. Mặt giăng tròn vạnh rỡ ràng.CUỘI – Giăng sáng quá. Có lẽ ta lại phải lên đường... (đứng dậy rồi lại ngồi xuống) Sao đêm nay ta chợt thấy đường dài quá! Không có lẽ lòng tin-tưởng của ta lại bị lung laỵ.. (một lát) Trời! nếu ngay bây giờ mà một vài cung nhạc quen thuộc năm xưa lại được ai dạo lên, rồi một vài thấp thóang lả-lướt...Chỉ thế thôi, là ta sẽ rũ nhẹ được hết, bao nhiêu lận đận, điêu-linh của mấy năm xê dịch(Cuội đứng phắt dậy nhìn trăng) Ta không thể chờ đợi được nữa. Ta không muốn đi nữa. Ta sẽ ở lại đây cho đến khi bản nhạc thành hình. Hỡi con người đẹp vô cùng, hỡi con người mong manh của năm xưa, hãy hiện lên, với giăng, với gió, hãy hiện lên và dìu nhạc lên cùng... Người đàn bà năm xưa đã hiện ra tự lúc nào.. Một vài âm-thanh của bản nhạc cũ len vào giữa hai đợt gióHẰNG NGA. – (người dàn bà đó là Hằng-Nga) Ta đây! Cuội giật mình ngoảnh lại. Ánh giăng rằm soi tỏ mặt người xưa. Một phút im lặng. Bản nhạc thành hình.HẰNG NGA. – Ta đây! CUỘI. – (một mình) Ba năm chờ đợi! Ta biết nói gì bây giờ? (một lát, ngập ngừng, với Hằng-Nga) Nàng đến... có một mình? HẰNG NGA. – Bao giờ mà ta chả một mình? CUỘI – Còn bầy Tiên-Nữ năm xưa, ca, múa? HẰNG NGA. – Bầy Tiên-Nữ cũng là ta.. CUỘI. – Cũng là nàng? Ồ lạ nhỉ! Vậy nàng là ai, hỡi con người khó hiểu? HẰNG NGA. – Chàng cứ gọi ta là Hằng-Nga... CUỘI – Nhưng nàng ở đâu lại? Rồi nàng sẽ đi đâu? Nàng làm gì? Nàng hằng nghĩ những gì? HẰNG NGA. – Đừng hỏi quá nhiều, chàng ơi.. Ta không quen giả nhời, giảng giải hay tâm sự cùng ai đâu.. Ta là ánh của Giăng, Ta là nhịp của nhạc, ý của Thơ.. Ta là... ta chẳng là gì cả, chàng ạ... CUỘI. – Nàng không là gì mà dòng dã đã ba năm nay, không lúc nào mà ta không nghĩ đến nàng... HẰNG NGA. – Và chàng sẽ nghĩ đến ta mãi mãi.. CUỘI. – Vậy ra ta cứ sẽ phải luôn luôn xê dịch... HẰNG NGA. – Để luôn luôn theo đuổi cái bóng dáng muôn hình vạn trạng của ta. Trước chàng, đã bao nhiêu số kiếp long đong như thế rồi. Có những linh-hồn đã tưởng nắm giữ được ta trên một bức họa, trong một bài thơ.. nhưng chính những linh-hồn ấy đã bị ta nắm giữ... CUỘI – Nhưng tại sao lại là ta, hỡi con người ác nghiệt? Ta không biết vẽ.. ta chẳng bao giờ làm thơ.. HẰNG NGA. – Dó là cái DUYÊN giữa ta và chàng. CUỘI – Đó là SỐ MỆNH! HẰNG NGA. – Gọi là gì mà chẳng được? Im lặng một lát. Cuội đắm đuối nhìn Hằng-Nga. Chàng bỗng như điên, sô lại. Hằng-Nga thét lên cười. Tiếng cười làm Cuội đứng sững. HẰNG NGA. – Vô ích! Ta làm gì có xương, có thịt? Ta không có cả linh-hồn.. CUỘI. – Không xương, không thịt..không cả linh-hồn...Ngươi là ai? ngươi là ai, hỡi con người đẹp vô cùng mà lạnh như băng kia? HẰNG NGA. – Lặng yên! Lặng yên... Ta sẽ giả nhời cho chàng biết. Ta là... Hằng-Nga phất cánh tay. Bản nhạc cũ năm xưa dìu dặt trong đêm trăng. Hằng-Nga thoắt đã đứng giữa một bầy tiên nữ: cả nhạc, Hằng-Nga, cả bầy tiên nữ quay cuồng với giăng, với gió...Tâm hồn Cuội chơi vơi.. Và khi Cuội bàng hoàng như chợt tỉnh cơn mê thì nhạc đã tắt, Hằng Nga và bầy tiên nữ đã biến đi tự bao giờ... Ánh trăng soi suông xuống một gốc đa cằn cỗi và một nẻo đường thẳng vút, xa xa.. CUỘI – (im lặng một lát rồi cầm gậy, đeo khăn gói lên vai) Nào bây giờ thì ta lại lên đường... Màn từ từ hạ Vũ Khắc Khoan Lộng ngôn MÀN KẾT NGƯỜI GIÁO ĐẦU – Đến nay là chấm hết câu chuyện thằng Cuội. Câu chuyện, như lão đã nói trướ, không được vui lắm, mà có lẽ lại hơi buồn: thằng Cuội không lấy được vợ đẹp, thằng Cuội không làm được quan to. Thằng Cuội lại còn bị người yêu ruồng rẫy, bố mẹ từ, để rồi suốt đời chống gậy, lê chân khắp các ngã đường...Nhưng thằng Cuội không nói dối. Nó chỉ có một tội là đã nhìn thấy những cái gì mà cái đám người đồng thời với nó, cái đám người vừa quay cuồng trên sân khấu, không nhìn thấY. Và tự nhiên, thằng Cuội phải mang nặng cái số kiếp điêu-linh của những người đầu tiên cảm-thông với chân lý.. Đến nay, lão mới thấy là đã làm thầy cãi không công cho một anh chàng mà cái tên đã thành đồng nghĩa với sự nói dối. Nhưng cũng không sao! Vì riêng lão, lão thấy có rất nhiều thiện-cảm với anh chàng Cuội. Có phải là vì cái tính gan-góc rất trẻ của anh chàng một mình thui thủi đuổi theo một nhịp nhạc mà anh ta cho là CHÂN-LÝ? Có phải là vì cái tính trong sạch mê say LÝ-TƯỞNG của một thanh-niên? Hay có lẽ là vì quay về dĩ-vãng, lão cũng đã, một đôi lần, thấy chập chờn trước mắt những màu, sắc, nét hình của một HẰNG-NGA.. của lão? Lão cũng không hiểu.. Lão chỉ băn khoăn một nỗi là không biết câu chuyện cổ tích vừa kể có làm vui tai các ngài? Không biết là Cuội có gột được tiếng oan muôn thủa? Hay là.…..các ngài cũng lại cho lão là nói dối... nói dối như thằng Cuội của lão. Người giáo đầu từ từ cúi đầu chào và chống gậy thong thả đi vào Mục lục MÀN GIÁO ĐẦU MÀN I MÀN II MÀN III MÀN KẾT Lộng ngôn Vũ Khắc KhoanChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.Đánh máy: HuyTran Nguồn: HuyTran - Vnthuquan - Thư viện onlineĐược bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 10 tháng 9 năm 2007
vanhoc
Hướng dẫn Trên đời này còn có một thứ trong sáng hơn pha lê, quý giá hơn những viên ngọc, đó là tình bạn ở lứa tuổi học trò. Tôi không biết mọi người thế nào, chứ riêng bản thân tôi thì tình bạn quả là quý giá. Bởi tôi đã yêu quý một tình bạn đẹp của mình, bấy giờ và mãi sau này.
vanhoc
George Langelaan(19/1/1908 – 9/2/1972) là một nhà văn và nhà sưu tầm thông tin người Anh sinh ra ở Paris, Pháp. Ông được biết đến nhiều nhất qua tác phẩm Người ruồi (The Fly). Sự nghiệp Trong Thế chiến II, George là một điệp viên và đặc vụ cho phe Đồng minh như là một thành phần của SOE (Tổ chức Hoạt động Đặc biệt). Ông hoạt động trong phân khu F cấp Đại úy hải quân với mật danh Langdon. Theo hồi ký của ông, Mặt nạ chiến tranh (1959), ông đã trải qua ca phẫu thuật thẩm mỹ trước khi được đưa sang Pháp. Ông nhảy dù xuống vùng Pháp bị chiếm đóng vào ngày 7/9/1941 để liên lạc với các lực lượng kháng chiến Pháp phía nam của Chaateauroux, sắp xếp để gặp Édouard Herriot. Ông đã bị bắt vào ngày 06 tháng 10 và bị giam cầm trong trại Mauzac. Ông bị Đức quốc xã kết án tử hình, nhưng trốn thoát (ngày 16 tháng 7 năm 1942) và trở về Anh để tham gia cuộc đổ bộ Normandy. Ông đã nhận được huân chương Croix de Guerre của Pháp. Langelaan là một người bạn của nhà huyền bí Aleister Crowley, tuyên bố ông là một gián điệp và "bằng việc chiến thắng sự tin tưởng của người Đức ở Mỹ, ông đã có khả năng tiếp xúc với các thành viên hội nhóm ngầm của họ". Trong những năm 1950 và năm 1960, ông đã viết nhiều hồi ký, tiểu thuyết và truyện ngắn mà sau này đã được dựng thành phim và được chiếu trên truyền hình. Ông mất năm 1972 ở tuổi 64. Các tác phẩm Truyện ngắn Người tên Langdon:Kí ức của một đặc vụ Người ruồi Phép màu kỳ lạ Mặt nạ chiến tranh:Từ Dunkirk đến ngày giao tranh-Những trò lừa của một đặc vụ Anh thông minh. Những chàng kị sĩ của Dải Lụa Nổi "Danse Macabre" "Elaine" Tôi đã cứu một cô vợ Hậu Cung Máu lạnh Theo phương diện khác Cá heo cũng biết nói Tàu cao tốc Thây Ma Hết giờ Món salad đầu người Người máy biết nghĩ / Kẻ tầm não Kẻ phản đảng Những vị khách mới Mười ba bóng ma Chuyển thể thành phim Người ruồi Sự trở lại của người ruồi Lời nguyền của người ruồi Hyperion Người ruồi tái bản Người ruồi II Tham khảo Liên kết ngoài George Langelaan at the FictionMags Index George Langelaan at the Index to Science Fiction Anthologies and Collections, Combined Edition The cover of the June, 1957 issue of Playboy, which contained the classic short story "The Fly" George Langelaan @ The Encyclopedia of Science Fiction, 3rd (online) edition. Sinh năm 1908 Mất năm 1972 Nhà văn Anh viết truyện ngắn Điệp viên Vương quốc Anh Nhà văn từ Paris The Fly Điệp viên Thế chiến 2
wiki
Dương Thụy Mùa hè của cô bé mất gốc Năm nay thời tiết thất thường, mới đầu hè trời đã trở nóng hầm hập suốt ngày. Grenoble nằm giữa những ngọn núi nên mùa đông cực lạnh và mùa hè thì phỏng da. Hà một mình vắt cái khăn tắm trên vai đi bộ đến hồ bơi. Tóc nó thắt thành hai bím làm khuôn mặt mười sáu nhìn như con nít Tây mười tuổi. Vóc dáng trẻ thơ nhưng bạn bè ít ai biết Hà là đứa khổ tâm. Ba Hà vừa la mắng nó vì tội nói tiếng Việt sai be bét và lầm lì không chịu nói chuyện với bà nội. Hà không hiểu tại sao ba nó nổi giận khi nó trả lời: “Con vừa giặt tay cho bà xong”. Ba cho nó là đồ mất gốc. Hồ bơi đông nghịt người. Lớp đang vùng vẫy trong làn nước mát, lớp nằm xếp cá mòi trên bờ phơi nắng để có làn da nâu. Hà leo lên cầu nhún, nó dậm chân lấy đà cho cú rơi tự do vào lòng nước xanh lơ. Lúc nghe tiếng “chủm”, Hà mơ hồ mình vừa đè lên vật gì đó. Một anh chàng trồi lên ho sặc sụa. Hà biết mình suýt gây ra “án mạng” nên búng chân trườn xuống nước mất dạng. Nhưng đã trễ, nạn nhân chết hụt kịp nhìn thấy hai bím tóc màu đen nổi bật. Sáng hôm sau Hà lại một mình vắt khăn trên vai đến hồ bơi. Bạn bè nó theo gia đình xuống miền Nam tắm biển hay du lịch nước ngoài hết cả. Con nhỏ Natalie đi Việt Nam. Nó hứa khi nào về sẽ đem cho cô bạn gốc Việt chưa một lần đặt chân lên dải đất này thật nhiều quà của xứ sở nhiệt đới. Tụi bạn Tây rất yêu mến Hà vì nó sống động, học giỏi và thích thể thao. Tụi nó đặc biệt kết cái tên ngộ nghĩnh của Hà. Tên nó nghĩa là dòng sông nhưng khi phát âm theo tiếng Pháp tụi Tây không đọc chữ “H”. Nhỏ Natalie nói: “Mỗi lần tao gọi mày từ xa, người ta tưởng ai đánh tao đau lắm vì cứ là kéo dài “A! A! A!”. Bản thân Hà mỗi khi có kẻ nào la “A!”, theo phản xạ nó quay lại vì tưởng có người gọi. Đi học vui như thế nhưng về đến nhà Hà là một người ít nói, lơ đãng và ngơ ngác. Ba nó không biết tiếng Pháp ngoài mấy câu chào xã giao. Mẹ nó thì biết đếm để xài tiền nhưng khi coi truyền hình thì chỉ đoán già đoán non. Lúc Hà còn nhỏ, mỗi lần cần làm giấy tờ ba mẹ nó phải chạy vạy nhờ những bác Việt Kiều có học. Mấy năm nay đến phiên Hà phải giúp lại những người Việt sống không hòa nhập được vào xã hội bên này. Tuy ngầm hãnh diện về tiếng Pháp của Hà nhưng ba mẹ nó luôn hổ thẹn về tiếng Việt của nó. Tình hình trở nên căng thẳng khi bà nội từ Việt Nam sang sáu tháng nay. Bà thủ thỉ đủ chuyện với Hà mà nó cứ lặng yên vô cảm khiến bà giận, bệnh tim tái phát. Hà thấy ngột ngạt nên tìm tối đa các lý do để được ở bên ngoài. Nước mát làm cho Hà dễ chịu, nó lại vừa bị ba la tội lầm lì và không thân thiện với bà nội. Hà bơi hùng hục mấy vòng hồ mới dừng lại nghĩ. “Cô bơi giỏi quá”. Một giọng nói vang lên sau lưng làm Hà giật mình. Anh chàng người Châu Á, chất giọng còn lơ lớ của người không sinh ra ở đây. Không hiểu sao Hà lại không thích những ai mắt đen, da vàng, mũi tẹt như nó. Natalie gọi đó là một mặc cảm trong tiềm thức, khó giải thích được. Hà lịch sự nói “cảm ơn” rồi búng chân lao vút đi. Nhưng hôm sau rồi hôm sau nữa, suốt một tuần lễ, ngày nào đi bơi nó cũng bị gã trai Châu Á bám theo lân la làm quen. Nó dừng lại ở mức độ chào hỏi rồi vội vàng lặn mất tăm xuống lòng hồ sâu. Anh chàng đó bơi không siêu nên nên hay đứng xớ rớ chỗ nước cạn cùng đám trẻ con lau nhau. Anh ta phô thân hình không được cường tráng của người ít vật động. Hà cười thầm: “Đến đây để tắm chứ bơi cái gì!”. Bà nội thèm trái cây Việt Nam nên sai Hà ra siêu thị đầu phố mua ít loại. Bà dặn: “Nếu sầu riêng không quá mắc mua cho nội một trái”. Hà nhăn mặt như đã nghe cái mùi khó chịu đó. Lần nào bà nội ăn nó cũng trốn vào toilette. Mỗi lần như vậy ba nó lại bực mình và gia đình lại xào xáo. Hà công nhận đó là một mùi đặc biệt, người thì thấy thơm lừng, kẻ bịt mũi buồn nôn. Còn frômage camembert Hà thích lại làm cả nhà nó lợm giọng chê là mùi… xác chết. Ba nó cấm tiệt không cho tha về nhà bất kỳ loại frômage nào trừ “con bò cười”. Hà thấy mình luôn bị chèn ép. Hà đến quầy trái cây nhiệt đới, sầu riêng đang khuyến mãi nhưng chắc chỉ nên mua thanh long thôi… - Chào cô! Hà ngơ ngác nhìn một anh chàng tóc đen trông quen quen. Nó đưa tay đẩy gọng kính suy nghĩ. - Cô không nhớ tôi sao? - Anh thanh niên nhỏ nhẹ - Ngày nào ở hồ bơi chúng ta cũng gặp nhau. - À! - Hà la lên ngạc nhiên - Thì ra là anh mấy bữa trước anh không mặc quần áo nên hôm nay nhìn khác quá! Mấy người mua hàng đang đứng trong bán kính mười mét đều quay nhìn tò mò kẻ “mấy bữa trước không mặc quần áo gì”. Hà biết mình “hố”, anh chàng đỏ mặt lúng búng không nên lời. Hà vơ vội vài trái thanh long rồi nhanh chân chuồn ra quầy thu ngân. Giá đang ở hồ bơi nó đã tàng hình vào làn nước. Lần này anh chàng có vẻ quyết tâm làm quen nên đón đường nó trước cửa siêu thị. - Cô người gốc nước nào vậy? - Anh hỏi chi? - Cùng là người Châu Á, tôi hy vọng chúng ta đồng hương. Tôi đến từ Việt Nam từ mùa thu năm ngoái để du học… - Tôi quốc tịch Pháp, nhưng ba mẹ tôi người Việt! Hà thấy rõ nét mặt vui mừng của anh sinh viên. Anh ta gần như đã nhảy lên vì không thất vọng. Trông anh thành thật đến tội nghiệp. - Chúng ta nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt nhé! - Vừa đề nghị anh liền thực hiện ngay - Anh thèm nói tiếng mẹ đẻ quá! Hà vẫn dùng tiếng Pháp, đối với nó đây mới là tiếng mẹ đẻ, nó cho anh sinh viên biết mình sinh ra ở đây nên không có khả năng trao đổi với anh bằng tiếng Việt nhưng nếu anh muốn nó sẽ giới thiệu… bà nội nó cho anh. - Được! Nhà gần đây không? - Vẫn nói tiếng Việt với Hà, anh sinh viên hồ hởi - Anh tên Hải. Em tên gì? Có tên Việt không? Hà dẫn Hải về giao phó cho bà nội. Hai người nhớ tiếng Việt cùng nhau nói không hết chuyện. Mẹ Hà đi làm phụ bếp ở nhà hàng về đem theo mấy món đồ xào ế bà chủ cho. Anh Hải được mời ở lại ăn cơm. Anh ăn cật lực làm Hà nấu thêm cơm cho ba nó khuya đi làm ca về. Bà nội hài lòng nghe anh kể từ tám tháng nay chỉ lo học bù đầu làm luận án thạc sĩ nên không có thời giờ để giao tiếp với ai. Thèm món ăn Việt Nam, nhớ tiếng Việt và muốn tìm Việt kiều làm quen nhưng chưa có dịp. Đến mười giờ, ba Hà đi làm nhà Hải vẫn chưa chịu từ giã. Mới nhìn qua mà ba Hà có cảm tình với anh sinh viên cao học ngay. Ba nói có một đề nghị làm Hà rụng rời: - Ngay ngày mai cháu đến dạy tiếng Việt cho con nhỏ này. Cháu vừa biết tiếng Pháp vừa rành tiếng Việt dạy nó sẽ dễ. Sẵn ký túc xá hè đóng cửa để sữa chữa cháu cứ đến nhà bác ở, khỏi thuê chổ khác làm gì mắc công! Buổi học đầu tiên làm Hà lo sợ. Không phải nó ngán ông thầy từ trên trời rơi xuống mà sợ ba nó làm to chuyện nếu nó học không tốt. - Em phải chịu khó nói tiếng Việt - anh Hải mào đầu. Anh biết em hiểu hết nhưng ngại nói vì sợ sai. Hà bực bội đưa tay sửa gọng kính. Và như thói quen, những lúc thế này tự dưng nó… buồn tiểu. Hà đứng dậy dợm bước. - Em đi đâu? - Tôi muốn đi toilette - Hà cương quyết nói bằng tiếng Pháp. - Nói tiếng Việt xem nào! Nếu không tôi không cho đi. - Con muốn đi đái! Ông thầy bật cười ngặt nghẽo làm Hà ngơ ngác nhưng nhịn không nổi. Nó vụt chạy đi. Lúc trở vào phòng học vẫn thấy thầy ôm bụng cười khùng khục. - Tại sao anh cười! - Hà khó chịu hỏi bằng tiếng Pháp - Lần nào tôi nói tiếng Việt cũng có người cười hoặc tức giận. - Sao em lại xưng “con” với anh? Lại còn nói “đi đái”, nghe không hợp với một cô bé đeo kính cận sáng láng. Bà nội ở phòng bên nghe ồn ào bèn sang giải quyết. Thầy vỡ lẽ, thì ra Hà chỉ hay gặp người Việt lớn tuổi nên có thói quen xưng &quot;con&quot;, với tụi trẻ đồng trang lứa nó dùng tiếng Pháp nói chuyện với nhau cho nhanh. Còn từ &quot;đi đái&quot;, quả thật hồi bé thỉnh thoảng ba vẫn gọi nó dậy &quot;đi đái&quot; mà! Thầy biết dạy thế này gay go rất nhiều lần làm gia sư ở Việt Nam. Phải đổi phương pháp, không nên nóng vội, tốt nhất nên thân thiệt với họ trò &quot;mất gốc&quot; đã. Thế là anh nói tiếng Pháp với Hà, đề nghị nó hãy tâm sự về mình để hai người thông hiểu nhau phần nào. Biết nó cũng thật sự muốn giỏi tiếng Việt để làm vui lòng cả nhà nhưng ba nó tánh cộc cằn chỉ thích lớn tiếng mỗi khi nó nói sai, anh Hải tội nghiệp cầm tay nó an ủi. Anh nói mình thông cảm cho hoàn cảnh những đứa trẻ bị hai nền văn hóa xâu xé như Hà. Anh sẽ hết lòng giúp nó, miễn nó coi anh như một người bạn tốt. Những ngày hôm sau tình hình khả quan hơn, học trò đã chịu mở miệng nói chút chút. Nghe Hà ngọng nghịu, giọng lơ lớ, mặt hồi hộp sợ sai thầy vừa nén cười vừa cay mắt. Nhưng khi hai anh em vừa ra khỏi nhà để đến hồ bơi Hà trở nên tự tin và nói tiếng Pháp không cần xin phép. Anh Hải có vẻ thất vọng, thì ra học trò sợ phụ huynh hơn là thầy. Hà cười, hù dọa anh bằng tiếng Việt &quot;ba rọi&quot; của mình: - &quot;Toa&quot; mà nói lại với ba con, con sẽ đè &quot;toa&quot; xuống đáy hồ đến lúc có những hột nước đi lên cho &quot;toa&quot; chết luôn! - Em chứ không phải con, bong bóng nổi lên chứ không phải hột nước đi lên! Gọi bằng &quot;anh&quot; chứ không được &quot;toa&quot;… Học trò không thèm nghe, nó đã búng chân lao vút đi trong làn nước mát để thầy đứng xớ rớ chỗ cạn với đám con nít ồn ào. Thấy lố bịch với cô em Việt kiều, anh chàng lần lần vịn thành hồ tiến ra chỗ sâu. Một lực kéo bất ngờ làm hai &quot;ống sậy&quot; của gia sư nhấc bổng lên. Uống lưng bụng nước chàng sinh viên dở thể thao được Hà kéo vào. - Em định ám sát tôi để khỏi phải học tiếng Việt nữa phải không? - Nạn nhân tức giận ho sặc sụa - Lần đầu tiên gặp em đã từ trên cầu phi thân đè tôi xuống đáy cầu một lần rồi. Ngày mai ba Hà lái xe đưa anh Hải ra phi trường Lyon. Anh hứa vài năm sau lại sang để làm luận án tiến sĩ. Khi đó chắc Hà đã nói tiếng Việt rất giỏi và không cần gia sư nữa. Hà biết anh nói thế để khuyến khích chứ nó còn trật nhiều lắm. Mới hồi hôm qua thôi khi bà nội kể chuyện những tên tội phạm mua chuộc cảnh sát, nó thắc mắc: &quot;Sao tụi nó phải mua con chuột của cảnh sát làm gì?&quot;. Ba Hà dạo này bớt cục tính, ông nghe lời anh Hải chịu khó học tiếng Pháp. Bởi thật bất công khi trách con gái mất gốc trong khi bản thân mình không hòa nhập được vào xã hội mới sau gần hai năm sinh sống. Đang ăn tiệc tiễn anh Hải về Việt Nam, mẹ Hà làm bể cái chén gây tiếng động trong nhà bếp, nó vào phòng ăn kể với cả nhà: &quot;Cái chén té từ trên bàn xuống&quot; làm thầy xấu hổ đỏ mặt. Anh kéo nó ra sâu sau trao một món quà nhỏ. Con gấu mập ú ôm trái tim đỏ thật dễ thương. - Đây là tim của anh, tấm lòng của một người anh dành cho đứa em mình - Anh Hải lí nhí. Hà thắc mắc sao con trai Việt Nam thích ngụy trang tình cảm dưới lốt anh em làm gì - Nhớ đừng có phát âm sai chữ tim thành… - Biết rồi - Hà đỏ mặt nhớ lần nó kể bà nội bị bệnh &quot;đau chim&quot; làm anh Hải há hốc nhìn nó kinh ngạc. Sau khi cả hai hiểu ra, bật cười đau bụng, đến phiên bà nổi giận hai ngày - Sáng mai em đi học lại, con Natalie phone nói đem từ Việt Nam qua cho em một cái nón lá… Đêm trở lạnh, những cơn gió mùa thu đã đến đem những chiếc lá vàng đầu tiên lìa cành. Hà nói giọng nuối tiếc một câu tiếng Việt văn chương đến mức làm thầy phải giật mình: &quot;Mùa hè đáng nhớ đã trôi qua…&quot;. Mục lục Mùa hè của cô bé mất gốc Mùa hè của cô bé mất gốc Dương ThụyChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.Đánh máy: Nguyễn Chí Hải Nguồn: VNthuquan - Thư viện OnlineĐược bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 23 tháng 6 năm 2006
vanhoc
Ngày 19 tháng 3, nhiều quốc gia đã can thiệp quân sự vào Libya theo Nghị quyết số 1973 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua ngày 17 tháng 3 năm 2011. Vùng cấm bay đã được đề xuất khi chính phủ Libya và lực lượng trung thành với Muammar Gaddafi đã dùng vũ lực để chống lại những người phản đối trong cuộc biểu tình tại Libya năm 2011, vùng cấm bay này nhằm ngăn cản chính quyền Libya thực hiện các cuộc không kích vào các lực lượng nổi dậy. Ngày 12 tháng 3, Liên đoàn Ả Rập kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp đặt vùng cấm bay. Ngày 17 tháng 3 năm 2011, Hội đồng Bảo an bỏ phiếu 10-0 thông qua Nghị quyết số 1973 quy định vùng vực cấm bay. Có năm phiếu trắng, bao gồm thành viên thường trực Trung Quốc và Nga có quyền phủ quyết và thường phản đối sự can thiệp quân sự chống lại một quốc gia có chủ quyền. Mặc dù vùng cấm bay này không lập tức thi hành ngay, và một số quốc gia đã chuẩn bị để có hành động ngay lập tức, người ta vẫn chưa xác định rõ bao lâu sẽ triển khai nghị quyết. Các quan chức Pháp đã nói rằng điều này có thể là "trong vòng vài giờ, mặc dù các quan chức Anh đã cảnh báo chống lại đề nghị này. Những quốc gia và vai trò của họ trong việc áp dụng các biện pháp này chưa được xác định, mặc dù Pháp và Anh đã tuyên bố ý định của họ để duy trì chúng như là một vấn đề cấp bách, và Liban và Mỹ ủng hộ mạnh mẽ nghị quyết. Từ đầu can thiệp, các liên minh ban đầu chỉ gồm Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Ý, Na Uy, Qatar, Tây Ban Nha, Anh và Hoa Kỳ đã mở rộng đến 15 quốc gia, với các quốc gia mới chủ yếu là thực thi các khu vực cấm bay và phong tỏa hải quân. Những nỗ lực ban đầu chủ yếu do Pháp và Vương quốc Anh thực hiện, với quyền chỉ huy chia sẻ cùng với Hoa Kỳ. NATO nắm quyền kiểm soát lệnh cấm vận vũ khí vào ngày 23 tháng ba, đặt tên là Thống Nhất hoạt động bảo vệ. Một nỗ lực để thống nhất chỉ huy quân sự của chiến dịch không khí (trong khi giữ kiểm soát chính trị và chiến lược với một nhóm nhỏ), đầu tiên không thành công trong sự phản đối của các chính phủ Pháp, Đức, và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày 24 tháng ba, NATO đã đồng ý để kiểm soát được các vùng cấm bay, trong khi chỉ huy của đơn vị vẫn còn nhắm mục tiêu mặt đất với các lực lượng liên minh công tác bàn giao tiến hành trong ngày sau. Tham khảo Nội chiến Libya Xung đột năm 2011
wiki
Các cuộc phản đối chống lại Donald Trump đã xảy ra trên khắp nước Mỹ trong năm 2015 và 2016 trong chiến dịch tranh cử tổng thống Hoa Kỳ 2016 và sau chiến thắng của Trump. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống của ông, những người biểu tình đôi khi dược dẫn đầu bởi các nhà hoạt động, người tổ chức cuộc biểu tình bên trong các đại hội của Trump, đôi khi có kêu gọi chấm dứt các mit tinh lớn này, và bị thúc đẩy bởi ngôn ngữ gây kích động được sử dụng bởi Trump, những người phản đối bắt đầu tham dự các cuộc biểu tình của mình trưng bày những biểu ngữ và làm gián đoạn các nghi lễ. Theo sau Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, sinh viên và các nhà hoạt động có tổ chức các cuộc phản đối lớn tại một số thành phố lớn trên khắp Hoa Kỳ, với hàng trăm ngàn người Mỹ tham gia. Các cuộc tranh luận xung quanh hệ thống đại cử tri Hoa Kỳ xảy ra sau cuộc bầu cử kể từ khi bà Hillary Clinton đã thắng phiếu phổ thông, mặc dù chỉ ở một biên độ nhỏ. Những người gièm pha hệ thống tuyên bố rằng phiếu phổ thông đại diện cho cả quốc gia như một toàn thể, trong khi những người ủng hộ bảo thủ của hệ thống đại cử tri cho là hệ thống này có hiệu quả vì nó ngăn chặn các ứng viên không chỉ tập trung vào các khu vực đô thị lớn để kiếm phiếu. Những người biểu tình phản đối hệ thống đại cử tri và hỗ trợ các phiếu phổ thông hô vang, rằng Trump "không phải là tổng thống của tôi" (not my president), với một số kêu gọi thẳng, đòi ám sát tổng thống được bầu. Nguyên nhân Trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, 2016, Ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump bất ngờ chiến thắng trước bà Hillary Clinton của Đảng Dân chủ với số phiếu Đại cử tri áp đảo nhưng lại thua đến khoảng 1 triệu phiếu phổ thông. Trước đó, ông Trump được coi là một ứng viên phân biệt tôn giáo, cực đoan, thiếu tôn trọng phụ nữ và nhiều chính sách bảo thủ và dân túy nên việc ông này chiến thắng trở nên khó chấp nhận. Phản đối trước bầu cử Phản đối hậu bầu cử Sau thông báo chiến thắng của Trump về cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2016, các cuộc biểu tình lớn bùng nổ ra trên khắp Hoa Kỳ, với sự phản đối quốc tế diễn ra tại Philippines, Anh, Đức, Canada và Bỉ. Những người phản đối giơ cao khẩu hiệu và hô vang "Không phải tổng thống của tôi". Phong trào được tổ chức trên Twitter với hashtags # Anti-trump và #NotMyPresident. Ngày 9 tháng 11 năm 2016, đơn kiến nghị được lập trên trang web change.org, sau khi Donald Trump đắc cử tổng thống. Đơn kêu gọi Đại cử tri Đoàn bỏ qua kết quả bầu cử vừa rồi và trực tiếp bỏ phiếu bầu cho bà Hillary Clinton làm tổng thống. Tính đến ngày 11 tháng 11 năm 2016, đã có hơn 2,4 triệu người ký vào đơn này. Tháng 11 Ngày 9 tháng 11 Các cuộc phản đối xảy ra tại các thành phố dưới đây: Atlanta, Georgia Ann Arbor, Michigan Chicago, Illinois,những người phản đối chận cổng vào Trump International Hotel and Tower Cleveland, Ohio Dallas, Texas Des Moines, Iowa Detroit, Michigan Houston, Texas Las Vegas, Nevada Los Angeles, California Miami, Florida Oakland, California Omaha, Nebraska Philadelphia, Pennsylvania Phoenix, Arizona Portland, Maine Portland, Oregon Reno, Nevada Richmond, Virginia San Diego, California San Francisco, California San Jose, California Salt Lake City, Utah Seattle, Washington Washington, D.C. Winston-Salem, North Carolina Phản đối cũng xảy ra tại một số các đại học khác nhau, bao gồm: Arizona State University California State University, Channel Islands Chapman University Hampshire College Illinois State University University of California, Davis University of California, Santa Cruz University of Kentucky University of Michigan University of Pittsburgh Học sinh trường trung học và sinh viên đại học bước ra khỏi lớp để phản đối. Các cuộc biểu tình xảy ra yên bình hầu hết ở mọi nơi, mặc dù trong một số cuộc biểu tình đã được cho nổi lửa, đốt cháy cờ, nhiều người la lên những câu khiếm nhã về Trump, và một Trump Pinata đã bị đốt cháy. Một số người nổi tiếng như Madonna, Cher và Lady Gaga đã tham gia phản đối ở New York. Một số người biểu tình chặn đường cao tốc ở Los Angeles và Portland, Oregon và bị giải tán bởi cảnh sát trong những giờ đầu vào buổi sáng. Trong một số thành phố các người phản đối đã bị giải tán bằng đạn cao su, bình xịt hơi cay và các túi đậu bắn bởi cảnh sát. Trong khi các cuộc biểu tình kết thúc lúc 3:00 ở New York, có những lời kêu gọi tiếp tục biểu tình trong những ngày tới. Ngày 10 tháng 11 Các cuộc phản đối xảy ra tại các thành phố dưới đây: Ann Arbor, Michigan Atlanta, Georgia Baltimore, Maryland Berkeley, California Boise, Idaho Charlotte, North Carolina Chicago, Illinois Columbus, Ohio Dallas, Texas Denver, Colorado Detroit, Michigan Fargo, North Dakota Grand Rapids, Michigan Greensboro, North Carolina Hampton, Virginia Houston, Texas Louisville, Kentucky Los Angeles, California Madison, Wisconsin Milwaukee, Wisconsin Minneapolis, Minnesota New Orleans, Louisiana New York City, New York Oakland, California Philadelphia, Pennsylvania Pittsburg, California Portland, Oregon Richmond, Virginia San Francisco, California Santa Ana, California Santa Rosa, California Tampa, Florida Phản đối cũng xảy ra tại một số các đại học khác nhau, bao gồm: Emory & Henry College San Diego State University Texas State University University of California, Los Angeles University of California, Santa Barbara University of Minnesota University of Southern California University of Tennessee. University of Wisconsin, Eau Claire Ngày 11 tháng 11 Các cuộc phản đối xảy ra tại các thành phố dưới đây: Anchorage, Alaska Asheville, North Carolina Atlanta, Georgia Bakersfield, California Burlington, Vermont Columbia, South Carolina Columbus, Ohio Dallas, Texas Dayton, Ohio Denver, Colorado Des Moines, Iowa El Paso, Texas Eugene, Oregon Fort Worth, Texas Grand Rapids, Michigan Iowa City, Iowa Kansas City, Missouri Los Angeles, California Memphis, Tennessee Miami, Florida Minneapolis, Minnesota Nashville, Tennessee New Haven, Connecticut New York, New York Norfolk, Virginia Olympia, Washington Omaha, Nebraska Orlando, Florida Portland, Oregon Raleigh, North Carolina Richmond, Virginia Rochester, New York Royal Oak, Michigan San Antonio, Texas San Diego, California Santa Cruz, California Phản đối cũng xảy ra tại một số các đại học khác nhau, bao gồm: Columbia University Ohio State University Rutgers University State University of New York at New Paltz Syracuse University Texas State University University of Massachusetts Amherst University of Maryland, Baltimore County University of Miami University of North Carolina, Greensboro University of North Carolina, Wilmington University of Pacific University of Rochester Vanderbilt University Virginia Commonwealth University Wayne State University Wesleyan University Ngày 12 tháng 11 Albany, New York Bend, Oregon Berkeley, California Birmingham, Alabama Boise, Idaho Charleston, South Carolina Chattanooga, Tennessee Cincinnati, Ohio Fresno, California Indianapolis, Indiana Knoxville, Tennessee Las Vegas, Nevada Lexington, Kentucky Long Beach, California Manchester, New Hampshire Melbourne, Florida Mobile, Alabama Olympia, Washington Palm Springs, California Phoenix, Arizona Portland, Maine Portland, Oregon Providence, Rhode Island Salt Lake City, Utah San Antonio, Texas San Luis Obispo, California Santa Fe, New Mexico Tempe, Arizona Tucson, Arizona Toledo, Ohio Washington, D.C. Worcester, Massachusetts Ngày 13 tháng 11 Austin, Texas Berkeley, California Buffalo, New York Chicago, Illinois Colorado Springs, Colorado Denver, Colorado Durango, Colorado Erie, Pennsylvania Fort Collins, Colorado Fort Lauderdale, Florida Honolulu, Hawaii Los Angeles, California Manchester, New Hampshire Miami, Florida New Haven, Connecticut New York City, New York Oakland, California Philadelphia, Pennsylvania Pittsburgh, Pennsylvania Royal Oak, Michigan Sacramento, California St. Louis, Missouri St. Petersburg, Florida Santa Ana, California San Francisco, California Springfield, Massachusetts Tulsa, Oklahoma Wichita, Kansas Phản ứng Tham khảo Liên kết ngoài Biểu tình năm 2015 Biểu tình năm 2016 Nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump
wiki
Rama VI (tên hoàng gia: Phra Bat Somdet Phra Poramenthra Maha Vajiravudh Phra Mongkut Klao Chao Yu Hua, ) (1 tháng 1 năm 1880 – 26 tháng 11 năm 1925) là vị vua thứ sáu của vương triều Chakri, Thái Lan. Ông trị vì từ năm 1910 đến năm 1925. Thời niên thiếu Rama VI sinh ngày 1 tháng 1 năm 1880, có tên khai sinh là Vajiravudh (). Ông là con thứ của vua Chulalongkorn (Rama V) và hoàng hậu Saovabha. Khi mới 7 tuổi, ông đã được phụ vương gửi sang Anh học tại Học viện Quân sự Hoàng gia Sandhurst. Lớn lên, ông học lịch sử và luật học tại Christ Church, Oxford. Chính vì thế, ông chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Anh. Khi người anh là thái tử Vajirunhis bất ngờ qua đời lúc mới 15 tuổi, ông được chỉ định làm thái tử, và sau đó khi phụ vương qua đời, ông trở thành quốc vương của Xiêm. Thành quả trị vì Rama VI tiếp tục những nỗ lực canh tân đất nước của tổ tiên. Những cải cách đáng chú ý mà ông đã tiến hành bao gồm: Cải cách phân cấp hành chính, Cho thiết kế mới quốc kỳ của Xiêm Ra sắc luật về việc đặt tên họ của người Thái Lan vào năm 1913, bao gồm cả người Thái gốc Hoa cũng phải mang họ Thái. Đặt lệ gọi tên vua Thái theo thứ tự thế hệ của phương Tây. Cũng bắt đầu từ thời của ông, tục lệ gọi vua Xiêm là Rama bắt đầu. Bãi bỏ chế độ đa thê. Cải cách hệ thống giáo dục theo mô hình trường phổ thông và trường đại học của phương Tây. Thành lập hệ thống giáo dục phổ cập. Ông đã cho thành lập Đại học Chulalongkorn vào năm 1917; đây là trường đại học kiểu phương Tây đầu tiên ở Thái Lan. Gửi sinh viên sang Anh, Pháp du học. Bãi bỏ các chính sách ưu đãi dành cho người gốc Hoa. Thành lập hội chữ thập đỏ của Thái Lan. Thiết lập cơ sở hạ tầng quy mô, trong đó có sân bay Don Muang, các nhà máy phát điện, nhà máy cấp nước sạch. Đặc biệt, ông đã có ý định tiến hành cải cách dân chủ và từ bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, tuy nhiên vì nhiều lý do mà điều này đã không thực hiện được. Âm mưu đảo chính Cuối thập niên 1910 đầu thập niên 1920, Xiêm gặp thiên tai (hạn hán) và nạn đói. Những khó khăn kinh tế cộng thêm những rắc rối chính trị khiến cho mâu thuẫn giữa vua và các quý tộc-quan chức nảy sinh. Và hậu quả là cuộc đảo chính nổ ra vào ngày 11 tháng 11 năm 1911. Các nhà lãnh đạo cuộc đảo chính định bắt giam quốc vương, lật đổ chế độ quân chủ, và thành lập nền cộng hòa. Tuy nhiên, cuộc đảo chính đã không thành công. Chính trường quốc tế Trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ nhất, Rama VI đã quyết định đưa Thái Lan vào vòng tham chiến bên phe Quốc Liên. Mặc dù không có giao tranh, nhưng sự việc này cũng có tác dụng làm tăng vị thế chính trị của Thái Lan trên chính trường quốc tế. Tâm hồn văn nghệ Ngoài cương vị quốc vương, Rama VI còn là một nghệ sĩ thực thụ, danh tiếng. Ông viết tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch và cả bài vở cho các tạp chí. Tự ông đã dịch một số kịch bản của Shakespeare sang tiếng Thái. Trong một số tác phẩm, ông đã gọi người Hoa ở Xiêm, nhất là các thương nhân, là "Do Thái của phương Đông" do ảnh hưởng kinh tế to lớn của họ ở Xiêm. Rama VI băng hà ngày 25 tháng 11 năm 1925. Miếu hiệu của ông là Phra Mongkut Klao Chaoyuhua (tiếng Thái: พระบาทสมเด็จพระมงกุฎเกล้าเจ้าอยู่หัว). Rama VI không có con trai nên sau khi băng hà, người kế vị là người em trai. Danh hiệu 1 tháng 1 năm 1880 – 30 tháng 4 năm 1888: Somdet Phra Chao Luk Ya Thoe Chaofa Maha Vajiravudh (, "Hoàng tử Maha Vajiravudh") 30 tháng 4 năm 1888 – 4 tháng 1 năm 1895: Somdet Phra Chao Luk Ya Thoe Chaofa Maha Vajiravudh Krom Khun Thep Dvaravati (, "Hoàng tử Maha Vajiravudh, Hoàng tử của Dvaravati") 4 tháng 1 năm 1895 – 23 tháng 10 năm 1910: Somdet Phra Boroma Orasathirach Chaofa Maha Vajiravudh Sayam Makutratchakuman (, "Hoàng tử Maha Vajiravudh, Hoàng thái tử Xiêm") 23 tháng 10 năm 1910 – 25 tháng 10 năm 1910: Somdet Phra Boroma Orasathirach Phusong Samret Ratchakan Phaendin () 25 tháng 10 năm 1910 – 11 tháng 11 năm 1910: Somdet Phra Chao Yu Hua (, "vua") 11 tháng 11 năm 1910 – 11 tháng 11 năm 1916: Phra Bat Somdet Phra Poramenthra Maha Vajiravudh Phra Mongkut Klao Chao Yu Hua (, "vua Maha Vajiravudh") 11 tháng 11 năm 1916 – 26 tháng 11 năm 1925: Phra Bat Somdet Phra Ramathibodi Si Sinthra Maha Vajiravudh Phra Mongkut Klao Chao Yu Hua () Tổ tiên Tham khảo Vua Thái Lan Triều Chakri Nhà thơ Thái Lan Sinh năm 1881 Mất năm 1925 Nhà văn Thái Lan Người được nhận Huân chương lông cừu vàng Tây Ban Nha
wiki
Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính (1941 - 9 tháng 5 năm 2018) , là một nhà thơ Việt Nam. Tiểu sử Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1941 (Tân Tỵ) ở Thừa Thiên Huế. Năm 1961 ông thi đỗ tú tài rồi vào Đại học Huế, tham gia các phong trào đấu tranh của sinh viên cùng thế hệ với Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Quang Long, Ngô Kha. Từ 1965 đến 1970, ông lên chiến khu và công tác tại Ban Tuyên huấn Thành uỷ Huế, viết báo với các bút danh Nguyễn Thiết, Lê Văn Sắc, Trần Sao. Năm 1970 ông được đưa ra miền Bắc an dưỡng, chữa bệnh. Ở nơi đây, ông có viết nhật ký gồm những suy nghĩ của ông về cái gọi là "hậu phương xã hội chủ nghĩa" và sau đó bị tố cáo, đấu tố và cô lập đến nỗi ông có cảm giác không còn được coi là con người mà đã thành "một con vật, một con chó, theo như Hồi ký "Tôi bị bắt (Nhớ lại những năm tháng tôi bị bắt rồi được thả ra và sống như tù)" sau này của ông. Sau khi Việt Nam thống nhất (tháng 4 năm 1975), Trần Vàng Sao xung phong về quê công tác nhưng không được chấp nhận; ông tự trở lại Huế làm liên lạc ở xã, sau đó được bố trí công tác tại Phòng Văn hóa thành phố Huế rồi được điều về làm liên lạc ở xã Hương Lưu (nay là phường Vỹ Dạ), Huế cho đến khi nghỉ hưu năm 1984. Ông sống tại thành phố Huế và mất hồi 14h45 phút ngày 09/5/2018. Ông hầu như không cho xuất bản thơ nhưng vẫn nổi tiếng với "Bài thơ của một người yêu nước mình" ký bút danh Trần Vàng Sao sáng tác tháng 12 năm 1967 và được chọn trong 100 bài thơ xuất sắc nhất Việt Nam thế kỷ 20. Theo nhà phê bình văn học Đặng Tiến hiện định cư ở Pháp: Năm 1993 nhà xuất bản Tân Thư (California, Hoa Kỳ) in tập Bài thơ của một người yêu nước mình của nhà thơ Trần Vàng Sao. Năm 2008, Nhà xuất bản Giấy Vụn đã cho in tập thơ Bài thơ của một người yêu nước mình của ông . Tháng 8/2020 tập thơ Bài thơ của một người yêu nước mình của nhà thơ Trần Vàng Sao được Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam hợp tác xuất bản. Ngày 12/11/2021, tập thơ được trao thưởng Giải thưởng sách Quốc gia 2021. Tác phẩm Hồi ký Tôi bị bắt (1976) Cương lĩnh chính trị diễn ca Bài thơ của một người yêu nước mình (19-12-1967) Người đàn ông 43 tuổi nói về mình (1984) Buổi trưa giữa đường tôi ngồi núp mưa (1990) Chú thích Liên kết ngoài Ngô Minh, Chuyện "Một người yêu nước mình". Báo Tuổi trẻ. Trần Vàng Sao - Hồi ký "Tôi bị bắt" (Nhớ lại những năm tháng tôi bị bắt rồi được thả ra và sống như tù) Eight Vietnamese poets ; SIBILA International Journal Of Poetry Trần Vàng Sao và lời thơ 'yêu nước đau đớn', BBC, 10.5.2018 Nhà thơ Việt Nam Người Huế Sinh năm 1941 Mất năm 2018 Cựu sinh viên Đại học Huế
wiki
Robert Joseph Dole (22 tháng 7 năm 1923 – 5 tháng 12 năm 2021) là một chính trị gia và luật sư người Mỹ đã nghỉ hưu, người đại diện cho Kansas tại Hạ viện Hoa Kỳ từ 1961 đến 1969 và tại Thượng viện Hoa Kỳ từ 1969 đến 1996, làm Lãnh đạo Đảng Cộng hòa của Thượng viện Hoa Kỳ từ năm 1985 đến năm 1996. Ông là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1996 và là ứng cử viên phó tổng thống của đảng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1976. Sinh ra ở Russell, Kansas, Dole đã thiết lập một sự nghiệp hợp pháp tại Russell sau khi phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ trong thế chiến II. Sau một thời gian làm luật sư quận Russell, ông đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào Hạ viện năm 1960. Năm 1968, Dole được bầu vào Thượng viện, nơi ông giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Cộng hòa từ năm 1971 đến năm 1973 và Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện từ năm 1981 đến năm 1985. Ông đã lãnh đạo Đảng Cộng hòa Thượng viện từ năm 1985 từ chức năm 1996, và giữ chức Thủ lĩnh đa số Thượng viện từ năm 1985 đến 1987 và từ năm 1995 đến năm 1996. Trong vai trò là nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa, ông đã giúp đánh bại kế hoạch chăm sóc sức khỏe của Tổng thống Bill Clinton. Tổng thống Gerald Ford đã chọn Dole làm người cùng tranh cử của mình trong cuộc bầu cử năm 1976 sau khi Phó Tổng thống Nelson Rockefeller rút khỏi việc tìm kiếm một nhiệm kỳ đầy đủ. Ford đã bị đánh bại bởi đảng Dân chủ Jimmy Carter trong cuộc tổng tuyển cử. Dole tìm kiếm đề cử tổng thống của đảng Cộng hòa vào năm 1980 nhưng nhanh chóng bỏ cuộc đua. Ông đã trải nghiệm nhiều thành công hơn trong các cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa năm 1988 nhưng đã bị đánh bại bởi Phó Tổng thống George H. W. Bush. Dole giành được đề cử của đảng Cộng hòa vào năm 1996 và chọn Jack Kemp làm bạn đời của mình. Chiếc vé của đảng Cộng hòa đã bị mất trong cuộc tổng tuyển cử trước Bill Clinton, khiến Dole trở thành người đầu tiên được đề cử cho cả tổng thống và phó tổng thống bởi một trong những đảng lớn hiện tại mà không giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào một trong hai vị trí. Ông đã từ chức tại Thượng viện trong chiến dịch năm 1996 và không tìm kiếm chức vụ công nữa sau cuộc bầu cử. Ông qua đời vào sáng ngày 5 tháng 12 năm 2021 tại nhà riêng ở Russell trong lúc ngủ ở tuổi 98. Sự nghiệp chính trị Thượng nghị sỹ Năm 1968, Dole đánh bại Thống đốc bang Kansas William H. Avery để đề cử Đảng Cộng hòa cho Thượng viện Hoa Kỳ để kế nhiệm Thượng nghị sĩ về hưu Frank Carlson, sau đó được bầu. Dole được bầu lại vào năm 1974, 1980, 1986 và 1992, trước khi từ chức vào ngày 11 tháng 6 năm 1996, để tập trung vào chiến dịch tranh cử Tổng thống của ông. Khi còn ở Thượng viện, Dole từng là chủ tịch ủy ban quốc gia đảng Cộng hòa từ năm 1971173, đảng Cộng hòa xếp hạng trong Ủy ban Nông nghiệp từ năm 1975. Tham khảo Sinh năm 1923 Mất năm 2021 Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Chính khách Mỹ thế kỷ 20 Người viết hồi ký Mỹ Người đoạt Huy chương Tự do Tổng thống Ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa (Hoa Kỳ)
wiki
Cầu vịnh Hàng Châu (Trung văn giản thể: 杭州湾大桥; Trung văn phồn thể: 杭州湾大桥; bính âm: Hángzhōu Wān Dàqiáo, Hán Việt: Hàng Châu loan đại kiều) là một cây cầu đường cao tốc dài với một phần dây văng qua vịnh Hàng Châu ở khu vực ven biển phía đông của Trung Quốc. Nó kết nối các thành phố Gia Hưng và Ninh Ba ở tỉnh Chiết Giang. Với chiều dài 35,673 km (22 dặm), cầu vịnh Hàng Châu là một trong những cây cầu xuyên biển dài nhất trên thế giới. Cầu được xem là cầu vượt biển dài nhất thế giới cho đến tháng 6 năm 2011, khi khánh thành Cầu vịnh Giao Châu. Công tác xây dựng cây cầu được hoàn thành vào ngày 14 tháng 6 năm 2007, và một buổi lễ khánh thành được tổ chức vào ngày 26 tháng 6 năm 2007. Cầu không được mở để sử dụng công cộng cho đến ngày 01 tháng 5 năm 2008, sau một thời gian đáng kể để thử nghiệm và đánh giá. Cây cầu rút ngắn khoảng cách đi lại đường cao tốc giữa Ninh Ba và Thượng Hải từ 400 km (249 dặm) còn 280 km (174 mi) và giảm đi thời gian từ 4 còn lại 2 giờ. Lịch sử Việc xây cầu bắc qua vịnh Hàng Châu là chủ đề của nhiều nghiên cứu khả thi khác nhau trong hơn một thập kỷ trước khi kế hoạch cuối cùng được phê duyệt vào năm 2003. Một kế hoạch trước đó đặt cây cầu xa hơn về phía đông, gần với cửa vịnh hơn, trong đó cung cấp một khoảng cách đi lại còn ngắn hơn nữa giữa Ninh Ba và Thượng Hải. Theo kế hoạch này, cây cầu sẽ bắt đầu ở phía bắc từ quận Kim Sơn, một vùng ngoại ô của Thượng Hải. Chính quyền thành phố Thượng Hải từ chối kế hoạch này và tập trung vào xây dựng cầu Đông Hải dài 32,5 km (20 dặm) từ Thượng Hải đến cảng xa bờ tại Dương Sơn trong cửa vịnh. Chính quyền Thượng Hải đã tìm cách để đưa Dương Sơn trở thành cảng chính trên bờ biển phía đông Trung Quốc và từ chối không cho phép xây dựng cầu qua vịnh trên lãnh thổ Thượng Hải, vì điều đó sẽ cải thiện khả năng tiếp cận cảng Ninh Ba tại quận Bắc Lôn. Chính quyền tỉnh Chiết Giang đã buộc phải xây dựng cây cầu xa hơn nữa về phía tây, hoàn toàn trên lãnh thổ Chiết Giang. Cầu Vịnh Hàng Châu nối Từ Khê, một huyện cấp thị thuộc thành phố phó tỉnh Ninh Ba, với Hải Diêm, một huyện của địa cấp thị Gia Hưng. Cầu Vịnh Hàng Châu đã rút ngắn đáng kể lái xe khoảng cách giữa Ninh Ba và khu vực đồng bằng sông Dương Tử và cải thiện khả năng cạnh tranh của cảng Bắc Lôn. Tham khảo Liên kết ngoài Official Hangzhou Bay Bridge website Chinapage.org: Hangzhou Bay Trans-oceanic Bridge vịnh Hàng Châu Gia Hưng Đồng bằng Trường Giang Công trình kiến trúc Chiết Giang
wiki
Ra () hay Re ( hoặc ; ) là Thần mặt trời theo văn hóa Ai Cập cổ đại. Vào Vương triều thứ Năm ông trở thành vị thần tối cao trong tôn giáo Ai Cập cổ, và được miêu tả là ánh nắng mặt trời vào buổi trưa. Ý nghĩa của tên "Ra" chưa hoàn toàn chắc chắn, nhưng nhiều người nghĩ nếu nó không mang nghĩa là mặt trời thì nó có thể mang một số nghĩa liên quan tới 'sức mạnh sáng tạo' hay là 'người sáng tạo'. Vai trò Đối với người Ai Cập, mặt trời đại diện cho ánh sáng, ấm áp, và tăng trưởng. Điều này làm cho các vị thần mặt trời rất quan trọng vì mặt trời được xem là người cai trị của tất cả những gì ông đã tạo ra. Người ta thường biểu thị bằng đĩa mặt trời, một vị thần với hình hài đầy đủ hay con mắt của Thần Ra. Ra được hình dung là đang du hành trên một trong hai con thuyền mặt trời được gọi là Mandjet - Con thuyền của hàng triệu năm hoặc thuyền của buổi sáng, và Mesektet - thuyền của buổi tối. Hai con thuyền này đưa ông đi trên chuyến hành trình của mình xuyên qua bầu trời và xuống tận thế giới âm ty. Khi Ra du hành trên con thuyền mặt trời của mình, ông đi cùng với các vị thần khác nhau bao gồm Thần Sia (Thần của nhận thức) và Hu (Thần thi hành các mệnh lệnh) cũng như Heka (Thần của sức mạnh ma thuật). Thỉnh thoảng ông được sự giúp đỡ của gia đình 9 vị thần Ennead trên hành trình của mình, bao gồm Set người đã vượt qua con rắn hỗn mang độc ác Apep, và Mehen người bảo vệ chống lại những con quái vật của thế giới âm ty. Apep, một con rắn khổng lồ đã cố gắng ngăn chặn cuộc hành trình của con thuyền mặt trời mỗi đêm bằng cách làm chi phối hay ngăn cản cuộc hành trình nhờ bài hát của nó với ánh mắt thôi miên. Vào buổi tối, người Ai Cập tin rằng Thần Ra dưới hình hài của Atum hoặc dưới hình dạng của một con cừu đực (Khnum). Mesektet hay Con thuyền của Ban đêm sẽ chở ông xuyên qua thế giới Âm ty và quay trở lại phía đông để chuẩn bị cho sự tái sinh của mình. Những huyền thoại về Thần Ra đại diện cho mặt trời mọc là sự tái sinh của mặt trời bởi Nữ thần Bầu trời Nut, do đó việc gán các khái niệm về sự tái sinh và đổi mới của Thần Ra cũng như làm tăng vai trò của mình như là một thần sáng tạo là điều dễ hiểu. Mô tả Ra được thể hiện dưới nhiều hình dạng. Hình dạng phổ biến nhất là một người với đầu chim ưng và có đội vương miện với một đĩa mặt trời trên đĩnh đầu, ngoài ra còn ở dạng một người với đầu của bọ hung (Thần Ra trong hình dạng của Khepri), hay là người với đầu của Cừu đực (hình dạng của Khnum). Thần Ra còn thường được miêu tả dưới hình dạng đầy đủ của một con cừu đực, bọ hung, phượng hoàng, diệc, rắn, bò đực, mèo, hoặc sư tử cũng như nhiều loài sinh vật khác.. Ngoài ra, vầng hào quang trên đĩa mặt trời của thần Ra mạnh tới mức không người phàm tục hay vị thần nào có thể nhìn được. Trong văn hóa đại chúng Trong nhiều tác phẩm giả tưởng dành cho thiếu niên của Rick Riordan, The Serpent's Shadow (2012), The Throne of Fire (2011). Mối liên hệ với các vị thần khác Cũng như nhiều vị thần Ai Cập được tôn thờ, bản sắc của Thần Ra thường được kết hợp với các thần khác, tạo thành một sự hòa trộn giữa các vị thần. Atum và Atum-Ra Atum-Ra (Ra-Atum) là một vị thần được tổng hợp và hình thành từ hai vị thần hoàn toàn riêng biệt, tuy nhiên Ra chia sẻ nhiều điểm tương đồng với Atum hơn so với Amun. Atum được liên kết chặt chẽ hơn với ánh nắng mặt trời, và cũng là thần sáng tạo của Ennead. Cả Ra và Atum được coi là cha đẻ của các vị thần và các vị vua, và được tôn thờ rộng rãi. Trong thần thoại cổ xưa, Atum là cha đẻ của Tefnut và Shu, và ông được sinh ra từ đại dương Nun. Ra-Horakhty Trong thần thoại Ai Cập về sau này, Ra-Horakhty là biểu hiện của một hoặc nhiều vị thần tổng hợp. Nó được hiểu là "Ra dưới hình hài Horus ở đường chân trời". Người ta gợi ý rằng Ra-Horakhty đơn giản là cuộc hành trình của mặt trời từ đường chân trời từ Đông sang Tây như Ra, hoặc có nghĩa để biểu thị Ra là thần biểu tượng của hy vọng và sự tái sinh. (Xem phần trước: Ra và mặt trời). Khepri và Khnum Khepri được biểu thị dưới dạng một con bọ cánh cứng (bọ hung) lăn quả cầu mặt trời lên vào buổi sáng, và đôi khi được coi là biểu hiện của thần Ra vào buổi sáng. Tương tự như vậy, thần Khnum đầu cừu đực cũng được coi là biểu hiện của thần Ra vào buổi tối. Ý tưởng về việc các vị thần khác nhau (hoặc khía cạnh khác nhau của Ra) ngự trị trong nhiều thời điểm khác nhau trong ngày là khá phổ biến. Khepri và Khnum đại diện cho bình minh và hoàng hôn, Ra thường là đại diện của buổi trưa khi mặt trời lên tới đỉnh điểm. Đôi khi hiện thân dưới dạng Horus được sử dụng thay vì Thần Ra. Tham khảo Đọc thêm Collier, Mark and Manley, Bill. How to Read Egyptian Hieroglyphs: Revised Edition. Berkeley: University of California Press, 1998. Salaman, Clement, Van Oyen, Dorine, Wharton, William D, and Mahé, Jean-Pierre. The Way of Hermes: New Translations of the Corpus Hermeticum and The Definitions of Hermes Trismegistus to Asclepius. Rochester: Inner Traditions, 1999. Nam thần Ai Cập Thần Mặt Trời
wiki
Viết đoạn văn trình bày những nét mà anh (chị) cho là đặc sắc của thơ Đường Gợi ý Thơ Đường là một trong những đỉnh cao của văn học Trung Quốc. Các nét đặc sắc của nó được thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Đọc những bài thợ được viết cách đây hàng ngàn năm nhưng chúng ta vẫn có thể hình dung thật rõ hiện thực xã hội đất nước Trung Quốc cũng như tư tưởng, tình cảm các thi nhân gửi gắm trong mỗi vần thơ họ viết. Đó là hiện thực nỗi khổ đau cả về vật chất và tinh thần của nhân dân trong xã hội phong kiến đang trên bước đường suy thoái. Đó là hiện thực về niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi thống khổ của nhân dân và tiếng nói lên án sự bóc lột tàn nhẫn của giai cấp thống trị. Tất cả những hiện thực ấy đã được biểu hiện bằng nghệ thuật viết điêu luyện. Mỗi bài thơ Đường được viết ra phải tuân thủ niêm luật một cách chặt chẽ, nghiêm ngặt. Nhưng sự gò bó này lại cũng mang đến ưu điểm là cấu trúc nội tại cân đối, âm điệu hài hòa, phù hợp với nhu cầu thể hiện tình cảm nội tâm sâu lắng, trầm tư. Mỗi bài thơ đẹp như một bức hoạ, êm như một bản nhạc vậy. Ngôn ngữ thơ Đường trong sáng, tinh luyện đến mức giản dị. Và cái độc đáo của mỗi bài thơ lại nằm trong chính sự giản dị ấy. Những vần thơ của Thi tiên Lí Bạch, Thi thánh Đỗ Phủ, của Bạch Cư Dị hay bất cứ thi nhân nào cũng đều thể hiện điều đó. Tuy nhiên, điểm nổi bật hơn cả trong nghệ thuật thơ Đường là tư duy quan hệ. Các nhà thơ thường ít nói hết, nói trực tiếp ý của mình mà chỉ tạo dựng những mốì quan hệ để gợi sự liên tưởng. Viết Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Lí Bạch không dùng một chữ nào nói về tình cảm nhớ nhung lưu luyến nhưng chính cái nhìn dõi theo cánh buồm dần khuất vào trời nước bao la đã nói lên bao điều. Ý tại ngôn ngoại chính là nét đặc sắc nổi bật nhất trong mọi nét đặc sắc của thơ Đường. Tất cả những nét đặc sắc ấy hoà quyện với nhau trong mỗi bài thơ, mang lại sức hấp dẫn đặc biệt đốì với bạn đọc. Sức hấp dẫn đó đã, đang và chắc chắn sẽ còn mãi trong từng con chữ, từng lời Đường thi.Xem thêm: Phân tích cảm hứng lãng mạn và tính chất bi tráng ở bài thơ Tây Tiến của Quang DũngVanmau.edu.vn
vanhoc
Giải của Hội phê bình phim online cho nhà làm phim đột phá là một giải của Hội phê bình phim online, dành cho các nhà làm phim đầu tay được bầu chọn là đột ngột xuất sắc. Dưới đây là danh sách các người và phim đoạt giải, cùng các người và phim được đề cử theo từng năm: 1999 Spike Jonze - Being John Malkovich 2000 Không có thông tin 2001 Christopher Nolan – Memento Todd Field – In the Bedroom Richard Kelly – Donnie Darko Alejandro Gonzalez Inarritu – Amores Perros John Cameron Mitchell – Hedwig and the Angry Inch 2002 Mark Romanek – One Hour Photo Rob Marshall – Chicago Bill Paxton – Frailty Burr Steers – Igby Goes Down Dylan Kidd – Roger Dodger 2003 Shari Springer Berman & Robert Pulcini – American Splendor Niki Caro – Whale Rider Fernando Meirelles – City of God Billy Ray – Shattered Glass Peter Sollett – Raising Victor Vargas 2004 Zach Braff – Garden State Kerry Conran – Sky Captain and the World of Tomorrow Jared Hess – Napoleon Dynamite Joshua Marston – Maria voll der Gnade Edgar Wright – Shaun of the Dead 2005 Paul Haggis – L.A. Crash Judd Apatow – Jungfrau (40), männlich, sucht… Craig Brewer – Hustle & Flow Bennett Miller – Capote Joe Wright – Stolz und Vorurteil 2006 Jonathan Dayton und Valerie Faris – Little Miss Sunshine Ryan Fleck – Half Nelson Rian Johnson – Brick Neil Marshall – The Descent Jason Reitman – Thank You For Smoking 2007 Sarah Polley – Away From Her Ben Affleck – Gone Baby Gone Juan Antonio Bayona – El Orfanato John Carney – Once Tony Gilroy – Michael Clayton 2008 Tomas Alfredson - Let the Right One In Tham khảo Giải thưởng của Hội phê bình phim online
wiki
Chelsea, Massachusetts là một thành phố thuộc quận Suffolk trong tiểu bang thịnh vượng chung Massachusetts, Hoa Kỳ. Thành phố có tổng diện tích km², trong đó diện tích đất là km². Theo điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2010, thành phố có dân số người. Chelsea đối diện với Boston tiếp qua sông Mystic. Đây là thành phố nhỏ nhất ở Massachusetts theo diện tích đất, và xếp thứ 26 về dân số trong tiểu bang. Lịch sử Khu vực này lần đầu tiên được gọi là Winnisimmet, có nghĩa là "mùa xuân tốt gần đó," bộ tộc Massachusett mà đã từng sinh sống ở đây. Nó có khu định cư vào năm 1624 bởi Samuel Maverick, tiền đồn kinh doanh có hàng rào bao quanh của ông được coi là người đầu tiên định cư tại bến cảng Boston. Năm 1635, Maverick bán tất cả Winnisimmet, ngoại trừ nhà và trang trại của ông, Richard Bellingham. Cộng đồng vẫn là một phần của Boston cho đến khi nó đã được thiết lập và lập thành đơn vị riêng vào năm 1739, khi nó được đặt tên sau khi Chelsea, một khu phố ở London. Năm 1775, trong trận Chelsea Creek đã diễn ra ở đây, cuộc chiến thứ hai của cuộc cách mạng, mà tại đó các lực lượng Mỹ đã thực hiện một trong chụp đầu tiên của họ của một con tàu Anh. Một phần của quân đội Washington đóng quân ở đây trong đợt bao vây Boston. Tham khảo Liên kết ngoài Thành phố của Massachusetts Chelsea, Massachusetts
wiki
Giải thích câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” Gợi ý Tục ngữ là kho tàng vô giá về kinh nghiệm trong sản xuất, trong học tập và trong đấu tranh. Nó cho ta nhiều bài học hay, nhiều nhận xét sâu sắc trong ứng xử, giao tiếp. Trải qua bao đổi thay của thế sự, nhân tình, lớp bụi thời gian có thể phủ mờ lên nhiều thứ, nhiều điều có thể bị lãng quên… nhưng kho tàng vô giá này vẫn có một sức sống lâu bền và còn nhiều ý nghĩa đối với nhân sinh. Câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" là một ví dụ tiêu biểu. Chúng ta cần quan niệm như thế nào cho đúng khi học câu tục ngữ này? Câu tục ngữ có hai vế đối lập: "gần mực thì đen" và "gần đèn thì sáng"; hai biểu tượng tương phản nhau: "mực" và "đèn". Do đó, tác dụng cũng trái ngược nhau: "đen" và "sáng". Màu đen của mực (mực tàu), nguồn ánh sáng của đèn là hai biểu tượng về cái xấu và cái tốt, về dở và hay, cái lạc hậu, tiêu cực và cái tiến bộ, tích cực. "Gần" là ở bên cạnh, đặt bên cạnh, sống gần gũi. Đối lập với gần là xa, là tách biệt, cách li. "Mực thì đen" nhưng có ở "gần" thì mới "đen". "Đèn thì sáng" nhưng có đặt gần, ở gần thì mới "sáng". Chữ "gần" trong tục ngữ nói lên một mối quan hệ, sự tương quan gần gũi của hai sự vật. Nhân dân ta mượn hai biểu tượng đối lập (mực, đèn) để nói lên tầm quan trọng to lớn của mối quan hệ xã hội, của môi trường tác động đến con người. Xem thêm: Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát Câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" chứa đựng một kinh nghiệm sống, một cách sống đúng đắn và hay. Con người ta sinh ra tính vốn thiện và lành nhờ sự dạy dỗ, giáo dục, học tập mà trở thành người hữu ích. Nếu sống trong một môi trường xấu thì dễ trở nên xấu như "gần mực thì đen” vậy. Nhưng nếu sống trong một môi trường tốt, có quan hệ xã hội tốt, thì có thể trở thành người tốt, người có ích cho xã hội, chẳng khác nào "gần đèn thì sáng". Sự nhiễm bẩn lây lan rất đáng sợ, khi sống "gần mực". Điều tốt đẹp, trong sáng, cái hay, cái tốt của người, của đời sẽ toả sáng tâm hồn ta, cảm hoá lòng ta nếu ở "gần đèn". Mối quan hệ xã hội, môi trường sống… đã tác động vào tâm hồn, làm thay đổi tâm tính mỗi người. Gần người hiền, xa kẻ dữ, chọn bạn mà chơi, học cách làm người, cách làm ăn của những tấm gương cần cù, tài giỏi… là bài học quý báu hàm chứa trong câu tục ngữ. Đáng ngại biết bao khi phải sống gần những kẻ bất lương, trộm cắp, rượu chè, cờ bạc. Hạnh phúc biết bao khi chúng ta được ở gần những người bạn tốt, láng giềng tốt. Ta sẽ học được bao điều hay lẽ phải ở đời. Phương ngôn có câu: "Bạn tốt quý hơn vàng" là thế! Trong cổ học tinh hoa nhắc lại chuyện bà mẹ Mạnh Tử dời nhà nhiều lần; lần sau cùng, bà chuyển đến gần trường học, bà mới yên tâm. Có bà mẹ vĩ đại như thế mới có Mạnh Tử ở đời. Xem thêm: Từ thái độ vội vàng của Xuân Diệu trong bài thơ cùng tên, hãy viết bài văn bàn về mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ của mỗi con người Trong nhân gian có nhiều câu tục ngữ nói về mối quan hệ xã hội. Mỗi câu là một khía cạnh sắc bén nói lên cách sống và mối quan hệ ở đời: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài ". "Ở gần nhà giàu, đau răng ăn cốm, Sống gần kẻ trộm, ốm lưng chịu đòn ”. uơ dữ, giữ mình”. “Thói thường gần mực thì đen, Anh em bọn hữu phải nên chọn người Cũng cần phải quan niệm câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" một cách toàn diện hơn, đầy đủ hơn. Sự tác động của con người đối với hoàn cảnh, với quan hệ xã hội là rất lớn. Con người giàu bản lĩnh, tài năng có thể góp phần cải tạo hoàn cảnh, làm thay đổi mối quan hệ xã hội. Họ lấy tài năng, đạo đức, tình thương của mình mà cảm hoá đồng loại, giáo dục kẻ bất lương. Câu ca dao "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" càng cho ta cảm nhận thêm sự thật ấy: "Gần mực mà chẳng đen" "Gần đèn thì sáng", chân lí ấy hiển nhiên rồi. Nhưng nếu thiếu chí tiến thủ, không có ý thức tốt trong học tập vươn lên, không khiêm tốn… thì "gần đèn" nhưng khó mà "sáng" lên được! Học lớp chọn, trường chuyên ai mà chẳng thích, nhưng nếu lười học, thiếu cố gắng… thì không thể nào "sáng" hơn chúng bạn. Môi trường, quan hệ xã hội – gia đình, nhà trường, xã hội – rất quan trọng, nhưng sự vận động tự thân của người học sinh còn quan trọng hơn. Bởi vậy, mỗi người phải luôn luôn có ý thức tốt trong học tập, tự rèn luyện, biết nỗ lực phấn đấu vươn lên, tiến bộ không ngừng. Xem thêm: "Đọc “Hai đứa trẻ”, thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương êm mát và sâu kín” (Nguyễn Tuân). Anh (chị) suy nghĩ gì về ý kiến trên? Chứng minh qua tác phẩm "Hai đứa trẻ” của Thạch Lam Tuổi trẻ có bạn bè. Chọn bạn tốt mà chơi. Không đua đòi kẻ xấu. Câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" giúp ta định hướng con đường đi tới tương lai tốt đẹp: con đường học tập và lao động để phục vụ gia đình và đất nước. Vanmau.edu.vn
vanhoc
{{Infobox Weapon |name=New Nambu M60 |image= |caption=New Nambu M60 |origin= |type=Súng ngắn ổ xoay |is_ranged=Yes |service=1960 – Nay |used_by= |designer=Minebea |design_date=1951 |manufacturer=Minebea |production_date=1960 – 1999 |number= |variants=Nòng dài 51 mmNòng dài 77 mmSakura |weight=685 g850 g (Sakura) |length=198 mm300 mm (Sakura) |part_length=51 mm77 mm153 mm (Sakura) |cartridge= .38 Special (9.1×29mmR) |caliber= |action=Hoạt động đơn và hoạt động kép |velocity= |range=50 m |max_range= |feed=Ổ đạn 5 viên |sights=Điểm ruồi }} New Nambu M60 (ニューナンブM60) là loại súng ngắn ổ xoay do công ty Minebea tại Nhật Bản chế tạo từ năm 1960. Nó đã được thông qua để dùng trang bị cho lực lượng cảnh sát, lực lượng bảo vệ hoàng gia, các lực lượng biên phòng chống buôn lậu tại Nhật Bản. Việc phát triển mẫu nâng cấp đã được thực hiện nhưng nó vẫn là loại súng trang bị chính hiện tại. Ngoài ra nó cũng có mẫu dùng cho thể thao. Thiết kế New Nambu M60 sử dụng cả hai cơ chế hoạt động kép và hoạt động đơn. Cả hai cơ chế được sử dụng là do có tình huống sẽ buộc người thi hành công vụ chống trả nhiều mục tiêu khác nhau bằng cách bóp cò liên tục trong thời gian ngắn mà không có thời gian để lên cò, nhưng do có lò xo hơi lớn nên cò súng khá nặng nếu sử dụng cơ chế hoạt động kép chỉ hiệu quả khi chiến đấu tầm gần. Súng được mạ crôm để chống ăn mòn. Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi. Ổ đạn xoay của súng chứa 5 viên sử dụng loại đạn 9.1×29mmR khi nạp đạn xạ hay nhả vỏ đạn cũ ra thủ sẽ đẩy ổ đạn sang phía tay trái. Súng không được thiết kế để gắn thêm bất kỳ hệ thống hỗ trợ chiến đấu nào khác. Biến thể Súng có hai cỡ nòng, một dài 51 mm và một dài 77 mm trong đó phiên bản 51 mm là phổ biến nhất. Một phiên bản nâng cấp có tên Sakura cũng được dự định đưa vào sản xuất nhưng không được thực hiện. Liên kết ngoài http://mgdb.himitsukichi.com/pukiwiki/?%A5%DF%A5%CD%A5%D9%A5%A2%20M60 Bắn thử New Nambu M60 Súng ngắn Súng ổ xoay Súng Nhật Bản Vũ khí cảnh sát
wiki
Giới thiệu khái quát thành phố Hà Giang Thành phố Hà Giang được thành lập ngày 20/8/1891 và tái thành lập ngày 1/10/1991. Vị trí địa lý: Là tỉnh miền núi cao, nằm ở cực Bắc của tổ quốc, phía bắc giáp với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây – Trung Quốc với đường biên giới dài 274km. Phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp Cao Bằng, phía tây giáp Yên Bái và Lào Cai. Diện tích tự nhiên là 7.884,37km2 Địa hình: Do cấu tạo địa hình phức tạp, thiên nhiên tạo ra và ưu đãi cho Hà Giang một nguồn tiềm năng to lớn về khí hậu, đất đai, tài nguyên và khoáng sản… Từ những đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình thành phố Hà Giang được chia thành ba vùng với những điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khác biệt, mỗi vùng có tiềm năng và thế mạnh riêng đó là: – Vùng I: Là vùng cao núi đá phía Bắc gồm 4 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ. Diện tích toàn vùng là 2.352,7 Km2, dân số trên 20 vạn người chiếm xấp xỉ 34,3% dân số toàn tỉnh. Do điều kiện khí hậu rét đậm về mùa đông, mát mẻ về mùa hè nên rất thích hợp với việc phát triển các loại cây ôn đới như cây dược liệu thảo quả, đỗ trọng; Cây ăn quả như mận, đào, lê, táo… Cây lương thực chính ở vùng này là cây ngô. Chăn nuôi chủ yếu là bò, dê, ngựa và nuôi ong. Những giống gia súc trên đây là giống riêng của vùng ôn đới, có đặc điểm to hơn và chịu được rét đến cả độ âm. Đàn ong ở đây chủ yếu chỉ phát triển vụ hè – thu với 2 loại hoa chính là hoa ngô và hoa bạc hà. Mật ong hoa bạc hà là thứ mật ong đặc biệt có giá trị trong việc chữa bệnh và bồi dưỡng sức khoẻ. – Vùng II: Là vùng cao núi đất phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần. Diện tích tự nhiên 1.211,3 km2, dân số chiếm 15,9%. Điều kiện tự nhiên vùng này thích hợp cho việc phát triển cây trẩu và cây thông lấy nhựa. Cây lương thực chính vùng này là lúa nước và ngô. Chăn nuôi chủ yếu là trâu, ngựa, dê và các loại gia cầm.Vùng này là vùng đất của chè Shan tuyết và chủ nhân lâu đời của nó là người Dao – Một dân tộc có kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây chè núi lâu đời. – Vùng III: Là vùng núi thấp gồm các huyện: Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê, Quang Bình và thị xã Hà Giang là vùng trọng điểm kinh tế của Hà Giang. Diện tích tự nhiên 4.320,3 km2, dân số chiếm 49,8%. Điều kiện tự nhiên thích hợp với các loại cây nhiệt đới, thuận lợi cho việc phát triển nghề rừng, trồng các loại cây nguyên liệu giấy như bồ đề, mỡ, thông và đây cũng là vùng tre, nứa, vầu, luồng lớn nhất trong tỉnh … Ngoài ra đây còn là vùng trồng các loại cây ăn quả có múi như cam, quýt, chanh … Khí hậu: mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa vùng cao, mang nhiều sắc thái khí hậu ôn đới. Dân số: Trên 680.000 người. Dân tộc: 22 dân tộc anh em cùng sinh sống tạo nên một sự đa dạng về bản sắc văn hoá. Trong đó dân tộc Mông chiếm 30,6%, Tày chiếm 24,9%, Dao chiếm 15,2%, dân tộc Kinh chiếm 12%…. Đơn vị hành chính: thành phố Hà Giang có một thị xã là trung tâm và 10 huyện, tổng số có 195 xã, phường, thị trấn, trong đó có 112 xã đặc biệt khó khăn . Kết cấu hạ tầng: Đường giao thông chính đến Hà Giang là đường quốc lộ 2. Năm 2000, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm. Lưới điện phát triển rộng khắp, đến nay toàn tỉnh đã có 184 xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia; hệ thống lưới điện đảm bảo cung cấp cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Bưu chính viễn thông đã vươn tới các xã vùng sâu, vùng xa, mạng cáp quang liên tỉnh đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng, 11 huyện thị có điện thoại di động , 100% xã phường có điện thoại. Tài nguyên thiên nhiên: Tỉnh có 9 nhóm đất trong đó chủ yếu là đất xám, rất thích hợp cho phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu và cây ăn quả. Hà Giang có diện tích rừng lớn với 345.860ha rừng tự nhiên, nhiều khu rừng nguyên sinh với các loại động vật quý cùng nhiều loại cây gỗ, cây dược liệu quý. Tài nguyên nước có tiềm năng rất lớn cho phát triển thuỷ điện. Về tài nguyên khoáng sản Hà Giang có 28 loại khoáng sản khác nhau, nhiều mỏ có trữ lượng lớn với hàm lượng khoáng chất cao. Cơ cấu kinh tế: Đang chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông – lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Đời sống dân cư: Tăng trưởng GDP đạt tốc độ tăng trưởng cao, giai đoạn 2001-2005 đạt bình quân 10,3%/năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2005 khoảng 2,4 triệu đồng/năm, hệ thống điện- đường – trường – trạm được tập trung đầu tư đáp ứng được nhu cầu của người dân. Phấn đấu đến năm 2010 sẽ giảm tỷ lệ nghèo từ 26% xuống còn 15%.
vanhoc
Nicholas Alexandrovich (tiếng Nga: Николай Александрович) ( – ) là tsesarevich tức Thái tử Nga từ năm 1855 đến năm 1865. Ông là con trai cả của Nga hoàng Alexander II và Hoàng hậu Maria Alexandrovna. Nicholas trở thành người thừa kế rõ ràng của Đế quốc Nga sau khi cha ông đăng quang vào tháng 9 năm 1856, với tư cách là con trai cả của Quân chủ nước Nga, ông được tấn phong tước hiệu tsesarevich. Nhưng vào năm 1865 ông qua đời vì viêm màng não tủy ở tuổi 21 gây ra một sự thay đổi lớn trong hàng kế vị ngai vàng, vị trí của ông được chuyển cho người em trai kế tiếp ông là Aleksandr (sau là Aleksandr III của Nga). Thời thơ ấu và Giáo dục giữa|nhỏ|Đại vương công Nicholas Alexandrovich Nicholas Alexandrovich chào đời tại Cung điện Alexander ở Tsarskoye Selo miền nam Saint Petersburg vào năm 1843 dưới thời trị vì của ông nội là Nga hoàng Nicholas I. Ông được đặt tên giống ông nội nhưng gia đình thường gọi ông bằng cái tên thân mặt hơn là "Nixa". Là con trai của Aleksandr, Thái tử nước Nga (sau là Aleksandr II) ông được tấn phong danh hiệu Đại vương công của Nga và đứng thứ 2 trong hàng kế thừa hoàng vị. Trong hồi ký của Nữ Đại vương công Olga Nikolaevna (con gái của Nicholas I) có miêu tả rằng sau khi Nicholas Alexandrovich ra đời ông nội của ông đã ra lệnh cho 3 người con trai của mình là Đại vương công Konstantin, Đại vương công Nicholas và Đại vương công Mikhail quỳ dưới nôi của cháu trai và thề sẽ trung thành với Hoàng đế tương lai của Nga. Năm 1855, Nicholas I qua đời, cha ông kế vị ngai vàng trở thành Alexander II của Nga và Nicholas 11 tuổi được phong tước hiệu tsesarevich. phải|nhỏ|Nicholas chụp cùng em trai Alexander (ngồi) Nicholas trưởng thành được xem là đẹp trai và thông minh, Hoàng gia nga đã mang lại cho ông một nền giáo dục tốt đẹp. Nicholas đặt biệt thân thiết với mẹ và cậu em trai nhỏ hơn ông hai tuổi là Đại vương công Alexander, Nicholas thường gọi là em trai mình "Pug" để thể hiện sự thân thiết của ông. Qua đời trái|nhỏ|Nicholas trong bộ quân phục của Đại vương công Nga, 1860. Trong một chuyến đi đến Nam Âu, Nicholas đã bị ốm nhưng bệnh tình của ông lúc đầu không được chuẩn đoán chính sát bởi nền y học lúc đó, các triệu chứng ban đầu bao gồm đau lưng và cổ, nhạy cảm với tiếng ồn và ánh sáng. Vì được chuẩn đoán là chỉ mắc bệnh thấp khớp nên Nicholas đã tiếp tục chuyến đi của mình kéo dài đến Ý, tại đây sức khỏe của ông dần trở nên tồi tệ và được chuyển đến Pháp để điều trị nhưng cũng không thể cải thiện được tình trạng đang ngày một nghiêm trọng của ông. Các bác sĩ cuối cùng đã chuẩn đoán ông bị viêm màng não tủy, và ông qua đời vào ngày 24 tháng 4 năm 1865, tại Villa Bermond ở Nice, Pháp. Trước đó, một năm trước khi qua đời, vào mùa hè năm 1864, Nicholas đã đính hôn với Công chúa Dagmar của Đan Mạch con gái của vua Christian IX của Đan Mạch và Vương hậu Louise của Hesse-Kassel. Cuộc hôn nhân này cuối cùng đã được thay thế bởi Alexander như theo nguyện vọng của Nicholas đã bày tỏ với Công chúa Dagmar, ước muốn rằng em trai ông Alexander, người mà ông luôn tin rằng "tốt bụng và lương thiện" sẽ trở thành chồng của Công chúa Dagmar sau cái chết của ông. Sự ra đi của Nicholas đã khiến mẹ ông suy sụp hoàn toàn, gia đình Hoàng gia Nga được cho là đã góp mặt đầy đủ và quây quần bên giường bệnh vào giây phút Nicholas ra đi. Hai năm sau khi mất, năm 1867, tại nơi ông mất một nhà nguyện mới ở Thành phố Nice tên là Nhà nguyện Tsarevich Nicolas Alexandrovitch được xây dựng và khánh thành năm 1868 để tưởng nhớ đến ông. Tước vị giữa|nhỏ|Quốc huy cho Tsesarevich của Nga 20 tháng 9 năm 1843 - 2 tháng 3 năm 1855: Đại vương công Nicholas Alexandrovich của Nga. 2 tháng 3 năm 1855 - 24 tháng 4 năm 1865: Tsesarevich Nicholas Alexandrovich của Nga. Tham khảo Trữ quân Nga Người thừa kế chưa bao giờ lên ngôi Người thừa kế ấn định Vương tộc Romanov Đại vương công Nga Sinh năm 1843 Mất năm 1865 Hoàng tử Nga Người Nga thế kỷ 19 Quý tộc Nga Chôn cất tại Nhà thờ Thánh Peter và Paul, Saint Petersburg Người nhận Huân chương Đại bàng trắng (Nga)
wiki
Quỳnh Ngọc là một xã thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Vị trí địa lý Xã nằm về phía Đông của huyện Quỳnh Lưu, cách thị trấn Cầu Giát 6 km, tiếp giáp với 6 xã lân cận gồm các xã Sơn Hải, An Hòa, Quỳnh Yên, Quỳnh Bá, Quỳnh Hưng và Quỳnh Thọ. Điều kiện tự nhiên Thuộc vùng đồng bằng ven biển duyên hải Bắc Trung Bộ nên địa hình khá bằng phẳng. Đất chủ yếu là đất phù sa nên thích hợp cho việc trồng cây ngắn ngày,chăn nuôi gia súc, gia cầm. Phía nam của xã là nơi con sông Thai (sông Đào từ năm 1964) chảy qua cũng là biên giới tự nhiên của xã và xã giáp ranh là Quỳnh Thọ. Con sông này là bến cảng quan trọng cho hoạt động đánh bắt thủy sản xa bờ của nhân dân trong vùng. Hành chính Quỳnh Ngọc có tất cả 13 đơn vị hành chính cấp xóm: xóm 1, xóm 2, xóm 3, xóm 4, xóm 5, xóm 6, xóm 7, xóm 8, xóm 9, xóm 10, xóm 11, xóm 12 và xóm 13 13 xóm trên lại dược chia thành các cụm xóm lớn hơn gồm: xóm Ngọc Đoài (xóm 8, xóm 9, xóm 10,xóm 11), xóm Ngọc Thanh (xóm 6 và xóm 7), làng Thuận Yên hay còn gọi là làng Võng (xóm 3, xóm 4, và xóm 5), và xóm Giáo dân Thiên chúa giáo Song Ngọc (xóm 12 và xóm 13). Văn hóa Trước Cách mạng tháng Tám, cũng như nhiều miền quê khác, cộng đồng dân cư xã Quỳnh Ngọc có đời sống văn hóa rất phong phú, đậm đà bản sắc, hàng năm tổ chức nhiều Lễ hội. Ở Làng Thuận Yên xưa có ngôi đền làng (thờ thần Cao Sơn - Cao Các) rất lớn và nổi tiếng về tâm linh. Đáng tiếc sau Cách mạng tháng Tám, đền làng Thuận Yên đã bị phá bỏ. ngày nay, văn hoá cũng được nhân dân địa phương coi trọng phát triển, mỗi xóm đều có nhà văn hoá riêng, là nơi tụ họp nhân dân mỗi dịp lễ tết đến, xuân về. Kinh tế Quỳnh Ngọc là một xã chủ yếu là làm nông nghiệp (chủ yếu trồng lúa, ngô, khoai) và một số ngành nghề khác như làm muối, chăn nuôi đánh bắt thủy sản xa bờ trên vùng biển Đông và buôn bán nhỏ lẻ. Tuy nhiên với đặc điểm là một xã thuần nông nên kinh tế còn khó khăn, thu nhập bình quân đầu người thấp, tỉ lệ hộ nghèo chiếm khoảng 10%. Giáo dục, Y tế Xã có một trường tiểu học một trường THCS va 3 trường mẫu giáo. Tỉ lệ học sinh đến tuổi đi học được đến trường là 100%, tỉ lệ bỏ học không đáng kể. Dân cư có trình độ văn hóa khá cao, tỉ lệ học sinh đỗ đại học hằng năm thuộc tốp đầu các xã trong huyện, nhiều người đỗ đạt thành danh. Xã còn có 1 cơ sở y tế khá hoàn chỉnh là trạm y tế xã, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trong vùng. Chú thích Tham khảo
wiki
Elizabeth Helen Blackburn, AC FRS FAA FRSN (sinh 26 tháng 11 năm 1948) là một người Mỹ-Úc đạt giải Nobel, và là người từng giữ chức vụ giám đốc của Viện nghiên cứu sinh học Salk. Trước đó, bà là một nhà nghiên cứu Sinh học tại Đại học California tại San Francisco(UCSF). Blackburn nghiên cứu đoạn telomere, một bộ phận ở phần đuôi của nhiễm sắc thể có nhiệm vụ bảo vệ cả cấu trúc di truyền này. Năm 1984, Blackburn cùng với Carol Greider đã khám phá ra telomerase, một enzym giúp kéo dài đoạn telomere. Vì nghiên cứu này, bà đã được trao giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 2009 cùng với Carol Greider và Jack W. Szostak. Đồng thời, Blackburn là người phụ nữ người Úc đầu tiên được trao giải Nobel. Ngoài ra, bà cũng hoạt động trong lĩnh vực đạo đức y khoa, và từng là một hội viên trong Hội đồng Tổng thống về Đạo đức Sinh học (tiếng Anh: President's Council on Bioethics hay PCPE) trước khi bị Tổng thống Bush sa thải - một sự kiện khiến dư luận xôn xao thời bấy giờ. Tuổi trẻ và giáo dục Elizabeth Helen Blackburn sinh ra tại Hobart, Tasmania (Úc) vào ngày 26 tháng 11 năm 1948 trong một gia đình có tổng cộng 7 người con. Cha và mẹ của bà là Harold và Marcia Blackburn, và cả hai đều là bác sĩ đa khoa. Nhà Blackburn chuyển đến Launceston, Tasmania khi Elizabeth lên 4, và bà học tại trường phổ thông Broadland House Church of England Girls (sau này hợp nhất với trường phổ thông Lauceston) cho đến năm 16 tuổi. Khi nhà Blackburn dọn đến Melbourne, Victoria, bà theo học Trường Trung học University và đạt thành tích xuất sắc trong kỳ thi tuyển cuối năm của tiểu bang. Sau khi tốt nghiệp trung học, bà vào trường Đại học Melbourne và tốt nghiệp với bằng cử nhân khoa học (B.Sc.) năm 1970, và bằng thạc sĩ khoa học (M.Sc.) năm 1972 với chuyên ngành hóa sinh. Sau đó, Blackburn lấy bằng tiến sĩ (Ph.D.) năm 1975 tại trường Darwin của Đại học Cambridge. Tại ngôi trường này, bà cộng tác với Frederick Sanger trong việc phát triển các phương pháp giải mã trình tự ADN dựa trên ARN cũng như nghiên cứu về thể thực khuẩn Phi-X174. Và cũng tại Hội đồng Nghiên cứu Y học (tiếng Anh: Medical Research Council hay MRC) của Đại học Cambridge, Blackburn được gặp John Sedat, người sau này trở thành chồng của bà. Trong những năm 1975–77, khi người chồng tuơng lai của bà có được một vị trí tại Đại học Yale, bà cũng quyết định hoàn tất chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ ngành sinh học phân tử và tế bào học tại ngôi trường này. Sự nghiệp Trong thời gian sau tiến sĩ tại Yale, Blackburn nghiên cứu về loài sinh vật đơn bào Tetrahymena thermophila và nhận thấy rằng có đoạn codon liên tục lặp lại ở đoạn cuối của rADN (ADN của ribosome) tuyến tính với kích thước khác nhau . Blackburn sau đó nhận thấy rằng 6 phân tử nucleotit (2 codon) ở phần cuối của nhiễm sắc thể có trình tự TTAGGG được lặp lại song song, và phần cuối của các nhiễm sắc thể có tính đối xứng. Những đặc điểm này đã cho phép Blackburn và các đồng nghiệp tiến hành các nghiên cứu sâu hơn về sinh vật đơn bào này. Kết hợp đoạn lặp lại ở phần cuối của telomere của đơn bào Tetrahymena với plasmid của nấm lên men, Blackburn và đồng nghiệp Jack Szostak đã cho thấy các plasmid sao chép không ổn định của nấm men được bảo vệ khỏi sự phân hủy. Do đó, phát hiện này chứng minh rằng các chuỗi lặp lại này có các đặc điểm của telomere. Đồng thời, nghiên cứu này cũng chứng minh đoạn lặp lại ở telomere của Tetrahymena được bảo tồn về mặt tiến hóa. Ngoài ra, thông qua nghiên cứu này, Blackburn và các cộng sự nhận thấy hệ thống sao chép của nhiễm sắc thể không có khả năng làm tăng thêm độ dài cho phần telomere, và việc bổ sung đoạn 6 nucleotit này vào nhiễm sắc thể có khả năng là do hoạt động của một loại enzym có khả năng di chuyển một nhóm chức năng cụ thể. Việc đề xuất một loại enzym giống transferase có thể dẫn đến việc Blackburn và nghiên cứu sinh Carol W. Greider đã phát hiện ra một loại enzym mới có hoạt động giống như enzym phiên mã ngược khi có thể lấp đầy các phần tận cùng của vùng telomere, và giúp cho nhiễm sắc thể không những có một cấu trúc hoàn chỉnh mà còn có thể phân chia mà không bị mất một thông tin di truyền nào. Khám phá năm 1985 đã dẫn đến việc phân tách enzym này trong phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy rằng loại enzym này giống như transferase khi chứa cả thành phần ARN và protein. Phần ARN của enzym đóng vai trò như một khuôn mẫu để thêm phần lặp lại vào vùng telomere bị mất đoạn, và phần protein có chức năng bổ sung các phần lặp lại này. Qua phát hiện đột phá này, thuật ngữ "telomerase" đã được dùng để đặt tên cho enzym, và vấn đề mất đoạn khi sao chép ở telomere - điều đã gây nhiều khó khăn cho các nhà khoa học vào thời điểm đó - đã được giải đáp. Telomerase Telomerase hoạt động bằng cách thêm các cặp base vào phần nhô ra của DNA ở đầu 3 '. Điều này giúp kéo mạch ADN cho đến khi ADN polymerase và một đoạn mồi (hay primer) có thể hoàn thành mạch bổ sung và tổng hợp mạch kép của ADN. Vì ADN polymerase chỉ tổng hợp ADN theo hướng mạch dẫn đầu, nên vùng telomere ở mạch trễ sẽ bị rút ngắn. Thông qua nghiên cứu, Blackburn và các cộng sự đã có thể chỉ ra rằng vùng telomere được bổ sung một cách hiệu quả bởi enzym telomerase, có tác dụng bảo tồn sự phân chia tế bào bằng cách ngăn chặn việc mất nhanh chóng của thông tin di truyền bên trong telomere dẫn đến lão hóa tế bào. Năm 1978, Blackburn tham gia giảng dạy tại Khoa Sinh học Phân tử của Đại học California tại Berkeley. Năm 1990, bà chuyển sang vùng vịnh San Francisco và giảng dạy tại Khoa Vi trùng và Miễn dịch học tại Đại học California tại San Francisco, nơi bà giữ chức Trưởng khoa từ 1993 đến 1999 và nhận giải thưởng Giáo sư Sinh học và Sinh lý học Morris Herzstein. Cuối năm 2015, bà trở thành giáo sư danh dự tại trường. Blackburn đồng sáng lập công ty Telomere Health cung cấp thử nghiệm độ dài của telomere cho công chúng, nhưng sau đó bà đã cắt đứt quan hệ với công ty. Năm 2015, Blackburn được công bố là giám đốc mới của Viện Nghiên cứu Sinh học Salk ở La Jolla, California. Năm 2017, bà thông báo kế hoạch nghỉ hưu tại Viện Salk bắt đầu từ năm sau. Giải Nobel Vì những nghiên cứu và đóng góp của họ cho sự hiểu biết về telomere và enzym telomerase, Elizabeth Blackburn, Carol Greider, và Jack Szostaks đã được trao giải Nobel Sinh lý và Y học năm 2009. Những nghiên cứu về tác động của việc bảo vệ nhiễm sắc thể khỏi telomerase, và ảnh hưởng của quá trình này đối với sự phân chia tế bào đã là một chất xúc tác mang tính cách mạng trong lĩnh vực sinh học phân tử. Ví dụ, việc bổ sung telomerase vào các tế bào không sở hữu enzyme này đã cho thấy các tế bào có thể vượt qua giới hạn lão hóa, do đó liên kết enzym này với việc giảm lão hóa tế bào. Đồng thời, việc bổ sung telomerase và sự hiện diện của enzym trong tế bào ung thư đã được chứng minh rằng enzym này cung cấp cơ chế miễn dịch cho tế bào ung thư trong quá trình tăng sinh và liên kết với enzym transferase để tăng sự phát triển của tế bào và giảm độ nhạy đối với tín hiệu tế bào. Tầm quan trọng của việc khám phá ra loại enzyme này đã khiến Blackburn tiếp tục nghiên cứu tại Đại học California San Francisco, nơi bà nghiên cứu tác động của telomere và hoạt động của telomerase đối với sự lão hóa của tế bào. Chú thích Sinh năm 1948 Nhà sinh học Hoa Kỳ Nhà sinh học Úc Người Mỹ gốc Úc Người đoạt giải Nobel Sinh lý và Y khoa Người Hoa Kỳ đoạt giải Nobel Người Úc đoạt giải Nobel Phụ nữ đoạt giải Nobel Nhân vật còn sống Huân chương Úc Bạn hữu Giảng viên Đại học Yale Hội viên Hội Hoàng gia
wiki
FL Studio (trước đây gọi là FruityLoop) là một ứng dụng máy trạm âm nhạc kỹ thuật số âm thanh (Digital Audio Workstation) viết tắt là DAW do công ty Image-Line của Bỉ phát triển. Nó có giao diện đồ họa người dùng với trình sắp xếp nhạc dựa trên pattern (khuôn mẫu). FL Studio có sẵn bốn phiên bản khác nhau cho 2 hệ điều hành là Microsoft Windows và macOS. Image-Line cung cấp các bản cập nhật miễn phí trọn đời cho phần mềm sau khi đã mua một lần, có nghĩa là khách hàng sẽ nhận được miễn phí tất cả các bản cập nhật mới nhất sau khi đã mua trước đó. Image-Line cũng phát triển FL Studio Mobile cho các thiết bị Android, iOS, macOS và Universal Windows Platform. Giao diện FL Studio có giao diện người dùng đồ họa dựa trên trình tự âm nhạc dựa trên mẫu.Trong các phiên bản trước của FL Studio, chỉ có chức năng trình tự trống, nhưng sau này FL Studio hỗ trợ các chức năng MIDI như Cubase, Sonar, và các trình tự sắp xếp khác. Phiên bản đầu tiên đã được phát hành vào ngày 18 tháng 12 năm 1997. Phiên bản Chương trình có sẵn trong ba phiên bản khác nhau dành cho Microsoft Windows và macOS, bao gồm Fruity Edition, Producer Edition, Signature Bundle và Gói All Plugins Edition. Image-Line cung cấp cập nhật miễn phí suốt đời cho chương trình, có nghĩa là khách hàng nhận được tất cả các bản cập nhật của phần mềm trong tương lai miễn phí. FL Studio Mobile (cho thiết bị di dộng) Image-Line cũng phát triển FL Studio Mobile cho thiết bị iPod Touch, iPhone, iPad và Android. FL Studio cũng có thể được sử dụng như là một công cụ VST trong các chương trình audio workstation và cũng có khả năng ReWire host và client.Âm nhạc hoàn chỉnh có thể được xuất ra các tập tin âm thanh dạng WAV, mp3, flac, OGG, và xuất ra qua MIDI. Image-Line cũng cung cấp các thiết bị VST/DX bên ngoài thông qua Fruity Wrapper và các ứng dụng âm thanh. Tham khảo Phần mềm chỉnh sửa âm thanh Phần mềm C++ Phần mềm nghe nhạc điện tử
wiki
Ưu Đàm Hoa Tiếu Ngạo Trung Hoa Đánh máy: Vinh Hồi 1 Trung Thu Nam Hải cuồng phong khởiThủy thượng ba đào hữu mỹ nhân Miền duyên hải phía Nam và Đông Trung Hoa có mùa mưa bão kéo dài từ tháng năm đến tận tháng mười một, nhưng dữ dội nhất là ba tháng bảy, tám, chín.Những cơn bão nhiệt đới này xuất phát ở Nam Hải, di chuyển theo hướng Tây và Bắc vì vậy, ảnh hưởng từ Quảng Châu cho tới vịnh Liêu Đông.Tất nhiên, địa phương đầu tiên gặp bảo chính là đảo Hải Nam, vùng đất cực Nam Trung Hoa.Tiết Trung Thu vừa rồi, một cơn cuồng phong mãnh liệt đã thổi bay mấy chục mái lá đơn sơ trong thôn chài Dương Sa ở mạn chính Đông Hải Nam. Một trong số những nạn nhân ấy là chàng trai già Nam Cung Bột.Nam Cung Bột nổi tiếng khắp thôn Dương Sa vì nhiều lý dọ Thứ nhất là bởi gã có thân hình vạm vỡ, sức khoẻ phi thường, tài bơi lội thuộc hàng thượng thặng. Thứ hai, gã là người nghèo nhất thôn chài. Do vậy, dẫu đã ba mươi tám tuổi rồi, Nam Cung Bột vẫn phòng không chiếc bóng !Phải nói thêm rằng Nam Cung Bột có hai tật xấu nho nhỏ. Là uống rượu như hũ chìm và sức ăn gấp năm, gấp bảy người thường. Suốt đời gã làm không đủ ăn thì còn nuôi nổi ai nữa ?Các nữ nhân chưa chồng trong thôn luôn rạo rực dán mắt vào những bắp thịt cuồn cuộn trên cơ thể Nam Cung Bột, nhưng chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện lấy gã !Chàng trai già của chúng ta cũng biết phận mình nên chỉ nheo mắt đưa tình, hay nhoẻn miệng cười duyên chứ không dám tán tình ai cả!Thực ra, Nam Cung Bột không hoàn toàn cô đơn vì trong thôn có khá nhiều quả phụ. Năm nào cũng có một hai ngư dân bỏ mạng ngoài biển khởi, để lại người vợ và bầy con nheo nhóc.Thỉnh thoảng, Nam Cung Bột đến thắp hương cho những người bạn xấu số và an ủi thê tử của họ.Tấm lòng tốt của gã đã khiến góa phụ cảm kích đến nỗi lôi xộc Nam Cung Bột vào buồng ! Tuy nhiên, ngay cả những người đàn bà không chỗ nương tựa cũng chẳng dám lấy gã, vì sợ bầy con của mình sẽ chết đói ! Tật tham ăn của gã khiến mọi người chán ngán !Nghề biển không giống với nghề nông vì chẳng thể dựa vào sức lực mà cày sâu cuốc bẫm, gia tăng huê lợi. Ngư dân dong buồm ra khơi, trông đợi khá nhiều vào vận may, đôi khi phải trở về với vài ba con cá chép, chẳng đủ nhét kẻ răng ! Thế cho nên, Nam Cung Bột có khoẻ như Hạng Võ cũng bằng thừa ! Gã chưa chết đói cũng là may lắm rồi !Vậy vì sao một đáng trượng phu sức vóc như Nam Cung Bột mà lại chịu chôn vùi cuộc đời ở vùng đất cằn cỗi, nghèo nàn này ? Vì sao gã không đi nơi khác mà lập nghiệp ?Xin thưa rằng thôn Dương Sa là nơi chôn nhau cắt rốn của Nam Cung Bột, và mười tám năm trước gã đã từng vác đao đi tìm chút công danh.Chàng trai đảo Hải Nam đã lần đến kinh đô Ưng Thiên Phủ, tức Nam Kinh bấy giờ. Hải Nam cách xa Trung Nguyên là một huyện của Quảng Đông và có nhiều dân cư thuộc các bộ tộc thiểu số Lê, Miêu, Hồi!.. nên văn hóa kém cỏi, bị coi là man di, mọi rợ. Do đó Nam Cung Bột không được người Đế Đô xem trọng, kể cả bọn kỹ nữ !Lòng tự ái bị tổn thương, Nam Cung Bột liền đại náo Kim Lăng Đại Kỹ Viện, đánh nhau cả với bọn Cẩm Y thị vệ. Mãnh hổ nan địch quần hồ , thế là gã bị bắt.May thay, quan Vệ Uý Lưu Chân cũng là người Hải Nam nên đã không bắt tội mà còn thu nạp Nam Cung Bột vào làm thị vệ.Vài năm sau, Yên Vương Chu Lệ cướp ngôi Huệ Đế. Nam Cung Bột phò tá vua cũ chạy trốn, nhưng nửa đường thì lạc mất. Thế là, Nam Cung Bột phải trở lại quê cũ là thôn Dương Sa, sống cuộc đời ngư phủ nghèo mạt rệp ngày ngày mượn men rượu để tưởng nhớ đến giai đoạn hoàng kim !Song thân gã đã chết cả, để lại một mái nhà tranh và chiếc thuyền chài ! Nam Cung bột đã dời nhà vào cánh rừng dương để được gần gũi mộ phần pha mẹ, dù gã chẳng bao giờ có tiền mua nhang !Trận bão tháng tám đã thổi tốc mái lá, khiến Nam Cung Bột phải sửa hết ba ngày. May mà gã có thói quen vác thuyền về nhà nên phương tiện mưu sinh vẫn còn nguyên vẹn !Hôm nay là ngày rằm tháng chín, Nam Cung Bột ra khơi. Gã chèo một mạch tám chín dặm, định đến vùng nước dồi dào tôm cá, thì nhận ra một đoàn chiến thuyền mười mấy chiếc căng buồm tiến lên hướng Bắc, đây là thuyền của quân nhà Minh đi chinh phạt An Nam trở về.Nam Cung Bột bực bội chửi vang vì đoàn thuyền kia đang đi ngang ngư trường của gã, và vì gã không ưa vị vua hiện tại là Minh Thành Tổ Chu Lệ. Chính lão ta đã khiến Nam Cung Bột phải thất nghiệp, rơi vào cảnh khốn cùng !Nam Cung Bột biết đàn cá nơi ấy đã chuồn mất nên không đi tiếp, buông chài tại chỗ và chỉ kiếm được vài con. Gã chán nản trở về, sáng hôm sau mới trở lại vùng biển quen thuộc!Lần này, Nam Cung Bột xa bờ được bốn dặm thì nhận thấy một xác người đang trôi nổi trên sóng nước. Gã mừng rỡ chèo về hướng ấy, may ra tìm được chút vàng bạc hay vật trang sức của nạn nhân. Năm ngoái, lão Trương Cẩn trong thôn đã từng gặp may, vớ được mười lượng bạc trong xác chết trôi. Lão ta chỉ tốn có năm phân để chôn cất, và lời chín lượng rưỡi. Đến nơi, Nam Cung Bột cau mày vì nhận ra nạn nhân là một nữ lang mặc áo vải thô, chẳng hề đeo trang sức. Tuy hơi thất vọng nhưng gã vẫn nhảy xuống đem xác lên thuyền.Lúc cởi thắt lưng, Nam Cung Bột kinh hãi vì phát hiện nàng ta vẫn còn sống, dù hơi thở rất mỏng manh. Gã gật đầu lẩm bẩm :- Cô ả này thân hình nhỏ nhắn chắc ăn chẳng bao nhiêu, ta chỉ bớt vài chén là nuôi được ! Thường thì ân biến thành tình, phen này ta đã có vợ đẹp rồi !Quả thực là nữ lang này rất kiều diễm. Tuy da nhợt nhạt, tái mét vì ngâm nước quá lâu, nhưng sống mũi nàng thanh tú, mày liễu xanh đen và đôi môi nhỏ xinh xinh kia vẫn biểu hiện một nhan sắc mặn mà !Nam Cung Bột đắc ý thổi vào miệng mỹ nhân những luồng sinh khí.Môi nàng lạnh giá và mặn chát mà sao gã cứ muốn chạm vào mãi !Gã là ngư phủ nên thông thạo việc cấp cứu. Chỉ một lát sau đã tống hết số nước biển trong bụng nạn nhân ra. Động tác kế tiếp là phải làm nóng sưởi ấm cơ thể nữ lang, nhưng trên thuyền chẳng hề có lửa hay chăn bông.Ngay bản thân Nam Cung Bột cũng chỉ có một chiếc quần dài cũ rách vá chằng vá chịt. Gã gãi đầu suy nghĩ tự nhủ cứu người là trọng nên cởi sạch y phục ướt át của nữ nhân rồi nằm ôm lấy, dùng sức nóng trong thân xác mình mà sưởi ấm kẻ bị nạn.Đáy thuyền chài thường sâu hơn thuyền câu, lòng thuyền lót vạt tre ngang mạn, phía dưới sạp tre là chỗ để chứa cá tôm. Che chở cho sạp là một vòm mui sườn tre, căng bằng vải buồm khá là kín đáo. Nam Cung Bột yên tâm ôm ấp thân hình thon thả và mịn màng ấy, mặc cho sóng biển nhồi lắc con thuyền !Đây là lần đầu tiên được kề cận một nàng trinh nữ nên chàng trai già họ Nam Cung nghe lòng bồi hồi, xao xuyến sướng như được lên tiên ! Gã không động dục nhưng lại khao khát được vuốt ve đôi nhũ phong nhỏ nhắn, săn chắc kia. Chúng mơn mởn, thanh tân, đẹp hơn tất cả những bầu vú mềm nhão hay chảy xệ của các mụ quả phụ và bọn kỹ nữ !Nam Cung Bột liếc gương mặt đẹp trang nghiêm của nữ lang, lòng hơi ái ngại và tự trấn an :- Quái gì phải sợ ! Đã ôm ấp thân mật thế này thì có thất lễ thêm một chút cũng chẳng sao !Và gã run rẩy đặt bàn tay thô tháp, to như nải chuối của mình lên ngực trái mỹ nhân. Cảm giác quả là tuyệt diệu phi thường, nhưng Nam Cung Bột còn chút khí chất trượng phu nên chẳng dám kéo dài, ngượng ngùng rút tay về.Nữ lang chưa tỉnh lại nhưng thân thể đã ấm hơn, hơi thở điều hòa. Nam Cung Bột gật gù, ngồi lên, thò tay lấy bộ y phục treo ở kèo mui đã sắp khô nhờ gió biển, phủ lên người nữ lang. Gã bước ra mũi thuyền, định chèo vào bờ thì phát hiện chung quanh là một đàn cá thu đông dặc. Chúng vây chặt thuyền, cứ như bị hấp dẫn bởi một sức mạnh nào đó !Nam Cung Bột mừng rỡ quăng chài , chỉ gần khắc đã khẳm một thuyền đầy cá ! Gã mỉm cười tự nhủ :- Cô ả này đã mang vận may đến cho ta ! Làm gì có chuyện cá thu vây lấy thuyền bao giờ ?Gã phấn khởi chèo một mạch về đến bãi biển Dương Sạ Đoạn này rất vắng vẻ vì chỉ có mỗi một nhà của Nam Cung Bột, cách xa xóm chài hơn nửa dặm.Gã nhảy xuống nước, căng bắp thịt đẩy thuyền lên bãi cát và phăng phăng kéo nó về hướng rừng dương. Thần lực này quả là đáng khâm phục.Nam Cung Bột bồng nữ lang vào nhà, đặt lên chiếc giường tre cũ kỹ, và chẳng có lấy một manh chiếu hay tấm đệm bông. Gã nhăn mặt tự cằn nhằn :- Nhà cửa thế này thì chắc cô vợ đẹp sẽ chuồn sớm ! Ta phải bán cá mua thêm ít vật dụng mới được !Bỗng gã nghe có tiếng thở dài và nữ lang mở mắt ra, nói bằng tiếng Quảng Đông :- Các hạ hãy ra ngoài để ta mặc lại y phục !Nam Cung Bột định nói rằng mình đã thấy hết, nàng chẳng cần phải hổ thẹn làm gì. Nhưng khi chạm phải ánh mắt u buồn và nghiêm lạnh, gã chột dạ bước ra khỏi nhà, sẳn dịp xúc cá trong thuyền vào mảnh lưới cũ, mang vào trong thôn bán !Tổng cộng có đến gần ba trăm cân cá đè nặng lên đôi vai lực lưỡng.Người trong thôn kinh ngạc trước lượng thu hoạch quá lớn này, cao giọng khen ngợi vì chắc mẩm rằng lát nữa sẽ được mời nhậu. Bản tính Nam Cung Bột rất phóng khoáng nên bạn bè rất đông đúc. Song hôm nay, gã vừa rời vựa cá là đến ngay tiệm tạp hóa, mua đủ thứ vật dụng và tất tả trở về nhà chứ không ghé quán rượu. Nữ lang áo vải xanh kia đã nấu xong cơm, còn có cả một tô canh cá thơm phức. Nam Cung Bột đã chừa lại chục con, trong lu sành sau nhà, để làm thực phẩm.Chén đũa mới mua đã có dịp sử dụng ngay. Hai người lặng lẽ ăn mà chẳng nói tiếng nào. Nam Cung Bột càng ngắm nghía, lòng càng ngây ngất trước vẻ đẹp của nữ lang.Gã ấp úng nói :- Tại hạ là Nam Cung Bột, ba mươi tám tuổi. Dám hỏi phương danh của cô nương ?Gã từng làm thị vệ suốt bốn năm ở Kim Lăng nên ngôn từ không đến nỗi quê mùa, thô kệch. Nữ lang hờ hững đáp :- Ta tên gọi Đặng Trinh Tâm, hai mươi lăm tuổi !Nam Cung Bột có đà hỏi tiếp :- Chẳng hay Đặng cô nương nguyên quán chốn nào, và vì sao lại rơi xuống biển ?Đôi mắt nữ nhân đang hiền hòa bỗng loé lên tia oán hận và chứa đầy sát khí, mặt nàng lạnh lùng như phủ sương mờ ! Nam Cung Bột chẳng biết sợ trời cao đất dày, vậy mà lại thấy ngán nữ nhân này ! May thay, sắc diện này đã dịu xuống. Trinh Tâm bình thản nói :- Sau này các hạ sẽ biết !Nam Cung Bột cũng chẳng dám hỏi tới, buông đủa đi ra phía sau súc miệng. Nhận thấy đống củi đã gần hết, gã trở vào nhà lấy thanh đao giấu dưới gầm giường, kỷ vật duy nhất của cuộc đời làm thị vệ !Nam Cung Bột đi một vòng, chặt những cành dương khô, mang về chất đống sau hè ! Gã làm việc cần mẫn, trên môi điểm nụ cười hạnh phúc, và hình bóng Trinh Tâm thấp thoáng trong hồn và trước mắt !Xế chiều, con sâu rượu trong bụng bắt đầu ngọ ngoạy. Nam Cung Bột bối rối suy nghĩ :- Nay nhà đã có thêm một miệng ăn, ta phải bớt uống mới xong ! Vả lại cô ả họ Đặng này tính tình khó chịu, thấy ta bê tha tất sẽ không ưng ý ! Thôi thì ráng nhịn vài ngày, chờ ván đóng thuyền cái đã !Gã khoan khoái vì ý tưởng tinh ranh này, tiếp tục công việc dọn dẹp quanh nhà và dựng thêm một buồng tắm kín đáo bằng mảnh vải buồm cũ.Trước đây, Nam Cung Bột thường trần truồng tắm táp dưới giòng suối nhỏ trong rừng, nhưng giờ đây gã không muốn ai nhìn thấy cơ thể trắng trẻo mịn màng của cô vợ tương lai !Trinh Tâm cũng cặm cúi làm việc trong nhà, quét mạng nhện, bụi bặm, xếp đặt mọi vật cho ngăn nắp. Và khi Nam Cung Bột làm xong phòng tắm đơn sơ thì nàng cũng đã nấu xong bữa tối. Gã hoan hỉ định sà vào mâm thì bị người đẹp chỉnh ngay :- Thân thể có sạch sẽ thì ăn cơm mới ngon được !Nam Cung Bột sượng sùng mở rương lấy quần sạch ra suối tắm gội.Trinh Tâm cũng đã khai trương phòng tắm mới vì người nàng nhớp nhúa bởi nước biển. Nữ nhân không có y phục nên đã thay bằng bộ quần áo cũ của mẹ Nam Cung Bột, trông rất buồn cười!Chờ gã ăn xong Trinh Tâm nghiêm giọng :- Các hạ tướng mạo đôn hậu thiện lương nhưng tính tình nông nổi, bồng bột, phóng túng, không phải là chỗ dựa tốt cho đời một nữ nhân! Ta sẽ ở lại đây vài ngày xem chàng có khả năng sửa đổi hay không, rồi mới quyết định việc gá nghĩa phu thê !Nam Cung Bột nghe, tự ái sôi sục nhưng nghĩ lại rằng đối phương nói quá đúng, đành ngượng ngùng đáp :- Tại hạ biết mình lắm tật xấu, xin cố hoàn thiện để cô nương khỏi thất vọng!Nói xong, gã mỉm cười chua chát.Trinh Tâm nói ngay :- Chắc các hạ đang nghĩ đến cái ơn cứu mạng ta phải trả phải không ? Ta có thể hiến thân cho các hạ để đền ơn, nhưng sẽ dứt áo đi ngay khi thấy các hạ không xứng đáng là bậc trượng phu !Nam Cung Bột giật mình, không ngờ nữ lang lại nhìn thấu tâm can mình như vậy ! Gã bối rối biện minh :- Cô nương. chớ xem thường tại hạ như vậy ! Bột này vốn là kẻ thi ân bất cầu báo !Gã giả đò bực bội, rời chõng tre bỏ ra thuyền mà ngồi. Gã vừa giận lại vừa thẹn, lẩm bẩm chửi đổng :- Mẹ kiếp ! Ả la sát này quả là lợi hại ! Xem ra Bột ta đã gặp khắc tinh rồi ! Thân chết trôi mà kiêu kỳ, khó chịu còn hơn công chúa nữa ! Bột ta thà ở vậy chứ chẳng thèm hạ mình cầu cạnh !Nhưng dung nhan xinh đẹp và thân thể nõn nà lại ám ảnh mãi và đánh đổ câu nói hùng hổ lúc đầu !Nam Công Bột suy nghĩ :- Ả này kiều diễm như tiên, ăn nói mực thước, đầu óc thông tuệ, chắc xuất thân từ chốn quyền quí, có kênh kiệu một chút cũng là phải ! Nếu ta không chịu nhượng bộ thì đến chết cũng chẳng có nỗi một mụ vợ đẹp như thế. Hơn nữa, họ Nam Cung nhà ta vận chưa có người nối dõi, song thân dưới suối vàng sẽ chẳng vui lòng !Gã nghĩ ngợi vẩn vơ, nằm mơ tưởng đến người ngọc. Lát sau ngủ vùi vì một ngày làm việc mệt nhọc. Cuối canh tư, theo thói quen, gã giật mình thức giác, phát hiện trên người mình có tấm chăn đơn mới mua hồi trưa. Vậy là Trinh Tâm đã ra đây đắp cho gã. Nam Cung Bột xúc động và hài lòng :- Cô ả này trông dữ dằn nhưng đáng mặt vợ hiền ! Thấy bếp có ánh lửa, gã ôm mền đi về phía ấy, nhận ra cơm canh đã sẳn sàng!Trong suốt tháng trời, ngày nào Nam Cung Bột cũng đánh được rất nhiều tôm cá. Gã càng tin rằng Trinh Tâm là vận đỏ của mình, càng nễ sợ nàng hơn, và không dám uống một giọt rượu nào.Thấy Nam Cung Bột mua sắm cả vải vóc, người trong thôn đoán ngay là rằng gã sắp cưới vợ.Đám bạn rượu chặn đường níu kéo, hết lời trách móc và dọa sẽ đến nhà xem mặt người đàn bà đã chiếm mất tay nhậu của họ !Nam Cung Bột đã được Trinh Tâm dặn dò nên lạnh lùng cảnh cáo :- Bọn ngươi mà mò đến phá hỏng mối lương duyên của ta thì đừng trách. Bột này tàn nhẫn ! Đúng ngày Đại Cát, ta sẽ có bữa tiệc ra mắt !Nam Cung Bột rất có uy nên đám bằng hữu riu ríu nghe lời. Quả nhiên hôm sau Trinh Tâm nói với Nam Cung Bột :- Thời gian qua các hạ đã chứng tỏ mình là người có ý chí, dám vì hạnh phúc gia đình mà hi sinh sở thích của mình. Ta bằng lòng kết tóc xe tơ với các hạ, nhưng sau này, nếu các hạ quay lại tật xấu cũ, ta sẽ bỏ đi ngay !Nàng thở dài, dịu giọng :- Thực ra, nam nhân có uống vài chén cũng được! Song nếu lạm dụng thì con cái sẽ ngu ngốc, trì độn, chẳng đáng thương lắm sao ?Nam Cung Bột mừng rỡ cười hề hề :- Nàng dạy chí phải! Con cháu họ Nam Cung mà xuẩn ngốc thì coi sao được ! Ta hứa từ nay chỉ uống mỗi ngày nửa cân mà thôi !Trinh Tâm quắc mắt :- Không được ! Cho đến lúc ta thụ thai, các hạ không được uống một giọt nào cả ?Nam Cung Bột xụ mặt :- Chẳng lẽ trong ngày cưới cũng không được uống hay sao ?Trinh Tâm mỉm cười :- Hôm ấy thì cho phép uống ba chung, nếu quá thì một tháng sau mới động phòng !Nam Cung Bột nhịn thèm đã lâu, liền cười nhăn nhó : - Ba chung cũng được ! Đợi thêm một tháng chắc ta chết mất !Hiểu ý gã, Trinh Tâm đỏ mặt, càng bội phần quyến rũ !Mấy hôm rày biển động, thuyền chài không thể ra khơi, hai người quyết định nhân dịp này mà dựng nhà mới.Nam Cung Bột đã đốn được rất nhiều cây gỗ thẳng thớm, trong khu rừng già dưới chân núi Lam Sơn gần đấy !Mỗi ngày, bán cá xong là gã chạy ù về nhà, vào rừng tìm vật liệu, nhờ vậy mà trong một tháng đã đủ số.Chính Trinh Tâm là người vẽ kiểu nhà, và tự tay cưa cắt, đục đẻo những thân cây, trong lúc Nam Cung Bột đi đánh cá !Tối mười tám tháng mười, nàng bảo Nam Cung Bột : - Ngày mai chúng ta sẽ dựng nhà, khoảng vài ngày sẽ xong. Sau đó, các hạ có thể mời những bằng hữu thân thiết nhất đến dự tiệc ra mắt vào ngày hai mươi sáu! Nam Cung Bột phân vân :- Mình ta với nàng làm sao kịp trong ba ngày ? Hay là để ta rủ thêm vài gã trong thôn đến giúp ?Trinh Tâm lắc đầu :- Không cần đâu ! Ta với các hạ là đủ rồi !Nam Cung Bột nhăn mặt :- Sắp lấy nhau mà nàng còn xưng hô lạnh nhạt như thế được sao ?Trinh Tâm thẹn thùng cúi mặt, dịu giọng đáp : - Tướng công đừng giận thiếp !Nam Cung Bột khoan khoái cười ha hả :- Có thế chứ !Sáng hôm sau, ăn uống no nê xong, hai người bắt tay dựng nhà trên mảnh đất trống mé tả nhà cũ.Nhìn Trinh Tâm vác cây cột gỗ dài hơn trượng, thân to một vòng tay, bước đi thoăn thoắt, Nam Cung Bột mới biết nàng rất khoẻ , và bộ pháp kia là của một người đã dầy công luyện võ !Gã tự ái, ra sức đào cật lực những lỗ cột, lòng tự hỏi rằng nếu vợ chồng đánh nhau thì ai thắng, ai bại ?Đến chiều thì bốn dàn cột, gồm mười hai thân cây còn nguyên võ, đã được dựng lên sừng sững. Căn nhà này có ba gian chính, bếp và nhà tắm sẽ làm sau. Nam Cung Bột ngơ ngác hỏi :- Không có thang thì làm sao lên nóc mà bắc đòn dông ?Trinh Tâm mỉm cười , nhún chân bay vút lên, đứng vắt vẻo trên đỉnh cột cái, và nói vọng xuống :- Tướng công hãy đưa một đầu đòn dông lên cho thiếp !Nam Cung Bột tròn mắt sững sốt trước tài nghệ khinh công quán thế của nữ nhân. Gã ấp úng nói :- Té ra nàng là một cao thủ trong làng võ, chẳng hay nàng xuất thân từ môn phái nào vậy ?Trinh Tâm không đáp, sẳng giọng bảo :- Đừng nói nhiều, trời sắp tối rồi !Nam Cung Bột bắt đầu thấy sợ, mau mắn đưa đầu gỗ lên. Trinh Tâm nắm lấy một đầu, vung cước đá mạnh thân đòn, khiến nó bị hất ngược, vượt qua dàn cột kế cận và ngoan ngoãn nằm đúng vào vị trí. Động tác này chứng tỏ sức mạnh của chân và quyền lực của mỹ nhân. Cố định xong đầu bên này bằng lạt mây, Trinh Tâm đi trên đòn mà sang bên kia.Chỉ bốn ngày sau căn nhà đã hoàn thành, tuy đơn giản nhưng rất kiên cố, vách chung quanh được ghép bằng những thân cây to cỡ bắp chân.Sáng hai mươi ba, Nam Cung Bột chỉnh tề trong bộ y phục vải mới màu xanh nhạt, râu ria nhẵn nhụi, đi vào thôn Dương Sa tìm bằng hữu, mời họ đến dự tiệc cưới.Người nghèo đảo Hải Nam ít khi tổ chức hôn lễ rình rang, nhất là trong trường hợp cô dâu chú rể đều mồ côi, không họ hàng thân thích. Chỉ một bữa tiệc nhỏ, mời vài bô lão cao niên và bạn bè là đủ lễ !Nhưng việc Nam Cung Bột bỏ rượu cưới một cô gái lạ mặt đã kích động óc hiếu kỳ của mọi người trong thôn. Cả những người không nhận được thiếp hồng cũng tuyên bố là sẽ đến dự, bất chấp ý kiến của chú rể !Tổng cộng số khách lên đến hơn trăm người khiến Nam Cung Bột choáng váng, chạy về báo cáo với Trinh Tâm !Nàng tư lự tính toán :- Nay chúng ta làm nhà, mua sắm đồ đạc đã cạn tiền, nhưng chẳng thể để người trong thôn chê cười được! Thiếp sẽ thay đổi thực đơn, không mua gà vịt nữa mà sẽ đãi bằng món khác !Nam Cung Bột rầu rĩ :- Không gà vịt thì chăng lẽ cho họ ăn cá ? Dân chài sợ hải sản đến mọc ốc, họ sẽ chửi cho đấy !Trinh Tâm mỉm cười :- Tướng công cứ đi theo thiếp. Món này thì khách không thể chê được!Sáng hai mươi sáu, người trong thôn Dương Sa lũ lượt kéo đến nhà Nam Cung Bột. Họ hết lời trầm trồ khen người cơ ngơi mới của gã.Mùi thơm phưng phức từ bếp bay lên, xộc vào mũi khách, thấu tận đến ruột gan.Tần Khải, bạn chí thân của Nam Cung Bột, hít hà nuốt nước miếng ừng ực , tò mò hỏi :- Chẳng hay Nam Cung huynh đãi bọn ta món gì mà hương vị độc đáo thế kia ?Nam Cung Bột đắc ý đáp :- Ấy là món thịt dê núi rất bình thường, nhưng nhờ tài nghệ của chuyết thê nên mới thơm nức mũi như vậy ?Tần Khải trợn mắt kinh ngạc :- Ái chà ! Chẳng lẽ huynh đài lại khổ công lặn lội đến đỉnh núi Lam Sơn mà bắt chúng về đấy sao ?Mọi người tấm tắc khen ngợi bãn lãnh của Nam Cung Bột. Họ quên rằng bọn Sơn Dương sống trên những vách đá cheo leo, nhanh nhẹn phi thường, trừ phi Nam Cung Bột mọc cánh, hóa thành đại bàng mới mong bắt nổi! Chẳng qua gã nổi tiếng thực thà nên ai cũng tin !Đám khách nữ nhân đã ào vào bếp mượn cớ giúp đỡ chủ nhà để biết mặt cô dâu. Trinh Tâm đang tất bật cạnh năm chiếc nồi lớn, mặt mũi lem luốc nhễ nhại mồ hôi nhưng cũng đủ xinh đẹp để các bà ghen tỵ. Nàng nở nụ cười hòa ái, thân thiện, nói lời cảm tạ bằng một giọng ngọt ngào như mía lùi, chinh phục được ngay những mụ ngư dân chất phác.Trinh Tâm ít khi cười nhưng nụ cười của nàng lại có mị lực vô song, ai thấy cũng phải xuyến xao và sinh lòng ái mộ. Thế là đám nữ khách xăng xái phụ hợ, luôn miệng khen cô dâu hiền lành giỏi giang xinh đẹp !Vợ Tần Khải cao giọng :- Đại tẩu nhu mì thế này mà lão Tần Khải nhà em cứ bảo rằng Đại tẩu dữ như cọp, chưa cưới đã bắt Nam Cung huynh phải bõ rượu và bằng hữu !Trinh Tâm cười đáp : - Chuyến phu trước đây uống rượu quá nhiều nên phủ tạng bị tổn thương. Chư vị không thấy tròng mắt y hơi vàng và túi dưới mắt chảy xệ đấy sao ? Nếu y không bớt nhậu, chỉ ít năm nữa là đoản mệnh !Vợ Tần Khải sợ hãi bật thốt :- Chết cha ! Lão chết tiệt nhà em cũng có triệu chứng ấy , phen này phải bắt lão ta cai rượu mới xong !Mụ góa Hồ thị vốn từng ăn nằm với Nam Cung Bột nên cay cú xen vào bằng giọng mỉa mai : - Đại tẩu cứ làm như mình là lang y vậy ? Trinh Tâm thản nhiên đáp :- Tiểu muội học nghề thuốc từ năm lên tám, trừ chứng nan y thì không dám nhận kỳ dư đều có thể trị được! Ví dụ như bệnh hôi nách cua Hồ thư, tiểu muội chỉ cho ba thang là tuyệt căn!Hồ thị từ lâu vẫn khổ tâm vì cái mùi đáng sợ của cơ thể mình. Người trong thôn luôn diễu cợt mụ, và có kẻ độc miệng còn bảo rằng :- Lão Hồ Tứ không thể chết trong bão tố, chẳng qua vì quá khiếp sợ mùi hôi nách của vợ nên đã chèo thẳng vào lục địa mà lánh nạn!Nay nghe Trinh Tâm nói với giọng tự tin như vậy, Hồ thị cố nén thẹn thùng, hạ giọng khẩn nài : - Nếu quả Nam Cung Đại tẩu có tài y thuật cao siêu như vậy. Xin hãy ra tay chữa trị cho tiểu muội !Hồ thị đã ba mươi sáu, nhưng theo vai vế tuổi tác của Nam Cung Bột nên phải xưng là em ! Trinh Tâm gật đầu :- Ngày mai Hồ thư hãy đến đây, tiểu muội sẽ giúp cho !Thôn Dương Sa chỉ có một lão lang trung già nua, chậm chạp, lại không tinh thông các bệnh đàn bà nên đám nữ nhân phải cắn răng chịu đựng bệnh tật. Giờ thì họ nhao nhao khai hết với Trinh Tâm, nhờ nàng ra tay Biển Thước. Trinh Tâm vừa làm vừa lắng nghe và khẳng định rằng mình có đủ khả năng chữa trị.Thế là các bà, các cỗ xem nàng như nữ Bồ Tát giáng phàm, từ bõ vai khách, trở thành người nhà để phục vụ đám tiệc cưới.Trong lúc nhà bếp rộn ràng tiếng dao thớt, chén bát khua vang, thì nhà trên cũng đã được bày đủ mười bộ bàn tròn, phủ vải đỏ hẳn hoi.Hơn bốn ngàn cân cá đã đem lại cho Nam Cung Bột số bạc gần trăm lượng, một tài sản khá lớn đối với cuộc đời dân chài. Làm nhà xong gã còn hai chục lượng, do không phải mua thực phẩm nên có dư để mướn chén bát bàn ghế.Đám nam nhân vặn vẹo hỏi han đủ chuyện, từ lai lịch cô dâu đến nhúng mẻ cá dồi dào đều dặn, và cả việc ai đã giúp gã dựng nên ngôi nhà đồ sộ dài sáu trượng, rộng hai trượng nầy ? Nam Cung Bột chỉ cười khà khà chứ không trả lời !Giữa giờ tỵ, chén đũa và thức ăn đã được bọn nữ nhân dọn ra. Tuy chỉ có một loại thịt nấu thành năm món gồm : ba đĩa và hai tô kèm theo một đĩa rau thơm gừng, chanh, ớt, giềng !Chẳng ai biết tên của năm món này, chỉ nhận ra đĩa dồi lòng, đĩa thịt nướng, đĩa thịt luộc và một tô thịt nấu với măng ! Mùi thơm từ hai tô nghi ngút bốc khói kia khiến trưởng thôn là Tô Lão Đại rút ngắn thủ tục. Ông nuốt nước miếng, hắng giọng tuyên bố :- Lão phu đại diện bà con trong thôn Dương Sa, chứng nhận cho Nam Cung Bột ba mươi tám tuổi và Đặng Trinh Tâm hai mươi lăm tuổi nên duyên phu phụ. Chúc hai người sống đến lúc răng long đầu bạc !Rồi lão bảo tân lang và tân nương vái lạy bàn thờ tổ tiên, lạy lẫn nhau. Tô lão làm nhanh đến nỗi thức ăn vẫn còn nóng hổi !Hải Nam kém phần giáo hóa nên lễ nghi đơn giản chứ không rườm rà như Trung Nguyên. Lê thứ ở đây cũng chất phác thật thà và thô lậu. Họ Ồn ào thét lên lời chúc tụng cho đủ lễ rồi ngồi ngay vào bàn.Nam Cung Bột cao giọng mời khách cạn chung, động đũa.Bọn Tần Khải nhao nhao mời lại chú rể.Nam Cung Bột tiếp tân nương rồi uống một chung.Hôm nay, chàng trai già họ Nam Cung chững chạc trong chiếc trường bào lụa xanh màu nước biển, thắt lưng hồng. Trinh Tâm cắt rất khéo nên áo bào vừa vặn, làm nổi bật thân hình rắn chắc, cường tráng của tân lang !Nam Cung Bột vốn dĩ chẳng phải là người xấu trai, có điều mũi hơi tẹt, mắt một mí và miệng không rộng ! Giờ đây, niềm hạnh phúc to lớn đã làm rạng rỡ gương mặt gã bằng những nụ cười bất tận khiến gã dễ coi hơn !Tuy nhiên, dù gã có đẹp hơn vài phần nữa cũng chẳng thể xứng với một cô dâu trẻ măng và xinh đẹp tuyệt trần như Trinh Tâm ! Nàng thướt tha trong tấm áo hồng, cùng chồng đi các bàn để nhận tiền mừng của khách !Thôn Dương Sa có một tục lệ rất lý thú là cho khách dự hôn lễ được thiếu nợ. Ai sẵn tiền thì đưa ngay trong bàn tiệc, ai túng thiếu thì vẫn có quyền sang sảng tuyên bố, và sau này sẽ trả hoặc cấn trừ khi con nợ kết hôn.Ví dụ như trường hợp của Tần Khải. Mười năm trước gã cưới vợ, Nam Cung Bột không có tiền mừng nên mắc nợ một lượng bạc, đến nay vẫn chưa trả, lần này Tần Khải cười khanh khách nói :- Tiểu đệ xin dâng lễ mừng Đại huynh và Đại tẩu hai lượng bạch ngân, trừ đi một lượng hôm đám cưới tiểu đệ, còn lại một lượng xin cho thiếu ! Xem ra, Nam Cung Bột mắc nợ đám cưới khắp lượt quan khách nên Trinh Tâm hầu như chẳng thu được xu nào ! Nàng tủm tỉm cười, thầm công nhận tập quán này tuy kỳ quái nhưng rất haỵ Nó giúp mọi người ung dung vui vẻ đến chung vui với bạn bè mà chẳng hề mặc cảm. Phong tục này có lẽ xuất phát từ việc thu nhập thất thường của nghề ngư phủ. Có người hàng tháng không gặp may và cũng có người liên tiếp bội thu.Thực khách hết lời tán tụng năm món ăn do cô dâu chế biến từ thịt Sơn Dương. Cho rằng trên đời này không có sơn hào hải vị nào ngon hơn được.Do vậy họ bỏ qua việc Nam Cung Bột chỉ nhấp môi lấy lệ chứ không uống ừng ực như xưa.Tô Trưởng Thôn vui vẻ hỏi :- Chẳng hãy Tân Nương quê quán ở đâu mà lại biết cách nấu món thịt dê núi tuyệt diệu thế này ?Trinh Tâm thoáng đỏ mắt, ánh mắt có vẻ gì ranh mãnh và bí ẩn :- Bẩm Tô lão bá ! Tiểu nữ quê ở Hóa Châu !Tô trưởng thôn ngơ ngác :- Hóa Châu ở phủ nào nhỉ ?Tần Khải cười rộ, khoe khoang kiến văn :- Lão quả là ngớ-ngẩn, Hóa Châu thuộc Quảng Đông chứ đâu nữa ? Lão không thấy cô dâu nói tiếng gì sao ?Mọi người gật đầu khen phải và không ngờ rằng Hóa Châu là đất của An Nam, một nước nhỏ ở phía Tây đảo Hải Nam, vừa bị nhà Minh thôn tính !Đám nữ nhân, sau khi đem thức ăn ra cũng đã ngồi vào bàn, ăn ngấu nghiến. Đời ngư phủ nghèo nàn, thường chỉ được ăn tôm cá, nay gặp món lạ họ vô cùng khoái khẫu, tuy không ghiền rượu như đám nam nhân nhưng việc uống vài chung là chuyện thường.Hồ thị ngà say, bốc trong đám rau thơm một lá nhỏ hơn bàn tay, hai mặt đầy lông tơ mượt như nhung, cười khúc khích bảo :- Loại lá Trung Tiện Diệp này trong rừng Lam Sơn có rất nhiều , nó hôi nên chẳng ai dám ăn cả ! Không ngờ khi ăn chung với thịt Sơn Dương lại ngon đến như vậy !Hải Nam ở cùng vĩ độ với đất An Nam, chỉ cách xa hơn ngàn dặm nên hệ thực vật cũng tương tự ! Trung Tiện Diệp chính là lá mơ !Qúa trưa thực khách lảo đảo cáo từ và trên bàn không còn một miếng thịt nào !Vài ngày sau, người trong thôn Dương Sa loáng thoáng nghe tin thôn Ngư Hải kế cận bị mất mười hai con chó trong một đêm. Vụ án này khiến mọi người ngơ ngác, chẳng hiểu nguyên nhân, vì dân Hải Nam không ăn thịt chó bao giờ ! Ưu Đàm Hoa Tiếu Ngạo Trung Hoa Đánh máy: Vinh Hồi 2 Hải biên hỏa chiếu vânThần Long nhập Trung Nguyên Hơn một năm sau, đúng trưa ngày mùng một tháng mười một năm Ất Mùi, tức năm Vĩnh Lạc thứ mười ba, Trinh Tâm hạ sinh một bé trai bụ bẫm, nặng đến sáu cân. Nàng đặt tên cho con là Nam Cung Giao. Đứa bé có tiếng lạ là hai ngón chân cái hơi chĩa ra ngoài.Giao nhi giống cha ở nết ăn nên lớn nhanh như thổi , hơn năm đã biết đi. Tất nhiên, khi nó đứng thì hai ngón chân cái giao nhau ! Dân trong thôn lấy làm lạ, nhưng không biết đấy là đặc tính của người Giao Chỉ nước An Nam !Giao nhi càng lớn càng ăn rất khoẻ. Điều này đã an ủi Nam Cung Bột, vì dung mạo đứa bé giống mẹ chứ chẳng giống cha, cho nên nết ham ăn là chứng tích của giòng máu Nam Cung ! Cuộc sống gia đình gã giờ đây đã khá giả, nhờ tính cần kiệm của Trinh Tâm và cũng nhờ y thuật của nàng. Danh tiếng Dương Sa nữ đại phu đã lan ra những thôn kế cận, kẻ nghèo người giàu điều tìm đến khi đau ốm.Đám quả phụ trong thôn đã trở thành trợ thủ của Trinh Tâm, lo việc hái thuốc, phơi phóng và bào chế dược vị ! Nhờ họ, Trinh Tâm biết rõ gia cảnh từng bệnh nhân, tùy giàu nghèo mà tính tiền. Trinh Tâm dạy con rất nghiêm khắc, năm bốn tuổi đã cho học chữ và luyện võ. May thay, Giao nhi thông minh đỉnh ngộ chứ không ngốc như cha, học một biết mười, văn võ đều tiến bộ. Nó lại thừa kế nòi thần lực của Nam Cung Bột nên rất khoẻ mạnh, mới lên tám đã đánh bại cả đứa trẻ mười hai !Năm Bính Ngọ, Tuyên Đức Nguyên Niên, đời vua Minh Nguyên Tông, Giao nhi gần trọn mười hai tuổi. Cậu bé không vạm vỡ, to béo như cha những cũng cao hơn bọn tiểu hài đồng trang lứa !Giao nhi may mắn thừa hưởng hết những ưu điểm của song thân : Thân cao và rộng, mũi thẳng, mặt xương xương, mắt hai mí đen tuyền, hơi xếch về đằng đuôi, cằm đầy đặn. Tóm lại, Giao nhi là một cậu bé trai khá anh tuấn dù nước da ngăm đen như bất cứ người dân miền biển nào ! Rõ ràng, cậu giống mẹ nhiều hơn cha, nhưng Nam Cung Bột hài lòng vì gã chẳng ưa đôi mắt nhỏ và sống mũi tẹt của mình, ít ra thì Giao nhi cũng giống gã ở nết ăn và tính khôi hài.Nam Cung Bột vẫn ra khơi đánh cá vì chẳng thể ở nhà ăn bám vợ được.Một nam nhân chân chính phải làm việc gì đó dù nhỏ hay lớn.Việc giáo dưỡng Giao nhi là của Trinh Tâm, song Nam Cung Bột cũng tranh thủ dạy cho con trai cưng pho quyền pháp gia truyền. Gã không dạy đao pháp vì Giao nhi đã luyện pho Lạc Điểu kiếm pháp của giòng họ Đặng.Còn nghề bơi lội thì khỏi dạy vì Giao nhi ở dưới nước cũng thoải mái như trên cạn, thủy tính giỏi nhất trong đám thiếu niên.Chính Trinh Tâm cũng không biết xuất xứ của pho kiếm pháp Lạc Điểu tổ tiên họ Đặng đã truyền lại nhiều đời, và nhờ nó mà Đại tướng Đặng Dung, bào huynh của Trinh Tâm, đã trở thành Đệ Nhất Kiếm Thủ đất An Nam !Đặng Dung theo phò vua Trần Quang Trần Qúi Khách của An Nam khởi nghĩa chống Minh. Tháng chín năm Qúi Tỵ, một năm trước khi Trinh Tâm gặp Nam Cung Bột, thống binh đoàn quân viễn chinh triều Minh là Tân Thành Hầu Trương Phụ vào đến Thuận Hóa. Nửa đêm Đặng Dung đem quân tập kích Trương Phụ. Ông vượt qua được vòng vây vào đến tận thuyền của Trương Phụ. Do không biết mặt nên đã để họ Trương chạy thoát.Trận ấy, Đặng Dung đã một mình một kiếm trước mười tám cao thủ Trung Nguyên theo hộ vệ Tân Thành Hầu, dọa khiếp tướng sĩ nhà Minh !Bản lãnh siêu quần bạt tụy của Đặng Dung đã chứng tỏ được sự lợi hại của pho Lạc Điểu kiếm pháp. Giao nhi học võ từ năm lên bốn nên thuộc làu cả kiếm lẫn quyền pháp, khinh công cũng khá !Đầu tháng bảy năm ấy, đoàn thuyền chở lương sang tiếp viện quân binh ở An Nam gặp bão, phải ghé vào đảo Hải Nam để sửa chữa những cột buồm bị hư hại.Ba mươi chiếc thuyền chở lương này thả neo ở một đoạn bờ biển cách thôn Dương Sa vài dặm. Bọn thủy binh la cà vào thôn ăn nhậu, oang oang khoe tầm quan trọng của nhiệm vụ hậu cần. Chúng còn khai ra cả mục đích lẫn danh tính của vị chỉ huy, tham tướng Trương Năng, bốn mươi lăm tuổi, mười tám năm trước từng theo Tân Thành Hầu Trương Phụ chinh phạt An Nam.Lần này, Trương Tham Tướng phải quay lại An Nam vì lão Lê Lợi nào đó đã nỗi dậy, cách nay mười năm, đánh cho quân nhà Minh chạy dài !Nam Cung Bột đến nhà Tần Khải chơi, nghe được chuyện này, về kể lại cho vợ nghe !Đêm ấy Trinh Tâm không ngủ, sáng ra, chờ trượng phu ăn điểm tâm xong, nàng quì xuống đất lạy ! Nam Cung Bột thất kinh vội đỡ lên, nhăn mặt hỏi :- Vì sao phu nhân lại làm như vậy ?Trinh Tâm bật khóc, rồi gạt lệ nói với giọng kiên quyết :- Tướng công cũng đã biết thiếp là một nữ tướng của An Nam. Mười năm qua, vì thương chàng và Giao nhi mà nấn ná ở lại chốn này chứ không về cố thổ góp sức với Lê Lợi kháng Minh ! Nhưng nay nếu để đoàn lương thuyền đến được An Nam thì nghĩa quân nguy mất ! Gia dĩ, gã Trương Năng kia chính là một tên đại ác, từng giết hạ hàng ngàn người Giao Chỉ vô tội. Lúc áp giải tù binh về Trung Hoa, Trương Năng còn hành hạ bọn thiếp rất tàn nhẫn, khiến vua Thịnh Quang phải nhảy xuống biển và gia huynh Đặng Dung cắn lưỡi chết theo. Sau đó, gã và tám tên nữa định cưỡng bức thiếp, may mà thiếp kịp nhãy ra khỏi thuyền, và được tướng công cứu vớt !Nam Cung Bột ràu rĩ ngắt lời : - Thế phu nhân định sẽ làm gì ?Trinh Tâm đáp :- Lát nữa, gia đình chúng ta sẽ thu xếp hành lý, giả vờ về thăm quê của Tướng công ở Cán Châu. Chàng cứ đem Giao nhi đi, còn thiếp sẽ quay lại, tìm cách giết Trương Năng và đốt đoàn thuyền lương !Giao nhi sợ hãi kêu lên : - Hài nhi không để mẫu thân đi một mình được. Có chết thì cả nhà cùng chết chung !Nói xong, cậu bé bật khóc nức nỡ, ôm chặt lấy từ mẫu !Nam Cung Bột tần ngần suy nghĩ một lúc lâu, rồi mỉm cười thê lương, nhìn Trinh Tâm bằng ánh mắt âu yếm :- Này nương tử ! Bột ta vốn chẳng tán thành việc giết người cướp đất của triều đình ! Trung Hoa rộng mênh mông, người ở không hết, hà tất phải đi xâm lăng nước khác ? Ta tuy là người Hán nhưng chẳng mù quáng đến nỗi ủng hộ kẻ ác. Ta sẽ cùng nàng xuất thủ, chắc chắn sẽ thành công mà còn bảo toàn được mạng sống ! Ta không muốn mất vợ và cũng chẳng nỡ để Giao nhi mồ côi mẹ !Trinh Tâm mừng rỡ quì xuống lạy tạ :- Tướng công nếu được đại nghĩa, không ngại tiếng phản tặc, khiến lòng thiếp mừng vì gởi thân chẳng lầm người !Nam Cung Bột nghiêm giọng :- Nhưng chỉ một lần này thôi ! Dĩ hậu, nàng đừng dây vào ân oán giữa hai nước nữa !Trinh Tâm gạt lệ hứa :- Thiếp hiểu được nỗi khổ tâm của Tướng công ! Sau trận này, chúng ta sẽ về Trung Nguyên sinh sống! Đời thiếp sẽ trọn vẹn thuộc về họ Nam Cung, nhưng việc truy tầm tám tên cao thủ cận vệ của Trương Phụ, để báo thù cho gia huynh là vua quan nhà Hậu Trần, Giao nhi sẽ phải cáng đáng !Nam Cung Bột gật gù :- Tất nhiên là thế ! Ta cũng không chịu buông tha những kẻ đã hành hạ và định cưỡng bức người vợ xinh đẹp của ta !Trinh Tâm thẹn thùng nguýt phu quân :- Tướng công quả là không biết thẹn ! Trong lúc này mà chàng còn đùa được sao ?Nhưng chính câu nói bỡn của Nam Cung Bột đã khiến lòng người nhẹ nhõm. Giao nhi cười khúc khích :- Hôm nay hài nhi thấy phụ thân oai phong khác hẳn thường nhật !Trinh Tâm đỏ mặt tát yêu con:- Ngươi nói nhăng gì thế ? Ta có bao giờ lấn lướt cha ngươi đâu ?Giao nhi nheo mắt, ranh mãnh đáp :- Mẫu thân rất hiền, nhưng không hiểu sao người trong thôn ví phụ thân bằng cái tên Tam Bôi Tiên Sinh ? Họ bảo rằng mẫu thân chỉ cho chồng uống mỗi ngày ba chén rượu mà thôi, nếu quá mức thì cấm vào giường trong một tháng !Nói xong, cậu bé vuột nhanh khỏi tay mẹ để tránh bị đòn! Giao nhi núp sau lưng cha, cười giòn dã !Trinh Tâm vừa thẹn vừa giận đuổi con trai chạy vòng quanh chồng.Nam Cung Bột chụp tay nàng giữ lại, từ tốn nói : - Giao nhi có tính hay đùa giống ta, nàng giận làm gì ! Giờ hãy bàn kế hoạch cho chu đáo để khi hành sự không sơ suất.Đến chiều thì cả thôn Dương Sa biết việc gia đình Nam Cung Bột về Cán Châu thăm mộ tổ tiên, và có thể sẽ ở lại luôn để Giao nhi được học hành tử tế hơn !Nhà cửa được giao cho Tần Khải chăm sóc. Nếu vợ chồng Nam Cung Bột không trở lại thì coi như tặng luôn cho họ Tần.Sáng hôm sau, nhằm ngày mùng chín tháng bảy, dân trong thôn Dương Sa bịn rịn tiễn đưa gia đình Nam Cung. Đám nữ nhân sa lệ khóc ròng vì lưu luyến Dương Sa nữ đại phụ Nàng ma đã chửa bệnh và làm người bạn tốt của họ, trong suốt mười năm qua !Trinh Tâm cũng ngậm ngùi khi phải chia tay những người dân chài chất phác, quê mùa này. Họ không thiếu những tật xấu của người nghèo như tham rặt, khôn vặt và nhiều chuyện. Nhưng bản chất nhân hậu, chuộng việc nghĩa, họ chẳng khác gì đồng bào của nàng ở bên kia biển ! Chạnh lòng tham của bọn vua chúa Trung Hoa đã gây nên cảnh chém giết giữa hai dân tộc vốn hiền lành, hiếu khách !Giao nhi cũng gồng mình nhận những cú phát thật mạnh của bọn trẻ làng chài, và đáp lễ lại để giã từ. Cậu bé không hề thấy đau nhưng nước mắt sầ cứ tròn mau. Đứa bé nào cũng khóc khi phải xa rời nơi mà cả cuộc đời thơ ấu đã trôi qua vui vẻ !Nam Cung Bột xiết chặt từng người trong đám nam nhân lần cuối rồi khàn giọng thúc giục vợ con lên xe ngựa. Gã đã mua một cỗ xe độc mã để chỡ thê tử và hành lý.Cỗ xe lăn bánh đi về hướng Bắc, khuất dần sau những cụm dương xanh thẫm. Người trong thôn giải tán, ai về nhà nấy, và không biết rằng Nam Cung Bột đã cho xe rẽ vào cánh rừng già dưới chân núi Lam Sơn, cách nhà cũ chừng sáu dặm.Trời vừa tối hẳn, Nam Cung Bột và Trinh Tâm, toàn thân hắc y, mặt bịt kín, âm thầm quay lại nhà mình.Họ vào bếp mang những túi dầu cá lanh ra chất đầy thuyền, rồi chèo về hướng đoàn chuyên chở lương. Ngoài lúa và ngũ cốc, ba mươi chiếc thuyền lớn này còn chở theo cả quân nhu, như y phục, lu bạt, chăn mền, cung tên, yên cương !Mỗi loại đều có tầm quan trọng như nhau nên được phân tán đều khắp lượt, để phòng có đắm vài chiếc cũng không ảnh hưởng đến đại cục.Thực ra, chỉ có hai mươi chín chiếc thuyền cò hàng, chiếc soái thuyền của tham tướng Trương Năng dành cho các võ quan.Trời bão nên gió rất lớn, Trương Năng phải thả neo, và buộc dính các thuyền lại với nhau, để tạo thế liên hoàn vững chắc. Như thế, quân sĩ có thể chuyển vật liệu sta chùa từ thuyền này sang thuyền khác một cách dễ dàng.Những cột buồm gẩy đã được thay thế bằng loại gỗ tốt trong rừng Lam Sơn. Họ Trương định sáng mốt sẽ khởi hành nên tối nay mở tiệc mừng.Hải Nam cách xa An Nam hàng ngàn dặm, chẳng có kẻ địch nào đe dọa nên Trương Năng cho lính thả giàn. Cuối canh ba thì chẳng còn mấy tên tỉnh táo ! Chúng được quyền ngủ đến tận chiều mai cho lại sức để sáng mười một ra khơi, vì bão đã tan.Cuối canh ba phu thê Trinh Tâm đã lần lượt tưới dầu hết hai mươi chín chiếc thuyền hàng.Soái thuyền nằm giữa, hai vợ chồng chia nhau mỗi người một đầu tiến vào, và gặp nhau ở đấy. Soái thuyền của Trương Năng là một du thuyền có hai tầng, được canh giữ nghiêm mật, đèn đuốc sáng trưng.Bên trong, bọn võ tướng vẫn còn ăn uống và thưởng thức lời ca, điệu múa của đám ca nhi được mời về từ trấn Hải Hoa gần đấy.Phu thê Trinh Tâm ẩn ở thuyền bên cạnh nhìn sang. Nam Cung Bột tư lự nói : - Này nương tử ! Cạnh Trương Năng còn có rất nhiều quan quân, chúng ta mà đánh vào, chưa chắc đã giết được họ Trương, có khi còn bõ mạng. Mong nàng xem tưởng việc đốt lương hận thù riêng và nghĩ đến con thơ mà tạm gát việc giết Trương Năng.Trinh Tâm mỉm cười :- Tướng công quả là cao kiến, thiếp xin tuân mệnh !Tình mẫu tử bao la đã thắng được lửa hận thù , Trinh Tâm quay lại nửa đoàn thuyền của mình, bật hỏa tập châm lửa đốt chiếc thuyền hàng bên cạnh soái thuyền. Nam Cung Bột cũng khai hỏa chiếc thứ hai. Như vậy, soái thuyền bị kẹp vào giữa, chắc chắn sẽ bị cháy lây.Từ chiếc thứ ba trở đi, công việc càng khó khăn, vì bọn thủy quân ở hai thuyền trước đã báo động vang trời. Trinh Tâm và Nam Cung Bột phải ra sức chém giết mới tiến sang được thuyền khác mà châm lửa.Dù Minh Thành Tổ Chu Lệ đã băng hà nhưng Nam Cung Bột không biết điều ấy, nên dồn hết giận hờn vào thanh đao, bổ những nhát như trời giáng, quét bay bọn thủy quân đang choáng váng cơn say rượu, nên đám binh lính lấy hết sức lực và dũng khí la hét cho oai chớ không dám trực diện đương đầu với gã hắc y to lớn như hộ pháp kia. Nhờ vậy, Nam Cung Bột đỡ phải áy náy vì phải giết đồng bào của mình.Bên này, Đặng Trinh Tâm không nhân từ như trượng phu, xuất thủ rất tàn nhẫn. Tuy sức lực không bằng Nam Cung Bột song đường kiếm của nàng nhanh nhẹn và hiểm ác tuyệt luân. Mối hận vong quốc đã biến nàng thành mãnh hổ, chém giết chẳng nương taỵ Luồng kiếm quang lấp loáng dưới ánh lửa hồng trông tựa như màu máu.Bọn thủy quân nhà Minh thấy đối phương đi đến đâu thì máu chảy đầu rơi, nên sợ hãi nhảy cả xuống biển cầu sinh.Trương Năng và đám võ quan đã rời ngay soái thuyền, bõ của chạy lấy người, vì biết các thuyền hàng đều chứa thuốc súng ! Quân Minh đã đem cả đại pháo sang An Nam để trấn áp nghĩa binh Lê Lợi. Quả nhiên, hai chiếc thuyền cạnh soái thuyền phát nổ trước. Ngàn cân hỏa dược phá nát thuyền, biến thành ngọn lửa khổng lồ, chụp xuống thuyền kế bên.Thời Tam Quốc, trong trận Xích Bích, Tào Tháo từng bị dụ mà nối các chiếc thuyền lại với nhau, để rồi bại trận. Giờ đây, Trương Năng cũng tự se dây trói mình bằng kiểu ấy.Lần lượt, từng chiếc thuyền phát nổ long trời lỡ đất, đánh thức bách tính Dương Sa cũng như những thôn gần đấy.Dù còn đến gần hai chục thuyền lương chưa được châm lửa, nhưng phu thê Nam Cung Bột cũng nhảy xuống biển đào tẩu, vì biết rằng trước sau gì chúng cũng tan tành.Hai người bơi một mạch về hướng Bắc, đến đoạn bờ biển đã hẹn trước rồi cùng nhau phi thân về hướng rừng Lam Sơn.Trinh Tâm hân hoan bởi góp được công lao với quê nhà, nhưng biết lòng trượng phu đang nặng trỉu vì áy náy, nên nàng chẳng dám nói cười.Về đến chỗ đậu xe, không thấy Giao nhi đâu, hai vợ chồng kinh hãi gọi vang. Trinh Tâm giận dữ nói :- Chắc là nó đã ra bờ biển xem cảnh thuyền cháy ! Chúng ta phải quay lại đấy tìm mới được !Họ vội vã lướt đi, lòng đầy lo lắng. Bờ biển sáng rực và vẫn còn vang dậy tiếng nổ khủng khiếp củanhững chiếc thuyền cuối cùng. Hai vợ chồng vừa chạy vừa trừng mắt quan sát, cố tìm cho ra vóc dáng nhỏ bé của đứa con yêu.Khi còn cách đám cháy hơn dặm, Trinh Tâm mừng rỡ rú lên khi thấy Giao nhi đang cầm tiểu đao chạy ngược về phía mình. Nàng lao đến ôm con thơ, nhận ra nó ướt như chuột lột.Trinh Tâm nỗi cơn lôi đình :- Giao nhi ! Vì sao con lại dám cãi lời song thân lần đến chỗ hiểm nguy !Nam Cung Bột cũng càu nhàu :- Ngươi quả là khó dạy ! Ta phải đánh đòn mới được !Giao nhi thản nhiên nhe răng cười :- Hài nhi nghe song thân bàn bạc kế hoạch, đoán rằng Trương Năng sẽ phải nhãy ra khỏi thuyền để bơi vào bờ. Vì vậy, hài nhi đã phục sẵn dưới nước, ìn đâm cho lão ta một nhát chết toi ! Trương Năng là người duy nhất biết việc mẫu thân nhãy xuống vùng biển Dương Sa mười ba năm tnrớc. Nếu để lão sống sót thì lai lịch của mẫu thân sẽ bại lộ, di hại đến cả giòng họ Nam Cung ! Lệnh truy nã chúng ta sẽ được thông báo khắp cả nước, dẫu đi đến đâu cũng khó sống.Trinh Tâm bàng hoàng trước lập luân của con thơ, biết rằng mình đã phạm một sai lầm rất lớn, may mà Giao nhi đã kịp sửa chữa.Nàng sung sướng ôm chặt ái tử và khen ngợi : - Ôi Giao nhi ! Con còn nhỏ mà đã suy nghĩ chu toàn đến thế sao ?Nam Cung Bột cũng hổ thẹn vì chính gã đã khuyên Trinh Tâm đừng giết Trương Năng. Gã chửa thẹn bằng cách nghiêm giọng trách móc :- Nương tử ôm thù hận mà dạy con nên Giao nhi mới từng tuổi này đã dám giết người. Ta thật chẳng hài lòng chút nào cả !Trinh Tâm cũng thấy đau lòng khi nghĩ đến cảnh con thơ tay nhúng máu. Nàng thở dài não nuột :- Thiếp biết lỗi mình ! Nguyện sẽ dạy dỗ Giao nhi cẩn thận hơn !Nàng buồn rầu bảo con :- Giao nhi ! Đạo làm người phải xem chữ nhân làm trọng, nếu con hiếu sát như vậy thì có khác gì bọn quân Minh man rợ, đã từng giết hại người An Nam đâu ?Giao nhi gật đầu hối lỗi rồi lại cười ngay :- Lúc đầu hài nhi cũng run tay không dám đâm lão họ Trương. Nhưng nghĩ đến cảnh lão ức hiếp mẫu thân là lửa giận lại sôi lên. Trừ cha ra, hài nhi chẳng muốn ai phạm đến cơ thể ngọc ngà của mẫu thân cả !Nam Cung Bột phì cười còn Trinh Tâm thẹn chín người, phát mạnh vào lưng con trai : - Tiểu quỉ quá lắm ! Ngày ấy ta kịp nhãy xuống biển, có bị chúng đụng chạm gì đâu ?Giao nhi cười hì hì :- Ai mà biết được ? Có thể mẫu thân mắc cỡ nên nói thế đấy thôi !Biết sắp ăn đòn, Giao nhi chạy ù đi ngay ! Nam Cung Bột đắc ý nói :- Ai bảo rằng nó không giống ta ? Tiểu quỉ này quả chẳng biết sợ là gì ! Dẫu hoàn cảnh nào cũng đùa giỡn được ! Ngày xưa ta cũng có tật sờ vú mẹ cho đến năm mười tuổi mới thôi !Trinh Tâm thẹn quá hóa giận, đấm vào ngực trượng phu.Nam Cung Bột chụp lấy tay nàng kéo đi, chạy theo con trai !Hai tháng sau, gia đình Nam Cung Bột đến Cảnh Đức Trấn, thuộc đất Giang Tây! Vì phòng xa, họ đã không định cư ở đất Cán Châu như dự kiến ban đầu.Chắc chắn Tri huyện Hải Nam sẽ cho điều tra vụ đốt thuyền lương và có thể nghi ngờ nhà Nam Cung. Nhưng may thay, sự việc lại diễn biến theo một chiều hướng khác. Gã phó tướng Trương Năng vì sợ rơi đầu nên đã đưa đám tàn quân lên chiếc thuyền duy nhất còn sót lại, trốn sang quần đảo Phù Tang. Không có nguyên cáo cũng như nhân chứng, Tri huyện Hải Nam đành phải làm tờ trình gởi về cho Tri phủ Quảng Đông.Nội dung là : Đoàn lương thuyền vô cớ phát nổ, không một ai sống sót ? Ưu Đàm Hoa Tiếu Ngạo Trung Hoa Đánh máy: Vinh Hồi 2b Hải biên hỏa chiếu vânThần Long nhập Trung Nguyên Cảnh Đức Trấn là địa phương sầm uất, trù phú nhất Giang Tây thời ấy. Nơi đây có đến mấy trăm lò gốm, sản phẩm nỗi tiếng khắp Trung Hoa và hải ngoại. Ngày ngày, thương lái các nơi và bọn Tây Dương đến mua hàng, khung cảnh cực kỳ náo nhiệt. Nhưng sanh nghề tử nghiệp, đa số dân trong trấn và quanh vùng đều mắc những chứng bệnh về đường hô hấp. Khói từ lò gốm đã làm ô nhiễm bầu không khí, và ảnh hưởng đến sức khoẻ của bách tính ! Vậy là y thuật của Trinh Tâm có đất dụng võ. Chỉ sau vài tháng nàng đã nổi danh thần y, có rất nhiều thân chủ! Nam Cung Bột bỏ nghề đánh cá, phụ giúp ái thê việc thuốc men vì Giang Tây không có biển.Năm Chính Thống thứ nhất đời Minh Anh Tông, Nam Cung Giao tròn hai mươi hai tuổi , đã có thêm hai em gái. Tuy An Nam đã giành được độc lập nhưng Trinh Tâm vẫn chưa quên mối thù giết anh, liền cho trưởng tử lên đường.Nam Cung Bột đã sáu mươi mốt tuổi. Người già thường an phận nên lão không tán thành việc báo thù, nhưng biết tính tính kiên quyết của vợ, đành phải ngậm miệng. Hiểu ý cha Nam Cung Giao cười bảo :- Nam nhi chí tại bốn phương ! Nay hài nhi giỏi võ hơn văn, chẳng lẽ lại sớm lấy vợ sanh con, sống đời tẻ nhạt ở chốn đầy khói bụi này ? Năm xưa, phụ thân đã chẳng từng bỏ nhà vác đao đi lang bạt đấy sao ?Chàng ranh mãnh đảo mắt nói : - Hài nhi sẽ mang về năm sáu cô vợ đẹp để khỏi bị ăn hiếp như phụ thân ! Người này không cho ngủ thì ta chui vào giường khác !Nam Cung Bột phá lên cười khanh khách, còn Trinh Tâm thì đỏ mặt. Ở tuổi bốn mươi tám, bà vẫn còn rất thon thả và quyến rũ khiến trượng phu mê như điếu đổ. Chính nhờ sự nghiêm khắc của bà mà Nam Cung Bột sống điều độ, giữ được vẻ cường tráng, dù đã bước qua tuổi lục tuần.Trinh Tâm nén thẹn thùng, nghiêm giọng dạy con :- Tửu sắc là hai việc mà bậc chính nhân luôn cẩn trọng ! Nam nhi mà đa mang tình ái thì chẳng dựng nên nghiệp lớn !Nam Cung Giao vòng tay chính sắc đáp :- Hài nhi luôn ghi nhớ những lờl vàng ngọc của mẫu thân. Sau này xuất đạo, mỗi ngày chỉ uống ba chung, còn lấy vợ thì chỉ ba người mà thôi !Biết chàng nói bỡn, Nam Cung Bột cười hô hố để chọc ghẹo bà vợ xinh đẹp và dữ như cọp của mình. Nào ngờ Trinh Tâm lại gật đầu : - Giao nhi có tướng đào hoa lắm thê nhiều thiếp, ắt sẽ khổ vì tình. Nay con đã hứa thì phải giữ lời, nếu lấy đến người thứ tư thì ta không thừa nhận đâu đấy !Nam Cung Giao ngỡ ngàng, còn Nam Cung Bột thì lẩm bẩm :- Mẹ kiếp ! Không ngờ thằng bé này lại tốt số hơn mình ! Gần tháng sau, trong thành Nam Kinh, cạnh sông Trường Giang xuất hiện một chàng trai mặc trường bào xanh nước biển thắt lưng và dây buột tóc màu vàng nhạt. Trên gương mặt trắng trẻo kia ló đôi lông mày chữ nhất đen như hai vệt mực, đôi mắt trong sáng, tinh anh. Sống mũi thẳng với chuẩn đầu tròn đầy, và đôi môi không mỏng không dầy. Bảo rằng anh tuấn phi phàm thì e quá lời, nhưng khi chàng ta cười, lúm đồng tiền ở má trái sao duyên dáng lạ lùng ! Nhìn lâu chúng ta sẽ phát hiện ánh mắt kia có chút gì ranh mãnh, pha chút diễu cợt.Nam Cung Giao kế thừa được hết những ưu điểm của song thân : tính lạc quan, vui vẻ của cha và sự thông minh, kiên quyết của mẹ. Lần đầu tiên đến chốn phồn hoa đô hội, chàng trai xứ biển ngây ngất ngắm nhìn cảnh vật, môi điểm nụ cười thán phục. Nam Kinh ngày xưa chính là Kim Lăng, nơi Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương chọn làm Đế Đô, và đặt cho cái tên rất kêu là Ứng Thiên Phủ.Nhưng sau khi con trai thứ của Thái Tổ , Yên Vương Chu Lệ , cướp ngôi cháu là Huệ Đế Chu Doãn Văn, đã cho dời đô về Bắc Kinh. Minh Thành Tổ Chu Lệ là một vị vua có tài trị nước.Việc thiên sư lên phía Bắc có một ý nghĩa chiến lược rất quan trọng. Vì mối hiểm họa hình của Trung Hoa là bọn rợ phương Bắc như Mông Cổ, Mãn Châu, chứ chẳng phải những nước nhỏ ở phía Nam như Giao Chỉ, Miến Điện, Tây Tạng.Nam Kinh giờ đây chi còn là cố đô, song tập trung không ít những vị đại thần đặc phái của triều đình, chịu trách nhiệm từ sông Trường Giang trở về Nam. Những tù binh An Nam, Chiêm Thành, cùng tất cả sách vở tịch thu, đều ở cả Nam Kinh !Nam Cung Giao đến đây không phải vì các tù nhân hay cổ thư mà vì một người có trên là Quách Tường An, hiện giữ chức Nam Kinh Binh Bộ Thượng Thự Nghĩa là họ Quách nắm binh quyền ở các phủ phía Nam. Do việc Bắc Kinh ở tận cực Bắc xa xôi, cách Vạn Lý Trường Thành chỉ vài trăm dặm nên Nam Kinh hầu như có cả một triều đình nhỏ, các bộ đều cử đại diện đến đây.Hơn hai mươi năm trước, Quách Tường An là một võ tướng dưới quyền Tân Thành Hầu Trương Phụ, sang chinh phạt An Nam. Lão giết người như ngoé, kể cả lương dân vô tội và đàn bà con trẻ ! Lão cũng là một trong những kẻ đã hành hạ tù binh và định cưỡng bức Trinh Tâm.Vì chuyện xảy ra đây hai mươi mấy năm nhưng thù nhà nợ nước đã luôn ám ảnh người nữ kiệt họ Đặng. Bà đã nung nấu lửa căm hờn trong lòng con trai bằng những câu chuyện thương tâm do bọn quân binh tàn ác gây ra. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của Nam Cung Giao.May mà cha chàng tánh tình phóng khoáng, rộng rãi, nên đã giảm nhẹ ấn tượng sắc máu trong tâm hồn thơ dại. Song dẫu sao, Nam Cung Giao cũng quyết lấy đầu Trương Phụ và đám quan võ ác ôn kia. Chàng tìm chỗ trọ, gởi ngựa và hành lý, đi dạo khắp nơi, chủ yếu là quan sát dinh thự của Nam Kinh Binh Bộ Thượng Thư họ Quách. Cơ ngơi của Quách Tường An nằm gần cổ cung, nơi ngày xưa Chu Nguyên Chương trị vì.Giờ thì Hoàng Cung đã trở thành Hoàng Cung để vua mới nghỉ ngơi, mỗi khi có dịp Nam du.Khu vực này còn có khá nhiều dinh thự của các quan to khác, được bảo vệ nghiêm mật. Đường không cấm đi song lúc nào cũng có những đoàn quân sĩ tuần tra qua lại !Con đường quan cách này được đặt tên là đường Hoàng Cung. mặt lộ rộng bốn mươi bước chân lát đá bằng phẳng, hai bên đường trồng toàn những cây hoàng xương xanh thẵm !Các kiến trúc trên đường rất đẹp và đầy nét cổ kính nên được du khách bốn phương chiếu cố, người qua kẻ lại tấp nập.Đi nhiều ắt phải mỏi chân, khát nước. Do vậy có nhiều vị quan muốn chứng tỏ mình liêm khiết, giàu có nhờ tài kinh doanh của vợ, liền mở trà lâu, tửu quán ngay mặt tiền.Đấy là những người ít quyền lực làm ở những ngành không quan trọng, chứ Binh Bộ Thượng Thư thì chẳng thể muối mặt được. Nhưng xeo xéo trước mặt dinh thự họ Quách có một tòa Phú Qúi Đại tửu lâu. Chủ nhân tửu lâu này là phu nhân của quan Thị lang Bộ Hộ họ Tả.Từ trên tầng hai, Nam Cung Giao có thể quan sát bao quát cơ ngơi của Quách Tường An.Đã trót mang tên là Phú Qúi nên nơi đây chỉ tiếp toàn những người sang cả đất Nam Kinh. Rượu và thức ăn đều đắt gấp ba lần quán khác, khiến kẻ trung lưu cũng chẳng dám vào !Nhưng sanh ý của Tả phu nhân rất thịnh vượng vì quán của bà là chỗ giao dịch làm ăn. Ai có việc muốn nhờ vả lo lót tất sẽ mời các quan đến đây thương lượng. Cũng là chỗ đồng liêu, bá quan Nam Kinh không sợ Tả phu nhân tiết lộ bí mật của mình ! Họ lại chẳng phải là người trả tiền ăn nhậu, nên cứ khăng khăng đòi đến Phú Qúi Đại Tửu Iâu cho an toàn !Nam Cung Giao xuất thân nghèo khó, lại căn cơ hà tiện chẳng khác mẫu thân. Chàng bấm bụng mua bộ y phục bằng gấm thượng hạng để được vào chốn sang trọng này. Chàng mỉm cười xót xa khi gọi rượu thịt, biết rằng hầu bao sắp thủng !Trên đầu Nam Cung Giao còn một tầng nữa, dành riêng cho các quan thù tiếp bọn trọc phú, thương nhân. Tửu khách chân chính chỉ được ngồi ở tầng trệt và lầu một . Song từ đấy, khách vẫn có thể nhìn thấy núi Tây Hà ở ngoại thành.Tây Hà là một thắng cảnh đất Kim Lăng , cứ mỗi độ thu về, sau tiết sương giáng, lá cây phong, cây hoàng lư, cây thị trên núi trở nên đỏ rực, cảnh tượng muôn phần xinh đẹp, hấp dẫn bách tính và du khách. Người xưa có câu : &quot;Lá Sương Giáng đỏ hơn hoa tháng hai &quot; , là để chỉ trường hợp này !Do vị trí thuận tiện nên tầng hai rất đông khách, đa số là con cháu các quan và thế gia công tử đất Nam Kinh.Không muốn nhiều người nhận ra sự hiện diện của mình ở chốn này, Nam Cung Giao tính tiền rồi rời Phú Qúi Đại tửu lâu. Với đôi mắt tin tưởng và trí nhớ tuyệt luân, chàng đã nhớ rõ cách bố trí nhà cửa thông tư dinh Quách Thượng Thư.Tuy không thể sánh với cha nhưng sức ăn của Nam Cung Giao cũng gấp ba người thường. Đĩa thức ăn lúc nãy chẳng thấm tháp gì, nên chàng tìm đến một phạn điếm hạng trung để ăn cho no. Đầu canh ba đêm ấy, Nam Cung Giao thay áo dạ hành, mặt bịt kín tìm đến sào huyệt của kẻ thù !Sau gần hai mươi hai năm trị vì, Minh Thành Tổ đã khiến nước Trung Hoa trở nên hùng mạnh, phú cường.Triều cương vững vàng, đất nước thanh bình, chỉ ở những địa phương xa xôi mới có giặc cướp, còn chốn phồn hoa thì cùng lắm là vài tên trộm vặt. Nam Kinh là trọng địa thứ hai, tập trung quan quân phương Nam nên lại càng an toàn, nhiều năm liền chưa hề xảy ra trọng án. Song cũng vì vậy mà bọn quân sĩ phòng vệ mất cảnh giác, tuần tra, canh gác lấy lệ, lòng chắc mẩm rằng sẽ chẳng có gì xảy ra !Trinh Tâm là người nghiêm khắc, tuy thương con nhưng không hề nương tay khi dạy dỗ, nhờ thế Nam Cung Giao rất chuyên cần rèn luyện võ nghệ ! Là nam nhân, lại có thần lực hơn người, hiện nay, bản lãnh chàng đã cao hơn thân mẫu. Nếu không được thế thì Trinh Tâm đã chẳng yên lòng cho con đi báo huyết thù !Trinh Tâm có tài học đạo và ký ức rất tốt, đã vẽ lại chân dung Trương Phụ và chín gã võ quan ác độc. Nam Cung Giao nhớ nằm lòng, nhưng chẳng biết họ Ở đâu mà tìm ! Chàng đến Nam Kinh vì nghe bọn lái buôn đồ gốm kể về lão tham quan Quách Tường An. Đêm nay, chàng sẽ phải bắt sống gã để tra lối, hạ lạc tám người còn lại sau đó mới giết ! Giòng máu anh hùng của họ Đặng lưu chuyển trong huyết quản Nam Cung Giao không hề biết sợ.Nhưng vấn đề là chàng có bắt được Quách Tường An trước khi bị bọn vệ quân phát hiện hay không ?Trong cơ ngơi đồ sộ có cả trăm phòng và tiểu xá này, làm sao chàng tìm được chỗ ngủ của Quách Thượng Thư ? Vị quan nào cũng có cả chục tỳ thiếp, mỗi đêm ân ái với một nàng !Nam Cung Giao quyết định bắt một người để dò hỏi. Chàng đột nhập vào từ phía sau, vượt qua bức tường cao gần trượng, nhảy xuống vườn hoa.Khu vực này được canh gác bởi một toán vệ binh. Chúng lười biếng đi tuần, quây quần cạnh ba chiếc đèn lồng mà tán gẫu và chuyền tay nhau bầu rượu. Nam Cung Giao nương theo bóng đêm và cây cối trong vườn, tiến về phía dãy nhà ngang và vài căn tiểu xá, có lẽ dành cho bọn gia nhân cư ngụ.Lần đầu đóng vai thích khách, lòng chàng không khỏi có chút hoang mang và hồi hộp. Chẳng chút kinh nghiệm, chàng chỉ dựa vào óc phán đoán và sự cẩn trọng mà thôi.Khi đi ngang căn nhà bếp lớn, Nam Cung Giao giật mình vì nghe có tiếng người đang ngâm thợ Giọng lão già này khàn khàn, đầy vẻ thê lương, chẳng hay ho chút nào cả ! Song điều đáng chú ý là việc lão ngâm bằng tiếng An Nam !Trong hai lần chinh phạt, Trương Phụ đã bắt giải về Trung Hoa mấy ngàn tù nhân gồm tù binh và dân thường. Tù binh bị giam cầm cho đến chết, hoặc bị đày đi làm lính, còn thường dân thì trở thành nô lệ, nô tỳ cho bọn quan lại Trung Hoa.Sau hơn hai chục năm, số tù nhân An Nam này đã sinh sôi thành hàng vạn người, tập trung ở các phủ phía Nam, và nhiều nhất là đất Kim Lăng này !Quách Tường An từng đích thân áp giải tù nhân về nước, dĩ nhiên đã tuyễn lựa cho mình khá nhiều chiến lợi phẩm! Lão già trong bếp kia là một trong số ấy !Nam Cung Giao xúc động, lướt đến nép sát cạnh cửa sổ nhìn vào trong. Bên bếp lửa bập bùng kia có một lão già tuổi lục tuần, áo gia nhân bạc màu, râu tóc hoa râm, đang ngồi nhâm nhi bầu rượu nhỏ trên chiếc chiếu rách.Gương mặt nhìn nghiêng của lão trông đoan chính, quắc thước, vầng trán cao biểu hiện sự thông thái của người có học. Lão nhân uống cạn một chung, hắng giọng ngâm tiếp một bài khác :Thế sự du du nại lão hà !Vô cùng thiên địa nhập làm ca.Thời lái đồ điếu thành công dị.Sự khú anh hùng ẩm hận đa.Chủ hữu hoài phù địa thục, Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.Quốc thủ vị báo đầu tiên bạch ky?Độ long tuyền dải nguyệt ma !Dịch :Việc đời bối rối tuổi già vayTrời đất vô cùng một cuộn sayBần tiện gặp thời lên cũng dễAnh hùng lỡ bước cũng khoanh tayVai khiêng trái đất mong phò chúa Giáp gột sông trời khó vạch mâyKiếm báu mài trăng mấy độ đây.Bài thơ Thuật Hoài này chính là kiệt tác của đại tướng An Nam Đặng Dung, cậu ruột của Nam Cung Giao ! Chỉ những người thân và lực lượng nghĩa quân Hậu Trần mới biết được. Như vậy lão già này có thể từng là thủ hạ của họ Đặng ?Nam Cung Giao phấn khởi, ra cửa lớn lao vút vào như bóng oan hồn.Chàng cẩn trọng chỉa mũi kiếm vào ngực lão nhân rồi trầm giọng hỏi :- Đêm nay lão Quách Tường An nằm ở đâu ? Do bản năng sinh tồn, lúc đầu lão nhân giật mình và sợ hãi. Song dường như lão chẳng hề lưu luyến kiếp đời nô lệ cho kẻ thù nên đã trấn tỉnh lại ngaỵ Lão bình thân hỏi :- Vì sao các hạ lại muốn giết Quách Thượng Thư ? Nam Cung Giao lạnh lùng đáp :- Báo gia thù ! Lão là tù nhân của họ Quách, tội gì phải bao che cho lão ta ?Lão nhân gật gù, cười kinh ngạc :- Lão phu quả chẳng yêu thương gì Quách Tường An, chỉ vì tò mò muốn biết nguyên nhân đấy thôi ? Dẫu sao, hai mươi năm qua, lão phu cũng mang nợ áo cơm của họ Quách, chẳng thể vì sợ chết mà bán đứng y được. Các hạ nên nói rõ nguồn cơn để xem Quách Tường An có đánh chết hay không đã ?Nam Cung Giao phẫn nộ : - Lão trượng là người An Nam, lẽ ra phải vui mừng khi thấy kẻ thù ác độc kia đền tội, sao lại có thái độ kỳ quặc như vậy ?Lão nhân tủm tỉm đáp :- Người Giao Chỉ ân oán phân minh, thà tự tay phục thù chứ không nhờ vả kẻ khác !Nam Cung Giao ngao ngán trước lão già gàn dở, hạ gịo.ng nói bằng tiếng mẹ đẻ : - Tại hạ là người Giao Chỉ đây !Trinh Tâm âm thầm dạy con ngôn ngữ quê hương, song Nam Cung Giao ít khi sử dụng nên khẩu âm không chuẩn.Lão nhân rùng mình vì kinh ngạc và sung sướng nhưng vẫn nghi :- Tiếng Giao Chỉ rất dễ học, mong các hạ nói rõ lai lịch ?Nam Cung Giao tuyệt đối không thể tiết lộ thân phận, di hại đến song thân nên chỉ còn cách tháo giầy, để lộ bàn chân có ngón cái hơi chỉa ngang.Lão nhân xúc động đến ứa nước mắt, đưa tay gạt phắt lưỡi kiếm của chàng, chồm đến vuốt ve bàn chân kỳ lạ. Đặc tính này đã mất dần đi sau gần ngàn năm bị người Hán đô hộ và đồng hóa, không phải người An Nam nào cũng có dị tướng này, nhưng ai có được thì chắc chắn là nòi Giao Chỉ !Lão nhân nghẹn ngào nói :- Các hạ cứ an tâm ngồi xuống đây, giờ này chẳng có ai đi ngang bếp đâu !Nam Cung Giao kiên quyết đáp :- Không được ! Việc hàn huyên xin hẹn dịp khác, mong lão bá chỉ giáo cho đường đi nước bước để tại hạ hoàn thành sứ mạng !&quot;Đại hạn phùng Cam Vũ, tha phương ngộ cố tri &quot;Lão nhân đâu dễ gì để niềm vui của mình tan biến quá sớm. Lão khẩn cầu :- Đêm còn dài, mong thiếu hiệp nán lại thêm nửa khắc ! Lão phu là Nguyễn Tuấn, quê ở đất Diễn Châu, dám hỏi xuất xứ của thiếu hiệp ?Nam Cung Giao hỏi lại :- Chẳng hay vì sao Nguyễn lão bá lại ở chốn này ?Nguyễn Tuấn biết chàng chưa tin tưởng mình, liền nói rõ :- Năm xưa, lão phu chịu trách nhiệm việc quân lương dưới trướng tướng quân Đặng Dung, cùng bị bắt giải về Trung Hoa. Lúc đi ngang đảo Hải Nam. vua Trùng Quang nhãy xuống biển tự trầm, Đặng tướng quân cùng các tướng khác cũng cắn lưỡi chết theo. Lão phu là nho sĩ không có được dũng khí ấy, đành kéo dài kiếp sống thừa cho đến hôm nay !Nam Cung Giao hờ hững nói :- Trên thuyền tù chẳng lẽ không có nữ nhân nào ?Nguyễn Tuấn lắc đầu :- Sao không có ! Trương Phụ và bọn quan quân nhà Minh đã bắt được hơn hai trăm nữ binh và các nữ tướng : Đặng Trinh Tâm. Họ bị cưỡng hiếp, dày vò rất dã man, riêng Đặng tiểu thư giỏi võ nên kịp gieo mình xuống biển tự sát chứ không chịu ô nhục !Nam Cung Giao dịu giọng :- Bà ấy vẫn còn sống !Sau hơn khắc mừng mừng tủi tủi, Nguyễn Tuấn hăm hở dẫn đường cho Nam Cung Giao đến tiểu viện của ả tỳ thiếp thứ chín, nơi Quách Thượng Thư thường xuyên qua đêm.Chờ Nguyễn Tuấn đi khá xa, Nam Cung Giao bắt đầu hành động.Nguyễn lão là đầu bếp chính của Quách Thượng Thư, thường xuyên phục vụ khách khứa nên nghe ngóng được rất nhiều. Ông đã kể cho Nam Cung Giao biết hạ lạc của Trương Phụ và bảy tên võ quan còn lại, nên chàng không cần phải tra hỏi Quách Tường An nữa. Thu năm nay, vùng hạ du Trường Giang ít mưa nên trời oi bức, các cánh cửa sổ thông ra vườn hoa đều mở rộng. Nam Cung Giao nghe tiếng động, ghé mắt nhìn qua song.Trên chiếc giường gỗ quí cuối phòng là một lão già trần truồng đang ngủ say như chết, tiếng ngáy đều đều vang lên!Quách Thượng Thư đã sáu mươi lăm nên kiệt lực sau trận thư hùng với nàng tiểu thiếp trẻ trung. Có thể vì chưa thỏa mãn, hoặc vì khó chịu bởi tiếng ngáy của lão chồng già nên mỹ nhân chưa ngủ. Cửu Nương chỉ mặc phong phanh tấm áo ngủ bằng the mỏng, yếm đào chẳng có dây lưng lười buộc nên thân thể nõn nà lồ lộ cả ra dưới ánh nến.Nàng đang đứng cạnh bàn, say mê ngắm nghía những viên ngọc quí lấy từ rương gỗ nhỏ ra.Cửu Nương là danh kỹ số một của thành Nam Kinh, nhan sắc và tài cầm kỳ thi họa nổi tiếng khắp phương Nam. Quách Tường An đã chuộc nàng ra với giá vạn lượng bạc, biến mỹ nhân hai mươi ba tuổi này thành của riêng.Họ Quách mê nàng như điếu đổ, tặng rất nhiều vàng ngọc. Bao nhiêu của đút lót, hối lộ đều chạy cả vào tay Cửu Nương. Mỹ nhân có nhũ danh là Hàn Ly Hoa, mặt đẹp như ngọc nhưng lòng tham cũng chẳng nhỏ !Nam Cung Giao ngượng ngùng dán mắt vào thân hình thon dài, nẩy nỡ của người đàn bà lẳng lơ kia, nghe lòng nổi sóng. Chàng là trai mới lớn, dục hỏa rất vượng nên khó thoát khỏi sự hấp dẫn của vẻ đẹp lõa lồ, khêu gợi trước mắt.Song Nguyễn Tuấn vừa mới kể cho không nghe về tính tình độc ác, tàn nhẫn của Ly Hoa. Nàng ta rất hà khắc với bọn tỳ nữ, gia nhân, nhất là những người gốc An Nam. Chỉ một chút sơ suất nhỏ, họ cũng phải chịu những trận đòn rách thịt, và phải nghe những lời chửi rủa nặng nề ! Câu An Nam cẩu chủng là thành ngữ luôn gắn trên môi Hàn Ly Hoa.Nam Cung Giao có nửa giòng máu Giao Chỉ, lại hết dạ tôn kính mẫu thân nên rất phẫn nộ. Lửa giận đã giúp chàng bình tâm lại, và thầm hổ thẹn vì sự hiếu sắc của mình. Nam Cung Giao đi vòng ra phía sau, may mắn tìm được một ô cửa sổ tròn không chấn song đang mở toang để đón chút gió Tây hiếm hoi. Cửa sổ này thuộc về phòng hai ả tỳ nữ thân tín của Ly Hoa. Nam Cùng Giao trèo vào, điểm huyệt mê họ rồi mở cửa phòng đi lên phía trước. Chàng âm thầm lao đến khống chế Cứu Nương, biến nàng ta thành pho tượng gỗ câm lặng, chỉ còn đôi mắt đầy khiếp sợ kia là chuyển động.Trinh Tâm tinh thông y lý nên Nam Cung Giao rành rẽ kinh mạch, nhận huyệt rất chính xác. Chàng xuất thủ từ phía sau nên Quách Cửu Nương không hề nhìn thấy vóc dáng.Nam Cung Giao êm ái bước đến giường bát bửu một tay bịt chặt miệng, tay kia cắm thẳng tiểu đao vào tim kẻ thù !Quách Tường An dẫy dụa một lúc rồi tuyệt khí, lìa đời trong trạng thái trần như nhộng, y hệt lúc chào đời !Nghĩ đến việc lão ta từng cưỡng bức đám nữ binh của mẫu thân, và còn định tiết mạn cả bà, Nam Cung Giao liếc nhìn khúc thịt ỉu xìu, thảm hại kia, mỉm cười tinh quái vung đao hớt đứt.Khi suy nghĩ cách trừng trị tính ác độc của Hàn Ly Hoa, máu khôi hài của họ Nam Cung đã nổi lên. Nam Cung Giao điểm thêm Thùy Huyệt Cửu Nương, vác nàng ta đặt lên giường nằm ngược chiều với Quách Tường An.Chàng nhét đoạn của quý vào chiếc miệng anh đào và đặt tay trái Ly Hoa vào cán tiểu đao. Với hiện trường này, Cửu Nương sẽ bị bọn bộ đầu Nam Kinh hành hạ đến sói tóc !Nguyễn lão đã cho Nam Cung Giao biết rằng có một số người Giao Chỉ muốn trốn về quê hương nhưng không có lộ phí. Do vậy chàng tìm một mảnh vải, bỏ rương châu báu và ngân phiếu vào đấy, cột lại vác lên vai và thoát ra. Ưu Đàm Hoa Tiếu Ngạo Trung Hoa Đánh máy: Vinh Hồi 3 Hải biên hỏa chiếu vânThần Long nhập Trung Nguyên Cảnh Đức Trấn là địa phương sầm uất, trù phú nhất Giang Tây thời ấy. Nơi đây có đến mấy trăm lò gốm, sản phẩm nỗi tiếng khắp Trung Hoa và hải ngoại. Ngày ngày, thương lái các nơi và bọn Tây Dương đến mua hàng, khung cảnh cực kỳ náo nhiệt. Nhưng sanh nghề tử nghiệp, đa số dân trong trấn và quanh vùng đều mắc những chứng bệnh về đường hô hấp. Khói từ lò gốm đã làm ô nhiễm bầu không khí, và ảnh hưởng đến sức khoẻ của bách tính ! Vậy là y thuật của Trinh Tâm có đất dụng võ. Chỉ sau vài tháng nàng đã nổi danh thần y, có rất nhiều thân chủ! Nam Cung Bột bỏ nghề đánh cá, phụ giúp ái thê việc thuốc men vì Giang Tây không có biển.Năm Chính Thống thứ nhất đời Minh Anh Tông, Nam Cung Giao tròn hai mươi hai tuổi , đã có thêm hai em gái. Tuy An Nam đã giành được độc lập nhưng Trinh Tâm vẫn chưa quên mối thù giết anh, liền cho trưởng tử lên đường.Nam Cung Bột đã sáu mươi mốt tuổi. Người già thường an phận nên lão không tán thành việc báo thù, nhưng biết tính tính kiên quyết của vợ, đành phải ngậm miệng. Hiểu ý cha Nam Cung Giao cười bảo :- Nam nhi chí tại bốn phương ! Nay hài nhi giỏi võ hơn văn, chẳng lẽ lại sớm lấy vợ sanh con, sống đời tẻ nhạt ở chốn đầy khói bụi này ? Năm xưa, phụ thân đã chẳng từng bỏ nhà vác đao đi lang bạt đấy sao ?Chàng ranh mãnh đảo mắt nói : - Hài nhi sẽ mang về năm sáu cô vợ đẹp để khỏi bị ăn hiếp như phụ thân ! Người này không cho ngủ thì ta chui vào giường khác !Nam Cung Bột phá lên cười khanh khách, còn Trinh Tâm thì đỏ mặt. Ở tuổi bốn mươi tám, bà vẫn còn rất thon thả và quyến rũ khiến trượng phu mê như điếu đổ. Chính nhờ sự nghiêm khắc của bà mà Nam Cung Bột sống điều độ, giữ được vẻ cường tráng, dù đã bước qua tuổi lục tuần.Trinh Tâm nén thẹn thùng, nghiêm giọng dạy con :- Tửu sắc là hai việc mà bậc chính nhân luôn cẩn trọng ! Nam nhi mà đa mang tình ái thì chẳng dựng nên nghiệp lớn !Nam Cung Giao vòng tay chính sắc đáp :- Hài nhi luôn ghi nhớ những lờl vàng ngọc của mẫu thân. Sau này xuất đạo, mỗi ngày chỉ uống ba chung, còn lấy vợ thì chỉ ba người mà thôi !Biết chàng nói bỡn, Nam Cung Bột cười hô hố để chọc ghẹo bà vợ xinh đẹp và dữ như cọp của mình. Nào ngờ Trinh Tâm lại gật đầu : - Giao nhi có tướng đào hoa lắm thê nhiều thiếp, ắt sẽ khổ vì tình. Nay con đã hứa thì phải giữ lời, nếu lấy đến người thứ tư thì ta không thừa nhận đâu đấy !Nam Cung Giao ngỡ ngàng, còn Nam Cung Bột thì lẩm bẩm :- Mẹ kiếp ! Không ngờ thằng bé này lại tốt số hơn mình ! Gần tháng sau, trong thành Nam Kinh, cạnh sông Trường Giang xuất hiện một chàng trai mặc trường bào xanh nước biển thắt lưng và dây buột tóc màu vàng nhạt. Trên gương mặt trắng trẻo kia ló đôi lông mày chữ nhất đen như hai vệt mực, đôi mắt trong sáng, tinh anh. Sống mũi thẳng với chuẩn đầu tròn đầy, và đôi môi không mỏng không dầy. Bảo rằng anh tuấn phi phàm thì e quá lời, nhưng khi chàng ta cười, lúm đồng tiền ở má trái sao duyên dáng lạ lùng ! Nhìn lâu chúng ta sẽ phát hiện ánh mắt kia có chút gì ranh mãnh, pha chút diễu cợt.Nam Cung Giao kế thừa được hết những ưu điểm của song thân : tính lạc quan, vui vẻ của cha và sự thông minh, kiên quyết của mẹ. Lần đầu tiên đến chốn phồn hoa đô hội, chàng trai xứ biển ngây ngất ngắm nhìn cảnh vật, môi điểm nụ cười thán phục. Nam Kinh ngày xưa chính là Kim Lăng, nơi Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương chọn làm Đế Đô, và đặt cho cái tên rất kêu là Ứng Thiên Phủ.Nhưng sau khi con trai thứ của Thái Tổ , Yên Vương Chu Lệ , cướp ngôi cháu là Huệ Đế Chu Doãn Văn, đã cho dời đô về Bắc Kinh. Minh Thành Tổ Chu Lệ là một vị vua có tài trị nước.Việc thiên sư lên phía Bắc có một ý nghĩa chiến lược rất quan trọng. Vì mối hiểm họa hình của Trung Hoa là bọn rợ phương Bắc như Mông Cổ, Mãn Châu, chứ chẳng phải những nước nhỏ ở phía Nam như Giao Chỉ, Miến Điện, Tây Tạng.Nam Kinh giờ đây chi còn là cố đô, song tập trung không ít những vị đại thần đặc phái của triều đình, chịu trách nhiệm từ sông Trường Giang trở về Nam. Những tù binh An Nam, Chiêm Thành, cùng tất cả sách vở tịch thu, đều ở cả Nam Kinh !Nam Cung Giao đến đây không phải vì các tù nhân hay cổ thư mà vì một người có trên là Quách Tường An, hiện giữ chức Nam Kinh Binh Bộ Thượng Thự Nghĩa là họ Quách nắm binh quyền ở các phủ phía Nam. Do việc Bắc Kinh ở tận cực Bắc xa xôi, cách Vạn Lý Trường Thành chỉ vài trăm dặm nên Nam Kinh hầu như có cả một triều đình nhỏ, các bộ đều cử đại diện đến đây.Hơn hai mươi năm trước, Quách Tường An là một võ tướng dưới quyền Tân Thành Hầu Trương Phụ, sang chinh phạt An Nam. Lão giết người như ngoé, kể cả lương dân vô tội và đàn bà con trẻ ! Lão cũng là một trong những kẻ đã hành hạ tù binh và định cưỡng bức Trinh Tâm.Vì chuyện xảy ra đây hai mươi mấy năm nhưng thù nhà nợ nước đã luôn ám ảnh người nữ kiệt họ Đặng. Bà đã nung nấu lửa căm hờn trong lòng con trai bằng những câu chuyện thương tâm do bọn quân binh tàn ác gây ra. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của Nam Cung Giao.May mà cha chàng tánh tình phóng khoáng, rộng rãi, nên đã giảm nhẹ ấn tượng sắc máu trong tâm hồn thơ dại. Song dẫu sao, Nam Cung Giao cũng quyết lấy đầu Trương Phụ và đám quan võ ác ôn kia. Chàng tìm chỗ trọ, gởi ngựa và hành lý, đi dạo khắp nơi, chủ yếu là quan sát dinh thự của Nam Kinh Binh Bộ Thượng Thư họ Quách. Cơ ngơi của Quách Tường An nằm gần cổ cung, nơi ngày xưa Chu Nguyên Chương trị vì.Giờ thì Hoàng Cung đã trở thành Hoàng Cung để vua mới nghỉ ngơi, mỗi khi có dịp Nam du.Khu vực này còn có khá nhiều dinh thự của các quan to khác, được bảo vệ nghiêm mật. Đường không cấm đi song lúc nào cũng có những đoàn quân sĩ tuần tra qua lại !Con đường quan cách này được đặt tên là đường Hoàng Cung. mặt lộ rộng bốn mươi bước chân lát đá bằng phẳng, hai bên đường trồng toàn những cây hoàng xương xanh thẵm !Các kiến trúc trên đường rất đẹp và đầy nét cổ kính nên được du khách bốn phương chiếu cố, người qua kẻ lại tấp nập.Đi nhiều ắt phải mỏi chân, khát nước. Do vậy có nhiều vị quan muốn chứng tỏ mình liêm khiết, giàu có nhờ tài kinh doanh của vợ, liền mở trà lâu, tửu quán ngay mặt tiền.Đấy là những người ít quyền lực làm ở những ngành không quan trọng, chứ Binh Bộ Thượng Thư thì chẳng thể muối mặt được. Nhưng xeo xéo trước mặt dinh thự họ Quách có một tòa Phú Qúi Đại tửu lâu. Chủ nhân tửu lâu này là phu nhân của quan Thị lang Bộ Hộ họ Tả.Từ trên tầng hai, Nam Cung Giao có thể quan sát bao quát cơ ngơi của Quách Tường An.Đã trót mang tên là Phú Qúi nên nơi đây chỉ tiếp toàn những người sang cả đất Nam Kinh. Rượu và thức ăn đều đắt gấp ba lần quán khác, khiến kẻ trung lưu cũng chẳng dám vào !Nhưng sanh ý của Tả phu nhân rất thịnh vượng vì quán của bà là chỗ giao dịch làm ăn. Ai có việc muốn nhờ vả lo lót tất sẽ mời các quan đến đây thương lượng. Cũng là chỗ đồng liêu, bá quan Nam Kinh không sợ Tả phu nhân tiết lộ bí mật của mình ! Họ lại chẳng phải là người trả tiền ăn nhậu, nên cứ khăng khăng đòi đến Phú Qúi Đại Tửu Iâu cho an toàn !Nam Cung Giao xuất thân nghèo khó, lại căn cơ hà tiện chẳng khác mẫu thân. Chàng bấm bụng mua bộ y phục bằng gấm thượng hạng để được vào chốn sang trọng này. Chàng mỉm cười xót xa khi gọi rượu thịt, biết rằng hầu bao sắp thủng !Trên đầu Nam Cung Giao còn một tầng nữa, dành riêng cho các quan thù tiếp bọn trọc phú, thương nhân. Tửu khách chân chính chỉ được ngồi ở tầng trệt và lầu một . Song từ đấy, khách vẫn có thể nhìn thấy núi Tây Hà ở ngoại thành.Tây Hà là một thắng cảnh đất Kim Lăng , cứ mỗi độ thu về, sau tiết sương giáng, lá cây phong, cây hoàng lư, cây thị trên núi trở nên đỏ rực, cảnh tượng muôn phần xinh đẹp, hấp dẫn bách tính và du khách. Người xưa có câu : &quot;Lá Sương Giáng đỏ hơn hoa tháng hai &quot; , là để chỉ trường hợp này !Do vị trí thuận tiện nên tầng hai rất đông khách, đa số là con cháu các quan và thế gia công tử đất Nam Kinh.Không muốn nhiều người nhận ra sự hiện diện của mình ở chốn này, Nam Cung Giao tính tiền rồi rời Phú Qúi Đại tửu lâu. Với đôi mắt tin tưởng và trí nhớ tuyệt luân, chàng đã nhớ rõ cách bố trí nhà cửa thông tư dinh Quách Thượng Thư.Tuy không thể sánh với cha nhưng sức ăn của Nam Cung Giao cũng gấp ba người thường. Đĩa thức ăn lúc nãy chẳng thấm tháp gì, nên chàng tìm đến một phạn điếm hạng trung để ăn cho no. Đầu canh ba đêm ấy, Nam Cung Giao thay áo dạ hành, mặt bịt kín tìm đến sào huyệt của kẻ thù !Sau gần hai mươi hai năm trị vì, Minh Thành Tổ đã khiến nước Trung Hoa trở nên hùng mạnh, phú cường.Triều cương vững vàng, đất nước thanh bình, chỉ ở những địa phương xa xôi mới có giặc cướp, còn chốn phồn hoa thì cùng lắm là vài tên trộm vặt. Nam Kinh là trọng địa thứ hai, tập trung quan quân phương Nam nên lại càng an toàn, nhiều năm liền chưa hề xảy ra trọng án. Song cũng vì vậy mà bọn quân sĩ phòng vệ mất cảnh giác, tuần tra, canh gác lấy lệ, lòng chắc mẩm rằng sẽ chẳng có gì xảy ra !Trinh Tâm là người nghiêm khắc, tuy thương con nhưng không hề nương tay khi dạy dỗ, nhờ thế Nam Cung Giao rất chuyên cần rèn luyện võ nghệ ! Là nam nhân, lại có thần lực hơn người, hiện nay, bản lãnh chàng đã cao hơn thân mẫu. Nếu không được thế thì Trinh Tâm đã chẳng yên lòng cho con đi báo huyết thù !Trinh Tâm có tài học đạo và ký ức rất tốt, đã vẽ lại chân dung Trương Phụ và chín gã võ quan ác độc. Nam Cung Giao nhớ nằm lòng, nhưng chẳng biết họ Ở đâu mà tìm ! Chàng đến Nam Kinh vì nghe bọn lái buôn đồ gốm kể về lão tham quan Quách Tường An. Đêm nay, chàng sẽ phải bắt sống gã để tra lối, hạ lạc tám người còn lại sau đó mới giết ! Giòng máu anh hùng của họ Đặng lưu chuyển trong huyết quản Nam Cung Giao không hề biết sợ.Nhưng vấn đề là chàng có bắt được Quách Tường An trước khi bị bọn vệ quân phát hiện hay không ?Trong cơ ngơi đồ sộ có cả trăm phòng và tiểu xá này, làm sao chàng tìm được chỗ ngủ của Quách Thượng Thư ? Vị quan nào cũng có cả chục tỳ thiếp, mỗi đêm ân ái với một nàng !Nam Cung Giao quyết định bắt một người để dò hỏi. Chàng đột nhập vào từ phía sau, vượt qua bức tường cao gần trượng, nhảy xuống vườn hoa.Khu vực này được canh gác bởi một toán vệ binh. Chúng lười biếng đi tuần, quây quần cạnh ba chiếc đèn lồng mà tán gẫu và chuyền tay nhau bầu rượu. Nam Cung Giao nương theo bóng đêm và cây cối trong vườn, tiến về phía dãy nhà ngang và vài căn tiểu xá, có lẽ dành cho bọn gia nhân cư ngụ.Lần đầu đóng vai thích khách, lòng chàng không khỏi có chút hoang mang và hồi hộp. Chẳng chút kinh nghiệm, chàng chỉ dựa vào óc phán đoán và sự cẩn trọng mà thôi.Khi đi ngang căn nhà bếp lớn, Nam Cung Giao giật mình vì nghe có tiếng người đang ngâm thợ Giọng lão già này khàn khàn, đầy vẻ thê lương, chẳng hay ho chút nào cả ! Song điều đáng chú ý là việc lão ngâm bằng tiếng An Nam !Trong hai lần chinh phạt, Trương Phụ đã bắt giải về Trung Hoa mấy ngàn tù nhân gồm tù binh và dân thường. Tù binh bị giam cầm cho đến chết, hoặc bị đày đi làm lính, còn thường dân thì trở thành nô lệ, nô tỳ cho bọn quan lại Trung Hoa.Sau hơn hai chục năm, số tù nhân An Nam này đã sinh sôi thành hàng vạn người, tập trung ở các phủ phía Nam, và nhiều nhất là đất Kim Lăng này !Quách Tường An từng đích thân áp giải tù nhân về nước, dĩ nhiên đã tuyễn lựa cho mình khá nhiều chiến lợi phẩm! Lão già trong bếp kia là một trong số ấy !Nam Cung Giao xúc động, lướt đến nép sát cạnh cửa sổ nhìn vào trong. Bên bếp lửa bập bùng kia có một lão già tuổi lục tuần, áo gia nhân bạc màu, râu tóc hoa râm, đang ngồi nhâm nhi bầu rượu nhỏ trên chiếc chiếu rách.Gương mặt nhìn nghiêng của lão trông đoan chính, quắc thước, vầng trán cao biểu hiện sự thông thái của người có học. Lão nhân uống cạn một chung, hắng giọng ngâm tiếp một bài khác :Thế sự du du nại lão hà !Vô cùng thiên địa nhập làm ca.Thời lái đồ điếu thành công dị.Sự khú anh hùng ẩm hận đa.Chủ hữu hoài phù địa thục, Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.Quốc thủ vị báo đầu tiên bạch ky?Độ long tuyền dải nguyệt ma !Dịch :Việc đời bối rối tuổi già vayTrời đất vô cùng một cuộn sayBần tiện gặp thời lên cũng dễAnh hùng lỡ bước cũng khoanh tayVai khiêng trái đất mong phò chúa Giáp gột sông trời khó vạch mâyKiếm báu mài trăng mấy độ đây.Bài thơ Thuật Hoài này chính là kiệt tác của đại tướng An Nam Đặng Dung, cậu ruột của Nam Cung Giao ! Chỉ những người thân và lực lượng nghĩa quân Hậu Trần mới biết được. Như vậy lão già này có thể từng là thủ hạ của họ Đặng ?Nam Cung Giao phấn khởi, ra cửa lớn lao vút vào như bóng oan hồn.Chàng cẩn trọng chỉa mũi kiếm vào ngực lão nhân rồi trầm giọng hỏi :- Đêm nay lão Quách Tường An nằm ở đâu ? Do bản năng sinh tồn, lúc đầu lão nhân giật mình và sợ hãi. Song dường như lão chẳng hề lưu luyến kiếp đời nô lệ cho kẻ thù nên đã trấn tỉnh lại ngaỵ Lão bình thân hỏi :- Vì sao các hạ lại muốn giết Quách Thượng Thư ? Nam Cung Giao lạnh lùng đáp :- Báo gia thù ! Lão là tù nhân của họ Quách, tội gì phải bao che cho lão ta ?Lão nhân gật gù, cười kinh ngạc :- Lão phu quả chẳng yêu thương gì Quách Tường An, chỉ vì tò mò muốn biết nguyên nhân đấy thôi ? Dẫu sao, hai mươi năm qua, lão phu cũng mang nợ áo cơm của họ Quách, chẳng thể vì sợ chết mà bán đứng y được. Các hạ nên nói rõ nguồn cơn để xem Quách Tường An có đánh chết hay không đã ?Nam Cung Giao phẫn nộ : - Lão trượng là người An Nam, lẽ ra phải vui mừng khi thấy kẻ thù ác độc kia đền tội, sao lại có thái độ kỳ quặc như vậy ?Lão nhân tủm tỉm đáp :- Người Giao Chỉ ân oán phân minh, thà tự tay phục thù chứ không nhờ vả kẻ khác !Nam Cung Giao ngao ngán trước lão già gàn dở, hạ gịo.ng nói bằng tiếng mẹ đẻ : - Tại hạ là người Giao Chỉ đây !Trinh Tâm âm thầm dạy con ngôn ngữ quê hương, song Nam Cung Giao ít khi sử dụng nên khẩu âm không chuẩn.Lão nhân rùng mình vì kinh ngạc và sung sướng nhưng vẫn nghi :- Tiếng Giao Chỉ rất dễ học, mong các hạ nói rõ lai lịch ?Nam Cung Giao tuyệt đối không thể tiết lộ thân phận, di hại đến song thân nên chỉ còn cách tháo giầy, để lộ bàn chân có ngón cái hơi chỉa ngang.Lão nhân xúc động đến ứa nước mắt, đưa tay gạt phắt lưỡi kiếm của chàng, chồm đến vuốt ve bàn chân kỳ lạ. Đặc tính này đã mất dần đi sau gần ngàn năm bị người Hán đô hộ và đồng hóa, không phải người An Nam nào cũng có dị tướng này, nhưng ai có được thì chắc chắn là nòi Giao Chỉ !Lão nhân nghẹn ngào nói :- Các hạ cứ an tâm ngồi xuống đây, giờ này chẳng có ai đi ngang bếp đâu !Nam Cung Giao kiên quyết đáp :- Không được ! Việc hàn huyên xin hẹn dịp khác, mong lão bá chỉ giáo cho đường đi nước bước để tại hạ hoàn thành sứ mạng !&quot;Đại hạn phùng Cam Vũ, tha phương ngộ cố tri &quot;Lão nhân đâu dễ gì để niềm vui của mình tan biến quá sớm. Lão khẩn cầu :- Đêm còn dài, mong thiếu hiệp nán lại thêm nửa khắc ! Lão phu là Nguyễn Tuấn, quê ở đất Diễn Châu, dám hỏi xuất xứ của thiếu hiệp ?Nam Cung Giao hỏi lại :- Chẳng hay vì sao Nguyễn lão bá lại ở chốn này ?Nguyễn Tuấn biết chàng chưa tin tưởng mình, liền nói rõ :- Năm xưa, lão phu chịu trách nhiệm việc quân lương dưới trướng tướng quân Đặng Dung, cùng bị bắt giải về Trung Hoa. Lúc đi ngang đảo Hải Nam. vua Trùng Quang nhãy xuống biển tự trầm, Đặng tướng quân cùng các tướng khác cũng cắn lưỡi chết theo. Lão phu là nho sĩ không có được dũng khí ấy, đành kéo dài kiếp sống thừa cho đến hôm nay !Nam Cung Giao hờ hững nói :- Trên thuyền tù chẳng lẽ không có nữ nhân nào ?Nguyễn Tuấn lắc đầu :- Sao không có ! Trương Phụ và bọn quan quân nhà Minh đã bắt được hơn hai trăm nữ binh và các nữ tướng : Đặng Trinh Tâm. Họ bị cưỡng hiếp, dày vò rất dã man, riêng Đặng tiểu thư giỏi võ nên kịp gieo mình xuống biển tự sát chứ không chịu ô nhục !Nam Cung Giao dịu giọng :- Bà ấy vẫn còn sống !Sau hơn khắc mừng mừng tủi tủi, Nguyễn Tuấn hăm hở dẫn đường cho Nam Cung Giao đến tiểu viện của ả tỳ thiếp thứ chín, nơi Quách Thượng Thư thường xuyên qua đêm.Chờ Nguyễn Tuấn đi khá xa, Nam Cung Giao bắt đầu hành động.Nguyễn lão là đầu bếp chính của Quách Thượng Thư, thường xuyên phục vụ khách khứa nên nghe ngóng được rất nhiều. Ông đã kể cho Nam Cung Giao biết hạ lạc của Trương Phụ và bảy tên võ quan còn lại, nên chàng không cần phải tra hỏi Quách Tường An nữa. Thu năm nay, vùng hạ du Trường Giang ít mưa nên trời oi bức, các cánh cửa sổ thông ra vườn hoa đều mở rộng. Nam Cung Giao nghe tiếng động, ghé mắt nhìn qua song.Trên chiếc giường gỗ quí cuối phòng là một lão già trần truồng đang ngủ say như chết, tiếng ngáy đều đều vang lên!Quách Thượng Thư đã sáu mươi lăm nên kiệt lực sau trận thư hùng với nàng tiểu thiếp trẻ trung. Có thể vì chưa thỏa mãn, hoặc vì khó chịu bởi tiếng ngáy của lão chồng già nên mỹ nhân chưa ngủ. Cửu Nương chỉ mặc phong phanh tấm áo ngủ bằng the mỏng, yếm đào chẳng có dây lưng lười buộc nên thân thể nõn nà lồ lộ cả ra dưới ánh nến.Nàng đang đứng cạnh bàn, say mê ngắm nghía những viên ngọc quí lấy từ rương gỗ nhỏ ra.Cửu Nương là danh kỹ số một của thành Nam Kinh, nhan sắc và tài cầm kỳ thi họa nổi tiếng khắp phương Nam. Quách Tường An đã chuộc nàng ra với giá vạn lượng bạc, biến mỹ nhân hai mươi ba tuổi này thành của riêng.Họ Quách mê nàng như điếu đổ, tặng rất nhiều vàng ngọc. Bao nhiêu của đút lót, hối lộ đều chạy cả vào tay Cửu Nương. Mỹ nhân có nhũ danh là Hàn Ly Hoa, mặt đẹp như ngọc nhưng lòng tham cũng chẳng nhỏ !Nam Cung Giao ngượng ngùng dán mắt vào thân hình thon dài, nẩy nỡ của người đàn bà lẳng lơ kia, nghe lòng nổi sóng. Chàng là trai mới lớn, dục hỏa rất vượng nên khó thoát khỏi sự hấp dẫn của vẻ đẹp lõa lồ, khêu gợi trước mắt.Song Nguyễn Tuấn vừa mới kể cho không nghe về tính tình độc ác, tàn nhẫn của Ly Hoa. Nàng ta rất hà khắc với bọn tỳ nữ, gia nhân, nhất là những người gốc An Nam. Chỉ một chút sơ suất nhỏ, họ cũng phải chịu những trận đòn rách thịt, và phải nghe những lời chửi rủa nặng nề ! Câu An Nam cẩu chủng là thành ngữ luôn gắn trên môi Hàn Ly Hoa.Nam Cung Giao có nửa giòng máu Giao Chỉ, lại hết dạ tôn kính mẫu thân nên rất phẫn nộ. Lửa giận đã giúp chàng bình tâm lại, và thầm hổ thẹn vì sự hiếu sắc của mình. Nam Cung Giao đi vòng ra phía sau, may mắn tìm được một ô cửa sổ tròn không chấn song đang mở toang để đón chút gió Tây hiếm hoi. Cửa sổ này thuộc về phòng hai ả tỳ nữ thân tín của Ly Hoa. Nam Cùng Giao trèo vào, điểm huyệt mê họ rồi mở cửa phòng đi lên phía trước. Chàng âm thầm lao đến khống chế Cứu Nương, biến nàng ta thành pho tượng gỗ câm lặng, chỉ còn đôi mắt đầy khiếp sợ kia là chuyển động.Trinh Tâm tinh thông y lý nên Nam Cung Giao rành rẽ kinh mạch, nhận huyệt rất chính xác. Chàng xuất thủ từ phía sau nên Quách Cửu Nương không hề nhìn thấy vóc dáng.Nam Cung Giao êm ái bước đến giường bát bửu một tay bịt chặt miệng, tay kia cắm thẳng tiểu đao vào tim kẻ thù !Quách Tường An dẫy dụa một lúc rồi tuyệt khí, lìa đời trong trạng thái trần như nhộng, y hệt lúc chào đời !Nghĩ đến việc lão ta từng cưỡng bức đám nữ binh của mẫu thân, và còn định tiết mạn cả bà, Nam Cung Giao liếc nhìn khúc thịt ỉu xìu, thảm hại kia, mỉm cười tinh quái vung đao hớt đứt.Khi suy nghĩ cách trừng trị tính ác độc của Hàn Ly Hoa, máu khôi hài của họ Nam Cung đã nổi lên. Nam Cung Giao điểm thêm Thùy Huyệt Cửu Nương, vác nàng ta đặt lên giường nằm ngược chiều với Quách Tường An.Chàng nhét đoạn của quý vào chiếc miệng anh đào và đặt tay trái Ly Hoa vào cán tiểu đao. Với hiện trường này, Cửu Nương sẽ bị bọn bộ đầu Nam Kinh hành hạ đến sói tóc !Nguyễn lão đã cho Nam Cung Giao biết rằng có một số người Giao Chỉ muốn trốn về quê hương nhưng không có lộ phí. Do vậy chàng tìm một mảnh vải, bỏ rương châu báu và ngân phiếu vào đấy, cột lại vác lên vai và thoát ra. Ưu Đàm Hoa Tiếu Ngạo Trung Hoa Đánh máy: Vinh Hồi 4 Tô Châu phùng xú tửLộ Thượng đả Hàm Đan Đầu tháng mười một, Nam Cung Giao đến Tô Châu. Mục tiêu của chàng chính là Tri phủ Giang Tô Mạc Tôn Long.Chàng đã lén gặp Nguyễn Tuấn, trao cho lão số ngân phiếu vạn lượng, nhờ phân phát cho những người Giao Châu muốn trở về xứ sở, hay đang gặp khó khăn !Nguyễn Tuấn bảo rằng Tô Châu cũng có khá nhiều người đồng hương, và đã dạy chàng phương thức liên lạc. Sau hai mươi mấy năm, số lượng người Giao Chỉ ở những phủ phía Nam Trung Quốc đã tăng lên gấp bội. Có một số đã thoát đời nô lệ, ra ngoài mưu sinh, xây dựng được sự nghiệp.Cùng dân tộc, cùng chịu cảnh ly hương, ngươi Giao Chỉ ở mỗi địa phương âm thầm liên kết lại thành Bang để tương trợ lẫn nhau. Trưởng Bang ở Nam Kinh là Nguyễn Tuấn, còn Trưởng bang ở Tô Châu là Đặng Kiệm ! Họ Đặng tuổi năm mươi ba, là thầy thuốc trong nghĩa quân Hậu Trần, dưới trướng biểu thúc Đặng Dung, khi bị bắt về Trung Quốc trở thành nô lệ cho Mạc Tôn Long !Họ Mạc nhờ công lao chinh phạt An Nam, được phong làm Tri phủ Giang Tộ Lúc mới về nhiệm sở, chưa dám trổ ngón tham quan ngay nên Tôn Long rất túng thiếu. Lão bèn bán bớt một số nô tỳ để có tiền xây nhà mới. Trong đó có Đặng Kiệm !Đặng Kiệm may mắn lọt, vào một nhà đại phú nhân đức họ Hoàng. Khi Hoàng viên ngoại lâm bệnh trầm kha, các danh y trong thành Tô Châu đều bó tay, thì Đặng Kiệm trổ tài Biển Thước. Hoàng viên ngoại thoát chết, liền giải phóng ân nhân khỏi kiếp nô lệ và gả con gái cho ! Giờ đây, Đặng Kiệm thừa kế cơ nghiệp họ Hoàng, trở thành một người có thế lực đất Tô Châu.Về vai vế, Đặng Kiệm là biểu ca của Nam Cung Giao. Nhưng chàng không thể nhận bà con vì sợ lộ thân phận và có thể di hại đến Đặng Kiệm.Chàng sẽ đến với lão bằng cách khác ! Nguyễn Tuấn từng kể rằng Đặng Kiệm có thói quen chiều chiều uống rượu trong Cô Tô Đại tửu lâu, cạnh bờ Thái Hồ. Lão được dành riêng một bàn, dù bất cứ ai cũng chẳng được ngồi vào vị trí ấy !Hoàng Gia trang vốn kinh doanh ngành tơ lụa, nhưng sau này, Đặng Kiệm đã trao nghề cũ cho vợ, còn mình mở tiền trang. Vùng duyên hải phía Đông Nam Trung Hoa có nhiều hải cảng buôn bán với ngoại bang, nên thương lái bất cần vốn liếng. Với bốn tiền trang ở các phủ Giang Tô, Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông. Đặng Kiệm đã trở thành Đại tài thần. Không chỉ đám lái buôn cần tiền, mà cả các quan lớn nhỏ cũng là con nợ của họ Đặng. Tiền bạc đi đôi với quyền lực chẳng ai còn dám nhắc đến cái gốc gác An Nam man mọi của Đại thần tài nữa ! Người Trung Hoa luôn tự hào về nền văn minh rực rỡ mấy ngàn năm của mình, nên xem nhân dân tộc xung quanh là man di mọi rợ. Thực ra, vào thời bấy giờ, tuy sử dụng Hán Tự, dân Giao Chỉ đã có một nền văn hóa đặc sắc riêng, không thể sánh với Trung Hoa nhưng hơn hẳn những nước trong khu vục như Cao Ly, Phù Tang, Xiêm La, Miến Điện.Chính vì vậy Minh Thành Tổ đã ra lệnh cho Tân Thành Hầu Trương Phụ tịch thu tất cả sách vở của Giao Châu, phá hủy văn bia, chỉ để lại những gì của Trung Hoa.Đấy là chuyện nhiều năm trước, giờ chúng ta sẽ cùng Nam Cung Giao lên lầu hai của Cô Tô Đại Tửu Lâu.Cô Tô là một ngọn núi có phong cảnh rất đẹp ở ngoại thành và nó là xuất xứ của hai chữ Tô Châu.Thành Tô Châu xưa kia là kinh đô của nước Ngô cổ đại, do Mã Hạp Lư xây dựng lên. Thời Tần, Tô Châu được gọi là Ngô Huyện, thời Đông Hán đổi là Ngô Quận. Đến năm Bính Tý (1276) tức năm Cảnh Viên thứ nhất, đời vua Tống Đoan Tông, vùng đất lẫy lừng này mới có tên Tô Châu !Cái tên Cô Tô Đại Tửu Lâu hàm ý rằng khách có thể vừa uống rượu, vừa ngắm ngọn núi Cô Tô ở xa xạ Còn gần trước mắt chính là mặt nước Thái Hồ mênh mông, được điểm xuyết bằng rất nhiều núi đá có hình thù diễm lệ và kỳ ảo !Nam Cung Giao lên lầu, bước đến lan can phía Tây, nhận ra Đặng Kiệm chưa có mặt. Chàng bèn ngồi xuống bàn gần đấy, gọi rượu thịt. Tửu lâu mỗi lúc một đông người, đa số là hào kiệt võ lâm. Nam Cung Giao không lấy làm lạ, vì lúc còn ở Kim Lăng đã nghe Mã Kim Khu kể về việc Tổng Trấn Quân Vụ Tích Giang hiệu triệu khách giang hồ đến giúp mình đương cự bọn hải tặc Phù Tang (Nhật Bản).Mấy trăm năm qua, bọn giặc lùn luôn là mối hiểm họa của miền duyên hải phía Đông Trung Hoa. Thỉnh thoảng, chúng từ biển khơi tập kích vào đến tận Nam Kinh, quân triều đình phải tốn hao xương máu mới đuổi ra được. Nhưng vài năm nay, hải tặc Phù Tang liên tiếp bị thất bại bởi lực lượng kiêu dũng, thiện chiến của Tổng trấn quân vụ Tích Giang Vương Trọng Hưng (Tích Giang gồm hai phủ Giang Tô và Chiết Giang).Vương Tổng Trấn chính là đương kim Minh Chủ, quê ở Thượng Hải, được Minh Đế đặc cách phong quan tước giao nhiệm vụ đối phó với giặc Phù Tang !Tuy ông đã từ nhiệm nhưng vẫn được võ lâm kính trọng. Cả hai phe Hắc Bạch đều lũ lượt kéo đến giúp đỡ.Trong vòng ba năm, nhờ những cao thủ này mà Vương Tổng Trấn đã sáu lần tiêu diệt quân thù, bảo vệ được sinh mạng và tài sản của lê thứ. Bọn hải tặc Phù Tang có rất nhiều tay kiếm giỏi, nhưng gặp phải cao thủ Trung Nguyên đành chịu thất bại.Sáu tháng nay, tình hình ven biển đã yên bình, các hào kiệt dưới trướng họ Vương được phép giải ngũ. Họ về Tô Châu nghỉ ngơi, hưởng lạc. Khi còn trong quân ngũ thì bị ràng buộc bởi quân pháp, ai cũng một lòng chống giặc. Nhưng giờ đây, bản chất anh hùng cá nhân của đám hào khách có dịp biểu lộ. Chính tà lưỡng lập, tuy không đến nỗi chém giết nhau nhưng mỗi nhóm đều ngồi riêng !Nam Cung Giao thích thú ngắm nhìn các võ sĩ Trung Hoa. Họ rất đa dạng gồm nhiều thành phần, xuất thân từ các địa phương, các môn phái khác nhau. Hầu hết đều ở lứa tuổi từ hai mươi lăm đến bốn mươi , vẻ cao ngạo, đắc ý hiện rõ trên dung mạo của những bậc anh hùng này. Họ tự hào vì đã có công lao với xã tắc nên nói cười sang sảng, kể lể những chiến công oanh liệt !Bàn của Đặng Kiệm không có ghế nên chẳng xâm phạm. Do vậy, người khách vừa lên ngơ ngác nhìn quanh rồi tiến đến những bàn có ít người, xin được ngồi chung. Nhưng có lẽ do bộ dạng của hắn không gây được thiện cảm nên bị những bậc anh hùng kia lạnh lùng từ chối !Vị khách này là một chàng trai tuổi đôi mười, võ phục bằng vải thô màu đen cũ kỹ, có đôi chỗ vá, lại rộng thùng thình cứ như là đi mượn hay trộm cắp của ai. Hắn lại thọt chân, bước đi khập khiễng, đầu tóc thì chẳng gọn gàng, vài trăm sợi ngắn dài phủ lòa xòa trên gương mặt rám nắng. Đôi môi hắn gọn gàng, nhưng lại lệch một bên, và trên cặp mắt to đen linh lợi kia là cặp chân mày cao thấp chẳng đều.Chàng trai áo đen tội nghiệp ấy vẫn mỉm cười dù bị khinh rẻ. Hắn đã đến bàn của Nam Cung Giao, không mở lời hỏi xin chỉ nhìn chàng bằng ánh mắt vui vẻ !Nam Cung Giao đưa tay :- Mời huynh đài ngồi chung với tại hạ cho vui ?Chàng áo đen cười rạng rỡ :- Huynh đài có lời mời dùng bữa, tiểu đệ vô vàn cảm kích !Nam Cung Giao phát hiện đối phương có hàm răng trắng đều rất đẹp, và chàng cũng hiểu ẩn ý của gã. Chàng chỉ cho phép ngồi cùng bàn nhưng gã lại gài chàng phải đãi ăn.Nam Cung Giao tủm tỉm cười : - Các hạ quả là người nhanh nhẩu ? Xin cứ tùy tiện gọi thức ăn, tạ hạ sẽ chiêu đãi !Hán tử hớn hở an tọa, mở thực đơn ra gọi liền một lúc sáu món thượng hạng và một, vò rượu Thiệu Hưng năm mươi năm. Gã nheo mắt bảo khổ chủ :- Tiểu đệ là người biết lễ nên chỉ gọi bấy nhiêu thôi !Nam Cung Giao vẫn điềm nhiên : - Nếu thích, các hạ có thể chọn thêm vài món nữa !Chàng trai áo đen hơi ngỡ ngàng, liếc nhìn rõ bộ võ phục vải thô trên người nạn nhân băn khoăn nói:- Huynh đài không bỡn tiểu đệ đấy chứ ? Trông lại huynh đâu hơn gì tiểu đệ ?Nam Cung Giao gật gù :- Đúng thế ! Nhưng cùng lắm thì ta và các hạ Ở lại đây làm công cho tửu lâu mà trừ nợ !Nhìn ánh mắt hoài nghi, tinh minh của chàng, hán tử áo đen biết ngay chàng nói đùa. Hắn phì cười :- Té ra huynh đài cũng biết bỡn cợt người ?Hắn yên tâm cao giọng ra lệnh cho tiểu nhị : - Ngoài sáu món vừa rồi, ngươi nhớ bưng thêm món tráng miệng nữa nhé !Rồi hắn quay lại tự giới thiệu :- Tiểu đệ là Mộc Kính Thanh hai mươi tuổi quê ở Chiết Giang, dám hỏi đại danh của huynh đài ? Nam Cung Giao xưng tên tuổi, quê quán, Mộc Kính Thanh nhăn nhó nói :- Tiểu đệ nhỏ hơn hai tuổi xin nhận phận em! Để mừng buổi tương phùng, tiểu đệ xin kính đại ca một chung ! Nam Cung Giao tính tình phóng khoáng, đại lượng, dù bị ai chơi gác cũng chẳng hề giận. Chàng vui vẻ cùng Kính Thanh ăn uống lại còn khen gã khéo chọn thực đơn! Thái độ của chàng đã khiến Kính Thanh lấy làm lạ và rất khâm phục.Gã cảm động nói :- Tiểu đệ quả may mắn khi được làm em của Nam Cung đại ca !Chàng cười khà khà :- Ngươi đừng tưởng bở, nếu sau này ngươi phạm lỗi thì đại ca sẽ phát vào mông đấy !Kính Thanh thoáng giật mình, chụp chung rượu ngửa cổ uống cạn ! Vài khắc sau bọn tiểu nhị tíu tít mang ghế ra sắp quanh bàn của Đặng Kiệm, chứng tỏ lão đã tới. Họ Đặng đi cùng với một lão già áo gấm béo phệ, mặt vênh váo ra vẻ quan quyền. Theo sau là hai gã vệ sĩ to như hộ pháp sắc điệu dữ dằng. Hai gã này không được phép ngồi, đứng hầu như pho tượng.Nam Cung Giao nhận ra Đặng Kiệm nhờ nốt ruồi son trên sóng mũi.Chàng chăm chú quan sát vị biểu huynh của mình, lòng thoáng ái ngại.Đặng Kiệm khá anh tuấn, người dong dỏng cao, râu thưa, tóc đen nhánh, mắt sáng, thường liếc nhanh.Nam Cung Giao không thích cái cảnh Đặng Kiệm đi đâu cũng mang theo hộ vệ một cách trưởng giả như vậy !Nhưng Mộc Kính Thanh đã hạ giọng nhận xét :- Đại ca ! Lão già cao gầy kia có tướng mạo của một kẻ gian tham, phản trắc !Nam Cung Giao giật mình : - Sao hiền đệ lại dám khẳng định như vậy ?Kính Thanh mỉm cười tự hào :- Tiểu đệ được chân truyền khoa Ma y thần tướng của gia phụ, chưa hề nhìn lầm người !Nam Cung Giao bán tín bán nghi, tự nhủ sẽ dò hỏi cho kỹ rồi mới tiếp xúc với Đặng Kiệm ! Chàng giễu cợt Kính Thành :- Sao ngươi không trổ tài xem tướng rồi hãy tìm chỗ ngồi mà cứ phải đi lòng vòng như ăn mày vậy ? Kính Thanh gượng cười :- Thiện ác thì dễ phân biệt nhưng tật bủn xin thì tiểu đệ chẳng thể nhìn ra !Hai người thù tạc thêm nửa canh giờ thì bọn Đặng Kiệm rời quán. Có lẽ họ đến đây để bàn bạc chuyện gì đó chứ chẳng phải là uống rượu ngắm cảnh.Nam Cung Giao cũng muốn trở về khách điếm, định từ giả Kính Thanh thì phát hiện gã đang nhìn về phía thang lầu với ánh mắt sợ hãi.Chàng nhìn theo, thấy một lão già to béo, râu tóc hoa râm, mặt vàng võ và võ phục cũng toàn một màu vàng rực rỡ!Sau lưng lão còn có hai hán tứ áo trắng tuổi tam tuần, sắc diện cũng vàng vàng trông rất giả tạo và quái dị. Mộc Kính Thanh thớ dài nói nhỏ :- Đại ca ! Kẻ thù của tiểu đệ đã tìm đến, cái mạng thỏ bé này e khó bảo toàn ! Xin cảm tạ thịnh tình của đại ca, kiếp sau sẽ báo đền !Nam Cung Giao nhíu mày :- Họ là cao nhân phương nào vậy ? Và vì sao ngươi lại kết oán thù với họ?Mộc Kính Thanh rầu rĩ đáp :- Nam Diện Cung ở Từ Châu quen thói ỷ thế hiếp người. Bảy tháng trước tiểu đệ vì cứu một dân nữ nên va chạm với gã Thiếu Cung chủ Tiền Thanh Giám. Tiểu đệ đâm thủng bụng dưới của gã dâm tặc nên bị Kim Diện Cung truy sát. Nam Cung Giao mỉm cười :- Sao ngươi không hạ thủ thấp xuống nửa gang để gã đổi tên thành Tiền Thái giám cho xong ?Mộc Kính Thanh có nước da rám nắng nên không biểu hiện được sự hổ thẹn, nhưng đôi mắt to đen của gã thì chẳng giấu nổi ai. Gã nhăn nhó :- Tiểu đệ đang gặp nguy mà đại ca còn bỡn cợt được ư ? Lúc này, Hoàng Y lão Giả đã phát hiện ra Mộc Kính Thanh, liền bước đến.Nam Cung Giao nói nhanh: - Ta sẽ giúp Thanh đệ một taỵ Nhưng nếu địch không lại thì phải bỏ chạy ngay !Kính Thanh không ngờ Nam Cung Giao lại dám vì mối tình sơ ngộ mà động chạm đến một đối thủ đáng sợ như Kim Diện Cung !Gã bật cười :- Đại ca đã chí tình như vậy thì tiểu đệ chẳng thèm chết nữa !Lúc này, lão áo vàng đã đứng cách bàn một trượng, cất giọng âm trầm :- Mộc tiểu tử ! Người của Kim Diện Cung đã vây chặt nơi này, ngươi đừng mong tẩu thoát ! Hãy khôn hồn mà bó tay chịu trói !Mộc Kính Thanh phá lên cười hăng hắc :- Kim Diện Cung dung dưỡng cho đệ tử ức hiếp lương dân, bị bổn thiếu hiệp trừng trị là thích đáng lắm rồi, sao còn đến đây diệu võ dương oai ? Ta là tùy tướng của Tổng Trấn Quân vu. Tích Giang, cùng các bậc anh hùng hảo hán đây dầy công hạng mã tiêu diệt giặc Phù Tang , ai dám đụng vào là có ý làm phản đấy !Các hào khách võ lâm nghe họ Mộc tán tụng mình là anh hùng, khoan khoái ưỡn ngực, nhìn bọn Kim Diện Cung với ánh mắt đe dọa.Dù họ không ưa gì Mộc Kính Thanh nhưng dẫu sao mấy tháng qua cũng từng cùng tham chiến đấu !Lão già áo vàng chính là Hộ Cung Đệ Tam Kiếm Sứ, tên gọi Tưởng Phi Diên . Thấy Mộc Kính Thanh được sự đồng tình của nhiều người, họ Tưởng hơi chột dạ. Lão nham hiểm nói :- Đã làm thì phải có gan chịu, sao lại kéo người khác vào đỡ đòn ? Nay ngươi đã giải ngũ, lão phu sợ gì mà không dám hỏi tội ? Còn ai muốn kết oán với Kim Diện Cung thì lão phu chẳng dám ngăn cản !Thanh danh Kim Diện Cung lừng lẫy võ lâm hơn chục năm nay nên quả là ít có ai muốn chuốc họa vào thân ! Hơn nữa, Tưởng Phi Diên còn vòng tay nói với quần hào :- Kính cáo chư vị anh hùng ! Rằm tháng này, bổn cung sẽ mở lôi đài tuyển lựa người tài đức để sánh duyên với Thần nữ Kim Diện Cung là Tiểu thư Tiền Vân Mị Lão phu thay mặt bổn cung, mời chư vị thiếu hiệp đến tham dự !Tiền Vân Mi là tuyệt thế mỹ nhân , tuổi đôi mươi được đám hào kiệt võ lâm tôn thờ khao khát. Nay nghe tin nàng kén chồng, ai nấy hớn hở nói cười quay sang ủng hộ Kim Diện Cung, cứ như mình đã thành rể đông sàng vậy ! Một hán tử cao to lên tiếng :- Này tiểu tử họ Mộc ! Ngươi mau bó giáp qui hàng để Tưởng tiền bối còn phải về cung chuẩn bị lôi đài nữa !Mộc Kính Thanh không ngờ gậy ông đập lưng ông, hậm bực đáp :- Hạng tôm tép như Hồ Nhị ngươi mà cũng mơ tưởng làm chồng Tiền Vân Mi hay sao mà lại vuốt mông Kim Diện Cung ? Trong phòng the thì cái lỗ mũi to tướng, xấu xí của ngươi sẽ dùng được vào việc gì ?Hán tử họ Hồ kia quả đúng là có cái mũi to quá khổ, đỏ như chu sa, đầy những gân máu vì rượu chè. Miệng lưỡi của Mộc Kính Thanh sắc bén và độc ác luôn đánh thẳng vào nhược điểm của kẻ khác. Quần hào phá lên cười, và có người bật thốt : - Để ngửi trung tiện của mỹ nhân chớ để làm gì !Hồ Nhị thẹn chín người, bị nhấn chìm trong trận bão cười làm cung chuyển tửu lâu ! Hộ Cung Kiếm Sứ Tưởng Phi Diên bực bội nói :- Mộc Kính Thanh ! Mau đứng lên theo lão phu về Kim Diện cung chịu tội !Lão và hai thủ hạ rút kiếm thị uy ! Bỗng Nam Cung Giao cao giọng gọi :- Tiểu nhị đâu ?Gã hầu sáng vội chạy đến.Chàng chỉ Tưởng Phi Diên và nói :- Ta ăn chưa xong mà bị phá đám, vậy người hãy tính tiền bàn này cho lão !Gã tiểu nhị bói rối nhìn họ Tưởng, chẳng biết làm sao. Trong đám quần hào cũng có những người không ưa gì Kim Diện Cung, hoặc biết chắc mình chẳng thể trở thành phu quân của Thần Nữ, nên chẳng đứng về phe nào cả ! Họ vui vẻ đưa Tưởng Phi Diên vào thế kẹt !- Đúng vậy ! Trời đánh còn tránh bữa ăn, Kim Diện Cung phải thanh toán tiền cho tửu lâu, chẳng lẻ vài lượng bạc cũng chẳng có ?Tưởng Phi Diên giận run người, sắc mặt càng vàng thêm. Lão hậm hực hỏi tiểu nhị :- Bao nhiêu ?Gã nhẩm tính rồi cung kính đáp :- Bẩm lão gia năm mươi sáu lượng !Họ Tưởng giẫy nẩy :- Làm quái gì mà nhiều thế ?Gã tiểu nhị gải đầu, mỉm cười cầu tài :- Bẩm lão gia ! Họ gọi toàn món đắt tiền nhất của bổn điếm ! Riêng vò rượu Thiệu Hưng năm chục năm này cũng đã trị giá đến mười hai lượng !Có ai đó khích bác :- Chưa đến sáu chục lượng mà đã sợ xem ra Kim Diện Cung cũng chẳng giàu có gì !Tưởng lão hậm hực móc hầu bao trả đủ số, rồi nhìn Nam Cung Giao bằng cặp mắt oán hận :- Ngươi dám hí lộng lão phu là không còn muốn sống nữa rồi !Nam Cung Giao tủm tỉm nói :- Cảm tạ lão trượng đã chiêu đãi anh em tại hạ xin cáo từ !Vừa dứt lời, chàng và Mộc Kính Thanh tung mình qua lan can, rơi thẳng xuống vườn hoa. Có đến mười gã môn đồ của Kim Diện Cung chờ sẳn, vung kiếm tấn công hai kẻ đào tẩu. Mộc Kính Thanh đã rút cây nhuyễn tiên dài nửa trượng quanh lưng ra, mũi roi như đầu độc xà mổ nhanh vào ngực, bụng hai gã áo trắng trước mặt. Bọn này đều thuộc đội Bạch Y, cận vệ của Kim Diện Cung, kiếm thuật rất cao cường, tính tình tàn độc nổi tiếng giang hồ. Đấu pháp của họ lại cực kỳ hung hãn và liều lĩnh nên đã vô hiệu hóa đước đường roi của Mộc Kính Thanh. Nếu gã đả thương đối phương thì bản thân cũng khó mà lành lặn. Nhưng Nam Cung Giao không có cái tâm mềm yếu như họ Mộc, chàng múa kiếm tấn công như vũ bão, đánh bạt vũ khí đối phương, trong chớp mắt đã phá thủng vòng vây, mở đường cùng Kính Thanh chạy đến cuối vườn, nhẩy qua tường vây , hòa với dòng người trên đường.Tưởng Phi Diên đã xuống đến, đuổi theo và thất vọng quay lại mắng mỏ thủ hạ :- Bọn ngươi quả là vô tích sự, mười người mà không ngăn nổi hai gã nhãi ranh kia !Một gã nhăn mặt biện bạch :- Bẩm Hộ Cung ! Tên Họ Mộc thì không đáng kể nhưng gã áo lam kia có chiến thuật cao siêu và công lực vô cùng thâm hậu. Bọn thuộc hạ chạm vào kiếm của gã đều bị rách hổ khẩu. May mà gã chẳng có ý giết người, nếu không thì !Tưởng Phi Diên giật mình : - Lạ thực! Tuổi gã ấy chỉ độ đôi mươi, sao lại có bản lãnh đáng sợ như vậy ? Lão phu phải về cung bẩm báo và xin thêm cao thủ mới được.Kim Diện Cung rút quân, còn quần hào trở lại chỗ ngồi, xôn xao bàn tán về chàng trai lạ mặt. Họ không biết tên, nên Nam Cung Giao vẫn chẳng thể nổi tiếng được !Lúc này, Mộc Kính Thanh và Nam Cung Giao đang giã từ nhau trước cửa khách điếm. Họ Mộc cười hì hì :- May mà đại ca thần dũng tuyệt luân nên anh em ta mới thoát chết ! Ơn này tiểu đệ chẳng dám quên, giờ xin cáo biệt ! Sáng mai, tiểu đệ sẽ đến dây cùng đại ca dùng điểm tâm !Nam Cung Giao quyết định hạ thủ Mạc Tôn Long trong đêm nay nên không giữ Kính Thanh ở lại . Chàng gật đầu, móc hầu bao đưa cho gã ba tờ tiền giấy Đại Minh Thông Hành Bảo Sao, trị giá ba trăm lượng bạch ngân và nói :- Làm huynh trưởng, ta chẳng thể để ngươi thiếu thốn được. Hãy cầm lấy số bạc này mà tiêu xài !Kính Thanh cảm động nhận lấy rồi nhấp nháy đôi mắt tinh ranh :- Phải chăng đại ca đưa bạc ra để dũ bỏ đứa em xấu xí, tội nghiệp này ?Quả thực, Nam Cung Giao có ý ấy ! Chàng không muốn Kính Thanh đi theo mình và bị liên lụy. Tội giết mệnh quan của triều đình không phải là nhỏ. Bị nói trúng tim đen chàng hết lòng khâm phục cơ trí của Kính Thanh, cao hứng phát mạnh vào mông :- Tiểu quỉ ngươi quả là thông tuệ ! Ta đã chán ngán ngươi lắm rồi !Kính Thanh nhăn nhó xoa mông, ấp úng trách móc :- Đại ca kỳ quá !Nam Cung Giao cười khà khà bỏ đi vào lữ quán của mình.Mộc Kính Thanh đứng tần ngần một lúc, chợt mỉm cười rồi đi về hướng khác.Đầu canh ba, Nam Cung Giao đã có mặt trên mái ngói dinh Tri phủ Giang Tô Mạc Tôn Long. Tư gia của họ Mạc chỉ cách phủ đường và doanh trại quân triều đình chừng nửa dặm. Do đó, việc hạ sát Mạc Tri phủ là cực kỳ mạo hiểm, nếu bị lộ, quan quân mà đến bao vây, chàng khó mà thoát nỗi.Đông đã về, tuy tuyết chưa rơi nhưng tiết trời lạnh giá. Nam Cung Giao đã khoác thêm áo lông cừu đen, vừa chống lạnh, vừa ngụy trang cho cơ thể to lớn thêm ra. Tất nhiên, chàng đã chụp túi vải đen trên đầu, để che dấu dung mạo lẫn tuổi tác. Đối phương không nhận thấy tóc sẽ khó mà đoán được !Theo Vương pháp thì mệnh quan mỗi địa phương phải cư trú ngay trong huyện đường, hay phủ đường, để kịp thời đối phó với những biến cố dù ngày hoặc đêm. Nhưng thực ra, bọn tham quan đều có cơ ngơi riêng đầy đủ tiện nghi, khi phải chuyển nhiệm sở họ dễ dàng bán lãi với giá cao. Mạc Tôn Long cũng là một tên tham quan, lại may mắn trị nhậm vùng đất thịnh vượng giàu có là Giang Tô nên bòn mót được một tài sản rất lớn. Nhà riêng của lão chẳng phải chỉ một căn năm ba gian , mà là cả một trang viện đồ sộ, có đến mấy chục phòng, chưa kể những tòa nhà tiểu viện nằm giữa vườn hoa rộng.Nam Cung Giao bối rối, không biết kẻ thù cư ngụ Ở đâu mà tìm đến, đành phải giở hạ sách là bắt một người mà tra hỏi.Nhưng có lẽ cái chết của Nam Kinh Binh Bộ Thượng Thư Quách Tường An đã khiến bọn tham quan chột dạ, nên Mạc Gia trang được canh phòng rất nghiêm mật. Bọn vệ binh đi tuần tra liên tục và họp thành nhóm chứ không đi lẻ.Nam Cung Giao chuyển nhanh trên mái ngói, cố tìm một con mồi.Trời lạnh, ai cũng đóng chặt cửa phòng, quấn mền ngủ say như chết, dẫu có tiêu tiểu cũng xả vào bô chứ chẳng ra ngoài.Nam Cung Giao lần mò một lúc lâu, chán nản định quay về khách điếm thì phát hiện căn nhà kho ở cạnh vườn hoa phía sau bốc cháy ngùn ngụt.Đấy là nơi chứa dụng cụ làm vườn, mái lợp ngói nhưng vách bằng gỗ, nhà kho còn tiếp giáp với bếp và vài công trình nữa.Lửa cháy rất mạnh, dường như có người tưới dầu rồi phóng hỏa. Tiếng báo cháy vang dội đêm trường tĩnh mịch, người trong Mạc Gia trang kéo đến dập lửa. Ánh sáng từ đám cháy đã giúp Nam Cung Giao nhận ra một bóng đen đã vượt tường phía sau đào tẩu. Chàng thở dài rủa thầm trong bụng rằng mình xui xẻo, đến đây đúng lúc Mạc Tôn Long bị trộm viếng nhà, không chừng còn mang họa thay cho tên đạo chích !Nhưng chàng cũng tự hỏi vì sao gã kia lại phải phóng hỏa rồi mới thoát ra ? Gã vác một bọc lớn trên vai tức là đã đắc thủ, đâu cần đánh động khổ chủ làm gì ?Mạc Tôn Long đã xuất hiện, y phục xốc xếch, cao giọng đốc thúc bọn vệ binh và gia đinh chữa cháy. Tuy lão đã già hơn xưa hai mươi mấy tuổi nhưng Nam Cung Giao vẫn nhận ra những nét quen thuộc. Mẫu thân chàng là bậc tài hoa, đã vẽ lại dung mạo lẫn thần khí của từng kẻ thù. Hơn nữa, qua những lời xưng hô, đối thoại của lão già râu ba chòm đạo mạo kia với bọn thủ hạ, chàng có thể đoán chắc được lai lịch !Nam Cung Giao hiểu ngay rằng đây là cơ hội hiếm có để chàng hạ sát lão họ Mạc, liền nhẩy xuống đất, tìm chỗ thuận tiện mà ẩn thân, rồi bất ngờ điểm ngã một tên vệ binh. Chàng chụp lấy chiếc nón lá dứa của gã lên đầu mình xách thùng nước chạy đến đám cháy.Trong cảnh hỗn loạn, ánh sáng nhá nhem chập chờn này, chẳng ai để ý đến việc có gã vệ binh lại mặc áo lông cừu đen, tay cầm kiếm chứ chẳng phải đao.Nam Cung Giao nhẹ nhàng tiến đến sau lưng Mạc Tri Phủ, vung cước đá thẳng vào hậu tâm kẻ thù.Tuy xuất thân võ tướng nhưng sau nhiều năm cai trị chỉ lo hưởng lạc, bỏ bê việc rèn luyện, nên Mạc Tôn Long không thể phát hiện được tai họa. Thân hình lão văng xa hai trượng rơi xuống mãnh sân gạch của căn nhà kho đang cháy.Tiếng rú thảm khốc của lão đã khiến bọn gia đinh choáng váng, lao đến cứu ra khỏi vùng lửa nóng hừng hực. Do tư thế lúc văng đi, có người còn tưởng quan Tri phủ dũng cảm phi phàm, đã vận thành công nhẩy vào tận hỏa trường để làm gương cho thủ hạ, không may trượt chân té ngã !Nam Cung Giao đã nhanh chân lẩn mất, an toàn thoát ra. Chàng tin chắc Mạc Tôn Long không thể sống sót được !Pho quyền pháp tổ truyền của họ Nam Cung rất chú trọng đến những đòn chân, và chàng đã luyện đến mức có thể đá gẩy thân cây đường kính một gang !Sáng ra, Nam Cung Giao vừa vệ sinh xong thì có tiếng gọi cửa :- Nam Cung đại ca ! Tiểu đệ đến dùng điểm tâm với đại ca đây !Biết khách là tiểu tử thọt chân, miệng méo Mộc Kính Thanh, chàng mỉm cười bước ra mở cửa !Kính Thanh vào phòng ngồi phịch xuống chiếc đôn sứ cạnh bàn, vui vẻ nói :- Đêm qua cường đạo đột nhập Mạc Gia trang, giết chết quan Tri phủ, vét sạch tủ vàng bạc và còn phóng hỏa đốt nhà. Sáng nay, quan quân đã phong tỏa cửa thành, cho lục soát khắp nơi để tìm hung thủ. Không sớm thì muộn, chúng cũng mò đến đây !Nam Cung Giao chau mày :- Ngươi có biết cửa thành sẽ bị phong tỏa mấy ngày không ? Ta đang muốn rời khỏi chốn này !Mộc Kính Thanh đáp :- Ngoài vô thì được nhưng ở trong ra sẽ bị khám xét gắt gao !Nam Cung Giao thở phào :- Thế thì không sao ! Ta đâu có mang theo tang vật !Kính Thanh mỉm cười bí ẩn :- Vậy Đại ca cứ soạn sẵn hành lý, lát nữa ăn uống xong chúng ta sẽ cùng đi.Nam Cung Giao mở tủ gỗ thu xếp y phục, chợt phát hiện một bọc vải khá lớn. Chàng kinh hãi mở ra xem, chết điếng người khi thấy toàn là vàng ngọc, số lượng nhiều gấp bốn năm lần số của cải mà chàng đã lấy của Binh Bộ Thượng Thư Quách Tường An ! Nhớ đến vóc dáng nhỏ nhắn của tên đạo chích đêm qua, chàng thức ngộ ngay vai trò của Mộc Kính Thanh.Nam Cung Giao hít một hơi dài trấn tĩnh, cầm kiếm quay trở ra . Chàng quắc mắt nhìn gã thọt, lạnh lùng hỏi :- Vì sao ngươi lại muốn giá họa cho ta ?Kính Thanh chẳng hề sợ hãi cười hì hì :- Đại ca giết người còn tiểu đệ thì cướp của, chẳng xứng đôi lắm sao ?Đôi mắt Nam Cung Giao bắn ra những tia sát khí, chàng nghiến răng nói :- Ngươi đã cố tình khám phá bí ẩn của ta, có chết cũng đừng oán hận !Kính Thanh rùng mình khiếp vía, xua tay nói liến thoắng :- Đại ca đừng hiểu lầm ! Tiểu đệ thấy đại ca chẳng có chút kinh nghiệm giang hồ mà dám làm chuyện tày trời nên theo để giúp đỡ, chuyện trộm của chỉ là tiện tay mà làm đấy thôi ! Đêm qua, nếu tiểu đệ không đốt nhà kho thì liệu đại ca có giết được kẻ thù hay không ? Tiểu đệ còn phóng hỏa cả kho lương thảo trong doanh trại quân triều đình, nhờ vậy họ mới chậm chân, không đến Mạc Gia trang hổ trợ !Nam Cung Giao thầm công nhận Kính Thanh có lý ! Chàng đã nhìn thấy ngọn lửa trong khu doanh trại của quân sĩ trấn thủ Tô Châu ! Chàng dịu giọng :- Đúng là ngươi đã giúp ta ! Nhưng từ nay đường ai nấy bước. Ta không sát nhân diệt khẩu cũng vì câu huynh đệ, ngươi hãy đi đi !Kính Thanh thản nhiên bấm tay :- Nam Kinh Binh Bộ Thượng Thư là một, Tri phủ Giang Tô là hai, dám hỏi đại ca còn định giết bao nhiêu vị quan lớn nữa ?Nam Cung Giao biến sắc, không ngờ Kính Thanh lại suy ra cả việc chàng là hung thủ giết Quách Tường An ! Gã còn sống là bí mật tày đình kia sẽ khó bảo toàn. Chàng lẩm bẩm :- Kính Thanh ! Cái đầu thông minh kia đã hại ngươi rồi đấy !Kinh Thanh đứng phắt dậy, bước đến rầu rĩ nói :- Đại ca không tin tiểu đệ thì cứ xuất thủ ! Thanh này thực lòng yêu mến, muốn giúp đại ca báo phục thù sâu để đền ơn tri ngộ ! Tiểu đệ tuy yếu đuối nhưng lão luyện giang hồ, dẫu đầm rồng hang hổ cũng coi thường !Ánh mắt thành thực, thiết tha của gã khiến chàng rúng động, thở dài hỏi lại : - Ngươi theo ta giết hại mệnh quan của triều đình, không sợ tội tru di hay sao ?Kính Thanh biết chàng đã mềm lòng, liền cười hăng hắc : - Tiểu đệ đầu đầy mưu ma chước quỷ hành sự lại chu đáo, thận mật đến mức quỷ thần không hay biết thì còn sợ gì nữa!Và gã quì ngay xuống lạy chàng tám lạy cất tiếng thề thốt : - Mộc Kính Thanh tôi xin Hoàng thiên Hậu thổ chứng giám cho tấm lòng thành đối với nghĩa huynh Nam Cung Giao. Tuy chẳng đồng sinh nhưng thề đồng tử, nếu sinh lòng phản trắc sẽ chết chẳng toàn thây !Nam Cung Giao biết chẳng thể chối từ việc kết nghĩa, cũng quì xuống đáp lễ! Chàng thấy mắt đối phương ướt rượt vì cảm động, cũng nghe nao nao trong dạ, liền ôm đứa em xấu xí, tinh quái và nói :- Cảm tạ hiền đệ ! Chàng chợt phát hiện đối phương mềm mại như nữ nhân, bèn trách móc :- Chắc ngươi lười biếng luyện công, suốt ngày lăn lóc chốn kỹ viện nên thân thể mềm nhão, chẳng xứng đáng là bậc trượng phu !Kính Thanh giãy giụa thoát khỏi vòng tay chàng, cười đáp :- Đúng là tiểu đệ hơi háo sắc, nhưng việc cơ bắp thiếu rắn chắc, là do Nhuyễn Cốt Tâm Pháp gia truyền. Nếu cứng cáp như đại ca thì làm sao chui lọt qua song cửa nhà người ta được ?Nam Cung Giao phì cười :- Công phu đạo chích của ngươi xem ra cũng cao cường, cớ sao lại rỗng túi như vậy ? Kính Thanh nhơn nhơn đắc ý :- Tiểu đệ là hiệp đạo, lấy của người giàu cứu tế người nghèo, không nghĩ đến bản thân nên mới túng thiếu !Nam Cung Giao cau mày :- Nếu đem tang vật phân phát cho họ chẳng khác gì vu oan giá họa ư ?Kính Thanh cười nắc nẻ :- Đại ca quả là khờ khạo ! Đương nhiên là tiểu đệ có chỗ tiêu thụ vàng ngọc, biến nó thành tiền bạc chứ ! Ngay trong thành Tô Châu này cũng có kẻ chuyên tiêu thụ của gian, người thứ nhất là lão Đặng Kiệm, người thứ hai là Hà Tam Nương. Tiểu đệ không tin họ Đặng nên chưa bao giờ giao dịch với lão ta !Nam Cung Giao giật mình dò hỏi :- Tư cách họ Đặng thế nào ?Kính Thanh ra vẻ quan trọng, trợn mắt nói :- Đặng Kiệm gian xảo như hồ ly, liên kết với bọn quan lại Giang Tô mà làm giàu. Lão vốn là Bang trưởng của người An Nam, song lại bóc lột đồng hương chẳng chút xót thương. Lão trả lương họ rẻ mạt và còn cắt xén ngân quỹ của Bang ! Nam Cung Giao nghe lửa giận bừng lên, cười nhạt hỏi :- Vì sao ngươi lại biết rõ như vậy ?Kính Thanh bực bội vì bị nghi ngờ :- Trong thành này có một xóm nghèo gồm rất nhiều người Giao Châu. Tiểu đệ quen với một phụ nhân bán cháo lòng được bà ta kể cho nghe ! Bà ta rất tốt bụng, mỗi lúc không tiền, tiều đệ thường đến ấy ăn chịu ? Một người như thế thì nói xấu Đặng Kiệm làm gì ?Nam Cung Giao gật gù :- Hay lắm ! Ta nghe nói người An Nam nấu cháo lòng heo rất ngon, anh em ta sẽ điểm tâm bằng món ấy !Kính Thanh tán thành :- Sẵn dịp, tiểu đệ sẽ mang số châu báu này đi đổi thành ngân phiếu cho tiện !Nam Cung Giao liền lấy cả số bảo ngọc của mình đưa cho gã.Kính Thanh cười khanh khách :- Phải chăng đây là tài sản của lão Quách Thượng Thư ? Nam Cung Giao tủm tỉm đáp :- Ta cũng là một hiệp đạo như ngươi vậy !Hai người tới lữ điếm đi về hướng Đông thành, hơn khắc sau đến một xóm nhỏ nghèo nàn, nhà cửa lụp xụp vật liệu chỉ toàn tre trúc và gỗ lá.Đường đi ở khu vực này không được lót đá nên gồ ghề, đầy những ổ gà do cơn mưa hạ để lại. Có dăm đứa tiểu đồng đang chơi trò đánh đáo, nói với nhau bằng một thứ ngôn ngữ kỳ lạ, pha trộn giữa tiếng Hán và tiếng An Nam !Nam Cung Giao nghe lòng rộn lên cảm giác ấm cúng, cứ như được về thăm quê mẹ. Đồng thời, vẻ nhếch nhách, rách rưới của lũ trẻ khiến chàng phẫn nộ khi nghĩ đến cảnh giầu sang tột bực của Đặng Kiệm ! Với tài sản kếch sù hiện nay, lão thừa sức tặng cho những đứa bé tội nghiệp kia một chiếc áo bông lành lặn ấp áp !Thế mà lão lại còn ăn cắp những đồng tiền mồ hôi nước mắt của cha mẹ chúng, hành vi ấy không thể tha thứ được !Quán cháo lòng của Nguyễn Đại Nương nằm ở giữa xóm, đối diện với giếng nước chung. Cơ ngơi của bà khá khang trang vì mái được lợp ngói, sàn lát gạch nung, vách ván, chung quanh trổ cửa sổ rộng, có lẽ món cháo lòng và bầu rượu đã giúp thực khách chống lạnh nên vẫn mở toang hoác để đón gió Đông.Trên nền gạch vuông vức mỗi bề hai trượng này bày biện tám chiếc bàn thấp, mỗi bàn có thể ngồi được bốn người.Nồi cháo đang nghi ngút hơi nóng kia được đặt ngay cạnh cửa ra vào, phía sau là một phụ nữ tuổi trạc năm mươi, mập mạp, phúc hậu.Nguyễn Đại Nương luôn tươi cười, ngay cả lúc khách bảo rằng mình ăn chịu !Phụ giúp bà là một lão già chính gốc Hán tộc và một thiếu nữ tuổi đôi chín. Họ là chồng và con gái của Đại Nương !Thấy Kính Thanh, Đại Nương hớn hở chào :- Đã hơn tháng nay không thấy thiếu hiệp đến ăn cháo !Bà chợt khựng lại, nhìn chăm chú chàng trai lạ mặt đi cạnh họ Mộc.Dường như ở chàng có những nét quen thuộc với bà ?Kính Thanh cười khanh khách :- Tại hạ còn thiếu Đại Nương ba mươi bẩy tô cháo và hai mươi tám bình rượu, đành phải đi xa, kiếm bạc về thanh toán !Nguyễn Đại Nương mỉm cười :- Có đáng bao nhiêu đâu mà thiếu hiệp phải bận tâm. Chồng con của Đại Nương cũng lộ vẻ mừng rỡ. Dương lão trợn mắt nạt : - Ngươi không đến đây tán gẫu khiến lão phu buồn muốn chết được !Còn cô gái Dương Tiểu Tĩnh thì đỏ mặt liếc Kính Thanh bằng cặp mắt hân hoan.Nam Cung Giao cười thầm, tự hỏi gã họ Mộc xấu xí tàn tật này có gì hay ho mà lại được nhiều người yêu mến như vậy ?Hai người ngồi xuống, sì sụp ăn cháo, và chiêu thêm vài ngụm rượu cho ấm dạ. Thực khách ở đây có cả người Hán vì đa số các nhà trong xóm đều hình thành bởi cuộc hôn phối giữa hai dân tộc. Người Trung Hoa có khả năng đồng hóa rất mạnh, song người Giao Châu lại luôn sống chết gìn giữ bản sắc, cho nên đám đàn ông người Hán trong xóm nói tiếng An Nam rất sõi !Điều này chứng to nữ nhân Giao Chỉ giỏi nghề dạy chồng hơn nữ nhân Trung Hoa ! Chính phe nữ giới của mỗi dân tộc mới thực sự có công lao trong việc luôn giữ nguồn cội ! Họ ru con, dạy con bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, kể cho chúng nghe những câu chuyện cổ tích, nói về các danh nhân, anh hùng trong lịch sử, miêu tả cảnh vật nơi cố quận xa xăm. Do vậy, dù mang hai giòng máu nhưngnhững đứa trẻ có mẹ là người Giao Chỉ mãi mãi hướng về phương Nam như loài chim Việt chỉ làm tổ ở cành Nam.Nam Cung Giao cũng ở trong trường hợp này, nhất là khi chàng có hai ngón chân cái đặc biệt của người Giao Chỉ. Ăn xong, chàng nhâm nhi hớp rượu gạo, miên man suy nghĩ và buột miệng ngâm :Hồ mã tê bắc phongViệt điểu sào nam chi !Dịch :Ngựa hồ hí gió bấcChim việt ở cành nam !Bàn chàng gần vị trí nồi cháo nên Nguyễn Đại Nương nghe thấy. Bà tủm tỉm hỏi :- Thiếu hiệp quê ở đâu mà lại ngâm hai câu thơ ấy ?Chàng kính cẩn đáp : - Bẩm Đại Nương I Tại hạ quê ở Cán Châu, Quảng Đông !Ánh mắt bà chìm xuống, lộ vẻ thất vọng !Kính Thanh cạn chung, gãi đầu :- Chết thực ! Tại hạ vì quá mãi ăn cháo nên quên không giới thiệu vị nghĩa huynh của mình với Đại Thúc, Đại Nương. Đây là Nam Cung đại ca tên Giao !Họ Nam Cung thuộc nòi Hán tộc chính gốc nên Nguyễn Đại Nương chẳng hỏi thêm. Bỗng từ ngoài có khách mới bước vào. Lão già võ phục đen bạc phếch này tuổi độ sáu mươi, có thân hình vạm vỡ, to ngang, hông đeo đơn đao, tướng mạo rất oai phong. Tóc lão hói trụi chỉ còn ít sợi lưa thưa quanh đầu.Mắt lão dài nhỏ, mũi lân to và đỏ ứng, miệng rộng để lộ hàm răng trắng nhớn chắc khoẻ !Lão nhân ngồi xuống bên một bàn trống, cao giọng gọi bằng tiếng An Nam :- Một tô cháo lòng !Cả quán ôm bụng cười vang vì họ đều hiểu tiếng Giao Châu. Lão già hói kia đã phát âm sai chữ lòng thành chữ gì thì chư vị độc giả tự hiểu lấy.Lão nhân hói đầu bực bội gắt :- Làm gì mà các ngươi cười hô hố như vậy ? Ở đây bán cháo lòng thì lão phu gọi cháo lòng chứ sao ?Sự lập đi lập lại âm ngữ gợi cảm kia đã khiến mọi người càng cười nôn ruột. Đám nữ nhân đỏ mặt tía tai chẳng dám ngẩng lên.Nguyễn Đại Nương vui vẻ hỏi : - Không hay lão huynh học tiếng An Nam ở đâu vậy ?Lão hậm hực đáp :- Lão phu quen mụ già bán rượu ở cửa Nam thành đã nửa năm nay, cố công học nói tiếng Giao Châu để cưới mụ ta !Kính Thanh cười hì hì : - Vậy phải chăng đây là lần đầu tiên các hạ đi ăn cháo lòng ?Lão nhân gật đầu :- Đúng thế ! Hôm qua lão phu mới được biết đến danh tiếng của quán cháo này !Lão ngập ngừng, bẽn lẽn nói tiếp :- Lão phu nghe nói nới đây có bán chịu, chừng nào trả cũng được phải không ? Vẻ mặt ngượng ngùng, áy náy của lão trông thật đáng thương, thực khách lại cười ! Thấy tội nghiệp, Nguyễn Đại Nương hiền hòa nói :- Lão huynh cứ tự nhiên ăn uống, khi nào có tiền thì mang đến trả cho thiếp cũng được !Lão nhân đầu hói mừng rỡ đáp :- Thế thì phiền bà chủ cho thêm một bình rượu nhỏ và một dĩa.. lòng.. riêng !Lão đã ngập ngừng, cố sửa từ lòng cho giống mọi người nhưng không thành công !Kính Thanh phì cười :- Chẳng thà lão nói tiếng Hán cho xong, hà tất phải khổ sở như vậy ?Gã chợt nhớ ra điều gì đó, quay lại hỏi Nam Cung Giao : - Dường như đại ca cũng biết tiếng An Nam nên mới cười hoài như vậy ?Nam Cung Giao vội chống chế :- Ở Cán Châu cũng có người An Nam ! Thuở nhỏ ta chơi với lũ trẻ ấy nên biết được vài từ !Chỉ nửa khắc sau, lão nhân hói đã ăn sạch tô cháo và dĩa lòng, song vẫn tỏ vẻ thòm thèm, liếc trộm Nguyễn Đại Nương. Nam Cung Giao thấy vậy cười bảo :- Các hạ cứ việc ăn uống thỏa thích, tại hạ sẽ chiêu đãi ! Đôi mắt như sưng mọng kìa sáng rực lên. Lão cười khà khà bước sang ngồi với mạnh thường quân, vòng tay nói :- Tứ hải giai huynh đệ ! Lão phu là Cuồng Vũ Đao Sách Hán Xương, đất Hà Bắc, vui mừng được kết giao với thiếu hiệp !Kính Thanh lộ vẻ kinh dị :- Các hạ Oai trấn Hà Bắc sao lại lưu lạc, trầm luân ở chốn này ?Sách Hán Xương phì cười :- Oai trấn cái khỉ khô gì ! Lão phu bị Hồ Bang truy sát đành phải ẩn thân đất Tô Châu !Nam Cung Giao nhíu mày hỏi :- Nghe nói Bang Chủ Hồ Bang là Dạ Hồ Sài Tốn đã bị giết ở Nam Kinh chẳng lẻ Bang hội ấy vẫn còn cao thủ lợi hại ?Cuồng Vũ lão nghiêm giọng :- Sài Tốn chỉ có hư vị mà thôi ! Sau lưng lão là Hồ Ly Song Tiên đại ma đầu khét tiếng võ lâm, võ công cực kỳ lợi hại ! Lão phu nghe bằng hữu từ phương Bắc xuống kể rằng đương kim Bang Chủ là Sài Tuấn, con trai của Dạ Hồ! Gã này được Song Tiên yêu mến, cho uống kỳ trân dị dược nên bản lãnh còn cao siêu hơn cả cha là Sài Tốn ! Hiện nay, Hồ Bang đã dời trọng địa về núi Trịnh Sơn ở phía Nam Hoàng Hà, cáchTrịnh Châu trăm dặm về hướng Đông Nam! Thực khách thưa dần, rốt cuộc chỉ còn lại bàn của Nam Cung Giao. Nguyễn Đại Nương đích thân bưng đến tặng một dĩa tim gan. Bà nhìn chàng bằng ánh mắt nhu hòa mà nói :- Dung mạo Nam Cung thiếu hiệp rất giống một người quen cũ của tiện phụ khiến lòng này bùi ngùi nhớ lại chuyện xưa !Nam Cung Giao mỉm cười :- Chẳng hay người quen cũ của Đại Nương là ai vậy ?Nguyễn Đại Nương hạ giọng :- Hai mươi mấy năm trước, tiện phụ là nữ binh dưới trướng An Nam nữ tướng quân Đặng Trinh Tâm ! Tiếc rằng Đặng Tiểu thư đã trầm mình giữa biển, nếu không tiện phụ sẽ cho rằng thiếu hiệp là con của bà ấy ! Kính Thanh thoáng giật mình, hỏi một câu là lạ : - Nguyễn Đại Nương ! Phải chăng Tri phủ Giang Tô Mạc Tôn Long ngày xưa đã từng có mặt trong đoàn quân chinh phạt An Nam ?Nguyễn Đại Nương đanh mặt đáp :- Đúng vậy ! Lão ta còn là người áp giải tù binh về Trung Hoa. Trên đường đi, Mạc Tôn Long cùng một số võ quan nữa đã cưỡng hiếp khắp lượt các nữ tù nhân, và hành hạ vua quan An Nam. Đặng Tiểu thư chết cũng vì không chịu ô uế tấm thân bởi bọn chó má ấy !Kính Thanh nghe xong vỗ đùi lẩm bẩm : - Ta đã hiểu rồi !Nam Cung Giao biết gã thông tuệ tuyệt luân, đã đoán ra lai lịch mình.Chàng vội hắng giọng để cảnh cáo gã chớ tiết lộ !Kính Thanh cười đắc ý, nói lảng sang chuyện khác. Khi biết Nguyễn Đại Nương là thủ hạ của mẹ mình, Nam Cung Giao hiểu rằng bà đã nói thực về nhân chính của Đặng Kiệm.Chàng thề sẽ trừng phạt lão Việt gian kia, trả lại đạo công bằng cho những người đồng hương khốn khổ !Nhưng trước tiên, chàng phải giúp đỡ lão Cuồng Vũ Đao tội nghiệp này cái đã ! Nam Cung Giao lấy ra tờ ngân phiếu năm trăm lượng bạc, đặt xuống trước mắt Sách Hán Xương, từ tốn nói : - Mong tiền bối vì tình đồng đạo mà hạ cố nhận số bạc mọn này . Khi nào thiếu thốn, tại hạ sẽ đến hỏi xin lại !Sách Hán Xương ngơ ngẩn nhìn con số ngũ bách lượng, bối rối đáp :- Lão phu tứ cố vô thân, nghề ngỗng chẳng có, dẫu được số bạc này chắc cũng không xài được bao lâu. Hay là thiếu hiệp cho phép lão phu được tháp tùng kiếm cơm qua ngày ? Mộc Kính Thanh cướp lời huynh trưởng, cười hăng hắc :- Sách lão quả là khôn ngoan ! Đại ca ta là người trọng nghĩa khinh tài, tất sẽ lấy lễ quốc sĩ mà đối xử với lão ! Đừng nói no cơm ấm áo, mà phải là bạc vàng rủng rẻn, oai danh lừng lẫy võ lâm !Sách Hán Xương mở cờ trong bụng, nhưng vẫn cố giữ tư cách, trịnh trọng nói :- Lão phu sẽ đem pho Cuồng Vũ đao pháp truyền lại cho Nam Cung thiếu hiệp để đền ơn tri ngộ !Kính Thanh cười sằng sặc :- Lão tưởng võ công của mình hơn được đại ca ta ư ?Đêm xuống, có ba bóng đen áp sát tường vây Đặng gia trang. Họ vượt tường, một ẩn lại nơi vườn hoa, hai đi tiếp vào sâu bên trong. Sau vụ án giết người cướp của ở dinh Mạc Tri phủ, các nhà đại phú thành Tô Châu rất sợ hãi, cho gia đinh canh phòng cẩn mật.Đặng Kiệm giàu nhứt Tô Châu, có tình thâm giao với quan lại địa phương, nên đã được Tổng Binh cho quân sĩ tuần tra vòng ngoài Đặng gia trang. Bên trong, bầy hổ ngao tám con cũng được thả cửa để cảnh giới. Từ thời nhà Nguyên, việc giao dịch buôn bán của Trung Hoa với các nước phương Tây đã rất phồn thịnh. Hàng hóa, vật dụng của Hà Lan, Bồ Đào Nha... rất được bọn nhà giàu ưa chuộng, kể cả chó, mèo. Chó Tây Dương to lớn, hung dữ, hình dạng giống loài sói, ít sủa mà chỉ âm thầm tấn công kẻ đột nhập.Nhưng chó nào cũng là chó, và đều thích ăn ngon ! Mộc Kính Thanh là cao thủ thượng thừa trong nghề đạo chích đã chuẩn bị sẵn những miếng thịt bò tẩm thuốc, loại thuốc đặc biệt này có mùi vị rất hấp dẫn và chỉ khiến cho lũ Tây khuyễn rơi vào trạng thái lơ mơ, lười biếng. Bề ngoài, trông chúng vẫn bình thường, vẫn đi lại được nhưng thực ra, dẫu có ai đá vào mõm, chúng cũng chẳng thèm phẫn nộ.Do thế, dám gia đinh chỉ chửi lũ chó Tây vô dụng chứ không biết rằng chúng đã bị hạ thủ !Có tật giật mình, Đặng Kiệm không tốt với đồng hương nên chẳng dám tin tưởng họ. Đám gia đinh trong nhà lão toàn là đám con cháu nghèo bên vợ, công nhân An Nam thì làm việc ở kho xưởng, cách xa Đặng gia trang !Đêm cuối tháng không trăng nên mới giữa canh hai mà Kính Thanh đã dám đưa Nam Cung Giao đến mục tiêu. Đây chính là đạo lý cao siêu của nghề trộm cắp, vì lúc này còn nhiều người chưa ngủ, sinh hoạt ồn ào nên tinh thần cảnh giác lơi lỏng. Song, chỉ có những kẻ khinh công xuất chúng mới dám lợi dụng sơ hở này. May thay, dù chẳng phải phi tặc nhưng thân pháp của Nam Cung Giao cũng nhanh nhẹn, êm ái chẳng kém gì Mộc Kính Thanh. Chàng hồi hộp bám theo sát nút, lòng vô cùng thán phục thủ đoạn lão luyện của y !Hai người lướt đi như cánh dơi đêm, chẳng hề khua động mái ngói dưới chân, cuối cùng, họ đã có mặt trên nóc đại sảnh, nơi mà Đặng Kiệm đang uống trà, trò chuyện với khách !Họ Đặng nhẫn tâm bóc lột đồng hương tất chẳng thể là người rộng rãi. Nghĩa là lão keo kiệt đến mức vắt cổ chày ra nước ! Dĩ nhiên, lão chẳng dại gì thắp sáng hết cả tòa đại sảnh rộng mênh mông, chỉ cho đốt một ngọn tọa đăng, đặt ngay trên bàn. Thế là Kính Thanh yên tâm dẫn nghĩa huynh nhẩy xuống đất, núp cạnh cứa sổ mà nghe ngóng, quan sát. Nhận ra khách là hai lão áo nâu, gầy gầy, mặt xương xẩu, lưỡng quyền cao, còn miệng thì nhọn hoắt, Kính Thanh kinh hãi thì thầm : - Đại ca ! Không ngờ Đặng Kiệm lại mời cả Địa Thượng Nhị Ở đất Phúc Châu đến bảo vệ cho mình. Hai lão này bản lãnh cao cường, khét tiếng tàn ác và dâm đãng. Tám năm qua họ biệt tăm, không ngờ lại xuất hiện ở đây.Nam Cung Giao kiến văn kém cỏi chẳng biết ai là ai, lại như cừu non không sợ cọp nên thản nhiên cười đáp :- Nếu bị phát hiện thì ta sẽ cầm chân họ để ngươi đào tẩu ! Dưới đất thì không cần thiên lôi, có lẽ hai lão ấy sẽ vui vẻ về trời nhậm chức !Kính Thanh lo lắng khuyên can :- Đại ca đừng quá tự tôn mà uổng mạng. Võ công mỗi người trong Nhị Lôi đàn đều tương đương với Cuồng Vũ Đao Sách Hán Xương . Khi hai anh em họ liên thủ thì càng bội phần lợi hại. Ngay Minh Chủ võ lâm là Tổng Trấn Vương Trung Hưng còn không làm gì được !Nghe giọng khẩn thiết, đầy vẻ quan hoài, Nam Cung Giao cảm động :- Thanh đệ đừng lo ! Ta sẽ đào tẩu ngay khi thấy nguy, chứ chẳng dại mà liều lĩnh làm gì !Bỗng trong kia, Đặng Kiệm phấn khởi cao giọng :- Tứ Hải Hội mau mắn đáp ứng lời thĩnh cầu của lão phu, cử nhị vị hộ pháp đến đây, khiến Đặng này muôn vàn cảm kích. Quả không uổng công lão phu đóng góp cho ngân quỷ của quý Hội !Kính Thanh vội giải thích :- Đại ca ! Tứ Hải hội là một tổ chức thần bí mới xuất đầu lộ diện độ bẩy năm nay, hùng cứ các phủ phía Nam Trường Giang. Họ không có ác tích rõ rệt, chỉ âm thầm bành trướng, thu thuế bảo kê các ngành kinh doanh.Nay hai lão ác ma kia trở thành hộ pháp đủ chứng tỏ Tứ Hải hội chẳng ra gì !Nam Cung Giao cười mát :- Chắc ngươi chuyên nấp dưới gầm giường, rình nghe chuyện thiên hạ nên mới từng tuổi này mà cái gì cũng biết !Hai người dùng công phu Ngũ Ngữ truyền âm mà trò chuyện nên rất thoải mái, không sợ đối phương nghe thấy !Lúc này, Đặng Kiệm và Địa Thượng Nhị Lôi đã rời khách sảnh, về phòng nghỉ ngơi.Anh em Nam Cung Giao vội nhẩy lên mái ngói, quan sát xem họ Đặng ngủ ở đâu. Hai người không có ý giết Đặng Kiệm vì tội lỗi của lão chưa đáng phải chết.Nam Cung Giao sẽ gởi một bức thư cảnh tỉnh, nếu lão không thay đổi tâm tính mới trừng trị.Đặng Kiệm vào một phòng lớn trong khu hậu viện, còn Địa Thượng Nhị Lôi cũng ở cách đấy không xa. Họ Đặng khóa chặt cửa ra vào, bỏ chìa vào túi, cẩn thận xoay lắc nắm cửa bằng đồng sáng láng. Đây là loại khóa của người Hà Lan, đắt hơn vàng, nên lão cho rằng đám dạo chích Trung Hoa không thể nào mở nổi. Nhưng sáng hôm sau, lúc tỉnh giấc, Đặng Kiệm phát hiện trên gối mình có một mảnh giấy hoa tiên, ghi hai dòng chữ :Nhân bất nhân nan tho.Phú quí tư cố hương.Đặng Kiệm toát mồ hôi lạnh vì hiểu rõ thâm ý của lời cảnh cáo :Người bất nhân chẳng thọ ,Giàu sang nhớ quê xưa.Hai câu thơ này ám chỉ thái độ tham lam hà khắc của lão đối với đồng hương, và dọa sẽ lấy mạng.Đặng Kiệm rảo bước ra kiểm tra ổ khóa cửa trị giá năm chục lượng vàng, chán nản thở dài. Nó vẫn còn nguyên vẹn không hề có dấu cậy phá, cứ như đêm qua lão quên khóa vậy.Đặng Kiệm ngồi thừ trên ghế, đăm chiêu suy nghĩ rất lâu , lão nhớ đến cái chết của Nam Kinh Binh Bộ Thượng Thư Quách Tường An và Tri phủ Giang Tô Mạc Tôn Long, liền rùng mình lẩm bẩm :- Chẳng lẽ Đặng biểu cô còn sống và đang tiến hành việc báo thù ? Chỉ mình bà mới có động cơ sát hại hai vị quan lớn kia, và bênh vực người An Nam !Lão nghĩ đến Đặng Trinh Tâm vì bà có võ nghệ cao siêu, hơn nữa nét chữ trên tờ giấy hoa tiên mềm mại, uyển chuyển, chẳng thể là của nam nhân được. Lão cũng hiểu rằng tính tình Trinh Tâm cương liệt sắt đá tất sẽ chẳng tha mạng mình lần thứ hai !Cái chết lởn vởn đã khiến lão phải suy xét lại hành vi của mình, lòng thầm hổ thẹn. Họ Đặng quyết sẽ hành động ngay để chứng tỏ cho vị biểu cô nóng tính, đáng sợ kìa nhìn thấy.Ngay sáng hôm ấy, lão đến xưởng quạt, tăng gấp đôi số lương cho tất cả công nhân. Người Giao Châu rất khéo tay, kiên nhẫn nên đã sản xuất ra những cây quạt xếp tinh xảo, xinh đẹp bằng đủ loại nguyên liệu như tre, gỗ, đồi mồi, ngà voi... Quạt của Tô Châu lừng danh thiên hạ, được cả người Tây Dương ưa chuộng, và sản phẩm của Đặng Gia là nổi tiếng nhất. Sau đó , Đặng Kiệm còn đích thân đến thăm hỏi những xóm nghèo Giao Châu, tặng mỗi nhà mười lạng bạch ngân ăn tết, và hứa sẽ tận tâm giúp đỡ đồng hương khi họ cần đến. Ngay cả việc nộp tiền cho ngân quĩ của Bang, lão cũng hủy bỏ, xin được cáng đáng hết !Người Giao Châu ở Tô Châu hết lời ca ngợi cử chỉ nhân đức của Đặng Kiệm, nhưng lòng thầm nghi hoặc, tự hỏi vì sao ? Non sông dễ đổi, bản tánh rất khó dời, phải vì nguyên nhân trọng đại nào đó nên một kẻ tham lam, bủn xin như Đặng Kiệm mới đột nhiên trở thành đại thiện nhân như vậy ? Có người đoán rằng lão ngỡ chết ! Chỉ một mình Nguyễn Đại Nương ngờ ngợ đoán ra ẩn tình, nhưng không dám đoan chắc ! Bà khao khát muốn gặp lại Nam Cung Giao, song chàng đã cùng Kính Thanh và Sách lão rời khỏi Tô Châu.Sáng mùng hai, ba người ra cửa thành hướng Bắc. Tang vật đã được bán đi, ngân phiếu giấu kín trong người nên họ qua mắt bọn quan quân rất dễ dàng. Hơn nữa việc Kính Thanh lại quen biết với gã Lãnh binh trấn giữ cửa này. Trời xam xám, những bông tuyết đầu mùa nhỏ như hoa gạo bay lất phất trong không gian, bám vào mặt mũi, y phục mọi người. Cảnh tượng tuy hơi tiêu điều, song vẫn có nét đẹp riêng của mùa đông. Kính Thanh vui vẻ nói :- Đại ca ! Lát nữa chúng ta sẽ ghé Hổ Khâu xem phong cảnh ! Thắng tĩnh ấy đẹp nhứt trong những ngày đầu đông ! Cuồng Vũ Đao Sách Hán Xương chắc đang đau lưng khi phải chia tay với mụ già bán rượu ở cửa Đông nên càu nhàu : - Mồ mả thì có gì mà đẹp ! Thời tiết này mà ăn cháo nóng và uống rượu là tuyệt nhất !Nhưng thực ra, Hổ Khâu chính là đệ nhất danh lam nước Ngô, nằm cách thành Tô Châu hơn mười dặm về phía Tây Bắc.Hổ Khâu ! Một gò cao, nơi Ngô Phù Sai chôn cha là Hạp Lự Chôn được ba ngày, có em là Bạch Hổ đến nằm phục ở cạnh mồ, nên gò này mới có tên là Hổ Khâu.Trên đỉnh gò Hổ có ngọn tháp cao, xây từ thời nhà Tùy. Còn trước gò có một hồ nước nhỏ tên gọi Kiếm trì. Song không phải chỉ có thế, toàn khu vực Hổ Khâu là một vườn hoa bát ngát. Với những hàng cổ thụ già nua mấy trăm năm tuổi. Mùa nào trong năm, nơi đây cũng ngào ngạt sắc hương của hoa.Nam Cung Giao trong mấy ngày qua chỉ lo việc báo thù nên không có dịp ngoạn cảnh, giờ phấn khởi thúc ngựa theo Kính Thanh.Hai khắc sau, ba người đã nhìn thấy ngọn Cổ tháp trên đỉnh gò Hổ, thấp thoáng trong làn tuyết mỏng, chỉ cần rẽ trái đi thêm hơn dặm là đến nơi.Nhưng phía trước có một đoàn kỵ sĩ đông độ hơn hai chục, đi ngược chiều đến. Dẫn đầu toán nhân mã ấy là ba lão nhân mũ lông đen, áo cừu ngắn để lộ bộ võ phục nâu sậm, lưng đeo trường kiếm. Chín người còn lại nhất loạt Bạch y, hông cài đơn đao.Cuồng Vũ Đao Sách Hán Xương đã nhận ra lai lịch đối phương, nhăn mặt nói : - Bọn họ là người của Hồ Bang, đến đây tìm lão phu ! Hai người cứ đi trước đi !Kính Thanh cười xòa:- Hàm Đan Tam Kiếm có gì mà đáng ngại ? Chúng ta cứ đánh một trận cho dản gân cốt !Nam Cung Giao vỗ bụng :- Nếu biết sáng nay phải đánh nhau, lúc nãy ta đã ăn thêm vài chục cái bánh bao cho chắc dạ !Một người một câu chẳng giống nhau, nhưng hàm ý quyết chiến, khiến Cuồng Vũ Đao cảm kích cười dài.Tiếng cười của lão đầy hào khí, thanh thản vượt ngoài sinh tử.Lúc này, đoàn nhân mã Hồ Bang đã dừng lại... Người có võ nghệ cao cường như Hàm Đan Tam Kiếm tất nhãn lực phải rất tinh anh, đã sớm nhận diện được kẻ thù. Dù hôm nay Cuồng Vũ Đao oai phong chỉnh tề trong bộ võ phục gấm xanh, áo mũ lông cừu trắng tuyết.Hàm Đan Tam Kiếm đều ở tuổi lục tuần, mặt tròn đầy , mắt nhó, mũ ưng, môi mỏng. Họ là anh em ruột, cách nhau chỉ hai, ba tuổi.Kính Thanh nhanh nhẩu kể : - Đại ca ! Lão râu dài đứng giữa là lão Đại Mạc Vi Hầu, lão tai vểnh là lão Nhị Mạc Đắc Khoa, còn lão rỗ hoa là em út Mạc Quan Tung. Phe đối phương đã vây chặt ba con mồi, Nhất kiếm Mạc Vi Hầu gầm lên :- Sách Hán Xương ! Lưới trời tuy thưa mà chẳng lọt, nên lão mới xui xẻo gặp bọn tạ Ở đây . Mau bó tay chịu trói.Theo khẩu khí này thì họ đến đây không phải vì họ Sách, chỉ tình cờ gặp gỡ mà thôi Cuồng Vũ Đao rủa thầm vận đen, cười sằng sặc :- Chính các ngươi mới là những kẻ kém may mắn !Dứt lời, lão tung mình khỏi lưng ngựa, chụp lưỡi đao xuống đầu Mạc Vi Hầu. Nam Cung Giao và Mộc Kính Thanh cũng nhất tề tấn công hai lão còn lại trong Tam Kiếm.Chiến đấu trên lưng ngựa chẳng phải thói quen của khách võ lâm, nên Tam kiếm cũng rời yên chống đỡ. Ba cặp đấu thủ chạm nhau trên không, trao đổi một chiêu rồi rơi xuống đất, tiếp tục xấn vào.Hàm Đan là kinh đô nước Triệu thời chiến quốc, nằm cạnh bờ sông Hoàng Hà ở đoạn trung lưu, thuộc đất cổ Cửu Châu, cái nôi của dân tộc Trung Hoa, và là một trong những vùng địa linh nhân kiệt, từng sản sinh ra những kiếm khách thượng thừa. Kiếm pháp nước Triệu có vô số, khác hẳn với những kiếm phái võ lâm như Hoa Sơn, Võ Đang, Thanh Thành , Nga Mi, Thiếu Lâm... khác cả về chiều dài của vũ khí. Nghĩa là, các giòng họ Ở Hàm Đan vẫn trung thành với loại kiếm cổ mà kích thước có từ sau thời Xuân Thu, ngắn hơn trường kiếm đương đại một gang tay. Kiếm có nguồn gốc từ &quot;Thích binh&quot; tức là Mâu, kiểu dáng cùa nó ban đầu tương đối ngắn, thường đeo bên người, để phòng thân khi đánh gần, giống như dao găm ngày nay, sau đó, dần dần tăng thêm chiều dải. Kiếm thời nhà Chu chỉ khoảng từ một gang đến hai gang tay người lớn, chủ yếu vì đồng xanh có tính mềm dẻo không đủ bền chắc để chế tạo kiếm dài.Sau thời Xuân Thu, kỷ thuật luyện kim của Trung Hoa tiến bộ khả quan, cho ra đời những thanh trường kiếm bằng thép sắc nhọn, dài đến khoảng bốn gang tay, kể cả chuôi.Những bảo kiếm lừng danh như Cam Tương, Mạc Gia, Trạm Lư, Thái A, Long Tuyền... đều là sản phẩm thời kỳ này. Và giờ đây, vũ khí của Hàm Đan kiếm cũng có kích thước như trên. Kiếm ngắn hơn thì kiếm ý cũng xảo hơn, để bổ khuyết cho sự thua thiệt về độ dài. Kiếm phái của ba lão già đất Ham Đan ảo diệu và nhanh như chớp giật. Màn kiếm ảnh quanh thân họ dầy đặc kín đáo, liền lạc như da trời, khiến đối phương khó nhìn ra sơ hở. Với công lực thâm hậu, ba thanh kiếm ngắn kia đánh bạt mọi ngoại lực, hung hãn ập đến tấn công bằng những đường kiếm bất ngờ, hiểm ác phi thường.Sách Hán Xương quả xứng danh Cuồng Vũ Đao, chiêu thức dồn dập, liên tục và mãnh liệt như bão táp mưa xạ Lão hùng hục lao vào đối phương, chẳng chút sợ hãi, sẵn sàng đổi mạng.Đao không nhanh bằng kiếm nhưng lực đạo cực kỳ dũng mãnh, gây ra thương tích cũng trầm trọng hơn kiếm. Sách Hán Xương lại có lối đánh liều lĩnh, táo bạo nên đã cầm đồng với lão Đại !Song, Mộc Kính Thanh lại tỏ ra vất vả khi phải đối phó với Đệ Tam Kiếm Mạc Quan Tung. Mũi thép ở đầu cây nhuyễn tiên của Kính Thanh tuy xảo diệu tuyệt luân nhưng không sao xuyên thủng được lưới kiếm quanh thân đối thủ. Gã phải tận dụng khinh công, thay đổi vị trí, mỗi khi Mạc Quan Tung áp sát. Đấu pháp này sẽ bị phá sản nếu chín gã đệ tử Hồ Bang kia tham chiến. Nhưng vì tự ái, làm Đan Tam kiếm đã không ra lệnh cho thủ hạ nhập trận. Phần Nam Cung Giao thì khác hẳn, chàng vui mừng giao đấu với một kiếm sĩ lừng danh để kiểm chứng sở học và thu thập thêm kinh nghiệm. Từ ngày xuất đạo đến giờ, chàng chưa đánh trận nào cho ra trò cả. Kiếm của Nam Cung Giao dài hơn kiếm của Mạc Đắc Khoa gần hai gang. Chàng ung dung thi triển pho Lạc Điểu kiếm pháp gia truyền, điểm nhanh hàng trăm nhát kiếm vào những yếu huyệt từ mặt đến đầu gối họ Mạc, khiến lão bối rối, phải giữ khoảng cách và tìm sơ hở mà nhập nội.Lão thực sự kinh ngạc trước pho kiếm kỳ lạ, cũng như trình độ kiếm thuật cao siêu của chàng vô danh.Kiếm pháp nhà họ Đặng đất Giao châu qua có những nét đặc dị, khác với võ học Trung Hoa. Khi đơn đấu, Nam Cung Giao đứng thẳng người, xoay nghiêng vai hữu ra phía trước để tăng chiều dài cánh tay, cũng như giảm bớt diện tích đối diện kẻ thù. Trong tư thế này, chân chỉ có thể bị thương ở những huyệt dọc sườn phải.Với chiều cao bản thân, cộng thêm chiều dài của thanh kiếm kỳ lạ, Nam Cung Giao đã phát huy được hết tính độc đáo của pho kiếm pháp phương Nam. Bản lãnh chàng hiện nay còn lợi hại hơn cửu phụ Đặng Dung năm xưa. Ông ta thấp hơn chàng một cái đầu, không thể sử dụng thanh kiếm dài quá khổ được.Thủ pháp này có cái tên rất tượng hình là Phiên Dực Trung Phi (xoay cánh bay dọc). Cánh tay tả của người kiếm thủ không bắt kiếm ấn, thủ trước ngực, mà lại có nhiều lúc giăng ngang như cánh chim rộng mở, hoặc gập lại che sườn trái, bàn tay xoè theo thế cương đao.Thân hình Nam Cung Giao lúc nào cũng thẳng băng, tiến thoái nhanh như gió bằng lực ở đầu bàn chân. Chỉ có đôi vai chàng uyển chuyển theo đường kiếm. Thanh bảo kiếm kỳ dị bay lượn như rồng thiêng, lúc thủ thì mềm mại che kín thân thể, lúc công thì loang loáng tựa ánh chớp. Nhị lão Mạc Đắc Khoa toát mồ hôi hột, nghiến răng chống đỡ những chiêu kiếm đáng sợ của đối phương, lão thủ nhiều hơn công, liên tiếp bị đẩy lùi. Chịu thế hạ phong trước một tiểu tử miệng còn hôi sửa, nỗi đắng cay trong lòng Mạc lão biến thành cơn giận dữ và căm hận. Lão múa tít bão kiếm đem hết sở học ra để quân bình thế trận. Kiếm kình rít vo vo, xé nát không gian, vì họ Mạc đã dồn hết hơn bốn mươi năm công lực tu vi thâm hậu của lão, tạo nên màn kiếm ảnh kiên cố như bức tường thép chiếm được ưu thế khi va chạm.Tiếng sắt thép ngày càng vang lên chát chúa, chứng tỏ trận đấu mỗi lúc thêm quyết liệt. Nam Cung Giao cũng phấn khởi nắm chắc chuôi kiếm kỳ ảo của đối phương. Giờ đây, luồng kiếm quang trở nên xanh biếc bay lượn trong giàn mưa tuyết lất phất, khống chế bước tiến của đối thủ.Chàng đã phải lùi lại bốn lần, rồi lại tiến lên, và lần phản công nào cũng để lại những vết thương rỉ máu trên cơ thể Mạc Đắc Khoa.Mạc lão cứ ngỡ chàng không đủ sức thọc kiếm sâu hơn nữa, nên càng điên cuồng xông tới.Nam Cung Giao càng đánh càng hiểu hết, được tinh túy của pho Lạc Điểu kiếm pháp nên vô cùng cao hứng, chẳng vội gì mà kết liễu cuộc chiến.Song lão Tam, Mạc Quan Tung đã chán ngán phép du đấu vừa đánh vừa chạy của Mộc Kính Thanh nên ra lệnh cho chín gã cao thủ xông vào trận.Cục diện lập tức thay đổi vì bọn Nam Cung Giao lâm vào thế bị giáp công, phải phòng thủ cả sau lưng.Mộc Kính Thanh không còn đường tránh né, sợ hãi thét lên :- Đại ca mau hạ độc thủ, nếu không tiểu đệ sẽ không cầm cự nổi !Nam Cung Giao cũng đã nhận ra tình trạng hiểm nghèo, liền xuất chiêu Cô Điểu Nhập Vân (Chim lẻ vào mây), thanh trường kiếm của chàng vun vút điểm nhanh, tựa như vẽ nên hàng trăm bóng chim đang lao vào tầng mây u ám. Thực ra, mũi kiếm của chàng liên tục bắn vào cơ thể đối phương.Mạc Đắc Khoa kinh hoàng trước chiêu tuyệt kiếm, đôi mắt hí đầy ánh sợ hải, đôi môi mỏng mím chặt vì đang nỗ lực chống đỡ, bảo toàn cái mạng già. Như chính cái tên của chiêu kiếm, chỉ một bóng chim lẻ loi bay vào mây, mũi kiếm của Nam Cung Giao lặng lẽ trổ một lỗ trên ngực trái đối phương.Chàng không kịp chờ nghe nạn nhân rú lên lìa đời, vội quay ngoắt lại đón đỡ ba thanh đao của bọn đệ tử Hồ Bang ! Tiếng thét thê lương của lão Mạc Đắc Khoa đã khiến bào huynh và bào đệ của lão chấn động tâm can. Họ đau lòng khôn xiết vì tình anh em ruột thịt, bỏ mặc Cuồng Vũ Đao và Mộc Kính Thanh cho thủ hạ, lướt về phía Nam Cung Giao.Mạc Quang Tung xem xét thi thể nhị ca, còn Mạc Vi Hầu gầm vang, quyết phân thây gã tiểu tử áo cừu đen kia ra mà báo thù.Không để bị rơi vào thế bị giáp công, Nam Cung Giao đành phải nhanh chóng hạ thủ ba gã đao phủ áo trắng. Chàng tìm đến, rùn thấp người, kiếm vươn dài, xoè như nan quạt, trụ một chân quay đủ vòng lần lượt tấn công cả ba mục tiêu.Đây chính là chiêu Nguyệt Hạ Điệu Vũ (chim múa dưới trăng) trong tuyệt học giòng họ Đặng. Tổng cộng chàng đã phải đánh ra đến một trăm linh hai thức kiếm, để khóa vũ khí của đối phương, rồi hạ thủ !Tiếng đao kiếm chạm nhau hòa lẫn với tiếng kêu đau đớn, và ba gã Hồ Bang xấu số kia đồng loạt ôm bụng ngã gục.Mạc Vi Hầu đến nơi, chứng kiến thảm cảnh của thủ hạ, càng điên tiết, múa kiếm đâm chém như mưa.Bản lĩnh của lão Đại cao thâm hơn lão Nhị một bậc, cả về kiếm thuật lẫn tu vi. Nam Cung Giao đỡ đòn, nghe thân kiếm rung động, cổ tay tê chồn, thầm khâm phục đối phương. Dù chân khí đã hao hụt sau trận đấu với Mạc Đắc Khoa, nhưng chàng vẫn tự tin mình có thể thắng được Mạc Vi Hầu. Càng gặp đối thủ cao cường trong kiếm đạo, chàng càng vươn tới đỉnh cao của pho Lạc Điểu kiếm pháp.Sau lưng không còn kẻ thù, Nam Cung Giao yên tâm thi triển yếu quyết Phiếu Dực Tung Phi, cùng Mạc lão Đại so tài.Những chiêu kiếm huyền ảo, kỳ lạ của chàng đẩy lùi những đợt sóng kiếm cuồng nộ của Mạc Vi Hầu và mấy lần đưa lão vào hiểm cảnh. Cái chết cận kề đã khiến Mạc Lão Đại tỉnh táo lại ra chiêu thận trọng hơn. Khi lão đã bình tâm thì kiếm thuật càng bội phần lợi hại.Tam lão Mạc Quan Tung nhận ra Nhị ca đã tuyệt khí, liền ôm xác đặt vào vệ đường, rồi lao đến hợp lực với anh cả. Nhưng Mộc Kính Thanh đã kịp bỏ đấu trường tung mình chặn đường Mạc Quan Tung.Gã và Sách Hán Xương đã giết được hai tên đao thủ, nên một mình Sách lão cũng đủ sức đương cự với bốn tên còn lại.Võ công Kính Thanh không bằng Mạc Lão Tam song khinh công của gã linh diệu phi thường, đấu pháp lại cực kỳ giảo hoạt, nên đối phương bị cầm chân, không sao bứt ra được !Gã nhởn thơ như cánh bướm, tận dụng chiều dài của cây nhuyễn tiên, mở những cú độc địa và nhẩy lui những bước dài khi gặp khó khăn.Nhờ vậy mà Nam Cung Giao được thong thả chiến đấu với một mình Mạc Vi Hầu.Mạc lão Đại năm nay sáu mươi bốn tuổi, luyện kiếm từ thuở lên mười, đánh gọi là kiếm sĩ nhà nòi. Ông nhận ra vô số hầu hết các kiếm phái trong võ lâm Trung Nguyên, song không sao biết được lai lịch pho kiếm mà gã trẻ tuổi kia đang thi triển. Sau trăm chiêu, Mạc Vi Hầu đã cảm nhận được sự sa sút chân nguyên của đối phương, mừng rỡ tấn công ráo riết, cố kết liễu trước khi Cuồng Vũ Đao rảnh tay, vì đã giết sạch bốn gã bang chúng Hồ Bang.Gừng càng già càng cay ! Mạc Lão Đại đem hết cơ trí và kinh nghiệm ra thi thố, tạo nên một đấu pháp biến hóa linh diệu hơn hẳn em mình. Cũng là những chiêu kiếm ấy, song Mạc Vi Hầu phối hợp nhuần nhuyễn, khéo léo, sứ dụng đúng lúc, đúng chỗ nên đường kiếm lợi hại bội phần. Nam Cung Giao xuống sức song vẫn bình tâm vì cục diện đang có lợi cho phe chàng. Cuồng Vũ Đao đã chém chết hai tên bang chúng, chẳng bao lâu nữa sẽ đến tiếp ứng chàng.Do không cần để dành sức lực cho một trận đấu dài, chàng hào phóng dồn lực đạo vào những đòn sấm sét quyết chẳng chịu kém lão kiếm thủ cáo già.Tiếng gào đau đớn của một trong hai gã bang chúng đã khiến Mạc Vi Hầu nóng ruột, hạ sát thủ ngay. Lão bốc thẳng lên không trung dồn hết gần hoa giáp công lực vào thân kiếm, hóa thành đám mây sáng bạc, sa xuống đầu tiểu tử đáng ghét kia. Đây là chiêu Kiếm Sơn Áp Đỉnh (Núi kiếm đè đầu) tuyệt học trấn gia của giòng họ Mạc đất Triệu, chỉ mình Mạc Vi Hầu được phép luyện, vì lảo là trưởng nam. Khí thế của chiêu kiếm quả mãnh liệt như núi đổ, tốc độ nhanh tựa sao rơi, Nam Cung Giao thức ngộ được hiểm nguy, vội cắn răng cử kiếm đánh chiêu Lạc Điểu Hoan Nguyệt (Chim lạc mừng trăng).Trường kiếm của chàng run rẩy liên tục, phát ra những tiếng líu ríu, và mũi kiếm vẽ nên vô số bóng ảnh hướng lên trời, đón lấy tảng mây kiếm khí lạnh lẽo ghê người.Tuyệt học của Giao Châu quả là kinh thế hãi tục, phá được chiêu Kiếm Sơn Áp Đỉnh lừng danh. Kiếm của Nam Cung Giao dài hơn kiếm đối phương một đoạn nên đã chọn mục tiêu trước.Mạc Vi Hầu bị đâm thủng vai trái và bắp tay hữu, song thức kiếm cuối cùng của lão cũng soi được một lỗ trên ngực phãi đối phương.Nam Cung Giao vung cước đá thẳng vào bụng dưới kẻ thù. Mạc Vi Hầu kịp đưa tả thủ đỡ đòn nhưng cú đá quá mạnh đủ khiến lão lọi cổ tay, đau đớn tung mình ra xa gọi Nhị đệ đào tẩu.Sách Hán Xương đã giết xong tên đao thủ cuối cùng.Mộc Kính Thanh hớt hải chạy lại xem xét thương thế Nam Cung Giao.May thay, vết kiếm thương không sâu vì thiếu lực đạo, chỉ cần điểm huyệt chỉ huyết bôi thuốc kim sang rồi băng bó lại là xong.Nam Cung Giao nghe bàn tay mềm mại của Kính Thanh run rẩy khi chăm sóc vết thương cho mình, liền phì cười :- Ngươi giết người cũng giỏi, sao lại bối rối trước một vết thương cỏn con như vậy ?Kinh Thanh cười hăng hắc :- Tại tiểu đệ phải nín thở vì mùi hôi hám của thân thể đại ca đấy thôi !Nam Cung Giao giả đò giận dữ :- Ngươi chê hôi thì đêm nay ta sẽ ôm ngươi mà ngủ đấy ! Lâu rồi ngươi sẽ quen dần, cũng như gia mẫu đã từng chê gia phụ nặng mùi, nhưng chẳng bao giờ chịu ngủ một mình cả !Ba người cười vang, và Cuồng Vũ Đao tò mò hỏi :- Nam Cung công tử là truyền nhân của vị minh sư nào mà lại có võ công cao siêu như vậy ?Sau khi chứng kiến chàng giết Nhị Lão Mạc Đắc Khoa, đuổi chạy Đại Lão Mạc Vi Hầu, Sách Hán Xương vô cùng khâm phục, một lòng tôn kính.Lão quyết chí đi theo chàng đến cùng, dẫu phải chịu phận nô bộc cũng cam tâm.Nam Cung Giao cười đáp :- Tiền bối quá khen khiến tại hạ thêm hổ thẹn ! Chút sở học gia truyền quả chưa đủ để ngang dọc Giao Châu , vì kiếm của Mạc Vi Hầu chỉ dài thêm một chút là tại hạ đã ra ma rồi !Kính Thanh trợn mắt bác ngay :- Đại ca chớ giả đò khiêm tốn làm gì cho uổng công ! Nếu đại ca không hao tổn chân khí để giết Mạc Đắc Khoa thì lão Vi Hầu đã bõ mạng đương trường !Cuồng Vũ Đao gật gù khen phải, tiếp tục tán dương khiến Nam Cung Giao hổ thẹn, nhẩy lên lưng ngựa, đốc hai bạn đồng hành rời khỏi vùng đất tanh mùi máu. Họ chẳng còn tâm trạng đâu mà ghé vào ngoạn cảnh Hổ Khâu nữa ! Ưu Đàm Hoa Tiếu Ngạo Trung Hoa Đánh máy: Vinh Hồi 5 Diêu hí lộng lôi phongThần mưu tranh mỹ nhân Chiều mùng sáu, ba người ghé thành Trấn Giang nghỉ ngơi, sáng mùng bẩy vượt Trường Giang. Trưa hôm ấy, khi còn cách Hồ Cao Bảo hai chục dặm thì đụng độ lực lượng Kim Diện Cung.Ngoài Hộ Chung Đệ Tam Kiếm Sứ còn có thêm hai lão hồng bào nữa !Theo sau họ là mười lăm gã kiếm thủ áo xanh.Mộc Kính Thanh thở dài nói nhỏ : - Nguy rồi đại ca ơi ! Cặp lão phu thê áo đỏ kia là Hồng Y song tướng của Hồ Bang, thân phận thực của họ là Yên Đài Song Sát bên bờ Bột Hải. Hai lão ấy đều có công lực hơn hoa giáp, trượng pháp oai trấn võ lâm. Nhờ linh dược của Kính Thanh nên vết thương trên ngực của Nam Cung Giao đã lành được tám phần, không hề trở ngại khi phải đánh đấm. Vì vậy, chàng thản nhiên cười cợt :- Nghe ngươi nói ta cũng rất sợ hãi, định bỏ mặc ngươi mà đào tẩu. Hôm nay, ngươi cứ chết trước, đúng ngày này bẩy chục năm sau, ta sẽ tự sát chết theo cho đúng lời thề đồng sanh đồng tử.Kính Thanh bật cười : - Đại ca quả là kẻ chẳng biết sống chết, chỉ giỏi nghề bỡn cợt !Sách Hán Xương hào hứng tán thưởng :- Bậc trượng phu gặp nguy phải cười vang, vui vẻ mà chết, sao lại phải bi lụy ! Thấy ba con mồi bị vây chặt mà vẫn ung dung nói cười, Hộ Cung Kiếm Sứ Tưởng Phi Diện giận dữ quát :- Mộc Kính Thanh ! Ngươi chết đến gáy mà còn cười được ư ?Nam Cung Giao lên tiếng :- Bọn tại hạ đang tiên đường đến Kim Diện Cung để dự đại hội tỹ võ chiêu phu, sao chư vị lại chặn đường.Tưởng Phi Diên cười nhạt : - Các ngươi đã mạo phạm đến bổn cung, chẳng còn tư cách dự thí nữa !Nam Cung Giao nghiêm giọng :- Tháng trước, Thần Nữ Tiền Vân Mi có đến Nam Kinh thăm bằng hữu là Tiểu thư Mã Hoàn Cơ và công tử Mã Kim Khụ Tại hạ cùng nàng có mối duyên sơ ngộ, mong túc hạ nể mặt mà bỏ qua hiềm khích với gia nghĩa đệ Mộc Kính Thanh !Yên Đài Song Sát giật mình nhìn nhau, họ là người thân cận với Thần Nữ, được nàng thố lộ cuộc tao ngộ với Nam Cung Giao.Tiền Vân Mi quen biết với đám thế gia công tử Nam Kinh vì từng học võ của Tây Hà Thần Nị Am của bà gần chùa Cẩn Nhục Đầu Đà, nên khi Mã Kim Khu cùng em gái dắt bạn bè lên thăm sư thúc thì gặp gỡ Vân Mi. Hôm mùng chín tháng mười vừa rồi, Thần Nữ đến Nam Kinh thăm sư phụ, và tìm gặp đám bằng hữu trẻ tuổi lúc Nam Cung Giao đang bị Mã Kim Khu lôi kéo đi khắp nơi, tham dự những cuộc vui bất tận, gặp gỡ Vân Mi bốn năm lần.Nam Cung Giao chẳng hề tán tỉnh Vân Mi, chỉ nhìn nàng mà cười. Trong đám đông chàng ít khi mở miệng, thỉnh thoảng đưa ra vài nhận xét thông minh, hóm hỉnh khiến cả bọn cười vang. Tuy xuất thân từ chốn bình dân nhưng phong thái của chàng ung dung, tiêu sái và rất tự nhiên.Vân Mi trở về Từ Châu, chợt phát hiện mình luôn vương vấn gương mặt dễ mến, có lúm đồng tiền duyên dáng của chàng họ Nam Cung !Yên Đài Song Sát tuổi đã hơn bẩy mươi mà không con cháu nên rất yêu thương Thần Nữ. Nàng cũng mến họ nên chẳng giấu giếm tâm sự của mình.Thế là Đại Sát Thân Công Hải hỏi lại ngay :- Chẳng phải tiểu tử ngươi tên gọi Nam Cung Giao, quê đất Cán Châu ?Chàng mỉm cười vòng tay xác nhận :- Bẩm tiền bối ! Quả đúng là kẻ hèn này ! Lúm đồng tiền trên má trái chàng đã chứng minh lai lịch. Thân lão vuốt râu tư lự, bàn bạc với Nhị Sát Tiêu Xuân Oanh rồi bảo Nam Cung Giao :- Nể mặt ngươi ! Lão phu sẽ thay mặt Cung chủ xóa bỏ ân oán với gã Mộc KínhThanh. Tuy nhiên, ngươi phải hứa rằng sẽ thượng đài tranh ngôi vị rể đông sàng của bổn cung. Điều thứ hai là tiểu tử họ Mộc không nên tháp tùng ngươi đến Từ Châu, e rằng Thiếu Cung chủ sẽ nổi giận !Nam Cung Giao từng hứa với song thân là sẽ mang về ba nàng dâu tuyệt đẹp nên nhận lời ngaỵ Ngoài Mã Hoàn Cơ, chàng đã gấm ghé Tiền Vân Mi, vì cả hai đều là giai nhân hiếm có ! Còn người thứ ba thì chưa biết tìm đâu !Chàng quay sang nói với Kính Thanh :- Hiền đệ cảm phiền tạm xa ta một thời gian, khi nào ta cưới được Thần Nữ sẽ mời ngươi đến dự tiệc. Lúc ấy, gã Thiếu cung chủ kia chẳng còn dám làm gì ngươi nữa rồi !Mộc Kính Thanh giận hờn trách : - Đại ca quả là háo sắc, thấy gái đẹp là quên hết tình huynh đệ ! Nam Cung Giao bật cười :- Ngươi đâu phải là tình nhân của ta mà nói giọng ghen tuông ấy hả ? Chỉ sau ngày rằm tháng này là anh em ta sẽ hội ngộ thôi mà !Mộc Kính Thanh xụ mặt buồn bã, mắt đảo nhanh như đang suy nghĩ một mưu sâu kế độc. Lát sau, gã vui vẻ hẳn lên, vòng tay nói với Song Sát :- Cảm tạ nhị vị tiền bối đã xóa tội cho vãn bối ! Xin chư vị cứ yên tâm quay lại Từ Châu, anh em vãn bối còn phải tạ từ nhau !Nhị Sát Tiêu Xuân Oanh trợn mắt hăm dọa Nam Cung Giao:- Nếu ngươi không giữ lời, lão thân sẽ kéo hết lực lượng Kim Diện Cung truy sát gã Mộc Kính Thanh, chặt ra làm tám mảnh.Nam Cung Giao cười mát :- Tiền bối chớ lo ! Tại hạ đã phát nguyện lấy cho được vợ đẹp, tất chẳng bõ qua cơ hội này !Tiêu Nương lạnh lùng hừ nhẹ :- Chớ đại ngôn ! Liệu ngươi có được bao nhiêu bản lảnh chứ ?Nam Cung Giao cười đáp :- Hôm ấy chắc nhị vị tiền bối sẽ làm giám khảo, chỉ cần thiên vị một chút là xong ! Vãn bối mà không cưới được Thần Nữ e sẽ chết vì tương tư mất !Tiêu Nương tưởng thật, lộ vẻ băn khoăn :- Vân Mi cũng đã có cảm tình với ngươi, song việc tỷ võ thắng thua rạch ròi, làm sao lão thân thiên vị được ?Hộ Cung Kiếm Sứ Tưởng Phi Diễn từng bị khiển trách vì lần bắt hụt Mộc Kính Thanh ở Cô Tô Đại tửu lâu, nên đem lòng chán ghét tiểu tử họ Nam Cung. Lão mỉa mai : - Đã bất tài mà còn mơ ăn thịt ngỗng trời nữa sao ?Nam Cung Giao nghiêm nghị hỏi lại lão :- Thế hôm ấy Tưởng Kiếm Sứ có thượng đài ứng thí hay không ?Tưởng Phi Diên đỏ mặt nạt :- Ngươi nói nhăng nói cuội gì thế ? Lão phu già cả, đáng bậc chú bác của Thần Nữ, lẽ nào lại làm thế ?Nam Cung Giao lộ vẻ hớn hở, gật gù :- Thế thì được ! Tại hạ chỉ sợ đám lão nhân hồi xuân thượng đài tranh giành còn, như những cao thủ dưới năm mươi tuổi thì không đáng ngại !Đại Sát Thân Công Hải phá lên cười :- Tiểu tử ngươi quả là khéo hí lộng, chọc cười thiên hạ, thảo nào chinh phục được con bé khó tính Vân Mị Nay ngươi đã dám đại ngôn như thế thì lão phu sẽ ra giới hạn tuổi ứng thí là tứ thập, nếu ngươi thất bại thì lão phu sẽ lấy đầu đấy !Nói xong, lão ra lệnh cho thủ hạ ra ngựa trở lại Từ Châu.Mộc Kính Thanh chờ họ đi khuất, tư lự hỏi :- Phải chăng đại ca quyết chí lấy cho được Thần Nữ Tiền Vân Mi ? Còn Mã Hoàn Cơ và mối gia cừu thì sao ?Nam Cung Giao mỉm cười tinh quái :- Nay ta đã có được sự hỗ trợ của một kẻ đa mưu túc trí, quen ăn vụng chùi mép như ngươi, thì đâu còn sợ bị phát hiện nữa mà không dám lấy vợ ? Giả sử ngươi là gái, dù xấu xí một chút ta cũng cưới luôn !Mộc Kính Thanh bực bội cằn nhằn : - Đại ca chỉ nói càn ! Tiểu đệ có là nữ nhân cũng chẳng thèm lấy một gã đàn ông đa mang như đại ca ! Cảnh chồng chung nào có hay ho gì ? Con người chỉ có một trái tim, sao lại trao cho nhiều người được ? Ngược lại, các bà vợ của đại ca cũng sẽ vì ganh ghét mà xào xáo tối ngày, gia đình chẳng thể yên ấm được !Nam Cung Giao cười khà khá :- Ít nhất thì kẻ đa thê cũng chẳng phải ngủ một mình khi vợ nhà giận dỗi. Ta đã từng chứng kiến gia phụ nhăn nhó như khỉ mỗi lần bị gia mẫu cấm cửa ! Cuồng Vũ Đao ôm bụng cười vang :- Té ra cha ngươi là một kẻ sợ vợ ! Tia mắt Nam Cung Giao tràn ngập ánh yêu thương, trìu mến khi nhắc đến mẹ hiền : - Đúng vậy ! Gia mẫu xinh đẹp phi phàm, tính tình nghiêm nghị, cương liệt hơn cả nam nhân, chẳng bao giờ nói hai lời ! Nhưng với cha con tại hạ, bà là nữ nhân tốt nhất thế gian !Và bỗng chàng tươi cười nói thêm :- Gia mẫu giỏi nghề thông pháp, đã nhận xét rằng tại hạ có tiếng đa thệ Bà đã cho phép tại hạ lấy đủ ba vợ !Mộc Kính Thanh bật thốt :- Thực thế sao ? Gã ngẩn người một lát, lén nháy nhỏ Sách Hán Xương rồi vòng tay cáo từ Nam Cung Giao :- Tiểu đệ cũng có việc riêng phải giải quyết, nhưng phải được Sách lão hỗ trợ. Hẹn gặp lại đại ca ở thành Nam Kinh.Nam Cung Giao gật đầu :- Hiền đệ và Sách lão cứ đi, xin hãy bảo trọng. Ta sẽ ở phủ Thượng Thư chờ đợi !Sách Hán Xương miễn cưỡng đi theo Mộc Kính Thanh, vì lòng chỉ muốn tháp tùng Nam Cung Giao. Hai người kia đi về hướng Nam, còn Nam Cung Giao tiếp tục ngược Bắc. Tuyết đã rơi dầy hơn mịt mù mặt nước Đại Vận Hà, bên tay tả, lữ khách một mình dong ruổi trong ngày đông lạnh lẽo, ướt át.Nam Cung Giao bỗng nhớ Kính Thanh vô luân. Xế chiều, chàng ghé vào Cao Hà phạn điếm, cạnh bờ Tây Nam Hồ Cao Bảo dùng cơm. Hồ Cao Bảo ở phía Nam và thông với Hồng Trạch Hồ Đại Vận Hà với Trường Giang, đổ vào hai hồ này rồi tiếp tục vươn lên hướng Bắc. Những cánh buồm vẫn hối hả ngược xuôi trong tuyết, như nhắc nhở người lữ thứ rằng năm đã sắp hết, hãy mau trở lại quê nhà vui tết đoàn viên. Nam Cung Giao đã ăn xong, đang ngơ ngẩn hoài nhận cảnh gia đình ấm cúng, mắt dõi nhìn về phương Nam xa tít thì phát hiện có một cỗ kiệu đang đi đến, và dừng trước cửa phạn điếm !Chàng cau mày bất nhẫn vì thấy bốn người phu khiêng kiệu kia gồm ba hán tử lực lưởng và một thiếu nữ gầy gò thân mảnh. Điều đáng giận là họ không hề có áo ngự hàn, chỉ phong phanh bộ võ phục vải mỏng manh màu tía, trên đầu cũng chẳng nón che, cho nên tuyết đã phủ trắng tóc, y phục ướt đẫm. Chẳng phải chủ nhân của họ quá nghèo, vì cỗ kiệu kia làm bằng toàn gỗ Tử Đàn, loại gỗ đắt như vàng. Đất Trung Hoa không trồng được loại cây quí có mùi thơm này, mà phải nhập từ Nam Dương, hay mua của An Nam.Trên thân kiệu trảm đầy những hoa văn bằng vàng hay bạc dát mỏng, rèm bằng gấm dầy mầu vàng kiêu hãnh.Và chủ nhân chiếc kiệu vén rèm đường bệ bước ra. Phải chi đó là một lão nhân già nua, đau ốm quặt quẹo thì thiên hạ còn đỡ tức, khổ thay hắn lại là một trung niên công tử, tuổi gần tứ tuần cao lớn, khoẻ mạnh !Gã có gương mặt anh tuấn và thêm phần lịch lãm nhờ hàng râu mép xanh rì, được tỉa tót cẩn thật. Có điều, bộ mặt trắng như ngọc kia lạnh tựa sương đêm và ánh mắt gã lộ vẻ kiêu ngạo, khinh người.Trong tòa Cao Hà Đại Phạn điếm này có không ít hào khách giang hồ. Họ đang trên đường đến Từ Châu ứng thí, hoặc xem cảnh náo nhiệt của lôi đài tỷ võ chiêu phu.Các hào kiệt này đều thuộc những địa phương phía Nam Trường Giang nên nhận ra lai lịch khách mới đến. Họ xì xầm bàn tán :- Chẳng lẽ Lôi Phong Sơn Chủ Bạch Tuấn Hào đất Hàng Châu, lại định trở thành rể của Kim Diện Cung ?Nam Cung Giao chưa hề đến Chiết Giang, nhưng đã được nghe Mã Hoàn Cơ miêu tả phong cảnh kỳ tuyệt đất Hàng Châu, nhờ thế, chàng biết núi Lôi Phong !Lôi Phong là một đỉnh của núi Tịch Chiếu, nằm ở phía Nam Tây Hồ, đây là một trong mười phong cảnh đẹp nhất Hàng Châu.Trên đỉnh Lôi Phong có tòa tháp Lôi Phong cao bẩy tầng, khi ánh chiều tà chiếu vào, trông nó giống như được làm bằng ngọc bích. Tháp Lôi Phong còn có tên là Hoàng Phi Tháp, vì được xây dựng bởi một người nước Ngô họ Hoàng tên Phi.Từ trăm năm nay giòng họ Bạch cư ngụ trên sườn núi Lôi Phong, các đời kế tiếp nhau xưng là Lôi Phong Sơn Chủ. Còn gia trang của họ thì mang tên Tịch Chiếu sơn trang.Bạch gia nổi tiếng võ lâm nhờ pho Lôi Phong kiếm pháp, chiêu thức phát ra âm thanh ì ầm của sấm, và chói lọi khi có nắng.Bạch gia đã từng ba lần nắm chức Minh chủ võ lâm, chứng tỏ võ học tổ truyền của họ chẳng tầm thường. Do vậy, có khá nhiều người trẻ tuổi đến Tịch Chiếu sơn trang xin học nghệ. Tóm lại, với số đệ tử đông đến ba trăm, Tịch Chiếu sơn trang có thể được xem là một kiếm phái trong võ lâm ! Nam Cung Giao tức anh ách khi thấy Bạch Tuấn Hào ấm áp trong mũ áo lông cừu dầy thượng hảo hạng, cả đôi ủng cũng bông lông cáo. Thế mà gã nhẫn tâm để cho đệ tử trần trụi xông pha sương tuyết với gánh nặng trên vai, nhất là khi trong số ấy lại có một nữ nhân gầy yếu.Bạch Tuấn Hào chễm chệ ngồi riêng một bàn, sang sảng gọi liền sáu món đắt tiền, còn bốn người đệ tử kia khép nép ở bàn gần đấy, chỉ dám gọi một mâm cơm đạm bạc.Đặng Trinh Tâm tính tình nghiêm khắc song lại rất nhân hậu.Suốt hai chục năm làm lương y, bà luôn chữa trị miễn phí cho người nghèo khó. Nam Cung Giao theo mẹ học nghề, chứng kiến điều ấy nên học được cả chữ nhân ! Nay, trước cảnh chướng tai gai mắt này, quả thực chàng chẳng thể nào chịu nổi. Đây chính là một trong những đức tính căn bản của dân tộc Giao Chỉ.Hơn năm trăm năm sau được đại sử gia đất Việt là Lệ Thần Tiên Sinh đã nhận xét rằng : &quot; Người Việt kiêu ngạo, hay nói khoác, nhưng có lòng nhân, biết thương người và hay nhớ ơn &quot;.Đèn nhà ai nấy sáng, dù phẫn nộ nhưng Nam Cung Giao chẳng biết làm thế nào để can thiệp ! Chàng suy nghĩ rất lung, bước đến quầy nói nhỏ với chưởng quĩ.Bạch Tuấn Hào ăn xong ra hiệu tính tiền!thì lão chưởng quĩ vui vẻ đáp :- Bẩm Đại gia, bữa ăn này đã được vị thiếu hiệp bàn bên kia thanh toán cả rồi !Bạch Tuấn Hào cau mày nhìn về hướng tay chỉ của lão. Nam Cung Giao đứng lên, vòng tay tươi cười :- Bẩm Sơn chủ ! Uy danh của Tịch Chiếu sơn trang từ lâu đã oai trấn võ lâm, người người đều kính trọng. Tại hạ may mắn được diện kiến tôn nhan ở chốn này xin được tỏ chút lòng ngưỡng mộ !Đến bậc Thiên tử còn khoái nghe nịnh, huống hồ một gã chủ núi như Bạch Tuấn Hào ? Hơn nữa, Nam Cung Giao anh tuấn, dễ mến, phong thái đường chính chứ chẳng phải phường mặt dơi tai chuột, quen thói sang bắt ro quàng làm họ. Kẻ cao ngạo họ Bạch khoan khoái vì có người tán dương Tịch Chiếu sơn trang, mỉm cười độ lượng :- Bổn nhân rất cảm kích tấm lòng của thiếu hiệp. Cà cuống chết đít còn cay ! Bạch Tuấn Hào không thèm hỏi tên đối phương để chứng tỏ hành vi hào hiệp kia chẳng đáng gì !Nam Cung Giao vui vẻ nói tiếp :- Tại hạ ngưỡng mong Sơn chủ hạ cố nhận thêm một món quà mọn !Bạch Tuấn Hào gật gù :- Cũng được ! Nam Cung Giao vẫy gọi chưởng quĩ. Lão khệ nệ Ôm một ôm áo lông cừu đến, phát cho bốn người phu khiêng kiệu của Bạch Tuấn Hào. Họ đang lạnh run vì gió Đông, mừng rỡ khoác vào ngay !Họ Bạch tái mặt khi thấy tặng phẩm của Nam Cung Giao thuộc loại đắt tiền, chẳng thua gì bộ áo lông của gã đang mặc !Nãy giờ, bọn hào khách trong quán chăm chú theo dõi hoạt cảnh. Họ hài lòng trước vẻ rất khó coi của Lôi Phong sơn chủ, tủm tỉm cười hoài. Có kẻ độc mồm thở dài nói bâng quơ : - Sông có khúc, người có lúc ! Nhà đại phú đôi khi cũng không mua nỗi áo cừu cho gia đinh !Bạch Tuấn Hào thẹn chín người, ngữa cổ cười dài, rồi quắc mắt nhìn Nam Cung Giao :- Té ra người rắp tâm làm nhục bỗn nhân ? Bốn người kia là Tứ Thiết hộ vệ, đang khổ luyện Vô Ngại Thần công của bổn bang, phải dầm sương dãi nắng mới mong thành tựu, chứ đâu phải bổn nhân bủn xỉn ?Nam Cung Giao tròn mắt tỏ vẻ kinh ngạc :- Té ra là thế ! Chẳng qua vì tại hạ không biết nên đã đắc tội, mong Sơn chủ lượng thứ !Chàng giả đò bối rối, nói tiếp :- Phải chăng Vô Ngại Thần Công là để dành cho các đệ tử, còn Sơn chủ luyện công phu khác nên mới mặc áo lông dầy như thế ? Bọn hào khách phì cười và ai đó bật thốt :- Đúng vậy ! Bạch Sơn chủ luyện pho Dục Noãn Thần Công (ấp trứng Thần công) đấy mà !Noãn có nghĩa là trứng, và còn để chỉ hai hoàn ngọc hành trong đũng quần. Vì vậy, mái ngói phạn điếm rung rinh vì trận bão cười của hơn trăm thực khách.Chốn đông người, chẳng thể tìm ra kẻ đã chế giễu mình, Bạch Tuấn Hào điên tiết, mặt trắng bệch, trút hận lên đầu Nam Cung Giao. Nhưng gã biết rằng giết chàng thì sẽ phương hại đến thịnh danh Tịch Chiếu sơn trang, nên nghĩ cách vớt vát. Họ Bạch nghiêm giọng : - Chỉ vì ngươi nên bổn nhân bị mang ra làm trò cười. Giả như ngươi thực lòng muốn Tứ Thiết hộ vệ được ấm áp thì hãy thay Tứ vệ Sở Nhu khiêng kiệu. Bằng ngươi từ chối tức là đã có ý sĩ nhục Tịch Chiếu sơn trang. Và nếu thế, ngươi đừng bao giờ để bỗn nhân gặp lại lần nữa !Câu nói này rất đắc thế, biểu hiện được cả sự Oai phong lẫn lượng bao dung của bậc trưởng trượng !Tứ Thiết Vệ lặng lẻ cởi áo lông để trả lại cho chàng trai tốt bụng.Nam Cung Giao ngắm bàn tay thon dài, cứng đỏ vì lạnh nên lóng ngóng, và gương mặt tái xanh của Sở Nhu, nghe dạ xốn xang. Chàng còn nhận rõ vẻ nuối tiếc của nàng, khi phải từ giã bộ áo lông ấm cúng và rất đẹp. Có lẽ cả đời nàng chưa bao giờ được mặc loài áo cừu thượng hạng, trị giá đến hai trăm lượng bạc như thế này !Nam Cung Giao rất yêu thương mẫu thân nên tràn trề tình cảm với nữ giới. Thuở còn thơ ấu chàng luôn bênh vực đám nữ hài trong xóm chài Dương Sa, không để ai hiếp đáp. Khi chúng bị cha mẹ đánh, thường đến tìm chàng để được an ủi vỗ về. Chàng cũng có chút kiêu ngạo của tuổi thanh niên, chẳng cam tâm khuất phục ngay, bèn xoay qua cách khác :- Bẩm Sơn chủ ! Tại hạ đã nhẵn mặt các danh lam thắng cảnh đất Hàng Châu nên suốt đời không đến đấy cũng chẳng sao ! Tại hạ chỉ lo cho Tịch Chiếu sơn trang vì việc này mà mang tiếng bất nhân. Và có thể Thần Nữ Kim Diện Cung sẽ hiểu lầm nhân phẩm của Sơn chủ đấy !Bạch Tuấn Hào động nộ : - Đừng lắm lời ! Làm ơn thì làm cho trót, hoặc là hãy đi cho khuất mắt ta !Nam Cung Giao biết đối phương đã quyết làm nhục mình, liền cười ha hả :- Sơn chủ đã hạ cố cho tháp tùng, tại hạ vui mừng được nếm mùi gian khổ của kẻ luyện Vô Ngại Thần Công !Thái độ của chàng khiến ai cũng sửng sốt, không ngờ, một người trẻ tuổi giàu có dám phóng tay mua tặng kẻ không quen biết bốn chiếc áo cừu trị giá gần ngàn lượng bạc, lại chấp nhận làm phu khiêng kiệu !Quần hào bàn tán sôi nổi, người thì bảo chàng khùng, kẻ nói chàng ngụy. Song không ai chê chàng háo sắc vì Sở Nhu tuy kiều diễm nhưng trên trán lại có một bướu thịt nhô ra, trông rất quái dị. Sở Nhu tròn mắt nhìn chàng trai chưa biết tên, môi thoáng điểm nụ cười là lạ.Nam Cung Giao bước đến, nói với nàng : - Tại hạ là Nam Cung Giao, mong Sở cô nương nhường cho vinh dự làm phu khiêng kiệu. Cô nương sẽ cỡi con ngựa già của tại hạ, đi theo sau.Sở Nhu thẹn thùng gật đầu, nói lí nhí :- Xin thiếu hiệp đưa túi hành lý cho tiểu muội giữ giùm ! Nam Cung Giao trao cho nàng và nheo mắt nói :- Cô nương hãy cẩn thận, đừng mở ra, vì trong này có mấy bộ y phục bẩn chưa giặt. Dù cô nương có luyện đến lớp chót Vô Ngại Thần Công thì cũng chẳng chịu nổi mùi hôi của chúng đâu !Nghe giọng điệu khôi hài, Sở Nhu che miệng tủm tỉm nhưng đám hào khách thì phá lên cười hô hố ! Ba hán tử khiêng kiệu kia bước đến, vòng tay ôm quyền cúi chào Nam Cung Giao, ánh mắt tràn ngập tình cảm. Họ đều có gương mặt chữ điền rắn rỏi, cằm bạch phủ đầy râu quai nón, mũi ưng, mắt diều trông rất cương nghị và kiêu dũng.Sở Nhu thỏ thẻ giới thiệu :- Bẩm công tử, đây là Đại ca Sở Tường Thụy, Nhị ca Sở Sĩ Hưu và Tam ca Sở Tích Vũ. Họ là bào huynh của tiểu muội !Nam Cung Giao vội vòng tay đáp lễ :- Hân hạnh được làm quen với tam vị !Bách Tuấn Hào cất giọng khó chịu :- Lên đường ! Gã nện gót bước ra, oai vệ lên kiệu ngồi. Nam Cung Giao và ba hán tử họ Sở đặt đòn lên vai rảo bước. Sở Nhu cũng thượng mã, thúc ngựa theo sau !Đoạn đường không dài, chỉ đến cửa Bắc trấn là tã dừng lại để ghé vào lữ điếm, vì trời đã về chiều.Sáng hôm sau, họ lại khởi hành, tiếp tục gội sương tắm tuyết trên đường thiên lý.Lúc đầu, Bạch Tuấn Hào cho rằng gã ngông cuồng ngây dại kia sẽ chẳng chịu đựng được lâu, tất phải bỏ cuộc, khi ấy gã có cớ để trừng trị chàng. Không ngờ Nam Cung Giao thoăn thoắt hòa bước chân với ba anh em nhà họ Sở, chẳng hề chịu kém cỏi. Dù đòn kiệu nặng trĩu trên vai, chàng vẫn vui vẻ chuyện trò, tán gẫu với Sở Nhu và đồng nghiệp, những nụ cười đã khiến đường dài ngắn lại. Mỗi lần dừng chân dùng bữa, Nam Cung Giao gọi những món ăn ngon nhất và loại rượu quí lâu năm để Bạch Tuấn Hào và bốn anh em họ Sở thưởng thức. Họ Bạch hài lòng vì chẳng phải tốn tiền, song cũng ấm ức vì thấy Tứ Thiết Vệ yêu mến, kính trọng chàng còn hơn cả mình.Sở Nhu giữ tay nải của Nam Cung Giao nên là người thanh toán chi phí. Ngay lần đầu, nàng đã suýt ngã ngửa khi phát hiện số ngân phiếu trị giá năm vạn lượng hoàng kim trong túi hành lý. Sở Nhu không dám nói ra ! Và trong lòng dào dạt những cảm xúc kỳ lạ. Chàng trai kia đã thản nhiên giao cho nàng giữ một tài sản khổng lồ mà chẳng hề e ngại !Được ăn uống no nê, bổ dưỡng, và mặc đủ ấm, sức lực ba gã họ Sở sung mãn, cước trình nhanh gấp bội, nên họ đã đưa Bạch Tuấn Hào đến mục tiêu sớm hơn. Ngay trưa mười một, cỗ kiệu đã vào thành Từ Châu.Đoàn người ngụ trong Tứ Hải Đại tửu điếm ba tầng, sang trọng nhất thành.Bạch Tuấn Hào khoan khoái vênh mặt, giá cả nơi đây rất đắt, chẳng phải khách võ lâm nào cũng dám đến trọ. Gã để mặc cho Nam Cung Giao đặt đến sáu phòng thượng hạng và đòi hỏi thực đơn đặc biệt.Giờ đây, họ Bạch khát khao có được một thủ hạ giàu có, rộng rãi như chàng trai họ Nam Cung. Gã định bụng sẽ đem pho Lôi Chiếu kiếm pháp lừng danh ra làm mồi chiêu dụ đối phương gia nhập Tịch Chiếu sơn trang.Thanh danh làm lụy người. Giòng họ Bạch muốn trở thành một môn phái, sánh vai với các phái lớn trong thiên hạ, nên đã thu nạp đến ba trăm đệ tử. Dù đã hết sức tằn tiện, cho họ ăn mắm hút gỏi nhưng tài sản Bạch gia cũng ngày một cạn kiệt. Thực ra, Tâm pháp Vô Ngại của họ Bạch đâu cần phải nhịn ăn, nhịn mặc ! Lần này, Bạch Tuấn Hào đến ứng thí ngôi vị rể Đông sàng của Kim Diện Cung cũng là nhắm vào món hồi môn to tát mà Thần Nữ Tiền Vân Mi sẽ mang về ! Kim Diện Cung phú xưng địch quốc, vì núi Kim Sơn, nơi họ xây cung là điện ở cách thành Từ Châu sáu dặm về hướng Tây Bắc, chính là một mỏ vàng.Nếu hôn sự thành công, và lại có thêm một gã đệ tử giàu nứt cố đổ vách, chẳng phải là Song Hỉ hay sao ?Còn như Tuấn Hào không cưới được Tiền Vân Mi, thì gã khùng họ Nam Cung kia sẽ là mỏ vàng của Tịch Chiếu sơn trang !Nam Cung Giao cũng đoán ra thâm ý của họ Bạch, song tảng lờ như không biết gì cả ! Chẳng thản nhiên dẫn Tứ Thiết Vệ đi thăm thú phong cảnh Từ Châu, về đến khách điếm là cho bày yến tiệc, chẳng hề hỏi giá cả. Tất nhiên, chàng cũng kính mời Bạch Tuấn Hào thưởng thức. Họ Bạch chẳng dại gì từ chối, nên vô tình phải ngồi chung bàn với Tứ Thiết Vệ, một việc mà trước giờ chưa hề xẩy ra ! Sáng mười lăm, Bạch Tuấn Hào khăn áo chỉnh tề, oai phong tuấn tú trong bộ võ phục gấm màu thanh thiên, mép viền hoa văn vàng nhạt. Gã đủng đỉnh xuống tầng trệt, dùng điểm tâm rồi bước ra sân, định bước lên kiệu.Tuấn Hào chưa kịp nhận ra rằng Sở Nhu đang đứng vào chỗ của Nam Cung Giao, thì lão chưởng quĩ đã tất tả chạy ra, trong tay cầm một xấp phiếu dầy cộm. Lão khom lưng cười hề hề :- Mong Đại gia thanh toán tiền trọ và tiền ăn !Lúc này, trên sân trước lữ điếm cũng có khá nhiều hào kiệt đang chuẩn bị yên cương để đến Kim Diện Cung.Họ nhìn về phía Lôi Phong sơn chủ với ánh mắt mỉa mai.Bạch Tuấn Hào thẹn đỏ mặt, liếc quanh, phát hiện sự vắng mặt của Nam Cung Giao. Gã choáng váng, cố tỏ vẻ lạnh lùng, hỏi Sở Nhu :- Tứ Hộ vệ ! Sao tối qua không thanh toán tiền cho khách điếm ?Sở Nhu kín cẩn đáp :- Sơn chủ là người giử ngân lượng, đệ tử làm gì có.Tuấn Hào gằn giọng :- Thế gã Nam Cung Giao đâu ?Lão Đại Sở Trường Thụy cướp lời bào muội :- Y đã đi hồi cuối canh tư ! Có gởi lời chào tạm biệt Sơn chủ !Tuấn Hào chết điếng, trách móc :- Sao ngươi không giữ hắn lại !Sở Trường Thủy cười mát :- Y chẳng phải là đệ tử của Tịch Chiếu sơn trang, thuộc hạ giữ lại làm gì ?Tuấn Hào giận điên người, quay sang hỏi lão chưởng quỹ :- Bao nhiêu ?Lão ta đã mất niềm tin vào vị thượng khách bề ngoài sang cả kia nên hờ hững đáp : - Bẩm Đại gia ! Tổng cộng các khoản là hai trăm bốn mươi sáu lượng vàng !Tuấn Hào tá hỏa tam tinh, nghe cổ họng đắng như nuốt mật, bất giác bật thốt :- Làm gì mà nhiều thế ?Lão chưởng quĩ cười nhạt :- Bổn điếm có cơ ngơi khang trang, lộng lẫy nhất phủ Giang Tô, cung cách phục vụ lại chu đáo, xem khách như bậc Vương tôn, tất nhiên giá cả phải cao. Song ba chục năm qua, chưa có vị quí nhân nào vào đây mà mở miệng chê đắt cả ! Tôn giá thử hỏi những vị kia xem ?Đám hào kiệt đứng gần đấy đồng thanh cười cợt chế giễu họ Bạch : - Không phải mãnh long thì đừng qua sông ! Đã dám vào trọ Ở Tứ Hải Đại Lữ điếm mà còn bủn xỉn nữa sao ? Có kẻ còn mỉa mai :- Té ra Tịch Chiếu sơn trang đã sạt nghiệp nên Bạch Sơn chủ mới mong đến đây để ẵm năm vạn lượng vàng hồi môn của Thần Nữ Kim Diện Cung!Bạch Tuấn Hào run lẩy bẩy, nhục nhã đến mức chỉ muốn độn thổ. Gã thề sẽ tìm cho được Nam Cung Giao mà xé xác.Trong túi gã hiện giờ chỉ còn chưa tới trăm lượng vàng, cố móc sạch ra cũng không đủ. Hơn nữa, nếu không cưới được Tiền Vân Mi thì lấy đâu ra lộ phí về Hàng Châu ?Mặt gã lúc trắng, lúc đỏ, đứng chết lặng chẳng biết tính sao. Lúc này lão chưởng quĩ mới chậm rãi nói :- Tôn giá là bá chủ một phương, anh hùng khét tiếng nên lão phu niệm tình, mở cho một lối thoát. Nay bổn điếm cũng đang cần võ sĩ hộ viện, sẳn sàng mua lại bốn đệ tử khiêng kiệu kia, với giá năm trăm lượng vàng. Trừ đi chỉ phí ăn ở, tôn giá còn lại hai trăm năm mươi bốn lượng !Chẳng thể đứng mãi ở đây mà chịu nhục, Bạch Tuấn Hào đành phải chấp thuận. Gã quay sang nói với Tứ Thiết Vệ :- Nay bổn nhân trúng quỉ kế của tiểu tử Nam Cung Giao, đành phải nhờ các ngươi giúp đở. Sau này ta sẽ mang vàng đến chuộc lại !Sở Trường Thụy ngửa cổ cười dài, chua xót nói : - Anh em tại hạ vì mối gia thù đến làm trâu ngựa cho Sơn chủ, mong học được vài đường tuyệt kiếm. Thế mà, hai năm qua Sơn chủ chỉ dạy cho có bốn chiêu, e rằng kẻ thù sẽ chết trước khi bọn ta đủ sức giết lão. Giờ đây anh em tại hạ còn bị đem ra bán thì còn gì đạo nghĩa nữa ? Gã đang định phản đối quyết liệt thì phát hiện chưởng quĩ nháy mắt với mình, ra hiệu rằng hãy đồng ý !Trường Thụy hiểu ngay rằng đây là kế hoạch của Nam Cung Giao, muốn giải thoát bốn người họ Sở khỏi lời thề lúc gia nhập Tịch chiếu Sơn Trang. Gã liền đổi giọng :- Thôi được ! Bọn tại hạ đồng ý cứu vãn thanh danh cho Sơn chủ. Kể từ nay, anh em tại hạ không còn là người của Tịch Chiếu sơn trang nữa !Lão chưởng quĩ quay vào quầy, trở lại ngay với số vàng hai trăm năm mươi bốn lượng, toàn bằng tiền giấy Đại Minh Thông Hành Bảo Sao. Từ sau đời vua Minh Thành Tổ, vàng bạc đã được lưu hành song song với tiền giấy, và dĩ nhiên là ai cũng thích thứ kim loại óng ánh hơn những tờ giấy dễ ướt, dễ rách, dễ cháy. Do vậy, lão chưởng quỹ đã vui vẻ tống hết cho Bạch Tuấn Hào.Lão còn mau mắn bảo tiểu nhị đi gọi bốn gã phu khiêng kiệu để thay thế cho Tứ Thiết Vệ.Lôi Phong sơn chủ thẫn thờ lên kiệu, lòng phân vân không biết có nên đến Kim Diện Cung nữa hay thôi ? Chắc chắn chuyện này sẽ được loan truyền khắp nơi, khiến mọi người đàm tiếu !Song, Tuấn Hào chợt nghĩ rằng Nam Cung Giao đến đây chắc cũng để thượng đài ứng thí, vậy thì gã sẽ muối mặt ở lại, giết cho được tiểu tử khốn kiếp kia.Hơn nữa, gã bắt buộc phải lấy cho được Tiền Vân Mi thì mới cứu vãn nổi cơ nghiệp nhà họ Bạch. Nếu Kim Diện Cung giới hạn tuổi thượng đài là Tứ thập thì Tuấn Hào tin chắc mình sẽ thành công ! Với ba mươi năm tu vi và pho Tịch Chiếu kiếm pháp, gã là cao thủ số một trong hàng ngũ trung niên và thanh niên.Ý nghĩ này đã khích lệ Tuấn Hào lo đi đến núi Kim Sơn.Họ Bạch đi rồi, lão chưởng quĩ liền mời anh em họ Sở vào trong. Lão hồ hởi nói :- Chính Nam Cung thiếu hiệp đã bàn với lão phu, gài bẫy Bạch Tuấn Hào giải thoát cho chư vị ! Chàng thì bảo rằng : Họ Bạch tính tình lạnh nhạt, kiêu ngạo, thiếu phần nhân tình, tất sẽ không tận tâm dạy kiếm pháp cho anh em họ Sở. Dẫu họ có làm nô lệ cho Tịch Chiếu sơn trang hai chục năm cũng không thể nào giết nổi Hoài Giang Thần Thương. Chư vị hãy đi tìm danh sư khác mà học nghệ !Lão Nhị Sở Sĩ Hưu rầu rỉ thở dài : - Anh em tại hạ cũng đã thức ngộ được điều ấy, do bị ràng buộc bởi lời thề nhập môn nên phải cắn răng chịu đựng. Nay nhờ ơn Nam Cung công tử mà thoát vòng cương tỏa, nhưng quả thực chẳng biết tìm danh sư ở chốn nào. Lão chưởng quĩ cười khà khà :- Lão phu trước đây là một cao thủ Hắc Đạo, tung hoành mười tám năm mới hoàn lương, kinh doanh lữ điếm này. Lão phu mạo muội nhận xét rằng chư vị hơi kém mắt nên không nhìn ra chân tướng của bậc anh hùng trẻ tuổi họ Nam Cung ? Nếu y chẳng tự tin thắng nổi Bạch Tuấn Hào thì đã không dám hạ nhục gã ! Tứ vị hãy theo phò Nam Cung Giao, lão phu đoan chắc mối gia thù của họ Sở sẽ trả xong.Lão Tam Sở Tích Vũ mới hai mươi sáu, tính tình sôi nổi, bộp chộp, ăn nói chẳng giử lời. Gã rất khoái Nam Cung Giao nên tán thành ngay, bàn với lão Đại : - Đại ca ! Hay là chúng ta gả quách Tứ muội cho ỵ Khi trở thành rể họ Sở, y hợp lực với anh em ta giết lão Hoài Giang Thần Thương ?Sở Nhu bẽn lẽn trách móc :- Tam ca toàn nói quàng xiên, công tử đâu thèm để ý gì đến tiểu muội ! Tích Vũ ngoác miệng định cãi gì đó thì nghe lão chưởng quĩ nói với giọng diễu cợt :- Ý kiến của ngươi cũng không phải dở, song e rằng quá muộn và Nam Cung thiếu hiệp đã đi núi Kim Sơn tranh ngôi rể quí của nhà họ Tiền. Và lão trao cho Sở Nhu mười tờ ngân phiếu trị giá tổng cộng ngàn lượng bạch ngân :- Nam Cung Giao tặng cho Tứ vị số bạc mọn này để làm lộ phí !Bốn anh em họ Sở cảm động đến ngây người, vòng tay cáo từ chưởng quĩ kiêm chủ nhân Tứ Hải Đại Lữ điếm, vội vã rời thành Từ châu, đến Kim Sơn tìm Nam Cung Giao.Song, chàng chưa có mặt ở lôi đài mà lại đang chểm chệ trong một tửu quán cạnh đường quan đạo.Quán này khá độc đáo vì chỉ bán độc nhất chỉ một loại đồ nhắm, đó là thịt chó !Sáng này, lúc rời thành Từ Châu, Nam Cung Giao đi ngang nơi đây, thoáng nghe có người gọi rượu thịt bằng tiếng An Nam, lòng rộn lên cảm xúc hoài hương ! Chàng chưa được về quê mẹ lần nào, nhưng trong tâm thức luôn đầy ắp những ấn tượng đẹp đối với vùng đất xa xăm kia.Ở nhà, chàng và thân mẫu thường nói chuyện với nhau bằng tiếng Giao Chỉ. Nay xa mẹ, chàng khát khao được nghe những âm thanh êm ái du dương ấy.Lôi đài sẽ mở trong bốn ngày, do vậy, Nam Cung Giao chẳng cần vội vả, rẽ pha ghé vào quán nọ !Tuy chủ quán là người Giao Châu nhưng thực khách thì Tàu Ta có đủ.Trong ngày đông lạnh giá thế này thịt chó nóng và rượu nếp là hai món ngự hàn tốt nhất.Người Trung Hoa ở lưu vực sông Hoàng Hà cũng biết ăn thịt chó. Dòng sông tai họa này liên tục gây ngập lụt, lúc thì phá vỡ đê, lúc thì đổi dòng chảy. Khi ấy, lê thứ đói khổ lầm than, họ ăn cả chuột chứ đừng nói chó ! Và thịt chó lại là món ăn ngon nhất trên đời, nên sau này dù không gặp thiên tai, bách tính cũng vẫn tìm mà ăn !Người Trung Hoa nổi tiếng thánh thủ trong nghề bếp núc, nhưng đối với thịt chó thì họ nấu không ngon bằng người Giao Châu.Quán này nằm quay lưng hướng ngọn gió Đông Bắc, nên cửa chính có thể rộng mở mà đón khách. Hơn nữa, hôm nay tuyết rơi nhẹ.Có lẽ nhờ sanh ý phát đạt nên người chủ quán tha hương kia đả xây được một cơ ngơi khá khang trang. Tường gạch, mái ngói. Nam Cung Giao mỉm cười khi nhìn hai ngọn cờ trên sào tre trước sân, một viết chữ tửu, lá bài còn lại là bốn chữ &quot;Cẩu Nhục Thất Bảo&quot;.Chàng cột ngựa, bước vào quán, nhận ra các bàn đều đã có người, chàng cau mày định quay ra thì một thiếu nữ áo xanh vải thô, tóc thắt hai bím đong đưa, bước đến vui vẻ mời :- Công tử cứ vào ! Tiện nữ sẽ thu xếp chỗ ngồi.Nàng đưa vị khách trẻ tuổi quí phái đến một bàn ở cạnh vách hướng Nam. Người ngồi ở bàn này là một lão nhân lục tuần, y phục cũ kỷ, tóc tai rối bù. Trước mặt ông ta chỉ có một đĩa dồi nhỏ và bình rượu.Có lẽ lão nhân uống chịu nên biết thân phận, chớp đôi mắt lèm nhèm, cười cầu tài :- Lão phu sẽ xuống bếp cho ấm ! Lão lật đật bưng đĩa, cầm bình rời chỗ.Thiếu nữ lấy khăn lau mặt bàn, duyên dáng bảo :- Công tứ dùng món gì ?Nam Cung Giao mỉm cười :- Đủ bẩy món. Nếu có rượu nếp Giao Châu thì lấy ba cân.Thiếu nữ gật đầu, liếc chàng tình tứ rồi rảo bước. Chỉ lát sau, rượu thịt, rau rác đã được dọn lên.Nam Cung Giao cau mày :- Sao không có Trung Tiện Diệp !Thiếu nữ hầu bàn chưa kịp đáp thì ai đó đã phì cười, nói bằng giọng ồm ồm như sấm :- Ngươi ngu thực ! Ở phía Bắc Trường Giang làm gì có loại lá ấy ? Người nói là hòa thượng áo xám, ngồi ở bàn bên cạnh. Tuổi lão độ sáu mươi, mày rậm mắt lộ, mũi thẳng, miệng rộng, mặt chữ điền, cằm má đầy, râu lởm chởm. Trông lão cũng khá oai vệ, nếu mồm mấp không bóng loáng vì mỡ chó.Thực khách trong quán giật mình, dừng đũa nhìn xem chàng công tử áo gấm xanh kia có nổi nóng hay không ? Một kiếm khách trẻ tuổi như chàng chắc sẽ chẳng chịu để kẻ khác vô cớ chưởi mình nghe ! Song Nam Cung Giao lại thản nhiên cười, lộ rõ vẻ ngượng ngùng :- Đại sư dạy chí phải ! Đệ tử quả là ngu ngốc ! Chính vị hòa thượng kia cũng phải sửng sốt trước độ lượng của chàng trai !Nam Cung Giao ung dung ăn uống rất ngon lành, chậm rãi thưởng thức hương vị của món mà ngày còn ở nhà mẹ mình vẫn nấu !Thiếu nữ thắt bím cứ lởn vởn qua bàn chàng, thỉnh thoảng lại ân cần hỏi xem chàng có còn đòi thêm gì nữa không?Nàng còn khéo léo tự giới thiêu :-Tiện nữ là Trần Lan, công tử muốn sai bảo, cứ gọi Lan nhi là đủ !Trần Lan tuổi độ mười sáu, mười bảy, cơ thể chưa phát triển, nhưng dung nhan hứa hẹn mai sau trở thành mỹ nữ. Nam Cung Giao đoán nàng thuần chủng Giao Chỉ, vì gương mặt có nét đẹp khác Mã Hoàn Cơ và Tiền Vân Mi. Trần Lan đã khiến chàng nhớ đến mẫu thân, do vậy chàng vui vẻ đáp :- Lan nhi sẽ phải vất vả đấy, sức ta có thể ăn được hai mươi mốt đĩa thịt của quán này !Lan nhi phì cười :- Công tử quả khéo nói đùa ! Bên kia, hòa thượng áo xám ôm bụng cười sằng sặc :- Tiểu tử người ăn như vậy trong mười năm, e rằng sẽ biến thành chó đấy !Cả quán cười ồ lên. Kẻ có máu khôi hài thì luôn rộng lượng, ít khi nổi giận. Nam Cung Giao tươi cười trả đủa : - Đại sư tuổi đã cao, ăn thịt chó chắc không dưới ba chục năm, e rằng sẽ biết sủa trước đệ tử đấy !Chàng nói rất hữu lý nên mọi người đồng thanh khen phải, và có kẻ nói :- Nguy quá ! Lão phu thấy mấy răng nanh của hòa thượng khá dài rồi đấy !Các tửu khách ôm bụng cười nôn ruột, chế giễu lão hòa thượng lắm lời kia.Gậy ông đập lưng ông. Hòa thượng tái mặt hổ thẹn, miệng lẩm bẩm :- Tiểu tử này quả là khó chơi thực !Tiểu Lan không vui khi thấy lão trọc phá giới kia cứ liên tục buông lời mạ lị, khiêu khích người trong mộng của mình. Nàng ngoe nguẩy bỏ đi vào bếp, nhưng do sơ ý, vấp vào chân ghế, lảo đảo ngã xuống, phải bám vào vai lão hòa thượng. Nàng lúng túng xin lỗi lão rồi rảo bước.Nam Cung Giác ăn hết bẩy món Cẩu Nhục Thất Bảo, gọi quán tính tiền.Hòa thượng áo xám cũng vậy.Song mặt lão chợt xám ngoét như gà bị cắt tiết, hai tay sờ soạng khắp người, nhìn cả xuống gầm bàn để tìm túi bạc !Lão giận dữ hỏi :- Kẻ nào đã dám lấy hầu bao của bổn Đầu Đà ?Tửu khách đều đã ngà say nên lớn tiếng phản đối : - Lão nói nhăng nói cuội gì thế ! Bọn ta đều là người lương thiện, thấy của rơi còn không thèm nhặt, huống hồ gì trộm cắp !Nghe ồn ào, mẹ của Tiểu Lan trong bếp chạy ra, bà dịu dàng hỏi :- Hay là Đại sư để quên túi bạc ở nhà ? Khu vực này hai mươi mấy năm nay không hề có bóng kẻ bất lương nào cả ? Lão hòa thượng chợt nhớ ra cảnh cô gái hầu bàn kia đã chạm vào mình. Ông quắc mắt nhìn nàng, song không hề phát hiện nét bối rối vì tội lỗi. Ánh mắt này vẫn trong sáng, ngây thơ và vô cùng thánh thiện.Bị xúc phạm, các tửu khách đua nhau mỉa mai hòa thượng : - Túi không tiền thì cứ ngữa tay mà xin ăn, sao lại bày trò đổ vạ lên đầu người khác ?Hoặc là :- Lão sư phá giới này chắc đã quen thói ăn quịt, phải giải lên quan thôi ! Lão ta là người ăn quịt, Đại Nương đừng cho thiếu !Hòa thượng chịu hết nỗi điên lên quát vang như sấm :- Câm ngay ! Câm ngay !Rồi lão quay sang bảo Nam Cung Giao :- Ngươi cho bần tăng vay đỡ hai lượng để trả tiền rượu thịt.Tuy nói thế nhưng lão chẳng mấy hi vọng, vì lúc nãy đã từng xỏ xiên đối phương !Nào ngờ Nam Cung Giao mỉm cười gật đầu, nói với tiểu Lan :- Lan nhi cứ tính cả cho ta ! Lan nhi nhìn chàng bằng ánh mắt khâm phục :- Công tử quả là đại phương đại lượng hiếm có trên đời !Và nàng e thẹn hói nhỏ :- Danh tính của chàng là gì ?Nam Cung Giao xưng tên và nói đùa :- Lan nhi hãy ghi sẵn vào sổ nợ, lần sau ta sẽ ăn chịu đấy !Chàng trả tiền, tặng luôn số thừa, vòng tay chào chung cả chủ lẫn khách rồi quay gót.Lan nhi theo ra đến tận cửa tần ngần nhìn chàng tháo dây buộc ngựa và lưu luyến hỏi vọng :- Ngày mai công tử có đến không ? Nam Cung Giao nheo mắt đáp :- Nếu còn ở lại đất Từ Châu này, ta hứa ngày nào cũng đến.Hòa thượng áo xám đứng gần đấy hậm hực trách móc :- Ngươi quả là kẻ chẳng ra gì, thấy gái đẹp là tít mắt lại !Nam Cung Giao không giận, chỉ cười khà khà :- Duyên nợ do trời định ! Số đệ tử đa thê nên cố tránh cũng chẳng được !Tiểu Lan thẹn thùng cúi mặt nhưng lòng sung sướng vô hạn. Té ra chàng cũng chẳng hờ hững với nàng !Nam Cung Giao vừa thượng mã thì hòa thượng áo xám cũng nhẩy lên ngồi trên lưng ngựa, lạnh lùng bảo :- Tiểu tử cho bần tăng quá giang đến núi Kim Sơn. Tới nơi, bần tăng sẽ bảo nha đầu Mã Hoàn Cơ trả lại cho ngươi hai lượng bạc lúc nãy.Nam Cung Giao giật mình ấp úng : - Té ra đại sư đi cùng Mã tiểu thư đến đây !Hòa thượng cười nhạt :- Đúng vậy ! Bần tăng là Cẩn Nhục Đầu Đà ở núi Tây Hà, sư đệ của Mã Thượng Thự Con tiểu nha đầu Hoàn Cơ vì say mê ngươi nên đã nhất quyết rời Nam Kinh đi tìm. Sư huynh và sư tẩu bần tăng vì lo thân gái dặm trường nên bắt bần tăng và gã Mã Kim Khu theo hộ tống. Bọn ta bám theo hụt cả hơi, không ngờ ngươi lại đang đi tìm duyên mới !Nam Cung Giao cảm kích trước mối tình ý chân thành, nồng nhiệt của Hoàn Cơ thầm xấu hổ cho thói tham hoa luyến sắc của mình. Chàng bèn ra sức biện bạch, kể lại cuộc chạm trán với Yên Đài Song Sát và vì nghĩa đệ Mộc Kính Thanh mà phải nhận lời đến Kim Diện Cung ứng thí.Cẩn Nhục Đầu Đà sững người :-Té ra con liễu đầu Vân Mi cũng đã để mắt xanh đến ngươi nên Yên Đài Song Sát mới bức bách ngươi thượng đài.Lão tần ngần suy nghĩ một lúc, chợt vỗ vai Nam Cung Giao, bật cười khanh khách : - Bần tăng cũng nhận ra ngươi có tiếng đa thê nhưng nếu ngươi muốn được cả Nga Hoàng lẫn Nữ Anh tất phải hết lòng cung phụng bần tăng như cha mẹ. Lúc ấy bần tăng sẽ thuyết phục con bé Hoàn Cơ chịu chung thuyền với Thần Nữ Tiên Vân Mi.Nam Cung Giao vội thoái thác :- Tiểu điệt lúc nào cũng tôn kính sư thúc, nhưng chẳng thể làm tổn thương Hoàn Cơ được ! Sư thúc cứ kể rõ cho nàng nghe nội tình, còn tiểu điệt sẽ thượng đài nhưng giả vờ thua để khỏi phải cưới Vân Mi, mà vẫn tròn lời hứa với Yên Đài Song Sát !Cẩn Nhục Đầu Đà ngợi khen :- Tiểu tử người toàn tâm với Hoàn Cơ là tốt ! Hai người đều nặng cân nên tuấn mã ì ạch bước đi, cuối giờ Thìn mới đến chân núi Kim Sơn.Khung cảnh nơi đây náo nhiệt phi thường, quanh lôi đài gỗ là gần ngân khán giả đang ồn ào cổ vũ cho cặp đấu thủ trên đài.Đa số trong bọn họ là những cao thủ trẻ trung, ăn mặc diêm dúa sang trọng. Nhan sắc Thần Nữ và tài sản khổng lồ của Kim Diện Cung đã khiến rất nhiều người khao khát. Đấy là chưa kể đến pho tuyệt học Kim Long kiếm pháp danh lừng vũ nội của Kim Diện Cung chủ Tiền Phong Vân.Ai làm rể lão tất sẽ được truyền thụ pho kiếm này !Kim Diện Cung ra đời chỉ mới mười lăm năm nay nhưng thanh danh khá vang dội.Tiền Cung chủ đã từng đả bại chưởng môn hai phái Võ Đang, Hoa Sơn trong một cuộc so tài hữu nghị.Võ lâm đánh giá rằng bản lãnh Tiền Phong Vân còn cao hơn cả đương kim Minh chủ của Vương Trung Hưng.Song, do lão quá giầu nên chẳng dại gì ra tranh chức Minh Chủ !Thực chất là kẻ làm Minh chủ khổ như chó, chuyên ăn cơm nhà vác ngà voi, bôn ba lận đận vì chuyện của thiên hạ, lại chẳng được trả lương !Thĩnh thoảng, các phái võ lâm có nhớ đến thì cho người mang vài trăm lượng bạc đóng góp vào ngân quỹ Tổng đàn võ lâm. Nếu họ có quên thì Minh chủ cũng chẳng thể muối mặt cho người đi nhắc nhở !Quyền lợi duy nhất của Minh chủ là được toàn thể hào kiệt giang hồ tôn kính và được quyền động nhân lực, hay xen vào nội bộ các phái, nếu có tranh chấp. Đặc quyền này là niềm khao khát của những kẻ nuôi dã tâm thống trị võ lâm, còn người quân tử một lòng vì chính khí giang hồ thì ít khi sử dụng đến.Còn một lý do tế nhị nữa khiến long đầu, thủ lãnh các bang hội lớn ít khi ra tranh cử Minh chủ, vì nếu đắc cử, họ sẽ mất quyền thu thuế bảo kê các hiệu buôn trong địa phận của mình. Dài dòng đôi chút cho vui, giờ chúng ta sẽ trở lại với lôi đài tỷ võ chiêu phu. Nam Cung Giao đã gởi ngựa, mon men vòng ngoài, thích thú dõi mắt quan sát trận so tài đang diễn ra trên kia. Còn Cẩn Nhục Đầu Đà thì đã biến mất, có lẽ đi tìm anh em họ Mã để báo tin mừng.Quả đúng vậy, lát sau, Mã Hoàn Cơ xuất hiện, bước lên lôi dài từ mé hữu, ngồi sau lưng Thần Nữ Tiền Vân Mị Tuy vẻ mặt đoan trang, nghiêm nghị, song nhan sắc của Hoàn Cơ chẳng kém gì Thần Nữ.Các chàng hào kiệt trẻ tuổi xôn xao bàn tán về nữ nhân lạ mặt kia.Mã Tiểu thư thì thầm với bạn gái, tla cả hai chăm chú nhìn về phía hàng người đứng cuối, nở nụ cười tươi rói !Từ sáng đến giờ, Vân Mi hoa dung ủ dột, mắt, liếc quanh nhời đang tìm kiếm, chờ đợi ai ? Hoặc đang lo sợ vì lấy phải một đáng trượng phu đui, què mẻ, sứt. Nếu đến nước ấy, Vân Mi chỉ còn cách liều mạng với gã tốt số kia. Theo luật thì ứng cử viên cũng sẽ phải thắng được Thần Nữ ! Mà kiếm pháp của Vân Mi thì chẳng hề tầm thường chút nào cả ! Nàng thông minh mẫn tiệp nên thành tựu hơn hẳn em trai là Thiếu Cung chủ Tiền Thanh Giám ! Kim Diện Cung chủ Tiền Phong Vân không hề rõ tâm sự của ái nữ. Lão là người độc đoán nên đã quyết định lập lôi đài kén rể, chẳng cần biết ý kiến của Vân Mị Giờ đây lão đang cao hứng, hài lòng trước hai ứng cử viên sáng giá là Lôi Phong sơn chủ Bạch Tuấn Hào, và Hoàng Ưng Bảo Chủ Tổ Nam Phi, giòng dõi thế phiệt đất Huy Châu.Người dự khán, dự thí rất đông do vậy, giám khảo là Yên Đài Song Sát đã qui định mỗi ngày chỉ chọn ra mươi cặp đối thủ. Họ thẳng tay loại bỏ những thí sinh võ nghệ tầm thường, xuất thân hèn kém hay dung mạo xấu xí ra khỏi danh sách thượng đài.Song Sát đã tự động ghi tên Nam Cung Giao vào sổ, ngay khi thấy chàng xuất hiện, họ xếp chàng sang ngày thứ ba để gà nhà có cơ hội quan sát võ công của Lôi Phong Sơn chủ và Hoàng Ưng Bảo chủ.Bạch Tuấn Hào thượng đài trong ngày đầu, đến chiều đã chiếm ngôi đầu bảng. Gã chẳng gặp khó khăn gì chỉ cần vài chiêu đã đã hạ đối thủ của mình.Sang ngày thứ hai, Hoàng Ưng Bảo Chủ Tổ Nam Phi cũng chiến thắng oanh liệt y như Lôi Phong sơn chú.Bạch Tuấn Hào hơi chột dạ trước công lực và pho Hải Ưng đao pháp của họ Tổ. Nếu hai bên cầm đồng thì e rằng lợi thế sẽ nghiêng về phía Hoàng Ưng Bảo Chủ. Ban giám khảo chắc chắn sẽ chọn Tổ Nam Phi vì gã trẻ hơn, đẹp trai hơn và cũng giàu có hơn. Trong hai ngày này Nam Cung Giao chỉ dự khán buổi sáng, còn từ trưa đến tối thì cùng Mã Kim Khu, Cẩn Nhục Đầu Đà đi nhậu suốt. Do hai người này cứ bám chặt lấy chàng nên bốn anh em họ Sở chẳng dám đến chào hỏi. Họ đành nhẫn nại chờ đợi cơ hội.Mã Kim Khu đã báo cho Nam Cung Giao biết việc Hoàn Cơ và Vân Mi kết nghĩa tỹ muội, đồng ý thờ chung một chồng. Gã nhắc đi nhắc lại rằng Nam Cung Giao phải thắng. Nếu không Thần Nữ sẽ liều chết hoặc tự sát !Nam Cung Giao nhăn nhó : - Nhưng lỡ tiểu đệ không địch lại Bạch Tuấn Hào hay Nam Phi thì sao ?Mã Kim Khu cười khanh khách :- Ngươi đừng giả đò khiêm tốn. Ta đã biết việc ngươi giết Hàm Đan lão Nhị Mạc Đắc Khoa và đả bại cả lão Đại Mạc Vi Hầu ! Tin này, cả vùng Tô Châu đang xôn xao vì việc này, tiếc là kẻ chứng kiến không biết ngươi, nếu không thì ngươi đã lừng danh thiên hạ rồi ! Cẩn Nhục Đầu Đà cười tít mắt, kể công :- Bần tăng đã phải múa ba tấc lưỡi nên con nha đầu Hoàn Cơ mới chịu thiệt thòi đấy ! Ngươi phải nhớ lời hứa mà tận tình cung phụng ta cho chu đáo ! Chiếu mười sáu, Yên Đài Song Sát đến tìm Nam Cung Giao, cũng với luận điệu rằng chàng không được phép thua. Nam Cung Giao đành thề thốt rằng có chết cũng phải thắng, và rủ họ nhập bọn vào thành mà uống !Chàng đã giữ lời, hôm sau toàn thắng bốn trận trở thành ứng cứ viên vòng chung thẩm trong ngày thứ tư. Nhưng sáng mười tám, khi Bạch Tuấn Hào, Tổ Nam Phi và Nam Cung Giao thượng đài ra mắt giám khảo cùng quần hùng, chuẩn bị bốc thăm so tài, thì cuộc vui phát sinh quái sự. Một đoàn kỵ sĩ áo đen, đông độ năm mươi người, hộ tống cỗ xe song mã có thùng dát vàng lá rực rỡ xuất hiện. Và năm chục gã kiếm thủ ấy đồng thanh hô vang : - Thiếu chủ Vô Thanh Cốc giá lâm !Tiếng họ vang rền như sấm dậy, chứng tỏ một nội lực thâm hậu. Mọi người giật mình hoang mang, phần vì bất ngờ, phần vì thanh danh đáng sợ của Vô Thanh Cốc chủ, Long Giác Thần Quân Khương Quang Bật. Trời sinh họ Khương có hai bướu ở góc trán, trông tựa sừng rồng nên lão xưng là Long Giác Thần Quân.Do tướng mạo quái dị, tính tình lão ta cũng cổ quái, độc ác khác thường. Trong vòng bốn mươi năm, Khương Quang Bật đã tàn sát rất nhiều người để đoạt sắc, cướp của.Lần nào lão cũng giết sạch không chừa lại một nhân chứng, dù gà hay chó. Vì vậy tuy biết Long Giác Thần Quân là hung thủ mà các phái chẳng thể hội quân hỏi tội.Sào huyệt của Khương lão ma có tên gọi là Vô Thanh Cốc, nằm trong rừng núi bạt ngàn Ngũ Kinh Nguyên ở phủ Hồ Nam, nhưng chẳng ai rõ vị trí chính xác là chỗ nào.Sở trường của Long Giác Thần Quân là pho kiếm pháp Vô Thanh, chiêu thức hiểm ác phi thường, lại hoàn toàn không phát ra tiếng động. Cả pho khinh công Vô Trần ảo lão cũng độc bá võ lâm, đến quỉ không hay, đi thần không biết !Khương lão đem hai tuyệt học này truyền cho đệ tử Vô Thanh Cốc, biến họ thành những sát thủ thượng thặng, hành sự tàn nhẫn chu đáo, không hề để lại dấu vết.Khi Vô Thanh Cốc đã ghé mắt xanh vào bảo vật hay nữ nhân nào thì khổ chủ hãy khôn hồn mà dâng nạp, nếu lắc đầu thì toàn gia chết sạch, chẳng còn đến một móng.Vô Thanh Cốc còn giỏi nghề hóa trang, thủ đoạn xảo quyệt như chồn cáo, khiến nạn nhân chết mà không thấy mặt hung thủ.Tóm lại, Long Giác Thần Quân và bọn sát thủ Vô Hình Cốc là quỉ dữ vô hình, ám ảnh tâm trí người võ lâm, khiến ai nghe đến cũng ngán ngẩm, khiếp sợ ! Đã dây đến họ thì khó mà sống sót, hoặc phải phát điên vì bị quấy nhiễu.May thay, mười lăm năm trước, Long Giác Thần Quân đem quân dành cướp viên Tỵ Thủy châu của nhà họ Vương đất Giang Lăng, tình cờ chạm trán Nhị Trưởng lão Thiếu Lâm Tự là Pháp Hoa thần tăng.Nhị Trưởng lão là bào huynh của Vương Viên ngoại, việc này người ngoài không được biết, và Vô Thanh Cốc cũng vậy. Pháp Hoa Thần tăng năm ấy đã bát tuần, bản lãnh cao siêu nhất chùa Thiếu Lâm. Thần Tăng đã dùng tuyệt học Kim Cương chỉ lực xoi thủng ngực lão ác ma. Long Giác Thần Quân kéo quân đào tẩu chẳng rõ sống hay chết mà Vô Thanh cốc im hơi lặng tiếng cho đến tận bây giờ !Sự tái xuất của tổ chức khủng bố khét tiếng này đã làm mọi người run sợ. Cả Kim Diện cung chủ Tiền Phong Vân cũng thoáng chấn động đôi vai.Lão mang mặt nạ bằng vàng dát mỏng nên có biến sắc cũng chẳng ai thấy được.Thiếu Cốc chủ Vô Thanh Cốc bước xuống xe, oai vệ tiến về phía lôi đài. Còn bọn kỵ sĩ thì vẫn ngồi yên trên ngựa, thần thái lạnh lùng đầy vẻ uy hiếp. Quần hào tự động dản ra, nhường đường cho hậu nhân của võ lâm đệ nhất hung thần. Họ khao khát dán mắt vào hai cục u quái dị trên trước trán của gã Thiếu cung chủ, và rùng mình quay sang hướng khác khi chạm phải nhãn thần tàn độc của đôi mắt Tứ Bạch !Mắt người thường chỉ có hai phần tròng trắng kẹp lấy tròng đen ở giữa. Nhưng cũng có kẻ mang tướng mặt Tam Bích (trắng ba bên) hay Tứ Bạch (chung quanh tròng đen lộ rõ tròng trắng). Đây là tướng của kẻ đại ác. Thêm vào đó gã Thiếu cốc chủ này còn có gương mặt choắt của loài hồ ly, hàm răng lại nhọn, răng nanh dài ! Thân hình gã cũng thấp nhỏ, chỉ tương đương với nữ nhân ! Bộ trường bào gấm vàng rực rỡ, vạt viền đỏ, trên người gã càng làm nổi bật vẻ xấu xí chứ chẳng có tích sự gì ! Thế nhưng cả con người gã toát ra một vẻ gì đó khiến người đối diện phải khiếp sợ, chẳng dám nhìn lâu.Thiếu Cốc chủ Vô Thanh Cốc chẳng hề cong gối hay lắc vai mà thân hình vẫn bay vút lên lôi đài, hạ thân êm ái đến mức không có hạt bụi nào bốc lên. Đây chính là tuyệt học Vô Thần thân pháp !Gã nhoẻn miệng cười, để lộ hàm răng trắng nhởn, nhỏ và nhọn hoắt vòng tay cung kính nói :- Bẩm Tiền cung chủ ! Vãn bối Khương Thư Hàn được tin quý cung khai đàn kén rể, vội kiếm trình ngày đêm, song do đường sá xa xôi nên đến trễ. Mong Cung thủ nể mặt gia phụ và nghĩ đến lòng nhiệt tình của vãn bối mà cho phép được tham gia ứng thí !Ngôn từ của gã rất lưu loát, đúng mực, chúng tỏ là người có học. Và lạ thay, giọng nói của Khương Thư Hàn trầm ấm, ngọt ngào như mía lùi.Kim Diện Cung có tài sản cơ ngơi ở khắp các phủ Giang Tô, Sơn Đông, Huy Châu nên rất e ngại Vô Thanh cốc. Nếu làm mích lòng Long Giác Thần Quân thì cơ nghiệp to tát kia sẽ tan thành trong phút chốc ! Với thân thủ ma quái, bọn đệ tử Vô Thanh Cốc chưa hề thất bại bao giờ !Kim Diện Cung thủ Tiền Phong Vân vội gượng cười :- Công tử có lòng lặn lội nghìn dặm đến đây, khiến lão phu muôn vàn vinh dự và cảm kích. Tuy nhiên nếu để công tử thượng đài vào phút chót thì e rằng ba ứng cử viên kia phải chịu thiệt thòi và sẽ phản đối. Khương Thư Hàn vui vẻ đáp :- Vãn bối cũng hiểu được đạo lý này nên sẽ chấp họ tấn công trước ba chục chiêu. Vãn bối sẽ chỉ phòng thủ, nếu bị trúng đòn, dù là rách áo hay rơi đài cũng sẽ nhận bại ngay !Khẩu khí của gã cực kỳ cao ngạo, ngông cuồng, song lại hợp lý nên Tiền Cung chủ chẳng thể từ chối được. Ông quay sang thì thầm bàn bạc với Yên Đài Song Sát, được họ tán thành, liền phúc đáp :- Công tử đã dám nhận phần thiệt để bù đắp cho việc đến trễ, thì lão phu định phải tuân mệnh. Tuy nhiên, lão phu mong công tử hãy cẩn thận, ba người kia đều là những cao thủ kiệt xuất. Ông bèn giới thiệu Lôi Phong sơn chủ, Hoàng Ưng Bảo Chủ và Nam Cung Giao cho Khương Thư Hàn biết.Họ Khương cười khanh khách :- Cung chủ yên tâm ! Vản bối có chắc thắng mới dám đến đây !Gã bước đến trước mặt Lôi Phong sơn chủ Bạch Tuấn Hào vòng tay chào rồi tươi cười nói :- Bạch huynh tướng mạo anh tuấn, gia thế hiển hách, lo gì không cưới được mỹ nhân khác, xin hãy nhường chỗ này cho đứa em xấu xí là Hàn tôi. Nếu được vậy, Vô Thanh Cốc sẽ suốt đời nhớ ơn Tịch Chiếu sơn trang ! Chẳng hay lệnh huyện đường vẫn còn khang kiện đấy chứ ? Giọng điệu uy hiếp này khiến Bạch Tuấn Hào lạnh cả gáy, hiểu rng nếu không bỏ cuộc thì Bạch Gia sẽ gặp tai họa, tan cửa nát nhà chứ chẳng chơi !Tuấn Hào đành cam tâm đánh mất mỹ nhân, và cũng vì thanh danh của Tịch Chiếu sơn trang, nên cố nặn ra một nụ cười :- Công tử đã hạ mình nói vậy khiến ta cũng động lòng. Nhưng bao năm nay, tại hạ khao khát được chiêm ngưỡng tuyệt học Vô Thanh kiếm pháp của Khương lão tiền bối nên xin được tiếp vài chiêu. Mong công tử đừng vì vậy mà đem lòng oán hận !Khương Thư Hàn vội xua tay :- Không ! Bạch huynh đừng hiểu lầm ! Nếu bị đả bại, tiểu đệ sẽ vui vẻ hạ đài, chẳng giận hờn gì đâu !Và gã chậm rãi rút kiếm :- Mời Bạch huynh xuất thủ ! Sau ba mươi chiêu tiểu đệ sẽ phản kích đấy !Bạch Tuấn Hào thấy đối phương chỉ độ ba mươi tuổi thì chẳng thể nào hơn mình được, liền an lòng giao đấu.Gã tự nhủ lòng sẽ cẩn thận, chỉ chém rách áo đối phương để tránh mối thù !Khương Thư Hàn đã dám chấp ba chục chiêu thì lẽ nào lại không thua ! Trong võ học, chỉ cần chấp ba chiêu là đủ nguy rồi !Bạch Tuấn Hào ôm kiếm chào rồi dồn toàn lực vào pho Lôi Chiếu kiếm pháp gia truyền. Trời đông âm u không nắng nên kiếm quang chẳng thể chói lọi, nhưng kiếm kình vẫn phát ra những tiếng ầm ì như sấm xa vọng lại.Thanh trường kiếm của họ Bạch vùng vẫy như rồng thiêng dương nanh múa vuốt, công phá màn kiếm ảnh trắng mờ, lặng lẻ quanh thân đối phương !Song khủng khiếp mấy, Tuấn Hào có cảm giác như đang đâm chém vào một khối bông mềm mại ! Bảo kiếm của Khương Thư Hàn toát ra luồng kình lực âm nhu và bền chắc, chặn đứng mọi ngoại lực. Thân ảnh họ Khương lại biến ảo như ma muội, thoắt ẩn thoắt hiện, đổi vị trí ngay khi bị dồn đến mép đài. Tuy không có cảm tình với dung mạo quái ác của Thư Hàn, song võ công của gã đã khiến quần hùng phục sát đất, hoan hô vang dội.Ba chục chiêu qua mau theo tiếng đếm nhanh của Yên Đài Đại Sát Thân Công Hải. Và sau đó là tiếng thét thê lương của Lôi Phong Sơn Chủ.Bạch Tuấn Hào tung mình rời khỏi lôi đài, để lại cánh tay tả trên sàn gỗ. Không còn mặt mũi nào ở lại, gã nén đau và lặng căm hận, rời khỏi Kim Sơn.Quần hùng tận mắt chứng kiến chiêu phản công của Thiếu Cốc chủ Vô Thanh Cốc, thấy rõ gã lao thẳng vào lưỡi kiếm của họ Bạch, và chỉ trong chớp mắt đã chém phăng cánh tay trái đối phương. Nếu Tuấn Hào không nhanh chân đào tẩu thì đã thủng ngực rồi !Kiếm thuật thượng thừa này khiến mọi người lắc đầu, le lưỡi.Nhưng họ không tán thưởng vì sắc diện Thư Hàn lúc này vô cùng tàn ác, mắt gã sáng rực và trên môi nở nụ cười thỏa mãn !Thần Nữ Tiền Vân Mi tái mặt, chết điếng trong lòng. Nàng hiểu rằng mình sẽ phải lấy con quái vật kia ! Khi nghe tiếng thở dài của Yên Đài Song Sát nàng biết là Nam Cung Giao không thể địch lại Khương Thư Hàn !Kim Diện Cung chủ bảo đệ tử dọn sạch sàn lôi đài rồi trầm giọng hỏi :- Khương hiền điệt có cần phải nghỉ ngơi hay không ? Thư Hàn cười ngạo nghễ :- Chẳng cần đâu, vãn bối chẳng hề mệt chút giào cả !Rồi gã bước đến trước mặt Hoàng Ưng Bảo Chủ, lập lại câu mà đã nói với Bạch Tuấn Hào !Tổ Nam Phi lạnh lùng đáp :- Tại hạ biết mình không xứng là đối thủ của các hạ nên đành phải rút lui. Tuy nhiên, đúng ngày này ba năm sau, chúng ta sẽ tái ngộ, địa điểm là chân núi Thiếu Thất !Quần hào ồ lên, thầm khen ngợi Tổ Nam Phi là bậc hào kiệt thức thời và dũng lược. Gã đã thực hiện câu &quot;quân tử ba năm báo thù cũng không muộn&quot;. Bảo toàn thực lực để có cơ hội rửa hận. Hơn nữa, núi Thiếu Thất tượng trưng cho mối nhục của Long Giác Thần Quân và Vô Thanh Cốc.Khương Thư Hàn biến sắc, ngữa cổ cười vang : - Được ! Bổn công tử nhận lời !Tổ Nam Phi vái chào Kim Diện Cung chủ, liếc Thần Nữ bằng ánh mắt hổ thẹn, đau đớn, rồi hạ đài phi thân đi mấtìQuần hùng chán nản vì cho rằng chắc chắn là chàng trai trẻ Nam Cung Giao cũng sẽ tự lượng sức mình mà rút lui.Ngay Yên Đài Song Sát Tiêu Xuân Oanh cũng rầu rỉ bảo : - Nam Cung công tử hãy suy nghĩ cho kỹ rồi quyết định !Chàng mỉm cười, lắc đầu rồi chủ động bước đến, vòng tay chào hỏi Khương Thư Hàn :- Khương đại huynh ! Chẳng hay lệnh tôn có khang kiện không ? Gia mẫu cũng ở họ Khương, mong Đại huynh vì chút tình đồng tính mà nhường mối này cho tiểu đệ !Thanh danh quí cốc lẫy lừng tứ hải, đại huynh muốn mỹ nhân nào thì cứ việc đến mà bắt còn tiểu đệ xuất thân nghèo khó, tầm thường, e khó mà kiếm được vợ đẹp.Dáng điệu khúm núm, vành cạnh của chàng cũng như cách chàng bắt chước thủ đoạn của đối phương đã khiến quần hào cười nôn ruột !Bị đòn gậy ông đập lưng ông, Khương Thư Hàn mất bình tĩnh, gằn giọng :- Sao ngrơi dám bêu riễu Vô Thanh Cốc ?Nam Cung Giao tròn mắt ra vẻ ngạc nhiên vì bị Oan uổng, nhăn nhó biện bạch : - Khương biểu huynh chớ hiểu lầm lòng thành của tiểu đệ ! Oai phong của Vô Thanh Cốc nhà ta vang dội võ lâm mấy chục năm nay, đến đứa bé mới học ngồi còn biết ! Ở quê tiểu đệ mỗi lần bọn tiểu hài khóc nhè là mẹ chúng lại hăm dọa : Có nín đi không ! Long Giác Thần Quân nghethấy bây giờ ! Thế là chúng nín ngay ! Lần này chẳng ai không cười, ngay cả Kim Diện Cung Chủ lẫn Thần Nữ Tiền Vân Mi.Khương Thư Hàn giận đến run người, mắt sáng rực như đổ lửa. Gã biết kéo dài sẽ càng mang nhục vì cái miệng trơn tru như mở của tiểu tử xảo quyệt kia, liền nạt :- Đừng nhiều lời ! Giờ ngươi đánh hay rút ?Nam Cung Giao thở dài thất vọng :- Nay biểu huynh không nghĩ đến tình quyến thuộc thì tiểu đệ cũng đành phải liều mạng bồi tiếp vài chiêu. Nếu tiểu đệ lỡ tay đả thương người, mong rằng Khương lão bá sẽ lượng thứ cho ! Biểu huynh là người quân tử tất sẽ không giận, nhưng biết đâu Thần Quân vì thương con mà trút hận lên đầu tiểu đệ và Kim Diện Cung thì sao ?Khương Thư Hàn điên tiết quát :- Ngươi có giỏi thì cứ giết ta cũng được ! Gia phụ sẽ chẳng bao giờ làm chuyện giận cá chém thớt !Kỉm Diện Cung chủ và mọi người thức ngộ ngay ẩn ý tuyệt diệu mà Nam Cung Giao đang rào trước đón sau để tránh di họa, vì Thư Hàn lúc nãy chỉ hứa là bản thân không trách oán chứ đâu nhắc đến cha gã ! Nhưng liệu chàng có cần phải làm thế hay không, khi bản lĩnh Thư Hàn quá cao siêu, và gã đang giận chàng điên cuồng. Ánh mắt rực lửa kia biểu hiện rằng gã sẽ không tha cho Nam Cung Giao được sống sót.Thần Nữ Tiền Vân Mi cũng hiểu tâm địa của Thư Hàn, không nỡ nhẫn tâm để người yêu chết thảm, liền ai oán nói :- Mong Nam Cung công tử hãy hạ đài ! Tiểu muội không đủ dũng khí chứng kiến cảnh công tử uổng mạng ! Nam Cung Giao cười khanh khách :- Hiền muội chớ lo ! Ta đâu dại gì mà thí mạng ! Nếu thấy khó ăn, ta chỉ đánh đến chiêu thứ hai mươi chín là bỏ cuộc, thì làm sao chết được ?Toàn trường ồ lên khâm phục cơ trí của chàng kiếm khách trẻ tuổi, còn Khương Thư Hàn thì tức anh ách, thở phì phò ! Nam Cung Giao chậm rãi rút kiếm, đứng theo tư thế đặc dị của yếu quyết Phiên Dực Tung Phi.Khương Thư Hàn đã nhận ra kiếm của đối phương dài hơn kiếm của mình gần gang tay, liền nhớ đến lời của Long Giác Thần Quân :- Pho Vô Thanh Kiếm pháp nhà ta chỉ có một khắc tinh duy nhất là pho Vạn Lý Trường Hồng của Trường Hồng Kiếm khách Thẩm Tư Nhân ở đất Tây Vực. Lão ta sử dụng một thanh kiếm dài thượt, từng đả bại nội tổ của Hàn nhị Nhưng may thay, lão họ Thẩm đã chết từ bẩy mươi năm trước. Khương Thư Hàn chột dạ, đoán Nam Cung Giao có thể là truyền nhân của Trường Hồng kiếm khách. Gã vội định thần, thanh trừng tạp niệm, giữ cho lòng thư tĩnh hầu phát huy được hết tinh túy của kiếm pháp gia truyền.Nếu để cho sự nóng giận chi phối, chiêu thức sẽ lộ nhiều sơ hở.Luyện kiếm từ thuở lên tám, Khương Thư Hàn thực sự là một kiếm thủ thượng thừa, gã mau chóng thành tâm, hợp nhất với kiếm.Gã dịu giọng hỏi :- Chẳng phải người là đồ tử, đồ tôn của Trường Hồng Kiếm khách ?Nam Cung Giao phì cười :- Biểu huynh đừng sợ ! Tiểu đệ chẳng dính dáng gì đến lão ấy đâu ! Và chàng bỗng hạ kiếm, nghiêm giọng :- Dù sao, tiểu đệ cũng vì tình nghĩa họ hàng mà khuyên biểu huynh một câu chót !Thư Hàn cố tỏ vẻ ung dung hỏi :- Người định khuyên ta điều gì ?Nam Cung Giao đáp :- Tiểu đệ mong biểu huynh đừng tiếp tục ăn thịt chó nữa ! Một vị cao tăng đắc đạo đã bảo rằng : Ăn thịt chó mười năm sẽ hóa chó ! Nay răng của biểu huynh đã nhọn hoắt thế kia, khiến lòng tiểu đệ vô cùng lo ngại !Cẩn Nhục Đầu Đà ôm bụng cười rống lên, và tất nhiên mọi người cười theo.Đầu Đà khoái chí, quát vang :- Chính bần tăng đã nói ra câu ấy đấy !Cái tâm của Thư Hàn lại xao động vì lửa giận, và lập tức Nam Cung Giao ập đến tấn công.Đòn bất ngờ này đã khiến Thư Hàn phải thoái bộ, toát mồ hôi, vì mũi kiếm của đối phương chỉ còn cách áo mình một lóng tay. Gã vội dồn toàn lực tạo nên màn kiếm ảnh dầy đặc, chống đỡ những đòn tiếp theo. Nam Cung Giao đánh liền một hơi mười tám chiêu, không làm gì được họ Khương. Bỗng dừng tay, quay lại hỏi :- Bẩm Giám đài, đã đến chiêu thứ mấy rồi ? Yên Đài Đại Sát mỉm cười :- Chiêu thứ mười tám !Nam Cung Giao gật gù :- Thế là còn mười một chiêu nữa !Chàng lại thủ thế và xuất liền ba chiêu, dừng lại nghỉ ngơi. Quay xuống phân bua với đồng đạo : - Do đối phương không qui định thời gian nên tại hạ sẽ nhẫn nha mà đánh. Mong chư vị lớn tiếng đếm giùm cho, nếu không tại hạ sẽ lỡ tay đánh đủ ba chục chiêu thì nguy đó !Quần hào vui vẻ ưng thuận, cao giọng đếm. Nam Cung Giao lại tấn công một loạt bốn chiêu, rồi ba chiêu, và cuối cùng là bốn chiêu cho đủ số hai mươi chín.Sau mỗi loạt, chàng đều đình thủ nghỉ ngơi, cười nói, khiến Thư Hàn giận tím mặt. Gã đã nhận ra đối thủ không sử dụng pho kiếm pháp Vạn Lý Trường Hồng, vì đường kiếm lừng danh kia có ánh hồng như cầu vòng, từ xa bay đến tựa sấm sét. Thư Hàn không còn lo ngại nữa. Mà chỉ hận là chẳng có cơ hội giết tiểu quỉ láo xược kia !Đến lượt bốn chiêu chót, khi quần hào đếm số hai mươi chín thì Nam Cung Giao khứng lại, mũi kiếm hạ thấp xuống. Vô tình, Khương Thư Hàn cũng thở hắt ra, xem như xong trận. Từ đầu đến giờ gã luôn bị Nam Cung Giao tạo ấn tượng là chàng chỉ đánh hai mươi chín chiêu rồi rút lui. Nhưng không ngờ, đấy chính là chủ ý của Nam Cung Giao. Vừa nghe tiếng thở ra của đối phương, chàng ập đến như cơn lốc, xuất chiêu Thiên Mao Phóng Thủy (Ngàn lông rẽ nước ), mũi kiếm hóa thành ngàn giọt long lanh bủa kín thân hình Thư Hàn.Đây là chiêu kiếm lợi hại nhất trong pho Lạc Điểu kiếm pháp, Nam Cung Giao đã phải luyện suốt hai năm ròng mới thành tựu.Thực ra, nếu chàng thi triển chiêu này lúc họ Khương phòng thủ cẩn mật thì cũng khó mà thành công.Ngũ Linh Nguyên là vùng núi non kỳ tú rộng lớn nhất Trung Hoa, gồm đến ba ngàn đỉnh núi, lại có nhiều kỳ hoa dị thảo quý hiếm. Thư Hàn đã được Long Giác Thần Quân cho ăn một con Vô Cốt Tam Đầu Xà, nên hiện nay gã sở hữu đến hơn bốn mươi năm công lực. Vì vậy luồng kiếm kình âm nhu của gã rất lợi hại, chống lại được mọi ngoại lực ! Tu vi của Nam Cung Giao kém hơn, khó mà xuyên thủng được. Song chàng đã tấn công đúng vào lúc Thư Hàn lơi lỏng, chưa kịp dồn đủ chân khí, nên đã đắc thủ.Mũi kiếm của Nam Cung Giao đã vươn được đến mục tiêu, đâm thủng ngực phải họ Khương. Gã rú lên đau đớn, ôm ngực nhẩy lùi.Mọi ngươi ngơ ngác mất một lúc mới hiểu ra, mừng rỡ nhẩy nhót reo hò nhiệt liệt, át cả tiếng đếm lạc lõng của Yên Đài Nhị Sát.- Tam thập ! Nam Cung Giao đã đình thủ vòng tay tủm tỉm cười :- Cảm tạ Khương biểu huynh đã nhường mối lương duyên này cho tiểu đệ !Thư Hàn điểm huyệt chỉ huyết, mặt trắng bệch vì tức và thẹn. Gã rít lên :- Tiểu tử ngươi quả là gian xảo, lừa được cả ta ! Một năm sau, ta sẽ đến Kim Diện Cung tìm người mà hỏi tội, nếu ngươi sợ chết vắng mặt thì Kim Sơn sẽ không còn một cọng cỏ ! Nam Cung Giao nghiêm nghị đáp :- Tại hạ hứa sẽ tắm gội, dọn mình chờ đợi. Nhưng từ nay đến hôm ấy mong công tử đừng dở thói tiểu nhân cho người ám toán tại hạ, hay quấy nhiễu Kim Diện Cung !Khương Thư Hàn chẳng thể để thiên hạ chê cười, đành khẳng định :- Ta đã hứa tất sẽ chẳng bao giờ nuốt lời !Gã nhẩy xuống đất ra ngoài, trèo lên xe song mã cùng thủ hạ rút lui.Ở đây quần hào cao giọng chúc mừng Tiền Cung chủ kén được chàng rể tài trí hơn người, tuy kém sức nhưng đã chuyển bại thành thắng ! Tiền Phong Vân không mấy hài lòng vì Nam Cung Giao không xuất thân từ chốn danh gia, tài sản, thế lực không môn đăng hộ đối với Kim Diện Cung. Thực lòng, ông mong Khương Thư Hàn thắng trận để được làm thông gia với nhân vật đáng sợ nhất võ lâm.Ông quá rõ tính nết của Long Giác Thần Quân nên thầm lo sợ cho Kim Diện Cung và hạnh phúc của ái nữ. Ngày này năm sau, nếu Nam Cung Giao thắng thì Long Giác Thần Quân không tha cho Kim Diện Cung, bằng như chàng thất thủ, chết dưới tay Thư Hàn, thì Vân Mi sẽ góa chồng ! Lòng rối bời như thế nên Tiền Cung chủ buột miệng nói :- Tiếc rằng rể quý của lão phu chỉ còn sống được một năm nữa thôi ?Giọng lão lạnh lùng, hằn học nên Nam Cung Giao hiểu ngay tâm sự.Chàng mĩm cười chua xót :- Cung chủ yên tâm, vãn bối tự lượng sức mình, không lưu hại đến Thần Nữ Kim Diện Cung. Cuộc hôn nhân này khiến Cung chủ chẳng vui lòng thì cứ xem như không có ! Vãn bối xin cáo biệt, hẹn một năm sau sẽ quay lại phó hội với Khương Thư Hàn.Dứt lời chàng phóng xuống đất, lướt đi như cánh chim bằng ! Tiền Phong Vân thấy quần hào xì xầm, chê bai thái độ khiếp nhược của mình, lòng vô cùng hổ thẹn, nhưng vẫn chụp lấy cơ hội, tuyên bố ngay :- Chư vị đã nghe Nam Cung Giao tự mình từ hôn chứ chẳng phải ý của lão phu ! Cẩn Nhục Đầu Đà giận dữ gầm lên : - Lão đã quá sợ Vô Hình Cốc như vậy thì hãy đóng cửa Kim Diện Cung, đừng ló mặt ra chốn giang hồ nữa !Tiền Phong Vân biết Đầu Đà là sư đệ của Nam Kinh Hình Bộ Thượng Thư Mã Xuân Trác nên không dám đụng đến, chỉ tảng lờ như điếc.Song Thần Nữ Tiền Vân Mi đã lảo đảo rời bục gỗ, bước xuống gần mép đài nghẹn ngào nghiêng mình chào cử tọa rồi nói : - Kính cáo chư vị ! Dù gia phụ có nói gì thì tiện nữ cũng xem mình là dâu họ Nam Cung, dẫu chết cũng không thay lòng đổi dạ !Nói xong nàng ngã vật xuống sàn đài chết giấc. Mã Hoàn Cơ vội chạy đến đỡ lên. Cẩn Nhục Đầu Đà oang oang giới thiệu : - Con bé áo vàng đang đỡ đầu Thần Nữ Tiền Vân Mi kia tên gọi Mã Hoàn Cơ, là ái nữ của Nam Kinh Hình Bộ Thượng Thự Nàng ta cũng là chính thất của gã Nam Cung Giao đấy ! Vô Thanh Cốc mà chạm đến rể của họ Mã thì mười vạn quân Hồ Nam sẽ san bằng Ngũ Linh Nguyên !Quần hùng kinh ngạc, tán dương phúc phận của chàng họ Nam Cung.Còn Tiền Phong Vân thì tiếc ngẩn tiếc ngợ Nếu biết Nam Cung Giao có hậu thuẫn hùng mạnh là Mã Thượng Thư thì lão đâu còn phải sợ Vô Thanh Cốc nữa ?Do vậy, lão không hề phản đối khi Cẩn Nhục Đầu Đà bảo Vân Mi, lúc này nàng đã hồi tỉnh : - Đã xuất giá thì phải theo chồng ! Mi hãy thu xếp hành lý, theo bần tăng đi tìm Nam Cung Giao !Tiền Cung chủ ngượng ngùng gật đầu khi Vân Mi quỳ lạy để cáo biệt !Quần hùng cũng giải tán trở về cố quận, mang theo câu chuyện về chàng kiếm sĩ đào hoa, cơ trí và khéo chọc cười !Họ cũng hẹn nhau sang năm sẽ cùng đến Kim Sơn để xem trận tử đấu của Nam Cung Giao và Thiếu Cốc chủ Vô Thanh Cốc ! Ưu Đàm Hoa Tiếu Ngạo Trung Hoa Đánh máy: Vinh Hồi 6 Hoài Châu giải oan ánQuỳ Phong tróc Nhất Phụng Nhắc lại, Nam Cung Giao không vui trước thái độ tiểu nhân, khiếp nhược của Kim Diện Cung chủ Tiền Phong Vân nên đã thoái hôn, bỏ về Tứ Hải Đại lữ điếm thu xếp hành lý rời khỏi Từ Châu. Bốn anh em nhà họ Sở đã bám gót theo sau gõcửa phòng xin bái kiến. Họ nhất tề quì phục xuống.Sở Trường Thụy nói :- Mong công tử nhận bọn tại hạ làm nô bộc ! Nếu người từ chối, anh em tại hạ sẽ quỳ mãi nơi này, quyết chẳng đứng lên !Sở Nhu không nói gì nhưng ánh mắt long lanh, ướt mượt, đầy vẻ van nài. Nam Cung Giao cau mày, đắn đo rồi phúc đáp :- Việc này khoan bàn đến, giờ chúng ta hãy ra cánh rừng đào ở cửa Tây thành để ta khảo sát võ công tứ vị. Nếu ta không thắng nổi, tức là không đủ sức giúp chư vị giết Hoài Giang Thần Thương. Bằng ngược lại, ta sẽ nhận lời !Anh em họ Sở mừng rỡ đứng lên, cùng Nam Cung Giao rời Tứ Hải Đại Lữ điếm. Năm người vào sâu trong rừng đào, chọn một khoảng đất trống kín đáo để so tài.Chính vì thế mà bọn Cẩn Nhục Đầu Đà đã vượt qua, đi trước Nam Cung Giao mà không biết. Đến nơi, Nam Cung Giao thận trọng hỏi :- Mong Sở túc hạ kể rõ nguồn cơn mối thù với Hoài Giang Thần Thương cho tại hạ được rõ ?Lão Nhị Sở Sĩ Hưu ăn nói lưu loát nhất bọn liền ứng tiếng: - Bẩm công tử ! Tiên phụ là Xảo Xảo Thư Sinh Sở Nam Vu, nổi tiếng khéo tay nhất võ lâm, giỏi nghề cơ quan, máy móc và hỏa dược. Ba năm trước, tiên phụ bị đâm chết trong hoa viên, bởi một ngọn đoản thương, bảo vật trong nhà cũng mất sạch. Lúc ấy, anh em tại hạ đều vắng mặt, nghe tin dữ mới trở về. Ngọn đoản thương kia chính là ám khí lừng danh của Hoài Giang Thần Thương Tần Dũng Nhuệ, thủ lĩnh Thần Thương Hội ở huyện Hoài Nam, cạnh bờ sông Hoài. Anh em tại hạ mang tang vật đến hỏi tội thì Tần Dũng Nhuệ chối biến, bảo rằng mũi thương kia thất lạc đã lâu. Anh em tại hạ liền vây đánh, nhưng không sao giết được họ Tần, vì lão chính là bằng hữu thâm giao của tiên phụ, hiểu rõ tường tận từng chiêu thức của pho Cổ Mộ kiếm pháp nhà họ Sở. Do đó, bọn tại hạ mới phải bôn ba đi tìm võ công khác mà học hỏi !Nam Cung Giao tư lự :- Lạ thực ! Nếu ta là hung thủ tất chẳng bao giờ lưu lại tang vật ! Hay là có kẻ đã giá họa cho Tần lão ?Sở Trường Thụy rầu rĩ gật đầu :- Tại hạ cũng nghĩ thế, nhưng Tần Dũng Nhuệ quả thực có vắng nhà trong khoảng thời gian gia phụ bị hại, và lão cũng không dám nói là mình đã đi đâu, làm gì, chỉ kể là mình lão một mình thả thuyền xuôi giòng Hoài Giang, uống rượu ngâm thợ Tất nhiên là không có ai làm chứng cho lão ta !Bỗng Nam Cung Giao cười hỏi :- Thần Thương năm nay niên kỷ bao nhiêu, còn vợ lão tính nết thế nào ?Sở Nhu bỡ ngỡ đáp :- Tiểu muội là người thường lui tới thăm hỏi nhà họ Tần nên biết rất rõ ! Tần lão đã sáu mươi lăm. Song Tần phu nhân chỉ mới tứ tuần. Tính tình bà ta rất nghiêm nghị, hung dữ !Nam Cung Giao cười khà khà : - Hay là hôm ấy Thần Thương đi thăm tiểu thiếp, vì quá sợ nên thà bị Oan án sát nhân chứ chẳng dám nói ra ?Anh em họ Sở đều ngơ ngác :- Lẽ nào có người lại sợ vợ đến mức ấy ? Nam Cung Giao đắc ý gật gù :- Đúng vậy, như gia phụ chẳng hạn, ông nỗi danh là Tam Bôi tiên sinh vì gia mẫu chỉ cho phép uống tối đa ba chung rượu, mặc cho bằng hữu hết lời chế giễu cũng không dám sái phạm ! Nay biết đâu Tần Dũng Nhuệ đã lén vợ mà lập phòng nhì, mượn cớ đi dạo mà ghé thăm. Và có kẻ biết rõ việc ấy liền đến Hợp Phì hạ thủ lệnh tôn, bằng nửa đoản đao để hại họ Tần !Sở Nhu là người thông tuệ, lập tức nhận ra rằng Nam Cung Giao suy luận rất đúng đắn. Nàng hào hứng tiếp lời :- Công tử nói chí phải. Song nếu vậy thì hung thủ phải là người quen biết với cả Tần lão và tiên phụ, mới có thể trộm đoản thương và ám toán tiên phụ !Sở Tích Vũ kêu lên : - Ngoài lão Đoạt Hồn Thương Chu Toại, Phó Hội Chủ Thần Thương Hội, còn ai vào đây nữa ?Sở Sĩ Hưu gật gù khen : - Không ngờ hôm nay tam đệ thông minh đáo để !Nam Cung Giao trầm ngâm hỏi : - Nếu Tần lão không hiểu rõ võ học nhà họ Sở thì có địch lại Tứ vệ hay không ?Sở Trường Thụy cười mát :- Bản lãnh của họ Tần chỉ tương đương với Lôi Phong Sơn chủ, nếu lão không may mắn có được ưu thế kia thì đã chết dưới kiếm của anh em tại hạ rồi ! Nam Cung Giao gật gù :- Tại hạ xin được thưởng lãm tuyệt học Cổ Mộ phái, mong tứ vị nhẹ tay cho.Sở Nhu tinh quái nói :- Công tử định giả thua để giũ bỏ anh em tiểu muội đấy ư ?Nam Cung Giao bị đánh trúng tim đen, gượng cười biện bạch :- Nàng đừng nghĩ xấu cho ta như thế !Chàng rút kiếm bước ra giữa bãi cỏ ra hiệu mời các địch thủ. Bốn người họ Sở vây lấy chàng, và Trường Thụy nghiêm giọng : - Cổ Mộ kiếm pháp là tuyệt học tà môn, có từ thời Bắc Tống, chiêu thức hiểm ác, tàn nhẫn vô cùng. Khi đã xuất thủ, bọn tại hạ bị kiếm ý mê hoặc nên không thể nương tay được. Mong công tử cẩn tâm, trổ hết tài nghệ ra đối phó. Khi nào không còn cầm cự được nữa thì phải lên tiếng ngay !Nam Cung Giao rợn dạ gà trước ánh mắt lạnh lẽo và giọng nói âm trầm của Sở Trường Thụy, biết rằng gã nói thực. Nhưng chàng ước lượng bản lãnh mình cao hơn Lôi Phong Sơn chủ một bậc nên rất tự tin, vui vẻ đáp :- Hay lắm ! Nếu đánh không lại tại hạ sẽ la làng ngay, mong chư vị nhớ đình thủ giùm cho !Sở Nhu bật cười, vung kiếm tấn công trước, ba người kia cũng ập vào, phối hợp rất nhịp nhàng. Quả thực là pho kiếm tà môn kia có ma lực, chỉ sau vài chiêu, sắc diện anh em họ Sở đã lạnh như sương, đường kiếm ác độc khôn lường, cứ như đang đấu với kẻ thù giết cha vậy.Nam Cung Giao khen thầm, đem hết sở học ra chống cự. Đây là cơ hội rất tốt để chàng rèn luyện, ứng dụng pho Lạc Điểu kiếm pháp, trong hoàn cảnh bị giáp công bốn mặt.Thân hình Nam Cung Giao quay cuồng đảo lộn, bảo kiếm bay lượn vun vút đẩy lùi những đợt sóng kiếm vũ bão của anh em họ Sở.Trong hai trăm chiêu đầu, Nam Cung Giao thủ nhiều hơn công, nhưng sau đó, chàng đã thức ngộ thêm những tinh túy trong sở học, mạnh dạn phản kích.Kiếm là vua của các loại binh khí cá nhân vì những đặc tính ưu việt như có mũi nhọn để đâm, sắc cả hai lưỡi nên có thể chém mà không phải trở bản như đao. Hơn nữa, kiếm khá nhẹ nên tốc độ rất nhanh và linh hoạt.Một kiếm thủ thượng thừa có thể múa kiếm dưới cơn mưa tầm tã mà không hề sợ ướt.Còn về chiều dài, từ thời Xuân Thu đến nay, kiếm đã tăng gấp đôi, mở rộng tầm tấn công và sát thương.Nhưng nó cũng có giới hạn, đó là chiều cao của người sử dụng. Do vậy trường kiếm các đời Tống, Nguyên, Minh đều có kích thước khoảng ba xích một thốn ! Riêng Nam Cung Giao thân thể cao lớn hơn người thường cả gang tay, cho nên mới sử dụng được thanh kiếm vô danh này. Và cũng nhờ vậy mà kiếm thuật của chàng thêm lợi hại, cả trong phòng thủ lẫn tấn công. Đơn giản là mũi kiếm của chàng luôn vươn đến mục tiêu trước !Đến chiêu thứ năm trăm thì Nam Cung Giao đã ở thế thượng phong, liên tiếp đẩy lùi đối phương, và có thể đả thương bất cứ người nào !Sở Nhu công lực kém nhất, không chịu đựng nổi cuộc chiến khốc liệt và dai dẳng, liền bỏ cuộc nhẩy lùi, ôm ngực thở hồng hộc :- Tiểu muội kiệt sức rồi ! Kiếm trận thế là tan tác, ba người anh của nàng cũng đình thủ ngượng ngùng tra kiếm vào vỏ.Họ nhất tề quì xuống lạy chín lạy.Sở Trường Thụy thay mặt tuyên thệ : - Bốn anh em họ Sở chúng tôi nguyện suốt đời trung thành với Nam Cung công tử, dẫu tan xương nát thịt cũng không thay lòng đổi dạ !Nam Cung Giao thẹn đỏ mặt, bối rối xua tay :- Được rồi ! Được rồi ! Tứ vị hãy đứng lên đi ! Năm người hàn huyên một lát rồi khởi hành, đi về hướng Tây Nam để đến trấn Hoài Nam, trọng địa của Thần Thương Hội. Họ sẽ tiến hành điều tra theo ý của Nam Cung Giao tức là tìm cho ra mụ vợ nhỏ của Hoài Giang Thần Thương.Trong suốt gần nửa tháng đăng trình, Sở Nhu hết lòng chăm sóc, hầu hạ Nam Cung Giao, chỉ thiếu điều đút cơm cho chàng ăn nữa mà thôi !Chàng vô cùng khoan khoái, y như ngày còn thơ dại được từ mẫu cưng chiều ! Sở Nhu trầm lặng, ít nói nhưng khi phát ngôn thì câu nào cũng ý nhị, sâu sắc và hóm hĩnh khiến lòng người vui vẻ.Nhờ được ăn toàn cao lương mỹ vị, thân hình mảnh khảnh của nàng đã đầy đặn thêm, trông càng quyến rũ.Nam Cung Giao thầm nghĩ :- Nha đầu này tính tình hiền lành nhu mì, siêng năng, đáng mặt vợ hiền. Ta mà lấy ả thì chẳng sợ rơi vào cảnh bị kìm kẹp như phụ thân. Nhưng chỉ sợ mẫu thân vì cái bướu kia mà không chấp nhận.Cuối tháng mười một, đoàn người đến đoạn sông Hoài, cách trấn Hoài Nam hai trăm dặm. Họ sẽ chia nhau, đi dọc hai bờ, tiến về phía trấn Hoài Nam.Nam Cung Giao và Sở Nhu sang sông, còn ba gã họ Sở ở lại bờ Bắc.Theo kế hoạch họ sẽ dùng vàng bạc mua chuộc những lão trưởng thôn tham lam, nhờ họ cung cấp tin tức,Người Trung Hoa rất thích kháo chuyện rỗi, thôn xóm chỉ được dăm chục nóc nhà, chẳng ai giấu được ai điều gì. Nếu một mụ già xinh đẹp nào đó có tình nhân ghé thăm, tất chỉ sáng hôm sau là cả làng đều biết !Lễ vật đưa trước là năm lượng bạc trắng để khởi động bộ xương già nua của những lão hương cả móm mém. Nếu tìm được đúng đối tượng, lão ta sẽ được thêm năm lượng.Anh em họ Sở sẽ xưng là thám tử phủ Nam Kinh Hình Bộ Thượng Thư đi điều tra, phá án. Với bộ mặt cô hồn và y phục gấm xanh sang trọng, chắc chắn bọn hương chức quê mùa kia sẽ dạ vang chứ chẳng dám hỏi đến lệnh bài nha môn !Nam Cung Giao thì vững chân hơn vì lúc ở Từ Châu đã được Mã Kim Khu tặng cho tấm Đồng bài, trên khắc sáu chữ &quot;Nam Kinh Hình Bộ Hộ Vệ&quot;.Gã sợ em rể đơn thương độc mã trước lực lượng Hồ Bang nên đã tặng đồng bài, để chàng có thể nhờ cậy sự hỗ trợ của quan quân khi cần thiết !Thực ra, đồng bài và chức danh này là của Mã Kim Khu ! Gã nhiều phen theo Thượng Thư phá án nên được Thất Vương Gia ban cho chức vụ hộ vệ, đứng đầu đám thám tử của Hình Bộ phía Nam.Sau năm ngày gội tuyết, mỏi miệng vì hỏi han, Nam Cung Giao và Sở Nhu đến thôn Thủy Liễu cách Hoài Nam sáu chục dặm. Hai người vào nhà của lão Trưởng thôn họ Hồ.Nam Cung Giao đặt đồng bài lên bàn, lạnh lùng nói : - Tại hạ thừa mệnh Hình Bộ Thượng Thư Nam Kinh đi điều tra một vụ án nghiêm trọng. Túc hạ là người đứng đầu thôn Thủy Liễu này, cũng xem như bầy tôi của triều đình, xin hãy tận tâm giúp đỡ tại hạ làm sáng tỏ vương pháp. Mã Thượng Thư đã hứa thưởng ngày trăm lượng bạc cho bất cứ ai có công.Để lời nói của chàng thêm trọng lượng, Sở Nhu móc hầu bao, lấy ra thỏi bạc năm lượng và tờ ngân phiếu. Nàng dịu giọng : - Năm lượng này là lễ vật sơ kiến, mong Hồ Cửu phẩm nhận cho ! Thường thì, các Hương chức trong thôn đều có hàm từ Cửu Phẩm đến Thất phẩm.Hồ Lão run rẩy cầm lấy năm lượng bạc bỏ vào tay áo cho chắc ăn rồi vái dài :- Xin Hộ vệ Đại nhân cứ dạy.Nam Cung Giao hỏi :- Trong thôn Thủy Liễu này có mỹ nhân lỡ thì, hay góa bụa nào làm nhị phòng cho người của địa phương khác hay không ? Nam nhân ấy tuổi độ sáu mươi lăm, thân thể cao lớn, thường mặc áo học trò !Hồ lão đang lăm le lấy được năm lượng bạch ngân nên mừng rỡ kêu lên :- Bẩm có ạ ! Cạnh bờ sông có ả Bạch Thắng Tuyết năm nay ba mươi sáu tuổi, mặt rổ hoa, nhưng nhan sắc mặn mà, ả ế chồng vì bị cụt một chân. Trước đây ả bán rượu, sau này trở thành vợ bé của một lão già lạ mặt, hiện đã sanh được ba nam hài. Dáng vóc của lão già sanh tật kia quả đúng như lời Hộ Vệ Đại nhân vừa mô tả. Lão liếng thoáng nói văng cả nước bọt, hí hửng vì sắp được bỏ tờ ngân phiếu kia vào túi !Nam Cung Giao thở phào, hoan hỉ nhìn Sở Nhu, rồi bảo Hồ Lão :- Hồ Cửu phẩm hãy đưa bọn ta đến đấy, nếu đúng là đối tượng cần tìm, bổn chức sẽ tưởng thưởng !Chàng tủm tỉm cười, thu lại tờ ngân phiếu, khiến lòng họ Hồ hoang mang. Lão mau mắn dẫn hai người đi về hướng bờ sông, đến căn nhà gỗ nhỏ của Bạch Nương.Nữ nhân tàn tật, bạc mệnh này đang ngồi vá áo cho con, chung quanh là ba bé trai đang đùa giỡn, đứa nhỏ nhất độ ba tuổi !Quả đúng như tên, Bạch Nương có nước da trắng như ngọc, dung mạo hiền lành, nhân hậu.Chỉ cần nhìn cảnh nhà cửa tươm tất, gọn gàng và cách ăn mặc ấp áp, sạch sẽ của ba đứa trẻ, cũng đủ biết nàng rất siêng năng, chu đáo !Bạch Nương đã thấy khách từ lúc họ còn ở ngoài cửa, vội rời ghế, chụp nạng gỗ ra đón.Sở Nhu nhanh chân rảo bước đi trước, đến sát mặt chủ nhà, tươi cười nói nhỏ : - Tiểu muội được Tần lão gia phái đến thăm hỏi Bạch Đại Tỷ.Dường như Thắng Tuyết đang mong đợi Tần Dũng Nhuệ nên hân hoan cười đáp : - Ngu tỷ mừng quá, đã ba tháng nay ông ấy không ghé, nhà sắp hết gạo rồi !Sở Nhu quay lại nháy mắt ra hiệu với Nam Cung Giao rằng đã tìm đúng mục tiêu. Chàng trao tờ ngân phiếu cho Hồ Trưởng Thôn và nghiêm giọng dặn dò :- Vụ án này nghiêm trọng đến mức phủ Hình Bộ phải đích thân thụ lý ! Nếu lão bép xép tiết lộ ra thì đầu lìa khỏi cổ. Hãy nhớ lấy điều ấy, và nếu người trong thôn có thắc mắc thì cứ nói rằng có họ hàng của Bạch nương đến tìm !Mắt chàng sáng rực như có lửa khiến Hồ lão sợ nhũn cả người, vái dài thề thốt :- Hộ vệ đại nhân yên tâm ! Dẫu có ai kề đao vào cổ thì tiểu lão cũng chẳng dám hé môi !Lão khom lưng nhận bạc, hấp tấp chuồn thẳng.Sau vài khắc chuyện trò phân giải, Bạch Nương đã rõ nguồn cơn, khẳng định tiết trung thu năm trước Tần Dũng Nhuệ đã ở đây, vì lúc nàng mới sanh đứa thứ ba. Nam Cung Giao cảm thương số phận hẩm hiu của người đàn bà tội nghiệp này liền nghĩ cách giúp nàng.Chàng bảo :- Bạch Đại Tỷ ! Tại hạ có cách giúp Đại Tỷ và ba con được danh chính ngôn thuận về sống với Tần lão !Bạch Nương ứa nước mắt đáp :- Nếu vậy thì tiện phụ xin suốt đời xin đội ơn công tử. Tiện phụ sẳn sàng chết, chỉ cần Tần phu nhân hết lòng nuôi dưỡng ba đứa bé đáng thương kia !Nam Cung Giao cười mát :- Sao Đại tỷ lại nói thế ! Tại hạ bảo đảm rằng Tần phu nhân sẽ phải vui vẻ mà chấp nhận ! Chàng bèn nói sơ kế hoạch của mình. Dù không tin tưởng lắm nhưng Bạch Nương cũng cắn răng đưa các con đi theo Nam Cung Giao và Sở Nhụ.Sáng ngày mùng tám tháng chạp, Tri huyện Hoài Châu đích thân thống lĩnh lực lượng công sai, bích lệ, kéo đến Tần Gia trang, cũng là Tổng Đàn Thần Thương Hội, ở bờ Nam Sông Hoài.Hoàng Tri huyện cũng là chỗ quen biết với Hoài Giang Thần Thương, thế mà hôm nay mặt lạnh như tiền. Tần Dũng Nhuệ và Tần phu nhân vội ra cổng đón mời khách vào sảnh lớn.Quan quân đứng cả ngoài sân, chỉ có Hoàng Tri Huyện và năm người áo gấm nhập sảnh.Tần lão nhận ra anh em nhà họ Sở, biết rằng họ đã kiện mình. Hoàng Tri huyện chìa tay về phía chàng trai trẻ áo lam, giới thiệu :- Vị Đại nhân này là Hộ Vệ của phủ Hình Bộ Thượng Thư Nam Kinh, danh tính Nam Cung Giao, thừa lệnh Mã Thượng Thư đến đây áp giải Tần Trang Chủ về qui án ! Sở gia đã đâm đơn kiện hồi đầu năm ! Sau khi điều tra Bộ Hình đã tìm ra nhân chứng nhìn thấy Tần trước có mặt ở thịnh Hợp Phì đúng tiết trung thu ba năm trước !Tần phu nhân cơ hồ té xỉu, quì xuống van lạy :- Mong chư vị đại nhân khai ân xét lại ! Chuyết phu là bằng hữu chí thân của Sở Đại ca, lẽ nào lại làm chuyện trời chu đất diệt ấy !Nam Cung Giao cười nhạt : - Chưa hết đâu ! Do số tài sản bị cướp của nhà họ Sở lên đến hai chục vạn lượng vàng, nên nha môn Hoài Châu sẽ phải tịch biên gia sản họ Tần để bồi thường cho nạn nhân.Đồng tiền liền khúc ruột, nên Tần phu nhân lập tức ngất xỉu, được bọn tỳ nữ xoa bóp một lúc mới hồi tỉnh.Tần Dũng Nhuệ đứng trước cảnh tan cửa nát nhà, lòng đau như cắt, không biết nói ra sự thực có còn kịp hay đã muộn !Đúng lúc ấy, Nam Cung Giao oai vệ nói :- Bọn ngươi hãy ra ngoài đợi để bổn chức tiến hành văn án !Anh em họ Sở cố nín cười lui bước ngay. Hoàng Tri huyện liền đổi sắc mặt khuyên bảo :- Này Tần lão đệ ! Bổn quan cũng không tin lão đệ là kẻ sát nhân, nhưng anh em họ Sở đã cùng thám tử phủ Thượng Thư tìm ra nhân chứng, dẫu thực hay giả thì tính mạng của hiền đệ cũng nguy to rồi. Nay Nam Cung Hộ Vệ đây cũng là chỗ thâm giao với bổn quan, sẽ cùng bàn bạc cách giải vây !Tần Phu nhân mừng như sống lại, vái lạy Hộ Vệ Đại nhân : - Xin Đại Nhân mở cho con đường sống, thảo dân chẳng dám quên ơn ! Nam Cung Giao phì cười : - Phu nhân định dỡ trò hối lộ cho ta đấy ư ?Tần Phu nhân bẽn lẽn đáp :- Dạ bẩm Đại nhân ! Đấy là để tỏ lòng biết ơn chứ đâu phải hối lộ !Hoàng Tri huyện mớm ý : - Hay là Tần lão đệ cứ khai rằng Trung thu năm đó đến thăm tình nhân hay tiểu thiếp, rồi nhờ người ấy làm chứng cho !Tần Dũng Nhuệ liếc vợ cười khổ :- Tiểu đệ làm gì có tình nhân hay vợ bé ?Tần Phu nhân tức tối rít lên :- Thật là vô dụng ! Trai năm thê bảy thiếp, thế mà lão không có đến một ả nhân tình ! Tần lão giận quá gầm vang :- Chỉ vì bà hung dữ như cọp cái, suốt ngày ghen tuông, đay nghiến nên lão phu nào dám đa mang ! Lão phu mà lập nhị phòng thì bà sẽ cho người xé xác ngay, ai ngu gì mà đến với lão phu !Tần phu nhân xấu hổ cúi đầu lẩm bẩm :- Thiếp chỉ có cái miệng là hung dữ, chứ nếu tướng công cứ làm thì thiếp cũng phải chịu !Nam Cung Giao cướp lời bà :- Nay tại hạ sẽ tìm cho Tần lão một tiểu thiếp, người này sẽ đứng ra làm chứng để cứu mạng và tài sản nhà họ Tần. Liệu sau này phu nhân có bạc đãi người ấy hay không ?Tần phu nhân vui mừng khôn xiết :- Tiện phụ thề có lôi thần chứng giám là sẽ xem người ấy như em gái của mình ! Nam Cung Giao quắc mắt nhấn mạnh :- Nể lời khẩn cầu của Hoàng Tri huyện nên tại hạ mới làm rõ vương pháp, chứ chẳng phải vàng bạc ! Nếu phu nhân không giữ lời thề thì đừng trách tại hạ tàn nhẫn đấy !Trong lúc Tần Phu nhân run lên vì sợ hãi, chàng bước ra nhoài nói nhỏ với Sở Nhu.Mẹ con Bạch Dương được bố trí trong một lữ điếm gần đấy nên chỉ nửa khắc sau đã có mặt.Tần Dũng Nhuệ nhìn thấy họ, ngơ ngác, bàng hoàng, không biết mình mơ hay tỉnh.Đã được dặn dò trước nên bé đứa bé ngoan kia không chạy đến kêu Tần lão bằng cha, chúng chỉ dương mắt nhìn ông cười tít.Bạch Nương buông nạng quì xuống khấu đầu :- Tiểu muội Bạch Thắng Tuyết bái kiến đại thư !Tần phu nhân thấy đối phương tàn tật, không xinh đẹp bằng mình nên cũng an tâm và sinh lòng tội nghiệp.Bà vội bước đến đỡ Bạch Thắng Tuyết lên vỗ về :- Hiền muội chớ đa lễ. Từ nay chị em chúng ta sẽ cùng thờ một chồng. Ta thề sẽ hậu đãi nàng và các con !Bạch Nương gạt lệ, bảo ba con :- Long Nhi ! Hổ Nhi ! Báo nhi ! Các con hãy đến ra mắt phụ thân vàĐại mẫu !Thế là ba đứa bé làm theo lời nàng. Tần Phu nhân hài lòng, nũng nịu trách chồng :- Ông quả là bất tài nên nhà họ Tần không có được những đứa bé trai ngoan ngoãn và xinh đẹp thế này !Hoàng Tri Huyện cười ha hả : - Lão phu sẽ làm án văn để ba đứa bé này mang họ Tần !Hoài Giang Thần Thương lờ mờ hiểu ra rằng đây là một vở kịch được dàn dựng rất khéo, và anh em họ Sở cũng đã hiểu nỗi oan của lão ! Nhưng đạo diễn chính có lẽ là chàng trai họ Nam Cung tuấn tú này đây !Lão nhìn chàng chăm chú bằng ánh mắt cảm kích.Nam Cung Giao bỗng hỏi :- Chẳng hay Phó Thủ lĩnh của Thần Thương hội là Đoạt Hồn Thương Chu Toại giờ đang ở đâu ?Tần Lão rầu rĩ đáp :- Gia sư đệ luyện công bị tẩu hỏa nhập ma, chết hồi tháng trước rồi !Và lão vận công truyền âm :- Xin công tử báo với anh em họ Sở rằng lão phu đã giết Chu Toại để báo thù Xảo Xảo Thư Sinh Sở Nam Vu ! Bảo vật của họ Sở hiện đang ở đây, lúc nào đến lấy cũng được !Nam Cung Giao cười, đáp thầm : - Hay lắm ! Tần lão quả là người minh tinh, đã tìm ra được hung thủ. Nhưng từ nay hãy nhớ rằng không được quá nể sợ phu nhân, mất cả oai phong của bậc trượng phu !Tần Dũng Nhuệ đỏ mặt gật đầu,Hoàng Tri huyện và Nam Cung Giao cáo từ, kéo quân rời Tần Gia trang.Sau khi chia tay Hoàng Tri huyện, bọn Nam Cung Giao lên đường về thành Hợp Phì, để anh em họ Sở thăm mẹ Sở mẫu ! Sở mẫu tuổi đã gần thất thập, hiện đang sống với ba nàng dâu và bẩy cháu nội ! Đã sang tháng chạp nên tuyết rơi mù mịt, song sắc diện ba hán tử vẫn rạng rỡ, họ mừng vì sắp được trở lại tổ ấm gia đình. Chỉ mình Nam Cung Giao là buồn vô hạn, khi cuối năm mà vẫn cách cố hương hàng ngàn dặm.Sở Tích Vũ là gã phổi bò, chẳng để ý đến tâm tình nặng trĩu của chàng, cười hô hố hỏi :- Công tử ! Thuộc hạ thấy Tần phu nhân còn kiều diễm hơn Bạch Nương, vì cớ gì lão Tần Dũng Nhuệ lại khổ sở đa mang người đàn bà tàn tật kìa ? Nam Cung Giao cười đáp :- Ở nhà, Tần lão luôn phải khép nép như rắn mùng năm trước mụ vợ dữ dằn ! Nhưng khi đến với Bạch Nương, ông ta được nàng chìu chuộng, tôn kính, bảo sao lòng không khoan khoái ? Chỉ có ở bên nàng, Tần lão mới thấy mình là bậc trượng phu oai phong lẫm liệt mà thôi !Sở Tích Vũ cười tít mắt :- Thế Nam Cung lão gia nhà ta có ở trong tâm trạng ấy không ?Nam Cung Giao lắc đầu, vui vẻ nhắc đến song thân bằng giọng trìu mến :- Thực ra thì gia mẫu chỉ nghiêm khắc chứ không dử tợn ? Bà cấm gia phụ uống nhiều rượu vì lo cho sức khoẻ của ông. Hơn nữa, mẹ ta xinh đẹp phi phàm, khiến gia phụ mê như điếu đổ, còn lòng dạ đâu mà nhìn ngó đến mỹ nhân khác nữa ! Sở Nhu che miệng cười :- Sao công tử không noi gương lệnh tôn mà lại uống nhiều rượu như thế !Nam Cung Giao cười khà khà :- Ta đã hứa với mẫu thân rằng rượu ba chén, vợ ba nàng ! Nhưng xem ra khó mà giữ được rồi ! Rượu thì có thể ăn gian vì gia mẫu không qui định chén lớn, chén nhỏ. Ta uống chín chén nhỏ thì vừa bằng ba chén lớn ! Chỉ có khoản thiếp là khó cãi, mới mấy tháng thôi mà ta nướng đến hai mối rồi, biết đâu lúc về nhà lại dắt theo đủ chục thì nguy to !Ba hán tử họ Sở phá lên cười, còn Sở Nhu thì tủm tỉm hỏi : - Thế công tử có yêu Mã tiểu thư và Tiền tiểu thư như lệnh tôn, đã yêu lệnh đường không ?Nam Cung Giao cười buồn :- Nhu muội quả có tài nhìn thấu tâm can người khác ! Thực ra, ta chỉ thuận duyên mà kết hợp, chứ lòng vẫn khao khát gặp được người duy nhất để có thể yêu trọn vẹn như gia phụ !Sở Nhu cười khúc khích :- Té ra bản chất của công tử chẳng phải người hời hợt như bề ngoài, song công tử có tướng đa thê, chẳng thể tránh khỏi. Mong rằng sau này, trong đám thê thiếp của công tử sẽ có một người đẹp ứng được yêu cầu ấy. Tuy nhiên, công tử tuyệt đối không được để lộ cho những người kia biết, bằng không, gia đình sẽ xơ xác vì ghen tuông ! Nam Cung Giao bật cười :- Cha chung không ai khóc ! Kẻ đa thê làm gì có được hạnh phúc ấy ? Tốt nhất là ta nên giữ mình, chỉ lấy hai Tiểu thư kia là đủ rồi.Chẳng ngờ ba gã họ Sở nhất tề kêu lên :- Không được !Nam Cung Giao sửng sốt :- Sao lại không ?Tích Vũ cười hề hề giải thích :- Lệnh đường đã cho phép ba, công tử chỉ lấy hai, sợ rằng bà sẽ buồn đấy.Nam Cung Giao gật gù :- Chẳng sao cả ! Ta chỉ lấy hai vợ nhưng số tiểu thiếp thì không giới hạn !Chàng phá lên cười, quất ngựa phi mau ! Sở Nhu lẩm bẩm :- Tính cách của chàng thực phức tạp ! Khó mà nhận chân được.Đường đi lầy lội, trơn trượt vì tuyết phủ đầy nên cước trình tuấn mã chậm chạp, sẩm tối họ mới đi được hơn ba chục dặm đường, phải ghé vào lữ điếm bên đường nghỉ ngơi !Hân hoan vì thù cha đã xong, ba gã họ Sở liên tục nâng chén uống mừng, cuối canh hai thì cả họ lẫn Nam Cung Giao đều say mèm. Sở Nhu dìu chủ nhân về phòng, cởi y phục, lấy khăn nóng lau mặt cho chàng, rồi xoa bóp những huyệt đạo quanh đầu và cổ. Thủ pháp giải rượu của Sở Nhu quả là hiệu nghiệm như thần, kẻ say rượu toát mồ hôi như tắm, dần dần tỉnh táo lại.Ngoài trời, cơn bão tuyết đang gào thét nên cửa phòng đóng chặt, lại có cả lò sưởi than hồng đỏ rực, mùi hương thơm tho nồng thắm của thân thể Sở Nhu ngày càng đậm đà, bay vào mũi Nam Cung Giao. Chàng thích thú lắng nghe bàn tay mềm mại, mịn màng của nàng đặt lên da thịt mình.Sở Nhu đang một tay giữ vai chàng, tay kia dùng khăn ấm lau mồ hôi sau trước.Bỗng Nam Cung Giao phát hiện mình đã động tình, khao khát được ôm lấy thân hình thon thả, ấm áp kia.Chàng kinh hãi thở dài, mở mắt nói : - Nhu muội hãy về nghỉ đi ! Ta sắp biến thành Tề Tuyên Vương rồi đấy ! Sở Nhu đỏ mặt thỏ thẻ :- Nếu công tử không chê tiểu muội xấu xí hơn Chung Vô Diệm thì Sở Nhu xin được hầu hạ gối chăn. Tiểu muội mang dị tướng, chẳng dám mong làm dâu họ Nam Cung, và cũng không thể lấy ai ! Được gần gũi công tử một đêm là tiểu muội mãn nguyện rồi !Nói xong, nàng run rẩy thoát y, đứng cúi gầm mặt như chờ đợi, đôi giòng lệ chảy dài trên gò má, lấp lánh dưới ánh tọa đăng vàng vọt.Nam Cung Giao đang tuổi thanh niên khí huyết cương phương, lại lần đầu được chiêm ngưỡng một cơ thể thon dài khêu gợi, nên bàng hoàng mê mẩn dán mắt vào những đường cong tuyệt diệu. Chàng thẫn thờ ngồi lên vuốt ve đôi tuyết lê mơn mởn, miệng lẩm bẩm :- Từ năm mười tuổi đến nay ta mới được nhìn lại tạo vật hấp dẫn, tuyệt diệu nhất thế gian này.Sở Nhu không nén được, bật cười khúc khích :- Té ra công tử sờ vú mẹ đến tận năm mười tuổi hay sao ?Chàng cười hì hì, kéo nàng vào lòng, gầy cuộc mây mưa. Hai thân xác thanh xuân quấn quít chẳng rời đến tận gần sáng. Sở Nhu rón rén trở về phòng riêng trong ánh mắt nuối tiếc của Nam Cung Giao. Chàng lại nhủ thành lời :- Bây giờ ta mới hiểu vì sao phụ thân lại say mê mẫu thân đến thế ?Hôm sau, bão tuyết vẫn còn dữ dội, Nam Cung Giao mừng thầm, bàn rằng :- Chằng đi đâu mà vội, chúng ta cứ ở lại đây thêm một ngày nữa, chờ bão tuyết tan rồi hãy lên đường.Tất nhiên anh em họ Sở không dám phản đối, chỉ nhìn chàng tủm tỉm cười.Tối đến, ba gã vịn cớ mệt mỏi đầu canh hai đã đi ngủ, tạo điều kiện cho Nam Cung Giao gần gũi Sở Nhu. Chàng nháy mắt với nàng rồi hớn hở về phòng. Lát sau, Sở Nhu vào đến, ngượng ngùng dâng hiến.Sau trận ái ân, hai người nằm ôm nhau mà trò chuyện. Sở Nhu cười khúc khích chọc ghẹo : - Tiểu muội có tật ở đầu, hai ngón cái kia trông thật kỳ lạ.Nam Cung Giao đáp với giọng xa vắng :- Không phải dị tật đâu ! Đây là đặc tính bẩm sinh của dân tộc Giao Chỉ !Chàng bèn kể hết lai lịch cũng như mục đích của mình. Sở Nhu lặng lẻ lắng nghe, cuối cùng nghiêm giọng : - Nếu công tử cứ hành động như hiện nay, đến đâu là có huyết án xảy ra thì sớm muộn cũng bị phát giác, khi ấy, nhà Nam Cung khó thoát khỏi cảnh tru di tam tộc ! Tổng Bộ đầu Nam Kinh Lưu Cát từng nổi tiếng là Trung Hoa đệ nhất thần thám, cơ trí sắc bén tuyệt luân. Chắc chắn sau cái chết của Giang Tô Tri phủ Mạc Tôn Long, lão đã khẳng định được công tử là hung thú. Chúng ta phải lập tức tung hỏa mù để đánh lừa lão ta mới được.Sáng mai công tử bất tất phải ghé Hợp Phì mà hãy lên đường về Nam Kinh ngaỵ Ở đây, bọn tiểu muội sẽ giết lão Tổng Trấn Huy Châu.Huyết án xảy ra khi công tử đã ở Nam Kinh, điều này sẽ khiến Lưu Cát không tin vào phán đoán của mình nữa. Sau đó, bọn tiểu muội đến Nam Kinh chờ lệnh.Nam Cung Giao nghe hữu lý, cao hứng hôn lên má Sở Nhu hỏi lại : - Dinh Tổng Trấn Quân Vụ Trang Độc Chương dẫy đầy quân sĩ, liệu anh em nàng có an toàn thoát thân nổi hay không ? Sở Nhu nép đầu vào ngực tình lang thì thầm :- Công tử đã đem cả bí mật kinh thiên động địa ra ký thác thì tiểu muội cũng chẳng dám giấu. Trước khi tiên phụ ngộ hại, bọn tiểu muội tham gia một tổ chức Hắc đạo thần bí nhất võ lâm, có tên là Thế Thiên Hội, hoạt động ở Tứ Xuyên và ba tỉnh Tây Bắc, tôn chỉ của hội là diệt tru bọn tham quan ô lại, cường hào ác bá, cướp sạch tài sản của chúng mà phân phát cho dân nghèo. Nhưng do thủ đoạn hành sựtàn nhẫn và quyết liệt nên bị xem là Tà Hội ! Hội Chủ Thế Thiên Hội là Vô Khổng Bất Nhập Trịnh Kiều (Không lỗ nào không lọt), giỏi thuật ẩn thân, dẫu hoàng cung cũng có thể vào được. Lão đã dạy cho môn đệ Thế Thiên Hội thuật ấy, nên họ hành sự chưa bao giờ thất bại !Nam Cung Giao cười hăng hắc :- Té ra ngươi cũng từng là nữ tặc, thật đáng khâm phục ! Ta đồng ý với kế hoạch này, nhưng anh em nàng phải cẩn trọng, thấy khó phải rút lui ngay !Và chàng hạ giọng nói nhỏ :- Nhớ đến Nam Kinh cho sớm, kẻo ta lại nhớ nàng đấy !Sở Nhu sung sướng cắn nhẹ vào ngực chàng. Sáng mai đã phải chia tay, hai người níu kéo từng hạt cát thời gian. Nam Cung Giao say đắm ôm mãi thân hình thon dài, nồng ấm nhưng săn chắc, quên hết mọi sự đời, quên cả chiếc bướu thịt xấu xí trên trán nàng !Sáng hôm sau, lúc Nam Cung Giao tỉnh giấc thì anh em họ Sở đã đi rồi. Vắng bóng Sở Nhu, chàng nghe trống trải vô cùng, thẫn thờ như người đánh mất bảo vật vậy !Bão tuyết đã tan, vầng dương mùa đông được ngày hiếm hoi để ban phát chút nắng nhạt nhòa. Ăn điểm tâm xong, chàng lên ngựa lững thững nện vó tung làn tuyết nhẹ, đến ngã ba thì rẽ trái đi về hướng Đông.Được vài dặm, chàng chợt nghe sau lưng có tiếng vó câu dồn dập và kế đó là tiếng người gọi ơi ới :- Nam Cung đại ca !Giọng nói quen thuộc của Mã Kim Khu đã khiến chàng dừng cương quay ngược lại.Ngoài Mã đại công tử còn có Cẩn Nhục Đầu Đà và hai mỹ nhân. Chàng kinh ngạc khi nhận ra Thần Nữ Tiền Vân Mi, thầm đoán nàng đã ly khai Kim Diện Cung để đi tìm mình.Cẩn Nhục Đầu Đà hùng hổ mắng : - Ngươi quả là đáng ghét, bắt bọn ta luôn phải đuổi theo ! May mà bần tăng giỏi nghề truy tung, không thì đã lạc mất rồi ! Nam Cung Giao ngượng ngùng mỉm cười : - Điệt tế xin nhận lỗi, và sẽ tạ tội bằng hai chục bữa thịt chó ngon lành !Đầu Đà thấy chàng chịu nhận là cháu rể, khoan khoái cười vang. Không bắt lỗi nữa !Mã Hoàn Cơ cũng được an ủi, hoa dung đang ủ dột nhợt tươi tắn hẳn lên.Nàng chỉ trách móc nhẹ nhàng :- Chàng không hiểu tâm tình của Mi muội hay sao mà lại nói lời thoái hôn và dứt áo bỏ đi như vậy ?Nam Cung Giao biện bạch :- Ta thấy Tiền Cung Chủ quá ngán sợ Vô Thanh Cốc đến nỗi không muốn nhận rể, nên chẳng mặt mũi nào ở lại !Vân Mi bật khóc :- Nếu công tử nhất quyết từ hôn thì tiểu muội xin chết ngay tại chỗ này !Nam Cung Giao hốt hoảng :- Ấy đừng ! Nàng hãy ráng sanh cho ta vài đứa con rồi hãy chết ! Thần Nữ thẹn chín người, song lòng sung sướng vô hạn, vì biết duyên nợ đã thành. Đầu Đà và Mã Kim Khu phá lên cười, còn Hoàn Cơ lắc đầu chán ngán : - Không ngờ ta lấy phải một người chồng bẻm mép thế này ! Lúc nào cũng đùa được !Nam Cung Giao thản nhiên bảo Thần Nữ : - Mi muội ! Chúng ta đi thôi ! Nay Hoàn Cơ đã chê bai thậm tệ như thế ! Ta sẽ đưa một mình nàng về ra mắt song thân mà thôi !Chàng lại vái chào Đầu Đà và Mã Kim Khu, thái độ rất nghiêm túc khiến Hoàn Cơ sợ bở vía, ấp úng nói :- Thiếp chỉ nói đùa thôi, chứ đâu dám chê bai gì, xin chàng lượng giải cho !Nam Cung Giao hầm hầm giận dữ : - Gia mẫu từng dặn dò ta rằng : &quot; Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về&quot;. Chưa cưới nhau mà Cơ muội đã dám coi thường ta ư ?Cẩn Nhục Đầu Đà và Mã Kim Khu ngơ ngác, chẳng hiểu vì sao chàng trai vui vẻ kia lại nỗi dóa bất tử như vậy, song chẳng ai dám xen vào.Hoàn Cơ gật đầu vâng dạ, mặt tái mét. Nam Cung Giao nói tiếp :- Ta phạt nàng tối nay phải bóp chân, đấm lưng cho ta.Chàng vươn vai than :- Ối chà ! Cỡi ngựa mãi thân thể mỏi nhừ như sắp rã ra rồi !Chàng bất ngờ ra roi phi nước đại và cười ngất.Mọi người đã hiểu nãy giờ chàng chỉ đùa, thở phào phóng ngựa đuổi theo. Kim Khu chọc ghẹo em gái : -Hiền muội đã gặp khắc tinh rồi đây !Hoàn Cơ vừa tje vừa thẹn, dấm dẳng đáp : - Cưới xong y sẽ biết tay tiểu muội !Tuy nói thế nhưng nàng hiểu rằng mình sẽ không làm gì được vì đã lỡ quá yêu chàng trai bất trị kia !Mười ngày sau, đoàn người về đến Nam Kinh. Phủ Thượng Thư mở tiệc ăn mừng, có mời cả Tổng Bộ Đầu Lưu Cát đến dự. Lão lặng lẽ nghe Kim Khu sôi nổi kể lại cuộc đả lôi đài ở Từ Châu cũng như việc phải truy đuổi Nam Cung Giao vất vả thế nào ?Họ Lưu nghe xong, lòng vô cùng bối rối ! Vì hôm qua lão vừa nhận được tin Tổng Trấn Quân Vụ Huy Châu Trang Bộc Cương bị giết. Lúc ấy bọn Nam Cung Giao đã sắp về đến đây. Như vậy, chàng trai khả nghi kia không thể là hung thủ được.Còn vụ ám sát Tri huyện Hàng Châu lại xảy ra đúng ngày mười tám tháng mười một, khi Nam Cung Giao đang tỷ võ ở Kim Sơn !Lão nói với Mã Xuân Trác :- Bẩm Thượng Thự Chiều hôm qua, ty chức nhận được hung tin từ Huy Châu, rằng quan Tổng Trấn Quân Vụ đã bị ám sát đêm mười bảy tháng chạp. Không ai nhìn thấy hung thủ, nên Tri phủ Huy Châu chỉ nhờ ty chức điều tra với manh mối duy nhất là những viên ngọc trai màu đen đã bị cướp, Trang Tổng Trấn đã mang chúng từ An Nam về, hơn hai mươi năm trước ! Lưu Cát hắng giọng nói tiếp : - Giang Tô Tri phủ Mạc Tôn Long thì chết đêm hai mươi sáu tháng mười. Sau đó là Tri huyện Hàng Châu Dịnh Thủy Tôn chết đêm mười tám tháng mười một. Tính luôn cả Nam Kinh Binh Bộ Thượng Thư Quách Tường An thì đã có bốn vị mệnh quan bị giết. Bốn nạn nhân đều có một điểm chung là từng có mặt trong đoàn quân chinh phạt An Nam hai mươi ba năm trước, dưới trướng Tân Thành Hầu Trương Phụ ! Nam Cung Giao giật mình, không hiểu ai đã giết lão Tri Huyện Hàng Châu giùm mình ? Chàng chợt nhớ đến Mộc Kính Thanh, vì chỉ có gã mới biết danh sách kẻ thù của chàng ! Và Nam Cung Giao cũng vô cùng khâm phục tài suy luận của Lưu Cát, khi nghe gã nói tiếp : - Từ đặc điểm này, ty chức đoán rằng hung thủ là người An Nam, do muốn báo thù cho vua quan nhà Hậu Trần nên mới chọn lọc người mà hạ thủ. Như vây, mục tiêu kế tiếp là những vị võ tướng viễn chinh còn lại, kể cả Tân Thành Hầu Trương Phụ, nay là Bình Phiên Công ở Bắc Kinh !Mã Kim Khu sôi nổi góp ý :- Lưu đại nhân ! Tiểu điệt cho rằng có hai khả năng xảy ra, một là hung thủ từ An Nam sang, hai là y thuộc thế hệ thứ hai của những tù binh An Nam hiện đang ở Trung Hoa, nhờ luyện thành tuyệt học nên mới dám làm chuyện động trời này ! Chúng ta chỉ cần điều tra đám kiều dân Giao Châu ở các phủ phía Nam Trường Giang là có kết quả !Lưu Cát ngỏ lời khen ngợi Kim Khu trong lúc Nam Cung Giao sầu héo ruột gan. Chàng không ngờ hành động của mình lại làm hại đến đồng bào ở Trung Hoa. Cuộc sống bình yên của họ sẽ bị xáo trộn, khổ sở vì những thủ đoạn tàn nhẫn bá đạo của bọn công sai !Nhưng may thay, gần cuối tiệc thì có thám mã đến phủ Thượng Thư, đưa công văn hỏa tốc của phủ An Khánh, báo tin Tri huyện Hòa Châu bị ám sát và mất sạch của cải. Lần này hung thủ đánh rơi vật chứng rất quan trọng là một thẻ bạch nhỏ bằng hai ngón tay, trên khắc ba chữ Tứ Hải Hội !Lục Tri huyện này mới gần tứ thập, và chắc chắn không phải là đồng ngũ của bốn nạn nhân trước.Điều này khiến lập luận của Lưu Cát bị sụp đổ.Mã Thượng Thư hờ hững nói :- Này đã có manh mối. Mong Lưu túc hạ dốc sức điều tra Tứ Hải Hội, và hãy quên đám kiều dân An Nam đi ! Nếu không sớm có kết quả, trước khi Thánh Hoàng nỗi lôi đình, thì e rằng cả bổn chức Iẫn túc hạ đều rơi đầu đấy !Lưu Cát vừa thẹn, vừa sợ kính cẩn đáp :- Ty chức xin tận lực !Lão vội cáo từ để đi huy động thủ hạ điều tra lai lịch Tứ Hải Hội !Nam Cung Giao cố nén tiếng thở dài nhẹ nhõm, chàng vô cùng cảm kích nghĩa đệ Mộc Kính Thanh, gã đã kịp thời sửa chữa sai lầm của chàng.Hôm sau, đã đến hẹn với Sở Nhu nên chàng rủ Kim Khu cùng hai mỹ nhân ra Thanh Phong tửu lâu uống rượu ngắm cảnh tuyết rơi trên sông Trường Giang.Vài khắc sau, chàng nhận ra Sở Sĩ Hưu đã hiện diện. Thấy gã vào đi vào phòng vệ sinh chàng cũng giả đò nhăn nhó đứng lên. Hai người gặp nhau nhanh chóng trao đổi, bàn bạc rồi chia tay. Tối đến, chàng đang định đi ngủ thì nhớ lại ánh mắt buồn man mác của thần Nữ Tiền Vân Mi lúc ban sáng, liền lần sang phòng nàng.Nghe tiếng gõ cửa, Vân Mi bước ra mở, bẽn lẽn hỏi :- Sao công tử lại đến thăm tiểu muội vào giờ này ? Nam Cung Giao dịu giọng :- Ta nhớ nàng nên không ngủ được ?Vân Mi sung sướng liếc chàng rồi mời vào.Tuy giỏi võ nhưng Thần Nữ chưa hề bôn tẩu giang hồ, vẫn giữ được tính cách khép nép, lễ nghi của một Hoàng Hoa Khuê Nữ ! Nàng nói năng nhỏ nhẹ, lễ độ, cử chỉ đoan trang dịu dàng, càng làm tăng vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.Nam Cung Giao nhận ra Vân Mi rất không tuệ, đoán ngay được những cái bẫy lắt léo trong ngôn từ của chàng. Từ ngày quen nhau đến giờ, hai người mới có dịp chuyện trò lâu.Nam Cung Giao cao hứng tự nhủ :- Giao ta phúc bẩy mươi đời nên lấy được hai cô ả đẹp như tiên, Hoàn Cơ thì hơi nghiêm nhưng Vân Mi thì ngoan hiền rất mực !Nghĩ đến việc Thần Nữ bỏ cả gia đình và cuộc sống phú quý đi theo mình, chàng cảm động vô vàn, chợt nẩy sinh cảm giác muốn che chở, bảo bọc, chàng nghiêm giọng : - Mối chân tình của Mi muội khiến ta phải hổ thẹn ! Nàng gởi thân nương nhờ Phủ Thượng Thư này mãi e không tiện ! Sang xuân, ta sẽ đưa nàng về ra mắt song thân. Nàng sẽ thay ta phụng dưỡng huyên đường !Vân Mi hân hoan thỏ thẻ :- Thiếp nguyện hết đạo dâu con, nhưng sao Công tử lại phải ra đi ?Nam Cung Giao mỉm cười :- Ta có một bí mật, chỉ có thể tiết lộ với người đầu ấp tay gối mà thôi !Vân Mi vừa xấu hổ vừa sợ hãi, cúi đầu nói líu ríu : - Công tử không thể đợi đến ngày đại hỉ được sao ?Nam Cung Giao cười buồn :- Ta muốn nàng có thai trước khi ta tử đấu với Khương Thư Hàn !Nói xong, chàng đi thẳng vào trong, lên giường nằm đợi.Ở đây Thần Nữ bối rối suy nghĩ.Lát sau, nước mắt lo âu chảy thành dòng. Con người lạc quan như Nam Cung Giao mà đã nói vậy nghĩa là chàng biết mình không thể sống sót. Thế mà thời gian qua, chàng vẫn nói cười như không hề sợ hãi, dũng khí ấy quả đáng kính phục !Vậy thì nàng sẽ hiến dâng và cùng chàng thụ hưởng những ngày hạnh phúc cuối cùng !Nghĩ thế Thần Nữ gạt lệ bước vào. Nam Cung Giao ngồi lên, giang tay đón lấy nàng, đặt vào lòng, nhẹ nhàng hôn lên mắt, lên môi. Đặng Trinh Tâm biết con mình sau này xuất đạo phục cừu sẽ hành động nhiều về đêm, nên thuở chàng còn thơ dại, bà đã thường xuyên cho ăn những món vi cá nhám, chưng với Hà Thủ Ô và vài dược liệu khác. Nhờ vậy, nhãn lực của Nam Cung Giao tinh tường gấp bội người thường !Song đêm nay, chàng không sử dụng đôi thần nhãn để phát hiện ám khí hay trường tiễn, mà để chiêm ngưỡng thân hình bạch ngọc của Vân Mi, dù chỉ với chút ánh sáng vàng võ từ phòng uống trà hắt xuyên qua cửa ngọa thất.Vân Mi đầy đặn, khêu gợi hơn Sở Nhu rất nhiều, nhờ những điều kiện chăm chút của cảnh giàu sang, cũng như việc luyện võ.Đã có kinh nghiệm, Nam Cung Giao dịu dàng mơn trớn, xóa tan cảm giác thẹn thùng và hoảng sợ trong tâm lý người xuân nữ giúp Vân Mi hòa nhịp trăng hoa. Thần Nữ chơi vơi trong biển ái ân lồng lộn tự nhủ rằng mình đã không lầm khi yêu tha thiết Nam Cung Giao.Cuối canh ba, Vân Mi ngượng ngùng từ chối tái chiến, nũng nịu bắt tình lang phải thố lộ bí mật đời mình ! Đêm hôm sau, Nam Cung Giao nằm khểnh trong phòng, nôn nao chờ đợi Thần Nữ đến như đã hẹn.Quả nhiên, khi hành lang hậu viện vắng bóng gia nhân qua lại thì có người đẩy cửa phòng lách vào.Nam Cung Giao giả vờ ngáy vang, và giật bắn mình, ngồi bật dậy khi nghe tiếng của Hoàn Cơ :- Công tử đừng giả đò nữa ! Chàng nhăn nhó hỏi :- Sao nàng lại đến đây vào giờ này, lỡ Mã lão gia và phu nhân biết thì sao ?Hoàn Cơ ứa lệ, rầu rĩ nói :- Vì sao công tử lại ưu ái Vân Mi hơn thiếp ? Nam Cung Giao thất kinh dọ hỏi :- Thế Thần Nữ đã kể gì với nàng ?Chàng tuyệt đối không đám tiết lộ lai lịch với gia đình họ Mã, vì e sợ lòng người đen bạc, cái tội tru di tam tộc có thể khiến Mã Thượng Thư quên ơn cứu mạng, bắt chàng giao nộp cho triều đình !May thay, Hoàn Cơ thẹn thùng đáp :- Mi muội chỉ bảo rằng chàng không chắc đã sống sót khi phó hội với Thiếu Cốc Chủ Vô Thanh Cốc Khương Thư Hàn, nên muốn sớm có người nối dõi ! Nam Cung Giao thầm thở phào, điềm đạm bảo :- Vân Mi giờ đây tứ cố vô thân nên ta mới dám liều lĩnh tiết mạn, nhờ nàng ấy giữ gìn chút hương hỏa của họ Nam Cung. Còn Cơ muội thì sẽ trả lời song thân thế nào khi bụng phưỡn ra ? Và chàng nheo mắt nói tiếp :- Nhưng nếu nàng không sợ tiếng đời dị nghị thì ta cũng xin chìu ý.Nào hãy bước lại đây ! Hoàn Cơ hốt hoảng biến sắc, lùi ngay lại, mặt đỏ như gấc :- Thiếp chỉ muốn biết lòng công tử thế nào thôi, chứ đâu phải muốn chia ân xẻ ái !Nói xong, nàng vụt bỏ chạy ra ngoài, chẳng dám lưu lại. Lát sau, Thần Nữ Tiền Vân Mi đến, bị Nam Cung Giao lạnh lùng trách móc, mỹ nhân thản nhiên cười cợt : - Thiếp có thành thực như thế thì Mã đại thư mới hết lòng yêu thương, sau này gia đạo mới thuận hòa.Tết năm ấy Nam Cung Giao đón xuân ở Nam Kinh. Mã phu nhân đã đốc thúc chàng về quê mời song thân đến để bàn việc cưới xin. Phu thê Thượng Thư đã nhận Thần Nữ Tiền Vân Mi làm nghĩa nữ, và sẽ đứng ra gả nàng cùng lúc với Hoàn Cơ !Song Nam Cung Giao đã trình bày rõ việc mình phải tử đấu, xin hoãn đám cưới đến mùa xuân năm tới ! Mã Thượng Thư đồng ý và còn trấn an :- Giao nhi đừng bi quan ! Hôm ấy lão phu sẽ cho đại quân vây chặt đấu trường để xem gã họ Khương kia có dám giết ngươi không ?Ý kiến này khiến hai mỹ nhân rất hoan hỉ, nhưng Nam Cung Giao lại thầm hổ thẹn, càng ra sức luyện kiếm pháp. Đối thủ cùng luyện với chàng là Hoàn Cơ, Vân Mi sau đó thêm cả Mã Kim Khu và Cẩn Nhục Đầu Đà !Hoàn Cơ không dám trao thân cho chàng nhưng cũng thường đến để được vuốt ve âu yếm. Những cảm giác rạo rực cũng khiến nàng bớt tủi thân trước cảnh nồng thắm của tình quân và Thần Nữ.Đến cuối tháng giêng thì Mộc Kính Thanh và anh em họ Sở đã hạ sát thêm năm lão tham quan nữa, trong số ấy có hai kẻ thù của Nam Cung Giao. Và tội lỗi đổ cả lên đầu Tứ Hải Hội !Như vậy, Nam Cung Giao chỉ còn một kẻ đại thù là Bình Phiên Công ở Bắc Kinh, vì hai kẻ cuối cùng trong danh sách đã không làm quan mà lại biệt tăm từ mười mấy năm trước !Những vụ án trảm tham quan liên tiếp này đã làm Minh Đế nổi giận, hạ chỉ truy nã Tứ Hải Hội trên toàn quốc. Nhưng tổ chức ấy đã sớm ẩn mình, rút vào bí mật, không để lại dấu vết. Vả lại, trước đây cũng chẳng ai biết sào huyệt của họ Ở chốn nào.Qua đầu tháng hai, cả Mộc Kính Thanh, Cuồng Vũ Đao và anh em họ Sở đều về Nam Kinh, liên lạc với Nam Cung Giao.Sau đó ba ngày, tức đêm mùng bốn tháng hai Nam Kinh đã xảy ra một sự cố trọng đại đó là việc Thất Vương Gia Chu Nghiêm bị bắt cóc.Hung thủ đã để lại một lá thư nặc danh, yêu cầu Mã Thượng Thư cử sứ giả đơn thương độc mã, mang năm vạn lượng vàng bằng ngân phiếu, gồm toàn những tờ trị giá trăm lượng, đi lên hướng Bắc để chuộc con tin. Hung thủ khôn ngoan không xưng danh và cũng chẳng nói rõ địa điểm, chỉ biết rằng sẽ liên hệ với sứ giả ở dọc đường để hướng dẫn đến nơi. Nếu Mã Thượng Thư cho Bộ đầu, thám tử bám theo, hợp đồng chuộc mạng sẽ bị hủy, Thất Vương Gia sẽ bị giết !Mã Xuân Trác là Hình Bộ Thượng Thư Nam Kinh, đương nhiên chịu trách nhiệm trước Thiên Tử về an toàn của Thất Vương Gia. Nếu không cứu được Chu Nghiêm, họ Mã chắc chắn sẽ rơi đầu ! Tất nhiên, cả vài vị đại quan nữa cũng không thoát chết !Việc này được giữ kín như bưng nên bách tính không hề hay biết.Nhưng toàn bộ quan lớn Nam Kinh đều méo mặt. Từ Mã Thượng Thư cho đến Lưu Tổng Bộ Đầu, Phạm Tổng Binh Bố Chánh Sứ Tích Giang, Tri huyện Kim Lăng, đều bị liên lụy.Hình phạt nhẹ nhất cũng là hạ phẩm trật, đổi nhiệm sở. Khốn khổ nhất là quan Vệ Uý Cấm Quân của Hành Cung, lão đã bị bắt hạ ngục ngay sáng hôm sau. Mã Kim Khu được điều đến thay thế, lo việc bảo vệ Thất Vương Phi và các công nương ! Các Đại Thần Nam Kinh tụ họp cả ở Hành Cung, dưới sự chủ tọa của Thất Vương Phi, bàn bạc việc cử người đi chuộc mạng Thất Vương Gia !Vương Phi có nhũ danh là Triển Cẩm Thu, ái nữ của đương kim Thái Sư Minh Triều Triển Tài ! Bà xuất thân trong gia đình võ tướng, từng theo cha trấn thủ đất Liêu Đông. Bà hăng hái xông pha trận mạc, anh hùng chẳng kém bậc mày râu.Nay phu quân bị bắt cóc, Thất Vương Phi tuy lo lắng nhưng không khóc lóc, xỉu lên xỉu xuống như những người vợ khác, mà bình tĩnh cùng các đại thần bàn lương sách !Bà nghiêm nghị phán :- Này các khanh, hung thủ vô danh giảo quyệt, chưa chắc đã chịu buông tha Vương Gia sau khi nhận vàng. Do vì sứ giả phải là một người đầu óc tinh minh quyền biến. Theo ý Ai Gia thì Lưu hiền khanh cơ trí, bản lãnh đều xuất chúng, có thể đảm đương được trọng trách này !Nam Kinh Tổng Bộ Đầu Lưu Cát hồn phi phách tán, vì biết chuyến đi này cửu tử nhất sinh. Lão đủ thông mình để hiểu rằng đối phương sẽ giết cả mình lẫn Vương Gia để xóa dấu vết,ấy là thủ đoạn thông thường của giới hắc đạo. Kẻ đã dám bắt cóc một Vương Gia thì sẽ chẳng dại gì lưu lại di họa. Trong quá trình giam giữ con tin lâu ngày, không ai dám chắc mình không sơ suất, và chỉ cần một manh mối nhỏ là quan nha sẽ lần ra lai lịch hung thủ. Danh tiếng Trung Hoa Đệ Nhất Thần Thám đã quá lẫy lừng, Lưu Cát mà đi thì Chu Nghiêm càng chết sớm !Họ Lưu cắn răng trình bày sự thật tàn nhẫn :- Khải tấu Vương Phi ! Vi thần liều chết khẳng định rằng tính mạng Vương Gia còn mong manh hơn dự đoán của Vương Phi, vì chắc chắn hung thủ tuyệt đối sẽ không tha cho con tin lẫn sứ giả ! Vi thần không sợ chết, nhưng tự lượng chẳng đủ sức đảm đương đại nhiệm. Sứ giả phải là người có võ công siêu quần bạt tụy, sức lực phi phàm mới mong thi hành chút kế mọn của vi thần !Nghe Lưu Cát thoái thác, Triển Vương Phi nổi lôi đình, mắt toé lửa gằn giọng :- Kế gì ?Lưu Cát cố trấn tĩnh trình bày :- Khải tấu Vương Phi ! Chúng ta sẽ cho lót đồng dầy quanh vách một cỗ xe song mã, giao cho sứ giả dong đi. Đến nơi, khi Điện Hạ đã lên xe an toàn thì người này mới giao ngân phiếu. Nếu đối phương trở mặt, người này sẽ phá vòng vây, đưa Vương Gia thoát hiểm ! Đôi ngựa chắc chắn sẽ bị đối phương hạ sát trước tiên, vì vậy, sứ giả phải kéo xe chạy hàng chục dặm đường mới đến được nơi đô hội !Các quan ồ lên, mỉa mai vì cho rằng chẳng vị võ tướng nào đủ sức làm việc phi thường ấy. Triển Vương Phi cười nhạt :- Lưu khanh định chế giễu Ai Gia đấy ư ? Đất Nam Kinh này làm gì có được một vị võ tướng nào thần dũng tuyệt luân đến mức ấy ?Lưu Cát đã lỡ phóng lao đành phải theo đến cùng, dù biết sau này sẽ không yên thân với Mã Xuân Trác. Vả lại nếu không cứu được Thất Vương Gia thì cái đầu này cũng rời cổ, còn sợ gì nữa ?Lão run giọng đáp : - Khải tấu Vương Phi ! Vi thần tuyệt đối chẳng dám phạm thượng !Quả thực là có một vị anh hùng như thế, người ấy là rể quí của Mã Thượng Thư, họ Nam Cung, tên Giao !Triển Vương Phi có nghe phong phanh về việc Nam Cung Giao đá bể chậu hoa cứu Mã Xuân Trác, và một kiếm giết được Dạ Hồ Sài Tốn. Nhưng bà không biết bản lãnh của Dạ Hồ cao cường đến mức nào. Hơn nữa, Nam Cung Giao đánh lén nên chẳng được bà xem trọng. Nay nghe Lưu Cát hết lời tán dương, bà tò mò hỏi :- Bổn phi có nghe Vương Gia kể lại đôi điều về gã Nam Cung Giao, nhưng liệu y có xứng với lời tiến cử của Lưu hiền khanh hay không ?Lưu Cát khẳng định :- Khải tấu Vương Phi ! Hiện nay Nam Cung công tử lừng danh thiên hạ và đả bại những các thủ hạng nhất như Hàn Đan Tam Kiếm, Thiếu Cốc Chủ Vô Thanh Cốc. Vương Phi có thân quyến ở Hàn Đan nên biết rõ bản lãnh anh em họ Mạc, nhưng không hiểu lai lịch Khương Thư Hàn, liền bảo Lưu Cát khai báo. Họ Lưu nghiêm nghị nói về Long Giác Thần Quân, và nhờ Mã Kim Khu kể lại cuộc đả lôi đài ở Kim Diện Cung.Kim Khu tính tình bộc tuệch, khoan khoái vì có em rể anh hùng, nên hào hứng kể không sót một chi tiết. Thủ đoạn tinh ranh của Nam Cung Giao đối với Khương Thư Hàn đã khiến cả Vương Phi cũng phải mỉm cười tạm quên được nỗi lo về Thất Vương Gia.Bà phấn khởi phán :- Nếu đúng là Nam Cung Giao anh hùng cái thế như vậy thì chẳng còn ai xứng đáng hơn ! Y lại có cơ trí quyền biến tất sẽ thành công ? Mã hiền khanh mau triệu y vào Hành Cung ! Mã Thượng Thư rầu thúi ruột, khom lưng đáp :- Khải tấu Vương Phi ! Nam Cung Giao tuy có tình với khuyển nữ Hoàn Cơ nhưng chưa nên duyên phận, y lại chẳng phải là mệnh quan của triều đình, không thể cưỡng bách được ! Tuy nhiên, vi thần sẽ hết lời thuyết phục y nhận nhiệm vụ này ! !Triển Vương Phí nghe hữu lý ngẫm nghĩ một lúc rồi cười nhạt :- Mã hiền khanh nói phải. Song Ai Gia tin rằng trong việc này y bắt buộc phải nhận lời để cứu cái đầu của khanh và những đại thần có mặt ở đây !Các ngài quan lớn rợn tốc gáy, đốc thúc Mã Xuân Trác. Họ Mã vội sai Kim Khu hồi phủ gọi Nam Cung Giao !Chỉ gần khắc sau, chàng trai trẻ họ Nam Cung có mặt, quì xuống ra mắt Thất Vương Phị Tuy từng nghe chồng nhắc nhở đến, nhưng đây là lần đầu gặp mặt. Bà chăm chỉ quan sát Nam Cung Giao, không nói tiếng nào !Nam Cung Giao cứng người chịu đựng, thầm nghĩ : - Mụ này dung mạo nghiêm trang, ánh mắt sắc như gươm, hèn gì Thất Vương gia chỉ lấy rượu làm vui chứ không dám nạp thiếp ! Xem ra lão ta cũng khổ chẳng thua gì gia phụ. Nhớ đến cha, chàng bất giác mỉm cười. Nụ cười quyến rũ của chàng quả là không hợp cảnh vì chung quanh toàn là những gương mặt méo xẹo như đưa đám. Triển Vương Phi cau mày liễu :- Tại sao khanh cười ?Nam Cung Giao vội nói trớ đi : - Khải tấu Vương phi ! Thảo dân có tật hay cười khi quá sợ hãi ! Đã cười được thì bớt sợ ! Ánh mắt của Vương Phi sắc bén đến nỗi thảo dân có cảm giác rằng tóc trên đầu mình sắp đứt sạch !Vương Phi mĩm cười :- Bộ dung mạo ta hung ác lắm hay sao ?Nam Cung Giao tròn mắt biện bạch :- Dạ bẩm ! Thảo dân nào có ý ấy ! Vương Phi kiều diễm tợ tiên nga giáng trần, phong thái tôn nghiêm, cao quí đáng mặt mẫu nghi thiên hạ ! Chẳng qua thảo dân quê mùa nên thấy sợ đấy thôi !Từ ngày trở thành Vương Phi, Triển Cẩm Thu chưa hề được nghe ai tán dương nhan sắc của mình, nên giờ đây vô cùng khoan khoái. Hơn nữa, Nam Cung Giao đã vô tình đánh trúng tâm sự thầm kín của Thất Vương Phi.Bà vẫn tự cho rằng mình xứng đáng làm Hoàng Hậu Nương Nương chứ không phải là vợ của một Vương Gia không chút thực quyền. Do vậy, lòng bà phát sinh hảo cảm với chàng trai trẻ thông minh đĩnh ngộ kia, xem chàng là tri âm của mình !Nụ cười tươi tắn trên môi Vương Phi khiến lòng Mã Thượng Thư nhẹ nhõm, lão nhủ thầm :- Tiểu quỉ này quả là khéo vuốt mông ngựa, nếu làm quan thì sẽ mau chóng trở thành sủng thần của Hoàng Hậu !Triển Vương Phi cố làm nghiêm mà phán :- Nam Cung hiền khanh. Nay Ai Gia và các đại thần Nam Kinh định nhờ khanh mang vàng đi chuộc mạng Thất Điện Hạ. Khanh nghĩ sao ?Nam Cung Giao kính cẩn đáp :- Thảo dân xin xã thân để cứu Vương Gia ! Nhưng xin hỏi kế hoạch thế nào ?Mã Thượng Thư lạnh lùng bảo Lưu Cát :- Lưu tổng Bộ đầu hãy nói rõ diệu kế của mình ?Lưu Cát hắng giọng kể và kết luận :- Lão phu sẽ cùng hai chục cao thủ của nha môn âm thầm bám theo Nam Cung công tử để hỗ trợ. Khi đã cứu được Vương Gia, lão phu sẽ điều động quân nơi ấy bắt gọn bọn cuồng đồ để điều tra kẻ chủ mưu !Nam Cung Giao cười nhạt :- Đối phương đâu ấu trĩ đến mức không đoán ra được kế hoạch ấy của túc hạ ! Lúc này, chắc chắn là tai mắt của họ đã rải khắp các cửa thành Nam Kinh, túc hạ vừa rời khỏi là đã bị phát hiện. Khi ấy chỉ e Vương Gia sẽ mãi mãi không còn được ai nhắc đến nữa !Lưu Cát toát mồ hôi lạnh, thờ thẫn nói :- Chẳng lẽ lão phu lại phải bó tay đứng nhìn công tử một mình đi vào hiểm địa? Mã Xuân Trác tư lự hỏi :- Thế ý của Giao nhi ra sao ?Chàng vòng tay đáp :- Bẩm đại nhân ! Thảo dân sẽ một mình mang vàng đi chuộc Vương Gia, tùy cơ ứng biến. Nếu may mà thành công thì tốt, bằng không, thảo dân nguyện liều mạng với đối phương rồi chết theo người ! Triển Vương Phi cảm động thở dài :- Tấm lòng trung liệt của Nam Cung hiền khanh khiến ta phải nghiêng mình khâm phục ! Khanh hãy tận lực, còn kết quả thế nào định phó mặc cho thiên định. Khanh sẽ mang theo Thiên Tử Kim Bài của Vương Gia để điều động quân triều đình khi cần thiết.Nói xong, bà sai cung nữ vào tẩm cung lấy mảnh kim bài đầy quyền lực trao cho Nam Cung Giao. Vương Phi lại hỏi :- Thế chừng nào khanh sẽ khởi hành ? Nam Cung Giao đáp :- Khải tấu Vương Phi, ba ngày nữa ! Mùng tám xuất hành Đại Cát Đại Lợi. Vã lại, xe ngựa cần được lót đồng!Vương Phi định phản đối thì nhận được cái nháy mắt ra hiệu của chàng liền phán :- Thôi được ! Khanh có toàn quyền hành động.Bà quay sang nói với các quan :- Chư khanh hãy giải tán. Riêng Mã lão hiền khanh ở lại để Bổn Phi hỏi chuyện !Bá quan vội cung thân quay gót, chỉ còn lại cha con họ Mã và Nam Cung Giao. Vương Phi hỏi ngay :- Phải chăng Nam Cung hiền khanh đã có chủ ý gì tuyệt diệu và không muốn nói ra trước mặt đông người ? Nam Cung Giao mỉm cười :- Bẩm phải ! Thảo dân vốn không chịu nổi mùi vị của sự thất bại, đã làm là phải thắng, nên cần có ba ngày để bày binh bố trận ! Nếu không thì dẫu có là Hạng Võ tái sinh cũng không phá nổi vòng vây, đưa được Vương Gia về ! Thất Vương Phi mừng rỡ :- Hiền khanh lạc quan và tỉnh táo như vậy khiến Ai Gia rất yên tâm ! Trong việc này, đầu óc đắc dụng hơn võ nghệ ! Hai người cáo thoái, rời Hình Cung về phủ. Mã Thượng Thư tất bật lo việc thu gom những tờ ngân phiếu trăm lượng vàng, các tiền trang trong thành, và đốc thúc bộ giá gia cố một cỗ xe song mã.Ngay tối hôm ấy, Nam Cung Giao dắt Mã Hoàn Cơ và Vân Mi đi chợ đêm ở phố Tam Sơn !Từ đời Xuân Thu, ở Trung Hoa đã có nhiều chợ để buôn bán, trao đổi hàng hoá. Chợ họp vào ban ngày, khi mặt trời tắt lịm thì phải tan, vì bị cấm. Đời Thịnh vượng, chợ Kinh Đô Trường An cũng không được phép họp quá hoàng hôn, ai vi phạm sẽ bị xử tội nặng ! Đến thời Tống mới có chợ buôn bán suốt năm canh, trời sáng thì tan, người đương thời gọi đấy là &quot;Quỉ Thị Tứ !&quot; (Chợ của ma quỉ), loại chợ này ở Thương Khẩu, Kim Lăng, vô cùng náo nhiệt ! Trong sách Đông Kinh Mộng Hoa Lục có chép : &quot;Thời bấy giờ, dãy phố phía Đông có các cửa hàng quần áo tranh ảnh, vòng hoa, lĩnh lụa... thắp đèn mua bán tấp nập suốt năm canh, đến khi trời sáng thì tan !&quot;Chợ ban đêm tồn tại cả trong thời nhà Nguyên, vì khi giới quí tộc cần tiền chẳng thể ban ngày ban mặt xách đồ đi bán, phải chờ đến tối !Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đánh đuổi được người Mông Cổ, vẫn duy trì sinh hoạt chợ đêm, ở suốt cả dãy phố Tam Sơn trong thành Kim Lăng. Đời Minh chợ đêm còn được gọi là Hắc Thị (chợ Đen).Chợ Đen chỉ nhóm khi tắt nắng, không hề thắp đèn, chỉ lặng lẽ trao đổi, mua bán trong bóng tối. Thế nên, trong Hắc thị không thể nào tránh được lừa lọc !Danh từ chợ Đen hiện nay, có lẽ xuất phát từ đấy, dù chợ họp ban ngày. Chợ đêm không có lều bạt, hàng hóa bày trên vỉa hè, mỗi vị trí đều có đều có một người bán nhất định. Đây là chỗ dựa duy nhất cho khách đến mua bán. Tuy không biết rõ mặt, nhưng dựa vào khẩu âm giọng nói, dáng vóc, người ta có thể nhận ra nhau !Hàng hóa được quảng cáo bằng miệng, thẩm định bằng cách sờ mó, có lầm thì ráng chịu ! Khi nhận vàng bạc, họ ước lượng bằng tay và thử bằng răng ! Việc giao dịch chợ đêm rất mơ hồ, bấp bênh. Thế mà chẳng hiểu vì sao nó vẫn cứ tồn tại hàng ngàn năm nay !Nam Cung Giao và hai mỹ nhân đến đây chẳng phải để chơi trò may rủi. Họ gõ cửa một tòa nhà sau lưng chỗ bán y phục cũ.Người ra mở cửa chính là Sở Nhụ Trong bóng tối, khó có thể biết sắc diện của nàng thế nào khi gặp Vân Mi và Hoàn Cơ.Trong khách sãnh có năm nam nhân đang nhâm nhi, trò chuyện. Họ vội đứng cả dậy bái kiến phu thê Nam Cung Giao.Năm người đàn ông này gồm Mộc Kính Thanh, Cuồng Vũ Đao và ba gã họ Sở.Nam Cung Giao vui vẻ giới thiệu hai mỹ nhân với mọi người. Mộc Kính Thanh cười khanh khách, khom lưng vái dài :- Tiểu đệ không ngờ mình lại có được hai vị đại tẩu xinh đẹp như tiên giáng trần thế này ! Hai nàng phổng mũi, sinh hảo cảm với chàng trai xấu xí kia.Cách nay vài hôm, sáu người này đã lần lượt đến tìm Nam Cung Giao.Chàng đã bố trí họ Ở chung với nhau tại phố Kim Sơn !Nam Cung Giao đi ngay vào việc, kể lại việc mình phải làm sứ giả mang vàng đi chuộc mạng Thất Vương Gia.Kính Thanh nhăn mặt :- Việc bám theo đại ca thì không khó, chỉ sợ phe đối phương quá đông, chúng ta không mang nổi Vương Gia thoát ra được đấy thôi ! Chẳng lẻ đem xác lão ta về ? Còn như điều động quan quân sở tại thì càng nguy hiểm, vì chắc chắn đối phương đã cho người giám sát các doanh trại có động tĩnh gì là chúng giết con tin, đào tẩu ngay !Cả đám thở dài, công nhận họ Mộc có lý. Bỗng Sở Nhu lên tiếng :- Bẩm công tử ! Thuộc hạ có một thiển ý. Chúng ta sẽ nhờ đến lực lượng Thế Thiên Hội ! Chỉ có họ mới đủ tài áp sát mục tiêu mà đối phương không hề hay biết !Nam Cung Giao mỉm cười :-Nhưng họ Ở tận Tây Bắc, nước xa đâu chữa được lửa gần! Sở Nhu lắc đầu : - Bẩm công tử ! Hôm qua, thuộc hạ tình cờ gặp một đồng môn, được biết rằng hơn trăm cao thủ hạng nhất của Thế Thiên Hội đã tụ tập cả ở Nam Kinh này ! Họ đang định cướp đại lao để cứu Hội chủ Vô Chung Bất Nhập Trịnh Kiều.Nam Cung Giao ngơ ngác : - Ta túc trực ở phủ Hình Bộ, sao không nghe đến vụ án quan trọng này ? Sở Sĩ Hưu đáp thay bào muội. Gã nhăn nhở cười : - Bẩm công tử. Trịnh lão xui tận mạng nên chết đuối lỗ chân trâu !Hơn tháng trước, lão dùng tên giả vào hưởng lạc ở kỹ viện trong thành Nam Kinh này. Không hiểu lão làm ăn thế nào mà ả kỹ nữ kia rú lên một tiếng thất thanh, rồi chết ngay trên giường. Thế là đám kỹ nữ, qui nương ùa đến túm chặt lấy Trịnh Kiều. Lão không nỡ làm hại ai để thoát thân nên đành chịu trói, bị giam ở đại lao, chờ qui án !Sở Tích Vũ cười sằng sặc :- Nói cho oai thế thôi, chứ lúc ấy trên người lão không một mảnh vải, còn chạy đi đâu được !Hoàn Cơ và Vân Mi thẹn đỏ mặt, che miệng cười.Nam Cung Giao vui vẻ bảo :- Hay lắm ! Ta sẽ xin lệnh Thất Vương Phi cho thả ngay Trịnh Kiều. Để xem sau lần này lão còn dám tự xưng là Lỗ nào chui cũng lọt hay không ?Chàng cùng sáu người kia bàn bạc một lúc rồi chia tay !Trên đường về, Hoàn Cơ tủm tỉm nói :- Thiếp không ngờ công tử lại có những thủ hạ lợi hại như vậy ?Nam Cung Giao cười mát : - Ta vốn là một tên cường đạo giết người không gớm tay, đang đi tìm áp trại phu nhân ! Nàng có chê thì cũng muộn rồi !Hoàn Cơ đã biết tính chàng, bật cười khúc khích :- Bẩm Đại vương ! Không hay người hùng cứ ở núi nào vậy ?Nam Cung Giao cười khà khà :- Ta có đến bốn ngọn núi nhưng xem ra chưa đủ !Sáng ngày mùng tám, Nam Cung Giao chễm chệ đánh xe rời cửa Bắc thành. Theo qui ước của hung thủ trên càng xe có dựng một lá cờ lớn viết chữ Thất.Ba ngày sau vẫn chưa có ai đến tiếp xúc nhưng khi Nam Cung Giao vượt sông Hoài, đi được vài dặm ngang qua đoạn rừng vắng, thì có người áo đen đội nón rộng vành che kín nửa mặt nhảy ra hỏi :- Phải chăng các hạ là sứ giả của Nam Kinh ! Nam Cung Giao nghe giọng biết đấy là nữ nhân liền đáp :- Bẩm nữ hiệp đúng ạ ?Hắc y nữ nhân bước đến nhổ cây cờ, nghiêm giọng : - Ngươi mau rẽ vào đường mòn mé tả.Cùng lúc ấy một cỗ xe song mã giống hệt xe của Nam Cung Giao trong cánh rừng đối diện đi ra.Nữ nhân áo đen cắm cờ vào càng xe rồi thúc giục gã xà ích khởi hành.Kế thay mận đổi đào này sẽ khiến lực lượng bám theo sau Nam Cung Giao bị lạc hướng !Xong xuôi nữ nhân áo đen nhảy lên ngồi cạnh Nam Cung Giao, bảo chàng trực chỉ hướng Tây, đi xuyên cánh rừng thưa.Mùi hương son phấn từ cơ thể nữ lang thoảng vào mũi Nam Cung Giao.Chàng liếc ngang, nhận ra nữ lang tuổi độ hai mươi sáu, hai mươi bảy, dung nhan mặn mà nhưng mắt sắc như dao. Chàng vui vẻ nói :- Tại hạ là Nam Cung Giao, dám hỏi phương danh của nữ hiệp ?Nữ lang thoáng giật mình, mỉm cười :- Té ra ngươi là chàng trai tốt số làm rể của hai nhà danh giá, lấy toàn vợ đẹp tuyệt thế ! Ngươi cứ gọi ta là Đinh Tử Phượng !Con đường mòn đi dọc cánh rừng bờ Bắc sông Hoài này có lẽ trước đây là lối chuyên chở gỗ nên khá rộng, dài dằng dặc và nhiều lối rẻ. Nữ lang họ Đinh bắt Nam Cung Giao đổi hướng nhiều lần để bỏ rơi ai đó bám theo sau.Chàng phì cười :- Làm gì có ai lần theo đâu mà cô nương phải lo lắng ! Nếu có thì chư vị đã phát hiện ra rồi !Tử Phượng cười nhạt :- Cẩn tắc vô ưu ! Mãi đến chiều, hai người vẫn chưa ra khỏi rừng. Nam Cung Giao thản nhiên dừng xe :- Tại hạ đói rã ruột, chẳng thể đi tiếp được nữa ! Đằng kia có suối nước, Đinh cô nương cứ tắm rửa trước, tại hạ đi tìm vài con thú để lót dạ !Tử Phượng lạnh lùng đáp :- Ta có mang theo lương khô, ngươi đói thì cứ ăn ?Nàng mở tay nải, lấy ra một gói lá sen lớn, đưa cho chàng. Bên trong là cơm nếp và nửa con gà quay vàng ươm !Rồi Tử Phượng xách túi hành lý đi về hướng suối nước ở đây, Nam Cung Giao chậm rãi đánh chén, gật gù khen ngon.Đang dở bữa, chàng giật bắn mình khi nghe tiếng thét thất thanh từ suối vọng về. Chàng vội chụp trường kiếm, lao vút đi như luồng gió thoảng.Đến nơi, chàng kinh hãi nhận ra Tử Phượng đang bị một bầy ong độc tấn công chỉ còn cách hụp sâu xuống nước né tránh. Có lẽ tổ của chúng nằm trong bụi cây sát bờ suối bị động nên bay ra.Nam Cung Giao rút trường kiếm múa tít, tạo nên những âm thanh vun vút rồi bước xuống nước, tiến về phía Tử Phượng.Bầy ong giận dử vây lấy chàng, bị kiếm kình nghiền nát. Nam Cung Giao đến nơi, đưa tay kéo Tử Phượng lên, ôm sát vào người, dìu lên bờ. Lũ ong vẫn hung hãn đuỗi theo nhưng không sao xuyên qua nổi màn kiếm ảnh dầy đặc bao quanh hai người.Trong phút chốc, đàn ong chết hơn nửa, số còn lại chán nản bỏ cuộc bay đi.Nam Cung Giao tra kiếm vào võ, bồng xốc thân hình trắng muốt đầy những chấm đỏ của Tử Phượng, phi thân về chỗ cỗ xe. Chàng đặt nàng vào thùng xe mà xem xét.Mỹ nhân bị Ong chích đầy người nên đã mê man.Nam Cung Giao đút vào miệng nàng ba viên khử độc đan rồi xuống xe, chạy vòng quanh nhổ những cây cỏ và thuốc. Sau khi rửa sạch bằng nước suối, chàng nhai nát, đắp lên những vết thương. Chàng phải để nạn nhân nằm nghiêng vì cả lưng cũng bị trúng đòn.Ánh tà dương rọi qua cửa xe nhuộm hồng làn da ngà ngọc của Tử Phượng. Nam Cung Giao thầm khen đối phương có thân hình rất đẹp, tuy không cân đối bằng Thần Nữ Tiền Vân Mi.Thuốc ngấm, Tử Phượng hồi tỉnh, định ngồi lên thì nghe nói :- Cô nương không được cử động, thuốc sẽ rơi ra hết !Nhận ra mình đang nằm loã lồ dưới ánh mắt Nam Cung Giao, Tử Phượng thẹn chín người, nhắm mắt lại trách móc : - Sao ngươi không ra ngoài mà lại ngồi đây ? Đấy đâu phải tác phong của người quân tử ?Nam Cung Giao cười mát :- Nếu là kẻ quân tử thì cứ dể mặc cho cô nương bị Ong cắn chết ư ? Sao cô nương không ráng mặc y phục vào rồi hãy kêu cứu ?Nói xong, chàng rời xe, gom ít cành khô để nhóm lửa. Tuyết đã thôi rơi từ lâu nhưng tiết trời còn rất lạnh giá. Lửa dùng để sưởi và cũng để xua đuổi ác thú trong rừng !Nam Cung Giao xách tay nải xuống suối tắm gội. Chàng tò mò đảo mắt tìm kiếm tổ ong, nhìn thấy nó ở một bụi cây gần bờ. Chàng mừng rỡ dùng kiếm phá tổ lấy mật và ngạc nhiên khi thấy số lượng rất ít và có mầu đen như mực.Gói xôi chẳng đủ làm no bụng, Nam Cung Giao bóp mạnh mảnh sáp ong, hút sạch những giọt mật thơm tho ngon ngọt.chàng thay áo, trở lại cỗ xe, tháo cương dắt ngựa đi tắm.Xong việc thì trời tối hẳn, tiếng côn trùng rỉ rả nghe sao ảo não ! Nam Cung Giao ngồi bên đống lửa, thả hồn về cố quận !Lát sau, Tử Phượng trong xe nói vọng ra : - Nam Cung túc hạ ! Chẳng hay đã có thể gỡ thuốc ra được chưa ?- Chưa ! Khi nào thuốc khô cứng bám chặt kim độc của ong thì mới lấy ra được.Hai khắc sau, Tử Phượng lại ấp úng :- Ta muốn tiểu tiện !Sâng hôm sau Nam Cung Giao đánh xe đi tiếp theo sự hướng dẫn của Tử Phượng. Nàng vẫn chưa đi đứng nổi nên chàng phải hầu hạ, ẵm bồng như đối với trẻ thơ.Họ ra đường quan đạo, vào một trấn nhỏ mua thực phẩm, thuốc men.Được vài chục dặm lại phải xuyên rừng.Bốn ngày sau họ quá đêm trong rừng, và Tử Phượng ngượng ngùng nói :- Công tử cứ vào xe mà ngủ, thiếp còn gì để mà giữ gìn nữa đâu ! Thùng xe khá rộng, hai người có thể nằm cách xa nhau cả sải tay. Tử Phượng đã khá hơn trước, đủ sức lăn qua, ôm lấy Nam Cung Giao và thỏ thẻ :- Công tử không thích thiếp sao ? Chàng cười khổ :- Tại hạ chẳng phải quân tử, nhưng cũng không tiểu nhân đến nỗi lợi dụng cơ hội mà chiếm đoạt !Tử Phượng ngồi lên nghiêm giọng : - Thiếp tự nguyện hiến dâng, xin công tử đừng chê bỏ ! Gần sáng, Tử Phượng âu yếm nói :- Chúng ta cứ ngủ cho lại sức, trưa hãy khởi hành. Chỉ còn mấy dặm nữa là đến trận địa mai phục. Bang chủ đã quyết giết sứ giả đoạt vàng rồi thủ tiêu Thất Vương Gia.Nam Cung Giao bình thản đáp :- Ta không sợ phục binh, chỉ muốn biết Vương Gia hiện bị giam giữ ở đâu thôi ?Tử Phượng tư lự :- Con tin hiện bị giam trên sườn núi Qùi Phong cạnh bờ sông Hoài, cách đây không xa, đi qua trận địa mai phục là đến nơi Hai người bàn bạc một lúc, ôm nhau ngủ vùi.Hơn canh giờ sau, Nam Cung Giao thức dậy trước, len lén ra ngoài, giả tiếng chim cu rúc lên mấy tiếng, lập tức có hồi âm. Chàng yên tâm đánh thức Tử Phượng ! - Dậy tắm gội đi thôi !Chàng bồng nàng ra suối quăng xuống nước và cười khanh khách :- Nàng đã hồi phục mà còn muốn bắt ta hầu hạ nữa sao ?Tử Phượng đỏ mặt trả đũa : - Thiếp đã trả nợ cho công tử rồi mà !Hai người vùng vẫy, đùa nghịch một lúc lâu rồi mới lên bờ. Xế chiều, Nam Cung Giao rời quan đạo, rẽ vào con đường nhỏ bên.Tử Phượng ngồi ở càng xe, mặt lạnh như tiền, vì sắp đến chỗ hiểm nghèo, nơi đồng đảng của nàng đang phục sẵn.Hai bên đường, cây cối rậm rạp, um tùm, che chắn ánh nắng xuân rực rỡ và đâu đây chợt vọng lại tiếng gà gáy trưa là lạ.Đúng lúc ấy, Tử Phượng vung tả thủ đâm tiểu đao vào lưng Nam Cung Giao. Nhưng chàng trai trẻ đã kịp buông roi chụp lấy cổ tay Tử Phượng bóp mạnh khiến lưỡi tiểu đao xanh biếc rơi xuống. Và trong chớp mắt, chàng đã điểm liền ba huyệt trước ngực Tử Phượng, rồi ôm nàng tung mình lên nóc xe, tay thủ trường kiếm.Toán phục binh toàn thân trùm kín trong túi vải quần áo mầu xanh lá cây, hùng hổ ùa ra. Nam Cung Giao quát vang :- Té ra các ngươi đã rắp tâm giết người cướp của chứ không thực lòng thương lượng. Để ta giết ả này rồi sẽ tính sau !Dứt lời, chàng kề kiếm vào cổ Tử Phượng. Một người bịt mặt cao lớn vội nói với giọng khàn khàn già cả :- Khoan đã ! Nếu ngươi giết nàng thì đừng hòng thấy mặt Thất Vương Gia !Nam Cung Giao cười rộ :- Chắc gì con tin đã còn sống ? Nếu không thì sao các ngươi lại tráo trở ? Chẳng thà ta dùng cô ả này làm mộc che thân, mang năm vạn lượng vàng đào thoát, sống một đời no ấm chẳng sướng hơn sao ?Địa vị của Tử Phượng trong phe đối phương rất cao, nên họ không dám hi sinh nàng.Lão già kia thở dài :- Thôi được ! Lão phu sẽ đem Thất Vương Gia ra đổi lấy Tử Phượng !Nam Cung Giao vô cùng hoan hỉ nhưng lại giả đò nhăn mặt :- Cô ta họ Đinh này xinh đẹp phi thường nếu đem đổi lấy lão già họ Chu kia thì ta thiệt thòi lắm. Hay là các ngươi cứ giữ lão tại, còn ta mang nàng đi xây tổ uyên ương !Nói xong, chàng cúi xuống hôn lên gò má mịn màng của tù binh, bật cười đắc ý :- Ối chà ! Sao mà thơm thế ?Lão nhân run giọng năn nỉ :- Xin tiểu tử đừng tiết mạn phu nhân ! Bang chủ mà biết được thì lão phu chết mất ! Trời ơi ! Sao ngươi lại để tay vào chỗ ấy ?Thì ra Nam Cung Giao đang ôm giữ quanh ngực Tử Phượng. Bàn tay tả bao trọn vú phải của nàng. Nao Cung Giao phì cười :- Tại hạ vô tình nên thất lễ, khiến lão trượng phải nổi ghen, thật là đắc tội !Chàng hạ thấp tay xuống, tủm tỉm nói :- Lão trượng không mau đem Thất Vương Gia ra, tại hạ mà ngứa tay thì nguy to !Lão nhân vội đáp :- Lão phu đã cho thủ hạ đi rồi ! Chỉ nửa khắc nữa là Chu Nghiêm được mang đến đây. Bỗng lão hỏi một câu là lạ :- Này tiểu tử ! Bộ ngươi không sợ chất độc sao ? Chàng không hiểu nhưng vẫn đáp bừa :- Đúng thế ! Bỗn công tử đã nuốt một viên Tỵ Độc Châu nên bách độc bất xâm !Sau này chàng mới hiểu rõ diệu dụng của câu trả lời này. Trong khi chờ đợi Vương Gia, Nam Cung Giao dò hỏi lai lịch phe đối phương, chỉ là để tung hỏa mù bảo vệ Tử Phượng. Chàng đã biết rõ nhưng sẽ không bao giờ tiết lộ, vì như thế là hại mạng người đã chân thật với mình.Tất nhiên lão nhân kia chẳng dại gì khai ra, chỉ van nài chàng đặt con tin xuống nóc thùng xe, đừng ôm chặt một cách sỗ sàng như vậy ! Điều nầy chứng tỏ trượng phu của Đinh Tử Phượng ghen kinh khủng.Nam Cung Giao chẳng phải kẻ lo đánh trống bỏ dùi, đã khuyên Tử Phượng theo mình về Nam Kinh chung sống. Nhưng nàng một mực từ chối,bảo rằng hành động ấy sẽ gây hậu quả rất lớn !Cuối cùng thì ba thớt ngựa xuất hiện, người đi giữa là Thất Vương Gia Chu Nghiêm. Tuy y phục nhầu nát, mặt mũi hốc hác đầy râu, nhưng họ Chu vẫn giữ được phong thái của bậc Vương Tôn, vui vẻ gọi :- Nam Cung hiền khanh ! Bổn Vương đã đoán rằng chỉ mình khanh đủ tài cứu được cái mạng hẩm hiu của bổn Vương !Nam Cung Giao cười khanh khách :- Mời Vương Gia vào xe cho, trong ấy có sẵn một vò rượu ngon và đùi dê nướng ! Xin nhớ đóng hết cửa lại để đề phòng gió máy.Chu Nghiêm ung dung từ tốn làm theo lời chàng chẳng hề vội vã !Nam Cung Giao mang Tử Phượng nhảy xuống chỗ của xà ích, điều khiển đôi ngựa quay đầu lại, rồi nghiêm giọng bảo lão đầu lĩnh của phe địch :- Tại hạ sẽ trao trả người đẹp cho lão trượng, còn tay nải đựng ngân phiếu này thì phải chờ ra đến quan đạo cái đã !Lão nhân tán thành ngay : - Được ngươi cứ thế mà làm.Nam Cung Giao nhận ra ánh mắt đối phương đầy vẻ giảo quyệt, tàn ác, nhưng vẫn thản nhiên quăng mạnh thân hình Tử Phượng về phía lão ta.Vừa chụp được nàng, lão nhân đã quát vang :- Giết !Với năm chục tay đao thiện chiến, lão tin chắc rằng Nam Cung Giao chẳng thể nào thoát nổi. Song lão không ngờ rằng phe mình đã bị vây chặt bởi một toán quân đông đến hơn trăm. Lực lượng Thế Thiên Hội do đích thân Hội Chủ Vô Khổng Bất Nhập Trịnh Kiều thống lãnh, đã ngày đêm bám theo Nam Cung Giao đến tận nơi này. Và giờ đây, họ chui ra từ những tấm vải ngụy trang loang lổ mầu lá rừng, tấn công phe địch từ phía sau. Trăm gã hắc y này là những cao thủ hạng nhất của Thế Thiên Hội, tuổi đều trên dưới bốn mươi, tu vi lẫn kinh nghiệm đều hùng hậu.Là sát thủ chuyên nghiệp, họ đánh phủ đầu bằng một trận mưa liễu diệp phi đao, đả thương liền nửa quân số đối phương, rồi lao vào giáng những đường đao mãnh liệt và hiểm ác !Nam Cung Giao quát như sấm : - Ba quân ! Hãy bắt cho được cái lão đang bồng nữ lang áo đen kia !Lão nhân cao lớn tưởng quân triều đình đến thực, sợ hãi phá vây đào tẩu, cố cứu cho được Bang Chủ phu nhân !Vũ khí của lão là một cây côn thép dài chưa đến sải tay, nhưng chắc nặng đến năm chục cân. Lúc này mới thấy được thần lực và võ nghệ khủng khiếp của lão ta, thiết côn quạt bay cả Cuồng Vũ Đao và ba anh em họ Sở một cách dễ dàng.Trịnh Kiều cản lại cũng bị đánh cho cong cả đao.Trong chớp mắt, lão nhân đã dũng mãnh phá thủng vòng vây biến mất vào rừng. Bọn đệ tử của lão không được may mắn như vậy, lần lượt ngã gục.Những kẻ thọ thương cũng cắn nát thuốc độc dấu sẵn trong miệng tự tử, để khỏi khai báo lai lịch của Bang Hội !Đoàn quân chiến thắng lập tức rời trận địa vì sợ đối phương còn tiếp viện. Sẩm tối hôm ấy, họ vào thành Hoài Bắc. Tri huyện Hoài Bắc ngỡ ngàng khi nhìn thấy Thiên Tử Kim Bài, cuống cuồng điều quân bảo vệ và bày đại yến đón tiếp Thất Vương Gia.Trưa hôm sau, đại quân Huy Châu hộ tống Thất Vương trở về Nam Kinh. Ngài có vẻ không vui khi các ân nhân không đi theo mình vì bận việc riêng. Vô Khổng Bất Nhập đưa đệ tử về Trường An ! Nếu ngài biết Trịnh Kiều là chuyên gia ám sát các quan lại, chắc đã chẳng thiết tha đến thế ! Ưu Đàm Hoa Tiếu Ngạo Trung Hoa Đánh máy: Vinh Hồi 7 Lão Gia nan quá Tam Bôi tửuÁm độ hoa dung Tứ Sứ Thần Mười ngày sau, Thất Điện Hạ có mặt ở Hành Cung, triệu tập bá quan để ăn mừng. Tất nhiên, ông hết lời khen ngợi Nam Cung Giao.Chàng cười đáp : - Thảo dân chỉ tốn sức đánh xe vài trăm dặm để đón Vương Gia, đâu dám nhận công lao ! Thất Vương Gia trợn mắt :- Khanh nói thế sao được ? Đám bằng hữu giang hồ kia vì khanh mà xuất lực chứ đâu phải vì Bỗn Vương. Không có khanh thì dẫu Nghiêm này có chết mục xác họ cũng chẳng thèm nhìn đến ! Từ nay, khanh có quyền ra vào Hành Cung, bất cứ lúc nào và không phải thi đại lễ !Đặc ân này rất lớn vì ngay Mã Thượng Thư cũng không được phép !Các quan thầm ganh tỵ với Nam Cung Giao, nhưng ngoài miệng vẫn tán dương công trạng của chàng !Ông tặc lưỡi nói tiếp :- Tiếc là Đại Quận Chúa năm nay mới mười hai tuổi, nếu không bổn vương sẽ gả cho khanh !Thất Vương Phi che miệng cười :- Vương Gia quả là lẩn thẩn, sao không hỏi xem Nam Cung hiền khanh có muốn được phong tước Hầu hay quan chức gì ?Vương Gia vui vẻ đáp :- Bỗn Vương đã hỏi y có muốn làm Tổng Bộ Đầu hay không thì y từ chối, bảo rằng tài đức chẳng bằng Lưu hiền khanh ! Y còn nói là nhờ diệu kế của Lưu khanh nên mới thành công !Lưu Cát nghe cảm động đến nghẹn lời trước thái độ của Nam Cung Giao, tự nhủ sau này đền ơn đáp nghĩa !Kể từ hôm ấy, Nam Cung Giao và hai vị hôn thê liên tục được mời sang Hành Cung dự yến. Quyền lực của Mã Thượng Thư cũng nhờ thế mà càng thêm vững mạnh !Bá quan Nam Kinh và các phủ phía Nam đều ra sức o bế Mã Xuân Trác và Nam Cung Giao. Giờ đây, chàng được cả Vương Gia lẫn Vương Phi sủng ái, nói gì họ cũng nghe. Nam Cung Giao đã xin xá tội cho kẻ tử tù là quan Vệ Uý Lâm Trung, chỉ huy lực lượng thị vệ Ở Hành Cung ! Họ Lâm thoát chết, dù bị giáng xuống làm phó cho Mã Kim Khu, nhưng cũng hết lòng tri ân chàng !Trịnh Kiều đã tặng Nam Cung Giao ba chục tay đao giỏi nhất làm thủ hạ ! Chàng bèn giao một nửa cho Kim Khu để bảo vệ Vương Gia ! Mười lăm người còn lại ở trong phủ Thượng Thư cùng anh em họ Sở và Cuồng Vũ Đao.Sách lão đã già nên vui vẻ nhận chân hộ viện cho nhà họ Mã !Riêng Mộc Kính Thanh là không vui, ngày nào cũng đi chơi đến tận nửa đêm mới về. Không thấy gã say, Nam Cung Giao lại trách :- Thân thể ngươi đã chẳng được tráng kiện mà cứ lăn lóc chốn lầu xanh thế này thì chẳng mấy chốc nguyên dương sẽ cạn kiệt !Kính Thanh nở nụ cười thê lương :- Nay đại ca sa vào bẫy phú quí, phấn son, vui mừng với kiếp cá chậu chim lồng khiến tiểu đệ vô cùng thất vọng ! Có lẽ tiểu đệ sẽ về Chiết Giang chứ không ở đây làm gai mắt đại ca nữa !Nam Cung Giao rầu rĩ đáp :- Ngươi hiểu lầm ta rồi ! Chỉ cần Vân Mi có tin vui là ta sẽ cùng ngươi khởi hành đi Bắc Kinh ngay ! Hiền đệ ráng chờ thêm một tháng nữa !Kính Thanh cười cợt :- Nhị tẩu tuy xinh đẹp tuyệt trần như mang tướng chân dài, eo nhỏ chẳng phải là người mắn đẻ, hay là đại ca thử vận may với Mã đại tẩu xem sao ?Nam Cung Giao xua tay :- Không được ! Việc lấy Hoàn Cơ phải hoãn lại sau cùng ! Khi đã thành rể nhà họ Mã là mất hẳn tự do, chẳng còn được thỏa chí tang bồng ! Ta đã có cách khác !Cuối tháng ba, Thần Nữ vẫn chưa có hỉ tín. Mộc Kính Thanh lặng lẽ bõ đi, để lại thư cho Nam Cung Giao :&quot; Đại ca nhã giám ! Tiểu đệ không nỡ để đại ca rời xa cảnh nhung lụa ấm êm, nên sẽ thay đại ca đi Bắc Kinh ! Nếu tiểu đệ thất bại, không trở về nữa, thì có nghĩa là đại ca cũng chẳng nên đi cho uổng mạng ! Nhớ nhau, xin đại ca thắp ba nén hương và bày chung rượu nhạt là đủ ! Ngu đệ Mộc Kính Thanh bái bút &quot;.Nam Cung Giao thở dài, đốt lá thư, rồi tìm đến phòng Thần Nữ. Chàng buồn rầu kể lại việc Kính Thanh một mình liều mạng đến Bắc Kinh ám sát Bình Phiên Công Trương Phụ.Chàng lại bảo : - Du nàng chưa cấn thai nhưng ta cũng phải lên đường ngay, không thể để Kính Thanh đơn thương độc mã vào hang cọp được ! Ta sẽ giả vờ báo với nhà họ Mã là nàng đã có tin vui, cần được đưa về Cán Châu !Thần Nữ bẽn lẽn cúi đầu :- Thiếp quả là vô dụng nên đã phụ lòng tướng công.Trong lúc Vân Mi thu xếp hành lý Nam Cung Giao trở về phòng, cho gọi Sở Trường Thụy Iên, chàng nghiêm giọng :- Bốn anh em túc hạ sẽ hộ tống Nhị phu nhân về nhà phụ mẫu ta ở Cảnh Đức Trấn. Hành trình phải cực kỳ bí mật, không được để người ngoài chú ý. Sau đó, chư vị sẽ mua nhà ở lại nơi ấy chờ ta !Trường Thụy ngượng ngùng đáp :- Xin công tử điều anh em khác, bởi bọn thuộc hạ đang định đưa Tứ muội về Hợp Phì ! - Vì sao vậy ?Trường Thụy chua xót đáp :- Gia muội đã cấn thai gần tháng nay, biết phận mình xấu xí, hèn mọn nên chẳng dám với cao, đành về quê hương nhờ từ mẫu !Nam Cung Giao mừng rỡ vỗ đùi :- Tuyệt diệu thực ! Té ra trời đã rủ lòng thương tạ Gia mẫu và gia phụ tất sẽ hoan hỉ đón một lúc hai nàng dâu.Trường Thụy cảm kích quì xuống lạy :- Nhà họ Sở xin cảm tạ tấm lòng rộng rãi của công tử.?Nam Cung Giao đỡ gã lên, nghiêm giọng : - Ta vốn thực tâm yêu mến Sở Nhu, nên mới đến với nàng ! Chỉ vì ngại song thân tỵ hiềm dung mạo của Nhu muội nên lòng vẫn còn ngại ! Nay nàng ta lại thụ thai tức là đã đúng như ý ta sắp xếp.Chàng lại cười :- Nhưng lúc này ta chưa gọi túc hạ là Đại Cửu Tử đâu đấy nhé !Hôm sau, người trong gia đình họ Mã lưu luyến tiễn Nam Cung Giao và Thần Nữ Tiền Vân Mi lên đường về Cán Châu. Hoàn Cơ buồn rười rượi và rất tủi thân. Nàng đã vì gia phong mà không dám hiến thân cho tình quân, đành bám víu vô lời hứa hẹn của Nam Cung Giao.Cuộc ra đi này được giữ kín, kẻ trước người sau rời phủ chứ không rầm rộ một lúc. Khi sang đến bờ Nam Trường Giang, Nam Cung Giao lẳng lặng quay lại cùng hai gã cao thủ Thế Thiên Hội đi lên hướng Bắc.Hai gã này là cháu ruột gọi Hội Chủ. Thế Thiên Hội Trịnh Kiều bằng thúc phụ. Trịnh Tháo là anh, ba mươi sáu tuổi còn Trịnh Mãng là em nhỏ hơn một năm. Họ được chân truyền pho Tuyệt Mệnh Đao pháp Trịnh gia nên bản lãnh cao cường nhất, chỉ thua có mình Hội Chủ.Kẻ có tài thường ngang bướng, và do tình quyến thuộc nên Trịnh Kiều lại càng khó xử. Vì thế, lão đã đẩy hai đứa cháu bất trị sang cho Nam Cung Giao ! Trịnh Tháo và Trịnh Mãng sinh trưởng ở Bắc Kinh, sáu năm trước mới đến tham gia Thế Thiên Hội. Họ rành rẽ, thông thuộc địa thế Bắc Kinh nên đã được Nam Cung Giao cho tháp tùng !Hai gã vô cùng hoan hỉ vì được về thăm cố thổ, nếm lại những lạc thú đất Kinh Sư ! Giờ đây bạc vàng đầy túi, nhờ sự rộng rãi của Nam Cung công tử, họ có quyền mò đến những nơi sang trọng nhất ! Là anh em ruột nên dung mạo dáng vóc hao hao giống nhau, cao trung bình mặt vuông, mắt dài, mày xếch, mũi ưng, môi dầy đĩ thõa.Tuy hay cười, hay bông lơn, nhưng thủ đoạn của hai gã tàn nhẫn phi thường, giết người chưa bao giờ biết run tay !Trung lúc Nam Cung Giao và họ Trịnh tất tả bôn hành, chúng ta sẽ về Cảnh Đức Trấn để xem cảnh nhà Nam Cung Giao nhận dâu !Gần giữa tháng tư, lúc trời đã tối hẳn, có năm người khách đến gõ cửa Tế An Đường của nữ danh y họ Đặng.Nam Công Bột bước ra mở cửa, niềm nở hỏi :- Chẳng hay chư vị cần chữa bệnh hay mua thuốc ?Biết lão già to béo, cao lớn nay là Nam Cung Bột, Sở Tường Thụy kính cẩn vòng tay đáp :- Bẩm lão gia ! Bọn vãn bối mang thư của Nam Cung công tử đến vấn an lão gia và lão thái !Nam Cung Bột mừng rỡ mở toang cửa :- Hay quá ! Mời chư vị vào ! Lão phu đang nóng ruột chờ đợi tin tức của Giao nhi !Ông chợt hạ giọng :- Vợ ta còn rất trẻ đẹp, chư vị đừng xưng hô là lão Thái, bà ấy sẽ không vui, cứ gọi bà ấy là phu nhân thôi.Năm người cúi đầu vâng dạ, Thần Nữ và Sở Nhu đứng sau cùng nên Nam Cung Bột không thay, lúc họ bước qua ngạch cửa. Lão nhận ra sự tương phản của hai người, ngơ ngác gãi tai tự hỏi : - Lẽ nào tiểu quỉ nhà mình lại ngông cuồng đến mức vợ cả xấu lẫn đẹp, chẳng chừa một ai cả ? Phen này bà lão nhà ta sẽ phải rối trí đây ? Lão hối hả mời khách ngồi, chạy vào gọi Trinh Tâm. Nghe nói có người mang tin của trưởng tử về, bà mừng rỡ thay áo ra ngay. Lộc nhi và Hà nhi cũng đi theo mẹ ! Tuy không son phấn, song Trinh Tâm vẫn rất đẹp so với số tuổi gần ngũ thập, làn da bà trắng trẻo mịn màng, chỉ điểm vài nếp nhăn nơi đuôi mắt. Khi bà cười, hai lúm đồng tiền duyên dáng kia khiến gương mặt trẻ như mới ba mươi.Cả năm người khách nhất tề quì xuống, nhưng chỉ có hai nữ nhân run rẩy lên tiếng :- Tức nữ bái kiến Lão gia và Nải nương !Trinh Tâm choáng váng, sửng sốt nhìn hai nàng dâu, thầm nhủ :- Lẽ nào Giao nhi lại dám bày trò hí lộng ta ! Phải hỏi cho ra lẽ mới được !Bà cố trấn tĩnh bảo :- Mời chư vị bình thân an tọa ! Ta muốn được đọc thư của Giao nhi trước đã !Vân Mi vội cung kính trao thư cho bà. Năm người khép nép ngồi xuống ghế tựa, chăm chú theo dõi nét mặt gia chủ.Nam Cung Bột vui vẻ nói :- Lộc nhi ! Con mau xuống bếp nấu nước pha trà đãi khách ! Sở Tích Vũ nãy giờ dán mắt vào, những hũ rượu thuốc lớn trên kệ, buột miệng nói ngay - Chẳng dám phiền đến nhị tiểu thư ! Bọn vản bối chỉ xin vài chén rượu cũng đủ !Nam Cung Bột mở cờ trong bụng, liếc phu nhân, mũi phập phồng, nói giả lả :- Nếu chư vị thích dùng rượu thì lão phu xin tuân mệnh !Cạnh hũ lớn có những bình nhỏ độ một cân chiết sẵn để bán cho khách.Nam Cung Bột xách ngay một bình đến bàn, rót ra mời mọc.Họ vừa cạn chén thứ hai thì Trinh Tâm lên tiếng : - Rượu bổ dành cho người bệnh hoạn, thân thể đã cường tráng thì chẳng thể uống nhiều được ! Sở Tích Vũ vội viện bạch :- Bẩm phu nhân, Vãn bối chỉ uống đúng ba chén thôi ! Cũng giống như công tử vậy ! Trinh Tâm hiếu kỳ hỏi :- Giao nhi xa nhà mà vẫn nhớ được lời dạy bảo của ta ư ?Tích Vũ hăng hái xác nhận :- Bẩm phải. Công tử mỗi ngày chỉ uống đúng ba chén. Có điều mỗi chén phương Bắc lớn gấp ba bốn lần chén của nhà này ! Nam Cung Bột khoái chí cười ha hả :- Giao nhi giỏi thực ! Ngày mai lão phu phải tìm mua chén uống rượu của người phương Bắc mới được !Trinh Tâm tủm tỉm cười :- Giao nhi còn trẻ, có uống ba chén lớn cũng chẳng sao ! Nhưng ông thì không nên ! Rồi bà nghiêm giọng :- Tướng công hãy đọc kỹ thư của Giao nhi rồi cho thiếp biết chủ ý ! Nam Cung Bột vội cạn chén thứ ba, đưa tay nhận thư. Đọc xong, lão hắng giọng phát biểu :- Giao nhi quả là đứa con chí hiếu, trước khi dấn thân vào hiểm địa đã chu toàn tông mạch cho họ Nam Cung ! Lão phu quyết định nhận cả Vân Mi lẫn Sở Nhu làm con dâu ! Ý phu nhân thế nào ?Trinh Tâm đáp ngay :- Thiếp cũng cùng một ý với Tướng công !Nam Cung Bột đắc ý cười hể hả, vuốt râu nói :- Phu nhân nhu thuận như thế khiến ta rất hài lòng !Lão tiện tay nâng chén lên uống thì nghe người vợ ngoan hiền nhắc nhở : - Tướng công ! Đã đủ ba chén rồi !Nam Cung Bột ngượng ngùng đặt xuống :- Lão phu vì quá vui nên quên đếm !Khách không dám nhưng Lộc nhi và Hà nhi cười dòn dã, đồng thanh hét lên :Nhất nhật tam bôi hề Tráng lão ích tho.Đa nhất bôi hềPhụ thân chung dạ tương tư Ô hô ! Ai tai !(Dịch)Ngày ba chén hềTốt Ião sống lâuThêm một chén hềCha suốt đêm nhung nhớTiếc thay ! Buồn thay !Bài đồng dao này do Nam Cung Giao nghĩ ra và dạy cho hai cô em gái.Bình thường chúng vẫn nghêu ngao nhưng chẳng hề bị phụ mẫu trách mắng. Nay trước mặt khách, chúng đem ra hát chơi, khiến mặt Trinh Tâm đỏ như gấc còn Nam Cung Bột thì xấu hổ đến mức chỉ muốn độn thổ. Thẹn quá hóa giận lão hùng hổ uống cạn chén thứ tư trên bàn.Giờ chúng ta sẽ quay lại với cuộc hành trình của Nam Cung Giao. Chàng và hai thủ hạ đã đến Từ Châu trưa ngày rằm tháng tư. Ba người vào Tứ Hải Đại Lữ điếm nghỉ trọ. Tắm gội xong, chàng rủ anh em họ Trịnh :- Ở cửa Bắc thành có quán thịt chó của người Giao Châu mùi vị tuyệt hảo. Ta sẽ cùng hai ngươi say sưa một bửa ra trò !Trịnh Tháo khoan khoái đáp :- Té ra công tử hảo món nhậu bình dân ấy ! Anh em thuộc hạ vui mừng được hầu rượu công tử !Nhưng khi đến nơi, Nam Cung Giao ngơ ngác nhìn cảnh điêu tàn, đổ nát, quán thịt chó đã bị phá sập, gạch ngói ngổn ngang. Dưới ánh nắng gay gắt cuối xuân, một phụ nhân nhỏ bé đang ngồi khóc lóc bằng tiếng Giao Chỉ :- Ôi Lan nhi ! Tội nghiệp cho đứa con gái ngoan hiền xinh đẹp của mẹ ! Vì sao lão trời già oan nghiệt kia lại cướp con khỏi vòng tay của mẹ thế này ?Nam Cung Giao kinh hãi xuống ngựa, chạy đến đở bà lên và hỏi :- Mong đại nương, cho tiểu điệt biết chuyện gì đã xảy ra với nhà ta và Tiểu Lan !Bà nhìn một lúc, nhận ra người khách trẻ tuổi hồi trong năm, lại òa lên khóc lóc, kể lể : - Nam Cung công tử đây sao ? Lan nhi vẫn thường hay nhắc đến người với mối tương tư nặng trĩu đầu đời ! Nay công tử trở lại thì đã quá muộn rồi !Nói xong, bà ngất xỉu trong vòng tay Nam Cung Giao ! Chàng vội bồng bà lên, đi sâu vào trong thôn. Phía sau quán thịt chó, cách một thửa ruộng có vài chục nóc nhà của dân Giao Chỉ, đa số là nhà tranh hay gỗ ! Và tất cả đều đang được sửa chửa lại. Cái thì đã xong, cái vẫn dở dang. Điều này chứng tỏ thôn xóm vừa gặp tai họa.Đám tửu khách từng gặp chàng hồi giữa tháng mười một, mừng rỡ gọi vang, chạy đến chào hỏi. Có hai phụ nhân đỡ lấy Trần mẫu đưa vào nhà chăm sóc. Đấy là căn nhà gỗ lợp ngói của trưởng thôn họ Lê ! Lão đông con trai nên đã sửa xong, liền mời Nam Cung Giao vào nhà dùng trà.Lão buồn rầu kể :- Mãnh đất này trước đây vốn thuộc về Vệ Gia Trang. Tổ tiên họ Vệ có công lớn nên được Minh Thái Tổ cắt đất phong bá. Chê khu vực này toàn đầm lầy ngập nước nên hai mươi năm trước, cố trang chủ Vệ Thiên Dụng đã bán lại cho đám dân An Nam nghèo khổ chúng tôi. Bao nhiêu mồ hôi nước mắt đã đổ xuống nên mới được cao ráo, phì nhiêu như hôm naỵ Nào ngờ, bốn ngày trước, Vệ Trang Chủ bây giờ là Đông Thành Bá Vệ Cảnh kéo gia nhân đến, bắt cả thôn phải dọn đi và nhận lại số bạc nhỏ lúc trước. Lão lấy cớ là đất của Thiên Tử phong thì không được bán, nay họ Vệ sợ tội nên phải thu hồi ! Giá ngày xưa chỉ là trăm lượng bạc, không đủ mua lá lợp nóc bốn chục căn nhà, chớ đừng nói đến mua ruộng đất mới ! Tất nhiên, bọn ta không đồng ý, lập tức bị đánh đập và phá hủy nhà cửa. Tiểu Lan giỏi võ liền chống cự quyết liệt song cuối cùng cũng bị giết chết !Nam Cung Giao nghe như đất trời sụp đổ, phẫn nộ gầm vang tựa hổ rống, nước mắt chảy dài. Thấy mọi người hoảng sợ, chàng cố trấn tĩnh lại và hỏi :- Thế Lê lão trượng có nhờ nha môn Từ Châu phân xử hay không ?Lê lão chua chát đáp :- Tri huyện Từ Châu Hoàng Tẩn ăn hối lộ của nhà họ Vệ nên khi nhận được đơn kiện của dân trong thôn này liền trả lời rằng : Vệ Cảnh là Bá Tước, Đại Lý Tự Ở Bắc Kinh mới có quyền xét xử, các ngươi hãy lên Kinh Đô mà kêu oan. Nhà họ Vệ được Thái Tổ ban cho Đan Thư Thiết Khoán nên bổn chức chẳng thể vào được ! Nam Cung Giao ở phủ Hình Bộ đã vài tháng, biết rõ luật lệ này, chàng gật gù :- Hoàng Tri huyện nói đúng đấy, phải có thánh chỉ hoặc trát của Bộ Hình, Đại Lý Tự Đô Sát Viện thì mới được vào Vệ Gia Trang !Lê lão hậm hực :- Thế chẳng lẻ Tiểu Lan phải chịu chết oan và hơn hai trăm người dân thôn này phải mất cơ nghiệp, đi ăn xin mà sống ? Là dân Giao Châu, dầu có ngửa tay xin chịu nhục cũng chẳng mấy ai cho.Nam Cung Giao cười nhạt :- Việc của Tiểu Lan tính sau giờ phiền lão trượng đi tìm mua một mãnh ruộng to độ bốn chục mẫu. Mỗi nhà trong thôn sẽ được chia một mẩu và tiền bạc để xây nhà mới !Lê lão ngơ ngác, rụt rè hỏi lại :- Công tử không nói chơi đấy !Chàng lắc đầu, móc ra một tập ngân phiếu đếm rồi trao cho lão :- Số vàng ngàn lượng này hi vọng sẽ đủ. Nếu còn dư, lão trượng hãy chia đều cho mọi người.Kỹ thuật làm giấy của Trung Hoa rất cao. Sản xuất ra được những loại giấy cực kỳ tốt. Dĩ nhiên, giấy ngân phiếu phải là hạng tốt nhất, láng mịn và dai bền. Nét in cũng tinh xảo có hoa văn chim, hình mây, núi, rồng, phượng. Tóm lại là rất khó làm giả !Lê trưởng thôn rời ghế quì ngay xuống, nghẹn ngào vái tạ. Người trong thôn nãy giờ xúm lại nghe ngóng, cũng vội quì theo.Nam Cung Giao buồn rầu nói :- Chư vị chỉ cần chăm sóc Trần mẫu và mộ phần của Tiểu Lan chu đáo là đã trả ơn cho tại hạ rồi !Mọi người đồng thanh hứa ! Nam Cung Giao cùng hai gã họ Trịnh trở về thành Từ Châu ! Trịnh Mãng nóng nẩy nói :- Công tử ! Hay là đêm nay chúng ta đến Vệ Gia Trang lấy đầu lão bá tước khốn kiếp kia ?Nam Cung Giao xua tay, giọng lạnh như băng :- Không được ! Nếu làm thế sẽ gây tai họa cho đám kiều dân An Nam. Chờ sự việc lắng xuống, chúng ta mới có quyền giết lão ! Nếu lần này đi Bắc Kinh ta có mệnh hệ gì thì trách nhiệm của hai ngươi là quay về đây giết Vệ Cảnh !Hai gã không biết, mục đích chuyến thượng Kinh này nhưng cũng gật đầu. Họ tự hỏi phải chăng chủ nhân của mình định hành thích thiên tử ? Ba người dừng cương trước tòa Bành Thành Đệ Nhất Tửu lâu, lên tận tầng hai ngồi cho mát. Bành Thành vốn là tên rất xưa của Từ châu. Nam Cung Giao thường ngày tươi tắn nhưng giờ đây sắc diện u ám ánh mặt đầy vẻ bi thương, thống khổ. Chàng để mặc cho anh em họ Trịnh gọi thức ăn và không hề động đến, chỉ lặng lẻ nâng chén uống cạn, như muốn dùng rượu để dìm chết nỗi sầu muộn trong lòng !Bàn của ba người nằm cạnh lan can nên Nam Cung Giao có thể ngắm những cụm hoa thược dược dưới vườn.Dáng thướt tha của loài hoa này gợi cho chàng nhớ đến Trần Lan, người con gái Giao Châu xuân sắc, bạc mệnh !Chàng không yêu Tiểu Lan, nhưng đặc biệt quí mến vì nàng mang nét đẹp của quê mẹ xa vời. Trong tất cả những nữ nhân chàng đã gặp thì Tiểu Lan giống mẹ chàng nhất, không phái về dung mạo mà vì nàng là người Giao Châu thuần chủng.Gió xuân ấm áp thổi qua vườn, lay động những bông hoa thược dược vàng rực, khiến chàng tưởng như Trần Lan đang yểu điệu bước qua trước mắt mình ! Một giọt lệ hiếm hoi bỗng lén trào qua khóe mắt chàng trai hay cười !Hoa thược dược đơn độc ở đầu cành, màu hoa hồng đậm, dáng hoa tha thướt, nên còn được gọi là Kiều Cung, Dư Dung, Diệm Hữu.Trong vườn sau nhà Nam Cung Giao ở Giang Tây cũng có trồng thược dược, và người trồng chính là cha của chàng. Nam Cung Bột về già bỗng thích làm vườn, chẳng đi đâu cả. Sau khi giúp vợ bào chế thuốc lão chỉ lo chăm sóc vườn hoa. Lão từng bảo rằng mình yêu hoa thược dược nhất vì chúng cũng đẹp như Trinh Tâm vậy !Quả thực là loài hoa thược dược rất đẹp và rất đáng yêu, cuối xuân nở hoa, có các loại màu tía, hồng nhạt, trồng, và màu vàng Ià quí nhất ! Nam Cung Bột đã trồng đủ các sắc hoa Thược dược đất Dương Châu đứng đầu thiên hạ, nhưng sau này, Bắc Kinh cũng trồng và rất nỗi tiếng ! Thời Đường, Tống, thược dược được gọi là &quot;lam vĩ xuân&quot;. Bởi vì tuần rượu cuối của một tiệc rượu, tửu khách sẽ uống ba chung liền, gọi là &quot;lam võ tửu&quot; . Vì thế, lam vĩ xuân có ý nói Thược Dược là hoa đẹp nở cuối cùng của mùa xuân, và mùa hạ sắp tới !Do thế Nam Cung Giao đã chọc ghẹo cha :- Phụ thân mới giống hoa Thược dược, vì chỉ được uống có ba chung ! Tam Bôi tiên sinh mà đổi thành Lam Vĩ tiên sinh thì nghe hay ho hơn nhiều !Đang hồi ức những kỷ niệm cũ, Nam Cung Giao chợt nghe lòng đau nhói khi nhớ lại câu nói của Lê trưởng thôn : &quot;Là dân Giao Châu, dẫu có ngữa tay chịu nhục cũng chẳng mấy ai cho !&quot;Người Hán tự hào về nền văn hóa lâu đời rực rỡ của mình nên xem thường các dân tộc khác. Ngay người dân Hải Nam như Nam Cung Bột cũng không được xem trọng, huống hồ gì đám dân lưu vong Giao Chỉ ? Bậc hảo tâm sẽ không phân biệt gốc gác kẻ ăn mày khốn khổ, nhưng chính những đồng nghiệp người Trung Hoa sẽ xua đuổi họ ra khỏi những nơi dễ kiếm ăn nhất như danh lam, thắng cảnh, chùa chiền, miếu mạo !An Nam hiện đã độc lập, dù phải xưng thần và tiến cống Triều Minh ba năm một lần, song không phải ai cũng dám trở về quê cha đất tổ ! Đám dân Giao Chỉ lưu vong đã bị ràng buộc với đất khách bằng những cuộc hôn phối cùng người Hán, hoặc vì sinh kế.Ngoài ra, họ còn mang mặc cảm vì bản thân, hoặc cha ông đã không tự sát chết theo vua Tùy Quang, mà lại kéo lê kiếp sống nô lệ cho kẻ thù ! Và liệu khi họ về lại cố hương có được sống yên ổn, hay lại bị ruồng bỏ và nghi kỵ ?Trung Hoa là mối họa ngàn đời của An Nam, dù đang hòa nhã vẫn luôn phải đề phòng !Nam Cung Giao giờ đây đã hiểu rõ nỗi khổ của mấy chục vạn đồng bào của thân mẫu, và chính mình, chợt tự nhủ sẽ tận lực giúp đở họ. Được như thế thì cuộc đời chàng mới có chút giá trị ! Tâm niệm này đã khiến chàng khuây khỏa, bình tâm ăn uống với hai gã thủ hạ tội nghiệp kia. Nãy giờ họ chẳng dám nói cười, nhai nuốt cũng cố không gây ra tiếng động ! Nhậu nhẹt như thế thì làm sao ngon miệng được ?Sáng mười sáu bọn Nam Cung Giao tiếp tục cuộc hành trình. Khoảng cách giữa Từ Châu và Tế Nam là bẩy trăm dặm, có thể tạm chia làm hai đoạn :Đoạn thứ nhất vượt hoàng Hà, đi dọc Đại Vận Hà hơn bốn trăm dặm.Lúc này mé tay tả của lữ khách chính là vùng Lương Sơn Bạc nổi tiếng. Sau đó, người ta phải sang bờ Đông Đại Vận Hà, đi nốt quảng đường hơn hai trăm dặm để đến Tế Nam.Chính đoạn đường thứ hai mới là đáng sợ, cả về mặt địa hình lẫn an ninh ! Quan đạo trải dài trên vùng sơn cước của dãy núi Thái Sơn, nên gập ghềnh, hiểm trở có nhiều đèo dốc, và hai bên là rừng rậm âm u đầy ác thú !Còn cường đạo thì chắc là chẳng thiếu, nhưng chỉ là những nhóm nhỏ, quen ức hiếp với những lữ khách đơn độc.Song chàng họ Nam Cung của chúng ta chưa đến đấy.Trưa ngày hai mươi ba, chàng mới có mặt ở bờ Tây Đại Vận Hà, chờ đò sang bên kia ! Đây là bến đò duy nhất của con đường huyết mạch, nên quán xá rộng rải để đón tiếp những đoàn xe chở hàng hóa.Ba người bọn Nam Cung Giao vừa ăn được vài gắp thì nghe tiếng vó ngựa, tiếng trục xe kẻo kẹt vọng đến.Âm thanh ồn ào này chứng tỏ đoàn xa mã ấy khá đông đảo, và hàng hóa chở theo rất nặng nề.Lát sau, đám lữ khách kia dừng chân trước cửa quán gồm mười cỗ xe song mã và hai trăm quân áp tải. Y phục của họ rất khác hẳn quan quân triều đình.Lính thì vải, quan thì lụa, song đều có điểm chung là áo dài quá gối, tay áo chật, ống quần rộng.Bốn vị võ quan áo xanh không mang giáp trụ, đầu trần quấn khăn vành rễ, búi tóc nhỏ lệch hẳn về phía sau chứ không ở gần đỉnh đầu như người Trung Hoa. Lá đại kỳ vuông vức bằng mãnh chiếu, cắm trên cỗ xe đầu tiên, một mặt có hai chữ Đại Việt, mặt kia là Thiệu Bình, thêu bằng chỉ đen giữa nền vàng. Và trên nóc chín cổ xe còn lại là những lá cờ trắng nhỏ, viết hai chữ Cống Phẩm.Nam Cung Giao bồi hồi xúc động, nhận ra đoàn sứ giả An Nam đang trên đường triều cống nhà Minh !Chàng không thắc mắc về cống phẩm vì đã từng nghe Thất Vương Gia nói qua. Cứ ba năm một lần, Triều Lê đất An Nam phải tiến cống một số phương vật căn bản như : Hai người bằng vàng. Một lư hương bằng bạc. Một đôi bình hoa lạc. Mười bốn đôi ngà voi. Mười hai bình hương trầm. Hai vạn nén hương luyến. Hai mươi bốn cây hương trầm lớn.Các khoản đều có thể thay đổi bằng vật lạ khác, riêng hai hình nhân bằng vàng là cố định. Tên của hai người bằng vàng là Đái Thân Kim Nhân (Người vàng thế mạng) tượng trưng cho hai Đại tướng Minh Triều là Liễu Thăng và Lương Minh, bị quân Lê Lợi giết trong trận Chi Lăng !Hôm nay quán vắng khách, vài bàn là có người, song chỉ bốn võ quan vào ngồi hẳn, còn quân sĩ An Nam thì chia nhau luân phiên ăn uống, không dám bỏ mặc đoàn cống phẩm.Nam cung Giao ngắm nghía những gương mặc cương nghị, rắn rỏi kia với ánh mắt thích thú và trìu mến.Chàng chợt lấy làm lạ khi họ lại đi đường này để đến Bắc Kinh ? Vì theo lệ thường, và thuận tiện nhất là đường quan đạo Bắc Nam, qua Quảng Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc đến Trịnh Châu rồi vượt Hoàng Hà. Sau đó, họ sẽ ghé qua những địa phương sầm uất như An Sương, Thạch Gia trang, Bảo Định và đến đế đô.Đường trục chính này vừa rộng rãi rừa an toàn, sao họ không đi ? Hay là lần này họ phải ghé vào Nam Kinh trước ?Chính vị võ tướng râu ba chòm đen nhánh đã vô tình giải thích.Nam Cung Giao hiểu. Lão nói bằng tiếng An Nam và không ngờ có người nghe được :- Này tam vị hiền đệ ! Năm ngoái, cống phẩm của nước ta bị cướp ở bờ Bắc sông Hoàng Hà, quan quân áp tải chết không còn một mống, thế là Triều Minh giả như không biết, gởi thư trách móc. Lần này, nếu chúng ta không đến được Bắc Kinh thì e rằng họ sẽ mượn cớ mà gây hấn. Nghe nói đoạn đường đến Tế Nam có địa hình phức tạp, chúng ta phải cố vượt qua thật nhanh, đi cả ngày lẫn đêm.Ba người kia gật đầu tán thành, và võ quan tuổi tam tuần anh tuấn thở dài bảo :- Nguyễn huynh ! Tiểu đệ chỉ thắc mắc một điểm là Sứ thần năm ngoái vì sao lại không thoát thân được ? Quan Hành khiển Phạm Văn Tường võ nghệ tuyệt luân, sức khoẻ như thần, chạy nhanh hơn vó ngựa, lẽ nào lại không giữ được mạng sống mà đến Bắc Kinh tố cáo ? Chỉ cần đem được biểu tấu của vua ta và Điệp Thông Quan ra trình là Triều Minh phải dốc sức điều tra, xem như đã nhận cống vật !Người họ Nguyễn tuổi độ năm mươi, vầng trán cao rộng, mắt sáng tinh anh, biểu hiện một trí tuệ sâu sắc. Ông nghiêm giọng :- Trần hiền đệ ! Trung Hoa đất rộng người đông, nhân tài võ học nhiều như lá mùa thu ! Phạm tướng quân dù tài giỏi nhưng biết đâu phe cường đạo lại có cao thủ lợi hại hơn ?Nay chúng ta bản lãnh không bằng họ Phạm nên mới phải đi dường này để tránh cường. Nếu chẳng may lại bị chặn đường, bọn ta sẽ liều chết đoạn hậu để hiền đệ thoát thân, đến Bắc Kinh ! Thất Vương Gia Chu Nghiêm ơ?Kim Lăng đã xác nhận số lượng cống phẩm vào Thông Quan điệp, dù có bị cướp sạch cũng chẳng sao !Họ Trần chua xót : - Không ngờ Trần Dũng tôi lại phải làm trò bất nghĩa, bỏ mặc bào huynh mà đào tẩu ! Thật nhục nhã cho giòng dõi Tướng quốc !Nam Cung Giao thầm đoán Trần Dũng là con cháu của Tả Tướng Quốc Trần Nguyên Hãn, đại công thần của nhà Lê, song đã bị Thái Tổ Lê Lợi chém đầu.Chàng thường đàm đạo với Mã Thượng Thư và các quan Nam Kinh nên biết khá rõ về triều đình An Nam.Ví dụ như hai chữ Thiệu Bình trên ngọn đại kỳ kia là niên hiệu của vua Lê Thánh Tông. Ông này lên nối ngôi Lê Lợi đã được bốn năm.Nam Cung Giao cau mày suy nghĩ, tự hỏi bang hội nào đã dám làm chuyện tày trời, cướp cống phẩm ?Thủ đoạn giết sạch không chừa nhân chứng kia phải chăng là của Hồ Bang ?Trong địa phận ấy đâu còn tổ chức nào hùng mạnh hơn họ ? Nếu Hồ Ly Song Tiên xuất hiện thì khó có cao thủ An Nam nào địch lại !Đoàn sứ thần An Nam rời quán, đốc thủ hạ lên đường. Nam Cung Giao cũng bảo quán tính tiền, đi theo họ, vì đò đã cặp bờ !Hàng hóa nặng nề nên đám người An Nam đi khá chậm. Nam Cung Giao cứ lẻo đẻo đằng sau họ, không chịu vượt qua. Trịnh Mãng cười hỏi :- Chẳng lẽ công tử định đánh cướp số cống vật này ?Chàng nghiêm nghị đáp :- Năm ngoái họ đã bị cướp sạch, nên năm nay mới lén đi đường này ! Ta sợ rằng họ sẽ khó mà thoát được, nên vì thể diện của người Trung Hoa mà giúp họ một tay ! Kẻo không họ lại tưởng rằng nước ta chốn nào cũng có đạo tặc !Trịnh Tháo cười hăng hắc :- Biết sau họ sẽ tri ân mà tặng vàng bạc cho chúng ta ?Do đã liên hệ trước với người phụ trách bến đò nên đoàn sứ thần An Nam được ưu tiên sang sông, bằng mười chiếc đò lớn đáy phẳng. Thế mà cũng phải mất hai lượt họ mới qua hết.Nam Cung Giao sang được bờ sông, thúc ngựa phi mau để bắt kịp những đứa con của quê mẹ ! Thấy chàng và hai thủ hạ lại cứ bám theo sau. các sứ thần An Nam rất lo ngại, thỉnh thoảng ngoái lại nhìn. Nhưng họ không thể nói gì vì đây là lãnh thổ Trung Hoa, chứ chẳng phải đất An Nam ! Bị âm hồn phía sau ám ảnh tâm lý các sứ thần An Nam đến nỗi chàng võ quan trẻ tuổi Trần Dũng không còn chịu nổi sự căng thẳng, bất ngờ quay ngựa lại.Gã chặn đường bọn Nam Cung Giao, trợn mắt quát : -Các ngươi âm mưu gì mà cứ bám theo bọn ta ?Cả đoàn xe đã phải dừng lại và ba sứ giả kia vội đến hỗ trợ Trần Dũng. Họ cũng muốn giải quyết cho xong mối đe dọa sau lưng !Ba gã đội nón rộng vành kia quả là đáng ngờ, khiến lòng họ luôn nơm nớp lo sợ !Tuy nhiên, người họ Nguyễn cẩn trọng nhắc nhở Trần Dũng :- Trần hiền đệ chớ nên quá lỗ mãng, biết đâu họ đi theo vì tò mò chứ không hề có ác ý !Tràn Dũng hậm hực đáp :- Mả mẹ chúng ! Tiểu đệ chịu hết nổi rồi.Cả hai đều nói tiếng An Nam, tưởng đối phương không hiểu. Quả thực là anh em họ Trịnh thì như vịt nghe sấm, song Nam Cung Giao sa sầm nét mặt, khi bị chưởi động đến mẫu thân. Chàng quyết định dạy cho gã thô lỗ kia một bài học.Nam Cung Giao ngửa cổ cười dài, lạnh lùng nói: - Kẻ đảm đương đại nhiệm thì lúc nào cũng. phải trầm tĩnh như núi Thái, cẩn trọng trong hành động và ngôn từ ! Nay các hạ tính tình nóng nẩy, bồng bột, lại khiếp nhược nên đa nghi, chằng xứng mặt sứ thần. Không lẻ nước An Nam hết người rồi sao ?Tất nhiên chàng nó bằng tiếng Quảng Đông, tlứ ngôn ngữ mà rất nhiều người thông thạo huống hồ gì các sứ giả !Người họ Nguyễn nghe lời chính khí, kinh hãi chắp tay nói :- Lời vàng ngọc của tráng sĩ khiến Nguyễn Đào này vô cùng kinh ngạc, dám hỏi tráng sĩ là cao nhân phương nào ! Trần Dũng nóng nẩy cướp lời :- Nguyễn huynh quả là nhẹ dạ nên mới qua vài câu đã bị lung lạc ! Tiểu đệ chỉ nhìn mặt họ là biết ngay phường đạo tặc !Lão nhân râu ba chòm cao niên vội ngắt lời Trần Dũng :- Ngươi chớ hồ đồ ! Để Nguyễn hiền đệ đối phó ! Dường như đối phương hiểu tiếng Việt !Nam Cung Giao cười mát :- Tại hạ không biết nhiều song những câu chưởi mả thì hiểu hết ! Lão trượng bảo gã họ Trần kia tạ lỗi thì tại hạ sẽ bỏ qua chuyện này.Lão nhân nghiêm nghị đáp :- Lão phu là Lê Khải, chánh sứ thần An Nam ! Mong tráng sĩ xưng danh tính và nói rõ lý do vì sao lại bám theo đoàn xe cống phẩm. Sau đó. lão phu sẽ bắt Trần Tham tướng phải tạ lỗi ! Nam Cung Giao kính lão, vòng tay điềm đạm đáp :- Tại hạ là Nam Cung Giao. Lúc ở bến đò Đại Vận Hà, tạ hạ tình cờ nghe được việc cống phẩm năm ngoái bị cướp, nên đi theo để giúp đỡ chư vị một tay !Trần Dũng bị chàng chê bai nên rất hận, buột miệng nói :- Võ nghệ được bao nhiêu mà đòi giúp người ?Nãy giờ hai phe đối thoại đều bằng tiếng Quảng nên anh em họ Trịnh hiểu được. Giờ nghe Trần Dũng khinh thường chủ nhân, Trịnh Mãng nổi giận quát : - Này tên tiểu tử ngu xuẩn kia ! Ngươi đui mù nên mới không thấy được núi Thái Sơn ! Nếu còn mở miệng chó ra sủa lần nữa thì đừng tránh lão gia đấy !Lúc gã giận thì vẻ hung ác hiện rõ mồm một khiến các Sứ thần An Nam chột dạ. Dung mạo chàng trai trẻ họ Nam Cung đường chính, hiền lành, song thủ hạ của chàng thì thật đáng sợ !Trần Dũng là cừu non hiếu thắng, bị chưởi là chó, lập tức rút kiếm ra ngay.Lê Khả đưa tay ngăn cản : - Trần Tham tướng ! Nếu ngươi không mau chóng tạ lỗi người ta rồi lên đường thì lão phu sẽ chiếu quân pháp trừng trị ngay ! Hành trình bị trì trệ cũng chỉ vì tính nông nổi của ngươi !Trần Dũng ỷ vào vai trò quan trọng của mình trong chuyến đi này nên không sợ bị chém, ngoan cố đáp :- Ty chức thà chịu trừng phạt chứ không chịu nhục trước kẻ ngoại bang !Lê Chánh Sứ biến sắc không biết phải xử trí thế nào ! Nam Cung Giao nghiêm giọng :- Kẻ nhận mệnh vua đi sứ nước ngoài phải đem văn tài võ lược ra làm rạng rỡ thanh danh nước nhà, đấy mới gọi là không chịu nhục trước ngoại bang Nay ngươi như ngựa non háu đá, như gà tơ tranh tiếng gáy, không nhận nổi chút việc vặt dọc đường, liệu khi đứng trước cảnh uy nghiêm của triều đình nhà Minh, có bảo toàn được quốc thể hay không ? Để ta mài dủa bớt lòng kiêu ngạo kia thì may ra ngươi mới nên người !Chàng quay sang nói với Lê Khải :- Lê Chánh sứ đừng sợ trễ ! Nếu đi đêm là trúng kế dĩ dật dãi lao của cường đạo. Tốt nhất chư vị hãy nghỉ ngơi trong trấn Tam Tuyền phía trước, chờ sáng rõ hãy khởi hành !Còn trận so tài này, tại hạ hứa sẽ không giết họ Trần !Lê Khả vòng tay cảm khái đáp :- Không ngờ giữa đường lại hội ngộ bậc quân tử ! Nghe lời giáo huấn, bọn lão phu như kẻ đi trong đêm tối thấy được ánh dương quang. Mong tráng sĩ nhẹ tay cho ! Trần Dũng ê mặt, tung mình rời ngựa, tấn công gã trẻ tuổi có miệng lưỡi sắc bén kia. Thân pháp họ Trần vô cùng nhanh nhẹn, chứng tỏ đã dầy công luyện tập. Có lẻ vì vậy mà gã được giao nhiệm vụ mang Tấu Chương và Thông Quan Điệp đào tẩu !Nam Cung Giao rút kiếm nhanh như chớp, dẫu ngồi trên lưng ngựa mà giải phá chiêu kiếm của họ Trần.Chạm phải màn kiếm quang kín đáo và mãnh liệt của Nam Cung Giao.Trần Dũng nghe cổ tay tê chồn, và bị đánh bạt ra xa, rơi xuống đất. Gã chỉ kịp than thở, tự trách mình hồ đồ chọc đúng vào tổ ong vò vẽ , thì đã bị đối phương nhẩy xuống ngựa đánh cho tối tăm mặt mũi. Họ Trần cắn răng nắm chặt chuôi kiếm, đem hết tài nghệ ra chống đỡ. Gã vẫn tự hào rằng mình là kiếm thủ xuất sắc nhất nước Nam. Sau khi Phạm Văn Tường đi sứ bỏ mình. Song giờ đây, gã chua xót nhận ra mình chỉ là một đứa trẻ con trước chàng kiếm sĩ áo lam kia.Nhớ lại lời hứa không giết của đối thủ, Trần Dũng liều lĩnh tấn công ráo riết, không thèm phòng thủ. Vì một lý do nào đó mà gã thà chết chứ không chịu thua.Nam Cung Giao bình thản đẩy lùi những đợt tập kích điên cuồng, chân vẫn không hề rời chỗ. Mũi kiếm của chàng nhẹ nhàng đâm thủng hàng chục lỗ trên áo họ Trần mà không hề làm tổn thương da thịt. Hơn thua đã rõ, Lê Chánh Sứ quát lên : - Trần Tham Tướng hãy dừng tay, ngươi không phải là địch thủ của Nam Cung tráng sĩ ! Và lúc này, vị võ quan thứ tư mới lên tiếng. Chàng ta có thân hình thỏ bé, râu mép râu càm rậm rì, che gần hết gương mặt trắng trẻo. Đôi mắt đen tròn kia giờ đây đầy vẻ lo lắng sợ hãi.Chàng bật thốt :- Trần Đại ca đừng đánh nữa !Giọng nói thánh thót, thanh tao kia là của nữ nhân, hoàn toàn tương phản với bộ râu dử tợn ! Thì ra gã là gái giả trai ! Nhưng đúng lúc ấy, Nam Cung Giao đã nổi tính khôi hài, chặt đứt dây thắt lưng của Trần Dũng. Cả hai giải rút quần cũng chẳng toàn vẹn !Quần dài, quần cụt nhất tề rơi xuống, khiến Trần Dũng vướng chân, ngã lăn ra đất. Vạt áo sau lệch đi nên mông gã chìa cả ra ngoài trắng hếu. Trịnh Tháo cười hô hố :- Ối chà ! Gã này ở bẩn nên bị lác ghê quá, mông toàn những đốm đồng tiền !Trần Dũng tá hỏa tam tinh, luống cuống kéo quần lên, đứng giữ lấy chẳng dám buông. Mặt gã tái xanh như tầu lá vì thẹn và nhục nhã.Cô nàng râu rậm kia vội chạy đến, lúi húi mở bọc hành lý, dịu dàng nói :- Đại ca hãy vào xe thay y phục !Trần Dũng thẹn quá hóa khùng :- Sao nàng dám cười khi thấy ta bị hạ nhục !Quả thực là lúc nãy các sứ thần đều mỉm cười trước cảnh tượng hoạt kê kia. Cười là một hành vi bản năng rất khó kiểm soát. Khi đôi mắt chụp bắt được hình ảnh vui nhộn thì lập tức nụ cười hiện ra, trước khi ý thức được rằng nên hay không nên !Do vậy, khi Trần Dũng ngã chổng mông trắng hếu ra thì ai cũng phải cười, dù nạn nhân là người thân cũng vậy !Mỹ nhân râu rậm biết lỗi, cúi đầu ấp úng :- Tiểu muội quả là bất nhã mong Trần Đại ca lượng thứ !Song Trịnh Mãng đã đổ dầu vào lửa, gã cười khanh khách chế giễu :- Nàng ta cười là phải ! Ai đời một gã đẹp trai như ngươi mà người đầy ghẻ lác, trông thật gớm ghiếc !Thực ra thì hầu hết những người cỡi ngựa đường dài đều bị tổn thương phần da ở mông và đùi, do cọ xát tiếp xúc với yên ngựa. Nếu không giữ gìn vệ sinh, vùng da ấy dễ lở loét và ngứa.Anh em họ Trịnh cũng có nhưng vì chán ghét Trần Dũng nên cứ làm như chỉ mình đối phương là bị lác !Trịnh Tháo mau miệng bồi thêm một đòn : - Nếu cô nương có ý định lấy gã thì hãy bỏ đi ! Bệnh Kim Tiền Tiển này lây ghê lắm, và cực kỳ nguy hiểm với nữ nhân ! Sau này, làn da trắngnhư ngọc của cô nương sẽ toàn là những đốm đỏ ghê tởm !Gã nói rất nghiêm trọng khiến cô gái ngây thơ kia sợ hãi, buột miệng hỏi lại :- Thực thế sao ?Anh em họ Trịnh phá lên cười vang, càng khiến Trần Dũng điên tiết.Nam Cung Giao thấy ánh mắt gã đổ lửa, vội nạt hai thủ hạ rồi bước đến vòng tay nói :- Tại hạ lỡ tay khiến túc hạ phải rơi vào cảnh khó coi, lòng này rất áy náy ! Xin túc hạ nhận một lễ này tha thứ cho !Dứt lời, chàng cúi mình vái rất sâu ! Lê Chánh sứ cũng nói :- Nam Cung tráng sĩ đã ngỏ lời tạ rồi, Trần hiền đệ cũng nên tỏ ra rộng lượng ! Vả lại ngươi là người gây sự trước mà !Trần Dũng trợn mắt quát vào mặt Nam Cung Giao :- Đừng giả nhân giả nghĩa ! Ngươi đã hạ nhục ta trước mặt vị hôn thê ! Thù này ta quyết chẳng quên ! Hãy cút đi !Nam Cung Giao lộ vẻ ăn năn :- Vì tại hạ không biết trong đoàn có nữ nhân nên mới đùa giỡn một chút. Nay các hạ đã không lượng giải, tại hạ đành phải cáo từ với niềm hối hận !Chàng vòng tay chào chung rồi lên ngựa phi mau !Nguyễn Đào thở dài tiếc nuối :- Kiếm pháp của người này đã đạt đến mức thượng thừa, tâm địa lại rộng rãi, quân tử lẫm lẫm. Biết bao giờ Đại Việt ta mới sản sinh được một nhân tài như vậy ? Nếu Trần hiền đệ đừng quá hồ đồ thì chúng ta có được một trợ thủ lợi hại !Bị trách móc, Trần Dũng bực tức nói : - Biết đâu gã ta lại chính là đạo tặc đến đây để dò la !Nữ nhân rậm râu cãi ngay :- Tiểu muội cho rằng không phải ! Tướng mạo y hiền lành, nhân hậu chẳng thể nào làm cường đạo được !Trần Dũng cười lạnh :- Phải chăng nàng đã phải lòng gã nên mới hết lời bênh vực ?Thiếu nữ sững người rồi bật khóc :- Tiểu muội không ngờ Đại ca lại là người thiển cận, hẹp hòi như vậy ! Chỉ vì thói ghen tuông của Đại ca mà đường đường một Sứ thần như tiểu rnuội phải mang râu giả trai, da mặt ngứa ngáy, lở loét ! Đại ca đã nặng lời sỉ nhục thì tiểu muội cũng chẳng thèm chịu lép nữa. Từ nay chúng ta sẽ đối xử với nhau bằng tình đồng liêu !Dứt lời, nàng giật bỏ râu ra để lộ gương mặt trái xoan kiều diễm !Xế chiều, đoàn xa mã đến trấn Tam Tuyền, dừng chân nơi mảnh đất trống ngoài cửa trấn, cho người vào tìm chỗ trọ.Nguyễn Đào lãnh nhiệm vụ này, lát sau trở lại với vẻ thất vọng :- Bẩm Lê tôn huynh ! Nhà trọ trong trấn đều nhỏ bé, không nơi nào đủ chỗ chứa đoàn xe và lực lượng người ngựa của chúng ta !Lê Khả vuốt râu nhìn quanh rồi nói :- Lão phu cho rằng chỉ còn cách dựng lều hạ trại tại chốn này mà qua đêm ! Lương thực thì có thể vào trấn mua !Cô gái Sứ thần nhăn mặt :- Nhưng ở đây làm gì có chỗ tắm gội ! Tiểu muội ngứa ngáy lắm rồi !Lê Khả mỉm cười :- Tội nghiệp cho Cầm Vệ Úy thân gái dặm trường. Thôi thì hiền muội cứ vào trấn tìm chỗ nghỉ ngơi, sáng mai nhớ ra sớm !Thiếu nữ họ Cầm này tuy tuổi mới đôi mươi nhưng được Hoàng Thái Hậu đặc biệt yêu mến, phong hàm Nhị Phẩm, quản lý toàn bộ lực lượng cấm quân canh gác Hoàng cung.Có hai lý do khiến Cầm Đạm Thủy được Hoàng Gia ưu ái. Thứ nhất, nàng là cháu nội của Cầm Quí, Tri phủ Ngạc Ma (thuộc đất Nghệ An). Họ Cầm đã phản lại quân Minh, theo phò Lê Thái Tổ cho đến ngày đại thắng.Thứ hai, Cầm Đạm Thủy tinh thông những bí phương của dân tộc Mường, giúp Hoàng Thái Hậu luôn giữ được làn da mịn màng, trắng trẻo, dù tuổi đã cao. Lần này, Cầm Đạm Thủy đi sứ Trung Hoa với trách nhiệm cải thiện làn da nhăn nheo của Hoàng Thái hậu Minh Triều. Nếu tranh thủ được tình cản của bà ta, việc bang giao giữa hai nước sẽ vô cùng thuận lợi !Cầm Đạm Thủy đang hí hửng định vào trấn thì nghe Trần Dũng dấm dẳng nói :- Gã Nam Cung Giao chắc đang nóng lòng gặp nàng đấy ! Hãy nhanh chân lên !Cầm Đạm Thủy đỏ mặt, vừa thẹn vừa giận lối ghen hờn bóng gió của tình lang. Nàng cười nhạt :- Này Trần tham tướng ! Bổn chức cấm ông không được xen vào việc riêng của ta ! Nếu còn phạm thượng, đừng trách bổn chức chiếu trừng qui mà xử phạt !Trần Dũng chỉ mới là quan Tam Phẩm xét ra là cấp dưới của Cầm Đạm Thủy. Gã thấy nàng quyết liệt như vậy cũng không dám nói thêm, hậm hực quay đi ! Nhìn vẻ mặt cau có, khắc bạc của gã Đạm Thủy đau lòng dậm chân than khổ :- Không ngờ ta lại yêu lầm một kẻ tiểu nhân, tâm địa nhỏ nhen, cố chấp !Rồi nàng sa lệ bõ về xe ngựa của mình, không vào trấn nữa.Lê Khải và Nguyễn Đào nhìn nhau lắc đầu, ngụ ý chê bai Trần Dũng. Lão vừa định ra lệnh cho sĩ tốt dựng trại thì có một lão già áo gấm đen phương phi, bệ vệ phóng ngựa đến. Theo sau lão là bốn gã tuần đinh cầm gậy.Lão nhân xuống ngựa vòng tay kính cẩn nói :- Lão phu là Vương Nghị, Chánh Tổng của Trấn Tam Tuyền, hân hạnh được bái kiến chư vị sứ thần. Tệ xá tuy nghèo nàn nhưng rất rộng rãi, kính thỉnh chư vị hạ cố giá lâm ! Sự nhiệt tình này khá lạ lùng vì các hương chức đều ngại tiếp xúc với người ngoại bang. Và họ hoàn toàn không có trách nhiệm đón tiếp, giúp đỡ các sứ giả An Nam !Lê Khải vòng tay đáp lễ, thận trọng nói :- Lão phu là Lê Khả, Chánh Sứ Thần An Nam quốc, vô cùng cảm kích trước thịnh tình của Vương túc hạ ! Nhưng dám hỏi vì sao túc hạ lại biết bọn lão phu đang cần chỗ tá túc ?Vương Nghỉ mỉm cười, bước đến kề tai họ Lê mà thì thầm :- Nam Cung công tử đã ra lệnh cho lão phu phải hết lòng tiếp đãi chư vị ! Xin Sứ thần cứ yên tâm !Lê Khả mừng rỡ hỏi ngay :- Lão phu rất ngưỡng mộ nhân phẩm của Nam Cung công tử, song thú thực là chưa được biết, lai lịch của bậc quí nhân ấy !Vương Chính Cung đắc ý, vẻ bí mật hạ giọng đáp :- Mong Lê Chánh Sứ giữ kín giùm cho ! Nam Cung công tử là người của Đô Sát Viện đấy !Đô Sát Viện là thanh tra cao cấp nhất triều đình nhà Minh. Cơ quan này độc lập với lục bộ, gồm toàn những vị quan trẻ tuổi, chức thấp nhưng có đức tính liêm chính !Đô Sát Viện có quyền hạch sách bá quan, biện minh oan uổng, tuần hành trong nước, để vỗ về lê thứ cũng như quân sĩ. Mỗi năm, họ đi thanh tra khắp nước, xem xét việc cai trị và xử kiện, kiểm soát các trường học, kho lúa nhận báo cáo của các quan, lắng nghe lời kêu ca của bách tính.Họ có quyền nói thẳng với Thiên Tử, không phải kiêng dè ai hết . Ngay cả những chiếu lệnh của vua mà có sai lốt cần xét lại, Đô Sát Viện cũng có thể xin vua sửa đổi. Nhưng các nhân viên chỉ được phục vụ vài năm là phải rời Đô Sát Viện, lãnh một chức khác ! Thất Vương Gia Chu Nghiêm là một trong ba vị lãnh đạo tối cao của Đô Sát Viện. Ông phụ trách các phủ phía Nam Trường Giang.Họ Chu thấy Nam Cung Giáo nhất quyết không nhận quan tước hay vàng bạc, nên đã tặng chàng một tấm Yên Bài đầy quyền lực của Đô Sát Viện. Với Ngân bài này, Nam Cung Giao được quan lại cả nước kính trọng và khiếp sợ !Lê Khả hân hoan cao giọng đến thúc quân sĩ đánh xe vào trấn, đến nhà của lão Chánh Tổng họ Vương !Ông chỉ nói nhỏ với Nguyễn Đào về lai lịch của Nam Cung Giao chứ không cho Trần Dũng biết !Sau bữa tiệc thịnh soạn và một đêm ngon giấc, sáng ra, đoàn người hớn hở lên đường !Cầm Đạm thủy cũng đã hiểu ai là ân nhân, lòng bâng khuâng nhớ đến gương mặt khả ái của chàng trai rộng lượng và kiêu dũng Nam Cung Giao tài đức đều hơn hẳn Trần Dũng, khiến người xuân nữ thầm chua xót. Nàng lén liếc về phía sau, thử xem chàng có đi theo nữa không, và chợt thoáng buồn khi chẳng thấy !Gần trưa, đoàn xe cống phẩm đến cánh rừng chân đồi Đại Thạch. Nơi đây, cây cối um tùm, mọc xen với những tảng đá lớn hình thù quái dị. Địa thế này có thể giấu mấy ngàn quân mai phục !Lê Khả chột dạ quát vang :- Dương khiên lên !Hai trăm chiếc khiên mây lập tức che chắn người kỵ sĩ. Sự cẩn trọng của họ Lê chẳng hề thừa vì chỉ lát sau, một trận mưa tên từ hai bìa rừng bay ra tới tấp.Người an toàn nhưng có đến ba chục con tuấn mã thọ thương, rú lên thảm thiết. Toán quân hộ tống cống phẩm lần này đều là những tay thiện chiến, được lựa chọn kỹ lưỡng nên không hề rối loạn. Họ bình tĩnh nhẩy xuống, giương giáo chống đỡ những thanh đao sắc bén của mấy trăm tên cường đạo áo xanh mầu lá ! Quân số phục binh đông gấp rưởi, mau chóng giành được thượng phong !Bốn vị Sứ thần An Nam múa tít trường kiếm chiến đấu kiên cường, giết liền mấy gã Thanh Ỵ Lợi hại nhất là Trần Dũng, y có thực tài nên mới dám kiêu ngạo, tuy thua Nam Cung Giao nhưng chẳng xem lũ đạo tặc này ra gì cả !Điều đáng kinh ngạc chính là bản lãnh của Cầm Đạm Thủy. Mắt phượng tròn xoe, mồi mím chặt, nàng anh dũng tả xung hữu đột, đường kiếm vun vút rưới máu khắp nơi. Kiếm pháp của nàng chủ ở chữ Khoái và chữ Ảo, hiểm ác tuyệt luân.Lê Khả và Nguyễn Đào thì trầm ổn, vững vàng, động tác chuẩn xác, như để dành lại cho một cuộc chiến kéo dài.Nhờ bản lãnh cao cường của bốn vị sứ giả mà thế trận được vãn hồi. Những tiếng kêu rên thảm thiết của đám cường đạo xấu số đã khích lệ tinh thần sĩ tốt An Nam. Giáo dài hơn đao, khi lập trận phòng thủ thì rất kiến cố, lúc tấn đông thì tầm sát thương khá rộng. Chính vì ưu điểm này mà giáo trở thành vũ khí chính trong quân ngũ.Nhưng đại cao thủ của phe cường đạo đã xuất hiện, uy hiếp tinh thần đối phương bằng những tràng cười ghê rợn. Từ bìa rừng mé Tây, ba người bịt mặt áo vàng hung hãn lướt ra, một cầm đoản côn, hai cầm trường kiếm.Cả ba đều để lộ mái tóc hoa râm và đôi mắt sáng quắc của những kẻ có nội công thâm hậu.Lão nhân cầm côn thép có thân hình cao lớn, lực lưỡng, cánh tay to như cột đình. Lão xông thắng vào Trần Dũng, chỉ một đường côn đã đẩy lùi đối thủ.Sức mạnh khủng khiếp của lão ta đã khiến họ Trần rách hổ khẫu, máu chảy đầm đìa, cơ hồ không cầm vững chuôi kiếm. Trần Dũng khiếp vía, liên tiếp đảo lộn và thoái hậu, không dám va chạm với cây côn sắc nặng như núi kia.Khi dũng khí đã không còn thì sức lực yếu đi, kiếm pháp rối loạn, lộ nhiều sơ hở . Trong chớp mắt Thiết côn đánh bật trường kiếm của họ Trần và thọc vào ngực gã.Trần Dũng rú lên thê lương, hồn lìa khỏi xác ! Trước đó, một chàng trai áo đen đã phá vây, nhẩy từ cổ xe này đến cổ xe khác, cố đến được trận địa của Trần Dũng, song quá muộn !Hắc y nhân này chính là Nam Cung Giao.Cầm Đạm Thủy nghe tiếng thét lìa đời của tình lang, kinh hãi lao vút đến, điên cuồng tấn công kẻ sát nhân. Nam Cung Giao đã được Đinh Tử Phượng tiết lộ lai lịch của lão nhân cầm côn kia, biết lão là Quỉ côn Đường Cổ Ngữ, phó Bang Chủ Hồ Bang !Họ Đường chịu ơn cứu mạng của Hồ Ly Song Tiên nên khuất thân làm nô bộc, được lệnh theo phò Sài Tốn và Đinh Tử Phượng chính là Bang Chủ phu nhân Hồ Bang, ái thê của họ Sài.Quỉ côn tuổi đã bẩy mươi hai, tu vi thâm hậu, thần lực kinh người, nên chắc chắn Cầm Đạm Thủy sẽ phải bỏ mạng !Quả không sai, trường kiếm của nàng nữ kiệt phương Nam vừa chạm vào lưỡi côn, lập tức văng khỏi tay nàng. Đồng thời, Đạm Thủy kinh hoàng nhận ra thần chết đang ập đến qua bẩy đốm mũi côn chập chờn trước mặt !Đúng lúc ngàn cân treo sợi tóc ấy, một bàn tay của ai đó đã kịp xô nàng sang một bên, và trường kiếm của người ấy chặn đứng thế côn bão táp.Quỉ Côn và Đạm Thủy đều nhận ra kẻ mới đến là Nam Cung Giao, người thì hoan hỉ, người thì kinh ngạc.Đường lão phần nộ vì bị phá đám, lại nghĩ đến mối hận hôm nào, liền vung côn tới tấp, quyết giết cho được tên tiểu tử đáng ghét kia !Tuy Thanh Lạc Điểu kiếm cực kỳ cứng rắn nhưng cũng khó mà chịu nổi những cú đập như trời giáng của côn sắt !Nam Cung Giao nghe cổ tay tê dại, chẳng dám sinh cường, thay đổi đấu pháp. Mũi kiếm của chàng thọt nhanh như chớp, uy hiếp cổ tay cầm côn của đối phương. Nếu có va chạm thì lực đạo ở đoạn côn gần bàn tay Đường lão cũng không mạnh mẽ bằng phần mũi.Thuật khoái kiếm siêu việt của chàng đã khiến Quỷ côn lúng túng như gà mắc tóc. Lão giận dử vũ lộng Thiết Côn liên tiếp tung ra những đòn mãnh liệt, côn ảnh bay loang loáng dưới ánh tà dương, chấp nhận đổi mạng.Song Nam Cung Giao có thân pháp nhanh nhẹn như chim cắt, tiến thoái hợp ý, tránh né xong là phản kích ngay, chẳng chịu nhường đối phương một bước nào cả. Chàng không làm gì được Quỉ côn, song lão cũng vậy.Cuộc chiến dằng dai nầy đã khiến lão điên tiết gầm vang.Hai thủ hạ của Nam Cung Giao là anh em họ Trịnh đã sớm hợp lực với Lê Khả và Nguyễn Đào chống cự hai lão già áo vàng sử dụng kiếm. Loại kiếm hơi ngắn này đã tố cáo lai lịch của anh em họ Mạc đất Hàm Đan.Nhị lão Mạc Đắc Khoa đã chết dưới tay Nam Cung Giao, giờ chỉ còn lại Đại Lão Mạc Vi Sầu và Tam lão Mạc Quan Tung. Kiếm thuật của họ hơn hẳn hai cao thủ Giao Châu, nhưng vì có Trịnh Tháo và Trịnh Mãng nên thế trận lại nghiêng về phía số đông.Tuyệt Mệnh Đao Pháp của giòng họ Trình đất Yên cực kỳ bá đạo, chiêu xuất như lôi, mạnh bạo phi thường, lối đánh cương mãnh, dồn dập của Trịnh Tháo và Trịnh Mãng đã khiến hai tay kiếm đất Triệu phải đem hết sở học ra chống đỡ. Nếu không nhờ tu vi thâm hậu, kiếm pháp cao siêu, anh em họ Mạc khó mà cầm cự nổi đến giờ này. Cầm Đạm Thủy đã nhặt kiếm lên, phòng thủ phía sau lưng Nam Cung Giao, không để bọn Thanh y đánh lén chàng. Nhờ vậy Nam Cung Giao có thể toàn tâm đối phó với Quỷ Côn, bằng yếu quyết Phiên Dực Tung Phi kỳ lạ !Thỉnh thoảng Nam Cung Giao lại bị đẩy lùi, lưng chạm lưng với Đạm Thủy, dù chỉ là những giây phút tiếp xúc ngắn ngủi nhưng cũng đã khiến nàng thiếu nữ Giao Châu xao xuyến.Đạm Thủy hổ thẹn, tự trách mình đã sớm quên đi cái chết của hôn phu là Trần Dũng. Song nàng cũng hiểu rằng từ trước đến giờ mình không hề yêu họ Trần. Chẳng qua, Trần Dũng dựa thế nghĩa phụ là Đại Tư Đồ Lê Sát, nhờ Hoàng Thái Hậu se duyên cho nàng và gã. Do còn đang chịu tang cha nên hôn ước vẫn chỉ là lời hứa cửa miệng chứ chưa qua nghi lễ.Hôm qua, Đạm Thủy đã thấy rõ bản chất tiểu nhân của Trần Dũng, và bị nhân phẩm xuất chúng của Nam Cung Giao thu hút ! Tuy chỉ sơ ngộ nhưng lòng nàng đã rung động mãnh liệt bởi một tình yêu đích thực !Đạm Thủy là gái Mường, một bộ tộc lớn ở châu Hoan, tính tình chất phác, thẳng thắn và nồng nhiệt, yêu ghét rạch ròi ! Tâm hồn nàng trong sáng, thuần khiết nên hạt giống ái tình đâm chồi nẩy lộc rất nhanh !Cuộc chiến ngày càng khốc liệt, tiếng rên xiết vang dậy và ưu thế đang thuộc về đội quân áo xanh đông đảo.Sĩ tốt An Nam thọ thương khá nhiều, được đồng ngũ kéo vào nằm đầy dưới gầm xe cống phẩm. Đạm Thủy đau lòng thúc giục Nam Cung Giao :- Công tử mau kết liễu đối thủ, nếu kéo dài chúng ta sẽ nguy mất !Với nàng, bản lãnh của Nam Cung Giao là vô địch, nên Đạm Thủy đặt trọn niềm tin, không hề ngờ rằng chàng đã phải toát mồ hôi mới cầm chần được Quỉ Côn.Nam Cung Giao cũng thức ngộ được tình thế bất lợi của phe nhà, nghiến răng xuất một kỳ chiêu, cố đả thương Đường Cổ Ngữ. Song công lực lão hơn chàng đến mấy bậc, lập tức chặn đứng ngay đợt tập kích. Nam Cung Giao bị đẩy lùi, chạm phải Đạm Thủy. Phúc chí tâm linh, chàng chợt nghĩ ra diệu kế, liền nói nhỏ :- Trâm !Rồi chàng lại dấn lên phản kích, trong thời gian ấy, Đạm Thủy đã kịp hiểu ý, thò tay rút cây trâm bạc trên mái tóc mình. Khi Nam Cung Giao bị đẩy lùi lần nữa, tay tả đưa về phía sau, thì Đạm Thủy lên nhét trâm vào tay chàng.Nam Cung Giao phấn khỏi xuất chiêu Thiên Mao Xạ Thủy, mũi kiếm hoá thành ngàn giọt nước long lanh, chụp lấy đối phương ! Đường Cổ Ngữ chẳng chút sợ hãi, múa tít thiết côn, công phá thẳng vào màn mưa trước mặt. Tiếng sắt thép chan chát ghê người, lưỡi kiếm của Nam Cung Giao bị côn sắt đánh bạt ra.Đường lão mừng rỡ phóng côn vào ngực đối thủ, nào ngờ lão chợt lảo đảo vì đau gối đau nhói, mũi trâm bạc của Đạm Thủy đã cắm sâu vào huyệt Độc Tỵ chân phải, thuộc Kinh Túc Dương Minh Vị. Huyệt này rất quan trọng, chỉ cần gõ nhẹ vào cũng đã khiến chân bủn rủn, cho nên giờ đây Quỉ côn như liệt cả một bên.Lão loạng choạng chống đỡ những chiêu kiếm thần tốc của Nam Cung Giao và lùi dần. May cho lão là đám bang chúng áo xanh đã kịp liều chết cầm chân gã tiểu tử xảo quyệt kia để bảo vệ Phó Bang Chủ. Quỉ côn rảnh tay nhổ ám khí ra khỏi đầu gối, vận công xoa bóp vết thương. Nhưng chiếc chân phải này không thể hồi phục ngay được khiến lòng Quỉ côn chán nản. Đường lão căm hận gầm lên ra lệnh :- Các ngươi hãy bầm thây gã tiểu tặc ấy cho ta !Thế là bọn bang chúng ùa vào, vây chặt Nam Cung Giao và Cầm Đạm Thủy.Phần Quỉ côn khập khiễng đi về phía bìa rừng. Tuy bị đau một chân nhưng lão cũng đủ sức nhẩy lên tảng đá cao nửa trượng để quan chiến và tiếp tục chữa thương.Quỉ Côn đau lòng khôn xiết khi thấy thủ hạ lần lượt gục ngã nước đường kiếm thần sầu quỷ khốc của Nam Cung Giao. Chàng tiến đến đâu thì nơi ấy vang lên tiếng rên la áo nảo và máu tuôn thành suối.Nếu để tiểu tử đáng sợ kia đến được trận địa của Hàm Đan song kiếm thì hai người ấy khó sống ! Quỉ côn biết mình không thể hồi phục kịp, đành cắn răng ra lệnh rút quân !Bọn Hồ Bang vừa đánh vừa lui vào rừng, đào tẩu cả. Bảo vệ cống phẩm là điều tối quan trọng nên phe Sứ thần An Nam chẳng đuổi theo làm gì ! Lê Khả, Nguyễn Đào vái dài, cảm tạ Nam Cung Giao và anh em họ Trịnh, rồi bước đến chỗ nằm của Trần Dũng. Cầm Đạm Thủy đang quỳ bên xác gã mà sụt sùi !Nam Cung Giao và hai thủ hạ biến mất. Khi thi thể của Trần Dũng được chôn cất xong cạnh bìa rừng thì ba người mới quay lại.Ngoài Trần Tham Tướng còn có hai mươi quân sĩ An Nam hy sinh. Họ được vùi nông mỗi người một mộ, không bia đá, nhưng theo một thứ tự nhất định trong danh sách. Lượt về, hai mươi ba cái xác thối rữa này sẽ được đoàn sứ giả cải táng, mang trở lại cố hương !Phe Hồ Bang để lại mười sáu tử thi, bị ném cả vào rừng ! Ưu Đàm Hoa Tiếu Ngạo Trung Hoa Đánh máy: Vinh Hồi 8 Giao Long, Hắc Vũ nan phân thựcĐại Lý, An Nam soán Đại Minh Sau nửa tháng vượt suối trèo non, đoàn sứ thần An Nam đưa được cống phẩm đến Bắc Kinh.Nam Cung Giao và anh em họ Trịnh đã đồng hành cùng họ để đề phòng bất trắc.Trong thời gian này, Đạm Thủy luôn quấn quít bên chàng.Chuyện trò thân mật, nàng đã nguyện dạy Nam Cung Giao nói tiếng An Nam và vô cùng thán phục khi thấy học trò của mình tiếp thu rất nhanh.Ngược lại, Đạm Thủy bắt chàng phải dạy tiếng Bắc Kinh cho mình.May thay, tuy không được đến trường học hành tử tế, song nhờ có người mẹ văn võ toàn tài nên Nam Cung Giao chẳng phải là kẻ dốt nát.Trinh Tâm thông minh mẫn tiệp, được Đặng Tất hết lòng yêu mến, đi đâu cũng cho theo trong việc giao thiệp với quan lại nhà Minh, suốt thời gian ông trá hàng, đều qua sự phiên dịch của ái nữ. Chính vì thế mà Trinh Tâm không như những thiếu nữ Giao Châu khác !Là con quan, nàng được học hành chu đáo, văn hay chữ tốt, thông thạo cả tiếng Quảng Đông lẫn Bắc Kinh ! Trung Hoa đất rộng người đông, mỗi địa phương đều có ngôn ngữ riêng, vậy thì trong triều đình bá quan nói năng với nhau thế nào ?Bá quan là tập hợp những nhân tài trong cả nước, xuất thân khác nhau, nếu không có một ngôn ngữ chung thì nguy to, chẳng ai hiểu ai nói gì !Thời Chiến Quốc, người nước Yên không hiểu tiếng Sở, người nước Triệu không biết tiếng nước Việt (Lưỡng Quảng), chữ viết cũng có chỗ khác nhau. Sau khi thống nhất Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng sai Tể Tướng Lý Tư thống nhất ngôn ngữ và văn tự. Về chữ viết, họ Lý đặt ra lối chữ Tiểu Triện giản dị và thông dụng. Nhưng về ngôn ngữ thì không sử gia nào ghi chép lại rằng nhà Tần chọn loại tiếng nói của vùng nào để làm ngôn ngữ chung cho cả nước, ít nhất là để sử dụng trong việc học hành hay cai trị !Ngay cả những triều đại sau này như Hán, Tùy, Đường cũng vậy. Hậu thế không biết ngày xưa Lý Bạch đã ngâm thơ ca tụng nhan sắc Dương Qúi Phi bằng tiếng Quảng hay tiếng Tiều ! Người đời sau chỉ có thể phỏng đoán, dựa theo vị trí của kinh đô mỗi triều đại, rằng vua quan các nhà ấy dùng tiếng Trường An (Thiểm Tây).Nhưng tiếng Bắc Kinh thì có căn cứ rõ ràng hơn, vì Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn quê ở vùng phía Nam Bắc Kinh. Vua nói tiếng gì thì chắc các quan cũng phải học thứ tiếng ấy để khỏi bị rơi đầu ! Sau này, người Mông Cổ chiếm được Trung Hoa cũng đặt kinh sư ở Bắc Kinh, đặt tên là Đại Độ Tất nhiên họ phải sử dụng ngôn ngữ của địa phương sở tại !Rồi đến khi Minh Thành Tổ dời đô từ Kim Lăng ra Bắc Kinh, học trò cả nước bắt buộc phải biết tiếng Bắc Kinh thì mới mong thi cử, làm quan.Ngay đám hào kiệt giang hồ, nếu muốn tung hoành tứ hải, dọc ngang thiên hạ thì cũng phải học nói thứ tiếng phổ thông này, để đỡ phải mỏi tay !Nam Cung Giao nuôi chí tang bồng hồ thỉ nên không thể không biết ! Và thầy của chàng chính là mẫu thân !Trinh Tâm giao thiệp với quan lại nhà Minh nên vốn liếng tiếng Bắc Kinh của bà văn hoa, quan cách chứ chẳng phải dân dã, quê mùa !Cũng như Trinh Tâm, Cầm Đạm Thủy không nhuộm răng, vì bộ tộc của nàng không có tập quán này ! Trong khi Lê Khả và Nguyễn Đào đều có nụ cười đen bóng ! Tình cảm giữa nàng và Nam Cung Giao ngày càng sâu đậm, nhưng kẻ Nam người Bắc xem ra khó mà thành tựu ! Họ chia tay nhau trong cảm giác bùi ngùi, lưu luyến. Nam Cung Giao dặn dò :- Tam vị cứ về dịch xá nghỉ ngơi, chờ triệu kiến ! Có gì khó khăn cứ đến Trịnh Gia trang ở cạnh Thần Nông Đàn tìm tại hạ !Trịnh Gia Trang chính là nhà cũ của anh em họ Trịnh.Đạm Thủy vui vẻ đáp :- Tiểu muội còn ở đây cả tháng để làm đẹp cho Hoàng Thái Hậu, dù không có việc cần, tiểu muội cũng sẽ đến thăm công tử !Song phương cáo từ, mỗi phe mỗi ngả. Dịch xá ở trong Hoàng Thành, còn Trịnh Gia trang nằm tại ngoại thành !Trịnh mẫu thấy mặt hai đứa con bất hiếu, lêu lổng, mừng đến ứa nước mắt, song vẫn mắng chưởi :- Hai ngươi phá tan cơ nghiệp rồi bỏ lão thân mà đi biền biệt, chắc không kiếm đủ ăn nên lại mò về chứ gì ? Thật tủi hổ cho tông môn họ Trịnh !Trịnh Tháo xấu hổ với Nam Cung Giao, lén nháy mắt ra hiệu rồi cười giả lả :- Mẫu thân đã trách oan bọn hài nhi rồi. Mấy năm qua, anh em hài nhi làm công sai cho phủ Thượng Thư ở Nam Kinh. Do việc quan đa đoan nên không thể về vấn an từ mẫu. Nay hiền tế của Mã Thượng Thư đi công cán Bắc Kinh, bọn hài nhi cũng được cử theo, sẵn dịp thăm nhà.Làm mẹ, ai cũng mong con cái công thành danh toại, Trịnh mẫu nghe nói hai con phục vụ cho phủ Thượng thư, liền hoan hỉ, vái chào Nam Cung Giao, mời chàng ngồi !Nam Cung Giao nhìn quanh, thấy nhà cửa xềnh xoàng, biết Trịnh Gia trang đang rất thiếu khốn. Mái tóc bạc phơ và thân hình ốm yếu của Trịnh mẫu đã khiến chàng cảm thương.Rõ ràng là hai gã bất hiếu tử kia đã không hề chu cấp cho từ mẫu. Phải chăng vì cái danh hiệp đạo mà các môn nhân Thế Thiên Hội đều nghèo mạt rệp ? Chàng muốn bà lão kia được an nhàn, sung túc trong quãng đời còn lại nên cung kính nói :- Bẩm lão thái ! Nhị vị đây dầy công hạng mã với Bộ Hình suốt mấy năm quạ Do vậy, gia nhạc phụ là Mã Thượng Thư đã quyết định ban thưởng năm trăm lượng vàng, nhờ tiểu điệt trao tận tay lão thái gọi là tuyên dương công lao của Trịnh Gia, đã sản sinh, giáo huấn nên hai bầy tôi mẫn cán cho triều đình !Trịnh mẫu sững sờ kinh ngạc, không hiểu mình mơ hay tỉnh. Hai thằng con trời đánh thánh vật kia mà lại có thể làm rạng rỡ tông môn được sao ?Cả Trịnh Tháo và Trịnh Mãng cũng bất ngờ, lòng tràn ngập cảm giác biết ơn, chàng đã khéo léo làm vui lòng người mẹ già tội nghiệp của họ !Trịnh mẫu run rẫy nhận lấy tờ ngân phiếu, luôn miệng cảm tạ Ơn đức của Mã Thượng Thư !Số vàng này đủ để bà sửa chữa trang viện và sống an nhàn đến cuối đời, với niềm tự hào về hai đứa con anh hùng ! Nếu bà biết sự thực về nghề nghiệp ăn cướp của Trịnh Tháo và Trịnh Mãng thì sẽ đứt gân máu chết ngay. Sau bốn ngày dạo chơi, thăm thú thắng cảnh Bắc Kinh, nhân tiện tìm Mộc Kính Thanh và điều nghiên địa thế phủ Bình Phiên Công.Nam Cung Giao quyết định ra tay !Trương Phụ được phong tước Công, nên dù đã trí sĩ, vẫn được ở trong tòa phủ đệ vua ban. Mười năm nay, họ Trương không tham chính nhưng vẫn được tôn trọng như người lão tướng tài ba nhất của hai đời vua Thành Tổ và Tuyên Tôn.Nghe đồn rằng, từ ngày cáo lão qui điền, ở tuổi sáu mươi lăm, Trương Phụ dốc chí tu hành, ngày ngày kinh kệ, giữ giới cư sĩ. Có lẽ lão sám hối cho những tội lỗi đã gây ra trong hai lần chinh phạt An Nam !Kẻ tu hành thì nếp sống giản dị, gia nhân không nhiều. Nam Cung Giao và anh em họ Trịnh dễ dàng xâm nhập vào đến tận khu hậu viện, dù trời mới giữa canh hai.Nam Cung Giao nấp ngoài cửa sổ nhìn lão già râu tóc bạc phơ, mặc tăng phục xanh xám kia, mà lòng phân vân vô hạn. Giờ đây, gương mặt quắc thước của Trương Phụ toát ra vẻ từ bi hiền hòa. Lão đang ngồi xếp bằng trước tượng Phật Như Lai, mắt nhắm hờ, miệng tụng niệm kinh A Di Đà, tay gõ chuông mõ !Hết khóa lễ, Trương Phụ đứng lên khấn vái :- Đệ tử kiếp này gây nhiều sát nghiệp, về già lòng vô cùng hối hận, xin thành tâm trai giới tu hành, cầu siêu giải oan cho hàng vạn nạn nhân năm xưa !Lão thở dài, rời Phật Đường, đi vào thư phòng ở gần đấy. Lúc này mà Nam Cung Giao xuất thủ thì Trương Phụ chẳng thể thoát chết, nhưng chàng vẫn do dự bất quyết !Trịnh Mãng thì thầm :- Nếu không tha được thì phải giết ngay ! E rằng sau này chẳng có cơ hội tốt nữa ?Nam Cung Giao gật đầu, cùng anh em họ Trịnh lao về phía thư phòng. Viên Tổng quản già của phủ cầm đèn lồng đến tìm chủ nhân : - Bẩm đại nhân ! Có quan Thái Bảo Liễu Di Phu đến cầu kiến, đang chờ ở khách sảnh.Liễu Di Phu là bào đệ của Minh lỗ phó Tướng Quân An Viễn Hầu Liễu Thăng, người bị quân của Lê Sát chém chết ở núi Đảo Mã Pha (phía Nam ải Chi Lăng) vào ngày hai mươi tháng chín năm Đinh Mùi, nhằm năm Tuyên Đức thứ hai, đời vua Minh Tuyên Tông !Liễu Di Phu được Tập Tước Hầu của anh trai, đường hoạn lộ rất hạnh thông, hiện là đương kim Thái Bảo Triều Minh. Uy quyền của Di Phu chỉ dưới có mình lão Thái sư Triển Tài.Trương Phụ chào khách rồi điềm đạm hỏi :- Chẳng hay Liễu Hầu gia giá lâm tệ phủ vì việc gì ?Liễu Di Phu nghiêm giọng :- Nay vua An Nam là Lê Thái Tông còn nhỏ tuổi, quyền hành tập trung cả vào tay gã ngu phu Lê Sát.Đây chính là cơ hội tốt nhất để chúng ta khởi binh chinh phạt An Nam ! Tiểu đệ được sự ủng hộ của các đại thần, định sẽ khải tấu lên thánh thượng, xin người hạ chỉ xuất chinh ! Trương túc hạ là người hai lần đại thắng An Nam, xin chỉ giáo cho tiểu đệ vài yếu quyết về chiến lược !Trương Phụ rót trà mời khách, trầm ngâm một lúc rồi đáp :- Lão phu biết Hầu gia chưa quên được mối thù giết anh, quyết lấy đầu Lê Sát ! Tuy nhiên, theo thiển ý của lão phu thì việc chinh phục An Nam là hoàn toàn không nên làm !Thứ nhất là vì xứ An Nam nhỏ bé chưa bao giờ là hiểm họa của Trung Hoa. Họ chỉ mong được yên thân, cầu hòa chứ chẳng dám nghĩ đến việc xâm phạm cương thổ Minh Triều !Họ Trương nhấp hớp trà rồi nói tiếp :- Thứ hai, đất An Nam hiểm trở, thủy thổ không thích hợp với quân ta, có đánh được cũng phải chịu thương vong rất lớn ! Thứ ba, giống dân Giao Chỉ kia tuy nhút nhát, cầu an, song khi ra trận mạc thì rất can đảm và có kỷ luật, chẳng hề chịu khuất phục. Tóm lại, dẫu có chiếm được đất cũng chẳng thể giữ được lâu !Trong khi rợ Mông cổ đang dòm ngó biên cương phía Bắc thì việc đánh An Nam là bất trí vậy ! Liễu Di Phu sa sầm nét mặt : - Không ngờ Trương túc hạ lại là kẻ khiếp nhược như thế ! Phu này chẳng cần kinh nghiệm của túc hạ cũng có thể chiếm được An Nam một cách dễ dàng !Lão phất tay áo giận dữ bỏ về, chẳng thèm chào hỏi chủ nhà.Trương Phụ nhìn theo, buột miệng than :- Nếu Thánh thượng nghe lời lão côn đồ kia thì máu xương lại chất chồng lên đất An Nam. Sáng mai, ta phải vào triều cảnh tỉnh Thiên Tử mới được.Nam Cung Giao ở ngoài nghe thấy hết, quyết định tha thứ cho Trương Phụ ! Người chàng phải giết sẽ là những vị đại phần đang chủ trương xâm chiếm An Nam !Ba người trở về Trịnh Gia trang.Trịnh Mẫu hớn hở nói :- Lão thân biết công tử đi chơi khuya về tất sẽ đói bụng, nên đã nấu sẵn nồi cháo gà.Trịnh Mãng cười hì hì :- Mẫu thân quả là tinh ý và chu đáo. Hài nhi cũng đang thèm rượu !Bà lão trợn mắt :- Ngươi cứ mở miệng ra là rượu chè ! Nay đã là người của quan nha, phải biết giữ tư cách chứ !Anh em họ Trịnh nhìn nhau vui vẻ.Trịnh Tháo tủm tỉm đỡ lời em :- Mẫu thân yên tâm ! Chỉ khi về nhà bọn hài nhi mới uống thôi, còn lúc thi hành công vụ, dẫu một giọt cũng chẳng dám ! Tóm lại, anh em hài nhi học theo công tử đây, mỗi ngày tối đa là ba chén.Trịnh Mẫu hài lòng :- Thế thì tốt !Bà quay xuống bếp, lát sau cùng một phụ nhân tuổi ngũ thập dọn cháo lên. Người đàn bà này là cháu họ của Trịnh mẫu, do góa bụa côi cút nên đến ở với Biểu Di.Thấy Nam Cung Giao trầm tư nâng chén uống mãi, Trịnh Tháo nghiêm giọng :- Công tử ! Anh em thuộc hạ biết phận hèn mọn chẳng dám hỏi đến tâm sự của bậc quí nhân, song, nếu phải vào cung hành thích Hoàng Đế thì cũng chẳng từ nan ! Xin công tử cứ dạy bảo !Trịnh Mãng tiếp lời :- Chim khôn lựa cành mà đậu. Anh em thuộc hạ đã nguyện suốt đời theo phò công tử dẫu chết cũng chẳng màng !Nam Cung Giao nhìn hai gương mặt rắn rỏi, chân thành của họ, gật gù đáp :- Nhị vị đã có lòng như vậy thì ta cũng chẳng dấu ! Gia mẫu là người Giao Chỉ !Trước khi rời Bắc Kinh, đến Trường An gia nhập Thế Thiên Hội, Trịnh Tháo và Trịnh Mãng chỉ là Đại ca của bọn côn quang đế độ Giờ đây, hai gã tìm đến bọn thủ hạ cũ, điều động chúng thực hiện một kế hoạch tinh vi !Lão Đại Bắc Kinh hiện nay vốn là đệ tử ruột của Trịnh Tháo, tên gọi Lương Nhẫn biệt hiệu Thiên Gia Thử, đao pháp cũng khéo và xảo quyệt như chồn ! Nay sư phụ trở về, thưởng ngay cho trăm lượng vàng, khiến họ Lương khoan khoái, hết lòng phục vụ !Chỉ đến chiều ngày rằm, Thiên Gia Thử đã tìm ra tung tích của Mộc Kính Thanh. Bẩy ngày trước, họ Mộc đã từ Kế Thành Đại Lữ Điếm đến Cầu Lô Câu, đứng tựa thành cầu ngắm nước chảy rất lâu. Sau đó, không thấy đâu cả, hành lý vẫn còn trong quán trọ.Lô Câu kiều năm ở phía Tây Nam Bắc Kinh, được xây dựng năm Kỷ Dậu (1189), nhằm năm Trùng Hưng thứ mười sáu đời Nam Tống. Lúc này, miền Bắc Trung Hoa đã thuộc về rợ Kim, và tương ứng với năm Đại Định thứ hai mươi chín, đời vua Kim Thế Tông Hoàn Diên Ung !Vậy, cầu Lô Câu, tên ban đầu là Quảng Lợi, do rợ Kim xây dựng, nhưng tất nhiên cả thầy thợ đều là người Hán. Rợ Kim là một bộ lạc đông đúc ở miền thượng du Hắc Long Giang, tên gọi Nữ Chân (vùng bộ tộc với Mãn Châu). Người Kim lạc hậu dốt nát, tính tình hung hãn, chỉ được cái đánh nhau là giỏi ! Thế nên, họ chẳng thể nào đủ đầu óc và khéo léo để xây một chiếc cầu nguy nga, hùng vĩ như Lô Câu Kiều được.Cầu Lô Câu là cây cầu đá dài nhất, cổ nhất ở Hoa Bắc. Cầu được ghép bằng đá, dài hơn tám chục trượng, rộng gần ba trượng, trên thân khắc nổi bốn trăm tám mươi lăm con sư tử đá ! Trên cầu còn có bốn hoa Biển và bốn bia đá rất lớn.Cây cầu kỳ vĩ này nằm trong một phong cảnh tuyệt đẹp, nên đã trở thành đề tài ngâm vịnh cho các tao nhân mặc khách.Nam Cung Giao không đến đây để làm thơ ! Chàng đứng trên cầu đăm chiêu suy nghĩ, cố đoán xem từ đây Mộc Kính Thanh đã đi đâu mà lại không trở về quán trọ ? Và vì sao gã lại không đến giết Trương Phụ như đã định ?Chàng dõi mắt nhìn quanh, chợt phát hiện trong cánh rừng xa xa kia thấp thoáng có mái ngói của một tòa nhà cao nào đấy, liền hỏi Thiên Gia Thử :- Này Lương túc hạ ? Chẳng hay những cơ ngơi trong khu rừng kia thuộc về ai vậy ? Lương Nhẫn cung kính đáp :- Bẩm công tử ! Chủ nhân nơi ấy là một lão già tuổi quá bẩy mươi, họ Lâm. Ba năm trước, lão từ Giang Nam về đây mua nguyên cánh rừng ba chục mẫu ấy và xây dựng nhà cửa ! Tiểu nhân có thử mò vào thăm, nhưng không sao qua nổi trận pháp trong vườn. Tiểu nhân đoán lão ta là một bậc kỳ nhân võ nghệ cao cường chứ chẳng chơi !Gã là học trò của Trịnh Tháo nên không dám xưng là thuộc hạ.Nam Cung Giao hiếu kỳ hỏi :- Sao túc hạ lại kết luận như thế ? Lương Nhẫn đắc ý đáp :- Tiểu nhân đâu dám nói càn. Số là, có một hôm, tiểu nhân đang ngồi nhậu trong một tửu quán ở phố Thiên Kiều thì thấy lão họ Lâm kia đi dạo. Lúc ấy, trên vỉa hè có ba gã da đen nhẻm, tướng mạo hung ác, chắc là hải tặc biển Đông. Họ vừa chạm mặt Lâm lão là quì ngay xuống, lạy như tế sao. Tiểu nhân loáng thoáng nghe ba gã gọi Lâm lão đầu là Đảo chủ ! Họ Lâm chỉ gật gù, xua tay, thế là ba hán tử kia rảo bước chuồn thẳng.Nam Cung Giao bâng khuâng suy nghĩ, miệng lẩm bẩm :- Chữ Mộc chẳng phải là một nửa của chữ Lâm hay sao ?Chàng chợt linh cảm rằng Mộc Kính Thanh có liên quan đến Lâm gia trang. Dù không dám chắc lắm nhưng chàng vẫn phải bám víu lấy manh mối duy nhất này.Chàng hỏi lại :- Có cách nào để vào Lâm gia trang một cách đường chính hay không ?Lương Nhẫn gãi đầu tính toán, rồi mỉm cười :-Bẩm có, Lâm Trang chủ rất khoái nuôi chim cảnh ! Chúng ta chỉ cần tìm cho ra một con chim thật đẹp, thật khôn, mang đến bán cho lão là cửa trang rộng mở ngay !Trịnh Mãng gật gù :- Thế thì đêm nay chúng ta sẽ bắt trộm con Bạch Anh Vũ của lão Lưu Tài Thần ở phố Tô Châu nhuộm lông đem đến đấy gạ bán !Trịnh Tháo cười nhạt :- Ngươi đúng là ngu như heo. Con chim ấy nói tiếng người rất sõi, coi chừng chính nó sẽ khai ra lai lịch đấy !Lương Nhẫn lắc đầu :- Sư phụ yên tâm ! Con chim quỉ ấy đã nghẽo hồi năm ngoái, còn con hiện nay chưa biết nói ! Cứ nhuộm đen là xong !Nam Cung Giao phì cười :- Nói bậy ! Trên đời này làm gì có chim vẹt màu đen ?Lương Nhẫn ngoan cố cãi lại :- Chúng ta cứ nói phức là loài Hắc Anh Vũ hiếm có này được đưa từ Miến Điện hay Xiêm La sang, thì bố lão ta cũng không bắt bẻ được ! Bạch Anh Vũ thì đâu chẳng có, phải là của lạ lão ta mới chịu tiếp.Nam Cung Giao chỉ cần gặp mặt lão họ Lâm là đủ, nên để mặc Lương Nhẫn làm theo ý của gã !Sáng mười bẩy, Nam Cung Giao cùng Lương Nhẫn có mặt trước cửa Lâm Gia trang, gõ vào cánh cửa dày kiên cố và đồ sộ, được sơn đen bóng.Trong tay Nam Cung Giao là một chiếc lồng chim nan đồi mồi khảm bạc giá mười lượng vàng. Đây là chiếc lồng đắt nhất Bắc Kinh ! Còn con chim Vẹt đen thui ấy lại là thứ hiếm có nhất trên đời !Trịnh Tháo đã dùng loại thuốc hóa trang đặc biệt của Thế Thiên Hội để nhuộm lông con vật, chỉ chừa lại chiếc mỏ, đôi chân và mào !Lát sau, cánh cửa hé mở, và một nữ lang áo xanh kiều diễm xuất hiện.Nàng chớp mắt tủm tỉm hỏi :- Chư vị là ai, đến đây vì việc gì ?Nam Cung Giao cười đáp :- Bọn tại hạ từ phương Nam lên Bắc Kinh du ngoạn, chẳng may cạn túi thiếu lệ phí về quệ Nghe Lương huynh đây bảo rằng quí trang chủ có thú chơi chim nên tại hạ đánh liều đem con Hắc Anh Vũ này đến bán.Nữ lang che miệng cười khúc khích, ánh mắt đầy vẻ tinh ranh :- Ối chà ! Công tử quả khéo đùa, trên đời này làm gì có chim vẹt màu đen ?Nam Cung Giao thản nhiên đáp :- Trời đất bao la, chuyện lạ chẳng thiếu ! Trước khi bọn Tây Dương đến Trung Hoa buôn bán, chẳng ai tin rằng trên đời này lại có những cặp mắt xanh biếc như mắt mèo !Nữ lang phì cười :- Công tử quả là khéo biện luận, nhưng gia phụ không hiền như tiểu muội đâu !Nam Cung Giao giật mình vòng tay :- Thất lễ ! Thất lễ ! Té ra là Lâm Tiểu thư ! Tại hạ là Nam Cung Giao hân hạnh bái kiến !Nữ lang nghiêng mình đáp lễ :- Tiểu muội là Lâm Bảo Thoa ! Còn vị anh hùng đây danh tính thế nào ?Nam Cung Giao liền giới thiệu Lương Nhẫn với nàng !Bảo Thoa mở rộng cửa, mời khách nhập trang. Lương Nhẫn cáo thoái để một mình Nam Cung Giao vào thôi. Gã ở lại cũng chỉ vướng chân chàng khi cần đào tẩu ! Vào đến khách sảnh, nàng để khách ngồi ở bàn bát tiên mà chạy vào gọi cha !Nam Cung Giao tranh thủ quan sát khách sảnh, cố tình ra chút dữ kiện để bám víu. Chàng chỉ vào đây tìm Mộc Kính Thanh một cách vô căn cứ nên lòng rất băn khoăn, hồi hộp. Trên tường Đông có treo một bức họa chân dung, vẽ một lão nhân đang đứng trên lưng Giao long, tay cầm trường tiên, phong thái cực kỳ oai vũ.Nam Cung Giao hoan hỉ thở phào, thầm đoán Kính Thanh là con trai hay học trò của Lâm Trang chủ, vì gã cũng sử dụng roi mềm.Đã có được chứng cớ quan trọng, chàng bình thản trở về bàn ngồi. Lâm Trang chủ đã ra đến, dung mạo giống hệt như lão nhân trong tranh.Lão không cao lớn, ngũ quan đoan chính, mắt sáng như sao, thần thái uy nghiêm khiếp người.Khách đứng lên thi lễ với chủ nhân. Lâm lão nhìn Nam Cung Giao chăm chú, nhãn quang sắc như dao.Chàng nổi da gà, tự nhủ :- Lão già này xem ra rất khó chơi, ta phải cẩn thận mới được !Và chàng lên tiếng :- Bẩm Trang chủ ! Vãn bối là Nam Cung Giao, người miền Nam, vì thiếu lệ phí về quê nên đem chim quí đến đây nhờ pháp nhãn của Trang chủ thưởng lãm !Lâm Trang chủ nhìn con chim Anh Vũ đen tuyền, trong chiếc lồng đặt trên bàn, lạnh lùng nói :- Lão phu đâu phải trẻ con để người hí lộng ? Nếu không giải thích rõ ràng thì đừng hòng sống mà rời khỏi chốn này ! - Bẩm trang chủ ! Vãn bối mua còn Hắc Anh Vũ này của một lão Đạo Sĩ đất An Dương. Lúc đầu vãn bối cũng nghi ngờ, nhưng lão ta đã nói : Này tiểu thí chủ ! Đạo trời đất biến hóa vi diệu khôn lường, hà tất phải để tâm đến việc có hay không có ? Hàng ngàn năm nay, chẳng ai tận mắt thấy rồng, thế mà tranh, tượng của rồng đầy dẫy Trung Hoa ! Chắc gì rồng là có thực, và chắc gì con vẹt lông đen này không có thực. Vãn bối nghe hữu lý nên đã mua chim của lão.Lâm Trang chủ cười nhạt :- Đừng ngụy biện ! Cả rồng lẫn chim Anh Vũ đen đều không có thực !Nam Cung Giao cười hề hề :- Trang chủ đã từng cỡi rồng vượt biển, sao lại bảo rằng rồng không có thực !Lâm Trang chủ giật mình ngơ ngác, và nhớ ra bức họa trên tường.Lão cứng họng chịu thua, gật gù khen :- Tiểu tử ngươi quả là khéo biện luận, gài được cả lão phụ Ta có nghe đồ đệ Mộc Kính Thanh kể về tài trí của ngươi, lòng không mấy tin tưởng, nay gặp mặt mới biết chẳng sai !Nam Cung Giao vui mừng khôn xiết quì xuống thi đại lễ :- Vãn bối nóng lòng vì sự thất tung bí ẩn của Mộc nghĩa đệ nên mạo muội làm càn, mong Lâm sư phụ lượng thứ.Lâm Trang chủ gật gù :- Té ra ngươi đã nhuộm lông con chim này !Nam Cung Giao chợt nhận ra tia mắt cổ quái của lão, sinh lòng cảnh giác, đứng lên đáp khéo :- Vãn bối xin thề là lúc nhìn thấy lần đầu tiên thì lông nó đã là màu đen.Chàng rất thành thực vì đúng là anh em họ Trịnh đã nhuộm lông con vẹt ở nhà Lương Nhẫn, chàng chẳng hề thấy !Nam Cùng Giao không để ý rằng ánh mắt của Bảo Thoa đầy vẻ hài lòng.Lâm Trang chủ cười nhạt :- Ngươi đề phòng cả lão phu, chứng tỏ bản tính đa nghi, cơ cảnh, vậy vì sao lại đem cả bí mật trọng đại ra thố lộ với Kính Thanh ?Nam Cung Giao gượng cười :- Vãn bối yêu mến Mộc hiền đệ như bản thân mình, giấu giếm làm gì ! Xin Lâm sư phụ cho vãn bối được gặp y !Lâm Trang chủ ngửa cổ cười dài, làm rung rinh mái ngói đại sảnh.Giọng cười của ông đầy vẻ phẫn nộ và thê thiết : - Kính Thanh gây đại họa, làm lão phu mất mặt, chẳng dám lưu lại biển Đông, phải về đây ẩn cư ! Năm ngoái, y lại trốn đi, sống lang thang như kẻ lạc phách. Khiến lão phu càng tủi hổ ! Nay lão phu đã giam cầm y trong trang không cho ra ngoài nữa. Ngươi hãy về đi !Nam Cung Giao chết điếng người, suy nghĩ một lúc rồi nghiêm giọng :- Vãn bối chỉ xin được gặp một lần, biết y còn sống là sẽ rời đây ngay !Lâm Trang chủ quắc mắt :- Chẳng lẽ ngươi cho rằng lão phu đã giết chết Kính Thanh ?Nam Cung Giao bình tĩnh đáp :- Vãn bối chẳng dám có ý ấy, nhưng không thấy mặt y thì chẳng thể yên lòng !Lâm Trang chủ hững hờ bảo : - Ngươi đừng sinh cường trước mặt lão phu, Lâm Thu Bái ta chính là Chu Sơn Đảo Chủ, ba mươi năm trước từng đại náo võ lâm Trung Nguyên, chưa hề gặp đối thủ ! Lão phu đã ra tay thì cực kỳ tàn nhẫn, nếu ngươi không sợ chết thì cứ thử trăm chiêu !Nam Cung Giao chụp ngay cơ hội !- Cảm tạ sư phụ đã mở cho lối thoát, nếu vãn bối vượt qua được trăm chiêu, mong sư phụ tha cho Kính Thanh !Lâm Thu Bái nhíu mày :- Y tàn phế, xấu xí như vậy, đâu đáng để người phải thí mạng ?Nam Cung Giao mỉm cười :- Vãn bối cũng sợ chết lắm. Hay là sư phụ thương tình tha quách cho Kính Thanh ! Xét ra, y có hơi bướng bỉnh, phá phách, song cũng chưa bằng việc đại náo võ lâm !Nghe chàng nói kháy mình, Lâm Thu Bái bực bội :- Đừng xảo ngôn vô ích. Muốn cứu Kính Thanh thì hãy rút gươm ra ! Thoa nhi lấy roi cho ta !Bảo Thoa mau mắn chạy vào, trở ra với một sợi nhuyễn tiên đen tuyền, thân lớn độ ngón chân cái, dài nửa trượng không biết làm bằng vật liệu gì.Lâm lão cầm vòng roi, lạnh lùng nói :- Lão phu sẽ biểu diễn chút nghề mọn để ngươi tự lượng sức mà rút lui ?Ông ta vừa nói xong thì cây nhuyễn tiên đột ngột vươn dài, thẳng băng như cây trường côn. Chu Sơn Đảo Chủ đặt mũi roi vào cột gỗ tròn bằng gỗ trắc cứng rắn và chậm rãi đẩy.Khủng khiếp thay, mũi roi cắm ngập vào gỗ cả lóng tay, cứ như cắm vào đậu hũ.Lâm Thu Bái rút roi lại, nhìn Nam Cung Giao với vẻ đe dọa :- Liệu thân thể ngươi có cứng rắn bằng gỗ trắc hay không ? Thức thời thì hãy rời trang ngay !Chàng tủm tỉm cười :- Cột gỗ tuy cứng rắn nhưng không biết tránh né, vãn bối thì ngược lại.Lâm trang chủ ngao ngán lắc đầu :- Không ngờ ngươi lại ngu xuẩn đến mức không biết sống chết là gì !Lão phu cũng thương tình nên cho phép bãi chiến nữa chừng, khi không còn cầm cự nổi ngươi cứ lên tiếng đầu hàng !Nam Cung Giao cười mát :- Cảm tạ Trang chủ ! Có điều trong trận này vãn bối bắt buộc phải đánh đến chiêu cuối cùng !Chàng rút kiếm, vòng tay chào rồi đứng theo tư thế Phiên Dực Tung Phi !Lâm Thu Bá gật gù tán thưởng, quay lại nói với ái nữ :- Thoa nhi hãy làm trọng tài, đếm theo số chiêu mà ta đánh ra !Bảo Thoa gật đầu, ngượng ngùng thỏ thẻ :- Mong phụ thân nhẹ tay cho !Lâm lão nháy mắt trấn an nhưng ngay chiêu đầu đã xuất tuyệt kỷ. Ngọn nhuyễn tiên của họ Lâm như con rồng đen lồng lộn trong mây, chụp lấy đối phương. Nam Cung Giao nhận ra trong, màn hắc quang mù mịt kìa có hàng trăm chiếc đầu độc xà đang ung dung uy hiếp toàn thân, tiên kình rít lên như xé lụa, chứng tỏ công lực Lâm Thu Bái cực kỳ thâm hậu.Chàng cắn răng thi triển chiêu Vạn Diệp Tế Hoa (vạn lá che hoa) chỉ thủ chứ không công. Tay chàng chớm động vì lực đạo mạnh mẽ của cây roi, đường kiếm hơi lệch đi, lộ sơ hở, và ngay lập tức bị mũi roi mổ vào bả vai trái. Máu từ vết thương bắn ra, vương vãi không gian khi Lâm lão rút roi về !Lão không đánh tiếp mà nhẩy lùi lại ngạo nghễ hỏi :- Sao ? Ngươi còn dám lớn họng nữa không ?Nam Cung Giao đưa tay điểm huyệt chỉ huyết, bình thản đáp : - Cảm tạ Lâm sư phụ đã nương tay nên vết thương không sâu lắm ! Vãn bối xin được lĩnh giáo thêm ! Chàng cúi đầu để tỏ vẻ biết ơn, song lại thuận thế lao đến tấn công để chiếm tiên cơ. Roi của họ Lâm dài gấp rưỡi Lạc Điểu Kiếm nên chàng chỉ có cách nhập nội mới mong chiếm được ưu thế !Quả nhiên, Lâm Thu Bái vướng Bảo Thoa sau lưng không thể lùi lại, đành để mất tiên cơ. Lão thu ngắn nhuyễn tiên, cẩn trọng giải phá những chiêu kiếm liên miên bất tuyệt của tiểu tử xảo trá, lì lợm kia, vì giờ đây mũi kiếm của Nam Cung Giao có thể chạm vào người lão.Chẳng trách năm xưa Lâm Thu Bái không tìm ra địch thủ, phép đánh roi của lão trên đời có một không hai. Màn tiên cũng thu hẹp lại càng dầy đặc kín đáo và mãnh liệt chứ không hề giảm sút uy lực. Tuy nhiên, Lạc Điểu kiếm pháp lại có lộ số khác hẳn kiếm thuật Trung Nguyên, chiêu thức nhanh như thiểm điện, chủ yếu là những thức đâm, ngay lúc chém cũng dùng mũi kiếm. Do đặc tính này, nhiều lần roi của Lâm lão đã quấn được kiếm của đối phương thì bị tuột ra ngaỵ Mà đây lại là điểm lợi hại nhất trong phép đánh nhuyễn tiên.Lâm Bảo Thoa thánh thót đếm nhanh đến líu cả lưỡi cho kịp tốc độ của trận đấu.Nam Cung Giao đánh một hơi ba mươi sáu chiêu mới bị đẩy bật ra.Bị chàng dồn ép, lòng tự tôn của Lâm Thu Bái bị tổn thương, lão gầm lên, dồn toàn lực vào ngọn roi tấn công như vũ bão. Nam Cung Giao liên tiếp thoái hậu, tận dụng bộ pháp để tránh né, thỉnh thoảng mới phản kích được một đòn.Đến chiêu thứ tám mươi hai thì ngực chàng đã lảnh ba đường, tuy vết thương không nặng nhưng do chẳng rảnh tay chỉ huyết nên máu chảy đầm đìa, nhuộm hồng vạt trước của bộ võ phục màu thanh thiên.Bảo Thoa vẫn không dám ngừng đếm mà nước mắt chảy ròng ròng, tội nghiệp cho chàng trai cương cường trọng nghĩa kia !Có lẻ Lâm Thu Bái cũng luyến tài, dừng tay lên tiếng :- Lão phu khuyên ngươi nên bỏ cuộc, nếu không thì đừng hòng sống sót !Nam Cung Giao nhân cơ hội này chăm sóc vết thương, giả đò tần ngần cân nhắc, nhưng thực ra ngấm ngầm điều khí lấy lại chút sức lực.Bảo Thoa buồn bã nói :- Công tử đừng cố nữa. Gia phụ xưa nay chưa từng để ai sống sót qua khỏi chiêu thứ một trăm !Nam Cung Giao nheo mắt đáp :- Cảm tạ tiểu thư đã quan hoài ! Nãy giờ tại hạ vì kính lão nên không dám xuất kỳ chiêu đấy thôi ! Thực ra tại hạ chỉ cần một chiêu cũng đủ thủ thắng ! Gia mẫu từng bảo rằng chiêu kiếm này tuyệt đối không ai giải phá nổi !Lâm Thu Bái cười rộ :- Thật là khoác lác, ngươi cứ thi thố thử xem thế nào !Nam Cung Giao vái dài :- Cảm tạ Lâm sư phụ đã bớt cho mười bảy chiêu, xin người cẩn trọng, chiêu kiếm này ảo diệu vô song, hiểm ác khôn lường.Dứt lời, chàng dựng đứng trường kiếm trước mặt, tay tả xoè ra, đỡ lấy chuôi kiếm, mắt nhắm hờ, thần thái trầm ổn, sát khí dàn dụa.Lâm Đảo Chủ không dám khinh thường, vội dồn nội lực vào thân roi chờ đợi.Nam Cung Giao chợt mở to mắt, thân kiếm vung lên, hóa thành ngàn kiếm ảnh mờ mờ, che kín toàn thân, chẳng còn thấy đâu cả. Và trái cầu thép ấy lao thẳng vào Lâm Trang Chủ.Thu Bái thấy kiếm ảnh liền lạc như da trời, chẳng hề có một sơ hở nào, lòng vô cùng hoang mang dồn toàn lực vào nhuyễn tiên, quất những roi mãnh liệt, chủ yếu để chặn đứng đối phương chứ không nghĩ đến chuyện giết chóc. Các cao thủ lão thành thường cẩn trọng, khi không nắm chắc thì chẳng bao giờ liều lĩnh.Tuy không cao lớn và có thần lực bẩm sinh như Quỉ Côn, nhưng nhờ lúc trẻ ăn được kỳ trân biển Đông, nên Thu Bái sở hữu đến bảy mươi năm chân khí, hơn cả Đường Cổ Ngư !Tất nhiên, Nam Cung Giao không thể nào chịu nổi, văng ngược về phía sau. Dẫu không trúng đòn nhưng sự va chạm với luồng kình lực nặng như núi kia đã khiến khí huyết chàng nhộn nhạo máu rỉ ra khoé miệng. Song, chàng vẫn còn sống, và như thế là quá đủ.Nam Cung Giao đưa ống tay áo lau máu miệng, vái thật sâu :- Bản lãnh của Lâm sư phụ thật đáng xưng vô địch. Vãn bối đã giở đến tuyệt chiêu thủ mạng mà không thể đụng đến chéo áo của người, nhưng cũng may mắn qua được thử thách !Lâm Thu Bái bối rối hỏi :- Chiêu kiếm kia là của phái nào mà lại không hề có sơ hở như vậy ?Nam Cung Giao mỉm cười :- Bẩm Lâm sư phụ ! Đấy là chiêu Mật Trướng Đương Phong (Mùng kín chống gió) vốn là chiêu thủ, không hề có một thức công nào thì làm sao có sơ hở được ! Vãn bối biết mình không qua nổi trăm chiêu nên mới nói khéo để có thể dồn hết sức vào một chiêu cuối cùng. Dù chiêu thức để tấn công thì ít nhất cũng bảo toàn được mạng sống !Chu Sơn Đảo Chủ hiểu ra, ngửa cổ cười khanh khách : - Ngươi quả là một chàng trai trí dũng song toàn, trong hiểm cảnh luôn tìm được lối thoát ! Thế mà lão phu lại tưởng trên đời có một chiêu kiếm toàn mỹ thượng đẳng đến thế nên không dám phản kích !Lão chợt nghiêm sắc mặt : - Lão phu đồng ý để Kính Thanh đi theo ngươi, nhưng nếu ngươi không tận tình chăm sóc, bảo vệ cho nó thì đừng trách lão phu tàn nhẫn !Ánh mắt lão như lưỡi dao cạo lướt trên mặt Nam Cung Giao, khiến chàng rùng mình, vội đáp :- Lâm sư phụ yên tâm. Vãn bối và Mộc hiền đệ đã có lời thề đồng sanh, đồng tử.Bảo Thoa bật cười khúc khích : - Phải chăng công tử đã thề rằng chết cùng ngày, cùng tháng nhưng không cùng năm chứ gì ?Nam Cung Giao gượng cười :- Cô nương thật khéo đánh trúng tim đen người khác. Song thực ra, dẫu có thề thốt thế nào cũng không quan trọng bằng tấm lòng đối với nhau !Bảo Thoa tinh quái nói :- Tiểu muội nghe Mộc sư huynh kể rằng công tử có rất nhiều vợ đẹp, đắm chìm trong son phấn, còn thời gian đâu mà dành cho bằng hữu nữa ?Nam Cung Giao gật gù :- Tại hạ hứa từ nay thỉnh thoảng lại ôm Kính Thanh mà ngủ để y khỏi tủi thân ! Bảo Thoa thẹn thùng cự nự :- Công tử nói kỳ quá !Lâm Thu Bá cười ha hả :- Ngươi làm sao đấu khẩu lại gã tiểu tử xảo trá này. Hãy vào bảo Kính Thanh tắm gội, chuẩn bị hành lý xuất trang.Bảo Thoa dạ rất ngoan, rao bước đi ngay. Ở đây Lâm trang chủ vui mời khách an tọa trên bàn bát tiên, cuối sảnh đã có sẵn một khay rượu nhỏ !Chủ khách cạn chun đầu, Thu Bái bỗng nói :- Tài trí, nhân phẩm của ngươi đã khiến lão phu mến mộ, muốn đem Bảo Thoa gả cho ngươi thấy thế nào ?Nam Cung Giao chính sắc đáp :- Đa tạ Trang Chủ đã nhủ lòng thương tưởng, song vãn bối quả không dám nhận lãnh. Cảnh chồng chung thực ra cũng chẳng hay ho gì ? Rất thiệt thòi cho lệnh ái !Lâm lão cười nhạt :- Ngươi đã nói thế thì sau này đừng đến lạy lục lão phu mà xin cưới đấy nhé !Nam Cung Giao mỉm cười tự tin :- Vản bối sắp rời khỏi Bắc Kinh, không có dịp tiếp xúc với lệnh thiên kim thì làm sao say mê được ?Lâm lão phì cười, lắc đầu chán ngán :- Lão phu cũng không hiểu ngươi là kẻ có trí hay xuẩn ngốc nữa ?Rồi lão nói sang chuyện khác :- Lão phu nghe Kính Thanh kể rằng ngươi đã ước hẹn tử đấu với Thiếu Cốc Chủ Vô Thanh cốc Khương Thư Hàn và lệnh nhạc phụ là Mã Thượng Thư đã quyết dùng quân triều đình để bảo vệ ngươi ! Nhưng lão phu muốn biết chủ ý của ngươi ?Nam Cung Giao trầm ngâm đáp :- Vãn bối tuy không lụy vì hư danh, song vẫn muốn giữ khí tiết của kẻ trượng phu, đành phải tận lực phó ước, gác chuyện sinh tử ra ngoài.Chu Sơn Đảo Chủ hài lòng gật gù :- Hảo hài tử. Ngươi khá lắm ! Lão phu không muốn ngươi chết nên sẽ tặng cho một bửu bối để phòng thân ! Lâm Thu Bái võ nghệ cao siêu quán thế, đáng được tôn làm Thiên Hạ Đệ Nhất Nhân. Nay lão đã mở miệng đòi truyền tuyệt kỹ, Nam Cung Giao vui mừng khôn tả, quỳ ngay xuống lạy tạ !Lâm lão xua tay, bảo chàng ngồi lên rồi vuốt râu kể :- Thực ra, trong lần vào Trung Nguyên ba mươi năm trước, lão phu đã gặp một địch thủ xứng tay, đó là Long Giác Thần Quân Khương Quang Bật.Song phương tỉ thí hơn ngàn chiêu mà vẫn không phân thắng bại, nên bãi chiến ! Về đến đảo Chu Sơn, lão phu ấm ức, cố tìm cách giải phá tuyệt học của đối phương. Sau nhiều năm lao tâm khổ trí, lão phu đã sáng tạo ra một bộ pháp ảo diệu, khả dĩ vô hiệu hóa được kiếm pháp Vô Thanh quái dị của họ Khương. Tuy đã nắm chắc thắng, song do lòng hiếu danh đã nhạt, lão phu không tìm Long Giác Thần Quân nữa. Nay lão phu sẽ dạy cho ngươi pho Hư Ảnh Thần Bộ.Lão đứng lên dắt chàng ra vườn sau khách sảnh, chỉ vào chín viên đá trắng trên mặt cỏ.Bát quái đồ tuy đơn giản nhưng gồm thâu vận động cả vũ trụ. Võ học cũng không ở ngoài lẽ ấy ! Ngươi hãy đứng vào trung cung, tức viên gạch ở giữa, rồi lão phu sẽ chỉ dạy yếu quyết biến hóa.Nam Cung Giao luyện tập đến trưa thì thuộc hết chương pháp, đường lối, nhưng chưa thể gọi là tinh thông.Thế mà Lâm Thu Bái cất lời khen : - Căn cơ của ngươi quả hiếm có trên đời ! Hãy cố khổ luyện đạt đến mức tinh túy thì ngay cả Long Giác Thần Quân cũng khó mà giết được ngươi trong vòng hai trăm chiêu !Nam Cung Giao cười mát : - Thế thì vãn bối sẽ bỏ chạy sau khi đánh xong chiêu thứ một trăm chín mươi chín !Lâm lão nghiêm giọng :- Kiếm thuật của ngươi phối hợp với bộ pháp này, mà có thêm khoảng hai mươi năm chân khí nữa, thì chẳng còn phải sợ Khương lão quỉ. Nhưng hiện tại thì ngươi không phải địch thủ của lão, vì vậy, tuyệt đối không nên giết Thư Hàn ! Vả lại, giết người cũng chẳng hay ho gì !Nam Cung Giao vội kính cẩn cúi đầu tuân mệnh, theo Lâm lão trở vào khách sảnh. Chàng khát khô cả cổ, thầm chê Bảo Thoa thiếu tế nhị, chẳng đem trà nước ra đãi đằng.Chàng bỗng nghĩ lại người đẹp đang bận rộn nấu nướng để đã cơm mình, không ngờ Mộc Kính Thanh lên đến, tay nải trên vai, vui vẻ nói :- Chúng ta đi thôi, đại ca !Nam Cung Giao nhìn gã bằng ánh mắt tràn ngập yêu thương và trách móc :- Hiền đệ âm thầm bỏ đi, lại thất tung bất ngờ khiến ta lo lắng muốn chết ! Ta phải đánh cho ngươi sưng mông lên mới được !Mặt họ Mộc rám nắng nên không thấy đỏ, nhưng đôi mắt đen láy kia lộ vẻ hổ thẹn. Gã đảo mắt liếc Lâm Trang Chủ rồi cằn nhằn Nam Cung Giao : - Sao đại ca lại nói những lời ấy trước mặt Gia sư ?Chàng quay sang phân bua với Chu Sơn Đảo Trang Chủ, không nhận ra vẻ mặt lão rất kỳ quái :- Lâm sư phụ ! Vãn bối làm anh nên luôn dạy bảo Kính Thanh. Vãn bối sờ nắn, thấy khắp người y gân cốt mềm nhão, liền la mắng, bắt y phải thường xuyên luyện võ nghệ, và cấm không được lăn lóc nơi kỹ viện. Y lại trả lời rằng vì luyện Nhuyễn Cốt Thần Công nên da thịt mới mềm mại như thế ! Dám hỏi Lâm sư phụ có đúng vậy chăng ? Lâm Thu Bái ôm bụng cười sặc sụa rồi quát lên : - Hai ngươi có cút nau không ? Lão phu giết chết cả hai bây giờ !Kính Thanh bỏ chạy như bị ma đuổi, Nam Cung Giao cũng vái vội chủ nhân rồi rượt theo !Về đến Trịnh Gia Trang, Kính Thanh lập tức bị lôi vào bàn nhậu.Anh em họ Trịnh đã thân với Kính Thanh từ hồi ở phủ Thượng Thư.Nam Cung Giao thay áo, tắm rửa, băng bó sơ rồi trở ra, ăn như rồng cuốn. Được tám chín chén chàng mới buông đũa, kể cho Trịnh Tháo và Trịnh Mãng nghe cuộc tỷ thí của mình và Lâm Trang Chủ !Trịnh Tháo giật mình :- Thuộc hạ từng nghe thúc phụ Trịnh Kiều nhắc đến Chu Sơn Đảo Chủ, không ngờ ông ta lại là sư phụ của Mộc công tử đây ! Tương truyền, tính tình Lâm Đảo Chủ cực kỳ cổ quái, lãnh đạm, xuất thủ không biết nương tay !Kính Thanh cắt lời gã : - Sao ngươi lại dám nói xấu gia sư ? Nếu ông thực sự tàn nhẫn thì Nam Cung đại ca đã chết từ lâu rồi !Nam Cung Giao xác nhận :- Đúng vậy ! Ta chỉ thắc mắc vì sao Lâm sư phụ lại cố tình thị uy, bắt ta bãi chiến ? Ngay chiêu đầu ta đã thọ thương, lòng vô cùng khiếp sợ, nhưng vì nghĩ đến cảnh Kính Thanh bị giam cầm nên đành phải liều !Mộc Kính Thanh cười hì hì :- Đại ca tốt với tiểu đệ quá. Nhưng mà nhờ vậy mới thu hoạch được lợi lớn là pho Hư Ảnh Thần Bộ.Nam Cung Giao hỏi lại :- Dường như ngươi cũng không biết công phu này ?Kính Thanh gật đầu :- Gia sư vừa mới hoàn thành hồi cuối năm ngoái, tiểu đệ có ở nhà đâu mà học ? Mấy ngày trước, vì nhớ ân sư nên mò về thăm và xin ông tha lỗi. Nào ngờ sư phụ nổi lôi đình, bắt nhốt, cấm không cho xuất trang nữa !Nam Cung Giao hỏi tiếp : - Thế ba năm trước ngươi gây ra tai họa gì mà Lâm Đảo Chủ hổ thẹn đến mức phải rời Chu Sơn vào Trung Nguyên ẩn mặt ?Kính Thanh chớp đôi mắt tinh quái, ngượng nghịu đáp :- Tiểu đệ bị gia sư ép lấy cháu gái của Đông Hải Thần Tăng, trụ trì chùa Phổ Đà. Ngay trước ngày cưới, tiểu đệ bỏ trốn nên gia sư mang nhục !Trịnh Mãng phá lên cười hề hề :- Chuyện này còn khó tin hơn việc chim vẹt màu đen ! Chẳng lẽ cô dâu lại xấu xí như quỷ nên Mộc công tử mới chê !Kinh Thanh trợn mắt cãi :- Ngươi tưởng ta thế này nên không lấy được vợ đẹp ư ? Người ấy kiều diễm nhất vùng đảo Chu Sơn, nếu đem ra so sánh với Mã Hoàn Cơ hay Tiền Vân Mi thì mỗi người một vẻ, chẳng hề thua sút !Nam Cung Giao lộ vẻ buồn rầu chứ không cười :- Trai tài gái sắc ! Ta tin rằng ngươi đã nói sự thực ! Nhưng việc ngươi đào hôn đã khiến ta nghi ngờ rằng vì luyện Nhuyễn Cốt Thần Công nên cả cái của nợ trong đũng quần kia cũng tiêu rồi !Nói xong, chàng đưa tay tả định mò vào hạ thể của gã.Kính Thanh hồn phi phách tán, mang cả ghế lùi nhanh lại, người run lẩy bẩy :Nam Cung Giao và anh em họ Trịnh ôm bụng cười ngất, thật lâu sau chưa nín nổi !Kính Thanh hầm hầm nổi giận :- Nếu đại ca cứ suồng sã như vậy tiểu đệ sẽ trở về Lâm Gia Trang !Nam Cung Giao cố nín cười, nói rằng : - Ngu ca xin lỗi ! Và hứa từ nay sẽ không trêu ghẹo hiền đệ nữa !Mộc Kính Thanh xụ mặt xách ghế trở lại bàn, cùng chàng tính toán kế hoạch ngăn cản cuộc xâm lăng An Nam của Minh triều !Khi nghe Nam Cung Giao đòi giết quan Thái Bảo Liễu Di Phu, Kính Thanh bác ngay :- Hiện nay, đoàn sứ thần An Nam đang có mặt ở Bắc Kinh, đại ca làm thế là đưa họ vào chỗ chết ! Phe chủ chiến không phải chỉ mình họ Liễu, những đại thần còn lại sẽ đổ vạ lên đầu bọn Lê Khải, mượn cớ này mà xin Minh Đế khởi binh trừng phạt An Nam !Nam Cung Giao sợ toát mồ hôi, ngập ngừng hỏi lại :- Thể theo ý hiền đệ thì chúng ta phải hành động ra sao đây ?Kính Thanh tư lự :- Đại ca phải liên lạc ngay với bọn Lê Khải, báo cho họ biết âm mưu của phe Liễu Di Phu, và yêu cầu họ sớm quay về cố quốc. Họ đi rồi chúng ta mới rảnh tay mà hạ thủ ! Trong thời gian ấy, tiểu đệ và anh em họ Trịnh điều nghiên địa thế tư dinh của Liễu Thái Bảo !Nam Cung Giao phấn khởi vỗ vai. Cũng may ngươi xem mỹ nhân như cỏ rác nên ta mới có được một quân sư tài giỏi ! Thôi đừng cưới vợ làm gì, thanh lâu chỗ nào chẳng có.Kính Thanh mỉa mai :- Đi theo đại ca chẳng khác gì theo voi ăn bã mía, xấu hay đẹp thì đại ca cũng hốt sạch, làm gì còn phần cho tiểu đệ nữa ? Nam Cung Giao mỉm cười :- Ta đã chẳng chừa Lâm Bảo Thoa tiểu thư lại cho ngươi rồi đấy sao ? Ta biết ngay ngươi say mê sư muội nên không chịu lấy ai khác !Thiên Gia Thử Lương Nhẫn quen đám dịch tốt trong dịch xá Bắc Kinh nên chiều hôm sau đã liên lạc được với các sứ thần An Nam.Gã trở về bẩm báo : - Bẩm công tử ! Chánh sứ Lê Khải kể rằng Minh Đế long thể bất an nên chưa triệu kiến đoàn sứ thần An Nam, chỉ mình Cầm Đạm Thủy cô nương đã vào cung làm đẹp cho thái hậu. Quan Thái Bảo Liễu Di Phu đã cùng quan Lễ Bộ Thượng Thư đến dịch xá nhận tấu chương và cống phẩm. Khi nghe Lê Khải báo rằng nửa đường gặp cường đạo, sứ giả Trần Dũng bỏ mình.Di Phu khéo léo dò hỏi, nhưng Nguyễn Đào đã khôn ngoan đổ hết công trạng cho Trần Dũng và đội quân áp tải chứ không nhắc đến công tử.Gã thấm giọng bằng một chun rượu đầy, rồi kể tiếp :- Dường như Liễu Di Phu biết rõ bản lãnh của phe cường đạo nên ánh mắt đầy vẻ nghi hoặc. Cuối cùng, họ Liễu bảo rằng nhân dịp có sứ thần các nước Phù Tang, Cao Ly, Mông Cổ,Mãn Châu cùng hiện diện, khi Minh Đế khỏi bệnh, lão sẽ tổ chức một cuộc so tài hữu nghị giữa đại biểu các nước về Trung Hoa.Dũng sĩ thắng trận sẽ phong danh hiệu lưỡng quốc Võ Trạng Nguyên, và nước ấy sẽ được miễn triều cống lần tới.Nam Cung Giao ngắt lời gã :- Thế ai sẽ là đại biểu của An Nam ?Lương Nhẫn cười đáp :- Nay Trần Dũng đã chết, chỉ còn Cầm Đạm Thủy là có kiếm pháp cao cường nhất. Nàng ta sẽ được cử tham gia cuộc tỷ võ !Mộc Kính Thanh cau mày :- Không hiểu Liễu Di Phu đang bày độc kế gì ? Nhưng chỉ riêng việc Minh Đế cứ liệt giường vài tháng cũng khổ cho chúng ta rồi !Nam Cung Giao nóng ruột hỏi Thiên Gia Thử :- Thế ngươi có biết Minh Tông mắc bệnh gì không ? Họ Lương cười hề hề :- Gã dịch tốt họ Tăng kia có bào muội làm cung nữ ! Ả ấy kể rằng long nhan mới được tiến cung một giai nhân tuyệt sắc. Nàng ta tên Đoàn Tự Cơ người đất Vân Nam, mặt đẹp như ngọc, thân hình trắng tựa ngó sen, tỏa mùi hương yêu mị ! Thiên Tử không sao dứt ra nổi suốt ngày quấn quít, bỏ cả việc triều chính. Chỉ sau hai tháng ôm ấp Đoàn Qúi Phi, long thể cạn kiệt nguyên dương, tay chân run rẩy, đi không nổi, thở chẳng ra hơi. Quan thái y đã tận lực chữa trị nhưng không có kết quả !Nam Cung Giao gật gù :- Ta có một dược phương bồi bổ nguyên khí, tráng dương, cố thận cực kỳ thần diệu. Nếu có người tiến cử, ta sẽ vào cung trị bệnh cho Minh Đế ?Mộc Kính Thanh nghiệm giọng :- Đại ca có chắc là sẽ thành công hay không ? Quan Thái Y còn phải chịu thua đấy !Nam Cung Giao cười tinh quái :- Sao không chắc ! Ngươi cứ uống thử vài thang là biết ngay tác dụng ! Lúc ấy, ta chỉ sợ ngươi đòi lấy vợ ngay thì nguy to ! Cả bàn cười vang mà Kính Thanh không giận, chỉ hờ hững nói :- Nếu đúng thế, đại ca hãy trao dược phương cho sứ thần An Nam. Vua Minh thọ Ơn trị bệnh tất chẳng mặt mũi nào chuẩn tấu việc chinh phạt An Nam !Cao kiến của y được tán thành, nhưng hôm sau Thiên Gia Thử đến trao thư của chánh sứ Lê Khải. Nam Cung Giao đọc xong thở dài kể :- Lê Khải bảo rằng mình không tinh thông y thuật, khi vào cung, bị thái y vặn vẹo tất sẽ lòi đuôi chuột. Lão yêu cầu ta hóa trang thành viên Lãnh binh Đặng Quyết, nhập cung để tận tay đối chứng lập phương.Trịnh Tháo cả cười :- Phải đấy ! Gã họ Đặng kia có dáng vóc và dung mạo hao hao giống công tử ! Thuộc hạ chỉ cần hóa trang sơ là chẳng ai phân biệt nổi !Nam Cung Giao viết thư phúc đáp Lê Khải, đồng thời bảo Lương Nhẫn nhờ gã Dịch tốt họ Tăng bắn tin vào cung cấm. Cầm Đạm Thủy nhận được lệnh của Lê Chánh Sứ, lập tức thỏ thẻ với Hoàng Thái Hậu :- Khải tấu lão Phật Gia ! Tiện nữ nghe các cung nữ nói với nhau rằng long thể thánh thượng đang bất an, cả thái y cũng bó tay ! Tiện nữ xin mạo muội tiến cử một bậc danh y của nước An Nam, hiện đang có mặt trong đoàn sứ thần !Chỉ mới vài ngày mà nước da của Thái Hậu đã trắng trẻo hơn trước, mất sạch những nốt đồi mồi già nua, nên bà rất tin tưởng và yêu mến ĐạmThủy.Nghe nàng nói thế, bà phấn khởi phán rằng :- An Nam quả lắm nhân tài ! Ai Gia sẽ hạ chiếu triệu ngay người ấy vào cung ! Nếu y cứu được Vương nhi khỏi chứng di tinh quái ác kia, Ai Gia sẽ trọng thưởng !Sáng hai mươi mốt, viên Thái Giám Tổng Quản Xuân Minh Cung, cùng bốn Tiểu Thái Giám đến dịch xá.Dịch xá trong cả nước đều thuộc bộ Giá, riêng Đại Dịch Xá ở Bắc Kinh lại do bộ Lễ quản lý, chuyên để tiếp đón các đoàn sứ giả ngoại bang, hoặc các đại thần phương xa hồi kinh.Người phụ trách Đại Dịch Xá Bắc Kinh là quan Viên Ngoại Lang Bộ Lễ, tên gọi Tạ Phong. Họ Tạ mau mắn đưa vị Tổng Quản Thái Giám thân tín của Thái Hậu đến dãy phòng của các sứ thần An Nam.Hoàng Tổng Quản the thé rao :- Thái Hậu ban thánh chỉ !Biết trước việc này nên Lê Khải, nguyễn Đào và viên Lãnh binh Đặng Quyết đều đã có mặt. Song chỉ có hai sứ thần ra quì nghe chiếu chỉ, còn Đặng Quyết vẫn ở trong phòng. Trung Hoa xem trọng đạo hiếu nên ý chỉ của Thái Hậu còn có hiệu lực hơn thánh chỉ của nhà vuạ Tuy nhiên, thường thì các bà già ấy không viết thành chiếu mà lại truyền bá qua miệng của Viên Thái Giám thân tín nhất !Lần này cũng vậy, Hoàng Tổng Quản cất giọng gà mái chói tai :- Lão Phật Gia truyền Chánh Sứ thần An Nam Quốc, cử vị thần y Đặng Quyết đến Càn Thanh Cung để trị bệnh cho thánh thượng ! Khâm thử !Lê Khải và Nguyễn Đào khấu đầu :- Chúng thần tuân chỉ !Toán Thái Giám trở ra khách sảnh của Dịch xá chờ đợi. Ở đây Đặng Quyết thay áo. Đặng Quyết thực đang nấp kỹ trong phòng Nguyễn Đào, để Nam Cung Giao thế chỗ !Giờ đây, chàng trai họ Nam Cung khác hẳn, vì cặp lông mày rậm, hàng râu mép xanh rì và bộ râu quai nón bó cằm rất oai vũ. Chàng bồi hồi soi bóng trong chiếc gương pha lê Hà Lan, tự nhủ rằng mình đúng là dân Giao Chỉ khi mặc chiếc áo the đen, đầu đội khăn vành rễ !Chính Lê Khải cũng nói :- Lạ thực ! Trong bộ y phục này, trông công tử chẳng có một nét nào của người Trung Hoa !Hai khắc sau, chàng đã có mặt ở cung Khôn Ninh, để theo Thái Hậu đến cung Càn Thanh.Tướng mạo khôi vĩ, oai vệ của Đặng Quyết chẳng hề giống với một thầy lang, khiến bà mẹ vua ngần ngại :- Này Đặng hiền khanh ! Do lời tiến cử của nha đầu Đạm Thủy, nên Ai Gia mới cho gọi khanh đến. Nhưng việc chữa bệnh cho Thánh Thượng là rất quan trọng, liệu khanh có đủ năng lực hay không ?Đặng Quyết mỉm cười, để lộ cái mà gã không có, đó là lúm đồng tiền trên má trái, và vui vẻ đáp :- Khải tấu Thái hậu ! Hạ thần cam đoan rằng chỉ sau bảy ngày, Hoàng thượng sẽ phục hồi như cũ, có thể lâm triều giải quyết chính sự !Thái Hậu lạnh lùng nói :- Khanh tự tin như thế khiến Ai Gia cũng yên lòng. Nhưng nếu bệnh tình của Thánh Thượng xấu đi thì không phải chỉ riêng cái đầu của khanh rơi xuống đâu đấy !Ý bà nói rằng cả đoàn sứ thần An Nam gần hai trăm mạng sẽ phải chết. Thái Hậu đứng lên, di giá đến cung Càn Thanh, nơi Minh Anh Tông đang dưỡng bệnh.Trên hành lang trước cửa cung có gần hai chục vị quan lớn đang chầu chực, cứ như sợ rằng mình không hiện diện đúng lúc Thiên Tử băng hà !Thấy Thái Hậu, họ nhất tề phục xuống lạy.Nam Cung Giao đi sau bà, khoan khoái nhận đại lễ của họ. Chàng nhận ra Thái Sư Triển Tháo vì gương mặt ông có những nét giống Thất Vương Phi ! Tất nhiên có cả Thái Bảo Liễu Di Phu !Triển Thái Sư không phải quì, chỉ cúi mình chào, vì ông là thông gia với Thái hậu. Triển lão rầu rĩ lên tiếng : - Khải tấu Thái Hậu ! Thái y bảo rằng bệnh của Thánh Hoàng mỗi lúc thêm nặng, tuy mạng rồng không đáng ngại, nhưng tinh thần rất suy sụp !Các đại danh y Đế Đô và miền Hà Bắc này lần lượt bị đức Vạn Tuế đuổi ra, cả Thái y cũng mới bị hạ ngục hồi sáng ! Ông vừa dứt lời thì Liễu Di Phu nói tiếp :- Khải tấu Thái Hậu ! Phải chăng gã An Nam râu rậm kia được mời đến để trị bệnh cho Thánh Hoàng ?Thái Hậu thở dài :- Đúng vậy ! Gã đã đem đầu ra cam đoan rằng sẽ thành công ! Ai Gia bắt buộc phải thử xem !Thái Hậu bước vào Càn Thanh cung.Đặng Quyết theo sau, nheo mắt cười bảo Triển Thái Sư :- Đại nhân bị chứng táo bón kinh niên, mỗi ngày phải ăn đủ một cân rau sống, và đi bộ mười dặm thì sẽ thấy khá hơn !Triển Thái Sư ngơ ngác nhìn theo gã thầy lang An Nam, rồi nói với các quan :- Gã này đáng mặt thần y, chỉ nhìn qua đã biết rõ bệnh kín của lão phu.Liễu Di Phu hận hực :- Hay ho gì gã ! Chẳng qua mặt của lão Thái Sư nhăn nhó, nặng nề, ai nhìn không đoán được ! Như tiểu đệ đây trĩ lòi cả gang, sao y không giỏi mà nói ra đi !Các quan che miệng cười, định bụng sẽ về kể cho vợ nghe bí mật của hai vị quan đầu triều.Quả thực là Nam Cung Giao chỉ lòe thiên hạ, bệnh táo bón của Triển Thái Sư là do Thất Vương Gia tiết lộ với chàng ! Trong tẩm cung chỉ có mình nhà vua và Đoàn Qúi Phi. Mỹ nhân đang ngồi bóp chân cho Thiên Tử, mặt hoa ủ dột, đầy vẻ u sầu lo lắng. Nàng sợ Minh Đế băng hà, và khi đó, nàng sẽ không thoát chết dưới tay Hoàng Hậu !Đoàn Qúi Phi sẽ bị khép tội dùng sắc mê hoặc Quân Vương, khiến long thể hao mòn nguyên khí dẫn đến tử vong !Tuy chưa nói ra nhưng mỗi lần đến thăm Thiên Tử, ánh mắt Hoàng Hậu đã biểu lộ lòng căm hờn tột độ !Nàng oán hận trời xanh đã ban cho nàng nhan sắc phi phàm và một thân thể nồng nàn mùi hương quyến rũ. Dù nàng không muốn, song Minh Đế đã vì hai điều ấy mà mê mệt, miệt mài truy hoan, đưa đến hậu quả hôm nay !Nhận ra Thái Hậu giá lâm, Đoàn Qúi Phi vội rời long sàng, phục xuống lạy :- Tây Cung Qúi Phi khấu kiến Thái Hậu ! Thái Hậu nói với giọng lạnh như băng :- Miễn lễ !Rồi bà bước đến cạnh giường, lay gọi Minh Anh Tông :- Vương nhi ! Ai Gia đưa thần y đến trị bệnh cho ngươi đây !Nhà vua mở mắt, buồn rầu nói :- Thần nhi chẳng còn thiết sống nữa ! Mẫu hậu bất tất phải bận tâm !Nói xong, Minh Đế nhắm mắt lại quay vào trong. Thái Hậu chán nản thở dài, bảo Nam Cung Giao :- Thánh Hoàng đã đánh mất chí cầu sinh, còn thuốc nào cứu chữa nổi nữa. Ai Gia chẳng nhẫn tâm nhìn cảnh này, giao lại cho ngươi đấy !Bà nghẹn ngào quay bước, rời khỏi phòng. Nam Cung Giao chờ bà đi khuất, tủm tỉm nói với Đoàn Qúi Phi :- Hạ thần là người nước An Nam, quen tính trực ngôn, xin thành thật chia buồn với Qúi Nhân. Nay Thánh Hoàng đã không còn khát sống thì sinh mạng của Qúi Nhân cũng sắp kết thúc ! Thật uổng thay cho một bậc mỹ nhân sắc nước hương trời !Đoàn Tự Cơ thẹn thùng bởi ánh mắt nồng nàn của chàng trai lạ, lòng sung sướng vì được ngợi khen, song nàng vẫn giả đò nghiêm nghị, gắt gỏng :- Sao khanh lại dám nói những lời phạm thượng như thế ?Nam Cung Giao thản nhiên đáp :- Hạ thần chỉ nói ra sự thực. Sao gọi là phạm thượng ? Bốn năm trước, Tiên Hoàng của tệ quốc băng hà, Hoàng Hậu lập tức khép tội nàng Ái Phi được sủng ái nhất, bắt phải thắt cổ chết !Đoàn Qúi Phi bàng hoàng, run giọng :- Thực thế sao ? Ta từ nhỏ nghe đến điều ấy, nhưng đã quyết chết theo Thánh thượng nên không hề sợ !Nam Cung Giao mỉm cười :- Tối độc phụ nhân tâm ! Nàng ái phi kia đã không được chôn gần mộ của Lê Thái Tổ, và cũng chẳng ai biết xác nàng ta bị ném xuống sông cho cá rỉa hay quăng vào rừng cho chó gặm !Dẫu nàng ấy có gặp Lê Thái Tổ dưới hoàng tuyền chắc cũng bị chê !Đoàn Qúi Phi sợ hãi rú lên :- Ngươi đừng dọa ta !Minh Anh Tông chịu hết nổi, cố lấy hơi mà quát :- Tên cuồng đồ kia ! Ngươi có bao nhiêu cái đầu mà dám khi quân ? Trẫm còn sống mà ?Nam Cung Giao vui vẻ quay lại :- Thánh Thượng giết hạ thần rồi thì lấy ai trị bệnh ? Sao ngài không cố sống mà bảo vệ cho người mình yêu dấu !Minh Đế thở dài :- Sống mà thế này thì thà chết còn hơn !Nam Cung Giao nghiêm giọng :- Hạ thần đã đem gần hai trăm cái đầu của đoàn sứ thần An Nam để bảo chứng, tất không thể thất bại được. Chỉ cần Thánh thượng tuyệt đối tin tưởng hạ thần là đủ !Cách sử sự kỳ lạ và thái độ tự tin của chàng đã khiến nhà vua tò mò ! Chàng khác hẳn những vị đại phu già nua, khiếp nhược từng đến đây !Minh Anh Tông cau mày hỏi :- Cách điều trị của khanh thế nào ?Nam Cung Giao đáp :- Mỗi ngày một thang, sau bẩy ngày hồi phục như xưa. Nếu tiếp tục dùng dược phương này thường xuyên, đến tuổi tám mươi vẫn cường tráng ! Nhưng từ nay trở đi mỗi đêm thánh thượng chỉ được phép ngự hoan một lần ! Long nhan mừng rỡ ngắt lời :- Thế là tốt lắm rồi ! Khanh hãy mau ra tay diệu thủ ! Cạnh đây có cả một kho thuốc, nếu thiếu gì, hiền khanh cứ bảo Tổng Quản Thái Giám Càn Thanh Cung là Dịch Qúi cung cấp ! À ! Danh tính của khanh là gì ?- Khải tấu thánh thượng ! Hạ thần là Đặng Quyết !Nhà vua bảo Đoàn Qúi Phi :- Ái khanh ra gọi Dịch Tổng Quản vào đây.Lát sau, họ Dịch phục phịch bước vào lắng nghe thánh ý ! Lão cung kính hỏi Nam Cung Giao :- Chẳng hay Đặng thần y cần sai phái điều gì ?Chàng cười đáp : - Phiền Tổng Quản tìm cho tại hạ bẩy con chó mực mới sinh chưa đầy mười ngày ! Phải là chó mực chính gốc, và toàn là giống đực !Minh Đế rụng rời lẩm bẩm :- Chăng lẽ Trẫm phải ăn cả chó nữa sao ?Nhưng chỉ sau ba ngày long nhan đã thấy diệu dụng của món Hắc Cẩu Bát Bửu Thần Phương. Sau mỗi lần uống thuốc, nhà vua được Nam Cung Giao dùng nội công xoa bóp toàn thân, khiến dược vị tan nhanh. Người khoan khoái chìm vào giấc ngủ, để khi tỉnh dậy thấy mình khoẻ hơn !Trong tẩm cung vẫn chỉ có ba người, không cung nữ lẫn thái giám thêm Dịch Tổng Quản chạy ra chạy vào chờ sai khiến !Trước đây trong lúc tuyệt vọng, Minh Đế đã đuổi hết tả hữu, chỉ để mình Đoàn Qúi Phi hầu hạ mình. Cả Hoàng Hậu cùng các Hoàng Tử, Công Chúa cũng bị cấm cửa ! Sáng sáng, họ và bá quan đến cửa cung Càn Thanh quì lạy, nói lời vấn an chứ không dám vào.Cơm nước được Dịch Tổng Quản bưng vào tận giường ngự, và Đặng Quyết được phép ăn chung với nhà vua cùng Đoàn Qúi Phi !Những lúc không ngủ, Minh Anh Tông vui vẻ chuyện trò với Đặng Quyết hỏi thăm về gia cảnh của gã, cũng như văn vật đất An Nam. Đặng Quyết trả lời rất mơ hồ, chung chung, thường nói lảng sang đề tài khác. Minh đế không biết là đối phương cũng dốt đặc về đất Giao Châu như mình, lại tưởng Đặng Quyết muốn giữ bí mật cho quốc gia !Đến ngày thứ năm thì Minh đế phát hiện Long Thương của mình ngạo nghễ dựng đứng hàng nửa canh giờ mới chịu hạ, liền hoan hỉ phán :- Đặng hiền khanh ! Nay khanh không chịu nhận chức Thái y của Minh triều. Trẫm cũng chẳng dám ép. Nhưng công lao hạng mã này không thể không thưởng. Vậy khanh cứ nói ra ý mình, trẫm sẽ chuẩn tấu.Nam Cung Giao cười đáp :- Hạ thần chỉ xin hai điều, một cho tổ quốc và một cho mình !Minh đế gật đầu :- Khanh cứ tấu !Nam Cung Giao nghiêm giọng :- Thứ nhất, hạ thần tha thiết cầu xin thánh thượng đừng bao giờ nghe lời xúc xiểm của ai mà hạ chỉ chinh phạt nước An Nam.Minh Anh Tông mỉm cười :- Trẫm hứa ! Nhưng thực ra sau việc này, trẫm làm sao dám nghĩ đến chuyện khởi binh ? Còn điều thứ hai ?Nam Cung Giao tủm tỉm cười :- Hạ thần muốn có một tấm miễn Tử Kim Bài !Minh Đế kinh ngạc :- Vật ấy nào có ích gì khi khanh đã trở về An Nam ?Nam Cung Giao ung dung đáp :- Khải tấu thánh thượng ! Người Giao Châu có câu tục ngữ : Vuốt mặt nể mũi.Hạ thần mà có được Kim Bài của Thánh thượng thì vua An Nam cũng không dám trị tội !Minh Đế cười khanh khách :- Hiền khanh nói cũng hữu lý ! Nếu An Nam quốc vương giết khanh là không nể mặt nước Trung Hoa. Trẫm chuẩn tấu !Minh Anh Tông đã giữ lời, suốt đời không gây hấn với An Nam ! Các triều vua Minh sau này cũng hành động như vậy, cho đến lúc cơ đồ lọt vào tay quân Mãn Thanh ! Có thể vì di chiếu của Anh Tông, hoặc vì phải đối phó với rợ Mông, rợ Mãn nên họ không rảnh tay ? Tối hôm ấy, uống xong chén thuốc thơm mùi thịt chó, Minh Anh Tông lại được Nam Cung Giao xoa bóp, khoan khoái chìm vào giấc mộng.Nhà vua tuyệt đối tin yêu Đoàn Tự Cơ và Nam Cung Giao nên không hề cảnh giác. Ngài chẳng biết rằng hai con tim son trẻ kia đã rung động, dù chỉ gần gũi nhau có mấy ngày !Thấy nhà vua đã ngủ say, Nam Cung Giao đi sang phòng bên để nghỉ ngơi. Chàng nằm ngữa trên giường, nhìn qua song cửa, ngắm sao trời mà nhớ về cố quận, song hình bóng người thân cứ hòa lẫn với dung nhan xinh đẹp tuyệt trần của Đoàn Qúi Phi !Với bản tính ngang tàng, phóng khoáng, chàng tự cho phép mình chiêm ngưỡng người đàn bà mười chín tuổi kỳ lạ kia. Những lúc long nhan ngủ vùi, chàng ngồi ngắm nàng không nhớp mắt. Đoàn Tự Cơ chằng hề giận, chỉ thẹn thùng cúi mặt và liếc trả bằng ánh mắt trách móc.Nam Cung Giao trằn trọc đến cuối canh ba, mệt mỏi ngủ thiếp đi.Chàng đã mơ thấy mình được ôm ấp thân hình ngà ngọc thơm tho của Đoàn Qúi Phi, ngay trên long sàng, cạnh thân hình bất động của Minh Anh Tông.Chàng kinh hãi giật mình tỉnh giấc, phát hiện Tự Cơ đang đứng bên giường, tóc dài buông xoã, áo ngủ trắng mỏng manh. Qúi Phi mỉm cười, ngồi xuống cạnh giường rồi ngã người áp má lên bờ ngực trần rộng và vạm vỡ của chàng.Tim Nam Cung Giao rộn ràng đập nhanh vì hồi hộp và sợ hãi. Tự Cơ thì thầm :- Chàng đừng lo ! Thiếp đã gài chặt cửa và điểm huyệt mê của Thiên Tử rồi !Nam Cung Giao thở dài :- Té ra Qúi Phi là một cao thủ võ lâm, thế mà tại hạ nhìn không ra !Đoàn Tự Cơ cười khúc khích :- Thiếp cũng chẳng nhìn ra việc chàng có phải là người Giao Chỉ không ? Nghe chàng ấp úng trả lời nhà vuạ Thiếp phải cố nín cười ! Hơn nữa, răng chàng đâu có nhuộm đen ?Khi mỹ nhân cười, thân hình rung động khiến Nam Cung Giao cảm nhận được rõ ràng sự tiếp xúc với gò nhũ phong nẩy nở của nàng. Mùi hương kỳ lạ kia ngày càng dìu chàng vào trạng thái lâng lâng và đầy khát vọng.Tuy nhiên, việc Tự Cơ giỏi võ đã khiến lòng chàng cảnh giác, lo lắng, nên đã trấn áp được lửa dục.Nam Cung Giao bình tĩnh đáp :- Qúi Phi lầm rồi ! Tại hạ là người Giao Chỉ chính gốc, có hai ngón chân cái rất đặc biệt.Tự Cơ hiếu kỳ ngồi bật dậy, nhìn hai bàn chân chàng, và thích thú sờ nắn. Nhưng rồi nàng lại trở về với tư thế cũ, hạ giọng kể lể :- Thiếp vốn là hậu duệ của Hoàng Gia họ Đoàn nước Đại Lý ở đất Vân Nam. Vì muốn khôi phục lại nước cũ thiếp đã tự nguyện tiến cung, mong có ngày lên ngôi Hoàng Hậu, xin Thiên Tử ban cho thành Đại Lý để dựng nước !Nam Cung Giao cảm động nói :- Không ngờ nàng lại ôm ấp một ý nguyện cao cả như vậy ! Song tại hạ sợ rằng nàng sẽ khó mà toại ý !Đoàn Tự Cơ thở dài não ruột :- Thiếp cũng biết là vô vọng, nhưng nếu may mắn sinh được Hoàng Nam thì vẫn còn có cơ hội ? Xưa nay, việc phế trưởng lập thứ là chuyện thường tình !Chợt nàng nghiêm giọng :- Thiếp hỏi thực ! Phải chăng sau lần lâm trọng bệnh này, Minh đế sẽ khó mà có con được nữa ?Nam Cung Giao gật đầu :- Có lẽ vậy ! Linh dược chỉ bồi bổ khí huyết, gân cốt, song tính nguyên nhà vua đã kém lắm rồi. Vả lại, ông ta đã quá tuổi bốn mươi !Đoàn Tự Cơ ngồi lên nhìn thẳng vào mắt chàng, ai oán nói :- Vậy thì chàng hãy ban cho thiếp một đứa con ! Và nếu giấc mộng của thiếp được trọn vẹn thì con của chúng ta sẽ làm Hoàng Đế Trung Hoa, lúc ấy, cảnh chiến tranh tang tóc giữa hai nước sẽ không bao giờ xảy ra !Nam Cung Giao choáng váng vì ý nghĩ táo bạo và tuyệt diệu của Tự Cơ, liền tự nhủ :- Ý nàng chẳng phải là dở ! Ta đã hằng mong muốn sự hòa hiếu giữa hai dân tộc cơ mà ?Chàng nghe lòng thanh thản, mỉm cười tình tứ :- Hay lắm ! Ta sẽ cố noi theo gương Lã Bất Vi vậy !Không còn rào cản, Nam Cung Giao say đắm vuốt ve thân hình tuyệt mỹ của Tự Cợ Chàng hít mãi mùi hương kỳ diệu trên da thịt nàng, và bộ râu rậm đã khiến mỹ nhân nhột nhạt, rùng mình cười rúc rích.Cũng như Minh Anh Tông, Nam Cung Giao mê muội trong những giấc vu sơn liên tiếp, không sao dứt ra được.Người đàn bà kỳ lạ này quyến rũ tựa ngọn lửa rực rỡ, biến kẻ quân tử thành những con thiêu thân, tình nguyện được chết trong vòng tay nàng !Cuối canh tư, Tự Cơ nũng nịu xô tình lang ra, lặng lẽ trở về tẩm phòng với Long Nhan, còn Nam Cung Giao lăn ra ngủ như chết !Cuộc tình vụng trộm nồng nàn, pha chút ảo vọng tương lai khiến Nam Cung Giao kéo dài việc chữa trị cho Minh Đế. Nhà vua lại càng yên tâm và cảm kích sự chu đáo, kiên nhẫn của vị đại phu nước An Nam ! Ông không biết rằng mình bị cắm sừng bởi hai con người đang nuôi mộng thay đổi huyết thống họ Chu.Sau chín dêm ân ái mặn nồng, Tự Cơ sung sướng báo tin :- Đặng tướng công ! Thiếp đã trễ kinh được bốn ngày, chắc là đã cấn thai.Nam Cung Giao liền thăm mạch thật kỹ, mỉm cười xác nhận ! Tự Cơ hạnh phúc ngồi vào lòng chàng thủ thỉ :- Lúc này thiếp lại muốn quên đi giấc mơ phục quốc, trốn theo chàng về An Nam sinh sống. Hạnh phúc của nữ nhân là được sống với người mình yêu thương !Nam Cung Giao hôn nàng rồi buồn rầu nói :- Ta cũng không muốn xa nàng, nhưng việc này sẽ gây hậu quả rất lớn, đó là chiến tranh giữa hai nước !Tự Cơ cũng hiểu điều ấy, dụi đầu vào ngực chàng mà nấc nhẹ.Nam Cung Giao vỗ về bờ vai nhỏ, dặn dò :- Nếu nàng sanh con trai tất phải nỗ lực tranh giành ngôi Đông Cung Thái Tử clto nó ! Khi tự lượng không kham nổi cuộc chiến khốc liệt ấy thì đừng miễn cưỡng mà uổng mạng ! Còn như tình hình quá nguy ngập, nàng hãy rời bỏ hoàng cung, đến Cảnh Đức trấn ở đất Giang Tây chung sống với ta !Đoàn Tự Cơ ngơ ngác :- Chẳng lẽ chàng không về An Nam ?Chàng nghiêm nghị đáp :- Nay chúng ta đã yêu nhau say đắm, tình thân như phu phụ, ta cũng chẳng giấu giếm nữa. Ta không phải là Đặng Quyết, mà là Nam Cung Giao, có cha người Hán, mẹ người Giao Chỉ. Ta sinh trưởng trên đất Trung Hoa này, nhưng lòng vẫn thương quê mẹ nên giúp đỡ đoàn sứ thần An Nam !Tự Cơ tròn mắt kinh ngạc, lát sau cười hỏi :- Phải chăng chàng đã hóa trang ? Thiếp muốn được thấy chân diện mục !Nam Cung Giao cẩn thận gỡ râu và cặp lông mày giả, để lộ dung mạo anh tuấn, hiền lành. Tất nhiên là đẹp hơn Đặng Quyết.Tự Cơ nhìn đắm đuối rồi thờ thẫn nói :- Thiếp sẽ ghi nhớ suốt đời gương mặt của chàng !Đêm ấy, Nam Cung Giao không hóa trang, cùng Tự Co ái ân đến sáng.Trong cơn hoan lạc, nước mắt chia ly đầm đìa gối phượng !Sáng mùng sáu tháng sáu, Minh Đế lâm triều, mặt hồng hào, tươi tỉnh, giọng rồng oang oang. Trước hết, ngài tuyên dương công trạng của Đặng Quyết và tuyên cáo luôn hai yêu cầu của họ Đặng !Liễu Thái Bảo và một số đại thần thuộc phe chủ chiến tái mặt, cố giấu tiếng thở dài. Họ Liễu cũng không dám mở miệng xin vua cho phép tổ chức cuộc so tài giữa các đoàn sứ thần nữa.Ngay trưa hôm ấy, đoàn sứ thần giả An Nam lên đường về nước, mang theo rất nhiều tặng phẩm của Minh Anh Tông ! Ưu Đàm Hoa Tiếu Ngạo Trung Hoa Đánh máy: Vinh Hồi 9(a) Thiếu Thất giả cuồng đương Ngọc Diện Trịnh Sơn nguyệt dạ khấp thê nhi Nam Cung Giao không tống tiễn vì sợ ánh mắt lưu luyến của Cầm Đạm Thủy. Bọn chàng kéo đến Lâm Gia Trang để cáo biệt Chu Sơn Đảo Chủ Lâm Thu Bái.Không thấy Bảo Thoa, Nam Cung Giao hỏi ngay : - Lâm sư phụ ! Vản bối muốn được chào từ biệt lệnh ái. Lâm lão cười khà khà :- Con bé ấy đã đi Trực Lô thăm Đại Di rồi ! Nếu không thì lão phu đã bảo nó bắt gà làm thịt đã các ngươi.Anh em họ Trịnh hăng hái ứng tiếng : - Để bọn vãn bối làm cho !Hai gã cùng Mộc Kính Thanh xuống bếp, để Nam Cung Giao hầu chuyện Lâm Thu Bá.Lâm lão cười hỏi :- Sao ngươi không giết Trương Phụ ?Nam Cung Giao liền kể lại mọi việc, chỉ trừ mối tình nồng cháy với Đoàn Quí Phi. May mà chàng đã uống nước của món Hắc Cẩu Bát Bửu Thần, huống nên khí huyết hưng vượng, không hề hốc hác xanh xao vì mười đêm mây mưa nồng nhiệt !Nam nhân độc thân và nghiện rượu thì thường có tài làm thức nhắm rất nhanh. Chỉ hơn khắc sau, ba món thịt gà rán, luộc, canh và cơm đã được dọn lên.Giữa bữa, Lâm Thu Bái bỗng thở dài nói :- Lão phu hiếu võ đến mức quên cả việc lập gia thất, năm ngũ thập mới lấy vợ, sinh ra được mình Bảo Thoa ! Gần đây, lão phu nghe trong người không ổn, có lẽ là do hậu quả của việc ăn kỳ trân Hải Thượng Huyết Hoa thời trai trẻ. Muốn sống lâu, lão phu cần có ba viên Đại Hoàn Đan của Thiếu Lâm Tự ! Vậy phiền Giao nhi và Thanh nhi mang thư đến núi Thiếu Thất gặp phương trượng Bạch Vân Thần Tăng, xin hộ lão phu ! Sau đó, Kính Thanh sẽ một mình mang về đây.Nam Cung Giao vội đáp :- Vãn bối xin tuân mệnh.Và chàng quay sang bảo anh em họ Trịnh : - Hai ngươi hãy về Kinh bằng đường Từ Châu, và giết gã Đông Thành Bá Vệ Cảnh giùm ta. Nhớ hành động êm thắm, tốt nhất là ngụy trang sao cho họ Vệ trông giống như đột tử hay tự sát !Trịnh Tháo cười đanh ác :- Công tử yên tâm ! Thuộc hạ sẽ xiết cổ gã rồi treo lên, chẳng ai có thể nghi ngờ được !Trịnh Mãng tiếp lời :- Bọn thuộc hạ sẽ không quên đến thăm mộ Tiểu Lan cô nương và xem tình hình của thôn Giao Chỉ mới !Nam Cung Giao hài lòng gật đầu, chưa kịp khen họ thì nghe Lâm lão nói :- Chuyện đời như phong vân bất trắc, biết đâu lão phu mãn số trước khi linh đan luyện xong !Lão phu không an tâm về duyên phận của Bảo Thoa nên muốn được ngươi gọi trước một tiếng nhạc phụ !Nam Cung Giao thấy lão quá thiết tha, không nỡ từ chối, nhưng cố vớt vát :- Lòng yêu thương của Trang Chủ khiến vãn bối vô cùng cảm kích !Tuy nhiên, vãn bối đã lỡ hứa nhường Lâm tiểu thư cho Mộc hiền đệ ! Y cũng thầm yêu thương Bảo Thoa từ lâu, do mặc cảm xấu xí nên không dám thố lộ !Lâm Thu Bái phì cười : - Làm gì có chuyện ấy ! Kính Thanh thuở nhỏ trèo cây té xuống, ngọc hành bị vỡ, đâu còn thiết tha với nữ nhân nữa ? Trịnh Mãng khoái trá cười vang :- Thì ra việc công tử là thái giám ! Hèn gì không có cọng râu nào, mông thì cong như đàn bà ! Trịnh Tháo đắc ý nói theo :- Dường như tâm tính y cũng biến đổi, suốt ngày chỉ bám chặt lấy Nam Cung công tử !Nam Cung Giao cũng rợn người thầm nghĩ :- Bỏ mẹ ta rồi ! Chẳng lẽ Kính Thanh ái nam, ái nữ, đã xem ta là chồng ? Mộc Kính Thanh thẹn quá hóa giận, vung tay tát vào mặt Trịnh Tháo rồi quay sang nghẹn ngào nói với Nam Cung Giao :- Đại ca yên tâm ! Tiểu đệ chẳng đến nỗi quái gở như vậy đâu ? Nhưng nếu đại ca ghê tởm, tiểu đệ sẽ không bao giờ để đại ca nhìn thấy nữa !Nam Cung Giao thấy mắt gã ướt rượt, lòng chàng cảm thương vô hạn, liền an ủi :- Hiền đệ đừng nói thế ! Dù ngươi có biến thành quái vật ta cũng vẫn yêu mến hết lòng !Kính Thanh mỉm cười tha thứ, và nói :- Đại ca đã biết rõ ẩn tình, xin cứ nhận lời gia sư để người được vui !Nam Cung Giao gật đầu, rời ghế phục xuống lạy Lâm Trang Chủ chín lạy, miệng gọi :- Nhạc phụ ! Tiểu tế xin ra mắt.Lân Thu Bái hoan hỉ cười dài, gương mặt đầy vẻ mãn nguyện, cao hứng. Hôm ấy, cả đám đều say khướt, chỉ mình Kính Thanh là hơi tỉnh táo !Sáng hôm sau, Nam Cung Giao và Kính Thanh theo hướng Tây về Bảo Định, còn anh em họ Trịnh đi đường Đông Nam, ghé qua thành Trực Cô (Tức Thiên Tân bây giờ). Cuối tháng sáu, Nam Cung Giao vượt Hoàng Hà, cùng Kính Thanh đến thành Trịnh Châu vào giữa trưa.Minh Đế đã tặng riêng cho Đặng Quyết, tức Nam Cung Giao, số vàng vạn lượng, nên chàng có thể yên lòng vào trọ Hà Nam Đệ Nhất Lữ Điếm.Trịnh Châu là thủ phủ của tỉnh Hà Nam, lại nằm giữa giao điểm của hai đường quan đạo chính Bắc Nam, Đông Tây, nên trù phú, thịnh vượng hơn hẳn Từ Châu. Vì thế, chẳng có gì lạ khi giá phòng ở đây cao gấp đôi Tứ Hải Đại Lữ Điếm.Nghe Kính Thanh đòi hai phòng, Nam Cung Giao định cản nhưng lại thôi. Nam Cung Giao bắt đầu cảm thấy rằng dường như mình cũng là kẻ ái nam ái nữ. Vì quá yêu mến Kính Thanh chỉ muốn ôm gã vào lòng !Trong bửa cơm, Nam Cung Giao vui vẻ nói :- Hiền đệ ở riêng là phải ! Gần đây, tính tình ta rất quái dị, cứ nghĩ đến chuyện ôm ngươi mà ngủ !Kính Thanh giật mình, trợn mắt vì mắc nghẹn. Gã nốc vội chung rượu lớn, nhăn mặt trách móc :- Đại ca có bấy nhiêu vợ đẹp sao không nghĩ đến mà lại chọn tiểu đệ ?Nam Cung Giao cười khà khà :- Ta cũng chằng hiểu vì sao ?Mệt mỏi vì đường xa nên họ chỉ ăn lấy lệ, lăn ra ngủ đến cuối giờ mùi.Kính Thanh sang rũ Nam Cung Giao dạo phố :- Đại ca ! Anh em ta dạo một vòng, rồi ghé vào Thánh Thủy Đại Tửu Lâu. Nơi ấy thức ăn ngon và có loại rượu đặc chế lừng danh Trung Thổ !Nam Cung Giao nhăn mặt :- Nắng thế này đi dạo làm gì, cứ lên quách chỗ ấy mà ngồi cho mát ! Ta đang đói đây !Kính Thanh phì cười :- Đại ca quả là xấu nết ăn. Lỡ gặp năm đói khát, không chừng sẽ ăn thịt cả vợ con ! Nam Cung Giao gật đầu, bất ngờ phát vào chiếc mông tròn trịa của họ Mộc, rồi cười nham nhở :- Đúng thế ! Ta đang muốn ăn cả mông của ngươi đấy ! Trông mà phát thèm !Kính Thanh đau đớn xoa chỗ bị đánh, mắt láo liên tìm cách trả đũa.Gã đổi giọng yểu điệu :- Đại ca đừng mạnh tay, tiểu đệ thích được nhẹ nhàng thôi !Ánh mắt gã đầy vẻ tình tứ, lả lơi khiến Nam Cung Giao rợn tóc gáy, bối rối lùi xa, miệng ấp úng :- Hiền đệ đừng làm ta sợ ! Ta là đàn ông mà !Mộc Kính Thanh ôm bụng cười ngất, và hăm dọa :- Đại ca còn dám ăn hiếp tiểu đệ nữa không ?Nam Cung Giao cười khổ :- Té ra ngươi đùa ! Thế mà ta tưởng ngươi đang muốn lấy ta ! Từ nay ta xin chừa !Hai người rời lữ điếm, đi thẳng về hướng Nam, lên tầng chót của Thánh Thủy Đại Tửu Lâu ăn nhậu. Trịnh Châu là địa bàn của Hồ Bang, nên trước khi đến sông Hoàng Hà, Nam Cung Giao và Kính Thanh đã phải cải trang thành hai hán tử rậm râu. Giờ đây, họ có thể ung dung ăn uống, dù chung quanh có rất nhiều khách võ lâm, vì ngay bàn bên cạnh là bốn gã đệ tử Hồ Bang.Không phải do bọn này dán chữ lên mặt, mà là vì Nam Cung Giao thính tai, nghe được cuộc đối thoại dù rất khẽ, lúc này Kính Thanh đã rời bàn, ôm bụng nhân nhó :- Tô Đường chủ ! Tiểu đệ nghe anh em kháo nhau rằng Bang Chủ phu nhân Đinh Tử Phượng bị tống vào ngục khi đang mang thai, chẳng hay việc ấy có thực hay không ?Gã Đường Chủ họ Tô kia đắc ý gật đầu, ra vẻ quan trọng :- Đúng thế ! Đây là bí mật quan trọng của bổn bang, ta chỉ nói riêng cho mình ngươi biết, tuyệt đối không được để hở ra nghe chưa ! Sài Bang Chủ đang luyện thần công nên kiêng nữ sắc đã hơn nửa năm nay, khi phát hiện Đinh phu nhân có thai, ông ta biết ngay vợ mình đã dan díu với gã Nam Cung Giao, trong lúc thực hiện chiến dịch đòi tiền chuộc Thất Vương Gia ! Sài Bang Chủ định giết ngay Đinh phu nhân, nhưng nhị vị lão nhân gia Hồ Ly Song Tiên đã ngăn cản. Kế hoạch của họ là sẽ gởi thư nói rõ việc này, dụ Nam Cung Giao mang vàng đến chuộc Đinh Tử Phượng và bào thai, rồi giết gã ! Nhưng phải sau khi hợp lực cùng Vô Thanh Cốc tấn công Kim Diện Cung vào đầu tháng tám tới, thì mới tính đến vụ này !Nam Cung Giao nghe xong, lòng lo lắng vô hạn, thương cho Tử Phượng và đứa con của mình trong bụng nàng !Chàng cố bình tâm lắng nghe tiếp, vì gã mặt choắt kia đã lại hỏi họ Tô :- Sao chúng ta không tự mình ra tay để gom gọn số tài sản khổng lồ của Kim Diện Cung mà lại phải nhờ đến Vô Thanh Cốc ?Tô Đường Chủ lên mặt :- Ngươi quả là ngu xuẩn ! Cuộc tập kích này phải chớp nhoáng, kết liễu trước khi quan quân Từ Châu kéo đến. Do vậy mới cần lực lượng sát thủ thiện chiến của Vô Thanh Cốc ! Nghe nói lần này cả Hồ Ly Song Tiên và Long Giác Thần Quân đều ra tay để đảm bảo thành công.Nam Cung Giao không ưa gì Cung Chủ Kim Diện Cung Tiền Phong Vân, nhưng dẫu sao lão ta cũng là nhạc phụ, chàng thầm mừng vì đã may mắn nghe được tin tức quí giá này.Gã thứ ba, có hai nhánh râu cá chốt đểu cáng, chợt xen vào :- Tô Đường Chủ. Sao Đinh phu nhân không trốn đi trước khi bị phát hiện ? Để lâu bụng phướn ra tất nhiên sẽ lộ !Họ Tô gật gù : - Chắc chắn bà ta đã nghĩ đến việc đào tẩu nhưng do mắc kẹt mẫu thân đang lâm trọng bệnh nên không nỡ bỏ đi. Nửa tháng trước, Đinh lão thái từ trần, phu nhân ngất xỉu nên mới bị phát hiện là đang nịt bụng để giấu cái thai !Có lẽ đã no say, bốn gã tính tiền rồi đi xuống.Kính Thanh cũng đã ra đến, mặt phởn phơ, nhẹ nhõm. Gã cau mày hỏi :- Sao sắc diện đại ca lại u ám như vậy ?Nam Cung Giao gượng cười, chọc ghẹo gã để giấu giếm tâm sự :- Ta đang lo ngươi rơi xuống hố xí chết mất tiêu rồi ! Sao đi lâu thế ?Chắc chư vị độc giả vẫn thường thắc mắc, tự hỏi rằng người thời cổ nói chung, các hiệp khách nói riêng, đã đi vệ sinh như thế nào ? Và vì sao Nam Cung Giao lại sợ Kính Thanh chết đuối trong hố xí ?Vậy thì xin chư vị bịt mũi mà đọc đoạn này ! Số là, hố xí có từ rất sớm, tên chữ Hán là xí sở ( xí có nghĩa là bên cạnh, hàm ý là nó được làm ở chỗ kín đáo ). Thời Tần, Hán, hố xí thường liền với chuồng lợn, để tích trữ phân bón ruộng ! Hố chứa phân rất sâu nên thường có người không cẩn thận, trượt chân ngã xuống đấy mà chết. Trong Tả Truyện, hồi Thành Công Thập Niên có viết : &quot;Tấn Hầu là Tương Thực Trương vào hố xí rơi xuống mà chết !&quot;Chết thế này quả không thơm tho chút nào cả, và chắc là khó đầu thai vì ngay âm phủ cũng chẳng dám tiếp nhận !Thời Ngụy Tấn, bọn quí tộc làm hố xí rất sang trọng, hào nhoáng ngay trong nhà, có cả nô bộc túc trực hầu hạ, khiến khách ở địa vị hèn kém ngại ngùng chẳng dám vào, cố mà nín !Người xưa thường mặc áo dài, vào nhà vệ sinh rất bất tiện, phải cởi ra. Do vậy, đi vệ sinh được gọi khéo là canh y (thay áo).Và sau khi đại tiện thì họ làm sao ? Xin thưa rằng, các cụ nhà ta dùng một mảnh tre mỏng để lau chùi, dùng xong rửa sạch mà xài cho lần khác ! Ôi ghê quá !Sau khi phát sinh ra giấy, đại đa số người Trung Hoa cổ vẫn cứ dùng mảnh tre, vì giấy quá đắt ! Còn giấy viết rồi thì cũng không được đem ra chùi đít, vì phải tôn trọng chữ nghĩa của thánh hiền !Cho đến thời nhà Nguyên, trong chính sử mới có ghi chép về việc dùng giấy vệ sinh.Thời Minh-Thanh, cũng chỉ những nhà đại phú, quan quyền và trong các khách sạn lớn mới dám xài giấy xấu. Tất nhiên phải được vò cho thật mềm !Giờ chúng ta có thể buông tay, trở lại Thánh Thủy đại Tửu Lâu, nghe Kính Thanh cười khúc khích :- Đại ca chỉ giỏi nói bậy ! Hầm phân ở tầng trệt, hố xí trên này chỉ là một bệ gạch thông xuống dưới, lỗ nhỏ xíu làm sao chui lọt được ? Nam Cung Giao xua tay :- Thôi ! Ngươi đừng diễn tả nữa, ta ăn mất ngon !Chàng cố tỏ thái độ vui vẻ để gã nghĩa đệ tinh ranh kia không nghi ngờ, vặn vẹo. Chàng đã quyết mạo hiểm, xâm nhập Tổng Đàn Hồ Bang trên núi Trịnh Sơn để cứu Tử Phượng, chín phần chết, một phần sống, nên không thể cho Kính Thanh đi theo được. Nhưng phải chờ lấy xong Đại Hoàn Đan, Kính Thanh lên đường mang về Bắc Kinh, thì chàng mới quay lại mà ra tay !Đêm ấy, Nam Cung Giao thao thức mãi, mới ngủ và nằm mộng thấy Đinh Tử Phượng, bụng to vượt mặt đang ngồi dựa vách trong ngục đá. Lạ thay, nàng lại mỉm cười và bảo :- Trăng chưa tròn, tướng công đến đây làm gì ?Nổi xong, nàng biến mất !Nam Cung Giao kinh hãi gọi vang, chạy nhanh tìm kiếm. Và rồi chàng giật mình tỉnh giấc, mồ hôi toát ra như tắm.Chàng rời giường, uống một tách trà nguội, ngồi thừ người suy nghĩ.Chàng nhẩm tính, biết rằng Tử Phượng mang thai đã được bốn tháng rưỡi, trước Sở Nhu nửa tháng. Câu nói lạ lùng của Tử Phượng trong giấc mơ lúc nãy cứ ám ảnh chàng mãi. Chàng tự hỏi :- Phải chăng đêm rằm tháng bảy này Hồ Bang sẽ tổ chức cúng cô hồn ?Nhưng nghĩ đến việc Tử Phượng vẫn còn sống chứ chưa thác, làm sao báo mộng được, chàng chẳng biết nên tin hay không.Sáng ra, Nam Cung Giao và Kính Thanh rời Trịnh Châu, đi đến núi Tung Sơn trên đất Đăng Phong ! Trưa hôm sau hai người đã có mặt ở chùa Thiếu Lâm. Đọc xong thư của Chu Sơn Đảo Chủ, Bạch Vân phương trượng vui vẻ nói :- Té ra nhị vị thí chủ đây một người là rể, một người là đồ đệ của Lâm Đảo Chủ !Ông vuốt chòm râu bạc trắng như cước ngắm nghía Nam Cung Giao rồi gật gù khen :- Nam Cung thí chủ khí chất phi phàm, cốt cách anh hùng, quả xứng đáng làm rể một bậc kỳ nhân như Chu Sơn Đảo Chủ !Ông nhìn sang Mộc Kính Thanh, chưa kịp nhận xét đã bị gã cướp lời :- Đệ tử vốn chẳng ra gì ! Xin đại sư đừng nói ra khiến kẻ hèn này thêm tủi hổ !Thiền Sư mĩm cười :- Thí chủ không cho phép thì lão nạp cũng chẳng dám nhiều lời !Ông nâng chung trà mời khách, nhấp một hớp rồi nghiêm giọng :- Nhị vị đến đây quả là đúng lúc ! Lão nạp có điều muốn thỉnh giáo !Kính Thanh mau miệng :- Xin đại sư cứ dạy.Bạch Vân Thiền Sư hắng giọng hỏi :- Mộc thí chủ ở đảo Chu Sơn khá lâu có biết gì về cháu trai của Đông Hải Thần Tăng, trụ trì chùa Phổ Đà này không ?Mộc Kính Thanh đảo nhanh cặp mắt hắc bạch phân minh, ngập ngừng đáp :-Bẩm đại sư ! Người ấy tên gọi Trương Sĩ Hạo, ba mươi bốn tuổi, chưa vợ nổi tiếng khắp vùng duyên hải, có biệt danh là Ngọc Diện Thần Kiếm.Họ Trương tiếp thu được hết sở học của Đông Hải Thần Tăng, kiếm pháp cực kỳ cao siêu, chưa biết bại là gì !Gã đổi hơi rồi hỏi lại :- Nhưng vì sao đại sư lại hỏi thăm về gã ấy ?Bạch Vân Thiền Sư nghiêm giọng :- Phật pháp chỉ một nhưng giáo phái Trung Hoa lại chia nhiều nhánh, từ đấy sinh ra việc tranh giành thanh danh, nói ra thực xấu hổ ! Đầu năm ngoái, trong đại hội tăng thống toàn quốc vua Minh Anh Tông đã ngỏ ý muốn tặng chùa Thiếu Lâm danh hiệu Hộ Quốc Vĩnh Thọ Thiếu Lâm Thiền Tự.Song Đông Hải Thần Tăng, phương trượng chùa Phổ Đà đã đứng lên nói rằng Phổ Đà Tự mới xứng đáng được nhận tấm bông vàng ấy. Đã nhiều năm nay, tăng lữ chùa Phổ Đà tham gia bảo vệ Đảo Chu Sơn trước sự tấn công của bọn hải tặc Phù Tang.Còn Thiếu Lâm Tự thì chẳng có công lao gì cả !Thiền Sư thở dài, kể tiếp :- Đông Hải Phật huynh còn công khai phê phán rằng võ học Thiếu Lâm Tự đã sa sút, chẳng thể sánh với Phổ Dà Tự ! Để chứng minh, thần tăng đã hẹn tháng bảy này cử đệ tử là Trương Sĩ Hạo đến bổn tự so tài ? Chỉ cần chùa Thiếu Lâm có đệ tử nào tuổi dưới bốn mươi mà đả bại được Sĩ Hạo thì Phổ Đà Tự sẽ không tranh giành danh hiệu vua ban nữa. Thánh thượng không muốn xen vào chuyện nội bộ của Phật Giáo nên đã chuẩn tấu cuộc phó ước !Mộc Kính Thanh bực bội nói : - Đông Hải Thần Tăng bề ngoài trang nghiêm, hiền hòa, không ngờ bên trong lại đầy đủ tham sân si !Nam Cung Giao tủm tỉm cười :- Ngươi cũng khôn nên sớm đào tẩu nếu không sẽ trở thành cháu rể của lão sư hổ mang ấy rồi !Kính Thanh giật mình, nói lảng sang chuyện khác. Gã giả vờ ngây thơ hỏi :- Bẩm đại sư ! Trước giờ đệ tử cứ ngỡ Phổ Đà Tự cũng từ chùa Thiếu Lâm mà ra !Bạch Vân Thiền Sư lắc đầu, từ tốn giải thích :- Không phải thế, vào năm Trinh Minh thứ hai, đời Hậu Lương, một đoàn tăng nhân Nhật Bản đến Ngũ Đài Sơn rước tượng Phật Quan Âm về nước thờ phụng. Nhưng thuyền của họ ra đến vùng đảo Chu Sơn thì gặp bão dữ dội, đành phải ghé vào núi Lạc Ca Sơn. Cho rằng đức Phật Quan âm không muốn rời Trung Hoa các tăng lữ Nhật Bản đành về tay không, còn tượng Phật gởi lại một nhà dân.Ngôi nhà ấy sau này được đặt tên là Quan Âm Bất Khẳng Khứ Phật Viện (Viện Quan Âm không chịu đi).Có một vị thiền sư Nhật Bản ở lại với tượng Phật, và chính ông đã xây nên chùa Phổ Đà hiện nay. Vị thiền sư này tên là Từ Dũ Kỳ, rất giỏi kiếm pháp và nhu thuật của Phù Tang. Ông ta đã nghiên cứu kiếm pháp Trung Hoa, phối hợp với sở học, sáng tạo nên pho Lạc Ca kiếm pháp, truyền lại cho đến bây giờ ! Tóm lại, Phổ Đà Tự không có quan hệ gì với bổn tự !Mộc Kính Thanh gật gù ra vẻ đã hiểu, rồi nghiêm trang nói :- Không phải đệ tử xem thường quí tự, song Trương Sĩ Hạo đã được gia sư tặng cho một cánh Hải Thượng Huyết Hoa, nên hiện nay gã sở hữu đến bốn mươi năm chân khí ! Đệ tử sợ rằng trong độ tuổi dưới bốn mươi, phái Thiếu Lâm không có ai hơn được gã !Lời tiết lộ này đã khiến Bạch Vân Thiền Sư bàng hoàng. Ông rầu rĩ xác nhận : - Thí chủ nói không sai ! Đệ tử giỏi nhất của lão nạp cũng chỉ có độ ba mươi năm tu vi ! Và ông cau mày hỏi :- Nhưng sao Lâm Đảo Chủ lại tặng kỳ trân cho Trương Sĩ Hạo !Kính Thanh ấp úng nói : - Gia sư bắt đệ tử lấy cháu gái của Đông Hải Thần Tăng, đệ tử không chịu nên trốn đi. Gia sư phải bồi thường nhà họ Trương bằng một cành của đóa Hải Thượng Huyết hoa !Thiền Sư mỉm cười :- Lão nạp hiểu cả rồi !Nam Cung Giao lên tiếng :- Cũng tại ngươi nên giờ đây Thiếu Lâm Tự gặp khó khăn. Hay là ngươi cứ ở lại đây, gặp Trương Sĩ Hạo gọi gã là Đại Cửu Tử rồi năn nỉ gã bãi binh !Kính Thanh cười hì hì :- Không phải tiểu đệ mà là chính đại ca sẽ phải gánh vụ này ! Xét ra, đại ca cũng là đệ tử của Thiếu Lâm Tự đấy !Nam Cung Giao ngớ người :- Sao ngươi lại nói thế ?Kính Thanh đắc ý nói :- Pho quyền mà mỗi sáng đại ca thường múa may chính là công phu Kim Cang Phục Hổ quyền của phái Thiếu Lâm !Nam Cung Giao ngượng ngùng, lẩm bẩm :- Vậy mà ta cứ tưởng là gia học của họ Nam Cung ! Bạch Vân Thiền Sư hiền hòa nói :- Thiếu Lâm Tự có truyền thống lâu đời võ học phổ biến khắp thiên hạ, sau nhiều lần bổ khuyết thì thành của riêng, Nam Cung thí chủ không biết cũng là phải !Riêng pho Kim Cang Phục Hổ Quyền thì ngay trong bổn tự cũng ít người luyện, vì lối đánh của môn võ này cực kỳ cương mãnh, hao tổn sức lực, song lại rất thích hợp với người có tứ chi dài như thí chủ !Kính Thanh ngắt lời ông :- Đại sư ! Vì mối giao tình giữa quí tự và gia sư, đệ tử đề nghị được giúp một tay. Đại sư cứ cho Nam Cung đại ca đấu thử với lệnh đồ, nếu y thắng thì sẽ đại diện Thiếu Lâm Tự đấu với Ngọc Diện Thần Kiếm !Bạch Vân Thiền Sư đăm chiêu lưỡng lự, chậm rãi nói :- Lão nạp cũng biết Nam Cung thí chủ đây đã từng giết Dạ Hồ Sài Tốn, đuổi chạy Hàn Đan tam kiếm, đả bại Thiếu Cốc Chủ Vô Thanh Cốc, bản lãnh đứng đầu trong lớp thanh niên.Song việc này nguy hiểm đến tính mạng Nam Cung thí chủ, cũng như tổn hại thanh danh bổn tự, nên lão nạp chẳng dám nhận lời !Kinh Thanh xua tay :- Đại sư yên tâm ! Nam Cung đại ca đã được gia sư truyền thụ tuyệt học, chẳng thể thua được. Còn về danh nghĩa thì đại sư chỉ việc nhận y làm đệ tử là xong ! Y chưa hề nhận ai làm sư phụ ! Nam Cung Giao đang nóng ruột rời đây để lo việc cứu đại Đinh Tử Phượng nên bực bội cằn nhằn Kính Thanh :- Sao ngươi lắm lời thế ? Ta đâu phải con gái của ngươi mà lại chịu cảnh đặt đâu ngồi đấy ?Kính Thanh quay lại, buồn rầu bảo :- Nếu Trương Sĩ Hạo chính là người đã đánh què chân tiểu đệ thì đại ca tính sao ? Nam Cung Giao nhẩy dựng :- Có việc ấy ư ? Nhưng sao giả nhạc phụ là thầy của ngươi mà lại chịu để yên ?Kính Thanh hậm hực đáp. - Đông Hải Thần Tăng có ơn một lần cứu mạng gia sư nương nên sư phụ đâu dám mở miệng ?Nam Cung Giao gật gù, nở nụ cười lạnh lẽo : - Nếu thế thì ta sẽ chặt đứt hai chân của Sĩ Hạo để trả thù cho hiền đệ.Bạch Vân Phương Trượng nghiêm giọng : - Lão nạp rất hiểu tấm lòng của Mộc tiểu thí chủ. Lão nạp sẽ phụng ý thi hành, nhưng không dám chịu trách nhiệm trước Lâm Đảo Chủ !Kính Thanh vui vẻ trấn an :- Đại sư yên tâm ! Gia sư đã từng bàn với đệ tử về việc đem Nam Cung đại ca đến học nghệ ở Thiếu Lâm Tự. Nếu y thụ giáo pho nội công Liên Hoa Tâm Pháp và được chỉ điểm thêm về kiếm đạo, thì sau này mới mong giết nổi Long Giác Thần Quân !Nam Cung Giao sợ hãi la lên : - Ta.. ta không chịu cạo đầu làm sư đâu !Kính Thanh phì cười :- Làm đệ tử tục gia thì đâu cần phải cạo đầu ! Chẳng lẽ gia sư lại muốn con rể xuất gia để ái nữ ở giá ?Gã quay sang bảo Bạch Vân Thiền Sư :- Bẩm phương trượng ! Trước lúc rời Trung Nguyên trở về Chu Sơn, gia sư đã so tài với Khương lão quỉ. Ông có cơ hội để khẳng định rằng Long Giác Thần Quân năm ấy đã luyện được ba thành Dịch Cân Kinh. Họ Khương trúng một roi vào huyệt phục thố trên đùi phải mà chẳng hề hấn gì ! Đấy chính là phép Di Huyệt trong Dịch Cân Kinh, suy ra, lão ta chính là kẻ đã vào Tàng Kinh Các giết người cướp kinh. Gia sư không nói ra vì sợ đại sư nóng ruột báo thù sẽ uổng mạng !Bạch Vân Thiền Sư run lẩy bảy, khẽ lẩm bẩm :- Thì ra tiên sư chết dưới tay Long Giác Thần Quân !Hơn ba mươi năm trước, sư phụ của Bạch Vân là Nhất Hối Thiền Sư, phụ trách Tàng Kinh Các. Một đêm nọ, có kẻ đã giết ông một cách êm thắm và lấy đi quyển Dịch Cân Kinh. Thiếu Lâm Tự giấu kín mối nhục này, dốc hết lực lượng ra âm thầm điều tra, nhưng không hề có manh mối ! Bạch Vân Thiền Sư vốn là trẻ mồ côi, bị quăng bỏ nơi chân núi Thiếu Thất, được Nhất Hối Thiền Sư nhặt về nuôi dưỡng, dạy dỗ. Do vậy, Bạch Vân vẫn xem Nhất Hối như cha mình. Ông đã rời chùa lang bạt khắp nơi để tìm hung thủ, gặp gỡ Chu Sơn Đảo Chủ, kết tình bằng hữu. Sau mười năm truy tìm vô vọng ông trở về chùa khổ công tu luyện, rồi trở thành Chưởng môn phái Thiếu Lâm ! Do quá đau lòng vì cái chết của ân sư, râu tóc và lông mày của Bạch Vân đều bạc trắng, dù tuổi mới sáu mươi lăm !Nay phát hiện lai lịch kẻ thù, Thiền Sư nổi lòng sầu hận, lát sau mới bình tâm được. Ông biết mình không có chứng cứ cụ thể và cũng chẳng đủ bản lãnh báo thù. Song, nếu sử dụng Nam Cung Giao như phương tiện phục hận thì ông cũng chẳng nhẫn tâm.Thiền Sư điềm đạm nói :- Lão nạp và đệ tử chùa Thiếu Lâm sẽ tìm cách đòi lại Dịch Cân Kinh, chẳng dám để cho Nam Cung Giao thí chủ phải đương đầu với một đại cao thủ như Long Giác Thần Quân !Kính Thanh cười xòa :- Thôi được ! Việc ấy sẽ tính sau, giờ lo chuyện dành tấm bảng sắc phong trước đã !Bạch Vân thiền Sư lắc đầu :- Sau khi biết ai là hung thủ sát hại Tiên Sư, lòng lão nạp đã nguội lạnh với thanh danh. Ngày mai dẫu đệ tử Thiếu Lâm có bại thì cũng không sao !Nam Cung Giao mừng rỡ tán thành :- Đại sư nhạt mùi danh lợi như thế là đúng tôn chỉ của Phật môn. Xin đại sư ban cho Đại Hoàn Đan để anh em đệ tử sớm trở lại Bắc Kinh !Bạch Vân Thiền Sư gật đầu, đi vào trong hậu xá để lấy thuốc. Ở đây, Mộc Kính Thanh giận dữ đay nghiến :- Đại ca quả là người ngu ngốc, không biết chụp lấy cơ hội ngàn vàng. Nếu học được Liên Hoa Tâm Pháp, bản lãnh đại ca sẽ tăng tiến vượt bậc, vài năm nữa dư sức tranh chức Minh Chủ võ lâm !Nam Cung Giao cười mát :- Ta cần quái gì cái chức Minh Chủ ? Lúc ấy suốt ngày ăn cơm nhà, vác ngà voi, bỏ mấy em vợ trẻ đẹp cho ai !Kính Thanh tức hộc máu, trợn mắt hỏi :- Vậy là đại ca cũng chẳng hề nghĩ đến chuyện báo thù cho tiểu đệ ?Nam Cung Giao nheo mắt đáp :- Ngươi ngu thực ? Ngày mai, chờ Trương Sĩ Hạo đánh nhau với Thiếu Lâm Tự xong, ta sẽ đứng ra khiêu chiến. Hà tất phải lạy lão sư già kia làm thầy ?Kính Thanh hài lòng nói :- Như thế cũng được ! Nhưng đại ca nhớ đừng nói nguyên do, nếu không, gã họ Trương sẽ kiện gia sư đấy ! Tiểu đệ cũng ẩn mặt !Nam Cung Giao gật đầu :- Được rồi ! Ta sẽ mồm loa mép giải vu oan giá họa cho gã để gây sự ! Nhưng ngươi cũng phải cho ta biết vài yếu điểm của Sĩ Hạo để dễ bề công kích ? Kính Thanh thở dài :- Khó đấy ! Trương Sĩ Hạo tướng mạo anh tuấn như cây ngọc trước gió, tính tình trầm tĩnh, trang nghiêm, khí độ rộng rãi, dù vô cớ bị chửi cũng không thèm chấp ! Tóm lại, dường như con người gã không hề có khuyết điểm !Nam Cung Giao phì cười :- Một người toàn mỹ như vậy đến giờ vẫn chưa có nữ nhân nào tóm cổ thì cũng lạ ? Hay là gã quá tốt đẹp nên không còn là người nữa ?Kính Thanh cười khổ :- Đại ca nói đúng ! Trương Sĩ Hạo như kẻ thuộc về thế giới thần tiên, lạnh lùng cao quí tựa pho tượng ngọc bích, chỉ có thể ngắm nghía chứ không thể ôm mà ngủ được !Nam Cung Giao ngao ngán :- Gã nầy khó chơi thực ! Ta lấy cớ gì để khiêu khích đây ! Kính Thanh ấp úng nói :- Đại ca cứ nói rõ việc mình là rể của gia sư, và giả vờ nổi giận về việc gã đã rình Lâm Bảo Thoa tắm hồi ba năm trước !Nam Cung Giao giật mình than :- Có việc ấy sao ? Thế là lỗ vốn rồi, ta chưa được thấy gì mà người ngoài đã xem mãn nhãn ! Chán thực !Kinh Thanh hốt hoảng biện minh :- Không phải ! Đêm ấy trăng khuyết y chỉ thấy lờ mờ phía sau thôi !Nam Cung Giao lừ mắt :- Phải chăng hôm ấy ngươi cũng rình Bảo Thoa nên mới biết rõ như vậy ?Kính Thanh cuống quít đáp :- Tiểu đệ nào đến nỗi khốn nạn như thế ! Điều này do Lâm sư muội kể lại thôi !Nam Cung Giao bỗng nhớ ra một điều :- Thế Bảo Thoa tắm ở đâu mà để Sĩ Hạo nhìn trộm ? Kính Thanh nói lí nhí :- Ngoài bờ biển.Nam Cung Giao than trời :- Chết ta rồi ! Nếu thế thì chắc gì một mình gã họ Trương nhìn thấy ? Nàng ta có thói quen tắm khỏa thân dưới trăng đã nhiều năm, khoảng chừng một nửa dân đảo Chu Sơn đều có cơ hội thưởng lãm! Ta phải quay lại Bắc Kinh hỏi cho ra lẽ mới được ? Kính Thanh hồn phi phách tán, quì này xuống khóc và lạy lục :- Tiểu đệ xin đem tính mạng ra thề rằng suốt đời Lâm sư muội chỉ sơ xuất có một lần như thế ! Đại ca mà khinh khi nàng thì Tiểu đệ sẽ chết không nhắm mắt.Nam Cung Giao phá lên cười sặc sụa, kéo Kính Thanh ôm vào lòng vỗ :- Ta chỉ đùa mà ngươi tưởng thực sao ? Lòng này còn rộng rãi hơn gã Trương Sĩ Hạo kia nhiều ! Kinh Thanh điên tiết, há miệng cắn mạnh vào ngực Nam Cung, khiến chàng đau đớn thét lên.Kính Thanh nhẩy lùi, cười đắc ý :- Lần sau Đại ca còn dám hí lộng tiểu đệ nữa không ?Bạch Vân Thiền sư ra đến, trao lọ sành đựng ba viên Đại Hoàn đan và một phong thư cho Kính Thanh.Hai người quì xuống đảnh lễ rồi rời núi Thiếu Thất, trở về phòng trọ trong thành Đăng Phong !Sáng hôm sau, ăn điểm tâm xong, Kính Thanh ân cần dặn dò :- Tiểu đệ có mặt không tiện ! Đại ca cứ một mình lên núi, cố mà thắng cho được Trương Sĩ Hạo, dù không chặt chân gã thì cũng chẳng sao. Điều chủ yếu là phải đả bại gã, tuyệt đối không được thua ! Nếu đại ca mà thua thì tiểu đệ sẽ không bao giờ nhìn đại ca nữa ?Ánh mắt lo lắng của gã khiến Nam Cung Giao áy náy, vội hứa :- Hiền đệ cứ yên tâm đem thuốc về cho Lâm sư phụ ! Đại ca hứa sẽ làm cho hiền đệ hài lòng !Kính Thanh nghiêm nghị nói : - Trương Sĩ Hạo là một kiếm thủ bẩm sinh, trình độ kiếm thuật dễ đạt đến cảnh giới kiếm đạo. Đại ca nhất thiết không được xem thường ! May mà đại ca đã luyện được bốn thành của pho Hư ảo Thần Bộ nên tiểu đệ mới yên tâm để đại ca so tài với gã !Hai người hẹn gặp lại nhau ở Nam Kinh rồi chia tay. Kính Thanh đi rồi, lát sau Nam Cung Giao lững thững xách kiếm lần đến chân núi Thiếu Thất. Chàng không thượng sơn mà nhẩy lên chặng ba ẩy cổ thụ đầu sơn đạo nằm hát nghêu ngao, chờ Ngọc Diện Thần Kiếm đến.Trong hai mươi mấy ngày xuôi Nam, những lúc dừng chân dọc đường, chàng đã cùng Kính Thanh luyện tập pho Hư Ảnh Thần Bộ, đạt đến bốn thành hỏa hầu. Với thân pháp kỳ tuyệt này, Nam Cung Giao rất tự tin vào bản lãnh của mình.Chàng thầm biết ơn Chu Sơn Đảo Chủ đã cất giùm gánh nặng trong lòng mình.Mấy tháng nay, tuy không nói ra nhưng tâm hồn chàng luôn chua xót khi nghĩ đến cảnh thảm bại và chết dưới tay Khương Thư Hàn !Nghĩ đến Bảo Thoa và Tử Phượng, chàng mỉm cười tự nhủ :- Mới xuất đạo chưa đầy một năm mà ta đã có đến năm cô vợ, biết ăn nói thế nào với mẫu thân đây ?Chàng lẩm nhẩm thành tiếng :- Không sao ! Ba lần ba lần chín, cứ cãi chày cãi cối là xong !Bản cửu chương là do người Trung Hoa sáng tạo ra, đứa trẻ nào bắt đầu học toán cũng đều phải thuộc.Quá đầu giờ Thìn, Nam Cung Giao nghe tiếng vó ngựa vọng đến, liền nhỏm dậy xem. Trong đoàn kỵ mã kia còn cách xa đến bẩy tám trượng, song đôi mắt tinh ranh của chàng vẫn nhận ra hai người quen. Đó là Địa Thượng Song Lôi, hộ pháp của Tứ Hải Hội, đã từng xuất hiện ở nhà Đặng Kiệm đất Tô Châu !Hai lão quỉ này có dung mạo cổ quái chẳng thể nào lẫn vào đâu được. Giờ đây, họ đi sau lưng một hán tử Bạch Y dung mạo tuấn tú như Phan An tái thế, chắc là Ngọc Diện Thần Kiếm Trương Sĩ Hạo. Chẳng khó gì để hiểu rằng Song Lôi là thủ hạ của họ Trương, họ không dám thúc ngựa đi ngang hàng với gã. Một ý niệm loé sáng trong đầu Nam Cung Giao :- Chẳng phải Trương Sĩ Hạo là Hội Chủ Tứ Hải Hội ! Chàng vui mừng khôn xiết vì đã nắm nước thóp đối phương. Do tin rằng không ai biết Địa Thượng Song Lôi là người của Tứ Hải Hội nên Trương Sĩ Hạo mới đưa họ theo. Xui cho gã là Nam Cung Giao lại vô tình có mặt và khám phá ra chân tướng.Phía sau thầy trò Sĩ Hạo còn có một toán quân triều đình đông độ ba mươi tên, đang hộ tống một chiếc kiệu phủ sa tanh, có lẽ là Tri huyện Đăng Phong. Lão ta đến đây để giám sát cuộc so tài. Rồi báo kết quả về Bắc Kinh !Nam Cung Giao nhanh chân chuyền sang cây khác, chạy thẳng lên chùa Thiếu Lâm. Các tăng lữ gác cổng Tam quan vui vẻ hỏi :- Sao thí chủ còn quay lại đây làm gì ?Chàng cười đáp :- Để chặt chân Ngọc Diện Thần Kiếm ! Gã đã đến !Một tăng nhân vội vả vào chiếc khánh đồng, báo hiệu cho người trong chùa biết mà chuẩn bị !Đang chờ đợi, nên Bạch Vân Thiền sư và các cao tăng mau mắn ra sân trước của tòa Đại Hùng Bảo Điện, ngạc nhiên vì thấy Nam Cung Giao.Chàng lướt đến vòng tay chào rồi nói :- Trương Sĩ Hạo chính là Hội Chủ Tứ Hải Hội, đang bị triều đình truy nã. Lát nữa, đại sư cứ mời phe địch vào dùng trà, rồi tìm cách dẫn lão Tri huyện vào quí tăng xá. Phen này thì bảng vàng sắc phong kia chắc chắn là của Thiếu Lâm Tự.Thiền sư kinh ngạc trước diễn biến bất ngờ và thuận lợi này, nhíu mày hỏi lại :- Tiểu thí chủ có nhìn lầm không ?Nam Cung Giao mỉm cười :- Chắc Đại sư cũng phong phanh biết đệ tử còn là rể của Nam Kinh Hình Bộ Thượng Thư, xin cứ để đệ tử lo liệu là mọi việc sẽ chu toàn ! Đại sư xem nhẹ hư danh, nhưng hai ngàn tăng lữ Thiếu Lâm sẽ không vui khi thua kém Phổ Đà Tự.Bạch Vân Thiền sư cảm động đáp :- Thiện tai ! Thiện tai ! Nam Cung thí chủ quả có tấm lòng Bồ tát. Xin cứ tùy nghi hành động !Các cao tăng đứng sau cũng nhất tề chắp tay vái tạ ! Nam Cung Giao hổ thẹn rảo bước về phía hậu tự !Lát sau, Ngọc Diện Thần Kiếm Trương Sĩ Hạo và Tri huyện Đăng Phong là Phương Khiên lên đến. Địa Thượng Song Lôi và toán sĩ tốt đều ở lại chân núi để gữ ngựa, chỉ có gã sư gia của huyện đường đi theo Phương Khiên. Bạch Vân thiền sư lập tức nhận ra Trương Sĩ Hạo cốt cách phi phàm, thần thái trang nghiêm, đạo mạo, cử chỉ ung dung, đáng mặt nhân tài. ông cố tìm tướng xấu trên gương mặt đẹp và đoan chính kia mà chỉ hoài công. Phải chăng trong thân thể y còn có ẩn tướng kỳ dị, nếu không thì chẳng thể là kẻ đại ác được ?Ông chợt giật mình với ý nghĩ :- Lạ thực ! Sao ta lại có cảm giác rằng đang chiêm ngưỡng, thẩm định một pho tượng cổ chứ chẳng phải người ? Ánh mắt y dường như vô cảm, nhìn ta mà không thấy ta, miệng cười mà mắt không cười ?Thiền sư cố dẹp bỏ niềm nghi hoặc, tươi cười mời mọc :- Chẳng mấy khi Tri huyện Đại nhân giá lâm tệ tự, xin mời ngài và Trương sư diệt vào khách xá dùng chén trà nhạt ! Tri huyện Phương Khiên đã hai lần nhờ Thiếu Lâm Tự lo tang ma, cúng kiến cho song thân nên rất kính trọng Bạch Vân phương trượng. Vả lại ông cũng muốn ngôi chùa trong địa hạt mình được sắc phong chứ chẳng phải chùa Phổ Đà xa xôi, lạ lẫm !Phương Tri huyện vui vẻ đáp :- Phương trượng đã có lời mời, bổn chức đâu dám từ chối !Bạch Vân hài lòng, cùng sáu cao tăng đi trước dẫn đường. Trương Sĩ Hạo vẫn thản nhiên đi theo, chẳng hề tỏ vẻ nôn nóng. Gã khoan thai bước đi trong bộ võ phục gấm trắng tinh.Trộng gã xinh đẹp và trang nghiêm như một đóa sen trượng đang trôi ! Lạc Ca, theo tiếng Phạn có nghĩa là Bạch Liên. Trương Sĩ Hạo sinh ra, lớn lên trên núi Lạc Ca, có lẽ vì thế mà nhiễm sắc hương .Vào đến khách sảnh, Bạch Vân thiền sư giới thiệu sáu cao tăng, rồi hỏi thăm gia cảnh Phương tri huyện, chẳng hề đá động gì đến cuộc so tài.Thấy Sĩ Hạo vẫn an nhiên, chậm rãi nhấp từng hớp trà thơm, ông thầm khen định lực của y. Nửa khắc sau, Bạch Vân Thiền sư nói với Phương Tri huyện :- Phương Đại nhân ! Lão nạp vừa được Phương trượng chùa Phật Quang ở Ngũ Đài Sơn tặng cho bức cổ họa Trường Giang Vạn Lý Đồ của Hạ Khuê thời nhà Tống. Chẳng hay Đại nhân có muốn thưởng lãm hay không ?Phương Khiên cũng là tay nho học tài hoa, và rất mê tranh cổ . Vì vậy, lao đứng phắt lên, mừng rỡ nói :- Quả là dịp may hiếm có . Từ lâu bỗn chức đã khao khát được chiêm ngưỡng nét bút của thần họa thời nhà Tống !Thế là lão lôi xộc Bạch Vân phương trượng về tăng xá, cách đấy không xa, bỏ mặc Ngọc Diện Thần Kiếm ngồi lại ! Đến nơi Phương Khiên say sưa ngắm nghía bức tranh, xuýt xoa khen ngợi từng nét thắng bút. Lão chưa mãn nhãn thì có người thứ ba vào đến.Chàng trai râu rậm, thân hình cao lớn này mặc bộ võ phục gấm đen thượng hạng, thần thái rất oai vệ. Chàng ta nhìn họ Phương mỉm cười chẳng thèm cúi chào.Phương Khiên bỡ ngỡ hỏi Bạch Vân :- Đại sư ! Chẳng hay người này là ai vậy ?Bạch Vân chưa biết đáp sao thì chàng râu rậm kia đã lạnh lùng tự giới thiệu : .- Tại hạ là Nam Cung Giao người của Đô Sát Viện.Và chàng dí mãnh Kim Bài đáng sợ vào mặt Phương Khiên. Kẻ làm quan, ít người dám tự hào mình tuyệt đối trong sạch, không hề tơ hào công quĩ và của dân. Phương Khiên cũng có chấm mút chút đỉnh nên sợ đến nhũn cả người khom lưng vái dài :- Ty chức Phương Khiên, Tri huyện Đăng phong, xin bái kiến Đại nhân.Nam Cung Giao hờ hững đáp :- Phương túc hạ bất tất phải đa lễ . Tạ hạ chỉ có vài điều muốn hỏi !Họ Phương cung kính nói :- Xin Đại nhân chỉ giáo !- Túc hạ đã nhận được công văn truy nã Tứ Hải Hội của Triều đình hay chưa ?Phương Khiên cố nén tiếng thở dài, té ra đối phương đến đây vì chuyện này chứ chẳng phải để sách hạch mình ! Lão vội đáp :- Bẩm Đại nhân có ! Ty chức đã dốc sức điều tra, có thể đoan chắc rằng Tứ Hải Hội không hề hiện diện trong địa phận này ! Vã lại, bọn tà bang kia chẳng dại gì lập sào huyệt hay hoạt động ở gần chùa Thiếu Lâm ! Nam Cung Giao cười nhạt :- Túc hạ sai rồi ! Gã Trương Sĩ Hạo và hai lão già áo xanh mồm thiên lôi kia chính là người của Tứ Hải Hội ! Tại hạ đã bám theo họ từ Chiết Giang đến tận đây, do Sĩ Hạo là cháu ruột của Đông Hải Thần Tăng chùa Phổ Đà nên tại hạ chẳng thể công khai bắt trói khi chưa tìm ra chứng cớ xác thật . Do vậy, hôm nay tại hạ sẽ dùng thân phận khác đánh đuổi gã, rồi bám theo để tìm sào huyệt. Nhiệm vụ của túc hạ là phải nhất nhất ủng hộ cho ta !Chàng bất ngờ quắc mắt hỏi :- Hay là túc hạ đã nhận hậu lễ của Tứ Hải Hội rồi ! Ngón đòn chụp mũ của quan trên đã khiến Phương Khiên tá hỏa tam tinh, mặt tái mét, run giọng mà biện bạch :- Khải bẩm Đại nhân ? Ty chức có giao tình với Thiếu Lâm Tự, lẽ nào lại nhận lễ của đối phương ! Xin Đạ nhân minh xét !Tội tư thông vời cường đạo bị xử rất nặng nên Phương Khiên run bần bật, tự nhủ rằng mình đã may mắn khi chẳng nhận được gì của Sĩ Hạo !Thực ra, nếu họ Trương đưa ra vài nén vàng, để tranh thủ tình cảm thì lão cũng không chê !Nam Cung Giao gật gù :- Làm quan mà giữ được đạo liêm chính thì chẳng thể sợ mất đầu ! Túc hạ hãy quay lại khách xá, nói cười tự nhiên, không được để họ Trương sinh nghi !Nói xong, chàng kể sơ qua kế hoạch của mình !Phương Khiên vâng dạ, vái dài rồi cùng Bạch Vân Thiền sư rời phòng !Phương Tri huyện năm nay đã sáu mươi, làm quan được ba chục năm, thạo nghề giữ sắc diện để làm vui lòng quan trên. Dẫu mẹ sắp chết, lão cũng có thể tươi cười đón tiếp Tri phủ Hà Nam, huống hồ gì là việc che mắt Trương Sĩ Hạo ?Thế là Phương Khiên vui vẻ bảo Sĩ Hạo :- Bỗn chức mê tranh cổ hơn cả vợ con, làm mất thời giờ của Trương thiếu hiệp ! Thôi thì chúng ta ra sân tiến hành ngay việc tỷ võ cho xong .Hai phe đi sang mãnh sân rộng cạnh Đình Đạt Ma. Đây là nơi luyện võ hàng ngày của đệ tử Thiếu Lâm.Ngoài sư sãi, trong chùa lúc nào cũng có gần ngàn đệ tử tục gia, từ bốn phương đến học võ. Thiếu Lâm tự là trường dạy võ lớn nhất, nỗi tiếng nhất Trung Hoa !Nền của sân luyện võ được lát bằng những viên đá núi. Sau mấy trăm năm, bàn chân người đã làm mòn lrớp đá sù sì, có chỗ còn lõm hẳn xuống, trở thành điểm đánh dấu đường lối bộ pháp cho những người mới nhập môn !Lúc này, trên sân tụ tập rất đông người. Họ cổ vũ cho hai kẻ đang đánh nhau chí chóe ! Một bên là nhân sư trọc đầu, tuổi gần bốn mươi, to lớn, vạm vỡ, sử dụng trường côn. Bên kia là một tăng nhân cao lớn, y phục thùng thình, lem luốc, râu ria rậm rạp và mái tóc bù xù xoã dài. Thật khó xác định người này có phải hòa thượng hay không ?Song vì gã mặc tăng bào xám, nên chúng ta cứ xem như sư sãi ! Gã ta không xử dựng vũ khí mà ngang nhiên dùng quyền cước chống cự với cây côn gỗ cứng rắn, đen bóng .Pho quyền pháp mà nhà sư tóc dài thi triển chính là Kim Cương Phục Hổ Quyền của Thiếu Lâm. Đôi tay dài thượt của gã đôi lúc biến thành trào hổ, dũng mãnh uy hiếp lồng ngực đối phương. Còn hai cước thì liên tục búng ra những đòn đá chớp nhoáng, tấn công từ bụng đến gối kẻ địch. Quyền phong vù vù xé không gian, biểu hiện một sức mạnh phi thường !Nhà sư đầu trọc cũng lợi hại không kém , trường côn vun vút bay lượn, đòn nào cũng nặng nghìn cân !Thế mà, nhà sư toc dài vẫn đủ sức vừa đánh vừa la hét :- Đại Lực sư huynh không làm gì được tiểu đệ đâu, mau nhường chỗ cho VÔ Dụng Sa Di này thôi.Té ra nhà sư không tóc là Đại Lực, vì ông ta khỏe như voi, còn người tóc dài, râu rậm là Sa Di VÔ Dụng.Thấy Phương trượng Bạch Vân và khách xuất hiện, VÔ Dụng tấn mạnh một trảo, đánh bạt trường côn ra rồi nhẩy lùi, quì xuống gọi :- Sư Bá Chưởng môn ! Xin người cho phép đệ tứ được đấu với gã kiếm khách mặt trắng kia ! Nếu để Đại Lực sư huynh xuất trận, chắc chắn sẽ bại thôi !Đại Lực cũng quì lạy : - Bẩm sư phụ ! Gã điên này không chấp hành mệnh lệnh của Chưởng môn, cứ lằng nhằng tranh giành với đệ tử ? Đã tên là VÔ Dụng thì còn làm gì được nữa ? VÔ Dụng nghe xong, bất ngờ vung quyền đấm vào vai, khiến đối phương lăn ra ! Đại Lực giận dử thọc cước trả đũa, song VÔ Dụng đã nhẩy lùi cười hể hả :- Sư huynh có giỏi thì ra đây đấu tiếp .Đại Lực chụp côn nhẩy đến đánh liền. Gã không còn nương tay nên VÔ Dụng liên tiếp phải khoá hậu, miệng oang oang kêu đau !Quần tăng đứng ngoài ôm bụng cười ngất trước cảnh náo nhiệt. Đất Phật trang nghiêm, có bao ggờ họ được chứng kiến màn kịch khôi hài thế này đâu ?Bạch Vân Thiền sư cũng cười, nhưng phải bóp bụng quát :- Dừng tay !Ông quay sang nhìn Sĩ Hạo, hài lòng khi thấy ánh mắt gã có lửa giận.Họ Trương biết phái Thiếu Lâm bày trò hí lộng mình, nhưng không đoán ra chủ ý. Gã cố nhẫn nhục vì tin vào bản lãnh siêu việt của mình.Trong lúc Bạch Vân rời chỗ, đi quở mắng hai đệ tử thì Phương Tri huyện trổ tài cài bẫy : - Nhà sư quái dị đầu tóc bù xù kia là đệ tử của Bạch Hải Thiền sư, đã quá cố ! Gã bị mang pháp danh VÔ Dụng cũng vì tính nết gàn dỡ, điên khùng, võ nghệ thì không sánh bằng Đại Lực ! Phái Thiếu Lâm chắc chắn sẽ chọn Đại Lực chứ không chọn VÔ Dụng !Phía xa xa, cái giọng oang oang của VÔ Dụng cứ vang lên :- Xin chưởng môn sư bá giữ đạo công bằng cho ! Để đệ tử đánh với Đại Lực Sư huynh xem ai xứng đáng đại diện bổn tự ?Nói dứt lời, gã lén đá vào mông Đại Lực rồi bỏ chạy !Đương nhiên, Đại Lực lại rượt theo !Bạch Vân Thiền sư bối rối, thở dài tỏ vẻ bất lực. Người ngoài sẽ tưởng ông niệm tình sư đệ đã chết nên không dám nặng tay với gã sư diệt điên khùng !Thực ra, ông bối rối vì không quen diễn kịch, và thầm hổ thẹn . Ở đây Phương Tri huyện nhẹ nhàng thọc mũi đao mưu kế vào sâu hơn : - Thiếu hiệp tính sao ? Trời đã sắp trưa rồi hay là thiếu hiệp cứ lần lượt đả bại từng người cho phái Thiếu Lâm phải tâm phục khẩu phục ? Thú thực là bổn chức cũng chẳng ưa gì họ.Năm ngoái tiên mẫu từ trần, bổn chức đến nhờ họ lập trai đàn, ma chay thì họ từ chối khéo rằng mình là Thiền Tông chứ chẳng phải Tỉnh Thổ Tông !Trương Sĩ Hạo dù là kẻ cơ trí bậc nhất võ lârn cũng phải lầm trước thủ đoạn của một lão quan già ! Quan trọng còn khốc liệt hơn chốn giang hồ bội phần !Trương Sĩ Hạo suy nghĩ một lúc, gật đầu đồng ý .Phương Tri huyện cao giọng gọi : - Mời Phương trượng đến đây. Trương Thiếu hiệp đã đồng ý lần lượt tỷ đấu với Đại Lực và VÔ Dụng.Bạch Vân Thiền sư liền quay lại.Hai đệ tử cứng đầu kia cũng lót tót treo sau !Ông ngượng ngùng nói :- Khí độ rộng rãi của Trương thí chủ khiến lão nạp phải hổ thẹn ! Chỉ vì lão nạp dạy dỗ đệ tử không chu đáo nên mới có cảnh rối rắm này. Thôi thì, lão nạp sẽ cho Đại Lực đánh trận đầu, nếu gã thua, VÔ Dụng sẽ đánh trận thứ hai ! Trương thí chủ toàn thắng cả hai, bổn tự nhận bại ! Giữa hai trận, thí chủ có quyền nghỉ ngơi bao lâu cũng được .Sĩ Hạo điềm đạm đáp :.- Nếu đệ tử có lỡ tay, mong Đại sư lượng thứ cho ! Không hiểu sao, Bạch Vân Thiền sư lại nghe rợn người ! Ông thở dài, ra hiệu cho Đại Lực, lòng lo lắng không nguôi !Vì thanh danh của Thiếu Lâm, ông mong mỏi Đại Lực thắng trận, không cần đến bàn tay của Nam Cung Giao. Song giờ đây, ông linh cảm rằng mình đã quá cố chấp ! Đại Lực không những thua mà còn có thể tàn phế hay bỏ mạng, dưới lưỡi kiếm của Sĩ Hạo.Gã không còn là người khi đã hòa lẫn với thanh thép lạnh lẽo trong tay ! Và thép thì không có lòng nhân !Thay vì dặn dò đệ tử phải tận lực thắng, Thiền sư lại nghiêm giọng bảo :- Đại Lực ! Con không được hiếu thắng mà uổng mạng ! Nếu thấy nguy thì phải bãi chiến ngay. Tấm bảng sắc phong kia tuy quí nhưng không thể sánh với mạng người !Đại Lực là con của đôi vợ chồng tiều phu dưới chân núi Thiếu Thất. Năm gã mười tuổi, song thân bị cây ngã đè chết, được Bạch Vân Thiền sư đem lên núi nuôi dạy. Đại Lực tuy lỗ mãng nhưng rất hiếu thuận, chẳng bao giờ dám trái ý sư phụ. Gã gật đầu hứa :- Ân sư yên tâm ! Đồ nhi cần phải lành lặn để sau này phụng dưỡng người !Đại Lực cầm côn đi đến trước mặt Trương Sĩ Hạo, xuống tấn thủ rồi nói : - Thí chủ là khách, xin mời xuất thủ trước ! Sĩ Hạo chỉ khẽ gật đầu, chậm rãi rút kiếm. Thân kiếm bóng loáng như gương, phản chiếu ánh dương quang, rọi vào gương mặt đẹp của Sĩ Hạo. Gã đưa hai ngón tay vuốt dọc lưỡi kiếm, ánh mắt đầy vẻ đắm say.Bạch Vân Thiền sư và các cao tăng chấn động và hiểu rằng họ Trương đã tiến rất xa trong kiếm đạo. Kẻ mới qua cửa chẳng thể nào đạt đến trình độ say mê một thanh thép vô tri !Nam Cung Giao cũng biết điều ấy, tự nhủ rằng sau ba năm xa cách, trình độ kiếm thuật của Sĩ Hạo đã vượt xa sự ước lượng của Kính Thanh.Chàng đánh giá họ Trương còn cao hơn cả Khương Thư Hàn.Lúc này, Ngọc Diện Thần Kiếm đã xuất thủ. Thân hình gã chỉ còn là một bóng trắng lượn lờ giữa lưới côn vũ bão của Đại Lực.Trường côn thường có chiều dài bằng độ cao từ đất đến chân mày, vì nếu dài hơn, đầu côn sẽ vướng mặt đất trong những đòn đảo luân. Lúc ấy, tay người võ sĩ đặt ở điểm trường côn và khi ấn nó quay tít như bánh xe. Thủ pháp này dùng để chống đỡ ám khí, tên nỏ rất hữu hiệu !Nhà sư Đại Lực vóc người vạm vỡ, khí lực dồi dào, lại khổ luyện pho Thiếu Lâm Trường côn đã hơn hai chục năm nên bản lãnh cao cường nhất trong đám đệ tử đời thứ hai.Lần này, được giao phó trọng trách, Đại Lực đem hết sở học ra thi thố, quyết dành vinh dự về cho môn phái . Lòng nhà sự chất phác này vẫn không tin rằng mình có thể thua được.Lúc nãy đánh với VÔ Dụng, Đại Lực chưa dồn hết sức, giờ mới thực sự là quyết đấu. Thanh Trượng trong tay gã biến hóa phi thường, sống động như Thần Long chứ chẳng phải là khúc gỗ chết. Đòn Hoành Tảo thì mãnh liệt như sóng dữ, đòn Điểm Nhãn hiểm ác hơn Độ Xà, đòn áp Đỉnh nặng tựa núi đổ.Thế nhưng, Ngọc Diện Thần Kiếm Trương Sĩ Hạo vẫn ung dung chống đỡ, rồi phản công ngay chứ chẳng hề nhượng bộ. Tiếng thép chạm gỗ vang lên không dứt, và xem ra cây côn dài, nặng kia chẳng hề chiếm ưu thế trước thanh kiếm mỏng manh.Đường kiếm của họ Trương nhanh như chớp giật, kiếm ảnh sáng bạc bay lượn quanh thân gã, chận đứng những đường côn ngời sáng, và xuyên qua màn côn ảnh dầy đặc mà uy hiếp thân trước đối thủ. Lạc Ca kiếm pháp của Phổ Đà Tự quả danh phù kỳ thực ! Lúc thủ thì như búp sen kín đáo, lúc công kiếm ảnh vươn dài tựa những hoa sen xoè nở, trông cực kỳ diễm lệ !Mỗi lần Sĩ Hạo tiến lên thì Đại Lực phải thoái bộ, giữ khoảng cách để phát huy uy lực của Trường côn. Nếu để đối phương nhập nội thì gã sẽ bị hạ phong ngay !Nam Cung Giao, trong vai Sa Di VÔ Dụng, chăm chú quan sát đường kiếm tuyệt luân của Trương Sĩ Hạo, ánh mắt đắy vẻ say mê, hứng khởi.Kiếm pháp kia cũng toàn bích, mỹ miều như bản thân họ Trương vậy !Đã hơn trăm chiêu trôi qua, mà vẫn chưa phân thắng bại, song mồ hôi đã ướt đầm trán và lưng áo Đại Lực.Gã đã phải dốc toàn lực mới cầm cự nổi đến giờ này. Trong lúc ấy gương mặt đẹp tuyệt thế của Sĩ Hạo vẫn an nhiên, tươi tắn, cứ như nãy giờ gã chẳng hề dùng đến sức lực.Cho rằng biểu diễn như thế đã đủ, Trương Sĩ Hạo mỉm cười lạnh lẻo, đảo bộ lao vút vào lưới côn.Thanh bảo kiếm của gã đâm chém liền hàng trăm thế, kiếm ảnh trùng trùng điệp điệp,khóa chặt trường côn và ập vào người Đại Lực ! Chiêu kiếm kỳ tuyệt vô song này đã khiến Bạch Vân Thiền sư rụng rời tay chân, quát vang :- Đại Lực lui mau !Tiếng gọi của ông quá muộn màng vì mũi kiếm đã chạm vào người Đại Lực. Vai và bụng của gã trúng bốn kiếm sâu hoắm, và ngực trái dường như là mục tiêu cuối.Quần tăng chết điếng người, miệng há hốc chẳng kịp kêu la, chứ đừng nói đến can thiệp. Song xem ra mạng của Đại Lực còn dài nên trước đó đã có bóng người bay vút vào, nắm áo gã giật ngược lại, và vung kiếm điểm liền chín nhát vào mặt và ngực Sĩ Hạo. Họ Trương đành phải bỏ lỡ cơ hội giết Đại Lực, xoay kiếm bảo vê bản thân, rồi thoái hậu.Quần tăng hoan hỉ reo hò như sấm dậy vì thấy Sa di VÔ Dụng đã kịp cứu mạng Đại Lực. Có năm sáu người đã nhanh chân chạy đến đỡ kẻ bị thương khiêng vào chăm sóc. Bạch Vân Thiền sư vốn thương yêu Đại Lực như con mình nên đích thân xem xét thương thế. Ông mừng đến ứa nước mắt vì biết bốn vết thương kia không thể giết được đồ đệ mình.Đạ Lực buồn rầu nói :- Sư phụ ! Đồ nhi đã tận lực nhưng không địch lại đối phương !Thiền sư vỗ về :- Ngươi còn sống là tốt lắm rồi !Trong lúc ấy, Sa Di VÔ Dụng đang cười nói huyên thuyên. Gã vòng tay xá thật lâu, vui vẻ nói :- Mong thí chủ lượng thứ cho hành động của bần tăng ! Nếu để gã Đại Lực kia chết đi thì chẳng còn ai cùng bần tăng lén xuống núi uống rượu nữa. Vả lại, trước cửa Phật mà sát sinh thì tội lỗi vô cùng !Trương Sĩ Hạo mỉm cười gật đầu, tra kiếm vào vỏ, đi về phía nột gốc cây, ngồi xuống vận công điều tức. Sau lần chạm kiếm với VÔ Dụng, Trương Sĩ Háo đã phát hiện gã sư điên khùng kia tuy râu ria bờm xờm nhưng tuổi chưa quá tam thập, mà lại sở hữu không dưới ba mươi năm công lực ! Đồng thời, chín nhát kiếm lúc nãy ảo diệu tuyệt luân, chẳng thể xem thường !Sĩ Hạo lờ mờ hiểu rằng VÔ Dụng mới là đối thủ chính của mình. Vì thế, gã quyết định điều tức thật lâu, phục hồi trọn vẹn công lực mà đối phó với nhà sư điên . Người đời không thể biết rằng Ngọc Diện Thần Kiếm cũng có khuyết điểm, đó là sự hiếu thắng và tự tôn, dù bề ngoài gã rất khiêm cung, rộng lượng !Sĩ Hạo không bao giờ chấp nhận thất bại hoặc thua kém ai, trừ những cao thủ thành danh như Đông Hải Thần Tăng, Chu Sơn Đảo chủ, Long Giác Thần Quân.Họ Trương còn có vài tật xấu khác nữa là say máu, và say mê chính bản thân mình ! Sĩ Hạo đã xuất thủ là muốn được nhận thấy máu của đối thủ nhuộm đỏ kiếm của mình và nhỏ từng giọt tươi thắm xuống mặt đất. Gã tự tôn nên chăm chút bản thân thành một người toàn mỹ, và tin rằng vượt lên trên đồng loại ! Sĩ Hạo thầm tiếc rằng mình chỉ có bốn mươi năm chân khí, nếu được tròn hoa giáp, gã sẽ khiêu chiến với gã Long Giác Thần Quân, Chu Sơn Đảo Chủ, đả bại họ mà trở thành Đệ nhất cao thủ !Ngoài ra, Sĩ Hạo còn nuôi một mơ ước nho nhỏ nữa, đó là trở thành Hoàng Đế Trung Hoa ! Ngai vàng mới là chiếc ghế vừa vặn với con người siêu việt như gã !Ba khắc sau, Sĩ Hạo mở mắt đứng lên, bước ra sân chờ đợi. VÔ Dụng đang huyên thuyên với đám sư sải trẻ, đủng đỉnh vác kiếm đi tới.Gã khom lưng chào và nói :- Bần tăng tuổi nhỏ hơn thí chủ, xin được phép ra tay trước !Sĩ Hạo gật đầu, hai tay nắm chặt chuôi, dựng đứng trường kiếm trước mặt và lệch về bên hữu mà chờ đợi.Đây là tư thế khởi đầu đặc trưng của kiếm thuật Phù Tang !Họ Trương đứng im bất động như tượng đá, trầm ổn vững vàng tựa Thái Sơn, đối phương chưa động thì gã không động !Nam Cung Giao, tức VÔ Dụng phát hiện thức kiếm kia tuy thông thường, đơn giản nhưng cực kỳ kín đáo và dàn dụa sát cơ. Trường. kiếm của họ Trương đánh bằng hai tay sẽ mạnh như chẻ núi chứ chẳng chơi...Chàng định chọc ghẹo khiến đối phương phân tâm, song lại thôi .Trong tư cách kiếm sĩ họ Trương là người đáng kính phục. Chàng sẽ giao đấu với gã bằng bản lãnh chân chính của mình ! Nam Cung Giao cong tay, chĩa lưỡi kiếm về phía trước, thẳng băng như mũi tên nằm trên dây cung , hai ngón trỏ và giữa của tay tả đặt xéo trước ngực. Ưu Đàm Hoa Tiếu Ngạo Trung Hoa Đánh máy: Vinh Hồi 9(b) Thiếu Thất giả cuồng đương Ngọc Diện Trịnh Sơn nguyệt dạ khấp thê nhi Trong tư thế ấy, thân hình chàng lướt đi bằng hai đầu bàn chân, vươn trôi về phía đối phương.Bên kia, Sĩ Hạo cũng đã động thân, lao đến đón đầu, nhãn quang lập loè sát khí.Diễn tả thì lâu nhưng sự việc xảy ra chỉ trong thời gian vài cái chớp mắt. Trường kiếm của Nam Cung Giao vươn hết tầm tay điểm liền ba mươi sáu thức khống chế vùng mặt, ngực, bụng họ Trương. Sĩ Hạo chặt xéo một kiếm sấm sét vào màn kiếm ảnh của kẻ địch, rồi nối tiếp hằng mười bảy thế nữa. Mười tám thế thức này nhanh như thiểm điện và ảo diệu phi thường.Với công lực thâm hậu hơn, Sĩ Hạo đã đánh bật được trường kiếm của Nam Cung Giao, và kết liễu bằng cách thọc kiếm vào ngực chàng. Song, khi mũi kiếm của gã vừa chạm vào lớp vải áo thì Nam Cung Giao đã biến mất bằng một bộ pháp thần kỳ. Trong chớp mắt, chàng đã rời xa tầm kiếm của Sĩ Hạo, và từ vị trí mới ập vào tấn công.Sĩ Hạo thấy đối thủ thoát được chiêu kiếm tuyệt diệu của mình lòng rất khâm phục và cao hứng. Bản lãnh nạn nhân càng cao siêu thì chiến thắng của gã càng vinh quang !Ngọc Diện Thần Kiếm buông tay tả khỏi chuôi, vung kiếm phải phá giải chiếu kiếm của Nam Cung Giao. Tiếng thép chạm nhau gay gắt, song phương quấn quít như tình nhân, liên tiếp tung ra những đường kiếm ác liệt .Kiếm quang lấp loáng, kiếm ảnh trùng điệp, khiến người xem phải hoa mắt.Sau khi luyện Hư Ảnh Thần Bộ, Nam Cung Giao đã phải thay đổi tư thế, trong yếu quyết Phiên Dực Tung Phi.Giờ đây, thân hình chàng mềm mại, uyển chuyển hơn trước để phối hợp với những bước hoán vị thần tốc. Song, khi đối diện chiết chiêu, người chàng vẫn xoay dọc như cũ. Sĩ Hạo có tu vi cao hơn hai bậc, khiến Nam Cung Giao sẽ thiệt thòi bởi những đòn ngự kiếm như chiêu đầu chẳng hạn. Do vậy chàng bám riết lấy, buộc y phải chấp nhận cuộc giáp chiến dai dẳng.Sĩ Hạo cũng hiểu ý đồ của gã sư quái dị kia nhưng vẫn thản nhiên chấp nhận. Gã luôn tự tin rằng mình là tay khoái kiếm số một võ lâm !Hơn nữa, pho kiếm pháp mà đối phương sử dụng có lộ số và kiếm ý rất khác thường. Có thể không phải là của Thiếu Lâm Tự ! Họ Trương say mê kiếm thuật một cách điên cuồng nên không bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu.Đã hơn hai trăm chiêu trôi qua mà chưa có chiếc áo nào bị rách, song trên trán và sóng mũi của Nam Cung Giao đã lấm tấm mồ hôi. Tu vi của chàng kém hơn, tất nhiên phải sớm mệ mỏi. Song nãy giờ, chàng cũng mang tâm trạng giống như đối thủ. Nam Cung Giao cũng muốn nghiên cứ pho Lạc Ca kiếm pháp lừng danh của Phổ Đài Sơn .Chàng còn phải vào hổ huyệt để cứu Tử Phượng nên không thể để bản thân thọ thương được ! Chàng sẽ hạ thủ Sĩ Hạo mà vẫn an toàn vì một vết thương sẽ cản trở việc quan trọng sắp tới. Đến chiêu thứ ba trăm lẻ, Nam Cung Giao bất ngờ xuất chiêu Cô Điểu Nhập Vân, nương theo đám mây thép ập vào !Trương Sĩ Hạo đã từng gặp chiêu này lúc nãy nên không hề sợ hãi, vung kiếm giải phá. Chẳng những thế, gã còn định kết liễu đời đối thủ ngay trong lần chạm kiếm này ! Với căn cơ thông minh tuyệt đỉnh, và khí chất của một kiếm thủ bẩm sinh, Sĩ Hạo mau chóng tìm ra sơ hở của một chiêu kiếm, khi kẻ địch thi thố đến lần thứ hai thì hoàn toàn mất tác dụng và trúng mạng !Chiêu Cô Điểu Nhập Vân của Nam Cung Giao lại chỉ có một thế là thực, ai không biết thì sợ, chứ biết rồi thì vô dụng !Trương Sĩ Hạo lạnh lùng công phá vào đám mây mù lấm tấm những vệt đen mờ kia, và thọc nhanh mũi kiếm vào ngực kẻ địch.Lúc này Nam Cung Giao mới thi triển bước chót của Hư ảnh Thần Bộ.Thân hình chàng dời sang mé tả nhanh đến nỗi trong mắt của họ Trương thì bóng ảnh chàng vẫn còn ở chỗ cũ.Tất nhiên, mũi kiếm của sĩ Hạo đâm vào khoảng không. Gã kinh hoàng đảo bộ, rút kiếm về thủ thân, song đã quá muộn !Gã tuyệt vọng vung tay tả, cố đánh bạt lưỡi kiếm đang uy hiếp lồng ngực. Phản ứng thần tốc này đã bảo vệ được mạng sống, song bốn ngón tay của Sĩ Hạo đứt lìa, rơi xuống mặt sân.Khiếp đảm trước thân pháp quỉ dị như u linh của đối phương, Sĩ Hạo tung mình rời đấu trường.Tiếng hoan hô của hàng ngàn tăng lữ Thiếu Lâm làm chấn động cả rừng cây tĩnh mịch trên sườn núi Thiếu Thất !Sĩ Hạo cố nén lòng căm thù, điểm huyệt chỉ huyết. Bạch Vân Thiền sư thấy y bị tàn phế một tay, bất nhẫn bước đến nói : - Trương Sư điệt hãy vào trong để lão nạp băng bó cho.Sĩ Hạo quắc mắt mắng :- Lão trọc già đừng giả nhân giả nghĩa ! Mối thù này bổn nhân sẽ đòi lại gấp mười !Bạch Vân ngượng ngùng đình bộ, Sĩ Hạo cười nhạt hỏi Nam Cung Giao :- Ngươi giả ngây giả dại cũng khéo đấy ! Nếu còn biết nhục thì hãy nói thực cho ta biết lai lịch hai pho kiếm pháp và thân pháp kia !Nam Cung Giao chẳng thể làm mất mặt chùa Thiếu Lâm, đành phải tiếp tục đóng kịch. Chàng cưòi nhăn nhở :- Thí chủ đâm thủng bốn lỗ trên người Đại Lực, giờ mất bốn ngón tay xem như huề sao lại tức giận nói càng, còn gì danh dự của Ngọc Diện Thần Kiếm ? Công phu mà bần tăng thi triển chính là tuyệt học phái Thiếu Lâm, có tên là Giáng Ma Tứ Hải kiếm pháp ! Còn pho thân pháp thì được gọi là Bồ Tát Quí Hải Thần Bộ !Sĩ Hạo chột dạ trước hai cái tên công phu có ám chỉ đến Tứ Hải Hội, chẳng lòng dạ nào ở lại, lặng lẽ phi thân xuống núi ! Gã đã thầm thề rằng sẽ đốt sạch cơ ngơi của chùa ThiếuLâm và bằm thây Vô Dụng ra ngàn mảnh. Bạch Vân Thiền sư thở dài :- Không ngờ tám chữ Hộ Quốc Vĩnh Thọ Thiếu Lâm Thiền tự lại gây ra môi thù sâu giữa bổn tự và chùa Phổ Đà !Nam Cung Giao nghiêm trang nói :- Nếu Đông Hải Thần Tăng nổi giận khiêu chiến với chùa Thiếu Lâm, thì xin phương trượng cứ gởi thư đến phủ Mã Thượng Thư ở Nam Kinh. Đệ tử sẽ đứng ra đối phó với ông ta !Bạch Vân hổ thẹn, chắp tay lên ngực vái :- Ơn tương trợ lần này, bổn tự còn chưa biết đền đáp cách nào, đâu dám phiền đến ngọc giá của thí chủ nữa ! Lão nạp tự tin sẽ đối phó được .Nam Cung Giao vòng tay cáo từ, được quần tăng đáp lễ rất kính cẩn. Họ yêu mến chàng vì ơn, và cũng vì bản tính vui vẻ, dễ thân cận !Song chàng chưa kịp rời núi thì có tiếng quát trầm trầm :- Mong tiểu thí chủ lưu bước !Chàng ngỡ ngàng nhìn về góc Đình Đạt Ma, nhận ra một lão hòa thượng gầy gò, râu dài quá rốn, bạc trắng như tuyết.Quần tăng nhất tề phục xuống gọi :- Sư Thúc tổ ! Cao sư tổ ! Cao Tăng Bá Tổ... !Họ xưng hô loạn xạ như thế và quần tăng gồm đến mấy đời đệ tử.Bạch Vân Phương trượng và sáu sư đệ không quì, chỉ vái sâu, Bạch Vân hỏi :- Sư thúc xuất quan từ lúc nào ?Lão hoà thượng cười hòa ái, để lộ hàm răng đã rụng vài chiếc :- Lão nạp đang toạ thiền, chợt thấy lòng xao xuyến, biết bổn tự gặp nạn nên đã xuất quan. Nãy giờ, bổn toạ ngồi trên nóc đình quan sát, may mắn được thưởng lãm hết từ đầu đếncuối.Nói xong, lão đưa tay vẫy Nam Cung Giao :- Tiểu thí chủ hãy lại đây !Biết lão ta là sư thúc của Phương trượng chùa Thiếu Lâm, chàng vội.bước đến, quỳ xuống cung kính đãnh lễ :- Đệ tử Nam Cung Giao khấu kiến lão Thần tăng !Lão hòa thượng cười bảo :- Tiểu thí chủ đừng đa lễ, lão nạp đã thành Phật đâu.Bạch Vân Phượng trượng lên tiếng :- Nam Cung thí chủ ! Đây là sư thúc của bần tăng, tuổi đã ngoài trăm, pháp danh là Thiền Sơn.Lão Hòa thượng nghiêm giọng :- Phiền tiểu thí chủ gỡ bỏ râu giả để lão nạp được thấy chân diện mục.Nam Cung Giao vội tháo râu cằm, râu mép và lông mày giả, dùng ống tăng bào lau sạch những vết nhọ trên mặt.Thiền Sơn ngắm nghía một lúc, gật gù nhận xét : - Tiểu thí chủ là kẻ ranh mãnh, háo sắc, phóng đãng và liều lĩnh. Song bản chất nhân hậu, trượng nghĩa . Nay, trước mặt người của Phổ Đà tự, tiểu thí chủ đã nhận mình là đệ tử Thiếu Lâm, chẳng hay giờ đây có đồng ý gọi lão nạp là sư phụ hay không ?Quần tăng ồ lên kinh ngạc và mừng cho Nam Cung Giao. Thiền Sơn là trưởng lão cao niên nhất chùa, luyện võ đã hơn chín mươi năm, bản lãnh chẳng còn có thể đo lường được nữa !Kính Thanh đã tiết lộ với Bạch Vân Phương trượng việc Nam Cung Giao không có sư phụ , nên giờ đây, chàng đâu dám mượn cớ đó mà chối từ. Thực lòng, chàng cũng hiểu rằng đây là cơ hội ngàn năm có một, song, sợ phải ở lại đây học võ, không đi cứu Tử Phượng được nên rất phân vân !Chàng ấp úng đáp :- Bẫm lão Thần tăng ! Đệ tử rất vinh dự được thụ giáo song chẳng thể xuất gia, và chỉ lưu lại được vài hôm thôi.Thiền Sơn đại hòa thượng phì cười :- Thí chủ mà xuất gia được thì thiên hạ thái bình ! Còn về thời gian, với bản lãnh sẵn có, thí chủ chỉ cần học nghề của lão nạp vài ngày là đủ !Quần tăng yêu mến chàng nên lên tiếng đốc thúc, sợ chàng bỏ lỡ dịp may hiếm có .Nam Cung Giao quì xuống, dập đầu lạy chín lạy :- Đồ nhi xin khấu kiến ân sư !Hơn ngàn tăng lữ mừng rỡ reo hò, chúc mừng cho chàng trai tốt số !Nam Cung Giao đứng lên thi lễ với Phương trượng và sáu cao tăng hàng chữ Bạch, gọi họ là sư huynh !Tri huyện Phương Khiên cũng hồ hởi chúc tụng, và xin phép cáo từ !Nam Cung Giao nghiêm giọng :- Sự việc hôm nay mong Phương túc hạ phải tuyệt đối giữ kín cho .Phương Khiên vội thề rằng dẫu chết cũng chẳng hé môi. Nam Cung Giao theo Thiền Sơn trưởng lão về nơi cư ngụ của lão ở hậu sơn, trong khu rừng trúc xanh um.Sau bữa cơm trưa, Thiền Sơn hỏi han, và chàng thực thà kể lại lai lịch và hành vi của mình. Chàng cũng không giấu việc mình sắp phải vào sào huyệt của Hồ Bang để cứu Đinh Tử Phượng và đứa con trong bụng.Thiền Sơn thích thú lắng nghe, cười vui vẻ và không trách học trò quá lăng nhăng tình ái ! Ông lại hỏi kỹ về cục diện võ lâm hiện tại.Cuộc chuyện trò kéo dài đến tận bữa cơm chiều mới dứt.Thiền Sơn tủm tỉm bảo :- Thực ra, lão nạp nhận ngươi làm đệ tử cũng là xuất phát từ lòng ích kỷ ! Chu kỳ kiếp nạn của Thiếu Lâm đã đến, chỉ có ngươi mới cứu vãn nỗi ! Lão nạp đã đứng ngoài luân hồi,chẳng thể nhúng tay vào chuyện hồng trần mà gây nghiệp quả, đành phải phó thác cho ngươi. Để đền bù, lão nạp sẽ truyền hết tuyệt học thượng thừa của Phật Môn, là pho Bồ Đề Tâm Kiếm và nội công Liên Hoa Tâm Pháp.Do ngươi còn nhiều việc cấp bách phải làm ngay, nên lão nạp sẽ dạy trước cho một chiêu kiếm để phòng thân. Sau này có cơ hội sẽ học thêm !Nam Cung Giao cười đáp :- Đồ nhi đã quyết định nhân lúc Hồ Bang cúng cô hồn mà cứu Đinh Tử Phượng thoát nạn ngay đêm rằm. Vậy là đồ nhi còn rãnh cả chục ngày, xin sư phụ dạy thêm vài chiêu nữa !Thiền Sơn trưởng lão cười mát :- Bồ Đề Tâm Kiếm tuy chỉ có bốn chiêu, song mối chiêu đều uyên thâm, hoằng đại phi thường ! Lão nạp phải mất năm chục năm nghiên cứu kinh văn mới luyện thành ! Nay lão nạp thâu tóm tinh túy, tận tay chỉ dẫn từng thức để ngươi dễ dàng lĩnh hội, nhưng chưa chắc trong vòng mười ngày ngươi đã luyện xong chiêu đầu !Nam Cung Giao lắc đầu, le lưỡi :- Khó đến thế ư ? Thôi thì hài nhi sẽ cố để không phụ lòng ân sư !Sáng hôm sau, Thiền Sơn trưởng lão bắt đầu dạy chiêu Vô Thủy Vô Minh cho học trò. Trước tiên, ông thi triển để Nam Cung Giao thưởng lãm. Lão hòa thượng cầm kiếm gỗ, bảo Nam Cung Giao thử giải phá khi ông xuất thủ.Chàng kinh hãi nhận ra chung quanh là màn sương u ám mù mịt, lạnh giá căm căm, và những luồng kiếm kình vô hình rít lên như xé lụa, ập đến uy hiếp toàn thân.Chàng vội dồn toàn lực vào chiêu Vạn Diệp Tế Hoa, dệt màn thép kín đáo quanh người. Song mũi kiếm vô thanh vô ảnh kia đã chạm vào sáu vị trí trên ngực và bụng chàng !Màn kiếm ảnh tối tăm chợt biến mất và ánh dương quang lại hiện ra !Nam Cung Giao không ngờ trên đời lại có một chiêu kiếm mầu nhiệm đến mức này, và mình sắp được học. Chàng hân hoan quì xuống đãnh lễ :- Kiếm pháp Phật môn nhiệm mầu vô lượng. Chắc kiếp trước đồ nhi đã dày công tu hành, gõ thủng mấy trăm cái mõ nên kiếp này mới được làm đồ đệ của ân sư ! Đồ nhi cho rằng ân sư xứng đáng với danh hiệu Cổ Kim Chi Đệ Nhất Kiếm Vương.Tuy tu hành, thiền định gần trăm năm, song Thiền Sơn chưa đạt đến bản thể chân như tuyệt đối, nên lòng vẫn thoáng vui khi nghe học trò tán tụng ! Công lao luyện kiếm năm mươi năm, nay mới có người tán thưởng, tuy hơi ngoa nhưng ánh mắt và vẻ mặt Nam Cung Giao đầy vẻ thành kính !Thiền Sơn trưởng lão thầm nghĩ :- Phật kiếm cũng thâm huyền như Phật pháp, lẽ nào lại không đứng trên tất cả. Gã tiểu tử này cũng có lý !Ông hắng giọng giảng giải :- Bồ Đề là tiếng Phạn, có nghĩa là giác ngộ, pho kiếm này là tuyệt học do Đạt Ma Tổ Sư sáng tạo ra. Vì nóquá huyền diệu, thâm sâu nên trong suốt mấy trăm năm chỉ có vài người luyện thành. Hiện nay, lão nạp cũng là người duy nhất hiểu được. Với chiêu Vô Thủy Vô Minh này, ngươi có thể yên tâm đối phó với những cao thủ có dưới hoa giáp tu vi. Nếu ngươi thường xuyên khổ luyện, uy lực của kiếm chiếu ngày càng tăng tiến.Từ đấy, Nam Cung Giao dốc sức rèn luyện dưới sự chỉ bảo tận tình của Thiền Sơn. Tình cảm cũng phát sinh giữa hai thầy trò, trò chuyện rất tương đắc, và đầy ắp tiếng cười.Trong lúc hàn huyên, Nam Cung Giao buột miệng nói : - Ân sư tuổi đã ngoài trăm, lại chay tịnh kham khổ, e rằng chẳng thọ được mấy năm nữa ! Lúc người lìa xác nhập niết bàn, đồ nhi sẽ cho xây một bảo tháp dát toàn vàng để lưu giữ xá lợi của ân sư.Thiền Sơn cảm động nhưng lại nói : - Lúc ấy lão nạp đã chết toi rồi, còn cần tháp vàng hay bạc làm gì nữa !Ngươi có dư vàng thì cúng dường để tu bổ chùa chiền, tượng Phật có hay hơn không ?Nam Cung Giao hớn hở đáp :- Đồ nhi xin tuân mệnh ! Hoàng Đế Minh Anh Tông đã ban thưởng cho đồ nhi vạn lượng vàng để đền ơn đồ nhi đã cho ông ta thưởng thức món chó mực con hầm bát bửu. Nay đồ nhi xin tặng cả cho chùa nhà !Số vàng quá lớn, và tính hào phóng của đồ đệ đã khiến Thiền Sơn hài lòng. Mấy chục năm nay, ông chỉ lo tu luyện, chẳng giúp ích gì cho chùa Thiếu Lâm. Nay học trò ông hành động như thế vô tình đã giúp ông trả món nợ áo cơm cho môn phái !Thiền Sơn khen phải, dẫn Nam Cung Giao lên gặp Bạch Vân Thiền sư.Phương trượng đang cùng các sư đệ uống trà và nghe Quản sự Tăng của chùa là Bạch Giác báo cáo chi thu.Thấy sư thúc giá lâm, bẩy vị cao tăng vai vế chữ Bạch vội đứng lên thi lễ, và mời ngồi.Thiền sư xua tay hóm hỉnh nói :- Phải chăng Phương trượng vàcác sư điệt tính toán xem thầy trò lão nạp ăn mỗi ngày hết bao nhiêu cân gạo chứ gì ? Lão nạp xui xẻo nên thu nhằm gã đồ đệ chết đói, mỗi bữa ăn đến hơn đấu gạo !Quả thực là phạn lượng của Nam Cung Giao đã khiến mọi người phải khiếp sợ. Món chay lại thiếu năng lượng nên chàng phải ăn rất nhiều cơm mới đủ sức luyện kiếm và khinh công. Đúng là lúc nãy Quản sự tăng Bạch Giác đã có ý phàn nàn về việc chi phí trong mấy ngày đầu tháng này đã cao hơn thường lệ !Bạch Vân Phương trượng ngượng ngùng đáp :- Sư thúc quả khéo đùa, bọn tiểu điệt nào có ý ấy ? Thiền Sơn cười khà khà :- Lão nạp suốt đời báo hại Thiếu Lâm Tự, chỉ biết ăn chứ không biết làm, cày cuốc chưa hề sờ đến. May thay, lúc sắp chết lại có đồ đệ trả nợ giùm ! Giao nhi định cúng dường vạn lượng hoàng kim cho bổn tự, mong các sư điệt vui lòng nhận giùm cho !Bẩy vị Thiền sư ngơ ngác, tưởng lão sư thúc giở chết kia diễu cợt họ.Song Nam Cung Giao đã kính cẩn đặt xuống bàn một xấp ngân phiếu dầy cộm, và tủm tỉm nói :- Gia sư đã dạy tiểu đệ dâng số vàng nhỏ mọn này để Phương trượng sư huynh mua vài cân sơn tô tượng và ít ngói để dặm dá những chỗ dột nát.Cách nói khiêm tốn, khôi hài của chàng khiến chư tăng hoài nghi. Biết đâu xấp ngân phiếu kia chỉ toàn những tờ mười lạng bạc ?Với thân phận cao quí của Chưởng môn, Bạch Vân Thiền sư chẳng bao giờ tự tay nhận tiền, và đấy là nhiệm vụ của Bạch Giác.Vị Thiền sư này chẳng bao giờ tọa thiền được quá nửa canh giờ song lại nhớ vanh vách từng khoản chi thu trong tháng, thậm chí trong năm mà không cần phải dở sổ sách ra xem lại. Với tài năng ấy, ông ta mới có thể quản lý được hoạt động tài chính của ngôi chùa vĩ đại, đệ tử đông đảo này !Bạch Giác thò tay nhặt xấp ngân phiếu, mở ra xem. Lão bàng hoàng nhìn giòng chữ Hoàng kim Nhất Thiên lượng, nơi phát hành là quốc khố ở Bắc Kinh, có mười tờ như thế, tổng cộng đúng vạn lượng.Bạch Giác run giọng :- Bẩm Phương trượng sư huynh ! Quả thực là Nam Cung Giao sư đệ đã cúng dường vạn lượng vàng !Bạch Vân chấn động vì bất ngờ và hoan hỉ, liền tán dương :- Thiện tai ! Thiện tai ! Công đức vô lượng ! phật tổ sẽ chứng giám cho tấm lòng thành của sư đệ !Nam Cung Giao cười đáp :- Tiểu đệ lỡ gây nhiều nghiệp chướng nên phải cố mà tạo quả phúc.Vàng này do Thiên tử ban cho, tiểu đệ mượn hoa hiến Phật đấy thôi !Chàng quay sang Bạch Giác Thiền sư lễ phép nói :- Mong sư huynh thương tình, mua cho tiểu đệ vài vò rượu, tiểu đệ sắp chết thèm rồi !Bạch Giác hồ hởi đáp :- Tất nhiên là sẽ có ! Song chẳng hay sư đệ thích loại rượu nào. Thiệu Hưng hay Sơn Tây Phồn Tửu ?Thiền Sơn phì cười, kéo tay Nam Cung Giao :- Đi thôi đồ đệ ! Ngươi ở lại một lúc nữa, không chừng Bạch Giác sẽ hỏi ngươi muốn ăn thịt chó hay thịt dê ! Nóng lòng đến Trịnh Sơn cứu Tử Phượng, Nam Cung Giao đã cố học xong đường lối căn bản của chiêu Vô Thủy Vô Minh trong vòng chín ngày.Sáng mười ba tháng bẩy, chàng xin phép sư phụ được rời núi.Chín ngày qua dù ngắn ngủi, song cũng đã gắn bó hai thầy trò với nhau. Tuy Nam Cung Giao không phải người của Thiền môn, nhưng bản tính chàng phóng dật không cố chấp, lòng chàng trong sáng, còn giữ được chút thiện chân của trẻ thơ, chẳng vương vấn tà niệm hay dục vọng. Tính cách này rất gần với cảnh giới Thiền, khiến Thiền Sơn rất mến.Ông từng nói rằng :- Phật tánh trong ngươi rất sáng, dù chẳng thiền định ngày nào mà xem ra còn giác ngộ hơn nhiều cao tăng trong chùa !Lúc chia tay, ông hiền hòa dặn dò : - Có, không, sinh, tử, không khác nhau ! Con hãy cố giữ tấm lòng vô dục, vô chấp, tận lực giáng ma vệ đạo nhưng không hiếu sát. Kẻ tạo phúc cho chúng sinh tất sẽ hưởng quả lành !Nam Cung Giao không hiểu hết ý sư phụ nhưng cũng gật đầu lia lịa.Thiền Sơn trưởng lão dặn dò thêm :- Con chỉ mới nắm được vỏ ngoài của chiêu tuyệt kiếm, và chưa đủ công lực nên không được thi triển bừa bãi mà mang hại ! Nếu vào Trịnh Sơn đụng phải Hồ Ly Song Tiên thì nên bỏ chạy !Nam Cung Giao cười đáp :- Đồ nhi chỉ mong cứu người, đâu dám nghĩ đến chuyện sinh cường. Trưa mười bốn chàng có mặt ở trấn Vũ Lộ, cách chân núi Trịnh Sơn đến mười mấy dặm để tránh tai mắt của Hồ Bang !Vũ Lộ là một tiểu trấn nghèo nàn vùng sơn cước, dân cư sống bằng nghề nương rẫy. Cả trấn chỉ có một quán cơm, một nhà trọ. Chính vì chẳng thu được chút lợi lộc nào ở đây nên Hồ Bang không cử đệ tử đến làm gì ! Chẳng ai buông câu khi biết ao không cá !Nam Cung Giao vào nhà trọ, tắm gội xong, gọi một mâm cơm rượu mời cả chủ quán nhâm nhi để hỏi chuyện. May cho chàng, lão già họ Quảng này thường đến trấn An Hội, dưới chân núi Trịnh Sơn, thăm em gái nên rất thông tỏ địa thế Tổng đàn Hồ Bang. Lão ngà ngà say, đắc ý kể :- Bẩm công tử ! Núi Trịnh Sơn gồm có hai đỉnh Bắc, Nam, giữa hai đỉnh ấy là một khe lớn. Khe này được dân địa phương gọi là Ngọc Lan Cốc, rộng độ gần trăm mẫu, mọc đầy những cây Bạch Ngọc Lan cao vút và thơm ngát. Trước đây, trong trấn An Hội vẫn thường đến đấy hái hoa Ngọc Lan về chế luyện thành dầu thơm, hoặc tẩm thịt, hồ bột mì, rán lên ăn rất thơm ngon. Lão dừng lại, uống cạn chung rượu mà Nam Cung Giao mới rót cho, rồi khà khà kể tiếp :- Đầu năm ngoái, cơ ngơi của Hồ Bang mọc lên, quay về hướng Tây. Từ đó, chẳng người dân nào được vào Ngọc Lan Cốc nữa, vì mặt Đông Sơn Cốc này tận cùng bằng một vùng trũng sâu. Muốn từ thung lũng này trèo lên cốc phải vượt đoạn sườn núi dốc đứng, cao đến mười trượng.Lão hậm hực chửi bới :- Mả cha bọn Hồ Bang ! Lúc trước, mỗi lần đến An Hội thăm gia muội, mỗi ngày lão phu đều lên Ngọc Lan Cốc hai lần, buổi sáng thì đứng ở cuối cốc đón bình minh. Còn buổi chiều ngồi ở đầu cốc đón hoàng hôn, ngân nga vài câu thơ cổ, nhâm nhi chén rượu thơm, đưa cay bằng món bánh hoa tẩm mật rắn. Thú vui tao nhã ấy nay còn đâu nữa ? Nam Cung Giao ngắm gương mặt xương xương có vầng trán cao nhăn nheo, tự nhủ rằng Quảng lão cũng có tướng nhà thơ.Chàng vui vẻ nói :- Quảng Đại thúc ! Lần này tiểu điệt đến Trịnh Sơn là để cứu vợ con, song sẽ tiện tay phóng hỏa Tổng đàn Hồ Bang, đuổi họ đi ! Nếu tiểu điệt thành công thì chỉ vài ngày nữa là Đại thúc có thể lên đây mà ngâm thơ, uống rượu !Quãng lão khoan khoái đáp :- Nếu được thế thì lão phu đại diện bách tính An Hội cảm tạ thiếu hiệp ! Lão phu đã già, song thiếu hiệp cần sai bảo gì xin cứ nói !Nam Cung Giao hài lòng, hỏi kỹ địa hình phía Đông của Ngọc Lan Cốc, suy nghĩ một lúc rồi nói :- Phiền Đại thúc tìm mua giùm tiểu điệt một cỗ xe độc mã, mui kín, mười hai trượng dây chão lớn, một chiếc võng đay thật bền chắc ! Sau đó, Đại thúc bảo lò rèn làm cho tiểu điệt sáu chục cây đinh thép nhọn, thân to độ ngón tay cái và dài chừng hai gang.Chàng đặt trước mặt lão ba tờ ngân phiếu trăm lượng vàng, nghiêm giọng bảo :- Sau khi tiểu điệt cứu được ái thê chắc chắn Hồ Bang sẽ mở cuộc điều tra. Số vàng này là để Đại thúc rời bỏ trấn Vũ Lộ này, tìm nơi khác mà làm ăn ! Bằng như, tiểu điệt thất bại, không sống sót trở về, đại thúc tìm đến Tế An đường ở Cảnh Đức Trấn báo tin ! Quảng lão mừng đến tỉnh cả rượu, cảm tạ rối rít và hứa sẽ làm đúng như lời chàng dặn. Nam Cung Giao mỉm cười : - Của Thiên trả Địa ! Đại thúc bất tất phải nghĩ ngợi làm gì !Tuy xuất thân từ nhà cần kiệm, song chàng vẫn ngượng ngùng vì số của cải phi nghĩa, đã cướp được của Quách Thượng Thư và Mạc Tri Phủ, nên phóng tay phân phát cho đỡ áy náy lương tâm !Xế chiều hôm sau, Nam Cung Giao thắng ngựa vào cỗ xe cũ kỹ mà Quảng lão đã mua giùm. Sau khi chất vật dụng và hành lý vào thùng xe phủ bạt, chàng cáo từ chủ quán, đi về hướng Bắc.Khi hoàng hôn buông xuống, Nam Cung Giao còn cách Trấn An Hội hai dặm, và đang ở chân đỉnh Nam của núi Trịnh Sơn. Chàng rời đường tiểu lộ nối Vũ Lộ với An Hội, rẽ phải đi vào cánh rừng thưa !Con đường mòn này chỉ dài độ gần dặm là xe không còn đi được nữa.Nam Cung Giao dừng cương, vỗ về tuấn mã rồi vác dụng cụ đi vòng ra mặt Đường Ngọc Lan Cốc !Chàng dùng kiếm chặt cành và bụi rậm, mở đường mà đi, vài khắc sau đã đến thung lũng dưới chân sơn cốc.Bìa rừng ôm lấy mặt sau Sơn Cốc theo hình cánh cung và cách xa độ ba chục trượng. Địa hình thung lũng khá bằng phẳng, chỉ toàn bụi rậm và những cây nhỏ cao độ đầu người.Nam Cung Giao ngước lên quan sát nhìn thấy một tiểu đình bát giác lợp ngói đỏ, nằm chính giữa khẩu độ bốn chục trượng cửa sau khe núi Ngọc Lan.Trăng chưa lên, song bốn chiếc đèn lồng phất bằng giấy trắng đã được châm lửa. Chàng nhận ra bóng người lố nhố trong tiểu đình.Có lẻ bọn này phụ trách việc canh gác, nhân đêm rằm tụ tập lại uống rượu, chờ ngắm trăng. Không gian nhá nhem, mù mịt sương chiều, song lát nữa cảnh vật thung lũng sẽ hiện lõ dưới ánh trăng rực rỡ. Do vậy, Nam Cung Giao phải tranh thủ lúc này để áp sát chân vách.Chàng nương theo bụi rậm, tàn cây, luồn lách đến góc bắn của Cốc khẫu. Trừ phi đối phương nằm dài trên nền Sơn cốc mà nhìn xuống mới thấy được người ở dưới chân vách.Nam Cung Giao biết thế, nên yên tâm hành động. Võng đay, dây chão sau lưng, còn túi gai dầy đựng bọc cọc sắt nằm trước ngực. Chàng rút một cây vươn tay cắm vào vách, may mà mũi đầu không phạm đá tảng.Nam Cung Giao dùng chính lòng bàn tay mình làm búa, vỗ cho đoạn thép nhọn hoắt kia lún sâu hơn gang, đủ sức chịu đựng sức nặng của mình.Và rồi, chàng đưa tay hữu nắm chặt lấy đoạn cọc thừa mà đu lên. Tay tả lại thò vào túi lấy cộc, vươn dài cắm vào vách, nghĩa là lúc nào cơ thể kháng cũng đong đưa, mũi giầy đặt tạm bợ vào những chỗ lỗi lõm trên vách.Công việc này vô cùng nguy hiểm và khó khăn, song nhờ công lực thâm hậu, lòng kiên nhẫn và một chút may mắn, Nam Cung Giao đã thành công.Gọi là may vì vách núi không phải toàn đá tảng, cũng chẳng phải đất mềm xốp, mà là đất đá xen lẫn.Kết cấu địa chất này đã giữ chặt được những cây đinh thép, và chàng cũng không phải quá tốn sức để cắm chúng!Nam Cung Giao tay cột chặt một đầu dây chão vào ba cây cọc thép cắm trên nền sơn cốc, rồi giấu cả vào bụi cây. Ánh trăng chẳng thể làm lộ chúng.Đằng Đông trăng đã mọc, song Nam Cung Giao đã kịp men theo vách cốc luồn sâu vào trong.Mấy trăm cây Bạch Ngọc Lan cổ thụ đã được giữ lại phần lớn. Hồ Bang chỉ đốn những cây nằm đúng vị trí xây dựng. Tàn cây rậm rạp đã cản ánh trăng, che chở cho bước chân khách dạ hành. Nam Cung Giao khoan khoái hít lấy mùi hương thơm thoang thoảng, hăng hái tiến lên.Tuy loài Bạch Ngọc Lan thường nở rộ khi xuân về, nhưng những tháng còn lại trên cành vẫn lác đác vài bông trắng nuốt chứ không biến mất hẳn.Do vậy, đã tháng bẩy rồi mà nơi đây vẫn có hương thơm.Bạch Ngọc Lan là loài thân gỗ lớn, rụng lá. Họ Mộc Lan cao độ hai trượng rưỡi, song trồng lâu năm có cây cao đến sáu bẩy trượng.Loài cây quí này ra cành thưa thớt mà mập mạp. Mỗi nhành nhỏ mọc một hoa ở đầu mút, giữa Đông ra nụ, xuân về thì nở thành những bông hoa chín cánh trắng trong như ngọc, tựa hàng ngàn ly rượu đặt ở đầu cành, tỏa mùi thơm dìu dịu như hoa lan.Bạch Ngọc lan nổi danh nhờ cây lớn, hoa nhiều, đứng một mình thì quí phái kiêu sa, trồng thành vườn trông như đảo ngọc.Bạch Ngọc Lan là sứ giả báo tin xuân, có đặc tính rất kỳ diệu. Vùng nào xuân đến sớm thì hoa nở sớm, lần lượt đón xuân từ cực Nam lên phía Bắc Trung Hoa.Hiện tượng này xuất phát từ khả năng mẫn cảm với nhiệt độ ! Lan man thế là đủ, chúng ta quay lại xem Nam Cung Giao đang làm gì ?Cơ ngơi chính của Tổng Đàn Hồ Bang là tòa đại sãnh rất lớn, có hình dáng cửa chùa miếu vì các góc ngói cong vút, có hành lang gỗ sơn đỏ, nối những cây cột tròn đen bóng với nhau. Tường chung quanh xây tô cẩn thận, ba bên trổ cửa rất rộng, để khi hội họp, các bang chúng đứng trên mảnh sân lớn bên ngoài vẫn có thể nhìn và nghe thấy lời giáo huấn. Giờ đây, tòa đại sảnh một tầng đồ sộ kia sáng choang đèn đuốc, người ra vào tấp nập, bưng bê rượu thịt, hoa quả chuẩn bị cúng cô hồn.Nam Cung Giao đã lăn lê, bò toài lần mò đến được tận đây. Chàng muốn biết chắc khi nào Hồ Bang tập trung cúng kiến mới ra tay.Suốt một canh giờ qua, chàng đã kiên nhẫn do thám hết các công trình phía sau để tìm Đinh Tử Phượng.Chàng thầm cảm ơn Trời Phật vì trong cốc không hề có một con cầy nào. Có lẽ vì chó là kẻ thù của chồn cáo nên Hồ Ly Song Tiên không muốn thấy mặt chúng ?Lực lượng tuần tra khá đông, qua lại nườm nượp, song tinh thần cảnh giác không cao ! Vì sao như vậy ? Thưa rằng Đinh Tử Phượng bị tống vào ngục vì tội cắm sừng cung chủ là một bí mật mà ngay cả trong Bang cũng ít người được biết. Thế thì người ngoài làm sao biết được ?Đinh Tử Phượng cũng chẳng có anh chị em hay thân quyến nào khác để cầu cứu.Tóm lại, khi thư đòi tiền chuộc chưa gởi Nam Cung Giao thì chắc chẳng có ma nào dại gì mò vào chốn long đàm hổ huyệt này !Song trời cao có mắt, đã run rủi cho Nam Cung Giao ngồi gần gã Đường chủ lắm mồm họ Tô, nên chàng sớm có mặt ở đây !Bang hội nào cũng có nhà tù, trước là để giam giữ tù binh, sau là trừng phạt những đệ tử vi phạm kỷ cương, luật lệ. Các nhà lao đều có điểm giống nhau ở chỗ là rất kiên cố, tối tăm, ẩm thấp, dơ dáy.Nam Cung Giao đã tìm ra ngụcthất khá dễ dàng. Hồ Bang đã vui vẻ chỉ dẫn cho chàng bằng tấm bảng gỗ sơn trắng toát, viết bốn chữ Trừng Giới thạch lao, trên bên trên một cánh cửa gỗ dầy, nằm ở chân vách núi phía Nam. Như vậy, nhà lao được trổ sâu vào vách núi, vừa chắc chắn, vừa đỡ mất thẩm mỹ cảnh quan chung !Trên đường xâm nhập, Nam Cung Giao đã nhìn thấy rất nhiều những tấm bảng gỗ nằm rải rác trên các cỗng thành kiến trúc, giới thiệu rõ chức năng của từng nơi, kể cả nhà tắm và hố.Tất cả những tấm bảng, những mảnh giấy ấy đều mang nét chữ giống nhau, viết theo lối khải thư rất đẹp.Nam Cung Giao cười thầm :- Chắc là trong Hồ Bang có một cao thủ về thư pháp ! Lão này sợ không ai biết mình có tài nên đã viết loạn xạ, đem chưng khắp cốc, kể cả những nơi hôi thối ! Song cũng nhờ lão mà ta đỡ mệt xác !Song chàng chưa thể xông vào giải cứu tình nương vì trước cửa lao có đến bốn gã áo trắng mang đao đứng tán gẫu. Qua lời đối thoại, chàng biết rằng lát nữa đây Hồ Ly Song Tiên sẽ đích thân chủ tế lễ cúng vong. Không phải chỉ cúng cô hồn người mà là cả vong linh của loài chồn cáo !Toàn bang sẽ tập trung quanh đại sảnh để tưởng niệm, rồi nghe bài thuyết giáo của Thái Thượng Bang Chủ Hồ Tiên Cổ Huyền Minh ! Sau đó, bang chúng sẽ được một bữa nhậu ra trò.Nam Cung Giao yên chí, ra phía trước xem xét thử. Toàn thân chàng được phủ kín một mầu đen, rất khó bị phát hiện khi ẩn trên tàn cây Bạch Ngọc Lan um tùm ! Giữa canh hai, những nhân vật chủ chốt của Hồ Bang xuất hiện. Hai lão nhân mặc đạo bào xanh, tóc bạc trắng kia chắc là Hồ Tiên Cổ Huyền Minh và Ly Tiên Bàng Thu Liên. Tuổi họ đã gần tám mươi, song da dẻ vẫn hồng hào và có rất ít nếp nhăn. Thiền Sơn trưởng lão đã từng nhận xét : Hồ Ly Song Tiên xảo trá, thâm độc còn hơn cả Long Giác Thần Quân, bản lãnh cũng không kém. Do họ nuôi ảo mộng thành tiên, chuyên tâm luyện đan nên giang hồ thời bình được mấy chục năm. Nay Song Tiên đã đầu Hồ Bang là có ý xưng hùng, khiến lão nạp lo cho chính khí võ lâm !Người đi sau Song Tiên là một hán tứ tuổi độ ba mươi mốt ba mươi hai, khá anh tuấn với hàng râu mép tỉa gọn, song thần thái gã cao ngạo và lạnh lẻo, nhìn bộ trường bào đỏ có đai lưng đính bảo ngọc lấp lánh, Nam Cung Giao đoán gã là Sài Tuấn..Kế đến là anh em Hàn Đan Song Kiếm và bốn lão già lạ mặt nữa.Cả sáu người đều mặc áo choàng, biểu hiện vai vế Hộ Pháp ! Như vậy là còn thiếu Quỉ Côn Đường Cổ Ngư, phó Bang Chủ Hồ Bang.Bọn bang chúng lũ lượt kéo đến, đứng chật cả mãnh sân gạch rộng bao quanh đại sãnh.Khi tiếng chuông mõ, tiếng tụng niệm ê a của Song Tiên vang lên, Nam Cung Giao len lén quay lại chỗ Thạch lao. Chàng mừng rỡ nhận ra chẳng còn ai canh gác, và cũng không có đèn đóm gì cả !Sau khi cẩn thận liếc quanh, chàng lao về phía cửa ngục, rút cây cọc sắt dài hơn hai gang, xỏ vào ống khóa bẩy mạnh, lực đạo của cánh tay có thể nâng được ba trăm cân nên khóa sắt bị nhổ rời khỏi lớp gỗ dầy. Nam Cung Giao nhanh nhẹn lách vào, bật hỏa tập soi đường, tay phải thủ sẵn trường kiếm.Mùi hôi hám trong hang xộc vào mũi khiến chàng càng thương xót cho Tử Phượng. Liệu một nữ nhân bụng mang dạ chửa sẽ chịu đựng được bao lâu trong chốn địa ngục này ?Bề ngang thạch động rộng độ ba mươi trượng, trần cao hơn trượng, dọc hai vách là hàng loạt cửa phòng giam ngầm, đục sâu vào lòng núi. Tất cả đều mở toang hoác vì không có tù nhân.Nam Cung Giao soi rọi tất cả những phòng ấy, không dám bỏ qua, song chỉ hoài công. Lúc gần đến cuối hang chàng phát hiện một chiếc lồng lớn, gồm toàn thanh sắt tròn. Nam Cung Giao hồi hộp lướt đến, và ánh sáng hiu hắt của hỏa tập đã giúp chàng trông thấy một thân hình treo lủng lẳng. Mặt nữ nhân áo đen này bị tóc xõa xuống che phủ nên rất khó xác định lai lịch, song cái bụng nhô cao kiađã tố cáo nàng là Đinh Tử Phượng.Nàng đã treo cổ tự sát đúng lúc có người đến cứu !Nam Cung Giao rụng rời, buông rơi hỏa tập xuống nền hang, may mà nó không tắt. Chàng chẳng còn tâm trí đâu mà tìm kiếm ổ khoá, xuống tấn chụp lấy hai song sắt, nghiến răng kéo chúng banh rộng ra. Chàng lách ngay vào, tay tả khiêng xác Tử Phượng, tay hữu vung kiếm cắt giải thắt lưng oan nghiệt đang nối cổ nàng với song của trần lồng !Nam Cung Giao nghẹn ngào đặt Tử Phượng nằm xuống sàn, thăm mạch cổ và áp sát tay nghe nhịp tim. Tuy da thịt còn ấm nhưng mạch đã tắt, hơi thở đã tuyệt !Nam Cung Giao bật khóc nức nở, chẳng cần biết tiếng khóc bi thương của chàng có lọt ra ngoài hay không !- Phượng muội ! Nàng đã báo mộng bảo ta chờ đúng đêm rằm hãy đến sao lại lỡ bỏ đi trước thế này ?Chàng lột phăng bao vải trên đầu điên cuồng thổi những luồng dưỡng khí vào chiếc miệng có đôi môi lạnh giá và nhợt nhạt. Chàng còn luồn tay hữu xuống dưới lưng, áp vào huyệt mệnh môn, cố dồn chân khí vào kinh mạch của người yêu ! Hỡi ôi ! Mọi nỗ lực của chàng chỉ là công cốc, cơ thể Tử Phượng vẫn không một dấu hiệu hồi sinh !Nam Cung Giao ôm xác nàng mà than khóc. Lát sau, chàng chợt nhớ đến đứa con năm tháng tuổi trong bụng Tử Phượng, đau đớn vuốt ve, rồi úp mặtvào đấy.Chàng chợt nghe như có tiếng nước sôi ùng ục, ngỡ ngàng tự hỏi :- Lạ thực ! Chẳng lẽ sau khi chết rồi thì bộ máy tiêu hóa vẫn còn hoạt động ? Hay là hiện tượng này do đứa bé trong bụng tạo ra ! Chàng chẳng hề có chút kinh nghiệm nào về việc chết chóc và thai nghén nên nghi hoặc mãi ! Nhưng việc cần là trước mắt là phải đưa xác vợ con ra khỏi chốn này !Chàng liền bồng Tử Phượng thoát ra. Khi đã đến chỗ giấu dây chão và võng đan, chàng đặt thi thể Tử Phượng vào võng, cột dây thả xuống.Trong tòa tiểu đình bát giác kia vẫn có ba gã đang canh gác, song chúng đang nóng lòng chờ đợi đồng bọn mang rượu thịt về nên chẳng thèm đi tuần như quy định.Nam Cung Giao thả võng đan chạm đất rồi bám lấy dây chão tuột xuống. Chàng bồng Tử Phượng chạy về phía cánh rừng, đến được chỗ để xe ngựa !Sau khi đặt thi thể Tử Phượng gọn gàng trong thùng xe, Nam Cung Giao nghiến răng khấn vái :- Phượng muội ! Ngày ấy ta đã khẩn cầu nàng ly khai Hồ Bang để cùng nhau chung sống. Nàng không nghe ta nên mới có cảnh tử biệt này !Chàng đau lòng đến nỗi không nói được nữa ! Và chợt nghe cơn giận nổi bùng ! Cái chết thảm khốc của Tử Phượng đã khiến chàng không còn suy nghĩ thiệt hơn, chỉ nghĩ đến chuyện báo thù ! Nam Cung Giao lẩm bẩm :- Mẹ kiếp. Dù không đánh lại thầy trò bọn ngươi, song ta cũng quyết gỡ gạc chút đỉnh !Chàng lập tức quay lại chân vách, bám dây chão trèo lên. Có lẽ vì quá chú tâm đến yến tiệc nên đến giờ này mà bọn canh gác thạch lao chưa phát hiện ra việc khóa ngục bị bẻ. Cho nên, Ngọc Lan Cốc vẫn vang vangtiếng xai quyền hành lệnh của đám bang chúng !Nam Cung Giao còn phải đưa thi thể Tử Phượng thoát đi an toàn nên chẳng dại gì đánh động đối phương.Chàng quay lại đây cũng là rất mạo hiểm !Chàng tìm đến hai tòa tiểu viện xinh đẹp ở giữa vườn hoa, cái treo bảng Thái Thượng Ngọc Xá, cái kia là Bang Chủ Kim Xá ! Đây chính thị nơi cư trú của Hồ Ly Song Tiên và Sài Tuấn.Biết chắc chủ nhà đang ăn uống ngoài đại sảnh, Nam Cung Giao ung dung thọc kiếm cắt then cửa sổ sau Thái Thượng Ngọc Xá !Gần mực thì đen, chàng có nhiều ngày đồng hành với Mộc Kính Thanh và anh em họ Trịnh nên học được nhiều thủ đoạn của giới đạo chích, mau chóng khám phá ra những chỗ giấu bảo vật. Sau khi lục soát phòng ngủ mà không thấy gì, Nam Cung Giao đi sang phòng bên cạnh, nơi tụng niệm của Hồ Ly Song Tiên !Trên bàn thờ kia không hề có tượng Phật hay tượng Tam Thanh, mà là hai con thú nhồi bông, một chồn, một cáo. Chúng đứng đấy, dương mắt nhìn Nam Cung Giao với vẻ tò mò !Trong tủ ngầm của bệ thờ, Nam Cung Giao tìm thấy lọ sành đựng thuốc và túi châu báu. Chàng cắt một mảnh rèm làm bàn thờ màu đỏ, gom chiến lợi phẩm lại. Song chưa hả giận,Nam Cung Giao lôi cổ hai thần tượngcủa Song Tiên xuống mà hành hạ để chọc tức họ !Song, khi mổ bụng hai con thú nhồi bông, chàng lại thu được hai ống đồng dài độ gang tay, thân lớn cỡ quảchanh. Chẳng cần biết trong chứa gì,chàng bỏ cả vào vuông vải, rồi đi sang Bang Chủ Kim Xá ngay cạnh đấy,Ở đây, chàng tìm ra hốc giấu của phía sau một bức tranh lớn, trong chứa châu báu và ngân phiếu !Nam Cung Giao hài lòng vì đã vét gần sạch tài sản Hồ Bang, mỉm cười lẩm bẩm :- Đồng tiền liền với ruột. Song Tiên và Sài Tuấn sẽ phải điên lên vì tiếc của !Nam Cung Giao thoát ra hậu cốc dễ dàng bởi phần lớn bọn bang chúng đã mờ mắt vì say rượu !Chàng tháo dây, xuống bằng những cọc sắt, lần lượt nhổ sạch để phi tang, hi vọng đối phương không biết mình đi hướng nào ! Ưu Đàm Hoa Tiếu Ngạo Trung Hoa Đánh máy: Vinh Hồi 10 Tử sinh hữu mệnh Long Thiên PhụngThu dạ Anh Hùng trợ Nhạc Gia Nam Cung Giao đánh xe rời khu rừng thưa, ra đường quan đạo nhỏ, song không về lại trấn Vũ Lộ mà rẽ trái, ngược lên hướng Bắc. Khi bình minh hé dạng thì chàng gặp đường lớn Đông Tây nối với Trịnh Châu và Từ Châu. Nam Cung Giao ghé phạn điếm nơi ngã ba ấy mua một bọc bánh bao, rồi lại đi tiếp, vừa ăn vừa dong xe. Xế trưa, chàng đã cách xa núi Trịnh Sơn gần trăm dặm, chẳng còn phải sợ nữa. Thấy xa xa thấp thoáng bóng dáng một thành quách cao lớn, chàng tần ngần dừng cương, suy nghĩ một lúc rồi rẽ vào con đường mòn của khu rừng mé tả. Chàng sẽ giấu xác Tử Phượng ở đây vào thành mua áo quan, mai táng người yêu ngay cánh rừng này ! Đường mòn bị cắt ngang bởi một giòng suối nhỏ, và mảnh đất mé hữu, cạnh bờ suối là thảm cỏ xanh mơn mởn, cao ráo, cây cối thưa thớt, rải rác đó đây là những tảng đá hình thù lạ mắt.Nam Cung Giao thầm khen phong cảnh chốn này, quyết định chôn cất người yêu ở tại đây. Sau này có cơ hội, chàng sẽ cải táng, đưa về nhà mình ở Cảnh Đức Trấn !Chàng mở mui xe, bồng thi thể Tử Phượng đặt trên thảm cỏ, sau khi đã trải áo choàng.Gương mặt lem luốc, tiều tụy và cái bụng to kia khiến chàng thương tâm vô hạn, bật khóc ồ ồ !Nam Cung Giao vô cùng hối hận, tự nguyền rủa mình đã quá ngu dại, tin vào giấc mộng vớ vẩn kia mà đến trễ một bước. Dù rằng, đến rằm tháng bảy là cơ hội tốt nhất để chàng xâm nhập Hồ Bang !Chàng quì cạnh xác người yêu úp mặt vào ngực nàng khóc mãi, nỗi thống khổ ngập tràn tâm trí, đến mức chàng chỉ muốn tự sát chết theo !Trong trạng thái mộng mị ấy, Nam Cung Giao bỗng mơ hồ nghe như có tiếng động đều đều và rất nhỏ vọng vào tai mình. Lúc đầu chàng không để ý song những âm thanh ấy đã dần đánh thức ngũ quan của chàng.Nam Cung Giao giật mình ngồi bật dậy, ngơ ngác suy nghĩ một lúc mới nhận ra những tiếng động kia là nhịp đập của trái tim.Chàng vội cúi xuống áp tai vào ngực trái Tử Phượng lắng nghe. Nỗi hân hoan bùng lên, choáng ngập tâm hồn chàng. Nam Cung Giao mừng như điên dại, thò tay thăm mạch. Chàng cuống cuồng dựng Tử Phượng ngồi lên, áp tay hữu lên mệnh môn, trút chân khí vào. Luồng nội lực hùng hậu của chàng thúc đẩy khí huyết nạn nhân lưu chuyển mỗi lúc một nhanh hơn, và chỉ sau hai khắc, Tử Phượng khẽ rên và thều thào :- Nước ! Nước !Nam Cung Giao thở phào, thôi không truyền chân khí nữa, kéo Tử Phượng ngã vào lòng và ôm chặt lấy.Tử Phượng đã tỉnh táo hơn, mở mắt ngỡ ngàng nhìn cảnh vật xa lạ trước mặt, và phát hiện việc mình đang bị kẻ nào đó ôm ấp.Nỗi hổ thẹn của nữ nhân đã khiến nàng kinh hãi, giãy dụa để thoát ra, miệng la hét, song chẳng ra lời :- Ngươi có buông ta ra không ?Vòng tay to khoẻ kia vẫn xiết chặt quanh ngực, và nam nhân kia cười khà khà, thì thầm vào tai nàng :- Nương tử hôi quá ! Để ta tắm cho nàng !Mười ngày sau, cỗ xe độc mã xấu xí lóc cóc vào thành Từ Châu. Song gã xà ích đội nón rộng vành sùm sụp kia lại thản nhiên đánh xe đi qua cổng tòa khách sạn sang trọng, đắt giá nhất thành là Tứ Hải Đại Lữ Điếm !Gã tiểu nhị thấy xe dừng lại trên sân trước, vội chạy ra khom lưng chào, song lại tế nhị nhắc nhở :- Bẩm đại gia, giá phòng ở đây rất cao, mong đại gia đừng trách tiểu nhân không báo trước !Hán tử đánh xe hất ngược vành nón, tủm tỉm đáp :- Hồ tiểu cẩu ! Ta đây mà !Gã tiểu nhị mừng rỡ reo vang :- Nam Cung công tử ! Thế mà tiểu nhân tưởng gã kiết xác nào ?Nam Cung Giao cười mũi, xuống xe, mở bạt phía sau, đỡ một nữ lang bụng nhô cao, dìu vào sảnh !Ngay đêm ấy, có kẻ nào đó đã đột nhập Kim Diện Cung, cắm một thanh tiểu đao vào cửa khách sảnh.Sáng ra, bọn nô tỳ trong cung phát hiện, liền báo cho Cung Chủ Tiền Phong Vân biết. Họ Tiền gỡ lá thư quấn quanh chuôi đao. Đọc xong, lão cho mời Yên Đài Song Sát và các cao thủ đến bàn bạc.Đại Sát Thân Công Hải nghiêm giọng :- Tuy bức thư này không thự danh. Song dựa vào nét bút, lão phu có thể nhận ra y là một nam nhân tuổi dưới ba mươi, ít học, tính tình phóng khoáng, hào sảng. Còn về võ nghệ thì khỏi nói cũng biết, vì y đã vào ra Kim Diện Cung một cách dễ dàng !Nhị Sát Tiêu Xuân Oanh cướp lời chồng :- Lão thân linh cảm y chính là rể quí của chúng ta. Mấy tháng trước, Nam Cung Giao có ghé qua Từ Châu. Sau đó, tiếp tục ngược Bắc. Có thể trên đường về, y đi lối Trịnh Châu, nghe được tin này nên đến cảnh báo chúng ta.Tiền Cung chủ cau mày :- Sao y đến đây mà không vào bái kiến lão phu ?Nhị Sát cười nhạt :- Cung chủ không nhớ mình đã cư xử thế nào ư ?Yên Đài Song Sát vì giao tình với sư phụ của Tiền Phong Vân nên mới nhận lời đến giúp. Họ chẳng hề ngán sợ nể nang Tiền Cung chủ, thích thì ở, buồn thì đi.Tiền Phong Vân hổ thẹn biện bạch :- Khi biết Vân Mi được lão phu đồng ý cho xuất cung đi tìm chồng, đáng lẽ Nam Cung Giao phải hiểu ra, chứ sao lại còn giận mãi ?Hôm này, Tiền Phong Vân không mang Kim Diện, để lộ gương mặt dài khá đẹp lão, song chiếc mũi ưng và cặp mắt dài nhỏ khiến lão trông có vẻ gian hùng !Hộ Cung Đệ nhất kiếm Sứ Phạm Quan Hồ lên tiếng :- Theo ý kiến của lão phu thì chúng ta chẳng cần phải quan tâm đến việc người gởi thư là ai ? Tin tức của y rất quan trọng, nên tin là có. Bổn cung sẽ tăng cường phòng thủ để đề phòng Vô Thanh Cốc và Hồ Bang !Nhị Kiếm Sứ Dư Kinh Hoa cũng tán thành :- Chẳng ai rỗi hơi mà vào tận đây trêu ghẹo Kim Diện Cung ! Nếu có là tin giả thì chúng ta cũng chẳng mất mát gì !Tiền Cung chủ gật đầu :- Bổn tọa cũng nghĩ vậy. Tam kiếm sứ mau triệu tập môn nhân, phổ biến tin này !Tưởng Phi Diện vòng tay nhận lệnh, đứng lên đi ra ngoài gõ trống.Vợ chồng Yên Đài Song Sát cũng dời sảnh, xuất cung đi tìm Nam Cung Giao. Họ nóng lòng muốn gặp chàng để hỏi thăm tình hình của Thần Nữ Tiền Vân Mi !Vào đến thành Từ Châu, Song Sát ghé Thanh Tâm trà thất. Gã chủ quán trà thất này tên gọi Trịnh Phương Đình, là người chỉ huy mạng lưới trinh sát của Kim Diện Cung trong thành. Chính gã đã báo cho Song Sát biết việc Nam Cung Giao ghé Từ Châu hồi giữa tháng tư, nhưng lại sau khi chàng đã rời khỏi !Họ Trịnh khom lưng chào :- Thuộc hạ bái kiến Nhị tướng !Song Sát có chức danh Hồng Y nhị tướng trong Kim Diện Cung.Nhị Sát Tiêu Xuân Oanh lạnh lùng bảo :- Ngươi mau huy động thủ hạ, tìm cho ra Nam Cung thiếu gia ! Lão thân nghe nói y đã đến đây !Trịnh Phương Đình gãi đầu ấp úng : - Bẩm lão nhân gia ! Thuộc hạ nghe báo cáo rằng chiều qua có một cỗ xe độc mã tồi tàn đi vào Tứ Hải Đại Lữ Điếm, lòng rất nghi hoặc song chưa có thời gian thẩm tra lại !Đại Sát Thân Công Hải mỉm cười :- Chỉ có gã tiểu quỉ Nam Cung Giao mới hành động quái dị như thế ! Ngươi mau cho người đến đấy hỏi lão chưởng quỉ họ Tề xem sao. Hãy bảo lão Tề Thanh Hải ấy rằng nếu không thực thà khai báo thì hãy coi chừng Kim Diện Cung đuổi cổ khỏi Từ Châu đấy !Trịnh Phương Đình khúm núm vâng dạ.Để thuộc hạ đích thân đi cho chắc ăn. Lão già ấy năm xưa từng nổi danh là Sơn Tây Thiết Hán, chẳng hề xem bọn đệ tử cấp thấp của bổn cung ra gì !Song Sát ngồi uống trà chờ đợi, chỉ hơn khắc sau đã có tin. Trịnh Phương Đình hớn hở báo cáo :- Bẩm nhị vị lão gia. Quả đúng là Nam Cung thiếu gia đang trọ ở Tứ Hải Đại Lữ Điếm. Dường như chàng ta cũng đoán ra việc nhị vị sẽ đi tìm, dặn dò họ Tề trước. Thiếu gia ngỏ lời mời nhị đến đấy hội ngộ !Phương Đình dừng lời, bối rối một lúc mới nói tiếp :- Thiếu gia còn dặn thuộc hạ không được báo cho Cung chủ biết rằng y đã đến. Việc này khiến thuộc hạ rất băn khoăn, không biết tính sao ?Nhị sát Tiêu Xuân Oanh cười nhạt :- Cung chủ không nhận rể, cần gì phải biết tin này ? Ngươi cứ việc câm miệng lại, có gì lão thân sẽ chịu trách nhiệm !Mặt trời xa không nóng bằng đống lửa gần, do vậy bọn đệ tử Kim Diện Cung sợ hãi Yên Đài Song Sát hơn cả Cung chủ ! Nhất là khi bà già khó tính và nóng nẩy nầy lại phụ trách Hình Đường !Họ Trịnh chỉ còn cách cúi đầu tuân mệnh !Thân Công Hải gật gù bảo vợ : - Giao nhi sợ lộ nên cứ ru rú ở Tứ Hải Lữ Điếm ! Thôi thì chúng ta chịu khó đến đấy thăm gã vậy ! Tiêu Lão Thái thở dài :- Lão thân đâu hẹp hòi đến mứctrách y thất lễ ! Lỗi này là do Tiền Cung chủ cơ mà.Song Sát lên ngựa đi đến Tứ Hải Đại Lữ Điếm, quá trưa mới về KimDiện Cung, sắc diện u ám, nặng trĩu âu lo:Phần Nam Cung Giao thì cứ ẩn mình trong cơ ngơi của Sơn Tây Thiết Hán Tề Thanh Hải, quấn quít với Đinh Tử Phượng và tranh thủ luyện kiếm.Bào thai đã được hơn năm tháng nên hai người không ân ái với nhau, song những nụ hôn và động tác vuốt ve âu yếm cũng đã khiến tình vợ chồng thêm thắm thiết. Họ luôn miệng nói về đứa con sắp ra đời, đố nhau rằng trai hay gái !Tề Chưởng Quỉ đã kể cho Nam Cung Giao nghe cái chết đầy nghi vấn của Đông Thành Bá Vệ Cảnh ! Nha môn Từ Châu đã khẳng định họ Vệ treo cổ tự vẫn, vì không hề có dấu vết nào của người ngoài trên hiện trường, hay trên cơ thể Đông Thành Bá. Điều khó hiểu là tại sao Vệ Cảnh lại tự treo cổ khi mới mua về một ả kỹ nữ tuyệt đẹp, và đang xây thêm nhà mới trên mảnh đất mới đòi lại của đám Giao Chỉ lưu vong. Trưa mùng một tháng tám, Tử Phượng lục lọi tủ gỗ, tìm y phục bẩn của Nam Cung Giao cho gia nhân lữ điếm giặt giũ, thì nhớ đến bọc vải đựng tài sản của Hồ Bang. Nam Cung Giao hơi mắc cỡ vì hành vi trộm cắp này nên đã không nhìn đến.Tử Phượng hiếu kỳ mở ra xem thử. Nàng không hề động lòng trước số châu báu và ngân phiếu, trị giá đến sáu vạn lượng vàng, vì chúng vốn là của nàng ! Sài Tuấn lấy Tử Phượng cũng vì tài sản kếch sù của Đinh Gia trang đất An Dương !Song Tử Phượng lại hân hoan khi nhìn thấy lọ sành đựng thuốc và hai ống đồng. Nàng ra lan can, vẫy gọi Nam Cung Giao, chàng đang luyện kiếm dưới vườn hoa.Nam Cung Giao lên đến, thấy tang vật ngổn ngang trên giường, ngượng ngùng nói :- Ta tưởng nàng đã chết nên vét sạch tủ, khiến Sài Tuấn vừa mất vợ vừa phá sản. Tội nghiệp cho gã !Tử Phượng phì cười :- Tướng công đừng nhân hậu kiểu đàn bà như thế ! Chàng vét nhẵn ngân quỉ Hồ Bang tức là đã chặn đứng âm mưu thống trị võ lâm của Sài Tuấn và Hồ Ly Song Tiên, sao lại phải áy náy trả lại, số tài sản vốn là của thiếp, và chỉ mới là một nửa gia tài mà cha thiếp đã để lại !Nam Cung Giao tròn mắt :- Thực thế sao ? Vậy mà ta cứ áy náy mãi !Tử Phượng mỉm cười nói đùa :- Giờ thiếp đã có của hồi môn để yên tâm về làm dâu họ Nam Cung ! Cảm tạ tướng công ! Nam Cung Giao ngồi xuống cạnh giường, xoa chiếc bụng tròn trĩnh của nàng và bảo :- Của hồi môn đáng giá nhất là cái này đây ! Vàng bạc thì có đáng gì ?Tử Phượng liếc chàng tình tứ, cầm lọ sành đưa cho chàng và nói :- Tướng công ! Trong này có mười viên Tái Sanh Đan, trị thương rất thần hiệu, nối xương liền thịt, bồi bổ nguyên khí, chàng hãy giữ lấy mà phòng thân ! Thiếp đang mang thai không thể dùng được.Nam Cung Giao đổ ra lòng bàn tay những viên thuốc đỏ như chu sa, nhỏ bằng hạt đậu và thơm mùi sâm !Chàng đổ trở lại vào lọ sành, rồi đặt xuống giường, tay vơ lấy hai ống đồng, miệng hỏi :- Phượng muội đã mở hai cái ống quỉ quái này ra xem chưa ?Tử Phượng không đáp mà hỏi lại :- Thế Tướng công lấy chúng ở chỗ nào ? Nam Cung Giao cười khanh khách :- Ta mổ bụng hai vật tổ trên bệ thờ của Song Tiên không ngờ lại tìm ra những vật này !Tử Phượng nguýt chàng :- Tướng công suốt đời chỉ làm liều, song lại luôn gặp may ! Đây chính là tuyệt học của Câu Trầm Chân Nhân, thời nhà Nguyên, sư tổ của Hồ Ly Song Tiên !Chân Nhân có tục danh là Bổng Hoa Phát, học đạo Lão Trang từ nhỏ, đến tuổi sáu mươi thì thành lập giáo phái ở núi Mân Sơn, Tứ Xuyên, tự xưng là Câu Trầm Thượng Cung Thiên Hoàng Đế giáng phàm làm Giáo chủ Câu Trầm Giáo ! Chân nhân rất giỏi võ và pháp thuật siêu việt nên mê hoặc được người đời, có đến hàng vạn tín đồ. Năm Chí Nguyên thứ hai mươi sáu đời vua Nguyên Thế Tổ, Chân Nhân khởi binh đánh chiếm Thành Đô. Song đoàn quân ô hợp của ông đã bị kỵ binh thiện chiến của Mông Cổ đánh tan. Chân Nhân phẫn chí lên núi Kỳ Liên ẩn dật, thu nhận đệ tử Hồ ly Song Tiên chính là hậu duệ của Câu Trầm Giáo.Nam Cung Giao cười xòa:- Nàng dài dòng chi cho mệt xác, để ta mở ra xem thử !Chàng bóp bể lớp sáp quanh đường tiếp giáp, vặn nắp ống đồng, đổ ra một quyển sách mỏng, bìa ghi mấy chữ : Câu Trầm Chân Kinh, quyển thượng, và trong ống thứ hai chính là quyển hạ !Quyển thượng dạy nội công, quyền pháp, đao pháp và khinh công.Quyển hạ gồm toàn toa thuốc và những câu thần chú, phương pháp luyện linh đan... Nam Cung Giao bỏ qua tất cả song lại bị hấp dẫn bởi những trang cuối. Đoạn này có sáu hình vẽ một người đang đứng, trên thân đầy những vạch đã biểu thị kinh mạch.Chàng đọc kỹ những đoạn khẩu quyết dẫn giải, miệng lẩm bẩm :- Công phu Thần Âm Chấn Phủ này quả là lợi hại ! Ta phải học mới mong toàn mạng khi gặp Hồ Ly Song Tiên ! Tử Phượng cười khúc khích :- Tướng công làm gì mà nói một mình như ma ám vậy ? Chàng thấy võ học trong kinh thế nào ? Nam Cung Giao đăm chiêu đáp :- Tất cả đều lợi hại, song chẳng thể học trong vài ngày, Vả lại, ta đang tập trung rèn luyện chiêu kiếm Vô Thủy Vô Minh ! Song công phu Thần Âm Chấn Phủ lại có thể dùng âm thanh bất ngờ tấn công phủ tạng đối phương, nên ta phải cố học, ít ra cũng tự bảo vệ được mình trước Song Tiên !Nói xong, chàng cầm quyển hạ rời phòng, tìm chỗ vắng vẻ mà luyện tập.Chiều mười sáu, Yên Đài Song Sát cho thủ hạ đến báo với Nam Cung Giao rằng Kim Diện Cung đã phát hiện hàng trăm kẻ khả nghi vào thành Từ Châu. Có lẽ phe địch sẽ tiến công nội trong đêm nay ! Đại Sát Thân Công Hải viết rằng :- Tuy bổn cung đã chuẩn bị chu đáo, song vẫn không đủ cao thủ để đối phó với Long Giác Thần Quân và Hồ Ly Song Tiên. Mong Giao nhi niệm tình Vân Mi mà đến giúp một tay !Nam Cung Giao đã nhắn lời phúc đáp :- Không phải vì Thần Nữ, mà là vì tấm lòng yêu thương của nhị vị nhân gia, Giao này sẽ có mặt !Yên Đài Song Sát nghe được câu này, nở từng khúc ruột, và rất yên tâm ! Họ không hề nói gì với Cung chủ Tiền Phong Vân, để sự xuất hiện bất ngờ của Nam Cung Giao sẽ làm cho lão sáng mắt ra !Cuối canh ba đêm ấy, bốn trăm Hắc y nhân tựa như đám oan hồn từ chân núi lướt nhanh về phía Kim Diện Cung, chia nhau vây kín ba mặt, và phía sau là vách núi !Họ áp sát bức tường vây cao hơn trượng chờ đợi. Hơn chục tay khinh công cao cường nhẩy lên bám lấy cạnh tường, ló đầu quan sát.Kim Diện Cung có chu vi đến hai dặm, hình chữ nhật vuông vức. Nếu trừ đi cạnh hướng Bắc là vách núi thì chiều dài tường vây ba cạnh còn lại cũng ngót ngót dặm rưỡi.Chẳng thể nào đủ người canh gác suốt quãng đường dài thườn thượt ấy, nên Kim Diện Cung đã phòng thủ theo phương châm : Co cụm để không hở, địch sáng mà ta tối !Nghĩa là, các công trình kiến trúc đều nằm gọn ở chính giữa, giáp vách núi, song lại cách tường vây một khoảng cách là mười lăm trượng !Trên khoảng trống này, hoàn toàn không có cây cối, chỉ trồng cỏ và hoa. Rải rác khắp nơi là những cột gỗ tròn, thẳng, cao hơn trượng, được bào nhẵn và sơn đỏ cẩn thận. Trên đầu cột được lắp một chóp hình nón bằng đồng lá, có tác dụng che mưa cho những cây đèn bão.Đây là một loại đèn có bóng pha lê thắp bằng dầu mỏ, mua của người Bồ Đào Nha, dù gặp gió lớn cũng không tắt. Phải giầu nứt đố đổ vách như Kim Diện Cung mới dám mua hơn trăm cây đèn loại này về thắp hàng đêm !Mỗi buổi chiều, bọn đệ tử Kim Diện Cung dùng sào tre móc lên đầu cột, sáng lại đưa xuống để châm dầu, hoặc thay bấc nếu cần !Vậy là bất cứ tên đạo tặc nào vượt tường, tiến vào cũng đều phơi mình dưới luồng ánh sáng vàng vọt của những cây đèn. Còn toán võ sĩ phòng vệ chỉ cần ngồi tại cửa cổng quan sát được một phạm vi rất rộng !Bọn trinh sát của Vô Thanh Cốc đã đến đây từ mười ngày trước, đêm đêm điều nghiên địa hình, tìm hiểu quy luật phòng thủ của Kim Diện Cung.Đêm nay, cảnh vật cũng yên tịnh như mọi đêm, các cơ ngơi kia vẫn ngủ say sau hàng rào hoa Mộc Cẩn.Thấp thoáng đó đây là vài ánh đèn lồng leo lét của toán tuần tra ít ỏi.Vùng không gian sáng sủa của bải cỏ không hề làm nản lòng Long Giác Thần Quân và Hồ Ly Song Tiên.Họ đến đây với một lực lượng hùng hậu, dùng chiến thuật sét đánh không kịp bưng tai, bất ngờ tập kích lúc Kim Diện Cung không phòng bị. Họ sẽ vượt bãi trống kia với tốc độ của vó ngựa và tha hồ tàn sát ! Người trong cung có muốn trở tay cũng đã muộn !Bọn trinh sát trên đầu tường yên tâm phất tay ra hiệu, và cả đoàn quân nhất tề nhẩy lên bám cạnh tường. Sau tín hiệu thứ hai, bốn trăm sát thủ áo đen đồng loạt tung mình qua tường vây, rơi xuống đất và lướt đi như gió về phía trung tâm.Song, từ sau hàng rào Mộc Cẩn tối tăm kia bỗng vang lên tiếng dây cung bật tanh tách và trận mưa tên bay ra, phủ kín bọn Hắc y !Phe Kim Diện Cung bắn theo lối liên hoàn, kẻ ra tên, người bắn nối, chỉ sau vài đợt đầu đã hạ gục một phần ba quân số phe địch.Tiếng rên la xé nát màn đêm ! Hơn trăm người trúng tên, có độ hai ba chục là đệ tử Vô Thanh Cốc, đám sát thủ kiêu dũng ấy đều là học trò của Long Giác Thần Quân, gọi lão bằng sư phụ. Thế cho nên, Khương lão ma đau lòng khôn xiết, gầm vang!- Tiến lên !Phương châm của Vô Thanh Cốc là giết sạch, cướp sạch và luôn giấu mặt. Do vậy, bản thân lão cùng Hồ Ly Song Tiên và toàn thể bọn Hắc y đều trùm kín mặt, chỉ để lộ hai con mắt !Phe Kim Diện Cung chỉ có thể nhận ra các cao thủ đầu não của phe địch dựa vào võ công, hoặc vũ khí !Đêm nay, Long Giác Thần Quân và Hồ Ly Song Tiên cùng tiến vào theo hướng cổng chính. Thứ nhất là vì địa vị của họ, thứ hai là tạo thành mũi nhọn sắc bén, tập trung đánh thủng phòng tuyến đối phương. Hai mặt còn lại do các Hộ Pháp Hồ Bang thống lãnh !Tuy mất yếu tố bất ngờ và từ đầu đã tổn thất hơn trăm người, song Khương lão quỉ vẫn tự tin rằng phe mình sẽ thắng. Với bản lãnh của lão và Hồ Ly Song Tiên thì chẳng ai địch lại.Cứ giết xong Kim Diện Cung chủ và Yên Đài Song Sát là hàng ngũ đối phương sẽ như rắn mất đầu, tán loạn ngay thôi. Hơn nữa, mỗi kiếm thủ Vô Thanh Cốc lợi hại bằng ba bốn gã môn nhân ăn hại của Kim Diện Cung.Vũ khí của Khương Quang Bật là kiếm và Song Tiên là đao. Ba người này công lực phi phàm, ẩn mình sau màn lưới thép dầy đặc, lướt đi dưới trận mưa tên, chỉ phút chốc đã đến được hàng rào Mộc Cẩn. Lập tức có người đón tiếp, đó là Kim Diện Cung chủ Tiền Phong Vân và Yên Đài Song Sát.Tuy danh tiếng, tuổi tác của Khương Quang Bật và Song Tiên đều hơn hẳn, song chưa chạm trán họ lần nào nên ba cao thủ Kim Diện Cung vẫn còn chút tự tin.Tiền Cung chủ dở pho Kim Long Kiếm Pháp chặn đường Long Giác Thần Quân. Còn Song Sát múa quải trượng tấn công Hồ Ly Song Tiên. Tiền Phong Vân mê vàng hơn cả vợ con nên ngay thanh kiếm cũng dát vàng chói lọi. Song đằng sau vẻ hào nhoáng, phàm tục ấy là một con người có thực tài và cơ trí rất thâm trầm.Đường kiếm của họ Tiền nhanh, độc vàchuẩn xác, biểu hiện một trình độ kiếm thuật cao siêu. Nếu không thì lão đã chẳng đả bại được Chưởng môn hai phái Võ Đang và Hoa Sơn.Long Giác Thần Quân có phần kinh ngạc trước bản lãnh của đối thủ, lão vốn chẳng xem Tiền Phong Vân ra gì. Khương lão quỉ tăng thêm công lực cố kết liễu kẻ địch cho sớm. Vô Thanh kiếm pháp quả danh bất hư truyền, bảo kiếm loang loáng dưới ánh đèn, lẳng lặng công phá màn kiếm ảnh vàng đóng của họ Tiền, âm thầm xuyên qua sơ hở, đâm vào mặt Tiền Phong Vân.Đáng lẽ họ Tiền không tránh được nhát kiếm quỉ dị này, song chiếc mặt nạ vàng đã làm mũi kiếm của Long Giác Thần Quân chậm lại một sát na, vừa đủ để Tiền Phong Vân thoát chết. Kim Diện rơi xuống đất, để lộ khuôn mặt gian hùng của lão.Long Giác Thần Quân cười nhạt : - Mi may mắn đấy ! Và lão ập đến tấn công quyết liệt quyết không tha cho họ Tiền.Song từ sau bụi Mộc Cẩn đã có hai bóng người nhẩy ra, chia tả hữu tập kích Khương Quang Bật, đỡ đòn cho Tiền Cung chủ.Họ là hai lão nhân áo trắng, tóc hoa râm, khăn trắng che nửa mặt, sử dụng một cây búa thép dài ba xích, sơn đỏ như máu.Thượng Thần Quân múa kiếm đánh bạt ra, miệng quát vang :- Thì ra là Huyết Phủ Hội !Tiền Phong Vân rảnh tay lên tiếng :- Đúng là họ đấy. Để xem hôm nay Long Giác Thần Quân còn tác oai tác quái được nữa không !Long Giác Thần Quân dù võ công quán thế, cũng nhất thời không sao áp đảo được ba kẻ địch lợi hại kia.Lão điên tiết phối hợp kiếm pháp và khinh công Vô Thanh, tả xung hữu đột.Còn mặt trận của Hồ Ly Song Tiên và Yên Đài Song Sát thì sao ?Song Sát thua song Tiên chỉ bốn, năm tuổi, từ lâu vốn không phục, nay gặp dịp quyết so tài cao thấp.Đại sát Thân Công Hải đánh với Hồ Tiên Cổ Huyền Minh, chừa Ly Tiên Bàng Thu Liên cho Nhị sát Tiêu Xuân Oanh.Song Tiên sử dụng đao, và tất nhiên đao của Ly Tiên mỏng hơn, nhẹ hơn. Nữ nhân rất hiếm khi học đao pháp, họ thích hợp với kiếm, vì kiếm nhẹ và có hình dáng đẹp ! Có thể nói rằng Ly Tiên Bàng Thu Liên là người đàn bà giỏi đao pháp nhất trong giới quần thoa. Thoạt đầu, hai cây quải trượng dài và nặng nề của vợ chồng Song Sát có vẻ chiếm ưu thế. Trượng kình vù vù chấn động không gian, lực đạo mạnh như bão tố. Nhưng Hồ Ly Song Tiên danh phù kỳ thực, ngang nhiên dùng đao va chạm và chẳng chút kém thế. Điều này chứng tỏ công lực họ cao hơn Song Sát một bậc !Câu Trần Đao pháp biến hóa khôn lường, chiêu thức dồn dập như bão táp mưa sa. Lại thêm khinh công của Song Tiên vô cùng quỷ mị, tiến thoái nhanh tựa gió, mỗi lần nhập nội đều gây khó khăn cho đối thủ. Được gần trăm chiêu, Hồ Tiên bỗng quát lớn một âm thanh vô nghĩa :- Hu !Lập tức, Đại Sát Thân Công Hải nghe lá lách đau nhói, khí lực giảm bớt nhiều. Thế là Hồ Tiên Cổ Huyền Minh ập vào, đánh bạt quải trượng và thọc đao uy hiếp vùng ngực Đại Sát.Thân lão kinh hoàng ngữa người theo thế Thiết Bản Kiều, búng chân bay ngược về phía sau. Đại sát thoát chết song ngực rách một đường dài bắn máu. May mà vết thương không sâu.Bên kia, Nhị sát Tiêu Xuân Oanh cũng gặp hoàn cảnh tương tự.Sau tiếng &quot;Su&quot; của Ly Tiên Bàng Thu Liên.Tiêu mẫu nhói vùng gan, chân khí trì trệ, lập tức bị Ly Tiên áp sát, rạch một đao trên đùi trái.Song Sát khiếp vía trước tà pháp quái dị, múa tít thiết trượng, thủ nhiều hơn công, liên tiếp bị đẩy lùi.Nếu kéo dài tình trạng này, họ khó thoát được tai ương !Nhưng đúng lúc ấy, hai lão nhân tóc bạc, võ phục trắng, mặt quấn khăn, xách búa nhẩy vào trợ chiến.Họ tấn công phía sau Song Tiên, tạo thành thế gọng kềm, giảm nhẹ áp lực cho Song Sát. Hồ Tiên cười nhạt :- Thì ra tàn dư Huyết Thủ Hội được Kim Diện Cung thu nạp !Lão già lão cầm búa chẳng thèm ậm ừ chỉ cật lực đánh dồn.Vượt trên đỉnh núi Kim Sơn phát ra tiếng nổ rất lớn, và một cột pháo hoa tỏa sáng rực rỡ. Đấy là tín hiệu của Kim Diện Cung cầu cứu quân triều đình !Tiền Phong Vân phấn khởi quát vang :- Long Giác Thần Quân ! Đêm nay lão là cá trong rọ rồi ! Nào ngờ Khương Quang Bật cười khanh khách :- Lão phu đã tính trước cả rồi ! Ngươi thử nhìn về phía Từ Châu xem !Tiền Cung chủ điếng hồn khi thấy xa xa có khói lửa bốc lên ngút trời. Như vậy là phe đối phương đã cho thủ hạ phóng hỏa những công trình trọng yếu trong thành để cầm chân quan quân.Khi kho lương thảo, hoặc quan huyện đường bốc cháy, chắc chắn quan Tổng binh sẽ phải lo chữa cháy, bỏ mặc Kim Diện Cung dù lão đã nhận trước ngàn lượng bạc.Tiền Phong Vân càng thêm choáng váng khi những tiếng kêu lìa đời, trong cuộc loạn chiến chung quanh, đa số là phương ngữ vùng Giang Nam.Nghĩa là đệ tử Kim Diện Cung thương vong khá nhiều.Dù đã nói ra rả suốt cuộc sinh tồn, song khi chết, người ta vẫn cố vớt vát phát ra vài tiếng kêu than, hoặc những âm thanh biểu thị sự đớn đau, tiếc nuối ! Đương nhiên, trừ những kẻ bị chặt bay đầu !Ưu thế đang thuộc về Liên Quân Vô Thanh Cốc-Hồ Bang, vì họ đã đem đến đây những thủ hạ kiêu dũng nhất.Toán Bạch Y cận vệ của Kim Diện Cung tuy cũng kha khá, song chỉ có mười tám người, và bản lãnh chẳng thể sánh với đám sát thủ chuyên nghiệp, lão luyện của Vô Thanh Cốc.Tóm lại, nếu quan quân không đến, chắc chắn Kim Diện Cung sẽ bị tận diệt.Yên Đài Song Sát nghe lòng nóng như lửa đốt mong mỏi Nam Cung Giao xuất hiện. Vì sao cuộc chiến đã xảy ra gần nửa canh giờ mà gã tiểu tử khốn kiếp kia vẫn chưa chịu đến ? Phải chăng gã sợ chết, bỏ mụ vợ bụng bầu nên đã làm lơ quay mặt ? Thực ra, Nam Cung Giao đã bị trách oan ! Chàng đến rất sớm, nấp trên ngọn cây Du cổ thụ phía ngoài bức tường mé Tây. Chàng phải ở đây vì Cung chủ Phu nhân, mẹ ruột của Vân Mi đang dưỡng bệnh trong hậu viện.Nhạc mẫu chàng thân thể yếu đuối liên tục bệnh hoạn suốt năm năm qua. Nam Cung Giao chỉ nghe kể và biết mặt bà qua bức vẽ chân dung mà Thần Nữ đã mang theo ! Với chàng, tất cả những bà mẹ đều tuyệt diệu và vĩ đại, do đó, Nam Cung Giao phải lo cho bà trước, mặc xác lão nhạc phụ khó ưa kia !Mủi hướng Đông cũng có thể uy hiếp khu hậu viện, song Quĩ Côn Đường Cổ Ngư lại tiến vào từ hướng này.Vóc dáng cao lớn và cây côn thép trong tay đã tự tố cáo lai lịch, dù họ Đường đã trùm kín mặt.Nam Cung Giao đã từng va chạm với lão Phó Bang Chủ Hồ Bang này, và hiểu rằng từ Yên Đài Song Sát hoặc Tiền Phong Vân, trong Kim Diện Cung không có ai đủ sức cầm chân Quĩ Côn.Quả đúng như thế, loạn tiễn của phe chủ nhà đã giết liền mấy chục tên Hắc y, song không ngăn được bước tiến của Quĩ Côn và hai lão Hàm Đan kiếm khách. Họ mở đường máu, đưa thủ hạ vào đến tận hàng rào Mộc Cẩn. Đón đánh ba hung thần này là ba vị Hộ Cung Kiếm Sử và một lão già Bạch Y bịt mặt cầm búa. Lát sau, có một chàng trai tuổi đôi chín, võ phục vàng rực, óng ánh chỉ kim tuyến, từ trong chạy ra tham gia. Nam Cung Giao đoán gã là Tiền Thanh Giám, em vợ của mình.Thiếu Cung chủ Kim Diện Cung chỉ giỏi nghề ve vãn gái tơ chứ võ nghệ chẳng bao nhiêu.Gã vừa nhập cuộc đã bị Quĩ Côn quét văng ra, nếu không có Đệ Nhất Hộ Cung kiếm sứ Phạm Quan Hồ thọc kiếm giải vây thì Thanh Giám đã tiêu rồi.Gã khiếp đảm chẳng dám xông vào nữa ! Nhưng nếu rút lui thì sau này mặt mũi nào thay cha cai quản Kim Diện Cung ? Thế là gã thập thò vòng ngoài, thỉnh thoảng đánh lén một chiêu rồi thoái hậu ngay !Nam Cung Giao móc khăn tay màu trắng cột ngang mặt, nhẩy xuống đất vượt tường, phi thân qua bãi trống, tấn công vào sau lưng hai gã kiếm thủ Vô Thanh Cốc.Bọn học trò của Long Giác Thần Quân đều ở độ tuổi trung niên trở lên, công lực thâm hậu, tai mắt tinh tường, nên phát hiện ra kẻ đánh lén, một tên quay lại đối phó.Nhưng tiếc rằng, gã không phá nổi chiêu kiếm thần tốc, ảo diệu của đối phương, ngã gục và bị đâm thủng ngực.Nam Cung Giao sấn tới, giết luôn gã thứ hai, và gã đang phải đối phó với đội trưởng đội Bạch Y Cận vệ của Kia Diện Cung là Cam Bố Cốc. Họ Cam từng chạm kiếm với chàng hồi năm ngoài, khi đến Cô Tô Đại Tửu Lâu bắt Mộc Kính Thanh.Sau này, khi chàng thượng đài tỷ võ tranh giành Thần Nữ, gã cũng được mục kích.Do vậy, họ Cam nhận ra chàng ngay, nhờ chiêu kiếm và thanh Lạc Điểu kiếm dài ngoằng, gã mừng rỡ reo lên :- Nam Cung thiếu gia ! Nam Cung Giao gật đầu hỏi lại :- Nhạc mẫu ta có được bảo vệ chu đáo hay không ?Cam Bố Cốc trấn an :- Thiếu gia yên tâm Cung chủ Phu nhân đã được đưa xuống mật thất, và ở ngoài có mười tay kiếm sẵn sàng xả thân bảo vệ.Nam Cung Giao nghiêm giọng đáp :- Thế cũng tốt ! Song, trong trường hợp hậu viện bốc cháy, ngươi phải cõng bà ấy chạy vào hang phía sau núi ẩn trốn ! Nếu ngươi không bảo vệ được an toàn cho phu nhân thì đừng trách ta !Họ Cam vội vòng tay hứa : - Thuộc hạ quyết chẳng dám phụ lòng phó thác của Thiếu gia.Nam Cung Giao vỗ vai gã, phi thân vào sâu trận địa, trên đường đi chàng tiện tay đâm chém bọn Hắc y.Xác người nằm la liệt dưới đất, mùi màu tanh lên nồng nặc, và tiếng kêu than vang lên không ngớt, khiến lòng Nam Cung Giao xốn xang. Chàng nhớ lời dạy bảo của sư phụ là Thiền Sơn Trưởng lão nên hạn chế việc giết chóc, chỉ đả thương cánh tay cầm vũ khí của đối phương, để loại chúng khỏi vòng chiến. Bang chúng Hồ Bang sử dụng đao, còn bọn Sát thủ Vô Thanh Cốc thìdùng kiếm, rất dễ phân biệt. Nam Cung Giao khá nhẹ nhàng với đám đao thủ Hồ Bang, song lại cố chặt đứt cánh tay cầm kiếm của những sát thủ Vô Thanh Cốc, hoặc giết luôn !Tội ác của chúng ngập đầu, không tha cả đàn bà con trẻ, có chết cũng là đáng lắm !Sau khi học được Hư Ảnh Thần Bộ, bản lãnh Nam Cung Giao tăng tiến hơn xưa đến hai ba bậc. Chẳng có gì khó hiểu, vì giờ đây đối thủ không thể đâm trúng một cái bóng !Diệu dụng Hư Ảnh Thần Bộ là ở chỗ hoán vị nhanh đến mức hình ảnh cũ vẫn còn lưu lại trong mắt đối phương !Đả thương thì ít tốn công sức và mau chóng hơn giết người, do vậy, Nam Cung Giao tiến lên rất nhanh và thu hoạch cũng nhiều. Có không dưới ba chục gã Hắc y trúng kiếm của chúng !Nam Cung Giao không ngờ lòng nhân của mình đã trở thành vô ích, vì gã họ Cam đã đi theo chàng, lạnh lùng hạ thủ giết tất cả những kẻ được Thiếu gia tha chết. Nạn nhân đã thọ thương, hoặc cụt mất tay cầm đao kiếm, thì làm sao sống nổi dưới lưỡi kiếm phẫn nộ của Cam Bố Cốc !Mỏ vàng Kim Sơn do Tiền Phong Vân tìm ra, song lão không có quyền độc chiếm mà phải nộp một nửa cho quốc khố.Kim Diện Cung khai thác được quặng vàng, phải đưa đến Bắc Kinh tinh luyện, đúc thành vàng nén, rồi nhận phần mình đưa về !Dù có quan quân Từ Châu theo hộ tống, song đội Bạch y Cận vệ cũng đã nhiều phen vào sinh ra tử để giữ vàng.Trong suốt mười nấy năm Cam Bố Cốc đụng hàng trăm trận, giết người đã quen nên lòng không mềm như Nam Cung Giao !Đấy là chuyện của họ Cam, chúng ta hãy quay lại với gà nhà là Nam Cung Giao ! Chàng đã đến được trận địa khốc liệt gần hàng rào Mộc Cẩn, song hơi muộn !Trước đó, Hàn Đan nhất kiếm Mạc Vi Hầu đã kịp đâm thủng Cổ Hộ Cung Đệ Tam Kiếm Sứ Tưởng Phi Diêu. Và hiện tại Quỉ Côn Đường Cổ Ngư đã quét văng trường kiếm lẫn búa thép của Phạm Kiếm Sứ, cùng lão già Huyết Phủ Hội, xông về phía Tiền Thanh Giám.Đường lão biết gã trai diêm dúa, sợ chết kia là nam tử duy nhất của Cung chủ Kim Diện Cung. Nếu bắt được gã làm con tin thì sẽ khống chế cục diện. Tiền Phong Vân lẽ nào lại không thương con ? Chàng Thiếu Cung chủ nhà ta đang đứng sát hàng rào hoa Mộc Cẩn, thấy cả thân hình to lớn, đen thui của Quỉ Côn hung hãn lao đến, chẳng còn hồn phách gì, tay chân mềm nhũn, miệng há hốc, mắt lạc thần vì hãi hùng ! Gã không biết rằng Quỉ Côn chỉ muốn bắt sống mình chứ không giết ngay lúc này ! Người ở gần Tiền Thanh Giám nhất chính là Đệ nhất Kiếm sứ và lão già Huyết Phủ Hội ! Nhưng lúc này, họ đang ngã chỏng gọng, tay đau nhức, vũ khí chẳng còn, thì làm sao cứu nổi ai ?Thanh Giám sợ đến nỗi bĩnh cả ra quần, đứng chết trân, không sao quậy nổi !Đúng là hổ phụ sinh khuyển tử ! Cha cọp đẻ con chó, thật oái oăm thay !Song, khi còn cách con mồi tội nghiệp và hôi thối kia nửa trượng, Quỉ Côn phải đình bộ, quay ngoái lại chống đỡ chiêu kiếm ác liệt của một người áo lam xậm, mặt cột chiếc khăn trắng. Gã này không hiểu từ xó nào xuất hiện, uy hiếp hậu tâm của Quỉ Côn ! Kiếm kình rít lên như tiếng lụa xé, biểu hiện một công lực thậm hậu, khiến Đường lão quỉ không dám xem thường, phải bỏ Thanh Giám, bảo vệ cái mạng già trước đã !Nhưng động tác quay mình cũng đủ để Quỉ Côn mất tiên cơ, chậm chạp vài sát na, và không kịp dồn hết lực đạo vào Thiết Côn. Đường Cổ Ngư múa tít vũ khí công phá màn kiếm ảnh mờ mờ như mây mù và điểm những chấm đen. Tiếc rằng chiêu Cô Điểu Nhập Vân chỉ toàn ảo ảo và chỉ có duy nhất một đường kiếm là thực. Mũi kiếm của Nam Cung Giao không hề bị chặn lại, vươn tới điểm vào vai phải họ Đường.Chàng có thể chọn ngực trái lão, song sẽ bị cản trở bởi bàn tay tả đang thủ thế, dù có thành công cũng bị Thiết Côn trả đòn. Do vậy, Nam Cung Giao đã lách mũi kiếm, đâm thủng huyệt Vân môn vai phải, ở bờ dưới đầu ngoài xương đòn. Thế là cánh tay cầm côn của họ Đường rũ liệt, đau đớn vô cùng.Lão thét lên, nhẩy chếch sang tả, co chân đào tẩu, bỏ cả côn sắt lại ! Với vết thương này, phải ít nhất ba tháng, Đường lão mới có thể cầm vững côn.Nam Cung Giao không đuổi theo, tung mình về phía Hàn Đan Nhất kiếm Mạc Vi Hầu. Lão ta đang cùng Mạc Quan Tung vây đánh Hộ cung Đệ Nhị Kiếm Sứ Dư Kinh Hoa, sắp sửa lấy mạng họ Dư.Tiếng rên và hành động bỏ của chạy lấy người của Quỉ Côn đã lọt vào tai mắt của Song kiếm, nhưng họ chưa kịp có chủ ý thì gã áo lam bịt mặt kia đã đến nơi, từ khoảng cách hơn trượng ập vào như cơn lốc.Mạc Vi Hầu vội để bào đệ một mình với Dư Kinh Hoa, quay sang đón đầu kẻ địch.Lão nghiến răng dồn hết tu vi vào chiêu kiếm Sơn Áp Đỉnh, bốc lên không trung, bủa lưới xuống đầu gã áo lam.Năm ngoái, Mạc Lão Đại đã từng dùng chiêu này đánh Nam Cung Giao ở gần Hổ Khâu, ngoài thành Tô Châu !Ngày ấy, chàng đối phó bằng chiêu Lạc Điểu Hoan Nguyệt, tuy chiếm ưu thế nhưng cũng bị thương nhẹ, lần này, chàng quyết định phản ứng bằng cách khác.Nam Cung Giao chờ hơi thép lạnh phà vào da mặt mới đảo bộ biến mất. Mạc Vi Hầu hụt mục tiêu sa xuống đất, kinh hãi múa kiếm phòng thân, nhưng kẻ thù đã từ phía sau ập đến !Tuy họ Nhạc đã kịp phát hiện quay lại ngay, điểm liền mười sáu thức kiếm cố chặn đứng đòn tập kích, song chỉ hoài công.Gã tiểu tử kia còn ở ngoài tầm kiếm của Mạc Vi Hầu, vậy mà lão lại nghe ngực mình đau đớn khủng khiếp. Trước lúc lìa đời, lão chợt hiểu ra nguyên do, thều thào nói :- Té ra.. là..ngươi !Rồi lão gục ngã, chết vì tim đã thủng !Mạc Quang Tung, trước đây đứng hàng thứ ba trong Tam kiếm sau thăng chức thành Nhị kiếm, vì Mạc lão nhị đã bị Nam Cung Giao giết ở Tô Châu.Giờ thì lão có thể bỏ chạy và xưng là Nhất kiếm, sau cái chết của Mạc Vi Hầu !Nhưng lão có muốn thế cũng chẳng được vì tay cao thủ Huyết Phủ Hội đã nhặt búa lên hỗ trợ Nhị kiếm sứ Dư Kinh Hoa !Còn Hộ cung Đệ Nhất kiếm sứ Phạm Quan Hồ đang cùng Nam Cung Giao đứng cạnh Thiếu Cung chủ Tiền Thanh Giám.Nghe mùi hôi thối từ thân thể Thanh Giám bốc ra nồng nặc, Phạm lão cau mày, mỉa mai :- Thật là đẹp mặt ! Giá mà Cung chủ được chứng kiến cảnh tượng này !Thanh Giám thẹn đỏ mặt van nài : - Mong Phạm kiếm sứ đừng kể lại cho cha ta biết !Gã quay sang nói với ân nhân của mình :- Bổn thiếu gia quyết đền ơn cứu mạng một cách trọng hậu ! Và mong các hạ cũng đừng tiết lộ việc đáng xấu hổ này !Nam Cung Giao cười khanh khách :- Sao lại phải xấu hổ ? Ngươi cứ để nguyên thế này mà chạy một vòng trận địa, biết đâu phe đối phương nghe mùi lăn ra ngất xỉu cả lũ, thế là phe ta toàn thắng !Nghe giọng giễu cợt, Thanh Giám giận dữ nạt :- Ngươi đừng ỷ có công cứu mạng ta mà giở giọng phạm thượng !Đệ nhất Kiếm sứ cười nhạt :- Người này chính là Nam Cung Thiếu gia, tỷ phu của công tử đấy.Thanh Giám giật mình, bẽn lẽn vái dài :- Té ra là tỷ phu ! Xin lượng thứ cho tiểu đệ.Nam Cung Giao gật gù :- Không sao ! Ngươi mau vào trong bảo bọn nô tỳ rửa đít cho, và đừng ló mặt ra ngoài nữa ! Ta sẽ không nói gì với nhạc phụ đâu !Họ Tiền mừng rỡ quay gót, khệnh khạng rón rén bước đi, cố giữ cho nỗi nhục nhã nằm im trong đũng quần !Nam Cung Giao tủm tỉm cười, bảo Phạm lão :- Phạm Đại thúc ở lại trấn giữ mặt trận này, tiểu điệt ra phía trước xem sao !Dứt lời, chàng phi thân về hướng Nam. Phạm Quan Hồ nhìn theo tự nhủ :- Gã này võ nghệ siêu quần bạt tụy, tính tình lại phóng khoáng và khiêm tốn, xứng đáng thừa kế cơ nghiệp Kim Diện Cung, chứ chẳng phải tên Thanh Giám hèn mạt, kiêu căng kia !Tuy sự việc mạn Tây được diễn tả dài giòng luộm thuộm, song lại xẩy ra chẳng lâu ! Khi Nam Cung Giao ra đến tiểu đình thì cuộc chiến ở đấy vẫn chưa ngã ngũ, còn nguy ngập hơn.Long Giác Thần Quân và Hồ Ly Song Tiên đã giết được hai cao thủ Huyết Phủ Hội, đả thương Kim Diện Cung chủ và Yên Đài Song Sát.Song vẫn chưa thể kết thúc ngay lập tức được.Nam Cung Giao nhận ra Song Sát đã thọ thương, vội lao vào hỗ trợ. Mục tiêu của chàng là Hồ Tiên Cổ Huyền Minh.Cổ lão ma thấy có người tấn công vào mé tả, vội đảo bộ, bỏ Đại Sát, xông đến đón đánh kẻ mới đến.Lão rất khôn ngoan, quyết định tiêu diệt ngay đối phương trong một chiêu đầu để rảnh tay đôi phó với Đại Sát Thân Công Hải.Hồ Tiên thi triển công phu Thần Âm Chấn Phủ, bất ngờ quát :- Khơ !Lão tin chắc rằng tâm mạch đối phương sẽ đau nhói, chân khí đứt đoạn, chẳng thể nào đở nỗi chiêu đao tiếp theo của mình.Nào ngờ, gã tiểu tử kia dường như bị điếc, chẳng hề lảo đảo hay khựng lại, cứ thế mà lướt đến. Chính sự bất ngờ này đã khiến Hồ Tiên gặp nguy.Do quá tin tưởng vào tuyệt kỹ thần bí của mình, Hồ Tiên đã thi triển một chiêu đao ác độc, chỉ toàn những thức công, không có một thế phòng thủ nào. Thủ làm gì khi chắc chắn rằng kẻ địch sẽ bị tê liệt, kháng cự yếu ớt !Sai một ly đi một dặm ! Rốt cuộc thì một kẻ gian xảo bậc nhất cũng có lúc bị hố. Chiêu đao của Hồ Tiên thủ công nên có khá nhiều sơ hở, và mũi kiếm của Nam Cung Giao đã len qua một trong những chỗ hở ấy, đâm vào ngực của Hồ Tiên.Cổ Huyền Minh công lực thông thần, phản ứng nhanh nhẹn tuyệt luân, vừa phát hiện bóng dáng tử thần đã nghiêng người né tránh. Nhưng Nam Cung Giao là Đại Hành Gia trong nghề khoái kiếm, động tác cực kỳ mau lẹ, khẽ uốn cổ tay, đưa mũi kiếm lệch đi, đâm thủng bắp thịt, chấn gẩy xương cánh tay trái của Hồ Tiên !Người càng xảo quyệt thì càng sợ chết, Cổ Huyền Minh đau đớn thét lên, tung mình ra xa, quát miệng gọi mụ vợ già đào tẩu !Tuy cánh tay cầm đao vẫn còn nguyên vẹn, song với sự xuất hiện của một tay kiếm thượng thừa và không sợ Thần Âm như gã bịt mặt kia, thì cục diện đã xoay chuyển hẳn.Gã mà liên thủ với Song Sát thì Song Tiên khó địch lại. Ly Tiên nghe chồng gọi, và thấy Đại Sát Thân Công Hải hùng hổ múa trượng xông tới, chột dạ bỏ chạy luôn.Yên Đài Song Sát hứng chí đuổi theo, để sau này có thể tự an ủi rằng mình đã từng rượt Hồ Ly Song Tiên chạy cong đuôi !Lúc này, Nam Cung Giao đã nhẩy sang trọng địa của Long Giác Thần Quân và cha vợ mình.Khương Quang Bật đã phát giác việc Hồ Ly Song Tiên đào vong, và gã kiếm thủ đáng sợ kia đang phi thân về hướng mình. Song lòng cao ngạo, tự tôn của một kẻ quen chiến thắng không chấp nhận bỏ cuộc một cách dễ dàng.Lão nhẩy xổ vào Kim Diện Cung chủ, quyết gỡ gạc cho đủ vốn.Nhưng Tiền Phong Vân cơ trí thâm trầm, đoán trước được ý đồ của con quỉ già hung ác kia, sớm tung mình ra thật xa. Khương Quang Bật đâu dễ buông tha, thi triển thân pháp kỳ diệu mà truy sát.Lão già cầm búa vội đuổi theo, định bụng sẽ tấn công vào phía sau Thần Quân để hỗ trợ Tiền Cung chủ. Nhưng không ngờ, Hồ Tiên nhẩy qua hàng rào Mộc Cẩn dầy đặc, khiến Khương lão ma nản lòng, quay lại tấn công kẻ phía sau.Xét về bản lãnh, nếu đơn đấu thì ngay Tiền Phong Vân cũng không qua nổi trăm chiêu của Khương Quang Bật, huống hồ gì lão già cầm búa ! Và khi họ Khương đã hạ sát thủ với tất cả công lực và lòng phẫn nộ thì khó có ai toàn mạng !Lão nhân Huyết Phủ Hội đang thuận đà tiến, không kịp tránh né, đành cắn răng cử búa đón chiêu, thầm than rằng số mình đã tận !Quả đúng vậy, Vô Thanh Kiếm Pháp không ồn ào mà quái dị, hiểm ác như độc xà, lại thêm công lực hơn hoa giáp của Thần Quân nên nạn nhân chỉ có cách chờ chết.Lão nhân áo trắng nghe thân búa chấn động mãnh liệt khi chạm vào mạn kiếm ảnh lạnh lẽo, và đường búa lệnh đi. Lão chìm trong tuyệt vọng, trợn mắt nhìn mũi kiếm của Thần Quân đâm vào trán mình.Nhưng, trong lúc lão Bạch y đang đứng trước ranh giới tử vong, thì Nam Cung Giao đã kịp thời can thiệp.Chàng dồn toàn lực xuất chiêu Tiêu Lôi Hậu Vũ (Sấm trước mưa sau), tấn công vào gáy Khương Quang Bật. Chiêu này chủ ở trên cao đánh xuống.Đúng như tên gọi, trường kiếm rung hàng trăm lần, kình lực chấn động không gian, tạo thành những tiếng ì ầm như sấm vọng. Điểm này tương tự với Lôi Chiêu Kiếm Pháp của Lôi Phong Sơn chủ Bạch Tuấn Hào !Tiếng động tuy chỉ là thị uy, song cũng đã khiến Thượng Thần Quân phải quay lại đối phó, và biết rằng tiểu tử áo lam bịt mặt kia đã đến nơi. Gã đả thương được Hồ Tiên, dọa lão phải chạy dài thì bản lãnh chẳng thể xem thường !Thần Quân chủ động bốc lên chân đầu Nam Cung Giao, so kiếm trên không, vì sợ lão cầm búa sẽ tập hậu mình !Khương Quang Bật loang kiếm công phá màn kiếm ảnh đầy những chấm nhỏ như giọt mưa kia. Thép chạm nhau vang rền, Nam Cung Giao kém thế bị đánh văng ra xa, cổ tay tê chồn, song không hề bị thương. Chàng thầm ngao ngán trước công lực và kiếm thuật của họ Khương !Nhưng Long Giác Thần Quân không xông đến đánh thêm mà lại quay lưng bỏ đi, vì Yên Đài Song Sát và Kim Diện Cung chu đã sắp đến nơi.Mãnh Hổ Nan Địch Quần Hồ, ở lại chỉ thiệt thân.Khương Quang Bật rú vang, ra lệnh rút quân. Cổng chính đã bị Hồ Ly Song Tiên chặt gẩy thanh ngang, đang mở rộng, nên bọn Hắc y thoát ra dễ dàng.Thần Quân hiên ngang đứng lại đoạn hậu cho đệ tử rút lui.Nhưng Kim Diện Cung chủ không hạ lệnh truy sát, vì biết rằng hổ dữ cùng đường rất đáng sợ ! Nhất là, đối với Long Giác Thần Quân thì dẫu cả bọn liên thủ cũng không giết nổi lão. Tuy chưa thể gọi là Kim Cương Bất Hoại, song da thịt của họ Khương được cương khí che chở, huyệt đạo dời chỗ nên có bị thương cũng không nặng Lão mà đã chịu liều, chấp nhận thương tích thì đối phương không thể sống ! Nhị sát Tiêu Xuân Oanh trúng đao rách thịt, xót xa cho làn da vốn đã nhăn nheo của mình, nên giận dữ chửi vang :- Khương Quang Bật ! Sau trận thảm bại này lão còn mặt mũi nào mà sống nữa ? Hãy chết quách đi cho đỡ nhục ! Suốt cuộc đời ăn cướp, không bao giờ Thuợng Quan Bật mở miệng nhận mình là Long Giác Thần Quân. Do vậy, lão chỉ ngữa cổ cười dài, tiếng cười chất ngất nỗi căm hờn và niềm phẫn nộ, hàm ý sẽ còn quay lại tận diệt Kim Diện Cung.Tiền Phong Vân lạnh gáy, thở dài lo lắng cho mai hậu.Khương lão quỉ và thủ hạ đã rút sạch, mang theo xác những tay kiếm Vô Thanh Cốc và để lại thi thể của bọn Hồ Bang. Có gần trăm gã học trò của Thần Quân đã bỏ mạng đêm nay, còn số tử vong của Hồ Bang nhiều hơn vài chục.Nam Cung Giao lột khăn, vòng tay thi lễ :- Tiểu tế xin bái kiến nhạc phụ ! Tiền Phong Vân cười lạnh :- Ngươi xem ta là nhạc phụ, sao không đến sớm mà chờ bọn lão phu thập phần khốn đốn mới chịu xuất hiện ?Nam Cung Giao thản nhiên vái dài thi lễ : - Tiểu tế bận chút việc riêng nên chậm trễ mong Nhạc phụ đại nhân lượng thứ.Tiền Phong Vân trợn mắt nói :- Chỉ vì chút việc vặt mà ngươi xem thường cả sự an nguy của Kim Diện Cung ư ?Yên Đài song Sát cũng giận Nam Cung Giao nên không thèm bênh vực.Nhưng Thiếu Cung chủ Tiền Thanh Giám nghe chiến trận tàn đã lót tót chạy ra, nghe vậy liền hăng hái biện minh cho tỷ phu :- Phụ thân sai rồi ! Tỷ phu đã sớm có mặt ở hướng Tây, đuổi chạy lão Quỉ Côn, cứu mạng cho hài nhi ! Công ơn to lớn ấy, phụ thân không khen mà lại còn mắng chửi được ư ? Hay là phụ thân cho rằng cái mạng của hài nhi chẳng đáng giá một xu nào ?Tiền Cung chủ chết điếng, hổ thẹn đến mức chỉ muốn chui xuống đất.Lão ấp úng nói :- Có việc ấy ư ? Vì tỷ phu ngươi không nói ra nên làm sao ta biết được !Lão quay sang bảo Nam Cung Giao :- Lão phu hồ đồ, lỡ trách oán hiền tế. Mong Giao nhi lượng thứ cho. Không có ngươi thì họ Tiền nhà ta đã tuyệt tự rồi !Giám nhi ! Ta đã ra lệnh cho ngươi ở trong hậu viện bảo vệ mẫu thân, sao lại ra ngoài làm gì cho mang họa ? Nam Cung Giao tủm tỉm đỡ đòn cho em vợ :- Bẩm nhạc phụ ! Thanh Giám cốt cách anh hùng, thấy cường địch vào đến tận cửa tất không chịu nổi liền xông ra tử chiến, làm gương cho thủ hạ Kim Diện Cung. Y tả xung hữu động vô cùng anh dũng, hào khí ấy đáng khen chứ không đáng trách. Còn việc gặp nguy trước một đại cao thủ như Quỉ Côn là chuyện thường tình, họ Đường quá lợi hại nên Thanh Giám khó mà địch lại !Chàng nói một hơi toàn những lời tán dương khiến Thanh Giám mát mặt, mũi nở to, quên cả việc mình đã ôm quần chờ chết ! Gã khoan khoái nói :- Tỷ phu quá lời khiến tiểu đệ thêm hổ thẹn ! Tiểu đệ sẽ xem tỷ phu là tấm gương để noi theo !Lòng gã thầm nghĩ : - Anh rể ta quả là chơi được, thế mà phụ thân lại ghét bỏ.Tiền Cung chủ đứng sát con trai, phát hiện quái sự. Lão nhăn mũi bật thốt : - Sao chỗ này lại thoang thoảng một mùi thum thủm thế nhỉ ?Ai cũng hít thử, không để ý đến gương mặt tái mét vì hổ thẹn của Thanh Giám. Nam Cung Giao chỉ cười ruồi, còn Hộ cung Đệ Nhất Kiếm Sứ bất ngờ lao vút đi ra xa mới ôm bụng cười sặc sụa.Tiền Thanh Giám nhân cơ hội này đổ vạ :- Phạm Kiếm Sứ quả là người không biết lễ, phóng trung tiện bừa bãi lại còn cười !Trưa hôm sau, Nam Cung Giao mới quay về Tứ Hải Đại Lữ Điếm. Vì cửa thành đóng chặt để quan quân truy lùng bọn hung thủ đã phóng hỏa kho lương thảo !Thấy chàng vẫn lành lặn, Tử Phượng mừng đến sa lệ :- Thiếp tưởng tướng công đã gặp chuyện chẳng lành, lòng vô cùng lo lắng !Nam Cung Giao hôn lên má nàng :- Nương tử trang điểm cho thật đẹp rồi cùng ta đến Kim Diện Cung bái kiến song thân của Vân Mi ! Chiều nay họ sẽ cho người rước sang ăn tiệc !Tử Phượng bối rối đỏ mặt :- Thiếp mắc cỡ lắm ! Tướng công đi một mình đi.Nam Cung Giao cười khà khà :- Bầu bì là chuyện thiên kinh địa nghĩa, sao lại phải xấu hổ ? Vả lại, đâu ai biết nàng là vợ của Sài Tuấn ? Tử Phượng nhất quyết không chịu đi, bắt chàng đi tắm rồi kể lại trận chiến đêm qua.Xế chiều, kiệu của Kim Diện Cung đến rước Tử Phượng phải về không, chỉ có mình Nam Cung Giao sang dự yến mừng chiến thắng.Môn nhân ăn nhậu ngoài sân, trong sảnh chỉ có những cao thủ chủ chốt.Uống được vài chung, Tiền Phong Vân nói : - Hiền tế hãy về rước song thân và Vân Mi đến đây ? Lão phu sẽ cho tổ chức hôn lễ thật linh đình !Nam Cung Giao vòng tay đáp :- Đa tạ nhạc phụ. Song gia mẫu đã xem xét số tử vi của tiểu tế, bảo rằng phải cuối thu sang năm kết hôn mới tốt, Bà là người kiên quyết, không ai lay chuyển nổi, mong nhạc phụ lượng thứ !Chàng đã khôn ngoan đưa mẹ mình ra đỡ đòn, khiến Tiền lão chẳng thể nào ép nổi. Lão bực bội cằn nhằn :- Lúc ấy phỏng chừng bụng Mi nhi cũng to tướng như cô ả họ Đinh kia, còn cưới xin gì nữa ?Thanh Giám cười khanh khách :- Có bầu còn đỡ, chỉ sợ Đại thư tay bế, tay bồng mà lên xe hoa đấy thôi ? Cả Mã tiểu thư chắc cũng thế ! Ý gã nhắc đến Hoàn Cơ. Viễn cảnh do gã gợi nên đã khiến mọi người bật cười !Tiền Phong Vân không cười, nhăn mặt trách móc :- Giao nhi tính nết lăng nhăng, lắm thê nhiều thiếp khiến con gái ta phải chịu thiệt thòi ! Thanh Giám lại bênh vực anh rể :- Trai anh hùng năm thê bẩy thiếp ! Ngay phụ thân cũng có đến bốn tỳ thiếp, sao lại trách Nam Cung tỷ phu ?Tiền Cung chủ tức lộn ruột, mắng :- Sao ngươi cứ bênh vực y chằm chằm thế ? Lão phu đâu có hỏi ngươi ?Thanh Giám được cưng chiều nên chẳng hề sợ cha, cười hì hì đáp :- Hài nhi có cốt cách anh hùng hiệp sĩ, thấy chuyện sai trái chẳng thể nào đứng ngoài ! Chính phụ thân mới là người lắm lời, khó chịu như một lão già tám mươi !Tiền Phong Vân biết con mình đã say mê, tôn sùng anh rể, đứng hẳn về phía Nam Cung Giao, lão cố nén bực bội, cười giả lả :- Lão phu vì hạnh phúc của Vân Mi nên hơi quá lời.Đại Sát Thân Công Hải cười xòa, hỏi sang chuyện khác :- Không hiểu tháng mười một tới, Khương Thư Hàn có đến phó ước hay không nhỉ ?Tiền Phong Vân trở lại là một tay thủ lĩnh đa mưu túc trí, nghiêm giọng phân tích :- Theo ý lão phu thì chắc chắn y sẽ đến. Vì nếu vắng mặt thì khác nào công nhận Vô Thanh Cốc đã bội ước, tấn công Kim Diện Cung đêm qua ? Hơn nữa, Long Giác Thần Quân chưa hề mở miệng công nhận mình là ai ?Mọi người gật đầu khen phải.Nhị Sát Tiêu Xuân Oanh hậm hực nói :- Nay bản lãnh Giao nhi đã cao siêu hơn trước, đả thương được cả Hồ Tiên, chẳng lẽ Khương Lão Quỉ lại để con mình đến chịu chết ? Cử tọa lại gật đầu công nhận là có lý.Nam Cung Giao vui vẻ giải thích :- Đêm qua, nhờ yếu tố bất ngờ nên vãn bối mới đắc thủ, đâm gẩy tay trái Hồ Tiên. Nhưng khi chạm trán với Long Giác Thần Quân thì lại rất thua sút. Khương Quang Bật không xem trọng vãn bối, tất sẽ cho Khương Thư Hàn đến phó hội để bảo toàn thanh danh trước ngàn ngàn hào kiệt võ lâm đến quan chiến. Cùng lắm thì Thần Quân cũng đi theo để bảo vệ Thư Hàn, nếu thấy y gặp nguy ? Hộ Cung Đệ Nhất kiếm sứ đau lòng vì cái chết của Tam Đệ Tưởng Phi Diên nên nghiến răng nói :- Nếu đúng vậy thì hôm ấy chúng ta sẽ liên thủ giết cho được lão Quỉ họ Khương !Nam Cung Giao lắc đầu, tư lự : - Vô ích thôi ! Dẫu nhờ đến quan quân Từ Châu cũng chẳng thể nào bắt hay giết được Thần Quân.Lão đã luyện thành cương khí hộ thân, võ lâm đương đại không có cao thủ nào sánh nổi ! Tốt nhất là chúng ta cứ tảng lờ, đừng nhắc đến cuộc tập kích đêm qua, có thế lão mới phập phồng, không dám quay lại nữa.Tiền Phong Vân hoan hỉ vỗ đùi tán thưởng :- Hiền tế nói rất hợp ý lão phu.Phạm Quan Hồ thở dài than :- Chính khí lu mờ nên một kẻ đại ác như Khương Quang Bật lại sống dai và chẳng hề bị trừng trị.Nam Cung Giao mỉm cười :- Phạm Đại thúc chớ bi phẫn, kẻ ác trước sau gì cũng bị quả báo thảm khốc !Trong bàn tiệc chiều nay có cả bẩy lão nhân Huyết Phủ Hội. Họ đã để lộ chân diện mục, tuổi đều quá sáu mươi, sắc mặt kém tươi, có lẽ vì cái chết của hai đồng môn đêm qua !Tiền Cung chủ đã giới thiệu họ với Nam Cung Giao, nhờ vậy, chàng biết vị Hội chủ đời thứ ba tên gọi Mộc Đông Sơ. Ông ta cũng chính là lão nhân cầm búa đã được chàng cứu mạng đêm qua. Cái tên Huyết Phủ Hội tuy sặc mùi máu me, khủng bố, song tổ chức này lại rất hiền lành.Huyết Phủ Hội ra đời cách nay tám chục năm, cứ địa là vùng rừng rậm bạt ngàn, ở sườn Bắc rặng Nam Lĩnh. Dòng họ Mộc khu vực này chuyên nghề khai thác lâm sản như gỗ quí, mật ong, cánh kiến, nấm, thảo dược..Sản phẩm của họ xuôi theo hai giòng sông Trường Giang và Cẩm Giang, đến Trường Sa và Nam Xương, và từ hai chốn đô hội này tỏa đi bốn phương !Lúc đi ít khi bị cướp, song lúc về vàng bạc đầy túi, gia tộc họ Mộc thường phải đối phó với cả sơn tặc lẫn thủy tặc.Nội tổ của Mộc Đông Sơ có nghề đánh búa rất lợi hại, liền dạy cho con cháu và người trong họ. Ông có máu khôi hài nên đã nghĩ ra cái tên Huyết Phủ Hội đáng sợ để dọa bọn cường đạo !Từ đấy, những cây búa đều được sơn đỏ.Gia sản ba đời của họ Mộc tích lũy được rất lớn. Do vậy, hai năm trước, vào một đêm đông lạnh giá, có ba trăm sát thủ vây chặt Mộc Gia trang, giết sạch bốn mươi sáu người trong gia đình. Hôm ấy, Mộc Đông Sơ cùng tám vị huynh đệ theo áp tải thuyền gỗ trắc đến Nam Xương nên không có nhà.Tuy biết chắc hung thủ là Long Giác Thần Quân, nhưng Huyết Phủ Hội còn lại chẳng mấy người, sức đâu mà báo phục ? Vả lại, họ cũng chẳng biết Vô Thanh Cốc ở đâu mà tìm ?Hai tháng trước, Mộc Đông Sơ nghe đồn đại về việc năm ngoái Thiếu cốc chủ Vô Thanh Cốc Khương Thư Hàn đến Từ Châu tranh vợ, bị đã thương, đã hẹn ngày tái đấu. Cho nên, Mộc Đông Sơ liền đưa tám cao thủ đến Kim Diện Cung chờ đợi ! Họ Mộc đã cảnh báo Tiền Cung chủ về khả năng bị Long Giác Thần Quân tập kích, song họ Tiền không tin, khi nhận được thư của Nam Cung Giao, lão mới ngã ngửa ra.Mộc Đông Sơ được Nam Cung Giao cứu mạng, lòng rất cảm kích, và hiểu rằng chỉ có chàng trai tuấn kiệt này mới có thể giết được Khương lão Quĩ.Ông quyết định đem hết nhân thủ Huyết Phủ Hội giúp đở chàng !Tan tiệc, Nam Cung Giao trở về Tứ Hải Đại lữ Điếm. Chàng đang chuyện trò vui vẻ với Tử Phượng thì Mộc Đông Sơ tìm đến !Họ Mộc trình bày tâm sự của mình, tha thiết xin được tháp tùng Nam Cung Giao ! Chàng cười đáp :- Chư vị bỏ Kim Diện Cung lúc này, không chừng sẽ khiến gia nhạc phụ oán trách Giao này ! Mộc lão khoa tay :- Công tử yên tâm, bọn lão phu sẽ đi sau một bước, lấy cớ về quê chuẩn bị đám giỗ phụ mẫu ! Chúng ta sẽ gặp nhau ở Kim Lăng Đại Khách Điếm ! Nam Cung Giao gật gù : - Nếu thế thì tại hạ xin nhận lời ! Song chỉ sợ tại hạ không đủ tài sức để giết lão Long Giác Thần Quân gian ác kia, phụ lòng kỳ vọng của chư vị đấy thôi.Mộc Đông Sơ mỉm cười :- Tận nhân lực tri thiên mệnh !Chợt lão lộ vẻ băn khoăn :- Chẳng hay công tử có để lộ cho Khương Thư Hàn biết nơi cư trú hay không ? Cha con y đều có tâm địa tàn độc tất sẽ tìm đến nơi mà sát hại quí quyến !Nam Cung Giao cười đáp :- Tại hạ luôn nói rằng mình quê ở Cán Châu, Quảng Đông. Người của Vô Thanh Cốc đến đấy điều tra tất sẽ phát hiện tại hạ nói dóc ! Nếu họ đi các phủ phía Nam mà tìm nhà họ Nam Cung thì cũng vô ích. Gia phụ lép vế gia mẫu, chẳng hề ra khỏi cửa, hàng xóm còn gọi ông theo họ của vợ, thay vì ngược lại.Khách về rồi, Tử Phượng che miệng cười khúc khích :- Lão gia hiền lành như thế, sao tướng công lại chẳng giống cha chút nào ?Nam Cung Giao trợn mắt hăm dọa :- Nàng cứ về làm dâu rồi khác biết mẹ ta lợi hại thế nào ?Con dâu sợ nhất là mẹ chồng, nên Tử Phượng ấp úng :- Nguy thực, thiếp chẳng hề biết nấu nướng, may vá, chắc nải nương sẽ chẳng hài lòng ! Thiếp sợ lắm !Nam Cung Giao vỗ về :- Không sao đâu ? Vườn sau nhà ta trồng rất nhiều cau !Tử Phượng ngơ ngác :- Cau thì có liên quan gì đến chuyện này !Nam Cung Giao cười hì hì :- Để các nàng lấy mo cau mà lót mông chịu đòn chứ để làm gì ! Ưu Đàm Hoa Tiếu Ngạo Trung Hoa Đánh máy: Vinh Hồi 11 Duyên Sơn sơn thượng phùng Long GiácNhân hữu từ tâm mệnh đắc trường Sáng hôm sau, Nam Cung Giao và Tử Phượng rời Từ Châu, xuôi Nam.Chàng đã nhờ chủ nhân kiêm chưởng quỉ Tứ Hải Đại Lữ Điếm mua giùm một cỗ xe song mã thật tốt, đóng theo kỹ thuật của người Tây Dương, có bộ phận giảm xốc bằng những thanh thép lá, nên khá êm ái.Để phòng bất trắc dọc đường, Nam Cung Giao đã yêu cầu lót đồng dầy quanh vách và mui. Khi đóng chặt các cửa lại, thùng xe kiên cố như tù xa để bảo vệ Tử Phượng !Nhưng đường đi lại rất bình thường chẳng hề xây ra sự cố gì. Sau mười ngày, hai người về đến Nam Kinh, vào trọ trong Kim Lăng Đại Khách Điếm.Không tiện đưa Đinh Tử Phượng đến Phủ Thượng Thư, Nam Cung Giao liền đi một mình.Bọn cấm quân gát cửa phủ mừng rỡ đón chào, song có vẻ gì gượng gạo, lo âu ! Nam Cung Giao tinh ý nhận ra, cau mày hỏi :- Nơi đây xẩy ra việc gì mà mặt các ngươi khó coi thế ?Một gã hạ giọng thì thầm :- Bẩm thiếu gia ! Thất Vương Gia đang ở trong khách sảnh, cùng Mã Đại nhân trò chuyện ! Đám tỳ nữ nghe lén được đã kháo rằng Mã Thượng Thư sắp phải về kinh chịu tội vì không tìm ra được Tứ Hải Hội ! Cả Tổng Bộ Đầu Lưu Cát cũng vậy ! Ăn cây nào, rào cây nấy ! Bọn cấm quân này ở phủ Thượng Thư được hậu đãi no cơm ấm cật, nên thực lòng lo lắng cho nhà họ Mã ! Nếu Thượng Thư mất chức, vị quan khác về thay, biết có đối xử tốt hay không ? Hơn nữa, đội cấm quân này chính là thủ hạ cũ từng theo Mã Xuân Trác trấn giữ quan ải, tình nghĩa rất thâm sâu !Nam Cung Giao mỉm cười :- Các ngươi cứ yên tâm, đừng lo bể nồi cơm ! Bổn thiếu gia đã tìm ra Tứ Hải Hội rồi !Trong lúc bọn họ mừng rỡ và kinh ngạc, Nam Cung Giao đi thẳng vào trong.Hai cỗ kiệu phủ gấm vàng của Thất Vương Gia và Vương Phi đang nằm trên sân gạch. Chàng cười với bọn thị vệ Hành cung rồi bước lên thềm, đẩy cửa khách sảnh.Không khí nặng nề bên trong lập tức bị phá vỡ bởi những tiếng gọi hân hoan :- Giao nhi ! Tướng công !Thất Vương Gia Chu Nghiêm cười ha hả :- Nam Cung hiền khanh về đúng lúc dầu sôi lửa bỏng này, khiến bổn Vương linh cảm có điềm lành ! Mau vào đây !Mã Hoàn Cơ đang đứng sau lưng Vương Phi, vội chạy ra đỡ bọc hành lý, sa lệ trách móc :- Tướng công đi biền biệt hơn bốn tháng trời khiến thiếp héo mòn vì lo lắng !Ánh mắt ướt rượt chan chứa yêu thương của nàng khiến Nam Cung Giao bất nhẫn và áy náy ! Song chàng không để lộ ra mà chữa cháy bằng một cách nheo mắt cười :- Ta sợ không đủ tiền cưới nàng nên đã phải đi thật xa, cướp bóc cho đủ số mới dám về !Nghe nhắc đến đám cưới, Hoàn Cơ quên ngay hờn giận, sung sướng nguýt chàng :- Tướng công chẳng bao giờ nói được một câu nghiêm chỉnh, chỉ toàn bỡn cợt thiếp thôi !Nam Cung Giao cười khà khà, tiến vế phía mọi người, vòng tay thi lễ.Mã Thượng Thư buồn rầu bảo :- Giao nhi về quả đúng lúc ! Ngày mai, lão phu sẽ cho tổ chức ngay một đám cưới đơn giản, để Hoàn Cơ yên bề gia thất trước khi quá muộn.Nam Cung Giao biết tỏng, song giả vờ ngơ ngác :- Vì sao nhạc phụ lại nói thế ?Mã Xuân Trác bùi ngùi kể :- Hôm qua, Khâm sứ triều đình đã từ Bắc Kinh đến Hành cung, mang theo Thánh chỉ. Thánh Thượng hỏi về vụ án Tứ Hải Hội sát hại mệnh quan triều đình ở các phủ phía Nam, như Binh Bộ Thượng Thư Quách Tường An, Giang Tô Tri phủ Mạc Tôn Long, Tri huyện Hàng Châu Dịch Thủy Tân !Nếu chưa có manh mối gì về hung thủ thì lão phu và Lưu Tổng Bộ Đầu phải lập tức theo Khâm sứ về kinh chịu tội !Nam Cung Giao thản nhiên nói :- Sao nhạc phụ không phúc đáp rằng đã tìm ra lai lịch Tứ Hải Hội, nhưng chưa biết sào huyệt, và xin Thánh Thượng gia hạn nửa năm !Thất Vương Gia phì cười :- Khanh là kẻ bạt mạng, chẳng biết sợ là gì nên mới suy nghĩa như vậy ! Dối vua tội càng nặng hơn, chẳng thà nhận ngay lúc này, cùng lắm chỉ mất chức mà thôi !Chu Nghiêm nói xong, Lưu Tổng Bộ Đầu hắng giọng tiếp lời. Lão rầu rĩ nói :- Quan Khâm sứ họ Tiết kia vốn là người của Đô Sát Viện. Có bà con với chuyết thê. Tối qua, ông ta đã tiết lộ rằng do lời sàm tấu của Thái Bảo Liễu Di Phu nên Thánh Thượng nỗi lôi đình. Triển Thái sư đã cố khuyên giải nhưng không thành công. Tóm lại, dẫu chúng ta có đưa ra được bằng chứng hay manh mối thì cũng khó xin gia hạn thời gian phá án !Thất Vương Phi nãy giờ quan sát sắc diện của Nam Cung Giao, phát hiện chàng chẳng chút lo âu, liền trách :- Ai Gia đoán trúng Nam Cung hiền khanh đã có lương sách nên mới vui vẻ thế kia ?Bà chỉ nói móc, không ngờ chàng gật đầu, vòng tay đáp :- Vương Phi nhãn quang sắc bén, nhìn thấu cả lòng người, khiến thảo dân phải đệ đầu báo phục ! Thảo dân đã may mắn tìm ra lai lịch của Tứ Hải Hội !Cả nhà mừng rỡ, ngoác miệng cười.Mã Thượng Thư run giọng :- Thế thì hay quá ! Ngươi mau nói ra xem !Nam Cung Giao chậm rãi nhấp hớp trà, đắc ý khoác lác :- Mấy tháng qua ! Tiểu tế phải dầm sương dãi nắng, gian khổ lặn lội khắp nơi để điều tra. Cuối cùng thì tiểu tế đã biết rõ Tứ Hải Hội Chủ tên gọi Trương Sĩ Hạo, năm nay ba mươi bốn tuổi, nỗi danh Ngọc Diện Thần Kiếm. Gã ta lại chính là cháu ruột của Đông Hải Thần Tăng, trụ trì chùa Phổ Đà trên ngọn núi Lạc Ca sơn, thuộc quần đảo Chu Sơn !Thất Vương Gia kinh hãi :- Thực thế sao ? Nhưng Đông Hải Thần Tăng đạo hạnh cao thâm, danh tiếng lẫy lừng, lại nằm trong hội đồng Tăng thống của Phật Giáo Trung Hoa, nhiều lần thượng kinh thuyết pháp cho Thái hậu, Thánh Thượng và Hoàng Gia nghe. Khanh mà nói càn thì mang họa lớn đấy !Nam Cung Giao cười ruồi :- Thảo dân đâu dám nói chắc rằng lão hòa thượng ấy có liên quan đến Tứ Hải Hội hay không ? Có thể lão ta không biết, và cũng có thể lão ta dung dưỡng cháu mình. Nay ta cứ dựa vào thanh danh, địa vị của Đông Hải Thần Tăng, xin thêm thời gian phá án. Thánh Thượng chẳng thể từ chối được !Mọi người khen phải. Song Lưu Tổng Bộ Đầu vẫn băn khoăn :- Tiết Khâm sứ cho biết rằng Quan Thái Bảo Liễu Di Phu đã quyết hại Mã Thượng Thư, đưa tay chân của mình về Nam Kinh thay thế ! Lão phu e rằng họ Liễu cùng phe cánh, sẽ cực lực bác bỏ kết quả điều tra của Nam Cung công tử ! Nếu Triển Thái Sư và bá quan không bênh vực được thì chúng ta nguy mất ! Thất Vương Gia thở dài :- Triều qui không cho phép đàn bà tham chính, nếu không, bổn vương sẽ gởi thư, nhờ Mẫu Hậu nói giùm một tiếng.Nam Cung Giao hờ hững nói :- Mấy năm trước, thảo dân đến thành Đại Lý tỉnh Vân Nam du ngoạn, tình cờ quen với gia đình một thiếu nữ tên gọi Đàm Tự Cơ, sau này, nghe nói nàng ra được tiến cung ? Giá mà Tự Cơ được thánh thượng yêu mến thì thảo dân có thể viết thư, nhờ nàng giúp đỡ !Thất Vương Phi kinh ngạc :- Có chuyện may mắn đến thế ư ! Gia phụ mới nhờ Khâm Sứ chuyển thư đến. Ông kể rằng hiện nay Thánh Thượng sủng ái nhất là Tây Cung Quí Phi Đàm Tự Cơ. Nàng ta nhan sắc phi phàm, thân thể có mùi thơm hăng hắc như chồn xạ, khiến Thiên tử đắm say đến nỗi cạn kiệt nguyên dương suýt chết. Nhưng sau khi được một vị đại phu trong đoàn Sứ phần An Nam cứu mạng. Thánh thượng càng bội phần yêu mến Đoàn Quí phi. Vì nàng ta đã có long thai trong bụng !Nam Cung Giao khoan khoái, chỉ muốn nói toạc ra rằng mình chính là vị đại phu kia, và cái thai rồng nọ là giọt máu họ Nam Cung ! Nhưng tất nhiên chàng chẳng dại gì mở miệng.Mã Hoàn Cơ cất giọng thánh thót, dễ nghe, nhưng móng tay cắm sâu vào vai Nam Cung Giao :- Té ra tướng công đã từng có duyên tương ngộ với Tây Cung Quí Phi ! Nếu mối giao tình năm xưa vẫn chưa phai, chắc rằng Đoàn Quí Phi sẽ tận tình làm theo yêu cầu của tướng công !Nàng đứng sau lưng Nam Cung Giao, còn Mã Kim Khu cũng đứng hầu Vương Gia, theo đúng chức trách của mình, gã cười hăng hắc :- Thoát nạn là tốt lắm rồi ! Sao hiền muội lại ghen cả với chuyện ngày xưa như vậy ? Ngươi ghen quá không chừng gã sợ mà bỏ trốn đấy !Cả bàn tủm tỉm cười trước vẻ thẹn thùng của Hoàn Cơ. Mã Thượng Thư thận trọng hỏi lại :- Giao nhi có chắc rằng Đoàn Quí Phi sẽ nể mặt ngươi hay không ?Nam Cung Giao trấn an :- Nhạc phụ yên tâm ! Tiểu tế với Tự Cơ là bạn tri âm, tình cảm thân thiết. Chắc chắn nàng ta sẽ không tiếc công thỏ thẻ vào tai Thánh thượng vài câu ! Nhạc phụ cứ xin gia hạn một năm, cho người mang thư của Tiểu tế hồi kinh trước Khâm Sứ, nhờ người thân tín chuyển vào cung.Thất Vương Phi tán thành :- Mã hiền khanh cứ cho đem thẳng đến phủ Thái Sư ! Gia mẫu sẽ mượn cớ vào cung thăm Quí Phi, trao cho nàng ta ! Đại họa xem như đã qua, vì không có vị vua nào từ chối những yêu cầu của mỹ nhân, khi đang đắm đuối trong hoan lạc ! Đàn bà không được tham chính, nhưng họ đã chi phối những triều đại ngay trên long sàng !Vợ chồng Thất Vương Gia và Lưu Tổng Bộ Đầu Lưu Cát về rồi, bàn tiệc chỉ còn lại Nam Cung Giao và cha con Mã Thượng Thư !Mã Phu nhân ngất xỉu ngay tối hôm qua, khi nghe Lưu Cát đến báo hung tin, hiện nằm liệt trong phòng !Nam Cung Giao xin phép vào thăm Nhạc mẫu thì Mã Xuân Trác cản lại.Lão đuổi hết bọn tỳ nữ ra ngoài rồi nghiêm giọng :- Giao nhi ! Việc Ngọc Diện Thần Kiếm Trương Sĩ Hạo là Hội chủ Tứ Hải Hội có đúng sự thật hay không ?Nam Cung Giao gượng cười :- Dường như Nhạc phụ không còn tin tưởng tiểu tế nữa ? Tiểu tế xin thề rằng chẳng hề nói sai nửa lời !Mã Thương Thư gật đầu :- Thế thì tốt ! Lão phu sẽ dốc sức truy tầm Tứ Hải Hội, dù chưa chắc rằng họ có phải là hung thủ hay không ?Nam Cung Giao chột dạ, thầm đoán lão đã nghi ngờ mình.Mã Xuân Trác nhìn thẳng vào mắt chàng và nói tiếp :- Cơ nhi nóng ruột vì việc ngươi về thăm nhà quá lâu không trở lại, nên đòi đi Cán Châu tìm. Lão phu liền cho dịch tốt kiên trình ngày đêm đến thành Cán Châu hỏi thăm. Và rốt cuộc thì lão phu phát hiện ta rằng gia đình ngươi chưa bao giờ cư trú ở đây !Ông tức tối đến nghẹn lời, dừng một lúc mới nói được :- Giao nhi ! Nhà họ Mã liên tiếp chịu đại ân của ngươi, song lão phu là người thẳng thắn, không chịu được sự lừa dối. Hôm nay, ngươi hãy nói hết ẩn tình ra đi ! Hoàn Cơ cũng bật khóc :- Chẳng lẽ chàng cũng chỉ giả đối với thiếp ?Nam Cung Giao buồn rầu đáp :- Ta rất yêu mến nàng ! Nhưng xem ta đôi ta không duyên nợ ! Mong nàng lượng thứ cho Giao này ! Hoàn Cơ đau đớn gục xuống bàn khóc vùi. Chàng quay sang nói với Mã Xuân Trác : - Đại nhân ! Thảo dân chính thực là hung thủ đã giết mệnh quan triều đình. Nay mối gia thù đã báo xong thảo dân xin thú tội, mong Đại nhân tha mạng để thảo dân về quê phụng dưỡng huyên đường !Mã Xuân Trác chết điếng trước lời thú nhận của chàng rể quí kiêm đại ân nhân. Ông bối rối hỏi : - Căn nguyên của việc này ra sao ?Nam Cung Giao cười buồn :- Chuyện rất khó nói, thảo dân chẳng tiện tiết lộ !Chàng rời ghế, quì xuống lạy :- Thảo dân không được làm rể họ Mã, song lòng lúc nào cũng kính yêu Đại nhân như cha mẹ. Nếu đại nhân không bắt tội, thảo dân xin phép cáo từ !Hoàn Cơ nghe thấy thế nhào xuống ôm mặt Nam Cung Giao, mắt lạc thần, miệng lảm nhảm van xin như điên dại :- Tướng công đừng bõ thiếp !Mã Xuân Trác bi phẫn nói : - Hai con đứng lên đi ! Dù sau này sự việc bại lộ, lão phu phải rơi đầu thì cũng nhận Giao nhi là rể. Cùng lắm, lão phu nhân việc Tứ Hải Hội mà xin từ quan ngay, tìm chỗ thanh nhàn mà ẩn dật !Lão bước xuống đỡ hai trẻ lên, mặt đằm đìa nước mắt.Hoàn Cơ mừng rỡ gạt lệ, nũng nịu bảo Nam Cung Giao :- Phụ thân đã thương chàng đến thế, sao chưa nói lời tạ ơn ?Nam Cung Giao vẫn ủ rũ lắc đầu :- Đại nhân rộng lượng khiến ta càng thêm hổ thẹn, vì sợ không mang lại hạnh phúc cho nàng. Số ta lắm thê nhiều thiếp, tính nàng lại hay ghen, chẳng khổ lắm sao ? Chẳng thà chia tay nhau lúc này, Mã Gia tránh được tai họa, còn nàng cũng không phải thiệt thòi ! Hòan Cơ sợ hãi níu tay chàng :- Đã là số mệnh thì thiếp còn ghen làm gì ! Dẫu chàng có đa mang cũng chẳng sao, quí hồ một lòng yêu thương thiếp là được rồi ! Thiếp thề có hoàng thiên chứng giám đấy !Nam Cung Giao mỉm cười : - Nàng quả là người vợ tốt nhất trên đời ! Ta rất biết ơn !Chàng quay sang nói với Mã lão :- Xin nhạc phụ đừng ưu phiền về tai họa mai sau nữa ! Dẫu ẩn tình bị phát hiện thì Thánh thượng cũng chẳng dám chém cái đầu nhỏ bé này ! Tiểu tế không bị xử thì chẳng có ai bị liên lụy cả ! Dứt lời, chàng móc một vật ra trao cho nhạc phụ. Mã Thượng Thư rú lên :- Miễn Tử Kim Bài ! Làm sao ngươi có được vật nầy ! Chàng cười khà khà :- Chẳng phải là của ăn trộm đâu ! Tiểu tế có cả sắc chỉ ân tứ đây này !Chàng bảo Hoàn Cơ đưa tay nải, lấy ra một cuộn mạ vàng. Mã Xuân Trác cầm lấy lẩm nhẩm đọc :&quot;Phụng thiên thừa vận Hoàng Đế chiếu viết : Nay trẫm khâm ban miễn tử Kim Bài cho hiền thần là Nam Cung Giao, hai mươi ba tuổi, quê quán Quảng Đông, để thưởng công Nam Cung hiền khanh đã đem tài y thuật cứu mạng trẫm. Dẫu Nam Cung Giao có phạm tội đáng chém cũng đươc tha mạng ba lần ! Khâm thử &quot;Tại sao sắc chỉ không đề tên Đặng Chiếu mà là tên thật của chàng ?Ấy là vì thánh chỉ này do Đoàn Quí Phi ngự bút, và Minh Anh Tòng đã ấn ký sau khi nghe nàng đọc lại !Lúc ấy, Đoàn Quí phi đứng sát long nhan, mùi hương da thịt thơm ngát, khiến Đức Vạn Tuế rạo rực, mê mẩn, chẳng còn tâm trí đâu mà kiểm tra !Mã Thượng Thư trút được gánh nặng ngàn cân trong lòng, cười ha hả :- Giao nhi quả là thần thông quảng đại ! Ngươi mau ngồi xuống kể lại cuộc thượng kinh cho lão phu nghe !Ba ngày sau, Nam Cung Giao đánh xe song mã rời Nam Kinh. Lần này, trong xe có đến hai nữ nhân, và cạnh xe là hai gã Trịnh Tháo, Trịnh Mãng. Còn xa xa phía trước phía sau xe ngựa là hai toán lái buôn.Gọi lái buôn là do y phục chứ phong thái của họ rất đáng ngờ. Không phải do họ mang vũ khí, bởi đấy là chuyện bình thường, trong một đất nước nhiều cường đạo, mà vì ánh mắt họ sáng quắc và lạnh lẽo.Hai toán người này gồm bẩy cao thủ Huyết Phủ Hội và mười ba tay đao Thế Thiên Hội.Do Mã Hoàn Cơ nằng nặc đòi về Giang Tây ra mắt cha mẹ chồng, nên Mã Thượng Thư đã bắt Nam Cung Giao phải mang theo hộ vệ.Dù máu ghen vẫn sôi sục, song Hoàn Cơ đã chấp nhận việc đa mang của phu tướng, đành phải vui vẻ với Đinh Tử Phượng ! Và bản chất nhân hậu đã khiến Mã Tiểu thư thương xót thân phận nghiệt ngã của Tử Phượng, đỡ đần cho kẻ đang mang nặng bào thai !Một tối gần giữa tháng hai, Nam Cung Giao bồi hồi gõ cửa nhà mình.Nam Cung Bột vừa ló ra đã bị vị khách cao lớn kia ôm chặt lấy nhắc bổng lên.Lão Bột nhà ta kinh hãi, định vung quyền giáng vào đầu đối phương thì nghe được tiếng cười sảng khoái, hồn nhiên của con trai.Lão mừng rỡ nói :- Tiểu quỉ ! Người có buông lão phu xuống không ?Nam Cung Giao nhẹ nhàng đặt ông xuống, quay lại nói :- Đây là cha ta ! Hai nàng hãy mau ra mắt !Tử Phượng và Hoàn Cơ vội nghiêng mình :- Tức nữ bái kiến lão gia !Nam Cung Bột ngỡ ngàng hỏi con :- Giao nhi ! Sao lần nào cũng một cặp và có ả bụng to như thế này ?Nam Cung Giao cười khà khà :- Đúng vậy ! Lần sau cũng sẽ có một cặp nữa y hệt hai lần trước !Nam Cung Bột thở dài hỏi lại :- Thế có ả nào biết nấu ăn không ? Hai ả trước nấu cơm thì khét, nấu canh cá thì để nguyên vẩy và không làm ruột ! Lão phu chịu hết nỗi rồi !Nam Cung Giao bật cười :- Chắc phụ thân lại phải xuống bếp chứ gì ! Nhưng lần này thì khác, Mã Tiểu thư đã là thánh thủ trong nghề bếp núc !Đặng Trinh Tâm từ trong nói vọng ra :- Đã về sao không vào mà còn đứng đấy nói xàm ?Bốn người đi xuyên cửa hàng thuốc đầy những kệ gỗ, qua một mảnh sân nhỏ, vào đến khách xá, cũng là nơi quây quần tụ họp của cả nhà.Lộc Nhi, Hà nhi chạy ùa ra ôm lấy đại ca mà vòi quà. Nam Cung Giao bồng chúng lên, hôn hít và nói :- Hai ngươi mau lớn quá !Vào đến nơi, chàng buông chúng quì xuống, hớn hở nói :- Gia thù đã báo xong, hài nhi mới dám về bái kiến từ mẫu !Chàng lết đến, ôm gối mẹ nhìn không chớp gương mặt thân yêu, lệ mừng ướt mắt.Trinh Tâm cũng khóc vì nỗi hân hoan rằng ái tử đã lành lặn trở về.Suốt thời gian Nam Cung Giao vắng nhà, đêm nào bà cũng khóc thầm, hối hận vì đã đẩy con trai vào cuộc báo thù đầy nguy hiểm ! Nếu chàng có mệnh hệ gì chắc bà không sống nổi !Trinh Tâm cố nén lòng, vuốt tóc con và nói :- Ta chẳng còn quan tâm đến thù hận cũ nữa ! Con về được nhà là ta vui lắm rối !Nam Cung Giao mỉm cười :- Cũng nhờ vào sanh ra tử nên hài nhi đã trưởng thành và mang về cho mẫu thân toàn những giai nhân tuyệt thế !Chàng đứng lên, gọi Tử Phượng và Hoàn Cơ.Họ đang đứng khép nép với Sở Nhu và Vân Mi vội bước đến.Lúc này, Nam Cung Bột đã chễm chệ ngồi cạnh vợ, nhận lễ của hai nàng dâu mới. Lão xua tay :- Con bé bụng to kia khỏi phải lạy, tội nghiệp cho cháu nội của lão phu ! Nhưng Tử Phượng vẫn run rẩy cúi lạy.Cha chồng nói thế nhưng mẹ chồng thì sao ?Trinh Tâm ngắm nghía dung nhan hai nàng, hài lòng nói :- Hai con đều là người nhân hậu, có tướng vượng phu ích tử, xứng đáng làm con dâu của lão thân ! Hãy đứng lên đi.Lộc nhi cười hăng hắc :- Mẫu thân không trách đại ca, việc ba hóa thành bốn hay sao ? Đại ca đã hứa rồi mà ?Trinh Tâm mỉm cười :- Trách móc gì nữa ! Số tử vi của Đại ca ngươi ghi rõ là y có đến sáu vợ ! Nghĩa là còn thiếu hai người nữa !Nam Cung Bột vỗ đùi cười ha hả, còn bốn nàng dâu nhìn nhau ngơ ngác.Hôm sau, Nam Cung Giao bàn bạc với song thân về việc tương lai.Chàng kể rõ mọi ân oán trong thời gian qua, xin phép họ cho mình được xuất đạo lần nữa, diệt xong bọn tà ma mới dừng chân.Nam Cung Bột thì tán thành ngay, vì lão quan niệm rằng làm trai phải có công danh sự nghiệp ! Trinh Tâm thì trầm ngâm suy nghĩ rất lâu, thở dài nói :- Số con có Thiên mã thủ mệnh, chẳng phải là kẻ chịu an phận thủ thường ! Ta không ngăn cản nhưng Giao nhi phải hứa với ta một điều.Nam Cung Giao nghiêm nghị đáp :- Mẫu thân cứ dạy.Trinh Tâm chậm rãi nói :- Đó là trong bất cứ hoàn cảnh nào con cũng không được quyền thí mạng, dẫu tàn phế cũng phải sống mà trở về !Nam Cung Giao gật đầu :- Hài nhi quyết chẳng để phụ mẫu và thê tử phải đau lòng ! Hài nhi không xem trọng cả thanh danh lẫn lợi lộc, hà tất phải chịu chết oan !Nam Cung Bột thở dài : - Giao nhi. Người vợ thứ năm của ngươi chắc chắn là Lâm Bảo Thoa, con gái Chu Sơn Đảo chủ ! Nhưng người thứ sáu chẳng lẽ lại là Tây Cung Quí Phi Đoàn Tự Cơ ?Trinh Tâm cười mát :- Cũng tốt thôi ! Lão thân rất vui khi được làm mẹ chồng của một Quí Phi. Đầu tháng mười, Nam Cung Giao đưa Vân Mi và Hoàn Cơ quay về Nam Kinh.Mười ba tay đao Thế Thiên Hội đã ở lại Cảnh Đức Trấn, cùng anh em họ Sở bảo vệ nhà Nam Cung ! Những người này giả làm khách phương xa đến, tung vàng mua sạch những cơ ngơi tiếp giáp với Tế An Đường, xây dựng lại rất kiên cố và đầy đủ tiện nghi.Người ngoài không thể biết rằng những công trình mới này thông với Tế An Đường, và thực chất là tài sản của nữ đại phu họ Đặng.Ngay cả dãy nhà phía trước, đối diện tiệm thuốc cũng vậy. Sau này, mười lăm đao thủ trong Hành cung Nam Kinh cũng sẽ về Cảnh Đức Trấn và ở đấy.Như vậy, hiện chỉ có anh em họ Trịnh và bẩy lão nhân Huyết Phủ Hội tháp tùng vợ chồng Nam Cung Giao ngược Bắc.Hoàn Cơ giờ đây tươi như hoa vì đã được cha mẹ chồng công nhận là dâu trưởng, và được cả nhà tán thưởng tài nấu ăn !Nàng đắc ý vì ba nàng kia dốt đặc việc thêu thùa, may vá, bếp núc. Sở Nhu có khá hơn nhưng cũng chỉ nấu được những món bình dân thông thường, trong khi Hoàn Cơ thông thạo hằng trăm món sơn hào hải vị. Người già thường thích ăn ngon, nhất là Nam Cung Bột. Do vậy, lão ta lộ rõ sự thiên vị, luôn miệng khen ngợi Hoàn Cơ !Nhưng Trinh Tâm thì khác, bà luôn giữ đạo công bằng, yêu thương các nàng dâu như nhau, dù xấu xí, nghèo khổ như Sở Nhu hay duyên phận lỡ làng như Tử Phượng. Do vậy, bốn nàng đều hài lòng và hết đã tôn kính mẹ chồng !Trịnh Tháo và Trịnh Mãng thay phiên nhau làm xà ích để chủ nhân ở trong xe hú hí với hai nữ nhân. Họ xa nhau đã lâu, tất nhiều chuyện để hàn huyên.Thùng xe rộng rãi, có cả băng ghế lẫn phản trải nệm để ngã lưng. Mặc kệ cảnh mùa thu tiêu điều, ảm đạm. Nam Cung Giao ngồi giữa hai người vợ trẻ đẹp như tiên, lim dim hưởng thụ cảm giác khoan khoái, cho rằng Hoàng đế cũng chẳng sướng hơn.Nhưng khi nghĩ đến cha, chàng tự nhủ rằng ông mới thực sự là người hạnh phúc,vì lấy được một nữ nhân tuyệt diệu như mẹ mình.Liệu trong sáu ả tố nga mà chàng sở hữu, ai sẽ yêu chàng như Trinh Tâm đã yêu Nam Cung Bột ? Vậy thì tính trăng hoa của chàng nào có ích lợi gì ?Nam Cung Giao cố xua tan nỗi băn khoăn bằng cách kéo hai nữ nhân vào lòng, hôn lên má họ ! Về đến Nam Kinh không thấy Mộc Kính Thanh đến như đã hẹn, lòng chàng rất lo lắng, song tự an ủi rằng gã đợi mình ở Kim Diện Cung !Nam Cung Giao rút mười lăm đao thủ Thế Thiên Hội ở Hành cung, bảo họ đi ngay Cảnh Đức Trấn.Gần cuối tháng mười chàng khởi hành đi Từ Châu. Tất nhiên, Thần Nữ Tiền Vân Mi cũng theo để về thăm phụ mẫu. Mã Hoàn Cơ không đi vì Mã Thượng Thư phu Nhân lâm bệnh.Đoàn nhân mã vượt Bắc lần này có thêm Cẩn Nhục Đầu Đà và Cuồng Vũ Đao Sách Hán Xương ! Họ Sách đã chán cảnh an nhàn nơi phú quí, vác đao theo hầu Nam Cung Giao ! Mưa thu thanh thoảng ập xuống đầu lữ khách, và nắng sẽ làm cháy làn da mịn màng của nữ nhân, vì vậy Thần Nữ Tiền Vân Mi cứ ru rú trong xe, trời mát mới ló ra.Nam Cung Giao chế diễu nàng :- Mi muội học võ nghệ quả là vô ích ! Nắng không ưa, mưa không chịu, thì còn hành hiệp thế quái nào được ?Thần Nữ ranh mãnh đáp - Thiếp giữ gìn nhan sắc này là vì tướng công đấy thôi ! Chẳng lẽ cứ phải nám đen như cột nhà cháy thì mới là hiệp khách ? Hơn nữa, bổn phận của nữ nhân là thờ chồng nuôi con, quán xuyến nhà cửa, chứ đâu phải việc vác gươm chạy rông, lo chuyện thiên hạ như chàng !Nam Cung Giao phì cười :- Xem ra nàng còn khoác lác hơn cả ta ! Đến nỗi cơm cũng không biết nấu mà đòi quán xuyến nhà cả !Vân Mi xấu hổ, giấu mặt vào ngực phu tướng.Nam Cung Giao xiết nhẹ thân hình mượt mà, tươi mát của nàng mà vỗ về, an ủi. Hạnh phúc ôn nhu, ấm áp dọc đường thiên lý chỉ kéo dài được sáu hôm. Xế chiều ngày mùng hai tháng mười một, bọn Nam Cung Giao đến chân núi Duyên Sơn.Từ bìa rừng, một gã áo đen tuổi tứ tuần bước ra, chặn ngay đường cao giọng quát : - Dừng lại ! Tại hạ có việc quan trọng muốn bái kiến Nam Cung công tử !Trịnh Tháo ghì cương xe song mã, cau mày hỏi :- Túc hạ muốn gì ?Hán tử nọ nhất định bước đến thì Trịnh Mãng nạt :- Đứng yên tại chỗ ! Không được đến gần xe ! Hán tử cười nhạt :- Tại hạ không mang theo vũ khí mà các hạ cũng sợ sao ?Trịnh Mãng quắt mắt :- Đừng nhiều lời, có gì cứ nói lớn lên, chủ nhân ta ở trong xe sẽ nghe thấy !Lúc nầy, bảy lão họ Mộc của Huyết Phủ Hội đã lên đến, nhẩy xuống vây chặt lão Hắc y.Gã nhăn mặt, tháo tay nải lụa đen trên vai, quăng cho Mộc Đông Sơ và nói :- Lão hãy đưa cho Nam Cung Giao xem !Họ Mộc cẩn thận mở ra, chỉ thấy vài bộ võ phục, một sợi nhuyễn tiên cuộn tròn và một phong thư dán kính, yên tâm ném cho Trịnh Tháo.Gã xà ích bất đắc dĩ này đưa qua ô cửa sổ thùng xe sau lưng mình.Nam Cung Giao tái mặt nhận ra cây roi thân thiết và y phục của Mộc Kính Thanh. Chàng xé vội phong thư ra đọc :&quot;Nam Cung tiểu tử ! Lão phu may mắn bắt được một con cáo nhỏ tên gọi Mộc Kính Thanh, hiện đang giam giữ ở gần đây ! Nếu ngươi muốn cứu gã thì cứ đi theo đệ tử của lão phu, không được đem theo bất cứ người nào nữa !Để ngươi không trách lão phu ỷ già hiếp trẻ, chỉ cần ngươi qua nổi hai trăm chiêu là lão phu sẽ tha cho cả hai ! Lão phu xin đem danh dự tổ tiên họ Khương ra đảm bảo lời hứa này ! Long Giác Thần Quân Khương Quang Bật cẩn bút !&quot;Đọc xong, nét mặt Nam Cung Giao đanh lại, song ánh mắt lại tràn ngập nỗi ưu tư. Dù biết đây là một cái bẫy chết người, song chàng vẫn phải đi vào tìm cách cứu cho được họ Mộc.Chẳng phải vì lời thề đồng sinh, đồng tử mà bởi chàng yêu thương gã như chính bản thân mình ! Chàng không để Kính Thanh phải chịu cảnh tra khảo dã man và chết dưới bàn tay tàn độc của lão ác ma họ Khương !Thần Nữ sợ hãi hỏi :- Chẳng hay trong thư viết gì mà sắc diện tướng công đáng sợ như vậy ?Nam Cung Giao nghiến răng đáp :- Long Giác Thần Quân đã bắt được Mộc Kính Thanh ! Lão đòi ta đi một mình đến gặp !Chàng đau lòng không nói thêm được nữa, trao thư cho Thần Nữ xem. Vân Mi đọc nhanh, hốt hoảng nói :- Đây là bút tích của nữ nhân, dù đã cố ngụy tạo những nét phóng khoáng, cứng cáp của đàn ông, nhưng không qua mắt được một người sành thư pháp như tiện thiếp ! Điều này chứng tỏ lão ta chẳng hề thực lòng !Nam Cung Giao thở dài :- Long Giác Thần Quân đâu dại gì để lại tang chứng ! Dù biết lão giả trá nhưng ta vẫn phải đi ! Nàng hãy về Từ Châu trước, đừng lo lắng cho ta !Nếu không cứu được Kính Thanh, ta cũng cố bảo toàn tính mạng để sau này trả thù cho gã ! Ta đã hứa với mẫu thân, quyết chẳng sai lời !Nghe giọng kiên quyết, Thần Nữ sa lệ gật đầu : - Mong tướng công bảo trọng ! Chàng có mệnh hệ gì thì bọn thiếp chết mất ! Nam Cung Giao hôn lên vầng trán thanh khiết của ái thê để từ giã, rồi lấy kiếm và ít vật thiết thân, mở cửa xe bước xuống ! Chàng mang theo cả tay nải của Kính Thanh !Nam Cung Giao nghiêm giọng nói với phe nhà :- Long Giác Thần Quân đã bắt được nghĩa đệ của tại hạ là Mộc Kính Thanh ! Lão đòi tại hạ phải một mình đến gặp ! Vậy chư vị hãy cấp tốc rời khỏi chốn này, về thẳng Từ Châu, tại hạ sẽ đi về sau !Chàng không nhắc gì đến Thần Nữ Tiền Vân Mi, hi vọng đối phương không biết mà làm hại đến nàng !Anh em họ Trịnh và bẩy lão họ Mộc đều là kẻ lão luyện giang hồ, hành sự quyết đoán, liệu việc rất nhanh. Họ nhất tề gật đầu, đánh xe, phóng ngựa đi ngay. Cẩn Nhục Đầu Đà lén nháy mắt với Nam Cung Giao, hẹn sẽ quay lại.Hán tử áo đen dõi mắt nhìn theo, đề phòng bất trắc. Chờ đoàn người ngựa kia đi khá xa, gã bất ngờ lao vút vào rừng.Nam Cung Giao vội bám theo .Gã sát thủ Vô Thanh Cốc luồn lách, đổi hướng liên tục như để đánh lạc hướng những ai muốn đuổi theo !Thu về, lá rụng nhiều, trải dầy lên mặt đất, vỡ vụn dưới chân người. Song, việc tìm dấu vết trên thảm lá khô bội phần khó hơn trên đất.Thỉnh thoảng, gã Hắc y bất ngờ ngoái lại để xem Nam Cung Giao có tìm cánh đánh dấu đường đi hay không ? Và gã lạnh lùng cảnh cáo :- Các hạ đừng bao giờ nghĩ đến việc vẽ đường cho thủ hạ đuổi theo, hoặc bắt ta mà tra khảo ! Hãy nhìn lên ngọn cây sẽ thấy người của Vô Thanh Cốc có mặt ở khắp nơi ! Nam Cung Giao mỉa mai :- Thế mà nãy giờ ta cứ lấy làm lạ tự hỏi rằng chẳng lẽ trên đời lại có loài khỉ lông mầu xanh lục !Hán tử áo đen giận tím mặt, nhưng không dám phát tác, sợ làm hỏng sứ mạng dẫn con ruồi vào cạm bẫy.Đối với một cao thủ có hạng như Nam Cung Giao, trừ phi rơi vào tuyệt địa mới không đào thoát nỗi. Khi chàng đã quyết chí bỏ chạy thì đến Long Giác Thần Quân cũng khó mà bắt được ! Cho nên, trước khi dụ chàng vào địa thế hiểm nghèo, dù bị chửi cha mắng mẹ, gã Hắc y cũng phải nhịn nhục.Sau gần nửa canh giờ băng rừng lội suối, gã ta đưa Nam Cung Giao đến chân núi Duyên Sơn. Gã giao chàng cho một lão già áo xanh, tuổi độ sáu mươi, mặt đầy sẹo trông rất dữ tợn. Và gã lăn ra nằm ngửa trên bãi cỏ mà thở hổn hển !Cuộc chạy đua đã rút kiệt sức lực của gã !Đây cũng là một phần trong kế hoạch của Long Giác Thần Quân. Lão muốn chàng phải mệt mỏi rã rời khi đối diện với mình, và chẳng còn sức mà đào tẩu !Nhưng Khương Quang Bật không biết rằng Nam Cung Giao đã trở thành đệ tử của Thiền Sơn Trưởng lão, và được truyền thụ pho Tâm pháp nội công vô thượng của Phật môn là Liên Hoa Thần Công !Không phải ngẫu nhiên mà Thiếu Lâm Tự luôn là Thái Sơn Bắc Đẩu của võ lâm . Tuyệt học của Đạt Ma Tổ Sư uyên ảo, huyền diệu hơn hẳn các phái trong thiên hạ. Liên Hoa Tâm Pháp được ngài Đạt Ma sáng tạo ra vào những năm cuối đời. Trước lúc nhập Niết Bàn, Thiền sư chép lại khẩu quyết đồ hình, và dặn dò rằng :- Tâm pháp này gần với phép Thiền Định hơn cả, chỉ dành cho những người có căn cơ thượng phẩm, tâm địa trong sáng như gương ! Kẻ nào gân cốt tầm thường lòng dạ nhiều vọng niệm thì chớ luyện mà mang họa. Do vậy, đa số đệ tử Thiếu Lâm Tự đều luyện Vô Tướng Thần Công, khi có được ba bốn chục năm tu vi mới dám chuyển qua nghiên cứu Liên Hoa Tâm Pháp, song chẳng phải ai cũng thành công. Ví dụ như Quản sự Tăng Bạch Giác. Tuy lão là sư đệ của Chưởng môn, vai vế rất cao, song lại bó tay trước pho nội công này !Bạch Giác thông minh tuyệt thế, cơ trí hơn người, đầu óc đầy ắp kiến thức, sở đắc mà không buông, thuộc dạng thanh văn, duyên giác, chẳng thể nào giác ngộ nổi chân lý cao siêu của Phật Như Lai, cũng như Liên Hoa Tâm Pháp.Tất cả những pho nội công khác đều theo nguyên tắc dẫn khí qua hai mạch Nhâm Đốc, tụ lại ở Khí Hải.Người hành công phải chăm chú giữ cho luồng chân nguyên đi đúng đường, sai là bỏ mạng !Tâm pháp Liên Hoa lại khác hẳn ! Hành giả phải đưa chân khí qua đủ mười bốn hành kinh, theo một thứ tự rất phức tạp. Thời gian cho mỗi vòng chu thiên dài gấp năm lần bình thường !Hiệu quả thu hoạch chỉ thế thôi, nhưng khả năng tái tạo chân nguyên rất nhanh chóng !Khó khăn đến thế thì tại sao Nam Cung Giao lại vượt qua được ?Điều này xuất phát từ huệ căn của chàng ! Phật tánh cũng như lòng nhân, kẻ nhiều, người ít, chẳng đồng đều.Tóm lại, giờ đây sức lực của Nam Cung Giao bền bỉ hơn xưa rất nhiều. Tựa như giếng khơi có nguồn trong lòng đất nên vơi lại đầy ngay !Lão già mặt sẹo thấy chàng vẫn ung dung, tươi tỉnh sau một cuộc hành trình cấp bách và vất vả, lòng rất khâm phục. Chàng lại còn vui vẻ vòng tay chào hỏi :- Lão bá chờ tai hạ đã lâu chưa ? Lỗi là do vị huynh đài kia cứ chạy vòng vèo nên mới lâu như vậy ! Lão nhân mặt sẹo kinh ngạc, không ngờ đối phương vẫn còn cười được và thủ lễ trong hoàn cảnh này !Chẳng ai có thể gắt gỏng với một người như thế, lão gượng cười đáp :- Lão phu cũng mới xuống đến ! Mời công tử thượng sơn, Thần Quân đang đợi ! Lão quay lưng phi thân lên sườn núi thoai thoải, dẫn đường cho khách. Sơn đạo đã mọc dầy cỏ dại, chẳng còn rõ lối, chứng tỏ từ lâu không ai sử dụng.Núi Duyên Sơn chỉ cao độ năm chục trượng và không dốc lắm. Lên đến nơi, Nam Cung Giao nhận ra đỉnh núi khá bằng phẳng mọc lác đác vài chục cây cổ thụ. Dưới bóng mát của tàn cây cao nhất có căn thảo xá khá lớn, cỏ lợp mái còn xanh, bởi mới dựng được vài ngày !Nam Cung Giao dừng chân ngay mép bình đài vận công nói lớn :- Mời Khương Thần Quân đưa Kính Thanh ra cửa cho tại hạ biết y còn sống ! Nếu y đã chết thì chẳng cần thương lượng nữa, tại hạ sẽ bỏ đi ngay !Lão nhân mặt sẹo bước thẳng vào thảo xá chắc là để cảnh báo Khương Quang Bật về tài khinh công và luồng chân khí thâm hậu, dồi dào của chàng ! Lát sau, một lão già áo đỏ viền vàng, thêu con Kim Long rất sống động, chậm rãi bước ra.Giai khối u ở góc trán là danh thiếp của họ Khương. Chẳng cần phải mở miệng xưng danh tánh. Lão ta cũng có đôi mắt Tứ Bạch như con trai mình, nhưng mũi lân, miệng rộng, râu rồng, trông rất oai phong. Đôi tai lão lớn, thùng châu rất dầy, hèn gì sống đến tám mươi, dù bị cả thiên hạ oán hận, nguyền rủa !Nam Cung Giao không có thời gian quan sát kỹ, lão mặt sẹo đã cùng năm lão áo xanh nữa khiêng Kính Thanh ra. Gọi là khiêng vì gã bị nhốt trong một cũi gỗ rất chắc chắn, chỉ có thể ngồi chứ không thể nằm hay đứng được !Nam Cung Giao đau lòng gọi vang :- Mộc hiền đệ !Long Giác Thần Quân dơ tay ra hiệu, và lão mặt sẹo thò tay qua song củi nhét vào miệng Kính Thanh một viên thuốc nhỏ màu trắng. Thì ra gã đang mê man vì thuốc mê !Kính Thanh tỉnh lại, ngơ ngác nhìn quanh, nhận ra bóng dáng quen thuộc của Nam Cung Giao, mừng rỡ hô hoán :- Có phải Đại ca đấy không ?Nam Cung Giao hỏi ngay :- Ta đây ! Công lực ngươi thế nào ?Kính Thanh rầu rĩ đáp :- Tiểu đệ bị bắt hồi sáng sớm, chưa được ăn gì nên đói đến bủn rủn tay chân !Gã chợt thức ngộ ra rằng Nam Cung Giao vì mình mà đến đậy nộp mạng ! Gã bật khóc, thét lên :- Đại ca mau chạy đi, đừng bận tâm đến tiểu đệ nữa !Nam Cung Giao bình thản quay sang nói với Long Giác Thần Quân :- Tại hạ suốt đời làm gì cũng chắc ăn, chẳng hề chịu thiệt thòi ! Nếu chết mà không cứu được nghĩa đệ thì thà bỏ mạng, về Nam Kinh huy động mười vạn quân Hồ Nam, mang cả đại pháo đến Ngũ Lĩnh Nguyên trả thù ! Tôn giá muốn lấy mạng tại hạ thì phải thả Kính Thanh ra trước !Long Giác Thần Quân nhếch mép cười ngạo nghễ :- Khẫu khí ngông cuồng kia chỉ là để che giấu sự sợ hãi mà thôi ! Bỗn Thần Quân đã viết lời trọng thệ, lẽ nào lại nuốt lời ?Nam Cung Giao cười mũi :- Đấy là nét chữ của đàn bà, hoặc một kẻ bán nam bán nữ, chẳng thể lừa được Giao này. Lão sợ phong thư ấy trở thành bằng chứng. cho tội giết ta nên nhờ một ả nào đó viết giùm.Khương Quang Bật ngượng ngùng :- Không ngờ tiễu tử ngươi, cũng là Đại Hành Gia trong nghề Thư pháp ! Thôi được ! Lão phu đồng ý phóng thích gã họ Mộc trước ! Nhưng ngươi phải thề độc, rằng sẽ tận tình tiếp lão phu hai trăm chiêu !Nam Cung Giao gật gù :- Tốt lắm ! Song lão cũng phải thề rằng không đánh quá hai trăm chiêu, như đã viết trong thư !Hai người lần lượt thề thốt, đem thanh danh giòng họ ra bảo chứng !Mộc Kính Thanh được thả khỏi cũi loạng choạng chạy đến, ôm Nam Cung Giao khóc vùi ! Chàng vỗ lưng gã thì thầm :- Bọn Trịnh Tháo đang tiến vào ! Ngươi mau xuống núi, hợp lực cùng họ đốt rừng, nhớ chọn hướng sao cho khói bay lên đây, có thế ta mới thoát được !Xong việc phải đi Từ Châu ngay. Các ngươi ở lại chỉ tổ vướng chân ta mà thôi !Chàng nhét vào miệng gã hai viên Tái Sanh Đan rồi nói với họ Khương :- Phiền Thần Quân cho người đưa Kính Thanh xuống. Khi nào nghe y cất tiếng hú an toàn, hai ta sẽ giao đấu.Khương Quang Bật gật đầu, bảo lão mặt sẹo :- Tào Mật ! Ngươi hãy cõng tiểu tử họ Mộc hạ sơn ! Hãy nhanh chân lên !Họ Tào vòng tay nhận lệnh, bước về phía anh em Nam Cung Giao. Kính Thanh lắc đầu : - Ta còn đi được, lão xuống trước đi !Gã quay lại dặn dò nghĩa huynh :- Đại ca phải cẩn trọng đấy ! Tiểu đệ quyết không sống thiếu Đại ca đâu !Nam Cung Giao cảm động cười ha hả : - Hai trăm chiêu nào có đáng gì ! Ngươi cứ yên tâm !Chàng đưa bọc hành lý cho gã, nheo mắt nói :- Hãy tìm chỗ mà tắm gội, thay y phục ! Ngươi hôi hám quá khiến nãy giờ ta phải nín thở !Kính Thanh vừa thẹn vừa giận :- Đại ca mà chui vào cái cũi chó ấy thì còn hôi gấp mươi lần tiểu đệ !Gã vùng vằng theo Tào Mật hạ sơn.Lúc này, bọn thủ hạ Vô Thanh Cốc đã rút cả về, vây chặt một đoạn chân núi Duyên Sơn. Họ đông đến gần trăm, lực lượng rất mạnh ! Cánh rừng này chỉ sâu độ trăm trượng, nếu đi thẳng thì chỉ mất chừng hai khắc, chứ không lâu như lúc Nam Cung Giao được dẫn vào. Chàng thản nhiên quay về Tây ngắm cảnh tà dương tím lịm của mùa thu, khoan khoái vì gió thu lồng lộng. May thay, núi Duyên Sơn lại nằm ở mé Đông đường quan đạo.Thời thơ ấu, Nam Cung Giao thường vào rừng Lam Sơn, trên đảo Hải Nam, luyện võ, nhận mặt được khá nhiều chủng loại thảo mộc. Lúc đi xuyên cánh rừng này, chàng đã thấy san sát những loài cây cho dầu. Chúng sẽ cháy khá nhanh, tỏa khói mù mịt, chưa kể đến thảm lá thu này !Trong hoàn cảnh ấy, lợi thế sẽ thuộc về Nam Cung Giao. Chàng rất giỏi thủy tính, thời gian bế khí dài gấp bốn lần người khác, kể cả Khương Lão Quỉ ! Cộng với thân pháp Hư Ảnh Thần Bộ, chàng sẽ qua khỏi hai trăm chiêu rất dễ dàng ! Nghe tiếng hú thánh thót của Kính Thanh vọng lên. Chàng nghiêm giọng nói với họ Khương :- Đã đến lúc so tài, nhưng nếu bọn thủ hạ của lão mà đặt chân lên bình đài đỉnh núi này thì tại hạ sẽ bỏ cuộc đào tẩu ngay.Thần Quân cười khẩy : - Lão phu thừa sức giết ngươi, đâu cần đến bọn chúng.Lão bảo các đệ tử : - Các ngươi ra đứng ngay rìa đỉnh núi, không cho bất cứ ai lên. Nam Cung Giao hài lòng, chậm rãi bước về phía đối phương. Nãy giờ, hai người đứng cách xa nhau đến chín mười trượng !Thần Quân cao giọng ra lệnh :- Tương Thuật. Ngươi hãy bước lại gần đây làm trọng tài, đếm theo số chiêu do lão phu đánh ra !Họ Tương trao kiếm cho đồng đảng vội vã chạy đến, đứng cách trận địa hai trượng.Long Giác Thần Quân rút kiếm, mắt sáng rực ý niệm giết chóc, ngay từ đầu đã hạ sát thủ. Thân hình lão bay vút đến, kiếm quang phớt hồng vì ánh tà dương.Khương Quang Bật có hơn bẩy mươi năm công lực, khi dồn đủ hai thành chân khí thì đòn ra như lôi giáp, nát đá tan vàng. Nhưng đối thủ của lão khó mà biết được vì Vô Thanh kiếm pháp lặng lẽ, âm hiểm, chẳng hề ồn ào, lộ liễu. Nam Cung Giao cũng lướt đến đón chiêu, mũi kiếm vẽ nên hàng ngàn bóng ảnh mờ mờ. Có vẻ như chàng đang thi triển chiêu Lạc Điểu Nam Phi, quyết cùng kẻ thù đổi mạng. Long Giác Thần Quân khấp khởi mừng, tự tin chỉ một chiêu này là phân thắng bại ! Nào ngờ, khi song phương vừa giáp mặt, vũ khí chưa kịp va chạm thì Nam Cung Giao đột ngột xê dịch sang mé tả tựa vì sao đổi ngôi, thoát khỏi chiêu kiếm nặng như núi đổ của họ Khương !Thần Quân mất mục tiêu, theo đà bay thêm hơn trượng mới gượng lại được và quay lại đón đường kiếm của Nam Cung Giao. Lão chột dạ trước bộ pháp khoáng cổ tuyệt kim của đối thủ, cắn răng thi triển tuyệt học Vô Thanh Kiếm pháp chống đỡ những loạt đòn liên tiếp. Nam Cung Giao dùng phép khoái kiếm ra đòn như chớp giật, chiêu nọ nối chiêu kia, liên miên bất tuyệt. Chàng bám sát Thần Quân không rời. Cố tận dụng ưu thế chiều dài của Lạc Điểu Thần kiếm mà chiếm thượng phong.Nhưng hỡi ơi ! Vô Thanh kiếm pháp quỉ dị khôn lường, kiếm kình âm nhu mềm mại như tơ nhện, lần lần níu chặt đường kiếm của chàng! Sau bốn mươi mấy chiêu, Long Giác Thần Quân đã dành lại ưu thế, liên tiếp đẩy lùi đối thủ.Nam Cung Giao phải thi triển đến mức chót của Hư Ảnh Thần Bộ mới thoát được những thức kiếm ác độc của Thần Quân.Chàng biết khói lửa sắp bốc lên vừa đánh vừa lùi về mép núi hướng Đông, chuẩn bị đào tẩu. Lão trọng tài cũng đi theo !Long Giác Thần Quân nhếch mép cười bí ẩn, ung dung dồn gã tiểu tử kia vào tuyệt địa.Nam Cung Giao đã toại nguyện là đến được nơi mình muốn, song lại kinh hoàng vì sườn Đông núi Duyên Sơn dốc đứng, hợp với đỉnh bên cạnh thành một lòng chảo sâu hun hút và mờ mịt sương núi !Long Giác Thần Quân phá lên cười :- Huyệt mộ của ngươi đấy ! Giờ thì đừng hòng đào tẩu nữa !Nam Cung Giao ngao ngán hỏi : - Thế lão có còn nghĩ giới hạn hai trăm chiêu nữa không ?Thản Quân dõng dạc đáp :- Tại sao lão phu lại nuốt lời ? Còn đến hơn trăm chiêu nữa, chẳng lẽ Khương mỗ không giết được ngươi ?Dứt lời, lão lao vào tấn công quyết liệt, dồn đối phương xuống vực thẳm.Đúng lúc này, khu rừng dưới chân núi bốc cháy một đoạn độ hai chục trượng. Gió Tây đưa lửa lan nhanh và thổi khói về hướng đỉnh núi Duyên Sơn.Bọn thủ hạ Võ Thanh Cốc sợ hãi chạy cả lên núi, ôm ngực ho sặc sụa.Chúng ùa đến, vây quanh trận địa, nhìn Nam Cung Giao bằng ánh mắt căm thù.Khương Quang Bật giận giữ quát vang :-Ngươi bảo thủ hạ đốt rừng thì lão phu có quyền hủy lời thề !Nam Cung Giao không ngờ mình chỉ tính sai một nước cờ mà phải chết oan. Chàng tưởng sườn Đông cũng thoai thoải như sườn Tây nên dự định mượn khói mù mà thoát thân bằng lối ấy.Giờ đây, vòng vây đã khép kín và dầy đặc, chàng chỉ còn cách liều mạng với Thần Quân. Có đả thương được lão, chàng mới mong rảnh tay phá vây chạy xuống lối sườn Tây !Khói đã mịt mờ đỉnh Duyên Sơn, song phương phải căng mắt mới thấy đường mà so kiếm.Nam Cung Giao đã sớm hít đầy một phổi dưỡng khí, dồn toàn lực vào chiêu Vô Thủy Vô Minh. Trong giờ phút hiểm nghèo này, chàng chỉ còn biết trông cậy vào chiêu tuyệt kiếm của Phật môn !Chàng không đủ công lực để tạo nên cảnh Thiên Hôn Địa Ám, trời đất tối tăm, nhưng may thay, hiện giờ khói đen đang mù mịt đấu trường, Do vậy, Long Giác Thần Quân kinh hoàng vì bị nhốt gọn trong màn kiếm ảnh mờ mờ, u ám, cứ như lạc vào cõi âm ty, mà chẳng thấy đối phương đâu. Lão vội múa tít đường kiếm bảo vệ châu thân rất nghiêm mật, đề khí bốc lên cao.Với công lực hùng hậu, Khương lão quỉ đã phá được màn kiếm ảnh hắc ám trên đầu, nhưng đùi trái trúng một kiếm đau thấu trời.Từ trên độ cao hai trượng, lão điên cuồng bủa lưỡi kiếm xuống đầu gã tiểu tử khốn kiếp kia.Nam Cung Giao mỉm cười thụ mệnh, lộn người ra phía sau, rơi thẳng xuống triền núi mờ sương !Long Giác Thần Quân hạ thân xuống đất ngữa cổ cười đắc thắng, ra lệnh rút quân. Lúc trưa, lão đã xem xét rất kỹ địa hình sườn Đông biết rằng nó gần như dựng đứng và chẳng có cây cối gì. Với độ cao cả trăm trượng, trừ phi biết bay thì Nam Cung Giao mới thoát chết được.Lòng chảo này thụt sâu hẳn xuống, thấp hơn chân núi ít nhất cũng vài chục trượng nữa, ngay lúc chính Ngọ mà ánh thái dương cũng không soi rõ được đáy vực !Song Long Giác Thần Quân không biết một điều là thanh Lạc Điểu kiếm bền chắc khác thường, dù bị uốn cong đến tận chuôi cũng không hề gẩy. Và Nam Cung Giao lại có đôi cánh tay rất mạnh mẻ.Chàng đã cố tình nhẩy xuống sát sườn núi hai tay nắm chặt chuôi kiếm, cắm phập vào vách đất.Thanh kiếm bị sức nặng của Nam Cung Giao rút tuột khỏi lớp đất mềm, song đà rơi cũng chậm lại.Nam Cung Giao liên tục thọc kiếm thêm mấy lần nữa, dừng lại rồi rơi xuống tiếp. Lưỡi kiếm Lạc Điểu cong oằn khi rời lớp đất, nên thân hình Nam Cung Giao luôn nằm sát sườn vực chứ không đến nỗi văng ra xa !Cuộc đấu tranh sinh tồn, tưởng chừng như tuyệt vọng này, cuối cùng cũng có kết quả, rốt cuộc, Nam Cung Giao rơi xuống đáy vực sâu, khi dừng lại vài sát na ở độ cao tám chín trượng.Lần này, chàng chẳng còn chỗ bám víu và vách vực đột nhiên lõm vào ở ngoài tầm tay.Và với tư thế bật ngữa, Nam Cung Giao gieo mình xuống đáy vực đầy lá mục.Dường như đầu chàng đã chạm phải một vật cứng nào đó, nên lập tức hôn mê bất tỉnh.Trưa hôm sau, Nam Cung Giao mới hồi tỉnh, chói mắt bởi vầng dương chính Ngọ. Chàng mỉm cười với ánh nắng vì biết mình vẫn còn sống !Không vội ngồi dậy, Nam Cung Giao vận công, lưu chuyển chân khí, kiểm tra kinh mạch. Tất cả hoàn toàn thông suốt, chỉ hơi bải hoải và đau nhức ở đầu và lưng !Chàng phấn khởi ngồi dậy, đưa tay sờ cục u to tướng ở hậu chẩn, ngoái lại nhìn nhánh gỗ to bằng bắp vế, đang nằm lẫn với lá khô. May thay, nó không phải là một tảng đá, và đã mục rỗng nên dập nát thay cho cái sọ của chàng !Nghe bụng sôi lên vì đói, chàng nuốt liền một viên Tái Sanh Đơn, được bào chế bằng thuốc quí như Sâm, Nhung, Hà Thu ô... nên năng lượng khá nhiều. Nam Cung Giao nhặt trường kiếm, đi rảo vòng quanh đáy vực, trước tiên là tìm nước uống. Chu vi nơi này chỉ độ gần dặm, vách dựng ngược, chỗ thấp nhất cũng cao đến ba chục trượng.Chàng là người lạc quan nên tự an ủi :- Sức lực như ta lẽ nào lại chịu thua bức vách cheo leo kia ? Cứ nghỉ ngơi cho lại sức rồi tính sau ! Nam Cung Giao vác ngược kiếm trên vai, miệng hát nghêu ngao cho đỡ tịch mịch, thẳng thắn bước về hướng Đông, nơi mà miệng vực không cao, để xem địa thế. Mặt nước lấp loáng như sương khiến chàng mừng rỡ rảo bước. Thì ra dưới chân vách có một chiếc ao khá lớn, chứa đầy nước trong veo ! Cạnh ao cỏ mọc xanh biếc và có cả một tảng đá bằng phẳng, trông tựa chiếc giường !Nam Cung Giao khoan khoái ngồi xuống bờ ao, vốc nước uống và rửa mặt. Chàng tỉnh táo ra, định thần nhìn sâu xuống đáy ao, cố tìm bóng dáng của loài cá.Chàng đói rã ruột nên ăn cả cá sống. Đối với dân ngư phủ, việc này rất thường tình khi lênh đênh giữa biển khơi đầy sóng gió.Lạ thay, dưới ao chàng hề có một sinh vật nào, dù là một con nòng nọc !Nam Cung Giao sợ hãi thử kiểm tra cơ thể, song không thấy hiện tượng trúng độc. Chàng thở phào, xách kiếm đi loanh quanh khắp nơi, dùng mũi kiếm bới lá mục, may ra có được con gì chăng !Sau nửa canh giờ, chàng uể oải trở lại, nằm dài trên thạch bàn, nhìn lên vòm trời xanh mà lẩm bẩm :- Chắc hẳn nơi đây phải có một con vật rất háu ăn, mà chính nó đã xơi tái tất cả chuột bọ, rắn rít, ếch nhái, cá tôm chẳng chừa cho ta một thứ gì cả ! Không ăn thì lấy sức đâu mà trèo lên ! Chàng quất thêm một viên Tái Sanh Đan, ngồi cầm cự với cái đói.Trong trạng thái tĩnh lặng, cơ thể chàng sẽ tiêu hao với rất ít năng lượng.Tám viên linh đan chỉ giúp chàng cầm cự được bốn ngày. Sang đến trưa ngày thứ năm, chàng nhẩy xuống ao tắm gội sạch sẽ, rồi trở lại Thạch bàn ngồi kiết già.Ngay cả nỗi thống khổ vì tuyệt vọng cũng đã qua đi. Nam Cung Giao thanh thản đi vào cõi chết.Chàng sẽ tọa công cho đến lúc cơ thể mõi mòn và tim ngừng đập vì thiếu dưỡng chất. Trong lúc khốn cùng này mới biết ai là kẻ có huệ căn nơi hang sâu !Nam Cung Giao chìm dần vào vô thức, chân khí tự lưu chuyển ngoài sự kiểm soát của ý thức.Đây chính là yếu quyết cao siêu nhất, khó khăn nhất của Liên Hoa Tâm Pháp, là cái ngưỡng mà những kẻ căn cơ thấp kém không vượt qua được. Phải là người vô sở đắc, phá được cả cái không chấp, mới qua được cảnh giới này !Nhưng chưa kịp vong ngã hoàn toàn thì Nam Cung Giao chợt phát hiện ra rằng có một vật mềm lại chạm vào tay mình. Chàng hé mắt nhìn thử thì thấy một con chồn nhỏ xíu dài độ gang tay, lông đen tuyền, dầu có vằn trắng, đang tò mò hít ngửi.Đang sắp chết đói, Nam Cung Giao chụp ngay cổ con vật đáng thương, khiến nó rít lên chói tai ! Và lập tức dưới thạch bàn có những tiếng rít hốt hoảng lo âu của mẹ nó vang lên.Một con chồn đen khá lớn cuống cuồng chồm lên nép tảng đá, phát ra những âm thanh bi ai, thê thiết. Chồn mẹ nhìn Nam Cung Giao với ánh mắt sợ hãi, và dường như cầu khẩn vai.Nam Cung Giao động lòng trắc ẩn, tự nhủ :- Dẫu ta có ăn thịt con chồn nhỏ bé này cũng chỉ sống thêm được một vài ngày, chứ không đủ sức vượt vách núi. Vậy hà tất làm cho chồn mẹ phải đau khổ vì mất con !Phải là kẻ đại nhân, đại dụng, đại huệ mới thắng nội bản năng sinh tồn, giữ được lòng từ bi. Thường thì người đời chẳng bao giờ chịu chết sớm dù chỉ một khắc. Họ sẽ níu kéo mãi mạng sống trong tâm trạng hãi hùng, tuyệt vọng !Nam Cung Giao mỉm cười, nói với chồn mẹ :- Té ra chính ngươi đã chén sạch mọi thứ, khiến ta phải chết đói. Nhưng dẫu sao thì ta chỉ là khách, còn ngươi mới là chủ nơi nầy !Chàng nhẹ nhàng thả chú chồn con ra, cho nó chạy về phía mẹ. Ả chồn cái ngoạm ngay lấy đứa con nghịch ngợm, phóng đi thật nhanh về hướng Bắc. Thì ra hang của nó ở phía ấy, thế mà Nam Cung Giao chẳng thể tìm thấy !Chàng bâng khuâng nhìn theo, nhớ đến mẹ hiền. Bà sẽ đau xé ruột gan khi biết con trai minh mãi mãi chẳng trở về !Nam Cung Giao thở dài, cố trút sạch muộn phiền, giữ lòng hư tĩnh mà tọa công !Song chỉ lát sau, chàng lại nghe có tiếng lá khô sột soạt, ngày càng gần hơn. Chàng mở mắt ra nhìn, phát hiện con chồn mẹ đang tha đến một vật dài ngoằng, to độ cổ chân, có mầu đỏ rực như lửa.Khi nó đến trước thạch bàn chàng mới biết đấy là một con rắn rất lớn, nặng không dưới tám cân.Số thực phẩm bổ dưỡng này đủ để giúp chàng hồi phục hoàn toàn.Nam Cung Giao vui mừng khôn xiết, cười khà khà nói :- Không ngờ ngươi thông minh đến mức hiểu được lời nói của ta ! Xin đa tạ !Con chồn mẹ nhả chiếc đầu hình tam giáp đáng sợ của độc xà ra, rít lên những tiếng khó hiểu rồi chạy về hang !Nam Cung Giác vội rời tảng đá, xách kiếm và rắn ra bờ ao. Thân rắn còn ấm, chứng tỏ nó mới bị chồn mẹ bắt không lâu ! Chàng là con nhà thầy thuốc, biết máu rắn độc rất bổ, liền chặt chót đuôi, kê miệng hút ngon lành.Sau đó, chàng chặt phăng đầu rắn, cạo vẩy, rửa thật sạch, món rắn nướng này chàng đã từng ăn nhiều lần với cha, nên động tác rất thuần thục.Gỗ mục, cành khô chẳng thiếu, chàng bỏ thêm vô đống than còn lại đêm qua, thổi bùng lên, chờ lửa được mới nướng. Từng khúc thịt dài hơn gang, xỏ vào trường kiếm, tỏa mùi khét lẹt trên ngọn lửa, song với chàng thì thơm phưng phức.Tuy nướng hết cả con, nhưng Nam Cung Giao chỉ ăn từng ít một. Kẻ bị đói lâu ngày, nếu tham ăn sẽ chết !Chàng nhai kỹ đến nỗi thịt rắn trong miệng nhuyễn như cháo rồi mới nuốt. Có thế thì cái dạ dày lép kẹp yếu đuối kia mới tiêu hóa nổi !Nam Cung Giao nghỉ ngơi một canh giờ mới ăn thêm. Cứ rỉ rả như thế, đến chiều hôm sau là hết thịt.Rắn càng độc càng bổ, mà con quái xà này lại thuộc hàng vua độc vì có lớp da đỏ rực, hiếm có trên đời. Do vậy sức lực của Nam Cung Giao hồi phục rất nhanh. Tối hôm ấy, theo thói quen, chàng ngồi điều tức, cho chân khí sung mãn để sáng mai vượt núi.Đến nửa đêm, chàng đang định xả công thì nghe đan điền nóng rực, và một luồng chân nguyên hùng mạnh bùng lên, như muốn phá vỡ huyệt Khí Hải.Nam Cung Giao vội tiếp tục hành công, dùng tâm pháp Liên Hoa đưa luồng khí lạ kia lưu chuyển khắp bốn kinh mạch !Cứ sau mỗi vòng chu thiên, áp lực lại giảm đi vì bị dung hòa vào cơ thể Nam Cung Giao, đến trưa hôm sau thì viên mãn. Chàng mở mắt, đứng lên rú vang, biểu lộ nỗi vui mừng vì có thêm khoảng hai mươi năm nội lực !Nam Cung Giao chạy về phía vách Bắc, để từ giã mẹ con nhà chồn.Chúng đã quen với chàng nên thản nhiên đùa giỡn trước hang, chẳng thèm ẩn mặt nữa !Hang của chúng nằm khuất sau một bụi cây, nên mới đầu Nam Cung Giao không nhìn thấy. Nhận ra chàng, chúng dương mắt nhìn chăm chú và cảnh giác, nhưng không bỏ chạy vào hang. Nam Cung Giao ngồi xuống, vui vẻ nói : - Cảm tạ Hồ nương đã tặng cho ta rắn quí. Xin cáo biệt ! À ! Mà sao không thấy Hồ lão huynh nhà ta đâu cả nhỉ ?Chàng đoán rằng hang chồn này thông với bên ngoài nên chúng mới có mặt ở đây !Nhưng một gã có thân hình vạn vỡ như chàng sẽ khó mà chui lọt cái hang nhỏ bé kia !Chồn cái rít lên và bất ngờ chạy vào hang, bỏ con ở lại bên ngoài.Lát sau nó tha ra một chiếc hộp đồng nhỏ, dài độ hơn gang rộng chỉ nửa gang, dẹp độ ba lóng tay.Ả ta thả xuống đất, ngoài tầm tay của Nam Cung Giao rồi dẫn con vào hang ! Nam Cung Giao tò mò cầm lên xem, nhận ra có hoa văn mờ mờ trên nắp đã bị lớp gỉ xanh che phủ.Chàng dùng kiếm cạo sạch lớp nhựa cây gắn quanh mép nắp, rồi cậy ra ! Trong hộp chỉ có quyển sách khá dầy, bẩy mảnh mặt nạ da người rất tinh xảo và một thanh chủy thủ đen thui !Nam Cung Giao mở quyển sách ra xem trước vì ngoài bìa có bốn chữ rất hấp dẫn : Trường Hồng Kiếm Kinh. Tim chàng đập mạnh vì biết đây là tuyệt học thượng thừa của Trường Hồng Kiếm Khách Thẩm Tư Nhân !Chàng không hiểu vì sao họ Thẩm tung hoành và chết ở Tây Hạ mà sở học lại lọt vào đến tận đây ?Nhưng trong hộp không hề có di thư, chàng đành xếp mối nghi ngờ, đọc những trang bên trong !Mở đầu kiếm kinh là một đoạn văn luận về kiếm đạo, ý tứ xâu xa, siêu việt chàng chẳng dễ hiểu ngay được.Phần còn lại là khẩu quyết và đồ hình của ba mươi sáu chiêu Trường Hồng Kiếm pháp, xếp theo thứ tự khó dần. Nam Cung Giao giật mình vì nhận ra những nét tương tự giữa hai pho Trường Hồng và Lạc Điểu kiếm pháp. Tuy nhiên, sở học của họ Thẩm toàn mỹ, ưu việt hơn hẳn !Chàng đoán rằng hai pho kiếm này có cùng xuất xứ, nhưng không rõ nguồn gốc ở Giao Châu hay Trung Hoa.Có lẽ nên thiên về giả thuyết rằng Trường Hồng kiếm pháp theo chân đoàn quân Đông Hán mà truyền sang An Nam, lọt vào tay tổ phụ họ Đặng !Do không có nguyên bản kiếm phổ nên chiêu thức nhiều sai sót ! Tuy nhiên, trong Trường Hồng Kiếm kinh lại không có yếu quyết Phiên Dực Tung Phi !Nam Cung Giao chẳng hơi đâu mà nghĩ mãi cho mệt óc, chàng bỏ kiếm kinh vào hộp, mang thử một chiếc mặt nạ, chạy trở về ao nước xem đẹp xấu thế nào !Có vài chỗ chưa dán sát da mặt, được chàng sửa sang lại. Nam Cung Giao phá lên cười khi thấy mình biến thành một hán tử tam tuần, mặt rám nắng, đầy vẻ cương nghị, oai phong và cực kỳ anh tuấn !Nam Cung Giao cao hứng, nghĩ đến chuyện dùng mặt giả để bỡn cợt người thân. Chỉ cần sơn đỏ lưỡi kiếm, thay vỏ, là có thể tự xưng mình là truyền nhân của Trường Hồng Kiếm Khách.Chàng đắc ý cười vang, xem xét mũi chủy thủ. Loại vũ khí cực ngắn này còn được gọi là Hạc Chủy, vì nó nhọn hoắt như mỏ hạc, dài đúng gang tay, kể cả chui.Lưỡi của chủy thủ dầy, có sống chạy dọc đến tận mũi nên rất khó gẩy.Nam Cung Giao hài lòng vì có thêm dụng cụ hữu ích để leo núi. Chàng cởi giầy, treo lên vai, rồi bắt đầu vượt bức vách cao ba chục trượng. Mũi chủy thủ cắm vào vách núi dễ dàng, chứng tỏ nó cực kỳ sắc bén.Nam Cung Giao bám vào những chỗ lồi lõm, nứt nẻ, tiến lên như một chú thằn lằn núi to đùng ! Sau hơn một canh giờ mò mẫm, tươm máu đến mười đầu ngón chân và ngón tay, chàng đã lên đến cánh rừng trên miệng vực, thuộc đỉnh thứ hai của núi Duyên Sơn.Và sẩm tối cùng ngày, chàng đã có mặt trong tiểu trấn cạnh đường quan đạo đi Từ Châu. May mà lúc chia tay Thần Nữ, chàng đã cẩn thận lấy theo túi bạc, nên giờ đây mới thoát cảnh ăn mày, ăn chực ! Hôm ấy mới là mùng bẩy tháng mười một, còn mười ngày nữa mới đến ngày phó ước với Khương Thư Hàn.Nhưng sáng hôm sau, Nam Cung Giao đã lên đường sau khi mua y phục mới và ngựa tốt.Chàng mang mặt nạ và cẩn thận dồn cho lưng gù lên, vì thế trông khác hẳn.Nam Cung Giao thúc ngựa phi nước đại, nhưng ghé quán trọ khi chiều chưa buông để có thời gian nghiên cứu quyển Trường Hồng kiếm kinh. Ngoài việc hiếu võ, đây còn là bổn phận của đứa cháu ngoại giòng họ Đặng. Chàng phải bổ khuyết pho Lạc Điểu kiếm pháp để sau này đem về cho quê mẹ !Thân mẫu chàng sẽ rất vui vì việc này, cũng như khi nghe con trai kể lại kết quả chuyến đi Bắc Kinh, và lời hứa hữu nghị của Minh Anh Tông.Người nữ tướng An Nam tuy sống ly hương nhưng lòng lúc nào cũng canh cánh hướng về quê cũ ! Và vì lời hứa với Nam Cung Bột mà chẳng bao giờ nhắc đến việc thăm lại cố hương. Những gì Nam Cung Giao làm cho quê mẹ đã an ủi bà rất nhiều.Do có sự tương đồng nên Nam Cung Giao học pho Trường Hồng Kiếm pháp rất dễ dàng, bản lãnh tăng tiến vượt bậc. Nếu không, chàng phải mất vài năm để luyện thành ba mươi sáu chiêu kiếm bác tạp tinh kỳ này ! Ưu Đàm Hoa Tiếu Ngạo Trung Hoa Đánh máy: Vinh Hồi 12 Phì Nữ hí Khương GiaTrường Hồng danh tứ hải Trưa mười hai, Nam Cung Giao đến đại trấn An Xuyên, định tìm phạn điếm dùng cơm rồi lại đi ngay.Lúc đến giữa trấn, chàng phải chậm lại vì một đám đông đã lấn từ lề phải ra đến tận giữa đường. Chẳng hiểu họ đang xem trò vui gì mà cười hô hố rất vui vẻ ? Nam Cung Giao hiếu kỳ, cho ngựa đến sát, nghểnh cổ nhìn vào trong. Chàng đang ngồi trên lưng tuấn mã nên cao hơn đám đông.Thì ra, trên vệ đường có một nữ nhân béo phì, tuổi độ hai mươi ba, hai mươi bốn, mặc tang phục, đang quì sau một mảnh liếp tre, trên dán giấy và có ghi hai dòng chữ : &quot;Mại thân táng mẫu&quot;.Tuy đa số người Trung Hoa theo Phật Giáo, song trong việc ma chay, nghi lễ của Đạo Giáo tuôn tồn tại !Người chết mà không được hưởng những thủ tục cúng kiếng của phép Tế nhuyễn, thì khi xuống âm phủ chẳng thấy đường đi, và sẽ đầu thai làm thú vật !Vì thế, những người con hiếu thảo đều phải cố gắng mời các đạo sĩ đến tụng niệm, chay đàn, đốt bùa chú vài đêm, rất là tốn kém !Nhà nghèo quá thì chí ít cũng phải có cỗ quan tài và một lễ tế sơ sài !Do đó, hiện tượng bán thân để chôn cha mẹ rất phổ biến trong xã hội Trung Hoa thời xưa. Vậy thì đáng lẻ phải tán dương lòng hiếu thảo của người con gái chí hiếu kia, thì sao khách quan chiêm lại cười cợt ? Ấy là vì nàng ta mập như một con heo, nặng gần trăm rưỡi cân, mắt lộ, mũi lân, miệng rộng, răng thưa, vừa xấu xí vừa lộ rõ bản tính ngốc nghếch, hậu đậu. Không những thế, thỉnh thoảng, nàng ta lại ngừng khóc lóc, kể lể, thò tay vào chiếc rổ đựng đầy bánh bao bằng bột xấu, bốc bỏ miệng nhai ngấu nghiến vài cái rồi nuốt chửng !Vừa xấu người vừa phàm ăn tục uống như thế thì chẳng ai dại gì mà mua về ? Chưa hết, cạnh nàng ta còn có một con chó mực khá to, đôi lúc sủa inh ỏi như chửi những người đang cười cợt chủ mình. Và khi ấy, nữ lang béo phì lại nạt nó bằng một thứ ngôn ngữ lạ tai.Nhưng đối với Nam Cung Giao thì tiếng ấy vô cùng thân thuộc và êm ái ! Chàng biết rằng cô gái xấu xí, đáng thương kia có cha hay mẹ là người Giao Chỉ.Nam Cung Giao xúc động, xuống ngựa, len qua đám đông, vào đến tận bên trong, nghiêm giọng bảo :- Tại hạ không cần nô tỳ, nhưng sẽ giúp cô nương một số bạc để chôn cất từ mẫu !Chàng đã đổi ngân phiếu ở tiểu trấn gần núi Duyên Sơn nên trong tay nải có vàng nén, liền lấy ra năm thỏi mỗi thỏi mười lượng, đặt xuống trước mặt nữ nhân chí hiếu.Mọi người ồ lên kinh ngạc và ganh tỵ với số đỏ của nàng ta ! Đám ma ở vùng này, chỉ cần mười lượng vàng là đã quá linh đình.Nào ngờ nữ lang béo phì kia lắc đầu từ chối, ỏn ẻn nói : - Cảm tạ Đại hiệp ! Song tiểu nữ vì di ngôn của tiên mẫu nên không thể nhận suông được ! Người đã dặn tiểu nữ đi theo hầu hạ ân nhân, để sau này, người ấy sẽ kiếm chồng cho.Đám đông phá lên cười sặc sụa, có kẻ độc mồm nói ngay :- Thì ngươi cứ lấy quách vị ân nhân của mình là xong !Nữ nhân bẽn lẽn cúi đầu nói lí nhí :- Nếu người ấy không chê thì tiểu nữ cũng nguyện nâng khăn sửa túi, chẳng dám chối từ !Nam Cung Giao nghe tóc gáy dựng ngược, còn những người kia thì ôm bụng cười ngất, ngã lăn cả ra đường !Nam Cung Giao không ngờ mình lại bị rơi vào hoàn cảnh dở khóc dở cười này, cố tìm cách gỡ, rồi chàng nghiêm giọng :- Tại hạ có đến năm sáu người vợ nên không thể lấy cô nương. Còn việc thu nạp tỳ nữ thì cũng chẳng tiện, tại hạ là khách giang hồ, sống trên đầu gươm ngọn giáo, chẳng thể cưu mang một nữ nhân chân yếu tay mềm như cô nương được.Nữ nhân toét miệng cười, ngắt lời chàng :- Đại hiệp đừng lo, tiện nữ cũng rất giỏi võ, sức lực như mãnh hổ, từ lâu mơ ước được tung hoành chốn võ lâm !Dứt lời, nàng cung quyền giáng xuống, khiến viên đá xanh lót đường bị lún xuống và nứt làm đôi !Đám đông tròn mắt kinh ngạc, chẳng còn cười nổi nữa. Cũng may nãy giờ nàng ta không nổi giận nên sọ của họ chưa vỡ ra !Nam Cung Giao thầm khen, tủm tỉm hỏi :- Cô nương danh tính là gì, và học nghệ ở chỗ nào vậy ?Nữ lang yểu điệu đáp :- Tiện nữ tên gọi Sở Mai, học nghệ của tiên phụ là Trư Hiệp Sở Liễm.Nam Cung Giao vốn xa lạ với võ lâm, nhưng nhờ chuyện trò với Kính Thanh và anh em họ Trịnh, nên biết tiếng Sở Liễm. Ba chục năm trước, họ Sở vác thanh đao nặng bốn chục cân ngang dọc giang hồ, sức lực như thần, đả bại rất nhiều cao thủ thành danh.Do ông ta quá to béo nên có biệt hiệu là Trư Hiệp. Tung hoành được chục năm thì Sở Liễm lại biệt tăm, không ngờ lại về qui ẩn ở vùng An Xuyên này.Thế là đã rõ, Trư Hiệp kết hôn với một người đàn bà gốc Giao Châu và sinh ra Sở Mai ! Nam Cung Giao lưỡng lự một lúc rồi nói :- Thôi được ! Tại hạ đồng ý thu nhận Sở cô nương làm tỳ nữ, sau này cô nương sẽ đi theo canh giữ các bà vợ của ta.Sở Mai mừng rỡ lạy liền chín lạy, đứng lên dẫn chủ mới về nhà mình, ở chân ngọn đồi nhỏ, cách cửa Đông của trấn An Xuyên vài dặm ! Đến nơi, Nam Cung Giao ngơ ngác khi thấy căn nhà. tranh vắng vẻ kia chẳng hề có ai, cả người sống lẫn người chết ! Và cạnh nhà có hai ngôi mộ nằm song song, mộ chí ghi rõ ràng danh tính của Trư hiệp, và một nữ nhân tên Lê Thị Hoa !Sở Mai cười khúc khích :- Xin chủ nhân đừng giận ! Gia mẫu đã từ trần cách đây bốn tháng, và người đã dặn tiện nữ đúng ngày này ra quì bên đường chính trong trấn An Xuyên ! Nam Cung Giao kinh ngạc trước tài thần bốc của người đàn bà An Nam kia. Chàng không hề giận mà còn tán thưởng : - Té ra lệnh đường lại là một kỳ nhân có tài bốc tiên tri ! Tiểu Mai hãy mau thu xếp hành lý, ta đói lắm rồi !Chiều mười sáu, hai chủ tớ đến Từ Châu. Trong mấy ngày đường vừa qua, Tiểu Mai tỏ ra rất cần mẫn, siêng năng và chu đáo chứ không đến nỗi rách việc như bề ngoài. Tính nàng vui vẻ thích bông đùa nên rất thích hợp với Nam Cung Giao. Chàng đã để lộ mặt thật và nói ra danh tính, cùng Tiểu Mai bàn bạc kế hoạch hí lộng Long Giác Thần Quân.Cô ả béo phì này trông dễ coi hơn trong bộ võ phục lụa hồng diêm dúa, áo cừu trắng, tóc thắt hai bím đong đưa, lưng đeo bảo đao trông rất oai vệ.Thích y phục đẹp và trang sức là bản chất của mọi nữ nhân trong thiên hạ. Gặp chủ nhân rộng rãi, chủ nhân mua sắm, nên giờ đây thùy châu lủng lẳng đôi hoa tai vàng cẩn đá quí, và trên bộ ngực đồ sộ như hai trái dưa hấu kia là chuỗi ngọc trai.Được đổi đời Sở Mai luôn nhoẻn miệng cười tươi như hoa, tay vuốt ve con chó mực trong lòng !Nàng đã năn nỉ Nam Cung Giao cho phép mang theo con Tiểu hắc, người bạn tốt nhất của mình ! Và chàng đã không nỡ từ chối ! Theo thói quen, Nam Cung Giao tìm đến Tứ Hải Đại Lữ Điếm ! Khi Chưởng quỉ Tề Thanh Hải hỏi tên, chàng liền đáp : - Sở Tà Huy, ba mươi sáu tuổi, quê đất Tây Hạ !Tề Thanh Hải thận trọng nói :- Phòng ở đây có cả loại hai, dành cho gia nhân. Sở Đại hiệp tính sao ?Nam Cung Giao bác ngay :- Không cần phải thế ! Lão cứ cho dọn hai phòng thượng hạng. Tuy Tiểu Mai là nô tỳ nhưng được tại hạ xem như em gái !Trưa đến, chàng gọi một mâm cơm rượu, mời cả họ Tề lên hàn huyên.Sở Mai ăn khoẻ như hùm, khiến Tề Chưởng quỉ phải lác mắt.Nam Cung Giao nâng chén mời, cạn rồi ung dung nói : - Tại hạ là truyền nhân của Trường Hồng Kiếm Khách nơi quan ngoại, nay vào Trung Nguyên mong tạo lập chút thanh danh. Khi đến Trường An thì nghe đồn đại về một kiếm khách trẻ tuổi họ Nam Cung ! Xin Tề lão chỉ giáo đôi điều về chàng trai ấy !Tề Thanh Hải rất quí mến Nam Cung Giao nên kể một hơi những thành tích của chàng, và cuối cùng lão thở dài rầu rĩ :- Trưa hôm kia, Thần Nữ Tiền Vân Mi, ái thê của Nam Cung Thiếu hiệp, cùng mười hai người nữa đã về đến Từ Châu. Nàng ta khóc lóc, tố cáo với quần hùng rằng Long Giác Thần Quân Khương Quang Bật đã bày mưu giết hại chồng mình. Bằng chứng của nàng là lá thư và nhân chứng là Mộc Kính Thanh, nghĩa đệ của Nam Cung Giao !Nhưng khổ thay, Long Giác Thần Quân và con trai đã có mặt ở đây từ sáng ngày chín, trọ trong Từ Châu lữ điếm, được nhiều người xác nhận. Do vậy, chẳng ai tin lời nàng, cũng như lá thư mang bút tích nữ nhân kia !Nam Cung Giao mỉm cười :- Thuật cải trang của võ lâm Trung Nguyên rất kỳ diệu, cho người thế thân đến đâu trước đâu phải việc khó đối với Khương Quang Bật ?Tề lão tán thành :- Lão phu và mọi người cũng nghĩ vậy nhưng không đủ sức lột mặt nạ lão quỉ họ Khương ! Tuy nhiên, nếu sáng mười tám mà Nam Cung Giao không xuất hiện thì Kim Diện Cung và Thập Bát La Hán cùng Thiếu Lâm sẽ vây đánh Long Giác Thần Quân.Nam Cung Giao sửng sốt :- Sao người của Thiếu Lâm Tự cũng kéo đến đây ?Tề Chưởng quỉ đắc ý đáp :- Đây là một tin rất bí mật, mong Sở đại hiệp giữ kín cho ! Lão phu nhờ quen với hai gã họ Trịnh, thủ hạ thân tín của Nam Cung Thiếu hiệp nên mới biết ! Thì ra chàng trai ấy là đệ tử tục gia của phái Thiếu Lâm, đứng vai sư đệ của Bạch Vân phương trượng ! Do vậy, thủ tòa La Hán Đường là Bạch Võ Thiền sư mới dẫn mười tám đại cao thủ đến đây quan chiến, và đề phòng Long Giác Thần Quân bất ngờ ám hại Nam Cung Giao !Sở Tà Huy nheo mắt cười :- Đã là tin mật thì sao Tề lão lại nói cho ta biết làm gì ?Tề Thanh Hải gượng cười :- Thứ nhất là do tướng mạo đường chính của túc hạ. Thứ hai lão phu cũng muốn nhờ đại hiệp giúp một tay để tiêu diệt Khương lão quỉ.Trong võ lâm, ai cũng biết Trường Hồng Kiếm Pháp là khắc tinh của Vô Thanh Kiếm pháp !Sở Tà Huy cười ha hả :- Tại hạ rất vui lòng ! Đây cũng là cơ hội hiếm có để dương danh. Mong Tề lão thu xếp cho ta một chỗ rộng rãi để luyện kiếm !Tề Thanh Hải hân hoan nói :- Trong vườn sau có một bãi cỏ nhỏ, được vây kín bằng những rặng cây thùy dương, xin đại hiệp cứ tùy tiện sử dụng ! Nguyên ngày hôm sau, Nam Cung Giao nỗ lực rèn luyện, chuẩn bị cho cuộc chiến sáng mai.Cuối canh hai chàng chuẩn bị đi ngủ thì Sở Mai bước vào, mặt đỏ như gấc, ấp a ấp úng nói :- Chẳng hay chủ nhân có cần nô tỳ hầu hạ gối chăn hay không ? Nô tỳ vẫn còn là trinh nữ, chưa hề để nam nhân nào chạm vào !Nam Cung Giao nghe da dẻ mọc ốc và chỉ muốn lăn ra giường mà cười cho đã, song chàng cố nén lại, dịu giọng bảo : - Ta đã có rất nhiều vợ, và họ đều dữ như cọp cái ! Nếu ta thu nạp thêm nàng tất sẽ bị họ xé xác, còn nàng cũng phải ra đi ! Do vậy, chúng ta cứ giữ danh phận chủ tớ, rồi sau này ta sẽ tìm cho nàng một người chồng tốt !Thủ hạ của ta ở Giang Tây có đến gần ba chục gã chưa vợ !Sở Mai nhoẻn miệng cười vái dài :- Cảm tạ chủ nhân đã hết dạ lo toan ! Nô tỳ rất sợ cơn ghen của các phu nhân. Lúc ấy chỉ có cách dắt Tiểu Hắc lội bộ trở lại An Xuyên.Tiểu Mai õng ẹo rời phòng, lắc lư đôi mông to tướng như mông voi.Nam Cung Giao vội khép cửa phòng, úp mặt vào gối để phóng thích những nụ cười ! Nhưng chàng lại không cười nổi và một ý niệm : - Chẳng lẽ một nữ nhân béo phì lại không có quyền yêu và hưởng hạnh phúc như những người bình thường sao ? Ta phải kiếm chồng cho Tiểu Mai mới được !Chàng nhớ đến gã đao thủ Thế Thiên Hội họ Ngô. Gã cũng rất to béo, quả xứng đôi với Sở Mai. Sáng mười tám, hơn ngàn hào kiệt võ lâm tụ tập trước lôi đài gỗ dưới chân núi Kim Sơn. Do có cuộc phó ước này nên lôi đài tỷ võ chiêu phu không bị bỏ dở, và còn được sửa sang lại như mới.Lần này, ngoài Bạch Võ Thiền Sư và Thập Bát La Hán, còn có khá nhiều nhân vật lão thành đến quan chiến, nên Kim Diện Cung đã cho sắp hàng trăm chiếc ghế gỗ ở phía trước lôi đài, trời khá lạnh nhưng tuyết chưa rơi nên chẳng cần phải dựng rạp.Phe chủ nhà vẫn ngồi trên đài, y như lần trước, song nhân cốc thì đông hơn, vì có thêm Cẩn Nhục Đầu Đà, Mộc Kính Thanh và Cuồng Vũ Đao !Chưởng quỉ Tứ Hải Đại Lữ Điếm đưa Sở Tà Huy và Sở Mai đến rất sớm, giới thiệu với Kim Diện Cung. Nghe nói đến truyền nhân của Trường Hồng kiếm Khách sẽ giúp đỡ phe mình, Kim Diện Cung chủ vô cùng phấn khởi, xếp ba người ngồi vào hàng ghế danh dự, quanh lôi đài, bên cạnh Thập Bát La Hán !Sở Tà Huy đã bàn rằng :- Nếu Nam Cung Thiếu hiệp chậm bước, hoặc không đến được, tại hạ sẽ tìm cách khiêu khích và đấu với Khương Thư Hàn trước ! Tại hạ sẽ cố gắng bắt sống họ Khương, uy hiếp lão ác ma khai ra sự thực !Yên Đài Nhị Sát Tiểu Xuân Oanh tỏ ý nghi ngờ :- Sở túc hạ có thiện ý, nhưng chỉ sợ không đủ sức thực hiện ! Bản lĩnh của Thư Hàn rất cao cường, chỉ kém Long Giác Thần Quân chừng vài bậc !Sở Tà Huy lạnh lùng đáp :- Rồi tiền bối sẽ thấy ! Tại hạ còn sẵn sàng khiêu chiến cả với Khương Quang Bật.Chàng đi rồi, Đại Sát Thân Công Hải trầm ngâm đáp :- Lạ thực ! Gã họ Sở này ở đâu chui ra thế nhỉ ? Một kẻ tài cao như vậy đâu dễ chịu làm kẻ vô danh đến tên tuổi ba mươi sáu ?Cả nhà xuống núi, thượng đài chờ đợi Nam Cung Giao, ánh mắt nặng trĩu ưu tư.Giữa giờ Thìn, Long Giác Thần Quân và con trai đến nơi. Lát sau cả Hồ Ly Song Tiên cũng xuất hiện, giả vờ không hề có giao tình với họ Khương, chỉ chào hỏi qua loa rồi tìm chỗ khác mà ngồi.Đầu giờ Tỵ, Khương Thư Hàn nhẩy lên lôi đài vòng tay tươi cười :- Dám hỏi Tiền Cung chủ vì sao lệnh hiền tế lại không có mặt ? Phải chăng y sợ chết nên đã trốn mất rồi ?Quần hào cũng thất vọng vì cuộc chiến chưa chịu mở màn, đồng thanh thét vang :- Nam Cung Giao đâu !Bỗng có đến hai bóng người từ hàng ghế đầu nhẩy lên lôi đài. Họ gồm một nam nhân tam tuần anh tuấn, oai vệ trong bộ võ phục gấm màu nâu, áo choàng đen, và một thiếu nữ áo xanh, tóc thắt bím, thân hình nung núc những mỡ và thịt.Hán tử áo nâu chỉ vào Khương Thư Hàn và hỏi ả béo : - Mai nhi ! Phải chăng chính gã này đã làm nhục ngươi ?Thiếu nữ phì nộn kia gật đầu lia lịa, nức nở nói :- Bẩm chủ nhân ! Đúng là gã khốn kiếp này đã dụ dỗ nô tỳ đấy ạ !Quần hùng giật mình ồ lên và cười sặc sụa.Khương Thư Hàn điên tiết quát :- Con heo nái này sao dám lăng mạ bổn thiếu gia ?Cô ả bật khóc nức nở, rung rinh cả đôi vú vĩ đại tràn bờ mông quá khổ, quay xuống phân bua với mọi người :- Kính cáo chư vị thúc, bá, huynh đệ. Tiểu nữ là Sở Mai tỳ nữ của Sở Gia trang, ở trấn An Xuyên, trưa mùng bốn vừa rồi, tiểu nữ về thăm mộ song thân ở ngoại thành thì gặp Khương công tử đây đi dạo. Chàng bèn buông lời ong bướm, trêu hoa ghẹo nguyệt !Thư Hàn hết lời tán dương tiểu nữ là nữ nhân mình đẹp, vú to, mông nở, hấp dẫn phi thường !Vừa kể, Sở Mai vừa diễn tả bằng cách vỗ mông và nâng hai bầu vú đồ sộ lên. Quần hùng ôm bụng cười ngất, còn Khương Thư Hàn tức đến nỗi thở phì phào. Song gã vô cùng giảo hoạt nên cố nhịn, chờ xem diễn biến thế nào.Sở Mai gạt lệ nói tiếp :- Bẩm chư vị ! Khương công tử còn khoe mình là ái tử duy nhất của Ngưu Giác Thần Quân, cao thủ số một của võ lâm.Có người thét lớn sửa ngay :- Long Giác chứ sao lại Ngưu Giác ?Sở Mai gật đầu :- Phải ! Phải ! Tiểu nữ nhớ lộn ! Nhưng sừng rồng hay sừng trâu thì cũng thế thôi, có gì quan trọng đâu ?Quần hùng lại cười vang, còn Khương Quang Bật thì giận tím mặt.Sở Mai leo lẻo kể :- Khương công tử hứa rằng sẽ cưới tiểu nữ về làm chính thất, cùng hưởng giàu sang trên đống vàng cao ngất của Vô Thanh Cốc ! Tiểu nữ vốn ngây thơ chất phác, nghe theo lời đường mật của y, nên đã dại dột hiến thân !Toàn trường rống lên cười như điên dại vì tưởng tượng đến cảnh ái ân của một gã đàn ông nhỏ bé với một nữ nhân nặng trăm rưỡi cân như Sở Mai !Có ai đó khoái trá vận công nói lớn :- Tuyệt diệu thật ! Cái cảnh thằn lằn ôm cột đình này, lão gia sẵn sàng bỏ ra trăm lượng vàng để được xem ! Khương Thư Hàn đột nhiên nói :- Vậy phải chăng hôm nay nàng đến đây để bắt ta phải cưới làm vợ ?Ai cũng tưởng Sở Mải gật đầu, nào ngờ nàng lắc đầu bĩu môi nói :- Lấy ngươi làm quái gì ! Cái thứ nam nhân yếu xìu trên giường như ngươi chẳng đáng một xu ! Biết thế bổn cô nương đè ngươi chết ngạt cho rồi !Đàn ông tối kỵ bị chê bai là bạc nhược trong ân ái, nên Khương Thư Hàn không còn nhịn được nữa, nhẩy xổ đến, vung kiếm chém Sở Mai.Nhưng hán tử họ Sở kia đã chặn gã lại bằng một luồng kiếm quang đỏ rực và có hình dạng của một chiếc mống cầu vồng ! Khi va chạm, Khương Thư Hàn có cảm giác nội lực đối phương còn kém mình một bậc, nhưng chiêu thức rất linh diệu. Nhận ra kẻ thù lâu đời, Khương Thư Hàn thận trọng lùi lại, quát hỏi :- Phải chăng ngươi là truyền nhân của Trường Hồng Kiếm Khách ?Quần hùng cũng sửng sốt, chăm chú lắng nghe. Gã Sở công tử kia đã gật đầu xác nhận :- Đúng vậy ! Lão nhân gia họ Thẩm chính là Sư tổ của Sở Tà Huy này ! Nay ngươi dám làm nhục nô tỳ của nhà họ Sở thì phải đền tội !Và gã quay phắt xuống, chỉ mặt Long Giác Thần Quân, lạnh lùng nói :- Lão cứ ngồi yên đấy, chờ đến trận thứ hai !Quần hùng reo hò như chợ vỡ, phấn khởi vì có người dám khiêu chiến với Đại ác ma họ Khương !Thần Quân đã khổ công tài bồi cho con trai, giúp gã có đến hơn bốn mươi năm công lực và đạt tám thành hỏa hầu Vô Thanh kiếm pháp, nên không tin rằng một gã ba mươi mấy tuổi như Sở Tà Huy lại thắng được Thư Hàn ? Lão chỉ e ngại Nam Cung Giao, song chàng ta đã chết mất xác rồi !Khương Quang Bật ngữa cổ cười ghê rợn, ra lệnh :- Hàn nhi ! Con hãy bằm xác gã họ Sở ra cho ta !Khương Thư Hàn gật đầu hứa :- Phụ thân yên tâm ! Gã còn kém xa hài nhi !Sở Tà Huy bảo Sở Mai lùi ra xa đến đứng ở góc lôi đài rồi cử kiếm thủ thế.Họ Khương thi triển Vô Trần thân pháp lao vút đến như gió thoảng, kiếm kình lặng lẽ nhưng kiếm ảnh mịt mù sát khí.Sở Tà Huy vẫn đứng im, vung thanh kiếm dài sơn đỏ, vẽ nên những chiếc mống hồng, đón lấy đường kiếm của đối phương.Khương Thư Hàn nghe thân kiếm chấn động mạnh, và hơi thép lạnh tỏa vào mặt, kinh hãi lùi mau. Té ra bản lãnh họ Sở khá hơn gã tưởng. Song gã có muốn hối tiếc cũng không được vì Sở Tà Huy tấn công tới tấp, chiêu thức ác liệt vô song. Vả lại, Khương Thư Hàn rất cao ngạo nên chẳng thể chịu thua dễ dàng. Gã tận lực thi triển kiếm pháp gia truyền phối hợp với thân pháp Vô Trần, đẩy lùi họ Sở.Gã phát hiện ra một điều là Sở Tà Huy rất ít chịu di chuyển, dường như chỉ giỏi kiếm pháp chứ khinh công thì không.Do vậy, Thư Hàn tận dụng pho thân pháp lừng danh, liên tục hoán vị, chạy quanh Sở Tà Huy, tấn công từ mọi hướng.Họ Sở đối phó bằng cách xoay tròn như chong chóng, thực hiện chống đỡ chứ không thèm rời chỗ. Đến chiêu thứ hai trăm thì Khương Thư Hàn mới thức ngộ ra rằng Sở Tà Huy đang sử dụng mình như một người luyện kiếm. Rõ ràng cùng một chiêu nhưng lần sau hoàn thiện hơn lần trước.Khương Thư Hàn chột dạ, không dám kéo dài trận đấu, đánh một đòn quyết liệt rồi rút lui, nhường địch thủ lợi hại này cho cha mình.Gã dồn toàn lực vào thân kiếm đánh chiêu Trinh Hiện Vô Ngân, vẽ nên muôn ngàn ánh sao lặng lẽ, trùm kín Sở Tà Huy.Chiêu này công thủ có đủ, vừa mãnh liệt lại vừa kín đáo, là một trong những chiêu kiếm đắc ý nhất của Long Giác Thần Quân.Nhưng gã họ Sở lại mĩm cười, loang kiếm tạo nên những chiếc mống tủa tủa như vuốt đồng, chụp thẳng vào màn sao trước mặt.Chiêu này có tên là Hồng Thượng Hữu Long, ảo diệu tuyệt luân.Hai màn kiếm quang chạm nhau Thư Hàn nghe hổ khẩu đau nhói, trường kiếm bị đánh bạt, và kinh hoàng trợn mắt nhìn mũi kiếm của đối phương bay vào cổ họng mình.Nhưng mũi kiếm đã lệch đi, lướt trên vai gã, và Sở Tà Huy ập đến điểm liền bốn huyệt, biến họ Khương thành tượng gỗ cứng đơ và câm lặng !Diễn biến bất ngờ này khiến Long Giác Thần Quân và quần hùng ngơ ngác. Nãy giờ, rõ ràng Khương Thư Hàn luôn chiếm ưu thế mà ?Khương Quang Bật đứng phắt dậy, sợ hãi quát :- Không được hại mạng con ta !Sở Tà Huy đã tra trường kiếm vào võ để giấu những nét sơn bị tróc.Chàng rút lưỡi trủy thủ đen sì ở thắt lưng ra, kề vào cổ Khương Thư Hàn rồi nói : - Khương lão quỉ ! Nếu lão không thành thật trả lời những câu hỏi của ta thì từng mảnh thịt của tiểu tử này sẽ rời khỏi thân thể đấy !Vừa dứt lời, họ Sở vạch ngay một đường trên má con tin, khiến máu tuôn lả chả.Long Giác Thần Quân tuy là ác ma nhưng lại rất thương con, lão đau lòng khôn xiết, rít lên :- Đừng hành hạ Hàn nhi nữa ! Lão phu thề sẽ trả lời tất cả !Sở Tà Huy gật gù :- Hay lắm ! Đây là câu thứ nhất ! Lão có công nhận mình đã bày mưu hại chết Nam Cung Giao ở núi Duyên Sơn hay không ?Họ Sở đặt lưỡi chủy thủ vào vành tai hữu của Thư Hàn chờ đợi.Khương Quang Bật rụng rời, nghiến răng đáp- Có ! Lão phu đã giết hắn rồi !Thần Nữ Tiền Vân Mi thét thất thanh, ngất xỉu ngay trên ghế dựa.Quần hùng thì phẫn nộ, ngoác miệng chửi bới Long Giác Thần Quân.Sở Tà Huy vận công hỏi tiếp câu thứ hai :- Lão có thú nhận mình đã cướp Dịch Cân Kinh của Thiếu Lâm Tự hơn ba mươi năm trước hay không ?Bí mật trọng đại này không được tiết lộ khỏi chùa, nay bể ra khiến toàn trường sửng sốt. Cả Bạch Võ Thiền sư và Thập Bát La Hán cũng băn khoăn, không hiểu vì sao gã họ Sở này lại biết !Long Giác Thần Quân cười nhạt :- Đúng là lão phu đấy !Mười chín vị cao tăng Thiếu Lâm đứng lên, thiền trượng sẵn sàng, quyết không để họ Khương chạy thoát.Sở Tà Huy nghiêm giọng :- Vậy lão hãy hoàn lại cho chùa Thiếu Lâm !Khương Quang Bật cau mày :-Tiếc rằng lão phu không mang theo, xin thề sẽ hoàn trả lại sau ba tháng ! Thiếu Lâm Tự cứ việc giữ Hàn nhi !Sở Tà Huy lập tức hớt đứt nửa vành tai của Thư Hàn, cười hì hì bảo :- Ta đâu phải trẻ con ! Lão mà không đưa ra ngay thì ta cắt phăng cái vật lòng thòng trong đũng quần con trai lão đấy !Nói là làm, gã vòng tay kê lưỡi chủy thủ vào hạ thể nạn nhân !Trước tiên, cắt vạt áo và giải quần.Thì ra Long Giác Thần Quân muốn mượn việc Dịch Cân Kinh để hoãn binh. Lão chợt nghĩ để con mình bị chùa Thiếu Lâm giam giữ, sau này trao đổi. Còn giờ đây, chắc gì gã khốn kiếp họ Sở kia đã chịu tha chết cho Thư Hàn ?Khương Thư Hàn chỉ còn quần ngắn, nghe hơi lạnh của chủy thủ thấm vào dương vật, hồn vía lên mây ngay !Sở Tà Huy biết vậy, giải á huyệt cho gã và nói : - Cha ngươi khá cứng đầu ! Không chừng sẽ vì tiếc của mà lại hy sinh ngươi đấy ! Hãy khuyên giải lão ta và câu !Thư Hàn sợ hãi gọi vang :- Phụ thân ! Cha hãy trả quách quyển kinh ấy cho rồi, đã luyện xong thì còn giữ làm gì !Thực ra thì pho kinh Trấn Sơn của phái Thiếu Lâm được viết bằng chữ Phạn, phải có bậc cao tăng tinh thông ngôn ngữ này mới dịch nổi. Vàdù đã được dịch sang Hán ngữ thì cũng cực kỳ uyên thâm, có nhiều từ, nhiều ý niệm thuộc về Phật pháp. Vì thế, sauba mươi mấy năm mà Long Giác Thần Quân chỉ luyện thành có một môn Cương khí Di huyệt Đại Pháp !Lão lại ỷ y, không hề sao lại nên giờ đây mới tiếc nuối. Và đúng là khi rời Vô Thanh Cốc, lão luôn luôn mang theo bảo vật này ! Kẻ đã quen ăn cắp thì thường sợ mất của !Nhưng không ngờ, gã Sở Tà Huy kia hành sự cực kỳ bá đạo và quyết liệt khiến Thần Quân đành phải bó tay.Lão hậm hực lấy trong bụng áo ra một túi lụa dầy, quẳng cho Bạch Võ Thiền Sư.Thủ Tòa La Hán Đường mừng đến run tay, lóng ngóng mở ra. Lão hoan hỉ hô lớn : - A Di Đà Phật ! Xin cảm tạ Sở thí chủ ! Khương Quang Bật van nài :- Sở Tà Huy ! Lão phu đã thực hiện hết những yêu cầu của ngươi, xin hãy thả Hàn nhi ra !Họ Sở cười khanh khách :- Chưa hết đâu, ta biết lão đã liên kết với Hồ Bang, cùng Hồ Ly Song Tiên mang đến đây rất nhiều thủ hạ, có đúng thế không ?Còn gì để giấu giếm nữa, Thần Quân gật đầu xác nhận.Hồ Tiên đứng lên cười lạnh :- Ngươi đoán đúng đấy ! Thủ hạ của Vô Thanh Cốc và Hồ Bang tổng số hiện diện hơn bốn trăm người. Ngươi làm gì được bọn ta ?Sở Tà Huy thản nhiên vẫy Sở Mai đến và dặn dò :- Ngươi hãy kê đao vào cổ tiểu tử này, khi nghe lệnh ta thì giết ngay !Chàng quay xuống bảo họ Khương :- Nếu lão giúp chúng ta giết được Hồ Tiên và Ly Tiên thì ta thề có hoàng thiên chứng giám sẽ thả Thư Hàn ra ngay ! Ly Tiên kinh hãi nói :- Khương lão huynh đừng trúng kế ly gián của gã !Long Giác Thần Quân vuốt râu cân nhắc, bất ngờ quát vang : - Đệ tử đâu, không được để Song Tiên chạy thoát !Tức thời, trong số quần hùng quan chiến có hai trăm người rút kiếm vây lấy Hồ Ly Song Tiên. Ngược lại, cũng có độ bốn chục người ùa đến bảo vệ Thái Thượng Giáo Chủ !Thì ra Hồ Ly Song Tiên mang theo rất ít thủ hạ.Mọi người vội dãn ra để xem cảnh tượng sát giữa hai phe tà ma !Yên Đài Song Sát cũng nhập cuộc giúp đỡ Long Giác Thần Quân.Kim Diện Cung Chủ và mười chín cao tăng trấn thủ vòng ngoài, quyết không để Song Tiên đào tẩu ! Chưa kể đến những cao thủ khác như Cẩn Nhục Đầu Đà, Mộc Kính Thanh, Cuồng Vũ Đao, anh em họ Trịnh, bẩy người Huyết Phủ Hội !Thực ra, họ chờ đợi giây phút tiêu diệt Long Giác Thần Quân ! Kế hoạch của Sở Tà Huy, tuy đơn giản nhưng cực kỳ lợi hại !Yên Đài Song Sát liên thủ giáp công Ly Tiên, đương nhiên chiếm thượng phong. Chấn Thủ Thần Âm chỉ có tác dụng với một người, nay đối phương đủ cặp, tấn công như bão táp, khiến Ly Tiên chỉ còn cách dựa vào đao pháp kỳ tuyệt mà đối phó !Hai cây quải trượng của Song Sát phối hợp rất nhịp nhàng, ăn ý, vì họ là phu thê, tâm ý tương thông, áp lực mỗi lúc một tăng, trượng kình vù vù như cuồng phong, vây chặt lấy Ly Tiên Bàng Thu Liên !Sau hàng trăm lần va chạm, cây loan đao của Ly Tiên bị sứt mẻ khá nhiều. Bà ta biết thế đã cùng, liền tính kế đổi mạng với đối phương !Ly Tiên đảo bộ lao thẳng vào lưỡi trượng của Nhị Sát Tiêu Xuân Oanh, thi triển Chấn Thủ Thần Âm quát lớn :- Khơ !Nhưng Song Sát đã được Nam Cung Giao truyền cho phương pháp hóa giải nên Tiêu mẫu không hề hấn gì, múa tít quải trượng đón chiêu đao của Ly Tiên. Bàng Thư Liên bị chặn lại và lãnh nguyên một trượng như trời giáng của Đại sát vào lưng !Cột sống dập nát và đứt đoạn, Ly Tiên thét lên văng xa hơn trượng, co giật vài cái rồi chết !Hồ Tiên Cổ Huyền Minh đang bị Long Giác Thần Quân đánh cho xấc bấc sang bang, nghe tiếng kêu bi thiết của vợ liền phân tâm !Long Giác Thần Quân là cao thủ thượng thặng trong kiếm đạo, lập tức nhận ra cơ hội, thọc kiếm đâm thủng ngực Hồ Tiên !Mấy chục đệ tử Hồ Bang cũng đều chết sạch, dưới tay những kiếm thủ Vô Thanh Cốc ! Sở Tà Huy đã trở lại lôi đài, giải huyệt cho Khương Thư Hàn nhưng lại ngấm ngầm phong tỏa chân khí của gã !Long Giác Thần Quân quát vang :- Song Tiên đã chết, mau thả con trai ta ra !Sở Tà Huy gật đầu :- Hãy đón Iấy !Rồi chàng nắm cổ và thắt lưng Thư Hàn, quăng xuống cho Khương Quang Bật ! Đúng lúc này, Kim Diện Cung Chủ Tiền Phong Vân quát vang :- Giết !Thế là nhân thủ Kim Diện Cung xông vào chém giết phe Vô Thanh Cốc ! Cả Thần Nữ Tiền Vân Mi cũng hung hăng như hổ đói, quyết trả thù chồng ! Nàng đã luyện được tám thành pho Kim Long Kiếm Pháp, bản lãnh cũng kha khá, song là nữ nhi nên sức lực yếu kém ! May mà có Trịnh Tháo, Trịnh Mãng theo sát một bên để bảo vệ.Trong dám quần hùng cũng có những người hiệp tâm bồng bột, rút vũ khí tham gia, góp phần tảo trừ tai họa cho võ lâm.Do vậy vòng vây dầy đặc, kiến chui chẳng lọt !Nhưng hai trăm gã sát thủ già dặn, thiện chiến của Vô Thanh Cốc đã sớm lập trận Kiên Bích, kề vai sát cánh chống trả rất hữu hiệu. Họ vừa đánh vừa rút lui theo bước chân của Long Giác Thần Quân !Cả đoàn người biến thành khối thép vững chắc, kiên cố, hiên ngang chịu đựng phong ba bão táp. Người này ngã xuống thì kẻ phía sau lấp chỗ ngay, không để thế trận tan vỡ.Binh pháp Tôn Tử có câu : &quot;Binh quí hồ tịnh, Bất quí hồ đa&quot;, áp dụng trong trường hợp này quả chẳng sai !Bọn kiếm thủ Vô Thanh Cốc đều ở độ tuổi trung niên trở lên, công lực thâm hậu, lại được Long Giác Thần Quân tận tình truyền dạy Vô Thanh Kiếm Pháp, nên bản lãnh mỗi người tương đương với một cao thủ nhất lưu trong võ lâm !Khương Quang Bật sở cậy vào đội quân bách chiến bách thắng dưới trướng nên mới nhận lời giết Song Tiên. Lão thừa thông minh để hiểu rằng phe mình sẽ bị vây đánh.Thần Quân đã giao con trai cho lão già mặt sẹo tên Tào Mật cõng đi giữa trận, để rảnh tay mở đường máu !Do quân số phe nhà quá đông, nhưng ô hợp và hỗn loạn, nên Kim Diện Cung Chủ không sao điều động nổi. Tuy họ hoàn toàn chiếm ưu thế, nhưng lại không ngăn được bước tiến của đối phương !Diệu dụng của Kiên Bích trận là thế liên hoàn và rất linh hoạt, có thể nở ra hoặc co vào !Do vậy, khi Sở Tà Huy chặn đường Long Giác Thần Quân thì lập tức bị lọt vào trận, phải chống đỡ cả tả hữu lẫn sau lưng. Khi so kiếm với một cường địch tối lợi hại như Khương Quang Bật thì không được phép phân tâm. Dù Trường Hồng kiếm pháp có là khắc tinh của Vô Thanh kiếm pháp, thì lão vẫn hơn chàng hai mươi mấy năm công lực !Long Giác Thần Quân vô cùng căm hận Sở Tà huy nên hạ sát thủ ngay. Lão trợn mắt xuất mấy chiêu Bạo Vũ Lê Hoa, kiếm ảnh gồm hàng vạn đóa hoa trắng nhỏ phủ mờ không gian.Sở Tà Huy khôn hồn đề khí bốc lên cao, lộn hai vòng thoát ra ngoài, hạ thân xuống phía sau Yên Đài Song Sát.Nếu đơn đấu thì chàng không hề sợ Khương lão quỉ, nhưng trong trường hợp này sinh cường chỉ thiệt thân !Họ Sở hợp lực cùng Yên Đài Song Sát công phá trận thế, cố cầm chân Long Giác Thần Quân. Các cao tăng Thiếu Lâm Tự cũng dàn hàng ngang, thiền trượng quét ra những đòn mãnh liệt, chặn đứng bọn kiếm thủ Vô Thanh Cốc.Nhưng Long Giác Thần Quân đã bỏ đoạn đê quá kiên cố này, lẩn sang mé tả, đưa thế trận chạy về hướng khác. Kẻ trấn giữ khu vực này là bảy cao thủ Huyết Phủ Hội. Họ căm thù Khương Quang Bật và Vô Thanh Cốc nên chiến đấu rất hung hãn, giết được mười mấy tên.Nhưng Long Giác Thần Quân võ công vô địch, lúc lâm nguy càng bội phần lợi hại, chỉ một chiêu đã đâm thủng vai Mộc Đông Sơ, hội chủ Huyết Phủ Hội.Hai em của Đông Sơ phải liều chết xông vào mới cứu được lão kéo ra ngoài.Thần Quân tiến lên như vũ bão, đánh bạt bốn cây búa thép, giết liền sáu đệ tử Kim Diện Cung, phá thủng vòng vây !Kiên Bích trận như đốm nước loang trên mặt gương, tràn qua khe hở, rút sạch ra ngoài, để lại năm sáu chục tử thi !Tất nhiên quần hùng truy sát ráo riết, song đối phương đã chạy cả vào cánh rừng phía Đông núi Kim Sơn, rồi mất dạng.Khinh công Vô Trần thân pháp của Long Giác Thần Quân vốn chẳng phải tầm thường ! Hơn nữa binh pháp có câu : Giặc cùng chớ đuổi !Kim Diện Cung Chủ cao giọng cảm tạ quần hùng, mời mọi người thượng sơn, dự tiệc mừng vì trời đã trưa !Sở Tà Huy đảo mắt nhìn quanh tìm tỳ nữ Sở Mai song chẳng thấy đâu.Lúc nãy, ả múa cây đao gia truyền, cùng Cẩn Nhục Đầu Đà tấn công Kiến Bích Trận từ hướng Tây, đả thương được khá nhiều địch thủ. Với thần lực thiên sinh, cô nàng béo phì kia có đường đao nặng như núi, khiến đối phương phải khiếp sợ.Sở Tà Huy lững thững đi theo Thập Bát La Hán lên núi. Chàng thấy Bạch Võ thiền sư đầy vẻ buồn rầu lo lắng, liền hỏi :- Dường như, ngoài việc thương tâm trước cái chết của Nam Cung thiếu hiệp, đại sư còn ưu tư vì một vấn đề nào đó ?Bạch Võ thở dài :- Sở thí chỉ quả là tinh mắt ! Lão nạp nhận mệnh sư thúc và chưởng môn đến đây mời Nam Cung sư đệ đối phó với Đông Hải Thần Tăng ! Lão ta đã gởi thư, hẹn rằm tháng ba sẽ đến so tài cao thấp với phái Thiếu Lâm.Tiếc thay, Nam Cung sư đệ chẳng may đã về cõi Phật lúc tóc còn xanh !Sỡ Tà Huy nhận ra đôi mắt vị thiền sư bộc trực này ướt rượt, liền cảm động thú nhận :- Sư huynh chớ bi ai làm gì ! Tiểu đệ vẫn còn sống đây !Bạch Võ thiền sư giật mình dừng bước, ngỡ ngàng, tưởng như nghe không rõ !Sở Tà Huy lột nhanh mặt nạ, để lộ chân tướng rồi mang lại ngay ! Bạch Võ không nén được vui mừng xiết chặt hai vai Nam Cung Giao, bật cười ha hả !Thập Bát La Hán cũng xúm lại mừng sư thúc. Họ đều ở tuổi ngũ tuần, vai vế chữ Tuệ, là học trò của các cao tăng hàng chữ Bạch, giống như Đại Lực vậy.Thực ra Đại Lực chỉ là cái biệt hiệu hàm ý bông đùa, pháp danh của gã là Tuệ Lực.Việc truyền chức phương trượng không giống việc truyền ngôi vua, nghĩa là đại đệ tử của phương trượng cũng bình đẳng với những đồng môn cùng vai.Trước khi phương trượng đương nhiệm từ trần, người kế vị đã được chọn sẵn, thông qua một kỳ thi rất gắt gao, không phải về võ nghệ mà là đạo hạnh và kiến thức về kinh, luật, luận.Vậy là có thể sau này, trong Thập Bát La Hán sẽ trở thành chưởng môn phái Thiếu Lâm. Song lúc này, họ vẫn chỉ là sư điệt của Nam Cung Giao.Chàng vui vẻ chào họ và nói :- Xin sư huynh đệ và các sư điệt đừng tiết lộ bí mật của Giao này ! Thanh danh làm lụy người chứ chẳng có ích gì ! Bạch Võ khen ngợi :- Thiện tai ! Thiện tai ! Không ngờ sư đệ lại thông hiểu phật pháp đến mức này ! Thật là hiếm có !Nam Cung Giao cười khà khà :- Sư huynh quá khen khiến tiểu đệ thêm xấu hổ ! Giao này nửa câu kinh cũng chẳng thuộc, thua cả một chú tiểu trong chùa.Thiền Sư cũng cười :- Vạn pháp giai thông ! Kinh kệ chỉ là phương tiện, chân như mới thật cứu cánh ! Ngươi là một thiền sư bẩm sinh, ngộ được cái vô ngôn của phật pháp, chẳng cần phải tụng niệm !Nam Cung Giao chẳng hiểu ất giáp gì, cười ha hả bỏ đi trước !Trên bãi cỏ thẳng hàng trăm chiếc bàn tròn đã được dọn ra, và quần hùng đang uống rượu suông với lạc rang, thịt khô, trong lúc chờ cơm nước !Mọi người hồ hởi vẫy gọi Sở Tà Huy. Ai cũng muốn được đồng hành với chàng kiếm sĩ anh hùng, mưu lược này ! Sau trận vừa rồi, thanh danh của Sở Tà Huy sẽ vang dội võ lâm !Nam Cung Giao nhã nhặn từ chối, vào khu hậu viện để chọc ghẹo ái thê và người thân !Chàng đi thẳng đến khuê phòng của Vân Mi và gõ cửa ! Thần Nữ ra mở cửa, mắt vẫn chưa ráo lệ. Nàng nghiêng mình thi lễ :- Chẳng hay Sở đại hiệp giá lâm có việc gì ?Nam Cung Giao bước vào, cười khanh khách :- Sở mỗ vừa gặp nàng đã xiêu hồn lạc phách, nguyện thay thế Nam Cung Giao để hầu hạ nàng, ý mỹ nhân thế nào ?Chàng cứ ngỡ Vân Mi sẽ buông lời mắng nhiếc, nào ngờ nàng lặng lẽ đi thẳng xuống giường, ngồi xuống và yểu điệu nói :- Trong phòng không có ghế, mời đại hiệp ngồi đỡ trên giường này.Nam Cung Giao choáng váng trước tính nết lăng loàn của vợ mình.Chồng vừa mới chết đã mời trai lên giường !Song chàng cố nén cơn thịnh nộ đóng tiếp vai kịch để xem lòng dạ Vân Mi khốn nạn đến mức nào ?Nam Cung Giao bước đến, ngồi xuống thành giường, sát bên Thần Nữ, cố nặn ra một nụ cười phóng đãng, rồi vươn tay ôm lấy nàng !Vân Mi chẳng hề phản kháng, ngã đầu vào vai chàng rồi thủ thỉ :- Dung mạo và võ nghệ của đại hiệp đã khiến lòng thiếp vô cùng ngưỡng mộ ! Nay đại hiệp không chê thân gái góa, thiếp nguyện hiến dâng phút hương thừa !Nam Cung Giao nghe như đất trời sụp đổ, đau lòng vô hạn, thẫn thờ hỏi :- Té ra nàng không hề yêu gã Nam Cung Giao khốn khổ kia sao ?Thần Nữ lắc đầu, cười khúc khích :- Gã tiểu tử ấy tính tình lăng nhăng, quen thói trăng hoa, chỉ được cái tài bẻm mép, ai mà thèm yêu !Nam Cung Giao đờ đẫn như tượng gỗ, chìm vào hố sâu tuyệt vọng.Chàng để yên cho Vân Mi kéo mình ngã ngữa ra giường mà hôn hít vuốt ve.Thần Nữ dường như bị kích động bởi cơn khát tình, áp đôi nhũ phong mơn mởn của mình vào mặt Nam Cung Giao !Chàng là người nhân hậu, dù phẫn nộ cũng chỉ tự trách mình chứ không hề nghĩ đến chuyện đánh đập, chửi nắng Vân Mi. Nhưng cử chỉ dâm đãng này đã khiến chàng chịu hết nổi, phát vào mông của nhần Nữ tới tấp, rung rinh cả giường.Vân Mi chợt cười dòn giã, và dưới gầm giường chợt vọng ra tiếng la oai oái : - Chủ nhân làm gì mà dữ dội thế, nô tỳ sắp bị đè chết rồi !Đấy chính là giọng nói của Sở Mai ! Nam Cung Giao bừng tỉnh, thức ngộ rằng ả béo phì kia đã thố lộ với Vân Mi, và cùng Thần Nữ bày kế hại mình !Chàng bực bội nhưng lại mừng vì thoát cảnh nhục nhã, đắng cay bởi người vợ trắc nết !Nam Cung Giao cười hì hì, xoa đôi mông bị đòn oan của Thần Nữ và hôn nàng thật ngọt !Vân Mi ngượng ngùng sửa lại áo, vì biết trượng phu đã động tình, trong lúc Sở Mai vẫn còn ở dưới gầm giường !Ả béo đã lết ra, đội cả giường lên mới chui lọt !Sở Mai phủi bụi, ngượng ngùng nói :- Nô tỳ thấy phu nhân khóc lóc nên không nỡ giấu ! Mong chủ nhân lượng thứ !Nam Cung Giao mỉm cười :- Tội ấy tính sau, giờ thì làm ơn đi chỗ khác chơi để ta hỏi tội phu nhân !Sở Mai che miệng cười khúc khích, ngoe nguẩy rời phòng ! Nam Cung Giao đi theo, cài then cẩn thận rồi nói với Thần Nữ :- Cơm còn lâu mới chín ! Sở mổ sẽ ăn thịt nàng cho đở đói ! Ưu Đàm Hoa Tiếu Ngạo Trung Hoa Đánh máy: Vinh Hồi 13 Thiết Tâm Tiết Phụ Ma Nan KhuấtTrúc Mã Thanh Mai Khấp Cố Nhân Tôi hôm ấy, Thần Nữ đưa Nam Cung Giao vào vấn an thân mẫu. Cung chủ phu nhân không hiểu mắc quái bệnh gì mà á khẩu, si dại, chẳng còn nhận ra người thân, suốt năm năm qua. Tuy chưa hẳn là liệt giường, liệt chiếu, song tứ chi bà run rẩy, yếu ớt, chỉ quanh quẩn trong phòng.Hồi đầu tháng tám, sau khi đánh đuổi liên quân Vô Thanh Cốc-Hồ Bang, Nam Cung Giao có xin phép được chẩn bệnh cho mẹ vợ, nhưng đã bị từ chối. Tiền Cung Chủ rầu rĩ nói :- Hiền tế có lòng hiếu thảo như vậy cũng tốt. Nhưng lão phu đã tốn mấy ngàn lượng vàng, mời hết danh y trong thiên hạ đến mà cũng chẳng được tích sự gì ! Âu đó cũng là số trời thôi !Do vậy, Nam Cung Giao chưa có dịp trổ tài y đạo. Lần này, chàng nhân lúc Tiền Phong Vân đang trò chuyện với Bạch Võ Thiền Sư, Yên Đài Song Sát, rủ Vân Mi đến thăm mẹ vợ.Người chăm sóc Tiền phu nhân là Tứ Nương, ả tỳ thiếp thứ tư của Tiền cung chủ. Họ Tiền có đến bốn tiểu thiếp, nhưng lão bắt họ phải thay nhau hầu hạ phu nhân, khiến mọi người thán phục !Tuy người vợ nào cũng xưng là thiếp với chồng, nhưng thực ra, họ lại không hề thuộc hàng thiếp !Thê là vợ mà người đàn ông cưới về với đầy đủ sính lễ, nghi thức hôn nhân ! Còn Thiếp là người được mua về, không có hoặc không đủ nghi lễ hôn nhân !Hàng Thiếp lại gồm đến ba đẳng cấp là Nhị Phòng, Di Nương và Thông Phòng A Đầu. Nhị phòng là bậc thiếp cao nhất, có những nghi thức như đốt ngựa giấy, tế trời đất, và có quyền xưng chị em với Chính thất.Di Nương và Thông Phòng A Đầu thì thấp kém hơn, chỉ là nơi cung cấp thú vui xác thịt cho các đức ngài no cơm rững mỡ. Con cái do Thiếp sinh ra phải xem người vợ cả là Đích Mẫu (mẹ ruột), còn họ cũng chỉ như kẻ mang bầu giùm mà thôi !Bốn ả tiểu thiếp của Tiền Phong Vân đều ở đẳng cấp Di Nương. Tuy mang tiếng Bà Dì mà thực chất vẫn là nô tỳ. Do vậy, Tứ Nương Dịch Vi Châu phải cung kính chào con gái và rể của họ Tiền :- Nô gia bái kiến thiếu gia và Tiểu thư !Vân Mi gật đầu :- Tứ Di Nương ! Mẹ ta thế nào rồi ?Dịch Vi Châu đáp :- Phu nhân mới uống thuốc xong và đã ngủ say.Nam Cung Giao cau mày :- Không sao ! Ta chỉ vào thăm qua, không làm kinh động nhạc mẫu đâu ! Phiền Di Nương nhường đường !Dịch Vi Châu gượng cười, mời chàng và Thần Nữ vào.Quả thực Tiền phu nhân đã ngủ say. Gương mặt xanh xao, hốc hác của bà khiến Nam Cung Giao vô cùng thương xót. Trước đây, bà đẹp chẳng kém gì Vân Anh.Thần Nữ ứa nước mắt nói :- Mẫu thân đã yên giấc, tướng công cứ lạy ba lạy để từ biệt là đủ rồi !Nam Cung Giao nghe lời nàng, lạy xong, chàng cùng Vân Mi rời khỏi phòng bệnh nhân. Tứ Di Nương tiễn hai người ra rồi khép cửa lại.Sau khi có thêm hai mươi năm công lực, tai mắt Nam Cung Giao cực kỳ tinh mẫn, như vậy tiếng thở phào nhẹ nhõm của Dịch Tứ Nương đã bị chàng nghe thấy !Nam Cung Giao lấy làm lạ, tự hỏi :- Vì sao mụ vợ bé của Tiền nhạc phụ lại mừng rỡ khi thấy ta đi khỏi nhỉ ? Và tại sao lão ấy lại không muốn ta chẩn bệnh cho nhạc mẫu ?Mối nghi ngờ mơ hồ kia cứ lớn dần và ám ảnh tâm trí của chàng !Khi đưa Vẩn Mi về đến phòng riêng, chàng định lui gót thì bị giữ lại.Thần Nữ e lệ nói :- Mới gần cuối canh hai, sao tướng công không ở lại đây trò chuyện cùng thiếp thêm một lát. Chúng ta lại sắp phải chia tay rồi !Nam Cung Giao nheo mắt cười cười :- Ta là rơm, nàng là lửa, gần nhau là bốc cháy ngay, có bao giờ hàn huyên được lâu đâu ?Vân Mi thẹn đỏ mặt, liếc chàng bằng ánh mắt sắc như dao, giận dữ đi thẳng vào giường.Nam Cung Giao cười khà khà, bỏ đi sang phòng Mộc Kính Thanh. Chàng mừng rỡ khi thấy có cả anh em họ Trịnh ở đây !Nam Cung Giao liền nói rõ mối nghi ngờ của mình, và có ý định đột nhập khuê phòng của Tiền phu nhân để tìm hiểu !Trịnh Mãng hồ hởi đáp :- Thuộc hạ có loại mê hương rất thần diệu, dễ dàng hạ thủ mụ Di Nương kia. Sau nửa canh giờ mụ ta tỉnh dậy sẽ tưởng mình ngủ quên !Kính Thanh đăm chiêu nói :- Tiểu đệ chỉ sợ đại ca quá đa nghi đấy thôi ! Tiền Cung Chủ không có lý do hay động cơ gì để ám hại vợ mình cả ! Có lẽ lão coi thường y thuật của đại ca đấy thôi !Nam Cung Giao sượng sùng đáp :- Ngươi có lý, nhưng dẫu sao thì ta cũng phải chẩn mạch cho nhạc mẫu một lần mới an tâm. Bệnh chứng này, gia mẫu đã từng chữa khỏi cho nhiều người ! Có kẻ liệt đã ba năm mà bà còn cứu được, nay Tiền nhạc mẫu chưa đến mức ấy, lẽ nào phải chịu chết ?Trịnh Tháo tán thành :- Vậy công tử cứ về ngủ, đầu canh tư ra tay.Nam Cung Giao gật đầu :- Hay lắm ! Hai người về phòng đi ! Đêm nay ta ngủ với Kính Thanh, rồi cùng đi luôn !Trịnh Mãng cười hì hì :- Thuộc hạ khuyên công tử nên suy nghĩ lại ! Thần Nữ mà tìm đến thấy cảnh âm dương hỗn độn thì sẽ cắn lưỡi chết ngay đấy !Kính Thanh thẹn chín người nạt :- Ngươi nói gì mà âm dương hỗn độn ? Ta tát cho gảy răng bây giờ !Nam Cung Giao giả đò cản ngăn, bất ngờ vỗ mạnh vào mông gã rồi chạy mất.Anh em họ Trịnh cũng chuồn thẳng vì sợ ăn đòn, tiếng cười vang vang khu hậu viện !Nam Cung Giao quay lại phòng Vân Mi đẩy cửa bước vào, cài then thật kỹ. Thần Nữ đã thay xong áo ngủ, thân hình ngà ngọc khêu gợi kia lồ lộ dưới lớp sa mỏng manh. Nàng là người đẹp nhất trong số thê thiếp của Nam Cung Giao !Vân Mi bước đến vòng tay đu cổ trượng phu, tò mò hỏi :- Tướng công và bọn họ làm gì mà cười vui như vậy ?Nam Cung Giao không dám bồng nàng đặt lên giường nằm xuống bên cạnh rồi hạ giọng :- Mi muội ! Chẳng hay các đại phu chẩn đoán nhạc mẫu mắc bệnh gì vậy ?Vân Mi thở dài :- Lúc gia mẫu ngã bệnh thì thiếp đang học khinh công và quyền cước ở núi Tây Hà, không biết gì cả ? Khi hay tin liền trở về và nghe gia phụ bảo rằng bà bị chứng liệt chân, không bao giờ hồi phục được nữa !Nam Cung Giao lặng người suy nghĩ, một lúc sau mới nói :- Nếu đúng là chứng liệt chân thì ta cũng đành bó tay ! Song dường như những triệu chứng kia không giống lắm ! Đêm nay, ta sẽ lén vào chửa bệnh cho nhạc mẫu !Vân Mi sợ hãi :- Chẳng lẽ tướng công lại nghĩ rằng trong việc này có ẩn tình ?Nam Cung Giao trấn an :- Chưa thể nói chắc được điều gì cả ! Ta chỉ nghi ngờ thế thôi ? Nỗi hoang mang khiến hai người thao thức đến tận cuối canh ba. Nam Cung Giao trỗi dậy, mặc y phục đi sang phòng Kính Thanh. Anh em họ Trịnh cũng có mặt.Bốn người nhẩy lên mái ngói, êm ái chuyền nhanh đến phòng của Tiền phu nhân. Cửa chính được khóa chặt bằng loại ổ khóa chìm rất mắc tiền từ Hà Lan. Song với tài nghệ của Mộc Kính Thanh thì chẳng có gì khó mở.Trịnh Tháo vào trước, lướt đến chiếc giường nhỏ, búng thuốc mê vào mũi Tứ Di Nương Dịch Vi Châu, rồi vẫy ba người kia vào !Mộc Kính Thanh chụp chiếc đèn tọa đăng, đứng cạnh Nam Cung Giao, soi sáng cho chàng !Nam Cung Giao thử lay gọi, nhưng Tiền phu nhân vẫn không hề lai tỉnh. Chàng cau mày, bưng chén thuốc còn ít cặn trên bàn nhỏ cạnh giường nếm thử, và xem xét cả bã thuốc !Chàng đã xác định đây là thuốc bổ thông thường và có nhiều vị an thần. Trong trường hợp này, mạch sẽ rất nhẹ khó mà chuẩn đoán chính xác được. Nam Cung Giao liền nhờ Mộc Kính Thanh đỡ Tiền phu nhân ngồi dậy, rồi dồn chân khí qua mệnh môn để kiểm tra kinh mạch.Có tất cả sáu chỗ bị bế tắc, đó là hai huyệt trung phủ ở hai vai (thuộc kinh phủ Thái âm Phế), hai huyệt cơ môn trên đùi (thuộc kinh Túc Thái âm tỳ) và hai huyệt Cường gian, á Môn ở hậu chẩn (thuộc mạnh Đốc).Nam Cung Giao vén y phục, vạch tóc bà lão tội nghiệp ra để kiểm chứng, phát hiện ngay những vết châm cứu. Lỗ châm hơi lớn, chứng tỏ người ta đã lấy loại kim lớn rỗng ruột, đùng phép thủy châm bơm chất độc vào đáy huyệt ! Vì thế mà nạn nhân bị khẩu si ngốc và run rẩy chân tay !Chàng biết rằng mình không đủ khả năng giải trừ chất độc trong sáu huyệt đạo kia, nên quyết định mang nhạc mẫu về Giang Tây nhờ mẹ mình điều trị !Nhưng việc này phải được chuẩn bị hết sức chu đáo, bí mật và không thể thực hiện ngay đêm nay !Bốn người xóa dấu vết, mau chóng ra ngoài, khóa cửa lại như cũ.Nam Cung Giao về đến phòng thì Vân Mi vẫn chưa ngủ. Nàng hồi hộp hỏi : - Tướng công ! Chẳng hay kết quả thế nào ?Nam Cung Giao trầm giọng kể lại những gì mình đã phát hiện.Thần Nữ rưng rưng nước mắt vì thương mẹ, thẩn thờ hỏi :- Tướng công định thế nào ?Sáng mai chúng ta hỏi thẳng phụ thân chứ ?Nam Cung Giao cân nhắc :- Không được! Ta vẫn chưa đoán ra ẩn tình bên trong của việc này thế nào ! Có thể nó quan trọng đến mức Tiền Cung Chủ sẽ sát nhân diệt khẩu !Vì vậy, sách tốt nhất là âm thầm mang nhạc mẫu về Giang Tây, nhờ mẫu thân ta chữa trị. Khi bà hồi tỉnh, kể rõ căn nguyên rồi sẽ tính sau !Chàng liền nói sơ kế hoạch cho ái thê nghe.Sáng ra, trong bữa điểm tâm Nam Cung Giao xin phép đưa Thần Nữ về Cán Châu ăn tết và dự đám giỗ ông nội chàng !Thực ra thì chẳng có giỗ chạp gì cả, và nhà chàng cũng không ở Quảng Đông ! May thay, Nam Cung Giao và Thần Nữ chưa hề nói cho Tiền Phong Vân biết địa chỉ Tế An Đường.Tiền Cung Chủ nghe nói giỗ kỵ không tiện phản đối, chỉ yêu cầu chàng sang xuân phải tiến hành lễ cưới. Tất nhiên, Nam Cung Giao chẳng tiếc gì một lời hứa.Đoàn người rầm rộ xuôi Nam, vừa đi vừa bàn bạc. Lúc này, bọn Cẩn Nhục Đầu Đà và bảy lão họ Mộc mới biết lý do của sự khởi hành vội vã này ! Đầu Đà than trời :- Bần tăng học được mấy thành Ma Y Thần Tướng, thế mà không nhận ra bản chất sâu hiểm của Tiền Phong Vân, thật đáng hổ thẹn !Mộc Kính Thanh bỗng hỏi Vân Mi :- Đại tẩu ! Chẳng hay trong Kim Diện Cung có vật quí giá nào đột nhiên biến mất hay không ?Mọi người sửng sốt chẳng hiểu vì sao gã lại hỏi một câu tréo ngoe như vậy ? Họ Mộc đắc ý giải thích :- Tại hạ không bài bác giả thuyết của chư vị, cho rằng Tiền Phong Vân hiện nay là kẻ giả mạo, bị Tiền phu nhân phát hiện nên mới hạ thủ !Nhưng vì cớ gì mà lão ta lại lưu giữ mạng của bà suốt năm năm nay ? Phải chăng phu nhân có được cái mà lão giả mạo kia mong muốn ? Đó có thể là bí kíp võ học, hoặc bản đồ, chìa khóa của một kho tàng khổng lồ nào đấy ?Cả đoàn khen phải.Nam Cung Giao cười khà khà :- Không ngờ một kẻ đầu nhỏ đít to như ngươi mà cũng thông minh đáo để !Mọi người phá lên cười, và Trịnh Mãng bồi thêm một câu :- Nguy thực ! Không hiểu Nam Cung công tử đã làm gì mà cả ngực của Mộc công tử cũng ngày càng to ra !Kính Thanh ngượng chín người, vung roi quất vào lưng họ Trịnh, nhưng gã đã thúc ngựa chạy trước.Lúc này, Thần Nữ thò đầu khỏi cửa sổ trên thùng xe bên tả, thánh thót nói với Nam Cung Giao :- Tướng công ! Thiếp đã nhớ ra rồi ! Gia phụ có một chiếc chìa khóa bằng ngọc xanh dài độ gang tay rất tinh xảo. Mỗi lần người đi theo áp tải quặng vàng lên Bắc Kinh đều giao cho gia mẫu giữ gìn, cất vào một hốc bí mật. Nhưng từ sau khi gia mẫu lâm bệnh, thiếp không nhìn thấy gia phụ đeo chiếc chìa khóa ấy trên ngực nữa ! Mộc Đông Sơ hỏi ngay :- Phải chăng chiếc chìa khóa ấy có mặt đầu rồng với hai mắt cẩn ngọc đỏ ?Vân Mi gật đầu xác nhận :- Đúng vậy ! Nhưng sao Mộc lão tại biết rõ như thế ?Mộc Đông Sơ gật gù, hỏi mọi người :- Chư vị có nhớ truyền thuyết về Ngọc Long Cung hay không ?Sách Hán Xương giật mình :- Có ! Nhưng chẳng lẽ chuyện ấy lại có thực ?Cẩn Nhục Đầu Đà tiếp lời họ Sách :- Bốn mươi năm trước, bần tăng có tham gia cuộc tìm kiếm, dẫm nát cánh rừng Thiên Nam Lĩnh, phí sức mấy tháng trời mà không có kết quả gì !Nam Cung Giao ngơ ngác :- Chuyện ấy là thế nào ? Mong các vị nói rõ ra xem ?Mộc Đông Sơ liền kể :- Vào cuối thời nhà Tống, ở Trường Sa có một nhà đại phú họ Tư Mã, sanh được nam tử tên Thuật. Tư Mã Thuật thân thể khôi vĩ, sức mạnh như Hạng Võ thuở trước, lại giỏi thương pháp nên tự xưng là Ngọc Long Thần Thương. Khi quân Mông Cổ vây thành Tương Dương (Hồ Nam), Tư Mã Thuật chiêu binh mãi mã, hợp lực với quân Tống để kháng Mông. Nhờ lực lượng của ông ta ở ngoài quấy phá mà thành Tương Dương giữ vững được mấy năm.Quân Mông Cổ tức giận, gọi thêm viện binh, tập trung tiêu diệt Ngọc Long Thần Thương trước. Tư Mã Thuật phải rút về phía núi Nam Lĩnh cố thủ, một năm sau thì bị tiêu diệt. Do vậy mới có truyền thuyết rằng Tư Mã Thuật đã xây dựng Ngọc Long Cung trong rừng núi Nam Lĩnh cất giấu số tài sản kếch sù của mình ! Bốn mươi năm trước, tin này đã làm xôn xao võ lâm khiến mấy ngàn người kéo nhau đến Nam Lĩnh tìm kiếm, và thất vọng trở về !Mộc Kính Thanh phì cười :- Dù Tư Mã Thuật có giàu cách mấy thì cũng đã sạt nghiệp vì đã nuôi quân mấy năm trời, còn đâu mà cất nữa ?Mộc Đông Sơ mỉm cười :- Công tử nói cũng phải ! Nhưng nhà Tư Mã sở hữu hai mỏ Lam Bảo Ngọc ở Quảng Tây và Phúc Châu gia sản lớn gấp trăm lần Kim Diện Cung ! Dẫu chỉ còn lại một phần mười cũng đủ để thiên hạ phát điên lên ! Mộc lão rất có lý vì bảo ngọc quí gấp ngàn lần Hoàng kim ! Trong hàng ngũ châu báu, người ta dùng cái mỹ danh Bảo Thạch Tam Tỷ Muội (Ba chị em đá quí) để chia ra ba loại ngọc hiếm nhất, quý giá nhất là : Lục Bảo Ngọc, Lam Bảo Ngọc và Hồng Bảo Ngọc.Trung Hoa chỉ có Lam Bảo Ngọc ở các tỉnh Quảng Tây, Phúc Kiến, An Huy, Vân Nam. Hồng Bảo Ngọc là sản phẩm đặc hữu của Miến Điện, Xiêm La. Còn Lục Bảo Ngọc đến Trung Hoa qua tay bọn thương nhân người Tây Ban Nha !Trưa hôm ấy, bọn Nam Cung Giao đã rời xa Từ Châu được năm mươi dặm, ghé vào cánh rừng bên tả bàn bạc lần cuối.Sau đó, Nam Cung Giao, Cẩn Nhục Đầu Đà, Mộc Kính Thanh và anh em họ Trịnh cải trang quay lại Tế Châu. Họ mang những chiếc mặt nạ kỳ diệu của Trường Hồng kiếm khách nên không sợ bị phát hiện. Những người còn lại vào trấn Kỳ Vân gần đấy nghỉ trọ !Tai mắt của Kim Diện Cung rải đầy các khách sạn trong thành, chỉ trừ Tứ Hải Đại Lữ Điếm ! Sơn Đông Thiết Hán Tề Thanh Hải quen biết với Nam Cung Giao tất sẽ báo cho Kim Diện Cung biết tin về những kẻ khả nghi !Nhưng dĩ nhiên họ Tề phải đứng về phe Nam Cung Giao khi chàng cần đến !Năm người gởi ngựa ở một nông xá ngoài cửa Nam Thành, đi bộ đến Tứ Hải Đại Lữ Điếm !Gã tiểu nhị họ Hồ thấy khách nghèo đến mức chẳng có ngựa mà cỡi, tay nải cũng không, liền nhăn nhó, chỉ vào bảng giá trên tường, sau quầy quỉ :- Mong ngũ vị Đại gia lưu ý giùm, bổn điếm đã có giá mới, chẳng giống lúc trước đâu !Gã nói khéo thế thôi chứ biết chắc rằng năm tên kiết xác này chưa bao giờ đến đây lần nào !Nam Cung Giao lạnh lùng nói :- Bọn ta là bằng hữu của Tề lão, từ Sơn Đông đến ! Ngươi mau vào gọi lão ấy ra, nếu không bổn vương đốt sạch cái ổ chó này bây giờ !Nghe khách tự nhận là ăn cướp, Hồ Tiểu Cửu run bắn người, vâng dạ liên hồi, chạy vào trong. Lát sau, Tề Thanh Hải ra đến, nhìn bốn người lạ mặt, nhíu mày hỏi :- Ngũ vị là ai mà lại mạo xưng là bằng hữu của lão phu ?Mộc Kính Thanh cười khanh khách :- Tề đại ca quả là chóng quên ! Hai mươi năm trước, anh em chúng ta chẳng từng cùng nhau đánh cướp dinh Tri phủ ở Tế Châu đấy sao ?Bí mật tày trời này Tề Thanh Hải chỉ thố lộ với mình Nam Cung Giao trong lúc say mèm, nay bị đối phương nói ra oang oang, khiến lão bủn rủn tứ chi, miệng lắp bắp :- Sao ngươi dám vu oan giá họa cho lão phu như vậy !Dáng điệu hoảng hốt, sợ hãi của lão làm bọn Nam Cung Giao cười ngất.Chàng không vận công biến đổi giọng nên Tề Thanh Hải đã nhận ra tiếng cười hào sảng, quen thuộc. Ião mừng rỡ hỏi :- Phải Nam Cung công tử đấy không ? Chàng lột mặt nạ tủm tỉm nói :- Bọn tại hạ biết tháng này sanh ý của quí điếm ế ẩm nên đến quấy rầy !Tề lão sửng sốt :- Sao lão phu nghe nói công tử đã rời Từ Châu sáng nay rồi mà ?Nam Cung Giao gật đầu, vui vẻ nói :- Tại hạ định làm vài vụ cướp nên đến mượn Tề lão ít đồ nghề !Lần trước, Nam Cung Giao đột nhập Kim Diện Cung, để gởi thư, qua mặt bọn đệ tử tuần tra. Nhưng sau lần ấy, Kim Diện Cung Chủ đã cho dựng rào chắn rất kiên cố và phòng thủ chặt chẽ. Do vậy, lần này, chàng chỉ còn cách lên bằng đường vách núi hướng Bắc, cao đến mười lăm trượng, và dựng ngược.Chính vì cho rằng khỉ vượn cũng khó mà trèo, nên đoạn này chỉ có một chốt gác do ba tên kiếm thủ trấn giữ. Trời lạnh như cắt da, chúng ngồi co ro quanh bếp lửa trong tòa nhà gỗ, chẳng dại gì mà đi tuần để hứng ngọn gió Bắc lạnh lùng !Ngay đầu canh hai, Nam Cung Giao đã có mặt nơi chân vách đá, toàn thân hắc y đen kịt, đầu trùm kín bởi túi vải.Nam Cung Giao đã mượn dụng cụ đạo chích quí báu của Sơn Đông Thiết Hán, là hai cặp Hổ Trảo bằng thép luyện. Loại Hổ Trảo này quấn vào bàn tay, bàn chân, làm tăng cường công phu Bích Hổ của khách dạ hành.Nam Cung Giao cắm phập những chiếc vuốt thép nhọn hoắt và cứng rắn vào vách núi, hoặc bấu lấy những mỏm đá lồi lõm, nhanh chóng trèo lên.Bốn người phía dưới căng rộng một tấm lưới đánh cá bền chắc, hồi hộp chờ đợi giây phút Nam Cung Giao rơi xuống.Nhưng vách đá này chẳng thấm thía gì so với vực thẳm Duyên Sơn, và Nam Cung Giao lại được trang bị tốt hơn nên đã vượt qua được sau nửa canh giờ. Chàng ở cách xa căn nhà gỗ nhỏ đến hàng chục trượng nên yên tâm tìm chỗ cột dây chão.Anh em họ Trịnh ở lại chân vách canh gác. Chỉ có Mộc Kính Thanh và Cẩn Nhục Đầu Đà theo dây chão mà lên hợp lực với Nam Cung Giao.Ba người chuồn êm về phía sườn núi phía sau Kim Diện Cung. Ở đây, sợi dây chão thứ hai được thả xuống, và sau khi Nam Cung Giao cùng họ Mộc xuống rồi, Cẩn Nhục Đầu Đà thu dây ẩn mình vào bụi rậm.Nhân số Kim Diện Cung đông đến ba trăm, nay mỏ vàng đã cạn, chẳng lẽ để thủ hạ ngồi không mà ăn cho mau sạt nghiệp. Vì vậy, Tiền Phong Vân đã mua hết ngàn mẫu ruộng quanh chân núi Kim Sơn để trồng ngũ cốc. Còn trên bình đài sau cung và trong những hang hốc của mỏ vàng cũ, ông cho nuôi rất nhiều lợn gà.Anh em Nam Cung Giao vượt qua dãy chuồng lợn dài dằng dặc và hôi hám, vượt qua khu bếp tiến vào hậu viện.Đêm đông lạnh giá, ai cũng trùm mền ngủ say như chết, cả bọn tuần tra cũng ngáp ngắn ngáp dài, ngồi dựa vách mà gật như gà ! Họ có quyền ngủ vì làm gì có ma nào đột nhập vào được ?Dãy phòng hậu viện ngăn cách với bếp và khu nhà ở của gia nhân, tỳ nữ bằng một vườn hoa um tùm, thơm ngát. Chắc là để dung hòa mùi hôi thối của phân gia súc, gia cầm, thỉnh thoảng theo gió bay lên !Mặt trước của Kim Diện Cung rất uy, lộng lẫy nhưng mặt sau thì hơi khó ngửi.Lúc này mới là đầu canh ba, và trong phòng của Tiền Cung Chủ vẫn còn sáng đèn. Phòng của lão và mụ Đại Di Nương ở cách phòng bệnh vài căn.Bà ta có nhũ danh là Phan Thế Phụng, tuổi độ bốn mươi hai, nhan sắc thuộc hàng thượng thặng, tính tình trầm lặng, ít nói, ăn mặc giản dị, và rất siêng năng, cần mẫn trong việc chăm sóc Tiền phu nhân. Tuy Vân Mi hết lời tán dương, song Nam Cung Giao lại có cảm giác là lạ khi đối diện Phan Nương.Chàng tò mò, rũ Kính Thanh lần đến ô cửa khép kín, nhìn qua khe.Tiền Phong Vân và Phan Di Nương đang ngồi trên ghế trường kỷ, trước bàn trà nhỏ, nét mặt đầy vẻ nghiêm trọng. Họ cách xa cửa sổ đến hai trượng, nhưng nhờ thính lực tinh tường, cộng với những cử động của đôi môi hai người ấy, nên Nam Cung Giao đã đoán ra được nội dung cuộc đối thoại, bởi họ nói không lớn.Phan Nương nghiêm nghị, nói :- Nay Giáo Chủ đã ra hạn chót là hết năm nay, sư huynh tính sao ?Tiền Phong Vân thở dài :- Ta đã dùng hết mọi cách khảo tra mà bà ấy vẫn không chịu khai ra chỗ cất giấu Long Đầu Ngọc Thực ! Có lẻ phải xin Giáo Chủ đích thân giá lâm dùng Nhiếp Tâm Đại Pháp mà hỏi thôi !Phan Thế Phụng quắc mắt :- Giáo Chủ tọa quan đến tận đầu xuân sang năm mới luyện xong lớp chót của Thiên Y Thần Công, đâu thể đến đây được. Sao ! sư huynh không đem sinh mạng của Tiền Thanh Giám ra mà uy hiếp mụ ta. Cứ cắt dần từng mẩu thịt của con là mẹ phải khai thôi !Tiền Phong Vân cười nhạt :- Thế là sư muội chưa biết rõ bản chất cương liệt của Tất Liên Thành rồi.Lão phu đã từng hăm dọa nhưng bà ấy bảo rằng : Họ Tiền Anh đông đúc, chẳng sợ tuyệt tự, muốn giết thì cứ giết ! Bà ấy căm thù ta đến mức sẵn sàng hi sinh con cái, quyết không để ta toại nguyện !Phan Thế Phụng cười khẩy :- Chứ không phải là sư huynh đã lỡ yêu thương mụ chó chết kia nên không nỡ hạ thủ ? Là nam nhân mà sao bụng dạ mềm như đàn bà vậy ? Tiền Phong Vân khổ sở biện bạch :- Làm gì có chuyện ấy ! Ngu huynh suốt đời chỉ yêu có mình sư muội mà thôi !Rồi lão vươn tay kéo Thế Phụng vào lòng mà hôn hít, vuốt ve. Thủ đoạn của lão thật cao cường, lão luyện, chỉ loáng cái đã khéo léo lột được áo ngắn và yếm đào của Thế Phụng. Phan Nương chống cự yếu ớt và rồi đầu hàng, để cho họ Tiền bồng mình lên giường.Kính Thanh hổ thẹn trước cảnh tượng diễm tình kia, đấm vào sườn Nam Cung Giao, lôi chàng đi và hạ giọng trách : - Đại ca định xem cho đến sáng hay sao ? Thật là xấu hổ !Chàng kề tai gã cười hì hì :- Ngươi mới cần xem chứ đâu phải ta ! Mấy mụ vợ của ta còn hấp dẫn hơn bà già họ Phan kia nhiều !Mộc Kính Thanh bẽn lẽn tức tối rảo bước, chẳng biết nói sao !Mãi đến giữa giờ Thìn sáng hôm sau, người hầu hạ Tiền phu nhân là Tam Di Nương Mai Thư Tiệp mới hồi tỉnh, và la làng khi thấy bệnh nhân biến mất.Hung thủ đã để lại một tờ hoa tiên trên gối Tiền phu nhân, nội dung như sau :&quot; Tiền cung chủ nhã giám !Bổn giáo đang cần ngàn lượng để khởi nghiệp, nên đã mời quí phu nhân đi chơi một chuyến. Đầu tháng ba sang năm, phiền tôn giá mang mười vạn lượng vàng ròng đến núi Thuần Sơn, phía Nam thành Thụ Dương để rước phu nhân về !Giáo Chủ Cực Lạc Giáo bái bút&quot;.Tiền Phong Vân gầm vang như hổ dử, ánh mắt đầy vẻ hoang mang, lo lắng hơn là bi ai.Lão hết lời chửi mắng bọn thủ hạ là lũ ăn hại để kẻ địch vào cung bắt người dễ như trở bàn tay !Yên Đài Song Sát cố khuyên giải nên họ Tiền tạm nguôi cơn thịnh nộ, cho triệu tập một cuộc họp những cao thủ chủ chốt !Đại Sát Thân Công Hải trổ tài phân tích thư pháp : - Đây là nét bút của một nữ nhân tuổi độ lục tuần, tính tình cương nghị, nóng nẩy và dử dằn, quen thói chỉ huy ! Thân lão nhận xét không sai, vì lá thư này do vợ của Sơn Đông Tiết Hán viết giùm Nam Cung Giao. Bà ta dử đến nỗi Tề Thanh Hải tuy giàu có vẫn không hề dám nạp thiếp, và lúc nào cũng phải lải nhải tán dương mụ vợ già của mình là nữ nhân tuyệt diệu nhất thế gian ! Tề nương giỏi võ hơn chồng nên Tề lão đành chịu lép vế !Nhị Sát Tiêu Xuân Oanh cau mày :- Lạ thực ! Trong đám quần thoa của võ lâm, đâu còn ai đủ tài sức để khai tông lập giáo ?Tiền Phong Vân gằn giọng :- Không cần phải bàn nữa, phía Đông và Nam Từ Châu chẳng có tổ chức hay nhân vật nào đáng kể. Vậy là bọn hung thủ phải đi về hướng Tây !Chuyết thê lâm bệnh tất phải được chở bằng xe ngựa, tốc độ lượng không nhanh ! Chúng ta cố rượt theo, may ra bắt kịp !Thế là đoàn nhân mã của Kim Diện Cung rầm rộ phi nước đại về hướng Tây.Do kiên trình không tiếc sức ngựa nên ba ngày hôm sau họ bắt kịp đoàn tăng lữ Thiếu Lâm Tự.Các nhà sư vốn đầy lòng nhân nên đi chậm cho ngựa đỡ mệt. Họ khẳng định với Tiền Cung Chủ rằng chẳng có cỗ kiệu hay xe ngựa mui kín nào vượt qua cả !Phe Kim Diện Cung lủi thủi trở về, tổng cộng mất toi bảy ngày công sức.Nhưng khi về đến nhà, Tiền Phong Vân suýt nữa thì hóa điên vì nghe báo rằng Đại Di Nương Mai Thư Tiệp và toàn bộ số châu báu ngân phiếu trị giá đến bốn chục vạn lượng vàng đã biến mất !Hung thủ đã tìm ra hầm ngầm trong phòng của lão. Lần này thì có manh mối, vì hai vị Hộ Cung kiếm sứ và đội trưởng Bạch Y Cận Vệ đã vắng mặt ! Vụ án này xảy ra ngay đêm hôm sau vụ bắt cóc Tiền Phu Nhân ! Nghĩa là Tiền Cung Chủ đã trúng kế Điệu Hổ Ly Sơn !Đất đai, cửa hiệu ở các nơi còn nhiều, nhưng các nơi hầu như sạch sẽ, Tiền Phong Vân chỉ còn cách tuyên bố giải tán Kim Diện Cung.Nhưng các môn nhân không tán thành, xin ở lại mà chẳng cần lãnh lương. Tiền Thanh Giám cũng cực lực phản đối, vì sợ sau này trở thành một vị Cung Chủ mà chỉ có vài gia đinh và tỳ nữ !Hôm sau, Tiền Phong Vân gom góp số vàng còn sót lại, dẫn ba mụ vợ nhỏ ra đi. Lão ta gởi gấm cơ nghiệp lại cho Yên Đài Song Sát, bảo họ rằng mình lên kinh đô cầu cứu bằng hữu !Sang xuân sẽ quay lại lo việc cho Tiền phu nhân !Thực ra lão sẽ chẳng bao giờ trở về nữa, Giáo Chủ của lão sẽ không bao giờ tha cho cái tội để mất Tiền phu nhân và Mai Thư Tiệp, cùng số của cải để dựng nghiệp của Giáo Phái !Vả lại nếu Mai Thư Tiệp khai ra, hoặc Tiền Phu Nhân hồi tỉnh, thì quan quân sẽ kéo đến ngay !Không hiểu vì lý do gì mà lão lại linh cảm rằng chính Nam Cung Giao là thủ phạm !Chỉ có kẻ đã từng trèo lên từ đáy thẳm mới có thể vượt bức vách hướng Bắc của núi Kim Sơn ! Và chỉ có chàng ta mới thu phục được Đội Trưởng Cam Bố Cốc và hai vị Kiếm Sứ ! Và cũng chỉ có chàng rể quí ấy mới biết vị trí của hầm châu báu, vì Vân Mi cùng biết.Yên Đài Song Sát và các môn nhân Kim Diện Cung bàng hoàng trước sự sụp đổ quá nhanh chóng của một cơ đồ hùng mạnh, giầu có nhất võ lâm.Tiền Thanh Giám nhớ mẹ, rầu rĩ nói :- Nhị vị lão gia ! Chúng ta phải đi Nam Kinh báo gấp tín này cho tỷ phu biết ! Chỉ có chàng ta mới cứu được gia mẫu mà thôi ! Vả lại gia phụ đã vét sạch, chúng ta lấy gì mà sống ?Yên Đài Song Sát khen phải chuẩn bị lên đường. Nhưng tên môn nhân gác cổng đã thét lên :- Thiếu gia và tiểu thư hồi cung !Hai vợ chồng Nam Cung Gia ung dung bước vào trong sự ngỡ ngàng của Song Sát, vì theo sau họ là nhị vị Hộ Cung Kiếm Sứ và Đội Trưởng Bạch Y Cận Vệ.Đại Sát choáng váng, ngẩn ngơ hỏi :- Chính ngươi đã làm việc này sao ?Nam Cung Giao gật đầu, điềm đạm hỏi lại : - Chẳng lẽ nhị vị không biết lão Cung Chủ kia là kẻ giả mạo ư ?Đến trưa thì mọi việc sáng tỏ, và Tiền Thanh Giám vênh mặt vì trở thành Cung Chủ Kim Diện Cung.Phu thê Nam Cung Giao rời Kim Sơn trở về trấn Kỳ Vân với đồng đạo và Tiền phu nhân.Chiều mùng sáu tháng chạp, đoàn người về đến phủ Thượng Thư ở Nam Kinh !Mai Thư Tiệp vừa nhìn thấy những hình cụ tra khảo trong đại lao đã nhũn cả người, khai ra hết.Kẻ giả mạo Tiền Phong Vân tên Hà Viên, cùng bốn ả vợ nhỏ đều là đệ tử của Tùy Hải Chân Nhân Mao Tùng Thanh ở vùng Thanh Đảo, Sơn Đông. Họ Mao quen biết với sư phụ của Tiền Phong Vân là Nhật Chiếu Thần Tẩu, thấy họ Tiền có dung mạo giống đại đồ đệ của mình nên mới nghĩ đến chuyện thay mận đổi đào.Năm năm trước, Tiền Phong Vân đi áp tải quặng vàng thượng kinh, một mình ghé núi Nhật Chiếu thăm mộ ân sư, liền bị bắt và Hà Viên thế vào.Lúc về đến Kim Diện Cung, họ Hà không kềm được lòng ham muốn trước nhan sắc tuyệt trần của Tiền phu nhân nên đã giao hợp ngay trước khi cầm chắc Long Đầu Ngọc Thực !Tiền phu nhân phát hiện ngay sự khác biệt liền bị Hà Viên hạ thủ và khống chế bằng phép Thủy Châm Mê Hồn Pháp. Bà nhất định không khai ra nơi cất giấu bảo vật, nên mới còn sống đến ngày nay !Mấy hôm sau, Nam Cung Giao cùng Sở Mai, Kính Thanh và anh em họ Trịnh lên đường đi Giang Tây.Những người khác đều ở lại Nam Kinh đón xuân, vì Cẩn Nhục Đầu Đà đã mời được bằng hữu là Vu Hồ Quốc Thủ đến chữa trị cho Tiền Phu nhân !Chiều hai mươi lăm tháng chạp, bốn người về đến Cảnh Đức Trấn.Người mở cửa là Lộc nhi. Cô bé hét toáng lên và ôm lấy đại ca !Nam Cung Giao bồng em lên, sải bước vào trong, bốn người kia rụt rè theo sau.Nam Cung Bột và Trinh Tâm đang ngồi uống trà, trò chuyện, còn Tử Phượng và Sở Nhu vì mới sanh nên không ra được.Nam Cung Giao quì xuống ! Chưa kịp thỉnh an song thân thì đã thấy cha há hốc mệng mắt trợn tròn chỉ Sở Mai, mà nói lắp bắp :- Giao nhi ! Chẳng lẽ.. ngươi lại lôi cả con heo kia về.. làm dâu nhà này ?Nam Cung Giao định gật đầu để đùa giỡn, nhưng sợ cha già lăn ra chết tại chỗ, nên đành thôi ! Chàng lắc đầu lia lịa :- Không phải đâu ! Xin phụ thân cứ bình tâm ! Sở Mai chỉ là tỳ nữ mà thôi.Sở Mai mau mắn quì xuống lạy, nói bằng tiếng An Nam :- Tiểu tỳ bái kiến nhị vị lão nhân.Ngôn ngữ quê hương khiến Trinh Tâm rùng mình vì xúc động, bà bước đến đỡ Sở Mai lên, và bảo Lộc nhi đưa ả béo vào hậu sảnh !Nam Cung Bột cười ha hả :- Té ra lần này Giao nhi không đưa thêm vợ về, lúc nãy ngươi làm lão phu hết cả hồn !Nam Cung Giao quì lạy và ba người kia cũng làm theo. Chàng thò tay ra phía sau, kéo Mộc Kính Thanh ngang với mình rồi vui vẻ nói :- Bẩm song thân. Đây là Lâm Bảo Thoa con dâu thứ năm của họ Nam Cung.Nam Cung Bột ngơ ngác dụi mắt, đang định chửi mắng con trai thì nghe bà vợ thông thái của mình lên tiếng : - Thoa nhi hãy tháo mặt nạ ra để lão thân xem thử ? Mộc Kính Thanh nãy giờ chết điếng vì hổ thẹn và choáng váng trước đòn trời giáng của Nam Cung Giao, chẳng biết phải làm sao. Giờ nghe Trinh Tâm nhắc nhở, gã vội lột mặt nạ, dập đầu run giọng :- Tức nữ bái kiến lão gia và Nải Nương.Trinh Tâm mỉm cười :- Con tưởng Giao nhi ngu đến mức không nhận ra con là gái giả trai hay sao ? Nó đã nói cho ta nghe từ lâu rồi !Trịnh Mãng nhăn nhó lẩm bẩm :- Mình đúng là con lừa mới tin vào chuyện gã bị vỡ ngọc hành nên mông vú nở ra !Cả nhà phá lên cười nắc nẻ, trong lúc Lâm Bảo Thoa thẹn đến nỗi úp mặt xuống đất, chẳng dám ngẫng lên ! Và nàng xém ngất xỉu khi nghe giọng trong trẻo, ngây thơ của cô bé Hà nhi :- Đại ca ! Ngũ đại tẩu đây là đàn bà mà sao có ngọc hành còn tiểu muội thì không ?Nam Cung Bột cười vui đến nỗi tuột khỏi ghế, lăn đùng xuông nền nhà !Trinh Tâm ôm bụng bỏ chạy vào trong, úp mặt xuống gối mà cười cho thỏa thích.Lâm Bảo Thoa trở lại làm nhi nữ, hết lòng bầu bạn với Tử Phượng và Sở Nhu. Nàng là người tinh ranh, lém lỉnh, khéo bông đùa nên nhà lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười !Nam Cung Bột rất hài lòng với cô con dâu thứ năm vì hợp tính nết. Hai ả bụng to kia hiền như bụt, cười cũng chẳng dám cười lớn, thật là chán ngắt.Mấy hôm sau, Bảo Thoa có dịp ngồi riêng với Nam Cung Giao liền dò hỏi :- Tướng công nhận ra thiếp cải trang từ lúc nào ?Nam Cung Giao cười khà khà :- Sau khi vỗ mông nàng lần đầu tiên là ta đã sinh nghi, để ý rình rập, và khám phá ra ngay.Bảo Thoa vừa thẹn vừa tức giận, đấm lên hồi vào ngực trượng phu.Chàng liền kéo nàng vào lòng mà hôn hít mãi không thôi !Bảo Thoa cố xô ra rồi nghiêm giọng :- Tướng công ! Thiếp đã phát hiện cái bướu trên trán Sở Nhu là giả. Phải chăng ngay vị trí ấy có dấu vết gì cần phải che đậy ?Nam Cung Giao chẳng hề ngạc nhiên nhưng ánh mắt nặng trĩu ưu tư :- Không phải là dấu vết mà là con mắt thứ ba ! Sở Nhu đã cho ta và gia mẫu xem !Bảo Thoa giật mình kinh hãi, lắp bắp nói :- Té ra Sở Nhu chính là Thánh Nữ của Thiên Nhãn Giáo đất Cách Nhĩ Mộc tỉnh Thanh Hải ! Hơn hai chục năm nay, họ ráo riết truy tìm một bé gái có ba con mắt, người được chọn làm Giáo Chủ đời sau của Thiên Nhãn Giáo ! Nam Cung Giao gật đầu :- Đúng vậy ! Mẹ của Sở Như đã mang con chạy trốn về Trung Nguyên, đến bờ sông Gia Lăng trên đất Tứ Xuyên thì lâm trọng bệnh và qua đời. May thay, Xảo Xảo Thư Sinh Sở Nam Vu đi ngang qua, đem đứa bé gái quái dị kia về nuôi dưỡng.Bảo Thoa ứa lệ than :- Thật tội nghiệp cho Sở thư ! Nếu ở lại Thanh Hải thì đến năm ba mươi tuổi cũng bị thiêu sống để tế thần !Nam Cung Giao an ủi :- Chỉ còn vài năm nữa là Sở Nhu qua tuổi tam thập, chẳng còn sợ ai truy bắt nữa.Bảo Thoa chợt nhớ ra, ngập ngừng hỏi :- Tướng công ! Nếu lần sau Sở thư sanh con gái và cũng có dị tướng như nàng thì sao ?Nam Cung Giao phì cười :- Dị tướng kia nào phải dễ có, trong mấy ngàn năm mới xuất hiện một lần. Đâu phải mẹ ba mắt là con cũng thế ?Tuy nói cứng vậy nhưng trong lòng chàng cũng không tự tin lắm.Chàng không sợ Thiên Nhãn Giáo mà chỉ sợ con gái mình sẽ ế chồng ! Trừ chàng ra, liệu trên đời còn có ai dám lấy một người vợ quái dị đến thế hay không ! Nếu mang bướu để che thì cũng chẳng khá hơn.Hồi giữa tháng chạp, Sở Nhu đã hạ sanh một nam hài, hai mắt bình thường. Và trước đó nửa tháng, Tử Phượng cũng đã lâm bồn, cho ra một bé gái xinh đẹp kháu khỉnh.Sau Tết Nguyên Đán, Nam Cung Giao cùng mẫu thân nghiên cứu Trường Hồng Kiếm Kinh, bỗ khuyết cho Lạc Điểu kiếm pháp, nhưng cố không làm mất đặc tính riêng của nó.Hai mẹ con bàn luận, cân nhắc, so sánh từng thế thức, tìm ra phương thức tối ưu.Mặt khác, Nam Cung Giao tìm hiểu Câu Trần Chân Kinh của Hồ Ly Song Tiên. Chọn ra tám chiêu lợi hại dạy cho bọn họ Trịnh, họ Sở và các đao thủ Thế Thiên Hội.Sở Mai cũng tham gia vì chàng trai to béo họ Ngô. Nam Cung Giao đã giữ lời hứa, se duyên cho họ.Nam Cung Giao định ở nhà cho đến cuối tháng hai để an ủi hai bà vợ vừa vượt biển, và gần gũi con thơ. Nhưng chỉ mới đầu tháng hai, thì dịch tốt đến trao thư hỏa tốc của Mã Thượng Thư.Tin thứ nhất là việc Tổng Trấn Quân Vụ Tích Giang, tức Minh Chủ võ lâm Vương Trung Hưng, đã bị giết ngay trong đêm mùng sáu tháng giêng !Hung thủ bịt kín mặt, kiếm thuật rất cao siêu, chỉ sau vài chiêu đã đâm thủng ngực Vương Tổng Trấn.Thích khách phá vây thoát đi rất dễ dàng sau khi giết ba mươi mấy quân sĩ triều đình.Tin thứ hai là việc Lưu Tổng Bộ Đầu đã phát hiện sào huyệt Tứ Hải Hội ở núi Võ Di Sơn, phía Bắc huyện Tam Bình, thuộc tỉnh Phúc Kiến !Dãy Võ Di Sơn là danh thắng nổi tiếng Trung Hoa, gồm ba mươi sáu đỉnh núi có rất nhiều hang động. Tứ Hải Hội đã chiếm cứ ngọn Tùng Vân ở phía Đông.Ngọn núi này thấp, nhỏ nhưng hiểm trở có rừng rậm bao quanh nên ít người lui tới ! Quan quân Phúc Kiến gần ba ngàn người, đã vây chặt núi Tùng Vân, tiêu diệt được hầu hết bọn thủ hạ Tứ Hải Hội, nhưng lại để sổng gã Hội Chủ và hai lão già nữa. Cả ba kẻ ấy đều bịt khăn ngang mặt nên không thể xác định có phải là Ngọc Diện Thần Kiếm và Địa Thượng Song Lôi hay không ?Tổng cộng hơn năm trăm gã cường đạo Tứ Hải Hội đã chết. Chẳng một ai sống sót để khai báo, vì những tên bị thương hay bị bắt đều cắn vỡ thuốc độc trong miệng mà tự sát !Trong số những tang vật thu được có cả sơ đồ và vị trí phòng ốc trong Hành Cung Nam Kinh, phủ Hình Bộ Thương Thư và doanh trại của Vương Tổng Trấn.Như vậy, có thể suy ra rằng kẻ giết Vương Trung Hưng chính là Trương Sĩ Hạo, và gã còn định hành thích cả Thất Vương Gia lẫn Mã Thượng Thư.Do vậy, Mã Xuân Trác vô cùng lo ngại, yêu cầu chàng rể tài ba trở về Nam Kinh gấp.Nam Cung Giao cấp tốc lên đường, chỉ đem theo Lâm Bảo Thoa và anh em họ Trịnh.Chàng dùng Ngân bài Đô Sát Viện, bắt các dịch trạm dọc đường thay ngựa tốt nên chỉ sau bốn hôm kiên trình đã đến Nam Kinh, vào chiều ngày mùng chín tháng hai.Cố đô của nhà Minh giờ đây được canh gác cẩn mật, quân tuần tiểu qua lại nườm nượp trên đường phố. Bọn khách giang hồ qua cửa thành bị xét hỏi gắt gao, và phải gởi vũ khí lại mới được vào.Đám công sai kiểm tra từng quán trọ, bắt ngay những kẻ không có thẻ đinh. Tối đến, mới đầu canh một là bốn cửa thành đã đóng chặt và chỉ mở ra lúc cuối canh năm !Các cơ quan đầu não trong thành, nhất là Hành Cung và dinh Hình Bộ được phòng vệ nghiêm mật, không khí nặng trĩu âu lo.Sự xuất hiện của Nam Cung Giao đã đem lại sinh khí cho nhà họ Mã.Chàng là chỗ dựa vững chắc, là dũng sĩ bất bại trước mọi khó khăn, với nụ cười luôn nở trên môi !Lâm Bảo Thoa thẹn thùng ra mắt các trưởng bối và hai người chị chung thuyền là Hoàn Cơ và Vân Mi. Khi biết nàng chính là Mộc Kính Thanh, mọi người phá lên cười ngất !Tiệc tẩy trần được dọn ngay, có cả Tiền Phu nhân tham dự. Bà đã hồi phục hoàn toàn, nhìn con rể bằng ánh mắt yêu thương.Không có Nam Cung Giao thì bà sẽ phải chết âm thầm, hay sống lê lết trong cảnh bại liệt và đau đớn vì sự tra khảo của kẻ thù.Sáng hôm sau, Nam Cung Giao theo nhạc phụ sang Hành Cung bái kiến Thất Vương Gia. Các đại thần cũng tề tựu đông đủ. Chu Nghiêm cười ha hả :- Thấy mặt Nam Cung hiền khanh là bổn Vương nhẹ cả người ! Hãy mau ngồi xuống rồi trình bày diệu kế của mình !Nam Cung gao vui vẻ đáp :- Thảo dân chỉ là kẻ võ biền thô lỗ, binh pháp không biết một chữ, làm gì có kế mưu gì ! Xin các vị đại nhân cứ dạy bảo, Giao này sẽ tận lực thi hành !Các quan có vẻ hài lòng trước sự khiêm tốn của chàng.Phạm Tổng Binh hắng giọng trình bày nội dung và qui mô của cuộc phòng thủ Nam Kinh.Rồi đến Tổng Bộ Đầu Lưu Cát báo cáo sơ tình hình trị an.Thất Vương Phi thấy Nam Cung Giao mỉm cười, liền cau mày phán :- Sao Nam Cung hiền khanh lại cười ?Nam Cung Giao nhoẻn miệng cười tươi hơn, vòng tay nói :- Khải bẩm Vương Phi ! Thảo dân đang thử tính xem nếu sau một năm nữa mà thích khách vẫn chưa xuất hiện thì bá quan và sĩ tốt thành Nam Kinh sẽ xực mất mấy ngàn cân thịt và mỡ ? Không chừng chúng ta chỉ còn lại những bộ xương biết đi !Mã Kim Khu phá lên cười hô hố :- Không sao ! Không sao ! Phần lớn các quan Nam Kinh đều rất nặng cân, nếu ốm đi một chút cũng tốt thôi !Thất Vương Gia tủm tỉm hỏi :- Khanh nói cũng có lý, nhưng đâu còn cách nào khác ? Hay là khanh đã có chủ ý hay hơn ? Nam Cung Giao gật đầu đáp :- Theo thiển ý của thảo dân, ngay ngày mai chúng ta sẽ khôi phục sự sinh hoạt trong thành như không hề có chuyện gì. Rút hết cấm quân, công sai về, cho mặc thường phục, làm công việc trinh sát là chính ! Bẫy có mở thì ác thú mới dám vào ! Lưu Tổng Bộ Đầu băn khoăn :- Nhưng nếu không phòng vệ nghiêm mật thì hung thủ sẽ vào được thành, và với bản lãnh cao siêu ấy, cấm quân làm sao ngăn nổi ? Vụ án Vương Tổng Trấn đã chứng minh điều này !Các quan đều tán thành ý của họ Lưu !Nam Cung Giao thản nhiên nhắp hớp trà rồi hỏi lại :- Nếu Lưu đại nhân là hung thủ, khi vào trong thành Nam Kinh và phát hiện ra rằng có đến năm sáu vị Thất Vương Gia, hoặc Hình Bộ Thượng Thư ung dung đi lại thì liệu đại nhân có dám ra tay không ?Thất Vương Phi tỏ ra thông minh hơn hết, sảng khoái vỗ đùi, dơ ngón cái khen liền :- Hảo diệu kế ! Nam Cung hiền khanh quả có tài thần cơ diệu toán !Chu Nghiêm và các quan giờ mới hiểu ra, hết lới tán dương Nam Cung Giao !Lưu Cát đứng lên vòng tay vái :- Cảm tạ công tử đã cất hộ gánh nặng trong lòng lão phu nửa tháng nay, Lưu mỗ thức trắng vì lòng lo ngay ngáy ! Hôm sau, cáo thị dán đầy cửa thành và chợ búa, thông báo sự việc khôi phục giờ mở cửa thành như cũ, trấn an bách tính cứ yên chí làm ăn.Quân tuần tra, hoặc xét hỏi ở cửa thành cũng biến mất. Nhưng thay vào đó mỗi quán trọ, tửu điếm, đổ trường, nhà thổ đều có thám tử túc trực.Công việc này rất nhàn hạ nên ai cũng xung phong làm ! Hạnh phúc nhất là được trà trộn vào kỹ viện, vừa trọn việc công, vừa sướng thân còm mà không mất xu nào !Người vô tâm thì không thấy, song kẻ hữu ý sẽ nhận ra quái sự, là trong thành giờ đây có đến sáu Thất Vương Gia, bốn Hình Bộ Thượng Thư, nghi vệ giống nhau, xuất hiện khắp nơi !Lưu Tổng Bộ Đầu đã ngủ yên giấc để ban ngày điều động guồng máy trinh sát. Nhờ không phải lo lắng cho an nguy của Thất Vương Gia, nên họ Lưu đủ minh mẫn và sức lực để hành sự, cuối cùng đã có kết quả.Tối mười sáu tháng hai, Lưu Cát đến phủ Hình Bộ, hồ hởi báo cáo :- Bẩm đại nhân, các thám tử đã phát hiện có người đi vào tháp Đại Bảo ân Tự, và không thấy trở ra. Tuy mặt đối phương bị nón che, khó nhận dạng, nhưng dáng vóc thì rất giống Trương Sĩ Hạo. Ty chức đã cho hơn trăm công sai vây chặt ngôi chùa ấy rồi !Tháp Đại Báo Ân Tự là một trong những ngọn tháp đẹp nhất Trung Hoa, mới được xây dựng xong vào năm Tuyên Đức thứ sáu, đời vua Minh Tuyên Tông.Tháp này cao độ mười trượng, gồm chín tầng, năm mặt đều có kính pha lê, treo một trăm hai mươi quả chuông đồng đủ loại. Trong tháp còn có tượng Phật Như Lai rất lớn.Mã Thượng Thư mừng rỡ, ra lệnh cho Phạm Tổng binh điều ngay ngàn quân đến chùa Đại báo ân.Các cao thủ võ lâm như Nam Cung Giao, Bảo Thoa, Cẩn Nhục Đầu Đà, Hoàn Cơ, Cuồng Vũ Đao, anh em họ Trịnh và bảy lão già họ Mộc cũng đi theo quan Thượng Thư, quyết diệt trừ tai họa cho Nam Kinh.Quan quân lặng lẽ xiết chặt vòng vây, ẩn mình dưới rặng cây. Cách tường chùa Đại Báo Ân năm sáu trượng, chờ lệnh mới hành động.Nam Cung Giao và anh em họ Trịnh vào trước để do thám. Họ phải biết chắc đối phương là ai, để khỏi làm trò cười cho thiên hạ.Ba người chia nhau vượt tường ở ba hướng Bắc, Tây, Đông vì hướng Nam là cổng Tam Quan, không có tăng xá.Trăng mười sáu vằng vặc đằng Đông, soi rọi dáng vóc uy nghi, diễm lệ của tòa tháp, được những cánh cửa pha lê của chín tầng tháp phản chiếu, lấp loáng như dát bạc.Trong chùa có đến hơn trăm tăng lữ, sư trụ trì là Thanh Hoa đại sư, theo phái Thiên Thai Tông, giống như Phổ Đà Tự vậy !Phật Giáo Trung Hoa có tám tông phái chính, đều thuộc hệ Đại Thừa gồm : Tam Luận Tông, Thiên Thai Tông, Hoa Nghiêm Tông, Pháp Tướng Tông, Luật Tông, Tĩnh Thổ Tông, Mật Tông và Thiền Tông.Thiên Thai Tông do hòa thượng Trí Khải đời Tùy lập ra. Cuối đời, ngài sống trên núi Thiên Thai, Chiết Giang, viết sách hoàn thiện học thuyết của mình. Do vậy ngài được gọi là : Thiên Thai đại sư. Thiên Thai Tông dựa vào kinh Pháp Hoa nên còn tên là Pháp Hoa tông, phát triển rất rộng rãi, được truyền bá sang cả những nước phía Đông như Nhật Bản, Triều Tiên.Còn Thiền Tông xuất xứ từ ngài Bồ Đề Đạt Ma, tổ sư Thiếu Lâm Tự.Nghĩa là, chùa Đại Báo Ân chẳng dính dáng gì đến chùa Thtếu Lâm cả !Ngọc Diện Thần Kiếm Trương Sĩ Hạo không biết gã Sư Điên Vô Dụng là Nam Cung Giao, vì cũng chẳng ngờ chàng đã khám phá ra vai trò Hội Chủ Tứ Hải Hội của mình, nên mới đến tá túc ở chùa đại Báo Ân nầy !Chính Nam Cung Giao đã nhắc nhở Lưu Tổng Bộ Đầu giám sát các chùa chiền trong thành Nam Kinh, nên đã phát hiện ra kẻ khả nghi !Trống sang canh ba đã điểm mà tăng xá của phương trượng Thanh Hoa vẫn còn sáng đèn, trong khi các phòng khác đều tối tăm.Nam Cung Giao lẻn đến cửa sổ phía sau, ghé mắt nhìn qua khe, nhận ra Trương Sĩ Hạo đang uống trà, đàm đạo với một lão hòa thượng râu bạc, pháp tướng trang nghiêm, có lẽ là Thanh Hoa đại sư.Trịnh Tháo không tìm được gì nên lần đến với chàng. Nam Cung Giao hạ giọng dặn dò gã, và họ Trịnh ra ngoài, thông báo cho Mã Thượng Thư và Lưu Tổng Bộ Đầu biết. Trịnh Tháo trở lại ngay, và lát sau, ngoài cổng chùa có tiếng người.Lưu Cát và mười gã công sai cầm đuốc đến gọi cửa rất lớn : - Bổn chức là Lưu Cát, Tổng Bộ Đầu Nam Kinh có việc muốn bái kiến Phương Trượng !Trong đêm thanh vắng, giọng của lão rõ mồn một, vọng vào đến tận phòng của Thanh Hoa đại sư.Nam Cung Giao nhận ra Sĩ Hạo vẫn bình thản, lòng rất khâm phục.Thanh Hoa đại sư chắc không biết gì về lai lịch cũng như mục đích của Sĩ Hạo nên hiền hòa bảo gã :- Trương sư điệt cứ ngồi lại đây dùng trà, lão nạp ra xem có việc gì ? Lưu thí chủ cũng là chỗ quen biết. Chắc sẽ bỏ qua việc ngươi đến bổn tự mà không khai báo ! Gần đây, trong thành truy bắt đạo tặc nến mới có những cuộc kiểm tra đột ngột thế này !Sĩ Hạo mỉm cười :- Sư thúc cứ bảo họ rằng có cháu của Đông Hải Thần Tăng đến làm khách vài hôm !Thanh Hoa đại sư gật đầu, bước ra ngoài. Lúc này, cổng chùa đã được một tiểu tăng mở ra, và bọn Lưu Cát đã vào đến sân gạch phía trước bảo tháp.Lưu Cát vái thật sâu, nói với Thanh Hoa :- Mong thần tăng lượng thứ cho ! Ty chức vì công vụ nên phải mạo muội đến quấy nhiễu đất Phật ! Nghe nói quý tự có tiếp một vị khách lạ ?Thanh Hoa đại sư thật thà đáp :- A Di Đà Phật ! Quả đúng là có. Người khách ấy là sư điệt của lão nạp. Tên gọi Trương Sĩ Hạo, ở chùa Phổ Đà đến thăm. Y có lai lịch rất tốt vì là cháu ruột của Đông Hải Thần Tăng.Lưu Cát vui vẻ nói :- Nếu thế thì không sao ! Nhưng để cho đúng thủ tục, phiền thần tăng mời Trương thiếu hiệp ra cho ty chức diện kiến. Từ lâu, ty chức vẫn ngưỡng mộ uy danh của Ngọc Diện Thần Kiếm.Thanh Hoa đại sư gật đầu, bảo gã tiểu tăng đứng sau lưng :- Con mau vào phòng ta, mời Trương thí chủ ra đây !Tiểu tăng rảo bước đi ngay.Nam Cung Giao và anh em họ Trịnh vì rình sau phòng Phương trượng, chứng kiến cảnh nhà sư trẻ bước vào.Sĩ Hạo nghe nói mình được mời ra, cau mày hỏi :- Toán công sai có đông không ?Tiểu Tăng không hiểu ý, nhưng vẫn đáp :- Bẩm thí chủ! ! Chỉ độ mười người !Trương Sĩ Hạo suy nghĩ một lúc, đứng lên đi ra. Hông gã lủng lắng thanh trường kiếm thiết thân. Là kiếm sĩ thượng thừa. Họ Trương yêu kiếm đến nỗi đi ngủ cũng chẳng rời ! Lúc này, Nam Cung Giao mới nhận ra bàn tay tả của gã mang một bao da đen bóng, đầy đủ năm ngón.Song các ngón và cả bàn tay có vẻ dầy, lớn hơn bình thường. Trịnh Tháo cũng thấy thế, thì thầm vào tai chàng :- Công tử nên lưu ý ! Thuộc hạ cho rằng gã họ Trương kia đã tháp thêm những ngón tay thép vào chỗ bị cụt ! Nam Cung Gian gật đầu, kéo hai thủ hạ phi thân lên nóc tăng xá, chuyền sang sân trước, bám theo sau Trương Sĩ Hạo.Họ Trương không hề hay biết, vẫn ung dung nện gót, chậm rãi tiến vế phía sân gạch rộng rãi trước mặt tòa bảo thấp. Gã có dáng đi rất đẹp, độ dài mỗi bước chân đều như nhau chẳng hề sai lệch dù chỉ một ly ! Lúc Trương Sĩ Hạo còn cách hai trượng, Lưu Cát bỗng quát vang!- Tiến vào !Thế là từ ngoài, bọn công sai ùa qua cổng, nhảy qua tường, vây lấy con mồi. Và rồi ngoài kia hàng ngàn ngọn đuốc được đốt lên sáng rực, át cả ánh trăng.Có hơn trăm quân sĩ cầm giáo và đuốc chạy vào, tạo thành vòng vây thứ hai. Thanh Hoa đại sư kinh hãi hỏi :- Lưu thí thủ ! Thế này là thế nào ?Lưu Cát cười nhạt :- Trương Sĩ Hạo chính là Hội Chủ Tứ Hải Hội, trọng phạm số một đang bị triều đình truy nã ! Đại sư đừng đến gần gã mà mang họa !Họ Trương ngửa cổ cười khanh khách :- Các ngươi lấy bằng cớ đâu mà dám vu oan giá họa cho ta ?Lưu Cát cao giọng :- Trong số tang vật tịch thu được ở Võ Di sơn, có đầy đủ y phục và bút tích của ngươi ! Phường may Xảo Tú Châu ở Hàng Châu xác nhận đã may thêu số quần áo đó cho ngươi ! Còn bút tích thì chẳng sai với nét chữ của bài thơ mà ngươi đã viết trên vách Hoàng Hạc Lâu ! Sĩ Hạo cau mày :- Nhưng sao lão lại dám khẳng định ta có lưu một bài thơ trên lầu Hoàng Hạc ?Lưu Cát cười khẩy : - Tên chữ của ngươi là Mạnh Đức, ý học theo thói gian hùng của Tào Tháo. Do vậy, dưới bài thơ ấy thự danh Trương Mạnh Đức ! Xui xẻo cho ngươi là có người biết được bí mật này !Trương Sĩ Hạo không ngờ mình chỉ sơ suất một chút mà sự nghiệp tan tành. Nhưng còn nước còn tát, gã sẽ thoát khỏi nơi này trước đã rồi sẽ tính sau. Gã còn trẻ, lo gì không dựng lại được cơ đồ ?Họ Trương lạnh lùng nói :- Phế ngôn ! Ai bảo lão rằng tên chữ của ta là Mạnh Đức ?Từ ngoài vọng vào tiếng thánh thót và trong trẻo :- Ta nói đấy !Vòng vây phía ấy dãn ra, nhường chỗ cho một lão tướng giáp trụ oai phong và ba nàng hiệp nữ sắc nước hương trời ! Sĩ Hạo nhận ra một trong ba nữ nhân ấy, choáng váng thét lên :- Lâm hiền muội !Bảo Thoa cười nhạt :- Ta đã nói thì chắc các hạ không thể chối được rồi !Sĩ Hạo quắc mắt :- Năm xưa, lệnh tôn đã hứa với ta rằng suốt đời sẽ bắt nàng mang bộ mặt xấu xí, cho đến lúc tìm được người chồng có bản lãnh cao hơn ta ! Nay vì sao nàng lại dám vi phạm điều ước ấy ?Bảo Thoa tủm tỉm hỏi lại :- Thế bốn ngón tay của Trương các hạ là do bị kẻ nào chặt vậy ? Sĩ Hạo hổ thẹn quát :- Nói láo ! Ta không tin gã sư điên ấy là chồng của nàng !Nhưng từ trong đám quân vây sau lưng gã có tiếng cười khanh khách, và rồi vang lên giọng ồm ồm :- Sao lại không phải ! Bộ ngươi tưởng rằng Sa Di Vô Dụng ta không lấy được vợ đẹp hay sao ? Chẳng những là Bảo Thoa mà cả hai ả tiên nữ kia nữa đấy !Sĩ Hạo kinh hãi quay lại, thấy một chàng trai áo lam sậm, dáng vóc lớn như Vô Dụng, tay cầm thanh kiếm dài quá khổ !Họ Trương đã ngờ ngợ hiểu ra, cay đắng nói :- Phải chăng ngươi là Nam Cung Giao, kẻ mới nổi tiếng mấy năm nay ?Nam Cung Giao gật gù :- Đúng thế ! Để ngươi khỏi phải chối cãi mà thêm nhục chí trượng phu, ta bảo cho biết rằng chính Địa Thượng Song Lôi đã vô tình tiết lộ lai lịch Tứ Hải Hội Chủ của người đấy !Trương Sĩ Hạo giận run, song cố trấn tĩnh tìm cách bảo toàn sinh mạng.Gã tự nhủ rằng, với bàn tay tả bọc thép, may ra sẽ bất ngờ đả bại và khống chế được Nam Cung Giao, dùng làm mộc thoát thân. Thắng trận đấu năm ngoái, họ Trương biết rõ công lựcđối phương kém xa mình, chỉ thắng nhờ bộ pháp ảo diệu. Sĩ Hạo ngạo nghễ nói :- Chuyện Tứ Hải Hội ta chẳng chối làm gì, nhưng nếu ngươi có dám cùng ta tái đấu hay không ? Ngày ấy, ngươi dùng quỉ kế nên ngươi mới chiếm được thượng phong, chứ thực ra bản lãnh còn kém ta vài bậc !Nam Cung Giao nghiêm giọng :- Ta vốn luyến tiếc cho một kẻ tài hoa xuất chúng, nhưng ngươi lại nhẫn tâm giết hại cả cột trụ của giang sơn là Tổng Trấn Quân Vụ Vương Trung Hưng. Vì vậy, đêm nay ta quyết lấy đầu của ngươi đấy.Nói xong, chàng rút kiếm, lướt đến tấn công ngay. Sau hơn tháng cùng mẫu thân hợp lực nghiên cứu Trường Hồng Kiếm Kinh, kiếm pháp của Nam Cung Giao đã tinh thục hơn trước bội phần. Hai mẹ con đều thông minh hơn người, dung hòa cả hai pho Trường Hồng, Lạc Điểu làm một, mỗi chiêu đều giữ nguyên hình thức, kiếm ý, song hoàn mỹ hơn trước. Giờ đây, Nam Cung Giao thi triển chiêu Bách Điểu Tranh Thanh trong Lạc Điểu kiếm pháp, kiếm kình rít gió tựa ngàn tiếng chim, và kiếm ảnh lấp loáng dưới ánh trăng, thập thò những mống cầu vồng sáng bạc. Trương Sĩ Hạo cũng dồn toàn lực vào chiêu Bạch Liên Toàn Tiếu, y phục trắng muốt hòa với kiếm thành đóa sen nở rộng, đổi đòn với đối thủ.Đà tiến của chiêu Ngự Kiếm này rất mãnh liệt, nếu Nam Cung Giao dùng Hư Ảnh Thần bộ mà né tránh, thì gã đã lướt xa, thoát khỏi chiêu thứ hai của chàng. Nhưng lần này Nam Cung Giao ngang nhiên chống cự. Tiếng thép chạm nhau gay gắt, và Sĩ Hạo rú lên đau đớn vì chót mũi và gò má phải bị hớt đứt ! Nếu không có bàn tay tả bọc thép che chắn tâm thất thì ngực gã cũng thủng rồi !Sau chiêu đầu, họ Trương đã nhận ra công lực đối phương còn cao hơn mình, lòng vô cùng khiếp sợ. Nhưng dung mạo bị tàn phá, gã không còn thiết sống nữa, điên cuồng xông vào đổi mạng. Gã yêu quí, say mê vẻ anh tuấn thần thánh của mình, nên giờ đây hoàn toàn sụp đổ.Dũng khí của kẻ liều mạng thật đáng sợ, nhất là khi kẻ ấy là một kiếm thủ thượng thừa như Sĩ Hạo ! Gã bất cần thân thể, công nhiều hơn thủ, khí thế cực kỳ hung hãn và ác liệt.Nhưng giờ dây, bản lãnh Nam Cung Giao đã cao hơn đối phương đến vài bậc, cả về công lực lẫn kiếm thuật.Chàng ung dung giải phá những chiêu kiếm vũ bão của họ Trương, mỗi lần phản kích đều lưu lại vết thương trên người Sĩ Hạo.Đối phương dùng bàn tay thép bảo vệ mặt cổ, ngực, bụng rất chắc chắn nên khó thọ trọng thương. Những thương tích ở cánh tay và đùi thường không đáng kể.Nhưng vấn đề ở chỗ là máu chảy ra rất nhiều và mang theo sức lực.Sĩ Hạo tấn liền hơn trăm chiêu mà không chạm được đến khéo áo đối thủ, ngược lại còn bị trúng đến tám chiêu kiếm, lòng vô cùng chán nản ! Trong hoàn cảnh tuyệt vọng này, họ Trương chẳng cam tâm chịu chết, bất ngờ bỏ cuộc, lao ngược về phía Lưu Cát và Thanh Hoa đại sưTrụ trì chùa Đại Báo Ân đạo hạnh cao thâm, kinh kệ làu thông, nhưng chỉ biết có vài đường quyền dưỡng sinh. Còn bản lãnh của Lưu Cát thì cũng khá, song không thể đỡ nổi chiêu kiếm quyết tử của họ Trương.Lưu Tổng Bộ Đầu vội cử đao, hợp lực cùng bốn gã công sai đứng bên, xông ra chặn đường Sĩ Hạo, bảo vệ Thanh Hoa đại sư. Nếu để Sĩ Hạo kê kiếm vào cổ Thanh Hoa, bắt làm con tin thì nguy to !Nhưng Lưu Cát lại quên rằng mình cũng là một con tin rất đáng giá. Năm thanh đao vừa chạm vào luồng kiếm quang dầy đặc quanh người họ Trương, lập tức bị dạt ra, và Sĩ Hạo xấn tới đưa tay tả khóa chặt lưỡi đao của Lưu Tổng Bộ Đầu, thọc mũi kiếm vào ngực lãoLưu Cát rụng rời chân tay trước diễn biến bất ngờ này, và mọi người cũng vậy. Nhưng chưa ai kịp hô hoán hay than trời thì Sĩ Hạo bỗng lảo đảo, quỵ xuống vì trên lưng cắm sâu một thanh trường kiếm ! Gã nhanh, song Nam Cung Giao còn nhanh hơn. Chàng đã kịp thi triển thủ pháp Xuyên Vân Phi Kiếm trong Lạc Điểu kiếm pháp, phóng kiếm vào lưng Sĩ Hạo, từ khoảng cách hơn hai trượng.Với tu vi năm chục năm chân khí, thanh Lạc Điểu kiếm hóa thành mũi tên thép, và có tốc độ nhanh hơn trường tiễn rời dây cung !Tiếng reo hò mừng rỡ của quan quân làm chấn động cả một góc trời, khiến lê thứ gần đây phải thức giấc ! Nam Cung Giao bước đến thu hồi vũ khí. Lưu Cát vòng tay vái dài :- Ơn cứu mạng suốt đời Lưu mỗ chẳng dám quên !Lão không biết rằng Sĩ Hạo chỉ muốn bắt sống mình !Nam Cung Giao cũng không biết nên cười xòa :- Chúng ta là người nhà cả, hà tất Lưu đại nhân lại phải nói những lời ân nghĩa.Lâm Bảo Thoa với Sĩ Hạo là bạn thanh mai trút mã, quen biết nhau từ thuở ấu thơ. Khi lớn lên, do cá tính khác nhau nên nàng đã từ chối Iấy họ Trương. Bảo Thoa còn căm hận gã vì việc bắt nàng phải suốt đời hóa trang xấu xí. Nhưng nay, nàng đã tìm được hạnh phúc, lửa giận cũng nguội đi.Thấy gã chết thảm, Bảo Thoa vì những kỷ niệm xưa mà rất thương tâm. Nàng đến quì bên xác Trương Sĩ Hạo khóc ròng.Nam Cung Giao hiểu rõ tâm sự ái thê, để mặc nàng khóc cho thỏa, không hề ngăn cản. Mọi người cũng đứng yên, tôn trọng nỗi khổ đau của Bảo Thoa.Lát sau, gã phổi bò Trịnh Mãng chịu hết nổi, hoặc nóng mũi giùm chủ nhân, liền nói oang oang :- Xin phu nhân đừng khóc nữa, kẻo người ngoài hiểu lầm rằng ngày xưa phu nhân và Trương Sĩ Hạo tình nghĩa mặn nồng, từng thề non hẹn biển !Trịnh Tháo giáng thêm một đòn :- Chắc là Lâm phu nhân đang nhớ đến kỷ niệm tắm trăng trên bờ biển !Bảo Thoa thẹn chín người và nổi lôi đình, đứng phắt lên, lao về phía anh em họ Trịnh. Hai gã đã khôn hồn co giò bỏ chạy và cười hô hố. Hoạt cảnh này đã khiến mọi người cười theo.Ba hôm sau, một chiến thuyền chở quan tài của Trương Sĩ Hạo về Chiết Giang. Thanh Hoa đại sư và hai chục tăng lữ chùa Đại Báo Ân đi theo phụ trách việc này.Chiếu vương pháp triều Minh thì đầu của Sĩ Hạo phải được treo giữa chợ để làm gương. Nhưng vì nể mặt Phổ Đà Tự nên Thất Vương Gia đã cho họ Trương được toàn thây trở về cố thổ là đảo Chu Sơn.Đồng thời tấu chương cũng được gởi ngay về Bắc Kinh, báo cáo việc tiêu diệt hoàn toàn Tứ Hải Hội ! ! Trọng án văn kèm theo có cả lời chứng của Thanh Hoa đại sư và một số tăng lữ chùa Đại Báo Ân. Họ đã tận tai nghe Trương Sĩ Hạo thú nhận mình là Hội Chủ. Mã Thượng Thư đã tính toán rất kỹ nên mới cho đưa xác Trương sĩ Hạo về đảo Chu Sơn bằng đường sông và biển. Thuyền tang xuôi dòng Trường Giang, ra đến Đông Hải, rẽ phải, dọc theo bờ biển để về Chu Sơn. Thời gian của hành trình này mất gần tháng.Tại sao họ Mã lại làm như thế ?Vì lão lo cho rể quí của mình ! Mã Thượng Thư biết Nam Cung Giao phải thay mặt Thiếu Lâm Tự phó ước với Đông Hải Thần Tăng. Nếu lão sư già lợi hại kia biết Nam Cung Giao là nhà sư điên Vô Dụng, và đã giết Sĩ Hạo, thì chắc chắn lão sẽ chẳng nương tay !Thuyền đang đi đường thủy, Thần Tăng đi đường bộ, chẳng thể gặp nhau được !Nhưng người tính không bằng trời tính, ngay chiều hai mươi, Lưu Cát đến tìm Nam Cung Giao, rủ chàng sang nhà uống rượu.Trong bữa tiệc, vẻ gượng gạo của lão không qua được mắt Nam Cung Giao. Chàng cười hỏi :- Phải chăng Lưu đại nhân có tâm sự khó nói ra ?Lưu Cát rầu rĩ đáp :- Đúng thế ! Lão phu mới được nghe bọn thám tử báo rằng đã tìm thấy dấu vết của Địa Thượng Song Lôi, ở một quán trọ ngoài cửa Đông Thành.Họ đã rời nơi ấy hai ngày sau trận Đại Báo Ân Tự. Như vậy, chắc chắn Đông Hải Thần Tăng sẽ biết công tử là nhà sư Vô Dụng và đã giết Sĩ Hạo vì con trai của lão chủ quán trọ ấy làm đầu bếp trong chùa, về kể lại cho Song Lôi nghe không sót một chi tiết !Nam Cung Giao hỏi lại :- Chẳng hay Lưu đại nhân đã báo việc này cho gia nhạc phụ nghe chưa ?Lưu Cát lắc đầu :- Chưa ! Lão phu muốn công tử tự quyết định rằng có đi Thiếu Lâm Tự hay không ?Nam Cung Giao mỉm cười :- Đại nhân sợ tại hạ vì thể diện với bên vợ, liều mạng đi phó hội chứ gì ?Giao tôi chỉ thuận lương tâm mà hành động, ai chê cười cũng mặc ! Có điều lần này không đi không được ! Nhưng mong Lưu đại nhân giữ kín việc phát hiện Địa Thượng Song Lôi, để mọi người khỏi lo lắng vô ích !Lưu Cát cười khổ :- Lão phu biết ngay công tử chẳng hề chùn bước ? Nhưng việc tử sinh xin hãy suy nghĩ cho kỹ !Sự quan hoài, lo lắng của lão khiến Nam Cung Giao cảm động, buột miệng trấn an : - Lưu lão ca cứ yên tâm, tiểu đệ đánh không lại thì bỏ chạy, nấp vào sau lưng các nhà sư Thiếu Lâm ! Chẳng lẽ họ lại để tiểu đệ chết ?Lưu Cát gật đầu lia lịa và run giọng :- Công tử đã lỡ gọi lão phu là anh sao không biến việc ấy thành sự thực ?Nam Cung Giao vòng tay đáp :- Nếu lão ca không chê thì tiểu đệ xin mạn phép với cao vậy.Lưu Cát hoan hỉ phi thường, cười ha hả, sai gia nhân sắp nhang đèn ngoài vườn, cùng Nam Cung Giao kết nghĩa anh em.Lão gọi cả thê tử ra giới thiệu với chàng. Sau đó, hai người thù tạc đến tận lúc Mã Thượng Thư cho lính đi tìm.Sau này, Nam Cung Giao mới hiểu hết tầm quan trọng của việc kết nghĩa đệ huynh với Lưu Cát. Giờ đây, chàng chỉ vì lòng yêu mến của đối phương, thuận duyên mà nhận lời chứ chẳng hề tính toán gì cả.Tuy Lưu Tổng Bộ Đầu chỉ thuộc hàng quan lại Tam Phẩm, nhưng do chức trách, lão có quyền hạn rất lớn.Trong khi hành sự, Lưu Cát trực tiếp tra án, tùy ý đổi trắng thay đen, sau mới trình lên Bộ Hình. Họ Lưu thu được rất nhiều tang vật quí giá, giữ làm của riêng mà thượng cấp không hề hay biết. Có nghĩa là lão rất giàu, dù bề ngoài thanh bạch !Hai là, Lưu Cát quen biết, hoặc nắm gáy hầu hết những tay đạo chích, đạo tặc ở các phủ phía Nam Trường Giang. Chính bọn này là tai mắt và tay sai của Lưu Cát. Nhờ vậy, họ Lưu phá án rất nhanh chóng !Về một phương diện nào đó, Lưu Cát cũng là thủ lãnh của giới Hắc Đạo, dưới trướng có cả ngàn thủ hạ, chưa kể đến lực lượng công sai đông đảo và trung thành.Trong tương lai, Lưu Cát đóng vai trò rất lớn trong cuộc đời Nam Cung Giao. Nhưng đó là chuyện về sau, giờ chúng ta quay lại phủ Thượng Thư họ Mã.Nam Cung Giao vẫn thản nhiên cười nói, luyện võ qua loa, chủ yếu vui đùa với ba cô vợ đẹp. Cách sử sự này khiến mọi người rất an tâm, không xem trọng cuộc so tài với Đông Hải Thần Tăng, trên núi Thiếu Thất vào ngày rằm tháng ba tới.Tối hai mươi bốn là tiệc tống hành, sáng hai mươi lăm thì Nam Cung Giao lên đường. Chàng chỉ đem theo có anh em họ Trịnh và từ chối sự tháp tùng của các mỹ nhân !Gió xuân lồng lộng thổi ba vạt áo choàng của kẻ dấn thân vào hiểm địa, không chắc sẽ trở về. Nhưng chẳng ai ngờ đến mà nhỏ giòng lệ biệt ly !Phía trước Nam Cung Giao còn không ít kẻ thù lợi hại : Đông Hải, Long Giác, Hồ Bang, Tùy Hải Chân Nhân, và có thể là cả Thiên Nhãn Giáo nữa. Ưu Đàm Hoa Tiếu Ngạo Trung Hoa Đánh máy: Vinh Hồi 14 Lư Châu phùng Si NữHoàng Ưng tảo Quần Hồ Trung Hoa là đất nước có lãnh thổ rộng lớn, mùa xuân từng bước đi từ Nam lên Bắc, và khí hậu cũng lạnh dần theo.Tháng ba, ở Hoa Nam đã chớm hạ, nhưng Bắc Kinh vẫn còn xuân. Và con một điều nữa là càng xa biển càng rét mướt !Trưa mùng hai tháng ba, thầy trò Nam Cung Giao đến thành Hợp Phì, cách Nam Kinh sáu trăm dặm về hướng Tây.Thời Tống, Hợp Phì có tên là Lư Châu ! Nơi đây thành thị chỗ chôn nhau cắt rốn của một nhân vật lịch sử rất lừng danh là Bao Thanh Thiên !Thuở ấy, kinh đô nhà Bắc Tống đặt ở Khai Phong, tức thành Biện Lương, nằm cạnh bờ sông Hoàng Hà !Bao Chửng được phong Hàm Long Đồ Đại Học Sĩ, chấp chưởng Phủ Doãn phủ Khai Phong. Tài xử án của họ Bao lẫy lừng kim cổ, khi chết được hậu thế lập đền thờ.Ở Khai Phong có một đền và tại quê hương có cái thứ hai. Chẳng những thế con đường có miếu của họ Bao tọa lạc cũng được mang tên ông. Đấy là do bách tính đặt ra cho dễ nhớ, chớ thường thì các triều đại Trung Hoa cổ không có thói quen dùng tên danh nhân để đặt tên đường xá hoặc đô thị !Tại sao lại phải nhắc đến Bao Chửng ở đây ? Vì đối diện miếu thờ họ Bao, trong thành Hợp Phì, có một tửu quán rất nổi tiếng mang tên Bao Gia Đại tửu lâu.Nghĩa là nó thuộc về con cháu của Bao Công. Có lẻ vì nhờ danh tiếng của tổ phụ nên quán nhậu này rất đắt khách ! Và giờ đây, nó được vinh dự tiếp đón chàng trai họ Nam Cung của chúng ta, cùng hai gã thủ hạ !Được hóa thân làm người khác là niềm vui khó tả, do vậy, đám nhi đồng rất khoái mang mặt nạ. Nam Cung Giao, một gã đàn ông mang bản chất trẻ thơ, tận dụng món đồ chơi ưa thích là bẩy chiếc mặt nạ da người.Hôm nay, chàng đóng vai một hán tử tứ tuần thô mỹ, mày rậm, mũi ưng, râu mép xanh rì, da mặt sần xùi, kha khá giống cường sơn, thảo khấu. Trịnh Tháo đã dùng thuốc mầu dặm thêm rất kỷ, nên dù ai tinh mắt cách mấy cũng không phát hiện nổi giả chân ! Ba người chậm rãi ăn uống. Nhâm nhi chén rượu đặc sản của giòng họ Bao ! Bao Chửng chưa hề nổi tiếng sành rượu, sành ăn, thế mà con cháu lão lại phát tài bằng nghề ăn uống, quả cũng là lạ.Nam Cung Giao bâng khuâng nhìn sang bên đường, quan sát miếu thờ Bao Chửng ! Các bậc trung lương, hiền tài, khi chết đi, đều được phong làm phúc thần. Đền thờ của họ là chốn để bách tính đến cầu khẩn khi đau ốm, khó khăn. Do vậy, dù không phải ngày sóc vọng, miếu của Bao Công cũng nghi ngút khói hương, lác đác người ra kẻ vào.Chùa và miếu là hai nơi kinh doanh ngành quán trọ đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, có trước cả dịch trạm.Ngoài chính Điện để thờ cúng, chùa miếu còn có những công trình phụ dành cho tín đồ phương xa nghỉ lại.Các chàng học trò nghèo thường trọ ở chùa, miếu để dồi mài kinh sử cho rẻ và yên tĩnh. Khách lỡ độ đường, và hầu bao quá nhẹ, cũng tìm đến các chùa hay miếu.Nam Cung Giao nhãn lực tinh tường thoáng nhận ra một vóc dáng quen thuộc trên sân gạch của miếu thờ họ Bao. Người này chắp tay sau lưng đi lại. Ngắm nghía những cành mai nở rộ. Mùa xuân vùng Trung Hoa đến khá âm thầm vì tết Nguyên Đán đã qua từ lâu.Nhân vật tao nhã ấy là một lão già tuổi lục tuần, trường bào vải xanh mộc mạc, không đeo vũ khí trông rất hiền lành. Nhưng Nam Cung Giao đã nhận ra lão ta là một trong những hộ pháp của Hồ Bang. Chàng nhìn thấy đối phương chỉ một lần khi đột nhập Ngọc Lan Cốc để cứu Tử Phượng.Nam Cung Giao dặn dò hai thủ hạ, gởi kiếm và hành lý cho họ, rồi rời tửu lâu đi sang miếu để kiểm chứng, cuối cùng xác định rằng mình chẳng hề lầm.Chàng trở lại bàn rượu, cau mày bảo Trịnh Tháo, Trịnh Mãng :- Chẳng lẽ Hồ Bang biết Sở Nhu là vợ của ta, và định tấn công Sở Gia trang, bắt gia Nhạc mẫu để uy hiếp ?Trịnh Tháo bàn rằng :- Sự đời bất trắc, khó mà lường được ! Công tử cứ đến Sở Gia trang trước anh em thuộc hạ sẽ trà trộn vào miếu để giám sát hành vi của đối phương. Có tin gì, Trịnh Mãng sẽ về báo lại ngay !Nam Cung Giao đồng ý, xuống lầu lên ngựa phi về hướng Đông Thành.Chưa gặp con rể lần nào, song Sở mẫu đã nhận thư của các con nên biết việc mình có chàng rể tên gọi Nam Cung Giao.Sở Gia trang trông tươm tất, khang trang hơn nhà của hai gã họ Trịnh, và cũng đông đúc hơn. Trên sân trước, một lũ tiểu đồng áo bông sáu bẩy đứa, đang nô đùa vui vẻ.Thấy có khách dừng cương nơi cổng bọn chúng chạy ùa ra xem, và sợ hãi trước bộ mặt cô hồn của gã đàn ông cao lớn. Một đứa chạy ngược vào nhà gọi mẹ ! Lát sau, vợ của Sở Tích Vũ ra đến. Nam Cung Giao đoán thế vì nghe kể nàng dâu thứ ba nhà họ Sở tuổi chỉ độ hai mươi bốn, có nốt ruồi duyên trên miệng, tên gọi Từ Thanh Phụng. Chàng vòng tay nói :- Tiểu đệ là Nam Cung Giao, xin bái kiến Đại tẩu ! Nữ nhân giật mình bối rối :- Các hạ có gì để chứng minh điều ấy ? Nam Cung Giao mỉm cười, đưa ra một chiếc hỏa tập bằng đồng rất tinh xảo. Đây là sản phẩm đặc biệt do Xảo Xảo Thư Sinh Sở Nam Vu làm ra để tặng Sở Nhu.Để xóa tan sự nghi hoặc, chàng hạ giọng nói :- Sở Nhu cổ hai nốt ruồi son trên đùi trái, chẳng hay Đại Tẩu có nhớ hay không ?Thanh Phụng với Sở Nhu cùng trạc tuổi nên rất thân cận, biết được dấu vết kín đáo này. Nàng cố nén tiếng thở dài, thầm thương cho em chồng lấy phải người chồng thô mãng, xấu xí !Từ Thanh Phụng hờ hửng nói :- Mời Tứ muội phu theo ta vào trong bái kiến lão Thái !Bọn trẻ đã sớm chạy vào ton hót rằng có Tứ cô trượng đến thăm, nên Sở lão phu nhân và hai nàng dâu kia đã chờ sẵn nơi khách sảnh !Sở Lão Thái tuổi đã bẩy mươi hai, buồn vì chồng bị giết nên tóc bạc trắng như sương, song ánh mắt vẫn sáng rực và đầy vẻ uy nghiêm.Nam Cung Giao quì xuống, cẩn thận lột mặt nạ ra, rồi nói :- Tiểu tế ra mắt nhạc mẫu !Sở Lão Thái thấy con rể nghi biểu đường chính, tuấn tú, hoan hỉ cười bảo :- Hiền tế hãy bình thân ! Ngươi cải trang khiến lão thân phải một phen hú vía, tưởng rể của mình là tướng cướp !Cuối canh hai, Trịnh Mãng đến Sở Gia trang báo tin :- Bẩm công tử ! Mục tiêu của Hồ Bang không phải Sở Gia trang, mà là Hoàng Ưng Bảo, dưới chân núi Ưng Phong, cách cửa Bắc Thành độ mười dặm ! Dường như Hồ Bang đã dốc toàn lực lượng đến đây, có cả Quỉ Côn và Bang Chủ Sài Tuấn !Nam Cung Giao tư lự, nhớ đến gương mặt rắn rỏi, kiên nghị của Hoàng Ưng Bảo Chủ Tổ Nam Phi, người đã thượng đài tranh giành Thần Nữ Tiền Vân Mi, bị Khương Thư Hàn dọa khiếp nên phải bỏ cuộc !Tục ngữ có câu &quot;Anh hùng tương thức&quot;, Nam Cung Giao thấy mến cốt cách của Tổ Nam Phi, quyết định đến Hoàng Ưng Bảo giúp đỡ một tay !Chàng vào trong cáo từ Sở lão Thái, nhân dịp nêu lên thắc mắc :- Bẩm Nhạc mẫu ! Chẳng hay Hoàng Ưng Bảo sở hữu vật báu gì mà lại kích động lòng tham của Hồ Bang ! Sở lão Thái đăm chiêu một lát rồi đáp :- Bẩy năm trước, lão Bảo Chủ Tổ Kỳ Long tình cờ nhặt được một thanh cổ kiếm có hình dạng và kích thước của loại trường kiếm thời chiến quốc. Do bị chôn vùi lâu năm, vỏ bị rỉ sét, dính chặt vào lưỡi kiếm. Tổ Kỳ Long liền mang đến đây, nhờ Tiên Phu lấy ra giùm. Té ra, đấy chính là Thanh Thần Kiếm Thái A lừng danh cổ kim ! Giòng họ Tổ chuyên về đao pháp nên chỉ giữ lấy làm bảo vật gia truyền chứ không sử dụng. Có lẽ Hồ Bang biết được việc này nên đến chiếm đoạt ? Nam Cung Giao bán tín bán nghi vì Sài Tuấn cũng là một đao thủ, đâu cần thần kiếm làm gì ? Chàng không nói ra nghi vấn ấy, bái lạy nhạc mẫu để cáo biệt.Chàng sẽ ngược Bắc luôn chứ không quay lại nữa.Sở Lão Thái nghiêm giọng :- Giao nhi ! Hoài Giang Thần Thương Tần Dũng Nhuệ còn giữ của nhà họ Sở một số bảo vật, con hãy đến đấy mà lấy lại ! Lão thân tặng hết cho người, xem như lễ hồi môn của Sở Nhu.Bà sai con dâu trưởng lấy văn phòng Tứ bảo, thảo nhanh một phong thư trao cho Nam Cung Giao. Chàng nhận lấy, thu xếp hành lý, cùng Trịnh Mãng rời thành Hợp Phì, phi ngựa về hướng Ưng Phong !Lúc trưa, Nam Cung Giao đã dâng tặng Sở lão thái ba ngàn lượng vàng để tỏ lòng hiếu kính. Tất nhiên, cử chỉ rộng rãi này đã khiến bà lão và cả nhà hết lòng yêu mến chàng rể quí !Gần giữa canh ba, Nam Cung Giao còn cách Hoàng Ưng Bảo nửa dặm thì gặp Trịnh Tháo. Gã đã bám theo bọn Hồ Bang đến đây !Trịnh Tháo cười hỏi :- Chắc công tử định nhân dịp này mà vào Hoàng Ưng Bảo hốt của ! Nhà họ Tổ giầu có nhất nhì phủ Huy Châu này đấy !Biết gã nói đùa, Nam Cung Giao cười khà khà :- Cần gì phải làm trò trộm cắp cho mệt ? Chúng ta cứ giúp Hoàng Ưng Bảo đánh đuổi Hồ Bang, sau đó muốn bao nhiêu mà chả được ? Nếu Tổ Nam Phi có em gái, chị gái không chừng sẽ gả cho ngươi đấy !Trịnh Mãng nhăn nhó :- Nghe nói cố Bảo chủ Tổ Kỳ Long có người thiếp cực kỳ xinh đẹp, năm nay tuổi mới gần bốn chục. Hay là công tử lấy quách mụ ta cho đủ bộ Cẩn Nhục Thất Bảo ? Bọn thuộc hạ sợ bị kìm kẹp nên đã thề không lấy vợ !Nam Cung Giao phì cười :- Đừng nói nhăng nữa, đi thôi !Ba người giấu ngựa rồi tiến về phía Hoàng Ưng Bảo.Bảo là một dạng kiến trúc khá đặc biệt, khác với Gia trang, vì xem nhẹ phần thẩm mỹ mà chú trọng đến phương diện phòng thủ ! Trung Hoa loạn lạc liên miên, những dòng họ giầu có đã tự bảo vệ bằng cách xây dựng nhà cửa chen chúc trong bốn bức tường kiên cố.Bảo chính là một loại thành nhỏ có tường xây bằng đất, hoặc gạch nung, cao đến ba trượng, trên có dịch lâu để quan sát, canh phòng.Hoàng Ưng Bảo đứng sừng sững dưới ánh sao đêm, trông như một nhà tù bằng đá vĩ đại. Trên dịch lâu thấp thoáng ánh đèn lồng của bọn tráng đinh gác đêm, nhưng chỉ là hình thức vì vùng không gian quanh bảo tối đen như mực.Và từ trong bóng đêm, phe Hồ Bang bắt đầu cuộc tấn công của mình.Bốn chục gã Hắc y khiêng một thân cây dài ba trượng đường kính hai gang, chạy hết tốc lực, công phá cửa Bảo.Hai cánh cửa gỗ dầy, đai sắt, cao hơn trượng, không chịu nổi cú đập mấy ngàn cân, gẩy thanh ngang, mở toang ra ngay.Chiêng báo động gõ vang trời nhưng đã quá muộn vì quân Hồ Bang tràn qua cửa Bảo như thác lũ !Trong chiến tranh, yếu tố bất ngờ có vai trò quan trọng hàng đầu. Vì vậy người trong Bảo hoàn toàn bị động. Họ nhếch nhác trong bộ áo ngủ, xách đao chạy ra, tinh thần thì hốt hoảng ngỡ ngàng.Đuốc của cả hai phe được đốt lên sáng rực, soi rõ giòng máu tuôn ra từ những vết thương, nhận diện chủ nhân của những tiếng thét lìa đời bi thảm.Tiếng kêu rên, quát tháo, hòa cùng tiếng thép chạm nhau ghê rợn tạo nên cảnh tượng của một đấu trường đẫm máu.Nam Cung Giao cùng hai gã họ Trịnh đã trèo lên nóc dịch lâu, trên cổng Bảo, quan sát cuộc chiến. Chàng nghe thoang thoảng có tiếng khóc ré của một đứa bé nào đó, liền chạnh lòng thương xót, dẫn hai thủ hạ lướt nhanh trên đỉnh tường, tiến về phía trong.Bọn môn nhân Hoàng Ưng Bảo đã xuống cả dưới sân để kháng địch nên trên này chẳng còn ai ngăn cản bước hay hỏi han khách lạ.Vào đến trọng điểm của đoạn tường phía Đông, Nam Cung Giao nghe rõ tiếng khóc thất thanh của lũ trẻ con, ở khu trung tâm Bảo, liền nhẩy xuống đất, chạy về hướng ấy.Nhà cửa trong Hoàng Ưng Bảo được xây cất trật tự dọc những con đường rộng hai mươi bước chân, lót đá phẳng phiu. Giờ đây, trên những con đường ấy tràn ngập bọn Hắc Y. Chúng đang cố tiến về phía tòa Đại sảnh ở giữa Bảo, nơi cư trú của gia đình Bảo chủ Tổ Nam Phi. Ngược lại, đệ tử giòng họ Tổ cũng ráng sức ngăn cản bước tiến của quân thù. Vì tòa đại sảnh hai tầng đồ sộ kiên cố kia là nơi tập trung đàn bà, con trẻ, những lúc có biến. Tất nhiên, tài sản của Hoàng Ưng Bảo cũng được cất giữ trong ấy !Trên đường đi bọn Nam Cung Giao tiện tay chém giết bọn đao thủ Hồ Bang, giúp cho những toán môn nhân lẻ loi bên ngoài phòng tuyến chính, chung quanh đại sảnh. Từ ngày thoát chết dưới vực sâu Duyên Sơn, lòng nhân hậu của Nam Cung Giao càng rộng rải hơn. Khi đứng trước ngưỡng cửa của tử sinh, dọn mình chờ chết, chàng đã thức ngộ được nhiều điều trong đạo lý nhân sinh.Chàng yêu biết bao nhiêu cuộc đời này, thì kẻ khác cũng vậy ! Do đó, trừ những kẻ thù kỳ hung cực ác, thường thì chàng chẳng muốn giết ai cả !Với công lực hiện tại, trình độ kiếm thuật của Nam Cung Giao cao siêu hơn xưa vài bậc, khiến tùy tâm nhi phát, nhanh và cực kỳ chuẩn xác, chỉ một hai thế thức chàng đã điểm hoặc hớt đứt gân vai cánh tay cầm đao của đối phương ! Khả năng hành ác không còn, may ra, chúng sẽ trở về với cuộc sống thiện lương !Anh em họ Trịnh thì khác hẳn, thứ nhất là do họ không đủ bản lãnh để làm như thế trong giao đấu, nương tay với kẻ thù là tự hại mình. Thứ hai, bản chất của hai gã rất hung hãn và tàn nhẫn. Nam Cung Giao đã tận tình chỉ điểm thêm kiếm pháp, và dạy cho hai thủ hạ pho Hư Ảnh Thần Bộ. Vì vậy, giờ đây, võ công của Trịnh Tháo và Trịnh Mãng cũng lợi hại hơn trước bội phần !Niềm vui lớn nhất của người võ sĩ là thấy bản lãnh mình tăng tiến rõ rệt. Nay được Nam Cung Giao hết dạ tài bồi, hai gã hung thần vô vàn cảm kích, tôn thờ chàng như sư phụ.Ba người sánh vai tiến lên với khí thế chẻ tre, để lại sau lưng những thi thể không còn lành lặn. Tiếng kêu than ai oán của đám đao thủ Hồ Bang khiến lòng Nam Cung Giao bất nhẫn, chàng liền tung mình lên nóc nhà, đi trên mái ngói để tránh việc giao tranh. Hai gã họ Trình cũng vội theo hầu !Nhà cửa trong bảo xây dựng thành dãy cách nhau chỉ chừng một đến hai trượng, chẳng thấm thía gì so với sức nhẩy xa của những cao thủ giỏi khinh công. Không có ai cản lối, bọn Nam Cung Giao mau chóng tiến được trận địa khốc liệt nhất là khu trung tâm.Tòa đại sảnh hai tầng, trụ sở chính của Hoàng Ưng Bảo, được vây quanh bởi một vòng sân gạch rất rộng, và giờ đây, người trong Bảo đã lập phòng tuyến dầy đặc trên mảnh sân ấy.Điểm lợi hại của chốt phòng thủ trọng yếu này nằm ở hàng lan can lầu.Từ đây, các cung thủ Hoàng Ưng Bảo rải mưa tên xuống đầu phe đối phương.Do vậy, họ tạm thời ngăn được bước xâm nhập của quân thù.Thầy trò Nam Cung Giao ngồi xuống mái ngói quan sát cuộc hỗn chiến. Chờ cơ hội giáng đòn sấm sét vào bọn đầu sỏ Hồ Bang ! Chỉ cần diệt trừ được Sài Tuấn là cuộc chiến sẽ kết liễu ngay.Lúc này, họ Sài đang đấu với Hoàng Ưng Bảo Chủ Tổ Nam Phi !Nam Cung Giao nhận ra gã nhờ dáng vóc và đao pháp Câu Trần, vì Sài Tuấn cũng bịt kín đầu như thủ hạ ! Theo lời tiết lộ của Đinh Tử Phượng thì Sài Tuấn được Hồ Ly Song Tiên cho uống kỳ trân dị dược. Sở hữu đến hơn bốn mươi năm chân khí.Gã lại thông minh tuyệt thế, gân cốt thuộc hàng thượng phẩm nên học một biết mười, đao pháp linh diệu chẳng kém gì Song Tiên. Không những thế Sài Tuấn còn tham luyện một loại công phu thần bí dường như là sở học gia truyền của giòng họ Sài, ngay Tử Phượng cũng không biết chính xác tên gọi và nội dung. Nàng chỉ hiểu đại khái rằng công phu tà môn ấy, liên quan đến chất độc. Giờ đây có lẽ đã đại công cáo thành nên Sài Tuấn mới xuất chinh, dẫn quân đến Hoàng Ưng Bảo !Nam Cung Giao đã tìm hiểu Câu Trần Chân Kinh, nhưng không vì thế mà hoàn toàn chiếm được thượng phong, bởi chàng chẳng phải là đao thủ.Trong bí kíp có chép rõ khẩu quyết của bẩy mươi hai chiêu đao căn bản, song trong khi giao đấu, những chiêu thức ấy biến hóa, hòa huyện vào nhau thành hàng ngàn chiêu. Chàng chỉ có lợi thế khi Sài Tuấn thi triển phép Ngự Đao, tôn trọng đủ các thế thức trong chiêu gốc.Do vậy, lúc này Nam Cung Giao say mê thưởng thức tài nghệ của họ Sài, cố nắm bắt được tinh túy trong đấu pháp. Chỉ sau ngàn chiêu, chàngsẽ moi sạch vốn liếng của đối phương,không phải để sử dụng mà để chế ngự Câu Trần Đao Pháp.Thanh bảo đao của Sài Tuấn loang loáng dưới ánh đuốc, đao ý cực kỳ xảo diệu và độc ác, hoàn toàn áp đảo Hoàng Ưng Bảo Chủ.Song có lẽ Tổ Nam Phi vì cuộc phó ước với Khương Thư Hàn mà dày công khổ luyện nên bản lãnh tiến bộ hơn xưa. Gã ngoan cường chống trả kịch liệt, chẳng hề chịu khuất phục.Hoàng Ưng Đao Pháp của giòng họ Tổ cũng là tuyệt học lẫy lừng tứ hải chứ chẳng phải tầm thường. Hai thanh đao chạm nhau toé lửa, đòn nào cũng mãnh liệt và nhanh tựa sao băng !Tổ Nam Phi mang bản chất anh hùng hiệp sĩ, hào khí ngút trời xem thường sanh tử, nhờ vậy thêm sức mạnh mà cầm cự, dù bản lãnh kém họ Sài một bậc !Thêm vào đó, Tổ Nam Phi được sự hỗ trợ của một tay thần sạ trên lan can lầu. Thỉnh thoảng, người này buông một mũi tên thần tốc vào người Sài Tuấn. Dĩ nhiên họ Sài phải chống đỡ hoặc né tránh nên bị phận tâm, tạo cơ hội cho Hoàng Ưng Bảo Chủ phản kích.Chiến thuật phối hợp này được áp dụng cho hầu hết những cặp tử đấu khác, và rất có hiệu quả.Không thấy bóng dáng khôi vĩ của Quỉ Côn Đường Cổ Ngư, Nam Cung Giao thầm lo ngại, biết rằng lão đang chỉ huy mủi tấn công hướng Tây hoặc hướng Đông.Thực ra, tuy họ Đường chỉ là phó Bang Chủ, song với thần lực kinh nhân, lão còn lợi hại hơn cả Sài Tuấn.Nếu phe Hoàng Ưng Bảo không có ai ngăn nổi bước chân của Quỉ Côn thì phòng tuyến hướng ấy sẽ vỡ ngay.Nghĩ đến thủ đoạn cướp sạch, giết sạch mà Hồ Bang đã thực hiện đối với đoàn sứ thần. An Nam năm nào, Nam Cung Giao chợt lo lắng cho đám đàn bà trẻ con trong đại sảnh.Thế trận ở phía sân trước có vẻ khá quân bình, chưa thể ngã ngũ ngay được, Nam Cung Giao quyết định tìm Quỉ Côn mà trừ khử hắn !Chàng cùng hai gã họ Trình chuyền mái ngói, tiến sâu vào trong theo hướng Tây của Đại Sảnh. Quả nhiên, lão quỉ Đường Cổ Ngư đang tung hoành ở chốn này.Tuy nhiên, họ Đương đã bị cầm chân bởi một đối thủ rất quái dị và thú vị.Người này là nữ nhân tóc dài rối bời, mặt mũi lem luốc, y phục trắng nhàu nát và thiếu chỉnh tề. Cụ thể là nàng ta không có giải thắt lưng nên vạt áo mở toang, để lộ yếm đào bó sát cặp nhũ phong rất lớn, gấp rưỡi người thường !Vũ khí của nàng là một thanh kiếm hơi ngắn, tỏa ánh thép rực rỡ, có lẽ chính là thanh Bảo kiếm Thái A.Thần vật này quả là danh bất hư truyền, ngang nhiên va chạm với Thiết Côn mà không gẩy, và còn hớt đứt vài mẩu thép trên đầu ngọn côn của họ Đường !Thân pháp của nữ lang cực kỳ ảo diệu, phiêu hốt như ma mị, còn kiếm pháp thì bội phần đáng sợ.Song dường như nữ lang này tâm trí bất thường, đang đánh nhau mà lại phá lên cười khanh khách. Lúc ấy, chân khi dồn vào kiếm không đủ, rất dễ gặp nguy. Nếu không nhờ dám môn nhân Hoàng Ưng Bảo liều chết đỡ đòn giùm thì nàng ta đã nát xác dưới đường côn của họ Đường.Trên lan can lầu vọng xuống tiếng quát mắng thánh thót :- Dung nhi ! Con còn cười nữa thì mẫu thân đánh đòn đấy !Cô gái điên le lưỡi tỏ vẻ sợ hãi, không dám cười lớn nửa, nhưng đôi môi vẫn nở hoa.Trịnh Mãng tít mắt nói với chủ nhân : - Công tử ! Con bé điên kia có bộ ngực thật đáng nể, vừa to vừa tròn trịa, hiếm có trên đời.Nam Cung Giao cười nhẹ :- Ta bắt đầu nghi ngờ rằng ngươi cũng thường xuyên nhìn trộm mấy mụ vợ của ta rồi phê phán !Trịnh Mãng sợ hãi biện bạch :- Công tử chớ ngờ oan cho thuộc hạ ! Đối với các phu nhân thì Mãng này một lòng tôn kính, dẫu nửa mắt cũng chẳng dám liếc nhìn.Nam Cung Giao lạnh lùng dồn ép :- Không nhìn sao ngươi biết ngực họ nhỏ hơn ả điên kia ?Trịnh Mãng bối rối trước cơn ghen bất tử của chàng, lúng túng nói :- Thuộc hạ không nhìn nên đã nhận xét sai. Mong công tử lượng thứ cho !Nam Cung Giao gật gù mỉm cười :- Muốn biết đúng sai, chỉ có cách dắt luôn ả về nhà mà so sánh ! Lúc ấy ta sẽ nhờ đến pháp nhãn của ngươi đấy !Nói xong, chàng tung mình nhẩy xuống đất, tấn công bọn Hồ Bang, mở đường tiến vào trong.Trịnh Tháo phì cười :- Công tử nói đùa mà ngươi cũng sợ sao ?Trịnh Mãng ngượng ngùng đáp :- Quả thực là tiểu đệ có lén ngắm nghía mấy vị phu nhân nên chột dạ, tưởng công tử đã phát hiện ra !Trình Tháo phá lên cười :- Ta cũng thế chớ có kém gì ngươi !Hai anh em vui vẻ rời mái ngói, theo bước Nam Cung Giao.Bị hấp dẫn bởi cái đẹp là bản chất của con người, chẳng ai kìm chế nổi. Hai gã độc thân này cũng thế, có điều họ chẳng bao giờ dám nẩy sinh lòng tà vọng đối với thê thiếp của chủ nhân. Không phải là lễ giáo, mà là đạo nghĩa giang hồ đã ước thúc lương tâm của họ.Chẳng mấy chốc, anh em họ Trịnh bắt kịp Nam Cung Giao, vì chàng đã mở lối sẵn. Lúc này, ba người còn cách xa Quỉ Côn hơn hai trượng. Tiếng kêu la vì đau đớn hoặc sợ hải của bọn Hắc Y đã khiến Đường Cổ Ngư nóng ruột biết rằng cường địch đã sắp đánh vào đến nơi.Nãy giờ, không hiểu vì lý do gì mà họ Đường lại nương tay với cô gái điên, song giờ đây, lão bắt buộc phải hạ sát thủ để rảnh tay, quay lại đối phó với ba gã mới đến kia. Quỉ Côn vận công quát vang như sấm : - Xơ !Thì ra họ Đường cũng biết công phu Chấn Phủ Thần Âm của Câu Trần Giáo !Có lẽ, sau lần thọ thương dưới tay Nam Cung Giao, lão đã luyện thêm tà công này để nâng cao bản lãnh !Nam Cung Giao không biết mà đề phòng, tất sẽ thất cơ !Nhưng xui xẻo cho Quỉ Côn là đối phương may mắn hiện diện đúng lúc để phát hiện đòn độc của lão ! Và chàng cũng hiểu ngay tình thế hiểm nghèo của nữ lang điên dại kia, tung mình đến cứu ngay.Cô gái tội nghiệp này bị tiếng quát tấn công vào phế phủ, phổi co thắt lại, không thở được nữa. Nàng yếu ớt vung kiếm chống đỡ chiêu côn mãnh liệt của đối phương, lập tức bị đánh bật ra, loạng choạng lùi lại, và sắp bỏ mạng dưới đường côn kế tiếp của họ Đường.Tuy si ngốc, song là người luyện võ nên vẫn biết được việc mình đã hoàn toàn thất thế. Ánh mắt nàng lộ vẻ khiếp sợ. Theo bản năng, nàng cố phiêu thân né tránh một cách vô vọng !Nhưng khi mũi côn của Đường lão quỉ chưa kịp chạm đến yếm đào thì đã phải rút về để đối phó chiêu kiếm của kẻ phía sau đầu.Kiếm kình của đối phương chấn động không gian, tạo ra những tiếng nổ ầm như sấm dậy, không thể xem thường được. Nếu lão giết cô gái điên tên Dung nhi kia thì mạng già khó bảo toàn !Quỉ Côn quay phắt lại, tung mình lên không trung, đón đầu gã kiếm thủ lạ mặt. Lão phát hiện kiếm quang của đối phương lấp lánh ngàn giọt mưa sa và tua tủa những chiếc mống đáng ngại !Nam Cung Giao đã cố tình xuất chiêu Tiền Bi Hậu Vũ rất ồn ào này để đánh động đối phương, khiến lão sợ mà bỏ mục tiêu trước mặt. Côn kiếm chạm nhau loảng xoảng, trong lúc song phương cùng rơi xuống đất. Nam Cung Giao đã dồn hết năm mươi năm công lực vào chiêu Tuyệt kiếm, lại có thế bất ngờ, chủ động nên chiếm được thượng phong.Xét ra, công lực của chàng vẫn thấp hơn Đường lão !Một trong những yếu tố khiến kiếm trở thành vua của các loài vũ khí là tính cương nhu hòa hợp. Những loại khác như đao, côn, thương, kích, chùy... đều chủ ở sự cương mãnh, kém phần biến hóa uyển chuyển, nhu hòa.Đạo lý của trời đất là nhu thắng cương, nhược thắng cường. Nước gió tuy mềm mại nhưng bào mòn đá núi, giật sập cầu cống, nhà cửa. Những hiện tượng tự nhiên ấy là nền tảng cho Triết học của Lão Trang.Côn sắt cứng rắn, nặng nề, lực đạo muôn phần mãnh liệt, nhưng không nhanh bằng kiếm ! Đường Cổ Ngư lại sai lầm khi rời mặt đất để tránh bị cô gái điên tập hậu.Khi chân không bám đất, lão bị sức nặng của đường côn chi phối, lộ sơ hở rất nhiều. Và đối với một kiếm thủ thượng thặng như Nam Cung Giao thì như thế là quá đủ. Mũi kiếm của chàng lập tức xuyên qua màn côn ảnh, trổ ba lỗ trên ngực đối phương, trước lúc lão đặt chân lên mặt đất.Quỉ Côn nhờ xương cốt to lớn, cứng rắn đã cản bớt đà tiến của mũi kiếm nên chỉ thủng phổi chứ chưa tổn thương tim. Lão đau đớn gầm lên, phóng côn sắt vào người Nam Cung Giao, rồi đào tẩu. Quỉ Côn có công lực rất thâm hậu, dù trọng thương vẫn chạy như gió.Nam Cung Giao nghiêng người né tránh, thiết côn bay vèo ra phía sau lưng chàng, đâm thủng ngực một gã Hồ Bang xấu số.Nữ lang điên loạn kia chạy đến níu áo chàng, cười toe toét :- Tiểu muội là Tổ Vân Dung, xin cảm tạ đại hiệp đã cứu mạng ! Mẹ kiếp, lão già ấy khó chơi thực, chỉ xém chút nữa là lão ta đã đâm thủng vú của tiểu muội rồi !Vừa nói, nàng vừa xoa gò ngọc nhũ nẩy nở của mình.Nam Cung Giao phì cười :- Thủng thế quái nào được ! Không chừng côn sắt bị văng ngược trở lại gõ bể sọ lão già họ Đường ấy chứ !Vân Dung tròn mắt ngơ ngác, lát sau chép miệng nuối tiếc :- Nếu biết vậy thì tiểu muội đã để yên cho lão ta đánh trúng rồi ! Không ngờ Ngọc Nhũ Thần Công lại lợi hại đến thế !Thấy nàng ta điên hết chỗ nói, Nam Cung Giao ôm bụng cười ngất và nói :- Ta nói đùa đấy, nàng mà tưởng thực thì có ngày toi mạng !Vân Dung giận dỗi trách : - Té ra đại hiệp cũng như bao người khác, luôn chế giễu tiểu muội !Thấy nàng ứa nước mắt, Nam Cung Giao bất nhẫn, nói câu an ủi :- Ta chỉ đùa cho vui chớ không có ý diễu cợt ! Cô nương rất đẹp, và dễ mến ! Vân Dung nín khóc ngay, cười hỏi :- Thế đại hiệp có chê ngực tiểu muội quá lớn hay không ?Nam Cung Giao cười khổ, ngượng ngùng đáp :- Không ! Chúng đẹp lắm !Vân Dung hoan hỉ cười khanh khách, nhìn chàng bằng ánh mắt trìu mến :- Đại hiệp quả là người sáng suốt, đáng mặt tri âm của tiểu muội. Chúng ta kết làm bằng hữu nhé ! Nam Cung Giao chột dạ than thầm : - Bỏ mẹ rồi ! Ả này mà vác hai trái bưởi kia bám theo ta thì nguy to !Nhưng không nỡ làm đau lòng cô gái si ngốc đáng thương, chàng đành phải gật đầu :- Tạ hạ rất vinh hạnh ! Nhưng chúng ta phải đánh đuổi xong phe đối phương đã !Vân Dung mừng rỡ nắm taychàng chạy về phía tiền đình, vì mặt trận ở đây đã yên.Khi Quỉ Côn thọ thương đào tẩu thì bọn thủ hạ cũng mất cả dũng khí, bị đẩy lùi rất xa !Trên đường đi, Vân Dung hỏi tên ân nhân. Nam Cung Giao không hóa trang nên nói ra tên thực. Hơn nữa, chàng chẳng nỡ lừa dối cô gái bạc mệnh này !Thực ra, Vân Dung rất đẹp, mắt phượng, mày ngài, mũi thẳng, môi đỏ hồng như đóa anh đào.Nam Cung Giao đoán rằng nàng bị rối loạn tầm thần vì chính bộ ngực vĩ đại của mình !Từ thời Tống về sau, nền nho học Trung Hoa đề cao lễ nghĩa, gò bó từng hành vi, cử chỉ của con người, nhất là tiết hạnh nữ nhân !Thời Đường, y phục mỏng manh, hở hang, tôn vinh nét đẹp của thân xác. Nhưng đến thời Tống, Nguyên, Minh thì áo quần phải che kín tất cả. Do vậy, việc được trời ban cho hai gò bồng đảo quá khổ đã khiến Vân Dung mang mặc cảm, lại thêm những lời chọc ghẹo của những người chung quanh nên nàng quẫn trí. Nàng bị ám ảnh rằng lúc nào đôi vú của mình cũng đập vào mắt người khác !Nam Cung Giao đoán đúng một phần, vì còn có nguyên nhân khác nữa.Bí mật ấy xin để lại hồi sau, giờ chúng ta quay về đấu trường phía trước xem sao !Khi Nam Cung Giao và Tổ Vân Dung đến nơi thì Hoàng Ưng Bảo Chủ vẫn còn đứng vững, dù máu loang đầy áo ngủ. Gã đã trúng đến sáu đao của Sài Tuấn, may mà không phạm vào gân cốt. Lẽ ra Tổ Nam Phi đã bỏ mạng, song nhờ có hai quới nhân kịp thời xuất hiện, vây đánh đối phương.Họ chính là Trịnh Tháo và Trịnh Mãng, nhân lúc Nam Cung Giao cù cưa với Vân Dung, chạy ra đây trước.Anh em họ Trịnh hào hứng thi triển công phu mới học là Hư Ảnh Thần Bộ, chập chờn như hồn ma, đánh cho.Sài Tuấn xấc bấc xang bang. Vân Dung tuy si dại nhưng vẫn chưa đến mức quên bén người thân.Thấy bào huynh bị thương, nàng vội chạy đến hớt hải nói :- Đại ca hãy vào trong băng bó, để tiểu muội thay cho !Tổ Nam Phi biết em gái mình bản lãnh cao cường, nhưng ngây dại, khóc cười bất chợt, chẳng kể gì đến việc đang giao đấu, nên nạt lớn :- Lui ngay ! Ai cho phép Dung muội ra đây ?Chính sự phân tâm này đã tạo cơ hội cho Sài Tuấn. Gã ập đến và quát vang như sấm :- Suy !Những lần trước, Tổ Nam Phi đều cảnh giác nhẩy lùi, ngay khi đối phương há miệng, nhưng giờ vướng phải em gái sau lưng nên không thoát khỏi phạm vi ảnh hưởng của phép Thần Âm Chấn Phủ. Hai anh em nghe vùng thận đau nhói, hai chân nhũn ra, chẳng còn chút khí lực nào cả. Tổ Nam Phi kinh hoàng ném đao vào kẻ thù, ôm Vân Dung ngã xuống đất, cố lăn đi. Nhưng lưỡi đao đã rộng mở, chụp lấy họ. Tổ Nam Phi trợn mắt nhìn cái chết bay đến.Nào ngờ một đạo kiếm quang lấp loáng đã lướt qua người hai kẻ thất thế, đón lấy chiêu đao ác độc kia.Tiếng thép ngân dài, kết thúc bằng tiếng rên ai oán của Sài Tuấn.Gã đã bị Nam Cung Giao đâm thủng bụng và rạch xéo một đường trên ngực.Anh em họ Trịnh vừa xông đến để kết liễu đời họ Sài thì gã đã bốc lên cao, tả thủ rải xuống một nắm độc châm nhỏ như sợi lông bò.Nam Cung Giao vội múa tít thanh Lạc Điểu kiếm, che chắn cho bản thân và anh em họ Tổ. Hai gã Trịnh Tháo và Trịnh Mãng thì sớm nhẩy ra xa để tránh né.Thế là Sài Tuấn đủ thời gian để đào vong. Gã phi thân ra cỗng, miệng hạ lệnh rút lui. Tiếng reo hò đắc thắng của mấy trăm môn nhân Hoàng Ưng Bảo làm chấn động màn đêm tăm tối.Ở đây, Tổ Nam Phi sững người nhìn gương mặt quen quen của ân nhân, quì xuống vái tạ :- Không ngờ Nam Cung đại hiệp lại giá lâm chốn này để cứu cái mạng sâu kiến của tại hạ !Nam Cung Giao vội đỡ gã lên, hiền hòa bảo :- Đại nghĩa của kẻ cầm gươm là trừ gian diệt bạo, xin Bảo Chủ chớ nói lời ân nghĩa làm gì ?Vân Dung cười khanh khách, xen vào :- Đại ca ! Chính Nam Cung đại hiệp cũng đã cứu tiểu muội, và đánh tan mũi tấn công hướng Tây của đối phương đấy ! Chàng ta còn khen tiểu muội có đôi bầu vú đẹp nữa !Nam Cung Giao chết điếng người, mặt mũi đỏ gay vì hổ thẹn, chàng nói nên lời ! May mà Tổ Nam Phi lại nạt em gái rồi nói với ân nhân :- Xin Đại hiệp chớ chấp nhặt lời điên dại của gia muội ! Năm mười bốn tuổi Vân Dung ra hậu sân chơi, tình cờ lạc vào một hang động, tìm thấy bảo kiếm Thái A và một lọ sành đựng linh đan. Con bé vì đói bụng nên đã ăn viên thuốc đó, công lực tăng tiến vượt bực, nhưng đầu óc rối loạn.Nam Cung Giao nghe xong, vội cáo từ, không dám lưu lại thêm nữa.Tổ Nam Phi nghiêm giọng :- Nếu không có sự tương trợ của đại hiệp thì Hoàng Ưng Bảo đã bị tiêu diệt. Phi tôi nguyện dâng tặng thần kiếm Thái A để đền ơn !Nam Cung Giao thoái thác ngay :- Cảm tạ tấm lòng của Bảo Chủ, song tại hạ không quen dùng kiếm ngắn ! Xin cáo biệt.Dứt lời, chàng quay gót ngay.Vân Dung cao giọng mời mọc :- Đêm mai đại hiệp nhớ đến chơi nhé ! Nam Cung Giao không dám ậm ừ, đi thẳng một nước, cùng anh em họ Trịnh lên ngựa phi mau. Hai ngày sau, bọn Nam Cung đến thành Hoài Nam, vào Tổng Đàn Thần Thương Hội bái kiến Hoài Giang Thần Thương Tần Dũng Nhuệ.Việc Tần lão giết sư đệ, là Đoạt Hồn Thương Chu Toại, phải được giữ kín nên Nam Cung Giao đến đây với tư cách khác.Chàng oai vệ nói với bọn võ sĩ gác cổng : - Các ngươi hãy vào báo với Tần Trang chủ rằng có người của Phủ Nam Kinh Hình Bộ đến thăm !Có một gã vẫn còn nhớ mặt chàng, vội khom lưng :- Thì ra là Nam Cung Đại Nhân ! Kính thỉnh người nhập trang !Gã hướng dẫn thượng khách vào sảnh rồi chạy đi bẩm báo. Lát sau, vợ chồng con cái họ Tần kéo cả ra. Tần Dũng Nhuệ cười ha hả :- Sáng nay chim khách hót vang trước nhà, nhưng không ngờ lại là ngọc giá của Nam Cung Đại Nhân !Tần phu nhân thì đi bên cạnh và đỡ đần Bạch Thắng Tuyết, ra vẻ rất thương yêu.Bạch nương phụp xuống lạy :- Tiện phụ mừng được gặp ân công ! Nam Cung Giao gật đầu, nghiêm nghị hỏi lại :- Nàng và các con có được đối xử tốt hay không ?Bạch Nương thẹn thùng đáp :- Bẩm Đại Nhân ! Tần Thư rất yêu thương tiện phụ và ba đứa trẻ !Tần phu nhân đắc ý tiếp lời :- Đại nhân không tin thì cứ hỏi ba đứa bé kia ! Chúng còn nhỏ chẳng bao giờ nói dối cả !Nam Cung Giao cười mát, vẫy gọi :- Long nhi hãy lại đây !Cậu bé lon ton chạy đến nhìn chàng với ánh mắt thích thú, chẳng chờ hỏi đã nói ngay :- Bẩm Đại thúc ! Đúng là Đại Mẫu rất yêu thương gia mẫu và bọn Tiểu điệt ! Chỉ có điều là mỗi lần gia phụ đến phòng đều than rằng : &quot;Lão phu vừa nạp xong mãi lộ cho Tần Nương, gân cốt rã rời, nàng hãy đấm bóp cho ta !&quot;Tiểu điệt nghe nói, chỉ có cường đạo mới đòi mãi lộ, sao Đại Mẫu lại làm như thế ?Tần phu nhân xấu hổ đến mức chỉ muốn chui xuống đất, vì anh em họ Trịnh đã phá lên cười sằng sặc !Bạch Thắng Tuyết vội nạt con :- Long nhi chớ nói càn !Nam Cung Giao tủm tỉm cười :- Không sao ! Long nhi cứ yên tâm ! Ta sẽ tặng cha ngươi một toa thuốc quí, thừa sức nộp mãi lộ mà chẳng cần đấm bóp.Gương mặt méo xệch của Tần lão tươi hẳn lên :- Nếu được vậy thì lão phu xin đội ơn Đại nhân !Nam Cung Giao đứng lên, nghiêm giọng : - Tại hạ có việc cần bàn với Trang Chủ.Tần Dũng Nhuệ vội đáp :- Vậy mời Đại Nhân đến thư phòng !Lão đi trước dẫn đường, ba người khách theo sau. Tới nơi anh em họ Trịnh đứng ngoài gác cửa để hai người kia vào trong ! Cửa đã gài chặt Nam Cung Giao quì xuống, nhưng chỉ khụy một chân, ôm quyền bái một bái :- Ngu điệt tế xin ra mắt Tần Nhị Thúc !Nghi lễ bái lạy của người Trung Hoa cổ có đến chín hình thức. Tư thế mà Nam Cung Giao áp dụng có tên là Kỳ Bái, thường được giới võ sĩ ưa chuộng. Nó gần giống với lối thỉnh an của người Mãn Châu, nhưng không có động tác đập tay áo vào nhau.Tần Dũng Nhuệ hiểu ra, cười khanh khách :- Té ra ngươi là trượng phu của con bé Sở Nhu ! Hãy đứng lên.Nam Cung Giao bình thân trao thư của nhạc mẫu cho Tần lão. Đọc xong, Dũng Nhuệ bước đến giá sách sát tường, lấy độ mươi quyển xuống, để lộ cửa tủ ngầm.Di vật của Xảo Xảo Thư Sinh Sở Nam Vu là một túi da nai. Tần Dũng Nhuệ đổ hết đồ vật ra mặt bàn, buồn rầu nói: - Chỉ vì những bảo vật này mà lão phu mất đi một nghĩa huynh và một sư đệ !Thực ra thì số di vật cũng chẳng nhiều, chỉ độ gần trăm viên Lam Bảo Ngọc, một quyển cổ mộ bí kíp, một chiếc vỏ bao chủy thủ bằng đồng đen, và một vốc những khoan sắt nhỏ đan với nhau.Tần Dũng Nhuệ bốc đám khoen sắt có mầu đen bóng kia lên giũ thì nó lập tức biến thành một chiếc giáp không tay, có thể che kín từ cổ đến hết đan điền. Họ Tần nghiêm giọng : - Sở đại ca đã tốn mười năm trời để chế tạo ra chiếc áo Thiết Khuyên Giáp này. Nó cực kỳ bền chắc, chống lại cả những thanh thần kiếm thời thượng cổ, và làm giảm đáng kể lực đạo của những loại vũ khí nặng như chùy, phủ, côn... Có bảo vật này, Giao nhi chẳng còn phải sợ ai nữa ! Ngươi thử mặc vào xem sao ! Nam Cung Giao mừng rỡ cởi áo rồi đưa tay nhận lấy. Chàng vô cùng ngạc nhiên vì bảo y nhẹ hẫng chứ không hề nặng nề như chàng đã ước lượng. Nó có dạng áo chui, cổ rộng khoét hình thuyền, mặc vào không khó. May thay, nó rất vừa vặn với thân hình vạm vở của chàng.Nam Cung Giao thử múa một đường quyền, thấy không hề bị trở ngại, hài lòng mặc áo ngoài vào. Bảo vật này sẽ giúp chàng toàn mạng dưới tay Đông Hải Thần Tăng.Nam Cung Giao sờ đến chiếc vỏ bao chủy thủ, phát hiện nó có vẻ vừa vặn với di vật của Trường Hồng kiếm khách, liền lấy ra thử.Quả nhiên hai vật xa lạ kia vừa khít với nhau.Tần Dũng Nhuệ hỏi :- Lạ thực ! Sao lại có sự trùng hợp như thế. Thanh chủy thủ kia ở đâu ra vậy ?Nam Cung Giao bèn kể lại chuyện mình rơi xuống vực thẳm Duyên Sơn ! Tần lão gật gù :- Trên chiếc vỏ bao kia có khắc hàng ngàn chữ rất kỳ lạ, nét nhỏ tựa đầu kim. Chắc nó rất quí giá nên Sở đại ca mới trân trọng giữ gìn !Hai người trò chuyện thêm một lúc rồi chia tay.Bọn Nam Cung Giao vào thành tìm chỗ nghỉ ngơi. Thời gian còn dư dật, họ sẽ ở lại đây một ngày, sáng mai mới lên đường. Hai gã họ Trịnh muốn ghé thăm bằng hữu là Cầu Nhiêm Tử Trầm Ngũ Lăng.Ba người vào trọ trong Hoài Châu Đại Lữ Điếm. Ăn cơm trưa xong hai gã họ Trịnh đi tìm bạn, còn Nam Cung Giao đi dạo.Vì tinh nghịch, chàng mang chiếc mặt nạ vào hóa thành một gã trai tơ, tuổi đôi mươi, dung mạo anh tuấn phi phàm ! Chi thủ thân bằng thanh chủy thủ nhỏ gọn, Nam Cung Giao chụp nón tre rộng vành lên đầu rồi rời lữ điếm. Sông Hoài thường xuyên gây lụt lội, tuy hậu quả không tàn khốc như Hoàng Hà nhưng cũng khiến trăm họ Hoa Trung khốn khổ. Song cũng vì thế mà đất đai ở châu thổ này rất phì nhiêu, nhờ lớp phù sa mới. Ngoài thành ruộng lúa mơn mởn, trong thành cây cối tốt tươi, che mát những con đường lót gạch nung rộng rãi.Hoài Nam, trong lịch sử, chưa từng giữ vị trí quan trọng, nên không có những thắng tích nỗi tiếng. Nam Cung Giao đi loanh quanh đến cuối giờ Mùi, nghe khát nước nên ghé vào Huy Châu Đệ Nhất Tửu Lâu.Trời mát mẻ, chẳng cần thiết phải lên lầu hóng gió, chàng ngồi ngay tầng dưới. Trước tiên, Nam Cung Giao giải khát bằng trà, sau gọi vò rượu để nhâm nhi với khô bò.Vừa ngồi được một lát thì nghe xa xa vọng lại tiếng reo hò của lũ tiểu đồng, cùng tiếng cười hô hố đầy vẻ dâm đãng của đám nam nhân. Đám đông ồn ào ấy từ hướng Nam tiến dần về phía tửu lâu. Và rồi, chàng giật mình khi nghe một giọng nữ nhân thánh thót gọi vang :- Nam Cung Đại ca ! Nam Cung Đại ca !Tiếng gọi kia có gì đó đầy vẻ thê lương và tuyệt vọng, sợ hãi. Chàng vội rời bàn ra cửa quán nhìn thử, nhận ra Tổ Vân Dung trên mình ngựa, tóc tai, y phục đúng như lúc chàng gặp ở Hoàng Ưng Bảo, nhưng lem luốc, dơ dáy hơn nhiều. Vậy là nữ lang điên khùng này đã đuổi theo chàng ngay buổi sáng ấy, không hề mang theo hành lý và tiền bạc. Hình dung nàng như thế, bảo sao không bị thiên hạ chọc ghẹo ? Đám nhi đồng thì cho rằng nàng điên, còn bọn nam nhân thì dán mắt vào bộ ngực cực kỳ khêu gợi của Vân Dung !Nam Cung Giao thoáng nghe lòng dâng lên nỗi xót xa, thương cảm cho thiếu nữ bất hạnh kia ? Dù biết mình sẽ phải gánh nhiều phiền toái, chàng vẫn không thể trốn tránh Vân Dung. Nam Cung Giao bước hẳn ra đường cao giọng gọi :- Tổ cô nương !Vân Dung nhìn thấy vóc dáng quen thuộc, mừng rỡ thúc ngựa chạy đến. Ánh mắt hân hoan chợt tắt lịm khi nàng nhìn thấy gương mặt lạ.Nam Cung Giao vội trấn an :- Tại hạ là nhị đệ của Nam Cung Đại hiệp, có nghe Gia huynh nhắc đến cô nương. Giờ tại hạ sẽ đưa cô nương đến gặp người !Vân Dung cười tươi như hoa, nhưng lại đảo mắt liếc vào tửu lâu, nhăn nhó nói :- Ta đói quá !Nam Cung Giao mỉm cười :- Thế thì chúng ta sẽ cùng ăn, mời cô nương hạ mã.Thấy nữ lang kia đã tìm được người quen, đám đông liền giải tán.Vân Dung hớn hở theo Nam Cung Giao vào tửu quán. Đến bàn ăn, nàng không ngồi mà bật cười khanh khách :- Ta mắc tiểu quá !May mà quán rất vắng người, chỉ có vài lão già người địa phương tai nghễnh ngãng.Nam Cung Giao cười khổ, nhờ Tiểu nhị đưa nàng ta đi vào trong. Hơn nửa khắc sau Vân Dung mới trở ra, tóc và y phục ướt nhem, chiếc yếm đào bó sát vào ngực, càng bội phần khêu gợi.Nàng ngồi đối diện Nam Cung Giao, đặt thanh bảo kiếm Thái A trên đùi, khoan khoái nói :- Tắm xong, thân thể mát mẻ, sạch sẽ, ăn mới ngon miệng được !Nam Cung Giao đã gọi sẵn một mâm cơm thịnh soạn, định bới cho Vân Dung thì bị đối phương dành lấy.Nàng vui vẻ nói :- Việc này là của nữ nhân, hiền đệ hãy để ta làm ! Ta chuẩn bị xuất giá nên phải tập làm cho quen.Nam Cung Giao hồi hộp hỏi :- Cô nương sắp xuất giá, sao còn bõ Hoàng Ưng Bảo mà ra đi ?Vân Dung cười ngất : - Nhị đệ ngu quá, phải đi tìm mới có được trượng phu mà kết hôn chứ ! Nói xong, nàng động đũa, ăn ngấu nghiến vì đói, song cử chỉ vẫn nề nếp, thanh tao. Xem ra, thuở nhỏ nàng được giáo huấn rất tốt. Nam Cung Giao cũng ăn cho nàng vui, trong lòng miên man suy nghĩ cách thu xếp cuộc đời Vân Dung.Xong ba chén, nàng buông đủa, rót trà mời mọc. Nam Cung Giao ướm hỏi :-Tại sao cô nương lại đi tìm gia huynh ?Vân Dung hồ hởi, tròn mắt kể lể :- Đêm ấy, khi anh ngươi đi rồi, ta lăn ra ngủ, và nằm mộng thấy Bạch Y Đại Sĩ Quan Thế Âm Bồ Tát hiện ra, phán rằng : &quot;Này Vân Dung, con vốn có duyên tiền định với họ Nam Cung, hãy mau đi lên hướng Bắc mà tìm y !&quot;Thế là ta trỗi dậy, lên ngựa đi ngay !Nam Cung Giao rầu thúi ruột, gượng gạo biện bác :- Trong thiên hạ thiếu gì người là họ Nam Cung ? Nay y có đến năm vị phu nhân hung dữ như cọp cái, làm sao dám cưu mang cô nương được ?Vân Dung nghe xong bật khóc ngon lành :- Ta cũng biết nhiều người họ Nam Cung ! Song chỉ muốn lấy lệnh huynh mà thôi ! Suốt mấy ngày nay, gương mặt và nụ cười của y lúc nào cũng ám ảnh ta !Rồi nàng mỉm miệng cười tinh quái : - Hay là nhị đệ thấy ta lúc điên lúc tỉnh nên không muốn nhận làm chị dâu ? Giòng họ Tổ chẳng hề có máu điên, phần ta uống nhầm linh đan nên mới thế này ! Gia sư bảo rằng ta chỉ cần lấy chồng là sẽ hết bệnh !Nam Cung Giao chợt nhớ ra pho kiếm pháp ảo diệu mà nàng đã thi triển, liền tò mò hỏi :- Chẳng hay lệnh sư là ai vậy ?Vân Dung hạ giọng, ra vẻ bí ẩn :- Chỗ người nhà nên ta mới tiết lộ, gia sư xưa kia nỗi tiếng võ lâm với danh hiệu Lạt Thủ Tiên Tử ! Nay người đã xuất gia, ẩn cư trên đỉnh Đông của núi Ưng Phong.Nam Cung Giao từng nghe Mộc Kính Thanh, tức Lâm Bảo Thoa, kể về mụ nữ Đại Ma đầu này !Chàng bâng khuâng ngắm gương mặt thanh tú, xinh xắn của Vân Dung, nhớ đến năm nữ nhân ở nhà mà bụng dạ rối như tơ vò !Trước đây, chàng chưa hề từ chối mối nhân duyên nào nên biến thành kẻ đa mang. Hay đã gọi là duyên thì không tránh được ? Chàng đang phân vân thì Vân Dung lên tiếng :- Sao hiền đệ lại nhìn ta với ánh mắt sỗ sàng như vậy ?Nam Cung Giao bật cười :- Gia huynh thì nhiều vợ con tại hạ vẫn phòng không. Hay là cô nương lấy quách ta cho xong !Vân Dung lắc đầu, ứa nước mắt : - Dù hiền đệ quả là trẻ trung, anh tuấn hơn Nam Cung Đại ca, nhưng ta thà trở về Hoàng Ưng Bảo, giam mình trên thạch tháp chứ không chịu lấy ai khác !Dứt lời, nàng đứng lên, định bỏ đi, miệng nghêu ngao một khúc hát buồn của đất Huy Châu !Nam Cung Giao vội giữ lại :- Nàng không muốn gặp gia huynh sao ?Vân Dung sững người :- Ừ nhỉ ! Ta đi tìm chàng mà !Nam Cung Giao thở dài, gọi quán tính tiền rồi mời Vân Dung lên ngựa, dẫn nàng về lữ điếm. Tới nơi, chàng bõ Vân Dung đứng chờ ngoài cửa để mình vào thỉnh chính mình ra !Nam Cung Giao lên phòng, lột mặt nạ, thay nhanh áo ngoài, trở xuống gặp khách !Nhìn thấy gương mặt của người mình yêu đến, Vân Dung hân hoan chạy đến, níu áo chàng mà cười khúc khích : - Đại hiệp đã hứa cùng tiểu muội kết tình bằng hữu, sao lại không giữ lời ? Tiểu muội cực khổ mấy ngày nay mới đến được đây ! Nam Cùng Giao sợ nàng nói năng bậy bạ, vội bảo chưởng quĩ dọn thêm phòng kế bên, rồi đưa Vân Dung lên lầu ngay ! Chiều hôm ấy, chàng dắt nàng đi mua sắm y phục và vật dụng cá nhân.Khi ăn mặc chỉnh tề, Vân Dung càng bội phần kiều diễm.Vì mệt nhọc, người đẹp đi ngủ ngay đầu canh một. Hai gã họ Trịnh về đến, nghe Nam Cung Giao kể lại, ôm bụng cười ngất. Trịnh Mãng nói :- Công tử dính vào mối này là nguy to rồi ! Năm vị phu nhân kia chắc chắn sẽ xé xác công tử vì tội mê hai trái bưởi mà chê mười trái cam !Cách ví von ngộ nghĩnh của gã khiến Nam Cung Giao phải phì cười.Trịnh Tháo thì nói nghiêm túc :- Thực ra, Tổ tiểu thư đáng được gọi là giai nhân tuyệt sắc, rất xứng đáng để công tử đoái hoài. Tuy nhiên, bệnh loạn trí của nàng ta sẽ là một vấn đề nan giải ! Thuộc hạ sợ rằng lão Gia và Lão Thái sẽ không chấp nhận.Nam Cung Giao ủ rũ đáp :- Ta cũng biết thế ! Song không thể bỏ rơi nàng ấy được ! Ưu Đàm Hoa Tiếu Ngạo Trung Hoa Đánh máy: Vinh Hồi 15 Phật Môn hữu phục binhĐông Hải vô năng tiếu Sáng hôm sau, bốn người rời thành Hoài Nam, đi về hướng Tây Bắc.Nắng xuân ngày càng gay gắt khiến người kỵ sĩ càng thêm vất vả. Việc cỡi ngựa đường xa vốn nhọc nhằn chứ chẳng vui vẻ gì, nhất là đối với nữ nhân.Trước tiên, mặt họ sẽ nám đen, vùng da non ở mông và đùi trong sẽ ngứa ngáy, lở loét. Nam Cung Giao bất nhẫn, mua ngay cho Vân Dung một cỗ xe song mã để tránh những tổn thương ấy.Chàng luôn trân trọng đám nữ nhân, xem họ là kẻ yếu đuối, mỏng manh, cần được bảo bọc, che chở.Dọc đường, Vân Dung không hề nói tiếng yêu thương, chỉ cư xử như một đứa em gái nhỏ. Điều này khiến Nam Cung Giao nghe lòng nhẹ nhõm.Cái điên tàng của nàng đã khiến mọi người cười vang, quên cả đường dài.Ví dụ như một hôm nàng sờ hàm râu của Nam Cung Giao, cười hì hì và nói :- Tiểu muội cũng có râu nhưng mọc ở chỗ khác ! Đại ca có xem không ?Ngoài việc khóc cười bất tử, Vân Dung ngây ngô, khờ dại như đứa trẻ sáu bẩy tuổi, chỉ khiến Nam Cung Giao thêm thương mến. Chàng biết hiểm họa luôn rình rập bước chân mình nên hết lòng dạy dỗ, dặn dò Vân Dung phải hành động thế nào khi lâm trận !Vân Dung đã nài xin tặng chàng thanh Bảo kiếm Thái A. Nam Cung Giao phải nói khéo rằng mình đã nhận nhưng nhờ nàng giữ giùm. Có như thế Vân Dung mới chịu thôi !Chàng chê nhưng cả võ lâm đều khát khao thanh thần kiếm này, vì vậy Trịnh Tháo đã mang xuống suối, mài vào đá cho thép mờ đi, để không kích động lòng tham của thiên hạ.Ba chữ Thái A Kiếm cũng bị mài mất hẳn !Vân Dung không có ý kiến gì vì cho rằng nó là của Nam Cung Giao, chàng muốn làm sao cũng được !Trưa mười ba tháng ba, đoàn người ngựa đến huyện thành Đăng Phong. Sau khi vào quán trọ ăn uống, tắm gội, Nam Cung Giao một mình thượng sơn, lên chùa Thiếu Lâm.Tăng nhân gác cổng Tam quan hoan hỉ vái chào :- Đệ tử Tịnh Châu bái kiến Sư thúc tổ ! Cả chùa đang mong đợi ngọc giá của người.Gã này là đồ đệ của một cao thủ hàng chữ Tuệ, nên trở thành đồ tôn của chàng hai mươi bốn tuổi họ Nam Cung.Chàng ngượng ngùng đáp lễ, đi tiếp vào trong. Gã sư trẻ kia đã tiễn chẳng bằng chín tiếng khánh đá trong trẻo, và lập tức Cổ Đại Hồng Chung trong Bảo Điện trỗi lên vang rền !Cửa điện rộng mở, Bạch Vân Phương trượng cùng sáu sư đệ bước ra thềm, điện đón chào.Từ dãy tăng xá mé tả Đại điện, hơn ba mươi cao tăng đời thứ hai, mang bối phận chữ Tuệ, nhanh chóng lướt ra, đứng thành hai hàng dọc, nghênh tiếp Sư thúc !Nam Cung Giao hiểu ngay rằng Thiếu Lâm Tự đã cho người giám sát các cửa thành, biết chàng đã đến, nên chuẩn bị nghi thức long trọng này để đón mình. Công lao thu hồi Dịch Cân Kinh đã biến chàng thành nhân vật đáng kính !Nghi lễ này chỉ dành cho Thiên Tử, Vương Gia, Minh chủ võ lâm, hoặc những bậc Thánh tăng nước ngoài, chỉ khác ở chỗ hai hàng Tăng lữ kia có mang khí giới hay không !Khi đón tiếp nhà vua, các nhà sư không dám mang vũ khí, còn đối với khách võ lâm thì họ có thêm Thiền trượng trong tay.Nam Cung Giao bối rối tiến vào, khẽ giật mình vì các nhà sư dộng thiền trượng xuống mặt đá, cúi đầu đồng thanh niệm :- A Di Đà Phật !Giọng họ trầm hùng, vang dội và trang nghiêm. Nam Cung Giao vội chắp tay vái tạ rồi bước lên, đi xuyên qua hàng quân danh dự.Trong lúc ấy, Đại Hồng Chung nhịp nhàng, chậm rãi ngân nga. Nhưng khi Nam Cung Giao qua hết hai hàng Tăng lữ, vừa định bước lên bậc thềm, thì vị sư đứng cuối cùng của hàng bên tả bất ngờ vung thiền trượng giáng vào ngay lưng chàng.Cú đánh ngàn cân này đã quét văng Nam Cung Giao về phía bẩy vị Thiền sư trên thềm.Quần tăng kinh hãi thét vang, vây chặt lấy hung thủ. Tuệ Lực rất thân thiết với Nam Cung Giao, giận dử gầm lên :- Tuệ Như ! Ngươi điên rồi sao ?Trên kia, Bạch Võ Thiền sư cao giọng :- Đấy là kẻ giả mạo ! Trượng pháp ấy không phải của bổn tự ! Mau bắt gã ấy ngay !Nhưng hung thủ đã cười khanh khách, ném ra hàng chục trái cầu, tỏa khói trắng mù mịt. Và trong chớp mắt, gã đã thoát khỏi vòng vây, chạy như bay xuống núi ! Sợ khói có độc nên quần tăng đã tản ra, phong tỏa hô hấp. Khi khói tan, họ quì xuống cả trước thềm chịu tội. Bạch Vân Phương trượng thở dài bảo :- Thuật Độn Yên của người Phù Tang rất lợi hại, các ngươi không có lỗi.Hãy mau kiểm tra lại các điểm trọng yếu và tìm thi thể của Tuệ Như !Tuệ Lực ấp úng hỏi :- Bẩm Chưởng môn ! Chẳng hay an nguy của Nam Cung sư thúc thế nào rồi ? Bang Chủ buồn bã đáp :- Ta chưa có cơ hội xem kỹ, nhưng chắc Nam Cung sư đệ khó mà sống nổi dưới đòn chí tử ấy !Quần tăng ủ rũ chắp tay niệm Phật, kéo nhau đi làm phận sự !Lúc này, Nam Cung Giao đang nằm thẳng cẳng trên thềm, cạnh đấy là Thủ Tòa Đạt Ma Viện Bạch Từ Thiền sư, miệng rỉ máu không ngớt.Bạch Vân Phương trượng nghiêm giọng :- Bạch Giác sư đệ mau vào lấy Đại Hoàn Đan ra đây !Ông quay sang hỏi Bạch Từ :- Sư đệ đã xem thử thương tích chưa !Bạch Từ lắc đầu : - Nam Cung sư đệ bị thương vào cột sống, chúng ta không thể mạo muội động đến được. Phải củng cố chân nguyên của y trước đã !Thuốc được mang ra, Bạch Từ nhai nát ba viên, mớm ngay cho nạn nhân, rồi nhẹ nhàng thò tay hữu xuống dưới lưng Nam Cung Giao, đặt ngay Mệnh Môn và truyền chân khí.Bạch Từ tính tình điềm đạm, đạo hạnh cao thâm nên luyện Liên Hoa Tâm Pháp đến lớp thứ bẩy, cao hơn cả Chưởng môn nhân và Nam Cung Giao.Chân khí cùng loại rất dễ dung hòa, không hề gặp trở ngại. Hai khắc sau Bạch Từ kiệt sức, nhờ Bạch Võ thay thế. Đến lượt Bạch Giác thì chỉ phụ được gần khắc.Chân khí thúc đẩy dược lực phát tác nhanh, đến xế chiều thì Nam Cung Giao hồi tỉnh.Chàng mở mắt nhìn bẩy gương mặt sầu héo chung quanh, mỉm cười :- Tiểu đệ đã chết đâu mà Chưởng môn và các sư huynh lại vội rầu rĩ như thế ?Bạch Từ nghiêm giọng :- Sư đệ khoan ngồi lên, mà hãy thử kiểm tra xem cột sống thế nào ? Ngươi sống được đã là kỳ tích rồi, nhưng chỉ e sau này... ông nghẹn lời khi nghĩ đến cảnh bại liệt của một bậc anh hùng trẻ tuổi, thật đáng thương thay !Nhìn giọt lệ long lanh nơi khoé mắt vị sư già, Nam Cung Giao rất cảm động. Chàng suy nghĩ một lúc rồi nói :- Phiền chư vị sư huynh khiêng giùm tiểu đệ đến bái kiến ân sư ! Bạch Vân vội bảo Tiểu Tăng đứng hầu gần đấy chạy vào hậu tự, tìm một tấm ván phẳng. Họ thận trọng đặt Nam Cung Giao lên ván rồi khiêng vào Trúc Lâm, nơi có tăng xá của Thiền Sơn Trưởng lão. Cửa tăng xá luôn mở rộng, nhìn vào có thể thấy lão hòa thượng trên trăm tuổi kia đang tĩnh tọa trên bồ đoàn. Bẩy nhà sư đặt tấm ván xuống trước mặt. Thiền sư rồi quì xuống đảnh lễ.Bạch Vân run giọng nói :- Sư Thúc ! Nam Cung sư đệ chẳng may bị kẻ địch giả làm Tuệ Như ám toán, trúng một trượng vào thắt lưng. Lỗi này chính là của đệ tử đã bày ra nghi lễ rình rang khiến đối phương có cơ hội ra tay !Thiền Sơn mở mắt cười khà khà :- Phương trượng chớ lo ! Lão nạp thừa sức cứu học trò mình ! Hãy mau lui ra và mang rượu ngon lên đây !Bẩy vị Thiền sư bán tín bán nghi, vái lạy rồi rút sạch. Ở đây, Thiền Sơn Trưởng lão mắng đồ đệ : - Giao nhi ! Ngươi còn định nằm ăn vạ đến bao giờ nữa ?Nam Cung Giao mở mắt cười khanh khách, ngồi lên, vặn vẹo xương cốt xuýt xoa than :- Ối chà đau quá ! Đồ nhi mà không có bảo y hộ thân thì đã tiêu rồi ! Chàng cởi áo, xoay lưng về phía sư phụ, nhờ ông xem thử vết thương. Thiền sư vén áo giáp, chỉ thấy một lằn đỏ vắt ngang, gật gù khen :- Tấm áo giáp này quả là vật báu hãn thế ! Phải chăng nó là kiệt tác của Xảo Xảo Thư Sinh ?Nam Cung Giao gật đầu và hỏi lại :- Nhưng sao sư phụ biết đồ nhi không việc gì ! Thiền Sơn nheo mắt đáp :- Lão nạp tu luyện trăm năm chẳng lẽ không có chút thần thông nào sao ?Hai thầy trò phá lên cười, chuyện trò rất vui vẻ. Bạch Giác đích thân mang mâm cơm chay và vò rượu đến, ngơ ngác khi thấy Nam Cung Giao lành lặn, khoẻ mạnh như chưa hề trúng đòn. Chàng vái chào lão và nói :- Nhờ pháp lực của ân sư mà tiểu đệ đã tai qua nạn khỏi ! Tuy nhiên, việc này cần được giữ kín để tiểu đệ có thể bất ngờ mà giáng ma. Trong chùa có thể vẫn còn nội gián. Bạch Giác gật đầu lui gót, tất tả đi báo tin cho phương trượng. Thiền Sơn và Nam Cung Giao vừa ăn xong thì bẩy vị Thiền sư xuất hiện, hết lời chúc mừng.Nam Cung Giao liền trình bày kế hoạch trá tử của mình, và gọi anh em họ Trịnh cùng Tổ Vân Dung lên núi.Ngay chiều hôm ấy, Nam Cung Giao bí mật luyện kiếm bằng thanh Thái A. Trong lúc đó, hai ngàn tăng lữ Thiếu Lâm được kiểm tra kỹ lưỡng để tìm thêm kẻ giả mạo.Phần Nam Cung Giao lúc đầu rất lúng túng vì không quen với thanh kiếm ngắn. Chàng ngượng ngùng nói :- Sư phụ ! Xem ra đồ nhi không có duyên với thanh thần kiếm này rồi ! Nó ngắn hơn Lạc Điểu kiếm gần hai gang, lại nhẹ hơn nhiều !Đại trưởng lão cười móm mém :- Ngươi sai rồi, dài ngắn, nặng nhẹ chỉ là một. Tại ngươi chấp vào pháp tướng nên phân biệt đấy thôi ! Kiếm ngắn mà đi nhanh thì sẽ đến mục tiêu trước kiếm dài. Nếu như dài mà có lợi thì sao người ta không chế tạo ra những thanh kiếm dài bằng cây giáo ?Nói xong ông bỏ đi, để mặc học trò tự xoay sở. Chàng chật vật đến bữa cơm tối mà vẫn chưa được như ý. Thiền Sơn Trưởng lão an ủi : - Sẽ có ngày con giác ngộ đượcphép Bất Nhị. Việc này do nỗ lực bản thân, sư phụ không thể giúp được !Nam Cung Giao nốc cạn chén rượu, cười sảng khoái :- Dài ngắn không khác thì hà tất phải lấy ngắn đổi dài ? Đồ nhi sẽ cố dùng Lạc Điểu là xong !Thiền Sơn vỗ đùi khen :- Khá lắm ! Đấy chính là bước đầu của pháp !Bẩy vị Thiền sư hàng chữ Bạch lại đến để bàn bạc. Bạch Vân Phương trượng nói :- Tiểu sư đệ. Ngày mốt sẽ có Chưởng môn các phái lớn trong võ lâm đến quan chiến. Sau đó họ sẽ lưu lại ba ngày để bàn về việc tổ chức Đại hội Võ lâm, bầu tân Minh Chủ ! Lão nạp đã quyết định cử ngươi đại diện Thiếu Lầm Tự ra tranh cử.Nam Cung Giao nhăn mặt, song chưa kịp thoái thác thì đã nghe sư phụ nói :- Giao nhi không thể trốn tránh được đâu ? Con cứ tuân theo chỉ dụ của Chưởng môn.Thế là chàng đành ngượng nghịu vòng tay nhận mệnh, nhưng trong lòng đã tính toán nước cờ trá bại ! Nam Cung Giao nói lãng sang chuyện khác :- Bẩm Phương trượng sư huynh ! Chẳng hay bản lãnh của Đông Hải Thần Tăng cao thấp thế nào mà phải dùng đến thủ đoạn ám toán !Bạch Vân nhíu đôi mày trắng phếch, trầm ngâm đáp :- Đây cũng là điều khiến lão nạp phải nát óc ! Thực ra, võ nghệ của Đông Hải Phật huynh rất cao siêu. Y đã tiến đến mức phản thác qui chân, cải lão hoàn đồng, ở tuổi chín mươi mà dung mạo trẻ trung như Ngũ thập !Chính vì thế ông ta mới dám đến đây khiêu chiến, dù biết rằng Đại Trưởng lão bổn tự vẫn chưa nhập niết bàn. Có lẽ Thần Tăng sợ mình không có cơ hội giao đấu với các sư đệ nên mới dở hạ sách để báo thù cho Ngọc Diện Thần Kiếm ?Nam Cung Giao ngỡ ngàng :- Vậy té ra người tiếp đón Đông Hải Thần Tăng không phải là tiểu đệ sao ?Bạch Vân gật đầu, còn Thiền Sơn thì cười khà khà :- Đúng vậy ! Lão nạp sẽ mượn tay Đông Hải Thần Tăng đưa mình về Niết Bàn !Nam Cung Giao khẽ rùng mình, chợt có linh cảm rằng ân sư không nói đùa. Chàng gượng cười :- Sư phụ ! Đồ nhi tuyệt đối tin tưởng rằng bản lãnh kiếm thuật của người hơn hẳn đối phương, song chỉ sợ Thần Tăng có thủ đoạn khác ! Lão ta đã chú tâm luyện phép Trụ Nhan tức là lòng trần chưa dứt, chẳng phải kẻ chân tu, mong sư phụ cẩn trọng ! Đồ nhi còn cho rằng Thần Tăng đã cố tình dung dưỡng cho Trương Sĩ Hạo thành lập Tứ Hải Hội, và đứng sau lưng mà hậu thuẫn ! Việc cải lão hoàn đồng có thể đã khiến Thần Tăng sa vào ma đạo, ôm ấp những ảo vọng điên cuồng !Chư tăng chấn động, công nhận lập luận của chàng rất hữu lý.Thiền Sơn Trưởng lão điềm đạm nói - Giao nhi có huệ căn sâu dầy nên sớm nhìn ra chân tướng sự vật ! Lão nạp đã ở ngoài sinh tử, nhưng sẽ cẩn trọng để xem Trương Mộc Phong sa ngã đến đâu !Trương Mộc Phong chính là tục danh của Đông Hải Thần Tăng. Chuyện trò thân một hồi, Bạch Vân và các sư đệ cáo từ. Tri Khách Tăng, Bạch Nhã Thiền sư áy náy nói :- Dám phiền tiểu sư đệ quản thúc chặt nữ thí chủ họ Tổ kia ! Nàng ta cứ đi lang thang khắp nơi, khiến bổn tự náo loạn cả lên !Nam Cung Giao tủm tỉm cười, hiểu rằng bộ ngực khêu gợi của Vân Dung đã làm nổ đom đóm đôi mắt của những nhà sư trẻ. Họ chưa tu hành được bao nhiêu nên lửa dục còn rất vượng. Chàng vui vẻ đáp :- Đúng là bất tiện thật ! Tiểu đệ sẽ đưa nàng ấy hạ sơn ngay sáng mai !Khách đi rồi, Nam Cung Giao kể cho ân sư nghe cuộc tao ngộ éo le với cô gái điên họ Tổ.Thiền Sơn trưởng lão thích thú cười ngất và khuyên chàng : - Nhiều và ít vốn không khác, chỉ cần con giữ được lòng thanh tịnh vô dục, chẳng màng được mất là xong ! Không ham muốn mà được tức thị nhân duyên !Nam Cung Giao nghe,xong giác ngộ được ngay, lòng vô cùng thanh thản.Chàng cáo từ, trở về tăng xá. Tổ Vân Dung đang ngồi một mình trước dĩa đèn, vì anh em họ Trịnh bận bịu việc kiểm tra gian tế. Họ giỏi nghề dịch dung nên đứng ra chủ trì !Vân Dung mừng rỡ đón chàng và phụng phịu nói :- Đại ca ! Các nhà sư Thiếu Lâm quả là bất nhã ! Họ vừa chạm mặt tiểu muội là niệm Phật liên hồi rồi bỏ chạy như gặp ma vậy ! Tiểu muội không ở lại đây nữa đâu !Nam Cung Giao cười hì hì :- Vì Dung muội quá xinh đẹp nên họ sợ mình động lòng trần tục đấy mà ! Sáng mai ta sẽ đưa nàng hạ sơn ? Nhưng Vân Dung không chịu, nằng nặc đòi đi ngay, viện cớ mình ăn chay không quen, giờ đang đói meo.Nam Cung Giao đành chiều ý, lấy tay nải, cùng nàng xuống núi. Về đến quán trọ, hai người gọi một mâm cơm thịnh soạn, ăn đến căng cả bụng.Trong Đại Hoàn Đan có vị an thần nên Nam Cung Giao ngủ rất say.Chàng đã cẩn thận nhét thanh Thái A Thần kiếm xuống dưới nệm, còn Lạc Điểu kiếm dựng ngay góc giường !Giữa đêm, chàng nằm mộng thấy Tế An Đường ở cảnh Đức Trấn bốc cháy ngùn ngụt, giật mình thức giấc, mồ hôi toát ra như tắm.Chàng vừa định thần thì nghe được tiếng khóc rấm rứt của Vân Dung ở phòng bên. Đồng thời, Nam Cung Giao cũng phát hiện Thanh Lạc Điểu kiếm đã biến mất. Chàng kinh hãi lướt nhanh ra ngoài, đẩy cửa phòng Vân Dung, may mà nó chỉ khép hờ chứ không cài then.Dưới ánh sáng vàng vọt của ngọn đèn tọa đăng, Vân Dung loã lồ thân trên, đang ra sức dùng thanh Lạc Điểu kiếm cắt đi đôi vú của mình.Nhưng may thay, thanh kiếm kỳ lạ kia chỉ cứng rắn, dẻo dai chứ không hề sắc bén, nên những nhát cứa chẳng làm tổn thương da thịt Vân Dung.Nam Cung Giao chưa bao giờ nghĩ đến chuyện mài kiếm. Đối với chàng, động tác ấy hàm chứa sự tàn nhẫn và sát khí ! Và chàng thì rất nhân hậu và chẳng muốn giết ai cả, sau khi thừa lệnh mẫu thân diệt trừ bọn cựu thù !Do vậy, Vân Dung bực tức bật khóc vì cứa mãi mà không đứt. Nam Cung Giao ập đến đoạt kiếm, ôm lấy nàng vỗ về :- Sao Dung muội lại làm như thế ?Vân Dung thổn thức : - Tiểu muội ghét chúng ! Chúng xấu xí quái dị, nên kẻ thì chọc ghẹo, người chẳng dám nhìn ! Đại ca khen chúng đẹp chà lừa dối tiểu muội ! Đại ca có bao giờ nhìn đến không đâu ?Nam Cung Giao cười khổ :- Hiền muội sai rồi ! Ta rất yêuthích chúng nhưng vì lễ nghĩa, chẳng dám ngắm nghía đấy thôi ! Ta xin khẳng định rằng hiền muội đã được trời ban cho một nét đẹp hiếm có. Nếu Dung muội hủy hoại đi thì ta sẽ đau lòng lắm !Vân Dung sung sướng rời vòng tay chàng, cười khúc khích :- Thực thế ư ! Vậy thì tiểu muội tặng chúng cho Đại ca đấy ! Từ nay Đại ca có toàn quyền nhìn ngắm, chẳng phải e ngại gì cả ?Rồi nàng cầm hai tay chàng đặt lên đôi gò bồng đảo tuyệt mỹ của mình như để xác định lời hiến tặng. Nam Cung Giao rùng mình rút tay về, cười bảo :- Xem như ta đã nhận, hiền muội hãy mặc áo vào, và phải luôn tự hào về chúng.Vân Dung ngoan ngoãn nghe lời.Nam Cung Giao mang kiếm trở về phòng cố dỗ dành giấc ngủ ! Chàng không hiểu rằng mình đã đúng hay sai khi cưu mang cô gái tội nghiệp kia ?Sáng ra, Vân Dung xiêm áo chỉnh tề nhất định đòi đi theo chàng lên núi. Nàng thản nhiên nói :- Giờ đây, tiểu muội chẳng còn chút mặc cảm nào cả, sao lại phải sợ chốn đông người ? Cái đẹp đâu có tội, ai không giữ được lòng mình thì đấy là lỗi của họ !Nam Cung Giao kinh ngạc trước lập luận sắc sảo của nàng, gật gù khen :- Dung muội giỏi lắm !Nàng cười đáp :- Từ lúc tặng chúng cho Đại ca, tiểu muội nhẹ nhõm cả người, chẳng phải rối trí nữa, đầu óc minh mẫn hơn trước !Nam Cung Giao lắc đầu chịu thua, đưa Vân Dung đi ăn điểm tâm rồi lên núi Thiếu Thất.Chàng dắt nàng vào tăng xá của sư phụ mình trong khu rừng trúc, Vân Dung mau mắn quì xuống đảnh lễ ! Tinh thần trọng nam khinh nữ luôn thống trị lễ giáo Trung Hoa. Ngay trong việc bái lạy, họ cũng chỉ được thực hiện hình thức thấp kém nhất của Cửu Bái là Túc Bái. Họ không được quì mà phải đứng rồi cúi đầu, chắp tay bái.Nữ nhân chỉ được quì bái có một dịp duy nhất trong hôn lễ. Nhưng Phật Giáo chủ trương bình đẳng giữa mọi chúng sinh nên nam nữ đều quì khi đảnh lễ Phật, Tăng.Thiền Sơn Trưởng lão ngắm nhìn Vân Dung rồi hiền hòa nói :- Thiện tai ! Thiện tai ! Chút bụi của nghiệp chướng chỉ tạm thời làm mờ gương sáng !Hai thầy trò hàn huyên một lúc thì Bạch Nhã Thiền sư đến mời ra vì Đông Hải Thần Tăng đã đến. Chưởng môn các phái Bạch Đạo đã có mặt từ sáng sớm !Nam Cung Giao dâng thanh Thái A Bảo kiếm cho Thiền Sơn và nói :- Xin sư phụ dùng kiếm này mà hiển lộ bí pháp biến ngắn thành dài cho đồ nhi được chiêm ngưỡng !Đại Trưởng Lão cười dài - Con sợ ta thất thế chứ gì ? Thôi được, lão nạp cũng chẳng muốn thấy máu, nên sẽ dùng Thái a Thần kiếm chặt gãy vũ khí của Trương Mộc Phong, hóa giải cuộc chiến.Ba người đến sân luyện võ cạnh đình Đạt Ma thì mọi người đã tề tựu đông đủ.Đông Hải Thần Tăng chủ động bước lên chắp tay chào hỏi :- A Di Đà Phật. Không ngờ Thiền Sơn Phật Huynh tuổi đã ngoài trăm mà vẫn lưu luyến cõi hồng trần, để lão nạp còn có duyên bái kiến !Quả là đáng kinh ngạc khi một người tuổi chín mươi mà lại chỉ như năm chục, chân tóc xanh rì, không hề điểm một sợi bạc. Thần Tăng mắt sáng như sao, pháp tướng trang nghiêm, và vô cùng anh tuấn.Thiền Sơn Trưởng lão cười khanh khách :- Lão nạp cũng đã định về chầu Phật tổ, nhưng chưa truyền thụ xong pho Bồ Đề Tâm Kiếm nên còn nán lại !Đông Hải Thần Tăng thoáng biến sắc, song vẫn tươi cười :- Lành thay ! Lành thay ! Té ra Phật huynh đã hiểu ngộ được tuyệt học thượng thừa của Đạt Ma Tổ Sư, lão nạp xin chúc mừng.Thiền Sơn cười ruồi :- Không dám ! Không dám ! Lão nạp nào dám tự cao trước mắt một người đã đoạt quyền tạo hoá, trẻ mãi không già như Thần Tăng ? Phật Tổ Như Lai còn già yếu, bệnh hoạn rồi mới nhập Niết Bàn, đâu thể sánh với Trụ Trì chùa Phổ Đà được ? Đông Hải Thần Tăng thản nhiên đáp :- Thích Ca không luyện nội công, tất nhiên phải khác lão nạp !Rồi lão quay sang nhìn Bạch Vân Phương trượng, nghiêm trang nói :- Lão nạp đến đây không phải vì mối thù chặt tay gia điệt Trương Sĩ Hạo, mà để chứng minh rằng truyền thống võ học của quí tự đã sa sút, cần phải chấn chỉnh lại ! Trước tiên, đại đệ tử của lão nạp là Phổ Dũng sẽ giao đấu tới bất cứ cao thủ hàng chữ Bạch nào của Thiếu Lâm. Sau đó, lão nạp sẽ thĩnh giáo Thiền Sơn Trưởng lão.Thần Tăng quay lại vẫy đồ đệ, một nhà sư tuổi gần năm chục, mày rậm râu rồng, đĩnh đạc bước ra ! Nam Cung Giao đã mang sẵn mặt nạ, cùng Vân Dung đứng lẫn vào hàng tăng lữ Thiếu Lâm. Chàng cau mày suy nghĩ cố nhớ xem Lâm Bảo Thoa có nhắc đến nhà sư tên Phổ Dũng nay lần nào chưa ? Hay là nàng đã quên không kể về nhân vật này ?Bỗng Vân Dung kề tai chàng đắc ý thì thầm : - Đại ca ! Vóc dáng và gương mặt của nhà sư râu rậm kia rất giống Đông Hải Thần Tăng I Không chừng y là con rơi của trụ trì chùa Phổ Đà đấy ! Ở chùa Lư Châu, phía Tây thành Hợp Phì, cũng đã xảy ra tình trạng sư phá giới, cha làm phương trượng còn con làm chú tiểu !Nam Cung Giao bật cười, nhưng lại sững người bởi một ý niệm lạ lùng !Chàng đảo mắt tìm kiếm, thấy anh em họ Trịnh đứng ở vòng ngoài, liền kéo Vân Dung đến chỗ họ. Chàng hỏi ngay : - Việc kiểm tra nội gián đã xong chưa ?Trịnh Tháo ngập ngừng đáp :- Bẩm công tử, coi như đã xong, chỉ còn sót nhà sư câm ở Tăng Trì. Cuối canh năm lão đã theo đầu bếp đi chợ nên thuộc hạ chưa kiểm tra được !Nam Cung Giao tư lự : - Ta nghi ngờ Đông Hải Thần Tăng được mật báo rằng ta vẫn còn sống, nên đã giả dạng làm Phổ Dũng để thi hành quỉ kế ! Khi ta bị giết rồi, Đông Hải Thần Tăng sẽ bãi chiến chớ không đấu với gia sư nữa ! Ngươi hãy tìm cách tiếp cận, quan sát xem có đúng là Phổ Dũng hóa trang hay không ?Trịnh Tháo gãi đầu suy nghĩ, rồi nhoẻn miệng cười :- Thuộc hạ đã có cách, nhưng phải nhờ đến ngọc giá của Tổ cô nương đây.Gã trình bày kế hoạch. Nam Cung Giao cười hỏi :- Dung muội có vui lòng giúp bọn ta không ?Vân Dung hớn hở gật đầu :- Đại ca đừng lo, lúc ở nhà, khi bị trêu cợt, tiểu muội đã quen rượt đuổi, chưởi mắng người khác rồi.Trịnh Tháo liền trao kiếm cho nàng và vỗ thật kêu vào bờ mông nở nang của Vân Dung rồi bỏ chạy.Vân Dung lập tức rút kiếm đuổi theo, miệng la toáng :- Tên dâm tặc kia mau đứng lại, sao ngươi dám mạo phạm đến ngọc thể của bổn cô nương ?Nàng trổ hết tài nghệ khinh công, bám gót Trịnh Tháo mà đâm chém túi bụi, chỉ cách lưng gã nửa gang tay.Quần Tăng đứng thành một cung tròn lớn nên Trịnh Tháo chỉ có cách chạy loanh quanh trong ấy, và cuối cùng dùng Phổ Dũng làm mộc che thân.Vân Dung hơi điên nên lộng giả thành chân, mắt phượng tròn xoe, mặt đỏ bừng bừng, miệng chửi mắng ỏm tỏi, xỉa xói vào mặt Phổ Dũng :- Con bà nó ! Sao ngươi không về nhà vỗ mông, sờ vú mẹ mình mà lại đụng đến bà ! Không giết được ngươi thì nhất quyết chẳng làm người !Diễn biến bất ngờ này khiến cả chủ lẫn khách đều ngỡ ngàng, nhưng phe Thiếu Lâm biết đây là diệu kế của Nam Cung Giao nên vẫn thản nhiên cười cợt.Vân Dung chạy vòng sau lưng Phổ Dũng thì Trịnh Tháo luồn ra trước mặt, luôn niệng biện bạch :- Cô nương đã hiểu lầm tại hạ rồi ! Chẳng qua có con muỗi to đậu bên mông nên tại hạ ngứa tay giết nó giùm cô nương, chứ đâu có tà ý gì ?Vân Dung giận dữ vì vướng víu Phổ Dũng liền quát mắng :- Này lão trọc kia, sao lão cứ đứng cản đường bổn cô nương vậy ? Mau đi chỗ khác !Dứt lời, nàng đâm liền mấy kiếm nhanh như ánh chớp. Sự cố này vượt ngoài kế hoạch của Nam Cung Giao, khiến chàng phải thót tim.Vân Dung ăn được linh đan, sở hữu đến ba mươi năm công lực, lại được chân truyền kiếm pháp của Lạt Thủ Tiên Tử Lăng Hiển Trang, nên đường gươm rất lợi hại vì ác độc.Nhưng dường như Phổ Dũng Đại sư đã đề phòng, thần tốc rút kiếm hộ thân. Luồng kiếm quang xanh biếc kia chớp lên rồi biến mất, tiếng thép va chạm nhau cụt ngủn và lạ tai, mọi người ồ lên sửng sốt khi thấy trường kiếm của Vân Dung đã bị gẩy thành ba đoạn, chỉ còn trơ chuôi ! Còn thanh bảo kiếm sắc bén tuyệt luân của Phổ Dũng đã nằm lại trong vỏ không rõ tự lúc nào ? Cứ như là lão ta chưa hề rút ra vậy.Vân Dung sợ hãi, vất bỏ chuôi kiếm, ôm mặt khóc, chạy về gục vào vai Nam Cung Giao.Trịnh Tháo đã sớm lẫn vào sau lưng các tăng lữ Thiếu Lâm, len lén trở lại báo cáo :- Bẩm công tử ! Đúng là bộ râu và đôi lông mày được dán thêm.Nam Cung Giao gật gù :-Ta cũng đoán thế ! Chiêu kiếm của Phổ Dũng đã xác nhận thân phận Đông Hải Thần Tăng !Vân Dung cười khúc khích :- Đại ca thấy nhát kiếm của tiểu muội có tuyệt diệu không ?Nam Cung Giao mỉm cười :- Thế mà ta cứ tưởng nàng định giết chết đối phương đấy !Ngoài kia, Đông Hải Thần Tăng cao giọng :- Lần trước chùa Thiếu Lâm cho Sa Di Vô Dụng bày trò giả điên, giờ cũng thế sao ?Bạch Vân phương trượng ngượng ngùng tạ lỗi :- Quả thực là lão nạp chẳng hề biết gì cả ! Mong Đông Hải Phật huynh chớ hiểu lầm ! Vị nữ thí chủ kia tâm thần rối loạn, chẳng ai quản thúc được !Phổ Dũng Đại sư bỗng lên tiếng :- A Di Đà Phật ! Tiểu Tăng muốn được so tài với Sa Di Vô Dụng ! Mong Phương trượng thành toàn cho !Nam Cung Giao chậm rãi bước ra, không thèm ngó ngàng đền Phổ Dũng mà đến đứng đối diện với Đông Hải Thần Tăng, nghiêm nghị nói : - Ta chính là Sa Di Vô Dụng đây và cũng chính ta mới giết Trương Sĩ Hạo ở chùa Đại Báo Ân đêm mười sáu tháng hai vừa rồi. Xác của y chắc đã về đến Lạc Ca Sơn.Tôn giá có muốn báo thù thì hãy so tài với tại hạ, bản lãnh của tôn giá không xứng để đấu với gia sư !Chư tăng đã được anh em họ Trịnh rỉ tai nên đồng thanh hét lên :- Không xứng !Đông Hải Thần Tăng tái mặt gượng cười :- Lão nạp đến đây chẳng phải vì thù hận ! Vả lại, với thân phận của lão nạp, chẳng thể nào muối mặt mà giao đấu với thí chủ được !Nam Cung Giao ngữa cổ cười dài :- Tôn giá khoác áo cao tăng nhưng lòng đầy tham dục, hậu thuẫn cho Trương Sĩ Hạo thành lập Tứ Hải Hội, mưu đồ xưng đế còn dám mở miệng tự cao nữa sao ? Ta bảo thực cho tôn giá biết rằng chỉ trong vòng hai trăm chiêu là tôn giá sẽ phải thảm bại đấy !Khẩu khí ngông cuồng của chàng đã bịt chặt lối thoát của Đông Hải Thần Tăng ! Ngay Chưởng môn phái Nga Mi là Cổ Nguyệt Thiền sư cũng bực bội đốc thúc :- Sao Đông Hải phật huynh không dạy cho tiểu thí chủ kia một bài học. Không ngờ Thiếu Lâm tự lại sản sinh ra một đệ tử ngông cuồng, tự cao tự đại đến thế !Vạn Niên tự trên đỉnh Nga Mi sơn không thuộc phái Hoa Tông, nhưng bản thân Cổ Nguyệt thì rất kính trọng Đông Hải Thần Tăng !Thiền Sơn trưởng lão cười hì hì :- Phải, phải ! Phiền thần tăng dạy dỗ giùm tiểu đồ một phen ! Y cứ ngông nghênh thế này trông thật đáng ghét. Nếu giết được y thì càng tốt, lão nạp đã chán ngán lắm rồi !Đông Hải Thần Tăng vẫn lưỡng lự không dám quyết định. Chợt Phổ Dũng Đại sư bước đến, kính cẩn trao bảo kiếm :- Xin ân sư dùng kiếm này để làm rạng danh Phổ Đà Tự !Có vậy Đông Hải Thần Tăng mới chịu nhận lời xuất thủ.Song phương bước ra giữa sân, rút kiếm thủ thế. Lúc này, mọi người mới có cơ hội nhìn rõ thanh bảo kiếm của Phổ Đà tự.Lạc Đạo Chân Nhân, Chưởng môn phái Hoa sơn kinh ngạc hô to :- Thanh Quang thần kiếm ! Rồi ông nghiêm giọng :- Dám hỏi Thần Tăng vì sao vũ khí của Sắc Ma Bào Phục Quang lại lọt vào tay người vậy ?Đông Hải Thần Tăng cười nhạt :- Năm năm trước, lão nạp mua lại của một gã lái buôn ! Chân Nhân không hài lòng với câu trả lời của đối phương, cau mày nói với các Chưởng môn :- Lạ thực ! Bốn năm trước bần đạo có tình cờ gặp Sắc Ma ở bờ Tây Hồ, Hàng Châu. Lúc ấy, họ Bào vẫn còn mang thanh kiếm này.Đông Hải Thần Tăng dịu giọng bảo Nam Cung Giao :- Thí chủ đã dám đại ngôn ra giới hạn hai trăm chiêu, xin đừng nuốt lời bỏ cuộc nửa chừng ?Nào ngờ Vân Dung cười khanh khách : - Làm vì có việc ấy ! Đại ca thường dạy ta thấy nguy phải bỏ chạy ngay, đừng sinh cường là uổng mạng ! Có phải không đại ca ?Nam Cung Giao chẳng thể phủ nhận lời mình đã dạy nàng, liền gật đầu :- Hiền muội có trí nhớ rất tốt, lát nữa ta sẽ làm gương cho hiền muội thấy !Và chàng thay đổi thái độ, giả lả phân bua với Thần Tăng :- Mong tôn giá lượng thứ cho tội đại ngôn ! Tại hạ chẳng thể để mất uy tín với bọn nữ nhân được !Đông Hải Thần Tăng lạnh lùng mỉa mai :- Ngươi đúng là hạng tiểu nhân dở dói, chẳng có chút khí phách anh hùng nào cả ! Sao lúc nãy ngươi hung hăng lắm cơ mà ! Thật là nhục nhã cho Thiếu Lâm Tự !Quần Tăng xôn xao, thầm chê trách Nam Cung Giao ! Nhưng chàng vẫn bình thản hờ hững buông từng chữ :- Ta chỉ cho rằng hai trăm chiêu là quá nhiều đấy thôi !Vừa dứt lời, Nam Cung Giao ập đến, quất ngay chiêu Vô Thủy Vô Minh.Qua câu hỏi của Chưởng môn phái Hoa Sơn, lòng chàng đã nghi ngờ đối phương có thể là Sắc Ma Bào Phục Quang ! Nếu đúng thế thì chàng khó thắng được, vì họ Bào rất giỏi nghề phóng độc. Tất cả những đối thủ của Sắc Ma đều bất ngờ suy yếu và và bỏ mạng vì kiếm thép ! Chất độc vô hình kia đáng sợ đến nỗi có kẻ đã ngậm Tỵ Độc Châu mà vẫn không chống nổi !Còn một vấn đề nữa, đó là việc chàng có thể đã phán đoán sai về kế Kim Thiền thoát xác của Thần Tăng.Biết đâu, Sắc Ma mới là kẻ đã hóa thân thành Phổ Dũng ? Vì thế, chiêu Vô Thủy Vô Minh chính là sự kiểm chứng thực hư !Đông Hải Thần Tăng cũng đã động thân, như đóa sen trắng trôi về phía địch thủ. Khi còn cách nửa trượng, thanh bảo kiếm trong tay lão chớp lên những đạo hào quang xanh biêng biếc, vây kín đối thủ !Lão ỷ vào thần kiếm sắc bén vô song nên trực diện đối đòn chứ không thèm tránh né. Nhưng Lạc Điểu kiếm lại không phải tầm thường, Nam Cung Giao từng dùng Thái A kiếm chặt thử mà nó vẫn toàn vẹn. Đây là việc mà đối phương không hề ngờ đến.Cũng như Long Giác Thần Quân, Đông Hải Thần Tăng bị rơi vào màn kiếm ảnh tối tăm, u ám, dù lúc nãy vầng dương còn chói lọi trên đầu. Và trong cõi u minh ấy, có hàng trăm đạo kiếm phong lạnh lẽo công phá các đại huyệt trên thân trước của lão ta.Thần Tăng kinh hoàng múa tít bảo kiếm, nhẩy về hướng tả, cố thoát khỏi tác dụng huyền ảo của chiêu kiếm kỳ lạ kia.Nhưng giờ đây, Nam Cung Giao đã có thêm hai mươi năm công lực, phát huy được hết uy lực của chiêu Phật kiếm, nên Đông Hải Thần Tăng chịu hậu quả nặng nề hơn Long Giác Thần Quân.Diễn tả thì lâu nhưng sự việc xảy ra chỉ trong cái chớp mắt, tiếng thép chạm nhau vang rền, song phương rời nhau ngay, và ai đó đã rên la vì đau đớn. Quần tăng reo hò mừng rỡ khi thấy bộ tăng bào trắng tinh của Trụ trì chùa Phổ Đà loang máu, còn cánh tay tả thì đã đứt lìa, nằm lại trên mặt sân ! Nam Cung Giao không đuổi theo, đứng oai nghiêm như Thiên Tướng. Trịnh Mãng nói oang oang :- Té ra Đông Hải Thần Tăng chỉ là phường bị thịt, không chịu nổi đến một chiêu, thế mà dám đến chùa Thiếu Lâm để dạy chấn hưng võ học !Đám tăng lữ trẻ bồng bột tán thưởng họ Trịnh, cười ồ lên để chế giễu. Lúc này, Phổ Dũng Đại sư đã điểm huyệt chỉ huyết hai vết thương trên ngực, bụng của nạn nhân, và giao việc băng bó cánh tay tả cho đám tùy tùng, rồi cầm Thanh Quang kiếm bước ra. Lão chắp tay thi lễ, từ tốn nói : - Bần tăng liều chết xin lãnh giáo thí chủ một chiêu !Nam Cung Giao quắt mắt nạt : - Trương Mộc phong ! Chẳng lẽ lão không biết âm mưu của mình đã bại lộ rồi hay sao mà còn ngoan cố ? Chút kế mọn kia đâu thể qua mắt được ta !Phổ Dũng cay đắng phá lên cười. Giọng cười của lão vang rền như sấm dậy, khiến mọi người phải đinh tai nhức óc.Rồi lão giật bỏ râu và lông mày, rít lên the thé :- Nam Cung Giao ! Lão nạp đã sai lầm khi xem thường cơ trí của ngươi ! Nếu có giỏi thì hãy tiếp lão nạp một chiêu ?Nhưng Thiền Sơn Trưởng lão đã hiện ra cạnh đồ đệ, cười hăng hắc :- Đâu có được ! Lão nạp chưa được đánh trận nào mà. Giao nhi mau lui ra để ta lĩnh giáo vị kỳ nhân nổi tiếng biển Đông này ! Đông Hải Thần Tăng cười nhạt :- Lão tưởng ta sợ ư ?Lúc này các Chưởng môn Bạch đạo mới biết rõ bản chất xảo trá, hung bạo của vị cao tăng Phổ Đà Tự ! Họ thở dài thườn thượt, lắc đầu ngao ngán !Nam Cung Giao chợt nhớ đến câu chuyện mà Vân Dung đã kể, chợt hiểu ra vì sao Thần Tăng tìm thiên phương bách kế để giết mình.Chàng gằn giọng hỏi : - Phải chăng Trương Sĩ Hạo là con ruột của Tôn giá ?Toàn trường chấn động khi nghe Trương Mộc Phong gầm lên :- Giỏi thực ! Cả việc này ngươi cũng đoán ra ư ? Chính ngươi đã giết đứa con trai yêu quí của ta đấy !Dứt lời, lão lao vút đến tấn công Nam Cung Giao. Nhưng Thiền Sơn Trưởng lão đã rút kiếm chặn kẻ điên cuồng kia lại.Cuộc chiến giữa hai bậc kỳ nhân tuyệt thế đã khiến mọi người phải kinh tâm lạc phách, và hết lòng khâm phục. Khách quan chiến chẳng thể nào nhìn rõ đường kiếm, chỉ thấy hai bóng vàng trắng quấn quít lấy nhau, cả dưới đất lẫn trên không. Tiếng thép chạm nhau liên hồi, ngân nga chẳng dứt, chứng tỏ tốc độ của kiếm đi cực kỳ mau lẹ !Nam Cung Giao trố mắt nhìn say sưa, tự lượng mình chẳng xứng là đối thủ của Đông Hải Thần Tăng ! Và chàng cũng nhận ra đối phương còn kém sư phụ mình vài bậc. Chẳng qua Thiền Sơn từ bi, nhân hậu, không muốn hăng tay đấy thôi.Bỗng chàng xúc động linh cơ, quát vang :- Sư phụ hãy coi chừng đối phương phóng độc !Đó là vì chàng liếc thấy nụ cười trên môi Đông Hải Thần Tăng giả hiệu ! Nếu lão ta là Sắc ma, được Trương Mộc Phong dạy cho Lạc Ca kiếm pháp, thì ngược lại, lão cũng có thể truyền thụ phép phóng kỳ độc cho Thần Tăng. Nếu không thì trụ trì chùa Phổ Đà chẳng dám so tài với Thiền Sơn !Giọng nói khẩn thiết, cấp bách của Nam Cung Giao đã khiến Đại Trưởng lão Thiếu Lâm Tự rúng động, lập tức xuất tuyệt chiêu.Cũng là chiêu Vô Thủy Vô Minh. Nhưng uy lực hơn hẳn Nam Cung Giao, không gian quanh Thần Tăng tối đen như mực chứ chẳng phải chỉ u ám !Đúng ra nạn nhân không thể thoát chết, song cùng lúc ấy, Thiền Sơn Trưởng lão ngửi phải mùi thơm là lạ, mắt bị mờ đi, chân khí giảm sút ngay. Nhưng ông là người tấn công và chiêu kiếm sắp đi trọn, nên đối phương không thể lợi dụng cơ hội mà hạ thủ.Đông Hải Thần Tăng rú lên thảm khốc, văng ngược ra phía sau, ôm ngực lướt thẳng xuống núi, những giọt máu tươi ươn ướt, vương vãi theo từng bước chân !Còn Thiền Sơn thì ngồi ngay xuống đất, xếp bằng vận công trục độc !Nam Cung Giao đã nhanh chân lướt đến, chỉa kiếm vào ngực Sắc Ma, nghiến răng trèo trẹo, mắt như đổ lửa :- Bào Phục Quang ! Lão không đưa nhanh thuốc giải thì đừng trách ta tàn nhẫn ! Ta chẳng phải hòa thượng nên thủ đoạn rất ác độc.Để chứng minh, mũi kiếm củachàng thọc sâu vào vết thương cũ của họ Bào ! Sắc Ma đau đớn nhăn mặt, nhưng cũng cố ra giá :- Lão phu đồng ý đưa giải dược, nhưng ngươi phải hứa bảo toàn mạng sống cho lão phu !Bào Phục Quang dâm ác tuyệt luân, tội lỗi chất chồng nên rất sợ bị trừng phạt. Nam Cung Giao gật đầu :- Ta hứa ! Nhưng nếu lão còn tiếp tục làm ác thì đừng dể ta gặp lại !Sắc Ma thò tay vào bụng, lấy ra một lọ sành, đưa cho Nam Cung Giao và bảo :- Ngươi hãy lấy một viên màu đỏ cho lệnh sư uống !Nam Cung Giao đổ ra lòng bàn tay, thấy có đến mấy màu. Chàng làm theo lời họ Bào, chọn viên giải dược màu đỏ trao cho Tuệ Lực :- Sư điệt mau cho Đại Trưởng lão nuốt ngay !Thiền Sơn đang run lẩy bẩy, mồ hôi tuôn ra như tắm, uống thuốc xong, lát sau đã đứng lên, cười khanh khách :- Lão nạp đã bình an, Giao nhi hãy tha cho Bào thí chủ.Nam Cung Giao thở phào, rút kiếm về, phóng thích tù binh !Bạch Vân phương trượng cùng các Chưởng môn xúm lại ngợi khen tài trí của Nam Cung Giao. Chàng sợ quá, vái tạ rồi đưa Thiền Sơn Trưởng lão về tăng xá ! Ưu Đàm Hoa Tiếu Ngạo Trung Hoa Đánh máy: Vinh Hồi 16 Vô Ưu Linh Cảnh tham nhân khấpKim Diện Cung trung Tùy Hải vong Sáu ngày sau, bọn Nam Cung Giao rời núi Thiếu Thất, xuôi Nam, nhưng mấy tháng nữa, chàng phải quay lại Thiếu Lâm Tự để dự đại hội võ lâm.Các Chưởng môn đã nhất trí chọn ngày đầu tháng chín năm nay, địa điểm là bình đài chân núi Thái Thất, đỉnh phía Đông của rặng Tung Sơn !Cái Bang sẽ phụ trách việc loan tin đi khắp thiên hạ. Thời gian còn dài nên chắc chắn anh hùng các lộ đều đến kịp Đại Hội.Nam Cung Giao vô cùng ngao ngán, nhưng không dám cãi lời ân sư và Phương trượng sư huynh. Hơn nữa, hai ngàn tăng lữ Thiếu Lâm đã nhiệt liệt cỗ vũ việc chàng ra tranh cử. Hằng trăm năm nay, Thiếu Lâm chưa có một đệ tử tục gia nào xuất sắc đến mức đủ tài làm Minh Chủ của võ lâm ! Người xuất gia thì không được phép. Xế trưa ngày hai mươi lăm, bốn người vào thành Hứa Xương, một trong những địa phương trù phú, sầm uất nhất tỉnh Hà Nam. Nơi đây có tòa Giai Vị Đại Tửu Lâu lừng danh Trung Thổ về rượu ngon và sơn hào hải vị ! Khách có thể gọi bất cứ món thịt rừng nào mình ưa thích, từ chồn cáo, nhím, heo rừng, cọp, beo, gấu, rắn, hươu nai, đến cả thịt voi ! Nhưng voi thì thỉnh thoảng mới có, vì nguồn cung cấp tận Vân Nam !Nam Cung Giao quyết định ở lại Hứa Xương một đêm, nên ghé vào quán trọ. Sau đó, bốn người đủng đỉnh đi bộ đến Giai Vị Đại Tửu lâu để chén vào món thịt rừng !Họ đang ăn uống thoải mái thì khách giang hồ lũ lượt kéo vào, chẳng mấy chốc đã đầy chật tầng trên tửu quán. Rượu vào lời ra, hào khách tự tiết lộ mục tiêu của mình.Thì ra, mọi người đang trên đường đến khu rừng Hạnh Lâm dưới chân núi Viên Sơn, cách Hứa Xương hơn trăm dặm về hướng Tây Nam.Tại Hạnh Lâm vừa phát khởi một giáo phái mới có tên là Vô Ưu Giáo.Tuy không chính thức, nhưng cả giang hồ đều nghe được lời đồn đại rằng Vô Ưu Giáo của Tư Mã Phiệt đang nắm giữ tấm bản đồ dẫn đến kho tàng của Ngọc Long Thần Thương Tư Mã Thuật, nhưng trên tàng bảo đồ lại có một bài thơ rất khó hiểu, khiến Tư Mã Phiệt phải bó tay suốt mấy chục năm nay ! Vì thế, lão ta đã treo giải thưởng ba ngàn lượng vàng cho bất cứ ai hiểu được ẩn ý của bài thơ ấy ! Khách đến tham quan sẽ được bao ăn ở dưới sự phục vụ của trăm nữ giáo chúng mơn mởn đào tơ ! Nếu ai giỏi võ nghệ, có lòng thành muốn gia nhập Vô Ưu Giáo thì cũng được hoan nghênh.Nói tóm lại, Hạnh Lâm chính là thịnh hội vui vẻ, khoái lạc mà bọn hào khách giang hồ đang khát khao tìm đến !Nghe xong tin giật gân ấy, Trịnh Mãng hăm hở bàn :- Công tử ! Nay người đã có Long Đầu Ngọc Thực, sao không đến tổ quỉ của Vô Ưu Giáo, tìm hiểu xem tàng bảo đồ kia thế nào ?Trịnh Tháo cả cười :- Chứ không phải ngươi nghe nói đến rượu ngon và gái đẹp là ngứa nghề, muốn đi ngay hay sao ?Trịnh Mãng nhăn nhó :- Có chỗ ăn chơi miễn phí, tội gì bỏ qua ?Nam Cung Giao trầm ngâm một lúc, chậm rãi nói :- Trịnh Mãng đã nói ra đúng bản chất âm mưu của Vô Ưu Giáo ! Kẻ nào đó đang giữ Long Đầu Ngọc Thực, tất sẽ mau mắn đến Hạnh Lâm để dò xét nội dung Tàng Bảo Đồ ! Từ việc này, ta suy ra rằng Vô Ưu Giáo có liên quan đến Tùy Hải Chân Nhân Mao Tùng Thanh, kẻ đã cho người giả làm Kim Diện Cung chủ để đoạt Ngọc Thực ! Hồi cuối tháng giêng quan quân Sơn Đông đã đến Thanh Đảo Tung bắt Mao Lão Quỉ, nhưng lão đã nhanh nhân trốn mất tăm !Trịnh Tháo vỗ đùi khen phải. Còn Trịnh Mãng thì ngập ngừng :- Bẩm công tử ! Thế chúng ta có đến đấy hay không ?Nam Cung Giao cười mũi :- Đi chứ ! Nếu không thì ngươi sẽ oán ta là kẻ chẳng biết điều !Trịnh Mãng khoái chí bàn :- Chúng ta sẽ cải trang thật kỹ, chẳng sợ bị nhận ra. Nhưng Tổ tiểu thư đây chắc phải lấy lụa bó nhỏ hai quả dưa hấu kia lại !Vân Dung sợ không được đi theo gật đầu lia lịa :- Không sao ! Tiểu muội sẽ đè chúng bẹp đi như hai chiếc bánh tiêu.Hai anh em họ Trịnh phá lên cười, nhưng Nam Cung Giao thì không, vì chàng nhận ra vẻ buồn rầu trong đáy mắt nàng !Tối hôm ấy, Nam Cung Giao lần sang phòng Vân Dung. Cô gái tội nghiệp đang lúng túng dùng giải lụa dài, rộng hơn gang tay, quấn quanh ngực, cố làm cho đôi gò bồng đảo trông khiêm tốn hơn. Trên má nàng, hai dòng lệ tủi thân lăn dài từng hạt long lanh. Nam Cung Giao bước đến, dịu dàng nói :- Không cần đâu Dung muội, chúng rất đẹp, tại sao lại phải làm cho chúng xấu đi ? Dẫu cho bọn Hồ Bang có đến Hạnh Lâm và nhận ra nàng thì cũng chẳng sao !Vân Dung tươi tắn hẳn lên, nhoẻn miệng cười :- Đúng vậy ! Cùng lắm là anh em ta sẽ liên thủ đánh cho chúng chạy dài giống như lần trước ?Nàng tháo ngay dải lụa rồi mặc áo vào, ngoan ngoãn lên giường nằm ngủ.Nam Cung Giao sang phòng bên tán gẫu với anh em họ Trịnh một lúc rồi cũng về phòng mình. Vận khí hành công đến cuối canh ba chàng mới đi ngủ ! Nỗi nhớ thương người thân khiến chàng trằn trọc mãi, đến canh tư cũng chưa chợp mắt.Bỗng chàng phát hiện cửa phòng mình hé mở, và Vân Dung lách vào. Nhưng nàng không tiến thêm mà đứng ngay sau cánh cửa, lặng lẽ nhìn về phía giường của Nam Cung Giao.Ánh sáng heo hắt đĩa đèn dầu cũng đủ để Nam Cung Giao nhận rõ vẻ sợ hải trên gương mặt trái xoan của Vân Dung.Chàng liền ngồi dậy, vén mùng, vẫy gọi :- Dung muội hãy lại đây !Vân Dung mừng rỡ bước đến, hổn hển nói :- May mà Đại ca chưa ngủ ! Tiểu muội vừa mơ thấy ác mộng chẳng dám ngủ một mình nữa, sang đây ngủ với Đại ca !Nói xong, nàng chui vào giường, và kéo Nam Cung Giao nằm xuống theo.Vân Dung cầm tay chàng đặt lên ngực mình :- Đại ca thấy không ! Đến giờ này mà tim của tiểu muội vẫn còn đập mạnh !Nam Cung Giao phì cười : - Dung muội mơ thấy gì mà lại quá sợ hãi như thế ?Vân Dung hạ giọng kể lể : - Đại ca biết không. Tiểu muội mơ rằng chúng ta đến một cánh rừng hạnh.Nơi ấy đã có rất đông người, tất cả đều đang ăn ngon lành những trái hạnh. Và một lão Đạo sĩ râu đen đã bưng rổ hạnh đến mời chúng ta. Đại ca ăn trước, lập tức ngã lăn ra chết, mặt mũi nám đen, mắt trợn trừng trông rất khủng khiếp. Tiểu muội sợ quá, tỉnh giấc ngay, tuy biết là mơ, nhưng vẫn lo lắng, không sao ngủ được !Nam Cung Giao cau mày suy nghĩ, và rùng mình vì nhớ đến đặc tính của quả hạnh. Hạnh Nhân là loại cây có hạt cho dầu, thuộc họ Hoa Hồng. Hạt hạnh giống như hạt mơ, hạt đào, có thể dùng làm bánh kẹo hay nước hoa.Tuy nhiên, cây Hạnh Nhân lại có đến hai loại, ngọt và đắng, loại sau có chứa một chất tuyệt độc.Nếu Vô Ưu Giáo chủ chính là Tùy Hải Chân Nhân thì không chừng lão sẽ dùng độc để khống chế quần hùng. Đó là thủ đoạn mà bọn ác ma vẫn thường làm ! Việc giải bài thơ trên Tàng Bảo Đồ chỉ là cái cớ để Vô Ưu Giáo dẫn dụ hảo hán tứ phương đến nộp mạng ! Với một chất độc mãn tính, Vô Ưu Giáo sẽ âm thầm thu phục được hàng ngàn cao thủ, đủ sức tranh bá đồ vương.Nam Cung Giáo mừng vì đã sớm nhìn ra chân tướng kẻ thù, đền ơn Vân Dung bằng cách hôn lên má nàng và khen :- Dung muội quả là tuyệt diệu, đã hai lần cảnh báo ta trước những mưu sâu kế độc !Chợt chàng phát hiện bàn tay hữu của mình vẫn còn đặt trên ngực Vân Dung, và dường như nãy giờ theo thói quen, chàng đã vuốt ve gò nhũ phong khêu gợi kia !Nam Cung Giao hổ thẹn rút tay về nhưng Vân Dung đã giữ lại và thỏ thẻ :- Đại ca tiếp tục đi ! Tiểu muội rất khoan khoái ! Vả lại, chúng là của Đại ca mà !Nàng còn tự phanh rộng vạt áo ngủ, để lộ hết nét đẹp kiêu hãnh của thân trên ngà ngọc !Nam Cung Giao xa thê thiếp đã lâu, lửa dục rất vượng, song cố nén lòng vì không mặt mũi nào chiếm đoạt thân xác của người con gái ngây dại đáng thương này !Bàn tay chàng nhẹ nhàng mơn man hai tạo vật kỳ diệu kia, vì bắt buộc và cũng vì sự khát khao. Quả thực là ngực của Vân Dung rất đẹp và gợi cảm.Chàng nằm nghiêng nên có thể nhận ra những tia hoan lạc trong đôi mắt nhung của Vân Dung. Nàng cũng nhìn chàng và mỉm cười ngây ngất :- Đại ca ! Cảm giác này quả là tuyệt diệu ! Tiểu muội muốn được Đại ca ôm ấp mãi thế này ! Nhưng đêm sắp tàn, chúng ta hãy ngủ để mai còn lên đường.Nam Cung Giao thở phào, khép vạt áo cho nàng rồi ôm lấy mà ngủ !Chàng thiếp đi trong niềm vui vì đã thắng được dục vọng của chính mình.Trưa ngày hai mươi ba, bọn Nam Cung Giao đã có mặt trước khu rừng hạnh, dừng cương đứng nhìn dãy núi Viên Sơn tròn trịa.Ngay bìa rừng, đầu con đường đất rộng bốn mươi bước chân, là một cổng Tam Quan bằng gỗ, trên treo tầng bảng lớn sơn đen, có bốn chữ trắng : Vô Ưu Linh Cảnh !Ngựa xe tấp nập đi vào con đường ấy với dáng điệu hối hả, cứ như sợ rằng mình chỉ chậm một bước là mất toi ba ngàn lượng vàng ! Thực ra, Hạnh Lâm mở cửa đã bốn ngày, khách đến cũng nhiều song chưa ai giải nổi bài thơ kia.Đám hào khách ấy tuy vội vã nhưng không quên liếc nhìn bốn kỵ sĩ ăn mặc theo lối người Mông, với ánh mắt hiếu kỳ.Hôm qua, khi biết Vân Dung không chịu bó ngực, Trình Tháo đã có sáng kiến : Hóa trang thành cao thủ người Mông !Sau khi giành lại được giang sơn, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đã có sắc chỉ cấm bách tính ăn mặc theo người Hồ.Nhưng cho đến những năm đầu của triều đại Minh Anh Tông thì Mông Cổ vẫn chưa để lộ tham vọng tái chiếm Trung Hoa, việc giao hảo giữa hai nước khá tốt, hàng hóa qua lại tấp nập, thương khách và du khách người Mông đến Trung Hoa rất đông. Do vậy, một số người Hán đã có thể đội mũ lông, mặc áo cừu, đặc sản của kẻ thù cũ ! Mông Cổ nằm ở phía Bắc Trung Hoa, khí hậu cực kỳ lạnh giá, nên lông thú của họ rất tốt và đẹp hơn sản phẩm Trung Nguyên.Ngoài áo cừu dầy dành cho mùa đông, còn có loài khinh cừu mỏng, nhẹ, mặc trong mùa xuân, mùa thu, vừa giữ ấm, vừa là trang sức. Giờ đây, bọn Nam Cung Giao đang khoác trên người những tấm khinh cừu không tay rất sang trọng. Bốn chiếc nón lông trên đầu họ cũng là loại vành gấp, khi bẻ xuống cóthể che kín tai và gáy. Vân Dung hóa trang sơ sài, tóc thắt thành hai bím, tai đeo vòng vàng, trông rất lạ mắt. Và áo khinh cừu rộng đã khiến ngực nàng không quá nhô cao.Thực ra, nhũ phong của Vân Dung chẳng đến nỗi đồ sộ, nhưng vì thân hình nàng thon dài nên chúng nổi bật lên !Nam Cung Giao và hai gã họ Trịnh mang mặt nạ, dán thêm râu thật rậm, khá giống người Mông.Còn ngôn ngữ thì sao, có ai biết tiếng Mông đâu ? Thưa rằng chẳng sao cả vì họ đang mượn tạm lý lịch của một quí tộc gốc Mông Cổ ở đất Du Lâm, Thiểm Tây.Số là ngày ấy vua Nguyên tuy bị Chu Nguyên Chương đuổi chạy về Mông Cổ nhưhg vẫn giữ Đế hiệu, tự coi mình là vua Trung Hoa, dù chỉ còn giữ được ba tỉnh Cam Túc, Thiểm Tây, Sơn Tây. Sau này, Minh Thái Tổ đem quân đi chiếm lại nốt ba tỉnh ấy. Khi đánh đến Du Lâm thì có một võ tướng người Mông họ Bộc Nhĩ Chích Cân đem quân qui hàng, và giúp quân Minh đại thắng.Nhờ công lao ấy, Bộc Nhĩ Chích Cân được triều Minh cắt đất phong Hầu, con cháu đời đời Tập tước !Vị Bắc Bình Hầu hiện nay là Bộc Nhĩ Chích Cân Đồ Thiết Mục Nhĩ.Chính đương sự cũng cảm thấy cái tên của mình quá dài dòng, nên đã tự rút ngắn lại thành Bộc Nhĩ Đồ.Gã hầu tước này tuổi mới ba mươi kiếm pháp khét tiếng miền Bắc Thiểm Tây nhưng vợ đẹp quá nhiều nên chưa bao giờ rời Du Lâm. Do đó, giang hồ chỉ nghe danh chứ không hề biết mặt !Anh em họ Trịnh đã có lần làm khách ở nhà Bộc Nhĩ Đồ nên dễ dàng biến Nam Cung Giao thành Bắc Bình Hầu, một gã Mông Cổ biết nói tiếng Mông ! Ba viên lam bảo ngọc giá ngàn vàng, đính trên mũ lông, sẽ khiến thiên hạ phải tin !Và Vân Dung sẽ đóng vai nàng tỳ thiếp trẻ đẹp của Bộc Nhĩ Đồ, tên gọi Da Luật Thiên Hương ! Trên cổ nàng là cả một chuỗi ngọc trai quí giá.Tất nhiên hai người sẽ phải xưng hô như vợ chồng thật. Dường như điều này đã khiến nàng hạnh phúc nên mắt long lanh, mặt ửng hồng, càng bội phần xuân sắc !Con đường xuyên rừng hạnh chỉ dài gần dặm, tận cùng bằng Thạch quan đồ sộ cao đến ba trượng, cũng treo chiêu bài giống như ở ngoài. Tường vây xây bằng đá núi, chỉ chừng hai trượng nhưng trên đỉnh tua tủa những chông sắt nhọn hoắt, trông như lông nhím. Thạch Quan chỉ có một cửa, rộng hơn trượng, giờ đang mở toang ra, song bóng tối sẽ được khép kín bởi hai cánh bằng gỗ dầy đai thép kiên cố.Mé tả thạch quan đặt một chiếc bàn dài, có ba nữ nhân áo hồng phụ trách việc ghi danh. Khách phải xuống ngựa, đến khai lý lịch rồi mới được vào.Chẳng vị hảo hán nào bất mãn vì thủ tục này, vì ba nữ lang kia rất xinh xắn và hấp dẫn. Tất nhiên họ có mặc quần, song thân hiện lộ cả ra dưới lớp the mỏng tựa cánh chuồn.Các chàng hiệp sĩ nhà ta dán mắt vào những ngọn hỏa diệm sơn mỹ miều kia, nuốt nước miếng từng ực, ngọng nghịu khai báo.Trịnh Mãng mau mắn nhảy xuống ngựa, chững chạc nện gót bước đến bàn ghi danh, dõng dạc nói : - Bắc Bình Hầu đất Dư Lâm là Bộc Nhĩ Đồ, cùng Thất phu nhân Da Luật Thiên Hương !Ba nữ lang áo đàng vội đứng lên, nghiêng mình vái. Nàng ở giữa nói :- Vô Ưu Linh Cảnh vinh dự được tiếp nghênh ngọc giá của Hầu Gia và Thất phu nhân !Trịnh Mãng đảo mắt loang loáng, chiêm ngưỡng cho đủ sáu mục tiêu, rồi cười hề hề :- Còn anh em tại hạ là Thiết Mục Thao và Thiết Mục Mang, hộ vệ của Hầu gia, dám hỏi phương danh của tam vị nữ nhân ?Nữ lang mé tả ban cho gã một cái nhìn đổ quán xiêu đình rồi vui vẻ đáp :- Tiểu muội là Hoàng Cúc, còn hai chị kia tên Hoàng Lan và Hoàng Yến !Trịnh Mãng nháy mắt đưa tình rồi quay bước, nhãy lên lưng ngựa. Bốn người đi qua cổng, tiếng vó câu rộn rã vì đường vào được lót đá rất bằng phẳng.Hai bên lộ là hàng rào trồng toàn cây hoa Phù Dung dầy đặc, cao hơn đầu người cỡi ngựa ! Qua Tiết Sương Giáng thì hoa Phù Dung mới nở, nên giờ đây chỉ thấy cành lá xúm xuê xanh thắm, che lấp nhãn tuyến khách nhàn du. Họ sẽ chỉ thấy phía sau hàng rào Phù Dung kia là những tàng cây hạnh thưa thớt.Có lẽ chủ nhân đã tỉa bớt rừng hạnh để dựng nhà !Đi được mươi trượng, bọn Nam Cung Giao được mời hạ mã, và ngựa của họ được bốn nữ lang áo xanh dắt vào dãy chuồng mé hữu.Bốn người tiếp tục cuốc bộ vào khu trung tâm. Nơi đây, ngự trị một kiến trúc rất rộng rãi, được hợp thành bởi năm căn nhà ngói. Căn chính giữa hình vuông, bốn căn kia hình chữ nhật, vây quanh và tiếp giáp căn trung tâm. Gọi là nhà thì không đúng, vì công trình này chẳng hề có tường và cửa, chỉ toàn cột gỗ đen bóng nối nhau bởi hàng lan can sơn đỏ.Tổng cộng có đến hai trăm chiếc bàn bát tiên, mỗi bàn tám ghế, bày trên sàn nhà, mặt phủ khăn trắng muốt. Tóm lại, Chiêu Anh Quán chính là một tiệm ăn vĩ đại, có thể chứa đủ một ngàn sáu trăm thực khách.Chung quanh Chiêu Anh Quán là vườn hoa sâu mười trượng, đầy đủ giả sơn, tiểu đình, phong cảnh hữu tình. Bìa vườn tiếp giáp với vùng cây thưa, nơi tọa lạc của hàng trăm tòa tiểu xá thanh nhã, u tịnh... Và tận cùng của Hạnh Lâm là một kiến trúc đồ sộ bằng gạch đá, mái lợp ngói lưu ly xanh, góc cong vút theo kiểu chùa miếu. Nơi ấy chính là Vô Ưu Thần Điện, trọng địa của Vô Ưu Giáo. Bọn Nam Cung Giao được một ả áo trắng đón tiếp, dẫn vào tòa tiểu xá mé tả Chiêu Anh Quán ! Căn nhà này tuy nhỏ nhưng có đến hai phòng ngủ, một phòng khách và nhà vệ sinh riêng, đủ cho bốn người ở thoải mái.Ả giáo chúng tên Bạch Hà cung kính nói : - Quan khách có thể đến Chiêu Anh Quán ăn uống bất cứ lúc nào. Việc đi ngắm cảnh cũng không hạn chế, nhưng phải về phòng khi trống điểm canh ba !Trịnh Tháo than thở :- Chẳng lẽ ở đây ban đêm không có thú vui nào sao ! Tại hạ không bao giờ ngủ trước canh tư !Bạch Hà vui vẻ nói :- Góc Đông Nam của Linh Cảnh có một khu vực biệt lập tên gọi Nhu Tình Viên, ở đấy có đủ mọi lạc thú trên đời !Trịnh Mãng hớn hở : - Hay lắm ! Bọn ta phải đến đấy mới được ?Bạch Hà nói tiếp :- Quí khách phải có mặt ở cổng Nhu Tình Viên trước đầu giờ Dần để đăng ký !Nhưng đấy là kế hoạch của buổi chiều, giờ bọn Nam Cung Giao phải ăn trưa trước đã ! Bạch Hà đi rồi, bốn người tranh thủ tắm gội, thay y phục, rồi đi đến Chiêu Anh Quán.Đã quá bữa ăn chính nhưng Chiêu Anh Quán vẫn tụ tập đến năm trăm lượt khách. Họ vừa nhậu nhẹt, vừa lẩm bẩm bốn câu thơ, cầu may, bóp trán, cố vắt óc để tìm ra ẩn ý.Bốn câu thơ này được dán trên các cột gỗ, nội dung như sau :Thần Nông chi duệ ngộ Long NhânNam Bắc Đông Tây tứ bất phân Cửu cửu Triều Dương hà xứ khứ Tam Canh Sư Nguyệt chiếu Cô Phòng !Dịch thơ :Cháu chắt Thần Nông gặp người rồngNam Bắc Đông Tây bốn cõi chung Bình Minh Trung cửu nay đâu tá ?Trăng mới canh ba chiếu sáng phòng !Trong số nửa ngàn người hiện diện có cả trăm gã thư sinh ở vùng lân cận đến để thử vận may. Họ là mọt sách, thuộc hàng ngàn bài thơ cổ, hàng vạn điển cổ văn chương, nhưng không sao hiểu nổi ý tứ của bài thơ, nhất là câu đầu tiên ! Trong sách vở Trung Hoa làm gì có nói đến việc con cháu vua Thần Nông gặp rồng ! Và nếu có thì ở địa phương nào ?Người hay chữ còn bó tay thì bọn võ biền thô lỗ làm sao hơn được ? Dù đám hào khách kia có bứt hết tóc cũng chỉ hoài công ! Bọn Nam Cung Giao ăn xong bữa thì có khách mới vào đến. Oan gia không hẹn mà gặp, tân khách chính thị cha con Long Giác Thần Quân và mười thủ hạ !Người có danh như cây có bóng, và kẻ ác lại được khiếp sợ hơn người hiền, cho nên mấy trăm hào khách lập tức im bặt.Long Giác Thần Quân cười ngạo nghễ, phủ dụ : - Xin chư vị đồng đạo cứ tự nhiên, lão phu cũng chỉ là khách của Vô Ưu giáo như mọi người ! Rồi lão chiếm lấy hai bàn ở vị trí trung ương, thản nhiên gọi cơm rượu mà ăn uống.Nam Cung Giao nãy giờ chăm chú quan sát phe đối phương. Đặc biệt lưu ý đến một lão già mặc trường bào thư sinh đen, đầu đội mũ Lục Hợp Nhất Thống Mao, (mũ quả dưa). Người này tuổi độ sáu mươi, mày thanh, mắt sáng, trán cao, mũi huyền đảm, toát ra vẻ thông tuệ rất mực. Chàng liền hỏi Trịnh Tháo :- Ngươi có biết lão già áo đen đang ngồi cạnh Long Giác Thần Quân kia là ai không ?Trịnh Tháo gật đầu :- Bẩm có. Lão ấy là Âm Dương Thư Sinh Tư Đồ Thảo, ẩn cư ở núi Bá Chi, đất Tứ Xuyên, nổi tiếng thông minh uyên bác, cái gì cũng biết. Tư Đồ Thảo còn giỏi cả binh pháp, trận đồ, kỳ môn, độn giáp !Trong đám thực khách cũng có người nhận ra bậc kỳ nhân đất Thục.Một lão đạo sĩ râu tóc hoa râm, mũi két, đứng lên cười ha hả :- Này Tư Đồ hiền đệ ! Bài thơ cỏn con kia chắc không làm khó được Âm Dương Thư Sinh đấy chứ ? Tư Đồ Thảo vội đứng lên vòng tay tươi cười :- Không ngờ Hạc giá của Thiên Ưng Tử lại đến chốn này, tiểu đệ không thấy nên đã thất lễ.Trịnh Tháo nói nhỏ : - Lão Đạo sĩ áo vàng đấy là Tam trưởng lão phái Thanh Thành, tính tình quái dị, thích trêu ghẹo thiên hạ, miệng lưỡi vô cùng sắc bén.Bỗng Vân Dung buột miệng nhận xét :- Thiên Ưng Tử là người xấu, còn Âm Dương Thư Sinh thì cũng vậy !Nam Cung Giao mỉm cười :- Sao hiền muội biết ? Vân Dung điềm nhiên đáp :- Tiểu muội chỉ nhìn mặt và nghe giọng nói là biết ngay thiện ác, nhưng không thể giải thích được !Nam Cung Giao gật gù :- Hay lắm ! Từ nay khi phát hiện kẻ xấu, mong Dung muội nói ngay cho ta biết.Vân Dung sung sướng hứa :- Đại ca yên tâm ! Tiểu muội không quên đâu !Trịnh Mãng tức anh ách phì cười :- Thuộc hạ xin đê đầu bái phục thủ đoạn vuốt mông ngực nữ nhân của công tử ? Vị cô nương dở hơi này mà biết xem tướng ư ?Đã quá quen với những lời sống sượng của gã, Vân Dung không hề giận, cười bảo : - Ta dở hơi nhưng không ngu như ngươi, và mông của ta thì không phải mông ngựa !Nam Cung Giao vội ra dấu, bảo hai người im, vì Âm Dương Thư Sinh đã lên tiếng : - Thiên Ưng đạo huynh là người đi khắp thiên hạ, vậy có đoán ra địa phương nào là nơi bài thơ ám chỉ hay không ?Thiên Ưng Tử cười hăng hắc :- Lão đệ muốn trổ tài thì cứ nói quách ra, sao lại bêu xấu bần đạo ? Âm Dương Thư Sinh mà không biết thì còn ai biết nữa ?Quần hào ồ lên tán thành, đốc thúc Tư Đồ Thảo !Long Giác Thần Quân cao giọng :- Không được ! Lão phu còn phải thương lượng với Vô Ưu Giáo chủ cái đã !Rồi lão vẫy ả áo xanh hầu bàn :- Ngươi hãy vào mời Giáo chủ ra đây, và bảo lão rằng Long Giác Thần Quân, Cốc chủ Vô Thanh Cốc đã giá lâm.Nữ lang mỉm cười :- Cốc chủ yên tâm ! Giáo Chủ đã được thông báo, sắp ra để phụng hầu ngọc giá ! Quả nhiên, chưa đầy nửa khắc sau thì phái đoàn của Vô Ưu Giáo Chủ Tư Mã Phiệt ra đến.Gọi là phái đoàn vì họ khá đông, tiền hô hậu ủng !Đi trước tiên là hai nữ lang áo vàng nhạt, một xách lư hương trầm nghi ngút, một cầm khánh ngọc gõ đều đều, kế đến là Giáo Chủ đi dưới lộng xanh do một hán tử khôi vĩ, võ phục trắng cầm cán.Tư Mã Phiệt mặc đạo bào màu tím thẫm, đầu đội đạo quan bằng vàng, tóc râu đen nhánh, mặt hồng hào, trông rất oai phong, bệ vệ.Đi sau Giáo Chủ là bốn lão nhân tuổi thất tuần, mặc đạo bào xanh da trời, mỗi người đi dưới một cây lọng trắng.Nghi trượng rối rắm kia khiến Long Giác Thần Quân ngứa mắt, cười nhạt chê bai :- Thùng rỗng kêu to ! Kẻ chuộng hình thức thường không có thực tài !Lập tức có hàng trăm người ủng hộ Thần Quân, và chỉ chịu im khi Vô Ưu Giáo Chủ vào đến. Tư Mã Phiệt chắp một tay lên ngực, cúi chào mọi người, rồi tiến đến bàn của Khương Quang Bật. Lão cười ha hả :- Bần đạo đang tọa công, nghe báo có Thần Quân giá hạ, vội đến để cung nghinh !Lão quay lại giới thiệu bốn đạo sĩ áo xanh với khách :- Bốn vị đây là Hộ Pháp Tứ Thiên Vương của Bổn Giáo. Bốn lão này thi lễ với Thần Quân nhưng không hề xưng danh tính.Khương Quang Bật thầm chột dạ khi thấy mắt họ lấp lánh tà quang yêu mị, không hiểu là cao thủ xứ nào ?Thần Quân chẳng còn dám khinh thường nữa, nhũn nhặn giới thiệu phe nhà ! Nghe đến danh hiệu Âm Dương Thư Sinh, Tư Mã Phiệt hoan hỉ nói ngay :- Tư Đồ lão đệ là người thông tuệ kiến văn uyên bác nhất võ lâm đương đại, chắc có thể giúp bần đạo giải được nghi án này ? Thiện tai ! Thiện tai ! Phật Giáo truyền vào Trung Hoa, đã sử dụng rất nhiều ngôn ngữ đạo giáo để quảng bá giáo phái. Do vậy, có sự giống nhau trong ngôn từ của tăng ni và đạo sĩ !Ngược lại, đạo giáo Trung Hoa cũng đã vay mượn của Phật Giáo Thiên Trúc khá nhiều ý tưởng. Kể cả hai chữ Thiện tai ! (lành thay).Chờ phe chủ nhà an tọa ở bàn bên xong, Âm Dương Thư Sinh mới phát biểu : - Thực ra thì bốn câu thơ trên rất dễ hiểu. Nhưng nếu Giáo chủ không có Long Đầu Ngọc Thực thì cũng bằng thừa !Vô Ưu Giáo Chủ cười ngất : - Sao Lão đệ biết ta không có chìa khóa ?Âm Dương Thư Sinh hờ hững đáp :- Long Đầu Ngọc Thực đang nằm trong tay Khương Thần Quân !Quần hào rúng động ồ lên, cả Nam Cung Giao cũng bất ngờ, không hiểu gì cả ! Ngọc Thực hiện đang nằm ở Kim Diện Cung cơ mà ?Vô Ưu Giáo Chủ lắc đầu :- Bần Đạo không tin rằng lại có đến hai chiếc Ngọc Thực !Dứt lời, lão thò tay vào bụng lấy ra một chìa khóa ngọc, đầu rồng, dơ lên cao !Long Giác Thần Quân ngơ ngác, vội đem chìa của mình ra so sánh ! Tuy ngồi cách xa, nhưng với nhãn quang sắc bén, lão hoàn toàn có thể nhận thấy sự bất đồng giữa các răng cao thấp trên hai chiếc chìa !Tất nhiên, Vô Ưu Giáo Chủ cũng vậy. Lão phân vân nói :- Lạ thực ! Vậy vật nào là giả ?Âm Dương thư Sinh cân nhắc :- Xét hình thức và chất ngọc thì biết hai chiếc chìa khóa này cùng do một người chế tạo. Như vậy, có khả năng là cửa vào kho báu được trang bị hai ổ khóa khác nhau !Mọi người xầm xì khen phải. Riêng Nam Cung Giao thì thầm lo cho an nguy của Kim Diện Cung. Nhưng dẫu Tùy Hải Chân Nhân có bắt sống được em vợ chàng là Tiền Thanh Giám thì gã cũng chẳng biết chỗ giấu bảo vật !Vậy phải chăng Vô Ưu Giáo Chủ đúng là hậu duệ của Ngọc Long Thần Thương Tư Mã Thuật !Nếu thế thì lại có đến ba chiếc Long Đầu Ngọc Thực ! Và cái nào thật, cái nào giả thì đố ai mà biết được ?Long Giác Thần Quân tỏ ra rất quyết đoán, hắng giọng bảo : - Tư Mã Giáo Chủ ! Nay tôn giá có Tàng Bảo Đồ và một chiếc Ngọc Thực, còn lão phu giữ chiếc thứ hai và bí mật của bài thơ ! Chúng ta sẽ hợp tác, và lão phu chỉ dám đòi một phần ba số của cải trong kho báu ấy mà thôi ! Giáo Chủ tính sao ?Tư Mã Phiệt trầm ngâm một lúc, gật đầu đồng ý : - Bần đạo chấp thuận ! Tối nay chúng ta sẽ gặp lại để bàn bạc và lập trọng thệ liên minh ! Nhưng Thiên Ưng Tử đã cất giọng ấm ớ : - Tư Mã Giáo Chủ có chắc rằng Âm Dương Thư Sinh thực sự hiểu đúng ý của bài thơ kia hay không đã ? Bần Đạo cũng có ý giật giải thưởng ba ngàn lượng vàng kia đấy !Vô Ưu Giáo Chủ giật mình :- Đạo huynh nói thực chứ ?Thiên Ưng Tử cười khanh khách :- Để bần đạo giải thích bốn câu thơ ấy cho Giáo Chủ nghe ! Câu thứ nhất chỉ rõ địa danh của kho báu, đấy là một dãy núi, song bần đạo chưa tiện nói ra. Câu thứ hai có nghĩa là dãy núi có nhiều đỉnh, và kho báu nằm ở đỉnh chính giữa !Câu thứ ba hàm ý rằng lối vào nằm ở sườn Đông, rạng sáng ngày trùng cửu thì ánh dương quang sẽ rọi đúng vị trí cần tìm. Còn câu cuối cùng chỉ ra rằng Giáo Chủ sẽ vào đến một động đá, trần có khe hở. Và ngay đêm ấy trăng non sẽ chiếu qua khe rọi đúng vào cửa phòng chứa báu vật !Mọi người phục lăn trước lập luận minh bạch và hữu lý của Thiên Ưng Tử, hết lời khen ngợi !Vô Ưu Giáo Chủ thấy Long Giác Thần Quân có sắc giận, liền trấn an :- Dù cho Thiên Ưng đạo huynh có nói đúng ra địa điểm thì bần đạo vẫn cần đến sự hợp tác của Thần Quân ? Tổ tiên của bần đạo giàu có nhờ nghề khai thác mỏ ngọc, nên gia tổ phụ Ngọc Long Thần Thương rất giỏi nghề hỏa dược. Chúng ta chỉ sơ xuất một chút cũng đủ khiến cho kho báu nổ tung, chôn vùi tất cả !Khương Quang Bật hài lòng : - Giáo Chủ hiểu được vậy là rất tốt ! Một phần của kho tàng sẽ không lớn khi Vô Ưu Giáo được sự hậu thuẫn của Vô Thanh Cốc sau này !Nam Cung Giao thầm lo lắng cho thanh bình của võ lâm, vì sự hợp tác của hai thế lực tà ác !Trong lúc ấy, quần hùng vẫn say sưa tranh luận, cố đoán xem dãy núi kia tên là gì, ở đâu ?Âm Dương Thư Sinh Tư Đồ Thảo nghiêm giọng bàn :- Tại hạ và Thiên Ưng Tử sẽ viết địa danh ấy vào giấy, cùng trao cho Giáo Chủ. Nếu có sự tương đồng thì Giao Chủ cứ im lặng, bằng khác nhau thì hãy nói ra.Phương thức này được tán thành, văn phòng tứ bảo có sẵn trên quầy gỗ của Chiêu Anh Quán, nên chỉ lát sau Vô Ưu Giáo Chủ đã nhận được ý kiến của cả hai.Tư Mã Phiệt thở dài chán nản :- Nhị vị đều sai rồi ! Bần đạo đã đào nát sườn Đông của đỉnh chính giữa rặng Ngũ Lĩnh, mà có thấy gì đâu ?Thiên Ưng Tử nhẩy dựng lên :- Không thể thế được ! Lão muốn quịt ba ngàn lượng vàng của bần đạo ư ?Long Giác Thần Quân cũng sa sầm nét mặt :- Giáo Chủ định dở trò gì vậy ?Tư Mã Phiệt cười nhạt :- Bần đạo ẩn cư ở đấy ba mươi năm, thuộc lòng từng tấc đất, nếu đúng là có kho tàng thì đã tìm ra ! Thần Quân không tin thì cứ đến chỗ ấy mà đào.Bần đạo sẵn sàng nhượng lại họa đồ và Ngọc Thực với giá mười vạn lượng vàng.Nghe đối phương nói cứng như vậy, Long Giác Thần Quân đâm ra nghi ngờ cả tài phán đoán của Âm Dương Thư Sinh. Lão quay sang hỏi :- Tư Đồ hiền đệ nghĩ sao ?Âm Dương Thư Sinh cười nhạt :- Tại hạ xin lấy thủ cấp này đảm bảo cho lời mình nói ! Thần Quân có gan thì cứ mua họa đồ và Ngọc Thực kia, chắc chắn sẽ lời to.Khương Thư Hàn bật thốt :- Mười vạn lượng quá đắt ! Thả mồi bắt bóng là chuyện mà kẻ trí giả không nên làm !Bỗng có người lên tiếng :- Lão phu Sào Thiên Mạnh đồng ý mua với giá bốn vạn lượng !Mọi người giật mình nhìn về phía dãy bàn hướng Nam, thấy một lão già ăn mặc theo lối thư sinh đã đứng lên.Không ngờ lão đồ gàn kia lại là một trong những người giàu có nhất võ lâm.Họ Sào độc quyền khai thác vàng cát trên sông Gia Lăng, Tứ Xuyên.Vô Ưu Giáo Chủ vui vẻ nói :- Thì ra là Kim Sa Bảo Chủ giá lâm, bần đạo bận tiếp đón Thượng Thần Quân nên chưa kịp đến bái kiến ! Thất lễ ! Thất lễ ! Rồi lão bảo họ Khương :- Nay Kim Sa Bảo đã có hứng thú với bảo vật, bần đạo sẽ áp dụng lối bán đấu giá, ai trả cao hơn sẽ được !Long Giác Thần Quân nghiến răng :- Năm vạn ! Sào Thiên Mạnh tăng thêm :- Bẩy vạn !Khương lão quỉ bóp bụng tố :- Tám vạn !Thiên Ưng Tử cười lớn :- Đảo Chủ không có chìa thứ hai thì mua làm quái gì ?Sào Thiên Mạnh ngớ người ra, lẩm bẩm :- Đúng là mình ngu thực !Rồi lão tuyên bố :- Lão phu bỏ cuộc, Khương lão tiền bố mới là người cần đến hai vật kia !Lão ngượng ngùng ngồi xuống, trong tiếng cười chế giễu của mọi người.Long Giác Thần Quân thở phào, quay sang bảo Tư Mã Phiệt :- Lão phu may mắn thắng với giá tám vạn lượng ! Mong Giáo Chủ đưa bảo vật ra !Tư Mã Phiệt nhăn nhó :- Thế là bần đạo mất toi hai vạn lượng vàng ! Lão họ Sào kìa quả là đáng ghét !Lão ủ rũ giao hẹn :- Tiền trao cháo múc ! Thần Quân có mang theo ngân phiếu đấy không ?Thần Quân gật đầu đắc ý, thò tay vào bụng lấy túi bạc.. đổ ra một cuộn ngân phiếu.Khi đếm đủ tám vạn thì chỉ còn lại vài tờ. Xem ra Vô Thanh Cốc sắp sạt nghiệp vì vụ mua bán này !Vô Ưu Giáo Chủ vẫn giữ bộ mặt đưa đám, khổ sở nói :- Bần đạo vốn định bán với giá mười vạn lượng, nay chỉ được tám thì quả là thiệt thòi, nhưng đã lỡ hứa đành phải chịu thôi !Lão lấy trong tay áo ra một quyển sách bìa da dê cũ kỹ, tiếp tục giọng điệu tiếc rẻ : - Đây là gia phả của giòng họ Tư Mã. Bản đồ được vẽ ngay trang sau của bìa trước. Mong rằng sau khi tìm thấy kho tàng, Thần Quân hãy hoàn lại cho bần đạo !Khương Quang Bật hứa ngay :- Được ! Lúc ấy lão phu còn giữ làm gì ?Họ Khương nhận quyển gia phả, lật các trang giấy ố vàng, xem nét chữ, xác định rằng sách này đã hơn trăm tuổi. Lão cũng nhìn thử họa đồ nhưng chẳng hiểu gì cả. Chiếc chìa khóa ngọc kia cũng giống hệt cái của lão, chỉ khác ở phần răng.Thần Quân đưa hai vật ấy cho Âm Dương Thư Sinh thẩm định. Tư Đồ Thảo cũng công nhận là vật thực. Lúc này, Vô Ưu Giáo Chủ mới được quyền bỏ xấp ngân phiếu vào túi.Lão cúi chào mọi người :- Cảm tạ chư vị đã đến đây vì bần đạo. Chư vị cứ vui vẻ ở lại thêm một đêm nữa, sáng mai hãy lên đường !Thiên Ưng Tử chán nản nói :- Giải thưởng đã mất, bần đạo còn ở lại làm gì nữa ?Nói xong, lão rời Chiêu Anh Quán đi về hướng cổng. Một số hào khách cũng noi gương Thiên Ưng Tử, trong số đó có cả Kim Sa Bảo Chủ. Họ đi về tiểu xá lấy hành lý rồi lên đường.Tối hôm ấy, Vô Ưu Giáo Chủ mở tiểu yến đãi đằng cha con Long Giác Thần Quân và Âm Dương Thư Sinh. Tư Mã Phiệt còn giải thích nội dung bản đồ chỉ rõ cách xuất nhập trận kỳ môn bảo vệ kho tàng ! Long Giác Thần Quân rất hài lòng, và hứa sẽ trả thêm hại vạn lượng vàng, khi đã tìm được của.Đêm ấy, Thần Quân ngủ rất ngon giấc, còn Khương Thư Hàn đến Nhu Tình Viên hưởng lạc đến sáng bách mới mò về !Thư Hàn hối hả tung cửa phòng cha già, chạy vào nói : - Phụ thân ! Sao ngoài kia vắng tanh, không thấy một bóng đệ tử nào của Vô Ưu Giáo ! Cả Nhu Tình Viên cũng vậy !Thần Quân biến sắc, mặc vội y phục, quát gọi thủ hạ.Chín lão kiếm thủ Vô Thanh Cốc lập tức có mặt, nhưng vẫn còn ngái ngủ. Khương lão hỏi :- Âm Dương Thư Sinh đâu ?Chẳng ai biết mà phúc đáp ! Lúc này hơn bốn trăm hào khách cũng phát hiện ra quái sự, chạy khắp nơi để tìm kiếm chủ nhà. Họ theo Long Giác Thần Quân vào đến tận Vô Ưu Thần Điện, và ngã ngửa ra khi thấy nó được dựng bằng tre trúc, phết giấy bồi, được sơn phết rất tỉ mỉ, nên người đứng xa không thể biết được đồ giả ! Và dĩ nhiên là toàn bộ nhân thủ của Vô Ưu Giáo đã biến mất, chẳng còn một mống. Biết mình bị lừa, Long Giác Thần Quân gầm lên như hổ dữ :- Tư Đồ Thảo ! Tư Mã Phiệt. Lão phu thề sẽ phân thây bọn mi !Nhưng có ai đó đã nói :- Lão phu cho rằng sự tình còn tệ hại hơn nhiều. Dường như chúng ta đều đã bị hạ độc thì phải !Mọi người kinh hãi dồn mắt nhìn lão già cao gầy, da ngăm đen. Long Giác Thần Quân cau mày hỏi :- Phải chăng tôn giá là Lưỡng Quảng Thần Y Doãn Nghệ Khuyết ?Lão nhân mỉm cười : - Không ngờ Thần Quân lại nhận ra lão phu, dù chỉ gặp nhau một lần duy nhất, cách đây đã hai chục năm ! Ký ức ấy quả đáng khâm phục !Thần Quân nhăn mặt : - Thôi đừng lắm lời nữa ! Doãn lão đệ mau nói rõ nguồn cơn !Họ Doãn vội đáp :- Chư vị thử ấn vào huyệt Khế phòng trên ngực trái thử xem !Mọi người làm theo lời lão, và rú lên vì đau đớn Huyệt này thuộc Kinh Túc Dương Minh Vị nằm trong khoảng gian sườn thứ nhất, bình thường ấn mạnh cũng không thấy đau ! Quần hùng toát mồ hôi, biết rằng mình đã trúng độc. Chỉ riêng Long Giác Thần Quân là không sao. Lão nói :- Lão phu chẳng thấy gì cả.Lưỡng Quảng Thần y gật đầu :- Như thế là đúng rồi ! Đây là loại Cổ độc của Miêu Cương, không hại được những người có trên hoa giáp công lực !Khương Thư Hàn tuy đã lớn nhưng quen với sự nuông chiều nên run rẩy cầu cứu cha già :- Phụ thân ! Hài nhi chết mất ! Lúc này, bỗng có tiếng còi rít lanh lảnh, và một mủi trường tiễn rơi xuống gần đấy. Long Giác Thần Quân sai lão mặt sẹo Tào Mật đi nhặt về.Trên mũi tên buộc một chiếc còi sắt và có một mảnh giấy quấn quanh.Long Giác Thần Quân mở ra, đọc lớn :&quot; Đúng ngày này nửa năm sau, cổ độc sẽ tái phát, biến các ngươi thành kẻ bại liệt, dở sống dở chết, ngày đêm đau khổ và tâm mạch bị cắn xé ! Kẻ nào muốn sống, đêm rằm tháng tám hãy đến núi Đồng Bách đợi lệnh !&quot;Mọi người khiếp vía, nhao nhao khẩn cầu Lưỡng Quảng Thần Y cứu mạng ! Doãn lão thở dài :- Đây là loại Lục Nguyệt Tồn Tâm Độc Cổ, thất truyền đã sáu chục năm, sau khi Cổ Vương Miêu Hạo bị giết. Lão phu còn chưa biết có cứu được mình hay không, làm sao giúp được chư vị ! Không ngờ chỉ vì vài hớp rượu mà phải chết oan !Có người thảng thốt la lên :- Té ra độc trùng nằm trong rượu. Thảo nào tại hạ chẳng hề hấn gì ! Tại hạ phải về lạy tạ mẹ đĩ nhà nó mới được ! Không ngờ việc mụ cấm chồng uống rượu lại hay đến thế !Nói xong, gã mừng đến phát cuồng, vừa chạy vừa la hét :- Hoan hô mụ La Sát nhà ta !Nam Cung Giao âu yếm xiết chặt Vân Dung vào lòng, miệng thì thầm :- Cảm ơn Dung muội ! Không có nàng thì bọn ta lâm nguy rồi ! Té ra, Nam Cung Giao đã đề phòng bằng cách uống giải độc đan, nhưng không ngờ Vô Ưu Giáo lại thả cổ trùng trong rượu !Chính Tổ Vân Dung là người đã ngăn cản đám nam nhân uống rượu.Nàng cầm chung lên, nhíu đôi mày liễu nói :- Rượu này có mùi của kẻ ác, không thể uống được !Trịnh Mãng vừa định chế giễu nàng, thì Nam Cung Giao đã xua tay, và quyết định không cho ai uống cả !Hai gã họ Trịnh tức hộc máu thầm chửi rủa Vân Dung và Nam Cung Giao, nhưng giờ đây họ mới biết nữ lang điên khùng kia có một linh cảm rất diệu kỳ !Lúc này, Long Giác Thần Quân đã tìm ra chủ ý, bàn rằng :- Đối phương thu phục được cả Thiên Ưng Tử, Âm Dương Thư Sinh, Kim Sa Bảo Chủ làm vây cánh, chúng ta sẽ tìm ba người ấy để điều tra. Nếu biết được tung tích Tư Mã Phiệt, lão phu sẽ thống lãnh nhân thủ Vô Thanh Cốc, liên thủ cùng chư vị tấn công, bắt Tư Mã Phiệt mà đòi giải dược ! Chúng ta không thể bó tay qui phục Vô Ưu Giáo được ! Các nạn nhân tán thành ngày, định cùng nhau đến dò xét Kim Sa Bảo. Nhưng Lưỡng Quảng Thần Y đã can ngăn :- Vô ích thôi ! Lão Sào Thiên Mạnh kia chắc chắn là giả, vì giờ đây lão phu đã nhớ ra rằng Kim Sa Bảo Chủ rụng mất hai chiếc răng cửa.Có người quê Tứ Xuyên đã xác nhận :- Đúng thế ! Năm ngoái tại hạ có gặp Kim Sa Bảo Chủ, thấy lão thiếu răng cửa hàm trên !Doãn lão gật gù :- Như vậy thì Âm Dương Thư Sinh và Thiên Ưng Tử cũng có thể là giả tất ! Tuy chúng ta mất đầu mối, nhưng tài hóa trang này lại khiến lão phu nhớ đến một nhân vật, đó là Thiên Diện Thần Tất Chinh Y. Chỉ có lão ta mới đủ tài dịch dung và thủ đoạn để bày ra cái bẫy này ! Long Giác Thần Quân hừ nhẹ :- Mười bẩy năm trước, lão quỉ ấy đã bị ta giết chết ở cạnh bờ sông Trường Giang rồi !Khương Thư Hàn buột miệng nói :- Ngày ấy, xác của Thiên Diện Thần rơi xuống sông, biết đâu lão chưa chết hẳn và đã hồi sinh ? Phụ thân không nhớ trường hợp của gã chó chết Nam Cung Giao hay sao ? Gã ấy rơi xuống vực thẳm mà vẫn thoát chết, vừa mới giết Ngọc Diện Thần Kiếm ở Nam Kinh xong !Long Giác Thần Quân cay đắng, công nhận con trai có lý. Lão thờ thẫn đáp :- Hàn nhi nói phải ! Có lẽ Tất Chinh Y còn sống, tiến hành việc trả thù ! Chỉ mình họ Tất biết lão phu giữ Long Đầu Ngọc Thực !Lão quay sang nói với quần hào :- Đến nước này thì chúng ta chỉ còn cách chờ đợi rồi tùy cơ ứng biến !Mong chư vị đến núi Đồng Bách trước kỳ hạn hai ngày, lão phu tin rằng sẽ tìm được giải dược cho mọi người. Lời hứa hẹn của Thần Quân chẳng được nặng cân cho lắm. Quần hào ủ rũ hứa rồi giải tán.Tôn chỉ của Vô Thanh Cốc là đi quỷ không hay, đến thần không biết nên nán lại, rút lui sau cùng !Bọn Nam Cung Giao đi được mấy dặm, thấy bên đường có phạn điếm liền ghé vào ăn sáng.Một số hào khách đã vào trước, trong số đó có Lưỡng Quảng Thần Y Doãn Nghệ Khuyết. Các bàn khác đều chật ních, chỉ riêng Doãn lão ngồi một mình gần cửa quán. Nam Cung Giao liền bước đến cung kính nói :- Phiền lão tiền bối cho phép bọn tại hạ được chung bàn.Doãn lão mỉm cười hòa ái :- Mời tứ vị an tọa ! Lão phu cũng sắp ăn xong !Bốn người ngồi xuống, gọi mấy món điểm tâm. Họ đang ăn thì có một lão ăn mày cụt chân chống nạng đi vào chìa chiếc nón rách van xin :- Mong chư vị thiện nhân bố thí cho kẻ tật nguyền, già yếu này chút bạc vụn để sống qua ngày !Khi nói, lão khất cái này đã để lộ hàm răng thưa thớt có màu đen nhờ nhợ ! Điều này đã tố cáo gốc gác Giao Châu của lão, vì thuốc nhuộm đã ăn sâu vào men răng, dù có cố cạo cũng khó mà trắng được như người Trung Hoa ! Nam Cung Giao xúc động trước cảnh khốn cùng của người đồng hương, chưa kịp phản ứng thì Lưỡng Quảng Thần Y đã nhanh tay móc ra một tờ Đại Minh Thông Hành Bảo Sao, trị giá mười lượng, thả vào nón lão ăn mày, và hiền hòa nói :-Tội nghiệp cho lão huynh, đã sống tha hương lại còn mang thân tàn phế !Lão cụt chưa mừng rỡ, cảm ơn rối rít rồi hối hả rời quán, vì gã tiểu nhị đang từ trong chạy ra để xua đuổi !Nam Cung Giao vô cùng ngưỡng mộ tấm lòng nhân hậu vô bờ bến của Doãn Thần Y.Chàng vui vẻ nói :- Lão tiền bối quả là bậc Đại Thiện Nhân, tuy thân đang mang họa mà vẫn còn thương đến kẻ khó, bố thí rộng rãi, không phân biệt chủng tộc !Doãn lão mỉm cười :- Chúng sinh đều bình đẳng, lòng nhân không ranh giới. Chỉ vì sự phân biệt mà cuộc đời này mới trở thành bể khổ !Và lão nheo mắt hỏi :- Phải chăng Hầu gia không uống rượu của Vô Ưu Giáo nên thần sắc vẫn an nhiên, chẳng chút lo âu !Nam Cung Giao gật đầu :- Doãn tiền bối quả là tinh ý !Thần Y cau mày :- Tại sao sáng nay uống được mà hôm qua chư vị lại không ? Phải chăng Hầu Gia đã có ý nghi ngờ ?Lão thắc mắc là đúng, vì anh em họ Trịnh đang uống ừng ực từng chén lớn, để bù đắp cho khẩu phần rượu bị thiếu hụt hôm qua ! Nam Cung Giao không đáp ngay mà quay sang hỏi Vân Dung :- Dung muội, Doãn Thần Y đây là người thế nào ?Vân Dung cười tươi như hoa vì sự tín nhiệm của chàng :- Ông ta tốt lắm ! Đại ca cứ yên tâm !Doãn lão chua chát nói :- Tướng pháp chỉ đúng có sáu phần, Hầu Gia mà dựa vào đấy thì có ngày sẽ nhìn lầm người đấy !Nam Cung Giao cười đáp :- Thiện ác vốn ẩn kín trong tâm, nhưng chuyết thê lấy cái tâm vô nhiễm mà phán đoán thì không thể sai được ! Chính nàng đã phát hiện hiểm họa trong rượu của Vô Ưu Giáo đấy !Doãn lão giật mình : - Không ngờ phu nhân đây lại là người đặc biệt như vậy ! Lão phu xin đê đầu bái phục !Rồi lão mỉm cười thê lương :- Dù lão phu thiện hay ác thì nửa năm nữa cũng chết thảm vì cổ trùng, Hầu gia quan tâm làm gì, xin cáo biệt !Nam Cung Giao ngăn lại :- Khoan đã ! Tại hạ còn vài việc muốn thỉnh giáo !Doãn lão cau mày ngồi yên nghe.Nam Cung Giao hỏi :- Chẳng lẽ không có ai giải được Lục Nguyệt Tồi Tâm Cổ Trùng hay sao ? Và nếu như thế thì tại hạ sợ rằng với vũ khí tuyệt độc ấy, Vô Ưu Giáo sẽ thống trị võ lâm, và không chừng cả giang sơn này nữa ?Nỗi lo của chàng chẳng phải là thừa, vì tuyệt đại đa số nam nhân đều ham rượu, một kẻ dã tâm dễ dàng dùng cổ trùng để hạ độc và khống chế triều đình. Khi sinh mạng bá quan văn võ Bắc Kinh và các địa phương trọng yếu đã bị nắm giữ thì Vô Ưu Giáo Chủ có muốn soán ngôi vua cũng không khó !Doãn Nghệ Khuyết choáng váng trước viễn ảnh đáng sợ kia, rầu rĩ nói :- Không ngờ Bắc Bình Hầu có lòng với giang sơn Đại minh như vậy. Lão phu quả chưa nghĩ đến hậu quả lớn lao ấy !Doãn Thần Y trầm ngâm một lúc lâu nói với giọng cả quyết :- Lão phu nghĩ kỹ rồi ! Nếu có trong tay độ ba ngàn lượng vàng để tung người vào rừng Miêu Lãnh tìm kiếm dược liệu quý, tiến hành thử nghiệm, thì trong bốn tháng sẽ tìm ra thuốc giải cổ trùng.Nam Cung Giao lập tức móc ngân phiếu đếm đủ ba ngàn lượng, đặt trước mặt Doãn lão rồi từ tốn nói :- Tiền bối hãy vì Võ lâm và xã tắc mà tận lực cho. Khi thành công, hãy mang kết quả đến phủ Hình Bộ Thượng Thư ở Nam Kinh, tìm một người tên gọi Nam Cung Giao !Chiều đầu tháng tư, Nam Cung Giao một người một ngựa vào thành Từ Châu, chàng đến đây vì lo ngại cho sự an toàn của Kim Diện Cung.Tổ Vân Dung đột nhiên nhớ nhà, nên Nam Cung Giao đã sai hai gã họ Trịnh hộ tống nàng về Hoàng Ưng Bảo ở Huy Châu.Chàng vẫn giữ lốt hóa trang Bắc Bình Hầu Bột Nhĩ Đồ, định bụng sẽ đến Tứ Hải Đại Lữ Điếm trêu ghẹo lão chưởng quỉ Tề Thanh Hải một trận. Nam Cung Giao ngỡ ngàng trước sự tiếp đón của hai tên tiểu nhị lạ mặt, chứ không phải là gã Trương Tiểu Cẩn hiền lành, vui vẻ. Và trên quầy quĩ giờ đây có hai người là Tề lão, với một nữ nhân tuổi tứ thập đầy vẻ phong lưu, mặt đầy son phấn. Lúc chàng vào đến thì nữ nhân kia đang ngồi rất sát họ Tề.Nam Cung Giao thầm kinh ngạc vì biết phu nhân của Tề Thanh Hải ghen tuông khủng khiếp. Dẫu cho Tề lão có ngồi gần em ruột cũng không được ! Và chàng nhớ rõ là lão ta không hề có em gái ! Do vậy, tuy sắc diện, cử chỉ của Sơn Đông Thiết Hán vẫn bình thường nhưng Nam Cung Giao vẫn cảnh giác không khai tên thực.Chàng lạnh lùng nói : - Bổn nhân là Bắc Bình Hầu Bột Nhĩ Đồ, ba mươi tuổi, quê đất Du Lâm. Và chàng móc tấm Kim Bài Khâm Sai Đô Sát Viện, đưa mặt sau ra rồi rút lại ngay. Mặt này chỉ khắc mỗi hình rồng, mây và hai chữ Đại Minh rất tinh xảo !Thế là quá đủ, Tề lão và nữ nhân kia vội vái dài, cung kính đưa thượng khách lên một phòng sang trọng nhất.Tắm gội xong, Nam Cung Giao giả đò dạo quanh như để tham quan tòa lữ điếm lớn nhất Từ Châu. Và chàng phát hiện những gia nhân cũ đã được thay toàn bộ bằng người mới. Bọn này có cước bộ khinh khoái nhưng ăn nói thì không lưu loát như những tiểu nhị chuyên nghiệp, và ít khi nhìn thẳng vào mặt khách !Canh ba đêm ấy, chàng nhẩy xuống vườn, lần đến khu hậu viện phía sau, nơi cư trú của vợ chồng Tề lão và đứa con gái mười ba tuổi. Chàng đã ở đây nhiều lần nên rất thông thạo đường đi nước bước, biết rõ phòng của từng người.Nam Cung Giao phi thân lên mái dãy nhà ngang, lần đến vị trí phòng riêng của Tề chưởng quỉ. Chàng nằm sấp, áp tai xuống ngói vận công nghe ngóng.Quả nhiên phía dưới có tiếng người trò chuyện. Nữ nhân lẳng lơ khi chợt nói :- Tề tướng công ! Liệu gã Hầu Gia ấy có phải là tiểu tử Nam Cung Giao cải trang ra không ? Y có thân hình cao lớn, mang kiếm dài khiến thiếp rất nghi ngờ ! Hay là chúng ta cứ dùng mê dược để kiểm tra thử xem !Nếu đúng là gã mà chúng ta bỏ sót thì sẽ bị Giáo Chủ trừng phạt đấy !Tề Thanh Hải cười nhạt :- Nàng không thấy Hầu tước Kim Bài hay sao ? Còn việc kiếm dài thì cũng thường tình, vì từ sau khi Nam Cung Giao nổi tiếng, có nhiều kiếm thủ đã cho rèn vũ khí dài hơn bình thường.Nữ nhân kia gằn giọng :- Tướng công nói cũng có lý ! Song thiếp xin nhắc nhở rằng lệnh phu nhân và lệnh ái đang nằm trong tay Giáo Chủ ! Nếu tướng công vì tình bằng hữu, che chở cho Nam Cung Giao thì họ sẽ mất mạng đấy !Tề lão chua xót đáp :- Lão phu chẳng bao giờ quên việc ấy nàng không cần phải nhắc nhở ! Tề mỗ sẽ giao nộp Nam Cung Giao để cứu vợ con, mặc cho miệng đời nguyền rủa. Nàng hãy về phòng đi, lão phu đã già, chẳng hơi sức đâu mà bồi tiếp nữa !Nữ nhân kia cười dâm đãng, và nói với giọng uy hiếp :- Bổn Nương nổi tiếng Lục Giao Hồ, đêm nào không ân ái thì khó ngủ ! Nếu lão muốn vợ con được đối xử tử tế thì hãy đem sức già ra mà hầu hạ ta ?Tề Thanh Hải thở dài thườn thượt, tỏ ý qui phục. Lát sau, phía dưới vọng lên tiếng kêu kẽo kẹt của chiếc giường gỗ.Nam Cung Giao quay về phòng, nằm suy nghĩ miên man. Chẳng khó để đoán ra ràng Kim Diện Cung cũng bị khống chế, nếu không Yên Đài Song Sát thường đến đây, tất đã được Tề Thanh Hải thông tri, cầu cứu !Giữa canh tư Nam Cung Giaovẫn chưa ngủ, phát hiện ngay tiếng kêu lách cách của ổ khóa. Thường thì phòng nào cũng có hai chìa, một giao cho khách, một giao cho chưởng quĩ để có thể cho người dọn dẹp, quét tước hàng ngày.Nam Cung Giao chẳng hề sợ hãi, vì bảo kiếm nằm trong tầm tay, và với bản lãnh của chàng hiện nay, dẫu đối phương có đông hàng trăm người cũng không cản phân nổi.Chàng chỉ cố đoán xem ai đến, và với mục đích gì !Ngọn đèn dầu ở ngoài phòng khách vẫn sáng lờ mờ, đủ cho đôi nhãn thần tinh anh của Nam Cung Giao nhận ra Tề Thanh Hải.Tề lão không mang vũ khí, nét mặt đầy vẻ khẩn trương, bước nhanh về phía giường của khách, miệng gọi nhỏ : - Nam Cung lão đệ, đừng giả vờ ngủ nữa, Ião phu không có nhiều thời gian ! Nam Cung Giao ngồi lên, mỉm cười :- Thế mà tiểu đệ tưởng đã qua mặt được Tề lão ca !Sơn Đông Thiết Hán ngồi phịch xuống thành giường, cạnh Nam Cung Giao rồi nghẹn ngào nói :- Lão phu với công tử thân như ruột thịt chỉ ngửi mùi cũng biết ! Cả tháng nay, lão phu như người ngồi trên đống lửa, mỏi mòn trông đợi lão đệ !Không ngờ ngươi lại có mặt sớm hơn ta tưởng !Nam Cung Giao ngắt lời lão :- Đừng dài dòng nữa ! Tề lão ca hãy cho tiểu đệ biết Đại Tẩu và Hoàn nhi đang bị giam giữ ở đâu ?Tề Thanh Hải giật mình :- Sao công tử lại biết ?Nam Cung Giao cười buồn :- Tiểu đệ đã sinh nghi nên ẩn trên mái ngói hậu viện, nghe được cuộc chuyện trò của lão ca với Lục Giao Hồ !Tề lão rầu rỉ kể :- Hồi giữa tháng hai, thám tử của Hình Bộ Bắc Kinh hộ tống Tiền Phong Vân thực về Từ Châu, bảo ngươi đã cứu được lão ta ở sào huyệt của Tùy Hải Chân Nhân. Lúc đầu, mọi người rất vui mừng, mười ngày sau mới biết là lầm. Tiếc rằng toàn bộ nhân thủ Kim Diện Cung đều đã bị hạ độc, không sao kháng cự được nữa. Yên Đài Song Sát liều chết vây đánh Tiền Phong Vân giả, bị lão đả thương, nhốt vào thạch lao. Võ công ấy đã chứng tỏ họ Tiền chính là Tùy Hải Chân Nhân hóa trang ! Sau đó, người của Thiên Y Giáo chiếm cứ núi Kim Sơn, giả danh Kim Diện Cung mà hoạt động. Đến đầu tháng ba vừa rồi, họ đã bất ngờ đến đây xông mê hương, bắt cóc vợ con lão phu, và buộc lão phu phải hợp tác !Do công tử và Thần Nữ đứng ra gởi nên đối phương không lấy được số tài sản bốn mươi vạn lượng trong tiền trang, liền bán bớt một số cơ sở kinh doanh ở Từ Châu và các địa phương khác, có lẽ để thủ thân khi bại lộ ! Sự tình là như thế, công tử hãy dùng thân phận Khâm Sai Đô Sát Viện điều quan quân vây đánh Kim Diện Cung đi.Nam Cung Giao trầm ngâm suy nghĩ, nhớ đến lời của Tây Cung Quí Phi Đoàn Tự Cơ, biết việc này có liên quan đến Thái Bảo Liễu Di Phu, vì Hình Bộ Thượng Thư là em vợ của họ Liễu ! Chàng băn khoăn đáp : - Việc ấy không khó ! Tiểu đệ chỉ lo vấn đề giải độc cho mọi người !Tề Thanh Hải đắc ý nói : - Lão phu đã sớm sai Trương Tiểu Cẩn về Sơn Đông mời bằng hữu là Khúc Phụ Thần Y Thạch Uyên Minh đến đây. Lão ta đã nghiên cứu máu của lão phu và tìm ra thuốc giải độc ? Họ Thạch đang ở An Dân Đường, trên phố Quỳnh Hoa, với sáu trăm viên thuốc giải !Đôi lông mày chữ nhất của Nam Cung Giao giãn ra, chàng tươi tỉnh nói :- Hay lắm ! Tối mai, tiểu đệ sẽ mang giải dược lên núi Kim Sơn trước, đồng thời điều quan quân vây kín bên ngoài. Đúng lúc trống điểm canh tư, Tề lão ca hãy cùng Tổng Binh Từ Châu xua quân tiến lên !Tề lão rưng rưng lệ mừng :- Lão phu xin giao phó sinh mạng thê nhi cho công tử !Nam Cung Giao mĩm cười an ủi :- Lão ca yên tâm ! Tiểu đệ sẽ giải thoát họ trước !Tề Thanh Hải tuyệt đối tin tưởng vào cơ trí và bản lãnh thần sầu quỉ khốc của Nam Cung Giao, yên lòng trở về phòng.Sáng hôm sau, Nam Cung Giao trút bỏ áo mũ lông, mặc một bộ trường bào gấm xanh rất sang trọng, đi dạo trong thành Từ Châu ! Chàng phát hiện có kẻ bám đuôi nên loanh quanh đến trưa, tham quan các danh thắng, khiến gã trinh sát kia chán nản bỏ cuộc ! Trước hết, Nam Cung Giao vào An Dân Đường, tìm thúc phụ thần y lấy thuốc giải. Không phải chỉ mình Thạch Uyên Minh đến Từ Châu, mà có đến chín hảo hán Sơn Đông đã hiện diện, chờ cơ hội ra tay tương trợ Tề chưởng quĩ.Bàn bạc kế hoạch với họ xong, Nam Cung Giao liền đến doanh trại của Tổng Binh thành Từ Châu là Lư Tiến Duật.Nhìn thấy Kim bài Đô Sát Viện, bọn lính canh vội mời khách vào, và cấp báo với Lư Tổng Binh !Doanh trại này nằm trên một khu đất rộng với chục mẫu ở góc Tây Nam thành, lều vải san sát, mùi cỏ khô và phân ngựa thoang thoảng khắp nơi.Lư Tổng Binh giáp trụ chỉnh tề, cùng hai vị phó tướng ra nghênh tiếp Khâm Sai Đại Nhânvào đại bản doanh, tức chiếc lều lớn nhất ở Trung Quân ! Khâm Sai là từ để chỉ một người nhận mệnh vua đi công cán địa phương nào đó. Do vậy, tất cả những nhân viên Đô Sát viện đều là Khâm Sai. Vì chức năng, nhiệm vụ của họ là thị sát các nơi, về báo lại với Thiên Tử.Thân mang giáp sắt nên ba vị võ quan không quì, mà chỉ vái.Nam Cung Giao nghiêm nghị nói :- Tam vị chớ đa lễ ! Hãy ngồi xuống cùng bổn chức hàn huyên. Câu chuyện hôm nay sẽ rất dài.Chàng tự giới thiệu danh tính, kể lại vụ án Kim Diện Cung, và yêu cầu Lư Tổng Binh hỗ trợ.Họ Lư bối rối đáp :- Không phải mạt tướng dám nghi ngờ lời nói của Đại nhân, nhưng đích thân Quan Thái Bảo Liễu Di Phu đã viết thư dặn dò quan lại Từ Châu phải hậu thuẫn cho Tiền Phong Vân.Nếu có kiện cáo gì thì phải xin chỉ thị của Bộ Hình Bắc Kinh rồi mới được hành động !Nam Cung Giao cười lạnh :- Chắc Lư Tổng Binh cũng biết lai lịch và bản lãnh của ta chứ gì ? Nhưng túc hạ còn chưa biết việc ta là sủng thần của Thánh Thượng, có quyền tiền trảm hậu tấu, kể cả lão Thái Bảo họ Liễu kia !Nói xong, chàng móc Miễn Tử Kim Bài đặt lên bàn. Vật này cực kỳ quí giá, Thiên Tử chẳng bao giờ sơ xuất ban cho ai cả, chỉ trừ kẻ mà ngài tin tưởng và yêu mến nhất. Nó cũng có nghĩa là Nam Cung Giao toàn quyền sát hại Lư Tổng Binh mà không hề sợ tội !Cọp dữ ở xa không đáng ngại bằng con ong nhỏ đang vờn trước mặt.Lư Tổng Binh rợn tóc gáy, đứng lên chắp tay vái :- Mạt tướng xin chờ lệnh đại nhân ! Nam Cung Giao dịu sắc mặt :- Việc này có chút riêng tư nên bổn chức sẽ thay mặt nhà họ Tiền tặng cho quan quân Từ Châu ngàn lượng vàng để thưởng công. Tất nhiên, phần lớn số vàng kia sẽ lọt vào túi các võ quan, nên Lư Tổng Binh và hai phó tướng hoan hỉ vái tạ, hứa sẽ tận lực làm theo lệnh vị Khâm Sai đầy quyền lực và rất rộng rãi !Nam Cung Giao dặn dò kỹ lưỡng xong, trao ngay ngân phiếu cho họ Lư.Hơi vàng đã khiến họ Lư thêm phấn khởi, quên ngay lão quan trên họ Liễu ở Bắc Kinh.Chàng quay lại Tứ Hải Đại Lữ Điếm lén trao cho Tề Chưởng Quĩ một gói bột trắng. Đấy là loại mê dược không mùi vị, phát tác ngoài hai khắc.Do vậy, sau bữa cơm chiều, hai mươi mốt gã tiểu nhị giả hiệu đã ngã lăn ra bất tỉnh. Và đám bằng hữu của Tề Thanh Hải lập tức xông vào làm chủ trận địa, thay thế chúng mà phục vụ khách trọ.Lục Giao Hồ ngỡ ngàng khí thấy Bắc Bình Hầu bất ngờ xô cửa bước vào phòng mình. Là kẻ giảo hoạt, mụ Hồ Ly vội nhẩy đến vách phòng, chụp trường kiếm. Nhưng tay mụ chưa kịp chạm vào vũ khí thì đã nghe hậu tâm đau nhói vì mũi kiếm của đối phương.Lục Giao Hồ muốn rên la cũng không được vì bàn tay to lớn của gã Mông Cổ đã bịt chặt miệng.Sơn Đông Thiết Hán Tề Thanh Hải vào đến, đỡ xác kẻ thù nhét vào gầm giường !Đầu canh hai Nam Cung Giao đã có mặt ở sườn Đông núi Kim Sơn. Nơi đây được bảo vệ bằng một hàng rào gỗ kiên cố, cao đến hơn hai trượng, trên treo đèn bảo để chiếu sáng, giúp bọn canh phòng nhận ra những kẻ vượt rào.Chốt gác mặt này gồm mười tên kiếm thủ, chia nhau quan sát một chiều dài ba mươi trượng. Chúng chỉ cần khống chế đỉnh rào, vì trong đêm thanh vắng, tiếng cưa, chặt gỗ chân rào sẽ vang lên rất rõ !Nhưng Nam Cung Giao lại có một dụng cụ rất sắc bén để hành động.Đó là thanh chủy thủ của Trường Hồng Kiếm Khách để lại dưới vực thẳm Duyên Sơn !Chàng không chặt mà dồn sức mạnh nghìn cân vào bàn tay, ấn mạnh lưỡi thủy thủ, cắt gọn những thanh rào to bằng bắp tay người lớn. Dẫu thép cũng không chịu nổi, huống hồ là gỗ, nên chỉ nửa khắc sau Nam Cung Giao đã êm thắm phá được một lỗ vừa đủ để chui qua.Cỏ xuân tươi tốt um tùm ở ngoài và trong hàng rào, Nam Cung Giao nhờ sự che chở của chúng mà bò vào. Ánh đèn trên đỉnh hàng rào không đủ sức để soi sáng mảnh đất phía dưới, nên không gian mù mờ, nhập nhoạng vì sự chập chờn của những ngọn lửa bị lắc lư trong gió !Song việc vượt qua giữa hai gã kiếm thủ chẳng phải dễ dàng. Nam Cung Giao kiên nhẫn nằm im chờ đợi ! Chung quanh Kim Diện Cung là rừng cây nên muỗi rất nhiều, bọn canh gác không dám ngồi một chỗ mà phải đi lại, mắt chẳng rời đỉnh rào.Cơ hội đã đến khi hai gã trước mặt Nam Cung Giao đi ngược chiều nhau, gặp gã kế bên mới quay lại. Đây là dịp để chúng trao đổi vài câu bỡn cợt cho đỡ buồn.Nam Cung Giao đã mặc một bộ võ phục màu xanh cỏ, đầu cũng chụp kín túi vải cùng loại, nhờ thế mà hoàn toàn tiệp với những bụi cỏ trên sườn núi.Nhân lúc hai gã kiếm thủ áo đen kia chạm đích, mở miệng nói chuyện với đồng bọn, Nam Cung Giao nhanh nhẹn bò vào. Tiếng cỏ chạm người sột soạt và khe khẻ chẳng khiến ai nghi ngờ, vì núi Kim Sơn có khá nhiều thú nhỏ như thỏ, chồn, cáo.Mấy trăm đệ tử của Kim Diện Cung đều bị hạ độc, công lực chỉ còn một phần, và ngày ngày phải uống giải dược tạm thời để không chết. Họ vẫn chẳng được tin tưởng hoàn toàn nên phụ trách tuần tra phía trong, và bị cấm đến gần những khu trọng yếu như hậu viện và nhà tù. Hai nơi này do bọn thủ hạ của Tùy Hải Chân Nhân phụ trách.Nam Cung Giao thông thuộc địa hình địa vật của nơi này tựa lòng bàn tay, cộng với thân pháp nhanh như gió thoảng, chàng di chuyển dần về phía hậu viện.Lúc sắp đến nơi, chàng mừng rỡ khi nhận ra vóc dáng quen thuộc của gã Đội Trưởng Cam Bố Cốc. Họ Cam đang ủ rũ xách đèn lồng đi tuần, như một đệ tử hạng bét.Gã mắc tiểu nên bước đến bụi cây gần đấy đái đại. Có lẽ gã hy vọng mùi khai sẽ bay vào hậu viện làm kẻ thù khó chịu. Thường thì Cam Bố Cốc còn nghiêm cấm thủ hạ làm như vậy !Họ Cam vừa cởi xong giải quần, chợt rùng mình vì có tiếng người vọng vào tai :- Bố Cốc ! Ta là Nam Cung Giao đây ! Ngươi cứ việc đái và lắng nghe ta dặn dò !Nỗi vui mừng khiến họ Cam tắc vòi phải nín thở mới tiểu tiện được !Lát sau, một túi vải nhỏ từ bụi cây trước mặt bay đến, rơi xuống mũi giầy của gã. Bố Cốc cột giải quần xong, hất nhẹ cho túi thuốc giải bay lên. Gã mở ra, nuốt nhanh một viên, rồi đi phân phát cho đồng bọn. Giữa canh ba, Nam Cung Giao đã có mặt trước khu mỏ vàng cũ. Giờ đây, nơi này biến thành ngục thất ! Cửa vào mở sáng trưng và được canh giữ bởi sáu gã Hắc Y. Nam Cung Giao phải giết sạch một lượt đủ số, và nhất thiết không để chúng kêu la, nếu không, việc giải cứu tù nhân sẽ thất bại. Biết đâu trong hang vẫn còn vài tên nữa, và khi chúng kề kiếm vào cổ Yên Đài Song Sát, hoặc Tiền Thanh Giám thì chàng sẽ phải thúc thủ !Nam Cung Giao nằm yên trong bụi hoa, cách bọn hắc y ba trượng, căng óc tính toán. Chàng nằm xấp nên túi Lam Bảo Ngọc của Xảo Xảo Thư Sinh cấn bụng, gợi ý cho một biện pháp. Tuy không mấy tin tưởng nhưng Nam Cung Giao cũng đành phải thử.Chàng lấy ra độ chục viên, nhẹ nhàng quăng chúng đến vị trí cách mình hơn trượng, và rút kiếm chờ đợi.Lam Bảo Ngọc quí giá nhờ độ tinh khiết cao và vẻ đẹp quyến rũ của sáu tia sáng như sao xuất hiện trên mặt ngọc khi phản chiếu ánh dương quang hoặc ánh đèn.Chỉ lát sau, những tia lấp lánh ấy đập vào mắt một gã Hắc Y. Gã quay sang thông báo với đồng bọn, rồi cả sáu tên thận trọng tiến về trước. Do những viên ngọc nằm chung một chỗ nên hàng người dần dần khép lại, đi sát với nhau.Dù là kẻ nghèo mạt rệp, chưa hề thấy qua ngọc ngà, cũng có thể nhận ra giá trị của những viên ngọc đá tuyệt đẹp kia.Sáu gã Hắc Y mê mẩn, quên không thắc mắc vi sao của báu lại nằm ở đây !Chúng hối hả rảo bước như sợ mất phần ! Song khi chúng đến nơi, chưa kịp cúi xuống nhặt thì Nam Cung Giao đã lao vút đến, xuất chiêu Nguyệt Hạ Điểu Vũ. Lần này mục tiêu của chàng là sáu cái cần cổ nên không phải rùn người xuống. Lạc Điểu kiếm bay theo hình nan quạt, cắt phăng sáu chiếc thủ cấp. Do vậy, không có cái miệng nào la hét được nữa.Nam Cung Giao thở dài bất nhẫn, kéo sáu tử thi giấu sau bụi cây rồi tiến vào hang đá.Chàng đi hết dãy chuồng gà bằng gỗ trống trơn, mà chẳng gặp ai, lòng khấp khởi mừng. Thêm vài trượng, chàng nhìn thấy năm tù nhân nằm rũ rượi trên ổ rơm, chân bị xiềng chặt vào vách đá, dưới ánh sáng vàng vọt của ngọn đuốc cắm trên cột gỗ gần đấy, trông họ thật đáng thương.Đại Sát Thân Công Hải ngồi bật dậy, run giọng hỏi : - Giao nhi đấy phải không ?Nam Cung Giao bùi ngùi lột túi vải trên đầu ra, nhanh tay vung chủy thủ chặt đứt xích xiềng.Bốn người kia đã tỉnh giấc, mừng mừng tủi tủi.Tiền Thanh Giám bật khóc :- Ôi tỷ phu ! Tiểu đệ sẽ đến ở chung với tỷ phu chứ không thèm làm Cung Chủ nữa đâu !Nam Cung Giao gật đầu, bảo y nín rồi cho năm người uống thuốc giải.Tề phu nhân còn giỏi võ hơn chồng nên sau hai khắc đã phục hồi sáu thành chân khí, đủ sức cõng Hoàn Nhi.Tuy đã nhặt kiếm của bọn gác tù để hộ thân, nhưng sau nhiều ngày bị giam cầm khổ sở, ăn uống thiếu thốn, năm tù nhân chẳng thể chiến đấu ngay được. Nam Cung Giao liền đưa họ đến ẩn náu ở kho ngũ cốc phía sau nhà bếp, họ sẽ tiếp tục tĩnh dưỡng chờ bọn Cam Bố Cốc đến.Kho được khóa rất kỹ, nhưng Nam Cung Giao đã dùng Lạc Điểu kiếm cậy cửa sổ hông, vận thần lực nhổ bật song sắt, đưa mọi người chui vào trong.Xong xuôi chàng khép cánh lại như cũ, yên tâm tiến về phía dãy nhà phía sau Đại sảnh, nơi cứ trú của Tùy Hải Chân Nhân và bọn cao thủ đầu sỏ. Nam Cung Giao vừa nhẩy được lên mái ngói thì trống mõ điểm canh từ những thôn xóm gần Kim Sơn vọng lại. Và pháo lệnh nổ vang trời, đuốc thông chiếu sáng rực chân núi Kim Sơn.Trống trận liên hồi thúc giục ba ngàn sĩ tốt Từ Châu tiến lên. Trong này, ba trăm đệ tử cũ của kim Diện Cung cũng đã bắt đầu chém giết bọn Hắc Y, tạo thế nội công ngoại kích. Tuy họ vẫn còn chưa hồi phục hẳn, nhưng đối phương đã mất dũng khí vì tiếng reo hò của quan quân, nên chẳng còn lòng dạ nào mà chiến đấu nữa.Theo kế hoạch, họ Cam tập trung đánh thốc vào sâu, tiến thật nhanh đến kho lương thực để bảo vệ năm tù nhân vừa được Nam Cung Giao cứu thoát. Họ sẽ cố thủ nơi này, chờ quân triều đình.Đệ tử Thiên Y Giáo không biết sử dụng cung tiễn nên chẳng ai ngăn chặn bước tiến của quan quân. Họ phá sập cổng, tràn vào như thác lũ, hai phần ba ở lại bên ngoài Kim Diện Cung, quyết không cho ai đào tẩu !Một ngàn quân giáo dài thiện chiến quá đủ để tiêu diệt bọn kiếm thủ Thiên Y Giáo. Ba đánh một chẳng chột cũng què, bọn Hắc Y thương vong rất nhiều, chạy về phía sau thì đụng phải lực lượng của Cam Bố Cốc.Sơn Đông Thiết Hán, tức Tề Chưởng Quĩ đã cùng mười bẩy bằng hữu đất Sơn Đông tiến nhanh vào hậu viện để hỗ trợ Nam Cung Giao.Tùy Hải Chân Nhân đã luyện thành Thiên Y Thần Công, thân thể được bảo vệ bởi lớp áo chân khí mềm mại như bông, hóa giải mọi ngoại lực.Mao Tùng Thanh một mình đánh bại Yên Đài Song Sát thì Nam Cung Giao khó mà địch lại lão ta. Đó là chưa kể đến sáu ả đệ tử chân truyền của họ Mao.Biết thế đã cùng, chỉ có kế thứ ba mươi sáu là đắc dụng, Tùy Hải Chân Nhân và sáu nữ đệ tử kiêm tỳ thiếp, gom góp vàng bạc, châu báu vào tay nải, khoác lên vai, định phá vòng vây mà đào tẩu.Nam Cung Giao vẫn kiên nhẫn nằm im trên mái ngói. Bọn họ Tùy vừa đến thì đụng phải phe Tiền Phong Vân giả thoát ra.Nhận ra họ Tề, Tiền Phong Vân hậm hực quát :- Lão giỏi lắm ! Nhưng đừng hòng thoát chết đêm nay ! Nhưng Nam Cung Giao đã từ trên rìa ngói, nhẩy bổ xuống đầu kẻ địch bằng chiêu Hồng Lạc Động hình (cầu vồng rơi xuống Hồ Động Đình).Chiêu này cũng tương tự như chiêu Điểu Trào Miên Dương nhưng lợi hại hơn nhiều. Kiếm quang thập thò những chiếc mống dài, khống chế một phạm vi khá rộng.Tiền Phong Vân giả, tức Tùy Hải Chân Nhân, công lực thông thần nên phát hiện ngay đòn tập kích, múa kiếm chống đỡ. Nhờ thế chủ động và bất ngờ nên Nam Cung Giao đã chiếm ưu thế, đâm được bốn kiếm vào vai và ngực đối phương. Nhưng khủng khiếp thay, chàng có cảm giác như đã đâm vào một khối bông. Da thịt đối phương lõm vào một chút nhưng không hề bị thương tổn.Lực đạo của mũi kiếm đã đẩy Tùy Hải Chân Nhân lùi lại. Lão mỉm cười ngạo nghễ, xông đến phản kích.Do chỉ cần bảo vệ yết hầu và đầu nên kiếm pháp của họ Mao công nhiều hơn thủ, mãnh liệt và liều lĩnh.Nam Cung Giao cũng có Thiết Khuyên bảo giáp che kín thân trên, nhưng lại không muốn đối phương biết.Đấy là lợi thế bất ngờ của chàng trong khi giao đấu.Nam Cung Giao phòng thủ rất kín, đem hết sở học ra đối phố với pho kiếm pháp quái dị của kẻ thù.Chàng tự đặt mình vào hoàn cảnh bất lợi để xem công lao rèn luyện bao năm có chống nỗi không kẻ đã luyện thành tấm thân bất hoại hay không ?Chàng ngoan cường thi triển Hư Ảnh Thần Bộ, chập chờn như bóng ma, tránh né những đòn quyết liệt, vùng mặt của Tùy Hải Chân Nhân !Nhưng họ Mao luyện kiếm từ lúc mẹ chàng chưa ra đời, kiếm thuật chỉ kém Đông Hải Thần Tăng một bậc, nên chẳng hề lúng túng trước đấu pháp này. Lão thua phần khinh công nên chưa giết được chàng đấy thôi ! Với tốc độ di chuyển hiện tại, công lực Nam Cung Giao sẽ mau chóng giảm sút, và đến lúc ấy, chàng sẽ gặp nguy.Còn việc thoát thân thì chẳng khó, dù vòng vây của quan quân đã xiết chặt cung tên, gươm giáo của họ chẳng thể nào làm rách da lão ta được. Mao Chân Nhân còn nấn ná là vì muốn giết Nam Cung Giao, và cũng vì sáu tay nải đầy vàng ngọc trên vai các nữ đệ tử. Họ cũng vì số của cải nặng nề này mà đang bị bọn Tề Thanh Hải đánh cho thất điên bát đảo.Một túi bạc đã bị rọc rách, vàng bạc rơi vãi trên mặt sân, khiến Mao Tùng Thanh tiếc đứt ruột. Lão điên tiết quyết hạ thủ Nam Cung Giao ngay lập tức liền dồn hết tu vi bẩy chục năm vào thân kiếm, tấn công tới tấp.Nào ngờ, Nam Cung Giao đã sớm nhẩy lùi hai trượng, lọt hắn vào trong phòng mà lúc nãy đối thủ vừa bước ra, và quạt tắt đèn.Tùy Hải Chân Nhân ngơ ngác, không hiểu gã tiểu quỉ kia dở trò gì ?Lão không thể chờ được, quay lưng định đi hỗ trợ các nàng tỳ thiếp trẻ đẹp.Song từ trong căn phòng tối tăm kia, một vật to lớn bay vút ra, ồn ào xé gió chứ không êm ái. Tất nhiên Mao Tùng Thanh phát hiện, quay ngoắt lại múa kiếm chém liền.Thì ra đấy chỉ là chiếc đôn bằng sứ, và nó bị chém vỡ làm trăm mảnh.Nhưng theo sau chiếc đôn ấy là Nam Cung Giao. Chàng đã xuất chiêu Vô Thủy Vô Minh, bủa màn sương tăm tối quanh thân đối thủ.Tùy Hải Chân Nhân chẳng hề bối rối, xoay tít người loang kiếm bảo vệ đầu, đề khí bốc lên cao. Lão không hề sợ bị tấn công vào bụng hay chân.Trường kiếm của họ Mao như chiếc guồng thép quang với sức mạnh ngàn cân, lập tức phá thủng được màn kiếm ãnh kỳ lạ của đối phương.Nhưng lão bỗng nghe bụng dưới đau buốt, chân khí đứt đoạn, khiến cơ thể nặng nề rơi xuống.Tùy Hải Chân Nhân mê muội đưa tay sờ chỗ đau, nhận ra cán của một loại vũ khí gì đó. Lão kinh ngạc, không thể tin được rằng trên đời này lại có đao kiếm nào đả thương được mình ?Nhưng đấy lại là sự thực, thanh chủy thủ vô danh kia cực kỳ sắc bén, mũi lại nhọn như đầu kim nên đã phá được Thiên Y Thần Công. Nó chính là khắc tinh của mọi loại cương khí hộ thân trong thiên hạ. Đấy chính là luật sinh khắc chia tự nhiên !Nam Cung Giao vung kiếm đâm thủng tim Tùy Hải Chân Nhân, rối rút thanh chủy thủ về ! Tiếng rên thảm khốc của họ Mao đã giúp sáu ả kia tỉnh ngộ, buông vũ khí đầu hàng.Tề lão chưa biết xử trí ra sao thì Nam Cung Giao bước lên nói :- Tội của họ không lớn, nếu để lọt vào tay quan quân tất sẽ bị hành hạ giam cầm ! Hay là các hảo hán đây đem họ về làm tỳ thiếp chẳng hay hơn sao ?Có sáu gã cường đạo tuổi dưới bốn mươi lập tức vái dài, cảm tạ Nam Cung Giao. Phần bọn nữ nhân cũng dập đầu trước lòng nhân hậu và chu đáo của chàng ! Ưu Đàm Hoa Tiếu Ngạo Trung Hoa Đánh máy: Vinh Hồi 17 Gấp Bôn Thiên Lý Ưu Tam NhãnNguyệt Hạ Song Ma Đáo Tử Kỳ Hai ngày sau, Nam Cung Giao cùng Tiền Thanh Giám từ giã Yên Đài Song Sát đi về hướng Nam. Chàng công tử họ Tiền đã thề suốt đời núp bóng anh rể. Có chàng, gã luôn được an toàn và vui vẻ ! Vã lại, gã cũng nhớ mẹ và chị gái !Tri huyện Từ Châu đã được mời đến để chứng kiến cảnh lật mặt nạ trên chiếc thủ cấp Tiền Phong Vân, và lấy lời khai của bọn tù binh Thiên Y Giáo.Tấu chương được gởi thẳng đến phủ Thái Sư Triển Tháo, và còn cả bức thư tay của Thái Bảo Liễu Di Phu. Tuy nhiên, công lao phá án thuộc cả về Tri Huyện và Tổng Binh Từ Châu, chứ không hề nhắc đến Nam Cung Giao !Triển Thái Sư đã dùng vụ án Kim Diện Cung đàn hặc Thái Bảo Liễu Di Phu (và Hình Bộ Thượng Thư ), ghép hai lão vào tội tư thông với cường đạo, âm mưu cướp đoạt tài sản lương dân.Lại thêm lời dèm pha của Đoàn Quí Phi nên Minh Anh Tông đã giáng chỉ cách chức họ, đuổi về làm thứ dân.Nhưng đó là việc của hơn tháng sau, giờ chúng ta sẽ quay lại với Nam Cung Giao !Gần giữa tháng tư, chàng và Tiền Thanh Giám về đến Sở Gia trang ở Hợp Phì. Trịnh Tháo và Trịnh Mãng đang chờ, họ chỉ đến trước chàng có bốn ngày. Quảng Tây Thần Y đã xuôi Nam ngay, còn Tổ Vân Dung trở về Hoàng Ưng Bảo. Trong tiệc tẩy trần Sở lão thái kể cho rể quí nghe việc nhà mình bị trộm, nhưng chỉ mất một ít y phục cũ và thư tù, sách vở. Việc này xảy ratrước khi hai gã họ Trịnh đến Sở Gia trang một ngày.Nam Cung Giao bỗng có linh cảm lạ, liền hỏi lại :- Bẩm nhạc mẫu ! Chẳng hay trong số thư bị mất có bức nào của Sở Nhu gởi về hay không ?Sở Lão Thái gật đầu :- Có ! Không hiểu bọn đạo chích lấy chúng làm quái gì nhĩ ?Nam Cung Giao biến sắc, nghiêm giọng :- Tiểu tế cho rằng người của Thiên Nhãn Giáo đã nghe đồn về cái bướu trên trán Sở Nhu. Họ nghi ngờ nàng là đứa bé ba mắt năm xưa nên đã đến do thám ? Và giờ họ đang trên đường đến Tế An Đường ở Giang Tây ! Xin nhạc mẫu lập tức dọn nhà sang tá túc Hoàng Ưng Bảo, còn tiểu tế sẽ phải khởi hành ngay để về Cảnh Đức Trấn !Cả nhà khiếp vía, bỏ cả bữa ăn, vào thu xếp hành lý. Sau khi đưa nhà họ Sở đến Hoàng Ưng Bảo, bọn Nam Cung Giao lập tức lên đường !Tiền Thanh Giám cắn răng chịu đựng cuộc hành trình gian khổ, không dám mở miệng than phiền.Bốn người đi suốt ngày đêm, thay hai lần ngựa, sáng mười bẩy đã có mặt ở Nam Kinh.Họ thúc ngựa phi qua cổng phủ, nhẩy xuống và ập vào hậu sảnh như cơn lốc. Cả nhà đang tụ tập ăn điểm tâm, hết hồn trước hình dung thiểu não dơ dáy của họ !Ba người kia khụy xuống, lăn ra sàn ngáy như sấm, chỉ mình Nam Cung Giao là còn trụ vững, nở nụ cười thê lương !Mã Thượng Thư kinh hãi hỏi :- Đã xảy ra chuyện gì mà hiền tế lại cấp bách và hốt hoảng như vậy ? Dường như bọn ngươi đi mấy đêm không ngủ !Nam Cung Giao run giọng đáp :- Thiên Nhãn Giáo đất Cách Nhĩ Mộc Thanh Hải, đang trên đường đến nhà của tiểu tế ở Cảnh Đức Trấn. Họ đã khởi hành trước tiểu tế năm ngày !Tổng Bộ Đầu Lưu Cát cũng có mặt. Từ ngày trở thành nghĩa huynh của Nam Cung Giao, lão được xem như người nhà, thường xuyên đến thăm viếng Mã phủ. Lão cố trấn an Nam Cung Giao :- Hiền đệ hãy bình tâm ! Năm ngày đường không phải là lợi thế lớn, nếu đối phương đi thành đoàn đông đảo. Còn như họ chỉ có và người thì nhân thủ ở Tế An Đường thừa sức đối phó !Nam Cung Giao cười thảm :- Tiểu đệ cũng biết thế nhưng không sao yên tâm được !Hội Chủ Huyết Phủ Hội Mộc Đông Sơ đứng phắt lên : - Công tử cứ nghỉ ngơi cho lại sức, bọn lão phu sẽ khởi hành ngay lập tức !Cuồng Vũ Đao, Lâm Bảo Thoa, Mã Hoàn Cơ, Cẩn Nhục Đầu Đà và Lưu Cát cũng hăng hái xin đi.Thần Nữ Tiền Vân Mi khóc nói :- Nhị vị Đại thư cứ đi trước, Tiểu muội và tướng công sẽ đuổi theo ngay.Nàng gạt lệ, kéo Nam Cung Giao vào nhà tắm, giúp chàng gột rửa bụi đường, và tỉnh táo lại.Anh em họ Trịnh và Tiền ThanhGiám cũng được bọn gia nhân khiêng vào giường.Nam Cung Giao thiếp đi ngay trong bồn tắm, mặc cho Thần Nữ làm gì thì làm. Khả năng hồi phục của Liên Hoa Tâm Pháp quả là kỳ diệu. Khi được Vân Mi bồng vào đến giường thì chàng thức dậy đòi ăn !Ăn xong Nam Cung Giao bảo Vân Mi thu xếp hành lý rồi tọa công.Bốn khắc sau, chàng tươi tỉnh vươn vai đứng dậy chuẩn bị lên đường. Tổng cộng chàng chỉ nghỉ ngơi có đúng một canh giờ !Chàng ngần ngại bảo Thần Nữ :- Hay là nàng cứ ở tại đây ! Cuộc hành trình này sẽ cực kỳ gian khổ, ta e rằng nàng không kham nổi đâu ?Vân Mi tha thiết đáp :- Nhà chồng lâm nguy mà thiếp không đến giúp thì còn mặt mũi nào làm dâu họ Nam Cung nữa ?Mã Thượng Thư vào đến, hồ hởi nói :- Thất Vương Gia đã tặng cỗ loan xa tứ mã để Giao nhi sử dụng. Nếu cỡi ngựa ngày đêm, khi đến nơi còn sức đâu mà chiến đấu nữa ! Ông nói rất phải nên Nam Cung Giao không dám cãi. Chàng sai người khiêng hai gã họ Trịnh quăng lên thùng xe, nhét cả Vân Mi và lương khô, nước uống vào đấy, rồi khởi hành ngay !Bốn con tuấn mã này được tuyển chọn kỹ càng nên sức phi thần tốc, vó khua rầm rập, khiến mọi người phải tránh đường !Bốn người thay phiên làm xà ích, đi cả ngày lẫn đêm, chỉ dừng ở Dịch Trạm để thay ngựa.Khi còn cách Cảnh Đức Trấn hai ngày đường thì họ bắt kịp tốp đi trước.Lâm Bảo Thoa và Hoàn Cơ mừng rỡ nhẩy lên thùng xe. Tất nhiên hai gã họ Trịnh bị đuổi xuống.Nhưng rồi đến lượt các nàng phải rút để những người khác lên ngủ lấy sức.Cuối cùng, chiều ngày hai mươi hai tháng tư, đoàn xa mã đến ngoài thành Cảnh Đức Trấn.Họ giấu xe và ngựa, đi bộ vào thành. Giờ này người trên đường phố rất đông, cỡi ngựa chỉ càng tổ chậm.Đến nơi, dù còn cách xa nửa dặm, họ vẫn có thể thở phào nhẹ nhõm vì Tế An Đường đang mở cửa bình thường, có người vào ra !Bọn Nam Cung Giao đi vòng lối sau, vào bằng cửa Võ Gia trang. Ba anh em họ Sở vừa mừng vừa kinh ngạc trước sự hiện diện đông đủ này !Nam Cung Giao nghiêm giọng bảo Sở Trường Thụy :- Đại ca mau điều động anh em tỏa ra do thám khắp thành, nhớ chú ý đến những người có nước da ngăm đen, nói tiếng Hán không rành, hoặc thùy châu có lỗ đeo vòng ? Đối thủ của chúng ta là Thiên Nhân Giáo đấy ! Sở Trường Thụy lãnh lệnh đi ngay còn bọn Nam Cung Giao sang Nam Cung Gia trang !Nam Cung Bột cười ha hả, dang tay ôm con trai vào lòng. Chợt lão nhăn mặt đẩy ái tử ra và mắng :- Mẹ kiếp ! Sao ngươi hôi thế ! Mau vào tắm ngay !Ba nàng dâu nghiêng mình thi lễ vái cha mẹ chồng rồi ngượng ngùng rảo bước vào nhà sau.Họ cũng hôi hám chẳng kém gì Nam Cung Giao !Đám nam nhân cũng chào qua chủ nhà rồi phân tán ra các phòng tắm. Hai khắc sau, các lữ khách mới trở lại với bộ áo sạch sẽ, thơm tho.Nam Cung Giao hôn hít hai em và hai con, làm chúng nhột nhạt vì bộ râu mấy ngày không cạo.Trinh Tâm đã cùng Tử Phượng, Sở Nhu bày rượu thịt để đãi đằng. Chờ mọi người tựu vị, bà nghiêm nghị hỏi :- Giao nhi ! Con về đây với bộ dạng như vậy chắc là đã xảy ra chuyện lớn ?Nam Cung Giao gật đầu, kể lại nguồn cơn.Cha chàng vỗ đùi nói :- Hèn gì từ sáng đến giờ lão phu đã gặp bốn năm người khách lạ mặt đến mua thuốc, nói năng trọ trẹ rất khó nghe ! Mắt họ sâu, khác với chúng ta.Nam Cung Giao vội hỏi :- Bẩm phụ thân ! Người trong trấn có ai biết sự hiện diện của Sở Nhu ở nhà ta hay không ?Trinh Tâm cướp lời chồng :- Có ! Chính ta đã sai Nhu nhi đi chợ mấy lần. Không thể nhốt mãi một con người trong nhà được !Sở Nhu thỏ thẻ :- Nải Nương không có lỗi ! Chính thiếp rất muốn được ra ngoài !Nam Cung Giao dịu giọng :- Chẳng ai có lỗi cả ? Ta muốn nhân cơ hội này kết liễu ân oán với Thiên Nhãn Giáo ! Sau đó, cả nhà chúng ta sẽ về Nam Kinh sinh sống và Lưỡng Quảng Thần Y sẽ xóa đi quái tật trên trán nàng ! Thanh danh của Doãn lão lẫy lừng các phủ phía Nam Trường Giang nên Trinh Tâm cũng biết tiếng. Bà hoan hỉ nói : - Hay lắm ! Nếu Doãn Thần y chịu giúp đỡ thì việc mổ bỏ con mắt thứ ba kia chẳng hề khó khăn. Lão ta có một loại cao thuốc rất thần diệu bôi vào vết thương sẽ không thấy sẹo.Nam Cung Bột nâng chén nói :- Mời chư vị lão huynh.Thần Nữ Tiền Vân Mi nũng nịu nói :- Lão gia khoan uống ! Tiểu tức có quà tặng cho người.Nói xong, nàng tất tả chạy vào phòng lấy ra mộ hộp gỗ sơn son thiếp vàng rất đẹp, đặt xuống trước mặt cha chồng.Nam Cung Bột hiếu kỳ mở ra hoan hỉ vỗ đùi :- Mi nhi quả là tuyệt diệu khi tặng cho ta những vật này !Thì ra đấy là mười hai chiếc tách lớn bằng ngọc bích, dung lượng gấp ba chung uống rượu phương Nam !Trinh Tâm chưa kịp mắng con dâu thì Nam Cung Giao đã cười, nói nhỏ với mẹ : - Đấy là ý của hài nhi ! Từ nay, mẫu thân cứ để phụ thân uống thêm vài chung. Hài nhi sẽ truyền Liên Hoa Tâm Pháp cho phụ mẫu để nhị vị nhân gia luôn khang kiện và trường thọ.Trinh Tâm gật đầu :- Nếu tâm pháp ấy huyền diệu như vậy thì ta còn cấm cản cha ngươi làm gì !Và bà tự động nâng chén mời chồng. Nam Cung Bột khoan khoái uống, nhưng không dám để say, vì cường địch đang rình rập !Đầu canh một, Tổng Bộ Đầu Lưu Cát xin phép lui trước để đi điều động quan quân trong thành. Cuối canh hai, Sở Tích Vũ về báo cáo :- Muội phu ! Quả đúng là có gần trăm gã lạ mặt xuất hiện trong thành, chúng đã rời lữ quán, tiến về hướng này. Có lẽ đêm nay chúng sẽ tấn công !Sở Mai hớn hở nói :- Hay quá ! Đã lâu nô tỳ không được đánh nhau !Đinh Tử Phượng chọc ghẹo ả béo :- Sao lại không ! Ngày nào ngươi chả đánh gã họ Ngô !Sở Mai cười khúc khích :- Nô tỳ noi gương lão Thái nên mới răn đe y chút đỉnh đấy mà !Cả nhà phá lên cười ! Trinh Tâm đỏ mặt nạt :- Tiểu Mai chớ nói càn ! Ta có đánh lão gia bao giờ đâu ?Lưu Cát về đến, báo rằng ngàn quân triều đình sẽ vây kín vòng ngoài chờ lệnh !Bốn đứa tiểu hài và Sở Nhu được đưa xuống mật thất trong Võ Gia trang ẩn náu, kỳ dư đều mai một, chia nhau mai phục.Gần cuối canh ba, lực lượng Thiên Nhãn Giáo xâm nhập bằng cách vượt qua nóc của dãy nhà hướng Bắc, vì sân trước Tế An Đường có con chó mực Tiểu Hắc trấn giữ. Họ vừa nhẩy xuống vườn hoa phía sau Tế An Đường thì tiếng hỏa tập bật lách cách và hàng chục cây đuốc được đốt lên. Đồng thời, ngoài kia rộn rã tiếng reo hò, tiếng trống của quan quân. Và ai đó đã quát vang như sấm :- Thiên Nhãn Giáo hãy bó tay qui hàng, nơi này đã bị vây chặt rồi.Tám mươi mấy gã áo choàng trắng rộng thùng thình, đầu chụp túi vải hình chóp, nhất tề rút đao thủ thế, tỏ ý chết cũng không hàng !Nam Cung Giao từ một góc tối bước ra, oai vệ nói :-Tại hạ là Nam Cung Giao, dám hỏi Đại Tư Tế Thiên Nhãn Giáo có mặt ở đây không ?Một Bạch Y Nhân cao gầy lên tiếng : - Bổn tọa đây ! Phải chăng ngươi là chồng của Thánh Nữ ?Nam Cung Giao gật đầu : - Đứa bé ba mắt năm xưa giờ đã làm mẹ, quí Giáo cứ truy tìm làm gì !Đại Tư Tế Thiên Nhãn Giáo, tên gọi Cáp Vũ Triệt, lạnh lùng đáp :- Bổn giáo không cần trinh nữ mà cần người được trời ban cho Thiên Nhãn ! Nếu ngươi không muốn bổn giáo kéo hai vạn giáo chúng vào càn quét Trung Nguyên thì hãy giao Thánh Nữ ra đây ! Nam Cung Giao cười nhạt : - Trung thổ có đến hai chục vạn võ sĩ. Thiên Nhãn Giáo có giỏi thì cứ vào ! Vả lại, chắc gì đêm nay Tôn giá đã sống sót mà trở về Thanh Hải ?Nhưng nếu Đại Tư Tế thề rằng sẽ bỏ qua không truy bắt chuyết thê nữa, thì tại hạ sẽ cung kính tiễn đưa !Đại Tư Tế Cáp Vũ Triệt tự hiểu rằng mình có thể thoát thân nhưng đệ tử sẽ chết sạch, liền tư lự nói :- Bổn tọa vì giáo chúng và giáo qui mà phải bôn ba tìm kiếm hơn hai chục năm nay, chẳng sung sướng gì ! Nay đã tìm được, không thể vì sợ chết mà rút lui, trừ phi bị đánh bại ! Do vậy, ngươi phải dùng thực tài đấu với ta, nếu ngươi thắng hoặc đứng vững đến lúc mặt trời mọc, thì Bổn tọa sẽ có cớ trở về Thanh Hải, không truy bắt Thánh Nữ nữa !Nam Cung Giao khẳng khái đáp :- Tại hạ đồng ý ! Xin mời !Lưu Tổng Bộ Đầu biết Cáp Đại Tư Tế là lãnh tụ tinh thần của mấy vạn dân Thổ đất Cách Nhĩ Mộc, thân phận cao cả, nhất ngôn cửu đỉnh nên yên tâm cho quân lính Cảnh Đức Trấn triệt thoái.Lão còn cố tình trì hoãn thời gian bằng cách bàn với vợ chồng Trinh Tâm bày bàn ghế, rượu thịt ra vườn, chiêu đãi đám Bạch Y.Nam Cung Bột hăng hái nhận trách nhiệm lễ tán, bước đến tự giới thiệu.- Lão phu là Nam Cung Bột, cha chồng của con bé ba mắt kia ! Chẳng mấy khi cáp Đại Tư Tế và quí giáo hữu giá lâm, xin hãy vui lòng uống với lão phu vài chén rượu nhạt. Còn chuyện so tài thì từ từ cũng được, trời còn lâu mới sáng mà !Người Thổ tính tình hung bạo nhưng chất phác và rất khoái ăn nhậu !Họ hiếu khách, thích mời mọc nên ít khi từ chối lời mời của ai ? Tám mươi mấy gã giáo chúng Thiên Nhãn Giáo thản nhiên ngồi xuống những chiếc ghế mà các cao thủ Thế Thiên Hội đã nhanh chóng mang ra, cỡi chóp vải chụp đầu phe phẩy cho đỡ nóng.Rượu thuốc của Tế An Đường lừng danh Cảnh Đức Trấn và những địa phương lân cận, nên lúc nào Trinh Tâm cũng phải ngâm sẵn mấy lu sành lớn để bán. Giờ đây, Sở Mai trổ tài thần lực ôm một lu ra. Mùi rượu thuốc thơm nức mũi khiến đám khách quê mùa kia hớn hở, dơ ngón cái khen ngợi.Ba anh em họ Sở đã vét sạch thịt khô của mấy tiệm chạp phô gần đấy để làm mồi !Khô bò, khô nai, lạp xưởng là những món nhậu rất ngon và tiện lợi.Bốn nàng dâu họ Nam Cung đi khắp nơi mời mọc, thấy khách đắm đuối nhìn dáng đi yểu điệu của các phu nhân, Sở Mai cũng õng ẹo lắc lư thân hình phì nộn, nào ngờ bọn đàn ông Thổ ôm bụng cười ngất ! Phe chủ nhà cũng ngồi vào bàn để mời rượu, rốt cuộc, nơi đây trông giống như nhà có đám !Nam Cung Bột lần đầu được đóng vai chủ xị của một bữa tiệc đông đảo thế này, lòng rất hoan hỉ cùng Cáp Vũ Triệt uống liền ba chung lớn. Nhưng họ Cáp chỉ uống có thế, đứng lên dặn dò các đệ tử bằng tiếng Thổ, rồi bảo Nam Cung Giao : - Còn một canh giờ nữa là bình minh, chúng ta nhập cuộc thôi !Uống rượu, xem đấu võ là cái cực khoái của đàn ông dù Thổ hay Hán, cho nên, đám tửu khách reo hò, đốc thúc.Lưu Cát đã có lần truy đuổi tội phạm sang tận đất Cách Nhĩ Mộc nên biết khá rõ về Thiên Nhãn Giáo.Ông hạ giọng dặn dò Nam Cung Giao :- Hiền đệ hãy lưu tâm đến song thủ của họ Cáp, chúng có thể đột ngột dài ra thêm hơn gang nữa, và ta nghe nói ánh mắt lão ta có thể nhiếp hồn đối phương !Nam Cung Giao vô cùng cảm kích họ Lưu vì hai thông tin quí giá này. Nếu không biết, chàng chẳng thể nào đề phòng được !Có những trường hợp mà lời nói không diễn cảm bằng ánh mắt. Nam Cung Giao chỉ nhìn Lưu Cát rồi gật đầu.Đại Tư Tế Cáp Vũ Triệt đã rút đao, bước ra giữa vườn chờ đợi. Đao của người Thổ đất Thanh Hải có hình dáng rất kỳ lạ, bản lớn song lại thẳng và sắc. Cả hai bề mũi đao chia thành ba mấu, giữa cao, hai bên thấp. Nó có chiều dài tương đương với đường kiếm của Trung Thổ, nghĩa là ngắn hơn Lạc Điểu kiếm. Tuy nhiên, khi cánh tay của họ Cáp dài ra nhờ Ma Công thì đao của lão sẽ chạm vào mục tiêu trước !Cáp Vũ Triệt vẫn che mặt bằng chóp vải trắng, chỉ để lộ hai con mắt.Lúc nãy uống rượu với Nam Cung Bột, lão phải vén lên hở nửa mặt.Song phương đối diện thủ thế và quan sát nhau. Tuy nói cứng nhưng trong tâm thâm Nam Cung Giao không hề muốn Thiên Nhãn Giáo đưa đệ tử vào Trung Nguyên, gây ra cảnh chém giết tang thương.Do vậy, chàng chẳng thể giết Cáp Vũ Triệt được, mà chỉ mong cầm cự đến bình minh. Vả lại, Sở Nhu có nửa dòng máu Thổ.Chàng ôm kiếm vái theo thế Đồng Tử Bái Quan Âm rồi lướt đến tấn công. Cáp Vũ Triệt vung đao chống đỡ, lực đạo rất mạnh mẽ, tiếng thép chạm nhau chan chát.Nam Cung Giao ước lượng công lực của đối phương cao hơn mình, song không hề ngán sợ, vung kiếm đánh tiếp một loạt chiêu thần tốc.Cáp Đại Tư Tế vững tấn chống đỡ chẳng chịu lùi nửa bước.Đao pháp của ông ta trầm ổn, kín đáo, trong cương có lẫn nhu.Do lưỡi đao sắc cả hai bên nên chiêu thức hòa trộn giữa đao và kiếm, đòn chém cường mãnh như búa bổ, đòn đâm nhanh tựa tên bay. Nam Cung Giao thận trọng, không nhìn vào mắt đối phương, chỉ tấn công từ ngực trở xuống, dùng phép liên hoàn khoái kiếm, đường gươm dồn dập như bão táp mưa sa.Cáp Vũ Triệt thản nhiên đối phó, thủ nhiều công ít, đao quang liền lạc, vững chắc như tường đồng vách sắt.Đấu pháp Dĩ Tịnh Chế Động này rất ít hao tổn khí lực, ngược lại với lối đánh vũ bão và di chuyển nhiều của đối phương.Song Nam Cung Giao đã đoán ra ý đồ của Cáp lão, thỉnh thoảng nhẩy lùi thật xa đứng bất động chờ đợi.Trong khoảnh khắc ngắn ngủi ấy, Liên Hoa Thần Công phát huy diệu dụng, bồi đắp chân nguyên cho cơ thể chàng.Do vậy, nửa canh giờ đã trôi qua mà Nam Cung Giao vẫn không hề có hiện tượng mệt mỏi hay xuống sức, vầng trán cao chẳng một giọt mồ hôi.Cáp Vũ Triệt thầm kinh ngạc trước sự bền bỉ phi thường của chàng trai trẻ và bắt buộc phải dốc hết vốn liếng ra để thủ thắng.Cáp lão thay đổi chiến thuật, di chuyển với tốc độ chóng mặt, tấn công quyết liệt chớ không thụ động nữa !Đao kình cuồn cuộn như sóng dữ, liên tiếp đập vào màn kiếm quang sáng bạc, đẩy Nam Cung Giao thoái lui hai trượng. Chàng phải thi triển Hư Ảnh Thần Bộ mới thoát được sang mé tả mà phản công.Chút tự ái trẻ thơ trong bản chất hồn nhiên đã khiến chàng ê mặt, trổ hết tài nghệ ra trả đũa, Thanh Lạc Điểu kiếm lấp loáng như ánh chớp, chém điểm hàng trăm thức, công phá lưới đao dầy đặc của Đại Tư Tế Thiên Nhãn Giáo. Sự phối hợp tuyệt diệu của hai pho Lạc Điểu và Trường Hồng đã tạo nên màn kiếm ảnh lấm tấm muôn chấm đen và vô số những chiếc mống bạc.Tiếng thép chém nhau không dứt nối thành tiếng chuông dài thô tục, làm rạn vỡ màn đêm tĩnh mịch.Cáp Vũ Triệt bàng hoàng trước kiếm thuật siêu phàm của đối thủ, cắn răng múa tít bảo đao đương cự và lùi dần.Nhưng một chiếc móng đã vươn dài, xuyên qua đao, cắm vào vai trái họ Cáp.Vừa đắc thắng, Nam Cung Giao đã tung mình nhẩy lùi về phía sau, nghiêm nghị nói :- Với chút lợi thế nho nhỏ kia của tại hạ, hi vọng tôn giá chấp nhận bãi binh !Quả thực là vết thương không sâu, chỉ cần điểm huyệt chỉ huyết là máu ngưng chảy ngay, song cũng đủ chứng tỏ ai cao ai thấp.Nào ngờ bọn giáo chúng người Thổ đứng lên nói xí xô xí xào gì đó với họ Cáp, dường như không đồng ý bỏ cuộc.Cáp lão gật gù, quay sang nói với Nam Cung Giao :- Đệ Tử bổn giáo cho rằng ta chưa dùng đến tuyệt học trấn sơn nên không thể gọi là bại, mời túc hạ tiếp tục cho !Nam Cung Giao cũng biết việc họ Cáp chưa thi triển công phu Ma Trường Thủ nên chẳng từ chối tái đấu.Chàng chẳng khách sáo, xông tới đâm liền chín kiếm, mở đầu cho một loạt chiêu thần tốc.Cáp Vũ Triệt không thèm đỡ gạt, chém xéo một đao cực mạnh. Đáng sợ thay, cánh tay tả chợt vươn dài ra như ma quỉ, đưa lưỡi đao kiếm vào ngực phải của Nam Cung Giao. Đòn chớp nhoáng này đáng lẽ đã kết thúc trận đấu, nhưng Thiết Khuyên Bảo Giáp đã cứu mạng chủ nhân, chỉ lớp vải áo là bị tổn thương !Biết đối phương có bảo y hộ thân, Cáp lão không hề bối rối, vẫn tiếp tục đánh dồn, nhắm vào mặt, tay và đùi của Nam Cung Giao. Ma Công vô thượng của Thiên Nhãn Giáo quả lợi hại vô song, hoàn toàn áp đảo kẻ địch.Nam Cung Giao có cảm giác như đang đấu với ma quỉ chứ không phải người, vì thanh đao kia có thể bất ngờ vươn xa, khiến chàng không sao khống chế được.Trong giao đấu, người kiếm sĩ phải ước lượng, tiên đoán được nhưng thế thức tiếp theo của đối thủ, dựa vào quĩ đạo hiện tại của vũ khí. Nhưng trong trường hợp này, chàng chẳng thể biết gì khi đường đao kia không ổn định !Nam Cung Giao chỉ còn cách dùng Hư Ảnh Thần Bộ mà né tránh.Nói cho rõ ràng thì có nghĩa là chàng bỏ chạy và đối phương rượt đuổi !Người nhà của Nam Cung Giao chết điếng, lo lắng đến toát mồ hôi.Bỗng con chó mực của Sở Mai từ ngoài đi vào nhận ra chủ nhân đang bị rượt chém, liền giận dữ sủa vang.Sở Mai rầu rĩ nạt :- Ngươi sủa thì được tích sự gì có im đi không ?Ả đã sai lầm khi mắng Tiểu Hắc, và chính nó đã giúp Nam Cung Giao nhớ đến Công phu Thần Âm Chấn Phủ ! Chàng liền trụ lại, né một đao của Cáp Vũ Triệt, rồi vận công quát như sấm :- Khơ !Lập tức Cáp lão nghe tim đau nhói như bị một bàn tay bóp chặt, tất nhiên chân khí tản mác, đường đao yếu ớt.Khi lão tỉnh táo lại bởi tiếng reo hò của những người quan chiến, thì phát hiện mủi kiếm lạnh toát đang chĩa vào cổ mình.Nam Cung Giao nghiêm nghị hỏi :- Tôn giá nghĩ sao ?Cáp Vũ Triệt thở dài :- Lão phu nhận bại !Nam Cung Giao rút kiếm về, vui vẻ nói : - Đại Tư Tế đã tận lực nhưng không thành công, không có lỗi gì với Thiên Nhãn Giáo cả. Xin mời an tọa !Cáp lão bỗng nghiêm giọng :- Nhưng sau này, nếu con bé kia hạ sanh một nam hài Tam nhãn thì ngươi phải đưa đứa bé ấy đến Cách Nhĩ Mộc để làm Giáo Chủ Thiên Nhãn Giáo !Cả nhà ồ lên phản đối, còn Nam Cung Giao thì cười nhạt : - Tôn giá lấy tư cách gì mà yêu cầu điều ấy ?Cáp Vũ Triệt chậm rãi đáp :- Vì đứa bé ấy là cháu ngoại của ta.Và lão giật phăng chóp vải, để lộ con mắt thứ ba nằm dọc phía trên huyệt mi tâm, giống hệt như của Sở Nhu !Trong lúc mọi người choáng váng, lão buồn rầu nói tiếp :- Con bé ấy tên thực là Cáp Ỷ Lan, con gái của ta. Mẹ nó vì thương con nên đã bỏ trốn vào Trung Thổ, rồi chết ở dọc đường !Ai cũng biết lão nói thật. Vì dung mạo hai cha con rất giống nhau !Nam Cung Bột cười ha hả, bước đến kéo áo họ Cáp :- Tuyệt diệu thực ! Không ngờ chúng ta lại là thông gia ! Cáp lão huynh phải ở đây nhậu với lão phu vài tháng rồi hãy về Thanh Hải ! Lão phu sẽ tiễn lão huynh đến tận Cách Nhĩ Mộc.Lâm Bảo Thoa cười ngất :- Nhị vị cứ tiễn nhau qua lại chắc đến chết cũng vẫn còn say rượu !Nói thì nói thế, Cáp Đại Tư Tế chỉ ở lại vài ngày là cáo từ, Gia đình Nam Cung Giao cũng khăn gói chuyển về Nam Kinh cư trú.Gần giữa tháng năm, Nam Cung Gia trang mới, nằm trên đường Hoàng Cung mở tiệc tân gia.Dù thiếp mời phát ra rất ít, nhưng không hiểu sao quan lại cả thành đều biết, cho người mang lễ vật đến mừng !Người vui nhất vẫn là Nam Cung Bột. Lão hả hê, khoan khoái vì được ngồi chung bàn với vợ chồng Thất Vương Gia và các đại thần quyền thế nhất Nam Kinh.Trinh Tâm thì lại hài lòng vì việc khác. Ở đây có hàng vạn người Giao Châu, bà sẽ đem tài y thuật ra chăm sóc họ !Cuối tháng năm, Giang Tây Nữ Đại phu khai trương dược phòng mới ở khu vực Đông Nam thành Kim Lăng, nơi tập trung những người nghèo khổ, có cả Hán lẫn Giao Chỉ, bà đối xử bình đẳng, nghĩa là không lấy tiền của ai.Chỉ hơn tháng sau, Tế An Đường đã nổi tiếng, trở thành cơ sở y học từ thiện. Được sự đóng góp của các vị mệnh phụ phu nhân.Bách tính tôn xưng Đặng Trinh Tâm bằng danh hiệu Nữ Bồ Tát !Qua giữa tháng tám, Quảng Tây Thần Y Doãn Nghệ Khuyết đến Nam Kinh vào phủ Mã Thượng Thư hỏi thăm Nam Cung công tử. Lão liền được đưa sang Nam Cung Gia trang, cách đấy không xa.Bẩy hôm sau, Doãn lão tháp tùng Nam Cung Giao lên đường đến núi Đồng Bách, cho kịp ngày hẹn của Vô Ưu Giáo.Có thuốc giải cổ độc trong tay, Nam Cung Giao tính đến việc tiêu diệt cả Vô Ưu Giáo lẫn Vô Thanh Cốc. Lực lượng của Thế Thiên Hội và Hoàng Ưng Bảo đã được mời đến núi Đồng Bách chờ lệnh, chưa kể một trăm lẻ tám tăng lữ La Hán Đường của Thiếu Lâm Tự, và hai trăm kiếm thủ Kim Diện Cung !Tại sao chàng lại phải huy động một lực lượng đông đảo như thế ? Đấy là vì Tổng Bộ Đầu Lưu Cát đã báo cho chàng biết sự liên minh giữa Long Giác Thần Quân, Đông Hải Thần Tăng và Sài Tuấn ! Ba đại cao thủ này đã quyết định bắt sống Vô Ưu Giáo Chủ, tức Thiên Diện Thần Tất Chinh Y, đoạt lấy đòn Lục Nguyệt Tồi Tâm Cổ Trùng làm vũ khí chống lại võ lâm và Nam Cung Giao. Cả ba đều căm thù chàng đến tận xương tủy !Lưu Cát đã cho thủ hạ kiên trì do thám Phổ Đà Tự suốt mấy tháng trời mới có được tin tức cực kỳ quí giá này !Sáng mười hai tháng tám, Lưỡng Quảng Thần Y và bọn Bắc Bình Hầu đã có mặt ở trấn Hoài Nguyên, cách núi Đồng Bách bẩy dặm.Rặng Đồng Bách Sơn là nơi phát nguồn của giòng sông Hoài Giang, sơn vực rộng lớn, kéo dài hàng trăm dặm, rừng rậm bạt ngàn. Chính vì thế nó mới tích lũy được một lượng nước mưa và tuyết khổng lồ, cung cấp cho sông Hoài, qua hàng trăm con suối. Như vậy, địa hình vùng sơn cước phía Đông rặng Đồng Bách bị chia cắt dữ dội bởi những dòng chảy từ trên sườn xuống, và đầy những đá tảng.Rặng Đồng Bách có nhiều đỉnh, lấy theo tên gọi của đỉnh cao nhất ở chính giữa. Trấn Hoài Nguyên nằm gần đỉnh này nhất, nên trở thành nơi tụ hội của những người trúng cổ độc !Tuy đám nạn nhân chỉ độ hơn năm trăm nhưng trước tiết Trung thu, hào kiệt giang hồ đổ đến Hoài Nguyên lại đông gấp mấy lần.Chẳng có gì là lạ vì hiếu kỳ, hiếu sự là cố tật của dân giang hồ !Cuộc ước hẹn ngày rằm tháng tám của Vô Ưu Giáo đã làm chấn động võ lâm, bảo sao không có đông người quan tâm ? Vả lại, quần hùng Phương Nam đang trên đường đi dự Đại Hội võ lâm, tiện thể ghé vào Đồng Bách Sơn xem thử thì cũng chẳng mất mát bao công sức !Sáng ngày mười lăm, cha con Long Giác Thần Quân và mười thủ hạ xuất hiện ở trấn. Chỉ lát sau đã có người đến mời Thần Quân đi gặp Lưỡng Quảng Thần Y.Trong toà lữ điếm lớn nhất trấn, tất cả những nạn nhân của cổ trùng đều hiện diện, tụ tập ngoài vườn hoa.Khương Quang Bật ngạc nhiên khi thấy họ cười nói vui vẻ chứ chẳng có chút lo lắng nào !Doãn Nghệ thuyết giải thích :- Bẩm Thần Quân ! Bắc Bình Hầu đã cung cấp cho lão phu ba ngàn lượng vàng để nghiên cứu giải dược.May thay lão phu đã hoàn thành trọng trách được giao, trước mắt tìm ra cách vô hiệu hóa cổ trùng thêm nửa năm nữa. Đêm nay, khi hội ngộ với Vô Ưu Giáo chúng ta sẽ tương kế tựu kế mà tiêu diệt !Khương Thư Hàn hấp tấp nói :- Thế thì mong Thần y ban ngay cho vãn bối một liều. Mấy tháng nay Hàn này ăn nghỉ không yên khi cổ trùng cứ ngọ ngoạy trong người !Doãn lão cười đáp :- Khương công tử cứ bước đến hỏi Bắc Bình Hầu, số giải dược kia là của ông ta !Thư Hàn rảo bước đến cuối vườn, chắp tay vái dài. Gã hầu tước gốc Mông Cổ chẳng đợi xin, trao ngay mười một viên thuốc nhỏ bằng hạt đậu !Uống xong, gã quí tử của Long Giác Thần Quân chờ một lúc đã thấy cổ trùng nằm im, không quậy phá nữa, hoan hỉ vẫy mười tay kiếm Vô Thanh Cốc đến để uống thuốc !Long Giác Thêm Quân ngấm ngầm quan sát Bắc Bình Hầu Bộc Nhĩ Đồ, nhưng chẳng hề phát hiện điều khả nghi.Doãn Thần Y nói thêm :- Thần Quân cứ yên tâm ! Nếu đêm nay chúng ta không bắt sống được Thiện Diện Thần thì cũng chẳng sao.Lão phu đã nuôi được một số Lục Nguyệt Tồi Tâm Cổ Trùng, chắc chắn sẽ tìm ra thuốc giải tận gốc ! Lần này do thời gian quá gấp nên chưa thực hiện được rốt ráo ! Đôi mắt cú vọ của Khương Quang Bật loé lên ánh vui mừng độc ác, vì đã nắm được quân bài chủ. Việc thu phục Tất Chinh Y rất khó khăn, nhưng khống chế Lưỡng Quảng Thần Y thì quá dễ. Họ Khương gật gù :- Hay lắm ! Giết bao giờ cũng dễ hơn bắt sống mà tra hỏi thuốc giải !Sau trận này, Vô Thanh Cốc sẽ cung cấp vàng bạc cho Doãn lão đệ bào chế thuốc.Doãn Nghệ Khuyết hỏi lại :- Nhưng chẳng hay Thần Quân lần này mang theo bao nhiêu thủ hạ ?Khương lão đắc ý đáp :- Gần năm trăm ! Và còn có những cao thủ hạng nhất võ lâm ! Doãn lão hài lòng nói :- Tuyệt diệu thực ! Lão phu có một thiển kế, xin trình bày để Thần Quân thẩm định ! Long Giác Thần Quân ra vẻ bao dung của bậc trưởng thượng :- Lão đệ nói ta nghe thử ?Doãn Nghệ Khuyết hắng giọng :- Bẩm Thần Quân ! Nay hào kiệt bốn phương kéo đến quá đông, không khỏi khiến cho Vô Ưu Giáo e ngại. Do vậy, chắc chắn họ sẽ đưa chúng ta đến nơi kín đáo. Võ nghệ các anh em đây chẳng thể sánh với Vô Thanh Cốc, e rằng sẽ khó thành công. Chi bằng, chúng ta dùng kế thay mận đổi đào, đưa quân tinh nhuệ vào sào huyệt đối phương để tạo thế bất ngờ. Tất nhiên là lão phu và Bắc Bình Hầu cũng đi để tránh sự nghi ngờ !Long Giác Thần Quân vuốt râu suy nghĩ một lúc rồi gật đầu :- Ý này cũng không tồi ! Lão phu tán thành việc đưa người của mình thế vào ! Nhưng các vị đây phải giám sát phía ngoài không cho phe địch đào tẩu !Thần Quân liền sai một thủ hạ đi thông báo kế hoạch cho phe nhà biết mà chuẩn bị.Sẩm tối, Long giác Thần Quân thống lĩnh đoàn người rời trấn Hoài Nguyên. Những hào kiệt hiếu kỳ đã bám theo đông như kiến.Khương Quang Bật lướt trở ra phía sau vận công quát lớn :- Kẻ nào không giữ khoảng cách nửa dặm thì đừng trách lão phu độc ác !Thế là những kẻ tò mò kia sợ khiếp vía, không dám đi gần đoàn người phó ước. Lực lượng riêng của Long Giác Thần Quân đã phục sẵn trong cánh rừng thưa gần chân núi, và việc tráo người được thực hiện rất nhanh chóng.Đám người được thay sẽ nằm im bất động, vài khắc sau mới âm thầm tiến vào, giả làm những kẻ đến quan chiến !Nhắc lại, Long Giác Thần Quân cùng đoàn người cầm đuốc tiếp tục tiến lên, nửa canh giờ sau thì đến bãi loạn thạch rất lớn, nằm giữa cánh rừng và chân vách núi.Trăng thu đã mọc đàng đông, vượt qua khỏi những tàn cây cao nhất, rọi sáng những tảng đá hình thù kỳ quái !Thầu Quân vận công nói lớn :- Vô Ưu Giáo Chủ ! Bọn Lão phu đã y ước đến đây !Trên sườn núi bỗng có tiếng người vọng xuống :- Phía sau tảng đá lớn nhất gần vách núi có một cánh cửa. Các ngươi hãy theo lối ấy mà đi !Khương Thần Quân sai lão mặt sẹo đi kiểm tra thì thấy đúng như vậy.Thạch môn chỉ cao hơn đầu người vài gang song lại đủ để bốn người sánh vai mà đi. Phía sau khung cửa này là một hẻm núi có nền khá bằng phẳng, chứng tỏ đã được bàn tay người sửa sang.Khi người cuối cùng vào rồi, tảng đá phía trước đột nhiên chuyển động, áp sát vào che kín Thạch môn. Thì ra nó chỉ là vật giả, đóng vai trò cánh cửa, phía dưới gắn con lăn để di chuyển bằng sức người hay sức kéo của cơ quan.Hẻm núi dài ba dặm này đưa mọi người đến một tráng cỏ lớn, cây mọc thưa thớt, và có mấy chục dãy nhà dài vách gỗ, mái lợp lá, không một ánh đèn.Gần khu vực thảo xá là khoảnh đất trống bằng phẳng, đang rực rỡ ánh đuốc của một đội quân Bạch y, đông độ hai trăm.Long Giác Thần Quân dẫn thủ hạ lướt nhanh về phía ấy. Đến nơi, lão phát hiện trên vai các Bạch Y Nhân đều khoát tay nải, chứng tỏ họ sắp rời bỏ căn cứ, vì đã bị lộ.Đứng trước hàng quân tề chỉnh ấy là Giáo Chủ Vô Ưu Giáo và bốn lão hộ pháp.Thần Quân phất tay ra hiệu, lập tức lực lượng phía sau tràn lên vây chặt phe đối phương.Diễn biến này đã khiến Vô Ưu Giáo Chủ chấn động, quát hỏi :- Khương Quang Bật ! Lão tưởng có thể bắt sống ta mà lấy thuốc giải được sao ? Lão lầm rồi, chỉ sau vài tiếng còi của bổn tọa là cổ trùng sẽ cắn nát tâm mạch của bọn ngươi !Thần Quân cười khanh khách :- Tất Chinh Y. Lão cứ thổi cho ta nghe thử !Bốn lão hộ pháp nhất tề đưa còi sắt treo nơi cổ lên thổi, nào ngờ đối phương chẳng hề gì mà còn phá lên cười chế giễu !Vô Ưu Giáo Chủ cay đắng rống lên :- Khương Lão Quỉ ! Tất mỗ không ngờ lại thua keo này, nhưng lão cũng đừng hòng sống mà thoát khỏi đây !Thần Quân chẳng thèm ừ hữ, ra lệnh tấn công ngay ! Bản thân lão chọn Thiên Diện Thần làm mục tiêu, vì nếu để kẻ địch lợi hại, có tài biến hóa kia thoát thân thì sau này Vô Thanh Cốc khó sống yên ổn.Bốn lão hộ pháp vô danh do Khương Thư Hàn, Tào Mật, Trương Thuật và một người đội nón rộng vành phụ trách.Cuộc chiến diễn ra vô cùng khốc liệt chứ chẳng dễ dàng như Thần Quân đã tính toán, dù phe lão đông gấp bội.Bọn đệ tử Vô Ưu Giáo, cả nam lẫn nữ, đều được trang bị độc phấn, độc châm, bù đắp cho sự yếu kém về võ công.Do vậy, tiếng kêu la thảm khốc của cả hai phe vang lên não nuột, xác người la liệt phơi dưới ánh trăng vàng !Đệ tử đã thế thì thượng cấp còn lợi hại hơn, Thiên Diện Thần và bốn Hộ Pháp liên tiếp vung tả thủ phóng độc mịt mù, khiến đối phương phải e dè thoái bộ.Võ nghệ của Tất Chinh Y chỉ kém Khương Quang Bật một bậc, nay có kỳ độc hỗ trợ nên lại chiếm thế thượng phong, vì họ Khương phải bế khí mời dám tiếp chiêu. Nhưng lợi thế ấy sẽ không bền vững vì độc phấn, độc châm chẳng phải là vô tận.Người khởi đầu cho việc đảo lộn cục diện chính là tay kiếm đội nón rộng vành đang đấu với một lão Hộ Pháp Vô Ưu Giáo. Dường như ông ta đã mất kiên nhẫn nên để lộ bản lãnh chân thực của mình, kiếm quang cuồn cuộn quanh thân, hóa thành đóa sen trắng trôi về phía kẻ địch.Kiếm thuật của Đông Hải Thần Tăng còn cao hơn Long Giác Thần Quân thì đối phương làm sao chịu nổi.Lão Hộ Pháp xấu số rú lên rồi ngã gục.Bọn Nam Cung Giao đứng im sau gốc cây quan chiến, nhận ra trụ trì chùa Phổ Đà, nhìn nhau thở dài. Lát sau, Trịnh Tháo và Trịnh Mãng lén chủ nhân mà nhập cuộc, hỗ trợ phe Vô Thanh Cốc.Đông Hải Thần Tăng đã lao đến đối thủ của Khương Thư Hàn, xông qua màn độc phấn mà chém giết. Chưa đầy nửa khắc, lão đã hạ sát đủ bốn tay đầu lĩnh của Vô Ưu Giáo, rồi lao vút về phía trận địa của Long Giác Thần Quân và Thiên Diện Thần ! Trên đường đi, lão say máu lấy mạng những tên Bạch Y đáng thương, chẳng có gì giống một cao tăng cửa Phật !Khí Thần Tăng đến nơi, liên thủ với Long giác Thần Quân thì tính mạng của Tất Chinh Y xem như đã xong. Họ Tất điên cuồng chống cự một cách tuyệt vọng, nhưng sau vài chục chiêu đã bị đánh trúng đến bốn vết thương, lão gầm lên như hổ cùng đường, chẳng còn tiếc mạng sống nữa, dồn hết công lực vào chiêu kiếm cuối cùng, đổi mạng với Khương Quang Bật.Nhưng Long Giác Thần Quân đã múa tít bảo kiếm, tạo thành bức tường thép kiên cố, chặn đứng đối phương lại, để Đông Hải Thần Tăng tập hậu.Kết quả là lưng và ngực của Thiên Diện Thần bị hai thanh trường kiếm xuyên qua, chết đứng sừng sững, mắt trợn trừng đầy vẻ uất hận.Song, hai kẻ thắng trận chưa kịp rút kiếm về thì nghe đùi sau đau nhức.Có ai đó đã ám toán họ bằng Liễu Diệp Phi Đao !Hai lão kinh hãi thu kiếm, quay phắt lại thủ thế, nhưng không thể xác định là ai, vì gần đấy là cuộc chiến của các đệ tử và bọn Bạch Y.Họ chưa kịp nghi ngờ Trịnh Tháo và Trịnh Mãng thì quần hùng từ ngoài ùa vào như thác lũ, đuốc sáng rực trời !Long Giác Thần Quân bực bội chửi :- Bon ruồi nhặng này quả là đáng ghét, trận chiến tàn rồi còn vào làm gì nữa !Quả thực là tên đệ tử cuối cùng của Vô Ưu Giáo đả ngã xuống và đổi lại phe Thần Quân cũng thương vong không dưới ba trăm. Chất độc của đối phương đã là điều bất ngờ dành cho Vô Thanh Cốc và Hồ Bang !Sài Tuấn không đến nhưng đã cho hai trăm bang chúng hỗ trợ Thần Quân !Song lạ thay, quần hùng chẳng hề thất vọng vì việc chậm chân, vẫn lướt đến nhanh như gió, và vây chặt bọn Long Giác Thần Quân.Khương Quang Bật và Đông Hải Thần Tăng bàng hoàng khi đối phương lột nón, cởi khăn để lộ những chiếc đầu trọc, hoặc dung mạo quen thuộc.Mộc Đông Sơ, Hội chủ Huyết Phủ Hội gầm lên :- Khương lão quỉ ! Đêm nay lão phải đền tội lỗi đã gây ra trong suốt mấy chục năm qua !Giờ đây, Long Giác Thần Quân mới hiểu mục đích của hai thanh Liễu Diệp Phi Đao. Đối phương cố tình ngăn ngừa sự đào tẩu của lão và Đông Hải Thần Tăng, để phải ở lại đây chịu trừng phạt.Vóc dáng cao lớn của Bắc Bình Hầu hiện ra khiến lão thức ngộ tất cả, liền gầm lên :- Nam Cung Giao ! Ngươi hãy ra đây !Vòng vây giãn ra, nhường chỗ cho chàng trai mặc áo lông, đội mũ cừu đính lam ngọc, bước vào. Lớp hoá trang đã được lột sạch, lộ rõ chân dung của Nam Cung Giao.Chàng nghiêm giọng :- Nếu lão chịu vung gươm tự sát, tại hạ hứa sẽ tha chết cho Khương Thư Hàn ! Còn Đông Hải Thần Tăng thì hãy tự phế võ công !Thần Tăng cởi nón, cười nhạt :- Ngươi chưa đủ tài để nói câu ấy !Dứt lời, lão vận công, phóng nón tre về phía Nam Cung Giao, rồi ôm kiếm lao theo, mở đầu cho cuộc chiến tàn khốc ! Nam Cung Giao rút kiếm điểm nhẹ vào chiếc nón, khiến nó đổi hướng bay vút lên trời, rồi ung dung đón chiêu kiếm của Thần Tăng.Bên kia, Long Giác Thần Quân bị bẩy lão già họ Mộc giáp công. Họ đã chờ đợi giây phút này lâu lắm rồi !Khương Thư Hàn thì bị Hoàng Ưng Bảo Chủ và Yên Đài Song Sát vây đánh.Long Giác Thần Quân chẳng hổ danh võ lâm đệ nhất hung thần, dù chân bị thương vẫn tả xung hữu đột, tung hoành giữa bẩy cây búa thép.Bạch Vũ Thiền sư thấy vậy, tung thiền trượng hỗ trợ anh em nhà họ Mộc.Khương Quang Bật bắt đầu lúng túng vì bản lãnh của Thủ tòa La Hán Đường Thiếu Lâm Tự rất cao siêu. Lão vô cùng tuyệt vọng vì vòng vây quá dầy đạc, không hi vọng đưa ái tử thoát ra được !Khương Quang Bật đang định tuyên bố quy hàng thì nhận ra chân khí mình bị đứt đoạn, có hiện tượng trúng độc. Tất nhiên, kiếm của lão bị Thiền trượng đánh văng đi khi va chạm, và chẳng còn sức mà né tránh những nhát búa hận thù của bẩy anh em họ Mộc. Thân hình họ Khương bị chặt nát, thành một đống thịt xương hỗn độn !Khương Thư Hàn bị tiếng gào thét của phụ thân chi phối, trúng ngay một trượng của Đại Sát Thân Công Hải, thủ cấp nát bấy !Các đại cao thủ chạy đến trận địa của Nam Cung Giao và Đông Hải Thần Tăng, sẵn sàng xông vào khi gà nhà kém thế.Thần Tăng mặc Hắc y nên cả Nam Cung Giao lẫn người ngoài không nhận ra vết máu nơi đùi của lão.Thương tích này không nặng, chỉ băng bó vài ngày là khỏi. Nhưng giờ đây nó tuôn máu theo từng cử động của nạn nhân, ngày càng rách lớn hơn, đau nhức khôn cùng. Một kẻ bị thương nơi đùi thì khả năng chạy nhẩy sẽ bị hạn chế, dù cho đó là võ lâm Đệ nhất cao thủ.Khinh công giảm thì kiếm chiêu cũng bớt phần lợi hại, khiến Thần Tăng không sao giết ngay được kẻ kém tài mình. Song lão vẫn chiếm thượng phong, kiếm quang rực rỡ bao trùm trận địa.Điều này làm cho một hán tử nhỏ người lo lắng, hậm hực hỏi Trịnh Tháo :- Ngươi có hạ thủ lão ta chưa vậy ?Giọng nói thánh thót, trong trẻo này chẳng thể nào là của đàn ông ? Họ Trịnh cười đáp :- Ngũ phu nhân yên tâm ! Thuộc hạ đã đánh lén ai thì chẳng bao giờ thất bại ! Lão quỉ kia chỉ sinh cường một lúc mà thôi ! Thì ra hán tử nhỏ người chính thị Lâm Bảo Thoa. Nàng lo sợ cho trượng phu nên đã sai anh em họ Trịnh ám toán hai lão ma đầu ! Ý kiến này là của các bà vợ trẻ, họ cần chồng nên đã cho phe đối phương nếm một chút độc ác của lòng dạ đàn bà !Nam Cung Giao không hề được biết, chỉ tận lực đem hết sở học ra thi thố, tranh tài với tay kiếm lão thành, đáng bậc sư phụ mình. Sau trận tử chiến cùng Tùy Hải Chân Nhân, kiếm thuật của chàng đã hoàn thiện hơn một bước. Dường như, càng gặp địch thủ cao cường chàng càng tiến bộ. Nam Cung Giao phấn khởi vũ lộng thanh Lạc Điểu kiếm giải phá những chiêu xuất thần của Lạc Ca Kiếm pháp, mấy lần suýt chết mà vẫn cao hứng.Đông Hải Thần Tăng từng cho người ám toán chàng nên Thiết Khuyên Giáp không còn là lợi thế bất ngờ nữa ! Lão ta đã tập trung tấn công vào mặt, và tứ chi của Nam Cung Giao, đến chiêu thứ hai trăm lẻ đã vạch được ba vết thương nhẹ trên bắp tay chàng !Bảo Thoa đau lòng nói lớn :- Tướng công ! Bọn thiếp xông vào nhé !Thần Tăng là đại kiếm thủ, lợi dụng cơ hội Nam Cung Giao lắc đầu, lập tức xuất chiêu Bạch Liên Thiên Giáng (sen trắng, từ trời rơi xuống) bốc lên không trung, kiếm quang phản tnth18.htmchiếu ánh trăng rằm nên dài ra, bao trùm một phạm vi rộng hơn trượng, tựa đóa sen khổng lồ lật úp, xoè cánh nuốt chửng lấy mục tiêu.Đối phương đã rời mặt đất, nên Nam Cung Giao không thể thi triển chiêu Vô Thủy Vô Minh, đành cắn răng xuất chiêu Trực Hồng Xạ Nhật (Mống thẳng bắn trăng). Thân hình hòa với kiếm, hóa thành mũi tên bay vút lên, lao vào chính giữa đóa sen thép xanh biếc kia. Do Thần Tăng sử dụng thanh Quang Bảo kiếm nên sen trắng hóa sen xanh !Chiêu Trực Hồng Xạ Nhật cũng tương tự như chiêu Lạc Điểu Hoan Nguyệt, chỉ khác ở chỗ lực đạo tập trung cả vào ba điểm thay vì sáu, nên mãnh liệt hơn.Nhưng dù sáu hay ba thì hiện tại Nam Cung Giao cũng đang hoàn toàn thất thế. Đối phương đã chiếm thượng phong, từ trên cao đánh xuống với sức mạnh như núi đổ. Người thân của chàng kinh hoàng thét lên nhưng không sao can thiệp kịp !Mũi tên bạc phạm vào những cánh sen xanh biếc, vang nên những âm thanh chát chúa, song phương nhập vào thành một khối, cùng rơi xuống đất, kèm theo tiếng rên tức nghẹn !Mọi người định thần nhìn lại thì thấy kiếm của Nam Cung Giao đang xuyên qua lồng ngực Thần Tăng, trổ ra sau lưng một đoạn ngắn.Khi mừng quá người ta cứng chết lặng, nên không khí im lìm, rồi lát sau vỡ vụn vì tiếng reo hò vang dậy ! Ưu Đàm Hoa Tiếu Ngạo Trung Hoa Đánh máy: Vinh Hồi 18 Sài Gia vô đức nhiên vô duệCửu Nữ tình chu bất khả phù Trưa ngày cuối tháng tám, bọn Nam Cung Giao và quần hùng có mặt ở huyện thành Đăng Phong. Chỉ đến chiều thì cả thành biết rõ về cuộc chiến ở núi Đồng Bách. Dĩ nhiên, nửa vạn hào kiệt tứ hải hết lời tán tụng cơ trí và võ nghệ của Nam Cung Giao.Đám hảo hán tuổi trẻ tôn sùng chàng đến nỗi tụ tập trước lữ quán nơi chàng ở trọ, đồng thanh hét lên :- Nam Cung Minh chủ ! Nam Cung Minh chủ !Họ rất có lý vì khi chàng đã giết được Đông Hải Thần Tăng thì không còn đối thủ nữa !Nhưng bên trong khách điếm, năm vị phu nhân của Nam Cung Giao đang rầu thúi ruột. Sở Nhu và Đinh Tử Phượng cũng đã gởi con thơ cho cha mẹ chồng, gia nhập đoàn quân viễn chinh, lý do thứ nhất là vì lo lắng cho trượng phu, thứ hai, họ muốn có mặt trong ngày chàng đăng quang ngôi Minh chủ võ lâm !Khổ nỗi, từ sau trận Đồng Bách Sơn, Nam Cung Giao không cười nữa, và cũng chẳng nói câu nào với năm người vợ trẻ đẹp. Nghĩa là chàng đã phát hiện việc họ sai hai gã họ Trịnh ám toán Long Giác Thần Quân và Đông Hải Thần Tăng. Chàng không tiếc mạng Khương Quang Bật nhưng lại áy náy vì giết trụ trì chùa Phổ Đà. Ý chàng chỉ muốn chặt tay hoặc phế võ công lão mà thôi.Thực ra Đông Hải Thần Tăng cũng chưa gây nên tội lỗi gì, trừ việc cho người đánh lén chàng trên Thiếu Lâm Tự. Chàng đủ tỉnh táo để hiểu rằng mình sẽ chết hoặc tàn phế nếu Đông Hải Thần Tăng không đột nhiên bế tắc chân khí. Song chính những lời tán tụng của đồng đạo võ lâm đã khiến chàng hổ thẹn và chua xót. Đầu canh ba đêm ấy, Nam Cung Giao nhẩy cửa sổ, vượt tường lữ điếm, đi lên núi Thiếu Thất. Sương thu lạnh lẽo thấm vào da thịt, làm nguội bớt lửa lòng, và cảnh trời sao mênh mông bên trên dãy Tung Sơn kia khiến chàng cảm nhận được sự nhỏ bé của kiếp người !Trong đêm thanh vắng, tiếng khóc trở giấc của một đứa bé trong gian nhà tranh dưới chân núi vang lên rất rõ, nhắc nhở Nam Cung Giao nhớ đến con mình. Chàng khựng lại, vỗ trán tự lẩm bẩm :- Giao ơi là Giao ! Sao mi lại có thể hồ đồ đến thế nhĩ ? Đông Hải Thần Tăng tu hành không trót, phải chịu báo ứng của nghiệp quả, nếu ta chết thì mới gọi là oan uổng, khiến con thơ không cha, vợ đẹp không chồng.Chàng cười khà khà, nghe lòng thanh thản, quay trở về khách điếm.Năm nữ nhân đã phát hiện sự vắng mặt của Nam Cung Giao, đang ngồi khóc với nhau. Họ đoán chàng lên chùa Thiếu Lâm thú tội với Thiền Sơn trường lão và xin được rút lui không ra tranh chức Minh chủ võ lâm nữa !Nam Cung Giao bước vào, năm nàng mừng rỡ xúm đến. Bảo Thoa ngượng ngùng hỏi :- Phải chăng tướng công giận bọn thiếp nên định bỏ cuộc !Nam Cung Giao mỉm cười, nheo mắt đáp :- Ta ra ngoài để suy nghĩ xem đêm nay nên ngủ với ai trước !Các nữ nhân biết bão đã an, mừng rỡ cười khúc khích, cấu xé chàng tơi bời hoa lá ! Lát sau, Nam Cung Giao về phòng để ngủ, mai mới có sức mà thượng đài. Nào ngờ, chàng vừa cởi xong áo ngoài thì cửa phòng hé mở, và Hoàn Cơ lách vào, thẹn thùng nói :- Bốn ả quỉ cái kia bảo thiếp đến hầu hạ tướng công để chàng thêm hồng vận mà đoạt chức Minh chủ ? Trong suốt mấy ngàn năm lịch sử, người Trung Hoa luôn tin vào sự may mắn khi được gần gũi người trinh nữ. Do vậy, thê thiếp của Nam Cung Giao cũng không ngoại lệ.Chàng phì cười, định nói rằng :- May đâu chẳng thấy, gân cốt rã rời thì có ! Nhưng chàng không nỡ vì sợ Hoàn Cơ tủi thân và hổ thẹn. Nãy giờ nàng ta bối rối, đứng vân vê tà áo, cứ như muốn rút hết chỉ ra.Nam Cung Giao bước đến, bồng ái thê, hôn nàng rồi thì thầm :- Họ nói đúng đấy ! Cơ muội chính là vận may của ta ! Rốt cuộc, sáng hôm sau bọn Nam Cung Giao đến núi Thiếu Thất hơi trễ, bị Bạch Vân phương trượng quở trách :- Sư đệ chậm chân khiến lão nạp đứng ngồi không yên !Chàng cười đáp :- Bẩm phương trượng sư huynh ! Tiểu đệ bị vận may quyến rũ nên dậy trể !Các cao tăng ngơ ngác chẳng hiểu chàng nói gì ! Bạch Từ hỏi lại :- Sư đệ nói vận may nào ?Hai gã họ Trịnh phá lên cười hô hố, còn Hoàn Cơ đỏ mặt tía tai, cắm những chiếc móng tay sắc nhọn vào eo lưng Thần Nữ Tiền Vân Mi và Đinh Tử Phượng ! Hai ả quân sư quạt mo này rú lên và cười sặc sụa.Lời tuyên cáo khai mạc đại hội của phương trượng chùa Thiếu Lâm vừa dứt là có người lên đăng ký ngay. Dù thanh danh của Nam Cung Giao đã lẫy lừng nhưng chẳng phải vì thế mà ai cũng sợ, nhất là các cao thủ phương xa.Họ không tin rằng chàng trai trẻ tuổi kia lại tài giỏi đến mức ấy ! Qua lời đồn đại họ biết Nam Cung Giao có bảo y hộ thân, nhưng khi thượng đài, chàng sẽ phải cởi ra, mất đi ưu thế. Còn giả như chàng ta danh phù kỳ thực thì họ sẽ nhẩy xuống đài nhận bại, chẳng thể chết được !Trong số tám mươi lăm người dự thí, có mặt Bang Chủ Hồ Bang Sài Tuấn và một số cao thủ lừng danh khác như : Liêu Đông Thần Đao Nhượng Lâm Thao, Tây Thục Đệ Nhất Kiếm Tề Quốc Phu, Trại Phụng Tiên Mạc Triều Dương đất Vân Nam, Sơn Tây Đại Lực Thần Chu Thế Hanh..Ban giám khảo dựa vào thành tích quá khứ, ước lượng trình độ võ công của từng người mà xếp vào năm hạng khác nhau. Họ sẽ tranh tài theo phương thức loại trực tiếp, ai đã thua một trận là bị gạch tên.Do nhân số mỗi bảng không chẳn nên phải tổ chức rút thăm, chọn một người may mắn vào thắng vòng sau.Nam Cung Giao đã cử Vân Dung lên lựa thăm giùm, và với khả năng ngoại cảm tuyệt vời, cô đã chọn trúng phóc !Vân Dung theo bào huynh tham gia cuộc chiến Đồng Bách Sơn và đến cả đây dự Đại hội, nhưng nàng e ngại năm cặp mắt sắc như dao của bọn Hoàn Cơ nên không dám đến gần Nam Cung Giao. Chính chàng đã chủ động giới thiệu nàng với thê thiếp. Năm mụ la sát kia tuy tươi cười nhưng trong lòng tức anh ách, nhìn bộ ngực dễ nể của Vân Dung với ánh mắt ghen ghét ! Họ linh cảm rằng ả ngốc, vú to kia chính là tay chèo thứ sáu trên con thuyền tình ái của Nam Cung Giao !Năm ngày sau, vòng loại thứ nhất đã xong, bảng của Nam Cung Giao còn chín người, kể cả chàng, nên lại phải rút thăm !Vân Dung nhanh nhẩu lên trước tiên và làm cho Đại hội ngẩn ngơ khi lại lấy đúng thẻ tre có đánh dấu !Nhưng không ai bất bình về việc Nam Cung Giao được nghỉ ngơi dài dài ! Những người cùng bảng còn mừng vì chàng không thượng đài, để trở thành đối thủ của một trong bọn họ ! Đấu với chàng thì thua là cái chắc ! Tuy chẳng dám mong ước ngôi Minh chủ, song việc vào vòng trong là vinh dự mà ai cũng khao khát. Sau này họ có thể vỗ ngực mà kể cho con cháu nghe rằng mình đã từng qua được hai ba vòng, tiến rất sát Chức Minh chủ võ lâm.Trong suốt những ngày ân huệ đó, năm nữ nhân đã bắt Nam Cung Giao dắt mình đi thăm thú các thắng cảnh trên dãy núi Tung Sơn. Dù học võ nhưng họ vẫn là nữ nhân, khoái thưởng thức cái đẹp hơn là cảnh đánh đá nhau vỡ đầu sứt trán.Các nàng đã nhìn Vân Dung bằng ánh mắt dịu dàng hơn, vì kẻ đang vui bao giờ cũng rộng lượng !Sáng mười bốn, vòng chung kết được khai mạc, bởi mỗi bảng chỉ còn một người, đó là Nam Cung Giao, Sài Tuấn, Sơn Tây Đại Lực Thần Chu Thế Hanh, Trại Phụng Tiên Mạc Triều Dương và Liêu Đông Thần Đao Nhượng Lâm Thao. Điều đáng kinh ngạc là Nam Cung, Giao chỉ phải đấu có đúng một trận, vì lần nào Vân Dung cũng chính xác.Ban giám đài nghe nhiều lời dị nghị liền thay thẻ tre và bịt mắt Vân Dung lại, nhưng nàng vẫn thắng ! Quần hùng phục lăn, đặt cho nàng danh hiệu Linh Cảm Nữ Nhân.Vòng chung kết nàng lại phải bốc thăm. Sơn Tây Đại Lực Thần, một gã trung niên to xác, khoẻ như voi, sử dụng cây thiết chùy nặng sáu mươi cân hậm hực nói :- Lần này, Nam Cung công tử phải tự mình rút thăm, không được đưa con bé thầy bói kia lên bốc thay nữa ! Chẳng phải ai cũng tán thành ý kiến của Chu Thế Hanh, vì bọn nam nhân đều thích ngắm thân hình tuyệt đẹp của Vân Dung ! Và ngôi Minh Chủ đã chắc chắn thuộc về Nam Cung Giao, thắc mắc chi cho mệt.Song Ban giám đài đã đồng ý, còn Nam Cung Giao thì vui vẻ nói :- Tại hạ sẽ nhận thăm cuối cùng, nhường cho tứ vị rút trước !Quần hùng phá lên cười khi thẻ tre thứ năm lại cho phép Nam Cung Giao tiếp tục nghỉ ngơi !Bảo Thoa gật gù đắc ý, nói với các nàng kia :- Té ra Vân Dung không có tài cán gì ! Chẳng qua tướng công nhờ có &quot;hồng vận&quot; của Mã Đại thư đấy thôi ?Hoàn Cơ thẹn đỏ mặt, đấm liên hồi vào vai Bảo Thoa.Trên đài, Đại Lực Thần bực bội chửi đổng :- Mẹ kiếp, đúng là có ma ! Gã tiểu tử này mà đánh bài với ai thì người ấy cháy túi !Chu Thế Hanh được mời rút thăm, trở thành đối thủ của Sài Tuấn.Như vậy, cặp thứ hai là Liêu Đông Thần Đao, Trại Phụng Tiên, và hai người này thi đấu trước !Liêu Đông Thần Đao tuổi ngũ tuần, người tầm thước, râu chổi xể, oai vệ, mắt sáng như sao. Nhượng Lâm Thao hùng cứ sáu đảo Liêu Đông, ít khi vào Trung Nguyên nhưng thanh danh vang dội miền Tái Bắc, chưa biết bại là gì !Còn Trại Phụng Tiên Mạc Triều Dương tuổi mới ba mươi tám, thân thể khôi vĩ, tuấn tú, sử dụng cây Phương Thiên Họa Kích, vũ khí của Lữ Bố thời Tam Quốc, tức Lữ Phụng Tiên hay Lữ ôn Hầu. Do đó, Mạc Triều Dương mặc giáp mềm chỉ bạc, đầu đội Ngân quan có gắn hai cọng lông đuôi chim trĩ, trông giống hệt Lữ Bố trong tuồng Phụng Nghi Đình ! Người võ lâm thấy thế liền gọi gã là Trại Phụng Tiên !Nhưng Mạc Triều Dương là kẻ thực sự có tài chứ không phải phường tuồng. Gã tung hoành khắp miền Vân Quí, chưa hề gặp đối thủ, oai danh lan sang cả đất Tây Khương và Tứ Xuyên.Tóm lại, song phương đều là những đại cao thủ ngang tài ngang sức, hứa hẹn cống hiến một trận đấu long trời lở đất. Quần hùng phấn khởi reo hò cỗ vũ, đốc thúc hai đấu thủ nhập cuộc.Mạc Triều Dương nhỏ tuổi hơn, ôm kích chào rồi tấn công trước. Kích thuộc loại trường binh, xếp hàng thứ tư trong binh khí phổ, sau kiếm, đao và trường thương ! Trật tự này chỉ dựa trên tính chất uyên thâm, ảo diệu của phép đánh chứ không phải ai cầm kiếm thì lợi hại hơn kẻ cầm đao !Nghĩa lã vũ khí nào cũng vậy, chỉ ăn thua người sử dụng đạt đến trình độ cao hay thấp. Và Trại Phụng Tiên là người đánh kích giỏi nhất võ lâm. Cây Phương Thiên Họa Kích của gã bay lượn như rồng thiêng, mãnh liệt song không kém phần uyển chuyển, linh hoạt.Các loại binh khí dài đều chủ yếu ra đòn bằng lực đạo hai cánh tay, đôi Iúc mượn cả sức của vai và lưng. Vì vậy, tư thế giao đấu của Trại Phụng Tiên rất oai vũ và đẹp mắt, được khán giả trầm trồ khen ngợi !Họ Mạc hừng chí tấn công như vũ bảo, thân kích được đánh bóng như gương, phản chiếu ánh dương quang tạo nên màn kích ảnh vô cùng diễm lệ. Liêu Đông Thần Đao chẳng hề nao núng, múa tít bảo đao chống đỡ.Đao pháp của họ Nhượng phóng khoáng, trầm ổn, ảo diệu mà không ác độc, đúng là sở học của bậc quân tử.Lão chỉ tấn công từ mặt đến rốn, không có thế nào nhắm mục tiêu thấp hơn.Điều này đã khiến Nhượng Lâm Thao chịu thiệt thòi khi giao đấu.Nam Cung Giao lấy làm lạ, hỏi nhỏ Vân Dung :- Hiền muội thử nhìn kỹ xem Liêu Đông Thần Đao là người tốt hay xấu ?Vân Dung mỉm cười :- Lão ta rất tốt ! Giống như đại ca vậy !Nam Cung Giao gật gù, không hỏi thêm, tiếp tục xem đấu võ. Lúc này, Mạc Triều Dương đã vận công đến độ chót, vũ lộng cây trường kích, ra đòn như bão táp mưa sa, ánh bạc che mờ cả đao quang. Đã hơn ba khắc thời gian, nếu kéo dài họ Mạc sẽ xuống sức trước đối phương.Tiếng thép chạm nhau vang rền, Liêu Đông Thần Đao chỉ nhấp nhô vài lượt đã áp sát đối thủ bằng một bộ pháp cực kỳ tinh diệu, và chiếm được thượng phong. Trại Phụng Tiên vội thu kích về, nắm đoạn giữa mà chống cự, tìm cách bức ra để phát huy ưu thế của trường binh.Nhưng Nhượng Lâm Thao không dại gì đánh mất lợi thế, bám sát đối phương, đánh hàng loạt chiêu thần tốc.Lúc này mọi người mới được thưởng thức trình độ khoái đao siêu việt của họ Nhượng, vỗ tay hoan hô nhiệt liệt.Trại Phụng Tiên phải lùi dần trước những thế đao tựa ánh chớp, cuối cùng rơi xuống đài !Quần hùng reo hò như sấm, át cả tiếng tuyên bố tên kẻ thắng trận của Bạch Vân phương trượng. Họ Nhượng không hề tỏ vẻ tự đắc, cung kính chào Ban giám đài và cử tọa rồi chậm rãi đi xuống.Trận thứ hai được bắt đầu ngay, để có thể kết thúc trong buổi sáng. Sài Tuấn hôm nay mặc võ phục đen viền vàng, khăn cột tóc mầu trắng.Gương mặt tuấn tú, cương nghị của họ Sài đã làm ngây ngất lòng một số nàng nữ hiệp đang đứng dưới.Họ không say đắm Nam Cung Giao vì chàng đã có quá nhiều vợ, và không đẹp trai bằng Sài Tuấn.Hoàn Cơ hỏi kháy Tử Phượng :- Lạ thực ! Rõ ràng dung mạo họ Sài xinh đẹp hơn tướng công, vì sao ngươi lại bỏ gã ?Tử Phượng thản nhiên đáp :- Đại thư có thích Sài Tuấn thì tiểu muội nhường ! Nhưng xin cảnh cáo trước rằng gã ấy chỉ tốt mã chứ ruột thì chẳng bằng một nửa của tướng công nhà ta !Vừa nói nàng vừa xoa hông Hoàn Cơ và nháy mắt. Mã Tiểu thư hiểu ngay, mặt đỏ rần, giả đò mắng :- Té ra ngươi ám chỉ việc ấy, đúng là đồ không biết xấu hổ !Sở Nhu hiền lành nhất bọn mà giờ cũng lên tiếng chọc ghẹo Hoàn Cơ :- Đại thư mới là người không biết xấu, cứ quấn riết lấy tướng công chẳng chịu nghĩ gì đến bọn tiểu muội !Quả thực Hoàn Cơ đã bén mùi ân ái, đêm nào cũng mò vào phòng Nam Cung Giao.Bảo Thoa gắt nhỏ :- Đừng đùa nữa ! Hãy nhìn lên đài kia kìa !Thì ra song phương đã bắt đầu cuộc so tài. Đại Lực Thần Chu Thế Hanh đang vung cây chủy thép dài ba xích hai thốn, nặng sáu mươi cân, giáng những đòn sấm sét vào lưỡi đao của Sài Tuấn.Họ Chu mặc võ phục nâu bằng lụa tốt, bó sát thân hình lực lưởng, cuồn cuộn những bắp thịt rắn chắc. Hai cánh tay gã lớn cỡ bắp đùi của nữ nhân, lực đạo ngàn cân, e rằng Hạng Võ thuở xưa cũng không hơn nổi !Gã là đệ tử tục gia chùa Phật Quang núi Ngũ Đài Sơn, một trong những cái nôi của Phật Giáo Trung Hoa.Tuy nhiên, dung mạo Chu Thế Hanh chẳng có gì giống với con nhà Phật, mà na ná giống Trương Dực Đức thời Tam Quốc, râu hùm tua tủa, mắt ốc nhồi, mũi lân, trán thấp.Về tính tình thì họ Chu cũng nóng nẩy, càn quấy chẳng kém Trương Phi. Chùa Phật Quang nhiều phen phải hao tài tốn của bồi thường cho thiên hạ. Nhưng gã ta chính là niềm hy vọng lớn nhất của Ngũ Đài Sơn, trong đại hội này !Võ Đường mở ra khắp nước Trung Hoa, ai cũng có thể học được, song chẳng phải người nào cũng thành danh.Điều kiện thứ nhất là căn cơ, gân cốt có thích hợp hay không ? Thứ hai là yếu tố thầy dạy, thầy dốt thì trò chẳng khá nổi, thứ ba mới đến sự khổ luyện.Thế Hanh tuy học chữ không vào nhưng học võ thì nhanh, lại được trời ban cho một sức mạnh cử đỉnh bạt sơn, nên tiếp thu hết tinh hoa của pho Tảo Vân Chùy Pháp, tuyệt học núi Vũ Đài !Giờ đây, Đại Lực Thần oai mãnh như thiên tướng, bủa từng đợt sóng chùy vũ bão, đẩy lùi dần đối thủ.Nhưng không phải Sài Tuấn hoàn toàn kém thế, gã chỉ tránh né chút nhuệ khí ban đầu của họ Cung đấy thôi !Trâu bò húc nhau thì dựa vào sức mạnh, song con người lại có cái đầu thông tuệ, quyền biến, biết lúc nào nên cương hoặc thủ. Sài Tuấn tận dụng bộ pháp linh hoạt, tiến thoái hợp lý, tránh những đòn nặng nề, phản kích bằng những thế đao vô cùng hiểm ác và nhanh nhẹn.Sức mạnh của Thiết Chùy tập trung cả ở trái cầu thép tợ như quả chùy ở đầu, nên đao của Sài Tuấn chỉ dám va chạm vào đoạn thân chùy. Tiếng thép tốt lúc thì ngân nga, lúc thì chát chúa !Luật bù trừ của tạo hóa luôn luôn đúng ! Kẻ to xác, lớn xương thì thường khoẻ mạnh, nhưng lại chậm chạp vì họ quá nặng nề. Đại Lực Thần cũng vậy, gã chẳng thể nhẩy nhót mau lẹ, linh hoạt bằng đối phương được !Đã trăm chiêu trôi qua mà họ Chu vẫn chưa làm gì được tên nhãi ranh kia, liền động nộ dồn sức ra đòn liên tiếp.Hụt mục tiêu, chùy sắt đập nát ván dầy của sàn lôi đài. Nóng nẩy là điều tối kỵ trong giao đấu, do vậy Thiện Hoa Thiền sư thầy của gã, ở dưới đã nhắc tuồng bằng cách niệm Phật.Chu Thế Hanh thức tỉnh, ra chiêu điềm đạm hơn, công thủ đều có đủ, khiến Sài Tuấn vô cùng thất vọng, thầm nguyền rủa lão sư già chết tiệt kia. Nhưng Thiện Hoa không hề phạm đài qui, ông chỉ niệm Phật chứ đâu có nói gì khác ?Nãy giờ Nam Cung Giao rất thắc mắc, không hiểu họ Sài sở cậy vào công phu gì để đến đây tranh chức Minh Chủ ! Xét ra, đao pháp của gã còn thua cả Liêu Đông Thần Đao, và Đài qui không cho thi triển Chấn Phủ Thần Âm, xem nó là tà công. Còn ám khí, độc dược thì dĩ nhiên cấm tuyệt !Chàng liền bước đến chỗ Tử Phượng, hỏi nhỏ :- Phượng muội ! Tà công mà Sài Tuấn khổ luyện phải chăng nằm ở tay tả ?Tử Phượng áy náy đáp :- Quả thực là thiếp không biết rõ, chỉ mang máng hiểu rằng công phu ấy dính dáng đến chất độc !Hoàn Cơ thừa dịp trả đũa, bĩu môi nói :- Kỳ quái thực ! Vợ chồng đầu ấp tay gối mà ngươi chẳng biết gì cả, ai tin được ?Tử Phượng đanh đá đáp :- Thế Đại Thư có biết mông của Tướng công có mấy nốt ruồi son hay không ? Hoàn Cơ bối rối, thẹn thùng :- Ta... Ta đâu để ý đến việc ấy làm gì ?Ba nàng kia cũng không biết liền nhao nhao hỏi :- Thế thì mấy cái ?Tử Phượng cười ngất :- Ba Cái Nam Cung Giao ngượng ngùng :- Sao nàng dám đem ta ra làm đề tài giễu cợt ?Và chàng tự hỏi mông mình có đúng là mang ba điểm son hay không ?Lúc này, trên lôi đài, Sài Tuấn bắt đầu thay đổi đấu pháp. Gã liên tiếp tung mình lên cao đánh xuống đầu đối thủ, nhưng lần nào đũng bị Đại Lực Thần đẩy văng ra !Sau năm lần như vậy, Sài Tuấn dường như chán nản, bỏ đấu pháp ấy, xoay qua cách khác. Gã lướt quanh họ Chu, như đèn cù, đao quang mù mịt.Chợt Chu Thế Hanh gầm lên ghê rợn, vung chùy đánh nhầu, lực thì mạnh mẽ nhưng chiêu thức rối loạn, sơ hở rất nhiều.Thiện Hoa Thiền sư vội vận công niệm rất lớn : - A di đà phật !Nhưng gã học trò to xác của ông vẫn không chịu nghe lời, và Sài Tuấn ập vào đao ảnh mở rộng, trùm lấy họ Chu.Đại Lực Thần thét lên thảm thiết một tiếng ngắn ngủi rồi ngã vật xuống sàn lôi đài. Đầu gã lìa cổ, lăn lông lốc đến tận mép đài. Còn ngực gã đã bị lưỡi đao của họ Sài rạch nát.Toàn trường lặng người trước cái chết thảm khốc của Chu Thế Hanh, chỉ tỉnh lại khi Sài Tuấn vòng tay nói với vẻ ăn năn :- Tại hạ mới thi triển chiêu đao này lần đầu nên không biết nó lợi hại và tàn nhẫn đến thế, lòng vô cùng hối hận !Gương mặt buồn rầu kia đã chiếm được lòng tin của quần hùng. Nhưng Liêu Đông Thần Đao đã cao giọng : - Chiêu đao ấy không thể giết nổi Đại Lực Thần ! Xin Ban giám đài cho kiểm tra lại, vì lão phu đoán rằng y bị hạ độc !Các nhà sư Ngũ Đài Sơn cũng lên tiếng đòi kiểm nghiệm thi thể.Quần hùng liền đề cử Lưỡng Quảng Thần Y Doãn Nghệ Khuyết. Sau trận Đồng Bách Sơn danh tiếng của Doãn lão đã nổi như cồn, và trở thành ân nhân của hơn năm trăm hào kiệt võ lâm. Tất nhiên họ cũng biết ơn cả Nam Cung Giao, vì chàng đã chi tiền và khuyến khích Doãn lão bào chế giải dược, giúp họ hoàn toàn thoát khỏi sự khống chế của cổ trùng ! Việc nói thác là thuốc giải tạm thời để để lừa Long Giác Thần Quân mà thôi !Doãn Nghệ Khuyết thượng đài, rút trâm bạc cắm vào giòng máu nóng đang tuôn chảy nơi cần cổ tử thi, rồi đưa lên ngửi và nếm thử.Không thấy gì, lão lấy ra một lọ sành, rắc chất bột trắng bên trong vào máu, song chỉ hoài công !Thần Y đứng lên vòng tay nói :- Kính cáo Ban giám đài và chư vị đồng đạo ! Lão phu không hề phát hiện chất độc trong máu nạn nhân !Đến nước này thì Ban giám đài đành phải tuyên bố Sài Tuấn thắng trận, dù trong lòng họ rất hoài nghi.Hiện tượng cuồng trí của Đại Lực Thần trước khi bị giết là điều họ thấy rõ, vì ngồi không xa trận địa, ngay mép đài hướng Bắc !Tiếng khóc bi ai của vài nhà sư trẻ núi Ngũ Đài vang lên, hòa với tiếng niệm Phật thê lương. Họ tiến lên lôi đài, nhặt xác Đại Lực Thần, đi thẳng về Sơn Tây không lưu lại nữa.Sàn đài được cọ rửa để chuẩn bị cho buổi chiều. Bạch Vân phương trượng tuyên bố nghỉ trưa, giữa giờ Mùi sẽ tiếp tục bằng trận đấu giữa Nam Cung Giao và Liêu Đông Thần Đao, kẻ thắng trận sẽ tranh chức Minh chủ với Sài Tuấn.Quần hùng giải tán, lũ lượt trở về huyện thành Đăng Phong, hoặc vào lều vải của mình trong rừng tùng gần đấy. Lực lượng của phe Nam Cung Giao rất đông, đã dựng hàng trăm lều san sát, có cả bếp ăn rất tươm tất, do anh em Thế Thiên Hội đảm nhiệm.Thấy Liêu Đông Thần Đao ngồi ở cửa lều gặm lương khô, Nam Cung Giao bước đến tươi cười : - Mời Nhượng Đại hiệp sang đây cùng tại hạ đấu rượu. Nếu Đại hiệp thắng thì tại hạ sẽ bỏ cuộc vì say mèm, và chiều nay Đại hiệp chỉ cần đả bại Sài Tuấn là thành Minh Chủ !Nhượng Lâm Thao đứng lên vái chào rồi nghiêm giọng :- Lão phu rất vui lòng uống với công tử, nhưng chỉ vài chung. Lão phu muốn được cầm quân tiêu diệt bọn Hải tặc Phù Tang, bảo vệ bách tính vùng Duyên Hải Đông Nam, mới ra tranh chức Minh chủ võ lâm. Nay được thấy công tử cốt cách như rồng phượng, có thể đảm nhiệm trọng trách ấy, nên sẽ vui vẻ trở về Liêu Đông, nhưng mong công tử cẩn trọng đề phòng thủ đoạn mờ ám của Sài Tuấn.Nam Cung Giao chăm chú nhìn gương mặt đoan chính và cương nghị kia, lòng vô cùng yêu mến. Chàng chợt nẩy ra một ý hay, liền cười khanh khách :- Xưa nay, có bậc anh hùng nào đa mang mà lập nên công trạng đâu ?Tại hạ vướng đến năm sáu ả Tố Nga, thời gian đâu dành cho việc công nữa ?Do vậy, chiều nay tại hạ sẽ đề nghị Ban giám đài lập thêm chức phó Minh chủ, để Nhượng túc hạ đảm nhiệm. Đồng thời, tại hạ sẽ nhờ Thất Vương Gia ở Nam Kinh, tiến cử túc hạ làm Tích Giang Tổng trấn quân vụ. Lúc ấy, túc hạ lo việc chống ngoại xâm, còn kẻ hèn này và đàn vợ đi giải quyết việc võ lâm.Liêu công Thần Đao ngơ ngác :- Còn Sài Tuấn thì sao ? Nam Công Giao thở dài :- Lúc đầu tại hạ chỉ định đả bại y mà thôi ! Song họ Sài ra lộ rõ bản chất thâm độc, tàn ác, nên tại hạ sẽ hủy cánh tay hữu của gã !Nhượng Lâm Thao lắc đầu :- Công tử hãy hủy cả hai cánh tay gã mới được ! Chiêu đao mà Sài Tuấn thi triển là tuyệt học của Tả Hữu lão nhân, có thể dùng tay nào thi triển cũng được !Nam Cung Giao giật mình :- Thực thế sao ?Trịnh Mãng cười hềnh hệch xen vào :- Công tử cứ chặt đủ hai tay, và tiện phăng cả dương vật của gã là chắc ăn ! Nếu không, sau này Sài Tuấn sẽ truyền bản chất độc ác sang con cháu họ Sài !Liêu Đông Thần Đao phì cười :- Thôi thì giết quách cho xong, như thế y còn đỡ khổ hơn !Chiếu tiệc được bày ra ngay trên mảnh đất trống trong rừng, gồm toàn những cao thủ thượng thặng, không kể năm vị thiếu phu nhân xinh đẹp và Vân Dung. Mọi người thành thực hân hoan trước sự tham dự của Liêu Đông Thần Đao. Hoàng Ưng Bảo Chủ Tổ Nam Phi hồ hởi kéo Nhượng Lâm Thao ngồi xuống cạnh mình, hỏi ngay về thuật đánh đao :Lạ thay, họ Nhượng tận tình giảng giải yếu quyết, không hề giấu giếm gì cả ! Ai cũng phải khâm phục khí độ của người quân tử áo vải đất Liêu Đông này !Thần Đao uống rượu cũng hết lòng chẳng giữ sức cho cuộc chiến sắp tới, vì biết mình không phải là địch thủ của Nam Cung Giao.Lão có nhãn quang rất tinh tường, nhận ra chàng trời vui tính kia đã tiến rất xa trên kiếm đạo, dù chỉ được xem đối phương đấu có một trận duy nhất. Giữa tiệc, họ Nhượng ưu tư hỏi :- Công tử đã có cách đối phó với chất kỳ độc của Sài Tuấn chưa ?Nam Cung Giao lắc đầu, quay sang hỏi Lưỡng Quảng Thần Y :- Doãn lão bá có loại giải dược nào khả dĩ tạm dùng được hay không ?Doãn Nguyệt Khuyết cau đôi mày :- Chất độc kỳ lạ kia không hề phản ứng với thuốc thử, do vậy, giải dược của lão phu hoàn toàn vô dụng !Mọi người bắt đầu lo lắng, song Nam Cung Giao vẫn thản nhiên dặn dò :- Chiều nay, trước khi tại hạ giao đấu với Sài Tuấn, phiền Doãn lão nhẩy lên trao thuốc giải, bất cứ viên nào cũng được.Chẳng ai hiểu gì cả, nhưng có hỏi thì Nam Cung Giao chỉ cười khà khà và không phúc đáp.Giữa giờ Mùi, đại hội lại tiếp diễn.Ban Giám đài cao giọng mời Nam Cung Giao và Liêu Đông Thần Đao.Toàn trường ngơ ngác khi thấy hai đấu thủ say khướt, dắt dìu nhau thượng đài.Thần Đao lảo đảo vòng tay nói :- Kính cáo đồng đạo ! Lão phu đấu rượu với Nam Cung Công tử, bị y hạ gục nên chẳng còn sức đâu mà đánh nhau nữa. Lão phu xin nhận bại !Nói xong, lão khật khưỡng đi đến mép đài phía Đông, ngã xuống, nằm ngáy vang !Quần hùng cười thỏa thích, và có kẻ rống lên, đề nghị sau này sẽ đấu rượu để chọn Minh Chủ !Ban giám đài chưa kịp mời Sài Tuấn thượng đài, thì Nam Cung Giao đã vòng tay nói :- Kính cáo đồng đạo ! Công việc của Minh Chủ võ lâm rất đa đoan bề bộn, vì vậy, một người chẳng thể nào làm xuể. Do vậy, tại hạ mạo muội đề nghị từ nay trở đi, võ lâm sẽ chọn người thứ hai làm phó Minh Chủ !Mọi người nghe vậy liền xôn xao bàn tán, do dự bất quyết. Nam Cung Giao bèn vái dài, mặt mày thiểu não, ngượng ngùng nói tiếp :- Ngưỡng mong chư vị anh hùng lượng giải cho ! Tại hạ bị năm ả la sát kia bó chân bó tay, e rằng không hoàn thành trọng trách, phải có người hổ trợ mới được !Quần hùng bật cười, đồng thanh tán thành. Ban giám đài cũng không phản đối, vì sợ Nam Cung Giao ngại việc trá bại thì nguy to. Nhưng chẳng lẽ chàng lại muốn Sài Tuấn trở thành phó cho mình ?Bạch Vân phương trượng tuyên bố chấp thuận và mời Sài Tuấn lên. Theo đài qui, hai người phải cỡi thắt lưng, phanh áo để kiểm tra. Nam Cung Giao không mặc giáp.Sài Tuấn cũng thế, áo trong của gã bằng lụa tím mềm mại !Song phương chưa nhập trận thì Lưỡng Quảng Thần Y nhẩy lên đài, đưa cho Nam Cung Giao một viên thuốc màu đỏ :- Công tử hãy uống cho giã rượu !Đài qui không cấm sử dụng thuốc men, vì thời ấy chẳng có thứ linh đan nào giúp người võ sĩ mạnh hẳn lên lập tức !Nãy giờ Sài Tuấn chỉ lặng im quan sát, lòng rất hoài nghi vì biết đối phương là kẻ giảo hoạt, đầy mưu mẹo.Khi thấy Nam Cung Giao uống viên thuốc, liền đoán đấy là Phòng Độc Đan.Điều này lại khiến gã yên tâm vì tin rằng trong thiên hạ không ai giải nổi chất độc tuyệt thế mà gã đã sở hữu.Sài Tuấn chỉ mới luyện thành môn chưởng Trung Độc trước kỳ đại hội này không lâu. Trong đêm tấn công Hoàng Ưng Bảo gã vẫn chưa hoàn tất !Khi gã vận công thì chất độc vô song kia sẽ được dồn qua lòng bàn tay, tỏa vào không gian. Đối phương hít phải sẽ mê loạn tức thì, không còn làm chủ được đường gươm nữa !Sài Tuấn tự nhủ là sẽ hạ thủ ngay trong những chiêu đầu tiên, chứ không kéo dài như đối với Đại Lực Thần, vì ngại câu :&quot;đêm dài lắm mộng&quot; !Gã từ tốn ôm chuôi kiếm chào rất lễ độ rồi thủ thế chờ đợi. Luật giang hồ đã qui định rằng ai kém tuổi hơn thì được quyền xuất thủ trước.Nam Cung Giao cũng chào lại, miệng cười rất tươi, chẳng hề có sát khí, rồi lướt về phía đối thủ, kiếm dựng đứng, tốc độ không nhanh lắm !Sài Tuấn cũng đã động thân, nhưng nhanh hơn nhiều. Trong đao quang giấu giếm làn độc khí vô hình !Nào ngờ, khi vừa chạm mặt đối phương, Sài Tuấn phát hiện màn kiếm ảnh kia nở lớn, chụp lấy mình, và không gian chung quanh chợt tối sầm, chẳng còn chút ánh sáng nào cả !Thì ra Nam Cung Giao đã quyết trừ hại cho đời, bày đủ mưu mẹo để đối phương mạnh dạn tiếp chiêu, rồi hạ độc thủ. Phép ngự kiếm và chiêu Vô Thủy Vô Minh không thể hữu dụng khi kẻ địch cứ né tránh di động mãi !Sài Tuấn kinh hoàng múa tít bảo đao chống đở những luồng kiếm khí đang vây bủa. Gã chỉ cần che chắn đầu cổ vì ngực bụng đã được Thủ Vương Nhuyễn Ty giáp bảo vệ. Loại giáp mềm này tuy không kiên cố bằng Thiết Khuyên Giáp của Nam Cung Giao nhưng cũng thừa sức cản được lưỡi gươm cùn của chàng. Sài Tuấn đã từng thọ thương dưới tay Nam Cung Giao nên biết rõ rằng thanh Lạc Điểu kiếm kia lụt nhách ! Ưu điểm thứ hai là Thủ Vương Nhuyễn Ty Giáp không dễ bị nhận diện, vì cũng giống như áo lụa thường.Độc Trung Chưởng và áo giáp mềm chính là điều sở cậy của Sài Tuấn.Giờ đây, gã chỉ cần thoát được chiêu đầu tiên là có thể phản kích và lấy mạng kẻ thù không đội trời chung. Song thiên bất dung gian, Nam Cung Giao lại không có ý giết chết họ Sài, phần do lòng nhân phần vì Tử Phượng. Chàng không thể giết người chồng cũ trước mặt nàng được ! Do vậy, Nam Cung Giao không đâm vào ngực, bụng họ sài mà chỉ chặt đứt hai cánh tay của gã.Tiếng thép ngưng bặt, kiếm quang mù mịt kia tan đi, để tiếng rên nảo nuột và thân hình tàn khuyết của Sài Tuấn lộ ra.Quần hùng reo hò vang dội vì thấy kẻ ác đã bị trừng trị. Sài Tuấn ngơ ngác nhìn hai cánh tay cụt sát khuỷu, rồi mê muội hỏi :- Sao ngươi biết ta mặc bảo y ?Nam Cung Giao thở dài :- Ta không biết ! Nhưng thôi ! Các hạ hãy đi đi !Họ sài dường như tỉnh táo lại, mỉm cười ghê rợn : - Ta muốn đứng đây để nhìn ngươi biến thành kẻ điên loạn, và khổ hơn chết nữa. Mùi hương hăng hắc mà ngươi đang ngửi chính là chất kỳ độc có một không hai, vô phương cứu chửa ! Nam Cung Giao kinh hãi nhẩy lùi rời xa hai đoạn cánh tay dưới chân, ngồi xuống mé lôi đài vận công trục độc.Quần hùng phẫn nộ chửi thề ỏm tỏi, trong lúc Sài Tuấn đắc ý ngửa cổ cười dài.Nhưng có hai bóng người từ dưới đài phi thân lên, kiếm ảnh phủ kín họ Sài.Đấy là hai gã thủ hạ trung thành của Nam Cung Giao. Trịnh Tháo và Trình Mãng căm hận, chặt Sài Tuấn ra làm nhiều mảnh.Năm nữ nhân đã thượng đài, quì chung quanh phu tướng mà khóc nức nở !Lưỡng Quảng Thần Y vội quát :- Các nàng hãy mau lùi xa, hơi độc bị trục ra ngoài vẫn còn hại được người khác !Cẩn Nhục Đầu Đà nóng ruột xấn tới xua đuổi : - Ra chỗ khác mà khóc, đừng làm rối thêm !Bạch Vân phương trượng vội cho người về núi Thiếu Thất mời Thiền Sơn trưởng lão đến.Bạch Võ Thiền sư xung phong nhận nhiệm vụ, phi thân lướt đi như gió thoảng.Vài khắc sau, vị sư già nhất chùa Thiếu Lâm đến nơi. Ông ngồi ngay xuống phía sau học trò, dùng luồng chân nguyên Liên Hoa hỗ trợ cho nỗ lực của Nam Cung Giao !Nội lực trăm năm trút vào cơ thể nạn nhân như thác lũ, thanh lọc mọi tạp chất ra ngoài.Cuối cùng, thiền sư rút tay về, và Nam Cung Giao mở mắt đứng lên trong nỗi hân hoan cuồng nhiệt của mấy ngàn người.Họ vừa hô vang :- Nam Cung Minh Chủ !Thì Nam Cung Giao xua tay, uể oải nói :- Tại hạ tuy thoát chết nhưng phải mất hàng năm mới khôi phục được công lực. Tại hạ đề nghị Liêu Đông Thần Đao tạm giữ quyền Minh Chủ, còn chức Phó giao cho Trại Phụng Tiên ! Sau này tại hạ bình phục hẳn, sẽ nhận ngôi Minh Chủ, và hai người kia làm phó !Lời của kẻ vừa sống lại bao giờ cũng được mọi người tôn trọng, thế là Trại Phụng Tiên được mời lên.Gã vô cùng xúc động trước vinh quang bất ngờ này, vái chào cử tọa rồi nghẹn ngào nói :- Tại hạ xin nguyện xả thân vì chính khí võ lâm !Đây là phần thưởng xứng đáng cho một bậc anh hùng có tâm địa quang minh chính trực. Mạc Triều Dương bị rơi đài mà không hề oán giận hay hổ thẹn, vui vẻ ở lại xem người khác tỷ thí. Nhờ vậy mà gã đã lọt vào mắt xanh của Nam Cung Giao !Chìu theo ý tân Minh chủ. Ban giám đài tuyên cao đúng như thế, rồi trao Minh Chủ lệnh kỳ. Nam Cung Giao nhận lấy, đưa lại cho Nhượng Lâm Thao !Đại hội bế mạc, quần hào giải tán trở về cố quận. Nam Cung Giao được đưa vào lều tắm gội, thay y phục, trong lúc các thủ hạ nhổ trại !Xong xuôi, Nam Cung Giao đang định lên ngựa thì Tổ Vân Dung đến từ giã. Năm nàng kia đứng gần đấy, liếc mắt sòng sọc nên Vân Dung chẳng nói được gì chỉ nhìn chàng ai oán.Nam Cung Giao định vỗ về an ủi thì nghe có tiếng vó ngựa phi sầm sập, liền nhìn ra. Kỵ sĩ áo xanh to béo vạm vỡ kia chính là cha chàng, Tam Bôi Tiên sinh Nam Cung Bột !Lão dừng cương nhẩy xuống, cười ha hả, dang tay ôm lấy con trai cưng.Nào ngờ Tổ Vân Dung rút kiếm nhanh như chớp, đâm thanh Thái A Bảo Kiếm xuyên từ sườn bên này sang sườn bên kia, khiến Nam Cung Bột rú lên, buông con trai ra, ngã lăn xuống đất !Nam Cung Giao tưởng như bầu trời sụp đổ, quì xuống lay gọi, khóc lóc và ngước lên mắng Vân Dung :- Sao nàng lại giết cha ta ?Vân Dung tái mặt thảng thốt đáp :- Tiểu muội đâu biết lão là ai, chỉ cảm thấy lão rất xấu và đang có ý giết đại ca !Năm nữ nhân kia vừa khóc vừa nguyền rủa Vân Dung. Những người khác thì thở dài thườn thượt, không ngờ kết cục lại bi thảm thế này !Hoàng Ưng Bảo Chủ Tổ Nam Phi quì xuống lạy xác Nam Cung Bột, và lạy cả Nam Cung Giao, rầu rĩ nói :- Gia muội điên khùng gây ra hậu quả khủng khiếp này ! Tại hạ xin tự sát để chuộc lỗi cho bào muội !Nam Cung Giao bỗng xua tay, đôi mày kiếm nhăn tít lại :- Khoan đã ! Dường như đây là kẻ giả mạo !Mọi người mừng rỡ xúm lại xem.Nam Cung Giao khám hai tay áo rộng của tử thi phát hiện bàn tay hữu nắm ngược chuôi một thanh tiểu đao nhọn hoắt. Nam Cung Giao hân hoan cao giọng gọi :- Trịnh Tháo ! Người hãy lột mặt nạ lão cho ta !Họ Trịnh lấy một hũ sành nhỏ đổ lên mặt xác chết rồi xoa mạnh.Quả nhiên lớp thuốc hóa trang tan ra, để lộ dung mạo của Quỉ Côn Đường Cổ Ngưu.Tiếng cười rộn rã vang lên, chỉ ngưng khi họ thấy Nam Cung Giao bước đến ôm Vân Dung, hôn lên má nàng để cảm tạ.Chàng quay sang nói với năm nàng kia :- Số ta sáu vợ, các nàng muốn ta lấy Vân Dung hay lấy người khác ?Dĩ nhiên họ chấp thuận Linh Cảm Nữ Nhân, kẻ đã cứu họ thoát khỏi cảnh góa bụa !Vân Dung thẹn thùng nhận lời chúc tụng của mọi người, và thản nhiên nói :- Đại ca sai rồi ! Tiểu muộn linh cảm rằng Đại ca có chín vợ mới đúng ! Hoàn Cơ nghe xong ngã lăn ra ngất xỉu miệng lảm nhảm :- Chìm thuyền ! Chìm thuyền ! Mục lục Hồi 1 Hồi 2 Hồi 2b Hồi 3 Hồi 4 Hồi 5 Hồi 6 Hồi 7 Hồi 8 Hồi 9(a) Hồi 9(b) Hồi 10 Hồi 11 Hồi 12 Hồi 13 Hồi 14 Hồi 15 Hồi 16 Hồi 17 Hồi 18 Tiếu Ngạo Trung Hoa Ưu Đàm HoaChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: 4VN.netĐược bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003
vanhoc
Hướng dẫn Thuyết minh về cái cặp – văn mẫu lớp 8 – Giới thiệu chiếc cặp sách là người bạn đồng hành lâu dài với lứa tuổi học trò trong suốt thời gian cắp sách đến trường. – Xuất xứ: Vào năm 1988, nước Mỹ lần đầu tiên sản xuất ra chiếc cặp sách mang phong cách cổ điển. – Từ sau 1988, cặp sách đã được sử dụng phổ biến nhiều nơi ở Mỹ và sau đó lan rộng ra khắp thế giới. – Chiếc cặp có cấu tạo rất đơn giản. Phía ngoài: Chỉ có mặt cặp, quai xách, nắp mở, một số cặp có quai đeo,. Bên trong: Có nhiều ngăn để đựng sách vở, bút viết, một số cặp còn có ngăn để đựng áo mưa hoặc chai nước. Có nhiều loại cặp sách khác nhau như: Cặp táp, cặp da, ba-lô..v.v., với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như: Của Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc: Tian Ling, Ling Hao.v.v.., mang những phong cách thiết kế riêng biệt. Tuy nhiên cách làm chúng đều có phần giống nhau. Lựa chọn chất liệu: Vải nỉ, vải bố, da cá sấu, vải da..v.v.. Xử lý: Tái chế lại chất liệu để sử dụng được lâu dài, bớt mùi nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của chất liệu đó. Khâu may: Thông thường các xí nghiệp sử dụng máy may để may từng phần của chiếc cặp lại với nhau theo thiết kế. Ghép nối: Ghép các phần đã được may thành một chiếc cặp hoàn chỉnh rồi được tung ra thị trường với những giá cả khác nhau. – Tùy theo từng đối tượng mà con người có những cách sử dụng cặp khác nhau: Học sinh nữ: Dùng tay xách cặp hoặc ôm cặp vào người. => Thể hiện sự dịu dàng, thùy mị, nữ tính. + Học sinh nam: Đeo chéo sang một bên = > Thể hiện sự khí phách, hiêng ngang, nam tính. Nam sinh viên Đại học Đeo cặp một bên thể hiện sự tự tin và năng động Học sinh tiểu học: Đeo sau lưng để dễ chạy nhảy, chơi đùa cùng đám bạn. => Thể hiện sự nhí nhảnh, ngây thơ của lứa tuổi cấp 1. Các nhà doanh nhân: Sử dụng các loại cặp đắt tiền, xịn, thường thì họ xách trên tay. => Thể hiện họ thật sự là những nhà doanh nhân thành đạt và có được nhiều thành công cũng như sự giúp ích của họ dành cho đất nước. – Nhìn chung, khi mang cặp cần lưu ý không nên mang cặp quá nặng, thường xuyên thay đổi tay xách và vai đeo. Thuyết minh về cái cặp – Học sinh chúng ta thường khi đi học về thì quăng cặp lên trên cặp một cách vô lương tâm khiến cặp dễ bị rách hay hư hao. Nên bảo quản cặp bằng những phương pháp sau đây để giữ cho cặp bền tốt và sử dụng được lâu: Thường xuyên lau chùi hoặc giặt cặp để giữ độ mới của cặp. Không quăng cặp hay mạnh tay để tránh làm rách cặp hay hư hao. Cứ khoảng 1 – 2 lần mỗi năm, hãy làm mới cặp bằng xi đánh giày không màu. Để sửa chữa cặp khi bị rách, đừng nên mang đến hàng sửa giày hay giặt khô vì như vậy sẽ có nguy cơ bị hỏng do dùng sai công cụ. Hãy đưa đến thợ sửa cặp chuyên nghiệp. Đừng bao giờ cất cặp da trong túi nilon, nó có thể làm khô túi hoặc bị chất dẻo dính vào da. Thường xuyên nhét giấy vụn hoặc áo phông cũ vào cặp để giữ hình dáng. Đặt cặp trong túi nỉ của cửa hàng hoặc vỏ gối để giữ khả năng đứng thăng bằng của cặp. Cặp là vật để chúng ta đựng sách vở, bút viết mỗi khi đến trường. Cặp cũng là vật để che nắng, che mưa cho sách vở. Một số bạn cũng sử dụng cặp để che mưa cho chính bản thân. Cặp cũng là vật đã để lại không biết bao nhiêu kỷ niệm vui, buồn, đồng thời cũng tô lên nét đẹp của tuổi học trò – cái tuổi đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi người chúng ta. – Cùng với những vật dụng tiện lợi khác, chiếc cặp sách đã trở thành một người bạn trung thành và luôn đồng hành với mỗi con người, đặc biệt là đối với những học sinh – chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam. Trong tất cả các dụng cụ của học sinh, chúng tôi được xem như là anh cả, bởi lẽ chúng tôi có thân hình to lớn nhất. Các bạn có biết chúng tôi là ai không? Chúng tôi là những chiếc cặp xinh xinh giúp các bạn đựng đồ dụng học tập. Họ hàng chúng tôi có tự bao giờ không rõ lắm, nhưng chắc chắn là từ rất xa xưa, khi con người có nhu cầu đi học. Cha ông chúng tôi trước kia được làm rất đơn giản, thân hình chỉ gồm những mảnh da lớn được may lại, nắp cặp có khóa sắt hoặc có day kéo để đóng mở cặp. Còn ngày nay, với công nghệ tiên tiến và hiện đại, chúng tôi được thiết kế với nhiều kiểu mẫu đẹp hơn, đa dạng hơn. Họ hàng chúng tôi có nhiều loại: Cặp đeo, cặp mang trên vai, cặp xách. Chất liệu để làm ra chúng tôi cũng phong phú hơn xưa. Có loại làm bằng da mềm, có loại làm bằng vải dù, vải gin, vải bố… Riêng tôi, tôi có một thân hình tương đối đẹp, được làm bằng một loại vải da tốt. Bên ngoài có trang trí nhiều hình vẽ và màu sắc nổi bật. Tôi thích nhất là hình chú chó Pikachu ngộ nghĩnh, đáng yêu ở phía trước mặt cặp. Bên trên là nắp cặp với một cái khóa bằng sắt bóng loáng để đóng, mở. Mỗi khi đóng, mở cặp, những âm thanh vang lên lách cách rất vui tai. Bên dưới nắp cặp là một cái túi phụ có dây kéo để các cô, cậu học trò đựng các đồ vật nhỏ cần thiết. Bên hông là một cái túi lưới để đựng những chai nước mà các cô, cậu thường hay mang đến lớp. Tôi không chỉ có quai đeo mà còn có một cái quai nhỏ để xách. Bên trong quai có lót xốp nên sử dụng rất êm. Quan trọng nhất là bên trong cơ thể tôi. Nơi ấy có ba ngăn chính dùng để đựng sách vở. Ngoài ba ngàn chính tôi còn có một ngăn phụ để đựng bút, thước, compa. Mỗi ngăn cặp được ngăn bởi một miếng vải mỏng và bền. Tuy thân hình chúng tôi cấu tạo chỉ như thế nhưng chúng tôi rất có ích. Nhờ có chúng tôi, các cô, cậu chủ cảm thấy tiện lợi hơn, thoải mái hơn khi đến trường. Chúng tôi che nắng cho sách, vở. Và chúng tôi chũng lấy làm vinh dự với chức năng bảo vệ nguồn tri thức của các cô, cậu học trò. Có chúng tôi, nguồn tri thức ấy sẽ không bị mất đi, không bị mai một đi khi trải qua mọi sự thay đổi của thời tiết. Để chúng tôi phát huy hết vai trò của mình thì cần phải có sự bảo quản của con người. Cách bảo quản chúng tôi cũng dễ thôi: Khi đi học về, các cô, cậu chủ nhớ treo chúng tôi lên móc, để ở nơi sạch sẽ. Khi chúng tôi bị ướt, các cô, cậu chỉ cần dùng khăn lau khô rồi phơi lên. Chúng tôi cũng cần được giặt sạch rồi phơi khô để vải không bị mục hoặc mốc. Khi có bụi bám vào, cần lau chùi cho chúng tôi sạch sẽ, nhìn vào sẽ trông đẹp hơn, mới hơn. Đặc biệt, để dây kéo hoặc ổ khóa được bền thì cần sử dụng nhẹ nhàng, cẩn thận. Nếu không cẩn thận thì các bộ phận này dễ bị hỏng. Chúng tôi cũng không tầm thường chút nào đấy chứ! Chúng tôi là những người bạn tốt của các bạn học sinh, luôn đồng hành cùng các bạn, giúp các bạn mang theo mình nhiều tri thức để sau này trở thành những người tài đức vẹn toàn, giúp ích chó đất nước và mở ra cho mình một tương lai mới. Suốt quãng đời cắp sách tới trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước,… và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì vật dụng để đựng các thứ kể trên chính là chiếc cặp – một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm! Cặp sách được sử dụng nhiều trong quá trình học tập cũng như trong đời sống. Chắc chắn một điều rằng, cặp sách có thể được đưa vào danh sách hàng loạt những phát minh quan trọng của loài người. Việc phát minh ra cặp sách là do người Mỹ nghĩ ra vào năm 1988. Về cấu tạo, bên ngoài, ta dễ thấy nhất: Nắp cặp, quai xách, kẹp nắp cặp, một số cặp có quai đeo, một số khác có bánh xe nhỏ được dùng để kéo trên đường,… Cấu tạo bên trong, có thể có một hoặc nhiều ngăn dùng để đựng tập sách, đồ dùng học tập, áo mưa, có thể có ngăn đựng ví tiền hay cả đồ ăn, nước uống nữa,… Về quy trình, cho dù quy trình làm ra chiếc cặp như thế nào đi nữa thì nó cũng chỉ có những công đoạn chính gồm: Lựa chọn chất liệu, xử lí, khâu may, ghép nối. Chất liệu thì có rất nhiều loại cho phù hợp với yêu cầu của người dùng: Vải nỉ, vải bố, da cá sấu, gải da,… Dù làm bằng chất liệu gì thì cặp cũng phải chắc, vì nó phải khiêng vác rất nặng các tập sách. Kèm theo đó, kiểu dáng cặp cũng phải phù hợp, ví dụ như con trai thì thường đeo cặp có quai sang một bên cho có khí phách, năng động. Con gái mặc áo dài thì ôm cặp trước ngực để có vẻ dịu dàng, thùy mị. Con nít thì đeo cặp ra sau lưng để dễ dàng chạy nhảy, vui đùa. Cùng với màu sắc, hiện đang thịnh hành rất nhiều loại cặp với nhiều màu sắc, hình ảnh đa dạng, phong phú, bắt mắt phù hợp cho từng lứa tuổi. Một số lời khuyên về việc sử dụng cặp cho đúng cách: Chiếc cặp khi đeo không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể của mình. Nên xếp những đồ vật nặng nhất vào phần trong của cặp (phần tiếp giáp với lưng). Xếp sách vở và đồ dùng học tập sao cho chúng không bị xô lệch. Chắc chắn rằng những vật dụng để trong cặp đều càn thiết cho các hoạt động trong ngày. Đối với cặp hai quai, chúng ta không nên đeo lủng lẳng một quai, dễ cong vẹo người. Đối với cặp chỉ có một quai, nên thay đổi vai đeo để tránh cong vẹo người. Khi mua cặp, nên chọn loại quai đeo có độn bông, mút hoặc vải,…
vanhoc
Đề bài: Phân tích hình ảnh viên Quan phụ mẫu trong truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn Bài làm Văn xuôi quốc ngữ buổi đầu đã có sự đóng góp của Phạm Duy Tốn. Truyện ngắn Sống chết mặc bay của ông là một trong những thành tựu của dòng văn học hiện thực thuở sơ khai. Truyện được viết vào tháng 7 – 1928, được đăng tải trên báo Nam Phong số 18 tháng 12 năm 1928. Khúc đê làng X, thuộc phủ X có hai, ba đoạn nước đã rỉ ra ngoài. Trong khi nước sông Nhị Hà cứ dâng lên cao, nên có nguy cơ vỡ đê. Bên ngoài trống dội lên từng hồi, hàng trăm người vật lộn với thiên nhiên từ chiều đến gần một giờ đêm để bảo vệ con đê. Trời thì cứ mưa tầm tã không ngớt, nước sông cứ cuồn cuộn dâng cao, sức người như đã kiệt, thế mà trong đình, đèn thắp sáng trưng, quan ngồi chễm chệ uy nghi. Quân lính đứng hầu cạnh nào gãi, nào quạt, nào điếu đóm…Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường để trong khay khảm khói nghi ngút. Quanh sập, có đủ mặt thầy đề, thầy đội, thầy thông nhì, chánh tổng sở tại. Tất cả đang tụ họp để vui chơi tổ tôm. Cảnh tượng này hoàn toàn đối lập với cảnh ngoài đê trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê. Rõ ràng qua hai cảnh được dựng lên ta thấy rằng đây là một viên quan vô trách nhiệm trước sự sống chết của hàng trăm con người. Hắn chỉ biết hưởng thụ sống sung sướng cho bản thân. Ngoài đê, dân chúng đang từng giờ từng phút đối mặt với nguy hiểm của nước lũ mạnh và vô cùng hung dữ. Người đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào kè, bì bõm dưới bùn lầy, mươi gió lướt thướt, ướt như chuột lột. Vậy mà Quan phụ mẫu hắn uy nghi, chễm chệ trong đình. Bát sách, thất văn… lúc mau, lúc khoan thật nhịp nhàng. Ngoài kia đàn sâu lũ kiến đang vùi mình dưới mưa cũng không bằng trong đình đang nước bài cao thấp. Quan như bị ma lực hút hồn vào một trăm hai mươi lá bài đen đỏ, mà quên đi tính mạng dân lành, thật đáng thương tâm. Quanh năm quan đâu có biết đến đời sống của dân chúng và công việc mình phụ trách, dưới cái ghế của quan có bao kẻ xu nịnh ôm chân vâng dạ. Thậm chí chúng còn tranh nhau phô bài để quan lớn rõ rằng: Mình vào được nhưng không dám cố ăn kìm. Rằng: mình có đôi mà không dám phỗng qua mặt. Thì ra chúng đã chìm nổi cho quan ù thông” (thắng liên tiếp 2 ván). Như vậy thì quan làm sao nhớ đến nhiệm vụ của mình được. Hơn nữa trong dinh thì cao, đèn thắp sáng quan làm sao mà dám xuống chỗ sùng sũng bùn lầy đêm tối kia. Cái bọn mà ta gọi là điếu đóm, lau nhau ấy đã rất khéo léo. Rồi lại ván bài tiếp, quan vừa xơi xong bát yến, vuốt râu rung đùi. Hắn chỉ chăm chăm nhìn vào đĩa đựng bài chờ bốc trúng quân bài để hắn hạ. Bỗng có người khẽ bảo dễ có khi đê vỡ, quan gắt “mặc kệ”. Bên ngoài tiếng người gào thét ầm ĩ, tiếng gà trâu kêu vang tứ phía, một người nhà quê ướt sùng hộc tốc chạy đến bẩm “đê vỡ mất rồi”. Và rồi như không cần suy nghĩ, quan gắt, thoái thác trách nhiệm “ông sẽ cách cổ, bỏ tù”… rồi lại tiếp tục ván bài đang dở. Quan lớn mặc kệ cho đê vỡ, dân chúng chạy loạn, những sinh linh bé nhỏ kia sẽ bị những cơn lũ cuốn đi. Nào là phụ mẫu chi dân, nào là lo cho dân, thương dân. Bộ mặt của bọn quan lại phong kiến hiện rõ hơn bao giờ hết. Quan có biết đâu sau ván bài ù là lúc nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, cửa nhà, dân chúng kẻ sống thì không có chỗ ở, kẻ chết thì mất xác… Than ôi! Dân còn biết trông cậy vào ai? Truyện ngắn làm ta liên tưởng đến “Đồng hào có ma” của Nguyễn Công Hoan. Con mẹ nuôi là kẻ mất trộm, lên trình quan việc mất trộm, nó không những không trình báo được việc mất trộm còn bị quan ngài Huyện Hinh ăn chặn đồng hào đôi sáng loáng bằng thủ đoạn cực kỳ bẩn thỉu. Con ma Huyện Hinh ăn những đồng tiền xương máu của dân một cách trắng trợn. Còn ở đây, vị quan phụ mẫu thương dân đã bỏ mặc đê vỡ và chối bỏ trách nhiệm. Sống chết mặc bay – tên của truyện ngắn đã thể hiện sâu sắc bộ mặt tên Quan phụ mẫu vô trách nhiệm với công việc cửa mình, mặc cho dân chúng đối mặt với cái chết còn hắn thì chỉ lo không ù được ván bài, ngài cứ sống chết mặc bay. Bằng nghệ thuật tương phản, tác giả vạch trần và lên án thói vô trách nhiệm, nhẫn tâm, vô nhân đạo của bọn quan lại, chúng coi thường tính mạng nhân dân. Chúng chỉ lo ăn chơi cờ bạc bóc lột dân đen đến tận xương tuỷ. Qua truyện ngắn này giúp ta cảm thông sâu sắc với nỗi thống khổ của người nông dân trong xã hội cũ. Đồng thời khiến ta càng thêm căm ghét và kinh tởm bọn quan lại bỉ ổi vô lương. Chúng là lũ sâu mọt, tham quan mà xã hội thời nào cũng phải thanh lọc. Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” có giá trị hiện thực thời đại sâu sắc.
vanhoc
Ngựa Connemara (tiếng Ailen: Capaillín Chonamara) là giống ngựa có nguồn gốc từ Ireland. Chúng được biết đến với tính mạnh mẽ, tính linh hoạt và tính khí trí tốt. Giống ngựa này xuất sắc trong các show về ngựa. Lịch sử Vùng Connemara ở Quận Galway ở miền tây Ireland, nơi mà giống ngựa đầu tiên được công nhận là một loại khác biệt, là một vùng đất rất khắc nghiệt, do đó tạo ra một giống ngựa gồm những cá thể mạnh mẽ và khỏe mạnh. Một số người tin rằng Connemara đã phát triển từ những con ngựa Scandinavia mà người Viking đầu tiên mang đến Ireland. Một nguồn khác có thể là Ngựa Hobby Ailen, một giống đã tuyệt chủng được thành lập trước thế kỷ 13. Để tăng cường sức khỏe và sức chịu đựng, dòng máu ngựa Ả Rập đã được thêm vào trong thế kỷ 18. Giống ngựa này cũng bị lai giống với Ngựa Hackney và Ngựa Thoroughbred. Quá nhiều việc lai giống bắt đầu pha loãng dòng máu ngựa thuần chủng. Hiệp hội tạo giống ngựa Connemara được thành lập vào năm 1923 và đặt ra để đảm bảo "bảo tồn và cải thiện Ngựa Connemara" là giống bản địa của Ireland. Hiệp hội điều hành một chương trình ngựa hàng năm và đã làm như vậy kể từ khi thành lập. Chương trình hàng năm cho phép trình diễn các đàn ngựa Connemara lớn nhất gồm nhiều ngựa con Connemara trên toàn thế giới và được sử dụng để mua và bán ngựa Connemara cả từ Ireland và nước ngoài. Ngày nay, ngựa Connemara được nuôi trên toàn thế giới ở Ireland và Anh, cũng như trên lục địa châu Âu, Bắc Mỹ, Úc và Nam Phi. Tham khảo Giống ngựa
wiki
Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 1 Sao lắm kẻ thù Gió lộng, mưa bụi bay mịt mù, cả đất trời đắm chìm trong cảnh ảm đạm thê lương, đường lầy lội bùn đất dính nham nháp đi lại cực khổ vô cùng. Năm thớt ngựa thật khỏe, giống thiên lý mã giỏi chạy đường trường đạp bừa lên bùn đất xông xáo trong màn mưa đìu hiu. Người cỡi ngựa đi đầu là một thiếu niên tuổi chừng mười bốn mười lăm, quần áo chẽn màu xanh, chân đi giày bó, trên yên có treo thanh bảo kiếm. Kỵ sĩ đi thứ nhì là một thiếu nữ mười tám tuổi mười chín tuổi, nhan sắc diễm lệ, nhưng vẻ mặt mệt mỏi bơ phờ, tóc tai rối bời, chiếc thoa cài xộc xệch, toàn thân nàng dính đầy bùn đất, cánh tay trái nàng có quấn một vuông lụa trắng hoen ố những máu lại thêm nước mưa tạt vào cùng bùn đất văng lên biến bết khiến không thể nào phân biệt được màu sắc. Kỵ sĩ đi thứ ba là một thiếu niên tuổi chừng hăm hai hăm ba, toàn thân như tắm trong bùn, không còn nhìn ra được màu sắc của y phục chàng mặc. Người cưỡi ngựa đi đằng sau thiếu niên này là một người đàn bà trung niên vẻ mặt buồn thiu, hàng mi dài sụp xuống vẫn không giấu nổi một nhan sắc mặn mà. Thiếu phụ bị quấn một băng lụa trắng ở cổ, máu thấm đỏ tươi, rõ ràng thiếu phụ mới bị thương không lâu. Trên lưng con ngựa cao lớn đi đằng sau chót là một ông già tuổi ngoại ngũ tuần. Ông già cũng vận quần áo chẽn theo lối con nhà võ, lưng dắt đao, chòm râu trắng dài rậm buông thỏng xuống trước ngực, đôi mắt tinh anh oai dũng dơm dớm hai dòng lệ, bộ mặt vuông chữ điền còn rành rành bốn vết đao chém, hai vết rạch một đường khá sâu còn mới, hiển nhiên ông lão mới bị thương đây. Cả năm người kỵ sĩ người nào người nấy đều lầm lủi giục ngựa, vẻ mặt buồn thiu, dáng điệu hấp tấp như những kẻ đang chạy trốn. Mây đen mỗi lúc một thêm dày đặc, cảnh trời lại càng thêm ảm đạm trong khi cơn mưa cũng quái ác mỗi lúc một nặng hạt. Ông lão râu dài đưa mắt âu lo nhìn quanh quất một hồi rồi thúc mạnh ngựa. Con ngựa quá mệt mỏi cũng ráng hết sức tàn đột nhiên lao mình vút đi thật nhanh. Ông lão đuổi kịp thiếu phụ trung niên thở dài nói: - Chúng ta hãy nghỉ ngơi một chốc rồi hãy đi tiếp, thương thế của nàng không nhẹ... Mới nói đến đây, hai hàng lệ đã ứa trào ra lăn dài trên má ông lão kiêu hùng hòa lẫn với nước mưa khiến không còn thấy đâu là lệ đâu là nước. Xem thế ai bảo kẻ trượng phu không khóc? Có chăng chỉ là chưa gặp lúc thương tâm! Thiếu phụ trung niên cố nén cơn sầu khổ vật vã trong lòng, làm bộ vui vẻ, mỉm cười nói: - Đâu có gì, vết thương xoàng này thiếp còn có thể chịu được, ôi chỉ sợ Quyên Nhi con nó... - Má, con còn khỏe lắm! Thiếu nữ tuy đã cố dằn thống khổ trong tâm, nàng cố gượng cười thật tươi nhưng vẫn không sao ngăn được hai giọt lệ lóng lánh như kim cương trào ra từ hai con mắt to tròn. Ông lão râu dài buồn bả thở dài nảo ruột nói: - Quyên Nhi, con đừng có giấu ta làm gì... Thiếu nữ vội nói: - Gia gia, con khỏe thật mà! Nói đến đây, nàng sẽ nghiến răng ngà, giơ cánh tay trái lên quơ quơ mấy cái rồi nói: - Gia gia, coi này, con không đau một chút xíu nào hết. Nàng nói xong câu nói, vì vừa rồi cử động quá mạnh, động đến vết thương nên nàng đau điếng, mồ hôi toát ra đầy người. Nàng vội vàng ngoảnh đi nơi khác, ngầm vận kình lực vào bắp chân thúc mạnh hông ngựa vọt lên trước. Ông lão đâu phải người tầm thường, mắt ông nhanh như cắt, chỉ cần thoáng nhìn ông cũng biết ngay thương thế của thiếu nữ vô cùng nặng, nếu như không mau tìm cách cứu chữa cho nàng thì cả một cánh tay trái của nàng đến thành tàn phế mất. Biết vậy nên lòng đau như dao cắt, ông lão ngửa mặt nhìn trời, thở dài nói bằng một giọng bi thương. - Không ngờ, đâu có ngờ được một kẻ như ta, Tả Giám Bạch này, ngửa mặt lên không sợ hổ với trời, cúi mình nhìn xuống không thẹn với người, thế mà ngày hôm nay lại đến nông nỗi này, làm liên lụy cả đến vợ con cũng không yên thân, phải theo cùng khắp góc biển chân trời. Thiếu phụ trung niên kìm cương cho ngựa chậm lại để bà được gần Tả Giám Bạch rồi nhẹ nhàng, thiếu phụ đưa tay ra nắm lấy tay trái ông lão, dịu dàng nói: - Phu quân chớ buồn khổ như thế, người hiền thế nào cũng gặp lành, sự việc hiểu lầm, mối trầm oan kia thể nào cũng có một ngày sáng tỏ, gội sạch được, đến ngày ấy thì rồi bao nhiêu nhân vật trong võ lâm tự khắc sẽ hổ thẹn vì những hành động thiếu suy nghĩ của họ. Tả Giám Bạch khẽ lắc đầu thở dài bi phẫn nói: - Tám năm rồi, tám năm chứ đâu phải ít, gia đình vợ chồng con cái chúng ta phải chạy trốn khắp thâm sơn cùng cố, qua cả những sa mạc hoang vu, thế mà có nơi nào chúng ta có thể an cư để lạc nghiệp đâu? Hừ, tám năm trời chạy trốn thục mạng, trầm oan mênh mông như biển cả không có ngày giải tỏ, điều sái quấy có lẽ đã gây ra tích tụ quá nhiều chăng mà đến nổi khắp mặt cao thủ trong võ lâm thiên hạ cứ hầm hầm muốn giết sạch toàn gia chúng ta mới nguôi cơn giận. Hừ, ta dẫu cho có miệng lưỡi ăn nói như Tô Tần cũng khó lòng biện bạch cho rõ trắng đen, cho tỏ nỗi oan. Thiếu phụ trung niên sẽ giọng khuyên lơn: - Phu quân chớ có khổ não, chúng ta còn nhiều ngày giờ, chẳng cần phải nhọc lòng lo lắng trong nhất thời. Tả Giám Bạch nhìn người vợ yêu quí, thấy băng lụa quấn quanh cổ ái thê đã đỏ dọc màu máu, liên tưởng tới việc hiện giờ chỗ miệng vết thương máu đang ri rỉ chảy ra, bất giác lòng ông quặn thắt, quá xấu hổ muốn chết ngay cho đỡ nhục. Bồi hồi giây lâu, ông trầm giọng nói: - Chúng ta đã chạy miết suốt một đêm và nửa ngày, nhẩm tính đường đất thì Sinh Tử Kiều còn cách đây không đầy một trăm dặm đường, vậy chúng ta nghỉ ngơi giây lát rồi hãy đi tiếp. Thiếu phụ trung niên chậm rãi gật đầu nói: - Cũng được, thương thế của Quyên Nhi cũng cần phải xem xét lại, chà, khá thương cho mấy đứa trẻ vô tội cũng phải khổ lây vì chúng ta, tám năm nay không có được một ngày yên ổn. Tả Giám Bạch ứa nước mắt nói: - Đường đường là kẻ trượng phu, sức dài vai rộng mà lại không che chở được cho vợ con, nghĩ lại thực đau xót... Thiếu phụ trung niên đỡ lời chồng: - Phu quân không nên tự trách mình như thế, việc này xét kỹ ra hoàn toàn là tại tiện thiếp. Tả Giám Bạch thở dài nói: - — đằng kia hình như có một tòa cổ miếu, chúng ta hãy tới đó để trú mưa đi. Vừa nói dứt lời, Tả Giám Bạch liền thúc ngựa xông đi trước, năm con ngựa lấy hết sức thừa phi về hướng tây bắc. Lúc bấy giờ trời đổ mưa càng nặng hạt, bầu trời càng thêm vần vũ âm u, phía xa núi như bốc khói như thể tiếp cận với mây trời. Lộ trình tuy không lấy gì làm dài nhưng năm con tuấn mã đã như giây cung giương hết cỡ, chúng không còn đủ sức chạy cho nên gắng gỏi lắm và mất hết một khoảng thời gian ăn xong bữa cơm tối mới tới được trước cái miếu nhỏ. Đây là một cái miếu thờ sơn thần hoang vắng, bề rộng không đầy một gian phòng, có điều tường quét vôi trắng, cửa và ngói còn mới, tựa hồ như mới được sửa sang lại không lâu. Tả Giám Bạch nhảy xuống ngựa trước, đang định đưa tay ra đỡ ái thê thì thiếu phụ trung niên đã nhanh nhẹn tung mình xuống gọn ghẽ, sẽ giọng nói: - Khỏi cần để ý tới tiện thiếp, mau xem Quyên Nhi ra sao. Thiếu phụ nói vậy nhưng thực ra lúc song thân nhảy xuống ngựa thiếu nữ cũng đã đồng thời buông mình xuống rồi. Nàng chậm rãi bước đến bên chú bé, dịu dàng nói: - Đệ đệ, xuống ngựa nghỉ ngơi đi em. Thiếu niên đang ngước mắt nhìn ra chân trời xa, cặp lông mày cau lại, như thể đang suy nghĩ ghê gớm về một chuyện gì trọng đại. Tám năm trời chỉ toàn chạy trốn theo cha mẹ và các anh chị đi khắp thâm sơn cùng cốc, những vùng đất hoang vu mênh mông, thiếu niên đã tỏ ra sành sõi lão luyện lắm rồi, tuy là đứa trẻ mười lăm tuổi nhưng chàng đã không còn cái ngây thơ trong trắng của tuổi hoa niên. Thiếu nữ chậm rãi đưa tay phải ra sẽ nắm lấy cổ tay phải thiếu niên ngọt ngào nói: - Thiếu Bạch, em nghĩ gì thế? Nghe hỏi, Tả Thiếu Bạch giật nẩy mình vội vàng nhảy xuống ngựa mỉm cười nói: - Em có nghĩ gì đâu, thư thư lại nghỉ đấy à? Thiếu nữ cười buồn nói: - Chúng ta đã chạy ròng rã một đêm với nửa ngày, ôi đến ngựa cũng không nhúc nhích được thân mình nữa. Nói rồi thiếu nữ đưa tay phải lên cao để ước lượng tầm cao của chú bé, hai hàng nước mắt từ từ lăn dài trên gò má trắng hồng của nàng. Nàng nhớ lại cái ngày gia đình nàng phải bỏ nhà đào vong thì thằng em nàng hãy còn là đứa trẻ không hiểu việc đời thế mà ngày nay nó đã cao hơn nàng rồi. Tả Thiếu Bạch nhìn chị một cái nói: - Em cao hơn thư thư! Thiếu nữ gượng cười nói: - Ừ, cao rồi em thật đã lớn. Tám năm trời phải sống trong cảnh đào vong, hoạn nạn cùng chịu nên vợ chồng anh em con cái nhà họ Tả đã học thương yêu nhau, bất luận trong lòng buồn khổ thế nào mỗi người họ cũng cố sức che dấu không để cho những người thân yêu của mình phải lo lắng. Lúc bấy giờ thanh niên người đầy bùn đất đột nhiên tiến lại cầm lấy giây cương trong tay em gái và người em trai rồi cười nói: - Các em vào trong miếu nghỉ ngơi với gia gia và gia nương đi. Thiếu nữ dịu dàng nói: - Đại ca là người vất vả nhất! Thanh niên người đầy bùn đất chỉ khẽ phác một nụ cười không đáp mà dắt năm con tuấn mã đi vòng ra đám cỏ ở một bên miếu. Năm con tuấn mã phải chạy miết một đêm với nửa ngày, giờ đây được trông thấy cỏ mà lại là thứ cỏ non mướt nên lập tức gục đầu xuống gặm lấy gặm để. Tả Giám Bạch rủ những giọt mưa trên người rồi nói: - Kế Bạch, thả ngựa ra mặc cho chúng ăn cỏ, con cũng phải vào trong miếu nghỉ ngơi một lúc. Tả Kế Bạch nghe cha gọi liền nói: - Gia gia hãy coi xem thương thế của má và Quyên muội muội, khỏi phải lo lắng cho con. Tả Giám Bạch vuốt chòm râu dài trước ngực lặng lẻ quay người đi vào trong miếu. Ông thừa biết tính con. Tả Kế Bạch thì vẫn vậy, mỗi khi mà gia đình dừng chân nghỉ ngơi, chàng đều tranh phần săn sóc cho năm con ngựa, đợi cho chúng ăn no xong rồi chàng mới chịu đi nghỉ. Tám năm rồi, tám năm như một ngày không khi nào chàng để gián đoạn. Bốn người ngồi vây quanh trong tòa cổ miếu. Tả Giám Bạch cởi cái đẫy đeo ở lưng xuống lấy lương khô ra nói: - Hài tử, ăn một chút cho đỡ đói đi, chúng ta còn đoạn đường chót, từ đấy trở đi đại khái không còn có ai đuổi theo chúng ta nữa? Nói đến đây, ông nhẹ nhàng để lương thực xuống đất rồi lấy ra một cái bình ngọc trắng, mở nút đưa mắt nhìn ái thê, gượng cười nói: - Đây cũng là bình cuối cùng... rồi... Nói đến đây, ông lại quay sang nói với thiếu nữ: - Quyên nhi, lại đây để gia gia xem xét vết thương trên cánh tay trái của con xem sao nào. Tả Văn Quyên nói: - Thương thế của nữ nhi không nặng, xin gia gia hãy coi thương thế của mẹ trước đi. Thiếu phụ trung niên gượng cười nói: - Nương nương đã già rồi, vết thương ở trên cổ này dẫu cho không săn sóc tới thì bất quá nó cũng chỉ để lại một vết sẹo nhỏ mà thôi, trong khi tuổi con còn nhỏ nếu như bị hỏng một cánh tay thì là điều ân hận suốt đời. Tả Giám Bạch nói: - Bình thuốc này đủ dùng cho hai mẹ con. Nói rồi ông nhanh nhẹn cởi vuông lụa trắng bó lấy vết thương của thiếu phụ, chỉ thấy một đường đao dài rạch vòng đến nửa cổ và sâu đến hơn một tấc, miệng vết thương máu vẫn ri rỉ chảy ra. thấy vậy, ông già hoảng hồn nghĩ bụng. - Nhát đao lợi hại quá, nhưng chưa chạm tới gân cốt kể ra cũng là một điều đại hạnh trong cái bất hạnh đây. Nghĩ rồi ông hết sức cẩn thận, nhẹ tay đổ trong bình ra một thứ bột sắc trắng bôi lên chỗ vết thương của thiếu phụ, xong đâu đó ông lại nhẹ nhàng băng lại rồi nói: - Quyên nhi, con lại đây. Tả Văn Quyên gỡ lần vải băng trắng đi lại. Vết thương của nàng đã mấy ngày rồi không được bôi thuốc chữa chạy lại thêm bị mưa gió xâm nhập vào cho nên nó đã sưng vù lên. Tả Giám Bạch cau mày thở dài nói: - Quyên nhi, nếu mà để chậm hai ngày nữa, vết thương của con vỡ ra thì cánh tay trái của con không khỏi tàn phế. Nói rồi ông bùi ngùi, rầu rầu nét mặt đổ dốc hết thứ thuốc bột trắng trong bình ngọc ra bôi lên miệng vết thương của thiếu nữ. Xong đâu đấy ông vung mạnh tay ném chiếc bình ngọc đi rồi lẳng lặng tiếp lời: - Chỉ mong sao đoạn đường cuối cùng này chúng ta không bị cường địch đuổi kịp... Tả Thiếu Bạch từ nãy giờ ngồi im đột nhiên chen lời nói: - Gia gia, hài nhi có một điều không hiểu để ở trong lòng bấy lâu nay, không hiểu có nên đem ra hỏi hay không?- Được, con hỏi đi, cha kể ra, nếu các con không lên tiếng hỏi, chính cha cũng phải cho các con biết. Tả Thiếu Bạch nói: - Hài tử nhớ cái ngày cả gia đình chúng ta đào vong... Thiếu phụ trung niên không ngăn được dòng lệ thảm nói: - Hài tử, cái năm gia đình ta đào vong thì con chẳng qua mới vừa đầy bảy tuổi. Tả Thiếu Bạch nói: - Năm nay hài nhi bao nhiêu tuổi? Tả Giám Bạch đỡ lời: - Con mười lăm tuổi rồi. Tả Thiếu Bạch nói: - Hài nhi bẩy tuổi dời khỏi quê hương, năm nay tuổi đã mười lăm, thế là đào vong tám năm trời, tám năm vượt núi băng ngàn, chạy khắp nam bắc, ra cả những miền tuyết phủ ở biên ải, vào cả trong sa mạc mênh mông, gió cát tơi bời, thế mà không có một nơi nào gia đình ta có thể lấy làm chỗ dừng chân, nơi nào cũng có gót sắt của kẻ địch truy sát, gia gia, thật sự gia gia đã làm nên chuyện gì sái quấy mà đến nổi toàn thể nhân vật trong võ lâm trở thành kẻ đối đầu với gia đình ta? Mối nghi vấn ấp ủ trong lòng bao nhiêu năm trường giờ đây mới có dịp nói ra cho nên thiếu niên vô cùng kích động, giọng nói của chàng cũng chợt cất lên cao: - Hài nhi thấy mỗi lần những kẻ giao đấu sinh tử với gia nương, ca ca và thư thư đều không giống nhau, chẳng lẽ những kẻ ấy đều có mối thù bất cộng đái thiên với gia gia hay sao? Những kẻ có phải toàn là những hạng hung ác, xấu xa? Thiếu phụ đột nhiên sẳng giọng quát lớn: - Câm miệng, nói chuyện với gia gia mà không giữ mồm giữ miệng như thế hở? Tả Thiếu Bạch bị mẫu thân lên tiếng mắng, tâm tình đang kích động của chàng lắng dịu xuống rất nhiều, chàng đưa mắt nhìn phụ thân, mếu máo nói: - Con xin nhận lỗi! Nói xong, chàng sụp ngay xuống vái lạy. Tả Giám Bạch quay nhìn ái thê than: - Nàng đừng trách mắng con như thế, hừ, Tả mỗ bất tài để liên lụy cả đến thê tử nhi nữ cũng phải lặn lội chạy trốn cùng ta khắp góc biển chân trời... Nói đến đây ông ngừng lại giây lâu đưa tay vuốt mái tóc rối bồng của Tả Thiếu Bạch rồi nói bằng giọng thống khổ: - Hài tử, con không có lỗi gì hết, chỉ bởi vì cha không có tài biện bạch mối trầm oan, giải tỏ điều hiểu lầm của thiên hạ khiến cho những người thân yêu của mình cũng phải mang lấy danh nhơ nhuốc. Tả Thiếu Bạch từ từ ngẫng đầu lên nói: - Gia gia thân mang nỗi trầm oan có thể nào nói cho các con biết. - Giờ phút này có thể nói là cơ hội cuối cùng. Nếu phụ thân không nhân cơ hội này mà nói cho các con biết thì chỉ sợ rằng ngày sau không còn dịp nào nữa, dẫu cho con không hỏi đến thì ta cũng nói. Tả Văn Quyền nghe cha nói cũng phải mũi lòng, nàng chớp chớp cặp mắt to đen mạnh dạn xen vào nói: - Gia gia, gia gia không việc gì phải nói lời đứt ruột ấy, tám năm trời nay chúng ta còn có thể tránh được, không bị địch nhân hảm hại, thì tại sao bây giờ đây không chạy trốn thêm được nữa, nhất là hiện tại con thấy võ công của đại ca càng ngày càng cao cường, riêng nữ nhi cũng cảm thấy kiếm thuật tinh tấn rất nhiều, khi nữ nhi khỏi cánh tay này rồi có thể dư sức giao đấu một lúc với ba địch nhân, ôi, nữ nhi có một điều không hiểu, ấy là tại sao gia gia lại thà đành để bị vết thương dưới đao kiếm của đối phương chứ không chịu ra tay hạ độc thủ đánh cho kẻ địch phơi thây? Nét mặt khô héo vì sầu khổ của Tả Giám Bạch tươi lên một nụ cười mãn nguyện, giây lâu ông nói:- Cha không thể nào đã lầm lỗi một lần mà lần sau còn vấp phải nữa, tuổi cha đã quá nữa trăm rồi, cái việc sống chết chả lấy làm gì tiếc, lẽ nào cha lại còn trồng thêm cừu địch cho các con? Tả Văn Quyên sụt sùi đáp: - Gia gia tuy có lòng từ biết như thế, nhưng bọn cường địch theo sát gót chân gia đình ta lại không chịu buông tha chúng ta, không để cho chúng ta rảnh rang một bước, trong vòng tám năm nay mà gia với má đã trải qua trăm chận chiến, thân bị trọng thương mấy lần, thương nhẹ thì không kể, thế mà vẫn không có cách gì làm cho bọn cừu nhân cảm động, con xem hào khí của gia gia đến vậy là cùng. Tả Giám Bạch đỡ lời: - Không phải là hào khí của gia gia đã không còn, có điều cảnh ngộ quá khắc khe tàn khốc, không phải là việc cha con chúng ta có thể hiệp lực mà giải cứu được. Hừ, chín đại môn phái trong võ lâm đã gửi thiếp truyền rao khắp trong thiên hạ nói rằng hể kẻ nào bắt sống được phụ thân là kẻ đó được tùy ý lựa chọn học ba loại tuyệt kỹ trong võ học của chín đại môn phái. Còn kẻ nào lấy được thủ cấp của phụ thân thì có thể chọn học một loại tuyệt kỹ, trọng thưởng như vậy thực là một điều chưa từng có trong võ lâm, vì đối với nhân vật trong võ lâm mà nói có một tuyệt kỹ còn có giá trị hơn bao nhiêu thành quách, bất luận người nào chỉ cần học được ba môn tuyệt kỹ trong chín đại môn phái hiện nay, ba lần chín vị chi là hai mươi bảy, với hai mươi bảy tuyệt kỹ này thì dư sức vùng vẫy làm mưa gió trên giang hồ chiếm ngôi bá chủ trong võ lâm hiện tại. Tả Văn Quyên nói: - Nữ nhi đã hiểu ra rồi, nhiều người vì muốn học được tuyệt kỹ của chín đại môn phái cho nên dẫu chẳng quen biết thù oán gì họ cũng quyết chí khổ sở đuổi theo chúng ta không chịu rời bỏ. Tả Giám Bạch nói: - Đúng thế, cho nên bao nhiêu nhân vật võ lâm trong thiên hạ đều trở thành đối đầu với gia đình ta, với thanh thế mạnh mẽ như triều dâng này mà cha con ta đủ sức kháng cự lại... Nói đến đây ông buông một tiếng thở dài, mặt nghiêm lại nói tiếp: - Do đấy, gia đình ta chỉ còn mỗi một con đường chạy trốn mà thôi, cha vốn tưởng thiên hạ rộng rãi mênh mông, làm gì chẳng tìm được một chỗ đặt chân, nhưng trải qua tám năm trường, cha mới thấy ước vọng đó khó mà thực hiện được, cho nên chỉ còn cách lăn vào chỗ chết để tìm sinh lộ, thử liều xem đoạn đường cuối cùng xem ra sao. Tả Văn Quyên nghe cha nói xong nàng định hỏi lại cha xem thế nào là đoạn đường cuối lăn vào chỗ chết để tìm cái sống thì Tả Thiếu Bạch đã nhanh nhẹn cướp lời hỏi: - Thật sự gia gia đã làm chuyện gì để cho chín đại môn phái phải đứng chung tên viết thiếp truyền rao khắp nơi không dung tha? Tả Giám Bạch liếc nhìn về ái thê rồi cười buồn bả nói: - Lần ra đi này sống chết họa phước khó bề liệu trước, nếu như không nói rõ cho các con biết thì sợ vĩnh viễn không còn ngày nói cho chúng biết được nữa chăng? Thiếu phụ nói: - Xin phu quân toàn quyền định liệu! Tả Giám Bạch ngước mặt nhìn lên thở dài nói: - Hài tử! Chuyến đi này là một chuyện hiểu lầm rất khó giải thích, ngay đến hiện giờ mà cha vẫn không nghĩ ra, không biết rằng trong việc này là do có kẻ rắp tâm gây họa hay là chuyện ngẫu nhiên có sự trùng hợp tình cờ. Có điều, nếu như người của chín đại môn phái không hợp lực nhau để cùng truy sát cha thì cha tin rằng trong thời gian tám năm trường cha đã lùng tìm ra được kẻ chủ mưu chính. Nói đến đây, ông lão tựa hồ thấy rằng có nói hết câu chuyện ra cũng không thể nào khiến cho hai con tin được, nên ông thở dài đột nhiên làm thinh không nói nữa. Tả Thiếu Bạch lấy làm lạ hỏi: - Gia gia mắc nỗi trầm oan ghê gớm như thế nào mà không nói ra cho hài nhi được nghe? Tả Giám Bạch nói: - Phụ thân có nói ra chỉ sợ các con không tin... Ông bỏ dở câu nói, đột nhiên cao giọng gọi: - Kế Bạch, con vào trong này cha có chuyện muốn nói với các con. Tả Kế Bạch dạ lớn, chạy như bay vào trong miếu, phủi mưa trên người hỏi lại: - Gia gia chỉ dạy điều chi ạ? Tả Giám Bạch từ từ đứng thẳng người dậy nói: - Kế Bạch, con có hiểu tại sao chín đại môn phái lại hợp lực nhau viết thiếp truyền đi khắp giang hồ để đưa cả nhà ta vào tử địa không? Tả Kế Bạch thở dài đáp: - Hài nhi biết gia gia thân vướng trầm oan. Tả Giám Bạch dồn hỏi: - Con có biết nguyên nhân nằm chỗ nào không? Tả Kế Bạch cung kính thưa: - Nguyên nhân thoạt đầu có bốn vị chưởng môn nhân của chín đại môn phái bị người nào đó ám toán chết, chín đại môn phái liền nghi cho là gia gia đã ra tay, họ không hỏi cho biết trắng đen cũng không để cho gia gia được dịp giải thích, họ liền phái ngay những đệ tử lỗi lạc nhất đang đêm tới vây khốn Bạch Hạc Bảo, huyết tẩy Bạch Hạc môn khiến chúng ta phải bỏ nhà đào vong... Tả Thiếu Bạch nhìn ca ca rồi chợt xen vào nói: - Ca ca, tại sao họ lại ngờ cho gia gia mình? Tả Kế Bạch bối rối nói: - Điều này ngu huynh không được rõ lắm! Nói đến đây chàng liếc mắt nhìn sang phụ thân rồi mới tiếp lời: - Hình như sau lúc bốn chưởng môn nhân của tứ đại môn phái Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi, Không Động bị hại thì gia gia cũng vừa lên tới ngọn Yên Vũ phong trên Bạch Mã sơn. Mấy câu nói này vốn ra Kế Bạch nói cho Thiếu Bạch nghe nhưng ngụ ý lại chẳng khác gì chàng quay ra chất vấn phụ thân vậy. Hiển nhiên Tả Kế Bạch cũng đầy bụng hồ nghi. Tả Giám Bạch vuốt chòm râu dài, gượng cười rồi nhìn ái thê nói: - Cũng chẳng trách gì chín đại môn phái đã đứng chung tên truyền vang đi khắp giang hồ quyết bắt cho được ta mới hả lòng hả dạ, chính ngay cả con chúng ta cũng không tin tưởng hẳn ở cha chúng nó còn nói chi ai. Tả Thiếu Bạch vội vàng quì ngay xuống, khóc lóc nói: - Dạ không phải hài nhi có lòng nghi ngờ phụ thân, hài nhi chỉ xin phụ thân cho hài nhi được biết rõ nội tình, để có ngày hài nhi điều tra cho sự việc được sáng tỏ hòng rửa sạch mối trầm oan của phụ thân. Tả Giám Bạch nghe con nói sắc mặt biến đổi đột ngột, toàn thân run lên, hiển nhiên ông bị kích động nhiều trong nội tâm, nhưng thật lâu ông vẫn không nói ra được. Thiếu phụ trung niên bỗng chen lời nói: - Phụ thân nói cho các con chúng nghe đi, đã đến nước này phu quân cũng không cần phải giữ thể diện cho tiện thiếp làm gì nữa. Tả Giám Bạch khẽ thở dài nói: - Các con có biết cuộc đi này của chúng ta về đâu không? Tả Văn Quyên từ nãy giờ vẫn đứng yên một bên, chen vào nói: - Thưa gia gia, đến Sinh Tử Kiều. Tả Thiếu Bạch vẫn thắc mắc trong lòng, chàng còn chực định lên tiếng hỏi tiếp nhưng rồi thấy khóe mắt mẫu thân lệ tuôn ra dòng dòng, chàng đành câm nín không dám hỏi han thêm. Tả Giám Bạch nói tiếp: - Các con có biết tại sao chỗ đó lại có tên là Sinh Tử kiều không? Tả Văn Quyên đáp: - Nữ nhi không được biết. Tả Giám Bạch nói: - Đó là nơi hiểm ác nhất, nhưng trong võ lâm người ta cứ đồn đại mãi nguyên do thì chính cha cũng không hoàn toàn hiểu, chỉ biết rằng đã có hàng trăm người võ lâm đồng đạo đã bỏ mạng ở đó... Tả Văn Quyên nói: - Nếu đấy là nơi hiểm ác nhất thì chúng ta còn định tới đó làm gì? Chẳng lẽ khắp trong gầm trời của cả thế giới rộng lớn mênh mông này mà gia đình ta quả thật không tìm được chỗ nào nương thân sao? Tả Giám Bạch đáp: - Không có chỗ nào cả, thâm sơn cùng cốc, sa mạc biên ải, bất cứ chỗ nào mà chúng ta tới được tức khắc gót sắt truy sát của kẻ địch cũng theo tới ngay. Chỉ có Sinh Tử kiều, nơi hiểm ác tột cùng ở chốn nhân gian này may ra chúng ta mới tìm được con đường sống thôi. Tả Văn Quyên nhanh nhẩu hỏi: - Gia gia thứ lỗi cho nữ nhi lắm lời, nhưng tại sao nơi đó lại kêu là Sinh tử kiều? Tả Giám Bạch mắt nhìn nơi xa vắng kể: - Cứ theo truyền thuyết thì đấy là một cây cầu đá quanh năm sương mù bao phủ dày đặc, âm u, một khi đặt chân lên trên cầu đó thì sống chết không do cá nhân mình định đoạt, đã mấy chục năm nay chỉ có hai người, vỏn vẹn hai người qua được cây cầu ấy, nhưng hai người này sống chết ra sao không ai được biết, rồi từ đấy về sau không biết có bao nhiêu nhân vật võ lâm cũng hy vọng vượt qua cây cầu tàn khốc ấy mà rồi chẳng có một người nào được toại nguyện. Tả Văn Quyên nói: - Gia gia à, chúng ta có thể qua được cây cầu ấy không? Tả Giám Bạch lắc đầu cười nói: - Cha cũng không rõ nữa, có điều đã có hai vị tiền bối cao nhân đi qua được rồi thì thấy rằng trong cái chết cũng có đường sống, tình thế thúc bách, cha chỉ còn nước liều dẫn các con mạo hiểm một phen... Nói đến đây vẻ mặt ông đổi sang nghiêm trọng, chậm rãi tiếp lời: - Chỉ cần một người trong các con qua được duy trì phần hương hỏa cho cả gia đình khỏi dứt tuyệt là đủ rồi... Tả Giám Bạch vừa nói đến đây chợt phía xa có tiếng ngựa hí. Tả Giám Bạch hấp tấp nói: - Lại có cường địch đuổi tới? Thiếu phụ trung niên nhanh nhẹn lao vút mình ra ngoài vừa nói với lại: - Phu quân kể tiếp đi... Tả Kế Bạch nói: - Làm gì để mệt đến mẫu thân... Chàng định chạy ra thì đã bị Tả Giám Bạch nắm lại bảo: - Để mẫu thân con đi... Nói đến đây ông hạ thấp giọng nói tiếp: - Nếu như cha con toàn gia chúng ta mà bị chết dưới Sinh Tử kiều thì cũng đành vậy thôi, nhưng nếu trời phật run rủi một trong các con có một người sống sót thì ngày sau hãy đến cửa nam thành Lạc dương nơi Du Thọ Loan, tìm một người mù họ Lưu, hỏi ông ta rằng món vật mà người bạn cũ trong phái Bạch hạc môn gửi có còn hay không, nếu như người ấy hỏi lại các con bây giờ là giờ gì thì có thể đáp rằng &quot;Nhật mộ hoàng hôn tịch dương hồng&quot; (ngày tận chiều buông trời nhạt tím). Người ấy lại nói &quot;Hoàng tuyền lộ tự vô túc xứ&quot; (sông nước trên đường không nơi nghỉ) thì là đúng rồi, các con sẽ nói thêm một câu &quot;Khách tòng tây vực Phật tâm lai&quot; (khách về tây vực lòng hướng Phật) là có thể lấy ngay món vật phụ thân gửi... Tả Giám Bạch vừa nói đến đây thì từ xa vọng lại một tiếng quát lớn, Tả Giám Bạch không còn lòng dạ nào nói hết câu, ông vội vàng phóng mình ra ngoài. Tả Kế Bạch nắm chặt cổ tay Tả Thiếu Bạch, trầm giọng nói: - Đệ đệ, tám năm nay em không hề bị thương lần nào, giờ đây đã gần tới Sinh Tử kiều em phải hết sức bảo toàn cái thân hữu dụng để tẩy sạch mối trầm oan cho phụ thân, hãy nghe lời đại ca mau lên ngựa chạy trước đi. Nói rồi, Tả Kế Bạch bước chéo sang đứng trước mặt em đi ra khỏi miếu. Tả Văn Quyên cũng nhanh nhẹn không kém, nàng lay động thân hình sử dụng ngay một thức Sảo yến xuyên liêm vút đi bên người Tả Kế Bạch, hoá ra nàng lại xông ra ngoài trước anh nàng. Lúc bấy giờ thiếu phụ trung niên đã đang giao đấu với một hòa thượng thân hình cao lớn. Hòa thượng này tay cầm một cây phương tiện sản, đầu sản to như một vầng trăng tròn, lấp lánh ánh sáng trong mưa gió, hòa thượng vung binh khí loang loáng rít lên thành tiếng vây chặt lấy thiếu phụ trung niên trong vòng ánh sáng của cây phương tiện sản. Tả Giám Bạch quát to lên một tiếng, rút phắt Khai sơn đao đeo ở lưng bằng tay phải, trong khi tay trái nhanh nhẹn lấy trong người ra một ngọn chủy thủ dài chừng một tấc, làm bằng một thứ thép ròng, ánh sáng loang loáng, rồi tung mình nhanh nhẹn cực cùng vút đi gần hai trượng, vung mạnh ngọn khai sơn đao trong tay phải đón đỡ ngay cây phương tiện sản dài chín thước tám tấc của hòa thượng. Chỉ nghe thấy một tiếng choang chát chúa, lửa bắn tứ phía, cây Nguyệt nha sản nặng nề của hòa thượng đã bị đánh vẹt sang một bên. Tả Giám Bạch thừa thế chiếm lấy thượng phong sử dụng ngay ngọn chủy thủ theo chiêu Tham ly thủ chấu dồn hòa thượng hoảng hốt lùi nhanh về một bước. Tả Thiếu Bạch rút soạt trường kiếm ra khỏi vỏ, lớn tiếng nói: - Đại ca tránh ra, bọn chúng tàn ác không cho gia đình ta một chỗ trú chân, đuổi chúng ta khắp góc biển chân trời, chúng ta phiêu linh khắp xứ, chi bằng chết ở sa trường, liều mạng với địch nhân một phen cho rồi. Tả Văn Quyên lảnh lót giọng nói đầy vẻ kiêu hùng: - Đại ca, đệ đệ, mau lên ngựa ra đi, tiểu muội trợ giúp gia nương kháng cự cường địch. Trong khi anh em họ nói chuyện với nhau thì loáng một cái đã có mười bóng người xuất hiện, xông cả vào vòng chiến, nhưng đều bị vợ chồng Tả Giám Bạch kìm lại bằng những chiêu thức siêu tuyệt. Tả Giám Bạch tay đao tay chủy thủ múa tít lên một màn ánh sáng lạnh người đón đánh địch nhân hợp cùng hai thanh trường kiếm trên tay thiếu phụ đã ngang nhiên khóa chặt được một đoạn đường trên tám thước. Mười mấy người bên kia đối phương với các loại binh khí lợi hại tiến đánh thật kịch liệt mà vẫn không làm cho họ lui một bước. Vợ chồng Tả Giám Bạch trong tám năm trời liền chạy trốn không trốn thoát được gót sắt theo dấu của địch nhân, họ đã đấu trên dưới mấy trăm trận, bị thương mười mấy lần, nhưng càng ngày võ công của hai người tiến bộ vượt bực, hai người trong những lúc đấu sanh tử đã sáng nghĩ ra một pho võ học cho hai người cũng có thể nói đó là kiệt tác trong võ công của họ. Cùng chiêu số với nhau, đường đao lưỡi kiếm giăng kín mít không để một khe hở, bên đối phương tuy đông người nhưng là thứ đông ô hợp người nọ vướng víu người kia không thể nào thi triển được hết tuyệt nghệ. Tả Kế Bạch dùng tay phải tháo cây nhuyễn tiên ở lưng ra, còn tay trái lấy ở trong ống giầy ở dưới chân ra một cây kim kiếm dài độ một thước, sẳng giọng quát: - Quyên muội, đứng lại! Tả Văn Quyên đã buông giây cương ra để rút trường kiếm cầm lăm lăm trong tay chuẩn bị sẵn sàng tiếp ứng cho phụ mẫu cùng sống chết với cường địch, nàng nghe thấy Tả Kế Bạch sẵng giọng quát thì giật nẩy mình vội dừng bước, chậm rãi quay đầu lại nhìn Tả Kế Bạch hỏi: - Ca ca, có chuyện gì thế? Nàng ngạc nhiên là phải bởi trí óc nàng còn nhớ rõ rành rành chưa khi nào anh nàng lại nói với nàng bằng một giọng gay gắt như vậy. Tả Kế Bạch quắc mắt nhìn thẳng vào mặt Tả Văn Quyên lạnh lùng nói: - Với thân phận làm anh tự thuở giờ ta chưa từng nói nặng nửa lời với các em, nhưng giờ phút này đứa nào không nghe lời anh thì ta không nhận nó làm em nữa... Nói đến đây chàng ngừng lại giây lâu rồi mới lại run giọng nói tiếp: - Muội muội, em dẫn đệ đệ đi trước đi. Tả Văn Quyên tấm tức khóc, hai giòng lệ chảy dài, nở nụ cười khô héo nói: - Ca ca, đệ đệ trên vai gánh vác nặng nề, phải giải mối trầm oan cho phụ thân, trọng trách ấy nặng nề xiết bao, em là một đứa con gái, dẫu cho có sống sót thì cũng không ích lợi đâu, ca ca xin người thứ lỗi cho muội muội nói lời chống đối, ca ca dẫn đệ chạy đi. Tả Kế Bạch giận dữ nói: - Quyên muội câm miệng, em tự xét võ công của em so với ta ra sao? Tả Văn Quyên cung kính đáp: - Tiểu muội tự biết khó bằng ca ca. Tả Kế Bạch dịu giọng nói: - Có thế chứ, em phải biết bọn người cường địch theo dấu kia toàn là những cao thủ trong chín đại môn phái, em dẫu có lòng hy sinh hương ngọc cũng không giúp được gì mấy cho phụ mẫu, vậy em ngoan ngoãn nghe lời anh, hãy dẫn đệ đệ lên ngựa cho mau đi trước đi. Nói xong câu nói, vẻ mặt Tả Kế Bạch cũng bùi ngùi, giòng lệ cứ chực trào ra hai khóe mắt. Tả Văn Quyên thút thít khóc: - Đại ca không thể... Tả Kế Bạch hào khí ngùn ngụt sẵng giọng nói: - Không nói năng gì nữa, thế nào muội muội có nghe lời anh không thì bảo? Tả Văn Quyên trông thấy mắt anh bốc lửa mí mắt muốn rách ra trong khi những giòng lệ cứ tuôn chảy trên má anh, nàng đành phải từ từ thỏng tay cầm trường kiếm xuống, cúi đầu nuốt lệ nói vẻ buồn thương. - Tiểu muội... tiểu muội xin tuân mạng vậy. Tả Kế Bạch gượng cười nói: - Vậy mới xứng đáng là em gái ngoan của anh, em hãy hết sức lo cho đệ đệ, đừng lo lắng gì cho gia nương và anh nữa, em hãy đi ngay đi. Xin hoàng thiên rủ lòng thương che chở cho em con qua được Sinh tử kiều... Đến đây, chàng chậm rãi quay đầu lại giật lấy trường kiếm trên tay Tả Thiếu Bạch rồi đưa cây kim kiếm của mình cho đứa em rồi nói tiếp lời: - Cây kim kiếm này là biểu hiệu của Bạch hạc môn chúng ta, năm xưa ngoại tổ phụ đã nhờ vào thanh kiếm này để sáng lập nên Bạch hạc môn, tranh được một chiếu ngồi ở trong võ lâm cho nên Bạch hạc môn chúng ta còn có tên gọi khác là Kim Kiếm môn. Ngoại tổ phụ trao cây kiếm này cho gia gia, gia gia đã phát triển cho Bạch hạc môn trở nên lừng lẩy lớn lao, nào hay đại nghiệp sắp kiến thành thì gặp ngay việc chín đại môn phái liên lạc với tứ môn nhị hội tam đại bang trong võ lâm, kể có gần một trăm cao thủ đang đêm kéo đến tập kích Bạch hạc bảo, hủy diệt ngay trong một chiều cái cơ nghiệp mà hai đời chưởng môn nhân Bạch hạc môn đã mất bao nhiêu tâm huyết xây dựng lên, cũng may gia gia là người có thần dõng, mẫu thân thiện chiến mới mang được anh em chúng ta chạy trốn khắp chân trời góc biển trong khoảng tám năm trời nay, cực khổ nhọc nhằn trải qua bao trường ác đấu, bao lần thoát chết. Các em cũng biết đấy, gia gia trao cây kiếm này cho anh, ngày hôm nay anh xin trao lại cho đệ đệ, mong rằng đệ giữ gìn cây kiếm này để ngày sau trùng chấn lại môn phái Bạch hạc với hùng phong xưa kia. Tả Thiếu Bạch đỡ lấy thanh kiếm nói: - Đại ca, em... Tả Kế Bạch xua tay nói: - Một đời gia gia là người quang minh lỗi lạc, quyết không khi nào gia gia lại đi làm chuyện xấu xa đê tiện làm hại chưởng môn nhân của bốn đại môn phái đâu, trong việc này tất còn có duyên cớ, em lên ngựa đi đi! Tả Kế Bạch vừa dứt lời, đã nghe cha chàng lên giọng gay gắt nói: - Cái lối đuổi đến kỳ cùng và giết sạch toàn gia thật là quá lắm. Tả Giám Bạch ta ngày hôm nay phải đại khai sát giới. Tiếng quát vừa dứt thì đã nghe một tiếng rú khủng khiếp vang lên, một đại hán vận kình trang đã bị ngay cây Khai sơn đao chặt làm đôi. Tức thời những tiếng quát tháo lại vang lên inh ỏi, đối phương càng ra sức vây đánh, đơn đao, thiết tiên, hoa thương, lượng ngân côn, nguyệt nha sản... mười mấy món binh khí sầm sập ào ạt như mưa rào nhất tề đánh tới người vợ chồng Tả Giám Bạch.Hiển nhiên Tả Giám Bạch chém chết một kẻ cường địch đã kích động đến lòng quyết tâm liều mạng của bên đối phương. Biết tình thế đã đến bước ngặt nghèo, Tả Kế Bạch vội vàng bồng xốc Tả Thiếu Bạch ném lên lưng ngựa, trầm giọng bảo Tả Văn Quyên: - Mau dẫn đệ đệ chạy đi. Tả Văn Quyên vén vạt áo, lau nước mắt rồi giơ tay vỗ mạnh vào lưng ngựa. Con tuấn mã đau quá, hí dài lên một tiếng, lấy hết sức lao mình phóng vút đi. Tả Văn Quyên cầm kiếm cho ngựa chạy liền theo sau để che chở cho đệ đệ của mình. Đợi hai con tuấn mã chạy xa ngoài mười mấy trượng, Tả Kế Bạch mới quát lớn một tiếng hùng dũng sang sảng. - Xin mẫu thân lui về nghỉ ngơi, để hài nhi quyết chiến với cường địch một trận. Nói rồi chàng vung mạnh nhuyễn tiên nhanh nhẹn xông lên. Hãy nói Tả Văn Quyên, Tả Thiếu Bạch giục ngựa chạy một hơi được mười mấy dặm. Hai con tuấn mã đang chạy đường trường đột ngột khẽ hự một tiếng, quỵ ngay ra đất, hai con ngựa này tuy được chọn trong đám từ ngàn thứ ngựa hay nhưng qua hơn một tháng trời chạy bất kể ngày đêm nên khí lực đã sớm kiệt quệ, chúng chưa phục hồi được sức lực thì giờ dậy lại phải chạy như giông như bão thì không thể nào chống chỏi được nữa. Tả Văn Quyên đã đứng thẳng người quay sang dịu dàng hỏi em: - Đệ đệ có sao không? Tả Thiếu Bạch đáp: - Em không sao? Tả Văn Quyên ngước mắt nhìn, ở ngoài xa một dặm, núi cao sừng sững đứng như muốn chọc thủng trời. Nàng nghĩ dẫu cho tuấn mã còn sức cũng không thể nào cưỡi ngựa kên núi được. Nàng nhẹ thở dài cỡi lấy yên cương rồi nhẹ vỗ lên mình ngựa hai cái nỏ giọng nói: - Ngựa ơi, ngựa ơi, các ngươi đi một mình nhé. Nói rồi nàng kéo tay phải Tả Thiếu Bạch đi về trước. Tả Thiếu Bạch bỗng thở dài đánh tiếng: - Tỷ tỷ, theo chị thấy gia nương và đại ca có đẩy lui được cường địch không? Tả Văn Quyên nói: - Kẻ địch thế đông mà người nào người nấy võ công cũng đều cao cười, đẩy lui được họ chỉ sợ là việc không dễ gì. Có điều gia gia thần dõng vô địch, mẫu thân kiếm pháp tinh thuần, người đã học được chỗ ảo diệu của bảy mươi hai thức Bạch hạc mà võ công của đại ca mấy lúc gần đây đã tiến bộ phi thường, vậy hợp sức của ba người gia nương và đại ca lại thì việc thoát thân không phải chuyện quá khó, đệ đệ đừng có lo. Trong lòng tuy đã buồn đứt ruột về chuyện sinh lấy tử biệt nhưng bề ngoài nàng cũng phải cố gượng trấn tĩnh để an ủi đệ đệ. Tả Thiếu Bạch ngửng đầu nhìn mấy kéo dầy đặc trên nền trời lẩm bẩm nói: - Gia gia chắc có nỗi khổ tâm khó nói, mà gia gia không nói ra cho chúng ta biết tại sao lại đến bị thiên hạ vây đánh, không hiểu vì cớ gì mà người không chịu nói ra. Tả Thiếu Bạch nghĩ chị mình biết nhiều chuyện hơn nên định hỏi gợi chuyện chẳng dè Tả Văn Quyên cố ý lảng sang chuyện khác không trả lời vào ngay điều chàng muốn biết, Văn Quyên nói: - Đệ đệ, trèo qua ngọn núi cao ngất phía trước là thấy được Sinh tử kiều, như vậy thật là dễ sợ, mấy chục năm nay có không biết bao nhiêu hào kiệt võ lâm táng mạng ở đó, kể số thì không dưới mấy trăm, nhưng nguyện hoàng thiên phù hộ cho đệ đệ bình an vượt qua được cây cầu đó. Nói đến đây, nàng cố ý tránh né con mắt dò xét của Tả Thiếu Bạch nên ngoảnh mặt nhìn đi nơi khác. Tả Thiếu Bạch vùng vằng giật khỏi tay chị, làm bộ giận dỗi nói: - Chị đừng có dối em, tại sao chị lại không cho em hay thật sự gia gia đã làm chuyện gì sái quấy? Chín đại môn phái trong võ lâm xưa nay vốn có tiếng tốt tại sao giờ đây lại cùng loạt đối đầu với Bạch hạc môn chúng ta? Nói đến đây, chàng dừng lại giây lát thở dài sườn sượt tiếp lời: - Tỷ tỷ à, em biết chị hiểu rõ nội tình, thế tại sao chị lại không nói cho em biết với? Nếu chị không nói, em sẽ không nhận chị làm chị của em nữa. Tả Văn Quyên nghe em nói thì ngỡ ngàng, chị em nàng xưa nay một mực yêu thương, kính trọng nhau, nàng chưa bao giờ thấy Tả Thiếu Bạch phát cáu giận, nàng chua xót trong lòng, nước mắt tuôn đổ như mưa. Tả Thiếu Bạch bỗng ngửa mặt lên trời cười sằng sặc rồi một mình chạy như bay về phía trước. Chàng dùng hết sức như điên như cuồng lên núi, bao nhiêu uất ức trong lòng chàng không sao đè nén được, chàng cần phải làm nên những động tác để vơi bớt dằn vặt. Núi ngút ngàn, mây âm u, đường trơn trượt. Tả Văn Quyên nhìn em chạy thục mạng như thế thì hoảng kinh, toát mồ hôi vội gọi lớn: - Đệ đệ mau đứng lại, tỷ tỷ nói cho em nghe đây. Dứt tiếng gọi, nàng liền tung mình đuổi theo thật gấp. Tả Thiếu Bạch thấy chị kêu gọi thảm thiết như vậy bất giác động lòng đứng sững lại ngay. Tả Văn Quyên nhảy chạy như bay, một loáng bắt kịp Tả Thiếu Bạch, nàng nắm chặt lấy tay em lay lay nói: - Đệ đệ, trong nhà anh em chúng ta thì đệ đệ là người có cốt cách tốt nhất. Thường ngày gia gia vẫn nói, ngày sau Tả gia có thể tẩy sạch được mối trầm oan toàn trông vào một mình em. Tại sao em lại coi thường thân mình như thế, em phải quý trọng mạng sống của em mới phải chứ. Tả Thiếu Bạch vén vạt áo chùi nước mắt, bùi ngùi nói: - Tỷ tỷ, nếu như gia gia quả thật có làm chuyện hổ thẹn không dám ngửa mặt nhìn trời thì bổn phận chúng ta là con phải gánh tội cho cha bằng cái chết cho tròn đạo hiếu, còn nếu như gia gia không làm chuyện gì xấu xa thì sao lại không nói đầu đuôi chuyện vướng phải mối trầm oan như thế nào? Tả Văn Quyên nói: - Gia gia là người tâm địa hiệp nghĩa, lỗi lạc quang minh, đâu có lẽ nào lại đi làm một chuyện ngửa mặt lên không dám nhìn trời cho được, đệ đệ chớ nghĩ bậy bạ khinh miệt gia gia? Tả Thiếu Bạch nói: - Thế tại sao người lại không chịu nói rõ nội tình? Tả Văn Quyên nói: - Gia gia người có điều khổ tâm, chúng ta không nên lại đi dồn hỏi người? Tả Thiếu Bạch ngẩng đầu nghĩ ngợi giây lát rồi hỏi: - Phải chăng là vì mẫu thân? Tả Văn Quyên bối rối nói: - Chị... chị không biết? Tả Thiếu Bạch nói: - Không, chị biết, chị biết nhưng chị không muốn nói em nghe... Chàng ngừng lại giây lâu rồi mới nghiêm giọng nói: - Tỷ tỷ, chị là con của cha mẹ, chẳng lẽ em không phải là con của các người sao? Chị và đại ca đều hay biết cả chỉ duy có em là không, vì lẽ gì chị không nói cho em biết? Tả Văn Quyên bối rối xót xa trong lòng, nàng không nói thành lời, nắm chặt cổ tay em, những giọt nước mắt như châu ngọc lóng lánh cứ thi nhau tuôn chảy. Tả Thiếu Bạch thấy chị cứ khóc miết trong lòng lại càng hồ nghi, biết rằng nếu không dồn chị vào ngõ bí thì không khi nào chị lại chịu nói ra cả. Biết vậy, chàng bỗng giật mạnh tay vùng ra khỏi nắm tay chị, nghiêm mặt nói: - Tỷ tỷ, nếu như gia nương có làm chuyện xấu xa không dám ngước mắt nhìn những nhân vật trong võ lâm thì chúng ta chịu tội thay cho các người, chúng ta giơ cổ ra chịu chém, chết đâu có tiếc hãi gì, còn nếu như thiên hạ cố ý cố tình thêu dệt tội trạng đổ lên đầu gia nương thì chúng ta cần phải bảo trọng mạng sống để tẩy sạch mối trầm oan cho phụ mẫu. Tả Văn Quyên nói qua màn lệ: - Đệ đệ nói phải lắm, nhất định em phải ghi tạc trong lòng. Tả Thiếu Bạch cao giọng nói như hét: - Nếu tỷ tỷ không chịu nói cho em biết thì em sẽ chết ngay cho chị coi! Nói xong, Tả Thiếu Bạch nhanh như cắt tung mình vút đi thật nhanh về phía vách đá cheo leo. Vách đá dựng đứng rêu mọc đầy, lại thêm trời đổ mưa trơn trợt không chỗ đặt chân, thêm nữa chỗ Tả Thiếu Bạch trèo lên nhằm chỗ trông xuống vực sâu, nếu như xẩy chân tuột rơi xuống tất tan xương nát thịt chứ không sai. Tả Văn Quyên thấy vậy thất kinh hồn vía, hớt hơ hớt hãi gọi em: - Đệ đệ, em trèo xuống mau đi, tỷ tỷ nói cho em nghe! Tả Thiếu Bạch tung mình nhảy xuống, lúc gần tới chỗ Tả Văn Quyên chàng co hai chân lại hạ xuống một tảng đá. Trong số mấy anh em, Tả Thiếu Bạch hiện tại là người có võ công hèn kém nhất. Cha chàng vì thấy chàng là người có căn cốt đẹp nhất, chỉ sợ truyền thọ cho chàng võ công của bản thân đến làm hỏng tiền trình của chàng nên không dám coi thường mang ra truyền thọ, mà chỉ dạy cho chàng cách ngồi thở là căn bản của môn nội công và mấy chiêu kiếm pháp thật tinh vi dùng để hộ thân trong khi đào vong thế thôi, còn về thuật đề tung khinh công thì chưa hề chỉ điểm cho chàng chút nào. Vừa rồi chàng chỉ bằng vào bao nỗi tấm tức giấu trong lòng và một nội lực sung mãn cho nên liều lĩnh trèo vùn vụt lên núi, giờ đây phi thân nhảy xuống không biết sử dụng kình đạo, một chân chàng đạp lên đám r- bên sườn núi, hụt mất trọng tâm vuột mình trượt xuống dưới núi. Tả Văn Quyên thốt lên một tiếng thảng thốt, nhanh nhẹn cực cùng đưa hữu thủ ra chụp lấy cổ tay phải của Tả Thiếu Bạch. Nhưng đà rơi của Tả Thiếu Bạch quá mạnh, Tả Văn Quyên cũng bị kéo băng theo. Trong cơn nguy biến, Tả Văn Quyên vội tung chân ngà móc vào một cành cây mọc cách chỗ nàng mấy thước mới kìm được thế tuột, nàng lấy sức rút người lên kéo theo Tả Thiếu Bạch. Hai chị em trải qua một phen hú hồn, tuy không hề hấn gì cả nhưng mặt mày Tả Văn Quyên xanh mét như tàu lá, mồ hôi ra đầy người, hai tay nắm chặt lấy cổ tay phải Tả Thiếu Bạch run lên bần bật, không nói ra lời. Tả Thiếu Bạch thấy chị hoảng hốt chưa định thần được liền cao giọng nói: - Tỷ tỷ, chị có nói không? Tả Văn Quyên chùi mồ hôi trán, đáp: - Chị nói, để chị nói, có điều chị cũng chỉ biết việc làm và lời nói của gia gia trong mấy năm nay tổng hợp lại, chỉ sợ sự hiểu biết của chị chỉ có giới hạn... Tả Thiếu Bạch nói: - Được, chị biết bao nhiêu nói hết bấy nhiêu. Tả Văn Quyên nói: - Chuyện dính dáng tới danh tiết của mẫu thân nên gia gia không muốn đem ra nói trước mặt chúng ta. Tả Thiếu Bạch hơi biến sắc mặt, trợn tròn mắt nói: - Tại sao lại dính dáng tới danh tiết mẫu thân? Chị nói mau cho em nghe đi. Tả Văn Quyên nói: - Em đừng hối chứ, để chầm chậm chị nói cho nghe, hình như là mẫu thân nhận được một phong mật thư, người lặng lẻ bỏ ra đi, gia gia đi tìm mẫu thân nên người đi tới ngọn Yên vân phong trên Bạch mã sơn thì vừa hay gặp phải bốn vị chưởng môn nhân trong chín đại môn phái trên võ lâm bị giết, thế là gia gia chúng ta vướng phải mối trầm oan. Tả Thiếu Bạch thở dài nói: - Về sau ra sao? Tả Văn Quyên nói: - Gia gia được ngoại tổ bồi dục, giáo dưỡng, ân tình như núi như biển, ngoại tổ không những đã đem hết một thân tuyệt nghệ truyền dạy cho gia gia mà lại còn mang người con gái duy nhất của người đem gả cho gia gia, rồi lại còn để cho gia gia tiếp nhận chức chưởng môn nhân của phái Bạch hạc kế thừa y bát của ngoại tổ Tả Thiếu Bạch nói: - Em hiểu rồi, gia gia cảm ơn sâu của ngoại tổ nên không nói việc mẫu thân, tuy người mang mối trầm oan bị thiên hạ vây đánh nhưng cũng không chịu công bố chân tướng sự việc vì liên quan tới danh tiết của mẫu thân. Tả Văn Quyên thoạt tiên gật đầu nhưng rồi sau nàng lại lắc đầu nói: - Không không, gia nương thương yêu nhau thắm thiết, không thấy các người to tiếng tranh chấp với nhau bao giờ khi mà mẫu thân để lại thư rồi bỏ ra đi chỉ sợ người cũng có nỗi khổ tâm riêng. Tả Thiếu Bạch nói: - Tại sao mẫu thân để lại thư bỏ ra đi? Trước đó có thấy sự việc gì khác lạ không? Tả Văn Quyên nói: - Khi ấy tỷ tỷ niên kỷ còn nhỏ, bất quá chỉ mới hơi hiểu biết việc đời, tuy nhiên với ký ức của chị thì chị thấy mấy ngày trước đó không có chuyện gì khác lạ cả, điều thắc mắc này của chị cũng đã lén hỏi đại ca xin đại ca ráng nhớ xem sao Nói tới đây, nàng chợt ngừng bặt. Tả Thiếu Bạch hỏi: - Đại ca nói sao? Tả Văn Quyên đáp: - Đại ca nói, người... người thấy một người lạ toàn thân mặc đồ vàng cầm một phong mật giản trao cho một tỳ nữ vẫn hầu hạ bên mình mẫu thân, ngay tối hôm đó mẫu thân để thư lại để ra đi. Tả Thiếu Bạch ngửa mặt nhìn trời, lẳng lặng nhìn trời không nói gì cả. Tả Văn Quyên liếc nhìn em rồi tiếp lời: - Đệ đệ, em không nên nghi ngờ gia nương, gia gia là người chính đại lỗi lạc, đầu đội trời, chân đạp đất, quyết không khi nào lại đi ám toán. Bốn vị chưởng môn nhân ấy lại đều là nhưng nhân vật lợi hại cực cùng, một mình gia gia quyết không phải địch thủ. Tả Thiếu Bạch nhìn trừng trừng vào mặt tỷ tỷ không nói một lời. Tả Văn Quyên nhẹ thở dài nói: - Mẫu thân dịu dàng hiền thục, một lòng kính yêu phụ thân quyết không khi nào làm chuyện gì xấu hổ đối với gia gia. Tả Thiếu Bạch lừ lừ nói: - „y là hành động lầm lẫn của chín đại môn phái. Tả Văn Quyên nói: - Trước khi chân tướng chưa rõ ra chị không dám nói điều cả quyết, có điều gia gia đã kể lại đầu mối, ngày sau chúng ta cứ theo đó phăng lần ra, không khó cho việc tra ra chân tướng. Tả Thiếu Bạch nói: - Em muốn hỏi vì lẽ gì mẫu thân lại phải để thư lại mà ra đi? Tả Văn Quyên đưa mắt lườm em nói: - Đệ đệ không được lỗ mãng, gia gia không chịu nói rõ nội tình chỉ sợ bên trong có điều cố kỵ. Chà, tình thế giờ đây cực kỳ nghiêm trọng, em phải trân trọng tấm thân, gia nương đặt rất nhiều hy vọng ở em, các người thường nói em thiên tư thông tuệ, ngày sau công việc rửa sạch mối trầm oan cho gia nương và khôi phục lại hùng phong của Bạch hạc môn toàn cậy vào một mình em đấy. Tả Thiếu Bạch cười buồn nói: - Võ lâm thiên hạ đều là cừu nhân của chúng ta, mối thù ấy làm sao mà trả được? Tả Văn Quyên nghiêm nét mặt nói: - Đệ đệ, phận làm con mà khinh thường phụ mẫu như thế không được! Tả Thiếu Bạch bẽn lẽn nói: - Em biết, trên đời không có cha mẹ nào không phải cả. Nói đến đây không ngăn được xúc động, chàng oà lên khóc. Tả Văn Quyên dịu dàng nói: - Đệ đệ, tỷ tỷ lớn hơn em mấy tuổi, tám năm trời nay bôn tẩu giang hồ đã khiến chị hiểu được rất nhiều chuyện. Gia gia là người chính trực, mẫu thân hiền thục đoan trang, quyết không khi nào mà người lén tính hại người khác... Nàng vừa mới nói được đến đây thì từ xa đã vẳng lại tiếng thét giận dữ tiếp theo là một giọng nói như kêu gào: - Quyên muội à, em không dẫn đệ đệ lên đường cho mau còn đứng đó làm gì? Tả Văn Quyên không cần phải ngửng đầu nhìn cũng nhận ngay được giọng nói ấy là của Tả Kế Bạch, nàng sẽ giọng bảo: - Đệ đệ, chúng ta đi thôi! Nói rồi, nàng dắt Tả Thiếu Bạch trèo lên núi. Đi được một hồi, Tả Thiếu Bạch không dằn được lòng sầu khổ nói: - Tỷ tỷ, chúng ta ngoái đầu nhìn một hồi rồi hãy đi tiếp! Đâu phải không lo lắng cho song thân và đại ca, nhưng Tả Văn Quyên cảm thấy việc che chở cho đệ đệ thoát hiểm là trách nhiệm vô cùng nặng nề cho nên nàng cố đè nén mối khích động trong tâm khảm, giờ đây thấy Tả Thiếu Bạch nhắc nhở, nàng không còn nhẫn nại được nữa, dừng ngay gót quay đầu lại. Trong màn mưa gió chỉ thấy bóng đao kiếm loang loáng, còn đại ca đứng bên tay trái, đơn đao, trường kiếm, nhuyễn tiên làm thành một màn ánh sáng dầy đặt kín mít, vừa đánh vừa lui.Mấy chục cao thủ võ lâm bám sát không rời nửa bước, đi đầu là một hòa thượng cao lớn, tay múa cây nguyệt nha sản, đứng ngay chính giữa tấn công ráo riết, thanh thế dũng mãnh khó bề đương cự. — về bên tay trái hòa thượng là một con người tầm thước, tay trái cầm một khối thiết bài, tay phải cầm một ngọn đoản đao. Người này thoắt nhảy lùi lại hơn trượng, thoắt sấn tới tấn công nhanh nhẹn cực cùng chẳng khác chim yến lướt sóng. Y nhảy đi nhảy lại thoăn thoắt trên đường núi tiến đánh cực kỳ lợi hại. — bên tay mặt hòa thượng là một đạo trưởng trung niên, trong tay thi triển một thanh trường kiếm, kiếm chiêu kỳ quái dị thường. Ba người đó lãnh đạo quần hùng xông lên đầu tấn công tới tấp. Tả Thiếu Bạch nhìn một hồi rồi hỏi: - Tỷ tỷ, hòa thượng ấy có phải môn hạ Thiếu Lâm không? Tả Văn Quyên đáp: - Năm trước chị và đại ca hợp lực đánh một mình lão, thế mà chị suýt táng mạng dưới lưỡi nguyệt nha sản của lão, hòa thượng ấy dũng mãnh vô tả, lão là một cao thủ tăm tiếng lẫy lừng trong hàng môn hạ Thiếu Lâm đấy. Tả Thiếu Bạch nói: - Đạo nhân đứng phía tay mặt và cái người nhỏ thó tung nhảy như bay, tỷ tỷ có biết không? Tả Văn Quyên nói: - Sao lại không biết, mấy người ấy đều đã có động thủ với gia nương mình, đạo nhân pháp hiệu Kim Chung là cao thủ của Võ Đang, kiếm thuật tinh thâm tuyệt đỉnh, đã từng vang danh một thời. người nhỏ thó là cao thủ trong Bát quái môn tên là Phi Tẩu Hồ Mai. Chà, những người ấy quây quần lại một chỗ tiến đánh thì cuộc chiến ngày hôm nay chỉ sợ gia nương và đại ca khó bề đương cự. Trong khi ấy dưới trường ác đấu, ba người phe Tả Giám Bạch thối lui được chừng ba trượng. Tả Văn Quyên chợt giật nẩy mình sửng sốt, vội vàng kéo tay Tả Thiếu Bạch nói: - Đệ đệ, chúng ta mau chạy đi! Lại nghe một giọng nói ậm ọe quát tháo: - Tả Giám Bạch, ngươi chưa ném binh khí, bó tay chịu trói, bộ muốn đánh đến lúc phơi thây ở chốn hoang sơn này chắc? Tả Văn Quyên, Tả Thiếu Bạch tuy đang chạy về phía trước nhưng vẫn nghe rõ mồn một giọng quát tháo đáng giận ấy. Tả Giám Bạch vung mạnh kim đao chận lấy cây nguyệt nha sản của hòa thượng, dõng dạc hỏi lại: - Vợ chồng, cha con ta tất cả năm người đã bị gót sắt của các hạ đuổi sát, chúng ta đã phải đào vong tám năm trời liền, chẳng lẽ chư vị không dời cho một bước được sao? Hòa thượng thân hình cao lớn cười nhạt nói: - Chưởng môn phương trượng của tuyệt phái bị các hạ hãm hại, mối thù oán này chẳng lẽ lại không nên trả sao? Có nhiều tiếng xì xào, sau rốt có người lên tiếng nói: - Đại sư phí lời với hắn làm gì cho mệt, tên này gian ngoan quỉ quyệt, đã gây nên nhiều tội ác tày trời có lẽ nào cúi đầu nhận tội. Một người khác tiếp lời: - Nếu đánh chết y bằng một chiêu thì sướng cho y quá. Liền theo đó có một giọng nói oang oang như chuông đồng: - Nếu đánh chết tên Tả Giám Bạch thì cái việc bốn đại chưởng môn bị hại sẽ vĩnh viễn thành một nghi án? Khó bề tra ra manh mối, vậy dẫu cho thế nào cũng chớ đánh y chết tốt. Những lời lẽ quát tháo lỗ mãng ấy như ngọn dao đâm thẳng vào tim Tả Thiếu Bạch, chàng thấy máu huyết hừng hực dồn lên không biết quá đau khổ hay quá giận. Tả Văn Quyên cảm thấy cổ tay Tả Thiếu Bạch run lên bần bật thì cũng ngầm hoảng kinh vội vận toàn chân lực kéo tay em chạy nhanh về phía trước. Một hơi hai người vượt qua được hai ngọn núi, Tả Văn Quyên đã nhễ nhại mồ hôi, hơi thở hổn hển, nàng lắng tai không còn nghe thấy tiếng binh khí ở đàng sau vọng lại nữa. Nàng quay sang nhìn em thấy vẻ mặt Tả Thiếu Bạch cau có, nơi hàng mi đầy phẫn khích, toàn thân vẫn rung lên bần bật, hiển nhiên mối khích động trong lòng chàng không những không hạ xuống mà còn tăng thêm mỗi lúc một nhiều. Tả Văn Quyên thấy thế thì hoảng sợ, cố lấy lời dịu ngọt nói: - Đệ đệ, em làm sao thế? Tả Thiếu Bạch nói: - Nếu như em không biết rõ nội tình thì chết không yên lòng nhắm mắt... Chàng há miệng phun ra một búng máu tươi, lăn vào lòng Tả Văn Quyên òa khóc thất thanh. Trong lòng Tả Văn Quyên đã sớm chất chứa sung mãn những ưu uất, bi khổ trong cảnh sống phiêu linh nay đây mai đó, nàng đã học được đức tính nhẫn nại, giờ phút này Tả Thiếu Bạch khóc lóc thảm thiết, bao nhiêu bi khổ ưu uất chất chứa trong lòng nàng bấy lâu nay tức thời bùng ra, nàng không còn chế ngự được nữa, thế là hai chị em ôm lấy nhau mà khóc. Không biết bao lâu thời gian qua đi, cuối cùng Tả Thiếu Bạch cảm thấy có một bàn tay mạnh mẽ kéo chàng dậy, bên tai chàng vang lên giọng nói hiền hòa đầy thương yêu như tiếng gió nồm ngày hạ: - Hài tử, đại trượng phu sao mau nước mắt thế kia, đừng có khóc nữa, xấu lắm! Tả Thiếu Bạch ngước mắt nhìn lên, bất giác chàng sửng sốt. Chàng thấy cha mình bê bết máu, ở má trái máu đỏ dòng dòng cả một phía trên thân người, y phục thấm ướt những máu tươi. Mẫu thân tựa hồ như bị thương không nhẹ, lần áo ở vai bên trái máu đỏ tươi cùng nước mưa thấm ướt y phục. Tả Kế Bạch bị một vết đao dài rạch cánh tay phải thịt lòi ra, cánh tay trái anh cũng bị thương máu vẫn ri rỉ chảy... Đối với Tả Thiếu Bạch đấy là một bức họa quá lẽ đau thương làm chàng rụng rời hồn vía. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 2 Hồn đoạn sinh tử kiều Tả Thiếu Bạch mắt trông thấy thảm cảnh quá tàn nhẫn, tình phụ tử như ngọn lửa bùng cháy mạnh trong lòng, chàng ngửa mặt nhìn trời nói như gào thét phẫn hận: - Hài nhi mà bảo toàn được tính mệnh thì tất sẽ trả cho được mối thù ngày hôm nay... Tả Giám Bạch từ từ đưa tay phải ra vuốt mái tóc bồng buồn rối của con dịu dàng nói: - Hài tử, đại trượng phu ân oán phân minh, nhà họ Tả chúng ta thì con là người nhiều phước duyên hơn hết, nhờ ơn hoàng thiên thương xót cho Tả gia còn giữ được phần hướng hỏa không đến nỗi dứt tuyệt thì con ngày sau nếu còn sống có thể tẩy sạch được mối trầm oan cho phụ mẫu, con không nên giết người bừa bãi, vô cớ, con phải tra cho rõ chân tướng! Tả Thiếu Bạch rúng động tâm thần, chàng nghĩ bụng: - Tỷ tỷ bảo phụ thân là người chính trực, nay xem ra hiển nhiên không sai. Người đã bị trọng thương, máu me đầy mình mà vẫn còn đủ bình tĩnh suy nghĩ phân biệt điều phải lẽ trái, thật là quang minh lỗi lạc. Nghĩ vậy, bất giác chàng cảm thấy hổ thẹn trong lòng vì lúc nãy chàng cũng có nghĩ quấy cho phụ thân. Tả Giám Bạch buông tiếng thở dài, tiếp lời: - Ta sớm biết rằng nơi nào mà vết chân người lần tới được thì không có chỗ trú chân cho gia đình ta, nếu ta sớm biết ra điều này mà sớm dẫn các con tới đây thì đã không phải để cho các con khổ sở vất vã trong tám năm trời dài đào vong. Tả Thiếu Bạch thấy vết thương của phụ thân máu vẫn chảy, chàng quặn thắt ruột gan, đau đớn không nhịn được bật khóc mếu máo nói: - Gia nương bị thương sao không băng bó chỗ vết thương lại? Tả Giám Bạch cười ái ngại nói: - À, đây bất quá chỉ là một vết thương ở ngoài da thịt, cha còn có thể chịu được... Nói đến đây, ông ngừng lại giây lát rồi mới tiếp lời: - Cường địch tuy bị đẩy lui, nhưng có thể họ sẽ lên tới đây mau chóng, bất luận giờ nào, chúng ta phải sớm lên đường... Ông đưa mắt nhìn quanh quất, sẽ giọng hỏi: - Phu nhân, Kế Bạch, các ngươi có còn đi nổi không? Thiếu phụ trung niên cười thảm đạm nói: - Tiện thiếp thương thế không nặng, phu quân chớ lo lắng. Tả Kế Bạch nhanh nhảu nói: - Hài nhi vẫn còn nhiều sức. Tả Giám Bạch nói: - Tốt lắm, Tả gia chúng ta bất luận nam nữ đều là những người ngang tàng cứng cỏi cả. Dứt lời, ông dắt Tả Thiếu Bạch nhanh bước đi. Thiếu phụ và Tả Kế Bạch tuy bị thương nặng nhưng cũng cố gắng nhịn đau đi theo. Đây là một hành trình vô cùng hiểm ác, nhọc nhằn. Vợ chồng cha con anh em nhà họ Tả tuy trong thâm tâm mỗi người đều biết người thân yêu của mình bị thương rất nặng, nhưng tình thế bức bách không ai đánh tiếng cả, nói mấy câu an ủi xong, họ lặng lẻ thảm đạm lên đường. Họ rẽ qua được hai eo núi, cảnh vật trước mặt bỗng khác lạ hẳn. Trước mặt họ là một tuyệt hang sâu không trông thấy đáy, tuyệt hang chận ngay lối đi, bên trong hang hắc vụ đùn âm u, không thể nhìn ra cảnh vật ở xa năm thước. Một ngọn núi nhọn hoắt đứng dựa vào bên phải tuyệt hang. — trên vách đá bằng phẳng trơn tuột có viết ba chữ đại tự đỏ tươi như máu &quot;Sinh Tử Kiều&quot;. hai bên đại tự đỏ như máu Sinh Tử Kiều còn có hai hàng chữ nhỏ màu trắng viết rằng:&quot;Bách niên nhân sinh vô nhị mạng, Thử khứ tử vong lộ nhất điều.&quot;Tạm dịch: &quot;Trăm năm đời người đâu hai mạng, Bước vào đường chết chỉ một điều.&quot; Tả Giám Bạch đưa mắt nhìn ba chữ đại tự Sinh Tử Kiều trầm ngâm giây lâu rồi than: - Hài tử, đi vòng qua vách đá này chúng ta sẽ tới một cây cầu đá ăn thông qua tuyệt hang hiểm độc này, nó chính là Sinh Tử Kiều, cây cầu chúng ta phải đi qua. Tả Thiếu Bạch ghé mắt nhìn vào trong Sinh Tử Kiều thì thấy hắc vụ dầy đặc như mấy đen che kín cả một vùng sơn cốc, bất giác lòng chàng buồn vô cùng. Lúc bấy giờ cơn mưa đã bắt đầu tạnh hẳn. Ánh mặt trời theo gió tản mạn đùa tan đi những áng mây đen, lộ ra vầng thái dương diễm lệ. Tả Giám Bạch nói tiếp: - Không hiểu vị cao nhân nào đã có lòng tốt để lại mấy hàng chữ khuyến cáo trên vách đá mà vẫn có vô số cao thủ võ lâm bỏ thây dưới chân Sinh Tử kiều. Tả Thiếu Bạch đột nhiên chen vào nói: - Gia gia, có phải chúng ta qua được Sinh Tử kiều là không sợ gì những nhân vật trong võ lâm truy sát nữa phải không? Tả Giám Bạch không đám ngay vào câu hỏi của con mà nói: - Đây là đoạn đường cuối cùng của người trong gia đình ta, tuy chỉ có muôn một con đường sống, nhưng cũng đành phải vậy. Tả Văn Quyên nói: - Gia gia có biết cách vượt qua không? Tả Giám Bạch nói: - Cha không biết, mà chỉ sợ trên đời này cũng chả có một người nào biết, bởi vì số người đặt chân lên Sinh Tử kiều xưa nay chưa từng nghe thấy nói có ai trở lại cả. Tả Văn Quyên nói: - Nói thế thì vượt qua Sinh tử kiều có nghĩa là nắm chắc cái chết trong tay? Tả Giám Bạch nói: - Khắp trong thiên hạ, gia đình của ta chỉ còn mỗi một con đường sống là đi vào Sinh Tử kiều, không làm sao khác hơn được. Nếu còn chỗ khác mà không một người nào biết đến để sinh sống bình yên thì ta lại dẫn các con tới làm gì nơi đây? Nhìn một lượt khắp các người con thân yêu của ông rồi Tả Giám Bạch trông lên trên nơi ngọn núi có khắc chữ Sinh Tử kiều. Phía dưới vách núi trông thấy có một cây xà đá bắt ngang từ bên này trông nom xuống vùng tuyệt địa mù mịt. Cây xà đá này chỉ rộng có chừng nửa thước, nhưng lại không có dấu vết chân người giẩm lên nên rêu mọc xanh tươi. Cầu đá hiện ra dài độ chừng năm thước nối liền từ vách núi đá trắng ăn thông sang bờ bên kia. Không cách gì nhìn ra cây cầu đá đó do người tạo ra hay thiên tạo, cũng không có cách gì nhìn biết cây cầu đá đó bề rộng bao nhiêu vì cây cầu đá nhoài ra ngoài năm thước thì chúc xuống lẫn vào trong màn hắc vụ âm u ngút ngàn. Tả Giám Bạch thở dài nói: - Cây cầu đó chắc là Sinh Tử kiều rồi... Nói đến đây ông thò tay vào trong người lấy ra một chiếc bình ngọc. năm ngón tay khẽ vận sức, chiếc bình ngọc tức thời vỡ vụn, trên tay ông có được ba viên thuốc đỏ thẫm. Ông ngắm nghía ba viên thuốc tiếp lời: - Các con, ba viên thuốc này là do mười hai loại lá cây thuốc chuyên trừ khử độc phối chế thành, ngậm ở trong miệng có thể ngừa được độc chướng, các con mỗi người hãy ngậm một viên! Tả Thiếu Bạch nói: - Thuốc chỉ vỏn vẹn có ba viên, vậy gia nương không ngậm sao? Tả Giám Bạch nói: - „y chẳng qua là chuyện phòng bị bất trắc mà thôi. Trong màn hắc vụ lưu động kia có chất độc không thì hiện giờ chưa thể biết được, có điều dẫu cho là có đi nữa thì công lực của phụ thân và công lực của mẫu thân các con cũng thâm hậu hơn các con nhiều, cho nên có thể vận khí cầm cự với độc chướng được. Tả Kế Bạch khẳng khái nói: - Hài nhi tự thấy mấy lúc gần đây công lực đã đại tấn, lại đương tuổi thanh niên nguyên khí dồi dào, vậy viên thuốc ngừa độc kia xin để phụ thân dùng! Tả Giám Bạch nụ cười héo hắt, đưa viên thuốc cho ái thê nói: - Con đã có lòng, vậy nàng hãy ngậm đi vậy! Thiếu phụ lách mình sang một bên nói: - Tiện thiếp là hạng nữ lưu, có chết cũng không đáng tiếc, cha con hai người bất luận sự sống chết của người nào cũng trọng hơn thiếp, vậy xin cứ tùy tiện, cha hay con ngậm cũng được. Thiếu phụ nói vừa dứt lời thì đột nhiên bên tai đã nghe thấy tiếng quát tháo vọng lại. Mọi người đưa mắt nhìn, thấy mười mấy bóng người lao mình vun vút tới. Người đi đầu thân hình cao lớn mặc tăng bào, trong tay cầm cây phương tiện sản, thì ra người ấy không ai khác hơn là hòa thượng Thiếu Lâm, chỉ có điều giờ đây đầu y quấn một mảnh vải trắng. — về bên tay trái hòa thượng là đạo nhân trung niên tay cầm trường kiếm sáng loáng, y chính là Kim Chung đạo nhân, môn hạ của Võ Đang, cánh tay trái của y cũng quấn một mảnh vải trắng. — phía bên tay phải hòa thượng là một người nhỏ thó, tay trái cầm một tấm thiết bài, tay phải cầm đoản đao, y có tên là Phi tẩu Hồ Mai, người trong Bát quái môn. Tả Văn Quyên hừ nhạt một tiếng nói: - Lại ba tên ấy cầm đầu xông tới. Tả Giám Bạch thương thế tuy nặng nhưng thần trí vẫn còn rất tỉnh táo, ông thoáng mắt nhìn cũng nhận ra ngay ở đằng sau đám người đông đảo truy sát kia, mười mấy trượng ngoài xa thấp thoáng có một bóng người mặc đồ đen. Tả Kế Bạch bỗng quát lớn lên một tiếng tung mình lao về phía đám địch nhân, giọng nói oang oang như lệnh vỡ. - Lũ hung quỉ giết không chết kia, ta liều mạng với các ngươi. Tả Thiếu Bạch cũng thấy máu nóng sục sôi trong lòng vội cho ngay tay vào trong người lấy ra cây Kim kiếm, hét lên một tiếng rồi cũng phóng mình theo anh xông lên. Tả Giám Bạch lạnh lùng thét: - Kế Bạch, Thiếu Bạch, trở lại cho mau! Tả Kế Bạch nghe cha gọi dừng ngay chân lại trước, quay đầu nhìn thấy tay phải đệ đệ mình cầm cây Kim kiếm xông tới như người điên liền quát sẳng. - Đứng lại! Vừa quát, chàng vừa nhanh nhẹn đưa tay trái ra nắm chặt lấy cổ tay phải Thiếu Bạch kéo thốc trở lại. Lúc bấy giờ, đám quần hùng theo dấu đã đuổi tới nơi, họ vây lấy gia đình họ Tả từ ngoài bốn năm trượng rồi từ từ khép vòng vây chặt lại, mỗi lúc họ càng sấn lại gần thêm. Tả Giám Bạch bước sang ngang hai bước, đứng sóng vai với thiếu phụ, tay phải ông cầm chắc một cây Kim Bối Khai sơn đao, tay trái cầm một ngọn chủy thủ, hướng ánh mắt về phía bọn Tả Kế Bạch cao giọng nói: - Ta và mẫu thân các con đã chịu không biết bao nhiêu nhọc nhằn, trăm cay nghìn đắng, mang mối hàm oan không gột được, vậy dành cái thân hữu dụng này để che chở cho các con thoát khỏi nơi đây, chỉ mong sao các con duy trì được phần hương hỏa cho Tả gia mà thôi, cường địch đã có phụ mẫu ngăn chống, các con qua cầu đi! Bên kia đối phương có giọng hét lớn: - Đừng để chúng rơi xuống tuyệt hang, chúng ta nhất tề xông lên thôi! Tiếng hò hét nạt nộ vang lên một hồi, quần hùng rùng rùng múa tít binh khí lăn tới tấn công. Tả Giám Bạch hữu thủ với cây khai sơn đao sử dụng ngay một chiêu Hoành tảo thiên quân vẽ lên một đạo ngân quang chận đường tấn công lên của cường địch trong khi ngọn chủy thủ ở tay trái ông nhanh nhẹn cực cùng đâm vèo sang ngực Phi Tẩu Hồ Mai. Nguyên Hồ Mai này khinh công khá nhất cho nên xông tới trước hơn hết. Tả Kế Bạch nghiến răng vừa kéo tay Tả Thiếu Bạch vừa quay sang bảo Tả Văn Quyên: - Nhị muội, chúng ta không được phụ lòng trông đợi của phụ mẫu, nhị muội đi trước mở đường cho đệ đệ. Tả Văn Quyên nước mắt chan hòa, nghe anh nói dạ ran một tiếng theo lệnh đạp lên cây sà đá đi tới trước.Tả Kế Bạch tay trái dùng sức đẩy Tả Thiếu Bạch lên cây sà đá nghiêm giọng nói:- Đệ đệ, trong nhà ta em là người có phước duyên đầy đặn nhất, em phải bảo trọng lấy mình. Tả Thiếu Bạch bàng hoàng dạ lên một tiếng rồi chậm bước đi tới. Tả Kế Bạch đưa tay lên lau ngấn lệ, quay đầu lại nhìn chỉ thấy phụ thân đã chết nằm trên đất, chỉ còn lại một mình mẫu thân như điên cuồng, song thủ mỗi tay cầm một thanh trường kiếm đâm chém loạn xạ. Thì ra Tả Giám Bạch thương thế thì nặng, mất máu quá nhiều, cho nên chỉ bằng vào nội công thâm hậu cố gắng gượng được, nhưng vừa rồi thi triển hai chiêu đón đánh Phi Tẩu Hồ Mai, máu ở vết thương lại trào ra quá nhiều bị cây Bát quái thiết bài của Phi Tẩu Hồ Mai chặn lấy cây Khai sơn kim bối đao trong khi ngọn chủy thủ cũng bị đối phương đánh vẹt sang một bên, Hồ Mai tung ra một cước, Tả Giám Bạch liền ngã lăn ra đất. Tức thời, Kim chung đạo trưởng giơ tay trái ra định điểm vào huyệt đạo của ông để chuẩn bị bắt sống, chẳng dè Tả Giám Bạch thu hết sức tàn đưa ngược mũi chủy thủ thọc mạnh lên. Kim chung đạo trưởng không thể ngờ được Tả Giám Bạch bị thương nặng như vậy rồi mà còn đủ sức tự vận nên bối rối hoang mang, trong lúc ấy ngọn chủy thủ đã được đâm mạnh rồi, dẫu có nhanh nhẹn né tránh cũng không còn kịp. Trong lúc vội vàng, đạo trưởng vung mạnh trường kiếm quét ngang một nhát nhanh nhẹn như điện chớp. Tả Giám Bạch kiệt hết sức rồi làm sao còn nhanh được bằng Kim chung đạo trưởng, gió lạnh rợn lên, lưng ông tức thời bị chém đứt làm hai đoạn. Sự việc xảy ra trong nháy mắt, Tả Kế Bạch đẩy đệ đệ lên cây sà đá thì Tả Giám Bạch đã sớm vong mạng xác phơi trên mặt đất rồi. Tả Giám Bạch cũng sợ làm kinh động đến ái tử cho nên lúc lưỡi kiếm oan nghiệt phạt qua lưng, ông cũng ráng nghiến chặt răng lại không kêu lên một tiếng. Tả Kế Bạch đứng trước tình cảnh quá bi thương, chàng thấy máu nóng bừng bừng bốc lên nóng rang lồng ngực, ngọn nhuyễn tiên trong hữu thủ chưa kịp thi triển trợ giúp mẫu thân thì đã chợt thấy tên hòa thượng Thiếu Lâm vung mạnh lưỡi nguyệt nha sản đánh văng thanh trường kiếm trong tay mẫu thân, liền theo đó lưỡi đao trong tay Phi Tẩu Hồ Mai cũng lóe lên đâm vút vào lưng mẫu thân. Hồ Mai rút đoản đao ra, một vòi máu tươi theo đó phun ra ồng ộc. Tả phu nhân cũng oai dũng như chồng, bà nghiến chặt răng cố nhịn đau không kêu la một tiếng ngã xuống đất chết. Tả Kế Bạch toan nhấc gót đột nhiên chàng lại thu hồi quay lại nhìn đệ đệ, chỉ trông thấy trong phải em cầm một cây kim kiếm chầm chậm tiến tới phía trước. Tả Kế Bạch nhớ tới lời căn dặn của phụ thân phải làm sao duy trì cho Tả gia còn được một mạng sống để tiếp tục giữ lấy phần hương hỏa của giòng họ. Chàng nghiến răng di động thân hình, đứng chắn ngay trước vách đá dày là một chỗ có lợi thế nhất để cự địch, một mặt nó nằm chắn ngang đường, một mặt thì có vách đá sừng sững hiểm trở nên chàng ngăn chặn được cường địch ở phía chính diện thì dù phía bên cường địch người có đông cũng khó vách đá rượt đuổi kịp đệ, muội của chàng. Phía bên bọn đối phương cất giọng lạnh lùng nói: - Tiểu tử, không mau buông khí giới bó tay chịu trói còn đợi khi nào? Tả Kế Bạch cố đè nén mọi khích động trong lòng, lạnh lùng như băng đá nói: - Người nhà họ Tả đầu có thể rơi, máu có thể đổ nhưng không biết khuất phục. Mấy câu nói khẳng khái ngang tàng của Tả Kế Bạch vừa thốt ra khỏi miệng khiến quần hùng đứng gần chàng đều nghe lọt vào tai, ai nấy đều đem lòng khâm phục, nghĩ bụng: Người này tuổi còn nhỏ, chưa bao nhiêu, thế mà lúc lâm địch hành sự cũng có phong thái của cha, quả thật hổ phụ không sinh ra khuyển tử. Phi Tẩu Hồ Mai giơ tấm Bát quái thiết bài trong tay lên nói: - Tên tiểu tử không biết sống chết kia, mi có tin là chống cự nổi gia gia mi không chứ? Vừa nói đoản đao trong tay phải y cũng chợt đâm vèo sang nhằm ngay cổ tay cầm nhuyễn tiên của Tả Kế Bạch. Tả Kế Bạch rút nhanh tay về nữa thước, trường kiếm trong tay trái chàng lập tức rạch lên một vòng sáng phạt ngang người đối phương. Phi Tẩu Hồ Mai nhanh nhẹn thu thiết bài về che chở lấy thân nhanh như giông gió, y quát lớn một tiếng dùng thiết bài đỡ vẹt trường kiếm của Tả Kế Bạch, người y mượn đà lướt vút đi. Chiêu thức y thi triển vừa rồi là một tuyệt kỹ của Bát quái môn có tên Bát quái độn có thể lướt tránh trong màn đao kiếm lạnh người. Tả Kế Bạch giật nẩy mình, gọi giật: - Đệ đệ coi chừng... Chàng chỉ mới kêu lên được tới đây thì một làn ngân quang lóe sáng, một lưỡi trường kiếm đâm véo tới ngay ngực chàng. Cây nhuyễn tiên trong hữu thủ chàng ở chỗ giao chiến quá gần không có cách gì thi triển được, chàng nhanh nhẹn vung mạnh trường kiếm theo chiêu Bạch hà thích linh, tiếng sắt thép vang lên chát chúa, chàng đã đánh vẹt được trường kiếm của đối phương, thừa thế hữu thủ chàng lắc động một chiêu thần long giao đầu quét tới. Nếu nhìn cho kỹ sẽ thấy người dùng trường kiếm đâm tới ngực chàng là Kim chung đạo trưởng. Lúc bấy giờ mười mấy người bên đối phương nhất tề xông lên, người nào cũng muốn được học tuyệt kỹ của chín đại môn phái cho nên đều hăng hái mang hết sức lực, mang hết tuyệt nghệ ra để chiếm nước tiên. Đầu Tả Giám Bạch khi ấy đã bị hòa thượng thân hình cao lớn bên Thiếu Lâm phái cắt lấy buộc ở lưng. Tả Kế Bạch đã đau đớn về cái chết thảm của phụ mẫu, phần lại lo cho đệ muội không qua được Sinh Tử kiều cho nên ngọn nhuyễn tiên và thanh trường kiếm trong tay chàng vũ lộng đâm chém thật gắt, chận đứng thế tiến ào ào như ong vỡ tổ của quần hùng rồi ngoái nhanh đầu lại nhìn. Chỉ thấy Tả Văn Quyên múa tít trường kiếm trong tay giao đấu kịch liệt với Phi Tẩu Hồ Mai trên cây sà đá nhô ra khỏi vách núi. Võ công của Phi Tẩu Hồ Mai tuy có cao cường hơn Tả Văn Quyên nhưng tuyệt chiêu Bát quái môn là một tấm thiết bài, còn đoản đao hữu thủ y cũng có kỳ chiêu nhưng phải có sự yểm hộ của thiết bài trong tả thủ mới phát huy được hết uy lực, bây giờ giao đấu trên cây sà đá nhô ra khỏi vách núi đá bề mặt rộng không đầy một thước, thêm vào đó nó lại mọc đầy những rêu phong trơn trượt dị thường. Nếu không coi chừng cẩn thận để lỡ chân rớt xuống tuyệt hang hắc vụ âm thế tất tan xương nát thịt không sai. Tấm thiết bài trong tay Hồ Mai quá nặng nên khó bề xoay trở trong chỗ địa thế hẹp, mà chỉ trong cậy vào thanh đoản đao để đón đỡ tấn công trong khi thanh đoản đao là thứ binh khí ngắn nên không có tấm thiết bài che chở cho thì đã thiệt rất nhiều. Nên biết rằng động thủ trong chỗ địa thế hiểm ác như vậy thì không được thi triển khinh công nhảy tới nhảy lui, không được tấn công bừa bãi, hai chân phải kềm cho thật chặt, tấn cho thật vững, càng vững càng hay mới khỏi bị trượt rớt xuống hắc huyệt. Tả Văn Quyên vừa vung kiếm cự địch vừa một mặt lớn tiếng gọi: - Đệ đệ, gia đình nhà chỉ còn có mỗi mình em là mạch hương hỏa đấy. Em không được để cho phụ mẫu ôm hận ở dưới cửu tuyền, mau qua cầu cho rồi đi. Thì ra Tả Văn Quyên nguyên đi ở đằng trước để mở đường cho đệ đệ nhưng rồi nghe thấy tiếng anh thét gọi, nàng bèn mạo hiểm vọt mình qua đầu em nhảy trở lại chắn lối Phi Tẩu Hồ Mai. Tả Thiếu Bạch lòng đầy bi phẫn, chàng lẩm bẩm nói thầm: - Phải đấy, ta không được phép chết, ta không nên để phụ mẫu mắng là đồ bất hiếu, uổng phí lòng che chở của đại ca và thư thư... Hốt nhiên một tiếng rú thảm vang lên, âm thanh rờn rợn cả sơn cốc. Thanh âm vọng vào tai Tả Thiếu Bạch nghe quen thuộc lạ thường. chàng quay đầu nhìn thì vừa kịp thấy Tả Kế Bạch đã bị địch nhân chém đứt đôi người rớt xuống vực sâu. Tuyệt cốc đột nhiên chấn động ầm ầm, một trận mưa máu bị hất tung lên té ướt cả mặt mày mình mẩy Kim chung đạo trưởng. Tả Thiếu Bạch cảm thấy ù tai đầu tóe xoáy tít bao nhiêu đau đớn, phẫn khích đều tiêu trầm, chàng thấy người như bay bỗng nhẹ không khác một trang giấy trắng, thế rồi chàng mất luôn ký ức, mất luôn bao mối tư lự.Trong miên mang tiềm thức, Tả Thiếu Bạch chợt nghe rõ những lời châu ngọc của Tả Văn Quyên. - Gia nương đã bị sát hại. đại ca cũng đã chết trong trận chiến, tỷ tỷ sợ cũng không giữ được mạng mình trong giòng họ Tả, chỉ có một mình đệ đệ là hương hỏa. Cầu mong gia nương, đại ca ở dưới suối vàng linh thiêng hãy phù hộ độ trì cho em qua được Sinh Tử kiều. Nghe chị nói chàng vẫn chưa nhúc nhích, chợt có ánh ngân quang lóe lên, có một vật gì bay nhanh như gió tới đụng mạnh vào vai phải của Thiếu Bạch. Chàng bị té quay đầu và chợt rùng mình vùng ngay dậy. Thì ra, thương ai bi khổ quá độ đã khiến chàng ngất đi một hồi lâu, giờ đây thần kinh chàng quá chai sạn, trơ như gỗ đá, thương tích tử vong bây giờ đối với chàng không còn vẻ dữ tợn và đáng sợ nữa. Trong đầu óc chàng chỉ có mỗi một ý nghĩ là đi qua Sinh Tử kiều mà thôi. Chàng chậm rãi di động bàn chân, đi trên cây sà đá nhô ra khỏi vách núi hiểm ác âm thầm, nhưng giờ đây óc chàng trống rỗng, sự chết đối với chàng đã không còn nghĩa gì, chàng cất bước đi thái ung dung dị thường. Lúc bấy giờ, Tả Văn Quyên bị hãm trong một trận cổ chiến hiểm ác, nàng tuy chiếm được địa lợi giao đấu ngang tay với Hồ Mai nhưng trong một lúc phân tâm lo nghĩ cho em nên bị Hồ Mai sấn lên hai bước uy hiếp, uy lực của đoản đao tăng cường, thế công đột nhiên chuyển sang lợi hại. Trong khi đó, hòa thượng thân hình cao lớn huy động cây nguyệt nha sản trong tay vang lên những tiếng chan chát liên hồi, rêu xanh mọc trên cây sà đá theo đó tung bay rơi lả tả xuống vực sâu. Kim chung đạo trưởng thu hồi trường kiếm nhanh nhẹn bước lên cây sà đá trước, hữu thủ y vịn vách đá, đưa trường kiếm trao qua tay trái, bước nhanh đi. Y đi tới chỗ Hồ Mai và Tả Văn Quyên đang giao đấu kịch liệt, thốt nhiên y đề khí tung mình vút qua đầu hai người. Tả Văn Quyên thấy vậy vung kiếm đâm véo lên hai chiêu Kim tỏa lôi phong. Chiêu thức Tả Văn Quyên đây là một trong những tuyệt chiêu của phái Bạch hạc, lại được nàng ta sử dụng trong tình thế vô cùng bất ngờ mà Kim chung đạo trưởng lại cầm kiếm bằng tay trái, không được linh hoạt bằng tay phải. Chỉ nghe đánh phụp một tiếng, thanh trường kiếm nhọn hoắt đã đâm xuyên vào bắp đùi y khiến máu tươi vọt ra tức thì. Kim chung đạo trưởng đã học được võ học thượng thừa của phái Võ Đang nên trong cơn nguy hiểm y vẫn còn đủ bình tĩnh, vận chân khí vào đan điền thụp người xuống lao vút đi tới trước, đầu dưới chân trên, trường kiếm trong tay trái chúi mũi điểm vào cây sà đá, từ từ y đặt chân xuống đất. Tả Văn Quyên đâm trúng Kim chung đạo trưởng một nhát nhưng cũng vì vậy mà thế thủ của nàng bị sơ hở, Hồ Mai đâu chịu để lỡ dịp may, đoản đao xẹt tới nhanh nhẹn vô cùng, rạch lấy một đường dài trên đầu vai Tả Văn Quyên. Hốt nhiên, tiếng gió lại nổi lên vù vù, lại có hai bóng người nhảy qua đầu hai đối thủ. Liền theo sau đó, một tiếng rú thảm vang lên lạnh mình, một bóng người đã rớt phăng xuống màn hắc vụ âm u trong sơn cốc. Thì ra người này bay qua đầu Hồ Mai và Tả Văn Quyên lúc hai chân vừa chạm đất lại đạp ngay người Kim chung đạo trưởng, trong lúc lúng túng và gấp gáp y vội lách mình né tránh nhưng lại hụt chân ngã lao xuống tuyệt cốc. Còn một người nữa chưa đặt chân lên cây xà đá nhưng mắt đã mục kích đồng bạn ngã xuống vực sâu nên hoảng hồn rụng rời tay chân, cả một hồi lâu sau y mới định thần. Kim chung đạo trưởng thương thế khá nặng nên đứng tựa vào vách đá vận khí điều tức, không dám mạo hiểm xông tới nữa. Tả Văn Quyên bị trúng một đao ở vai, trong lòng hết sức lo lắng cho sự an toàn của đệ đệ, trong lòng vô cùng bấn loạn, nàng không kể gì đến vết thương, vung mạnh thanh trường kiếm theo chiêu Hạc vũ trường không chận ngay dưới đoản đao của Hồ Mai, liền theo đó nàng lao cả người về phía đối phương. Hồ Mai kinh hãi rụng rời, vội vàng vận công thành thiết thủ buông ngay tấm thiết bài, vung năm ngón tay thành trảo thủ chộp lấy cổ tay trái Tả Văn Quyên, năm ngón tay y như năm móc câu sắc khiến Tả Văn Quyên cảm thấy trong người lực đạo mất tiệt, trường kiếm trong tay cầm không vững, rơi xuống tuyệt cốc. Hồ Mai tuy đã chế phục được Tả Văn Quyên nhưng diện tích quá hẹp, phía trước lại có Kim chung đạo trưởng chắn lối, đi lại thật không dễ, trong tay y lại nắm giữ Tả Văn Quyên, nên có vài phần nguy hiểm. Đối với y, Tả Văn Quyên hiện giờ là người còn lại của giòng họ Tả mà y bắt sống được cho nên y không buông tha nàng ngay, vạn nhất lại một thiếu niên sống sót lại trong họ Tả mà không vượt qua được Sinh Tử kiều hoặc nữa té xuống vực thẳm thì việc bắt sống Tả Văn Quyên là một công việc vô cùng trọng vọng, chín đại môn phái đã đứng chung tên truyền khắp giang hồ, lấy hai mươi bảy tuyệt kỹ để đổi lấy người trong nhà Tả gia thì quyết không khi nào lại đánh mất chữ tín hay nói cách khác, y có thể được hưởng phần thưởng ngang hàng với hòa thượng Thiếu Lâm, mỗi người chia học chín chiêu, hòa thượng tuy lấy được thủ cấp của Tả Giám Bạch nhưng y lại bắt sống được Tả Văn Quyên, có lẽ là người sót lại trong gia đình họ Tả cũng vậy. Kim chung đạo trưởng tựa lưng vào vách núi nghĩ ngợi giây lát đột nhiên lấy kiếm làm gậy chống lần đi về phía trước. Y tuy là người tu đạo nhưng lòng tham không đáy, lại còn ghê gớm hơn hẳn Hồ Mai rất nhiều, y không kể gì tới vết thương trên đùi, đuổi theo Tả Thiếu Bạch cho kỳ được. Cùng lúc ấy bóng người loang loáng, sáu bóng người cùng nhau nhảy lên cây xà đá, như sợ mất phần, người nào cũng nhảy vút qua đầu Hồ Mai. Lúc bấy giờ Tả Thiếu Bạch đã đi hết đoạn đường của cây xà đá, chân bắt đầu đặt lên thạch kiều, thống khổ quá độ khiến cho chàng không nhỏ một hạt lệ nào nữa, và chàng cũng xem thường chuyện sống chết, chàng chậm rãi di động gót chân ngang qua cây xà đá. Kim chung đạo trưởng đi hết cây xà đá, chỉ còn cách Tả Thiếu Bạch vài bước chứ không xa xôi gì, chỉ cần đặt chân xuống bước một vài bước dài, đưa tay ra là có thể nắm được Tả Thiếu Bạch nhưng vết thương ở chân y rất nặng, y không bước dài được. Y đưa trường kiếm lên thử thạch kiều, đến ngang tầm vai vừa hạ xuống thì hốt nhiên nghe đánh vèo một cái. Một người đã liều lĩnh nhảy qua đầu y lên thạch kiều. Một người vận kình trang, hữu thủ cầm cây đơn đao, chỉ thấy y khua tay lên rồi giơ tay trái ra định nắm lấy cổ áo Tả Thiếu Bạch. Kim chung đạo trưởng thấy vậy giận dữ nghĩ bụng: - Tên tiểu tử này núp ở sau lưng ta, để cho người ta mạo hiểm trước, kịp đến lúc ngon xơi thì nhảy tới cướp công, mi khôn quá! Y chưa nghĩ hết dòng tư tưởng thì đột nhiên lại nghe thấy một tiếng rú thảm thiết vang lên, tên đại hán nhanh nhảu kia đột nhiên bay người lên rớt xuống tuyệt vực. Kim chung đạo trưởng chột dạ, định thần nhìn kỹ chỉ thấy Tả Thiếu Bạch vẫn men theo thạch kiều mà thong thả đi về phía trước mặt, bóng dần khuất vào trong màn hắc vụ dày đặc, những tiếng kêu thảm thiết vang lên ở đằng sau lưng vẫn chẳng gợi lên một tý gì khiến chàng phải quay đầu ngó lại. Kim chung đạo trưởng thốt nhiên nghe thấy một giọng nói lạnh lùng đằng sau vọng tới: - Kim đạo huynh, ca ca của tại hạ tại sao lại rớt xuống vực? Kim chung đạo trưởng giận dữ nói: - Ta làm sao biết được? Giữa lúc ấy bỗng vang lên một tràng cười ha hả, tiếp theo là một giọng nói chen vào: - Nhị vị đừng có đứng ở đây mà cãi vã nữa. Liền theo tiếng nói chỉ nghe đánh vù một cái, một bóng người đã phi về tới đặt chân lên thạch kiều đuổi theo tới sau lưng Tả Thiếu Bạch. Kim chung đạo trưởng chợt thấy gáy lạnh lên, thanh kiếm ở phía đằng sau đưa tới chận ngay vào cổ, vang lên giọng nói lạnh lùng: - Gia huynh có phải đạo trưởng gia hại không? Giữa khi ấy lại rợn lên một tiếng rú. Đại hán đuổi theo Tả Thiếu Bạch đã lao mình tuốt xuống dưới đáy huyệt vực rồi. Dưới tuyệt vực, hắc vụ dày đặc cả vạn trượng. Đại hán rớt xuống đáy không còn trông thấy tông tích nữa. Kim chung đạo nhân tuy trong bụng rất căm giận nhưng lão tự biết rằng hiện tại đang kề bên cái chết, ngọn kiếm trong tay người kia chỉ khẽ đưa đi là lập tức đầu lìa khỏi cổ ngay, bởi vậy nên y cố nhịn, ôn tồn nói: - Nếu như không có điểm gì quá lạ thì sao đây lại có tên Sinh Tử kiều được? Chắc người kia cũng thấy một đồng bạn khác của y rớt xuống tuyệt vực không phải do Kim chung đạo trưởng ám toán, có lẽ y biết vậy nên thu ngay đơn đao về nói: - Tại hạ lỗ mãng, đối xử không phải với đạo huynh, chỉ dám mong đại độ dung thứ cho. Kim chung đạo trưởng cười nhạt chẳng nói năng gì. Chỉ bởi lúc này vì vết thương ở chân nên nội lực giảm sút đi rất nhiều, nếu như đứng ở chỗ địa thế quá hiểm ác hiện tại mà động thủ với đối phương chỉ sợ cùng lâm nguy đến tính mạng ráo, nghĩ vậy nên Kim chung đạo trưởng đành nuốt hận không mở miệng gây hấn phát tác đó thôi. Bây giờ đạo trưởng đôi mắt nhìn đã không còn trông thấy bóng Tả Thiếu Bạch. Quần hùng bao nhiêu người thấy hai người đồng bạn đang mạnh đang lành vô duyên vô cớ lại rớt xuống tuốt huyệt sâu vực thẳm nên ai nấy đều ớn lạnh trong lòng, không dám thử mạo hiểm, đồng thời toàn thể cứ đứng sững nhìn chứ không ai bước đi nữa. Hồ Mai đưa mắt nhìn một đầu thạch kiều lẫn trong màu vận vụ rồi nói: - Thật quá lạ! Nếu như trên thạch kiều mà quả có sự kiện kỳ quái thế sao tên tiểu tử họ Tả kia lại ung dung đi qua được như thế. Kim chung đạo trưởng là người đứng gần cầu nhất và là người trông thấy rõ nhất, y thấy người nào đặt chân lên thạch kiều tới bên làn hắc vụ là y như rằng rơi tuốt xuống vực ngay nên y xen lời nói: - Các hạ vốn có danh hiệu Phi Tẩu xưa nay khinh công cao tuyệt làm sao không thử lên cầu một phen xem thử như thế nào. Phi Tẩu Hồ Mai cười khan hai tiếng nói: - Tại hạ đã sanh cầm đứa con gái của Tả gia, nếu như nay các vị không sanh cầm được tên tiểu tử kia thì đại khái tại hạ có công là người duy nhất đã sanh cầm được một người sống thuộc họ Tả vậy. Kim chung đạo trưởng nói: - Hồ đại hiệp đã có ý muốn học cho được hai mươi bảy tuyệt kỹ của chín môn phái chúng tôi thế mà bây giờ đây lại không muốn ra tay ư? Phi Tẩu Hồ Mai nói: - Tại hạ đã bắt sống được một người thì thiết nghĩ cũng đã hơn người ta một bước, lẽ nào lại đi làm chuyện vơ đủa cả nắm vậy? Chợt một giọng nói the thé chen vào: - Tiểu tử ấy sở dĩ không gặp chuyện gì sơ nhở chắc là không có gì... Giọng nói này vừa nói đến đây tức thời có người cất tiếng khen: - Chuyện nói phải lắm, để tại hạ lên cầu xem sao. Lời vừa dứt, một đại hán thân hình nhỏ thó đã nhảy bay lên cầu. Y đứng thẳng người rồi thoạt tiên vận khí điều tức một hồi rồi sau đó mới từ từ đi tới trước. Y đi rất chậm, thêm nữa y lại dè dặt cẩn thận dị thường, mỗi muội bước đi của y bất quá chỉ di động thân hình được vài tấc đường, thật chẳng khác nào như đối diện với vực thẳm, như đặt chân lên làn băng mỏng. Quần hào ai nấy trố mắt cả ra nhìn xem sao, hy vọng nhờ vào hành động của người đó để tìm ra nguyên nhân tại sao có thể ngã xuống tuyệt vực được. Chỉ thấy khi chân người đó vừa đặt vào chỗ có hắc vụ thì thốt nhiên hét lên một tiếng chói chang đinh tai nhức óc và lao thẳng người xuống thâm cốc. Quần hào ai nấy đều đã trố mắt cả ra nhìn mà vẫn không thấy đầu mối ở đâu cả thì đều hãi hùng. Phi Tẩu Hồ Mai bỗng cất tiếng nói: - Lão hủ có một kế trông lẫn cho nhau định đem ra thử. Kim chung đạo trưởng nói: - Hồ huynh có rất nhiều biện pháp sao không tự thử xem? Hồ Mai nói: - Nếu như đạo huynh chịu thì tại hạ sẽ xin hầu tiếp. Kim chung đạo trưởng cười nhạt nói: - Bần đạo tuy đã bị thương nhưng tự tin là vẫn có thể hầu tiếp Hồ thí chủ ở điểm dõng khí, nhưng không hiểu thí chủ có kế gì hay, bần đạo xin được nghe cao kiến? Lúc bấy giờ bao nhiêu cao thủ theo dấu Tả Giám Bạch đều đã đứng cả trên cây xà đá, ai nấy đều hết sức lắng tai nghe. Phi tẩu Hồ Mai nói: - Cây Sinh Tử kiều kia, mấy chục năm nay đã có không biết bao nhiêu là nhân vật võ lâm táng mạng ở dưới đó, nhưng giờ đây tên tiểu tử họ Tả lại bình yên đi qua một cách thung dung, vậy bên trong nhất định phải có chỗ ảo diệu, chỗ sơ hở. Hốt nhiên có một giọng nói lạnh như băng tuyết đỡ lời: - Điều này khỏi cần nói, ai ở đây mà chẳng được mắt thấy tai nghe? Hồ Mai quay đầu nhìn lại, chỉ thấy một người toàn thân vận đồ đen, da mặt xanh bủng, ở trên má trái có một nốt ruồi to bằng đồng tiền, trên vai dắt một thanh kiếm đuôi thỏng tua vàng, người này đứng ngay sau lưng. Hồ Mai chột dạ nghĩ bụng: - Người này không hiểu đến từ lúc nào? Thì ra trong đám người đuổi theo Tả Giám Bạch vốn không có mặt người lạ này, và cũng không hiểu sao y lại vượt được đám quần hào để tới cây xà đá hiểm ác chắn đường. Phi tẩu Hồ Mai sau khi giật nẫy mình rồi lại cười lên ha hả nói: - Tại hạ tưởng ai chẳng dè lại là Tề huynh đã giá lâm tới nơi này! Người mặc đồ đen nhếch mép cười nhạt nói: - Hồ huynh chẳng cần phải khách sáo, tại hạ đang đợi để nghe cao kiến. Phi tẩu Hồ Mai vốn tự phụ võ công cao cường không coi ai vào đâu, ngay cả hòa thượng Thiếu Lâm và Kim chung đạo trưởng y cũng không để trong tầm mắt, nhưng giờ đây đối với người lạ mặt này y lại phập phồng cung kính, y sẽ đằng hắng vài tiếng rồi nói: - Ý kiến của huynh đệ là cho một người mạo hiểm qua cầu... Kim chung đạo trưởng với Phi Tẩu Hồ Mai vốn không ưa gì nhau cho nên tưởng được dịp công kích đối phương, Kim chung đạo trưởng liền cắt ngang nói: - Người lên cầu hẳn là Hồ thí chủ chứ còn ai vào đây nữa phải không? Hồ Mai gượng cười nói: - Ai lên trước cũng vậy thôi, người mạo hiểm lên cầu trước đó ngang lưng sẽ buộc chặt một sợi dây mà một đầu dây sẽ buộc vào mình một người khác, nếu như người đi đầu mà trợt ngã thì ít nhất người đi gần y nhất sẽ mang toàn lực ra tiếp cứ để khỏi cảnh chính mình cũng bị lôi kéo theo xuống vực. Người vận đồ đen lạnh lùng nói: - Đúng vậy, tuy không cao minh cho lắm nhưng cũng có thể dùng thử được. Kim chung đạo trưởng nói vào: - Bần đạo bị thương không nhẹ, khó bề lên cầu, nếu như phải người võ công xoàng thì chỉ tổ hỏng việc, tốn công vô ích, hiện tại người đáng được tuyển chọn nhất theo ý bần đạo là Hồ thí chủ đấy, Hồ thí chủ đã có công phu khinh công siêu tuyệt lại còn có trí mưu tùy cơ ứng biến được. Hồ Mai cười nhạt nói: - Nếu như huynh đệ là người lên cầu thì người cứu ứng hẳn phải là đạo trưởng có phải thế không? Kim chung đạo trưởng đáp: - Bần đạo xin rất vui lòng đảm đương. Hồ Mai được người trên giang hồ ban tặng cho danh hiệu Phi tẩu là đi như bay, quả thật y cũng có một thân khinh công tuyệt luân. Đứng trước bao nhiêu con mắt nhìn vào, y tuy rõ biết tình thế vô cùng hung hiểm nhưng không thể mở miệng nói hai tiếng không được, y khổ sở trong lòng nghĩ bụng: - Ta đưa ra ý kiến khốn khổ này chẳng dè lại tự hại thân mình. Nghĩ rồi, y đưa nhanh tả thủ ra điểm vào hai huyệt đạo trên người Tả Văn Quyên vừa nói: - Xin phiền Tề huynh vậy. Người vận đồ đen quét cặp mắt lạnh lùng nhìn mặt Hồ Mai một cái nói: - Hồ huynh nói ra đi xem tại hạ có làm được không? Phi tẩu Hồ Mai nói: - Ngoài Tề huynh ra thiết nghĩ hiện tại chỉ sợ không có ai làm được việc này. Giọng nói ngưng một chút rồi tiếp: - Huynh đệ muốn xin nhờ Tề huynh làm một người chứng nếu vạn nhất mà huynh đệ và Kim chung đạo huynh cùng gặp phải chuyện bất trắc, vì huynh đệ sanh cầm được vị Tả cô nương đây xin gởi Tề huynh, chín đại môn phái đứng chung tên truyền văn ra giang hồ nói rõ việc truyền hai mươi bảy môn tuyệt kỹ cho người nào bắt sống được Tả Giám Bạch, việc này khắp giang hồ đều biết rõ, hiện thời con a đầu này là người sống sót duy nhất trong Tả gia thì dẫu cho cửu đại môn phái có tìm lời mượn cớ thoái thác không chịu giữ đúng như lời hứa, nhưng cũng không thể không truyền cho được một tuyệt kỹ. Người mặc đồ đen vẫn chẳng vui lên một chút nào, y vẫn khó đăm đăm lạnh lùng nói: - Điều này tại hạ đa tạ. Hồ Mai lại nói: - Còn một chuyện nữa muốn xin phiền Tề huynh. Hắc bào nhân nói: - Nói đi. Hồ Mai quắc mắt nhìn thẳng vào mặt Kim chung đạo trưởng gằn giọng nói: - Nhờ đạo huynh hãy trao báu kiếm trong tay cho Tề huynh giữ cho để khỏi xảy ra cái cảnh lúc tại hạ rớt xuống cầu đạo huynh liền cắt đứt dây buộc. Kim chung đạo trưởng cười gượng gạo nói: - Trước bao nhiêu con mắt của quần hào ở nơi đây theo dõi, lẽ nào bần đạo lại đi làm chuyện đốn mạt chặt đứt dây cho được? E Hồ thí chủ lo quá xa chăng? Hồ Mai nói: - Biết người thì biết mặt mũi chứ đâu biết lòng, tại hạ bất đắc dĩ phải đề phòng chứ không quá lo nghĩ. Hắc bào nhân bỗng vung mạnh tay ra chụp cứng lấy cổ tay Kim chung đạo trưởng nói: - Lời Hồ huynh nói chắc không quá đòi hỏi, đạo trưởng nên giao binh khí thì hơn. Kim chung đạo trưởng cảm thấy những ngón tay móc lấy cổ tay mình cứng như thép mà hiện tại y đang bị thương rất nặng không thể kháng cự được nên đành phải từ từ buông trường kiếm. Hồ Mai nắm cứng người Tả Văn Quyên giao sang cho người vận đồ đen, nói: - Nhất thiết mọi chuyện xin phiền Tề huynh. Nói đến đây, y lấy trong mình ra một sợi dây tơ trắng, nói tiếp: - Sợi dây tơ này có thể treo được một vật nặng ngàn cân, đạo huynh dẫu có chưởng lực hùng hồn cũng không thể nào chỉ bằng nguyên chưởng lực mà làm đứt được. Kim chung đạo trưởng đưa tay ra nói: - Trao sợi dây tơ cho bần đạo nào! Hồ Mai nói: - Không dám phiền. Dứt lời, y cột sợi dây vào người trước rồi cười nói: - Dây trên người đạo huynh cũng sẽ do tại hạ cột, đạo huynh nghĩ sao? Kim chung đạo trưởng hối hận nghĩ bụng: - Tên này gian ngoan quỷ quyệt quá, ta đẩy y lên thạch kiều, hóa ra lại mua hung hiểm vào người, thật giận! Nghĩ vậy, nhưng lão cũng đành phải ưởn ngực nói: - Vạn nhất tại hạ gặp chuyện bất hạnh, có đại huynh xã thân hầu tiếp thì có chết tại hạ cũng không than tiếc. Dứt lời, y đưa nhanh song thủ lên cao để cho Hồ Mai buộc dây vào người thành ba vòng ở nơi bụng rồi cuối cùng mới thắt hai nút thật chặt. Kim chung đạo trưởng ngầm lấy hơi, bất kể đến thương thế đang đau, hai chân đứng bám vào đất thật chặt, lưng tựa vào sát vách núi, dõng dạc nói: - Hồ thí chủ có thể đi được rồi đấy. Phi tẩu Hồ Mai rút đao cầm ở tay phải, tay trái cầm cuộn dây trong tay trao cho Kim chung đạo trưởng rồi cười nói: - Đạo huynh từ từ thả dây ra, hiện tại chúng ta đã là anh em bất đồng sinh nhưng đồng tử cùng chung sống chết rồi đấy. Nói rồi y cất mình nhảy lên thạch kiều. Kim chung đạo trưởng tuy chưa đặt chân lên cầu nhưng trí óc lại khẩn trương hơn kẻ lên cầu nhiều. Cây Sinh Tử kiều ở trong võ lâm đã vang ác danh, phàm những người đặt chân lên ấy xưa nay chưa từng nghe thấy nói có ai trở lại, vừa rồi chính mắt y lại còn thấy hai ba cao thủ võ lâm bỗng dưng vô duyên vô cớ ngã xuống dưới tuyệt cốc. — dưới tuyệt cốc, hắc vụ cứ đùn lên ngùn ngụt, âm u, thêm nữa lúc này ở trong màn sương mù hung hiểm lại thỉnh thoảng phát ra những tiếng động ùng ục làm thành một cảnh tượng huyền bí dễ sợ, không thể nào dò cho cùng được. trong lòng Kim chung đạo trưởng giờ đây đã rủ liệt vì hãi hùng rồi. Kim chung đạo trưởng cố nhịn đau bởi vết thương ở chân, vận hết toàn thân công lực đứng thật vững, trợn trừng mắt nhìn chằm chặp theo từng bước chân của Phi tẩu Hồ Mai. Phi tẩu Hồ Mai bị Kim chung đạo trưởng nói lời khiêu khích nên trong lúc nóng nảy liều găng gây thành cục diện khẩn trương như hiện tại. Y đành bất đắc dĩ phải cố làm ra vẻ ngang nhiên đạp chân lên thạch kiều, ngầm vận công lực chầm chậm tiến tới. Chợt một ngọn gió lạnh buốc thổi tạt vào mặt khiến y dừng ngay chân lại một cách tự nhiên. Lúc bấy giờ y đã đi gần tới chỗ tiếp cận màn hắc vụ trầm trầm đầy vẻ khủng bố. Y phát giác ra một điều là vùng hắc vụ trùng trùng ấy giống như một giòng nước sôi sục trong một cái chảo gang đang bị một luồng khí lưu động thật gấp bịt kín lại, từng lúc dập dềnh, trồi lên sụt xuống. Chỉ bởi vì quầng vụ đó khí trồi lên sụt xuống với tốc độ quá mau nên nếu đứng ở chỗ hơi xa một chút dẫu có con mắt thật tốt cũng khó mà nhận biết ra. Y cố phóng tầm mắt nhìn xem có bóng dáng Tả Thiếu Bạch đâu không nhưng hắc vụ dày như bức màn đen đậm chẳng trông thấy gì cả. Tình cảnh này khiến cho Hồ Mai nức lòng háo thắng, y nghĩ bụng: - Tên tiểu tử họ Tả còn ngang nhiên qua được, tại sao ta lại không có thể làm như vậy được? Hào khí bỗng nảy sinh, y liền khoa chân xông vào trong màn hắc vụ. Y là người gian ngoa xảo quyệt, thấy nhiều biết rộng nên khi chân trái nhấc lên thọc vào trong màn hắc vụ thì đồng thời y mang hết trọng lượng trên người đặt ở chân sau, cho nên chân trái y nhẹ nhàng thò vào trong màn hắc vụ đầy khủng bố. Y cau mày lại, mồ hôi trán nhỏ giọt, cảm thấy chân trái chạm vào một luồng khí lạnh, buốt cóng chẳng khác gì tra chân vào vùng băng tuyết. Trong khi đó, một cơn gió nhẹ từ trong màn hắc vụ dày đặc tạt ra thổi hắt vào tay áo y. Giây lâu, y định thần thấy không có gì khác lạ xảy ra, đối với một người có một thân võ công siêu tuyệt như y mà vừa rồi phải hoảng sợ hoàn toàn, thần hồn nát thần tính. Đã lấy lại được tự tin, Hồ Mai nhẹ nhàng đặt chân lên thạch kiều, quả nhiên y không thấy có cảm giác gì lạ thường. Bây giờ thì vững bụng lắm rồi, Hồ Mai ngoảnh đầu nhìn lại đàng sau, với vẻ ngạo nghể, ý quét một cái nhìn lạnh lùng qua mặt quần hào, chỉ thấy mấy chục con mắt đều nhìn sững vào mặt y, trong khoảng chớp mắt ấy, y thống khoái cảm thấy vinh quang đã lên tới tột độ, nghĩ bụng: - Cây Sinh Tử kiều danh chấn thiên hạ thì ra cũng chỉ xoàng như thế này thôi. Trong lúc nghĩ bụng, chân phải y đã từ từ giơ lên thò vào trong màn hắc vụ. Lúc bấy giờ kể như toàn thân y đã rơi hẳn vào trong màn hắc vụ giăng kín thạch kiều. Cây Sinh Tử kiều sung mãn những chết chóc cùng khủng bố giờ đây đã để mất ấn tượng đáng sợ trong lòng Phi tẩu Hồ Mai. Y chậm rãi di động thân hình bước tới trước hai bước. Trong màn hắc vụ, ngoài luồng gió hàn băng buốt cóng tận xương tủy ra không còn cảm giác nào khác lạ quá nên y chẳng sợ hãi gì nữa, gan mật hăng hái lên rất nhiều. Thốt nhiên một luồng khí xoáy thật nhẹ thổi hắt từ trong màn hắc vụ chẳng khác một trận lãnh phong thốc lại. Hồ Mai đẩy nhẹ tả thủ, phát ra một luồng âm kình chận đứng luồng khí trên, tức thời trong đám hắc vụ nồng nặc bỗng dậy lên một trận phong ba mãnh liệt, uy lực thiên nhiên đã phát tác! Một chưởng của Hồ Mai nhẹ đẩy ra tợ châm ngay ngòi nổ vẫn ngầm phục sẵn của uy lực đại tự nhiên, một trận cuồng phong ào ạt hừng hực vọt lên trong hắc vụ dày đặc như bài sơn đảo hải ầm ầm quật tới. Đại lực lượng này quyết không phải sức một người chống cự được, Phi tẩu Hồ Mai chỉ cảm thấy bị một luồng lốc mạnh mẽ cực cùng cuốn thốc đi, người y không còn tự chủ được, văng tuốt xuống phía dưới thạch kiều. Một tiếng thét chát tai đột ngột vang lên phá tan bầu không khí tịch mịch của không gian. Kim chung đạo trưởng chỉ thấy sợi dây buộc vào người ông phóng thẳng xuống tuyệt cốc nên trong lòng hoang mang cực độ. Hắc y nhân đột ngột đưa tay ra nắm chặt sợi dây, ngầm vận kình lực nói: - Tại hạ giúp các hạ một tay! Liền theo đó những người đứng bên cạnh Kim chung đạo trưởng đều ùn ùn đưa tay nắm sợi dây đang từ từ chìm xuống, họ đều là đệ nhất lưu cao thủ trên giang hồ nay hợp sức nhau lại xuất thủ, lực đạo không dưới mấy thiên cân. Thế mà kỳ quái, họ vẫn cảm thấy một dòng kình đạo rần rần không ngớt truyền từ sợi dây thừng từ phía dưới lên, quần hào võ lâm nắm sợi dây đều thảng thốt, mặt mày biến sắc, ai nấy đưa mắt nhìn nhau mấy cái rồi cùng hè sức toàn lực kéo rõ mạnh. Kình đạo rần rần trên sợi dây đột ngột yếu dần, đầu dây trong tay quần hào thốt nhẹ đi quá nhiều so với sức nặng lúc ban đầu. Dần dà toàn thể quần hào đã tận mắt thấy Phi tẩu Hồ Mai cứng đơ ở một đầu dây kia. Kim chung đạo trưởng hú vía, nhẹ thở ra nghĩ bụng: - Nguy quá, nguy quá, nếu như không có bao nhiêu người ở đây xuất thủ trợ lực thì giờ phút này chỉ sợ rằng ta đã sớm bị luồng sức kéo của Hồ Mai lôi xuống kéo phăng đi luôn vào dưới tuyệt cốc âm u dày đặc hắc vụ này rồi chứ không sai. Lúc bấy giờ mà hắc vụ vẫn di động không ngừng, mà Sinh Tử kiều vẫn đứng sừng sững ngạo nghể trong đám sương mù đen kịt trong khi Hồ Mai chẳng còn là con người lanh lẹ đầy mưu thần chước quỷ nữa, mặt y xanh dớt như tàu lá, toàn thân cứng đơ tợ như đã sớm tuyệt khí chết rồi. Người mặc đồ đen đột ngột xuất thủ điểm vào mấy huyệt đạo trên người Hồ Mai, thốt nhiên y lại nhìn vào mặt Kim chung đạo trưởng nói khan: - Chúng ta xuất thủ cứu đạo trưởng, bây giờ đạo trưởng mang thi thể của y dời khỏi tức khắc hiểm địa này. Nói đến đây, không dợi Kim chung đạo trưởng trả lời, hắc y nhân liền cắp Tả Văn Quyên lui nhanh lại sau trước. Quần hào được tận mắt thấy Phi tẩu Hồ Mai gặp biến trong bụng đã sớm hãi hùng còn đâu can đảm mà mạo hiểm liền cũng chẳng hẹn mà cùng rùng rùng men theo cây xà đá thụt lui. Xem ra chỉ khổ cho Kim chung đạo trưởng, vết thương ở chân y đã kỳ nặng chưa có thì giờ băng bó lại, giờ đây lại còn phải vác cái xác cứng như khúc gỗ của Hồ Mai, trong lòng cứ hậm hực không thôi, chẳng làm sao thốt ra lời được. Quần hào đã rút lui ra khỏi cây xà đá nằm bên vách núi chót vót, bây giờ người mặc đồ đen mới lạnh lùng tiếp:- Giờ đây có thể ném y xuống được rồi, xem có thể cứu được không cho biết?Người này có khuôn mặt khô dài như thể được phết lên một làn sương lạnh, chỉ cần đưa mắt nhìn độ hai cái là thấy ớn lạnh hãi hùng rồi. Đứng trước cái lối sai xử hách dịch của y, quần hào không một ai dám hó hé phản đối qua một câu hay bằng một cử chỉ. Cuối cùng chỉ có hòa thượng Thiếu Lâm thân hình cao lớn hình như không thích thái độ cuồng ngạo của hắc y nhân cho nên một mình lão lẫn ra xa hơn trượng ngửa mặt lên dòm trời. Kim chung đạo trưởng từ từ sẽ đặt Phi tẩu Hồ Mai xuống đất, thở phào nhẹ nhỏm rồi xé ra một mảnh đạo bào băng bó vết thương lại cẩn thận. Hắc y nhân dùng tả thủ nhấc cổ áo Phi tẩu Hồ Mai, hữu chưởng đánh bốp một tiếng vỗ vào gáy Hồ Mai, liền theo đó lại vuốt lên mười mấy huyệt đạo trên người y. Hai con mắt nhắm nghiền của Hồ Mai đã từ từ động đậy, trái tim tinh chỉ của y cũng bắt đầu đập. Hắc bào nhân đưa hữu chưởng nhẹ nhàng ấn xuống đỉnh đầu Hồ Mai, một luồng hơi nóng theo đó dồn xuống xâm nhập vào trong huyệt đạo của Hồ Mai. Bỗng Phi tẩu Hồ Mai thở dài sườn sượt mở hai mắt ra. Hắc bào nhân lạnh lùng nói: - Hồ huynh giao vị cô nương này cho tại hạ, tại hạ đã cứu mạng Hồ huynh, như vậy cũng đủ gọi là có báo đáp rồi?Phi tẩu Hồ Mai biết kỹ rằng nếu như y già mồm biện luận dằn dai hoặc để lộ vẻ bất mãn thì đối phương chỉ cần khẽ đẩy tăng nội lực vào lòng bàn tay là lập tức huyệt đạo ở thiên linh cái của y nát tan ngay. Người này ở trên giang hồ xưa nay vẫn nổi tiếng là tàn độc khủng khiếp. Hai chục năm trở lại đây trên giang hồ các nhân vật võ lâm táng mạng dưới bàn tay lão không biết bao nhiêu mà kể nữa. Hồ Mai sức nhớ đến việc y phải khổ đấu, chua lắm mới sanh cầm được người con gái họ Tả, đang tính dùng nàng để đổi lấy việc học tuyệt kỹ của chín đại môn phái. Chẳng dè hóa ra mừng hụt, trong lòng y rất đổi không vui nhưng ngoài miệng không dám thốt lời, y cố nén cơn giận nói: - Tề huynh nói không sai, chính phải như thế mới gọi là công bình. Hắc bào nhân từ từ thu hữu chưởng ấn trên đầu Hồ Mai về nói: - Nếu đã như vậy, tại hạ xin kiếu ở đây vậy. Nói rồi y nhanh nhẹn xốc Tả Văn Quyên lên tung mình nhảy vụt đi, người đã vèo xa hơn một trượng, y nhảy liền thêm mấy cái nữa đã mất tăm tích, không còn trông thấy bóng hình đâu nữa. Mấy chục con mắt đổ dồn vào nhìn người mặc đồ đen nhưng không một ai dám cả gan ngăn trở y cả. Phi tẩu Hồ Mai chậm rãi đứng thẳng người dậy, nhặt thanh trường kiếm hắc bào nhân ném dưới đất huy động liền mấy đường. trường kiếm lóe lên liên hồi chặt đứt sợi dây buộc trên người y, xong đâu đấy, y trở ngược mũi kiếm đưa đốc kiếm vào tay Kim chung đạo trưởng nói: - Tại hạ phen này thoát chết là nhờ tay đạo huynh. Chúng ta mãi mãi không quên nhau, thế nào mai này cũng còn có dịp gặp gỡ, tại hạ giờ đây xin phép đi trước một bước. Y tung mình lao đi như bay, thực đúng với danh hiệu Phi tẩu mà giang hồ ban tặng. Hồ Mai đi rồi, quần hào mới đưa mắt dáo dác tìm kiếm hòa thượng Thiếu Lâm, mới hay hòa thượng cũng đã bỏ đi đâu mất từ hồi nào. Quần hào lại ngước mắt nhìn cây Sinh Tử kiều nhưng thấy hắc vụ mênh mông nên chẳng có ai dám cả gan mạo hiểm vào chốn đầy khủng bố tử vong đó nữa. ****Hãy nói Tả Thiếu Bạch miên man đạp chân lên Sinh Tử kiều. Chàng chậm rãi lần bước đi tới trước, cảnh nhà tan cửa nát, phụ mẫu đều bị chết thảm, bao mối thương tâm thống khổ ấy dày vò khiến chàng tan nát cả cỏi lòng, trí óc chàng trở nên trơ trơ. Chàng chỉ còn nhớ được chỉ độc mỗi việc, ấy là qua cho được Sinh Tử kiều. Màn hắc vụ lưu động dưới cây cầu thốc lên những làn hàn phong từng hồi hất tung tay áo chàng phần phật. Trong lúc ấy chàng càng đi, thân cầu càng chúc xuống, màn hắc vụ bao vây lấy toàn thân chàng, hàn khí chàng gia tăng, sức rét buốt cắt da. Cảnh tượng hãi hùng đáng sợ ấy chẳng khiến được Tả Thiếu Bạch phải chú ý, chàng cũng chẳng buồn vận khí để ngự hàn, ngay cả ý niệm phải chống chọi với uy lực của thiên nhiên chàng cũng không có nữa. Bây giờ chàng đã bơ phờ, tan nát cõi lòng, thần trí phiêu diêu, chàng đã chẳng còn thấy sự chết chóc là đáng sợ, đến nổi một ngọn núi sừng sững cao chọc mấy mù bỗng sầm đổ trước mặt, chàng cũng không màn tới né tránh. Cái tướng đi chậm rãi mất hồn, mất vía của chàng lại hóa ra trùng hợp với chiều lưu chuyển của luồng khí ghê gớm. Luồng khí lưu này vô cùng quái lạ, nó được hình thành do hình thế núi trùng trùng điệp điệp chạy dài cả ngàm dặm và một luồng ám lưu ở dưới tầng đất. Luồng ám lưu ở dưới tầng đất khi đến địa phận tuyệt cốc thì bạo xuất khỏi mặt đất, cứ như thuận theo chiều mà lưu chuyển ào ạt như nước vỡ bờ, nhưng rồi nó lại bị mấy chân vách núi vòng cao ngút ngàn chắn mất đường cho nên phải bật văng thổi ngược trở lại tạo thành luồng xoáy lưu kỳ quái hiện tại. Trong khi ấy, luồng khí lưu thổi men theo thế núi bị hai dãy núi ở hai bên mép chèn ép thêm bị vách đá cong queo ngăn chặn liền vào hợp với luồng ám lưu ở dưới mặt đất, cả hai bị luồng gió thổi lộng ở trong sơn cốc thốc lên gây thành màn hắc vụ lưu động trong tuyệt hắc, thế núi cong queo suốt năm có qui luật ngăn chận luồng lưu khí tập thành một luồng &quot;hồi tiền phong&quot;. Luồng hồi tiền phong kỳ dị này lưu động theo luồng khích lưu ở dưới đáy cốc, càng đi lên nó lại chàng tan loãng dần đi. Thế nhưng, luồng gió loãng tan khinh vi này lại chất chứa một uy lực mạnh vô song, nếu như gặp phải một trở lực thì uy thế của nó tức thời tăng cường dễ sợ, nếu như người bị đụng đầu với nó mà không chú ý tới, cứ mặc cho nó xoay theo qui luật trong trong suốt năm của nó thì không sao cả, nhược bằng hoảng hốt hay tự thị võ công cùng sức mạnh vận sức kháng cự thì oai lực tự nhiên càng ghê gớm hãi hùng, cho nên thứ oai lực của đại tự nhiên này không phải là chuyện sức người có thể dùng võ công kháng cự được. Tả Thiếu Bạch trong lòng quá nỗi đau đớn về cái chết thê thảm của phụ mẫu và trưởng huynh lâm nạn, chàng miên man đi không chú ý đến cảnh tượng chung quanh hóa nên cuối cùng lại vượt qua được Sinh Tử kiều hết sức bình yên trong khi Sinh Tử kiều là chốn hung hiểm vô cùng. Phía bên kia cầu cảnh vật hiện ra khác lạ hẳn. Một dãy núi vây bọc lỳ một khoảng đất bằng phẳng rộng hàng trăm mẫu. Đâu đâu trên mảnh đất này cũng thấy tươi tốt những hoa, một vùng sặc sỡ, mấy khóm trúc thanh bai mọc lẫn lộn trong rừng sơn hoa. Trong khoảnh khắc mới mẻ này hẳn nhiên phải có người, bởi vì thấy có dấu vết khai phá, có ruộng vườn trồng đủ ngũ cốc và rau cải. Dãy sơn hoa sặc sỡ rực đỏ và rau cải, ngũ cốc vẫn chưa lôi cuốn được sự chú ý của Tả Thiếu Bạch, chàng vẫn miên man bước đi như người không hồn. Khi ấy, dưới một gốc cây hồ đào cao lớn có một ông già râu tóc bạc phơ ngồi. Trước mặt ông lão kê một cái bàn, trên bàn bày bốn cái đĩa thức nhắm, một chén rượu, một đôi đũa. Ông lão tự rót rồi ngồi uống một mình vẻ mặt hớn hở đầy tự đắc. Lúc bấy giờ Tả Thiếu Bạch đi ngang qua bên cây hồ đao thản nhiên như chẳng hay biết chuyện gì dưới gốc cây có người ngồi, chàng cứ nhìn thẳng về trước mà đi không ngó ngang ngó dọc, không nhìn quanh quất. Dáng điệu lạnh lùng của chàng trái lại khiến cho lão nhân đâm ra hiếu hỳ, lão đằng hắng mấy tiếng gọi giật giọng: - Tiểu tử, tiểu tử kia! Tả Thiếu Bạch ngây ra như chưa nghe, chàng vẫn cứ chậm rãi lần bước đi tới. Lão nhân cau mày đột ngột công tay búng cái tách, một luồng chỉ phong cực lợi hại vọt thẳng tới đánh trúng ngay đầu gối phải nơi huyệt Khúc tuyền của Tả Thiếu Bạch. Lão nhân vẫn tưởng cái búng tay của lão chỉ dùng có ba thành công lực, chưa hẳn đã có thể đánh trúng đối phương mà dẫu có đánh trúng cũng chưa hẳn đã đả thương y, chẳng dè chân phải Tả Thiếu Bạch bị trúng chỉ phong tức thời quị ngay xuống, chàng ngã bổ xoài ra đất. Thần trí của Tả Thiếu Bạch đang ngơ ngẩn mê man bị trúng chỉ phong của lão nhân bỗng sực tỉnh hẳn. Chàng ngoái cổ nhìn, chỉ thấy một lão nhân râu tóc bạc phơ cất bước đi lại. Bất giác chàng thở dài nghĩ bụng: - Ta đã đi qua được Sinh Tử kiều kể như vậy cũng đã không đến nỗi phụ với mạng lệnh của phụ mẫu, giờ đây có phải chết trong tay lão nhân này thì lại chàng sớm gặp gia nương, trưởng huynh nơi hoàng tuyền. Nghĩ vậy, chàng nhắm chặt hai mắt, chẳng thèm nhìn đến lão nhân. Thần trí mê loạn của chàng tuy đã tỉnh ra nhưng vẫn chưa hoàn toàn tỉnh táo hẳn cho nên chàng vẫn chưa hiểu hết được ý nghĩa những lời dặn đi dặn lại của phụ mẫu kêu chàng phải vượt qua cho được cây Sinh Tử kiều. Lúc đó bỗng nhiên chàng cảm thấy chỗ huyệt đạo nơi chân phải bị vỗ đánh chát một cái, huyệt đạo đang bị khóa tức thời được giải khai. Tả Thiếu Bạch mở choàng mắt, nhìn thấy lão nhân mỉm cười hiền hòa đứng ngay bên người chàng, xem thái độ của lão nhân không có vẻ gì là ác ý. Tả Thiếu Bạch từ từ ngồi dậy, đưa mắt nhìn xung quanh thở ra một hơi dài nói: - Lão bá bá, tại sao lão bá bá không giết cháu? Lão nhân cười nói: - Tiểu tử tuổi non choẹt này, việc gì lão phu lại phải giết nhà ngươi mới được chứ? Tả Thiếu Bạch nói: - Trong suốt tám năm trời nay, vãn bối chỉ toàn gặp những người muốn giết sạch cả nhà vãn bối. Lão nhân thôi cười nói: - Có chuyện này sao? Thiếu Bạch đỡ lời: - Vâng, không sai một chút nào! Cho nên vãn bối mới lấy làm lạ tại sao bá bá điểm huyệt cháu rồi lại giải? Lão nhân nói: - À! Chuyện này tại nhà ngươi không nghe lời lão phu nên lão mới điểm huyệt đấy thôi, chúng ta không thù không oán, cho nên ta giết nhà ngươi làm gì, hà huống trong một đời lão phu, trừ hai bận lỡ tay đả thương hại người ra thì chưa từng sát hại ai bao giờ cả. Thiếu Bạch chậm rãi đứng thẳng người lên hỏi: - Đây là đâu bá bá? Cháu đi như vậy đã hết Sinh Tử kiều chưa? Lão nhân đáp: - Địa phương này không có tên gọi, lão phu tự đặt cho nó tên là Vong ưu cốc, ha ha, bất luận người nào có thể tới được đây thì rồi cũng sẽ hết lo nghĩ, phiền não. Nếu như nhà ngươi không đi qua được Sinh Tử kiều thì làm sao mà tới chỗ Vong ưu cốc này cho được. Cảnh chết thảm của phụ mẫu bỗng hiện ra trong đầu Thiếu Bạch, chàng hơi choáng váng người thở dài nói: - Tuy thế, tuy đã đặt chân lên Vong ưu cốc nhưng vãn bối vẫn không thể nào quên đi được mối thù của phụ mẫu, trưởng huynh và tỷ tỷ! Lão nhân nói: - Thế nào? Cả gia đình ngươi đều bị người khác giết rồi? Thiếu Bạch đáp: - Dạ đúng như vậy, gia đình cháu cả thảy năm người, hiện tại đại khái chỉ còn có một mình cháu mà thôi. Lão nhân không nén được một tiếng thở dài nói: - Tiểu tử đáng thương thật, tại sao người ta lại muốn giết hại phụ mẫu, trưởng huynh và tỷ tỷ ngươi? Thiếu Bạch nói: - Đây là một công án trong võ lâm, phụ mẫu vãn bối bất quá bị người mưu hại cho nên mới sa chân vào chỗ thị phi khiến nhà tan cửa nát. Lão nhân nói: - Lệnh tôn và lệnh đường không hiểu bị người nào sát hại và sát hại ở chỗ nào? Thiếu Bạch đáp: - Ngoài chín đại môn phái còn có tứ môn, tam hội và người của lưỡng bang. Vô số cao thủ ấy chỉ muốn giết cho kỳ được người nhà họ Tả vãn bối mới cam nguyện. Hừ, gia nương bị sát hại ở chỗ gần Sinh Tử kiều, vãn bối phải tìm họ để trả thù cho gia nương. Lão nhân nói: - Việc báo thù để sau sẽ nói lại, hiện tại đầu óc nhà ngươi vẫn còn chưa tỉnh táo hẳn, vậy trước hãy nghỉ ngơi một lúc, đợi khi trí óc thật là tỉnh táo chúng ta sẽ nói lại chuyện cũ. Thiếu Bạch nói: - Đa tạ lão tiền bối có lòng lo lắng cho. Lão nhân nhanh như điện chớp, thò tay ra nắm chặt lấy mạch huyệt ở cổ tay phải của Thiếu Bạch rồi nói: - Đi, ta đưa nhà ngươi tớ chỗ mái tranh của ta. Thiếu Bạch bị nắm huyệt đạo ở cổ tay phải, dầu cho không có muốn đi cũng không thể được nên đành để mặc cho lão nhân lôi tới túp lều tranh của lão. Hai người đi vào trong nhà thì lão nhân mới dùng song thủ nhấc bổng người Thiếu Bạch đặt lên một cái chõng, liền theo đó lại điểm ngay vào thụy huyệt trên người chàng, nói: - Nhà ngươi hãy ngủ kỹ đi một giấc.Nói rồi lão nhân chậm rãi quay ra ngoài. Thiếu Bạch trong trí rất sáng suốt nhưng thụy huyệt bị điểm, chàng dẫu có miệng cũng khó nói nên lời, hai ní mắt chàng không còn tự chủ được từ từ nhắm nghiền lại, chàng thiếp đi trong giấc ngủ triền miên.Không biết bao lâu thời gian đã qua đi, trời đã tối đen. Thiếu Bạch tỉnh dậy giương mắt nhìn quanh, chỉ thấy lão nhân ngồi bên một cái bàn gỗ uống rượu, cử chỉ nhàn nhã thơ thới, ở một góc nhà tranh có cắm cao một ngọn đuốc gỗ thông.— bên ngoài trời bóng tối mênh mông, không trông rõ vật gì cả. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 3 Vương giả có cửu kiếm Thiếu Bạch chậm rãi ngồi dậy, bước xuống chõng đi thẳng tới bên lão nhân. Lão nhân nâng chén rượu lên uống một ngụm, nói: - Tiểu tử, có uống chút rượu chơi không? Thiếu Bạch thưa: - Rượu vãn bối không uống nhưng cổ khát lắm. Lão nhân nói: - Đằng sau căn nhà tranh này có ba cái giếng nhỏ, thế nhưng nước ở trong giếng không giống nhau... Nói đến đây, khuôn mặt lão nhân đột nhiên thoáng hiện một vẻ kỳ bí khó tả, lão nhìn Thiếu Bạch tiếp lời: - Tiểu tử, ta hy vọng nhà ngươi chọn lấy một con đường an toàn. Thiếu Bạch hoang mang nói: - Lão tiền bối, chọn con đường an toàn gì? Vãn bối nghe chưa được rõ? Lão nhân nhìn thẳng nói: - Thế ư, cũng chẳng trách nhà ngươi được, chỉ trách cái lão phu không nói cho rõ. Chuyện như thế này, ở đàng sau túp lều tranh này có ba cái giếng nhỏ, cái giếng ở ngay chính giữa là nước thông thường như nhà ngươi vẫn gặp, vẫn uống không hại gì tới người ta vì nó an toàn nhất. Thiếu Bạch sinh ra tò mò, hỏi: - Dạ thế nước ở trong hai cái giếng ở hai bên khác với nước thông thường sao? Mặt lão nhân hiện lên nét lo âu nói: - Đúng vậy, nước giếng ở hai bên đều là không phải thứ nước thường. Trong một giếng có chất kịch độc, nếu uống vào thì chỉ trong khoảng công phu một tuần trà, độc tánh tức thời phát tác, máu sẽ trào ra khỏi thất khiếu mà chết tươi. Thiếu Bạch nói: - — trong hai giếng đều có chất độc? Lão trầm ngâm giây lâu rồi mới nói: - Chỉ có một giếng có, còn ở trong giếng kia là thứ nước thạch nhủ vô cùng khó kiếm, uống vào sẽ trợ lực cho cơ thể rất nhiều. Hừ, tiểu tử, ta nghĩ nhà ngươi uống nước trong cái giếng ở giữa đi, uống nước trong giếng đó rồi làm bầu bạn với lão phu cho lão êm ả qua những chuỗi ngày còn lại trong đời. Thiếu Bạch lắc đầu nói: - Không! Vãn bối cần phải quay ra, gia nương bảo rằng vãn bối qua được Sinh Tử kiều thì không làm cho các người thất vọng. Nhưng vãn bối không thể nào quên được mối thù của gia nương bị chết thê thảm, chính mắt vãn bối được trông thấy gia nương bị chết thê thảm, lại còn đại ca, tỷ tỷ các người cũng đều chết rồi! Bạch hạc môn và Tả gia cũng chỉ còn có một mình vãn bối sống sót, cháu phải báo thù cho gia nương, tra ra cho rõ chân tướng của sự việc... Lão nhân nhẹ nhàng vuốt râu đỡ lời: - trong chốn Vô ưu cốc này thì đã cách tuyệt hẳn với thế gian, hận cừu, ân oán đều không có ở nơi đây. Tiểu tử, nếu như gia nương nhà ngươi mà không chết vì tay những nhân vật trong võ lâm truy sát thì dẫu cho thế cũng không vĩnh viễn mãi mãi bất tử được! Ha, ha, trăm năm đời người như giấc mộng, ngươi hà tất phải khổ thân báo thù với báo oán làm gì? Thiếu Bạch đứng sửng ngây ra nhìn lão nhân, hai mắt chàng bốc lửa, tia ra những ánh lửa giận dữ, nhưng chàng chỉ trầm ngâm chứ không nói. Lão nhân nâng tay uống cạn chén rượu, rồi lại rót đầy một chén nữa, cười nói: - Nhà ngươi nhìn ta như thế làm gì? Ha, ha, hình như ở trong con mắt ngươi loang loáng có vẻ bất mãn ta lắm thì phải? Thiếu Bạch nói: - Vãn bối trong lòng có mấy câu thắc mắc, muốn hỏi lão tiền bối. Lão nhân cười nói: - Mấy chục năm nay, lão phu có một mình, muốn nói một câu mà không được, vậy khúc mắc gì ngươi cứ nói ra đi! Thiếu Bạch nói: - Lão tiền bối năm nay tuổi được bao nhiêu? Câu hỏi này quá đột ngột làm cho lão nhân kinh ngạc à lên một tiếng, uống cạn chén rượu rồi hỏi lại: - Tiểu tử, nhà ngươi muốn hỏi lão phu bao nhiêu tuổi, có phải vậy không? Thiếu Bạch đáp: - Dạ đúng vậy! Vãn bối đoán chừng lão bá khoảng độ bảy mươi rồi. Lão nhân ha hả cười lớn rồi nói: - Đâu có để nhà ngươi đoán đúng, tiểu tử, trước tiên ngươi hãy nói cho biết ngươi bao nhiêu tuổi rồi. - Vãn bối năm nay mười lăm. Lão nhân cười nói: - Hay lắm hay lắm, vậy nhà người còn phải sống bảy mười lăm năm nữa thì tuổi tác mới bằng tuổi của lão phu hiện tại. Thiếu Bạch nói: - Sống bảy mươi lăm năm nữa, bảy mươi lăm cộng với mười lăm, lão tiền bối năm nay chín chục tuổi rồi sao? Lão nhân bèn cười nói: - Đúng thế, nếu như lão phu mà không bước chân ra khỏi cái căn nhà này thì có sống thêm được chín chục tuổi nữa cũng không là chuyện lạ. Thiếu Bạch nói: - Lão bá sống ngang với Nam sơn, thật cũng kiện khang vô cùng. Lão nhân nghe nói biến sắc mặt, chỉ thoáng qua thôi rồi trầm tĩnh lại nói: - Hay lắm! Nhà ngươi chửi lão phu ngu si ngoan cố như vậy thật là hay. Thiếu Bạch cung kính nói: - Thực ra vãn bối không có tâm địa như vậy! Lão nhân bật cười nói: - Lão phu đây xem ra cái lối chửi người của nhà ngươi hay lắm, bây giờ lão phu xin nghe cao kiến. Thiếu Bạch cổ họng khô ran, nói năng đau rát, chàng bèn nói: - Để vãn bối uống ngụm nước trước để thấm giọng rồi vãn bối nói cũng chưa muộn. - Không được! Liền theo tiếng quát, Thiếu Bạch chỉ thấy bóng người loáng lên trước mắt, lão nhân đã cầm chén rượu đứng chắn ngay trước mặt chàng cười nói: - Tiểu tử, nếu nhà ngươi uống nhầm nước có chất độc lăn quay ra chết thì còn có ai tới chửi lão nữa. Lão xem nhà ngươi hãy uống trước một chén rượu này thì hơn, thấm giọng bằng chất rượu ngọt thế nào cũng tăng thêm hăng hái, có chửi gì cũng thấy thống khoái hơn. Nói rồi lão nhân cười rất tươi, không có vẻ gì là cay chúng tức uất. Thiếu Bạch đỡ lấy chén rượu, ngữa cổ uống ộc vào. Chất rượu nóng cháy, Thiếu Bạch uống hết một chén cảm thấy không đủ sức chịu đựng sức rượu cay xè, một luồng sức nóng chạy rần rần trong đơn điền, mặt chàng tức thời đỏ gay như gấc. Bạch tu lão nhân bèn cười nói: - Tiểu tử, thứ rượu này lão phu tự cất lấy, hướng vị nó ra sao? Thiếu Bạch lâng lâng nói: - Rượu ngon đụng nhầm người, lão tiền bối sống yên ổn trong Vô ưu cốc, không đi lại với người đời, cùng mục nát với cỏ cây thật rất nên có thứ rượu ngon như thế này làm bầu bạn. Lão nhân gục gặt đầu khen: - Chửi hay tuyệt! Thống khoái lâm ly khiến người nghe cũng bắt nghiền! Thiếu Bạch đỡ lời: - Lão tiền bối đã sống chín chục tuổi lại còn muốn sống thêm chín chục năm nữa, hai cái chín chục vị chi là một trăm tám, có thể nói như vậy đã là sống lâu quá thọ rồi? Bạch tu lão nhân gật đầu cười nói: - Nếu như lão phu chịu chú trọng một chút về phương pháp dưỡng sinh thì sống trên hai trăm năm tuổi không phải là chuyện khó. Thiếu Bạch có chất rượu trong người sang sảng giọng nói: - Nhưng sau hai trăm năm ngọn núi này vẫn xanh, nước suối vẫn chảy dài còn hài cốt của lão tiền bối thì đã theo cùng với cỏ cây mục nát trộn lộn với lớp bùn ở chốn Vô ưu cốc này. Lão nhân lẳng lặng thở dài nghĩ bụng: - Lời nhà ngươi nói không sai, dẫu cho ta có sống trên hai trăm năm thì rồi cuối cùng cũng phải chết, cùng chung số phận vớ cỏ cây ở trong chốn Vô ưu cốc này chứ không sai, chỉ có điều hoa tàn rồi đến mùa năm sau gió xuân phơi phới, hoa lại nở, cây khô rồi đến mùa xuân năm sau lại xanh non, còn như ta chết rồi, thì? Lão nhân nói đến đây, Thiếu Bạch nhanh nhẹn chêm lời: - Đừng nói là lão tiền bối chỉ có thể sống được hai trăm tuổi, dầu cho người có sống được năm trăm tuổi đi nữa thì so sánh với hiện tại người chín chục tuổi có gì là không giống đâu? Bạch tu lão nhân bị mắng chới với, tâm thần chếch choáng, dao động như say rượu, năm ngón tay bỗng dời ra, chén rượu rơi ngay xuống đất vỡ vụn. Thiếu Bạch chỉ bằng vào hơi rượu khích động cho nên lời ăn tiếng nói vô cùng phóng tứ, kịp đến khi lão nhân đánh rơi chén rượu trong tay vỡ tan thành từng mảnh chàng mới sực tỉnh, với một số tuổi ít ỏi như chàng hiện tại khi ăn nói với một vị trưởng lão có tuổi, râu tóc bạc trắng, lại cuồng ngạo vô lễ thì thực đắc tội, bất giác chàng hổ thẹn trong lòng, vội vàng nói: - Lão tiền bối nổi giận rồi đấy sao? Vãn bối tuổi dại vô trí, không hiểu việc đời, tự biết có tội với lão tiền bối, dám mong lão tiền bối đại lượng bao dung. Bạch tu lão nhân lắc đầu thở dài nói: - Tiểu tử, ngươi không có lỗi gì hết, nhà ngươi chửi ta rất phải, lão phu ở ẩn mãi trong Vô ưu cốc này, một cây Sinh Tử kiều cắt đứt lối qua lại với nhân gian cho nên lão phu mới có cái cảm tưởng rằng thị phi ân oán, tình cừu ái ố như xa hẳn với mình. Hừ, nhưng kỳ thật, mọi sự mọi việc trong chốn nhân gian vẫn y nguyên một mô dạng như thuở lão phu cất bước vào Vô ưu cốc này vậy. Thù oán yêu ghét không thứ gì là không giống chỉ có điều mắt lão phu không trông thấy, tai lão phu không nghe cho nên lòng mới không phiền, thế thôi, chứ có bổ ích gì cho sự việc đâu? Thiếu Bạch nhìn theo lưng ông lão bỗng nhiên cảm thấy hình như ông lão chợt già đi rất nhiều, bước đi của lão loạng choạng như thể không mang nổi thân người. Thấy vậy bất giác Thiếu Bạch bùi ngùi thương xót, chàng vội vàng chạy theo, chìa tay đỡ lấy cánh tay trái của lão nhân. Bạch tu lão nhân chầm chậm quay đầu lại, khẽ mỉm cười nói: - Tiểu tử, tối hôm nay lão phu mới cảm thấy quả thật mình già lão luôn khụ rồi. Hừ, trên trường giang sóng sau xô sóng trước, một lớp người mới thắng người cũ, lão phu vào lúc chưa chết mà được trông thấy nhân vật anh hùng của lớp người sau thì chết cũng không còn điều gì ân hận rồi! Thiếu Bạch gượng cười nói: - Lão tiền bối quá khen, gia đình vãn bối tan nát, vãn bối là đứa trẻ bơ với, lưu lạc hoang sơn, trong lòng chứa đầy uất hận, lẽ nào có thể xứng đáng với tiếng nhân vật anh hùng! Bạch tu lão nhân nói: - Tiểu tử, nhà ngươi có tư cách anh hùng đấy, mà lòng dạ lại nhân hậu. Trong cõi đời ô trọc, trên võ lâm âm ám chính phải cần có những nhân vật như nhà ngươi dùng ba thước sắt quét sạch hết những hiểm ác ở nhân gian, thắp lên một ngọn đèn sáng cho võ lâm. Thiếu Bạch phập phồng nói: - Lão tiền bối, tài học, võ công của vãn bối chỉ thường thôi, chứ không có gì đặc biệt... Lão nhân cười đỡ lời: - Điều này không can hệ, nếu học chưa đến nơi thì chịu khó đọc thêm một ít sách, võ nghệ không thể trừ được kẻ ác thì lại cầu danh sức nhờ chỉ điểm và khổ công điêu luyện. Thiếu Bạch nói: - Danh sức ở đâu? Muốn vào mà không có cửa! Lão nhân chậm rãi ngồi xuống một cái ghế trúc, nói: - Tiểu tử, nhà ngươi có thể biết được lão phu là ai không? Thiếu Bạch lắc đầu nói: - Tha lỗi cho vãn bối tuổi còn nhỏ, không biết lão tiền bối... Lão nhân đột nhiên tươi hẳn ra, mặt không còn dáng ưu uất. Lão cười rất tươi, ngắt lời Thiếu Bạch mà hỏi: - Gia gia của ngươi có phải là chưởng môn nhân của Bạch hạc môn không? Thiếu Bạch đáp: - Dạ phải... Lão nhân nói tiếp: - Lão phu mang máng nhớ rằng vị chưởng môn nhân của Bạch hạc môn ấy không phải họ Tả? Thiếu Bạch nói: - Gia phụ tiếp nhận chức vị chưởng môn nhân Bạch hạc phái từ tay ngoại tổ vãn bối. Bạch tu lão nhân nói: - À, ra thế! Có vậy chứ... Ngừng lại một chút, lão nhân tiếp lời: - Nhà ngươi không hiểu lệnh tôn vì lẽ gì lại bắt ngươi phải mạo hiểm vào nơi trăm phần chết mới có một phần sống khi vượt qua Sinh Tử kiều sao? Thiếu Bạch đáp: - Chuyện này vãn bối không được rõ lắm, gia phụ không có khi nào nói rõ nguyên nhân, nhưng theo vãn bối nghĩ thì thấy rằng toàn gia vãn bối bị lùng đuổi suốt tám năm trường, quả rằng trời đất tuy rộng lớn nhưng không có một nơi một chốn nào Tả gia có thể trú chân, cho nên chỉ còn cách xông vào nơi kỳ hiểm, vượt qua Sinh Tử kiều để lẩn tránh gót sắt theo dấu của thiên hạ võ lâm. Bạch tu lão nhân cười nói: - Ngoài lý do này ra còn có gì nữa không? Thiếu Bạch nói: - Ngoài ra vãn bối không còn biết gì nữa. Bạch tu lão nhân giơ tay vuốt tóc Thiếu Bạch cười nói: - Trừ cái việc lẩn tránh gót sắt theo dấu ra, chắc lệnh tôn còn muốn nhà ngươi tới đây để thử thời vận? Thiếu Bạch ngớ ra nói: - Vãn bối muốn thử thời vận? Bạch tu lão nhân cười nói: - Đúng thế, muốn nhà ngươi thử thời vận, tiểu tử. Hàng ngàn hàng trăm năm trước đã có cây thạch kiều này rồi nhưng nó cứ chìm mãi trong cảnh vô danh không được ai biết tới. lão phu không dám khoe mé bảo rằng cây Sinh Tử kiều do lão phu và một vị cố hữu mà danh tiếng lẫy lừng, nhưng quả có chuyện cây thạch kiều bởi duyên cớ có lão phu và một vị bằng hữu vượt qua mà tiếng tăm càng hiển hách hơn. Thiếu Bạch nói: - Vãn bối vẫn còn có đôi chỗ không được hiểu? Bạch tu lão nhân nhẹ thở dài nói: - Cây Sinh Tử kiều không hiểu được người nào phát hiện ra. Chỉ biết một trăm năm trước đây, nó được bàn tán đến trong võ lâm giang hồ, khi ấy cây Sinh Tử kiều ngày hôm nay có tên là Tử kiều, có nghĩa rằng kẻ phàm nào mà đặt chân lên cây cầu đó thì đừng có tưởng đến chuyện sống! Thiếu Bạch nói: - Thì ra là thế! Bạch tu lão nhân nói tiếp: - Tình hình trên giang hồ phức tạp lắm, cây Tử kiều lấy công của Tạo hóa hình thành một luồng khí lưu đặc biệt, cộng thêm vớ luồng ám lưu ở dưới đáy sơn cốc bị thế núi cong queo ngăn trở khiến xoáy vòng trong cốc, hình thành một loại triền lưu năm này qua năm khác, lâu dần thành một loại Hồi triền phong kỳ quái, chất chứa uy lực cường đại của tự nhiên. Cái thiên địa tạo hóa công năng này thanh thế kỳ mãnh, bất luận người có võ công cao cường tới đâu cũng khó lòng chống cự được. Do thế từ đấy trở đi sau khi cây cầu được truyền tụng trên giang hồ đã thu hút lòng háo kỳ của vô số nhân vật võ lâm. Những người này kết bè tụ nhóm từng năm ba người, một lòng cố đi qua cho được thạch kiều, nhưng hết thảy đều bị luồng hồi triền phong thổi phăng xuống chỗ luồng khích lưu trong huyệt cốc, không có được lấy một người sống sót trở về, tên Tử kiều do đấy mà có. Thiếu Bạch nói: - Thế vì đâu nó lại có cái tên Sinh Tử kiều? Bạch tu lão nhân tươi tỉnh hẳn ra nói: - Chuyện này có dính dáng đến lão phu. Thiếu Bạch ngạc nhiên hỏi: - Có dính dáng đến lão tiền bối? Bạch tu lão nhân cười nói: - Đây là chuyện cũ của mấy chục năm về trước. Tòa thạch kiều hẳn đã chôn xác không biết bao nhiêu cao thủ võ lâm, không hiểu người nào đang sự đi đồn rằng trong chỗ Tử kiều có chôn giấu vô số châu báu cùng những di vật của các cao nhân tiền bối võ lâm. Cái kẻ lúc bấy giờ mà phao ra cái chuyện bịa đặt ấy chẳng phải là do sự kích động trong một lúc cao hứng mà thực ra y có một âm mưu ghê gớm. Thiếu Bạch trố mắt: - Âm mưu gì? Bạch tu lão nhân đáp: - Thử nghĩ cây Tử kiều xưa nay chưa từng có người vượt qua được thì dẫu cho trong đó quả có cất giấu châu báu và di vật của tiền bối cao nhân cũng không một ai hay được. Thiếu Bạch nói: - Lão tiền bối dạy không sai! Bạch tu lão nhân khẽ vuốt chòm râu trắng như cước, cười nói: - Tức cười cái chuyện bá vơ, chẳng ra đâu vào đâu, chẳng có căn cứ gì ấy lại được truyền bá khắp ở chốn giang hồ mới chết chứ. Thành ra toàn thể võ lâm cứ kháo nhau mãi về chuyện Tử kiều có châu báu. Hừ, khiến cho trong tuyệt cốc vụ dầy đặc lại có thêm vô số oan hồn, lại tức cười nữa là chính lão phu đây cũng tin chuyện hoang đường ấy cũng khăn gói lên đường để vượt qua Tử kiều. Thiếu Bạch nói: - Lão tiền bối định vượt qua để kiếm châu báu? Bạch tu lão nhân nói: - Không phải vậy, từ cái ngày có cái tin trong Tử kiều có cất giấu di vật của cao nhân tiền bối khiến cho số cao thủ táng mạng trong tuyệt cốc ngày càng đông thì lão phu động lòng trắc ẩ n, hy vọng có thể vượt qua được Tử kiều tra xét cứu cánh xem sao...Nói đến đây, lão nhân khẽ đằng hắng một tiếng ngưng mắt trầm tư tựa hồ như để nhớ lạichuyện cũ, một lúc lâu sau mới chậm rãi tiếp lời: - Cái việc lão phu muốn vượt qua Tử kiều truyền đi rất mau trên giang hồ cho nên có rất nhiều nhân vật võ lâm kéo đến để xem cảnh lão phu vượt qua Tử kiều. Ngày ấy, vào khoảng trưa trưa, lão phu mới tới nhưng những nhân vật võ lâm thì đã đú đầy cả, họ xúm đen nghịt, người nào người nấy cũng đều giương cặp mắt kỳ dị nhìn dán vào lão phu, đến ngày hôm nay nhớ lại, lão phu cũng không có cách gì nhận ra được ánh mắt của những người ấy có ý khích lệ hoặc cảm phục lão phu nữa. Thiếu Bạch chen vào nói: - Lão tiền bối đã hành động vì sự an nguy sau này của võ lâm thì tất nhiên là họ phải cảm phục chứ. Bạch tu lão nhân hình như rất đắc ý với câu chuyện ngày cũ, ha hả cười lớn, nói tiếp: - Trong khoảng chớp mắt, lúc lão phu sắp sửa lên cầu thì trong đám người đông đảo đột nhiên xuất hiện một người, người này muốn theo lão phu vượt qua Tử kiều... Thiếu Bạch hỏi ngang: - Vị lão tiền bối ấy có vượt qua được Sinh Tử kiều không? Bạch tu lão nhân nói: - Vượt qua được, y và lão phu đều bình an qua cầu, hiện thời y cũng ở trong Vô ưu cốc này. Thiếu Bạch ánh mắt sáng ngời nói: - À, thì ra ở đây không phải chỉ có mình bá bá, còn có vị lão tiền bối kia làm bầu bạn. Như thế thì bá bá cũng bớt cô quạnh nhiều. Bạch tu lão nhân nói: - Bọn ta rất ít qua lại với nhau... Ngừng lại một chút, tiếp nói: - Ngày ấy khi bọn ta vượt qua Tử kiều thì vừa may gặp được một cơ hội ngàn năm, ấy là cái sức của ngọn Hồi triền phong không hiểu bị một ảnh hưởng nào làm sái lạc đi mà giảm sút rất nhiều lực lượng, lão phu nhờ một thân nội công của mấy chục năm trời luyện tập cam go đi muội mạch qua cầu, nhưng cũng vì vậy mà gân cốt suy yếu, sức lực giảm đi đâu mất tiệt, cho nên cũng vì vậy giờ đây chẳng còn đâu can đảm để đặt chân lên Tử kiều một lần thứ hai... Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Ta cứ ngỡ họ muốn tránh mặt người đời điên đảo điêu ngoa quỷ quyệt, sống ở một nơi gót chân người khó đặt tới mà không thích quay ra. Nào hay ra là họ không dám bước chân lên Tử kiều nữa, họ cũng sợ chết như ai. Bạch tu lão nhân nói tiếp: - Sau khi lão phu đã qua được Tử kiều rồi, trong lòng cảm thấy nhẹ nhỏm khôn tả, không còn kiềm chế được lão phu bèn ngửa mặt hú dài. Nhưng tiếng hú vừa phát ra, lão phu sực nhớ liền dừ ngay lại, chắc là cái đám bằng hữu đứng xúm đen xúm đỏ xem coi ở bờ bên kia đã nghe được tiếng hú của lão phu cho nên mới nghĩ rằng cây Tử kiều với tên gọi ghê gớm như vậy nhưng vẫn còn một phần sinh cơ cho nên mới đổi tên cây cầu là Sinh Tử kiều... Nói đến đây, lão nhân dừng giây lát rồi mới lại tiếp lời: - Đây chỉ qua cũng chỉ là sự suy đoán của lão phu mà thôi, đúng hay không lão phu cũng chẳng biết nữa. Thiếu Bạch nói: - Lão tiền bối nói không sai, cây cầu Tử kiều đã được đổi tên là Sinh Tử kiều rồi. Bạch tu lão nhân liếc nhìn Thiếu Bạch nói: - Tiểu tử, ở gần cây cầu Sinh Tử kiều có một miếng đất trống khá rộng, trên ấy đến mùa lão phu có gieo một ít hạt giống, vậy những thứ ngũ cốc, rau cải mà lúc nãy nhà ngươi trông thấy đó chính là do một tay lão phu đích thân trồng trọt đấy, cái lúc lão phu mới đặt chân lên chỗ đất này, lão phu quả thực rất thích cái tính cách mát mẻ yên tĩnh của nó. Có thể nói đó là chốn đào nguyên ở ngoài nhân gian. — đây chẳng có cái gì gọi bằng giết chóc, thù oán và cái thứ tình yêu lăng nhăng vấn vương giữa trai gái. Nói đến đây, đột nhiên lão nhân im lặng không nói nữa, nhắm chặt hai mắt như thể quá đổi mệt mỏi, không có sức nói tiếp cho hết câu hết ý. Thiếu Bạch xen vào hỏi: - Lão tiền bối, người ở chỗ đất này mấy chục năm mà suốt bấy lâu không có khi nào có ý nghĩ dời khỏi sao? Bạch tu lão nhân thở dài sườn sượt rồi bỗng nhiên mở choàng mắt ra nhìn Thiếu Bạch một cái rồi từ từ nhắm mắt lại nói: - Có nghĩ tới chứ, nhưng cũng bởi vì Vô ưu cốc này quá tiêu dao tự tại đã khiến cho lão phu đánh mất đi đâu hết cái hào khí của buổi vượt Sinh Tử kiều năm xưa. Thiếu Bạch nói: - Chà, lão tiền bối đã thấy không có lợi gì thì cũng chẳng mạo hiểm cho mệt? Bạch tu lão nhân thở dài: - Đã phải chỉ có mỗi cái chuyện không thấy lợi lộc gì mà phải nói ra hoàn toàn không thì mới đúng. Quả thực lão phu thân hiểu với một thân côi cút của lão phu, lão phu khó lòng khắng cự lại được với cái uy lực của đại tự nhiên. Giờ đây cái ý nghĩ vượt qua Sinh Tử kiều lần thứ nhì thì chẳng khác gì đứa khờ nói chuyện mộng. Ngay cả chỉ một phần sống trong cả trăm phần chết cũng không có. Thiếu Bạch nói: - Người đã chẳng vượt qua một lần rồi đấy sao? Lẽ nào giờ đây không thể vượt thêm một lần nữa để quay trở về? Bạch tu lão nhân nói: - Lão phu đã chẳng nói cho nhà ngươi nghe rồi sao? Cái ngày ấy khi lão phu vượt Sinh Tử kiều thì vừa gặp nhằm lúc không hiểu vì một ảnh hưởng gì làm sai lạc đi mà luồng Hồi triền phong giết người lại giảm sút uy lực đi quá nhiều cho nên lão phu mới qua được bình yên. Hừ, còn nếu như cái sức gió ấy cứ giữ mãi một cường độ như lúc bình thời thì lão phu đã sớm bị hất văng xuống huyệt hắc sâu vạn trượng rồi chứ còn đâu mà ngồi ở đây hiện tại để chuyện trò với nhà ngươi. Thiếu Bạch nói: - Từ đấy trở đi, lão tiền bối liền chuẩn bị để chết già ở trong xó núi này muôn năm không ra khỏi nữa à? Bạch tu lão nhân nói: - Xem chừng chỉ có độc cách đó, lão phu không thể nào trong cái chết cả một trăm phần trăm mà đi tìm sinh cơ... Ngập ngừng giây lát lại tiếp lời: - Tiểu tử, nhà ngươi làm sao qua được? Thiếu Bạch đáp: - Thì vãn bối cũng vượt qua như khi đi đứng bình thường thôi, chứ không vận dụng gì khác lạ. Bạch tu lão nhân sững sốt nói: - Có gặp trở lực gì không? Nói đến đây, ý chừng sợ Thiếu Bạch chẳng nghe rõ câu hỏi nên liền lập tức lão nhân nói tiếp ngay: - Ta muốn hỏi rằng trên cây cầu đó nhà ngươi có thấy thứ gió gì không? Một loại sức ngăn trở tự nhiên? Thiếu Bạch đáp: - Dĩ nhiên là có, nhưng lúc bấy giờ vãn bối quá đau đớn trong lòng về cái chết thảm của phụ mẫu và huynh trưởng nên thật sự cũng không chú ý đến cảnh tượng vượt Sinh Tử kiều, vãn bối qua cầu một cách hết sức tự nhiên. Bạch tu lão nhân gật gù nói: - Thế thì cái sức ngăn trở ấy rất yếu ớt? Nó có thổi tốc vạt áo nhà ngươi? Thiếu Bạch đáp: - Thưa có, nhưng vãn bối không kỳ tới nó mà cứ lầm lủi bước đi. Bạch tu lão nhân bỗng đắm mình trong sự suy nghĩ miên man, lâu lắm vẫn không thấy đánh tiếng. Thiếu Bạch tiện tay cầm lấy một cái chén, đi ra khỏi nhà. Lão nhân quay đầu lại nhìn Thiếu Bạch nói: - Tiểu tử, ngươi đi đâu đó? Thiếu Bạch đáp: - Cháu đi uống nước. Lão nhân nói: - Uống cái giếng ở giữa đấy nhé! Nước trong giếng ấy tuy không ban trợ được gì cho ngươi nhưng cũng chẳng làm hại ai. Thiếu Bạch nói: - Cháu muốn lấy nước trong hai cái giếng ở bên, cháu định múc một chén uống. Bạch tu lão nhân cau mày nói: - Tại sao vậy? Tiểu tử ngang ngược! Thiếu Bạch đáp: - Lão bá đã chẳng nói uống ở hai cái giếng ở bên có một cái chứa thứ nước thạch nhủ cao niên đấy sao? Uống vào có thê kéo dài tuổi thọ, thân thể thêm cường tráng... Bạch tu lão nhân ngắt ngang: - Thế nhưng nhà ngươi chớ có quên rằng có một cái giếng chứa chất độc! Uống vào rồi mau chết lắm đấy. Thiếu Bạch nói: - Vãn bối cũng cần mạo hiểm để thử vận khí xem sao? Bạch tu lão nhân tròn xoe mắt nói: - Sao vậy? Thiếu Bạch bỗng ứa lệ nói: - Phụ mẫu, trưởng huynh, tỷ tỷ vãn bối đều đã chết thảm. Phận làm con, làm em không báo thù rửa hận, tẩy sạch mối trầm oan của những người ruột thịt thì sống trên đời cũng chẳng còn mặt mũi nào nhìn ai cả. Nếu như nay vãn bối có uống phải thứ nước có chất kịch độc ấy vào bụng mà có chết đi thì cũng có thể đi theo phụ huynh ở dưới cửu tuyền, chết đâu có tiếc. Bạch tu lão nhân cười nói: - Nếu như nhà ngươi uống nhằm thứ nước vạn niên thạch nhủ, thân thể cường tráng, có phải là lại sống ở trên đời lâu thêm không? Thiếu Bạch nói: - Lão tiền bối đã chẳng bảo cháu rằng cả thảy có tất cả ba cái giếng là gì? Bạch tu lão nhân nói: - – đúng, thế thì sao? Thiếu Bạch nói: -Cái giếng ở khoảng giữa là nước giếng phổ thông, không cần để ý tới nó làm gì. Còn trong hai cái giếng ở hai bên thì một cái có thứ nước vạn niên thạch nhủ, một giếng chứa chất nước độc thiên nhiên, nếu như vạn nhất mà cháu lấy được thứ vạn niên thạch nhủ chẳng lẽ không lấy được thêm một lần nữa sao? Lão nhân ngớ người ra: - Tiểu tử, hình như nhà ngươi đã cương quyết lắm trong cái ý chí muốn chết rồi? Thiếu Bạch đáp: - Sống để chịu thống khổ, dằn vặt suốt một đời thì há chẳng phải sống không bằng chết quách? Bạch tu lão nhân nói: - Nhà ngươi đừng nghĩ nhảm, những cái việc chết chóc như vậy đó dễ dàng lắm. Nhưng trước khi nhà ngươi chết, lão phu cũng phải khuyên ngươi một câu, ấy là ngươi chẳng nên chết thì hơn, vì nếu nhà ngươi có ý muốn chết thì tại sao còn mạo hiểm đi qua Sinh Tử kiều làm gì? Thiếu Bạch nói: - Vãn bối không muốn để phụ mẫu thất vọng, tỷ tỷ phải thương tâm cho nên mới vượt qua Sinh Tử kiều. Bạch tu lão nhân nói: - Tên tiểu tử miệng còn hôi sữa này, nhỏ quá chẳng hiểu việc đời gì cả. Thôi đừng nói dông dài nữa, chẳng lẽ gia gia ngươi cũng hồ đồ như ngươi sao? Thiếu Bạch ngạo nghể nói: - Bạch hạc môn được gia gia vãn bối khổ tâm hoạt động cho nên đã ngang nhiên sừng sửng cùng đứng với cửu đại môn phái đương thế trên giang hồ. Nếu như không phải là người đại trí đại dũng há có thể làm được à? Gia gia vãn bối còn uy mãnh hơn ngoại tổ bội phần, người hồ đồ làm sao được? Bạch tu lão nhân nói: - Thế gian đâu chả có chỗ đẹp để rủ xương, há cứ phải đến Sinh Tử kiều? Gia gia ngươi nếu không phải hồ đồ thì tại làm sao y lại bảo ngươi phải chạy hàng vạn dặm rồi vượt qua Sinh Tử kiều mà tìm cái chết. Thiếu Bạch nói: - Nếu như toàn thể mọi người trong nhà vãn bối đều qua được Sinh Tử kiều, cha con đoàn tụ thì tất nhiên cháu chẳng cần phải chết làm gì. Bạch tu lão nhân nói: - Nói thế, gia gia ngươi lại càng hồ đồ dữ nữa! Thiếu Bạch lấy làm lạ hỏi: - Cháu nói có chỗ nào không phải đâu? Bạch tu lão nhân đáp: - Chẳng lẽ gia gia của nhà người không hiểu rằng Sinh Tử kiều là chốn sinh cơ tuyệt lộ, trong ngàn phần không có một phần sống trong cõi chết? Dẫu cho đằng sau không có truy binh đuổi theo gắt, bảo các ngươi thong dong mà qua thì cũng khó mang hết cả gia đình đi qua an toàn, nếu như gia gia ngươi không phải là người hồ đồ thì đã không nghĩ ra kế ấy. Thiếu Bạch sửng sốt hỏi: - Lão tiền bối nói không sai. Bạch tu lão nhân nói: - Theo lão phu thấy thì gia gia nhà ngươi bảo ngươi xông pha mạo hiểm vào chỗ vạn phần chết một phần sống, vượt qua Sinh Tử kiều chỉ sợ y còn có dụng tâm? Thiếu Bạch trầm ngâm giây lâu nói: - Có thể gia gia vãn bối cũng giống như lão tiền bối đã bị lời truyền ngôn trong giang hồ lừa gạt? Bạch tu lão nhân nói: - Lấy gì làm bằng? Thiếu Bạch đáp: - Gia gia lúc còn sinh thời cứ dặn cháu mãi, người nói rằng trong Tả gia cháu là người có tư chất tốt nhất, người đặt cái trách nhiệm ngàn cân của việc tẩy sạch mối hàm oan lên vai cháu. Người trong gia đình ai cũng yêu thương che chở cho cháu hết mình. Trong tám năm liền, những người ruột thịt cùng nhau đương cự với truy binh, thân trải qua mấy trăm trận đấu nên từ phụ thân trở xuống tới tỷ tỷ, người nào cũng bị thương... Bạch tu lão nhân đưa mắt nhìn từ đầu tới chân Thiếu Bạch một hồi, đỡ lời: - Quả nhiên không sai, cốt cách thanh kỳ, khí vũ bất phàm, đúng là một thiếu khí của trời đất. Thiếu Bạch hăng say nói tiếp: - Chỉ có mình cháu là không bị thương một lần nào cả. Cháu lớn lên trong sự che chở đầy mồ hôi cùng máu của phụ mẫu và huynh tỷ đã phải xả thân tử đấu... Bạch tu lão nhân gật đầu nói: - Con mắt xét đoán của họ không sai, họ đã nhìn đúng nhà ngươi. Thiếu Bạch thở dài nói: - Gia gia nói cháu phước duyên thâm hậu... Bạch tu lão nhân xen lời: - Đúng thế đấy! Lão phu coi tiểu tử ngươi phước duyên không phải là mỏng. Thiếu Bạch nói: - Lão tiền bối đùa cháu. Bạch tu lão nhân nói: - Lão phu nói câu nào cũng chân thực. Thiếu Bạch mừng thầm, nhưng chỉ trong nháy mắt chàng lại thất vọng nói tiếp: - Đại khái gia gia cháu cũng giống như lão tiền bối đều đã bị truyền thuyết trong võ lâm dối gạt, nói rằng ở trong Sinh Tử kiều có vật gì gọi bằng di vật của võ lâm tiền bối, cho nên mới có ý nghĩ vượt qua Sinh Tử kiều... Bạch tu lão nhân bỗng buông tiếng cười ha hả, nói: - Nhà ngươi nói không sai đâu, bị lừa gạt chỉ có lão phu chứ gia gia ngươi chưa có bị lừa, ngay cả nhà ngươi cũng không có bị lừa. Thiếu Bạch than: - Gia gia kỳ vọng rất nữa nơi cháu, đem cả việc tẩy sạch mối trầm oan của Tả gia phó thác cho cháu. Nhưng người lại không truyền thụ cho võ công, chỉ dạy cho cháu phép ngồi thở cố nguyên. Bạch tu lão nhân cười nói: - Hảo cực! Hảo cực! Việc này khả dĩ làm cho lão phu bớt bực dọc đi rất nhiều. Thiếu Bạch nhìn chòng chọc vào mặt lão nhân một hồi rồi mới nói: - Nhưng có điều ở đàng sau Sinh Tử kiều bất quá chỉ có một khoảng đất rộng mấy trăm trượng vuông, chứ làm gì có cái gọi là di vật của võ lâm tiền bối? Bạch tu lão nhân xua tay nói: - Dẫu cho có đi nữa cũng không có ích gì đối với y. Thiếu Bạch tiếp lời: - Phụ mẫu kỳ vọng chàng nhiều, mối oán hận trong lòng cháu càng lớn. Sống mà không thể tẩy sạch mối trầm oan cho phụ mẫu thì chi bằng đi theo phụ mẫu xuống dưới cửu tuyền hầu hạ dưới gối cho tròn đạo hiếu! Bạch tu lão nhân nói: - Ai bảo là không có kỳ vọng. Thiếu Bạch nghe Bạch tu lão nhân nói từng tiếng, mỗi tiếng mỗi lạ tai nên ngẩn tai ra mà nghe lời nói của người đối diện. Bạch tu lão nhân nghiêm nghị nhìn Thiếu Bạch, cái nhìn loang loáng như đao kiếm, lấp lánh thần quang như muốn soi thấu tim gan chàng, lão nhân nói giọng chầm chậm vang lên: - Truy sát toàn thể nhà của ngươi, ngươi có nhớ là những nhân vật nào không? Thiếu Bạch dõng dạc đáp: - Ngoài chín đại môn phái còn có các môn hội và lưỡng đại bang nữa. Bạch tu lão nhân nói tiếp: - Nhà ngươi khả dĩ biết được lão phu là ai không? Thiếu Bạch lắc đầu tỏ vẻ thất vọng nói: - Vãn bối không biết! Bạch tu lão nhân nói: - Lão phu họ Cơ, tên chỉ có một chữ Đồng. Nhà ngươi đã từng được nghe gia gia ngươi nhắc nhở đến không? Thiếu Bạch vẫn lắc đầu đáp: - Vãn bối không được nghe. Cơ Đồng cau mày nói: - Cái danh tiếng Càn khôn nhất kiếm chính là danh hiệu của lão phu, hẳn nhà ngươi phải nghe chứ? Thiếu Bạch lại lắc đầu nói: - Thứ cho vãn bối cô lậu không được nghe. Càn khôn nhất kiếm Cơ Đồng nói: - Lão phu đây tuyệt tích giang hồ đã mấy chục năm nay. Giang hồ như đã quên lãng nên nhà ngươi không nghe đến cũng không lạ. Thiếu Bạch đáp: - Gia phụ rất uyên bác, việc ở trong võ lâm gần một trăm năm qua không việc gì mà người không rành rẽ như nằm trong lòng bàn tay. Cơ Đồng kinh ngạc hỏi: - Tại sao người không biết tên tuổi lão phu? Thiếu Bạch đáp: - Có lẽ gia phụ cháu biết, chỉ có điều người chưa kể cho cháu nghe chuyện trong võ lâm. Cơ Đồng lại hỏi: - Tại sao ngươi lại biết rằng trong võ lâm trừ chín đại môn phái, còn Tứ môn, Tam hội và Lưỡng đại bang? Thiếu Bạch nói: - Những Tứ môn, Tam hội, Lưỡng đại bang là do vãn bối trong lúc tình cờ nghe được thôi. Cơ Đồng lại nói tiếp: - Không hiểu sao lệnh tôn lại không kể cho nhà ngươi nghe những nhân vật võ lâm, nếu như nhà ngươi không gặp được ta thì ngươi đành phải làm một tên nông phu ẩn phận mà thôi. Thiếu Bạch nói: - Cái đó vãn bối không biết. Cơ Đồng lại nói: - Nhà ngươi từng được đi lại trên giang hồ có được nghe danh tiếng những nhân vật lẫy lừng, quang minh lỗi lạc không? Kể cả người trong võ lâm bao vây gia đình ngươi? - Gia phụ anh dõng phi thường, nếu như người không bị cao thủ các môn phái liên thủ thì làm sao mà thiên hạ có thể đánh tan Bạch hạc môn trong một đêm được. Cơ Đồng ánh mắt ngời sáng nói: - Sao? Họ liên thủ thay phiên nhau tấn công à? Thiếu Bạch đáp: - Sự việc xảy ra lúc bấy giờ bởi vì vãn bối tuổi còn nhỏ dại, dĩ nhiên không thể nào ghi nhớ được. Chỉ thấy rằng đang đêm khuya lửa bốc sáng rực, tiếng hô giết dậy đất. Gia phụ dùng một vuông vải buộc vãn bối vào lưng đào mạng. Cơ Đồng nói: - Thế tại sao nhà ngươi lại biết được rằng Tứ môn, tam hội, lưỡng đại bang và chín đại môn phái liên thủ công kích? Thiếu Bạch đáp: - Sau tai biến, vãn bối đã được nghe từ cửa miệng phụ mẫu, huynh tỷ, được biết rằng đêm hôm đó, số người vây đánh Bạch hạc môn bao gồm hết cả những anh tài trong võ lâm. Ba mươi sáu đệ tử Bạch hạc môn, nam nữ quyến thuộc nhân số mấy trăm người trong có một đêm hôm đó đều bị giết sạch không còn lại một người, chạy thoát khỏi khi bấy giờ chỉ có phụ mẫu, vãn bối, đại ca và tỷ tỷ năm người... Phải khơi động lại mối thương tâm, bất giác hai hàng lệ trào ra chảy dài trên má. Thiếu Bạch bồi hồi giây lâu mới bùi ngùi nói tiếp: - Thế rồi với tám năm phải đào vong chạy trốn triền miên, trải qua mấy trăm trận ác đấu nhưng rồi cuối cùng vẫn không chạy thoát khỏi số mạng. Bạch hạc môn kể có mấy trăm người mà giờ đây chỉ còn lại có mỗi mình vãn bối, một đứa trẻ vô dụng! Cơ Đồng cũng buồn lây, thở dài nói: - Người chết đã chết rồi! Nhà ngươi phải báo thù cho họ. Thiếu Bạch buồn bã nói: - Tuy vãn bối có thừa lòng nhưng khốn nỗi lực không đủ... Cơ Đồng đưa tay ra ngăn không cho Thiếu Bạch nói tiếp mà nói: - Cửu đại môn phái ở trong võ lâm xưa nay vẫn đường hoàng là danh môn chính phái, chẳng lẽ lại không có một môn phái nào ưỡn ngực đứng ra nói mấy câu cho Bạch hạc môn nhà ngươi sao? Thiếu Bạch đáp: - Cửu đại môn phái cũng bị kéo vào trong cuộc, dĩ nhiên là không thể đứng ra ngang nhiên biện hộ cho nhà vãn bối. Cơ Đồng lạnh lùng nói: - Cửu đại môn phái, Tứ môn, Tam hội, Lưỡng đại bang cơ hồ như đã bao gộp hết người ở trong võ lâm hiện tại. Nếu như lệnh tôn đã làm nên chuyện gì ghê gớm mà để cho cả trời lẫn người đều tức giận, chẳng hạn như cái việc đại nghịch bất đạo, thì há có thể khiến cho khắp mặt các nhân vật võ lâm không thể nào dung thứ được mà phải xuất thủ tru diệt Bạch hạc môn nhà ngươi? Thiếu Bạch nhẹ thở dài nói: - Vãn bối đối với việc này cũng rất hoài nghi, đã từng lên tiếng hỏi gia phụ... Cơ Đồng hỏi: - Lệnh tôn nói sao? Thiếu Bạch đáp: - Gia phụ cho biết rằng Cửu đại môn phái, Tứ môn tam hội và lưỡng đại bang mang hết những nhân vật tinh anh đang đem kéo đến phá hủy tan tành cơ nghiệp mà Bạch hạc môn tốn mấy chục năm trời vất vả mới xây dựng được. Họ không cho gia phụ thời gian để tra xét rõ chân tướng, cũng không cho người được cơ hội biện hộ. Khi ấy vãn bối tuổi còn quá nhỏ, không hiểu việc đời, tuy liên miên trải qua bao gian hiểm nhưng rồi cũng chỉ mơ hồ mà vượt qua. Trong tám năm đào vong, đi cả hàng vạn dặm đường, gió mưa bão táp tơi bời, vãn bối đã lớn lên trong cảnh đào vong... Cơ Đồng mặt lộ sắc giận, gằn giọng nói: - Cửu đại môn phái, tứ môn, tam hội, lưỡng đại bang dốc kéo hết cả cao thủ tinh nhuệ, hợp lực nhau lại, đang đêm tới tập kích, trước khi xuất thủ không có báo cho đối phương biết, mà lúc đối mặt lại không cho người ta được quyền biện hộ phân bua, nếu quả đúng như thế thì là việc làm rất không phải của họ đây! Thiếu Bạch nói: - Vãn bối cũng được biết từ miệng tỷ tỷ rằng việc này đúng y như thế, tuy nhiên vãn bối vẫn chưa hoàn toan tin hẳn, giờ đây trái lại, vãn bối tin lời tỷ tỷ rồi. Cơ Đồng hỏi: - Vì sao? Thiếu Bạch đáp: - Chính mắt vãn bối được trông thấy cảnh bọn họ thảm sát gia phụ, gia mẫu và đại ca, tỷ tỷ, bọn họ nhất tề xông tới dùng số đông vây đánh. Điều này đã khiến cho vãn bối nghĩ tới việc Bạch hạc môn bị tập kích, tất nhiên là có vô số cao thủ hợp lực lại tấn công. Gia phụ dẫu cho có muốn giải bày cũng chẳng có cơ hội nào! Cơ Đồng vuốt râu, trầm ngâm một hồi nói: - Tiểu tử, nếu như nhà ngươi có thể báo thù cho phụ mẫu, xây dựng lại Bạch hạc môn, thì nhà ngươi lúc đó tính sao? Thiếu Bạch đáp: - Vãn bối nghĩ là chuyện này không thể nào có được, một người dẫu cho võ công có cao siêu đến đâu đi chăng nữa cũng khó lòng mà đối đầu được với toàn thể nhân vật võ lâm. Suốt đời vãn bối sẽ chẳng có cơ hội báo thù... Bởi vậy vãn bối muốn chết... Cơ Đồng lắc đầu ngắt ngang nói: - Tiểu tử nhỏ dại kia, hễ cứ mở miệng ra là nói muốn chết, ngậm miệng lại cũng nói muốn chết, không khỏi quá nhu nhược đấy... Giọng nói ngập ngừng một khắc, tiếp lời: - Tiểu tử, lão phu muốn hỏi rằng nếu như có một ngày kia nhà ngươi có thể gầy dựng Bạch hạc môn, báo thù cho những người thân yêu, thì nhà ngươi phải làm sao? Thiếu Bạch đáp: - Nếu quả có ngày đó, thì trước tiên vãn bối sẽ điều tra cho rõ chân tướng. trong võ lâm biết bao nhiêu là môn phái, kẻ khác tại sao chỉ tìm đến có Bạch hạc môn nhà vãn bối, thiên hạ vô số là người, tại làm sao kẻ kia lại chỉ muốn truy sát một mình gia phụ? Cơ Đồng gật đầu, nói: - Đúng vậy, chính phải như thế mới phải. Nếu như tra ra phần sai ở lệnh tôn thì sao? Thiếu Bạch đáp: - Nếu thế, vãn bối sẽ đưa đao tự vận mà chết để tại hạ cái tội bất hiếu. Một phái Bạch hạc sẽ vĩnh viễn mất hẳn trong võ lâm. Cơ Đồng nói: - Nếu như lệnh tôn không sai quấy? Thiếu Bạch đáp: - Vãn bối sẽ tra cho rõ chân tướng, đi kiếm cái kẻ đầu sỏ để đòi y món nợ máu để tiếng trước vong linh phụ mẫu, trùng chấn lại hùng phong của Bạch hạc môn. Cơ Đồng nói: - Thù cha bất cộng đái thiên, nhà ngươi đã nói biện cho rõ thị phi, trước cầu chân tướng, chỉ trừng trị kẻ tội khơi họa thủ, không muốn giận lây sang đến người khác. Tiểu tử, bằng vào mấy câu nói của ngươi ta nghĩ ngươi có thể trả được thù đấy! Thiếu Bạch hoang mang nói: - Thứ cho vãn bối không hiểu ý của lão tiền bối muốn nói gì? Cơ Đồng nói: - Á, việc này giản dị hết sức. Nhà ngươi sẽ đi tìm một người võ công thật cao cường, xin với vị đó làm thầy dạy cho một thân tuyệt kỹ quán thế. Làm vậy chẳng lẽ ngươi không thực hiện được tâm nguyện sao? Thiếu Bạch nói: - Lương sức khó tìm, hà huống trong chốn tuyệt cảnh hẻo lánh này vãn bối đã miên man đi qua được Sinh Tử kiều, may không bị hất văng xuống tuyệt hắc, nhưng trong một đời người quyết không khi nào lại gặp được hai phen hạnh ngộ, sống thoát trong cõi chết. Lão tiền bối nên để cho vãn bối chết thì hơn. Cơ Đồng nói: - Ai bảo rằng lương sức khó kiếm? Nếu như người ấy không chịu thâu nhận nhà ngươi làm đồ đệ thì ông ta xa mãi tận chân trời không thể đi đâu tìm được, nhưng nếu người ấy chịu thâu nhà ngươi thì ông ta lại ở gần ngay trước mặt. Thiếu Bạch tròn xoe mắt nhìn kỹ Cơ Đồng nói: - Người ấy phải chăng là lão tiền bối? Cơ Đồng ha hả cười lớn nói: - Có lẽ nào? Nhưng nếu lão phu không chịu thâu ngươi làm đồ đệ thì sao? Thiếu Bạch nói: - Võ công của lão tiền bối hẳn là không dỡ rồi, nhưng còn cái việc định đối đầu với toàn thể thiên hạ võ lâm thì... chỉ sợ... chỉ sợ... Cơ Đồng nói: - Chỉ sợ cái gì? Nếu ngươi không tin, sao không thử một phen? Thiếu Bạch nghĩ ngợi một hồi, nói: - Vãn bối rất muốn được làm đồ đệ của lão tiền bối. Nói rồi, chàng xụp ngay xuống làm lễ ra mắt. Cơ Đồng xua hai tay lia lịa nói: - Hẳn khoan, hẳn khoan, ta chưa chấp thuận cho nhà ngươi. Thiếu Bạch tủi thân sụt sùi nói: - Xin lão tiền bối thành toàn cho vãn bối. Cơ Đồng nói: - Việc này chúng ta sẽ thong thả nói chuyện lại với nhau sau. Lại đầy, hãy hầu tiếp lão phu vài chén rượu trước đã. Thiếu Bạch nói: - Vãn bối không uống rượu được, chỉ sợ không gây được tửu hứng cho lão tiền bối mà thôi. Cơ Đồng cười nói: - Nhất túy giải thiên sầu, nhà ngươi không biết uống rượu nhưng chẳng lẽ lại không biết cả say hay sao? Thiếu Bạch nói: - Cung kinh bất như tòng mạng, đệ tử xin hết sức thừa tiếp, chưa say thì chưa thôi. Cơ Đồng hỏi: - Khi ta chưa chấp thuận cho nhà ngươi thì chúng mình là bạn tốt với nhau, nhà ngươi đừng có giữ lễ đệ tử để việc uống rượu khỏi mất sự thống khoái. Dứt lời, lão nhân nhanh nhẹn kéo Thiếu Bạch dậy, để ngồi trước mặt rồi rót ra hai chén rượu, tiếp lời: - Chúng mình hãy cạn một chén trước đã. Thiếu Bạch vâng dạ, nâng chén rượu lên, một mùi hương thơm phứt đã sộc vào mũi chàng. Tức thời chàng nín hơi uống ực một đường hết sạch. Chất rượu cay sè, đốt cháy cả cổ họng, Thiếu Bạch uống cạn một chén đã thấy bụng nóng rang, nhiệt khí chạy rần rần. Cơ Đồng lại rót thêm cho Thiếu Bạch một chén cười nói: - Tiểu tử, thứ rượu này hương vị của nó ra sao? Thiếu Bạch đưa chén rượu cao lên nói: - Tửu vị rất ngon! Rất ngon! Ngửa cổ, chàng lại ộc một hơi. Hai chén rượu cay cháy vào đến trong bụng, mặt Thiếu Bạch thành ra đỏ gay đỏ gấc, chàng thấy mình lâng lâng bay bỗng. Trời đất quay cuồng, chàng không còn nhìn rõ người ngồi trước mặt. Cơ Đồng thấy vậy ha hả cười vang nói: - Tiểu tử, thế nào, ngươi còn uống được nữa không? Lại rót cho chàng một chén nữa. Thiếu Bạch líu lưỡi, lẩm bẩm: - Uống được... uống được... Miệng nói luôn mấy tiếng uống được, uống được, nhưng thật sự đầu óc chàng đã quay cuồng. Chàng đã say khướt, chẳng còn hay biết gì. Cơ Đồng thấy người bạn nhỏ của mình đã say xỉu, cất tiếng ha hả cười lớn, vung tay ném chén đi lại căn phòng. Nguyên lai lão nhân là một người sốt sắng đối với việc đời, rất náo nức trong việc hành thiện. Khi xưa lão chịu mạo hiểm vượt qua Sinh Tử kiều ấy cũng là vì do lòng trắc ẩn. Giờ đây Thiếu Bạch là đứa trẻ bơ vơ, luân lạc, thân thế phù trầm vô cùng đáng thương, lẽ nào lão không động lòng, hà huống vừa trông thấy Thiếu Bạch, tự nhiên lão đã cảm thấy một sự vui mừng khó tả dâng lên trong lòng. Cơ Đồng đi đi lại lại trong gian nhà cỏ, thỉnh thoảng lại đưa mắt nhìn về Thiếu Bạch một cái, trông dáng điệu như thể lão có một việc vô cùng khó khăn, vô phương quyết định, lão đi lại quẩn quanh vấn đề đó mãi rồi đột nhiên hữu quyền đấm mạnh vào tả chưởng, nói: - Thế đi, cứ theo cách đó thử xem vận khí của y ra sao cho biết? Nói rồi chạy ngay ra ngoài múc lấy một bình vạn niên thạch nhũ, đổ cho Thiếu Bạch uống. Vạn niên thạch nhũ là một thứ hỉ thế kỳ trân, diệu dụng của nó vô cùng, chỉ một thoáng công phu, chất rượu mạnh trong người Thiếu Bạch đã rả hết, chàng ngóc đầu, dụi mắt nói: - Lão tiền bối còn uống? Cơ Đồng cả cười, nhanh đưa tay xoa đầu Thiếu Bạch nói: - Uống, uống, có điều nhà ngươi hãy nghe ta nói chuyện trước đã. Ngừng lại giây lát, rồi lão tiếp lời: - Tiểu tử, ngươi khả dĩ biết được tại sao lão phu không chịu thâu ngươi làm đồ đệ chăng? Thiếu Bạch sa sầm nét mặt đáp: - Chắc là tại vãn bối quá ư ngư đần, căn cốt tầm thường, lão tiền bối không vừa lòng. Cơ Đồng lắc đầu quầy quậy, cười nói: - Hoàn toàn không đúng, tư chất như nhà ngươi đã là tụ khí của trời đất, một nhân tài khó gặp. Thiếu Bạch rầu rầu nét mặt, gượng cười nói: - Phải chăng tửu lượng của vãn bối quá tuyệt nên không hợp ý lão tiền bối? Cơ Đồng ha hả cười vang nói: - Chuyện tiểu tử nói càng lúc lại càng sai bét. Dứt lời, lão nhân nghiêm ngay nét mặt nói: - Tiểu tử theo thầy học nghệ, mục đích gì? Thiếu Bạch giật mình đáp: - Bái sức học nghệ, mục đích của mỗi người mỗi khác, riêng về phần vãn bối... Nói đến đây, chàng thở dài rồi mới nói tiếp: - Vãn bối muốn rửa sạch trầm oan cho phụ mẫu, trả thù cho những người ruột thịt đã bị địch nhân thảm sát. Chuyện này... toàn là chuyện riêng tư của cá nhân vãn bối, chứ không phải việc trượng nghĩa hành hiệp cứu nhân tế thế gì. Cơ Đồng xua tay cười nói: - Tuy là việc riêng của cá nhân, nhưng đó lại là cái đạo của người làm con, làm cho hết chữ trung hiếu, cũng có nghĩa là trượng nghĩa hành hiệp rồi, lão phu há có lý do gì không thâu nhận nhà ngươi làm trò? Thiếu Bạch tỏ vẻ không hiểu nói: - Vãn bối càng nghe lại càng bỡ ngỡ! Cơ Đồng cười nói: - Không sao cả, sau này tự khắc ngươi sẽ rõ ra. Lão nhân ngừng lại một chút, vuốt râu cười tiếp lời: - Nói thực với ngươi, lão phu khi xưa nhờ vào pho Vương đạo cửu kiếm mà vang danh giang hồ, vượt thắng vô số cao thủ của hai phái Hắc bạch đạo, bình sinh chưa hề bị bại lần nào. Thiếu Bạch nghe nói nghĩ bụng: - Phải đấy! Cứ nghĩ danh hiệu Càn khôn nhất kiếm cao cả ghê gớm, nếu như mà bị bại trận thì xấu hổ quá còn gì? Nghĩ vậy, chàng nghe Cơ Đồng cười nói: - Lão phu tuy đánh không lần nào là không đắc thắng, nhưng dưới kiếm chưa hề hại qua một người, cho nên cuối cùng có được nhiều mỹ hiệu tốt đẹp mà người đời gán cho như Vương giả cửu kiếm. Thiếu Bạch thấy khích động trong lòng, chàng đỏ mặt nói: - Nếu như lão tiền bối thành toàn cho, đệ tử sau khi học nghệ xong rồi chỉ tru diệt kẻ nguyên hung thủ ác, quyết không làm nhơ nhuốc mỹ hiệu của Vương kiếm. Cơ Đồng nâng chén ngửa cổ cạn một hơi nói: - Lời nói thì hay, nhưng rồi chỉ sợ ngay đến kẻ nguyên hung thủ ác cũng không tru diệt được y mà thôi, lúc ấy có phải nhà ngươi đã mất công bái lão phu làm thầy, uổng phí mười năm để luyện võ nghệ không? Thiếu Bạch ngạc nhiên hết sức, chàng không hiểu ra sao nữa, ngập ngừng nói: - Đệ tử ngu xuẩn... Cơ Đồng làm mặt giận nói: - Ngươi là đồ đệ của ai nào? Nói đến đây, lão nhân sẽ mỉm cười tiếp lời: - Tiểu tử, lão phu không thâu ngươi làm đồ đệ nhưng có thể chỉ cho nhà ngươi một con đường sáng, chỉ có điều việc này rất khó khăn, cũng còn trông ở vận khí của ngươi. Thiếu Bạch nói: - Cái công thành toàn của lão tiền bối, vãn bối hết sức cảm kích. Cơ Đồng cạn chén cười nói: - Khỏi cần! Trầm ngâm giây lâu, hốt nhiên hỏi: - Lão phu đã từng nói cho nhà ngươi nghe rằng ở chốn Vô ưu cốc này còn có một người nữa ở, nhà ngươi biết ông ta tên là gì không? Thiếu Bạch lắc đầu cười nói: - Lão tiền bối chưa nhắc đến làm sao vãn bối biết được? Cơ Đồng nói: - Ông ta họ Hướng tên Ngao, người đời gọi bằng Hoàn Vũ nhất đao! Thiếu Bạch nhẩm đọc: - Càn khôn nhất kiếm, Hoàn vũ nhất đao, nghe ngoại hiệu này thì chắc ông ta là nhân vật ngang vai ngang vế với lão tiền bối đây? Cơ Đồng đáp: - Thì cũng có vậy, năm xưa đã có người gọi hai chúng ta là Nam bắc nhị thánh, chỉ vì bọn ta hổ thẹn tự biết lục lục thường tài không dám nhận hai tiếng thánh nhân. Thiếu Bạch càng nghe càng thấy thú, bất giác chàng tươi tỉnh nói: - Tiên phụ cũng là hảo thủ trong nghệ thuật sử đao, nay vị lão tiền bối họ Hướng đã có tiếng Hoàn vũ nhất đao, vậy chắc đao pháp đã thành tựu tới mức cái thế vô song. Cơ Đồng nói: - Chuyện này còn phải nói, nhất kiếm của lão phu chỉ là hư danh, trong khi nhất đao của Hướng hữu danh đúng với thực, thiên chân vạn chân. Thiếu Bạch lấy làm lạ nói: - Vãn bối lại không hiểu rồi. Cơ Đồng cười nói: - Nhà ngươi không hiểu còn bắt lão phu tốn nước bọt mỏi miệng làm gì? Nghĩ ngợi giây lát lại nói tiếp: - Thời giờ hãy còn sớm, vậy nhà ngươi hẳn uống chút rượu nữa, say rồi lão phu lại đánh thức. Thiếu Bạch nghe nói vội vàng nâng chén lên đổ ộc một hơi. Cơ Đồng lấy làm vừa ý lắm bèn cười nói: - Lão phu mang cái tiếng Nhất kiếm suông, kỳ thực kiếm pháp công có chín chiêu, trong khi Hướng lão quái nói một không hai, một pho đao pháp đúng là chỉ có một chiêu mà thôi. Thiếu Bạch thấy trong lời nói của lão nhân có ý ghen tỵ thì không khỏi cười thầm, chàng nghĩ bụng: - Vị lão nhân gia này, nhất kiếm, nhất đao, chữ nhất cũng bởi vậy mà ra. Nghĩ vậy nhưng để bụng, chàng cả cười nói: - Đao pháp của vị Hướng lão tiền bối đã chỉ có một chiêu, tất có thể xoay trở thi triển? Cơ Đồng trừng mắt nói: - Xoay trở thi triển à? Nhà ngươi muốn nói có mấy địch thủ? Thiếu Bạch nói: - Nếu đối thủ chỉ có một người, nhưng võ công lại vô cùng cao cường thì sao? Cơ Đồng đáp: - Một đao là đủ lắm rồi, vì đao của ông ta không sử ra thì thôi, chứ đã sử ra thì tất phải thương người, thương tất lấy mạng. „y cũng bởi lẽ ấy cho nên phải mang ác danh Bá đạo nhất đao, Đoạn mạng chi đao. Kỳ thực Hướng lão quái tuy tính tình khó khăn, nhưng là người không ác.Thiếu Bạch nhẩm trong bụng: - Vương đạo cửu kiếm, Bá đạo nhất đao, Vương giả chi kiếm, Đoạn mạng chi đao... Bất giác ánh mắt ngời sáng, chàng thuận miệng hỏi: - Nếu như Vương giả kiếm mà gặp phải Đoạn mạng đao thì kết quả thế nào? Cơ Đồng nghe nói giật nẩy mình, làm thinh thật lâu rồi hốt nhiên buông tiếng cười ha hả nói: - Lão phu không dám mạo hiểm thử với đường đao ấy, mà Hướng lão quái cũng không dám mang cái uy danh một đời ra giỡn chơi. Hai đứa ta không oán không thù cho nên chẳng thích mua phiền não vào người, do đấy một người đi nam, một kẻ ở bắc, cả hai đều tránh chạm trán nhau. Thiếu Bạch sực vỡ lẽ ra, nghĩ bụng: - Chẳng trách họ rất ít đi lại với nhau, thì ra chỉ bởi mỗi một chỗ quan hệ vi diệu đó mà thôi. Cơ Đồng uống cạn một chén rượu nữa, rồi nói: - Tiểu tử, hiện tại nhà ngươi đã khả dĩ biết được con đường sáng mà lão phu định chỉ cho ngươi rồi chứ? Thiếu Bạch đáp: - Ý của lão tiền bối phải chăng là bảo vãn bối nên đi bái cầu vị Hoàn vũ nhất đao Hướng lão tiền bối? Cơ Đồng gật đầu nói: - Dẫu cho nhân vật võ lâm trong thiên hạ có quay ra đối địch cả với nhà ngươi đi chăng nữa, thì khi học được võ công của lão phu, với nhà ngươi chịu đề phòng một chút hẳn không có việc ngươi không thể bảo toàn được tánh mạng. Nhưng còn nói đến việc trả thù cho phụ mẫu, tru diệt kẻ nguyên hung ác thủ thì không thể không cần đến Đoạn mạng nhất đao của Hướng lão quái, không có tay lão quái này là không xong. Thiếu Bạch nghĩ ngợi giây lâu nói: - Vãn bối nóng lòng vì mối thù nhà, quả thực cũng mong đi bái cầu Hướng lão tiền bối dạy cho đao pháp tuyệt diệu, nhưng cứ nghĩ đến việc lão tiền bối với vãn bối gặp gỡ nhau trước, vãn bối... Cơ Đồng xua tay lia lịa nói: - Không được, không được, bộ nhà ngươi tưởng Hướng lão quái cũng dễ tính như lão phu sao? Không đâu, đừng nói nhà ngươi đã học kiếm pháp của lão phu rồi, mà dẫu cho chưa có học, Hướng lão quái cũng vị tất đã chịu dạy cho nhà ngươi. Ngưng lại giât lát rồi lão nói tiếp: - Thêm nữa... Thiếu Bạch thấy lão nhân định nói lại thôi liền hỏi dồn: - Thưa thêm nữa sao? Cơ Đồng nghiêm mặt nói: - Nhà ngươi mới gặp phải gia nạn, lòng thù oán quá sâu, ngọn lửa phẫn nộ đang thổi cháy mạnh, dẫu cho lão phu có truyền dạy cho ngươi kiếm pháp thì ngươi cũng không thể luyện giỏi, khó bề đạt được tới chỗ thần kỳ ảo diệu của nó. Thiếu Bạch thông minh đỉnh ngộ, biết rằng lão nhân đều nói thật cho nên chàng liền nghĩ bụng: - Vị lão tiền bối này đầy lòng nhân ái, tốt bụng, người đã biệt đãi ta trước thì rồi thế nào về sau cũng vẫn còn yêu thương ta, mối huyệt hải oan cừu của phụ mẫu không phải chuyện thường, đi cầu học đao pháp của Hướng lão tiền bối rồi sau đó sẽ quay lại xin với vị tiền bối này dạy cho kiếm chiêu. Ý định đã quyết, chàng không dấu được cảm động từ tốn thưa: - Lão tiền bối, vãn bối xin nghe theo sự chỉ điểm của người, vãn bối sẽ đi cầu Hoàn vũ nhất đao, nhưng không hiểu vị Hướng lão tiền bối ấy ở đâu, vãn bối phải đi cầu theo cách nào?Cơ Đồng ha hả cười lớn nói:- Hướng lão quái ở trong sơn âm, chỗ đó ban ngày không trông thấy ánh mặt trời, độc trùng ác thú khắp mặt đất, đâu đâu cũng có hiểm ác dị thường, ta thật sợ cho nhà ngươi không đặt chân tới được. Thiếu Bạch ngẩng đầu lên, mạnh dạn nói: - Vãn bối bắt đầu từ năm lên bảy trở đi đã phải theo phụ mẫu, huynh tỷ chạy khắp góc biển chân trời trong khoảng tám năm trường dài dặc, đã đạp chân lên khắp các miền đất hiểm ác ma thiên nước độc, chướng khí âm u, đã trải hết cảnh kinh đao hãi lãng ở chốn nhân gian rồi. Giờ đây dẫu cho độc trùng ác thú có lợi hại đến mức nào đi chăng nữa, vãn bối cũng không sợ. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 4 Bá đạo chỉ một đao Nhắc tới tám năm đào vong, chàng không khỏi nhớ lại những chuỗi ngày gian khổ, cả một gia đình già trẻ lớn bé đều bị gót sắt của kẻ địch truy sát không dời nửa bước để lấy hơi. Đó là một cảnh tượng mà suốt đời chỉ trừ khi chết đi, chứ còn sống thì không thể nào quên được. Mỗi lần nhắc lại mối thương tâm chất chứa trong lòng chàng lại thấy không thể nào chế ngự được nỗi thống hận, căm hờn. Cơ Đồng thấy mặt chàng biến sắc dần dần, phảng phất có một vẻ dữ tợn thì không khỏi buồn trong dạ, ông ta liền vỗ vai người bạn nhỏ ôn tồn nói: - Tiểu tử, lão phu rất hiểu tâm sự của nhà ngươi, có điều dẫu sao cũng chẳng nên quá căm phẫn. Nhà ngươi phải cố nhớ kỹ lời nhà ngươi đã nói với lão phu nhé. Thiếu Bạch thoạt giật mình, nhưng rồi chàng hiểu ra, vội vàng tươi nét mặt nói: - Vãn bối xin nhớ, ngày sau trả thù và tẩy oan cho phụ mẫu trừ cái tên tội khơi họa thủ ra, tuyệt không dám giết bừa một người. Cơ Đồng cảm thấy rất yên dạ, buông tiếng cười vang rồi nói: - Tiểu tử ngoan, bây giờ chỉ còn cơm rau nguội lạnh, nhà ngươi hãy ăn cho no, đợi trời sáng rõ con lên đường tìm Hướng lão quái nhé! Nói rồi, lão nhanh chân đi dọn cơm. Quả nhiên bữa cơm rất thanh đạm, thứ thanh đạm của những người ở ẩn như lão nhân Cơ Đồng. Thiếu Bạch vội vàng nói vài câu khách sáo thường lệ rồi vùi đầu vào ăn. Chàng ăn xong, hai người một trẻ một già đi ra khỏi gian nhà cỏ. Cơ Đồng chỉ tay về hướng bắc nói: - — khoảng giữa hai ngọn núi kia có một đoạn cốc hẹp, trong cốc hẹp cỏ gai mọc cao quá đầu người. Ao đầm đầy cả rắn rết tụ hội, chúng nó cắn phải là chết liền. Có chỗ lại còn có cả chướng khí, nhà ngươi phải cẩn thận đề phòng, dẫu cho thế nào cũng không được coi thường. Thiếu Bạch gật đầu lia lịa, trong lòng vô cùng cảm động, chàng quỳ ngay xuống đất, vái lạy rồi đứng thẳng người lên phóng mình chạy vút đi. Vô ưu cốc bốn mặt có núi vây bọc, phạm vi của nó rất rộng. Lúc Thiếu Bạch chạy tới miệng cái cốc hẹp, mặt trời đã chiếu chói lọi, sáng khắp cả đáy cốc Vô ưu. Chàng định thần, chú mục nhìn chỉ thấy khe núi hiểm ác, ở hai bên vách đá cheo leo đột khởi, chiều cao ngút ngàn như muốn biến vào mây mờ, trong cốc hẹp tối om, cây cối um tùm, dây leo chằng chịt chi chít, cỏ hoang mọc choáng khắp nơi, thật không sao thấy đường đi qua. Thấy vậy, Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Chẳng trách Cơ lão tiền bối cứ dặn đi dặn lại mãi thật là trịnh trọng, cái huyệt cốc này quả nhiên d- sợ! Tám năm trời phải sống trong cảnh đào vong đã sớm tập nhi-m cho chàng cái dõng khí không còn biết sợ sệt là gì. Lúc này đây đứng trước cảnh hiểm trở, bất giác chàng thấy lòng phấn khởi hẳn lên, rút soạt trường kiếm săm săm bước nhanh tới. Đoạn đầu chỉ có những cây chôm chôm chắn lối, chàng vung mạn trường kiếm trong tay lấy đường về trước, tuy có vất vả thật nhưng không có gì gọi bằng hung hiểm cả. Nhưng rồi càng tiến sâu vào huyệt cốc chàng càng thấy ớn lạnh. Thì ra, trong cốc tối thui cơ hồ không còn trông thấy ánh mặt trời nữa, mà trong khi đó, chỗ nào cũng thấy côn trùng nhỏ nhít rất nhiều, bay loạn xạ thành từng đàn từng bầy dầy đặc như rươi, nếu như dừng tay lại không xua đuổi thì lập tức chúng nó kéo ùa tràn lại ngay từ bốn phía. Đoạn đường ban đầu mặt đất còn tương đối khô ráo một chút, chứ khi tiến sâu vào quá mấy chục trượng rồi. Mặt đất ẩm thấp, toàn bùn sình, trên lớp mặt sinh lúc nhúc những quái trùng kỳ hình quái trạng, toàn những con Thiếu Bạch chưa từng thấy bao giờ. Hữu thủ chàng nắm chặt đốc cây Kim kiếm, tả thủ khoa lên xua đuổi loài trùng bay tứ tán. Những tia nhìn loang loáng trong hai mắt chàng phát ra không ngừng quét khắp bốn phía. Chàng chỉ sợ sa chân vào đầm lầy thì không có cách gì rút mình ra được, do đấy chàng cứ men nhảy theo những cây đại thọ mà tiến tới. Xông xáo một hồi mồ hôi vã ra như tắm, hốt nhiên chỗ đất chân chàng đạp lên mềm sèo, sọp một tiếng, bùn sình đã lún tới đầu gối chàng. Thiếu Bạch hoảng kinh vội vàng thò nhanh tả thủ chụp mạnh vào thân cây nào dè thân cây quá rắn khiến năm đầu ngón tay chàng buốt nhói, người chàng trong nháy mắt đó đã lún sâu xuống nửa thước. May mắn thay, chàng kịp thời ứng biến mau lẹ, cây Kim kiếm trong hữu thủ chàng phập vào thân cây cổ thụ, chàng gượng lại được! Chưa kịp mừng thì hốt nhiên đằng sau lưng chàng lại đã vang lên hai tiếng khè khè. Thiếu Bạch hấp tấp ngoái đầu nhìn lại bất giác ớn lạnh sởn gai ốc, mồ hôi lạnh toát ra đầy người. Thì ra đã thấy hai con quái xà vẩy đỏ từ trên cành cây phía bên trên đỉnh đầu chàng phóng xuống, rớt ngay sau lưng chàng, khoảng cách chỉ tấc gang. Thiếu Bạch đưa mắt nhìn giây lâu, chỉ thấy hai con rắn quái này không nhúc nhích cựa quậy gì nữa. Tức thời không bỏ lỡ dịp may, vận sức vào hữu thủ rút mình lên khỏi đám bùn, lắc động thân hình mấy cái trong không, hai chân chàng đạp thật mạnh vào thân cây rắn chắc, người chàng tức thời bắn vút sang một cây cổ thụ khác nhưng bỗng cảm thấy ngang lưng bị ôm chặt, chàng đã bị một người nào đó cắp cứng, đánh vù một tiếng, quặt xoẹt bay sang bên phải. Thiếu Bạch hãi hùng, ngẩng đầu nhìn thật nhanh xem kẻ lạ mặt ôm mình là ai, hóa ra lại là Cơ Đồng nên không nén được mừng rỡ kêu lên: - Lão... Quá mừng Thiếu Bạch chỉ thốt lên được có một lời. Cơ Đồng hạ mình xuống, đứng một chân trong bùn lầy, đưa tay chỉ một cây cổ thụ nói: - Đám bạch khí ở dưới cây đại thọ chính là độc chướng đấy, mau chân trốn lánh sợ còn không kịp nhà ngươi phải lướt ở phía bên trên mà tiến tới mới được. Thiếu Bạch đỏ mặt nói: - Bạch khí với khí trắng gì đâu, sao vãn bối không trông thấy gì cả. Cơ Đồng nói: - À, hóa ra ta quên khuấy đi mất, chết chữa, ở chỗ này quá tối, nhãn lực của nhà ngươi không đủ nhìn thấy. Thiếu Bạch hỏi: - Lão tiền bối, người tới lúc nào đấy? Cơ Đồng mỉm cười nói: - Ta há yên tâm được sao? Ngón tay nhà ngươi ra sao? Chỉ vỏn vẹn có hai câu nói ngắn ngủi ấy nhưng chứa đựng bao tình thân thiết quan hoài, Thiếu Bạch cảm thấy mắt cay cay, những giọt lệ đã trào nhanh ra khỏi tròng mắt, chàng giơ tả thủ lên coi, lúc bấy giờ mới hay móng của bốn ngón tay đã quặt gãy cả, máu me chảy đầm đìa, nhìn đến là thấy sợ. Thiếu Bạch ương ngạnh lắc đầu cười nói: - Dạ, không đau chút nào cả. Cơ Đồng nhẹ thở dài nói: - Phải ráng chịu một chút vậy. Dứt lời lão nhân cất người lên, hai chân khi tung vút lên, khi đặt nhẹ xuống uyển chuyển chẳng khác gì cánh chuồn điểm nước vùn vụt lao đi về phía trước mặt. Đoạn huyệt cốc này tuy hiểm ác vô tỷ nhưng chẳng thể làm khó d- được những bậc cao nhân tuyệt thế như Cơ Đồng. Chạy miết độ một công phu ăn xong bữa cơm, Cơ Đồng bỗng dừng ngay lại, đặt Thiếu Bạch xuống, ghé sát vào tai bảo: - Phía trước mặt không còn nguy hiểm, gặp được lão quái rồi nhà ngươi có thể nói xấu lão phu mấy câu cũng chẳng sao, nếu như ông ta hỏi thì nói rằng tự mình đi tới, đừng bảo có lão phu hộ tống. Nói rồi, lão nhân nhanh nhẹn tung mình vút đi như bay. Thiếu Bạch cảm kích bùi ngùi đứng nguyên chỗ tấm tức khóc một hồi rồi lau khô nước mắt cố lấy hăng hái dùng kiếm mở đường, đi tiếp về phía trước. Quả đúng y như lời lão nhân Cơ Đồng nói, đoạn đường đi tới không có gì là nguy hiểm, qua khỏi vùng sình lầy là đạp chân lên được đất liền, cây cối thưa thớt dần, đã thấy ra có đường đi, chỉ có điều vách đá ở hai bên quá cheo leo ngút ngàn cho nên không có ánh sáng mặt trời soi xuống, tuy ở vào giữa lúc ban ngày ban mặt nhưng đáy cốc vẫn giữ y nguyên cái vẻ tối om như ban đêm. Thiếu Bạch cất cây Kim kiếm đi để tỏ vẻ cung kính, chàng đi một đỗi, chợt thấy ở phía bên tay trái có một huyền nhai đột cao lên khỏi mặt đất độ mười trượng. Trên huyền nhai có một cái động lớn. Đứng ngắm nhìn một lúc xong đâu đấy Thiếu Bạch tung mình nhảy mấy cái lên huyền nhai. Chàng chú mục nhìn kỹ nhưng trong động tối om om, không thể biết được nó nông sâu thế nào, và cũng không hiểu vị Hoàn vũ nhất đao có sống bên trong động không nữa. Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Cơ lão tiền bối nói vị lão nhân này tính tình khó khăn, không thích chuyện trò, ta phải làm l- đàng hoàng mới được, lúc ấy dẫu người không vui cũng không trách mắng nặng nề. Chủ ý đã định, Thiếu Bạch vòng tay hướng về phía miệng động xá một xá, cao giọng nói: - Môn hạ của Bạch hạc, tiểu tử Tả Thiếu Bạch khấu kiến Hướng lão tiền bối. Dứt lời, chàng quỳ ngay xuống đất lạy một lạy. Đợi một lúc, giữa lúc chàng định mở miệng lên tiếng xin bái kiến một lần nữa thì hốt nhiên một giọng nói cực nhỏ xói vào tai chàng: - Cơ Đồng, ngươi đóng trò gì thế, ngươi đã tới chơi, sao không bước thẳng vào, chẳng lẽ ngươi còn muốn Hướng Ngao ta phải ra ngoài nghênh đón chắc? Thiếu Bạch nghe nói giật nẩy mình vội vàng lên tiếng nói: - Khải bẩm lão tiền bối, Cơ lão tiền bối không có mặt ở đây. Giọng nói cực nhỏ kia lại vang lên: - Cái lão ấy cút đi rồi thì nhà ngươi đi vào đi! Thiếu Bạch mừng húm, nhanh nhẹn đáp: - Đa tạ lão tiền bối. Rồi chàng cất bước đi vào trong động. Bên trong động tối như nhà ma, Thiếu Bạch đi được mấy trượng đã cảm thấy dẫu chìa tay ra cũng không còn trông thấy năm ngón, bất giác chàng nghĩ bụng: - Vị lão tiền bối này quả thực là cổ quái, đất Vô ưu cốc rộng rãi thế mà không lẽ chẳng đủ chứa hai người ở sao? Bỗng nhiên nghe giọng nói lúc ban đầu ra lệnh: - Quay rẽ sang bên tay mặt. Thiếu Bạch vội vàng dừng ngay chân lại thật nhanh, đưa mau tay ra sờ soạn phía trước mặt phía trước mặt chỉ thấy có vách đá lạnh lẽo nhưng nhẵn thín, chàng liền vội vã đi theo giọng nói rẽ người sang bên tay phải. Nhưng vừa khi ấy, lại đã nghe giọng nói vang lên bảo: - Có thể đứng lại được rồi! Thiếu Bạch đã nhận ra chỗ phát xuất của giọng nói lạ, tức thời chàng dừng bước, nói: - Vãn bối Tả Thiếu Bạch xin có lời thỉnh an lão tiền bối. Chỉ nghe giọng nói ấy bảo: - Tại sao? Thiếu Bạch nghe hỏi sửng sốt, cái lối hỏi cọc lạnh lùng chẳng khác gì ngọn đơn đao thọc thẳng vào người đối phương ấy vượt hẳn ra ngoài ý liệu của chàng cho nên nhất thời Thiếu Bạch cứ đứng ngẩn ra không còn biết phải đối đáp làm sao nữa. Giọng nói ấy không âm trầm cũng không có vẻ quỷ dị, nhưng có cái thần khí cự người ở ngoài ngàn dặm, Thiếu Bạch chưa tìm được lời đáp thỏa đáng thì giọng nói lạ lại vang lên, hỏi: - Ngươi vượt qua Sinh Tử kiều như thế nào? Thiếu Bạch thấy lão nhân ẩn mặt còn lên tiếng hỏi thì bất giác thấy can đảm lên đôi phần, chàng mạnh dạn đáp: - Vãn bối đi qua một cách hết sức tự nhiên, không có gì khác lạ. Giọng nói lại tiếp: - Chà! Chắc trời đất núi non lại biến cải đây chắc? Quả có chuyện này à? Lẽ nào! Ngừng lại giây lát lại hỏi: - Có phải một mình nhà ngươi tự đi vào trong cái huyệt cốc này? Thiếu Bạch ngẩn người nhưng rồi đến cuối cùng chàng cũng không dám nói dối, đành phải đáp: - Dạ, Cơ lão tiền bối hộ tống vãn bối tới. Giọng nói hừ nhạt một tiếng nói: - Tại sao y lại đối tốt với nhà ngươi như thế? Đưa ngươi tới gặp ta có chuyện gì? Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Cũng cứ thực mà nói vậy. Nghĩ rồi tức thì chàng vòng tay đáp: - Gia môn tại hạ gặp chuyện bất hạnh, chỉ còn có một mình vãn bối sống sót, ngày hôm qua khi đặt chân lên cõi đất này may được gặp Cơ lão tiền bối, được người thương xót chỉ điểm cho đường đi nước bước, người bảo vãn bối tới đây bái kiến lão nhân gia. Giọng nói lạ bỗng cười lên khanh khách nói: - Cơ lão nhi lại hiếu sự buôn việc đây, nhà ngươi tiến lên ba bước để lão phu coi kỹ xem sao. Thiếu Bạch y lời làm theo, bước thứ ba vừa mới để chân được xuống đất thì chợt thấy chân quýu lại như thể bị một vật gì quấn lấy, bất giác hãi hùng, nghĩ ngay: - Phải chăng bị trùng dài quấn? Định đưa tay ra vớ cây Kim kiếm, nhưng rồi lại nghĩ: - Nếu như ta lấy kiếm ra thì thật bất kính đối với người, chi bằng chẳng thèm để ý tới nó thì hơn, thôi mặc vậy. Chỉ nghe giọng nói lạnh lùng của Hướng Ngao vang lên bảo: - Phải chăng Cơ lão nhi để cho nhà ngươi tới đây học đao pháp của ta? Thiếu Bạch đáp: - Vãn bối quả thực có ý này, dám mong lão tiền bối rủ lòng thương. Hướng Ngao nói: - Cốt cách của ngươi không tuyệt, ấy chẳng trách Cơ lão quá thương nhà ngươi. Giọng nói của ông ta chợt đổi sang vô cùng hiền hòa, dịu dàng tiếp: - Lão phu thân đã bị tiểu bại công rút, đừng nói là vượt qua Tử kiều một lần thứ hai làm gì, giờ đây ngay cả việc dời khỏi chỗ sơn động này thì lực cũng khó tòng tâm. Thiếu Bạch tự nhiên đem lòng ái ngại nói: - Vãn bối cõng lão tiền bối ra có được không? Hướng Ngao cười nhạt nói: - Lão phu bình sinh chưa hề chịu ơn của một người nào cả, niên kỷ của ngươi tuy còn nhỏ nhưng gan mật đã lớn rồi đó, nhà ngươi dám mở miệng ăn nói với ta cái giọng ấy à? Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Tôi có hảo ý, ông không chịu thì thôi chứ sao. Chỉ nghe Hướng Ngao nói: - Hảo tiểu tử, có phải ngươi đang thầm mắng ta đấy chăng? Thiếu Bạch nói: - Vãn bối nói thế là có hảo ý, lão tiền bối không chịu đáp ứng thì cũng chịu không biết làm sao hơn. Hướng Ngao đột nhiên buông tiếng cười vang nói: - Khá khen cho tên tiểu tử quật cường, nếu như ở trong lòng ngươi mà chửi ta mấy câu thì lại càng hay. Thiếu Bạch hoang mang nói: - Xin thứ cho vãn bối ngu xuẩn, không hiểu thiên cơ trong lời nói của lão tiền bối. Bỗng cảm thấy chân được nhẹ hẳn đi tựa hồ cái vật quấn lấy chân chàng chợt nhả ra, biến đi đâu mất.Hướng Ngao nói:- Cái lão họ Cơ bảo nhà ngươi lại đây không có cho nhà ngươi biết lão phu có một đao sao? Thiếu Bạch nói: - Tuy chỉ một đao nhưng trên đời không đối thủ!Hướng Ngao hừ lạnh một tiếng nói:- Tuổi tác chưa bao nhiêu mà dám ngang nhiên mở miệng khen lão phu rồi, hừ, hừ, nên biết rằng lão phu và Cơ lão nhi không giống nhau, không... Ngoài miệng lão nhân tuy trách mắng nhưng trong lòng lão rất vui, ho nhẹ vài tiếng nói tiếp: - Võ công ở trên đời tham vi-n bát đại, nhưng chưa hề có chuyện chỉ bằng vào một chiêu mà có thể khiến cho thiên hạ phải nghiêng mình bái phục, cái tài quán thế của Cơ lão nhi, lão phu không so sánh với y được, y có tài sáng chế được ra chín chiêu kiếm thức, trong khi lão phu chỉ có thể sáng tác được có độc một chiêu mà thôi. Thiếu Bạch nói: - Cơ lão tiền bối cũng cho vãn bối biết rằng một chiêu đao pháp ấy của lão tiền bối đã ăn trùm thiên hạ, không ai đương cự lại được, khỏi cần phải dùng tới chiêu thứ hai. Hướng Ngao nói: - Vương kiếm, Bá đao, mỗi đàng đều có chỗ sở trường riêng, tuy cả hai đều có ý muốn thử phân xem cao hạ, nhưng rồi chẳng ai dám ra tay trước mạo hiểm một phen cho rõ, bọn ta vai vế ngang hàng đứng trong võ lâm. Trên giang hồ trừ cái việc không tỷ thí võ công với nhau ra thì lão phu không để cho y độc bá về một phương diện nào khác mà y cũng không chịu để cho lão phu làm lu mờ cái mỹ tự của y. „y cứ như thể bọn ta có tiếng ngang nhau mà đứng trên giang hồ nhưng rồi đều tránh không chịu gặp mặt nhau, cả hai, người nọ cũng như người kia, người nào cũng vậy, không biết là bạn hay là thù của nhau, ghét cay ghét đắng nhau mấy chục năm trời mà cũng có đi lại với nhau mấy chục năm. Dưới kiếm của Cơ lão nhi không có gì gọi bằng tuyệt học, dưới đường đao của lão phu không thể có sinh cơ. Thiếu Bạch nói: - Cơ lão tiền bối rất tôn sùng lão tiền bối. Hướng Ngao lạnh lùng nói: - Lão phu tuy không thích mắc kế của Cơ lão nhi, nhưng cũng không thích để cho Vương đạo cửu kiếm của y lưu truyền ở đời trong khi một chiêu đao pháp của lão phu rồi cũng theo với chân lão phu vĩnh vi-n chôn vùi ở xó sơn động này... Thiếu Bạch trong trí vẫn nhớ rõ rành rành những lời của Cơ Đồng lão nhân căn dặn, nói rằng tánh tình của lão nhân Hướng Ngao cổ quái lắm, chợt vui chợt giận, vì vậy trong nhất thời chàng không biết phải nói sao cho lão vui lòng, đành phải làm thinh không dám mở miệng nói liều. Hướng Ngao tiếp lời: - Nếu như còn có một người thứ hai vượt qua được Tử kiều vào trong Vô ưu cốc này thì bất luận là trai hay gái, già hay trẻ, lão phu cũng sẽ nhất quyết thâu làm học trò truyền dậy cho đao pháp khiến Vương kiếm, Bá đao vẫn giữ nguyên cái thế hổ tương chiếu sáng. Điều đáng buồn là chỉ có mình nhà ngươi vượt qua Tử kiều. Thiếu Bạch trong nhất thời vẫn không đoán được tâm ý của lão nhân ra sao nên cũng chỉ nín lặng nghe thôi chứ không dám nói vào điều gì. Hướng Ngao nhẹ thở dài, lẩm bẩm nói: - Xem ra lão phu chỉ có nước đem một chiêu đao pháp này truyền cho nhà ngươi mà thôi. Thiếu Bạch vui mừng khôn tả, quỳ ngay xuống vái lạy nói: - Đa tạ lão tiền bối. Giọng nói của Hướng Ngao lại lấy lại vẻ lạnh lùng buổi ban đầu tiếp lời: - Đao pháp của lão phu tuy chỉ có một chiêu, nhưng trong một chiêu này có bao quát cả tâm ý, thân thủ và khí thế rất khác xa nếu phải đem so sánh với kiếm pháp của Cơ lão nhi. Xét cốt cách của nhà ngươi tuy rất tốt đối với việc luyện võ, nhưng tánh tình tâm địa lại không phải người làm môn hạ lão phu. Thiếu Bạch chột dạ nghĩ bụng: - Trong động tối đen như mực, ta đã lấy hết sức mắt nhìn thế mà cũng không trông thấy cảnh vật gì ngoài hai ba thước, thế mà lão nhân này lại nhận ra được cốt cách, hình dạng của ta thì quả thật võ công đã tinh thâm kinh người! Nghĩ rồi, chàng lên tiếng nài nỉ: - Xin lão tiền bối nghĩ đến phận sự phải rửa sạch mối huyết hải thâm cừu của phụ mẫu mà vãn bối hiện tại gánh trên vai mà phá cách thâu nạp... Hướng Ngao mừng rỡ nói: - Thế nào? Trong lòng ngươi ăm ắp một bầu cừu hận, oán độc sao? Thiếu Bạch giật mình đáp: - Trong lòng đầy cừu hận, sung mãn căm hờn với một ngọn lửa giận dữ, nhưng vãn bối sẽ không dám dùng bừa môn tuyệt nghệ mà lão tiền bối truyền... Hướng Ngao đỡ lời: - Được rồi, không cần phải nói nhiều nữa. Nhà ngươi cốt cách thanh kỳ lại có một khối óc thông minh tuyệt đỉnh, thật rất đúng là người mà Cơ lão nhi muốn thâu làm môn nhân đệ tử, chẳng trách lão ấy vừa trông thấy ngươi đã thấy không thể không thâu ngươi làm đồ đệ, nhưng nếu lấy theo cái tiêu chuẩn lão phu dùng để tuyển chọn học trò mà nói thì nhà ngươi bị loại, ta có truyền cho đao pháp của ta thì cũng chỉ sợ ngươi khó lòng thành tựu được. Thiếu Bạch lấy làm lạ nghĩ bụng: - Thì ra học đao pháp của vị tiền bối này lại phải là ngươi có tâm địa ác độc mới được. Lại nghe Hướng Ngao nói tiếp: - Kiếm pháp của Cơ lão nhi biến hóa thật tinh vi, nó cốt ở việc lấy tĩnh để che động, mượn cái thế của đối phương mà chống đỡ thế công, thành ra nó có uy mà không có mãnh, tinh mà không cương, dẫu cho có bị hãm trong vòng vây trùng điệp của các cao thủ vẫn có thể thong dong ứng phó được, trong khi đao pháp của lão phu thì lại ác độc vô tỷ, xuất thủ đánh ra thế tất thương người, nói cái lý thì là bằng vào một cơn đại thịnh nộ ầm ầm như sóng thần tàn phá dữ dội ở ngoài biển khơi, không có gì có thể ngăn cản cho nên nếu là người tâm địa tốt thì không thể nào có khí thế để xuất thủ, lúc ấy thì dẫu cho có khổ công suốt một đời cũng khó mà thành được. Thiếu Bạch nói: - Lòng vãn bối nung nấu mối gia thù may ra không đến nổi khiến lão tiền bối phải thất vọng. Hướng Ngao nhẹ thở dài nói: - Lão phu đã lỡ lời đáp ứng truyền thụ võ công cho nhà ngươi thì không có lý gì lại thay đổi lập trường, còn như cái việc nhà ngươi có thể thành tài được không, ấy là còn phải trông vào phần số của nhà ngươi. Thiếu Bạch vội vàng quỳ xuống lạy tại hạ, nói: - Đa tạ lão tiền bối có lòng thành toàn cho. Hướng Ngao nói: - Học đao pháp của lão phu cái cần nhất là mắt phải thật tinh, tức mục lực phải thật sắc bén, nhìn thoáng qua thấy được ngay hết mọi chi tiết, xuất đao ào ạt tuôn ra ngàn dặm, vậy bây giờ lão phu trước hãy dậy cho ngươi cách thở hít tức bồi nguyên để tăng cường mục lực. Móng tay ở bốn ngón tay bị tét gãy hết, lúc đầu Thiếu Bạch chỉ bằng vào cơn hăng say cho nên không cảm thấy đau đớn gì cả, nhưng lúc sau này khi đã được điều tức một hồi ở những chỗ vết thương đã thấy dần dần nhức nhối khôn tả. Nhưng vốn là người tánh tình gan góc, Thiếu Bạch cố nhịn đau cắn răng không kêu rên qua một tiếng. Hướng Ngao truyền xong khẩu quyết rồi im lặng không nói gì thêm, căn động u ám lại trở về với không khí trầm tịch của cảnh chết chóc. Thiếu Bạch cố nhịn đau, y theo khẩu quyết Hướng Ngao chỉ dạy mà vận khí điều tức. Tâm thần chàng chuyên chú vào việc luyện tập cho nên dần dần quên đi được cơn đau nhức ở trên tay. Không biết qua đi bao nhiêu thời gian, Thiếu Bạch làm đi làm lại mãi theo cái khẩu quyết Hướng Ngao lão nhân dạy, chàng vận khí hành công dần dà cũng thấy thuần nhã. Hốt nhiên giọng nói lạnh lùng của Hướng Ngao vọng lại nói: - Bắt lấy cái này, nuốt đi, công phu của bước căn bản đầu tiên vô cùng trọng yếu, ít nhất ngươi cũng cần một tháng trời không được dời sơn động này một bước. Chỉ nghe đánh vù một tiếng sau khi lão nhân dứt lời, một vật tròn đen đã bay vèo lại. Trong động tối quá mà mục lực của Thiếu Bạch hãy còn quá kém, chàng đưa nhanh tay ra đón bắt, nhưng chẳng dè chụp ngay vào không khí, cái vật bay vèo lại tức thời đánh bịch một tiếng đập ngay vào ngực Thiếu Bạch. Bất giác Thiếu Bạch giật bắn người, nghĩ bụng: - Tánh tình của vị Hướng lão tiền bối này quả nhiên cổ quái hết sức! Thủ pháp ném vật của Hướng Ngao cực kỳ chính xác và rất có cỡ nên vật mà lão ném tuy có trúng phải ngực Thiếu Bạch nhưng cũng không nặng lắm. Thiếu Bạch cầm vật lạ ở trong tay chỉ cảm thấy nó dính dính chứ không phân biệt được đó là vật gì? Nhưng trong bụng đang đói cồn cào mi-n gặp vật có thể ăn được là tốt rồi, ăn liền chẳng cần suy tính. Chỉ một loáng sau, Thiếu Bạch thấy mắt dần tỏ ra, chàng đã nhìn thấy cảnh vật ở ngoài ba thước. Trong động tối như nhà ma không có ánh mặt trời chiếu vào, cho nên Thiếu Bạch không có cách gì phân biệt được chàng ở trong động đã bao nhiêu lâu. Hướng Ngao rất ít nói, từ cái lúc ném đồ ăn cho chàng lão có nói vài câu rồi sau đó trong căn động u ám tối tăm, tịch mịch không còn nghe thấy tiếng động gì nữa. Thiếu Bạch mấy lần định nhìn xem Hướng Ngao là người thế nào nhưng mục lực của chàng còn xoàng chỉ có thể nhờ vào giọng nói mà nhận ra được phương hướng chỗ Hướng Ngao định thân chứ vô thần định ra ngươi. Ngày hôm đó, Thiếu Bạch luyện công xong rồi, trong bụng đói cồn cào, đói nôn nao cả người nhưng không thấy Hướng Ngao lên tiếng gọi và ném cho thức gì ăn, chàng lại không dám hỏi han lôi thôi, đành phải cố nhịn. Độ chừng đã lại một ngày qua đi, Thiếu Bạch không sao nhịn được cơn đói cào cấu trong bụng nữa, đành đánh liều cất tiếng nói: - Lão tiền bối, bụng vãn bối đói quá rồi, không thể nào chịu được nữa, có cái gì ăn không? Cho vãn bối một ít để đỡ cơn đói! Chàng nói một thôi một hồi nhưng chẳng nghe thấy tiếng Hướng Ngao đáp lại, hình như lão đã bỏ đi đâu mất rồi không còn có mặt ở trong động nữa, trong thạch động tối thui tịch mịch không khí vắng vẻ buồn hiu đâu chỉ còn lại có một mình chàng mà thôi. Thiếu Bạch lại cố gắng nhịn thêm một hồi nữa, bụng lại càng đói ghê gớm, lại không còn nhịn được, chàng lại liều đánh tiếng một lần thứ hai. Giọng nói của chàng mỗi lúc một cất cao, vách đá sơn động vang vọng đáp lại, tiếng truyền đi thật xa, nhưng vẫn chẳng nghe thấy Hướng Ngao hồi đáp.Thiếu Bạch kể từ lúc được Hướng Ngao truyền cho khẩu quyết cứ ở miết trong căn động tối mò luyện tập nội công, ngày giờ kể cũng không ngắn ngủi gì thế mà chàng vẫn chớ hề thấy qua mặt mũi Hướng Ngao một lần. Thiếu Bạch tuy có sức chịu đựng hơn người nhưng giờ phút này chàng có điểm không còn chịu được nữa. Thoắt một cái, chàng đứng thẳng người lên, men theo vách đá lần vào phía trong. Vừa mới bước đi được hai bước, đột nhiên cảm thấy chân ríu lại tựa hồ như bị một vật gì quấn vào, người chàng mất thăng bằng, ngã bổ nhào ra đất. Chàng ngã một cái nên thân, một hồi lâu sau mới lồm cồm bò dậy được. Đưa tay ra chộp nhưng vật quấn lấy hai chân chàng không biết đã đi đâu mất, bất giác hãi hùng nghĩ bụng: - Mong không phải là một con độc xà thì càng tốt. Vừa nghĩ chàng vừa vươn người ngồi lại. Nhưng nghe đánh vù một tiếng, một vật đã từ đằng sau lưng bay vèo lại, kích trúng ngay vào bả vai chàng, Thiếu Bạch chỉ thấy vai đau nhói. Cơn giận bỗng đùng đùng nổi lên trong lòng, Thiếu Bạch thò ngay hữu thủ lấy cây Kim kiếm ra ngầm ngưng thân giới bị. Chàng lấy thế đâu đó sẵn sàng đợi địch, thế mà chờ cả hồi lâu vẫn chẳng thấy động tĩnh gì, cơn giận của chàng dần dần lắng xuống, chàng vừa chực lần theo vách đá để đi tới, hốt nhiên hữu thủ đã tiểu dại, cây Kim kiếm trong tay chàng thoát bay đi. Vật đánh vào tay chàng mềm nhủn như bùn mà lại nhanh nhẹn dị thường, tai chàng chỉ nhe tiếng gió nổi lên ồ ồ chứ mắt không nhìn thấy gì cả. Đang khi kinh ngạc, chỉ cảm thấy hai chân quýu lại, thân mình không còn tự chủ được, Thiếu Bạch lại ngã quay lơ ra đất. Thiếu Bạch giận sôi máu, quải tay quật bốp ra một chưởng, nhưng chỉ nghe đánh chát một tiếng khô khan, kích trúng ngay vào một tảng đá lớn, bàn tay đau điếng. Không hiểu vật gì tựa hồ như cố ý quấy quá chàng, bàn tay đánh phải tảng đá quái ác chư hết đau, vai trái lại bị ngay thêm một chúng. Trọng lượng của cái quất xuống này tuy không đến đổi không thể chịu được nhưng xương vai cũng buốt dại đi. Thiếu Bạch không còn nén được cơn giận, tâm hỏa bốc cao, quày nhanh tay lại chụp mạnh. Nhưng khốn nổi vật mềm nhủn kia lại nhanh nhẹn cực cùng, bay đi bay lại vù vù, tiếng gió rít lên, thoắt cái nó lại kích một đòn vào vai Thiếu Bạch, thoắt cái, nó lại quấn chặt lấy hai chân chàng khiến chàng ngã vật ra đất. Nó khiến cho Thiếu Bạch giận tràn hông, tròng mắt muốn rách vì toát lửa, song chưởng đánh ra loạn xạ không ngừng. Cơn đói đã hành hạ làm cho ruột gan cồn cào, giờ đây lại phải vung tay chộp đánh lung tung nên Thiếu Bạch dần dần thấy đầu váng, mắt hoa lên. Giữa lúc chàng đang phiền giận thì đột nhiên vật mềm nhủn từ nãy cứ bay quanh quẩn và quấn lấy chân chàng bỗng đã lặn đi đâu mất biến, biến tai chàng vang lên một giọng nói lạnh lùng: - Tiểu tử, trong lòng ngươi đang giận lắm phải không? Thiếu Bạch nhận ra được đúng giọng nói quen thuộc của Hướng Ngao nhằm đúng ngay lúc lửa giận đang đùng đùng đốt cháy tâm can, chàng chẳng kịp suy nghĩ đáp liền: - Giận lắm!... Chợt thấy cung cách ăn nói của mình quá lẽ bất kính đối với một bậc trưởng lão chàng vội vàng dừng ngay lại không nói nữa. Nghe Hướng Ngao đỡ lời: - Nhớ đấy, đao pháp của lão phu tuy chỉ có một chiêu nhưng lại phải cần thần ý hội tụ, thân với tâm hợp nhất. Trước khi xuất thủ trong lòng chàng nhiều phẩn nộ càng đẹp, đẹp nhất là trong lòng nhà ngươi ăm ắp đầy ý ác độc và căm hờn, nghĩ rằng chỉ vung ra một đao là tập sát người trong thiên hạ. Có nghĩ như thế thì mới phát huy được hết oai lực của phát đao. Thiếu Bạch nghe qua ngẩn người hỏi: - Nếu như lòng vãn bối bình thản thì sao? Hướng Ngao nhẹ thở dài nói: - Nếu như thế thì muôn năm nhà ngươi không học được một đao của lão phu. Thiếu Bạch hơi có ý không phục, nghĩ bụng: - Múa may đâm chém bất quá chỉ có một chiêu, một ngày mình không học được thì cho cao lắm là một năm, chẳng lẽ với khoảng thời gian một năm trời mà không học được sao? Thật không tin được, làm gì có chuyện kỳ quái như thế? Chỉ nghe Hướng Ngao nói: - Dẫu cho nhà ngươi có học được một chiêu đao pháp ấy nhưng khi đem ra dụng mà không có thể tập trung được đầy đủ phẫn nộ và căm hờn thì không những không khiến cho nó phát huy được oai lực mà còn vô pháp thi triển nó ra được. Thiếu Bạch trong lòng bán tín bán nghi nói: - Có chuyện này sao? Hướng Ngao giận dữ nói: - Chẳng lẽ lão phu lại đi dối gạt nhà ngươi? Tên tiểu tử chẳng biết cái chi chi cả, chẳng biết thế nào là tốt xấu kia! Thiếu Bạch không dám cải lại, chàng vòng tay quá đầu nói: - Vãn bối nhỏ tuổi không hiểu chuyện, xin lão tiền bối đừng trách. Hướng Ngao nói: - Hừ, lão phu đang định sửa soạn truyền dạy cho ngươi đao pháp nhưng hiện tại không thể truyền được rồi, lòng ngươi bình thản thế thì làm sao mà học được chứ? Thiếu Bạch nói: - Không biết phải đợi tới bao giờ? Hướng Ngao đáp: - Cái đó còn phải trông vào vận số của nhà ngươi, có thể ngày mai đây ta sẽ truyền dạy cho ngươi nhưng cũng có thể phải chín mười ngày sau hoặc giả năm ba tháng cũng không chừng. Thiếu Bạch buồn nản quên cả đói lần mò trở về chỗ dừng chân lúc trước ngồi phịch xuống. Bên tai chàng lại vẳng lại giọng nói lạnh lùng của Hướng Ngao nói: - Đỡ lấy vật thực dụng! Đánh vù một tiếng có tiếng ném lại. Trong khoảng thời gian hơn một tháng trời, Thiếu Bạch dĩ nhiên đã quen với việc Hướng Ngao ném thức ăn lại cho, chỉ nghe tiếng gió chàng đã đưa nhanh tay ra chụp, quả nhiên chàng bắt được một bọc thức ăn mềm mềm. Thời gian thấm thoát trôi qua kể từ khi Thiếu Bạch đặt chân vào căn động u tối đã chẳng mấy chốc mà được hai tháng rồi. Trong khoảng thời gian hai tháng này lão nhân Hướng Ngao đã mấy phen chọc cho Thiếu Bạch bừng bừng lửa giận nhưng Thiếu Bạch vì biết ông ta ở trong bóng tối đùa nghịch chàng, cho nên chàng vẫn như không, chẳng giận chẳng tức gì cả. Một hôm, Tả Thiếu Bạch lại bị cảnh mười mấy tiếng đồng hồ vẫn chưa được bắt đồ ăn, thế là bụng lại đói cồn cào khổ sở vô cùng. Nhưng trước khi tới sơn động, chàng đã từng được lão nhân Cơ Đồng căn dặn kỹ càng cho biết tánh tình của lão nhân Hướng Ngao cổ quái, kỳ cục lắm, vì vậy trong lòng Thiếu Bạch đã sớm có chủ ý, chàng nghĩ bụng: - Bất luận ông hành hạ tới thế nào, ta cũng sẽ hết sức nhẫn nhịn chịu đựng, thế nào rồi cũng có một ngày kia ông phải cảm động. Bởi đã nghĩ vậy, cho nên dẫu cho có bị Hướng Ngao đùa giỡn như thế nào, chàng trước sau vẫn nhịn được, trong bụng tuy cơn đói dày vò thật khó chịu nhưng chàng cũng chỉ có cắn răng cam chịu. Khoảng một giờ đồng hồ nữa lại qua đi, Thiếu Bạch lại càng thấy nôn nao cả người, đói quá đến độ mắt mũi hoa lên, xem chừng khó còn cầm cự được. Bỗng nghe Hướng Ngao thở dài sườn sượt nói: - Tiểu tử, nhà ngươi đã đói bụng chưa? Thiếu Bạch đáp: - Vãn bối đói bụng lắm rồi! Hướng Ngao nói: - Nhà ngươi đói lắm rồi à? Sao không nói? Thiếu Bạch đáp: - Vãn bối sợ làm kinh động tới sự thanh tịnh của lão tiền bối. Hướng Ngao than rằng: - Tánh tình của nhà ngươi thế thì không phải là người làm môn hạ của lão phu, chỉ sợ khó có thể truyền cho đao pháp của lão phu mà thôi. Thiếu Bạch hoảng sợ, vội vàng sụp xuống lạy nói: - Xin lão tiền bối nghĩ cho tấm lòng thành của vãn bối mà phá lệ thành toàn cho, tài trí vãn bối tuy chỉ xoàng thôi nhưng xin mang hết tâm lực học tập quyết không để phụ lòng mong mỏi của lão tiền bối đâu! Hướng Ngao nói: - Tiểu tử, ở trong sơn động này không trông thấy trời trăng, không phân đêm ngày, nhà ngươi có biết đã ở trong này được bao lâu rồi không? Thiếu Bạch đáp: - Phải nói cho thật rõ số ngày thì vãn bối không thể nào làm được, vãn bối chỉ mang máng đoán mò rằng mình đã ở trong căn động này khoảng được hai tháng gì đó.Hướng Ngao nói:- Đúng vậy, đã được khoảng hai tháng rồi, trong khoảng thời gian này lão phu vẫn luôn định truyền đạt đao pháp cho nhà ngươi, nhưng trước sau vẫn không tìm ra được một cơ hội đích đáng. Thiếu Bạch chỉ biết nói: - Vãn bối ngu xuẩn, dám mong lão tiền bối rủ lòng thương vun quén cho. Hướng Ngao nói: - Ngày hôm nay và ngày mai, hai ngày là cơ hội cuối cùng của nhà ngươi đấy, nếu như trong hai ngày này mà nhà ngươi vẫn không có cách gì học được đao pháp của lão phu thì hẳn là đao pháp của lão phu chỉ còn là một dư âm mà thôi, từ đây trở đi trong võ lâm chỉ có Vương kiếm chứ không có Bá đao nữa. Thiếu Bạch có cảm tưởng ngực bị người đó tung quyền vào bình bình, chàng nói: - Chỉ có hai ngày thôi, thời gian hai ngày chỉ trong chớp mắt là qua đi mau chóng, lão tiền bối dẫu cho có để tâm dạy dỗ, chỉ sợ vãn bối tư chất ngu muội khó lòng mà học được tuyệt nghệ. Hướng Ngao cười nhạt nói: - À, cái đó cũng còn phải trông vào vận số của nhà ngươi, cùng lắm là đao pháp của lão phu đứt tuyệt, không còn truyền được ở đời. Hừ, đao pháp do lão phu mới có, nay lại do lão phu mà mất, kể như vậy cũng là chuyện không lấy gì làm tiếc lắm. Thiếu Bạch nghĩ tới chuyến đi bao nhiêu nhọc nhằn gian khổ giờ đây sắp thành công cốc, mối trầm oan của phụ mẫu, mối thù của Bạch hạc môn bị tàn sát, xóa tên khỏi võ lâm, một đời của chàng chỉ sợ không có ngày, vĩnh vi- n không có ngày trang trải, càng nghĩ máu nóng trong người chàng càng sôi lên sùng sục, một mối căm hờn ở đâu tức thời ùn ùn kéo tới. Phẫn uất, hờn căm biến thành cơn thịnh nộ khiến Thiếu Bạch quên đói, mặt chàng hầm hầm, mắt bốc lửa như chực ăn tươi nuốt sống ai. Chỉ nghe giọng nói lạnh lẽo có hồn của Hướng Ngao lão nhân vọng lại nói: - Tiểu tử, nghe đây, thời cơ đã đến, bây giờ lão phu truyền khẩu quyết của đao pháp cho ngươi. Thiếu Bạch giật mình hỏi lại: - Ngay bây giờ? Chàng chưa nói dứt lời, Hướng Ngao đã tiếp đọc: - Nỡ lòng tâm thượng khởi ác hướng đảm biên sinh, đao xuất thần quỷ kinh, huyết nhi-m cửu châu hồng... Thiếu Bạch rùng mình nghĩ bụng: - Sát cơ quá thâm trầm... Chỉ nghe Hướng Ngao đọc tiếp: - Báu đao xuất xảo, nhất kích đoạn hồn, pháp kế tuyệt học, võ lâm chí tôn. Thiếu Bạch tim đập thình thịch, nghĩ bụng: - Khẩu khí thật lớn lối! Bên tai lại vang lên tiếng cười ghê rợn của Hướng Ngao, tiếp theo thấy ông ta nói: - Tiểu tử, đi về bên trái bảy bước, nghe lão phu truyền dạy cho ngươi Hoàn vũ nhất đao. Thiếu Bạch riu ríu vâng lời đi về bên trái bảy bước. Hốt nhiên hàn quang lóe lên, một cây báu đao lạnh toát, xanh lè chìa ra. Hướng Ngao lại cất giọng lạnh lẽo như chốn tha ma, nói: - Tiểu tử, tiếp đao này! Thiếu Bạch nhanh nhẹn đưa hữu thủ đỡ lấy báu đao. Chàng từ khi bước chân vào trong thạch động đêm ngày ở liền bên lão nhân Hướng Ngao nhưng chỉ nghe thấy tiếng chứ không trông thấy người, hiện tại tuy Hướng Ngao ở ngay bên cạnh chàng nhưng chàng lại bị luồng sát khí lạnh lẽo như ma trơi làm khiếp đảm khiến Thiếu Bạch không dám ngoảng sang nhìn. Chàng vừa cầm lấy báu đao thi Hướng Ngao lại cất tiếng cười ghê rợn khiến người nghe rũ liệt tâm can, tiếng cười vang vọng dội âm thanh vào bốn vách đá trong căn động đen đặc đâu đâu cũng có tiếng cười vỡ tai. Dư âm của tiếng cười quái dị vẫn còn vang vang kéo dài trong không gian u tịch. Hướng Ngao đồng thời cất tiếng nói: - Hoàn cố cơ hứa hảo đầu lư, vũ nội chi thủ nhất bá đao... tiểu tử, thế nào, ngươi đã sửa soạn xong chưa? Thiếu Bạch hấp tấp đáp: - Vãn bối lắng chờ đã lâu! Hướng Ngao nói: - Đao tuy chỉ có độc một chiêu, nhưng đã gặt được hết cái hay của vô số đao pháp trong thiên hạ võ lâm, khi ra tay xuất thủ mà không có cái hùng phong lẫm liệt sừng sững oai nghi, bao quát hết thảy của ngọn Thái sơn, không có cái ào ạt quật vỡ bờ của sóng nước Hoàng hà thì uy thế của Nhất đao vĩnh vi-n vô phương phát huy. Tiểu tử, song thủ nâng cao để ngang ngực giơ lên. Thiếu Bạch dạ lên một tiếng, làm y theo lời Hướng Ngao nói: - Hai mắt trợn tròn, nhìn thẳng cường địch. Thiếu Bạch tức thời quắc mắt nhìn thẳng tới trước. Gian thạch động u ám tăm tối đột nhiên lại trở về với cái yên tĩnh thường ngày, cơ chừng công phu ăn xong bữa cơm sau mới nghe Hướng Ngao nói: - Tiểu tử, ngươi có nhìn thấy gì không? Thiếu Bạch ngẩn người đáp: - Mục lực của vãn bối dĩ quá tuyệt, không trông thấy gì cả. Hướng Ngao hừ nhạt một tiếng nói: - Lão phu thấy hết, sao nhà ngươi không trông thấy cái gì hết là nghĩa làm sao? Thiếu Bạch liền hỏi: - Lão tiền bối trông thấy gì? Hướng Ngao bỗng cất cao giọng oang oang nói: - Lão phu nhìn thấy lệnh tôn mình mẩy đầy máu, cố sức chống đỡ cường địch. Thiếu Bạch tức thời thấy máu nóng sôi lên sùng sục, mắt liền trông thấy vô số hằng hà những đốm lửa như sao sa nhoáng lên trước mặt, chàng loáng thoáng trông thấy phụ thân máu me bê bết đầy người đứng sửng, tức thời chàng miên man đáp: - Vãn bối cũng trông thấy vậy rồi. Hướng Ngao ha hả cười lớn nói: - Nhà ngươi nhìn cho kỹ lại coi, có phải kẻ thù giết cha ngươi đang đi tới đấy không? Thiếu Bạch cảm thấy chuyện cũ lần lượt hiện lên trong đầu. Chàng mơ hồ thấy Phi Tẩu Hồ Mai, Kim Chung đạo trưởng và hòa thượng Thiếu Lâm có thân hình cao lớn ùn ùn kéo tới, tức thì chàng nghiến răng căm hớn nói: - Thấy rồi, vãn bối đã thấy rồi. Hướng Ngao sẳn giọng hét: - Đã trông thấy ngươi phải làm sao? Thiếu Bạch bị khích động mãnh liệt bởi huyền giác, chàng lớn tiếng đáp: - Vãn bối muốn trả thù cho phụ mẫu bị thảm sát! Hướng Ngao vẫn gằn giọng nói: - Muốn trả thù mà không ra tay còn đợi đến bao giờ? Thiếu Bạch tức không còn tự chủ được, quát lớn tiếng: - Khán đao! Đánh vút một tiếng, bổ mạnh lưỡi đao xuống. Nhưng chỉ nghe đánh choang một tiếng chát chúa, lửa xẹt bắn như sao sa, một sức phản lực mạnh mẽ cực cùng dội bật trở lại. Thì ra, một nhát đao của Thiếu Bạch đã chém trúng ngay vào vách đá, báu đao bị dội, lửa xẹt vung vãi, cùng lúc vụt ra khỏi tay bay vút đi. Nhát đao bổ mạnh tới chém đá, Thiếu Bạch đã mang hết toàn lực sử dụng nên bị vách núi hất văng đi, vẫn chưa gượng lại được, huỵch một tiếng khô khan va ngay vào vách đá ngất đi. Không biết ngất đi như thế bao lâu, lúc sực tỉnh, Thiếu Bạch thấy đã có một bàn tay của ai xoa khắp mình mẩy chàng. Thiếu Bạch thở ra một hơi dài chực vươn người ngồi dậy đã bị ngay một bàn tay rắn chắc chận ngay lồng ngực, không làm sao vẫy vùng được. Bên tai chàng vang lên một giọng nói quen thuộc của Hướng Ngao nói: - Tiểu tử, một nhát đao đó nhà ngươi chém rất đẹp, đã có được cái hùng phong của tiểu thiên địa duy ngã độc tôn rồi đấy, hiện tại gân cốt ở hai cổ tay đã tiểu rần không d- cử động, vậy nhắm chặt mắt ngủ một giấc đi! Lão phu dùng bổn thân công lực giúp ngươi lấy lại khí lực. Lão nhân nói dứt lời, Thiếu Bạch chỉ cảm thấy hai bàn tay Hướng Ngao không ngừng chạy trên khắp người chàng, hai bàn tay của lão nhân đặt tới đâu tất có một luồng khí lực ấm áp tuôn chảy vào trong cơ thể chàng. Thiếu Bạch cảm thấy thơ thới d- chịu lạ thường, chàng chợp mắt ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Đến lúc chàng tỉnh dậy đã thấy trước mặt để sẵn đồ ăn với một thanh báu đao, hàn quang lấp lánh. Trong bụng đã đói lả, vừa thấy thức ăn là chàng chụp ngay bỏ vào miệng ăn ngấu nghiến. Thiếu Bạch vừa ăn xong khỏi miệng đã nghe Hướng Ngao gọi: - Tiểu tử, nâng đao lên. Đã có kinh nghiệm nên khi nghe gọi, Thiếu Bạch vùng đứng thẳng người dậy, song thủ nâng đao để ngang ngực từ từ đưa cao. Cỡ chừng một khắc công phu, giọng nói lạnh lùng như ma hú của Hướng Ngao lại xói vào tai chàng: - Tiểu tử, thấy có cảm giác gì? Thiếu Bạch đáp: - Vãn bối không thấy cảm giác gì khác lạ cả. Hướng Ngao hỏi: - Cây đao có nặng không? Thiếu Bạch trả lời: - Không nặng... Hướng Ngao nói: - Về đường võ công hầu hết người ta chú trọng ở việc làm sao cầm nặng mà vẫn thấy nhẹ như không, nhưng lão phu thì không nghĩ vậy, đao pháp của lão phu cốt ý cho được cử nhẹ mà vẫn thấy như nặng ghê gớm lắm, nhà ngươi phải nắm cho vững cái bí quyết này. Lời vừa dứt, Thiếu Bạch tức thời cảm thấy có một luồng áp lực từ trên thân đao rần rần chuyền xuống, tự nhiên chàng phải vận sức kháng cự luồng áp lực kỳ trọng này. Càng lúc Thiếu Bạch càng cảm thấy áp lực gia tăng, báu đao như cứ muốn chúi xuống, chàng không dám buông tay đành cứ phải dốc toàn khí lực ra cưỡng lại. Không biết bao lâu thời gian sau, Thiếu Bạch chỉ biết rằng chàng chàng có bao nhiêu khí lực trong người đều đã tống hết lên cả hai cánh tay, nhưng vẫn không làm sao nâng được báu đao trong tay lên, gân cốt tiểu dại tiểu rần cả đi, khó bề gắng gỏi được nữa.Giữa lúc thập phần khẩn trương ấy liền nghe Hướng Ngao buông tiếng cười vang nói: - Tiểu tử, mệt bở hơi tai chưa?Thiếu Bạch cũng chẳng còn đâu khí lực để đối đáp, chàng thở hổn hển nói: - Vãn bối nâng... không... nổi nữa.Hướng Ngao nói:- Nhớ lấy, sau khi đã rút đao cầm nơi tay rồi phải hết sức chăm chú, có bao nhiêu khí lực trong người phải ngưng tụ hết cả lên hai tay chẳng khác gì nâng núi Thái sơn, có thể khi xuất thủ đánh ra mới có thể tận dụng được hết tiềm lực bản thân sầm sập như bài sơn đảo hải, xô non lật biển, khiến địch nhân vô phương chống đỡ. Thiếu Bạch thều thào đáp: - Vãn bối nhớ... kỹ... rồi. Hướng Ngao nói: - Ném đao xuống, ngồi xếp bằng tròn, nghe ta truyền đạt pháp môn thực dụng. Thiếu Bạch dạ lên một tiếng, tâm thần đang độ khẩn trương của chàng mở tung ra, chàng chỉ thấy trước mắt tối sầm lại, ngã nhào xuống đất. Thì ra Thiếu Bạch đã quá sức chịu đựng! Sự mệt mỏi quá đổi đưa hồn chàng phiêu diêu, trong mơ hồ Thiếu Bạch cảm thấy có một luồng hơi nóng từ đằng sau lưng xông thẳng vào tâm mạch rồi từ từ chảy ra khắp tứ chi. Chàng thấy hết mệt dần, toàn thân thơ thới vô tỉ, thế là chàng ngủ thiếp đi một giấc ngon lành. Không biết mất bao lâu, Thiếu Bạch bỗng cảm thấy toàn thân lạnh toát, chàng giật mình tỉnh dậy. Chàng lúc lắc đầu, chưa kịp nghĩ ngợi gì cả thì bên tai đã âm vang lên tiếng nói của Hướng Ngao: - Tiểu tử, lắng tai mà nghe này, lão phu chỉ còn có không đầy một giờ đồng hồ nữa thôi đấy. Thiếu Bạch hăng hái tinh thần nói: - Vãn bối xin rửa tai lắng nghe. Hướng Ngao nói: - Võ công trong thiên hạ, tất cả chỉ trừ có Vương đạo cửu kiếm của Cơ Đồng là lão phu chưa thử qua thôi, thì thấy bất kỳ chiêu thuật nào cũng có chỗ hở, gom góp mấy chục năm kinh nghiệm ứng chiến của lão phu thì lão phu nói thẳng chưa có một chiêu nào khả dĩ đỡ được một đao của lão phu...Nói đến đây bỗng lão nhân buông tiếng cười lớn một trận rồi mới nói tiếp:- Người đời đều hay biết một đao đó của lão phu bá đạo hết chỗ nói, báu đao mà rút ra khỏi vỏ thì dẫu cho có kẻ may mắn lớn mà thoát chết tất cũng mang thương tích nặng, ngay cả Cơ lão nhi chứ đừng nói gì ai, chỉ sợ cũng nghĩ như thế, kỳ thực đao pháp của lão phu tuy nói là có một chiêu nhưng lúc xuất thủ chém ra lại đồng thời chụp nhắm vào chín bộ vị trên người đối phương, bất luận một kẻ nào võ công cao cường đến đâu cũng chẳng thể có cách gì trong khi chín bộ vị trên người bị nhắm đánh mà còn khả năng phản công lại được, với tình hình ấy phải làm sao? Thiếu Bạch đáp: - Phải chú hết tâm đề phòng, khóa kín huyệt đạo lại. Hướng Ngao ha hả cười lớn nói: - Ngồi để chờ chết, chẳng khác nào cho lão phu thời cơ có thể lợi dụng khiến ta chẳng còn phải lo lắng về sau làm gì. Được toàn lực xuất thủ khi ấy đối với cái thế đón đỡ lão phu đã chiếm tận tiên phong. Thiếu Bạch nói: - Vãn bối xin ghi nhớ. Hướng Ngao đột nhiên chụp lấy tay phải Thiếu Bạch đặt lên chuôi đao nói: - Báu đao ra khỏi vỏ phải thành thế công địch nhân ngay, trước hãy quát lớn để tước đoạt hùng chí của kẻ địch. Thiếu Bạch hữu thủ được Hướng Ngao đỡ, soạt một tiếng, chàng rút đao khỏi vỏ nhưng thấy ngượng ngập lúng túng làm sao. Thấy vậy Hướng Ngao nói: - Nhà ngươi nhớ không, trước hết phải tập cho quen thế rút đao, sau đó ta mới truyền cho phép xuất đao được. Thiếu Bạch được Hướng Ngao cầm tay, không thấy khốn khổ chút nào cả, thế mà khi chỉ có một mình chàng lại loay hoay sao thấy vụng về quá đỗi. Chỉ có một cái việc rút đao ra khỏi vỏ, tuy vậy chàng cũng phải thử qua thử lại mấy trăm lần mới gọi là học được. Hướng Ngao gấp gấp hình như không có nhiều thời giờ, gấp rút truyền cho Thiếu Bạch phép xuất đao tuyệt nghệ khiến ông ta danh tiếng lẫy lừng trong võ lâm. Thiếu Bạch tuy là đứa trẻ, thông minh nhưng cũng phải mất gần một tiếng đồng hồ mới gọi là sử được quen tay. Chỉ thấy giọng nói của Hướng Ngao mỗi lúc một nhỏ dần, kình lực của ông ta đỡ lấy tay chàng càng lúc càng yếu đi. Trong lòng chàng đang lấy làm kỳ lạ tự hỏi thì bỗng nghe Hướng Ngao yếu ớt nói: - Tiểu tử, ngươi đi đi! Không được quay đầu lại nhìn ta... Thiếu Bạch sửng sốt hỏi: - Lão tiền bối làm sao thế? Hướng Ngao vẫn với giọng yếu ớt nói: - Cây đao này đã làm bạn với lão phu suốt một đời, không rời xa nửa bước, bây giờ ta đưa cả cho ngươi, chỉ mong rằng nhà ngươi luyện kỹ đao pháp mà lão phu đã truyền dạy khiến cho tuyệt kỹ của lão phu có người truyền nhân, đừng phụ đường đao ấy, ngươi mau đi đi! Thiếu Bạch thấy giọng nói của sư phụ yếu ớt dị thường, chẳng khác gì của một người mặc bệnh nặng đã đến lúc hấp hối, dùng hết sức thừa nói ra lời di ngôn, bất giác trong lòng cực hãi. Chàng định bụng quay đầu nhìn lại xem sao, nhưng rồi lại không dám trái ý ân sức mà cũng bịn rịn không sao cất bước được, cuối cùng chàng đánh liều lên tiếng: - Lão tiền bối, vãn bối đội ơn người truyền dạy cho tuyệt kỹ khiến mối trầm oan của gia môn, huyết cừu của phụ mẫu có ngày tẩy sạch. Ân đức cao dầy như trời biển, chẳng lẽ không cho vãn bối được nhìn lão tiền bối một lần hay sao? Hướng Ngao giận dữ nói: - Mau bước đi cho ta nhờ! Thiếu Bạch sững sờ, chàng bèn đứng thẳng người dậy, chậm bước đi ra. Khi ra khỏi thạch động, dĩ nhiên đã nhìn thấy ánh sáng mặt trời, Thiếu Bạch quay người hướng về phía miệng nham động lạy ba lạy, nuốt lệ nói: - Ơn truyền dạy tuyệt kỹ của lão tiền bối, vãn bối suốt đời không quên. Núi rừng vẫn cô tịch, hốt nhiên Thiếu Bạch nghe thấy có tiếng thở dài của ai, tiếp liền là một giọng nói hỏi: - Hướng Ngao lão quái đúng đã mang đao pháp của lão truyền cho nhà ngươi rồi sao? Thiếu Bạch quay đầu lại nhìn, chỉ thấy lão nhân Cơ Đồng râu trắng phếu, người mặc trường bào, vai giắt báu kiếm, đứng cách hai ba thước. Thiếu Bạch đứng dậy vòng tay làm l- nói: - Hướng lão tiền bối không những đã truyền dậy cho vãn bối võ công, người lại còn mang cây báu đao mà trong suốt một đời không bao giờ rời xa người, trao tặng vãn bối. Nhưng chỉ có điều người không chịu cho vãn bối được nhìn mặt, đuổi vãn bối phải đi ra mau.Cơ Đồng gật đầu nói:- Hướng lão quái tác sự xưa nay vẫn khiến cho người khác không biết đâu mà lường được cao thâm, lão đã đuổi tống đuổi táng nhà ngươi ra khỏi động không chịu cho thấy mặt thì cho dù nhà ngươi có van nài cũng vô ích mà thôi, bọn ta mau trở về đi! Thò nhanh tay ra ôm lấy Thiếu Bạch tung mình lướt nhanh như điện chớp. Đoạn đường gian khổ hiểm ác đầy sình lầy, độc chướng nhưng chỉ hiểm ác với Thiếu Bạch hiện tại chứ làm sao gây phiền phức cho những bậc cao nhân tuyệt thế như Cơ Đồng được. Cho nên không đầy một công phu ăn xong bữa cơm, hai người đã rời khỏi hiểm địa. Cơ Đồng đặt Thiếu Bạch xuống nói: - Tiểu tử, vận số của nhà ngươi không phải nhỏ đâu! Mấy tháng trời nay, giờ đây Thiếu Bạch mới lại được trông thấy ánh sáng mặt trời và cỏ cây hoa lá nên bở ngỡ cứ như thể người đã biệt tích vào một chốn xa xăm nào cách biệt khỏi nhân thế trong một khoảng thời gian dài vô tận. Nỗi mình nỗi người, chàng chạnh nhớ tới Hướng Ngao suốt năm ở mãi trong gian động u ám như ban đêm, mấy chục năm trời liền không trông thấy ánh sáng trời trăng như thế thì làm sao chịu nổi. Mấy tháng trời tiểu biệt, lòng thương yêu che chở của Cơ Đồng đối với Thiếu Bạch tựa hồ như lại càng gắn bó thân thiết hơn. Ông ta thấy Thiếu Bạch đôi mắt nhìn khắp cỏ cây hoa lá xung quanh một lượt rồi đột nhiên đứng sững như thể nghĩ ngợi chuyện gì nên không nhịn được hỏi: - Tiểu tử, nhà ngươi đang nghĩ gì thế? Thiếu Bạch nói: - Vãn bối nghĩ không hiểu sao Hướng lão tiền bối lại muốn ở trong gian thạch động u tối không có ánh sáng mặt trời ấy làm gì? Tại sao người lại không chịu sống ở trong Vô ưu cốc này với lão tiền bối? Vãn bối thấy vùng đất này kể có mấy trăm trượng vuông, dẫu cho có ở mấy trăm người đi nữa cũng được. Cơ Đồng than: - Hướng lão quái là ngươi cô độc mấy chục năm nay, tuy bọn ta vẫn ngưỡng mộ nhau nhưng rồi cũng cứ tránh nhau miết. Lão phu qua Sinh Tử kiều trước chiếm cứ ngay lấy khu đất này, Hướng lão quái để tránh mặt lão phu liền vượt sình lầy, độc chướng tìm đến ở trong một cái nham động ở phía sau, ấy chẳng qua cũng chỉ là không muốn gặp lão phu. Thiếu Bạch thở dài não ruột nói: - Trong gian động ấy không có ngũ cốc mọc, không thấy điểu thú, vậy mấy chục năm nay không hiểu người ăn thức gì? Cơ Đồng cũng hơi ngờ ngợ nói: - Lão quái ăn thức gì à? Lão phu cũng không rõ. Thiếu Bạch đột nhiên đứng thẳng người lên nói: - Lão tiền bối có thể nào đưa vãn bối tới lại chỗ ở của Hướng lão tiền bối được không? Cơ Đồng hỏi: - Nhà ngươi vừa mới chân ướt chân ráo trở về, nay lại định đi làm gì? Thiếu Bạch đáp: - Vãn bối muốn thỉnh xin người ra khỏi gian động u ám không có ánh mặt trời ấy về ở trong Vô ưu cốc này. Cơ Đồng lắc đầu nói: - Không được. Vương kiếm, Bá đao mà ở cùng một chỗ thế nào cũng không khỏi xảy ra cuộc xung đột. Lão phu tuy có thể nhường lão quái một chút nhưng cái sự nhường nhịn này cũng chỉ có độ nhất định. Hừ, tiểu tử, Hướng lão quái tuy có phần nể kính ta nhưng cũng còn có phần sợ ta... Thiếu Bạch không giữ được miệng chen vào hỏi: - Phải chăng chính lão tiền bối cũng có đôi phần sợ Hướng lão tiền bối? Cơ Đồng than: - Đó là việc bí ẩn dấu kín duy nhất trong suốt cuộc đời lão phu, ngày hôm nay cần phải thổ lộ ra cho nhẹ mình. Nói đến đây, lão nhân chậm rãi ngồi xuống, rồi đập đập tay xuống nền cỏ ở bên nói: - Hài tử, ngồi xuống đây đi. Thiếu Bạch chợt phát giác vẻ mặt lão nhân Cơ Đồng đầy vẻ thểu não, khổ sở, tức thời chàng hối hận, nghĩ bụng: - Biết thế này, ta chẳng hỏi người thì hơn. Chỉ nghe Cơ Đồng thở dài Nói: - Trong một đời lão phu, lão phu chưa hề làm một việc gì phải hổ thẹn với lương tâm để ngửa mặt lên không dám nhìn trời, thế mà chỉ có một việc khiến lão phu thấy không an lòng chút nào cả, ấy là việc lão phu nhìn trộm đao pháp của Hướng Ngao. Thiếu Bạch nói: - Đấy đâu phải là chuyện đáng tiếc gì. Cơ Đồng nói: - Đối với người khác là thường, không có gì xấu xa cả, nhưng đối với lão phu mà nói thì lại khác hẳn. Thiếu Bạch ngạc nhiên nói: - Có gì khác đâu? Cơ Đồng nói: - Vương kiếm, Bá đao tiếng tăm ngang bằng nhau ở trong võ lâm. Giang hồ gọi bọn ta là Nam bắc nhị thánh, lão phu ngấm ngầm nhìn trộm đao pháp của y lẽ nào là một việc nên làm? Cái việc nhìn lén này không nên, huống chi dụng tâm của lão phu lại càng khó nói cho người khác biết... Thiếu Bạch hỏi: - Lão tiền bối dụng tâm ở chỗ nào đâu? Cơ Đồng đáp: - Ta định coi xem đao pháp của y để tìm ra cách phá giải Đoạn hồn nhất đao. Thiếu Bạch giật nẩy mình im lặng không nói gì nhưng trong bụng chàng phê bình: - Cái dụng tâm của tiền bối chắc là định lấy mỹ danh Vương kiếm chùm kín danh Bá đao chứ gì? Cho nên lão tiền bối mới nghiên cứu đao pháp của người bạn mình, trù liệu phương cách phá cho kỳ được Đoạn hồn nhất đao. Nếu như trong lúc đối địch mà binh không yếm trá thì không thể có an toàn. Nhưng nếu chỉ vì chuyện tranh giành cái tiếng oai thì thật là chỗ thiếu quang minh vậy! Chỉ nghe Cơ Đồng nói tiếp: - Lão phu đã cải trang sửa đổi mặt mày ngấm ngầm theo dõi hành tung của lão quái suốt hai năm trời, chính tận mắt đã được trông thấy y thi triển liên tiếp Đoạn hồn nhất đao, chém giết liền một lúc mười một cao thủ võ lâm, lão phu đã dò theo lúc y xuất đao sát địch mà nhìn ra chỗ sơ hở... Thiếu Bạch nói: - Nói thế lão tiền bối đã nghĩ ra cách phá giải Nhất đao của Hướng lão tiền bối rồi sao? Cơ Đồng lắc đầu nói: - Không có, tuy đã nhìn ra được chỗ hở lúc y xuất chiêu nhưng rồi vẫn không nghĩ ra được cách phá giải Nhất đao của hắn. Cũng vì chuyện này mà lão phu phải phí mất bao nhiêu tâm lực suy nghĩ liên tiếp trong ba năm liền, thế mà rồi cuối cùng vẫn chẳng được gì cả. Thiếu Bạch trong lòng lấy làm lạ lắm nói: - Lão tiền bối đã nhìn ra được chỗ hở trong đao pháp của Hướng lão tiền bối thì vì lẽ gì lại không thể tìm ra được cách phá giải? Cơ Đồng nói: - Hồi đó, lão phu cũng có ý nghĩ như nhà ngươi bây giờ, đã có chỗ hở, tất phải có cách phá giải... Nói đến đây, lão nhân thở dài một tiếng rồi mới nói tiếp: Cũng bởi nghĩ vậy cho nên ta mới khổ công suy nghĩ kiếm tìm, nghĩ đến nổi muốn phát điên lên được, đang đêm hôm khuya khoắt, vào lúc thời tiết cực lạnh, lão phu quẩn đến nổi nhảy tùm xuống làn nước lạnh cóng như băng... Thiếu Bạch ngạc nhiên hỏi: - Lão tiền bối tại sao ra thế? Cơ Đồng nói: - Ta muốn nhờ cái lạnh thấu xương của ngoại cảnh làm cho quên đi sự tìm kiếm khổ sở trong lòng, chẳng dè sự thực lại trái ngược hẳn với lòng mong ước, thân tuy dầm trong làn nước buốt thấu xương nhưng trí óc vẫn cứ nghĩ mãi đến nhất đao đoạn hồn của Hướng Ngao mà quên khuấy việc mình đang ngâm trong nước cóng. Hài tử, sự thống khổ này nếu không phải là người ở trong cảnh thì không thể nào tưởng tượng được. Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Vì một chiêu đao pháp mà phải nghĩ mấy năm trời liền, chiêu đao pháp này lại còn làm cho một người phát điên phát cuồng thì kể được là một chuyện ít nghe ít thấy trên đời đây! Cặp mắt hiền hòa của Cơ Đồng chợt tia ra hai luồng sáng lạnh lẽo chiếu thẳng vào mặt Thiếu Bạch, lão nhân nói: - Hài tử, ngươi có biết ta phá bỏ được nổi thống khổ ấy bằng cách nào không? Thiếu Bạch lắc đầu đáp: - Vãn bối làm sao mà đoán biết được! Cơ Đồng nói: - Lạc diệp quy căn, thấy lá rụng phải nghĩ đến r-. Về sau hóa ra lão phu lại nhờ vào chín chiêu kiếm pháp của mình nghĩ thông ra được đạo lý bất ngờ trong thành ra mới giải thoát được cái khoá vô hình kia đấy. Thiếu Bạch hoang mang nói: - Chẳng lẽ lão tiền bối đã do theo chín chiêu kiếm pháp của người mà tìm ra được cách phá giải Đoạn hồn nhất đao sao? Cơ Đồng dáp: - Không phải, suốt một đời lão phu chỉ sợ muôn năm không có bao giờ nghĩ ra được cách giải Đoạn hồn nhất đao đầu, lão phu chỉ do theo chín chiêu kiếm pháp của mình mà cởi bỏ được phần thống khổ kia thôi. Thiếu Bạch đưa tay vỗ vỗ vào đầu nói: - Vãn bối cũng nghĩ muốn nhức cả đầu rồi đây, thật sự lão tiền bối đã nghĩ thông ra được cái gì? Cơ Đồng ha hả cười lớn, ánh mắt trở lại hiền hòa nói tiếp: - Do chín chiêu kiếm pháp của ta mà ta phát giác được một điều ghê gớm, ấy là việc kiếm pháp của ta so ra còn có nhiều chỗ sơ hở hơn Đoạn hồn đao rất nhiều. Ta mới vỡ lẽ ra là trong thiên hạ không có được một chiêu nào được gọi chí thiện chí mỹ cả. Bất kỳ môn võ công nào dù tinh kỳ thâm bát đến đầu, bất kỳ chiêu thuật nào dù ửuy dị đến cách mấy cũng đều có chỗ sơ hở hết, nếu như mà có một người nào đó sáng chế ra được một chiêu võ công quả thực chí thiện chí mỹ thì thế tất thiên hạ võ lâm sẽ phải thần phục hết, trên giang hồ làm gì còn có chuyện tranh giành và trong võ lâm vạn nhánh đều cùng có một nguồn, việc gì phải phân chia ra môn này phải kia lung tung? Thiếu Bạch thở dài nói: - Thì ra là thế. Cơ Đồng nói: - Ta sáng chế chín chiêu kiếm pháp, do đấy chỗ sơ hở tương đối nhiều, còn Hướng Ngao dùng hết tài trí một đời chỉ sáng chế có độc một đao cho nên chỗ sơ hở của y so ra quá ít. Có một điều là chín chiêu kiếm pháp của ta đã gom hết sở trường trong cách phòng bị của các phái kiếm thuật trong thiên hạ, bởi vậy có thể chỉ có một mình ta phải chống cự với mấy chục cao thủ vây đánh mà vẫn không đến nổi bị bại trong khi một đường đao của Hướng Ngao đã góp hết sở trường trong cách tấn công của các môn phái đao pháp trong thiên hạ, bởi thế không một người nào ở dưới đường đao tấn công của y mà thoát khỏi tử thương được cả. Hài tử, nếu như một đao góp hết sở trường trong cách tấn công của võ lâm thiên hạ như một đao của Hướng Ngao đó mà đụng với kiếm pháp đã gom hết cái hay trong thế phòng thủ của các môn phái trong thiên hạ là chín chiêu kiếm pháp của ta, nhà ngươi có thể nghĩ được kết quả sẽ ra sao không? Thiếu Bạch đáp: - Điều này vãn bối không nghĩ ra. Cơ Đồng nói: - Vàng đều phai, đá đều nát, ngọc thạch câu phần, cả hai đều bị bại, cả hai đều bị thương hết. Ta có thể gục ngã dưới đường đao tàn độc của y mà y cũng sẽ gục ngã trong lưỡi Vương kiếm giăng kín mít liên hồi kỳ trận phản kích của ta. Hài tử, người đời đều hay biết kiếm pháp của lão phu là Vương gia ấy cũng bởi vì lão phu trong suốt một đời không hề sát hại qua một người. Thực ra Cửu kiếm của lão phu có cái hay là liên hoàn thế, chiêu nọ liên lạc, buộc vào với chiêu kia, đâu đâu cũng chiếm được nước chế địch khiến đối phương phải chịu thua mà dẫu cho lão phu có muốn sát hại người khác đi chăng nữa thì cũng có chỗ không thể được, đó là điều dở tệ đáng tiếc trong kiếm pháp của lão phu và cũng do đấy có được cái hiệu Vương kiếm... Thiếu Bạch hoang mang trong lòng nghĩ bụng: - Tiền bối mang danh Càn khôn nhất kiếm, được võ lâm tôn làm một ông thánh, có lý đâu không sát hại được đối phương? Cơ Đồng hình như cũng đoán biết được ý nghĩ của Thiếu Bạch nên mỉm cười nói: - Hài tử, ngươi không tin lời ta nói sao? Thiếu Bạch đáp: - Không phải vãn bối không tin, có điều có đôi chỗ vãn bối chưa được rõ. Cơ Đồng nói: - Chuyện gì cũng có cái đạo lý rất vi diệu, lão phu dẫu cho không có ngại phiền mà giảng cho ngươi nghe, chỉ sợ hiện tại ngươi cũng khó lòng lãnh hội được đạo lý vi diệu ấy. Nhưng sau khi ngươi đã học được kiếm pháp của lão phu rồi, ngươi có thể tự li-u giải được nguyên nhân ở trong sự việc... Nói đến đây lão nhân nghĩ ngợi một hồi rồi bỗng đột ngột cao giọng nói tiếp: - Lão phu quyết định kể từ hôm nay trở đi bắt đầu truyền thụ kiếm pháp cho nhà ngươi. Thiếu Bạch nói: - Cái ơn tài bồi của lão tiền bối không những vãn bối cảm kích bất tận, phụ mẫu vãn bối ở cửu tuyền cũng đội ơn. Cơ Đồng nói: - Chỉ sợ ngươi vô phương mang Vương kiếm, Bá đao ra khỏi được Vô ưu cốc này thôi. Thiếu Bạch thông minh hơn người, nghe phớt qua chàng hiểu ngay được ý câu nói của lão nhân Cơ Đồng, tức thời chàng nói: - Dẫu cho hiểm trở có trùng trùng, vãn bối cũng không dám từ nan. Gia phụ là người âm có linh thiêng thế nào cũng ngầm phù hộ cho vãn bối vượt qua Sinh Tử kiều một lần nữa. Cơ Đồng nói: - Ngươi đại hiếu tất có lòng nhân... Đột nhiên ngậm miệng không nói tiếp, tính đốt ngón tay, cuối cùng lão nhân mới lại nói tiếp: - Ba năm nữa có thể có một cơ hội vượt qua được Sinh Tử kiều. Thiếu Bạch nói: - Nhưng không hiểu tư chất của vãn bối ngu muội có thể trong khoảng thời gian ba năm ấy học được kiếm thuật của lão tiền bối hay không? Cơ Đồng nói: - Về đường võ công, phải biết một điều rằng võ học thâm ảo vô tả, dẫu cho có dùng hết năm tháng trong cả một đời người cũng khó mà học cùng được khắp võ công trong thiên hạ. Thời gian ba năm không thể bảo được là ngắn, nhưng cũng không thể gọi được là dài. Cứ lấy cốt cách thanh kỳ của nhà ngươi mà nói thì nếu như trong khoảng thời gian ba năm này mà nhà ngươi theo đuổi thật siêng năng, cộng thêm với việc thường ngày uống nước vạn niên thạch nhũ để gia tăng thể lực thì trong khoảng ba năm ngươi sẽ có được hỏa hầu của người luyện tập ròng rã suốt mười năm, nội lực có đủ hoặc có thể sử dụng được kiếm pháp của lão phu, rất có thể lắm. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 5 Gồm thâu tuyệt nghệ Dưới sự hướng dẫn của Cơ Đồng lão nhân, Thiếu Bạch bắt tay vào việc luyện tập nội công thượng thừa. Cơ Đồng thương yêu chàng như con đẻ, việc cơm nước hàng ngày chàng không phải mó tay đến, chàng chỉ có việc hết ngày lại tới đêm chuyên tâm vào luyện tập nội công. Mỗi tối trước khi đi nghỉ Cơ Đồng đều múc về một chén nước vạn niên thạch nhũ cho Thiếu Bạch uống. Thời gian thấm thoát trôi qua, chẳng bao lâu mà hai năm đã đi qua. Nói đến chuyện truyền thọ kiếm pháp, trong mỗi tháng trừ ngày ba ngày: mồng năm, ngày rằm, hai mươi lăm là ba ngày chàng phải luyện đao pháp của Hướng Ngao truyền thọ, kỳ dư những ngày khác chàng đều ngồi điều tức, vận khí hành công. Kịp đến khi bước sang quá nửa năm thứ ba, Thiếu Bạch vì được dùng nước vạn niên thạch nhũ nên thể lực của chàng tăng thêm rất nhiều mà cơ sở nội công cũng đã vững chải, Cơ Đồng mới bắt đầu truyền thọ cho chàng kiếm pháp. Đó là một đêm thật khuya, trăng sáng vằng vặc, Cơ Đồng lão nhân dẫn Thiếu Bạch tới một nơi chân núi đầy hoa thơm cỏ lạ, cười nói: - Hài tử, ngươi xem cảnh vật nơi đây thế nào? Thiếu Bạch đưa mắt nhìn khắp ba bề bốn bên một lượt, nói: - Phồn hoa như gấm, gió mát say người, đẹp tuyệt! Cơ Đồng cười nói: - Hơn hai năm trời, ngươi ngoài việc luyện tập đao pháp ở trước nhà ra thì tuyệt nhiên chân không bước ho cửa, tuy khổ sở thật đấy nhưng mức thành tựu đã vượt khỏi sự liệu định của lão phu. Thiếu Bạch nói: - „ cũng đều do công lão vun quén cho. Cơ Đồng cười nói: - Kể từ tối nay trở đi, ta phải bắt đầu truyền dạy kiếm pháp cho nhà ngươi đây. Thiếu Bạch thụp quỳ ngay xuống đất, lạy ba lạy nói: - Sư phụ ở trên, xin nhận một lạy của đệ tử. Cơ Đồng không cản, vui vẻ nhận đại lễ của Thiếu Bạch xong, cười nói: - Hiện tại kể như vậy chúng ta đã có danh phận thầy trò với nhau rồi, từ giờ phút này tính đi ngươi ở trong Vô ưu cốc này nhiều lắm chỉ còn khoảng chừng nửa năm, có thầy ở bên chỉ điểm đại khái cũng đủ để ngươi học được chín chiêu kiếm pháp của ta đấy, vườn hoa này đây là do ta vỡ đất trồng trọt từ cái năm ngươi đặt chân tới nên mới có, hiện tại ta cho nhà ngươi để dùng vào việc luyện tập kiếm pháp. Thiếu Bạch tuy không hiểu tại sao tập kiếm pháp phải tới khu đất trồng toàn thứ hoa đẹp này, nhưng rồi cảm ơn thầy cao dầy như trời biển, chàng quá cảm động thút thít khóc nói: - Ơn của sư phụ sâu như biển, đệ tử thật không biết làm sao báo đáp được? Cơ Đồng nói: - Nếu như nhà ngươi luyện tập tinh thục được chín chiêu Vương kiếm, kế thừa y bát của ta ấy là đã đáp đền cho ta rồi.Thiếu Bạch nói:- Đệ tử xin mang hết sức chu toàn không dám để sư phụ phải thất vọng. Cơ Đồng hỏi:- Thiếu Bạch, con có biết tại sao sư phụ lại khai khẩn vườn hoa ngát hương này cho condùng vào việc luyện tập kiếm không? Thiếu Bạch đáp: - Đệ tử không được biết. Cơ Đồng nói: - Pho kiếm pháp này của sư phụ, không giống như các môn võ công khác, nếu đem so sánh với Đoạn hồn nhất đao của Hướng Ngao lại càng trái ngược nhau hẳn, hơn hai năm trở lại đây, sư phụ thấy con luyện tập đao pháp của Hướng Ngao đằng đằng mù mịt những sát cơ ác độc, trong khi ấy kiếm pháp của sư phụ lại chẳng khác gõ xuân tươi mát, cỏ cây ấm áp những thương yêu khoan thứ, lúc tập kiếm tất trong lòng phải thật vui, nhưng muôn hoa chen đua nở rộ mới được, bởi vậy sư phụ đã đặc biệt vì con mà khai khẩn vườn hoa này, ở nơi hoa rừng thắm tươi như gấm dệt thi nhau chào đón hương phong này giúp con mau thành tựu kiếm pháp. Thiếu Bạch thở ra một tiếng nói: - Sư phụ đối với đệ tử tốt quá. Cơ Đồng nói: - Vương đạo cửu kiếm của thầy còn có tên gọi là Đại bi kiếm pháp, chiêu thứ nhất mang tên Tường vân liễu nhiễu, nhấc tay vung ra một chiêu kiếm giống như trời giáng mây lành, vây bọc lấy đối phương trong một màn kiếm quang loang loáng xẹt đi liên tục biến khác chín lần, chia nhắm ngay vào chín huyệt đạo trên ngươi đối phương. Trước tiên bẽ gãy ngay nhuệ khí của địch nhân, kiếm pháp tuy nói là chỉ có chín chiêu, nhưng mỗi chiêu lại chín lần biến hóa, chín chín tám mốt lần biến hóa, xoay trở đảo lộn mà đem ra dùng, cộng có cả thảy bảy trăm hai mươi chín lần biến hóa, phức tàp dị thường, tối hôm nay ta truyền cho con một chiêu, con lại phải dùng hai ngày để luyện tập thêm, vị chi tập một chiêu mất ba ngày, ba chín hai mươi bảy ngày thì học xong. Ta chuẩn bị thời gian để truyền dạy cho con chín chiêu, còn dư ba ngày lại dành cho việc tập liên hợp các chiêu từ đầu đến cuối. Lão nhân thở nhẹ một tiếng nói tiếp: - Nhưng có điều trong khi tập luyện Đại bi kiếm pháp của thầy thì con không được sờ đến Đoạn hồn nhất đao, vì Cửu kiếm và Nhất đao bất luận nói theo phương diện nào, tình tự hay là khí thế đều trái ngược hẳn nhau. Nếu như dùng chung vào một lúc chỉ sợ tình tự và tâm tánh về phần con khó mà thích ứng được. Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Thì ra Vương kiếm, Bá đao từ trong căn bản đã xung đột nhau như thế rồi, mỗi đàng đi một nẻo, chẳng trách một ngươi là vương, một ngươi là bá, cả hai tuy đều đem lòng ngưỡng mộ nhau nhưng lại tránh mặt, chẳng người nào muốn gặp người nào cả. Chỉ nghe Cơ Đồng nói: - Để ý này, trước tiên thầy thi triển cả pho cho con coi qua một lần. Thiếu Bạch nói: - Đệ tử lau mắt chờ để được xem. Cơ Đồng từ từ nâng trường kiếm trong tay lên, thật chậm biễu diễn chín chiêu kiếm pháp. Thiếu Bạch chăm chú nhìn, chàng thấy mỗi chiêu của lão nhân biến hóa liên miên bất tận trông rất đẹp mắt. nhưng kiếm thế rất phức tạp dị thường, thật là khó nhớ. Cơ Đồng thu trường kiếm cười nói: - Sao, thấy thế nào? Thiếu Bạch đáp: - Đệ tử một chiêu cũng không nhớ được! Cơ Đồng cười nói: - Nếu nhà ngươi mà chỉ nhìn phớt qua một lần đã lãnh hội được ngay rồi thì đầu còn là tiếng tăm cùng sự lợi hại của nhất đại tuyệt kỹ được. Thiếu Bạch nói: - Đệ tử tư chất ngu lục, chỉ sợ phụ ân của sư phụ. Cơ Đồng cười nói: - Ngày tháng còn dài rộng lắm, nếu như quả thật ngươi không thể trong vòng nửa năm học được pho kiếm pháp của ta thì ở lại cốc này thêm ba năm nữa chớ lo gì? Thiếu Bạch kinh hãi nghĩ bụng: - — thêm ba năm nữa? Chuyện này làm sao có thể được? Hình ảnh những người thân yêu bị thảm sát lúc nào cũng lởn vởn hiện diện trong đầu óc chàng, Thiếu Bạch làm sao quên được mối thù nhà. Chàng chỉ hận không thể nào thành tài ngay để về kiếm cho được kẻ thù mà phanh thây, chặt ra làm trăm mảnh để tế vong linh phụ mẫu ở dưới cửu tuyền và rửa sạch mối trầm oan cho phụ mẫu, trùng chấn lại Bạch Hạc môn. Nghĩ vậy nên chàng thở dài buồn bã nói: - Đệ tử xin mang hết toàn lực ra học tập. Thời gian trôi mau, nhẩm đốt ngón tay tính đã đầy một tháng, dưới sự chỉ dạy thật tận tâm của Cơ Đồng, Thiếu Bạch đã đúng như kỳ hạn mà học được toàn thể pho Đại bi kiếm pháp. Ngày ấy sau khi chàng tập xong kiếm thuật rồi, Cơ Đồng đưa tay chỉ đám hoa rừng nói: - Con có biết tại sao thầy lại phải trồng đám hoa rừng này để làm chỗ luyện kiếm không? Thiếu Bạch lắc đầu nói: - Đệ tử không được biết. Cơ Đồng nói: - Một tháng trời nay mỗi ngày con luyện kiếm ở đây, con có cảm giác gì lạ không? Thiếu Bạch đưa mắt nhìn đám hoa rừng xq một lượt rồi nói: - Đệ tử nghĩ không ra. Cơ Đồng khẽ mỉm cười, cũng không giải thích mà chuyển sang câu chuyện, nói tiếp: - Từ ngày mai trở đi, thầy không đến chỉ giáo cho con nữa. Moi ngày hai buổi con tự tới đây tập kiếm. Thiếu Bạch hốt hoảng nói: - Đệ tử bất quá chỉ mới hiểu được qua loa, còn biết bao nhiêu chỗ biến hóa tinh vi, vẫn chưa nắm vững được, sư phụ nếu không ở bên chỉ điểm, đệ tử làm sao... Cơ Đồng ngắt lời: - Thầy không thể mãi mãi ở bên cạnh con... Giọng nói ngưng lại một thoáng rồi lại tiếp lời: - Chín chiêu chủ biến của Đại bi kiếm pháp con đã hoàn toàn nhớ nằm lòng rồi, còn như mấy trăm chiêu biến hóa phụ thuộc đều toàn là tùy cơ ứng biến trong lúc giao đấu với địch nhân. Cho nên không thể nào đặt một giới hạn cho sự biến hóa của chiêu thức được. Con cứ tự luyện lấy một mình, không có thầy ở bên can thiệp vào con sẽ được phóng tay thi triển, đến như việc con có thể thành tựu lớn lao được đến đâu thì thầy không dám đoán trước. Cái này cũng phải trông vào thiên tư cùng vận số của con. Trong gian nhà cổ này có tích trữ lương thực, đủ cho con dùng trong ba tháng. Còn nước vạn niên thạch nhũ tuy không còn bao nhiêu nhưng cũng đủ cho con dùng mấy tháng nữa. Thiếu Bạch càng nghe càng cảm thấy không xong, chàng không giữ miệng được chen vào nói: - Sư phụ định đi đâu thế? Cơ Đồng nói: - Thầy có một chuyện cần phải đi, tạm biệt con ba tháng, con cứ yên tâm gia công luyện tập, đừng lo lắng cho thầy làm gì. Dứt lời không để cho Thiếu Bạch có thời giờ hỏi han lôi thôi, tung vút mình đi, chỉ trong chớp mắt nhìn theo, trong lòng chàng nổi lên vô số nghi vấn, suy nghĩ mãi vẫn không sao hiểu ra được vì đất Vô ưu cốc phạm vi không rộng quá mấy trăm trượng vuông, đem trừ tòa thạch động âm u Hướng Ngao lấy làm nơi cư trú ra thì không còn chỗ nào có thể đi tới. Vậy sư phụ của chàng lần này người đi về đâu? Thiếu Bạch ngửa mặt nhìn trời, chàng cứ đứng thừ ra như thế thật lâu, rồi sau cùng mới tự luyện kiếm một mình. Chàng bắt đầu sống một cuộc sống cô độc và tự lập. Chàng phải thổi cơm mà ăn, mỗi ngày ngoài việc luyện tập kiếm ra, chàng phải ngồi điều tức, luyện tập nội công. Mấy năm trở lại đây, chàng cũng không hiểu nội công của mình đã tiến tới cảnh giới nào. Chàng chỉ biết theo y môn tâm pháp hành công mà Cơ Đồng truyền thọ ngồi tập luyện thôi. Có khi Thiếu Bạch lại y theo tâm pháp Hướng Ngao lão nhân truyền thọ cho mà ngồi điều tức. Chàng không có cách gì phân biệt được xem tâm pháp luyện tập nội công của hai người truyền dạy cho có gì không giống nhau, chàng chỉ biết được có một điều là khí luyện theo mỗi cách cơ thể chàng lại có một cảm giác khác mà thôi. Thì ra Thiếu Bạch đã có chút thành tựu về đường nội công rồi, mỗi khi vận hơi thở hành công trong cơ thể chàng đã lập tức có cảm ứng ngay. Theo cách Cơ Đồng truyền dạy tọa tức hành công, mỗi khi vận khí xong, tức thời có một cảm giác rất khoan khoái dễ chịu, toàn thân có một luồng hơi nóng lưu chuyển, từ từ phân chia ra tứ chi, mạch chạy thật đều, lòng rất bình thản. Đến như cách hành công tọa tức của Hướng Ngao thì lại không thể hành công xong liền thấy chân khí đùng đùng dâng lên như muốn phá không mà vút đi, chân khí ở trong kinh mạch chảy cuồn cuộn, ngực nóng ran vì máu hồng dồn lên như muốn phá tung lồng ngực. Hai cảm giác khác biệt nhau ấy càng lúc càng hiện rõ ràng, Thiếu Bạch trong lòng vô cùng kinh dị, nhưng chàng lại không dám bỏ đi một cách mà không luyện tập. Hai môn tâm pháp ấy, một môn thì như con suối nhỏ hoặc giả một hồ nước phẳng lặng, còn một môn sục sôi dữ tợn, như ba đào. Hai cảm giác rất không giống nhau ấy khiến Thiếu Bạch quá đỗi khổ não, suy nghĩ nát óc mà không hiểu được.Thời gian ba tháng tính đốt ngón tay đã đi qua, lương thực tích trử trong nhà đã cạn. Thiếu Bạch lo lắng cho ân sư, suốt ngày chàng bấm đốt ngón tay thầm tính ngày trở về của Cơ Đồng. Một hôm, đã đúng hạn ngày trở về của Cơ Đồng, Thiếu Bạch thổi cơm, nấu mấy bát canh, ngồi đợi sư phụ về. Chẳng dè từ sớm cho mãi đến tối mịt vẫn không thấy Cơ Đồng về, kịp mãi khi gần hết đêm rồi Cơ Đồng mới xuất hiện, chậm rãi bước chân vào trong gian nhà cỏ. Thiếu Bạch mừng mừng rỡ rỡ, vội vàng nghênh đón, nói: - Sư phụ... Cơ Đồng xua tay nói: - Ta mệt lắm rồi, muốn nghĩ ngơi mắt lúc, chuyện gì cũng để ngày mai nói. Nhờ luyện tập nội công đã đến hồi khá, cho nên mục lực của Thiếu Bạch đã tinh anh, ban đêm có thể nhìn rõ mọi vật, chàng hướng mắt nhìn kỹ sư phụ, quả nhiên thấy mặt sư phụ phờ phạc ra chiều mỏi mệt lắm thật, bất giác chàng hãi cực, thảng thốt trong lòng, hấp tấp hỏi: - Sư phụ làm sao thế? Cơ Đồng xua tay yếu ớt nói: - Hài tử, đừng phá rối ta, ta không sao cả, chỉ muốn nghĩ ngơi một lúc. Loạng choạng bước đi, đến bên chiếc chõng leo lên, chúi đầu ngủ. Thiếu Bạch thấy vậy nghĩ bụng: - Sư phụ mình nội công thâm hậu, tại sao lại mệt mỏi như thế được nhỉ? Bao nhiêu câu hỏi dồn dập đến trong đầu óc chàng, nhưng thấy sư phụ trèo lên chõng ngủ ngay một giấc thật say tựa hồ dù cho có ngồi điều tức cũng không thể gắng gượng được, thành ra chàng đâu có dám mở miệng hỏi han lôi thôi. Đêm đó Thiếu Bạch chẳng ngủ được một chút nào, hf ngồi xếp bằng bên chõng, đợi sư phụ sai bảo. Nhưng Cơ Đồng ngủ rất ngon, lão nhân ngủ một mạch cho đến rõ trưa ngày hôm sau mới tỉnh dậy. Thiếu Bạch ngồi hầu suốt đêm bên mình Cơ Đồng đợi đến khi Cơ Đồng tỉnh dậy rồi chàng mới thở ra một hơi dài nói: - Sư phụ thức dậy rồi? Cơ Đồng thấy cặp mắt chàng đỏ ngầu, biết ngay chàng thức suốt đêm, khẽ mỉm cười nói: - Hài tử, suốt một đêm con không chợp mắt sao? Thiếu Bạch đáp: - Trong người đệ tử rất mạnh, sư phụ đừng lo cho con. Cơ Đồng nghĩ ngợi giây lát, nhảy xuống chõng hỏi: - Hài tử, kiếm pháp của con ra sao rồi? Thiếu Bạch đáp: - Đệ tử tài sơ trí thiển chỉ sợ phụ lòng mong mỏi của sư phụ. Cơ Đồng nói: - Đi, luyện cho ta coi thử. Thiếu Bạch dạ ran, xách kiếm chạy ra, thế là chàng thi triển Đại bi kiếm pháp. Cơ Đồng coi xong gật đầu nói: - Kiếm pháp, chiêu số đã nhuần tay lắm rồi, ngày sau chỉ cần gắng thêm để hết tâm vào mà thể hội thì không khó tiến vào được cảnh vực tinh thâm. Thiếu Bạch nói: - Còn nhờ sư phụ chỉ điểm, chỉ điểm. Cơ Đồng ngửa mặt nhìn da trời nói: - Hài tử, Đoạn hồn nhất đao của con ra sao? Đến đầu rồi? Thiếu Bạch đáp: - Đệ tử tuy thuộc hết những biến hóa, nhưng có chỗ không thể thi triển ra được. Cơ Đồng nghĩ ngợi giây lâu nói: - Lúc Hướng Ngao truyền cho ngươi đao pháp, có từng dạy ngươi khẩu quyết không? Thiếu Bạch nói: - Dạ có. Cơ Đồng hỏi: - Khi con thi triển Đại bi kiếm pháp, con có cảm giác như thế nào? Thiếu Bạch đáp: - Trong lòng đệ tử tựa hồ có cảm giác êm đềm. Cơ Đồng đột nhiên buông tiếng cười lớn nói: - Hay đấy hài tử! Con đã kể như đặt bước vào nhà rồi đấy. Thiếu Bạch nói: - Sư phụ quá khen đồ nhi rồi. Cơ Đồng mặt mất đi nét cười, nghiêm giọng nói: - Hài tử, khuya đêm nay thầy đã chuẩn bị đầy đủ vật ứng dụng để con vượt Sinh Tử kiều. Khuya đêm nay thế là con phải rời khỏi chốn Vô ưu cốc này. Mấy năm sống bên nhau, giờ đây bỗng nhiên sắp phải chia tay, Thiếu Bạch không khỏi sinh ra bịn rịn như hạng nhi nữ thường tình, chàng thở dài nói: - Sư phụ không cùng đi với đệ tử sao? Cơ Đồng lắc đầu đáp: - Thầy đối với chốn cố cư mấy chục năm trời nay đã sinh ra lưu luyến, tuy cũng có tịch mịch một chút thật đấy, nhưng tìm được chỗ để di dưỡng tinh thần lúc tuổi già như chốn này thật không đâu có thể kiếm ra. Hài tử, con không phải lo nghĩ về phần thầy. Thiếu Bạch nói: - Sau này khi đòi được món nợ máu cho Bạch Hạc môn, rửa được thù cho phụ mẫu xong, đệ tử xin trở lại chốn Vô ưu cốc này thăm sư phụ. Cơ Đồng lẳng lặng lắc đầu nói: - Khỏi cần , tuổi đời của thầy đã cận, chỉ sợ khó còn sống được lâu... Lão nhân có vẻ bồi hồi nên bỗng nín lặng, không nói tiếp cho hết ý, từ từ đưa tay vuốt tóc Thiếu Bạch, nói: - Hài tử, con còn phải đi thăm Hướng Ngao nữa đó. Thiếu Bạch nhanh nhẹn đáp: - Dạ phải, đệ tử cũng phải đi từ giả Hướng lão tiền bối một lần cho phải đạo. Cơ Đồng lắc đầu mấy cái nói: - Khỏi cần, lão Hướng Ngao tính tình cổ quái lắm, không đi chào y cũng được. Thiếu Bạch nói: - Hướng lão tiền bối có ơn truyền dạy võ công cho đệ tử, đệ tử phải đi phen này không biết đến năm tháng nào mới được thấy lại... Cơ Đồng ngắt lời: - Khỏi cần đi làm gì, hài tử. Lời thầy nói không sai đâu, bây giờ con phải nghỉ ngơi một lúc cho khỏe ngươi. Thiếu Bạch tuy trong lòng có rất nhiều nghi vấn, nhưng chàng không dám mở miệng hỏi han, chàng tuân theo lời sư phụ trở vào trong gian nhà cỏ, xếp bằng tròn, nhưng trong lòng cứ quẩn quanh với bao nhiêu câu hỏi, thành ra chàng không sao tĩnh tâm được. Chỉ nghe Cơ Đồng nói: - Hài tử, cái giếng có nước vạn niên thạch nhũ ấy đã cho con thêm được mười năm công lực. Hình như trời cao đã đặc biệt để dành cho con cái giếng thạch nhũ vạn niên ấy bởi vì con đi thì cái giếng ấy cũng khô cạn. Thiếu Bạch bùi ngùi nói: - Sư phụ đối với đồ nhi có ơn tái tạo, không những đồ nhi suốt đời cảm kích bất tận mà ngay cả phụ mẫu đồ nhi ở dưới cửu tuyền cũng thọ trạch ân. Cơ Đồng nói: - Hài tử, đừng nghĩ ngợi lôi thôi gì nữa, mau lắng lòng tỉnh trí nghĩ ngơi cho khỏe đi. Trong giây lát chàng đã chìm mình trong cảnh quên cả tấm thân. Kịp khi chàng vận hành xong một vòng, tỉnh dậy thì tròi đã bước sang canh hai. Cơ Đồng đã đứng bên chờ đợi từ lúc nào rồi. Thiếu Bạch tung mình đứng dậy nói: - Bây giờ đã là bao giờ? Cơ Đồng nói: - Còn sớm lắm, con mang báu kiếm của sư phụ và ngọn đao của Hướng Ngao đeo cả bên mình đi. Thiếu Bạch y lời đeo đao và kiếm vào. Cơ Đồng đi ra khỏi gian nhà cỏ trước nói: - Đi, hài tử! Thiếu Bạch lưu luyến nhìn lại gian nhà cỏ đã ở suốt mấy năm trời một cái rồi nhanh chân đi theo Cơ Đồng. Cơ Đồng đi trước dẫn đường đi vòng qua một sơn giác, trước mặt hai ngươi đột ngột hiện ra một thâm cốc. Một dây mây một đầu đã được buộc chặt vào một tảng đá lớn, đầu kia thòng xuống cốc. Cơ Đồng nói: - Hài tử, con dò theo dây mây này leo xuống đi. Thiếu Bạch vâng dạ, tay bám lấy dây mây leo xuống. Trong đêm tối, đáy cốc càng thêm phần tối om một màn sương lạnh hiu hiu giăng mờ, che khuất cả ánh sáng các vì sao, xuống tới cốc lại càng khốn khổ, đưa tay ra không còn trông thấy năm ngón. Bỗng Thiếu Bạch nghe thấy tiếng nói của Cơ Đồng từ trên mõm núi vọng xuống hỏi: - Hài tử, con có bình yên không? Thiếu Bạch đáp: - Con rất bình yên, đã xuống tới đáy cốc rồi. Cơ Đồng nói: - Đứng yên đừng đi đâu cả, đợi sư phụ xuống. Thiếu Bạch vâng lời đứng yên, đợi khoảng công phu một tuần trà, Cơ Đồng bấy giờ mới xuống tới. Giờ đây, mục lực của Thiếu Bạch dĩ nhiên đã theo với việc nội công của chàng tinh tất vượt bực mà có thể nhìn thấy rõ sự vật trong đêm tối, nhưng vì ở dưới đáy cốc sương lạnh quá dầy đặc mờ mịt cả Thiếu Bạch đã dùng hết mục lực vẫn chỉ có thể nhìn thấy cảnh vật ở trong khoảng ba bốn thước mà thôi. Chàng phải chắc lưỡi nghĩ bụng: - Thật là một nơi dễ sợ! Cơ Đồng nhẹ nhàng đưa tay ra nắm cổ tay Thiếu Bạch, dịu dàng nói: - Hài tử, việc làm không có gặp may thì không thành công được. Con và thầy cùng Hướng Ngao đều đã quá may mắn, ngang nhiên qua được Sinh Tử kiều, thầy và Hướng Ngao đã gặp được một cơ hội trăm năm khó kiếm, gặp được luồng Hồi triền phong ở Sinh Tử kiều bị một luồng khí lưu tự nhiên mất đi rất nhiều uy lực. Tuy thế mà thầy cũng đã phải dùng hết khí lực toàn thân mới may mắn qua được. Hướng Ngao tuy không nói chuyện với thầy về việc ấy nhưng thiết nghĩ y cũng như thầy đã phải dùng hết khí lực toàn thân. Mấy chục năm trời nay y cứ ở mãi trong tòa thạch động âm u không có ánh sáng mặt trời ấy không chịu dời khỏi có thể là bằng cớ chứng minh cho sự xét đoán không sai của thầy... Nói đến đây, lão nhân thở một hơi dài rồi mới nói tiếp: - Hài tử, địa phương này tuy có được thanh tĩnh dị thường nhưng cái phần lạnh lẽo và vắng vẻ ấy thực khiến ngươi ta không thể nào chịu nổi, sư phụ đã từng mạo hiểm mấy bận, hy vọng vượt được Sinh Tử kiều một lần thứ hai, nhưng rồi đi không đầy ba bước lại bị đẩy trở lại. Qua mấy phen thăm dò như thế, sư phụ đành chôn vùi cái ý muốn dời bỏ miền đất này, bởi vì dẫu có nát óc tính toán thế nào đi nữa thì trong vạn phần có lấy được một phần sinh cơ. Thiếu Bạch nói: - Với võ công tuyệt thế của ân sư mà vẫn không qua được Sinh Tử kiều thì nói chi đến đệ tử. Nghĩ lại ngày trước sở dĩ vượt qua được Sinh Tử kiều tất phụ mẫu linh thiêng ở dưới âm thế đã phù hộ cho. Cơ Đồng khẽ thở dài nói: - Vì việc này, sư phụ đã nghĩ rất nhiều, cuối cùng nghĩ ra được một nguyên nhân. Hài tử, con và thầy xa nhau ba tháng, ấy là thầy tới cái sơn cốc mù mịt những sương lạnh này đấy. Nó đã chứng thực sự suy đoán của thầy không sai, nhờ vậy thầy đã nghĩ ra được một biện pháp giúp con ra khỏi miền đất này bình yên vô sự. Thiếu Bạch hỏi: - Sư phụ nhận thực được điều gì? Cơ Đồng nói: - Luồng Hồi triền phong ấy chất chứa một uy lực không sao tưởng được nhưng nếu không hề kháng cự, phải không được kháng cự một chút nào cả thì luồng Hồi triền phong kỳ diệu ấy sẽ không có cách gì phát huy được cái uy lực không thể tưởng tượng được của nó. Hài tử, chính đã với thái độ không để ý gì tới sống chết ấy mà con qua được cầu. Thấy phụ huynh thảm tử, tình cảnh mẫu thân chết phơi thây khiến cho con quên đi sự tồn tại của mình, uy lực của đại tự nhiên tuy lớn lao mãnh liệt nhưng vẫn còn để cho con người một phần sinh cơ. Sư phụ và Hướng Ngao gặp được cơ hội trăm năm khó kiếm nhưng đó là chuyện may mắn hạnh vận, còn con thì đã nắm chặt được phần nào sinh cơ của đại tự nhiên ban cho. Thiếu Bạch nói: - Sư phụ đã tìm ra nguyên nhân, đệ tử xin nguyện đem thân mình ra thử, đi trở về, qua cầu một lần nữa, đệ tử sẽ không vận công lực chống cự với luồng Hồi triền phong là xong. Cơ Đồng nói: - Phụ mẫu sinh ngươi ra đã chết, đi khắp cả trong gầm trời ngươi cũng không thể nào tìm ra được phụ mẫu thứ hai có công sinh ngươi ra. Hài tử, trừ mối bi thương đau lòng, đứt ruột ấy ra thì không thể có biện pháp thứ hai nào là khiến cho con có thể quên đi được sự tồn tại của thân con. Thiên cổ gian nan duy nhất tử, chỉ có cái chết mới thật sự là nổi gian nan nhất ở trên đời. Đứng đối mặt với cái chết mới thật sự có ai quên được mạng sống của mình? Chỉ cần trí óc con tỉnh táo một chút, chỉ cần con hơi có ý nghĩ là hiện thời mình đang sống đây, và chỉ cần như thế thôi là con không có cách gì thoát khỏi bị sức gió cuốn thốc xuống đáy hố. Ta phải mất ba tháng trời, ngày đêm ở dưới đáy cốc sương lạnh giăng đầy này lẳng lặng tra xét uy thế của luồng khí lưu, phát giác ra rằng mỗi tháng vào đêm nay uy thế của luồng khí lưu suy yếu đi. Lại cộng thêm với kinh nghiệm mấy chục năm tra xét sức gió của luồng Hồi triền phong của ta, thấy rằng cứ trong ba năm thảy đều có mười hai giờ uy lực của nó suy giảm. Nhưng cái thế có thể kháng cự được là vào đêm nay giờ tý, chính là giờ khắc mà sức gió của luồng Hồi triền phong yếu nhất và cũng đồng thời bắt đầu tăng cường trở lại, cho nên nếu như để cho qua giờ khắc ấy thì lại phải chờ ba năm sau. Thiếu Bạch hỏi: - Sư phụ có cùng dời khỏi nơi đây một lượt với đồ nhi? Cơ Đồng nói: - Vượt qua luồng khí lưu tuy so ra sinh cơ có lớn hơn là khi vượt qua Sinh Tử kiều, nhưng bất quá cũng chỉ là một hai phần sinh cơ trong cả trăm phần chết, hà huống không phải là sức một ngươi có thể đạt tới, con khỏi cần phải lo cho sư phụ. Thiếu Bạch còn định lên tiếng cầu nài, Cơ Đồng đã lôi chàng hấp tấp bước nhanh đi. Trong màn sương lạnh mênh mông, Thiếu Bạch cảm thấy chỗ chàng đặt chân xuống dần cao lên, tựa hồ như đang lên một cái đèo. Chỉ nghe Cơ Đồng nói: - Hài tử, nằm sấp ngươi xuống theo sau ta bò tới phía trước. Chàng cảm thấy đường đất mỗi lúc một hẹp, trên dưới bên phải, bên trái, đâu đâu cũng thấy đụng vách đá lạnh cứng. Bò tới cuối đường chỉ còn rộng vừa đủ cho một người cố thu mình thật nhỏ để bò qua. Cở chừng một công phu ăn xong bữa cơm, bên tai đã vang lên ầm ầm tiếng động của luồng khí lưu, hình thế cũng đột nhiên mở rộng hẳn ra, đã có thể đứng dậy đi được. Thiếu Bạch vận đủ mục lực nhìn, phát giác mình hiện đang ở trong một thạch động, bên tai gió thổi vù vù, hợp cùng tiếng đập ầm ầm của luồng khích lưu thành một khúc nhạc kinh hồn táng đởm. Cơ Đồng đưa tay vỗ vỗ lên một khúc cây dài hơn độ hơn một trượng nói: - Tòa thạch động này có một đoạn rất hẹp, rất chật chội. Sư phụ phải dùng mất mấy ngày công phu đem mở nó rộng ra rất nhiều. Do theo miệng thạch động đổ ra là một luồng khích lưu ở dưới lòng đất tuy tràn trề mãnh ác nhưng bị chỗ cửa ra quá hẹp ngăn chận bớt cho nên thủy thế không thể nào kéo dài thêm... Nói đến đây, lão nhân nhẹ đằng hắng một tiếng rồi mới nói tiếp: - Hiện tại thời gian không có nhiều, không thể nào giải thích cho tỏ tường được, sự thực nếu con không biết nội tình bên trong thì lại càng tốt hơn là biết, một đầu khúc cây này sư phụ dùng thứ mấy già ngàn năm buộc chặt. Đất trong cốc này nhiều quái thạch lởm chởm, khúc cây này sau khi rớt vào trong nước rồi thì không bị quái thạch chặn lấy, con sẽ nắm chặt lấy dây mây, mượn sức của nó mà vượt qua luồng khích lưu. Nếu như gặp phải nguy hiểm sẽ lớn tiếng gọi to sư phụ rồi chặt đứt mối dây mây cột vào đầu khúc cây, nắm chặt lấy dây mây, sư phụ sẽ kéo con trở lại. Dứt lời, song thủ nâng cao khúc cây, quát lớn một tiếng, mang hết sức bình sinh, ném vút đi. Chỉ thấy sợi dây mây già thẳng tắp một động, bắn vút đi bay ra xa ngoài bốn năm trượng, thế lao mới chậm lại. Cơ Đồng hai tay cầm chặt một đầu dây mây nói: - Hài tử, con đi đi! Thiếu Bạch phục lạy nói: - Nếu như đệ tử qua khỏi được luồng khích lưu, đệ tử sẽ buộc sợi dây mây già chặt vào một tảng đá ở bờ bên, xin sư phụ và Hướng lão tiền bối mượn sức của sợi dây ấy mà ra khỏi chốn đất cùng này. Cơ Đồng nói: - Đấy là chuyện của ba năm tới, thời gian không còn nhiều, con đi mau đi. Thiếu Bạch khóc nói: - Tình thâm của ân sư dạy dỗ vun đắp cho, đệ tử có tan xương nát thịt cũng không sao đền đáp được, xin sư phụ trân trọng mình vàng, đệ tử xin đi. Đứng thẳng người lên để lấy chân khí, chàng nắm lấy sợi dây mây, tung mình ra khỏi thạch động. Tòa sơn động này cao hơn mặt nước nhiều nhưng hơi lạnh từ bên dưới bốc lên làm lạnh buốt cả da thịt, khiến cho Thiếu Bạch không khỏi rùng mình kinh hãi. Theo với sợi dây mây tung ra, Thiếu Bạch rời khỏi thạch động. Tay nắm chặt lấy sợi dây mây, nhìn luồng khích lưu bên dưới đập ầm ầm vào vách đá không ngớt. Không nhìn thì còn đỡ, khi nhìn xuống Thiếu Bạch lại càng thấy kinh tâm, táng đởm, hồn vía bay đi đâu mất. Nếu là lúc bình thường thì không bao giờ mà Thiếu Bạch lại đi mạo hiểm đi theo cái kiểu này, nào nguy hiểm để dẫn đến cái chết như chơi. Mà Thiếu Bạch lúc này không muốn chết, chàng cần phải sống, để rửa sạch mối trầm oan cho gia phụ, trả thù cho cả toàn gia của họ Tả đã bị chết oan ức. nhưng muốn ra khỏi Sinh Tử kiều này, theo lời sư phụ của Thiếu Bạch nói thì đây là phương pháp an toàn hơn cả. Không còn con đường nào khác nữa. Bắt buộc Thiếu Bạch phải tìm trong cái nguy hiểm trăm bề kia ra một con đường sống. Hình ảnh thảm tử của phụ mẫu hiện ra trong đầu óc Thiếu Bạch, càng làm cho chàng quyết tâm ra khỏi nơi này hơn. Sợi dây mây chịu sức nặng của Thiếu Bạch nên căng ra, vặn mình kêu răng rắc. Được nữa chừng thì luồng khích lưu càng thêm ghê rợn hơn, những luồng gió mang lại hơi lạnh lẽo đến rợn người như đang quyện chặt lấy người Thiếu Bạch và muốn lôi chàng vào trung tâm chuyển động của nó. Lần trước, khi đi qua Sinh Tử kiều, Thiếu Bạch cũng bị luồng hàn phong này quấn lấy, nhưng khi đó Thiếu Bạch không để tâm gì tới nên không chống cự lại, thành thử chàng an toàn đi qua cầu một cách thung dung. Lần này lại khác hẳn, vì khi trước Thiếu Bạch là kẻ không hồn, còn bây giờ thì chàng là kẻ có hồn phách, tỉnh táo như mọi người nên khi những luồng hàn phong vây lấy người chàng, tuy trong thâm tâm Thiếu Bạch vẫn có thành kiến là không chống cự lại nó nhưng khi ở trong tình thế này, ý niệm về tự vệ lại phát sinh. Đó là phản ứng tự nhiên của con người nên Thiếu Bạch vận công lên kháng cự. Những luồng hàn phong như chỉ chờ có thế, uy lực của thiên nhiên liền phát động trận cuồng phong ào ạt quyện lấy người Thiếu Bạch như muốn kéo chàng xuống đáy vực. Thiếu Bạch kinh hoàng vội vận công lực siết chặt lấy sợi dây mây nhưng sợi dây mây dù có dẻo dai đến thế nào đi nữa cũng không thể chịu nổi sức mạnh và uy lực của đại tự nhiên phát ra. Nên càng lúc càng vặn vẹo, đứt từng thớ một. (thiếu 2 trang) Còn người cứu mạng cho lão đệ không phải là lão phu mà là đứa cháu nội của lão là Hàn Liên Nhi đây. Nghe lão bá nói vậy, Thiếu Bạch đưa mắt nhìn lại thiếu nữ có tên là Hàn Liên Nhi bằng một đôi mắt cảm kích. Hàn Liên Nhi có dáng dấp của một thiếu nữ ở độ tuổi 16 hoặc 17, vóc người nỡ nang, khuôn mặt tuyệt trần. Khi nhìn nàng rồi là không muốn dời mắt đi nơi khác nữa. Thấy Thiếu Bạch nhìn sững mình, Hàn Liên Nhi cười khúc khích nói: - Tướng công nhìn tiện nữ chi kỹ lắm vậy. Thiếu Bạch giật mình, thấy mình có thái độ vô lễ nên vội vàng nói: - Tại hạ thật vô lễ, mong cô nương lượng thứ cho. Tại hạ là Tả Thiếu Bạch, mang ơn cứu mạng của cô nương rất nặng, không biết lấy chi đền đáp. Hàn Liên Nhi nghe nói, chỉ chúm chím cười không nói. Khi nàng cười càng tăng thêm vẻ đẹp khuynh thành. Hèn gì người ta không tiếc đổ ngàn vàng để mua được nụ cười giai nhân. Hàn lão nhi vội nói: - May mắn cứu mạng sống của lão đệ được là mừng rồi, còn nói chi đến ơn nghĩa. Cháu gái của lão phu đây mới 14 tuổi thôi. Nó đã túc trực bên cạnh của lão đệ gần ba hôm rồi đấy. Nó cứ bâng khuâng khi thấy lão đệ không tĩnh lại, cứ ra vào hỏi chừng lão phu. Hàn Liên Nhi nghe nói vậy hai má đỏ bừng lên e thẹn, cuối mặt ngồi làm thinh. Thiếu Bạch thấy vậy mới nói: - Công đức của cô nương mai hậu tại hạ xin hết lòng đền đáp. Hàn Liên Nhi ấp úng nói: - Tiện nữ chỉ cần tướng công... tướng công cho... thôi để tiện nữ đi lấy thuốc cho Tả tướng công uống. Nói xong, nàng đứng dậy vụt chạy đi. Thiếu Bạch mới hỏi Hàn lão nhi: - Chẳng hay phụ mẫu của Liên cô nương đi đâu vắng rồi vậy lão bá. Hàn lão nhi thở dài nói: - Cha mẹ nó đã mất trong một chuyến đi biển khi mà Liên nhi chỉ vừa bốn tuổi. Nó đã ở với lão phu sống bằng nghề đánh cá từ đó đến nay. Hàn Liên Nhi bước vào tay cầm chén thuốc, khẻ lòn tay đỡ Thiếu Bạch dậy uống thuốc. Thiếu Bạch uống thuốc mà trong lòng cảm kích vô cùng. Nghe nói nàng mồ côi cha mẹ nên lòng bồi hồi thương cảm, nghĩ tới cảnh côi cút của mình mà lệ đong đầy khóe mắt. Hàn Liên Nhi cho Thiếu Bạch uống thuốc xong rồi nhẹ đỡ chàng nằm xuống rồi nói: - Tả tướng công nên tịnh dưỡng cho mau mạnh khỏe. Tiện nữ xin cáo lui. Thiếu Bạch vội nói: - Tại hạ thật mang ơn cô nương nhiều lắm. Kể từ đó, Thiếu Bạch nằm ở nhà Hàn lão nhi tịnh dưỡng và được Hàn Liên Nhi chăm lo thang thuốc. Đến ngày thứ năm chàng hoàn toàn khỏe mạnh. Nhân dịp Hàn lão nhi đem cá vào thành bán, Thiếu Bạch chúng khăn gói đi theo. Để giả từ Thiếu Bạch, Hàn lão nhi đưa Thiếu Bạch tới một tửu lầu đặt một bữa tiệc. Thiếu Bạch và Hàn Liên Nhi vừa bước vào tửu lầu thì tửu bảo vội dẫn hai người vào một phòng dành riêng. Hàn lão nhi phải đi vì có công chuyện nên Thiếu Bạch và Hàn Liên Nhi đành ngồi trước bàn tiệc chờ đợi. Hai người len lén nhìn nhau không nói, chợt nghe vang lên giọng nói, tiếng cười của Hàn lão nhi trước vừa dứt tiếng, đã thấy Hàn lão nhi bước nhanh vào trong phòng. Thiếu Bạch đứng ngay lên nói: - Xin mời lão bá ngồi. Hàn lão nhi cười nói: Lão phu vừa gặp mấy người bạn cũ bị họ níu kéo uống mấy chén, làm phiền ngươi phải đợi lâu. Thiếu Bạch nói: - Lão bá quá lời. Giữa lúc ấy, một tên tửu bảo bưng khệ nệ rượu thịt vào. Người này vừa bước vào đã bị sắc đẹp của Hàn Liên Nhi thu hút ngay khiến y suýt nữa phải đụng vào bàn. Hàn Liên Nhi không nhịn được liền phì cười. Thiếu Bạch than thầm, nghĩ bụng: Nàng bất quá mới 13, 14 tuổi đầu, thế mà lại trông như người 16, 17, áo quần vải thô vẫn không sao che dấu đi được vẻ yêu mị trời sinh nơi nàng, lại thêm nữa với tính tình dễ dãi... Bỗng nghe Hàn lão nhi nói: - Lão đệ này, bọn mình cạn một chén đi. Thiếu Bạch khi còn ở Vô ưu cốc vẫn thường hầu rượu Càn Khôn Nhất Kiếm Cơ Đồng, công đấy tửu lượng cũng khá lên rất nhiều, chàng nâng chén cạn ngay hết sạch. Hàn Liên Nhi sẽ đưa tay ngọc nâng hồ rượu cười nói: - Tả tướng công, tiện nữ cũng kính người một chén. Nói xong nàng rót đầy chén rượu cho chàng. Thiếu Bạch đưa mắt nhìn Hàn lão nhi, trong tay cầm chén rượu mà trong bụng không biết nói sao cho phải, không biết có nên uống chén rượu của Hàn Liên Nhi mời hay không? Đang khi chàng đang phân vân thì Hàn Lão nhi cười nói: - Lão đệ cạn chén đi. Con a đầu này từ nhỏ xem lão bản uống rượu cho nên cũng đã có tửu lượng kha khá, một cân hay nữa cân đối với nó không nhằm gì đâu. Thiếu Bạch than thầm trong bụng, nâng chén uống cạn. Rượu quá ba tuần, Hàn Liên Nhi trông càng diễm lệ, như hoa nở rộ, vẻ kiều mị mê người. Thiếu Bạch bỗng cảm thấy phải nên đi sớm nên từ từ đứng dậy, vái một lạy thật thấp xuống tới đất nói: - Ơn của lão bá và Hàn cô nương tương cứu, tại hạ cảm kích bất tận, xin đành khắc trong tim, không bao giờ dám quên, nhưng hiện giờ tại hạ có việc gấp, cần phải chu toàn nên không thể ở lâu, xin cáo biệt nơi đây. Quay mình đi hai bước, bổng nghe Hàn Liên Nhi gọi giật: - Tả tướng công đừng đi. Thiếu Bạch quay người lại hỏi: - Cô nương còn điều gì dặn dò? Hàn Liên Nhi tươi cười nói: - Ngày trước có một người tướng số đoán giùm vận mạng, nói tiện nữ không thể nào suốt đời làm nghề đánh cá, có một ngày tiện nữ sẽ vang danh trong thiên hạ. Thiếu Bạch cắt ngang: - Cô nương uống say rồi. Rồi quay sang nói với Hàn lão nhi: - Lão bá bá, cô nương lớn rồi, người cũng nên quản giáo nhiều hơn. Chỉ nghe tiếng phì phò đáp lại thì Hàn lão nhi ấy đã sữ không thắng nổi rượu, đã gục xuống bàn ngủ rồi. Hàn Liên Nhi nói: - Tả tướng công, nếu như người chịu dẫn tiện nữ theo, nhất định tổ sư phụ sẽ không bao giờ cấm đoán đâu. Thiếu Bạch hoảng kinh, vội vàng đỡ lời: - Tại hạ ngày sau được rãnh, sẽ xin đến bái vọng nhị vị. Rồi vội vã tung mình vút đi. Chỉ nghe giọng nói thanh tao của Hàn Liên Nhi vang theo nói: - Tả tướng công, người tướng số ấy nói rằng ba tháng sau tiện nữ sẽ không phải đánh cá nữa. Thiếu Bạch ra khỏi tửu lầu rồi liền thả bước rảo cẳng đi luôn một hơi, chàng đi được mười mấy dặm đường lúc bấy giờ chàng mới chậm bước lại. Thiếu Bạch tuy mới bước chân vào giang hồ nhưng đã sẳn có kinh nghiệm của tám năm đào vong, lại còn được Cơ Đồng ngày thường kể cho nghe tất cả những tình hình ở trên giang hồ, bởi vậy nên trong lòng chàng không thấy sợ sệt bỡ ngỡ, chỉ bởi vì hiện tại đang canh cánh bên mình mối thù nhà nên không thể sống nhàn tản, nhất là lại phải ở bên ông cháu nhà họ Hàn. Quả thực chàng tự biết khó đối phó với hai ông cháu nhà này. Mặt trời đang dần dần chìm xuống ở non tây, ráng chiều rực đỏ chiếu hắt xuống đường cái quan. Thiếu Bạch nhìn lại đằng sau, in óc chàng chợt hiện lên hình ảnh xinh đẹp, đầy vẻ yêu mị còn nhỏ mà đã sớm thành thạo của Hàn Liên Nhi. Chàng chỉ cảm thấy nàng có một chất khí rất đặc biệt, đầy sức quyến rũ, đáng yêu hết chỗ nói, nhưng cũng đáng sợ đáng chán đến cực điểm. Chàng đứng thừ người ra, mãi đến khi ráng chiều đã mất dạng hoàn toàn ở chân trời, bóng tối ùa ra mênh mông chàng mới quay người lại dấn bước. Thiếu Bạch thở mạnh ra xua đuổi mối sầu dằn dặt, mối cừu hận chất chứa trong lòng làm cho máu sôi sục lên trong lồng ngực. Chàng sờ tay vào chuôi đao đeo ở hông và đốc trường kiếm đặt trên vai, ngầm tự cảnh giác lấy mình. Chàng thầm nói: - Tả Thiếu Bạch ơi, Tả Thiếu Bạch! Hiện giờ trên mình ngươi đang mang mối trầm oan của phụ mẫu, mối thù của cả trăm người trong Bạch Hạc môn bị thảm sát. Trách nhiệm nặng nề biết bao, tiền trình còn biết bao cay đắng, gian nan. Nhân vật võ lâm trong thiên hạ hầu hết là cừu nhân của ngươi, ngươi phải hết sức tỉnh trí, bình tĩnh để gánh vác trách nhiệm cực nặng ấy mới được. Lẽ nào ngươi lại đi chia trí vì Hàn Liên Nhi? Cuộc sống lưu vong lúc ấu thời đã tôi luyện cho Thiếu Bạch một tính cương nghị, trong hoàn cảnh khó khăn thế nào chàng cũng vẫn nhìn thấy hướng của đời chàng. Chàng đã sớm có trí tuệ, mới 18, 19 tuổi đầu nhưng chàng đã có được cái bình tĩnh của người đứng tuổi. Thật mau, chàng quyết định cho hành tung từ đây chàng phải đi theo là trước hết sẽ trở về cố cư, tức là Bạch hạc bảo ở Nhạc dương. Bùi ngùi trước cảnh gạch ngói đổ nát của một sự nghiệp lẩy lừng thuở trước, biết đâu trong cảnh hoang lạnh củ cố cư chàng lại chẳng nhớ lại món di vật mà phụ thân đã trao gởi. Đã quyết định xong hành trình, đầy bầu phiền muộn trong lòng chàng cũng do đấy mà xua đuổi được. Chàng thấy trong lòng nhẹ nhõm, dấn bước đi thật nhanh về phía trước. Về đêm, trên đường quan đạo không thấy hành nhân, chỉ có gió lạnh làm tung bay tà áo chàng phần phật. Thiếu Bạch đã tập quen với cảnh sống cô độc cho nên dẫu đêm khuya sương lạnh phải dấn bước trên đường cô quạnh hoàn toàn vắng vẻ, chàng không thấy buồn bã chút nào. Đột nhiên Thiếu Bạch nghe thấy tiếng thở dốc rất nặng nề sói vào màng tai. Thanh âm này như thể của một người mắc phải trọng bệnh lại không chịu chết đi, cứ khắc khoải vùng vẫy để tống bầu ưu uất, khí độc trong bụng ra. Hơi thở nặng nề ấy bổng gợi trí tò mò của Thiếu Bạch, bất giác chàng lần đi tìm. Len lỏi qua một cánh rừng lạnh lẽo, Thiếu Bạch đi tới một bãi cỏ rộng bằng phẳng. Dưới ánh sáng vằng vặc của ngàn sao, chỉ thấy hai người mặc đồ đen đang đánh vùi với nhau trong một trận tử chiến, người nào cũng không ngớt thở ra như bò rống hồng hộc nặng nhọc. Thiếu Bạch cau mày nghĩ bụng: - Hai người này không hiểu có mối thâm thù đại hận gì với nhau mà là lại chọn giữa đêm khuya thanh vắng ở một nơi hoang lương ngoài thành trấn này mà giao đấu sanh tử. Thiếu Bạch nhìn kỷ thấy hai người nọ đều là người trẻ tuổi, tuổi chừng 24, 25 gì thôi. Một cặp phán quan bút và một thanh trường kiếm rớt nằm cách chỗ hai người hơn hai trượng. Hiển nhiên hai người thoạt đầu đã đánh nhau một trận kịch liệt bằng binh khí. Sau không phân được kẻ thắng người thua cho nên mới lại giao ước đấu nội công để tính liều mạng ăn thua với nhau. Chỉ thấy hai người lại khuỳnh chân đứng theo thế tọa mã, bốn bàn tay chập vào nhau, người nào cũng mang hết nội lực dồn công đối phương. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 6 Đồng minh kể ba người Không hiểu hai người lạ đánh nhau bao nhiêu lâu rồi, bốn bàn chân đều đã lún sâu vào trong mặt cỏ nhưng vẫn giữ cuộc diện bất phân thắng bại. Thiếu Bạch nhìn kỷ hai người lạ một cái nữa, chàng phát giác ra trán hai người đều đã vã ra mồ hôi đầm đìa, nhỏ giọt theo thành đường chảy xuống cổ, trong khi hơi thở của cả hai cũng đều mệt nhọc, hổn hển. Hiển nhiên trông thấy cả hai người họ đã dùng tận sức của gân cốt, không còn hơi sức đâu mà giao đấu thêm được, chỉ bởi ở vào cái thế không thể dừng tay được mà thôi. Nên biết hai người đều đã vận tụ hết toàn thân công lực lên cả hai bàn tay để dồn công đối phương, bất luận người nào cũng không thể thâu thế về được, chỉ cần lực đạo hơi giảm sút một chút tức thời đã cho ngay bên đối phương một cơ hội có thể lợi dụng tức khắc, thế nào cũng sẽ bị luồng kình lực mạnh mẽ có sức lật biển xô non của đối phương ập sang, không chết cũng bị thương nặng, bởi vậy không người nào dám sinh lòng thối chí được, cứ phải kiệt tận bản lãnh ra mà tử đấu, gắng gượng đợi cho tới lúc đối phương lăn đùng ra chết vì hoàn toàn cạn lực. Thiếu Bạch tra xét kỷ lưỡng một hồi, quả thấy rỏ ràng cả hai thật sự đã mang hết toàn lực ra rồi, chàng bèn nghĩ bụng: - Nếu cứ để cho hai người lạ này tiếp tục giao đấu theo cái lối tốn sức này thì trước khi trời sáng chỉ sợ hai người đều kiệt sức mà chết cả. Tả Thiếu Bạch không gặp thì thôi chứ đã gặp thảm cảnh này, lẽ nào bỏ qua? Lẽ nào đứng nhìn họ chết mà không cứu? Nghĩ vậy rồi Thiếu Bạch vẫn không hiểu mình có thể kéo họ giang ra khỏi cái kết cục chết thảm không? Lúc bấy giờ chàng bèn vận toàn thân công lực ra chia đều lên hai cánh tay, quát lớn một tiếng vang động cả đất trời, song chưởng nhanh nhẹn cực kỳ, đẩy xuyên ngay vào giữa chỗ bốn bàn tay chập vào nhau của hai người họ, chàng tiếp lấy lực đạo của họ, đẩy ra sau. Hai người lạ đã giao đấu đến hơi tàn kiệt lực rồi, nhưng chỉ vì cái thế không dám và không thể dừng tay, nay hai cánh tay Thiếu Bạch lại vận sức lên, ngang nhau cho tẽ ra, tức thời hai người lạ đều ngã bổ chảng lại phía sau. Hai người họ ngã lăn xuống đất, người run lên bần bật như con dế một lúc rồi mới vươn mình ngồi dậy, nhắm nghiền hai mắt, vận khí điều tức, không để ý tới Thiếu Bạch.Thiếu Bạch thầm hiểu rằng nếu họ không kịp thời điều tức thì sợ bị phế hết cả võ công, tức thời chàng cất tiếng nói: - Công lực của nhị vị bên tám lạng bên nửa cân, có giao đấu thêm nữa cũng mắc phải cái cảnh cùng mang thương tích mà thôi. Tốt nhất là hai vị đừng có đấu với nhau nữa làm gì! Tuy miệng nói vậy nhưng trong lòng Thiếu Bạch cũng hiểu thừa đi rằng trong tình cảnh hiện nay hai người nọ sẽ không tiện trả lời chàng, mà thật sự chàng cũng không cần họ trả lời làm gì. Nói xong chàng xoay người bước nhanh đi. Nào dè sự tình lại xảy ra đột ngột ngoài sự tính toán của Thiếu Bạch, chàng chưa bước đi được quá mười bước bổng nghe một giọng nói yếu ớt vẳng lại nói: - Đứng lại! Giọng nói này tuy yếu ớt nhưng chất chứa đầy phẫn nộ giận dữ. Thiếu Bạch ngẩn người, đứng dừng ngay lại. Lại nghe một giọng nói yếu ớt khác vẳng lại nói: - Nếu như nhà ngươi can đảm thì hãy đợi chúng ta một giờ. Thiếu Bạch ngửa mặt nhìn sắt trời rồi nói: - Được lắm, tại hạ chờ hai vị một giờ vậy. Nói rồi, Thiếu Bạch ở nguyên tại chỗ, ngồi phệt ngay xuống đất. Quả nhiên, một giờ đồng hồ sau, hắc y nhân ngồi quay mặt về hướng nam đứng thẳng người dậy trước. Thấy thế, hắc y nhân ngồi quay mặt về hướng bắc đâu chịu để kém, cũng đứng ngay dậy theo liền. Hai hắc y nhân ngó nhau một cái rồi cùng một lượt đi lại phía Thiếu Bạch. Thiếu Bạch thấy hai người lạ bước tới với ý không tốt, vội vàng đứng dậy nói: - Nhị vị đòi tại hạ ở lại, không hiểu có điều chi muốn chỉ giáo? Hắc y nhân đứng bên tay trái lạnh lùng nói: - Ai cần nhà ngươi can thiệp vào việc người khác? Hắc y nhân đứng bên mặt đỡ lời: - Phải đấy, bọn ta đánh nhau có can dự gì đến nhà ngươi? Thiếu Bạch nói: - Tại hạ vốn có hảo ý, cả hai vị đều đã sức cùng, lực kiệt, mệt mỏi rã rời rồi, nếu như đánh tới thì nhất định thế nào cũng xảy ra việc cùng chết cả, nếu như không làm sao phân được kẻ thua người thắng thì còn đánh làm gì cho mệt? Hắc y nhân bên tay trái nói: - Các hạ nói tuy không sai nhưng đã phá lời thề giữa hai chúng tôi mà lại còn làm hỏng công phu từ trước tới nay của bọn này. Người ở bên tay mặt cười nhạt đỡ lời: - Bọn ta ở chỗ này đánh nhau cả ba tháng trời nay rồi, trước sau cũng có người thắng kẻ bại. Tối hôm qua cũng đã thề với nhau không chết thì không thôi, chẳng thể ngờ được rằng đang mấp mé ở giữa chỗ sống chết lại bị các hạ nhúng tay vào phá đám. Thôi thì giờ đây mối hận này phải đổ cả lên đầu nhà ngươi mới được. Thiếu Bạch nhìn kỷ hai người lạ thêm một cái nữa, thấy hai người đều có niên kỷ không quá 23, 24, bất giác trong lòng lấy làm lạ lắm, không nhịn được hỏi: - Nhị vị tuổi chưa bao nhiêu, vì lẽ gì lại thắt mối thâm cừu đại hận như hiện tại, không phân sống chết thì chưa chịu. Đánh nhau đã ba bốn tháng rồi, thắng bại khó phân, đủ đã thấy võ công của nhị vị ngang bằng nhau, đánh nhau thêm nữa có lợi gì đâu? Hắc y nhân tay trái nói: - Đúng vậy, bọn ta vốn không thù nhưng việc đánh nhau này không thể không đánh. Ngươi bên mặt nói: - Bọn ta không những không thù oán, mà đối với nhau còn có lòng thương tưởng. Thế nhưng ta bị lời thề chế ngự, trong hai người bọn ta ắt phải có một người chết. Thiếu Bạch giật mình sực nhớ tới hoàn cảnh đau thương của chàng, không dừng được hỏi: - Nhị vị vốn không thù oán, thế thì mối thù oán ấy chắc là kết từ đời trước. Phải chăng là thù giết cha? Người bên tay trái lạnh lùng đỡ lời: - Tuy không phải là thù giết cha, nhưng là thù giết thầy. Thầy trò như cha con, có gì là không giống nhau đâu? Đấy cũng kể là mối thù không đội trời chung rồi. Ngươi bên tay mặt nói: - Mỗi người chúng ta đều đứng trước vị ân sư mà thề rằng quyết trả cho được mối thù này, bởi vậy nên không thể nào sống chung trên đời. Thiếu Bạch gật đầu nói: - Nhị vị nói đều có lý, nhưng không hiểu ân sư của nhị vị vì lẽ gì thù oán nhau? Phần lỗi về ai? Người bên tay mặt cướp lời nói: - Đầu dây mối nhợ của việc ân oán đời trước đã rỏ ràng ra sao, chúng tôi là phận đệ tử, dẫu có biết đi chăng nữa cũng không thích cho người ngoài hay hoặc nhắc tới, nhưng quả thật rỏ ràng ân sư đã chết dưới tay sư phụ y, mối thù ấy lẽ nào không trả? Người bên trái lạnh lùng nói: - Gia sư cũng chết trong tay của lệnh sư. Những nhân vật đời trước đều đã mất, chỉ còn lại có chúng ta là đệ tử phải thanh toán cho mau món nợ máu này. Thiếu Bạch nói: - Thế nào? Sao? Sư phụ của nhị vị cùng đả thương nhau rồi cùng chết? Người bên phải gật đầu nói: - Mỗi người trúng một chưởng, rốt cuộc cùng chết. Thiếu Bạch thở ra nói: - Nếu như hai vị cứ găng mà đánh tới nữa thì rồi cũng sẽ giẫm lên vết xe lún của đời trước, đều nát ngọc cả. Chẳng bằng hãy nghe lời tại hạ khuyến cáo, người nọ nắm tay người kia nói lời dịu ngọt với nhau, đừng có tỉ thí nữa. Người bên trái than: - Các hạ nói không sai, nhưng huynh đệ không thể nghe theo được. Thiếu Bạch nói: - Đã biết lời tại hạ nói không sai thì tại sao không chịu nghe theo? Người bên tay mặt đỡ lời: - Tại hạ cũng không thể theo, trừ phi là... Thiếu Bạch hỏi dồn: - Trừ phi sao? Người bên tay trái nói: - Hai người chúng tôi ở trước linh tiền ân sư có lời thề là nếu không trả được thù thì chết mới thôi. Trừ phi có một người có thể đánh bại được cái thế hai người chúng tôi liên thủ với nhau. Khi ấy chúng tôi mới có thể buông tay thôi đánh nhau được. Thiếu Bạch lấy làm lạ hỏi: - Tại sao phải ước với nhau như thế để làm gì? người bên tay mặt đỡ lời: - Người ấy nếu như có thể đánh bại cả hai chúng tôi hợp lực lại cùng tiến lên thì đủ làm chứng rằng người ấy còn mạnh hơn chúng tôi rất nhiều. Nếu như không nghe theo cách giảng hòa của người đó thì việc kẻ ấy sẽ giết một người trong chúng tôi dễ như trở bàn tay và cuộc giao đấu sinh tử của chúng tôi như hiện nay làm sao có thể tiếp tục được nữa. Thiếu Bạch nói: - Chỗ thêm thắt gượng ép ấy cũng có thể cho là có lý được vì nếu không có điều ấy thì hai người tất có một người tử thương. Người bên trái nói: - Các hạ giàn hòa trường quyết đấu của chúng tôi là tự rước lấy phiền lụy vào mình, không trách chúng tôi được. Thiếu Bạch nói: - Tại hạ rất mong được thử cao chiêu của nhị vị. Nhưng trước khi vào việc tại hạ cũng cần nói rõ một điều. „y là tại hạ tuyệt đối không có lòng cậy háo thắng mà toàn chỉ vì việc giàn hòa trường quyết đấu sinh tử giữa nhị vị. Giờ đây xin nhị vị xuất thủ đi. Người bên tay mặt hỏi: - Hai người bọn ta đánh một mình các hạ, sự thực không được công bình lắm. Vậy giờ đây đấu với nhau bằng quyền cước hay binh khí là do các hạ chọn. Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Mấy năm nay tuy cũng có luyện quyền chưởng, nhưng chung quy vẫn chưa có được kỳ chiêu, chẳng bằng dùng binh đao thì hay hơn. Ân sư thường nói tuyệt nghệ Vương đạo cửu kiếm có thể đương cự với số đông cao thủ vây đánh. Ngày hôm nay phải thử xem sao. Nghĩ thế, &quot;soạt&quot; một tiếng, chàng rút phắt trường kiếm nói: - Được! Bọn ta sẽ dùng binh khí thử với nhau vài chiêu. Người bên trái xoay người nhảy vèo đi lượm thanh trường kiếm rớt nằm trên mặt cỏ. Người bên phải cũng đã nhặt ở dưới đất lên đôi phán quan bút. Hai người nọ tức thời chia ra làm hai bên xông lên tấn công Thiếu Bạch. Hắc y nhân sử dụng kiếm nói: - Đề phòng! Dứt lời &quot;véo&quot; một tiếng, chiêu Giả hỏa thiêu thiên được đâm xéo tới. Thiếu Bạch lắc mình sang bên nhường một kiếm. Hắc y nhân cầm phán quan bút đột nhiên tung mình nhảy ra phía sau, song bút cùng lúc phóng ra theo chiêu &quot;Dã mã phân tông&quot; chia ra nhắm điểm vào hai huyệt đạo trên người Thiếu Bạch. Hắc y nhân sử kiếm đâm không trúng, tức thời một kiếm thứ hai theo chiêu &quot;Bình sa lạc nhạn&quot; được đâm véo ngay ra liền. Thiếu Bạch bây giờ mới vũ lộng thần oai, một kiếm Tường vân liễu nhuyễn nhoáng lên một làn kiếm khí, song bút và trường kiếm đều bị đánh vẹt ra. Hai thiếu niên mặc đồ đen cũng bị dồn đánh phải thối lui ngay một bước, nhưng vừa lùi lại tiến lên ngay, động tác mau lẹ dị thường. Cả kiếm lẫn bút hợp sức với nhau cùng tấn công tới. Chiêu số tàn độc, lợi hại quá đổi. Mỗi một nhát mỗi một đường đều nhắm thọc vào yếu huyệt trên người Thiếu Bạch. Thiếu Bạch thi triển Đại bi kiếm pháp để đón đở chưởng bút, mũi kiếm của đối phương. Chàng đỡ được hết những chiêu thuật tàn độc của cường địch một cách thong dong nhàn nhã, mượn thế của đối phương rồi phản kích lại, trong công có thủ mà trong thủ cũng có công. Nên biết Đại bi kiếm pháp là cái học tinh bậc nhất ở trong kiếm pháp, lúc thi triển ra tức thời quyện lên một màn kiếm quang vây bọc lấy toàn thân, mỗi chiêu đều chiếm lấy nước tiên của kẻ địch. Hai hắc y nhân mỗi người đều đã tấn công liên tiếp hai mươi mấy chiêu thế mà vẫn không thể xán lại gần người Thiếu Bạch được một bước. Thiếu Bạch lần đầu tiên động thủ với địch nhân, trong lòng vẫn còn e dè nên đánh không được hết sức. Nhưng mấy chiêu chàng đã dạn ra kiếm chiêu do đó cũng thuần thục dần. Cái ý sợ địch cũng dần dần tiêu tan mất đi. Thế thủ của chàng càng lúc càng tăng thêm phần nghiêm mật. Ba người lại đấu thêm hơn mười hiệp, hắc y nhân sử dụng kiếm đột nhiên thâu kiếm nhảy lùi ra sau vòng tay làm lễ nói: - Huynh đài kiếm pháp tinh kỳ, tại hạ tự biết không phải là đối thủ, xin vui lòng chịu thua. &quot;Véo&quot; một tiếng, y đã ném trường kiếm trong tay đi. Hắc y nhân sử phán quan bút cũng liền thâu ngay phán quan bút bùi ngùi nói: - Rất đội ơn lưỡi kiếm lưu tình. Rồi y cũng ném phán quan bút cắm phập xuống đất. Thiếu Bạch thâu trường kiếm về vòng tay cười nói: - Đội ơn nhị vị nhường nhịn. Trong lòng chàng lấy làm lạ vô cùng, nghĩ bụng: - Hai người này không có vẻ thua một chút nào cả, có đánh thêm mấy chục hiệp nữa cũng còn cầm cự được, chẳng hiểu vì lẽ gì họ lại chịu vứt bỏ binh khí vui lòng nhận thua như thế? Chỉ thấy hắc y nhân sử kiếm vòng tay nói: - Huynh đệ là Hoàng Vĩnh, xin hỏi thượng tánh danh của huynh đài? Thiếu Bạch đáp: - Tại hạ là Tả Thiếu Bạch. Thanh niên sử phán quan bút nghiêng mình nói: - Huynh đệ là Cao Quang. Thiếu Bạch nói: - Nhị vị đã khoanh tay nói chuyện hòa hoản với nhau cho tại hạ còn được chút thể diện thực khiến tại hạ rất cảm kích. Bọn ta là người đi lại trên chốn giang hồ, thế nào sau này cũng có ngày gặp mặt, tại hạ xin cáo biệt nơi đây. Tra gươm vào vỏ, vòng tay chào, quay người bước nhanh đi. Đi độ chừng bốn năm dặm đường, bổng nghe ở đằng sau vọng lại tiếng chân người chạy gấp. Thiếu Bạch vội quay đầu lại nhìn chỉ thấy Hoàng Vĩnh, Cao Quang sóng vai nhau chạy thật nhanh tới. Thiếu Bạch đi chậm lại, đợi cho hai người nọ đuổi kịp, chàng mỉm cười nói: - Hoàng huynh đuổi theo huynh đệ, không hiểu có điều gì chỉ giáo? Hoàng Vĩnh nói: - Hai người chúng tôi trong lòng rất bái phục võ công của Tả huynh, cũng còn cảm phục tình đại nhân đại nghĩa của người, chúng tôi vô cùng kính ngưỡng, đặc biệt chạy theo đây, dám mong Tả huynh không bỏ rơi kẻ hạ ngu, chấp thuận cho bọn chúng tôi được kết bạn tùy hành, thỉnh thoảng được dịp học hỏi thêm. Cao Quang nói: - Tại hạ và Hoàng huynh đều là những cô nhi được ân sư đem về nuôi dạy, cho nên đối với sư môn có một tình cảm rất thâm sâu, mười năm trời nay chúng tôi canh cánh trong lòng không quên được việc báo thù cho sư phụ, vừa rồi đây được Tả huynh giải hòa khiến chúng tôi đang là thù trở thành bạn, nhưng rồi chúng tôi bổng cảm thấy trời đất mênh mông, không có nhà đâu mà về. Hoàng huynh rất khâm phục tư cách nghĩa hiệp của Tả huynh, còn huynh đệ cũng cúi đầu trước lòng nhân nghĩa của Tả huynh, anh em chúng tôi tuy biết rằng mối ân oán đời trước chẳng qua chỉ vì chuyện tranh giành hư danh mà thôi. Hai vị lão nhân trước khi mất không có ý muốn cho chúng tôi, đệ tử đời sau mở một trận quyết đấu nữa, chỉ bởi thương thế của hai vị quá nặng, chưa nói hết lời di ngôn thì đã quy tiên rồi. Tại hạ và Hoàng huynh đã động thủ với nhau nhiều trận, đều cảm phục nhau. Cứ sau mỗi trận, ngồi điều tức đối diện nhau giữa cảnh gió mát trăng thanh mà vui miệng đàm luận về thân thế mới hay rằng cũng đều là cô nhi phụ mẫu bỏ không nuôi. Thiếu Bạch hốt nhiên thở dài nói: - Tại hạ không nói được mình là người cha mẹ bỏ không nuôi, nhưng trường khổ đã trải, thảm cảnh mắt đã thấy, chỉ sợ còn nhiều hơn nhị vị... Nói đến đây bổng sực nhớ rằng mình không nên ngắt lời người ta đang nói dỡ dang như thế, cho nên Thiếu Bạch vội vả đổi câu chuyện nói: - Nhị vị đã cảm phục lẫn nhau, tại sao lại không nắm tay nhau nói lời dịu ngọt mà lại tiếp tục đánh nhau mãi để làm gì? Cao Quang thở dài nói: - Chúng tôi đã tỉ thí với nhau ba tháng trời liền, thắng bại chưa phân rõ nhưng tình nghĩa mỗi ngày một tăng thêm. Nhắc đến tình hình lúc hai vị lão nhân gia chết thì đều quá ngắn ngủi như nhau, kiểm điểm lại những điều được hay biết thì hai vị lão gia quả thật không có ý muốn hàng đệ tử đời sau như anh em chúng tôi đây báo thù gì hết. Biết vậy cả hai chúng tôi đều hối hận, cái hào khí phục thù cho sư phụ đã sớm tiêu tan rồi, nhưng bởi trước khi động thủ lần đầu, chúng tôi ở trước phần mộ sư phụ đã thề nếu không phân thắng bại thì chưa ngưng tay, trừ phi có một người đánh bại được hai chúng tôi hiệp sức liên thủ tấn công... Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Cái lý do này không khỏi quá gượng ép, các người tỉ võ công vì lẽ gì lại cộng thêm một điều ước chẳng có quan hệ gì thế?Giữa khi ấy nghe Hoàng Vĩnh nói:- Tả huynh trong lòng đối với điều ước ấy chắc cũng có chỗ nghi ngờ, chỉ sợ lại còn hiểu lầm cho chúng tôi là kiếm chuyện bịa đặt... Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Thì vậy chứ sao, việc các người tỉ thí võ công với cái điều ước ấy có quan hệ gì nhau đâu, dĩ nhiên là các ngươi ngụy tạo rồi còn gì. Nghĩ vậy nhưng ngoài miệng chàng vẫn làm thinh không nói gì cả. Hoàng Vĩnh than: - Chẳng trách Tả huynh đa nghi được, bởi vì chính chúng tôi đây, trước khi động thủ với nhau cũng thấy rằng nó lạ lùng kỳ quái vô cùng. Vừa rồi bị Tả huynh đánh cho tơi bời, phải buông kiếm chịu thua chúng tôi mới chợt hiểu ra ân sư có lòng rộng rãi đặc biệt để lại cho chúng tôi một sinh lộ. Thiếu Bạch ngạc nhiên hỏi: - Sao? Điều ước ngôn ấy là do lệnh sư trăn trối lại lập ra? Hoàng Vĩnh nói: - Đúng thế, trước khi hai vị lão nhân mất thời cơ rất là ngắn ngủi, dĩ nhiên người không thể nói năng gì nhiều, nhưng rồi lại biết thân chúng tôi chịu ơn nặng về công đức nuôi nấng dạy dỗ, ngày sau thế nào cũng phải báo thù cho họ. Nhưng nếu mà cản ngăn ngay thì lại chỉ càng làm cho chúng tôi thêm kiên quyết với chí báo thù hơn. Trong giây khắc ngắn ngủi ân sư còn tại thế, chúng tôi lên tiếng thề để tỏ rõ tấm lòng. Lão nhân gia tự biết mình mất đến nơi, có ý nói thật vắn tắt, để lại hai câu điều ước ngôn khó thi hành, bảo rằng ngày sau, lúc báo thù cho người, nếu như gặp được người giải hòa thì chúng tôi phải hiệp lực nhau lại đánh một người đó, nếu như không thắng được người đó thì mối thù kia hủy bỏ, không phải báo nữa. Nói xong cả hai nhắm mắt qua đời, tình cảnh ấy, lời lẽ ấy, tại hạ và Cao huynh so đối lại không trệch chút nào, vậy không thể có sự sai lầm, dụng tâm của hai vị lão nhân thật sâu xa, quá sức tưởng tượng, chúng tôi không thể nào suy luận mà hiểu rõ ra được. Nhưng khi anh em chúng tôi bị thua dưới tay Tả huynh thì lúc bấy giờ bao nhiêu chỗ không rõ đều chợt vỡ lẽ ra cả. Cao Quang đỡ lời: - Khi trước đối với di ngôn ấy, hai chúng tôi không để ý suy nghĩ gì lắm. Đến khi đã đánh nhau mấy trận với Hoàng huynh rồi, sinh lòng thương tưởng với nhau mới nghĩ ra ý trong lời di ngôn của hai vị lão nhân gia. „y cũng nhờ trong khi trò chuyện sau mỗi lần đánh nhau chí tử, lúc ấy chúng tôi cũng làm ra vẻ ta đây thông minh tìm ra ngay một lý do để giải thích và nghĩ rằng nếu như người hòa giải ấy muốn giết một người trong chúng tôi chỉ là chuyện dễ như trở bàn tay. Trong võ lâm thiếu gì những bậc tiền bối đại hiệp có ý nghĩ ấy, giết một người cứu một người kể cũng tốt hơn để cho cả hai cùng chết chung, bất luận vị ấy giết một người nào trong chúng tôi thì trường tử đấu này cũng tự nhiên sẽ không tồn tại nữa. Thiếu Bạch nói: - Lý do đem ra giải thích lời di ngôn của hai vị lão nhân gia như vậy tuy không sai, nhưng cũng quá đơn giản, tại hạ thiết nghĩ ý của hai vị lão nhân gia không đến nổi nào như vậy đâu. Hoàng Vĩnh nói: - Đúng thế, lời di ngôn của hai vị lão nhân gia hàm ý rất sâu rộng, không phải là việc trong nhất thời chúng tôi có thể hiểu ra được. Nhưng sau khi động thủ với Tả huynh rồi, tại hạ mới phát giác ra trong lời di ngôn của hai vị nhân gia có một điều bí mật giấu kín, ấy là võ công của tại hạ và Hoàng huynh tuy mỗi người đều có một tông phái riêng nhưng lại như thể cùng một nguồn mà ra, mỗi khi gặp lúc hiểm ác mang tuyệt chiêu ra bảo toàn tính mạng tựa hồ như cùng chung một thủ pháp. Tình hình ấy khiến cho cuộc giao đấu quyết tử của chúng tôi chỉ có độc một kết cục, ấy là cả hai đều chết hết. Thiếu Bạch nói: - Bất kể rằng trong lời di ngôn của hai vị lão nhân gia còn có chỗ bí ẩn chưa phát giác ra được, bất kể thế nào đi chăng nữa mà thấy Hoàng huynh và Cao huynh giũ bỏ hiềm oán, tại hạ rất vui trong lòng. Cổ nhân có nói, ấy chưa đánh thì biết nhau đâu, nhưng xin rằng hai vị trãi qua một trường tử đấu rồi thì đổi tử địch thành ra tri kỷ, đừng tạo nên một thảm cảnh ở chốn nhân gian nữa, thê là đẹp rồi. Việc này kể như xong, tại hạ đang còn việc gấp bên mình, không tiện hầu tiếp, thôi ta chia tay nơi đây... Cao Quang hấp tấp nói: - Tả huynh xin dừng chân một chốc nữa, nghe chúng tôi nói đôi lời. Hoàng Vĩnh tiếp lời bạn: - Hai chúng tôi bảo toàn được tánh mạng toàn trông vào công đức của Tả huynh ban cho, xin nguyện được đi theo hầu. Thiếu Bạch gượng cười nói: - Lòng tốt của nhị vị, tại hạ cảm kích bất tận, chỉ hiềm tại hạ hiện đang bên mình một mối trầm oan, đâu đâu cũng có kẻ thù với gót sắt theo đuổi. Bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra ác chiến. Nếu như kết bạn đồng hành với nhị vị có phải là làm liên lụy đến hai vị không? Bọn ta là những cánh bèo gặp nhau trên mắt nước, thấy nhau là được rồi. Ngày sau còn dài thế nào cũng có lúc gặp mặt, nhị vị xin trân trọng mình vàng. Hoàng Vĩnh, Cao Quang đưa mắt nhìn nhau rồi cùng lên tiếng: - Tả huynh xin nghe thêm đôi lời của anh em chúng tôi, nếu không phải anh em chúng tôi thấy được Tả huynh đi đứng vội vã, tâm sự trùng trùng thì cũng không dám mạo muội chạy theo. Thiếu Bạch nghĩ ngợi giây lâu nói: - Không phải tại hạ là người kiêu hãnh cô độc, song quả thực tình cảnh của tại hạ hiện giờ vô cùng hiểm ác. Hiện tại phút này đây tuy có thể tạm thời bình tĩnh vô sự nhưng đấy chẳng qua hành tung của tại hạ chưa bại lộ trong võ lâm đấy thôi... Hoàng Vĩnh đỡ lời: - Kẻ sĩ chết với bạn tri kỷ, cốt cách hào hiệp tuyệt luân của Tả huynh, tại hạ thật sự khâm phục rồi, xin cho theo ở bên mình để được bắt chước trong muôn một, chuyện sống chết có nghĩa gì. Cao Quang cũng nói: - Mạng sống của anh em chúng tôi được Tả huynh ra tay cứu, lẽ nào chúng tôi không đền đáp cho xứng đáng? Cho đào thì phải trả mận, cổ nhân vẫn hay dạy. Thiếu Bạch đỡ lời: - Thạnh tình của nhị vị tại hạ rất cảm kích, nhưng tại hạ... Hoàng Vĩnh buông tiếng cười dài, tiếng cười của y đầy vẻ bi tráng hào hùng, phá vỡ đêm trường, cười rồi y mới chậm rãi nói: - Nếu như Tả huynh đã chê anh em chúng tôi bất tài để bận tới người thì bọn tại hạ xin cáo biệt nơi đây vậy. Nói xong y vòng tay vái chào, quay người bước đi. Cao Quang thở dài nói: - Anh em chúng tôi có lòng thành, không ngờ bị Tả huynh từ chối phăng như thế. Dứt lời y cũng chậm rãi đi theo Hoàng Vĩnh. Thiếu Bạch thấy hai người họ xấu hổ buồn bực mà quay đi như thế, bất giác cũng thấy ái ngại trong lòng. Chàng thở dài rồi cao giọng gọi: - Nhị vị! Xin nghe tại hạ một lời có được không? Hoàng Vĩnh quay lại gượng cười nói: - Bọn anh em chúng tôi tự biết tài nghệ không đi đến đâu, khó có thể chơi trèo với Tả huynh. Thiếu Bạch than: - Thạnh tình của nhị vị khiến tại hạ rất cảm kích, nhưng tại hạ lại đang có điều khổ ải bên mình, nếu như nhị vị không sợ bị liên lụy tới thân thì tại hạ xin tạ lãnh tấm thạnh tình của nhị vị vậy. Hoàng Vĩnh tươi tỉnh ngay nét mắt, y ha hả cười lớn nhanh nhẹn nói: - Tả huynh không bỏ rơi, bọn anh em chúng tôi xin mang hết sở năng trợ giúp huynh một tay rữa sạch mối trầm oan đang mang trên người. Thiếu Bạch cười buồn nói: - Nhị vị khả dĩ biết được kẻ thù của tại hạ là ai không? Cao Quang nói: - Điều này huynh đệ không được biết. Thiếu Bạch sang sảng giọng nói: - Kẻ thù của tại hạ bao gồm hết tất cả các nhân vật trong võ lâm hiện nay, cả chín đại môn phái, tứ môn, tam hội và lưỡng đại bang. Hoàng Vĩnh, Cao Quang nghe nói đều đứng thừ người ra, lâu lắm không nói năng được gì. Thiếu Bạch tiếp lời: - Nhị vị phải nên biết rỏ như thế! Cho nên nếu như thân thế của tại hạ mà bất trắc do một điều sơ sót đáng tiếc nào mà bị bại lộ thì toàn thể người trong võ lâm sẽ rầm rộ truy sát tại hạ ngay tức khắc. Nhị vị không nên vì một mình tại hạ mà đối đầu với tất cả mọi người trong võ lâm. Hoàng Vĩnh đỡ lời: - Tả huynh bất quá chỉ khoảng hai mươi tuổi, vì lẽ gì Tả huynh lại mua thù chuốc oán với chín đại môn phái, tứ môn, tam hội và lưỡng đại bang? Thiếu Bạch đáp: - Nói ra chuyện này dài lắm, một lời không thể nào nói hết được. Mối thù oán của tại hạ kết trên mình của người đời trước. Tại hạ có mối thù cha bị giết, có môn phái bị tiêu diệt! Cao Quang đỡ lời: - Tả huynh lại không thể giết hết nhân vật võ lâm trong thiên hạ để báo thù cho lệnh tôn? Thiếu Bạch nói: - Oan có đầu, nợ có chủ. Nhân vật võ lâm trong thiên hạ tuy người nào cũng muốn giết cho được tại hạ mới vui lòng hả dạ, nhưng riêng phần tại hạ lại không thể coi nhân vật võ lâm trong thiên hạ người nào cũng có thâm cừu đại địch được. Tại hạ sẽ mang hết sức bình sinh của cả một đời mình ra để tìm cho ra cho kỳ được nguyên nhân ở bên trong khiến cho chân tướng của sự việc sáng tỏ như ban ngày, cho đời nhìn vào rõ rệt. Tại hạ sẽ tru diệt kẻ nguyên hung thủ ác để an ủi vong linh phụ mẫu, công bố chân tướng cho cả bàn dân thiên hạ hay biết để rửa sạch mối trầm oan mà gia phụ phải gánh chịu. Hoàng Vĩnh vẻ mặt nghiêm túc chậm rãi nói: - Đệ có mấy câu không phải, nói ra rồi mong Tả huynh đừng có trách. Thiếu Bạch nói: - Xin cứ chỉ giáo, tại hạ rửa tai lắng nghe. Hoàng Vĩnh nói: - Thiên phu sở chỉ, ngàn người đều trỏ tay vào, tất cả nhân vật trong võ lâm ai cũng bảo phải giết, vậy thiết nghĩ bên trong tất cũng phải có một cái lý gì, nếu như Tả huynh tra rõ chân tướng sự việc và biết rõ phần sai quấy về phía lệnh tôn, thì khi ấy huynh nghĩ sao? Thiếu Bạch nói: - Nếu quả đúng như vậy, tại hạ sẽ phải chịu tội thay cho phụ thân, mang một bầu nhiệt huyết này tạ tội trước võ lâm. Hoàng Vĩnh giơ ngón tay trái lên nói: - Chỉ bằng vào một câu nói này của Tả huynh, đệ xin nguyện đi theo bên mình huynh, cam nguyện nghe theo mạng lệnh của huynh. Cao Quang cũng nói: - Đệ cũng có ý đó. Thiếu Bạch thở dài một tiếng nói: - Nhị huynh thương tưởng đến đệ như vậy thực đệ cảm kích bất tận, thạnh tình của nhị huynh đệ phải khắc ghi trong lòng. Không có nhị huynh, đệ một mình cũng cảm thấy trơ trọi, sức quả khó bề làm được chuyện gì. Chúng ta chỉ là những cánh bèo gặp nhau trên mặt nước thế mà đệ lại được nhị huynh khẳng khái trợ giúp, hoặc giả đây là thân phụ ở trên trời linh thiêng đã ngầm giun giũi phù hộ cho đây. Nhị huynh ở trên, xin nhận một lạy của đệ. Nói xong, Thiếu Bạch nhanh nhẹn vái hai người họ một vái. Hoàng Vĩnh, Cao Quang vội vàng sụp lạy dưới đất nói: - Chúng đệ thế này thì sao dám nhận? Ba người lạy lẫn nhau mấy lạy rồi cùng đỡ nhau dậy. Hoàng Vĩnh mỉm cười nói: - Từ giờ phút này trở đi, bọn đệ chỉ tuân theo mạng lệnh của một mình Tả huynh mà thôi. Trong võ lâm vốn không có chuyện phân biệt trưởng ấu, nhiều tuổi, ít tuổi mà sắp thứ bậc, Tả huynh võ công giỏi hơn bọn đệ rất nhiều, vậy khỏi cần phải lấy tuổi tác xếp bậc, nói chuyện lớn nhỏ làm gì, bọn đệ xin tôn người làm anh. Thiếu Bạch nói: - Khách được, bọn ta chơi với nhau ngang hàng, lẽ nào không theo tuổi tác... Cao Quang đỡ lời: - Rắn không có đầu đâu có được, chim không có cánh hết bay, bọn chúng ta kết minh ngày hôm nay nguyên là do hai người bọn tại hạ cảm phục tư cách hào hùng và võ công của Tả huynh, nếu như Tả huynh muốn tra xét cho rõ để rửa sạch mối trầm oan thì cũng không phải sức của ba người chúng ta họp nhau lại mà hoàn thành được. Ý của đệ là, mượn đêm nay sáng lập một cái minh hiệu. Tả huynh đảm nhận chức minh chủ, ngày sau có thể thâu dụng một số người có tâm huyết hiệp nghĩa để làm nên sự nghiệp, vừa đã có thể rửa sạch mối hàm oan Tả huynh phải mang trên người, mà cũng còn có thể quét sạch được những yêu khí, trồng lên cho võ lâm một ngọn cờ chính nghĩa. Hoàng Vĩnh phụ họa theo: - Cao luận, cao luận, vậy danh hiệu thì khỏi cần nghĩ ngợi gì lâu lắc. Chúng ta đã muốn mở ra một cái gì quang minh lỗi lạc, vậy thì lấy tên Chính nghĩa bang có được không? Thiếu Bạch nói: - Khẩu khí ấy không có điều gì to tát quá, hiện giờ thiết tưởng đừng quyết định việc gì khác hơn. Nếu như vạn nhất mà sau khi điều tra được rõ chân tướng, phần sai quấy nằm về phía gia phụ thì chẳng phải là làm nhục hai chữ chính nghĩa đấy sao? Hoàng Vĩnh thở dài nói: - Cốt cách phong độ củ Tả huynh thực người thường không thể nào bì kịp, vì vậy cứ theo ý nghĩa củ Tả huynh, hội của chúng ta không mang tên, nhưng đệ bầu người lên làm chủ. Cao Quang nhanh nhẩu hỏi liền: - Không hiểu hiện giờ hành tung của minh chủ định đi về đâu? Thiếu Bạch nói: - Trước khi gia phụ mất có cho biết nơi ở của một người bạn cũ, người có gởi rất nhiều món đồ. Đệ nghĩ rằng món vật gởi ấy phải vô cùng trọng yếu, tất trước tiên phải tới đó lấy đã, rồi sau đó mới có thể cầu chứng chân tướng.Hoàng Vĩnh nói:- Nếu đã như thế thì việc gấp không gì hay cho bằng phải mau chân, vậy bọn ta lên đường đi ngay bây giờ.Thiếu Bạch nói:- Trước khi biết rỏ được chân tướng, cách hay nhất là đệ phải chôn dấu tên họ, hành tung phải giữ bí mật để thoạt đầu khỏi bị cường địch truy sát. Hoàng Vĩnh, Cao Quang đồng thanh nói: - „là điều dĩ nhiên. Ba người bàn định với nhau xong tức thời lên đường. Vào giữa trưa một ngày kia, ba người đi tới được Du Thọ Loan ở về phía thành Nam Lạc Dương. Du Thọ Loan chẳng qua chỉ là một thôn trang nhỏ với mấy chục nóc nhà, người trong thôn phần đông sinh sống bằng nghề nông, mặt trời mọc thì ra đồng làm lụng, mặt trời lặn thì về nghĩ ngơi, họ giữ được một đời sống mộc mạc chất phác. Thiếu Bạch, Hoàng Vĩnh và Cao Quang vì để tránh con mắt dòm ngó của người trong võ lâm nên đều ăn mặc theo lối người dân quê, mang bố hài, cả đến binh khí cũng phải lấy vải bao lại. Thoạt đầu ba người nhẩn nha đi một vòng quanh thôn Du Thọ Loan rồi mới chậm bước đi vào trong thôn. Chỉ thấy một ông lão tay cầm quạt nang phe phẩy, ngồi dưới gốc cây hóng mát. Thiếu Bạch tiến tới trước, vòng tay chào nói: - Xin hỏi lão trượng một câu, đây có phải là Du Thọ Loan không? Lão nhân đáp: - Phải, ba vị khách quan kiếm nhà nào? Thiếu Bạch nói: - Có một người mù họ Lưu không biết có sống ở đây không? Lão nhân đưa mắt nhìn Thiếu Bạch từ đầu tới chân một lượt nói: - Người mù họ Lưu, Lưu Hạt Tử à? — trong một gian nhà tranh đằng đầu thôn tây, cái nhà đứng trơ trọi, giang ra một chỗ ấy, dễ kiếm lắm. Thiếu Bạch nói: - Đa tạ lão trượng. Nói xong chàng và hai bạn đi về phía tây. Chỉ nghe lão nhân ấy lắc đầu nói lẩm bẩm một mình: - Lạ quá, cái người mù họ Lưu, Lưu Hạt Tử ấy bốn năm năm nay không có một người ngoài nào lại kiếm cả, thế mà mấy ngày nay không hiểu sao khách khứa ở xa kéo tới đầy cửa, ra vào tấp nập. Thiếu Bạch nghe lọt vào tai được lời nói của lão nhân nên hoang mang trong lòng, bước nhanh thêm đi tới. — đầu thôn sau những ruộng trồng hành, quả nhiên có một nhà tranh đứng chơ vơ chênh vênh, sừng sững đứng trong một vùng trúc xanh. Hoàng Vĩnh thấp giọng nói: - Chắc cái nhà tranh kia đây, bọn ta hãy lại xem coi sao. Khi nhìn thấy ngôi nhà tranh rồi, Thiếu Bạch bổng cảm thấy bước chân mình nặng chình chịch, chàng khắc khoải trong lòng, không hiểu di vật của phụ thân gửi có còn hay không và món di vật ấy có quan hệ gì tới mối trầm oan mà người phải gánh chịu? Và rồi nữa, vị mù họ Lưu ấy là một nhân vật như thế nào, tại sao phụ thân chàng lại mang món di vật đưa cho người ấy cầm giữ? Bao nhiêu câu hỏi dồn dập đè nặng lên tâm hồn và bước chân của Thiếu Bạch. Trong khi mãi suy nghĩ ấy, chàng đã đi tới trước mặt ngôi nhà tranh. Chỉ thấy cửa gỗ khép nhẹ, ở phía trên có một tấm mộc bài, trên ấy viết: - Lưu Hạt Tử, rờ xương coi tướng. Thiếu Bạch giơ tay gõ nhẹ vào cánh cửa hao cái, đánh tiếng: - Có ai ở trong nhà đấy không? Chỉ nghe thấy một giọng nói khàn khàn ở bên trong vọng ra, nói: - Có phải rờ xương đấy không? Mời vào đi! Thiếu Bạch tức thời đẩy cửa, chàng thấy trong nhà cỏ mọc hoang, đầy những lá cây khô, chả có ai quét tước, nghĩ rằng chắc lại chỉ có một mình người mù ấy sống trong căn nhà này, ngoài ra không còn có ai. Cao Quang nhanh chân bước ngay vào bên trong trước, chỉ thấy một ông già hai mắt mù hết, quần áo lam lũ, tóc tai dài luợt thượt và rối bù, lão nhân ngồi ở sau chiếc bàn gỗ. Thấy vậy, Cao Quang nghĩ bụng: - Không hiểu vì lẽ gì lúc sinh tiền Tả lão tiền bối lại trao món di vật cho một nhân vật người ngợm như thế kia cầm giữ? Trong khi ấy, ông già mù họ Lưu hình như cũng biết có người đã bước vào trong nhà nên đứng dậy nói: - Xin mời ngồi trên chiếc ghế tre trước mặt. Thiếu Bạch và Hoàng Vĩnh vào nhanh theo. Lưu Hạt Tử hai mắt tuy mù nhưng tai rất thính, chỉ nghe tiếng bước chân đi cũng đoán biết được ngay số người đi vào nhiều ít. Lúc bấy giờ, Lưu Hạt Tử cất tiếng nói: - Xin mời ba vị cứ tự tiện ngồi, lão hủ hai mắt đã lòa cả không tiện đứng lên đón khách. Thiếu Bạch nói: - Tại hạ tới làm mất sự thanh tịnh của lão tiền bối, dám mong người mở lượng hải hà tha thứ. Lưu Hạt Tử nói: - Lão hủ lấy chút hiểu biết về bói toán gắng gượng độ qua ngày, tự nhiên rất hoan nghênh khách tới nhà. Thêm nữa, càng nhiều càng tốt, như nếu không một ai tới thì lão hủ đến chết đói nhăn răng chứ chẳng sai. Thiếu Bạch ngầm dò xét vẻ mặt, cử động của người mù thấy không có chỗ nào khả nghi, khi ấy chàng mới chậm rãi nói:- Bọn vãn bối tới đây để dọ hỏi một việc, nếu như nhà ông thực thà cho biết thì chúng tôi sẽ biếu ông nhiều tiền, từ sau trở đi ông khỏi cần phải lấy cái nghề bói toán này mà sống qua ngày nữa. Lưu Hạt Tử nói: - Lão hủ tuy hai mắt mù lòa cả, nhưng cũng còn có một môn kỷ thuật sở trường dùng để sống qua năm tháng ấy, miễn cưỡng cũng đủ dùng, những món bổng lộc gì khác không phải nghề của lão hủ thì lão quyết không dám nhận. Thiếu Bạch nói: - Lão tiền bối là bậc cao nhân ở chốn phong trần, vãn bối vô cùng kính ngưỡng. Lưu Hạt Tử hấp tấp nói: - Lão hủ bán nghề bói, đoán số mạng kiếm tiền bỏ vào miệng, mấy vị khỏi cần phải tâng bốc, đội cho lão hủ cái mũ cao như thế làm gì? Thiếu Bạch nhẹ thở dài nói: - Vãn bối nhắc đến một người, chắc lão tiền bối phải biết ngay? Lưu Hạt Tử đáp: - Không biết, không biết, trừ những người tới đây coi bói ra, xưa nay lão hủ không hề hay biết ai cả. Thiếu Bạch thấy lão nhân ăn nói kín miệng, thận trọng thì lại càng yên tâm, tức thời chàng thấp giọng nói: - Món vật mà người bạn cũ của Bạch Hạc môn gửi có còn không? Lưu Hạt Tử như bỗng đột nhiên bị ai đánh một quyền, toàn thân lão run lên bần bật, nói: - Bây giờ là giờ gì? Thiếu Bạch đáp: - Nhật mộ hoàng hôn tịch dương hồng. Lưu Hạt Tử lại run bắn lên, nói rõ từng câu từng chữ: - Hoàng tuyền lộ thượng vô túc xứ. Tả Thiếu Bạch nói tiếp: - Khách tòng tây vực Phật tâm lai... Nghe đến đây, Lưu Hạt Tử đột nhiên thò nhanh tay ra chụp lấy cây gậy trúc để dựa bất ngờ ghế, gằn giọng hỏi: - Ngươi là ai? Thiếu Bạch bình tĩnh đáp: - Vãn bối Tả Thiếu Bạch. Lưu Hạt Tử đột nhiên nhắc hữu thủ, cây gậy trúc trong tay lão nhanh như chớp điểm vào ngực Thiếu Bạch. Thiếu Bạch kinh hãi nói: - Lưu lão tiền bối! Quát to một tiếng và nhanh nhẹn cùng cực, chàng tung mình nhảy tránh né sang bên. Cao Quang hất song thủ, một đôi phán quan bút đã gọn ghẽ nằm trong hai tay. Cây gậy trúc trong tay Lưu Hạt Tử tấn công mau lẹ dị thường, Thiếu Bạch vừa mới nhảy tránh, một trượng thứ hai đã liên tiếp điểm tói. Thiếu Bạch thấy lão nhân điểm trượng khiến gió rít lên ào ào, ở bên trong ngầm giấu cực nhiều biến hóa, bất giác trong lòng phải khen thầm, chàng nghĩ bụng: - Người này võ công không những cao cường mà nội công lại cũng là tay ghê gớm. Nghĩ vậy nhưng chàng cũng phải nhảy tránh sang bên thần tốc. Cao Quang đột nhiên hoành thân, hai cây phán quan bút trong tay đã nhất tề tung ra, chận ngay lấy cây gậy trúc của Lưu Hạt Tử, cao giọng nói nhanh: - Xin lão trượng tạm dừng tay. Lưu Hạt Tử nói: - Lão phu cũng chả sợ các ngươi chạy trốn. Dứt lời lão thu cây gậy trúc về, lui sang một bên. Thiếu Bạch vòng tay nói: - Vãn bối Tả Thiếu Bạch, còn gia phụ chính là Tả Giám Bạch ở trong Bạch Hạc môn... Lưu Hạt Tử cười nhạt nói: - Có phải nhà ngươi khinh ta mù mắt, không trông thấy nhà ngươi? Thiếu Bạch ngạc nhiên nói: - Trước khi gia phụ ngộ nạn, người từng dạy vãn bối rằng nếu như may mắn mà sống sót thì tới tìm Lưu lão tiền bối lấy lại món di vật mà người đã gửi. Vãn bối ngày nay may mắn chưa chết, theo như lời dạy tới đây... Lưu Hạt Tử trợn ngược hai con mắt đã kéo màn trắng nói: - Thế thì cũng lạ thật. Chẳng phải ám ngữ ngày hôm qua vừa mới tới đây sao? Thiếu Bạch giật nảy mình, ngạc nhiên hỏi lại: - Sao? Lưu Hạt Tử nói: - Ngày hôm qua có một người trẻ tuổi hậu sinh tới đây, nói là con mồ côi của Tả Giám Bạch để lại, y cũng dùng ám ngữ để liên lạc không sai một chữ. Ta nghĩ rằng những ám ngữ ấy chỉ có lão phu và lệnh tôn ước định với nhau chứ ngoài ra người khác không sao biết được. Người trẻ tuổi hậu sinh ấy nói không sai một chữ thì tất nhiên không phải là mạo nhận rồi. Thiếu Bạch vô cùng sửng sốt, chàng giậm chân thình thịch nói: - Người ấy là ai? Tại sao lại biết được những ám ngữ của sự ước định bí mật ấy? Cao Quang bỗng lạnh lùng chêm vào một câu, nói: - Lão tiền bối, hai con mắt của người mù thật hay là mù giả đấy? Lưu Hạt Tử nói: - Chẳng giấu gì ba vị, con mắt của lão phu không phải hoàn toàn mù, nhưng bất quá cũng chỉ có thể nhìn thấy đường ở trong vòng bốn năm thước thôi, mà sự nhìn được này cũng mờ mờ chứ không hoàn toàn được thật rõ. Hoàng Vĩnh nói: - Lão tiền bối đã có thể nhìn thấy đường trong vòng bốn năm thước, thiết tưởng rằng thiếu niên tới đây ngày hôm qua tất nhiên còn lưu lại một ấn tượng rất rõ trong đầu óc lão tiền bối. Vậy không hiểu lão tiền bối có thể nói rõ cho chúng tôi biết được. - Nếu người ấy mà giả mạo để tới đây thì lão phu làm sao có thể tin được các vị không giả mạo? Thiếu Bạch phập phồng hỏi: - †n ngữ dùng để ước định với nhau vãn bối nói có lầm lẫn không? Lưu Hạt Tử đáp: - Không sai một chữ. Thiếu Bạch bèn nói: - †n ngữ ấy vãn bối nói đã không sai thì vì lẽ gì lão tiền bối còn không tin vãn bối? Lưu Hạt Tử chưa kịp trả lời thì Cao Quang tánh tình thẳng thắn đã nhanh miệng chen vào nói: - Người trong thiên hạ đều có thể giả mạo được hết, nhưng không ai lại đi giả mạo con của người khác bao giờ! Lưu Hạt Tử đỡ lời: - Nhưng ẩn ngữ người đó nói lại không sai một chữ, trong khi ẩn ngữ ấy chỉ có Tả Giám Bạch và lão phu là biết với nhau mà thôi, nếu như không phải chính cửa miệng Tả Giám Bạch nói ra thì người ngoài làm sao mà biết được? Thiếu Bạch thở dài nói: - Xin lão tiền bối nhớ kỹ một chút cho, ẩn ngữ người ấy nói có phải quả thật là không sai một chữ không? Lưu Hạt Tử đáp: - Vỏn vẹn có mấy câu, lão phu đã nhẩm đi nhẩm lại trong trí cả mười mấy năm trời, đừng nói là sai mà chỉ hơi do dự một chút, lão phu đã phải tức cười, hỏi lại ngay rồi. Thiếu Bạch hỏi: - Lão tiền bối có hỏi tên họ người ấy không? Lưu Hạt Tử đáp: - Năm xưa lão phu và cố hữu Tả Giám Bạch khi ước định mật ngữ với nhau cũng đã có thỏa thuận với nhau rằng sẽ không truy hỏi thân thế, tánh danh của người đến. Lão phu nghĩ đó là dụng tâm rất chu đáo của lệnh tôn, vì lệnh tôn là người nghĩ xa, mưu cao, gót chân của người đi cùng khắp, chỉ cần sự việc và người nào có quan hệ với người thì tự khắc đúng dịp sẽ có người ngầm theo dõi, lão phu nếu như hỏi thân thế lai lịch của người đó thì biết đâu chẳng tiết lộ việc mật? Lão phu được người gửi cứ phải theo đúng như việc của người, do đấy không tiện làm trái với lời ước mà hỏi han thân thế và tên tuổi của người lạ. Thiếu Bạch thở dài nói: - Vãn bối ngàn dặm xa xôi tới đây, chẳng ngờ sai tr- có một ngày mà thành ra gặp một trường đại hận. Lưu Hạt Tử chậm rãi ngồi xuống nói: - Hài tử, ngươi thật đúng là cốt nhục của cố hữu Tả Giám Bạch sao? Thiếu Bạch đáp: - Lão tiền bối nếu như không tin, vãn bối vẫn còn ký ức có thể tả lại tướng mạo của gia phụ. Lưu Hạt Tử nói: - Việc năm xưa tuy lão phu không được biết rõ ràng, nhưng cũng có biết qua loa, chỉ cần lão phu chắc chắn ngươi là con của cố hữu thật thì khi ấy lão phu rất vui lòng mang hết những gì lão phu biết kể lại cho nhà ngươi nghe. Thiếu Bạch nói: - Lão tiền bối muốn như thế nào mới đủ cho người tin? Lưu Hạt Tử đáp: - Ngày lệnh tôn còn tại thế, danh tiếng người lẫy lừng, trên giang hồ không ai là không biết, không còn một ai là không rõ, có thể tả được tướng mạo của người thực không đử để cho lão phu tin. Thiếu Bạch nói: - Xin nghe cao kiến. Lưu Hạt Tử nói: - Trong môn phái Bạch Hạc có ba chiêu tuyệt học dùng để cứu mạng, lão phu lấy cây gậy trong tay so chiêu với nhà ngươi, hai con mắt lão phu tuy không nhìn rõ, nhưng ngươi cứ thi triển ra lão phu tự khắc sẽ cảm mà biết ngay. Nói rồi, đưa tay ra nắm lấy cây gậy trúc, nói tiếp: - Bọn mình bây giờ thử chứ? Thiếu Bạch bấn loạn trong lòng, nhưng ngoài miệng chàng cũng phải nói: - Cách ấy của lão tiền bối tuy hay, nhưng vãn bối lại không biết võ công của Bạch Hạc môn, không biết lấy gì hầu tiếp lão tiền bối. Lưu Hạt Tử giơ gậy nói: - Nói bậy, lão phu muốn bị nhà ngươi gạt đây. Vừa nói, cây gậy trong tay lão đã nhanh nhẹn sử ra ngay một chiêu Hoành tảo thiên quân, phạt ngang lưng Thiếu Bạch. Trong gian nhà đất đai không được rộng, một gậy của lão phạt ra cơ hồ đã chiếm gần hết chiều rộng của gian nhà rồi. Nếu Thiếu Bạch không đón đỡ thẳng một gậy của đối phương thì chỉ còn cách nhảy lùi ra ngoài nhà. Cao Quang giận dữ quát: - Lão đầu nhi mù không biết điều kia, đại ca của nhà ta chỉ bất quá không thích động thủ với lão mà thôi cho nên người mới nhún nhường như thế, tưởng sợ nhà ngươi sao? Đồng thời với tiếng quát của Cao Quang, Thiếu Bạch đã vút người ra ngoài, còn Cao Quang tránh vào trong một góc để thoát khỏi đường trượng nặng nề của lão nhân. Mục lực của Lưu Hạt Tử tuy không còn trông thấy đường, nhưng lão rất thính tai, về phương diện này người thường không sao bì kịp, bởi vậy lão biết ngay còn có một người chưa lui ra, tức thời một trượng lại đánh ra điểm ngay về phía Cao Quang theo chiêu Kim long thảm trảo. Lúc bấy giờ Cao Quang đã cầm chắc trong tay cặp phán quan bút, cây gậy trúc thọc ra rút về liên tu kỳ trận, trong chớp mắt Lưu Hạt Tử đã tấn công liên tiếp bốn chiêu. Bốn chiêu này không những chiêu thuật quỷ dị, huyền ảo khó lường mà lực đạo lại thập phần trầm mãnh. Hai cây phán quan bút của Cao Quang cùng vung ra một lượt, tả phong hữu đột, vừa mới rảnh tay định đánh trả lại hốt nhiên đã thấy Lưu Hạt Tử thu ngay cây gậy về tung mình lui nhanh, đồng thời gậy trúc hất nhẹ bức rèm mềm, người đã nhanh nhẹn cực cùng khuất vào nhà trong. Cao Quang cau mày nói to: - Hoàng huynh may cản lấy đường, đứng chắn ở cửa sổ sau, đừng để lão mù trốn thoát. Hoàng Vĩnh soạt một tiếng, rút phắt trường kiếm, lao người vút đi. Thiếu Bạch tuy ngoài miệng chưa nói gì nhưng trong lòng chàng đã động mối nghi ngờ, nghĩ bụng: - Một người trên mình mang một thân võ công cao cường như thế mà lại chịu ở chốn hoang vắng này, ở luôn mười mấy năm làm nghề bói toán, đoán số mạng cho người để sống qua ngày. Chà đáng tiếc phụ thân lúc sinh tiền khi nhắc đến vị Lưu Hạt Tử này lại chưa từng nói rằng ông ta có một thân võ công cũng rất lợi hại. Chỉ thấy Cao Quang để hai cây phán quan bút hộ thủ lấy ngực, cao giọng nói: - Lưu lão nhi, lão có điều khổ ải và khó khăn gì? Cứ nói hết ra đi, bọn ta quyết không làm khó lão đâu. Còn nếu như định trốn không ra, ta sẽ cho một mồi lửa, phóng hỏa đốt căn nhà này của lão đấy. Chỉ thấy bức rèm mềm được vén nhanh lên, Lưu Hạt Tử chậm rãi ở bên trong bước ra, ở hữu thủ đã có thêm ngọn chủy thủ. Lão lạnh lùng nói: - Nào ai thèm trốn mặt các ngươi đâu? Hừ! Lưu Hạt Tử ta cũng là trang hán tử đầu đội trời, chân đạp đất, chỉ tiếc hai mắt ta bị mù không có cách gì báo thù rửa hận được cho Tả đại ca, phải nhẫn nhục để giữ gìn di vật của cố hữu. Tuy rằng ta không biết đó là món vật gì, nhưng xem ra nó còn trọng yếu dị thường. Bởi vậy ta không thể chết nhưng giờ khắc này không còn giống như trước nữa. Món vật Tả đại ca gửi đã có người kế thừa y bát của Tả đại ca lấy đi rồi. Lưu Hạt Tử này chết không lấy gì làm tiếc, ngày hôm nay ta lại cần thi sức với các ngươi. Liều mạng được với hai người các ngươi thôi đã cũng tạm đủ cho ta báo thù cho Tả đại ca của ta... Nói đến đây, lão ngừng lại giây lát rồi mới tiếp lời: - Bất luận các ngươi dùng phương cách nào cũng đừng hòng khiến ta nói ra một điều bí mật cỏn con nào. Lưu Hạt Tử ta mắt tối chứ lòng không tối đâu. Trước khi xuất thủ ta phải nói rõ, ngọn chủy thủ này chỗ nào cũng có chất kịch độc, gặp máu là phát tác liền. Nó đã phát tác thì hết thuốc chữa, cũng đủ cho thấy nó lợi hại vô cùng. Vốn ra ta đến gõ cửa thì lại càng tốt, nếu như ta không đánh lại các ngươi thì với ngọn đao này ta sẽ tự lo cho thân mình. Thiếu Bạch nói: - Xin lão tiền bối để binh khí xuống, chúng ta nói chuyện một cách thành thật với nhau. Lưu Hạt Tử gằn giọng nói: - Chẳng chuyện trò gì hết nữa, ta đã biết nhà ngươi là ai rồi. Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Người này hai mắt không thấy đường, mà trong đầu óc lại cứ nằng nặc theo như ý mình, không xét trước sau gì cả, cứ nhất định chọn con đường chết. Nghĩ vậy, nhưng Thiếu Bạch cũng dịu giọng hỏi: - Lão tiền bối nhận ra vãn bối là người nào? Lưu Hạt Tử đáp: - Ta tuy không biết họ tên nhà ngươi, nhưng lại biết chắc rằng các ngươi là họ nhà cáo ở chốn tha ma mộ địa hay ở chỗ gò đống. Ha ha, tưởng nhờ cửa miệng Lưu Hạt Tử này để biết được một tin tức gì hả? Ha ha... chỉ uổng phí tâm cơ mà thôi. Cao Quang giơ cặp phán quan bút, giận dữ nói: - Được lắm! Lưu lão nhi kia, xưa nay ta chưa từng gặp một người nào hồ đồ như lão cả. Đương chực xuất thủ bỗng chợt nghe Thiếu Bạch thở dài một tiếng nói: - Cao huynh, việc này không thể trách người được, đừng có ép người ta quá, bọn ta đi thôi! Lưu Hạt Tử cười nhạt nói: - Các ngươi đi gọi thêm cao thủ tới đi, dẫu cho có thêm một trăm hay một ngàn người, Lưu Hạt Tử ta cũng chẳng coi đâu vào đâu. Hừ hừ, quá lắm thì cũng chết một lần. Cao Quang cố nhịn lui ra, gọi luôn Hoàng Vĩnh, cùng dời khỏi ngôi nhà tranh hoang vắng. Cao Quang hậm hực nói: - Lão đầu tử ấy hồ đồ hết chỗ nói, cứ nằng nặc không chịu tin thân thế của minh chủ, lão không chịu nghĩ kỹ, thiên hạ làm gì có kẻ đóng giả con của người khác bao giờ? Thiếu Bạch nói: Vừa rồi nghe Lưu Hạt Tử nói tựa hồ như lão giao tình rất thâm hậu với tiên phụ. Lão nhận sự gửi gấm của người, một lòng một dạ với việc mình đã nhận. Không biết võ công của Bạch Hạc môn thì không trách được việc Lưu Hạt Tử phải hoài nghi. Cao Quang nói: - Chẳng lẽ bọn ta phải bỏ qua như thế này? Thiếu Bạch nói: - Hừ! Hiện tại Hạt Tử đã coi chúng ta như kẻ thù bất cộng đái thiên, nếu muốn để cho người tin thực là chuyện khó khăn vô cùng, đừng nói người là bạn cũ của tiên phụ đi nữa, bọn ta cũng không thể vô duyên vô cớ bức người vào chỗ chết. Hà huống trong việc này phần quấy không phải tại người. Không thể ngờ được rằng sai chạy có một ngày mà bị chuyện đáng tiếc lớn lao như thế này. Hoàng Vĩnh nói: - Trông vẻ phẩn khích của lão quyết không giống kiểu cách giả đò ngụy tạo, phải nghĩ ra cách khác... Cao Quang bỗng xen lời: - Đệ xem Hạt lão đầu là phường gian giảo ghê gớm lắm đấy, mười phần hết tám phần là giả trang. Thiếu Bạch nói: - Giang hồ là chỗ hiểm trá, dĩ nhiên chúng ta không thể không đề phòng, nhưng người Lưu Hạt Tử ấy lại không phải là người hiểm trá. Thiếu Bạch tự nhỏ đã trãi quá nhiều cảnh gian nan, nguy khốn, cuộc sống lưu vong đã khiến cho trái tim nhỏ bé của chàng chịu hết những bi hoan ly hợp cay đắng ngọt bùi. Bao nhiêu những ma chiết khổ nạn ấy khiến chàng có con mắt xét đoán, phân biệt thiện ác tinh vi hơn người thường. Cao Quang là người hộc tuệch, nóng nảy, không giầu tâm cơ nhưng là người có lòng tốt. Y lắc đầu nói: - Cứ đi sai một bước thì hỏng hết cả bàn, món di vật ấy đã trọng yếu vô tỷ đối với minh chủ lẽ nào lại buông tay mà quay đi thế này cho được. Thôi thì chẳng bằng chúng ta hãy ẩn nấp ở quanh quất đây để ngầm dò xét cử động của tên Lưu Hạt Tử rồi sau sẽ quyết định, vậy được không? Hoàng Vĩnh từ nãy giờ nghĩ ngợi mãi, bây giờ mới đỡ lời: - Kế ấy tuy hay nhưng mất nhiều thời giờ lắm. Theo ngu kiến của đệ chẳng bằng trước tiên ta hãy làm mất khả năng kháng cự của lão đi, bắt sống lão, rồi sau đó sẽ bàn cách ép cho lão phải nói ra những gì lão biết. Khi ấy, dẫu cho lão có muốn chết cũng có điều không được. Cao Quang giơ ngón tay cái lên nói: - Cao kiến, cao kiến, cách ấy thực không dỡ chút nào... Mới nói đến đây, bỗng nhiên y lại cau mày nói tiếp ngay: - Không được, không được, đệ đã động thủ với lão và thấy rằng lão là tay cường địch lợi hại cực cùng. Hoàng huynh và huynh đệ không có cách gì bắt sống lão được, minh chủ võ công tuy cao nhưng cũng khó mà chỉ trong một chiêu điểm trúng huyệt đạo lão khiến lão mất ngay sức chống cự. Hoàng Vĩnh đỡ lời: - Đúng thế, võ công của lão Lưu Hạt Tử ấy tuy không thể là địch thủ của minh chủ nhưng quyết không dưới tay anh em chúng ta. Nhưng món di vật của Tả lão tiền bối lại quan hệ rất lớn đối với minh chủ. Bọn ta ở vào thế bất đắc dĩ, cùng rồi, đành phải theo quyền biến mới xong. Ba người chúng ta điều hòa chân khí, nín thở, lén vào lại trong ngôi nhà tranh của Lưu Hạt Tử, mỗi người chọn lấy một phương vị để núp, rồi sau đó sẽ bất kỳ xuất thủ điểm vào huyệt đạo của lão là xong. Thiếu Bạch nói: - Dùng binh khí mà không yếm trá thì không thắng, thủ đoạn tuy thiếu quang minh nhưng cũng không sao, chỉ có điều Lưu Hạt Tử lại là cố hữu của tiên phụ, làm sao có thể đối xử với người như thế được, hà huống người cũng có khí phách, nếu như người không chịu thổ lộ, cứ nhất quyết chết thì chết, lúc đó chúng ta tính sao? Hoàng Vĩnh nghĩ ngợi một hồi rồi nói: - Nếu như kế ấy không dùng được, chỉ còn cách xuống nước năn nỉ. Thiếu Bạch nói: - Năm xưa tiên phụ không chịu truyền thọ cho đệ võ công của Bạch Hạc môn, đến nổi khiến cho huynh đệ không biết ba chiêu cứu mạng của bổn môn, thật không thể trách Lưu Hạt Tử đem lòng ngờ vực. Việc khẩn yếu hiện tại là làm sao khiến người phải tin huynh đệ? Cao Quang nói: - Đệ xem không còn cách nào hết, Hạt lão đầu ấy cố chấp quá lẽ. Hoàng Vĩnh bỗng kéo Thiếu Bạch, sẽ giọng nói: - Dường như có người tới. Chỉ nghe có tiếng vó ngựa dần chạy tới. Một con ngựa bạch vào hạng tuấn mã cao lớn chậm rãi phi lại. Người ngồi trên ngựa là một thiếu niên mặc áo hoa, tuổi khoảng chừng hăm bốn, hăm lăm. Mặt đẹp như ngọc, mắt sáng như sao, trên yên treo một thanh trường kiếm, đuôi có tua đỏ phơ phất tung bay theo gió. Chỉ thấy con tuấn mã chạy tới ngoài nhà Lưu Hạt Tử thì bỗng đứng lại, thiếu niên ngồi trên ngựa đưa mắt nhìn khắp bốn chung quanh một lượt rồi chậm rãi xuống ngựa, đi thẳng vào trong ngôi nhà tranh. Hoàng Vĩnh sẽ giọng nói: - Người ấy mặc quần áo hoa, cưỡi tuấn mã, xem ra vẻ con nhà giàu có. Là một thứ công tử, không hiểu tại sao lại tới nhà của Lưu Hạt Tử làm gì? Bọn ta đi coi xem. Thiếu Bạch nói: - Hành tung quả có điều đáng nghi, nhưng trông dáng người y đi đứng vững vàng, hiển nhiên là người có một thân võ công thượng thừa. Nếu như chúng ta theo dấu chỉ sợ bị y phát giác. Cao Quang nói: - Nếu như minh chủ cứ suy nghĩ quá kỹ như thế chỉ sợ chẳng bao giờ có ngày thành được việc. Theo ý tại hạ, dẫu cho có bị y phát giác đi chăng nữa cũng không sao hết. Cứ đi đi coi xem sao, biết đâu chừng người đó lại là kẻ lừa gạt Lưu Hạt Tử để lấy món di vật của lệnh tôn? Thiếu Bạch nói: - Được! Phiền nhị vị đợi ở đây, để tại hạ đi coi xem sao, nếu như tại hạ bị phát giác thậm chí đến xảy ra việc động thủ, nhị vị cũng đừng có tới giúp sức làm gì. Cứ nghĩ cách tra cho ra chỗ y ở là được. Hoàng Vĩnh nói: - Được, nhưng tại hạ và Cao Quang cũng phải chia nhau ra, kiếm cách tìm kiếm hành tung và chỗ ở của y. Thiếu Bạch liền đề chân khí lao vút người đi, đặt chân xuống giữa đường, chàng lại chầm chậm đi về phía ngôi nhà tranh của Lưu Hạt Tử. Đi gần tới ngôi nhà, đột nhiên quay người tung mình nhảy, phóng xa được hơn một trượng, nằm ép người xuống dưới hàng rào. Dõi mắt nhìn, chỉ thấy người hoa y thiếu niên ấy đang đứng trò chuyện với Lưu Hạt Tử ở trong nhà. Hai người nọ hình như đang bàn bạc một chuyện gì. Thiếu Bạch cố lắng tai nghe, cũng thoang thoáng nhận được tiếng người. Chỉ thấy hoa y thiếu niên nói: - ... Đã trao di vật rồi, việc gì còn phải thủ lấy săn nhà hoang vắng này làm gì? Nghe Lưu Hạt Tử nói: - Người nào có chí của người đó, không thể ép được, xin phúc đáp lệnh sư, nói rằng lão phu còn sống khỏe lắm. Hoa y thiếu niên nói: - Việc này nếu như để lộ ra ngoài thì toàn thể võ lâm đều sẽ biết ngay thâm cừu đại hận với người đấy... Lưu Hạt Tử lắc đầu nói: - Lệnh sư tuy có hảo ý nhưng lão phu đã quá quen với cảnh sống thanh đạm này rồi, nếu như cứ bắt ép lão phải dời khỏi nơi đây thì cũng cảm thấy khó chịu. Hoa y thiếu niên đang chực nói đã bị ngay Lưu Hạt Tử đẩy ra ngoài nhà, rầm một tiếng, đóng chặt ngay cửa lại. Hoa y thiếu niên đưa mắt nhìn tấm cửa gỗ thở dài một hơi, chậm bước lui ra nhảy lên lưng ngựa phóng đi. Y đến rất khoan thai, nhưng khi đi lại ầm ầm như giông như gió. Chỉ trong chớp mắt đã mất tăm mất dạng. Thiếu Bạch đang định vùng đứng dậy đi bỗng thấy cửa sổ đóng chặt đột nhiên mở tung ra. Lưu Hạt Tử đã chậm rãi bước ra ngoài nhà. Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Xem ra Lưu Hạt Tử cố ý sống ở chỗ đất này, tên thiếu niên mặc áo hoa không hiểu là nhân vật như thế nào? Xem phong độ rõ ràng không phải tầm thường, tại sao Lưu Hạt Tử đối với y lại chẳng cần phải khách sáo? Chỉ thấy Lưu Hạt Tử đứng sừng sững, chú mục nhìn, nghiêng tai nghe động tĩnh. Thiếu Bạch bỗng hoảng kinh, vội vàng nín hơi ngay. Lưu Hạt Tử định thần lắng nghe một hồi, thở ra một hơi dài rồi trở vào trong ngôi nhà tranh vắng vẻ đầy những đống lá khô và cỏ mọc hoang. Vào rồi lão lại đi ra. Hiển nhiên trong lòng đang có một chuyện gì vô cùng khó giải quyết, lão không thể quyết định được, khiến lão bồn chồn không yên. Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Tại sao ta không mượn cơ hội này vào thử trong phòng lão xem. Biết đâu lại chẳng tìm ra được một di vật gì của phụ mẫu, hành động này tuy có thiếu quang minh nhưng đã có sự hiểu lầm trước thì việc làm giờ đây chỉ là một chuyện bất đắc dĩ. Nghĩ rồi chàng nín hơi, đứng thẳng người lên, ngầm vận chân khí vào đơn điền, nhẹ chân đi vòng ra sau nhà, nhảy vù qua hàng rào tre, lách mình vào trong nhà. Lưu Hạt Tử hình như đang bận với mối tâm sự gì đó nên không hề hay biết. Thiếu Bạch đi qua sảnh đường, vào ngay phòng ngủ của Lưu Hạt Tử. trong phòng bầy biện rất sơ sài, ngoài một cái chõng không có đồ gì khác. Quần áo rách vứt ngỗn ngang có đống trên chiếc chõng. Một cái chăn đã lòi cả bông ném đống ở một góc chõng. Rõ ràng là cảnh trơ trụi bốn bức tường, chẳng có thứ gì khác lạ cả. Thiếu Bạch nhìn quanh một lượt rồi chậm rãi đi đến bên cái chõng, đang định đưa tay ra tìm kiếm, đột nhiên một tiếng quát lớn, tiếp liền một câu hỏi cộc lốc vang lên: - Ai đó? Thiếu Bạch giật nẩy mình, rụt ngay tay phải về, dựa lưng ngay vào tường nín hơi ngưng thần, không dám thở mạnh và ho. Chỉ nghe một giọng oang oang như lệnh vỡ, nói: - A di đà phật, lão nạp Tứ Giới làm kinh động đến Lưu thí chủ. Thiếu Bạch bỗng nhớ ngay đến đoạn hành trình gian khổ trên đường đi tới Sinh Tử kiều. Tên hòa thượng Thiếu Lâm có thân hình cao lớn với cây phương tiện sản sáng loáng của y đã để lại một ấn tượng rất sâu đậm trong óc chàng, và cũng khiến chàng nhớ tới thù hận. Cho nên sau khi nghe người ấy tự xưng pháp hiệu của mình, tức thời chàng cảm thấy máu nóng sôi lên sùng sục, cơ hồ chàng không còn đè nén được, cần phải xông ra. Chỉ nghe Lưu Hạt Tử cao giọng nói: - Đại sư giáng lâm hàn xá, phải chăng muốn biết vận hạn trong năm? Tứ Giới đại sư thở dài nói: - Lưu thí chủ là bậc kỳ nhân trong chốn phong trần, lão hủ phải mất công dọ hỏi mấy năm trời dài dăng dẳng mới tìm đến được nơi ẩn tích của Lưu thí chủ. Lão nạp tính nghiêm bàn với thí chủ một công án trong võ lâm ngày xưa đây. Lưu Hạt Tử cười nhạt nói: - Lão phu hai mắt đã mù, mượn cái việc coi tướng số sống qua ngày, đối với việc trong võ lâm bấy lâu chẳng nghe thấy gì cả, đại sư chỉ sợ đã tìm lầm người? Tứ Giới đại sư nói: - Lưu thí chủ không cần phải dối gạt lão nạp, lão nạp đã mất công mười mấy năm, dùng đủ cách, khi hỏi ra mắt, lúc hỏi ngầm. Tùy theo trường hợp dùng hết tâm cơ mới tìm được tới chốn này, chỉ mong được cùng thí chủ ta nói lại chuyện năm xưa, một đoạn... Lưu Hạt Tử giận dữ quát lớn hỏi: - Nói chuyện gì? Tứ Giới đại sư bình tĩnh đáp: - Nói chuyện có liên quan tới món nợ máu hơn một trăm nhân khẩu của Bạch Hạc môn. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 7 Thử xem bá đao có sắc Thiếu Bạch cảm thấy mắt cay cay, bất giác không ngăn được hai giòng lệ anh hùng tuôn chảy. Tuy nhiên thuở ấu thời đã trải qua bao cảnh khổ nên sức chịu đựng của chàng cũng vượt lên trên tuổi tác nhiều. Chàng có thể nén dằn tâm tình khích động, ngưng thần lắng nghe. Chỉ thấy Lưu Hạt Tử lạnh lùng nói: - Chuyện ấy lão phu không hay biết mảy may nào cả. Tứ Giới đại sư lại thở dài thườn thượt nói: - Lão nạp vì chuyện này đã bôn tẩu suốt mấy năm trời dài, vất vả lắm mới kiếm được chỗ ẩn cư của Lưu thí chủ.Lưu Hạt Tử hình như đã không còn đủ nhẫn nại để nghe tiếp nên quật đến chát cây gậy trúc trong tay xuống đất, lạnh lùng đỡ lời đối phương: - Đại sư đến đây ngày hôm nay phải chăng với ý bức bách Lưu mỗ? Tứ Giới đại sư vẫn ôn tồn đáp: - Điều này lão nạp không dám, nhưng lão nạp tốn công mấy năm trời để tìm thí chủ cũng chỉ là muốn chứng thực một mối nghi vấn trong lòng bấy lâu nay. Lưu Hạt Tử bị những lời lẽ ôn tồn và tư thái điềm đạm của Tứ Giới đại sư thuyết phục cho nên giọng nói đã trở nên hòa hoãn, lão nói: - Nghi vấn gì đâu? Tứ Giới đại sư nói: - Đoạn công án năm xưa, bổn phái đã liên thủ cùng các môn phái trong thiên hạ truy sát Bạch Hạc môn, trong bụng lão nạp và mấy vị sư huynh đồng môn tuy cảm biết sự việc có chỗ khả nghi, nhưng ngặt vì trong tay không có chứng cớ, lại không có cách gì chỉ rõ kẻ hung thủ đích thực, cho nên không sao ngăn cản quần hùng được, đành phải đứng nhìn một tấn thảm kịch khủng khiếp kinh tâm động phách xảy ra trong võ lâm. Lưu Hạt Tử lạnh lùng đỡ lời: - Đại sư đã biết được sự việc đó có chỗ đáng ngờ, tại sao không ngang nhiên ưỡn ngực đứng ra biện hộ cho Tả Giám Bạch vài câu? Phải chăng đã sợ thiên hạ nổi giận, không muốn tự rước họa vào thân? Tứ Giới đại sư nói: - Lúc bấy giờ là lúc mọi người đang khích nộ mà tệ phái chưởng môn nhân lại là một trong số những người bị mưu hại. Một vị sư huynh tạm đứng ra thay thế trông nom mọi việc trong bổn phái, lòng đau như cắt vì việc chưởng môn bị hại nên lửa giận bừng bừng bốc cao mất hết tự chủ. Lại thêm những phép tắc trong bổn môn lại rất nghiêm, nếu lão nạp đứng ra ngăn cản thì không những chẳng bổ ích gì cho sự việc mà lại chỉ sợ còn thêm dầu vào lửa cho nên mới đành nín lặng, ngậm miệng chỉ đứng nhìn mà thôi. Lưu Hạt Tử nói: - Hồi đó đại sư đã đứng lặng thinh nhìn một tấn thảm kịch diễn ra, ngày nay sự việc đã qua đi cả mười mấy năm còn tìm tới đây han hỏi mà làm gì?Tứ Giới đại sư đáp:- „y chính vì tấm thảm kịch đó quá khủng khiếp cho nên mới khiến lão nạp ăn ngủ không yên, quyết tâm điều tra cho rõ trắng đen rồi đem chân tướng công bố cho thiên hạ võ lâm đều rõ để tẩy sạch giùm mối trầm oan cho Bạch Hạc môn.Lưu Hạt Tử lạnh lùng nói:- Số người của Bạch Hạc môn bị hàm oan cộng có hơn một trăm, nếu như đại sư điều tra rõ được chân tướng rồi, đại sư có báo thù rửa hận cho họ không? Tứ Giới đại sư ngẩn người ra hồi lâu rồi mới đáp được: - Việc này dây dưa rất rộng rãi, lão nạp cũng có thể bị kể là một trong số hung thủ đã gây ra thảm án đó, nhưng lão nạp dám thề tuy mình có tham dự vào việc ấy, nhưng sự thực đã không nhấc tay giết một người nào trong Bạch Hạc môn. Lưu Hạt Tử lạnh lùng nói: - Đại sư đã không thể báo thù cho hơn trăm nhân mạng của Bạch Hạc môn bị chết oan, lại là một hung thủ tham dự trong việc tàn sát ấy thì nếu có điều tra rõ được việc đó cũng chỉ thêm hổ thẹn, chi bằng đừng hỏi han đến nữa là hơn. Tứ Giới đại sư nói: - Trời đất có khí hạo nhiên, thì trong võ lâm đáng lý cũng phải có người còn ôm chính nghĩa mới phải. Lão nạp dẫu cho không có cách gì báo thù rửa hận được cho hơn một trăm nhân mạng thác oan, nhưng chỉ cần công bố được chân tướng sự việc oan uổng đó cho toàn thể giang hồ rõ, lão nạp cũng đã tạm thấy bớt hổ thẹn trong lòng rồi. trong võ lâm thiếu gì những kẻ sĩ tài ba, không thiếu gì những người cầm kiếm chính nghĩa. Sự việc đã được phanh phui rõ ràng như ban ngày trước mặt quần hùng ở trong đời, thì khi kẻ chủ mưu gây ra trường thảm sát kia tất sẽ bị trừng trị xứng đáng, lão nạp cũng được thỏa tâm nguyện. Lưu Hạt Tử đột nhiên thở dài nói: - Thiếu Lâm phái được mọi người trong võ lâm tôn sùng như sao Bắc đẩu, như núi Thái sơn cũng không phải không có lý, đại sư cũng đáng được gọi là người có lòng. Tứ Giới đại sư nói: - Lưu thí chủ cứ khen mãi lão nạp như thế chỉ làm cho lão nạp thêm hổ thẹn. Lưu Hạt Tử đột nhiên vung cây gậy trúc quật nhanh một chiêu tàn độc quét ngang lưng đối phương một chiêu Hoành tảo thiên ngân mà lão đã sử dụng thật thuần thục. Tứ Giới đại sư tung mình nhảy tránh, hấp tấp nói: - Lưu thí chủ có việc gì cứ nói, việc gì phải động thủ như thế? Lưu Hạt Tử nghe hỏi đột nhiên buông tiếng cười vang, tiếng cười đầy vẻ bi tráng, chẳng khác gì tiếng rồng ngân khiến Thiếu Bạch nghe thấy cũng bỗng dưng buồn bã lạ thường. Tứ Giới đại sư chấp tay trước ngực, đứng nghiêm trang chờ đợi cho Lưu Hạt Tử dứt tiếng cười mới chậm rãi từ tốn lên tiếng: - Lưu thí chủ chất chứa bao nhiêu bi khổ trong lòng, sao không thổ hết cho lão nạp được biết cùng, có phải là nhẹ nhõm không? Lưu Hạt Tử nói: - Cửu đại môn, tam hội, lưỡng đại bang thế lực to tác dường nào. Lưu mỗ bị nhà ngươi tìm đến chỗ ở chỉ có chết mà thôi. Nhà ngươi muốn nhờ cửa miệng ta để moi móc cho biết hết mọi chuyện thì chỉ là một hành động nằm mơ giữa ban ngày. Tứ Giới đại sư khẽ thở dài nói: - Lão nạp đã hết tâm cang mở hết lòng, chuyện nói ra là lòng thành, thế mà Lưu thí chủ vẫn không chịu tin cho. Ôi! Đấy cũng chẳng trách được, mối trầm oan của cố hữu nhà tan cửa nát, thiên hạ võ lâm không một người đứng ra biện hộ cho đến nổi Bạch Hạc môn phải bị thảm sát. Đừng nói là thí chủ vì tình bạn thân thiết không thể nén được bi hoài, ngay như lão nạp đây cứ nghĩ đến câu chuyện năm xưa cũng thấy ưu phiền, tự hổ thẹn không nguôi. Lưu Hạt Tử nói: - Thế đạo trầm luân, lòng người tráo trở, Lưu mỗ không thể tin được rằng trong võ lâm còn hai chữ Chính nghĩa. Chúng ta là người không đồng chí hướng, chẳng nên đàm đạo với nhau làm gì nhiều, xin đại sư cứ tự tiện lui gót đi. Tứ Giới đại sư nói: - Xin thí chủ tạm dằn lửa bất bình trong dạ nghe lão nạp nói thêm một câu nữa được không? Lưu Hạt Tử nghĩ ngợi giây lâu, cuối cùng đáp: - Được, Lưu mỗ cũng nghe bừa xem sao. Tứ Giới đại sư nói: - Cái việc hàm oan của Bạch Hạc môn đã là việc cũ, hơn trăm người vô tội bị chết oan cũng không thể chết rồi mà còn sống lại được. Hiện tại, cái việc duy nhất mà lão nạp có thể làm được là rửa sạch mối trầm oan cho chưởng môn Bạch Hạc Tả Giám Bạch, công bố chân tướng sự việc cho toàn thể võ lâm được rõ. Nhưng lão nạp đã đi rách giầy sắt, tìm khắp góc biển chân trời, chỉ có một mình thí chủ là biết rõ nội tình. Nếu như nay mà thí chủ không chịu nói cho lão nạp được biết rõ, có phải chăng khiến cho cố hữu của thí chủ chết ôm hận ở dưới tuyền đài, hơn một trăm người thác oan không sao tỏ được mối trầm oan? Lưu Hạt Tử đứng làm thinh thở dài, hai hàng lệ lặng lẽ tuôn rơi. Tứ Giới đại sư chắp tay ngang ngực, trầm giọng nói: - A di đà phật, xin thí chủ nghĩ kỹ lời nói của lão nạp. Thiếu Bạch trong nhà nghe nói cũng phải gật đầu nghĩ bụng: - Hòa thượng nói mấy câu này nghe cũng phải lắm, bất luận Bạch Hạc môn gặp phải cảnh ngộ thê thảm đến mức nào nhưng hai chữ thị phi phải tra xét cho rõ mới được. Đang khi chàng nghĩ lại nghe Lưu Hạt Tử đáp: - Đại sư muốn hỏi chuyện gì? Tứ Giới đại sư nói: - Tả cả những chuyện gì có dính dáng tới Bạch Hạc môn năm xưa lão nạp đều muốn biết hết, nhưng xin thí chủ cứ nói cho nghe những gì thí chủ biết. Lưu Hạt Tử nói: - Lưu mỗ cũng chẳng sợ gì nhà ngươi giết ta để diệt khẩu đâu! Tứ Giới đại sư nói: - Tai vách mạch rừng, nếu như lão nạp có ý muốn giết thí chủ để bịt miệng thì đã chẳng phải nhiều lời từ nãy tới giờ với thí chủ làm gì, đã chẳng cần hỏi han những chuyện năm xưa. Lưu Hạt Tử gõ cách cách mấy tiếng xuống đất bằng cây gậy trúc nói: - Chốn nhà tranh chật hẹp, không có gì để đãi khách, xin đại sư vào trong nhà ngồi chơi. Tứ Giới đại sư cười nói: - Người xuất gia thì chỗ nào mà chẳng vừa lòng, thôi chúng ta cứ ngồi ngay xuống đất đi, thí chủ nghĩ sao? Nói xong, không đợi đối phương đáp, Tứ Giới đại sư chậm rãi ngồi xuống. Lưu Hạt Tử nói: - Nếu như năm xưa mà được đại sư làm chưởng môn nhân của Thiếu Lâm thì chắc chắn đã chẳng xảy ra cuộc thảm sát đấy nhỉ? Tứ Giới đại sư nói: - Không khí lúc bấy giờ căng thẳng chẳng khác nào dây cung đã giương hết cỡ không thể không buông, dẫu cho lão nạp có chưởng lý môn hộ Thiếu Lâm chỉ sợ vị tất đã ngăn trở được gì. Lưu Hạt Tử nói: - Đại sư muốn hỏi gì? Xin cứ nói hết cho nghe, Lưu mỗ biết gì sẽ nói cả. Tứ Giới đại sư trầm ngâm giây lâu nói: - Băng đóng dầy ba thước quyết không phải vì cái lạnh có một ngày mà nên, trong lòng lão nạp tuy tin chắc rằng Tả Giám Bạch là người không may, bị hàm oan nhưng tình cảnh khi ấy lại không sao có thể gột rửa cho vị ấy được. Nếu đúng là có kẻ rắp tâm hãm hại Tả Giám Bạch thì kẻ ấy bố trí thật nghiêm mật, vô cùng chu đáo khiến cho thiên hạ không ai tìm ra chỗ sơ hở. Hẳn rằng Lưu thí chủ trong bụng biết rất nhiều chuyện, nhưng bao nhiêu đầu mối dây nhợ vấn vít, chỉ sợ cũng cảm thấy không biết bắt đầu nên nói từ chỗ nào, vậy thì lão nạp xin phép được đặt dần dần từng câu hỏi. Lưu thí chủ cứ tận tình nói ra, có thể mới rõ ràng, để tìm đầu dây mối nhợ của sự việc. Lưu Hạt Tử gật đầu nói: - Đại sư nói phải đấy, nhưng Lưu mỗ cũng xin có một lời rõ ràng trước là Tả huynh của mỗ bị vương mối hàm oan, đó là một việc hiển nhiên rồi, không còn ngờ vực gì nữa. Nhưng sự việc diễn ra ở bên trong, thứ tự lớp lang có nhiều chỗ chính Lưu mỗ cũng không biết rõ được hết, không dám nói bừa, đoán bậy. Tứ Giới đại sư nói: - Lão nạp biết, ấy là chuyện có dính dáng tới Tả phu nhân, tiếng đồn trên giang hồ rất nhiều, lão nạp cũng vì chuyện này mà đâm ra nghi ngờ. Lưu Hạt Tử hấp tấp lên tiếng: - Sao? Thế nào? Ý của đại sư muốn nói rằng chị dâu của ta là một vị xấu xa, tồi bại? Tứ Giới đại sư ôn tồn nói: - Tả phu nhân chưa hẳn đã tồi bại xấu xa, nhưng bà ấy có thể là một nhân vật then chốt trong tấm thảm án. Tả Thiếu Bạch từ lâu vẫn nấp trong nhà lắng nghe trộm câu chuyện của hai người nọ. Nghe đến đây bất giác rùng mình, nghĩ bụng: - Chẳng lẽ thảm họa diệt môn của Bạch Hạc môn lại dính dấp đến mẹ đẻ của ta sao? Trong lòng rối bời, Thiếu Bạch xua đuổi ý nghĩ không dám nghĩ tiếp nữa. Chàng lại nghe Tứ Giới đại sư nói: - Lưu thí chủ và Tả Giám Bạch có phải là anh em kết nghĩa chi lan không? Lưu Hạt Tử lắc đầu nói: - Tả huynh là ân nhân có ơn cứu mạng đối với Lưu mỗ, nhưng thực sự người từ trước đến sau vẫn coi tại hạ như anh em ruột thịt. Tứ Giới đại sư khẽ đằng hắng một tiếng nói: - Thế thì phải rồi, Lưu thí chủ có biết Tả phu nhân không? Lưu Hạt Tử nói: - Lưu mỗ sống ở Bạch Hạc bảo những năm sáu năm trời, lẽ nào lại không biết Tả phu nhân cho được. Tứ Giới đại sư đỡ lời: - Lão nạp muốn đường đột mạo muội hỏi thí chủ một câu rằng lúc thí chủ gặp Tả Giám Bạch hai con mắt của thí chủ đã bị mù chưa? Lưu Hạt Tử nhanh nhẩu đáp: - Chưa, khi ấy hai mắt của tại hạ vẫn còn sáng như lúc nhỏ. Tứ Giới đại sư hỏi: - Thế về sau tại sao bị mù? Lưu Hạt Tử đáp: - Trong lúc động thủ với địch nhân trúng phải độc phấn cho nên mới đến bị thương, hai mắt đều mù hết! Tứ Giới đại sư nói: - Thí chủ sống ở Bạch Hạc bảo được Tả Giám Bạch hết sức kính ái, vì lẽ gì lại bỏ Bạch Hạc bảo mà đi? Lưu Hạt Tử đáp: - Tả đại ca đối với tại hạ ân nghĩa như núi, nhưng Bạch Hạc bảo quyết không phải là nơi tại hạ có thể ở lâu được. Tứ Giới đại sư hỏi: - Nguyên nhân ở bên trong có liên quan gì tới Tả phu nhân không? Tả Thiếu Bạch lại giật bắn người, cơ hồ không còn tự chủ được nữa. Tứ Giới đại sư đột nhiên hỏi ra câu đó quyết không thể là do thuận miệng vô tâm thế thì chẳng lẽ mẫu thân lại là một người tính tình... nghĩ đến đây, thấy đau đầu quá rồi, Thiếu Bạch không dám nghĩ tiếp nữa. Chàng lại nghe thấy Lưu Hạt Tử chậm rãi hỏi: - Tại sao đại sư lại hỏi như vậy? Tứ Giới đại sư đáp: - Dẫu cho là đại trượng phu cũng không dám quyết đoán là vợ mình hiền thục, con mình có hiếu. lão nạp theo việc mà luận việc, dám mong Lưu thí chủ cứ nói cho nghe thực tình. Lưu Hạt Tử nói: - Điều này, điều này... Ông già mù cứ ấp úng mãi, cả hồi lâu với tiếng điều này mà cuối cùng không nói rõ được điều này là cái gì.Nhưng thái độ ngần ngừ như thể e ngại cố ý dấu diếm của Lưu Hạt Tử chẳng khác nào cả ngàn ngọn dao sắc đâm vào tim Thiếu Bạch. Hình ảnh mẹ hiển hiện trong tâm trí khiến chàng không dám nghe thêm. Tứ Giới đại sư khẽ thở dài nói: - Lão nạp cũng vốn biết việc này có dính dáng tới danh tiết của Tả phu nhân, người ngoài cuộc không tiện hỏi han nhiều, huống chi bà đã qua đời rồi, không những Lưu thí chủ không đành nói ra mà lão nạp cũng cảm thấy áy náy không tiện hỏi, nhưng có điều sự việc liên quan đến việc thác oan của hơn trăm người của Bạch Hạc môn và lại còn dính dấp tới mối trầm oan của Tả Giám Bạch, lão nạp thành ra bất đắc dĩ mà phải hỏi và Lưu thí chủ cũng không thể không nói ra. Lưu Hạt Tử chậm rãi nói: - Tại hạ sống ở Bạch Hạc bảo năm năm trời, đối với Tả đại ca tình thâm hơn cốt nhục. Tả đại ca là người anh hùng can đảm, coi tại hạ như em ruột, giữa chúng tôi không có chuyện gì là không tâm sự với nhau. Người một lòng định chí chấn chỉnh lại Bạch Hạc môn, gây thanh thế hào khí lẫy lừng để góp mặt với thiên hạ võ lâm. Vì vậy người thường bàn bạc đại kế chỉnh lý Bạch Hạc môn với tại hạ, tại hạ biết được gì cứ thực bụng nói hết, sau này chỉ có một chuyện tại hạ chưa từng nói cho Tả đại ca nghe mà thôi. Tứ Giới đại sư ý chừng sợ làm mất giòng tư tưởng của Lưu Hạt Tử nên chực mở miệng nói lại thôi. Chỉ nghe Lưu Hạt Tử lại thở dài buồn bã tiếp lời: - Tả đại tẩu của tại hạ bình nhật nhìn coi thì thấy đó là một vị phu nhân hiền thục đoan trang phẩm mạo cao quý. Tả đại ca vốn rất thương tại hạ nên thường ngày vẫn gọi tại hạ đến nội viện uống rượu bàn chuyện đại sự, do đấy tại hạ và Tả phu nhân rất quen mặt nhau. Trong câu chuyện của Lưu Hạt Tử hình như lão e ngại điều gì nên lão cứ nói quanh, không chịu nói ngay vào chính đề. Thấy vậy, Tứ Giới khẽ đằng hắng nói: - Chắc rằng Lưu thí chủ chưa tin lão nạp, vậy lão nạp xin thề độc nếu lão nạp tiết lộ chuyện bí mật này cho người ngoài biết thì sẽ không được yên lành... Lưu Hạt Tử nói: - Đại sư quá lời rồi... Ngừng lại giây lát tiếp lời: - Tại hạ sống ở Bạch Hạc bảo tới năm thứ năm, khoảng chừng sau ngày Trùng cửu thì Tả đại ca vì có việc phải đi miền Bắc, Tả phu nhân, người chị dâu của tại hạ đột nhiên sai một đứa thị tỳ vẫn hầu hạ bên mình đưa đến một tờ giấy trắng nói rằng có việc cần, bảo tại hạ phải lập tức vào trong nội trường ngay để bàn. Tứ Giới đại sư hỏi: - Thí chủ có đi không? Lưu Hạt Tử nói: - Tả đại ca đi chưa về, dẫu cho tình có thân thiết như ruột thịt, anh em cũng không tiện một mình xông vào nội viện, dẫu cho có việc cần kíp, trọng yếu đến đâu, cũng phải nói chuyện ở chỗ sảnh đường mới phải. Nhưng thật sự lúc bấy giờ tại hạ cũng không tiện nói ra, chỉ để cho đứa thị tỳ trở vào trước. Tứ Giới đại sư sợ đối phương ngắt ngang không nói tiếp nên hấp tấp hỏi: - Thế rồi cuối cùng thí chủ có đi hay không? Lưu Hạt Tử nói: Tại hạ vốn tưởng Tả phu nhân là người thông minh, sự từ chối của tại hạ như thế là quá đủ cho người biết, người sẽ thay đổi ý định mà gặp tại hạ ở sảnh đường. Chẳng dè sự tình xảy ra lại không giống như ý nghĩ của tại hạ. Thị tỳ quay vào không lâu lại trở ra giục tại hạ, lúc bấy giờ tại hạ không giữ được bình tĩnh nữa nên nóng nãy bảo thị tỳ nói lại với Tả phu nhân rằng có chuyện gì cần nói thì cho gặp ở sảnh đường. Thị tỳ quay vào, tại hạ tự động tới sảnh đường trước ngồi chờ, chẳng dè chờ đợi lâu cả buổi trời mà vẫn không thấy tẩu phu nhân của tại hạ ra. Tứ Giới đại sư nói: - Phải chăng bà ấy không chịu gặp thí chủ nữa? Lưu Hạt Tử thở dài nói: - Chính lúc tại hạ định rời khỏi sảnh đường thì đứa thị tỳ hớt hơ, hớt hãi chạy tới bảo rằng sảnh đường là chỗ đông người qua lại, nói chuyện không tiện, đòi tại hạ phải vào ngay trong nhà trong. Nói đến đây, ông già mù ngửa mặt thở dài, ngần ngừ giây lâu rồi mới lại tiếp lời: - Đứa thị tỳ nói vậy khiến cho tại hạ thêm lòng ngờ vực, tại hạ bèn lạnh lùng trách mắng thị tỳ một hồi, cuối cùng bảo nó nói lại với Tả phu nhân rằng đại ca chưa về thì tại hạ quyết không khi nào một mình đường đột đi vào trong nhà trong, có chuyện gì thì cứ sai a hoàn nói lại với tại hạ là được rồi. Tứ Giới đại sư nói: - Lưu thí chủ hành động cẩn thận như vậy, lão nạp rất bội phục. Lưu Hạt Tử gượng cười nói: - Tại hạ sau khi trách mắng a hoàn mấy câu rồi rời khỏi sảnh đường. Ngày hôm đó ăn uống không ngon miệng, ngủ không yên giấc, cứ nghĩ ngợi mãi. Được ba ngày không thấy có chuyện gì xảy ra, đứa thị tỳ cũng không thấy tới, nhưng bước qua ngày thứ tư lại tình cờ gặp nó ở trong sân, nó mách một chuyện khiến cho tại hạ sinh ra quyết tâm dời khỏi Bạch Hạc bảo. Tứ Giới đại sư hỏi: - Thị tỳ đã nói với thí chủ chuyện gì? Lưu Hạt Tử nói: - Nó nói ngày hôm đó nó quay vào thuật không sót một lời tại hạ mắng phu nhân như thế, thế là phu nhân khóc sướt mướt hai ngày một đêm, mắt sưng húp, phu nhân bỏ cả ăn uống. Thiếu Bạch nghe đến đây lòng quặn đau ứa nước mắt. Tứ Giới đại sư hỏi: - Thế là từ đấy trở đi, thí chủ đi khỏi Bạch Hạc bảo? Lưu Hạt Tử lắc đầu đáp: - Tại hạ dầu cho có quyết tâm bỏ Bạch Hạc bảo mà đi, nhưng cũng còn phải đợi Tả đại ca về đã, thành thử lúc bấy giờ tại hạ cứ uất ức, nghĩ đến Tả đại ca là một bực anh hùng cái thế, người đã trọng đãi tại hạ và sợ rằng trong lúc quá nóng giận, không dằn được cơn nóng chăng để rồi xảy ra chuyện không tốt đẹp, do đấy tại hạ liền rời khỏi Bạch Hạc bảo, đi du lịch hơn một tháng mới trở về. Tứ Giới đại sư hỏi: - Thế Tả Giám Bạch có trở về bảo không? - Ngay cái ngày tại hạ về thì đến tối Tả đại ca cũng trở về nhà. - Thí chủ có nói lại cho Tả Giám Bạch nghe chuyện rắc rối với Tả phu nhân không? - Khi ấy tại hạ cũng mấy phen mở miệng chực nói, nhưng rồi cuối cùng cũng dằn được. Tại hạ cứ nghĩ một điều rằng chị dâu của tại hạ cũng đường đường là con nhà danh môn chính phái trong võ lâm, và Tả đại ca được nhạc phụ bồi đắp rất nhiều, nếu tại hạ nói chuyện không đẹp ra, thế tất khiến vợ chồng Tả đại ca sinh ra xô xát, biết đâu chẳng đến cảnh nhà tan cửa nát. - Rồi sau đó thí chủ tỏ ý muốn đi với Tả Giám Bạch? - Đúng thế, tại hạ vừa dứt lời Tả đại ca tỏ vẻ quá kinh ngạc, cứ lưu giữ tại hạ mãi. Nhưng tại hạ đã cương quyết, Tả đại ca thấy vậy không biết làm sao, cuối cùng đành nài nỉ bảo tại hạ muốn đi thì để sang xuân năm sau hãy đi. Thạnh tình khó từ khước, tại hạ đành phải chiều theo, nhưng rồi trước khi hết mùa đông, tại hạ đã phải để thư lại ra đi... Tứ Giới đại sư khẽ nhíu mày hỏi: - Từ ngày đi khỏi Bạch Hạc bảo, thí chủ có còn gặp lại Tả Giám Bạch? Lưu Hạt Tử thở dài nói: - Tại hạ tuy đi khỏi Bạch Hạc bảo, nhưng với sự hưng suy của Bạch Hạc môn vẫn quan tâm dị thường. Hà huống ân tình của Tả đại ca khiến tại hạ không thể nào thờ ơ được, thế nên tại hạ vẫn ở trong bóng tối ngầm tra xét động tĩnh ở Bạch Hạc bảo. - Thí chủ sống ở Bạch Hạc bảo nhiều năm, người ở đó ai mà chẳng biết thí chủ, vậy thí chủ ở trong bóng tối quan sát không một ai phát giác ra thí chủ sao? - Tại hạ bôi thuốc dị dung, lại thường thay đổi y phục ăn vận theo nhiều hạng người để ngầm theo dõi. Hốt nhiên, tiếng gió rít rợn người, một ngọn đao lá liễ u nhanh như chớp bay véo lại cắm ngay ngực Lưu Hạt Tử. Tứ Giới đại sư võ công cao siêu, tai mắt linh mẫn dị thường, tức thời đại sư phất mạnh tay áo, một luồng kình lực ào ào vọt ra, đánh vẹt lưỡi đao lá liễ u, đại sư giận dữ quát lớn: - Ai? Ai dám ám toán? Đồng thời với tiếng quát, người đã như một cánh chim vèo ra ngoài hàng rào. Tiếng quát của Tứ Giới đại sư khiến cho Thiếu Bạch giật nẩy mình. Chàng đang miên man nghĩ đến những kỷ niệm ngày cũ, chua xót và tức giận về chuyện của mẹ. Chàng trừng mắt nhìn, chỉ thấy một con dao lá liễu cắm phập vào then cửa. Tứ Giới đại sư đã nhảy ra ngoài hàng rào mất tăm dạng. Thiếu Bạch đưa tay lên chùi nước mắt, đang chực kiếm cách ra khỏi nhà để xem xét sự việc, chẳng ngờ trong khoảnh nháy mắt lúc chàng đưa tay lau ngấn lệ, việc thảm đã xảy ra. Chỉ thấy Lưu Hạt Tử kêu ối một tiếng, ngã huỵch xuống đất. Thiếu Bạch giật nẩy mình, khẽ nhún gót, lao vút ra khỏi phòng, nhưng bốn bề vắng lặng, không thấy một ai. Chàng đành ngoái nhìn Lưu Hạt Tử thì thấy chính giữa ngực ông lão mù đã có hai vật na ná như tên, cũng giống như con thoi cắm phập. Dưới ánh nắng mặt trời, chỉ thấy hai món ám khí ấy tối lại vì nền màu xanh thẫm, nhìn thoáng qua cũng đủ rõ chúng là vật tuyệt độc. Thiếu Bạch tuy thông minh hơn người, nhưng thật sự chàng vẫn còn thiếu kinh nghiệm giang hồ nên nay đột nhiên gặp phải trường hợp thảm sự không biết xoay xở làm sao, chàng đứng ngớ ra cả hồi lâu mới sực nhớ việc cứu người là chuyện khẩn cấp, bèn sấn lên hai bước đỡ Lưu Hạt Tử dậy, hấp tấp gọi: - Lão tiền bối, lão tiền bối... Thiếu Bạch gọi một hồi, trước sau vẫn không thấy đáp lại, trong cơn bối rối chàng sờ tay lên mũi nạn nhân, mới hay Lưu Hạt Tử đã tuyệt khí chết rồi. Thiếu Bạch ngây người nhìn đăm đăm vào món ám khí cắm chặt trên người chết nghĩ bụng: - Ám khí tàn độc quá, thế nào mà lại khiến cho một con người chết tươi trong nháy mắt, ngay cả một câu cũng không nói được nữa. Sức tay phóng ám khí của hung thủ vô cùng mạnh mẽ, hai món vật trông giống như tên mà không phải tên ấy hiển nhiên đã cắm sâu vào trong xương. Lúc bấy giờ trong đầu óc Thiếu Bạch dồn dập quay cuồng với bao cảm giác, ý nghĩ không biết có đáng buồn hay giận, tức tối hay đau xót. Chàng gạt nước mắt nóng hổi của chàng nhỏ cả trên thi thể của Lưu Hạt Tử. Bỗng nghe một tiếng quát lanh lãnh của một thiếu nữ từ xa vọng lại. Tiếng quát liêu trai này khiến cho thần trí của Thiếu Bạch tỉnh hẳn lại. Chàng nghĩ rằng nếu chần chờ để Tứ Giới đại sư trở lại thế nào cũng lôi thôi to. Trong khi, giờ phút này chàng cần phải giữ thân phận bí mật. Nghĩ rồi, Thiếu Bạch nhanh nhẹn nhổ phứt một ngọn ám khí lận vào trong người, nhanh nhẹn cùng cực vút mình qua hàng rào ẩn khuất trong đám cỏ rậm ở bên vùng trúc xanh. Thiếu Bạch vừa mới núp đâu đó, Tứ Giới đại sư đã hộc tốc trở về, băng mình qua hàng rào. Chỉ nghe đại sư thở dài ra chiều buồn bực, lẩm bẩm nói: - Lão nạp sơ ý trong nhất thời nên trúng phải kế điệu hổ ly sơn của địch nhân khiến hại đến tính mạng Lưu thí chủ, lão nạp tuy không phải là hung thủ, nhưng hung thủ theo chân ta đến đây, lỗi này, hận này khiến lão nạp làm sao yên tâm... Giọng nói đột nhiên đứt đoạn nửa chừng, chắc rằng đại sư đã phát hiện việc Thiếu Bạch nhổ mất con dao mà đem lòng nghi ngờ. Một lúc lâu lắm, trong vòng rào lại vọng ra tiếng nói của Tứ Giới đại sư: - Khen cho hung thủ thật to gan, không còn coi lão nạp vào đâu, dám rắp tâm nhổ mầm độc đi để lão nạp không còn biết dựa vào đâu mà lần manh mối. Hừ, tuy vậy Phật cũng còn giun dủi khiến cho ta về sớm một bước, hung thủ không kịp xóa hết dấu vết, vẫn còn để lại một lưỡi dao độc. Lưu thí chủ vướng phải tai vạ này là hoàn toàn tại lão nạp, lão nạp còn sống ngày nào quyết truy ra thủ phạm để trả mối thù này cho thí chủ. Thiếu Bạch nghe đến đây liền nhẹ nhàng ngóc mình dậy, ba chân bốn cẳng chạy thật nhanh. Lúc bấy giờ Cao Quang, Hoàng Vĩnh vẫn đợi ở chỗ hẹn, hai người họ hình như cảm biết có điềm chẳng lành nên trong dáng điệu cử chỉ có chiều bất an thấy rõ. Kịp đến khi thấy Thiếu Bạch trở về bình yên vô sự, họ mới thở phào nhẹ nhỏm hết lo lắng. Hoàng Vĩnh thở dài hỏi: - Minh chủ có gặp chuyện gì lôi thôi không? Thiếu Bạch đáp: - Nơi này không phải chỗ chúng ta trò chuyện, chúng ta đi chỗ khác nhanh đi. Dứt lời hấp tấp đi trước. Hoàng Vĩnh, Cao Quang cũng vội vã theo sát đằng sau Thiếu Bạch, một mạch ba người đi được bảy tám dặm đường, khí ấy Thiếu Bạch mới hơi vững dạ, dừng chân trước một cái miếu. Đây là một tòa tiểu miếu vắng vẻ, không dấu chân người lễ bái. Cao Quang mau miệng hỏi ngay: - Minh chủ hấp tấp trốn chạy thế này, phải chăng đã gặp cường địch? - Một lời không thể nói hết... Tức thời Thiếu Bạch liền đem chuyện mới gặp kể hết đầu đuôi cho hai bạn nghe, chỉ có chỗ dính dáng tới mẫu thân chàng với những điều tiếng không được đẹp, nói ra chỉ thêm buồn và xấu hổ nên chàng dấu, không nhắc tới. Cao Quang nghe xong, máu nóng dồn lên ngực cao giọng nói: - Minh chủ sao không giúp lão hòa thượng ấy một tay để bắt hung thủ, trả thù cho Lưu lão tiền bối? Thiếu Bạch nói: - Bọn chúng tới đây đã có chuẩn bị trước, bàn mưu tính kế thật chu đáo, ta tuy dẫu cho không có nghĩ đến hậu quả mà dự vào việc truy lùng thủ phạm, cũng vị tất đã bắt được, bởi vì ở chung quanh ngôi nhà tranh ấy cỏ mọc rậm rạp cây cối um tùm toàn những giống trúc mọc chen cành với nhau, chỗ nào cũng có thể lấy làm chỗ ẩn được. Hoàng Vĩnh đỡ lời: - Minh chủ giờ phút này không nên thổ lộ thân phận. Cao Quang có vẻ bực mình nói to: - Đại trượng phu đi không đổi tên, ngồi không sửa họ, tại sao cứ phải giấu đầu giấu đuôi, không đường đường chính chính ra mặt báo thù? Hoàng Vĩnh ôn tồn nói: - Lời huynh đệ nói tuy đúng, nhưng xét theo tình cảnh hiện tại của minh chủ thì có chỗ khác, bởi vì cái việc mà minh chủ xuất hiện giang hồ được tung ra thì không những toàn thể nhân vật giang hồ trở thành kẻ thù của chúng ta mà cũng còn khiến cho kẻ nguyên hung họa thủ e dè, gia tăng phần khó khăn cho công việc điều tra của chúng ta, chưa nói đến chuyện Cửu đại môn phái, Tứ môn, Tam hội, Lưỡng đại bang tay chân đông đảo, lực lượng hùng hậu, ba người chúng ta không thể nào địch lại. Cao Quang khăng khăng cố cãi: - Nói vậy, suốt đời minh chủ sẽ không bao giờ người có thể đường đường chính chính xuất hiện giang hồ? - Đâu phải thế, có điều cũng phải đợi đến lúc có thời cơ, điều tra được rõ nguyên hung họa thủ là ai, minh chủ tự khắc sẽ đường đường chính chính tự xưng tên họ, thân phận. Cao Quang là người nóng tính, nhưng cũng biết điều hay lẽ phải chứ không phải phường lỗ mãng, cho nên không cần Hoàng Vĩnh phải giảng nghĩa, nói ra khỏi miệng rồi, y cũng tự biết là đã quá lời. Hoàng Vĩnh khẽ thở dài hỏi: - Bây giờ minh chủ định làm gì?Thiếu Bạch đáp:- Lưu lão tiền bối và gia phụ là anh em kết nghĩa, không thể để xác của người nằm ruồi bâu, kiến đậu trong ngôi nhà tranh vắng vẻ lặng lẽ đó được. Đợi chút nữa chúng ta trở lại đấy xem sao, nếu như Tứ Giới đại sư không lo chôn cất thì chúng ta sẽ mua một cỗ quan tài, mai táng cẩn thận, rồi sau đó tính gì mới tính được. Ngừng giây lát, chàng tiếp lời: - Chỗ hai vị nấp gần con đường chính ăn thông đến ngôi nhà tranh của Lưu Hạt Tử, không hiểu hai vị có trông thấy nhân vật nào khả nghi không? Hoàng Vĩnh đăm chiêu nghĩ ngợi một hồi rồi nói: - Trừ một người lực điền và một người thợ cấy ra không thấy có ai khác. Cao Quang bỗng à lớn một tiếng nói: - Phải rồi! Tại hạ hiểu ra rồi. Hoàng Vĩnh ngạc nhiên hỏi: - Hiểu ra cái gì? Cao Quang chỉ bộ đồ vải xanh mặc trên người đáp: - Ba người bọn ta còn có thể cải trang làm dân cày thì kẻ ám toán Lưu lão tiền bối không biết ăn mặc ra vẻ lực điền với thợ cấy sao? Hoàng Vĩnh vỡ lẽ: - Đúng thế, Cao Quang huynh có nhắc đệ mới nhớ một việc khả nghi, cô thợ cấy có xách một cái giỏ, đầu chít một vuông vải trắng như thể cố ý che dấu mắt mày. Lạ cái là lúc bấy giờ gió không to, bụi không bốc mù, hơn nữa người dân quê ở chốn thôn xóm rất có ít người dùng vải trắng làm vuông khăn. Cao Quang nói: - Tiếc quá, lúc bấy giờ chúng ta lại không nghi ngờ gì cả để chặn lại hỏi xem sao. Thiếu Bạch như thể rất chú ý tới chuyện của Hoàng Vĩnh nói, chàng đột nhiên hỏi: - Thế tay lực điền có điểm nào khả nghi không? Hoàng Vĩnh đáp: - Lúc ấy không để ý nên không coi kỹ, chỉ nhớ mang máng người lực điền dắt một con trâu, ống quần xắn rõ cao, tuổi tác hình như cũng lớn lắm rồi.Thiếu Bạch lại hỏi:- Vai y có vác cày bừa hay một thứ công cụ gì khác không? Cao Quang đáp: - Không, tên ấy chỉ cầm một ống sáo bằng trúc mà thôi. - Có thực là ống sáo trúc không, Cao Quang đã nhìn rõ? Cao Quang hơi bối rối đáp:- Có thật phải trúc không thì quả không còn nhớ rõ, nhưng quyết không phải thứ liềm cắt cỏ. Thiếu Bạch tươi nét mắt nói:- Nếu đã như thế thì chúng ta mau đi xem xem sao, biết đâu chẳng tìm được một đầu dây mối nhợ. Cao Quang vùng đứng lên trước, nhanh nhẩu nói: - Gấp không gì bằng mau. Đi, đi đi... Hoàng Vĩnh sẽ giọng nói: - Huynh đệ không nên quá vội vã, mọi chuyện dãy để minh chủ phân phó. Thế nào cũng không được tự mình làm càn. Cao Quang mỉm cười nói: - Được, xin nghe lời. Ba người bọn Thiếu Bạch tức thời trở lại chỗ nhà Lưu Hạt Tử, chỉ thấy dân làng xúm đen xúm đỏ, đâu đâu người ta cũng to nhỏ xì xào với nhau. Chắc là cái tin Lưu Hạt Tử chết đã đồn cùng trong làng nước. Một bà lão ra bộ nhân nghĩa nói: - Tội nghiệp quá! Ông lão mù chẳng có con cái, con trai cũng không mà con gái cũng không. Đến cả một người thân nhân lo chôn cất cũng không nốt. Một ông già khác than: - Còn trời đất nào nữa. Lưu Hạt Tử lấy nghề bói số sống qua ngày, có tranh với ai bao giờ, không hiểu kẻ nào mà lại tàn ác dã man đến nỗi giết ông ta đi được. Một đại hán trẻ tuổi đỡ lời: - Bác Trương, sao bác lại nói thế. Ông Lưu Hạt Tử ấy tuy hai mắt mù cả nhưng của cải ông ta tích tụ đến ngốc người, nói ra thì ai cũng phải sững sốt. Số tiền vàng của Lưu Hạt Tử không có đến ngàn lạng, nhưng cũng phải có tới tám chín trăm, con người ta chết vì tiền cũng như con chim chết vì mồi. Những người như ông ấy sống không con cái, họ hàng thân thích, sống một mình với một số tiền lớn lao như thế mà không việc gì mới là chuyện đáng lấy làm lạ. Một thanh niên khác chen vào nói: - Cái việc Lưu Hạt Tử có một ngàn lượng vàng vì đâu mà các hạ biết được? Tức thời tiếng người nhao nhao lên hỏi: - Phải đấy, tại sao các hạ biết? Phải chăng chính mắt các hạ đã trông thấy? Đại hán lắm chuyện kia thấy mòi không xong liền hộc tốc rẽ đám đông nhanh chân chuồn mất. Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Tứ Giới đại sư ăn ở không phải chút nào, vì ông ta mà Lưu Hạt Tử chết, thế mà ông ta lại nhẫn tâm thản nhiên bỏ đi, để mặc kẻ xấu số nằm phơi xác cho ruồi bâu kiến đậu. Xem ra ở trong cửa nhà phật dễ thường chẳng có lấy một người tốt. Năm năm về trước, hòa thượng thân hình cao lớn vung cây phương tiện sản xông xáo đi đầu đuổi đánh phụ mẫu Thiếu Bạch, đã để lại một ấn tượng sâu đậm không sao gột rửa được trong đầu óc chàng, giờ đây Thiếu Bạch vẫn có ý ghét bọn hòa thượng. Cao Quang đảo mắt nhìn quanh, quả nhiên thấy ở thuỳ dương ngoài hai trượng có một đại hán mặc quần áo nâu, ống quần xắn cao quá đầu gối, chân đi giầy gai, trong tay cầm một cây gậy dài độ hai trượng, trông quả giống ngư ống xì đồng trúc. Thấy vậy Thiếu Bạch sẽ giọng bảo bạn: - Phải hết sức để ý, đừng để y thoát. Cao Quang nói: - Minh chủ yên tâm. Đang chực quay người đi thì bên tai đã vang lên những lời dặn dò của Thiếu Bạch nói: - Cách hay nhất là ngầm theo dõi y, nếu không phải tình thế dồn đến nước bất đắc dĩ thì không nên ra mặt đánh nhau với y. Cao Quang khẽ gật đầu, chậm bước đi. Thiếu Bạch, Cao Quang và Hoàng Vĩnh liền len vào đám đông để nghe ngóng. Chỉ thấy một ông già khoảng năm chục tuổi xăm xăm đi lại, trong tay ông ta cầm một ống điếu. Người trong thôn ai nấy đều lần lượt vòng tay chào khi ông ta tới gần. Ông già này có vẻ là tay quyền thế hoặc giàu có ở Du Thọ Loan. Ông ta rẽ đám đông, đi một mạch đến cái thây của Lưu Hạt Tử, cúi xuống xem xét một hồi, lắc đầu thở ra, nói như than: - Trước tiên phải mua một cỗ hòm, liệm ông lão, đặt trong ngôi nhà tranh cái đã rồi hãy tính sau... Đưa mắt nhìn khắp mọi người đứng xq một lượt, ông tiếp lời: - Người trẻ tuổi thì giúp vào một chút sức, còn người khấm khá thì bỏ tiền ra mua quan tài. Ta làm gương bỏ ra một trăm quan tiền trước đây. Ông nói xong quả nhiên làm liền. — thời đại dân phong còn đơn thuần, chất phác, chỉ cần có một người đứng ra đốc xuất thì mọi người rùng rùng thi nhau cởi đẫy. Chỉ trong chớp mắt, toàn thể đã đóng góp được hơn năm trăm quan tiền. Bấy giờ có bốn thanh niên lực lưỡng mang tiền đi, không lâu đã hè nhau khiêng một cỗ quan tài đẹp về. Thiếu Bạch đứnh nhìn người ta cho thi thể của Lưu Hạt Tử vào quan tài mà bất giác ứa nước mắt, lâm râm khấn: - Lão tiền bối yên nghĩ, nếu vãn bối còn sống trên đời thế nào cũng xin tìm ra hung thủ đã sát hại lão tiền bối, giết y để tế trước linh tiền ngài. Bỗng chợt cảm thấy bị ai chạm nhẹ vào người, Thiếu Bạch quay đầu lại nhìn, thì ra Hoàng Vĩnh lặng xoay người đi. Thiếu Bạch biết có chuyện, nhanh chân đi theo. Dời khỏi đám đông ở nhà tranh, Hoàng Vĩnh đột nhiên bước thêm mau vừa nói: - Cao huynh đệ đã đuổi theo tên lực điền, chúng ta mau tiếp ứng. Đang giữa ban ngày ban mặt, hai người tuy ai nấy có một thân khinh công thượng thừa nhưng không sao thi triển được, đành cứ phải gia chân bước. Hai người dò theo phương hướng đi một mạch đến bốn trăm dặm đường mà vẫn chẳng thấy bóng hình Cao Quang và tên lực điền đâu cả. Thiếu Bạch hơi sốt ruột, đánh tiếng: - Sao lạ thế nhỉ, chẳng thấy đâu, Hoàng huynh không nhớ lầm hướng đấy chứ? - Tại hạ nhìn rõ ràng mà, lầm sao được. - Nếu vậy, chỗ này vắng vẻ không có ai, bọn ta dùng khinh công đi cho mau. Nói rồi Thiếu Bạch tung mình vút xa hơn một trượng đi trước. Chỉ nghe một tiếng quát lạnh kìm ngay bước chân: - Đứng lại! Một bóng người liền theo tiếng quát xẹt nhào ra chắn ngay lấy lối đi của Thiếu Bạch. Thiếu Bạch quét nhìn, thấy người lạ toàn thân mặc quần áo nâu, tuổi trạc năm mươi, chòm râu lấm tấm trắng. Tức thời chàng cười nhạt hỏi: - Các hạ là ai? Tại sao chận đường tại hạ? Lão già giận dữ nói: - Lão phu chưa kịp hỏi nhà ngươi, nhà ngươi đã hỗn xược hỏi lão phu trước. Ta hỏi ngươi, Lưu Hạt Tử là gì của nhà ngươi? Thiếu Bạch giật nãy mình, nghĩ bụng: - Ta đang sợ không sao điều tra ra được, nay lão lại tự động dấn thân tới gõ cửa. Nghĩ vậy nhưng Thiếu Bạch cũng cố bình tĩnh, chậm rãi đáp: - Tại hạ không quen biết với ông ta... Lão già phá lên cười, nói: - Kim nhân điêu ta đã bôn tẩu giang hồ mấy chục năm nay, có ai qua mặt được bao giờ. Lão thấy nhà ngươi rầm rầm khấn vái trong khi nước mắt chảy ra ròng ròng đã đủ hiểu rồi, nhà ngươi không quen y thì ai quen y? Thấy giọng nói cuồng ngạo vô lối của đối phương, Thiếu Bạch phát sôi máu, thẳng thắng đáp lại: - Quen ông ta thì đã sao? Chẳng lẽ quen ông ta là việc phạm pháp chắc? - Quen ông ta không phải là việc phạm pháp, nhưng đã phạm vào điều cấm của bọn ta. Biết điều thì hãy ngoan ngoãn theo lão gia ngươi.- Đi theo các hạ đến đâu?- À! Cái đó thì nhà ngươi đừng bận tâm. Thiếu Bạch nghĩ bụng:- Vàng ròng chẳng sợ lửa. Ta không có dây mơ r- má gì với Lưu Hạt Tử, chẳng việc gì phải sợ thiên hạ tra hỏi... Quay đầu nhìn Hoàng Vĩnh nói: - Tại hạ muốn nói vài câu với vị huynh đệ này, nhờ về nói lại với người nhà, xong đâu đấy tại hạ đi theo các hạ có được không? Kim nhãn điêu nói: - Việc gì phải phiền phức thế? Dứt lời, nhanh như chớp, đột nhiên giơ hữu thủ, hàn quang lóe lên, bắn vút tới ngực Hoàng Vĩnh. Hoàng Vĩnh không ngờ được đối phương xuất thủ bất thình lình, chậm chút là bị ngọn phi đao rít lên bên tai chàng. Phụp một tiếng ngọt sớt, ngọn phi đao ghim sâu vào thân một cây dừa lớn ở sau lưng. Thiếu Bạch nhanh mắt, thoáng cái chàng đã nhận ra ngay được hình dáng của ngọn phi đao, giống hệt như cây đao đã cắm phập trên cánh cửa nhà Lưu Hạt Tử, không khác chút nào. Thấy vậy chàng giật nẩy mình, máu nóng ở đâu ùn ùn kéo tới, chàng nghĩ nhanh, lão này đúng là một trong những hung thủ đã sát hại Lưu Hạt Tử đây. Bên kia, Kim nhân Điêu không ngờ Hoàng Vĩnh lại có thể né tránh được ngọn phi đao lợi hại nên chột dạ, nhưng rồi y cũng lấy được bình tĩnh, ha hả cười lớn, nói: - Thất kính, thất kính. Lão phu không ngờ hai vị cũng là những tay võ nghệ cao minh, xin nếm thêm mấy đao của lão phu xem sao? Dứt lời song thủ cũng nhấc lên, bốn ngọn phi đao lao vút đi, ba ngọn cùng bay trước còn một ngọn chậm lại phía sau chừng hai hai thước, ba lưỡi đao đầu bay thành hình chữ phẩm chia ra nhằm kích vào những yếu huyệt trên người Hoàng Vĩnh. Lần này Hoàng Vĩnh sớm đã có chuẩn bị xoay vù người, hữu thủ mượn đà cởi dây trên mình, dựt phắt thanh trường kiếm giấu ở đó. Rồi thấy hàn quang lóe lên, ngọn phi đao đi sau chót đột nhiên xẹt nhanh thêm, phóng tới. Thì ra Hoàng Vĩnh chỉ né tránh được ba ngọn đao đầu của đối phương. Chàng không chú ý đến ngọn đao chót, hốt nhiên giờ đây ngọn đao tàn độc xịch tới, Hoàng Vĩnh biết là có muốn tránh cũng không kịp, đành giơ ngón tay trái đỡ ngọn phi đao, tính cũng phải liều để hỏng một cánh tay để bảo toàn tánh mạng. Giữa lúc nguy hiểm như chỉ treo mành chuông ấy, ngọn phi đao đang ngon trớn vèo tới đột nhiên chuyển mũi rẽ sang một bên.Kim nhân điêu chính mắt trông thấy ngọn phi đao cuối cùng sắp thanh toán được mạng đối thủ đột nhiên bị người sử dụng tuyệt kỹ Đàn chỉ thần công đánh cho lạng đi thì kinh hãi. Biết là đã gặp cường địch nên y nhanh chân tung mình vèo đi mấy cái, thoắt đã khuất mình trong đám cỏ rậm rạp. Thiếu Bạch tuy tài trí hơn người nhưng quả thực chàng còn thiếu kinh nghiệm đối địch, không ngờ được Kim nhãn điêu lại bỗng nhiên quay người chạy nên lúc định đuổi theo đã không còn kịp nữa. Hoàng Vĩnh bước nhanh tới vòng tay làm lễ, trịnh trọng nói: - Huynh đệ trong nhất thời sơ hở, suýt trúng đao, đa tạ minh chủ che chở. - Hoàng huynh thần công king người, tại hạ đang lo lắng không... Hốt nhiên thấy chuyện nói không đẹp, chàng ngập ngừng giây lát tiếp lời: - Hoàng huynh nói gì? - Huynh đệ đa tạ minh chủ đã ra tay cứu. Thiếu Bạch lắc đầu nói: - Tại hạ ra tay cứu huynh bao giờ? Tại hạ cũng đang lo cho Hoàng huynh, chẳng dè ngọn phi đao ấy lại bị nội lực của huynh đánh bạt sang bên. Hoàng Vĩnh cười nói: - Minh chủ khỏi cần phải nói cho tại hạ được mát mặt như thế. Thiếu Bạch lắc đầu hoài, nói: - Không, quả thực tại hạ không ra tay cứu huynh mà. Hoàng Vĩnh bấy giờ mới tin Thiếu Bạch nói thực, ngạc nhiên nói: - Thế thì thực là lạ, huynh đệ đã liều định mất một cánh tay rồi, định lấy cánh tay trái đỡ ngọn phi đao độc, sau đó sẽ tự chặt đứt cánh tay đó đi để chất độc không xông vào được nội phủ, như thế mới mong thoát chết để theo hầu minh chủ, giữa lúc ngọn đao lợi hại chuyển hướng, chính huynh đệ còn nghe thấy một tiếng véo nhẹ nổi lên. Nếu không phải minh chủ ra tay cứu thì còn ai vào đây? Ai mà có công lực kinh người như thế? Thiếu Bạch gượng cười, nói: - Tại hạ chỉ biết có chín chiêu kiếm pháp với một chiêu đao pháp, thấy Hoàng Vĩnh bị đưa vào cảnh ngặt nghèo nguy hiểm đến tánh mạng, thực sự tại hạ cũng muốn trợ giúp nhưng không biết phải hành động ra sao cho hiệu nghiệm. Thì ra Thiếu Bạch theo học với Cơ Đồng và Hướng Ngao lão nhân đã chỉ học được có kiếm pháp cao nhất trong thiên hạ và đao pháp tuyệt nhất với một thân nội công thượng thừa, chứ còn về ám khí và các môn võ công khác chàng mù tịt. Dẫu cho trên người mang đủ công lực và tài năng thật nhưng chàng vẫn chưa tự biết hết. Hoàng Vĩnh nói: - Ngọn phi đao ấy rõ ràng là có người xuất thủ đánh vẹt sang bên, nếu không phải minh chủ tất phải có người khác. - Thực không phải tại hạ. Thiếu Bạch dứt lời đã nghe tiếng niệm A di đà phật, sau đám cỏ rậm rạp cách chỗ chàng đứng hơn một trượng bỗng hiện lên một lão tăng vận đồ nâu, mặt mày xanh xao, tay cầm phất trần, ông tay áo đạo bào thật rộng, phơ phất trong gió. Lão tăng có cặp mắt to, hàng lông mi từ bi, tướng tốt trang nghiêm. Thiếu Bạch nhìn thoáng qua cũng nhận ngay ra được lão tăng là Tứ Giới đại sư, người đã trò chuyện với Lưu Hạt Tử. Tứ Giới ra khỏi chỗ nấp rồi thong thả nói: - Lão nạp đã mạo muội, ngầm xuất thủ đánh vẹt ngọn phi đao. Hoàng Vĩnh ngẩn người nói: - Chúng ta xưa nay chưa từng quen biết nhau, vì sao đại sư lại cứu tại hạ? Hoàng Vĩnh tuy là người trầm tính, xử sự và suy nghĩ chín chắn hơn Cao Quang nhiều, nhưng chung quy vẫn chưa có một kinh nghiệm giang hồ cho nên hôm nay đột nhiên gặp chuyện bất ngờ, chàng không kịp chuẩn bị để lời ăn tiếng nói có lễ độ đúng mức. Tứ Giới đại sư mỉm cười nói: - Thuyền từ độ cho khắp chúng sinh trong tam thiên thế giới nay lão nạp mới chỉ giúp đỡ thí chủ có một chút chân tay, đâu có đáng gì. Thiếu Bạch nhớ lại chuyện đối phương đã bỏ thi thể Lưu Hạt Tử cho ruồi bâu, kiến đậu mà đi lửa giận bừng bừng bốc lên, chàng cười lạt nói:- Giả từ, giả thiện, miệng lúc nào cũng nói nhân quả với báo ứng, nhưng kỳ thực trên việc làm chưa hẳn đã tốt đẹp như lời nói. Tứ Giới đại sư giật nảy mình, nhưng rồi lại mỉm cười, gật đầu nói: - Tiểu thí chủ trách mắng lão nạp như thế hẳn là có duyên cớ, dám mong thí chủ đừng tiếc gì mà không chỉ giáo chỗ lầm lỗi của lão nạp. - Nói ra cũng chẳng quản ngại gì, hiện giờ đại sư có một việc rất không phải. Tứ Giới đại sư chắp tay trước ngực trịnh trọng nói: - Lão nạp xin rửa tai để nghe. Thiếu Bạch đột ngột hỏi: - Đại sư có quen biết Lưu Hạt Tử? Tứ Giới đại sư ngẩn người ra đáp: - Hôm nay mới gặp lần đầu, thế cũng gọi được là có quen... - Được! Tại hạ muốn hỏi thăm đại sư về Lưu Hạt Tử. - Lưu Hạt Tử chẳng may bị người ám toán chết rồi, thi thể vẫn còn ở trong ngôi nhà tranh cách đây không xa. - Tại hạ biết, nhưng cái chết của ông ta có dính dáng với đại sư thế mà sau khi ông ta chết, ngay cả thi thể đại sư cũng không mai táng... Tứ Giới đại sư quét cap mắt sắc lạnh nhìn chòng chọc vào mặt Thiếu Bạch chậm rãi đỡ lời: - Tiểu thí chủ, tại sao lại biết rõ ràng như thế, như thể đã chính mắt được trông thấy? Thiếu Bạch chột dạ nghĩ bụng: - Nguy quá, nếu mình nhận đã núp trong bóng tối nhìn thấy rõ diễn tiến của sự việc thì sợ thế nào cũng không khỏi cho lão hòa thượng đem lòng ngờ, hỏi han lôi thôi. Nhưng đã trót lỡ lời rồi, không thể không nhận việc đã núp nghe, trong nhất thời Thiếu Bạch nghĩ hết cách mà rốt cuộc vẫn không tìm ra được một kế an toàn, chàng nghĩ ngợi thật lâu, không mở miệng đáp được. Thấy thế Tứ Giới đại sư lại càng đâm ngờ, trầm giọng nói: - Tiểu thí chủ ăn vận quê mùa, quần áo vải như người dân quê, nhưng vẫn không che dấu nổi vẻ hiên ngang anh dũng. Lão nạp xin hỏi tiểu thí chủ phen này tới Du Thọ Loan hẳn là phải có việc? - Cũng có thể hiểu như thế, nhưng việc đó không dính dáng gì tới đại sư. - A di đà phật, tiểu thí chủ cố tránh nói tới mục đích tới đây hẳn là có điều khổ tâm. Nếu như tiểu thí chủ có tin được lão nạp, lão nạp rất muốn được cùng thí chủ thành thật nói chuyện. Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Lão hòa thượng này xem ra không phải con người xấu, nhưng lòng người khó dò, không thể để lão biết thân thế của ta. Nghĩ rồi, chàng lắc đầu quầy quậy nói: - Tại hạ thấy chẳng cần... Quay đầu lại nhìn Hoàng Vĩnh bảo: - Chúng mình đi thôi! Tứ Giới đại sư cũng nhanh không kém, cao giọng nói: - Xin nhị vị hãy khoan, lão nạp còn có chuyện muốn thưa. Thiếu Bạch ngoảnh lại đáp: - Cái tình của đại sư tốt đối với vị huynh đệ của tại hạ đây chúng tôi xin ghi nhớ, ngày sau có cơ duyên thế nào cũng xin báo đáp, hiện giờ anh em chúng tôi bận, không nhàn rỗi để nói chuyện nhiều với đại sư. Thiếu Bạch tất tả muốn đi cho mau, Tứ Giới đại sư càng nghi, cặp lông mày dài của lão nhíu lại, đột nhiên lão tung mình, đạo bào tung bay, người lão đã đứng chắn trước mặt Thiếu Bạch, chắp tay nói: - Lão nạp sỡ dĩ không chôn cất cho Lưu Hạt Tử ấy là có ý muốn dụ cho kẻ đã ra tay hạ độc thủ xuất đầu lộ diện, để xem Lưu Hạt Tử sống hay chết. Thiếu Bạch đỡ lời: - Đại sư đã tìm ra hung thủ chưa? - Theo những điều lão nạp thâu lượm được thì thấy rằng ở Du Thọ Loan này có vô số võ lâm cao thủ núp, việc Lưu Hạt Tử sống được yên ổn ít năm trời không gặp chuyện gì đủ chứng tỏ hung thủ vốn ra không có ý giết ông ta hoặc giả là hung thủ chưa biết được gì hết nội tình nên chưa lấy mạng kẻ xấu số. - Đại sư phen này tới đây hoá ra lại khiến cho ông ta bị mất mạng. - Vì vậy lão nạp mới phải tìm cho ra kỳ được hung thủ để trả thù cho kẻ bạc mạng. - Nghe giọng nói của đại sư đã ngờ cho bọn này thì phải? - Lúc này lão nạp không dám quả quyết hung thủ là ai, nhưng trước khi việc này sáng tỏ, phàm những nhân vật võ lâm tới đây không ai là thoát khỏi bị nghi ngờ hết. Tiểu thí chủ và bạn tuy không phải là hung thủ nhưng trong thâm tâm lão nạp vẫn thấy các vị ắt phải có chút quan hệ... Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Giang hồ là nơi hiểm trá trùng trùng. Lão hòa thượng này không có gì chắc là lão không có mưu mô, vậy không thể chấp nhận đề nghị của lão được, phải mau rời khỏi nơi đây ngay. Nghĩ rồi chàng lạnh lùng nói: - Tại hạ có thể thưa thẳng với đại sư là bọn tại hạ không phải là hung thủ, còn tin hay không cái ấy tùy đại sư... Tứ Giới đại sư nói: - Lưỡng vị đã muốn lão nạp dời khỏi nơi đây thì lão nạp cũng xin phép to gan lưu giữ nhị vị. - Nếu như anh em chúng tôi không chịu ở lại thì sao? - Đệ tử chốn phật môn vẫn nuôi dạ từ bi. Hiện giờ có hai con đường, tùy ý nhị vị chọn lấy một. Thiếu Bạch bình tĩnh hỏi: - Không hiểu đó là những con đường nào? - Con đường thứ nhất giản dị hết sức, chỉ cần thí chủ theo lời đề nghị của lão nạp ở lại đây một lúc nữa thành thật đàm đạo cùng lão nạp, làm vậy không những giúp lão nạp nhiều mà cũng tránh được hiềm nghi về phía tiểu thí chủ. - Đại sư thử nói con đường thứ hai cho nghe xem sao? - Cũng giản dị lắm, chỉ cần nhị vị qua được chỗ lão nạp đứng thì để tùy nhị vị thong thả, lão nạp sẽ không làm phiền từ rày về sau. Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Lão hòa thượng này ăn nói lớn lối như vậy chắc là võ công đã thập phần liễu đắc, tại sao mình không mượn dịp này để thử xem kiếm pháp ân sư truyền dạy lợi hại đến đâu? Bụng nghĩ, tay hành động liền, soạt, chàng rút khỏi trường kiếm trên vai, sang sảng giọng nói: - Nghe khẩu khí của đại sư, chắc là võ công phải độc đáo lắm. Tại hạ rất vui lòng được lãnh giáo một vài chiêu. Tứ Giới đại sư sửng sốt, thật sự với tiếng tăm lừng lẫy giang hồ như lão, lão nghĩ rằng bọn Thiếu Bạch không khi nào dám so chiêu, chẳng dè Thiếu Bạch lại chọn con đường thứ hai. Lão khẽ xua tay nói: - Lão nạp xin dâng hai cánh tay thịt này để tiếp vài kiếm của tiểu thí chủ, xin xuất thủ đi! Thiếu Bạch nói: - Cung kính bất như tòng mạng, xin được nghe vậy! Vút một kiếm đâm véo sang. Tứ Giới đại sư thoạt đầu mặt mày tươi tĩnh thung dung chờ đợi đối phương xuất thủ, kịp khi Thiếu Bạch ra tay đâm vèo sang một kiếm lão biến sắc mặt vội vàng tung mình nhảy tránh. Thiếu Bạch một kiếm đánh ra được đắc ý, vòng tay nói: - Đa tạ đại sư nhường nhịn. Dứt lời, kéo Hoàng Vĩnh nhanh chân bước đi. Tứ Giới đại sư đứng ngây ra nhìn theo bóng hai người trẻ tuổi dần khuất trong lòng vừa kinh ngạc vừa xấu hổ. Lão cứ đứng thừ người không nói được tiếng nào, bởi vì so trên thân phận và danh vọng của lão trong phái Thiếu Lâm, lão không thể nào nuốt lời một khi lời đó đã nói ra. Hoàng Vĩnh đi được bốn trăm trượng rồi mới sẽ giọng khen: - Một kiếm ấy của minh chủ đánh ra, đường kiếm đi thật kỳ, thật ý khiến người không sao tưởng tượng tới được, chẳng trách lão hòa thượng phải kinh ngạc đến thất sắc. Thiếu Bạch đáp: - Tại lão quá tự phụ, có ý khinh địch nên mới bị một kiếm của tại hạ đánh cho thối lui, chứ nếu lão đề phòng một chút thì đâu đến nỗi nào. - Minh chủ lão gia cần phải khiêm nhượng, theo thiển ý của tại hạ thì dẫu cho lão có để tâm đề phòng cũng khó lòng hóa giải được đường gươm ấy.Thiếu Bạch đang chực mỡ miệng nói đột nhiên nghe những tiếng quát tháo dữ dội từ xa vọng lại. Hoàng Vĩnh nói: - Tiếng của Cao huynh đệ. Tức thời gia chân nhanh sức chạy. Chạy vòng qua một cánh rừng rậm, hai người thấy ánh đao bút loáng loáng. Ba người đang lăn xả trong một trận tử chiến. Thiếu Bạch nhanh mắt nhìn thấy ngay Cao Quang đang bị hai kẻ địch trước sau vây chặt lấy, tình thế cực kỳ hiểm ác. Thiếu Bạch cao giọng gọi: - Cao huynh đệ lui mau. Thì ra ba người đã lọt cả xuống dưới ruộng, bùn lên tới đầu gối, hành động bất tiện, người nào người nấy bùn văng đầy người, toàn thân ướt như chuột lột, nhưng cuộc đấu vẫn diễn ra vô cùng kịch liệt. Cao Quang thực tình đã đuối sức yếu thế, rồi đột nhiên nghe tiếng Thiếu Bạch gọi, tinh thần phấn khởi hẳn, cao giọng đáp: - Minh chủ... Bên tay trái một đao vút tới, Cao Quang bắt buộc phải giơ phán quan bút đón đỡ, không có thì giờ đâu để nói dứt lời. Hoàng Vĩnh đã nhìn ra tình thế thập phần nguy cấp của Cao Quang nên sẽ giọng nói: - Để tại hạ xuống giúp Cao Quang huynh đệ một tay. Thiếu Bạch gạt đi: - Không được, làm thế không xong. Cao Quang huynh đệ tuy ở trong thế nguy nhưng cũng còn cầm cự được một thời gian, bùn ở dưới ruộng lên tới đầu gối, di động khó nhọc. Ba người họ đánh nhau đã quen với trở ngại ấy rồi, nay nếu như huynh nhảy xuống thì chỉ làm cho bên đối phương quyết tâm hạ độc thủ, họ sẽ thi triển hết tuyệt kỹ. Trong khi huynh chưa quen với lối đánh ở địa thế đó, dẫu cho có tới kịp thời qua vài chiêu cũng chưa có thể phát huy được hết cái thế của kiếm pháp, chỉ sợ trở ngại làm hại cho Cao huynh đệ, chẳng bằng để Cao huynh lên bờ, chúng ta tìm cách tiếp ứng cũng không muộn. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 8 Hận kiếm động giang hồ Hoàng Vĩnh đáp: - Minh chủ dạy phải. Rút soạt trường kiếm, cầm lăm lăm trong tay chỉ chực chờ, đợi cho Cao Quang đạp chân lên đất liền là lao tới địch nhân, mang toàn lực tiếp cứu Cao Quang. Thiếu Bạch tuy ngoài mặt lên tiếng khuyên nhủ Hoàng Vĩnh nhưng trong lòng vô cùng lo lắng. Chàng trợn tròn mắt chú mục theo dõi cuộc đấu ác liệt. Chỉ thấy cặp phán quan bút của Cao Quang phải tả xung hữu đột, tình thế thập phần nguy đến tính mạng. Cao Quang tuy đã ra sức đánh để thoát lên bờ nhưng thật là quái ác, hai ngọn đao của đối phương càng tấn công càng trở nên lợi hại, tàn độc. Đừng nói là thoát lên đất liền, ngay cả việc chống đỡ cũng có chiều không xong. Thiếu Bạch nghĩ nhanh trong đầu, xem chiêu kiếm nào có thể giải thoát được cho Cao Quang nhưng nghĩ nát cả óc, lục hết sở học vẫn không tìm ra chiêu nào có thể đem ra dùng được. Hốt nhiên, chàng nghĩ tới đao pháp của Hướng Ngao, một đao lấy mạng hú hồn địch thủ. Chỉ còn cách duy nhất là đánh trọng thương một trong hai kẻ địch nếu không, ruộng lúa bùn cao tới gối mà tiếp cứu Cao Quang chẳng khác gì đưa Cao Quang sớm bước vào tử lộ. Thiếu Bạch dần dần tập trung thần ý, mặc niệm khẩu quyết Đoạn hồn nhất đao của Hướng Ngao. Đột nhiên chàng cởi cái đẩy xanh đeo trên lưng xuống lấy ngọn đơn đao Hướng Ngao cho. Đó là một ngọn cổ đao luyện bằng chất thép thật tinh tuyển, chuôi đao chạm trổ rất tinh trí có một cái tua màu vàng buộc thõng. Dưới ánh sáng mặt trời, cây cổ đao bằng chất thép xanh rợn lên một ánh sáng xanh lạnh người. Thiếu Bạch ngưng tụ thần ý, mặt sắt lại, trong hai con ngươi tròn xoe ánh ra những tia nhìn lạnh ngắt, loang loáng như điện. Hoàng Vĩnh quay nhìn lại thấy vậy rùng mình, đang chực lên tiếng hỏi, hốt nhiên đã thấy Thiếu Bạch mở miệng hét lớn một tiếng sấm sét, bốc người lên lao vút tới chỗ ba người đang giao chiến dưới ruộng lúa. Hoàng Vĩnh ớn lạnh vội vàng hít một hơi dài, thuở giờ chàng chưa từng thấy trên đời có một thứ đao pháp ghê gớm khủng khiếp đến như thế, khí thế đánh ra của nó khơi dậy bao nhiêu sát cơ, trời đất vũ trụ như thể đầy máu. Chỉ thấy ánh sáng xanh rợn lên lạnh mình, bên tai cùng lúc vang lên hai tiếng rú thảm. Ánh sáng loáng loáng của đao với bút trong khoảnh khắc vô cùng ngắn ngủi ấy đã tắt ngấm, chẳng thấy đâu, đương trường chỉ còn lại một cảnh tượng thê lương. Hai đại hán vây đánh Cao Quang đã ngã gục trong ruộng lúa, máu loang ra mênh mông chan hòa cùng nước bùn. Trong khi Thiếu Bạch trong tay cầm ngọn cỗ đao ánh sáng xanh rợn lạnh, ngây người đứng trố mắt nhìn sững vào hai cái thây chết thảm. Gương mặt chàng hằn lên vẻ khổ sở cùng hổ thẹn tự biết lỗi. Trong khi Cao Quang cũng đứng ngây ra với cặp phán quan bút trong tay. Im lặng cả hồi lâu, cuối cùng Cao Quang mới thâu song bút, nghiêng mình nói: - Đa tạ minh chủ đã cứu. Thiếu Bạch lấy lại được bình tĩnh, chàng cười buồn, tự hỏi vẩn vơ: - Tại sao ta lại giết hai người họ nhỉ? Ta và họ có thù oán ghê gớm gì nhau từ trước đâu? Cao Quang phủi bùn còn dính trên người, nói: - Minh chủ giết họ để cứu tiểu đệ! Thiếu Bạch thở dài nói: - Đúng vậy, đúng vậy, vì muốn cứu huynh đệ mà tại hạ phải giết họ. Hoàng Vĩnh cao giọng gọi: - Minh chủ, Cao huynh đệ, lên đây mau đi, còn ở dưới đó làm gì? Thiếu Bạch nói: - Chúng ta phải chôn hai người đàng hoàng. Cao Quang đáp: - Việc đó minh chủ khỏi lo. Nói rồi ôm lấy hai cái xác, nhảy lên bờ. Thiếu Bạch hình như đã dùng hết sức lực của toàn thân, chàng mệt nhọc lần từng bước theo. Lên đến bờ, chàng lượm vỏ đao trên đất, tra đao vào đâu đó, chàng ngồi phệt xuống cỏ, ngước nhìn nền trời xanh xuất thần. Không biết bao lâu sau, Cao Quang đã thay quần áo sạch sẽ, khẽ gọi: - Minh chủ, hai kẻ chết đó đều là tay cự khấu trên chốn lục lâm, người đời gọi là Giang Nam nhị thử, cứ theo tước hiểu ấy cũng đủ biết họ là những người thế nào. Giết họ để trừ hại cho lương dân. Minh chủ không việc gì phải hối hận. Thiếu Bạch chậm rãi quay người lại hỏi: - Vì đâu Cao huynh biết họ là lục lâm thảo khấu? - Tại hạ biết được là nhờ lúc chôn họ có phát giác trên mình họ có một phong thư. Thiếu Bạch nhẹ thở dài hỏi: - Phong thư ấy đâu rồi? Cao Quang lấy trong người ra một phong thư trao cho Thiếu Bạch nói: - Thư đây, xin minh chủ coi. Thiếu Bạch đỡ lấy phong thư, giở ra xem, thấy viết: &quot;Nói cho Giang Nam nhị thử hay, các ngươi thừa lúc ta đi vắng, đang đêm lén vào nhà vơ vét hết của cải lại còn đã thương người nhà ta, thù này, hận này, không giết chết các ngươi thì làm sao hả giận được...&quot; Thiếu Bạch chỉ đọc được đến đây, còn những hàng chữ phía dưới bị nước bùn vấy lên mủn hết. Chàng thừ người, cầm tờ thư trên tay, lẩm bẩm như nói riêng cho mình nghe: - Xem ra như vậy quả hai tên kia không phải là hạng người tốt. Cao Quang cười nói: - Cướp của giết người, tự nhiên không phải là hạng người tốt đứt đi rồi. Thiếu Bạch hốt thấy cõi lòng thư thới, cười nói: - Hai kẻ ấy là hạng xấu xa đê tiện, giết đi cũng chẳng phải là cái tội. Nói rồi, vứt tờ thư rách đi, vươn mình đứng dậy. Hoàng Vĩnh cảm phục, đánh tiếng: - Lòng nhân nghĩa của minh chủ, người thường thật không bì được một trong hai vạn phần, chỉ bằng một chỗ chú ý phân biệt thiện ác ấy thôi... Thiếu Bạch thở dài, đỡ lời bạn: - Gia phụ bị người hãm hại còn làm liên lụy cho hơn trăm sinh mạng. Tại hạ mồ côi vất vưởng, sự việc vẫn còn rõ ràng như bức tranh tô đậm, ấn tượng thê thảm đã ăn quá sâu trong đầu óc, cho nên tại hạ rất không muốn giết bừa một người tốt nào. Việc thị phi cần phải tách bạch cho thật rõ mới được. Hoàng Vĩnh vỡ lẽ nói: - À! Thì ra là thế... Liếc mắt nhìn sang Cao Quang hỏi: - Cao huynh! Có phải Cao huynh đuổi theo Giang Nam nhị thử rồi bị họ phát giác không? - Không phải. Tại hạ đuổi theo tên đại hán ăn mặc giả lực điền, tay cầm ông xi đồng, bị y phát giác dụ tới đây. Bọn chúng vốn phòng bị từ trước rồi nên mai phục chu đáo. Tại hạ vừa đuổi tới đây thì bọn Giang Nam nhị thử chẳng nói chẳng rằng xông ra vung binh khí tấn công liền. Đại hán ăn mặc giả lực điền thừa cơ hội chạy mất. Không thể ngờ được rằng võ công của Giang Nam nhị thử cũng chẳng kém gì tiểu đệ, nếu không được minh chủ tới cứu kịp thời, chỉ sợ đã sớm nát thây dưới đường đao lợi hại của bọn họ rồi chứ chẳng khỏi.Thiếu Bạch nhận xét:- Họ bố trí nghiêm mật như thế hẳn là đã để tâm từ lâu. Hoàng Vĩnh bàn:- Lưu lão tiền bối đã chết, những kẻ kia quyết không nán lại vùng này lâu lắc làm gì, chúng ta cần sớm rời khỏi nơi đây, dò xem sào huyệt của họ ở đâu. Thiếu Bạch ngửa mặt thở dài nói: - Tại hạ định trở về nơi cố cư Bạch Hạc bảo xem sao? Hoàng Vĩnh phụ họa: - Chưa biết chừng trong Bạch Hạc bảo lại tìm được một đầu mối để phăng ra hung thủ. Thiếu Bạch giục: - Đi, chúng ta lên đường. Rồi cùng hăng hái đi đầu. Đường đi, chàng phải cố lục lọi ký ức quy định. Hoàng Vĩnh, Cao Quang riu ríu đi kèm hai bên. Ba người rảo cẳng đi, không đầy một tiếng đồng hồ đã thấp thoáng nhìn thấy bóng Nhạc Xuyên. Nhạc Xuyên là thị trấn của miền Tương Bắc, trong thành buôn bán sầm uất, người đi kẻ lại tấp nập, chen chân không lọt. Hoàng Vĩnh nhìn bộ quần áo vải mặt trên người sẽ giọng nói: - Bộ đồ này mặc đi dạo phố không được, chúng ta tìm chỗ nào nghỉ một lúc đi. Thiếu Bạch đáp: - Phải đấy, chúng ta cũng phải tìm một chỗ ăn uống gì chứ. Cao Quang nói: - Trong chốn Nhạc Xuyên này có Nhạc Dương lầu là quán ăn trứ danh nhất, tại sao chúng mình không đến đó ngồi thử xem có phải quả đúng như tiếng đồn không? Hoàng Vĩnh nói: - Hàng quán là chốn làm ăn lớn của người ta, bọn mình ăn mặc lùi xùi thế này bước vào, nếu không bị xua đuổi thì kể cũng là chuyện lạ lắm. Cao Quang nói: - Nếu thật phải như thế thì đệ sẽ giáo huấn chúng một phen. Hoàng Vĩnh đỡ lời: - Việc đó thiết nghĩ không nên trách người, chỉ trách cái bọn mình ăn mặc lôi thôi, không đúng điệu để vào chỗ sang trọng. Thiếu Bạch cười nói: - Nhị vị việc gì phải tranh luận dữ như thế! Anh em chúng ta đi kiếm một tiệm cắt may một bộ để thay rồi sau đó sẽ đến Nhạc Dương lầu. Cao Quang nói: - Lời minh chủ không sai. Thỏa thuận rồi, ba người vào trong thành, tìm đến một tiệm may đặt vài bộ. Có tiền mua tiên cũng được, thật đúng như phương ngôn vẫn nói. Thiếu Bạch sau khi đã hứa trọng thưởng thật hậu cho họ rồi, mấy người công nhân dẹp đồ của người khác lại, chuyên chú làm tận lực cho ba người. Đến khoảng xế chiều thì xong, Thiếu Bạch và hai người bạn súng sính trong bộ đồ mới cắt khéo, cất bước đi thẳng đến Nhạc Dương lầu. Nhạc Dương lầu là tửu lầu lớn nhất ở Nhạc Xuyên, ngày thường khách khứa cũng đông nghẹt. Ba người vào đến tiệm đã hết chỗ trống, một tên điếm hỏa kế chạy tới tiếp, cung kính thưa: - Xin quý vị cảm phiền, dạ hết chỗ rồi. Cao Quang lạnh lùng nói: - Cút đi, không mượn nhà ngươi, bọn ta lên lầu kiếm chỗ lấy. Dứt lời, không đếm xỉa gì đến tên điếm hỏa kế, nhanh chân đi lên lầu. Bọn Thiếu Bạch giờ đây đã ăn mặc sang trọng xem cũng ra vẻ vương tôn công tử con nhà giàu lắm tiền nhiều thế, lại có vẻ như những võ lâm cao thủ cho nên điếm hỏa kế cứ đứng đực ra nhìn không dám ngăn trở. Cao Quang đảo mắt nhìn khắp một lượt quanh lầu, quả thấy chẳng còn chỗ nào ngồi, chỉ có chiếc chiếu trải sát bên cửa sổ là có độc một người trung niên mặc trường bào màu xanh da trời ngồi. Thấy thế, lập tức Cao Quang xăm xăm bước tới, chẳng nói chẳng rằng ngồi phịch ngay xuống. Người trung niên lạ quắc mắt như muốn nổi cơn thịnh nộ rồi không hiểu vì cớ gì lại thôi. ao Quang vẩy điếm hỏa kế, gọi tám món nhậu, một bình rượu ngon thứ Trạng nguyên hồng, oang oang giọng nói: - Miệng thằng điếm hỏa kế nói không nghe được, nó bảo trên lầu hết chiếu ngươi rồi, thế mà nay chúng mình không những tìm được chỗ mà ngồi lại rộng rãi phây phả, mỗi đứa chiếm một khoảng rộng. Người trung niên mặc trường bào xanh bị ba kẻ lạ chiếm mất chiếu, đã thế thiên hạ lại còn oang oang cái miệng, ăn nói cuồng ngạo, trong bụng giận lắm, y cười nhạt nói: - Cái chiếu này, huynh đệ đã sớm đặt trước rồi, hiện đang đợi mấy người bạn. Cao Quang mỉm cười nói: - Thế thì chúng tôi ăn uống nhanh một chút vậy Đang nói, rượu thịt đã mang tới, thức nhắm hành phi thơm lừng. Cao Quang nhanh nhẩu đứng ngay dậy, đỡ lấy hồ rượu, đổ đầy một chén đưa sang phía người trung niên, tươi cười nói: - Xin mời! Chúng ta cạn chén với nhau trước một chén. Người trung niên văn sĩ lúng túng trước lối cư xử lỗ mãng của đối phương, y không biết phải cố nhịn hay nên phát tác, liếc nhìn sang đã thấy Cao Quang rót đầy một chén ực luôn cạn, đành phải ngửa cổ cạn theo. Thiếu Bạch hấp tấp nâng chén, cười tươi hỏi: - Dám hỏi quý tánh đại danh của huynh đài? Người trung niên mặc trường bào chậm rãi đáp: - Huynh đệ họ Mạnh... Hốt nhiên những tiếng la lối om sòm ở dưới lầu vọng lên, cắt đứt câu nói của người trung niên văn sĩ. Y vội vàng đặt chén xuống, bước lại bên cửa sổ, cúi đầu nhìn xuống, chỉ thấy người ta vòng trong vòng ngoài tụm lại một chỗ. Ngay trên con đường sầm uất của thị trấn buôn bán phát đạt đã xảy ra chuyện đại sự kinh người. Thiếu Bạch không nén được lòng hiếu kỳ, cũng đến bên cửa sổ dòm xuống, chỉ nhìn thấy một người nằm sóng soài như thể đã khí tuyệt. Người trung niên văn sĩ bỗng thét lên thảng thốt, đẩy mạnh song cửa như người mất hồn, lao vọt xuống lầu. Động tác quá đỗi bất ngờ và khủng khiếp của y khiến toàn thể thực khách đều ồ lên kinh hãi vùng đứng cả dậy, một giọng nói đanh thép vang lên: - Không xong rồi, lại có kẻ nhảy xuống lầu tự tử Tiếng bàn tán tức thời ầm vang lên, thực khách rùng rùng tìm đường tránh. Dưới ánh sáng mặt trời chiếu, Thiếu Bạch bỗng phát giác ở lưng cái xác chết nằm sóng xoài, cắm phập một ngọn trủy thủ, thấy vậy chàng giật bắn người, hấp tấp ngoắc Cao Quang, Hoàng Vĩnh hối hả xuống lầu. Sự thực, không đợi Thiếu Bạch phải gọi, Cao Quang và Hoàng Vĩnh cũng đã nhanh chân theo sát đằng sau rồi. Xuống đến nơi, chỉ thấy người trung niên văn sĩ bồng sốc người chết, mắt toát lửa, căm hờn ngó quanh quất như thể kiếm tìm hung thủ trong rừng người. Thiếu Bạch khẽ thở dài, nói: - Kẻ kia thực to gan lớn mật thực, giữa ban ngày ban mặt ở một nơi đông đúc đô hội mà dám ra tay giết người, không còn coi ai ra gì. Tiếng niệm phật sẽ vang lên ở đằng sau, tiếp liền là giọng nói: - Lá gan của hung thủ quả thực không phải nhỏ, A di đà phật! Thiếu Bạch quay đầu trở lại nhìn, thấy người lên tiếng nói không ai khác hơn chính là Tứ Giới đại sư, chàng chột dạ, nghĩ bụng: - Vị hòa thượng này kèm ta đây. Người trung niên văn sĩ ôm xác chết đứng thừ ra một hồi, đột nhiên thò tay nhổ phắt ngọn trủy thủ. Một vòi máu theo ộc ra. Thiếu Bạch chăm chú nhìn, thì thấy thứ binh khí hung ác đó là một thanh đoản kiếm dài chừng bảy tám tấc, ánh sáng chóe mắt, không thấy có vẻ gì là có tẩm độc, hiển nhiên hung thủ ỷ mình là tay kình lực ghê gớm, khỏi dùng chất độc tẩm vào binh khí để giết người. Hoàng Vĩnh cũng kịp nhìn tám chữ đại tự &quot;Cừu hận chi kiếm, huyết trái huyết hoàn&quot; (kiếm này là kiếm cừu hận, nợ máu phải trả bằng máu) khắc trên thân kiếm. Người trung niên văn sĩ sau khi nhìn thấy chữ trên lưỡi kiếm, liền lẳng lặng không nói một lời, vác xác chết hấp tấp chạy mau đi, chớp mắt đã mất dạng. Thiếu Bạch nhìn theo bóng người trung niên, lẩm bẩm nói một mình: - Cừu hận chi kiếm, huyết trái huyết hoàn... Kẻ ấy là ai kìa? Chẳng lẽ còn gặp phải cảnh ngộ muôn phần bi khổ hơn ta? Tứ Giới đại sư trong khi ấy lắc đầu quầy quậy nghiêm giọng nói như than: - Kiếp số, kiếp số, xem chừng kiếp nạn của toàn thể võ lâm đã bắt đầu phát động rồi đây. Thiếu Bạch ngoảnh lại nhìn Tứ Giới đại sư một cái nữa, sẽ giọng gọi Cao Quang và Hoàng Vĩnh: - Chúng ta lên lầu thôi. Lúc bấy giờ người đứng xem đông đảo, ai cũng chép miệng than thở rồi tản mạn đi. Hốt nhiên nghe thấy một giọng nói hơi khàn khàn đập vào tai: - Lạ quá, nguy hiểm quá! Thiếu Bạch đã quay người đi rồi nhưng nghe tiếng lạ chàng chậm bước lại lắng nghe xem sao. Quả nhiên có người đỡ lời hỏi: - Vưu lão nhị, tại sao lại lạ? - Lúc người ấy chết, chính y đi đằng sau tại hạ đấy chứ, cách nhau không quá một bước, thế mà tại hạ chẳng nghe kêu, kịp đến khi y ngã phịch xuống đất, tại hạ mới quay đầu lại thì đã chẳng thấy ma nào cả. Cho hung thủ là chạy nhanh đi nhưng làm sao nhanh hơn mắt tại hạ? Thế không đáng lấy làm lạ sao? - Kể như thế cũng lạ lắm, nhưng có gì là nguy hiểm đâu? Giọng nói khàn khàn bắt đầu đáp: - Hú vía chứ lại không nguy hiểm à! Thử nghĩ y và tại hạ cách nhau có một bước, nếu hung thủ nhìn lầm, ở đằng sau mà lụi cho một dao thì bảo có đi đời nhà ma không? Tứ Giới đại sư đột nhiên xen vào hỏi: - Dám hỏi thí chủ thử nhớ lại xem lúc ấy quả thật không trông thấy nhân vật nào khả nghi cả à? Vưu lão nhị trầm ngâm giây lâu đáp: - Khi ấy trên đường người qua kẻ lại khá đông, nhưng tại hạ đi gần y nhất, lúc tại hạ quay đầu lại chỉ thấy y nằm phủ phục dưới đất, lưng bị đâm một lưỡi đoản kiếm, không thấy người nào khả nghi. Nghe đến đây, Thiếu Bạch bước mau lên lầu. Trải qua một phen náo động khủng khiếp, tửu lầu đầy khách giờ đây đã vắng quá nữa, chưa chừng đám tửu khách ấy thừa nước đục thả câu, nhân lúc lộn xộn chén một bụng rồi chuồn. Rượu thịt đem lại, Hoàng Vĩnh nâng chén mượn dịp nói nhỏ với Thiếu Bạch: - Minh chủ, lão hòa thượng ấy cũng mò lên. Ba người vội vã ăn quàng cho xong, đứng dậy đi. Thiếu Bạch vận ký ức, nhớ đường ngày nhỏ đi qua, dẫn Hoàng Vĩnh, Cao Quang thẳng tới Nam Quan. Đi độ bốn năm dặm đường, trước mặt chỉ thấy một tòa miếu to tát, sừng sững đứng trong một cánh rừng. Thiếu Bạch bảo hai bạn: - Lúc nhỏ, tại hạ có tới Quan vương miếu này một lần với tiên phụ, nhớ mang máng trong ngôi miếu này rất thanh tĩnh, trừ một hương hỏa đạo nhân lo việc đến năng quét dọn thì chỉ có ngài trụ trì tuổi đã già, chúng mình đi coi qua tình thế xem sao. Kiếm một chỗ yên tĩnh, mát mẻ ngồi nghỉ đợi đêm xuống hẳn lần về Bạch Hạc bảo. Cao Quang thắc mắc: - Tại sao lại đợi đến đêm mới đi? - Theo tại hạ nghĩ, trong Bạch Hạc bảo sợ còn nhiều nhân vật võ lâm ẩn nấp ngầm dò xét. Nếu chúng ta đi ban ngày chắc khó tránh khỏi bị phát giác và làm khó dễ. Chi bằng để đến đêm đi, dẫu cho có bị phát giác cũng dễ bề thoát thân.- Minh chủ cao kiến, thực quả bọn tôi không sánh kịp.Trong khi trò chuyện, ba người đã đi gần tới Quan vương miếu. Chỉ thấy hai cánh cổng miếu sơn đỏ khép hờ đủ cho một người ra vào lọt. Trong rừng vang lên tiếng ve kêu càng làm tăng thêm phần tĩnh mịch cho ngôi cỗ miếu. Hoàng Vĩnh nhanh nhẹn sấn lên hai bước, đi vào trước. Trong cánh cổng lớn là một cái sân rộng. Trừ một con đường lát gạch lấy làm lối đi ra, cỏ hoang mọc tràn lan, một lão nhân đầu tóc lưa thưa, râu trắng phếu cầm liềm yếu ớt cắt cỏ. Hoàng Vĩnh ngắm nhìn tòa miếu hùng vĩ một hồi, bất giác rùng mình, sẽ giọng nói: - Ngôi cỗ miếu hoang vắng quá chừng! Cao Quang nói: - Xem cái miếu này, tường quét vôi trắng còn mới, cửa chưa bị sứt mẻ, rõ ràng là mới được sữa chữa lại đây. Sao không thấy dân gian hương hỏa tới lễ nhỉ? Hoàng Vĩnh biểu đồng tình: - Phải đấy, ngôi miếu này xem ra cũng lạ lắm. Hương hỏa đạo nhân làm cỏ bằng liềm chậm rãi ngửng đầu lên nhìn ba người khách rồi lại chậm rãi cúi xuống tiếp tục làm. Cao Quang đưa mắt nhìn đạo nhân làm việc chậm chạp, lắc đầu ngao ngán nói: - Xem cái điệu ông ta cắt chậm như rùa thế kia thì cắt xong mé bên đông, cỏ ở mé tây đã mọc um tùm từ tám mươi đời rồi, làm hết đời cũng chẳng hết cỏ trong sân. Thiếu Bạch hỏi bâng quơ: - Không hiểu vị trụ trì ngôi miếu này có đúng tuổi tác già nua như vị hương hỏa đạo nhân kia? Khi trước, lúc chàng đặt chân tới chốn này chỉ là một đứa trẻ năm sáu tuổi gì đó. Chỉ bởi vì ngôi miếu khuôn viên quá rộng mà tất tật chỉ có một ngài trụ trì cùng một đạo nhân lo việc đèn nhang nên bước vào khỏi cổng là tự nhiên thấy ớn lạnh xương sống liền, vì vậy Thiếu Bạch mới còn ấn tượng sâu đậm trong trí. Đi hết con đường nhỏ lát gạch đó, ba người tới cổng trong, cảnh vật đột nhiên thay đổi hẳn. Chỉ thấy những cây bạch dương đứng cao muốn chọc thủng mây. Khoảng đất trống ở giữa đều bị những gốc cây bạch dương choáng hết, lá rụng ngập lên thành đống, như thể cả mấy tháng trời rồi không có ai quét dọn. Hoàng Vĩnh nhìn những đống lá trên mặt đất, thấp giọng nói: - Trong sân trong này, nhà ngang phòng trống rất nhiều, tại hạ xem chúng ta cũng chẳng cần phải vào đại điện làm gì, sợ làm kinh động ngài trụ trì, chúng ta tùy tiện chọn lấy một phòng ở nhà ngang ngồi nghỉ được rồi. Thiếu Bạch nói: - Thì theo ý kiến Hoàng huynh vậy. Đảo mắt, chậm bước đi về dãy phòng mé tây, Cao Quang đi vượt lên trước, đẩy cửa bước vào, chỉ thấy một cái bệ có màn màu vàng, tuy còn mới nhưng bụi bám đầy. Hoàng Vĩnh thót giật mình nghĩ bụng: - Cái ngôi Quan vương miếu này chỗ nào cũng thấy lạ lắm, thật là cổ quái, tường trắng toát, bức màn vàng còn mới, với tình trạng này đáng lẽ phải đông khách thập phương tới chiêm bái, người đi rầm rập mới phải chứ sao lại vắng vẻ lạnh lẽo quá chừng như thế này? Cao Quang nhìn quanh lên tiếng hỏi: - Minh chủ coi gian phòng này như thế nào? Thiếu Bạch sẻ gật đầu đáp: - Chúng ta ngồi nghỉ trong phòng đi, đợi đêm xuống hãy lên đường đi Bạch Hạc bảo. Hoàng Vĩnh quẳng đẫy trên vai xuống, ngồi phệt xuống dưới đất xếp bằng tròn, nhắm chặt mắt vận khí điều tức, nhưng rốt cuộc vì trong lòng cứ thắc mắc mãi về cái cổ quái của Quan vương miếu nên không sao để lòng thảnh thơi mà đưa chân khí chạy đều khắp các mạch huyệt trong người. Chàng hé mắt nhìn, thấy Thiếu Bạch và Cao Quang đã nhập định, hồn vía đã cho bay đâu đâu. Thấy vậy Hoàng Vĩnh rón rén đứng thẳng người dậy, khẽ bước ra ngoài. Chàng chưa ra khỏi cửa, hốt đã thấy hương hỏa đạo nhân cầm liềm dò theo con đường lát gạch đỏ đi thẳng tới đại điện. Hoàng Vĩnh hít một hơi, nghĩ bụng: - Chẳng hiểu lão công nhân vào trong đại điện có phải là để báo cáo với ngài trụ trì về hành tung của bọn ta chăng? Trong lúc mãi nghĩ ngợi vẩn vơ như thế, lúc chàng ngóc đầu lên nhìn thì đã chẳng thấy bóng của hương hỏa đạo nhân đâu cả. Là người cẩn thận, thấy vậy Hoàng Vĩnh bỏ ý ra ngoài, trở về chỗ cũ, ngồi xuống xếp bằng tròn, giả vận khí điều tức, trong lòng chàng không ngớt toan tính: - Nhất định lão hương hỏa đạo nhân đã sớm thấy bọn ta, rõ ràng là lão có ý báo cáo, điều này không còn phải nghi ngờ gì nữa, trong chớp mắt ta phân tâm lão có thể biến mất, nếu không phải tay khinh công thượng thừa thì quyết không làm sao nổi, xem thế lão hương hỏa đạo nhân dáng dấp yếu ớt kia không phải là một vị muốn lẩn tránh bụi trần thì cũng phải là một tay đại đạo ngang dọc trên giang hồ. Ngài trụ trì miếu Quan vương này nếu như không phải là người siêu phàm xuất chúng quyết không thể nào khiến cho lão hương hỏa đạo nhân một lòng trung thành hầu hạ. Hoàng Vĩnh lại âm thầm nghĩ tiếp. Nhẩm tính vị trí chỗ lão đạo nhân biến mất, chỗ đó cách căn phòng nhà ngang gần nhất cũng phải có đến ngoài một trượng, trừ phi lão nằm xoài, náu mình trong một bụi hoa gần bên, nếu không, khinh công của lão còn cao hơn chàng nhiều. Ý nghĩ dồn dập đến trong đầu óc chàng, chàng liên tưởng tới việc năm xưa Tả Giám Bạch đến chốn này, theo như lời minh chủ nói khi người tới, ngôi Quan vương miếu cũng vẫn hoang vắng như bây giờ. Tả Giám Bạch là chưởng môn của một môn phái võ bỗng thình lình đặt chân tới đây, đâu phải là chuyện tình cờ, không duyên cớ? Càng nghĩ, Hoàng Vĩnh càng thấy bên trong ắt phải có cái gì chứ không thể không được, xem ra tòa Quan vương miếu này chỉ sợ cũng có liên quan mật thiết với việc Bạch Hạc môn bị thảm sát. Chỉ tiếc lúc minh chủ tới đây tuổi còn quá nhỏ, trong trí nhớ không lưu lại điểm khả nghi nào thôi. Ngoảnh lại nhìn hai người, thấy họ vẫn ngồi thiền định chưa tỉnh, lại không tiện đánh thức, Hoàng Vĩnh đành cố nén mối nghi hoặc trong lòng, nhắm mắt làm ra vẻ ngồi thiền nhưng kỳ thực ngầm canh cho hai bạn. Thì ra người tụ tập nội công thượng thừa, sau khi nhập định rồi, sóng lòng không dậy, thần trí phiêu diêu trên ngoại vật, thính giác do đấy cực kỳ tinh tế, trong vòng mấy trượng tiếng lá khô rụng cũng còn nghe rõ mồn một, nhưng trong lúc vận khí điều tức thì lại khác, tai mắt mất hết cả lanh lợi, rất dễ bị ám hại. Hoàng Vĩnh thấy hành động của lão hương hỏa đạo nhân đã động mối nghi ngờ rồi nên đặc biệt lưu ý động tĩnh xung quanh. Quả nhiên chàng thấy những tiếng bước chân rất nhẹ chầm chậm vẳng lại. Sẽ hé mắt, sực thấy bóng người bắn tới, chính là lão hương hỏa đạo nhân, tay cầm liềm làm cỏ. Chỉ thấy lão lấm la lấm lét, thò đầu vào dáo dác ngó một hồi, đột nhiên thụt ra, Hoàng Vĩnh hoảng kinh nghĩ bụng: - Quả không ra ngoài sự liệu đoán của ta, lão thò đầu vào giây lát rồi quay đi, không hiểu định giở thói gì đây? Nghĩ rồi, Hoàng Vĩnh sẽ thò tay vào trong người móc lấy hai cây ám khí, nắm chắc trong tay lấy thế sẵn sàng chờ địch. Chẳng dè đợi sốt cả ruột mà cũng chẳng thấy động tĩnh gì cả, lão hương hỏa đạo nhân nhất định không trở lại. Đợi một lúc lâu nữa, Thiếu Bạch và Cao Quang ngồi thiền xong, Hoàng Vĩnh thở ra nhẹ nhỏm, đánh tiếng: - Huynh đệ định thỉnh giáo minh chủ một việc, không hiểu có nên không? Thiếu Bạch cười bảo: - Có chuyện gì xin nói cho nghe, tiểu đệ biết sẽ nói hết. - Minh chủ, năm xưa lệnh tôn tới đây không hiểu để làm gì? Thiếu Bạch vắt óc, nghĩ ngợi hồi lâu đáp: - Ngày ấy, tại hạ còn bé không nhớ được rõ, hình như gia phụ tìm đến thăm hỏi ngài trụ trì thì phải. Hoàng Vĩnh bỗng đứng phắt dậy, chạy vụt ra khỏi phòng, đảo mắt nhìn quanh một lượt rồi trở vào hỏi: - Minh chủ còn nhớ lệnh tôn lưu lại ở đây bao lâu không? - Hoàng huynh hỏi miết chuyện cũ, phải chăng đã thấy có chỗ khả nghi ở Quan vương miếu này? - Thiết nghĩ Tả lão tiền bối coi sóc việc cả một môn phái, công chuyện phải bề bộn lắm, tòa miếu Quan vương này nếu không phải là chốn thanh tịnh để nghỉ ngơi, tại sao Tả lão tiền bối lại đột nhiên tới làm gì? Bên trong ắt phải có nguyên nhân, tại hạ đoán bừa thế thôi, minh chủ hốt nhiên nghĩ việc đến đây để tránh tai mắt của kẻ địch dòm ngó, hiển nhiên minh chủ còn nhớ rất rõ và rất thích cảnh hoang vắng tĩnh mịch của tòa miếu này. - Đúng thế! - Do đấy, tại hạ dám lớn mật đoán liều rằng khi xưa minh chủ cùng lệnh tôn tới đây, cảnh Quan vương miếu vẫn thế, vẫn vắng vẻ hoang sơ, ấn tượng đó ăn sâu trong ý thức minh chủ đến nổi khi cần tìm một chỗ không người héo lánh để nghỉ ngơi trước khi trở về Bạch Hạc bảo là minh chủ nghĩ đến nó liền! Thiếu Bạch gật gù: - Nếu không phân tách rạch ròi như Hoàng huynh thì tại hạ cũng không nhớ ra. Phải rồi, ngày đó theo chân tiên phụ tới đây, hình như tiên phụ có hẹn với một vị bằng hữu ở chốn này thì phải. - Minh chủ thử nhớ kỹ coi, người bạn mà lệnh tôn hẹn gặp là nhân vật như thế nào? - Hồi đấy, tại hạ còn nhỏ, làm sao nhớ được nhiều. Tuy đáp vậy, nhưng Thiếu Bạch cũng ngửa mặt cố nặn óc, lục lọi ký ức, tiếp lời: - Người bạn mà tiên phụ hẹn gặp hình như là một người rất thần bí, theo trí nhớ kém cỏi của tại hạ thì người ấy ngồi trên một cổ xe hai ngựa tuyệt đẹp đánh tới. Cao Quang thình lình xen vào nói: - Việc đó cách đây không có bao nhiêu năm, không có khó gì để tra ra cho rõ. Tại sao chúng ta không gặp ngay vị trụ trì ngôi miếu này mà hỏi? - Đệ cũng có ý ấy, không hiểu minh chủ định sao? Thiếu Bạch đáp: - Nhị vị cũng có một kiến giải, như vậy chắc không đến nổi sai. Cao Quang đứng vùng dậy, láu táu nói: - Chúng ta đi ngay bây giờ chứ? Hoàng Vĩnh nói: - Theo ý của đệ, tòa Quan vương miếu này ngài trụ trì không phải là một nhân vật tầm thường, vậy trong lời ăn tiếng nói chúng ta phải hết sức giữ lễ phép, mà đồng thời cũng phải hết sức dè dặt đề phòng, nếu như không gặp nước bất đắc dĩ, tốt nhất là minh chủ chẳng nên nói thân phận ra làm gì. Thiếu Bạch gật đầu: - Nhị vị có lòng giúp như vậy, tại hạ cảm kích bất tận. Quá cảm động vì chân tình của hai bạn, Thiếu Bạch dơm dớm nước mắt, vòng tay vái tạ. Hoàng Vĩnh, Cao Quang hoảng hốt, vội vàng hoàn lễ, nói: - Nếu không có minh chủ ra tay hòa giải thì hai anh em chúng tôi đều vong mạng rồi, còn đâu đến ngày hôm nay. Còn sống ngày nào chúng tôi xin mang hết sức kém cỏi làm việc cho minh chủ. - Nhị vị quá lời. Nói xong chàng lấy tay chùi nước mắt chầm chậm bước ra đi. Lúc bấy giờ mặt trời đã ngã non tây, ráng chiều rực đỏ cả chân trời, gió reo vi vừa trên những cành bạch dương lớn đứng âm thầm nghệu cao trong sân, cảnh chiều tuyệt đẹp nhưng vẫn không sao tẩy xóa đi được vẻ lạnh lẽo quạnh quẻ của ngôi miếu. Hoàng Vĩnh nhanh chân bước lên trước, đi thẳng tới đại điện. Cửa đại điện đóng im lìm, hai cánh, cánh nào cánh nấy rộng hơn trượng, to tát. Chỉ thấy lão hương hỏa đạo nhân đứng dựa vào một góc cửa, ngủ gà ngủ gật, tấm áo nâu sòng nhòa nhạt trong màu nắng chiều, cái liềm của lão tuệch dưới chân. Hoàng Vĩnh đã biết lão là tay mang một thân tuyệt kỹ trên người nên không dám khinh thường, sấn tới vòng tay cung kính thưa: - Lão tiền bối... Hương hỏa đạo nhân từ từ mở cặp mắt ra, nhìn Hoàng Vĩnh từ đầu tới chân hỏi cộc lốc: - Có gì chỉ giáo? Hoàng Vĩnh nói: - Anh em chúng tôi nhân đi qua Nhạc Dương, từ lâu đã nghe đại danh của ngài trụ trì Quan vương miếu nên đặc biệt tới xin bái kiến để tỏ lòng ngưởng mộ. Dám xin lão trượng thay mặt vào bẩm cho một tiếng. Hương hỏa đạo nhân hơi giật mình, nhưng rồi gượng cười đáp: - Ba vị tới tiếc rằng không đúng lúc. Cao Quang sốt ruột hỏi lại: - Thế nào là không đúng lúc? - Ngài trụ trì ba ngày trước đây đã ra đi rồi. Hoàng Vĩnh cười làm thân hỏi: - Lão trượng có biết ngài đi đâu không? Hương hỏa đạo nhân lắc đầu cười đáp: - Miếu Quan vương này, khách thập phương không nhiều, ngài trụ trì của tệ miếu bên mình không có việc gì gấp, cho nên tùy hứng, tới chỗ nào thích cũng có thể nán lại chơi, hành tung như hạc nội mây ngàn, rất khó mà nói được ngài đi về đâu. Cao Quang chen vào hỏi: - Toàn Quan vương miếu này mái điện huy hoàng, nhà ngang dãy dọc kể không dưới trăm gian, thế cũng kể được là một tòa đại miếu, chẳng lẽ lại chỉ có một mình lão trượng thôi sao? Hương hỏa đạo nhân vươn vai, cười đáp: - Cổ miếu già này vườn hoang cỏ mọc cao đã làm bạn với lão phu mấy mùa nóng lạnh rồi. Tuy cũng tĩnh mịch một chút đấy, nhưng cái phần tĩnh mịch này ở nhân gian ít có, ba vị khỏi cần cảm thương cho lão phu, dù rằng những ngày ngài trụ trì có mặt ở nhà, ngài cũng rất ít khi han hỏi. Nói đến đây, lão thủng thẳng cúi xuống nhặt liềm, lạnh lùng tiếp lời: - Ngày hôm nay lão phu nói chuyện như vậy là đã quá nhiều. Nói xong lão liền quay đi. Cao Quang nháy Thiếu Bạch nói: - Lão già này coi bộ khó chịu quá. Cao Quang nói oang oang cái miệng, hẳn là Hương hỏa đạo nhân phải nghe thấy, nhưng lão cứ lờ đi, làm như chẳng nghe, cứ dấn bước. Hoàng Vĩnh thình lình cao giọng nói: - Chúng ta thử vào trong điện coi xem sao. Chỉ thấy vị hương hỏa đạo nhân dừng ngay bước lại, hơi do dự một chốt, cuối cùng lại cất bước đi. Cao Quang chận hữu thủ lên cánh cửa, hỏi: - Có cần phải vào trong điện xem? Thiếu Bạch ngăn: - Không nên làm hỏng cửa người ta. Cao Quang sẽ vận sức đẩy nhẹ, chẳng dè cánh cửa gỗ vẫn trơ ra, chẳng hề suy chuyển chút nào. Thấy vậy Cao Quang cau mày, Hoàng Vĩnh sẽ giọng nói: - Bên ngoài không thấy khoen, chắc là bên trong phải có người cài then. Cao Quang lẳng lặng dùng hai thành nội lực lại đẩy. Vẫn chẳng ăn thua gì. Cao Quang nóng mặt lẩm bẩm: - Lão gia này không tin đẩy không nổi mi. Bèn vận ngay năm thành công lực đẩy. Cao Quang vốn luyện môn Đồng tử Hỗn Nguyên khí công, mang toàn lực ra, cánh tay có sức mạnh ngàn cân, giờ đây dùng một nữa, vị chi cũng có năm trăm cân khí lực. Chỉ nghe đánh rắc một tiếng, cánh cửa theo tay đẩy toác ra đổ sầm xuống đất. Thiếu Bạch hơi cau mày, nhẹ thở dài nói: - Phá vỡ cửa điện trong miếu, rồi ăn làm sao, nói làm sao với người ta đây? Cao Quang cười đáp: - Minh chủ khỏi lo, đền họ một ít tiền là xong. Cất bước xông đi đầu vào trong điện, Hoàng Vĩnh, Thiếu Bạch đành phải đi theo. Những cửa trong đại điện đều đóng chặt, trong điện ánh sáng lờ mờ, bọn Thiếu Bạch tuy có mục lực hơn người, nhưng vừa ở ngoài sáng hốt nhiên bước vào chỗ tối cũng có chỗ nhìn không được rõ. Mơ hồ như có tiếng động rất nhẹ ở đâu đó, nhưng tiếng động này vụt tắt ngay. Thiếu Bạch nước tinh thâm nhất, tai mắt do đấy cực kỳ linh mẫn, tiếng động kia tuy thật nhỏ chàng vẫn nghe rõ mồn một, tựa hồ như tiếng bước chân người. Trừng mắt nhìn, chỉ thấy một bức Quan vương thần tượng cao hơn một trượng ngồi ở chính giữa. Hai bên có Quan Bình, Châu Thương đứng hầu. Tượng Châu Thương hai tay đỡ cây Thanh Long Yểm Nguyệt đao, râu ngắn như mác, hai mắt tròn xoe, trông dáng điệu cực kỳ uy mãnh dễ sợ. Trừ một cái bệ với ba bức tượng thần cao lớn ra, trong đại điện trống trơn, không còn vật gì khác. Ráng chiều tắt lịm ở chân trời, hoàng hôn buông xuống, trong đại điện lại càng tối tăm u ám. Hoàng Vĩnh sẽ giọng hỏi: - Minh chủ có nghe thấy gì không?- Hình như có tiếng bước chân người rất nhẹ. Cao Quang nóng nảy xen lời:- Cần biết đó là tiếng gì, lục soát trước là tức khắc biết! Hoàng Vĩnh can:- Người vật trong miếu này không thứ gì là không cổ quái, chúng ta không nên khinh suất. Cao Quang rút đôi phán quan bút:- Đệ lùng từ bên trái sang bên phải, Hoàng huynh từ bên phải sang, xin minh chủ đứng ở giữa điện tiếp ứng cho hai mặt. Dứt lời, không đợi Thiếu Bạch và Hoàng Vĩnh đồng ý, hắn hộc tốc chạy sang cánh trái. Hoàng Vĩnh rút trường kiếm nói: - Xin minh chủ bảo trọng mình vàng. Nói xong hắn chạy sang bên mặt tìm. Sau một hồi làm quen với bóng tối, Thiếu Bạch đã nhìn rõ cảnh vật trong đại điện, chợt thấy bên tường mé phải bức Quan vương thần tượng, bức tranh &quot;Nguyệt hạ bàn thiên đồ&quot; hơi lay động, bất giác chàng thót giật mình, nghĩ bụng: - Bức họa trên tường kia vì cớ gì lại di động? Hoàng Vĩnh nói không sai, trong miếu Quan vương này người hay vật gì cũng hết sức cổ quái. Chợt một ý nghĩ sáng lóe lên trong óc, chàng thầm nhủ: - Phải rồi! Chắc là bức Nguyệt hạ bàn thiên đồ (ngồi thiền dưới trăng) kia là một cái cửa hầm không chừng. Ý nghĩ ấy nhen lên, càng nghĩ càng thấy không sai chút nào, nhất là đem đối chiếu với tiếng động bước chân người nghe được hồi ban đầu, hợp tình hợp lý vô cùng. Đang chực cất bước đi đến coi lại xem sao, hốt nhiên nghe tiếng bước chân người rất nhẹ vang lên tự đằng sau lưng. Thiếu Bạch ngầm vận chân khí, quay phắt người lại: Lão hương hỏa đạo nhân già nua! Không hiểu lão vào trong điện từ hồi nào! Thiếu Bạch giật bắn người, nghĩ bụng: - Người này đến im như không, rõ ràng là tay cao thủ có một thân võ công thượng thừa! Hai con mắt sáng quắc của hương hỏa đạo nhân từ từ quét qua mặt Thiếu Bạch, lão cất giọng hạch hỏi: - Mấy vị xông càn vào đại điện, phá vỡ cánh cửa, không hiểu toan tính gì? Thiếu Bạch cười nhẹ đáp: Chúng tôi vào trong điện lạy thánh tượng đấy không phải là một hành động vượt lễ, phạm điều cấm kỵ, còn việc làm hư hại cửa, chúng tôi sẽ thường hẳn hòi.Hương hỏa đạo nhân thấy lời nói:- Khách không nhận thấy lời nói của mình quá khinh bạc ư? Thiếu Bạch đỏ mặt hỏi: - Vậy theo ý lão trượng thì sao?Đạo nhân đáp:- Theo ý lão phu thì mấy vị đã đi xộc vào trong điện, phá cửa thì phải chịu xử theo quy luật bổn miếu. Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Lão nhân này kín miệng lắm, sợ cậy răng cũng không nói, đã đến nước này chỉ còn cách đối xử lỗ mãng với lão họa may ra biết được một đầu mối nào chăng? Đã quyết, sam sầm nét mặt, chàng gằn giọng nói: - Nơi chùa chiền, chốn đình miếu có thánh tượng phải để cho khách thập phương tới chiêm bái, như thế cửa ngõ phải thường xuyên mở rộng, nay quý miếu cửa lúc nào cũng đóng im lìm, không cho ai vào thật lạ quá nhẽ! Hương hỏa đạo nhân đột nhiên buông tiếng cười lớn nói: Những quân lỗ mãng như ba vị lão phu đã thấy không phải là ít, và cửa đại điện kia không phải lần đầu tiên bị người xô gãy, chỉ có điều, những người ấy đều đã hân hạnh được bổn miếu trừng trị theo văn phép. Hoàng Vĩnh ở đâu chen vào đỡ lời: - Quý miếu có luật lệ gì? Xử những người xông vào đại điện cách nào? Bọn tại hạ rất muốn được nghe trước. Thì ra, Hoàng Vĩnh Cao Quang tìm tòi cả hồi lâu vẫn không thấy gì, liền từ ở đằng sau bức thần tượng vòng ra. Hương hỏa đạo nhân cười nhạt nói: - Ba vị chắc chưa trông thấy quan tài thì không khóc đâu nhỉ? Đột nhiên quật ngang một chưởng sấm sét, chưởng phong réo lên ào ào vào tường dội ngược trở lại lạnh người. Thiếu Bạch nghĩ nhanh: - Công lực của người này thật ghê gớm... Hốt thấy tường vách hai bên cửa rần rần chạy đâu lại, bít kín lối ra vào điện, ánh sáng dù rằng yếu ớt tới đâu cũng tắt ngấm, trong điện tối đen như mực. Hoàng Vĩnh vội vàng vũ lộng trường kiếm lao vút về phía lão Hương hỏa đạo nhân đang đứng. Chẳng dè trong nháy mắt công phu ấy, lão đã biến đi đâu mất tích. Trong điện tối om và yên lặng đến nghe cả tiếng thở, Thiếu Bạch sẽ giọng nói: - Nhị vị huynh đệ không được chạy lộn xộn, đề phòng ám toán. Cao Quang dùng song bút hộ trợ lấy ngực, hậm hực mắng: - Thậm thà thậm thụt đánh lén thế đâu phải là tay anh hùng, có giỏi thì đao thương thử sức một trận cho biết, đừng chọc Cao tam lão gia các người. Lão gia điên tiết cho một mồi lửa thì rồi đời Quan vương miếu các ngươi. Cao Quang chửi toáng lên cả một hồi lâu mà chẳng thấy đối phương trả lời. Hoàng Vĩnh bỗng lên tiếng can: - Cao huynh, đừng chửi nữa, huynh to tiếng như thế chẳng khác gì báo cho kẻ địch biết vị trí chỗ chúng ta đứng, kẻ địch lại càng mừng. Thiếu Bạch cũng nói: Đúng vậy, càng bị đẩy trong cảnh ngặt nghèo, hiểm ác, chúng ta lại càng cần phải thật bình tĩnh mới được. Cao Quang nể Thiếu Bạch nên ríu rít nghe lời im bặt, Hoàng Vĩnh thì thầm: - Trước tiên chúng ta hãy lui về một góc điện nấp rồi sau đó thong thả hẳn tính đường ra. Thiếu Bạch cho là hữu lý, ba người tức thời đề tụ chân khí sẽ đi về góc phía đông điện, ngồi dựa lưng vào tường chờ đợi. Cái cách lấy tĩnh để đối phó với sự biến của ba người quả nhiên hiệu nghiệm, khoảng chừng công phu dùng xong một chén trà, căn điện âm u oang lên giọng nói lạnh lùng của Hương hỏa đạo nhân: - Hiện tại các vị chỉ có một con đường sống, bỏ binh khí chịu trói, lão phu dẫn đến gặp ngài trụ trì của bổn miếu, nếu không nghe, ỷ vào một chút bản lãnh xoàng xĩnh, liều mạng chống cự thì chớ trách lão phu tàn ác! Thiếu Bạch nhắm chừng nơi phát xuất của tiếng nói, hình như là ở phía sau lưng thần tượng, tức thời chàng dùng thuật truyền âm bảo bạn: - Xem chừng lão vẫn chưa biết chỗ chúng ta nấp, vậy kệ lão muốn nói gì thì nói. Giọng nói lạnh lẽo lại vang lên đập vào tai: - Được lắm, các người tính chơi trò cút bắt với lão phu đấy phải không? Chưa cho các ngươi thấy một chút lợi hại của lão phu thì các ngươi còn chưa kinh! Thiếu Bạch bận này thì nghe cẩn thận lắm rồi, tiếng nói của đối phương đích thị là phát ra từ đằng sau bức tượng thần Quan vương cao lớn. Cao Quang ngưng tụ công lực, lăm lăm cặp phán quan bút dùng truyền âm thuật nói: - Lão già trời đánh ấy núp ở đằng sau bức tượng thần, minh chủ và Hoàng huynh lược trận để tại hạ thịt lão.Thiếu Bạch nắm tay Cao Quang ngăn:- Cao huynh không được liều lĩnh, đợi chút nữa xem sao.Lại công phu ăn rồi một bữa cơm trôi qua, lão Hương hỏa đạo nhân bặt tiếng, Thiếu Bạch và hai bạn đã thấy sốt ruột không chịu được rồi, hốt thấy hai con mắt của pho tượng thần Quan vương cao lớn tia ra hai luồng sáng rực, cái đầu to ngọ nguậy, quét tứ phía. Thiếu Bạch lạnh mình nghĩ bụng: - Thì ra trong đại điện này chỗ nào cũng ngầm đặt cơ quan, hai con mắt của pho Quan vương thần tượng phát được ra hai luồng sáng rực như đèn thì chắc hai pho tượng Quan Bình và Châu Thương cũng phải có chỗ hiệu dụng. Trong lúc Thiếu Bạch mãi nghĩ, cả chàng và hai bạn đã đã phơi ra trong luồng sáng. Một tràng cười đắc ý của Hương hỏa đạo nhân lại vang lên: - Rồi rồi, giờ phút này lão phu chỉ khẽ nhắc tay phát động cơ quan là trăm ngàn mũi tên tẩm độc sẽ theo khắp hướng bắn tới, vậy đây là cơ hội chót đấy nhé, không buông khí giới chịu trói định chết chắc? Cao Quang đứng phắt dậy nói: - Lão có giỏi hãy chường mặt ra đấu với Cao tam gia ba trăm chiêu nào. Đứng ở địa thế bất lợi mình không trông thấy đối phương trong khi đối phương thấy rõ từng cử động của mình, Hoàng Vĩnh sợ Cao Quang quá nóng xông tới thì thế nào cũng nguy nên vội vàng ngăn: - Cao huynh đừng lỗ mãng, chúng ta phải đợi nghe minh chủ phát lệnh. Thiếu Bạch ngầm ngưng tụ công lực, sẽ giọng nói: Chúng ta thiếu lịch duyệt, vừa rồi tuy chính mắt có thấy đối phương quật ngang một chưởng nhưng không để ý nhìn kỹ vị trí nút cơ quan, giờ đây bình tâm nhận xét đầu mối những nút cơ quan trong đại điện này hình như đều ở pho Quan vương thần tượng, tiếng nói của Hương hỏa đạo nhân hình như cũng phát ra từ đấy, nếu tại hạ nghĩ không sai thì pho tượng cao lớn kia là pho tượng rỗng, đối phương ẩn ở trong. Hoàng Vĩnh cũng nói: - Huynh đệ cũng có ý nghĩ như minh chủ. Cao Quang bàn: - Nếu như quả đúng nút cơ quan nằm trong bức tượng cao lớn kia chúng ta đợi gì mà không hợp lực phá hủy đi? Thiếu Bạch đáp: - Tình thế lúc này kẻ địch ở trong bóng tối còn ta ở ngoài sáng, nếu không phải bất đắc dĩ không nên vội xuất thủ. Cao Quang bực tức nói: - Chẳng lẽ cứ chờ phí thời gian với họ mãi thế này? - Cao huynh bình tĩnh một chút đi, việc gì mà nóng thế. Minh chủ tự khắc sẽ định liệu. Đang nói chuyện, luồng ánh sáng dữ dội pha vào mặt ba người đột nhiên tắt phụt, trong đại điện tối thui dễ sợ. Hoàng Vĩnh hấp tấp khẽ giọng nói: - Minh chủ, Cao huynh, chúng ta mau dời chỗ đi.Không đợi Hoàng Vĩnh phải giục, Thiếu Bạch và Cao Quang đã nhanh nhẹn tràn người sang bên. Thiếu Bạch nói: - Xem điệu lão Hương hỏa đạo nhân cũng không phải là nhân vật đầu não ở Quan vương miếu này đâu, chắc là lão đang xin chỉ thị, nếu lão quyết định được hẳn đã xuống tay hạ độc thủ rồi. Cao Quang đột nhiên xen vào nói: - Chờ đợi mất thời giờ như thế này không hay, đợi địch tấn công chi bằng mình ra tay tấn công trước, tại hạ có ngu kiến ấy, minh chủ nghĩ sao? - Thế cũng được nhưng hiện tại ta không rõ thế địch, xông đánh bừa không biết có thắng không, thôi, ráng chờ chút nữa xem có biết được gì thêm. - Nhưng thế cũng không khác gì cho đối phương cơ hội điều động người tới. Hoàng Vĩnh đỡ lời: - Đúng như thế đấy, phương ngôn vẫn nói &quot;muốn bắt người hãy bắn ngựa trước, bắt giặc phải bắt tên cầm đầu&quot; nếu như lão Hương hỏa đạo nhân không phải nhân vật đầu não chúng ta dẫu cho may mắn bắt được cũng ích lợi gì? Trong khi lại đập cỏ làm rắn hoảng, địch nhân thành ra có phòng bị. Ba người bàn bạc với nhau toàn dùng thuật truyền âm để người ngoài khỏi hay biết. Đột nhiên một giọng nói lạnh lùng vang lên phá tan bầu không khí trầm tịch của căn điện u ám: - Mấy chục năm rồi, chưa từng có một kẻ nào thoát ra khỏi gian điện này, bốn chung quanh tường toàn xây bằng thứ đá xanh cứng chắc. Chưa hết, chỗ nào cũng có cơ quan mai phục, tức thời mau mau buông khí giới, đi đến chính giữa điện đợi xử, họa may bảo toàn được tính mạng! Cao Quang vốn nóng tính, nghe tức tối, không nhịn được nên lớn tiếng chửi: - Đồ quân vô sĩ kia, nếu phải là nam nhi thì hãy ra đây. Cao tam gia không băm ngươi thành trăm mảnh thì không phải là con người nữa. Giọng nói lạ hừ nhạt đỡ lời: - Thân đã rơi vào tuyệt địa, chín phần chết không có lấy một phần sống, còn giở giọng hào khí, làm như là tay anh hùng dữ. Lần này Thiếu Bạch và Hoàng Vĩnh không ngăn cản, để mặc Cao Quang nói để xem giọng nói đối phương xuất phát ở đâu. Cao Quang lại oang oang cái miệng: - Ai mượn nhà ngươi khen! Đại trượng phu nam hán tử, chết mà sợ gì? Hốt nghe một giọng nói thanh tao đỡ lời: - Con người ta ai cũng chỉ có thể một lần chết, thái độ của các hạ coi như không thật đáng bội phục, có điều nó không có giá trị nào cả. Cao Quang ngỡ ngàng cả hồi lâu, không sao lên tiếng đáp được. Chàng không thể ngờ trong gian đại điện u ám này lại còn có nữ nhân. Thiếu Bạch và Hoàng Vĩnh cũng ngạc nhiên không kém. Ngôi Quan vương miếu quả nhiên người và vật gì cũng đều cổ quái, khoát lên một vẻ thần bí. Cao Quang im lặng hồi lâu, ngửa miệng lớn tiếng hỏi: - Bà là ai? Trong gian đại điện tối om tức thời rộn lên tiếng cười vang vọng mãi, tưởng như bất tuyệt. Mãi mới nghe có tiếng nói: - Ta là nhân vật chủ não mà quý vị muốn gặp đây. Khi chư vị mới đặt chân vào Quan vương miếu ta đã thấy chư vị rồi. Cao Quang nói: - Khi chúng tôi bước vào trong miếu không hề trông thấy một người đàn bà con gái. - Ta rành nghề cải trang, đội hàng trăm ngàn lốt, chư vị làm sao mà nhìn ra? Cao Quang nghe biết đối phương là một cô gái. Lời ăn tiếng nói dịu dàng, cơn giận bay hết, ôn tồn hỏi:- Chúng ta bình sinh chưa hề quen biết nhau, nói chi đến chuyện thù oán, tất không có rồi.Cô nương giam chúng tôi trong ngôi đại điện này làm gì? Thiếu Bạch sẽ bảo Hoàng Vĩnh: - Lạ quá! Theo tại hạ nhớ rõ, vị trụ trì tòa miếu này đâu phải là một nữ nhân! - Thời thế biến đổi vô chừng, trên chốn giang hồ thiếu gì những bậc kỳ nữ. Vị cô nương đây có lãnh chức vị chủ trì cũng không phải chuyện đáng lạ. Cô gái trong bóng tối đáp: - Tất nhiên là phải có lý do, cứ theo con mắt ta xét đoán, ba vị đều là những nhân vật mới ra khỏi lều tranh, mà vị nào cũng đều có một thân võ công không tệ. Cao Quang hỏi: - Biết võ thì can hệ gì tới cô nương mà cô nương giam chúng tôi trong đại điện? Thiếu nữ cười dòn đỏng đảnh đáp: - Tất nhiên phải có can hệ... Ngừng giây lát nàng tiếp: - Ba vị mới bước chân vào giang hồ, không quen mấy người, chính hợp với điều kiện của chúng tôi. - Điều kiện gì? - Ta muốn thâu nạp ba vị vào môn hạ Quan vương miếu, không hiểu ba vị nghĩ sao? - Cô nương sớm bỏ cái ý nghĩ ấy đi, Cao mỗ đường đường là thân nam nhi, vai năm tấc rộng thân mười thước cao... - Hàng môn hạ đệ tử ở Quan vương miếu ta ai mà không vai năm tấc rộng, thân mười thước cao, đường đường nam nhi, đâu phải chỉ có ba vị mới vậy? Hà huống chư vị đã bị hãm vào tuyệt địa, không vào Quan vương môn không xong vì tội biết quá nhiều bí mật, ta không thể thả ba vị được. - Vị tất đã đến nỗi thế, nếu như đàng hoàng mà đánh nhau, ba người bọn tại hạ dám chắc không thua bọn cô nương. Cô gái bí mật lạnh lùng đáp: - Được! Ngông nghênh lắm, đã không nghe lời ta khuyên, ta xin vô phép vậy, cho nếm thử một chút lợi hại, chư vị van cầu ta cũng vậy. Nói đến đây, tiếng nói im bặt, thiếu nữ như thể đã bỏ đi rồi, nói với người khác ích gì? Dẫu sao người khác cũng không sao quyết định được. Trong lúc nghĩ ngợi, bỗng sực nhớ giọng nói ấy như thể đã được nghe ở đâu rồi, chỉ có điều nhất thời không thể xác định ngay được. Thiếu Bạch và Hoàng Vĩnh lúc đó bỗng vùng đứng dậy, cẩn thận nhẹ bước rón rén đi tới. Cao Quang dẫu sao cũng có chút tế nhị, thấy hai bạn cử động, biết ngay hai người đã xác định được vị trí chỗ tiếng nói phát xuất nên chực xuất thủ đây, nên cố ý nói thật to: - Lão gia bảo cho mà biết, nếu không mau mau mở rộng cửa điện cho chúng ông ra, ông cho một mồi lửa là Quan gì chớ Quan giời cũng tan tành, hòn ngói cũng đừng mong còn. Thiếu Bạch và Hoàng Vĩnh thừa cơ, thật nhanh sấn tới trước mặt pho tượng thần. Hoàng Vĩnh đưa tay sẽ rờ thấy cứng và lạnh toát, biết ngay pho Quan vương miếu thần tượng đúc bằng sắt, bất giác cau mày dùng phép truyền âm nhập mật hỏi Thiếu Bạch: - Minh chủ, không xong rồi, nó bằng sắt, giờ tính sao đây? - Để đẩy thử xem. Đáp rồi, Thiếu Bạch ngầm ngưng tụ công lực, bất thình lình dùng hết cả mười hai thành, song thủ chận vào pho tượng, xô mạnh. Quả nhiên nội lực của Thiếu Bạch mạnh kinh người, pho tượng rung rinh, những tiếng ầm ầm liên hồi chuyện động nghe đinh tai. Thiếu Bạch và Hoàng Vĩnh bàng hoàng, còn đang cố nghe xem sao, bỗng ánh sáng lóe lên từ cặp mắt pho tượng thần tia ra cùng lúc với làn hương thơm quyện bay từ miệng Quan vương. Sực biết đã không còn kịp, hai chàng thanh niên võ dũng đành chịu sa cơ. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 9 Cảnh cũ điêu tàn Á nh sáng đỏ lóe lên mau lẹ rồi chợt tắt, đại điện lại trở về với cảnh tối tăm. Cao Quang thoáng nhìn thấy Thiếu Bạch và Hoàng Vĩnh lảo đảo muốn ngã, hoảng kinh trong lòng vội vàng tung mình nhảy bổ tới. Chỉ thấy mùi hương lạ sực vào mũi, chân chưa đứng vững người đã ngã quay đơ rồi. Không biết bao lâu thời gian đã qua đi, lúc ba người tĩnh dậy đã thấy mình nằm trong một gian thủy lao, cổ tay và hai chân đều bị xích chặt bằng thứ sắt to bằng ngón tay cái, thêm nữa người lại bị quấn chặt ba vòng dây gân bò buộc vào một cây cột đá, từ đàu gối trở xuống ngập trong làn nước. Hoàng Vĩnh đảo mắt nhìn quanh, sẽ giọng hỏi: - Minh chủ tỉnh chưa? - Tỉnh rồi! - Họ chỉ cần mở nắp đá nút cửa nước thì không đày một tiếng đồng hồ chúng ta chết sặc hết, vậy xin cố nhẫn nhịn không nên vùng vẫy. Cao Quang chép miệng: - Chúng nó buộc chặt và có phép tắc thế này dẫu có muốn vùng vẫy cũng không thể được. Thiếu Bạch nói: - Lợi hại nhất là ba vòng gân bò chặn lên mấy huyệt lớn, ngoài cách dùng sức cốt pháp tránh chúng nó đi chứ không thì vận khí cũng thấy vướng. Cao Quang nói: - Dẫu cho có dùng sức cốt pháp thoát được mấy vòng dây gân bò rồi giựt đứt xích sắt cũng không có cách gì phá vỡ được bức tường đá kiên cố mà ra. - Cao huynh nói vậy chẳng lẽ chúng ta bó tay chịu chết để mặc cho người muốn làm gì thì làm sao? - Đệ nghĩ rằng đói phương không giết chúng ta mà đem giam vào nhà thủy lao này là cũng có một ý gì. Trong tình cảnh này chúng ta không nên kháng cự, tại sao không dùng hơi sức tìm một cơ hội thích đáng thoát thân. Thiếu Bạch cũng nói: - Đúng thế, trong tình cảnh này, chúng ta nhịn là tốt nhất, cố vận khí điều tức cho khỏe rồi mọi chuyện tính sau. Thiếu Bạch từ thuở nhỏ khổ quá nhiều rồi nên cũng có khác. Càng bị ở trong cảnh hiểm ác chàng lại càng gan lì, bình tĩnh. Cao Quang trái lại, chàng ức lắm về chuyện bị đánh thuốc mê, tính chửi toáng lên một trận cho sướng miệng, nhưng sau thấy Thiếu Bạch thản nhiên như không thì thầm hổ thẹn, nên thôi vì chỉ sợ minh chủ cười. Chừng công phu ăn xong một bữa cơm, đột nhiên nghe thấy tiếng lạch cạch, ở bên cái nắp đã mở ra một cánh cửa, một thanh niên vận quần áo xanh giơ cao chiếc đèn lồng chậm bước đi vào. Y quét mắt nhìn ba người một lượt rồi lạnh lùng nói: - Cách hay nhất là ba vị bỏ hẳn cái ý định trốn đi. Soạt một tiếng, hắn rút phắt ngọn chủy thủ sắc bén khều dây gân bò. Thiếu Bạch ngầm đề chân khí, hai tay giằng mạnh, vòng sắt ở cổ tay theo đó đứt phựt. Thanh y thiếu niên xỉa nhanh ngọn chủy thủ sang. Thiếu Bạch lách tránh, hấp tấp nói: - Tại hạ tuyệt không có ý động thủ. Thiếu niên thâu chủy thủ, giơ cao đèn nói: - Nội công của các hạ thâm hậu, thần lực kinh người, bội phục, bội phục! Thiếu Bạch cười nhẹ không đáp. Thì ra việc làm đứt xích sắt chính chàng cũng không ngờ. Thanh y thiếu niên thò tay vào trong người lấy ra ba vuông khăn đen, nói: - Cởi thế này coi như chư vị đã hoàn toàn được thong thả, mong trước khi đi cũng xin phép đặt hình cụ. Thiếu Bạch đáp: - Các hạ cứ tự tiện làm. Thanh y thiếu niên nhanh nhẹn xuất thủ. Bọn Thiếu Bạch bị bịt mắt rồi đây có trông thấy gì đành hồi hộp chờ, chợt thấy vai đau nhói, buốt dại như thể bị vật nhọn cắm vào. Thanh y thiếu niên ha hả cười nói: - Yếu huyệt ở vai ba vị đã được cắm một cây kim châm rồi, dẫu cho v õc ông tuyệt thế cũng chẳng thi triển được, vậy cách hay nhất là nên ngoan ngoãn. Thiếu Bạch ngầm thử, quả thấy hai vai không thể nào cử động được, hoảng kinh nghĩ b ụng: - Thủ đoạn quả tàn độc! Đúng như rằng đi sai một nước thua cả bàn cờ. Chỉ nghe thanh y thiếu niên bảo: - Ba vị đều là những cao thủ tập luyện cả nội lẫn ngoại công, tuy hai tay không giơ lên được nhưng hai chân, tai mắt vẫn như thường, xin đi theo tại hạ. Không cần chờ đối phương trả lời, hắn cất bước đi đầu. Hoàng Vĩnh đi tiếp liền, đến Thiếu Bạch, Cao Quang đi sau chót, lắng nghe để định vị trí. Chỉ cảm thấy đường đi càng lên cao, như thể trèo lên những bực. Sau một hồi đi như thế, địa thế trở nên bằng phẳng, gió mát mơn man như đã ra khỏi thủy lao, dưới chân cảm thấy mịn màng dị thường như thể đang dẫm lên thảm cỏ non. Đi chừng công phu uống một chén trà nóng, bỗng nghe thiếu niên dẫn đường nói: - Ba vị có thể ngồi được rồi đãy. Trong tình hình hiện tại, ba người dẫu có ý phản kháng cũng không có lực, đành phải cứ riu ríu nghe lời, ngồi xuống. Thiếu niên lạnh lùng nói tiếp: -Xung quanh chư vị có rất nhiều cao thủ canh giữ, bọn họ người nào cũng có ám khí tẩm độc. Nếu ba vị càn rỡ rắp tâm chạy trốn sẽ bị giết ngay tại chỗ. Ngừng giây lát, hắn tiếp: - Vị chủ trì của bổn môn sắp đến bây giờ, tại hạ mong rằng chư vị cứ thực thà đáp theo lời hỏi của người để khỏi bị đau đớn da thịt. Cao Quang hừ nhạt nói: - Đại trượng phu chết còn không sợ, sợ gì đau da thịt. Nếu như chủ trì nhà ngươi mà hỗn xược với minh chủ đại ca ta thì Cao lão tam sẽ gọi tam đại tứ đại ra chửi cho mục mả. Thiếu niên giận dữ nói: -Ngươi mà chửi ấy à, lão gia thì có bẻ răng cắt lưỡi ngay! Hoàng Vĩnh gàn: - Cao huynh đừng nói gì nữa. Cao Quang đành nuốt giận. Chỉ nghe tiếng bước chân dần xa. Hoàng Vĩnh áp tai nghe ngóng một hồi rồi lên tiếng hỏi: - Minh chủ võ công cao cường, có cách gì nhổ được cây kim châm không? Thiếu Bạch than: - Tại hạ đã thử rồi mà chịu. - Huynh đệ trái lại có một cách... Cao Quang hấp tấp hỏi: - Cách gì, nói mau cho nghe coi. - Cách này giản dị lắm, nhưng trước hết phải tìm cách tránh con mắt dòm ngó của các cao thủ vậy quanh đây. Minh chủ xoay người lại tại hạ sẽ dùng răng nhổ kim châm cho minh chủ. Cao Quang khen: - Chà! Hay và dễ dàng thế mà tại hạ không nghĩ ra. Thiếu Bạch nhắm hướng, đột nhiên xoay nhanh người lại. Chợt khí lạnh rợn lên ào ào tới trước mặt, Thiếu Bạch nhanh nhẹn đề chân khí bốc mình lên, người bay ra ngoài ba trượng, tránh thoát đường đao của đối phương. Bên tai tức thời vang lên tiếng cười ròn rã của nữ nhân: - Khá khen cho khinh công tuyệt diệu. Thì ra, những người đứng canh đâu có xa xôi gì, họ chỉ ở cách ba bốn thước, nín hơi bất động thành ra biết hết từng cử động cùng lời bàn bạc của bọn Thiếu Bạch. Tiếng người con gái lại đập vào tai: - Không cần các ngươi ở đây nữa, lui đi. Hai tay đại hán tức thời vâng dạ, xoay nhanh người đi. Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Bậy quá, đáng lẽ phải nghĩ ra những kẻ canh gác đứng gần bên mình mới phải! Gió mát phơ phất, thoảng đưa hương thơm phấn sáp sộc vào mũi. Bọn Thiếu Bạch tuy mắt bị bịt kín, nhưng cũng biết người lạ đã tới trước mặt. Tiếng con gái đập vào tai: - Các ngươi cứ thật thà mà trả lời ta hỏi, ta không muốn dùng đến hình phạt. Thiếu Bạch hỏi: - Cái ấy cũng còn tùy thuộc vào câu hỏi của cô nương, có thể chúng tôi không biết thì làm sao mà trả lời. - Được, các ngươi cứ yên trí, thế nào cũng trả lời được mà... Ngừng giây lát nàng tiếp: - Các vị cho biết cao tánh đại danh, vì lẽ gì lại tới đây? - Tại hạ là Tả Thiếu Bạch, còn hai anh bạn đây, một người là Hoàng Vĩnh, một người tên Cao Quang, chúng tôi tình cờ đến đây chớ không có mục đích gì hết, thiết tưởng cô nương cũng sớm biết thế? - Chư vị đã tới đây, đã trông thấy nhiều bí ẩn của bổn môn, ta dẫu có ý thả các vị cũng không thể được. - Thế thì thế nào? - Hiện tại có hai đường, thứ nhất chư vị gia nhập Quan vương môn, con đường thứ hai phải giam chư vị vào nhà thủy lao cho chư vị chết sặc. Thiếu Bạch ngẫm nghĩ một lúc nói: - Xin cô nương cho anh em chúng tôi về nhà thủy lao vậy. Thiếu nữ quét mắt nhìn Cao Quang, Hoàng Vĩnh hỏi: - Thế nào? Hai vị cũng muốn như người bạn về nhà thủy lao hay gia nhập Quan vương môn? Hoàng Vĩnh đáp: - Chúng tôi đã thề cùng sống chết, vậy để theo Minh huynh xuống cửu tuyền. Cao Quang đáp: - Chết làm quỷ, dầu cho có bị đày xuống tám tầng địa ngục, lão gia cũng không để các ngươi được yên. Thiếu nữ cười nhạt nói: - Ta giết người kể cũng khá nhiều rồi nhưng chưa khi nào gặp quỷ, ba vị đã có tình đồng sinh cộng tử với nhau thì ta hoàn thành cho vậy. Thiếu Bạch vùng đứng phắt dậy nói: - Thế thì phiền cô nương dẫn đường. Đột nhiên chàng bước chéo sang một bước, đứng chắn trước mặt Hoàng Vĩnh. Đã có chu ẩn bị từ trước, Hoàng Vĩnh chỉ chờ có thế, há nhanh miệng cắn. Động tác của chàng mau lẹ cực cùng lại thêm nhận định vị trí chính xác nhưng động tác của thiếu nữ cũng mau lẹ không kém, nàng đột nhiên tung mình, vèo tới bên Hoàng Vĩnh, vung mạnh hữu thủ đánh liền. Thiếu Bạch tung chân đá, chỉ nghe đánh bốp một tiếng, mặt Hoàng Vĩnh đã bị trúng một chưởng, người loạng choạng mãi mới đứng vững. Má phải sưng u lên. Thiếu nữ phản ứng quá mau lẹ thành thử mưu mô của Thiếu Bạch và Hoàng Vĩnh bất thành. Hoàng Vĩnh bị thối lui hai bước nên không thể nhổ kim châm cho Thiếu Bạch. Tuy nhiên ngọn đá của Thiếu Bạch tung ra thiếu nữ nhanh mắt tránh được nhưng cũng xạt quần, chút nữa thì nguy. Trong chớp mắt ấy, tuy thiếu nữ chiếm được thượng phong nhưng cũng kinh hoàng, mồ hôi toát ra lạnh người. Nàng thầm tính vừa rồi nếu Thiếu Bạch chỉ nhích đá về bên trái cở độ nửa thước thì dầu nàng có dùng thân pháp nào đi chăng nữa cũng không sao tránh thoát. Hoàng Vĩnh vận khí, dằn cơn đau ở má nói: - Minh chủ, mắt chúng ta tuy không nhìn thấy gì nhưng cũng không thể nào ngồi chờ chết. Cao Quang xen vào: - Phải đấy! Tung hoành một phen rồi chết thì chết. Thiếu Bạch nói: - Được, nhị vị dựa vào lưng tôi để tiện tiếp ứng cho nhau. Cao Quang dạ ran, nhanh nhẹn bước sang đâu lưng với Thiếu Bạch, hốt nhiên gió lạnh rít lên, một đơn đao đâm chéo sang phía Cao Quang. Thiếu Bạch nghe tiếng gió, tức thời tung chân đá khiến đối phương vội vàng thu đao về. Thiếu nữ bỗng khanh khách cười vang nói: - Hay lắm, hào khí của ba vị kinh người, bản cô nương phải lãnh giáo, lãnh giáo! Lời dứt, kiếm lia sang tấn công liền. Bị khuông vải đen bịt kín, mắt chẳng trông thấy gì cả, bọn Thiếu Bạch phải dùng thính giác nhắm vị trí nhảy đường kiếm tàn độc của đối phương, gắng gỏi cầm cự như vậy được mấy hiệp đã thấy lúng túng lắm. Hoàng Vĩnh thầm nghĩ nếu cứ cục diện này tiếp tục thì cả ba đều tán mạng dưới đường kiếm của đối phương. Kéo dài chẳng có lợi gì, nhất định phải liều mạng hy sinh cố nhổ hai cây kim châm ở hai vai Thiếu Bạch, một khi Thiếu Bạch cử động như thường, vuông vải đen ở mắt được tháo ra thì may có cơ sống. Ý đồ đã quyết, Hoàng Vĩnh liền ngưng thần nhắm chừng đường kiếm, đột ngột kêu lớn:- Minh chủ để ý...Người Hoàng Vĩnh cất lên, vèo sang bên Thiếu Bạch. Tuy vậy, hướng nhắm của Hoàng Vĩnh cũng còn sai một chút, chợt thấy cạnh sườn đau nhói, ra chàng đã hứng một kiếm. Thiếu Bạch vội vàng tung chân đá cho đối phương thu kiếm về, trầm giọng hỏi: - Hoàng huynh bị thương rồi sao? Hoàng Vĩnh tự biết bị thương nặng, nghiến răng không đáp, nhào tới sát Thiếu Bạch há miệng cắn chặt đầu kim châm lên được mới hổn hển nói: - Tại hạ bị thương... Lời chưa dứt, đã ngã phịch. Thiếu Bạch nhanh nhẹn giơ hữu thủ nhổ phứt cây kim châm ở đầu vai trái rồi lại nhanh nhẹn cực cùng, vòng tay ôm xốc Hoàng Vĩnh, hữu thủ thò nhanh nhổ kim cho Cao Quang, cất người nhảy tránh thế kiếm quét ngang. Thì ra trong lúc quá cấp bách, Thiếu Bạch đã vô tình đem hai chiêu kỳ học trong Đại bi kiếm pháp dùng ngón tay làm kiếm thi triển không ngờ lại tránh được tử lộ, liên tiếp thoát được ba tuyệt chiêu của đối phương. Cao Quang nhẹ nhõm vì cây kim ở vai trái Thiếu Bạch rút cho rồi phấn khởi tinh thần, hét vang giựt phắt vuông vải đen xuống. Một giọng nói thanh tao cất lên khen: - Thân pháp đẹp lắm! Kiếm quang theo đó đột nhiên biến mất. Thiếu Bạch thừa cơ phóng mắt nhìn, thấy một thanh y thiếu nữ tuổi chừng đôi tám cầm thanh kiếm báu đứng cách hơn một trượng. Cao Quang cúi nhìn Hoàng Vĩnh hỏi: - Hoàng huynh bị thương có nặng lắm không? Hoàng Vĩnh sẽ hé mắt đáp: - Không chết đâu. Cao Quang bỗng hầm hầm lấy tay điểm mặt thiếu nữ áo xanh đứng ngoài xa hỏi: - Có phải cô nương đâm Hoàng huynh của ta? Thanh y thiếu nữ gật đầu, thản nhiên đáp: - Đúng vậy! Cao Quang càng giận cười gằn nói: - Được, nếu không giết sạch được bọn Quan vương miếu thì không trả được thù cho Hoàng huynh, chưa xong chuyện đâu... Thiếu Bạch giơ tay ngăn Cao Quang, từ tốn hỏi: - Kiếm của cô nương có tẩm độc? Thiếu nữ lắc đầu đáp: - Không. - Cô nương có thuốc dán? - Có. Nói rồi, thò trong người lấy một túi gấm ném sang. Thiếu Bạch đặt Hoàng Vĩnh nằm xuống, mở túi gấm, dúm một dúm phấn trắng để vào lòng bàn tay coi kỹm ột hồi, thấy tốt bấy giờ mới cởi áo Hoàng Vĩnh rịt thuốc vào miệng vết thương, vừa ngầm dùng thuật truyền âm bảo Cao Quang: - Coi chừng vị cô nương, không cho nàng chạy, hiện nay chúng ta cũng chưa hết nguy. Cao Quang đảo mắt nhìn quanh thấy chỗ đang đứng hình như trong một tòa đại điện, chỉ không có tượng thần mà thôi. Thiếu nữ áo xanh cũng thõng tay cầm báu kiếm đứng ngẩn ra bất động. Thiếu Bạch rịt thuốc cho Hoàng Vĩnh xong sẽ giọng bảo Cao Quang: - Trông chừng, tôi đi lấy binh khí về cho. Nói xong chàng bước nhanh tới phía thiếu nữ. Cao Quang vốn dĩ đã phục lăn Thiếu Bạch cho nên riu ríu nghe lời. Thanh y thiếu nữ thấy Thiếu Bạch đi lại vẫn thản nhiên, không có v ẻ gì là chuẩn bị nghênh địch. Thiếu Bạch cau mày, dừng bước nói: - Cô nương có thể thi triển quỷ kế ám toán đối với chúng tôi, nhưng chúng tôi thuở giờ chưa từng ám toán giết hại ai. Thiếu nữ từ từ ngửng đầu lên, nói: - Các hạ chỉ trong vòng một cái nhảy, tránh thoát được đường kiếm Truy hồn của ta, võ công cao hơn ta thập bội, xưa nay ta vẫn tự phụ kiếm pháp tinh thâm, võ công trùm thiên hạ, nhưng hôm nay giao đấu với các hạ mới thấy mình quá tệ, ôi thường ngày chúng cứ nâng ta lên, khen ngợi không tiếc lời, thế mới biết chỉ là dối gạt. Thiếu Bạch sửng sốt hỏi: - Thực sự cô nương là ai? Đối với miếu này thế nào? - Ta là trụ trì của ngôi Quan vương miếu này. Bọn chúng suy cử ta lên làm chưởng môn nhân của Quan vương môn, nhưng bây giờ thì ta đã quyết định không nhận. - Tại sao vậy? - Các hạ tay không, ta có kiếm trong tay mà không hạ được thì còn mặt mũi nào tiếp nhận chức chưởng môn của Quan vương môn. Thiếu Bạch nói: - Thế cũng phải, cô nương làm chủ trì ngôi Quan vương miếu từ bao giờ? Thanh y thiếu nữ đáp: - Hơn một năm rồi, kể từ khi tổ phụ ta ra đi thì gọi ta đến đây, bảo thay thế làm chủ trì, trước khi đi người còn dặn nếu một năm sau người không về thì ta lên nắm môn hộ Quan vương phái. Thiếu Bạch nhìn thấy thiếu nữ mặt mày tươi tắn, ăn nói dịu dàng ngây thơ, rõ ra một thiếu nữ chưa có kinh nghiệm trường đời thì lấy làm lạ, nghĩ bụng: - Theo câu chuyện nàng nói thì vị trụ trì trước ở ngôi miếu này là tổ ph ụ nàng. Chuyện này chắc có, chỉ có chỗ kỳquái là tại sao vị lão nhân hồ đồ kia lại cho đứa cháu gái chí thân tới làm chủ trì, bên trong sợ rằng còn có uẩn khúc. Nghĩ rồi, không dừng được hỏi: - Không hiểu lệnh tổ đi đâu? Thiếu nữ lắc đầu đáp: - Không biết. Người chỉ cho biết là có hẹn với một vị bằng hữu, thế rồi người đi mãi không về. Thiếu Bạch nhìn quanh nói: - Lệnh tổ có phải là thân nhân thân thiết nhất của cô nương không? - Tất nhiên, đã nói là ông nội của ta. Thiếu Bạch cau mày lại hỏi: -Phụ mẫu của cô nương vẫn còn mạnh khỏe ở trên đời? Thiếu nữ nhìn sững Thiếu Bạch một hồi như dò xét, đáp: - Các hạ sao hỏi lẩn thẩn quá, tổ phụ ta còn mạnh thì tức nhiên phụ mẫu của ta phải còn sống chứ. Thiếu Bạch chẳng muốn cãi nhau với đối phương làm gì, chàng thong thả đưa tay ra nói: - Cô nương có tự biết không phải là địch thủ của tại hạ? - Đúng vậy, ta tự biết đánh không lại. - Tuy cô nương đâm anh bạn tôi bị thương, nhưng người con trai ra đường không khi nào đánh nhau với phái nữ. Chúng tôi cũng không phiền hà cô nương làm gì, nhưng trước hết hãy xin cô nương trao thanh kiếm trong tay tại hạ. Thiếu Bạch cũng sợ có người tới bất tử trong tay không khí giới cũng yếu thế nên phải cẩn thận phòng bị. Thiếu nữ nhíu mày, nghĩ ngợi giây lát rồi nói: - Các hạ đợi ở đây một chốc, ta đi lấy khí giới trả cho các vị. Nói rồi nàng quay người, chực đi. Thiếu Bạch nhanh nhẹn nhảy ngang hai bước, chắn lấy đường, lạnh lùng nói: - Khỏi cần, kiếm của cô nương cho mượn dùng cũng vậy. Thiếu nữ lùi lại hai bước, giẩy nẩy nói: - Kiếm này là kiếm của riêng ta dùng, làm sao đưa cho các hạ mượn được? - Cho mượn dùng một lúc thôi, khi nào cô nương mang trả khí giới sẽ xin dâng lại. Miệng nói nhã nhặn nhưng hữu thủ Thiếu Bạch đã nhanh như cắt chụp lấy cổ tay cầm kiếm của thiếu nữ. Người đẹp thế là mất kiếm. Có kiếm trong tay, Thiếu Bạch cũng cảm thấy phấn chấn tinh thần, vun vút chém thử mấy đường làm dấy lên những vòng sáng rợn người, cất giọng lạnh lùng hỏi: - Cô nương là người hạch hỏi chúng tôi trước đây? - Đúng vậy, có sao không? Thiếu Bạch cười nhạt nói: - Lời ăn tiếng nói của cô nương dịu dàng, hiển nhiên là người mới ra đời, nhưng vị cô nương hạch hỏi anh em chúng tôi ban nãy là người từng trải giang hồ, kiến văn uyên bác. Trong có khoảnh khắc mà đổi thay thành hai người khác biệt nhau như thế không hiểu có dụng ý gì? Lúc trước tuy mắt chúng tôi không trông thấy nhưng thính tai lắm, giọng nói của cô nương không gạt được chúng tôi đâu. Thiếu nữ nhất định quả quyết: - Người ấy chính là tôi mà, các hạ không tin thì không biết sao mà nói. Thiếu Bạch bảo: - Cô nương chắc chỉ là một vị... Nhanh tay chĩa mũi kiếm vào người thiếu nữ, chàng sẵn giọng hỏi: - Vị ấy đi đâu rồi? Nói mau! Thiếu nữ hốt hoảng lùi lại hai bước, lí nhí trong miệng nói: - Người đi rồi... Thiếu Bạch phấn khởi nghĩ bụng: -Xem chừng vị cô nương ngây thơ không có tâm địa gì này đã bị bọn chúng cắt đặt thay thế ở đây, chỉ không biết tổ phục ủa nàng là nhân vật như thế nào? Nhưng nếu biết được tên thì cũng không khó gì tra ra thân thế. Bụng nghĩ, nhưng ngoài miệng chàng cũng lạnh lùng gằn giọng quát: - Cô nương có biết đường ra khỏi nơi này? Thiếu nữ gật đầu đáp: - Biết! Thiếu Bạch nhanh nhẹn chúc mũi kiếm xuống nói: - Chúng tôi ra khỏi đây bình an sẽ không làm tổn thương cô nương một sợi tóc nhưng nếu nữa chừng cô nương trở ml thì đừng trách tại hạ tàn ác. Thiếu nữ làm thinh, thong thả bước đi, chẳng buồn ngoái cổ lại nhìn đối phương. Cao Quang đỡ Hoàng Vĩnh theo chân Thiếu Bạch đi theo thiếu nữ bén gót. Tuy vậy Thiếu Bạch vẫn thấy chưa hết lo, đột nhiên khẽ nhấc cổ tay dí mũi kiếm vào gáy thiếu nữ, trầm giọng nói: - Ta biết ở Quan vương miếu các ngươi bố trí nhiều cơ quan, mong rằng cô nương không có ác ý. Thiếu nữ vẫn lẳng lặng cất bước đi thẳng tới một vách tường Thiếu Bạch vội vàng thò tả thủ nắm cổ tay trái thiếu nữ áo xanh cố ý cao giọng nói: - Lòng người hiểm trá không biết đâu mà lường, phiền cô nương đi song hành với chúng tôi. Thiếu nữ vẫn chẳng nói chẳng rằng, cũng chẳng giằng tay, cứ để mặc cho Thiếu Bạch muốn cầm thì cầm. Thiếu Bạch nghĩ trước hết đến việc làm sao thoát hiểm nên tuy trong b ụng càng lúc càng thắc mắc, chàng cũng không tính hỏi ngay. Thiếu nữ đi gần tới một bức tường, đột nhiên giơ hữu thủ ấn mạnh. Thiếu Bạch tò mò hỏi: - Phải chăng một cửa ngầm? Thiếu nữ đáp lạnh nhạt: - Đã biết còn hỏi làm gì? Thiếu Bạch cười gằn nói: - Tại hạ cần nhắc nhở cô nương một câu, cô nương mà có ý khác thì tại hạ chỉ cần một cái chớp mắt là quá đủ để lấy mạng cô nương. Hốt nghe tiếng lạt xạt, bức tường phẳng lì bỗng toác ra để lộ một cửa ngầm. Thanh y thiếu nữ cúi người định đi vào, nhưng Thiếu Bạch đã nhanh tay kéo lại, trầm giọng hỏi: - Con đường ngầm này dẫn tới đâu? Thiếu nữ có vẻ ức lắm, nàng nhíu mày, lạnh lùng đáp: - Các hạ đa nghi như thế làm sao gánh vác đại sự, dẫu nó ăn thông với địa ngục ta cũng còn cùng đi với các vị, không thấy sao? Thiếu Bạch đỏ mặt chữa thẹn: - Tại hạ tuy coi thường sự sống chết, nhưng không muốn hai người bạn cũng bị lây. Thiếu nữ phì cười nói: - Ta xem tuổi tác của họ còn lớn hơn các hạ thế mà lên mặt tự xưng là k ẻ lớn, đại ca, không biết xấu hổ? - Việc của anh em chúng tôi không mắc mớ gì đến cô nương mà cô nương soi mói. - Ai cần soi mói đến việc của các ngươi đâu, chỉ có nhà ngươi cứ níu, không cho ta đi. Thiếu Bạch tái người, vội vàng buông tay thiếu nữ nói: - Tại hạ có lỗi nhiều! Thiếu nữ cười tươi, khom lưng đi vào con đường bí mật. Bọn Thiếu Bạch hấp tấp theo sát. Bên trong tuy tối tăm nhưng địa thế bằng phẳng, không có mùi ẩm thấp đủ thấy địa đạo được xây cất cẩn thận, tinh xảo và thường được quét dọn. Thiếu Bạch đã ngầm ngưng tục ông lực, chỉ chờ thiếu nữ hơi có ý khác là tức khắc xuất thủ cho nàng về chầu Diêm vương. Ủi được bốn năm trượng, thế đất đột nhiên cao lên. Thiếu nữ trèo lên mấy bậc đá bỗng dưng đứng dừng lại, nghiêng tai nghe ngóng một thôi rồi mới lại tiến tới. Thiếu Bạch hoang mang, thầm đếm số bậc đá. Lúc tới bậc thứ mười hai, thanh y thiếu nữ đột nhiên đẩy song chưởng lên trên đầu, tức thời một luồng sáng ùa xuống. Nàng cất giọng oanh nói: - Tới rồi, chư vị lên đi. Cao Quang nhanh chân xấn tới nhìn dán vào mắt thanh y thiếu nữ, hỏi: - Đây là đâu? -Phía bên trên là mé sau của Quan vương miếu, ở đây vắng lắm, rất ít có ai lui tới, chư vị cứ lên đi. Thiếu Bạch thò đầu dáo dác nhìn quanh một hồi, quả thật đúng, chàng thụt xuống đảy Cao Quang và Hoàng Vĩnh lên trước sau đó mới vòng tay nói với thiếu nữ: - Cô nương là bạn hay thù, thực tại hạ không sao hiểu ra được nhưng cái tình ngày hôm nay tại hạ xin ghi nhớ, ngày sau xin báo đáp. Thanh y thiếu nữ trầm ngâm giây lát nói: - Chỗ này không phải chỗ chúng ta có thể trò chuyện nhiều, các hạ mau đi khỏi đi, ngày sau nếu như có việc cần nhờ, tiện thiếp sẽ tự đi kiếm chư vị. - Binh khí tại hạ dùng nguyên là vật của ân sư ban tặng, tất phải lấy lại, xin cô nương chỉ giáo cho. Thiếu nữ nghĩ ngợi hồi lâu đáp: - Khi tiện thiếp đi tìm chư vị sẽ đem theo trả. - Ngộ nhỡ cô nương không đi tìm thì sao? Thiếu nữ cau mày không đáp, Cao Quang lạnh lùng lên tiếng: - Lần này bọn ta không có chuẩn bị nên mới bị thua, nhưng lần sau thì thế nào cũng phải cho các ngươi biết mặt mới được. Thiếu Bạch nói: -Nếu cô nương không đi tìm chúng tôi thì xin cất giùm cẩn thận trong vòng một tháng, tại hạ sẽ đến xin lại. - Được, một lời đó làm hẹn, các hạ đi đi thôi. - Mong rằng chúng ta sẽ gặp lại nhau. Dứt lời Thiếu Bạch nhảy lên. Thiếu nữ cũng nhanh nhẹn kéo cửa hầm. Thiếu Bạch cẩn thận đưa mắt nhìn nắp hầm, thấy đó là một khối đá có tầm năm phương viên, lấy tay lay thử, chẳng suy xuyển gì liệu chừng ở phía dưới đã có khoen sắt gài lại rồi. Chàng cố ghi nhớ trong óc quang cảnh xung quanh, sau đó mới cùng các bạn lên đường. Lúc bấy giờ, trời cũng đã tờ mờ sáng, cảnh vật tươi mát. Thiếu Bạch tìm một chỗ khuất nẽo dừng lại để xem thương thế của Hoàng Vĩnh, vết thương tuy không phải là nhẹ nhưng không đến nỗi nào vì chưa chạm tới gân cốt, tức thời chàng dùng cả chưởng lẫn chỉ giải mấy huyệt đạo bị khóa cho Hoàng Vĩnh. Nguyên trước đây sợ bạn mất máu quá nhiều nên lúc bôi thuốc Thiếu Bạch đã cẩn thận điểm mấy yếu huyệt ở cạnh miệng vết thương, không cho máu chảy. Hoàng Vĩnh từ từ thở ra, vươn mình ngồi dậy, nói: - Đa tạ minh chủ đã cứu. - Anh em mà, khách sáo làm gì, thấy khỏe và đỡ chưa? Hoàng Vĩnh đứng phắt lên, duỗi cánh tay đau nói: - Minh chủ yên lòng, may chưa bị thương đến gân cốt. Cao Quang đột nhiên buông tiếng thở dài, chen vào nói: - Trong lòng tại hạ có một chuyện không hiểu, càng lúc càng thấy rối mù. Thiếu Bạch thấy thương thế của Hoàng Vĩnh không có gì đáng ngại, miệng vết thương đã ăn da non chứng tỏ thuốc dán của thiếu nữ quả thật công hiệu nên thư thới, quay đầu lại hỏi Cao Quang: - Không hiểu Cao huynh thắc mắc điều gì? - Lũ Quan vương miếu với chúng ta không thù không oán, vì cớ gì lũ ấy lại tống giam chúng ta vào nhà thủy lao cả nửa tối, lũ ấy như vậy đã có dư cơ hội xuống tay giết, chẳng hiểu tại sao lại lại cho đi bình an, bạn không ra bạn, thù không ra thù, chẳng hiểu làm sao cả. Thiếu Bạch nói: - Đang là thù đột ngột đổi ra bạn, kể cũng khó hiểu thực, nếu bảo vị cô nương ấy vì thán phục võ công của chúng ta mà thả thì cũng khó tin, bên trong ắt phải còn có uẩn khúc. Hoàng Vĩnh nói: - Đợi vết thương của tại hạ lành hẳn, chúng ta trở lại tra xét xem sao, lúc này trời chưa sáng tỏ, chúng ta hẵng đi ngắm lại nơi cố cư của minh chủ và lạy âm linh những vị tuẫn nạn mấy lạy. Thiếu Bạch nói: - Thương thế của huynh chưa khỏi, chỉ sợ không tiện đi nhiều. Hoàng Vĩnh cười đáp: - Minh chủ yên lòng, vết thương xoàng này nghĩa lý gì. Vùng đứng dậy đi trước. Thiếu Bạch thấy thế xông lên dẫn đường, thẳng tới Tả gia bảo. Mười mấy dặm đường đối với các cao thủ có khinh công thượng thừa chỉ một loáng là vượt qua. Trước mặt họ một cơ nghiệp ngày trước nguy nga đồ sộ, cùng các điệp lâu tiếng tăm vang dậy giang hồ là Tả gia bảo giờ đây đã chỉ còn là một đống gạch vụn đâu đâu cũng thấy hoang tàn lạnh lẽo đổ nát, rêu và những loài dây leo mọc xanh um. Từ ngày đại hiếp xảy ra, hàng xóm láng giềng đã dọn nhà đi nơi khác hết, trong vòng ba dặm không thấy dấu chân người. Cả một cơ nghiệp to tát chỉ còn hơi thấy lại được là nhờ hai cánh cổng lớn sơn đen, vết tích này vẫn sừng sững đứng đãy để cho bụi thời gian đóng lên, vùi lấp. Thiếu Bạch đứng lặng, ngậm ngùi. Vùng trời thơ ấu như bức họa nối tiếp hiển hiện trong óc chàng, thảm sự của mười ba năm trước, cảnh khổ của tám năm đào vong chân trời góc biển. Đọng mối thương tâm Thiếu Bạch cố cắn răng, nhưng những giọt nước mắt nóng hổi vẫn âm thầm trào ra khỏi khóe mắt. Hoàng Vĩnh, Cao Quang biết bạn đang vô cùng đau khổ nên không dám mở lời an ủi, cứ đứng sau lưng Thiếu Bạch. Lâu lắm, bấy giờ Thiếu Bạch mới đưa tay lên lau nước mắt, chậm rãi cất bước. Qua khỏi cổng lớn là một cái sân rộng, đi hết cái sân này trèo lên hết bảy bậc đá tới cổng trong. Trong cổng này, lá cây ngập cao cả thước, rêu mốc. Hoàng Vĩnh đảo mắt nhìn khắp chung quanh thấy cảnh tuy đổ nát nhưng vẫn còn phảng phất vẻ hoa quý, đường hoàng. Thiếu Bạch đi theo con đường gạch phủ rêu vào hậu viện, nơi luyện võ của Bạch Hạc bảo xưa kia, chỗ Tả Giám Bạch truyền thụ võc ông cho các đệ tử, chỉ thấy trống trơn, không còn hai cái giá gỗ để binh khí. Về mé đông lù lù cao một đống đất cỏ mọc xanh đến đầu gối. Thiếu Bạch chỉ đống đất xanh than: -Nam nữ đệ tử của Tả gia, hơn một trăm mạng người chắc là đã nằm sâu dưới nấm mồ tốt cỏ kia... Dư âm của câu nói chưa dứt, hốt đã thấy Hoàng Vĩnh kêu lên một tiếng kinh hoàng, gọi giật: - Minh chủ trông? Thiếu Bạch nhìn theo tay chỉ của Hoàng Vĩnh, chỉ thấy hai người quần áo chỉnh tề sóng vai quỳ trước ngôi mộ, bất giác sửng sốt, nói: - Tiên phụ mẫu không được Cửu đại môn phái, Tứ môn, Tam hội, Lưỡng đại buông tha, thiên hạ toàn là kẻ thù, tại sao lại có người tới phúng điếu như thế kia! Cao Quang giục: - Chúng ta mau tới xem sao! Không chờ, hắn chạy vụt đi trước. Cỏ mọc tràn lan nên chân bước gây ra những tiếng sàn sạt, thế mà ba người đi tới chỉ còn cách hai người lạ có bốn năm thước, họ cũng chẳng hề hay biết, vẫn sóng vai quỳ, Cao Quang đằng hắng mấy tiếng: - Nhị vị bằng hữu xin cho biết quý tánh đại danh, huynh đệ xin ra mắt. Cao Quang đánh tiếng hỏi như thế, hai người lạ vẫn chẳng nhúc nhích. Hoàng Vĩnh sẽ thở dài nói: - Cao huynh không cần phải han hỏi nữa. Theo đệ suy đoán thì họ đã chết sớm rồi. - Chết ư ? Dứt lời Cao Quang tung mình nhảy tới bên hai người lạ, song thủ đưa ra nắm lấy hai vai họ kéo xoay lại nhìn. Quả nhiên cả hai đã tuyệt khí chết thật rồi, nơi ngực họ ngay bộ vị quả tim cắm phập một lưỡi đoản kiếm lút cán. Thiếu Bạch cau mấy nói: - Nhổ thanh kiếm coi xem sao. Cao Quang y lời, song thủ thò nhanh giật hai thanh đoản kiếm tàn độc. Lúc bấy giờ, mặt trời đang lên ở đằng đông, dưới ánh sáng chói lọi chỉ thấy ở trên hai cây đoản kiếm khắc bốn chữ đại tự &quot;Cừu hận chi kiếm&quot;.Thấy vậy, Thiếu Bạch nói:- Lạ thật! Lại Cừu hận chi kiếm! Hành tung của người này ngụy kỳ, không thể coi thường...Đột nhiên im bặt, như thể nhớ đến một chuyện gì vô cùng trọng đại, đăm chiêu suy nghĩ.Hoàng Vĩnh sẽ giọng nói: - Minh chủ phải chăng ngờ rằng Cừu hận chi kiếm có dính dáng tới thảm sự của Bạch Hạc bảo năm xưa? Thiếu Bạch không đáp ngay câu hỏi của Hoàng Vĩnh, quay lại bảo Cao Quang: - Cao huynh coi kỹ xem sao, họ đã chết bao lâu rồi? Cao Quang sờ lên huyệt đạo của hai người lạ một hồi, đáp: - Không đày hai tiếng đồng hồ. - Huynh xem họ có phải là người có tập võ? Cao Quang lại lần sờ một hồi đáp: - Có tập qua võ. Giờ đây Thiếu Bạch mới quay sang nói với Hoàng Vĩnh: - Tuy không dám quả quyết Cừu hận chi kiếm có liên quan tới thảm kịch của Bạch Hạc môn, nhưng bên trong chắc cũng có dây dưa xa gần... Nói đến đây, chàng nhẹ thở dài rồi nói tiếp lời: -Sau khi tiên phụm ẫu gây thù chuốc oán với Cửu đại môn phái, Tứ môn, Tam hội, Lưỡng đại bang thì trong võlâm không còn có chỗ nào vắng vẻ để gia đình tôi có thể đặt chân. Gót chân kẻthù có mặt khắp chốn, lâu lâu lại theo giết, người khác lánh xa chúng tôi sợ còn không kịp, ai lại còn tới nơi này để tế những người tử nạn của Bạch Hạc môn. Hung thủ đã dùng một thứ không ra binh khí cũng không ra đao kiếm, lại mất công chạm trổ bốn chữ đại tự làm tên hiệu, chẳng là một chuyện rất lạ cần phải ngờ? Hoàng Vĩnh nói: -Nếu như đây không phải là một cái bẫy thì Cừu hận chi kiếm ắt phải có quan hệ với Tả gia minh chủ... Đưa mắt nhìn thanh đoản kiếm trong tay Thiếu Bạch, nói tiếp: - Có thể là môn nhân của Tả gia đã may mắn chạy thoát khỏi kiếp nạn? Thiếu Bạch lắc đầu: - Cứ như tại hạ biết, không thể có việc đó. -Sự thực trong nhất thời không thể đoán ngay ra được. Minh chủ cũng đừng lo nghĩ làm gì cho mệt, ngày sau chúng ta để ý dò xét là được. Hoàng Vĩnh vừa nói dứt lời, bỗng nghe một tiếng hú dài từ xa vọng lại. Vội vàng, Hoàng Vĩnh giật phắt hai thanh đoản kiếm trong tay Thiếu Bạch đưa cho Cao Quang sẽ dặn: - Cao huynh mau cắm hai thanh kiếm này vào chỗcũ, làm sao cho đúng y chỗv ết thương của hai người chết. Cao Quang nhanh nhẹn thi hành. Đợi xong, Hoàng Vĩnh nói: - Chúng ta mau đi nấp, đừng để thiên hạ thấy. Xung quanh cỏ mọc cao quá đầu người, việc nấp là một chuyện quá dễ dàng, bọn Thiếu Bạch rất nhanh tìm thấy một chỗ kín đáo, nín hơi chờ đợi. Chỉ một thoáng sau, quả nhiên có hai đại hán áo đen xăm xăm đi tới. Người bên tay trái cất tiếng nói: - Tại hạ thấy tình hình ngày hôm nay có bề không ổn. Người bên tay hỏi lại: - Thế nào là không ổn? - Tinh thần của bang chủ chúng ta coi bộ căng thẳng lắm! -Ừ! Thế thật. Nếu như các hạ không nhắc thì tại hạ cũng không nhớ. Phải rồi! Vô duyên vô cớ đột ngột tới Bạch Hạc bảo này làm gì. Trông cảnh tượng ở đây thê lương lạnh lẽo thế này không phải là điềm tốt đâu. Người bên tay trái đột nhiên đứng khựng lại nói: - Tôn huynh, huynh xem hai người quỳ gối trước ngôi mộ kia có thấy lạ không? Đại hán họ Tôn đáp: - Ơ cũng lạ đấy nhỉ, quỳ ngay đơ như thế không phải người sống. Hai đại hán áo đen có vẻ là những tay đã ngang dọc giang hồ nhiều năm rồi cho nên chỉ nhìn thoáng thấy kiểu quỳ của đối phương đã biết là có chuyện. Đại hán ở bên mé tay trái nói: - Tôn huynh trông chừng để tại hạ tới xem sao. Nói xong hắn tung mình, lao vút người đi, đặt chân xuống trước mặt đối phương. Thiếu Bạch núp trong đám cỏ thấy đại hán lạ tuổi chừng trên dưới ba mươi vai đeo một cây đơn đao. Đại hán nhanh nhẹn thò tay đặt trên vai hai cái xác chết, vẻ mặt kinh hoàng, thảng thốt, kêu lên một tiếng thất thanh, hấp tấp lùi lại. Đại hán đứng cạnh cao giọng hỏi: - Kim huynh, có chuyện gì thế? Đại hán họ Kim tựa hồ như chưa hết sợ, lạc giọng đáp: - Lại là tên Cừu hận chi kiếm! Đại hán họ Kim tung mình nhảy tới, rút soạt ngọn đơn đao trên vai cầm lăm lăm, đảo mắt ngó quanh quất hỏi: - Kim huynh, chúng ta thế này là trông thấy đến lần thứ mấy rồi? - Lần thứ ba rồi! Tại hạ coi tinh thần của bang chủ sở dĩ bị hốt hốt hoảng hoảng, thập phần khẩn trương chỉ sợ cũng vì chuyện Cừu hận chi kiếm này đây? - Kim huynh nói có lý, nơi đây lạnh lẽo quá, chúng ta mau lánh đi thôi. Hai người họ bàn đến chuyện Cừu hận chi kiếm như thể càng lúc càng sợ thêm. Thái độ khiếp đảm ví thể ngọn Cừu hận chi kiếm bất cứ lúc nào cũng có thể đâm suốt tim họ. Đại hán họ Kim đưa tay lau mồ hôi trán, nói: - Đại giá của bang chủ sắp tới, bọn ta thủ ở chỗ này chờ người cũng vậy. Thấy bạn nói cứng, đại hán họ Tôn bèn chém mạnh mấy đường đao, khoắng lên mấy lằn sáng, ý hẳn để lấy can đảm, sang sảng giọng nói: -Nghe đồn ngôi mả cao này là mồ chôn hơn một trăm mạng nam nữ đệ tử của Bạch Hạc môn, do đãy Bạch Hạc môn mới tuyệt tích giang hồ. Đại hán họ Kim đằng hắng lên mấy tiếng nói: - Nghe đồn Bạch Hạc gia có hai người chạy thoát, một gái, một trai. Một người vượt qua Sinh Tử kiều, còn cô gái được một nhân vật thần bí không biết tên cứu. Đại hán họ Tôn đỡ lời: - Lạ thật! Nghe nói dưới chân Sinh Tử kiều là mồ chôn của không biết nao nhiêu cao thủ, vô số oan hồn, mấy chục năm nay không có một nhân vật nào qua được, không hiểu tên tiểu tử ấy qua bằng cách nào?Cao Quang nghe đến đây lửa giận đùng đùng bốc lên, nghĩ bụng:- Hai tên tiểu tử kia, các ngươi dám mở miệng nhục mạ minh chủ ta, không dạy dỗ các ngươi một trận kỹ lưỡng thì các ngươi chưa kinh. Nghĩ rồi, định nhổm người dậy, nhưng bị Hoàng Vĩnh kéo xuống, sẽ giọng bảo: - Cao huynh không được liều lĩnh. Quay đầu lại nhìn thấy Thiếu Bạch đang âm thầm khóc, những giọt lệ thi nhau trào ra khỏi khoé mắt lăn xuống cỏ, hiển nhiên những lời nói của đại hán đã chạm đến mối thương tâm trong lòng chàng. Đại hán họ Kim nói: -Phải đấy, đó là chỗ khiến người ta không hiểu, tại sao mấy cao thủ võ công cao cường định làm cái việc nhổ cỏ nhổ tận gốc, đuổi theo lên cầu định giết phứt y cho xong chuyện lại đều rớt xuống chân cầu tán mạng còn y thì vẫn ung dung, chẳng việc gì. -Ừ nhỉ, thật tình tại sao y không rớt phăng xuống như những cao thủ xấu số? - Chuyện! Nếu y rớt phăng thì chúng ta đã chẳng phải bàn tán. Đột nhiên rộn lên tiếng chân người, hai đại hán mượn câu chuyện nói cho bớt sợ giật mình kinh hoảng, bọn Thiếu Bạch cũng chột dạ. Phóng hết tầm mắt nhìn, chỉ thấy hai bóng người nhỏ thó chụp đồ xanh chậm bước đi lại. Quần áo của hai người này mặc thập phần cổ quái, một cái áo dài chùm từ đầu tới chân, trông cứ như người không đầu cổ. Hai đại hán vốn đã sợ sẵn, nay lại thấy hình thù ăn mặc cổ quái của những kẻ lạ, tuy cũng biết đối phương cố ý tạo ra cho dị hợm vậy nhưng cũng hết sức ớn lạnh. Đại hán họ Tôn giơ thanh đơn đao lên, lớn tiếng quát: - Tôn nhị gia đã đi khắp Đại giang nam bắc, trải hết cảnh sóng to gió lớn, tài nghệ kinh thiên động địa của những nhân vật mặt ngang mũi dọc nào cũng có thấy qua hết. Nếu như cố tình ăn mặc theo lối ma quỷđể dọa Tôn nhị gia ta thì là tự chuốc lấy cái khổ vào người đấy nhé phe mình ạ! Hai thanh y quái nhân nhỏ thó vẫn chẳng thèm để ý tới lời quát tháo dọa nạt của đại hán, vẫn cứ thủng thẳng không mau, không chậm lừ lừ đi thẳng lại. Đại hán họ Kim không còn nhịn được nữa, soạt một tiếng, rút phắt thanh đơn đao ở lưng ra. Hai đại hán đứng sát vai nhau, hai thanh đao cũng để ngang ngực, mắt nhìn trừng trừng hai người lạ sẵn sàng xuất thủ. Lúc bấy giờ bao nhiêu tinh thần họ đều chăm chú theo dõi hai thanh y nhân có lối ăn mặc kỳ cục, nếu bọn Thiếu Bạch là kẻ xấu, lén ra tay hạ thủ thì họ không có cách gì thoát chết. Khoảng cách gần gặng quá rồi, chỉ còn ba bốn thước gì đó, nhưng hai thanh y nhân vẫn không đứng lại, cứ xông tới hai đại hán. Đại hán họ Tôn không thể nhẫn nại được nữa, quát lớn một tiếng, thi triển ngay chiêu Hoành tảo thiên quân tấn công liền. Hai thanh y nhân nhỏ thó thấy đơn đao của đối phương xỉa tới, lập tức thụt người, không lùi mà lại còn tiến lao thẳng tới bụng hai đại hán. Động tác này nhanh nhẹn cực cùng, nhanh đến nỗi mắt người ngoài không kịp thấy, chỉ thấy bóng người nhoáng lên, vừa chập vào nhau lại dang ra. Thanh y nhân lùi lại hai bước, đứng im không động đậy, trong khi đại hán họ Kim lảo đảo người mấy cái rồi ngã phịch xuống đất. Dưới ánh sáng mặt trời, ngực của đại hán xấu số đã bị đâm sâu một ngọn đoản kiếm. Cùng lúc đó họ Tôn và thanh y nhân còn lại cũng đã giải quyết xong cuộc diện thắng bại. Thêm một ngọn đoản kiếm nữa ghim sâu vào ngực đại hán họ Tôn. Hai thanh y nhân nhanh nhẹn lôi hai các xác chết và sắp cho quỳmột hàng trước ngôi mộ cao cùng với hai các xác chết đã quỳ trước đó. Xong đâu đấy, họ quay người vút đi như hai cơn lốc, chớp mắt đã mất dạng. Cao Quang nhìn muốn rách mí mắt, nhẹ thở dài nói: - Thân pháp lợi hại, khinh công tuyệt luân! Hoàng Vĩnh mặt lầm lì, quay nhìn Thiếu Bạch, chỉ thấy chàng hai mắt đang dõi theo hướng hai thanh y nhân lướt đi một cách xuất thần, hiển nhiên trong lòng chàng đang đầy mối ngờ. Hốt nhiên một tiếng ré dài xé tan tĩnh mịch, lập tức từ bốn phương, tám hướng vang dội những tiếng đáp lại. Cao Quang cau mày, thấp giọng hỏi Hoàng Vĩnh: - Không biết nhân vật nào mà thanh thế lừng lẫy quá! Hoàng Vĩnh chưa kịp đáp đã nghe Thiếu Bạch lẩm bẩm: - Lạ thật! Hai thanh y nhân không hiểu sự thực là ai? Chẳng lẽ trong Bạch Hạc môn ngoài ta ra còn có người sống sót ở trên đời? Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 10 Thất trạch đệ nhất gia Còn thiếu ! Vì các bạn bên nhạn môn quan đăng lên hồi 9 và hồi 10 tuy tiêu đề khác nhau nhưng nội dung giống hệt nhau, có thể là vì lầm lẫn, mong bạn đọc chờ cho tới khi các bạn Nhạn môn quan sửa xong lầm lẫn đó ! Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 11 Đi đâu mà vội mà vàng Thấy đối phương cứ mãi dùng miệng lưỡi mỉa mai khiêu khích. Thiếu Bạch sôi máu, lạnh lùng nói: - Không cần biết giữa anh em chúng tôi với Cừu hận chi kiếm là xa lạ hay có liên quan với nhau nhưng chỉ bằng vào cái lối cuồng ngạo của bọn các hạ cũng không ai nhịn nổi. Đàm Tam Thành khoa chân nhảy vào trong nhà, ngoái lại bảo Hoàng Thiên Phụng: - Hoàng huynh đừng phí lời làm chi nữa, theo tại hạ cứ chế phục trước bọn chúng rồi nói chuyện sau. Miệng nói, hữu thủ đã như năm móng câu sắt chụp cổ tay Thiếu Bạch. Thiếu Bạch không tránh, khẽ thấp tay trái, năm ngón tay vương ra gạt mạnh. Đàm Tam Thành vuột miệng khen: - Hảo thủ pháp. Vội vàng thu tay về, đồng thời tả chưởng gạt ngang ngực Thiếu Bạch. Thiếu Bạch nhanh nhẹn hất hữu thủ lên theo thế Thốn vân thổ nguyệt, hữu chưởng lại nhắm tấn công vào khuỷu tay đối phương ngay yếu huyệt. Hai người giao đấu với nhau trong chớp mắt đã dùng tận sự nhanh nhẹn biến hóa của mình. Đàm Tam Thành bỗng kêu lớn lên một tiếng lùi nhanh lại ba bước. Thì ra, chiêu số của y đã dùng đi dùng lại không biến hóa khác được, nếu không kịp thời thối lui thế tất thảm bại. Hoàng Thiên Phụng đứng ngoài đã nhận ra thiếu niên đối diện là cao thủ có một thân pháp tuyệt kỹ kinh người, do đấy lòng nghi ngờ của lão lại càng tăng, lão nghĩ bụng: - Gần đây trên giang hồ không thấy nói đến một tay cao thủ với một số tuổi ít ỏi như người này, xem vậy thế nào y cũng có liên hệ với Cừu hận chi kiếm. Nghĩ thế lão lướt mình tới nói: - Lão phu xin lãnh giáo. Hữu thủ nhanh nhẹn cực cùng, đẩy mạnh một chưởng. Thiếu Bạch vội đáp: - Xin được hầu tiếp! Lời dứt, tả chưởng phạt xuống. Hoàng Thiên Phụng gằn giọng nói: - Khen cho chiêu Trảm mạch thủ! Hữu chưởng vội thu nhanh về, cùng lúc hữu cước đột ngột bung đá vào đầu gối Thiếu Bạch. Động tác xuất thủ của lão lanh lẹ dị thường. Thiếu Bạch kinh nghiệm đối địch chỉ phòng thế công song thủ đối phương, không ngờ được lão lại đá nữa thì nguy, vội vả nhào sang bên tránh né thật lúng túng. Ngọn cước &quot;Quần hồ cước&quot; của Hoàng Thiên Phụng phóng đá không hơi không tiếng vốn là một đại tuyệt kỹ bình sinh lão đắc ý nhất. Trên chốn giang hồ đã có không biết bao nhiêu người táng mạng dưới ngọn Quần hồ cước đó rồi, lão vẫn tưởng thế nào xuất thủ cũng đắc ý, chẳng ngờ đối phương lại tránh được, tức thời lão chột dạ, nghĩ bụng: - Người này mới bằng tý tuổi đầu mà võ công đã ghê gớm thế kia, cuộc chiến ngày hôm nay khó định thắng bại lắm đây. Trong khi ấy, Thiếu Bạch thoát khỏi nguy cũng hoảng kinh nghĩ bụng: - Chiêu vừa rồi tuy tránh được nhưng cũng hết sức may, lão đá nhanh như thế thật có muốn đề phòng cũng khó lắm.Hai đàng đều cảm thấy mình gặp phải kình địch rồi đây nên không dám liều lĩnh xuất thủ, cả hai đứng thẳng người lườm lườm thủ thế. Đàm Tam Thành đã tận mắt được thấy mấy chiêu cũng đã bớt cuồng ngạo, thò tay vào trong người lấy ra một đôi kim luân. Cao Quang thấy vậy nổi giận hét: - Hăng lắm! Muốn dùng binh khí phải không? Chàng thò tay giật luôn thanh trường kiếm treo trên tường nhanh nhẹn trao sang Thiếu Bạch. Thiếu Bạch cầm lấy kiếm, tinh thần phấn chấn hẳn lên. Sự thực chàng có điều chưa biết nên chàng chỉ mới tự tin ở kiếm và đao pháp vì được chân truyền tuyệt kỷ của Cơ Đồng và Hướng Ngao lão nhân chứ chàng chưa hiểu được rằng quyền chưởng cũng đã được phối hợp ở đao và kiếm pháp. Giỏi ở phương diện đao kiếm thì quyền chưởng cũng lợi hại cực cùng. Đàm Tam Thành sẽ giọng nói: - Hoàng huynh, rút binh khí ra đi! Tên tiểu tử này võ công cao cường, lai lịch khó hiểu. Dẫu cho không phải nhân vật thủ não của Cừu hận chi kiếm cũng phải là nhân vật trọng yếu được tham dự việc cơ mật, không bắt sống được thì cứ giết phức đi, dẩu thế nào cũng không thể để bọn chúng thoát ngày hôm nay!Hoàng Thiên Phụng cau mày, ngó đăm đăm thanh trường kiếm trong tay Thiếu Bạch oang oang giọng nói: - Lão phu đã có mười năm nay không động đến binh khí, vậy xin lấy hai bàn tay thịt này tiếp thử vài chiêu của các hạ. Thiếu Bạch nói: - Vị huynh đài nào rút binh khí ra trước cũng được, tại hạ xin dùng kiếm bồi tiếp. Đàm Tam Thành lên tiếng: - Được! Vậy tại hạ xin vô phép lãnh giáo trước. Lời dứt, chập bánh xe sắt, tung tả luân loáng lên một vòng sáng lạnh, trong khi hữu luân nhanh nhẹn cực cùng điểm tới. Thiếu Bạch vòng tay kiếm cho rợn lên một màn hàn tinh đánh vẹt song luân, liền đó vút vút tấn công liền hai kiếm. Vương đạo cửu kiếm của Cơ Đồng là cái học kỳ dị không còn có gì cao hơn nữa ở trong kiếm pháp. Một khi thế kiếm trải ra thì chẳng khác gì trường giang đại hải, ào ạt dày đặc, liên miên bất tuyệt. Đàm Tam Thành chỉ công được có một chiêu đầu, đến chiêu thứ hai chưa kịp xuất thủ đã bị quyện kín trong màn kiếm quang. Một gian phòng thử nghĩ có rộng là bao, cho nên hai người động thủ tức thời đã chiếm quá nửa khoảng trống. Ánh kiếm loang loáng giăng khắp, kiếm khí mát lạnh. Đến nỗi Hoàng Thiên Phụng, Cao Quang, Hoàng Vĩnh phải vội vả lui nhanh vào sát chân tường, đứng xem. Kiếm thế của Thiếu Bạch càng lúc càng cho thấy lợi hại, cặp kim luân trong tay Đàm Tam Thành đã không còn khả năng phản công. Hoàng Thiên Phụng đứng ngoài nhìn rõ cuộc diện, càng nhìn càng hãi. Trong vòng đó chừng chưa đầy mười hiệp, Thiếu Bạch đã có ít nhất hai dịp để lấy mạng đối phương nhưng không hiểu sao chàng lại bỏ qua. Lại đấu thêm mấy hiệp, Thiếu Bạch bỗng đảo lưỡi kiếm một vòng đánh bạt song luân của Đàm Tam Thành. Đồng thời ánh kiếm lóe lên, đâm thẳng về trước ngực của đối phương. Hoàng Thiên Phụng đứng ngoài thấy vậy, ngầm giậm chân than thầm. Bởi chỉ cần Thiếu Bạch hơi trầm thế kiếm đâm xéo tới thì dù thân pháp của Đàm Tam Thành có nhanh nhẹn đến đâu cũng khó lòng tránh khỏi mũi kiếm. Chẳng dè Thiếu Bạch lại hơi đâm ngược mũi kiếm lên, bỏ qua cơ hội hạ độc thủ đối phương một lần nữa. Chiêu kiếm này rất rõ ràng, chẳng những Hoàng Thiên Phụng đã nhìn thấy, ngay cả Hoàng Vĩnh và Cao Quang cũng nhận ra được. Đàm Tam Thành cũng là một nhân vật thành danh trong võ lâm, thấy Thiếu Bạch đã nương tay nên còn mặt mũi nào để vào đấu tiếp. Y quát lớn một tiếng: - Dừng tay! Rồi thâu đôi kim luân thối lui lại về phía sau ba bước. Thiếu Bạch ngẩn người buộc miệng nói: - Sao không đánh tiếp? - Tả huynh kiếm thuật rất cao siêu, tại hạ chẳng phải là tay đối thủ, đa tạ Tả huynh đã nương tay, việc đả thương người của chúng tôi cũng kể như đã thanh toán, mong rằng ngày sau chúng ta sẽ gặp lại. Y quay người nhảy xuống sân, hai gót chân sẽ mượn sức bắn lên đỉnh nóc nhà, bỏ đi mất dạng. Hoàng Thiên Phụng mắt thấy kiếm thuật tinh kỳ của Thiếu Bạch nghĩ nát óc cũng không sao phá giải được những kiếm thức mà chàng vừa tấn công Đàm Tam Thành, định bụng rằng dẫu có ra tay e cũng chỉ chuốc lấy cái nhục nên y đứng ngẩn người giữa đương trường hồi lâu vẫn không biết phải mở lời ra sao. Thiếu Bạch thâu thanh trường kiếm lại nói: - Ba anh em tại hạ vừa mới bước chân vào giang hồ, nên đối với biến động đã xảy ra có thể không được biết, nhưng chúng tôi thực không có liên quan gì đến Cừu hận chi kiếm. Hoàng Thiên Phụng thấy Thiếu Bạch nói rất thành thật, liền sinh hoài nghi, nghĩ bụng: - Phàm kẻ đã bị Cừu hận chi kiếm đả thương, hầu như chỉ bằng một kiếm chí mạng, đâm thẳng vào nội tạng. Nhưng người này có thể đả thương người dưới lưỡi kiếm mà mấy lần lại nương tay, xem ra y chẳng phải là bọn người ác, bên trong sợ rằng thực đã có sự hiểu lầm. Nghĩ vậy liền nói: - Kể từ khi Cừu hận chi kiếm xuất hiện trên giang hồ, chỉ trong vài ba tháng ngắn ngủi tiếng tăm đã truyền khắp võ lâm, chấn động hai đạo Hắc Bạch. Hiện giờ, vô số cao thủ võ lâm đang tụ tập về nơi này, bất luận nhân vật thủ não của Cừu hận chi kiếm, võ công và cơ trí cao minh cách mấy cũng khó tránh khỏi công lý. Không đầy thời gian ba tháng, y nếu không bị bắt sống tất nhiên cũng bị giết chết. - Một người có thủ đoạn tàn độc đó, như chẳng phải trời sinh ác tánh ắt cũng có một ẩn tình. Chư vị đã muốn xen vào việc này tại hạ mong chư vị trước hẳng tra xét rõ sự tình để khỏi oan uổng đến người vô tội. Hoàng Thiên Phụng nghĩ bụng: - Tình hình hiện tại bất lợi cho ta, nếu như chần chờ, có thể y sẽ đổi ý! Lão bằng giọng trầm trầm nói: - Trời đất còn dài, chúng ta sẽ có ngày gặp lại. Nói xong lão quay người rảo bước đi, Cao Quang thấy vậy quát lớn: - Đứng lại! Hoàng Thiên Phụng ngoảnh đầu hỏi: - Cao huynh có điều chi chỉ giáo? - Các người tự nhiên vô cớ đã bắt ta lại dò theo tông tích đến nơi này, lẽ nào muốn bỏ đi là đi dễ dàng thế sao?- Vậy thì theo ý của Cao huynh? - Phải để lại vật gì đã!- Được lắm! Vậy thì lão phu xin lãnh giáo võ công của Cao huynh.Cao Quang bị Hoàng Thiên Phụng thách thức, không thể lùi được đành đáp: - Thế thì tốt lắm.Đưa cao tay đẩy ra một chưởng. Hoàng Thiên Phụng vội xử dụng một chiêu Cự hổ môn ngoại đánh bật thế chưởng của Cao Quang, hữu chưởng tấn công liền hai thức tiếp. Đột nhiên, ánh hàn quang nhoáng lên, Thiếu Bạch đã rút thanh trường kiếm, chỉ thấy cổ tay sẽ rung động, ánh kiếm tạo thành hai đóa hoa, đẩy lui hai người, trầm giọng nói:- Hoàng huynh chỉ muốn tìm Cừu hận chi kiếm, chúng tôi đã không quan hệ với Cừu hận chi kiếm, tất chẳng nên so cao hạ làm chi! - Tại hạ tin ở lời Tả huynh. Hoàng Thiên Phụng quay người lặng lẽ cất bước. Hoàng Vĩnh đưa mắt nhìn theo bóng y đã khuất mới thở dài nói:- Đại ca có lòng nhân từ, rõ ràng mấy lần có thể đả thương đối phương, nhưng lại nương tay... Cao Quang xen lời: - Hai người họ thật rất đáng ghét, vô duyên vô cớ lại bắt đệ đi, lẽ ra phải cho y một bài học, nhất là gã họ Đàm, còn buông thả bọn họ như thế chẳng là quá dễ dàng cho họ hay sao? - Nhưng tại hạ nào có nương tay? Hoàng Vĩnh mỉm cười nói: - Chúng đệ đã thấy tận mắt, đại ca bất tất phải khiêm nhượng. Thiếu Bạch khẽ lắc đầu nói: - Tại hạ đã thi triển tận tình, lẽ đâu lại nương tay cho y. - Rõ ràng có một chiêu, có thể đả thương được Đàm Tam Thành dưới lưỡi kiếm, vì nếu chẳng thế, có lẽ nào y lại nhận bại. - Khí độ của đại ca thực khiến chúng đệ rất bội phục, trong lúc giao đấu mà đại ca vẫn không đả thương người bừa bãi. Thiếu Bạch biết không thể biện bạch đành lặng thinh. Cao Quang chợt nghĩ tới món binh khí bị giữ lại ở Quan vương miếu, liền đánh tiếng: - Nghe khẩu khí của Hoàng Thiên Phụng thì đang có rất nhiều cao thủ võ lâm đã tề tập ở Nhạc Dương thành, chúng ta e rằng khó tránh khỏi bị người hiểu lầm, theo ý đệ, ta nên sớm tìm cách thâu hồi binh khí lại. Thiếu Bạch sẽ gật đầu nói: - Phải đấy! Thiếu nữ ấy đã không chịu sai người giao trả binh khí, chúng ta đành phải tự đi lấy lại. - Chúng ta đi suốt ngày đêm, nên nghỉ ngơi giây lát cũng chẳng muộn. Thiếu Bạch chậm rãi tra thanh trường kiếm vào vỏ nói: - Cao huynh đã mệt, cũng nên đi nghỉ thì hơn. - Đệ còn khỏe, đại ca chẳng nên bận tâm. - Lần này đi Quan vương miếu e khó tránh khỏi vài trận ác chiến, mong nhị vị huynh đệ bảo trọng. Hoàng Vĩnh cùng Cao Quang dạ rang một tiếng rồi tự đi tìm lấy một nơi, ngồi xếp bằng, nhắm mắt dưỡng thần. Độ canh tư, Thiếu Bạch mới vươn vai đứng dậy lấy ít bạc vụn đặt trên bàn rồi đánh thức hai người, sẽ giọng nói: - Quần hào trong thiên hạ đều cho chúng ta là một bọn với Cừu hận chi kiếm, trước khi tìm ra được những chứng cớ xác thực về Cừu hận chi kiếm, sợ rằng chúng ta rất ít có dịp để giải thích. Đàm Tam Thành tuy bị bại dưới lưỡi kiếm của tại hạ, nhưng y vẫn nhận lầm là ta có quan hệ với Cừu hận chi kiếm, nhất là câu nói trước khi ra đi, y đã có ám chỉ tại hạ là nhân vật thủ não của Cừu hận chi kiếm. Hoàng Vĩnh sẽ thở dài đỡ lời: - Đại ca nói phải, xem ra sự hội ngộ này khó có thể giải thích được. - Hiểu lầm chúng ta chẳng phải là một hai nhân vật giang hồ mà tất cả đồng đạo võ lâm cũng đều xem chúng ta như thù địch. Than ôi! Tại hạ ngại tiết lộ thân thế nên trước khi chưa tra rõ được chân tướng không muốn đối đầu với võ lâm thiên hạ, nào ngờ tâm cơ lại như nước lã ra sông. Chỉ vì Cừu hận chi kiếm hành tung quỉ quái vốn xa lạ ấy lại khiến ta phải bị mắc vào vòng thị phi, làm kẻ thù cho tất cả người trong thiên hạ. - Đại ca không nên nóng giận, thiên hạ đã có những kẻ hồ đồ như thế tội gì đại ca lại phải động lòng trắc ẩn. - Bất luận xưa nay kẻ có võ công cao cường đến đâu cũng không ai dám tự tôn tự đại, coi thường tất cả nhân vật võ lâm thiên hạ. Không đợi cho hai người xen lời, chàng nói tiếp: - Bởi đó tại hạ mới phải phiền đến nhị vị huynh đệ. - Cho dù đại ca có bảo chúng tôi nhảy vào dầu sôi lửa bỏng cũng không dám từ nan, hà huống là đôi chút khó nhọc. - Từ nay anh em chúng ta không thể nghỉ ngơi nơi khách sạn. Cao Quang ngạc nhiên, buộc miệng nói: - Tại sao? - Bởi là nơi khách điếm, rất nhiều tai mắt nhân vật võ lâm, nếu như chúng ta ở đấy tất sẽ bị lộ hành tung. - Không ở khách điếm thì biết ở đâu? - Cần dấu kín hành tung, không để bọn họ tìm được một manh mối nào, tại hạ mới phải phiền đến nhị vị huynh đệ. - Đêm ngủ núi hoang, ngày lẩn trong rừng rậm, thực cũng thú vị đấy. Thiếu Bạch cầm lấy thanh trường kiếm nói: - Thừa lúc trời chưa sáng, chúng ta lên đường đi Quan vương miếu thôi! Ba người bàn bạc xong, liền nhảy qua cửa sổ, mượn bóng đêm thi triển khinh công &quot;Đề tung thân pháp&quot;, hướng thẳng về Quan vương miếu. Sau mấy dặm đường, bọn Thiếu Bạch đã đến nơi. Trong màn đêm chỉ thấy phòng ốc trùng điệp, không một ánh đèn, cảnh vật lặng lẽ chứa đầy khủng bố. Hoàng Vĩnh sẽ giọng nói: - Trong Quan vương miếu này, nơi nào cũng có cơ quan, đại ca, tam đệ nên dè dặt để khỏi sa vào cạm bẩy. - Chúng ta nên đi gần nhau cho dễ tiếp ứng. - Đại ca chớ mạo hiểm, xin để tiểu đệ dẫn đường. Nói xong Cao Quang liền vận khí tung mình, vượt qua bức tường rào, phóng thẳng lên mái ngói. Thiếu Bạch, Hoàng Vĩnh cũng vội phi thân nhảy theo sau Cao Quang. Hoàng Vĩnh cẩn thận đưa mắt quan sát giây lát, rồi nói: - Tiểu đệ nghe đồn trên đỉnh nóc cũng có bố trí một loại ngói vụng giẫm phải rất nguy hiểm. Thiếu Bạch đảo mắt nhìn quanh quất, sẽ thở dài: - Trời tối đen nhu mực, Quan vương miếu rộng lớn thế, chúng ta biết phải tìm cách nào? Cao Quang nói: - Tiểu đệ đã có một cách. Hoàng Vĩnh vội hỏi: - Tam đệ có cao kiến gì? - Chúng ta lần mò trong bóng tối, tất sẽ trúng phải cơ quan mai phục, chi bằng cứ đường đường chính chính kêu gọi bọn họ ra? - Nếu như không còn cách nào hay hơn, chúng ta chỉ còn cách dựa vào võ công để lấy lại binh khí. - Cứ như sự quan sát của đệ, trong Quan vương miếu này tình thế dường như rất phức tạp... Đột nhiên trong bóng tối có tiếng người trầm giọng quát: - Ai đấy? Thiếu Bạch sẽ mỉm cười nói: - Xem ra không muốn ngay thẳng cũng chẳng được rồi. Cao Quang liền lên tiếng: - Xin thông báo hộ vị chủ trì quí miếu, người đòi lại binh khí đã đến như hẹn. Giọng nói trong bóng tối lại nói: - Tam vị nếu không thấy gì trở ngại xin đợi cho một chút. Thiếu Bạch nói: - Chúng tôi rất ít thời giờ, không thể chờ lâu, phiền huynh đài thông báo nhanh cho một tiếng. Ngôi Quan vương miếu âm u lại trở về với cái tịch mịch lúc trước, không còn thấy tiếng người cũng không nghe tiếng bước chân, không hiểu người kia đã thông báo chưa? Lại đợi chừng khoảng nửa công phu uống xong chén trà nóng vẫn không thấy động tĩnh. Cao Quang không còn nhẫn nại được nữa, cao giọng nói: - Đợi chờ thế này mãi sốt cả ruột, cho mẹ nó một mồi lửa là xong chuyện... Lời chưa dứt, bỗng thấy mấy trượng ở ngoài xa bập bùng ánh lửa, kế có một đại hán toàn thân đồ đen giơ cao cây đuốc nói: - Ngài chủ trì của chúng tôi ở trong nội điện thỉnh ba vị vào trong. Cao Quang lớn tiếng nói: - Bọn này đã bị lừa một lần, có lý nào lại bị lần thứ hai nữa? Nói với chủ trì của ngươi mau đem binh khí lại trả, chuyện cũ bỏ qua, bọn ta lên đường ngay, nếu cứ ưỡm ờ chọc chận Cao lão gia thì đừng trách ta quá tay. Đại hán mặc đồ đen giơ cao bó đuốc nói: - Nếu như ba vị không có gan thì thôi. Cao Quang nói: - Trả ha không trả binh khí, nói ngay ra một tiếng, đừng có dài dòng. Được! Trước ta hẳn đập vỡ mấy viên ngói cho các ngươi coi. Nói rồi, chàng vận sức tung chân phải đá, tức thời mấy viên ngói rơi xuống đất vỡ tan tành. Chỉ nghe một giọng nói trong trẻo vọng lại bảo: - Kể ra ba vị cũng biết giữ chữ tín lắm. Hoàng Vĩnh đáp: - Đại trượng phu chúng tôi, nói là nói chứ đâu có như cái hạng phù nhân, nói rồi để đấy chẳng khác gì gió thổi qua tai. Giọng nói trong trẻo đỡ lời: - Chửi khéo lắm, chửi khéo lắm! Ta đã chẳng nói sẽ trả binh khí cho các vị sao? Hoàng Vĩnh thấy đối phương nói cũng có lý, ôn tồn nói: - Chúng tôi nhớ lời hẹn tới đây xin lại khí giới, cô nương chịu cho lại chúng tôi chứ? Một thiếu nữ toàn thân vận đồ xanh từ đằng sau đại hán cầm đuốc chậm rãi bước ra, giơ tay cười nói: - Ba vị đã tới, chủ trì của chúng tôi tất nhiên đã chờ đợi lâu rồi, xin thỉnh ba vị vào nội điện ngồi chơi một lúc có được không? Cao Quang định lên tiếng từ chối thì Thiếu Bạch đã nhanh chân bước sấn tới, vòng tay nói: - Phiền cô nương dẫn đường. Hoàng Vĩnh, Cao Quang nhanh nhẹn theo Thiếu Bạch nhảy xuống. Cả hai thấy Thiếu Bạch nhận lời mời của đối phương nên kinh hãi vội vàng nói: - Chỉ sợ trong nhà còn có điều gì cổ quái, chúng ta đừng đi là hơn. Thiếu Bạch mỉm cười nói: - Nếu chúng ta bị bắt, cái ấy không phải lỗi ở người, chỉ trách chúng ta học nghệ chưa tinh. Thanh y thiếu nữ cũng tươi cười nói: - Quí tánh của các hạ? Thiếu Bạch ngần ngừ giây lát đáp: - Tại hạ là Tả Thiếu Bạch. Thanh y thiếu nữ cười nói: - Tả tướng công thật có khí độ hơn người, con mắt của cô nương chúng tôi quả nhiên ghê gớm... Nói đến đây như thể biết mình đã lỡ lời, nàng vội vàng im bặt. Thiếu Bạch cau mày, cũng không hỏi tiếp. Đại hán áo đen dụi đuốc, ánh lửa chợt tắt ngấm, y lẩn đi đâu mất dạng. Hoàng Vĩnh thò hữu chưởng ra đặt lên lưng thanh y nữ, lạnh lùng nói: - Long đầu đại ca chúng tôi là anh hùng lỗi lạc, không thích xuất thủ để đối phó với cô nương, tại hạ đành xuất thủ vậy! Thanh y thiếu nữ nhìn sang nói: - Các hạ hành động không thấy là mình quá hấp tấp chăng? Hoàng Vĩnh cười nhạt đáp: - Nếu như cô nương mà liều lĩnh có ác nghiệm, hậu quả ra sao tất cô nương phải biết rõ... Thanh y thiếu nữ nói: - Nếu ta đổi mạng được với ba vị thì chết cũng yên lòng nhắm mắt. Hoàng Vĩnh vẫn với giọng gay gắt nói: - Chỉ sợ cô nương không có cơ hội mà thôi. Thanh y thiếu nữ chẳng buồn nói năng gì nữa, chậm rãi lần bước đi hết con đường dài hun hút, thì tới trước một đại điện nguy nga. Chỉ thấy thanh y thiếu nữ giơ tay phải lên gõ nhẹ vào cửa ba tiếng. Hai cánh cửa đang đóng chặt đột nhiên mở rộng ra. Trong đại điện sáng choang vì mười hai bó đuốc hồng chiếu sáng khắp mọi vật. chính giữa điện có đặt một cái ghế gỗ sơn màu đỏ, trên đó chễm chệ ngồi một thiếu nữ áo vàng, nhan sắc cực kỳ diễm lệ. Hai đứa nữ tỳ chải tóc rẽ sang hai bên chia nhau đứng ở đằng sau. Hoàng y thiếu nữ, tiểu tỳ đứng ở bên trái tay cầm kiếm trong khi tiểu tỳ đứng ở tay mặt hai tay đỡ một cái hộp ngọc. Thanh y thiếu nữ dẫn đường thong thả bước vào trong điện lạnh lùng nói: - Tả Thiếu Bạch, đóng cửa điện lại. Khẩu khí của nàng ngang ngược nhưng Thiếu Bạch chỉ mỉm cười, lẳng lặng làm theo. Hoàng Vĩnh đảo mắt nhìn khắp bốn phía, thấy tòa đại điện này rộng có đến bốn năm gian, trừ hoàng y thiếu nữ và hai đứa tiểu tỳ ra, không thấy có mai phục, bấy giờ mới yên lòng. Hoàng y thiếu nữ từ từ đứng dậy, nhìn thẳng vào mặt Thiếu Bạch hỏi: - Các hạ là Tả Thiếu Bạch? Tả Thiếu Bạch đáp: - Đúng vậy, cô nương có điều chi chỉ giáo? Hoàng y thiếu nữ sẽ thở dài nói: - đây có mấy món vật, không hiểu các hạ có nhận ra không? Vung tay nàng sẽ bảo tiểu tỳ đứng ở bên tay mặt: - Trao hộp ngọc cho Tả tướng công. Tiểu tỳ riu ríu làm theo. Thiếu Bạch tuy không biết bên trong hộp ngọc có gì, nhưng cảm thấy cõi lòng hồi hộp khôn tả, đưa tay ra đỡ lấy chiếc hộp ngọc, thong thả hỏi: - Không hiểu vật gì trong hộp này. Hoàng y nữ đáp: - Ta được người nhờ cậy, chỉ biết trung thành với việc người nhờ, nhà ngươi cứ mở ra coi. Thiếu Bạch thấy đối phương nói vậy định mở ra coi ngay nhưng Cao Quang đã lên tiếng can ngăn: - Đại ca không nên mạo hiểm... Lời chưa dứt, y nhảy bổ tới, nói tiếp: - Để tiểu đệ mở cho! Thiếu Bạch thấy bạn có lòng thành, vội lùi lại một bước dặn: - Tam đệ cẩn thận... Cao Quang đưa hữu thủ ra, mở nắp hộp ngọc. Thiếu Bạch chăm chú nhìn chỉ thấy mấy tờ giấy trắng rất ngay ngắn ở bên trong hộp. Động tính hiếu kỳ, chàng thò tay lấy một bức bạch quyên, mở ra coi, bất giác lệ rơi lả chả, một lúc lâu lắm mới lên tiếng hỏi: - Món vật này có phải tự tay cô nương kiểm điểm không? Hoàng y nữ đáp: - Ta chỉ hỏi các hạ có nhận ra được bức hình ấy không? Thiếu Bạch gật đầu nói: - Nhận ra được! Hoàng Vĩnh cố hết sức ngưng thần giới bị để định với tình thế, chỉ đợi đối phương hơi nhúc nhích có ý gì khác lạ là xuất thủ liền. Còn Cao Quang thò đầu qua nhìn chỉ thấy phong Bạch quyên ở trong tay Thiếu Bạch vẽ một người râu dài đeo kiếm, lấy làm lạ nghĩ bụng: - Không hiểu bức họa này có dính dáng gì tới nguyên thủ mà khiến người xúc động đến thế. Hoàng y nữ hừ nhạt một tiếng nói: - Các hạ đã nhận ra bức hình, vậy cho ta biết y là ai? Thiếu Bạch đáp rõ từng tiếng: - Bức hình này là chưởng môn nhân đời trước của Bạch Hạc môn, chính tên là Tả Giám Bạch, chủ nhân Bạch Hạc bảo. Hoàng y nữ hỏi: - Các hạ xưng hô với y như thế nào? - Người là tiên phụ... - Thì ra thế, các hạ lấy thêm một trượng Bạch quyên nữa coi xem sao! Thiếu Bạch y lời, lấy một trượng Bạch quyên giở ra coi chỉ thấy ở trên đó họa hình một phụ nhân. Hoàng y nữ liền hỏi: - Tượng đồ ấy là ai? Thiếu Bạch đáp: - Người là mẫu thân của tại hạ, người đã khuất rồi. Hoàng y nữ nói: - Nói thế, tất nhiên các hạ phải có liên quan đến Bạch Hạc môn? Thiếu Bạch đột nhiên trừng mắt sang sảng giọng nói: - Đúng vậy, do đâu mà cô nương có được tượng đồ tiên phụ mẫu tại hạ, dám mong cô nương nói cho được biết rõ. - — bên trong hộp ngọc còn có một phong quyên màu trắng nữa đấy, tại sao các hạ không mở ra coi thử? Thiếu Bạch bắt được di tượng của phụ mẫu, trong lòng xúc động mãnh liệt, toàn thân chàng run bắn lên. Thấy một phong quyên màu trắng nữa xếp ngay ngắn ở trong hộp ngọc thốt nhiên chàng đâm ra sợ hãi, không dám lấy xem. Hoàng y nữ chậm rãi hỏi: - Tại sao các hạ lại đứng yên thế? Thiếu Bạch giật mình, vội vàng dùng hữu thủ lấy phong bạch quyên cuối cùng mở ra coi, chỉ thấy ở trên ấy có vẻ hình một đạo trưởng trung niên, râu dài tới ngực, vai giắt báu kiếm, tay cầm một cây phất trần. Thiếu Bạch đã tưởng rằng phong bạch quyên này đã được xếp cùng với di tượng của phụ mẫu chàng tất nhiên phải có quan hệ gì, chẳng dè nay hóa ra đó lại là bức hình của một đạo trưởng xưa nay chưa từng quen biết. Hoàng y nữ hỏi: - Các hạ nhận ra người đó? Thiếu Bạch lục lọi ký ức, mãi vẫn không nhớ được đạo trưởng là ai, bèn lắc đầu đáp. - Tại hạ chưa từng gặp người này. - Có thể các hạ đã gặp rồi nhưng mà không nhớ được đấy thôi, cũng có thể lúc các hạ gặp ông ta tuổi còn quá nhỏ, không hiểu việc đời...Thiếu Bạch ngạc nhiên nói:- Cô nương là ai? Xin cho biết thân phận?Hoàng y nữ lấy tay chỉ bộ đồ đang mặc trên người nói - Ta họ Hoàng.Thiếu Bạch nói:- Thì ra là Hoàng cô nương, tại hạ thất kính. Hoàng cô nương ở lâu trong ngôi Quan vương miếu này, chắc phải có quan hệ với Quan vương môn? - Gia phụ sáng lập nên Quan vương môn, tiện thiếp cũng được hưởng phước lây và tiếp nhận chức chưởng môn đời thứ hai của Quan vương môn. Thiếu Bạch đỡ lời: - Cô nương ở ngôi cao quí, là chưởng môn nhân của một môn phái, anh em chúng tôi không biết nên thất kính, dám mong mở lượng hải hà. Dứt lời vòng tay xá một xá. Hoàng y nữ nghiêng mình đáp lễ rồi nói: - Gia phụ và lệnh tôn giao tình rất thân, năm xưa lệnh tôn thường đến chơi Quan vương miếu, khi ấy gia phụ luyện công tẩu hỏa nhập ma, đi lại không tiện cho nên rất ít khi tới được Bạch Hạc bảo. - Theo trí nhớ của tại hạ còn nhớ được thì tại hạ đã từng tới đây cùng với tiên phụ. Hoàng y nữ nói: - Sau khi gia phụ bị tẩu hỏa nhập ma có được lệnh tôn giúp sức rất nhiều mới bình phục. Do đấy, lệnh tôn cũng kể được là ân nhân của gia phụ, người thường nhắc đến chuyện bất hạnh của Bạch Hạc môn cho tiện thiếp nghe. Những lúc như thế người cảm khái không thôi. Thiếu Bạch vội vàng hỏi: - Lệnh tôn bây giờ ở đâu? Tại hạ có thể bái kiến được không? Hoàng y nữ buồn rầu nói: - Nếu như gia phụ còn sống trên đời thì đã chẳng phải cái bọn nhi nữ như tiện thiếp đặt chân lên giang hồ làm gì để phải tiếp chưởng ngôi vị chưởng môn của Quan vương môn. Thiếu Bạch ngẩn người ra nói: - Hoàng lão tiền bối đã khuất núi rồi sao? - Năm xưa, anh hùng thiên hạ hợp lực nhau lại để tấn công Bạch Hạc bảo, gia phụ cũng được giấy mời đến tham dự cuộc họp trọng đại ấy. Trong cuộc họp gia phụ đã cực lực biện hộ cho lệnh tôn nhưng sức một người không sao nói lại với toàn thể cho nên gia phụ đành phải chiều theo, tham dự vào việc đó. Thiếu Bạch biến sắc, khẽ đằng hắng một tiếng, chực nói lại thôi. Hoàng y nữ tiếp lời: - Tả huynh đừng có hiểu lầm! Gia phụ và lệnh tôn là chỗ thân tình, gia phụ rất hiểu rằng lệnh tôn là người quyết không khi nào lại đi làm cái việc khiến cả trời lẫn người đều oán hận. Gia phụ tham dự vào việc đó chẳng qua cũng là để mượn cơ hội điều tra chân tướng, ngầm kiếm cách giải cứu lệnh tôn, lệnh đường. Nhưng lệnh tôn oai dũng tuyệt luân, thiên hạ bao vây trùng trùng điệp điệp thế mà người vẫn phá được thoát ra. Thiếu Bạch thở dài nói: - Chỉ tiếc tại hạ vô duyên, không được bái tạ Hoàng lão tiền bối đã xuất lực trợ giúp. - Sau khi gia phụ trở về nhà, người vẫn hậm hực bất bình, nhưng chỉ với cái sức kém cỏi của một nhóm môn hạ Quan vương môn, thực không có cách gì chống đối được với toàn thể các môn phái trong võ lâm. Thốt nhiên có tiếng gõ cửa rất gấp, cắt đứt câu nói Hoàng y nữ. Hai tiểu tỳ đứng ở đằng sau Hoàng y nữ rút phắt trường kiếm, đồng thanh quát hỏi: - Ai đó? Rồi nhanh nhẹn vút mình tới bên cửa. Hoàng y nữ giơ tay phải lên ra hiệu, sẽ giọng bảo: - Chờ một chút. Nói xong nàng đứng thẳng người dậy, thong thả đi ra cửa. Hai tiểu tỳ cầm kiếm nghe dặn dừng chân lại. Thanh y thiếu nữ là người đã dẫn đường cho bọn Thiếu Bạch tất tả sấn lên hai bước, đứng chắn trước mặt Hoàng y nữ, hấp tấp nói: - Cô nương không nên mạo hiểm, để tiểu tỳ ra mặt đối phó với y! Hoàng y nữ dừng chân lại nói: - Ngươi mau đi lấy binh khí trả cho các vị kia, nếu như tình thế có biến, ngươi dẫn họ theo con đường ngầm ở vách thoát ra ngoài! Thanh y nữ nói: - Tả tướng công võ nghệ cao cường, có thể trợ giúp cho chúng ta. Hoàng y nữ cau mày gắt: - Việc của Quan vương miếu chúng ta, làm sao để người ngoài nhúng tay vào được. Thiếu Bạch nghe mà như người ở trong đám sương mù dày đặc, không hiểu được chuyện gì? Trong khi đó, thanh y thiếu nữ không muốn cãi với Hoàng y nữ, nhanh chân vòng ra đằng sau ghế ngồi lấy binh khí của bọn Thiếu Bạch đem trả. Bọn Thiếu Bạch đeo đao kiếm vào đâu đó vừa lúc hai cánh cửa lớn đen ngòm vẫn đứng im lìm đột nhiên mở toang ra. Chỉ thấy người đi đầu mặc áo tăng bào màu nâu đã rách, dáng dấp lão gia chính là Hương hỏa đạo nhân mà bọn Thiếu Bạch gặp lúc mới bước chân vào miếu. Đằng sau lão nhân là mười mấy đại hán ăn vận kình trang, nai nịt gọn gẽ. Hoàng y nữ đưa mắt lạnh lùng nhìn ra ngoài nói: - Các ngươi vào hết cả đi! Trường bào lão nhân vào đầu tiên, quét mắt nhìn bọn ba người Thiếu Bạch định nói lại thôi. Mười hai đại hán vận kình trang màu đen lần lượt đi vào và sau chót là một thiếu nữ cũng mặt đồ vàng. Thiếu nữ áo vàng này vừa bước vào trong điện thoáng nhìn đã lên tiếng hỏi ngay: - Các cao thủ hẹn tới giúp sức? Thiếu Bạch chăm chú nhìn, chỉ thấy hau thiếu nữ áo vàng bằng trạc tuổi nhau, y phục cùng màu, thân hình tướng mạo na ná như nhau, dưới ánh đuốc rất khó phân biệt người này với người kia. Bất giác chàng đâm ra hiếu kỳ, nghĩ bụng: - Ta phải coi cho rõ phương vị họ đứng, nếu không thì không nhận ra, đến nhầm mất. Chỉ thấy thiếu nữ áo vàng lúc ban đầu đánh tiếng: - Họ là khách của tôi, không phải người trợ lực. Khôi bào lão già nói: - Đúng! Việc ở trong môn phái chúng ta không nên mượn sức người ngoài giải quyết. Thiếu nữ áo vàng đến sau lên tiếng: - Hoa lão ở trong bổn môn là người đức cao trọng vọng, một lời nói bằng chín đỉnh, xin ngài cứ bình tâm luận xem trong chúng tôi, người nào xứng đáng tiếp nhận chức vị chưởng môn? Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Thì ra họ tranh giành quyền lực, xem vậy ta là người ngoài cuộc, chẳng nên xuất thủ bừa bãi. Chỉ thấy Khôi bào lão nhân nghĩ ngợi giây lâu nói: - Cái đó lão hủ không sao quyết định được, vậy để nhị vị cô nương tự định đoạt lấy! Thiếu nữ áo vàng lúc ban đầu nói: - Tỷ tỷ mang theo bao nhiêu người tới đây phải chăng là định dùng sức mạnh để nói chuyện? Thiếu nữ áo vàng đến sau nói: - Ai là chị của mi, nếu như mi còn coi ta là chị thì đã chẳng cướp đoạt ngôi vị chưởng môn của ta. Người tỳ nữ áo xanh dẫn đường bọn Thiếu Bạch đột nhiên xen vào nói: - Lúc lão chủ nhân hấp hối, người đã cho đòi nhị tiểu thư đến bên giường bệnh để cho tiểu thư tiếp nhận chức chưởng môn, tiểu tỳ chợt bước vào chính tai được nghe rõ. Đại tiểu thư không nên cưỡng từ đoạt lý. Thiếu nữ áo vàng đến sau tức giận hét: - Tiện tỳ câm miệng, giờ phút này là lúc ngươi được quyền xía miệng vào đấy hả? Thiếu nữ áo vàng ban đầu đỡ lời: - Nó tuy không được nhiều lời, nhưng chuyện đã nói là chuyện thực. Đảo mắt nhìn Hương hỏa đạo nhân, nàng nói tiếp: - Hoa Phong Sơn, ông là đệ nhất công thần trong Quan vương môn chúng ta, cũng là người được các hàng đệ tử trong bổn môn kính trọng nhất. Lúc gia phụ để lại di ngôn cho tôi tiếp nhận chức chưởng môn, ông cũng có mặt ở đó, tại sao ông không đứng ra nói một câu cho hợp với công đạo? Hoa Phong Sơn khẽ đằng hắng nói: - Nhị vị cô nương là hai chị em ruột thịt, đều trưởng thành dưới sự chăm nom của lão hủ. Lúc lão chủ nhân mới ngọa bệnh người từng dặn lão hủ hết lòng giúp đỡ đại tiểu thư nắm giữ chức chưởng môn, khi ấy đại tiểu thư cũng có mặt, đó là chuyện thực thiên chân vạn xác. Nhưng lúc lão chủ nhân hấp hối, người hiệu triệu nhị tiểu thư vào cho tiếp nhận chức chưởng môn lại là chuyện có thực. Khi ấy lão chủ nhân thiêm thiếp nằm nhưng thần trí người cũng còn rất tỉnh táo, lời nói ra rành mạch, rất có thể tin được. Ôi! Lão chủ nhân tuy có để lại lời dạy nhị tiểu thư tiếp chưởng môn hộ nhưng lão hủ thật không sao quyết định được việc này. Thiếu nữ áo vàng đến sau nhanh nhẹn nói: - Hoa Phong Sơn, ta hỏi ông, trong một môn phái nên có mấy người chưởng môn? - Triều không có hai vua, tất nhiên một môn phái cũng chỉ có một người chưởng môn mà thôi. Thiếu nữ áo vàng đến sau nói: - Phải đấy, ta là chị, lại sớm được gia phụ hứa cho lãnh chức chưởng môn, tất nhiên là xứng đáng với chức vị này rồi. Thiếu nữ áo vàng lúc ban đầu cười nhạt nói: - Hoa Phong Sơn, gia phụ triệu ông tới tất nhiên là muốn ông làm chứng điều mắt thấy tai nghe phải không? Thiếu Bạch thấy hai cô gái tranh luận sôi nổi quá, không người nào chịu người nào, trong lòng chán nản nghĩ bụng: - Hai người này hình như hết sức kéo Hoa Phong Sơn về phía mình, hóa ra Hoa Phong Sơn là cái chốt nắm giữ toàn cuộc ngày hôm nay. Chỉ thấy thiếu nữ áo vàng đến sau nói: - Nếu như mi không chịu buông chức chưởng môn thì ta cũng chẳng còn nghĩ tới tình chị em nữa đâu... Thiếu nữ áo vàng ban đầu cười nhạt hỏi: - Ý của tỷ tỷ phải chăng định dùng võ công để quyết định thắng bại? - Nếu như mi đến chết không chịu rời bỏ chức vị, thì chỉ còn có một cách đó. Trong hai chị em chúng ta cuối cùng cũng phải có một người chết thì việc trong môn phái mới được yên. Thiếu Bạch nghe nói cau mày nghĩ bụng: - Ai bảo phái nữ không tham danh! Một khi họ tranh chấp thì sự tàn nhẫn và gan góc thực nam nhân cũng khó bì kịp. Đang khi chàng suy nghĩ thì thiếu nữ áo vàng ban đầu lên tiếng: - Tỷ tỷ đã muốn như vậy, tiểu muội sẽ xin sẵn sàng lãnh giáo. Hoa Phong Sơn thở dài sườn sượt, đưa mắt nhìn thiếu nữ áo vàng đến sau bảo: - Trân cô nương! Lão hủ có mấy câu như xương cá mắc ở cổ, không nói ra thì còn bực bội. Hoàng Trân nghiêm nét mặt nói: - Hoa lão có cao kiến gì cứ nói ra. Hiện nay ông đã là người tiền bối có uy tín nhất ở trong bổn môn. Hàng đệ tử môn hạ của Quan vương môn ai ai cũng kính trọng ông, và cũng chính vì thế một lời của ông nói ra cần phải thận trọng hết sức. Hoa Phong Sơn đưa mắt nhìn thiếu nữ áo vàng lúc ban đầu nói: - Yến cô nương, chính tai lão hủ nghe được lão chủ nhân trước khi tắt thở muốn cô nương tiếp chưởng môn hộ, chuyện đó không thể nào sai lầm được... Hoàng Yến cắt ngang: - Đã thế, ông nên chủ trì công đạo mới phải? - Có điều, khi ấy chưởng môn nhân ngọa bệnh đã lâu, lúc người dạy nhị tiểu thơ tiếp chưởng môn hộ, tuy thần trí rất tỉnh táo, điều lý phân minh, nhưng hàng môn hạ Quan vương biết chuyện này không có bao nhiêu người. Trong khi đó ai ai cũng đều biết rằng Trân cô nương phải thừa kế y bát của lão chủ nhân mà làm chức chưởng môn nhân đời thứ hai của Quan vương môn. Nay nếu như Yến cô nương cứ nhất định lãnh chức này chỉ sợ sẽ gây lòng ngờ cho hàng môn hạ, theo ý của lão hủ chẳng bằng nhị tiểu thư nên nhường một bước, đem tín vật chưởng môn tạm thời trao lại cho đại tiểu thư lãnh, mười năm sau, đại tiểu thư sẽ truyền lại cho, không hiểu nhị tiểu thư nghĩ sao? Thiếu Bạch càng nghe càng lấy làm lạ nghĩ bụng: - Cái ông thân sinh của hai cô gái này cũng hồ đồ quá đổi. Lúc ban đầu đã quyết định trao quyền cho cô con gái lớn, tại sao lúc lâm chung lại kếu cô gái nhỏ tới làm gì để cho chị em họ ngày hôm nay sinh ra xô sát tương tàn với nhau? Đang nghĩ chỉ nghe Hoàng Trân lên tiếng: - Phải đấy! Nếu như nhị muội chịu nghe lời nói của Hoa lão tiền bối thì ta là chị cũng sẽ nghĩ đến tình chị em, hàng môn hạ đệ tử Quan vương ai cũng biết chị phải làm chưởng môn, giờ đây nếu phế bỏ đi thì là một điều kinh dị, cái việc phế trưởng lập ấu không những làm mất mặt chị mà còn làm cho trên giang hồ người người cười chê, như thế uy tín của Quan vương môn không thể còn, vậy muội muội hãy nghĩ kỹ lời của chị. Hoàng Yến nhíu cặp lông mày liễu, vẻ mặt trở nên thểu nảo, buồn bả thể như đang suy nghĩ một việc rất quan trọng. Đang khi ấy, thanh y tỳ nữ đột nhiên cất bước tới bên Hoàng Yến sẽ giọng nói: - Tiểu thư, lúc lão chủ nhân lâm chung người tự tay trao ấn, tín vật chưởng môn cho cô nương, vậy dụng tâm của người như thế đã kiên quyết. Nay nếu tiểu thư nghe lời đại tiểu thư, nhẹ dạ trao ra ấn tín vật ra, nhường chức chưởng môn thì không những phụ lòng lão chủ nhân mà chủ tớ ta chết cũng không có đất chôn. Hoàng Trân giận dữ hét: - Việc của chị em ta có xích mích trăm tội cũng chỉ tại nhà ngươi, con tiện tỳ độc ác quá lắm kia, không giết ngươi chỉ sợ Quan vương môn tan rã mới là việc trọng đại. Hoàng Trân khẽ vung tay ngọc quát: - Tiện tỳ muốn chết! Liền theo đó, hai đại hán mặc kình trang nhào tới, hai ngọn đơn đao từ hai hướng chém nhằm người thanh y thiếu nữ. Thanh y thiếu nữ vội vàng nhảy lùi lại né tránh. Hoàng Yến trừng mắt sẳng giọng quát: - Ngừng tay! Hai đại hán mặc đồ đen quả nhiên không dám hung hăng nữa, vội thâu đao về đứng lặng, quay đầu nhìn Hoàng Trân có ý chờ lệnh. Hoàng Trân cười nhạt nói: - Muội muội, ngươi trọng ta hơn hay trọng tiện tỳ hơn? Hoàng Yến thở dài đáp: - Tỷ tỷ không nên nói vậy, Thu Quyên tuy là một tỳ nữ, nhưng từ nhỏ đã lớn lên trong gia đình ta. Khi phụ thân còn tại thế, người đã coi nó như người trong nhà, điều này tỷ tỷ cũng dư biết. Thiết nghĩ chuyện tỷ tỷ muốn trang chức chưởng môn Quan vương và chuyện Thu Quyên không muốn tiểu muội nhường chức chưởng môn, đó là hai việc khác nhau, không có liên quan gì... Hoàng Trân đỡ lời: - Con tiện tỳ ấy ác lắm, chuyên môn phá hoại tình cảm của hai chị em chúng ta, để nó sống chỉ có hại chứ không có ích gì, chẳng bằng giết đi là xong! - Tỷ tỷ không nên căm giận nó như thế, để tiểu muội xin được suy nghĩ lại ba ngày sau sẽ có phúc đáp cho tỷ tỷ, được chứ? - Nhường hay không nhường nói phức ra được rồi, việc gì mà nghĩ lâu lắc những ba ngày. Hoàng Yến đáp: - Tỷ tỷ chẳng lẽ ba ngày cũng chờ không được sao? - Nếu ở lúc bình thường đừng nói đến ba ngày, đến ba chục ngày tỷ tỷ cũng đợi được, nhưng bây giờ thời gian gấp gáp lắm rồi, dù cho một ngày cũng không sao đợi được. - Tại sao? - Thật ra muội muội không biết hay sao? Hay là cố ý giả vờ không biết? Hoàng Yến đáp: - Quả thật muội không biết chứ không có lý giả vờ? - Chẳng lẽ chấp sự sư đệ không báo cáo cho muội biết hay sao? Gần đây ở trong Nhạc Dương quần hùng kéo lại tụ tập, theo lời đồn thì Thiếu Lâm, Võ Đang đều có phái những cao thủ tới, Quan vương môn chúng ta là một môn phái lớn tại thành Nhạc Dương này, khó tránh khỏi việc kéo tới thăm, khi ấy để tiểu muội ra tiếp họ sao? Hay tỷ tỷ tiếp thì tỷ tỷ chưa lãnh chức chưởng môn ấy là chuyện danh không chính, ngôn chẳng thuận. Còn nếu như muội muội đứng ra thì tất cả thiên hạ anh hùng đều hay biết em là chưởng môn nhân của Quan vương môn. Ngày sau muội muội nhường chức chưởng môn nhân cho chị khiến cho thiên hạ anh hùng không lấy làm quái lạ sao? Hoàng Yến nhíu mày nghĩ ngợi giây lâu nói: - Thế thật cũng khó nghĩ. Hoàng Trân tươi cười nói: - Chuyện giản dị lắm có gì đâu, muội muội chỉ cần chịu nhường nhịn ngay bây giờ, giao cho chị ấn tín vật chưởng môn thì mọi việc sẽ được giải quyết một cách mỹ mãn tốt đẹp. Còn nếu như muội cứ tham tiếc chức chưởng môn thì chính muội muội làm cho rắc rối đó. Hoàng Vĩnh bỗng dùng thuật truyền âm nói với Thiếu Bạch: - Đại ca, tiểu đệ thấy việc này rắc rối lắm, chỉ sợ không chỉ có một việc tranh đoạt chưởng môn mà thôi đâu. Thiếu Bạch cũng thi triển thuật truyền âm hỏi lại: - Hoàng huynh có cao kiến gì? - Hoàng Trân hình như rất hấp tấp trong việc thúc cô em giao chức chưởng môn, như thể có phải chức ấy ngay bây giờ trong khi Hoàng Yến yêu cầu hoãn hạn ba ngày, hết thời gian ấy, nhường hay không chỉ sợ nàng còn tính chuyện khác. Đang khi ấy bỗng nghe Hoa Phong Sơn cười nhạt nói: - Việc riêng của Quan vương môn, không cần người ngoài lo thay. Thì ra do thấy động tác mấp máy môi và răng của Hoàng Vĩnh và Thiếu Bạch, lão Hoa Phong Sơn đầy kinh nghiệm giang hồ, kiến văn quảng bác, nhìn thoáng đã biết ngay Thiếu Bạch đang bàn tán chuyện trong môn phái của y.Thiếu Bạch đưa mắt nhìn Hoàng Yến, trầm giọng hỏi: - Tại hạ có thể cất ba bức họa này được chứ?Hoàng Yến đáp:- Ta được người giao phó, đang cần trao những vật đó cho các hạ, nhưng trước khi đưa, cũng cần phải biết rõ thân phận của các hạ. Nay các hạ đã trình bày rõ ràng rồi, những vật đó tất nhiên là sở hữu của các hạ. Thiếu Bạch rúng động tâm thần nghĩ bụng: - Những chứng vật này biết đâu là một trong số các món vật mà Lưu Hạt Tử ở Thọ Loan cất giữ, nay nếu mình tìm được cái người nhờ nàng trao lại cho ta những món vật này thì may ra mới hỏi được đầu mối của chân tướng. Nghĩ rồi, chàng vòng tay nói: - Hoàng cô nương ở ngôi cao quí là chưởng môn của một phái, tất nhiên là một lời nói ra nặng như núi Thái sơn, tại hạ có được gặp vị đã trao những vật của tiên phụ mẫu cho cô nương không? Hoàng Yến đáp: - Nếu như người ấy chịu cho các hạ gặp mặt thì ta đã chẳng phải đứng ở giữa làm trung gian trao lại. - Lạ quá, người ấy đã nhờ cô nương trao những tín vật này cho tại hạ, tức có dụng tâm muốn biết thân phận của tại hạ, nay đã đúng rồi tại sao không chịu gặp tại hạ? - Không phải người ấy không muốn gặp các hạ đâu! Có điều thời cơ chưa tới lúc cần. Khi thời cơ thành thục rồi, các hạ khỏi cần phí tâm, người ấy sẽ cho thư mời hoặc đích thân tới gặp các hạ. Hai người nói chuyện với nhau, thành ra cho Hoàng Trân và Hoa Phong Sơn đứng lặng một bên. Bỗng thấy một bóng người loáng lên, lao thẳng tới chiếc hộp ngọc trước mặt Thiếu Bạch. Thiếu Bạch giật nẩy mình, vội vàng tung hữu thủ đánh ra một chưởng. Chỉ nghe đánh &quot;bình&quot; một tiếng, chưởng lực của đôi bên chạm vào nhau, bóng người lao mình tới bị bật lại sau. Thiếu Bạch thừa cơ thò nhanh tả thủ ra, chụp lấy chiếc hộp ngọc đưa cho Hoàng Vĩnh mà bảo: - Hoàng huynh đệ, giữ giùm lấy những vật này. Ngẩng đầu nhìn lên, chỉ thấy Hoàng Trân mặt hầm hầm đầy sát khí đang đứng thẳng người như đang vận khí điều tức, hiển nhiên chính là người vừa rồi đã định ra tay cướp đoạt chiếc hộp ngọc. Hoa Phong Sơn giận dữ nói: - Hừ! Việc của miếu chúng ta, chúng ta phải tự giải quyết với nhau, dẫu có máu đổ thịt rơi cũng không được mượn sức của người ngoài, thì ra tối nay nhị cô nương đã hẹn các tay viện thủ tới. Thiếu Bạch xua tay nói: - Ít ngày trước đây bọn tại hạ đã từng gặp lão tiền bối, lão tiền bối còn nhớ không? Hoa Phong Sơn lạnh lùng đáp: - Ngày ấy nếu như lão được quyền quyết định, đã cho ba vị chết sặc trong nhà thủy lao thì ngày hôm nay nhị cô nương làm sao mà cấu kết với các vị được. Hoàng Yến sẵng giọng quát: - Câm miệng! Hoa Phong Sơn, ông là bậc trưởng lão được tôn trọng nhất trong bổn môn, bổn toà xưa nay vẫn hết sức kính trọng ông, tại sao nay ông lại ngậm máu phun người? Thiếu Bạch lạnh lùng đỡ lời: - Ít ngày trước chúng tôi bị trúng kế bị bắt giam, cho nên còn để lại binh khí, ngày hôm nay đến xin lại, vừa hay gặp việc tranh chấp ở trong quí phái. Hoàng Trân cười nhạt nói: - Nói vậy, thật cũng đúng lúc lắm, vì ba vị không sớm cũng không muộn, nhắm đến đúng ngay tối hôm nay. Thiếu Bạch tuy chưa được Hoàng Yến lên tiếng yêu cầu trợ giúp, nhưng bao nhiêu sự hiểu lầm đã xô đẩy chàng về phe Hoàng Yến. Lại thấy hai bên không đồng thế, bên Hoàng Yến chỉ có ba nữ tỳ trong khi Hoàng Trân dẫn những mười hai đại hán, thêm Hoa Phong Sơn cộng cả thảy mười bốn người. Vạn nhất chị em xảy ra động thủ, Hoàng Yến nhất định là thua chứ không sai. Thiếu Bạch vốn không thích xen vào việc người khác, nhất là việc riêng của môn phái họ, nhưng tình thế xô đẩy, chàng bị cuộn vào trong xoáy nước nên cười nhạt nói: - Chư vị cứ khăng khăng cho là tại hạ đến giúp nhị cô nương thì tại hạ cũng không biết sao mà nói. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 12 Nhạc dương phong vân hội Thiếu Bạch nói vừa đủ nghe nhưng chàng là một người nội công thâm hậu, lời nói của chàng chửng chạc, dứt khoát, tiếng nói đập chan chát vào tai đối phương. Bên đối phương tuy chưa hiểu mức lợi hại của chàng nhưng cũng cảm thấy e dè không dám cuồng ngạo. Hoàng Trân hậm hực, Hoàng Yến nhanh nhẹn ra hiệu cho thanh y nữ đi lấy binh khí trả cho bọn Thiếu Bạch. Hoàng Trân tin tưởng vào lực lượng phe mình cho nên không cần giám sát vào những hành vi của bọn nữ tỳ áo xanh, nàng tìm lời khích Hoa Phong Sơn: - Nếu mà con nữ tỳ ấy có quyền trong tay, nó sẽ không buông tha cho các bậc trưởng lão như các ông đâu, đến lúc ấy, Hoa trưởng lão có muốn kháng cự chỉ sợ đã muộn rồi. Hoàng Yến vẫn yên lặng không nói năng, tựa hồ như nàng đã có sẵn kế hoạch trong bụng chứ không tỏ vẻ sợ sệt gì cả. Hoa Phong Sơn hình như đã tức vì lời nói khích của Hoàng Trân nên ngẩng đầu nhìn thẳng vào mặt Hoàng Yến lạnh lùng hỏi: - Lời đại cô nương nói, nhị cô nương nghe rõ đấy chứ? Hoàng Yến đáp: - Nghe rõ, Hoa trưởng lão muốn thế nào? - Việc đại cô nương mang nhiều người tới đây có ý thúc giục kể cũng hơi quá đáng, nhưng tình thế hiện tại, chỉ có một con đường để theo mà thôi... Nói đến đây, lão đằng hắng một tiếng rồi mới nói tiếp: - Hiện tại nhị cô nương đã ở vào tình thế vô cùng hiểm ác, chỉ cần lão hủ khẽ gật đầu đồng ý với lối hành động của đại cô nương thì tòa đại điện dùng để nghị sự này lập tức biến thành một trường máu rơi thịt đổ. Nhưng thực tình lão hủ không thể nào nhẩn tâm đứng coi nhị cô nương mình mẩy đầy máu, nằm phơi xác ở đương trường, vậy chỉ cần nhị cô nương trao ra tín vật, nhường chức chưởng môn, lão hủ xin lấy tính mạng bảo đảm cho sự an toàn của thầy trò cô nương. Lão hủ nói lời chí thành, giám mong cô nương nghĩ kỹ rồi làm theo. Hoàng Yến đột nhiên buông tiếng thở dài nói: - Hoa trưởng lão, tại sao ông cứ một lòng một dạ trợ giúp cho thư thư thôi. Ngày gia phụ còn tại thế, ông đối với hai chị em chúng tôi người nào cũng như người nào. Nếu nói về chút thiên vị, tôi dám tin là ông thương tôi hơn tỷ tỷ tôi. Bây giờ ông lại đứng thẳng về phe tỷ tỷ lập mưu đoạt chức chưởng môn cho thư thư, vậy vì nguyên nhân gì tôi không sao hiểu nổi. Hoàng Trân sợ Hoa Phong Sơn bị Hoàng Yến thuyết phục nên hấp tấp đỡ lời: - Hoa trưởng lão xưa nay vẫn chủ trì công đạo, nay thấy muội muội cố giành chức chưởng môn của chị cho nên người không thể đứng mà làm thinh đấy thôi. Hoa Phong Sơn nói: - Đại cô nương nói phải lắm, cái việc phế trưởng lập ấu là điều đại kỵ trong võ lâm! Hoàng Yến thở dài nói: - Các người đã chuẩn bị xong hết rồi, ba hôm nữa các hàng đệ tử Quan vương sẽ tụ hội mà tôi chẳng hay biết gì cả. Hai ánh mắt lạnh nhìn thẳng vào mặt Hoàng Trân nói tiếp: - Do đấy chẳng đáng trách các người không đợi được ba ngày. Hoàng Trân giơ tay nói: - Cho muội muội thêm một công phu uống xong một chén trà nóng để suy nghĩ, đến lúc đó còn chưa quyết định thì đừng trách tỷ tỷ là người tâm địa tàn độc. Mười hai đại hán thấy Hoàng Trân ra hiệu nên giơ tay đánh soạt một tiếng, rút phắt đơn đao sáng loáng, từ từ di động thân hình giăng thành thế bao vây, chỉ đợi Hoàng Trân ra lệnh lập tức sẽ tứ phía nhào tới Hoàng Yến. Thiếu Bạch lẳng lặng tra xét phương vị của mười hai đại hán, thấy như nếu họ cùng xuất thủ thì Hoàng Yến rất ít có cơ hội trong một chiêu mà kháng cự được. Mười hai đại hán này hiển nhiên đã được huấn luyện kỹ lưỡng, thấy thế Thiếu Bạch đâm ra bồn chồn, lo ngại thay cho Hoàng Yến. Nhưng Hoàng Yến vẫn thản nhiên như không, chẳng có gì là chuẩn bị đối phó với cơn nguy cấp. Nàng nhìn thẳng vào mặt Hoàng Trân nói: - Tỷ tỷ, em tuy hận chị thấu tim gan vì những hành vi của chị nhưng thực không muốn cùng chị động thủ. Thiếu Bạch kinh hoảng nghĩ bụng: - Vị cô nương này không hiểu tại sao lại ngông cuồng như thế, không xem hiểm ác chung quanh vào đâu cả. Đến giờ phút này còn nhắc đến tình chị em! Từ đầu đến giờ, Hoàng Yến không mở miệng nhờ Thiếu Bạch giúp cho nên Thiếu Bạch dầu có lòng tương trợ cũng không có lý do, không tiện nhúng tay vào. Hoàng Yến ung dung nói tiếp: - Nếu như tỷ tỷ sớm cho biết rằng ba ngày tới đây bàn đệ tử môn hạ Quan vương môn tụ hội ở đây để bầu bang chủ mới, em đã sớm nhận lời chị rồi. Hoàng Trân lạnh lùng nói: - Bây giờ thiết nghĩ cũng chưa muộn. - Muốn em giao tín vật, nhường chức chưởng môn không khó, nhưng phải chấp nhận hai điều kiện của em đưa ra.- Nếu tỷ tỷ có khả năng thế nào cũng chấp thuận cho em. Hoàng Yến nói:- Điều kiện thứ nhất, quan tài của phụ thân em muốn mang tới một nơi phong cảnh thật đẹp xây một ngôi mộ thật to tát để tỏ lòng hiếu của đứa con gái. - Được, em nói điều kiện thứ hai xem sao. - đằng sau hậu viện có một tượng Quan vương đúc bằng sắt, em muốn mang theo luôn. Hoàng Trân chớp chớp mắt nói: - Pho tượng sắt ấy có diệu dụng gì, tại sao muội muội lại muốn mang theo? - Pho tượng sắt ấy đúc rất tinh vi, cực đẹp nên em muốn mang theo làm bạn trước mộ phụ thân. Hoàng Trân nói: - Thì ra thế, được lắm, cho em mang theo pho tượng sắt ấy đấy. Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Ta cứ tưởng nàng đưa ra những điều kiện khó khăn nào, chẳng dè quá đơn giản. Hoàng Trân dĩ nhiên phải chấp thuận rồi. Đang nghĩ, chợt nghe Hoàng Yến nói: - Tỷ tỷ định bao giờ tiếp chưởng môn hộ? - Ý của chị càng sớm càng tốt! Hoàng Yến nói: - Tiểu muội định khi trời sáng sẽ lên đường, trước khi mặt trời mọc tiểu muội sẽ giao tín vật cho tỷ tỷ có được không? Vẻ mặt giận dữ đầy sát cơ của Hoàng Trân bây giờ đã biến mất, nàng tươi cười như hoa nói: - Nếu chị là em, chị sẽ lên đường ngay lập tức. Hoàng Yến hỏi: - Giữa đêm khuya khoắt, tìm đâu ra xe ngựa? - Chuyện đó em khỏi lo, chị đã sớm chuẩn bị xe ngựa cho em rồi. - Tại sao chị lại đoán được nhất định em trao ngôi chưởng môn cho chị? Hoàng Trân liếc mắt nhìn Thiếu Bạch nói: - Chị chỉ chưa đoán được một việc là em mời được ba tay trợ thủ kia tới, chứ còn tất cả các việc khác tỷ tỷ đã định liệu đâu đó hết cả rồi. Hoàng Yến nói: - Trí mưu của tỷ tỷ xưa nay vẫn hơn hẳn tiểu muội... - Lần này tỷ tỷ thấy mắt nhấp nháy hoài, nghĩ đi nghĩ lại mãi vẫn không hiểu ra rằng muội muội mời được người trợ lực. Hoàng Yến mỉm cười nói: Người trí trong một ngàn điều suy nghĩ cũng sai một, hà huống ba người bọn họ chỉ tình cờ tới đây mà thôi. Nếu chị cứ khăng khăng bảo họ là do tiểu muội mời tới đây giúp sức thì cũng có khi oan uổng cho tiểu muội quá. - Chuyện đã qua rồi, chẳng nên nhắc lại nữa, muội muội thủ hiếu xong, bước trở lại giang hồ xin thông tri cho tỷ tỷ một tiếng nhé chứ đừng quên, tỷ tỷ sẽ đích thân tới đón. - Tiểu muội nguyện vui cùng trăng thanh gió mát trong chốn lều cỏ, mãi mãi không bôn tẩu giang hồ nữa... Ngừng lại giây lát nàng tiếp: - Xin tỷ tỷ đợi một lát, tiểu muội đi lấy tín vật chưởng môn. Hoàng Trân cười tươi đáp: - Phiền muội muội. Tay phải giơ cao đánh một vòng trên đầu. Lập tức những đại hán áo đen vây chung quanh lần lượt tra đao vào vỏ lui lại đứng phía sau. Hoàng Yến đứng thẳng người dậy, đi tới một góc điện giơ tay phất, bức tường đá phẳng phiu đột nhiên toát ra để lộ một cái cửa. Hoàng Trân đột nhiên di động thân hình kiều diễm lướt tới chỗ Thu Quyên. Thu Quyên vội vã lùi lại hai bước, đứng lẩn đằng sau Thiếu Bạch. Thiếu Bạch lạnh lùng nói: - Tâm nguyện của đại cô nương đã được thỏa mãn rồi, thật là việc đáng mừng, đáng khen ngợi. Tại hạ là người ngoại cuộc được đứng nhìn thật thêm được không biết bao nhiêu kiến thức. - Yến muội muội của ta còn trẻ người non dạ, chưa biết gì, vậy ngày sau xin mong các hạ chiếu cố cho nhiều. Thiếu Bạch nghe nói ngỡ ngàng hỏi lại: - Đại cô nương nói vậy có ý gì? Hoàng Trân cười đáp: - Yến muội muội của ta nếu như không có tình yêu, chỉ sợ đã chẳng dễ dầu gì trao ra tín vật. Các hạ không quản ngại gian hiểm đến giúp nó, nó vì các hạ mà lưu lại tấm thân toàn vẹn, ăn đào trả mận, ta làm chị nay trước thần tượng xin chúc phúc cho hai người. Thiếu Bạch đã hơi hiểu ra, đang định trả lời lại hốt thấy Hoàng Yến hai tay nâng một cổ đao có màu vàng chậm bước đi ra.Hoàng Trân, Hoa Phong Sơn vừa thấy ngọn cổ đao vỏ vàng lập tức quỳ ngay xuống đất vái. Hoàng Trân khấn đầu rồi vội vàng đứng thẳng người dậy giơ tay tiếp lấy cổ đao.Hoàng Yến lách mình tránh nói: - Tỷ tỷ sao vội thế?Hoàng Trân chữa thẹn nói:- Chị em chúng ta từ nhỏ sống bên nhau, chẳng lẽ muội muội còn chưa hiểu tánh chị vốn nóng nảy hấp tấp sao? - Cây Quan vương đao này một khi đã vào tay tỷ tỷ, tỷ tỷ liền trở thành chưởng môn nhân của Quan vương môn, bất luận tỷ tỷ truyền ra một lệnh gì, hàng đệ tử của Quan vương môn cũng phải răm rắp tuân theo. Hoàng Trân nói: - Bộ muội muội không tin chị sao? - Nếu như em không tin tỷ tỷ đã chẳng trao tín vật Quan vương đao cho tỷ tỷ, có điều tỷ tỷ cũng không nên vội vã quá như thế, đợi tiểu muội thu xếp hành lý xong, mang quan tài, di thể của thân phụ lên xe rồi sẽ trao cây đao này cho tỷ tỷ cũng chưa muộn. - Chưa muộn, chưa muộn. Được, muội muội có cần chị giúp gì không? Cứ tự nhiên nói ra. - Xin phiền tỷ tỷ phái cho mấy vị thuộc hạ tâm phúc mang quan tài của phụ thân lên xe ngựa. Hoàng Trân nói: - Điều đó dĩ nhiên rồi. Nàng ngoắc tay ra lệnh: - Bốn người tới đây giúp nhị tiểu thư mang pháp thể của chưởng môn nhân đời trước lên xe. Mấy hắc y đại hán dạ lớn, bốn người chạy lại. Hoàng Yến đưa mắt nhìn Thiếu Bạch, mỉm cười nói: - Ba vị tuy không phải tới đây để giúp ta nhưng đã khiến cho ta can đảm lên rất nhiều, phiền ba vị hãy cùng đi với ta một lượt. Thiếu Bạch nói: - Anh em chúng tôi muốn lấy lại binh khí, nay lấy lại được rồi tất nhiên là nên đi. Hoàng Yến đi trước, Thu Quyên cùng với hai thanh y tiểu tỳ nữa đi liền theo sau. Bọn ba người Thiếu Bạch theo chân những nữ tỳ, phảng phất có ý ra tay bảo vệ. Hoàng Trân dẫn bọn Hoa Phong Sơn đi sau chót ra thẳng hậu điện. Đêm tối đen như mực, chìa tay ra không thấy năm ngón nhưng Hoàng Yến thông thuộc địa hình kinh khủng. Trong đêm tối mò mà nàng cứ rảo bước thoăn thoắt, không một chút do dự. Nàng đi nhanh, thành thử những người đi sau cũng phải gia chân bước cho kịp. Đi băng qua hai cái sân thì tới trước mặt một tòa đại điện cao ngất. Thiếu Bạch có mục lực hơn người, chàng chăm chú nhìn chỉ thấy hai cánh cửa lớn sơn đen khép kín hình như được dán lên một bức đồ án, màu giấy cũng tương tự như màu đen của cửa, thành thử trong đêm tối rất khó phân biệt. Tuy nhiên Hoàng Yến giơ tay phất mạnh, thừa cơ, xé toạc bức đồ án dán trên cửa. &quot;Soạt&quot; một tiếng, rút phắt ngọn cỗ đao trên tay, lách vào khe hở, hai cánh cửa lớn rít lên mở toang ra. Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Thì ra ngọn cỗ đao kia còn có công dụng mở cửa điện nữa. Trong đại điện âm u, đầy rẫy không khí dễ sợ khiến cho người bước vào có cảm tưởng mình đang ở chốn ma quỷ. Hốt nhiên ánh lửa bùng lên, một cây đuốc đã được Hoàng Yến giơ cao. Dưới ánh lửa, một cổ quan tài nắp đóng kín sừng sững nằm đe dọa. Hoàng Yến quơ quơ cây đuốc trong tay nói: - Tỷ tỷ, đây là cổ quan tài liệm thi thể của phụ thân, tỷ tỷ sai người khiêng ra đi. Hoàng Trân hỏi: - Pho Quan vương thần tượng bằng sắt nhỏ nhắn có ở trong điện này không? Hoàng Yến đáp: - Bức thần tượng ấy đã làm bạn trước linh tiền của phụ thân. Lời dứt, Hoàng Yến vung bó đuốc, ánh lửa bùng lên soi sáng cả gian điện, quả nhiên có một pho thần tượng bằng sắt cao chừng một thước, rộng độ bốn tấc được đặt ở trong một cái thùng gỗ đặc chế. Hoàng Yến lấy cây đuốc trong tay chỉ vào pho tượng nói: - Thu Quyên, ôm ra đi. Thu Quyên dạ lớn, ôm bức thần tượng. Hoàng Yến quay người lại, véo một tiếng, ném vụt cây đuốc cháy dỡ trong tay đi nói: - Bây giờ thỉnh tỷ tỷ đưa tiểu muội lên xe, cây Quan vương đao này khả dĩ giao lại cho tỷ tỷ. Ánh lửa bùng lên rồi tắt ngấm, tòa đại điện lại trở về với cái tăm tối, chìa tay ra không trông thấy năm ngón tay. Trong bóng đêm chỉ nghe thấy tiếng Hoa Phong Sơn lẩm bẩm nói: - Những đệ tử giỏi giang không biết đi đâu mất, Quan vương môn đúng là cần phải được chỉnh đốn lại cẩn thận. Hoàng Yến lạnh lùng đỡ lời: - Thế thì Hoa lão tiền bối cứ mặc sức thi triển tài năng ra giúp tỷ tỷ tôi mà chỉnh đốn Quan vương môn thành một môn phái có danh tiếng, chiếm lấy một chỗ ngồi khả quang ở trên chốn giang hồ. Hoàng Trân sợ Hoa Phong Sơn không dằn được cơn nóng lên tiếng cự Hoàng Yến, nên vội vàng xen vào nói: - Muội muội tuy đã trao lại chức chưởng môn, nhưng không thể không nhòm ngó gì tới việc ở Quan vương môn này sao, tỷ tỷ còn mong được muội muội gia sức giúp giật cho nhiều lắm. Đang khi nói, mọi người đã ra khỏi cửa bên. Thiếu Bạch ngước mắt nhìn quả nhiên thấy ở một bãi đất trống đã có hai cỗ xe song mã. Hai cỗ xe này đều được đóng những kiện mã, trước mỗi cổ có một xa phu đội mũ nhỏ xanh, tay cầm roi dài đứng. Thiếu Bạch nghĩ bụng: Hoàng Trân không những đã chuẩn bị sẵn sàng cả xe ngựa mà đến người đánh xe cũng có sẵn, hình như đã liệu đoán rằng Hoàng Yến tối hôm nay nhứt định phải ra đi. Chàng đã tưởng Hoàng Yến thấy cảnh xe ngựa đã sẵn sàng như vậy tất phải kiếm mấy lời nói mát, chẳng dè nàng vẫn làm thinh, bận bịu với việc sai bốn đại hán khiêng quan tài để ở trong xe trước, điều động cho hai thanh y tiểu tỳ đi kèm theo, còn nàng thì cùng Thu Quyên trèo lên cổ xe thứ hai. Hoàng Trân thấy cô em lên xe mà vẫn chưa chịu trao lại cây cổ đao trong tay, sốt ruột lắm, nhảy bay tới đứng chắn trước cổ xe thứ hai. Mười hai hắc y đại hán vội phân ra bọc chặt lấy cổ xe ngựa. Hoàng Yến làm như không nhìn thấy, đưa tay vẫy Thiếu Bạch nói: - Xin thỉnh ba vị lên xe. Thiếu Bạch vừa chực chối từ, Hoàng Yến tiếp: - Nhân tiện tiện nữ muốn đưa ba vị một quảng đường đ- cùng với ba vị luận bàn về tình thế trên giang hồ. Thiếu Bạch rung động tâm can nghĩ bụng: - Chắc là bàn đến Bạch Hạc bảo, lẽ đâu ta lại bỏ qua cơ hội này. Nghĩ vậy liền nói: - Chúng tôi cung kính chẳng bằng tuân mạng, xin phiền đến hai cô nương. Nói xong chàng liền cất bước nhảy lên xe. Thấy Thiếu Bạch đã lên xe, Hoàng Vĩnh và Cao Quang cũng lẳng lặng trèo theo sau. Hoàng Trân đằng hắng một tiếng vừa chực muốn mở miệng thì Hoàng Yến đã mỉm cười nói: - Tỷ tỷ đừng nóng nảy, tiểu muội không quên việc giao trả đao đâu, xin tỷ tỷ đến nhận đao này! Hoàng Trân theo lời, rảo bước hướng về trước xe. Hoàng Yến chậm rãi đưa thanh cổ đao nói: - Tỷ tỷ nên giữ kỷ thanh đao này. Hoàng Trân tiếp lấy thanh cổ đao nói: - Việc đó tất nhiên rồi, tỷ tỷ sẽ dùng nó để làm rạng rỡ Quan vương môn chúng ta trên chốn giang hồ. Hoàng Yến lạnh lùng nói: - Hiện tại tình thế võ lâm rất là phức tạp, lắm môn lắm phái mọc lên mọi nơi. Nhưng cũng là lúc có nhiều bậc anh tài xuất hiện, chắc là phải xảy ra một trường tương tàn tương sát mới có thể khiến cho sự hổn loạn trên chốn giang hồ trở lại bình lặng như trước. Tỷ tỷ chỉ cần duy trì được chút tiếng tăm của Quan vương môn và vực chúng ta vượt được thời kỳ ấy cũng đủ lắm rồi. Phất cánh tay ngọc nàng nói tiếp: - Lên đường! Đại hán đánh xe liền dạ vang rồi vung cây roi dài trong tay quất vào mông ngựa, hai cổ xe bắt đầu cùng di chuyển về phía trước, tiếng bánh xe lọc cọc chuyển trên mặt đường xé tan màn đêm tĩnh mịch. Hoàng Yến dựa vào thành xe, đôi mắt nhắm nghiền như đang chìm trong giấc ngủ say sưa. Thu Quyên thỉnh thoảng lại đảo mắt nhìn về phía người phu xe lẳng lặng không nói một lời. Thiếu Bạch tuy có rất nhiều lời muốn nói nhưng vì không tiện làm kinh động đến Hoàng Yến nên phải dằn lòng im lặng. Độ vào canh một, cổ xe đã đến dưới một chân đồi. Hoàng Yến đôi mắt đang nhắm nghiền thốt nhiên đứng bật dậy gằb giọng quát: - Dừng xe lại! Hai cổ xe ngựa đang chuyển bánh gấp rút liền dừng ngay lại. Hoàng Yến từ trong xe tung mình nhảy xuống trên một bãi cỏ xanh, đưa tay vẫy vẫy nói: - Các ngươi hãy đến đây. Thu Quyên và hai thanh y nữ tỳ đồng thanh dạ một tiếng rồi vội vã chạy lại. Thiếu Bạch cũng nhảy xuống xe, rảo bước lại gần Hoàng Yến. Chỉ thấy Hoàng Yến cao giọng nói: - Hai ngươi cũng lại đây. Hai đại hán đánh xe không hiểu chuyện gì hấp tấp chạy tới. Hoàng Yến đưa hai luồng nhãn quang sắc như dao nhìn thẳng vào mặt hai người lạnh lùng nói: - Các ngươi tự xử lấy hay còn muốn ta ra tay. Hai hắc y đại hán ngỡ ngàng, lấm lét đưa mắt nhìn nhau run giọng nói: - Thuộc hạ không biết đã phạm tội gì? Hoàng Yến lạnh lùng nói: - Các ngươi tự xưng là thuộc hạ thì chắc cũng là môn hạ đệ tử của Quan vương môn? Hai hắc y đại hán đồng thanh nói: - Đúng vậy, chúng tôi đều là người trong bổn viện. Hoàng Yến lẳng lặng quan sát hai gã giây lâu rồi gằn giọng nói: - Các ngươi là ty dịch trong bổn viện, tại sao ta chưa hề thấy mặt các ngươi. Hai đại hán đưa mắt nhìn nhau, người bên trái lên tiếng đáp: - Đấy là bởi chức vụ của chúng đệ tử rất hèn kém, chuyên chấp dịch ở tiền đường, rất ít khi bước chân vào hậu điện. Hoàng Yến cười nhạt như không tin nói: - Các ngươi đáp rất trôi chảy, thiết nghĩ tất cả có chuẩn bị trước. Đại hán bên trái đáp: - Chúng đệ tử nói thành thật, không một chữ nào dám man trá. - Nếu như ta chỉ ra được chỗ dối trá thì các ngươi có chịu cúi đầu nhận tội không? Hai đại hán đồng thanh đáp: - Không biết chúng tôi đã phạm tội gì? - Ta chưa hề thấy các ngươi và các ngươi cũng chưa từng gặp ta, tại sao các ngươi lại biết được thân phận ta mà tự xưng là thuộc hạ. Đại hán ở bên trái nói: Chúng đệ tử chỉ biết vâng lệnh mà hành sự, trước đó Hoa sư thúc đã có dặn dò qua. Hoàng Yến lạnh lùng nói: - Các ngươi có biết ta đi đâu không? - Chúng đệ tử không được biết. - Không biết tại sao không hỏi? Hừ! Rõ ràng là có mưu định trước. Hai hắc y đại hán như biết cơ mưu bị bại lộ, liền thối lui lại phía sau hai bước, cùng thò tay vào người rút ra một lưỡi dao găm. Hoàng Yến thấy vậy lạnh lùng nói: - Có thế thì chết cũng chẳng oán hận. Nàng liền uốn người phóng tới trước, song thủ chia ra hai hướng điểm thẳng vào trước ngực cả hai người. Thu Quyên và hai thanh y nữ tỳ sớm đã nhảy xuống xe, trong tay mỗi người đều cầm một thanh trường kiếm, phân ra đứng thành hình tam giác để phòng hai đại hán bỏ chạy. Có điều vẫn lặng yên chưa xuất thủ tương trợ. Bóng chưởng của Hoàng Yến vẫn bao phủ lấy hai đại hán áo đen, thế công lợi hại khiến cho hai đại hán tuy trong tay có binh khí mà vẫn cảm thấy lúng túng, rối loạn. Cao Quang sẽ giọng hỏi Hoàng Vĩnh: - Thế là thế nào? Thật đệ cảm thấy mù mờ quá. - Sự việc này quái lạ thật, nhưng bên trong vẫn có thể... Đang khi trò chuyện, thốt nhiên một tiếng kêu đau đớn vang lên, một đại hán bị trúng một chưởng của Hoàng Yến ngay trước ngực liền ngã lăn ra mặt đất, máu tươi từ miệng phun ra thành vòi, hiển nhiên khó bề sống nổi. Hắc y đại hán còn lại thấy vậy vội công tiếp hai chiêu rồi quay người chực bỏ chạy nhưng đã bị Hoàng Yến chụp lấy cổ tay, đoạt lấy lưỡi dao găm rồi thuận thế đâm thẳng vào trước ngực khiến y liền tắt thở giữa đương trường. Hoàng Yến chưa đầy mười hiệp đã liên tiếp hạ sát hai hắc y đại hán đánh xe xong ngẩng mặt thở một hơi dài nhẹ nhõm, sẽ đưa tay rẽ lại mái tóc, rảo bước đến bên Thiếu Bạch mỉm cười nói: - Đêm nay được ơn ba vị giúp đỡ, chủ tớ chúng tôi mới dễ dàng thoát hiểm, tiện thiếp lấy làm cảm kích vô cùng. Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Thiếu nữ này xem rất hiền hòa, nhưng lúc ra tay đối địch sao thủ đoạn tàn độc thế! Nghĩ rồi, chàng chậm rãi trả lời: - Cô nương quá khen. Chúng tôi chưa giúp gì cho cô nương có lý đâu dám nhận lời xưng tạ đó. Hoàng Yến tươi cười đáp: - Nếu như trong tòa đại điện có xảy ra chuyện động thủ, cho dù ba vị chưa có ý tương trợ, sợ cũng khó thể khoanh tay ngồi yên. Thiếu Bạch nhớ lại tình thế trong đại điện vừa rồi liền nghĩ bụng: - Nàng nói đúng, nếu như có xảy ra việc động thủ, e rằng bọn ta khó làm kẻ bàng quan được. Chỉ thấy Hoàng Yến đưa tay chỉ về hai cái tử thi cao giọng nói: - Hãy đem họ đi chôn. Thu Quyên khẽ dạ một tiếng rồi cùng với hai thanh y tỳ nữ rảo bước chạy lại phía hai đại hán. Thiếu Bạch chợt cảm thấy bề ngoài và nội tâm của thiếu nữ hiền hòa trước mặt lại là hai cực đoan. Nàng trông rất kiều mị và nhu hòa, nhưng thật sự lại là một nhân vật tâm cơ thâm trầm, tài trí tuyệt luân, sợ có phần lướt hẳn Hoàng Trân. Thu Quyên với hai thanh y tỳ nữ hành động rất mau chóng, chẳng bao lâu ba người đã đào xong hai hố lớn và đem vùi xác của hai đại hán xong xuôi. Hoàng Yến ngước mắt nhìn sắc trời, sẽ thở dài cất giọng bồi hồi: - Tấm lòng tương trợ của ba vị đêm nay, tiện thiếp xin tạc dạ ghi tâm, ngày sau nguyện có ngày báo đáp. Giờ đây tiện thiếp xin tạm biệt. Quay người rảo bước về cổ xe ngựa. Thiếu Bạch chợt nghĩ đến một điều gì, buộc miệng nói: Hoàng Yến mỉm cười nói: - Dù cho ba vị đêm nay không đến tất tối mai phải đến, tiện thiếp nghĩ vậy có gì đáng lạ đâu. - Cô nương đã chuẩn bị một chiếc hộp ngọc và ba bức họa, chẳng lẽ đấy cũng nằm trong mưu định của cô nương? Hoàng Yến thở phào, mỉm cười nói: - Bức họa ấy chính là lệnh tôn và lệnh đường? - Đúng vậy, chính là phụ mẫu của tại hạ đã khuất núi. - Đã là hình của lệnh tôn và lệnh đường thì không thể nào giả định được, Tả huynh đã được di vật của phụ mẫu ấy chưởng lẽ còn trách cứ tiện thiếp nữa sao? Thiếu Bạch ngẩn người ấp úng nói: - Cái đó... Hoàng Yến mỉm cười nói: - Tiện thiếp đã dâng trả binh khí cho ba vị, lại tặng thêm di vật của lệnh tôn và lệnh đường. Riêng đối với Tả huynh kể cũng có chút báo đáp rồi, trời đất vẫn con dài, ngày sau có duyên chúng ta sẽ gặp lại. Nói đoạn nàng khẽ tung mình, người đã ngồi chễ m chệ lên xe ngựa. Hoàng Vĩnh bỗng cao giọng nói: - Xin cô nương chậm đã! Chàng phóng thẳng về phía trước chận cổ xe song mã, Hoàng Yến hơi biến sắc lạnh lùng nói: - Các hạ chận đường xe là có dụng ý gì? - Cô nương đã nhờ đến chúng tôi suốt nửa đêm, nay thoát khỏi cơn khốn lại bỏ chúng tôi ra đi, thực không quá dễ dàng!- Vậy các hạ muốn thế nào?- Tại hạ muốn xem trong quan tài bằng gỗ kia có để những vật gì? Hoàng Yến lạnh lùng nói: - Thi thể chết đã nửa năm có gì đáng coi?Thiếu Bạch rảo bước chạy lại xen vào nói:- Thuật đánh lận con đen của cô nương rất cao minh, chẳng những Hoàng Trân và Hoa Phong Sơn đã bị gạt, ngay cả chúng tôi cũng bị cô nương lừa. Nếu như không phải cô nương vừa ra tay hạ sát hai đại hán đánh xe, thì sợ chúng tôi cũng không nhận ra được một chút sơ hở nào. Hoàng Yến giận dữ nói: - Các ngươi nói bậy bạ quá! Mau tránh đường ra! Nàng vụt vung ngọn roi dài quất tới. Thiếu Bạch nhanh nhẹn thò tay chụp lấy ngọn roi nói: - Cô nương nóng nảy chỉ càng thêm thể hiện chân tướng của mình. Thu Quyên chợt xen lời nói: - Ba vị đã lấy binh khí về, Tả công tử lại được di tượng của phụ mẫu, chuyện này không dính dáng tới ba vị, sao lại muốn nhúng tay vào chi cho khổ. Thiếu Bạch lạnh lùng đỡ lời: - Đáng tiếc là các vị quá thông minh, chứ như cô nương không tặng di tượng phụ mẫu cho, tại hạ cũng chẳng để tâm và cô nương đâu đến nổi bị lộ sơ hở. Hoàng Yến vận hết sức chuẩn bị đoạt lại cây roi nhưng Thiếu Bạch đã sớm phòng bị, đâu để nàng đắc thủ được. Chàng ngậm vận nội công nắm chặt ngọn roi không chịu buông ra.Thốt nhiên, chỉ nghe rắc một tiếng, cây roi dài đã bị đứt thành hai đoạn. Hai thanh y nữ tỳ cũng rút soạt thanh trường kiếm lạnh lùng quát: - Tránh ra! Cao Quang cũng rút phắt đôi phán quan bút, sấn tới sau lưng Thiếu Bạch cười ha hả nói: - Sao thế! Hai vị muốn chống cự à? Có lẽ Hoàng Yến tự biết mình không phải là địch thủ vội vàng quát: - Không được manh động! Nàng phóng mình nhảy ra khỏi xe ngựa, đưa mắt liếc nhìn Thiếu Bạch rồi mỉm cười nói: - Tả tướng công, chúng ta nói chuyện đàng hoàng nghe! Thiếu Bạch chưa kịp mở lời thì Thu Quyên đã xen vào nói: - Chúng tôi không đoạt một cành cây ngọn cỏ của Quan vương môn, mà chỉ muốn thâu hồi vật của mình. Hoàng Vĩnh sửng sốt nói: -Ủa, sao thế? Các người không phải là người trong Quan vương môn à? Thật khó tin được, chẳng lẽ Hoàng Trân đối với người bảo muội của mình cũng không biết nữa sao? Hoàng Yến thở dài nói: - Trên thế gian, tuy tướng mạo có kẻ rất giống nhau nhưng cũng không thể nhận lầm được nếu Hoàng Trân có quan tâm tới muội muội của nàng. Tất cả cũng chỉ vì uy quyền vị chưởng môn che lấp mất lý trí vì cho dù tiện thiếp có hơi giống cũng không tài nào che mắt nàng được. Thiếu Bạch trầm ngâm giây lâu chậm rãi nói: - Hoa Phong Sơn đã chăm sóc Hoàng Yến từ nhỏ tới lúc trưởng thành, chẳng lẽ nào không nhận được chăng? - Trong ký ức của Hoa Phong Sơn chỉ ghi nhớ hình bóng của Hoàng Yến thuở ấu thời, còn mấy năm nay chưa thấy mặt làm sao lão có thể nhận ra. Thiếu Bạch lắc đầu nói: - Cho dù cô nương có nói cách nào sự việc này cũng không thể ai tin được. - Chuyện đó nói ra rất dài, nơi này cũng chẳng phải là chỗ nói chuyện. Tả tướng công muốn biết nội tình xin hãy đi cùng chúng tôi. - Đi đâu bây giờ? Hoàng Yến đáp gọn: - Tuyết phong sơn. - Phải rồi, cô nương muốn dẫn chúng tôi vào sào huyệt để đối phó đấy chăng? Cao Quang xen vào nói: - Minh chủ nói phải, a đầu này mặt ngoài tuy trung hậu nhưng lòng rất xảo trá, không thể tin được. Thiếu Bạch đưa tay chỉ chiếc hộp ngọc hỏi tiếp: - Bức họa trong hộp ấy cô nương do đâu mà có? - Trong di vật của lão chưởng môn Quan vương miếu. Thiếu Bạch gằn giọng nói: - Chưởng môn nhân Quan vương môn có phải đã do cô nương hạ sát? Hoàng Yến lắc đầu khẽ nói: - Không phải! Thiếu Bạch có vẻ hơi hòa nhả nói: - Trước khi ông ngọa bệnh qua đời, cô nương ở bên cạnh người đấy chứ? - Bấy giờ bên cạnh lão chưởng môn là Hoàng Yến cô nương chân chính. - Hoàng Yến cô nương hiện giờ ở đâu? - Tuyết phong sơn, nếu như Tả tướng công muốn gặp xin cứ đi Tuyết phong sơn một chuyến. Thiếu Bạch nhíu chặt đôi mày, hiển nhiên chàng đang lưỡng lự, không biết có nên đi hay không. Hoàng Vĩnh xen lời nói: - Các ngươi có phải giam cầm Hoàng cô nương ở Tuyết phong sơn hay không? - Không đâu, Hoàng cô nương muốn ở lại chứ không ai cưỡng ép cả, nàng có thể đi bất cứ lúc nào. - Nói vậy Hoàng cô nương đã hợp mưu với các ngươi? Giữa lúc ấy đột nhiên có tiếng ngựa hí truyền lại. Giả Hoàng Yến lộ vẻ hoảng hốt nói: - Chắc Quan vương miếu phái người đuổi theo. Chúng ta nên tìm nơi ẩn trốn. Thiếu Bạch nhận thấy sự tình bên trong câu chuyện rất phức tạp, bao nhiêu nghi vấn nối trong đầu óc chàng, nhất thời không biết sử lý thế nào. Thu Quyên hối hả giục: - Ngoài hai dặm có một khu rừng rậm, có thể núp được, xin mời ba vị lên xe mau. Dưới tình thế đó, Thiếu Bạch không thể từ chối được, đành trèo lên xe. Hoàng Vĩnh và Cao Quang thấy vậy cũng vội lên theo. Thu Quyên không lên xe, nàng nắm cương ngựa dẫn bộ về phía trước. Quả nhiên đi được hai dặm, bên đường đã thấy xuất hiện một đám rừng, hướng Thu Quyên dẫn đạo. Hai cổ xe song mã chuyển bánh thẳng vào rừng. Mọi người vừa ẩn thân xong, những tiếng vó ngựa đã dòn dã truyền lại. Liền đó thấy một con tuấn mã sải vó lướt như bay qua cánh rừng. Thiếu Bạch ngưng thần lắng tai nghe cho đến khi tiếng vó ngựa đã biến hẳn mới thở phào nói: - Chúng ta đi thôi! Lời vừa dứt, tiếng vó ngựa gấp rút lại vọng tới. Giả Hoàng Yến sẽ cau mày hạ giọng bảo Thu Quyên: - Hình như Nhạc Dương thành đã xảy ra chuyện gì? Thiếu Bạch không nhẩn nại được cũng xen lời nói: - Chắc Cừu hận chi kiếm đã... Thốt nhiên, tiếng vó ngựa dồn dập từ xa vẳng tới cắt ngang câu nói của Thiếu Bạch. Lần này tiếng vó ngựa bỗng dừng lại bên rừng, hình như họ đã phát giác trong cánh rừng có người ẩn núp. Giả Hoàng Yến sẽ giọng nói: - Nếu như bọn họ đã biết được thì chúng ta nên đi ra là hơn. Đưa mắt nhìn lại Thiếu Bạch rồi thong thả đi ra khỏi khu rừng. Bên ngoài chỉ thấy bốn kỵ mã đang lồng đôi vó, cất tiếng hí dài. Người trên ngựa đều mặc kình trang cùng màu, lưng giắt đơn đao. Tám luồng nhãn quang sáng rực đang chiếu thẳng vào mặt giả Hoàng Yến. Nàng đảo mắt nhìn bốn đại hán chợt sẽ miệng cười nói: - Bốn vị có phải là Thái sơn tứ bảo đao? Bốn đại hán giật mình sửng sốt, người bên trái đỡ lời: - Đúng vậy, chính là bốn anh em chúng tôi. Thứ cho tại hạ không biết cô nương là ai? - Tiểu muội là Hoàng Yến, chỉ là vô danh tiểu tốt trên chốn giang hồ, nói ra sợ bốn vị không biết được. Thái Sơn tứ bảo đao đưa mắt lấm lét nhìn nhau, vẫn đại hán bên trái nói: - Thì ra Hoàng cô nương, anh em chúng tôi ngưỡng mộ đại danh đã lâu. Hiển nhiên bốn đại hán không biết Hoàng Yến, nhưng vừa mới gặp đã bị đối phương nói trúng tên họ, mình lại không nhận ra đối phương là ai, sợ mất thể diện mới nói sáo một câu cho đỡ ngượng.Giả Hoàng Yến mỉm cười nói:- Không ngờ bốn vị cũng biết tiểu muội, thật là một vinh hạnh lớn cho tiểu muội.Đại hán bên trái hình như là người anh cả trong Thái sơn tứ bảo đao từ nảy giờ vẫn một mình đối đáp: - Hoàng cô nương nói quá lời. Tuy không biết Hoàng Yến nhưng đã lỡ trớn y phải thản nhiên như đã biết. Giả Hoàng Yến không để cho đối phương kịp suy nghĩ, liền nói: - Tiểu muội vẫn ngưỡng mộ Phong, Vân, Lôi, Vũ tứ Tuyệt đao, Tân cảnh, Phân tắc, Các thiện trong Tịch sáng đao pháp rất tuyệt diệu, còn Hợp Tắc biến hóa khôn lường. Tiểu muội may mắn đêm nay mới được gặp bốn vị. Thái sơn tứ bảo đao thấy giả Hoàng Yến nói thẳng một mạch đều trố mắt nhìn nhau. Thì ra Phong, Vân, Lôi, Vũ chẳng là bốn đao tuyệt kỹ của Thái sơn tứ bảo đao cũng là tên húy của bốn anh em bọn họ. Giả Hoàng Yến đã nói một hơi vạch rõ những tuyệt kỹ đã thành danh trên giang hồ của bọn họ bảo sao bốn đại hán không hoảng sợ cho được. Giây lâu mới thấy đại hán bên trái vòng tay nói: - Tại hạ Cổ Vân xin thỉnh giáo Hoàng cô nương? Cổ Vân chính là một mưu sĩ trong Thái sơn bảo đao, vốn dĩ là người rất cơ trí. Giả Hoàng Yến mỉm cười nói: - Cổ huynh có điều chỉ giáo? - Hoàng cô nương đối với anh em chúng tôi như rất quen biết? - Đại danh của quý vị chấn động giang hồ, tiểu muội có lý nào mà không quen biết được. Cổ Vân cười khẩy nói: - Hoàng cô nương quá khen, anh em chúng tôi chỉ có chút hư danh... Ngừng lại giây lâu y cười gằn nói tiếp: - Chẳng qua anh em chúng tôi không nhớ đã gặp cô nương lúc nào? Thần sắc người này rất điềm tỉnh, hiển nhiên y không hoảng hốt vì những lời của giả Hoàng Yến. Giả Hoàng Yến ngoảnh đầu nhìn Thiếu Bạch chậm rãi hỏi: - Tiện thiếp nói không phải sao? Thiếu Bạch ngỡ ngàng, nhất thời không biết giả Hoàng Yến có dụng ý gì nên ngẩng người gượng cười nói: - Chuyện gì thế? - Thái sơn tứ hùng Long, Vân, Lôi, Vũ tứ tuyệt đao xưa nay vẫn được đồng đạo võ lâm tán tụng gọi là tuyệt học độc bộ trong võ lâm, có đúng không? Thiếu Bạch cau mày chậm rãi nói: - Vị tất phải là thế, Thiếu Lâm phái có mười tám đường thần đao, vốn cũng nổi danh nhưng không thể gọi là tuyệt học về đao pháp được. Đại hán mé hữu thốt nhiên giận dữ quát: - Tiểu tử kia, sao dám coi thường anh em chúng ta như thế. Theo ngươi đao pháp nào mớI gọi là tuyệt học giang hồ? Trong Thái Sơn Bảo lão tứ Cố Vũ tánh tình rất nóng nảy và cũng rất tự phụ, Thiếu Bạch phê bình Tứ tuyệt đao pháp không thể xưng là tuyệt học giang hồ, bất giác liền nổi giận sôi. Thiếu Bạch quét mắc nhìn bốn đại hán nói: - Chư vị nghe qua Hướng lão tiền bối tên Hướng Ngao chưa? Cổ Vân ngạc nhiên, buộc miệng nói: - Các hạ muốn nói Hoàn Vũ Nhất Đao? - Chỉ có một chiêu pháp của người mới đáng xưng là tuyệt kỹ đao pháp. Cố Vũ giận dử quát: - Hướng Ngao đã chết từ lâu, tuyệt kỹ bá đao sớm đã thất truyền trên thế gian này đâu còn tuyệt kỹ đó nửa, tiểu tử ngươi muốn doạ nạt người à? - Ai nói Hướng lão tiền bối đã mất? Cổ Vân cười nhạt đáp: - Ngươi biết Sinh Tử Kiều chứ? - Sinh Tử Kiều đã vang danh trong thiên hạ, trong võ lâm ai mà chẳng biết. - Mấy chục năm về trước... LờI chưa dứt, Cổ Vân đưa mắt quan sát Thiếu Bạch giây lâu rồi phá cười lên nói tiếp: - Lúc ấy có lẽ ngươi cũng chưa mở mắt chào đời. Thiếu Bạch lạnh lung đở lời: - Thế đả sao? Cổ Vân cườI ha hả nói: - Thiên kiếm, tuyệt đao đã lừng danh giang hồ ánh đao bóng kiếm phủ rợp võ lâm người trên năm mươi tuổi may ra có duyên gặp được hai vị quái kiệt cái thế ấy, bốn anh em thái sơn chúng tôi tuy vô duyên không được gặp mặt thiên kiếm, tuyệt đao nhưng cũng hằng nghe được tiếng tăm hai vị tiền bối, còn như tuổi của ngươi ngày ra đời thì hai vị nhân gia đã vượt qua Sinh Tử Kiều. Không lộ diện trong giang hồ nửa, tưởng vị tiền bối ấy đã bặt âm vô tín mấy chục năm nay đừng nói oắt con ngươi, ngay chưởng môn chín đại môn phái trong võ lâm hiện nay sợ rằng cũng không biết được chuyện sống chết của hai người. Thiếu Bạch nghe đối phương nhắc tới chín đại môn phái bất giác nhớ đến mối hận diệt môn, cười gằn nói: - Chưởng môn nhân chín đại môn phái là cái thớ gì, ngay tại hạ cũng không thèm để mắt vào họ. Lão Cổ Phong trong Thái Sơn Bảo Đao buông tiếng cười lớn nói: - Hảo tiểu tử, quả chí khí, chi bằng câu nói đó của ngươi anh em Thái Sơn chúng ta, cũng muốn kết làm bằng hữu rồi. Thiếu Bạch bối rối gượng cười nói: - Khéo nói lắm! Cổ Vân vòng tay thay đổI thái độ nói: - Đệ chưa thỉnh giáo quí tánh của huynh đài? - Tại hạ là Tả Thiếu Bạch. - Hơn mười năm trước đây gần Nhạc Dương thành này, có một toà Bạch Hạc Bảo, vị bảo chủ cũng họ Tả... Thiếu Bạch khích động, ngắt lời Cổ Vân: - Tả bảo chủ thế nào? Thiếu Bạch tưởng Cổ Vân mở lời làm nhục đến vong phụ, Cổ Vân bổng nói tiếp: - Tả bảo chủ thật xứng danh là một nhân vật kiêu hung, vừa ra tay đã hạ sát bốn chưởng môn nhân tứ đại môn phái, chuyện này làm chấn động khắp giang hồ, người trong võ lâm thấy đều hoảng sợ, chín môn phái hợp nhau truyền thư khắp thiên hạ, hứa sẽ đem tuyệt nghệ trấn sơn thưởng cho kẻ nào hạ sát hoặc bắt sống được người nhà của họ Tả, bốn môn, ba phái, hai đại bang đều tham dự việc này có thể nói lão bị coi như một kẽ thù đối với các nhân vật võ lâm thiên hạ, ấy thế mà ông vẫn đào vong được đến tám năm trời. - Quí huynh có tham dự vào chiến trường hạ sát nhà họ Tả? - Anh em chúng tôi đối với đỡm khí của Tả bảo chủ thực rất bội phục. Vì với sự truy sát của tất cả các lộ anh hùng mà ông vẫn cầm cự được trong tám năm, hào khí đó e không có người sánh kịp. Thiếu Bạch thấy đây là lần thứ nhứt mới nghe có người tán tong phụ thân, chàng rất lấy làm mừng nghĩ bụng: - Thì ra trong võ lâm vẫn có người mến phục gia gia ta... Đang nghĩ, Cổ Phong vòng tay nói: - Anh em chúng tôi hẹn người trước canh năm, tôi không thể cùng Tả huynh đàm luận, núi xanh không đổi, biển biếc còn dài, ngày sau chúng ta sẽ có kỳ gặp lại. Quay đầu ngựa rồi ra roi phi lướt đại bỏ đi. Cổ Vân, Cổ Lôi, Cổ Vũ cũng vội giục ngựa đuổi theo, chỉ nghe tiến vó câu vang lên dồn dã trong chớp mắt bóng của họ chỉ còn bốn bóng mờ ở mãi xa. Thiếu Bạch ngoảnh đầu lại nhìn Hoàng Yến khen ngợi: - Cô nương thật giảo hoạt! Hoàng Yến tươi cười nói: - Tại sao? - Cô nương vô duyên cớ đã đem trường thị phi trút lên đầu Tả mổ. Kế giá họa cho ngườI rất là cao minh. Nếu như Tả mỗ không động thủ với bốn anh em Thái Sơn, chắc cô nương sẽ ngồi xem khoái mắt! - Tướng công đã biết sao không điểm mặt ngay lúc ấy. Cao Quang giận dữ, xem lời nói: - Minh chủ chúng tôi là người anh hùng, cho dù biết gian kế của cô nương, cũng không thể hành vi khiếp nhược. Hoàng Yến đưa mắt long lánh nhìn thẳng vào mặt Thiếu Bạch thẩn thờ nói: - Y nói đúng? Thiếu Bạch tránh sang hướng khác tráng luồng nhãn quang của Hoàng Yến nói: - Tại hạ cũng nghĩ thế. Hoàng Yến bật cười khanh khách nói: - Tướng công rất chân thật, không mất khí độ người quân tử. Thốt nhiên, thâu lại tiếng cười lạnh lung tiếp: - Hiện giờ hai con đường, xin ba vị tự ý chọn một là ba vị buông tay bỏ đi, không nhúng vào chuyện của tiệp thiếp, tấm tình ấy tiệp thiếp sẽ có ngày báo đáp. Cao Quang liền nói: - Không thể được, xin cho biết con đường thứ hai? - Thỉnh ba vị rút binh khí ra, chúng ta cùng động thủ. Cao Quang rút soẹt đôi phán quan bút, miệng nói: - Giờ còn chống cãi nửa sao? Thiếu Bạch vột khoát tay ngăn cản Cao Quang, ôn tồn nói: - Cô nương thông minh can đãm đều vượt hẳn người thường. Thu Quyên xem lời nói: - Cô nương của chúng tôi vẫn được xưng là nữ Gia Cát, tất nhiên trí tuệ phải hơn người. - Thì ra thế... Thiếu Bạch khẻ đằng hắn nói tiếp: - Chúng tôi và cô nương không oán không thù, chẳng nên gây thêm thù hận tại hạ có vài nghi vấn, xin cô nương cho biết tận tường. Hoàng Yến lạnh lùng nói: - Tướng công cứ nói! Nếu có thể đáp được tiện thiếp sẽ hết sức, còn như không thể thì tướng công có hỏi cũng bằng thừa! - Tại sao cô nương biết được thân phận của tại hạ, và đem tặng di tượng tiên phụ mẫu có dụng ý gì? - Chuyện Bạch Hạc bảo bị tàn sát, trong võ lâm ai mà chẳng biết, người trên giang hồ hiện nay đều hiểu lầm về Bạch Hạc bảo chủ, theo tiện thiếp bên trong tất có nguyên nhân, Bạch Hạc lão bảo chủ chắc đã bị hàm oan chỉ vì âm mưu của đám người hồ đồ ấy đã gây thành thãm cuộc, hơn nửa mấy trăm ngườI Bạch Hạc Bảo phải chết oan, nếu như tiện thiếp sanh sớm hơn hai mươi năm tất có thể ngăn cãn được màn kịch kỳ oan võ lâm đó, nhưng trời chẳng chiều tiện thiếp đành ôm niềm cảm thán. - Cho dù cô nương sinh sớm hơn hai mươi năm, nhưng ước chừng với một người sao có thể chống cự được thanh thế to tát của chín đại môn phái và tứ môn tam hội lưỡng đại bang? - Nếu như có người nào đó đứng trước khi anh hung thiên hạ đang đêm tàn sát Bạch Hạc Bảo, giữa đương trường lột được âm mưu tự nhiên là có thể ngăn cản được diễn biến của thảm cuộc? Thiếu Bạch khẽ thở dài, nói: - Đáng tiếc là cô nương đã sanh muộn hai mươi năm. - Trong di vật của chưởng môn nhân Quan Vương nếu tiện thiếp đã nhìn thấy di tượng của Tả bảo chủ và căn cứ theo thanh kim kiếm chưởng môn của Bạch Hạc bảo trên người tướng công, nên tiện thiếp mới liên tưởng tướng công là nhân vật trong Bạch Hạc môn. Thiếu Bạch khẽ gật đầu nói: - Thì ra là thế. - Cũng vì vậy tiện thiếp mới đem di tượng của Tả bảo chủ giao lại cho tướng công, tuy lúc ấy tiện thiếp chưa nghĩ được tướng công lại là công tử của Tả bảo chủ.Thiếu Bạch sẽ thở dài nói:- Chuyện gì rồi cũng đều giản dị như thế!- Tướng công có thể bịt hai mắt mà tránh khõi mấy kiếm của tiện thiếp, đủ thấy võ công rất cao cường, chẳng qua bấy giờ tiện thiếp đang lâm vào nguy, vạn bất đắc dĩ mới nhờ đến sức của ba vị nên đã có ý nói những lời bóng gió khiến tướng công không thể hiểu ý trong câu nói, nếu có động thủ tướng công cũng chẳng đành khoanh tay làm ngơ. - Cô nương đã không phải Hoàng Yến thật, tại sao lại muốn dời pháp thể chưởng môn đời trước của Quan Vương Môn? Hoàng Yến điểm nụ cười bí mật nói: - Tiện thiếp sớm đã có nghi ngờ, quả nhiên đúng như dự liệu. Thiếu Bạch khẽ thở dài nói: - Cô nương giả mạo tên Hoàng Yến, vận dụng tâm cơ, sắp mưu đặt kế để lọt vào trong Quan Vương Môn với dụng ý chính là pho tượng Quan Vương sao? Hoàng Yến đở lời: - Còn thêm vật trong cổ quan tài. Hoàng Yến đưa mắt nhìn hai người giây lâu, nói tiếp: - Pho tượng Quan Vương thật là một bảo vật rất quí giá, chẳng qua tiện thiếp chỉ không nhận ra được gốc gác của nó, ngay đến những vật trong cổ quan tài tiện thiếp cũng chưa nhìn qua... Thiếu Bạch lấy làm lạ, ngắt lờI: - Cô nương chưa nhìn qua? - Đúng vậy, tiện thiếp chưa được xem qua. - Ý cô nương muốn nói đằng sau cô nương còn có một nhân vật chỉ huy? Hoàng Yến chớp chớp mắt nói: - Ngày sau nếu tướng công có nhàn rỗi xin mời đến Tuyết Phong Sơn hàn huyên vài ngày, có thể tiện thiếp sẽ giúp tướng công hiểu rõ nội tình. Cao Quang bỗng xem lời nói: - Tuyết Phong Sơn rộng mênh mông có đến vài trăm dậm, dẫu chúng tôi có đi, cũng không biết đâu mà tìm được cô nương. - Ba vị tiến vào Tuyết Phong Sơn là tiện thiếp đã nhận được tin, sẽ sai người ra nghinh đón ba vị ngay. Thiếu Bạch nghiêm mặt nói: - Thân phận của tại hạ cô nương đã biết, nhưng lúc này xin cô nương đừng nên tiếc lộ, vì một khi đã lộ ra, thế nào cũng gây thành một trường phong ba trên chốn giang hồ, không biết bao nhiêu người vô can nữa sẽ bị vạ lây. - Được, chúng tôi xin giử bí mật. Lời dứt, tung mình lên cổ xe, ra roi quất vun vút vào mông ngựa bỏ đi. Hoàng Vinh sẽ giọng nói: - Minh chủ, chúng ta để cho y thị ra đi sao? Thiếu Bạch ngước mắt nhìn trờI thở dài nói: - Trù khi chúng ta muốn lấy pho tượng Quan Vương và cổ quan tài trong xe, bẵng không đàng để cho họ ra đi. - Nghĩ cho kỹ, thật đúng như thế, chẳng qua chúng ta quên không mở cổ quan tài, xem thử bên trong là vật gì, có lẽ cũng giải quyết được một nghi vấn. Thiếu Bạch gượng cười nói lại: - Nếu như trong quan tài đều là những vật chúng ta rất thích thì có nên đoạt không? Hoàng Vinh ngỡ ngàng, ấp úng nói: - Đại ca nói phải... Đột nhiên có tiếng vó ngựa nên trên mặt đường nghe rõ mồn một từ xa truyền tới. Thiếu Bạch sẽ cau mày nói: - Trong Nhạc Dương thành này không biết đã xảy ra chuyện gì? Tung mình lách nhanh vào trong đám rừng rậm rạp bên lộ. Liền đó chỉ thấy phớt tuấn mã đang phóng lướt đại như bay tới, trên lưng là ba hắc y đại hán, trước đều vắt một cái tử thi.Thiếu Bạch mục lực hơn người, vừa liếc nhìn mổi tử thi đều có cắm một đoản kiếm, bất giác rung động tâm thầm nghĩ bụng: - Lại là Cừu Hận Chi Kiếm! Ba thớt ngựa sải nhanh như gió lướt qua đám rừng, chớp mắt tiêng vó đã mất dần trong màn đêm tịch mịch. Thiếu Bạch thong thả rảo bước ra khỏi rừng, ngưởng mặt nhìn sao, thở dài lẩm bẩm nói: - Lại là Cừu Hận Chi Kiếm! Hoàng Vinh xen lời: - Cứ xem tình hình, Nhạc Dương thành đang bị khí thế khủng bố của Cừu Hận Chi Kiếm bao trùm. - Đúng vậy, rất nhiều cao thủ võ lâm đã tụ tập về thành Nhạc Dương e rằng có quan hệ đến việc này, hơn nửa là Cừu Hận Chi Kiếm hình như lại còn dính dáng đến Bạch Hạc bảo chúng ta. Hoàng Vinh giậm chân, buột miệng nói: - Phải đấy! Việc này chúng ta phải tra xét cho minh bạch. Nghe Thiếu Bạch nhắc nhở, Hoàng Vinh và Cao Quang đều liên tưởng đến hôm nơi Bạch Hạc Bảo. - Chuyện Bạch Hạc Bảo bị tàn sát đã rung động khắp võ lâm, sợ rằng có người đã mượn cuộc thảm án võ lâm này để reo rắc tang tóc. Thốt nhiên có tiếng khóc thê thảm xé màn đêm vọng lại. Hoàng Vinh hấp tấp nói: - Minh chủ mai ẩn núp, giữa đêm hôm khuya khuất tiếng khóc này e phải có quan hệ đến Cừu Hận Chi Kiếm. Ba người vừa ẩn mình xong, tiếng khóc đã truyền đến bên bìa rừng. Chỉ thấy bốn đại hán đang khiêng một cổ quan và một phụ nhân mặc áo tang, tay phải vịn vào cổ quan tài khóc lóc rất thảm thiết. Đằng sau thiếu phụ là một đứa bé độ mười hai mười ba tuổi ôm linh bài, mình mặt áo gai, theo sau quan tài hai bên là hai thiếu niên áo trắng. Mấy chục ngườI vừa nam vừa nử để tang lặng lẽ đi theo sau đồng tử. Người nào cũng lộ vẻ rất buồn thảm. Cao Quang ghé tai Hoàng Vinh sẽ giọng nói: - Xưa nay Hoàng huynh liệu việc như thần, lần này thật đã lầm to. - Tại sao? - Đây rõ rang là một việc đưa đám. Hoàng Vinh đở lời: - Cao huynh hãy nhìn kỹ những nam nử để tang ấy rồi sẽ biết. Cao Quang vận nhỡn lực chăm chú nhìn, quả nhiên liền phát giác những nam nử để tang đó, bên trong trường bào đều ngầm giắt binh khí, bất giác cau mày nói: - Hoàng huynh lại đoán trúng, nếu như chúng ta có thể trà trộn vào bên trong tất sẽ hiểu rõ được chân tướng không khó mấy. Hoàng Vinh vỗ mạnh vào vai Cao Quang nói: - Ý kiến hay lắm, cơ trí của tam đệ ngu huynh thật khó sánh kịp. May mắn là tiếng khóc lóc của thiếu phụ khá to, nên tiếng khen mừng rỡ của Hoàng Vinh đoàn người đi đưa đám vẫn không ai chú ý tới. Cao Quang quay sang Thiếu Bạch sẽ giọng hỏi: - Ý của Minh chủ thế nào?- Rất hay, hiện tại trong võ lâm như đang sắp xảy ra một trận phong ba, anh em chúng ta rất dể bị người ngộ hội, nay trà trộn vào đám người này, thật đỡ phiền phức rất nhiều. - Vấn đề khó khăn hiện giờ là làm sao có được ba chiếc áo tang. - Trước tiên chúng ta cứ dấu kỹ binh khí, lẻn vào trong đám người ấy hãy hay. Nguyên lai bọn người để tang rất đông, đi lại không có hàng ngũ, không người điều khiển, nên bọn Thiếu Bạch đã mượn bóng đêm trà trộn vào dễ dàng. Hoàng Vinh là người rất cẩn thận, định bụng rằng sau khi trời sáng, như vời lối ăn mặc hiện tại tất sẽ bị lộ hành tung, nên trước lúc trời sang phải tìm cách đoạt lấy ba bộ áo tang mặc vào để che kín chân tướng của mình. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 13 Phúc thọ bảo Bọn Thiếu Bạch trà trộn vào trong đoàn người ngựa đi đưa đám, Hoàng Vĩnh ngầm để ý quan sát nhưng không thấy thừa một cỗ áo tang nào. Tình thế hiện tại rất rõ ràng, nếu như Hoàng Vĩnh và Thiếu Bạch muốn có áo tang, chỉ còn tìm cách lột từ trên người của bọn đưa đám nên liền dùng thuật truyền âm sẽ giọng nói với Thiếu Bạch: - Trước khi trời sáng chúng ta phải có được một bộ áo tang. Thiếu Bạch cũng thi triển thuật truyền âm nói lại: - Nhưng phải đả thương đến ba nhân mạng, không khỏi quá tàn độc. - Nếu như chúng ta chỉ cần điểm huyệt đạo của bọn họ rồi đoạt lấy áo? Thiếu Bạch sẽ lắc đầu nói: - Nếu như để lại ba nhân mạng ấy chẳng hóa ra là bịt tai trộm chuông sao? Cần tìm một biện pháp khác thì hơn. Hai người tuy sử dụng thuật truyền âm để trò chuyện với nhau khiến kẻ khác không thể nào nghe được, nhưng những cử động phác họa lén lút của hai người đã tạo nên sự nghi ngờ cho bọn người đưa tang. Liền đó một trung niên đại hán độ tam tuần bỗng rảo bước về phía hai người. Thiếu Bạch phản ứng rất nhanh, biết như nếu không hạ thủ tất sẽ bị phát giác chân tướng nên không kịp suy nghĩ lâu, tay phải liền thò nhanh ra chụp lấy cổ tay của đại hán và tả thủ sớm đã nhắm hướng điểm vào á huyệt của đối phương. Đại hán trung niên không ngờ Thiếu Bạch xuất thủ đột ngột và mau lẹ như thế nên cổ tay phải bị nắm chưa kịp tri hô thì á huyệt đã bị đối phương điểm trúng. Hoàng Vĩnh liền rảo bước tới bên hai người, ngăn cản tia mắt nhòm ngó của kẻ khác. Bấy giờ tiếng khóc của thiếu phụ càng thêm ai oán, truyền xa trong màn đêm tĩnh mịch. Cỗ quan tài cũng gia tăng tốc độ, hình như muốn trong thời gian dự liệu phải đến nơi ước định. Thiếu Bạch xòe năm ngón tay nắm chặt lấy cổ tay đại hán, rồi cùng đi sánh vai với y, miệng lạnh lùng nói: - Nếu như ngươi có ý manh động, ta chỉ cần xuất thêm một chỉ là ngươi sẽ mất mạng ngay đấy. Đại hán im lặng không đáp, nhưng Thiếu Bạch đã nhận ra trong ánh mắt của y có vẻ hốt hoảng lẫn cầu khẩn, cũng có ý thương hại nói tiếp: - Chúng tôi vốn không có ác ý, xin huynh đệ đừng lo sợ. Kình lực trong tay lại ngầm gia tăng, đại hán cảm thấy nửa thân người tê dại, cất bước khó khăn. Cao Quang đi theo sau hai người, thò một tay đặt trên lưng của đại hán, đẩy về phía trước. hiếu Bạch thấy đại hán nhăn mặt đau đớn, như không chịu nổi cơn dày vò thể xác, ngầm tản đôi phần chân khí. Đại hán liền cảm thấy trong người thư thới, có thể tự cất bước đi. Đại hán không thể nói, chỉ trợn mắt sửng sốt nhìn Thiếu Bạch, ánh mắt như bao hàm ý hỏi han. Thiếu Bạch sẽ đằng hắng, sử dụng thuật truyền âm nói: - Tại hạ có vài điều thắc mắc muốn thỉnh giáo. Nếu huynh đài chịu hợp tác với tại hạ xin gật đầu ba cái. Đại hán trung niên y lời sẽ gật đầu. Thiếu Bạch nói: - Hiện tại anh em chúng tôi đang cần có ba bộ áo tang để che mắt mọi người, chẳng hay huynh đệ có biện pháp nào lấy được chăng? Đại hán trung niên lại gật đầu. Thiếu Bạch sẽ giọng tiếp: - Trước tiên tại hạ buông cổ tay cho huynh đệ đi, sau khi chúng tôi có được áo tang tại hạ sẽ giải á huyệt cho huynh đệ. Đại hán trung niên gật đầu. Thiếu Bạch tiếp: - Thủ pháp điểm huyệt này là tuyệt kỹ bí truyền độc môn, trong võ lâm hiện nay trừ tại hạ ra, không ai có thể hóa giải được. Buông năm ngón tay thả đại hán trung niên ra. Đại hán ngoái đầu nhìn lại Thiếu Bạch, thốt nhiên gia tăng cước bộ chạy về phía trước, chỉ thấy bóng y thấp thoáng trong đoàn người, khoảnh khắc đã mất dạng. Thiếu Bạch trầm ngâm giây lâu, giọng lo lắng: - Nếu như y tiết lộ thân phận chúng ta, sợ rằng sẽ xảy ra một trường ác chiến. Hoàng Vĩnh đỡ lời: - Á huyệt của y chưa được giải, có miệng khó nói. Dẫu ú ớ cũng không thể diễn đạt hết tâm ý, chỉ cần chúng ta luôn theo dõi ở đằng sau thì chẳng lo gì y trở mặt.- Chúng ta chưa có áo tang để mặc, nếu như xông xáo giữa đoàn người sợ rằng sẽ bị nghi ngờ ngay. Bọn Thiếu Bạch đang lo lắng, chợt thấy đại hán vội vã chạy trở về. Y rảo bước đến trước mặt Thiếu Bạch, sẽ vén vạt áo lấy ra ba tấm khăn trắng nâng lên. Bấy giờ trời cũng sắp sáng, cử động của đại hán lại thêm phần dè dặt nên cũng chưa khiến ai để ý. Thiếu Bạch tiếp nhanh lấy ba tấm khăn trắng, phân phát cho Hoàng Vĩnh và Cao Quang quấn chặt lấy lưng rồi giải khai á huyệt cho đại hán, nhưng năm ngón tay phải vẫn nắm chặt lấy mạch môn y sẽ hỏi: - Thiếu phụ áo trắng là nhân vật nào, và thi thể trong cỗ quan tài là ai? Một mặt giảm bớt cước bộ, cố ý lùi lại phía sau mắt trượng, đại hán thở dài nói: - Thi thể trong quan tài là Tổng phân đường chủ Vũ Đại Phương của Thất tinh hội ở Giang Nam, còn thiếu phụ áo trắng là Vũ phu nhân. - Vũ Đại Phương vì sao mà chết? - Tại hạ chưa được xem tận mắt thi thể, nhưng nghe nói hình như là bị đả thương vì Cừu hận chi kiếm. Sau khi tổng phân đường của Thất tinh hội ở Giang Nam xảy ra thảm biến này, lập tức đã dùng bồ câu phi báo tổng đường. Tổng đường nghe tin cũng chấn động nên phái ba vị đại hộ pháp, do hội đường chủ xuất lãnh đến Nhạc Dương thành xử lý, nghe đồn có cả Thất tinh hội chủ cũng sẽ đến sau. - Người chết không có đất chôn hay sao mà Vũ Đại Phương đã chết ở tổng phân đường ở Giang Nam tại sao lại vận chuyển thi thể ông ta đi suốt đêm như thế. - Tại hạ cũng không được tường tận tình hình, dường như theo truyền tin phi báo của tổng đường đã bảo Vũ phu nhân phải đưa thi thể của chồng đến nơi chỉ định. Thiếu Bạch ngầm quan sát, nhận thấy đại hán chẳng phải nói dối, biết có truy hỏi cũng vô ích, nên liền chuyển sang vấn đề khác nói: - Huynh đài là người trong Thất tinh hội?- Tại hạ tuy chấp dịch ở trong Giang Nam tổng phân đường của Thất tinh hội nhưng vẫn chưa chính thức nhập hội. - Huynh đài đã vẫn chưa nhập hội sao có thể phục dịch ở tổng phân đường? Đại hán đưa mắt dò xét nhìn Thiếu Bạch giây lâu hỏi lại: - Các hạ là ai? Có quan hệ gì với Thất tinh hội? Thiếu Bạch sẽ lắc đầu nói: - Không bất kỳ một môn phái nào trên giang hồ có quan hệ với tại hạ cả! - Đã chưa bị cuốn vào vòng ân oán giang hồ, việc chi các hạ lại muốn dây dưa như thế? Trong Nhạc Dương thành gần đây như đang sắp sửa xảy ra một trường phong ba, rất nhiều nhân vật võ lâm đều tề tập về nơi này. Anh em chúng tôi tuy không dính dáng đến cuộc tranh chấp giữa những môn phái nhưng cũng khó tránh bị người ngộ nhận. Vừa rồi cũng đã gặp mắt phen phiền phức, nhận thấy đoàn người của chư vị đông đảo nên mới lẽn nhập vào, mong rằng nhờ đó sẽ tránh được những cuộc tranh chấp vô vị. Đại hán nửa tin nửa ngờ nói: - Thì ra là thế! - Tại hạ tin tưởng ở huynh đài, quyết không đến nổi tiết lộ tông tích của chúng tôi. Đại hán trầm ngâm giây lâu, chậm rãi nói: - Đoàn người đưa đám hiện tại trừ mấy vị hộ pháp của tổng phân đường ra còn có thân thuộc của Vũ đường chủ và Vũ phu nhân, các nhân vật giữa đám người này rất hỗn tạp, ba vị cần phải dè dặt lắm mới được. Thiếu Bạch lấy làm lạ nghĩ bụng: - Người này và chúng ta chẳng qua chỉ mới gặp nhau lần đầu tas y lại quan tâm đến ta như thế? Nghĩ rồi chàng luôn miệng cảm tạ: - Đa tạ ơn huynh đài đã chỉ giáo. Đại hán liếc nhìn Thiếu Bạch như muốn nói nhưng lại thôi, rảo bước đi về phía trước. Thiếu Bạch theo sau đại hán, ngầm vận công phòng bị, chỉ cần phát giác đại hán có cử chỉ gì khác là sẽ dùng cách sấm đánh không kịp bịt tai, xuất thủ điểm ngay huyệt đạo của y. Hai người lại đi chừng công phu một bữa cơm thì đến một trang viện nguy nga. Thiếu phụ áo trắng đã ngưng tiếng khóc, ra lệnh đặt cỗ quan tài xuống rồi đi thẳng vào trong viện. Lúc ấy, ở phương đông vừng hồng đã xuất hiện, cảnh vật buổi sáng sớm mờ mờ hiện ra. Thiếu Bạch, Hoàng Vĩnh và Cao Quang sợ bị người phát giác chân tướng nên đã hết sức cẩn thận lẩn tránh những tia mắt soi mói của mọi người. Giây lát sau, thốt nhiên có một thiếu niên mình đeo đơn đao rảo bước chạy tới, cao giọng nói: - Xin chư vị theo tại hạ vào trang viện dùng trà. Nói xong y quay người đi trước dẫn đường. Bọn Thiếu Bạch theo đoàn người đưa đám hướng về phía trang viện. Chỉ thấy một tấm biển sơn vàng treo ngang trên cánh cổng đen cao ngất, đề ba chữ lớn &quot;Phúc Thọ bảo &quot;. Tiến qua cánh cửa sơn đen là một trang viện rộng lớn, hai ngọn đèn bảo sáng choang, treo cao trên hai cánh cửa. Thiếu niên mình đeo đơn đao dẫn đầu tiến vào dẫy phòng bên phải nói: - Mấy ngày hôm nay trong Phúc Thọ bảo chúng tôi có rất nhiều bạn hữu giang hồ đến viếng, phòng xá không đủ, nên xin phiền chư vị nghỉ tạm ở dãy phòng bên. Đưa mắt sáng rực quét qua đám người nam nữ để tang một lượt, y cau mày nói tiếp: - Trong chư vị ai là người quản sự? Liền đó chỉ nghe thấy một tiếng tằng hắng, trong đoàn người chậm rãi bước ra một ông già tuổi độ ngũ tuần, đầu thắt khăn trắng, lưng đeo giải tang, vòng tay nói: - Lúc ra đi, phu nhân chưa giao phó nên chúng tôi còn chờ đợi phu nhân hạ lệnh. Thiếu niên thi lễ nói: - Thỉnh giáo đại danh của huynh đài? - Tại hạ Lương Tử bình. Thiếu niên cũng tự giới thiệu: - Tại hạ Ngô tiên Cơ. - Thì ra là Ngô huynh. - Không dám, không dám! Tại hạ bái sư làm môn hạ của đại bảo chủ. Lương huynh xưng hô thế nào? - Tại hạ là Thức ty hộ pháp trong Giang Nam tổng phân đường. - Thì ra là Lương hộ pháp, tại hạ xin thất kính. - Ngô huynh đã quá lời... Đảo mắt nhìn lại đồng tử mình mặc áo gai nâng linh bài y nói tiếp: - Vị này là công tử của tổng phân đường chúng tôi. Ngô Tiên Cơ đưa mắt nhìn lại đồng tử, vòng tay nói: - Thì ra Vũ công tử, tại hạ cam thất kính. Đồng tử nãy giờ vẫn đứng cúi gầm đầu bỗng ngửng mặt lên nói: - Không dám! Ngô huynh chớ khách khí. - Lịnh đường đã vào trong trang, xin công tử cũng mau theo đi thôi! Đồng tử áo gai khiêm tốn nói: - Xin phiền Ngô huynh dẫn đường... Ngoái đầu nhìn lại Lương Tử Bình y nói tiếp: - Chuyện nơi này xin phiền Lương thúc thúc chiếu cố hộ. Lương Tử Bình nghiêng mình nói: - Xin công tử yên tâm. Ngô Tiên Cơ lại nói: - Xin phiền Lương huynh chờ chốc lát, tại hạ sẽ thông báo cho gia nhân bảo họ đem rượu.. Rồi y quay sang đồng tử nói tiếp: - Xin mời Vũ công tử. Đồng tử áo gai tuy nhỏ tuổi nhưng rất có khí độ, thong thả cất bước về trước. Hai thiếu niên tay đeo sa trắng cũng vội vã đi hai bên đồng tử áo gai. Ngô Tiên Cơ liếc mắt nhìn hai thiếu niên như muốn nói lại thôi, cất bước đi trước dẫn đường. Hoàng Vĩnh dùng thuật truyền âm nói với Thiếu Bạch: - Nơi này xa Nhạc Dương thành không quá vài chục dặm, năm xưa minh chủ có nghe nói qua về Phúc Thọ bảo này chưa? Thiếu Bạch lắc đầu nói: - Chưa... Lời chưa dứt, thốt nhiên thấy hai luồng nhỡn quang chiếu thẳng tới, liền vội vàng ngừng bặt. Chỉ thấy Lương Tử Bình đang rảo bước chạy lại, đến trước mặt Thiếu Bạch chừng hai thước mới dừng bước trầm giọng hỏi: - Các hạ là bà con của Vũ đường chủ? Thiếu Bạch khẽ lắc đầu nói: - Không, tại hạ là thân thuộc của phu nhân. Lương Tử Bình đưa đôi mắt sắc như dao, nhìn chằm chặp vào Hoàng Vĩnh và Cao Quang, rất may y không hỏi thêm đã vội quay người bỏ đi. Hoàng Vinh nói: - Người này hình như đã có ý nghi ngờ chúng ta. - Tùy cơ ứng biến, như không phải cần thiết đừng nên xuất thủ bừa bãi. Hai người đang trò chuyện chợt thấy có vài đại hán bưng mấy mâm bạc tới, trong mâm rượu thịt bốc hơi nghi ngút. Đám nam nữ để tang như đã trải qua thời gian đưa đám rất lâu, ai nấy đều cảm thấy bụng đói như cồn, liên tiếp lấy mâm cơm rượu thịt chia nhau ăn uống ngon lành. Bọn Thiếu Bạch sợ bị người sanh nghi nên cũng giả bộ như đang đói, ăn uống thản nhiên cùng với đám người này. Lương Tử Bình thỉnh thoảng lại đưa mắt nhìn về phía Thiếu Bạch nhưng đối với Hoàng Vĩnh và Cao Quang lại như không mấy chú ý đến. Thiếu Bạch mượn tiếng ồn ào của bọn người trong bàn tiệc dùng thuật truyền âm khẽ bảo Cao Quang và Hoàng Vĩnh: - Lão họ Lương như rất chú ý đến tại hạ, vạn nhất tại hạ bị phát giác phải bỏ chạy khỏi nơi này, nhị vị huynh đệ đừng có rời... Chàng bỗng ngưng bặt không nói tiếp, sợ làm tăng thêm nghi ngờ cho Lương Tử Bình. Thốt nhiên có tiếng bước chân truyền lại, Ngô Tiên Cơ đi đầu, theo sau lưng là một đạo nhân trung niên mình mặc bát quái đạo bào, lưng đeo bảo kiếm, tay cầm phất trần, bộ râu dài phất phơ trước ngực, trông rất oai nghiêm. Thiếu Bạch đưa mắt nhìn đạo nhân râu dài, thấy đôi nhỡn quang của đối phương sáng quắc như điện, bất giác rung động tâm thần nghĩ bụng: - Nội công của người này tinh thâm như vậy, ắt là phải người có vai vế. Chỉ thấy Lương Tử Bình hấp tấp chạy lại, khúm núm nghiêng mình thi lễ nói: - Giang Nam tổng phân đường hộ pháp xin bái kiến thượng nhân. Đạo nhân mặc bát quái bào sắc mặt vẫn điềm nhiên, không ai đoán được ông ta đang vui hay giận, lạnh lùng nói: - Ngày Vũ đường chủ phân đường còn tại thế đã có chỉ định ai là người thừa kế? - Người đã chỉ định Vũ phu nhân. - Sau khi Vũ đường chủ bị ám toán, tất cả mọi việc đều do Vũ phu nhân xử lý à? Lương Tử Bình trầm ngâm giây lâu nói: - Đúng vậy, chúng thuộc hạ đều hành sự theo lời dặn bảo của Vũ phu nhân. - A! „y thật là... Đảo mắt nhìn qua mấy chục người nam nhiêu để tang, ông hỏi tiếp: - Những người này đều là đệ tử trong Thất tinh hội chúng ta? Lương Tử Bình quay mặt sang nhìn lại đám nam nữ để tang đứng ở đằng sau, nói: - Đa số là đệ tử trong phân đường, còn số ít là thân thuộc của cố tổng đường chủ và phu nhân. Đạo nhân sẽ cau mày nói: - Giới quy trong hội chúng ta chỉ định rõ ràng, phàm là những cơ mật trong hội người ngoài không được tham dự, Vũ đường chủ tổng phân đường bị ám toán là một việc quan trọng sao lại để cho kẻ khác dự vào.- Cái đó thuộc hạ không được rõ, đều do phu nhân định đoạt. Đạo nhân hừ nhạt gằn giọng nói:- Vũ phu nhân hồ đồ như thế sợ rằng khó tránh khỏi tội đã tiết lộ cơ mật của hội... Ánh mắt như điện liếc qua đám người nam nữ áo tang, lạnh lùng tiếp: - Lương hộ pháp chấp sự ở tổng phân đường đã bao lâu rồi!- Đã được độ tám năm.- Vậy thì hay lắm, đệ tử trong Giang Nam tổng phân đường chắc Lương hộ pháp đều biết mặt. - Hầu hết đều nhận biết. - Tốt lắm! Lương hộ pháp hãy kiểm điểm lại những người không phải là đệ tử trong Thất tinh hội của chúng ta lựa cả ra đây. Lương Tử Bình bối rối nghĩ bụng: - Trong đám người này trừ đệ tử của hội ra đa số là thân thuộc của tổng phân đường chủ và Vũ phu nhân, nếu như ta lựa chọn họ ra sợ rằng Vũ phu nhân sau này sẽ oán hận ta. Y do dự không biết quyết định ra sao nên trầm ngâm hồi lâu vẫn không lên tiếng đáp. Đạo nhân mặc bát quái đạo bào thấy vậy biết y có nỗi khổ tâm nên tiếp lời: - Lương hộ pháp có biết bổn tòa là ai không? - Theo qui luật trong hội, xưa nay không cho phép kẻ dưới chất vấn người trên. Thượng tọa không nói thuộc hạ đâu dám hỏi nhiều lời. Đạo nhân chậm rãi tự giới thiệu: - Bổn tòa là Hành hình đường chủ Thạch Thiết Anh trong tổng hội. Lương Tử Bình buộc miệng hoảng sợ nói: - Thì ra là Thạch đường chủ, thuộc hạ không biết xin người thứ tội. - Hội chủ sai bổn tòa đến đây, đã trao phó toàn quyền để tra xét cặn kẽ việc này, bất cứ chuyện gì cũng cần phải xin chỉ thị của bổn tòa trước. - Thượng tòa nói phải. - Ngoại trừ bổn tòa còn có hai vị đại hộ pháp trong tổng đường. - Thuộc hạ xin được bái kiến hai vị thượng tòa. - Chưa cần chi vội, xin phiền hộ pháp trước tiên hãy lực chọn những người không phải là đệ tử trong hội chúng ta ra. Lương Tử Bình cúi đầu vâng dạ rồi quay người đi đến bên Thiếu Bạch lạnh lùng hỏi: - Các hạ là bà con của phu nhân? Thiếu Bạch tuy cảm thấy không ổn nhưng không thể phủ nhận, đành miễn cưỡng đáp: - Đúng vậy, không biết hộ pháp có điều chi dạy bảo? Lương Tử Bình cười nhạt đáp: - Thân thuộc của phu nhân tuy tại hạ chưa được biết hết nhưng hầu hết đã quen mặt, duy chỉ có các hạ là chưa hề thấy qua. - Tại hạ vì lối sinh hoạt thường phải đi ở bên ngoài nên rất ít khi có mặt ở Vũ phủ. - Không biết các hạ xưng hô ra sao với phu nhân? Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Không thể nói quá thân cận cũng như quá xa xôi mới khỏi cho y nghi ngờ. Nghĩ rồi liền nói: - Người là đường tỷ. Lương Tử Bình sẽ giọng nói: - Người mặc đạo bào là hình đường đường chủ của Thất tinh hội chúng tôi như có hỏi các hạ nên ăn nói dè dặt một chút, xin theo tại hạ! Giọng nói y trở nên rất khách khí, y quay người dẫn Thiếu Bạch tới trước mặt đạo nhân mặc bát quái đạo bào. Đạo nhân đưa đôi mắt sáng quắc như điện nhìn chằm chặp vào mặt chàng như muốn soi thủng tim gan. Thiếu Bạch vẫn điềm tĩnh không chút lúng túng. Giây lâu sau chợt nghe Thạch Thiết Anh nói: - Lương hộ pháp, người này là ai? - Đường đệ của Vũ phu nhân. - Lương hộ pháp có biết y không? - Như đã thấy qua nhưng không quen mặt lắm. Từ lâu y đã nghe đến thủ đoạn rất tàn độc của Thạch Thiết Anh, sợ liên lụy đến mình nên đã mở lời giải nguy cho Thiếu Bạch. Thạch Thiết Anh lại đưa mắt dò xét Thiếu Bạch một lần nữa hỏi tiếp: - Các hạ có biết võ công? - Tại hạ hiểu qua đôi chút. - Vũ phu nhân là đường tỷ của các hạ sao không chịu dẫn các hạ vào hội? - Tại hạ có bàn qua với đường tỷ về việc vào hội nhưng thời cơ chưa tới nên đường tỷ chưa chịu giới thiệu đấy thôi. - Thế nào là thời cơ chưa đến? - Tại hạ nghe đường tỷ nói thì quy luật trong hội rất nghiêm, e rằng khi nhập hội rồi lỡ có lỡ lầm mà phạm đến giới quy của hội dẫu người là đường tỷ cũng không thể nào cứu được tại hạ nên mới muốn để tại hạ một hai năm sau, lớn hơn một chút nữa xin vào hội cũng chẳng muộn. - Xem thế đủ thấy Vũ phu nhân là người định liệu rất chu đáo. - Giữa chị em có lý đâu người lại không quan tâm. Thạch Thiết Anh lạnh lùng nói: - Lương hộ pháp, lời của người này đều thật cả chứ? - Cái đó... Lương Tử Bình ấp úng đáp, chưa dám cả quyết. - Cái đó, cái đó gì, y nói đúng hay sai? - Tất cả đều là sự thật. Thạch Thiết Anh cười ha hả, đưa tay vỗ vai Thiếu Bạch nói: - Lịnh tỷ thật không khỏi quá lo xa, chứ như tư chất của lão đệ trên đời hiếm có, bổn đường chủ sữa sọan khi trở về tổng hội tất sẽ giới thiệu cho lão đệ làm môn hạ của hội chủ. - Xin đa tạ. Thạch Thiết Anh thâu vẻ tươi cười trên gương mặt, quay đầu nhìn lại Lương Tử Bình nói: - Lương hộ pháp, lúc Vũ tổng phân đường đường chủ bị người ám toán hộ pháp có trong tổng phân đường không? - Đêm hôm ấy thuộc hạ trông coi ở tổng phân đường không rời nửa bước. Thạch Thiết Anh bỗng hạ thấp giọng nói: - Còn Vũ phu nhân đâu? Người cũng ở trong tổng phân đường chứ? Trong Giang Nam tổng phân đường có rất nhiều cao thủ tại sao phân đường chủ bị người ám toán lại không một ai phát giác được? - Theo thuộc hạ hiểu, ngay tối hôm xảy ra thảm sự không có kẻ nào lẽn vào phân đường, tất chỉ có người sớm đã trà trộn... Thạch Thiết Anh lạnh lùng ngắt lời: - Cái đó tại sao Lương hộ pháp lại biết? Lương Tử Bình giật mình, chột dạ nói: - Chẳng qua đấy chỉ là sự ức đoán của thuộc hạ... Đột nhiên có ba tiếng trống vang lên, một thiếu niên mặc kình trang đeo đao vội vã chạy tới nói: - Tệ bảo chủ thỉnh Thạch đạo gia cùng vào trong nội đường khảo nghiệm quan tài của Vũ đường chủ. Thạch Thiết Anh khoát tay nói: - Biết rồi. Nói xong đạo nhân đảo mắt nhìn Lương Tử Bình nói tiếp: - Lương hộ pháp, bọn người này có nên vào nội đường bái vong linh của cố tổng phân đường chủ. - Việc ấy không dám phiền đến thượng tòa phải để tâm. Liền đó, y đi lựa ra mười hai người. Thạch Thiết Anh đưa chiếc phất trần chỉ vào Thiếu Bạch nói: - Sao không lựa người này vào trong số đó? Lương Tử Bình vội vàng vâng dạ, đưa tay kéo lấy Thiếu Bạch. Hoàng Vĩnh lẳng lặng sấn tới hai bước, sẽ giọng nói: - Tại hạ được tổng phân đường chủ nhận vào trong phủ, lòng vẫn lấy làm cảm kích, lẽ ra phải được đến hậu đường cúng bái pháp thể của đường chủ chứ? Lương Tử Bình cau mày, muốn nói lại thôi, y sợ kinh động đến Thạch Thiết Anh, sẽ gây thêm phiền phức nên đành chỉ lặng lẽ xua tay, tỏ ý không cho Hoàng Vĩnh gia nhập. Hoàng Vĩnh như đã nhận ra vẻ sợ hãi của Lương Tử Bình nên vẫn nhìn quanh giả bộ không thấy, tiến theo hàng người về phía trước. Cao Quang mắt thấy Thiếu Bạch và Hoàng Vĩnh đều theo đối phương vào nội đường cũng lặng lẽ cất bước theo sau. Lương Tử Bình như đã thấy rõ Cao Quang nhưng vì không tiện mở miệng ngăn cản, đành làm như không biết. Hành động của Hoàng Vĩnh và Cao Quang đã bắt đầu khiến cho Lương Tử Bình đem lòng nghi ngờ, y ngầm quan sát bỗng phát giác ra là hai bộ mặt xa lạ, liền giật nẩy mình nghĩ bụng: - Ta đã ở trong tổng phân đường mấy năm nay, nhân khẩu trên dưới tuy rất đông đảo nhưng hầu hết ít ra cũng nhận được thấy qua vài lần. Còn hai người này lại rất là xa lạ, ắt phải tìm cách hỏi cho ra mới được. Cần biết là Hoàng Vĩnh và Cao Quang tướng mạo rất tầm thường, trà trộn vào trong đám người cũng ít có ai chú ý. Không giống vẻ anh tuấn và tiêu sái của Thiếu Bạch, như hạc đứng giữa bầy gà, thoạt mới nhìn qua cũng có thể nhận thấy chàng ngay. Đi xuyên qua một cái sân rộng, lên khỏi thềm đá chừng bảy bậc thốt nhiên có một mùi hương thơm thoang thoảng đưa ra. Thiếu Bạch ngửng đầu nhìn lên, chỉ thấy một tòa đại sảnh rộng lớn, cao chừng mấy trượng, có bày hai cỗ quan tài sơn đen, trên cắm cao bốn cây nến cháy sáng rực. Chung quanh là những bức màn trắng rũ xuống thật huyền bí. Hai thiếu nữ mình mặc áo trắng đứng hai bên cánh cửa lớn, Thạch Thiết Anh đi trước dẫn đường, vừa đến gần gian đại sảnh bỗng có tiếng nhạc điệu vọng ra. Liền đó, hai bên gian đại sảnh có hai đoàn người bước ra. Thiếu Bạch lén đưa mắt nhìn, chỉ thấy người đi đầu bên trái là một ông già tuổi độ ngũ tuần, mình mặc thanh bào, tay đeo sa trắng, bộ râu trắng như cước rũ dài xuống ngực. Người thứ hai tuổi độ ngũ tuần, mặt vuông chữ điền, vẻ mặt rất thâm trầm. Người thứ ba là một vị thiếu phụ áo gai, mắt che khăn trắng, không thể nhìn rõ diện mạo, nhưng cứ xem dáng điệu cũng có thể nhận thấy thiếu phụ đang có nổi khổ tâm. Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Vị phu nhân này có lẽ là Vũ phu nhân. Đi theo sau thiếu phụ còn có sáu bảy nhân vật cao thấp và sắc phục khác nhau. Trong đoàn người bên phải, người thứ nhất mình mặc trường bào màu vàng nhạt, mặt choắt, đôi mắt tam giác chiếu sáng quắc, hai cánh tay dài chấm gối, đi sau là hai đồng tử áo xanh tuấn tú, một cầm kiếm và một đeo quải. Đằng sau hai đồng tử là một thiếu nữ diễm lệ mặc kình trang màu lục. Đoàn người chia làm ba hàng, nhất tề đi ra phía trước đại điện. Tiếng nhạc truy điệu thốt nhiên ngừng bặt, hai thiếu nữ áo trắng chợt tung mình nhảy vào đại sảnh, cầm ba bó hoa trắng trao cho những người đứng đầu hàng. Chỉ thấy ba người dẫn đầu dâng hoa nghiêng mình vái trước linh đường rồi đứng thẳng dậy. Đại hán mặt choắt đặt bó hoa trắng xuống, quay sang nhìn ông già tóc bạc râu dài bên trái vòng tay nói: - Bổn môn không may gặp phải đại địch, đã phiền đến nhị vị bảo chủ, tại hạ rất lấy làm cảm kích. Ông già tóc bạc mỉm cười nói: - Thượng huynh nói quá, tại hạ được chư vị xem trọng nên mới mượn tệ bảo để làm nơi cử hành tang lễ, có đáng gì Thượng huynh phải nói đến hai chữ phiền hà. Thạch Thiết Anh nói: - Hội chủ của tại hạ vốn định đích thân đến đây, chỉ vì trong hội đang có nhiều việc nên người không thể thân hành, đặc biệt phái tại hạ tới nơi này trước để cảm tạ nhị vị bảo chủ. Ông già tóc bạc vòng tay nói: - Không dám, không dám. Đại hán mặt choắt sẽ đằng hắng nói: - Không biết quí hội chủ bao giờ mới có thể đến đây? Thạch Thiết Anh nói: - Cái đó thật khó nói trước được, vì tệ hội và Thiếu Lâm phái có đôi chút hiểu lầm, tuy là một việc nhỏ mọn nhưng nếu như xử lý không ổn cũng có thể gây thành một trường phong ba. Thượng chưởng môn có điều gì chỉ giáo xin cho tại hạ biết cũng vậy. Đại hán mặt choắt có vẻ kiêu ngạo, đằng hắng một tiếng, không thèm để ý đến Thạch Thiết Anh, cất bước đi thẳng vào trong sảnh, quần hào bên ngoài cũng lần lượt theo vào. Trong đại sảnh, trừ hai cỗ quan tài ra còn có tám cỗ tử thi được che bằng vải trắng. Đại hán mặt choắt đảo mắt nhìn quanh nói: - Những thi thể che vải trắng này là nhân vật nào? Ông già tóc bạc râu dài nói: - Những người này thân phận rất hỗn tạp, hầu hết là đệ tử trong các đại môn phái. Đại hán mặt choắt rảo bước chạy tới trước, đưa tay vén lớp vải trắng trên một cỗ tử thi. Thiếu Bạch chăm chú nhìn theo, chỉ thấy xác chết ấy tuổi tác không lớn, trước ngực còn cắm một thanh Cừu hận chi kiếm. Đại hán mặt choắt nói: - Người này là tục gia đệ tử môn hạ Thiếu Lâm phái? Ông già tóc bạc nói: - Đúng vậy, thượng chưởng môn kiến thức quảng bác, thật người thường khó sánh kịp. Đại hán mặt choắt đưa chân phải móc lớp vải trắng che trên một thây người khác, quan sát giây lâu nói: - Người này là đệ tử của Long Phượng bang? - Đúng thế, thượng huynh quả không hổ là một chưởng môn nhân một phái. Đại hán mặt choắt như có ý muốn biểu lộ kiến văn uyên bác của mình, lại đưa đầu ngón chân giở tấm vải trắng bọc lấy một cỗ tử thi kế đấy. Thiếu Bạch đưa mắt nhìn, chỉ thấy người này mặt mũi xám đen, y phục trên người đều bị đốt trụi, chỉ trừ một vạt bào đen che chở ở dưới bụng, trước ngực cũng bị cắm sâu một thanh Cừu hận chi kiếm. Đại hán mặt choắt như không sao nhận ra được xác chết ấy, trầm ngâm giây lát rồi nói: - Người này là một đạo sĩ? Ông già tóc bạc ngẩng người, sửng sốt nói: - Thượng huynh làm sao lại nhận ra được vị ấy tam thanh đệ tử? Đại hán mặt choắt cười ha hả nói: - Tại hạ cứ căn cứ theo vạt bào đen mà đoán, không biết có đúng không? - Đúng vậy, người ấy là môn hạ đệ tử của Côn Lôn. - Đại bảo chủ tại sao lại biết? - Tại hạ căn cứ trên món binh khí di lưu của y nên nhận ra. Đại hán mặt choắt lại vén lớp vải trắng che trên một tử thi khác nói: - Đây là đệ tử trong bát quái môn? Đột nhiên, có tiếng gió lộng, một bóng người phóng vút mình tới, cúi đầu quan sát di thể ấy giây lâu, chợt thò tay rút phắt thanh Cừu hận chi kiếm cắm trên xác nạn nhân. Người này thân hình lùn xủn, trên lưng lủng lẳng tấm thiết bài, ngang hông dắt một thanh đoản đao. Đại hán mặt choắt sẽ cau mày nói: - Huynh đài là người nào trong bát quái môn? Người đó ngẩng đầu lại, lạnh lùng nói: - Tại hạ họ Hồ. Ông già tóc bạc hấp tấp xen lời, nói: - Nhị vị không quen biết nhau ư? Tại hạ xin đứng ra giới thiệu cho hai vị. Đưa tay chỉ đại hán mắt choắt, tiếp: - Đây là chưởng môn nhân Thượng Bất Đồng của Thái âm môn đã nổi tiếng giang hồ về tuyệt kỹ kiếm và quải. Người tự xưng họ Hồ nói: - Tại hạ ngưỡng mộ đã lâu! Ông già lại chỉ người lùn lưng đeo thiết bài nói: - Vị này là cao thủ trong Bát quái môn, Phi Tẩu Hồ Mai. Thượng Bất Đồng lạnh lùng nói: - Đồng đạo trên giang hồ vẫn thường nhắc nhở đến tên của Hồ huynh, ngày hôm nay may mắn mới được gặp... Ngừng lại giây lây, y sẽ đằng hắng nói tiếp: - Quí chưởng môn không tới à? - Tệ sư huynh không bôn tẩu giang hồ nữa, Thượng huynh có điều chi chỉ giáo, xin cho tại hạ biết cũng vậy. - Buổi tập kích Bạch Hạc bảo năm xưa, tại hạ có gặp quí chưởng môn nhân một lần. Thiếu Bạch như bất thần bị người đánh trúng một chưởng ngay trước ngực, toàn thân run rẩy. Chàng vốn đứng bên Vũ phu nhân nên thân hình vừa lảo đảo bất giác đã chạm phải bà. Thiếu Bạch vội nín một hơi dài, trấn tĩnh cơn xúc động. Tuy chàng cảnh giác mau nhưng đã muộn. Vũ phu nhân đã ngoảnh mặt lại, chiếu đôi nhỡn quang nhìn thẳng vào Thiếu Bạch giây lâu, sẽ cau đôi mày liễu vừa chực mở lời. Thốt nhiên Phi Tẩu Hồ Mai trầm giọng: - Đấy là việc mười mấy năm về trước, còn hơn mười năm này, tệ sư huynh chưa hề rời khỏi Bát quái bình nửa bước. - Quí chưởng môn có hùng tâm, tất đang vùi đầu tham luyện võ công chuẩn bị bất ngờ lộ diện trấn áp quần hùng. Hồ Mai mỉm cười không đáp, quay sang ông già tóc bạc râu dài nói: - Mã huynh đã tìm ra manh mối gì chưa? Ông già ngẩng đầu nói: - Thật là hổ thẹn, tại hạ đã liên tiếp phái mười ba cao thủ trong tệ bảo tra xét đã hơn cả một tháng trời vẫn không tìm ra một đầu mối nào. - Tại hạ có điều thắc mắc là người đó như muốn đối đầu với tất cả đồng đạo võ lâm, người trong các đại môn phái và đại bang hội đều bị xem như là đối tượng để báo thù. Tại hạ đã bóp óc suy nghĩ, chỉ có một giả thuyết...Đột nhiên, một tiếng quát vang truyền tới nói:- Ai nói là không thể nhận ra, bần đạo cần tiến vào xem thử.Liền đó, chỉ nghe một tiếng bình vọng lại như đã có người bị đánh ngã trên mặt đất. Ông già tóc bạc đảo mắt nhìn lại đại hán có gương mặt chữ điền nói: - Nhị đệ, thử ra xem là anh hùng ở lộ nào mà có hành động cuồng ngạo đến thế? Đại hán sẽ dạ một tê, chưa kịp cất bước, kẻ lạ đã đến đại sảnh. Đó là một tam thanh đệ tử mặc đạo bào, lưng đeo trường kiếm. Hồ Mai cười ha hả nói: - Ta tưởng là ai, té ra là lão đạo sĩ mũi trâu. Ông già râu dài nói: - Hồ huynh có quen biết người này? - Bằng hữu lâu năm đấy, chúng tôi đã quen nhau hơn hai mươi năm này và đã giao đấu hơn ha mươi trận. - Vậy thỉnh Hồ huynh dẫn kiến để khỏi thất tội với quí khách. Hồ Mai nói: - Hay lắm! Cất bước chạy tới, hắn tiếp: - Lão đạo mũi trâu, đây không phải là nơi ngươi hoành hành... Đưa tay chỉ ông già râu dài giới thiệu: - Đại bảo chủ Mã Nguyên Phúc của Phúc thọ bảo đấy. Mã Nguyên Phúc vòng tay nói: - Hân hạnh được biết đạo huynh. Đạo nhân chắp tay thi lễ nói: - Khéo nói, khéo nói! Bần đạo hằng nghe đại danh Mã bảo chủ như sấm động bên tai, may mắn nay mới được hội ngộ. Hồ Mai chỉ đại hán mặt vuông chữ điền, nói tiếp: - Đây là nhị bảo chủ Mã Nguyên Thọ trong Phúc Thọ bảo. Mã Nguyên Thọ sẽ đằng hắng, vòng tay thi lễ nói: - Thỉnh giáo pháp hiệu của Đạo huynh? - Bần đạo hiệu Kim Chung. Thượng Bất Đồng chợt xen vào nói: - Đạo trưởng là môn hạ Võ Đang? - Đúng vậy, thỉnh giáo thí chủ? Thượng Bất Đồng gượng cười nói: - Tại hạ Thượng Bất Đồng, chỉ là kẻ vô danh, chắc đạo trưởng chưa hề biết đến. - Thất kính, thất kính! Thì ra chưởng môn nhân Thái âm môn. - Nhận ra được thân phận của tại hạ đủ thấy đạo trưởng kiến thức uyên bác. Kim Chung đạo trưởng nói: - Đại danh của Thượng chưởng môn lừng lẫy khắp võ lâm, ai mà chẳng biết. Mã Nguyên Phúc xen lời nói: - Đạo huynh đã là môn hạ Võ Đang, xin vào trong đại sảnh luận đàm. Thượng Bất Đồng là người rất lãnh đạm, cũng không khách khí, rảo bước đi thẳng vào trong sảnh. Phi Tẩu Hồ Mai bỗng quay người đi đến trước cỗ quan tài xem xét hồi lâu, chỉ thấy trước mặt cỗ quan tài bên trái có đặt một tấm linh bài, trên ghi &quot;Thất tinh hội Giang Nam tổng phân đường Vũ Đại Phong chi lịnh&quot;, bất giác sẽ cau mày, đảo mắt nhìn sang bên phải cũng có một tấm linh bài, trên ghi &quot;Thái âm môn chi lịnh&quot;. Phi Tẩu Hồ Mai bừng bừng lửa giận, cất tiếng cười nhạt nói: - Hay thật, hay thật! Mã Nguyên Thọ đi ở sau cùng nghe tiếng quát của Hồ Mai, giật mình quay lại nói: - Hồ huynh, chuyện gì thế? Phi Tẩu Hồ Mai cười ha hả nói: - Mối giao tình giữa Bát quái môn chúng ta và Phúc Thọ bảo không phải là sơ dẫu chẳng sánh cùng Thất tinh hội, cũng phải hơn Thái âm môn. Tại sao trừ Thất tinh hội và Thái âm môn ra, các thi thể trong những môn phái khác đều không được khâm liệm tử tế? - Hồ huynh hiểu lầm rồi, thi thể của Vũ tỗng phân đường chủ là do tử thất Thất tinh hội Giang Nam tổng phân đường vận chuyển đến. - Quan tài liệm xác môn hạ Thái âm môn kia chẳng lẽ cũng được vận chuyển đến hay sao? - Không phải thế! Hồ Mai cười nhạt, lạnh lùng nói: - Vậy thì trong Phúc Thọ bảo chỉ có cỗ quan tài này? Mã Nguyên Thọ biến sắc nói: - Phúc Thọ bảo chúng tôi chẳng phải là nhà âm dương, cần chi phải chuẩn bị nhiều cỗ quan tài. - Thật như không có quan tài cũng phải lấy vải trắng che xác, chứ tại sao chỉ hậu đãi riêng với Thái âm môn mà khinh bạc bang phái khác. - Hồ huynh nói vậy là có dụng ý gì, thực tại hạ chưa hiểu. Phi Tẩu Hồ Mai cười nhạt nói: - Rất giản dị, Mã huynh chỉ đem người trong Thái âm môn dùng quan tài khâm liệm, còn tất cả đệ tử của Bát quái môn chúng tôi và các môn phái khác đều đặt trên mặt đất dùng một tấm lụa trắng che thân. Mã Nguyên Thọ điềm nhiên nói: - Phúc Thọ bảo chúng tôi với các môn phái xưa nay vẫn giao hảo với nhau, khâm liệm là giao tình, còn không cũng bắt buộc hay sao? - Tại hạ không có ý chất vấn, nhưng chỉ nhận thấy hành động đó không khỏi có sự thiên vị. Anh hùng trong thiên hạ đều dị nghị tất sẽ tổn thương đến thanh danh của quí bảo đấy thôi. Mã Nguyên Thọ lạnh lùng nói: - Phúc Thọ bảo chúng tôi xưa nay vẫn xem Hồ huynh là bằng hữu, nhưng không phải vì đấy mà khiếp sợ oai danh của Hồ huynh. Nếu như người đến đây ai ai cũng như Hồ huynh, anh em chúng tôi còn mặt mũi nào đứng trên giang hồ được nữa. Hồ Mai cau mày, cố nén giận cất tiếng cười ha hả nói: - Mã huynh nói quá lời, tại hạ chẳng qua chỉ hỏi thế thôi, Mã huynh đừng nên để ý. Cất bước đi vào trong nội sảnh, Mã Nguyên Thọ tuy tức giận nhưng cũng đành làm thinh. Bấy giờ, quần hào đã ngồi vây quanh một chiếc bàn tròn ở trong nội sảnh. Phi Tẩu Hồ Mai đảo mắt quan sát, thấy người ngồi trên cao là Thượng Bất Đồng, cơn tức giận trong lòng lại bất giác sôi lên, nghĩ bụng: - Thái âm môn trong võ lâm không có tiếng tăm lừng lẫy, Thượng Bất Đồng cũng chẳng là một nhân vật vang danh, không biết anh em họ Mã sao lại có vẻ kính trọng đối với hắn thế. Đang miên man suy tư, vô hình chung ý nghĩ đã hiện ra bên nét mặt. Mã Nguyên Phúc là người kiến thức quảng bác, vừa thấy thần sắc Hồ Mai đã biết là không ổn, sợ y gây chuyện lôi thôi, liền đứng phắt dậy nói: - Xin Hồ huynh đến ngồi bên này. Phi Tẩu Hồ Mai sẽ hừ nhạt, giả như không nghe, lẳng lặng ngồi xuống bên Kim Chung đạo trưởng. Mã Nguyên Phúc thấy vậy vẫn thản nhiên như không. Y là người thâm trầm, không như Mã Nguyên Thọ tính tình cương trực và nóng nảy, chuyện gì cũng có thể bình tĩnh đối phó. Thượng Bất Đồng cao giọng nói: - Thưa chư vị, tại hạ có vài câu, không hiểu chư vị có bằng lòng nghe? Kim Chung xuất thân làm môn hạ của Võ Đang, xưa nay vẫn tự cho mình là học võ công huyền môn chính tông, nên đối với các môn phái khác đều coi thường, lạnh lùng nói: - Thượng huynh có chuyện gì xin cứ nói thẳng ra. - Ý tại hạ là muốn các vị cùng đề cử ra một vị võ công cao cường trong số nhân thủ hiện diện của chúng ta làm vị chủ trì đại sự. Kim Chung đạo trưởng xen lời nói: - Theo ý bần đạo, chẳng cần tuyển chọn nữa, xin Thượng chưởng môn cứ chủ trì là được rồi. Phi Tẩu Hồ Mai lên tiếng nói: - Tại hạ cũng đồng ý thế. Thượng Bất Đồng đảo mắt nhìn mọi người, nửa nghi nửa ngờ hỏi: - Lời của hai vị là chân thật? Phi Tẩu Hồ Mai nói: - Điều ấy chưa chắc được, chẳng qua chúng tôi chỉ mới nghe qua đại danh của Thượng chưởng môn, còn đối với chân tài thực học cũng chưa hề thấy, muốn chúng tôi tâm phục sợ rằng không khỏi hơi quá sớm. Thượng Bất Đồng khẽ đằng hắng, mỉm cười nói: - Không hiểu Hồ huynh có muốn lãnh giáo qua? - Nếu như Thượng huynh có lòng chỉ giáo, tại hạ xin tận lực phụng bồi. Bọn Thiếu Bạch đều theo vào trong nội sảnh nhưng chẳng còn thừa một ghế trống nào. Thiếu Bạch đang muốn từ cửa miệng của mọi người nghe dò về câu chuyện Bạch Hạc bảo bị tàn sát năm xưa nên tuy không có chỗ ngồi nhưng chàng cũng chẳng để tâm. Thạch Thiết Anh bỗng xen lời nói: - Xin Hồ huynh nhân nhượng một chút, để tại hạ tỏ bày vài câu được chứ? Thượng Bất Đồng nói: - Thạch huynh có cao kiến gì? - Chúng tôi tụ họp ở Phúc Thọ bảo này với mục đích là tra xét về Cừu hận chi kiếm, hiện tại chưa có một tin tức gì về đối phương, bên ta đã tương tàn tương sát, sợ không khỏi làm trò cười cho kẻ địch. - Theo ý Thạch huynh thì sao? - Tất cả mọi người hiện diện nơi này đều đem sinh mạng tới đây, nếu như không tra xét được Cừu hận chi kiếm, chẳng những không toàn tánh mạng lại sẽ trở thành một trò cười, ngày sau bị người trên giang hồ đàm tiếu thì còn mặt mũi gì chúng ta. Kim Chung đạo trưởng nói: - Điều đó rất dễ hiểu, ai mà không biết, tốt hơn Thạch huynh hãy cho biết biện pháp của mình. Thạch Thiết Anh tuy công phu tu dưỡng rất cao nhưng cũng liền biến sắc trước câu nói mỉa mai của đạo nhân, lạnh lùng nói: - Võ Đang xưa nay được đồng đạo võ lâm xưng là chính đại môn phái, tại sao không giữ lời như thế? Kim Chung đạo trưởng trợn mắt giận dữ nói: - Thạch huynh muốn mắng ai đấy? - Mắng đại huynh thì đã có sao? Thạch Thiết Anh vốn có ý lên tiếng điều đình, không ngờ lại cũng bị lôi cuốn vào trong cuộc tranh chấp. Mã Nguyên Phúc hấp tấp đứng dậy nói: - Xin hai vị dằn cơn thịnh nộ cho Mã mỗ phân giải đôi lời, chỉ đáng trách là anh em chúng tôi sơ xuất, không chuẩn bị sớm mấy cỗ quan tài để khâm liệm những nạn nhân ấy chu đáo mới khiến chư vị tị hiềm lẫn nhau. Ôi! Sự thực Phúc Thọ bảo xưa nay vẫn coi đồng đạo giang hồ ai cũng như ai, quyết không có ý thiên vị, nhất là lần này những đệ tử thương vong của các môn phái đều chịu đưa đến Phúc Thọ bảo, đủ chứng tỏ chư vị đã xem trọng anh em chúng tôi, vậy cho dù chúng tôi có điều chi không phải, dám mong chư vị mở lượng hải hà. Lời dứt, vòng tay vái khắp chung quanh. Phi Tẩu Hồ Mai và Kim Chung đạo trưởng bất mãn đối với hành động của anh em họ Mã, chỉ dùng quan tài khâm liệm những người trong Thất tinh hội và Thái âm môn, lại trang trọng đặt ngay chính giữa đại sảnh, nhưng nay Mã Nguyên Phúc đã thi lễ nhận lỗi, hai người thấy cũng không tiện vọng động. Kim Chung đạo trưởng chắp tay đáp lễ nói: - Đấy chẳng thể trách ở nhị vị bảo chủ, Mã bảo chủ đã chịu thâu nhận thi thể của đệ tử bản môn là bần đạo cảm kích lắm rồi. - Tại hạ đã sai người đi tìm mua một số quan tài, những đồng đạo võ lâm chẳng may bạc mệnh ở tệ bảo cần phải có riêng mỗi người một cỗ. Thượng Bất Đồng cười nhạt nói: - Thì ra nhị vị tranh chấp... Đảo mắt nhìn sang Hồ Mai tiếp: - Tại hạ xưa nay rất trọng lời nói, dẫu Hồ huynh có giận tại hạ cũng không thể đổi lời, vậy chúng ta cứ biểu diễn công phu của mình để cho chư vị đây phán xét ưu liệt vậy chứ? Hồ Mai không chịu kém cao giọng nói: - Thượng huynh là bậc chưởng môn một phái, xin xuất thủ trước đi! - Tại hạ không quen khách khí, xin ra chút tài mọn. Hữu chưởng y đưa ra ngang ngực, nắm lấy ly trà trước mặt. Quần hào chăm chú đưa mắt nhìn, chỉ thấy trà trong tay Thượng Bất Đồng dần dần đông lại, giây lát sau biến thành một ly băng. Thượng Bất Đồng cười ha hả đổ khối băng ngưng lại trong ly xuống mặt đất. Chỉ nghe bốp một tiếng, khối băng đã nát thành nhiều mảnh vụn. Phi Tẩu Hồ Mai tuy không nói ra, nhưng trong lòng đã ngầm hãi sợ, nghĩ bụng: - Không ngờ nội công của y lại cao thâm như thế, nhưng dù sao đã đến lúc này không thể rút lui nửa chừng được. Đành cố chấn tỉnh nói: - Thượng huynh nội công tinh thâm, tại hạ chỉ sợ khó sánh kịp, tại hạ cũng xin mượn ly trà để bêu xấu một phen.Thò hữu chưởng đặt trên ly trà, ngầm vận chân khí, chỉ thấy ly trà từ từ theo tay Hồ Mai lún xuống mặt bàn, không còn thấy miệng ly. Mã Nguyên Phúc cười ha hả nói: - Võ công của nhị vị thật cao siêu, tại hạ càng được mở rộng thêm tầm mắt. Có điều riêng Phi Tẩu Hồ Mai đã tự hiểu rõ, nếu luận về khó và dễ thì mình kể như đã bại. Thượng Bất Đồng cười ha hả nói: - Hồ huynh quả nhiên cao minh. - Chút tiểu kỷ ấy xin chư vị đừng cười. - Sự việc đã qua, không nên nhắc lại, hiện tại chuyện cấp bách là làm sao có thể truy tầm được tung tích của Cừu hận chi kiếm? Mã Nguyên Thọ xen lời nói: - Anh em chúng tôi đã phái tám đệ tử tinh nhuệ đi tìm xét về Cừu hận chi kiếm... - Đã có tin tức gì chưa? - Nói ra thực hổ thẹn, Cừu hận chi kiếm như là thần long, chỉ thấy đầu mà không thấy đuôi, chẳng một ai dò lường được, phàm người nào được thấy qua cũng đều bị y giết để diệt khẩu. - Người ấy có bản lĩnh cao siêu đến đâu cũng không dám một mình đối đầu với tất cả các môn phái hiện hữu trên chốn giang hồ. Thạch Thiết Anh lên tiếng nói: - Không biết Cừu hận chi kiếm ấy là một người, nhiều người hay do mấy chục người tổ chức thành? - Theo ý tại hạ, Cừu hận chi kiếm quyết không phải là do một người làm ra. - Tại hạ cũng nhận thấy thế, nhưng hành tung của người ấy rất thần bí, chưa hề lưu lại một dấu tích gì, cho nên khó có người tìm hiểu được. - Đúng vậy, nếu như Cừu hận chi kiếm đường đường chính chính đối đầu với cả võ lâm, dù cho công lực của y có cao cường tới đâu cũng khó được như nguyện. Kim Chung đạo trưởng thốt nhiên xen lời nói: - Bần đạo có một cách để biết về Cừu hận chi kiếm. - Xin thỉnh giáo đạo huynh. - Chúng ta không tìm được y, tại sao không giăng bẩy để cho y tự sa vào lưới? - Vấn đề là cạm bẩy sắp đặt thế nào? - Bần đạo nghĩ ra được hai cách, không biết có giúp ích gì được cho đại cuộc... Lời chưa dứt, y đảo mắt nhìn về phía đám người hai bên, thốt nhiên ngừng bặt. Thì ra, trong ánh mắt của y đã thoáng thấy ba người bọn Thiếu Bạch đều đang ngưng thần lắng nghe, bất giác liền chột dạ ngừng lại không nói tiếp. Thượng Bất Đồng là nhân vật cơ trí, mỗi một cử chỉ, động tác nhỏ mọn của Kim Chung đạo nhân đều không lọt qua đôi mắt sắc bén của y. Lúc ấy thấy vậy y liền quay sang tuyết hỏi: - Thạch huynh, mấy người kia đều là đệ tử trong Thất tinh hội? - Đúng vậy, Thượng huynh có điều chi dặn bảo? - Bảo họ tạm thời rời khỏi căn nhà này được chứ? - Được... Thạch Thiết Anh vẫy tay ra hiệu tiếp: - Các ngươi tạm lui khỏi nơi này đi! Thiếu Bạch liền quay người, cất bước đi ra bên ngoài sảnh. Phi Tẩu Hồ Mai đột nhiên đứng bật dậy, cao giọng nói: - Đứng lại! Thiếu Bạch chậm rãi quay người lại, lặng yên đứng cúi đầu. Hồ Mai rời khỏi ghế, đi đến trước mặt Thiếu Bạch nói: - Các hạ là ai mà trông rất quen mặt, hình như chúng ta đã gặp nhau ở nơi nào rồi? Thiếu Bạch lắc đầu nói: - Tại hạ không biết các hạ. Phi Tẩu Hồ Mai lạnh lùng nói: - Ký ức của lão phu thuở giờ hơn hẳn mọi người, quyết không thể nhớ lầm được. Đôi mắt không ngừng nhìn Thiếu Bạch dò xét. Thượng Bất Đồng thấy vậy cũng đưa mắt nhìn Thiếu Bạch, chỉ cảm thấy chàng diện mạo tuấn tú, dáng điệu hào hoa, bất giác khen thầm: - Thật là người có cốt cách rất tốt. Hoàng Vĩnh và Cao Quang sánh vai nhau đứng đằng sau Thiếu Bạch ngầm ngưng thần chờ đợi, chuẩn bị ra tay cứu viện. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 14 Nhất kiếm chấn quần hùng Số là Thiếu Bạch đôi mắt nhắm nghiền, vẫn đứng yên lặng như đối với hoàn cảnh hiện tại chàng không chút để tâm. Phi Tẩu Hồ Mai đi quanh Thiếu Bạch hai vòng, thốt nhiên dừng bước nói: - Oắt con, quí tánh của ngươi? Thiếu Bạch chột dạ đáp: - Tại hạ họ Tả. - Họ Tả! Lão phu nhớ ra rồi, lúc chúng ta gặp nhau ngươi còn là một đứa bé, đúng không? - Tại hạ chưa hề gặp đại giá. Phi Tẩu Hồ Mai cười nhạt nói: - Lão phu đã bôn tẩu giang hồ suốt nửa đời người, có lý đâu lại để cho kẻ khác d- dàng qua mặt được. Có phải ngươi là người nối dòng của Bạch Hạc bảo chủ Tả Giám Bạch? Lời nói của Hồ Mai vừa thốt ra, tất cả mọi người trong gian sảnh đều giật nảy mình. Năm xưa đang đêm tàn sát Bạch Hạc bảo giết hơn một trăm nhân mạng nam nữ già trẻ của nhà họ Tả, việc này truyền đi khắp giang hồ ai ai cũng biết. Nhất là người có tham dự chuyện này, trong đầu óc vẫn còn lưu lại một ấn tượng hãi hùng, suốt đời không quên. Người trong gian sảnh hầu hết mười năm trước đều có tham dự cuộc thảm sát ấy, cho nên bất thần nghe Hồ Mai nói đến kẻ nối giòng của Tả gia, không ai không kinh hãi. Thượng Bất Đồng nói: - Hậu nhân của Tả gia chẳng phải đã chết ở Sinh tử kiều rồi chăng? Phi Tẩu Hồ Mai nói: - Tại hạ đã thấy tận mắt giữa đương trường đêm hôm ấy, ai nói hậu nhân của Tả gia đã chết ở Sinh tử kiều? - Chuyện này người trên giang hồ ai cũng biết. - Tại hạ chính mắt thấy hậu nhân của Tả gia vượt qua Sinh tử kiều, nhưng chưa thấy y rơi xuống đáy cốc. Đưa mắt nhìn Kim Chung đạo trưởng lão nói tiếp: - Đạo huynh cũng là người tham dự, thế có thấy hậu nhân của Tả gia bị ngã xuống cốc không? - Bần đạo cũng giống như Hồ huynh là chưa thấy hậu nhân của Tả gia bị ngã xuống cốc, nhưng Sinh tử kiều mây trắng dày đặc hàng mấy trăm trượng, hơn trăm năm nay không biết có bao nhiêu cao thủ võ lâm bỏ mình trong tuyệt cốc vạn trượng ấy. Hậu nhân của Tả gia bấy giờ cũng chưa học võ công làm sao có thể vượt qua được. Theo bần đạo ắt cũng vùi thây trong tuyệt cốc rồi. Phi Tẩu Hồ Mai lạnh lùng nói: - Xin đạo huynh cứ thử xem y có quen mặt không? Kim Chung đạo trưởng chậm rãi đứng dậy, cất bước đi tới Thiếu Bạch thò tay nắm lấy tay chàng. Thiếu Bạch rụt nhanh tay lại, tránh khỏi thế chụp của đối phương. Kim Chung đạo trưởng thấy Thiếu Bạch tránh được một chiêu, như vượt hẳn ý liệu của mình, bất giác liền ngẩn người sửng sốt, Thượng Bất Đồng nói: - Người này có quan hệ rất lớn, cần phải tra xét minh bạch. Đứng phắt dậy, y đi tới trước mắt Thạch Thiết Anh tiếp: - Thạch huynh, người đó là đệ tử trong Thất tinh hội, tất Thạch huynh phải biết lai lịch của y? Trong bổn hội đệ tử quá đông, người này lại phục dịch trong Giang Nam tổng phân đường, có lẽ Vũ phu nhân mới biết rõ. Đưa mắt nhìn Vũ phu nhân nói tiếp: - Phu nhân có quen biết y không? Vũ phu nhân chăm chú nhìn, chỉ thấy Kim Chung đạo trưởng đang thi triển cầm nả thủ pháp, hai cánh tay liên tiếp thò ra, chụp lấy cổ tay Thiếu Bạch, nhưng đều bị chàng né tránh được. Kim Chung đạo trưởng đã thi triển mười hai chiêu cầm nã thủ pháp, cuối cùng vẫn không sao nắm được cổ tay Thiếu Bạch. Hoàng Vinh, Cao Quang đã được Thiếu Bạch dùng thuật truyền âm dặn dò, nếu như chưa phải lúc tất yếu, không được xuất thủ bừa bãi nên vẫn lặng đứng xem. Thượng Bất Đồng quay sang Vũ phu nhân nói: - Phu nhân có nhận biết y? - Vị đạo trưởng ấy đã che khuất tầm mắt của tiện thiếp. - Tại hạ khuyên ông ấy dừng tay. Rúng động đầu vai thân hình lướt nhanh tới trước mấy thước, kêu lớn: - Xin đạo huynh hãy dừng tay. Thượng Bất Đồng đưa tay phải kéo lấy vạt áo bào của Kim đạo trưởng. Đạo nhân bị Thượng Bất Đồng ngăn cản liền dừng tay lại thối lui. Thượng Bất Đồng lách sang một bên nói: - Xin phu nhân xem đi! Phu nhân đảo mắt nhìn Thiếu Bạch giây lâu, khẽ lắc đầu nói: - Tiện thiếp không biết người này. Thạch Thiết Anh tung mình nhảy tới quát: - Tiểu tử đã dám giả mạo đệ tử của Thất tinh hội. Thượng Bất Đồng đưa tay ngăn cản, lạnh lùng nói: - Sự đã đến nước này, Thạch huynh có nóng nảy cũng chẳng có ích gì, chúng ta hãy hỏi cho ra lẽ đã. Thạch Thiết Anh rút soạt trường kiếm đeo trên lưng hậm hực nói: - Bất luận y là ai, chỉ bằng với tội giả mạo đệ tử của bổn hội cũng bị loạn đao phân thây rồi. Lão đảo mắt nhìn quanh quất, nhưng đã không còn thấy bóng của Lương Tử Bình đâu nữa. Thì ra Lương Tử Bình thấy tình thế không ổn đã sớm rút lui khỏi gian đại sảnh. Thượng Bất Đồng trầm giọng nói: - Các hạ đã dám nói thẳng họ mình ra, đủ thấy là kẻ có hào khí, nhưng không biết có thể cho lão phu biết cả tên? Thiếu Bạch chợt ngẩng đầu lên, đảo đôi mắt sáng quắc, liếc nhanh qua đám người chung quanh một lượt nói: - Tại hạ là Tả Thiếu Bạch. Phi Tẩu Hồ Mai lẩm bẩm nói: - Tả Thiếu Bạch, Tả Thiếu Bạch... Đột nhiên rút phắt thanh đoản đao ra, cười gằn nói: - Tả Giám Bạch là người gì của các hạ? Mọi người trong gian đại sảnh đều im bặt, đến nổi chỉ còn nghe được tiếng thở, đồng thời bao nhiêu con mắt đều hướng về Tả Thiếu Bạch chờ đợi câu trả lời. Tả Thiếu Bạch chậm rãi nói: - Chư vị nhất định muốn biết? Thượng Bất Đồng nói: - Chẳng những là mấy người chúng tôi, ngay tất cả võ lâm đồng đạo hiện nay ai mà không muốn biết tin ấy. Thiếu Bạch gằn từng tiếng nói: - Người là gia phụ. Thượng Bất Đồng chột dạ hỏi lại: - Các hạ thực là hậu nhân của Bạch Hạc bảo Tả Giám Bạch đấy sao? Lão tuy nghe rõ mồn một nhưng vẫn còn chưa dám tin chắc. Phi Tẩu Hồ Mai lạnh lùng xen lời nói: - Các hạ đã thoát chết ở Sinh tử kiều? Thiếu Bạch đứng trước đám đông cường địch vây quanh vẫn giữ được vẻ trấn tĩnh, sẽ vén trường bào lên, lấy ra một thanh trường kiếm, rút khỏi vỏ lạnh lùng nói: - Tại hạ không muốn giết người, nhưng trong chư vị đa số là hung thủ trong đêm tàn sát Bạch Hạc bảo năm xưa. Nợ máu phải trả máu, ngày hôm nay Thiếu Bạch này cần mở đường sát giới! Phi Tẩu Hồ Mai cười nhạt nói: - Khẩu khí của các hạ lớn thật! Tay trái đưa vòng ra sau lưng rút phắt tấm bát quái thiết bài. Tuy ngoài miệng y nói cứng nhưng trong lòng không có ý dám khinh thị đối phương. Kim Chung đạo trưởng cũng rút phắt thanh trường kiếm trên lưng, cười ha hả nói: - Hay lắm, hôm nay cần trảm thảo trừ căn, hầu bớt đi được một hậu hoạn trên giang hồ. Hoàng Vĩnh và Cao Quang mắt thấy Thiếu Bạch tự tiết lộ thân phận, tình thế đã đến lúc căng thẳng, sẽ bộc phát trong khoảnh khắc nên cũng rút binh khí ra chuẩn bị. Mã Nguyên Phúc thốt nhiên ngửng mặt rú dài một tiếng. Tiếng rú lanh lảnh gây nên những âm vang đinh tai nhức óc mọi người.Hoàng Vĩnh biết đây là ám hiểu để chiêu tập nhân thủ trong Phúc Thọ bảo, khoảnh khắc sau ắt sẽ bị bao vây trùng điệp, cho nên chực ra hiệu cho Thiếu Bạch thoát thân sớm nhưng thấy thần sắc của chàng rất trang nghiêm, đành lặng yên không dám mở lời. Thượng Bất Đồng đưa mắt nhìn sang Phi Tẩu Hồ Mai và Kim Chung đạo trưởng nói: - Xin nhị vị hãy khoan xuất thủ. Đảo mắt nhìn thẳng vào mặt Thiếu Bạch y tiếp: - Tại hạ còn một việc muốn hỏi, không biết Tả thiếu bảo chủ có chịu nghe không? - Các hạ không mở lời nói khích tại hạ, trước tiên cần phải xem đây là chuyện gì?- Cừu hận chi kiếm, thiết nghĩ cũng là một kiệt tác của Tả thiếu bảo chủ? - Đúng vậy, trong võ lâm ma đạo nổi lên khắp nơi, chẳng một ai chịu buông tha nhà họ Tả chúng tôi, tại hạ tuy chưa được thấy người ấy nhưng thiết nghĩ mối cừu hận trong lòng y cũng kém gì Tả mỗ. Thượng Bất Đồng ngầm quan sát thần sắc của Thiếu Bạch, chỉ thấy chàng vẫn điềm tĩnh lạ thường bất giác ông sợ hãi nghĩ bụng: - Người này không có sắc khích động, giận dữ, lại chẳng có vẻ cuồng ngạo. Chừng này tuổi làm sao có được công phu tu dưỡng như thế, chẳng lẽ y đã lãnh ngộ được công phu trấn tĩnh thượng thừa, không hề tức giận trong kiếm đạo? Phi Tẩu Hồ Mai và Kim Chung đạo trưởng đều là những kẻ trãi qua bao trường ác chiến, lúc ban đầu chưa coi Thiếu Bạch vào đâu nhưng sau khi quan sát hồi lâu, bất giác đã sanh hoài nghi, chỉ cảm thấy trong thần sắc trang nghiêm của Thiếu Bạch không lộ chút tức giận, như đối với tất cả các cao thủ trong gian sảnh chàng không để tâm. Chứng tỏ cho mọi người trong sảnh đường thấy rằng chàng đã đạt tới công phu khắc kỷ trong kiếm đạo thượng thừa. Cao Quang và Hoàng Vĩnh ngầm ngưng tụ công lực chuẩn bị xuất thủ, không ngờ hai bên vẫn đứng yên bất động. Cao Quang không nhẫn nại được, hét lớn một tiếng, bất thần ra tay, song bút cùng nhoáng lên điểm về phía Phi Tẩu Hồ Mai. Hồ Mai liền tung tấm Bát quái đánh bạt song bút, thuận thế tay phải nhoáng thanh đoản đao phản công liên tiếp ba đao nhanh nhẹn cực kỳ khiến cho Cao Quang phải lúng túng lắm mới tránh khỏi thế công của đối phương. Thiếu Bạch thấy đao pháp của Hồ Mai vừa kỳ bí lại nhanh kinh khủng, Cao Quang thiếu kinh nghiệm giao đấu, nếu như so tay với y chỉ là sẽ thất bại nên chàng vội tung thanh trường kiếm chống đỡ thế đao của Hồ Mai, rồi soẹt soẹt đánh luôn hai kiếm bức đối phương vào vòng kiếm ảnh. Phi Tẩu Hồ Mai muốn đem toàn lực ra tấn công, trước là hạ Cao Quang để lấy thượng phong, làm nhục nhuệ khí của bọn Thiếu Bạch cho nên vừa ra tay y đã sử dụng tuyệt kỷ Bá vân bát thức trong Bát quái môn. Pho đao pháp này bao hàm trong tấm thiết bài một thế công kỳ bí khó thể phòng được, mỗi một chiêu lại tàn độc khôn kể. Không ngờ Thiếu Bạch đã ngang nhiên tấn công liền hai kiếm, chọc thẳng màn đao quang khiến đao pháp ngụy bí của đối phương phải rối loạn không sao thi triển được, từ thế công bị chuyển dần về thế thủ. Thượng Bất Đồng đứng yên quan sát, thấy Thiếu Bạch xuất thủ hai kiếm chợt rung động tâm thần nghĩ bụng: - Đường kiếm của tiểu tử này thật lợi hại, bao hàm khí thế như sấm sét. Đang lúc suy nghĩ, Hồ Mai đã bị vây kín trong ánh kiếm trùng điệp của Thiếu Bạch. Thật là lạ, pho Bá vân bát thức hàm trọng thiết bài của Phi Tẩu Hồ Mai là chiêu thuật công địch lợi hại tuyệt luân, nhưng sao gặp phải thế kiếm của Thiếu Bạch không thể nào thi thố được, đâu đâu cũng bị bóng kiếm bao trùm, khiến y chống đỡ muốn hụt hơi. Kiếm phái độc môn ấy xuất xứ ở môn phái nào không ai được rõ. Nhưng điều hiển nhiên là kiếm thế của Thiếu Bạch có một khí thế mãnh liệt kinh nhân. Thoạt đầu, Hồ Mai chỉ có thể công được vài chiêu, nhưng qua mười hiệp sau, y hoàn toàn không còn sức phản công, chỉ luôn luôn chống đỡ thế kiếm bất tuyệt của Thiếu Bạch một cách lúng túng. Kim Chung đạo trưởng đã cùng Phi Tẩu Hồ Mai năm xưa truy sát nhà họ Tả, là kẻ hung thủ chủ yếu vấy máu ở Sinh tử kiều, biết rõ nếu như Hồ Mai bị đả thương dưới kiếm của Thiếu Bạch thì người thứ hai trong bản án tức phải là mình, sao không thừa lúc Hồ Mai chưa bị hạ, hợp lực để trừ khử chàng, lo gì hậu hoạn nữa. Nghĩ rồi quay ra quan sát tình hình chỉ thấy Phi Tẩu Hồ Mai đã đổ mồ hôi trán, vẻ mặt hốt hoảng, tấm thiết bài và thanh đoản đao trong tay hoàn toàn mất thế chủ động, đờ đẫn nhìn theo thế kiếm của Thiếu Bạch đến xuất thần. Sự thực, người trong đương trường ai cũng đều khiếp đảm trước kiếm phái của Thiếu Bạch. Người kinh hoàng nhất là Kim Chung đạo trưởng. Thượng Bất Đồng quay qua Mã Nguyên Phúc, sẽ giọng hỏi: - Mã bảo chủ có nhận ra lai lịch trong kiếm pháp của y không? - Tại hạ không nhận được. Thượng huynh kiến thức quảng bác tất đã hiểu vài manh mối. Thượng Bất Đồng lắc đầu cười gượng đáp: - Tại hạ không gì hơn Mã bảo chủ, có điều tại hạ đã liên tưởng đến một vị tiền bối cao nhân, kiếm thuật đáng xưng là tuyệt đỉnh võ lâm. Mã Nguyên Phúc xen lời nói: - Không hiểu Thượng huynh muốn nói đến vị nào? Thượng Bất Đồng vừa chực trả lời thốt nhiên Kim Chung đạo trưởng đã cao giọng quát: - Hồ huynh đừng sợ, có bần đạo trợ giúp đây. Trường kiếm đảo lên một vòng theo thức Triều phiến nam hải, công thẳng tới Thiếu Bạch. Thiếu Bạch lặng người, thuận thế đánh một kiếm, ánh hàn quang nhoáng lên, mũi kiếm đâm thẳng về phía trước ngực của Kim Chung đạo trưởng. Thế kiếm này trông rất tinh diệu, chỉ thấy ánh kiếm tỏa ra thành một chiếc cầu vồng nhoáng lên. Kim Chung rung động tâm can vội vã lùi nhanh lại, cùng lúc thanh trường kiếm hơi trầm xuống, thi triển một chiêu Vân phong vụ tỏa, ngăn đón lấy thế công của Thiếu Bạch. Cao Quang giận dữ rủa lớn: - Lão đạo mũi trâu, muốn cậy đông hiếp yếu à? Song bút sẽ rung động, lập tức công thẳng về phía trước. Hoàng Vĩnh bỗng đưa tay vỗ vào vai Cao Quang giữ lại. Cao Quang kinh ngạc thốt nhiên cảm thấy không khí trong gian sảnh nặng nề lạ thường, chỉ còn nghe vùn vụt tiếng gió rít của binh khí cùng tiếng áo bào bay phần phật, mọi người đều im bặt, há hốc miệng theo dõi cuộc chiến. Đảo mắt lại nhìn, Thiếu Bạch vẫn múa loáng thoáng thanh trường kiếm vây kín Phi Tẩu Hồ Mai. Hồ Mai ẩn mình sau tấm thiết bài, đao pháp càng thấy kỳ lạ nhưng khí thế chạm chạp như đang cố vùng vẩy. Nhưng vì bên họ lấy hai địch một nên từ thế yếu đã chuyển dần sang thế mạnh. Kiếm pháp Võ Đang của Kim Chung đạo trưởng vốn là huyền môn chính tông nhưng sau mấy hiệp giao đấu cũng bị kiếm thế lợi hại tuyệt luân của Thiếu Bạch bao phủ, khiến cho đạo nhân tay chân bối rối, ứng chiến luôn tay không chút nhàn rỗi, Cao Quang thấy vậy mừng rỡ ra mặt, nghĩ bụng: - Đó là kiếm pháp gì mà xem ra có thêm vài tay cao thủ nữa vậy đánh đại ca cũng không thấm. Hoàng Vĩnh thấy Thiếu Bạch xuất thủ đã ngầm chiếm được thượng phong lại chần chờ chưa hạ độc thủ, bất giác sốt ruột nghĩ bụng: - Thượng Bất Đồng là chưởng môn của một môn phái, võ công khôn lường, anh em họ Mã đã hùng cứ một phương tất cũng chẳng phải tay mơ. Mình lại đang ở trong sào huyệt của đối phương, địch đông ta ít, lẽ ra phải tốc chiến tốc thắng để bảo tồn lấy công lực, phòng khi bất trắc chứ! Nghĩ rồi cao giọng nói: - Xin minh chủ tạm dừng tay, mối huyết hải thâm cừu không nên nóng nảy nhất thời. Thiếu Bạch đang dốc hết toàn lực hăng say giao đấu với hai cao thủ võ lâm, bên tai chợt nghe thấy lời nói của Hoàng Vĩnh, bất giác toàn thân rúng động, thế kiếm trong tay liền chậm hẳn lại. Phi Tẩu Hồ Mai và Kim Chung đạo trưởng vừa mới giao đấu đã cảm thấy lúng túng, võ công hơn mấy chục năm trời khổ luyện đều đã bị bao phủ bởi thế kiếm của Thiếu Bạch, vô tình đã mất đi nhuệ khí của mình. Thốt nhiên thấy thế kiếm của chàng dừng lại, hai người đều quên cả việc thừa dịp phản công, không hẹn mà cùng tung mình nhảy lui hơn trượng, đứng sánh vai nhau thở hổn hển không thôi. Nhưng bốn chữ huyệt hải thâm cừu đã mơ hồ đập mạnh vào đầu óc của Thiếu Bạch, hình ảnh phụ mẫu, huynh trưởng mình mẩy đầy máu bị bỏ mạng ở ven trời lại phảng phất hiện về trong ký ức của chàng. Giây phút ấy, tất cả huyết mạch trong người Thiếu Bạch đều căng thẳng, mối thâm cừu chất chứa trong đầu óc hơn mười năm trường thốt nhiên lại vùng lên. Chàng mở to đôi mắt oán giận lầm bầm nói: - Gia nương có linh thiêng xin về chứng giám hài nhi báo mối huyết thù cho song thân. Tiếng lẩm bẩm của chàng tuy rất nhỏ, nhưng đầy vẻ thê thảm ai oán, cùng lúc trong đại sảnh lặng lẽ như chết đã bao phủ một màn sát cơ, ngay cả tiếng thở nặng nề mệt nhọc của Phi Tẩu Hồ Mai thốt nhiên cũng lắng bặt. Thiếu Bạch gằn giọng quát: - Nợ máu trả máu! Thanh trường kiếm nhoáng lên, lần theo tiếng kiếm lạnh như đồng phóng thẳng về phía Phi Tẩu Hồ Mai và Kim Chung đạo trưởng. Thế kiếm phân ra hai đạo hàn quang bay vút tới hai địch thủ. Người trong toàn trường đều chấn động trước chiêu kiếm kỳ ảo của Thiếu Bạch, họ chỉ cảm thấy chiêu kiếm thần kỳ này thật bình sinh chưa hề thấy. Phi Tẩu Hồ Mai cảm thấy thế kiếm bao phủ lấy đầu như một màn lưới thép, bất luận có thi triển kiếm pháp nhanh đến đâu cũng không tài nào tránh thoát, thế kiếm mà từ trước tới nay chưa từng thấy, đành giậm chân than thầm: - Thôi rồi! Và lặng yên không tránh né. Liền đó chỉ cảm thấy trên đỉnh đầu lạnh buốt, ánh hàn quang lướt qua trước mặt, xén phăng ngay búi tóc ở trên đầu. Kim Chung đạo trưởng trái lại không cam tâm đứng chờ chết, mắt thấy bóng kiếm nhoáng tới liền đẩy ngược thanh trường kiếm lên chống đỡ nhưng chỉ cảm thấy thế kiếm như đâm thẳng vào khoảng không, mất thăng bằng liền ngã chúi tới phía trước. Thì ra Thiếu Bạch phân kiếm hướng về Kim Chung đạo trưởng chỉ là một hư chiêu, để dồn sức tấn công Phi Tẩu Hồ Mai. Đợi đến khi Kim Chung đạo trưởng rung tay thâu thanh trường kiếm, ánh gươm của Thiếu Bạch đã lướt vèo tới, đạo nhân dẫu có muốn vung kiếm chống đỡ cũng không còn kịp nữa, nhưng Kim Chung đạo trưởng lại không chịu chờ chết trước mũi kiếm, vội vã lạng người sang một bên. Cùng lúc đạo nhân tung mình né tránh, thế kiếm của Thiếu Bạch thốt nhiên rẽ sang bên trái, mũi kiếm lướt qua bả vai đạo nhân, rạch một đường áo lẫn thịt, máu tươi liền bắn vọt ra loang đỏ vạt áo bào.Thiếu Bạch lại đảo nhanh thanh trường kiếm bao phủ lấy hai người. Thượng Bất Đồng nghĩ bụng: Kiếm thế của tiểu tử này thật tinh diệu, chiêu thức biến hóa khôn dò, trong lòng lại mang mối hận diệt môn. Nếu như để cho y hạ sát Hồ Mai và Kim Chung đạo trưởng mình cũng khó lòng tránh khỏi kiếp nạn, chi bằng lúc này xuất thủ giết luôn y, vĩnh vi-n sẽ không còn lo hậu họa. Nghĩ rồi cao giọng nói: - Hồ huynh, Kim Chung đạo huynh, đừng lo sợ, tại hạ sẽ trợ giúp hai vị đây. Tung ra một chưởng đánh mạnh về phía Thiếu Bạch. Cùng lúc một luồng kình lực ồ ạt theo thế chưởng phóng thẳng ra. Thiếu Bạch tung nhanh thanh kiếm, lẫn trong tiếng gió ào ào của kiếm ảnh, hóa giải luồng kình lực như vũ bão của đối phương một cách vô hình. Thượng Bất Đồng thấy Phích không chưởng lực vừa đánh ra đã bị kiếm phong của Thiếu Bạch hóa giải, trong lòng kinh hãi, ngoái đầu nhìn lại hai đồng tử áo xanh đứng sau lưng nói: - Đem binh khí cho ta. Hai thanh y đồng tử cùng dạ rang một tiếng, một người đưa trường kiếm, còn một dâng thiết quải lên. Thượng Bất Đồng tay phải cầm kiếm, tay trái nắm quải, hét lớn một tiếng xông thẳng tới. Cây thiết quải đảo lên một thức Thần long xuất vân vèo tới Thiếu Bạch. Cao Quang giận dữ nói: - Cậy đông để thắng, các ngươi không hổ thẹn sao? Vung song bút lên, vừa chực nhảy ra trợ chiến, nhưng Hoàng Vĩnh đã níu lại nói: - Tam đệ chớ có nóng nảy, chúng ta quan sát kỷ đã. Cao Quang đưa mắt nhìn, bất giác ngẩn người. Thì ra lúc Thiếu Bạch động thủ với Hồ Mai và Kim Chung đạo trưởng, thế kiếm chớp động liên miên, công nhiều thủ ít, bức đối phương phải luống cuống tay chân. Nhưng từ khi có Thượng Bất Đồng cuộc thế vẫn không thay đổi. Thiếu Bạch vẫn múa loang loáng thanh trường kiếm áp đảo đối phương, nên rất lấy làm lạ ngoái đầu nhìn Hoàng Vĩnh nói: - Võ công của Thượng Bất Đồng là cao nhất sao? - Luận về ba người họ xem ra thì cao cường nhất đấy! Không biết võ công của hai vị bảo chủ trong Phúc Thọ bảo như thế nào? - Theo ý ngu huynh, võ công của nhị vị Phúc Thọ bảo chủ, quyết không cao hơn Thượng Bất Đồng. Ánh mắt liếc sang thiếu nữ áo xanh vẫn ngồi yên bất động, Hoàng Vĩnh tiếp lời: - Hiện tại chỉ khó đoán biết là thiếu nữ mặc kình trang màu xanh kia, cứ xem dáng ung dung của nàng phải là người thân mang tuyệt học. Lúc ấy Hồ Mai đã bị thế kiếm chớp nhoáng bất tuyệt của Thiếu Bạch bức bách đến toát mồ hôi, Kim Chung đạo trưởng cũng cố dốc hết sức chống đỡ. Thượng Bất Đồng tuy vừa mới gia nhập trận chiến nhưng một thân võ công của lão không thể nào phát huy được, đâu đâu cũng đều bị áp đảo bởi thế kiếm của Thiếu Bạch. Mã Nguyên Phúc hốt cao quát: - Phúc Thọ bảo của chúng ta đâu phải là nơi để kẻ khác tung hoành. Hoàng Vĩnh sẽ giọng nói: - Lão ấy đang mượn cớ để ra tay đấy. Lời vừa dứt, Mã Nguyên Phúc đã huy động cây Cử xỉ đao tấn công ào ào tới. Chỉ thấy Thiếu Bạch loáng nhanh thanh kiếm đỡ lấy thế đao của Mã Nguyên Phúc, rồi khoảnh khắc đã vây chặt lấy lão trong màn kiếm quang. Cao Quang hạ giọng nói: - Chúng ta không thể để minh chủ đại ca một mình đương cự quần địch. Hoàng Vĩnh nóng nảy xen lời: - Tam đệ không nên liều lĩnh, chúng ta ra tay tương trợ chẳng những đã vô bổ lại còn làm bận tay minh chủ, khiến cho người phân tâm, khó phát huy oai lực của thế kiếm. Cao Quang lẳng lặng quan sát, thấy từ lúc Mã Nguyên Phúc bị dồn vào vòng kiếm ảnh, đao pháp trong tay đã mất thế chủ động, đang gắng sức chống đỡ thế kiếm của Thiếu Bạch. Mã Nguyên Thọ mắt thấy sau khi Mã Nguyên Phúc xuất thủ vẫn không hồi được cuộc chiến, có ý không phục, nghĩ bụng: - Tiểu tử này dùng môn kiếm pháp gì lại có thể đơn thân chống đỡ với mấy cao thủ liền, đã lâu mà chẳng mệt, ta cũng thử nhập vào xem sao. Soẹt một tiếng, rút phắt thanh Thất tinh đao. Cao Quang thấy vậy buột miệng nói: - Hay chưa! Mã Nguyên Thọ cũng muốn xuất thủ rồi, chẳng lẽ chúng ta ngồi yên mãi sao? Hoàng Vĩnh lên tiếng: - Tam đệ có nhìn thấy gì không? - Nhìn thấy gì? - Pho kiếm pháp của minh chủ ngu huynh không biết tên và uyên nguyên xuất xứ, nhưng ấy dường như là pho kiếm tổ tông của kiếm đạo trong thiên hạ, chẳng những sử dụng rất tinh diệu, lại biến hóa khôn lường, khiến người ta khó có thể dò đoán, dù cho có thêm vài người nữa minh chủ cũng có thể ứng phó được, chúng ta không nên làm bận tay đại ca. Bấy giờ, Mã Nguyên Thọ đã vung đao gia nhập vào vòng chiến. Thiếu Bạch trông thấy Mã Nguyên Thọ nhảy vào, tay chàng vẫn sử dụng kiếm quyết, đổi hướng kiếm khiến cho Mã Nguyên Thọ không tự chủ được liền bị dẫn động theo thế kiếm lâm vào vòng áp lực dưới mũi kiếm của chàng. Tuy đã có thêm hai vị bảo chủ Phúc Thọ bảo nhưng cuộc diện cũng không thay đổi. Thiếu Bạch vẫn nắm được thế chủ động toàn cuộc. Cao Quang càng xem càng kinh ngạc, không nhẫn nại được nói: - Pho kiếm pháp của minh chủ đại ca như một biển sóng mênh mông, bất luận có bao nhiêu người vây đánh cũng đều bị lâm nguy trong kiếm pháp của người. Chỉ thấy thiếu nữ áo xanh thong thả đứng dậy, tiến thẳng vào đương trường. Cao Quang ghé tai Hoàng Vĩnh sẽ nói: - Thiếu nữ này cũng muốn xuất thủ đấy! - Không sao, trong phòng này đã chật, nhân thủ của bọn họ lại đông, không thể cùng ra tay vây đánh đại ca. Lục y thiếu nữ rảo bước tới gần trận đấu, không xuất thủ lại chắp tay sau lưng im lặng xem xét. Hai bên giao đấu hơn mười hiệp nữa, kiếm thức của Thiếu Bạch mỗi lúc một mau. Kim Chung đạo trưởng, Thượng Bất Đồng và anh em họ Mã, càng cảm thấy lúng túng, dường như võ công bản thân họ đều bị chế ngự dưới kiếm thế liên miên bất tuyệt của chàng. Thượng Bất Đồng vẫn tự phụ là võ công cao minh, sau khi ra tay ắt sẽ vãn hồi cuộc chiến, không ngờ trái với ý nguyện một thân tuyệt kỷ của lão lại không thể nào thi thố được, trong lòng rất nóng ruột, nhưng vì kiếm thế của Thiếu Bạch chiếm được thượng phong khiến quần hào vây đánh chàng đều bị chế ngự trước pho kiếm pháp thần kỳ chỉ còn sức chống đỡ chứ không có phản công nên Thượng Bất Đồng tuy giận lắm nhưng đành giậm chân chứ không biết làm sao hơn. Dẫu sao Thượng Bất Đồng thật sự vẫn là chưởng môn một phái võ công tài trí đều vượt hẳn mọi người. Lão nhận thấy nếu đánh mãi như thế sẽ không có cơ hội để phản công bèn thi triển truyền âm nhập mật nói: - Hồ huynh, kiếm pháp của y như thế nào? Hồ Mai cũng dùng thuật truyền âm mói: - Thật là tuyệt học võ lâm, tại hạ chưa hề được thấy. - Nếu chúng ta cứ đấu mãi cuối cùng sẽ bị hạ dưới mũi kiếm của y, sao không liều lĩnh phản công để tìm lối thoát? - Nhưng tại hạ không nghĩ ra một cách chế ngự y. - Nếu Hồ huynh chịu hợp tác với tại hạ, không có gì là khó cả. - Xin Thượng huynh cho biết cao kiến? - Hồ huynh có thể dùng thiết bài ngăn chống thế kiếm của y để tại hạ sử dụng tuyệt học bổn môn Âm phong thấu cốt chưởng ngầm đả thương y, đấy là lẽ cầu thắng duy nhất, không biết Hồ huynh nghĩ thế nào? Phi Tẩu Hồ Mai nghĩ bụng: - Trận chiến ở Sinh tử kiều năm xưa e đã để lại một ấn tượng sâu xa đối với y, nếu như cuộc chiến này bại, Thiếu Bạch tất sẽ giết ta, ngồi yên đợi chết chẳng bằng thử mạo hiểm cầu thắng một phen. Nghĩ rồi, y liền tấn công mấy đao và nói: - Hay lắm, xin theo ý của Thượng huynh. Tấm thiết bài trên tay trái thi triển nhanh hai tuyệt chiêu mang theo tiếng gió rít lạnh người, ngăn đón thế kiếm của Thiếu Bạch tấn công về phía Thượng Bất Đồng. Thượng Bất Đồng ngầm vận chân khí, đổi thanh trường kiếm quay sang trái. Kiếm thế của Thiếu Bạch vừa gặp sức cản oai lực càng gia tăng, ánh hàn quang tỏa ra sáng lóe, bức đối phương lần lượt thối lui về phía sau. Hồ Mai tưởng gắng sức chống đỡ được hai đường kiếm, nào ngờ kiếm thế của Thiếu Bạch lại biến hóa khôn lường, tình thế xảy ra ngoài ý liệu, bất giác kinh hãi, chỉ cảm thấy thế kiếm trước mắt loáng nhanh, soẹt soẹt hai tiếng, thế kiếm mang theo ánh hàn quang đã công thẳng về cổ tay trái cầm thiết bài của y. Thế kiếm ấy nhanh nhẹn cực kỳ, do theo chỗ sơ hở của thanh đao và tấm thiết bài của Hồ Mai đâm thẳng vào nơi yếu hại, dù có muốn chống đỡ hay tránh né cũng không còn kịp, y ngầm than thầm một tiếng &quot;Thôi rồi&quot;, tay trái vội buông tấm thiết bài. Ánh kiếm lướt qua bàn tay Hồ Mai sai một ly nữa đã chém phăng cổ tay y. Thế kiếm của Thiếu Bạch vua lướt qua bàn tay Hồ Mai hốt nhiên chuyển hướng đâm thẳng tới Thượng Bất Đồng. Thượng Bất Đồng vốn sớm đã vận dụng âm phong thấu cốt chưởng vừa chực đánh ra nhưng vì bị Hồ Mai cản đường, không thể xuất thủ vội vã lách ngang qua hai bước. Thế chưởng chưa đưa lên, ánh kiếm của Thiếu Bạch đã loáng tới, lão hốt hoảng đánh mạnh tới một chưởng, mang theo luồng kình lực âm hàn ào ào tràn về phía trước. Thế chưởng của Thượng Bất Đồng đánh ra vừa đúng lúc thế kiếm của Thiếu Bạch lướt tới nhanh nhẹn khôn tả, cắt phăng ngón tay trỏ của đối phương, máu tươi liền bắn vọt ra, lão kinh hãi lui nhanh lại. Nhưng Thiếu Bạch cũng bị môn công phu tàn độc Âm phong thấu cốt, chưởng của Thượng Bất Đồng đả thương vào vai, cảm thấy một luồng hơi lạnh thâm nhập vào cơ thể, chàng rùng mình mấy cái, kiếm thế cũng theo đà ấy chậm lại. Thấy sức áp đảo của Thiếu Bạch vừa yếu dần, Kim Chung đạo trưởng, Phi Tẩu Hồ Mai và anh em nhà họ Mã nhất tề tung mình thoát thân. Thiếu Bạch ngưng tụ một khẩu chân khí, không để sự đau đớn lộ ra nét mặt, từ từ thâu kiếm lại lạnh lùng nói:- Món nợ hơn trăm mạng người của Bạch Hạc bảo bị thảm sát tất nhiên Tả mỗ phải đòi nhưng vì không muốn giết lầm người vô tội nên Tả mỗ còn đợi chân tướng sự tình. Phàm kẻ thủ ác nguyên hung tất đều bị giết tuyệt, chẳng qua đêm nay Tả mỗ mới lượt qua chút bản lãnh để mượn bọn ngươi truyền tên ta đi khắp giang hồ. Tra thanh trường kiếm vào vỏ rồi quay mình bỏ đi. Tất cả cao thủ trong sảnh đều chấn động trước võ công của chàng nên không một ai dám ra tay ngăn cản. Thượng Bất Đồng vận khí giữ vết máu chảy, nhìn theo bóng của Thiếu Bạch lẩm bẩm nói: - Tiểu tử ấy không chết, trên giang hồ không có ngày nào được yên. Mã Nguyên Phúc thở dài buồn bã nói: - Lão phu đã bôn ba giang hồ mấy chục năm nay, chưa hề gặp sự thảm bại nào như hôm nay. Ôi! Với sức của mấy người chúng ta, vẫn không giữ được một tên ranh con chưa ráo máu đầu, nếu như chuyện này truyền ra chốn giang hồ, chúng ta còn mặt mũi nào đứng trong võ lâm nữa. Phi Tẩu Hồ Mai thò tay nhặt tấm thiết bài trên mặt đất nói: - Người nào ở đây ngày hôm nay mà chẳng có tên có tuổi, ví thể tin này truyền ra bên ngoài thật là tự hủy hoại thanh danh... Đảo mắt nhìn thấy thiếu nữ áo xanh thốt nhiên ngưng bặt. Người trong gian sảnh hầu hết là những nhân vật lịch duyệt giang hồ, nên ai cũng đều hiểu rõ ý cái liếc mắt của Hồ Mai, người trong toàn trường chỉ còn có lục y thiếu nữ có thể tiết lộ cuộc chiến hôm nay. Mã Nguyên Thọ sẽ đằng hắng nói: - Thương thế của Thượng huynh có sao không? Thượng Bất Đồng rảo bước chạy lại nhặt ngón tay đứt lên, điềm tĩnh nói: - Chỉ mất một ngón tay có gì đáng lo. Chậm rãi y cất ngón tay đứt vào trong người. Kim Chung đạo trưởng xé vạt áo bào buộc lấy vết thương trên cánh tay nói: - Làm tướng ai mà không phải thương vong giữa trận mạc, thắng bại là lẽ thường của binh gia, chư vị cũng đừng nên vì cuộc chiến ngày hôm nay mà bận tâm lo lắng. Phi Tẩu Hồ Mai quay sang Thạch Thiết Anh nói: - Nghe nói Thất tinh hội tổ chức rất nghiêm mật, là hội to nhất trong ba hội hiện nay, không bao giờ địch nhân lại giả làm đệ tử trong hội lẻn vào trong Phúc Thọ bảo, xem ra lời đồn ấy thật không thể tin được. Nghĩ đến cái nhục vừa rồi dưới lưỡi kiếm của Thiếu Bạch, trong lòng còn sôi máu, y đem cơn oán khí trút hết vào đầu Thạch Thiết Anh. Thạch Thiết Anh chưa kịp đáp, chỉ nghe lục y thiếu nữ đã cất tiếng cười khanh khách, tiếng cười trong trẻo nghe thật vui tai. Thạch Thiết Anh bị Hồ Mai nói móc, đã có ý tức giận, định tìm lời làm nhục lại, không ngờ lục y thiếu nữ cất tiếng cười ngăn trở, liền giận dữ quát: - Có gì mà đáng cười? Lục y thiếu nữ ngưng bặt tiếng cười, gương mặt tươi tắn của nàng trở nên lạnh như băng nói: - Trong Thất tinh hội thân phận của các hạ ra sao? Thạch Thiết Anh nói: - Đường chủ lo việc hành hình. - Cứ xét thân phận của Thiết diện la sát và Thất tinh thần kiếm dung cho các hạ khỏi chết kể cũng khó quá! Thất tinh thần kiếm hội chủ của Thất tinh hội lấy binh khí sáng lập Thất tinh hội, còn Thất diện la sát là phu nhân của Thất tinh thần kiếm, võ công còn hơn cả Thất tinh thần kiếm, tâm địa tàn độc nên đệ tử trong hội rất sợ hãi và kính phục đối với bà hơn là Thất tinh thần kiếm. Thạch Thiết Anh ngẩn người, sửng sốt nói: - Cô nương có quen biết hội chủ của tệ hội? Lục y thiếu nữ lạnh lùng nói: - Nếu không nể vì vợ chồng bọn họ, dẫu không chết cũng cần phải lột da của các hạ. Thạch Thiết Anh đứng giữa hàng trăm con mắt đang nhìn dán vào mình, làm sao có thể nhẫn nhịn được, cũng lạnh lùng nói: - Phu phụ tệ hội chủ thanh danh lừng lẫy trong võ lâm, anh hùng thiên hạ mấy ai mà không biết cho dù cô nương có thể nói ra tôn hiệu của tệ hội chủ cũng vị tất đã thật có quen biết... Lục y thiếu nữ cười lạt nói: - Nếu như các hạ còn chưa chịu phục, bổn cô nương cần ra tay. Người trong đương trường đa số là không biết lai lịch của thiếu nữ nhưng nghe giọng cuồng ngạo của nàng, bất giác cũng đều sửng sốt. Lục y thiếu nữ nói: - Ta phải cho ngươi bốn cái bạt tai. Thốt nhiên tung mình nhảy tới, thò tay phải ra vung mạnh mấy cái. Chỉ nghe bốp bốp mấy tiếng liền, quả nhiên nàng đã giáng cho Thạch Thiết Anh bốn bạt tai nãy lửa. Thạch Thiết Anh thấy lục y thiếu nữ nhảy xông tới vừa chực giơ tay chống đỡ nhưng không kịp nữa. Lục y thiếu nữ xuất thủ nhanh nhẹn cực cùng, động tác của nàng chẳng qua chỉ trong chớp mắt. Quần hào đưa mắt nhìn, chỉ thấy hai má của Thạch Thiết Anh đã sưng vù, máu tươi từ hai cửa miệng không ngớt ứa ra. Tuy thiếu nữ áo xanh chỉ đánh Thạch Thiết Anh, nhưng người trong gian sảnh ai nấy đều khiếp đảm, Mã Nguyên Phúc sẽ giọng nói: - Thượng huynh, thiếu nữ ấy là nhân vậy nào thế? - Tại hạ cũng không được rõ. - Nàng không phải là đồng đạo của Thượng huynh cùng đến đây à? Thượng Bất Đồng gượng cười nói: - Tại hạ chĩ gặp gỡ nàng ở giữa đường. Lục y thiếu nữ lạnh lùng nói: - Chỉ riêng Cừu hận chi kiếm đã náo động giang hồ, không môn phái nào được yên, các người đã vượt đường xa vạn dặm từ trời nam đất bắc đến đây để truy tra chủ nhân Cừu hận chi kiếm, đáng tiếc là y đã trà trộn giữa chư vị mà chư vị không nhận ra... Hồ Mai vỗ đùi đánh đét nói: - Cô nương nói phải lắm, kẻ chủ mưu Cừu hận chi kiếm tất là tên tiểu tử họ Tả. - Các hạ có gì làm bằng? - Tứ môn, Tam hội, Lưỡng đại bang và Cửu đại môn phái năm xưa đang đêm hợp sức tập kích Bạch Hạc bảo giết hơn một trăm nhân mạng của Tả gia, mối cừu hận ấy thật khắc cốt khó quên. Tả Thiếu Bạch dùng bốn chữ Cừu hận chi kiếm là muốn tạo ra một trường sát kiếp trong võ lâm, ấy là điều ai cũng biết. Lục y thiếu nữ cười khanh khách nói: - Cứ theo lời các hạ, người sử dụng bốn chữ Cừu hận chi kiếm thật là khéo lắm! Hồ Mai cau mày nói: - Cần phải xem từ đâu mà nói đã, nếu luận riêng về Tả Thiếu Bạch, dùng bốn chữ Cừu hận chi kiếm, thật... Thạch Thiết Anh chưa nguôi cơn giận đang ngầm vận chân khí chuẩn bị một trận sống mái với lục y thiếu nữ, nhưng hốt thấy nàng vẫn nói cười như không để tâm đến mình, bất giác liền sanh do dự, không dám xuất thủ. Lục y thiếu nữ nói: - Chư vị đã biết Tả gia vẫn còn người sống sót, lại dùng bốn chữ Cừu hận chi kiếm gây chấn động võ lâm, thần quỉ không yên, người người đều hãi sợ, tại sao không sớm tìm biện pháp để đối phó với y?Hồ Mai nói:- Đúng đấy! Bây giờ chúng ta đã biết Cừu hận chi kiếm là ai rồi nhưng cần phải đối phó với y như thế nào? Kim Chung đạo trưởng xen lời bàn: - Tả Thiếu Bạch võ công cao siêu, kiếm thuật tinh diệu, chúng ta quyết không phải là địch thủ. Tốt nhất là hãy mau truyền tin báo cáo với Tứ môn, Tam hội, Lưỡng đại bang và các đại môn phái phái cao thủ, cùng hợp lực trừ khữ y hầu tránh khỏi hậu hoạn. Mã Nguyên Phúc lên tiếng nói: - Tả Thiếu Bạch cũng ở gần đây, y có thể tới bất cứ lúc nào, nếu như đợi cao thủ trong thiên hạ tề tập đủ mặt, nhanh lắm cũng phải mất ba tháng trời, lúc ấy Tả Thiếu Bạch có thể đã cao bay xa chạy, sợ rằng chúng ta sớm đã bị hạ sát dưới Cừu hận chi kiếm thôi. Thượng Bất Đồng chợt xen vào nói: - Tại hạ có một cách. Mã Nguyên Phúc lo sợ Thiếu Bạch đến Phúc Thọ bảo phá hủy cơ nghiệp đã gây dựng hơn mấy chục năm trường gian khổ, nên liến hấp tấp hỏi: - Không biết Thượng huynh có cao kiếm gì thế? - Tả Thiếu Bạch tuy võ công cao cường nhưng lịch duyệt và kinh nghiệm giang hồ đều ít ỏi. Chúng ta tìm cách phái ra một số nhân thủ cấu kết với khách điếm ở các nơi, chỉ cần y dừng lại ăn uống nghỉ ngơi những chỗ ấy chúng ta có cơ hội sử dụng độc dược hạ sát y.- Hay lắm, Thượng huynh không hổ là chưởng môn một phái, quả nhiên kiến thức khó người bì kịp. Lục y thiếu nữ bĩu môi xen lời nói: - Nếu như y không dừng ở khách điếm mà tá túc trong hoang miếu rừng sâu thì sao? Mã Nguyên Phúc nói: - Đúng đấy, nếu như y không ngụ ở khách điếm, chúng ta biết phải đối phó cách nào? Thượng Bất Đồng điềm tĩnh nói: - Cho dù y không trú ở khách điếm, chẳng lẽ cũng không cần ăn uống gì sao? - Thật vậy, Tả Thiếu Bạch đâu phải là thánh sống, cũng cần phải ăn uống, vấn đề là làm sao có dịp gần gũi để hạ độc trong món ăn. Phi Tẩu Hồ Mai đằng hắng nói: - Tại hạ nghĩ ra một biện pháp nhưng không biết có thể sử dụng được chăng? Mã Nguyên Phúc nói: - Xin nghe cao kiến của Hồ huynh. - Nếu như không hạ sát Thiếu Bạch, trên giang hồ không có khắc nào yên, nhất là Phúc Thọ bảo của Mã huynh tất là nơi y tới hoành hành trước tiên. - Cái đó anh em chúng tôi sớm đã biết, xin Hồ huynh cứ nói thẳng biện pháp để đối phó với y đi! - Theo ý tại hạ có thể đổi nói là bổ sung được khuyết điểm của Thượng chưởng môn là do từ trong quí bảo tuyển phái mấy chục nam nữ lanh lợi, giả trang thành những hạng người khác nhau chia ra theo đến nơi hạ lạc của Thiếu Bạch sao để khỏi khiến y sinh nghi, sau đó mới lựa chọn. Tuy y võ công cao cường nhưng dùng lời gạt gẫm, tự hủy thân thể của mình để lấy lòng tin của y... Đảo mắt nhìn quanh quất, thốt nhiên im bặt. Mã Nguyên Phúc hối hả giục: - Về sau nữa ra sao? - Tại hạ sợ việc tai vách, mạch rừng, xin Mã huynh hẳn ghé tai lại gần đây. Mã Nguyên Phúc y lời, ghé tai nghe Hồ Mai thì thầm giây lâu, gật gù nói: - Hồ huynh quả là cao kiến, tại hạ sẽ phái ngay nhân thủ. Kim Chung đạo trưởng cất tiếng nói: - Bạch Hạc bảo vẫn còn truyền nhân, võ công lại cao siêu, chuyện này thập phần quan trọng, bần đạo tất sẽ đem tin về núi Võ Đang. Giờ đây bần đạo xin cáo biệt. Không đợi cho mọi người có phản ứng, đạo trưởng chắp tay trước ngực rồi quay người bỏ đi. Mã Nguyên Phúc vội vòng tay nói:- Đạo huynh thứ lỗi cho anh em của tại hạ không thể đưa ti-n được. Kim Chung đạo trưởng đã ra khỏi gian đại sảnh ngoái đầu cao giọng nói: - Không dám phiền nhị vị bảo chủ.Lục y thiếu nữ đưa mắt nhìn theo bóng của Kim Chung đạo trưởng đã khuất hẳn mới thở dài lẩm bẩm nói: - Sắc mặt đạo trưởng chưa hết tử khí, không chết cũng bị lột da. Mã Nguyên Phúc nhìn Thượng Bất Đồng rồi lại quay sang Vũ phu nhân nói: - Tại hạ vốn định mở đại l- mai táng và cầu hồn cố hữu của chư vị không ngờ lại xảy ra chuyện ngoài ý muốn khiến tại hạ không theo được kế hoạch. Hồ Mai nói: - Tất nhiên hiện tại việc cần nhất là phải tìm nơi hạ lạc của Tả Thiếu Bạch... Ánh mắt hướng về hai cỗ thị che vải trắng đặt bên quan tài tiếp lời: - Giờ đây những cỗ quan tài và tử thi kia cần dời đi một lượt. Mã Nguyên Phúc đưa tay vẫy một tên thủ hạ, ghé tai sẽ nói nhỏ vài câu, chỉ thấy đại hán không ngớt gật đầu. Giây lâu sau mấy chục đại hán vạm vỡ nhất tề chạy vào trong sảnh ôm lấy tử thi và quan tài đem đi trong chớp mắt. Gian đại sảnh lại trở về với cái quang cảnh lạnh ngắt. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 15 Âm phong thấu cốt chưởng Lã Nguyên Phúc thở dài nói: - Xem ra, chúng ta ngày hôm nay không thể tìm được kết quả, cách đoán dò này chỉ sợ là việc vô bổ... - Gia huynh đã sắp đặt một bàn rượu ngon cho chư vị ở dãy phòng phía tây, chúng ta vừa ăn vừa nói chuyện vãn được chứ?Thượng Bất Đồng vỗ tay nói:- Hay lắm, chúng tôi cung kính không bằng tuân mạng, xin phiền nhị vị dẫn đường. Mã Nguyên Phúc đi trước, Hồ Mai, Mã Nguyên Thọ và Thạch Thiết Anh lục tục nối gót theo sau. Thượng Bất Đồng đi sau cùng xuyên khỏi gian đại sảnh, rẽ vào phòng phía tây, quả nhiên tiệc rượu đã được bày sẵn. Đây là một ngôi vườn nhỏ, rất xinh xắn, cây cối xanh um, có rào vòng tròn màu xanh nhạt bao phủ chung quanh càng tăng thêm lối kiến trúc tinh xảo của ngôi vườn. Mã Nguyên Phúc dẫn mọi người vào trong một gian sảnh nói: - Chư vị ở đây có thể tự do trò chuyện. Thượng Bất Đồng ly làm lạ nói: - Tại sao ở nơi này có thể mà nơi khác lại không? - Chẳng dấu gì chư vị, trong tòa điện này nơi nơi đều có cơ quan, người ngoài không thể nào xâm nhập được, kế hoạch của chúng ta bàn đây không nên để tiết lộ ra ngoài. Mã Nguyên Phúc vừa nói vừa mời khách an tọa. Thượng Bất Đồng nâng ly rượu lặng lẽ uống cạn ba chén mới đặt mạnh ly xuống bàn nói: - Tả Thiếu Bạch là hậu nhân của Bạch Hạc bảo đã được tự y thú nhận, võ công y rất cao cường, chúng ta đều thấy rõ tận mắt, cứ xét tình hình thì Thiếu Bạch không phải là nhân vật chủ mưu của Cừu hận chi kiếm, ít ra là do ở một kẻ khác, ngầm sắp đặt kế hoạch... Đảo mắt liếc qua mọi người một lượt, lão nói tiếp: - Ngươi ấy đã nghĩ ra được cái tên cổ quái Cừu hận chi kiếm, lại tàn sát đối tượng bất phân môn phái, như thể khắp cả giang hồ ai cũng là kẻ thù của y. Xin chư vị thử nghĩ, mấy chục năm nay trên chốn giang hồ trừ Bạch Hạc bảo của Tả gia, còn có môn phái nào bị tất cả đồng đạo võ lâm ra tay xoá tên không? Hồ Mai nói: - Tại hạ nhớ đến một chuyện không biết có liên quan gì đến Cừu hận chi kiếm. Mã Nguyên Phúc nói: - Xin nghe cao luận của Hồ huynh. - Chư vị có ai nghe cái tên Thiên Sơn tam tàn chưa? Thượng Bất Đồng liền nói: - Nghe rồi, ba người ấy năm xưa đều là nhân vật võ lâm Trung nguyên. Hồ Mai sẽ gật đầu nói: - Đúng đấy, lúc tại hạ đến đây, có nghe phong thanh là Thiên Sơn tam tàn vào Trung nguyên để báo thù cái hận bị trục xuất khỏi Trung nguyên năm xưa. Quần hào biến sắc, Mã Nguyên Phúc chột dạ nói: - Hồ huynh, tin này do đâu mà ra thế? - Chuyện này tại hạ nghe người ta đồn ở Hoàng hạc lâu, lúc ấy tại hạ chưa để ý, nay nghe Thượng huynh nhắc tới tại hạ mới nghĩ ra. Hẳn nói Thiếu Bạch trúng phải Âm phong thấu cốt chưởng pháp của đối phương, tự biết là không thể cầm cự cuộc chiến lâu, nên sau khi bức bách quần hào thối lui liền chạy như bay ra khỏi Phúc Thọ bảo. Nội công chàng thâm hậu, nên chỉ dùng một khẩu chân khí để giữ vết thương khỏi phát tác, chạy một hơi hơn hai mươi dặm đường. Hoàng Vĩnh và Cao Quang vẫn không biết Thiếu Bạch đang cố chịu đựng cơn nội thương trầm trọng, thấy chàng chạy như bay khiến hai người đuổi muốn hụt hơi, trong lòng ngầm bội phục, đều nghĩ bụng: - Sau khi trãi qua trường ác chiến, minh chủ vẫn còn được cái sức dai như thế, thật là lạ. Nghĩ tới đây, thốt nhiên thấy Thiếu Bạch dừng bước, thân hình lảo đảo mấy vòng rồi ngã lăn ra mặt đất. Cao Quang kêu thất thanh một tiếng, vội vã chạy lại. Cao Quang chực thò tay đỡ Thiếu Bạch, nhưng chậm mất, chỉ nghe phịch một tiếng, thân hình Thiếu Bạch đã ngã sấp xuống mặt đất, làm nổi lên một đám bụi mờ. Cao Quang vội ngồi xổm xuống, nắm lấy cổ tay của Thiếu Bạch, bất giác kinh hãi khi thấy cánh tay chàng đã lạnh như băng. Hoàng Vĩnh hấp tấp chạy tới hỏi: - Tam đệ, minh chủ có sao không? - Thương thế rất nặng, chân tay đều băng giá. Phải biết môn Âm phong thấu cốt chưởng của Thượng Bất Đồng là một môn công phu tà môn, lấy khí âm hàn dung nạp trong chưởng lực nên phàm người bị chưởng lực lão đánh trúng, toàn thân đều lạnh giá. Hoàng Vĩnh tuy hãi sợ nhưng còn trầm tĩnh hơn Cao Quang, nhanh nhẹn vác Thiếu Bạch lên lưng nói: - Đừng có hoảng, đại ca là người lương thiện tất chẳng hề chi cả, chúng ta nên tìm ngay một nơi yên tĩnh, tìm cách chữa trị thương thế của người. Thế lực của Phúc Thọ bảo rất lớn, việc đại ca thọ thương không thể để lọt vào tai mắt họ được. Hoàng Vĩnh đưa mắt nhìn quanh quất, thấy xa xa ở hướng tây có một cánh rừng, liền rảo bước chạy bay tới. Cao Quang cũng chạy vội theo sau, hai người tuy chạy hết sức nhưng vẫn mất độ nửa tiếng đồng hồ sau mới đến bìa rừng. Đấy là một cánh rừng rộng lớn, Hoàng Vĩnh nhìn lại một lượt, không thấy có người đuổi theo mới rảo nhanh bước vào bên trong nói: - Cánh rừng rộng lớn này là một nơi rất tốt, trong võ lâm vẫn có câu răn là gặp rừng chớ vào, nhưng chúng ta nên mượn nó để cho đại ca dưỡng thương. - Tiểu đệ thấy thương thế đại ca rất nặng, chỉ sợ với cách nghỉ ngơi không thể bình phục được, chúng ta nên tìm một vị thầy thuốc đến xem thương thế của người thì hơn. - Tất nhiên rồi, chúng ta hãy tìm một nơi dừng chân đã. Cất bước chạy vào trong sâu. Cánh rừng càng vào trong cây cỏ càng rậm rạp. Hoàng Vĩnh chạy không đầy mười trượng đã chẳng còn thấy lối đi, phía trước đâu đâu cũng toàn là những cỏ hoang cao tới ngang lưng, mọc thành từng đám nghẽn lấy đường. Cao Quang sấn nhanh tới một bước, nói: - Để đệ mở đường cho. Rồi nhanh đưa tay rút lấy thanh trường kiếm trên mình Thiếu Bạch. Hoàng Vĩnh hấp tấp nói: - Hiền đệ đừng nên lỗ mãng, chặt cây cỏ này tuy có thể lấy lối đi cho chúng ta nhưng cũng sẽ để lại dấu vết cho kẻ truy tầm. - Vậy nhị ca nghĩ thế nào? - Dùng song bút của tam đệ, chém dạt những đám cỏ rậm cũng đủ đi được rồi. Cao Quang sẽ gật đầu nói: - Đúng đấy. Trả lại kiếm rồi Cao Quang rút song bút đánh vẹt đám cỏ rậm, tiến về phía trước. Hai người đi sâu thêm bảy tám trượng nữa, đến một gốc cây Du lớn ít ra có đến ngàn năm, cành lá xòe ra, che lấp những cây cối chung quanh. Dưới gốc cỏ xanh mọc đến gối hiện ra một chỗ đất trống chừng hơn trượng. Hoàng Vĩnh đặt Thiếu Bạch xuống nói: - Chúng ta dừng chân ở nơi đây. Cao Quang ngước mắt nhìn cây Du nói: - Cây Du này mọc chen lẫn với cây cối chung quanh, cây xòe ra tứ phía có vài nơi như những chiếc giường treo thiên nhiên, là nơi nghỉ ngơi rất tốt đó. Hoàng Vĩnh ngửng đầu lên nhìn, mừng rỡ nói: - Phải, nếu như đại ca cần điều dưỡng vết thương, chúng ta ở trên cây Du này thì tuyệt. Cao Quang nhìn lại Thiếu Bạch đang nằm đôi mắt nhắm nghiền nói: - Đối với việc dùng thuốc chữa thương, tiểu đệ hoàn toàn không hiểu, chuyện chữa trị cho đại ca xin nhờ vào một tay nhị ca. - Không sao, nội công đại ca rất tinh thâm, chút chưởng ấy quả không thể phương hại đến người đâu. Chưa thò tay đặt lên mạch tay trái của Thiếu Bạch, Hoàng Vĩnh như có một lòng tin mãnh liệt, nên trong lúc chuyện vãn với Cao Quang miệng chàng vẫn tươi cười. Nhưng ngón tay vừa chạm vào mạch tay Thiếu Bạch, cái vẻ tươi tắn trên gương mặt liền biến hẳn, trong lòng Hoàng Vĩnh lại dâng lên một nổi lo lắng trầm trọng. Cao Quang chỉ nhìn vào gương mặt của Hoàng Vĩnh, đã biết thương thế Thiếu Bạch có sự biến hóa nguy hiểm, nhưng vẫn nhẫn nại hỏi: - Thương thế đại ca nặng lắm sao? - Huyết mạch rất yếu, chỉ sợ chúng ta khó đủ sức chữa trị! - Thế thì biết phải làm sao? Hoàng Vĩnh nghĩ ngợi giây lâu nói: - Tam đệ ở đây trông coi đại ca, ngu huynh ra ngoài trấn gọi thầy thuốc. - Sự gấp lắm rồi, nhị ca mau đi thôi! Hoàng Vĩnh đứng dậy nói: - Trước hết, chúng ta đem đại ca lên cây đã. Đề chân khí chàng nhảy vút người lên, nắm lấy một cành cây to, rồi lộn bổng người một vòng, đã chễm chệ trên một tàng cây rậm rạp. Liền đó cởi giây lưng buộc chặt ly Thiếu Bạch kéo lên. Cao Quang tung mình nhảy theo, lựa một nơi rộng rãi, dùng bảo kiếm san bằng đám lá, rồi chọn một ít nhánh cây mềm lát thành một chiếc giường, đặt Thiếu Bạch xuống. Hoàng Vĩnh nhảy xuống đất bỏ đi. Thiếu Bạch vẫn nhắm nghiền đôi mắt, hôn mê bất tỉnh. Cao Quang cởi áo che lấy người Thiếu Bạch, rồi ngồi bên cạnh trên cái tàng cây làm giường ấy, ngẩn người đến xuất thần. Không biết được thời gian bao lâu sau, thốt nghe có tiếng chim vổ cánh truyền lại. Quay đầu lại nhìn chỉ thấy một con chim cánh sặc sở rất lạ, ở trong đám lá rậm rạp bay vút xuống đậu dưới gốc cây Du. Cao Quang hé mắt nhìn theo kẻ hở của đám lá, chỉ thấy con chim cánh sặc sở ấy đi đến bên một gốc cây nở đầy bông hoa cạnh cây Du. Nó hé mỏ ngậm hai đóa hoa tía rồi lại vổ cánh bay đi. Cao Quang động tánh hiếu kỳ, nghĩ bụng: - Đóa hoa tía kia không biết là loại hoa gì? Lại có sức hấp dẫn loài chim đẹp đẽ ấy từ phương trời xa bay lại kiếm ăn, ta thử xuống xem sao. Phi thân nhảy xuống gốc cây hoa, đưa tay ngắt lấy một đóa hoa tía đưa vào mũi ngửi giây lâu. Nhưng lạ thay, đóa hoa không có một hương vị gì cả, vừa chực dùng miệng nếm thử, trong lòng chợt rung động, nghĩ bụng: - Lỡ loại hoa này là một độc vật thì sao? Ta có trúng độc mà chết cũng không đáng lo, duy chỉ có đại ca thì ai sẽ trông nom? Nghĩ rồi đâm đổi ý, bỏ đóa hoa kia vào trong túi. Nhưng khi nghỉ đến loài chim màu sặc sở từ phương trời xa bay lại chỉ vì hai đóa hoa này, tất loại hoa tía ấy không phải là vật tầm thường, nên Cao Quang liền thò tay ngắt thêm mấy cánh hoa nữa cất vào người rồi mới phi thân nhảy lên cây. Cây Du cành lá um tùm, che cả ánh sáng mặt trời, chỉ cảm thấy sắc trời dần dần tối lại, không sao đoán biết được giờ giấc. Cao Quang mong đợi Hoàng Vĩnh trở về sớm, không ngờ ngồi chờ đã mỏi con mắt mà vẫn không thấy bóng người, mắt thấy thương thế Thiếu Bạch mỗi lúc một trầm trọng, như bất cứ lúc nào cũng có thể tuyệt khí mà chết được nên càng đâm ra hoảng hốt, lo sợ. Cao Quang có cảm tưởng một giây phút lúc ấy dài như cả nửa tháng trời. Mãi lâu sau mới nghe có tiếng chân hối hả truyền tới. Cao Quang phấn chấn tinh thần, mở to đôi mắt ra nhìn, chỉ thấy một đại hán ăn vận theo lối nhà nông, cõng trên lưng một lão nhân mặc trường bào đang hấp tấp chạy lại. Cao Quang giật nẩy mình nghĩ bụng: - Nông nhân kia chạy vào trong đám rừng rậm này, không hiểu vì nguyên nhân nào nhỉ? Tuy nông nhân có cõng thêm một người trên lưng nhưng cước bộ rất mau lẹ, chớp mắt đã đến dưới gốc cây cao giọng nói: - Tam đệ, thương thế đại ca ra sao? Đúng là giọng nói của Hoàng Vĩnh, còn lão nhân tuổi tác đã cao, tuy được Hoàng Vĩnh cõng từ trấn trở về cũng chẳng có vẻ mệt mỏi vì đường trường. Cao Quang vội nhảy xuống nói: - Thương thế đại ca trầm trọng lắm rồi, tiểu đệ đang bó tay thúc thủ, nhị ca lại trở về đúng lúc. Nếu chờ đợi hồi lâu nữa, có lẽ đệ chết mất thôi! Hoàng Vĩnh kéo chiếc nón rơm ra, khẽ giọng nói: - Tam đệ mau lên cây, thòng một sợi dây thừng xuống để đem vị này lên. Cao Quang khẽ vâng dạ rồi đề khí vút mình lên, thả lỏng sợi dây thừng xuống. Hoàng Vĩnh cột chặt dây vào lưng lão nhân và đẩy mạnh thân mình lão lên. Cao Quang mượn đà kéo mạnh lão nhân lên tàng cây, Hoàng Vĩnh cũng tung mình lên theo. Lão nhân sau một hồi thở dốc mới bắt mạch cho Thiếu Bạch. Chỉ thấy lão sẽ lắc đầu nói: - Thương thế rất nặng, e rằng sức lão phu không thể cứu được. Cao Quang giật nẩy mình nói: - Sao? Đại phu nói đại ca tại hạ không thể cứu được hả? - Lão phu không nói là vị lịnh huynh không cứu được, có điều lão hủ không dám chắc thôi. Hoàng Vĩnh xen lời nói: - Đại phu đừng sợ, dẫu cho đại ca tại hạ thật có bất hạnh, chúng tôi cũng không dám đòi đại phu thường mạng đâu. - Nhị vị đều là bậc đại anh hùng, đại hào kiệt, tất nhiên không đến nỗi giận lây với lão phu. - Nhưng đại phu là một vị thầy thuốc danh tiếng lừng lẫy, thiết tưởng phải có biệt tài, mong đại phu tận tình chữa trị thương thế cho đại ca tại hạ, nếu đại phu cứu được người, chúng tôi tất sẽ có hậu tạ. - Hậu tạ lão phu không dám nhận, nhưng lão nguyện sẽ tận lực chữa trị. Có điều lão hủ không dám chắc, nên khó quyết đoán được. Cao Quang gằn giọng quát: - Thương thế nhỏ mọn thế này, các hạ cũng không định đoán được, thì còn gì là cái danh đại phu nữa? Lão lang vốn đã sợ hãi lại thấy Cao Quang quát tháo, toàn thân run lẩy bẩy nói: - Lão hủ... sẽ... hết sức mình... Tuy lão đã cố sức nói rõ ràng, nhưng hai hàm răng va vào nhau cầm cập, nên không sao trả lời rành mạch được. Cao Quang càng thêm giận, sấn mình tới nói: - Đại ca của ta thọ thương như thế nào các hạ cũng không nhận ra được sao? Lão lang ấp úng nói: - Lịnh huynh hình như thọ chứng phong hàn. - Đại ca ta nội công thâm hậu, nóng lạnh không thể xâm nhập, rõ ràng bị thương vì chưởng thế, chứ sao lại bị phong hàn mà chỉ được cái nói bậy, xem ra các hạ hồ đồ quá lắm! Lão nhân càng thêm hoảng sợ, chỉ thấy đôi môi mấp máy, lắp ba lắp bắp trong miệng mà không sao thốt được thành lời. Hoàng Vĩnh thấy vậy sẽ thở dài nói: - Tam đệ đừng nên quát nạt lão, lão đã luống cuống như thế, làm sao có thể định vị thuốc được. Quay qua lão nhân chàng tiếp lời: - Người em của tại hạ vì quá lo lắng cho thương thế của đại ca nên đã nói khá nặng lời, nhưng nó quyết không làm hại tính mạng của đại phu đâu. Đại phu chớ sợ hãi, mong rằng đại phu hết sức giải cứu cho đại ca tại hạ là đủ rồi. Lão nhân lại bắt mạch cho Thiếu Bạch, mãi hồi lâu sau mới nói: - Xét theo mạch của lệnh huynh, thật đã thọ chứng phong hàn vì trong bụng dường như có một làn hơi độc. - Đại phu có cách giải cứu chứ? - Lão hủ không am hiểu võ công, chỉ có thể căn theo chứng bệnh mà nói, chứng này, trước hết phải làm sao đổ mồ hôi để cho khí lạnh khuynh toát ra, sau đó mới cho uống thuốc. Cao Quang lên tiếng nói: - Chắc cần một thời gian dài? - Bệnh tình của lệnh huynh nặng lắm, cứ theo kinh nghiệm mấy năm trời của lão hủ, riêng cái lần đổ mồ hôi ấy cũng phải mất một ngày một đêm, rồi sau đó mới tìm phương thuốc bổ cứu căn bệnh được. Hoàng Vĩnh biết lời lão nhân là thật, một người không hiểu võ công cho dù là y lý có tinh thâm cũng chỉ có thể định bệnh mà khó chữa thương được, hà huống thương thế của Thiếu Bạch lại do một môn võ công ngoại đạo tàn độc, dẫu có dùng cái chết để uy hiếp lão, lão nhân cũng đành bó tay thúc thủ nên khẽ thở dài nói: - Xin đại phu thử nghĩ kỹ xem gần đây còn có vị danh y nào có thể chữa trị được căn bệnh này không? Lão nhân nghĩ ngợi giây lâu nói: - Theo chỗ lão hủ biết, cách đây chừng ba mươi dặm có một vị lão tăng xuất gia, y đạo tinh thông hơn lão phu nhiều. Cao Quang xen lời nói: - Lời nói các hạ có đáng tin không? - „y là câu chuyện hơn mười năm về trước, lão hủ đã được một nạn nhân mời đến xem mạch, chẳng may giữa đường gặp mưa lớn, chúng tôi phải vào núp nhờ trong một ngôi chùa bỏ hoang. Lão nhân sẽ đằng hắng tiếp lời: - Ngôi chùa đó đã bỏ hoang lâu năm, trong chùa chỗ nào cũng bị tàn phá và chỉ có một vị lão tăng một mắt. Đêm ấy lão tăng cho chúng tôi ngủ nhờ ở căn phòng mé tây. Cao Quang thấy lão nhân nói dài dòng, càng thêm sốt ruột, vừa chực lên tiếng giục thì Hoàng Vĩnh đã liếc mắt ra hiệu, đành hứ một tiếng hậm hực làm thinh. Lão nhân nhìn lại Cao Quang nói tiếp: - Có lẽ độ quá canh ba mưa gió càng lớn, bên ngoài sấm chớp ầm ầm, vị lão tăng tiếp đãi lão hủ đã sớm ngủ say. Lão hủ chợt giật mình tỉnh giấc vì tiếng sấm nổ rền trời, không còn lòng dạ nào để ngủ tiếp nữa, lão phu đi đến bên sông, định xem cái cảnh mưa gió bão bùng ngoài trời, không ngờ lão hủ lại nhìn thấy một việc lạ! Cao Quang nóng nảy giục: - Nói mau đi, còn ngập ngừng gì nữa. - Cái đó lão hủ không dám. Đưa tay vuốt mồ hôi trên trán tiếp lời: - Lão hủ đến bên song cửa, vừa đúng lúc đó một ánh chớp nhoáng lên. Soi sáng hai bóng người toàn thân đầy máu, trong tay đều cầm binh khí giữa cảnh mưa gió mù mịt nên khó phân biệt máu và mưa. Lão hủ vừa kinh hãi và cũng chưa nhìn rõ diện mạo của họ, nhưng thiếu nữ ấy mình mặc áo trắng lại nhuốm đầy máu tươi, nên xem rất rõ ràng... Hoàng Vĩnh vội ngắt lời: - Có thiếu nữ nữa sao? - Phải, họ là một nam một nữ. Thiếu nữ đầu óc rối bời, hình dung ghe rợn, hắn tuy đỡ lấy nàng nhưng thương thế có lẽ còn nặng hơn cả thiếu nữ. Lão hủ định thần rồi mới sực nhớ đến thương thế của hai người, cần phải trị liệu gấp, nếu muộn e sẽ khó bảo toàn tính mạng, nhưng vừa chực mở cửa dìu hai người vào phòng, hốt nhiên thấy lão tăng một mắt ấy đã đứng trên thềm đá trước đại điện lúc nào rồi. - Thế là lão tăng ấy có chữa trị thương thế cho hai người không? - Lão tăng hủ chỉ nghe thiếu nữ nói một tiếng, lão thiền sư mở lòng từ bi, rồi cùng với nam nhân ngã lăn xuống mặt điện, lão tăng một mắt sẽ thở dài ôm lấy hai người dậy, dìu vào trong gian đại điện. - Về sau ra sao? - Về sau lão hủ không được thấy gì nữa. - Đại phu đã không nhìn thấy, vì sao biết được lão tăng ấy chữa lành thương thế của hai người. - Lão hủ kinh hoàng vì việc đó nên suốt đêm thao thức, trằn trọc mãi cho đến lúc trời vừa tờ mờ sáng, cơn mưa tạnh hẳn, lão hủ liền xin cáo biệt ra đi, lúc trở về, thuận đường lão hủ có ghé vào tòa miếu hoang ấy xem xét kỹ lưỡng, vẫn không thấy điểm khả nghi nào. - Đại phu thấy xung quanh tòa hoang miếu ấy có những gì? - Lão hủ nghĩ rằng, lão tăng xuất gia ấy vốn lấy từ bi làm gốc nếu như một nam một nữ kia đã chết vì thương thế quá nặng vô phương cứu giải, lão hòa thượng tất sẽ chôn cất cẩn thận, nhưng tòa miếu hoang chưa hề thấy thêm mô đất mới nào, lão hủ mới đoán là thương thế của hai người đã bình phục rồi. Hoàng Vĩnh nghĩ ngợi giây lâu nói: - Đại phu có nhớ tên ngôi chùa ấy không? - Lúc đi thì lão hủ không chú ý, nhưng khi trở về lão hủ có xem qua ngôi chùa ấy có tên là Tiểu thiên vương. Hoàng Vĩnh lẩm bẩm: - Tiểu thiên vương tự. - Đúng vậy, lão hủ nhớ rõ lắm, quyết không thể lầm được. - Bây giờ làm sao đại phu biết chắc lão hòa thượng vẫn còn ở ngôi chùa ấy? - Điều này lão hủ thật khó trả lời, việc cách hơn mười năm trường, ngôi miếu hoang ấy lại không hương hỏa, biết đâu sớm đã tàn theo tro bụi của thời gian rồi và lão tăng một mắt ấy còn có ở trong chùa không, lão hủ không dám nói chắc? Hoàng Vĩnh lại hỏi vị đại phu về phương hướng, chỗ tọa lạc của Tiển thiên vương tự xong, bèn ôm lão nhảy xuống cây Du, trầm giọng nói: - Nếu như lão trượng muốn toàn gia được bình yên, đừng nên nhắc đến chuyện tại hạ mời lão trượng đi xem bệnh đấy. - Cái đó lão hủ hiểu rồi. - Được! Tại hạ đưa lão trượng ra khỏi rừng! Cao Quang nghĩ bụng: - Đại ca chỉ còn thoi thóp, cứ nghe lời nói huyên thuyên của lão già kia mà để cho lão ta đi, chẳng phải là quá mạo hiểm sao? Hoàng Vĩnh sau khi đưa lão đại phu ra đến bìa rừng liền quay trở lại. Chỉ thấy Cao Quang sắc mặt giận dữ ngồi một bên, lẩm bẩm nói: - Nếu đại ca có bề gì bất trắc, Cao Quang này dù có mất mạng cũng phải phóng hỏa thiêu rụi Phúc Thọ bảo. Hoàng Vĩnh vốn biết Cao Quang nóng tính, đang cơn khích phấn cũng không để ý đến, chỉ thò tay đặt trên ngực của Thiếu Bạch, tuy cảm thấy lồng ngực của chàng hô hấp yếu ớt, nhưng cũng không thấy có sự biến hóa gì kể từ lúc hôn mê bất tỉnh, nên cũng yên tâm quay sang Cao Quang sẽ nói: - Tam đệ, sự thế đã ra thế này có nóng cũng chẳng ích gì, hiện tại là làm sao chữa trị thương thế cho đại ca đây. - Phải đấy! Tiểu đệ cũng nghĩ thế, nhưng chữa trị như thế nào bây giờ, lão đại phu duy nhất ấy nhị ca đã đuổi đi rồi, hai chúng ta không thông biết y lý biết phải làm sao? - Đại ca bị trúng loại võ công ngoại môn tàn độc, lão đại phu ấy tuy là danh y, nhưng một là không thấy vết thương, hai là chưa thông hiểu nguyên do căn bệnh, bảo lão phải ra tay như thế nào? - Chẳng lẽ chúng ta cứ ngồi đợi xem thương thế đại ca phát tác mà chết hay sao? - Chúng ta hãy đi Tiểu thiên vương tự một chuyến xem sao đã. - Sự việc đã cách đây hơn mười năm, làm sao chắc được lão hòa thượng ấy vẫn còn ở trong hoang miếu. - Nếu như lão tăng chột mắt này là một vị cao nhân võ lâm đã qui ẩn thì trước khi chưa có người phát giác chỗ ẩn cư, tất vẫn còn ở đó. Cao Quang nhảy xuống cây nói: - Không thể chần chờ, hẳn đi trước đã, chậm một giây nào đại ca còn mất thêm một phần hy vọng sống thôi. - Không được, hiện giờ Phúc thọ bảo đang phái rất nhiều nhân thủ truy tầm nơi hạ lạc của ta, mà lúc này chúng ta lại đi tiểu thiên vương tự, ấy chẳng phải là tự tiết lộ hành tung đấy sao? - Vậy phải thế nào? Hoàng Vĩnh ngước mặt nhìn trời lẩm bẩm nói: - Nhưng như được trời xanh phù hộ, để cho đêm nay u ám... Ngừng một chút chàng nói tiếp: - Tuy vậy chứ mà hành động trong đêm tối, chỉ sợ cũng khó khỏi chạm mặt với người của Phúc thọ bảo, tam đệ hãy nghỉ ngơi giây lát vì có thể tối nay ta sẽ phải động thủ đấy. Cao Quang thấy cũng hữu lý, liền sẽ dạ rồi ngồi xếp bằng dưới gốc cây điều tức. Lúc ấy vừng hồng đã ngã về tây, màn đêm từ từ buông xuống, tạo cho khu rừng một cái vẻ âm u lạ thường.Hoàng Vĩnh bỗng thấy Thiếu Bạch, nhảy xuống cây, sẽ bảo: - Tam đệ, buộc chặt đại ca vào mình ngu huynh.Cao Quang làm theo bằng cách xé vạt áo ngoài, kết thành sợi dây vải, buộc chặt Thiếu Bạch vào lưng Hoàng Vĩnh. Hoàng Vĩnh lại chỉ rõ phái hướng và vị trí của ngôi Tiểu thiên vương tự cho Cao Quang, rồi tiếp: - Nếu như giữa đường gặp phải cường địch, anh em chúng ta mỗi người lạc một nơi, tam đệ cứ tìm đến ngôi hoang miếu ấy, và nếu như một ngày một đêm không thấy ngu huynh, tam đệ khỏi cần đợi nữa. Cao Quang ngạc nhiên, buộc miệng nói: - Tại sao thế? - Bởi vì nội trong một ngày một đêm, ngu huynh và đại ca còn chưa tới đó, tất đã gặp chuyện hung hiểm, khi ấy tam đệ khỏi cần đợi mà hãy tìm một nơi an toàn để ẩn náu cho qua... Cao Quang vội vã ngắt lời, nói: - Nhị ca sao lại nói thế, anh em chúng ta đã nguyện đồng sanh cộng tử, như quả nhị vị huynh trưởng có gặp bề chi bất trắc thì tiểu đệ làm sao có thể sống một mình ở cõi thế gian? Hoàng Vĩnh vốn biết rõ tính người em, dẫu có khuyên nữa cũng chỉ là vô ích, cho nên chàng nói: - Chúng ta đi thôi! Cao Quang sẽ đáp dạ, cao giọng tiếp: - Tiểu đệ xin khai lộ. Rút soẹt song bút, đi trước dẫn đường. Hai người không dám đi thẳng ngoài quan đạo, chỉ nương theo bóng đêm, len lỏi trong những lối hoang. Cho nên lộ trình đến Tiểu thiên vương tuy không đầy mười dặm, nhưng hai người vì phải đi vòng, lúc chạy lúc nghỉ để tránh tai mắt của địch nên đến nơi vừa mất đúng hai canh. Quả nhiên như lời đại phu, ngôi Tiểu thiên vương tự tọa lạc ngay giữa cánh đồng cỏ hoang vu, trong vòng vài dặm không thấy một nóc gia. Bây giờ hai cánh cửa miếu sơn đen đã đóng chặt, gió từ muôn phương thổi về làm dao động hai cây bạch dương trước miếu, cành lá chạm vào nhau soàn soạt, càng làm tăng thêm cái vẻ hoang lương, lạnh lẽo của tòa cổ tự. Cao Quang tiến lên, vừa chực đưa tay gõ cửa, Hoàng Vĩnh đã kéo tay người em, sẽ giọng nói: - Chúng ta nhảy tường vào thì hơn. Tung vút người lên, bấu lấy đầu tường rồi mượn sức nhảy vào bên trong. Cao Quang cũng theo bén gót. Hai người vừa hạ chân xuống đất, Cao Quang liền sẽ nói: - Nếu quả thật lão tăng ấy là một vị võ lâm tiền bối đã lui gót phong trần, chúng ta vượt qua tường vào thế này chẳng phải là bất kính lắm sao? Hoàng Vĩnh sẵng giọng hỏi lại: - Nếu như lão không muốn tiếp khách, nghe thấy tiếng chúng ta gõ cửa, lão trốn không chịu gặp, chẳng phải là ta đã phí công toi đấy à! - Nhị ca nói phải... Cao Quang đảo mắt nhìn quanh quất, không thấy một ánh đèn, liền nói: - Ngôi miếu này tuy không rộng nhưng cũng không dưới vài chục gian, chúng ta biết phải tìm lão tăng ấy bằng cách nào? - Chúng ta đành đi tìm từng gian một xem sao? Lời vừa dứt, thốt nghe có một giọng trầm trầm, truyền tới nói: - A di đà phật! Nhị vị thí chủ giá lâm tệ tự, không biết có điều chi chỉ giáo? Hai người ngẩng đầu nhìn lên, chỉ thấy trong màn đêm mông lung chập chờn như có một bóng người. Cao Quang cất bước chạy tới, đưa mắt nhìn kỹ, quả nhiên, đấy là lão tăng chột mắt, không nín được nên bật cười. Lão tăng sẽ thở dài nói: - Thí chủ vui vẻ quá, nhưng chẳng hay thí chủ cười gì thế? - Vãn bối nghĩ đến chuyện có thể gặp được từ nhan của lão tiền bối, thật không uổng chuyến đi... Đảo mắt, Cao Quang thốt thấy lão hòa thượng ấy tuy chột một mắt nhưng tướng mạo rất trang nghiêm, không thể khinh thường, diễu cợt nên chàng đổi sang giọng nói mát. Hoàng Vĩnh rảo bước đi tới trước, vòng tay vái dài một cái, nói: - Lão thiền sư mở lượng từ bi... Lão tăng đảo con mắt sáng quắc còn lại nhìn hai người, trầm giọng: - Nạn nhân bệnh trạng nặng lắm không? Cao Quang xen lời, nói: - Đại ca tại hạ nội công thâm hậu, nóng lạnh bất xâm, làm sao có thể sinh bệnh? Âu là người thọ thương. Lão tăng chiếu con mắt duy nhất, nhìn hai người giây lâu, gằn giọng nói: - Lão và nhị vị vốn không quen biết, sao nhị vị lại biết mà tìm đến Tiểu thiên vương tự này? Hoàng Vĩnh chột dạ nói: Chúng tôi được một vị lão tiền bối chỉ bảo, cho nên mới mạo muội tới đây, mong rằng lão thiền sư không nỡ hẹp lòng. Lão tăng sẵn giọng hỏi gọn: - Ai? - Tại hạ không được biết tánh danh lão tiền bối ấy... Lão tăng bỗng sa sầm nét mặt, ngắt lời: - Thí chủ thật không biết, hay là không chịu nói ra? - Lão tiền bối ấy chỉ bảo chúng tôi đến đây, cầu giáo tài thần y của lão thiền sư chớ chưa hề cho biết tên họ. Lão tăng ngẩng mặt nhìn trời, lẩm bẩm: - Các ngươi đã tìm tới đây, lẽ nào lão tăng không nghĩ đến đức hiếu sanh của Phật tổ mà không ra tay cứu độ. Hoàng Vĩnh nghiêng mình cảm tạ, nói: - Lão thiền sư bụng dạ từ bi, vãn bối xin hết lòng cảm kích. Cao Quang xen lời: - Nếu như lão thiền sư chữa khỏi được cho đại ca chúng tôi, Cao Quang này nguyện sẽ vái cao tăng làm sư phụ. Lão tăng chột mắt cười thảm đạm: - Tiếc là tuổi lão gần bảy nươi, cho nên sớm đã không thâu đồ đệ nữa. Đưa mắt nhìn sang Hoàng Vĩnh, lão nói tiếp: - Xin đi theo lão tăng! Nói xong lão tăng quay người đi trước dẫn đường. Hoàng Vĩnh và Cao Quang cũng vội cất bước đi theo lão tăng vòng qua gian đại điện, đến một căn thiền phòng lão chậm rãi bật quẹt lửa, đốt sáng ngọn đèn dầu. Căn thiền phòng này bày biện thật sơ sài, chỉ vỏn vẹn mỗi một chiếc giường gỗ, một kệ sách và một cái bồ đoàn đã cũ. Lão tăng đưa tay chỉ chiếc giường nói: - Hãy đặt tạm lệnh huynh xuống chiếc giường đó, để lão nạp xem xét thương thế ra sao đã. Hoàng Vĩnh cởi sợi dây vải đặt Thiếu Bạch xuống, Cao Quang cầm lấy chiếc đèn dầu, giơ cao tay. Lão tăng thủng thẳng bước tới bên giường, thò hai ngón tay đặt trên mạch cổ Thiếu Bạch, từ từ khép đôi mắt lại. Mãi giây lâu sau, lão mới hé mắt, nét mặt nghiêm trang: - Lịnh huynh bị người ta dùng Âm phong thấu cốt chưởng đả thương? - Phải, sau khi cùng người động thủ, mãi hồi lâu mới phát giác. - Lệnh huynh tuổi nhỏ mà có được công phu như thế, thật là hiếm có. Có lẽ cũng chính vì lệnh huynh nội công thâm hậu, cho nên sau lúc thọ thương vẫn còn có thể vận khí kháng cự với chất độc âm hàn ấy. Nhưng chỉ tiếc là lệnh huynh không biết kịp thời vận khí điều tức, đẩy lui chất hàn độc, đến nổi để cho chất độc ấy thừa cơ xâm nhập vào nội tạng mới gây ra căn bệnh trầm trọng như thế này. Lời của lão tăng nghe như hai tiếng sét lớn ở bên tai Cao Quang và Hoàng Vĩnh. Cao Quang thừ người ra, tay phải bất giác liền buông thỏng, đánh rơi tuột ngọn đèn dầu trong tay. Thấy vậy lão tăng vội vã thò tay chụp lấy. Hoàng Vĩnh buồn bã lên tiếng hỏi: - Nói như thế là không thể nào chữa trị được nữa sao? - Cái đó lão nạp không dám chắc, có thể cứu được hay không còn chờ xem sự biến chuyển đã. - Chỉ cần lão thiền sư chịu cứu mạng cho đại ca, chúng đệ tử xin cảm kích lắm rồi. Hai giòng lệ nóng từ từ trào khỏi đôi khóe mắt Hoàng Vĩnh. Cao Quang buồn bã nói: - Ba anh em chúng tôi tuy là khác tên khác họ, nhưng đã nguyện cùng nhau họa phúc đồng hưởng, lão thiền sư cứu đại ca, chẳng khác nào là đã cứu mạng cả ba anh em chúng tôi. Lão tăng ngước mắt nhìn lên giọng trầm trầm: - Lão đã nhận lời cứu chữa thương thế cho lệnh huynh, tất là phải cố hết sức mình, nhưng vết thương đã ăn sâu đến nội tạng, tình thế thật nghiêm trọng, chỉ sợ lão nạp đành bó tay, không thể nào vãn hồi được đấy thôi. - Lão thiền sư y thuật tinh thông như nếu không cứu được đại ca chúng tôi thì trên cõi đời này, còn ai là kẻ có thể cứu sống cho người. Lão tăng chột mắt sẽ thở dài nói: - Chất hàn độc trong nội tạng của lệnh huynh tuy rất lợi hại nhưng không phải là tuyệt không còn cách cứu chữa, có điều nếu thiếu hai vị thuốc, lão cũng đành thúc thủ. Hoàng Vĩnh vội cất tiếng: - Đó là những vị thuốc nào? - Ôi! Linh dược ấy, nhất thời biết tìm nơi đâu? - Lão thiền sư có thể cho anh em chúng tôi được mở thêm tầm kiến thức? - Dẫu có nói ra cũng vô ích, nhưng nhị vị thí chủ nhất định muốn biết lão tăng đành nói... Cất tiếng thở dài, đưa con mắt còn sót lại nhìn về phía giường giây lâu, mới tiếp: - Vị thí chủ kia thật là người có cốt cách luyện võ rất tốt, mà lão bình sinh mới được thấy qua. Đáng tiếc là trời xanh không có mắt, chứ như nếu lệnh huynh có thể sống thêm được hai mươi năm nữa, lão dám chắc là lệnh huynh sẽ trở thành một đệ nhất cao thủ trong võ lâm. Cao Quang xen lời hỏi: - Đại ca của tại hạ còn thiếu những vị thuốc nào, xin lão thiền sư cứ nói rõ ra để anh em đệ tử sẽ chia nhau đi tìm lập tức. - Muộn rồi, lão tuy muốn đem hết sức mình, không tiếc linh đơn phò trợ lệnh huynh một khẩu khí chân nguyên, cũng chẳng qua là lệnh huynh chỉ sống thêm được vài ngày. Trong vòng vài hôm ngắn ngủi ấy biết đâu tìm cho ra hai vị thuốc kia? - Xin lão thiền sư cứ cho biết đấy là những vị gì? - Vị thứ nhất là Tử viêm hoa, vị thuốc này thuộc về hành hỏa, có sức chế ngự âm hàn. Cao Quang ngạc nhiên ngắt lời: - Tử viêm hoa? Xin lão thiền sư cho biết hình dạng của nó ra sao? - Tử viêm hoa ấy có sắc tím, hình như cái bông mai, nhưng không biết chắc được nó nở vào mùa nào, và sinh trưởng ở đâu nên chi khó tìm lắm. Cao Quang giật mình nghĩ bụng: - Nói như thế, nó thật là giống đóa hoa tím mà ta đã hái ở khu rừng dạo nọ. Lòng nghi ngại, chàng buộc miệng: - Đóa hoa tím ấy có hương vị gì không thưa lão thiền sư? Lão tăng lắc đầu nói: - Cũng chính vì nó không có hương vị, cho nên người thường có gặp, cũng không thể nào hiểu được nó là vật quí giá. Cao Quang đằng hắng hỏi tiếp: - Loài Tử viêm hoa ấy, chim chóc có thích ăn không? Lão tăng sẽ chớp chớp con mắt duy nhất như thể nghĩ mông lung: - Tất nhiên, vì luận về sự phân biệt loại kỳ hoa dị thảo, con người khó sánh được bằng chim. Cao Quang thò tay vào người, rút ra hai đóa hoa tím mới hái hôm nọ nói: - Lão thiền sư thử xem, đây có phải là loại Tử viêm hoa như lời người nói? Lão tăng vừa nhìn thấy đóa hoa tím trong tay Cao Quang, bất giác ngẩn người sửng sốt nói: - Đúng rồi, ấy chính là loài Tử viêm hoa, vị thuốc có sức chế ngự chất hàn độc, thí chủ đã hái được ở đâu thế? - Nếu như lão thiền sư chữa trị được thương thế đại ca chúng tôi, tại hạ nguyện xin dẫn đường cho thiền sư đến đấy. Lão tăng chậm rãi ngồi xuống, sẽ lẩm bẩm: - A di đà phật, lão tăng tọa thiền đã bốn mươi năm, làm sao vẫn chưa dứt được lòng tham sân si ấy chứ! Hoàng Vĩnh thấy lão tăng thốt nhiên thần sắc trang nghiêm, bất giác hoảng hốt nghĩ bụng: - Nếu như lão hòa thượng này sanh lòng cố chấp, không muốn quản đến chuyện phàm trần nữa thì thật là rắc rối. Nghĩ vậy, chàng bèn nói: - Lão thiền sư, giờ đã có được loại Tử viêm hoa, hẳn có thể chữa trị thương thế cho đại ca tại hạ được chứ? - Chưa đủ, vẫn còn thiếu một vị thuốc chủ yếu nữa! Cao Quang nóng nẩy xen lời: - Còn thiếu vị thuốc nào nữa, thưa lão thiền sư? Lão tăng liếc mắt nhìn Cao Quang, cao giọng: - Vị thuốc này tuy không giống như loại Tử viêm hoa nhưng nói ra cũng không phải là dễ tìm đâu! Hoàng Vĩnh chột dạ nghĩ bụng: - Giọng nói của lão tăng này hòa hoãn như thế, tất phải là vật khó tìm lắm. Cao Quang nóng nẩy, lên tiếng giục: - Xin lão thiền sư cho anh em chúng tôi được biết rõ hơn. - „y là loại kim vỹ ly ngư sống trên ba trăm năm. Hoàng Vĩnh nghĩ ngợi giây lâu nói: - Đại ly ngư còn có thể tìm được, có điều, con đã sống trên ba trăm năm biết phải phân biệt bằng cách nào? - Loại cá ly này chia ra làm mười ba loại, thương thế của lệnh huynh chỉ cần loại kim vỹ ngư là đủ. Hoàng Vĩnh trầm ngâm nghĩ bụng: - Chắc hẳn loại kim vỹ ngư này toàn thân đều màu vàng. Lão tăng dường như đã đoán được điều thắc mắc của Hoàng Vĩnh cho nên, không đợi chàng kịp hỏi, lão nói nhanh: - Loại kim vỹ ly ngư mà lão nạp nói là một trong mười ba loại cá ly. Lúc sinh ra, đuôi nó đã có những đường chỉ vàng, theo thời gian các sợi chỉ vàng đó càng thêm đậm, lẽ ra phải gọi là kim tuyến ly mới đúng, nhưng người thường vẫn quen gọi là kim vỹ ly thôi. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 16 Tử hoa kim tuyến ly Đệ tử ngu muội, chỉ sợ là có gặp được nó cũng không nhận ra. Cao Quang sốt ruột xen lời nói: - Lão thiền sư nói như thế thì cho dù có được loại Tử viêm hoa này, cũng không thể nào cứu mạng đại ca của tại hạ sao? Lão tăng nhắm mắt không nói, dường như chưa nghe thấy lời của Cao Quang hỏi. Cao Quang tức uất người, nghĩ bụng: - Cái lão hòa thượng này không thích rượu mời lại thích uống rượu phạt, thật chứ nếu như ngươi không cứu được đại ca ta thì cũng đừng mong sống nổi. Thốt nhiên, thò tay chụp vào mạch cổ tay của lão tăng. Hoàng Vĩnh vội đưa nhanh hữu chưởng đánh bật tay phải của Cao Quang ngầm dùng thuật truyền âm, sẽ mắng: - Võ công của lão hơn anh em chúng ta gấp bội, tam đệ hành động lỗ mãng như thế chẳng phải là muốn tự chuốc lấy cái khổ? Chỉ thấy trên gương mặt lão tăng sau giây phút rung động, hốt từ từ mở mắt ra, nói: - Nhị vị thí chủ đã lấy được Tử viêm hoa, đủ chứng tỏ là tính mệnh của lệnh huynh chưa đến nổi tuyệt. Còn chuyện tìm giống kim vỹ ly ngư lão có thể chỉ rõ đường đi cho nhị vị, nhị vị có lấy được hay không, đối với lão cũng chẳng quan hệ. - Lão thiền sư đã có lòng chỉ điểm, chúng tôi xin cảm kích lắm rồi. Lão tăng chậm rãi nói: - Xin nhị vị lưu tâm, lão nạp chỉ nói có một lần, bất luận nhị vị có nghe rõ hay không cũng không được hỏi, và cho có muốn hỏi, lão nạp cũng không thể lập lại lần thứ hai. Cao Quang nghĩ bụng: - Làm gì có chuyện muốn nói thì nói, không nói thì thôi, ngươi cứ nói đi, nếu nghe chưa rõ ta sẽ bắt ngươi nói lại cho xem. Lão tăng bắt đầu cất giọng trầm trầm: - Từ đây đi bốn mươi dặm về phía Bác sẽ gặp hai cây dâu già, đi xuyên qua giữa hai cây dâu già ấy là một lối nhỏ, cây cỏ um tùm, có thể nhận ra dấu vết... Cao Quang sẽ đằng hắng, cắt đứt câu nói bỏ dở của lão tăng. Lão tăng cao giọng: - Lão nạp có lời nói trước, xin nhị vị không nên hỏi nhiều, chỉ cần xen vào một câu, nhị vị sẽ dẫn lệnh huynh rời khỏi nơi đây lập tức. Thần sắc trang nghiêm và giọng nói cương quyết của lão tăng, quả nhiên đã làm cho Cao Quang hoảng sợ, không dám xen lời. Lão tăng chột mắt lại nói tiếp: - Có lẽ nhị vị thí chủ cần phải đi độ một tiếng đồng hồ mới đến một ngọn nhai cao chót vót, trên ngọn nhai này có một căn nhà tranh. Bất luận là người trong gian nhà tranh ấy có nhục mạ nhị vị như thế nào đi nữa thì nhị vị cũng không nên sanh chuyện với bọn họ. Sau khi nhị vị vượt qua được mái nhà ấy, đi vòng chừng sáu bảy dặm sẽ lên đến đỉnh núi. Nơi đây có một đầm nước rộng độ chừng năm sáu trượng, trong đầm có nuôi hai con kim vỹ ly ngư, nhưng nhị vị cần nhớ kỹ là không được tham nhiều, chỉ lấy một con rồi phải bỏ đi ngay. Hoàng Vĩnh rất lấy làm lạ nghĩ bụng: - Lão hòa thượng này thật là kỳ lạ, nếu kết thù thì đã kết rồi, việc chi lại không nói rõ ra. Lão tăng sẽ chớp chớp con mắt duy nhất tiếp lời: - Lúc này trời đã khuya, chư vị muốn lên đường ngay thì cứ đi, còn không nên đi nghĩ đi. Hoàng Vĩnh thốt nhiên vòng tay nói: - Anh em chúng tôi ra đi chuyến này, nếu như có điều chi bất trắc xin lão thiền sư chiếu cố đến đại ca của tại hạ. - Lão nguyện sẽ hết sức trông nom cho lệnh huynh. - Được một lời hứa của lão thiền sư, dẫu có chết anh em chúng tôi cũng yên tâm. Nói rồi chàng quay người cất bước ra đi. Cao Quang còn nhiều điều thắc mắc, nhưng sợ chần chừ nán lại, sẽ không theo kịp người anh, cho nên cũng đành vội vã bước theo ra. Hai người y theo lời dặn của lão tăng, đi về phía bắc chừng bốn mươi dặm, quả nhiên liền thấy hai cây dâu như đã sống lâu đời lắm rồi. Nhìn giữa hai cây dâu ấy, thấy lờ mờ ẩn hiện có vết chân người đi qua. Hoàng Vĩnh nghĩ bụng: - Nếu là họa cũng không thể nào tránh được, ta cứ thử tiến lên xem. Lúc ấy mặt trời đã lên độ ba sào, hai người nối gót nhau, hướng thẳng lên núi. Đúng như lời lão tăng chột mắt nói, hai người đi được một đỗi, liền thấy trên một ngọn nhai mọc cheo leo, lù lù xuất hiện một căn nhà lá, chắn ngay trước mặt hai người. Căn nhà này lợp tranh, trông rất sơ sài. Bấy giờ, tuy cánh cửa treo mở rộng, nhưng không thấy một bóng người nào. Hai người vừa chợt vượt qua, thốt nhiên có một giọng đàn bà sắc lạnh từ trong căn nhà truyền ra, nói: - Nhị vị đến đây với mục đích gì? Hoàng Vĩnh cố bình tĩnh nói: - Chúng tôi muốn lên núi ngoạn cảnh. Giọng đàn bà cười nhạt tiếp: - Nhị vị thật thú, lại còn có lòng dạ để ngoạn cảnh nữa sao? Hoàng Vĩnh thốt nhớ tới lời dặn dò của lão tăng là đừng cần để ý đến người trong nhà, cho nên liền nắm tay người em, đi vòng qua phía sau tiếp tục hướng thẳng lên đỉnh núi. Quảng đường trên này, vì cây cỏ mọc lan tràn, che lấp cả lối đi nên hai người đành phải thi triển khinh công, chạy một hơi lên đến đỉnh núi. Hoàng Vĩnh ngẩng đầu nhìn lên, quả nhiên thấy có một cái đầm nước, rộng chừng năm sáu trượng. Hai bên đầm, còn thấy có một ngôi nhà đá và một chiếc thuyền con được buộc vào gốc cây tùng ở mé ngoài. Cao Quang chạy sấn tới, thấy hai cánh cửa đóng chặt, bên ngoài được khóa kỷ, ý chừng người nhà đã đi vắng. Hoàng Vĩnh đảo mắt nhìn kỷ, chợt phát giác chiếc đầm ấy chỉ sâu chừng ba thước, mắt nước trong xanh, có thể nhìn thấu đáy. Trong đầm có vô số những giống cá lạ mà hầu hết chàng chưa được thấy qua. Hai người chèo chiếc thuyền con đi dạo quanh đầm, vì chỉ chú trọng tìm loài cá đuôi vàng cho nên không ai còn lòng dạ ngắm cái cảnh những đàn cá đang tung tăng bơi lội đủ màu sắc ấy. Chiếc thuyền vừa đến gần vách núi phía đông, hốt nhiên nước đầm như sâu thẳm. Cùng lúc một con cá toàn thân sắc đỏ, đuôi lóng lánh những đường kim tuyến, dài chừng thước, đang nổi trên mặt nước. Hoàng Vĩnh mừng quá, nhưng cũng cố nén, thầm cầu nguyện: - Mạng đại ca chắc không đến nổi tuyệt, xin hoàng thiên che chở. Đột ngột thò tay nhanh nhẹn chụp về phía con cá vẩy đỏ đuôi vàng. Những tưởng con cá này mình mẩy phải trơn tuột, không thể chụp nắm được, chẳng dè sự việc lại rất đổi bất ngờ. Con cá không động đậy, vẫn nằm ngay đơ trên mặt nước, bị Hoàng Vĩnh bắt rất dễ dàng. Cao Quang đưa nhanh mắt, phát giác ở ngay đằng cuối thuyền có để một cái thùng gỗ, thuận tay với lấy, múc nước vào nói: - Ném cá vào trong này đi, rồi ta đem theo cái thùng gỗ này về Tiểu thiên vương tự, chắc con cá kim vỹ ly này không đến nỗi chết đâu. Hoàng Vĩnh đưa mắt nhìn quanh quất nói: - Lạy trời ở ngôi nhà tranh kia không có phục binh thì hay quá. Thuyền đã cập bờ. Hoàng Vĩnh cột dây chặt chẽ đâu đó, sẽ giọng bảo Cao Quang: - Ta mở đường, tam đệ giữ thùng cá đi sau, vạn nhất có người xông ra cản đường, ta lo phần nghinh địch, tam đệ phải hết sức nhanh, chạy thật khỏe cho mau đem cá về miếu. - Tiểu đệ xin ghi nhớ. Hoàng Vĩnh cẩn thận, sợ gặp phải một trường ác chiến, vội rút soạt trường kiếm đeo sau lưng đi đầu mở đường. Cao Quang bưng thùng gỗ theo sát. Hộc tốc một thoáng, hai người đã chạy tới gần ngôi nhà tranh. Hốt nhiên một giọng nói the thé của một lão bà từ trong vọng ra quát: - Giỏi thật, các ngươi đi ăn trộm cá, thế mà không sớm cho ta biết qua một tiếng, để tam cũng đi kiếm vài con coi. Hoàng Vĩnh sẽ giọng dặn Cao Quang: - Nếu như người này xuất hiện, trong lúc ta giao chiến, tam đệ phải chạy thật nhanh để mặc ta, miễn là tam đệ chạy về được miếu là tốt rồi. Dặn em xong, Hoàng Vĩnh cao giọng đáp lời đối phương. - Chúng tôi không được biết lão tiền bối có nhã hứng ấy, nếu được biết sớm, tất chúng tôi đã mời tiền bối cùng đi cho vui.Giọng nói già cả gạn hỏi:- Các ngươi đánh cắp mấy con cá thế? Hoàng Vĩnh nghĩ bụng:- Nghe khẩu khí người đàn bà này chắc cũng có quan hệ nhiều với người nuôi cá ở trên đỉnh núi, thể tất trong lời nói của ta phải dè dặt lắm mới được. Nghĩ đoạn, chàng chậm rãi đáp: - Bọn tại hạ chỉ lấy có một con. - Tại sao lại chỉ lấy có một con? - Một con cũng đã đủ dùng rồi, lấy nhiều chẳng hóa ra làm thiệt người lợi cho mình sao? Hốt nhiên nghe tiếng bánh xe lăn, ở giữa ngôi nhà tranh chợt hiện ra một cỗ xe. Trên xe có một bào lão tóc bạc ngồi chễm chệ, tay cầm một cây gậy trúc, mái tóc trắng tung bay. Trông cũng có tiên cốt, duy có điều da mặt xanh rớt, như thể lâu ngày không ra ngoài ánh sáng. Im lặng giây lâu, bà lão giơ tả thủ vẩy gọi: - Tới đây để ta xem các ngươi bắt con cá nào của y. Hoàng Vĩnh mượn dịp quay lại, ngầm dùng thuật truyền âm bảo em: - Tam đệ hãy coi theo cử động của ta, vạn nhất ta có giao đấu với lão bà ấy, tam đệ phải lên đường ngay. Cao Quang sẽ dạ, hai người cùng xông lên. Bà lão từ từ trên xe cúi đầu nhìn vào trong thùng nơi tay Cao Quang giây lâu nói: - Con cá đuôi vàng này tuy đẹp, nhưng ngắm cũng không đẹp lắm. Cao Quang nghĩ bụng: - Chúng ta chỉ cần dùng nó để cứu mạng đại ca, chứ có để làm cảnh đâu mà cần đẹp. Hoàng Vĩnh đứng bên, ngầm vận công lực đề phòng, chỉ cần bà lão ấy có một cử chỉ nhỏ là sẽ lập tức tấn công. Nhưng bà lão thốt thở dài buồn bã: - Có phải lão hòa thượng chỉ bảo cho các ngươi đến đây? - Lão tiền bối nói vị lão thiền sư ấy? Hoàng Vĩnh nghe lão bà vừa mở lời đã nói đúng người ngầm chỉ điểm cho mình, không tự chủ được nên chàng mới buộc miệng hỏi lại. Bà lão sẽ gật đầu nói: - Nếu như lão thân đoán không lầm thì đấy là lão hòa thượng ở Tiểu thiên vương tự. Hoàng Vĩnh và Cao Quang đều bất giác kinh hoàng sửng sốt. Bà lão lại thở dài nói tiếp: - Các ngươi khỏi cần thắc mắc về ta... Lời chưa dứt, thốt quay đầu xe, tiến vào ngôi nhà tranh mất hút. Sự việc xảy ra thật hết sức bất ngờ, hiển nhiên bà lão không có ý khó dễ với hai người. Hoàng Vĩnh hướng về ngôi nhà tranh, vòng tay nói: - Chúng tôi nguyện tạc dạ tấm lòng tốt của lão tiền bối, ngày sau có dịp tất sẽ đền đáp. Không đợi lão bà trả lời, chàng vội vã nối gót theo Cao Quang, chạy như bay về ngôi miếu hoang. Lão tăng chột mắt vẫn ngồi xếp bằng trên mắt đất. Hoàng Vĩnh khép nép nghiêng mình thi lễ nói: - Lão tiền bối, may mắn bọn vãn bối lấy được con cá đuôi vàng trở về đây. Lão tăng hé mở con mắt còn sót, chậm rãi nói: - Đưa cho lão tăng xem thử. Ý câu nói, dường như vẫn chưa tin hẳn. Cao Quang bưng chiếc thùng gỗ lên nói: - Thỉnh lão thiền sư coi qua. Lão tăng đưa mắt nhìn vào trong thùng gỗ giây lâu mới nói: - Quả nhiên là nó... Đưa ánh mắt sang hai người, tiếp lời: - Các người hẳn lui ra ngoài ngôi miếu này, tìm một nơi địa thế cao ráo, có thể nhìn thấy khắp chung quanh, nếu như phát giác có người tới đây, mau vào cho lão tăng biết. Hoàng Vĩnh sẽ dạ, nói: - Bọn tại hạ xin cáo biệt. Cao Quang ghé tai người anh, bảo nhỏ: - Đột ngột lão hòa thượng này lại có vẻ khẩn trương lạ! Hoàng Vĩnh sẽ nói: - Có lẽ lão quan hệ nhiều với con cá đuôi vàng chúng ta mới lấy được... - Phải đấy, vì chẳng thế sao bà lão trong ngôi nhà tranh lại đoán ra được lão hòa thượng này đã chỉ đường cho chúng ta, hà huống lại là người mất cá. - Ta cứ sớm giết nó để chữa trị cho đại ca, thì dù cho người ấy có đến cũng không làm gì được. Đang khi ấy, từ xa thốt thấy có một đám bụi mờ bay cuốn tới, Hoàng Vĩnh hốt hoảng bảo vội: - Mau lên, chúng ta phải ngăn kẻ đó lại,không cho y tiến vào trong miếu. Hoàng Vĩnh băng nhanh qua đường, núp sau một gốc cây lớn, Cao Quang cũng chọn một gốc đại thụ khác, hai người giăng thành hai thế gọng kìm. Đám bụi mỗi lúc một gần, từ từ hiện ra một con tuấn mã toàn thân trắng mượt như tuyết, chỉ trừ đôi mắt hung nâu. Nhìn người trên ngựa, Hoàng Vĩnh và Cao Quang càng thêm sửng sốt, đấy là một thiếu nữ vận kình trang màu xanh. Thiếu nữ gò cương, cho ngựa đi thong thả về lối cửa sau ngôi hoang miếu. Hoàng Vĩnh sẽ đằng hắng, từ sau gốc cây nhảy vút ra, đứng chặn giữa đường. Lục y thiếu nữ ghì chặt cương cho ngựa dừng hẳn lại, lạnh lùng nói: - Các hạ là ai? Vô duyên vô cớ tại sao lại cản đường ta? Hoàng Vĩnh ngẩn người, nghĩ bụng: - Nàng nói cũng phải, nhưng ta quyết không để cho nàng xông vào trong miếu, làm chậm trễ việc chữa trị đại ca. Nghĩ đoạn, chàng đằng hắng nói: - Cô nương từ đâu tới và đến tòa miếu hoang này với mục đích gì? Lục y thiếu nữ khẽ cau đôi mày liễu, rồi dường như cố nén giận, liếc xéo Hoàng Vĩnh: - Ngôi miếu này phải chăng là Tiểu thiên vương tự chăng? - Đúng thế! Trên gương mặt lạnh như sương của thiếu nữ áo xanh thoáng điểm một nụ cười, nàng nói: - Các hạ là người trong miếu? Hoàng Vĩnh dẫu là người có kiến thức quảng bác, nhất thời cũng không sao đoán được lai lịch của đối phương, nhưng thấy thiếu nữ tươi cười, không có vẻ ác ý, liền nghĩ bụng: - Được rồi, ta cứ nhận là người trong miếu xem sao? Nghĩ vậy bèn nói: - Phải, thế thì có sao? Lục y thiếu nữ mỉm cười đổi giọng: - Huynh đài xưng hô với Khổ hạnh đại sư như thế nào? Hoàng Vĩnh nghĩ bụng: - Khổ Hạnh đại sư chắc là lão tăng chột mắt ấy, xem chừng thiếu nữ này đối với lão tăng thập phần kính trọng, ta hẳng thử gạt nàng một phen. Thong thả nói: - Xin cô nương cho biết quí danh? - Tiểu muội Trương Ngọc Giao, vâng lời phụ mẫu đến thăm Khổ Hạnh đại sư, mong được huynh đài thông báo hộ một tiếng, tiểu muội xin cảm kích lắm. Hoàng Vĩnh vồn vã nói: - Chết thật, thế ra là Trương cô nương, tại hạ cam thất kính. Trương Ngọc Giao chớp chớp mắt nói: - Tiểu muội chưa thỉnh giáo quí danh của huynh đài? - Tại hạ Hoàng Vĩnh. - Xin phiền Hoàng huynh thông báo hộ với Khổ Hạnh thiền sư, có tiểu muội bôn ba ngàn dặm tới đây, mong được cầu kiến người. Hoàng Vĩnh thầm suy tính: - Lúc này lão tăng ấy đang chữa thương cho đại ca, ta cần tìm cách kéo dài thời gian mới được. Giả bộ nhíu mày chàng nói: - Cô nương tới không đúng lúc rồi. - Tại sao lại không đúng lúc? - Bởi vì bây giờ là lúc đại sư đang tọa thiền, không ai được vào quấy rầy. Trương Ngọc Giao quả là một người thông minh tuyệt thế, vừa nghe khẩu khí của Hoàng Vĩnh, liền hỏi vội: - Hoàng huynh là gì của Khổ Hạnh đại sư? Hoàng Vĩnh biết đã lỡ lời, vội nói lấp: - Tại hạ đội ơn đại sư chữa thương mới bảo toàn tính mạng cho nên, xin nguyện ở lại đây để trông nom môn hộ cho lão nhân gia. Trương Ngọc Giao mỉm cười nói: - Thì ra thế, tiểu muội còn nhỏ nên chưa lần nào có duyên được bái kiến từ nhan của đại sư, nhưng tiểu muội vẫn thường nghe phụ mẫu nhắc đến cái thuật chữa bệnh của đại sư, thật phải nói là một tay thần y có một không hai. Hoàng Vĩnh cũng nhanh nhảu nói: - Phải đấy, phải đấy, cái tài y đạo của đại sư đáng gọi là đệ nhất trong võ lâm hiện nay. - Ngày xưa, phụ mẫu của tiểu muội cũng từng được ân cứu mạng của đại sư nên lần này, tiểu muội vượt ngàn dặm đến đây là muốn thay mặt phụ mẫu dâng lên lão thiền sư chút quà mọn, gọi là tỏ tấm lòng kính mộ bấy lâu. Hoàng Vĩnh nghĩ bụng: - Nếu như ta không tiếp chuyện, tất nàng sẽ ngờ, nhưng thiếu nữ này thông minh lắm, ta phải dè dặt ứng phó mới được. Nghĩ đoạn, chậm rãi nói: - Theo tại hạ được biết, Khổ Hạnh đại sư chắc không chịu nhận lễ của người đâu. - Đại sư là bậc thế ngoại cao nhân, có lý nào tiểu muội dám biếu tặng nhân lễ vật phàm tục. Hoàng Vĩnh động tính hiếu hỏi: - Thế chẳng hay Trương cô nương định biếu lão thiền sư vật gì? - Số là phụ mẫu của tiểu muội có hái được ba vị thuốc lạ, cho nên mới sai tiểu muội đem dâng đại sư... Ngừng lại giây lâu, tiếp: - Vốn ra, song thân của tiểu muội cũng muốn thân hành tới đây để tận tay dâng lên cho đạo sĩ, nhưng vì lúc phụ mẫu hái thuốc, bất ngờ gặp phải con trăn độc trông giữ linh vật ấy, phải vất vả sau hồi lâu giao chiến, song thân mới hạ được con vật ấy, nên cũng cần nghĩ dưỡng thương, vì đấy gia phụ mới sai tiểu muội đến đây một mình. Hoàng Vĩnh ngước mắt nhìn trời, nghĩ bụng: - Thật là hổ thẹn. Ngọc Giao trầm ngâm giây lâu, sẽ hỏi: - Hoàng huynh, không hiểu đại sư còn tọa thiền đến bao giờ mới có thể tiếp khách nhân? Hoàng Vĩnh đảo mắt nhìn sang lục y thiếu nữ, chỉ thấy nàng dung mạo đoan trang, tư phong trác tuyệt, khiến người không dám nhìn lâu, nghĩ bụng: - Thật là vưu vật thế gian. Thì ra, hai người tuy nói chuyện lâu, nhưng Hoàng Vĩnh vẫn chưa hề đưa mắt nhìn kỹ, bây giờ sau giây lâu ngắm thiếu nữ, mới nhận ra Trương Ngọc Giao là một giai nhân tuyệt thế. Chàng mãi suy tư đến quên bẳng cả đáp lời đối phương. Thốt nhiên Ngọc Giao sẽ thở dài nói: - Hoàng huynh, chết thật, tiểu muội lại quên khuấy mất lời dặn bảo của phụ mẫu rồi. - Lệnh tôn, lệnh đường dặn bảo gì thế? - Lúc tiểu muội dời khỏi nhà, phụ mẫu đã dặn đi dặn lại là khi nói chuyện với người lạ cần phải giữ vẻ đoan trang không được cười đùa cợt nhã. - Lệnh tôn và lệng đường nói rất phải. - Có điều, đáng tiếc là cái bệnh hay cười của tiểu muội khó sửa lắm, cứ vô tình không nhớ lại cười ngay. - Phụ mẫu có dạy bảo con, mới là thật ý thương con, cô nương nên nghe lời của lệnh tôn và lệnh đường mới phải. - Được rồi, giờ thì Hoàng huynh có thể quay đầu lại, tiểu muội sẽ không cười nữa đâu. Hoàng Vĩnh thong thả quay lại, yên lặng chờ đợi. Ngọc Giao cau mày tiếp: - Hoàng huynh vẫn chưa đáp lời tiểu muội? Hoàng Vĩnh sớm đã quên bẳng: - Cô nương hỏi cái gì? Ngọc Giao không nén được, chực bật cười, nhưng cố giữ lại vẻ lạnh lùng nói: - Tiểu muội muốn hỏi lúc nào Khổ Hạnh đại sư mới tọa thiền xong? Hoàng Vĩnh trầm ngâm giây lâu nói: - Chắc là không lâu nữa đâu, xin phiền cô nương ngồi đợi ở đây một lát. - Không sao, tiểu muội hiện không có việc gì quan trọng, nên dù có đợi đến nửa ngày một đêm cũng được. Quả nhiên, nàng liền ngồi xếp bằng tròn trên mặt đất. Hoàng Vĩnh tư lự: - Hiện tại ta đã tạm cầm chân được y thị, nhưng không biết lão tăng chột mắt ấy phải bao lâu mới chữa xong thương thế cho đại ca? Cao Quang ẩn thân sau một gốc cây đại thụ cách đấy hơn trượng, mắt thấy Hoàng Vĩnh đã thuyết phục được lục y thiếu nữ, rất lấy làm bội phục, nghĩ bụng: - Chuyện này như nếu đổi là Cao lão tam ta, chắc nãy giờ đã có trận giao chiến ác liệt rồi. Nghĩ đoạn, thủng thẳng lùi về phía sau. Ngọc Giao hai tai thập phần linh mẫn, cử động của Cao Quang tuy rất dè dặt nhưng vẫn làm kinh động đến nàng. Chỉ nghe nàng sẽ giọng nói: - Hoàng huynh, đằng sau chúng ta về phía trái có người, có lẽ y ở cách chúng ta ngoài một trượng. Hoàng Vĩnh giật nảy mình, nghĩ bụng: - Thiếu nữ này võ công thật kinh nhân, chẳng những có thể phát giác có người ẩn núp mà khoảng cách, phương vị đều định lượng được, không sai mảy may, riêng điểm đó ta không thể nào bì kịp rồi. Ngọc Giao lại sẽ giọng tiếp: - Người ấy đang lùi vào trong miếu, Hoàng huynh có cần tiểu muội phải ra tay bắt sống y không? Giọng nói rất tự nhiên, tựa như thập phần tin tưởng ở mình. Hoàng Vĩnh hốt hoảng nói: - Cô nương đừng nên xuất thủ, vì người ấy cũng như tại hạ, đều là người trong Tiểu thiên vương tự này cả. - Nếu không phải tiểu muội có chút nể vị, đã không để cho y tự do bỏ chạy như thế, và cũng chẳng cần phải thương lượng với Hoàng huynh... Hốt ngừng giây lâu, nàng miệng lẩm bẩm: - Thật là lạ! Hoàng Vĩnh lo ngại nghĩ bụng: - Bậy thật, thiếu nữ này thông minh như thế, chưa chừng đã bị nàng phát giác rồi. Ngầm chuẩn bị, chàng gặn hỏi: - Cô nương nói gì thế? Tiểu muội có nghe phụ mẫu bảo là trong Tiểu thiên vương tự này, trừ Khổ Hạnh đại sư ra, không còn người nào, ngay cả vị hương hỏa đạo nhân. Nhưng khi đến đây, chẳng những tiểu muội đã gặp Hoàng huynh, mà trong miếu cũng còn có người nữa. Tiểu muội tin là phụ mẫu quyết không lừa gạt tiểu muội, đấy không phải là chuyện đáng lạ lắm sao? Đôi mắt trở nên sáng quắc, chằm chặp nhìn đối phương. Hoàng Vĩnh cố trấn tĩnh nói: - Lệnh tôn không gạt cô nương và tại hạ cũng hoàn toàn nói thật cả. Ngọc Giao chớp chớp mắt nói: - Xin Hoàng huynh cho biết vì sao? - Lệnh tôn, lệnh đường tới Tiểu thiên vương tự này lúc nào tại hạ tuy không biết nhưng thiết nghĩ phải là chuyện cách đây lâu lắm? Ngọc Giao mấp máy đôi môi, muốn nói lại thôi. Hoàng Vĩnh nghĩ bụng: - Con a đầu này không những thông minh tuyệt vời, lại còn cơ trí lắm! Đằng hắng một tiếng, Hoàng Vĩnh chậm rãi tiếp lời: - Khi ấy, chuyện Khổ Hạnh đại sư đi ẩn cư ở đây chưa người nào được biết, ngoại trừ vài vị võ lâm cao thủ. Cho nên nơi này xưa nay vẫn vắng vẻ, hiu quạnh, một năm không được đến vài ba người khách. - Giờ đây đột ngột sao lại lắm người tới thế? Hoàng Vĩnh chột dạ nghĩ bụng: - A đầu lợi hại thật, ta mà lắm lời tất sẽ lộ ngay. Giữ vẻ bình tĩnh, chàng nói tiếp: - Mấy năm nay, cái tin đại sư ở đây, không biết vì lẽ nào lại bị tiết lộ ra ngoài, bởi thế thỉnh thoảng lại có người thọ trọng thương tìm đến. Đạo sĩ thấy bọn người ấy thương thế quá nặng, không nở nhắm mắt làm ngơ, cho nên chẳng mấy chốc, ngôi Tiểu thiên vương tự này người lui tới tấp nập như ngày hội. - Nếu vậy, người vừa rồi chắc cũng là ngươi ở trong miếu này? - Trong tiểu thiên vương tự, ngoại trừ lão tăng và tại hạ, còn có hai... Ngừng lại một chút, chàng tiếp: - Xin cô nương ngồi đợi giây lát, tại hạ trở vào trong xem qua, rồi sẽ ra cho cô nương biết... - Được, Hoàng huynh cứ tùy tiện, tiểu muội ở đây chờ. - Tại hạ sẽ trở ra ngay. Quay người, chàng vừa cất bước bỏ đi, vừa nghĩ bụng. - Thời gian nãy giờ cũng chẳng phải là ngắn ngủi, không hiểu thương thế đại ca ra sao rồi? Tiến vào hậu viện, chỉ thấy Thiếu Bạch ngồi xếp bằng tròn, nhắm mắt điều tức, còn Cao Quang đang đứng canh nơi cửa. Hoàng Vĩnh sẽ giọng nói: - Tam đệ, lão thiền sư ấy đi đâu rồi? Cao Quang chưa đáp ngay, mỉm cười hỏi: - Nhị ca và vị cô nương đó nói chuyện vui chứ? - Tam đệ đừng nói nhảm nữa, mau mau cho biết thiền sư ấy đã đi đâu? - Lão xuống bếp, và bảo đệ đứng ở đây canh chừng cho đại ca. Hoàng Vĩnh nghĩ bụng: - Trương cô nương ngàn dặm tới đây, ta đã nói khéo cầm chân, nhưng cũng thông báo cho lão tăng một tiếng mới phải. Tất tả chạy xuống nhà bếp. Nơi đây, không còn thấy tung tích của lão tăng đâu nữa. Đảo mắt chỉ thấy mờ mờ có một mảnh giấy trắng tinh đặt trên vung một cái nồi đất ở trong xó tối. Biết có chuyện lạ, Hoàng Vĩnh chụp nhanh mảnh giấy, thấy có ghi: - Trong nồi có một bát canh cá, ăn xong hãy dùng đến dược lực của Tử viêm hoa để giải trừ chất hàn độc trên người của quý hữu, chắc chắn với một nội công thâm hậu của quý hữu, nội trong ba hôm sẽ bình phục ngay. Nhưng trong ba hôm ấy, cần nhất không được nổi giận hoặc động thủ với ai. Lão nạp vốn thích thanh tĩnh, nơi này đã bị các người đến quấy, lão nạp đành khăn gói tìm chỗ khác nương thân. Bên dưới không có tên người viết, cũng không thấy nói đến hành tung của lão tăng. Mở vung nồi ra, quả nhiên bên trong có một bát canh vừa mới nấu, hơi nóng ngun ngút bốc lên. Hoàng Vĩnh vội bưng bát canh, chạy nhanh về phía hậu điện sẽ giọng hỏi Cao Quang: - Đại ca tỉnh chưa? Cao Quang chưa kịp đáp, Thiếu Bạch đã hốt mở mắt nói lớn: - Chuyện gì thế? Hoàng Vĩnh giục vội: - Đại ca hãy mau uống cái này, tiểu đệ có chuyện cần nói. Thiếu Bạch đỡ lấy bát canh, uống một hơi cạn sạch, nói: - Chuyện gì, cứ nói đi. Hoàng Vĩnh cầm mảnh giấy lão tăng để lại, dâng hai tay nói: - Xin đại ca hãy xem cái này. Thiếu Bạch tiếp lấy mảnh giấy, coi qua một lượt, khẻ thở dài: - Ôi, chúng ta đến làm rộn người, nên không trách được người phải để giấy ra đi, hơn nữa, cứ với công phu tu vi của người, chỉ sợ rằng không sống chung được với hạng người phàm tục chúng ta! Hoàng Vĩnh ngần ngại, mãi lâu sau mới nói: - Hiện tại, có một chuyện khiến tại hạ thấy khó xử quá! - Chuyện gì mà lạ thế? Hoàng Vĩnh thở dài, đem câu chuyện nói khéo cầm chân Ngọc Giao thế nào, thuật kỹ lại một lượt. Thiếu Bạch trầm ngâm giây lâu nói: - Nhị đệ tuy không phải nói dối hoàn toàn, nhưng vẫn có rất nhiều chi tiết do mình bịa đặt, cho nên, câu chuyện này chỉ sợ khó thanh minh lắm đấy! - Chính vì thế tiểu đệ mới cảm thấy ái ngại, nhưng khi ấy bởi tình thế bắt buộc, đệ đành phải tùy cơ ứng biến, chẳng dè lão thiền sư ấy lại đột ngột để giấy mà bỏ đi. - Thiếu nữ ấy không phải là kình địch của ta, tất cũng không nên dùng thủ đoạn với nàng, vì đường đường là một nam tử, có lý đâu lại đi gạt gẫm hạng nữ lưu. Bây giờ cách hay nhất là ta nên nói rõ cho nàng biết chuyện. - Thiếu nữ này thông minh lắm, chỉ vì tính khí ngây thơ, nói rõ ý mình nên chi đệ mới khôn khéo cầm chân được, nếu không dù có muốn gạt cũng còn khó. Cao Quang hốt xen vào nói: - Nhị vi huynh trưởng bất tất phải lo lắng, lão hòa thượng đã để thơ bỏ đi, sao ta không thể nối gót theo người? Thiếu Bạch lắc đầu, cao giọng: - Không được, trước đã dùng lời ngăn khéo, nay nếu như lại bỏ đi, chẳng những sẽ bị nàng chửi rủa và biết đâu còn làm lỡ việc người ta. - Nếu như giải thích cho thiếu nữ biết, nàng không chịu tin, thì không phải là chúng ta tự chuốc lấy cái phiền sao? Hoàng Vĩnh xen lời: - Đúng đấy, tam đệ hãy hộ tống đại ca đi trước, còn chuyện nơi này cứ để một mình đệ đối phó đủ rồi. Thiếu Bạch xua tay nói: - Không được, vạn nhất nhị đệ với nàng có xảy ra tranh chấp, tất sẽ khó tránh được một trường ác chiến, có phải còn làm tăng thêm cho tiểu đệ một gánh nặng nữa không? Cao Quang cũng tán đồng, xen lời: - Nhị ca nói phải, đại ca nên sớm rời khỏi chốn này. Hoàng Vĩnh nhanh miệng giục: - Tam đệ mau mau hộ tống đại ca đi thôi, ta ở lại đây một mình đối phó với vị cô nương ấy, tất cũng dễ xoay xở hơn nhiều. Thiếu Bạch sẽ thở dài, nghĩ bụng: - Đúng lắm, ta đã không còn sức làm gì, có ở lại đây cũng chỉ tăng thêm mối lo cho nhị đệ, thà là bỏ đi trước. Nghĩ đoạn, Thiếu Bạch bèn nói: - Thật xin phiền đến nhị vị hiền đệ. Cao Quang nghĩ ngợi giây lâu nói: - Lão nhị, chúng tôi hành tung bất định, nhưng ở mỗi góc quanh đệ sẽ để lại ám hiệu, huynh cứ theo đó mà tìm, tất thể nào cũng gặp. Thiếu Bạch lại nhìn Hoàng Vĩnh, thở dài: - Suy cho cùng, câu chuyện cũng do ở ngu huynh... Hoàng Vĩnh vội vã ngắt lời: - Đấy không thể trách lỗi ở đại ca. - Nhị đệ hãy thận trọng! Nói xong Thiếu Bạch cất bước bỏ đi, Cao Quang cũng lật đật chạy theo sau, Hoàng Vĩnh đôi mắt nhìn theo bóng hai người cho đến lúc khuất hẳn mới thong thả rảo bước ra sau chùa. Quả nhiên Ngọc Giao vẫn còn ngươi yên chỗ cũ. Hoàng Vĩnh đằng hắng gọi: - Trương cô nương! Ngọc Giao ngẩng đầu lên, nhận ra là Hoàng Vĩnh vội hỏi: - Khổ Hạnh đại sư đã tĩnh chưa? - Đại sư đi thăm bạn rồi, không có ở trong miếu. Ngọc Giao ngẩng người, nói: - Người đi thăm bạn ở đâu? - Điều đó tại hạ cũng chưa kịp hỏi qua. - Thế lúc nào người mới trở về, có khi người lại đi luôn đến năm bảy bữa đấy! Ngọc Giao đứng dậy, chạy vút qua mặt Hoàng Vĩnh, lẳng lặng tiến vào trong miếu. Hoàng Vĩnh biết rõ hiện giờ trong miếu, ngoài mình ra không còn người nào khác, dù để cho Ngọc Giao xông vào cũng chẳng sao. Cho nên chàng vẫn tảng lờ, ung dung nối gót theo sau. Đến cửa miếu, Ngọc Giao chợt quay đầu lại, sẽ giọng hỏi: - Hoàng huynh, tiểu muội muốn vào xem trong miếu, không biết Hoàng huynh có cho phép? - Trương cô nương cứ vào! Ngọc Giao lách nhanh qua cổng, quan sát giây lâu bỗng hỏi: - Khổ Hạnh đại sư xưa nay ngụ ở phòng nào? Hoàng Vĩnh giật nẩy mình nghĩ bụng: - Bọn ta từ lúc gặp lão tăng, vẫn chỉ thấy lão quanh quẩn trong đại điện chứ biết lão ngủ ở phòng nào đâu, thật là lắc léo! Tuy nhiên chàng vẫn trấn tĩnh, nói nhanh: - Lão thiền sư vẫn ở trong phòng đằng sau hậu điện. Ngọc Giao lẳng lặng đi vòng khắp miếu. Sau cùng trở lại gian đại điện nói: - Tại sao không thấy phòng ngủ của Hoàng huynh đâu cả? - Cô nương khỏi thắc mắc, tại hạ ngủ chỗ nào cũng được! - Hoàng huynh hẳn vẫn ở nơi này chờ đại sư về? - Tại hạ thường ngủ nhờ trong ngôi miếu này. Tất là phải đợi lão thiền sư trở lại. Ngọc Giao hốt cười lạt, đảo nhanh hữu thủ chụp tới mạch cổ tay Hoàng Vinh. Chiêu này thoáng mau như chớp, nhưng may mắn, Hoàng Vĩnh đã sớm đề phòng, cho nên vừa thấy cổ tay đối phương sẽ động, thân hình chàng đã vút sang bên. Ngọc Giao thấy hụt chiêu đầu, liền chạy sấn tới, tung bồi một chưởng. Hoàng Vĩnh hốt hoảng tránh thoát, cao giọng nói: - Trương cô nương sao lại xuất thủ như thế? Ngọc Giao cười nhạt nói: - Ngươi cũng không thể chạy... Ngừng tay, lùi lại hai bước nàng tiếp lời: - Ngươi cho ta là đứa trẻ lên ba hay sao? Chỉ có mù hai mắt, ta mới nhầm ngươi là người tốt thôi! Hoàng Vĩnh chột dạ, nghĩ bụng: - Không hiểu do đâu y thị lại nhận ra được chân tướng của ta? Vẫn giữ điềm tĩnh, chàng nói: - Có chuyện gì, xin cô nương nói rõ hơn chút nữa! - Tòa miếu này, ngoại trừ gian đại điện còn có hai phòng đủ cho khách nhân nghỉ tạm, ngươi đã thường ngủ trong miếu này, tại sao không thấy chiếc chiếu nào... Nói đến đây, nàng gằn giọng tiếp: - Sự thực ngươi là ai? Có quan hệ gì cùng Khổ Hạnh đại sư, hãy nói cho thật. Nếu như có một chữ nào dối trá, đừng trách ta vô tình hạ thủ chẳng nương tay! Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 17 Đại náo thiên vương tự Hoàng Vĩnh ngần ngừ hỏi: - Lệnh tôn, lệnh đường sai cô nương đến đây cầu kiến Khổ Hạnh đại sư chắc cũng phải tả cho cô nương diện mạo của đại sư chứ? - Tất nhiên. - Hay lắm, cô nương đã hoài nghi tại hạ không biết đại sư, tại hạ xin nói hình mạo của người ra, so với những điều cô nương ghi nhớ, xem có điểm nào không đúng? Ngọc Giao thoáng nghĩ giây lâu nói: - Được, ngươi cứ nói đi! - Khổ Hạnh đại sư tuổi gần bảy mươi, bị hư một mắt, đúng không? Ngọc Giao giật mình nghĩ bụng: - Đúng thế, chắc là y có quen biết thật với đại sư! Hoàng Vĩnh sẽ đằng hắng tiếp lời: - Lão thiền sư thích thanh tĩnh lắm, cho nên mới chọn nơi hoang vắng này ẩn cư, xa lánh trần tục. Nhưng mấy năm gần đây, các nhân vật võ lâm biết được chỗ ẩn cư, tới thăm viếng mỗi lúc một đông, nên người bảo tại hạ, người muốn rời ngay nơi này, không ở thêm ngày nào... Ngọc Giao thốt ngắt lời nói: - Ngươi đã biết được đại sư bỏ đi, sao không chịu nói cho ta hay sớm? - Lúc tại hạ ngăn cản cô nương, thật tình tại hạ không biết lão nhân gia đã bỏ đi. - Nói thế thì trước đây một giờ, đại sư vẫn còn ở trong miếu? - Phải, bởi vì gần đây thường có khách đến thăm, lại vào lúc lão nhân gia tọa thiền, quấy nhiễu sự thanh tu, cho nên mỗi khi tới giờ người tĩnh tọa, tại hạ phải đi tuần quanh miếu để ngăn khách vào thăm. Tại hạ vừa mới từ trong ra thì gặp phải cô nương, bấy giờ lão nhân gia vẫn còn trong miếu. Ôi! Nếu biết sớm như thế tại hạ không ngăn cản cô nương làm chi! Ngọc Giao sẽ thở dài đáp: - „y cũng không thể trách ngươi được! Dường như nhớ ra một chuyện gì quan hệ, nàng vội tiếp: - Ban nãy, lúc ta đang nói chuyện có một người bỏ chạy vào trong miếu, tiểu muội chực ra tay bắt sống nhưng Hoàng huynh đã ngăn lại, không hiểu người ấy đi đâu rồi? Hoàng Vĩnh cố ra vẻ nghĩ ngợi: - Có lẽ là y đã đi cùng với đại sư. - Khổ Hạnh đại sư võ công ra sao? - Lão nhân gia chưa từng biểu lộ võ công nhưng cứ theo sự dò ngầm của tại hạ, võ công của người thật đã đến mức tuyệt đỉnh. - Gia phụ từng có nói, đại sư là một vị cao tăng đắc đạo, theo như ngu kiến của tiểu muội, người bỏ đi chắc là không muốn gặp mặt tiểu muội. - Cái đó tại hạ không được rõ. - Hoàng huynh ở trong ngôi miếu này đã lâu, có khi nào Hoàng huynh thấy nữ khách tới thăm? - Chưa bao giờ! - Có những vị Phật môn cao tăng, không muốn tiếp kiến phụ nữ, không biết lời ấy đúng hay sai? Hoàng Vĩnh thoáng nghĩ nói: - Điều này tại hạ chưa từng nghe đại sư nói đến. - Tiểu muội từ ngàn dặm xa xôi tới đây, không được đại sư tiếp kiến, đành phải trở về. Ngày sau Hoàng huynh có gặp người, xin chuyển hộ một câu, nếu không phải vì khó trái lời phụ mẫu, Ngọc Giao này chắc đã sắm thiêu hủy Thiên vương tự rồi! Thấy gương mặt đối phương bừng bừng lửa giận, Hoàng Vĩnh nghĩ bụng: - Nàng vượt ngàn dặm tới đây, lại không được gặp đại sư, tất là phải tức lắm. Thiếu nữ này võ công chẳng vừa, nếu như chọc giận nàng động thủ chỉ sợ sẽ bất lợi nhiều cho ta. Ngọc Giao chợt đổi giọng gay gắt: - Họ Hoàng kia, Khổ Hạnh đại sư đã chịu để ngươi ở lại đây, hẳn ngươi phải là môn hạ? Hoàng Vĩnh nghĩ bụng: - Nàng không được gặp đại sư, cho nên mới giận dữ thế, chứ nhưng đối với lão tăng, hình như nàng vẫn còn kính nể lắm. Hòa thượng ấy đã cứu mạng đại ca, cho dù có gọi lão bằng sư phụ, cũng không phải là quá. Cho nên chàng bèn nói: - Tại hạ tuy không phải là môn hạ của đại sư, nhưng đã từng thọ ơn người chỉ giáo rất nhiều, nên tuy không có danh phận sư đồ nhưng cũng có mối dây tình cảm. Ngọc Giao hốt cười nhạt nói: - Thế thì tốt lắm! Đột nhiên tung ra một chưởng, mau lẹ cùng cực. Hoàng Vĩnh lùi nhanh hai bước hốt hoảng nói: - Cô nương, tại sao... Ngọc Giao như vẫn chưa nghe thấy, song chưởng của nàng múa tít tới tấp tấn công. Hoàng Vĩnh túng thế, đành phải vung chưởng chống trả. Qua được vài chiêu, Hoàng Vĩnh mới hiểu là gặp phải tay kình địch. Chỉ cảm thấy chiêu thuật của đối phương càng lúc càng kỳ ảo, khó bề đương cự nổi. Thoáng mắt, hai người đã giao đấu được hơn hai mươi hiệp. Ngọc Giao bỗng cười nhạt, lạnh lùng nói: - Quả nhiên võ công khá lắm! Chưởng thế xoay vần, cuồng phong ào ào tiến nhanh về phía đối thủ, Hoàng Vĩnh cảm thấy chiêu thuật của đối phương mỗi lúc một thêm khó đỡ. Kình lực của nàng lại càng lúc càng mạnh, cho nên, đang khi bối rối, hốt trúng phải một chỉ ngay thiên huyền huyệt bên tay phải. Tay phải vừa mất tác dụng, sự chống đỡ lại càng thêm khó khăn. Hoàng Vĩnh gắng gượng cầm cự được ba hiệp nữa, liền bị đối phương liên tiếp điểm trúng hai huyệt Phù bạch nơi tay trái và Bộ lang ở trước ngực. Ngọc Giao thấy Hoàng Vĩnh đã mất hết sức kháng cự bèn dừng tay gằn giọng: - Người là người mà Khổ Hạnh lão hòa thượng yêu thích nên ta mới mượn ngươi đánh tiếng với lão là phụ mẫu ta thọ ơn cứu mạng của lão là một chuyện, còn lão coi thường ta lại là chuyện khác. Lão đã không chịu tiếp kiến ta thì linh dược này ta cũng không thèm tặng lão nữa. Phần ngươi nếu như còn nhớ cái hận ngày hôm nay thì cứ việc tìm ta thanh toán! Nói xong nàng vút người lên, chớp mắt đã mất dạng. Hoàng Vĩnh mắt thấy Ngọc Giao thoáng đã mất bóng, giận sôi người, nghĩ bụng: - Hoàng Vĩnh bị hạ dưới tay một thiếu nữ chưa đầy ba mươi hiệp, còn làm được trò trống gì, anh hùng hảo hán chi nữa! Buồn bực ngồi xuống, vận khí điều tức. Hai cánh tay đã mất tác dụng, tuy chân còn cử động được nhưng một thân võ công chắc là phế bỏ từ đây. Thốt nhiên có một giọng nói to lớn truyền tới: - Hay cho lão hòa thượng, thừa lúc ta vắng mặt, đã ăn trộm cá của ta. Nếu như ngày hôm nay không trả cá lại cho lão phu, ta sẽ thiêu hủy cái ngôi miếu tàn của ngươi ra tro bụi cho xem. Biển chưa lặng, sóng lại dâng. Hoàng Vĩnh đã bị điểm huyệt đạo, võ công không còn thi thố được nữa, đành nhắm mắt ngồi dựa vào bàn thờ, giả bộ ngủ say. Người lạ gọi mấy tiếng, không nghe thấy có tiếng đáp, vội cất bước tiến vào trong điện. Hoàng Vĩnh sẽ mở mắt, thấy người ấy tuổi độ lục tuần, râu bạc buông tới ngực, mình mặc áo đen, đầu đội nón lá trắng, tay cầm một cái cần câu, vác trên lưng một cái lưới đánh cá, hai mắt trợn tròn, tỏ vẻ giận đến cực điểm. Hoàng Vĩnh vội vã nhắm mắt làm như đang ngủ. Lão nhân sẽ vung cần. Sợi dây câu liền bay vút tới, đồng thời một lưởi câu cá chừng hơn tấc móc ngay vào ngực áo trước ngực của Hoàng Vĩnh. Lão lớn giọng quát: - Tiểu tử, mau tỉnh lại đi! Đừng chọc lão phu phải tức giận, ta sẽ ném ngươi ra khỏi đại điện bây giờ. Hoàng Vĩnh nghĩ bụng: - Hoàn cảnh này thật hiểm ác vô cùng, lão này không hiểu vì sao lại bất thần đến đây. Vẻ mặt đầy sát khí như thế, nếu không khéo ứng phó, tất khó khỏi mang họa vào thân. Hé mắt, nhìn chiếc lưởi câu bạc móc ở trên ngực nói: - Lão trượng có điều chi chỉ dạy? Lão nhân áo đen sẽ nhắc chiếc cần trong tay, lưởi câu bạc nhanh nhẹn bay vút khỏi áo đối phương, nói: - Lão hòa thượng đi đâu rồi? Hoàng Vĩnh sửng sốt hỏi lại: - Lão hòa thượng nào? - Thì là lão hòa thượng ở trong ngôi miếu này chứ còn ai! Nếu như tiểu tử ngươi không quen biết lão tại sao lại vào trong miếu này được. Hoàng Vĩnh nghĩ bụng: - Tình thế đã cấp bách, ta thử gạt lão một phen! Rồi chàng thong thả nói: - Tại hạ tiện đường qua đây, chực ghé lại nghỉ chân, thốt gặp phải một vị cô nương bướng bỉnh mới sanh chuyện... Hắc y lão tẩu ngắt lời nói: - Tiểu tử, thế rồi ngươi bại hay thắng? Hoàng Vĩnh đỏ bừng mặt, ấp úng nói: - Tại hạ bị bại. Hắc y lão tẩu hốt đổi giọng giận dữ: - Đường đường là nam tử mà không thắng được một thiếu nữ, còn gì là thể thống? - Tại hạ bản lãnh không bằng y thị, biết phải làm sao hơn? Hắc y lão nhân sẽ nhíu đôi mày bạc nói: - Tiểu tử, ngươi không đánh được nàng, chẳng lẽ không thể bỏ chạy sao? Hừ! Đã thua lại còn ung dung vào điện mà ngủ, thật ta chưa hề thấy ai như ngươi! Hoàng Vĩnh đỏ mặt tía tai, lặng thinh không nói được tiếng nào. Lão nhân dường như chợt nhớ tới một việc gì, vội vã nói: - Lão phu không thích kẻ nói dối, ngươi hãy thành thực cho ta biết thiếu nữ ấy phục sức như thế nào? - Nàng vận bộ quần áo xanh, trông xing đẹp lắm. - Đúng rồi, lúc tới đây lão phu có gặp một con bé ăn vận như thế. Tiểu tử ngươi thật không dối ta. Hoàng Vĩnh bấm bụng cười thầm, Hắc y lão nhân dường như quên hẳn mục đích tới đây, đưa mắt nhìn Hoàng Vĩnh, sẽ lắc đầu nói: - Tiểu tử, ngươi nên nghe lời dạy bảo của ta, ngày sau hãy cưới lão bà chứ đừng nên lấy người trẻ tuổi xinh đẹp. Hoàng Vĩnh thắc mắc nghĩ bụng: - Lão này lý luận thật gàn! Hắc y lão nhân nghiêm sắc mặt tiếp: - Tiểu tử, ngươi có biết danh tánh của con bé ấy không? Hoàng Vĩnh thong thả gật đầu nói: - Tại hạ biết chứ! - Hay lắm, lão phu sẽ truyền cho ngươi vài chiêu võ công, để sau này tìm gặp trả thù, dậy cho y thị một bài học đích đáng! Hoàng Vĩnh nghĩ bụng: - Lão này dường như đối với đàn bà có nỗi oán hận gì ghê gớm lắm, có điều đáng buồn cười là ta và lão vốn không quen biết, lão lại muốn truyền võ công cho ta chỉ với ý làm nhục đàn bà. Hắc y lão nhân bỗng ném chiếc cần câu trên tay xuống nói: - Mau dậy đi, lão phu sẽ truyền dậy cho ngươi vài món thủ pháp. Hoàng Vĩnh nhăn nhó: - Khổ nỗi, tại hạ đã bị y thị điểm huyệt rồi. Hắc y lão nhân vội chạy tới, búng hai tay giải khai huyệt đạo cho Hoàng Vĩnh nói: - Lão phu sáng tác được chín chiêu chưởng pháp, chỉ cần ngươi học được một nửa, lão phu dám quả quyết là khi gặp con bé ấy ngươi sẽ hạ được dễ dàng. Hoàng Vĩnh đã lãnh giáo võ công của Ngọc Giao, thật là cao minh cùng cực, cho nên chàng vẫn còn nghi hoặc nghĩ bụng: - Dù cho ta có học được chín chiêu chưởng pháp của lão già ngươi, chỉ sợ cũng vị tất đã thắng được y thị. Hắc y lão nhân nói là làm, cũng không cần biết Hoàng Vĩnh có chịu học hay không? Lão xoa tay nói: - Trước tiên, lão phu sẽ biểu diễn một lượt cho ngươi xem. Thong thả thi triển thủ pháp, Hoàng Vĩnh võ công cũng thuộc vào hạng khá, cho nên, sau khi nhìn qua hai chiêu đầu, tinh thần liền phấn chấn. Chàng ngưng thần coi kỹ chưởng thế của Hắc y lão nhân. Ông già áo đen dường như muốn thật lòng truyền thụ chưởng pháp cho Hoàng Vĩnh nên những chỗ biến hóa dù nhỏ thế nào người xem cũng đều được nhìn thấy rõ. Chín chiêu chưởng pháp vừa diễn xong, chỉ đúng độ công phu uống cạn một chén trà nóng. Hoàng Vĩnh thấy thế buột miệng khen: - Quả nhiên là bí ảo cực cùng! - Kể ra tiểu tử ngươi cũng là người có đôi chút kiến thức đấy! - Lão trượng quá khen rồi! - Tiểu tử, lão phu hành sự vốn không thích nhu nhược như đàn bà, nếu như ngươi chịu học, hãy mau động thủ xem sao? Hoàng Vĩnh vận khí, bắt đầu luyện tập. Lão nhân áo đen tuy hết lòng chỉ điểm nhưng vì chín chiêu chưởng pháp ấy biến hóa quá phức tạp, cho nên mãi một tiếng đồng hồ sau, Hoàng Vĩnh bất quá mới chỉ thuộc được bốn chiêu. Hắc y lão nhân hốt như không còn sức nhẫn nại, đưa tay nhắc vội chiếc cần câu nói: - Tiểu tử, ngươi thật đần, lão phu không thèm dạy nữa! Nói xong lão quay đầu chạy ra ngoài, Hoàng Vĩnh vội vã nói: - Xin lão tiền bối dừng chân giây lát, vãn bối có chuyện cần thỉnh giáo. Lão nhân dừng bước, ngoảnh đầu hỏi: - Chuyện gì, nói mau đi! - Vãn bối đội ơn truyền nghệ, nhưng còn chưa thỉnh danh tánh của lão tiền bối. - Ngươi hỏi tên tuổi ta làm chi, ta không nhận ngươi làm đồ đệ đâu. - Vãn bối tự biết là ngu muội, khó được làm môn hạ của lão tiền bối. Nhưng ơn truyền nghệ thật thâm sâu, lẽ nào vãn bối bỏ qua, không thỉnh giáo đến môn danh tiền bối? - Nói cho ngươi biết, sau này có gặp con bé ấy, làm sao phải đánh được nó hai cái bạt tai là kể như không phụ ân ta truyền nghệ ngày hôm nay. Vừa dứt lời không đợi Hoàng Vĩnh kịp đáp, lão tung người nhanh như làn gió thoảng, chớp mắt đã mất dạng. Hoàng Vĩnh dõi mắt theo hướng lão nhân, vái dài một cái rồi cao giọng nói: - Vãn bối xin tiễn lão tiền bối. Biết là với thân pháp nhanh nhẹn cùng cực của Hắc y lão nhân, cho dù lão có nghe được cũng không thể nào nghe tiếng hồi đáp của lão nhưng Hoàng Vĩnh vẫn phải giữ đúng lễ. Không dè, chàng vừa chực quay người bỏ đi, bên tai thốt nghe văng vẳng giọng của lão nhân ấy nói: - Không nên đa lễ, hãy nhớ lời lão phu là đủ rồi. Hoàng Vĩnh nhờ họa lại được phúc, vì Ngọc Giao xuất thủ chế ngự huyệt đạo, bất ngờ gặp được Hắc y lão nhân, truyền thụ cho vài chiêu chưởng pháp. Câu chuyện lạ lùng chỉ diễn ra trong vòng một tiếng đồng hồ ngắn này, như nếu không được chứng kiến, nói ra cũng sợ khó ai tin. Hoàng Vĩnh vươn vai, thở dài nhẹ nhõm, thủng thẳng cất bước ra khỏi Tiểu thiên vương tự. Nhưng vừa đến cổng miếu, hốt thấy Cao Quang hối hả chạy tới, hổn hển nói: - Đại ca không yên tâm, nên mới bảo tiểu đệ trở lại đón nhị ca. - Thương thế đại ca ra sao rồi? - Cái tài chữa bệnh của lão hòa thượng ấy thật là cao minh. Đại ca đã khỏi hẳn, bây giờ còn đang điều tức lấy lại sức mới hơn nửa thôi. Nhị ca sao còn chần chờ ở nơi này lâu thế, khiến đại ca cứ bồn chồn lo lắng mãi. - Đấy là bởi vừa rồi ngu huynh gặp phải một chuyện ly kỳ lắm. Nói ra thật như giấc mơ, đại ca thương thế vừa mới khỏi, chúng ta không nên để người đợi lâu, mau về gặp đại ca rồi hẳng nói. Hai người thi triển khinh công vút mình về phía trước. Thoáng mắt đã tới một khu rừng đầy cỏ dại. Cao Quang chậm bước lại nói: - Đến rồi! Cao Quang sấn thẳng vào trong rừng, Hoàng Vĩnh lặng lẽ theo sau, vừa được chừng bốn năm trượng quả nhiên đã thấy Thiếu Bạch đang ngồi xếp bằng dưới một gốc cây. Thiếu Bạch tựa như nghe thấy tiếng bước chân mở bừng đôi mắt nhìn Hoàng Vĩnh hỏi: - Nhị đệ không gặp chuyện gì rắc rối chứ? Hoàng Vĩnh khẽ lắc đầu đáp: - Chỉ hoảng vía thôi. Rồi chàng đem câu chuyện vừa qua thuật lại một lượt. Thiếu Bạch khẽ thở dài nói: - Chốn giang hồ có rất nhiều nhân vật kỳ bí, tính tình hành sự đều quái dị không ai đoán được. Nhưng theo ý ta thì lão nhân ấy đã truyền thọ chưởng pháp cho hiền đệ quyết không phải là cái học tầm thường. - Đúng thế, vì cứ với kiến thức võ học của đệ, chín chiêu chưởng pháp do lão ấy sáng tác, thật huyền ảo lắm. Có điều đáng tiếc là đệ quá ngu dốt nên không tài nào nhớ hết được. Cao Quang tò mò xen lời: - Thế nhị ca học được mấy chiêu? - Ngu huynh ngu muội, đã lắng hết tai nghe chỉ lãnh hội được có bốn chiêu. - Chừng ấy cũng đủ lắm rồi! Thiếu Bạch ái ngại nhìn Hoàng Vĩnh xen lời: - Mấy hôm nay, nhị đệ đã quá vất vả, không được nghỉ ngơi giây phút nào, lúc này cũng nên dưỡng sức, để đến tối chúng ta còn phải lên đường. - Nếu như đại ca chưa được bình phục hẳn, chúng ta hãy nghỉ ngơi thêm vài ngày nữa cũng chẳng sao. Thiếu Bạch mỉm cười nói: - Thương thế ngu huynh đã hoàn toàn khỏi hẳn rồi, nhị đệ đừng nên bận tâm. Cao Quang hốt nói lớn: - Chúng ta mau đi... Thiếu Bạch và Hoàng Vĩnh đều ngẩn người, thắc mắc. Hoàng Vĩnh vội hỏi: - Đi đâu? - Đi lấy Tử viêm hoa... Thiếu Bạch ngạc nhiên ngắt lời: - Tử viêm hoa là cái gì? Thì ra, Thiếu Bạch thọ thương hôn mê, cho đến lúc được cứu tỉnh đến giờ, bọn Hoàng Vĩnh vẫn chưa nói cho chàng nghe chuyện chữa thương. Cao Quang tiếp lời: - Loài Tử viêm hoa có thể giải trừ được hàn độc. Chúng ta nên kiếm thêm ít nữa mang bên mình, đề phòng có trúng phải chưởng lực ấy lần nữa, ta chỉ việc bắt con cá đuôi vàng kia, lo gì không trị dứt khí hàn độc? Hoàng Vĩnh nghĩ bụng: - Bọn ta tuy đã học cách chữa ấy của Khổ hạnh đại sư, nhưng con kim tuyến ly kia lại là loài cá hiếm thấy trong thế gian, có lý đâu lúc nào cũng có thể bắt được? Nhưng loài hoa tím ấy có tác dụng khử trị khí hàn độc, nếu hái đem theo, biết đâu lại chẳng có lúc cần dùng? Thiếu Bạch hỏi lại: - Tử viêm hoa là cái gì? - „y là một loại hoa cánh nhỏ, màu tím... Liền đó Cao Quang thuật lại tình cờ hái được giống Tử viêm hoa trong cánh rừng như thế nào một lượt. Thiếu Bạch nóng nảy: - Đấy là kỳ vật thế gian, có lý đâu lại để nó tuyệt tích âm thầm như thế, chúng ta lên đường ngay đi thôi! Hoàng Vĩnh hốt xen lời: - Xin đại ca đừng nóng, đâu vẫn còn có đó, chúng ta nên nghỉ ngơi lấy sức thì hơn. Bọn Thiếu Bạch ngồi điều tức dưới gốc cây được một lát, liền vội vã theo Cao Quang dẫn đường, tìm đến nơi sinh trưởng của giống hoa màu tím. — đây ba người chỉ thấy một cái hố đất khá sâu để lại, còn cái cây hoa màu tía ấy sớm đã bị người bứng mất từ lúc nào. Cao Quang dậm chân vò đầu nói: - Thật là chó má, nó lại dám nhổ luôn cả cây! Hoàng Vĩnh sửng sốt hỏi: - Tam đệ mắng ai đấy? - Đệ mắng đứa nhỏ trộm cây hoa này chứ còn ai! - Tam đệ đừng vội nóng, biết đâu chả phải là Khổ Hạnh đại sư. Thiếu Bạch khẽ thở dài: - Trong trời đất, linh khí vần vụ kết tụ mới sinh kỳ trân, phải là người có duyên phận lắm mới mong gặp được, chúng ta đã không có duyên ấy, cũng bất tất phải cầu. Hoàng Vĩnh cau mày nói: - Chúng ta với Cừu hận chi kiếm tuy vô can, nhưng vẫn bị anh hùng thiên hạ ngờ vực, cho nên lúc này chỉ cần chúng ta lộ diện giang hồ hay bị phát giác hành tung chắc là khó tránh một trường sóng gió. Thiếu Bạch trầm ngâm giây lâu nói: - Chuyện này khó nghĩ lắm đây. Cao Quang bỗng xen lời: - Chúng ta thay đổi diện mạo rồi chen chân trong chốn giang hồ thì còn sợ gì không qua được tai mắt của nhân vật võ lâm? - Hiện tại chỉ còn mỗi cách ấy, nhưng thuật cải trang không phải dễ đâu, cần bàn lại cho kỹ đã. - Nếu cứ lo mãi thế, chẳng hóa ra đành chịu bó tay sao? Hoàng Vĩnh chậm rãi nói: - Tam đệ nói phải, bọn họ vô duyên cớ đêm đổ tội vào đầu chúng ta, đến nỗi bây giờ mở mắt nhìn đâu cũng thấy toàn là địch, bọn họ đã không biết điều, chúng ta cũng chẳng cần phải nhân từ nữa. Thiếu Bạch bừng nổi hào khí, đôi mày cau lại, ánh mắt tràn đầy cừu hận. Hoàng Vĩnh thấy thế sợ hãi nghĩ bụng: - Đại ca võ công cao cường, nếu như xuôi tay làm càn, thế tất sẽ gây thành sát kiếp. Lòng hối hận, không dám mở lời nói khích nữa. Thốt nhiên, Thiếu Bạch ngước mặt, sẽ thở dài trầm giọng lại: - Món huyết thù của hơn trăm mạng nhà họ Tả, kẻ thù bao gồm trong Cửu đại môn phái và Tứ môn, Tam hội và Lưỡng đại bang. Xem thế phàm là nhân vật võ lâm, ai cũng là cừu nhân của Tả gia, chẳng lẽ Tả Thiếu Bạch này phải ra tay giết hết người trên giang hồ sao? Mục quang hướng về hai người giây lâu tiếp: - Đừng nói ngu huynh không có được khả năng ấy, chứ dù cho là có cũng không thể làm bậy. Hoàng Vĩnh gật đầu xen lời: - Đại ca nói đúng, oan có đầu, nợ có chủ, lẽ nào lại xem tất cả võ lâm thiên hạ đều là cừu nhân... Thiếu Bạch hốt xua tay, ra dấu bảo người em im lặng, ngưng thần nghe ngóng. Cao Quang thắc mắc, vừa chực mở miệng hỏi, bỗng nghe Thiếu Bạch quát lớn: - Ai đó? Chỉ nghe một giọng cười nhạt, lồng lộng trong gió đáp gọn: - Ta! Liền đó từ sau gốc đại thụ, chợt có một thiếu nữ áo xanh, thong thả bước ra. Hoàng Vĩnh giật mình thảng thốt: - Trương Ngọc Giao! Lục y thiếu nữ lạnh lùng nói: - Thì ra là ngươi, ngươi tự giải huyệt hay lại nhờ đến bọn này? Vừa nói nàng vừa đưa tay chỉ bọn Thiếu Bạch. Hoàng Vĩnh liếc mắt nhìn đối phương nghĩ bụng: - Sở dĩ hắc y lão nhân truyền cho ta chín chiêu chưởng pháp chỉ vì muốn ta đánh trả y thị vài cái bạt tai. Lão đã có ân truyền nghệ cho ta, có lý nào ta lại quên lời dạy của lão được. Nếu như không gặp lại thì thôi, đằng này không dè y thị lại có ý tìm tới chứ! Trầm ngâm nghĩ ngợi, quên bẳng cả đáp lời đối phương. Ngọc Giao sốt ruột quát: - Ngươi bề ngoài tuy trung hậu nhưng tâm địa xảo trá lắm, ta phải trừng trị thích đáng! Vút người qua Cao Quang, nàng sấn thẳng tới trước mặt Hoàng Vĩnh, loáng nhanh hữu thủ. Thiếu Bạch vội tung ra một chưởng tiếp đỡ, nói: - Cô nương chắc đến đã lâu? Ngọc Giao sôi giận quát: - Tránh ra mau! Tả thủ nàng liên tiếp tung nhanh ba chưởng chặn đường Thiếu Bạch, đồng thời tay phải vút chỉ về phía Hoàng Vĩnh. Hoàng Vĩnh hít một hơi dài, lùi lại chừng năm bước, nghĩ bụng: - Ta nếu như không cùng nàng động thủ tất không thể bạt tai nàng được rồi. Thiếu Bạch thấy đối phương xuất thủ mau lẹ quá, bất giác cũng chột dạ, thầm nhủ: - Thiếu nữ này võ công cao cường lắm, không thể khinh thường được. Chàng vừa né tránh ba chưởng của đối phương, thừa dịp nhoáng nhanh chưởng pháp công lại ba chiêu. Ngọc Giao vốn chưa thèm đếm xỉa tới Thiếu Bạch, chỉ muốn đánh bức chàng thối lui thôi, không dè đã tấn công liên tiếp mấy chiêu, chẳng những không làm được theo ý nguyện, trái lại còn bị đối phương đánh lùi lại mấy bước, mới biết là gặp phải tay kình địch. Nàng nhìn thoáng Thiếu Bạch một lượt, giọng lạnh lùng: - Võ công các hạ khá lắm! Thiếu Bạch chậm rãi hỏi lại: - Cô nương đến đây đã lâu? Một người một ý nghĩ, cho nên lời đối đáp thật là nhạt nhẽo. Ngọc Giao bĩu môi đáp: - Ta tới lâu rồi thì có sao? Thiếu Bạch giật nãy mình nghĩ bụng: - Nếu như y thị nghe được về thân thế ta, đồn đại trên chốn giang hồ, tất Cửu đại môn phái và Tứ môn, Tam hội sẽ liên hợp phái cao thủ đi truy sát ta, chừng đó dù võ công có cao đến đâu cũng khó lòng đương cự, thật như y thị đã nghe, ta chỉ còn một cách giết để giệt khẩu. Khi ấy, Ngọc Giao cũng đang suy tính: - Bên đối phương dường như tên này là tay bản lĩnh nhất, nếu ta xuất thủ hạ y trước, tất cũng không khó thu phục hai tên kia, được thế ta sẽ hỏi cho ra hạ lạc của Khổ Hạnh đại sư sau. Riêng có một Cao Quang vẫn hết lòng tin ở võ công Thiếu Bạch đủ sức đối phó với đối phương cho nên vẫn yên lặng đứng ngoài quan sát. Bốn người đều theo đuổi ý riêng, không ai nói với ai câu nào cả. Mãi thời gian cạn một chén trà nóng, Ngọc Giao mới chợt đưa tả chưởng đánh vút một chiêu Hồi phong nhược liễu thẳng tới trước ngực Thiếu Bạch. Thiếu Bạch cũng vội tung tả chưởng, thi triển chiêu Hoạch địa vị giới chống đỡ, đồng thời tay phải thò nhanh ra chụp vào cổ tay đối phương. Chàng ngần ngại không biết có nên hạ thủ lấy mạng đối phương không? Nên chi thế công tuy mạnh nhưng không tàn độc. Ngọc Giao rút mau tay về, cùng lúc vúng vút ra một chỉ điểm vào mạch môn đối phương. Chỉ nghe gió lạnh rít tới, Thiếu Bạch kinh hãi, buột miệng: - Đàn chỉ thần công! Ngày còn theo Cơ Đồng học tập võ công, sư phụ chàng vẫn thường giảng giải về các tuyệt kỹ của các môn phái trong thiên hạ, cho nên vừa thấy lối xuất thủ của đối phương, chàng vội vã đánh vút một chiêu Phi bộc lưu truyền, che chở trước ngực, và tay phải co nhanh lại tung mạnh một chưởng đón đỡ. Chưởng và chỉ vừa chạm nhau, hai bên đều chột dạ, nghĩ bụng: - Không dè người này thủ pháp quá nhanh, nội lực còn mạnh mẻ đến thế! Sau phút trấn định, hai người đều đem hết bản lĩnh ra thi thố. Chỉ thấy bóng người ẩn hiện, bóng chưởng chập chờn. Thoáng mắt trận đấu đã hơn năm mươi hiệp mà cả hai vẫn cầm hòa. Tuy không nói ra, nhưng hai người đều thầm phục tài nhau lắm. Vút thêm mấy chưởng nữa, Ngọc Giao hốt lùi lại phía sau chừng năm thước, rút nhanh thanh trường kiếm trên vai, cười nhạt: - Chúng ta đấu bằng quyền chưởng, chưa ai hơn được ai, dù có đánh đến hơn hai trăm hiệp cũng khó biết thắng bại. Ta không có thời giờ nhiều nữa, chúng ta hãy tỷ thí kiếm thuật đi! Thiếu Bạch bấm bụng cười thầm: - Đấy là thị tự rước lấy cái khổ. Nghĩ đoạn liền nói: - Xin lãnh giáo cô nương! Thong thả chàng rút soẹt thanh trường kiếm. Ngọc Giao tay trái nắm kiếm nhanh nhẹn đâm thẳng vào trước ngực đối phương, lối đánh thật lạ. Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Thiếu nữ này cao ngạo lắm, nếu không cho y thị nếm mùi lợi hại, chỉ sợ y thị càng thêm nết ngông nghênh và cuộc chiến này không biết bao giờ mới giải quyết xong. Thanh kiếm chàng loáng lên, đâm thẳng tới thanh kiếm đối phương, những tưởng Ngọc Giao phải né tránh, không dè nàng vẫn giữ nguyên thế đón đỡ. Chỉ nghe thấy tiếng leng keng rợn người, cả hai đều cảm thấy cổ tay tê dại. Ngọc Giao hừ nhạt, loáng tít thanh kiếm, lần này dường như nàng giận lắm cho nên các chiêu thức tàn độc lạ thường, mũi kiếm toàn nhắm vào các yếu huyệt của Thiếu Bạch, tưởng chừng trúng phải một kiếm cũng khó sống. Hoàng Vĩnh và Cao Quang đứng ngoài đều biến sắc, nơm nớp lo sợ cho người anh. Thiếu Bạch nghe mũi kiếm nàng vun vút bên tai cũng đâm hoảng: - Thiếu nữ này không hiểu sử dụng môn kiếm pháp gì mà dõng mãnh lợi hại đến thế? Ta cứ thi triển từng chiêu kiếm của sư phụ truyền cho, dù cho kiếm pháp nàng có cao minh, cuối cùng cũng khó lòng cầm cự. Lúc ấy Ngọc Giao múa luôn một hơi ba mươi sáu kiếm, nhưng đều bị hóa giải dễ dàng, bấy giờ nàng mới sợ hãi, hết dám coi thường đối phương. Giao đấu thêm mấy hiệp nữa, thế kiếm trên tay Thiếu Bạch bỗng loáng tròn mấy vòng, rồi bằng thân pháp nhanh nhẹn cực cùng, phóng thẳng đến đối phương. Và chỉ thoáng mắt, chàng đã đảo ngược tình thế, Ngọc Giao lại phải lúng túng chống đỡ trong vòng kiếm quang.Ngọc Giao tuy đã hết sức phản công, hy vọng sẽ phá được vòng kiếm của Thiếu Bạch nhưng với Đại bi kiếm pháp của đối phương thì cho dù nàng có tận dụng tuyệt học bình sinh vẫn không thể nào được như ý nguyện, bất giác thêm uất ức, khóe mắt từ từ trào lệ. Thiếu Bạch thấy thế, rất lấy làm lạ, vội thu kiếm thối lui nói: - Tại sao cô nương lại khóc? Ngọc Giao đưa mắt căm hờn qua màn lệ nóng nhìn đối phương gằn giọng: - Ta hận ngươi! - Bởi vì tại hạ kiếm thuật cao minh? - Ngươi có kiếm thuật cao siêu, cũng chỉ đả thương ta dưới lưỡi kiếm là cùng, nhưng Ngọc Giao này không phải là hạng người sợ chết. - Thế thì sao cô nương lại khóc? - Ta hận vì ngươi thắng được mà không thắng, cố ý diễu cợt ta. Ai cần nhà ngươi phải nương tay hạ thủ? Thiếu Bạch áy náy, sẽ lắc đầu: - Tại hạ thật tình nào có ý nhân nhượng cô nương? Ngọc Giao lại càng thêm sôi giận, trợn mắt nói: - Rõ ràng mấy lần ngươi có thể đả thương ta dưới kiếm, ngươi lại cố ý bỏ qua. Cao Quang bỗng xen vào nói: - Đại ca chúng ta là bậc anh hùng, đại hào kiệt, lẽ nào lại đả thương cái thứ nữ lưu như ngươi. Hừ, dù cho có nương tay với ngươi, có gì là không phải, thật là con gái, chẳng biết điều! Ngọc Giao chợt nhoáng động thân hình, nhanh như ánh chớp lướt tới bên Cao Quang, tả thủ vung mạnh một cái. Cao Quang vội vã thi triển chiêu Cự hổ môn ngoại chống trả không dè chưởng thế của đối phương vừa đến nửa chừng bỗng dưng lại đổi hướng đột ngột. Cao Quang phản đòn hụt, chực thu hồi thế chưởng nhưng đã quá muộn, cùng lúc chỉ cảm thấy má trái tê buốt, thì ra đã bị đối phương giáng cho một cái bạt tai nẩy lửa. Ngọc Giao khoái trá, lùi nhanh về chỗ cũ, bật cười khanh khách nói: - Hãy nhớ kỹ bài học này, về sau đừng có nói bậy bạ nữa! Cao Quang giận sôi máu, tung vút người tới quát: - Xú a đầu, lão gia quyết liều mạng với ngươi! Thiếu Bạch biết võ công của Ngọc Giao chẳng những cao cường hơn Cao Quang gấp bội, hạ thủ lại còn thập phần tàn độc, cho nên liền tất tả chạy ra ngăn cản người em: - Tam đệ chớ có nóng nảy, ngu huynh sẽ báo thù cho. Cao Quang đành hậm hực lùi sang một bên. Thiếu Bạch đưa cao mũi kiếm chỉ thẳng Ngọc Giao lạnh lùng nói: - Cô nương xuất thủ đả thương người, ngày hôm nay đừng mong chạy thoát! Ngọc Giao thoáng nghĩ, thản nhiên nói: - Về quyền cước, chúng ta chưa ai thắng bại, còn kiếm thuật kể như các hạ cao minh hơn ta, bây giờ chúng ta hãy tỷ thí đến ám khí xem sao? Thiếu Bạch chột dạ, nghĩ bụng: - Từ lúc theo sư phụ truyền nghệ, ta chưa hề học qua về ám khí, giờ đây nếu như không nhận lời là tự biểu lộ sự hèn kém trước nàng, còn như bằng lòng thật không thể nào có hy vọng sống. Nhất thời chàng trầm ngâm do dự, Ngọc Giao dường như đoán biết được tâm lý của đối phương, sẽ cười nhạt nói: - Ngươi không dám tỷ thí sao? Thiếu Bạch cau mày hỏi: - Nhưng tỷ thí bằng cách nào? - Hừ, tỷ thí ám khí mà ngươi cũng không biết, thật ngốc quá, vậy chúng ta tỷ văn đi. - Thế nào là tỷ văn? - Lối tỷ văn rất giản dị, chúng ta đứng cách nhau ngoài một trượng, một người phóng ra, một người né tránh, lấy mười mũi làm hạn. Nếu người nào bị trúng là kể như thua, còn nói về tỷ võ, chúng ta cứ tận dụng thủ pháp của mình, xem kẻ nào bị hạ trước, nhưng nếu ngươi cảm thấy sợ thì không cần tỷ thí nữa cũng được. - Tại hạ thật chưa hề tập qua ám khí, nhưng cũng xin hết lòng phụng bồi, chẳng qua... - Chẳng qua cái gì? - Tại hạ hiện không có mang theo ám khí bên mình, làm sao tỷ thí được? Ngọc Giao mỉm cười nói: - Không sao, ta cho các hạ mượn. Thò tay vào túi áo, nàng rút ra hơn mười mũi Ngân liên tử, giao cho đối phương rồi tiếp lời: - Mũi Ngân liên tử này là một loại ám khí rất dễ sử dụng, chỉ cần sức cổ tay của các hạ vận mạnh, nhắm trúng mục tiêu là được. Thiếu Bạch không có ám khí, đành phải đưa tay ra nhận. Chàng cố nén cười nghĩ bụng: - Không ngờ còn có lối tỷ thí này, nhất là lại đem ám khí của mình trao cho đối phương sử dụng. Ngọc Giao lại thong thả nói: - Các hạ chưa được luyện qua ám khí, ta xin nhường cho các hạ ra tay trước đấy. - Tại hạ đường đường là nam tử, có lý đâu cần cô nương nhân nhượng? - Nếu như ta xuất thủ, chỉ sợ các hạ không còn kịp trở tay. Thiếu Bạch sẽ lắc đầu nói: - Cho dù tại hạ có bị thua dưới tay cô nương, cũng không thể để cô nương nhường thế. - Thôi được, các hạ đã cương quyết không chịu để cho ta nhường, chúng ta hẳng đánh cuộc, ai thắng sẽ là người ném trước, được chứ? Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Vậy là công bình lắm. Nghĩ đoạn bèn hỏi: - Đánh cuộc thế nào? - Đầu đề do ta ra hay là do các hạ ra? Thiếu Bạch thoáng nghĩ nói: - Tại hạ xin để cô nương ra đấy! - Ta ra đề, nhưng các hạ không được phản đối, đề thế nào chúng ta cứ vậy đánh cuộc nghe. Thiếu Bạch khẽ cau mày nói: - Được, cô nương cứ ra đề đi! Ngọc Giao đưa tay vuốt mái tóc lòa xòa sau gáy, mỉm cười: - Các hạ thử đoán ta bao nhiêu tuổi? Thiếu Bạch ngẩn người nghĩ bụng: - Đánh cuộc kiểu này, không phải là để cho nàng thắng rồi sao? Bởi vì lời đã hứa nên không tiện phản đối, đành nghĩ ngơi giây lâu rồi nói: - Tại hạ xem cô nương chỉ độ mười tám tuổi. Ngọc Giao bật cười nói: - Các hạ thử nghĩ xem đoán thể chắc chưa? - Tất nhiên là không chắc, nhưng dù cho là có đúng mà cô không chịu nhận cũng đành thôi chứ sao? Ngọc Giao thốt cười gượng nói: - Các hạ đoán đúng lắm! Thong thả nàng lùi lại hơn trượng tiếp: - Xong rồi, các hạ bắt đầu đi! Thiếu Bạch hữu thủ nắm chặt hai mũi Ngân liên tử nói lớn: - Xin cô nương tiểu tâm! Tay phải loáng nhanh hai mũi ám khí rít gió vèo tới. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 18 Thần bí nữ kiếm chủ Thiếu Bạch tuy chưa hề tập ám khí, nhưng sức tay mạnh mẽ cực cùng. Hai mũi Ngân liên tử rít gió phân hai hướng bay vút vào Tĩnh huyệt nơi vai trái của đối phương. Không dè ám khí vừa tuột khỏi tay chàng, Ngọc Giao đã tung người né sang một bên, nhẹ nhàng như không có chuyện gì, tựa hồ nàng sớm đoán được mục tiêu Thiếu Bạch định phóng tới. Thiếu Bạch sẽ cau mày, đưa tay phóng vút ra hai mũi nữa. Ngọc Giao cười khanh khách nói: - Các hạ phóng thế nào trúng được! Cùng lúc lạng người nhanh sang bên. Thiếu Bạch rung động tinh thần, hữu thủ nắm chặt ba mũi Ngân liên tiêu. Lần này hai mũi vừa bay vút ra, chờ cho đối phương né tránh, mũi thứ ba vèo vèo vụt khỏi tay. Ngọc Giao kêu lớn: - Như thế là tiến bộ lắm đấy! Di động thân hình, tránh luôn ba mũi của đối phương, tiếp lời: - Các hạ đã phóng bảy mũi, còn ba mũi nữa nếu như không trúng được ta, cuộc tỷ thí về ám khí này coi như các hạ đã bại. Thiếu Bạch bực tức nghĩ bụng: - Cứ moi lần ta đưa tay vừa phóng ra thì y thị đều sớm né tránh, dường như đã biết trước phương vị của ám khí nên thật không thể nào phóng trúng được. Ta xem cuộc thi ám khí này, thế tất là bại về ta. Ngọc Giao cười khanh khách nói: - Các hạ có muốn ta chỉ cho cách phóng ám khí chăng? Thiếu Bạch vốn tính cao ngạo, lạnh lùng nói: - Không dám phiền cô nương, tại hạ cho dù không phóng trúng được cô nương, cũng vị tất là cô nương đã thắng. Cổ tay rung mạnh, ba mũi Ngân liên tử nhất tề vút tới theo hình chữ phẩm. Ngọc Giao thi triển công phu Thiết bản kiều, uốn cong người thật nhanh về phía sau. Lập tức ba mũi ám khí theo nhau lướt vèo qua trước mặt. Thiếu Bạch đã phóng hết mười mũi Ngân liên tử, vẫn chưa hề chạm đến vạt áo của đối phương, lòng đâm hoảng, nghĩ bụng: - Thế mới hay thủ pháp ném ám khí cũng là một môn võ công, sau này có dịp ta cần học hỏi cho biết. Ngọc Giao đứng thắng dậy mỉm cười nói: - Hãy tiểu tâm, bây giờ đến phiên ta đấy! Thiếu Bạch vòng tay, điềm tĩnh nói: - Xin cô nương cứ tận lực xuất thủ. Đề khí ngưng thần chuẩn bị, Ngọc Giao đưa ánh mắt nhìn đối phương giây lâu, giọng tự đắc: - Thủ pháp phóng ám khí của ta không dám nói là đệ nhất võ lâm nhưng với những tay cao thủ hiện giờ cũng khó lòng tránh khỏi. Rủi như các hạ có bị ta ném trúng, thua dưới tay cũng không phải là chuyện lạ. Thiếu Bạch cười thầm nghĩ bụng: - Trước khi xuất thủ, y thị cố ý nói thế là có ý gieo rối loạn trong đầu óc ta đây. Nghĩ đoạn chàng thong thả nói: - Thỉnh cô nương xuất thủ! Ngọc Giao hốt xoa cổ tay, bảo nhanh: - Các hạ cẩn thận! Cùng lúc hai điểm sáng chớp nhoáng lên. Thiếu Bạch ngưng thần nhìn hướng đi của ám khí nghĩ bụng: - Thế có gì là lạ! Chàng vút người sang bên tránh thoát, Ngọc Giao nói lớn: - Chiêu ấy tên gọi là Nhị thiên khai đạo, dễ xoay xở lắm, nhưng chiêu dưới đây là Tam nguyên liên đệ, so với chiêu trước khó tránh hơn nhiều đấy! Lời dứt, chỉ thấy ba điểm hàn quang loáng nhanh trong không. Thiếu Bạch cảm thấy ba điểm sáng này dường như bao phủ một phạm vi rất lớn, vội vả đề chân khí tung mình xa hơn sáu bảy thước mới tránh khỏi. Không dè chân vừa chấm đất hốt đã nghe tiếng gió rít vèo tới. Thiếu Bạch chột dạ, không kịp ngửng đầu lên, chỉ phỏng định phương vị theo hướng gió, tất tả băng mình sang mé trái. Không may nơi ấy lại là hướng ám khí, cho nên vừa hạ thân xuống đúng lúc một mũi Ngân liên tử vù vù lướt tới. Đang khi hoảng hốt, chàng vội lách đầu sang bên, mũi ám khí kèm theo tiếng gió rợn người đã bay vút bên tai. Ngọc Giao cất tiếng cười ròn rã: - Đây là ba mũi ám khí cuối cùng, nếu như ngươi tránh được, cuộc tỷ thí ám khí này chúng ta kể như là huề. Thiếu Bạch phập phồng nghĩ bụng: - Ta cũng mong được vậy. Ngước mắt chăm chú chờ đợi. Ngọc Giao dường như cố ý để chàng nhìn rõ, thong thả đưa tay lên, vung mạnh ba mũi Ngân liên tử. Thiếu Bạch cười thầm nghĩ bụng: - Xem ra lần cuối cũng này phải nói là dễ tránh nhất. Thốt nhiên, một chuyện lạ sẽ ra, chỉ thấy mũi Ngân liên tử cuối cùng gia tăng tốc độ, chạm phải đuôi mũi ở đầu. Ba mũi ám khí sau giây phút chạm nhau, liền rẽ nhanh sang ba hướng. Thiếu Bạch thót người nghĩ bụng: - Thủ pháp thế này thật là kỳ ảo lắm! Ba mũi ám khí càng thêm tốc độ lướt vút tới. Thiếu Bạch lật đật băng sang bên trái. Nhưng đã chậm, một mũi Ngân liên tử găm trúng vào bả vai chàng. Ngọc Giao mỉm cười ung dung bước lại nói: - Về quyền cước, chúng ta bất phân thắng bại, còn kiếm thuật các hạ kể như thắng ta, môn ám khí này ta lại hơn các hạ, vậy thì chúng ta kể như huề, các hạ thấy công bình chứ?Thiếu Bạch tuy trúng phải ám khí của đối phương, nhưng chỉ cảm thấy hơi nhức thôi. Lúc ấy chàng yên tâm khi thấy đối phương không hề đả động tới thân thế của mình.Cảnh tượng suýt mất mạng vào mười ba năm trước vẫn in rành rọt trong đầu óc thơ ngây của chàng. Một ấn tượng cừu hận xót xa, mỗi lúc càng thêm sâu đậm theo tuổi trưởng thành, cho đến bây giờ là lúc chàng nhận rõ điều ấy hơn hết. Thiếu Bạch nhận rõ là một sớm, chẳng may thân phận, danh tánh bị truyền ra ngoài, lập tức sẽ gây thành trường sóng gió trên chốn giang hồ. Cửu đại môn phái, Tứ môn, Tam hội, Lưỡng đại bang sẽ liên kết thành một lực lượng lớn mạnh. Sai phái tất cả những cao thủ truy sát chàng. Sự chấn động trong võ lâm ấy sẽ càng khiến cho chàng khó lòng điều tra chân tướng vì đâu Bạch Hạc bảo lại kết thù với khắp các bang phái võ lâm. Ý nghĩ này cứ lởn vởn, xoay vần trong óc chàng. Nếu như thiếu nữ mỹ lệ trước mắt, thật đã được nghe thân thế của chàng, không chừng chỉ còn có cách giết nàng diệt khẩu.Thiếu Bạch ngẩng đầu, nhìn đối phương giây lâu, chậm rãi nói:- Cô nương, tại hạ muốn hỏi cô nương một việc, mong cô nương thành thật đáp lời. Ngọc Giao chột dạ sẽ đằng hắng: - Chuyện gì thế?- Cô nương đã biết tên họ của tại hạ? Ngọc Giao lẳng lặng lắc đầu nói: - Không, các hạ là ai?Thiếu Bạch thở phào nhẹ nhõm: - Đủ rồi, xin cô nương cứ tùy tiện. Ngọc Giao ngẩn người nghĩ bụng:- Người này thật khó hiểu, lúc khẩn trương khi lại ôn hòa, thế tất là y mang bệnh loạn trí. Hừ! Y đã muốn dọa ta, ta cũng phải dọa lại y một phen mới được. Từ thuở nhỏ, nàng lớn lên trong sự nuông chiều, nâng niu cho nên tánh tình bướng bỉnh lạ thường, bất luận chuyện gì nàng muốn là phải làm cho bằng được. Thốt nhiên chỉ thấy nàng bĩu môi, nghiêm giọng hỏi lại: - Ý, các hạ có biết ta là ai không? Thiếu Bạch đã được Hoàng Vĩnh cho biết danh tánh của nàng nên thản nhiên nói: - Cô nương họ Trương, tên Ngọc Giao, đúng không? Ngọc Giao trợn trừng đôi mắt đáp: - Tên Trương Ngọc Giao này do ngươi tự ý đặt ra đấy phải không? Thiếu Bạch vốn không ưa đấu khẩu nên vòng tay nói: - Được! Tại hạ xin chịu tội lầm lẫn, mong cô nương bỏ qua cho. Lời dứt, chàng quày quả quay người bước nhanh đi. Thấy vậy, Hoàng Vĩnh, Cao Quang cũng hấp tấp chạy theo. Ba người nhanh chân, chớp mắt đã khuất dạng trong rừng cây. Trương Ngọc Giao lặng theo dõi bóng Thiếu Bạch, cơn giận ở đâu bỗng bừng bừng bốc lên, nàng mím môi mắng: - Hừ! Ai cần cái mặt nhà ngươi xin lỗi. Các ngươi đã vô lễ với ta thì ta phải cho các ngươi biết tay một phen mới được! Định bụng thế, tức thời nàng nhắm hướng thật nhanh chạy theo. Bọn Thiếu Bạch ra khỏi khu rừng rậm rạp lập tức thi triển công phu khinh công băng mình thật lẹ. Giờ đây ba người đã là mục tiêu truy lùng của hàng bao nhiêu nhân vật võ lâm, thừa biết rằng sẽ ùn ùn như ong vỡ tổ, ấp tới tấn công. Nên chỉ chọn những con đường mòn cùng đường lối vắng vẻ để đi, một thôi chạy được hơn mười dặm đường. Bấy giờ hốt mờ mờ thấy một tiểu miếu hoang lương ở trước mặt, đứng sững trong màn đêm. Hoàng Vĩnh sẹ giọng nói: đây vắng lắm, chẳng có ma nào cả, chúng ta tạm thời vào trong miếu nghỉ chân một lúc bàn cách che dấu hành tung. Thiếu Bạch cũng cảm thấy cứ trốn núp mãi cũng không phải là kế hay, thế nào rồi cũng bị lộ nên gật đầu tán thành: - Phải đấy, tiểu huynh cũng nghĩ như vậy. Rồi cả ba bước vào trong miếu. Ngôi miếu hẹp vanh vanh, chỉ chừng bằng hai gian phòng, ba người đi tới trước bệ thờ liền đồng ngồi xuống. H oàng Vĩnh vốn tính người cẩn thận, đứng phắt dậy chạy nhanh ra ngoài đảo mắt nhìn quanh xem đường đến miếu không có ai đuổi theo. Vững bụng chàng quay trở vào sẽ giọng nói: - Giờ đây, tình hình ở quanh phủ Nhạc dương này hổn loạn lắm. Cừu hận chi kiếm chẳng khác gì con thần long, thấy đầu mà không thấy đuôi. Hơn nữa, với lối xuất thủ tàn độc, kẻ nào gặp là tán mạng, thật những ân oán giang hồ thường tình xưa nay không sao tránh được, cái dụng tâm ghê gớm và rộng rãi khiến người tựa hồ như muốn đối mặt với toàn thể võ lâm. Cao Quang đỡ lời: - Đúng thế đấy, người ấy quyết nhiên phải là nhân vật mới xuất hiện trên giang hồ, định kiếm chút tiếng tăm lừng lẫy, cho ai cũng phải biết mặt biết tên, nên vừa bước ra giang hồ đã cố ý tạo nên chuyện kinh thiên động địa, sáng lập Cừu hận chi kiếm.Hoàng Vĩnh có vẻ không tán thành:- Nếu mà y muốn có tên tuổi lẫy lừng, thiết tưởng cũng còn nhiều cách, đâu phải chỉ mỗi một việc giết bừa, giết cho thật nhiều. Mới thoạt đầu đã mua thù chuốc oán với vô số người. Cao Quang ngẩn người: - Ừ nhỉ, nhị ca có nhắc đệ mới vỡ lẽ, phải rồi, có chỗ không ổn. Thiếu Bạch bỗng dưng đứng thẳng người dậy, vẻ mặt trang nghiêm: Chẳng lẽ trên đời này lại có một nhân vật thứ hai cũng mang một mối huyết hải thâm cừu, đầy thân nợ máu như Tả Thiếu Bạch ta? Thốt nhiên có tiếng chân ngựa từ xa vọng lại. Thiếu Bạch hoảng hốt khẽ giọng nói: - Có người tới. Hoàng Vĩnh nhanh nhẹn tung người dậy, vèo ra ngoài, lòng nghi hoặc, nghĩ bụng: - Chẳng lẽ Trương Ngọc Giao lại đuổi tới? Dõi đôi mắt nhìn, hướng nam lờ mờ một bóng đen vùn vụt chạy lại, xem chừng đang xông thẳng tới tòa cổ miếu. Đang khi hoang mang thốt nhiên lại nghe tiếng chân ngựa khua lên ở hướng đông và chính bắc. Tiếng chân ngựa dồn dập như thế, tính phỏng ra ít nhất cũng có năm thớt ngựa trở lên, dường như đều nhắm cả về phía hoang miếu. Hoàng Vĩnh vội lùi nhanh vào trong sẽ giọng nói: - Có ngựa chạy về miếu này. Cao Quang thản nhiên đỡ lời: - Chắc là con a đầu họ Trương ấy chứ không ai khác đâu. Y thị thua đại ca trong lòng uất ức mới gọi người tiếp tay. Nếu không thích động thủ với y thị, chúng ta tìm cách tránh mau đi.Hoàng Vĩnh lắc đầu: - Không còn kịp nữa rồi.Quả nhiên tiếng chân ngựa dập rõ mồn một, đã tới ngoài miếu. Thiếu Bạch đưa mắt nhìn nhanh về sau bệ thờ thần, sẽ giọng bảo: - Hẳng núp phía sau bệ này trước rồi sẽ tính.Tức thời ba người khom mình xuống, lách vào dưới bệ thờ.Ba người vừa khuất mình nấp xong, hai thớt ngựa đã trớ nhanh tới trước cửa miếu. Hai người toàn thân vận đồ đen một lượt nhảy xuống, sóng vai đi vào trong miếu. Người đi bên trái cất tiếng: - Thập nhất lang, hiền đệ đã tra xét tình hình chung quanh đây chưa? Hắc y nhân đi bên phải cười đáp: - Tiểu đệ đã phải mất một ngày trời mới tìm ra ngôi miếu vắng vẻ kín đáo này, chung quanh trong vòng năm dặm không có người ở. Hắc y nhân đi bên tay trái nói: - Thế thì được, trước tiên chúng ta hãy lục soát tòa miếu vắng vẻ này một lượt xem sao. Người được gọi là thập nhất lang cười đáp: - Không dám phiền đến cửu ca, đệ đã coi qua rồi. Sạch một tiếng, y đánh lửa lên châm vào mấy ngọn nến trên bàn thờ thần. Thì ra trên bàn thờ đã có sẵn bốn cây nến to bằng cổ tay, chỉ vì bọn Thiếu Bạch lúc vào miếu không ai để ý nên chẳng người nào trông thấy. Ngọn nến chiếu ánh sáng lờ mờ tỏa khắp ngôi miếu hoang lương. Bọn Thiếu Bạch nín hơi im lặng nấp kỹ ở bên dưới bàn thờ thần. Cũng may chỗ này ăn thông ra pho tượng cũng vừa đủ để ba người ẩn thân. Người được gọi là thập nhất lang lại nói: - Hành tung của chúng ta có lẽ đã lọt vào tai mắt của những đồng đạo trên võ lâm. Nghe đồn Tứ môn, Tam hội, Lưỡng đại bang và Cửu đại môn phái đều có phản ứng sai phái các nhân thủ đuổi theo đến nơi này, không hiểu tin ấy thật hay giả? Hắc y đại hán được gọi là cửu ca nói: - Nghe phong thanh hình như cũng có tin ấy thật. Tối nay kiếm chủ triệu tập chúng ta ở đây, thế tất là phải có chuyện quan trọng... Lời chưa dứt, bên ngoài miếu lại có thêm hai hắc y đại hán nữa sánh vai nhau bước vào. Hai người này đều mặc kình trang màu đen giống như bọn người tới trước, lưng đeo trường kiếm, bên hông có dắt một cái túi lớn không biết ở bên trong đựng vật gì? Thập nhất lang quay đầu lại nhìn hai người gọi: - Tứ ca, ngũ ca. Hai hắc y đại hán đồng thanh cười nói: - Thập thất đệ xưa nay vẫn theo hầu bên cạnh kiếm chủ, có biết lần này người triệu tập anh em chúng ta có chuyện gì trọng đại? - Kiếm chủ là người thế nào, chư vị huynh trưởng cũng đều biết rõ, dù cho thật có đại sự người cũng không bao giờ cho tiểu đệ biết trước đâu. Thốt nhiên có tiếng vó ngựa dừng trước miếu, thêm bốn hắc y đại hán nữa nối gót bước vào. Thiếu Bạch rất lấy làm lạ nghĩ bụng: - Bọn người này ăn mặc giống nhau, cử chỉ rất thần bí, nhất là tựa như kẻ nào cũng mang một thân võ công ghê gớm. Không hiểu lai lịch của bọn họ ra sao và người được gọi là kiếm chủ là nhân vật như thế nào? Lúc ấy, hốt từ xa có tiếng vó ngựa dồn dập phi nhanh tới trước cửa miếu. Khoảnh khắc một hắc y thiếu niên tất tả chạy vào, cao giọng: - Đại gia kiếm chủ đã tới, chư vị huynh trưởng mau tiếp giá. Thiếu Bạch nhẩm tính bọn hắc y đại hán, kể cả hắc y thiếu niên mới chạy vào sau cùng, tất cả chín người. Chỉ thấy bọn hắc y đại hán tụ tập trong đại điện đều vội vã sắp thành một hàng ngang, cúi đầu, vòng tay đồng thanh nói: - Cung nghinh đại gia kiếm chủ! Thiếu Bạch chăm chú nhìn, chỉ thấy một thiếu phụ vận quần áo đen, thắt dây lưng quần đỏ, đang thong thả tiến vào. Gương mắt thiếu phụ được che bằng một vuông lụa cho nên Thiếu Bạch không thể nào rõ được diện mạo. Đi theo thiếu phụ áo đen là hai tỳ nữ độ mười bảy, mười tám, vận áo xanh, lưng đeo trường kiếm, nhan sắc thập phần diễm lệ. Thiếu phụ áo đen phất tay nói: - Khỏi cần đáp lễ. Giọng nói thanh tai, nghe rất êm tai. Bọn hắc y đại hán đồng thanh cảm tạ, cúi đầu cung kính chia nhau đứng hai bên, dường như đối với thiếu phụ này bọn họ rất nể sợ. Thiếu phụ áo đen được gọi là kiếm chủ chậm rãi tiến lên bàn thờ mới dừng lại, quay đầu nhìn khắp các đại hán một lượt nói: - Đại lang, nhị lang, tam lang đến bây giờ vẫn chưa tới, chắc đã gặp trở ngại gì... Đảo nhanh mắt sang hắc y thiếu niên đi theo hầu tiếp lời: - Thập nhị lang, ngươi đã cho bọn họ biết chưa? Thiếu niên áo đen chạy vào sau cùng đáp: - Tại hạ đã thông tri rồi. - Bọn họ đến chậm trễ như thế, chúng ta không thể chờ đợi được nữa. Chín hắc y đại hán đứng hai bên thốt nhiên đều nghiêng mình vòng tay, người đứng đầu hàng bên trái lên tiếng: - Tứ lang xin báo cáo, trong vòng năm hôm thuộc hạ đã dùng ba thanh Cừu hận chi kiếm, đả thương ba nhân vật võ lâm.- Ngươi biết rõ thân phận của bọn họ?- Một tên là đệ tử tục gia Thiếu Lâm, còn hai kẻ kia là người trong Phúc Thọ bảo. - Bọn họ đều chết ngay giữa đương trường?- Trừ đệ tử tục gia Thiếu Lâm ra, hai người kia thuộc hạ đều trông thấy tận mắt họ chết. Hắc y kiếm chủ phất tay nói: - Hay lắm, Nghinh Xuân, hãy ghi rõ công trạng của y.Nhìn thấy tỳ nữ mặc áo xanh đứng bên trái hắc y thiếu phụ khẽ dạ, rút ra một cuốn sổ nhỏ, dùng bút đen nghí ngoáy trên trang giấy giây lâu. Thốt nhiên một đại hán áo đen nữa xen vào nói: - Lục lang xin báo cáo, trong vòng năm hôm thuộc hạ đã dùng một thanh Cừu hận chi kiếm giết được một tên đàn chủ trong thất tinh hội. Hắc y kiếm chủ lạnh lùng nói: - Tạm được. Bát lang, thất lang báo cáo sau đều chỉ được kiếm chủ cho là tạm được. Còn cửu lang nội trong năm hôm đã hạ sát được bảy tay cao thủ võ lâm là người công trạng lớn nhất. Thập nhất lang, thập nhị lang vì phụ trách việc truyền lệnh của kiếm chủ cho bọn hắc y đại hán nên chi chẳng có công cũng không có lỗi nào. Lúc ấy chỉ có thập lang là vẫn đứng ngay người như pho tượng ở một bên, chưa nói lời nào. Thấy vậy hắc y kiếm chủ khẽ đằng hắng: - Thập lang, sao ngươi không nói? Thập lang vòng tay ngẩng đầu, run giọng nói: - Thập lang tội đáng chết, nội trong năm hôm vẫn chưa hạ sát được nhân vật võ lâm nào, nên thuộc hạ không biết báo cáo ra sao. - Nói đến phận sự, tất phải có thưởng phạt, ngươi có biết đã phạm tội gì chưa? - Thuộc hạ biết rồi, xin kiếm chủ cứ trách tội. Kiếm chủ sẽ thở dài nói: - Lẽ ra ta phải chặt ngươi một ngón tay, nhưng nể tình ngươi mới phạm tội lần đầu, ta hãy tạm tha cho một lần, ngày sau ngươi phải cố công chuộc tội. - Ơn đức kiếm chủ ngày hôm nay thuộc hạ xin ghi nhớ. Thốt nhiên có những tiếng bước chân chạy sầm sập vào trong miếu. Hai tỳ nữ áo xanh nhanh nhẹn vung tả chưởng đánh tắt ngọn nến trên bàn thờ, cùng lúc tay phải rút ngược thanh trường kiếm ở trên vai. Chín hắc y kiếm sĩ cũng lẹ làng lạng về phía sau, đứng phân thành thế trận, chỉ cần người lạ tiến vào trong miếu, tất sẽ bị một trận mưa kiếm từ bốn mặt tám hướng đánh phủ đầu ngay. Thiếu Bạch ngưng thần lắng nghe, nhận thấy hắc y kiếm chủ vẫn đứng yên bất động. Bấy giờ một bóng đen thốt nhanh như điện tiến thẳng vào trong miếu. Bát lang, cửu lang ẩn mình sau cánh cửa, cùng nhanh không kém, nhất tề đều loáng vút thanh trường kiếm, hai vòng cầu lạnh buốt phóng xẹt ra. Người lạ thân pháp nhanh nhẹn cực cùng, chỉ thấy ánh kiếm nhoáng lên, keng keng hai tiếng đã đánh bật hai thanh trường kiếm của bát và cửu lang. Qua được chiêu đầu, hắc y kiếm chủ thốt quát: - Ngừng tay, người mình cả! Sự thực không cần hắc y kiếm chủ quát bảo, nhưng hắc y kiếm sĩ nấp trong miếu đều cũng đã nhìn thấy rõ người mới tới, cho nên họ đã sớm thâu kiếm lại.Thất lang nói lớn: - Phải chăng là tam ca? Người lạ nói:- Chính là ngu huynh, đại giá kiếm chủ tới chưa? Hắc y kiếm chủ lạnh lùng xen lời: - Bổn tọa ở đây rồi.Người lạ liền tra thanh trường kiếm vào vỏ nói nhanh: - Tam lang xin báo cáo...Hắc y kiếm chủ đổi giọng, ngắt lời: - Sao không theo ước lịnh?- Thuộc hạ theo hẹn tới đây nhưng vì giữa đường nghe được một tin sấm sét nên mới tới muộn, xin kiếm chủ thứ tội. - Tin gì mà ghê gớm như thế? - Thuộc hạ ngầm theo dõi mấy nhân vật võ lâm, vốn định chờ dịp sẽ hạ thủ. Không dè từ cửa miệng của bọn họ, thuộc hạ lại biết tin chưởng môn phương trượng Thiếu Lâm phái hiện nay đã lặng lẽ bỏ đến Nam nhạc.Hắc y kiếm chủ như thể rúng động lắm, buột miệng ủa một tiếng nói: - Còn có người nào nữa không?- Chưởng môn nhân ba đại môn phái Nga Mi, Không Động và Võ Đang cũng cùng đi Nam nhạc để gặp chưởng môn nhân Thiếu Lâm, không hiểu có chuyện gì? Hắc y kiếm chủ sẽ cười nhạt nói: - Bọn họ là thủ lãnh của các môn phái, nhưng hành vi không ngờ lại ám muội... Nghĩ giây lâu nàng tiếp lời: - Đại lang và nhị lang đâu? Tam lang vội đáp: - Nhị vị huynh trưởng đã cải trang đi Nam nhạc, thuộc hạ chạy thật nhanh về đây trình lại với kiếm chủ để xin chỉ thị. Hắc y kiếm chủ thoáng nghĩ nói: - Được lắm, nếu như giết được bất kỳ một chưởng môn nhân tứ đại môn phái tất đủ chấn động giang hồ, còn hơn hạ sát mười hay trăm môn hạ đệ tử của y. Các người hãy mau mau lên đường, cải trang tới Nam nhạc, nhưng dọc đường tạm thời không được sử dụng Cừu hận chi kiếm, để khỏi bứt dây động rừng, bọn họ sẽ kịp thời cảnh giác. Chín hắc y kiếm sĩ đứng hai bên đều đồng thanh dạ lớn, lặng lẽ rời khỏi miếu. Giây lâu chỉ còn nghe những tiếng tiếng vó ngựa văng vẳng từ xa rồi mất hẳn. Lúc ấy trong miếu đường chỉ còn lại hắc y kiếm chủ và hai nữ tỳ áo xanh. Hắc y kiếm chủ hốt đổi giọng: - Nghi Xuân, em thử ra ngoài xem bọn họ đều đi xa cả chưa? Giọng nói hiền hòa, trái hẳn với vẻ lãnh đạm lạnh nhạt vua rồi. Tỳ nữ áo xanh đứng bên trái sẽ dạ, chạy nhanh ra ngoài miếu. Lát sau nàng trở vào thưa: - Khải bẩm cô nương, mười hai kiếm sĩ ấy đều đã khuất dạng. Hắc y kiếm chủ sẽ thở dài nói: - Tốt lắm, chúng ta cũng lên đường thôi! - Tiểu tỳ có chuyện muốn hỏi cô nương? - Chuyện gì thế? Tỳ nữ có tên là Nghinh Xuân chậm rãi nói: - Tiểu tỳ giữ quyển sổ ghi công trạng này tính đến bây giờ đại lang và cửu lang đều đã có được chín công, chỉ còn thêm một công nữa là thỏa đúng điều kiện của cô nương. Cô nương xưa nay vẫn nói đứng đắn cho nên thập nhị kiếm sĩ ấy mới chịu ngoan ngoãn phục vụ, nếu như cô nương không giữ lời hứa, chỉ sợ về sau bọn họ sẽ khó lòng tuân lệnh nữa. Bọn Thiếu Bạch nấp ở dưới bàn thờ thần nên không thể nào nhìn rõ được cử động của hắc y kiếm chủ, nhưng đều có cảm tưởng mơ hồ là người được coi là kiếm chủ này dường như đang gặp phải vấn đề gì nan giải lắm. Thiếu Bạch trầm ngâm nghĩ bụng: - Vậy có gì lạ đâu, vì từ xưa đến nay, hễ có phạt tất có thưởng, người đã đặt ra luật lệ nghiêm minh, thế tất cũng phải ban thưởng xứng đáng chứ. Nếu như chỉ biết phạt mà không biết thưởng, sao có thể thu phục nhân tâm? Hắc y kiếm chủ sẽ nói: - Người có chín công là đại lang và cửu lang thôi sao? Tỳ nữ tên gọi Nghinh Xuân thoáng lo âu: - Người được chín công tuy chỉ có đại lang và cửu lang nhưng nhị lang, tam lang cũng có đến tám công rồi, hai người này đang nóng lòng lắm, biết đâu lại chẳng tới đích trước đại và cửu lang. Hắc y kiếm chủ thở dài, giọng u oán: - Mong rằng chuyến đi Nam nhạc này, đại lang và cửu lang đều thương vong bởi tay chưởng môn nhân tứ đại môn phái ta mới có thể yên tâm. - Thập nhị kiếm sĩ ai cũng có võ công cao cường, nhất là đại lang và cửu lang, thứ đến nhị lang và tam lang. Nếu như bốn người này có bề gì bất trắc, chỉ sợ sẽ khó tìm được người nào như thế nữa để bổ sung. Tỳ nữ áo xanh đứng bên phải chợt xen vào nói: - Tiểu tỳ có nhận xét khác với Nghinh Xuân tỷ tỷ là tiểu tỳ nhận thấy tên thập lang có hành tung mờ ám lắm. Nhưng y lại là một tay võ học cao siêu, chẳng qua chịu sự kiềm chế của chúng ta y mới im hơi lặng tiếng. Nhưng nếu luận về võ công, cơ trí của thập nhị kiếm sĩ, người này đáng liệt hàng đầu. Nghinh Xuân bĩu môi như thể không tin: - Tên thập lang kể từ khi theo phục vụ cho cô nương, chưa hề lập được công trạng nào. Hơn nữa y lại hai lần thọ tội, nếu như cô nương không nhân từ ghi tạm tội cho y thì y đã mất mười ngón tay từ lâu rồi. Nếu thật là người thân mang tuyệt học, chẳng lẽ y không nghĩ đến chuyện thọ tội chặt tay ấy sao? Tiểu tỳ áo xanh đứng bên phải cười nói: - Tỷ tỷ tuy hữu lý nhưng chỉ có thể đúng với những hạng tầm thường, chứ như so với thập lang chẳng khác sai một ly đi một dặm. - Linh Thu, ba người chúng ta danh phận tuy là chủ tỳ nhưng tình nghĩa chẳng khác chị em ruột. Em nói tên thập lang ấy thân mang tuyệt kỹ, không lộ ra ngoài là do cảm biết hay có bằng cớ chính xác. Tỳ nữ có tên Linh Thu đáp: - Tiểu tỳ nếu như không có chứng cớ có lý đâu dám nói quyết chắc. - Em đã thấy sao không nói mau ra, để chúng ta cùng bàn thảo, biết đâu lại chẳng tìm được manh mối gì. - Bốn ngày trước đây, tiểu tỳ theo lệnh đến Phúc Thọ bảo để dò la động tĩnh. Chuyện tiểu tỳ và thập lang cùng đi hẳn cô nương còn nhớ. - Phải, bấy giờ ta muốn em cải trang tìm cách trà trộn vào trong bảo. - Tiểu tỳ lén vào được Phúc Thọ bảo, đã đánh cắp ngay một bộ y phục để chuẩn bị giả làm thị tỳ trong bảo, trà trộn vào nội thất, một là có nghe được tin tức, hai là cũng có dịp gây náo động cho bọn họ... Hắc y kiếm chủ lấy làm lạ ngắt lời: - Chuyện ấy có can gì đến thập lang? - Thập lang cũng trộm được một bộ y phục của tên gia đinh trong bảo, cùng với tiểu tỳ trà trộn vào bên trong, khi ấy thập lang thốt bảo tiểu tỳ: &quot;Nếu như có gặp địch đột kích, liệu sức không đương cự nổi, xin cứ chạy về hướng tây bắc...&quot;. Nghinh Xuân xen vào nói: - Điều đấy cũng chẳng có gì đáng để ý. Linh Thu bực tức cao giọng: - Tỷ tỷ đừng có nóng nẩy, hãy nghe tiểu muội nói... Nàng ngừng lại sẽ thở dài tiếp lời: - Cái thuật cải trang mà cô nương truyền thụ thật phải nói là tuyệt, hơn nữa tiểu tỳ tự tin mình cải trang rất cẩn thận không dè hai anh em cái lão bảo chủ gian ngoan ở Phúc Thọ bảo ấy lại tinh tường đến thế, giữa bọn gia đinh và nô tỳ trong bảo đã có những ám hiệu với nhau, cho nên lúc tiểu tỳ trà trộn được vào phòng, một thiếu phụ đã phát giác ra được. Nghinh Xuân vội ngắt lời: - Luận về võ công muội muội, xuất thủ hạ sát một người đâu phải là khó, thế sao muội muội lại không giết luôn y thị đi? - Tiểu muội không xem thường địch nhân cũng không đến nổi chết khiếp nên khi cảm thấy thân phận đã bị lộ, tiểu muội buộc phải xuất thủ và tưởng chỉ một chiêu là đắc thủ. Ai dè con nha đầu ấy cũng là một tay có bản lĩnh, tiểu muội đành sử dụng đến Túy độc phi trâm nhưng trận đấu kéo dài năm bảy hiệp rồi vẫn chưa phân thắng bại. Có điều con a đầu ấy như thể tự biết không thắng nổi tiểu muội mới hô hoán lên. Tiếng động đã làm kinh động đến bọn gia nhân ngoài đại sảnh, liền đó hơn mười người cầm binh khí sáng loáng xông lại vây chặt ly tiểu muội, xem chừng là họ muốn bắt sống. - Thế tên Thập lang có giải cứu em không? - Có chứ, đúng lúc tiểu muội sắp sa cơ thì tên thập lang ấy đột ngột xuất hiện. Không hiểu y thi triển võ công gì mà hơn mười đại hán vây kín tiểu muội bỗng lăn ra hơn nữa. Tiểu muội mới thừa dịp đột phá trùng vây. - Có chuyện ấy sao? - Phải, tuy thập lang đã cải trang nhưng tiểu tỳ vẫn nhận ra được y. Nghinh Xuân xen lời: - Về sau muội có hỏi y không? - Tiểu muội có hỏi nhưng y không chịu thừa nhận. Hắc y kiếm chủ sẽ cau mày lẩm bẩm: - Thật là lạ, thập lang sao lại không chịu nhận. - Tuy y không chịu nhận nhưng tiểu tỳ vẫn tin chắc là y, cho nên tiểu tỳ đã đuổi theo hỏi y hai lần. Lần đầu tuy vẫn cực lực phủ nhận nhưng lần thứ hai, y chỉ mỉm cười không đáp. Hắc y kiếm chủ trầm ngâm giây lâu đáp: - Quả vậy, tên thập lang ấy là một nhân vật đáng ngờ lắm. Linh Thu mỉm cười nói: - Hiện tại khó có đủ chứng cớ để quyết chắc, hơn nữa thập lang tuy vẫn cố dấu lai lịch, nhưng y tuyệt không có lòng phản bội cô nương, biết đâu y lại chẳng có ẩn tình gì? Nghinh Xuân thong thả xen lời: - Nếu như muội muội không nghĩ lầm, chúng ta phải ít nhiều dè dặt với y mới được. Hắc y kiếm chủ sẽ thở dài nói: - Chuyện này phải phiền đến Linh muội ngầm tìm cách tra xét rõ ràng. Riêng Nghinh muội và ta vẫn làm như không biết, để khỏi khiến y sanh ngờ mà cảnh giác, sẽ phái hại đến Linh muội. Linh Thu cười nói: - Xin kiếm chủ yên tâm, tiểu tỳ tự tin là nội trong một tháng tất sẽ biết rõ con người thật của thập lang. Nghinh Xuân hốt nói nhanh: - Thập nhị kiếm sĩ ra đi đã lâu, chúng ta cũng phải lên đường chứ? Hắc y kiếm chủ vẫn với giọng chậm rãi: - Mong sao chuyến đi Nam nhạc có thể bắt sống một trong bốn chưởng môn nhân của tứ đại môn phái thật mới không bỏ công chúng ta. Thiếu Bạch mỉm cười nghĩ bụng: - Khẩu khí lớn thật, muốn bắt sống được một chưởng môn nhân trong tứ đại môn phái tưởng dễ lắm sao? Lúc ấy hốt có những tiếng chân vang lên rồi thưa dần, hắc y kiếm chủ đã cùng nhau bước ra khỏi miếu bỏ đi. Thiếu Bạch đợi ba người ấy đã đi xa rồi mới bò ra khỏi bàn thờ thần, sẽ giọng nói với hai người em: Hiện nay tất cả võ lâm đều phái cao thủ đi khắp nơi tìm Cừu hận chi kiếm mà không thấy, dè đâu tình cờ chúng ta lại được gặp ở đây. Thốt nhiên một giọng nói lạnh như băng truyền tới: - Nhưng gặp rồi, chỉ còn sợ mỗi con đường chết! Thiếu Bạch giật nảy mình, quay đầu nhìn lại, chỉ thấy một thanh y kỳ nữ đang đứng chặn ngay trước cửa miếu, mặt bừng bừng sát khí. Hoàng Vĩnh chột dạ nghĩ bụng: - Thì ra, bọn họ đã sớm biết chúng ta nấp ở dưới bàn thờ, nhưng vẫn làm ngơ, không đã động gì tới. Thiếu Bạch trấn tĩnh vòng tay nói: - Cô nương... Thanh y tỳ nữ lạnh lùng ngắt lời: - Khỏi cần khách sáo, các ngươi hãy tự xử lấy mình hay còn đợi ta ra tay? - Chúng ta không thù không oán... Thanh y tỳ nữ gằn giọng ngắt: - Võ lâm đồng đạo trong thiên hạ và kiếm chủ chúng ta có mối thâm cừu đại hận, dẫu các ngươi không có oán thù, cũng không thể bỏ qua được. Hà huống các ngươi nấp dưới bàn thờ, nghe trộm câu chuyện chúng ta, tất có chết cũng là đáng lắm. Thiếu Bạch cười khẩy: - Tại hạ chỉ không muốn sanh chuyện với cô nương, chứ như nếu cô nương cho là tại hạ sợ hãi thật không khỏi lầm lớn. Thanh y tỳ nữ đảo mắt nhìn bọn Thiếu Bạch giây lâu, lạnh lùng nói: - Ngươi tự phụ lắm, hẳn phải tự tin là một tay bản lãnh? Thong thả nàng rảo bước tới trước mặt Thiếu Bạch. Thiếu Bạch vẫy tay, sẽ giọng bảo hai người em: - Các hiền đệ hãy lui mau. Hoàng Vĩnh, Cao Quang mắt thấy thanh y tỳ nữ đang xăm xăm đi tới, nhưng sắc mặt không có gì là thù địch cả, đều nghĩ bụng: - Nếu như thiếu nữ này không có tuyệt kỹ, hẵn định giở thủ đoạn kỳ quái gì đây? Nhưng thấy Thiếu Bạch đã ra hiệu, hai người đành lùi lại ở một góc miếu đường. Thanh y tỳ nữ ngừng lại trước mặt Thiếu Bạch độ ba bốn thước bĩu môi: - Xem chừng trong ba người, ngươi là nhân vật thủ não? - Không dám, cô nương quá khen. Thanh y tỳ nữ thốt cười nhạt nói: - Đánh rắn đánh đầu, bắt giặc bắt tướng, ngươi là kẻ thủ não trong bọn hãy cẩn thận! Hốt nhiên, tay phải thò nhanh ra, một luồng bạch quang mau như ánh chớp vút tới, Hoàng Vĩnh giật nãy mình nghĩ bụng: - Không dè thiếu nữ này lại có thủ pháp nhanh đến thế. Thiếu Bạch dường như cũng không thể ngờ được đối phương xuất thủ đột ngột và mau lẹ như vậy, chàng vội vút người sang một bên, tuy tránh khỏi, nhưng lòng không khỏi hoảng sợ. Thanh y tỳ nữ lại cười nhạt: - Thảo nào ngươi tự phụ thế, thì ra thật cũng có đôi chút bản lãnh. Rồi nàng lại tiến lại gần, Thiếu Bạch mắt thấy thanh y tỳ nữ lại tiến tới, vội vã rút soạt thanh trường kiếm, đưa thẳng trước ngực chuẩn bị ứng chiến. Thanh y tỳ nữ đi còn cách Thiếu Bạch chừng ba bước, thốt nhiên ngã người về phía sau, mũi kiếm đâm thẳng tới. Thiếu Bạch loáng nhanh thanh trường kiếm, chỉ nghe mấy tiếng leng keng vang lên. Thanh y tỳ nữ bỗng tung vút người, xẹt ra ngoài cửa miếu, thoáng mắt đã mất dạng trong màn đêm. Hoàng Vĩnh nhìn theo bóng đối phương khuất hẳn mới sẽ giọng nói: - Đại ca, con a đầu ấy đã thọ thương? Thiếu Bạch thong thả tra kiếm vào vỏ: - Không phải thọ thương nhưng nội công của y thị còn kém xa nên chỉ suýt mất mạng bởi chiêu vừa rồi thôi. Cao Quang xen lời: - Thiếu nữ này rút kiếm nhanh lắm, thật hiếm thấy trên giang hồ, đại ca có nhận được lai lịch võ công của y thị không? Thiếu Bạch sẽ lắc đầu nói: - Ngu huynh từng được ân sư giảng giải về các đặc điểm trong kiếm pháp của các phái trong giang hồ, nhưng y thị mới giao thủ được hai chiêu đã bỏ chạy cho nên ngu huynh vẫn chưa hiểu rõ. Hoàng Vĩnh sẽ thở dài: - Hắc y kiếm chủ ấy không biết là nhân vật thế nào, nhưng xem chừng dường như tất cả các đại môn phái trong thiên hạ đều có mối thâm thù với y thị. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 19 Nghĩa động sinh tử phán Thiếu Bạch suy nghĩ giây lâu nói: - Phải, lai lịch và thân thế mấy người tất phải có điều ẩn mật gì khó thổ lộ, hơn nữa vị hắc y kiếm chủ ấy xem dáng dấp chắc phải là một vị công nương dung nhan diễm lệ, nhưng lại cố ý đeo một chiếc mặt nạ gớm ghiếc, xấu xa đấy thôi. Thốt nhiên, như nhớ ra một chuyện gì, vội vã tra kiếm vào vỏ giục: - Chúng ta hãy mau rời khỏi nơi đây. Hoàng Vĩnh và Cao Quang tựa hồ như cũng có cảm giác, lẳng lặng phóng mình ra khỏi ngoài miếu. Thiếu Bạch sẽ giọng nói: - Ngu huynh mở đường, nhị vị hiền đệ hãy dè dặt. Rảo bước đi trước, ba người chạy một mạch được chừng bốn năm dặm mới dừng lại. Thiếu Bạch sẽ thở dài: - Con a đầu ấy tuy bỏ chạy nhưng chưa phải chịu thua đâu, y thị hấp tấp bỏ đi chắc là muốn gọi viện binh, nếu chúng ta không sớm rời khỏi nơi đó, chỉ sợ sẽ khó tránh một trường ác chiến. Một đứa thị nữ võ công như thế, tất hắc y kiếm chủ phải là người thân mang tuyệt kỹ. Thật như có xảy ra trường giao chiến, chúng ta tuy vị tất đã bại nhưng hậu quả thảm khốc tất ai cũng đoán được.Hoàng Vĩnh chậm rãi nói:- Đại ca nghĩ rất phải, có điều hắc y kiếm chủ ấy cũng có những hành vi giống như đại ca lắm. Thiếu Bạch cảm thấy bối rối lúc lâu sau mới trấn tĩnh nói: - Có lẽ trên giang hồ người hàm oan quá nhiều, chính nghĩa võ lâm dường như đang vào lúc suy dần. Cái cảnh cá lớn nuốt cá bé không biết sẽ gây ra bao chuyện oan trái nữa. Như nếu ước nguyện của ngu huynh sau này có hoàn thành, tất sẽ vì võ lâm duy trì chính nghĩa, may ra sẽ bớt được đôi phần kiếp sát cho võ lâm. Cao Quang cười nói: - Đại ca có được cái hùng tâm ấy, bọn đệ nguyện sẽ dốc hết toàn lực trợ giúp, dù chết cũng cam... Ngừng lại giây lát, tiếp lời: - Hắc y kiếm chủ ấy đã có ý lạ, sáng lập ra Cừu hận chi kiếm gây chấn động cho võ lâm, sao đại ca không nghĩ ra một hình thức như thế? - Nghĩ cái gì? Hoàng Vĩnh xen lời: - Tam đệ nói cũng có lý. Hắc y kiếm chủ sáng tác Cừu hận chi kiếm thật đã đạt được ước nguyện gieo hoang mang cho nhân vật giang hồ. Thiếu Bạch sẽ thở dài nói: - Ngu huynh ôm mối cừu hận đằng đẳng bao năm nay, lẽ ra Cừu hận chi kiếm ấy phải để cho chúng ta dùng mới đúng, nhưng thật không dè bọn họ lại phổng tay trên. - Tuy nhiên, nếu đại ca lấy cái tên chính nghĩa chi đao, không phải là cùng sánh với Cừu hận chi kiếm gây kinh hoàng cho võ lâm thiên hạ, khí thế lại có phần lấn át hơn sao. Cao Quang vỗ tay tán thưởng: - Chính nghĩa chi đao, cái tên hay lắm, chúng ta hãy tìm đến nơi nào chuyên làm binh khí, bảo họ đúc cho vài thanh đoản đao, khắc thêm bốn chữ Chính nghĩa chi đao, lo gì không thể gây rối giang hồ cùng với Cừu hận chi kiếm? Thiếu Bạch thoáng nghĩ, khẽ thở dài: - Được, tạm cứ theo như ý của nhị vị hiền đệ. Bàn bạc xong, liền cất bước lên đường. Ba người tìm đến một nhà chuyên chế tạo binh khí, bảo họ làm cho vài thanh đoản đao, rồi mới hướng thẳng về Nam nhạc. Bọn Thiếu Bạch vì muốn dấu kín hành tung, cho nên ngoài việc cải trang, ba người ngày nghỉ đêm đi suốt quảng đường vẫn chưa bị ai phát giác. Hôm ấy, lúc trời vừa sáng, bọn Thiếu Bạch đã đặt chân tới Nam nhạc, nơi thuộc địa phận Hành sơn. Hoàng Vĩnh bàn: - Nơi này không còn cách Hành sơn bao xa, theo ý đệ, Thiếu Lâm, Võ Đang đều là những môn phái tiếng tăm trong võ lâm hiện nay. Những chưởng môn nhân ấy sẽ tới Nam nhạc tất sự canh phòng phải chặt chẻ lắm. Nếu như chúng ta xông thẳng vào đấy, thế tất bọn họ sẽ sanh nghi, chẳng bằng ta hãy tìm khách điếm nghỉ ngơi, một là để lấy lại sức trong suốt mấy ngày đường mệt mỏi, hai là cũng có đủ thời giờ bàn bạc một phương cách lên núi. Thiếu Bạch như chợt nhớ đến một chuyện gì quan hệ lắm, chàng chỉ yên lặng trầm ngâm, tựa hồ như chưa nghe lời Hoàng Vĩnh vừa nói. Giây lâu, chàng lẩm bẩm: - Phải rồi, đúng là chưởng môn nhân tứ đại môn phái ấy. Hoàng Vĩnh và Cao Quang không hiểu Thiếu Bạch nói gì, nhưng thấy người anh sắc mặt nghiêm trang, hai người cũng không dám hỏi han. Mãi lâu, Cao Quang mới sẽ giọng: - Đệ thấy đại ca như đang suy tư chuyện gì trọng đại lắm, chúng ta không nên làm rộn đến người. Hốt nhiên, Thiếu Bạch lại nói: - Không được, chúng ta không thể tới Nam nhạc trong lúc này, phải tìm một nơi nghỉ ngơi rồi hãy tính. Hoàng Vĩnh mỉm cười, biết chàng vừa rồi thật chưa nghe thấy lời mình, nhưng không hiểu là đại ca đang nghĩ tới chuyện gì? Tuy nhiên, chàng không nói thêm, quay người đi trước dẫn đường. Bấy giờ, trời tờ mờ sáng, hầu hết các khách điếm đều chưa mở cửa. Hoàng Vĩnh dẫn hai người tới một gian khách điếm nhỏ bé, có tên Khai sạn môn, sai bảo bọn điếm tiểu nhị dọn cho vài món ăn điểm tâm. Thì ra, ba người đi suốt đêm vẫn chưa có gì lót dạ. Thiếu Bạch vẫn lặng lẽ cúi đầu như đang suy tư. Cao Quang mãi không dằn lòng được lên tiếng: - Hình như đại ca đang có tâm sự?Thiếu Bạch khẽ gật đầu nói:- Phải, ngu huynh đang nghĩ tới tứ đại môn phái kia. Hoàng Vĩnh hiếu kỳ xen lời:- Đại ca đang có chuyện, sao chẳng nói ra cho tiểu đệ góp vài ý kiến? Thiếu Bạch đưa mắt nhìn hai người giây lâu, thủng thẳng nói:- Đêm hôm ở trong hoang miếu, chúng ta nghe thấy hắc y kiếm chủ nói là chưởng môn nhân tứ đại môn phái có ước hẹn với nhau ở Nam Nhạc? - Đúng thế. - Nhị vị hiền đệ còn nhớ được tứ đại môn phái ấy? Cao Quang đáp nhanh: - Đấy là Thiếu Lâm, Võ Đang, Không Động và Nga Mi. Phải rồi, ngu huynh có nghe vong phụ kể lại, năm xưa trong yên vân phong ở Bạch mã sơn, kẻ bị chết có cả chưởng môn nhân tứ đại môn phái ấy. Cũng vì cái chết của họ đã gây nên sóng gió trên giang hồ, không biết do đâu mà trong võ lâm hốt có lời đồn chưởng môn nhân tứ đại môn phái mất mạng dưới tay gia phụ, cho nên mới xảy ra chuyện Cửu đại môn phái liên hợp với Tứ môn, Tam hội, Lưỡng đại bang phái những cao thủ đang đên công tập Bạch hạc bảo, thật la một cảnh hãi hùng, ngu huynh không thể nào quên được. Giờ đây, chưởng môn nhân tứ đại môn phái ấy chắc đều là người thừa ké bốn chưởng môn nhân xấu số khi xưa. Có điều không hiểu vì nguyên nhân nào bọn họ lại hẹn nhau hội ngộ ở Nam nhạc. - Đúng vậy, bên trong thật có chỗ khả nghi lắm. Cao Quang thốt đằng hắng xen lời: - Có lẽ bọn họ tụ tập lần này có quan hệ đến đoạn công án trên Yên vân phong mười năm về trước? - Chúng ta đã đến đây, tất phải tìm gặp họ cho bằng được, mặc dù có thể xảy ra xung đột. - Theo ý ngu huynh, chúng ta không nên xung đột với bọn họ. Có một cách vẹn toàn là làm sao trà trộn để ở được bên cạnh chưởng môn nhân tứ đại môn phái ấy, biết đâu lại chẳng nghe được nguyên nhân gây ra thảm cảnh ở Tả gia năm xưa. - Cái đó sợ là không phải dễ đâu. - Cũng vì thế ngu huynh mới đang suy nghĩ, nhưng trước sau vẫn chưa tìm được cách nào để có thể ở bên chưởng môn nhân bốn phái ấy mà bọn họ vẫn không hay biết.Cao Quang bỗng xen vào nói: - Tiểu đệ đã nghĩ ra một cách.- Tam đệ ấy thế lại hay, không hiểu hiền đệ có cao kiến gì? - Tam đệ nghĩ sai rồi, những người đi theo hộ giá bốn chưởng môn nhân ấy chắc phải là những cao thủ trong phái, bọn họ có lý đâu lại không biết chúng ta, cách này sợ không xong! Hoàng Vĩnh thong thả góp ý: - Nếu như có thể giả trang làm sao để Thiếu Lâm phái cho chúng ta là môn hạ phái Nga Mi, Không Động phái lại nhận lầm chúng ta là đệ tử Võ Đang. Mọi người ai nấy đều không tiện hỏi, tất sẽ dễ dàng cho chúng ta. Thiếu Bạch khẽ gật đầu: - Cách đó thật hay. - Đại ca đừng có khen vội, vì chưởng môn nhân bốn phái ấy có thật đến như hẹn ước hay không, hiện tại khó đoán trước được. Và cho dù bọn họ có đến Nam nhạc, chúng ta vẫn chưa hiểu họ sẽ gặp nhau ở đâu? Nhất là Nam nhạc nội trong vòng vài trăm dặm, toàn là núi non và những tuyệt cốc thăm thẳm. Chúng ta thật không thể đi tìm từng ngọn núi một. Thiếu Bạch khẽ cau mày nói: - Phải đấy! Ôi! Không hiểu mười hai kiếm sĩ thủ hạ của hắc y kiếm chủ kia có tìm được nơi hẹn ước của bọn họ? - Sự thực, cứ với thân phận chưởng môn nhân của một môn phái mà đi đến đâu tất cũng sẽ có tiếng đồn khắp xa gần, cho nên chuyện tìm bọn họ rất dễ . Nhưng đáng tiếc lần này bọn họ lại ước hẹn ngầm, nên nơi gặp gỡ thật vẫn hoàn toàn bí mật. Cao Quang như nghĩ ra điều gì nói xen: - Còn có chuyện khó hiểu là bốn người ấy với thân phận chưởng môn nhân, tại sao không hẹn nhau ở ngay chỗ của bọn họ, một nơi vừa an toàn vừa tiện lợi mà lại phải bôn ba đến tận miền Nam nhạc hoang vắng này? - Đây thật là vấn đề nan giải! Hoàng Vĩnh thoáng nghĩ, xen lời: - Tiểu đệ đoán chưởng môn nhân bốn phái ấy chắc muốn bàn bạc với nhau một chuyện bí mật trọng đại nào đó, cho nên không muốn để các trưởng lão, đệ tử trong phái cùng ngũ đại môn phái kia biết được nơi hẹn ước ở đây. - Cái thảm cảnh võ lâm thiên hạ hợp nhau tàn sát Bạch Hạc bảo năm xưa suy cho cùng vì chưởng môn nhân tứ phái ấy bị ám toán mà mất nên có lẽ lần này bọn họ hẹn ước ở Nam nhạc phải ít nhiều có dính dáng đến huyết án Bạch Hạc bảo... Ngước mặt nhìn lên trần nhà, đôi mắt Thiếu Bạch trở nên đăm chiêu: - Nhưng dù thế nào chúng ta cũng phải tìm cho ra nơi tụ họp của bọn họ! Hoàng Vĩnh thong thả góp lời: - Tất nhiên. Đêm nay chúng ta hãy nghỉ ngơi dưỡng sức, sáng ngày mai ta sẽ cải trang tiến thử vào trong núi. Tiểu đệ nghĩ chúng ta cần đi gấp thế này là phải tới trước bọn hắc y kiếm chủ kia. Chỉ cần phát giác được hành tung của y thị và mười hai kiếm sĩ thủ hạ là chúng ta sẽ chẳng mấy khó trong việc tìm ra nơi hẹn ước của bốn chưởng môn nhân ấy. - Hiện tại cũng chỉ còn cách đó, nhị vị hiền đệ đã vất vả mấy hôm nay, hẳn cũng mệt mỏi lắm, vậy nên nghỉ sớm đi. Một đêm lặng lẽ trôi qua. S áng hôm sau, ba người thức sớm, đánh răng rửa mặt xong vội vã lên đường. Hộc tốc mất nửa ngày, trời vừa đúng ngọ thì bọn Thiếu Bạch mới tới dưới chân Hành sơn. Ba người đứng xem địa thế giây lâu, ước hẹn thời gian gặp lại nhau và những ám hiệu dọc đường đâu đấy mới chia tay nhau đi theo ba ngã chạy lên núi. Thiếu Bạch cải trang thành một vị tiều phu, dấu binh khí vào trong hai túi cỏ, rồi gánh vội lên vai chạy một mạch lên đến lưng chừng núi mới đặt gánh xuống. Chàng ngồi nghỉ mệt nhưng đôi mắt vẫn không ngừng nhìn quanh quất, hy vọng sẽ phát giác ra được manh mối gì chăng? Nơi chàng dừng chân có hai lối đi, một lối ăn lên tận đỉnh núi, một lối đâm thẳng xuống trong một sơn cốc. Trên đường núi gập ghềnh hiểm trở, người qua lại thưa thớt. Thiếu Bạch đợi chừng một tiếng đồng hồ, vẫn không thấy một khách bộ hành nào đi qua. Đang lúc bồn chồn, thốt thấy một bóng người từ phía xa chạy lại. Người này phỏng độ bốn mươi, trên vai lủng lẳng một bó củi lớn đang rảo bước mau chạy xuống núi. Đến chỗ Thiếu Bạch nghỉ chân, thốt nhiên y dừng lại, đặt bó củi xuống, liếc mắt nhìn chàng giây lâu nói: - Hình như các hạ mới tới đây lần đầu? Thiếu Bạch chột dạ nghĩ bụng: - Nguy thật, chắc là y đã nhìn ra dấu chân tướng của mình. Nghĩ đoạn chàng bèn nói: - Tại hạ đến đây chưa lâu. Rồi chàng đảo mắt nhìn người tiều phu ấy, xem y có phải là người có luyện võ công không? iều phu ấy cười nói: - Đúng mà, chúng ta chưa bao giờ được gặp nhau, các hạ tất là lần đầu đến đây đốn củi? - Thật thế! Tại hạ mong được huynh đài chỉ giáo thêm. - Nơi này, người sống bằng nghề đốn củi vốn đông lắm, nhưng giờ đây chỉ còn mỗi mình tại hạ. Nay các hạ đến đây, tại hạ lại có thêm một người bạn nữa đỡ tẻ nhiều. Thiếu Bạch động lòng hỏi: - Tại sao lại chỉ còn một mình huynh đài? Đường núi ở đây hiểm trở lắm à? Chắc khó leo lên đỉnh ư? Người tiều phu sẽ lắc đầu, đưa tay chỉ về sơn cốc bên phải, giải thích: - Đi vòng qua cốc khẩu phía trước mặt là đám rừng tùng đã khô héo, dùng làm củi đốt. Chỉ cần thật nhanh tay nháy mắt là sẽ được vài gánh. - Khi trước chắc là người đốn củi nhiều quá, nên đã chặt hết cây cối ở trong cốc rồi? Người tiều phu đưa dọc tẩu hít một hơi thuốc, khoan thai nói: - Sơn cốc ấy hun hút hơn trăm dặm, ăn sâu vào lòng núi, bên trong cây khô cành héo theo ánh nắng chói chan từ thuở xưa tới giờ, dù cho có chặt đến suốt đời cũng không sợ hết được!Thiếu Bạch hơi nổi tính hiếu kỳ hỏi:- Thế thì tại sao huynh đài không vào đó lấy củi có hơn không? Người tiều phu liếc nhanh bó củi bên tảng đá của Thiếu Bạch nói: - May mắn mà lão đệ chưa biết mà tiến vào trong ấy! Thôi, nếu như đã vào rồi, chúng ta cũng chẳng còn có chút hội ngộ này. Đôi mắt sắc bén của người tiều phu bao năm sống bằng nghề đốn củi nuôi miệng ở đây, thoáng nhìn bó củi của Thiếu Bạch y đã biết ngay không phải chàng đã lấy từ trong cốc. Thiếu Bạch chột dạ, hỏi dồn: - Sao lạ thế? - Sơn cốc ấy vào nửa năm trước đây, thốt nhiên lại xuất hiện hai con quái vật cao lớn như người, chạy nhảy như bay, liên tiếp hạ sát hơn mười người vào lấy củi nên về sau những người còn lại đều coi sơn cốc ấy như một nơi tử địa. Ngay đến lối đi vào này họ cũng không dám bén mảng tới nữa. Thiếu Bạch thở phào, vỡ lẽ: - Thảo nào, ta ngồi đợi đây đã mỏi mắt mà vẫn không thấy một ai qua đây. Rồi chàng cau mày hỏi: - Huynh đài thật không sợ sao? - Ban đầu cũng sợ thật. Có một lần sau khi uống rượu khá say, tại hạ nhớ mang máng là có ra phía sau núi lấy củi, nhưng không gặp việc gì cả, nên nhờ đấy tại hạ cảm thấy bớt sợ nhiều. Nhất là thấy đường đi gần, nên hàng ngày vẫn thường lần mò ra nơi đó, và được hơn bốn tháng rồi, tại hạ vẫn chưa thấy quái vật kia xuất hiện, mới cho là nó chỉ hoạt động ở trong sơn cốc mà thôi. - Biết đâu hai con quái vật ở trong cốc kia lại chẳng sớm rời khỏi nơi này? - Tại hạ cũng nghĩ thế, nên hôm nọ tại hạ cũng mời thêm mấy người nữa tiến vào trong ấy do thám, nhưng vì nhớ lại chuyện con quái vật sát hại người nửa năm trước cho nên ai cũng ngần ngại, không chịu đi theo tại hạ. Sau cùng còn mỗi một mình nên tại hạ cũng không dám mạo hiểm. Ngừng lại, y thong thả đứng dậy tiếp lời: - Thôi! Chúng ta về đi thôi! - Huynh đài hãy đi trước, tại hạ còn đợi một người nữa. Người tiều phu lấy làm lạ, buột miệng: - Các hạ còn đợi ai? Đưa ánh mắt đầy vẻ nghi hoặc nhìn lại Thiếu Bạch một lần cuối rồi lửng thửng vác bó củi lên vai bỏ đi. Thiếu Bạch dõi mắt nhìn theo bóng người tiều phu đã đi xa, mới quay đầu hướng về sơn cốc, lẩm bẩm: - Nếu thật như trong cốc có quái vật, ta cũng phải ra công trừ đi một mối hại cho dân lành. Đứng dậy, thò tay rút lấy món binh khí dấu trong bó củi, đeo vào mình rồi cất bước thong thả hướng về cửa cốc. Đi xuyên qua cốc khẩu tiến vào trong, quả nhiên, nơi đây toàn những hàng tùng già úa, xen lẫn với những cành cây khô phủ trên mặt đất. Thiếu Bạch vận khí phòng bị, lần bước tiến vào trong. Đi sâu được chừng trăm trượng, Thiếu Bạch vẫn không thấy có gì khác lạ, nghĩ bụng: - Có lẽ con quái vật được đồn đãi kia thật đã rời khỏi nơi này. Đang khi thắc mắc, thốt có tiếng người nói chuyện văng vẳng đâu đây. Thiếu Bạch giật nảy mình, vội vút mình ẩn trong đám lá rậm. Ngưng thần, chàng nhìn thấy từ xa, cách đấy vài chục trượng, sau một gốc tùng có hai người đi ra. Người bên trái toàn thân mặc đồ xanh, lưng đeo trường kiếm, sắc mặt tái nhợt, tuổi độ ngoài ba mươi. Người đi bên phải tuổi độ ngũ tuần, trên mép đen nhánh một bộ râu dê thật đểu, mình vận trường bào màu đen, không thấy đeo binh khí. Thanh y nhân cất giọng: - Nghe đồn chưởng môn nhân tứ đại môn phái Thiếu Lâm, Võ Đang, Không Động và Nga Mi có hẹn ước nhau ở Nam nhạc, không biết họ định thảo luận chuyện gì? Ông già áo đen có bộ râu dê sẽ thở dài: - Chuyện này không quan hệ gì đến hội chúng ta, không hiểu hội chủ sao lại lo lắng quá thế. Chúng ta quyết tìm cho ra chỗ hẹn ước của họ, có điều, tứ đại môn phái lúc này nhiều nhân tài lắm. Hơn nữa họ đang phái cao thủ võ lâm vào dọ thám cơ mật. „y là một điều tối kỵ trên giang hồ, nhưng nếu vì thế mà kết thù với tứ đại môn phái thật không thể nào... Thanh y nhân thốt lời ngắt: - Hội chủ hành sự xưa nay vẫn rất kín đáo, không chừng người sớm đã sớm có kế hoạch rồi. Hai người vừa đi vừa nói chuyện mỗi lúc một xa, tiếng vẳng cũng dần dần lặng hẳn. Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Xem chừng nơi đây có nhiều nhân vật võ lâm tụ tập. Nghe qua lời nói của thanh y nhân kia, hình như còn có chủ một bang hội nào đó nữa. Chẳng lẽ họ lại đặt tổng đường để ban lệnh cho thủ hạ ngay trong sơn cốc này sao? Đợi cho bóng của thanh y nhân và hắc y lão giả đã khuất sau lùm cây mãi xa, Thiếu Bạch mới thủng thẳng đứng dậy trầm tư: - Trong cốc này đã có nhân vật võ lâm chiếm ngự, chuyện quái vật sát hại người chỉ sợ cũng là do bọn họ cố ý đồn đại. Ta tất cũng chẳng cần tìm con quái vật ấy nữa, hãy cứ ra khỏi cốc bàn lại với nhị vị hiền đệ xem sao? Vua chực cất bước bỏ đi, thốt có một giọng nói lạnh lùng truyền tới: - Đứng lại! Thiếu Bạch giật mình, quay nhanh người lại. Chỉ thấy một ông già mình mặc áo đen, hình dáng gầy gò, đôi mắt chữ bát, dung mạo thập phần cổ quái, đang đứng cách chàng bảy tám thước. Thiếu Bạch chột dạ nghĩ bụng: - Người này khinh công lợi hại thực, y tới sau lưng ta hồi nào ma ta vẫn không hay biết. Định thần, chàng chậm rãi nói: - Chào lão trượng. Ông già chiếu đôi mắt sắc lạnh nhìn Thiếu Bạch giây lâu thốt cười nhạt: - Ngươi vận y phục như thế này, lại còn đeo binh khí trên người, thật trông chẳng ra thể thống gì. Hẳn là ngươi mới từ chốn thảo mãng chui ra. Lệnh sư phái ngươi đến đây làm gian tế, sợ chỉ uổng công toi mất! Thiếu Bạch nhìn lại mình, cũng tự cười thầm vì với bộ quần áo vải thô, ngang hông lại dắt một cây đơn đao hình thù cổ quái, thêm vào đấy, trên vai còn lủng lẳng đeo một thanh trường kiếm, nghĩ cho cùng, không ai nín cười được. Sau giây phút sượng sùng, chàng phân bua: - Tại hạ chỉ tình cờ đến đây, chứ không hề có ý làm gian tế. Ông già gầy gò áo đen cười khảy nói: - Ngươi có biết lão phu là ai không? - Tại hạ thật không biết! - Ngươi có nghe tiếng cười quái dị của lão phu lần nào chưa? Lời dứt, lão cười lên hai tiếng dài. Thiếu Bạch nghe giọng cười của ông già thật lạ, tựa như tiếng dế rền rĩ lẫn trong vẻ căm hờn, liền lo lắng nghĩ bụng: - Người này muốn ta đoán lai lịch, tất phải là một nhân vật tiếng tăm lừng lẫy. Có điều tiếng cười của lão quái dị thế ấy, phải là người lịch duyệt giang hồ họa chăng mới nhận được, đáng tiếc là ta còn thiếu nhiều kinh nghiệm, tất khó lòng đoán ra. Ông già gầy gò áo đen đợi mãi vẫn không thấy Thiếu Bạch đáp lời, cũng rất lấy làm lạ, giọng trầm hỏi lại: - Lão phu là ai ngươi không đoán được, đủ thấy ngươi rất ít bôn tẩu giang hồ? - Thật thế, tại hạ ít được bôn ba trong võ lâm. Ông già áo đen lộ vẻ ôn hòa hơn, nhưng giọng nói vẫn rất mực lạnh lùng: - Ngươi là môn hạ Thiếu Lâm? Thiếu Bạch sẽ lắc đầu: - Không, tại hạ không phải là người trong Cửu đại môn phái. - Không phải là người trong Cửu đại môn phái hẳn ngươi là đệ tử Lưỡng đại bang? Thiếu Bạch chậm rãi lắc đầu: - Tại hạ cũng không phải nhân vật trong Tứ môn, Tam hội và Lưỡng đại bang. Ông già áo đen sửng sốt nghĩ bụng: - Nghe giọng nói hình như y biết rất nhiều về các môn phái giang hồ, chẳng lẽ y ăn vận như thế là có ý giả trang. Người này lai lịch lạ lắm, không khéo ta trúng kế của y. Ngầm đề phòng, lão cao giọng: - Ngươi không phải đệ tử trong Cửu đại môn phái, lại chẳng là nhân vật trong Tứ môn, Tam hội, Lưỡng đại bang, thế tất còn có một lai lịch? Lão phu xin hỏi ân sư của ngươi là ai? Thiếu Bạch ra chiều nghĩ ngợi: - Ban đầu lão ta dữ tợn lạ thường, bây giờ đột ngột lại đổi ra vẻ hòa hoãn, hẳn có duyên cớ chi đây, ta cần dè dặt lắm mới được. Nghĩ đoạn chàng thong thả nói: - Ân sư của tại hạ đã lâu năm không tái xuất giang hồ, dù có nói chỉ sợ lão trượng cũng không biết, thà đừng nói còn hơn. Thiếu Bạch tin là nói vậy, trước sau sẽ không bị tiết lộ bí mật về thân thế, nhưng chẳng dè lại gợi thêm tính hiếu kỳ của ông già áo đen. Thốt nhiên, ông già chạy sấn lại trước mặt Thiếu Bạch, cùng lúc tay phải đưa lên năm ngón tay như vuốt chim, nhanh nhẹn chụp vào đối phương. Có điều ông già đợi cho bàn tay còn cách người Thiếu Bạch chừng một thước, thốt ngừng lại. Thiếu Bạch hữu thủ nắm chặt đuôi kiếm, ngưng thần theo dõi động tác đối phương, chỉ cần ông già nhấn tay phải thẳng tới một tấc nữa, lập tức chàng sẽ rút kiếm chống trả. Ông già áo đen trên nét mặt xương xương thoáng lộ vẻ sửng sốt. Hiển nhiên thiếu niên có lai lịch mơ hồ này đã khiến cho lão rung động không ít. Ông già nghĩ ngợi giây lâu, giọng ôn hòa: - Ngươi có nhận ra được chưởng thế lão phu vừa đánh ra? Thiếu Bạch theo ân sư mấy năm trước, dốc hết tinh thần luyện tập Vương đạo Cửu kiếm và Hoàng Vũ Nhất đao, những quyền chiêu và chưởng chiêu cũng đều do Vương đạo Cửu kiếm biến hóa ra. Chàng chỉ biết nhờ vào võ công của mình, suy ra một phương cách phá giải võ học của đối phương. Và cũng chỉ vì quen suy luận từ trong chiêu thuật nằm lòng nên đối phó với võ công chiêu số của đối phương, chàng không mấy khi bận tâm tới. Lúc ấy thản nhiên đáp: - Tại hạ không biết. Ông già áo đen cười lạt, lạnh lùng nói: - Đúng là người không biết đâu là lợi hại, lão phu cho ngươi thật là người có dại dột mới gan như thế! Thiếu Bạch liếc mắt xem thế chưởng của ông già còn lơ lửng ngang trước mặt, thốt cười khảy: - Chưởng này dù đánh xuống cũng vô hại. Ông già áo đen sôi giận, quát: - Oắt con không biết trời cao đất rộng, nếu như lão thật muốn lấy mạng ngươi, giờ này ngươi đã chết toi dưới chưởng của lão phu rồi. Thiếu Bạch cũng không kém vẻ lạnh nhạt: - Lão trượng khẩu khí lớn lắm, tại hạ thật không dám nói khoác, chứ chưởng thế của lão trượng, làm sao có thể hạ được tại hạ như ý nguyện? Ông già áo đen càng thêm tức, gằn giọng: - Ngươi có dám thử? - Được, thử thì thử chứ sao! Ông già chực phát thế công nhưng thấy Thiếu Bạch không tỏ vẻ gì kinh hãi nên lấy làm lạ, cố dằn lòng: - Oắt con, ngươi hãy nhìn kỹ, thé chưởng của lão phu đưa lên thế này, đã che phủ hết mười hai huyệt đạo trên người ngươi, thử hỏi ngươi có biết ta công vào đâu? - Cứ kể là lão trượng nhắm hết vào mười hai huyệt đạo của tại hạ, xem làm được gì, vì lẽ tại hạ chỉ cần thi triển một chiêu, có thể cùng lúc chế ngự mười hai đại huyệt, sợ là lão trượng phải thâu chưởng né tránh. Hắc y lão nhân sửng sốt: - Thế sao? Trong Cửu đại môn phái võ lâm hiện nay, hai phái Võ Đang và Côn Luân thuở giờ vẫn nổi tiếng về kiếm thuật tinh thông, cách thế tiến lui rất chặt chẽ, nhưng lão phu thật không thể nghĩ ra còn có pho kiếm pháp nào lợi hại vậy, chỉ loáng mắt có thể phá hủy thủ pháp ngũ quỷ sưu hồn này. Thiếu Bạch bấm bụng cười thầm: - Kiếm pháp của hai phái Võ Đang và Côn Luân tuy ta có nghe qua, nhưng nếu như lão muốn đàm luận kiếm đạo hai phái với ta, ta đành cam chịu thua trước! Nghĩ đoạn chàng nói nhanh: - Đấy là vì trong kiếm thuật của hai phái ấy đều có khuyết điểm, còn nếu như thế đánh của lão trượng theo tại hạ thấy trước mắt đây chẳng có gì là khó giải. Hắc y lão nhân thấy đối phương đáp thung dung bất giác lòng sanh hoài nghi, nghĩ bụng: - Nghe khẩu khí của tên này, thật như có khả năng hóa giải được chưởng thế của ta, hơn nữa, giọng điệu của y đối với chuyện trên giang hồ, như am hiểu lắm. Y không chịu nói lai lịch, khẩu khí lại lớn lối, xem chừng không xuất thủ tất không bắt y hiện nguyên hình. Thốt nhiên lão cất tiếng quát: - Đề phòng này! Hữu thủ lão thò ra, búng nhanh liền năm chỉ. Thiếu Bạch vội thối lui một bước, rút soạt thanh trường kiếm, vung ào một màn kiếm khí bao bọc toàn thân. Cùng lúc, mũi kiếm nhắm điểm vào mười hai đại huyệt trên người đối phương. Đây chính là chiêu Tường vân liễ u nhiễ u, chiêu đầu trong pho Đại bi kiếm pháp. Ông già tức thời luống cuống trong màn kiếm khí dày đặc. Hắc y lão giả kinh hãi thâu chưởng thối lui, trợn mắt nhìn Thiếu Bạch. Giây lâu buông tiếng thở dài áo não: - Kiếm pháp hay tuyệt, lão phu đã khổ luyện cả mười năm mới thành tựu được tuyệt kỹ này, những tưởng trên giang hồ không có ai phá giải được. Chẳng dè lần đầu đem thí chiêu lại bị thất bại nặng nề. Tất cả vẻ thểu não, chán ngắt đã hiện trong câu nói buồn tủi của đối phương. Thiếu Bạch bực tức nghĩ bụng: - Ta có làm gì mà lão phải ân hận? Tuy nhiên, với bản tính thương người, chàng cất tiếng an ủi: - Lão trượng không việc gì phải quá bi lụy như thế, có lẽ kiếm pháp của tại hạ bất đồ đã sẵn có khả năng khắc chế võ công của lão trượng cũng nên. - Tiểu huynh đệ khỏi cần chữa thẹn cho lão phu. Quay người lão lầm lủi bỏ đi. Thiếu Bạch cau mày, áy náy: - Vị này tướng mạo trông hung ác nhưng cứ xem cách lão không xuống tay quyết liệt, cũng đủ biết lão không có ý đả thương ta, kể được là người có bụng dạ nhân từ.Nên chàng lật đật gọi với: - Xin lão trượng dừng bước! Hắc y nhân quay lại hỏi:- Tiểu huynh đệ còn có chuyện chi muốn nói?- Thứ cho tại hạ hỏi một câu, lão trượng ẩn cư ở nơi đây đã lâu chưa? - Lâu lắm rồi, chừng có đến mười năm.Thiếu Bạch sửng sốt hỏi lại: - Mười năm?- Đúng thế, mười năm. Mười năm nay lão phu đêm ngày khổ luyện thủ pháp Ngũ quỷ sưu hồn, không dè môn tuyệt kỹ mà lão phu cho là kháng thế võ lâm lại bị phá giải dễ dàng dưới tay tiểu huynh đệ. Ôi! Xem thế lão phu còn phải ẩn cư thêm mười năm nữa mới tái xuất giang hồ được. Trên khoé mắt long lanh mấy hạt lệ. Thiếu Bạch nhác thấy cau mày nói: - Lão trượng mười năm không trở lại giang hồ, tất không phải là người trong Tứ môn, Tam hội, Lưỡng đại bang? - Thì thế, trước khi ẩn cư ở đây, lão hủ vốn đã không đi lại với ai. - Hai người lúc nãy đi qua đây hẳn là môn hạ của lão trượng? - Lão hủ không có thâu đồ đệ. - Thế thì... Ngừng lại giây lâu, chàng tiếp lời: Lão trượng mười năm ẩn cư ở nơi u cốc, tại sao vẫn chưa cởi bỏ được cái bả lợi danh, hà huống lão trượng chưa hẳn đã bại dưới tay của tại hạ. Hắc y lão nhân thở dài não ruột: - Lúc chưa ẩn cư, lão hủ đã từng bị bại dưới tay các cao thủ trong hai phái Võ Đang và Côn Luân, cho nên lão phu mới khổ công nghiên cứu, tìm ra thủ pháp Ngũ quỷ sưu hồn, mong khắc chế kiếm pháp của hai môn phái, để rửa cái nhục mười năm về trước. Không dè chưa ra khỏi cốc, thủ pháp đó đã bị tiểu huynh đệ hóa giải, xem thế cừu nhân trong mười năm nay hẳn phải tiến bộ nhiều, sợ rằng ý chí rửa nhục khó có ngày thực hiện được, mà không rửa được nhục thì còn mắt mũi nào chường ra giang hồ, chẳng thà cứ ở quách đây chết già cho xong. - Tại hạ xin hỏi thêm mỗi câu, tas lão trượng lại gây thù kết oán với người trong hai phải Võ Đang, Côn Luân?- Kiếm pháp của tiểu huynh đệ cao minh, lão phu bái phục lắm nên xin đáp. Việc này bắt nguồn từ một công án chấn động võ lâm mười ba năm việc trước, việc hơn trăm người già trẻ trai gái trong Bạch Hạc bảo đều bị tận diệt trong một đêm. Từng tiếng của đối phương như những nhát búa bổ vào ngay đầu. Thiếu Bạch choáng váng, thối lui sáu bảy bước liền. Thấy vậy, hắc y lão giả giật nảy mình, nhìn sững Thiếu Bạch: - Tiểu huynh đệ, làm sao thế? Thiếu Bạch cố trấn tĩnh, gượng cười đáp: - Tại hạ vốn có bệnh đau tim, cơn bệnh phát không chừng, tuy thế cũng chỉ thoáng qua rồi lại khỏi ngay, lão trượng khỏi lo. Hắc y lão nhân đăm đăm nhìn ánh mắt và lông mày Thiếu Bạch, ngạc nhiên hỏi: - Lão hủ thấy tiểu huynh đệ không có vẻ gì là có bệnh? - Căn bệnh xoàng này có đáng gì, xin lão trượng kể tiếp cho. Tại hạ rửa tai chờ đợi. - Hồi ấy, những người nhúng tay vào việc này gần như hết thảy các đại môn phái trong võ lâm, ngoài Cửu đại môn phái ra, còn có những thế lực đang hồi phát triển mạnh như Tứ môn, Tam hội, Lưỡng đại bang. Dù cho môn hạ Bạch Hạc, người nào cũng thiện chiến, dũng cảm cũng chẳng thể kháng cự lại. Thiếu Bạch thắc mắc: - Nói cho ngay, Bạch Hạc môn bất quá cũng chỉ là một môn phái rất nhỏ trong võ lâm, tại sao lại đi kết thù gây oán với Cửu đại môn phái, Tứ môn, Tam hội, Lưỡng đại bang đến nỗi thành mối thù ghê gớm để thiên hạ hè vào giết cho bằng hết? - Ôi! Đấy cũng bởi vì Tả Giám Bạch, chưởng môn nhân của Bạch Hạc môn là nhân vật anh hùng, lòng mang chí lớn, khi nhận chức chưởng môn đã phát triển cơ nghiệp, thâu dụng đồ đệ, có cái thế tranh giành ảnh hưởng với Cửu đại môn phái, nhưng cái mồi lửa tai quái dẫn đến việc tàn sát Bạch Hạc bảo khởi đầu từ cái chết bí mật của bốn vị chưởng môn phải Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi và Không Động trên đỉnh Bạch mã sơn Yên vân phong. Nghe nói ngoài bốn vị ấy ra, phải Côn Luân và Hoa Sơn cũng có cao thủ bị giết một cách hết sức bí mật. Tứ môn, Tam hội, Lưỡng đại bang cũng vậy, không hiểu vì sao người ta lại đổ hết những tội ác đó lên đầu Bạch Hạc môn, gây ra cái cảnh chết chóc chưa có sách sử nào ghi ấy... - Tưởng rằng trong Cửu đại môn phái không thiếu gì người sáng suốt, chẳng lẽ lại không truy ra trắng đen, đổ quấy đổ quá cho Bạch Hạc môn rồi giết bừa người ta sao? Hắc y lão nhân đáp: - Nghe nói, trước lúc bốn vị chưởng môn nhân chết một cách thần bí thì vợ chồng Tả Giám Bạch trước sau lần lượt xuất hiện trên Yên vân phong. Nhưng lời này là từ miệng của bốn phái, không biết ai đúng ai sai, lão phu không dám quả quyết, mà chưa chừng đến giờ vẫn chưa có cách nào soi sáng. Khi ấy, chỉ có lão hủ và hai vị võ lâm đồng đạo không bị lôi cuốn và các phái nghi ngờ là dám có dị nghị. „y cũng bởi việc đó mà lão phu xung đột với hai phái Võ Đang và Côn Luân, lần lượt bị thương dưới trường kiếm của họ. Thiếu Bạch vòng tay cái dài nói: - Duy có lão tiền bối là người tỉnh trong đám người say. — tình thế trong đục hỗn loạn mà có con mắt sáng suốt, lại dám ưỡn ngực đứng ra nói lời đại nghĩa võ lâm. Thực đúng là hành vi của bậc hiệp sĩ, vãn bối kính phục lắm. Nhưng không hiểu hai vị tiền bối có chung tuệ kiến lão tiền bối là những nhân vật nào, dám mong lão tiền bối cho biết danh tánh, vãn bối say này được gặp có dịp tỏ lòng ngưỡng mộ. Thoáng ngờ nhưng hắc y lão nhân không tiện dò hỏi, thuận miệng đáp liền: Một là vị Ngư tiên Tiền Bình, một con người suốt đời thích cá, quanh năm suốt tháng lần mò ở các ao hồ, sông rạch, tìm đủ các loại cá, tìm cho kỳ được mới chịu. Còn vị kia rất nổi tiếng, tên là Thất đảm kiếm khách Trương Thanh Phong, chỉ có điều Tiền Bình bận đuổi bắt cá lạ nên đi tít ra miền Nam hải, còn Trương Thanh Phong ái thê nhiễm bệnh nặng nên cũng không thể can thiệp được, bởi vì lão hủ bị nhục giấu mắt không ra giang hồ, nên không được rõ. Thiếu Bạch nói bằng giọng buồn rầu: - Lão tiền bối là bậc đại nhân đại nghĩa, vãn bối vừa rồi mạo phạm, dám mong lão tiền bối mở lượng hải hà tha thứ. - Tiểu huynh đệ có xúc phạm gì ta đâu? - Vãn bối lúc nãy đỡ chưởng thế của lão tiền bối, đấy chẳng phải là hành động bất kính sao? Hắc y lão nhân ngạc nhiên ra mặt nói: - Tại ta ép ngươi xuất thủ, chớ ngươi có xúc phạm gì ta đâu. Thiếu Bạch bối rối, loay hoay mãi không nghĩ ra cách khuyên giải vị lão nhân tuy mặt xấu nhưng trong lòng rất tốt đang đứng trước mặt, bỏ ý định trở về ẩn cư trong động tối. Về phía lão nhân, kể xong chuyện cũ, vẫn cứ muốn giấu mặt, nên từ từ xoay người đi về trong núi. Thiếu Bạch vội vã đuổi theo, đánh tiếng: - Lão tiền bối đi đâu vậy? - Lão hủ muốn trở về lại huyệt động. - Nói chuyện với lão tiền bối cả nửa ngày mà vẫn chưa được biết danh tánh của lão tiền bối, xin cho vãn bối hay với? - Tướng bại trận không có gì là vinh quang, tánh danh cũng chẳng cần nêu ra làm chi! Nói xong lão lại quay người xăm xăm đi. Thiếu Bạch gọi giật lại: - Lão tiền bối chưa có thua vãn bối mà, tại sao lại cứ một mực lại buồn phiền như thế? Hắc y lão nhân ngoảnh đầu nghiêm giọng nói: - Một tuyệt kỹ mà lão hủ vất vả luyện tập trong mười năm, hãnh diện là đủ sức rửa nhục, thế mà đã bị tiểu huynh đệ hóa giải trong một chiêu lại, lão hủ còn mặt mũi nào tái xuất giang hồ? Thở dài, lão tiếp lời: - Cũng có thể phen này lão hủ giấu mặt vĩnh viễn ở trong huyệt động và sẽ không bao giờ còn ý định tái xuất giang hồ trong kiếp này nữa! Thấy nên nói khích, Thiếu Bạch cười nhạt: - Lão tiền bối tính trở về thâm cốc để cùng mục nát với cỏ cây, kể thế cũng được. Tuy nhiên họa hoạn người để lại cho võ lâm không hiểu sẽ còn táng mạng không biết bao nhiêu người nữa đây. Hắc y lão nhân nổi giận: - Lão phu để lại họa hoạn gì? - Theo chỗ vãn bối biết, gần đây trên giang hồ sóng gió bắt đầu nổi lên sát cơ tỏa mờ do mấy lời không đâu của lão tiền bối khi xưa. Hắc y lão nhân lấy làm lạ hỏi: - Lão phu có những lời không đâu làm hại tới ai nào? - Hết thảy cao thủ võ lâm đều bảo bốn vị chưởng môn nhân đều bị vợ chồng Tả Giám Bạch giết, vậy chẳng đến nổi sai, chỉ có tiền bối là nghi ngờ. Nếu có bằng cớ hẳn hoi, lão tiền bối quả là một trang hiệp sĩ, còn nếu như muốn lập dị, mượn dịp dương danh trong võ lâm là người vô sĩ. - Lão phu tuy không thể đưa ra chứng cớ, nhưng mấy nghi vấn lão phu đưa ra đã khiến hai phái Võ Đang, Côn Luân cứng họng, đớ lưỡi không sao đáp lại được, không thế họ đã chẳng phải sai cao thủ lập kế giết lão phu để diệt khẩu? Thiếu Bạch chậm rãi nói: - Hiện tại, trên giang hồ nổi lên một nhóm người bí mật, chuyên đối địch với Cửu đại môn phái, Tứ môn, Tam hội và Lưỡng đại bang... Hắc y lão nhân mừng ra mặt, hấp tấp hỏi: - Có chuyện đó sao? - Thật, vãn bối đâu có dám nói dối, nhóm người bí mật này khi xuất hiện trên giang hồ đã đặc chế một loại đoản kiếm, trên mặt khắc bốn chữ Cừu hận chi kiếm, giết không biết bao nhiêu nhân vật võ lâm rồi. Hắc y lão nhân trầm ngâm giây lâu hỏi: - Chuyện này có can hệ gì với lão phu? - Số là nhóm người thần bí kia sau một phen tàn sát, không lấy tiền bạc cũng không gian dâm đàn bà con gái, thành thử người trên giang hồ mới đồn đãi, nhóm người bí mật không ai khác hơn là hậu nhân của Tả gia đã gặp được dị nhân truyền thụ võ nghệ, nay trên đường báo thù cho hơn một trăm người thác oan. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 20 Trên hồi nhạn phong Hắc y lão nhân lắc đầu, giọng cảm khái: - Đoạn công án Bạch Hạc bảo ấy thật trong lịch sử võ lâm chưa từng có bao giờ có, đấy là việc thảm, là mối trầm oan lớn lao nhất. Nếu quả Tả Giám Bạch còn có con trai hoặc con gái gì đó sống sót trên đời, cũng đáng kể là một kỳ tích, đủ biết hoàng thiên còn có mắt. - Nhưng sự việc đã xảy ra trên mười năm, dầu cho con cái nhà họ Tả còn sống, cũng không sao tra rõ được việc năm xưa. Lão tiền bối đã không sợ bạo lực, một thân một mình đứng ra chống đối toàn thể võ lâm đủ thấy hào khí cũng đảm lược, người thường không sao sánh kịp. Vậy người phải tái xuất giang hồ nói lên mấy lời công đạo, hoặc giả điều tra chân tướng và công bố cho võ lâm ai nấy đều rõ, biết đâu chẳng vạch được âm mưu ác độc bên trong, gỡ mối trấm oan cho nhà họ Tả, vì lẽ gì lão tiền bối không hành động? Ngừng giây lát chàng tiếp lời: - Gặp trường hợp nhóm người thần bí kia không phải thuộc giòng họ Tả, mà chỉ mạo danh đội lốt để làm chuyện khác, thì lão tiền bối lại càng nên ra mặt, nói lên mấy lời công đạo cho nhóm người xấu xa đó giải tán đi, thiết tưởng ấy là hành vi của những bậc đại nhân đại nghĩa. Nói vắn tắt dầu gì nhóm người thần bí ấy sở dĩ khuấy động giang hồ cũng đều vì câu nói không đâu của lão tiền bối khi xưa, nên bất luận thế nào lão tiền bối cũng không thể khoanh tay đứng nhìn. Hắc y lão nhân hướng cặp mắt lặng lẽ, sáng quắc như điện nhìn chăm chăm vào mặt Thiếu Bạch như thế hồi lâu hỏi: - Thật tiểu huynh đệ là ai, tại sao lại quá để tâm đến mối trầm oan của Tả gia? Thiếu Bạch tỏ vẻ cung kính vòng tay vái dài nói: - Lão tiền bối bất bình trước mối trầm oan của phụ mẫu, sống âm thầm trong cốc này trên mười năm, nếu vãn bối không nói thực thân thế thì cảm thấy lòng bức rứt. Hắc y lão nhân ngạc nhiên ra mặt: - Tiểu huynh đệ đúng thực là hậu nhân của Tả gia? - Vãn bối Tả Thiếu Bạch. Tả Giám Bạch, người mang mối trầm oan chưa được gột rửa chính là gia phụ. - Lão phu không tin! - Vãn bối thật là hậu nhân của Tả gia, xin thề nếu như ắt không nói có sẽ bị trời tru đất diệt! Hắc y lão nhân thở dài: - Ôi! Nhà ngươi tới chốn này phải chăng để tìm lão phu? - Vãn bối tới đây là muốn dò xét tình hình cuộc họp giữa chưởng môn nhân của bốn phái Thiếu Lâm, Nga Mi, Không Động và Võ Đang trên núi Nam nhạc, chẳng dè được gặp lão tiền bối! Hắc y lão nhân sửng sốt buột miệng hỏi: - Sao? Chưởng môn nhân của bốn phái Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi và Không Động định họp nhau ở đây à? - Dạ đúng vậy! - Thế thì lạ quá? Thiếu Bạch thủng thẳng đỡ lời: - Việc chưởng môn bốn phái tụ hội ở Nam nhạc vãn bối tình cờ nghe được, người trên giang hồ biết tin này chắc không bao nhiêu đâu. - Tứ đại môn phái, phái nào cũng có cơ nghiệp to tát, việc gì phải lặn lội tới mãi Nam nhạc để gặp nhau?Thiếu Bạch hốt vòng tay thi lễ nói:- Thân thế của vãn bối đã khai báo cùng lão tiền bối, chẳng hay người có thể cho biết tánh danh? Hắc y lão nhân nhẹ thở dài đáp: - Chưa chừng trên giang hồ đã chẳng còn ai buồn nhớ tên hiệu lão phu... Thoáng dừng, lão điểm nhẹ nụ cười thật tươi: - Sông trường giang sóng sau xô sóng trước, từng lớp người mới thay đám người cũ. Lão phu đã tưởng mối trầm oan của nhà họ Tả vĩnh viễ n là một vụ án bí mật trên giang hồ, không ngờ nhà họ Tả còn có được một nhân vật anh hùng là tiểu huynh đệ. - Lão tiền bối quá khen. - Bình sinh lão phu rất ít chịu khen ai, vậy lời khen này là thành thực, không hiểu tiểu huynh đệ học nghệ với vị nào mà chừng ấy tuổi đã có một thân võ công kinh nhân?Thiếu Bạch hơi do dự đáp:- Không dám nói dấu lão tiền bối, người truyền thọ kiếm pháp cho vãn bối là bậc tiền bối được người đời tôn là Càn khôn nhất kiếm... Hắc y lão nhân trợn tròn mắt: - Sao? Nhà ngươi nói là Cơ Đồng à? - Dạ, chính là ân sư của vãn bối. Lão nhân buông tiếng cười ha hả: - Chẳng trách ngươi mới rút kiếm đảo một vòng, đã phá được Ngũ quỷ sưu hồn, môn công phu ta tốn mười năm khổ luyện... Sẽ đằng hắng, lão tiếp lời: - Ông Cơ Đồng khi xưa đi lại trên giang hồ từng có tiếng thơm là thiên hạ đệ nhất kiếm. Một kiếm đã đánh bại không biết bao nhiêu cao thủ võ lâm, nhưng tuyệt trước sau không thấy nói người đã đả thương một ai. Vì vậy, còn có tên khác là Thiên kiếm, ấy là nói kiếm thuật của người đã đạt tới mức tột đỉnh tột vời, vời vợi cao tận chín tầng mây. Nhưng ở trong vẫn ôm ấp đầy bầu đức hiếu sinh. - Dạ đúng thế, kiếm pháp của gia sư còn có tên là Đại bi, hàm chứa ý thương xót người. Giờ đây, lão nhân đã thấy lòng thư thới, gật đầu cười: - Nhà ngươi là đệ tử đích truyền của Cơ Đồng, chỉ khẽ vung kiếm đã phá giải được công phu khổ luyện mười năm của ta cũng chẳng có gì là lạ. Ngươi thắng là phải, lão hủ không buồn. - Vãn bối đã thành thực nói hết những điều cần phải dấu kín, vậy hy vọng lão tiền bối cũng bỏ ý định trở về huyệt động. - Phải chăng nhà ngươi muốn lão hủ tái xuất giang hồ để giúp nhà ngươi một tay? - Dạ đúng thế! Lão nhân ha hả cười lớn: - Được! Lão phu chấp thuận, có điều chuyện này dây dưa động chạm đến rất nhiều người. Không biết phải giết bao nhiêu võ lâm đồng đạo mới vừa, do đấy lão hủ cũng có lời nói rõ trước, lúc báo thù, tiểu huynh đệ có giết chỉ xin giết kẻ nguyên hung, còn tha cho tòng phạm. - Vãn bối xin hứa. Hắc y lão nhân suy nghĩ lung rồi lên tiếng: - Chưa có gặp phải trọng trách to tát như tiểu huynh đệ, kẻ thù quá sức đông, giang hồ đồng đạo năm phần thì hết bốn là cừu nhân, dẫu cho có được kiếm thuật chân truyền của Cơ Đồng nhưng sức một người cũng không nên việc, do đấy tất cần phải tập hợp thêm nhiều cao thủ để gây một thanh thế mới. - Chuyện này... vãn bối chỉ sợ không có tài chỉ huy. - Ta định giúp nhà ngươi, mời một vị cao nhân giúp ngươi hoàn thành đại nghiệp. Có điều người này tính tình cổ quái lắm, tiểu huynh đệ dẫu đã có võ công tuyệt thế, y cũng vị tất chịu đáp ứng. Vậy nhà ngươi phải có lòng bao dung, giỏi nhịn hơn người, như Lưu Huyền Đức tam cố Thảo Lư khi xưa, lúc tìm Khổng Minh mới có thể mời y xuống núi. Thiếu Bạch mừng rỡ: - Nếu có thể tẩy sạch mối trầm oan cho phụ mẫu, thì đừng nói ba lần tới Thảo Lư, mà tám chín lần cũng đến được. - Tiểu huynh đệ đã có nhã lượng như vậy, lão hủ tin tưởng đoạn công án năm xưa của Bạch Hạc môn thế nào cũng được phanh phui, phơi trần trước mắt người đời. Thiếu Bạch đột nhanh vòng tay xá: - Được lão tiền bối tương trợ vãn bối cảm kích bất tận, không hiểu người có thể cho biết tánh danh? - Võ lâm không phân lớn nhỏ, người đạt là bậc trên, lão hủ tuy hơn tuổi nhiều nhưng mức võ công thành tựu không thể so sánh cùng ngươi, vậy từ nay chúng ta gọi nhau bằng anh em. - Điều này tại hạ đâu dám. - Đã hiểu lòng nhau, khách sáo làm gì. - Được, lão tiền bối đã muốn vậy, nếu vãn bối không đáp ứng chẳng hóa ra lại bảo nghĩ khác. Hắc y lão nhân nói: - Lúc chưa quy ẩn, lão phu cũng có chút tiếng tăm trên giang hồ, võ lâm đồng đạo đều gọi là Sinh tử phán Vạn Lương. Thiếu Bạch vội vòng tay: - Thì ra là Vạn huynh. - Ta ghét nhất điều ác, mà mỗi khi hạ thủ lại tàn độc, cho nên người trong võ lâm thường mắng ta là người ở giữa chính tà, nói ta làm người xử sự toàn do sự vui giận của cá nhân. - Tại hạ thấy Vạn huynh không vẻ gì là người cục súc. Vạn Lương vỗ đùi đánh đét một tiếng, giơ ngón tay cái:- Tiểu huynh đệ, thật đúng là tri kỷ của Vạn mỗ. - Vạn huynh quá khen. - Trong đời ta đã giết nhiều người lắm nhưng tự tin là không giết lầm một người tốt nào. Có rất nhiều võ lâm đồng đạo ngoài mặt thì có vẻ tử tế, đại nhân đại nghĩa, ra tay giúp đỡ này nọ để lấy tiếng khen nhưng kỳ tình bên trong không điều ác nào là không làm. Ta bị mang cái hiệu kỳ cục ấy cũng bởi nguyên cớ đã giết quá nhiều hạng sâu bọ ấy. Thiếu Bạch ngước mắt nhìn trời, đột ngột hỏi: - Về việc bốn chưởng môn nhân của bốn phái họp nhau, Vạn huynh có ý kiến gì? - Tiểu huynh đệ có biết họ họp ở đâu không? - Chỉ biết trên Nam nhạc, chứ không biết đích xác ở chỗ nào. - Hoành sơn có mấy nơi nổi tiếng ta đều biết hết, họ họp nhau chắc chỉ lẩn quẩn ở mấy chỗ đó chứ không đâu đâu.Thiếu Bạch chợt nhớ tới hai người mới đi qua, sẽ giọng: - Lão huynh ẩn cư ở trong thâm cốc này có đệ tử theo hầu? Vạn Lương lắc đầu: - Chỉ có một mình Vạn mỗ ẩn cư ở nơi đây.- Nói thế, giường nằm của lão huynh sớm đã có kẻ chiếm đoạt rồi! Nhắc lại chuyện vừa mới thấy cho Vạn Lương biết, lão chỉ mỉm cười nói:- Không ngờ một nơi hoang vắng như Nam nhạc xưa nay, thốt nhiên lại xảy ra nhiều chuyện náo loạn. Cũng may là lão huynh ẩn cư nơi đây thập phần bí mật nên trong cốc này dù có người lai vãng cũng không thể nào tìm được chỗ ở của ta. Xin tiểu huynh đệ hẵng tới chỗ nghĩ của lão huynh, trước là thưởng ngoạn, sau rồi lão huynh sẽ dò lần nơi tụ họp của chưởng môn nhân bốn môn phái ấy cho tiểu huynh đệ. - Tại hạ còn hai người em nữa, đợi tại hạ đi gọi bọn họ đến bái kiến lão huynh. - Được, lão huynh xin chờ ở đây. Thiếu Bạch sẽ dạ rồi tất tả chạy ra khỏi cốc. Hoàng Vĩnh và Cao Quang đều ẩn mình một nơi, canh phòng lối vào núi nhưng ba người đã có những ám hiệu với nhau từ trước nên chàng tìm được ngay. Thiếu Bạch vội vã nói: - Nhị vị huynh đệ, mau theo ta đi gặp một vị võ lâm tiền bối. Hoàng Vĩnh ngạc nhiên: - Ai thế? - Ngu huynh mới quen đây. - Đại ca có thổ lộ thân thế cho người ấy biết? - Vị tiền bối này năm xưa cũng vì chuyện Bạch Hạc bảo bị tàn sát, đã đứng ra tranh luận với người trong Cửu đại môn phái, Tứ môn, Tam hội Lưỡng đại bang cho nên mới có chuyện xung đột cùng hai phái Võ Đang và Côn Luân. Người thọ thương phải đi ở ẩn, vị này đáng là bậc ân nhân, tri kỷ của Tả gia. Xem chừng đối với chuyện khi xưa, lão tiền bối ấy có lẽ biết rất nhiều, bằng không người đã chẳng đứng ra để phản đối toàn thể võ lâm đồng đạo. Cao Quang nóng nảy, xen vào nói: - Nếu như chúng ta thấy người ấy có ý khác lạ, cứ hợp sức giết y diệt khẩu là xong. Biết người em nóng tính, ăn nói bừa bãi cho nên Hoàng Vĩnh và Thiếu Bạch cũng không ai để tâm. Ba người thi triển khinh công chạy nhanh vào trong sơn cốc. Sinh tử phán Vạn Lương quả nhiên vẫn đứng yên chỗ cũ chờ đợi. Thiếu Bạch quay lại nháy mắt cho hai em: - Vị này là Vạn tiền bối, nhị vị hiền đệ mau ra mắt đi. Hoàng Vĩnh thấy Vạn Lương sắc mặt âm trầm, không phải là hạng người tốt, nhưng Thiếu Bạch đã bảo cũng đành phải vái dài bái kiến. Vạn Lương nhìn kỹ Hoàng Vĩnh và Cao Quang giây lâu nói: - Hai người này có thể tin cẩn được? - Họ đều là anh em sống chết với vãn bối và đã biết rõ thân thế của vãn bối. Cao Quang xen lời: - Được lắm, tiền bối đã hoài nghi anh em chúng tôi, thú thật, chúng tôi cũng không mấy tin tưởng đối với tiền bối! Vạn Lương cười ha hả nói: - Lão phu làm việc tốt hơn nửa đời người như là hành hiệp, cứu nhân độ thế. Nhưng trong võ lâm nói tới lão phu ít có người hay biết. Giờ thì với chừng tuổi này, như nếu có ẩn cư ở nơi đây để rồi sẽ mục nát với cỏ cây cũng đành thôi. Nhưng nếu tái xuất giang hồ, tất phải làm nên chuyện kinh thiên động địa... Ngừng lại, lão đổi giọng trầm buồn tiếp lời: - Gần trăm năm nay, việc lớn lao nhất trong võ lâm phải kể đến thảm án nơi Bạch Hạc bảo. Nếu như lão phu có thể làm rõ được vụ án này thì có chết cũng cam! Thiếu Bạch vòng tay vái dài nói: - Lão tiền bối có được hùng tâm và nghĩa khí ấy sẽ là nguồn an ủi rất lớn cho Bạch Hạc môn, vãn bối xin cảm tạ thâm ân của tiền bối. - Tiểu huynh đệ khỏi cần cảm kích ta, việc làm của Vạn mỗ đối với Tả gia quyết không nhầm lẫn. Nhưng nếu nói về chính mình như Vạn mỗ đây, thân không có đệ tử, tuy cũng kể được là nhân vật bạt tuỵ trong võ lâm nhưng sau khi Vạn mỗ mất rồi thì tên tuổi sẽ không còn ai nhắc nhở tới. Nhưng nếu vì việc làm sáng tỏ được thảm án năm xưa nơi Bạch Hạc bảo, chẳng phải là Vạn mỗ sẽ để lại tiếng thơm mãi mãi trên giang hồ sao? Cao Quang liếc mắt nhìn trời giây lâu nói: - Trời đã sắp vào đêm, chúng ta vẫn chưa phát giác được nơi tụ họp của tứ đại môn phái, cũng không thấy tung tích một ai, chỉ sợ đành bó tay mất thôi! - Không sao đâu, địa hình ở Nam nhạc này lão phu am hiểu lắm, chỉ cần bọn họ thật có tụ họp ở đây, ta sẽ không khó tìm họ. - Lão tiền bối lâu năm chưa rời khỏi huyệt động ẩn cư, hẳn không biết đã có người đặt chân đến đây. - Nam nhạc này xưa nay vắng lặng lắm, những nhân vật võ lâm rất ít khi qua lại nơi đây. Giờ đột ngột bao nhiêu người đến tụ hợp, chắc phải còn có nguyên nhân. Hiện tại nếu như chúng ta gây chuyện với nhân vật võ lâm trong cốc, tất sẽ có kinh động tới người của tứ đại môn phái. Cao Quang nghĩ bụng: - Phải đấy, lão này trông thế mà có hiểu biết lắm. Trong lòng ít nhiều cũng đã sanh kính phục Vạn Lương, Hoàng Vĩnh thoáng nghĩ nói: - Ý kiến của lão tiền bối... Vạn Lương ngắt lời: - Theo ý lão phu, không chừng dụng ý của bọn chưởng môn nhân bốn phái ấy lén lút gặp gỡ hẳn có liên quan đến việc Bạch Hạc bảo năm xưa. - Không hiểu lão tiền bối nên bắt đầu việc dò thám lúc nào? Vạn Lương đằng hắng: - Lên đường ngay bây giờ được chứ? - Chúng tôi lúc nào cũng xin tuân lệnh. Vạn Lương cười nhạt nói: - Nói khéo lắm, lão phu dù có trúng kế khích tướng của ngươi cũng không bỏ ý định. Nói xong lão tung mình băng tới trước. Hoàng Vĩnh mỉm cười chạy theo sau. Bọn người họ lẳng lặng thi triển khinh công để tung thân pháp nương theo ánh sáng yếu ớt, vàng nhạt của buổi chiều tàn, leo dần lên đất đá sừng sững. Bọn Vạn Lương lên đến đỉnh núi thì màn đêm cũng vừa buông, Vạn Lương đưa tay chỉ về phía ngọn núi cao ngất, chập chờn trong bóng tối ngoài xa nói: - Nếu lão phu đoán không lầm thì bọn họ tất sẽ gặp nhau trên ngọn Hồi nhạn phong kia. Cao Quang xen lời: - Lão tiền bối có gì làm bằng? - Ngọn Hồi nhạn phong cao chót vót mây xanh, bốn mặt toàn là vách đá thăm thẳm, chỉ có một lối nhỏ có thể leo lên nhưng hình thế hiểm yếu lắm. Thật đúng với câu, một người trấn cửa vạn kẻ khôn vào. Nếu bọn họ có bàn bạc chuyện trọng đại gì, tất phải lựa ngọn Hồi nhạn phong là một nơi họp tốt nhất. - Nhưng nếu bọn họ không có ở đó thì sao? - Như nếu họ không họp nhau trên ngọn Hồi nhạn phong thế tất là ở dưới Viên sầu giản. Thiếu Bạch xen vào nói: - Bất luận là họ có ở đó hay không, chúng ta hãy cứ đến Hồi nhạn phong ấy xem sao? - Được, nhưng con đường lên núi hiểm nghèo lắm, xin chư vị tiểu tâm. Lời vừa dứt, Vạn Lương cất bước chạy trước dẫn lộ. Dưới những áng sao con đường núi trở nên gập ghềnh lạ, trông lên ngọn núi xa, chập chờn toàn những bóng cây khe đá. Bốn người tuy đều có võ công siêu phàm, cũng cảm thấy mỏi mệt lẫn lo ngại. Ngọn Hồi nhạn phong xem gần mà lại đi rất xa. Bốn người chạy mãi chừng vừa hết một canh mới đến chân ngọn núi. Thiếu Bạch và Vạn Lương vẫn ung dung, duy chỉ có Hoàng Vĩnh và Cao Quang mồ hôi đã vã ra như tắm, hổn hển tiếng thở. Vạn Lương dừng bước sẽ giọng nói: - Lối đi lên núi còn cách đây không đầy ba dặm nữa. Chúng ta hãy nghỉ ngơi giây lát rồi lên đường cũng chẳng muộn. - Nếu như chưởng môn nhân tứ đại môn phái thật có họp nhau trên ngọn núi, có thể xảy ra trường ác chiến, chúng ta nghỉ ngơi lấy sức là phải lắm. Vạn Lương lầm lủi đi kiếm một mô đá, ngồi xếp bằng tròn yên lặng điều tức. Có lẽ độ chừng tiếng đồng hồ sau, bốn người lần lượt nghỉ mệt xong lại cất bước lên đường. Sau hồi lâu điều tức, ai nấy đều thấy khỏe khoắn, cho nên chỉ trong khoảnh khắc, bốn người đã tới con đường lên núi. Vạn Lương sẽ dặn lần cuối: - Lão phu dẫn đường, ba vị hãy dè dặt, đừng có gây nên tiếng động. Men theo lối đi, họ leo dần lên đỉnh núi. Ba anh em Thiếu Bạch lặng lẽ nối gót theo sau. Ngọn Hồi nhạn phong này cao ước ngàn trượng, mọc thẳng ngay giữa dãy núi chập chùng, bốn mặt đều là vách đá trơn tuột, dù cho là người có khinh công tuyệt thế, sợ cũng không tài nào leo lên được. Duy chỉ có lối đi thiên nhiên ấy, tuy có gập ghềnh, hiểm trở nhưng tạm cũng có thể dùng được. Bọn người họ lên đến lưng chừng núi, Vạn Lương đi trước dẫn đường hốt nhiên dừng lại hấp tấp nhảy sang một bên, ẩn mình sau tảng đá bên vệ đường. Thiếu Bạch biết có sự lạ, vội vã phất tay ra hiệu cho hai người em theo sau ngừng lại, vận nhỡn quang dõi đôi mắt về phía trước. Dưới ánh sao lờ mờ, chỉ thấy cách đó chừng bảy tám trượng, trên một phiến đá trước một cây tùng cành lá xum xuê, có một vị hòa thượng vận áo màu xám tro, trước ngực đặt ngang một cây thiền trượng lung linh, đen bóng. Thiếu Bạch giật mình nghĩ bụng: - Quả nhiên là ở nơi đây rồi. Đề chân khí, chàng nhẹ nhàng chạy tới sau tảng đá, chỗ Vạn Lương đang ẩn nấp, sẽ giọng nói: - Hòa thượng có lẽ là môn hạ đệ tử Thiếu Lâm, xem chừng đúng là nơi này. - Đúng vậy, nhưng hòa thượng ấy ngồi chắn ngay giữa đường, khu này lại không có chỗ nào ẩn thân được, còn nếu tiến tới tất sẽ bị phát giác. - Thế thì chúng ta biết phải làm sao? - Ta tìm cách giết cho được tên hòa thượng chặn đường kia, nhưng cần nhất là đừng để cho y còn sức phản công hoặc có thì giờ kêu gọi đồng đảng. Thiếu Bạch tính nhẩm khoảng cách từ đó đến hòa thượng, nếu sử dụng ám khí trong bóng tối chỉ sợ khó trúng ngay được nơi yếu hại của đối phương. Mãi phân vân, nhất thời cũng không sao khiến cho hòa thượng kia dời khỏi vị trí. Vạn Lương mắt nhìn quanh quất nói: - Tiểu huynh đệ có biết dùng ám khí không? Thiếu Bạch sẽ lắc đầu: - Tại hạ không biết. Liên tưởng đến cuộc tỷ thí ám khí với Trương Ngọc Giao một tháng trước đây, nghĩ bụng: - Nếu như có được thủ pháp cao minh như thiếu nữ ấy, may ra mới đạt được ý nguyện. Vạn Lương suy nghĩ lung lắm mới nói: - Tiểu huynh đệ đã không thiện về ám khí, lão hủ đành ra tay. Còn tiểu huynh đệ hãy dùng Bích hổ công từ bên trái vách núi bò đến sau lưng y, giơ tay ra hiệu cho lão hủ, nhất là phải tìm cách phân tâm y để lão hủ bất thần hạ thủ. Thiếu Bạch liếc nhanh qua vách đá trơn bóng như mỡ về mé trái nói: - Nếu như có bề gì, còn có tại hạ xuất thủ nữa, lo gì. Không đợi cho Vạn Lương đáp lời, chàng liền đứng phắt dậy,bò lên phía trên. Vạn Lương không tiện phân trần, cũng không kịp cản, đành lặng lẽ thò tay rút ra hai mũi Tý ngọ tinh, chuẩn bị xuất thủ. Thiếu Bạch cúi đầu nhìn xuống thâm cốc thăm thẳm, bất giác rùng mình nhưng nghĩ đến mối hàm oan của phụ thân và nỗi cừu hận của hơn mấy trăm người trong Bạch Hạc bảo bị thảm sát, hào khí liền phừng phực nổi dậy, chàng mạnh dạn đề khí bò nhanh trên vách núi. Vách đá cheo leo này hiểm ác cùng cực, nơi đây ngoại trừ lối đi mà hòa thượng áo xám trấn giữ, tuyệt không đường nào đi lên. Bấy giờ Thiếu Bạch mon men tiến đến gần bên lão hòa thượng ám xám tro. Cái tình cảnh ấy thập phần nguy hiểm, bởi vì chỉ cần hòa thượng áo xám tro kia thốt nhiên khám phá ra Thiếu Bạch, thì dù cho chàng có võ công cao siêu đến đâu, cũng không tài nào kháng cự nổi lối tập kích của đối phương. Phải biết, môn Bích hổ công này, tuy chỉ là một công phu khinh công nhập môn căn bản, nhưng rất khó luyện đến mức tuyệt đỉnh, vì lẽ môn công phu này toàn dựa vào chân khí của người sử dụng đề tụ cho thân người nhẹ bỗng, nhờ hai cánh tay mà bám sát vào vách đá trơn tuột. Một khi chân khí bị tản mát, thân hình sẽ trở nên nặng nề, bất luận là người có võ công cao thế nào đi nữa, cũng không thể vừa thi triển Bích hổ công bò trên mặt đá, lại vừa xuất thủ chống trả. Lúc ấy, vị tăng nhân áo xám tro vẫn ngồi yên lặng trên phiến đá, hai tay chắp ngang ngực, dường như đang nhập định. Thiếu Bạch bò nhanh thêm độ hơn trượng nữa, đủ tạm vượt qua phiến đá hòa thượng đang ngồi, chàng tung phắt người, nhảy vút xuống giữa lối đi. Ngưng thần đưa mắt nhìn, chỉ thấy tăng nhân áo xám vẫn ngồi bất động trên phiến đá, chàng khấn thầm: - Phụ mẫu có linh, xin phò trợ cho đồ nhi. Tả chưởng đưa cao, chàng đánh nhanh tới. Thế chưởng đã đến gần sau lưng hòa thượng song y vẫn ngồi yên. Thiếu Bạch rung động, vội vã dừng lại, biến chưởng thành chỉ điểm thẳng vào huyệt Kiên Tĩnh đằng sau bả vai đối phương. Chỉ thế này mạnh mẽ cực cùng, bởi vì chàng biết rõ bọn tăng lữ Thiếu Lâm phái theo hầu chưởng môn nhân, võ công không tên nào thấp kém. Luồng chỉ lực vừa trúng huyệt gã hòa thượng, thật lạ lùng cả thân hình to béo của đối phương từ từ đổ chúi xuống. Cùng lúc, Thiếu Bạch chợt vỡ lẽ thì ra hòa thượng kia sớm đã mất hết sức tự vệ. Vạn Lương, Hoàng Vĩnh và Cao Quang mắt thấy Thiếu Bạch đã thành công, tất cả nối gót nhau chạy nhanh lên trên. Thiếu Bạch tả thủ sờ vào mũi hòa thượng, thấy y vẫn còn thoi thóp thở, chứng tỏ chỉ mới bị người điểm huyệt. Vạn Lương vỗ đùi đánh đét, khen: - Tiểu huynh đệ thật bản lãnh cao cường, lão hủ bái phục lắm! Thiếu Bạch sẽ gượng cười: - Vãn bối đâu dám cướp công, người này đã bị điểm huyệt trước rồi. Vạn Lương sửng sốt hỏi lại: - Cái gì? Hòa thượng này đã bị người ta điểm huyệt rồi à? - Đúng vậy, y không còn sức kháng cự. Vạn Lương trầm ngâm, lẩm bẩm: - Trong võ lâm hiện nay, lại còn có ai võ công đến thế. Có thể từ trên vách đá cheo leo, điểm trúng huyệt đạo hòa thượng này một cách lặng lẽ.Ngừng lại giây lâu, lão tiếp lời:- Xem vậy hẳn đã có cao thủ đuổi theo tung tích của chưởng môn nhân bốn phái ấy lên đến tận đỉnh ngọn Hồi nhạn phong này. - Vãn bối cũng nghĩ thế. Vạn Lương thoáng nghĩ nói: - Chúng ta hãy để nguyên hòa thượng này ở chỗ cũ, rồi lên đỉnh ngọn núi xem sao? - Vãn bối xin mở đường. Đi men theo lối mòn hướng thẳng lên đỉnh núi. Bốn người đi được chừng ba bốn chục trượng nữa, con đường nhỏ hẹp thốt trải rộng ra, đứng trên thế núi trông xa như một đống đá rải dài. Thiếu Bạch rút kiếm hộ thân, tung mình nhảy lên trên một phiến đá. Chỉ thấy hai trung niên đạo nhân dựa lưng trên vách núi. Người bên trái cầm chuôi kiếm,người bên mặt đã rút trường kiếm gần ra khỏi vỏ. Trong ánh đêm, thấy mờ mờ tà áo của hai đạo nhân phơ phất bay chập chờn trên vách đá. Vạn Lương cũng theo sát Thiếu Bạch, nhìn hai đạo nhân giây lâu, sẽ giọng nói: - Hai đạo nhân này tựa như cũng bị người điểm huyệt, không hiểu ai mà có võ công cao khiếp đến thế? Có lẽ trên đỉnh Hồi nhạn phong đã xảy ra một trường quyết chiến. Thiếu Bạch động lòng nghĩ bụng: - Mười ba năm trước đây, bởi vì cái chết bất minh bạch của chưởng môn nhân bốn phái kia đã khiến cho hơn mấy trăm nhân mạng của Bạch Hạc bảo thác oan chỉ vì phụ mẫu ta vừa mới xuất hiện ở quanh vùng Yên vân phong. Chẳng lẽ mười ba năm sau, cái cảnh thê thảm đó lại diễn lại, mà nạn nhân lại là bốn chưởng môn nhân thừa kế sự nghiệp của bốn người trước, món nợ này chẳng lẽ sẽ phải đổ lên trên đầu Thiếu Bạch ta nữa sao? Vạn Lương như đã đoán ra phần nào tâm trạng của Thiếu Bạch, khẽ giọng nói: - Tiểu huynh đệ đừng nên lo lắng thái quá, bốn chưởng môn nhân hiện nay đã được bài học mười ba năm về trước, tất họ sẽ phòng bị cẩn thận hơn. Chuyện cũ quyết sẽ không thể tái diễn được, bởi vì dù đối phương có võ công đến đâu cũng khó lòng giết sạch được những cao nhân theo hộ giá chưởng môn nhân tứ đại phái ấy. Hơn nữa, trên đỉnh núi vẫn không nghe thấy có động tĩnh gì, chắc là người trong bốn phái chưa phát giác đã có kẻ lén lên tận đỉnh. Thiếu Bạch biết Vạn Lương có ý an ủi mình, sẽ thở dài: - Mong được đúng như dự liệu của lão huynh. Vạn Lương yên lặng nhìn hai đạo nhân đứng bất động trên vách đá giây lâu nói: - Chúng ta hãy đổi lấy đạo bào của hai đạo nhân kia, tất sẽ dễ bề trà trộn. - Xin vâng theo cao kiến của lão tiền bối. Tức thời, chàng phóng mình tới gần hai đạo nhân, lôi bọn họ vào trong bóng tối, rồi cởi áo đạo bào mặc vào mình. Cao Quang thấy Thiếu Bạch và Vạn Lương thay đổi y phục của hai đạo nhân xong, bất giác thở dài: - Đáng tiếc là chỉ có hai chiếc. Vạn Lương sẽ giọng khuyên: - Chúng ta đi chuyến này là chỉ muốn tìm hiểu dụng ý của chưởng môn nhân bốn phái hội họp nhau trên Hồi nhạn phong chứ tuyệt không có động thủ, vậy lão hủ tạm xin nhị vị ở lại canh giữ nơi này, được chứ? Cao Quang trợn mắt vừa chực phản đối, Hoàng Vĩnh đã vội nói trước: - Lão tiền bối phân phối rất hữu lý, chúng ta nên theo lời người dặn dò. Cao Quang mắt thấy Hoàng Vĩnh bằng lòng rồi đành lẳng lặng nuốt giận đứng yên. Vạn Lương vút người hướng thẳng lên đỉnh núi. Thiếu Bạch tất tả theo sát. Hai người khinh công đều trác tuyệt, thoăn thoắt bước trên con đường núi nhẹ nhàng không một tiếng động. Đến gần đỉnh núi, hai người băng mình nấp sau một tảng đá, thò đầu nhìn ra. Trên đỉnh ngọn núi là một bãi cỏ bằng phẳng, ước độ hơn một mẫu. Bốn mắt đều là những đám tùng sống đã lâu đời, cỏ cây chằng chịt trong đám đá lởm chởm. chính giữa có căng một chiếc lều, bên trong lờ mờ có ánh đèn chiếu hắt ra. Thiếu Bạch nhún gót bay bỗng lên cành tùng mọc chìa ra ngoài ngọn nhai, nấp mình trong đám lá. Nơi đây chàng có thể nhìn rõ cảnh vật ở phía dưới nhờ ánh sao mờ tỏ. Chỉ thấy ngoài ba trượng sau một tảng đá lớn, có một đạo nhân đeo kiếm thốt nhảy lên phiến đá, đảo mắt nhìn quanh quất, dường như đã phát giác tiếng tà áo bay trong gió của Thiếu Bạch vừa rồi. Đạo nhân đứng yên lặng như thế giây lâu mới rảo bước tới con đường đi lên núi. Thiếu Bạch chột dạ nghĩ bụng: - Nguy thật, nếu như y tinh mắt tất sẽ phát giác ra Vạn tiền bối. Chàng đề nhanh chân khí chờ đợi, nếu như đạo nhân ấy phát giác được Vạn Lương, chắc là chỉ còn cách giết thật nhanh y để diệt khẩu. Vạn Lương thốt nghe tiếng chân người đến gần, cũng vội cảnh giác. Lão nhanh nhẹn bò lên phía trên, ẩn sau một tảng đá. Thiếu Bạch thầm khen: - Người này thật là tay mưu trí và lịch duyệt giang hồ. Đạo nhân đi đến bên lối nhỏ dẫn lên núi, dáo dác nhìn giây lâu, lại quay gót về tây. Thiếu Bạch định bụng: - Nếu như ta xuất kỳ bất ý, ra tay điểm huyệt y thật không mấy khó, nhưng không hiểu trong bóng tối quanh đây còn mai phục bao nhiêu tay cao thủ trong bốn đại môn phái nữa. Như nếu lộ diện tất sẽ bị bọn họ phát giác ngay. Ý nghĩ xoay quanh trong đầu, nhất thời do dự bất quyết. Lúc nhìn lại đạo nhân thì y đã mất bóng, một luồng gió lạnh thổi qua khiến những cành tùng va vào nhau xào xạc. Cảnh vật trở về với cái vẻ hoang vắng của chốn thâm sơn. Thiếu Bạch đưa mắt nhìn về túp lều lờ mờ có ánh đèn, hình ảnh cái chết thảm khốc của phụ mẫu lại hiện ra trước mắt, chàng nghiến răng lẩm bẩm: - Đến đây không lẽ lại về không, chẳng vào hang cọp sao bắt được cọp con, dù có chết ta cũng liều một phen! Đảo nhanh mắt xem chừng động tĩnh giây lâu, mới hạ mình xuống đất, lần bước tiến về túp lều. Không hiểu là vì chủ nhân mai phục quanh đó ít ỏi hay là chưởng môn nhân bốn phái ấy quá tự tin vào bản lãnh, canh phòng qua loa, mà Thiếu Bạch đã đến gần túp lều còn chừng hai trượng nữa vẫn không thấy một ai ra mặt cản đường. Túp lều được dựng lên trên khoảng đất rộng độ ba trượng vuông, có điều vì tấm vải che quá dầy, nên ngoài ánh đèn chập chờn không sao thấy được cảnh vật bên trong. Thiếu Bạch rảo quanh túp lều một vòng vẫn không thấy người nào xuất hiện, ngay tên đạo nhân đeo kiếm đi tuần ban nãy cũng đi đâu mất hút, không còn trông thấy bóng hình đâu nữa. Tuy trong lòng lấy làm lạ nhưng Thiếu Bạch tài cao mật lớn, không tỏ vẻ e dè sợ sệt, chàng cẩn thận dè chừng từ từ bước lần tới căn lều một cách nhẹ nhàng, hai mắt chàng đảo mắt nhìn chung quanh dò la động tĩnh. Càng gần tới căn lều, ánh đèn bên trong soi mờ mờ bóng người ngồi bên vách lều, Thiếu Bạch càng cẩn trọng hơn. Đột nhiên những tràng cười lặng lẽ từ trong căn lều vang ra làm cho Thiếu Bạch bất giác sững người, dừng ngay chân lại. Giọng cười chưa dứt, một giọng nói khàn khàn thốt lên: - Hà! Tên tiểu tử này thật là to gan, dám lần mò lên đỉnh Hồi nhạn phong này để dọ thám chúng ta. Một giọng nói sắc lạnh tiếp theo: - Đã lên được tới đây, hẳn tên tiểu tử này không phải là người tầm thường, e rằng các đệ tử canh phòng đã bị hại rồi. Ngừng lại một chút, giọng nói sắc lạnh đó hỏi Thiếu Bạch: - Các hạ là ai? Lên đây để làm gì? Xin cho lão tăng được rõ. Thiếu Bạch vòng tay cung kính vái chào một cái rồi nói: - Thứ lỗi cho vãn bối không tiện nói ra danh tánh. Vãn bối có mấy điều thắc mặc muốn thỉnh giáo các vị chưởng môn, nên mới mạo muội lần tìm lên đến đây. Mong các vị thứ cho tội mạo phạm. Một giọng nói ồ ề hỏi Thiếu Bạch: - Trước mắt bọn ta mà nhà ngươi dám dấu diếm thân phận ư? Khôn hồn thì hãy nói ngay tên họ cùng gia thế, đừng để cho ta phải nổi giận. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 21 Rừng hoang thiên kiếm ra oai Thiếu Bạch thoáng nghĩ nói: - Tại hạ chỉ là một kẻ vô danh, tiểu tốt trên giang hồ, dù có xưng tên chư vị cũng không biết thà là đừng nói. Một giọng sắc lạnh khác truyền ra: - Trên Hồi nhạn phong này đã phục đầy cao thủ, các hạ lọt vào hàm hổ huyệt rồi, chỉ còn một cách là bó tay chịu trói. Sao không mau bỏ binh khí trong tay xuống, chẳng lẽ còn phải đợi chúng ta động thủ? Thêm một giọng ồ ề xen vào nói: - Các hạ cứ ngoảnh đầu lại rồi quyết định cũng chẳng muộn. Thiếu Bạch quay phắt lại, quả nhiên trước mặt chàng cách bảy tám thước đã có bảy nhân vật võ lâm đứng sừng sững. Đứng giữa là hai hòa thượng tay cầm thiền trượng, xung quanh là ba thanh niên đạo nhân, và hai người vận theo lối tục gia đệ tử, người nào cũng nắm binh khí sáng loáng. Bọn họ thừa lúc Thiếu Bạch đối đáp với người trong căn lều đã ngầm xuất hiện, vây kín ba mặt. Thiếu Bạch nhìn bảy nhân vật ấy một lượt, quay mặt lại phía túp lều, lạnh lùng nói: - Tại hạ thấy rồi. Giọng nói ồ ề trong căn lều lại vọng ra: - Ngươi không chịu bỏ kiếm, chắc là nhất định muốn chết? Thiếu Bạch thốt ngửng mặt rú dài: - Nếu như vị nào tự tin có thể đoạt được kiếm trong tay tại hạ xin cứ ra tay, còn nếu muốn tại hạ khi không bỏ kiếm thì chỉ thật uổng lời thôi. Giọng nói khàn khàn lúc đầu quát lớn: - Tiểu tử ngông cuồng lắm! Thiếu Bạch vẫn tảng lờ, nghĩ bụng: - Bọn họ đã phát giác được ta, chỉ còn cách thử xem kiếm thuật và đao pháp của nhị vị ân sư truyền dạy bấy lâu như thế nào thôi. Nghĩ đoạn chàng thủng thẳng nói: - Tại hạ dám đến đây tất đã coi nhẹ hai chữ tử sinh... Một giọng trầm trầm xen lời: - A di đà phật! Chúng tôi tuy có đức hiếu sinh nhưng cũng không phải hạng người chưa cầm đao đồ tể, thí chủ đã không chịu buông khí giới, lão nạp thật khó nương tay. - Các hạ là ai? - Lão nạp Thiếu Lâm Nhất Nghi. - Hòa thượng phải chăng là chưởng môn nhân đời này của Thiếu Lâm phái? Thiếu Lâm phái xưa nay rất có tiếng tăm trên giang hồ, hàng tăng lữ Thiếu Lâm lúc bôn tẩu trong võ lâm dù gặp nhân vật cuồng ngạo thế nào cũng đều kính gọi một tiếng đại sư. Giờ đây Thiếu Bạch vừa mở lời gọi luôn hai tiếng hòa thượng, thật là một điều tối kỵ đối với phái Thiếu Lâm. ho nên hòa thượng tay cầm thiền trượng đứng phía bên trái liền quát: - Tiểu tử cuồng ngạo thật, dám mở lời hổn xược với chưởng môn nhân bổn phái. Thiền trượng vèo vèo bay vút ra. Thiếu Bạch vung nhanh thanh trường kiếm, nhẹ nhàng đánh bạt thế trượng mạnh mẽ cực kỳ của đối phương, cao giọng: - Tại hạ chưa nói hết lời, nếu có đánh cũng để cho tại hạ nói dứt rồi đánh cũng chẳng muộn. Nhất Nghi đại sư đằng hắng, đáp lời: - Đúng vậy, bần tăng là người chấp chưởng môn hộ Thiếu Lâm. Thốt nhiên giọng sắc lạnh cất tiếng: - Người này tự phụ quá lắm, đạo huynh khỏi cần thừa hơi dông dài với y. Thiếu Bạch lạnh lùng nói: - Bất luận trên đỉnh Hồi nhạn phong này, chư vị có mai phục bao nhiêu nhân thủ, tại hạ đều xin lãnh giáo hết. Chẳng qua trước khi xuất thủ, tại hạ muốn được biết rõ thân phận của chư vị... Ngừng giây lâu chàng nói tiếp: - Các hạ là ai? Giọng sắc lạnh đáp: - Bần đạo Ngộ Nhân Tử, chưởng môn nhân Võ Đang phái, thế đủ chưa? - Không hiểu chưởng môn nhân Nga Mi phái có mặt ở đây không? Nếu có, xin cho biết pháp hiệu. Chỉ nghe giọng ồ ề trong túp lều vọng ra: - Bần tăng Pháp Chính. Giọng khàn khàn tiếp lời: - Lão phu Thời Thượng Hưng, chưởng môn nhân Không Động phái. Nhất Nghi đại sư cất tiếng: - Chúng tôi đều hiện diện ở đây, thí chủ cho biết danh tánh chăng? Thiếu Bạch thoáng nghĩ đáp: - Tánh danh của tại hạ, lúc này xin tạm không thể nói ra. - Tiểu thí chủ cố tạo ra vẻ thần bí rồi, nhưng chúng tôi xin nói ngay, thuật đóng kịch của thí chủ đáng buồn cười lắm. - Giai thoại năm xưa trong võ lâm, chư vị hằng ăn không ngon, ngủ không yên, nhưng cuối cùng vẫn sống bên ngoài vòng báo ứng, chẳng hay trong đó có uẩn khúc gì? Trong căn lều trở nên lặng lẽ giây lâu, mới nghe giọng nói của Ngộ Chân Tử vọng ra: - Ngươi thật là ai, nếu như không chịu báo rõ danh tánh, vẫn giữ vẻ thần bí đừng có trách chúng ta ra tay tàn độc. Hiển nhiên, giây phút vắng lặng trong căn lều, bọn họ đã thì thầm bàn bạc với nhau. Thiếu Bạch ngửng mặt hú dài: - Các ngươi có thủ đoạn gì ác độc, cứ việc thi thố đi. Từ trong túp lều có bóng một tiếng cười nhạt vọng ra: - Được lắm, các ngươi mau xuất thủ đi. Hòa thượng tay cầm thiền trượng đứng bên mé trái nhanh tay quét mạnh tới. Y mới vừa bị Thiếu Bạch sẽ dung kiếm hóa giải thức trượng đầu tiên cho nên lần này, khi phát động thế công, hòa thượng đã dồn hết sức vào thần trượng, chỉ còn nghe tiếng gió rít khủng khiếp cuốn tới trước mặt đối phương. Thiếu Bạch vẫn ung dung đưa thanh trường kiếm vút về trượng thế của hòa thượng, nhẹ nhàng hất bắn thanh trượng sang một bên. Đây chính là một kiếm thức thần kỳ trong pho Đại bi kiếm pháp mà chàng đã đạt tới mức tối cao, không để lỡ dịp, Thiếu Bạch bồi tiếp một kiếm nữa. Hòa thượng cảm thấy thế kiếm của đối phương như có một áp lực lạ lùng khiến y hấp tấp lùi nhanh lại mấy bước. Cùng lúc, ba trung niên đạo nhân thối lui lại đằng sau năm bước, để lộ một khoảng trống. Tên hòa thượng cầm trượng còn lại sấn nhanh tới một bước, quét mạnh thanh trượng về phía Thiếu Bạch. Thiếu Bạch sẽ cười nhạt nói: - Không dè người trong Cửu đại môn phái chỉ biết cậy đông hiếp yếu. Nói rồi trường kiếm của chàng vút ra đâm thẳng vào cổ tay phải của hòa thượng. Trong khi đó tên hòa thượng ở mé trái đã quay người lại, vung nhanh một trượng phản công. Hai hòa thượng đứng day mặt lại nhau, tạo thành thế hợp kích, tiến lui cùng với những chiêu trượng vần vũ thật chặt chẽ. Thiếu Bạch tập trung tinh thần huy động thanh trường kiếm theo pho kiếm pháp của ân sư Cơ Đồng truyền thọ. Pho kiếm pháp tuyệt thế võ lâm ấy có sức biến hóa thật thần ảo, hai hòa thượng hợp công một mình chàng đinh ninh là tất thắng nhưng qua được vài hiệp, bọn họ cảm thấy lúng túng trước kiếm thế khinh linh của của đối phương, vô hình chung đã trở nên thụ động. Mất thế thượng phong, hai hòa thượng hoàn toàn bối rối trong màn kiếm quang dầy đặc của Thiếu Bạch. Chỉ vì mãi lo vận kiếm, cho nên Thiếu Bạch cảm thấy mỗi chiêu thức đánh ra không có gì lợi hại nhưng ba trung niên đạo nhân và hai đại hán mặc theo lối tục gia đệ tử đứng ngoài xem xét đều chặc lưỡi, hãi sợ. Hai hòa thượng sau một lúc bắt đầu thất thế thì hai thanh thiền trượng không còn tung hoành như ban đầu nữa. Người đứng ngoài xem đều nhân thấy Thiếu Bạch nhiều lúc có thể hạ sát được đối phương, nhưng không hiểu vì lẽ nào chàng lại bỏ qua. Ban đầu, Thiếu Bạch còn cảm thấy xuất chiêu khá ngượng, nhưng dần dần trở nên thuần thục và linh động hơn. Cứ thế chiêu thức ào ạt tuôn ra, hết lớp này đến lớp khác. Hai bên giao đấu thêm được mười hiệp nữa, thốt nhiên hai hòa thượng thâu thiền trượng, lùi nhanh hai bước, đồng thanh nói: - Bọn bần tăng không phải là tay đối thủ, đa tạ thí chủ đã nương tay. Thiếu Bạch lấy làm lạ, nghĩ bụng: - Ta có nương tay lúc nào đâu, nhưng cứ xem vẻ nghiêm trang của họ, rõ ràng không phải bọn họ nói đùa, có điều thật khó hiểu quá. Tuy nhiên, Thiếu Bạch vẫn chỉ lẳng lặng làm thinh. Ba trung niên đạo nhân đưa mắt nhìn nhau rồi cùng cất tiếng: - Xin lãnh giáo các hạ. - Ba vị cứ ra tay. Ba trung niên đạo nhân nhẹ nhàng băng mình sang ba hướng. Đạo nhân đứng ở phía đông dường như là tay dẫn đầu trong bọn, chẳng nói chẳng rằng vung nhanh một chiêu kiếm. Vương đạo Cửu kiếm của Càn khôn nhất kiếm Cơ Đồng tuy là môn võ học từ hậu nhưng không phải là học chỉ danh mà thực. Một khi đã xuất thủ kiếm pháp trở nên cực kỳ mau lẹ, khí thế mạnh mẽ tuyệt luân. Đạo nhân ấy vừa đứng ngoài, mắt thấy kiếm chiêu kỳ ảo của Thiếu Bạch trong lòng sớm đã có ý cảnh giác, nên thanh trường kiếm đánh ra, tuy không mạnh nhưng thế rất nhanh. Lúc ánh kiếm loáng tới trước ngực Thiếu Bạch còn hơn thước vẫn không thấy đối phương đưa kiếm chống đỡ, y mừng rỡ nghĩ bụng: - Tiểu tử này đúng là tới số mới cuồng ngạo thế. Trường kiếm thốt bay nhanh tới, Thiếu Bạch vội đảo tay phải, thanh kiếm nhoáng lên cực kỳ mau lẹ. Chỉ thoáng nghe đánh keng một tiếng, thanh trường kiếm của đạo nhân liền bay bỗng khỏi tay. Bây giờ hai đạo nhân chia nhau đứng ở hai phía nam và tây, cũng vội huy động thanh trường kiếm tấn công tới tấp. Thiếu Bạch vừa đánh bật kiếm chiêu của đạo nhân đứng ở phía Đông, lòng tự đắc, chàng đảo tiếp thanh kiếm chực tấn công về phía đạo nhân ấy nhưng ở hai góc tây và nam hai đạo nhân còn lại đã bất thần xuất thủ. Thiếu Bạch đổi nhanh thế kiếm, đón đỡ hai chiêu kiếm với thế kiếm vùn vụt tới mình.Phải biết, trong pho Đại bi kiếm pháp của Cơ Đồng là gồm đủ tất cả cách ứng phó những đột biến từ khắp các mặt, bất luận đối phương công tập ở hướng nào, kiếm chiêu của chàng cũng có thể biến hóa để phá giải một cách tài tình. Đạo nhân ở phía chính đông vội nhặt thanh trường kiếm, tấn công lại đối phương. Thoáng mắt chỉ thấy kiếm quang tỏa ra dầy đặc, ầm ì lẫn với tiếng gió rít, do từ ba hướng liên miên công tới Thiếu Bạch. Thiếu Bạch mắt thấy kiếm thế hợp bích của đối phương triền miên, cuồn cuộn như những đợt sóng kéo tới không bao giờ dứt, những chiêu kiếm hiểm độc đều nhắm vào yếu huyệt trên người của Thiếu Bạch mà phóng tới. Nếu đổi lại là nhân vật khác, không phải là Thiếu Bạch thì đã nguy hiểm tới tính mạng rồi. Kiếm thuật của họ quả thật là lợi hại, không lường hết được. Nhưng hôm nay, họ gặp phái Thiếu Bạch, đệ tử truyền nhân duy nhất của Càn khôn nhất kiếm Cơ Đồng, được mệnh danh là Thiên kiếm trong thiên hạ thì làm sao mà bị hại được dưới lưỡi kiếm của bọn họ, dù cho kiếm thuật của họ có cao siêu đến bao nhiêu cũng không thể so với Thiếu Bạch khi những chiêu kiếm của chàng là tổng hợp tất cả những tinh hoa của kiếm thuật trong thiên hạ. Thiếu Bạch cứ điềm nhiên ra chiêu một cách ung dung thoải mái, hóa giải từng chiêu kiếm của ba vị đạo nhân không một chút khó khăn. Ba vị đạo nhân thấy liên thủ đánh một lúc lâu mà vẫn không áp đảo nổi Thiếu Bạch nên nóng ruột khôn tả. Vị đạo nhân ở phía chính đông liền đưa mắt ra hiệu cho hai vị đạo nhân kia. Nhận ám hiệu ngầm đó, cả ba người đều xuất ra những chiêu trong tuyệt học của môn phái tấn công tới tấp vào Thiếu Bạch. Thấy đối phương đã đổi kiếm thuật, ra chiêu tàn độc. Thiếu Bạch sẽ chau mày, thanh trường kiếm trong tay chàng liền chiết chiêu nhanh nhẹn hơn và không kém phần mãnh liệt. Lúc đầu ba vị đạo nhân còn tấn công được, nhưng từ khi Thiếu Bạch xuất chiêu rồi, dần dần họ lui về thế thủ, không còn phản kích được nữa. Lúc nào họ cũng bị vây bọc trong luồng kiếm quang của Thiếu Bạch. Thấy tình thế không ổn, vị đạo nhân cầm đầu vội phóng ra hai chiêu kiếm liên tiếp rồi cả ba nhảy lui ra ngoài. Ba vị đạo nhân thâu kiếm cúi chào Thiếu Bạch nói: - Đa tạ các hạ đã nương tay, bần đạo thật bái phục kiếm thuật cao minh của các hạ. Thiếu Bạch sẽ mỉm cười hỏi: - Ba vị là môn hạ Võ Đang? Vị đạo nhân cầm đầu liền gật đầu nói: - Bần đạo là hộ pháp của Võ Đang. Thiếu Bạch quay lại đi từ từ lại căn lều. Hai đại hán ăn mặc phục tang thấy vậy, đưa mắt nhìn nhau rồi phóng mình ra ngăn cản Thiếu Bạch. Thấy vậy, Thiếu Bạch lên tiếng hỏi: - Các hạ phải chăng là người trong Cửu đại môn phái? Đại hán gật đầu, trỏ mũi đao về tục trang đại hán đứng đấy nói: - Tại hạ và vị minh huynh đây đều là môn hạ đệ tử Không Động phái. Thiếu Bạch liếc mắt nhìn lại túp lều nói: - Tại hạ vì có vài điểm thắc mắc nên mới tìm lên ngọn Hồi nhạn phong này muốn hỏi qua chưởng môn nhân của Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi và Không Động. Không hiểu chưởng môn nhân của quý phái có ở trong lều không? Tục trang đại hán trầm ngâm giây lâu, nói: - Chưởng môn nhân tệ phái hiện ở trong ấy. Thiếu Bạch lấy làm lạ nghĩ bụng: - Nơi đây có môn hạ Thiếu Lâm, Võ Đang, Không Động xem ra chưởng môn nhân của ba phái ấy phải có mắt trong túp lều, nhưng sao không thấy đệ tử Nga Mi... Nghĩ đến đây chàng buột miệng: - Chư vị chắc phải là người vâng lệnh canh giữ túp lều kia, nếu như tại hạ không đánh bại được chư vị sợ là chư vị cũng không để cho tại hạ tiến vào, xin nhị vị xuất thủ đi. Tục trang đại hán cất tiếng trước tiên, y biết rõ trận đấu này tất sẽ bại nhưng vì môn quy nghiêm minh, không thể không xuất thủ. Y đưa ngang thanh đao, nhìn sang tục trang đại hán đứng đối diện, sẽ cúi đầu trầm giọng: - Anh em chúng tôi cùng xuất thủ, các hạ hãy tiểu tâm. Nói rồi y vung nhanh một chiêu Hoành tảo thiên quân. Thiếu Bạch thắng liên tiếp hai trận lòng càng thêm tự tin. Chàng vội vung chéo thanh kiếm đánh bạt ngọn Nhạn linh đao của đối phương. Thốt nhiên, từ đằng sau lưng có tiếng gió rít ào ạt tới. Một thanh Nhạn linh đao khác đã cực kỳ mau lẹ vút thẳng vào lưng chàng. Thiếu Bạch vội vã băng mình sang bên, cùng lúc, thanh kiếm nhoáng nhanh một vòng, ánh kiếm xẹt thẳng về đại hán cầm đao ở phía sau. Liền đó vút hia đường kiếm nữa, tiến sát bên đối phương, kiếm thế mỗi lúc một mau. Giao đấu chưa đầy hai hiệp, Thiếu Bạch đã vây chặt hai đại hán trong bóng kiếm chập chùng. Hai đại hán lung túng cố sức vung đao phản công nhưng chỉ cảm thấy màn kiếm quang của đối phương từ bốn mặt tám hướng dấy lên, mỗi lúc một thêm dầy đặc. Hai ngọn Nhạn linh đao của bọn họ không ngừng vũ lộng kỳ chiêu, vẫn như đá chìm trong biển cả, sức phản công không đạt hiệu quả nào. Qua được năm hiệp, hai đại hán hoàn toàn lâm vào thế bị động, thanh Nhạn linh đao vùng vẫy yếu ớt, khắc khoải như một con thuyền nan chòng chành giữa cơn sóng gió ba đào. Hai người bấy giờ mới biết rõ là không thể kháng cự được nữa, đều đưa mắt nhìn nhau, cùng thâu đao thối lui, đồng thanh nói:- Các hạ kiếm thuật cao minh, anh em chúng tôi cam nhận bại.Thiếu Bạch đưa nhanh thanh trường kiếm, giọng từ tốn:- Chư vị đã chịu thua dưới kiếm tại hạ, vậy còn có ý khiêu chiến nữa thôi?Nhị tăng, ba đạo và hai tục trang đại hán nhất thời không hiểu ý trong câu nói của Thiếu Bạch, đồng thanh cất lời: - Theo như quy luật giang hồ, chúng tôi đã cam chịu thua, tất không thể đánh tiếp được. - Tốt lắm, xin chư vị lùi lại vài bước, tại hạ muốn gặp mặt chưởng môn nhân quý phái. Bảy người ấy đều sửng sốt, không biết đối đáp ra sao? Thiếu Bạch quay lại, đưa thanh trường kiếm ngang trước ngực, cao giọng nói với vào căn lều: - Tại hạ có chuyện cần kiếm bốn vị chưởng môn nhân, nhưng nếu chư vị không tiếp, đừng trách tại hạ đường đột xông vào. Thốt nhiên, giọng trầm trong căn lều ban nãy lại truyền ra: - Các hạ liên tiếp đánh bại được đệ tử hộ pháp của chúng tôi, thật là cao minh lắm, thiết tưởng lệnh sư phải là người tiếng tăm lừng lẫy giang hồ. Xin các hạ cho biết tánh danh của lệnh sư, chúng tôi sẽ phá lệ tiếp kiến một lần. Thiếu Bạch vốn căm hận chưởng môn nhân tứ phái đến tận xương tủy cho nên vẫn một mực lạnh lùng: - Cái đó xin thứ lỗi, tại hạ không thể theo như ý chư vị được. Thêm giọng sắc lạnh chen vào nói: - Các hạ vô lể thái quá, bần đạo sau này tất phải có ngày tìm gặp lịnh sư để lãnh giáo một phen. - Ngộ Nhân Tử đấy chăng? - Các hạ nhớ giỏi lắm, chính là bần đạo. - Đạo trưởng cũng quá lớn lối đấy! Hốt một giọng ồ ề từ căn lều vọng ra: - Thí chủ ăn nói cuồng ngạo, thật hiếm thấy. Thiếu Bạch thong thả tiến lại túp lều, ngầm vận công lực phòng bị, vừa cao giọng: - Tại hạ đang vào đây, chư vị có thủ đoạn gì tàn độc cứ tận lực thi triển. Giọng nói ồ ề trong căn lều lại vang lên: - Thí chủ bướng bỉnh quá lắm, không thể trách được bần đạo hạ thủ chẳng nương tình. Thiếu Bạch nhận ra người cất tiếng nói ấy là Pháp chính đại sư trong Nga Mi phái. Bấy giờ, chàng đã tiến gần bức màn chừng một cái với tay. Chàng dừng bước lại, chĩa thẳng mũi kiếm ra. Thiếu Bạch biết võ công của chưởng môn nhân tứ đại môn phái, ai cũng siêu phàm, thêm nữa bên trong lều tất còn mai phục, nên chi, chàng vừa đi vừa cẩn thận dò xét từng động tĩnh. Thốt nhiên, lúc mũi kiếm vừa chạm bức màn, ánh đèn trong căn lều cũng vụt tắt. Thiếu Bạch nghiến răng, nghĩ bụng: - Không vào hang cọp sao bắt được cọp con! Thanh kiếm vẹt mạnh, cùng lúc, vút người vào trong căn lều. Thốt có một luồng kình lực mạnh mẽ khôn tả từ trong một góc tối cuốn nhanh ra. Thiếu Bạch vừa chực tung chưởng đón đỡ, nhưng chợt cảm thấy luồng kình lực ấy như càng tăng thêm sức ép, nên nhất thời ngần ngại, do dự. Ngay giây phút ấy, luồng kình lực đã tràn tới bên mình, chàng hãi sợ đề nhanh chân lực, hộ trú các kinh mạch trọng yếu. Thiếu Bạch hốt hoảng cảm thấy bụng dưới đau nhói. Đồng thời trong căn lều vang lên tiếng cười nhạt: - Đấy chỉ qua chỉ là chút điểm cảnh cáo, nếu như ngươi có không mau lui tay về là tự tìm lấy cái chết. Thiếu Bạch cảm thấy lồng ngực nhức nhối, đôi mắt nặng như chì, lảo đảo lùi lại liền sáu bước mới đứng vững, chàng sẽ thở dài: - Bất quá cũng chỉ đến thế, tại hạ nguyện xin lãnh giáo. Số là Càn khôn nhất kiếm Cơ Đồng khi truyền thọ võ công cho Thiếu Bạch, đã nghĩ đến lúc thành tài chàng phải rời khỏi Vô ưu cốc mà vượt Sinh tử kiều, sang bờ sông bên kia là một con tuyệt lộ. Và ông nhận thấy chỉ còn một cách duy nhất là mạo hiểm nhảy xuống dòng cấp lưu bên dưới cốc. Nên chi, suốt năm năm trường ông chuyên dạy môn công phu Cố Nguyên hộ mạng cho chàng. Môn này có thể vận chân khí toàn thân phân tán khắp các huyệt trọng yếu phòng chưởng lực của đối phương tấn công đến nội tạng. Thiếu Bạch đã lãnh ngộ được môn công phu đệ nhất thiên hạ mà chàng không hay biết. Tuy nhiên môn công phu ấy chàng đã luyện tập thuần thục, chỉ cần đề chân khí thì tất cả các nơi trọng yếu trong cơ thể đều được bảo vệ chặt chẽ. Cho nên, dù bị đánh trúng, chàng vẫn chưa thọ nội thương. Người trong lều thấy Thiếu Bạch đã trúng chưởng còn có thể nói được đều sợ hãi, im bặt giây lâu. Thiếu Bạch lúc ấy tuy nói là vậy nhưng trong người cũng nhức nhối khôn tả. Chàng vận tức vận chân khí điều tức. Được chừng công phu cạn một chén trà nóng, từ trong lều mới có tiếng Nhất Nghi đại sư truyền ra: - Các hạ chịu được chiêu chưởng trong pho Tiểu thiên tinh phích không chưởng lực của bần đạo đủ thấy là cao minh lắm, không hiểu các hạ có quan hệ chi với Cừu hận chi kiếm? Thiếu Bạch thử đề chân khí, ngoại trừ trong lồng ngực cảm thấy chỉ hơi đau nhức, còn không có triệu chứng gì lạ mới yên tâm nói: - Tại hạ không quan hệ gì với Cừu hận chi kiếm. Giọng nói của Ngộ Nhân Tử trở nên sắc hơn: - Không quan hệ gì với Cừu hận chi kiếm thì đêm nay các hạ lên ngọn Hồi nhạn phong này là có dụng ý gì? - Tại hạ muốn gặp bốn vị chưởng môn nhân, để xin làm chứng một công án võ lâm. Trong túp lều lại trở về với cảnh yên lặng, ý chừng bốn người ấy đang dùng thuật truyền âm bàn bạc với nhau. Mãi lâu sau, Ngộ Nhân Tử mới lại nói vọng ra:- Các hạ sao được biết chúng tôi hẹn ước nhau trên đỉnh Hồi nhạn phong?- thế gian này không biết có bao nhiêu chuyện mà người ta thường cho là bí mật nhưng vô tình vẫn bị tiết lộ ra ngoài, hà huống là hành tung bốn vị. Pháp Chính đại sư thốt xen vào nói: - Các hạ muốn làm sáng tỏ một đoạn công án trong võ lâm? - Trước khi chưa được thấy rõ chân diện của bốn vị, tại hạ không thể đáp lời. Thời Thượng Hưng nẫy giờ chưa nói một lời nào thốt nhiên cất tiếng: - Tại sao? - Bởi vì sau khi chứng thực được thân phận của bốn vị, tại hạ nói ra chẳng phải là tiết lộ cơ mật sao? Nhất Nghi đại sư xen lời: - Nói thế, thí chủ nhất định phải gặp mặt chúng tôi? - Phải, sự thật dù bốn vị không chịu cho tại hạ gặp mặt, tại hạ cũng cứ tự tiện tiến vào.- Thôi được, chúng tôi xin phá lệ tiếp kiếm các hạ, nhưng nếu như thí chủ nói dối gạt thì trên đỉnh Hồi nhạn phong này là mồ chôn thí chủ đấy! Thiếu Bạch căm hận buông tiếng cười dài: - Nếu như bốn vị thật là chưởng môn của tứ đại môn phái, thế tất đêm hôm nay cũng sẽ có một trường quyết chiến, dù cho tại hạ không giết bốn vị tất cũng không bỏ qua. Thốt nhiên, trong căn nhà có ánh đèn chiếu hắt ra, đồng thời giọng nói của Nhất Nghi lại thong thả vang lên: - Mời thí chủ bước vào. Thiếu Bạch tra kiếm vào vỏ, đưa tay vạch bức màn, dõng dạc tiến vào. Chỉ thấy hai tăng, một đạo và một vị trung niên ăn vận theo lối tục gia đang ngồi sánh vai nhau. Đứng quanh bọn họ lại có thêm vài đại hán vận kình trang áo đen mà thoạt nhìn qua chàng đã nhận ra đấy là những thuộc hạ của Hắc y kiếm chủ. Trên một phiến đá bằng phẳng trước mặt cả bọn người có một ngọn đèn cầy to bằng cổ tay, tỏa ánh sang chói, soi tỏ khắp căn lều. Hòa thượng mặc cà sa vàng có gương mặt chữ điền ngồi ở bên tay trái chắp tay trước ngực nói: - Lão nạp Thiếu Lâm Nhất Nghi. Trung niên đạo nhân ngồi bên cạnh Nhất Nghi đại sư cũng cất tiếng tự giới thiệu: - Bần đạo Ngộ Nhân Tử. Hòa thượng vận áo bào xám tro ngồi kế đó nối lời: - Lão nạp Nga Mi Pháp Chính. Và sau cùng là đại hán râu dài, vận áo bào màu xanh buông tiếng: - Tại hạ Không Động Thời Thượng Hưng. Thiếu Bạch nhìn thoáng bốn người nói: - Thứ cho tại hạ tội thất lể. Ngộ Nhân Tử sẽ cau mày cao giọng: - Các hạ có thể cho biết tánh danh. - Khỏi cần danh tánh tại hạ vì lát nữa đây bốn vị tất sẽ rõ. Nhất Nghi đại sư xen vào nói: - Thí chủ phải chăng muốn làm sáng tỏ một vụ công án? Thiếu Bạch nén cơn khích động, nói lảng sang chuyện khác: - Bốn vị chấp chưởng môn hộ lâu chưa? - Đây có liên quan tới việc cầu chứng của các hạ về đoạn công án ấy sao? - Tất nhiên là có... Rồi chàng sẽ đằng hắng tiếp lời: - Tại hạ muốn tra rõ một vụ công án mười ba năm về trước, không hiểu vì đâu Bạch Hạc bảo đang đêm bị tàn sát đến mấy trăm nhân mạng. Bốn người không ngờ chàng đột ngột nhắc lại chuyện ấy, bất giác đều chột dạ. Giây lâu Ngộ Nhân Tử mới đánh tiếng: - Các hạ là gì của Tả gia, cầu chứng đoạn công án ấy với mục đích nào? Không kịp để Thiếu Bạch đáp lời, Pháp Chính đại sư xen vào nói: - Thí chủ đã dám lên đỉnh phong và đơn thân tiến vào trong căn lều này thiết tưởng thí chủ đã có chuẩn bị sẵn, nên tánh danh và lai lịch cũng khỏi cần dấu bí mật nữa.- Nói cho quý vị biết cũng chẳng sao, tại hạ là Tả Thiếu Bạch. Nhất Nghi đại sư buột miệng: - Tả Thiếu Bạch! Thí chủ là hậu nhân của Tả gia à?- Đúng vậy! Người trong Cửu đại môn phái, Tứ môn, Tam hội, Lưỡng đại bang các vị đều tham dự trong việc tàn sát Tả gia, tại hạ phải tìm từng kẻ hung phạm rửa hận. Ngộ Nhân Tử hỏi vội: - Tả Giám Bạch là gì của các hạ?- Người là tiên phụ. Nhất Nghi đại sư thủng thẳng xen lời: - Chúng tôi hỏi vậy đủ rồi, các hạ còn có chuyện chi, xin nói cho biết. - Việc Bạch Hạc bảo bị thảm sát hơn mấy trăm người nghĩ cho cùng cũng bắt nguồn ở chuyện chưởng môn nhân tứ môn phái chư vị bị giết đột ngột, đúng chứ? - Phải lắm! Chẳng qua ấy là chuyện thiên hạ ai ai cũng biết. - Cái việc chưởng môn nhân đời trước của bốn vị bị giết, không hiểu vì lẽ nào chư vị lại ngờ vực người trong Bạch Hạc môn chúng tôi? Pháp Chính đại sư khẽ thở dài: - Lúc ấy, vì trước khi xảy ra việc chưởng môn nhân của tệ phái bị ám toán, lịnh tôn đột nhiên xuất hiện trên Yên vân Phong. Chuyện này đã truyền khắp thiên hạ, chắc hẳn thí chủ cũng được nghe. - Tại hạ không tin chuyện chỉ có thế. Nhất Nghi đại sư biến sắc nói: - Dù có nói cho thí chủ biết tường tận, thí chủ cũng không thể cứu mạng cho lệnh tôn và lệnh đường được. Đảo mắt nhìn sang bọn Ngộ Nhân Tử, lão tiếp lời: - Thí chủ bỏ binh khí chịu trói hay còn muốn chúng tôi ra tay? Mối cừu hận và cái nghi vấn chất chứa trong lòng Thiếu Bạch suốt mười ba năm trời nay, bây giờ đã sáng tỏ. Khi ấy chàng cảm thấy bình tĩnh lạ thường, chậm rãi nói: - Ngày tháng còn dài, đại sư hà tất phải nóng nảy trong nhất thời. Tại hạ đã tìm đến đây, thì dù cho bốn vị có muốn trục xuất, tại hạ cũng không chịu đi nữa là! Lời dứt, chàng điềm nhiên bước tới. Trước sự trang nghiêm, dõng dạc của Thiếu Bạch, các chưởng môn nhân của tứ đại môn phái dường như nhất thờI đều sửng sốt, quên hẳn ý muốn động thủ. Pháp Chính đại sư sẽ thở dài: - Thí chủ còn có chuyện gì xin cứ nói, vì với tấm lòng can đảm của thí chủ, cũng phải được chết một cách minh bạch mới yên lòng nhắm mắt! Thiếu Bạch trấn tĩnh nói: - Có thể trong đêm nay, người sống sót duy nhất của Bạch Hạc môn sẽ bị vùi thây trên đỉnh Hồi nhạn phong này, nhưng thật như thế chỉ đáng trách là học nghệ chưa tinh, chết cũng không oán than, có điều cái mối nghi vấn chất chứa bao năm, tại hạ không thể nào giữ mãi được... - Tốt lắm, thí chủ cứ nói. - Bốn vị chưởng môn nhân đều là những cột trụ của các danh môn đại phái, tiếng tăm trên giang hồ, Thiếu Bạch này tin là chư vị không đến nỗi phải nói dối gạt. Nhưng nếu bốn vị đưa ra được chứng cớ xác thực là chưởng môn nhân của quý phái mười ba năm về trước thực chết dưới bàn tay tiên phụ, cũng không cần bốn vị động thủ, tại hạ nguyện sẽ tạ tội, rồi tự vẫn trước mắt bốn vị cho xem. Ngộ Nhân Tử xen vào nói: - Các hạ nói thế, không khỏi lập thệ quá nặng! - Tại hạ chưa bao giờ nói dối, xin đạo trưởng yên tâm. Nếu như bốn vị không đưa ra được chứng cớ chân xác, không hiểu bốn vị tự xử thế nào? - Tiểu tử kia, chuyện này to tát lắm, với thân phận chúng ta không thể hứa liều với ngươi được. Có điều lão phu nguyện sẽ hết sức giúp ngươi cởi mở được hồi nghi vấn. Nhưng trước khi lão phu và các chư vị đạo huynh đây giải rõ điều ngươi thắc mắc, lão phu có vài lời muốn hỏi cho minh bạch. - Chư vị xử như vậy thật không công bình, nhưng ở tình thế hiện tại, tại hạ xin rửa tai nghe.- Mười năm về trước vượt qua Sinh tử kiều phải chăng là ngươi? - Phải, chính tại hạ. Ngộ Nhân Tử vội xen lời: - Theo lời đồn đãi trên giang hồ mấy chục năm về trước, Vương kiếm và Bá đao, hai nhân vật lừng lẫy võ lâm ấy đều về quy ẩn trong Sinh tử kiều, không hiểu hiện nay vẫn còn sống? Thiếu Bạch trầm ngâm giây lâu nói: - Nhị vị lão nhân gia đều mạnh cả. Lời ấy như một nhát búa bất thần giáng mạnh vào ngực bốn vị chưởng môn nhân tứ đại môn phái xưa nay vẫn ngạo thị giang hồ. Hãi sợ, họ lấm lét đưa mắt nhìn nhau, mãi hồi lâu, Pháp Chính đại sư mới mở lời: - Thí chủ được thấy tận mắt? Thiếu Bạch bấm bụng cười thầm: - Nhị vị ân sư không ngờ mấy mươi năm tuyệt tích giang hồ mà oai danh vẫn còn gây khiếp đảm lòng người, cho dù ta có nói thực cũng chẳng ngại chi. Nghĩ đoạn chàng thủng thẳng nói: - Phải, tại hạ chẳng những thấy mà còn được chung sống nữa. Ngộ Nhân Tử biến sắc nói: - Vương kiếm và Bá đao đã tuyệt tích võ lâm, chẳng dè mấy chục năm sau lại có người thừa kế tuyệt kỹ của hai vị ấy xuất hiện giang hồ.. Nhất Nghi đại sư xen lời: - Nhẩm đốt ngón tay, tiểu thí chủ ở lại Sinh tử kiều đã được năm năm rồi? - Phải, tại hạ ở trong Vô ưu cốc đã được năm mùa lá rụng. Thời Thượng Hưng thốt sẽ thở dài: - Năm năm trường đối với người học võ, chẳng có gì là dài, nhưng cũng không thể nói là quá ngắn. Các hạ phải chăng là truyền nhân y bác của nhị vị tiền bối? Thiếu Bạch chột dạ nghĩ bụng: - Điều này không thể nói rõ cho bọn họ biết được. Nghĩ vậy chàng đáp cho qua: - Nhị vị lão tiền bối võ công quảng bác, mênh mông như biển, tại hạ chỉ cố dốc tâm, còn chuyện thành đạt khó nói lắm. Bọn Ngộ Nhân Tử đưa mắt nhìn nhau, không ai nói với ai câu nào cả. Thiếu Bạch sẽ đằng hắng, đánh tan cái bầu không khí trầm trọng: - Lời chư vị hỏi, tại hạ đã thành thật tỏ bày, giờ đây chư vị cũng phải giữ đúng lời hứa, giải đáp những thắc mắc của tại hạ chứ! Ngộ Nhân Tử trầm ngâm giây lâu nói: - Tệ phái chưởng môn với những nhân vật thủ não trong Cửu đại môn phái, Tứ môn, Tam hội Lưỡng đại bang tề tập trên Yên Vân Phong là muốn giải quyết những chia rẽ, thù hận trong võ lâm, nào ngờ chỉ vì chút tình riêng, lệnh tôn lại đang tâm hạ thủ. - Anh hùng thiên hạ đều rõ chuyện này, ai bảo là đã thấy tận mắt tiên phụ hạ thủ? - Pháp Chính đại sư cao giọng: - Lão nạp đã tra xét rõ việc ấy, ngoại trừ lệnh tôn phu phụ ra không có một người nào đi qua Yên Vân Phong cả. - Cho dù có sự trùng hợp là tiên phụ xuất hiện trên Yên Vân Phong cũng không đủ chứng minh là tiên phụ hạ độc thủ. Thời Thượng Hưng thốt cười nhạt xen lời: - Nếu không phải lịnh tôn và lịnh đường, các hạ có thể chỉ rõ hung phạm là ai? Thiếu Bạch ngẩn người nói: - Các hạ định dùng thân phận chưởng môn môn phái để ép uổng người à? Tại hạ nếu biết được hung phạm là ai thật cũng chẳng cần lên Hồi nhạn phong này cầu chứng bốn vị. - Các hạ nói hết rồi chứ? - Tại hạ còn nhiều lắm, chưa xong đâu. Ngộ Nhân Tử xen vào nói: - Được, chúng tôi xin đợi thêm thời gian cạn chén trà nóng nữa, thí chủ còn có chuyện gì hãy nói nhanh đi. - Thiếu Lâm, Võ Đang xưa nay vẫn được xưng là Thái sơn bắc đẩu trong võ lâm, tất võ công của những vị chưởng môn nhân phải cao cường lắm. Vậy tiên phụ mẫu thật có học cao minh cũng không thể hạ sát ngay một lúc bốn chưởng môn nhân tứ đại môn phái được, chuyện mờ ám bên trong nhìn qua tất cũng rõ, nhưng chư vị không lo truy tầm hung phạm, lại phối hợp với người trong năm đại môn phái khác cùng Tứ môn, Tam hội, Lưỡng đại bang đang đem công tập Bạch Hạc bảo, giết sạch già trẻ lớn bé không chừa một người nào, thủ đoạn và tâm cơ của chư vị ác độc quá lắm!... Thốt nhiên có những tiếng quát tháo từ xa vọng lại, cắt đứt câu nói còn bỏ dở của Thiếu Bạch. Ngộ Nhân Tử sẽ cau mày, thắc mắc: - Tiểu thí chủ lên đây một mình hay còn có đồng bạn? Thiếu Bạch vẫn tảng lờ lạnh lùng nói: - Bốn vị đã không đưa ra được bằng cớ xác đáng nào thì đừng trách tại hạ đường đột thái quá! Thời Thượng Hưng sẽ hừ nhạt nói: - Trên Hồi nhạn phong này chỉ sợ không phải là đất để cho các hạ tung hoành, tác oai tác quái đâu. Tiếng quát tháo căm hờn lại vọng tới từng hồi. Thiếu Bạch chột dạ nghĩ bụng: - Nghe tiếng la hét này dường như đang có giao tranh, có thể là Vạn Lương rời khỏi chỗ nấp, gây xung đột với đệ tử của tứ đại môn phái rồi. Lòng lo ngại, vừa chực cất bước ra ngoài lều xem xét. Thốt nhiên bốn chưởng môn nhân tứ đại phái đưa mắt nhìn nhau thật nhanh nhất tề đứng thẳng dậy phân ra làm bốn góc vây chặt lấy Thiếu Bạch. Thiếu Bạch cau mày, cao giọng: - Chư vị đều là thủ lãnh một phái, mà định hiếp người thế cô không sợ anh hùng thiên hạ cười cho sao? Ngộ Nhân Tử buông tiếng cười nhạt: - Đối với bất cứ một người nào trong bọn ta, ngươi cũng không phải là địch thủ hà tất phải hợp sức hiếp đáp một mình ngươi, có điều vì giang hồ trừ họa, ai ai cũng có trách nhiệm thì đấy không thể nói là cậy đông hiếp yếu được. - Để rửa hận mối huyết cừu cho phụ mẫu, thế tất sớm muộn cũng phải có một trường tử chiến. Rút soẹt thanh trường kiếm, chàng chạy xông tới. Nhưng Thiếu Bạch chưa kịp xuất thủ, bọn Ngộ Nhân Tử đã nhất tề phất mạnh ống áo bào rộng. Cùng lúc ấy Thiếu Bạch thốt cảm thấy một màn áp lực thật nặng nề từ từ dồn tới. Chàng không thể tiến thêm bước nào đành vận nội lực, chống đỡ với màn áp lực vô hình ấy. Thật là lạ, màn sức dồn ép đó không như những luồng chân khí nội gia có sức trấn áp cực kỳ mãnh liệt, mà Thiếu Bạch cảm thấy khi chưa vận chân khí kháng cự, màn áp lực ấy đã tự nhiên tiêu tan một cách vô hình. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 22 Tăng đạo sinh hung Bọn Ngộ Nhân Tử thấy Thiếu Bạch lộ vẻ hoang mang đều đắc ý mỉm cười đưa mắt nhìn nhau. Nhất Nghi đại sư trầm giọng nói: - A di đà phật! Tiểu thí chủ hãy buông kiếm chờ chết đi! Thiếu Bạch lạnh lùng nói: - Đại trượng phu sinh tử đều có mạng, Thiếu Bạch này đêm hôm nay không báo thù được phụ mẫu và rửa oan hơn trăm linh hồn của Bạch Hạc bảo, cũng không còn mặt mũi nào sống trên cõi thế. Thời Thượng Hưng thốt cười nhạt xen lời: - Ngươi có muốn chết, nhưng chúng ta chẳng thèm giết ngươi làm chi, chỉ cần ngươi bõ kiếm đầu hàng là tất cả có thể rời khỏi Hồi nhạn phong này. - Tiên phụ mẫu bị Cửu đại môn phái và Tứ môn, Tam hội, Lưỡng đại bang truy sát, trước khi chưa biết rõ được chân tướng tại hạ cũng không muốn xuất thủ hại người. Pháp Chính đại sư xen vào nói: - Tiểu thí chủ khẩu khí lớn lắm. - Đấy chỉ vì tại hạ không muốn báo thù một cách mù quáng, mà giết lầm đến những người vô tội. Ngộ Nhân Tử cười nhạt, giọng thật sắc: - Đáng tiếc là tâm nguyện của các hạ, sợ rằng vĩnh viễn sẽ không có ngày thực hiện. - Bất luận chư vị có muốn nghe hay không, tại hạ cũng phải nói hết lời mình. Bấy giờ, tiếng quát tháo mỗi lúc một gần, đồng thời có cả những tiếng sắc thép chạm nhau. Hiển nhiên, hai bên đã mở một trường ác chiến. Thiếu Bạch cũng chột dạ khi thấy đối phương vẫn điềm tĩnh, tựa như họ đã nắm chắc phần thắng trong tay. Nhất Nghi đại sư cất lời: - Được, thí chủ cứ nói, chúng tôi xin lắng nghe, chẳng qua... Thiếu Bạch vội ngắt lời: - Chẳng qua làm sao? - Chẳng qua, lão nạp xin nói cho thí chủ biết trước là bất luận thí chủ có dùng lời lẽ khôn khéo thế nào, chúng tôi cũng khó lòng để thí chủ xuống núi. Thiếu Bạch cười nhạt, cao giọng: - Giòng họ Tả đâu chịu van xin kẻ khác tha mạng, bốn vị cứ yên tâm, Thiếu Bạch này vị tất đã tán mạng trên ngọn Hồi nhạn phong.- Phải, cái đó còn tùy nơi bản lãnh của tiểu thí chủ. - Trước khi tại hạ chưa nói hết, xin chư vị đừng nên xen lời. - Chư vị đại huynh, chúng ta hãy tạm nghe thử cao kiến của y chứ?Ngộ Nhân Tử mỉm cười: - Tiểu tử, tốt hơn ngươi nên nói nhanh một chút. Thiếu Bạch đảo mắt nhìn bốn người một lượt nói: - Tiên phụ mẫu tại sao lại bị đồng đạo võ lâm thiên hạ truy sát thế tất bên trong còn có nguyên nhân, nhưng ai cũng cho là tại tiên phụ đã ám toán chưởng môn tứ đại môn phái, tại hạ không tin tiên phụ là hung thủ, và còn dám quyết chắc tiên phụ đã bị hàm oan... Ngừng lại, chàng sẽ thở dài tiếp lời: - Có điều, bốn vị là người biết rõ nội tình lại không chịu nói ra. Nhất Nghi đại sư liếc nhanh qua Ngộ Nhân Tử, muốn nói lại thôi. Thiếu Bạch chậm rãi tiếp lời: - Nếu như đêm hôm nay tại hạ mất mạng dưới tay của chư vị, giòng họ Tả từ nay sẽ tro tàn khói lạnh, không người thừa kế, mà chư vị cũng khỏi phải lo lắng có người báo thù. Nhưng như thế, chư vị cũng không khỏi mang tội với lương tâm. Pháp Chính đại sư cau mày chực mở lời nhưng chợt nhớ ra điều gì, lại lặng thinh. Thiếu Bạch đằng hắng: - Tiên phụ quyết không bị chết một cách vô cớ vì những môn phái trong kể cả lớn nhỏ không dưới vài chục phái, tại sao họ lại chỉ tìm đến mỗi một Bạch Hạc môn chúng tôi? Nhất Nghi đại sư sẽ gật đầu tán thàn, nhưng không tiện nói nhiều. Thiếu Bạch chậm rãi tiếp: - Đêm hôm nay, trên ngọn Hồi nhạn phong này nếu tại hạ động thủ, đã thương bất kỳ một đệ tử trong tứ đại môn phái, câu chuyện cũng sẽ không thể nào êm xuôi được. Bốn vị đều là những bậc tôn sư một phái thành danh trong thiên hạ, nếu chúng ta gây một trường đổ máu thì tình hình sau đó thế nào, chắc chư vị cũng biết rõ. Thời Thượng Hưng hốt cười nhạt: - Tiểu tử, hẳn là ngươi muốn thuyết phục chúng ta? - Tại hạ chỉ nói thật lòng mình, oan có đầu, nợ có chủ, tại hạ không muốn phải hại lây đến những người vô tội, vì chỉ cần sai một nước cờ, sẽ gây thành một mối đại hận, không thể nào cứu vãn, vì khi ấy, đệ tử cho đến trưởng lão trong tứ đại môn phái chư vị tất sẽ tìm khắp chân trời góc bể để rửa hận. Tả mỗ dù kiếm pháp thật cao minh, nhưng trước số đệ tử đông đảo của tứ đại môn phái, cũng khó khỏi một trường đại kiếp phong ba, ấy là điều Tả mỗ thật tình không muốn. Pháp Chính đại sư gật gù: - Như thế, đêm nay chúng tôi chắc phải giết thí chủ mới giữ được thái bình cho võ lâm thiên hạ. Và chúng ta còn gì đáng nói? - Tại hạ muốn tra xét cho ra kẻ hung thủ đã mưu sát chưởng môn nhân đời trước của chư vị, không hiểu vì sao chư vị lại không chịu hợp tác với tại hạ. Ngộ Nhân Tử thản nhiên đến độ lạnh lùng: - Hung thủ là vợ chồng Tả Giám Bạch đã bị hạ sát, hơn nữa thêm mấy trăm người vô tội trong Bạch Hạc môn bị chết lây, chúng tôi đã báo được đại thù, người duy nhất thoát được là các hạ. Đêm nay các hạ dẫn xác đến đây thì hẳn là ý trời đã muốn dòng họ Tả tuyệt tự. Nhất Nghi đại sư sẽ đằng hắng xen lời: - Chúng tôi sắp đặt cạm bẫy trên ngọn Hồi nhạn phong này là để đối phó với Cừu hận chi kiếm, không dè tiểu thí chủ lại vô cớ tự tiện đến đây. - Nghe giọng nói của chư vị, dường như đêm nay không có một trường đổ máu thì tại hạ khó lòng rời khỏi ngọn Hồi nhạn phong này? - Đúng lắm, muốn tránh được trường đổ máu chỉ còn cách tiểu thí chủ chịu thua, buông kiếm để chúng tôi xử trí. - Như nếu tại hạ không chịu? Thời Thượng Hưng cười khẩy: - Nếu các hạ tự tin có thể ra khỏi được túp lều này, chúng tôi cũng không ngăn cản. Thiếu Bạch đưa thnah trường kiếm lớn giọng nói: - Được, chư vị cố tình bức bách, tại hạ đành xin lãnh giáo. Thốt nhiên, một tiếng &quot;hự&quot; khô khan truyền tới, tựa như bên ngoài lều có người thọ trọng thương. Cùng lúc, những tiếng binh khí chạm nhau vang lên bất tuyệt khiến cho Thiếu Bạch lo ngại. Bấy giờ Ngộ Nhân Tử và Thời Thượng Hưng đã chia nhau đứng ở hai góc đông nam và tây nam trông chừng lối ra, còn Nhất Nghi và Pháp Chính đứng ở hai bên hướng đông bắc và tây bắc. Bốn người họp thành thế hợp kích, chỉ cần Thiếu Bạch thoáng động, đã có một màn áp lực cực mạnh từ bốn góc tràn tới ngay. Thiếu Bạch đứng trước bốn vị tôn sư của bốn đại môn phái tiếng tăm võ lâm, lại thêm lòng cừu hận chất chứa trong tim bao lâu nay, cho nên chàng không khỏi hoang mang lẫn khích động. Nhưng ngay khi chàng đưa ngọn kiếm lên thi triển Đại bi kiếm pháp, những mối xúc động liền lắng đọng. Chàng liền vạch nhẹ mũi kiếm một vòng tròn, cao giọng: - Chư vị xuất thủ đi. Bọn Ngộ Nhân Tử thấy Thiếu Bạch vừa đảo kiếm thành một đường tròn hốt nhiên trở nên điềm tĩnh thảy đều sợ hãi, nghĩ bụng:- Tiểu tử này chẳng lẽ thật đã được chân truyền của Càn khôn nhất kiếm Cơ Đồng rồi sao? Thiếu Bạch giục liền hai tiếng, bọn Ngộ Nhân Tử vẫn lặng yên bất động. Thiếu Bạch vì rất ít kinh nghiệm đối địch nên đứng trước bốn tay cao thủ lợi hại này không dám đường đột ra tay trước. Và bọn Nhất Nghi đại sư vì thấy Thiếu Bạch trầm tĩnh quá, cho nên vẫn chưa có ai động tịnh gì. Hai bên im lặng đưa mắt nhìn nhau mãi hồi lâu. Thiếu Bạch không còn sức nhẫn nại nữa, trường kiếm nhoáng lên, mờ mờ vút ra hai luồng kiếm quang bay thẳng về phía Ngộ Nhân Tử. Ngộ Nhân Tử cười nhạt, lạng người sang bên đồng thời phản công lại một chưởng. Lúc vừa vào túp lều, Thiếu Bạch đã được nếm mùi lợi hại do chưởng lực hợp kích của đối phương nên khi Ngộ Nhân Tử vừa lạng người né tránh, chàng đã nhoáng nhanh thanh kiếm đâm vèo sang Thời Thượng Hưng. Chỉ nghe Thời Thượng Hưng khẽ hừ một tiếng, vung thẳng ra một quyền. Y thật giảo hoạt, thế quyền vừa đánh ra, người đã vút sang bên trái né tránh. Thiếu Bạch rú dài, đổi nhanh hướng kiếm, tấn công sang Pháp Chính đạo sĩ, và cùng lúc thân hình vội lùi về sau hai bước. Chỉ nghe đánh vút một tiếng, một luồng quyền phong đã lướt véo qua trước mặt, hướng thẳng lên nóc lều. Nhất Nghi đại sư thấy luồng quyền phong mãnh liệt quá, chỉ sợ mái lều không đủ sức chịu đựng sẽ đổ ập nên vội phất mạnh ống tăng bào phát ra một luồng kình lực ngăn chặn lấy luồng quyền phong của Thời Thượng Hưng. Hai luồng kình lực vừa chạm nhua, gió liền nổi mạnh, mái lều rung rinh tưởng như muốn sụp. Pháp Chính đại sư mắt thấy Thiếu Bạch đảo kiếm không những tránh được luồng huyền phong của Thời Thượng Hưng một cách tài tình, lại còn kịp tấn công về phía mình, bất giác khen thầm &quot;Kiếm pháp hay tuyệt&quot;. Cùng lúc, lão đưa tả thủ đánh ra một chiêu Lục bình thiên nam, ngăn chận thế kiếm của Thiếu Bạch, đồng thời thò tay phải nhanh như điện duỗi năm ngón tay như hình móc câu, chụp lấy cổ tay đối phương. Thiếu Bạch vội rụt tay về, rồi vung nhanh một kiếm hướng tới Nhất Nghi đại sư. Nhất Nghi phất ống tăng bào đón đỡ. Lão nội công rất thâm hậu, đã luyện được Thiết tụ thần công, một trong bảy mươi hai tuyệt kỹ của phải Thiếu Lâm. Cái phất ấy, nặng có đến ngàn cân, thế tất là Thiếu Bạch sẽ bị đánh lui. Sự việc xảy ra trong chớp mắt. Thiếu Bạch lạng nhanh sang một bên, rồi phản công liên tiếp mỗi người đối phương một kiếm. Bốn người Nhất Nghi cũng đều phản công lại một chiêu. Thốt nhiên chỉ nghe đánh bịch một tiếng, một góc lều đã bị đánh sụp. Cùng lúc cả mái lều đều rung rinh giap động, tưởng chừng như muốn đổ ập. Thì ra chưởng thế của Ngô Nhân Tử đánh ra không trúng Thiếu Bạch nên chạm phải góc lều, dư lực còn làm rách một khoảng vải lớn. Bấy giờ, Thiếu Bạch đang điểm nhanh mũi kiếm vào vài huyệt đạo của Nhất Nghi, nhưng ánh kiếm còn cách đối phương chừng một thước, Thiếu Bạch hốt cảm thấy một luồng tiềm lực như thể bài sơn hải đảo cuốn tới ào ào. Thiếu Bạch tức thì toàn thân đều bị bao phủ trong một tiềm lực lạ lùng ấy, mà không sao tránh được. Hà huống, khắp chung quanh thế công của đối phương mỗi lúc một mãnh liệt, chưởng lực của người nào cũng có sức lấp núi sẻ non. Chỉ cần trúng phải, tất không mất mạng cũng thọ trọng thương. Ý nghĩ ấy như một tia chớp lóe nhanh trong đầu Thiếu Bạch. Chàng vội đề chân khí hổ trợ lấy các yếu mạch tâm huyệt và đồng thời vận hết nội công vào nơi mũi kiếm, bất luận thế nào cũng quyết đả thương cho kỳ được Nhất Nghi đại sư. Nhất Nghi đại sư cảm thấy có mấy luồng kiếm phong nhỏ như sợi chỉ đang vút tới yếu huyệt của mình bất giác sợ hãi, băng nhanh sang bên trái. Thiếu Bạch với thế kiếm cực kỳ mau lẹ ấy khiến Nhất Nghi đại sư thật khó mà tránh được, nhưng luồng nội lực từ môn công phu Thiết tụ thần công lão đánh ra nhanh hơn một bước trúng phải chàng rồi. Thiếu Bạch nhất thời cảm thấy nội tạng động mạnh, đầu váng mắt hoa, nên thế kiếm hơi chậm lại. Ánh kiếm rít gió chỉ nghe soạt một tiếng, mũi kiếm đã đâm xuyên vạt tăng bào của Nhất Nghi đại sư. Với môn công phu Thiết tụ thần công oai lực cực kỳ mạnh mẽ, Nhất Nghi định bụng là dù cho người có nội công thâm hậu cũng không thể chịu đựng được một chỉ, nhưng đối với Thiếu Bạch, tình thế lại khác hẳn. Một là chàng đã vận khí bảo trợ lấy các yếu huyệt tâm mạch, hai là pho Đại bi kiếm pháp của Cơ Đồng lúc thi triển có mang theo một màn kiếm khí hộ thân, cũng là nhờ ở nội công thâm hậu, cho nên có trúng phải một chỉ lợi hại ấy, chàng vẫn chưa đến nỗi nào. Thiếu Bạch tuy nhiên cũng cảm thấy khí huyết toàn thân đều đảo lộn, mình mẩy ê ẩm lạ thường. Pho Đại bi kiếm pháp thật là ảo diệu, lúc Cơ Đồng truyền thọ kiếm pháp cho chàng, sớm đã dự liệu trong vòng năm năm ngắn ngủi, khó có thể tạo cho chàng có đủ nội lực để phối hợp được một cách linh diệu với pho kiếm pháp tuyệt thế ấy. Hơn nữa, sau khi xuống núi hành đạo, chắc chắn không khỏi chạm trán với những tay cường địch trên giang hồ. Do đó lúc truyền nghệ, ông ta có dạy cho chàng cách tự cứu khi thọ thương, và hai chiêu kiếm ấy, dù cho có thọ trọng thương, chàng cũng vẫn đủ sức thi triển hầu thoát thân được. Bấy giờ Ngô Nhân Tử mắt thấy Thiếu Bạch lảo đảo lùi bước lại không ngớt thở hổn hển, như thể thọ thương nặng, bèn nghĩ bụng: - Lúc này không lấy tính mạng y rồi sau chỉ sợ khó còn có dịp nào tốt hơn nữa. Nghĩ đoạn, giơ cao hữu chưởng, vừa chực hạ thủ, nhưng y hốt thấy Thiếu Bạch xoay tròn thanh kiếm với sức nhanh nhẹn cùng cực. Đồng thời giữa màn kiếm quang bao bọc khắp toàn thân, thân hình chàng vút bay lên. Chỉ nghe phần phật tiếng áo, Thiếu Bạch đã lướt xa ngoài mấy trượng mất hút. Sự việc xảy ra thật ngoài sức tưởng tượng của bốn người, ai cũng đều ngỡ ngàng sửng sốt. Ngộ Nhân Tử giậm chân tiếc rẻ: - Ôi thôi! Nếu như ta sớm có ý hạ sát thì y khó lòng đào tẩu được. Thời Thượng Hưng cũng lắc đầu, giọng đầy thất vọng: - Bốn người chúng ta hôm nay không lấy được mạng y, sau này giang hồ mênh mông làm sao có dịp gặp lại y lần nữa? Pháp Chính đại sư trầm ngâm giây lâu hốt nói: - Xem chừng y đã học được tâm pháp thượng thừa trong kiếm đạo. Nhất Nghi đại sư ra chiều nghĩ lung: - Bần đạo thấy mấy kiếm y xuất thủ thật lạ lắm, ngoại trừ Thiên kiếm Cơ Đồng ra, lão nạp tin chắc là kiếm pháp trong thiên hạ đều khó qua khỏi được đôi mắt của lão nạp. Nhưng kiếm thế của người này bần đạo nghĩ mãi vẫn mù tịt. Pháp Chính đại sư cướp lời nói: - Đại sư phải chăng có ý nói kiếm pháp của y thật đã được Cơ Đồng truyền thọ? Ngộ Nhân Tử lẳng lặng gật đầu: - Phải, chẳng qua là điều bần đạo lo ngại không phải là chuyện này. Thời Thượng Hưng vội đánh tiếng: - Đạo huynh có cao luận gì xin cho chúng tôi biết với! - Chư vị có thấy y còn đeo thanh đao? Pháp Chính đại sư thoáng nghĩ nói: - Đạo huynh muốn bảo y đồng thời còn là người thừa kế tuyệt học của Hoàng Vũ Nhất đao Hướng Ngao? Trên giang hồ vẫn có truyền thuyết nói là Thiên kiếm và Bá đao đã vượt qua Sinh tử kiều qui ẩn. Nếu như Thiên kiếm Cơ Đồng là thật thì Bá đao Hướng Ngao tất cũng không phải là giả đâu. Cơ Đồng đã ra công truyền thọ kiếm pháp cho y thì có lý đâu Hướng Ngao lại chẳng dạy y đao pháp. Kiếm pháp của Thiên kiếm Cơ Đồng tuy rất lợi hại nhưng chỉ chuyên về thế thủ, khác hẳn với bá đao... Thời Thượng Hưng cau mày, ngắt lời: - Nói thế, đêm nay chúng ta để y rời khỏi ngọn Hồi nhạn phong này là chẳng khác chi thả hổ về rừng? Nhất Nghi đại sư xen vào nói: - Đúng vậy, tối nay có lẽ là cơ hội duy nhất để chúng ta hạ sát y. Ngộ Nhân Tử như chợt nhớ ra điều gì, cất tiếng: - Bần đạo còn thắc mắc một điểm là ngón chỉ lực trong tuyệt học Thiết tụ thần công của Nhất Nghi đại sư rõ ràng đã đánh trúng y, tại sao y vẫn còn đủ sức mang vết thương đào tẩu? - Chính vì lẽ ấy lão nạp mới cảm thấy việc này nghiêm trọng lắm! Pháp Chính đại sư nghĩ ngợi giây lâu, xen lời: - Vậy thì chúng ta khỏi cần phải nghĩ đến thân phận và thanh danh làm chi, mà hãy mau hợp sức đuổi theo, tất sớm muộn gì cũng hạ sát được y. Thời Thượng Hưng sẽ lắc đầu: - Lão hủ có một ý kiến khác với chư vị. Ngộ Nhân Tử nhanh nhẩu nói: - Chúng tôi xin nghe cao kiến. - Lúc này, bên ngoài căn lều trận đấu đang đến hồi sôi nổi, hẳn là bọn người lên đây phải đông lắm, hơn nữa kẻ nào cũng có võ công cao cường. Như nếu bốn người chúng ta cùng truy sát một tên hậu bối giang hồ, tin đồn truyền ra khắp võ lâm, chúng ta tất không còn gì là mắt mũi nữa. Vậy theo ý lão hủ, chúng ta cứ tạm thời cho y rời khỏi nơi này. Với thế lực của Tứ đại môn phái lớn lao chúng ta, hàng môn hạ đệ tử lại đông, lo gì không có được một dịp nào khác, hà tất phải nóng nẩy nhất thời. Bọn Nhất Nghi đều cứng họng, không sao đáp lời được. Mãi hồi lâu Nhất Nghi đại sư mới lên tiếng: - Phải đấy! Tên Thiếu Bạch ấy dù võ công có cao siêu, nhưng với sức một người cũng khó thể đối địch với tứ đại môn phái chúng ta. Hà huống vụ công án của Tả gia năm xưa đã dây dưa đến cả Tứ môn, Tam hội và Lưỡng đại bang trong võ lâm. Đừng nói là y không thể vạch trần sự thực, mà dù y có nói được lời phải, cũng không một ai tin. Hốt nhiên, một tiếng hú thảm thiết phá tan canh trường tịch mịch vang lên. Ngộ Nhân Tử vội đưa tay vạch bức màn, thò đầu nhìn ra. Chỉ thấy bảy tám hắc y tay cầm trường kiếm đang cùng với đệ tử bổn phái giao đấu thật kịch liệt. Lúc ấy, hai bên đều đã có người thọ thương, Thiếu Bạch vẫn mất hút tăm tích. Thì ra, sau khi Thiếu Bạch chạy thoát khỏi căn lều, trên đỉnh ngọn phong đã diễn ra một trường hỗn chiến. Mấy chục đệ tử của tứ đại môn phái mai phục quanh núi đang vây đánh tám chín đại hán che mặt áo đen kịch liệt. Thiếu Bạch nhờ nội công thâm hậu nên dù thọ thương, thần trí vẫn còn sáng suốt. Thoạt nhìn qua, chàng đã nhận được bọn hắc y ấy chính là người trong thập nhị kiếm sĩ, thủ hạ của hắc y kiếm chủ. Thiếu Bạch vì lo tìm một chỗ để điều dưỡng vết thương, tránh khỏi xâm nhập vào nội tạng nên chi, khi ấy chàng liền băng mình sang bên, chạy lướt qua đám người. Không dè, hai đệ tử Thiếu Lâm phái đứng lượt trận hốt thấy được Thiếu Bạch tức thời phóng mình đuổi theo. Bấy giờ Thiếu Bạch thọ thương quá nặng, tai mắt cũng mất đi phần linh mẫn nên hai hòa thượng ấy đuổi sát bên lưng mà chàng không hay biết. Tăng nhân cao lớn chạy trước hết liền đưa cây phương tiện sản đánh bổ xuống đầu Thiếu Bạch. Giữa lúc tình thế nguy ngập ấy, bỗng có bóng người nhoáng lên. Sinh tử phán Vạn Lương đã vút người từ trên không vung tả thủ đánh luôn một chưởng ngăn chận lấy đầu sản, đồng thời tay phải chụp nhanh tới. Hòa thượng ấy chỉ kịp hự một tiếng liền ngã lăn ra mặt đất. Hòa thượng tay cầm thanh giới đao chạy theo sau mắt thấy đồng bạn bị người lạ hạ thủ quá nhanh, bất giác sửng sốt đứng khựng lại. Vạn Lương không kịp bỏ lở dịp, nhanh nhẹn thò năm ngón tay thi triển môn công phu Ngũ quỷ sưu hồn liên tiếp hạ được hai tăng lữ Thiếu Lâm cũng trợn mắt nghĩ bụng: - Ai dè môn công phu này lại có uy lực như thế. Lúc nhìn lại thấy Thiếu Bạch lảo đảo đi xuống dưới núi như thể chàng bị thương nặng. Lão hấp tấp chạy theo sau gọi: - Tiểu huynh đệ làm sao vậy? Thiếu Bạch đưa mắt mệt mỏi nhìn Vạn Lương giây lâu, cố thều thào nói: - Tại hạ thọ nội thương. - Thế thì đừng nên dùng sức nữa, để lão hủ cõng cho. Không cần biết Thiếu Bạch có bằng lòng hay không, Vạn Lương vội vác chàng lên vai, chạy như bay xuống núi. Ngay lúc ấy, bảy tám tên cao thủ môn hạ của Võ Đang và Thiếu Lâm phát giác đuổi theo. Bọn họ là những đệ tử hộ vệ chưởng môn nhân của tứ đại môn phái lên đây nên võ công đều cao siêu cả. Do đấy chỉ thấy bảy tám bóng đen nối tiếp nhau như những vì sao xẹt. Vạn Lương chạy xuống con đường núi thật mau. Khinh công của lão trác tuyệt một thời, nhưng vì còn ôm theo trong tay một người, nhất là đường núi gập ghềnh, thật khó đi, nên không dám thi triển hết mức. Vì thế chẳng bao lâu, đối phương đã dần dần đuổi theo kịp. Chạy mãi đến xuống vách đá nhô ra hai bên đường, Vạn Lương vẫn không thấy Hoàng Vĩnh và Cao Quang xuất hiện tiếp ứng, bất giác chột dạ, lo ngại: - Không hiểu họ đi đâu, thật là bọn người trẻ tuổi non dạ, lơ đãng quá. Thốt nhiên có bóng nhiều nhoáng lên. Hai hòa thượng và hai đạo nhân cùng lúc từ trong bóng tối bên vách núi nhảy vút ra, chận ngay giữa đường. Vạn Lương cố nén tiếng than dài, đề nhanh chân khí thò tay điểm vào hai huyệt đạo trên người Thiếu Bạch. Trước mặt bị kình địch cản đường, sau lưng có truy binh đuổi tới, nhất là lại ở giữa lối đi chật hẹp, hai bên vách núi sừng sững, không còn con đường nào đào tẩu được nữa. Ngoại trừ cách quyết liều mạng, nhưng vì ngại Thiếu Bạch vùng vẫy làm hỏng việc cho nên Vạn Lương mới điểm vào huyệt đạo chàng. Phía sau là tám cao thủ, năm đạo và ba tăng đuổi theo rất gấp, mắt thấy Vạn Lương dừng bước, cũng đứng lại. Có lẽ bọn họ khiếp đảm trước võ công của lão, liên tiếp hạ sát hai tăng nhân Thiếu Lâm trong khoảnh khắc nên đều không dám coi thường, vọng động. Vạn Lương đứng yên, quét mắt nhìn quanh một lượt nghĩ bụng: Trước bốn sau tám, một mình quyết đấu với mười hai tên cao thủ Thiếu Lâm và Võ Đang, lại còn trông nom người thọ thương nữa, trận đấu ấy tất phải vất vả lắm. Là người trầm tĩnh, lão hít một hơi dài vào đơn điền, đứng lặng yên nghĩ cách đối địch. Hai tăng nhân đạo xông ra chặn đường, như thể đã có tính trước. Nên chi vừa xuất hiện, bọn họ đã rãi rác đứng quanh tảng đá quái dị, họp thành thế vòng cung. tận mé phải, một tăng lữ Thiếu Lâm tay cầm thanh trượng đen nhánh dài chừng chín thước hốt cất giọng lạnh lẽo: - Thiếu chủ còn chưa bó tay chịu trói, hẳn vẫn tự tin là có thể xuống núi được ư? Hỏi liền mấy tiếng mà Vạn Lương vẫn không đáp lời, ông chỉ trợn chừng mắt nhìn bọn họ. Bấy giờ, năm tăng ba đạo đuổi theo sau đang từ từ tiến tới, siết chặt dần vòng vây. Vạn Lương tả thủ cắp nách Thiếu Bạch, tay phải ngầm vận công lực chờ đợi. Hai bên cũng đã lắp tên, một trường ác chiến sẽ xảy ra trong khoảnh khắc. Vài cơn gió buốt thoáng qua, càng làm tăng thêm cái vẻ căng thẳng đến rợn người ở đương trường. Thốt nhiên, giữa bầu không khí nghẹt thở ấy, từ sau một tảng đá sù sì có một tiếng quát khẽ vọng ra: - Đỡ này! Vút một cái, một bóng người nhoáng lên, rồi lao nhanh xuống. Hai tăng nhân đứng chận đường, thật không ngờ được là giờ phút ấy lại còn có kẻ tập kích sau lưng, cho nên cả hai người nhất thời đã bị điểm trúng huyệt đạo. Thấy vậy, Vạn Lương không để lỡ dịp, tung vút mình lên tảng đá và cùng lúc hữu thủ đánh nhanh ra một chưởng. Nhưng tăng nhân đứng vây mé tả kia cũng nhanh nhẹn không kém. Biết là có biến, y vội đảo thanh thiền trượng, quét vút ra một chiêu Thần long bái vĩ về phía đối phương. Đạo nhân cầm kiếm đứng ở mé phải bất ngờ bị trúng một chưởng của Vạn Lương văng xuống đất, bên ấy liền lộ ra một chỗ trống nhưng với thanh thiền trượng bề dài chín thước được tăng lữ Thiếu Lâm ấy sử dụng thật là lợi hại. Nội trong một trượng, chỉ nghe gió rít buốt người, Vạn Lương đang lơ lửng giữa chừng không, thật tình thế chẳng khác nào chỉ mành treo chuông. Thốt nhiên, một bóng người chớp động và không hiểu bằng thủ pháp gì, người ấy đã chụp phắt lấy thanh thiền trượng, miệng sẽ bảo: - Huynh đài hãy chạy nhanh, để tại hạ ngăn truy binh cho. Vạn Lương ngoảnh lại, thấy một quái nhân mình vận bào xanh và khuôn mặt được che bằng vuông vải cũng màu xanh, chỉ lộ đôi mắt sáng quắc ra, nghĩ bụng: - Người này là ai mà ta cũng chưa hề quen biết, cớ sao lại ra tay tương trợ, hơn nữa võ công thật cao... Nghĩ chưa dứt, người lão đã vút qua khối đá, chạy bay xuống núi. Nhưng đằng sau, hốt nhiên tiếng binh khí chạm nhau vang rền, hiển nhiên đã có xảy một trường ác chiến. Hộc tốc vận khinh công chạy bay một mạch xuống đến chân núi, Vạn Lương mới dừng bước và giải khai huyệt đạo cho Thiếu Bạch. Thiếu Bạch thở phào, dáng thoải mái: - Vị thanh bào nhân ấy là bằng hữu của lão tiền bối? Vạn Lương sẽ lắc đầu: - Chỉ là một người xa lạ. - Thế sao y lại giải cứu chúng ta? - Bên trong tất phải có nguyên nhân, nhưng hiện tại chúng ta chưa thể biết được... Ngừng giây lâu, lão tiếp lời: - Nơi này không thể ở lâu, tiểu huynh đệ còn đủ sức đi được chứ? Thiếu Bạch thoáng nghĩ sẽ thở dài: Chúng ta hẳng đi tìm một chỗ yên tĩnh quanh đây để tại hạ nghỉ một chốc rồi còn phải đi tìm nhị vị hiền đệ nữa. Vạn Lương cau mày nói: - Đêm nay trên Hồi nhạn phong này có rất nhiều cao nhân xuất hiện, giữa trường hỗn chiến, tất khó tránh khỏi thương vong, nên chi, lão phu chỉ sợ là bọn họ đã gặp chuyện không may rồi. Thiếu Bạch tưởng chừng mạch máu căng thẳng, như sắp vỡ tung ra, chàng cố nuốt lệ, nghiến răng: - Nhị vị hiền đệ theo tại hạ bôn tẩu giang hồ lâu ngày, tình nghĩa thắm thiết như ruột thịt, tại hạ nỡ nào nhắm mắt bỏ đi cho đành. Vạn Lương cũng thở dài ái ngại: - Xưa nay, thân tướng mấy ai khỏi gục ngã giữa trận tiền, lão phu lang bạt giang hồ mấy chục năm trường, đã từng thấy không biết bao nhiêu cảnh thương tâm, uất hận của kẻ anh hùng khi vạn hiểm nguy nan. Tiểu huynh đệ đừng nên sầu lụy quá, chúng ta hãy đi tìm một nơi tĩnh mịch để cho tiểu huynh đệ dưỡng thương cái đã. Thiếu Bạch rầu rầu nét mặt: - Nếu bọn họ thật đã không may, tại hạ cũng cứ đi tìm thi hài để chôn cất tử tế mới phải. Hốt có tiếng tà áo phần phật trong không gian. Một bóng người phóng vút tới, hóa ra lại là thanh bào nhân. Qua lớp vải xanh, chỉ thấy đôi mắt người ấy tỏa ra tia sáng lạnh lẽo luôn đảo nhanh trong màn đêm: - Nhị vị bằng hữu đã được tại hạ cứu rồi, chốn này không thể ở lâu, xin mau theo tại hạ. Quay người, y bước vội về phía trước. Bấy giờ trên đỉnh núi tiếng hò hét lão nhân tiếng sắt thép chạm nhau vẫn còn nghe văng vẳng mơ hồ đưa trong gió. Dưới tình cảnh ấy, Thiếu Bạch không kịp suy nghĩ nhiều, chỉ đành cất bước theo sát thanh bào nhân. Quái nhân áo xanh dẫn hai người đi xuyên vào sơn cốc, thoăn thoắt luồn qua những khe đá đầy hiểm trở, như thể quen thuộc lắm. Chạy thẳng một hơi chừng bảy tám dặm đường, thanh bào nhân hốt dừng lại, đưa tay chỉ về một góc núi cao giọng: - Đằng sau chỗ ấy có một tòa sơn động, thỉnh nhị vị hãy đến đấy nghỉ ngơi trước, tại hạ đi xem có kẻ nào theo dõi không sẽ quay trở về ngay. Và không đợi hai người kịp đáp lời y đã vút mình xa hơn trượng. Thiếu Bạch lặng dõi theo bóng thanh bào nhân lướt đi, giọng cảm khái: - Đêm nay, thật như không được huynh đài tương trợ, chỉ sợ chúng ta khó thoát khỏi tay người của tứ đại môn phái. Vạn Lương nghĩ lung nói: - Người này chẳng phải tình cờ xuất thủ mà như thể là có sẵn ý đến cứu chúng ta, cho nên hẳn phải có nguyên nhân bên trong. Tuy cảm thấy sự việc hệ trọng nhưng không thể nghĩ ra được nguyên nhân ấy, Thiếu Bạch hốt nghĩ tới sự an nguy của hai người em vội bảo: - Chúng ta hẳng mau vào tòa thạch động ấy xem sao. Vòng qua vách núi, quả nhiên có một tòa thạch động hiện ra trước mặt, Thiếu Bạch cảm xúc gọi lớn: - Hoàng đệ, Cao đệ... Bên trong liền có tiếng vọng ra, ngắt lời: - Đại ca đấy phải không? Liền đó, từ trong cửa động có hai bóng người lần bước ra. Đúng là Hoàng Vĩnh và Cao Quang. Thiếu Bạch thấy hai người đi dáng khập khễnh, hẳn là đã thọ thương nặng nên lật đật chạy tới nắm chặt lấy hai người lạc giọng hỏi: - Nhị vị hiền đệ chắc đã thọ trọng thương... Lời chưa dứt, chàng đã cảm thấy hoa mắt, lảo đảo chực ngã. Thấy vậy Vạn Lương vội đưa tay đỡ lấy người chàng. Cao Quang hốt hoảng nói: - Đại ca chắc bị nội thương rồi. - Không sao đâu! „y là vì sau khi thọ thương, lịnh huynh chưa kịp điều tức lại luôn nghĩ đến nhị vị nên mới cố vận sức chạy tới đây và rồi gặp được nhị vị lòng quá xúc động cho nên chỉ nhất thời hôn mê đi thôi. Bồng Thiếu Bạch tiến vào bên trong. Tòa thạch động này chỉ rộng chừng bằng hai căn phòng. Có điều bên trong được quét dọn sạch sẽ lắm. Vạn Lương đặt Thiếu Bạch xuống, vừa chực dùng nội lực cứu tỉnh, chàng đã vùng dậy. Cao Quang nói nhanh: - Đại ca thọ thương... Vạn Lương lạnh lùng ngắt lời: - Lúc này không phải là lúc nói chuyện, ba vị nên nghỉ dưỡng sức, biết đâu người trong tứ đại môn phái chẳng đuổi theo chúng ta đến đây. Thốt nhiên, từ ngoài có tiếng người vọng vào: - Chư vị cứu yên tâm, vì tại hạ đã lấp hết những dấu chân rồi. - Các hạ là ai? Thanh bào nhân thong thả bước qua cửa động, cất giọng: - Vị Vạn huynh đây nói phải lắm, ba vị nên đi nghỉ ngơi, chúng ta so chung sau cũng không muộn. Vạn Lương giật nẩy mình, buộc miệng: - Lão hủ đã lui khỏi giang hồ mười năm nay, làm sao các hạ lại biết được tánh danh của lão. - Năm xưa, trên giang hồ Vạn huynh có tiếng tăm lừng lẫy thế ấy thì có lý nào tại hạ lại không biết. Vạn Lương lòng càng thêm lạ, hỏi vội: - Các hạ thật là ai? - Chúng ta không nên làm lỡ thời giờ dưỡng thương của ba vị ấy, nhất là tại hạ còn ở lại đây lâu. Vậy cứ đợi cho các vị ấy nghỉ khỏe, chúng ta sẽ chuyện tiếp cũng chẳng muộn. Vạn Lương còn hồ nghi lắm, nhưng không tiện hỏi thêm. Thiếu Bạch ngồi xếp bằng tròn, nhắm mắt chuyên chú vận dụng thuật thố nạp. Khoảnh khắc, chàng đã mơ màng, không còn cảm biết gì nữa. Khi chàng mở mắt, ngoài trời đã sáng tỏ. Ánh mặt trời buổi sớm mai rọi qua cửa động làm rõ dần cảnh vật bên trong. Thanh bào nhân thức dậy thật sớm, thấy Thiếu Bạch đã cử động, vồn vả hỏi: - Tả huynh cảm thấy có khỏe không? - Cảm ơn, tại hạ đỡ nhiều rồi. Đôi mắt nhìn thẳng thanh bào nhân, chàng cao giọng tiếp: - Đại giá thật là ai? Thanh bào nhân hốt đưa tay kéo vuông vải xanh, để lộ ra cái đầu trọc nhẳn. Hòa thượng tủm tỉm: - Tiểu thí chủ không còn nhận được lão nạp sao? Thiếu Bạch giật nẩy mình, buộc miệng: - Đại sư là môn hạ Thiếu Lâm? - Lão nạp Tứ giới. Thiếu Bạch thoáng nghĩ như thể đã nhận ra: - Tại hạ nhớ rồi, chúng ta đã gặp nhau một lần trên lối quanh xuyên qua hai gốc du. - Đúng thế. Vạn Lương bỗng cười nhạt xen lời: - Lão hủ tưởng là ai, hóa ra lại cao nhân trong tứ đại Kim cương Thiếu Lâm tự. Tăng nhân có tên là Tứ Giới vẫn điềm nhiên: - Vạn huynh còn nhớ được lão nạp, thật vạn hạnh. Thiếu Bạch trầm ngâm giây lâu, sẽ thở dài: - Chúng tôi được đại sư cứu nạn, lòng lấy làm cảm kích lắm, vậy đại sư khỏi phải nói quanh công, có điều gì xin cứ chỉ giáo. Tứ Giới đại sư thoáng nghĩ, nghiêm nét mặt nói: - Trước khi bàn đến chuyện chính, lão nạp xin thanh minh một điều là lão nạp mới từ Nam nhạc tới đây, không những hàng đệ tử của bổn môn không biết mà ngay cả chưởng môn nhân cũng chẳng hay. Thế trong cái việc tương trợ ấy, lão nạp thật không có lòng cầu báo. Vạn Lương lạnh lùng xen lời: Thiếu Lâm phái người đông thế mạnh, vẫn được xưng là đệ nhất đại phái trong võ lâm, thì cho là ngày sau đại sư không xuất thủ đối địch với chúng tôi, cũng chẳng hại đến thực lực của quí phái! Tứ Giới đại sư cúi đầu, chắp tay trước ngực: - A di đà phật! Lão nạp quyết không khi nào có ý đối nghịch với chư vị, mà chỉ muốn cầu giải một đoạn công án võ lâm. Thiếu Bạch chột dạ vội hỏi: - Đoạn công án gì? - Ôi! „y là cái việc Bạch Hạc bảo đang đêm bị thảm sát. - Thế sao đại sư không đi hỏi chưởng môn nhân của quí phái? Tứ Giới đại sư sẽ thở dài: - Phải nói là Thiếu Lâm phái chúng tôi xưa nay chưa hề có hành động mù quáng, ám muội nào, cho nên cũng vì chuyện ấy mà lão nạp phải đi biệt Trung sơn bổn viện suốt tám năm nay. - Tại sao thế? - Cái việc Bạch Hạc môn bị tàn sát thật là một kỳ oan thiên cổ trong võ lâm. Lão nạp tuy biết rõ đây là một chuyện có âm mưu cẩn thận, nhưng tiếc là tìm mãi vẫn không ra chân tướng. Ôi! Vì chuyện này lão nạp phải bôn ba bao năm trường mà cũng chỉ hoài công!- Nếu như Bạch Hạc môn bị người hãm hại, thật là một âm mưu, thế chưởng môn nhân quí phái cũng là một trong những kẻ chủ mưu sao? Tứ Giới đại sư trầm ngâm nói: - Thiếu Lâm phái môn qui nghiêm ngặt, vị chưởng môn nhân lại có uy quyền rất lớn, nên chi lão nạp không hề dám bàn việc thị phi với người. Vạn Lương sẽ đằng hắng xen lời: - Năm xưa, trước khi xảy ra vụ công án ấy, lão hủ cũng đã cực lực phản đối. Nếu như đại sư chịu ra mặt tương trợ, có lẽ chưa đến nỗi gây thành màn thảm kịch ấy. - Vạn huynh có chỗ chưa được rõ là bấy giờ người trong thiên hạ đang hoang mang cùng cực, lão nạp lại không nắm được bằng cớ xác đáng, thử hỏi dù có lộ diện phỏng có ích gì? Thiếu Bạch sẽ đằng hắng xen lời: - Mặc dù không hiểu lời nói của đại sư có thành thật hay không, tại hạ cũng xin cảm kích vô cùng. Tứ Giới đại sư cúi đầu thở dài: - Lão nạp tuyệt không có lòng cầu danh, chẳng qua vì trước là cảm thương cho cái cảnh Bạch Hạc môn bị diệt oan, sau nữa, lúc ấy thiên hạ cũng đều ngờ là có bàn tay của Thiếu Lâm phái chúng tôi nhúng vào, nên lão nạp không thể khoanh tay làm ngơ được. Vạn Lương hốt xen vào nói: - Trong bao năm khổ công tìm tòi ấy, chẳng lẽ đại sư chưa có được một manh mối nào sao? - Lão nạp tuy có tìm được một vài tia sáng, nhưng vì quá nhỏ nhoi nên cũng chẳng có ích gì! - Giả sử như đại sư tra xét việc ấy có dính dấp đến Thiếu Lâm phái, thử hỏi đại sư nghĩ thế nào? Tứ Giới hòa thượng thản nhiên nói: - Nếu tìm ra được bằng cớ xác đáng là người trong Thiếu Lâm tự thật có nhúng tay vào vụ âm mưu ấy, bổn môn trưởng lão cũng sẽ không ngần ngại đưa ra trước dư luận để mọi người cùng luận đoán. Vạn Lương thấy hòa thượng tướng mạo oai nghiêm hẳn không phải lão nói đùa. Thiếu Bạch như nghĩ bụng, xen lời nói: - Đại sư cứu chúng tôi ngày hôm nay nếu như sau này bị người trong quí phái biết được, hẳn là đại sư đến phải mang tội bội phản sư môn. Tứ Giới hòa thượng lặng lẽ thở dài: - Trong bản môn, tội phản sư là nặng lắm, rủi như thật ngày sau có bị phát giác, lão nạp đành chịu tội vậy, chứ biết sao? Thiếu Bạch yên lặng giây lâu, giọng cảm khái: - Đại sư lòng dạ như nhật nguyệt, đáng là một bậc cao tăng, nhưng vãn bối vẫn còn thắc mắc một điều. - Xin thí chủ cứ cho biết. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 23 Công đạo ở lòng người Thiếu Bạch nói: - Đại sư đã biết rồi đối với bổn môn là phạm vào thanh qui, tại sao còn cứ cố nhúng tay. Tứ Giới đại sư đáp: - Đức Phật giúp đời có thể cắt thịt nuôi chim, ta không vào địa ngục thì ai vào, cõi trần đầy rẫy sát kiếp. Nếu cứu được kiếp nạn cho võ lâm, lão nạp có tan xương nát thịt cũng hả lòng. Thiếu Bạch cảm phục, vòng tay thi lễ nói: - Trong võ lâm Trung nguyên vẫn còn tôn Thiếu Lâm ở ngôi lãnh tụ, nếu lời nào cũng được đại sư chủ trì sẽ dập tắt được không ít nhân tranh trong võ lâm. Vạn Lương, Hoàng Vĩnh, Cao Quang đứng ngoài cũng bái phục, vòng tay thi lễ. Tứ Giới đại sư chấp tay trước ngực nói: - Lão nạp có tài đức gì? Đâu dám nhận đại lễ của chư vị. Vạn Lương lên tiếng: - Nghe đại sư nói, Vạn mỗ bỗng sực tỉnh, thấy trong việc Bạch Hạc bảo bị tàn sát quả có một nguyên do khác. Mấy trăm nhân mạng của Tả gia chỉ là những người chết thay, chết oan uổng. Tứ Giới đại sư ngữa mặt nhìn trời nói: - Cuộc tàn sát đẩm máu năm xưa, tuy lão nạp không xuất thủ nhưng cũng nhận biết thực sự kiếm pháp và võ công Bạch Hạc môn chưa đủ tranh hùng với các đại môn phái. Cho nên việc Tả Giám Bạch trong khoảnh khắc sát hại được bốn vị chưởng môn, lão nạp không tin... Chắp tay niệm phật hiệu, lão hòa thượng nói tiếp: - Người khác lão không biết chứ riêng Tứ Phương chưởng môn của lão nạp đã luyện được mười ba tuyệt kỹ của Thiếu Lâm, bất cứ công phu nào cũng đủ đưa Tả Giám Bạch vào chỗ chết, dầu cho Tả bảo chủ có thi triển thủ đoạn nào cũng không địch lại Tứ Phương sư huynh. Thiếu Bạch ngắt lời: - Bạch Hạc môn đã không đủ sức tranh đua với các đại môn phái, cớ sao lại bị ghen ghét hãm hại? - Đó chính là chỗ lão nạp không hiểu. Vạn Lương hỏi: - Đại sư có nghĩ ra nguyên nhân nào không? - Lão nạp nghĩ nát óc, liệt kê được mấy sự việc có thể, nhưng rồi phải gạt bỏ hết. - Đại sư có thể nói cho tại hạ sáng tỏ chỗ ngu tối? - Sự kiện thứ nhất lão nạp nghĩ là một hành vi giận cá chém thớt. Lúc tứ đại chưởng môn bị ám hại cũng là lúc tình cờ vợ chồng Tả Giám Bạch có mặt trên Bạch mã sơn Yên Vân Phong nên bị tình nghi nặng nhất. Tứ đại môn phái không tìm được thủ phạm chính nên trong lúc bốc giận trút cơn tức tối lên đầu Bạch Hạc bảo. Nhưng điều giả tưởng này lão nạp phủ nhận ngay vì tứ đại môn phái sai các cao thủ tinh nhuệ cũng dư sức để tàn sát Bạch Hạc bảo, cần gì phải nhờ Cửu đại môn phái, Tứ môn, Tam hội và Lưỡng đại bang. Vạn Lương gật đầu: - Đúng thế, người tứ đại môn phái đều biết rõ điều đó. - Lão nạp nghi vấn đến việc thứ hai là có thể Bạch Hạc bảo bị người hãm hại... Vạn Lương đỡ lời: - Tại hạ cũng nghĩ như vậy. Tứ Giới cười buồn: - Nhưng lão nạp cũng phủ nhận ý nghĩ này ngay. - Cũng thật lạ, chẳng lẽ còn nguyên nhân khác? Tứ Giới đại sư trầm ngâm: - Vạn huynh và lão nạp còn nghĩ tới đó, chẳng lẽ những người trong cuộc không nghĩ ra? Do đấy lão nạp cảm thấy bên trong tất phải còn một nguyên nhân... Hướng về phía Thiếu Bạch, lão chậm rãi hỏi: - Thí chủ còn nhớ chúng ta gặp gỡ lần đầu không? - Du Thọ Loan, nơi Lưu lão tiền bối trú ngụ. - Đúng đấy, lão nạp đến chậm một bước khiến cho Lưu thí chủ bị ám toán chết. Ôi! Lão nạp vất vả không biết bao nhiêu mới tìm được một đầu giây đó, nhưng rồi lại chậm chân, công phu mấy năm trời tan biến trong phút chốc. Thiếu Bạch hổ thẹn trong lòng vì cái chết của Lưu Hạt Tử thở dài nói: - Chỉ trách vãn bối không đủ kinh nghiệm, việc bảo hộ không chu đáo, nay nghĩ lại thấy thật bất nhẫn. Tứ Giới đại sư hỏi: - Hồi ấy, nếu như thí chủ tin lão nạp, chúng ta đồng tâm hiệp lực biết đâu không tìm ra được đầu mối, chỉ tiếc... Ôi! Cái đó cũng chả nói được, tiểu thí chủ đầy bụng oán hận, tất nhiên không thể tin lão nạp. Vạn Lương nói: - Đại sư, hiện tại trong võ lâm có hai người có võ công tuyệt luân, rất bất bình vì việc Bạch Hạc môn bị tàn sát. - Phải chăng Vạn thí chủ muốn nhắc tới Ngư Tiên Tiền và Thiết Đảm kiếm khách Trương Tam Phong? - Chính là hai người đó. Tứ Giới hòa thượng lộ vẻ lo âu nói: - Cứ như lão nạp nghĩ, đoạn công án hẳn nhiên bao chùm một âm mưu lớn lao, chấn động lòng người. Bao nhiêu năm nay lão nạp hết sức quan sát những biến động trên giang hồ, lờ mờ thấy âm mưu đó từ từ phát động. Kẻ cầm đầu là nhân vật gian ngoan quỉ quyệt, cơ trí thông minh tuyệt luân. Thiếu Bạch đở lời: - Ý đạo sĩ muốn nói việc Bạch Hạc môn bị tàn sát có dính dáng tới âm mưu kia? - Đúng vậy, lão nạp nghĩ âm mưu ấy không những có dính dáng tới việc Bạch Hạc môn từ đó bị tàn sát mà còn từ đó bắt đầu phát động trên giang hồ.Vạn Lương hỏi:- Đại sư đã nghĩ ra người cầm đầu là nhân vật nào chưa? Tứ Giới đại sư lắc đầu: - Đấy là nguyên nhân lão nạp tìm mãi không ra.Từ từ đưa mắt nhìn thẳng vào mặt Thiếu Bạch lão hòa thượng nói tiếp:- Trong Thiếu Lâm tự không chỉ một mình lão nạp bất bình thay cho Bạch Hạc môn. Vạn Lương đỡ lời: - Nói vậy, trong quí phái còn có người đi cùng đường với đại sư sao?- Đúng thế! Có hai người là anh em cùng hàng với lão nạp. Một người là trưởng lão có thân phận rất cao đối với hàng đệ tử Thiếu Lâm tự. Ngoài ra, Võ Đang, Côn Luân cũng đều biết Tả gia bị oan, giờ phút này âm mưu kia chưa phát động hẳn, thành thử trước sau không có cách nào tìm ra được chân tướng. Ngửa mặt thở dài, Tứ Giới đại sư tiếp lời: - Vì thế lão nạp cần sự hợp tác chân thành của Tả thiếu bảo chủ. Thiếu Bạch nghĩ bụng. - Song thân ta không phải là hung thủ, điều này đã rõ ràng, có điều nội tình ra sao ta không biết một tí gì cả. Tứ Giới đại sư nói: - Mấy trăm năm nay, trong võ lâm chưa từng có một âm mưu nào quỉ quyệt quá đổi như thế. Mấy năm nay lão nạp âm thầm suy nghĩ, càng nghĩ càng thấy sự việc không phải tầm thường. Nếu lão nạp nghĩ đúng thì không những cửu đại môn phái là quân cờ bị đùa giởn, mà ngay cả vợ chồng Tả Giám Bạch có sống lại cũng không biết hết được nội tình. Vạn Lương ngạc nhiên hỏi: - Có chuyện ấy sao? - Lão nạp tin là mình không nghĩ lầm. Thiếu Bạch đột nhiên nhớ tới năm năm về trước, lúc gần tới Sinh tử kiều, lúc vào tránh mưa trong một ngôi miếu, hình như có nghe anh và chị nhắc tới mẫu thân có nhận được một lá thư lạ, liền hấp tấp đi đến Bạch mã sơn. Phụ thân chạy theo mới dẫn tới việc hiểu lầm, có điều kỳ lạ là khi song thân còn sinh tiền, các người đều hết sức tránh nhắc đến chuyện đó. Vùn vụt mấy năm qua mà câu chuyện tưởng đã phai mờ trong lòng chàng cho đến bây giờ, khi được nghe Tứ Giới đại sư nói tới hung thủ quỷ quyệt, giảo hoạt chàng mới sực nhớ lại. Chàng đứng suy nghĩ đến thẩn thờ, từ trước chàng chỉ căm thù một cách đơn giản nhưng hiện tại chàng đã bị đưa vào một tình thế hết sức hổn loạn và thần bí. Cuộc thảm sát đẫm máu với cái chết của mấy trăm mạng người, kẻ hung thủ ở bề ngoài như bị một kẻ nào đó sai sử và hãm hại. Kẻ chủ mưu đích thực, kẻ phát họa ra thảm cảnh kia vẫn núp sau một bức màn bí mật, kín đáo. Đột nhiên, gian thạch động trầm lặng hẳn, mọi người đều vắt óc suy nghĩ. Thế mà không người nào có thể nghĩ ra được điều gì hết, đấy không còn là một vấn đề, mà là một bức màn bí mật không có cách gì vén mở, không có cách gì lần mò, dẫu một tia sáng nhỏ. Không biết qua bao nhiêu thời gian, Tứ Giới đại sư mới thở dài nói: - Tả thiếu bảo chủ, lão nạp thành thật muốn nói mấy lời với thiếu bảo chủ, mong thiếu bảo chủ cứ thực trả lời cho. Thiếu Bạch giờ đây đã có một ấn tượng khác đối với Tứ Giới đại sư, chàng đã vào tin lời nói của vị tu hành nên đỡ lời nói: - Xin đại sư cứ nói cho nghe. - Từ miệng của Lưu Hạt Tử thiếu bảo chủ đã tìm được đầu mối gì? - Tại hạ đến chậm một bước, di vật đã bị người khác nhanh chân đoạt mất. - Thiếu bảo chủ có biết nhân vật đó là nhân vật nào không? - Không. - Thiếu bảo chủ tìm tới Lưu Hạt Tử để lấy lại di vật phải chăng là do di ngôn của phụ mẫu? - Đúng thế! - Lần đầu tiên khi lão nạp tìm ra Lưu Hạt Tử thì cao hứng lắm, những tưởng mối nghi vấn chất chứa mấy năm trường trong lòng sẽ rất mau được giải tỏa nhưng nghĩ cho cùng thì món di vật Lưu Hạt Tử giữ không phải là vật trọng yếu gì. Thiếu Bạch nói: - Di ngôn của gia phụ không phải là việc thuận miệng nói ra. Theo tại hạ thì chứng vật ấy phải rất hệ trọng. - Lão nạp xin kể ra đây để làm chứng cho mấy lời vừa rồi. - Xin đại sư chỉ giáo. - Lưu Hạt Tử ẩn cư ở trấn Du Thọ Loan đã hằng năm năm trời mà vẫn bình an vô sự, chỉ khi thiếu bảo chủ tìm tới Du Thọ Loan cũng là lúc Lưu Hạt Tử bị người ám hại. Chuyện này nghĩa lý làm sao thiếu bảo chủ chắc là đã nghĩ ra. Thiếu Bạch trầm ngâm giây lâu nói: - Đại sư quá khen tại hạ, thực tình tại hạ không bỏ qua. - Sự việc nhìn bề ngoài, hình như trùng hợp nhưng thực sự chỉ sợ không quá đơn giản như thế. Theo ý lão nạp, Lưu Hạt Tử sớm đã bị họ trông chừng, nhưng chưa ra tay hạ thủ đấy thôi. - Quả có thế, họ rất thủ đoạn, tại hạ vừa vừa nói tới là họ liền lập tức... Chàng đổi nét mặt, thở dài nói: - Không biết người lấy món di vật của gia phụ là ai? Tứ Giới đại sư hỏi: - Lệnh tôn, lệnh đường đúng là đã mất? - Mất rồi, chính mắt tại hạ đã thấy các người gục ngã trong vòng của vô số cao thủ. Tứ Giới đại sư đột ngột hỏi: - Thiếu bảo chủ có anh em? - Có một người anh, nhưng anh của tại hạ đã chận đường địch nhân cho tại hạ chạy thành thử đã chết gần Sinh tử kiều. - Còn chị em? Thiếu Bạch giật nẩy mình nghĩ bụng: - Tỷ tỷ thật sự đã chết hay còn sống, mình cũng chưa biết rõ... Nên chàng vội đáp: - Tại hạ có một người chị, tuy không nhìn thấy chị chết nhưng võ công chị yếu kém nhất, ắt chín phần mười đã bị hạ độc thủ của địch nhân. Tứ Giới đại sư nói: - Vấn đề này tạm thời xếp trong vòng hồ nghi. Nếu như không có ai cứu thì lệnh tỷ tất không khỏi thoát chết, nhưng nếu có người ra tay cứu thì sự việc khác hẳn. - Điều này cũng có lý. Vạn Lương đột nhiên nghĩ ra một chuyện nói: - Lão hủ lấy làm lạ quá! Kẻ gian biết Lưu Hạt Tử có chứng vật trong tay, tại sao không cho một dao dứt cho rồi, để cho sống mấy năm là dụng tâm gì? - Đấy cũng là một việc mà lão nạp muốn tra xét, có thể bọn họ để cho Lưu Hạt Tử sống để làm cái bẩy, cũng có thể Lưu Hạt Tử không chịu nói những điều giấu kín trong lòng. Vạn Lương nói: - Lão hủ còn chỗ không hiểu, tại sao món vật Lưu Hạt Tử cất giữ vì lẽ gì mà đại sư nghĩ nó vô dụng. - Lão nạp không có nói nó vô dụng, lão nạp muốn nói là nó không phải là vật trọng yếu. Dẫu cho có được nó, chỉ cũng là vô phương tìm hiểu được mọi việc Bạch Hạc bảo bị tàn sát năm xưa... Thở dài rồi lão tiếp: - Lão nạp dám liều đoán món vật Lưu Hạt Tử cất giữ chỉ là dấu vết của một cái bẩy mà người đứng sau bức màn đã giăng ra, chứ không phải là nguyên nhân của sự việc. Vạn Lương gật gù: - Cũng có lý. - Lão nạp thấy Tả Giám Bạch cũng không biết rõ nội tình, cũng không phải là cửu đại phái che giấu. Tả Giám Bạch trước khi chết đã biết người tới vây đánh Bạch Hạc bảo đang đêm không phải nguyên nhân chính yếu, nhưng lại không biết nguyên thủ là ai. Thiếu Bạch hỏi: - Tại sao đại sư đoán như vậy? - Vì nếu như người biết, tại sao không cho thí chủ biết danh tánh của kẻ ấy? Vạn Lương xen lời: - Hừ! Nói đúng đấy. Nếu trước khi Tả bảo chủ nói được tên tuổi thân phận của cừu nhân thì sự việc đã không cần chúng ta phải tìm tòi mất công. Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Phải đấy, nếu gia gia nói cho biết kẻ nguyên hung thì chẳng mất bao nhiêu công phu ngày giờ phiền phức. Xem ra lời nói của đại sư hoàn toàn hữu lý. Đột nhiên Vạn Lương lắc đầu nói: - Tuy vậy, có điểm này lão hủ thấy không đồng ý. Tứ Giới đại sư nói: - Vạn đại hiệp nghĩ ra điều gì? - Đoạn công án đồ sát Bạch Hạc môn toàn thiên hạ đều biết là do cửu đại môn phái và tứ môn, tam hội và lưỡng đại bang. Mà môn phái, bang hội nào cũng đốc xuất các cao thủ tinh nhuệ tới đánh úp, tánh danh của cừu nhân đâu phải chỉ ngàn người cho nên chẳng cần phải nói đến. - Vạn đại hiệp nói cũng đúng, có điều, cửu đại môn phái và tứ môn, tam hội, lưỡng đại bang từ trước tới giờ vốn không hợp với nhau. Họ vị tất phải chịu nghe lệnh của cửu đại môn phái, bởi thế sự việc này sợ rằng còn có nguyên nhân khác bên trong, lão nạp dám cam đoan rằng, hình như họ chờ đợi chuyện gì. Vạn Lương tươi nét mặt nói: - Đại sư có nhắc, lão hủ mới sáng tỏ. Tứ Giới đại sư hỏi: - Sáng tỏ cái gì? - Có liên quan tới quí phái. - A di đà phật! Phải chăng thí chủ muốn nói việc tranh quyền vị trong bổn môn đã làm liên lụy tới Bạch Hạc môn? - Đúng thế, nếu như Tứ Phương đại sư không chết, Nhất Nghi làm sao làm được chức chưởng môn? Tứ Giới đại sư nghĩ ngợi giây lâu nói: - Không phải lão nạp biện hộ cho bổn môn nhưng trong việc này hẳn có rất nhiều mối nghi ngờ? - Đại sư muốn nói... - Tội phản sư được liệt vào đệ nhất đại kỵ trong võ lâm, môn hạ của bổn phái dầu cho có cái ý tưởng phản sư hoặc có ý mưu sát sư phụ đi nữa nhưng rất khó mở miệng bàn bạc.Vạn Lương nghĩ bụng:- Đại sư nói cũng phải, việc giết thầy đâu phải chuyện thường. Cho là đệ tử của bốn phái đều có ý giết thầy nhưng không thể mưu tính với người khác. Tứ Giới đại sư tiếp lời: - Lúc thảm án phát sinh, chưởng môn nhân của bốn phái ở chung một chỗ. Lấy võ công của bốn lão tiền bối đó mà nói thì cái thế phản công phải vô cùng mãnh liệt. Bất luận kẻ nào cũng không sao chống cự nổi. Nhưng ở thi thể của bốn vị chưởng môn lấy không để ra một vết tích nào cả. Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Thiếu Lâm xưa nay có tiếng là thanh cao. Vị Tứ Giới này tuy lập luận rất công chính, khách quan, nhưng không chịu nhận hết lỗi lầm của bổn phái, trừ phi được chứng minh. Nghĩ vậy nhưng chàng vẫn lẳng lặng. Chỉ nghe Tứ Giới đại sư bảo: - Chuyện lão nạp nói không xoá hết mối nghi ngờ của chư vị đối với Thiếu Lâm chúng tôi. Trái lại, ở một địa vị sư trưởng chúng tôi còn đang điều tra chứng cứ trong chùa, một khi tìm ra hẳn sự việc sẽ đơn giản nhiều lắm. Thiếu Bạch vòng tay vái và nói: - Đức vọng của đại sư chiếu sáng võ lâm, vãn bối rất cảm phục. Tứ Giới đại sư cũng chắp tay, nghiêng mình nói: - Lão nạp không xứng đáng... Ngừng một lát, đại sư nói tiếp: - Lão nạp tưởng dốc hết một năm công phu thế nào cũng tìm ra đầu mối, nhiều lắm là hai năm. Nhưng thực sự đã mấy năm rồi, càng tra càng thấy tình hình không ổn, hiện tại hình như không phải là mối tư thù của Tả gia thí chủ bị đồ sát mà chỉ sợ còn ảnh hưởng tới tai kiếp của võ lâm nữa. Công việc đòi hỏi sự hợp tác của thí chủ và lão nạp là như thế. Đã sẵn cảm tình với Tứ Giới đại sư. Thiếu Bạch nói ngay: - Được, vãn bối biết gì sẽ xin nói hết. Tứ Giới đại sư đứng thẳng người dậy nói: - Giờ lão nạp hẹn với hai bằng hữu đã tới thật mau nên không thể ở lâu. Bốn vị đã trở thành những nhân vật thị phi trên giang hồ nên phải hành động hết sức dè dặt. Nhiều là nửa năm, ít là ba tháng, lão nạp sẽ gặp lại các vị để trao đổi sở đắc. Thiếu Bạch vòng tay: - Đại sư khoang bước, bọn tại hạ không tiễn được. Tứ Giới đại sư phất tay áo, người đã vút nhanh khỏi thạch động, chớp mắt đã mất dạng. Vạn Lương hốt buông tiếng cười ha hả nói: - Thiếu Lâm tự không hổ là Thái sơn bắc đẩu của võ lâm Trung nguyên. Dẫu cho có bị tiểu nhân gian ác chủ trì vẫn còn những nhân vật võ lâm chính nghĩa. Thiếu Bạch than: - Ôi! Nếu đúng như lời của trượng đại sư nói thì mối thù của nhà vãn bối càng thêm phức tạp vạn phần. Vạn Lương đáp: - Đúng vậy, lão hủ cũng hoang mang trước lời nói của vị hòa thượng đó, không biết bấu víu vào đâu. Từ đầu tới giờ vẫn ngồi yên nghe, Hoàng Vĩnh đột nhiên chen miệng nói: - Câu chuyện của hòa thượng không thể tin hết. Thiếu Bạch hỏi: - Tại sao? - Tiểu đệ nghe kỹ lời giải thích của lão, tựa hồ lão muốn nói mối thù của gia đình đại ca có dính dáng tới âm mưu lớn lao, gây ra nguy cơ cho cả giang hồ. Nhưng những nhân vật vây đánh Bạch Hạc bảo bao quát cả cửu đại môn phái, tứ môn, tam hội và lưỡng đại bang, chẳng lẽ những tất cả những nhân vật này đều bị kẻ đứng sau bức màn sai khiến sao? Thiếu Bạch chớp mắt, làm thinh không nói, chỉ nghĩ bụng: - Cũng có lý, người nào mà có thể một tay che hết được anh hùng thiên hạ, khiến họ không để mình lợi dụng?Chàng hoang mang, thấy Tứ Giới đại sư nói nghe cũng có lý mà Hoàng Vĩnh nói nghe cũng được. Vạn Lương thở dài nói: - Phải đấy, tứ môn, tam hội, lưỡng đại bang lẽ nào để cho cửu đại môn phái lợi dụng. Bạch Hạc môn chỉ là một môn phái nhỏ trên giang hồ, chưa được xếp và tứ môn, thật khiến cho lão phu càng nghĩ càng thấy rối mù. Hoàng Vĩnh đỡ lời: - Tiểu đệ tài trí có hạn, không dám phê phán nhiều, chỉ có một ý kiến này đưa ra, dám mong đại ca nghĩ kỹ là có thể hòa thượng kia cố ý đánh lạc vấn đề. Cao Quang đột nhiên xen miệng: - Nhị ca nói tiểu đệ không dám tán đồng. Thiếu Bạch biết Cao Quang thỉnh thoảng cũng có ý kiến rất hay, bèn ôn tồn hỏi: - Cao đệ có cao kiến gì? - Chẳng biết lời hòa thượng nói có đúng hay sai, nhưng đã cứu chúng ta thì không phải là hạng người ác, ưa đặt điều. Đại ca và lão tiền bối nghĩ sao? Riêng tiểu đệ thấy nếu như không có lão hòa thượng cứu, tiểu đệ và nhị ca đã sớm táng mạng dưới sự liên hợp chận đánh của đệ tử hai phái Võ Đang, Thiếu Lâm. Chẳng lẽ cái việc cứu mạng cũng là việc xếp đặt? Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Ta bị thương và lão tiền bối tuy võ công khá cao, nhưng chỉ sợ khó đối địch với bốn phái vây đánh. Huống chi còn bốn vị chưởng môn nhân ngồi trấn trên đỉnh núi, nếu như Tứ Giới đại sư xuất thủ tương trợ chưởng môn nhân, vây giết bốn người chúng ta trên Hồi nhạn phong không phải là việc khó, nhưng thực sự đại sư lại giúp ta... Vạn Lương nói: - Nhị vị khỏi cần tranh luận, phải trái chỉ sợ hiện tại không sao biết được. Chỗ này không nên ở lâu, chúng ta sớm rời khỏi đi nơi khác. Thiếu Bạch hỏi: - Lão tiền bối định đi đâu? - Quân tử đã hứa, có chết cũng không đổi. Lão hủ đã nhận giúp Bạch Hạc môn giải nỗi oan, tất nhiên sẽ giúp các hạ tới cùng. Bây giờ đi đâu, các hạ cứ tự hỏi mình. - Vãn bối định mượn cái việc bốn chưởng môn nhân tụ tập để hỏi cho ra sự tình, nhưng chẳng dè không đạt được ý muốn. - Tứ Giới đại sư nói phải đấy, việc lệnh tôn mất chỉ sợ không đơn giản như lão hủ nghĩ lúc ban đầu. Nếu các hạ không có chuyện gì gấp, xin theo lão hủ đi tìm một người. - Người nào? - Cái này xin lỗi cho lạnh tạm thời phải dấu giếm. Trước khi người ấy chưa chịu nhận lời xuống núi, lão hủ quyết không thể nào cho biết tánh danh và chỗ ở của vị ấy được. Cao Quang nói: - Nhân vật gì mà bí mật ghê như vậy? Vạn Lương cười: - Chư vị thấy mặt rồi tất sẽ đem lòng kính trọng, giờ phút này mà nói tên họ người ấy ra thì chẳng nghĩa lý gì. - Tại sao vậy? - Thứ nhất, lão hủ và y chia tay đã hơn hai chục năm, ruộng dâu biển cả, việc đời biến hóa, không hiểu y còn sống ở trên đời hay đã chết rồi, nhắc đến danh tánh của y có phải là mỉa mai y không? Giả sử người còn sống, nhắc đến tên, tất nhiên sẽ có rất nhiều kẻ hám mộ lần tới xin bái kiến. Y đã muốn được tĩnh tu, nếu khách cứ đến nườm nượp chẳng phải là một điều đau khổ quá hay sao? Do đấy, lão hủ không thể nói. Thiếu Bạch hỏi: - Người ấy hiện ở đâu? - — một nơi xa, xa lắm. Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Lão không chịu cho biết tánh danh của người đó cũng không được đi, nhưng đến chỗ mà còn làm ra vẽ thần bí thì cũng phi cẩn thận quá. Nhưng vốn là người rộng rãi, chàng chỉ mỉm cười chứ không hỏi thêm. Vạn Lương đi khỏi động trước nói: - Chúng ta đi thôi, lão hủ dẫn đường. Nói xong lão liền nhanh chân đi trước. Thiếu Bạch đi liền theo sau, vòng qua vòng lại thâm cốc, không đến nửa ngày công phu đã ra khỏi vùng núi. Vạn Lương quay sang bảo với Cao Quang: - Các hạ sao không nói chuyện? Cao Quang đáp: - Bọn chúng tôi hỏi lão trượng chuyện gì cũng làm ra vẻ bí mật, không chịu nói, nay có chuyện trò cũng vô ích. Vạn Lương cười: - Thiên hạ rộng mênh mông, thiếu gì chuyện hay để nói, chỉ cần chư vị đừng nhắc tới việc tìm người, còn chuyện gì lão cũng xin hầu tiếp. Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Người kia chắc ở trên giang hồ cũng có tiếng tăm lắm, nếu không thì cũng gây thù chuốc oán rất nhiều. Một khi tên tuổi tung ra chỉ sợ kẻ địch tìm tới báo thù, nếu đúng như vậy, thì cũng chẳng nên nhắc tới thì hơn. Lúc bấy giờ, bốn người đã ra tới đường quan đạo, người đi đường đã mỗi lúc một đông thêm. Hốt nhiên, một tiếng vó ngựa lướt nhanh tới. Lúc đến gần bốn người chợt chậm vó lại. Thiếu Bạch giật nẩy mình, nghĩ bụng: - Chưởng môn nhân của bốn đại phái tụ hội trên Hồi nhạn phong, chắc là những vùng phụ cận tất phải có đệ tử của bốn phái, người nt đặc biệt lưu tâm tới bọn ta, chỉ sợ không phải là điềm tốt. Đang lúc mãi nghĩ, thớt ngựa đã phóng qua bên bốn người. Nhưng khoảng khắc sau, lại nghe tiếng vó ngựa lóc cóc, thớt ngựa kia từ đằng sau Thiếu Bạch chạy tới. Vạn Lương hừ nhạt nói: - Hành động theo dõi quá tệ này thật ít thấy. Vạn Lương nói thật to, cố ý cho người trên ngựa nghe. Thiếu Bạch ngước nhìn, thấy kỵ sĩ bất quá chỉ là một thanh y đồng tử, chừng mười bốn mười lăm, mi thanh mục tú, đẹp đẻ như con gái. Thanh y đồng tử nghe Vạn Lương mắng, bất giác mặt mày bừng đỏ, vung mạnh cây roi khiến con ngựa chồm lên, hí dài vụt phóng đi nhanh như một làn khói mờ, chớp mắt mất dạng. Vạn Lương cười ha hả nói: - Thằng bé này quả nhiên mới tập tểnh bước vào giang hồ... Lời chưa dứt, đã nghe phía sau huỳnh huỵch có tiếng chân người bước gấp rút, một hòa thượng vác thiền trượng trên vai, chân đi vùn vụt qua mắt bốn người, đi về phía trước. Thiếu Bạch ngước mắt nhìn hòa thượng nói: - Hòa thượng chắc là môn hạ Thiếu Lâm? Chỉ nghe một tiếng cười nhạt đằng sau vọng lại: - Bây giờ chư vị mới tới chốn này! Hai trung niên đạo nhân đeo kiếm sát vai nhau chạy vượt qua bên bốn người, không cách gì nhận ra người nào trong hai người đã lên tiếng. Vạn Lương nói: - Đáng lý bọn ta phải nghĩ tới việc cải trang trước khi phân tán. Chỉ thấy thầy tu và hai đạo sĩ chạy băng qua mặt bốn người độ năm sáu trượng, đột nhiên chạy chầm chậm lại giữ khoảng cách không gần không xa bọn Thiếu Bạch. Cao Quang nói: - Ba tên kia chắc là môn hạ của Thiếu Lâm và Võ Đang, thừa dịp chúng chưa tụ tập đủ người chúng ta phải sớm ra tay... Hoàng Vĩnh lạnh lùng gạt ngang: - Tam đệ quay đầu lại xem rồi hẳn nói. Thiếu Bạch và Vạn Lương nghe nói cũng vội ngoảnh đầu lại nhìn và thế là sửng sốt. Một hàng thầy tu và đạo sĩ không dưới mười bốn mười lăm người, theo sau ngoài bảy tám trượng. Vạn Lương cười nhạt nói: - Tạm thời chúng ta hãy tảng lơ bọn chúng, đang lúc ban ngày ban mặt, trên đường cái nếu không phải tình thế thật cấp bách, thì chắc bọn chúng cũng không dám xuất thủ bừa bải. Lời dứt lão liền rảo bước. Đến một chỗ ngã ba, Vạn Lương đột ngột lên tiếng: - Bọn ta ngồi xuống nghĩ ngơi? Thiếu Bạch nói: - Hay lắm! Chàng liền cùng Vạn Lương ngồi xuống dưới một gốc cây đại thọ bên đường. Hoàng Vĩnh, Cao Quang và Vạn Lương vây quanh Thiếu Bạch thì thầm bàn kế hoạch cự địch. Bây giờ, những tên thầy tu và đạo sĩ ở đằng trước và sau cũng đều dừng chân, tình thế rõ ràng đã căng thẳng đến tột độ. Những tên thầy tu và đạo sĩ này chẳng cần phải giữ ý tứ, biểu lộ ý định tấn công.Vạn Lương sẽ giọng nói:- Xem chừng bọn chúng đã nhận được nghiêm lệnh không để chúng ta thoát. Cao Quang cởi bao trên lưng xuống nói:- Chúng nó phô trương thanh thế, bọn ta cũng chẳng cần phải né tránh, quần nhau một trận xem ai thắng bại. Vạn Lương nói: - Đừng nóng vội, phía trước không xa là một trấn lớn, chúng ta hãy vào trong trấn rồi hãy tính. Hoàng Vĩnh đỡ lời: - Chỉ sợ không đi được khỏi nơi đây. Thiếu Bạch quét mắt nhìn, thấy hòa thượng và đạo sĩ đi phía trước đã chia nhau sừng sững chắn ngang cản đường. Cao Quang giận giữ mắng: - Cái bọn vô liêm sĩ kia chắc chúng ta buộc họ phải xuất thủ đây. Thì ra, ba ngã đường đi về ba hướng đều có người đứng chắn lối. Vạn Lương thấy tình hình không thoát khỏi đánh nhau, sẽ giọng nói với Thiếu Bạch: - Tăng lữ Thiếu Lâm và môn hạ Võ Đang cấu kết hành động với nhau là có chuyện rất khó đối phó. Cao Quang nóng nảy hỏi: - Tại sao? - Các hạ có nghe nói tới La Hán trận của Thiếu Lâm và ngũ hành kiếm của phái Võ Đang? - Chưa từng nghe qua, nhờ lão tiền bối chỉ giáo? - La Hán trận của Thiếu Lâm được coi là kỳ trận số một trong thiên hạ, nếu không gặp phải cường địch, họ chẳng thèm bày trận ra làm gì. Vì La Hán trận không những biến hóa đa đoan kỳ diệu hết chỗ nói mà có thể lớn nhỏ tùy ý sắp đặt điều động. Cao Quang cười khì: - La Hán trận là La Hán trận, tại sao lại còn có thể lớn có thể nhỏ? - Phàm người đi lại trên chốn giang hồ bất luận thuộc hắc đạo hay trong bạch đạo, có thể nói không ai không biết đến La Hán trận của Thiếu Lâm. Nhưng bởi vì Thiếu Lâm phái rất ít khi bày trận thế để đánh kẻ địch, cho nên người biết rõ trận đó không được bao nhiêu. Trận thế có thể do chín người đứng thành, nhân số càng nhiều uy lực càng mạnh. Trận La Hán lớn nhất được hợp thành bởi một trăm linh tám người, nhưng đó chỉ là một lời đồn chứ xưa nay chưa có ai thấy một trận thế như vậy. Cao Quang hỏi: - Thế còn trận Ngũ hành kiếm của phái Võ Đang thì sao? - Có năm người hợp thành một, liên thủ để cự địch, nhưng thế kiếm của mỗi người làm nên, không phải là riêng rẽ mà là oai lực của năm người cộng lại. Chỗ kỳ diệu nhất là phát huy hết sở trường đồng thời che giấu được hết sở đoản. Thành ra sức năm người đã được nhân lên gấp bội. Thiếu Bạch nói: - Nói vậy, kiếm trận do năm người hợp lại oai lực bằng sức của hai mươi lăm người liên thủ sao? - Đúng thế, lối tính toán đó không biết do từ miệng của người nào nhưng nó được truyền bá rất rộng rãi trên giang hồ, ai cũng biết. Năm xưa chính lão đã được biết qua oai lực của Ngũ hành kiếm trận, quả nhiên vô cùng ghê gớm. Thiếu Bạch đảo mắt nhìn, thấy tăng nhân, đạo sĩ ở bốn phía chung quanh đã từ từ di động tới chỗ bốn người, đại chiến sắp xẩy ra. Cao Quang không dằn nổi cơn giận, mở bao lấy cặp Phán quan bút ra. Hoàng Vĩnh thấy Cao Quang lấy binh khí cũng quài tay rút trường kiếm sau lưng. Thiếu Bạch hấp tấp nói: - Oai lực của La Hán trận ra sao? Vạn Lương đáp: - Hơn Ngũ Hành kiếm trận nhiều. Thiếu Bạch hừ nhạt nói: - Nói vậy, trận chúng ta đánh ngày hôm nay phải gian khổ lắm đây. - Chính thế đấy. Ngừng giây lát, lão tiếp: - Trận đánh ngày hôm nay không những phải đấu sức mà còn phải đấu trí nữa. Hoàng Vĩnh đỡ lời: - Lão tiền bối đã có sẵn kế hoạch? - Bất luận thế nào, cái chỗ chủ yếu cũng là sự phối hợp chặt chẽ, nhanh chóng khiến đối phương đón đở mà không còn thời giờ rãnh rang. Nếu chúng ta tìm được cách khiến địch nhân không phối hợp được thì trận thế sẽ rối loạn. Hoàng Vĩnh đưa mắt nhìn cây đại thọ ở bên cạnh nói: - Phải chăng lão tiền bối định mượn cây lớn này để ngăn cản cái thế biến hóa nhanh nhẹn của đối phương? - Đúng là ý đó. Gốc đại thọ này cứng chắc dị thường, bọn thầy tu và đạo sĩ kia tuy trong tay có binh khí nhưng khoảnh khắc không thể chặt được. Chúng ta vòng theo cây để cự địch, khiến cho oai lực trận thế của chúng khó bề phát huy được hết. Hạ của chúng vài người, phá tan trận thế làm cho chúng sợ hãi không dám theo chúng ta nữa. Đang khi ấy, những thầy tu, đạo sĩ vây chung quanh đây đã dần dần sáp lại cây đại thọ. Quả nhiên không ngoài dự đoán của Vạn Lương, bọn tăng đạo nhanh nhẹn bày thành trận thế ngay. Ba hướng tây, nam, bắc mỗi hướng đều có năm đạo nhân chống kiếm, trong khi về phía chính đông có mười hai thầy tu bày thành trường trận. Thiếu Bạch nhẫm tính, cộng cả thảy có hai mươi bảy người, mười lăm đạo nhân và mười hai hòa thượng. Chàng nghĩ bụng: - Số đông này rõ ràng có ý truy cản, nếu để lâu chỉ sợ bọn chúng viện binh. Lúc bấy giờ, bọn tăng đạo vây quanh chỉ còn cách tám trượng và bọn Thiếu Bạch nằm lọt trong vòng vây. Vạn Lương quắc mắt, không ngớt đão mắt nhìn chung quanh dò xét, hữu thủ đã sớm vận công, chờ dịp ra tay. Chẳng dè bọn địch nhân hình như đang sớm đoán được dụng tâm của bọn Thiếu Bạch muốn lợi dụng cây đại thọ để ngăn không cho thế trận biến hóa. Nên chi, lúc còn cách bảy tám trượng liền dừng chân lại để đối phó. Ngã ba đường này vốn có rất nhiều người qua lại, vì là yếu khu của địa phương. Nhưng thấy hai bên đã mở trận thế đối diện nhau nên không ai không hoảng hồn, kiếm đường vòng tránh né. Hai bên dòm chừng nhau độ công phu ăn xong bữa cơm. Thiếu Bạch càng nghĩ càng thấy không ổn, sẽ giọng nói với Vạn Lương. - Lão tiền bối, cứ thủ như vậy cũng không phải là điều hay vì chúng ta không thể như họ là đợi chờ lâu được. Cao Quang nhịn hết nổi, quát lớn một tiếng nói: - Đại ca nói rất đúng, dẫu có chết cũng tung hoành một phen cho khoái chí. Dứt lời, chàng nhấc song bút lên điểm tới trước ngực một đạo nhân đứng ở phương vị chính tây. Đạo nhân đưa ngang trường kiếm hộ trú lấy ngực, đồng thời nhanh nhẹn bước sang trái hai bước tránh né. Cao Quang điểm hụt, Phán quan bút chưa kịp đổi chiêu hai mũi kiếm đã đâm xéo sang. Đứng trong tình thế ngặt nghèo, Cao Quang không còn cách gì hơn là bảo toàn tính mạng, giảo phá cơ nguy. Do đấy song bút từ thế tấn công liền đổi sang thế thủ, đón đở hai trường kiếm. Điều kỳ lạ, thế kiếm của hai mũi kiếm tấn công từ hai bên hông đợi cho vừa chớm chạm tới song bút của Cao Quang lại hốt thu về. Cao Quang đở hụt, phía sau lưng đột nhiên có hai mũi kiếm tấn công hai bên nách. Mấy nhát kiếm này liên tục đánh chéo nhau ra. Cao Quang buộc phải lùi bước về trước hai bước, thế là chàng hoàn toàn bị vây vào trong Ngũ hành kiếm trận. Liền đó, chỉ thấy người và kiếm chuyển động, không đầy mười chiêu, Cao Quang đã bị dồn đánh chân tay luống cuống, ứng phó không kịp thở. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 24 Lều tranh ban đêm ngâm thơ Thiếu Bạch giật nẫy mình, quay sang Vạn Lương: - Ngũ hành kiếm trận quả nhiên lợi hại. Vạn Lương than: - Ngũ hành kiếm trận của Võ Đang không cần nhiều người nên d- tập. Hơn nữa sự biến hóa không như La Hán trận của Thiếu Lâm, tuy vậy kiếm chiêu của họ đâu sức lại tấn công cũng tàn độc vô song. Cũng nhờ kiếm trận của mình mà Võ Đang phái mới tranh được một địa vị trên giang hồ. Hốt nghe Cao Quang kêu ối một tiếng, cánh tay trái đã bị trúng kiếm, máu phun có vòi, chớp mắt đã thấm ướt cả áo. Thiếu Bạch hoảng kinh, tức thời vung mạnh trường kiếm lao vút vào Ngũ hành kiếm trận. Chỉ thấy ánh kiếm lóe lên, kiếm trận đang chuyển động đột nhiên rẽ sang hia bên tấn công. Thiếu Bạch huy động trường kiếm, sử dụng một chiêu Tinh hà đảo tả, khơi dậy một màn kiếm hoa, loang mấy tiếng, hai lưỡi kiếm của đối phương đã bị đánh bật ra. Ngũ hành kiếm trận giăng kín mít là thế, giờ đây bị một kiếm của Thiếu Bạch đã để một lỗ hổng lớn. Cao Quang trong cơn nguy biến vạn phần, thấy đâu đâu cũng có ánh kiếm lay động, áp lực ào ào như dời non xô biển, đã không còn cách đối phó sau khi tay trái bị trúng thương, cặp Phán quan bút không còn được sử dụng linh hoạt, cái chết đang chực chờ trước mắt. Có điều tính chàng vốn ngang ngược nên không chịu lên tiếng cầu cứu. Thiếu Bạch tiến tới tiếp tay kịp thời, mới tung có một kiếm đã để lộ một lỗ hổng trong Ngũ hành kiếm trận. Lúc ấy Cao Quang hốt thấy áp lực giảm bớt đi rất nhiều, bất giác tinh thần phấn khởi, cố nhịn đau nhanh nhẹn tấn công hai nhát, đánh lùi địch nhân ở phía tay trái. Thiếu Bạch đổi chiêu đón đở đường kiếm của đối phương tấn công tới Cao Quang rồi lớn tiếng nói: - Hiền đệ mau lui đi, tiểu huynh muốn thử xem Ngũ hành kiếm trận tiếng tăm giang hồ ra sao? Cao Quang vốn biết người anh kết nghĩa có võ công cao cường, bản thân chàng không sao bì kịp, nếu đứng gần lại làm bận tay chân chứ không giúp được gì hết. Biết vậy, chàng liền thu hết song bút, ngoan ngoãn nhảy lùi ra phía sau. Giữa lúc ấy, kiếm trận ở hai hướng nam, bắc nối lại với nhau, rõ ràng có ý chắn lối Cao Quang. Vạn Lương ngầm vận công lực quát lớn: - Lui mau! Hữu thủ giơ lên, chụp mạnh tới: Hai người giữ hai phương vị tấn công dứ hai kiếm, nếu Cao Quang đỡ được thì Ngũ hành kiếm trận sẽ lập tức biến động, cắt đứt đường ra của Cao Quang. Nhưng Vạn Lương lại sử dụng Ngũ quỉ sưu hồn thủ rất kịp thời. Ám khí từ năm ngón tay phóng ra những mũi kim chụp lấy đạo nhân đứng ở phía nam. Trường kiếm của đạo nhân này vừa mới đánh ra nữa chừng đột nhiên mềm nhủn, thỏng xuống. Cao Quang thừa dịp tung mình ra khỏi vòng vây. Đạo nhân đứng ở phía nam tay phải bị thương, mắt thấy Cao Quang chạy thoát nhưng không sao chận được. Nên biết Ngũ quỉ sưu hồn thủ pháp của Vạn Lương là một môn võ công cực kỳ hiểm ác, một khi chụp trúng người đối phương, không chết cũng bị thương nặng. Điều thứ nhất vì hỏa hầu của Vạn Lương chưa đủ cao, điều thứ hai là khoảng cách quá xa cho nên đạo nhân bị chụp trúng chỉ bị thương nhẹ, đó cũng là điều hết sức may mắn trong sư bất hạnh của y. Vạn Lương lấy trong người ra một viên thuốc đưa cho Cao Quang nói: - Mau nuốt đi, phòng thương thế biến hóa. Cao Quang đỡ viên thuốc, bỏ vào miệng nuốt ực, rồi lấy trong bao ra một vuông vải quấn chặt lấy vết thương. Bấy giờ, tăng lữ ở ba hướng đông, nam, bắc không ngừng sấn tới, nhưng ở phía tây thì đã ngừng lại hẳn. Dõi đôi mắt nhìn thấy kiếm khí của Thiếu Bạch tung hoành, có vẻ như đã phá tan Ngũ hành kiếm trận khiến cho bên đối phương phải dốc toàn lực khổ chiến. Các đạo nhân ở hai hướng nam, bắc có lẽ đã phát giác ra đồng bạn bị lâm nguy nên bất chợt cùng ngừng tay. Năm đạo nhân ở phương vị chính bắc ra tay phát động trước tiên. Loáng một cái, họ thi triển thân pháp, ánh trường kiếm nhoáng lên, đỡ chiêu số của Thiếu Bạch. Năm đạo sĩ vốn ở hướng tây vẫn trong trận đã chồn tay, từ từ lùi lại. Mồ hôi họ vã đầy ra mặt, hơi thở phì phò. Trận thế đột ngột đình lại vì để trống một phương vị khi các đạo sĩ phương vị chính bắc kiếm trận phải đổi sang để tiếp cứu đồng bạn, khiến thế vây đánh ở bốn mặt không thực hiện được. Vạn Lương yên lặng quan sát địch tình, quay sang nói với Hoàng Vĩnh: - Tả thiếu chủ đã được trời hậu đãi, kiếm thuật tinh vi, oai lưc mạnh mẽ. Trong một đời lão hủ chư từng được thấy, ngay cả Ngũ hành kiếm trận biến hóa đa đoan, tiếng tăm lừng lẫy giang hồ cũng bị thế kiếm pháp phá vỡ. Nhưng còn chúng ta không nên mạo hiểm, vì nếu một khi bị hãm vào La Hán trận hoặc Ngũ hành kiếm trận thì không chết trong tay đối phương cũng bị mệt đứt hơi, kiệt sức mà quỵ. Giờ nếu chúng ta khéo léo lợi dụng được cây đại thọ này để giao đấu với chúng, không để cho oai lực trận thế của đối phương phát huy thì cũng có thể giết người bên chúng ít mạng. Hoàng Vĩnh nói: - Lão tiền bối nói rất phải. - Chuẩn bị cự địch. Năm đạo nhân ở trong phương vị chính bắc đã chuyển sang hướng tây để giúp đồng bạn nên thế bủa vây do đó bị dừng lại. Thiếu Bạch trường kiếm trong tay tả xung hữu đột, mỗi kiếm đều được tiên cơ, chỉ trong nháy mắt đã làm rối loạn Ngũ hành kiếm trận. Trận pháp này nhằm vây hãm đối phương tám mặt, giờ đây phải dồn về một phía, biến thành hình thế năm người cự địch. Vạn Lương đứng ngoài rất bội phục, Thiếu Bạch xử ra có mấy chiêu, lối đánh rất điềm đạm, thế mà hóa giải được Ngũ hành kiếm trận. Khi ấy, Ngũ hành kiếm trận ở phương vị chính nam đột nhiên di động phương vị vây lấy Thiếu Bạch. Vạn Lương thấy bên đối phương thay người nên tức giận mắng: - Thật là một lũ đạo sĩ mặt thớt, năm người đánh một mà còn dùng xa luân chiến pháp, việc này nếu truyền đi khắp nơi thì Võ Đang còn mặt mũi nào đứng trong võ lâm nữa. Vạn Lương chỉ mắng thế nhưng đệ tử phái Võ Đang chả cải lại, cứ làm như thể chưa nghe thấy. Cao Quang tức giận hét lớn: - Đại ca, cho chúng nếm mùi lợi hại đi. Chúng mười lăm người dùng xa luân chiến thì dẫu đại ca võ công cao cường cũng không cầm cự được đâu. Chỉ thấy Thiếu Bạch vụt bổ mấy kiếm, Ngũ hành kiếm trận vừa mới được những người mới lập đã tức thời phát động. Năm ngọn kiếm của đối phương tức tốc nhắm ngay người Thiếu Bạch công tới. Thiếu Bạch từ khi bước chân vào giang hồ, trải mấy phen ác chiến, được dịp sử dụng Đại bi kiếm pháp, càng dùng càng quen, tha hồ biến đổi vận dụng cho nên mỗi lúc một tinh xảo. Giờ đây trường kiếm của chàng huy động cả một màn kiếm quang bao bọc lấy thân mình nhắm ập tới năm địch nhân. Cùng quá, năm đạo nhân phải thu kiếm về tự cứu, Ngũ hành kiếm trận bỗng lại tan vỡ như ngói vụn. Thiếu Bạch vung kiếm phản kích, dồn đối phương cả về mé tây. Cả mười đạo nhân khác vây đánh Thiếu Bạch cũng bị thất thế, làm mất cả hình thức kiếm trận, bị đẩy vào thế phải tận lực chống đỡ. Kiếm pháp Thiếu Bạch ngày càng thuần thục, Ngũ hành kiếm trận càng lúc càng khó gây phiền nhi-u cho chàng. Vạn Lương gật gù khen thầm: - Thật đúng là chiêu kiếm kỳ ảo, thiên cổ chưa thấy. Cao Quang miệng oang oang mắng đối phương: - Xấu quá, mười lăm đạo sĩ lập ba tòa Ngũ hành kiếm trận, thi triển xa luân chiến, đánh không lại một người mà nhất định không chịu thua, còn định chờ thêm mười hai viện thủ nữa sao? Vạn Lương hướng mắt nhìn, quả thấy năm đạo nhân vốn ở phương vị chính bắc đang từ từ di động sang hướng đông. Phương vị này do mười hai tăng lữ Thiếu Lâm lập La Hán trận chống giữ, bọn này cũng đang di động về hướng chính bắc. Rõ ràng mười lăm đạo nhân này với Ngũ hành kiếm trận không còn cách chống nổi Thiếu Bạch cho nên đã quyết tâm để mười hai vị hòa thượng Thiếu Lâm bày La Hán trận thử coi. Đại khái hai mươi bẩy vị đạo, tăng đã nhận được nghiêm lệnh không để cho Thiếu Bạch chạy thoát nên tuy mấy lần bày trận thế bị phá vẫn chưa chịu buông tay. Vạn Lương đứng coi tình thế, lòng thầm tính toán: - Thiếu Bạch tuy võ công hơn người, chiêu kiếm tinh kỳ nhưng cũng chỉ là người bằng xương, bằng thịt, nếu trận thế kéo dài thế nào cũng kiệt lực. Lúc ấy đối phương phát động toàn bộ trận thế dốc toàn lực phản công thì tất phải nguy. Giờ đây chỉ còn cách để cho Thiếu Bạch lui lại nhờ cây đại thọ kia che chở, bốn người hợp lực cùng xuất thủ, hạ lấy ít người bên đối phương trước. Nghĩ đoạn, lão cao giọng nói: - Tiểu huynh đệ mau lùi lại, đối phương dùng xa luân chiến đấy! Chỉ thấy Thiếu Bạch xả vun vút mấy kiếm, mở ngay một lối đi, đồng thời sẵng giọng quát: - Dừng lại! Người của Thiếu Lâm, Võ Đang tuy ngoài miệng không nói, nhưng trong bụng rất bội phục Thiếu Bạch vạn phần, nên nghe tiếng chàng quát liền đồng loạt dừng tay lại. Thiếu Bạch lạnh lùng tra gươm vào vỏ, cao giọng: - Chư vị đại sư, đạo trưởng, nếu cứ theo sát hại tại hạ mà không dời cho nữa thì đừng trách tại hạ ra tay tàn độc. Chẳng dè, bao nhiêu thầy tu, đạo sĩ nghe chàng nói chỉ nhếch mép cười, hòa thượng cao lớn đứng ở mé ngoài cùng về bên trái đột nhiên vung thiền trượng. La Hán trận tức thời chuyển động, ập tới phía Thiếu Bạch. Thiếu Bạch cau mày, nhanh nhẹn lùi lại sau. Cùng lúc, tiếng gió rít ghê rợn, ánh kiếm lóe lạnh mình, từ ba hướng những mũi kiếm nhọn hoắc đâm vụt tới. Thiếu Bạch vội vàng dùng tả chưởng quật nhanh một chưởng đẩy lùi đạo nhân ở bên mặt, tiếp thấp mình di động thân mình nửa thước tránh mũi kiếm từ bên trái. Nhưng tuy thế vẫn còn chậm, một kiếm lợi hại từ đằng sau đã kịp thời đâm vút tới, ánh sáng gợn lạnh, lưỡi kiếm ghê gớm xẻ một đường trên vai Thiếu Bạch. Áo rách, máu tóe tràn lan. Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Ngũ hành kiếm trận mở đầu tất có năm kiếm tấn công một loạt. Mỗi người thi triển một chiêu rồi kiếm trận có thể biến hóa. Nếu như một người trong bọn không đánh thì cả trận mới bị ảnh hưởng. Đã chủ định, song chưởng nhanh như cắt đánh tới quần lại, thân mình lại lạng sang bên. Thực sự đã tham chiến từ đầu cuộc, bao phen mở trận thế không làm gì được Thiếu Bạch, phải nhường lại cho Thiếu Lâm giải quyết nên đệ tử phái Võ Đang không còn lòng dạ tấn công, chỉ có ý giữ không cho Thiếu Bạch thoát thân.Giờ phút này, Thiếu Bạch thấy nếu không hạ độc thủ không xong vì cuộc chiến sẽ kéo dài vô tận. Chàng nắm đốc đao, ngưng thần đứng. Tăng lữ Thiếu Lâm cùng chuẩn bị hãm Thiếu Bạch vào La Hán trận, họ bình tĩnh, tin tưởng, thấy không cần phải vội vàng hấp tấp như phái Võ Đang. Bỗng nhiên Thiếu Bạch đứng sững như trời trồng, mắt trợn trừng toát lửa đầy bầu phẩn hận có bề thế oai nghi khủng khiếp. Bất giác quần tăng đâm chột dạ. Trong khi ây đệ tử phái Võ Đang đang đứng thủ phía sau thấy đối phương đứng nguyên, máu trên vai cứ dàn dụa chảy ra từ từ thấm ướt cả lưng áo, thốt sinh ý tham công, nghĩ bụng: - Tên tiểu tử chắc đã thọ thương không phải nhẹ, một đại công chứ đâu phải nhỏ, chẳng lẽ lại nhường cho đệ tử Thiếu Lâm? Nghĩ rồi đưa mắt lấm lét nhìn nhau. Có hai đạo nhân mau mắn, trường kiếm phóng tới trước. Hai đạo nhân theo hai mặt tấn công. Thì ra họ đứng sau lưng Thiếu Bạch nên không sao biết chàng đã giận dữ cực điểm! Như xé màn trời, Thiếu Bạch quát lớn, người cùng lúc bốc cao, ngọn cổ đao trong tay đột nhiên ra khỏi vỏ, trong tiếng rít của trường kiếm người và đao cùng cất lên. Chấn động cả võ lâm, Hoàng Vũ Nhất đao, một lần nữa tái xuất giang hồ! Một lối đánh tàn bạo kết thúc, không hiểu chàng xuất thủ cách nào, đao pháp biến hóa ra sao, chỉ thấy ánh đao nhoáng lên lạnh người, tiếp theo là tiếng rú thảm liệt hồn phách. Cái đầu của đạo nhân đứng ngoài cùng mé trái đã bay vù khỏi cổ y, máu phun có vòi, chiếc đầu lâu bay đi một đổi, cuối cùng rơi độp xuống đường. Cùng lúc đạo nhân đứng trước mắt cũng bị chặt đứt ngang người thành hai đoạn, hai khối thịt đổ ập xuống đất, máu tươi đổ lênh láng, phút chốc thành vũng. Thì ra có hai tiếng rú thảm chứ không phải một, nhưng chỉ bởi đao pháp chém phăng quá ngọt và quá nhanh. Kết quả một nhát hai địch nhân mất mạng. Ngũ hành kiếm trận không thành hình thù, ngọn đao kinh thiên. Ba đạo nhân còn lại, bởi trận thế đã phá vỡ, không biết làm gì, cầm kiếm đứng ngẩn người ra. Trong khi đó, những tăng lữ La Hán trận cũng bị chấn kình bỗng nhiên dừng lại. Thiếu Bạch đưa mắt lạnh lùng quét nhìn hai xác nằm phơi trên mặt đất, lạnh lùng nói: - Ta muốn để các vị thấy một chút thủ đoạn của Tả mỗ... Ngừng giây lát, chàng tiếp: - Bây giờ tại hạ muốn lấy mạng vị cao tăng đứng chủ trận ở cánh trái. Lời dứt, chàng nhấc ngọn cổ đao trong tay lên, chỉ thẳng về phía cao tăng. Không khí trầm lặng, sự thực không riêng gì đối phương, ngay cả Vạn Lương cũng rùng mình, lẩm bẩm: - Trời thủ pháp quá chừng lợi hại, chắc Hoàng Vũ Nhất đao của Hướng Ngao đây! Bên Thiếu Lâm La Hán trận lớn rộng đột nhiên thu nhỏ lại, vì oai thế Thiếu Bạch nên các tăng lữ phải đổi thế công về thế thủ. Nhưng nét mặt Thiếu Bạch vẫn sắt đá, lạnh lùng! Mắt chàng chòng chọc nhìn thẳng vào hòa thượng đã chọn lựa. Quần tăng không ai bảo ai, nhất loạt đưa binh khí lên, ý hợp lực đương cự. Trong khi đệ tử phái Võ Đang đang thu dọn hai xác chết phe mình. Ngọn cổ đao trong tay Thiếu Bạch như sắp reo vui với máu người, từng cơn lạnh toát như dọa nạt. Mắt Thiếu Bạch, chủ nhân của nó đã dần dần trở thành hai cục lửa. Toàn trường im phăng phắc, mọi con mắt đổ dồn về Thiếu Bạch, ai cũng muốn coi cho rõ đường đao tàn độc vẫy vùng ra sao. Đột nhiên có tiếng quát xé trời: - Coi chừng! Tiếp liền, ánh đao lóe sáng, như giao long ngang dọc ngày mưa lớn, bổ xuống. Chỉ nghe tiếng &quot;ối&quot; buồn thảm, ngắn gọn, vị cao tăng thân hình to lớn cầm thiền trượng tự nhiên ngã sập. Trước ngực và sau lưng lão bị đâm suốt! Thiếu Bạch liên tiếp thi triển hai đao, giết ba địch nhân, thương thế và cách chết mỗi người mỗi khác, không ai giống ai. Thấy nguy cơ, đối phương liền nhất tề xông đánh, ánh kiếm, thiền trượng vù vù giông gió tấn công tới tấp, trí mạng. Nhưng Thiếu Bạch giết xong vị cao tăng, chàng lùi lại không muốn giết nữa. Binh khí đối phương toàn đánh vào khoảng không. Lại càng hãi hùng, xưa nay trong võ lâm việc chỉ mắt giết người không phải không có, nhưng đó là trường hợp võ công hai bên cách nhau xa, hơn kém một trời một vực. Quần tăng đã mường tượng được sư việc sắp xẩy tới, phòng bị nghiêm mật thế mà vẫn để đối phương đắc thế, đường đao tàn độc ai cũng nhìn tận mắt, tuy vậy vẫn chưa nhìn rõ nó biến di-n! Đệ tử Võ Đang và tăng lữ Thiếu Lâm quá đổi khiếp hãi trước đường đao máu của Thiếu Bạch, tự biết tiến không nổi, chỉ biết đưa mắt nhìn nhau dò hỏi cách đối phó. Sinh tử phán Vạn Lương chậm rãi bước tới trước, lạnh lùng cất tiếng: - Các vị còn muốn chuẩn bị tái chiến? Người hai phái á miệng, không đáp được ngay, hồi lâu mới thấy có tiếng thở dài, một người ứng đáp:- Bọn ta đành phải chịu tội khi về nhà vậy, không còn mặt mũi nào đánh nữa.Nói xong y vác thiền trượng lên vai, quay người bỏ đi trước. La Hán trận và Ngũ hành kiếm trận là đặc sắc của hai môn phái, lấy đó ngang dọc giang hồ. Giờ đây bị phá là điều tủi nhục. Một người đau khổ bỏ đi, cả bọn rùng mình làm theo. Chớp mắt đã không còn lại ai trên đường. Thiếu Bạch mở lớn mắt ra nhìn đối phương đi khuất, thỏng tay buông cổ đao ngồi phịch xuống đất, rũ ra như xác không hồn. Vạn Lương hoảng kinh, vội vàng vực Thiếu Bạch lên, hấp tấp hỏi: - Tiểu huynh đệ, sao thế? Thiếu Bạch thở dài: - Không sao, nghĩ một hồi khỏe lại ngay. Nói xong chàng nhắm nghiền hai mắt như thể đã quá mệt mỏi, gắng gượng từ lâu. Trong khi ấy, thương thế của Cao Quang không có gì đáng ngại, đã băng bó đâu vào đấy rồi. Vạn Lương là người lão luyện giang hồ, biết Thiếu Bạch giờ đây đã mất sức không còn đánh nhau được nữa. Nếu kẻ địch kéo dốc lại thanh toán thì mạng sống ngày hôm nay khó bảo toàn. Tính trong bụng như vậy nên sẽ bảo Hoàng Vĩnh: - Làm sao kiếm được một cổ xe, chúng ta phải rời nơi đây thật mau. Hoàng Vĩnh gật đầu, phóng mình đi như tên, không lâu, đánh về một cổ xe bồng xa. Vạn Lương thấp giọng hỏi: - Trên xe có ai không? Hoàng Vĩnh lắc đầu: - Chỉ có một người đánh xe, tại hạ đã đuổi đi rồi. Vạn Lương gật đầu: - Chỉ cần trả cho họ một số tiền tương đương với tiền mua xe là được rồi, không cần phải hành động cướp đoạt tài vật của người khác. Dứt lời, lão đỡ Thiếu Bạch lên xe ngựa. Hoàng Vĩnh nhìn Vạn Lương: - Xin mời lão tiền bối lên xe đi, vãn bối tạm đóng vai người đánh xe. Vạn Lương mò trong mình lấy ra một chiếc mặt nạ da người, nói: - Đeo vào và cởi binh khí ra. Hoàng Vĩnh y lời, đeo mặt nạ và cởi trường kiếm trên lưng ra, giơ roi quật mạnh, cỗ xe ngựa lao về phía trước. Vạn Lương đỡ Thiếu Bạch, để chàng dựa vào thành xe, thì thầm: - Tiểu huynh đệ hãy mau vận khí điều tức. Thiếu Bạch mở mắt than: - Tại hạ vô ý giết người, bọn họ bức bách tại hạ đến thế. - Thiếu Lâm, Võ Đang là hai đại phái cho bao nhiêu cao thủ đuổi đánh mấy người bọn ta đã là hành động ám muội, xấu xa. Tiểu huynh đệ có giết của bọn họ ba người cũng là cách trừng phạt nhẹ, trước mặt anh hùng thiên hạ cũng không ai bảo là tiểu huynh đệ có lỗi. - Có điều là từ đây đã gây thù chuốc oán với Thiếu Lâm và Võ Đang. Vạn Lương cười: - Họ đã sai cao thủ theo sát giết sạch chúng ta mới cam tâm, trừ phi chúng ta bó tay cho họ chém giết, còn không chỉ có cách chống trả. Việc động thủ so tài trong võ lâm, ta không chết thì địch chết chứ chẳng có gì lạ, tiểu huynh đệ nghĩ ngợi làm gì. Quảng đường trước mặt chông gai còn rất nhiều, mau vận khí điều tức cho khỏe, biết đâu khoảnh khắc nữa đây lại chẳng có một trường ác chiến. Thiếu Bạch thở dài, nhắm mắt vận khí điều tức. Cỗ xe ngựa chạy trên con đường gập ghềnh mấp mô tung bụi một mạch chạy được trên mười dặm, lại gần tới ngã ba. Hoàng Vĩnh gò cương cho xe dừng lại, lên tiếng hỏi: - Lão tiền bối, chúng ta đi về phía nào đây? Vạn Lương sẽ hé rèm xe, đưa mắt nhìn ra ngoài đáp: - Hướng tây. Hoàng Vĩnh tức thời cho ngựa chạy về phía tây. Mặt trời hạ xuống núi, màn đêm đang tiến tới. Hai thớt ngựa khỏe kéo xe giờ đây đã mệt, giảm tốc lực hẳn. Vạn Lương thò đầu nhìn trời chiều, nói: - Chúng ta kiếm một chỗ nghĩ ngơi, dùng qua loa chút món ăn, ngày mai lên đường cũng không muộn. Hoàng Vĩnh định thần nhìn bốn bề, trong màn đêm nhấp nhoáng phía tây bắc có ánh đèn, liền đánh ngựa về hướng đó. Ánh đèn trông thì gần, nhưng cũng phải mất một tiếng đồng hồ mới chạy tới.Đó là một túp lều tranh cất trong vùng hoang dã, tiếng đọc sách sang sảng từ trong nhà vọng ra. Vạn Lương vén rèm hỏi nhỏ: - Trong nhà có tiếng đọc sách, chắc thế nào cũng có đồ ăn thức uống, chúng ta hãy vào kiếm một ít, nhân đấy cũng cho hai con ngựa ăn một bụng cỏ rồi lên đường cũng chẳng muộn. Hoàng Vĩnh nghĩ bụng: - Một người đọc sách mà sống giữa vùng hoang dã, đang đêm khêu đèn khổ đọc cái phần tịch mịch không thua người luyện võ. Lúc bấy giờ, Thiếu Bạch đã khỏe lại, chàng chậm rãi xuống xe. Vạn Lương cho hai con ngựa ăn cỏ và quay sang bảo Cao Quang: - Mặt mũi ta đột nhiên xuất hiện ở chốn hoang lương này, trừ phi là người trong võ lâm nếu không dẫu gan có to tới đâu cũng phải thét lên mà chết, vậy các hạ cứ gõ cửa đi. Hoàng Vĩnh gật đầu nhanh chân bước tới, nhẹ gõ hai tiếng vào cánh cửa. Tiếng đọc sách trong nhà vẫn sang sảng, khi trầm khi bỗng, vang lên đều đặn. Có lẽ người trong nhà đang đọc đến hồi cao hứng, khoái trá, nên chưa nghe tiếng gõ cửa. Thấy không hiệu quả, Hoàng Vĩnh gõ mạnh thêm, vừa cao giọng nói: - Huynh đài cho hỏi một tiếng. Tiếng đọc sách đột nhiên dứt đoạn, từ trong nhà vọng ra một giọng nói rất trong trẻo: - Ai đó? - Hành khách qua đường, không có chốn trọ, trong bụng lại đói, xin huynh đài cho chút đồ Hai cánh cửa gỗ kêu ken két mở ra. Một thiếu niên toàn thân vận lam y đứng ngay giữa cửa. Y giơ chiếc đèn trên tay, soi mặt Hoàng Vĩnh rồi chậm rãi nói: - Tiểu huynh ở đây một mình, miệt mài học không rành việc nấu nướng, mỗi bữa đều ăn qua loa, không thể khoảng đãi khách quí, xin chư vị đi độ năm mười dặm gì đó, sẽ thấy một khách điếm tử tế, không những cơm canh đầy đủ, mà còn có chỗ nghỉ chân.Dứt lời, y chẳng đợi Hoàng Vĩnh đáp, đóng sầm cửa lại.Hoàng Vĩnh sửng sờ trước cửa hồi lâu mới quay đầu lại đã thấy Thiếu Bạch, Vạn Lương và Cao Quang đứng ngay sau lưng. Vạn Lương sẽ nói: - Đẩy cửa ra. Hoàng Vĩnh dùng sức chân tay đẩy cánh cửa gỗ, cao giọng nói: - Huynh đài mở cửa mau. Đèn trong nhà thốt nhiên tắt phụt, rõ ràng đối phương nhất định không chịu mở cửa. Hoàng Vĩnh tức giận nghĩ bụng: - Người đọc sách đáng lẽ phải là người biết giữ l-, có lòng tốt mới phải, lý đâu lại là hạng người xấu xa như vầy? Bụng nghĩ, chàng vận sức đẩy mạnh. Nội lực của Hoàng Vĩnh rất mạnh mẽ, cánh cửa gỗ làm sao đứng vững được. Chỉ nghe đánh rắc một tiếng, then cửa bị gẩy lìa, hai cánh cửa bật tung ra. Trong nhà tối đen như mực, không thấy đường. Hoàng Vĩnh đằng hắng mấy tiếng nói: - Tốt, tốt, huynh đài mau châm đèn, đừng để chúng tôi phải động thủ ở chỗ bóng tối, đồ đạc các hạ sẽ hư hỏng. Dứt lời, đột nhiên trong bụng thấy nghi ngờ, thâm nghĩ: - Người này ở một mình nơi vắng vẻ, mỗi ngày mỗi đêm gặp phải những kẻ dữ, sự nguy hiểm luôn luôn rình rập, một thư sinh tại sao lại có thể gan lỳ không biết sợ. Đang nghĩ, thốt nhiên trong nhà tối tăm có tiếng người đáp: - Tốt nhất, chư vị nên nghe lời khuyên của tại hạ, mau rời khỏi gian nhà này. Vạn Lương thò tay trong người lấy hỏa tập tư, thuận tay đánh lên, làm bừng một ngọn lửa. Căn lều tranh phương viên đã có ánh lửa nhìn rất rõ mọi vật. Bọn Thiếu Bạch đảo mắt nhìn, bất giác đều sửng sốt. Chỉ thấy một cỗ quan tài sơn đen đặt chính giữa gian nhà. Sau quan tài, trên tấm màn trắng che linh đường có treo bức họa của một võ sĩ mặt kình trang và một trung niên mỹ phụ. Bọn Thiếu Bạch là những người bản lãnh nên lúc đầu chỉ hơi hoảng kinh một chút, sau lấy được bình tĩnh ngay. Vạn Lương sấn lên một bước, châm vào ngọn đuốc đặt trên quan tài, giang lều tranh bỗng sáng như ban ngày. Đảo mắt nhìn, thấy thư sinh áo xanh đứng ở góc nhà, tay cầm một tập sách, mặt đầy vẽ giận dữ, lạnh lùng nói: - Hành động phá cửa vào nhà của chư vị chẳng khác nào bọn cường đạo chuyên cướp phá. Hoàng Vĩnh định nổi nóng nhưng Thiếu Bạch đã nhanh nhẹn bước tới trước, vòng tay nói: - Chúng tôi quả thực là những người đi đường, quá mệt mỏi đói bụng, lại không biết huynh đài đang ở thời kỳ thủ tang nên đắc tội, mong huynh đài mở lượng hải hà bỏ qua cho. Cao Quang nghĩ bụng: - Nhà ở chốn hoang vừa, chung quanh không có hàng xóm láng giềng, bày hai cổ quan tài, khêu đèn đọc sách nửa đêm, thư sinh này to gan thực. Chỉ thấy lam y thiếu niên bước tới mấy bước, đến gần án thờ, châm đèn giọng lạnh lùng: - Chư vị muốn tiểu sinh giúp đở gì nói ra mau. Thiếu Bạch đáp: - Chúng tôi đói bụng, huynh đài giúp cho một ít đồ ăn, nhưng chúng tôi không muốn xin ăn không, sẽ đền bù bằng tiền. Lam y thiếu niên cười nhạt: - Nhà chỗ vắng vẻ, làm gì có đồ ăn, tại hạ nói chư vị hãy tạm nhịn đói, đi tới nữa sẽ có khách điếm, vừa có đồ ăn lẩn chỗ nghĩ. Cao Quang nổi nóng chen vào nói: - Nhà chốn hoang lương, không có đồ ăn, vậy các hạ uống nước lả sao? Thiếu niên cau mày, đưa mắt nhìn vết thương đã băng bó trên tay Cao Quang nói: - Nhà ngươi ăn nói xấc xược, đáng vả vài chục cái. Cao Quang giận xôi máu: - Bọn ta kính trọng ngươi là người đọc sách, nên không muốn sinh sự. Nhưng nếu mi ăn nói cuồng dại, tức là tự tìm lấy khổ đó! Thiếu Bạch chực ngăn cản Cao Quang nhưng Vạn Lương đã kéo áo ra hiệu... Lam y thiếu niên bỗng mở sách trên bàn, nói: - Những kẻ thô lổ, tiên sinh chẳng cần chấp. Lời dứt, hắn cao giọng đọc thi từ, không thèm chú ý tới người lạ. Cao Quang hậm hực: - Tên đọc sách này kêu ngạo, cô độc không có cái vẻ gì người đọc sách, không dạy dỗ y một phen cũng uổng. Thiếu Bạch cũng nghĩ: - Không hiểu sao thư sinh này lại ít công phu tu dưỡng thế, tánh tình nóng nảy lỗ mãng quá. Trong khi ấy, tiếng ngâm thơ vẫn sang sảng, mỗi lúc một cao, không những Cao Quang không dằn được lửa giận, mà Hoàng Vĩnh, Vạn Lương cũng rất bực tức, khó chịu hết sức. Vạn Lương sẽ giọng bảo Hoàng Vĩnh: - Các hạ hãy giật cuốn sách y ném đi, không cho y đọc nữa, xem y làm gì? Hoàng Vĩnh gật đầu, bước nhanh tới trầm giọng nói: - Các hạ đọc sách gì thế, đưa tại hạ coi xem sao? Miệng nói có vẻ tử tế, nhưng hữu thủ đã nhanh nhẹn thò tay chụp sách. Lam y thiếu niên đưa mắt nhìn Hoàng Vĩnh, bình tĩnh tỏ vẻ không phản kháng. Hoàng Vĩnh chụp được sách, lạnh lùng nói: - Bằng hữu đọc sách thánh hiền, cũng phải có tấm lòng từ bi đối với kẻ khác mới đúng, tại sao lại hẹp hòi quá đỗi. Lam y thư sinh lộ sắc giận: - Nếu như chư vị không rời khỏi nơi này, đừng trách tiểu huynh đắc tội. Vạn Lương thốt nhiên buông tiếng cười ha hả nói: - Các hạ có gan khêu đèn đọc sách trong căn nhà hiu quanh với hai cỗ quan tài, tất không phải là bọn thư sinh yếu đuối tầm thường... Lam y thư sinh tức giận hét: - Các ngươi bước đi không? Vạn Lương đáp: - Khẩu khí thật lớn lối, giả dụ bọn lão phu không đi, nhà ngươi làm gì? Thiếu Bạch can: - Thôi được, người đã không thích chúng ta ở lâu, vậy chúng ta nên sớm rút lui. Quay sang chàng ra lện cho Hoàng Vĩnh: - Trả lại sách cho người ta. Hoàng Vĩnh vốn kính phục Thiếu Bạch nên nghe lời hai tay đưa trả sách cho thư sinh. Lam y thư sinh đở lấy, vẻ mặt bớt giận, đưa tay xua: - Bốn vị mau đi, chốn này thật không tiện ở lâu. Thiếu Bạch vòng tay: - Đã làm phiền! Nói xong Thiếu Bạch lui ra trước. Vạn Lương, Cao Quang và Hoàng Vĩnh vội vàng theo sát: Chỉ nghe đánh sầm một tiếng, hai cánh cửa gỗ lại được đóng chặt. Cao Quang nói: - Bên trong tất phải có duyên cớ, chúng ta nên coi kỹ xem sao? Bốn người trở về chỗ cũ, thâu thập xe ngựa, lần đến ẩn thân trong một đám cỏ cách lều khá xa để tiện tra xét động tĩnh. Thiếu Bạch tuy biết việc dòm lén người khác là thiếu quang minh nhưng rất nghi ngờ hành động của lam y thiếu niên, cho nên cũng lẳng lặng làm thinh. Bặt đi một lúc, chợt thấy ánh đèn trong căn lều thình lình tắt phụt. Liền đó là những tiếng kêu kèn kẹt đưa ra như có người đang mở nắp quan tài. Nếu như mấy người chưa được thấy cỗ quan tài trong nhà thì thôi, đằng này họ đã thấy, bây giờ lại nghe những âm thanh lạnh lẽo đó ai cũng cảm thấy rờn rợn. Sau những tiếng động lạ, căn lều tranh trở về với âm u, vắng vẻ của nó. Vạn Lương hiếu kỳ sẽ giọng nói: - Ai đi với lão hủ tới cửa coi xem? Hoàng Vĩnh, Cao Quang nhất loạt đáp: - Chúng tôi đi. Vạn Lương nhìn hai người bảo: - Hoàng đệ đi với lão hủ! Đứng phắt dậy, vút một cái, người đã bay ra khỏi đám cỏ. Hoàng Vĩnh lật đật theo sát. Bấy giờ, Vạn Lương tuy chưa biết rõ Lam y thiếu niên là nhân vật thế nào, nhưng có điều chắc chắn y phải là người có võ công, nên càng đến gần căn nhà, bước chân càng phải rón rén. Đến gần cửa sổ dừng chân, ghé mắt nhìn vào. Bên trong tối đen, không thấy gì hết. Thì ra cửa sổ đã có bức màn đen che lại. Vạn Lương không chịu thua, di động thân hình tới cửa. Quả nhiên lão nghĩ đúng, sau cánh cửa không có màng đen che. Vạn Lương nhắm một mắt cố nhìn, chỉ thấy Lam y thư sinh đứng trước một cỗ quan bên mé trái, nắp quan đã được mở ra, bên trong quan tài hình như có người ngồi đưa tay tiếp xúc với song chưởng của Lam y thư sinh. Vạn Lương rùng mình, khí lạnh từ từ chạy khắp châu thân, bất giác lùi nhanh hai bước. Vừa lúc đó, Hoàng Vĩnh nghiêng mình, bước chắn trước mặt Vạn Lương ghé mắt nhìn, bất giác cũng rúng động tâm thần. Lần này, Hoàng Vĩnh đã được nhìn rõ ràng, Lam y thư sinh không những đưa song chưởng cho chạm với tay người ở trong quan tài mà ở miệng hình như còn có một luồng bạch khí nối với nhau. Cách thức giống như vẻ một bên đang dùng chân khí cho chạy vào nội phủ bên kia. Hoàng Vĩnh tuy to gan lớn mật nhưng nhìn một hồi cũng sởn gai ốc, lùi lại không dám nhìn tiếp. Cũng không hiểu hành vi dòm lén của hai người, Lam y thư sinh đã biết chưa? Hay có thể y phát giác nhưng không có thời giờ rãnh đối phó? Tuy nhiên hai người lui trở về tới đám cỏ vẫn không thấy động tĩnh, Cao Quang hỏi nhỏ: - Thấy thế nào? Hoàng Vĩnh đáp: - Khó coi quá. Cao Quang ngạc nhiên: - Sao khó coi? Hoàng Vĩnh liền đem những điều mắt thấy thuật lại. Cao Quang cũng lấy làm lạ: - Lại có chuyện ấy, chẳng lẽ y lại tính cứu sống người đã chết? Vạn Lương: - Có thể người kia chỉ mới bị thương nặng? Hoàng Vĩnh nói: - Nếu đúng như vậy, thư sinh hóa ra lại là một vị thần y ghê gớm. Thiếu Bạch nói: - Việc này không dính dáng gì đến chúng ta, y không giữ chúng ta lại nghỉ chân cũng là muốn tiện bề làm việc, cũng không trách người ta được, chúng ta lên đường sớm. Sau những giây phút hồi hộp, lạnh tóc gáy người nào cũng quên cả đói, giờ đây Thiếu Bạch giục đi, mới nhớ thấy đói cồn cào. Cao Quang đứng phắt dậy trước, thúc: - Đi thôi! Trước tiên phải kiếm một chỗ có nhiều đồ ăn, ăn một bữa cho đáng giá... Lời chưa dứt, chàng vội vả ngậm miệng tự động ngồi xuống. Lúc bấy giờ, bọn Vạn Lương đã nghe rõ những bước chân rất nặng nề vang tới. Thò đầu nhìn, hướng chính tây có một bóng đen chậm rãi đi lại, hành động rất chậm, gót chân nện xuống đất nặng nề dị thường. Vạn Lương sẽ giọng bảo: - Xem chừng ngôi nhà tranh nhỏ kia chất chứa không biết bao nhiêu sự cổ quái. Hoàng Vĩnh nói: - Đúng thế, chúng ta ngẩu nhiên gặp được cũng nên tra cho rõ xem sao. Thiếu Bạch vạch cỏ rậm trước mắt nhìn, thấy hai bóng đen khiêng một cái chõng, đi vội đi vàng, vừa đi vừa không ngớt đưa tay lau mồ hôi trán. Nhờ ánh sáng mờ mờ của những vì sao trên trời, chàng thấy hai đại hán đã phải lặn lội đi một quảng đường thật xa, cử động không còn theo chủ ý. Thiếu Bạch chợt đâm nghi, nghĩ bụng: - Nơi này quá hoang lương, lam y thư sinh lại là người cuồng ngạo, cô độc không có vẻ là người tốt. Những người kia rõ ràng là bị thương nặng đến cầu thầy, chẳng lẽ lam y thư sinh chịu ra tay cứu mạng người lại không thể bố thí một bữa ăn sao? Thật là chuyện không thể hiểu được! Càng nghĩ, Thiếu Bạch càng thấy không ổn, không dừng được quay lại hỏi Vạn Lương: - Lão tiền bối, lam y thư sinh ở trong căn nhà tranh đang làm gì? Vạn Lương lắc đầu: - Lạ lùng, lão hủ cũng thấy lạ quá đổi. Y như thể đang cứu người mà cũng tợ như đang tiến hành một công cuộc thí nghiệm gì đó. Thiếu Bạch giật mình: - Thí nghiệm? - Đúng vậy, có thể y đang thí nghiệm một loại y thuật hoặc có thể một loại võ công, hay dược vật gì đó, y chăm chú trên những thi thể của người chết hoặc những người bị trọng thương... Những câu nói ấy thường tình thôi nhưng lại chất chứa những điều kinh dị đáng sợ. Cao Quang giơ tay, vỗ đầu nói: - Lão tiền bối, y muốn thí nghiệm gì đó? Lúc bấy giờ, hai đại hán khiêng chõng đã tới gần ngôi nhà tranh. Gió đêm phần phật thổi qua đám cỏ, chỗ bọn Thiếu Bạch ẩn thân. Cho nên dẫu hai hắc y nhân có thính tau tới đâu cũng không có cách gì nghe được tiếng nói chuyện của bọn Thiếu Bạch huống chi họ lại quá mệt nhọc vì đường xa. Vạn Lương vuốt râu, nghĩ ngợi giây lát rồi nói: - Khó trả lời quá, có thể y đang chứng minh một vấn đề khó khăn của y học, có thể y cũng đang chứng minh một sự thần diệu của một loại võ công kỳ ảo, có thể... Ôi! Nếu như người ấy có mặt ở đây, tất sẽ nhận ra thư sinh đang giở trò gì? Hoàng Vĩnh hỏi: - Lão tiền bối nói đến vị nào? - Ngươi mà hiện giờ chúng ta đang đi tìm đó. Bụng người đó đầy huyền cơ, tài trí siêu việt. Hai mươi năm về trước đã từng nhắc tới lão hủ một việc, nói rằng võ lâm đang có mầm sát cơ, hai mươi năm sau thế nào cũng có sát kiếp khinh nhân. Lão hủ tuy biết y là tay tài trí hơn người, nhưng tuyên đoán chuyện hai mươi năm về sau lão hủ chỉ cười, không tin lắm. Chẳng dè năm sáu năm sau phát sinh ra cái thảm án Bạch Hạc môn bị thảm sát. Đang nói, chợt một tiếng rú kinh người từ trong căn nhà tranh vọng ra, xé tan sự tĩnh mịch của đêm trường hoang dã. Bọn Thiếu Bạch rũ liệt tâm can. Ngóc đầu nhìn lên, cánh cửa ngôi nhà tranh đã mở toang, hai hắc y nhân khiêng chõng đi vào bên trong. Trong nhà đột nhiên đèn thắp sáng nhưng hai cánh cửa gỗ rất nhanh được đóng lại. Thiếu Bạch nói nhỏ: - Kỳ quái quá, chúng ta đã gặp sự việc lạ lùng này, lẽ nào ngồi yên không tra xét? Kỳ thực, đâu phải chỉ có Thiếu Bạch tò mò, mà ngay cả con người lịch duyệt giang hồ là Vạn Lương, cũng đã bị hấp dẫn trước cái việc quái đản đáng sợ kia, trong lòng cũng nảy sinh ý muốn biết. Hoàng Vĩnh nói: - Hiền huynh nói rất đúng, tình thế bên trong kỳ dị khôn dò. Phải tìm cách tra rõ mới được. Thiếu Bạch nói: - Hai hiền đệ ở lại đây trông chừng, nếu có chuyện gì phải tiếp ứng nhanh. Ta và Vạn lão tiền bối tới ngôi nhà tranh xem sao. Hừ! Nếu phải là việc thương luân bại lý, chúng ta cũng không thể ngồi yên nhìn được. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 25 Giả thuyết táo bạo Hoàng Vĩnh, Cao Quang tuy cũng bị thôi thúc bởi lòng hiếu kỳ, nhưng vốn nể sợ Thiếu Bạch nên phải ứng tiếng đáp: - Xin đại ca cứ đi, bọn đệ ở đây canh chừng. Thiếu Bạch quay sang Vạn Lương: - Lão tiền bối, chúng ta đi. Cúi rạp người, lao mình về phía lều tranh. Vạn Lương sẽ giọng dặn Hoàng Vĩnh: - Sự việc trông thấy tối hôm nay hiển nhiên với cùng kỳ quái, trước khi trời sáng tỏ, không nên kinh động tới người khác, nhị vị nếy thấy có điểm không hay, cứ phải nhẫn nại tìm cách thông tri cho lão hủ biết rồi hãy tính, nhất định không thể ra tay động thủ. - Tại hạ biết. Lúc bấy giờ, Thiếu Bạch đã dừng lại, tuy còn cách ngôi nhà tranh những một trượng. Sợ kinh động tới Lam y thư sinh, chàng không dám tới gần. Nhướng mắt nhìn, thấy ánh đèn trong nhà phản chiều lung tung, bóng người thấp thoáng, hình như ở bên trong bận rộn lắm. Vạn Lương đã nhanh nhẹn tới sát phía sau thì thầm: - Chỗ này không nhìn rõ, chúng ta vòng ra đằng trước. Thiếu Bạch sẽ gật đầu, lập tức đề khi vèo tới. Khinh công của Thiếu Bạch đã tới mức thượng thừa, cho nên hành động nhẹ nhàng như chiếc lá rơi, không gây ra một tiếng động nhỏ. Thiếu Bạch tới sát bên cửa, chú mắt nhìn vào trong. Tức thời, một luồng khí lạnh chạy dài xuống xương sống, suýt nữa chàng buộc miệng kêulên.Thì ra, tình thế trong nhà tranh đã biến đổi hẳn, không còn như trước đây. Hai nắp quan tài đều mở hẳn, trong mỗi cỗ quan tài đều có một người ngồi. Người ngồi cỗ quan tài bên trái tuổi chừng bốn mươi, mặt mày rất đẹp đẽ, chỉ có da mặt trắng bệch, không thấy một tý máu nào, đầu đội mũ lông trắng, mình mặc áo gai. Người năm trong cỗ quan tài bên mặt là một trung niên phu nhân tuyệt đẹp, đẹp như tranh vẽ. Mái tóc được cột lại bằng một vuông lụa trắng, toàn thân cũng mặc hiếu y màu trắng. Khi ấy, Lam y thư sinh cũng ăn mặc theo lối khác. Một tấm vải che ngực trắng như tuyệt choàng lấy bộ áo xanh, trước hai cỗ quan tài có để một cái rương lớn, nắp rương đã mở tự hồi nào. Thấy rõ bên trong có rất nhiều bình ngọc và vài ngọn dao nhọn sắc sáng loáng và một cáikéo.Một hắc y nhân hình như đã quá mệt mỏi đứng dựa vào quan tài ngủ ngon lành. Dưới ánh đuốc, chỉ thấy hai hắc y nhân, mặt mũi người nào cũng trắng bệch, trắng đến khủng khiếp. Chiếc chõng được phủ bằng một tấm vải đen, không hiểu bên dưới để vật gì? Nếu cứ nhìn bề ngoài, thấy hình như có một người đang ngủ rất say, hoặc một cái thây. Thiếu Bạch nhìn lại thì thấy Vạn Lương đã chạy xa ngoài hai trượng. Chàng tuy muốn nán lại xem cho ra nhẽ nhưng thấy Vạn Lương bỏ đi vội vã cho là lão có việc gấp nên cũng rảo bước theo. Chỉ thấy Vạn Lương chạy mỗi lúc một nhanh, đến chỗ Cao Quang và Hoàng Vĩnh ẩn thân, lão kéo hai người chạy tiếp. Thiếu Bạch lẳng lặng đuổi theo. Vạn Lương hộc tốc một thoáng được hơn mười dặm đường mới dừng lại bên một gốc cây. Hoàng Vĩnh, Cao Quang bị lão lôi đi xềnh xệch không hiểu ất giáp thế nào, nhưng thấy không tiện hỏi nên thôi. Chạy được ngót mười dặm đường tới khi dừng lại rồi, Cao Quang không dằn được hiếu kỳ hỏi: - Vạn lão tiền bối, có chuyện gì vậy? Vạn Lương sẽ thở dài nói: - Nguy hiểm thật! Thiếu Bạch lúc bấy giờ chạy tới nói: - Lão tiền bối đã nhận ra lai lịch bọn người đó? Vạn Lương nói: - Hiện tại lão hủ chưa dám xác định, nhưng với cái cảnh vừa rồi mà xét tất không ai ngoài y. - Ai? - Nói ra rất dài... Ngửng mặt nhìn vòm sao lấp lánh trên nền trời, lão thở dài tiếp: - Ba mươi năm về trước, giang hồ xảy ra một việc kinh thiên động địa, làm khiếp đảm toàn thể võ lâm một thời. Có điều, việc đó chợt nổi lên lại biến mất ngay cho nên người biết được việc đó rất ít. Cao Quang xen vào nói: - Việc gì mà ghê gớm thế? - Trong võ lâm lúc ấy đột ngột xuất hiện một nhân vật thần bí tự xưng Chính nghĩa lão nhân có tài cải tử hồi sinh, từ khi người này xuất hiện trên giang hồ võ lâm bất ngờ lại xảy ra việc có nhiều nhân vật bị mất tích. - Điều ấy có liên quan gì tới Chính nghĩa lão nhân. - Mấy nhân vật hữu danh đều có kẻ giống hệt như mình đi lại trên giang hồ mà sự kiện này có dính dáng đến Chính nghĩa lão nhân. Thiếu Bạch hỏi: - Phải chăng thuật sửa đổi mặt mày của Chính nghĩa lão nhân quá cao minh nên lừa bịp được hết tai mắt anh hùng trong thiên hạ? - Nếu chỉ có thuật cải dung thì cũng không làm gì náo động võ lâm. Bọn Thiếu Bạch nghe rờn rợn hỏi: - Không phải thuật dịch dung, thế dùng cách gì tao ra hai người giống nhau như hệt. - Đó là một kỳ tích trong y đạo. Chính nghĩa lão nhân chỉ cần thấy qua mặt một nhân vật là có thể dùng thủ thuật trong y học cải tạo ra một người giống y. Cao Quang à lên một tiếng: - Thì ra là thế! Thiếu Bạch hỏi: - Chính nghĩa lão nhân tự hiệu là lão nhân, chắc tuổi tác không phải nhỏ. Vạn Lương đáp: - Đúng vậy! - Nhưng chúng ta thấy Lam y thư sinh tuổi không lấy gì lớn lắm. - Lam y thư sinh tuy không phải là Chính nghĩa lão nhân nhưng có thể là môn đồ của Chính nghĩa lão nhân không chừng? Thiếu Bạch trầm ngâm giây lâu rồi nói: - Lão tiền bối chỉ toàn ước đoán như thế? Vạn Lương lắc đầu: - Lão hủ có nhìn thấy chỗ sơ hở, chứ đâu có phải chỉ riêng việc suy đoán vu vơ. - Có chỗ nào khả nghi? - Trên chiếc rương thuốc có dấu hiệu đặc biệt của Chính nghĩa lão nhân. Thiếu Bạch hấp tấp hỏi: - Nói vậy, mấy chục năm trước lão tiền bối đã từng gặp Chính nghĩa lão nhân? - Ôi! Câu chuyện đã xảy ra từ nhiều năm rồi. khi ấy, trong võ lâm đang loan truyền đại danh của Chính nghĩa lão nhân nhưng thực sự, số người thấy mặt lão lại không có bao nhiêu. Ngừng giây lâu. Lão tiếp: - „y là vào một đêm rất khuya, lão hủ vô ý xông vào chỗ ở của Chính nghĩa lão nhân. Cao Quang hỏi: - Lão tiền bối có thấy được mặt lão không? - Chính nghĩa lão nhân có rất nhiều vệ sĩ võ công cao siêu. Khi họ phát hiện thấy lão hủ liền lao tới vây đánh, không đầy mười chiêu, lão hủ đã bị điểm huyệt. - Thì ra là thế, cũng chẳng trách lão tiền bối nhớ rất rõ về y. Từ đầu đến giờ vẫn làm thinh, Hoàng Vĩnh đột nhiên đỡ lời: - Lão tiền bối có bị khổ sở vì cái thuật chỉnh dung không? - Không, lão hủ tuy chưa bị khổ vì sửa mặt nhưng chính mắt đã được trông thấy tình hình khi họ động thủ. Khi ấy lão hủ mới bước chân vào giang hồ không lâu, sau khi bị điểm huyệt bị khiêng xuống một một gian phòng thật kín đáo trong lòng đất. Không hiểu có phải do thuộc hạ của y sơ sót hoặc giả lão có ý tỏ bụng từ bi mà quên điểm vào á huyệt của lão hủ, hơn nữa lão hủ vẫn còn có thể chuyển động được thân hình. Thiếu Bạch nói: - Cẩn thận đến đâu cũng có khi sơ xuất, nghĩ ngợi ngàn điều cũng có điều hỏng. Chưa biết chừng họ quên điểm huyệt lão tiền bối. - Do đấy, lão hủ được tai nghe mắt thấy tất cả tình cảnh lúc diễn biến thủ thuật chỉnh dung. Ngừng giây lâu, lão tiếp: - Lúc bấy giờ, trong mật thất dưới đất đã có bảy tám người bao mặt bằng vuông lụa trắng. Cao Quang hồi hộp: - Có chuyện đó sao? Vạn Lương gật đầu: - Thì chính lão hủ mắt thấy tai nghe, làm sao có chuyện không đúng được. Thiếu Bạch hỏi: - Về sau ra sao? Lão hủ bị giữ ở trong gian mật thất ấy khoảng thời gian ba ngày đêm, chính mắt được thấy những người bao mặt bằng vuông lụa trắng đã mở vuông lụa ra. Trong số đó có hai người mặt mũi lão hủ thấy là nhân vật quen biết lắm, một là Thiết đảm kiếm khách Trương Thanh Phong, vị kia là Thượng Bất Đồng, môn hạ của Thái Âm phái. Thiếu Bạch hơi sửng sốt: - Thượng Bất Đồng à? - Đúng thế, sao? Lão đệ đã gặp y? - Có gặp một lần ở Phước Thọ bảo, tại hạ còn bị trúng Âm phong thấu cốt chưởng của y. - Âm phong thấu cốt chưởng là tuyệt kỹ của Thái Âm phái, sự tàn độc của nó đã sớm truyền rộng khắp võ lâm. Lão đệ bị trúng một chưởng mà vẫn sống được thì thật hiếm thấy. - Ôi! Cũng nhờ Hoàng và Cao Quang huynh đệ hết lòng tìm thầy chạy thuốc cho tại hạ, và may lại được diệu thủ của Khổ Hạnh đại sư ở Tiểu thiên vương tự cứu chữa mới may mắn bảo toàn được tánh mạng. Nói đến đây, chàng ngừng một giây rồi tiếp: - Lão tiền bối về sau làm sao thoát hiểm? - Hai người, Thiết đảm kiếm khách Trương Thanh Phong và Thượng Bất Đồng đều có quen với lão hủ, nhưng họ lại không nhìn nhận lão hủ mà làm như không thấy, điều này chứng minh thật không phải họ. Hoàng Vĩnh nói: - Người ta khác nhau không gì bằng ở khuôn mặt, bất luận là vị thần y tài ba đến đâu cũng khó bằng thuật chỉnh dung cải biến được hết tướng mạo, hình dung của con người. Vạn Lương đáp: - Nếu như dễ làm, thì đã không gọi là cái việc đại sự, chấn động khắp cả võ lâm. Lão thở dài rồi tiếp: - Lão hủ thấy tận mắt cái thuật ghê gớm đó của y, khiếp sợ quá đỗi, cứ nghĩ tới lúc y đem lão hủ ra cải biến thành bất cứ nhân vật nào y muốn mà vừa hãi vừa lo lắng. Thời may Thiết Đảm kiếm khách Trương Thanh Phong và Ngư Tiền Bình đã kịp thời xông tới, nhào vào mật thất. Hai người võ công cao cường thế nào, đương thời đã tiếng tăm vang dội võ lâm, cho nên qua một phen ác chiến, họ giết sạch những vệ sĩ canh giữ mật thất. kẻ tự xưng là Chính nghĩa lão nhân thì thật không già lắm, võ công tuy cũng khá nhưng không phải là đối thủ của Thiết Đảm kiếm khách bị trúng một kiếm, y để nguyên vết thương chạy thoát. Cái con người giả mạo Trương Thanh Phong tuy bị chết dưới đường kiếm của Trương Thanh Phong nhưng chính Trương Thanh Phong cũng kinh hãi rụng rời trước cái thuật ghê gớm là thuật chỉnh dung tàn độc.Hoàng Vĩnh than: - Giang hồ lớn rộng quả thật không chuyện gì là không có, nhưng việc này chưa từng được nghe, chưa từng được thấy. Nếu không phải chính miệng lão tiền bối nói ra thì thực không sao tin được. Cao Quang hỏi: - Về sau thế nào? Chính nghĩa lão nhân có xuất hiện trên giang hồ nữa không? - Không, từ đấy đến mấy chục năm sau không nghe tin tức gì về y, nhưng cái tình hình chúng ta thấy tối hôm nay và quang cảnh lão hủ mục kích năm xưa có chỗ giống nhau. Do đó lão hủ mới ngờ là Chính nghĩa lão nhân tái xuất giang hồ, hay ít ra cũng là môn thần kỳ y thuật đã có nối truyền. Cao Quang nói: - Nếu như việc này có thực thì đúng là một việc quái lạ, kỳ dị khôn lường, nhưng có một điểm tại hạ suy nghĩ mãi mà không sao giải đáp được. - Việc gì? - Người ấy không già, tại sao lại tự xưng là lão nhân? Y dùng cái thuật chỉnh dung xuất sắc như thần, áp dụng trên thân thể người khác, lối hành động ấy được coi như vô cùng tàn nhẫn. Vậy tại sao y lấy hai chữ Chính nghĩa làm tên? - Về Chính nghĩa lão nhân, giang hồ có truyền thuyết không nhiều hơn nữa. Y tới như bão táp, rất mau làm chấn động võ lâm, nhưng rồi bị Ngư tiên Tiền Bình và Thiết Đảm kiếm khách truy sát. Y lại ra đi như cuồng phong, biến mất thật mau lẹ, chỉ để lại một truyền thuyết rất mơ hồ. Nếu không phải đêm nay chúng ta thấy có chỗ kỳ dị khiến lão hủ nhớ đến chuyện năm xưa thì chính lão hủ cũng quên mất về hành tung của y. Thiếu Bạch rúng động tâm thần nghĩ: - Nếu quả võ lâm có con người đó, quả có cái thuật chỉnh dụng thần sầu quỉ khốc, biết đâu đã chẳng có biết bao nhiêu sự việc bỗng dưng được tạo ra... Trong phút chốc, trí óc chàng như xoay vần hoài với biết bao ý nghĩ vẩn vơ, chàng nhìn sững những vì sao lấp lánh trên nền trời. Vạn Lương đưa mắt nhìn Thiếu Bạch hỏi: - Lão đệ nghĩ gì thế? - Lão tiền bối bàn chuyện cũ khiến vãn bối nhớ tới một việc. - Việc gì? - Việc Bạch Hạc môn chúng tôi bị võ lâm đồng đạo đồ sát. - Xin hãy nói rõ, họa may lão hủ có thể giúp một vài ngu kiến. - Vãn bối nghĩ đến một việc là nếu như có kẻ lợi dụng thuật chỉnh dung, tạo ra một người giống tiên phụ, không phải chuyện khó, tức thời có thể gây mối họa cho Bạch Hạc môn, lão tiền bối nghĩ sao? Vạn Lương gật gù: - Chuyện này có thể có lắm. Thiếu Bạch nói: - Nếu có một người sở trường về thuật ma quái kia, tất nhiên có thể giả trang tiên phụ, xuất hiện trên Yên Vân Phong. Vạn Lương, Cao Quang và Hoàng Vĩnh đều chăm chú nhìn Thiếu Bạch, đồng loạt đáp: - Đúng vậy. Thiếu Bạch nói: - Có thể lúc hành hung, hung thủ vẫn đội lốt tiên phụ? Vạn Lương gật đầu nói: - Đáng tiếc đến ngày nay vẫn không thấy có một người nào có mặt ngay tại chỗ xảy ra án mạng.Thiếu Bạch chậm rãi tiếp: - Nếu như có người có thể giả trang thành tiên phụ, tại sao lại không có thể giả trang làm người khác? Vạn Lương thốt như nhớ ra hỏi: - Lão đệ muốn nói đến chưởng môn nhân Thiếu Lâm và Võ Đang? - Lão tiền bối thấy điều đó có thể có không? Vạn Lương đáp: - Có thể, vì nếu cải trang thành một chưởng môn, thế tất có thể cải trang thêm một vài chưởng môn nữa cũng không khó gì. Thiếu Bạch sẽ đằng hắng: - Điều khó hiểu ở đây là tại sao kẻ gian lại muốn cải trang thành tiên phụ? Vạn Lương ngẫm nghĩ: - Hiện tại chúng ta chỉ suy đoán, nên không thể nói chắc tuyệt đối, nhưng có một điểm, lão hủ sinh lòng cảm khái, là việc Bạch Hạc môn bị đồ sát, cả hơn mười năm rồi mà võ lâm vẫn chưa quên, đó là việc rất ít thấy. Thiếu Bạch nhẩm tính trong bụng: - Nếu như Lam y thư sinh đúng là truyền nhân của Chính nghĩa lão nhân, không hiểu vì cớ gì lại sống ở một chỗ hoang lương như thế, lại còn người đàn ông và người đàn bà là nhân vậtthế nào, xem tình cảnh của họ, hình như họ chưa chết, và tại sao cứ nằm ở trong quan tài? Và lam y thư sinh đặt hai cỗ quan tài ở giữa căn nhà tranh với dụng tâm gì, chẳng lẽ chỉ để che mắt người khác. Bao nhiêu nghi vấn ấy dồn dập đến Thiếu Bạch, chàng thấy nó rối mù không thấy đâu là đầu mối. Vạn Lương thấy Thiếu Bạch trầm ngâm mãi không lên tiếng, không dừng được hỏi: - Lão đệ nghĩ gì thế? - Vãn bối đang nghĩ tới ngôi nhà tranh hoang vừa, chôn dấu nhiều bí mật, nếu như chúng ta tra rõ được những bí ẩn, biết đâu lại chả khai quật được một điều bí ẩn lớn lao của võ lâm. - Chuyện nói phải, có điều bên trong vô vàn khó khăn, khiến không biết đâu mà rờ. Thiếu Bạch nói: - Vãn bối có một kế. - Kế gì hay? Thiếu Bạch đáp: - Nói ra cũng không phải kế hay hoặc cao kiến gì, vãn bối nghĩ dùng lại cách năm xưa lão tiền bối đã dùng là tìm cách trà trộn vào trong ngôi nhà tranh... Vạn Lương đỡ lời: - Lão đệ muốn nói là giả cách như bị bắt rồi lẫn lộn vào ngôi nhà tranh à? - Đúng vậy, nếu lão tiền bối và một trong hai người em kết nghĩa của tại hạ giả trang làm người được sai từ trong nhà tranh ra, còn tại hạ đóng vai giả bị bắt, phải chẳng có thể vào được đấy chứ? Vạn Lương nghĩ ngợi: - Biện pháp kể cũng hay, có điều mạo hiểm quá. Thiếu Bạch nói: - Vãn bối có cảm giác trong ngôi nhà tranh thần bí ấy tựa hồ như là điểm khởi nguyên cho sát cơ thấp thoáng trên giang hồ. Chưa biết chừng đúng như lời Tứ Giới đại sư nói, một âm mưu lớn lao đã hình thành dần dần trong bóng tối. Bạch Hạc môn đồ sát chỉ là một màn giao đầu mà thôi...Từ từ đưa mắt nhìn Vạn Lương đến Cao Quang, Hoàng Vĩnh chàng tiếp: - Hơn mười năm trước, việc Bạch Hạc môn bị đồ sát thành thảm án trong võ lâm, nhưng nội tình thực sự không có ai hay biết. Vãn bối cũng nghĩ đến việc tiên phụ đúng là có tới Yên Vân Phong, phát hiện ra sự ẩn mật nào đó cho nên bị gieo họa và dẫn đến sự thảm sát môn hộ. Vạn Lương hỏi: - Không lẽ giờ đây lão đệ lại nghĩ khác à? Thiếu Bạch gật đầu: - Theo số kiến văn vãn bối thâu thập được trong mấy tháng đi lại trên giang hồ và câu chuyện với Tứ Giới đại sư khiến vãn bối nghiệm thấy nội tình bên trong không đơn giản như vãn bối nghĩ. Rồi chàng thở dài nói tiếp: - Lúc chưởng môn nhân của bốn đại môn phái bị hại trên Yên Vân Phong hẳn phải là có đệ tử đi theo, thế tại sao lại không có người nào thấy cảnh bốn chưởng môn nhân bị giết, vãn bối mới nghĩ bên trong tất không ra ngoài hai nguyên nhân... Chàng phân tích kỹ lưỡng khiến Vạn Lương, Cao Quang và Hoàng Vĩnh đều gật đầu biểu đồng tình. Thiếu Bạch sẽ đằng hắng mấy tiếng: - Nguyên nhân thứ nhất là cuộc mưu sát đã được tổ chức hết sức chu đáo, bí mật, nhưng không may lại bị tiên phụ phát giác nên việc Bạch Hạc môn bị đồ sát chỉ là việc giết người diệt khẩu.Vạn Lương vỗ đùi đánh bét, giơ ngón tay cái, nói: - Cao kiến, cao kiến! Thiếu Bạch cười buồn: - Một nguyên nhân khác, ấy là bốn chưởng môn nhân thật ra không có chết... Vạn Lương trợn tròn mắt nói: - Thế nào? Việc bốn chưởng môn bị giết, thiên hạ đều hay chẳng lẽ là việc giả được sao? - Người ta chỉ nhìn thấy bốn cái thây chứ có ai dám chứng thật là chưởng môn nhân của bốn đại phái. Vạn Lương lẩm bẩm: - Cái này... cái này cũng không phải là không có thể. - Nếu như chưởng môn nhân bốn đại môn phái vẫn còn sống, có thể suy đoán trên hai phương diện. Một là nhân vật chủ não sắp đặt sẵn âm mưu ấy... Vạn Lương ngắt lời: - Việc ấy không thể bàn tới. - Nhưng chưa hẳn là không có thể! Vạn Lương sẽ gật đầu: - Còn phương diện kia? - Bốn người đã sớm bị bắt sống và bị giam cầm. Hoàng Vĩnh chen vào hỏi: - Tại sao đại ca lại có ý nghĩ như thế? Thiếu Bạch chậm rãi trả lời: - Nhìn cảnh tượng trong lều tranh thần bí kia và theo lời nói của Vạn lão tiền bối thì ngu huynh mạnh dạn suy đoán như vậy. Vạn Lương hỏi Thiếu Bạch: - Lão đệ hãy nói cho mọi người nghe về những lập luận dẫn đến sự suy đoán của lão đệ. Thật ra là ta vẫn chưa biết rõ ý của lão đệ nói về chuyện gì? Cao Quang và Hoàng Vĩnh đều gật đầu đồng ý với lời nói của Vạn Lương. Thiếu Bạch nhìn qua mọi người một lượt, thấy ai ai cũng đợi chờ nghe giả thuyết của mình nên sẽ mỉm cười rồi từ tốn nói: - Đây chẳng qua cũng chỉ là một giả thuyết của vãn bối mà thôi, chưa có gì mà chắc lắm. Nếu nói ra chư vị thấy có khiếm khuyết chỗ nào xin cứ bồi vào cho. Cao Quang nóng nảy chen vào: - Thì đại ca cứ nói ra đi. Hoàng Vĩnh trừng mắt khẽ nạt: - Tam đệ, im lặng mà nghe đại ca nói. Thiếu Bạch thấy vậy nên bắt đầu nói: - Thôi được rồi, để ngu ca nói ngay đây. Sở dĩ ngu ca có giả thuyết đó là vì chợt nghĩ đến chưởng môn nhân của bốn đại môn phái bị sát hại trên đỉnh Yên Vân Phong là giả mạo. Sự việc này nếu là đúng thì bốn vị chưởng môn nhân tất đã bị sanh cầm bởi một tay chủ não cực kỳ lợi hại đứng ra cầm đầu. Nhưng y chỉ đứng đằng sau lưng giựt dây cho bốn chưởng môn nhân hiện nay hành động và chính họ đã ra tay gia hại các vị chưởng môn nhân đời trước của họ. Nghe đến đây cả bọn ồ lên một tiếng sửng sốt. Thiếu Bạch tiếp lời: Vị chuyện tranh giành ghế chưởng môn hoặc có một lỗi lầm gì đó nên các vị kế thừa chưởng môn nhân của bốn đại môn phái không ngần ngại ra tay mưu hại người chưởng môn nhân của mình. Nếu bây giờ ta biết được nơi đang sanh cầm bốn vị chưởng môn nhân ấy là mọi việc sẽ rõ ràng ngay. Vạn Lương gật đầu đồng ý đáp: - Giả thuyết của lão đệ thật là hay lắm, quả nhiên đã có truyền nhân của Chính nghĩa lão nhân thì chuyện đó có thể xảy ra. Thôi bây giờ ta hãy đi tìm chỗ nghỉ ngơi lấy sức. Bốn người lặng lẽ phi nhanh về phía trước, được gần mười dặm hiển nhiên có một cái trấn nhỏ. Họ liền tìm đến một khách điếm để thuê phòng. Vị chủ điếm thấy họ liền vồn vã mời vào trong nghỉ ngơi. Bấy giờ những khách ngủ ở đấy hầu hết đã thức dậy ra đi, chỉ trừ bên vách tây còn mỗi một ông khách vẫn ôm đầu ngủ vùi. — một cái làng vắng vẻ, có một khách điếm như thế trông mới tiêu điều làm sao! Vị điếm chủ quét mắt nhìn quanh nói: - Bốn vị khách gia, gian phòng này được kể là một gian sạch sẽ nhất trong ba gian phòng khách của tiểu điếm. Vạn Lương nói: - Được, chúng tôi ở đây. Vạn Lương vội kéo vị chủ điếm lại dặn: - Gian phòng khách này chúng tôi xin bao cả, nếu có khách đừng dẫn họ tới đây. Điếm chủ đáp dạ, cầm chiếc đèn lồng chực cất bước đi thì Vạn Lương lại khẽ giọng tiếp: - Điếm chủ, người kia hẳn rồi sẽ ra đi? - Phải, trừ phi y chết rục ở đây. Câu sau cùng, điếm chủ nói rất sẽ, như sợ người khác nghe được. Trong phòng, nếu có một người lạ mặt, cuộc chuyện trò tất không được tự nhiên. Vạn Lương đằng hắng mấy tiếng, cốt ý đánh thức người đó lên đường sớm. Dè đâu y ngủ say đến nỗi Vạn Lương có ho lớn cách nào y vẫn ngủ im lìm bất động. Cho đến khi trời sáng hửng, vị điếm chủ tới mời bốn người điểm tâm, kẻ kia vẫn còn ngủ say. Vạn Lương sanh nghi: - Vị này là khách quen? Điếm chủ nghĩ ngợi một lúc rồi đáp: - Không phải. - Y làm nghề gì? - Thợ hàn. Đưa mắt nhìn ông khách gục đầu ngủ vùi, vị điếm chủ tiếp: - Bốn vị cứ ra đằng trước ăn sáng để tiểu nhân gọi y dậy, nếu y không phải đi sớm tiểu nhân cũng cố tìm cách sắp cho y một gian phòng khác. - Chưởng quầy cho biết quí danh? - Tiểu nhân họ Trần. - Vậy thì xin phiền tới chưởng quầy, chúng tôi có hẹn với vài bằng hữu, nên không chừng sẽ ở lại dăm ba bữa. Trần chưởng quầy vòng tay: - Tiểu nhân cảm tạ chư vị có lòng chiếu cố. Vạn Lương nhìn người mê man ngủ lần cuối, lửng thửng đi ra phạn sảnh phía trước. — tiểu điếm đìu hiu này, gọi là sảnh, bất quá chỉ là một cái phòng hai gian ở phía ngoài với ba chiếc bàn cũ kỹ. Bốn người tiến vào tiền sảnh, quả nhiên thấy trên một cái bàn vuông có bày sẵn một mâm thịt rượu. Bốn người bụng đói cồn cào, lập tức ngồi xuống chén. Ăn xong thốt thấy Trần chưởng quầy từ trong chạy ra mặt hớt hơ hớt hãi: - Bốn vị khách gia, thật nguy quá, vị khách ấy đã... đã chết rồi, xin chờ một lát, tiểu nhân sẽ đổi cho chư vị phòng khác. Dứt lời, y tất tả bỏ chạy ra ngoài điếm. Vạn Lương chợt đứng phắt dậy, nhanh chân chặn đường điếm chủ hỏi dồn: - Thật chết rồi sao? Trần chưởng quầy nói: - Việc này không lẽ là đùa, tiểu nhân nối nghiệp Trần gia coi việc ở điếm đã bốn, năm chục năm trời, chưa hề thấy xảy ra chuyện đó. - Chưởng quầy định đi đâu giờ này? - Mạng người hệ trọng, tiểu nhân phải đi cáo quan. - Lão hủ y đạo gia truyền tinh thâm, chưởng quầy thử dẫn lão hủ đi coi xem. - Khỏi cần phải xem, người đã tắt thở, tay chân lạnh giá rồi. Vạn Lương bất thần chụp lấy cổ tay Trần chưởng quầy nói: - Nếu làm to chuyện, tất nhiên sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc làm ăn của quí điếm, chẳng bằng hẳng để lão hủ đi xem trước, biết đâu không cứu sống được y. Điếm chủ cảm thấy cườm tay đau buốt như bị kiềm kẹp, lòng hoảng kinh vội đáp: - Lão tiền bối ... nói phải. Thì ra chưởng quầy khai điếm đã nửa đời người, nên cũng khá lịch duyệt. Biết là gặp phải nhân vật võ lâm làm sao dám trái ý. Bốn người lại trở về phòng. Chỉ thấy người khách ôm đầu ngủ vẫn nằm ngữa, chừng như đang ngủ say lắm. Vạn Lương buông tay điếm chủ, điềm tĩnh tiến lại vén tấm mền lên thấy người đó tuổi độ tam tuần, mặt mũi trắng bệch, lão đưa tay sờ mũi, quả nhiên thấy đã tắt thở. Cao Quang sẽ hỏi: - Chết thật rồi à? Vạn Lương lặng thinh, đưa tay sờ xuống ngực. Lão là người lịch lãm giang hồ, biết rõ một người tinh thâm nội công, có thể ngừng hô hấp trong khoảng thời gian nửa tiếng đồng hồ là thường. Cho nên hữu thủ đặt lên trên ngực đại hán chưa vội buông tay ngay. Và đồng thời, lão cũng nín thở xem khí huyết kinh mạch trong người đại hán có thật ngừng lưu thông chưa. Quả nhiên, tra xét một chập lâu, Vạn Lương phát giác trong kinh mạch đại hán máu vẫn chảy thật nhẹ. Điều này chứng minh y chưa chết. Vạn Lương nháy mắt ra hiệu cho bọn Thiếu Bạch chia nhau canh giữ cửa sổ lớn, đoạn cười nhạt nói: - Bằng hữu khí huyết trong kinh mạch chưa tuyệt, rõ ràng là còn sống. Vạn mỗ đã từng đi Nam về Bắc, trải biết bao nhiêu phen sóng gió chứ kể gì cái việc trẻ con này, bằng hữu khỏi cần giả ngây giả dại trước mắt lão phu nữa. Chỉ thấy đại hán vẫn nằm im bất động. Trần chưởng quầy sẽ thở dài cất tiếng: - Người đã tắt thở, đâu có lý còn sống lại được? Vạn Lương cười khẩy:- Bằng hữu ương ngạnh, đừng trách lão phu giở độc thủ. Nhanh như điện, hữu thủ lão vỗ ập xuống ngực đại hán. Điều kỳ lạ, mắt thấy chưởng thế tới sát ngực, người đó vẫn nằm im không nhúc nhích. Đã nhiều năm bôn tẩu giang hồ, Vạn Lương không vì sự trầm tĩnh của đối phương mà bỏ dở mưu định, kịp lúc chưởng thế sắp chạm vào ngực đại hán, lão đột ngột biến chưởng thành chỉ, điểm thẳng vào Thân Phong huyệt. Cùng lúc với đầu chỉ của Vạn Lương chạm vào lớp áo, đại hán vụt lăn mình một cách tài tình tránh thoát cái đánh của lão, ngồi bật dậy. Vạn Lương lạnh lùng nói: - Lão phu những tưởng bằng hữu có gan to không sợ chết, ai ngờ cũng một hạng tầm thường. Đại hán trợn tròn cặp mắt trắng dã quét nhìn với tia mắt lạnh lùng qua Vạn Lương và bọn Thiếu Bạch một chặp. Y tuy đã ngồi dậy nhưng hai tay vẫn ôm mền, trải kín đến tận gót chân. Y có cái vẻ lạnh lùng thật hiếm có khiến cho bọn Thiếu Bạch thầm bội phục. Vạn Lương chờ mãi không thấy đại hán đáp bèn sẵn giọng: - Bằng hữu, bây giờ đã bị lộ nguyên hình, còn giả bộ giả tịch là cái nghĩa gì? Đại hán từ từ nằm xuống nói: - Tại hạ ngủ thì mặc thây tại hạ, có can gì tới chư vị mà tại sao lại ra tay điểm huyệt? Dứt lời, y nhắm mắt ngủ tiếp Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 26 Vô ý giết người Trước thái độ kỳ dị của đại hán, không những khiến Thiếu Bạch lấy làm lạ mà ngay Vạn Lương, một tay từng trải giang hồ cũng đâm hoang mang. Nhận thấy đối phương nói rất hữu lý nên nhất thời không biết phải đáp lại ra sao? Đang nghĩ lung, bỗng chưởng quầy xen vào nói: - Chuyện chuyện thế này, bốn vị đây thuê cả phòng cho nên tiểu nhân nghĩ khách gia có một mình, dám phiền dời sang phòng khác hẳn ngủ. Đại hán chồm dậy, quắc mắt lườm chủ điếm: - Ngươi làm ăn, lý ra phải biết nhìn nhận người tới trước, kẻ tới sau. Ta đã thuê phòng này rồi, tại sao ngươi không lo liệu cho họ một gian khác. Trần chưởng quầy đớ lưỡi, không còn nói gì được. Người lạ hành động quái dị, nhưng miệng lưỡi nhanh nhảu khó ai bì. Bọn Thiếu Bạch đều là người ngay thẳng nên nhất thời chỉ đứng ngay người, ấp úng không nói được lý do. Cao Quang chờ mãi không thấy bọn Thiếu Bạch lên tiếng bèn oang oang nói: - Đâu có được, chúng tôi người đông, các hạ chỉ có một mình, tất dời đi tiện hơn chúng tôi nhiều. Chỉ nghe đại hán nói: - Thế thì tại hạ nhường phòng này lại cho các vị mới phải. Cao Quang được thể làm già: - Đúng, các hạ đã quyết định nhường, sao không mau dọn dẹp cho sớm. Đại hán sẽ đáp dạ, toàn thân còn phủ kín cái chăn bông, thình lình vút người ra khỏi phòng. Lần này động tác đại hán rất nhanh, chỉ kịp thấy một bóng người nhoáng lên rồi mất hút. Sự việc xảy ra không quá một giây đồng hồ. Thiếu Bạch dõi mắt nhìn theo, một lúc vẫn không thấy gì khả nghi. Vạn Lương sẽ giọng nói: - Chưởng quầy, cái người thợ hàn này là một vị bằng hữu trên giang hồ, chưởng quầy đã nhìn thấy rõ chứ? Trần chưởng quầy còn chưa hết lo sợ, nói: - Đúng thế, tiểu nhân đã thấy rõ. - Y không phải là khách buôn thường tình, vậy chưởng quầy cũng khỏi cần thủ lễ, không hiểu có thể cho chúng tôi xem những vật y mang theo không? Trần chưởng quầy khó nghĩ ra mặt: - Cái đó, tiểu nhân thật không dám, tiểu nhân không biết tí võ công, nếu y nổi nóng, muốn lấy mạng tiểu nhân không phải là việc dễ như trở bàn tay sao? Vạn Lương cười nói: - Chưởng quầy không giữ lệ điếm, mượn sức chúng tôi bắt ép y phải bỏ đi, thì y sớm đã sinh căm hận. Có chúng tôi ở đây, có lẽ y chưa dám động thủ, nhưng đợi chúng tôi đi rồi y sẽ lấy mạng chưởng quấy cũng nên... Trần chưởng quầy mặt tái nhợt, chân run lẩy bẩy, giọng lạc hẳn đi: - Đúng thế, xin bốn vị đại gia rủ lòng thương, nghĩ cho một cách cứu mạng tiểu nhân. Vạn Lương vờ ngẫm nghĩ một lúc nói: - Cách thì có đấy, nhưng còn phải coi xem vận may của chưởng quầy nữa. - Chỉ cần có thể cứu mạng tiểu nhân thì gì tiểu nhân cũng xin làm làm hết. - Vậy hẳn nhắc lại việc vừa rồi, nếu chưởng quầy chịu đem những vật y để lại trong điếm trao cho chúng tôi, có thể chúng tôi biết được lai lịch y qua những món vật đó, nếu là hạng người xấu, chưởng quầy khỏi lo, chúng tôi sẽ tìm ngay y trừ khử, còn là người tốt, chắc y cũng không thèm toan tính cái việc hãm hại chưởng quầy đâu. Trần chưởng quầy mừng rỡ: - Phải lắm, ôi! Kỳ thực thì y cũng chẳng mang theo gì nhiều, chỉ có mỗi một cái rương gỗ, trên có viết bốn chữ lớn &quot;Hàn chảo sửa bình&quot;. - Được, chúng ta xem cái rương gỗ trước rồi hẳng tính. Trần chưởng quầy bỗng nghĩ ra điều gì nói: - Không được, chúng ta thử đi xem y có dời sang phòng khác hay không chứ nếu y không bỏ đi thì tiểu nhân cũng không thể tự tiện mó máy vào vật của người.- Cũng phải, chúng ta cùng đi xem sao?Năm người ra khỏi phòng, đi được chừng sáu thước, đến một căn phòng nữa, chỉ thấy cánh cửa gỗ đóng chặt, như thể chưa có ai mở. Trần chưởng quầy tiến tới trước cửa, bất thần lùi giật lại phía sau một bước, nói: - Thỉnh chư vị! Vạn Lương biết y hãi sợ, bèn nhanh nhẹn vận công hộ thân, xô cánh cửa bước vào. Ngưng thần nhìn, thấy căn phòng trống trải, không một bóng người. Lão cau mày nghĩ: - Y không có ở đây thật, vậy thì đi đâu? Cao Quang ngạc nhiên quay lại hỏi Trần chưởng quầy: - Trong khách điếm của ngươi, còn căn phòng nào ở được? Trần chưởng quầy đáp: - Không còn. Vạn Lương nói: - Thôi được, ngươi hãy đêm cái rương gỗ lại đây! Trần chưởng quầy đáp dạ rồi quay người bỏ đi. Nhưng được hai bước, y lại đừng chân do dự: - Xin vị đại gia nào đi với tiểu nhân. Biết y đang chết khiếp, Vạn Lương sẽ bảo Cao Quang và Hoàng Vĩnh: - Nhị vị chịu khó đi theo y! Hai người lẳng lặng một trước một sau, đi kèm sát điếm chủ. Thiếu Bạch nói: - Kỳ lạ quả, y còn trùm kín chiếc chăn bông, vãn bối không tin y thật rời bỏ chỗ này. Vạn Lương cũng gật đầu: - Không hiểu y lẩn đi đâu, nhưng thiết nghĩ, y phải trông giữ món vật đem theo, vậy chúng ta ngầm theo dõi. Chỉ cần phát giác được là dốc toàn lực xuất thủ, nếu thấy cần thì đã thương y luôn. - Sao? Không lẽ y đến đây vì chúng ta? - Lão hủ cũng nghĩ thế, nếu chúng ta không phát giác ra y thì chờ cho ta ngủ say, với võ công của y, ngầm hạ thủ điểm huyệt đạo chúng ta, không phải là quá dễ dàng? Thiếu Bạch cho là phải, bèn vút mình lên đỉnh nóc nhà, đảo mắt xem chừng động tĩnh. Vạn Lương nhẹ nhàng núp vào sau cánh cửa phòng, lặng lẽ chờ đợi. Ai dè, việc xảy ra khác hẳn, Hoàng Vĩnh và Cao Quang lại mang về được chiếc rương gỗ của đại hán để lại trong chớp mắt. Quả đúng trên rương có viết bốn chữ &quot;Hàn chảo sửa bình&quot;. Vạn Lương đỡ lấy rương ngoảnh sang bảo chủ điếm: - Chưởng quầy cứ yên tâm nghỉ ngơi! Nếu người đó có tra hỏi về chiếc rương, chưởng quầy nói là bị bọn ta lấy rồi, y sẽ không làm gì chưởng quầy đâu. Trần chưởng quầy nửa tin nửa ngờ lui ra khỏi phòng. Y tuy sợ tên thợ hàn báo thù nhưng đối với bọn Vạn Lương, y cũng không kém phần kinh sợ. Điếm chủ vừa bỏ đi, Vạn Lương đột ngột phóng vút lên mái nhà, vận khí gọi lớn: - Khinh công của bằng hữu chúng tôi đã thấy cao siêu lắm, nhưng đã tìm đến đây sao không lộ diện. Ngừng giây lâu lão tiếp: - Bằng hữu để lại chiếc rương đã bị bọn này lấy, trước giờ ngọ ngày mai, nếu không thấy bằng hữu tới lấy lại, bọn này sẽ mở ra xem. Dứt lời, lão bước vào nhà sẽ giọng nói: - Bốn người chúng ta luôn phiên canh giữ chiếc rương, lão hủ đã tuyên hẹn, có lẽ y cũng không hạ thủ lén chúng ta đâu. Thiếu Bạch thắc mắc nghĩ thầm: - Nếu muốn mở, sao không mở ngay xem, lại phải đợi đến giờ ngọ ngày mai? Nhưng biết Vạn Lương là tay lịch lãm, làm vậy tất phải có thâm ý nên không tiện nói nhiều. Cứ thế, bốn người thay phiên nhau ngồi điều tức, cho tới gần giờ ngọ vẫn không thấy động tĩnh gì. Khi ấy, mặt trời đã lên tới đỉnh đầu, suốt vạn dặm trông quang đãng, không một vần mây, bọn người lần lượt điều tức xong, sự mệt nhọc tiêu mất, ai cũng thấy khỏe khoắn lạ thường. Cao Quang sẽ đằng hắng: - Người đó có lẽ không đến đâu, ta hẳng mở rương ra xem để còn kịp lên đường sớm. Vạn Lương đứng dậy, vác chiếc rương ra sân đặt dưới ánh thái dương chói lọi, tìm một thanh tre dài cầm tay nói: - Y có đủ thời giờ nhưng không chịu tới lấy lại chiếc rương, thế tất không phải vật trong rương vô giá trị mà chắc có sự gì lạ đây. Thiếu Bạch có vẻ hiểu ra: - Lão tiền bối nhìn xa thấy rộng, vãn bối xin bái phục. Vạn Lương vận công vào thanh tre nói: - Chúng ta hiện đứng cách rương ít nhất cũng có hơn năm thước xa, đủ thời gian để ứng phó bất trắc, nhưng chư vị cũng cứ vận công đề phòng cho chắc. Vung thanh tre nghe đánh đốp một cái, trúng ngay trên ổ khóa bằng đồng ngoài chiếc rương. Vạn Lương đặt mút tre vào nắp rương, chực cạy ra, thốt một bóng đen nhoáng lên dưới ánh nắng, cùng lúc một thanh tre khác từ đâu vút tới, đánh chát một cái ngay thanh tre Vạn Lương đang cầm trên tay.Vạn Lương tức thời thấy cổ tay tê buốt, lòng đâm sợ hãi: - Nội công hùng hậu thật!Chỉ thấy thanh tre ấy rít vèo cả chiếc rương gỗ vút bay bỗng lên. Sự việc xảy ra nhanh không tưởng tượng. Vạn Lương nhanh miệng quát: - Đuổi mau!Chớp động thân hình, lão phóng theo chiếc rương bay.Thiếu Bạch tung mình khỏi phòng, nhắm hướng cây gậy trúc xuất phát vút đi.Cao Quang và Hoàng Vĩnh chậm chân vừa ra khỏi phòng thì Thiếu Bạch và Vạn Lương đã biệt tăm. Nói riêng Thiếu Bạch thi triển khinh công Bát bộ càn thiên nhẹ như bay chạy qua một góc tường đổ nát, chỉ thấy có một cây trúc can dài hơn trượng bị vất lại dưới tường, còn người cầm can biến đâu mất dạng. Chàng đảo mắt nhìn quanh quất, thình lình đề khí vút lên nóc nhà. Đây là một cái làng hoang vắng, trừ năm ba nóc gia về phía bắc ra, đông, tây, nam đều là vùng hoang dã. Thiếu Bạch dõi mắt nhìn, thấy về hướng chính tây, bên ngoài một rừng cây xanh um thấp thoáng có bóng người. Chàng lập tức đề khí nhảy xuống đất đuổi theo. Nếu như chàng chịu suy nghĩ thêm một chút, hoặc có thêm chút kinh nghiêm giang hồ và với khinh công mau lẹ dường ấy thì kẻ kia, võ công dẫu có cao gấp mười chàng, cũng không tài nào chỉ trong thoáng mắt thời gian đã chạy được xa quá hai dặm đường. Nhưng vì nóng lòng truy địch nên Thiếu Bạch không kịp suy nghĩ, đã phóng nhanh về phía chính đông. Trong quảng đường hai dặm, nhờ chàng dốc toàn lực chạy nên loáng một cái đã đến nơi. Ngẩng đầu nhìn lên, chàng thấy một lùm trúc xanh mát che ngang một ngôi mộ cao lớn. Bên trên xanh rờn một màu rêu, lờ mờ một nấm mồ giữa đám cỏ um tùm, nếu không tới gần, thật khó mà nhận biết được. Thốt nghe có những tiếng khóc bi ai vọng ra. Thiếu Bạch lắng tai nghe, tiếng khóc tựa như phát ra từ ngôi mộ khiến chàng bất giác kinh hoảng. - Xem ngôi mộ phải có từ lâu đời, ít nhất là đã mấy mươi năm, lại ở giữa chốn đèo heo hút gió thế này, quanh năm không người lui tới quét tước, giờ lại có kẻ đến bái mộ, khóc lóc thật bi thương, hẳn là phải có tình thâm với người nằm trong mộ. Nghĩ dứt, chàng liền rảo bước qua đám trúc, tiến thẳng về ngôi mộ. Ngôi mộ chiếm trên một diện tích khá rộng, có đến nửa mẫu, trên cỏ dại mọc tràn lan, và bao quanh là những gốc trúc xanh. Thanh đằng, thúy trúc là những vật dễ sinh trưởng, cho nên có thể là thân nhân người chết cố ý tài bồi chúng, để che khuất ngôi mộ to lớn bên trong? Đi được nửa vòng ngôi mộ, quả nhiên chàng phát hiện ra dưới một lùm cây leo rậm rạp có một cái huyệt đạo vừa một người ra vào. Tiếng khóc truyền ra từ trong động huyệt đó. Chú mắt nhìn trên huyệt động thì thấy ra là một cái cửa nhỏ được đặc chế, bên trên cử dây leo mọc kín mít. Nếu đóng cánh cửa lại thì thật kín đáo, bất luận có nhãn quang sắc bén đến đâu nếu không hiểu nội tình, cũng còn khó mới nhận ra. Trong tiếng khóc thoáng nghe lẫn có tiếng nỉ non: - Sư phụ ôi, người mất đi là cả một bất hạnh. Đệ tử võ công đã bị kẻ thù phế bỏ, cho dù có lòng muốn rửa hận, trọn một kiếp này cũng khó tròn được tâm nguyện. Thiếu Bạch cảm khái nghĩ bụng: - Kẻ này cũng kể là một nhân vật có khuyết tánh, tuy không còn sức báo thù nhưng hành động như thế cũng biểu lộ ít nhiều... Tiếng khóc vẫn rền rỉ: - Đệ tử mỗi lần đi viếng mộ, quỳ sụp trước linh vị sư phụ, trong lòng lại càng thêm tủi nhục. Sư phụ tài nghệ tuyệt thế, khổ công nghiên cứu y đạo để dốc lòng cứu nhân độ thế. Người có cái chí cao cả nhường ấy ai ngờ lại truyền phải cho kẻ tiểu nhân, dùng các y thuật tuyệt diệu trên thế gian, làm âm mưu gây nên kiếp nạn khiến sư phụ về dưới tuyền đài không đành nhắm mắt, mà đệ tử ở lại trần hoàn có sống cũng vất vưởng tấm thân.Thiếu Bạch nghe từng tiếng vang lên như những giọt lệ uất hận của người không đạt chí nguyện, của một tấm tình thâm thiết mà trời xanh nỡ dạ gây cảnh trái ngang. Đang khi bâng khuâng, tiếng gào khóc lại âm vang. - Đệ tử sống trên đời này, mắt thấy lũ quỉ dùng y thuật tuyệt thế của sư phụ gieo hại võ lâm, lòng đau như cắt, thà là xin theo sư phụ xuống cửu tuyền, để khỏi phải thấy cảnh... Thiếu Bạch giật nẩy mình, nghĩ: - Người này nhất thời thiếu suy xét, ta phải gấp đi cứu y. Xô vẹt đám dây leo, chàng đi thẳng xuống huyệt động. Huyệt động này uốn quanh ngôi mộ cho nên Thiếu Bạch có chạy gấp cũng phải mất khá nhiều thời gian. Chờ lúc vào được trong mộ thì đã chậm một bước. Nhướng mắt nhìn, chàng thấy có hai ngọn đèn lưu ly sáng trưng, và bên dưới là một tấm bia con. - Không lẽ trong cái ngôi mộ cao lớn kia còn có một ngôi tiểu mộ? Một đại hán y phục lam lũ nằm sóng trước tấm bia đá, trên ngực dựng thẳng thanh Kim đao lấp loáng ánh sáng lạnh.Y chừng như còn giữ được một khẩu nguyên khí cuối cùng, ngoái nhìn Thiếu Bạch lạnh lùng nói: - Ác đồ, ngươi chậm một bước... Thiếu Bạch vút tới nhanh như tên bắn, thò tay chụp lấy đại hán nói vội: - Huynh đài chớ hiểu lầm, tại hạ không phải. Rồi chàng sờ ngực, thấy đại hán đã khí tuyệt mà chết. Thì ra, y cố chống chỏi không chịu nhắm mắt chết, chỉ vì muốn được chửi một câu, và nói xong lập tức tắt thở. Thiếu Bạch giậm chân tự trách: - Ta tuy không có ý ám hại y nhưng chính thực y lại bị hại bởi tay ta. Nếu ta không nhảy xông vào, có lẽ y không đến nỗi tìm cái chết liền. Ôi! Y nhận lầm ta là kẻ đã mưu hại sư phụ y mới vung đao tự vận. Tả Thiếu Bạch ôi! Tả Thiếu Bạch, ngươi tuy có lòng cứu người nhưng vô ý lại hóa ra là hung thủ giết người.Nghĩ đến chỗ ấy, cảm khái thương tâm dâng lên nên chàng không ngăn được hai hàng lệ đổ. Nhưng người chết là hết, Thiếu Bạch nức nở một hồi rồi từ từ đặt thi thể của đại hán xuống. Ngước mắt nhìn lên, chàng thấy trên tấm thạch bia có ghi &quot;Tuyệt thế thần y Chính nghĩa lão nhân nguyên tiên chi mộ&quot;. Thiếu Bạch bàng hoàng, ngây người nhìn sững tấm bia. Bao nhiêu việc nhất thời dâng lên trong trí não chàng như cơn sóng triều, hỗn loạn và dồn dập, làm cho chàng không sao nhận được đầu mối nào. Thiếu Bạch sửng sốt một hồi lâu, rồi chàng như chợt choàng tỉnh. Thiếu Bạch cúi xuống nhìn kỹ lại tấm mộ bia một lần nữa, không còn nhầm lẫn vào đâu được. Đây chính là nơi an nghĩ của Chính nghĩa lão nhân mà chàng vừa được nghe Vạn Lương nói đến. Thì ra Chính nghĩa lão nhân đã mất rồi. Tuy ông ta đã mất nhưng y bát của ông ta đã được truyền thụ lại cho hai người đồ đệ. Theo như suy đoán của Thiếu Bạch và những lời lẽ của người đại hán đã nói khi nãy. Một người đã tự vận ở nơi đây trước ngôi mộ của sư phụ y là Chính nghĩa lão nhân. Còn một người nữa, đã ra tay tàn độc phế bỏ võ công của đại hán, làm những việc gieo rắt tai họa cho võ lâm và người đời không còn ai khác hơn là người nho sinh mặc áo màu lam khi nãy ở căn lều tranh mà bọn Thiếu Bạch đã vô tình gặp gỡ. Theo lời nói của Vạn Lương thì lam y thư sinh đúng là truyền nhân duy nhất của Chính nghĩa lão nhân sau khi người đại hán này tự vận. Tất cả mọi việc thần bí bây giờ dần dần có thể có chút đầu mối để Thiếu Bạch lần phăng ra. Đang suy nghĩ vẩn vơ trong đầu thì Thiếu Bạch giật mình khi nghe tiếng Vạn Lương kêu gọi: - Tả lão đệ, Tả lão đệ! Thiếu Bạch vội vàng đi lên trên để gặp Vạn Lương. Chàng đi lên thì đứng sau lưng Vạn Lương, thấy lão đang đảo mắt nhìn quanh nên Thiếu Bạch vội lên tiếng: - Vạn lão tiền bối, vãn bối ở đây... Vạn Lương giật mình quay lại, mặt lộ vẻ mừng rỡ, lão nói: - Lão đệ có tìm thấy manh mối gì không? Lão huynh cứ sợ lão đệ xảy ra chuyện... Thiếu Bạch vội nắm tay Vạn Lương kéo nằm rạp xuống đất ngắt đứt lời Vạn Lương. Hai người vừa nằm rạp xuống cỏ thì từ đằng xa có hai bóng người lao vút đến. Khi qua mắt hai người thì cả hai người đều thấy rõ đó là hai hán tử mắt sẹo trông thật là ghê gớm và dữ tợn. Chờ họ đi rồi, Vạn Lương mới nắm tay Thiếu Bạch không nói một lời, phi thân trở lại khách điếm gặp Hoàng Vĩnh và Cao Quang đang mong chờ họ.Vạn Lương chỉ nói vắn tắt với ba người:- Ta mau rời khỏi nơi đây ngay, không thể ở được nữa. Vạn Lương rút một nén bạc đặt lên bàn, bảo sẽ: - Ta đi!Đứng dậy đi trước.Thiếu Bạch, Hoàng Vĩnh và Cao Quang cũng lục tục theo sau.Vạn Lương ra khỏi điếm, đột ngột gia tăng cước bộ, nhanh như điện băng băng về hướng chính bắc. Hộc tốc một thoáng được sáu bảy dặm đường mới dừng chân, ngoái cổ lại nhìn phía sau không có bóng người đuổi theo, lão thở phào nhẹ nhõm. Thiếu Bạch ngạc nhiên hỏi: - Lão tiền bối, chuyện gì thế? Vạn Lương nói: - Hai tên mắt sẹo đó, lão đệ đã nhìn rõ? - Hai người tướng mạo cổ quái, nhìn một lần suốt đời không quên. - Lão đệ biết về bọn họ? - Không! - Chẳng lẽ chưa hề được nghe sư trưởng nhắc qua? - Phải, chưa. Thiếu Bạch thắc mắc: - Không lẽ hai cái người mặt sẹo ấy, có võ công siêu tuyệt? - Nếu họ chỉ có võ công cao siêu không thôi, đừng nói lão đệ, mà cứ ngay Vạn mỗ đây cũng khỏi có khiếp. - Thế thì họ có được môn tà pháp thâu hồn bắt quỉ? Vạn Lương cười phì: - Lão hủ sống ngần này tuổi, mà thật chưa hề thấy được môn tà pháp là gì. - Nói vậy, hai người đó hẳn là những cao thủ có tiếng tăm như sấm trong võ lâm? Vạn Lương im lặng, như để tìm lại nguồn ký ức đã chìm sâu, một lát, đằng hắng lấy giọng: - Mấy chục năm về trước, hai đại danh gia nức tiếng trong võ lâm, là Vương kiếm Cơ Đồng và Bá đao Hướng Ngao, người ta đồn, dưới Vương kiếm không ai cầm cự được mười hiệp, và dưới Bá đao, không kẻ nào thoát chết. Nhưng kể từ khi Vương kiếm và Bá đao cùng vượt qua Sinh tử kiều qui ẩn thì trong võ lâm, ngoại trừ những đại môn phái Thiếu Lâm, Võ Đang lại vụt xuất hiện Nhất chính, Song tà, Nhất tản nhân... Thở dài, lão tiếp: - Gọi là Nhất chính là chỉ Thiết Đảm kiếm khách Trương Thanh Phong. Thiếu Bạch nói: - Nhất chính, Song tà, xem danh suy nghĩa thì cũng rõ, nhưng còn nhất tản nhân kia, không hiểu muốn chỉ nhân vật nào. - Ngư tiên Tiền bình, suốt đời có một cái tật, rất là đam mê sưu tầm các loại cá, phàm có việc thỉnh cầu chỉ cần biếu lão một kỳ ngư, thì việc khó đến đâu cũng xong. Bởi thế suốt năm tháng lão chỉ miệt mài tìm tòi cá lạ, mà không mảy may lưu tâm đến việc giang hồ. Nếu biết được sở thích của lão, có nhờ chuyện gì lão cũng làm, bất kể là nhân vật nào. Nên chi, lão là người đứng giữa hai giới chính tà. Nếu không phải là người đem kỳ ngư cầu lão xuất san thì lão tuyệt nhiên không hề dấn thân vào chốn thị phi. Nhưng lão có võ công cực cao, hể thỉnh cầu là được, mà khách giang hồ không biết phải gọi lão thế nào nên mới gán cho lão cái biệt hiệu tản nhân. - Thì ra như thế. Hoàng Vĩnh thốt xen vào nói: - Ngư Tiên Tiền Bình dùng binh khí gì? Vạn Lương mỉm cười: - Là người quanh năm làm bạn với cá nên binh khí của lão thế tất có quan hệ tới giống này. Ngoại trừ một cây ngư can (cần câu), lão còn vác trên lưng một tấm lưới đánh cá. Cứ theo lời đồn đãi, tấm ngư cương ấy chiêu số kỳ ảo còn hơn cả cây ngư can, nhưng có điều ít ai thấy lão sử dụng. Thiếu Bạch hỏi: - Hai kẻ mặt sẹo chúng ta thấy vừa rồi chắc là song tà? - Đúng vậy, Tả lão đệ quả là thông minh! - Chỉ nghe cái danh song tà cũng đủ biết bọn họ là người thế nào. - Người ta nói song ác ấy là anh em song sanh, cho nên cử động, tính tình của họ giống hết nhau. Cùng một tâm địa hiểm độc và võ công cao siêu. Điều kinh dị nhất suốt mấy chục năm nay, họ là những kẻ duy nhất còn được sống được dưới Bá đao của Hướng Ngao... Thiếu Bạch tròn mắt hỏi: - Hai người thoát khỏi Đoạn hồn nhất đao? - Phải, Bá đao Hướng Ngao trừ phi không chịu rút đao, chứ một khi đao ra khỏi vỏ thì không một ai may mắn thoát chết, cho nên, Bá đao giết nhiều người vô kể. Nhưng chưa ai biết được cái tuyệt hiểm của nhất đao, nguyên nhân giản dị là kẻ thấy ông xuất thủ đều bị tử thương ngay tại chỗ. Cũng vì thế, cái tiếng Bá đao đã chấn động khắp giang hồ, nhưng đao pháp của ông vẫn là một điều bí mật đối với người võ lâm. Mấy chục năm nay, không biết có bao nhiêu võ lâm cao thủ đã dốc hết tâm lực, mong mỏi se nghiên cứu ra bí mật của nhất đao nhưng chưa người nào toại nguyện. - Sau khi nhị vị lão nhân qui ẩn mới có nhất chính, song ác, nhất tản nhân vùng dậy. Vậy thì đang lúc song ác còn chưa dương danh giang hồ, làm sao có thể thoát dưới Bá đao? Vạn Lương mỉm cười: - Hỏi rất phải! Lúc Vương kiếm Bá đao tung hoành trên giang hồ, tiếng tăm lừng lẫy, người đời đều khiếp nể thì dẫu có kẻ thân đầy tuyệt kỹ, trước oai vọng đương thời của hai người cũng khó lòng vùng lên được. Về lai lịch song ác thật mơ hồ, có thể nói, toàn thể võ lâm không ai được biết rõ. Nhưng bọn họ đột ngột xuất hiện, muốn dương danh trong võ lâm nên bất kỳ người nào, hễ chọc phải bọn họ thì không những bản thân khó toàn mạng, mà còn mang họa lây cho cả môn hộ, gia tộc nữa. Cái thủ đoạn tàn ác đó thật chưa hề có. Nhưng cũng vì vậy, bọn họ rất mau thành danh trên giang hồ. Rồi từ đó, họ càng thêm kiêu ngạo, dần dà lại ước hẹn tỷ đấu với cả Vương kiếm, Bá đao để gây chú ý cho võ lâm đồng đạo... - Bọn họ lai lịch bất minh, tướng mạo lại dữ dằn đáng sợ, chắc vì thế người trong võ lâm mới gọi là song ác? Vạn Lương gật đầu sẽ thở dài nói: - Hai người này quá ác, cho nên bất phân chính tà. Võ lâm đồng đạo ai ai cũng khiếp sợ họ, chỉ hy vọng nhờ được Bá đao Hướng Ngao ra tay trừ họa cho giang hồ. Nhưng Hướng Ngao hành tung vô định, như thể thần long, thấy đầu mà không thấy đuôi. Vì vậy, tuy có biết bao kẻ có ý truy tầm, muốn cho hai nhg biết việc thách đố ngông cuồng của song ác nhưng suốt ba năm tìm kiếm không gặp thì trên giang hồ ác danh của song ác đã nổi như cồn. Có điều thật may, ngay sau đó hai bên đã gặp nhau. Thiếu Bạch nóng lòng hỏi: - Song ác tránh thoát được Đoạn hồn nhất đao bằng cách nào? - Tình hình lúc ấy, trừ Hướng Ngao và Song ác ra, sợ rằng không một ai biết rõ. Chỉ biết là Hướng Ngao và song ác ước đấu ở ngoài thành Kim Lăng. Nhưng sau ngày đó, trên chốn giang hồ không còn nghe thấy danh song ác nữa, người người đều cho là bọn họ đã chết dưới Bá đao, ai ai cũng vui mừng. Còn Hướng Ngao tuy nức tiếng anh hùng đại hiệp, nhưng vì đao pháp quá tàn độc, trước giờ chưa hề tha ai sống nên người trong võ lâm có sợ ông mà không kính. Có điều nội cái việc trừ khử nhị ma, cũng đủ có tiếng thơm vang dội. Không dè, một việc bất ngờ là Vương và Bá đao đồng loạt qui ẩn thì song ác lại xuất hiện giang hồ, hơn nữa họ hành sự còn ác độc gấp bội năm xưa cho nên mới có cái chuyện hoạt nhân duy nhất dưới Bá đao. Cao Quang xen vào nói: - Không hiểu rồi về sau bọn họ bi nhân vật nào đánh bại? - Lần thứ nhì xuất hiện trong võ lâm, song ác đã bị thanh danh của Trương Thanh Phong lấn át. Thiếu Bạch hỏi: - Nói vậy, song ác lần thứ nhì bị bức xuất khỏi giang hồ, hoàn toàn do một mình Trương Thanh Phong? - Không hiểu Trương Thanh Phong dùng cách gì, đã mời được Ngư tiên Tiền Bình, hai người hợp lực đánh bại song ác, mà theo như lời đồn, sau khi bỏ chạy, bọn họ bị trọng thương mười phần chắc chết. Dè đâu song ác lại còn sống ở trên thế gian, và đột ngột xuất hiện tại chốn hoang vừa này. Thở dài, ông buồn rầu tiếp: - Tứ Giới đại sư đã nói đúng. Các đại kiếp năm nào của võ lâm lại đang từ từ phát động. Thiếu Bạch đột nhiên nói: - Chỉ sợ song ác có dính dáng với tên thư sinh ở ngôi nhà tranh kia. Vạn Lương lo ngại: - Thế không lẽ bọn họ có liên quan mật thiết với Chính nghĩa lão nhân? - Lão tiền bối, Chính nghĩa lão nhân ấy đã chết lâu rồi. Vạn Lương giật mình đánh thót: - Cái gì? - Chính nghĩa lão nhân đã chết, phần mộ ở cách đây không xa. - Tại sao lão đệ lại biết? - Vãn bối được thấy ngôi mộ của người. Vạn Lương vẫn chưa tin hỏi: - Việc này có thật? Thiếu Bạch lẳng lặng rút thanh kim đao trong người ra: - Lão tiền bối nhận biết thanh đao này? Vạn Lương cầm thanh đao xem kỹ nói: - Đúng rồi, lão hủ chưa từng thấy thanh kim đao này, nhưng nghe nói Chính nghĩa lão nhân lúc xuất hiện giang hồ, thường có giắt một thanh kim đao, mặt trên khắc bốn chữ lớn &quot;Chính nghĩa chi đao&quot;. Rồi thong thả trao trả đao lại cho Thiếu Bạch. Thiếu Bạch nói: - Vãn bối tình cờ vào được ngôi mộ của Chính nghĩa lão nhân, nhưng lại vô ý giết chết một mạng người! Người ấy tuy không phải vãn bối giết, nhưng cũng vì vãn bối mới kinh hãi mà chết. Vạn Lương ngạc nhiên: - Lão đệ làm y hoảng hốt chết? - Câu chuyện vừa qua khúc mắt và ly kỳ lắm. Vãn bối chực nói rõ ngay ban nãy nhưng vì cái việc đại hán mặt sẹo kia, nên nãy giờ vẫn chưa có dịp kể lại. - Xem ra tình thế hiện tại trên giang hồ thật phức tạp quá! - Vãn bối cũng có cảm tưởng ấy... Chàng bèn kể lại rành mạch câu chuyện tình cờ vào mộ huyệt, cho tới lúc lấy thanh kim đao thoát ra. Trước sự việc quá đỗi ly kỳ, bọn Vạn Lương đều ngây người nghe. Lúc lâu, Vạn Lương sẽ thở dài: - Nếu thế thì Chính nghĩa lão nhân quả chết thật rồi. Thiếu Bạch còn cảm khái: - Chỉ đáng tiếc là đại hán ấy vì vãn bối làm kinh động mà tự tận. Thôi ôi! Nếu như y còn sống thì cái nội tình bên trong sẽ dễ hiểu biết mấy. Vạn Lương nghĩ ngợi giây lâu nói: - Tình thế hiện giờ quá phức tạp, chắc chắn không phải sức chỉ của mấy chúng ta có thể giải quyết được. Đi! Chúng ta phải đi mau, nếu như thỉnh được y xuất san tất sẽ hiểu được bí mật trong đó ngay tức khắc. Cao Quang hỏi: - Lão tiền bối, giờ ta phải đi tìm người nào? Vạn Lương lưỡng lự: - Không phải lão hủ ra điều bí mật, nhưng trước khi chưa được y chấp thuận, lão hủ không tiện nói tánh danh y... Ngước mặt thở dài: - Chỗ ẩn cư của y, trong võ lâm hiện giờ có lẽ chỉ có một mình lão hủ được biết, vạn nhất y không chịu tái xuất giang hồ, thì nói tên y ra sẽ gây nhiều rắc rối cho y. Cao Quang nói: - Tiền bối không nói tên người đó cũng được, nhưng ít ra cũng phải cho chúng tôi biết sơ là nhân vật như thế nào chứ? Vạn Lương cười xòa: - Cái đó hẳn rồi... Đằng hắng mấy tiếng, ông nói tiếp: - Cơ Đồng, Hướng Ngao có Vương kiếm, Bá đao lừng lẫy giang hồ một thời, nhưng đó chỉ là nói riêng phương diện võ công. Còn nếu bàn về khối óc, tức văn tài, mưu trí thì suốt hơn trăm năm lại đây chưa có một người nào có thể sánh với y. - Sao? Vạn lão tiền bối nói người đó không am hiểu võ công? - Đâu có, nhưng bất quá võ công của y không đủ thành danh trong thiên hạ, nên khỏi cần bàn. - Nếu như ta muốn phanh phui được những mưu đồ, những bí ẩn trên giang hồ hiện tại, trước nhất phải có bản lãnh võ công. Người đó lại võ công tầm thường thì ta cũng khỏi cần tìm y cho mất công. Vạn Lương lạnh lùng: - Lão đệ, lão hủ không có ý dạy bảo ai, nhưng lão đệ phải biết trên giang hồ có rất nhiều việc, mà cho dẫu có võ công tuyệt thế, cũng không tài giải quyết được. Cao Quang còn muốn cãi, Hoàng Vĩnh đã ngăn lại: Vạn Lương kinh nghiệm dày dặn, thoáng thấy sắc diện Cao Quang đã biết ý nên cao giọng: - Lão đệ phải chăng chưa chịu phục? - Nếu như lão tiền bối muốn tại hạ phải nói, tại hạ xin thành thật tỏ bày. Vạn Lương nghĩ bụng: - Người này tánh cương trực, nóng nảy, nếu y không phục, dậm chân bỏ chuyến đi, thì thật phiền. Đường xa nhàn rỗi, hay ta tranh luận với y cũng vui. Nghĩ thế, ông chậm rãi nói: - Lão đệ có cao kiến, xin nói cho nghe. - Kể không có gì đáng gọi cao kiến cả, tại hạ nghĩ, hai đường văn, võ khác nhau xa. Chúng ta những người học võ nói ra toàn là đao qua kiếm lại, quyết việc thắng bại bằng võ công. Một kẻ nếu võ công non kém thì dù cho có một bụng kinh luân cũng khó dương danh vững vàng trên giang hồ. Cái ngu kiến ấy lão tiền bối nghĩ sao? Vạn Lương cười ha hả: - Còn gì nữa? - Chúng ta bôn ba vạn dặm, nay Nam mai Bắc, cũng vì muốn giúp minh chủ đại ca rửa sạch mối trầm oan. Nhưng đối phương thế mạnh người đông, nếu với sức mấy người chúng ta, thế tất là không chống nổi. Cho nên, tại hạ nghĩ ta phải giao kết với những cao thủ, những đồng đạo giang hồ, để chờ khi có lực lượng mạnh, chúng ta sẽ tìm tới Thiếu Lâm tự đối chất với bọn họ một phen, hầu phăng ra kẻ nguyên hung. Vạn Lương sẽ gật đầu: - Phải! Xin cho nghe tiếp. - Như thế, tất phải cần người võ công cao cường chứ cái hạng học thức uyên thâm, phỏng có ích gì cho việc này?Vạn Lương mỉm cười: - Lão đệ nói xong chưa?- Chỉ cần lão tiền bối thuyết phục được tại hạ, thì ngày sau, tại hạ có gặp sẽ hết lòng nể trọng y. - Chúng ta hành tẩu trên giang hồ, tất nhiên võ công là cần thiết, nhưng cũng có đôi lúc, tài trí còn trọng yếu hơn cả võ công. Không nói xa xôi, cứ việc chúng ta vừa mắt thấy tai nghe, thì không phải có võ công là giải quyết được. Cao Quang hỏi: - Việc gì? - Thì cái việc bí mật xoay quanh Chính nghĩa lão nhân, dẫu cho Vương kiếm và Bá đao có tái xuất giang hồ cũng phải bó tay xin hàng. Cao Quang đớ lưỡi, hết đường đối đáp. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 27 Đôi bạn tri kỷ Vạn Lương ngẫm nghĩ giây lâu nói: - Thanh kim đao của vị Chính nghĩa lão nhân ấy để lại, vì sao gọi là Chính nghĩa chi đao? Thanh đao được luyện bằng thép ròng, mà cũng không thấy gì là sắc bén, như nếu luận riêng về võ công, có giữ lại thanh đao ấy cũng chẳng lợi ích. Tuy nhiên, lão hủ có cảm tưởng là bên trong hẳn còn có sự bí mật. Cao Quang sẽ cau mày nói: - Chẳng lẽ cứ đọc sách là có thể hiểu được sao? - Người chúng ta đang tìm gặp là một nhân vật học thức uyên thâm. Cứ riêng võ công, tuy không dám nói đến hai chữ cao cường nhưng quyết cũng chẳng dưới lão hủ. Ngừng lại, lão đằng hắng tiếp lời: - Nói về học thức, dường như sách vở trong thiên hạ, không có cuốn nào y chưa đọc qua, cho nên mỗi lần gặp y, lão hủ ngồi nghe y di-n thuyết không cũng mất hằng mấy ngày trời. Hoàng Vĩnh hiếu kỳ xen vào nói: - Người ấy nói chuyện gì với lão tiền bối? - Thôi thì đủ cả, lão hủ hỏi đến đâu, y trả lời tới đấy. Nào là bói toán, y đạo, địa lý, thiên văn, không một môn gì mà y không thấu hiểu. Cao Quang như thể chưa tin, nghĩ bụng: - Nếu đọc sách có lợi dường ấy, ai mà chả năng đọc. Là người thẳng tánh, nghĩ sao nói vậy nên chàng liền lên tiếng: - Chúng ta gặp được người ấy, như thật có thể làm cho Cao mỗ chịu phục, mỗ nguyện sẽ vái lão tiền bối ba vái sát đất. Vạn Lương mỉm cười nói: - Khỏi cần đánh cuộc, tiểu huynh đệ chắc chắn sẽ thua. Dọc đường, mấy người vừa đi vừa luận chuyện giang hồ, tối nghỉ ngày lại lên đường. Suốt quãng lộ trình không gặp một trở ngại nào. Hôm ấy, trời vừa đúng ngọ, bọn người Thiếu Bạch đã đến dưới chân một dãy núi cao ngất. Vạn Lương dừng bước thở phào một hơi nói: - Đến rồi, chúng ta nghỉ mệt một lát rồi sẽ đi gặp y. Cao Quang ngước mắt nhìn ngọn núi cao chót vót hỏi: - Vị tiền bối ấy ở mãi trên đỉnh núi à? Vạn Lương sẽ lắc đầu: - Không, y ẩn cư dưới chân núi. - Vãn bối nghĩ, chúng ta khỏi cần nghỉ ngơi, vì đường chẳng còn xa, tại sao ta không đợi đến nhà lão tiền bối ấy hẳng nghỉ? Đứng bên, Hoàng Vĩnh hơi bực, xen vào: - Cao hiền đệ, Vạn lão tiền bối là người già cả, dù có nói khác ý hiền đệ cũng phải lắng nghe, để tránh điều thất kính. Suốt mấy ngày nay, được nghe Vạn Lương không ngớt lời ca tụng người ấy bản lãnh cao cường, học thức uyên bác, Thiếu Bạch và Hoàng Vĩnh không khỏi sinh lòng kính nể. Cho nên sợ là Cao Quang ăn nói bừa bãi, làm mích lòng người, mới căn dặn chàng trước. Cao Quang cụt hứng, sẽ thở dài: - Phải, đệ sẽ không bói nhiều nữa. Bốn người nghỉ hồi lâu, lại đứng dậy lên đường. Vạn Lương đi trước, bước theo một lối nhỏ ngoằn ngoèo như ruột đê. Qua một mỏm núi gồ ghề, trước mặt bốn người bỗng hiện ra một cái ao. Hai con bạch nga đang thả tầu trong cao, vừa thấy bóng người lạ hốt nghểnh cổ ré dài mấy tiếng rồi vổ cánh bay vào bờ ao, hướng thẳng về căn nhà tranh trước mặt. Vạn Lương dừng bước dõi mắt theo bóng hai con bạch nga, sẽ lẩm bẩm: - Đôi vịt trắng này, cũng có đến hơn ba mươi năm rồi. Đưa tay phủi qua lớp bụi trên người, lão mới cất bước đi về ngôi nhà. Thiếu Bạch cũng sẽ rủ lớp bụi trên áo, chạy theo sát Vạn Lương. Căn nhà tranh nằm trơ vơ giữa chốn sơn dã, được những bụi cỏ gai cây dại cao ngút đầu người bọc kín chung quanh. Trông xa như một vòng rào kiên cố. Và nhìn cái cảnh hoang vu ấy, ai cũng nghỉ đó là nhà của người tiều phu hay bác nông gia chứ không có cái vẻ thanh cao của một vị cao nhân ẩn sĩ. Đến gần ngôi nhà chỉ thấy hai cánh cửa đóng chặt, còn đôi bạch nga ban nãy không hiểu đã chạy đi đâu mất dạng. Vạn Lương khoát tay ra hiệu cho bọn Thiếu Bạch dừng lại, sẽ giọng bảo: - Ba vị tạm ở đây đợi giây lát, để lão hủ vào gõ cửa. Không đợi câu trả lời, lão đã xăm xăm tiến tới trước nhà, đưa tay đập vào cánh cửa. Thật lạ, bọn Thiếu Bạch nghe thấy lão gõ, lúc chậm, lúc nhanh, như theo một ám hiệu nhất định, chừng đủ vài chục tiếng, lão mới dừng tay. Cao Quang đứng quan sát tình thế bốn bề giây lâu, lòng thắc mắc: - Có lý đâu đây lại là nơi ẩn dật của cao... Nghĩ chưa dứt, từ trong căn nhà hốt vọng ra một giọng nói thật trong trẻo: - Ai đấy? Vạn Lương giật nẩy mình, như thể trong nhà lại có đàn bà. Giây lâu lão mới đánh tiếng: - Tại hạ Vạn Lương. Giọng nói êm ái trong căn nhà lại đưa ra: - Vạn tiên sinh có điều chi chỉ giáo? Hoàng Vĩnh sửng sốt nghĩ bụng: - Ai dè giữa nơi thâm sơn quạnh quẽ này lại có được giọng nói đàn bà thanh tao đến thế. Vạn Lương, người đã bao năm bôn tẩu giang hồ, cũng bị quyến rũ bởi cái giọng êm như tơ, đầy ma lực ấy. Lão ngây người hồi lâu, mới chậm rãi nói: - Tại hạ có chuyện muốn gặp Phạm huynh, dám mong cô nương thông báo hộ một tiếng. Chỉ nghe bên trong vẳng ra tiếng thở dài não ruột: - Đáng tiếc Vạn tiên sinh đến đã quá muộn, gia sư qua đời lâu lắm rồi. Từng tiếng truyền ra như những nhát dao đâm mạnh vào lòng Vạn Lương, khiến cho lão bàng hoàng, ngơ ngẩn đứng thừ người như kẻ mất hồn. Dường như đợi lâu không thấy tiếng đáp lại, giọng trong nhà lại vọng ra: - Nhà tranh thô lậu, chẳng dám giữ khách, mong Vạn tiên sinh thứ cho! Vạn Lương trầm ngâm nói: - Xin hỏi, cô nương vái làm môn hạ của Phạm huynh hồi nào vậy? Trong nhà im bặt giây lâu mới có tiếng đáp: - Kể đã nhiều năm rồi, có điều Vạn lão tiền bối chắc chưa tin? Vạn Lương sẽ thở dài: - Không phải tại hạ đa nghi, nhưng vì tại hạ không hề được nghe Phạm huynh nói đến việc có thu đệ tử, cho nên mới hơi ngờ ngờ. - Vãn lão tiền bối chưa nghe gia sư nói đến chuyện thu đồ, nhưng chúng tôi thì vẫn được nghe người nhắc về lão tiền bối luôn. - Không ngờ Phạm huynh vẫn còn nhớ đến người bạn già này. Người trong nhà bỗng thở dài như cảm khái: - Nếu như không được gia sư cho biết về Vạn lão tiền bối, vãn bối thật cũng chẳng dám nói nhiều thế. Vạn Lương sẽ cau mày nghĩ bụng: - Khéo lắm, nói thì thật khách khí, mà cửa vẫn không chịu mở... Khi ấy, bọn Thiếu Bạch đứng cách đấy chỉ chừng sáu bảy thước, nên nghe hai người nói chuyện rất rõ ràng. Cao Quang chừng như sốt ruột, bàn với Thiếu Bạch: - Hai cánh cửa gỗ ấy, xem cũng chẳng được chắc lắm, chỉ cần dùng ít sức là có thể mở toang ngay. Thiếu Bạch mỉm cười, can em: - Vạn lão tiền bối không chịu làm ngang thế, tất cũng phải có lý của người, còn chúng ta cứ yên lặng là hơn. Vạn Lương sẽ đằng hắng, đánh tiếng: - Cô nương đã biết rõ tại hạ là bạn cố tri của lịnh sư, sao không mở cửa đón tiếp, và cũng để tại hạ vái trước vong linh người quá cố vài lạy. Trong nhà im lặng giây lâu mới có tiếng vọng ra: - Thế thì xin thỉnh lão tiền bối! Vạn Lương đưa tay khẽ đẩy, cánh cửa liền bật tung, ra là nó chỉ được khép hờ. Ngẩng đầu nhìn lên, ông thấy một thiếu nữ vận áo xanh đang ngồi quay mặt vào tường. Trên vách có treo bức truyền thần của Phạm Trung Minh, và bên trong lư hương trước thần vị người quá cố còn có một nén nhang đang cháy dở, tỏa khói thơm ngào ngạt khắp căn nhà. Vạn Lương đưa mắt nhìn cái bóng mảnh mai của thiếu nữ áo xanh giây lâu nghĩ bụng: - Cứ xem phía sau, cũng đoán được là một giai nhân tuyệt sắc, huống là nhìn trước mặt, hẳn phải...Nghĩ chưa dứt, giọng nói của thiếu nữ hốt thánh thót vang lên: - Vạn lão tiền bối đã thấy thần vị trên vách? - Tại hạ thấy rồi. - Tốt lắm, vãn bối xin đáp l- đây! Lời nói có ý giục Vạn Lương mau đi vái. Vạn Lương chột dạ nghĩ bụng: - Phạm huynh ta tinh thông y lý, đâu có thể chết một cách d- dàng. Hơn nữa, thiếu nữ này lạ lắm, hẳn phải có liên quan gì đến cái chết của Phạm huynh. Lòng sanh ngờ, lão sẽ cất tiếng khấn: - Phạm huynh vong hồn có linh, nếu như có chết oan chết ức, hãy báo điềm cho đệ... Thanh y nữ thốt đánh tiếng: - Gia sư lo nghĩ quá độ mà mất, thật không dám làm phiền lão tiền bối quan hoài. Thì ra, thanh y nữ là người thông minh, vừa nghe Vạn Lương khấn vậy, đã biết lão có ý ngờ nên mới cất tiếng thanh minh. Vạn Lương nhìn nhanh bức thần vị trên vách tiếp lời: - Phạm huynh ôi! Phạm huynh, không phải đệ đa nghi, chứ huynh tài cao trí rộng, lại rành nghề y đạo. Đừng nói huynh xưa nay vẫn mạnh, không thể mang bệnh, mà dù cho có bệnh, cũng tự chữa khỏi ngay, lẽ nào đến nỗi phải vội lìa đời? Lão không tiện nói thẳng với thiếu nữ, chỉ phân trần cùng thần vị của Phạm Minh. Thanh y nữ lại sẽ thở dài: - Gia sư thật lo nghĩ quá độ mà mất, lão tiền bối như nếu không tin vãn bối đành xin chịu. Thấy đối phương đã nói ngay mặt, Vạn Lương không thể thoái thác, bèn đằng hắng mở lời: - Trước khi chưa rõ chân tướng, tại hạ cũng chưa dám quyết chắc. Thanh y nữ thở dài, giọng rầu rĩ: - Gia sư lúc lâm chung có dặn vãn bối, người nói, sau khi lão tiền bối đến đây, thể nào cũng sanh nghi với cái chết của gia sư. Vạn Lương cao giọng: - Sanh nghi thật đấy, rồi sao? - Gia sư bảo cứ mặc cho lão tiền bối khảo nghiệm. Vạn Lương ra chiều đắn đo: - Lão hủ ta luận được việc sau như vậy, không có gì đáng lạ, chỉ ngại con bé này nói có thật hay không? Khó mà đoán biết được? Nghĩ thế, lão đành đánh tiếng: - Trước hết, tại hạ muốn được đến nơi mai táng của Phạm huynh, để coi qua mộ phần. Thanh y nữ đáp nhanh: - Phải lắm! Tuy nói chuyện đã lâu mà nàng vẫn ngồi quay mặt vào tường, trước sau không hề ngoảng nhìn Vạn Lương, ngay cả cái liếc mắt. Điều ấy càng khiến Vạn Lương thêm ngờ vực. Lão nói: - Dám phiền cô nương dẫn đường. - Vạn lão tiền bối còn có việc chi xin dặn bảo luôn thể, để sau khi xem qua mộ phần của gia sư, khỏi phải trở lại nữa! Tuy nói lời đuổi khách, giọng điệu nàng vẫn êm dịu, hòa nhã. Vạn Lương nghe qua biến sắc lắc đầu quầy quậy: - Cái đó, lão hủ thật khó chìu ý cô nương. Thanh y nữ buồn bã thở dài: - Ôi! Gia sư nói không sai, lão tiền bối đa nghi thật! - Cái chết của Phạm huynh là việc lớn, lão hủ quyết tra rõ chân tướng. Thanh y nữ lẳng lặng cao giọng: - Muội muội, hãy dẫn Vạn lão tiền bối đi xem qua mộ phần của gia sư. Dứt lời, hốt thấy bức rèm mé tây sẽ rung động, một thiếu nữ vận áo xanh thong thả bước ra. Vạn Lương thoáng thấy, bất giác giật mình sửng sốt. Thì ra thiếu nữ này, từ cách ăn vận cho đến vóc dáng đều giống thiếu nữ ngồi diện bích như đúc. Nàng, đôi mày li-u đen dài, khóe mắt long lanh như làn sóng gợn, môi đào mũi cao, dung nhan mỹ lệ, tựa như người trong tranh. Chỉ thấy nàng nhẹ gót sen đến bên thanh nữ ngồi diện bích, thì thầm to nhỏ mấy câu rồi quay người bỏ ra ngoài. Vạn Lương lấy làm lạ, nghĩ bụng: - Con bé này nếu là người dẫn ta đi viếng mộ Phạm huynh, tại sao có miệng mà chẳng gọi dùm một tiếng? Lòng đang kinh nghi, hốt nghe thanh y nữ ngồi diện bích nói: - Đứa em của tiện nữ vốn không thích nói nhiều, xin lão tiền bối cứ đi theo nó, đừng nên thắc mắc hỏi gì là hơn. - Nếu như ở trước mộ, lão hủ phát giác có sự vật khả nghi, muốn hỏi lịnh muội vài câu cũng không được sao? Thanh y nữ trầm ngâm giây lâu nói: - Tốt nhất là lão tiền bối đừng nói gì với nó, khi thấy có việc khả nghi tiền bối đừng nên để bụng!- Sao có chuyện lạ như vậy? Nhưng thiếu nữ ấy đã đi khỏi căn nhà khá xa nên lão đành phải cất bước chạy theo. Bấy giờ, bọn Thiếu Bạch đứng ở mãi ngoài, mắt thấy một thiếu nữ áo xanh dung nhan di-m lệ đang rảo bước ra khỏi nhà, mà không thấy bóng Vạn Lương đều lấy làm lạ. Những chực rũ nhau vào xem thì đã thấy lão tất tả chạy ra. Thiếu Bạch lo ngại vội hỏi: - Lão tiền bối, chạy đi đâu mà gấp thế, nói cho vãn bối biết vị cô nương ấy là ai? Vạn Lương sẽ giọng đáp nhanh: - Bọn họ là đệ tử người bạn già của ta, giờ này, lão hủ phải viếng mộ y một chuyến. Thiếu Bạch à một tiếng, hốt trở nên lưỡng lự: - Bọn vãn bối đợi ở nơi đây, hay đi cùng với lão tiền bối? - Chúng ta thử cùng đi coi... Ngừng lại như sực nhớ ra điều gì, lão dặn: - Có điều vị cô nương ấy vốn không thích nói nhiều, nên tốt hơn chư vị đừng hỏi gì y thị. Dứt lời lão cất bước đi trước. Bọn Thiếu Bạch nối gót theo sau. Thanh y thiếu nữ dẫn đầu đi được chừng bốn năm dặm đường, tiến vào một sơn cốc u tĩnh. Nói cho đúng, đấy chỉ là một cái tử cốc, vì trước mặt là một dãy núi cao chót vót, hai bên đều là vách núi cao ngất, trơn bóng như mỡ. Vạn Lương đảo mắt nhìn quanh quất, nhưng không thấy ngôi mộ nào cả, lòng kinh nghi nghĩ bụng: - Con a đầu này gạt bọn ta đến đây, hẳn là có âm mưu gì chắc? Đang suy nghĩ, hốt thấy thanh y nữ ấy đi thẳng về một tảng đá thật lớn dưới chân ngọn cao phong. Vạn Lương tuy rất ngờ vực, muốn hỏi cho rõ lẽ nhưng nhớ lại đã trót căn dặn bọn Thiếu Bạch không nên nói chuyện với nàng, bây giờ nếu mình lại đi hỏi trước tiên tất sẽ làm trò cười cho bọn họ. Vì vậy, lão đành lẳng lặng theo sát thanh y nữ và lão định bụng, nếu đối phương có hành động khác lạ, sẽ lập tức xuất thủ chế ngự ngay. Chỉ thấy thanh y nữ đi tới trước tảng đá ấy, hốt chuyển hướng rẽ ra phía sau. Vạn Lương theo đến thấy trước mặt mờ mờ hiện ra một thạch động ăn sâu vào vách đá, bên trong thấp thoáng có một bàn tay ngọc đang vẫy vẫy. Lão đắn đo suy nghĩ: - Không vào hổ huyệt sao bắt được cọp con. Dù cho có bề nào, ta cũng quyết liều một phen. Tiến vào gian thạch động chừng bằng hai căn phòng, được quét dọn thật sạch sẽ. Lúc ấy thanh y nữ sớm đã quỳ sụp trước một cỗ quan tài. Và trên mỗi má đào, long lanh chảy dài hai giòng lệ. Nàng đã lặng lẽ khóc thầm. Vạn Lương nhác thấy cỗ quan tài, cũng bàng hoàng, xót dạ. Lão chạy nhanh đến bên quan tài ấy, ôm đầu òa khóc như một đứa bé. Hồi lâu, lão mới thôi khóc, lẩm bẩm nói: - Phạm huynh! Phạm huynh tài trí tuyệt vời, lại rời khỏi cỏi đời một cách lặng lẽ thế ấy còn gì là bi thảm xót xa hơn. Đệ không được thấy mặt huynh lúc sanh tiền, chẳng lẽ không thể nhìn qua di dung của huynh khi khuất bóng nữa sao? Nói một mình, nhưng rõ ràng lão có ý cốt để cho thanh y nữ ấy nghe được. Vì tuy đã thấy quan tài đá, lão vẫn còn hoài người, muốn được mở ra xem lại. Chỉ thấy thanh y nữ thốt đưa tay lau nước mắt, ngẩng đầu lên nhìn Vạn Lương, ánh mắt chớp nhanh những tia sáng lạ kỳ, muốn nói lại thôi. Giây lâu nàng lùi lại hai bước thật chậm. Vạn Lương nhanh như chớp thò hai tay nắm lấy nắp quan tài, giở mạnh lên. Liền đó, sau một tiếng &quot;cạch&quot; khô khan, cái nắp quan tài bằng đá đã bị nhấc bỗng lên. Và một luồng khói trắng từ trong quan tài ngùn ngụt bốc ra, thoang thoảng một mùi hương nhàn nhạt.Vạn Lương đưa mắt nhìn lại, thấy thanh y nữ đã quì sụp dưới quan tài, hai tay ôm lấy mặt, bờ vai rung lên từng hồi. Hiển nhiên nàng đang khóc, có điều chỉ sụt sùi tủi hận mà không bật thành tiếng. Màu khói trắng nhạt dần. Trong quan tài hiện ra một trung niên gầy, mình vận trường bào màu lam, yên lành nằm ngước mắt nhìn. Vạn Lương coi kỹ, nhận thấy người bạn già ấy có khi gầy một tí, còn vẫn giống y cái lần gặp mắt cách đây đã mấy mươi năm. Không những thi thể chưa rữa, mà ngay mặt mũi, diện mạo vẫn còn tươi tỉnh, trẻ trung như lúc sống. Là người đã nhiều năm bôn tẩu giang hồ, lão hiểu có lẽ nhờ đám khói trắng kia mà cái thi thể trong quan tài mới không bị rữa nát theo thời gian. Nên chi vừa thấy màn khói ấy tản mát dần, lão đâm hoảng, chực buông nắp quan tài xuống, hốt liếc thấy dưới đầu nằm của trung niên mờ mờ có một mảnh giấy trắng. Vạn Lương giật mình như sực nhớ ra: - Phạm huynh là người tài trí, hẳn đây phải là một sự sắp đặt sẵn, vì hai thiếu nữ ấy lúc đặt thi thể vẫn chưa nhìn thấy mà vô tình ta làm rung nắp quan tài, góc giấy mới tuột ra. Vậy thì biết đâu trong mãnh giấy này, Phạm huynh lại không thể nói về nguyên nhân cái chết của mình, chưa chừng còn chỉ rõ hung phạm là ai nữa? Nghĩ thế, lão thò tay chụp nhanh mảnh giấy, cất kín vào người, rồi mới từ từ đóng nắp quan lại. Thanh y nữ vẫn ôm đầu quì trước quan tài, nhưng bọn Thiếu Bạch thì nhìn thấy rõ Vạn Lương chụp được mảnh giấy ấy rồi không kịp xem thử bên trong nói gì, đã lùi thật nhanh lại phía sau. Và lão dùng thuật truyền âm, nói ngầm với bọn Thiếu Bạch: - Ba vị hãy canh chừng vị cô nương. Rồi lão chạy nhanh ra ngoài. Thiếu Bạch hiểu ý, sẽ kéo áo hai em. Ba người đứng thành hình bán nguyệt âm thầm vây lấy thanh y thiếu nữ. Vạn Lương lùi khỏi gian thạch động mới đem tấm giấy ra xem. Đấy là một phong thư niêm kín. — miệng phong bì trắng tinh, chứng tỏ chưa có người mở. Ngoài bì thư vỏn vẹn có năm chữ &quot;Gửi riêng Vạn Lương huynh&quot;. Thấy vậy lão đâm chột dạ: - Thì ra, Phạm huynh trước khi mất đã đoán biết sau này qua đời rồi thể nào ta cũng tìm đến và lại còn phải mở nắp quan tài nên mới để lại bức thư này. Lão liền xé xem, thấy thư ghi bằng nét chữ đã nhạt màu: - Thư này đến tay huynh thì đệ đã mất được vài năm rồi. Huynh ngàn dặm tới đây chịu tang đệ đúng vào lúc mà sát kiếp giang hồ bắt đầu... Đọc được hai dòng, Vạn Lương rất kinh dị, luôn chặt lưỡi: - Phạm huynh qua đời đã lâu, mà lại đoán chuyện xảy ra không sai mảy may. Lặng cảm khái, ông coi tiếp: - Hàn xá vẫn vậy, cảnh vật vẫn vậy, hẳn là đối với cái chết đột ngột của đệ huynh phải hoài nghi lắm, nhưng... Vạn Lương cảm thấy hơi ngượng: - Thể chất của đệ vốn chỉ có hạn, không thể luyện được võ công thượng thừa nên đệ mới chuyển sang cái học về Ngũ hành, bói toán và cũng nhờ ở tầm học thức uyên bác ấy, đệ hiểu là bể học mênh mông, khó có thể mà mở rộng hơn. Cho nên đệ đã tự đóng cửa, tự tuyệt cùng bè bạn tới thăm hầu mong cầu tiến. Nhưng bất ngờ, lúc đệ đang đi dần về cõi hóa cảnh bỗng cảm thấy lòng phập phồng như có điềm lạ. Lão như thế đã hiểu: - Ra là Phạm huynh vì đọc sách quá mà chết. Xem lần xuống dưới: - Đang khi hoang mang ấy, hốt có một nông gia đến cho đệ hai đứa bé, chúng là chị em sinh đôi, đều thông minh lạ thường, nên đệ đã nhận y bát đệ tử. Có điều trời xanh ghen phận má hồng, nên thật tiếc là chúng cái gì cũng toàn vẹn, nhưng lại là thiên sinh tàn khuyết. Chị mù em câm. Vạn Lương hốt tỉnh ngộ: - Thì ra thế, thiếu nữ ngồi diện bích trong nhà tranh ấy, hẳn phải là người chị vì cùng ta nói chuyện rất lâu, trước sau nàng vẫn không chịu ngoảnh mặt lại, còn thiếu nữ dẫn đường này tất là người em rồi. Nghĩ vậy, lão tiếc rẽ ra mặt: - Thật đáng tiếc, tuy ta chưa được thấy dung nhan nàng mù, nhưng cứ với vóc dáng và giọng nói êm ái thế đấy thì phải là một trang giai nhân tuyệt thế. Cùng về sắc của người em, cũng đáng là một trang quốc sắc, không nhường gì chị, chỉ tiếc đôi môi anh đào ấy lại không thể buông ra tiếng ngọc mà thôi. Than tiếc mãi, lão mới đọc tiếp trang giấy: - Từ khi thâu dưỡng hai con bé, hôm sớm quanh quẩn bên chúng, đệ cảm thấy vào những tháng ngày cuối của đời mình cũng được khuây khỏa rất nhiều. Đúng như dự đoán của đệ, tài trí của chúng nó thật hơn người, đứa chị tuy mù nhưng bù lại sách vở nghe đâu thuộc đấy, còn con em có bị câm, nhưng được cái nó học một hiểu mười, sáng dạ lắm. Hai chị em nó ngày ngày quấn quít bên nhau trò chuyện khiến đệ cũng thấy vui lây, bèn đem sở học suốt mười năm còn lại truyền dạy cho chúng. Có điều đáng tiếc đệ chưa tròn nguyệnước thì bất thần căn bệnh chuyển kịch liệt, biết là khó lòng qua khỏi nên đệ mới thảo bức thư này để lại cho huynh tường tận. Đến đây có lẽ vì hết chống chỏi nổi với tử thần cho nên nét chữ thốt trở nên rối loạn, không còn nhìn ra Trọng Minh viết tiếp những gì. Tuy thế Vạn Lương cũng đã hiểu rõ nội tình. Lão gấp thư lại, niêm phong cẩn thận rồi cất kỹ trong mình. Bởi di thư của bạn cố tri vốn đã quý, hà huống lão còn biết rõ người bạn mình là người tài trí tuyệt vời thì những dòng nguệch ngoạc này hẵn là còn có dụng tâm mà hiện lão chưa thể đoán ra, phải đợi sau này tìm hỏi những bậc kỳ nhân mới có thể hiểu thấu đáo nội tình. Định bụng vậy, lão thong thả đi về gian thạch động. Lúc ấy thanh y thiếu nữ vẫn quỳ sụp trước quan tài khóc nức nở. Vạn Lương áy náy sẽ thở dài đánh tiếng: - Hài tử, đừng khóc nữa. Lão thấy đối với Phạm Trọng Minh tình như anh em ruột, mà hai chị em thiếu nữ áo xanh là nghĩa nữ của Trọng Minh nên mới đổi giọng thân mật. Thanh y thiếu nữ từ từ ngước mặt lên, nhìn Vạn Lương qua màn lệ giây lâu, rồi vụt chạy ra ngoài. Cao Quang sẽ hỏi: - Lão tiền bối, chúng ta ở lại đây hay là đi theo ả? Vạn Lương đáp nhanh: - Đi tìm chứ! Nói xong lão dậm chân phóng đi. Bốn người theo sát thanh y nữ, chạy trở về căn nhà tranh. Riêng Cao Quang lòng đầy thắc mắc, mấy lần toan mở miệng hỏi thiếu nữ cho ra lẽ, nhưng chợt nhớ đến lời cảnh cáo của Vạn Lương nên lại thôi. Gần đến căn nhà, thiếu nữ áo xanh vẫy gọi mấy người theo sau, chạy tọt luôn vào bên trong. Vạn Lương dừng bước, sẽ giọng bảo bọn Thiếu Bạch: - Xin chư vị ở ngoài chờ giây lát, lão hủ có đôi việc muốn bàn với chị em họ. Cao Quang nói: - Cứ ý tại hạ, khỏi cần bàn gì nữa, quí hữu đã mất, chúng ta coi như hỏng rồi, thì còn gì đáng nói với hai con nhãi ấy chứ? Vạn Lương sa sầm nét mặt: - Y tuy đã qua đời từ mấy năm nay, nhưng trong bức di thư, y có bảo trên chốn giang hồ sẽ có biến động lớn lao, và nhất là còn tiên liệu đúng việc ta sẽ đến đây. Hoàng Vĩnh sợ xảy ra to chuyện nên vội can: - Phạm lão tiền bối mấy năm về trước đã tiên đoán được giang hồ sẽ có biến động, thì tất cũng lo liệu sẵn? Vạn Lương thở dài, mắt đăm đăm nhìn Thiếu Bạch: - Hai chị em họ có chịu rút đao tương trợ hay không, còn phải đợi xem số vận của lão đệ. Thiếu Bạch ngạc nhiên, bụng bảo dạ: - Chẳng lẽ hai thiếu nữ trẻ tuổi ấy lại có thể giúp Thiếu Bạch ta tra xét ra việc phụ mẫu bị hàm oan? Tuy còn nghi hoặc nhưng miệng vẫn cung kính nói: - Xin nhờ lão tiền bối định liệu cả cho. - Lão hủ tất nhiên sẽ dốc sức khuyên cậy chị em họ xuất sơn tương trợ lão đệ... Ngẩng nhìn mặt trời giây lâu, lão thở dài: - Vạn mỗ suốt một đời trừ có hơi phạm nhiều sát nghiệp, vẫn tự tin mọi hành vi của mình không gì là chẳng hợp đạo trời, thuận lòng người. Chỉ mong sao chị em họ chịu mang sở học chân truyền của cố hữu ra cứu vãn trường hoạt kiếp võ lâm này. Xoay mình, lão thủng thẳng đi về phía căn nhà tranh. Thiếu Bạch lặng lẽ nhìn theo bóng lão, dáng đi thật nghiêm trọng lạ thường. Hiển nhiên lão rất quan tâm đến việc có khuyên được chị em thiếu nữ chịu xuất sơn hay không? Cánh cửa căn nhà chỉ khép hờ. Vạn Lương nhẹ tay đẩy cửa bỗng nghe có một giọng rất êm ái đưa ra: - Xá muội đã cho tiểu nữ biết, lão tiền bối là người rất thủ tín. Vạn Lương nhìn vào, thấy thiếu nữ mù vẫn ngồi diện bích, còn nàng câm thì đứng bên cạnh chị, khuôn mặt phấn vẫn nhòa lệ chưa khô. Lão áy náy, vòng tay nói: - Lão hủ đã nhìn thấy bức di thư của Phạm huynh, mới biết vừa rồi nghi lầm nhị vị cô nương, thật lòng áy náy lắm. Thanh nữ ngồi diện bích đỡ lời: - Không sao cả, lão tiền bối và ân sư là bạn cố tri thì đó cũng là việc khó tránh. - Trong di thư, Phạm huynh có cho biết nhị vị cô nương đã hoàn toàn lãnh ngộ sở học của người.- Tiên sư tài trí siêu việt, còn chị em tiểu nữ xấu xí ngu muội, nên tuy có được tiên sư ra công dạy dỗ suốt bao năm trường nhưng cái sở học cũng khó bì trong muôn một. - Nhị vị cô nương khỏi cần khách khí, Phạm huynh trong bức di thư đã nói cho lão hủ biết rõ...Ngừng giây lâu, Vạn Lương tiếp: - Trên giang hồ, mai này sắp xảy ra trường sát kiếp, nhị vị cô nương đã được tuyệt kỹ chân truyền của Phạm huynh, có lẽ đâu cứ ở mãi nơi này mà mai một tài hoa. Sao bằng xuất sơn theo lão hủ, dựng lên sự nghiệp lẫy lừng, cũng là khỏi phụ cái công nuôi dạy của người quá cố. Căn nhà tranh trở nên lặng ngắt. Giây lâu mới nghe có tiếng thiếu nữ ngồi diện bích thỏ thẻ: - Lão tiền bối quá khen ngu tỷ muội... Và rồi thở dài, tiếp lời: - Vạn lão tiền bối là bạn thân thiết của tiên sư, hẳn trong di thư tiên sư phải nói rõ chuyện chị mù em câm, thiên sinh tàn khuyết. Vạn Lương vội đỡ lời: - Cái đó, vong hữu của lão hủ trong di thư quả có nói qua, nhưng đồng thời Phạm huynh cũng đã hết sức ca ngợi nhị vị tài hoa siêu tuyệt, trí tuệ còn có phần mẫn huệ hơn thầy là khác. - Chẳng qua là tiên sư quá khen, chứ chị em tiểu nữ tuy được tiên sư đón nhận, nuôi nấng và dốc truyền hết sở học như là con đẻ nhưng vốn đầu óc ngu tối, lại thiên sinh tàn khuyết, thật khó dám nhận lấy cái trọng trách cứu thế... đành xin phụ niềm kỳ vọng của tiền bối. Thấy thiếu nữ có vẻ cương quyết, Vạn Lương đâm ra bối rối: - Thế thì nhị vị cô nương muốn ở lại chốn này mãi sao? Xem qua cách bày biện sơ sài trong nhà, lão đoán hai nàng như chưa có toan tính ở lại lâudài.Diện bích thiếu nữ nói: - Lão tiền bối và tiên sư là chỗ chí giao, tiểu nữ cũng không dám giấu, chị em tiểu nữ quyết định là dăm ba hôm nữa sẽ dời đến ở trong gian thạch thất, nguyện làm bầu bạn với di thể của ân sư cho tới trọn đời. - Phạm huynh đã đem sở học một đời truyền dạy cho nhị vị, nay nhị vị muốn được hôm sớm chăm lo nhang đèn cho người thì thật là việc chí hiếu. Nhưng thế không khỏi mai một tài năng của nhị vị cô nương, cô phụ cái tâm nguyện dạy dỗ bao năm của Phạm huynh? Diện bích thiếu nữ thốt quay mặt lại, hỏi rằng: - Chị mù, em câm, một đôi thiên sinh tàn khuyết yếu đuối thế này, thử hỏi, dù cho có được toàn bộ chân truyền, phỏng có làm được những gì cho võ lâm? Vạn Lương đưa mắt nhìn kỹ, thấy thiếu nữ dung nhan mỹ lệ, có phần lấn cả cô em. Nếu không sớm biết đôi mắt nàng mù, thì không ai có thể ngờ được, một vị cô nương di-m kiều ấy lại phải sống với màn đen dày đặc từ tấm bé. Lão cảm khái, sẽ thở dài: - Việc ấy, Phạm huynh trong bức di thư đã nói thật rõ ràng. Thiếu nữ mấp máy đôi môi, để lộ hai hàm răng trắng và thật đều: - Thôi được rồi, lão tiền bối đã biết rõ, thì cũng khỏi cần bắt chị em mù câm này phải chen chân vào chốn giang hồ nữa. - Phạm huynh tuy có nói nhị vị thân bị tàn khuyết, nhưng cũng mong nhị vị sớm có dịp phát huy sở học. Thiếu nữ mù giơ tay vuốt lại mái tóc xỏa ra trước trán giọng chậm rãi: - Bây giờ lão tiền bối có nói cách nào, chị em tiểu nữ cũng không thể đem tấm thân tàn khuyết xuất hiện giang hồ. - Cô nương đừng có bi quan, lão hủ tin rằng thiên hạ bao la, sớm muộn gì chắc cũng tìm được một vị danh y tật chứng của cô nương và lệnh muội. - Lão tiền bối có hảo ý, chị em tiểu nữ xin tâm lãnh... Ngừng một giây, thiếu nữ mù thốt nhiên đổi giọng lạnh lùng: - Lão tiền bối, nếu như không còn việc gì khác, thì nên đi sớm đi. Vạn Lương không ngờ nàng lại buông lời đuổi khách, lão ngẩn người: - Nhị vi cô nương có biết trong bức di thư, Phạm huynh đã nói gì không? - Không. Vạn Lương định bụng: - Hai con bé này vì buồn đau tàn khuyết nhất định không dấn thân giang hồ, hẳn là ta phải tìm cách gạt chúng mới xong. Nên ông nghiêm giọng nói: - Nếu người bạn quá cố của lão hủ để di thư bảo nhị vị cô nương phải xuất sơn vệ đạo thìsao?Thiếu nữ mù sửng sốt: - Nếu thật vậy, tiên sư trước kia phải nói cho chúng tôi biết. - Thế Phạm huynh đã bảo qua với nhị vị chưa? - Chưa! - Nếu trong di thư để cho lão hủ, Phạm huynh có muốn nhị vị cô nương xuất sơn, có thể coi đó là di mệnh của lịnh sư. Thiếu nữ mù lưỡng lự: - Thật như thế, tất nhiên là di mệnh của tiên sư, nhưng có điều tiểu nữ không tin có chuyệnấy.Vạn Lương nhớ lại, trong bức di thư quả nhiên không có việc Trọng Minh chỉ định chị em họ xuất sơn. Lão định tán láo nhưng lại kịp nghĩ uy vọng là một vị trưởng bối, mà đi gạt gẫm hai thiếu nữ mù câm, nếu bị lộ tẩy, tất không còn mặt mũi nào, còn nếu chị em họ có tin thật, thì lương tâm cũng bị cắn rứt suốt đời. Nghĩ mãi, lão đành thở dài: - Lệnh sư trong di thư tuy chưa nói thẳng ra, muốn nhị vị nối theo di thư của người xuất sơn hành đạo, nhưng dòng chữ lúc tục lúc đoạn, nét ngập ngừng đúng là cũng có ý ấy, người không chịu nói rõ, chắc còn có dụng tâm. - Lão tiền bối có thể cho chị em tiện nữ được xem qua bức di thư không? Vạn Lương đáp nhanh: - Được chứ... Rút bức thư ra, bụng rất lạ: - Nàng mù cả hai mắt, không hiểu sẽ xem bằng cách nào? Thiếu nữ mù cầm ly bức thư trao lại cho cô em và bảo: - Hiền muội coi rồi nói lại cho ta. Nàng câm lẳng lặng đở lấy, mắt dán vào trang giấy, tay phải thò ra đặt lên lòng bàn tay người chị vẽ nghí ngoáy. Cách truyền thoại ấy, thật thế gian chưa thấy, khiến Vạn Lương ngồi há hốc nhìn. Nàng câm động tác rất nhanh, loáng một cái đã thuật cho chị biết lời trong thư không xót một chữ. Thiếu nữ bỗng thở dài giọng thật buồn: - Ân sư có tứ mệnh, chị em ta không thể không tuân. Vạn Lương ngạc nhiên quá đổi: - Sao, nhị vị cô nương đã chịu xuất sơn? Thiếu nữ sẽ gật đầu: - Gia sư để thư cho tiền bối có nói rõ, nếu như lão tiền bối thỉnh cầu chúng tiểu nữ xuất sơn... Vạn Lương hỏi vội: - Thì sao? - Chị em tiểu nữ không được từ chối. - Thế sao lão hủ chẳng nhìn thấy câu ấy. - Tiên sư dùng ẩn ngữ viết, lão tiền bối không hiểu ý nghĩ, tất là không nhìn ra. - Đúng rồi, nhưng còn đoạn cuối, chỗ nét chữ nguệch ngoạc khó coi nói gì? Thiếu nữ mù trầm ngâm: - Đoạn ấy gia sư nói về một việc khác, lão tiền bối tạm giữ lại bức thư này, mai sau sẽ có việc dùng. Vạn Lương nhận lấy lá thư nói: - Cái thuở lịnh sư còn tại thế, mọi hành vi của người lão hủ lão gia thể nào lường tưởng được. Dè đâu thầy nào trò nấy, nhị vị cô nương lại học được cả cái chứng úp mở đấy. Nàng mù lặng thinh, giây lâu mới sẽ thở dài: - Lão tiền bối hẳn thương lượng với đồng bạn, để cho chị em tiểu nữ ba hôm thu xếp mọi việc, sau đó xin lão tiền bối đến đây đón chúng tôi cùng lên đường. - Phải lắm, chúng tôi xin hứa ba hôm sau lão hủ sẽ quay lại. Nói xong lão chuyển mình đi ra. Bọn Thiếu Bạch chờ lâu nóng ruột, mắt thấy Vạn Lương bước ra lật đật chạy cả lại hỏi dồn: - Lão tiền bối đã nói chuyện với lưỡng vị cô nương xong rồi? - Xong cả rồi, có điều phải đợi chị em họ thu xếp ít việc riêng, ba hôm nữa chúng ta sẽ quay lại đón họ đi. Thiếu Bạch nói: - Chúng ta cũng lợi dụng thời gian này để đề thảo các ứng phó cho việc tới. Vạn Lương tỏ vẻ do dự: - Lão hủ có một chuyện muốn nói rõ với tam vị. - Chuyện gì thế? - Phải khó khăn lắm mới mời được hai chị em họ xuất sơn, vậy chúng ta phải răm rắp nghe kể họ mới phát huy được hết sở học. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 28 Một mù một câm Cao Quang làm thinh nhưng bụng lại nghĩ: - Hai ả đó quanh năm chỉ ở xó núi này, khờ khờ khạo khạo, làm sao có thể xử lý việc giang hồ. Bảo bọn này cúi đầu nghe lịnh chẳng khác là trò cười. Bốn người rời khỏi căn nhà tranh, đi tới một tiểu trấn, tìm tửu quán ăn uống qua loa rồi do Vạn Lương dẫn đầu den một cánh rừng. Tiến vào trong lão nói: - Tam vị xem chỗ này thế nào? Thiếu Bạch ngạc nhiên: - Thế nào là... - Chúng ta đêm nay ngủ ở đây được chứ? Cao Quang nôn nóng: - Sao lạ vậy, trong tiểu trấn hiện có khách điếm không ở, lại ra làm gì cái chốn hoang lương này. Vạn Lương hốt vút mình lên một cây đại thọ, gọi xuống: - Tả lão đệ hãy lên đây xem! Thiếu Bạch phóng mình chụp lấy một cành cây rồi vút một cái, đu thẳng lên trên ngọn, miệng hỏi: - Xem cái gì? Vạn Lương đưa tay chỉ về hướng chính đông, bảo chàng: - Lão đệ coi kia là đâu? Thiếu Bạch ngưng thần nhìn thấy xa xa ven những rạch suối lượn ngoằn ngoèo là một căn nhà tranh lặng vắng bèn đáp: - Phải chỗ ở của nhị vị cô nương ấy? - Đúng thế, chúng ta ở đây là để bí mật bảo vệ chị em họ. Vạn Lương sẽ thở dài tiếp: - Chúng ta tới đây có lẽ vô tình đã tiếp tay cho cường địch đến tìm chị em họ. Thiếu Bạch im lặng, nhưng trong lòng chàng không khỏi lo lắng cho Vạn Lương đã đa nghi thái quá. Có điều chàng lầm, vì ngay khi ấy hốt thấy một bóng người phóng thẳng về phía căn nhà tranh, và lúc tới gần, kẻ lạ nhanh nhẹn núp vào sau một gốc cây. Bấy giờ, ánh thái dương từ phương tây rọi lại soi rõ mọi vật. Chỉ thấy người lạ sau hồi lâu quan sát, lại quay mình chạy trở về lối cũ. Vạn Lương hơi lo lắng: - Lão đệ có thấy gì chăng? - Thấy. Miệng đáp, Thiếu Bạch thầm nghĩ: - Gừng già quả thật cay hơn gừng non. Vạn Lương thở dài: - Rời khỏi căn nhà tranh lão hủ đã có linh cảm bị người theo dõi nhưng kẻ này võ công cao cường, không hề để lộ dấu vết nên lão hủ để ý xem xét mãi vẫn chưa bắt gặp. - Thế sao vãn bối không được biết mảy may? - Đó nhờ vào ở mấy chục năm kinh nghiệm giang hồ, lão hủ có được một giác quan đặc biệt mà người thường không có. - Vậy sao lão tiền bối lại còn biết mục đích kẻ ấy nhắm về chị em thiếu nữ? - Rất đơn giản, kẻ đó đợi chúng ta rời khỏi nhà chị em họ là y theo dõi ngay xem ta có đi hẳn chưa mới quay trở về thực hiện ý định. Vì vậy khi vừa ra khỏi trấn, lão hủ cố ý đi lòng vòng, quả nhiên đã phát giác được y. Thiếu Bạch gật đầu: - Thế lão tiền bối có biết dụng tâm của y dòm trộm nhà nhị vị cô nương đó không? - Cái đó thật khó nói, chị em họ tuy thiên sinh tàn khuyết, nhưng cứ xem dáng dấp thì quả là trang tuyệt sắc. Nếu không biết rõ, chẳng ai dám nghĩ chị em họ một mù một câm. Có thể vì tham mỹ sắc cũng có thể những tay giang hồ cao thủ dò biết được họ là y bát truyền nhân của Phạm Trọng Minh mà tìm đến đây với một mưu đồ. ... (thiếu 1 trang) Cao Quang chột dạ: - Đại ca thấy gì? - Có kẻ ngầm mưu hại hai thiếu nữ. Cao Quang gãi đầu, gãi tai: - Đại ca, đệ thấy bụng uất ức, không nói không hả. - Nếu thế tam đệ sao không nói sớm! - Tiểu đệ không tin rằng hai chị em mù thật có được khả năng giúp đại ca khám phá được việc lệnh phụ hàm oan và cứu vãn kiếp nạn cho võ lâm giang hồ. - Việc này trước khi được minh xác, huynh cũng không dám nói chắc. Thì ra, Thiếu Bạch cũng chưa tin hẳn những lời Vạn Lương khoa trương về hai thiếu nữ, nhưng lão là người lịch lãm giang hồ nên chàng rất bội phục. Cao Quang sẽ đằng hắng: - Đại ca đã có được thanh Kim đao của Chính nghĩa lão nhân để lại, tại sao không đường đường chính chính ước hội với võ lâm đồng đạo, để cùng phanh phui những âm mưu đang gây hại giang hồ, mà lại phải bôn ba tìm hai cái ả, một mù một câm, không khác đi hỏi đường người lòa? Thiếu Bạch yên lặng, hồi lâu nhỏ nhẹ khuyên Cao Quang: - Vạn lão tiền bối là người từng trải, hơn chúng ta về mọi mặt, hiền đệ đừng nên có thái độ chống đối với người. Cao Quang trước giờ vẫn kính nể Thiếu Bạch nên lẳng lặng cúi đầu: - Đại ca nói phải, tiểu đệ từ nay không dám thế nữa. Hốt có giọng Vạn Lương từ trên cây truyền xuống: - Chư vị mau lên đây! Cái giọng thật gấp, rõ ràng là có việc lạ. Ba người không ai bảo ai, đều vút mình lên ngọn cây. Vạn Lương trỏ tay về phía mái nhà tranh trước mặt nói: - Chư vị hãy xem cho kỹ. Ba người ngưng thần nhìn, thấy có ba nông nhân vác cuốc đi từ ba hướng, bọc lấy căn nhà tranh. Thiếu Bạch sẽ nói: - Tình thế coi bộ bất ổn? Cao Quang ngạc nhiên: - Họ là nông phu, có gì đáng hoài nghi? Bỗng thấy mấy nông nhân vác cuốc đột ngột gia tăng cước bộ, phăng phăng tiến về căn nhà. Sự thể đã rõ, Cao Quang bấy giờ cũng gật đầu: - Quả nhiên có hơi không ổn. Rồi hắn phóng mình xuống, rảo nhanh về phía trước. Thiếu Bạch hấp tấp nói: - Tam đệ không được manh động. Rồi chàng cũng buông mình khỏi cây. Cao Quang dừng bước nói: - Cứu người như cứu hỏa, đâu thể kiên trì được. Khi ấy, Vạn Lương và Hoàng Vĩnh cũng đã lần lượt tụt xuống khỏi cây. Vạn Lương xen lời: - Xem tình hình bọn họ, chắc định hạ thủ ngay ban ngày. Cao Quang có vẻ nôn nóng: - Phải đấy, chúng ta còn chờ gì mà không tức tốc đuổi theo họ. - Chúng ta làm thế, sợ không khỏi bị người phát giác à. Cao Quang gật gù: - Phải, hay là ta cũng cải trang sơ qua? Vạn Lương lẳng lặng nhìn quanh quất, thấy có một tên mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng bò, tay cầm sáo trúc nghêu ngao thổi, bỗng nảy ra một kế nói: - Tả lão đệ, phiền lão đệ giả dạng mục đồng, cưỡi bò đuổi theo. Thiếu Bạch sẽ dạ đáp rồi nhanh nhẹn phóng vút ra, mượn tên mục đồng cây trúc địch, rồi nhảy lên lưng bò, cưỡi thật gấp về căn nhà. Vạn Lương lại sẽ bảo Hoàng Vĩnh: - Còn nhị vị xin ra con quan đạo kia mượn đỡ một cỗ xe ngựa, đánh gấp theo. - Nếu như không có được mã xa, cứ mượn tạm cỗ xe bò? - Bất luận xe gì, miễn là nhị vị phải đuổi theo kịp trong thời gian ăn xong một bữa cơm. Hoàng Vĩnh nhận lệnh dẫn em đi. Vạn Lương định giả dạng làm một lão nông nên tạt vào nhà những nông phu gần đấy mượn cuốc và áo tơi, rồi tất tả chạy về phía căn nhà tranh. Thiếu Bạch cưỡi bò cố cho nó chạy thật nhanh, nhưng sức bò có hạn nên càng thêm cuống. Đang khi ấy, hốt có một cỗ xe ngựa lướt vùn vụt qua bên và đồng thời có tiếng Cao Quang vọng sang: - Đại ca, chúng đệ xin đi trước. Thiếu Bạch dùng thuật truyền âm vội nói: - Cao đệ, tuyệt đối không được vọng động nếu chưa phải lúc, đừng có xuất thủ bừa bãi, mọi sự phải nghe theo lời Vạn tiền bối. Ý chưa dứt, cỗ mã xa đã băng xa ngoài sáu trượng, câu sau không hiểu Cao Quang có nghe kịp không? Vạn Lương lúc bấy giờ đang cắm cổ chạy thẳng về căn nhà của hai thiếu nữ, chợt thấy ven bờ ao dưới gốc cây và trong đám cỏ hoang kín mít, rải rác có không dưới mười người, lòng lão đâm lo sợ. - Đối phương với hai thiếu nữ mà bọn họ huy động đến ngần này người hẳn không phải là việc ham mê nữ sắc thường tình. Chị em thiếu nữ trong nhà tranh cũng đã có cảnh giác. Chỉ thấy của nhà đã đóng chặt và mấy con bạch nga giữ việc báo động ở trong cái ao con cũng đã chạy đi đâu mất hút. Khi ấy Hoàng Vĩnh và Cao Quang đang ra sức điều động cỗ xe lướt thẳng tới trước mặt căn nhà. Thuật đánh xe của anh em họ thật tài tình. Cỗ xe lao đi vùn vụt. Thấy vậy, bọn người phục kích quanh căn nhà tranh sanh cảnh giác, cùng lúc hai đại hán vác cuốc trong bọn tung vút ra chặn lối. Hoàng Vĩnh vội ghì cương. Cỗ xe đang lao nhanh như gió lốc liền ngừng ngay lại. Chàng xẳng giọng hỏi: - Hai vị vô cớ chận đường bọn này là có dụng tâm gì? Lúc ấy thấy khoảng cách tới căn nhà còn hơn mười trượng cho nên Hoàng Vĩnh vẫn hơi lo. Hai đại hán vác cuốc một già một trẻ, người già chừng ngoài năm mươi có bộ râu trắng như cước, còn người trẻ trên dưới hai mươi. - Nhìn là biết, bọn họ quyết không phải là hạng người chăm việc xới lúa, vun khoai. Chỉ nghe lão già cười khảy: - Nhị vị là người trong phái nào mà to gan lắm. Hoàng Vĩnh lạnh lùng: - Các hạ hỏi có dụng ý gì? - Lão phu thoạt nhìn cũng biết các hạ không phải là hạng chân lấm tay bùn. Cao Quang bất chợt vén rèm hỏi lại: - Thế còn hai vị? Lão già ha hả cười: - Phải lắm! Bọn ta chẳng phải hạng canh điền. Thình lình lão hét lớn một tiếng, đảo ngược đầu cuốc trên vai bổ thẳng vào Hoàng Vĩnh. Hoàng Vĩnh tung vút ra khỏi xe tránh thoát. Cùng lúc lão già xuất thủ, thiếu niên cũng quét vèo cây cuốc, công và Cao Quang trong xe. Cao Quang đã sớm rút Phán quan bút cầm tay, hữu thủ điểm vào đầu cuốc, nhanh nhẹn tung ra ngoài. Hoàng Vĩnh thoát được thế công đầu, thuận tay chụp lấy thanh trường kiếm ở mui xe cùng lão già giao đấu. Còn Cao Quang bắt đầu vũ lộng song bút tấn công thiếu niên tới tấp. Vạn Lương thấy hai người đã rút binh khí động thủ, thân phận đã lộ, hốt vút một cái, lão lao nhanh về mái nhà tranh. Nhưng cùng một lúc, lẹ như bóng ma một lão giả vận trường bào phóng ra từ sau một gốc đại thọ, múa cây nhuyễn tiên vút vút táp vào mặt Vạn Lương. Vạn Lương hữu thủ vung chưởng quét dạt cây nhuyễn tiên, công tiếp. Nhưng lão giả sử dụng nhuy- n tiên chiêu số thập phần quỷ mị. Quấn, điểm, đánh, ba thế yếu quyết tiếp nối điều hợp như con thác lũ bọc kín lấy Vạn Lương, nhất thời khiến lão khó lòng tiến được nửa bước. Bỗng nhiên có hai đại hán cầm kiếm phóng vèo về căn nhà. Vạn Lương lo lắng gọi to: - Nhị vị cô nương tiểu tâm. Thiếu Bạch nhác thấy hai đại hán động thủ lập tức băng mình đuổi theo. Bọn đại hán mai phục quanh căn nhà đâu phải ít. Thiếu Bạch chưa kịp tới sát nhà tranh đã có hai đại hán nữa nhảy ra đón đường. Họ hai người tuổi sàng sàng nhau, một múa thanh Ngô câu kiếm còn một nhấp nhoáng ngọn thiết côn nhất tề chặn lối tiến thủ. Thiếu Bạch lòng nóng như lửa, cất tay chớp động trường kiếm công ào ạt với ý muốn đánh lùi hai người, băng về trước. Nhưng kiếm chiêu của Cơ Đồng kỳ ảo là thế mà soẹt soẹt mấy kiếm vẫn chưa phá giải được thế vy của đối phương. Thiếu Bạch đảo mắt nhìn thấy hai đại hán cầm kiếm đã lướt sát tới căn nhà. Người đi trước bất thần tung một ngọn cước đá vào cánh cửa gỗ. Cánh cửa đổ ầm. Vạn Lương, Cao Quang, Hoàng Vĩnh và Thiếu Bạch càng thêm sốt ruột, cố dốc toàn lực đánh tháo vòng vậy. Nhưng đối thủ đều là những nhân vật thành danh trên giang hồ nên khó có thể đạt ngay ý nguyện. Vạn Lương giận sôi, gọi lớn: - Tả lão đệ khỏi cần nương tay, bất luận thế nào cũng không thể để cho bọn họ hãm hại nhị vị cô nương. Thiếu Bạch lẳng lặng gia tăng thế công, kiếm thế loang loáng phủ chặt lấy hai tên cường địch. Chỉ thấy hai đại hán xông vào căn nhà tranh trước, đang phóng thẳng tới hai thiếu nữ. Y quài tay tra kiếm vào vỏ, ý chừng muốn bắt sống hai nàng. Thiếu Bạch đứng gần căn nhà nhất, mắt thấy hai chị em mù nguy ngập đến nơi mà không có cách nào tiếp cứu, đâm giận điên: - Hãy xem cổ đao của ta. Kỳ thực, hai đại hán động thủ với Thiếu Bạch đã bị kiếm chiêu của chàng làm cho thất điên bát đảo, chỉ cần trận đấu kéo dài thêm giây lát, họ sẽ phải tìm cách tháo lui. Là vì chẳng những màn kiếm ảnh dày đặc của chàng mỗi lúc một thêm áp lực, mà bọn họ còn nhận thấy đã nhiều lần đã có thể lấy tính mạng đối phương mà chàng lại thâu kiếm về. Có điều, Thiếu Bạch không biết hai người đã vô cùng khiếp đảm, chỉ thấy kiếm thế của họ vẫn vững mạnh, cho nên mới nóng lòng rút cổ đao ra. Nhưng thanh đao vừa soạt khỏi vỏ, hai đại hán đã kinh hãi nhảy lui. Người sử dụng Ngô câu kiếm nói: - Đa tạ các hạ nương tay. Cùng đồng bạn đứng dạt sang bên. Thiếu Bạch bàng hoàng, giây lâu mới cất bước tiến về căn nhà tranh. Bấy giờ hai chị em nàng mù đang sánh vai đứng, tay chưởng tay chỉ ung dung ngăn chống hai đại hán. Hai đại hán thì thi triển Cầm nả thủ pháp, cau mày, loang loáng khoa tay muốn điểm huyệt bắt sống hai nàng. Thiếu Bạch quét mắt xem tình hình, cao giọng quát: - Ngừng tay! Hai đại hán giật mình, nhất tề ngoảnh đầu lại. Đại hán đứng bên trái rút kiếm quắc mắt hỏi: - Các hạ là ai? Còn đại hán bên phải vẫn lẳng lặng múa song quyền đánh ào ào về phía hai thiếu nữ. Thiếu Bạch đã tra đao vào vỏ, hữu thủ hoành kiếm ngang ngực, điềm nhiên đứng xem thế quyền của hai chị em mù. Dè đâu, coi một lúc, chàng vẫn không nhận ra lai lịch. Đại hán thủ kiếm không còn nhẫn nại, soẹt một gươm đâm tới. Thiếu Bạch đảo kiếm đánh bật thế kiếm của đối phương, mắt vẫn dán vào lối biến hóa quyền chỉ của nhị nữ. Đại hán sôi giận, công veo véo thêm ba kiếm nữa. Ba thế kiếm bình sinh tuyệt học mà y hằng cho rằng hết sức độc hiểm. Nhưng trái hẳn, Thiếu Bạch mắt vẫn không chớp, tay khoan thai vung gươm hóa giải. Đại hán thêm giận căm, dốc sức tấn công. Không ngờ, vụt một cái, Thiếu Bạch hốt biến chiêu, thanh kiếm lóe quang hoa lạnh giá trùm xuống đại hán. Thiếu nữ câm, mắt thấy chỉ trong một kiếm phản công, Thiếu Bạch đã nắm được thế chủ động, bất giác nhoẻn miệng cười. Thiếu Bạch từ đầu theo dõi hai người cự địch, nên khi nàng câm cười chàng thấy rất rõ. Nụ cười thật xinh, khiến chàng càng sinh lòng cảm khái: - Người đẹp, cười thì xinh thế ấy, thật là cái sắc khuynh thành, là trang tuyệt sắc nơi cõi thế, vậy mà lại không tròn vẹn, nàng bị câm, có phải trời già quái quắt... Thình lình đại hán tấn công hai chị em mù kêu hự một tiếng ngã lăn. Thì ra bị nụ cười của nàng câm thu hút hết tâm thần nên quyền thế y trở nên mê loạn và nhất thời yếu huyệt cổ tay trúng phải chỉ thế của nàng mù nên thọ thương ngã lăn ra. Nàng mù thở dài: - Đó là tự lỗi của ngươi, chứ không phải ta cố ý đả thương. Đại hán còn lại bị thế kiếm của Thiếu Bạch vây chặt, muốn đánh không được, tháo lui cũng không xong, cái cảnh thật dở khóc dở cười. Thiếu Bạch lại ngắm nàng mù, thấy nàng còn mỹ lệ hơn cô em, bụng thêm phần cảm khái: - Thế gian ai ngờ lại có đôi mỹ nhân tàn khuyết. Bây giờ nàng câm tay nắm bàn tay người chị, cặp mắt to lấp láy trìu mến nhìn Thiếu Bạch chằm chặp. Chợt có tiếng quát tháo của Cao Quang từ ngoài vọng vào, xen lẫn những tiếng binh khí va chạm loảng xoảng. Thiếu Bạch tỉnh mộng, biết bên ngoài bọn Cao Quang đã gặp kình địch cho nên tức tốc thu kiếm. Màn kiếm ảnh vừa dãn, đại hán cầm kiếm bỗng ném binh khí, đưa tay lau mồ hôi trán nói: - Tại hạ không phải địch thủ, chúng ta khỏi cần đánh nữa. Thiếu Bạch nhanh nhẹn điểm huyệt đại hán, rồi vút mình khỏi nhà. Bên ngoài cuộc chiến đang đến hồi quyết liệt.Vạn Lương tay không chống trả ngang ngửa với ba đại hán cầm binh khí liên cũng. Còn Hoàng Vĩnh thì múa tít trường kiếm, say mê giao đấu với hai đại hán. Cao Quang cũng vũ lộng song bút, một địch với hai. Chỉ thấy trong khu đất đỏ mọc hoang ngoài nhà, lác đác dăm ba cái cuốc bỏ. Ra là bọn người giả trang nông phu, vai vác cuốc, nhưng trong mình ngầm giắt binh khí, gặp phải động thủ, tức khắc rút ra cự địch. Thiếu Bạch lặng quan sát tình hình, ngoại trừ Vạn Lương, còn Hoàng Vĩnh và Cao Quang đều dốc hết toàn lực, tuy không đến nỗi bại cũng chưa thấy thế thắng. Còn đang suy tính hốt sau lưng chàng có tiếng người êm như tơ rót vào tai: - Đa tạ huynh đài tương trợ. Thiếu Bạch bàng hoàng, giây lâu đáp: - Không dám, chẳng qua đó chỉ là bổn phận. Rồi chàng vội bước ra, không dám ngoái nhìn hai thiếu nữ. Lâu rồi cuộc chiến cũng phải chuyển biến. Chỉ nghe liên tiếp hai tiếng rú thảm thiết, ba đại hán vây đánh Vạn Lương, hai đã quị ngã. Họ mang vết thương như nhau, trên mặt rành rành ba vết tay xanh xám. Thiếu Bạch biết ngay đó là kỳ công của môn công phu Ngũ quỉ sưu hồn thủ. Người còn chột dạ, công vội Vạn Lương hai đao rồi quay mình đào tẩu. Nhưng Vạn Lương cười nhạt: - Giờ còn mong chạy đi đâu? Cánh tay đột ngột vươn dài, chộp nhanh tới. Đại hán chỉ kịp kêu thét một tiếng, lăn ra tắt thở. Thiếu Bạch vỗ tay khen: Lão tiền bối xử ngón Ngũ quỉ sưu hồn thủ thật tuyệt. Thì ra, Vạn Lương vung tay, trong khoảng cách hai thước đã hạ sát đại hán dưới chỉ lực của mình. Lão mỉm cười: - Chỉ đáng mừng hôm nay có việc mượn bọn họ để thử nghiệm môn công phu lão hủ khổ luyện ngót mười năm. Hốt nhiên có tiếng Cao Quang quát: - Ngã mau! Quả nhiên, hai đại hán hợp công liền bị đánh ngã mất một. Bọn đại hán giả dạng nông dân mắt thấy Vạn Lương liên tiếp hạ ba đồng bạn, hai kẻ đầu não dẫn đạo lại vào trong nhà mãi không thấy trở ra tất hung nhiều cát ít, thảy đều hoang mang. Lòng nao núng thì đao thức phải loạn. Phút chốc, thêm một tên bị Cao Quang xử tuyệt chiêu điểm trúng yếu huyệt ngã chết. Đại hán còn lại thấy thế hoảng hốt đánh nhứ một chiêu rồi quay đầu chạy. Cao Quang đề khí đuổi theo, chớp mắt tới sát lưng y, vung một chưởng khiến đại hán chúi ngay về phía trước lăn ra nằm bất động. Cùng lúc với Cao Quang giải quyết ba tên địch, Hoàng Vĩnh cũng đã hạ hai tên kia. Vạn Lương sẽ giọng hỏi Thiếu Bạch: - Lão đệ, nhị vị cô nương chắc một phen hoảng sợ? Thiếu Bạch lắc đầu đáp: - Không, chị em họ võ công cũng khá, hai tên xông vào nhà một bị hai người hạ, còn vãn bối điểm huyệt một. - Được lắm, ta hẳn mau đem người bị thương vào nhà, còn kẻ nào chết thì mang chôn. Tám tên địch ngoài nhà, chết mất sáu, thoi thóp còn hai. Ba người thu dọn nhanh chóng, chỉ một chốc sau, tử thi người chết đã được mai táng tử tế, còn hai thương nhân được khiêng vào trong. Nhị nữ đang ngồi cạnh nhau trên chiếc ghế gỗ, thấy bọn Thiếu Bạch di vào, nhất tề đứng dậy thi lễ. Vạn Lương nói: - Bọn lão hủ tới chậm, để nhị vị cô nương phải kinh hoàng. Nàng mù thỏ thẻ đáp: - Không sao. Thiếu Bạch sẽ đằng hắng: - Tại hạ có một thắc mắc, dám mong được lãnh giáo cô nương và Vạn lão tiền bối. Vạn Lương hỏi: - Lão đệ cứ hỏi. - Bọn này trước giờ có từng đến đây chưa? Nàng mù đáp: - Không, nếu tiện thiếp không nhớ lầm thì chưa hề có ai tới đây tầm thù. - Thế thì chúng tôi đã mang phiền nhiễu cho cô nương. Nàng mù lặng thinh. Thiếu Bạch quay sang dặn Vạn Lương: - Lão tiền bối có thể xem từ người tử thương, nhận ra thân phận và lai lịch bọn họ không? Vạn Lương lắc đầu: - Lão hủ đã qui ẩn mấy mươi năm, nên không rõ mấy về người và cảnh giang hồ đổi biến hiện nay. Chợt có giọng dịu dàng của nàng mù: - Xin cho tiện thiếp biết cách phục sức và tướng mạo của mấy tên nọ. Vạn Lương sẽ thở dài: - Lão hủ coi thì bọn này chắc không phải là nhân vật thủ não, huống hồ lại thay đổi trang phục nên khó mà hiểu được lai lịch? Cao Quang đứng ngoài nhà hốt gọi vào: - Có người tới. Thiếu Bạch nhìn sang hai kẻ thọ thương nói: - Tại hạ muốn được hỏi nhị vị một việc. Hai người, một bị thương rất nặng, hơi thở chỉ còn thoi thóp, người kia tương đối nhẹ hơn, nhìn Thiếu Bạch im lặng. Hoàng Vĩnh bỗng rút trường kiếm nói: - Tại hạ ra giúp tam đệ một tay. Rồi chàng quay người đi luôn. Vạn Lương gằn giọng: - Chúng ta khách khí, hẳn là y không chịu nói. Thò tay chụp lấy cổ tay người bị thương nhẹ, lão tiếp lời: - Thương thế ngươi ra sao? Tên này bướng bỉnh, nhắm mắt làm thinh. Vạn Lương lại cười khảy: - Được, bằng hữu cứng cổ, thì thử xem cái vị phân cân thác cốt của lão phu như thế nào. Bất thần có tiếng Cao Quang quát lớn từ ngoài nhà: - Đứng lại! Vạn Lương buông cổ tay người đó bảo Thiếu Bạch: - Lão đệ ở đây bảo hộ nhị vị cô nương để lão hủ ra ngoài coi là nhân vật phương nào? Rồi lão băng mình đi luôn. Thiếu Bạch nhìn lại thấy nhị nữ nắm tay nhau ngồi, thần thái rất nhàn nhã, như thể chưa biết có cường địch đến sát nhà. Chị em họ mỗi người một vẻ, ngoài sắc đẹp tuyệt trần còn có sự bình tĩnh lạ thường. Nàng câm dường như phát giác Thiếu Bạch đang đăm đăm nhìn họ nên nghí ngoáy việc vào tay cho chị biết. Nàng mù chợt tủm tỉm cười. nụ cười như nhụy hoa hé nở, làm cho Thiếu Bạch nôn nao, vội quay mặt lặng đi chỗ khác. Kịp khi nhìn ra ngoài, chỉ thấy một thiếu niên vận áo hoa đang ghì con tuấn mã, đứng dưới một gốc cây ven bờ ao, cách căn nhà tranh chừng hơn hai trượng, quắc mắt chằm chặp nhìn Hoàng Vĩnh và Cao Quang. Thiếu Bạch thì đứng dựa vào cánh cổng ngoài nhà, cặp lông mày nhíu lại như thể đang có việc khó nghĩ lắm. Hoa y thiếu nữ lạnh lùng nói: - Nhị vị nhất định ngăn cản tại hạ? Lời không to, nhưng trong giọng nói có một cái gì lành lạnh khiến người phải sợ. Hoàng Vĩnh và Cao Quang đâm ngần ngại. Im lặng một lúc lâu, Cao Quang trấn tĩnh quát: - Không nhất định chẳng lẽ lại đùa với người chăng? Hoa y thiếu niên cười khảy: - Mỗi người trong một đời chỉ được chết một lần, hai vị có thể xem thường sự sống chết? Thiếu Bạch hốt nhớ ra, hắn chính là kẻ lạ chàng đã gặp ở Du Thọ Loan. Cao Quang gằn giọng: - Khẩu khí lớn lắm, nhưng trước khi chưa tỷ đấu, thật khó nói chắc sống chết về ai. Hoa y thiếu niên sắc giận phừng phừng: - Ngươi, kẻ phải chết trước tiên... Ánh mắt nhanh như điện từ Hoàng Vĩnh quét sang Thiếu Bạch và Vạn Lương tiếp: - Y, và cả người đang đứng trước cửa lão nhân ốm yếu kia. Cao Quang tức uất người. - Ta thật chưa hề thấy kẻ nào to gan như ngươi. Khỏi cần nhiều lời, hãy thử một trận xem. Chỉ thấy hoa y thiếu niên ngẩng mặt cười vang. Tiếng cười rổn rảng như tiếng sắt chạm vào nhau. Vạn Lương nãy giờ trầm tư, bỗng buột miệng: - Quả đúng là y. Rồi lão phóng mình bay về phía trước. Hoa y thiếu niên thốt thò tay đánh nhoáng một cái. Cao Quang tức thời ngã lăn. Hoàng Vĩnh đứng bên bàng hoàng há hốc, thật không trông thấy người anh em bị đánh ngã bằng cách nào. Hoa y thiếu niên thủ pháp cực nhanh, vừa đắc thủ y xoay vèo chưởng thế nhắm sang Hoàng Vĩnh. Hoàng Vĩnh đã kịp cảnh giác vội đề khí vút mình né tránh. Ngay lúc ấy, Vạn Lương đã tới sát, miệng quát: - Nhiếp hồn chưởng! Cực kỳ mau lẹ, Vạn Lương đã thi triển một thức trong công phu Ngũ quỉ sưu hồn thủ. Hoa y thiếu niên cảnh giác, tức tốc ra roi. Con tuấn mã hí dài, chồm vó phóng xa hơn trượng. Thiếu Bạch mắt thấy người nghĩa đệ thọ thương, vội vã rút kiếm đuổi theo quát: - Dừng lại! Trường kiếm nhoáng động, lóe lên một luồng bạch quang như chiếc cầu vồng đổ ập tới. Chiêu thức đã thương duy nhất trong kiếm pháp của ân sư Cơ Đồng mà lúc truyền dạy ông đã căn dặn kỹ là nếu không phải lúc thật cấp bách thì không được sử dụng. Chiêu này không có sẳn trong môn Đại bi kiếm pháp, chỉ khi đã vượt qua Sinh tử kiều ẩn cư trong vô ưu cốc, Cơ Đồng suốt mấy mươi năm trường khổ cứu mới tạo ra. Kiếm thế này lúc thi triểnxoay tít như bánh xe, dù cho có được thủ pháp phóng ám khí tuyệt diệu thế gian mà gặp nó cũng trở thành vô dụng. Thanh trường kiếm xoay tròn như cơn lốc tới sát hoa y thiếu niên bỗng tỏa rộng chẳng khác nào một vầng mây trắng phủ ập xuống. Liền đó, một tiếng hú hãi hùng! Con tuấn mã tuyệt đẹp đã bị kiếm thế xẹt xuống, phăng đứt làm hai đoạn. Sức xoáy của thế kiếm mạnh mẽ cực cùng, ngay tấm yên da trên lưng ngựa cũng bị nghiền nát. Hoa y thiếu niên đúng lúc kiếm thế chém trúng lưng ngựa đã lẹ làng lộn xuống đất lăn mấy cái xa ngoài hai trượng, thuận đà vút mình đi. Thiếu Bạch hậm hực chạy đến bên Cao Quang hỏi: - Cao Quang hiền đệ có sao không? Hoàng Vĩnh sẽ thở dài: - Tam đệ mình mẩy giá lạnh. Thiếu Bạch cầm bàn tay trái người nghĩa đệ thấy lạnh giá bất giác cau mày. Vạn Lương bấy giờ xem thấy chiêu kiếm của Thiếu Bạch bụng rất cảm phục nhưng nghĩ mãi vẫn không tài nào hiểu được nguồn gốc. Lão chực mở miệng khen song thấy Thiếu Bạch nắm tay Cao Quang sắc mặt lo âu cũng đâm hoảng chạy vội tới: - Lệnh đệ thương thế trầm trọng lắm à? - Hình như tam đệ bị một môn võ công tà môn đả thương. - Không sao, Phạm huynh y đạo tinh thông, nhị nữ y bát chân truyền của người tất cũng chữa trị được các loại nội thương kỳ độc. Sao ta không nhờ chị em họ coi xem? Thiếu Bạch nửa tin nửa ngờ nghĩ bụng: - Chị em họ một câm có miệng như không, còn một mù có mắt như bỏ, không thể lại có thể xem bịnh chửa thương? Nhưng lo tới sự an nguy cho người em bèn nói: - Chỉ mong nhị nữ thật được thừa kế y bát của Phạm tiền bối. Bế xốc Cao Quang vào nhà. Hai thiếu nữ vẫn ngồi thân mật cạnh nhau. Nàng câm nhác thấy Thiếu Bạch bồng Cao Quang vào, trên khuôn mặt biểu lộ sự bình tĩnh cực độ, thoảng hiện nét ưu tư. Nàng vội cho chị biết, nàng mù cũng lo ngại hỏi: - Có người thọ thương? Thiếu Bạch đáp: - Đúng thế. Vạn Lương ngập ngừng xen lời: - Phạm lão huynh giỏi về y đạo, không hiểu nhị vị cô nương có lãnh ngộ y thuật của người chăng? - Tuy có được ân sư truyền thọ, nhưng thuở giờ chưa hề dùng cứu ai nên không biết có linh nghiệm không? - Nếu là Phạm huynh đã truyền thọ chắc chắn phải linh nghiệm. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 29 Ba phách cự địch Nàng mù thong thả đứng dậy nói: - Xin dìu y lại cho tiện thiếp xem thương thế. Thiếu Bạch xốc nách Cao Quang, đi tới trước mặt nàng mù nói: - Phiền cô nương. Nàng mù nhẹ nhàng đưa bàn tay ngọc sờ cánh tay trái của Cao Quang lần xuống cổ tay, và sau cùng dùng hai ngón tay trỏ và giữa kẹp lấy mạch môn, nghe ngóng một chập lâu rồi nói: - Thương thế quí hữu rất nặng. Thiếu Bạch đỡ lời: - Đúng thế, Cao đệ từ lúc trúng phải thế chưởng của đối phương lăn ra hôn mê cho tới giờ vẫn chưa tỉnh. Vạn Lương xen vào nói: - Cô nương có biết y bị loại độc gì đả thương? Nàng mù sẽ thở dài: - Tiện thiếp chưa hề xem bệnh cho ai, kể từ khi khôn lớn thì ngoài ân sư và muội muội ra chưa hề được tiếp xúc với một người thứ ba nào. Vạn Lương cau mày: - Nói vậy cô nương cũng không nhìn ra? - Nhìn thì cũng nhìn ra được, nhưng chưa dám chắc. Thiếu Bạch đỡ lời: - Không sao, cô nương cứ nói để mọi người cùng bàn. Nàng mù đắn đo suy nghĩ chập lâu rồi nói: - Quí hữu trúng phải một loại ngoại môn võ công đặc biệt. - Đúng, tại hạ cũng nghĩ thế. Nàng mù hơi cau mày: - Kẻ đó công lực tinh thâm thật, một chưởng có thể chấn thương những mấy chỗ kinh mạch, làm cho máu nghẹn, tâm tạng hết... Thiếu Bạch ngắt lời: - Sau khi trúng chưởng hôn mê cho tới giờ vẫn chưa tỉnh. Nàng mù sẽ thở dài: - Tiện thiếp cố thử cứu quí hữu, nhưng tiệp thiếp không dám quyết chắc, nếu cứu không được mong chư vị lượng thứ cho. Thiếu Bạch nói nhanh: - Sinh tử hữu mạng, nếu thật không cứu chữa được nữa cũng đành chịu vậy. - Được, huynh đài hẳng đặt quí hữu xuống đất, tiện thiếp thử dùng thuật châm cứu xem có thể cứu tỉnh quí hữu? Thiếu Bạch y lời, đặt Cao Quang xuống xong sẽ nói: - Cô nương cứ yên tâm chữa trị, việc sống hay chết không có quan hệ gì tới cô nương. Trên nét mặt sầu tư của nàng mù, thoáng có sắc vui, từ từ ngồi xổm xuống. Chỉ thấy nàng thò hai bàn tay mềm mại di động khắp người Cao Quang, cùng lúc mười đầu ngón tay run nhè nhẹ. Chừng xong công phu cạn một chén trà nóng, ngón tay trỏ bên tả thủ của nàng ấn chặt trên Phúc kết huyệt của Cao Quang, đồng thời tay phải từ từ rút trong người ra một mũi kim châm, miệng luôn luôn lẩm bẩm nho nhỏ. Nàng nói khẽ quá khiến cho Vạn Lương và Thiếu Bạch tai mắt linh mẫn là thế vẫn không nghe gì được. Thiếu Bạch sẽ đằng hắng: - Cô nương đừng ngại, xin cứ xuống châm. Nàng mù gật đầu nói: - Tiện thiếp vẫn bình tĩnh. Miệng nói thế nhưng hai bàn tay thấy càng run hơn. Mũi kim châm trong tay phải nàng đã chạm trên Phúc kiến huyệt chỗ tả thủ đang chận, nhưng không dám đâm xuống. Thiếu Bạch chực mở miệng khuyến khích tinh thần thiếu nữ, nhưng Vạn Lương đã lắc đầu ngăn lại. Nàng mù giơ cây kim chờ đợi chừng một giây công phu mới mím môi cắm xuống. Hai giọt mồ hôi từ trên trán lăn dài xuống gò má phấn, khiến tinh thần nàng càng căng thẳng đến cực độ. Mũi kim cắm vào giây lâu, Cao Quang suốt nảy giờ bất động, bỗng từ từ chuyển mình. Thiếu Bạch vui mừng ra mặt: - Cao đệ tỉnh rồi. Nàng mù lau mồ hôi trán hỏi: - Thật không? Đúng lúc đó Cao Quang cất tiếng rên rỉ: - Đau quá, đau chết mất. Nàng mù thoáng mừng, thò hữu thủ áp vào má trái của Cao Quang. - Đừng cựa quậy. Giọng nói nghe ngọt ngào như tiếng người từ mẫu gọi con, khiến cho Cao Quang đang lúc cựa mình dữ dội cũng phải nằm yên. Vạn Lương ghé sát tai Thiếu Bạch nói nhỏ: - Xem chừng vị cô nương này đúng đã được chân truyền của Phạm huynh. Nàng mù lại thò tả thủ rút một mũi kim châm khác nói: - Ngoan ngoãn nằm yên và nhắm mắt lại để khỏi nhìn thấy nó. Cao Quang nhấp nháy toan mở mắt, nghe tiếng nàng quả nhiên nhắm bặt lại. Nàng mù chuyển mũi kim sang tay phải, tả thủ đặt ngón trỏ chận trên Thiên trì huyệt của Cao Quang. Lần này có lẽ được thêm tự tin, nên chỉ thoáng do dự, mũi kim trên tay phải liền cắm phập xuống. Cao Quang toàn thân khẽ run bần bật rồi thở phào một hơi. Nàng mù dịu giọng nói: - Vận khí thử xem còn kinh mạch nào bế tắc không? Cao Quang nghe lời vận khí thấy chân khí điều hòa, bèn đáp: - Toàn thân kinh mạch đều bình thường. Nàng mù nhỏm dậy, thở phào nhẹ nhỏm: - May mắn không phải bêu xấu. Thiếu Bạch vòng tay vái nói: - Đa tạ cô nương chữa giúp. Nàng mù tuy mắt không thấy nhưng nàng câm động tác cực nhanh đã sớm cho chị biết nên khi Thiếu Bạch vòng tay, nàng mù nghiêng mình đáp l- nói: - Chờ cho quí hữu điều khí thông suốt, mới rút kim được. Nếu tiện thiếp không xem nhầm thì thương thế của quí hữu chỉ cần uống thêm hai thang Sương huyết trừ độc, nghỉ ngơi vài hôm nữa là khỏi hẳn. Vạn Lương nghĩ bụng: Một thiếu nữ hai mắt đều mù mà biết được cái thủ pháp kim châm quá huyệt lại ăn nói nhã nhặn như có cả bụng thi thư cũng đáng gọi là một kỳ tích. Bất giác lão đảo mắt nhìn nàng mù, thấy thiếu nữ đôi mày cao vút, cái miệng xinh xinh luôn mấp máy, để lộ hai hàm răng trắng đều như hạt ngọc. Chỉ có đôi mắt phủ đầy một màu trắng không trông thấy tròng đen, nhưng dù cho hai mắt không nhìn thấy vật gì, nàng vẫn có một cái đẹp vẹn toàn. Thiếu Bạch nói: - Phải bao lâu mới có thể lấy kim ra? Nàng mù trầm ngâm: - Lâu lắm là nửa giờ. Vạn Lương thốt xen lời: - Chúng tôi chưa được thỉnh giáo tánh danh của nhị vị cô nương? Người chị tuy mù, nhưng tai linh mẫn lạ thường, thoáng nghe đã nhận ra tiếng Vạn Lương bèn đáp: - Lão tiền bối là bạn tri kỷ của vong sư, tiện thiếp cũng không dám dấu, ngu tỷ muội bạc phận bèo trôi hoa dạt từ tấm bé, may mắn được ân sư thâu dưỡng cho nên gia thế, tánh danh không được biết mảy may. Lặng lẽ thở dài nàng tiếp: - Chẳng qua từ khi được ân sư nuôi nấng, ngu tỷ muội được người sủng ái mới cho theo họ người. Vạn Lương nói: - Thế thì nhị vị cô nương họ Phạm? Nàng mù gật đầu: - Đúng vậy, tiện thiếp được ân sư đặt tên Tuyết Quân và xá muội là Tuyết Nghi. Vạn Lương giật nãy mình, sẽ lẩm bẩm: - Tuyết Quân, Tuyết Nghi... cái tên này lão hủ nhớ đã nghe ai nói qua. Phạm Tuyết Quân cau mày: - Thật sao? Vạn Lương như nhớ ra, sẽ thở dài: - Phải! Lão hủ có một người bạn lâu năm, y có năm đứa con gái cũng có một tên là Tuyết Quân. - Đồng tên đồng họ đâu cũng có, ấy không phải là việc lạ gì. Nàng câm bỗng đưa hữu thủ, vỗ nhẹ vào người chị hai cái. Đấy là tín hiệu liên lạc giữa hai chị em họ, người khác dẫu cho có thấy cũng không thể hiểu được. Chỉ thấy Tuyết Quân gò má ửng hồng, dáng bẻn lẻn: - Xá muội nói, từ nãy giờ chúng ta ở bên nhau lâu, nên chúng tôi cũng phải lãnh giáo tánh danh chư vị? Vạn Lương định nói thì nàng tiếp: - Danh tánh của lão tiền bối chị em tiện thiếp thường được nghe gia sư nhắc tới nên biết lâu rồi. Hoàng Vĩnh đỡ lời: - Tại hạ Hoàng Vĩnh. - Thì ra là Hoàng huynh. Cao Quang đang ngồi yên điều khí chữa thương, chợt xen vào nói: - Tại hạ Cao Quang, nhị vị cô nương từ nay cứ gọi là Cao lão tam là được. Đột nhiên nhớ tới nàng câm, cách ấy không khỏi quá di- u cợt, bèn vội cúi đầu không dám nhìn nhị nữ. Tuyết Quân hỏi: - Còn vị huynh đài nữa? Thiếu Bạch nãy giờ đang mãi suy nghĩ có nên cho hai người biết tánh danh không, dè đâu Tuyết Quân đã hỏi đột ngột đành đáp: - Tại hạ là Tả Thiếu Bạch. - Tả Thiếu Bạch, Tả Thiếu Bạch... có một vị cô nương gọi là Tả Văn Quyên, Tả cô nương. Tả huynh có biết không? Từng tiếng của Tuyết Quân như những nhát búa bổ ngay màng tang, Thiếu Bạch cõi lòng tê tái giọng run run: - „y là gia tỷ, cô nương có quen biết? - Vị Tả cô nương ấy đã có ở chung với chị em chúng tôi mấy ngày trời, nhờ được Tả cô nương không coi khinh chúng tôi tàn khuyết mà kết bạn nên đã cho biết về gia thế. Ôi! Đó thật là một trường đồ sát bi thảm nhất cỏi trần. Thiếu Bạch nóng lòng muốn biết chỗ hạ lạc của người chị nên vội vàng hỏi: - Về sau ra sao? Tỷ tỷ của tại hạ đi đâu? Đó có thể nói là thân nhân duy nhất của chàng còn sống sót cho nên sự lo lắng biểu hiện ra trong lời nói. Tuyết Quân thở dài buồn bã: - Tả cô nương có mang theo một phong thư giới thiệu muốn cầu xin gia sư thâu nhận làm môn hạ. - Lệnh sư có chấp thuận không? - Gia sư vì có nỗi khổ tâm cho nên không đáp ứng được sự thỉnh cầu của Tả cô nương. - Vậy sau khi bị cự tuyệt, tỷ tỷ của tại hạ đi đâu? - Tả cô nương ở lại ngôi nhà tranh này mấy hôm rồi bỏ đi, sau đó người đi về đâu thì chúng tôi không được biết. Vì hai mắt mù nên Tuyết Quân không thấy được vẻ mặt đầy khích động của Thiếu Bạch, sẽ thở dài nói tiếp: - Tả cô nương hiền thục, khả ái, tuy chỉ ở với chị em chúng tôi chỉ có mấy hôm nhưng hai bên tình nghĩa rất thắm thiết. Sau khi Tả cô nương bỏ đi, thiếp cũng từng hỏi ân sư tại sao không thâu nhận Tả cô nương để cho lúc tới nàng hăm hở, lúc ra đi phải buồn đau. Thiếu Bạch lạnh lùng sẳng giọng: - Chắc nhà họ Tả này kết thù gây oán quá nhiều cho nên lệnh sư sợ thâu nhận tỷ tỷ của tại hạ sẽ phải gặp nhiều rắc rối. Tuyết Quân không thấy nhưng nghe khẩu khí của Thiếu Bạch đã biết việc chẳng lành, vội lắc đầu: - Tả huynh nói sai rồi! Gia sư không phải hạng người tham sanh húy tử. Thiếu Bạch cố dằn cơn khích động: - Cô nương có thể nói cho nghe việc lệnh sư cự tuyệt thỉnh cầu của tỷ tỷ tại hạ không? - Chuyện ấy Tả huynh không hỏi thiếp cũng phải nói. Đắn đo một lúc Tuyết Quân tiếp: - Gia sư nói, thứ nhất người tự biết không thể bảo hộ cho cô nương an toàn, hai nữa người thấy thân thể có sự biến đổi, e rằng không sống được bao lâu. Với thời gian ngắn ngủi tuyệt không thể truyền dạy hết tài thao lược cho Tả cô nương, còn về phương diện võ công của gia sư tầm thường không dám làm thầy ai. Thiếu Bạch thở phào: - Thì ra là vậy. - Nếu như gia sư thâu nhận Tả cô nương, không những hại cho nàng mà còn mất đi cái dịp rửa sạch trầm oan của nàng sau này. - Tại sao lạ thế? Tuyết Quân trầm ngâm giây lát, nói: - Nếu gia sư thâu nhận Tả cô nương đã không kịp truyền cho nàng bầu kinh luân, mà lại là cơ hội cho các tay cao thủ trong cửu đại môn phái, tứ môn, tam hội và lưỡng đại bang đến đây truy sát. Bọn người này không những khó bỏ qua gia sư mà sợ ngay rằng chị em thiên sinh tàn khuyết chúng tôi họ cũng không chịu buông tha. Vậy chẳng hóa ra sôi hỏng bỏng không và cái bụng tài năng của gia sư không có cách truyền lại cho người đời. Thiếu Bạch than: - Ôi! Phạm cô nương nói rất phải. Tuyết Quân mỉm cười: - Bởi thế gia sư mới cương quyết cự tuyệt Tả cô nương mà không chịu thâu nhận nàng. Thiếu Bạch thở dài đỡ lời: - Tỷ tỷ tại hạ có nói cho Phạm lão tiền bối biết việc Bạch Hạc môn bị tàn sát? - Có, gia sư không những chú ý nghe Tả cô nương tường thuật, mà người còn nêu ra một vài nghi vấn hỏi nàng. Thiếu Bạch chột dạ, nghĩ bụng: - Việc Bạch Hạc môn bị thảm sát, bên trong chỉ sợ còn có ẩn tình mà ta chưa biết, không hiểu tỷ tỷ ta nói những gì, hoặc giả có thể từ miệng thiếu nữ này nói ra vài điều. Nghĩ đoạn, chàng dạm hỏi: - Tỷ tỷ tại hạ nói những gì? - Việc gia sư đề ra, Tả cô nương quá nửa không thể đáp được. - Vậy sau khi tỷ tỷ tại hạ bỏ đi, Phạm tiền bối có nói gì không? - Gia sư từng nói với thiếp rằng việc Bạch Hạc môn bị đồ sát chỉ là vật hy sinh trong một âm mưu lớn lao. Cửu đại phái, tứ môn, tam hội và lưỡng đại bang đều bị người gài bẩy mới gây ra cái việc tệ hại ấy, nhưng mấy trăm nhân mạng Bạch Hạc môn cũng chưa phải hoàn toàn hy sinh oan uổng. Thiếu Bạch lấy làm lạ: - Tại sao thế? - Theo lời gia sư thì việc Bạch Hạc môn bị tàn sát đủ khiến cho rất nhiều kẻ có đầu óc trên giang hồ phải cảnh giác, cũng vì vậy trong võ lâm đang âm thầm phát sinh một chuyển biến to tát. Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Phạm lão tiền bối quả nhiên có thiên kiến cao minh, vô tình lại trùng hợp với lời của Thiếu Lâm Tứ Giới đại sư. Nghĩ trong lời nói của Tuyết Quân chắc hẳn còn có nội tình, bèn hỏi: - Làm thế nào biết được? - Gia sư bảo rằng người viết thư tiến cử Tả cô nương đến đây cũng là một kỳ hiệp nhiều năm lui khỏi chốn phong trần. Người này tánh đạm bạc, dửng dưng đối với việc võ lâm, nhưng giờ đây chịu phá lệ cũ, giới thiệu Tả cô nương tới bái kiến gia sư, hiển nhiên cũng rất quan tâm đến sự tình trong võ lâm. Thiếu Bạch gật đầu: - Thì ra như thế. - Gia sư còn bảo người ấy võ công cực kỳ cao siêu, đáng liệt vào hạng đệ nhất lưu cao thủ trong võ lâm hiện nay. Nếu như gia sư không chịu thâu nhận Tả cô nương, người đó tất phải thu nàng làm môn hạ, truyền cho võ công. Vì thế gia sư tuy không chịu cho Tả cô nương ở làm đệ tử, nàng cũng không đến nỗi phải bơ vơ trôi nổi giang hồ. - Vậy ra Phạm lão tiền bối đã dự liệu đúng như mọi việc. Tuyết Quân tủm tỉm cười: - Gia sư còn bảo chị em tiện thiếp ngày sau phải dốc toàn lực giúp Tả gia phục thù. Thiếu Bạch ôm quyền nói: - Tại hạ xin tâm lãnh. Tuyết Quân thốt thu nụ cười, giọng buồn buồn: - Bất quá, chị em tiểu nữ hơn mười năm nay, trừ có gia sư bên cạnh, chưa hề qua lại với một người nào. Võ công lại non kém, thật không hiểu phải giúp Tả công tử bằng cách nào? Vạn Lương nói: - Không sao, Phạm huynh võ công tuy không có chỗ kỳ ảo, nhưng một bụng binh thư. Mưu lược và tài trí của người thực không ai sánh kịp, vả lại bây giờ tình thế võ lâm rất phức tạp, không phải có võ công không mà giải quyết được. Tuyết Quân sẽ thở dài, đỡ lời: - Ngày gia sư còn tại thế, từng nhắc nhở chị em tiện thiếp, người nói, nếu như Tả công tử trong vòng sáu năm sau khi người qua đời vẫn chưa tới đây thì đại kiếp giang hồ đã thành hình. Dù có Gia cát phục sinh, Trương Lương tái thế cũng khó cứu vãn. Sinh tử phán Vạn Lương tựa như rất tin tưởng ở con người quá cố Trọng Minh, hấp tấp hỏi: - Hiện tại, thời gian ấy đã qua? - Chưa, giờ phút này cách ngày gia sư mất không đầy ba năm, Tả công tử tới sớm ba năm cũng chưa kể muộn. Vạn Lương thở phào, chăm chú nhìn Thiếu Bạch: - Tả lão đệ, nếu lão hủ và lão đệ đến chậm ba năm và nếu như không phải cái thảm sự ngàn năm chưa có của Bạch Hạc bảo đã khiến lão hủ phải bất bình thì đại kiếp giang hồ ấy tạo thành cũng là do chúng ta. Cái người ốm yếu, hình dung cổ quái, thế mà lại lo trước cái lo của thiên hạ thật hiệp nghĩa khó bì. Bọn Thiếu Bạch nghe, đều sinh lòng cảm phục. Tuyết Quân đỡ lời: - Trước khi Tả công tử chưa tới, chị em thiếp cũng hằng trông mong người đến sớm, bởi vì tiên sư có di mệnh, nếu sáu năm sau vẫn không thấy bóng dáng Tả công tử, thì chị em thiếp thân phải về núi qui ẩn, không màng đến chuyện giang hồ nữa. Ôi! Giờ đây lão tiền bối dẫn Tả công tử đến, chị em thiếp lại lo lắng, phập phồng. Thiếu Bạch vội hỏi: - Sao lạ thế? Tuyết Quân buồn rầu nói: - Chị mù em câm, tàn khuyết yếu đuối, biết giúp được gì cho Tả công tử? Thở dài nàng tiếp: - Nhưng tiên sư đã có di mệnh, hai chị em tàn khuyết cũng đành xin theo chư vị xuất đạo giang hồ. Vạn Lương nói: - Hiện giờ, tình thế giang hồ đã đến hồi gay go, Chính nghĩa lão nhân đã chết, Vương kiếm, Bá đao đã qui ẩn, song ác xuất thế, nhị hiệp lại mai danh. Cửu đại phái, tứ môn, tam hội và lưỡng đại bang kể từ khi liên thủ tàn sát Bạch Hạc môn, càng hùa nhau làm ác. Đáng sợ hơn nữa là đã có kẻ học được y thuật thần kỳ của Chính nghĩa lão nhân, đang ẩn tích ngoài hoang dã, chắc định có mưu đồ gì. Nếu như Phạm huynh tiên đoán đúng trên giang hồ sắp có đại biến, thì âm mưu ấy chắc đang trong thời kỳ tiến hành.- Chư vị có biết tai họa do ai, và bắt nguồn từ đâu?- Bao nhiêu sự việc phức tạp quá, người người đều có cảm giác mầm sát cơ đang rình rập phát sinh, nhưng không hiểu nó bắt r- từ đâu? Ôi! „y có lẽ là nguyên nhân Phạm huynh bảo chị em cô nương xuất đạo giang hồ. Tuyết Quân ngẫm nghĩ giây lát nói: - Thôi được! Xin chư vị ở lại đây nghỉ ngơi ba hôm, sau đó chúng ta sẽ lên đường. Vạn Lương ngạc nhiên: - Nhị vị cô nương còn có việc? - Tiện thiếp và xá muội đi hầu bên cạnh linh cữu gia sư. Ngừng một giây, nàng tiếp: - Còn Cao huynh, cũng nên mượn thời gian ba hôm này dưỡng thương. Cao Quang nói: - Tại hạ sau khi được cô nương châm cứu, thương thế đã bớt nhiều, có lẽ khỏi cần uống thuốc. - Đâu được, nếu như Cao huynh không chịu uống thuốc, chất độc còn sót trong người, chắc chắn mười hoặc mười hai năm sau sẽ lại phát tác. Cao Quang kinh sợ, im lặng làm thinh. Tuyết Quân sẽ thở dài: - Vị nào nhớ hộ tên thuốc? Thiếu Bạch đỡ lời: - Cô nương cứ nói. Tuyết Quân trầm tư, một mặt đọc tên thuốc và phân lượng. Thiếu Bạch yên lặng ghi nhớ. Tuyết Quân đưa tay nắm tay người em. Tuyết Nghi hiểu ý, chạy vào nhà trong. Giây lát, nàng xách ra một gói nhỏ, đi đến bên chị. Tuyết Quân nói: - Nếu tiện thiếp đoán không sai, sau khi chị em chúng tôi đi rồi, thế tất sẽ có nhân vật võ lâm tới xâm phạm, vậy xin chư vị dè dặt ứng phó. Vạn Lương nói: - Cái đó cô nương khỏi lo. - Trong nhà giường chiếu có đủ, xá muội đã chuẩn bị đồ ăn ba hôm cho chư vị, xin tam vị bảo trọng, chúng tôi đi. - Có cần bọn lão hủ hộ tống cô nương một quảng? - Thôi khỏi. Rồi nàng nắm tay em ra đi. Hoàng Vĩnh dõi đôi mắt nhìn nhị nữ khuất bóng, mới ra ngoài nhà lấy thanh trường kiếm của Thiếu Bạch vào, sẽ giọng nói với Vạn Lương. - Lão tiền bối, tại hạ có một mối lo, không hiểu có nên nói không? Vạn Lương hỏi vội: - Lo gì? - Phạm cô nương thông tuệ hơn người, nhưng hai mắt mù, võ công lại chẳng bằng ai, nếu đem chị em họ hành tẩu giang hồ, không phải chúng ta lại đeo theo một cái lo?- Lão hủ nghĩ, việc đó chắc Phạm huynh qua đời cũng đã sớm liệu.Hoàng Vĩnh tánh người trầm tĩnh, không như Cao Quang nóng nảy, nghe Vạn Lương nói, không hỏi nhiều, chỉ lẳng lặng nghĩ bụng. - Người chị mù tuy có tài trí, nhưng võ công không đủ bảo vệ thân, còn người em câm thế nào chưa biết. Nếu dẫn hai chị em thiên sinh tàn khuyết, đẹp đẽ như tranh này đi ngao du giang hồ, cũng là việc lý thú. Còn như nếu phải bảo hộ chị em họ qua sông xuống đò, cơn sóng cơn gió, suốt vạn dặm đường, hay gặp những trận quyết đấu với cường địch, thì chắc không phải là việc lạc quan. Thiếu Bạch đối với mỹ huệ của hai chị em mù, lòng tuy ngưỡng mộ nhưng cũng có ý nghĩ như Hoàng Vĩnh. Có điều thấy Vạn Lương hết sức tín nhiệm ở hai chị em họ nên chỉ hậm hực nghĩ: - Từ nay cùng hai chị em họ hành tẩu giang hồ, chỉ sợ suốt ngày phải sống trong cảnh phập phồng, báo động. Vạn nhất có việc gì bất trắc cho hai người thì thật thất bại. Trong ngôi nhà tranh vụt bao trùm một bầu không khí nặng nề, căng thẳng, đến lạnh ngắt. Chừng như mỗi người đều đang nghĩ tới một việc gì trọng đại lắm. Có quãng công phu cạn một chén trà nóng, Vạn Lương mới cất tiếng phá tan cái im lặng: - Lão hủ suy đoán, trong đêm nay tất cường địch sẽ ồ ạt kéo tới, chúng ta chỉ có bốn người. Cao huynh đệ thương thế chưa khỏi hẳn, không tiện xuất thủ, kể như còn có ba người. Hoàng Vĩnh nghĩ bụng: - May mắn hai chị em nàng kia đã đi chỗ khác, chứ nếu còn ở lại ngôi nhà này, trong số ba người, tất lại phải tìm cách cho một người bảo vệ họ mất! Vạn Lương đằng hắng mấy tiếng tiếp: - Lão hủ nghiệm thấy, kẻ tới mà đại bại rút lui, nếu bỏ đi hẳn thì thôi, còn nếu kéo trở lại, tất phải có âm mưu gì. Hoàng Vĩnh nói: - Đúng đấy, tại hạ cũng nghĩ thế, nhưng không hiểu lão tiền bối đã nghĩ được cách cự địch? - Phương cách cự địch có, nhưng suy đi nghĩ lại, lão phu có tâm cảm là chưa được tuyệt diệu cho lắm. Thiếu Bạch nãy giờ trầm mặc vụt xen vào nói: - Địch ám ta minh, tại hạ nghĩ, chúng ta ngoài cách đánh vào, thì thật không có thế gì khác, vậy ta cứ nằm chờ ngoài bãi cỏ ven bờ ao nghinh địch là xong. Chàng xuất thủ nhất đao, làm khiếp đảm những tay cao thủ trong hai đại môn phái Thiếu Lâm và Võ Đang, cho nên hào khí bốc dậy, những tưởng d- dàng hạ ngay được đối phương, hẳn cách ấy không phải là cách hay. Vạn Lương mỉm cười: - Kiếm thuật và đao pháp của Tả lão đệ chúng tôi đều được thấy tận mắt, đúng là được chân truyền của Vương kiếm và Báo đao, từ nay quấy động giang hồ, muốn trừ khử bọn tà ma, hẳn phải cần đến lão đệ rất nhiều... Chừng như cao hứng lắm, lão phá lên cười vang: - Nhưng có điều, vì lão hủ quá cố của lão hủ đã sớm có dự liệu, cho hai người đồ đệ giúp Tả lão đệ giải trừ cái đại kiếp võ lâm, và rửa sạch trầm oan cho mấy trăm nhân mạng Bạch Hạc môn, thì trong tình cảnh này, lão đệ không nên để lộ cái thân bản lãnh nhập thần quá sớm. Thốt trở nên nghiêm trọng, lão tiếp: - Cơ vận là trời ban, nhưng người có trí tuệ siêu phàm cũng có thể tạo ra cơ vận, vị Phạm huynh quá cố ấy, thật đã có được tài này. Hoàng Vĩnh không dừng được xen lời: - Nhưng nhị nữ tuổi trẻ, ngây thơ, chị mù em câm, dẫu cho có được chân truyền, cũng không thể bì với Phạm lão tiền bối lúc sanh tiền. Vạn Lương như nhớ ra điều gì: - Đừng vội, lão hủ vào trong nhà coi xem nhị vị cô nương có sắp sẵn cho chúng ta cách cự địch nào không? Hoàng Vĩnh ban đầu hơi sửng sốt, nhưng bật cười ngay: - Lý đâu lại thế? Vạn Lương lẳng lặng quay người vào trong. Một chặp lâu, Vạn Lương tất tả chạy ra mừng rỡ nói: - Quả nhiên lão hủ dự liệu không sai, nhị vị cô nương đã để lại cách cự địch cho chúng ta. Hoàng Vĩnh sửng sờ: - Thật sao? - Lão phu chưa hề nói dối. Hoàng Vĩnh vẫn chưa tin: - Cách ấy thế nào? Vạn Lương chậm rãi rút từ trong ống tay áo ra một phong thư màu trắng, bên trong chứa chất những mưu thần chước quỉ! Hoàng Vĩnh nhướng mắt nhìn qua thấy trên mặt có ghi &quot;Ba cách cự địch&quot;. Nét chữ thập phần mềm mại, rõ là căn bản học vững chắc. Vạn Lương xé phong thư, lấy ra một mảnh giấy trắng tinh, bên trên có viết: &quot;Ngu tỷ muội đi rồi, đêm nay thể nào cũng có cường địch kéo lại. Bốn vị tuy đều có bản lãnh kinh nhân nhưng theo ý thiếp, bất tất phải phí sức vp bọn họ cho nên đã nghĩ ra ba cách, bốn vị cứ chọn&quot;. Hoàng Vĩnh thở dài sườn sượt: - Một thiếu nữ chưa từng hành tẩu giang hồ, lại có thể hiểu rõ giang hồ hiểm trá khôn lường, thế thì những cái kinh nghiệm này thật có chép trong sách vở? Vạn Lương nói: - Thế gian có biết bao nhiêu kẻ sĩ, bụng chứa đầy văn chương thi sĩ cổ kim. Nếu bảo họ ngâm thi phú, thì không một giây ngập ngừng đọc ra vanh vách, nghe rất êm tai. Nhưng nếu gặp phải tai biến bất ngờ, họ chỉ biết cụp đầu than vãn. Ngừng giây lâu ông tiếp: - Người bạn lão hủ, Trọng Minh từng nói với lão phu rằng nếu đọc sách ngu người thì thà đừng đọc, một người học được một bụng sách mà không biết cái lẽ ứng dụng, biến thành một con mọt sách không bằng bảo y đi học cày ruộng có lẽ lại hay hơn. Thiếu Bạch nói: - Vạn lão tiền bối nói rất phải. Vạn Lương thở dài: - Người bạn quá cố của lão, không những cơ trí xuất chúng, mưu lược hơn người, lại có tài an bang cái thế. Nếu theo con đường sĩ hoạn tất phải là một vị hiền tướng, tạo phúc cho thiên hạ. Ngước mặt than dài, lão tiếp: - Còn nếu được lãnh đạo võ lâm thì có thể cải biến một giang hồ đầy những hiểm trá và chém giết thành một cảnh giới mới mẻ, nhân hòa. Ôi! Đáng tiếc người thế ấy ai ngờ không được làm đấng phù tá dưới quân vương cũng không được dẫn dắt võ lâm đồng đạo, cũng phí cái khối óc tài hoa, phải mai một theo năm tháng! Thiếu Bạch nghe lão cảm thán Phạm Trọng Minh là tay tuyệt thế tài hoa, cõi trần chưa thấy, bất giác cũng sinh lòng cảm phục. Vạn Lương quắc mắt nhìn mấy người tiếp: - Chỉ mong sao nhị vị cô nương được tài năng chân truyền của người quá cố, có thể vì võ lâm làm rạng rỡ chính nghĩa thì dưới cửu tuyền, người bạn của lão hủ này cũng được yên lòng nhắm mắt. Hoàng Vĩnh nhìn ra ngoài cửa nhà nói: - Vạn lão tiền bối, Phạm lão tiền bối y đạo thế nào? - Đệ nhất thế gian. - Nhìn xem bề ngoài hai chị em họ, không có dấu hiệu gì là tàn khuyết. Nếu Phạm lão tiền bối có y thuật kinh nhân chắc phải tìm ra duyên cớ. Cao Quang xen vào nói: - Phải đấy! Cứ theo tại hạ nghĩ thì nhị vị đáng lẽ không mù, câm mới đúng. Vạn Lương trầm ngâm: - Nhị nữ sắc đẹp tuyệt trần. Nếu cõi đời không có đôi tàn khuyết mù, câm ấy thì mỹ nữ trong thiên hạ chắc phải ôm mặt tủi hờn mất. Thiếu Bạch xen lời: - Có lẽ chính vì ngưỡng mộ nhị vị cô nương quá đẹp cho nên trời xanh mới bắt chị em họ tàn khuyết. Cao Quang nói: - Ông trời không mở mắt, Cao lão tam này không phục rồi! Vạn Lương bật cười: - Trời có tối sáng, trăng có khuyết tròn, trên đời này làm gì có người mỹ mạo vẹn toàn. Hoàng Vĩnh vụt nói: - Trời đã muộn, chúng ta phải kịp coi ba cách cự địch ấy ra sao? Vạn Lương mở tấm giấy trắng ra, thấy trên có ghi: &quot;Cách thứ nhất: Bày kế nghi binh. Người đến không tốt, người tốt tất không đến. Đêm nay địch tới xâm phạm, thế lực phải rất mạnh. Bốn vị võ công tuy cao nhưng cũng chẳng cần đấu thí. Theo ý thiếp thì cứ mở rộng cửa, thắp đèn sáng trưng, treo thây địch ngoài cửa để làm nhụt nhuệ khí, gây hoang mang cho kẻ địch rồi leo lên đỉnh núi, chuẩn bị lăn đá, làm rối loạn hàng ngũ địch. Xong bốn vị có thể tìm chỗ hoang vắng, nằm dưỡng thần. Thiếp đã có sắp đặt vài cơ quan nho nhỏ trong nhà, phòng cường địch phá hủy mái tranh sẽ gặp báo ứng.&quot; Cao Quang bật cười ha hả: - Đúng kế hay. Thốt đảo mắt nhìn quanh quất, chàng lẩm bẩm: - Nhưng cơ quan, không hiểu bố trí ở đâu? Vạn Lương phì cười: - Nếu như để cho lão đệ thấy được, cũng không gọi là cơ quan nữa. Hoàng Vĩnh nói: - Chúng ta hẵng xem cách thứ hai đi! Vạn Lương đọc tiếp: &quot;Cách thứ nhì: Dụng hỏa chống địch. Trong ngăn kéo của tiện thiếp có chứa hỏa pháo do tiên sư chế, bốn vị hãy mang ra chôn rãi rác trong nhà, ngoài cửa và gốc cây ven bờ ao, rồi ẩn mình trong đám cỏ rậm ngoài nhà. Nếu cường địch tới, tất sẽ tụ tập ở ba chỗ này, nên khi chôn dây dẫn hỏa, bốn vị nhớ phủ lên một lớp cát để che dấu. Chờ đúng lúc hãy châm ngòi lửa, bắt đến hỏa dược, chất thuốc sẽ nổ tung bốc cháy.&quot; Hoàng Vĩnh nói: - Cách này tuy hay nhưng phải hy sinh cả ngôi nhà. Vạn Lương góp ý: - Chúng ta thử nghe nốt cách thứ ba nói gì? &quot;Cách thứ ba: Giăng bẩy bắt sẽ.&quot; Hoàng Vĩnh chen lời: - Cứ nội nghe cái tên cũng đủ thấy hay rồi. Thiếu Bạch đỡ lời: - Phạm lão tiền bối quả nhiên tài hoa hơn người, có thể truyền cái tài trí ấy cho hai chị em nàng mù thì thật là trăm năm chưa có một người. Vạn Lương nghe khen Trọng Minh, vui mừng ra mặt: - Giờ phút này, chư vị mới biết lời lão hủ không ngoa. Cao Quang xen vào nói: - Chỉ xem qua cái vẻ mỹ lệ của nhị vị cô nương đủ biết là thông minh siêu việt. - Chúng ta hãy nghe dùng cách này ra sao? Nhìn xuống thư, lão đọc tiếp: &quot;Thể chất của tiên sư, trời ban cho có hạn, khó đạt đến cảnh giới cùng cực về võ học cho nên người dốc tâm ra nghiên cứu y đạo. Người dùng hai khối mỹ ngọc, đúc thành hai pho tượng ngọc mỹ nhân, bụng rỗng, có chứa một loại kỳ dược, nếu cơ quan tác động sẽ biến thành làn khói, nhè nhẹ tỏa ra từ lỗ tai hai pho tượng. Làn khói ấy mỏng lắm, như sợi chỉ, nếu không lưu tâm tất khó nhận ra, nhưng có mùi hương dịu tỏa tan. Nên tốt nhất để khỏi khiến người nghi ngờ, bốn vị hãy thêm một ít hoa dại, trưng bày trong nhà...&quot; Nghe tới đây Hoàng Vĩnh buộc miệng kêu lên: - Chỗ kỳ lạ là cái hương vị và làn khói ấy. Rồi lại nghe tiếp: &quot;... Trong mùi hương có chứa một chất độc rất mạnh, ngửi phải, lập tức choáng váng, hôn mê, dẫu có võ công tuyệt cao cũng không cách nào phản kháng được. Bốn vị có thể phân tán núp kín trong nhà, chờ đúng lúc sẽ ngầm xuất thủ. Tuy thiếp không dám nói một mẻ bắt sạch, nhưng chắc chắn mười tên cũng phải tóm được bảy, tám. Ngại có điều cách này dùng dược vật, nhiều khi thiếu vẻ quân tử. Vậy xin để bốn vị... chọn lựa...&quot;. Cao Quang nói vội: - Nếu như chúng ta ẩn núp trong nhà, tất sẽ ngửi phải ngửi thấy mùi hương ấy hôn mê, chẳng phải lại để cho người ta bắt sống? Vạn Lương nói: - Lão đệ nghe xong rồi nói không muộn. Hoàng Vĩnh chú tai nghe tiếp: &quot;... Cái hộp gấm đựng Ngọc tượng giấu ở vách tường đằng kia sau thần vị của tiên sư, trong hộp có mười viên thuốc giải, mỗi vị xin ngậm một viên nơi miệng sẽ không ngại chất độc từ làn khói kia.&quot; Vạn Lương đọc xong đảo mắt nhìn Thiếu Bạch. Hoàng Vĩnh nói: - Tại hạ nghĩ, có mỗi cách sau cùng là hay nhất. Nếu như bắt sống được đối phương, không những có thể tra hỏi được chút ít nội tình lại bảo toàn cả ngôi nhà tranh này nữa. - Tả lão đệ nghĩ sao? Thiếu Bạch nói: - Tuy cách hạ thủ âm thầm, không có khí độ quang minh chính đại nhưng tình thế hiện tại không cho phép ta nghĩ nhiều. Tại hạ cũng tán thành cách thứ ba. Cao Quang xen vào nói: - Nếu như chất thuốc chứa trong pho tượng Ngọc mỹ nhân ấy để hằng mấy mươi năm nay, lâu quá không mấy công hiệu thì thật là bậy. - Phong thư này không phải đã viết từ lâu. Nhị vị cô nương định liệu thế nào chúng ta cũng theo nên dược vật chắc chắn không cần được xem xét lại. Hoàng Vĩnh nói: - Chúng ta đi lấy hai pho tượng đá Ngọc mỹ nhân coi xem! Vạn Lương gật gù: - Phải đấy! Mọi người tiến về phía bàn thờ. Nhấc thần vị của Phạm Trọng Minh lên, quả nhiên thấy trên vách có một cái núm nhỏ. Vạn Lương nắm lấy núm, quay về bên phải hai vòng, một tấm cửa ngầm hốt bật mở ra. Một hộp gấm hiện ra trong vách. Vạn Lương nhẹ nhàng nhấc chiếc hộp ra, đóng cửa ngầm và đặt vị thần Trọng Minh vào chỗ cũ. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 30 Một cuộc đấu trí Cao Quang không kịp đợi, chụp lấy một chiếc hộp trong tay Vạn Lương mở nắp. Ngưng thần nhìn vào, thấy trong hộp có hai pho tượng mỹ nhân trạm trổ bằng ngọc rất tài tình, thần thái trông như sống. Nhìn kỹ, Cao Quang càng bàng hoàng vì đó là cái vật cụ thể tượng hình hai chị em mù. Vạn Lương thò tay cầm lấy một pho, khẽ lắc lắc, quả nhiên thấy trong bụng rỗng, cạy ra thấy có một vật như hương không phải hương dài chừng ba tấc, nhỏ như ngón tay. Hoàng Vĩnh nói: - Cái này chắc là món kỳ dược mà nhị vị cô nương nói trong thư. Vạn Lương gật đầu: - Đúng... Trầm ngâm giây lâu lão tiếp: - Xem cái pho bạch ngọc mỹ nhân chạm trỗ khéo léo này bất giác nhớ tới thủ bút cố nhân, khiến cho lão phu lại lo ngại một việc. Cao Quang hỏi: - Việc gì? - Thứ bạch ngọc trắng nõn nà này sờ tay thấy ấm, rõ ràng là thứ noãn ngọc quí giá vô ngần. Người bạn quá cố của lão trong suốt cuộc đời, cảm thán cho cái mạng mình ngắn ngũi nên đã không chịu lãng phí một giây phút thời gian, cắm đầu mài dũa nên cái công trình nghệ thuật này tất phải mất nhiều ngày giờ và tác dụng của nó sợ rằng không phải chỉ để người thưởng lãm. Nếu như đêm nay kẻ địch tới xâm phạm lấy được vật này, hoặc lỡ tay đánh vỡ thì thật là đáng tiếc quá. - Kẻ địch quyết không phải những tay thân thủ tầm thường, ngôi nhà lại cao quá trượng, bất luận có đặt ở đâu cũng khó lòng ngăn chống địch. Thiếu Bạch hỏi: - Lão tiền bối nghĩ thế nào? Vạn Lương đáp: - Trong ba cách cự địch, cách này xem chừng hay nhất, vì biết đâu trong số những kẻ địch chúng ta sẽ bắt sống đêm nay lại không hỏi được thân phận của tên chủ mưu. Hoàng Vĩnh xen vào nói: - Nếu không có cách lưỡng toàn, thì phải mạo hiểm sử dụng. Chỉ cần chúng ta dè dặt đừng để bọn họ đánh bể là được.Vạn Lương trầm tư:- Nhị vị cô nương chắc có sẳn cách.Bốn người nhất tề chia nhau đi bố trí. Vạn Lương tay dọn, miệng cao giọng: - Nhị vị cô nương trong thư có nói, nhà có sắp đặt cơ quan, vậy lúc di động ra tay, xin chư vị cẩn thận đề phòng. Bấy giờ, Cao Quang và Hoàng Vĩnh đều kính phục chị em nàng mù cho nên càng nghe Vạn Lương đều đi lại nhẹ nhàng dè dặt. Bốn người bố trí xong, vầng thái dương cũng bắt đầu khuất ở non tây. Vạn Lương nhìn quanh cảnh trong nhà nói: - Tả lão đệ nấp ở dưới bàn thờ, hai bên là những giá gỗ che khuất, kẻ địch khó mà phát giác. Vạn Lương ngẩng đầu nhìn, tiếp: - — nhà trong và trên cây sà nhà, có thể... Mắt nhìn sang Cao Quang: - Phiền Cao lão đệ núp trên sà nhà, mắt nhìn bốn phương, tai nghe tám hướng, có thể xem rõ toàn diện tình thế, nhưng có một việc phải đặc biệt lưu tâm. Cao Quang vội hỏi: - Việc gì thế? - Lão đệ phải cẩn thận trông chừng, đừng để cho kẻ địch đêm nay bất thần tập kích, tiến sát đến cửa là họ sẽ nhìn thấy lão đệ, hay có thể người còn ở ngoài mười dặm, tai họ vẫn nghe được tiếng lão đệ. - Tại hạ nhớ rồi. - Cần nhất, lão đệ đừng nói xen vào và lơ là chểnh mãng việc canh chừng. Hoàng Vĩnh thầm khen: - Vạn lão tiền bối nói cũng phải, người nấp trên sà nhà xem thì là tai mắt của toàn quân nhưng gặp đột biến chỉ sợ không kịp trở tay xoay sở. Vạn Lương lại sẽ giọng nói tiếp: - Hoàng lão đệ xin phụ trách nhà trong. Hoàng Vĩnh ứng tiếng dạ, chạy bay vào trong, xem xét kỹ đường hướng, đánh dấu một chỗ nấp an toàn, rồi chạy trở ra. Vạn Lương nói: - Thời giờ cũng không còn mấy, chúng ta cũng nên lợi dụng cơ hội này để tỉnh tọa giây lát, lấy tinh thần. Ba người y lời, đều ngồi xếp bằng vận khí điều tức. Màn đêm xuống mau, thoáng mắt đã không còn nhìn thấy cảnh vật. Một đêm âm u, trời tối đen như mực, gió ào ào thổi lộng qua đám cỏ hoang nghe xào xạt lạnh người. Vạn Lương đứng dậy trước, châm sáng ngọn đèn trong gian sảnh, thuận tay đóng chặt cửa sổ, rồi đi vào nhà trong ngồi xếp bằng trên chiếc chõng. Bọn Thiếu Bạch cũng phân tán, ai về chỗ nấy nấp kín. Ước chừng công phu một bữa cơm, đột nhiên ngoài nhà có tiếng quát lớn: - Trong nhà có người hãy mau ra! Bọn Thiếu Bạch đã có kế trước nên có quát mắng thế nào cũng không ai lên tiếng. Người đó lại nói: - Chọc lão gia nổi giận, lão gia sẽ phóng hỏa thiêu rụi cả nhà cho xem. Người đó mắng chửi một chập, thấy trong nhà vẫn không có tiếng đáp, ngừng lời. Bặt đi một lúc, hốt bình một tiếng thật lớn, cánh cửa gỗ đã bị người ta đá tung. Một cơn gió lùa vào nhà làm lay động cái thấy treo trước cửa. Ngọn đèn cũng chao đi chao lại, cháy lập lòe. Thì ra bọn Vạn Lương đã sớm chọn kỹ chỗ đặt ngọn đèn cho nên gió có mạnh thế nào cũng không đánh tắt được. Thiếu Bạch nấp ở một xó kín đáo cũng vừa có thể trông thấy rõ tình hình trước cửa. Chỉ thấy một đại hán vận kình trang, tuổi ngót tứ tuần, tay phải cầm một thanh đơn đao, đứng bên ngoài cửa, nhìn sững cái thây lơ lững đưa đi đưa lại. Hiển nhiên cái thây ấy đã tác dụng thâu hồn đoạt phách đối phương. Hốt nghe có một giọng khác vọng tới: - Kẻ bị treo trước cửa còn sống hay chết? Kình trang đại hán đáp: - „y là Chương huynh đệ ngày hôm qua thọ trọng thương tại đây. Người kia không dừng được, lạnh lùng hỏi: - Còn sống hay chết? - Xem chừng đã tắt thở. Người kia sẳn giọng: - Chết rồi thì sao không mau vác thi thể ném đi, còn đứng đó nhìn gì? Kình trang đại hán đáp dạ, nhanh nhẹn vung thanh đơn đao, một tia lạnh nhoáng lên, phăng đứt đoạn dây, cùng lúc thò tả thủ nắm lấy cái thây rơi vụt xuống, ném mạnh ra xa hơn trượng. Tên này vốn chưa chết, chỉ bị bọn Thiếu Bạch điểm huyệt đạo, dè đâu giờ phút đáng thương lại bị người của mình vung tay khí tuyệt mà chết. Kình trang đại hán xong việc hét to: - Hai con xú a đầu kia, không lẽ tưởng treo thây người chết là có thể ngăn cản được bọn lão gia sao? Rồi y đưa cao đơn đao hộ thân bước vào nhà. Thiếu Bạch chăm chú nhìn thấy phía ngoài nhà bóng người lố nhố phỏng tính ít nhất cũng phải trên mười tên. Kình trang đại hán sau khi vào nhà, tả thủ thò vào người rút hỏa tập đánh sáng. Trong sảnh đường vốn có ngọn đèn, giờ đây lại có thêm ánh sáng, nhất thời sáng bừng, có thể nhìn rõ cảnh vật. Chợt nghe có một giọng trầm lạnh truyền tới: - Có thấy chỗ nào khả nghi? Kình trang đại hán đáp: - Không thấy có điểm nào. Cặp mắt y đảo xuống dưới thần vị Phạm Trọng Minh, thấy có một đôi bạch ngọc mỹ nhân, tức thì tiếp: - Trong nhà còn đôi ngọc nhân, chắc hẳn hai con a đầu đó đã nghe động đào tẩu rồi. Nên biết, tình hình trong nhà được bọn Thiếu Bạch sắp đặt chu đáo, ngay cả những dấu chân cũng được quét sạch. Tiếng bước chân nghe dồn dập, chỉ thấy bốn tên hắc y thiếu niên cầm trường kiếm hộ trú lấy một người toàn thân vận hoàng y đen, đeo mặt nạ đang tiếng vào. Theo sau hoàng y nhân là một hoa y thiếu niên, tay trái quấn băng lục trắng. Hoa y nhân chính là người thoát chết dưới kiếm của Thiếu Bạch, tuy bỏ con tuấn mã tránh kiếm nhưng tay trái vẫn thọ thương nặng. Chỉ thấy Hoàng y nhân quắt cặp mắt sáng lạnh, ngoái nhìn hoa y thiếu niên: - Ngươi nhìn thấy rõ? Hoa y thiếu niên có vẻ tôn kính hoàng y nhân, nghiêng mình nói: - Đúng thế, chính là người đoạt tàng vật của Lưu hạt tử ở Du Thọ Loan. Hoàng y nhân sẽ à một tiếng: - Không lẽ y thật là kẻ vượt qua Sinh tử kiều, hậu duệ của Tả gia? - Cái đó thuộc hạ không biết chính xác, chẳng dám đoán liều. - Ngày xưa, Thiên kiếm Cơ Đồng, Bá đao Hướng Ngao võ công cao siêu là thế, vậy mà kể từ khi vượt qua Sinh tử kiều cho tới mấy mươi năm nay vẫn biệt tích. Không lẽ tên ranh con đó lại có thể rời khỏi được tuyệt địa? Hoàng y nhân lẩm bẩm nói, nhưng không kẻ nào dám đánh tiếng, bặt đi một lúc lại tiếp: - Điều kỳ lạ là tại sao bọn họ lại có dính dáng với hai nữ đệ tử của Phạm Trọng Minh? Hoa y thiếu niên sẽ đằng hắng đỡ lời: - Hay không biết chừng hai con a đầu còn lẩn trốn trong nhà? Hoàng y nhân lập tức cảnh giác, ngừng bặt đảo mắt nhìn về đôi bạch ngọc mỹ nhân, rảo chậm tới trước bàn thờ, thò tay lấy nhưng ngón tay vừa chạm vào pho bạch ngọc mỹ nhân, thình lình rụt về, chú mắt nhìn vào nhà trong cao giọng: - Nhị vị cô nương, giờ phút này căn nhà đã bị vây kín, nếu không chịu ra mặt tương kiến thì đừng trách tại hạ quá tay. Thiếu Bạch nấp ở dưới bàn thờ, nghe từng tiếng của Hoàng y nhân vang rền như tiếng thép khua bên tai, bất giác chột dạ: - Người này tiếng nói quái dị quá chừng, tất phải là nhân vật lợi hại đáng sợ. Hoàng y nhân vẫn không nghe tiếng đáp liền sôi giận: - Vào nhà lục soát. Hai tên hắc y nhân dạ ran chạy xông vào. Không dè hai người như cát chìm đáy biển, sau khi xông vào nhà bỗng lặng tăm, chập lâu không nghe động tĩnh. Hoàng y nhân gằn giọng: - Bọn nô tài ngốc kia, tại sao trong nhà có người hay không cũng... Bất chợt cảnh giác, quay sang nhìn hoa y thiếu niên, chực lui ra. Nhanh như điện, cùng lúc Thiếu Bạch đề khí, vút mình khỏi gầm bàn, lao thẳng về phía hai người, tả chưởng chớp nhoáng đánh tới hoa y thiếu niên và hai ngón trỏ, ngón giữa bàn tay phải điểm vèo về hoàng y nhân.Hoàng y nhân vung tay đánh bật hữu thủ của Thiếu Bạch điểm tới một cách tài tình. Thiếu Bạch sửng sốt:- Người này nội lực thâm hậu thế ấy, không lẽ dược vật ở pho bạch ngọc mỹ nhân đã mất công hiệu? Đang nghĩ, chợt thấy hoa y thiếu niên vừa vung tay tiếp chưởng, người tức thì bật tung, lăn ra ngoài cửa. Cùng lúc, hoàng y nhân loạng choạng muốn ngã. Thiếu Bạch nghĩ bụng: Người này đúng là nội cũng tinh thâm. Tuy trúng độc nhưng lực đạo vẫn chưa mất hẳn. Hữu thủ lại nhanh nhẹn tung ra một chưởng. Đồng thời với thế công của Thiếu Bạch, nhoáng một bóng người, Cao Quang đã từ trên sà ngang vút xuống, song chưởng nhất tề đẩy mạnh về hai hắc y nhân kia. Hai hắc y nhân đón chàng một chưởng, không một cái lảo đảo, ngã lăn liền xuống đất. Thì ra làn khói độc trong pho bạch ngọc mỹ nhân đã phát huy tác dụng làm đối phương mất sức kháng cự. Vạn Lương nghe bên ngoài nhà có tiếng động thủ, vội chạy ra hỏi: - Đắc thủ? Cao Quang đáp: - Bắt trọn. Thiếu Bạch chỉ Hoàng y nhân nói: - Tên này là nhân vật thủ não của bọn họ, có y trong nhà dẫu cho có cường địch vây đông đảo ngoài kia cũng không dám dùng tới thủ đoạn mạnh. Vạn Lương rảo bước đến bên Hoàng y nhân, thò tay chực dựng đứng y dậy. Đột nhiên vút một tiếng, một mũi trường tiễn không biết từ đâu bay ra loáng tới cổ tay lão. Thiếu Bạch cao giọng cảnh giác: - Vạn tiền bối cẩn thận. Vạn Lương vội uốn cổ tay, thâu nhanh chưởng thế, lùi bật lại hai bước. Trường tiễn rít vèo, nghe phập một tiếng khô khan, cắm thẳng vào cánh cửa gỗ, ngập quá hai tấc. Vạn Lương hấp tấp nói: - Dập tắt ngọn đèn rồi hẵng nói chuyện với họ sau. Thiếu Bạch lẳng lặng đảo nhẹ một chưởng, ngọn đèn trên bàn vụt tắt phụt. Trong ngôi nhà tối lặng như tờ. Vạn Lương lạng vút tới sau cánh cửa, lạnh lùng nói: - Tên đầu não của ngươi đã bị bọn ta bắt sống, chỉ cần các ngươi bắn tên công tập, lão phu sẽ hạ sát mấy mạng đó trước. Câu nói quả nhiên có oai lực mạnh mẽ. Bên ngoài nhà lập tức vọng vào một giọng oang oang như lệnh vỡ: - Bọn ngươi cũng bị chúng ta vây chặt, hai bên cầm cự thế tất cục diện sẽ trở thành lưỡng bại câu thương. Vạn Lương cười khảy: - Trong ngôi nhà tranh này có chứa sẳn đồ ăn đủ mấy tháng, nếu như các ngươi có sức, cứ nằm ngoài ấy mà vây, hai hoặc ba tháng bọn ta cũng chẳng ngán. Giọng nói oang oang lại truyền vào: - Các hạ định giải quyết cuộc diện cả hai cố thủ này thế nào? Xem khẩu khí rõ ràng xuống nước. Vạn Lương sẽ giọng nói: - Tên đầu não chủ yếu của các ngươi đã bị bắt sống, các ngươi đang ở vào tình trạng rắn mất đầu thì thử hỏi còn mặt mũi nào đưa ra điều kiện đàm phán. Chỉ còn cách tốt nhất là hãy buông đao chịu trói, để chờ bọn ta phát lạc luôn thể. Vẫn cái giọng như lệnh vỡ tiếp: - Các ngươi đừng có đắc ý vội, nếu ép người quá đổi khiến chúng tôi phải xuất thủ thì lúc ấy có hối cũng muộn. Tên này cũng là tay giảo hoạt, nói mãi chập lâu vẫn chưa để lộ tí gì về thân phận của Hoàng y nhân. Thiếu Bạch ngưng thần nhìn ra ngoài, thấy màn đêm cách quãng ba trượng xa, sừng sững một hán tử cao lớn dềnh dàng, còn những tên khác chừng đã phân tán tìm chỗ ẩn thân. Người nói chuyện với Vạn Lương nãy giờ chính là đại hán đó. Vạn Lương ha hả cười vang: Ngươi đừng có lẻo mép mà hòng qua mắt lão phu, chỉ cần lão phu giữ tiểu tử hoàng y lại thì có thách các ngươi cũng không dám tự tiện xuất thủ. Ngừng một lúc lão cố ý cất cao giọng: - Cao lão đệ hẳng cho y nếm mùi khổ sở đi! Nhưng tưởng chỉ nói gạt đối phương dè đâu Cao Quang lại cho là thật. Chàng chạy tới lột mặt nạ hoàng y nhân, không thèm nhìn nửa con mắt, hữu thủ đã giơ lên, vả liên tiếp hai bạt tay cực mạnh. Hoàng y nhân tuy trúng độc, lại bị điểm huyệt đạo, nhưng đầu óc vẫn tỉnh táo. Cho nên hai bạt tay cực mạnh của Cao Quang xuất thủ khiến y tức giận ói máu, không sao nói được. Cùng lúc Cao Quang xuất thủ, giọng nói oang oang lại truyền vào đầy giận dữ: - Các hạ thủ đoạn độc ác, đừng trách chúng tôi phóng hỏa đốt nhà. Vạn Lương cũng không kém: - Nếu ngươi không mau câm cái miệng thối lại, lão phu sẽ cho y nếm vài cái nữa. Quả nhiên giọng nói bên ngoài nhà tức thời im bặt. Tình thế đang căng thẳng, hốt trở nên vắng lặng, im lìm đến nổi không còn nghe được một tiếng động. Thiếu Bạch nhìn suốt qua bóng đêm, thấy đại hán ban nãy đứng ngoài ba trượng, đột ngột biến đi đâu mất hút. Chàng chột dạ nghĩ bụng: - Bọn họ không còn phái người ra thương lượng, hiển nhiên đã quyết tâm chuẩn bị xuất thủ. Cho nên chàng vội đánh tiếng cảnh giác: - Cường địch bỏ chuyện đàm phán, rõ ràng là có mưu đồ. Chúng ta phải đề phòng lắm mới được. Vạn Lương nói: - Đúng thế, hãy mau vác tên áo vàng và mấy thuộc hạ của y ra chắn trước làm bia. Lão nói thật to, cố ý cho bọn địch ở ngoài nhà nghe thấy. Cao Quang nói: - Cách hay lắm! Y lời y lôi bọn hoàng y nhân ra chắn trước cửa. Nào ngờ sự việc xảy ra ngoài trí tưởng tượng. Mấy người thu mình chờ có gần giờ đồng hồ mà ngoài nhà vẫn im bặt. Và cũng không thấy có người đột kích căn nhà tranh như thể người bên đối phương đã lặng lẽ rút đi. Cao Quang sẽ giọng bảo Hoàng Vĩnh: - Lão nhị, chúng ta ra ngoài xem sao? Vạn Lương ngăn: - Có lẽ bọn họ đã bày thiên la địa võng phía ngoài, không nên liều mạo hiểm. - Thế thì chúng ta cứ cố thủ mãi như vậy sao? - Trời sắp sáng, đợi lúc ấy chúng ta ra xem cũng không muộn. Cao Quang nghe có những tiếng bước chân nhè nhẹ, rõ là đối phương đã nghe được lời Vạn Lương nên thay đổi kế hoạch. Vạn Lương nói nhỏ: - Chư vị phải dè dặt, lần này chắc bọn họ không còn giữ im lặng nữa. Tả lão đệ hãy trông chừng phía bên phải, Hoàng lão đệ lo xem xét phía bên trái. Lời dứt, đúng như dự liệu, thấy thấp thoáng có hai bóng người từ sát vách đất ngôi nhà, đang di động chầm chậm về phía trước.Bọn họ cử động rất thận trọng, không phát ra một tiếng động nhỏ. Trong đêm tối âm u, khó nhìn thấy mọi vật, nếu không phải Vạn Lương có tiếng nhắc nhở Thiếu Bạch và Hoàng Vĩnh đặc biệt quan sát thì hai người chắc cũng chưa phát hiện được có kẻ địch đang từ hai bên di động tới. Hoàng Vĩnh thò tay, sẽ kéo áo Thiếu Bạch ra dấu, cùng vận công chuẩn bị. Bấy giờ, duy chỉ có Vạn Lương và Cao Quang vẫn chưa biết đã có kẻ địch tiến sát tới hai bên ngôi nhà tranh, cho nên vẫn đôi mắt quan sát phía trước mặt. Hai bóng đen tiến sát tới cánh cửa gỗ còn chừng hai cái với tay, nhất tề dừng cả lại. Hoàng Vĩnh chợt cảm thấy khách ổn, cao giọng quát: - Đại ca, mau xuất thủ! Hữu chưởng đánh vút ra. Thiếu Bạch cũng nhanh tay vung ra một chưởng. Hai luồng chưởng lực mạnh mẽ hướng về hai bóng đen. Hai tên này không ngờ có người tập kích bất thần, lật đật vung chưởng đón đở. Thiếu Bạch chưởng thế thật mãnh liệt cực cùng, chỉ thấy hai đại hán ở me phải sau khi tiếp chưởng, tức thời bị đánh bật lui năm sáu bước. Còn Hoàng Vĩnh chưởng thế tuy không có nội lực hùng hậu như Thiếu Bạch, nhưng lực đạo cũng không phải yếu kém. Cho nên tiếp đỡ một chưởng ấy, đại hán ở bên trái cũng bị sính vính, loạng choạng thối lui ba bước. Liền đó trong bóng tối bỗng truyền ra một giọng lạnh như băng: - Đồ ăn hại, sao còn không lui về mau! Hai đại hán mon men tiến sát căn nhà dường như rất nể sợ giọng nói đó, vội vàng lạng mình hai cái, mất hút trong màn đêm. Thiếu Bạch nghe nhận thấy giọng nói người này khác hẳn với tên lúc nãy cùng Vạn Lương đối đáp, bất giác đâm lo ngại: - Đại hán kia rõ ràng là nhân vật chỉ huy bọn địch, tại sao giờ phút này là một tên khác, không lẽ trong lúc vắng lặng vừa rồi, đối phương đã âm thầm đi gọi cứu viện? Vội chú mắt nhìn về chỗ vừa phát ra tiếng nói. Chỉ thấy trong khoảng tối tăm của đêm trường, lờ mờ có một bóng người ngồi chồm hỗm. Thiếu Bạch hy vọng mục quang của mình có thể trông thấy người, ai dè cái bóng vẫn chỉ là một khối đen đen, không tài nào nhìn rõ hơn. Hoàng Vĩnh sẽ giọng nói: - Đại ca, có thấy gì? Thiếu Bạch đáp: - Bọn họ trừ số nấp kín trong bóng tối dày đặc ra, hình như còn có tên bị che khuất thân, khiến chúng ta không dễ phát hiện. - Riêng tiểu đệ nhận thấy, bọn cường địch bên ngoài nhà dường như được rất nhiều tên nữa đưa tới cứu viện. - Phải ngu huynh cũng cảm thấy thế. - Trời sắp sáng rồi, đại ca có kế hoạch nào không? - Việc này đã có Vạn lão tiền bối lo liệu, chúng ta cùng bàn sau. Lời dứt, hốt thấy lù lù một khối đang chầm chậm di động về ngôi nhà. Những bóng đen đó tiến ra chậm, chừng như bò trên mắt đất. Hoàng Vĩnh rút hỏa tập ra, sẽ bảo: - Đại ca hãy trông chừng. Hoàng Vĩnh nói xong, thu mình nấp sau cánh cửa, thấy nháng một cái, bật quẹt lửa. Cùng lúc, bỗng nghe véo véo hai tiếng, từ ngoài hai mũi trường tiễn rít gió bay vút tới hữu thủ cầm quẹt lửa của Hoàng Vĩnh. Không một giây chần chờ, Hoàng Vĩnh khẽ rung động cổ tay, chiếc quẹt lửa bay vụt ra khỏi nhà, rơi xa hơn một trượng. Dưới ánh lửa, cảnh vật trở nên sáng rõ. Chỉ thấy những bóng đen đang bò tới gần, đột nhiên cũng nằm phụt xuống bất động. Thiếu Bạch tinh mắt, nhạn ra ngay những bóng đen nằm rạp, mình trùm kín một lớp vải đen, tức thời cao giọng: - Bọn họ ngụy trang...Vù một tiếng, một ngọn đuốc bay vút tới cắt ngang câu nói còn bỏ dỡ của Thiếu Bạch, rồi chỉ nghe đánh phập, cắm sâu trên cánh cửa gỗ. Nhanh như cơn gió thoảng, ngọn lửa bén vào tấm gỗ, cháy phừng phực. Vạn Lương giật mình đánh thót: - Tìm cách dập tắt mau! Miệng nói, bụng lo ngại: - Không lẽ tên hoàng y này thật không phải là nhân vật thủ não của bọn họ. Hay là bọn tới đây có kẻ chức cao hơn? Thì ra, trong võ lâm xưa giờ, thường có qui lệ, phàm nhân vật thủ não bị bắt, tất ném chuột sợ vỡ đồ, không còn cách nào thi triển được. Cho dẫu không có bó tay chịu trói, cũng không dám chọc đối phương nổi giận mà sẽ làm nguy hại tới sự an toàn của người đầu não. Giờ phút này, bọn người bên ngoài nhà đã dùng đến hỏa công, rõ ràng nói sự sống chết của hoàng y nhân không đủ uy hiếp họ. Thiếu Bạch rút phắt trường kiếm, phóng vút tới trước, cùng lúc ánh kiếm nháng lên. Phập một tiếng thật ngọt, ngọn đuốc đang bốc cháy phừng phực theo ánh kiếm lìa nhanh xuống. Nhưng ngay khi đó, nghe bần bật tiếng dây cung, hai mũi tên vèo vèo lướt gió bay tới. Thiếu Bạch lặng lẽ đảo trường kiếm đánh rơi mũi đi đầu, đồng thời thò hữu thủ chụp lấy mũi tên kia, ngầm vận nội lực, phóng vút trở về, nhắm thẳng những bóng đen nằm rạp trên mặt đất. Cả hai động tác mau lẹ, không quá một giây đồng hồ khiến cho đối phương chưa kịp tiếp tục loạt tên thứ hai thì Thiếu Bạch đã lùi về sau cánh cửa. Cao Quang khen: - Hay lắm! Đại ca triển lộ cái thân thủ ấy, chắc hẳn bọn họ phải lác mắt bàng hoàng! Vạn Lương nghiêm giọng: - Nếu bọn tới đây không còn có nhân vật thân phận cao hơn hoàng y nhân thì chúng ta bắt sống được y, bọn họ phải kiêng dè đôi chút chứ? Chỉ nghe một tiếng thét vang lên, một bóng đen trong bọn đang rạp mình ngoài nhà, hốt bật tung dậy chạy lùi về phía sau. Thì ra tên đó đã trúng phải mũi trường tiễn Thiếu Bạch ném trả, không nén được đau đớn phải rút lui, để lộ chân tướng. Vạn Lương tiếp: - Xem chừng bọn họ đã có viện thủ, chúng ta không thể giữ mãi vị trí này, cần phải đổi kế hoạch, chư vị hãy chuẩn bị. Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Tên hoa y thiếu niên bị bắt, võ công không phải tầm thường, nhưng thân phận lại thấp hơn hoàng y nhân. Nếu như ở ngoài nhà còn có thân phận trên cả hoàng y nhân thì thế địch đến hôm nay mạnh biết chừng nào. Cao Quang nói: - Tên hoàng y nhân đã không còn cần thiết, ta hẳng giết y cho xong. Vạn Lương nghĩ bụng: - Không ngờ người này thế mà cũng có cái tinh, lần này thế nào cũng sẽ biết được thân phận hoàng y nhân. Ai dè, sự việc xảy ra khác hẳn, bọn cường địch bên ngoài nhà đều im bặt, như thể bọn họ đã rút lui êm. Hoàng Vĩnh sẽ nói với Vạn Lương: - Lão tiền bối, thế là làm sao? - Tên đầu não bọn cường địch ở ngoài nhà thật là tay quỉ quyệt. Bây giờ chúng ta chỉ còn cách thi công phu nhẫn nại với họ. Cao Quang xen lời: - Biết đâu họ chẳng sớm bỏ đi, chúng ta sao không ra xem sẽ rõ? - Nếu như lão phu nghĩ đúng, giờ này bên ngoài nhà bọn cường địch chắc đã mai phục chặt chẽ, chúng ta ra một bước tất là thất thủ. - Lão tiền bối phải chăng muốn nói chúng ta cức cố thủ mãi trong này? Vạn Lương mỉm cười: Phải đợi sau khi trời sáng, xem được thế địch mới có kế chắc. Ngôi nhà tranh với bầu không khí nặng nề bao trùm. Quanh đây đó chỉ có tiếng gió lộng, cái cảnh thật lạ lùng. Cứ thế, mãi cho đến lúc màn đêm dần lui, nhường cho một vầng hồng đỏ ối hừng lên ở hướng đông. Cảnh vật bên ngoài ngôi nhà tranh mỗi lúc hiện ra một rõ. Thiếu Bạch dõi mắt nhìn ra, chỉ thấy đám cỏ hoang xào xạc hơi gió thoảng, mặt ao gợn nhẹ nước xuôi giòng, cả cái khoảng đất vắng lặng như tờ, không thấy một ai. Vạn Lương thu mình sau cánh cửa, đánh tiếng. - Có tung tích địch không? Thiếu Bạch đáp: - Không thấy chỗ nào khả nghi. Cao Quang vụt nói: - Để đệ ra coi xem! Nói rồi chàng nhảy vút ra ngoài. Vạn Lương chực ngăn nhưng không kịp. Cao Quang vừa đứng vững, định thần nhìn quanh quất chỉ thấy trong hơi sương xa xa thấp thoáng thấy mấy ngọn núi xanh, còn tất cả đều trống trải, tĩnh mịch, bèn nghĩ bụng: - Vạn Lương quá đa nghi, chứ địch nhân đã bỏ đi từ đời nào rồi. Tự tin chàng đi tới trước. Vạn Lương cao giọng gọi: - Cao lão đệ đừng mạo hiểm quá, mau trở về. Từ xa vọng lại tiếng Cao Quang đáp: - Lão tiền bối khỏi lo, cường địch đã rút lui. Rồi chàng đi vòng ra đằng sau nhà. Vạn Lương thấy vậy, sẽ thở dài: - Cao lão đệ khinh địch quá, sợ rằng sẽ phải khốn. Hoàng Vĩnh và Thiếu Bạch kinh nghiệm giang hồ không có mấy nên đều nghĩ: - Cao Quang tuy vô mưu, nhưng cũng có mắt để nhìn thấy vật, không lẽ nếu có tung tích địch lại nhận không ra? Cũng vì thế hai người không thèm để ý tiếng thở dài của Vạn Lương. Không dè bằn bặt cho tới khi mắt trời đã lên được ba sào vẫn không thấy Cao Quang trở lại. Thiếu Bạch nhìn sang Hoàng Vĩnh: - Tình hình chắc không ổn, sợ là Cao đệ đã bị ám toán rồi! Hoàng Vĩnh đứng dậy nói: - Đệ đi tìm y xem. Vạn Lương lạnh lùng đỡ lời: - Khỏi cần đi. - Tại sao? - Cường địch ở ngoài nhà đã bố thiên la địa võng kín mít, nếu lão đệ mạo hiểm nữa, chúng ta lại mất thêm một cánh tay. - Nhưng dù cho có phải vào rừng tên lửa đạn, cũng không thể thấy nguy không cứu. - Việc nhỏ không nhịn, chuyện lớn tất hỏng. Thiếu Bạch xen vào nói: - Cái tình kết nghĩa nặng như sinh mạng, chắc đành phải phụ sự quan tâm của lão tiền bối. Rồi chàng rút kiếm đánh soạt. Vạn Lương thở dài: - Nếu như bọn cường địch ở ngoài nhà động thủ với lão đệ một cách quang minh, thử hỏi với võ công của lão đệ có thể đối phó không? Thiếu Bạch chực dợm bước đi, nghe nói liền đứng lại: - Ý lão tiền bối là ? - Nếu lão phu đoán đúng, Cao Quang huynh đệ cũng không có cả thời giờ động thủ đã bị đối phương bắt sống. Hoàng Vĩnh hỏi: - Làm sao biết? - Cao Quang tuy thế chứ cũng không dại gì đi xa hơn ngôi nhà này. Nếu có xảy ra động thủ tất chúng ta phải nghe thấy tiếng binh khí khua vang, còn nếu không, cũng phải nghe tiếng y hô hoán. Thiếu Bạch buồn bã nói: - Lão tiền bối nói đúng. - Địch đông ta ít, bao vây bốn mặt, tất cần có chí nhẫn nại lắm mới mong quyết thắng được cuộc diện ngày hôm nay. Hoàng Vĩnh hỏi: - Dám xin lão tiền bối cho nghe cách thủ thắng? - Ta dùng sở trường đánh vào sở đoản đối phương. - Lão tiền bối có thể nói rõ hơn? - Nếu địch không chịu thương lượng, cứ vây kín ngôi nhà này thì lão phu nghĩ cách hay nhất là chúng ta cũng ngồi yên cố thủ đợi họ tới công... - Nếu một năm họ không tới, chẳng lẽ phải chờ? - Xem tình thế, cường địch quyết không cầm cự quá đêm nay, nếu hoàng hôn xuống mà bọn họ không tới tất vào đêm nay thế nào cũng ập đến. Hạ thấp giọng ông tiếp: - Tên hoàng y nhân chúng ta bắt được, xem chừng là nhân vật rất quan trọng bên địch. Bọn họ không chịu thiêu rụi căn nhà chắc sợ liện chuột bể đồ. Theo ý lão phu điều bọn họ không chịu thiêu rụi sáu tên xông vào nhà, trong nháy mắt bị ta bắt sống dễ dàng cho nên mới chưa dám gây trường ác chiến, phải bủa lưới bên ngoài rình rập chúng ta. Nghĩ ngợi giây lâu lão tiếp: - Nhân vật chủ yếu của bọn địch cũng là một tay lợi hại, quyết nằm chờ bên ngoài mà không chịu xông vào. Hoàng Vĩnh sẽ thở dài: - Nếu đợi lâu quá, chỉ sợ Cao đệ bị họ giết mất. - Lão phu có ý khác, bọn họ tuy bắt được Cao huynh đệ nhưng chúng ta cũng bắt sáu người bên họ. Hoàng y nhân lại là một nhân vật trọng yếu, chắc chắn bọn họ không dám hạ độc thủ đâu. Lão thò đầu nhìn ra, sẽ giọng tiếp: - Lão phu còn có ý nghi ngờ rằng bọn này theo như lời Tứ Giới đại sư, nấp trong bóng tối là những nhân vật trong cái âm mưu sách động gây rối loạn giang hồ. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 31 Cao sâu khôn dò Thiếu Bạch thoáng nghĩ đến một điều, đứng bật dậy lôi hoàng y nhân ra trước cửa lột mặt nạ. Vạn Lương, Hoàng Vĩnh và Thiếu Bạch nhất loạt chiếu sáu con mắt sáng như điện, chằm chặp nhìn hoàng y nhân. Chỉ thấy người này mi thanh mục tú, xinh đẹp như con gái. Hoàng Vĩnh ngắm chặp lâu nói: - Coi y giống khách má hồng hơn là trang nam tử. Vạn Lương có vẻ nghiêm giọng: - Có lẽ cái đại âm mưu trù hoạch mấy chục năm đã bắt đầu bộc phát nhưng không may cho họ, lần đầu tiên hành động trực tiếp lại bị chúng ta bắt gặp. - Lão tiền bối có thể giảng giải rõ hơn được chăng? - Mấy chục năm nay, lão hủ ẩn cư trong u cốc nơi dãy Hàng sơn khổ luyện Ngũ quỉ sưu hồn thủ và nhờ có công phu tĩnh tọa nên lão hủ tự thấy tiến bộ nhiều về khả năng luận sự, gặp việc tất là phải suy nghĩ cộng đoán lần ra được, hiện tại lão hủ nhận thấy có nhiều chỗ khả nghi. - Lão tiền bối đã nghĩ ra điềm gì mới lạ? - Hoàng hết đoán xem hoàng y nhân cở tuổi nào? - Nếu y là đàn bà, nội công tinh thâm và thêm thuật trụ nhan thì ít ra cũng ngoài ba mươi. - Lão đệ thử lấy binh khí vạch áo y xem, nếu y là đàn bà thì thật chắc có chuyện hay. Hoàng Vĩnh hiếu kỳ, nhanh tay rút trường kiếm đảo nhẹ một vòng. Quả nhiên lớp áo trước ngực hoàng y nhân vừa bị vạch tung, phập phồng ẩn hiện đôi gò bồng đảo. Vạn Lương hữu thủ phất nhẹ một luồng chưởng phong thoảng tới đánh ập mảnh áo che ngực cho hoàng y nhân, sẽ thở dài: - Có lẽ là y thị. Hoàng Vĩnh lấy làm lạ hỏi: - Ai? Vạn Lương chực đáp, bất chợt ngoảnh sang, thấy Thiếu Bạch đang đăm đăm nhìn hoàng y nhân, giật mình nín lặng, nhẹ níu áo ra dấu cho Hoàng Vĩnh nhìn lại, thấy Thiếu Bạch thần thái đờ đẫn, trừng trừng đứng nhìn hoàng y nhân xuất thần.Vạn Lương sẽ giọng hỏi:- Hoàng huynh đệ có quen biết nữ nhân này? Hoàng Vĩnh nhìn kỹ hoàng y nhân chặp lâu: - Không!Thiếu Bạch nhẹ thở dài, xen vào nói: - Riêng vãn bối thấy người này quen lắm! Đưa mắt nhìn Vạn Lương chàng tiếp: - Lão tiền bối nhìn xa hiểu rộng hẳn là biết y thị? Vạn Lương đáp: - Chưa hề thấy mặt. - Ôi! Người này vãn bối nhớ mang máng có gặp ở đâu nhưng nghĩ mãi không ra. - Được mà, thời gian còn nhiều, thủng thẳng nghĩ chắc cũng sẽ nhớ. - Vãn bối đã nhớ kỹ, thật chưa từng gặp qua nữ nhân này, nhưng càng nhìn càng thấy quen thuộc. Ôi! — tận đáy lòng của vãn bối chừng như đã mang sẵn hình tượng ấy cho nên khi thấy được mặt là một dịp được chứng thực. - Chứng thực cái gì? - Chứng thực một điều là trên cỏi đời này lại có một người như thế thật. Vạn Lương thắc mắc: - Tả lão đệ thử nghĩ xem, trong Bạch Hạc môn có nhân vật nào như vậy? - Không, vãn bối đã cố lục lọi trong ký ức, nhưng chưa hề thấy một người như thế. Hoàng Vĩnh xen vào nói: - Lạ quá, chưa từng thấy thì tại sao trong nội tâm của đại ca lại có ấn tượng về cái dáng vóc người ấy. - Đấy cũng là điểm nghi vấn của ngu huynh. Dứt lời, chàng nhắm mắt trầm tư, như cố tìm lại lai lịch hoàng y nhân. Hoàng Vĩnh sẽ hỏi Vạn Lương: - Lão tiền bối, chuyện gì lạnh lùng thế? Vạn Lương lắc đầu: - Chịu thôi, xem chừng chỉ còn cách đợi nhị vị cô nương trở lại hẳng tính. Hoàng Vĩnh thở dài sườn sượt: - Những việc quái gỡ trên giang hồ, sao mà lắm thế? Vạn Lương cau mày nghĩ ngợi: - Lão hủ dấn bước vào giang hồ đã ngót nửa đời người, những việc lạ có thể nói gặp đã hầu hết, nhưng riêng có mỗi việc này thật chưa được thấy bao giờ. Hai người nói chuyện, tiếng cũng khá to nhưng Thiếu Bạch tựa như vẫn chưa nghe thấy. Hiển nhiên, chàng dồn hết tâm thần để tìm hiểu lai lịch hoàng y nhân. Đúng lúc ấy, đột nhiên có một giọng nói ồ ề truyền vào: - Tại hạ có một việc thương lượng với chư vị. Tiếng nói như sấm nổ, ìng vang. Ngoảnh đầu nhìn, thấy một đại hán toàn thân vận áo đen, tay không đứng lặng lẽ ngoài nhà, cách quãng hai trượng, chăm chú nhìn vào trong, ý chừng chờ tiếng hồi đáp. Vạn Lương cao giọng: - Các hạ có điều gì chỉ giáo? Hắc y đại hán đáp: - Tại hạ vâng lệnh đến bàn với chư vị một việc... Giơ cao hai tay y tiếp lời: - Tại hạ không một tấc sắc, xin chư vị yên tâm. Vạn Lương lạnh lùng đỡ lời: - Bất luận các hạ có mang binh khí hay không nhưng nếu có ý muốn giở trò mờ ám thì đừng trách lão phu lấy mạng hoàng y nhân trước. Hắc y đại hán cười mỉm: - Chỗ này cách xa ngôi nhà khá xa, không hiểu tại hạ có thể vào trong nói chuyện? - Trong nhà này cơ quan giăng mắc đầy rẩy, nếu các hạ tiến vào tất sẽ bị bắt sống, tốt hơn là các hạ đứng gần cách chừng bảy tám thước. Hắc y đại hán nghĩ một giây rồi nói: - Tại hạ xin nghe lời dạy. Cất bước đi tới, và đúng lời dừng lại trước ngôi nhà còn khoảng bảy thước. Vạn Lương vẫn thu mình sau cánh cửa, thò đầu ra nói: - Các hạ muốn nói chi? - Chúng tôi bắt được một người họ Cao Quang, theo lời y nói là đồng bạn của chư vị. - Phải, sao nữa? - Tại hạ vâng mệnh đến thương lượng với chư vị. - Thương lượng gì? - Trao đổi người. Vạn Lương cười nhạt: - Đổi như thế nào? - Tất nhiên cuộc trao đổi phải công bình, chúng tôi bắt được bên chư vị một người, chư vị bắt lại của bên tôi sáu, chúng tôi chỉ đổi được một người, bất quá... Vạn Lương ngắt lời: - Phải chăng người được đổi ấy là do các người chọn? Hắc y đại hán cười trừ: - Đúng vậy, chúng tôi muốn được chọn một trong số sáu người bị chư vị bắt. Vạn Lương cười khảy: - Ngoại trừ hoàng y nhân, năm người còn lại xin để các hạ mặc tình chọn lựa. Hắc y nhân ngẩn người, thở dài: - Ôi! Tại hạ đến đây đã được lệnh trên chỉ định đổi lấy người đồng đạo vận hoàng y, không hiểu... Vạn Lương ngắt lời: - Vật đành xin phụ công bằng hữu đã đến đây, cho lão phu chuyện lời với quý thượng, chúng tôi không muốn đổi hoàng y nhân. - Tại hạ còn việc nữa. - Lão phu xin nghe. - Chư vị bị vây khổn trong ngôi nhà tranh này cũng không phải là kế lâu dài. Nếu chư vị chịu đổi hoàng y nhân lấy người đồng bạn họ Cao thì chúng tôi sẽ lập tức rút lui giảng hoà. Vạn Lương cười gằn: - Lão phu suốt đời bắn nhạn, nếu như bị nhạn mổ mắt, thì còn gì là mấy chục năm xuôi ngược giang hồ. - Tại hạ nói lời thành thật, nếu các hạ không tin tại hạ nguyện đem tính mạng để bảo đảm. Vạn Lương bật cười: - Các hạ không thể quá coi thường cái sống chết. Hắc y đại hán bị Vạn Lương châm biếm mãi cũng đâm hổ thẹn, gượng cười: - Tại hạ thành thật nói thế, xin chư vị nghĩ lại. Vạn Lương cao giọng: - Các ngươi chỉ cần hoàng y nhân, còn năm cái mạng kia làm ngơ không đếm xỉa tới thì thật là hành động tàn nhẫn. Ngươi bất quá là một tên lâu la lo chạy việc truyền đạt lệnh trên phỏng còn có thể gánh vác được nhiệm vụ gì. Không phải lão phu nói mĩa chứ cái sự sanh tử của chính ngươi, sợ là cũng không do ngươi định đoạt. Hắc y đại hán lẳng lặng cúi đầu làm thinh. Vạn Lương đằng hắng tiếp: - Bọn họ đã có thể hy sinh năm mạng kia, thì có thêm ngươi nữa cũng không có gì đáng lạ. Hắc y đại hán chậm rãi ngẩng đầu: - Phải, nếu các hạ nhận lời đổi hoàng y nhân thì sự sống còn của năm người kia không đáng quan tâm. Chẳng qua lời hứa để cho chư vị rời khỏi đây cũng còn được tôn trọng. - Nếu như lão phu không chịu? - Quí hữu sẽ phải nếm hình phạt thảm khốc nhất cõi trần trước khi bị xử tử lăng trì. - Đừng quên là các ngươi còn sáu kẻ nằm trong tay ta, lão phu sẽ hành hạ bọn họ y như vậy. - Chỉ sợ chư vị không có thời giờ, bởi nếu như tệ thượng cấp biết không chắc cứu được sáu người ấy nữa thì chỉ trong nháy mắt sau, chư vị và ngôi nhà tranh này sẽ bị thiêu hủy trong biển lửa. Vạn Lương nghĩ bụng: - Bọn họ sợ những kẻ bị bắt tiết lộ bí mật nên hoàng y nhân dẫu có thân phận cực cao cũng khó lòng mong thoát tai họa. Nhưng ngoài mắt vẫn điềm tĩnh: - Lão phu tin là quí thượng cấp sẽ phải tìm trăm phương ngàn kế để cứu cho được hoàng y nhân. - Nói vậy các hạ không bằng lòng đổi người? - Phải. Hắc y đại hán lặng lẽ thở dài, muốn nói gì nhưng lại thôi, quay người lầm lủi bỏ đi. Hoàng Vĩnh dõi mắt nhìn theo, giọng đầy khích động: - Tại sao không đổi? Rồi lớn tiếng gọi: - Bằng hữu tạm dừng bước. Hắc y đại hán vội quay người lại, vui mừng ra mặt: - Các hạ đã đổi ý? Hoàng Vĩnh nhanh trí, vừa quát gọi hắc y đại hán đã cảm thấy bất ổn , vội nói nhỏ: - Tại hạ nhất thời nóng nảy nên lỡ lời, dám mong lão tiền bối xử trí! Vạn Lương thở dài: - Nếu như chúng ta thả hoàng y nhân, có thể thoát được cái nguy nhất thời nhưng chắc chắn chỉ trong vòng một ngày, tất cả bị bọn họ dốc toàn lực vây đánh, một ngày ta còn sống là một ngày họ chưa chịu ngừng tay. Đắng hắng mấy tiếng lão cao giọng: - Lão phu đổi ý thật, nhưng lão phu muốn nhân vật thủ não của các ngươi phải lộ diện để đàm phán. Hắc y đại hán đang hớn hở vụt tiu nghỉu thở dài: - Được! Tại hạ chuyển hộ chư vị một tiếng, nhưng người có chịu đến đây tương kiến với chư vị hay không thì tại hạ xin chịu. - Nếu có tới phải vào lúc trời sáng, không thì thôi, sau khi đêm xuống khỏi cần nói gì nữa. Hắc y đại hán lặng thinh, đi vòng về phía trước giây phút đã mất hút ngoài tầm mắt. Hoàng Vĩnh lo lắng sẽ hỏi Vạn Lương: - Lão tiền bối, biết họ đến không? - Trừ phi nhân vật thủ não ấy quyết định bỏ rơi hoàng y nhân. Hoàng Vĩnh buồn rầu nói: - Một mạng Cao huynh đổi lấy sáu mạng đối phương kể chết cũng đành nhắm mắt. Vạn Lương thở dài lặng lẽ. Cái bầu không khí nặng nề đúng một khắc công phu thì bỗng thấy hắc y đại hán trở lại. Cách quãng ngôi nhà chừng bốn năm thước, y dừng lại, vòng tay cao giọng nói: - Tại hạ đã chuyển đạt lời các hạ, tệ thượng cấp bằng lòng gặp các hạ. Vạn Lương lạnh lùng: - Trời không còn sớm, nếu y có tới phải mau lên chứ! - Tệ thượng cấp đến ngay, người sai tại hạ đi thông tri trước cho các hạ một tiếng. - Phiền chuyển hộ tới quý thượng cấp, có tới hãy tới mau đi! Hắc y đại hán do dự một lúc: - Tại hạ xin y lời. Nói xong y quay mình bỏ đi. Hoàng Vĩnh chờ đợi cho đại hán đã đi xa, sẽ hỏi Vạn Lương: - Lão tiền bối, nếu như người ấy nhắc đến việc đổi Cao Quang hiền đệ, chúng ta có nên bằng lòng hay không? - Lúc này lão hủ cũng chưa thể quyết định, nhưng tùy cơ ứng biến. - Lão tiền bối, nếu như việc không thành, chúng ta cứ quyết đấu với bọn họ một trận. Tả đại ca kiếm, đao tuyệt diệu, tên ấy vị tất chống cự nổi. Nếu ta có thể bắt sống được bên họ một nhân vật thủ não lo gì không đổi được Cao đệ về. - Riêng lão hủ thấy thì chưa hẳn. Hoàng Vĩnh chực đáp lời, hốt thấy hai thanh y đồng tử tay cầm bảo kiếm, thong thả đi tới. Theo sau hai thanh y đồng tử chừng ba thước là một người toàn thân vận áo trắng, đầu chít khăn trắng và vuông lụa che mặt cũng màu trắng, rảo bước thẳng về ngồi nhà. Tuy đang buổi thanh thiên bạch nhật nhưng trước lối ăn vận của người đó ai nấy cũng phải lạnh mình. Vạn Lương cất cao giọng: - Các hạ hãy dừng lại cách quãng một trượng, không được tiến sát ngôi nhà quá. Bạch y nhân lẳng lặng y lời, dừng ở ngoài nhà độ một trượng. Và một giọng nói như băng truyền vào: - Xin thỉnh giáo chư vị? Vạn Lương cười khảy: - Tại hạ không có mời các hạ, ấy là do các hạ phái người đến thương lượng với bọn này, giờ đây tôn giá lại chất vấn, không hiểu có dụng ý gì? Bạch y nhân đứng sững, hai luồng nhỡn quang sáng quắc như điện rọi thẳng vào trong căn nhà, im lặng. Hai thanh y đồng tử cũng đứng ngay như pho tượng bất động. Cả ngôi nhà im phăng phắc, chừng mãi công phu cạn chén trà nóng, Bạch y nhân mới đánh tiếng: - Dẫu cho tại hạ có phải là người đàm phán với các hạ, thì cái việc mọn ấy không lẽ các hạ cũng bắt bẻ làm to chuyện? Vạn Lương nói: - Không dám, bằng hữu thật có độ lượng. Bạch y nhân trầm ngâm giây lâu: - Chúng tôi bắt được một người của các hạ. - Nhưng bằng hữu lại có sáu thuộc hạ nằm trong tay lão hủ. - Trong số đó có một người vận hoàng y? - Phải, nếu lão hủ xem không nhầm thì người ấy là một phụ nhân. Bạch y nhân chậm rãi nói: - Bổn toà muốn được đổi lại người vận hoàng y? Vạn Lương vụt phá cười vang, tiếng cười chấn động nóc tranh rung đưa tận mãi xa. Bạch y nhân giận dữ: - Các hạ cười cái gì? - Lão phu cười cho tôn giá không khỏi quá tình nguyện... Bạch y nhân ngắt lời: - Rồi sao, không chịu nổi à? - Ngoại trừ hoàng y nữ cải nam trang, năm người kia xin để cho tôn giá chỉ định một người đổi. - Nhưng bổn tòa chỉ quyết đổi lấy hoàng y nhân? - Nếu thế chúng ta khỏi cần đàm phán nữa. - Các hạ phải biết, chỉ đợi một tiếng của bổn tòa, lập tức ngôi nhà này sẽ hóa thành tro. - Trừ phi tôn giá coi nhẹ sự tử sanh của sáu thuộc hạ. Bạch y nhân lạnh lùng thò tay nắm lấy thanh bảo kiếm trong tay đồng tử đứng bên trái: - Các hạ có dám thử vài chiêu kiếm thuật với bổn tòa? - Lão phu nghĩ, khỏi cần. Bạch y nhân sững sờ chặp lâu nói: - Các hạ thông minh lắm. - Cuộc đàm phán của chúng ta đến đây là dứt, đã không mong có được giải pháp ôn hòa thì hai bên cứ việc thi thố hết thủ đoạn để tranh thắng. Ngừng một lúc, Vạn Lương tiếp: - Có điều, lão phu muốn được phân trần vài tiếng. Nếu các vị có hành động nào, lão phu sẽ giết sáu tên thuộc hạ của các hạ trước. Bạch y nhân giận dữ nói như rít: - Các người sẽ phải thường mạng cho họ. - Các hạ cứ yên tâm, lão phu trước sẽ giết hắc y nhân, sau đó tới hoa y thiếu niên và cuối cùng mới tới hoàng y nhân. Im bặt một chốc, bạch y nhân lại cất tiếng: - Các hạ có thể cho biết, nếu thả hoàng y nhân còn phải có điều kiện nào nữa? Vạn Lương lạnh lùng: - Điều kiện có, nhưng chỉ sợ các hạ không chịu. - Được, các hạ cứ nói! - Trước nhất, các hạ phải thả người huynh đệ của chúng tôi. - Được! Rồi cất cao giọng: - Thả người họ Cao ra! Giây lâu, quả thấy Cao Quang bình yên chạy về. Hoàng Vĩnh cảm khái: - Gừng già cay hơn gừng non thật, Vạn Lương đúng là người cao mưu. Cao Quang tiến gần căn nhà còn chừng bốn năm thước, Vạn Lương thốt quát: - Dừng lại! Cao Quang nghe tiếng đứng khựng lại. Hoàng Vĩnh ngạc nhiên: - Lão tiền bối, tại sao không để cho Cao đệ vào luôn? Vạn Lương quắc mắt nhìn chằm chặp Cao Quang: - Cao huynh đệ thần trí còn tỉnh táo chứ? - Phải, tỉnh lắm! - Lúc thả Cao huynh đệ, bọn họ có nhét thêm vật gì vào người không? Cao Quang sờ khắp mình đáp: - Không có gì cả! - Vậy Cao Quang huynh đệ hãy đi chậm vào! Cao Quang y lời, cất từng bước một đến sát cửa, Vạn Lương chợt quát: - Quay lại mau! Cao Quang vẫn tảng lờ, xông vào nhà. Vạn Lương phất mạnh hữu thủ, miệng gọi to: - Chận y lại! Hốt thấy có bóng người nhoáng lên, bạch y nhân và hai thanh y đồng tử cầm kiếm đã nhanh như tên bắn lướt vút vào nhà. Hoàng Vĩnh đứng phắt dậy, chực ngăn Vạn Lương để cho Cao Quang vào, bất chợt thấy bạch y nhân phóng tới, hốt hoảng vung vội trường kiếm đâm vù tới. Bạch y nhân phất nhẹ tay áo, tức thời một luồng tiềm lực dấy động, đánh bạt tay kiếm của Hoàng Vĩnh. Thấy vậy, Vạn Lương vội tung một chưởng ngăn chận bạch y nhân. Không dè, chỉ kịp nhìn thấy bạch y nhân phất tay, Vạn Lương lập tức bị đánh lùi về sau hai bước. Khi ấy, bạch y nhân và hai thanh y đồng tử đã đặt một chân qua ngưỡng cửa. Đột ngột, ánh kiếm nháng lên, một màn quang hoa lộng gió đổ ập tới bọn bạch y nhân. Cùng lúc, Thiếu Bạch phóng vút ra, tay múa tít thanh kiếm, gió nổi vi vừa, từng đợt từng đợt tràn tới đối phương. Trước kiếm thế kỳ ảo của chàng, bạch y nhân và hai thanh y đồng tử tức thời bị đánh bật lui. Vạn Lương ngoảnh nhìn đôi bạch ngọc mỹ nhân trên bàn nói vội: - Đẩy lui họ mau. Thiếu Bạch ứng tiếng đáp, tay vẫn quay đều thanh kiếm công tới. Bấy giờ, hai thanh y đồng tử cũng bắt đầu vung bảo kiếm, nhất tề phản công từ hai hướng tả hữu. Riêng bạch y nhân lui về sau mấy bước, cặp mắt dán chặt vào thế kiếm của Thiếu Bạch. Hiển nhiên y đã sửng sốt nhiều trước đường kiếm kỳ bí của đối phương. Hai thanh y đồng tử tuy tuổi cùng nhỏ, nhưng kiếm thuật rất vững, song kiếm phối hợp chặt chẽ lạ thường. Đáng tiếc hôm nay họ gặp phải người biết sử dụng pho kiếm độc nhất vô nhị trong thiên hạ, vương đạo cửu kiếm, cho nên giây phút sau, thế công đang lợi hại của bọn họ không những bị đánh bật lại, mà thế kiếm của Thiếu Bạch còn thừa dịp nới rộng áp lực, nắm trọn quyền thao túng. Trận giao đấu đang hồi quyết liệt, bạch y nhân chợt quát: - Dừng tay! Hai thanh y đồng tử nghe tiếng, cùng nhảy lùi năm bước. Bạch y nhân nhìn đăm đăm Thiếu Bạch: - Thiên kiếm Cơ Đồng là gì của các hạ? - Người là ân sư. Bạch y nhân hỏi gặn: - Vậy thì các hạ là Tả Thiếu Bạch, hậu nhân của Bạch Hạc môn Tả Giám Bạch, đã vượt qua Sinh tử kiều năm xưa? Y nói một hơi, gọi đúng danh tánh, thân thế của chàng. Thiếu Bạch bất đắc dĩ phải ưỡn ngực, đáp dõng dạc: - Tại hạ chính là Tả Thiếu Bạch, kẻ duy nhất còn sống sót trong đêm Bạch Hạc môn bị thảm sát. Bạch y nhân lạnh lùng: Chưa hẳn, có lẽ còn vị Tả Văn Quyên Tả cô nương vẫn còn sống ở thế gian. Thiếu Bạch từ cửa miệng hai chị em mù đã biết được về Tả Văn Quyên mang thư đi bái sư, giờ đây lại nghe bạch y nhân nhắc tới nàng, bất giác sững sờ. Chặp lâu, chàng dịu giọng: - Không dám phiền các hạ quan tâm. Bạch y nhân khoát tay: - Chúng ta đi! Rồi y quay người bỏ đi trước. Hai thanh y đồng tử cũng nhanh chân theo sát bạch y nhân. Vạn Lương nhìn sang Cao Quang quát lớn: - Bắt lấy y! Cao Quang chực quay mình chạy đã bị Thiếu Bạch chận ngang lối hỏi: - Cao huynh đệ định đi đâu? - Tiểu đệ đi coi xem! Nói đoạn y tránh sang một bên bỏ chạy. Thiếu Bạch đảo nhẹ trường kiếm, dấy động một màn quang hoa, chận lối Cao Quang sẵng giọng: - Đi xem gì? Cao Quang bị kiềm chế dồn về sau hai bước ấp úng: - Xem bọn họ... Bất chợt vung hữu thủ, một tia sáng bạc rít gió vút tới. Thiếu Bạch vội rung chuôi kiếm, lóe nhanh một luồng sáng lạnh đánh rơi mũi độc châm. Cùng lúc đó có tiếng Vạn Lương cảnh giác: - Tên đó giả mạo Cao hiền đệ, đừng để y chạy thoát. Thiếu Bạch đề chân khí vút mình lên, tay nhoáng kiếm một chiêu Vân Long đầu áp, đâm thẳng tới sau lưng đối phương. Chàng tuy đã nghe tiếng Vạn Lương nhưng người này ăn mặc, mắt mũi giống Cao Quang như hệt, cho nên lòng đâm hoài nghi, chờ cho kiếm thế tới sát lưng Cao Quang nới lõng tay rạch tung lớp áo ngoài. Cao Quang dường như cũng biết khó chạy thoát nên vội quày tay lại phóng ra một mũi độc châm nữa. Thiếu Bạch đã sớm dự phòng, nhác thấy đối phương rung động cổ tay, đã lạng mình sang bên né tránh. Và chàng đã tỉnh ngộ, người này quyết không phải là Cao Quang, bởi người nghĩa đệ của chàng không khi nào sử dụng loại ám khí độc châm bèn nghiến răng: - Đáng lẽ lần đầu y phóng ra ta phải nhận được ngay chân tướng y mới phải. Chực vung kiếm công tiếp, hốt nghe Cao Quang hự nhỏ, ngã lăn. Thì ra Vạn Lương đã thi triển Ngũ quỉ sưu hồn thủ, từ ngoài xa điểm thương huyệt đạo y. Thiếu Bạch tả thủ kéo Cao Quang dậy, dìu bước quay vào nhà. Hoàng Vĩnh nhướng mắt nhìn, thấy Cao Quang đôi mắt nhắm nghiền như thọ trọng thương, bèn ngoái cổ hỏi Vạn Lương: - Lão tiền bối đả thương y? - Lão hủ chưa có được bản lãnh ấy. Đáp xong, lão thò nhanh hữu thủ giải khai huyệt đạo cho Cao Quang. Chỉ nghe Cao Quang thở phào, mở mắt nhìn Vạn Lương rồi lại nhắm kín. Hoàng Vĩnh ngắm kỹ Cao Quang chặp lâu: - Không lẽ ở thế gian lại có người giống đúc như thế, nhất là chỉ trong vòng có một ngày ngắn ngũi đối phương đã có thể tìm được. Liếc sang Vạn Lương tiếp: - Vãn bối nghĩ chắc không phải là người giả mạo đâu. Vạn Lương trầm ngâm: - Lão hủ thì khác. Thình lình lão thò tay đảo phớt ngang mặt Cao Quang, lớp da mặt tức thời rơi lã tả. Thì ra, người này đã dùng bột thạch cao tô điểm giống đúc khuôn mặt Cao Quang. Hoàng Vĩnh lắc đầu: - Lợi hại quá, thuật ngụy trang này thật mới được thấy lần thứ nhứt. Cao Quang giả thốt nhiên tung mình, tả thủ thò nhanh, chực phóng độc châm. Nhưng đúng lúc, Thiếu Bạch cảnh giác kịp, hữu thủ cực kỳ mau lẹ, điểm vào cổ tay trái đối phương. Thêm một mũi độc châm chưa kịp vuột khỏi tay đã buông rơi xuống đất. Đồng thời Vạn Lương cũng nhanh nhẹn đánh bình một chưởng vào vai phải Cao Quang giả. Chỉ nghe một tiếng hự khô khan, Cao Quang giả nhất thời gãy rắc xương vai, lăn phịch trên mặt đất. Hoàng Vĩnh rút soẹt trường kiếm, châm mũi kiếm trên ngực y lạnh lùng nói: - Thật ngươi là ai? Người đó trợn trừng mắt nhìn Hoàng Vĩnh giây lây bỗng nghiến răng, nhắm mắt làm thinh. Thấy thế Vạn Lương thò hữu thủ, năm ngón tay chận ngay trên yết hầu, y sẵn giọng: - Muốn chết à? Chỉ sợ ngươi không được như nguyện. Tên giả Cao Quang tuy bị bóp nghẹt cổ nhưng vẫn cố buông một câu: - Các ngươi đã chậm một bước... Chỉ kịp nói thế, hai chân y đã duỗi dài, tắt thở. Hoàng Vĩnh bàng hoàng: - Y chết rồi. Vạn Lương giậm chân: - Ôi! Lý ra lão hủ phải biết sớm trước sự thể, dè đâu lại để đến nỗi chậm một bước, thật... Hoàng Vĩnh thở dài: - Chất độc mạnh lắm, lão tiền bối hẵng xuất thủ mau. Vạn Lương dời thi thể Cao Quang giả đi, nghiêm giọng: - Lúc này, chúng ta mới thật sự bước vào chốn hiểm. - Xem tình thế này, hoàng y nhân phải có thân phận cực ao bên đối phương, chỉ cần giữ chặt y thị thì họ quyết không dám vọng động đâu. - Chưa hẳn, bởi nếu Tả lão đệ không xuất thủ, có lẽ bọn họ cũng đã đánh ập vào bất ngờ nên lúc này khó nói lắm. Ôi! Bọn họ lại nhận ra kiếm thuật Tả lão đệ được thừa kế y bát của Thiên kiếm Cơ Đồng thì quyết không khi nào chịu buông tha chúng ta. - Nếu thế, xem chừng cái luận sự và sắp đặt của nhị vị cô nương đây đã hóa ra nước lả trôi sông. Vạn Lương nghĩ ngợi chặp lâu: Chúng ta đã gặp phải tay cường địch có võ công và mưu trí lợi hại nhất giang hồ. Tình thế chuyển biến từng giây phút mà chị em họ lại ở xa đây, tất là không thể tùy cơ ứng biến, thay đổi cơ mưu nhưng lão hủ tin chắc là họ phải có cách đối địch hữu hiệu. Hoàng Vĩnh ngoảnh đầu nhìn, thấy Thiếu Bạch vẫn thờ thẩn nhìn hoàng y nhân xuất thần, trong lòng kinh dị, chực mở miệng gọi nhưng Vạn Lương đã khoát tay ra dấu: - Tả lão đệ nhìn mê mãi như thế, tất có nguyên nhân, ta đừng nên kinh động. Lúc lâu nữa, Thiếu Bạch mới thở dài đứng dậy lẩm bẩm: - Lạnh lùng quá. Hoàng Vĩnh không nén được tò mò: - Đại ca, việc gì mà lạ? - Hoàng y nhân này trông quen lắm, nhưng nghĩ mãi cũng không tài nào nhớ ra đã gặp ở đâu. - Chắc là hơi giống đấy thôi. Thiếu Bạch lắc đầu quầy quậy: - Không phải, ngu huynh nhất định có gặp người này, hơn nữa ấn tượng đã gây sâu, nhưng tại sao vẫn nhớ không ra? Vạn Lương nói: - Tả lão đệ sống ở Vô Ưu Cốc mấy năm, nơi ấy vắng vẻ chắc không phải đã gặp y thị ở đấy? - Đúng thế, ở Vô Ưu Cốc ngoài hai vị ân sư của tại hạ, chỉ có tại hạ chứ không phải một ai khác. Vạn Lương nhắc: - Chắc gặp khi mới ra khỏi Vô Ưu Cốc? - Không phải. - Thế thì chắc đã gặp lúc ấu thời ở Bạch Hạc bảo. Thiếu Bạch nhẹ thở dài than: - Tại hạ nhớ không ra, nhưng có lẽ ở Bạch Hạc bảo thì phải hơn vì... Mới nói đến đây chàng chợt im bặt, Vạn Lương thở dài khuyên: - Nghĩ ngợi làm gì, nghỉ một lát cho khỏe rồi tính sau. Thiếu Bạch nhắm chặt hai mắt, bất giác hai hàng lệ ứa ra, vẻ mặt đầy thống khổ. Hoàng Vĩnh thấy thế hoảng kinh hấp tấp hỏi: - Đại ca, đại ca làm sao thế? Thiếu Bạch từ từ mở mắt nói: - Ta nhớ ra rồi, y rất giống một người. - Người nào? Thiếu Bạch than: - Thôi, không nói là hơn. Tuy vậy, Thiếu Bạch cũng không dằn nổi cơn thống khổ trong lòng, đưa mắt nhìn ra bên ngoài lẩm bẩm: - Trời, lạ quá, trên đời tại sao lại có thể hai người giống nhau như khuôn đúc vậy được? Hoàng Vĩnh nghĩ bụng: - Đại ca xưa nay là người hào phóng nhất đời, chẳng hiểu tại sao hôm nay lại khó tính như muốn dấu diếm. Bụng nghĩ, miệng không nhịn được hỏi: - Đại ca, cô này giống ai? Thiếu Bạch nghe hỏi, mấy phen chực đáp nhưng lại thôi. Vạn Lương kéo áo Hoàng Vĩnh vừa bảo: - Đừng hỏi nữa. Hoàng Vĩnh tuy cũng là người trầm tĩnh nhưng quả thật vẫn không có được một vốn kinh nghiệm phong phú từng trải của Vạn Lương nên vẫn ấm ức nghĩ bụng: - Có cái gì mà không nói ra được, cô gái kia bất quá giống một người chứ có gì ghê gớm, nói ra đã sao? Thiếu Bạch đột nhiên đứng thẳng người, chậm rãi đi vào nhà trong. Hoàng Vĩnh nhìn theo, chợt rúng động tinh thần, nghĩ bụng: - Chả nhẽ cô gái kia lại có ảnh hưởng lớn lao quá đáng đối với đại ca như vậy sao? Thì ra bước chân đi của Thiếu Bạch vô cùng nặng nề, chẳng khác kéo theo vật nặng ngàn cân, như thể chàng chợt già hẳn đi, già một cách lụ khụ. Đợi cho Thiếu Bạch vào hẳn trong nội thất, buông rèm xuống, Hoàng Vĩnh mới quay sang nhìn Vạn Lương: - Lão tiền bối, thế là thế nào? Vạn Lương đáp: - À! Đại ca của lão đệ đang có tâm sự. - Chắc thế, mà tâm sự này quá lớn lao đối với chịu đựng của một người. Quay nhìn vào người hoàng y nữ chàng nói tiếp: - Có điều, chỉ vì hoàng y nữ nhân này thực tại hạ nghĩ mãi vẫn không hiểu nổi. Vạn Lương trầm ngâm giây lát nói: - Cô gái này chắc là phải có một mối quan hệ vô cùng mật thiết với Tả lão đệ, hơn nữa, Tả lão đệ lại rất tôn sùng cho nên không sao mở miệng nói ra được. - Có thể là thế nào? - Trưởng bối của Tả lão đệ. Hoàng Vĩnh nói: - Cho dẫu có là vị trưởng bối của đại ca, thì người cũng không đến nỗi đau khổ như thế. - Có thể rằng trong lòng Tả lão đệ không những cho là giống mà lại chắc chắn đúng là người đó thì sao? Hoàng Vĩnh hơi vỡ lẽ: - Tại hạ hiểu rồi... Ngừng lại giây lát chàng tiếp: - Có điều chưa được rõ lắm. Vạn Lương nói: - Hiện giờ cứ tạm thời để mặc cho Tả lão đệ, chưa biết chừng nỗi thống khổ và sự dày vò giúp ích nhiều cho Tả lão đệ trong việc nhớ lại chuyện hồi nhỏ. Khi ấy, chúng ta cũng được thêm nhiều chi tiết để suy đoán nội tình việc Bạch Hạc môn bị đồ sát. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 32 Trông sao quen lạ Hoàng Vĩnh như nghĩ ra một điều: - Có rồi! - Có gì? Chúng ta chỉ cần tra hỏi cho ra xuất thân của hoàng y nữ kia lo gì không hiểu được nỗi nghi vấn chất chứa trong lòng Tả đại ca. - Lúc này sợ là dược lực từ đôi bạch ngọc mỹ nhân đã sớm mất tác dụng, nên nếu ta giải khai huyệt đạo cho y thị chắc sẽ không khỏi xảy ra một trường ác đấu. Lão khẻ thở dài tiếp: - Và không phải do lão hủ có ý nghĩ hèn chứ hai chúng ta chưa phải là địch thủ của y thị. - Thì hẳng cứ thử giải á huyệt thôi. Vạn Lương cũng bị khơi động tính hiếu kỳ gật đầu: - Phải đấy, người này thân phận thật cao, lại bị chúng ta phát giác là gái cải nam trang, chưa chừng sẽ hỏi được y thị vài điều hữu ích. Hoàng Vĩnh thận trọng điểm huyệt đạo ở hai cánh tay hoàng y nữ trước, xong mới nhẹ vỗ vào á huyệt. Thì ra Vạn Lương thận trọng lo xa, ngại mấy kẻ bị bắt tiết lộ những điều bí ẩn trong ngôi nhà, nên đã điểm huyệt của họ. Cùng lúc giải á huyệt cho hoàng y nữ, Hoàng Vĩnh không quên vỗ mở luôn hôn huyệt. Hoàng y nữ mở mắt, lạnh lùng quét nhanh qua Vạn Lương và Hoàng Vĩnh, đôi môi anh đào mím chặt lặng thinh. Vạn Lương sẽ đằng hắng: - Chúng tôi biết các hạ là đàn bà. - Biết thì có sao, các người sắp chết cả rồi, ta cũng chẳng lo bị tiết lộ. Hoàng Vĩnh cười nhạt, chực xen lời thì Vạn Lương đã ra dấu cản và sẳng giọng: - Cô nương hẳn cũng hiểu rõ, nếu chúng tôi có chết thì cô nương và mấy tên nằm kia chắc hẳn phải chết trước chúng tôi. Hoàng y nữ vẫn điềm tĩnh: - Sợ các ngươi không còn kịp hạ thủ. Vạn Lương cười gằn: - Có một việc cô nương chưa biết, tại hạ xin nói rõ. Hoàng y nữ cười nhạt mấy tiếng nín lặng. Vạn Lương chậm rãi nói: - Quí phương đã mấy lần phái người tới thương lượng với bọn này về việc đổi người để đem cô nương về. Hoàng y nữ thoáng biến sắc nhưng lấy được bình tĩnh ngay. Vạn Lương mỉm cười: - Lão phu cũng hiểu, chúng tôi bị vây khốn trong nhà này mà yên ổn một ngày một đêm cũng là nhờ nhiều ở cô nương, khiến cho quí phương ngại liệng chuột bể đồ, không dám hạ thủ vội. Hoàng y nữ mấp máy đôi môi, tựa như muốn hỏi lại thôi. Vạn Lương nghĩ bụng: - Nữ nhân này có công phu nhẫn nại kể cũng đáng sợ. Rồi lão thủng thẳng tiếp: - Lão phu cự tuyệt mấy bận buộc một nhân vật thủ não của quí phương cuối cùng phải ra đàm phán với lão hủ. Hoàng y nư mới đánh tiếng: - Người nào vậy? - Người đó vận đồ trắng toát, vuông lụa che mặt cũng trắng hoàn toàn giống cô nương chỉ khác một trắng một vàng. Hoàng y nữ lẩm bẩm: - Thế là Bạch Long đường... Biết lỡ lời liền ngưng bặt. - Bạch long đường chủ, đúng không? Hoàng y nữ im lặng. Vạn Lương trầm ngâm: - Cô nương có biết người đó đã quyết định bỏ luôn cô nương sửa soạn tràn đánh ngôi nhà này không? Sự sinh tử hiển nhiên đã làm cho hoàng y nư chột dạ mở bừng mắt: - Sao các hạ biết? - Bạch long đường chủ chưa có nói thật nhưng với mấy chục năm xuôi ngược nam bắc của lão hủ, có lý đâu không nhận ra điều đó. Hoàng y nữ cười nhạt, nhắm nghiền mắt làm thinh. Hoàng Vĩnh cau mày: - Nói vậy... Vạn Lương vội liếc Hoàng Vĩnh, ngắt ngang: - Vị cô nương này võ công cao cường lắm, nếu có xảy ra chuyện gì bất trắc chúng ta đều chưa phải là địch thủ lại nữa nếu y thị tự giải khai huyệt đạo được thì thấy trước là ta lâm vào thế trong ngoài thọ địch. Hoàng Vĩnh chưa hiểu Vạn Lương muốn nói gì nhưng chắc phải có dụng ý bèn đỡ lời: - Phải đấy. - Cho nên cách an toàn nhất là hãy cắt gân chân y thị trước. - Lão tiền bối thật cao kiến. Đoạn chàng rút soạt trường kiếm, rạch tung gấu quần hoàng y nữ. Hoàng y nữ chợt mở mắt: - Sao không giết ta luôn cho chắc? - Nếu lão hủ đoán không lầm thì cô nương phải có thân phận ngang với Bạch long đường chủ kia nên chi bọn này phải để cô nương lại làm con tin, phòng vạn nhất không địch lại y cũng còn mong có cơ thoát hiểm. Hoàng y nữ cười gằn: - Các ngươi lầm rồi, nếy y không phát động thì thôi bằng nếu y đã quyết động thủ thì đừng nói các ngươi giữ một mình ta làm con tin mà cho có thêm vài mạng như ta cũng vô dụng. - Cô nương nói sáo quá. - Ta nói thật, còn tin hay không là tùy ở các ngươi. Vạn Lương cúi đầu: - Ôi! Cô nương nói thế thì bọn này chắc phải chết. - Chứ gì nữa, chẳng lẽ các ngươi còn mong sống? - Cái kiến, con bọ còn tham sống huống chi là người? Dám mong cô nương vẽ cho cách cầu sinh. - Giá là người khác thì còn được chứ gặp Bạch long đường chủ thì khỏi mong. Vạn Lương nghĩ bụng: - Đoán có sai đâu, đúng là Bạch long đường chủ. Nhưng ngoài mặt lão cố vẻ làm ngơ: - Cứ như cô nương nói thì hết cách cứu vãn. - Cách kể cũng có, nhưng chỉ sợ các ngươi không chịu tin ta. Vạn Lương bấm bụng cười thầm: - Hừ! Được, hẳng cứ xem ngươi giở trò gì cho biết? Miệng vội hỏi: - Có cách nào hay xin cô nương cho biết, miễn là bọn này bảo toàn được tính mạng thì có thiệt một tí cũng chẳng sao. Hoàng y nữ lạnh lùng: - Nếu các ngươi còn tham sống cần phải đánh liều mạo hiểm tìm cái sống trong cảnh chết. - Nhưng mạo hiểm thế nào? - Có nói các ngươi cũng không tin thà thôi đi! Vạn Lương tức bực, nghĩ bụng: - Hừ! Nói khéo lắm! - Cô nương cứ cho biết, bằng cách nào giữ được cái mạng già này lão hủ cũng xin nhận hết. Hoàng y nữ nói nhanh: - Cách duy nhất trước tiên hãy giải huyệt đạo cho ta. Hoàng Vĩnh cười khảy, ngắt lời: - Phải chăng trước là thả cô nương ra? - Nếu các ngươi không tin khỏi cần hỏi nữa. - Cô nương đừng nóng, người đồng bạn của lão hủ trẻ người non dạ khỏi phải chấp nhất với y. Hoàng Vĩnh liếc nhanh sang Vạn Lương muốn nói lại thôi. Hoàng y nữ nói: - Bạch long đường chủ với ta võ công suýt soát, nhưng nếu luận về tâm cơ và thủ đoạn thì y xa hơn ta. Vạn Lương nghĩ bụng: - Giỏi lắm! Dọa trước rồi mới giở miếng sau, kể cũng tâm lý đấy. Hoàng y nữ đổi vẻ buồn rầu: - Ta và y tuy thờ chung một chủ, địa vị và thân phận ngang hàng nhau nhưng từ lâu hai bên đã có mối hiềm khích. Nếu các ngươi không chịu thả ta thì đây chính là cơ hội tốt nhất để y hạ thủ ta. Hoàng Vĩnh không dừng được xen vào nói: - Nếu như chúng tôi thả cô nương ra tất Bạch long đường chủ ấy không làm gì được cô nương, nhưng còn mấy cái mạng này thì sao? - Các ngươi thả ta, dĩ nhiên ta phải lo cho các ngươi an toàn, dễ lắm, ta sẽ phái thuộc hạ hộ tống các ngươi rời khỏi đây. Vạn Lương thở dài: - Cô nương nói thật có lý nhưng chỉ nói thế thôi, lão hủ sao dám tin? - Bằng thân phận của ta có lý đâu lại dối gạt các ngươi. - Nói cho cô nương hiểu, suốt nửa đời người lão hủ gặp nhiều cảnh hiểm nghèo, tưởng phải mất mạng, thế mà vẫn sống đến ngày nay thì có sá chi cái chết. Nhất là ở tình thế này, lão hủ nghĩ thà là chịu tin lời cô nương ít ra cũng có được một tia hy vọng. Kín đáo liếc nhanh sang Hoàng Vĩnh tiếp: - Có điều, người bạn trẻ của lão hủ thẳng tính, chắc là sẽ không bằng lòng. Hoàng y nữ quét mắt nhìn quanh: - Các ngươi hiện có bao nhiêu người? - Chỉ có hai chúng tôi, còn hai người đồng bạn đã bị người bên cô nương bắt rồi. Hoàng y nữ nhìn qua Hoàng Vĩnh rồi hỏi tiếp Vạn Lương: - Võ công các hạ so với người trẻ tuổi này như thế nào? - Lão hủ tất nhiên là phải hơn. - Thế thì hay lắm, các hạ hãy giết y đi! Vạn Lương sửng sốt nghĩ bụng: - Cách gì mà ác quá vậy. Nhanh trí lão đáp: - Lão hủ võ công có cao hơn y thật nhưng nếu bảo giết được y ngay cũng không phải là chuyện dễ, mà có ít cũng phải cần hai trăm hiệp. Hoàng y nữ liếng thoắng: - Khỏi lo, chỉ cần các hạ nghe ta bày cho hai chiêu sẽ giết y dễ dàng như trở bàn tay. Vạn Lương nghĩ bụng: - Có lẽ xem chiêu số võ công của y thị ta sẽ biết được xuất thân. Bèn vội hỏi: - Võ công gì mà lợi hại thế? Bấy giờ Hoàng Vĩnh ngồi một bên, nghe hai người đối đáp không hiểu Vạn Lương có mưu định gì nhưng tự nghĩ nếu cứ lặng thinh mãi thế tất hoàng y nữ đâm ra nghi ngờ nên mới đánh tiếng: - Vạn huynh nỡ nào muốn giết tiểu đệ thật à? Vạn Lương thầm khen: - Tiểu tử thông minh lắm. Miệng hừ nhạt: - Nếu như tiểu tử ngươi không chịu hợp tác với ta cũng không trách được lão phu trở mặt đoạn tình.Hoàng Vĩnh rút nhanh thanh kiếm chỉ mặt hoàng y nữ:- A đầu, ngươi cố tình ly gián nghĩa bằng hữu của chúng ta, ta phải giết ngươi trước. Vạn Lương chợt thò hữu thủ chộp cổ tay cầm kiếm của Hoàng Vĩnh.Hoàng Vĩnh lẹ ngã người tránh né.- Hiện tại nẻo sống duy nhất của chúng ta hoàn toàn đặt ở vị cô nương này, nếu lão đệ còn vọng động tất sẽ hỏng hết. Hoàng y nữ suốt nãy giờ vẫn lạnh lùng nhìn hai người im lặng. Hoàng Vĩnh thu kiếm lại nói: - Ham sống sợ chết là lẽ thường tình của con người, tại hạ tuyệt không phải là hạng thích đấm đá, xem tính mạng là đồ chơi. Hoàng y nữ bật cười khanh khách: - Thì ra hai vị đều là những kẻ ham sống sợ chết, càng tốt. Vạn Lương nói: - Bây giờ chúng tôi đã đồng tâm hiệp lực dám mong cô nương vạch ra cho một con đường sống. - Dễ lắm, các ngươi giải huyệt đạo cho ta đi. Vạn Lương thầm rủa: - A đầu ranh thật! Chậm rãi lão đi về hoàng y nữ. Thấy vậy, Hoàng Vĩnh sốt ruột: - Lão tiền bối không thể được, nếu sau khi giải khai huyệt đạo y thị trở mặt bỏ rơi chúng ta thì không phải là chết rục trong này à? Vạn Lương cười thầm: - Tiểu tử tưởng là ta giải khai huyệt đạo cho y thị thực à? Nhưng vẫn cao giọng đáp: - Chúng ta phải giải huyệt cho vị cô nương này, rõ là có khi mạo hiểm nhưng ngoài cách đó ra lão phu đành chịu. Hoàng y nữ đỡ lời: - Có thức thời mới là tuấn kiệt, các hạ thông minh lắm. Vạn Lương tiến đến trước mặt hoàng y nữ, bỗng thò nhanh hữu thủ điểm luôn hai huyệt đạo nữa. Hoàng y nữ ngỡ ngàng: - Thế là thế nào? Vạn Lương thản nhiên: - Cô nương võ công cao cường tất có thể tự vận khí giải huyệt, vậy nếu tại hạ không điểm thêm hai huyệt nữa thì thật là sơ ý quá. Hoàng y nữ cười nhạt: - Thế các hạ không sợ chết sao? Vạn Lương mỉm cười: - Nếu bọn này thả cô nương ra, khỏi cần đợi đến Bạch long đường chủ kia tới cũng mất mạng rồi. Hoàng y nữ giận ói máu nghĩ bụng: - Cái lão gìa này mới thật là gian xảo. Nàng lạnh lùng nói: - Mai sau nếu các ngươi có lọt vào tay của ta thì ta sẽ phanh thây. Đoạn nàng nghiến răng ken két, biểu lộ sự căm giận tột độ. Vạn Lương điềm nhiên: - Việc ngày sau để ngày sau tính, bây giờ cái sống cái chết của cô nương đang ở trong tay bọn này. Hoàng y nữ cười châm chọc: - Hừ, nếu các ngươi anh hùng cứ một chiêu một thức, minh bạch phân thắng bại xem. - Binh pháp không cấm đòn xảo trá, hai bên đối địch có quyền thi thố hết mọi thủ đoạn hầu mong thủ thắng. Thốt có tiếng quát khô khan: - Thả người ấy ra! Ngoảnh đầu nhìn thấy Thiếu Bạch vẻ đầy đau khổ chạy tới. Hoàng y nữ đảo mắt nhìn Thiếu Bạch và niềm phẩn hận trên khuôn mặt dần biến, nhường cho một vẻ kinh dị sững sờ. Chỉ thấy Thiếu Bạch đi đến gần hoàng y nữ thò hữu thủ nhẹ vỗ giải những huyệt đạo bị điểm khắp toàn thân ả, dịu giọng: - Hãy đi đi!Hoàng y nữ thong thả đứng dậy trùm vuông lụa màu vàng vào mặt rồi hỏi: - Các hạ cho biết quí danh?- Tại hạ là Tả Thiếu Bạch.Qua vuông lụa che mặt không ai biết hoàng y nữ mừng hay giận nhưng cứ xem cái thân hình kiều diễ m nhẹ run ngay sau khi nghe đáp, cũng đoán được nội tâm nàng đang khích động mạnh. Thời gian nặng nề trôi qua đúng một khắc công phu mới nghe thấy hoàng y nữ nói tiếp: - Bạch Hạc môn Tả Giám Bạch là gì của ngươi? - Người là tiên phụ. Hoàng y nữ im lặng giây lâu: - Phải chăng đã chết? Thiếu Bạch khẽ gật đầu. - Gia phụ qua đời đã hơn năm năm nay. - Vì sao mất? - Người bị những nhân vật trong cửu đại môn phái truy sát suốt tám năm liền, cuối cùng bị bọn họ vây đánh chết trước Sinh tử kiều. Hoàng y nữ lặng thinh một lúc hỏi: - Thế còn mẫu thân của các hạ? - Gia mẫu và đại ca đều theo tiên phụ ra đi trong trận huyết chiến ấy. - Tại sao các hạ không lánh thân, lại chường mặt ra ngoài giang hồ làm gì? - Tại hạ vai mang nặng mối huyết hải thâm cừu, lẽ nào không báo. Hoàng y nữ đứng lặng giây lâu rồi vụt mình bỏ đi. Chỉ thấy nàng nhoáng một cái, người đã bay bỗng khỏi căn nhà gần hai trượng xa và thêm một cái tung mình nữa đã mất tăm, thân pháp mau lẹ cùng cực. Vạn Lương sẽ thở dài: - Tả huynh đệ có quen người này? - Hình như thế. - Ngươi này đi rồi đối phương không còn lo gì nữa. Ôi! Tình cảnh mới là nguy ngập. Hoàng Vĩnh nói: - Thôi thì than trách cũng vô ích, ta cứ quyết đấu một phen. Lòng đầy uất ức, nhưng lại không dám oán trách Thiếu Bạch. Vạn Lương quay sang nhìn Thiếu Bạch: - Tả lão đệ có biết thân phận người đó không? Thiếu Bạch lẳng lặng quét mắt nhìn qua Vạn Lương và Hoàng Vĩnh: - Nhị vị chắc thắc mắc lắm, tại hạ nói ra thì có hơi ngượng miệng, nhưng không thể lặng tiếng. Hoàng Vĩnh đỡ lời: - Nếu đại ca không tiện nói ra thì thôi vậy. Thiếu Bạch gượng cười: - Nữ nhân ấy hao hao một người... Bỗng nhiên chàng ngưng bặt. Vạn Lương tò mò: - Người nào? - Gia mẫu. Vạn Lương và Hoàng Vĩnh đều sửng sốt: - Thật thế à? - Phải, có điều gia mẫu rõ ràng đã chết trong hôm bị cừu nhân vây đánh ở Sinh tử kiều. Vạn Lương an ủi: - Trên thế gian này thiếu gì kẻ giống nhau, có lẽ lịnh đường cũng chỉ là một trong những trường hợp ấy. Thiếu Bạch lắc đầu: - Đây khác, đằng này không chỉ giống thôi. - Chẳng lẽ lão đệ còn có chứng cớ? - Ngày xưa, tại hạ nhớ ở mang tai trái của gia mẫu có một nốt ruồi to cở hạt đậu, mà nữ nhân này cũng có một nốt ruồi ở đúng vị trí ấy, nhất là to nhỏ như nhau. - Lão đệ nhớ không lầm? - Nốt ruồi đen đã in sâu vào trong tâm khảm, tại hạ dám quyết không thể lầm. Vạn Lương hốt ngã người dựa vào vách, mắt nhắm nghiền suy tư. Thiếu Bạch thở nhẹ cất bước ra đi. Hoàng Vĩnh ngạc nhiên gọi giật lại: - Tả đại ca đi đâu đấy? - Tiểu huynh muốn tìm bọn họ khiêu chiến, bằng một đao một kiếm phân trường thắng bại. Vạn Lương nghe tiếng mở bừng mắt: - Tả lão đệ hãy thủng thẳng, việc này không thể dùng võ công mà giải quyết được. Thiếu Bạch lẳng lặng quay lại, nét mặt rầu rầu: - Lão tiền bối có cao kiến nào có thể giúp tại hạ cởi bỏ nỗi thắc mắc? - Tả lão đệ còn nhớ một người? - Ai? - Chính nghĩa lão nhân. Thiếu Bạch hơi vỡ lẽ lẩm bẩm: - Chính nghĩa lão nhân... Vạn Lương ngắt lời: - Phải, Chính nghĩa lão nhân có biệt tài về y đạo, có thể cải biến từ khuôn mặt đến dáng vóc của một người. - Phải chăng ý tiền bối. Vạn Lương thở dài ngắt ngang: - Có một cao thủ giang hồ tuyệt là hung tàn đã được thừa kế y thuật diệu vợi của Chính nghĩa lão nhân, chuyên môn giao những hội ngộ trong võ lâm, gây nên những trường tương tàn tương sát giữa các đại phái, hầu mong đóng vai ngư ông thủ lợi, cho nên cái việc lệnh đường chiến tử ở dưới Sinh tử kiều phải là việc rõ ràng, không còn nhầm lẫn được. - Nhưng nếu người ấy không phải là gia mẫu tại sao lại hiểu chuyện trong Bạch Hạc môn? - Đấy mới là vấn đề then chốt. Ngẫm nghĩ giây lâu, lão tiếp: - Có thể y thị là nguyên hung đã dựng nên thảm cảnh. Hoàng Vĩnh thốt xen lời: - Chết! Chúng ta quên bẳng mất một việc. - Việc gì? - Tên giả mạo Cap huynh đệ đã dùng thạch cao bôi mặt suýt nữa qua mắt được chúng tôi, vậy sao vừa rồi ta không thử xem xét ở y thị. Vạn Lương lắc đầu: - Vô ích, bởi lão phu biết được thuật cải trang của Chính nghĩa lão nhân, tinh kỳ lắm, có thể cải biến người này thành một kẻ khác hoàn toàn. - Vậy thì cái nốt ruồi ở màng tai trái của gia mẫu cũng có thể là ngụy trang? - Nếu như bọn họ quyết tâm cho một người giả thành lệnh đường hẳn là họ phải để ý đến từng nét đặc biệt trên khuôn mặt lệnh đường. Thiếu Bạch buồn bã nói: - Lão tiền bối nói cũng có lý, nhưng tại hạ vẫn thấy thắc mắc. - Lão hủ có một cách khả dĩ biết được ngay thân thế của người ấy thật hay giả. Thiếu Bạch vội hỏi: - Lão tiền bối có cao kiến gì? - Tả lão đệ cố nhớ một sự việc vụn vặt riêng tư ngày trước rồi gặp người đó chất vấn vài câu, nếu như y thị trả lời được thì chuyện của lão đệ lão phu xin chịu, không dám giải quyết. Còn nếu như y thị không đáp được tất nhiên là giả mạo rồi. Thiếu Bạch gật đầu: - Hiện tại cũng chỉ còn có cách đó. Chàng đã lấy lại được bình tĩnh một phần nào sau câu chuyện trao đổi với Vạn Lương. Về phần Vạn Lương lão đưa mắt nhìn Hoàng Vĩnh vừa nói: - Xin phiền huynh đệ đốt hương mê trong pho tượng Ngọc mỹ nhân. Nếu lão hủ đoán không lầm thì trong vòng một tiếng đồng hồ nữa địch nhân lại bắt đầu tấn công ngôi nhà này. Giờ đây đã phục Vạn Lương, Hoàng Vĩnh nghe lời làm theo ngay. Mùi mê hương ngào ngạt tỏa khắp nhà. Thiếu Bạch thốt nhớ tới chị em nàng mù nên hỏi bâng quơ: - Giả thử giờ này hai vị Phạm cô nương có mặt tại đây không hiểu có giải quyết được mối nghi nan trong sự việc này không? Vạn Lương nói: - Tài nghệ của nhị nữ cao thâm hơn lão hủ rất nhiều, nhị nữ chỉ thiếu lịch duyệt giang hồ, không hay biết gì về tình hình võ lâm. Vậy trước hết cũng cần phải trình bày cặn kẻ cho nhị nữ biết, rồi sau đó nếu nhị nữ đi lại trong giang hồ với chúng ta, em nhìn chị nghe thiết tưởng các nàng cũng tăng thêm được rất nhiều kiến thức. Cũng chỉ cần một thời gian bôn ba, hai nàng tất có thể phát huy được hết tài trí trở nên sáng chói trong võ lâm. Hoàng Vĩnh tỏ vẻ nghi ngờ: - Điều này chưa chắc, bởi vì nếu như hai chị em nàng mù mà có trí tuệ hơn người, đã không đến nỗi nào để cho chúng ta bị vây khốn trong lao xá này. Vạn Lương nói: - Hai chị em họ đã để lại ba cái phương kế cự địch, bọn ta tự chọn lấy một cách hay nhất, mà cách ấy trước khi đoạt được toàn thắng phải lâm vào cảnh hiểm nguy, cho nên trong việc này chúng ta tự chọn lựa căn cứ theo lòng can đảm sẵn có, đâu phải lỗi tại người. Thiếu Bạch gật đầu: - Lão tiền bối nói rất phải, nếu chúng ta chọn phương cách thứ nhất hay thứ nhì thì không làm gì được địch nhân mà chúng ta cũng không bị mắc kẹt trong lao xá này. Vạn Lương thở dài nói: - Chúng ta quá tham công cho nên mới chọn phương cách nguy hiểm, đấy cũng là một lỗi lầm vì chưa xét đoán đúng mức khả năng địch. Tuy nhiên nhị nữ cũng chưa bố trí đầy đủ và thật hoàn toàn, chuẩn bị phương sách thoát hiểm cho chúng ta, rõ ràng là còn thiếu kinh nghiệm. Thiếu Bạch cười buồn: - Sao chúng ta có thể trách nhi nữ được, bởi vì hai nàng ấy dầu sao cũng chỉ là người tàn khuyết, người mù người câm, đâu đã biết được sự hiểm trá của giang hồ. Vạn Lương nói: - Thế địch quá mạnh, đấy cũng là một nguyên nhân. Ngừng giây lát, lão tiếp: - Mấy chục năm nay, một bàn tay bí mật đứng ở sau bức màn gây ra bao nhiêu âm mưu ghê gớm, thao túng đại cuộc võ lâm, giờ phút này kẻ ấy đã gặp gỡ chúng ta. Việc đủ biết là quan hệ dẫu cho chúng ta có phải chết ở chốn này thì cái chết đó thiết tưởng cũng đáng giá. Thiếu Bạch sang sảng giọng: - Nếu cường địch tới tấn công, tại hạ phải ra khiêu chiến. Tại hạ muốn dốc hết tài học hai vị ân sư đã truyền dạy để quyết một phen thư hùng với chúng. Vạn Lương nghe nói, thúc giục: - Tả lão đệ đã lộ thân thế, vậy cũng chẳng cần phải dấu nghề làm gì. Cho chúng nó kiến thức một chút võ công là một điều không còn gì hay bằng. - Tại hạ xin hết sức. Giữa lúc mọi người đang nói chuyện, hốt từ đàng xa vang lại mỗi tiếng hú lê thê. Tiếng hú the thé nghe đinh tai nhức óc, trong đêm tối lại càng đượm thêm vẻ khủng bố. Thiếu Bạch vẻ trầm giọng nói: - Vạn lão tiền bối, Hoàng đệ cẩn thận. Dứt lời, chàng phóng vút ra ngoài. Hoàng Vĩnh chực ngăn lại nhưng không kịp. Thiếu Bạch đứng ở đằng trước cửa nhà cách chừng bảy thước cao giọng nói: - Chư vị muốn vào trong mao xá trước tiên hãy qua chỗ tại hạ đứng. Soạt một tiếng, chàng rút phắt trường kiếm để ngang ngực sẵn sàng chờ đợi. Lúc bấy giờ trên nền trời đám mấy đã che mất vầng trăng, thành ra đêm tối sầm, khó bề trông thấy cảnh vật xung quanh. Thiếu Bạch cầm kiếm đứng sừng sững trong đêm tối, uy nghi lẫm liệt. Trong khi đó tiếng hú càng lúc càng gần, đã có mấy bóng người lao vùn vụt tới. Thiếu Bạch vung mạnh trường kiếm, lạnh lùng quát: - Đứng lại! Ánh kiếm lóe lên trong đêm đen, quả có một sức chế ngự đáng sợ. Mấy bóng người tức thời đứng khựng lại, hóa ra ba đại hán mặc kình trang đen. Thiếu Bạch quét nhìn thật nhanh, thấy đối phương đều bao mặt bằng vuông vải đen, bèn hừ nhạt: - Thậm thụt sao đáng gọi được là anh hùng! Đối phương lặng thinh, vuông vải đen bao mặt chỉ lộ cái miệng và hai con mắt, không hiểu bọn chúng đang nghĩ gì. Thiếu Bạch không thấy đối phương đáp lời, liền vung kiếm nói: - Chư vị không muốn nói chuyện, vậy hãy rút binh khí ra chúng ta động thủ. Ba hắc y nhân đưa mắt nhìn nhau, đồng loạt cùng rút binh khí. Cả ba cùng có một thứ khí giới giống nhau, đó là những cây quỉ đầu đao. Thiếu Bạch lăm lăm cây kiếm trong tay, giọng khinh thị: - Tam vị cùng xuất thủ đi! Dứt lời chàng đâm véo một kiếm nhắm ngay người đứng giữa. Đối phương nhanh nhẹn đón đỡ. Thiếu Bạch phạt luôn mấy kiếm đánh vẹt hai ngọn quỷ đầu đao của tên đứng giữa và tên đứng bên trái. Lập tức thân hình di động, tránh thoát một cách dễ dàng lưỡi đao của tên đứng bên phải. Chỗ kỳ diệu tuyệt luân trong Vương đạo cửu kiếm của Cơ Đồng là chỗ biến hóa của chiêu số. Đâu đâu cũng chiếm được tiên cơ, đẩy địch nhân vào tình thế không làm sao thi triển được võ công. Chỉ thấy Thiếu Bạch thoăn thoắt người theo ánh kiếm chợt chém xả vào cánh tay trái của địch, thốt lại đâm bên tay phải. Bước chân như hành vân lưu thủy, nhanh nhẹn cùng cực khiến cho ba ngọn quỷ đầu đâo luôn phải đón đỡ chứ không còn dịp tấn công. Càng đánh bọn họ càng chột dạ, khiếp hãi, không ngờ võ công của chàng thanh niên lại cao quá, biến chuyển tuyệt diệu. Bên trong, Vạn Lương và Hoàng Vĩnh đã sẵn sàng chỉ chờ dịp ra tay tiếp cứu một khi Thiếu Bạch núng thế, nhưng thấy người Thiếu Bạch nhởn nhơ cả thắng nên cũng thầm vui trong bụng. - Thế này mình có xuất thủ tiếp tay thì cũng không giúp ích gì được mà còn làm rối thêm. Nghĩ chưa dứt, thốt đã thấy ba hắc y nhân đột ngột thâu binh khí lui lại, xoay người chạy vút đi. Thì ra sau khi tiếp Thiếu Bạch mười hiệp, được chàng nương tay cho nhiều bận, nhiều lúc chàng có thể lấy mạng họ nhưng lại thâu kiếm về ngay, không hạ độc thủ nên ba người họ cảm phục và tự thấy xấu hổ trong lòng, không còn ý chí chiến đấu chỉ còn cách rút êm. Ngày trước, những lúc Thiếu Bạch vùng vẫy lưỡi kiếm trong tay đi lại nhởn nhơ trong đám địch thủ, Hoàng Vĩnh không được nhìn rõ nhưng giờ đây chàng đã thấy tận mắt từ đầu tới cuối, thấy từng nhát kiếm của Thiếu Bạch chiêu nào cũng có ý lưu tình thì cau mày lẩm bẩm: - Địch đông ta ít, tại sao không giết bừa đi một ít mà lại nhẹ tay làm gì? Vạn Lương nói: - Dưới lưỡi thiên kiếm, thuở nay chưa từng nghe có chuyện giết người bao giờ, bất luận cường địch lợi hại tới đâu, đón đỡ qua vài chiêu thì y rằng mình chạy trốn, đường chiêu đi chưa hết mức đó chính là sở trường của Vương đạo Cửu kiếm. Xưa nay võ lâm tôn sùng Cơ Đồng là Thiên kiếm, ngoài sự kiếm pháp của lão tinh kỳ trên đời không địch thủ, còn ở chỗ nó không chịu giết người. Tả lão đệ đã thừa kế y bát của Cơ Đồng, tất nhiên cũng khó thể giết người. - Nếu ai cũng biết thiên kiếm tuyệt diệu nhưng không giết người thì chẳng còn ai phải sợ. - Cái hay ở chỗ tuy người nào cũng biết vậy nhưng ít có kẻ dám liều mạng thử thí nghiệm. - Điều này thì tại hạ không sao hiểu nổi! Vạn Lương nói: - Có gì khó hiểu đâu, bởi vì nếu thiên hạ biết rõ thì Thiên kiếm chẳng gọi là Thiên kiếm. - Tại hạ vẫn chưa hiểu ý tiền bối. - Khi xưa, lúc Thiên kiếm Cơ Đồng còn đi lại trên giang hồ, có năm tay cao thủ tự phụ mình tài nhuệ đã chờ đợi trong ba năm trường mới gặp được cơ hội. Gặp rồi hai người xông ra đánh, trong khi ba người còn lại đứng núp coi, ghi kỷ trong đầu chỗ biến hóa trong kiếm chiêu của Cơ Đồng, sau đó nhảy vào vòng chiến. Cả năm người phí hết tâm huyết trong nửa ngày trời, dùng xa luân chiến để mong hạ Cơ Đồng, nhưng rốt cuộc sau mấy trăm hiệp vẫn chưa đụng tới chân lông kẽ tóc của vị kỳ nhân. Bấy giờ họ mới hiểu vẫn chưa nắm được cái lý biến hóa trong kiếm pháp Cơ Đồng, họ đành cúi đầu buồn bực bỏ đi. - Nói vậy, Thiên kiếm là một pho kiếm pháp vô cùng uyên thâm? - Phải, Vương đạo Cửu kiếm đã xuất hiện từ lâu trong võ lâm, thế mà suốt thời gian ấy vẫn chưa có kẻ nào học được nửa thức, bán chiêu, vậy đâu phải là dễ học. Giữa lúc đang nói chuyện, thốt thấy ánh lửa bập bùng, bốn đại hán che mặt, toàn thân hắc y, giơ cao ngọn đuốc chạy lại. Trừ ngọn đuốc trên tay ra, bốn kẻ lạ không mang theo một tấc sắc nào trong người. Hoàng Vĩnh lấy làm lạ, quay sang Vạn Lương: - Bốn tên kia giơ đuốc không hiểu làm gì? Vạn Lương ngẫm nghĩ giây lát: - Phải rồi, chắc chúng định sai cao thủ chuẩn bị quyết một trận thắng bại với Tả lão đệ... Vừa lúc thấy tên đại hán cầm đuốc đi đầu oang oang miệng nói: - Bọn chúng tôi được lệnh cầm đuốc để chuẩn bị một cuộc tranh tài ban đêm đây. Hoàng Vĩnh nói: - Quả nhiên không ra ngoài sự định liệu của tiền bối. Ngước nhìn, thấy bốn đại hán toàn thân vận quần áo đỏ, trong tay người nào cũng có binh khí xăm xăm đi lại. Bốn tên sau này cũng bao mặt, nhưng bằng vuông vải đỏ. Bọn chúng cũng chỉ để lộ cặp mắt và cái miệng. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 33 Hiển hiện thân thủ Vạn Lương sẽ giọng nói: - Bọn này thân phận và chức vụ có thể phân biết qua lối phục sắc, vậy hãy nhớ cho kỹ sắc phục của họ. Hoàng Vĩnh nói: - Bốn đại hán mặc áo đỏ chắc là những cao thủ trong tổ chức. - Hẳng thử xem họ có khác gì nhau không? Hoàng Vĩnh hướng mắt nhìn, thấy bốn người đều vận y phục màu đỏ chói, trông ai cũng như ai, bèn lắc đầu: - Tại hạ xin chịu. - Nhìn vào hoa thêu trên ngực họ. Hoàng Vĩnh một lần nữa nhìn thật kỹ, quả thấy trên ngực bốn người đều có thêu một đóa hoa đỏ, màu áo thẩm lẫn màu hoa, thoáng nhìn tất không thể nhận ra. Bốn đóa hoa giống hệt nhau hình như có khác ở chỗ cái đậm cái nhạt, chi tiết khiến cho Hoàng Vĩnh phải chặc lưỡi: - Gừng già có cay hơn gừng non thật, ở những chỗ ấy có thánh biết mà để ý! Vừa lúc ấy, bốn đại hán áo đỏ đã tiến tới sát Thiếu Bạch. Hoàng Vĩnh lo ngại: - Lão tiền bối, nếu bốn tên đó liên thủ vây đánh, ta có nên ra mặt giúp sức đại ca? - Khỏi cần, bởi là Cơ Đồng tung hoành giang hồ mấy chục năm trời, chưa hề gặp địch thủ. Có một bận, chừng là mười tám võ lâm cao thủ muốn biết chỗ thần diệu trong kiếm pháp của lão ở đâu, nên đã cùng nhau vây đánh lão. Nhưng chưa đầy năm mươi hiệp, tên nào tên đấy cũng chịu thua rút lui. Thế mới biết thiên kiếm hay ở điểm không sợ thế vây công... Thốt một giọng lạnh như băng truyền tới cắt ngang câu nói bỏ dở của Vạn Lương: - Kiếm pháp các hạ phải chăng thừa kế của Thiên kiếm Cơ Đồng? Thiếu Bạch hừ nhạt: - Thế thì sao? Hồng y nhân đứng ở mé trái nói: - Kiếm pháp Cơ Đồng không sợ vây công, nếu các hạ được chân truyền tuyệt học Thiên kiếm thì chúng tôi xin lãnh giáo từng người một. Thiếu Bạch quét mắt thật nhanh, thấy đại hán thứ nhất tay cầm một thanh cự kiếm, bản to gấp đôi loại bảo kiếm thường. Hồng y đại hán thứ hai nắm một cây Kiếm bút nhấp nhoáng ánh sáng vàng rực, hình dạng cũng to bằng hai loại phán quan bút thường. Tên thứ ba thì tay lăm lăm một thanh ngô câu kiếm rất ít người sử dụng, mũi kiếm uốn sắc lành lạnh tỏa ánh lam, rõ là có tầm chất độc cực mạnh. Tên thứ tư thì khua động đôi nhật nguyệt kiếm câu. Bốn hồng y nhân, mỗi tên dùng một món binh khí, muốn liên hợp xuất thủ đối địch, rõ là đã có chuẩn bị trước, không những còn có cả cách phối hợp công đánh cũng nên. Thiếu Bạch xem xong cười khảy: - Bốn vị xuất thủ cả đi! Hồng y nhân đứng đầu nói: - Sao, kiếm pháp các hạ có thật được thừa kế của Thiên kiếm Cơ Đồng? - Thứ cho tại hạ mi-n đáp. Hồng y nhân sau cùng giận dữ hét: - Hay cho tên tiểu tử ngông cuồng! Song câu nhất tề khua tròn một chiêu Nhị long xuất thủy, chia theo hai hướng công tới. Thiếu Bạch chớp động trường kiếm một cách tài tình đánh dạt đôi Nhật Nguyệt kiếm câu sang mé bên. Đứng ở phía trái, đại hán cầm cự kiếm quát: - Hảo kiếm pháp! Trường kiếm dơ cao vụt xuống. Thiếu Bạch thấy thanh kiếm to bản rít gió từ lưng không bổ ập xuống, bất giác sanh chột dạ. - Tên này kiếm kình hùng hậu thật! Trường kiếm nhoáng lên theo bí quyết chữ hoạt, nhẹ vớt một cái, đánh bạt thế kiếm trầm trọng kia sang bên. Cùng lúc, chàng quét kiếm đẩy tung cây Kim bút công thình lình từ một hướng. Thấy vậy, đại hán nắm thanh Ngô câu kiếm khẽ rung hữu thủ dấy ào một màn quang hoa thẳng tới bụng dưới đối phương. Không một giây chần chờ, Thiếu Bạch hấp tấp đảo trường kiếm đón đở đánh keng, thanh ngô câu kiếm bị dội bật. Bốn hồng y đại hán qua một chiêu đầu tay dường như đã nhận biết gặp phải tay kình địch cho nên bất kể thân phận, bọn họ tức thời phân ra bốn hướng, ánh kiếm bóng câu thi nhau đổ ập về phía Thiếu Bạch. Thiếu Bạch bình tĩnh thi triển Đại bi kiếm pháp, chỉ kịp thấy tia lạnh lóe lên, bốn món binh khí cùng lúc bị chàng nhẹ nhàng đánh dội. Có điều, bốn đại hán võ công cao cường lại phối hợp chiêu thuật chặt chẽ lạ thường, nên chi, Thiếu Bạch có pho Đại bi kiếm pháp thần diệu, nhất thời cũng khó phá ngay được thế vây công của bọn họ. Hoàng Vĩnh theo dõi cuộc chiến, nóng lòng hỏi: - Lão tiền bối, chúng ta phải xuất thủ giúp đại ca một tay? - Khoan hẳng, chúng ta giờ có ra cũng chỉ làm vướng tay Tả lão đệ. - Nhưng chẳng lẽ cứ khoanh tay ngồi yên thế này sao? - Nếu lão hủ đoán đúng thì chỉ trong mười hiệp nữa, Tả lão đệ sẽ thủ thắng cho xem. Hai người đang chuyện, tình thế đương trường bỗng biến đổi. Chỉ thấy thế kiếm Thiếu Bạch càng lúc càng mãnh liệt, ánh hàn quang loang loáng tỏa rộng, trùm kín đối phương. Bốn hồng y nhân tấn công dữ dội, bất thần bị Thiếu Bạch trổ chiêu kỳ ảo, đều sợ hãi sợ thâu kiếm đón đỡ, bỏ mắt thế chủ động. Vạn Lương mỉm cười: - Thấy chưa! Hoàng Vĩnh phục lăn: - Thật đúng như sự dự liệu của lão tiền bối. Xuyên qua ánh đuốc chập chùng, chỉ thấy thế kiếm của Thiếu Bạch chớp lóe mỗi lúc một mau, khiến cho bốn đại hán đều luống cuống chống đỡ một cách thất vọng. Hoàng Vĩnh sẽ thở dài: - Tuyệt học Thiên kiếm bí ảo thế ấy, kể được truyền tụng là vô địch thiên hạ cũng không quá. Phần Vạn Lương, lão tỏ vẻ nghiêm trọng: - Bốn tên này nhận nghiêm lệnh tới đây, nếu Tả lão đệ cứ dùng chiêu thuật của Thiên kiếm không thôi, sợ là chưa đủ làm cho họ chịu phục mà thêm nữa trận đấu dằng dai mãi, thế tất Tả lão đệ cũng có lúc phải gân rã sức mỏi. - Vậy biết làm sao bây giờ? - Có gì đâu, phải sớm xuống tay đã thương họ. - Bọn này giả ma giả quỉ tạo vẻ thần bí, hẳn không phải là những nhân vật hiền lành gì, thì có cho họ một bài học cũng phải lắm. - Nếu hạ độc thủ, phải càng sớm càng tốt, bởi nếu chờ khi đuối sức, sợ có muốn cũng chẳng kịp. - Thế để tại hạ cảnh giác lại... Rồi Hoàng Vĩnh cao giọng tiếp: - Bọn chúng dấu mặt làm ra vẻ thần bí, tất không phải hạng người lương thiện, đại ca cũng khỏi cần nương tay, mà hãy giết thẳng vài tên để thanh uy. Thiếu Bạch cũng nhận thấy đối phương không những phối hợp chiêu thuật tài tình mà võ công đều thâm hậu. Từng thức công ra là từng luồng đạo lực ghê hồn, vì thế nếu để cuộc chiến kéo dài, quyết không phải là cách hay. Nhưng nghĩ vậy, trong lúc nôn nóng Thiếu Bạch chỉ biết một mà không biết hai, vì chưng pho Đại bi kiếm pháp không đả thương người, nhưng nó có một chỗ kỳ diệu là trói buộc đối phương phải tự động xin hàng. Thoắt một cái bỗng thấy kiếm thế quét mạnh, dồn bốn hồng y nhân dạt lại phía sau. Cùng lúc, Thiếu Bạch đề chân khí nhảy lui hai bước, hữu thủ đặt lên chuôi đao, quắc mắt nhìn khắp bốn đại hán, gằn giọng: - Bốn vị đã được biết oai lực của Thiên kiếm, giờ hãy thử xem Bá đao lợi hại thế nào? Bốn hồng y đại hán ý chừng cũng được nghe nhiều về Bá đao, nên lấm lét đưa mắt nhìn Thiếu Bạch. Hai bên giữ thế có đến công phu cạn chén trà nóng, đại hán thủ thanh Ngô câu kiếm hốt mở miệng bàn: - Ngày xưa, lúc xuất đạo giang hồ Bá đao Hướng Ngao đã hơn bốn mươi tuổi, và cũng nhờ ở mấy chục năm công phu ấy mới vung đao xưng bá giang hồ. Còn tiểu tử này tuổi mới lăm hơi, đã biết trường kiếm lại học được cả Bá đao, hẵn công phu hỏa hầu phải kém xa Hướng Ngao, thì có một thân tuyệt kỹ, y vị tất đã hạ được chúng ta. Đại hán cầm Nhật Nguyệt song câu nói: - Tam vị hộ pháp xin lược trận để tại hạ thử một đao xem. Nói rồi y đưa song câu hộ thân nhảy xông tới. Thiếu Bạch nắm chặt chuôi lưỡi đao, mắt nhìn đăm đăm đối phương, vừa lẩm nhẩm đọc lại khẩu quyết của Hướng Ngao truyền dạy. Đại hán cầm song câu tuy nói cứng nhưng thấy thần thái Thiếu Bạch cũng đâm chột dạ, dè dặt cất từng bước một. Bấy giờ ba hồng y đại hán còn lại không ra tay, cũng vận hết tinh thần dán mắt nhìn chăm chăm vào hữu thủ nắm đốc đao của Thiếu Bạch, xem chàng xuất thủ ra sao? Thiếu Bạch chờ cho đại hán tiến gần ba thước, lập tức hét lớn, rút đao. Chỉ kịp thấy ánh đao nhoáng vụt, lẫn trong tiếng thét hãi hùng tiếp liền, một tia đỏ thắm bắn vọt lên. Cùng lúc đại hán hữu thủ cầm kim bút la lớn: - Đúng là Bá đao nhất đạo tột cùng của Hướng Ngao thuở xưa! Thiếu Bạch xuất thủ nhanh quá, đến nổi đao tra vào vỏ rồi, mới thấy đại hán nắm song câu buông khí giới trong tay, từ từ quỵ xuống đất. Hồng y đại hán cầm Ngô câu kiếm thật nhan quét mắt nhìn hai đồng bạn: - Dập tắt lửa mau! Hai đại hán cầm đuốc cùng ứng tiếng dập vội ngọn đuốc. Ánh lửa tắt ngấm, bốn bề tức khắc trở lại cái âm u tăm tối của đêm trường. Hoàng Vĩnh gọi to: - Đại ca đã giết một tên, mối hận thù đã buộc thì hãy giết thêm mấy tên còn lại đi. Vạn Lương góp lời: - Tả lão đệ thân phận đã bị lộ, khỏi cần phải xuất thủ nương tình. Thiếu Bạch nghe khích, liền nổi sát cơ, hữu thủ xoẹt kiếm, tức thời lại thêm một tiếng rú thê thảm xé đêm. Liền đó đại hán cầm Kim bút ngã lăn ra. Cùng lúc ấy trong đêm tối vang vang những bước chân dồn dập, hai đại hán hồng y còn lại và những tên cầm đuốc đều ùn ùn bỏ chạy như cơn lốc. Thoáng mắt chỉ còn nghe tiếng xào xạc đâu đây của tiếng gió lùa qua tàng cây ngọn cỏ. Thiếu Bạch nhìn hai cái thây nằm sóng sượt trên đất, sẽ thở dài bỏ bước vào nhà. Vạn Lương cảm khái: - Quả nhiên hoàn vũ chỉ có mỗi một đao ấy. Thiếu Bạch buồn bã nói: - Tuyệt diệu thật nhưng tàn độc cũng lắm, rút đao xuất thủ hoàn toàn không kịp chọn. - Tả lão đệ nói gì thế? - Ôi! Tại hạ nói khi ra đao, không còn kịp chọn lựa. Hoàng Vĩnh ngạc nhiên: - Lựa gì chứ? - Có rất nhiều kẻ tội không đáng chết, chỉ nên chặt mất một tay hay một chân y. Nhưng lúc đã rút đao, tiểu huynh không làm sao chọn được.Vạn Lương bật cười:- Nếu chậm tr- giây phút, hoặc nếu lão đệ có thời giờ chọn lựa thì đối phương cũng kịp có thể né tránh hay đón đỡ, thế tất cũng không còn gọi được là Hoàn Vũ Nhất đao. Thiếu Bạch ngỡ ngàng: - Lão tiền bối nói cũng phải. Hoàng Vĩnh đỡ lời: - Đại ca rút đao quá mau, mau đến nổi không ai kịp nhìn. Vạn Lương mỉm cười: - Phải nói là mau với bất cứ địch nhân nào cũng không thể ngờ đến mà kịp phản ứng. Thiếu Bạch tư lự: - Một môn võ công, một chiêu thủ pháp, nết xuất thủ là đoạt ngay kết quả thì chưa hẳn là môn võ học thượng thừa. Vạn Lương sẽ vỗ vai Thiếu Bạch ướm hỏi: - Tả lão đệ, Thiên kiếm có thuật phòng thủ siêu tuyệt thế gian, Bá đao lại là môn võ công chuyên thế công vô thượng trong thiên hạ. Lão đệ có cả hai tuyệt kỹ ấy, chắc phải biết cái nào hơn kém? - Trừ phi trường kiếm và Bá đao được tranh hùng với nhau, dám chắc không ai biết nổi điều đó. - Kể từ khi Thiên kiếm nức danh, Bá đao lừng tiếng vùng vẫy giang hồ, người võ lâm ai cũng mong mỏi Cơ Đồng và Hướng Ngao tranh trường thắng bại. Nhưng hai người xuôi ngược giang hồ suốt mấy mươi năm mà thủy chung vẫn chưa hề có cuộc đọ sức. Hoàng Vĩnh nối lời: - Cuối cùng, nhị lão đều đi quy ẩn, bỏ mặc sự thế, kể cũng là điều hiếm có. Vạn Lương lặng lẽ tiếp: - Suốt mấy mươi năm, Thiên kiếm và Bá đao tuy chưa hề thẳng mặt giao đấu, nhưng nhị lão cũng ngầm có thử tài nhau. Chẳng thế khi mà Thiên kiếm vượt qua Sinh tử kiều, Bá đao cũng đã không nối gót. Ngừng lại một lát, lão thở dài: - Những võ lâm đồng đạo được thấy tận mắt cảnh ấy bấy giờ đều bàn tán cho rằng nhị lão không muốn tỉ võ có mặt người đời cho nên mới hẹn nhau vượt qua Sinh tử kiều quyết đấu. Thiếu Bạch đỡ lời: - Nhị vị nhân gia có hơi ganh ghét nhau thật nhưng đều có công phu hàm dưỡng sâu dầy, quyết không có chuyện tỷ đấu, những lời đồn đãi kia chỉ là thêu dệt, vẽ vời quá lắm. Vạn Lương vẫn giọng chậm rãi: - Khi ấy, có rất nhiều đồng đạo võ lâm muốn đi xem cuộc tỷ võ ngàn năm chưa có ấy. Vì nếu bỏ lỡ, không phải sẽ tiếc hận suốt đời hay sao? Nên chi đã có mấy người nóng nảy phóng đi theo Hướng Ngao vượt qua Sinh tử kiều, dè đâu đi chưa được nửa, đều bị cuốn hốt xuống tuyệt cốc sương khói mịt mù. Thiếu Bạch sẽ thở dài: - Sinh tử kiều thật khó vượt lắm, dạo đó tại hạ có qua được, cũng toàn nhờ ở sự may mắn. - Nếu như không có Tả lão đệ là người duy nhất suốt mấy mươi năm sau này vượt qua được cái cầu hiểm ác ấy thì cái gọi là Thiên kiếm, tuyệt đao hẳn chỉ còn là những âm thanh vang gợi nhiều thương tiếc đối với người võ lâm. - Vãn bối tuy được nhị vị lão nhân gia truyền thọ nhưng ngại nỗi khó lòng phát huy hết cái cao đẹp của hai môn tuyệt học. Ôi! Chắc đành phải phụ công lao sớm hôm chỉ dạy của nhị vị ân sư. - Cõi đời một mặt trời thì Thiên kiếm, Bá đao cho có là những môn võ công tuyệt ảo, nhưng hoàn toàn tương phản nhau, tất phải có một trội một sút chứ làm sao có được chuyện cầm đồng. Nhìn đăm đăm vào Thiếu Bạch, Vạn Lương tiếp: - Có thể mười hoặc hai mươi năm sau, lão đệ sẽ nhận biết được chỗ ưu liệt của hai môn võ công. Nhưng ôi! Ngày ấy có lẽ lão hủ đã sớm xương mục thịt rữa lâu rồi. Câu nói chan chứa niềm khao khát được biết cái gọi Thiên kiếm, Bá đao hơn kém điểm nào? Thiếu Bạch sẽ giọng an ủi: - Hiện tại vãn bối tuy chưa biết được điểm ấy thật, nhưng sẽ có một ngày nào đó vãn bối sẽ biết, thì việc trước tiên vãn bối sẽ báo cho lão tiền bối biết. - Thật chứ? - Vãn bối có nói dối bao giờ đâu. - Vậy chỉ mong sao ông xanh cho lão hủ thọ thêm vài tuổi nữa để được nghe, biết chỗ ưu, liệt của giữa đao và kiếm, thì có chết cũng cam. Thiếu Bạch thấy cái áng áo não của lão, bất giác than thầm: - Việc Thiên kiếm, tuyệt đao cái nào hơn kém, có lẽ là vấn đề quan tâm nhất của người võ lâm, trong ấy còn có cả sự ước ao, mong mỏi, như cái quan tâm của mọi người đối với sự an nguy của thân nhân không bằng. Vạn Lương lại thở dài: - Thiên kiếm, Bá đao thắng nhau điểm nào là việc rất mong biết của khách giang hồ suốt mấy mươi năm này. Nếu một sớm kết quả được tung ra khắp võ lâm, thế tất sẽ là một tin sét đánh, làm bàng hoàng cho cả hai đạo hắc bạch trong giang hồ. Thiếu Bạch cúi đầu lặng thinh. Vạn Lương vẫn thao thao bất tuyệt: - Vậy nếu khi lão đệ tự hiểu ra điều đó mà lỡ lão hủ có tịch rồi, xin lão đệ làm ơn ghi hộ cho đao, kiếm hơn kém nhau điểm nào thật rành mạch vào một mảnh giấy, rồi đốt thành tro rắc trên nấm mộ của lão hủ hầu để lão hủ nằm dưới cửu tuyền cũng được nghe biết. Thiếu Bạch thong thả ngước nhìn Vạn Lương thật lâu: - Trừ phi Thiếu Bạch này suốt đời vẫn chưa hiểu ra chứ một khi đã biết được cái điểm ưu, liệt ấy, lão tiền bối sẽ là người thứ hai được rõ. - Thế người thứ nhất đó là ai? Thiếu Bạch mỉm cười: - Nếu như không ai biết được đao, kiếm cái nào hơn kém thì thử hỏi người nào còn cho lão tiền bối biết được? Vạn Lương vỡ lẽ bật cười: - Lão hủ mê muội quá, người ấy tất nhiên là lão đệ. Đang chuyện hốt thấy trên ngọn núi trước mặt có đóm lửa bắn lóe lên. Vạn Lương vội kéo áo Thiếu Bạch và Hoàng Vĩnh: - Cây lửa kia hẳn là do chị em họ Phạm phóng ra, chắc chị em họ đã biết việc chúng ta bị vây khốn, vậy nhị vị hãy để ý xem kỹ xem có điều gì lạ trong ấy? Thiếu Bạch ngưng thần nhìn thấy cây lửa bay lên đến lưng trời bỗng tắt làm hai rồi mỗi phần lại phân ra hai cục lửa nữa. Hoàng Vĩnh cau mày, sẽ hỏi Vạn Lương: - Lão tiền bối, cái một tách làm hai ấy không hiểu có dụng ý gì? Vạn Lương lắc đầu: - Cái ấy à? Lão hủ nhất thời thật khó đoán biết được. Hoàng Vĩnh hoang mang: - Tại sao thoạt nhìn lão đã dám chắt cây lửa kia là do nhị nữ phóng lên? Tuy vừa hỏi Vạn Lương nhưng đôi mắt Hoàng Vĩnh vẫn không ngừng theo dõi nhìn hai đóm lửa đang tách rời. Thì lại thấy hai đốm lửa ấy chớp lóe thoáng mắt lại hai phân làm bốn, bốn phân làm tám. Thiếu Bạch lấy làm lạ: - Cái kiểu cứ tách rẽ mãi thế là có dụng ý gì? Vạn Lương nói: - Có lẽ chị em họ... Ngừng lại, lão suy nghĩ giây lâu vẫn không sao nói tiếp được. Tám đóm lửa lia bất chợt tách ra hai tia trong số đó bắn vút lên cao. Vạn Lương chừng như đã hiểu, nói nhanh: - Phải rồi, chị em họ dùng tín hiệu... Vụt thấy bóng người rảo nhan về phía ngôi nhà, người đi đầu toàn thân bạch y, nổi bật trong đêm tối. Vạn Lương vội cảnh giác: - Tên Bạch long đường chủ lại tới đó. Chợt sẽ giọng tiếp: - Tả lão đệ, tên toàn thân Bạch y kia có lẽ là nhân vật chủ não chủ trì cục diện hôm nay, nếu như có thể bắt sống được y, tất sẽ thoát hiểm d- dàng. Hoàng Vĩnh bỗng giục nhỏ: - Mau xem đóm lửa trên núi kìa! Thiếu Bạch, Vạn Lương nhất tề ngẩng đầu nhìn, chỉ thấy những tia lửa trên ngọn núi lóe rực, in thành hình chữ thủ chập chờn trong không. Bạch y nhân tiến tới gần căn nhà còn chừng năm, sáu thước, đột ngột dừng lại, gọi to: - Tả Thiếu Bạch, mau ra mặt đi! Thiếu Bạch sửng sốt, nghĩ bụng: - Tại sao y biết được danh tánh của mình? Nghĩ đoạn, chàng bình tĩnh bước ra hỏi: - Các hạ là ai? Bỗng thấy ánh lửa nhoáng lên, bọn hắc y đại hán đứng đầu hai bên bạch y nhân đã nhanh nhẹn bật lửa, châm sáng những ngọn đèn bão trong tay. Bạch y nhân chiếu cặp mắt sáng quắc qua vuông lụa trắng, chằm chặp nhìn Thiếu Bạch: - Các hạ là Tả Thiếu Bạch? - Phải, chính tại hạ. - Người vượt qua Sinh tử kiều, được thừa kế y bát của hai đại cao thủ võ lâm Thiên kiếm Cơ Đồng và Bá đao Hướng Ngao cũng là các hạ? - Phải, sao nữa? Bạch y nhân cười khảy: - Kẻ vừa rồi hạ sát hai hồng y hộ pháp của bọn ta cũng là các hạ? - Đúng thế. Bạch y nhân bỗng phá cười vang: - Các hạ võ công cao lắm. - Không dám, quá khen. Bạch y nhân hốt thu tiếng cười, gằn giọng: - Tả Thiếu Bạch, các hạ có dám theo bổn tọa đi gặp mặt lệnh đường? Thiếu Bạch thấy lòng se thắt, mãi chặp lâu sau mới thở dài: - Gia mẫu đã chiến tử bên Sinh tử kiều rồi mà? Bạch y nhân cười nhạt: - Đâu phải, thân mẫu của các hạ vẫn còn ở trên cõi thế. - Tại hạ không tin. - Nếu các hạ không tin, xin cứ đi theo một đoạn sẽ rõ. Thiếu Bạch hốt rung tay xoẹt kiếm nói: - Tại hạ xin lãnh giáo cao chiêu của các hạ. Bạch y nhân trầm ngâm giây lâu: - Nếu như đêm nay các hạ không chịu đi gặp lệnh đường, chỉ sợ sau này sẽ không còn cơ hội. Thiếu Bạch lưỡng lự, hoành kiếm đứng lại chập lâu. Vạn Lương thấy vậy, xen lời: - Tả lão đệ, chớ có nghe y gạt gẫm. Thiếu Bạch ngoảnh đầu nói: - Nhị vị cứ yên tâm. Đảo mắt nhìn chăm chăm Bạch y nhân, tiếp: - Nếu các hạ còn chưa chịu rút binh khí, tại hạ phải xuất thủ. Bạch y nhân lạnh lùng nói: ... (thiếu 1 trang) - Sinh tử phán Vạn Lương. Bạch y nhân hốt ngẩng mặt cười dài: - Cứ tưởng ai, hóa ra lại là ngươi, kể cái mạng ngươi cũng dai thật đấy! - Nghe khẩu khí các hạ, hẳn phải có quen biết lão phu? - Cũng được gặp mấy lần. - Vậy các hạ là ai? Bạch y nhân cười lạt: - Ngươi muốn thấy diện mục thật của ta, chắc chỉ còn có một khắc đồng hồ. - Khắc đồng hồ nào? - Trước khi ngươi tử vong. Vạn Lương bật cười ha hả: - Còn một khắc nữa các hạ không quên kể. - Khắc gì nữa? - Sau khi các hạ tịch, tại hạ sẽ lập tức biết ngay được chân diện mục của các hạ. Ngoảnh nhìn Thiếu Bạch, lão cảnh cáo: - Tả lão đệ, nếu y nói gạt, lão đệ không bị mắc nởm quá d-? Thiếu Bạch ngập ngừng: - Còn... nếu y nói thật? - Dù cho có là thật, chúng ta cứ việc bắt sống y trước, lo gì không gặp được lệnh đường? Thiếu Bạch phân vân: - Lão tiền bối nói cũng phải. Trường kiếm vung mạnh, đâm vút một gươm. Bạch y nhân khẽ rung vai, cả thân hình bay vèo sang bên tránh kiếm, miệng nói: - Nghe lời tên họ Vạn kia, các hạ sẽ phải ân hận suốt đời! Thiếu Bạch lẳng lặng thi triển Đại bi kiếm pháp, tức thời dấy đồng màn kiếm quang dầy như bủa lưới, từ bốn phương tám hướng đổ ập tới. Bạch y nhân cũng nhanh nhẹn múa vội xà hình nhuy-n tiên tỏa rộng kỳ chiêu phản công. Nhưng tuyệt học Thiên kiếm là một môn kiếm pháp chí cao, vô thượng trong thiên hạ, dẫu cho bạch y nhân có sử dụng chiêu số nhuy-n tiên ảo diệu thật, cũng không tài nào ngăn chống được với Vương đạo Cửu kiếm, nên chi, chỉ vài chiêu sau y đã bị thế kiếm Thiếu Bạch áp chế, cây nhuy-n tiên trong tay trở nên mất hẳn sức phát huy. Vạn Lương cao giọng nói: - Tả lão đệ, đừng có hạ y ngay, hãy để bắt sống thì hơn. Tuy chỉ là câu nói trống nhưng đã làm cho bạch y nhân mất tinh thần nhiều. Thiếu Bạch được thể càng thi triển hết oai lực của Vương đạo Cửu kiếm áp đảo đối phương. Đến giờ phút này, bạch y nhân hoàn toàn không sao dấy đồng được nhuy-n tiên, chỉ còn biết nhờ ở thân pháp linh ảo, thoăn thoắt tránh né trong bóng kiếm. Thêm một chốc, chừng như đã mỏi mệt, bước chân của bạch y nhân dần đã mắt hẳn sự linh động. Và qua vuông lụa trắng che mặt tuy không thấy được thần sắc y thế nào, nhưng cứ xem bộ pháp luống cuống vẫn cố lướt đông, băng tây cũng đoán được y đang gắng gượng vận hết toàn lực ứng phó. Hai bên ác đấu thêm chừng mười hiệp nữa, bạch y nhân có lẽ đã núng thế quá bèn đề khí tung vèo lại đằng sau. Thiếu Bạch cười nhạt, tra gươm vào vỏ, tay sờ đốc đao hỏi: - Các hạ đã thử qua Thiên kiếm, giờ có muốn nếm mùi Bá đao chăng? Bạch y nhân lặng thinh vỗ tay ba cái, hốt trong đêm có tiếng hú dài lanh lãnh xé không gian. Cùng lúc, ánh lửa bật cháy, từ một khoảng tối cách đấy ba trượng bỗng thấy sáng lóa. Bốn hắc y đại hán giơ cao ngọn đuốc băng băng lướt tới. Theo sát mỗi ngọn đuốc là ba hồng y đại hán, trong tay đều cầm một ngọn quỷ đầu đao to bản. Bốn ngọn đuốc dẫn đường với thế tiến nhanh như bão táp, tích tắc đã sát bên mấy người. Bạch y nhân lạnh lùng nói: - Thiên kiếm Cơ Đồng chỉ một ngọn kiếm đã tung hoành giang hồ suốt mấy chục năm, chưa gặp tay đối thủ. Các hạ là người thừa kế y bát Cơ Đồng, không hiểu có dám dạo vài tuyệt chiêu trong thập nhị liên hoàn đao trận của tại hạ? Khách sáo thì nói thế chứ sự thực mười hai hồng y đại hán cầm đao lúc ấy đã phân tán chọn vị thế hợp vây. Vạn Lương cao giọng bảo: - Tả lão đệ, bọn họ cố tình vây đánh, thì lão đệ cũng khỏi phải nương tay, sẵn dịp trận thế chưa lập, lão đệ hẳng xuất thủ hạ trước vài tên rồi tính. Lão quả là tay lịch lãm, rộng đường kiến thức, thoạt nghe cái tên thập nhị liên hoàn đao trận, đã biết là một trận pháp phối hợp tinh ảo. Bởi ngoài Thiếu Lâm la hán trận, thường thì bày trận công địch chỉ có độ năm bảy người. Còn thế trận vây công với mười hai người thật ít nghe nói. Nhưng thế nào mặc lòng, trước khi trận pháp chưa thành hình, nếu đả thương được họ một vài người thì tất toàn trận sẽ mất hết oai lực. Mười hai hồng y đại hán động tác mau lẹ cực cùng, phút chốc đã bày thành một tòa đao trận oai khí ngút trời. Thiếu Bạch đổi tay rút soạt trường kiếm ngoái nhìn Vạn Lương: - Lão tiền bối quay vào nhà đi! Vạn Lương biết có đứng nán lại cũng không giúp được gì, bèn trở gót quay vào nhà. Bạch y nhân trông thấy thế trận đã lập, cười đắc ý: - Thập nhị liên hoàn đao trận này, suốt bao năm nay vẫn mong có dịp ứng phó với Thiên kiếm của Cơ Đồng. Dù cho Cơ Đồng đích thân đối phó cũng vị tất đã phá giải được, hà huống là Tả Thiếu Bạch ngươi. Thiếu Bạch hét lớn, trường kiếm đảo chớp ba chiêu cực kỳ dũng mãnh. Chỉ thấy mười hai thanh đơn đao đồng loạt lóe sáng, vần vũ từ khắp bốn hướng đổ ào xuống, dựng thành một màn lưới đao rực lửa, chận đứng thế kiếm của Thiếu Bạch. Thập nhị liên hoàn đao trận thật đã không phụ bao nhiêu tâm huyết của nhóm cao thủ giang hồ đã khổ công sáng tạo, chẳng những nó có thể phối hợp tuyệt linh ảo và chặt chẽ mà mỗi khi ngăn chận một kiếm của đối phương, nó còn khả năng phân tán lực đạo bên địch một cách vô hình, sớt đều qua thân hai, ba người. Nên chi, Thiếu Bạch kiếm thế tuy lợi hại cực cùng vẫn không cách nào làm nao núng được sức biến hóa kỳ ảo của trận thế. Vạn Lương mắt thấy Thập nhị liên hoàn đao trận quả có khả năng áp đảo được Thiên kiếm của Thiếu Bạch, bất giác lòng bàng hoàng: - Thuở xưa, Thiên kiếm Cơ Đồng với pho kiếm pháp tuyệt thế này đã vùng vẫy khắp thiên hạ suốt bao năm không hề gặp tay địch thủ, nào ai ngờ được trong võ lâm đã sớm có bọn người ngấm ngầm sáng tạo ra một tòa đao trận có thể phá giải được Thiên kiếm. Xem thế này thì ngày Thiên kiếm chưa quy ẩn đã có kẻ coi lão là địch thủ số một, cho nên mới chịu vùi đầu tìm tòi suốt bao năm dài đằng đẳng, nhưng kẻ ấy là ai? Lão chợt nghĩ ngay tới hơn bốn chục tay cao nhân tiếng dậy giang hồ quãng mấy mươi năm lại đây, nhưng nghĩ cho kỹ, bọn này võ công cao siêu đấy nhưng lại thiếu hẳn về mặt tài trí, tất không phải là nhân vật chủ não, đó là điều lão đang cố đoán nhưng chưa ra. Có điều, không hẳn lão phải tuyệt vọng vì thế mà vì lời nói thốt ra từ cửa miệng bạch y nhân dẫn lão liên tưởng tới việc mất tích đột ngột của mấy chục tay võ lâm cao thủ. Lão cảm thấy đầu óc rối rắm, choáng váng với bao nhiêu nghi vấn cùng lúc hiện lên xoay như chong chóng, nhất thời khó mà có thể nắm được một đầu mối chắc chắn. Khi ấy, trong trường đấu, tuy thanh kiếm trong tay Thiếu Bạch chưa đến nỗi bị trận pháp chế ngự hoàn toàn nhưng cố gắng cách nào cũng không sao thoát được vòng vây. Đang trận ác chiến, hốt nghe bạch y nhân quát to: - Khép chặt vòng vây mau! Mười hai đại hán nghe lịnh chuyển động đơn đao, thập nhị liên hoàn đao trận từ thế thủ biến sang thế công. Chớp mắt, màn đao quang giăng như lụa xé, ào ạt từ bốn mặt tám hướng tràn tới. Trông thấy ánh đao nhấp nhoáng vần vũ không ngừng, Vạn Lương lịch lãm là thế cũng phải giật mình sững sờ. Ra là mười hai hồng y đại hán đã liên hợp công địch theo hai môn đao khác nhau. Xem trong màn đao cuồn cuộn dạt dào như sóng chiều vật chứ nó chứa đựng cả hai lực lượng dị biệt. Vì rằng, một thanh đơn đao khi công Thiếu Bạch là có sẵn hai thanh phóng ra ngăn chặn kiếm thế của chàng trước. Nên chi, trong bóng đao phong chập chờn, nghe rờn rợn tiếng sắt thép rền rỉ bất tuyệt. Thập nhị liên hoàn đao trận chuyển vận mỗi lúc một nhanh, trận thế cũng dần thâu nhỏ lại. Thiên kiếm, đường gươm quỷ khốc đã mấy mươi năm giang hồ ngang dọc chưa từng gặp địch thủ, hình như giờ đã chạm phải khắc tinh. Hoàng Vĩnh nóng lòng, sẽ giọng bảo Vạn Lương: - Thiên kiếm của Tả đại ca xem chừng đã bị hoàn toàn chế ngự, tình hình không còn cầm cự được bao lâu nữa, chúng ta phải xuất thủ đi là vừa. Vạn Lương ngăn nhỏ: - Không được, nếu ta xuất thủ chẳng những chỉ bận tay Tả lão đệ mà còn khiến tên bạch y nhân mau hạ lệnh dốc toàn lực phản kích nữa. - Nhưng chúng ta cũng không thể lặng xem Tả đại ca thọ khổn trong thập nhị liên hoàn đao trận mà không cứu. - Đao trận của đối phương chuyên dùng công phá kiếm pháp của Thiên kiếm Cơ Đồng, đối phó với Vương đạo Cửu kiếm của Tả lão đệ, tất oai thế phải mạnh lắm. Có điều Tả lão đệ giờ đang khi cuống, nhưng chưa hẵn bại, ta hẳng chờ lát nữa xem!Hoàng Vĩnh sốt ruột lắm nhưng đành lặng im.Bấy giờ đương trường trận ác đấu đến lúc cam go, thập nhị liên hoàn đao trận càng lúccàng phát động thế công quyết liệt. Thiếu Bạch cảm thấy áp lực đao trận dồn dập nặng nề, kiếm thế luôn bị xô dạt nhưng Thiên kiếm là môn kiếm pháp phòng thủ rất nghiêm ngặt cho nên thập nhị liên hoàn đao trận oai lực có hùng hậu, nhất thời cũng khó thắng ngay được Thiếu Bạch. Vạn Lương xem trận, lo lắng gọi to: - Tả lão đệ, Thiên kiếm bị địch áp chế, sao không thi triển tuyệt đao phá vòng vây. Thiếu Bạch cũng đang khốn đốn trước thế công quỷ bí, lợi hại tột cùng của thập nhị liên hoàn đao trận, nghe Vạn Lương cảnh tỉnh mới như sực nhớ ra: - Phải đấy, tình thế nguy ngập, tại sao ta không sử dụng đao pháp khắc địch. Nghĩ đoạn, chàng hét lớn và mau lẹ cực cùng đảo kiếm đánh vẹt lớp đao, chuyển kiếm sang tay trái đồng thời hữu thủ rút soạt cổ đao. Ánh đao nhoáng lên, vang cùng một tiếng rú hãi hùng. Thập nhị liên hoàn đao trận đột ngột mất hẳn áp lực. Vạn Lương nói to: - Tả lão đệ, hận thù đã kết, giết một người nào có khác giết mười? Thiếu Bạch tra đao vào vỏ, hồng y đại hán đứng ở phương vị chính đông mới từ từ khuỵu xuống, ngang lưng bị chẻ làm hai, máu tươi phun lai láng ra đỏ ối. Thì ra Thiếu Bạch xuất đao quá lẹ, thân hình đại hán đó bị chém phăng đúng lưng, chờ cho chàng tra đao vào vỏ, rút kiếm cự địch cái thây mới từ từ đổ xuống. Thập nhị liên hoàn đao trận lợi hại ở chỗ phối hợp kỳ ảo, chặt chẽ không lọt một sợi tơ, mười hai đao xoay chuyển nhịp nhàng như một. Giờ đây một người bị hạ, thập nhị liên hoàng đao trận mất đi một bộ phận nhỏ đầy linh động, toàn trận trở nên biến hóa khó khăn, rời rạc. Trước Thiên kiếm thần sầu ngang dọc mà thuở xa xưa, mấy chục tay võ lâm cao thủ đã phải đổ bao nhiêu tâm huyết suốt mấy mươi năm đằng đẳng ra công nghiên cứu, sau cùng mới sáng tạo được một tòa đao trận chuyên môn phá giải môn kiếm pháp kỳ tuyệt kia. Mười hai đao xoay thế liên hoàn tạo thành bức tường đồng kiên cố chống lại Thiên kiếm sắc nhọn, nhưng mà giờ đây, mười hai đao mất một, khác nào bức tường thủng lỗ, mũi kiếm d- dàng đâm suốt, khuynh đảo. Biết yếu điểm đối phương, Thiếu Bạch xoay tít thanh trường kiếm tấn công tới tấp, ánh kiếm nhấp nhoáng giăng mù, tức thời chụp kín mười một hồng y đại hán trong màn kiếm ảnh. Bạch y nhân thấy vậy sẽ thở dài lẩm bẩm: - Thiên cổ tuyệt kiếm, Hoàn Vũ Nhất đao, cả hai tuyệt kỹ dồn cả ở một người. Ôi! Sợ rằng bao nhiêu tâm huyết của Quân chủ phải hóa ra nước lã trôi sông mất. Y cảm khái, tiếng nói đưa ra từ đôi môi mấp máy nghe buồn như tiếng than dài. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 34 Ra khỏi lều tranh Vạn Lương cố lắng tai nghe nhưng chẳng qua cũng chỉ nghe được một câu, thấy lạ hết sức, nghĩ không ra trong võ lâm làm gì có nhân vật được tôn xưng là Quân chủ. Còn đang mãi nghĩ, hốt bên tai đã lại vang lên một tiếng rú thảm. Chú mắt nhìn, chỉ thấy một hồng y đại hán bị đánh văng mất đơn đao, thân hình liền theo đó đổ sầm xuống đất. Y bị chém vào bả vai chẽ suốt làm hai mãnh.Hai đường đao khốc liệt tung ra không những khiến mười hồng y đại hán còn lại hãi hùng nhất tề hè nhau chống đở, mà ngay cả bạch y nhân cũng sửng sốt, đứng thừ người cả hồi lâu mới thở dài quơ ngọn roi trong tay, buồn bã nói: - Các người lui đi! Mười hồng y đại hán được lời, mừng rỡ, vội vàng quay chạy. Bạch y nhân giơ tay, cố lấy giọng cao ngạo nói: - Thiên kiếm, tuyệt đao quả nhiên danh bất hư truyền, bổn tòa tối hôm nay cũng được rộng kiến thức rất nhiều. Dứt lời, quay người định đi. Thiếu Bạch cầm chặt đốc đao, cười nhạt hét: - Đứng lại! Bạch y nhân làm bộ tỉnh táo, quay đầu lại hỏi: - Các hạ còn muốn nói chuyện gì? - Nhà ngươi không muốn thử Bá đao à? Bạch y nhân lắc đầu: - Đã được thấy tận mắt, cao minh lắm, khỏi cần phải thử. - Huynh đài không muốn thử Bá đao cũng được, chỉ cần một điều kiện. - Xin chỉ giáo. - Thả vị Cao đệ của tại hạ. Bạch y nhân cười nhạt: - Các hạ uy hiếp ta? - Có thả không thì bảo? Miệng nói, tay Thiếu Bạch lăm lăm ngọn đao. Dưới ánh đuốc sáng choang, lớp lục mỏng bao mặt của bạch y nhân phơ phất, chắc trong bụng y vô cùng khích động. Bầu không khí khẩn trương kéo dài cả công phu uống xong chén trà nóng, bạch y nhân đột ngột quay đầu lại, cao giọng nói: - Thả tên họ Cao. Tức thời, ở ngoài mấy trượng, trong màn đêm âm ám có tiếng dạ đáp lại, liền theo đó ánh đèn lại hắt lên bốc sáng. Hai hắc y nhân, một cầm đèn, một cầm đao áp giải Cao Quang tới. Cao Quang lúc bấy giờ quần áo rách tả tơi, mặt mày mệt mỏi, rõ ràng bị hành hạ quá nặng. Thiếu Bạch ái ngại nói: - Hiền đệ chắc khổ lắm? Cao Quang quay lại nhìn hai tên hắc y đại hán nói: - Không sao, khổ thì khổ nhưng đệ vẫn chịu được. Thiếu Bạch lơi tay cầm đao, nhìn thẳng vào mặt bạch y nhân nói: - Các hạ có thể đi, mong sao chúng ta không có gặp nhau nữa. Bạch y nhân gượng cười: - Bổn tòa không ngờ Thiên kiếm tuyệt đao lại tụ ở cả một người, cái nhục đêm hôm nay bổn tòa thật kỹ trong tim, và sẽ không quên... Ngưng bặt giữa câu, y quay lại sẵng giọng thét: - Đi! Dứt lời, y đùng đùng bỏ đi trước. Đại hán cầm đèn vội vàng chạy theo bén gót được mười trượng, ngọn đèn đột nhiên tắt phụt chìm lìm trong màn đêm. Vạn Lương chậm rãi bước ra, ôm vai Cao Quang hỏi: - Bị thương đau không? - Vết thương ở da thịt có đáng gì? Vạn Lương ngửa mặt nhìn trời, thở dài nói: - Hai chị em cô mù đã lấy hỏa hiệu truyền tin, nhưng thế lửa đang hồi mạnh bỗng nhiên phụt tắt, chắc gặp phải biến cố gì đây, mong sao chị em cô ta bình yên vô sự. Nói vừa dứt, hốt nhiên trong chỗ tăm tối cách đó mấy trượng có tiếng thanh tao ngọt ngào của cô gái đỡ lời: - Đa tạ lão tiền bối có lòng lo lắng, chị em vãn bối không sao cả. Dưới ánh sao lờ mờ, chỉ thiên hạ hai thiếu nữ tóc dài buông thỏng nắm tay nhau đi lại. Chị em họ đi thật nhanh, chỉ một loáng đã tới cửa nhà tranh. Cô câm Phạm Tuyết Nghi đảo mắt nhìn mấy người rồi cười rất tươi, thiếu nữ mù động môi nói: - Cũng thật may chư vị không việc gì cả, nếu không là bởi mưu kế của tiện thiếp còn sơ sót. Thiếu Bạch tươi nét mặt nói: - Dẫu cho chúng tôi bị thương hay chết chóc cũng không thể trách cô nương được. Phạm Tuyết Quân khẽ thở dài: - Thế địch quá mạnh, thực tiện thiếp không ngờ đến. Vạn Lương cười ha hả, đỡ lời: - Thế địch tuy mạnh nhưng bên ta toàn thắng. Trận này tuy không tiêu diệt được toàn quân địch nhưng cũng khiến chúng phải hoảng hốt chạy trốn thật mau. - Xá muội cho biết Tả tướng công xuất đao nhanh như điện chớp, mỗi nhát đều có một mạng gục ngã ở đương trường. Vạn Lương nói: - Phạm huynh của ta chẳng nhẽ không nói cho nhị vị biết à? Đó là một đao tung hoành thiên hạ, từ ngày xưa đến này chưa thể có một ai chỉ với một đao mà vô địch cả thiên hạ. Phạm Tuyết Quân đỡ lời: - Phải chăng là Đoạn hồn nhất đao của Hướng Ngao? - Đúng đấy, thì ra Phạm huynh của ta cũng đã cho cô nương biết? - Hồi tiên sư còn tại thế, người cũng đã từng giảng cho chị em vãn bối hiểu võ công ở trong thiên hạ, cũng đã có nhắc tới Cơ Đồng, Hướng Ngao. Vạn Lương cảm khái: - Phạm huynh của ta trí tuệ tuyệt thế, tất phải có kiến giải cao minh, siêu việt, không hiểu y đã luận ra sao về Thiên kiếm tuyệt đao?- Người nói Thiên kiếm tuy thâm ảo nhưng vẫn có quỷ đạo nhất định có thể tìm ra được, nếu như một người nào đó có một trí thông minh tuyệt đỉnh cộng thêm với sự hiểu võ công thì không khó sáng chế một môn võ công chống lại Thiên kiếm. Nhưng đến như Đoạn hồn nhất đao của Hướng Ngao thì chẳng khác gì linh dương đánh sừng, không biết đâu mà mò. - Nói vậy có ý bảo Thiên kiếm hữu hạn, còn tuyệt đao mới là vô địch? Phạm Tuyết Quân nhoẻn miệng cười: - Không phải vậy, tiên sư nói tuyệt đao tuy vô địch nhưng không có cái thâm ảo của Thiên kiếm, chỉ cần có người nhìn ra bí quyết của nó là phá giải thật dễ dàng. Thiếu Bạch chen lời: - Nói vậy, Thiên kiếm hay hơn tuyệt đao? - Tiên sư chỉ luận có vậy chứ chưa nói thẳng bên nào hơn bên nào kém. Còn tiện thiếp đã không được biết những độc chiêu của Thiên kiếm, lại không thấy được oai thế của tuyệt đao thành thử không dám bình luận. Vạn Lương hỏi: - Nhị vị cô nương đã đến đây lâu rồi à? - Đúng thế, sau khi ở trên núi phóng hỏa, cố ý làm cho mồi lửa biến ra nhiều hình trạng phức tạp nhằm phân tâm sự chú ý của địch nhân, vãn bối đã thừa cơ cùng xá muội lặng lẽ lần về. Phạm Tuyết Quân thấy đứng lâu ở ngoài trời bèn lên tiếng: - Chúng ta vào trong nhà nói chuyện. Rồi hai chị em sóng vai đi vào trong nhà tranh. Phạm Tuyết Quân tuy hai mắt đều bị mù, nhưng nhờ có Tuyết Nghi giúp đỡ nên hành động đi đứng rất nhanh nhẹn như thời không có vẻ chậm chạp, cà rềnh cà ràng của người mù.Vào đến trong nhà, Tuyết Nghi nhanh nhẹn đánh lửa thắp đuốc, tiện tay kéo một chiếc ghế đỡ Tuyết Quân ngồi xuống, xong đâu đó nàng chạy đứng sau lưng chị.Phạm Tuyết Quân đưa tay sửa lại tóc nói:- Tiện thiếp dám liều đoán địch nhân đã rút hết đi rồi, chúng ta khỏi phải lo lắng. Vạn Lương nói: - Vừa qua bọn chúng đến quấy phá, chắc lại làm nhị vị cô nương phải hoãn lại ngày lên đường? Phạm Tuyết Quân im lặng giây lâu nói: - Tiện thiếp tính tôn bái linh tiền ân sư, thủ linh ba ngày, cũng định nhờ thời gian này để suy nghĩ thêm. Nhưng trải qua tình thế vừa rồi, chị em tiện thiếp đã bàn với nhau thấy rằng chốn này không thể ở được nữa, phải lên đường ngay. - Phạm huynh của ta tài hoa tuyệt thế nhưng khi còn sống chưa làm được việc gì to tát, trước khi lâm chung may mắn đã mang được cả thân sở học truyền lại cho nhị vị cô nương, hẳn y phải kỳ vọng ở nhị vị rất nhiều. Mong rằng chuyến ra đi này, nhị vị thi thố được hết thiên tài, quét sạch yêu khí giang hồ, cho võ lâm âm ám, đen tối hàng mấy chục năm nay được quang đãng, thấy ánh sáng mặt trời, trước là không phụ lòng khổ tâm truyền nghệ của Phạm huynh, sau cũng không uổng một thân sở học. Phạm Tuyết Quân nhẹ thở dài nói: - Lão tiền bối tin tưởng quá như vậy thật khiến chị em chúng tôi không khỏi xấu hổ và sợ hãi. Chị em chúng tôi thiên sinh tàn khuyết tuy được lương sư dạy dỗ nhưng mức thành tựu cũng có hạn, chỉ sợ phụ lòng mong mỏi của chư vị mà thôi. Vạn Lương buông tiếng cười ha hả nói: - Ai không biết Phạm huynh kia chứ lão hủ biết rõ quá mà. Lão hủ hết sức tin nhị vị cô nương được y truyền dạy, lại thêm ngọn đao tàn độc và đường kiếm tuyệt diệu của Tả huynh tương trợ giúp vào thì thế nào cũng phát huy được tài năng sáng chói trong võ lâm. - Lão tiền bối đừng quá khen vãn bối như thế, tuy nhiên vãn bối có tài đến đâu cũng xin đem hết...Ngừng giây lát, nàng tiếp:- Chỗ này đã thành đất thị phi, chúng ta không nên ở lâu, chúng ta liệu lên đường ngay đi. Vạn Lương gật đầu: - Nhị vị cô nương sửa soạn hành trang, chúng tôi đứng đợi ở trước nhà.Nói rồi lão nhanh nhẹn bước đi ra trước.Bọn Thiếu Bạch cũng nhanh chân theo ra. Hoàng Vĩnh sẽ giọng nói với Vạn Lương: - Lão tiền bối, nhị nữ tàn khuyết, đi lại khó khăn, vậy phải cách nào chớ bắt họ đi bộ sao? - Đúng thế, lão hủ cũng nghĩ vậy.- Chị mù, em câm, cưỡi ngựa không tiện, hay nhất là kiếm cho họ một cỗ xe.Trong khi đang bàn, chị em cô mù đã đi ra khỏi nhà, hành trang của họ mỗi người khoác một chiếc đãy nhỏ. Hai chị em đi sát nhau, Tuyết Quân đặt tay phải lên vai Tuyết Nghi. Vạn Lương sẽ đằng hắng nói: - Phạm cô nương, lão hủ có một câu không phải nói ra, mong cô nương tha thứ. - Lão tiền bối cứ nói cho nghe, chị em vãn bối lắng chờ. - Cô nương mắt không thấy đường, hành động khó khăn, không hiểu dùng gì đi thì tốt? Tuyết Quân thở dài: - Tiện thiếp như vậy từ nhỏ cũng quen. - Chuyến này đi đường rất xa, không biết đến tháng nào năm nào dừng lại ở đâu, vậy hay nhất cô nương nên chọn lấy một phương tiện. Phạm Tuyết Quân ngẫm nghĩ giấy lát, nói: - Được, chư vị đã có lòng tốt, nếu tiện thiếp lại không nhận thì không biết điều. Vạn Lương nói: - Đây đi về phía tây hai chục dặm có một thị trấn khá lớn, ở đấy có đủ xe ngựa. Vậy đến đó chúng tôi thuê cho nhị vị một cỗ xe hai ngựa, được không?- Việc này xin để tùy lão tiền bối định đoạt... Ngừng lại giây lát, nàng tiếp:- Tiện thiếp mới bước chân vào giang hồ, không có một chút kinh nghiệm, hai mắt lại mù không thấy đường, được liệt vị quý mến thật trong lòng áy náy không yên. Tiện thiếp thiết nghĩ chuyến đi này trên đường đi của chúng ta thế nào cũng có cường địch đánh úp. Xá muội tuy vẫn luôn luôn thông tin cho tiện thiếp, nhưng chỉ sợ kiến văn của xá muội còn thiếu sót, mong chư vị cũng nhắc cho tiện thiếp được biết địch tình để dễ bề liệu đoán. Hiển nhiên mới có mấy ngày trời, nàng đã có hào khí, vững tin ở tài mình, quyết chí đối đầu với địch quyết liệt ăn thua. Vạn Lương cũng mừng thầm trong bụng đáp: - À, điều đó là lẽ tự nhiên. Trong khi đó, Hoàng Vĩnh cũng quay sang hỏi Cao Quang: - Cao đệ, có đi được không? Cao Quang ưỡn ngực: - Vết thương ở ngoài da thịt, có đáng gì? - Hay, nếu vậy chúng ta mở đường. Cặp phán quan bút của Cao Quang đã bị địch nhân đoạt mất, giờ đây y tay không, sấn sớ bước. Thiếu Bạch thấy vậy rút trường kiếm nói: - Tam đệ, cầm lấy binh khí. Cao Quang quay lại cầm khí giới, nhảy lên đi song song với Hoàng Vĩnh. Hơn hai chục dặm đường đối với những cao thủ như bọn Thiếu Bạch đâu có ăn nhằm gì, thành thử không đầy một tiếng đồng hồ, đoàn người đã tới trấn. Đi đường cũng bình an không bị địch nhân tập kích. Vạn Lương tìm một khách điếm ngủ qua một đêm, đến sáng hôm sau gọi chủ điếm lại đưa tiền nhờ mua hai con ngựa khỏe và một cỗ xe thật chắc. Cao Quang cũng đi đánh đôi binh khí, thành thử khi đoàn người lên đường trở lại, trời đã về chiều. Vạn Lương cầm roi dài ngồi ở trước xe thân làm xà ích cho nhị nữ. Ra khỏi trấn, lên đường quan đạo, Thiếu Bạch đột nhiên nhớ ra phen này phải biết đi về đâu nên đưa mắt nhìn Vạn Lương: - Lão tiền bối, chúng ta đi về đâu bây giờ? Vạn Lương đáp: - Thiếu Lâm tự. - Đến Thiếu Lâm tự làm gì? Vạn Lương cười lớn: - Tạ lão đệ, thân thế của lão đệ đã lộ rồi, người hậu nhân của Bạch Hạc môn đã xuất đầu lộ diện. Việc này chỉ sợ đã náo động giang hồ, chẳng cần phải che dấu nữa. - Chưởng môn nhân của Thiếu Lâm, Nhất Nghi đại sư đã từng xuất thủ, so chưởng với vãn bối trên Hồi nhạn phong ở Hành Sơn, giờ đây chúng ta tìm tới lẽo nào lão chịu tiếp? - Y không chịu tiếp, chẳng lẽ chúng ta không biết xông vào sao? Nói đến đây lão ngửa mặt nhìn trời thở dài nói: - Hiện tại tình trạng giang hồ phức tạp trăm mối, bao nhiêu môn phái hầm hè sát hại nhau nhưng chỉ có Bạch Hạc môn của lão đệ là nhiều kẻ thù nhất. Đâu đâu, khắp chỗ nào cũng có, đừng nói lão đệ chỉ có Thiên kiếm và tuyệt đao, cho dù có đầy đủ tất cả tuyệt kỹ của muôn cao thủ tự thiên cổ tới nay, lão đệ có thể giết sạch người của Cửu đại môn phái và tứ môn, tam hội và lưỡng đại bang không? - Vãn bối chỉ kiếm kẻ nguyên hung họa thủ, chứ đâu giận lây đến võ lâm, tạo kiếp số cho giang hồ? - Phải đấy, nhưng xin hỏi kẻ nguyên hung họa thủ là ai? Thiếu Bạch ngẩn người ấp úng: - Điều này, điều này... có lẽ dây dưa đến rất nhiều người? Vạn Lương vặn hỏi: - Thiếu Lâm có đáng ngờ không? - Tứ đại môn phái tối hôm đó tụ hội trên Hồi nhạn phong đều đáng ngờ cả. - Chẳng lẽ năm đại môn phái còn lại và tứ môn, tam hội, lưỡng đại bang được để ra ngoài, không lý tới? Thiếu Bạch than: - Họ cũng không thoát khỏi dính dấp. - Hầu hết võ lâm đều là cừu nhân của Tả gia, lão đệ có giết, nên chọn giết cái... Cất tiếng cười ha hả, lão tiếp: - Thiếu Lâm đáng ngờ nhất, vậy chúng ta hãy đến đó trước, đường đường chính chính vấn chuyện Bạch Hạc bảo bị đồ sát năm xưa biết đâu chẳng tìm được một đầu mối, hơn nữa còn một chuyện quan hệ cần tính. - Chuyện gì? - Chúng ta phải gặp Tứ Giới đại sư. Thiếu Bạch gật đầu: - Phải đấy, vị lão tiền bối ấy, chính khí lẫm lẫm, tại hạ rất kính phục. Đột nhiên trong xe vọng ra tiếng của Phạm Tuyết Quân: - Kẻ ai cũng chỉ trỏ vào chưa chắc là kẻ đáng giết... Vạn Lương lấy tay vỗ đầu ra chiếu tức bực với chính mình nói: - Trời ơi! Trong xe hiện có vị nữ Gia cát, thế mà chúng ta không biết hỏi ý kiến. Tuyết Quân nói: - Không dám nhận, nếu như tiện thiếp biết được nội tình cũng có một ngu kiến. Nàng nói năng toàn là khiêm cung, nhưng vẻ tự tin đã càng lúc càng nhiều. Vạn Lương nói: - Chúng tôi ngàn dặm xa xôi tới mời nhị vị cô nương cũng chỉ vì việc ấy, lẽ nào không nói hết được. Nói rồi, lão đem kể cho Tuyết Quân nghe tất cả, việc Bạch Hạc bảo bị tàn sát, truy lùng, việc Thiếu Bạch vượt Sinh tử kiều học được Thiên kiếm, Tuyệt đao, việc chàng ta lên Hồi nhạn phong bị tứ đại môn phái giăng lưới, việc Tứ Giới đại sư kể lể tâm sự trong thạch động, việc Thiếu Bạch vào nhầm ngôi mộ của Chính nghĩa lão nhân nhất nhất mọi việc đều thuật rõ. Trong khi Vạn Lương kể, thỉnh thoảng Thiếu Bạch lại thêm vào chi tiết cho đầy đủ. Tuyết Quân lắng nghe, chốc chốc lại giơ bàn tay nhỏ nhắn ngà ngọc ra dấu im lặng, nàng suy nghĩ một hồi rồi mới lại để Vạn Lương kể tiếp, tuy nhiên trước sau nàng vẫn không mở miệng nói một câu nào. Từ vẻ mặt đến cử chỉ của nàng đều rất nhu hoà, dịu dàng khả ái. Vạn Lương tuy có tuổi mà nhìn nàng cũng phải nghĩ bụng: - Thật đúng trời sinh ưu vật, nếu như hai mắt nàng không mù thì với tấm nhan sắc kia, giang hồ lại ba động không biết bao nhiêu là sóng gió. Cũng đáng giận trời già khéo tạo một giai nhân không chỗ nào là không đẹp kia lại hỏng đôi mắt. Câu chuyện kéo dài cả tiếng đồng hồ, nói xong bóng đêm đã đổ xuống. Tuy vậy Vạn Lương là người kể chuyện lại cảm thấy câu chuyện không đầu không đuôi, vấn vít chằng chịt, chẳng ra đâu vào đâu. Bầu không khí vắng lặng, chỉ có tiếng xe lăn trên đường là phá màn đêm. Chừng công phu ăn xong một bữa cơm, đêm xuống hẳn, trên trời sao đã mọc, mới nghe Tuyết Quân ở trong xe thở dài nói: - Câu chuyện cũ thật phức tạp, thật đúng là giang hồ đầy sóng gió, lòng người nham hiểm. Vạn Lương nói: - Việc Bạch Hạc bảo, xem ra kẻ thù cùng khắp, nhưng tên nguyên hung thủ mưu thì không biết đâu dò. Thiếu Bạch chen vào nói: - Điều tại hạ thắc mắc nhất không hiểu được là việc bốn đại chưởng môn nhân toàn là tay đầu não họp nhau ở Hồi nhạn phong trên Hành Sơn tựa như cũng chỉ là một cái bẫy giăng ra để chờ tóm bắt. Tuyết Quân nói: - Họ không đợi bắt các hạ, các hạ chỉ là người sập bẫy tình cờ mà thôi. Thiếu Bạch ngạc nhiên hỏi: - Họ không chờ đợi tại hạ thì chờ ai? - Các hạ có nhắc tới Hắc y kiếm chủ? Vạn Lương ngẫm nghĩ nói: - Đúng vậy, đúng vậy. Tuyết Quân thở dài: - Nghe hai vị kể tình thế giang hồ mấy chục năm nay và việc Bạch Hạc bảo bị tàn sát, đáng lẽ hai đàng phải có dính dáng với nhau, mạch lạc. Nhưng chúng lại đứng độc lập, chả có tương quan gì, tiện thiếp tuy có nghĩ tới một nguyên nhân có thể, nhưng bên trong lại có nghi vấn mập mờ. Cho nên ngày một ngày hai dần dà tìm hiểu chứ trong nhất thời bảo kiếm kẻ nguyên hung họa thủ thì vô phương. Vạn Lương nói: - Lão hủ cũng thấy việc này rắc rối như mớ bòng bong, rất khó tìm lấy một đầu mối... Ngừng giây lát lão tiếp lời: - Việc lão hủ tính lên Thiếu Lâm có được không, mong cô nương chỉ điểm cho một hai. - Tuy không phải là thượng sách nhưng cũng được gọi là có biện pháp trong cái không có biện pháp. Chúng ta hãy đến Thiếu Lâm tự trước, rồi tùy theo tình thế, tính toán sau. Vạn Lương đắc ý ha hả cười nói: - Nói vậy thì ra cách của lão hủ cũng đúng. Tuyết Quân nói: - Cao kiến của lão tiền bối... Vạn Lương gạt ngang: - Hiền điệt nữ đừng khen lão hủ, cho biết cao kiến đi. Tuyết Quân mỉm cười nói: - Theo ý tiện thiếp, đi thẳng lên Thiếu Lâm không bằng cho họ một kế nghi binh. - Cô nương nói nghe cho rõ. - Chúng ta phao tin là Thiếu Bạch muốn lên Thiếu Lâm để chất vấn mối ân oán xưa, nhưng xe của chúng ta lại nhằm về núi Võ Đang. - Phải, ta dùng lối dương đông kích tây. Tuyết Quân tiếp lời: - Khi gần tới Võ Đang, chúng ta lại quay xe về Thiếu Lâm. Vạn Lương thắc mắc: - Để làm gì? - Để họ không biết ý định của chúng ta. - Rồi sao? Tuyết Quân nói: - Thế địch lớn mạnh, không thiếu gì những tay võ công cao cường và người có mưu trí. Tiện thiếp không dám liệu đoán toàn cuộc trong nhất thời, về sau để tùy cơ ứng biến. Vạn Lương biết nàng không muốn tiết lộ thiên cơ nên nói: - Được, vậy hành động theo kế hoạch của cô nương. Hoàng Vĩnh, Cao Quang đều cảm thấy cách hành động đó hay, nhưng chết nỗi không hiểu nó hay ở chỗ nào? Hoàng Vĩnh là người trầm tĩnh nên tuy trong lòng có nghĩ nhưng không chịu nói ra miệng. Cao Quang không thế, y thắc mắc chuyện gì phải nói ra ngay nếu không chịu nói ra, như mắc xương chưa lấy ra được thì còn khó chịu bực bội. Y giơ ngón tay cái, phùng mang trợn mắt nói: - Kế hoạch đó hay lắm, hay lắm. Vạn Lương nghe vậy lại tưởng y nghĩ được điều gì hay ở trong kế hoạch của Tuyết Quân nên buột miệng hỏi: - Cao huynh đệ, nó hay ở chỗ nào? Cao Quang ngẩn người: - Tại hạ chỉ thấy nó hay, nhưng không biết hay ở chỗ nào cả. - Thì ra là thế. Ngửng đầu lão nhìn trời chiều, một vầng trăng lưỡi liềm đã phá mây xuất hiện, đêm đã vào khoảng sơ canh, lão lên tiếng: - Hiền điệt nữ, chúng ta có phải đi suốt đêm không? Tuyết Quân đáp: - Nếu như tiện thiếp đoán không lầm thì hiện tại mọi hành động của chúng ta đã bị địch nhân theo dõi. Cao Quang nghe nói giương mắt nhìn khắp bốn bề, nhưng chỉ thấy bóng đêm lạnh lẽo, nào thấy bóng địch nên trong lòng nghĩ bụng: - Điều này ta không chịu phục, nếu có người đuổi theo tại sao không thấy dấu hiệu nào cả. Vạn Lương đưa mắt nhìn bọn Thiếu Bạch nói: - Ý của hiền điệt phải chăng là muốn chúng ta đi miết suốt đêm? - Bây giờ là bao giờ? - Khoảng canh một. Tuyết Quân nói: - Được, khoảng trước canh hai, chúng ta phải tìm một chỗ nghỉ chân... Ngừng lại giây lát nàng tiếp: - Chỗ tốt nhất là ở cạnh một khu rừng hoang, dễ thủ khó công. Vạn Lương nói: - Được. Quất mạnh roi, lão cho ngựa chạy nhanh thêm. Trong khi đó, Thiếu Bạch, Hoàng Vĩnh, Cao Quang chia nhau đi hai bên xe cũng chạy nhanh chân thêm. Cỗ xe lao vun vút trong đêm trường, phá tan bầu không khí tĩnh mịch. Một con người có kinh nghiệm giang hồ phong phú như Vạn Lương hình như giờ đây vô cùng tín nhiệm, tin tưởng vào Tuyết Quân. Lão vừa đưa roi đánh xe vừa đảo mắt nhìn tứ phía. Cao Quang tiến lên sát Hoàng Vĩnh nói: - Nhị ca, đêm hôm khuya khoắt, trăng sáng tỏ, đằng trước không thấy bóng địch, đằng sau không có truy binh, việc gì phải chạy hối hả, hộc tốc như lũ chó nhà chủ chết... Chưa nói dứt câu, hốt đã thấy phía sau có tiếng lốc cốc vẳng lại. Quay đầu nhìn lại, dưới ánh trăng thấy có bốn con ngựa khoẻ phi như bay tới. Cao Quang giật nẩy mình, nói: - Quả nhiên có người đuổi theo. Trong xe, cùng lúc vẳng ra tiếng ngọt ngào của Tuyết Quân: - Sau xe có người đuổi theo phải không? Thiếu Bạch ứng tiếng đáp: - Bốn thớt ngựa. Tuyết Quân nói: - Được, cho xe chạy chậm lại. Vạn Lương tức thì gò cương, cỗ xe đang lao vùn vụt bỗng chậm lại ngay. Thiếu Bạch nói: - Họ cũng chậm lại. Trong xe vẳng ra tiếng của Tuyết Quân: - Hành động gấp gáp lộ liễu của họ thật ra ngoài liệu định của tiện thiếp, xem ra nhân vật đầu não của đối phương là một nhân vật tài học phi phàm đây. Vạn Lương hỏi: - Chẳng lẽ chúng định động thủ tối nay. Trong xe yên lặng, một lúc sau mới thấy tiếng Tuyết Quân: - Trừ phi chúng đã bố trí chu đáo và nắm chắc phần thắng, còn nếu không chúng không dám mạo muội ra tay... Ngừng lại giây lát nàng tiếp: - Gần đây có chỗ đỗ xe không? Vạn Lương trả lời: - Về phía đông, độ hơn một dặm có một ngọn núi đột khởi, may ra tìm được một chỗ dừng xe. Thốt nhiên một tiếng hú dài thê lương cắt đứt câu nói của Vạn Lương. Lão ghì mạnh cương cho cỗ xe đỗ hẳn lại, hấp tấp lên tiếng: - Xem chừng chúng ta đã lọt vào ổ mai phục của đối phương. Tuyết Quân thở dài hỏi: - Trừ con đường lớn chúng ta đang đi xe đây, cảnh vật hai bên ra sao? - Toàn ruộng. Tuyết Quân vén rèm hỏi: - Có xe nào không? Vạn Lương đáp: - Trừ bốn con ngựa ở năm sáu trượng đằng sau ta, không thấy có gì khác. Lão chưa nói dứt câu được mấy lát, đã thấy có tiếng lách cách bánh xe vang lên, hai cỗ xe từ đằng trước và ở đằng sau chạy lại. Vạn Lương đảo mắt quan sát tình thế nói: - Nhị vị cô nương coi chừng, chúng ta đã bị hãm vào tuyệt địa, cả đằng trước lẫn đằng sau đều có xe chạy lại. Tuyết Quân nói nhanh: - Chúng ta mau sớm tránh ra, không được để xe kia đụng vào. Dứt lời, nhanh nhẹn nắm tay Tuyết Nghi, hai chị em cùng nhảy xuống xe, chạy thẳng xuống ruộng. Vạn Lương nói lớn: - Lão hủ mở đường. Rồi lão chạy lên trước mặt nhị nữ. Thiếu Bạch cũng hành động: - Ta đoạn hậu, nhị đệ, tam đệ chia ra đi hai bên che chở. Lời dứt, chàng rút soạt thanh trường kiếm. Hoàng Vĩnh cũng tuốt kiếm, Cao Quang song bút bảo hộ cho hai chị em họ Phạm đi chính giữa. Trong khi đó, hai chiếc xe của địch nhân chạy lại với tốc độ thật mau, chỉ loáng một cái đã tới sát bên cỗ xe của Tuyết Quân để lại. Chỉ nghe một tiếng ầm khủng khiếp, tiếp theo là ánh lửa xẹt tứ tung, mấy thớt ngựa đều ngã quỵ trong vũng máu, thân xác banh nát. Thì ra hai cỗ xe quái ác kia đều có chất đầy hỏa dược, khi đụng vào xe Tuyết Quân cả ba xe cùng nổ tung cháy sạch. Cao Quang nhìn thế lửa ngùn ngụt và những con ngựa chết thảm, ớn lạnh từng hồi, chép miệng: - Thủ đoạn quá ác độc. Tuyết Quân thở dài: - Địch nhân tính định toàn thắng. Ngay Vạn Lương là con người đầy kinh nghiệm giang hồ cũng kinh hoàng lắc đầu: - Lão hủ đi lại trên giang hồ mấy chục năm rồi, giờ mới thấy có kẻ sử dụng thủ đoạn khốc liệt kia để đối địch. Tuyết Quân nói: - Tiện thiếp nghe có hai xe từ đằng trước và ở đằng sau chạy lại đã đoán thế nào đối phương cũng dùng cách thế dã man, quả nhiên không sai. Ngừng lại giây lát nàng tiếp: - Đường đi của chúng ta gian hiểm lắm, chỉ sợ không tránh khỏi mấy trận ác chiến. Vạn Lương nói: - Vừa rồi, bốn tên đại hán cưỡi ngựa chạy phía sau cũng thấy chúng ta rời khỏi xe, nên chưa chừng tối nay chúng còn nhiều thủ đoạn. Tuyết Quân trầm ngâm giây lâu, nói: - Bọn chúng hành động ác độc dữ dội như vậy cũng để lộ nhược điểm ấy là bọn chúng không dám ngang nhiên đánh trước mặt chúng ta. Thiếu Bạch tra gươm vào vỏ, dõi mắt nhìn thấy mấy tên đại hán lúc nãy không biết đã chạy đi đâu mất dạng nói:- Trăm mưu nghìn cách của chúng chỉ nhắm tiêu diệt một mình Tả mỗ, nếu như Tả mỗ không đi chung với chư vị thì có thể chư vị bình an vô sự. Tuyết Quân phì cười nói: - Hiện tại tất cả những người có mặt ở đây đều là đối tượng phải giết của họ, dẫu không có Tả huynh, bọn chúng cũng không chịu buông tha cho chúng tôi đâu. Vạn Lương nói: - Thoát được phen này, lão hủ cũng phải cẩn thận lắm, không có ơ hờ như vừa rồi. Tuyết Quân gạt ngang: - Chuyện đã qua rồi, đừng nhắc lại nữa. Cao Quang liếc nhìn Tuyết Quân nghĩ bụng: - Vị cô nương này thật tài hoa tuyệt thế, chỉ tội cái hai mắt mù cả, không thấy đường. Vạn Lương chợt lên tiếng hỏi: - Bây giờ chúng ta đi đâu? Tuyết Quân trầm ngâm giây lâu nói: - Ý của tiện thiếp là việc cần gấp hiện tại của chúng ta phải khuếch trương lực lượng. Các vị tuy võ công cao cường nhưng cũng còn mắc bảo vệ chị em tiện thiếp, thành thử quá bận rộn. Vạn Lương nói: - Đúng vậy, nhưng cái khốn nạn là làm sao trong nhất thời thu thập ngay được những cao thủ cùng chí hướng? Tuyết Quân nói: - Bây giờ mà tìm người cùng chí hướng thì thật quá khó khăn, chúng ta chỉ cần người, ý tiện thiếp chỉ tạm thời thâu phục một số võ lâm đồng đạo cho chư vị sử dụng. Vạn Lương ngẩn người: - Hiện tại chúng ta đang lâm vào tình thế thập phần nguy hiểm, phàm những nhân vật võ lâm sắp gặp chúng ta đều có thể là cường địch. - Tại sao không mượn sức của đối phương để khu sử? - Chuyện này đâu có dễ. Tuyết Quân mỉm cười: - Cái cách này không biết gọi bằng tên gì, nếu cần có thể cho cái tên là dĩ độc công độc. - Cách lấy độc để công độc hay lắm, nhưng không hiểu cô nương sắp đặt thế nào? - Tiên sư ngày còn tại thế cũng đã luận cho chị em tiện thiếp nghe, người vì bị thể chất hạn chế không có cách gì luyện tập được võ công thượng thừa nhưng trong bụng người chứa chất những võ học kỳ ảo, chỉ sợ rất ít người sánh kịp. Người từng cho tiện thiếp biết một cách sử dụng sức của đối phương... Vạn Lương ha hả cười đỡ lời: - Ta đã sớm nghĩ thế nào Phạm huynh quá cố của ta cũng để lại cho cô nương thủ pháp chấn thế tục, quả nhiên không sai. Tuyết Quân mỉm cười nói: - Tiên sư đã ngộ được trong thuật Du già một loại võ công thủ pháp, chỉ cần khóa mấy huyệt đạo của địch nhân là có thể khiến y lịm quên mình đi và nghe theo mệnh lệnh của ta. Ngừng giây lát nàng tiếp: - Điều khốn nạn là tiện thiếp hai mắt đều mù cả, võ công lại không thể cầm cự được với các cao thủ võ lâm, cho nên thi triển thủ pháp này là phải đã bắt được người đó rồi. Thiếu Bạch chen lời: - Đánh bại hoặc giết địch thì dễ chứ bắt sống rất khó. Tuyết Quân thản nhiên nói: - Chúng ta chỉ cần chế phục độ tám chín hoặc mười người là cũng tạm đủ rồi, dừng tay là vừa. Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Tạm thời chế phục của họ mươi người, làm như dễ, khẩu khí hơi quá. Nghĩ vậy chàng nói: - Đánh bại một người, chỉ cần đánh hơn y một chưởng là đủ thắng. Tuyết Quân hỏi: - Còn bắt sống một người phải sao? - Muốn bắt sống một người, võ công phải hơn y gấp bội. Tuyết Quân nói: - Tại sao ở chỗ chúng ta dừng chân, chúng ta không bố trí mấy cái bẫy để chúng tự mang thân mắc lưới? Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Khẩu khí lớn lối chưa! Tuy vậy, ngoài miệng chàng cũng từ tốn nói: - Cô nương nói dễ dàng như không vậy, chắc đã có sẵn kế hoạch trong đầu rồi? Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 35 Hoang nguyên chi cung Phạm Tuyết Quân mỉm cười nói: - Tiện thiếp biết mấy loại bẫy, cần phải chọn địa hình mới làm được. Vạn Lương hấp tấp hỏi: - Cần chỗ đất như thế nào? - Tốt nhất là tìm chỗ tựa lưng vào núi ngó xuống nước, phạm vi chừng hơn mẫu, chỉ hai con đường đi thông. Vạn Lương nghĩ ngợi nói: - Đất như thế thật cũng khó kiếm. Tuyết Quân nói: - Được như thế thì tốt nhất, nếu không được thì chọn thứ kém hơn một chút. - Cô nương thử cho biết xem. - Một chỗ bằng phẳng cả mười dặm không có làng mạc, ở giữa có một căn nhà thật chắc, nếu lại cải tạo làm sao cho nó không sợ nước và lửa lại càng tốt. Vạn Lương nói: - Chỗ như thế cũng không khó kiếm, có điều việc sửa sang trong nhất thời không thể thực hành được. Chẳng lẽ chúng ta lại giữ ở chỗ này để chờ kẻ địch tới tấn công? - Theo chỗ tiện thiếp hiểu biết, giờ phút này chúng ta không thể không đổi hành trình. - Tại sao? Tuyết Quân trầm ngâm: - Tiện thiếp liệu đoán cường địch không chịu buông tha cho chúng ta đâu, cuộc hành trình xa xôi diệu vợi này thể nào cũng có vô số hung hiểm. Chúng ta người ít thế cô, dẫu cho chư vị đều là những người võ công cao cường cũng khó đương cự lại thế địch mạnh như thác lũ cuồng phong. Huống chi địch lại không từ một thủ đoạn nào để đối phó với chúng ta. Vạn Lương nói: - Cô nương nói phải, nhưng chúng ta cũng không thể cứ ở đây để đợi địch tới mà giăng bẫy. Tuyết Quân ngẩng mặt lên hỏi: - Nếu chư vị chỉ có bốn người liệu sức có thể kháng cự được với thiên hạ võ lâm không? Vạn Lương đáp: - Tất nhiên là không thể được, trận đánh tối qua có thắng cũng là nhờ may mắn, tối nay nếu không có cô nương ngồi ở trong xe thì chỉ sợ đã sớm bị địch nhân ám toán nguy đến mạng rồi. - Dẫu cho có phất cờ chính nghĩa tảo trừ yêu khí cho giang hồ cũng phải tạo thành một luồng khí thế trước mới được. Vạn Lương càng nghĩ càng không hiểu, nói: - Ý cô nương ra sao? Xin nói cho lão hủ nghe trước? - Ý tiện thiếp trước là phải khuếch trương một chút thực lực, dần dà bành trướng mở rộng thành một lực lượng chính nghĩa trên giang hồ. Nàng nhẹ thở dài tiếp lời: - Tiên sư từng dạy dỗ chị em tiện thiếp, nói rằng sở dĩ giang hồ phân tranh, đời nào cũng loạn lạc chém nhau không nguôi, ấy là vì những nhân vật hiệp nghĩa không biết kết hợp để chủ trì đại thế của võ lâm, mà chỉ bằng sức của vài người riêng rẽ, mạnh ai nấy lo nên cũng chỉ giữ sự yên ổn, thanh bình được một thời gian ngắn đến khi ẩn bóng đi thì y như rằng giang hồ lại lộn xộn. Thiếu Bạch thấy người con gái tuyệt đẹp đối diện mới có khoảng thời gian hết sức ngắn ngủi là hai ngày đã ôm ấp bao nhiêu chí lớn, hào khí ngất trời, bất giác cũng phấn chấn tinh thần, góp lời: - Cô nương có cách gì biểu dương chính nghĩa, Thiếu Bạch này xin làm kẻ đi hầu, dẫu có nhảy vào dầu sôi, lửa bỏng cũng không dám từ nan. Tuyết Quân nói: - Khi đụng địch mới liệu được thời, tùy cơ mà ứng biến, chúng ta nếu như nhắm thắng Thiếu Lâm hoặc Võ Đang thì chúng ta đi đường hoàng. Kẻ địch ở trong bóng tối đánh lén, tình hình ấy rất bất lợi cho chúng ta. Tiện thiếp tuy không đổi được tình thế địch ở chỗ tối ta ngoài sáng, nhưng ít nhất cũng tạo được cuộc diện lấy nhàn đợi mệt, lấy ít đánh nhiều. Vạn Lương nói: - Cách lấy nhàn đợi mệt không khó hiểu, nhưng còn cách lấy ít đánh nhiều quả thực lão hủ xin chịu, nghĩ không thông. Tuyết Quân cười: - Gia sư có truyền dạy cho chị em tiện thiếp một loại Lục giáp kỳ trận. Lấy sự biến hóa của thuật số làm cho đối phương hỗn loạn tâm thần. Cái lý của nó thâm ảo nên trong nhất thời không sao trình bày hết được. Lão tiền bối và ba vị là bốn, thêm chị em tiện thiếp, tổng cộng sáu người có sự biến hóa của Lục giáp kỳ trận đủ để đối chọi với mấy chục cao thủ. Nàng đưa tay vuốt tóc tiếp: - Tiện thiếp định bày một cái thành đầy khủng bố ở trong khoảng đất mấy mẫu phương viên dụ địch xông vào thâu phục chúng để sử dụng, mở rộng một chút thực lực rồi lên Thiếu Lâm cũng không muộn. Vạn Lương trợn mắt nhìn bọn Thiếu Bạch nói: - Cứ theo ý cô nương... Tuyết Quân đỡ lời: - Lục giáp kỳ trận cần phải có thế đất thích hợp, ôi, mắt tiện thiếp không thấy đường không sao ước định được tình thế, nay chỉ có thể nói sợ quá phiền chư vị vất vả tìm giùm. Vạn Lương nói: - Cô nương nếu nói cho nghe rõ ràng một chút để chúng tôi có một hình tượng trong đầu thì việc tìm kiếm được dễ dàng không ít. - Thì phải như thế, chỗ đất đó nếu không dựa vào núi trông xuống nước, thì nên chọn chỗ đất đai bằng phẳng, nhưng phải có cây cối rậm rạp, tốt hơn nữa được thêm một đống đá ngổn ngang hoặc đất gò, và tìm căn nhà chắc chắn. Vạn Lương trầm ngâm: - Chỗ đất này xem chừng dễ kiếm, nhưng trong nhất thời cũng không dễ gì tìm ngay được. - Không cần phải gấp lắm, chúng ta vừa đi vừa tìm. Thế là mọi người lên đường mắt dáo dác nhìn khắp phía tìm kiếm. Đi khoảng chừng hai canh, đoàn người tới bên một khu rừng cây, cây cối mọc um tùm, Vạn Lương ngắm nhìn nói: - Chỗ này chính là chỗ cô nương nói, nhưng chỉ thiếu một ngôi nhà. Tuyết Quân nói: - Không sao, nếu như quả có địa thế, được địa hình thì không có nhà cũng được. Vạn Lương nói: - Được, nếu vậy thì lão hủ mô tả địa thế cho cô nương. - Tốt nhất lão tiền bối dẫn tiện thiếp đi qua một vòng, tiện thiếp cũng được dịp biết hết địa hình địa thế. - Được, lão hủ xin hầu tiếp cô nương. Tuyết Quân đưa tay vịn vào vai em nói: - Lão tiền bối, xin đi trước. Vạn Lương nghĩ bụng: - Chị em họ một người mù, một người câm phối hợp cũng khá hay, không biết tốc độ có mau không? Nghĩ vậy lão cố đi thật nhanh xuyên vào cánh rừng rậm rạp. Vừa đi, Vạn Lương vừa lưu tâm dò xét cử động của nhị nữ, chỉ thấy cô chị bám vào vai em, hành động mau lẹ, lúc giơ chân đặt bước không khác gì người thường, bất giác quái lạ nghĩ bụng: - Không ngờ chị em họ phối hợp với nhau lại kỳ diệu tuyệt với đến vậy. Vạn Lương dừng bước nói: - Cô nương có cần lão hủ thuật cho nghe địa thế địa hình không? Tuyết Quân lắc đầu: - Khỏi cần, xá muội đã cho tiện thiếp biết đủ. Vạn Lương à lên một tiếng, nhìn dáng vào Tuyết Nghi, cô gái câm, nói: - Cô nương dùng phương cách gì mà đi nhanh như vậy vẫn có thể cho chị biết được địa hình địa thế đất đai? Nói khỏi miệng, lão hối hận cho là quá vô ý, vì rằng cô gái câm làm sao trả lời câu hỏi của mình được mà hỏi. Chỉ thấy Tuyết Nghi mỉm cười, đưa tay vuốt tóc. Tuyết Quân nói: - Xá muội nhờ thông tri cho lão tiền bối biết là nó đã dùng sức của những ngón tay ấn liên lạc cho tiện thiếp tất cả mọi sự vật. Dưới ánh trăng, chỉ thấy Phạm Tuyết Nghi cười tươi như hoa, mái tóc cài bay bay chẳng khác gì tiên nữ giáng phàm. Vạn Lương nói: - Việc lệnh muội cho cô nương biết việc xung quanh không đáng lạ, chỉ lạ là tại sao nàng lại cho biết được mau đến thế. - Chị em tiện thiếp từ thuở nhỏ ở miết bên nhau đến lúc lớn nên phương pháp truyền đạt ý tưởng cũng khá linh diệu không thua gì cách dùng lời nói, ngôn ngữ. Vạn Lương nghĩ bụng: - Cô mù nhan sắc lộng lẫy, chuyện này không đáng lạ, nhưng trời sanh người câm toàn là những đồ ngốc nghếch, đần độn. Thế mà Phạm Tuyết Nghi tư dung lại diễm lệ không kém gì chị, thật là chuyện khó hiểu. Nếu như bảo bệnh câm của cô gái này có thể chữa khỏi thì tại sao Phạm huynh của ta là bậc danh y số một đương thời lại đành bó tay. Phạm huynh đã chịu chỉ sợ trên đời chẳng thể có danh y chữa được chứng câm và mù của họ. Vừa nghĩ, chân lão vẫn vùn vụt bước. Ba người đi một vòng hết khu đất rộng mấy mẫu hoang dã lại trở về chỗ cũ, thời gian chỉ mất độ tàn một nén hương. Tuyết Quân lấy khăn lụa ra lau bụi trên má nói: - Lão tiền bối thấy đất chỗ này thế nào? - Cây cối lan man, một vùng hoang vu. Tuyết Quân cười: - Chúng ta đóng đô ở chốn đất này, vậy phải có cái tên thật kêu đặt cho nó, ý tiện thiếp định gọi nó là Hoang Lương Chi Cung, lão tiền bối thấy có được không? Cao Quang xía miệng: - Hoang Lương Chi Cung... Tuyết Quân giải thích: - Chúng ta cứ coi cỏ cây hoang dại như là chốn đình đài lầu cát thì cái cảnh kham khổ đìu hiu này thơ mộng có khác gì ở cung quỳnh điện ngọc. - Thì ra thế. Vạn Lương vẻ chưa tin hẳn: - Cô nương thật đã muốn dùng cái mảnh đất quạnh quẻ này? Tuyết Quân nói: - Việc đã gấp, sợ không còn thì giờ đâu mà chọn lựa. - Được, cô nương muốn dùng khu đất ra sao xin cứ bảo. Tuyết Quân nói: - Việc gấp thế này, thì tiện thiếp phải tùng quyền thôi, không thể chần chờ được. Bây giờ thiếp xin phiền Vạn lão tiền bối và Hoàng huynh cùng Cao huynh đi kiếm giùm tiện thiếp vài vật. Cao Quang hấp tấp nói liền: - Phạm cô nương cứ nói, cần vật gì thì tại hạ xin lập tức đi ngay không chần chờ, dù khó khăn đến đâu tại hạ cũng không dám từ nan. Tuyết Quân mỉm cười đáp: - Những vật tiện thiếp cần ba vị tìm kiếm không có khó khăn gì lắm đâu, chỉ vận chuyển hơi mệt nhọc mà thôi. Vạn Lương hỏi: - Phạm cô nương cần vật gì? Tuyết Quân từ tốn đáp: - Tiện thiếp cần ba vị mỗi người đi kiếm và vác về đây cho tiện thiếp một bó trúc xanh hơi nặng. Xong vận chuyển hộ tiện thiếp hai khối đá lớn là đủ rồi. Ngừng một chút nàng nói tiếp: - Lục giáp kỳ trận này, tiện thiếp chỉ cần bày bao nhiêu đó là đủ, không dám làm phiền các vị hơn nữa. Vạn Lương liền đáp: - Bọn lão phu xin đi ngay, nhân lúc này trời còn sáng. Nội trong đêm nay bọn lão phu sẽ về đến đây. Thiếu Bạch xen vào hỏi: - Ba vị đều được giao phó công việc, còn tại hạ sao không thấy cô nương nhắc đến? Vạn Lương mỉm cười nói: - Lão đệ ở lại chắc là có việc thôi, không lo gì hết đâu. Nói xong ba người liền tạ từ, phi thân đi ngay. Tuyết Quân quay sang nói với Thiếu Bạch: - Bây giờ phiền công tử dọn dẹp sạch hết những bụi cây cho mặt đất bằng phẳng để tiện thiếp lập trận đồ. Thiếu Bạch vâng lời đi làm ngay. Còn chị em họ Phạm dựa gốc cây nghỉ ngơi. Chẳng mấy chốc bầu trời đã tối đen như mực, xòe tay không thấy ngón. Thiếu Bạch ráng sức làm cho xong công việc. Được một lúc, Thiếu Bạch nghe Tuyết Quân nói: - Đêm hôm nay trời có trăng tỏ lắm đây. Thiếu Bạch nghe nói vậy cười thầm trong bụng: - Cô nàng này mù nên không trông thấy trời tối đen như vậy. Chẳng tranh luận làm chi, Thiếu Bạch cặm cụi làm. Độ tàn nữa nén nhang, trời trở nên quang đãng, mặt trăng tỏa sáng. Thiếu Bạch nghĩ: - Có lẽ vậy thật, bởi nếu ả sáng mắt, thấy được cảnh đất trời tối tăm ban nãy, chắn chắn cũng không dám nghĩ là đêm nay trăng còn mọc lại. Tuyết Quân nói: - Tả huynh hẳng nghỉ giây lát, vì trước khi trời sáng có thể sẽ xảy ra trường ác đấu. Phần tiện thiếp còn phải tính tiếp chỗ biến hóa trong phức số lục giáp. Thiếu Bạch khi ấy đã thập phần nể phục Tuyết Quân, nghe nói yên tâm ngồi xếp bằng vận khí điều tức. Không hiểu qua được bao lâu, chàng thốt nghe văng vẳng bên tai có tiếng Tuyết Quân nói: - Tả huynh, hãy mau đi nấp, có người tới. Thiếu Bạch mở bừng mắt nhìn, thấy dưới ánh trăng cách quãng mười trượng xa, quả nhiên có bốn bóng người đang lao vùn vụt tới. Tình thế cấp bách, không tiện hỏi nhiều, chàng vội lăn mình nấp vào sau đám cỏ rậm. Thoáng cái, Thiếu Bạch vừa yên chỗ, bốn bóng lạ đã chạy bay đến nơi mấy người nấp. Thiếu Bạch ngưng thần nhìn, thấy bốn kẻ lạ đồng loạt vận trang đen, vai giắt đao, bụng tên nào cũng phình trướng như đàn bà có chửa, bất giác sanh ngờ, nghĩ bụng: - Bốn tên này vóc dáng không lấy gì to béo, tại sao bụng dạ lại chương tướng lên thế kia! Để ý nhìn kỹ, quả nhiên phát hiện những cái bụng phình cộm, tựa như cất giấu vật gì, chứ tuyệt nhiên không phải do tự nhiên. Bốn bóng lạ đến cách bụi cỏ chừng độ hai trượng, nhất loạt dừng cả lại. Người ở mé trái lên tiếng: - Ngươi thật xem không nhầm? Người ở tận mé phải đáp: - Nhầm sao được, ta ở trên cây nhìn thấy rõ ràng là ở chỗ này có bóng hai người. Một giọng khác xen vào: - Trăng có sáng thật, nhưng đâu được rõ như ban ngày, chỉ sợ ngươi hoa mắt. Thêm một giọng người nữa: - Bất luận y có thấy nhầm hay không, chúng ta trước hết hãy tìm kiếm quanh đây xem. Thiếu Bạch đâm chột dạ: - Nhị nữ cũng nấp ở đám cỏ gần đây, nếu không may bị bọn họ phát giác, chắc hẳn rất khó ứng phó. Vậy sao ta không cố ý hiện thân hầu đánh lạc hướng của bọn họ.Bỗng thấy bọn người lạ rút soạt đơn đao, sắp thành hàng ngang, cách nhau chừng bốn bước, cùng rão cẳng về bụi cỏ. Thiếu Bạch nhanh nhẹn nhặt một viên đá ngầm vận sức ném vút vào bụng một tên ở mé trái. Hòn đá rít vèo tiếng gió, bắn nhanh trong không. Bấy giờ, hai bên cách xa không đầy trượng, Thiếu Bạch đột ngột xuất thủ thì cho là đại hán có thấy cũng không tài nào tránh kịp. Chỉ nghe soạt một tiếng, viên đá sắc nhọn đã bắn xuyên lớp áo ở bụng đại hán. Ánh trăng soi sáng một cái bọc vải hình giống như chiếc hồ lô được buộc chặt ở bụng y. Đúng lúc đắc thủ, thân hình Thiếu Bạch cũng thật lẹ phóng vút khỏi bụi cỏ bỏ chạy. Bốn đại hán sau phút sững sờ, cùng nhất tề hè nhau đuổi theo. Thiếu Bạch suy tính nếu đối phương không đuổi kịp mình, thế nào cũng trở lại tìm quanh chỗ cũ, nên chi, chàng không dám chạy hết sức, chỉ chập chờn bay nhảy ở phía trước bọn họ, giữ chừng khoảng cách khoảng hai trượng. Phút chốc, một cuộc đuổi bắt đã vượt trên bốn dặm đường. Thiếu Bạch bất thần đứng khựng lại, nhoáng vụt thanh trường kiếm hoa một vòng sáng lạnh, thét: - Đứng lại! Bốn tên đại hán dừng ngay bước, chia nhau bủa vây tức thì. Thiếu Bạch thấy bụng người nào người nấy cồm cộm phình to thì đã sinh nghi, nghĩ bụng: - Bốn kẻ kia như giấu bao gì trong bụng, ta phải đề phòng lắm mới được. Còn đang nghĩ, bốn đại hán từ từ xích lại gần, đơn đao trong tay họ đều nhằm những chỗ yếu hại trên người Thiếu Bạch. Nhờ ánh trăng, Thiếu Bạch cố quan sát gương mặt của họ, thấy địch nhân mặt người nào cũng đầy sát khí, rúng động tâm thần, nghĩ bụng: - Bốn người họ đều có vẻ khẳng khái liều chết thế kia là nghĩa làm sao? Giữa lúc ấy, nghe đại hán đứng ở phương vị chính đông nói: - Chúng ta chịu đại ơn của đường chủ, hôm nay phải ra sức đền đáp. Đại hán ở chính nam nói: - Thà tan nát như ngọc chứ không chịu sống vô danh. Đại hán đứng ở chính tây đỡ lời: - Danh để thiên thu, chết đâu có uổng. Đại hán chính bắc tiếp: - Cùng chết một lượt, gặp nhau ở thiên quốc. Thiếu Bạch thấy địch nhân lảm nhảm với nhau như thế, bất giác lấy làm lạ, nghĩ bụng: - Những người này định giở trò gì đây? Tuy không hiểu họ mưu toan gì, nhưng chàng cũng cảm phục cái vẻ khẳng khái không sợ chết của họ. Lúc bấy giờ, bốn người đã chỉ còn cách Thiếu Bạch có ba thước gần gặn. Thiếu Bạch liếc nhìn tình thế càng thấy càng không ổn, vung kiếm đánh liền. Tức thời đối phương cũng nhất tề ra tay, chúng không buồn đón đỡ kiếm thế của Thiếu Bạch mà tấn công ngay bốn yếu huyệt trên người chàng. Thật là một lối đánh liều mạng kỳ cục chưa từng thấy hoặc nghe nói. Thiếu Bạch giật nẫy mình, nghĩ bụng: - Đáng lẽ mình phải sớm nghĩ ra là bọn người này bất cần sống rồi. Nghĩ rồi, chàng nhanh nhẹn thâu kiếm, sử ngay một chiêu mới tên Pháp luân cửu chuyển, trường kiếm đi một vòng sáng, sau những tiếng loảng xoảng, bốn ngọn đơn đao đều bị đánh văng. Chẳng dè, bị đánh mất đao, bốn đại hán không chút chậm trễ cứ thế lao đầu vào người Thiếu Bạch. Hành động đột ngột quá mực ra ngoài dự tính của Thiếu Bạch. Trong cơn gấp gáp, chàng sực nhớ một chiêu Quang xạ đầu ngưu trong Vương đạo cửu kiếm, vội vàng đề chân khí, cánh tay chợt hất mạnh. Chỉ thấy sẹt ánh hàn quang, Thiếu Bạch đã tung người thoát khỏi vòng vây của đối phương. Mũi kiếm lao vút lên, cắm phập vào cành cây bạch dương sâu cả nửa thước xa ngoài ba trượng. Thiếu Bạch nắm chặt đốc kiếm, lấy sức chao người qua lại. Trong khi ấy, bốn đại hán không ngờ Thiếu Bạch lại có thân pháp quá tuyệt luân, trong nhất thời, lỡ đà không thế nào kềm lại được, đâm sầm vào nhau như trời giáng. Chỉ nghe một tiếng đùng ầm vang, ánh lửa xẹt tứ phía đỏ rực, tiếp là làn khói trắng ngùn ngụt xông lên. Thiếu Bạch hành động thật nhanh, chàng đu người quày tay trái nắm lấy một cành cây, tay phải nhổ phắt trường kiếm, buông người nhẹ nhàng đứng trên đất. Mở lớn mắt nhìn lại, chàng bất giác hãi hùng. Thì ra bốn đại hán nọ đã tan thây nát thịt, người ngợm cháy xém không còn có thể nhận diện. Thiếu Bạch bùi ngùi than: - Lối đánh hi hữu, thật chưa từng thấy. Một cơn gió thổi phất lại, đưa mùi diêm sinh, Thiếu Bạch vỡ lẽ, lắc đầu buồn bã bỏ đi. Trở về chỗ cũ, đã thấy chị em mù đứng đợi. Tuyết Quân nhẹ thở dài, lên tiếng hỏi: - Tả huynh không sao chứ? - May mắn không việc gì... Thở dài chàng tiếp lời: - Thật là lối đánh ghê gớm và khốc liệt quá, trông thấy phát thương! - Phải chăng chúng liều mạng mang hỏa dược trong người? Thiếu Bạch giật mình: - Tại sao cô nương lại biết rõ thế? - Có gì đâu, bọn chúng chứa hỏa dược trong xe chưa giết được chúng ta thì giờ đây phải thí mạng chớ sao, vừa rồi tiện thiếp có nghe tiếng nổ. Thiếu Bạch vẫn còn rùng mình: - Trong võ lâm không thiếu gì người chẳng sợ chết, nhưng chưa chắc có ai ngang tàng như bốn người vừa rồi. Ôi, nếu tại hạ không sớm đề phòng trong cảnh muôn phần ngặt nghèo, thoát ra được thì trong giờ phút này thân xác đã tan tành, mình một nơi đầu một nẻo, có khi lại tan tành như tro bụi. Tuyết Quân trầm ngâm: - Trong hàng ngũ lãnh đạo của đối phương, chắc phải có kẻ thiện dùng hỏa dược, chúng ta phải ra tay trước, làm sao hạ được kẻ đó sớm. Thiếu Bạch nói: - Kẻ đầu não bên chúng bọn ta mặt mũi còn không thấy làm sao giết cho được? - Trong tình cảnh hiện tại xin Tả huynh nhẫn nại một chút, đợi lúc thực lực của chúng ta lớn mạnh, lúc ấy sẽ đường đường quyết tử chiến một trận với chúng. Thiếu Bạch đang chực nói, hốt nghe thấy tiếng bước chân người dồn dập gần lại. Quay nhìn đã thấy bọn Vạn Lương, Cao Quang và Hoàng Vĩnh người nào cũng vác một bó trúc xanh nhanh chân chạy về. Vạn Lương quẳng bó trúc xuống, đưa mắt nhìn hết chị em cô mù, lại nhìn Thiếu Bạch hỏi: - Ba vị không sao chứ? - Tả huynh đây sợ chị em tiện thiếp bị địch sát hại mới dụ địch đi thật xa nên có bị hoảng hồn. Thiếu Bạch nói: - May mắn thoát nạn, không hề hấn một sợi tóc. Vạn Lương nói: - Bọn lão hủ đang làm, nghe thấy tiếng nổ long trời, vội vàng chạy về xem sao? Tuyết Quân hỏi: - Không hiểu trúc và đá đã kiếm đủ chưa? - Đã đốn và lượm rất nhiều, chỉ không biết đã đủ dùng chưa, lão hủ mang trúc về trước, còn đá chuyển vận hơi khó khăn cho nên lão hủ đã thuê hai chiếc xe bò trong một làng cách đây mười dặm để chở về. Tuyết Quân lẩm nhẩm trong miệng: - Nếu như trúc và đá đủ dùng, phải mất một ngày mới dàn được Lục giáp kỳ trận, đây là giai đoạn gay go nhất đấy, vô cùng hiểm ác. Trong bốn vị phải phân ra, hai vị canh chừng cường địch đánh úp, trước khi trận chưa bày xong không có cách cự địch. Vạn Lương nói: - Chỗ này đã bị cường địch phát hiện, chỉ sợ chúng kéo dốc tới đánh phá. Tuyết Quân đáp: - Đúng thế, mai này phải là một ngày hệ trọng... Ngừng giây phút nàng tiếp: - Vùng hoang nguyên này địa thế khoảng khoát, tiện công khó thủ, tất trận chiến xảy ra phải thập phần gian khổ. Ôi! Việc đã gấp lắm, chỉ sợ không còn thì giờ để chúng ta chọn lựa. Vạn Lương lẳng lặng nghĩ bụng: - Cô ta đã biết chỗ này khó thủ dễ công, tại sao cứ nhất quyết chọn nơi đây, để đến nỗi giờ thì địch đông ta ít, khó bề đương cự. Bỗng nghe Tuyết Quân dịu giọng: - Cuộc chiến ở mạo xá, tiện thiếp chưa được tỏ tường địch thế nên đã suýt để bốn vị lâm tuyệt lộ. Dần rồi được chư vị thuật cho biết, tiện thiếp cũng có đôi chút khái niệm, nếu để lần lựa càng bất lợi cho ta vì cường địch chắc hẳn đã quyết tâm ăn thua trận này. Vạn Lương tán đồng: - Phải đấy, chúng ta cần tìm ngay cách kháng cự hữu hiệu. - Tiện thiếp bố trí Lục giáp kỳ trận, cũng là để ứng phó với cảnh hiểm ấy, còn nếu chúng ta tìm tới Thiếu Lâm, chắc chắn đã không mong có được sức tương trợ mà còn chuốc thêm cái họa hợp kích gọng kìm của hai bên... Ngước mặt thở dài, nàng tiếp: - Nếu cuộc chiến sắp tới chúng ta toàn thắng, chẳng những tiếng nổi giang hồ, có thêm được một lực lượng mạnh mẽ, mà còn có thể khiến cho âm mưu của bọn họ phải bị võ lâm phanh phui ít nhiều. - Hay! Mong được như ý liệu của cô nương. - Không hiểu Tả huynh, Hoàng huynh và Cao huynh có cao kiến chi không? Thiếu Bạch nói: - Chúng tôi xin hành sự theo cô nương... - Nếu chư vị đã tin tiện thiếp, chúng ta nên bắt tay bố trí ngay đi! Vạn Lương hỏi: - Ba bó trúc này có độ quãng bốn trăm cây, không biết vậy có đủ dùng chưa? - Kể dùng chưa tới bốn trăm cây đâu. - Đối với kỳ môn số thuật, chúng tôi đều không rành tí nào, không hiểu có giúp được gì cô nương? Tuyết Quân tươi cười: - Dễ lắm, chư vị cứ đi theo bước tiện thiếp cầm cây cắm xuống đất là được. Cao Quang buột miệng: - Quả nhiên dễ ợt. Tuyết Quân mỉm cười: - Có một điểm chư vị phải lưu ý là sau khi cắm cọc rồi không được nấn ná lâu. Vạn Lương vác bó cây lên vai nói: - Xin cô nương dẫn đường. Tuyết Quân tay trái vịn vai người em, hữu thủ nhấp nhứ một cành cây khô, chậm bước đi về phía trước. Vạn Lương theo sát, thấy Tuyết Quân đi được sáu bước thì dừng lại, quơ cây khô trượng vạch loang loáng liền mấy vòng tròn nho nhỏ trên mặt đất, nói: - Mỗi cái vòng nhỏ, xin cắm một cây, nhớ là đừng có cắm ngoài vòng. Vạn Lương làm đúng như sự chỉ điểm của nàng, không đầy một tiếng đồng hồ sau đã cắm ba mươi sáu cây thủy trúc. Ngoảnh đầu nhìn lại, thấy suốt một dãy hoang nguyên xanh biếc màu trúc. Tuy chỉ có ba trăm sáu chục cây nhưng vì được sắp ngay ngắn khít khao nên trông cứ tưởng phải có trên cả ngàn cây. Vạn Lương thầm khen: - Xem nội cái địa thế, cũng đoán biết là chỗ diệu dụng của nó. Chợt nghe Tuyết Quân nói: - Muội muội, hãy thử coi Lục giáp kỳ trận có chỗ nào trục trặc không? Tuyết Nghi đảo khóe thu ba lóng lánh nhìn thoáng qua lớp cây trùng điệp, đã nhận thấy có hai cây cắm lệch, liền bỏ đi sửa lại. Cao Quang vừa lúc ấy trống ngực đổ dồn. Thì ra, y trong lòng chưa phục, nghĩ rằng cả hàng trăm cây trúc có cắm sai hai cây cũng vô phương nhìn thấy. Cho nên y mới cố ý cắm hai cây ở ngoài vòng tròn Tuyết Quân vẽ làm mốc, dè đâu lại bị Phạm Tuyết Nghi thoạt nhìn đã nhận ra. Tuyết Quân bỗng cau mày nói: - Xá muội cho tiện thiếp biết hai cây thúy trúc ấy cắm sai lệch hẳn cả tấc về hướng nam, chứng tỏ không phải vô ý nhầm... Ngừng giây lâu nàng tiếp: - Sai một ly đi một dặm, xin chư vị thử coi kỹ lại xem, hai cây trúc ấy sau khi được cho về đúng chỗ qui định có thấy cái gì khác lạ. Lúc bấy giờ, ánh trăng vằng vặc sáng như gương, lại cộng thêm mục lực của mấy người đều khá nên cảnh vật thấy rất rõ ràng. Vạn Lương hướng mắt nhìn, quả nhiên giờ thấy trận thế có cái vẻ gì khang khác, nhưng có điều khác ở chỗ nào thì mù tịt.Chỉ nghe Tuyết Quân nói:- Bởi vì hai cây trúc cắm sai ấy nên trong toàn trận đã mất đi hẳn cái sát khí đe dọa, chư vị nghiệm lại xem lời tiện thiếp nói có đúng không? Nghe giảng giải, bọn Vạn Lương lúc ấy mới chợt hiểu ra, cảm thấy trong trận mây mù giăng giăng u ám, khí thế so với ban nãy khác hẳn. Vạn Lương sẽ đằng hắng: - Cô nương không nhắc, bọn tại hạ chắc chắn nhìn không ra. Ôi! Thật là tài tình, huyền diệu. Tuyết Quân nói: - Nếu như có thêm hai khối đá nữa, khí thế của kỳ trận lại càng thêm mạnh mẽ uy nghi và còn có cả sinh tử môn để dần dà ta sẽ bày sau. Khi ấy, Vạn Lương và bọn Thiếu Bạch đối với tài nghệ của cô mù càng thêm kính phục, đưa mắt nhìn nhau giây lâu, nói: - Cô nương có dự tính ở lại đây lâu? Tuyết Quân trầm ngâm: - Không mấy cần, chúng ta ở lại đây có lâu thì một tháng, chóng độ nửa tháng cũng là đủ lắm. Thiếu Bạch áy náy: - Cô nương có thể nói cho rõ hơn để bọn tôi chuẩn bị. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 36 Lục giáp kỳ trận Tuyết Quân nói: - Chúng ta chỉ có sáu người nên dẫu cho có là hàng đệ nhất lưu cao thủ cả võ lâm cũng khó lòng kháng cự với thế địch đông đảo, vì vậy cần phải kiếm cách tăng cường thực lực. Vạn Lương hỏi: - Phải chăng cô nương định dùng Lục giáp kỳ trận để thâu tóm một ít võ lâm cao thủ đấy chăng? - Trận đồ này tuy hiệu dụng của nó vô cùng nhưng chung cuộc nó chỉ là vật bất động, cần phải có nhân lực thao túng mới mong phát huy được hết hiệu dụng. Thiếu Bạch lên tiếng: - Bọn chúng tôi mù tịt về chỗ diệu dụng của nó thì làm sao mà thao túng được? Tuyết Quân mỉm cười: - Không sao, trận này tuy xem ra rất ảo diệu nhưng hiểu được nội tình thì nó sẽ rất đơn giản, tiện thiếp tất nhiên sẽ tùy cơ trình bày cùng chư vị cách điều động trận thế. Vạn Lương nói: - Nếu không phải người hiểu biết trận pháp này chỉ sợ không dám xông vào, như thế chẳng lẽ chúng ta mất công toi chờ trắng mắt ở đây sao? - Tiện thiếp đoán không lầm thì cường địch tất phải vướng ở trận này... Hơi ngừng giây lát, nàng tiếp lời: - Việc cần kíp hiện thời là phải mau bày trận cho hoàn bị. Vạn Lương mau mắn: - Được, để lão hủ hối thúc xe chở đá tới. - Trong tình cảnh này bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể bị địch nhân đánh lén, nên thiết tưởng lão tiền bối cũng nên mật ước với Tả huynh về tín hiệu để ngộ nhở có tiếp ứng cho nhau. Cao Quang đột nhiên vòng tay nói: - Phạm cô nương, tại hạ có một thắc mắc trong lòng, không thố ra được chẳng khác gì xương cá mắc ở cổ. - Có phải các hạ cố ý cắm hai cây trúc đó không? Cao Quang đáp: - Đúng thế, tại hạ không tin chỉ có một mớ trúc lại có sức kháng địch, do đấy cố ý cắm nhầm hai cây trúc để định thử cô nương chơi, xem cô nương có phát giác ra không? Tuyết Quân cười: - Giờ thế nào? Đã tin chưa? - Tâm phục, khẩu phục, nguyện tuân theo hình phạt của cô nương. Tuyết Quân tươi cười: - Hình phạt thì không dám, có điều, tiện thiếp trong bụng có mấy câu không thể nói ra. Thiếu Bạch vòng tay: - Bọn tại hạ xin rửa tai chờ nghe. Tuyết Quân tuy mắt không thấy đường, nhưng nhờ có một phương pháp đặc biệt liên lạc với cô em, thành thử mọi việc xảy ra quanh mình đều biết rõ hết, bởi vậy nàng cũng vội nghiêng mình hoàn lễ nói: - Tả huynh quá lời... Hơi ngưng giây lát, nàng tiếp: - Rắn không đầu không bò được, chim không cánh không bay được. Cao huynh vì muốn thí nghiệm uy lực của Lục giáp kỳ trận mà cố ý cắm sai cây trúc, việc này cũng không đáng gì, có điều tiện thiếp phải nghĩ ngợi là nếu một ngày kia thực lực của chúng ta được bành trướng lớn rộng mà trên không có người thống xuất toàn quân, dưới không có chỉ lượt trói buột thì dẫu có cao thủ đông đảo như rừng cũng chỉ là một đoàn quân ô hợp mà thôi. Vạn Lương xen lời: - Đúng thế, lão hủ cũng nghĩ vậy. Tuyết Quân tiếp: - Nhân đấy tiện thiếp nghĩ việc thiếp nên bầu một người nguyên soái và đề ra những kỹ luật. Thiếu Bạch nhanh nhẹn: - Tại hạ bầu cô nương... Tuyết Quân lắc đầu: - Trù tính ở sau bức màn quyết thắng ngoài ngàn dặm, nghĩ trận này thế kia, họa may thiếp còn đãm đương được, nhưng còn cái cốt cách thống lãnh toàn thể võ lâm thiên hạ... Đột nhiên nàng hạ thấp giọng: - Chư vị chẳng nên quên, tiện thiếp chẳng qua chỉ là một con người tàn phế, mắt không thấy đường. Thiếu Bạch vội đánh trống lảng cũng vì thương xót trong dạ: - Cô nương đã nhất quyết từ chối như vậy xin để Vạn lão tiền bối chủ trì đại cuộc. Vạn Lương vội lắc đầu: - Lão hủ già rồi, giang hồ hiện tại thiếu gì những tinh hoa tung hoành, với tấm thân ốm yếu này đi theo đuôi mang hết tâm lực ra phục vụ cũng đã là quá, đâu đương nổi việc lớn. Ngước mắt nhìn thẳng mặt Thiếu Bạch lão tiếp lời: - Ý lão hủ, việc này Tả huynh phải đảm đương thế là đúng quá rồi, không còn gì tốt hơn. Thiếu Bạch định mở miệng từ chối, Tuyết Quân đã cướp lời: - Tiện thiếp cũng thấy Tả huynh làm Minh chủ là thích hợp nhất. Thiếu Bạch lúng túng: - Không được, tại hạ trẻ tuổi biết bao nhiêu, làm sao đủ sức để chủ trì đại cuộc? Tuyết Quân nói: - Chị em tiện thiếp xin mang hết sức ra giúp Tả huynh. - Hạnh tình của cô nương, tại hạ xin bái nhận, nhưng việc này quá lớn lao, thực tại hạ không dám đáp ứng. Cao Quang, Hoàng Vĩnh ở ngoài đồng tán trợ: - Chúng đệ xin đi đầu làm tiên phu, không tiếc cái chết, đại ca đáp ứng đi. Vạn Lương cười ha hả: - Mọi người đồng ý cả rồi, quần ý sở thuộc, chúng vọng sở quy, Tả lão đệ còn cố thoái thác là có ý làm cao đấy. Thiếu Bạch bối rối: - Điều này... điều này... Tuyết Quân đỡ lời: - Từ lúc này trở đi, chúng tôi bầu các hạ làm kim đao minh chủ, lấy ngọn kim đao của Chính nghĩa lão nhân làm thư thức, đợi khi có thực lực lớn mạnh sẽ tuyên bố toàn thể võ lâm đều hay, chính nghĩa kim đao đã tái hiện trên giang hồ. Thiếu Bạch nói: - Tại hạ mới chừng tuổi này, làm sao khiến thiên hạ võ lâm đồng đạo kính phục cho được? Vạn Lương nói: - Cần có chí chứ không ngại tuổi tác, xin minh chủ nhận một lễ trước của chúng tôi đi. Thiếu Bạch vội xua tay: - Chuyện này làm sao dám. Vạn Lương sụp người vái thật, khiến Thiếu Bạch hoảng quá cũng sụp vái hoàn lễ. Thế là Hoàng Vĩnh, Cao Quang và cả chị em cô mù cũng đều quì gối. Thiếu Bạch thẹn đỏ mặt tía tai nhưng hiềm nỗi ngăn cách trai gái, vướng cái lễ nam nữ thọ thọ bất thân đành chỉ luôn miệng nói không dám, không dám. Tuyết Quân đứng lên, tươi cười: - Từ nay Tả huynh đã là minh chủ thì phải làm sao dăm ba tháng nữa đứng ra lãnh đạo mấy trăm võ lâm cao thủ rõ ràng cái chính khí giang hồ mà quét sạch yêu khí đang tràn lan giăng phủ trong thiên hạ. Dù là tiện thiếp có thiên tính tàn khuyết, cũng nguyện xin dốc hết tâm lực phò tá minh chủ, cúc cung tận tụy cho tận đến hơi thở cuối cùng. Trước những lời trịnh trọng và nét mặt trang nghiêm của Tuyết Quân, Vạn Lương đã sôi sục bầu hào khí, đồng thời có cả niềm nể vọng. Tuyết Quân vuốt tóc tiếp lời: - Cái chuyện luận sự liệu địch chị em tiện thiếp giúp được đôi phần, chứ khi lâm địch hay nói tới cái khí độ thống xuất thuộc hạ phải hoàn toàn do ở minh chủ định đoạt. Thiếu Bạch lúc ấy cũng phấn chấn. - Cô nương nói phải, Thiếu Bạch này xin dốc hết sức lo tròn nhiệm vụ, sinh tử phó mặc. Vạn Lương góp lời: - Cô nương tài trí cõi thế chưa thấy, mới xuất đạo có mấy ngày đã tạo được những thành tích khác thường. Vậy mai này nếu có việc cần sai bảo xin cứ gọi thẳng chúng tôi. Tuyết Quân sẽ thở dài: - Tiên sư mới đáng là bậc tài ba lỗi lạc, tiếc một điều ôm hận qua đời sớm. Ngu tỷ muội từ thuở bé đội ơn người nuôi nấng dạy dỗ, nhưng nói cho đúng cũng lãnh hội được ba bốn phần mười. Giọng nói nàng đến đây thốt trở nên thiết tha: - Cầu mong sao hồn linh ân sư phò trợ cho chị em chúng con ở tại cõi thế làm nên sự nghiệp đâu đấy tỏ. Ngừng lại giây lâu nàng tiếp: - Ba vị mau đi lo vụ đá, làm sao trước trưa ngày mai phải bày xong trận. Lời nàng nói giọng điệu tuy rất ôn tồn hòa nhã nhưng vẫn có vẻ kiên quyết, cứng cỏi, có khí độ ra lệnh.Thế là do sự sai phái của Tuyết Quân, bọn Thiếu Bạch cùng động thủ, chẳng mấy chốc đến lúc mặt trời lên cao ba con sào đã bày xong Lục giáp kỳ trận. Tuyết Quân cẩn thận chậm rãi giảng cách của Lục giáp kỳ trận cho các bạn nghe hiểu, mọi người lại ra tay cất một ngôi nhà tranh như một lầu trúc. Thật là ra ngoài mọi dự liệu, hai ngày đã qua đi mà không thấy bóng dáng một tên địch nào đến quấy phá. Đến trưa ngày thứ ba, Vạn Lương không còn nhẫn nại được nữa đánh tiếng hỏi: - Phạm cô nương, lão hủ có một chuyện như xương cá mắc vào cổ chưa bày tỏ được thì còn khó chịu. Tuyết Quân thản nhiên nói: - Phải chăng chuyện mấy ngày liền cường địch không tới đánh phá. - Chính thế. Vạn Lương sẽ giọng: - Nàng tuy thông minh nhất đời, nhưng vì thiên sinh tàn khuyết nên trong lòng không khỏi có đôi chút tự ty mặc cảm. Ngày trước thì không sao, nhưng từ khi Tả lão đệ làm minh chủ, chị em nàng đương nhiên trở thành quân sư của Kim đao môn. Kim đao môn có gánh vác được địa vị minh chủ thiên hạ hay không là toàn trông vào chị em nàng. Hoàng Vĩnh lắc đầu: - Nói thế không công bình rồi, Kim đao môn có thể làm chủ binh thiên hạ, việc này mỗi người trong chúng ta đều có một phần đóng góp mới phải. Vạn Lương gật đầu: - Phải lắm, có điều Phạm Tuyết Quân chỉ trông cậy vào mỗi một sức mình để lo việc. Hiện tại duo mắt nàng, người duy nhất có thể giúp đỡ nàng là cô em câm mà thôi. Cao Quang đột nhiên xen lời: - Chúng ta thực sự không giúp được cho nàng. Nàng thật cô độc. Vạn Lương ngẫm nghĩ một hồi rồi nói: - Nói về võ công của nhị vị cũng kể được vào hạng đệ nhất lưu cao thủ trong võ lâm hiện tại. Có điều kẻ địch của chúng ta quá sức lợi hại. Hoàng Vĩnh có vẽ buồn: - Cứ nghĩ tới trọng trách sau này phải gánh vác, vãn bối thấy bồn chồn lo lắng quá, từ nay cũng phải thường ngày khổ luyện thêm võ nghệ mới được. Vạn Lương buông tiếng cười lớn: - Nếu nhi nhị vị quả có chí ấy, thì lão hủ cũng xin đem chút tài mọn chỉ điểm. Hoàng Vĩnh chực mở miệng nói lời cảm ơn thì đột nhiên thấy Tuyết Quân ở trong nhà tranh đi ra nói:- Tiên sư có để lại mấy môn võ công kỳ ảo chóng thành, hai vị muốn học tiện thiếp xin thay ân sư truyền lại cho.Cao Quang mừng ra mặt:- Mấy tháng nay đụng độ với cường địch liên miên, anh em tại hạ cũng tự cảm thấy tài nghệ chẳng có gì, khó lòng đãm đương được nhiệm vụ nặng nề. Nay cô nương chịu truyền dạy võ công, anh em chúng tôi cảm kích bất tận. Tuyết Quân nói: - Vội không gì bằng mau, ngay lúc này đây hai vị muốn học tiện thiếp truyền dạy liền. Cao Quang láu táu ngoảnh nhìn Hoàng Vĩnh: - Thế nào nhị ca? - Chúng ta phải tạ ơn Phạm cô nương trước. Nói rồi, vòng tay vái liền, Cao Quang cũng lật đật làm theo. Tuyết Quân nói: - Khỏi cần tạ ơn, tiện thiếp chỉ thay mặt thầy chỉ điểm cách tập luyện, còn chư vị học được bao nhiêu, thành tựu đến mức nào là tùy ở sự sáng dạ của chư vị. Hoàng Vĩnh nói: - Thì như thế chứ sao. - Xin mời nhị vị vào trong nhà tranh. Vạn Lương hỏi: - Chẳng hay lão hủ và minh chủ có thể cùng vào để kiến thức một phen được không? - Minh chủ và lão tiền bối nếu cao hứng thì rất hoan nghinh. Hoàng Vĩnh, Cao Quang lúc này đã rất kính phục Phạm Tuyết Quân nên theo gót nàng đi vào nhà. Vạn Lương đợi mấy người vào cả rồi mới sẽ giọng nói với Thiếu Bạch: - Cứ như lão hủ được biết Phạm huynh đã qua đời của lão hủ là người văn tài lỗi lạc, mưu trí siêu quần, bụng chứa huyền cơ thực là bậc vĩ nhân kỳ tài khó thấy ở chốn nhân giang. Chỉ có điều về phương diện võ công thành tựu rất ít, nhưng lại thường hay phê bình ưu khuyết của các phái võ công, lời nói lại thành thực, thành thử vẫn có cao kiến. Thiếu Bạch nói: - Người đã có thể chỉ ra được những chỗ ưu khuyết trong võ công của các môn phái, như thế đủ tỏ uyên bác, vì lẽ gì chính mình lại không biết rõ.- Cứ như Phạm huynh cho lão biết thì thể chất của người bị tiên thiên hạn chế, thành thử không thể nàp thành tựu kinh người ở địa hạt võ công. Lão hủ cũng thường nghe y bàn về chuyện võ, nhưng không lưu ý... Nhẹ thở dài lão tiếp: - Thật tình mà nói, đối với những cao kiến của y về võ công lão hủ không tin lắm, nhưng về các phương diện khác thì lão kính như thần thánh. Có lẽ cũng vì thấy thái độ nghi ngờ của lão hủ nên về sau y không bàn võ học với lão nữa. Kịp đến lúc lão hủ về qui ẩn tĩnh tọa mấy năm, sự hiểu biết mới vỡ vàng ra, nhớ lại những điều y nói mới hay đều là những khuông vàng thước ngọc cho kẻ luyện võ, chỉ tiếc thời đã muộn, muốn thỉnh giáo đã không còn được. Thiếu Bạch gật đầu: - Xem vậy, đã là một người giỏi thì gì gì cũng tài. - Đại khái là thế! Một con người có được một bộ óc thông minh tuyệt đỉnh thì bất luận vấn đề gì chỉ chịu khó nghiên cứu là đều thành tựu hơn người.- Chỉ tiếc tại hạ sinh muộn mấy chục năm thành ra không được may mắn hội diện Phạm lão tiền bối. - Nhị nữ kế thừa y bát của Phạm huynh, chúng ta đi coi nhị nữ dạy hai vị Hoàng, Cao những thứ võ công gì, biết đâu chẳng nhận thức được cao kiến của Phạm huynh về đường võ công, minh chủ nghĩ sao? - Tại hạ cũng có ý ấy. Hai người bước vào trong nhà tranh đã thấy Hoàng Vĩnh, Cao Quang ngồi xếp bằng tròn, miệng lẩm bẩm những gì không biết? Trong khi đó, Phạm Tuyết Quân một tay vịn vai em đứng ở bên mặt vẻ mặt nghiêm nghị. Vạn Lương và Thiếu Bạch sẽ rón rén bước tới đứng cạnh. Chừng quá một công phu uống xong chén trà nóng, Tuyết Quân đột nhiên lên tiếng: - Hai vị tụng thuộc chưa? Hoàng Vĩnh, Cao Quang đồng đáp: - Thuộc rồi. - Thế thì hay lắm! Bây giờ hai vị hãy đứng dậy. Hoàng Vĩnh, Cao Quang y lời đứng lên nói: - Khẩu quyết của môn nội công này thâm ảo, bên trong có vô số chỗ chúng tôi vẫn chưa liễu giải. - Chỉ cần chư vị cứ chiếu y theo đó mà luyện tập thì rồi dần dần sẽ vỡ vạc ra. Ngừng lại giây lát nàng tiếp lời: - Hai vị dùng thứ binh khí gì? Hoàng Vĩnh đáp: - Tại hạ dùng kiếm. Cao Quang đáp tiếp: - Tại hạ dùng đôi phán quan bút. Tuyết Quân nói: - Kiếm xét ra là tổ của các thứ binh khí, dễ dùng nhất cũng là nó, mà khó nhất cũng chính là nó. Giản dị nhất mà cũng sâu sắc nhất, kiếm đạt tới mức thượng thừa gọi bằng kiếm đạo, trung thừa thì gọi thì gọi bằng kiếm thuật, còn thấp xuống chẳng cần bàn đến làm gì. Thế chẳng hay các hạ tập theo môn nào? Hoàng Vĩnh ngẩn người mãi mới ấp úng: - Tại hạ đi học kiếm với thầy thật sự nó là đạo hay là thuật tại hạ cũng không biết nữa. Tuyết Quân nhẹ thở dài nói: - Cũng không thể trách các hạ được, bởi vì trong thiên hạ số người đi học kiếm đâu phải con số ngàn vạn người, mấy ai đã hiểu được môn kiếm mình tập là kiếm đạo hay kiếm thuật đâu. - Cao luận của cô nương có được nghe nhưng cũng như chưa, dám mong cô nương chỉ điểm cho chỗ ngu muội, thế nào là kiếm đạo, thế nào là kiếm thuật. Vạn Lương đột nhiên xen lời: - Lão hủ nghe nói đạo xét căn nguyên là do thuật mà có, rồi tuần tự luyện kiếm đến chỗ đại thừa. Tuyết Quân nói: - Giang hồ truyền ngôn sai bét cả đời, đem chất đá sỏi làm sao thành được núi thái sơn, tích những giọt nước mưa đâu thành được sông hồ. Đời người trăm năm, tính đốt ngón tay là hết, đạo là do thuật mà có, nói gì dễ quá vậy. Kiếm thuật luyện đến lúc thật thuần thục cũng cho là đại thành, nhưng đó quyết không phải là kiếm đạo. Vạn Lương nghe nói ngần ngừ hỏi: - Thế thì kiếm đạo là gì? - Mới đầu tập kiếm phải vun trồng đạo cơ trước, đến cùng phải lấy khí để sử kiếm. - Lấy khí sử kiếm? - Như phải mà không phải, sử kiếm thuật chẳng qua chỉ là một loại trong kiếm đạo, chân khí nội pháp tung ra kiếm khí khiến địch bị thương ở ngoài trăm bước. Như vậy mới đạt được thứ tuyệt học mà có thể nói là không thể có ai... Thở dài nàng tiếp: - Lấy khí sử kiếm khiến kiếm thoát khỏi tay sát hại địch tuy cũng là thủ pháp trong kiếm đạo nhưng không thể liệt vào hạng thượng thừa. Ôi! Nhưng cứ nói nguyên một thuật sử kiếm ấy đạt được thành tựu thử hỏi trên giang hồ đã có mấy người? Vạn Lương nói: - Thật thế, nhưng ý cô nương nói người tập kiếm buổi ban đầu theo thầy phải quyết định sau này mình thành tựu về kiếm đạo hay kiếm thuật? Tuyết Quân trầm ngâm giây lát nói: - Đâu có thể nói thế! Thầy tất nhiên là điều kiện cần thiết thứ nhất đời, nhưng thiên phú mới là nhân tố quyết định. Tuy được thầy hay nhưng nếu thiên phú không có, không có tài tu tập thì dẫu cho có mang hết kình lực một đời cũng chẳng bao giờ thành tựu. Nhưng về phương diện tập kiếm thì không thể có công là có thu hoạch. Luận điệu của nàng làm mọi người sửng sốt, từ bọn Thiếu Bạch cho chí đến Vạn Lương đều chống tay nghe. Thiếu Bạch nhẹ thở dài nói: - Cô nương, trong lòng tại hạ có mấy nghi vấn không biết có nên đem ra hỏi không? Tuyết Quân hơi nghiêng mình: - Xin minh chủ cứ dạy. Thiếu Bạch nói: - Cứ như cách cô nương nói, người tu tập kiếm đạo thì không thể tập kiếm thuật hay sao? - Tuy không cùng một thứ, nhưng có thể tập cả hai thứ cùng một lúc, không có trở ngại gì mà lại có cơ tấn tới hơn. Có điều kiếm đạo, kiếm thuật là riêng, không thể nói chung được. - Kiếm thuật đạt tới mức đăng phong tạo cực có thể bước lên kiếm đạo? - Không được, có điều một người đã tập kiếm thuật thời mức cao chót vót là đăng phong tạo cực thì biến hóa tinh vi, chiêu số kỳ ảo tới cảnh giới tùy theo lòng mình mong muốn, như vậy cũng chẳng cần gì phải đi học kiếm đạo. Thiếu Bạch thấy hiểu nhiều, nhưng vẫn rồi tự thấy không được hiểu lắm, có điều thấy hỏi quá nhiều không tiện nên đành làm thinh. - Hoàng luận cao kiến của cô nương lão hủ đi lại mấy chục năm trên giang hồ nhưng vẫn là lần đầu tiên được nghe, nếu không cho là lão lắm mồm thì lão định hỏi vài câu. - Xin lão tiền bối cứ nói, có điều sự hiểu biết của vãn bối vó hạn, chỗ nào nan giải xin lão tiền bối chỉ điểm. - Tài học của cô nương lão hủ đã phục sát đất... Ngừng lại giây lát lão tiếp: - Theo ý cô nương, người tập kiếm phải tập kiếm đạo hay kiếm thuật. Tuyết Nghi đứng bên chị nghe nói nhoẽn miệng cười rất tươi, nhưng Tuyết Quân thì vẫn nghiêm nét mặt nói: - Cái đó còn tùy, kiếm đạo nếu không phải là người có thiên tư kỳ tài thì không thể tu luyện được. Còn kiếm thuật ai học cũng được, tuy nhiên có thành tựu hay không cũng cần phải xem nơi năng khiếu từng người, dẫu sao nếu có dốc công khổ luyện vẫn đạt được nhiều thành quả tốt... Ngừng lại giây lâu nàng tiếp: - Riêng ý vãn bối, kiếm thuật hay kiếm đạo gì thì cũng đều ghê gớm cả. Nói thế có nghĩa là người tinh thâm kiếm thuật thì có là kiếm đạo cũng khó làm gì được y. - Hỏi cô nương điều nữa, người giỏi kiếm đạo, nếu còn luyện tập cả kiếm thuật, không hiểu có tăng thêm lợi hại? - Có chứ! - Còn nếu kẻ cao cường kiếm thuật lại học thêm kiếm đạo? Tuyết Quân ngẫm nghĩ một lúc đáp: - „y là phải xem tài huệ và tư chất của y, một người kiếm thuật tinh tuyệt chưa hẳn đã học được kiếm đạo, đó cũng là chỗ khác biết giữa kiếm thuật và kiếm đạo. - Đa tạ cô nương chỉ giáo. Hoàng Vĩnh nghe chuyện, vụt bốc cao hào khí: - Vậy cô nương xem hộ tại hạ có thể học được kiếm đạo không? Nói xong mới sực nhớ Tuyết Quân hai mắt đã mù, không thấy vật gì, bất giác ngẩn người. Tuyết Quân hơi do dự: - Hoàng huynh lại đây. Hoàng Vĩnh biết đã lỡ lời, còn đang thấp thỏm, nghe nói vậy vội buông kiếm chạy tới. Tuyết Quân thò ngọc thủ mềm mại sờ nắn khắp hai vai và sau lưng của Hoàng Vĩnh chập lâu, sẽ thở dài, lắc đầu: - Cứ theo cái căn cơ của Hoàng huynh, thì tốt nhất là đừng nên tập môn kiếm đạo. Hoàng Vĩnh vòng tay: - Đa tạ chỉ điểm. Vạn Lương nói: - Cô nương có thể xem cốt cách của minh chủ. - Cái đó chưa được biết minh chủ có cho thuộc hạ được vinh hạnh? Thiếu Bạch nghĩ tới việc thọ hiềm nam nữ, có ý không chịu, nhưng Vạn Lương đã nói, nên đành phải cất bước ra: - Phiền cô nương. Cũng như vừa rồi, Tuyết Quân đưa tay rờ nhẹ qua khắp đôi vai và sau lưng Thiếu Bạch một lượt, trầm ngâm cả hồi lâu. Vạn Lương định bụng Thiếu Bạch mang cả hai tuyệt kỹ Thiên kiếm, Tuyệt đao, người lại sanh dáng tuấn tú khác thường, đáng là một bông hoa quý trong võ lâm, tất thể nào xem xong Tuyết Quân cũng phải ca ngợi hết lời. Dè đâu rờ rẫm chặp lâu nàng vẫn yên lặng làm thinh. Là kẻ lịch lãm, từng trải giang hồ, xem tình thế ấy lão đã biết không ổn. Tuyết Quân không chịu nói chắc chắn phải có chỗ khó nói. Cao Quang không dừng được, cất tiếng: - Phạm cô nương, minh chủ cốt cách thế nào? Tuyết Quân lưỡng lự: - Cốt cách minh chủ lạ quá, tiện thiếp không dám quyết chắc. Thiếu Bạch nói: - Đại trượng phu coi thường họa phúc, cô nương cứ nói, đừng ngại. - Tiện thiếp xấu số, mắt không thấy vật dám đoán liều minh chủ tướng mạo và cốt cách có chỗ khắc chế. Riêng luận về cốt cách thì minh chủ đã tu luyện đến mức kỳ tài kiếm đạo, nhưng phải nỗi gặp nhiều rắc rối, hiểm nạn trùng trùng. Thiếu Bạch cười, thản nhiên: - Cô nương nói đúng lắm, ngay từ thuở bé Thiếu Bạch này đã phải lưu lạc tấm thân trốn tránh tận góc bể chân trời. - Tuy vậy, vẫn có một điểm tiện thiếp thắc mắc mãi nghĩ không ra? Thiếu Bạch vội hỏi: - Điểm nào? - Cứ xem cốt cách của minh chủ, không có gì xác định phụ mẫu mất sớm. Thiếu Bạch sửng sốt: - Có việc ấy à? - Nhưng tiện thiếp đã được minh chủ thuật cho rành rọt chuyện xưa, đó là cuộc tử chiến từ lâu bên Sinh tử kiều, thì cứ mỗi việc đó làm chứng, tiện thiếp sao dám quả quyết sự họa kiết hung phúc của minh chủ. Thiếu Bạch biến sắc: - Thì cô nương cứ nói cho biết, xem cốt cách tại hạ phải có kết quả thế nào? Tuyết Quân ra chiều suy tư: - Lẽ ra là lệnh phụ mẫu chưa mất mới phải? - Cô nương có ý nói song thân của tại hạ phải còn một người sống trên cỏi thế? - Đúng vậy. - Không hiểu phụ thân hay mẫu thân? Tuyết Quân thở nhẹ: - Tiện thiếp bất quá chỉ xem đôi vai, sau lưng của minh chủ mà luận đoán cốt cách, nên không lấy gì làm chắc. Nhất là minh chủ đã chắc thấy tận mắt song thân đại nhân đều chiến tử bên Sinh tử kiều, tất nhiên không thể lầm. Thiếu Bạch ngước mặt thở dài: - Nếu như bên Bạch Hạc môn so với cửu đại môn phái thì có gì đáng kể, mà tất cả môn phái võ lâm trong thiên hạ đều cố hợp lực tàn sát, không lẽ vì cái chết của bốn đại chưởng môn nhân ấy, cái chết thật do tay gia gia gây ra?Tuyết Quân đỡ lời:- Bên trong phải có nguyên nhân, lệnh tôn hẳn đã biết được ít nhiều nội tình. Chỉ tiếc là lệnh tôn lại mất sớm, chúng ta vô phương dò hỏi cho ra manh mối. - Gia phụ ngày còn tại thế tại hạ cũng có lần hỏi, nhưng người không chịu hé răng nói rõ nội tình. - Có thể lệnh tôn còn có chỗ khổ tâm phải dấu. - Cũng vì thế tại hạ bao năm ôm mối hoài nghi. Nếu gia phụ hoàn toàn không hiểu rõ sự việc, nội tình thì bảo việc đã đành, còn như nếu người rõ chuyện, tại sao không chịu nói cho tại hạ biết? - Dẫu thế nào cũng đã qua rồi, hiện tại không thể khiến Tả lão tiền bối hoàn hồn sống lại, tìm hiểu lẽ ẩn khuất là việc chúng ta phải vận trí, cố công đi tra lấy. Thiếu Bạch thở dài, trầm tư: - Cô nương nói rất phải, tại hạ còn có một việc chưa rõ, xin thỉnh giáo cô nương. Tuyết Quân tươi cười: - Minh chủ có việc cứ dạy, hai chữ thỉnh giáo thuộc hạ sao dám nhận. - Khi còn ở lao xá của cô nương, bọn cường địch có bảo tại hạ đi gặp gia mẫu, giờ đây lại nghe cô nương liệu đoán qua cốt cách của tại hạ, bảo có thể phụ mẫu còn sống sót, làm tại hạ cứ bồn chồn trong dạ mãi. - Thật có chuyện ấy? - Phải. Thiếu Bạch đáp và đem chuyện vừa qua kể lại đầu đuôi rành mạch. Tuyết Quân nghe xong, hơi cau mày: - Thế thì lạ lắm. Thiếu Bạch đỡ lời: - Trước khi cô nương cho biết, tại hạ cũng cảm thấy lạ, nhưng chưa dám tin. - Còn bây giờ? - Cô nương luận đoán trùng việc ấy, khiến tại hạ bán tín bán nghi. Tuyết Quân im bặt chặp lâu: - Minh chủ, thuộc hạ có vài lời xin hỏi minh chủ. - Cô nương cứ cho biết. - Tốt nhất thuộc hạ hỏi đâu, minh chủ đáp đấy. - Được lắm! - Minh chủ thuở nhỏ hẳn từng được thấy mặt mẫu thân? - Tất nhiên. - Minh chủ có dám quyết chắc người đó là lệnh đường? Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 37 Dặm ngàn theo vết Thiếu Bạch ngỡ ngàng:- Cái đó, cái đó tại hạ kể từ khi khôn lớn, được sống chung bên mẫu thân, có lý đâu nhầm?Tuyết Quân nói: - Tiện thiếp chỉ thuận miệng hỏi thế thôi.Ngừng một tí, nàng tiếp lời:- Lệnh đường đối với minh chủ ra sao?- Người thương yêu tại hạ lắm.- Lệnh đường có đặc điểm nào đặc biệt không?Thiếu Bạch thoáng nghĩ đáp:- Gia mẫu thường ít nói.- Lệnh tôn và lệnh đường sống với nhau hòa thuận chứ?- Phải, suốt tám năm đào vong, nhị vị chưa hề có lời nặng lời nhẹ.- Thế cái năm cuối cùng sống chung với lệnh đường, minh chủ được bao nhiêu tuổi.- Độ lối mười lăm.- Tuổi ấy đã gọi là đủ trí khôn.- Cô nương muốn hỏi gì cứ cho biết.- Dạo đó thì cả nhà minh chủ đang trong lúc đào vong, chỉ sợ không còn thì giờ đâu mà để ý hết những việc vặt rãnh, dẫu có hỏi minh chủ cũng chẳng ích gì.- Cô nương cư nói, tại hạ nguyện sẽ vận hết trí nhớ để trả lời.- Vậy minh chủ có để tâm nghe lệnh tôn và lệnh đường bàn bạc gì về việc đào vong?Thiếu Bạch cúi đầu ngẫm nghĩ:- Tại hạ nhớ không lầm thì cũng có đâu vài lần.Tuyết Quân thoáng có sắc kinh dị, hiển nhiên câu đáp của Thiếu Bạch đã vượt hẳn sự liệu đoán của nàng.Thiếu Bạch nhẹ than dài:- Phạm cô nương, có gì không phải?Tuyết Quân đứng lặng giây lâu:- Những khi lệnh tôn và lệnh đường bàn về việc đào vong, minh chủ có mặt ở đấy không?Thiếu Bạch khẽ gật đầu:- Tại hạ, huynh trưởng và tỷ tỷ đều có mặt ở cả đấy.Tuyết Quân đổi vẻ tươi cười:- Thôi được.Nghoẻn miệng cười, nàng tiếp:- Minh chủ còn nhớ được có khi nào lệnh tôn và lệnh đường chuyện riêng về cái việc đào vong ấy?- Điều này tại hạ xin chịu.Tuyết Quân trầm ngâm giây phút:- Tiện thiếp có vài lời không phải, có nói ra dám mong minh chủ lượng thứ.- Cô nương nói đi! Dù có nói sai cũng không sao.Tuyết Quân đắng đo:- Tiện thiếp hoài nghi...Bỗng nhiên nàng nín thinh.Thiếu Bạch hỏi dồn:- Hoài nghi cái gì?- Việc này to tát lắm, xin để cho tiện thiếp được nghĩ kỹ lại, ngày mai sẽ trả lời minh chủ.Thiếu Bạch cảm thấy bồn chồn, nhưng không tiện hỏi thêm.Tuyết Quân sẽ thở dài:- Cái sự ân oán của Bạch Hạc môn, mới đầu xem thì rất đơn giản, nhưng hóa lại thập phần phức tạp. Nếu cứ tưởng tượng đoán mò, chắc chắn khó mà tìm ra được nguyên nhân, tốt hơn hẳng để thủng thẳng truy lần manh mối.Vạn Lương hốt xen vào nói:- Cô nương chẳng phải muốn truyền dạy võ công cho Hoàng Vĩnh, Cao Quang nhị vị huynh đệ đó sao?Tuyết Quân mỉm cười:- Phải đấy! Nào, nhị vị hãy đến trước đây!Hoàng Vĩnh, Cao Quang nhất tề chạy bay lại đồng thanh nói:- Cung thỉnh cô nương chỉ dạy.Tuyết Quân thong thả nói:- Nhị vị sử dụng hai loại binh khí khác nhau, tất khó có thể cùng tập một môn võ công. Vậy tiện thiếp chỉ tiếp cho nhị vị một pho chưởng pháp, sau sẽ truyền riêng võ công cho từng vị.Hoàng Vĩnh nhanh miệng:- Được, xin nghe cô nương dạy.Tuyết Quân thấp giọng:- Tiện thiếp nói khẩu quyết cho nhị vị trước, sau đó sẽ chỉ đến phần pháp môn thực dụng, nhị vị thuộc rồi thì cứ cố luyện tập một mình, xem tiến bộ thế nào?Thiếu Bạch sẽ kéo tay Vạn Lương:- Chúng ta ở trong này tất chỉ làm rộn việc luyện tập của hai người..Nói rồi chàng lui ra trước.Vạn Lương cũng bước đi theo Thiếu Bạch ra khỏi nhà.Hai người vì đã được Tuyết Quân chỉ cho cách ra vào Lục giáp kỳ trận, nên cùng thung dung đi thẳng ra ngoài.Vạn Lương đi sát sau Thiếu Bạch, sẽ giọng nói:- Nói rằng cái trận trúc này có thể ngăn chống được cường địch, tại hạ thấy khó tin quá, nhưng cứ cái hơi âm ám tỏa mờ trận thế thì trông nó tà đạo lắm. Không hiểu minh chủ có cao kiến gì không?Thiếu Bạch đáp:- Tại hạ từng được nghe ân sư giảng về bát quái, cửu cung, ngũ hành kỳ thuật, thật quả có tài biến hóa thần quỉ không lường. Có điều Phạm cô nương bày ra Lục giáp kỳ trận này, tại hạ chưa nghe người nói đến bao giờ.Chuyện vãn, chân vẫn bước, thoáng cái hai người đã ra khỏi tòa trận lúc nào không hay.Đúng lúc ấy, hốt nghe có tiếng dây cung bật phực, vèo vèo trong gió hai mũi trường tiễn nhắm thẳng về hai người.Nhanh như chớp, Thiếu Bạch nhoáng vút trường kiếm khoa nhẹ một chiêu rơi mai mũi ámkhí.Ngước mắt nhìn, hai người kịp thấy mười hai đại hán toàn thân vận áo đen, che mặt bằng sa đen, đang đứng một hàng ngang cách quãng hơn trượng.Vạn Lương cười khảy:- Các bằng hữu giấu đầu hở đuôi, không khỏi khinh người quá đáng.Mười hai đại hán áo đen mặc cho Vạn Lương có quát mắng thế nào cũng chỉ lặng lẽ đưa hai mươi bốn con mắt lạnh lẽo dán chặt vào mặt hai người, tựa thể muốn tìm hiểu một điều gì.Thấy vậy, Thiếu Bạch sẽ giọng nói:- Để mặc bọn này cho tại hạ, phiền lão tiền bối vào trong thông tri cho Phạm cô nương một tiếng.Đối với cái trúc trận cự địch này, Vạn Lương vẫn chưa được tin tưởng lắm, nên nghĩ bụng:- Nơi đây tứ bề khoảng khoát, nếu như Lục giáp kỳ trận không đủ sức ngăn địch, đối phương sẽ từ bốn mặt tám hướng xông tràn vào thì thật khó đối phó, tốt nhất ta nên thông báo cho chị em họ Phạm một tiếng.Và lão nói nhanh:- Minh chủ bảo trọng.Xong lão xoay người chạy tọt vào trận.Thiếu Bạch chĩa mũi kiếm ngang ngực, chân bước lần về phía mười hai hắc y đại hán lạnh lùng nói:- Chư vị đã dám đuổi theo chúng tôi tới cùng, vì lẽ gì còn chưa dám bỏ bao che mặt ra để đối mặt với chúng tôi?Mười hai đại hán vẫn đứng sững, chẳng nói chẳng rằng.Thiếu Bạch thấy lạ quá, nghĩ bụng:- Mười hai tên này cũng bình tĩnh quá lắm.Trường kiếm trong tay chàng đâm vèo tới nhắm ngay ngực một hắc y nhân.Đối phương vẫn đứng yên bất động, ánh kiếm lạnh rợn lên. Thiếu Bạch đảo kiếm lấy sống kiếm gõ.Chỉ nghe đánh bình một tiếng khô khan, hắc y nhân trúng kiếm lạng người ngã bổ nhào xuống đất.Thì ra mười hai đại hán đã sớm bị kẻ nào đó điểm huyệt.Thiếu Bạch giật mình nghĩ bụng:Những người này trong tay đều chẳng có cung tên, đáng lý mình phải nghĩ ra còn có kẻ nào khác mới phải.Bụng nghĩ, liền đề chân khí, vút mình ra ba thước, cao giọng gọi:- Vị cao nhân nào đó, xin xuất hiện cho thấy mặt.Chàng hô hoán một hồi, trước sau vẫn cgn thấy ai đáp lại, bất giác bừng bừng lửa giận, hétlớn:- Cái lối giấu đầu hở đuôi ấy sao gọi được là nhân vật anh hùng!Bỗng nghe một tiếng sì đáng yêu vang lên:- Ngươi dám chửi người hả?Cùng với tiếng nói, trong đám cỏ rậm rạp bay vèo ra một thiếu nữ tuyệt đẹp toàn thân vận đồ xanh.Thiếu Bạch sững sờ:- Trương cô nương!Người mới xuất hiện không ai khác hơn chính là Trương Ngọc Giao.Nàng tươi cười nói:- Ừ tôi đây! Tướng công còn nhớ tên tôi à?- Cô nương sao lại tới đây?Trương Ngọc Giao lạnh lùng:- Tại sao? Dễ thường tướng công cứ tới đây là tôi không được tới đây chắc?Thiếu Bạch ôn tồn:- Cô nương hiểu lầm rồi, ý tại hạ muốn nói ở một nơi xa xôi hẻo lánh này không ngờ chúng ta lại được dịp trùng phùng.Trương Ngọc Giao chanh chua:- Ai bảo may mắn đấy?Thiếu Bạch ngẩn người nghĩ bụng:- Gớm, cô bé này tai quái quá.Đảo mắt chàng chợt lại để ý đến mười hai hắc y đại hán, liền lên tiếng hỏi:- Huyệt đạo những người này phải chăng do cô nương điểm?- Không phải tôi thì dễ thường là tướng công chắc.Thiếu Bạch nghĩ bụng:- Cô bé này thực khó đối phó hết sức.Trong nhất thời, chàng không nghĩ được câu nói thích đáng, đành làm thinh. Ngọc Giao nhíu màu ra chiều tức bực:- Tại sao tướng công không nói gì nữa, phải chăng không thích gặp mặt tôi? Thiếu Bạch nhẫn nhịn đáp:- Tại hạ không có ý ấy.- Thế thì tại sao không nói chuyện? - Tại hạ thực không biết mở miệng nói thế nào để cô nương vui lòng. Trương Ngọc Giao phì cười thành tiếng:- Tướng công thường nói gì đâu đâu khiến tôi phải bực.Thiếu Bạch ngơ ngác: - Tại hạ có nói gì bậy? - Chúng ta không phải tình cờ gặp lại nhau đâu, mà là cố ý đấy. -Cốý?- Đúng vậy, tôi mất bao nhiêu công khó, lần mò bao nhiêu dặm đường tìm tới đây, tất nhiên là cố ý kiếm tướng công.- Tìm tại hạ?- Chứ sao!- Cô nương tìm tại hạ chẳng hay có điều chi chỉ giáo?Ngọc Giao cau mày:- Sao? Chẳng hóa ra tôi tìm tướng công không được sao?- Tất nhiên là được, nhưng có điều không hiểu cô nương tìm tại hạ có việc chi?Ngọc Giao nghiêm nét mặt:- Tất nhiên phải có chuyện, nếu không có chuyện ai thềm đi kiếm tướng công.Trung nguyên choáng váng mặt mày sẽ đằng hắng nói:- Cô nương có chuyện chi xin chỉ bảo.- Hai cô gái đi cùng với tướng công là thế nào với tướng công.Thiếu Bạch nghĩ bụng:- Thì ra nàng tới đây đã lâu rồi.Bụng nghĩ, miệng đáp: - Hai cô nương ấy họ Phạm...Ngọc Giao ngắt lời:- Ai hỏi họ của các cô ấy, hỏi là hỏi tướng công và họ liên hệ ra sao? Thiếu Bạch cau mày nghĩ bụng:- Con a đầu này tai ngược lắm, chẳng cần phải lễ độ với ả quá.Tức thời, chàng lạnh lùng nói: - Cô nương ăn nói cũng nên giữ gìn ý tứ một chút.Ngọc Giao tức giận:- Không cho tôi hỏi? Có phải thế không? Tôi phải hỏi cho ra lẽ mới chịu.- Có chuyện gì đáng hỏi đâu nào?- Hừ! — với một con bé mù mà không biết xấu hổ.Thiếu Bạch biến sắc, trầm giọng:- Phạm cô nương không hề có ân oán gì với cô, tại sao cô mở miệng nói xấu người như thế?- Con bé mù, con bé mù, tôi muốn chửi nó cho tướng công nghe.Thiếu Bạch bốc giận:- Cô nương không được khi người như thế, nên biết tại hạ nhịn cũng có giới hạn.- Thế nào?Bỗng một giọng thanh tao ngọt ngào vang lên:- Minh chủ chớ giận, tiện thiếp trời sinh mù để cho người ta chửi mấy câu cũng không sao.Trương Ngọc Giao ngảnh mặt lại thấy trong đám trúc xanh chậm chạp bước đi ra hai người ngọc tuyệt thế.Thiếu Bạch sẽ đằng hắng:- Vị Trương cô nương đây tánh lỗ mãng không biết điều, cô nương đừng chấp làm gì.Trương Ngọc Giao nghe Phạm Tuyết Quân nói bất giác cũng hổ thẹn cứng lưỡi làm đứng làm thinh chịu phép, nhưng nay nghe Thiếu Bạch nói thì lộn tiết, giận sôi gan tím ruột, không còn nhịn được.- Nó không mù hả? Tôi nói chỗ nào không đúng đâu?Tuyết Quân cười buồn:- Trương cô nương với tiểu muội xưa nay chưa quen biết nhau, nhưng trong bụng hình như cô nương ghét cay ghét đắng tiểu muội, chắc là tiểu muội có chỗ đắc tội?Lời dứt, nàng vòng tay làm lễ.Ngọc Giao bẽn lẽn:- Cô nương không đắc tội gì với tôi, chẳng qua vì Tả Thiếu Bạch...Tuyết Quân mỉm cười đỡ lời:- Cô nương chớ hiểu lầm, tiểu muội và Tả tướng công chỉ có quan hệ chủ tớ mà thôi.- Thế nào là quan hệ chủ tớ?- Tướng công là minh chủ của Kim đao, còn tiểu muội bất quá chỉ là một thuộc viên ở trong Kim đao môn.Ngọc Giao đưa mắt nhìn Thiếu Bạch:- Tướng công làm minh chủ Kim đao môn từ bao giờ?Thiếu Bạch ghét nàng hỗn láo ngang ngược nên lạnh nhạt đáp:- Việc này không dính dáng đến cô nương, hỏi nhiều chỉ tổ mệt.Ngọc Giao tái mặt hậm hực:- Được rồi, ta chẳng ngại xa xôi ngàn dặm tìm tới đây để đưa tin, ngươi lại đối xử với ta tàn nhẫn, hừ thật là hạng thô lỗ không biết người tốt.Nói rồi nhiều quay đi liền.Tuyết Quân ngọt ngào:- Cô nương, xin dừng bước.Ngọc Giao đã đi được năm sáu dặm, nghe tiếng Tuyết Quân gọi, dừng chân quay lại lạnh lùng hỏi cộc lốc:- Chuyện gì?Tuyết Quân vịn vai em, chậm bước tiến tới sẽ sàng nói:- Tiểu muội có mấy lời gan ruột, mong cô nương nghĩ kỹ.Lời dứt, nàng đã tới trước mặt Ngọc Giao.Ngọc Giao nhìn không chớp mắt, thấy hai má Tuyết Quân hây hây đỏ, hàng mi dài đen, trừ hai con mắt không thấy đường ra có thể nói rằng không chỗ nào là không đẹp, bất giác phải tự khen thầm, nàng nghĩ bụng:- Người này nếu như không bị mù thì đúng là vưu vật nhất đời đây.Lại đưa mắt nhìn sang Tuyết Nghi thì cũng thấy là một con người ngọc mặt mũi tươi đẹp như hoa, nhưng so với chị lại kém vẻ thanh nhã.Đang lúc mãi ngắm, chợt nghe Tuyết Quân khoan thai nói:- Chị em chúng tôi, kẻ mù kẻ câm đều là những người thân thể tàn khuyết, cô nương không nên hiểu lầm.Ngọc Giao hỏi lại:- Hiểu lầm gì cơ?- Tả tướng công...Ngọc Giao đỡ lời:- Y cũng chẳng là gì của tôi nên tôi mới không thèm để ý đến y.Tuyết Quân cười buồn:- Cô nương nếu chưa có hiểu lầm thì xin lưu lại đây giúp người một tay.Ngọc Giao bỗng nhiên đỏ mặt xấu hổ nói:- Việc gì tôi lại phải giúp y?- Cô nương lặn lội cả ngàn dặm tới đây, chẳng lẽ lại vì chuyện gì khác?- Trên giang hồ đã truyền vang sôi nổi về chuyện hậu duệ của Bạch Hạc môn Tả gia học được tuyệt nghệ, đang tìm cách trả mối thù xưa. Các đại môn phái, bang hội đều đã phái các cao thủ chuẩn bị xuống tay trước, bởi vậy có thể nói với y thì đi đâu cũng đầy nguy hiểm, võ lâm từng bước từng bước là đầy sát cơ, bởi vì...Đột nhiên nàng im bặt lão gia nói tiếp.Tuyết Quân nhắc:- Bởi vì cô nương không muốn thấy y bị sát hại nên mới không quản đường xa rong duỗi tới đây chứ gì?Ngọc Giao gật đầu:- Phải, tôi khó nhọc lắm, bao phen nguy hiểm mới tìm được hành tung của y, nhưng y lại không biết ơn tôi một chút nào.Tuyết Quân nói:- Ngàn năm theo bóng là để báo tin, tình ý như thế cao khiết, thâm trọng biết bao nhiêu, nếu như cô nương không nói được một tiếng đã giũ áo ra đi có phải là uổng mất dụng công không?- Y không mảy may cám ơn tôi thì tôi còn để ý tới y làm gì?Tuyết Quân trầm ngâm:- Nếu cô nương không trách, tiểu muội to gan mà nói mấy lời công bình.Ngọc Giao bối rối:- Chẳng lẽ tôi quấy sao?Tuyết Quân cười:- Cô nương chẳng quấy gì cả, Tả tướng công cũng không có lỗi, chỉ bởi từ đầu tới cuối cô nương không có cơ hội nói gì với người thôi.Ngọc Giao yên lặng ngẫm nghĩ một hồi, rồi bỗng nhiên bật cười.Tuyết Quân nói:- Nhà chỉ được dựng lên sơ sài thô lậu bằng trúc, nếu như cô nương có nhả hứng xin ở lại đây một đêm cho vui.Ngọc Giao cười: - Có tiện không? - Tiện lắm chứ, cô nương có muốn vào trong trận coi không? - Vậy phiền tỷ tỷ dẫn đường.Tuyết Quân xoay người dẫn khách vào trong trận, Ngọc Giao đi theo sát. Thiếu Bạch ngó Vạn Lương:- Lão tiền bối.Vạn Lương bước nhanh lại:- Minh chủ không thể...Thiếu Bạch ngạc nhiên:- Chuyện gì?- Phạm cô nương suy tôn người lên làm minh chủ Kim đao môn, lại muốn đặt ra rất nhiều luật lệ. Thiết nghĩ, việc này những người hiệp nghĩa chúng ta kính trọng lẫn nhau, muốn cứu giúp lẫn nhau cho nên có lẽ chẳng cần phải có điều nọ, luật kia trói buộc.Lão ngẩng đầu thở dài tiếp:- Nhưng nghĩ kỹ lại, đây chính là điều cho thấy Phạm cô nương tài trí hơn người, có lẽ trong mấy ngày ngắn ngủi chúng ta lo việc này kia, nàng đã rất mau quyết định ra.Thiếu Bạch nghĩ bụng;- Những chuyện dễ dàng như thế, chẳng lẽ lại phải dùng rất nhiều tâm huyết để nghĩ sao?Vạn Lương thở dài nói:- Lão hủ nghĩ kỹ thì hiểu Phạm cô nương đã nhận biết thế địch lớn lao chẳng khác gì non Thái trước mặt, bằng vào sức mấy người chúng ta thì cho rằng người nào cũng cao siêu tột đỉnh như minh chủ cũng chẳng thế nào ngăn trở được thế địch to tát.- Bầu tại hạ làm minh chủ Kim đao chẳng lẽ có thể dọa được địch phải kinh hoảng lui bước hay sao?Vạn Lương lắc đầu:- Dụng tâm của Phạm cô nương chỉ là hy vọng với sự áp dụng một kỷ luật khắc khe, tạo nên một thứ sức mạnh thần bí khống chế đám thuộc hạ tạp nhạp thuộc đủ thứ thành phần để đối phó với cường địch.Thiếu Bạch như chợt hiểu, à lên một tiếng nói:- À, thì ra là thế.- Do đấy, nàng mới bầy Lục giáp kỳ trận để tính bắt sống nhân vật võ lâm kiếm cách thâu dùng.- Thâu dùng?- Đúng vậy, tạm thời không cần biết kẻ đó là người tốt hay xấu, phải hay trái mà chỉ cần võ công của y thôi.Thiếu Bạch tỏ vẻ nghi ngờ:- Theo tại hạ việc này không đơn giản như thế đâu.- Có thể Phạm cô nương đã có kế hoạch trong đầu, việc này sợ rằng tài trí của chúng ta không đủ để nghĩ ra cách, tốt hơn là đừng nghĩ đến nó.- Có một chuyện tại hạ nghĩ mãi vẫn không hiểu?- Chuyện gì?- Không hiểu sao Phạm cô nương cứ cố giữ Trương Ngọc Giao ở lại làm gì?- Chuyện này lão hủ nghĩ cũng không ra, không biết vì nguyên nhân nào, nhưng thiết tưởng Phạm Tuyết Quân ắt phải có dụng tâm.Thiếu Bạch như sực nhớ ra chuyện gì quan trọng, vội vàng nhanh như cắt nhảy bay đến sau một đống đá.Vạn Lương thấy thế, giật nẫy mình hấp tấp hỏi:- Có chuyện gì?Hỏi vậy nhưng lão cũng nhanh chân tới bên Thiếu Bạch.Chỉ thấy Thiếu Bạch nâng một hắc y đại hán đi vòng ra từ sau đống đá nói:- Đã chết rồi.Vạn Lương chú ý nhìn, thấy đại hán tay còn cầm một cây cung mạnh, ở trước ngực và đằng sau lưng máu ra đầm đìa, hiển nhiên là bị đâm một kiếm suốt từ ngực ra sau, một đường gươm trí mạng.Thiếu Bạch đặt đại hán xuống nói:- Mười hai hắc y nhân ở ngoài trận đã sớm bị điểm huyệt , trong tay lại chẳng có cung tên, nhưng lúc chúng ta xuất trận lại có người bắn một mũi tên tới, sau đó Trương cô nương xuất hiện náo loạn khiến tại hạ cũng quên khuấy, nay đột nhiên nhớ ra, chẳng dè y đã bị giết rồi.Ném cái nhìn về phía đống đá, chàng tiếp:- Người này chắc bị chết dưới lưỡi kiếm của Trương cô nương.Vạn Lương ngó mười hai hắc y nhân, lắc đầu nói:- Xét ra có điều không đúng.- Không đúng chỗ nào?- Trong tay người này có cung, bắn chúng ta một mũi tên chắc là y chứ không còn ai khác.Thiếu Bạch nói:- Y bắn ra một mũi tên rồi, Trương cô nương mới kịp thời đi tới, cho y một kiếm suốt từ đằng sau ra đến trước ngực, táng mạng đương trường, thế thì có gì là không đúng?- Thế còn ai điểm huyệt mười hai người kia.Thiếu Bạch giật mình:- Cái...Vạn Lương nói tiếp:- Nếu Trương cô nương điểm huyệt mười hai người kia trước thì tên cầm cung núp sau đống đá lẽ nào không trông thấy? Huống chi vị tất Trương cô nương đã có thể trong một lúc điểm huyệt được mười mấy người.Thiếu Bạch đưa mắt nhìn lại mười hai hắc y nhân thấy phần đông binh khí trên người họ đều chưa rút ra khỏi vỏ, rõ ràng chưa có giao đấu mà đã bị điểm huyệt rồi, thấy thế chàng nghĩ bụng.- Đúng lắm, cứ cho là võ công của Trương Ngọc Giao cao siêu cũng chẳng thể điểm huyệt được một lúc mười hai người mà đối phương không có cả thời giờ kịp rút binh khí.Còn đang nghĩ, nghe Vạn Lương nói tiếp:- Cứ cho là mười hai hắc y nhân và người cầm cung này đến đây kẻ trước người sau, nhưng người mang cung có thể bắn một phát trong lúc chúng ta xuất trận, đủ chứng tỏ y đã ở đằng sau đống đá lâu rồi, làm sao lại không phát giác huyệt đạo mười hai người kia bị điểm.Thiếu Bạch nói: - Việc này khả nghi lắm. - Vì thế lão hủ mới nghĩ còn có một võ lâm cao thủ quanh quất đâu đây. Thiếu Bạch đưa mắt nhìn quanh nói:- Chúng ta thử lùng xem!- Nếu như người ấy không chịu xuất hiện cho gặp mặt thì với võ công cao tuyệt cũng vô ích.Bỗng nghe tiếng cười vang như sấm:- Các ngươi biết như vậy cũng khá lắm.Lời dứt, từ trên cây bạch dương cao lớn ngoài năm trượng có một bóng đen buông mình xuống.Thiếu Bạch nhìn chòng chọc, thấy người lạ là một ông già tuổi khoảng lục tuần, lông mày đã trắng cả, toàn thân vận đồ đen, đầu đội chiếc mũ lông trắng, người mang lưới cá, tay cầm cần câu, lấy làm lạ nghĩ bụng:- Người này trông mặt quen quá!Trong khi đó, Vạn Lương sửng sốt kêu:- Ngư tiên Tiền Bình.Tiền Bình cười ha hả:- Phải, chính lão phu.Vạn Lương vòng tay.- Tiền đại hiệp ba năm cách mặt, phong thái vẫn như xưa.- Nếu như lão phu nhớ đúng các hạ phải là Sinh tử phán Vạn Lương.- Chính tại hạ, không ngờ Ngư đại hiệp còn nhớ.- Hai mươi mấy năm trường rồi chúng ta chưa gặp lại nhau.Vạn Lương liếc nhìn Thiếu Bạch:- Ngư đại hiệp từ lâu bặt hẳn tăm tích, không hiểu sao lại bất ngờ lạc bước đến chốn này?Tiền Bình thở dài ai oán:- Ôi! Một lời khó nói hết chuyện, lão phu suốt đời qua lại với người, chưa hề bị thất thố một con kỳ ngư bù một việc đâu phải là chuyện khó, thế mà lần này thì chắc là bị con bé ấy lừa rồi.Vạn Lương cố nín cười, nói giọng nghiêm trang:- Đại hiệp bị con bé nào lừa?- Trương Ngọc Giao!Ngừng một tí, lão tiếp:- Chả hiểu con bé ấy kiếm ở đâu một con cá rất lạ, chạy đến kiếm lão phu để thỉnh cầu mộtviệc.- Đó là thói quen của Ngư đại hiệp, võ lâm đồng đạo trong thiên hạ xưa nay đều hay biết cả, ả Trương Ngọc Giao ấy cũng không ra ngoài lệ.Tiền Bình ủ rũ:- Lão phu hỏi là việc gì, a đầu đó nói chỉ cần được lão phu dắt đi ngao du giang hồ, nếu còn gặp ai đánh y thị, lão phu phải ra sức đánh lui hộ. Khi ấy lão phu cũng thấy hay hay nên nhất thời bèn nhận lời luôn. Ôi! Nào ngờ một bước nhầm phải chịu bao nhiêu tai hại. Tính đến giờ đã đi theo ả cũng có quãng bốn tháng trời mà ả vẫn còn lắm hứng thú, suốt ngày hết chạy đông lại rẽ sang tây, khiến cho lão phu phải khổ sở muốn chết!Vạn Lương nghĩ bụng:- Tiền Bình thuở giờ là nhân vật từng trải, đâu có lý mắc mưu con bé dễ dàng đến thế?Chỉ nghe Tiền Bình nói tiếp:- A đầu đó thật đáng ghét, giống cá ả biếu lão phu, vốn có một đôi, nhưng ả chỉ cố ý đưa cho lão phu một con, chờ lão phu lẻo đẻo theo hầu ả bực đến phát điên, ả mới nói ra là còn cất giữ một con nữa, đợi sau chuyến hộ tống rồi, ả mới chịu đưa nốt.Vạn Lương cười thầm:- Xem ra con người ai cũng có lòng tham, Ngư Tiên Tiền Bình võ công đã cực cao, lại có thể thoát khỏi vòng danh lợi. Hai đạo hắc bạch giang hồ người nào cũng phải nể trọng lão vài phần, chỉ vì mắc phải mỗi tật quí cá cho nên đã vô tình gây ra lắm chuyện oán cừu.Lão mỉm cười hỏi:- Thế thì Ngư đại hiệp phải nên cho ả một hạn kỳ.Tiền Bình cau có:- Lão phu có hỏi, nhưng ả chỉ đáp chóng lắm thôi chứ chả có xác định chóng là bao lâu nữa. Thiếu Bạch lấy làm lạ:- Nếu Ngư đại hiệp giũ áo bỏ đi thì thôi, chứ ả Trương Ngọc Giao còn làm gì được.Tiền Bình thở dài:- Lão phu cũng đã có ý nghĩ ấy, có điều...Hốt nghe có một giọng lãnh lót thật vui tai ngắt lời lão:- Có điều bỏ thì chịu mất con cá đáng yêu ấy phải không?Ngoảnh đầu nhìn lại, lão thấy Trương Ngọc Giao đang tung tăng chạy tới.Đi sau nàng là hai chị em cô mù.Vạn Lương nghĩ bụng:- Phạm Tuyết Quân quả nhiên tài trí phi phàm, mới thoáng cái đã cảm hóa được cái cô bé Ngọc Giao chanh chua bướng bỉnh.Chỉ nghe Tiền Bình cười ha hả:- Lão phu nói chơi thế thôi, chứ có lý đâu chịu bỏ thật.- Hứ! Đó là cái chắc!Ngư Tiên Tiền Bình trong võ lâm thân phận cực cao, võ công tuyệt thế chẳng nói, lại tính nóng nảy lạ thường, ai cũng đều nể sợ. Thế mà Trương Ngọc Giao dám buông lời vô lễ, Vạn Lương những tưởng thế nào cũng sẽ có chuyện to, nào dè sự việc xảy ra khác hẳn, lão ta đã chẳng giận thì chớ, lại còn cười:- Cô nương nói phải! Nếu có muốn chạy, lão phu đã chạy từ sớm kia!Ngọc Giao bật cười:- Nếu lão giúp ta, ta cũng không để lão phải thiệt thòi đâu, ngày sau tất sẽ có hậu đáp.Thiếu Bạch cười ha hả:- Lão phu tin tưởng cô nương.Ngọc Giao đưa tay vuốt mái tóc xỏa lơ phơ, dịu giọng nói:- Lúc này tiện nữ đang gặp một việc khó khăn, mong được tiền bối trợ cho một tay.- Việc gì, cô nương cứ bảo cho nghe.- Chúng tôi muốn nhờ tiền bối mời hộ mấy vị cao nhân.Tiền Bình xua tay lia lịa:- Lão phu xưa giờ không hề giao du với võ lâm đồng đạo, giữa cái biển người hỗn độn không có được lấy một bằng hữu thì cái chuyện mời người trợ lực ấy hẳn là chẳng xong rồi.- Nói vậy chứ tiện nữ biết lão tiền bối có mấy nhiều bạn rất tốt, chỉ cần tiền bối nói một tiếng là họ sẽ xuất lực ngay.- Ai? Lão phu nào có biết.- Đại ba sơn Long hổ song kiệt và Tứ xuyên Đường lão thái thái, người nức tiếng võ lâm về thuật dùng ám khí độc dược.Tiền Bình sửng sốt:- Cô nương làm sao biết lão phu và Long hổ song kiệt có mối giao tình.Ngọc Giao đắc ý cười khanh khách:- Việc gì của lão tiền bối mà tiện nữ không hay không hiểu.Tiền Bình vò đầu gãi tai:- Đã có hơn mười năm rồi lão phu chưa được gặp mặt Long hổ song kiệt, không hiểu họ còn sống ở cõi thế không, ngộ nhỡ mất công toi...Ngọc Giao vội ngắt:- Chả sao, nếu thật lão tiền bối không gặp họ, tiện nữ cũng xin cảm tạ thạnh tình.Ngư tiên Tiền Bình rầu rĩ:- Nếu như lão phu thỉnh được Long hổ song kiệt, lão hủ có thể cáo biệt chư vị?- Chờ đến lúc ấy, chúng ta hẳng bàn sau!Tiền Bình sẽ liếc sang Vạn Lương và Thiếu Bạch: - Lão phu lúc nào lên đường? Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 38 Thuý trúc diệu dụng Ngọc Giao cắn môi ngẫm nghĩ nói:- Lão tiền bối có thể đi ngay, vì thời gian ngắn ngủi.Ngư tiên Tiền Bình hơi lưu luyến hỏi lại:- Nhất định là trước ngày thứ bảy trước lúc mặt trời lặn lão phu phải có mặt ở đây?- Nếu sớm được hơn thì càng tốt chứ không nên muộn.Ngư tiên Tiền Bình gật đầu nói mạnh:- Được! Lão phu cáo biệt.Quay người, lập tức tung mình vút đi ngoài mấy trượng, lão chỉ lắc động thân hình mấy cái là khuất dạng.Vạn Lương bỗng lên tiếng gọi:- Trương cô nương.Ngọc Giao tươi cười, nàng không còn vẻ điêu ngoa tinh nghịch như lúc trước:- Người là Vạn lão tiền bối đây.Vạn Lương nói:- Hay lắm, vì lẽ gì cô nương lại nhận biết được lão hủ?- Phạm cô nương đã cẩn thận cho biết rõ danh tánh cùng tướng mạo chư vị, đến như tiền bối thì chính phụ mẫu tiện nữ cũng đã nhắc tới.- Lệnh tôn là ai?- Gia phụ họ Trương, húy là Thanh Phong.Vạn Lương buông tiếng cười ha hả nói:- Tưởng ai xa lạ, chẳng trách được, hóa ra cô nương lại là quí nữ của Thiết Đảm kiếm khách Trương Thanh Phong. Thật đúng hổ phụ sanh hổ tử.- Quá khen, quá khen.Vạn Lương lấy lại vẻ nghiêm trang:- Lão hủ có một chuyện nghĩ mãi không hiểu, mong cô nương chỉ giáo.Trương Ngọc Giao cũng nhỏ nhẹ:- Thưa chuyện gì? Tiện nữ xin hết sức phúc đáp.- Việc liên quan tới Ngư tiên Tiền Bình, chẳng lẽ Ngư tiên cũng là nhân vật ngang tàng trong võ lâm, làm sao cô nương lại có thể sa phái y làm chuyện này chuyện kia một cách dễ dàng như thế?Ngọc Giao có vẻ đắc ý lắm về chuyện Vạn Lương hỏi nên tươi cười đáp:- Sự thực, người chịu nghe lời tiện nữ một phần cũng vì nể gia phụ, còn một phần e ngại tiện nữ.- E ngại gì?- Ôi! Nói ra rồi chẳng đáng một đồng xu, chẳng bằng thôi đi, không nói là hơn.Hốt nghe có tiếng vó ngựa dội lại từ xa.Phạm Tuyết Quân lên tiếng:- Đoàn người ngựa này ít nhất cũng có trên mười mạng, chúng ta mau lui vào trong trận.Ngọc Giao hỏi:- Ngoài trận có mười hai hắc y nhân đều bị Ngư tiên Tiền Bình điểm huyệt, có cần lôi vào trong trận không?Tuyết Quân đáp:- Đã không còn kịp.Con người ương ngạnh là Trương Ngọc Giao giờ đây thành ngoan ngoãn, nghe nói nhanh chân thối lui vào trong trận.Thiếu Bạch, Vạn Lương cũng vào theo. Tuyết Quân sẽ giọng nói:- Trừ phi tình thế bắt buộc quá đỗi không nói làm gì còn không nên xuất trận cự địch.Thiếu Bạch nhướng mắt nhìn, thấy mười mấy thớt ngựa khỏe phi như bay tới.Đám người lạ ăn mặc hết sức kỳ cục, phân ra ba màu, toàn trắng, toàn đen và toàn đỏ. Đỏ thì đỏ sặc như máu, trắng thì trắng như tuyệt, còn đen thì đen như mực.Thiếu Bạch nhẩm tính, có bốn tên đồ đen mang đao, bốn tên đồ trắng mang kiếm, còn bốn tên áo đỏ mỗi tên có một cặp phán quan bút.Mười hai tên này bảo vệ một văn nhược thư sinh mặt vàng cũng ăn mặt theo lối học trò áo xanh.Còn cách trận bốn năm trượng, đoàn người dừng lại.Tuyết Quân sẽ lên tiếng:- Muội muội, chú ý tình thế ở ngoài trận cho chị biết kịp lúc.Thiếu Bạch đứng gần phía ngoài nhất cho nên được nhìn rõ nhất, chàng thấy thư sinh da mặt bủng vàng cho tay vào trong người lấy ra một tờ giấy, lấy một cây bút vẽ một hồi rồi gấp lại bỏ vào trong người.Thấy vậy, Thiếu Bạch vội vàng di động thân hình tới bên Phạm Tuyết Quân sẽ gọi:- Phạm cô nương, có một nho sinh áo xanh.Tuyết Quân thản nhiên đáp:- Tiện thiếp biết cả rồi.- Xem chừng có vẻ chúng tới đây để thám thính trận thế của cô nương chứ không có ý xông vào phá.- Chúng không chịu vào phá thì chúng ta không xuất trận cự địch, để chúng không biết đâu mà lường.Tuy ngoài miệng không nói gì nhưng trong bụng Thiếu Bạch đã nghĩ:- Người nho sinh kia xem chừng trọng yếu vô cùng, nếu bắt sống được y, chắc là biết được rất nhiều tin tức.Bỗng lại nghe tiếng vó ngựa lóc cóc, một thớt ngựa khoẻ ở đâu chạy tới.Người trên ngựa mặc đồ vàng để râu dài thêm thân hình cao lớn trông sừng sững oai phong lẫm lẫm.Hoàng y nhân cho ngựa chạy tới trước mặt thư sinh, cất tiếng hỏi:- Tiên sinh có thấy được chỗ nào lạ lùng không?Thanh y thư sinh lắc đầu:- Không, trận này thật là kỳ thái quá, không phải Bát quái cửu cung, mà cũng chẳng phải Ngũ hành môn.Thái độ của Hoàng y nhân đối với Thanh y thư sinh có vẻ rất kính trọng, y cười nói:- Tiên sinh đừng lo lắng, bảo trọng thân thể là việc tối cần. Với tài của tiên sinh thì rồi thủng thẳng cũng nhận ra chỗ bí mật.Thanh y thư sinh lắc đầu:- Trong số nhân vật hiện tại, tại hạ thực không nghĩ ra người nào lại có thể bày được một trận thế mà ngay chính cả tại hạ cũng không nhận biết.Nghe thấy thế, Thiếu Bạch nghĩ bụng:- Xem ra, Lục giáp kỳ trận còn trên cả trận Cửu cung và Bát quái.Đang nghĩ, nghe Hoàng y nhân cất tiếng nói:- Nếu như chúng ta vận cả nghìn đống củi tới đây đốt lửa bốn mặt thì có thể thiêu đốt được hết đám người trong trận không?Thanh y thư sinh lắc đầu:- Cách này thô tục quá, mà vị tất đã thành công.Hoàng y nhân có vẻ không phục, ngạo nghễ hỏi lại:- Lấy gì làm bằng?Thanh y thư sinh nói:- Người ấy đã bày được tòa trận này, lẽ đâu lại không nghĩ ra điều ấy.Hoàng y nhân giật mình đâm hoảng, trong nhất thời không tìm được lời hồi đáp, đành nín thinh.Thanh y thư sinh sẽ giằng cương, con ngựa đột nhiên quay về hướng chính nam lần bước.Y đã hành động, mười hai kình trang đại hán áo trắng, đỏ, đen cũng lập tức chia ra đằng trước đằng sau bảo vệ thật chặt chẽ.Thiếu Bạch nghĩ bụng:- Thanh y nho sinh không biết có thân phận gì nhưng xem như thế địa vị cũng chẳng thấp.Mười ba thớt ngựa cắm đầu chạy bỏ lại một mình hoàng y nhân lẩm bẩm một mình:- Hừ! Bất quá nhà ngươi chỉ được Thần quân sủng ái rồi cậy thế chứ ta không tin một cái trận trúc tầm thường này có thể chống đỡ được.Thiếu Bạch giật nẩy mình, nghĩ bụng:- Thì ra nhân vật đầu não của đối phương có hiệu là Thần quân.Hoàng y nhân nói xong câu nói đột nhiên xăm xăm đi thẳng vào trong trận.Thiếu Bạch tuy có được nghe Tuyết Quân nói cho biết rằng trận thế này biến hóa vô cùng, nếu không phải là người hiểu biết thì khi đi vào trong trận sẽ bị những kỳ tượng huyền sinh hãm khốn. Nghe thế chàng vẫn ngờ vực, nay thấy hoàng y nhân xông vào thật là một dịp tốt hiếm để thử xem uy lực của trận pháp.Bởi vậy, chàng để yên không ngăn cản, núp kín trong một đám cỏ cao cố mở mắt lớn theo dõi.Chỉ thấy hoàng y nhân đi vào trong trận được bốn năm thước đột nhiên rẽ sang bên.Thiếu Bạch sửng sốt nghĩ bụng:- Rõ ràng là y đi thẳng vào trong trận, vì lẽ gì giờ đây lại quẹo?Trong khi đó, hoàng y nhân đi được mấy bước, lại rẽ thình lình.Thiếu Bạch nghĩ bụng:- Được, được lắm, nếu như ngươi cứ rẽ qua rẽ lại như thế thì cả đời ngươi cũng đừng có hòng đi ra khỏi.Hoàng y nhân thoạt đầu quẹo qua rẽ lại còn giữ được bình tĩnh, cứ chậm rãi thung dung. Nhưng đi một hồi rồi trong lòng không nhẫn nại được nữa, tức thời đi thật mau, mỗi lúc thêm nhanh.Không đầy thời gian nữa que nhang, người y đã tắm mồ hôi.Thiếu Bạch thấy y xoay tít như cái bánh xe trong khoảng độ trượng phương viên thì rất lấy làm lạ, vừa buồn cười:- Trúc trận này rộng chưa đầy hai mẫu, tiến vào trận nếu có bị mê loạn, đi thẳng không xong thì cũng có thể lùi ra khỏi trận, chứ sao tên này lại ngốc nghếch đến thế.Còn đang nghĩ, hốt nghe thoáng bên tai có tiếng Tuyết Quân bảo:- Xá muội cho tiện thiếp biết kẻ này võ công cao cường lại có khí độ khác thường, tốt hơn hết là nên bắt sống y.Thiếu Bạch nghĩ bụng:- Không hiểu nàng có ý muốn bảo ai?Liếc mắt nhìn thấy Ngọc Giao đang lần bước về phía hoàng y đại hán.Khi ấy, hoàng y nhân như thể không còn sức chịu đựng nữa, y vung song chưởng đánh tứ tung, miệng thì la oai oải.Chưởng lực y mạnh mẽ cực cùng, không ngớt rít vù vù tiếng gió.Hàng thúy trúc dựng nên tòa trúc trận cũng lúc thấy rung rinh nghiêng ngã.Tuyết Quân dường như cũng nghĩ đến điều đối phương nổi nóng, khó khỏi vung chưởng đánh bừa bãi. Nếu chưởng lực y hùng hậu đánh gãy được vài cây trúc, tất sẽ mất hẳn cái chỗ diệu dụng của Lục giáp kỳ trận.Đúng thế! Sau khi vung bừa vài chưởng, hoàng y nhân đột ngột dừng tay lại, tựa hồ phát hiện ra một điều gì, y đăm đăm nhìn về hướng chính tây xuất thần.Thì ra, trước dòng chưởng ào ạt thác đổ của y, tòa trúc trận bị gãy rạp liền hai cây, khiến cho hình thế trước mắt trở nên khoảng khoát, cảnh tượng không khác con thuyền lạc hướng thình lình thấy được tia sáng le lói của ngọn hải đăng.Nhưng chẳng may cho y, bấy giờ Ngọc Giao đã tiến đến sau lưng y, thò vụt tay điểm ra một chỉ.Hoàng y nhân lảo đảo hai cái ngã rũ.Còn Tuyết Nghi nhanh chân chạy đi sửa lại hai cây thúy trúc vừa bị đánh đổ.Thiếu Bạch từ trong bụi cỏ lặng lẽ đứng dậy, nghĩ bụng:- Chả hiểu hoàng y nhân đã trông thấy gì, mà lại vung chưởng đánh như điên thế.Tuổi thiếu niên, mấy ai tránh khỏi cái hiếu kỳ, cho nên chàng cố ý đi nhầm một bước.Liền thấy trước mắt tối sầm, như thể đột ngột mặt trời lặn biến sau vùng mây đen, bất giác sợ hãi:- Cái trúc trận này mới là lợi hại quá chừng.Đâm ngán, bước thứ nhì chàng không dám đám đạp sai nữa.Và rồi cảnh vật trước mắt đổi khác, chỉ thấy mịt mờ vùng nước cuồn cuộn xuôi tận chân trời, làm cho người ta có cái cảm tưởng bàng hoàng, hai chân như bị đá đeo, không tài nào cất lên nổi.Đang lúc hoang mang, hốt cảm thấy có một bàn tay nhẹ nắm lấy cổ tay mình, kéo về bêntrái: - Bước vê bên trái hai bước.Thiếu Bạch y lời, lại thấy cảnh vật ban nãy.Trông quanh, thấy những ngọn trúc vẫn phơ phất xuôi chiều gió.Và Tuyết Quân đang đứng trước mắt chàng chừng hai thước, hữu thủ vẫn nắm cổ tay chàng.Nàng mỉm cười dịu dàng:- Minh chủ chắc hoảng lắm.Thiếu Bạch chực khen Lục giáp kỳ trận khí thế kỳ ảo, nhưng nghe gọi tiếng minh chủ thì lại nóng bừng mặt, bối rối đứng cả chặp lâu vẫn chưa biết mở miệng ra sao?Tuyết Quân hai mắt mù, nên tuyệt không biết được cái lúng túng của Thiếu Bạch lúc ấy, chỉ cười tiếp:- Minh chủ trông thấy gì?Thiếu Bạch đáp:- Cả một vùng nước cuốn mênh mông.- „y chỉ là ảo tưởng, không phải nước thật đâu.Thiếu Bạch còn nhiều nghi vấn muốn hỏi, nhưng nghĩ là thân phận minh chủ nên đành để bụng mà thôi.Tuyết Quân ngần ngừ.- Thuộc hạ đã bắt được hoàng y nhân, nhưng vì lúc này bận phải lo đối địch nên không kịp tra hỏi, nên điểm huyệt đạo y ném vào trong trận trước, chẳng hay cao kiến minh chủ thế nào?- Thế cũng được.- Thuộc hạ tuân mệnh.Thiếu Bạch tằng hắng liền mấy tiếng, chưa biết phải nên nói gì.Thì hốt nghe có tiếng Vạn Lương vọng lại:- Có bóng tên thư sinh quay lại.Thiếu Bạch được dịp, đi thẳng về phía trước hai bước, núp vào lùm cỏ nhìn ra.Chỉ thấy thanh y nho sinh dẫn thêm mười hai tên hộ sĩ phục sức ba màu áo đỏ, trắng và đen sải ngựa chạy lại.Tới ngay chỗ Thiếu Bạch vừa nấp, thình lình y gò cương ngựa đứng khựng lại, đảo mắt nhìn con tuấn mã đang thung dung qua lại trong bãi cỏ, sẽ lắc đầu:- Hoàng long đường chủ không chịu nghe ta, cứ tự phụ võ công đến nổi phải bị đối phương bắt sống.Mười hai đại hán hộ vệ có vẽ rất nể trọng thanh y thư sinh nên thảy đều im lặng chẳng dám hé môi.Thanh y thư sinh ngước mắt nhìn trời, nghĩ ngợi giây lâu:- Hoàng long đường chủ biết rất nhiều bí ẩn, nếu như không chịu được khổ hình, chắc chắn sẽ mở môi tiết lộ cơ mật, xem chừng hẳn phải tấn công vào trận rồi.Vây quanh y còn có mười hai tên đại hán nữa, nhưng họ đều im thin thít, để mặc cho y lẩm bẩm một mình.Thiếu Bạch di động thật nhẹ đến bên cạnh Vạn Lương, sẽ nói:- Thanh y thư sinh kia, chắc phải có địa vị rất cao bên đối phương.Vạn Lương sẽ gật đầu, sẽ giọng nói:- Đúng thế!- Nếu như chúng ta mà bắt sống được y, chẳng những sẽ hỏi được nhiều điều cơ mật mà có thể giữ làm lợi khí uy hiếp.Vạn Lương biết ý, liền nói:- Nhưng Phạm cô nương chưa có lệnh, ta nên chờ xem sao?Thiếu Bạch vốn muốn nhờ Vạn Lương giữ hộ trận thế, để mình xông ra bắt sống thanh y thư sinh vào ngay. Nào dè lão đã nhanh miệng nói luôn, làm chàng đớ lưỡi, câm bặt.Chỉ thấy thanh y thư sinh quài tay ra sau lưng ngựa, lấy một cái lồng nhỏ, rồi rút bút viết mấy dòng vào một mảnh giấy mỏng, xong cuốn nhỏ lại, và thò tay bắt lấy một con chim be bé như giống chim sâu từ trong lồng ra, đem nhét viên giấy vào dưới cánh nó, đoạn vung tay, con chim tức thời vỗ cánh bay vút.Vạn Lương nói nhỏ: - Y dùng chim đưa tin, chắc định gọi thêm người tới, xem thế hẳn là y quyết tâm phá trận. Thiếu Bạch lo ngại:- Nếu vậy, ta phải thông tri cho Phạm cô nương một tiếng, để còn sớm chuẩn bị. - Khỏi cần thông tri cho Phạm cô nương.- Tại sao?- Phạm nhị cô nương suốt nãy giờ vẫn ở cạnh chị, mọi việc biến chuyển quanh đây cô ta đều báo cáo tường tận và nhanh lẹ cho chị biết rồi, khỏi cần chúng ta đi nói: - Nhưng ta đã biết y quyết công phá trận này, không lẽ cứ ngồi yên chờ đợi? - Nếu phải làm gì, tất Phạm cô nương cũng sẽ tự cho ta biết.Lời dứt, hốt thấy Trương Ngọc Giao chạy tới, nói nhỏ: - Phạm cô nương có việc mời minh chủ và Vạn hộ pháp.Thiếu Bạch, Vạn Lương đưa mắt nhìn nhau, thủng thẳng cùng đi vào trong trận. Chỉ thấy Tuyết Quân tay vịn vai em, nhíu chặt đôi mày liễu, dáng chừng đang nghĩ lunglắm.Ngọc Giao rón rén đến cạnh bên Tuyết Quân nói sẽ:- Bọn họ tới rồi.Tuyết Quân đằng hắng mấy tiếng:- Minh chủ trông thấy gì không?Thiếu Bạch hỏi:- Thấy gì?- Thanh y nho sinh cho chim truyền tin gọi thêm cao thủ, chuẩn bị đánh phá trúc trận.- Cái đó tại hạ có thấy.- Vậy minh chủ có cách nào đối phó chưa?Thiếu Bạch thừ người:- Cái ấy còn xin thỉnh kế cô nương.Tuyết Quân trầm ngâm:- Thuộc hạ được xá muội cho biết cảnh thế trước mặt, luận ra thì tên thanh y nho sinh thân phận hẳn không thấp, y chịu thân hành đến đây cùng với mười hai tên hộ vệ, chắc đã biết rõ tình thế bên ta. Đấy là chưa nói mười hai tên theo hầu y đều là những cao thủ giang hồ, có thể bảo hộ an toàn cho y, nên chi, thuộc hạ nghĩ ra được hai phương cách đối địch, xin để minh chủ chọn một.Thiếu Bạch mừng rỡ:- Hai cách ấy như thế nào?- Cách đầu là trước khi để y gọi viện binh tới kịp, nếu ta có thể xuất thủ bắt sống được thanh y nho sinh thì hay nhất.- Còn cách thứ hai?- Thuộc hạ nói sơ cho chư vị biết về sự biến hóa của trận thế, rồi mỗi người giữ một vị trí cự địch ngay trong Lục giáp kỳ trận.- Thế sao không dùng luôn cả hai cách?- Ý minh chủ phải chăng trước muốn xuất thủ đối phó với tên thanh y nho sinh, nếu không bắt sống được y, thì sẽ lui vào trận tìm cách cự địch?- Quả có ý ấy.- Muộn mất, nếu như sau khi ta ra tay vẫn chưa thể bắt được thanh y nho sinh mà lui về trận thì sợ rằng sẽ không đủ thì giờ để học lấy sự biến hóa của trận thế nữa.Thiếu Bạch thừ người: - Vậy ý cô nương?- Thuộc hạ xin bày tỏ cái vẻ lợi hại, còn chọn lựa thế nào là do ở quyền quyết định của minhchủ.Thiếu Bạch ra dáng suy nghĩ:- Xem nội cái thần thái ung dung của tên nho sinh ấy, cũng biết y phải là một tay quỉ kế đa đoan, sợ là mình đối phó không xong thôi.Thấp giọng nói:- Được, cô nương cho kế cự địch thì xin nghe luôn quyết định của cô nương.Chỉ thấy Tuyết Quân đổi nét tươi cười, nghiêm trang nói:- Thời giờ gấp gáp, chư vị hãy nghe kỹ cách biến hóa trận thế, cường địch chuyến này đến vây đánh thế rất mạnh, cuộc chiến sẽ định đoạt sự thành bại của ta, cho nên, không ai được lơ đễnh xem thường, bất luận là ai, hễ tự rời bỏ vị trí mình thì coi như không còn là người trong môn phái của ta nữa.Vạn Lương nói:- Cô nương chỉ cách, bọn tại hạ rửa tai chờ nghe.Tuyết Quân nhất thanh trúc trượng, vẽ sơ thế trận ra trên mặt đất, đồng thời giảng giải cặn kẽ chỗ diệu dụng của trận pháp tập kích hoặc dụ địch ra sao?Quả nhiên bọn người Thiếu Bạch không ai dám lơ là, đều gắng lắng tai nghe.Tuyết Quân nói năng rành rẽ, cả tòa trận pháp biến hóa ảo huyền là thế mà chẳng mấy chốc ai ai cũng được hiểu thấu đáo.Vạn Lương nhìn sắc trời, buộc miệng hỏi:- Nếu như cường địch tấn công ban đêm, có lợi hay có hại cho ta?Tuyết Quân đáp:- Cái đó còn tùy ở chư vị.- Sao, cô nương có thể nói rõ hơn?- Là nếu như chư vị thuộc kỹ phép biến hóa, lâm nguy không rối loạn, thì tối trời, mắt không thấy vật, sẽ lợi cho ta. Còn như chư vị không thể nhớ được, thì đêm hôm tối tăm, cũng chẳng lợi gì cho ta cả.Ngừng giây phút, nàng tiếp:- Vạn hộ pháp giữ phương vị chính đông.Vạn Lương cúi đầu:- Lão hủ tuân lệnh.Tuyết Quân lại chỉ thị:- Cao Quang, Hoàng Vĩnh chia giữ hai phương vị chính tây, chính bắc.Hai người đồng thanh:- Thuộc hạ lãnh mệnh.- Trương Ngọc Giao trấn giữ mặt chính nam, còn minh chủ và ngu tỷ muội lo việc tiếp ứng tứ lộ.Vạn Lương, Cao Quang, Hoàng Vĩnh, Trương Ngọc Giao lần lượt bỏ đi về chỗ phòng thủ của mình.Thiếu Bạch sẽ giọng nói:- Phạm cô nương, vùng trận địa bao la, bọn họ mỗi người chỉ giữ có một mặt, chắc là không dễ phòng thủ.Tuyết Quân hỏi lại:- Thế minh chủ còn phái thêm được người nào?- Cái đó, cái đó...Thấy chàng lúng túng, Tuyết Quân đỡ lời:- Cho nên, thuộc hạ mới giữ minh chủ cùng với ngu tỷ muội lo việc tiếp ứng, mặt nào nguy cấp ta đi cứu.Như sực nhớ ra việc gì, nàng nói vội:Tiện thiếp còn có một việc chưa lo xong, cần phải làm ngay trước khi trời tối, dám nhờ minh chủ coi sóc toàn trận.Vịn vào vai em, cả hai liền bỏ đi.Thiếu Bạch ngơ ngác trông theo cái bóng dáng khuất sau lùm cây, cảm thấy có biết bao điều muốn nói, nhưng lại lặng thinh.Nhìn xa, thấy chị em Tuyết Quân uyển chuyển gót sen đi lần vào trong ngôi nhà tranh.Vạn Lương, Cao Quang, Hoàng Vĩnh và Trương Ngọc Giao ai cũng đã đến chỗ nấy.Thiếu Bạch nghĩ bụng:- Lục giáp kỳ trận chiếm trên khoảng đất có hai mẫu vuông, kể là mênh mông, với sức của bốn người làm sao xem cho hết được?Hốt nghĩ ra một điều:- Bất luận kẻ tới đánh phá đông thế nào, thì quyền hành đều ở trong tay tên nho sinh kia, chỉ cần theo dõi cử động của y, cũng hiểu được tình hình phân phối nhân thủ, nói cho rõ là trước nhất cũng nắm được địch thế.Nghĩ đoạn, chàng chạy nhanh về hướng chính đông.Chỉ thấy Vạn Lương đang ngồi xổm trong một bụi cỏ rậm, trông ra ngoài xuất thần.Thiếu Bạch dõi mắt nhìn, thấy thanh y nho sinh đã xuống ngựa, mắt nhìn chằm chặp vào tòa trận, thanh trúc trượng trong tay luôn vạch đi vạch lại trên mặt đất.Đứng đằng sau thanh y nho sinh là mấy chục kiếm thủ toàn thân vận hồng y, ngang vai đều giắt thanh trường kiếm rất lạ.Vì cứ loại bao kiếm thường, hầu hết dài chỉ chừng ba thước. Còn thanh kiếm của những hồng y nhân ấy có ngắn chúng cũng phải trên bốn thước. Vạn Lương lặng lẽ đến bên Thiếu Bạch:- Có lẽ y đang giảng giải sự biến hóa của thế trận và chỉ cho bọn kiếm thủ hồng y cách côngphá.Thiếu Bạch lo ngại:- Chả lẽ y cũng hiểu rõ về kỳ trận bí hiểm này.- Bây giờ khó biết, nhưng xem riêng tình hình mà nói thì chắc y cũng được thấu hiểu.- Lão tiền bối thấy xa hiểu rộng, đoán chắc là đúng.Vạn Lương vội đỡ lời:- Hiện giờ, Tả lão đệ đã là minh chủ, Phạm cô nương tài trí hơn người, thì việc tôn Tả lão đệ lên làm minh chủ, tất phải có dụng tâm, cô ta còn cho lão hủ làm hộ pháp, vậy thì từ nay minh chủ cứ gọi lão hủ bằng cái tên ấy thì hơn.- Làm sao dám!Vạn Lương mỉm cười:- Nếu trước minh chủ không chịu tập cái phong cách tôn nghiêm ấy, thì sau này sao có thể thống suất hàng ngàn võ lâm thiên hạ tranh hùng với người trên chốn giang hồ.Thiếu Bạch bối rối:- Cái ấy, cái ấy... tại hạ xin tuân.Vạn Lương nghiêm giọng:- Muốn nên việc, trước ai cũng phải giữ đúng với chức phận mình, Phạm cô nương đã sớm nghĩ đến điều đó.Thiếu Bạch ngước nhìn trời, sẽ thở dài:- Trông trường kiếm giắt ngang vai của bọn hồng y nhân kia có hơi khác lạ.- Phải đấy, chắc là loại đặc chế.- Nếu để bọn họ xông tràn vào trong trận, chẳng thà là tại hạ nguyện ra hạ bớt thực lực củahọ.Vạn Lương trầm ngâm:- Luận võ công của minh chủ, có nhảy ra giao thủ với bọn họ cũng chẳng sao, có điều tốt nhất là nên nói cho Phạm cô nương một tiếng.- Tại hạ không phải là minh chủ sao? - Dạ.- Thế thì còn phải hỏi ai. - Thân phận minh chủ là chí tôn, nhưng hay hơn là sao có thể nói... - Tại hạ đã quyết định.Vạn Lương nóng lòng: - Chớ nên liều lĩnh.Lão liền nhảy tới ngăn lối.Thiếu Bạch lạnh lùng:- Nếu còn nhận tại hạ là minh chủ thì mau tránh ra.Vạn Lương ngơ ngác, lui sang một bên.Thiếu Bạch trầm giọng:- Tại hạ bằng với võ công, nếu thắng được bọn họ sẽ quay về ngay, vạn nhất có lọt vào tay đối phương cũng khỏi phải mất công đi cứu.Vạn Lương ngập ngừng:- Cái đó còn xem Phạm cô nương quyết định như thế nào?Thiếu Bạch nói nhanh:- Nếu như Phạm cô nương có hỏi, cứ nói đó là lệnh tại hạ, không ai được vi phạm.Chẳng đợi đáp lời, người đã phóng vút ra ngoài trận.Vạn Lương lo lắng, chỉ còn biết rảo mau về căn nhà tranh báo cáo với Tuyết Quân.Nói riêng Thiếu Bạch ra khỏi trận, bèn chạy thẳng tới chỗ thanh y nho sinh.Kịp nghe một tiếng quát lớn, hai hồng y đại hán bay vèo ra, song kiếm nhất tề thoáng vụt.Nhanh không kém, Thiếu Bạch rút soẹt kiếm đánh bạt song kiếm đối phương, cười nhạt:- Ngừng tay, ta muốn nói chuyện với tên thủ não các ngươi.Thanh y nho sinh ngẩng đầu nhìn Thiếu Bạch:- Hãy để cho y đi.Thiếu Bạch đi đến trước mặt thanh y nho sinh, còn cách khoảng bốn năm thước, hốt thấy luồng ánh sáng lạnh lóe lên. Sáu thanh trường kiếm nhất tề soạt khỏi vỏ, giăng thành một màn thế trận chắn lối Thiếu Bạch.Thanh y nho sinh cười lạnh:- Việc gì, nói ra đi.Thiếu Bạch nhìn y nói:- Bọn người các ngươi hầu hết đều cố làm vẻ thần bí, riêng có ngươi chẳng đeo mặt nạ, dám ung dung đối diện với người, thì cốt cách cũng kể là khá.Thanh y nho sinh vẫn vẻ lạnh lùng như băng:- Ngươi dám một mình xuất trận gặp ta, cũng kể được là nhân vật gan góc.Thiếu Bạch quét mắt nhìn bọn hồng y đại hán, cười khảy:- Đa tạ quá khen.Ngừng một tí, chàng tiếp:- Tại hạ có việc thỉnh giáo các hạ.- Cứ nói.- Bọn ta với các ngươi không hề có oán cừu, chẳng hiểu sao cứ bám sát bọn ta, một bước không rời.Thanh y nho sinh lạnh lùng:- Các hạ là ai?- Muốn biết tánh danh tại hạ không khó, bất quá, tại hạ cũng có một điều kiện.- — cõi đời này, xưa nay dễ có mấy ai dám nói hai chữ điều kiện với ta, nghe các hạ nói cũng hay hay. Được, hãy nói đi, điều kiện gì?- Nếu tại hạ nói tánh danh thì các hạ cũng phải cho biết lai lịch thân phận.Thanh y nho sinh cười ngạo:- Các hạ xem chừng tự tin có thể đột xuất khỏi vòng vây.- May thì cũng có thể lắm!Thanh y nho sinh trợn tròn đôi mắt, nhìn sửng Thiếu Bạch từ đầu cho chí chân.Thì ra, là kẻ thông minh, tài nghệ hơn người, y đã có ý ngờ, nghĩ bụng:- Lời tục có câu, lai bất thiện, thiện giả bất lai. Tên này tuổi mới chừng ấy mà giọng cao ngạo như thế, hắn phải là nhân vật khác thường.Xem kỹ, quả nhiên y trông thấy chỗ khả nghi.Chỉ thấy Thiếu Bạch vai giắt kiếm, lưng đeo đao, y rất lấy làm lạ:- Trong côn giấu đao, trong quải che kiếm trong võ lâm là thường nhưng thuở giờ chưa từng thấy qua một người nào sử dụng kiếm còn có trang bị đao?Thiếu Bạch thấy thanh y nho sinh nhìn mình cả hồi lâu lặng lẽ, trầm tư, ý chừng đang có một vấn đề gì khó nghĩ lắm.Ngoái cổ nhìn lại, thấy bốn chung quanh đã bị vây chặt, lúc đó, dẫu cho có muốn tháo lùi, cũng không còn kịp.Thanh y nho sinh cười khẩy:- Bổn tòa hiểu rồi.Thiếu Bạch chột dạ:- Không lẽ y đã đoán biết thân phận của mình?Chàng hỏi vội:- Hiểu gì?- Các hạ phải chăng là Tả Thiếu Bạch, hậu nhân duy nhất của Bạch Hạc môn đã vượt qua Sinh tử kiều năm nào?Thiếu Bạch hãi thầm: - Tên này quả nhiên lợi hại.Chàng ưỡn ngực đáp:- Thì có sao?- Trong võ lâm thiên hạ, ngoại trừ Thiên kiếm, Tuyệt đao không còn ai là người đã đeo trường kiếm lại còn giắt thêm thanh cổ đao dị hình.Chàng đột ngột lùi lại một thước, soẹt đao, thoáng vút cái vang vang những tiếng sắt thép chạm nhau lạnh người. hàng bảo kiếm giăng chắn đằng trước, sau lưng của Thiếu Bạch tức thời bị đánh bạt đi.Thấy thế, thanh y nho sinh buộc miệng:- Kiếm pháp Cơ Đồng quả nhiên lợi hại.Thiếu Bạch cười dài:- Các hạ đã đoán ra, tại hạ cũng khỏi cần giấu diếm nữa, tại hạ đúng là Tả Thiếu Bạch, kẻ mà hầu hết những nhân vật võ lâm đều muốn giết cho bằng được mới yên dạ.Thanh y nho sinh bỗng khoát tay, bọn kiếm thủ hồng y giắt trường kiếm đứng hàng ngang sau lưng y liền phân ra hai ngã, chân bước tiến thẳng hướng Lục giáp kỳ trận, y cất tiếng cười ha hả:- Bốn mươi tên hồng y kiếm thủ này là chuyên để công phá kỳ môn trận pháp.Thiếu Bạch lạnh lùng:- Chỉ sợ giữ lại mười hai tên vệ sĩ, sợ là khó bảo toàn cho các hạ.Thanh y nho sinh thản nhiên:- Nhân thủ đông chỉ tổ hại, với mười hai người bảo hộ như thế bổn tòa cảm thấy cũng an toàn lắm rồi.Thiếu Bạch quét mắt nhìn bọn cường địch vây quanh gằn giọng:- Các ngươi cẩn thận bảo hộ cho y.Trường kiếm lóe nhanh, thẳng hướng thanh y nho sinh.Chỉ thấy ánh đao chớp lóe, bóng người di động, bốn thanh trường đao cùng vút ra ngăn lấy kiếm thế Thiếu Bạch.Và lẹ hơn giây thời gian, bốn hắc y nhân cũng nhảy xông ra, đứng thành hàng ngang chắn trước mặt thanh y nho sinh.Còn bốn hồng y nhân thì vù vù xoay tít tám ngọn phán quan bút, từ hai phương vị chính nam và tây nam hợp lại.Cùng với thế công bão táp của người mình, bốn bạch y nhân cũng đảo lộn trường kiếm từ hai hướng chính bắc và tây bắc, nghe ào ào lớp kiếm phong đổ dồn về phía đối phương.Thiếu Bạch nghĩ bụng:- Cuộc thế hôm nay, thập phần hiểm ác, không thể dằn công lâu với bọn này được.Nghĩ đoạn, sát cơ bừng dậy, đổi trường kiếm sang tay trái, hữu thủ sờ đốc đao, chàng cao giọng:- Các ngươi chắc hẳn muốn biết oai thế Đoạn hồn nhất đao?Nghe thấy thế, thanh y nho sinh giục giã:- Xuất thủ cho mau, đừng để y kịp rút đao!Tám ngọn phán quan, bốn thanh trường kiếm, bốn cây trường đao nhất tề phát động.Bút động, kiếm chớp, đao lóe, ào ạc hơi gió buốt cùng lúc đổ đúng vào mười sáu phương vị toàn thân Thiếu Bạch.Lẹ cùng cực, Thiếu Bạch nhoáng vụt trường kiếm theo chiêu Tinh vân liễu nhiễu, bọc kín khoang thước quanh mình.Nghe liền tràng sắt thép rung vang, ánh đao, gió kiếm lẫn cả hàng ngàn đốm bút lóe vây công Thiếu Bạch đều bị trường kiếm đánh bật cả về.Có điều, mười hai tên đó, chừng như rất thiện nghệ thế hợp vây, gặp biến không đổi phương vị, bóng đao, kiếm, bút tiếp ứng lẫn nhau, cho nên, hai thanh trường kiếm trước sau vẫn bám sát lấy cổ tay phải Thiếu Bạch, không cho chàng kịp thì giờ rút đao... Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 39 Mưu cao cô mù Bốn cây đơn đao chuyên môn lối công phá nhằm ngay vào binh khí, mong làm giảm sức biến hóa linh hoạt của đối phương.Tiếp lối những đường đao làm những tám ngọn phán quan bút chủ động thế công, nhằm ba bộ vị thượng, trung và hạ bàn hạ thủ.Chỉ còn hai lưỡi trường kiếm là chuyên để công vào những chỗ sơ hở.Pho Vương đạo Cửu kiếm của Thiếu Bạch tuy diệu tuyệt nhân hoàn, nhưng bởi đối phương có lối phân công tinh mật dường ấy, mỗi loại binh khí đều có hiệu dụng riêng, đều là lối đánh phản thường cho nên hể chực thi thố chiêu nào là y như rằng đều bị bốn thanh đao ngăn chận, quấn chặt khiến cho chàng không sao thi triển được hết sở trường.Chỉ nghe thanh y thư sinh lớn tiếng cười đắc ý:- Nếu như bổn tòa ra đời sớm mấy chục năm, tất cũng chả để cho Thiên kiếm Cơ Đồng xưng bá võ lâm suốt mấy mươi năm đằng đẳng mà chưa hề có lần thất bại.Thiếu Bạch lúc ấy kiếm thế luôn bị chận đón, chỗ sơ hở càng nhiều, phải vất vả né tránh những ngọn binh khí của đối phương từ bốn mặt tám hướng công tới nên không mấy chốc mà mồ hôi đã vả ra như tắm, bất giác lo thầm:- Xem chừng nếu đánh mãi, thế tất khó khỏi thọ thương.Thanh y nho sinh lại cười vang:- Bọn họ võ công không cao, nhưng vì có cách phân công phối hợp chặt chẽ, khiến cho võ công của mười hai người thêm vững mạnh bội phần. Cơ Đồng chỉ biết mong sao cho kiếm thuật tinh tiến chứ chả phải kẻ tài trí gì, nếu như còn sống, thế tất là lão uất lên mà chết.Thiếu Bạch hít mồm một hơi dài, cố nén cơn nóng giận, dốc lòng vận kiếm khắc địch.Pho Đại bi kiếm pháp đã từng tuyệt diệu một thời, lần đầu tiên đang gặp phải cuộc thử thách cam go.Chả trách thanh y nho sinh đã ngạo mạn, khoe khoan nhờ tài trí thông tuệ, sáng tạo ra tòa chiến pháp lạ lùng mà y tin rằng sẽ thắng được pho Đại bi kiếm pháp suốt bao năm lừng tiếng giang hồ.Riêng Thiếu Bạch cũng thấy pho kiếm pháp ấy chừng như đang gặp phải khắc tinh mà xưa thời chưa từng gặp, khiến cho sự thi triển trở nên khó khăn vướng vấp.Nhất là hai thanh trường kiếm kia luôn luôn đeo sát bên hông không cho chàng cơ hội rútđao.Khi ấy, cách duy nhất là chàng phải cố vận kiếm, hòng phát huy hết oai lực của Thiên kiếm, chế ngự mười hai tên kiếm thủ.Từ ngày còn bé, chàng đã nếm mùi lưu lạc, khổ sở, nên dần rồi cũng biến thành người có nghị lực phi thường, gặp khi bất trắc, khó khăn chàng càng lạnh lùng, trầm tĩnh.Lặng xem thế công của mười hai kiếm thủ, hình như biến hóa theo một cách thức khác biết, lớp nối thành lớp, tạo thành tòa trận thế rất nghiêm mật, chận đứng kiếm thế linh ảo của chàng.Lối đánh ấy chặt chẽ chưa từng thấy, mười hai ngọn binh khí phối hợp tài tình như một, loáng đưa ánh lạnh rợp mờ cả một vùng cây cỏ.Thiếu Bạch thêm bấn loạn khi thấy thế kiếm mỗi lúc một khó xoay sở, biến hoá, nội lực lại càng tiêu hao. Nếu như thế đánh mãi tất có lúc sức suy, gân mỏi, phải lâm thọ thương dưới tay cường địch.Hiện tại là còn mỗi một phương cách là cố sao đả thương được đối phương vài người, làm cho tòa trận thế rối loạn mới mong thoát khỏi vòng vây.Nghĩ thế chàng đột ngột thay đổi cách đánh.Kiếm thế chợt xoay nhanh một chiêu, công thẳng vào một đại hán sử đao.Đánh vậy, mặt bên trái chàng liền lộ một khoảng trống lớn.Hai thanh trường kiếm cùng lúc nhanh không tưởng tượng nhoáng thẳng vào.Lẽ thường thì Thiếu Bạch phải hồi kiếm cứu thân nhưng chàng không đổi thế công, một mặt lách sang bên né kiếm.Dù có tránh được hai nhát kiếm, nhưng chẳng tài nào né khỏi một ngọn bút cùng lúc bất thần điểm tới.Ánh bút lóe vụt, cắm ngay vào vai trái Thiếu Bạch sâu có nửa tấc.Thiếu Bạch cố nhịn đau, nghiến răng chớp động trường kiếm, ánh lạnh nháng lên, run máu tia đỏ thắm, cánh tay của một đại hán cầm đao đứt lìa ngay cùng giây phút.Thấy nhất kiếm đắc thủ, Thiếu Bạch phấn chấn quát to, kiếm thế thình lình chuyển hướng, nhoáng nhanh chiêu đầu đứng phạm nguyệt, đâm vèo sang một đại hán, đảo ngọn phán quan bút.Kịp nghe một tiếng rú thảm, trước ngực tên đại hán vọt liền tia máu thắm, thân hình tức thì lắc lư như thuyền phải sóng.Hai đại hán tích tắc thọ thương, cả tòa trận quả nhiên rối loạn, Thiếu Bạch nhịn vết thương đau, trường kiếm thuận thế khuấy động ào ạt như cơn sóng ba đào, lần lượt đánh ngã từng tên cường địch.Tòa trận do mười hai kiếm thủ điều động chặt chẻ là thế, nhất thời trở nên hổn loạn rối bung.Nên biết chỗ lợi hại của thế trận là cách phân công, phối hợp tài tình, kín đáo. Cũng vì thế người nọ phải gắn bó có ảnh hưởng lớn lao với người kia. Một kẻ thọ thương trận pháp tất rối. Thiếu Bạch vừa đã thương hai tên, tòa trận đã lung lay, cách phân công phối hợp trở nên lỏng lẻo, khó khăn, lại cộng thêm oai lực mạnh mẽ của pho Đại bi kiếm pháp, kiếm khí giăng mau trong khoảng trượng vuông, bọc kín lấy mười hai kiếm thủ.Thanh y nho sinh dường như không dè Thiếu Bạch lại có thể phá vỡ tòa trận một cách quá nhanh chóng bất giác sửng sờ.Cả đến bọn hồng y kiếm thủ khi ấy vâng lệnh thanh y nho sinh tấn công tòa Lục giáp kỳ trận có ý muốn tương trợ đồng bạn cũng chả còn kịp nữa.Nghe vang một tiếng quát là tiếng rú thảm, một đại hán tay cầm phán quan bút, thân hình bị chém phăng hai đoạn đổ sập.Tòa đại trận rợp mờ sát khí tức thì tan tác như nước vỡ bờ.Thì ra Thiếu Bạch bị thương nặng ở vai trái, máu ra quá nhiều, tự biết khó lòng cầm cự lâu, cần phải triệt ngay thế địch trước khi kiệt lực.Nên khi, vội đề chân khí quát vang cùng lúc rút soạt đao.Bao năm nức tiếng giang hồ một đường đao tuyệt thiên cổ nhoáng lên, phăng đôi tên đại hán sử dụng ngọn phán quan bút.Trận vỡ, mười một tên kiếm thủ còn lại chỉ biết nhờ vào bản thân võ công chống đở hòng kiềm chế Thiếu Bạch.Nhưng tiếc thay sức nào có thể chống được thần đao!Một lần nữa, ngọn cổ đao lại dấy gió, vang vang tiếng rú rợn người, thêm một đại hán cầm đao bị phăng đôi thân trên văng ra cả trượng.Thế nhưng mười tên kiếm thủ còn lại vẫn gắng gỏi khổ chiến.Riêng Thiếu Bạch vết thương ở vai trái bắt đầu nhói đau, cơ hồ cả cánh tay tê dại hẳn đi.Tuy là không có ý giết người, nhưng trước tình thế ấy không thể không giết, vì tay trái thọ thương nên chả tài nào vận kiếm cầm cự được.Thiếu Bạch đành mím môi xoay đao.Thêm tiếng thét rền, một đại hán nắm kiếm tức thời vong mạng dưới ánh Đoạn hồn nhấtđao.Tia máu thắm cuối cùng từ ngực y bắn té ra, nhuộm đỏ cả lớp y phục Thiếu Bạch đang mặc.Kỳ dư bọn bảy tên kiếm thủ vẫn liều mạng, xoay tròn những món binh khí công tới Thiếu Bạch.Chẳng qua là khi ấy bọn họ chỉ công lấy lệ mạnh ai nấy đánh.Thiếu Bạch vung kiếm đánh bạt hết binh khí, dạ bùi ngùi:- Xem chừng bọn này không chết chắc chưa chịu thôi!Cũng bởi giây phút nổi ý nhân từ, kiếm thế chậm đi thành thử đùi bên phải lại trúng thêm một đao buốt lạnh.Thiếu Bạch vốn đã mệt nhoài, giờ đùi phải lại bị thêm một đao nữa cho nên mất sức, mềm chân ngã quỵ ra đất.Giữa tình cảnh hiểm ác ấy mới biết Thiên kiếm còn chỗ diệu dụng, Thiếu Bạch xoay tròn thanh kiếm rung vang những tiếng leng keng, cả một màn binh khí ồ ạt xông tới đều bị đánh bạt về xa.Ra là trong Vương đạo Cửu kiếm vốn có ba chiêu hai mươi bảy thức biến hóa chuyên để bảo hộ hạ bàn mà đang khi thập phần nguy hiểm, vô tình Thiếu Bạch đã thi triển ra.Cùng với màn kiếm khí ào ạt sóng triều, Thiếu Bạch bò dậy tung khỏi vòng vây.Thanh y nho sinh bấy giờ thấy tình hình không ổn, vội quay đầu ngựa bỏ chạy.Thiếu Bạch vừa thoát hiểm liền chớp động cổ đao, thêm một tên nữa bỏ mạng dưới nhát đoạn hồn.Bọn hộ vệ phục sức ba màu áo tuy hung hản, nhưng mắt thấy cứ mỗi lần Thiếu Bạch vung đao là y như rằng có kẻ gục ngã, bất giác đều sợ hãi. Trước nhất là tên bạch y nhân cầm kiếm quá khiếp, ném cả binh khí trong tay ù té chạy.Một người đào tẩu cả bọn hoang mang, chả tên nào dám tham chiến nên thi nhau ném bỏ binh khí, chạy cho thật nhanh.Thiếu Bạch lờ đờ nhìn theo bóng bọn đại hán chạy tán loạn, thở phào một hơi rồi bỗng thấy trước mắt tối sầm, quay quay mấy cái như muốn xỉu.Thì ra, chàng đã kiệt lực từ lâu, nhưng vẫn cố phải dốc hết sức tàn cầm cự đẩy lui cường địch.Chợt có một bàn tay mềm mại đúng lúc thò ra đở lấy đầu Thiếu Bạch nói:- Bị thương có nặng lắm không?Thiếu Bạch quay lại nhìn chỉ thấy khuôn mặt xinh đẹp của Ngọc Giao, lộ đầy vẻ quan hoài, ánh mắt chan chứa vô hạn thâm tình, thấy vậy, chàng vận chân khí, cố thẳng người lên nói:- Làm phiền cô nương quá.Ngọc Giao chợt kêu thét lên thảng thốt:- Tướng công trúng độc rồi.Thiếu Bạch nhăn mặt chối:- Không có! Chân chỉ bị trúng một đao và vai trái bị một nhát bút.- Thế thì ở mũi đao có chất độc.Thiếu Bạch vội vàng nhìn xuống vết thương chân phải thấy nó tím bầm, máu tươi rịn rịn chảy ra cũng đen tím mau chóng. Kinh hãi chàng nói:- Không ngờ binh khí của chúng đều đã được tẩm thuốc độc cả.Ngọc Giao hiện rõ vẻ âu lo nói:- Nhìn máu ở miệng vết thương thấy dường như tướng công trúng độc nặng lắm, cần phải sắm chữa ngay.Chợt công giọng trong trẻo của phái nữ đở lời:- Để người nằm xuống mau, cho chất độc tiết hết ra ngoài rồi mới có thể rịt thuốc được.Ngọc Giao quay đầu nhìn đã thấy Tuyết Quân vịn vai em chậm bước đi tới.Thiếu Bạch gượng cười:- Không sao, tại hạ mới bị trúng đao đấy, thời gian không lâu, dẩu cho có trúng độc thật cũng chẳng đáng ngại.Tuyết Quân đi thẳng tới bên Ngọc Giao, khẽ giọng bảo:- Cho tôi biết tình cảnh người trúng độc ra sao?Ngọc Giao mạnh dạn đáp:- Miệng vết thương dài độ hai tấc, sâu cở nửa tấc có hơn, may không trúng gân.- Máu ra sao?- Hơi đen.- Cô nương nên nghe lời tôi nói!- Tất nhiên rồi, xin nói mau đi.Tuyết Quân không để cho Ngọc Giao hối thúc, nói liền:- Điểm vào ba huyệt Phục thổ, Phong thị, Trung hội ở chân.Ngọc Giao ra tay thần tốc, xong hỏi:- Rồi sao nữa?- Cô nương lấy kiếm khoét hết chỗ thịt độc ở chung quanh vết thương đến khi nào thấy máu tươi mới thôi.Ngọc Giao ngần ngừ:- Làm vậy người chẳng đau lắm sao?Tuyết Quân thản nhiên:- Chuyện liên quan tới sinh mạng của người, có đau cũng phải chịu chứ không có cách nào khác. Xưa kia Quan Vân Trường còn ngồi ngay tươi tĩnh cho thầy thuốc cạo xương để gọt hết chất độc, hào khí như vậy mới lưu truyền muôn đời. Nay vết thương của minh chủ đã chạm vào xương đâu.Ngọc Giao cắn môi nói:- Phạm cô nương dạy phải.Nói xong, tiện có trường kiếm trong tay nàng từ từ rạch hết những chỗ thịt nhi-m độc quanh vết thương Thiếu Bạch. Cũng may, chỉ một lát độ mấy phân đã thấy có máu tươi.Đã bị thương, nay lại bị khoét thịt, Thiếu Bạch dẫu là tay anh hùng gan góc cũng phải đau điếng, mồ hôi vả ra đầy người.Ngọc Giao dừng tay nói:- Xung quanh đã thấy máu tươi rồi.- Hay lắm, đở người vào trong trận.Ngọc Giao chớp chớp đôi mắt to đen nhìn Tuyết Quân, định nói lại thôi, nhưng người vẫn đứng yên bất động.Tuyết Quân thúc dục:- Lúc này là lúc nào mà cô nương còn ngại chuyện nam nữ này nọ.Thiếu Bạch cố vùng đứng lên nói:- Khỏi phiền Trương cô nương, tại hạ còn đi được.Tuyết Quân cau mày:- Chưa bôi thuốc thì minh chủ không nên cử động nhiều.Ngừng lại giây lát, nàng dịu giọng:- Lúc này minh chủ là người bệnh, tiện thiếp là thầy thuốc, hay nhất là minh chủ nên nghe lời thầy thuốc.Vừa dứt lời, Tuyết Quân đột nhiên vung hữu thủ, điểm ngay hai huyệt trên người Thiếu Bạch.Thiếu Bạch nhũn người ra, khuỵu xuống.Ngọc Giao như cái máy, thò tay phải đở lấy Thiếu Bạch.Tuyết Quân nói:- Trong trận còn có địch xót lại đương ra sức kháng cự, cô nương đi theo phía sau tôi vàotrận.Cô nương người ngang bướng bất trị là Ngọc Giao lúc này không hiểu vì cớ gì mà vô cùng ngoan ngoãn, nghe lời Tuyết Quân răm rắp, nàng chịu bồng Thiếu Bạch đi theo Tuyết Quân.Thiếu Bạch tuy bị điểm huyệt, không thể cử động được thôi nhưng tai mắt vẫn còn nghe thấy rõ. Chàng thấy bao nhiêu những tay hồng y kiếm sĩ hầu hết đã nằm la liệt dưới đất, hiển nhiên đều đã bị điểm trúng huyệt đạo, bất giác nghĩ bụng:- Nếu phải biết sớm trận này có oai lực như vậy cũng chả phải xông ra đánh nhau với địch nhân làm gì.Còn đang suy nghĩ thì chàng đã được đưa vào trong nhà tranh rồi.Chỉ thấy đại hán áo vàng có bộ râu dài và đến mười mấy hồng y kiếm sĩ xếp bằng tròn ngồi hai mắt nhắm chặt dựa lưng vào vách trúc.Đột nhiên có tiếng Tuyết Quân sẽ nói:- Có thể để người xuống được rồi.Ngọc Giao đỏ mặt, khẽ tay đặt Thiếu Bạch xuống.Tuyết Quân nói:- Xin cô nương đi gọi Vạn hộ pháp và hai vị Hoàng Vĩnh, Cao Quang nói họ mang hết những tay hồng y kiếm thủ bắt sống được về cả lều tranh.Ngọc Giao sẽ dạ một tiếng, quay người đi nhanh.Bây giờ, Tuyết Quân mới quay sang nói với Thiếu Bạch:- Thương thế của minh chủ không phải nhẹ gì, mong rằng nghe lời thuộc hạ. Minh chủ mang một trách nhiệm nặng nề trên vai không được khinh xuất coi thường mạng sống. Nên biết lúc này minh chủ bị thương là rất không phải lúc, nếu minh chủ không phải ở ngôi vị cao cả thì thuộc hạ tất phải hỏi tội minh chủ trước về sự tự ý xuất trận nghinh địch...Ngừng lại giây lát, nàng tiếp:- Tuyết Nghi, em giải huyệt đạo cho người rồi bôi thuốc sinh cơ chỉ huyết tán.Tuyết Nghi vâng lời, đi tới bên Thiếu Bạch giải huyệt đâu đấy rồi mới lấy trong người ra một bình ngọc nhỏ màu xanh, đổ một ít bột màu trắng rắc lên miệng vết thương của Thiếu Bạch.Thiếu Bạch cảm thấy vừa ngại ngùng, vừa hồi hộp. Nhiều lần muốn đánh tiếng nhưng không hiểu sao lại thôi.Qua một khắc thời gian, Ngọc Giao dẫn Vạn Lương và bọn Hoàng Vĩnh chạy cả lại, mỗi người đều cắp nách hai hồng y đại hán.Tuyết Quân đằng hắng mấy tiếng:- Trương cô nương, thế nào?Ngọc Giao đáp:- Vạn hộ pháp và Hoàng, Cao nhị vị đều đã đến.- Hay lắm, trước hẳng chuyển hết bọn người bị gục trong trận vào nhà.Bọn Vạn Lương ứng tiếng đáp, chạy bay khỏi mao xá.Ba người ra ra vào vào có bốn năm bận mới khiêng hết đám hồng y nhân vào trong ngôi nhà tranh.Vạn Lương nhẩm đếm số người, báo cáo:- Ngoại trừ những tên thọ thương và tử vong, còn lại đúng ba mươi sáu hồng y kiếm thủ.Tuyết Quân nói:- Cường địch qua cuộc chiến thảm bại này, chắc nội trong một ngày chúng chưa dám tới quấy phá lại. Vậy thỉnh Vạn hộ pháp đi lo ngay ba cỗ mã xa, dàn ở bên ngoài trận rồi quay về đây chờ lệnh.Vạn Lương chừng như muốn hỏi gì nhưng lại lại thôi, xoay mình chạy đi.Tuyết Quân lẩm bẩm:- Có thêm ba mươi tám người tương trợ, thanh thế cũng chẳng phải nhỏ. Kim đao minh chủ xuất hiện giang hồ hẳn là sẽ gây ít nhiều chấn động.Hoàng Vĩnh đằng hắng: - Phải chăng ý cô nương muốn thâu dụng bọn họ? - Đúng thế, tiện thiếp bày tòa Lục giáp kỳ trận dụng ý là ở chỗ đó. Hoàng Vĩnh tròn mắt ngạc nhiên:- Nhưng biết bọn họ có chịu theo lệnh ta không?- Việc ấy hẳn là phải có cách.Thiếu Bạch ngồi một bên bụng nghĩ:- „y là việc lạ lùng chưa nghe thấy, nên xem xem nàng dùng cách nào?Chỉ nghe Tuyết Quân nói:- Điểm huyệt đạo tứ chi của bọn họ và giải các huyệt bị điểm, sao cho họ có thể tai nghe, mắt thấy và bụng nghĩ.Hoàng Vĩnh, Cao Quang y lời, trước điểm huyệt khắp tứ chi của hoàng y đại hán râu dài, kế lần lượt điểm hết lượt ba mươi sáu hồng y kiếm thủ, xong mới giải khai hôn và mê huyệt cho bọn họ.Ngoảnh đầu nhìn, thấy Tuyết Quân đã xoay lại, đứng quay lưng về phía bọn hồng y kiếmthủ.Hoàng Vĩnh lấy làm lạ, chực đánh tiếng hỏi thì đã nghe vẳng giọng êm ái như mơ của Tuyết Quân:- Cho họ mỗi người một ly rượu trắng.Liền lúc đó, Ngọc Giao tay bưng một mâm gỗ đi tới.Bọn Hoàng Vĩnh nghe đã quen giọng Tuyết Quân thì không lấy gì làm lạ, nhưng hoàng y và ba mươi sáu tên hồng y kiếm thủ dáng chừng như chưa từng được nghe giọng nói ngọt ngào hơn thế, cho nên thảy đều mê mẩn tâm thần.Nàng Ngọc Giao xinh đẹp tuyệt vời khi ấy đã rảo thẳng đến trước mặt hoàng y đại hán nói:- Thỉnh dùng ly rượu nhạt.Đại hán lạnh lùng nhìn Ngọc Giao im lặng.Tuyết Quân cao giọng:- Nếu như họ không chịu uống, hãy điểm vào Thiên đột huyệt.Hoàng Vĩnh y lời, nhanh nhẹn điểm huyệt hoàng y đại hán.Ngọc Giao đến gần một hồng y kiếm thủ:- Uống cho một ly.Y lắc đầu, lặng nhắm nghiền mắt.Tuyết Quân tuy là đứng xoay lưng về bọn kiếm thủ, nhưng được em bấm tay kể rõ, nên tình hình ở đương trường chả gì không hay, nàng tức bực:- Hãy dùng tiên l-, hậu binh đối với họ, tên nào không chịu uống độc tửu, cứ thẳng tay điểm vào Thiên đột huyệt.Hoàng Vĩnh nghĩ bụng:- Hay chưa! Sao lại nói toạc ra rượu có chứa chất độc thì đố bảo tên nào còn dám uống!Vừa nghĩ nhưng tay vẫn cùng Cao Quang điểm như chớp, thoáng mắt đã đi hết lượt ba mươi sáu hồng y kiếm thủ.Tuyết Quân hỏi:- Bọn họ có cả thảy bao nhiêu người?Ngọc Giao ứng tiếng:- Ba mươi bảy.- Được lắm, hãy chuẩn bị cho ba mươi bảy mũi độc châm đi.Ngọc Giao sẽ đáp, thò tay rút trong người ra một bao độc châm, đặt lên cái mâm gỗ.Tuyết Quân nói:- Người đời chỉ biết sau khi ngũ âm tuyệt huyệt bị thương trong lòng quặn đau như phải trăm kiến đốt chứ chắc chưa hết biết đến cái mùi vị độc châm quá huyệt.Người giây lâu nàng tiếp:- Trừ kẻ tự nguyện uống độc tửu ra, cứ cắm cho họ một mũi châm đúng vào âm hội huyệt, bởi đây là cái huyệt khởi nguyên, chất độc trong mũi châm sẽ bắt đầu từ Khúc cốt huyệt, đi qua Trung cực, Khai nguyên cho đến hết thiên huyệt, Nhân trung hai mươi bốn yếu huyệt. Xem nếm mùi kỳ độc xuyên huyệt mạch, cảm giác họ thế nào?Giọng nói của nàng thảnh thót, êm rung như mái tóc bồng xỏa bay sau gáy, nhưng nghe nó rất mực lặng lẽ, ai cũng phải sởn óc.Bỗng nàng thở dài sườn sượt:- „y cũng là việc vạn bất đắc dĩ, chờ xem trong công phu cạn chén trà nóng, nếu chưa có kẻ nào tự nguyện uống độc tửu chư vị hãy bắt đầu động thủ.Thiếu Bạch ngưng thần nhìn, thấy bọn hồng y nhân thảy đều tròn mắt, nhìn chằm chặp vào gói độc châm trong mâm, hiển nhiên họ đang nghĩ lung đến cái sống chết, nhưng chưa ai dám hó hé.Tuyết Quân lại nói:- Các ngươi không dám nói cũng chả đáng lạ, vì chắc hẳn chủ nhân các ngươi đã có khốc hình chế phục các ngươi, nên chi các ngươi không dám bội phản y, sợ rằng sau này sẽ bị trừng phạt. Nhưng đấy là việc mai sau, còn giờ đây, nếu các ngươi ngoan cố không nghe ta, lập tức sẽ bị trừng phạt bằng một thảm hình vô nhị trên cõi thế.Ngừng lại, nàng buông tiếng thở dài:- Ôi! Chắc là các ngươi còn chưa tin, vậy ta đành chọn một tên ra thử trước cho các ngươixem.Thiếu Bạch nghi ngại:- Dùng cách uy hiếp ấy hẳn là bọn họ không sợ, nếu như thứ độc tửu kia thật có thể thâu phục được họ thì sao chẳng bắt ép họ uống?Nghĩ được có thế đã nghe tiếng Tuyết Quân nói to:- Mau lôi tên áo vàng thử trước.Hoàng Vĩnh, Cao Quang nhanh chân khiêng bỗng hoàng y đại hán đặt ngay giữa nhà.Hai người thi hành xong đã nghe vang vang tiếng Tuyết Quân:- Vị huynh đài ấy dẫu sao cũng là một đường chủ, có thân phận cao nhất trong đám ngươi cho nên trước ta hãy nên buộc y uống ky độc tửu xem.Hoàng y đại hán cười khẩy:- Mỗi một ly rượu cỏn con có gì đáng kể, cứ đem lại cho ta!- Thức thời mới là tuấn kiệt, cho y một ly đi.Cao Quang nhẹ tay nhấc một ly rượu, kê vào môi đại hán.Hoàng y nhân khẳng khái ngẫng cổ uống ực một hơi cạn sạch.Ngoại trừ hai chị em họ Phạm, không ai rõ chất độc trong ly rượu là loại dược vật gì mà mắt thấy sau khi uống dứt hơi, hoàng y đại hán bỗng biến đổi sắc diện.Giây lâu, y phá cười lớn.Tuyết Quân nói nhanh.- Điểm á huyệt y.Hoàng Vĩnh vội điểm á huyệt của hoàng y nhân và hỏi:- Cô nương, người này sao thế!- Chả sao cả, yên rồi y sẽ ngủ một giấc ngon lành.Hoàng Vĩnh, Cao Quang đều không hiểu Tuyết Quân có cơ mưu gì, đành nghe lời buông hoàng y đại hán ra.Chỉ thấy y há rộng miệng, tựa thể trong lòng có việc vui sướng quá đỗi, nhưng vì á huyệt bị điểm nên không sao bật thành tiếng cười.Tuyết Quân ý chừng nôn nóng:- Muộn lắm rồi, vì mỗi cái việc độc tửu nhỏ nhặt, chúng ta không thể chờ họ lâu được, cứ nhanh là hãy cắm độc châm, xem kẻ nào không chịu uống rượu thì cắm luôn độc châm vào Hội âm huyệt y.Cao Quang, Hoàng Vĩnh lẳng lặng làm theo, thích kim suốt lượt ba mươi sáu tên đại hán.Giây phút sau thấy trên trán họ mồ hôi bắt đầu nhỏ giọt.Chỉ một thoáng, những giọt mồ hôi vả ra trên trán bọn hồng y đại hán đã loang to bằng hạt đậu, lăn dài xuống má, và cứ thế, chả mấy chốc toàn thân họ đều ướt đẫm.Thấy vậy Thiếu Bạch nghĩ bụng:... (thiếu hai trang)Thiếu Bạch trầm ngâm:- Ý cô nương muốn nói có phải sau khi họ được giải trừ chất kịch độc, ta lại hạ độc?- Vẫn còn cách khác.- Hay lắm, trong hiểm cảnh này, phiền cô nương lo liệu cả cho. - Thuộc hạ xin tuân.Thiếu Bạch nghĩ bụng:- Tốt, chỉ cần tiếng lãnh mệnh là mọi việc về sau khỏi phải mình định liệu.Và chàng lặng nghĩ tiếp:- Dần dà cô nàng càng biểu lộ bản lãnh, hành sự có quyết đoán cứng cỏi hơn, xem thật khác hẳn cái dáng nhút nhát khiêm nhượng buổi ban đầu.Cả ngôi nhà tranh đột ngột chìm trong tĩnh mịch, lặng cho thời gian chầm chậm trôi.Không biết qua bao lâu, hốt nghe vẳng có tiếng thở dài, hoàng y đại hán bắt đầu cử động chân tay.Hoàng Vĩnh vội đánh tiếng.- Hoàng y nhân đã tỉnh.Tuyết Quân thủng thỉnh nói:- Giải huyệt đạo cho y.Hoàng Vĩnh ngơ ngác:- Huyệt nào?- Tất cả những huyệt bị điểm đều giải hết.- Giả như u vẫn chưa chịu thuần phục?- Chả sao, vì nội trong nửa tiếng y chưa thể làm gì được.Thiếu Bạch biết rõ hoàng y nhân võ công cao cường, nếu động thủ tất Hoàng Vĩnh và Cao Quang đều không phải là đối thủ của y, nên chi, hữu thủ nắm vội đốc đao phòng sẵn. Nếu y có phản kháng sẽ chẳng kể thân đang thọ thương nặng, thi triển Đoạn hồn nhất đao, tức khắc lấy mạng y.Tuyết Quân đã tỏ nét oai nghiêm trước mặt bọn Cao Quang nên Hoàng Vĩnh không dám trái lệnh, giải hết huyệt đạo toàn thân cho hoàng y nhân.Chỉ thấy hoàng y đại hán vươn vai mấy cái, mở bừng mắt nhìn quanh đoạn lồm cồm bò dậy.Tuyết Quân lạnh lùng:- Các hạ vận khí xem chất kình độc trong bụng đã tiêu hết chưa?Đại hán chực nói gì, nhưng nghe tiếng Tuyết Quân liền im bặt, chặp lâu mới hỏi:- Cô nương sao biết tại hạ uống phải chất độc?Tuyết Quân nghiêm trang:- Nếu như không biết, ta cũng chẳng phải thí thuốc giải cho các hạ uống.- À, ra là cô nương bảo ly rượu ấy không phải độc dược mà là linh dược giải độc.Bây giờ nội tạng của các hạ đã tiêu độc, huyệt đạo toàn thân lại được giải hết, nếu muốn đào tẩu thì ấy là dịp tốt nhất.Hoàng y nhân lấm lét nhìn tứ phía. - Bên ngoài nhà vẫn còn kỳ trận, cho là có đào tẩu được, cũng khó thoát. - Các hạ biết thế cũng là khá.Hoàng y nhân liếc sang mấy chục đại hán ngủ lăn lóc: - Bọn người này sau khi sa cơ trong trận bị các ngươi bắt? - Các hạ sinh tử hiện chưa biết chắc, còn đi hỏi chuyện người, chẳng là quá ngông sao? Hoàng y nhân chậm đứng dậy mỉm cười.- Cô nương giải độc và huyệt đạo cho tại hạ, chắc phải có dụng tâm? Tuyết Quân đáp gọn:- Đúng thế.- Dám hỏi có thể nói cho tại hạ nghe chăng? - Các hạ trước hết hãy cho biết tánh danh?- Tại hạ có nói tên, sợ chư vị cũng không biết, vì chuyện đã xảy ra hai mươi năm về trước. Bỗng có một giọng khàn khàn đở lời:- Các hạ cứ nói! Chỉ cần nhắc tên nhân vật lão phu sẽ biết ngay.Quay nhìn thấy Vạn Lương chạy vào.Hoàng y nhân liếc nhìn Vạn Lương lạnh lùng: - Hoàng hạc Châu Chính.Vạn Lương giật nẩy mình, nhìn sửng hoàng y đại hán: - Các hạ thật là Hoàng hạc Châu Chính đại hiệp?Hoàng y nhân cười khẩy:- Sao? Các hạ không tin ta?Vạn Lương lắc đầu: - Khó ai tin được. -Vìlẽgì?Vạn Lương ra chiều nghĩ lung:- Châu Chính nức tiếng nghĩa hiệp, giang hồ ai cũng biết, chứ có đâu lại như các hạ?Hoàng hạc Châu Chính bừng giận:- Các hạ đã gặp Châu Chính?- Chưa gặp, nhưng đã nghe danh từ lâu...- Thế thì tại sao dám quyết đoán lão phu không phải là Hoàng hạc Châu Chính?Vạn Lương phá cười:- Nếu các hạ quả là Châu Chính, có lẽ nào lại về hùa với kẻ ác, làm loạn võ lâm?Châu Chính chợt cúi đầu nín thinh.Thấy thế Hoàng Vĩnh ái ngại:- Bất luận các hạ có phải là Hoàng hạc Châu Chính hay không, nhưng xem người đường đường cũng là trang hào kiệt, sao lại đắm mình trong hàng ma đạo như thế?Châu Chính sẽ thở dài, ngước nhìn Vạn Lương:- Các hạ là ai?Vạn Lương đáp:- Sinh tử phán Vạn Lương.Châu Chính gật nhẹ:- Nghe tên quen lắm.Tuyết Quân xen vào nói:- Việc này không trách được y, cũng là vạn bất đắc dĩ, chứ thử hỏi đã là một giang hồ cao nhân, ai lại chịu vùi chôn tên tuổi tự mang gông cho người sai sử?Châu Chính buồn bã nhìn sang bọn hồng y nhân:- Chư vị cũng đừng nên coi khinh bọn hồng y kiếm sĩ này, vì trước khi chưa nhập thánh cung, họ đều là những tay hào kiệt danh dậy một phương.Tuyết Quân nói: - Đó là việc của họ, hiện tại chúng ta hãy nói riêng chuyện của Châu đại hiệp trước. Châu Chính hơi ngạc nhiên:- Chuyện gì của tại hạ?- Các hạ tính thế nào bây giờ?Châu Chính ngẩng mặt, thở dài sườn sượt: - Cô nương phải là nhân vật thủ não?- Châu đại hiệp đoán nhầm rồi, tiện thiếp bất quá chỉ là mưu sĩ phò trợ cho Kim đao minhchủ.Châu Chính sửng sốt, quét mắt nhìn khắp căn nhà:- Kim đao minh chủ, cái tên nghe lạ quá.Tuyết Quân nghiêm giọng:- Minh chủ chúng tôi nhận lãnh chính nghĩa chi đạo, thế thiên hành đạo, đứng ra bảo vệ chính nghĩa võ lâm, vãn cứu cơn ba đào dấy động trong thiên hạ. Giải trừ kiếp nạn cho giang hồ,nên chỉ là đồng đạo võ lâm của chúng ta phải nên dốc lòng phò trợ người mới mong dập tan cơn sóng gió.Châu Chính nghe nói bỗng phá cười vang.Vạn Lương kinh ngạc:- Có việc gì làm các hạ phải thích thú?Châu Chính thu tiếng cười gặng hỏi:- Chính nghĩa kim đao của quí minh chủ phải chăng là di vật của Chính nghĩa lão nhân?Tuyết Quân đáp:- Đúng vậy.- Tại hạ nghe nói Chính nghĩa lão nhân có để lại trên thanh Kim đao ba cách trị sự, nhưng vì ra đời quá muộn, chứ vì mà có nó sớm độ hai mươi năm, có thể đã hiệu triệu được toàn thể võ lâm đồng đạo, vì hai chữ chính nghĩa, sẽ về qui phục dưới cả trướng Kim đao.- Sao bảo là muộn?- Bởi vì cách đây hai chục năm Thánh cung thần quân vừa mới phát động trên giang hồ, thì khi ấy còn mong có cơ cứu vãn, chứ giờ quá muộn rồi. Dù cho Chính nghĩa lão nhân có phục sinh, Thiên kiếm, Bá đao tái hiện cũng khó lòng vãn hồi được đại thể đã thành hình trong võ lâm.- Kim đao minh chủ bọn ta một thân có đủ hai tuyệt học Thiên kiếm, Tuyệt đao lại có được Chính nghĩa kim đao thì việc thanh trừ quần ma, tà khí cho thiên hạ tất phải là thành công.Thiếu Bạch nghe nói ngượng đỏ cả mặt. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 40 Tìm về nẻo sáng Châu Chính nói:- Chỉ tiếc là những tài năng trên giang hồ đều bị Thần quân thâu thập hết, dẫu cho có một vài cao nhân lọt ra ngoài lưới thì bất quá cũng như chén nước trước cái xe cháy, có ích gì cho đại cuộc?Tuyết Quân nói:- Vị thần quân ấy để dành cho tiện nữ không biết bao nhiêu là tài nhân hiệp sĩ, chẳng lẽ những người này đều không dùng được sao?Châu Chính ngẩn người nói:- Ý nghĩ của cô nương thật quá đỗi lạnh lùng.- Nếu như người ở trong Thánh cung ai ai cũng được như Châu đại hiệp, sớm có lòng bỏ nẻo tối tìm đường sáng thì đều được minh chủ hoan nghênh.Châu Chính buồn rầu nói:- Phàm cao nhân tài sĩ trên người đều không có biết bao nhiêu thứ cầm chế, dẫu cho họ có ý tìm về nẻo sáng cũng khó lòng toại nguyện.- Nếu họ có ý tìm về nẻo sáng là tôi có thể giải trừ hết các thứ cấm chế trên mình họ được.Châu Chính bật cười vang nói:- Cô nương có thể là người nhẫn nại nhưng ăn nói lớn lối như thế thực cũng khó thể nào tin được.Tuyết Quân nói:- Các người ở dưới sự áp bức của Thần Quân lâu ngày nên coi y như thần thánh, sợ oai của y như cọp dữ, hãi sợ y như hãi sợ rắn rết. Sự thực y cũng chỉ là một con người, có khác chăng là y có võ công cao hơn một chút.Châu Chính nhíu mày nghĩ ngợi một hồi rồi nói:- Cô nương nói rất phải, vị Thần quân võ công tuy cao siêu nhưng chẳng qua cũng là một con người. Hiểu được như vậy thì y cũng không có gì đáng sợ.Tuyết Quân nói: - Còn có một việc mà các hạ chưa nghĩ ra.Châu Chính đột nhiên thay đổi thái độ, trở nên hiền hòa vòng tay nói: - Mong được cô nương chỉ giáo.- Con người ta chỉ có thể chết một lần duy nhất trong đời. Chết trong tay Thần quân với chết trong tay tôi không có gì khác nhau cả.Châu Chính gật gù: - Ôi! Cô nương nói chí lý lắm.Tuyết Quân tiếp liền:- Tuy cũng là một cái chết thật đấy, nhưng cái giá trị thực khác nhau xa. Một đằng thì làm việc ác hại người ngay, chết đi để lại tiếng xấu muôn thuở, một đằng thì làm việc thiện trừ ác, chết đi lưu tiếng thơm ngàn đời. Sống chết, chết sống thực đã làm người thì ai cũng phải chịu rồi, nhưng bên trong thực sự có nghĩa lý rất nhiều.Châu Chính nhẹ thở dài nói:- Mấy năm nay tại hạ cũng có nghĩ tới điều này, nhưng chỉ không được rõ ràng mạch lạc như cô nương nói mà thôi.- Các hạ đã rõ đại nghĩa, tôi cũng không cần phải nói nhiều sinh nhàm nữa, xin chấm dứt nơi đây, muốn đánh muốn hàng các hạ hãy nghĩ cho kỹ.- Cô nương nói rất phải, tuy nhiên bảo Châu Chính tôi bỗng dưng thế này mà thần phục dưới trướng của Kim đao minh chủ trong lòng tôi không khỏi có chỗ ấm ức.- Ý của các hạ muốn gì nào?- Tại hạ muốn được thấy cô nương hiển lộ một chút võ công cho tại hạ được một phen kiến thức, có thể tại hạ mới khẩu phục, tâm phục. Châu Chính có quy hàng Kim đao môn cũng không hổ thẹn với lòng.- Phải chăng để các hạ có dịp nhận xét Kim đao minh chủ và Thần quân tranh hùng giang hồ ai hơn ai kém, có phải thế không?Châu Chính sẽ đằng hắng:- Tại hạ... tại hạ...- Các hạ muốn biết gì?Châu Chính mạnh dạn đáp:- Tài tuệ của cô nương, tại hạ đã được chỉ giáo rồi, giờ đây tất nhiên là về phương diện vũ nghệ.Thiếu Bạch nghe nói cũng đâm lo thay, chàng nghĩ bụng:- Hỏng rồi, Phạm cô nương võ công rất tệ, người này gian ngoan muốn được coi võ công của cô nương.Trong lúc ấy, Tuyết Quân vẫn thản nhiên như không nói:- Thần trí của các hạ lúc này hoàn toàn tỉnh hẳn, nhưng sức khỏe chưa hồi phục hẳn, chỉ sợ không thể động thủ với tôi được.Châu Chính thử vận khí rồi đáp:- Trong người tại hạ bây giờ khỏe lắm.- Nếu các hạ không tin thì cứ ra một chưởng mà coi, chất rượu của tôi tuy có thể giải trừ được hết các chất độc ở trong nội phủ các hạ, nhưng cũng khiến các hạ vô tình mất hết võ công.Châu Chính mỉm cười nói:- Nếu quả thật có chuyện này thì y đạo của cô nương hơn hẳn Thần quân.Vừa nói, y vừa quật liền ra một chưởng.Bỗng nhiên y hốt hoảng rụng rời. Vì có động thủ Châu Chính mới hay chính y đã mất hết võ công. Mặt đang tươi tỉnh bỗng chốc sa sầm xuống trên rất thảm đạm.Tuyết Quân cười nhạt hỏi:- Thế nào? Các hạ đã tin chưa?Châu Chính thở dài:- Một đời Châu mỗ gặp được không biết bao nhiêu kỳ nhân, biết bao nhiêu nhân vật võ công cao tuyệt, nhưng đến như Thần quân và cô nương là nhất.- Các hạ gặp phải Thánh cung Thần quân đâm ra mê lú quên mất mình đi, bao nhiêu danh vọng tạo được trong võ lâm đều buông trôi theo giòng nước hết. nhưng được gặp tôi, lại khiến các hạ khôi phục được bản lãnh và khôi phục được luôn cả danh dự và tiếng tăm.Châu Chính nhìn xuống chân buồn rầu:- Giờ cô nương có nói cũng là vô ích, Châu mỗ đã mất võ công thì cũng như mọi người thường, đâu dám làm phiền cô nương.Tuyết Quân thản nhiên nói:- Tôi làm các hạ mất võ công, cũng có thể làm các hạ lấy lại được.Châu Chính sáng mắt:- Quả nhiên có chuyện ấy?Tuyết Quân làm ra vẻ bí mật:- Chỉ cần hứa với tôi một lời thì nội trong một tiếng đồng hồ tôi sẽ làm cho các hạ lấy lại được tất cả võ công các hạ có khi trước.Phải biết là người luyện võ, ai cũng say mê võ công, xem như tính mạng. Huống gì đã cao siêu thì càng thêm quí. Nếu phải phế bỏ một thân võ công của y, chẳng thà là cho y một đao chết còn sướng hơn.Chỉ thấy Châu Chính ngẩng mặt, lầm bầm:- Trong có một giờ, toàn thân công lực của tại hạ sẽ được phục hồi, thế thì quả thật là một kỳ tích.Thiếu Bạch và bọn Vạn Lương đều sửng sờ nghĩ bụng:- Châu Chính, tay trường trải giang hồ là thế mà chỉ phút chốc đã biến thành một con người hoàn toàn khác, ngây dại thẩn thờ như nhiều tục gặp tiên. Đủ biết nàng mù mưu trí cao minh là nhường nào!Và hết thảy khi ấy mới thật lòng kính mộ Tuyết Quân.Chỉ nghe Tuyết Quân nói:- Các hạ chưa tin?Châu Chính đáp:- Hẳn là tin rồi, cô nương có gì xin cứ dạy.- Các hạ có muốn quay về nẻo chính, lấy lại cái danh Châu Chính khi xưa, vì chính nghĩa giang hồ dốc hết tâm lực không?- Cái đó, cô nương bắt ép tại hạ?- Nếu như tôi bắt ép các hạ thì có khác gì Thánh cung thần quân? Đằng này dù có chịu hay không, tôi vẫn khôi phục võ công cho các hạ. Còn việc giải trừ chất độc ở nội tạng là để cho các hạ yên tâm tỏ bày gan ruột.Châu Chính sẽ thở dài:- Cô nương không những tài hoa hơn người, lòng dạ lại nhân đức, bảo ai chả kính phục. Châu mỗ nếu được khôi phục võ công, nguyện sẽ dốc hết sức theo phò cô nương chuộc lỗi.- Châu đại hiệp quá lời.Ngừng một tí nàng bảo:- Cho Châu đại hiệp một viên Tiểu hoàn đơn.Ngọc Giao vội vàng rút trong người ra một bình ngọc để lấy một viên thuốc màu trắng, kính cẩn trao cho Châu Chính.Châu Chính đón lấy, chẳng cần nhìn, bỏ ngay vào miệng nuốt.Tuyết Quân nói:- Bây giờ Châu đại hiệp có thể xếp bằng ngồi đấy, chừng công phu ăn xong bữa cơm sẽ khôi phục được thần công.Châu Chính giờ đây như thể đã rất tin tưởng ở Tuyết Quân nên theo lời ngồi xuống vận khí điều tức.Trong nhà im lặng như tờ, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ, tâm sự trùng trùng.Thiếu Bạch nghĩ bụng:- Không hiểu viên thuốc kia dùng cây thuốc gì chế thành, và chẳng biết có thể khiến Châu Chính khôi phục được võ công. Nếu quả y khôi phục được võ công mà lại không chịu nghe lời điều khiển của Phạm cô nương thì sợ không tránh khỏi một trường ác chiến.Vạn Lương thì lại nghĩ, nếu như không thêm vào cấm chế trên người những tay nguy hiểm như Châu Chính, chỉ sợ cho y thuốc là việc quá ư mạo hiểm.Thời gian lặng lờ trôi.Chỉ nghe Tuyết Quân cất tiếng phá tan bầu không khí nặng nề.- Châu đại hiệp, đủ rồi!Châu Chính vùng dậy, tung mạnh một chưởng ra ngoài nhà.Một luồng chưởng phong ào ạt dấy mang gió lạnh cuốn thẳng ra.Cùng lúc, một nét mừng vui lạ lùng thoáng hiện trên gương mặt Châu Chính. Y sửng sờ:- Tại hạ đã lấy lại võ công.Tuyết Quân điềm tĩnh:- Tốt lắm, các hạ muốn tỷ thí với tôi cách nào?Thiếu Bạch thầm kêu:- Hay chưa! Y đã quên khuấy thì thôi, sao còn nhắc lại làm gì nữa?Chỉ thấy Châu Chính luôn đổi sắc, hiển nhiên tâm trí đang dao động mãnh liệt.Qua được công phu cạn chén trà, Châu Chính chợt sẽ thở dài:- Tại hạ nguyện theo hầu cô nương, thôi khỏi tỷ thí.Soạt một tiếng, y đã xé tung hoàng bào đang mặc trên người. Tuyết Quân vui cười:- Châu đại hiệp biết ăn năn hối lỗi, thật là một đại hạnh cho võ lâm. Châu Chính liếc sang bọn ba mươi sáu hồng y kiếm thủ:- Bọn ba mươi sáu người này cô nương xử lý ra sao?- Ý Châu đại hiệp ra sao? - Bọn họ võ công cao cường, ý tại hạ là nên thâu dụng. - Được, thế thì xin nhờ Châu đại hiệp lo cho việc ấy.- Đa tạ cô nương tin cẩn, nhưng trong số bọn họ sợ còn có kẻ không chịu qui hàng. - Châu đại hiệp cứ quyết định, thả hoặc giết, toàn quyền xử lý.Châu Chính cảm khái:- Châu mỗ nguyện hết sức khuyên nhủ họ qui phục làm Kim đao môn hạ...Ngừng giây lâu, y bỗng hỏi:- Dám hỏi cô nương, minh chủ ở đâu, để tại hạ được bái kiến trước.Thiếu Bạch hốt hoảng nghĩ:- Ta đang thọ thương, nằm rũ thế này sao phải là cái dáng minh chủ uy nghi.Tuyết Quân đở lời:- Châu đại hiệp hẳng cứ lo việc khuyên hàng bọn kia, sau sẽ bái kiến minh chủ cũng chưa muộn.- Châu mỗ cung kính chả bằng tuân mệnh...Thủng thẳng lão tiếp:- Xin cô nương giải khai huyệt đạo cho bọn họ.- Phải, Hoàng, Cao nhị vị hộ pháp giải huyệt cho họ đi!Hoàng Vĩnh, Cao Quang nhất tề xuất thủ, lẹ như chớp giải hết huyệt đạo cho ba mươi sáu hồng y kiếm thủ.Châu Chính nói:- Dám xin cô nương ban cho mỗi người một viên linh đan để họ được khôi phục võ công.Vạn Lương lo ngại trong dạ:- Cách ấy hẳn là không nên, bởi nếu ba mươi sáu người đều không chịu qui phục, động thủ thì thật là phiền.Nhưng Tuyết Quân vẫn điềm nhiên:- Cho họ mỗi người một viên tiểu hoàn đan.Vạn Lương sửng sốt, nhưng vốn biết Tuyết Quân xưa giờ nói ra là lệnh, nên chỉ đành ngầm vận công lực phòng bị.Phút chốc, ba mươi sáu hồng y nhân thảy đồi hồi tỉnh.Châu Chính đằng hắng mấy tiếng nói:- Các ngươi có nhận được bổn tòa.Ba mươi sáu kiếm thủ nhất loạt đáp:- Hoàng long đường chủ.- Phải, trong tứ long đường chủ, chỉ có một mình bổn tòa không thích dùng sa che mặt.Lão vuốt râu cười tiếp:- Vừa rồi bổn tòa nói chuyện với vị cô nương đây, chắc hẳn các ngươi đều nghe thấy hết?Ba mươi sáu hồng y nhân đều lẳng lặng gật đầu.Châu Chính sẳng giọng:- Các ngươi đã nghe, chắc đều sớm suy ngẫm lẽ thiệt hơn?Bọn hồng y kiếm thủ đồng thanh đáp:- Chúng tôi đều đã xét suy.- Hay lắm, bổn tòa đã quyết tâm thoát ly khỏi ách khống chế của Thánh cung thần quân ma chướng, về qui thuận Kim đao môn, vì chính nghĩa võ lâm dốc sức, chư vị nghĩ sao cứ việc định đoạt. Nếu nguyện ở lại theo bổn tòa nhất tề đầu nhập Kim đao môn thì bổn tòa hoan nghinh lắm. còn nếu quyết giữ ý tùng phục ma cung cũng chẳng sao.Lão đột ngột thay đổi thánh cung thành ma cung, khiến cho ba mươi sáu hồng y kiếm thủ đều lấm lét đưa mắt nhìn nhau im lặng.Châu Chính thấy thế nói:- Nếu như chư vị không chịu, bổn tòa cũng sẽ thỉnh cầu cho chư vị...Bỗng lão ngoảnh đầu nhìn bóng lưng Tuyết Quân hỏi:- Cô nương xưng hô thế nào?Tuyết Quân đáp:- Thiếp họ Phạm, trước khi chưa vào Kim đao môn các ngươi cứ tạm gọi là Phạm cô nương cũng đủ.Châu Chính quay lại, quét mắt nhìn khắp bọn hồng y nhân:- Nếu chư vị không muốn thế, bổn tòa cũng thỉnh cầu Phạm cô nương đưa chư vị ra khỏi trận an toàn.Chỉ nghe hai hồng y nhân ở tận mé trái đồng thanh nói:- Nếu như đường chủ thật lòng ở lại, thuộc hạ nguyện theo tới cùng.Châu Chính mỉm cười:- Dưới sự thống lãnh của Thần quân, chúng ta lừa dối nhau quen, không ai tin ai, nên chi, giờ này vẫn còn nghi ngờ lời Châu mỗ...Nói rồi lão thò tay rút trong người ra một mũi tiểu tiễn màu vàng, dài chừng ba tấc, bẻ đôi rồi cao giọng:- Châu mỗ qui nhập Kim đao môn là việc tuyệt đối ngay thật, nếu có dối một chữ sẽ như mũi tên này.Lời nói quả nhiên công hiệu lạ thường, chỉ thấy bọn hồng y nhân thảy đều nhao nhao:- Chúng tôi nguyện theo đường chủ qui phục làm Kim đao môn hạ.Châu Chính mừng ra mặt:- Thế thì tốt quá...Ngừng giây lát, lão tiếp:- Chư vị ai nguyện ở lại hãy ngồi yên. Còn ai muốn đi xin đứng dậy cho.Liền lúc đó, thấy có tám hồng y đại hán cũng đứng phắt dậy.Châu Chính liếc nhanh tám người:- Chư vị khôi phục võ công chưa?Tám hồng y nhân im lặng gật đầu.Châu Chính nói:- Tám vị đã quyết chí, tại hạ cũng không ép...Rồi lão đảo mắt nhìn sang bọn kiếm thủ ngồi lặng dưới đất nói:- — lại hay ra đi, bổn tòa quyết không ép buộc, còn vị nào đi nữa xin cứ đứng dậy.Nói liền mấy tiếng, vẫn không có ai đứng dậy.Châu Chính báo cáo với Tuyết Quân:- Có tám vị muốn ra đi.Tuyết Quân thản nhiên:- Được, phiền Vạn hộ pháp đưa họ ra khỏi trận đi!Châu Chính nói:- Tại hạ muốn đích thân tống tiễn tám vị xuất trận?Tuyết Quân sẽ gật:- Được, Vạn hộ pháp dẫn đường cho họ.Vạn Lương ứng tiếng:- Tại hạ dẫn Châu đại hiệp đi!- Dám phiền.Nói đoạn, Châu Chính ngoái nhìn tám vị đại hán tiếp:- Chư vị có thể đi rồi.Tám hồng y nhân lặng nhìn nhau, rồi rảo bước theo Châu Chính.Vạn Lương đi trước dẫn đường, ra khỏi mao xá, lão lên tiếng:- Trong trận biến hóa linh ảo thế nào chư vị đã được thấy, vậy nhớ đi theo sát tại hạ kẻo bước nhầm.Châu Chính dẫn tám hồng y nhân ra khỏi trận xong, vòng tay nói:- Chư vị việc gặp Thần quân, khó khỏi bị trừng phạt nặng nề, vậy chư vị cứ việc đổ lỗi hết cho tại hạ, biết đâu sẽ đở khổ được phần nào.Tám hồng y nhân phóng thẳng mười sáu tia mắt sáng ngời, nhìn chằm chặp Châu Chính nhưng vẫn không ai lên tiếng.Châu Chính đằng hắng tiếp:- Đưa người ngàn dặm, cũng phải chia tay, chư vị nên bảo trọng, thứ cho tại hạ phải về.Vòng tay thi lễ, lão liền quay vào trong trận với Vạn Lương.Vạn Lương mỉm cười:- Châu đại hiệp năm xưa được tiếng võ lâm đồng đạo trọng nể, thế mà giờ vẫn chưa mất hào khí độ nào.Châu Chính hơi ngỡ ngàng:- Vạn huynh quá khen.Xong lão thở dài tiếp:- Chả giấu Vạn huynh, tại hạ từ lâu đã bất mãn trước sự bạo tàn, ác độc của ma quân. Chỉ vì trót mang gông nên bất đắc dĩ mới chịu để cho người sai tứ. Lần này may gặp Phạm cô nương, giải trừ cho độc chất trong nội tạng, lại còn để được tự do thì tại hạ nguyện là dốc lòng tận lực phụng sự chính nghĩa võ lâm, nghe lời Phạm cô nương chỉ dạy, có chết cũng cam.- Nhưng xin hỏi, Thán cung thần quân là nhân vật thế nào mà có thể thâu thập được một cao nhân như Châu đại hiệp?- Nói ra hổ thẹn lắm, tại hạ bị thâu nhập thánh cung cũng có hai mươi năm nhưng thật chưa hề được thấy chân diện mục của thần quân, cho nên, bọn tôi chỉ gọi trống là thần quân.- Thế thì lạ lùng quá.Ngừng lại giây phút, lão tiếp:- Châu đại hiệp chưa được thấy mặt y, nhưng chắc cũng có lần thấy qua thân hình thể thái?Châu Chính lắc đầu:- Cũng chưa, bởi lúc gặp mặt chúng tôi, bao giờ cũng có một bức mê liêm ngăn cách.Vạn Lương ngạc nhiên:- Sao gọi là mê liêm?- Vì ấy là một tấm rèm chế kiểu rất đặc biệt, người ở ngoài rèm không sao nhìn thấy được hình thái người ở trong nhưng trái lại, người bên trong có thể trông rõ từng nét chuyển biến trên gương mặt kẻ ở ngoài.- Thì ra như thế.Chuyện vãn tới đây, đã về tới trước ngôi nhà tranh.Vạn Lương lách sang bên nhường lối:- Thỉnh Châu đại hiệp.Châu Chính vội nói:- Không dám.Đi thẳng vào trong, lão cao giọng:- Châu mỗ chờ lệnh.Tuyết Quân hỏi:- Bọn họ đi hết rồi à?- Dạ, đi cả rồi. Ôi! Những người đó quá khiếp phục Thánh cung ma quân, không dám sanh lòng bội phản.- Vạn hộ pháp, xa mã sẵn sàng cả chứ?Vạn Lương vội đáp:- Sắp sẵn đã lâu.- Được lắm, lúc này thực lực của ta còn mong manh, chưa đủ để quyết chiến với thánh cung ma quân, không nên chường mặt giao phong, tốt hơn chúng ta phải đi cho sớm.- Đi đâu? - Tiện thiếp đã có mưu định, chư vị khỏi phải lo.Ngọc Giao suốt nãy giờ vẫn lặng thinh bỗng xen vào nói: - Thế còn tòa Lục giáp kỳ trận?- Cứ để đấy cho bọn họ đến kiến thức một chút.Vạn Lương mấp máy môi, chực nói lại thôi.Tuyết Quân tiếp lời:- Châu đại hiệp, trong Kim đao môn ta chưa có phân định thứ bậc, ngoại trừ minh chủ và tiện thiếp, hết thảy đều là hộ pháp, tạm như thế rồi sau này thế lực lớn mạnh sẽ phân ngôi bậc lại hẳn hoi.Bỗng sẽ thở dài nàng tiếp:- Tiện thiếp hy vọng nội trong năm nữa, Kim đao môn ta thế nào cũng sẽ có tiếng tăm trên giang hồ, lúc ấy chúng ta sẽ gởi thiếp mời anh hùng khắp thiên hạ về chúc mừng Kim đao minh chủ.Câu nói chứa chan hào khí, nhiệt tình khiến mọi người đều phấn chấn, thêm tin tưởng ở tài trí của nàng.Châu Chính nói:- Cô nương liệu phải.Tuyết Quân trầm ngâm giây lâu:- Hai mươi tám vị huynh đệ mới gia nhập phái, cứ tạm gọi là nhị thập bát tướng, đặt dưới quyền điều động của Châu hộ pháp.Châu Chính đáp:- Tại hạ lãnh mệnh.- Chúng ta lên đường ngay đi, Vạn hộ pháp, Châu hộ pháp dẫn nhị thập bát tướng ra khỏi trận trước chờ tôi.Hai người dạ ran, dẫn bọn hai mươi tám hồng y nhân ra khỏi mao xá.Thiếu Bạch từ từ đứng dậy:- Phạm cô nương!- Minh chủ dạy chi?- Phạm cô nương, liệu Châu Chính có thật lòng qui hàng?- Thuộc hạ tin chắc là y thật tình.Ngừng một tí, nàng tiếp:- Hiện tại cao thủ trong thiên hạ hầu hết là tay sai của thánh cung thần quân, nếu như ta không thâu dụng nhân thủ trong thánh cung thì còn lấy đâu ra cao thủ nữa?- Cô nương thuở giờ liệu việc như thần, chắc không thể lầm.- Chúng ta tỉa được một cao thủ của thánh cung thần quân là cường địch giảm đi một phần lực lượng, cứ thế một thêm một bớt, thì thấy ngay cái lẽ lợi hại.- Cô nương để lại tòa Lục giáp kỳ trận, không phải là tự cho cường địch một dịp nghiên cứu ra chỗ huyền diệu?- Không sao, thuộc hạ sẽ cho Tuyết Nghi đi đổi cách biến hóa, di động ở vài chỗ trọng yếu, thế tất bọn họ sẽ mù tịt...Nhẹ thở dài, nàng hỏi lo lắng:- Minh chủ thương thế ra sao?- Được cô nương trị liệu, đã thấy đỡ nhiều.- Có đi lại được không?Thiếu Bạch ngầm thử đề khí, rồi đáp:- Bay nhảy đối địch, chắc có hơi khó, nhưng đi lại thì không hề chi.- Thuộc hạ đã nhờ Vạn hộ pháp lo xong ba cỗ xe, minh chủ ngồi đi đường cũng có lợi cho việc dưỡng thương.Thiếu Bạch vội nói:- Khỏi phải thế!- Lúc này sự an nguy của minh chủ có quan hệ mật thiệt đến vận mệnh võ lâm thiên hạ, vậy phải nên bảo trọng thì hơn.Thiếu Bạch thoáng nghĩ sẽ thở dài:- Thôi cũng được.Tuyết Quân thấp giọng:- Tuyết Nghi, mau sửa sơ trận thế để chúng ta còn sớm lên đường.Phạm Tuyết Nghi lẳng lặng chạy đi.Thấy vậy Ngọc Giao đâm cảm khái:- Nàng này bẩm sinh dáng diễm kiều như thế tiếc nỗi phải câm, có miệng mà khôn diễn nênlời.Thoáng chốc, Phạm Tuyết Nghi đã quay về, đi thẳng đến bên chị.Tuyết Quân đứng dậy nói:- Chúng ta đi thôi.Rồi hai nàng đi thẳng ra trước.Thiếu Bạch và bọn Hoàng Vĩnh đều lục tục nối gót theo.Ra khỏi trúc trận, chỉ thấy hai mươi tám hồng y kiếm thủ tay nắm lấy binh khí, vây quanh ba cỗ mã xa.Thế trận dàn hàng thập phần cẩn mật, dù cho địch nhân có tấn công bất ngờ vào mặt nào cũng không thể xông sát vào xe được.Châu Chính nghiêng mình nói: - Cung thỉnh cô nương.Tuyết Quân đã ngồi yên vị, Tuyết Nghi thuận tay buông tấm rèm xuống.Châu Chính dõi mắt chờ cho rèm hạ mới ngoái nhìn Thiếu Bạch:- Các hạ thọ thương cũng nên lên xe đi.Lão chưa biết Thiếu Bạch chính là Kim đao minh chủ, lời lẽ chả chút kính nể.Thiếu Bạch mỉm cười bước lên xe.Hoàng Vĩnh, Cao Quang cũng cùng tung mình lên cả xe Thiếu Bạch.Châu Chính quay lại nhìn Ngọc Giao, nàng liền nói:- Tất nhiên là ngồi xe rồi.Châu Chính chưa rõ Ngọc Giao thân phận thế nào, cho nên, thấy nàng chanh chua cũng chỉ cười, lão cao giọng hỏi:- Phạm cô nương, bao giờ lên đường?Liền đó, có tiếng Tuyết Quân từ trong xe vọng ra:- Đi ngay bây giờ.Châu Chính sẽ dạ, khoát tay, hai mươi tám kiếm thủ tức thời thay đổi đội hình, chia tả, hữu, tiền, hậu, bọc kín lấy ba cỗ xe và đoàn xe bắt đầu chuyển bánh, đi lần về trước.Ngọc Giao dáo dát nhìn quanh, mãi không thấy Ngư Tiên Tiền Bình, bất giác giận sôi. Nàng hừ nhạt vút mình lên cỗ xe cuối cùng.Vừa vén bức rèm buông, nàng hốt giật nẩy mình, suýt buộc tiếng kêu thất thanh.Thì ra, Ngư tiên Tiền Bình chả rõ từ lúc nào đã thấy nằm thẳng trong xe, nhắm mắt ngủ khoèo.Ngọc Giao buông rèm, lay lão liền mấy cái:- Lão tới từ hồi nào thế?Ngư tiên Tiền bình dụi mắt, nhìn Ngọc Giao, im lặng lắc đầu.Ngọc Giao chực nổi cơn tam bành, hốt thấy cử chỉ Tiền Bình có hơi lạ, nàng sẽ cau mày hỏi:- Lão thọ thương hả?Tiền Bình chỉ sẽ gật đầu rồi lại nhắm mắt ngủ.Ngọc Giao hiểu ra Tiền Bình có thuật tu vi nội công rất là kỳ lạ, người ta điều tức dưỡng thương đều ngồi xếp bằng tròn, còn lão thì lại phải nằm, nên nàng ngồi yên không dám quấy động lão.Xe đi ước chừng một tiếng đồng hồ, bỗng nhiên dừng lại.Ngọc Giao đang ngồi điều tức, đột ngột xe ngừng lại làm nàng bừng tỉnh, mở mắt nhìn thì thấy Tiền Bình ban nãy nằm dưỡng thương trong xe đã biến đâu mất bóng.Xem kỷ, thấy có một mãnh giấy trắng để lại trong xe.Ngọc Giao vội nhặt xem, thấy bên trên viết:&quot;Chuyến đi này hung hiểm lắm, với sức mấy người các ngươi sợ khó lòng ứng phó nổi, vậy nên tiểu tâm&quot;.Vỏn vẹn có dăm câu, chả thấy lão nói việc lão có chịu xuất thủ tương trợ hoặc cho cách cự địch gì cả, khiến Ngọc Giao coi xong bèn tức ói máu, tròn mắt lẩm bẩm mắng:- Hừ, cái lão quái vật mới hay chứ, để rồi sau này gặp lại sẽ biết tay ta.Bỗng nghe trong xe có tiếng người đỡ lời:- Cô nương giận ai đấy?Ngọc Giao vén góc rèm, trông ra thấy là Sinh tử phán Vạn Lương liền nói:- Tiện thiếp đang rủa cái lão Tiền Bình.Vạn Lương biến sắc:- Tiền đại hiệp ở đâu?- Gì mà phải gọi đại hiệp với lão quái vật nuôi cá ấy!Vạn Lương đảo mắt nhìn quanh quất, chợt nhìn lên rèm xa một cách nhớn nhát, chừng như muốn vén rèm nhìn vào nhưng có ý kiêng dè lại thôi:- Thế Tiền đại hiệp đến lúc nào?- Mới vừa hồi nãy.Vạn Lương đỡ lời:- Nhưng cô nương ở trong xe mà?- Hứ, lão mới bị người đả thương, phải nấp trong xe tiện thiếp điều tức.Vạn Lương chợt đưa tay vén rèm:- Tại hạ Vạn Lương...Nhìn vào trong, không thấy bóng dáng Tiền Bình đâu cả, bất giác lão sửng sờ.Ngọc Giao ngắt lời:- Người ta đã nói hết đâu mà sao gấp thế? Lão vừa tới nhưng lại lẻn trốn đi rồi.Vạn Lương thả rèm, nghĩ bụng:- Tiền Bình thân phận là thế mà a đầu này nói năng chả giữ ý giữ tứ, ngộ nhỡ lão nghe được có chết ngươi không?Lão nói vớt:- Tiền đại hiệp chắc có việc phải đi.Giọng Ngọc Giao vẫn còn tức tối:- Cho là có việc, lão cũng phải nói rõ rồi đi chưa muộn, chứ đâu lại bỏ đi lén lút, còn gì là mặt anh hùng hiệp nghĩa, sau này mà gặp, đừng có trách ta quá tay.Vạn Lương bấm bụng cười thầm:- Ngươi mắng lão thế, nếu lão nghe được, chưa biết ai sẽ trách ai quá tay!Nghĩ đoạn lão lặng thinh không nói.Ngọc Giao chừng như nguôi giận, sực nhớ đến việc xe ngừng đột ngột thì không dừng được,hỏi:- Tại sao không đi tiếp?Vạn Lương ngập ngừng: - Có lẽ đã gặp phải trở ngại, cô nương cứ ở trong xe nghỉ, để lão hủ ra đằng trước xem sao? Quay mình lão rảo bước đi.Ngọc Giao bỗng gọi với: - Chậm đã!Vạn Lương ngoảnh lại, hỏi:- Có việc gì?- Nếu gặp phải chuyện phiền nhiễu, đừng quên gọi cho một tiếng.Chợt nhớ tới mảnh giấy Tiền Bình để lại, vội cầm đưa ra:- Lão Tiền Bình có bỏ lại bức thư này, phiền mang hộ cho Phạm cô nương.Vạn Lương nhận lấy xem qua, sẽ thở dài:- Tiền đại hiệp xưa giờ không hề nói ngoa, đã có để lại bức thư này tất phải có việc hệ trọng. Cô nương đừng nên xem thường nó.Ngọc Giao cười khanh khách:- Cái lão già nuôi cá ấy, tuy quái vật thật, nhưng võ công rất cao siêu, hơn nữa, nếu xem thường nó tiện thiếp đã không nhờ tiền bối chuyển giao cho cô nương duyệt lãm.Vạn Lương chưa biết tí gì việc xuất thân của Ngọc Giao nhưng thấy nàng quá thân mật với Tiền Bình, hơn nữa, nói một câu hai câu đều mắng loạn lên là lão quái vật này, lão quái vật nọ thế tất cũng phải thuộc vào hàng thế gia vọng tộc, rất có tiếng tăm trong võ lâm.Nghĩ vừa dứt, hốt nghe có tiếng hú dài vọng tới. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 41 Thánh cung hoa tướng Vạn Lương hốt hoảng nói nhanh:- Cô nương ngồi yên trong xe, lão hủ chạy lại trước xem.Khi ấy, trời vừa hưng hửng sáng, cảnh vật lờ mờ hiện ra dần.Ngọc Giao nhớn nhát nhìn quanh, nói:- Nhớ nghe, nếu có phải sáp chiến thì nhớ gọi cho một tiếng.Vạn Lương gật đầu:- Được rồi.Xoay mình, cắm đầu đi thẳng.Chỉ thấy Châu Chính dàn bốn hồng y kiếm thủ, đang từ phía trước chạy quay trở lại, đến trước xe Tuyết Quân nói:- Phạm cô nương, chúng ta lọt phải vào vòng mai phục của thánh cung.Trong xe vọng ra tiếng Tuyết Quân hỏi:- Châu đại hiệp có thể án được lực lượng đối phương?- Khó dự liệu lắm, tại hạ xem thấy thì hầu hết là cao thủ trong bạch long đường.- Hai mươi tám thuộc hạ của Châu đại hiệp có thể tin được không?- Cô nương yên tâm, bọn họ đã bội phản ma cung thánh quân thì thà là chiến tử quyết không dám sinh hai lòng.- Xem lựa một chỗ đất có lợi cho việc phòng thủ, cùng bọn họ quyết một trường tử chiến được chứ?- Ý tại hạ, tử thủ quyết chiến chả bằng đổi hướng đột ngột vậy?- Cũng được, cứ theo ý Châu đại hiệp?Ngừng một thoáng, nàng tiếp:- Nhưng nhớ thận trọng, phòng họ tập kích mai phục.- Cái đó cô nương khỏi lo.Quay sang Vạn Lương, lão sẽ giọng hỏi:- Đệ có một việc thỉnh giáo?Vạn Lương nói vội:- Việc gì, nếu biết tại hạ nói ngay.- Hoàng, Cao nhị vị hộ pháp võ công thế nào?Vạn Lương nghĩ hai người đã được Tuyết Quân truyền thọ võ công, nhưng chưa biết hiệu dụng ra sao? Nên nhất thời lưỡng lự!- Độ... ngang tay lão hủ.- Thánh cung nhân thủ đông, chúng ta thì ít, không hiểu có thể thỉnh lưỡng vị xuất thủ cự địch?- Cái ấy hay nhất là nên thỉnh thị Phạm cô nương.Chỉ nghe có tiếng Tuyết Quân vọng ra đỡ lời:- Dám phiền Châu đại hiệp phân phối, liệu lý cả cho.Châu Chính nói nhanh:- Đa tạ cô nương.Ngừng lại, lão thấp giọng hỏi Vạn Lương:- Còn có một vị cô nương, võ công ra sao?Vạn Lương đáp:- Chắc phải cao hơn Hoàng, Cao lưỡng vị.Châu Chính hơi sửng sốt:- Thật chứ?- Tại hạ chưa bao giờ nói sai.- Thế thì người đang bị thương?Vạn Lương lắc đầu:- Cái ấy lão hủ xin chịu.Châu Chính hơi suy nghĩ nói:- Tri kỷ tri bỉ mới nắm chắc thắng, hà huống tình thế hiện nay biến hóa hết sức phức tạp, cho nên đệ cần hiểu rõ nội tình bên ta mới có thể liệu cách cự địch được. Vạn huynh đừng trách đệ hỏi nhiều mới phải.Vạn Lương mỉm cười:- Châu huynh chớ hiểu lầm, vì là võ công người ấy đệ thật tình không nói ra được.Châu Chính lấy làm lạ:- Tại sao?- Đấy bởi người này võ công kỳ quái dị thường, khiến người không sao dò lường được.- Có chuyện đó sao?- Phải, đệ không nói dối một chữ.Châu Chính thoáng nghĩ nói:- Đệ muốn thỉnh giáo Vạn huynh.- Việc gì, đệ xin rửa tai chờ nghe.- Người ấy võ công cao siêu như thế, nếu không phải y cự địch thì không khỏi có chỗ sơ suất.- Tự nhiên.- Ý đệ, giờ có phái y ngăn chống cường địch ở mặt nào cũng chưa phải là lúc, chẳng bằng cứ để đấy chờ khi cấp yếu, thế địch ở mặt nào mạnh nhất, ta sẽ phái y ra đó đương cự...Bỗng thấp lão giọng hỏi:- Người ấy trong Kim đao môn ta, thân phận thế nào?Vạn Lương mỉm cười:- Thân phận tất nhiên không thấp, nếu Châu huynh muốn biết rõ thân phận người ấy, sao không đi hỏi Phạm cô nương.Châu Chính à lên nho nhỏ:- Cái đó...Hốt nghe có tiếng áo phần phật lại gần, cắt ngang câu nói bỏ dở của Châu Chính.Ngoảnh đầu nhìn, thấy một đại hán tay cầm kiếm chạy lại hổn hển nói:- Có bóng địch nhân xuất hiện...Châu Chính ngắt lời: - Ai?- Thấp thoáng một cỗ kiệu trắng, chắc là yếu nhân trong thánh cung. Châu Chính giật mình hỏi mau:- Phải đằng trước cỗ kiệu ấy có thêu đóa hoa hồng không?- Cách quãng xa quá nên thuộc hạ chưa thấy rõ.Châu Chính khoát tay bảo:- Hãy đi trông chừng bọn họ!Hồng y nhân ứng tiếng dạ, chạy đi một mạch.Vạn Lương tò mò:- Châu huynh có vẻ quan tâm đến cỗ kiệu ấy?Châu Chính trầm ngâm:- Nếu quả là y thị thì cũng phiền lắm.- Ai? - Thánh cung hoa tướng. - Mà thánh cung hoa tướng là ai? - Một trong những nhân vật thân cận nhất của thánh cung thần quân. - Võ công y thị cao lắm sao?- Y thị được ma quân thân truyền võ công, cao không thể tưởng...Lão nhẹ than dài tiếp:- Chẳng qua, lúc này chưa thể quyết chắc được có phải là y thị hay không, ôi, hôm nay chúng ta...Bỗng nhiên lão im bặt.Vạn Lương thắc mắc:- Làm sao?Châu Chính buồn bã nói:- Nếu như là thánh cung hoa tướng đến thật, thì tiểu đệ chỉ còn cách chiến tử để gọi là báo đáp tấm thâm tình của Phạm cô nương.Vạn Lương an ủi:- Châu huynh cũng bất tất quá lo buồn, dù cho có hoa tướng lâm trận, ma quân tới đây, Phạm cô nương cũng có cách đối phó.Lão biết rõ Phạm Tuyết Quân mưu trí cùng mình, nhưng võ công không cao, nói thế là nói lấy lệ thôi, nhưng đối với Châu Chính nó có tác dụng phấn chấn lạ, chỉ nghe Châu Chính nói:- Đúng thế, đã có Phạm cô nương ở cạnh bày mưu, thì dẫu cho có ma quân thân lâm cũng không đáng ngại.Vạn Lương lại lo ngay ngáy:- Tả Thiếu Bạch thương thế chưa lành, chẳng hiểu có thể xuất thủ cự địch được không, còn Phạm Tuyết Quân thì hành sự dụng mưu, tài hoa có đấy, nhưng nếu bảo thân ngộ cảnh hiểm, động thủ phá trùng vây chỉ sợ không bằng cả Vạn mỗ.Nghĩ chỉ để bụng, chứ không dám nói ra.Bấy giờ, vầng thái dương đã nhô khỏi ngọn cây, tỏa ánh sáng chan hòa khắp một vùng cỏ cây, vừa lúc, hai hồng y kiếm thủ hấp tấp chạy lại.Châu Chính thấp giọng:- Cường địch đã tới sát.Lão vừa dứt lời thì hai hồng y kiếm thủ đã đến bên, đồng thanh nói:- Người trong thánh cung đã bày trận chờ ngoài hai dặm.Châu Chính sẽ gật:- Biết rồi...Ngừng một thoáng, lão bảo:- Chúng bay truyền lệnh của ta, bảo tất cả những người thám thính địch tình phải rút hết khỏi đấy.Hai hồng y nhân dạ ran một tiếng, ngoan ngoãn lui nhanh.Châu Chính đưa mắt nhìn Vạn Lương hỏi:- Vạn huynh, có phải bẩm báo với Phạm cô nương?Vạn Lương nghĩ bụng:- Nếu cứ chường mặt đối địch bằng võ khí, đem sự liều mạng ra tranh đua, chỉ sợ nàng cũng chẳng có kế hay.Nghĩ vậy, nhưng miệng trả lời Châu Chính:- Cũng nên như thế.Châu Chính liền bước nhanh tới trước cỗ xe, nghiêng mình nói:- Phạm cô nương, người của thánh cung đã dàn hàng đợi phía trước mặt, thuộc hạ không thể quyết định, mong cô nương ra lệnh.Trong xe vọng ra tiếng Tuyết Quân:- Chúng ta không thể tỏ ra kém vế chúng.- Phạm cô nương nói phải, thuộc hạ đã ra lệnh chúng sắp hàng nghênh đón đằng trước.Tuyết Quân ngọt ngào:- Đợi lệnh của tôi rồi hãy xuất thủ.- Thuộc hạ xin ghi nhớ.Quay lại Vạn Lương nói:- Đệ xuất lãnh hai chục tướng dàn hàng tiến, Vạn huynh dẫn hai vị hộ pháp Cao, Hoàng hộ vệ xe của Phạm cô nương.Vạn Lương nói:- Được, xin nghe lời Châu huynh phân phó.Thoáng cái, trước xe hai chục tướng đã từ bốn phía lục tục chạy lại đông đủ.Châu Chính cao giọng nói:- Phạm cô nương đã truyền lệnh cho chúng ta không được tỏ ra yếu kém trước người của thánh cung. Cô nương tuy đã có sẵn kế hoạch trừ diệt địch trong bụng nhưng phen này ra đi, không tránh khỏi một trường ác chiến, vậy phải động thủ, chúng ta sẽ dốc hết toàn lực thi thố.Cả hai chục hồng y kiếm thủ đều đồng thanh đáp. - Chúng tôi có chết cũng không dám lùi.Châu Chính hài lòng: - Hay lắm, hay lắm.Nói rồi, y giục ngựa đi đầu.Hai chục kiếm sĩ đều tuốt gươm khỏi vỏ chạy theo sau Châu Chính. Vạn Lương đi tới bên xe Tuyết Quân sẽ giọng nói:- Phạm cô nương.Tuyết Quân hỏi: - Có chuyện gì?- Nếu chúng ta gặp phải cao thủ thánh cung, cuộc chiến chắc sẽ ác liệt lắm. Lão hủ mắt thấy dường như Châu đại hiệp rất sợ bọn người tới đây.Tuyết Quân suy tư:- Minh chủ thương thế ra sao?- Cái đó lão hủ chưa có hỏi, nhưng cứ riêng ý lão hủ thì người vẫn có thể giao chiến được.- Thắng bại trong cuộc chiến tới đối với chúng ta thập phần quan trọng, có thể Kim đao môn nhờ trận này mà dương danh thiên hạ, nổi tiếng giang hồ, nhưng cũng có thể là sẽ đổ vỡ, suy tàn mãi mãi, không có ngày ngóc đầu dậy được.Vạn Lương nghĩ bụng:- Phải đấy, hiện giờ thánh cung ma quân phái ra vô số cao thủ, truy lùng triệt hạ chúng ta. Nếu không đánh cho họ dăm lần bạt vía thì chúng ta sẽ khó lòng có được chỗ đứng trên giang hồ.Chỉ nghe tiếng Tuyết Quân vọng ra:- Nếu như chúng ta không có vài trường ác chiến thảm liệt với thuộc hạ của thánh cung ma quân thì giang hồ đồng đạo cũng chưa ai biết có Chính nghĩa Kim đao xuất thế. Vậy xin phiền Vạn hộ pháp chuyển cáo cho minh chủ một tiếng, nói người nên lợi dụng thời gian này vận khí điều tức, chờ khi cấp yếu, còn phải thỉnh người xuất thủ.- Lão hủ nhớ rồi.Khoát tay, ba cỗ mã xa nhất tề chạy về phía trước.Giữa vùng nguyên dã hoang lương, trước mặt lừng lững mấy chục võ sĩ vận bạch y, tay lăm lăm trường kiếm, đứng một hàng ngang chắn ngay lối đi.Châu Chính điều động nhị thập bát tướng sắp thành một tòa phương trận nghênh chiến.Hai bên cách nhau không quá hai trượng nhưng đều chưa ai có ý xuất thủ, như thể còn chờ đợi một cái gì?Tuyết Quân cho xe chạy thẳng đến trước trận, sẽ giọng hỏi:- Châu hộ pháp, địch thế mạnh lắm không?Châu Chính đáp:- Đối phương đều là võ sĩ của Bạch long đường, nếu như không có hậu viện thì thế địch chưa đáng sợ.Vừa dứt lời, hốt nghe có tiếng đàn réo rắt vọng lại, xa trông thấy mười hai thanh y nữ tỳ cầm kiếm chạy quanh một cỗ kiệu trắng đang lướt vùn vụt đi tới.Châu Chính kinh hoàng:- Phạm cô nương, thôi đúng là thánh cung hoa tướng rồi.Khi ấy, Ngọc Giao bỗng từ cỗ xe sau cùng phóng ra, tung vèo lên xe Tuyết Quân.Chỉ thấy, hàng bạch y kiếm sĩ nhất loạt buông thõng kiếm, rạp mình cung nghinh chiếc kiệu trắng.Cỗ kiệu chạy thẳng tới trước mặt bọn bạch y kiếm sĩ thì dừng lại.Cùng lúc, mười hai thanh y nữ tỳ rẽ đứng hai bên kiệu.Trong kiệu vọng ra tiếng đàn bà thánh thót:- Châu đường chủ.Châu Chính giật mình, cất bước tới trước nói:- Có Châu Chính.Giọng người trong kiệu trở nên sắc lạnh:- Ngươi hẳn phải biết hình pháp của thánh cung chúng ta đối với kẻ bội phản sẽ xét xử ra sao chứ?Châu Chính đằng hắng:- Châu mỗ biết.Bức rèm trước kiệu sẽ lay động, từ trong bước ra một phụ nhân toàn thân vận lục y, lạnh lùng nói:- Châu đường chủ, ngươi biết thân phận ta rồi chứ?- Thánh cung hoa tướng, Châu mỗ có lý đâu không biết.Lục y phụ nhân cười nhạt:- Châu đường chủ đã biết thế, sao còn chưa chịu quì xuống?Châu Chính biến sắc, nhưng sau bỗng phá lên cười ha hả:- Nếu như Châu mỗ còn ở trong thánh cung, cung nghinh đại giá của hoa tướng là lẽ phải, nhưng giờ này Châu mỗ đã là người trong Kim đao môn.Lục y phụ nhân thoáng ngạc nhiên:- Kim đao môn! Chưa hề nghe nói đến...Ngừng lại, mụ sẵng giọng:- Ngươi nhất quyết qui phục Kim đao môn?Châu Chính điềm nhiên:- Phải, hoa tướng muốn trị tội Châu mỗ, hiện chỉ có mỗi cách.- Dùng võ công chế phục ngươi à?- Đúng thế, Châu mỗ ngày còn ở trong thánh cung, từng được nghe nói hoa tướng võ công cao cường, giờ đây nếu được lãnh giáo, thì có chết cũng nhắm mắt.- Ngươi thật muốn kiến thức?Châu Chính lạnh lùng khẽ gật.Lục y phụ nhân cười nhạt:- Được lắm!Phất tay, bốn thanh y nữ tỳ cùng lúc phóng vút tới, bốn thanh trường kiếm nhoáng lên thẳng hướng Châu Chính.Châu Chính hít dài một hơi, gối không rung, chân không động, nhẹ nhàng như cánh lá khô bay vèo về sau năm thước.Thấy biến, bốn hồng y kiếm thủ cùng quát lớn một tiếng, phóng ra chia cự với nữ tỳ, mở một trường ác chiến.Lục y phụ nhân cười khanh khách:- Châu Chính, ngươi giỏi thật, dám to gan cùng ta động thủ.Châu Chính không khỏi lo lắng, vì vốn biết rõ bọn nữ tỳ của thánh cung hoa tướng thảy đều võ công cao cường. Kiếm chiêu do hoa tướng chân truyền thế tất bốn kiếm sĩ khó lòng đương cự nổi họ.Lục y mỹ phụ đứng xem quát bảo:- Các ngươi khỏi phải thủ hạ lưu tình, cứ thẳng tay hạ độc thủ đi!Tứ tỳ đồng thanh dạ, kiếm thế bỗng nhiên biến đổi, khởi công toàn những chiêu thức quỉ bí lạ thường.Bốn hồng y đại hán thoạt đầu còn cầm cự ngang tay, nhưng từ lúc tứ tỳ thình lình biến thế, tức thì thấy lúng túng, chỉ trong dăm chiêu đã đâm ra luống cuống, bối rối trước lớp lớp kiếm ảnh dậy gió của đối phương.Châu Chính cau mày lo ngại:- Bọn hồng y kiếm thủ đã được gọi là những cao thủ hữu hạng, thế mà vẫn chưa phải địch thủ của đám thanh y nữ tỳ, đủ biết hoa tướng võ công lợi hại đến mức nào.Đang nghĩ, hốt nghe vang tiếng rú thảm.Dõi mắt nhìn, thấy cánh tay một hồng y kiếm thủ đã bị một thanh y nữ tỳ chém lìa từ khuỷu tay xuống.Châu Chính nóng lòng, chực nhoáng trường kiếm xuất thủ sực nhớ đến lời Tuyết Quân dặn dò, vội chạy lại trước xe, sẽ giọng nói:- Phạm cô nương, quả nhiên thánh cung hoa tướng đã tới!Tuyết Quân ở trong xe hỏi ra:- Động thủ chưa?- Tình thế cấp bách quá, tại hạ không kịp thỉnh thị cô nương.- Bên phải đã bị thương một người?- Đúng vậy, bọn nữ tỳ dưới tay hoa tướng võ công đều cao cường, kiếm chiêu quỉ quyệt, nhị thập bát tướng chắc chắn là không đương cự nổi.- Thôi được, Châu hộ pháp đi gọi Hoàng, Cao Quang nhị vị hộ pháp ra tay cầm cự thay bọn thập nhị bát tướng đi!Châu Chính đáp dạ, còn chưa kịp đi gọi Hoàng Vĩnh và Cao Quang bên tai đã nghe vang vọng những tiếng rú thảm, ba hồng y đại hán còn lại, hai đã mất mạng dưới kiếm của bọn thanh y nữ tỳ, còn một người thọ thương nặng gục ngã ngay giữa đương trường.Nhị thập bát tướng đều nóng lòng muốn xuất thủ báo thù cho đồng bạn nhưng chưa có lệnh của Châu Chính nên đành đứng trừng mắt hậm hực.Phần bốn nữ tỳ đánh ngã cả bốn hồng y đại hán cũng ngừng tay, chưa dám tiến công, như thể còn chờ lệnh hoa tướng.Lục y mỹ phụ đắc ý cười vang:- Châu Chính, ngươi đã mở mắt chưa, mấy tên hồng y kiếm thủ của ngươi chưa đủ để những nữ tỳ của ta hạ sát trong khắc công phu...Châu Chính ngắt lời:- Hoa tướng, đừng có tự phụ quá, hiện tại vẫn chưa biết được thắng bại sẽ về bên nào.- Phải, ta dám nói Châu Chính ngươi cũng chẳng có gan bội phản thần quân, chắc phải có nhân vật nào ở trong bóng tối điều khiển. Người ngồi trong xe kia là ai?- Cái đó xin thứ cho khỏi đáp.Lục y mỹ phụ cười gằn:- Ngươi không nói chả nhẽ ta không bắt y ra xem được sao?Vẫy tay, bảo nhỏ bốn nữ tỳ:- Đem người trong xe ra cho ta.Hai nữ tỳ sẽ dạ, nhanh nhẹn vút mình chạy bay đến bên cỗ xe.Châu Chính định vung kiếm cản, hốt nghe trong xe vang vọng tiếng thánh thót của phái nữ:- Các ngươi muốn chết?Liền lúc đó, chỉ thấy rèm xe thoáng động, lóe vụt ra một luồng sáng bạch.Tia sáng vừa dứt ánh ngoài cửa xe. Cùng lúc hai thanh y nữ tỳ nhất tề ngã rũ.Châu Chính sửng sốt đứng lặng.Lục y mỹ phụ thấy hai nữ tỳ tử thương dưới ám khí của đối phương bất giác hơi cau mày, cất bước đi tới.Châu Chính ngầm đề chân khí, chực nhảy ra ngăn chận thì đã nghe vang một tiếng quát, từ cỗ xe thứ nhì vút ra một bóng người chặn ngang lối mỹ phụ.Lục y mỹ phụ lạnh lùng nhìn sang Châu Chính hỏi:- Ai thế?Châu Chính đưa mắt nhìn, thấy là thiếu niên thọ thương mà Tuyết Quân chưa hề nói cho biết tánh danh nên nhất thời không biết phải trả lời sao, đành lẳng lặng ngoảnh đầu giả lảng.Lục y mỹ phụ giận sôi, chẳng nói chẳng rằng, nhoáng nhanh tả thủ vút lóe tia sáng bạch bay vèo tới Châu Chính.Cùng với giây phút lục y mỹ phụ rung tay, thiếu niên đứng chắn lối bỗng nhiên thò hữu thủ, nhanh không tưởng rút soạt trường kiếm giắt ở vai, khoa vòng sáng lạnh thẳng tới luồng sáng bạch!Chỉ nghe tiếng khô rợn, tia sáng nhắm hướng Châu Chính lập tức bị trường kiếm đánh rơi.Lục y mỹ phụ không ngờ đối phương rút kiếm mau lẹ như thế, bất giác ngẩn người.Sau giây phút định thần, lục y mỹ phụ hết dám khinh địch, lạnh lùng nhìn thiếu niên trước mặt chặp lâu:- Xem thủ pháp bạt kiếm, các hạ võ công tất không phải thường, hẳn là nhân vật hữu danh.Thiếu niên ấy chính là Thiếu Bạch.Thiếu Bạch chậm rãi tra kiếm vào vỏ nói:- Tại hạ vô danh tiểu tốt, chả dám phiền ai hỏi tới.Lục y mỹ phụ cười nhạt, đột ngột rút vù một sợi giây lưng màu xanh, khoa vòng quét vèo tới trước ngực Thiếu Bạch.Thiếu Bạch cũng nhanh không kém, rút trường kiếm chống đở vừa lấy làm lạ:- Phụ nhân này chỉ dùng một sợi quyên đới cự địch, thì thật kỳ dị, chắc là môn võ công tàđạo.Còn đang nghĩ, trường kiếm đã chạm vào sợi dây lưng.Chỉ nghe một tiếng vù, thanh trường kiếm trong tay Thiếu Bạch bị hút bổng, suýt vụt bay.Thiếu Bạch kinh hãi, lòng hoang mang không hiểu binh khí gì lạ quá.Chưa kịp định thần, lục y mỹ phụ đã triển động thế công, giăng giăng trong ánh lục cuồng phong dấy lên ào ạt tưởng chừng cả biển sóng vỗ bờ.Thiếu Bạch vội vàng chớp loé kiếm ảnh, sử dụng vương đạo cửu kiếm đón đở.Mới mấy chiêu đầu chưa thấy có gì, nhưng dần sau sáu bảy hiệp, Vương đạo Cửu kiếm bắt đầu phát huy uy lực, kiếm thế dấy động lớp lớp, chụp kín lục y mỹ phụ trong vùng kiếm ảnh trùng trùng.Châu Chính nằm mộng cũng không ngờ được thiếu niên thọ thương ấy kiếm thế lại tuyệt diệu như vậy, bất giác sửng sờ.Lục y mỹ phụ nhoáng lên mấy chiêu kỳ học đều vẫn không tài nào phá vỡ màn kiếm mịt mùng của đối phương thì bàng hoàng, kêu thất thanh.- Đại bi kiếm pháp!Châu Chính quá đổi lạ lùng:- Đại bi kiếm pháp là tuyệt học giang hồ của Thiên kiếm Cơ Đồng năm nào, thiếu niên ấy làm sao học được?Nghĩ đến đấy, hốt thấy bốn thanh y nữ tỳ nhất tề vung kiếm nhảy xông vào trợ chiến.Ra là bọn nữ tỳ theo hầu thấy chủ nhân khó bề thắng được Thiếu Bạch cho nên vội xuất thủ tương trợ.Châu Chính thấy thế, quát to:- Đường đường là một cánh cung hoa tướng cũng cậy đông thủ thắng nữa sao?Lão toan rút kiếm ra nghinh chiến chợt thấy Thiếu Bạch chớp động thế kiếm loang mau màn kiếm ảnh chụp luôn đối phương bốn thanh y tỳ nữ vào giữa.Nên biết cái hay của Thiên kiếm là ở chỗ dùng ít địch đông, khí thế vẫn không giảm, đối phó với một người oai lực là thế mà đối phó với hai người hay mười người cũng vậy.Châu Chính rút kiếm cầm tay rất muốn xuất thủ tương trợ, nhưng thấy Thiếu Bạch kiếm thế càng lúc càng mạnh mẽ, rộng loang ánh sáng lạnh khắp chu vi mười trượng, khiến cho chủ tớ của thánh cung chỉ còn cách ngăn chống cầm chừng nên đành đứng yên theo dõi.Hai bên ác chiến đã ngoài hai mươi hiệp, hoa tướng và bốn thanh y tỳ nữ càng thêm luống cuống trong ánh kiếm đợt đợt bủa vây kín mít của Thiếu Bạch, tình thế mỗi lúc mỗi hiểm nghèo.Mười nữ tỳ hộ giá cho thánh cung hoa tướng, ngoại trừ đã mất hết hai, bốn xuất thủ trợ chiến cho chủ nhân, còn lại sáu người, mắt thấy bốn tỷ muội và chủ nhân bị kiếm thế đối phương vây khổn, đâm trái quét phải, vùng vẩy cách nào cũng không thoát khỏi trùng kiếm dầy đặc, bất giác đều rút soạt kiếm.Châu Chính đứng một bên thấy thế vung kiếm nhảy tới trợ chiến nhưng khổ nổi bị màn kiếm lớp lớp gió rít ào ạt của Thiếu Bạch chắn ngang như một bức tường thành, không sao vượt qua được.Chỉ thấy Thiếu Bạch chớp lóe kiếm quang, quét một vùng áp lực, dấy lên những đợt cuồng phong đổ ào xuống màn kiếm quang, nhấp nhoáng khởi công sáu thiếu nữ mới nhập trận.Mười ả nữ tỳ hộ giá cộng thêm thánh cung hoa tướng, cả thảy mười một người vẫn không thể nào đảo được cục diện, trái lại còn bị vây kín trong vùng kiếm ảnh gió dấy mù trời của Thiếu Bạch.Thiếu Bạch kiếm chiêu quả là ảo diệu, mênh mông như vùng biển cả không bờ, đối với một người như thế, thêm có mười người cũng vậy.Châu Chính càng xem càng kính phục, nghĩ bụng:- Người này kiếm thuật thần kỳ nhường ấy, cho là ma quân đích thân lâm trận cũng vị tất đã thắng được y. Kim đao môn có cao thủ như thế thì việc tranh hùng với thánh cung ma quân cũng chẳng phải ngại.Bỗng nhiên một tia sáng lóe lên trong đầu, lão sực nhớ tới lời Tuyết Quân:- Phạm cô nương có nói Kim đao minh chủ thần thông cả hai tuyệt học Thiên kiếm, Tuyệt đao. Người này kiếm pháp kỳ ảo quá, nếu không phải là Thiên kiếm thì ở cõi thế này còn có pho kiếm pháp nào lợi hại như vậy, hay ấy là Kim đao minh chủ...Đảo mắt nhìn quanh, thấy đội hồng y kiếm thủ đứng giăng hàng nét mặt đều tươi tỉnh, phấn chấn, khác hẳn cái dáng sợ sệt, lo lắng lúc mới gặp thánh cung cùng hoa tướng.Cuộc chiến thêm mười phần ác liệt nữa, thánh cung hoa tướng và mười ả nữ tỳ bắt đầu cảm thấy chân tay rã rời, choáng váng, hết cả sức cầm cự.Đang khi thập phần nguy hiểm, lục y mỹ phụ thình lình quát lớn, thâu chiêu lùi nhanh lại.Bọn mười ả nữ tỳ cũng đồng loạt ngừng tay lui về.Thánh cung hoa tướng nhìn sững Thiếu Bạch hỏi:- Các hạ phải là truyền nhân của Thiên kiếm Cơ Đồng?Thiếu Bạch sẵng giọng:- Phải thì sao?Lục y mỹ phụ quay người nhìn Châu Chính:- Ngươi đừng tưởng nương nhờ dưới kiếm của truyền nhân Cơ Đồng là mạng được bảo toàn. Thần quân sau bao năm trường tĩnh tâm khổ cứu đã tìm ra được môn võ công đủ đối phó lại Thiên kiếm. Cả đến Đoạn hồn nhất đao của Hướng Ngao, người cũng đã có cách phá giải rồi, ta nói thế không phải chỉ dọa giẩm đâu.Châu Chính nói:- Đa tạ hoa tướng có lòng mách bảo, Châu mỗ chỉ biết cảm kích...Rồi lão hốt ngẩng mặt cười vang:- Hoa tướng thep phò ma quân chưa chắc có tình thực, nếu lúc nào có giác ngộ cứ việc tìm đến Châu mỗ, tại hạ sẽ cầu Phạm cô nương giải cho chất độc trong người.Lục y mỹ phụ cười nhạt, quay nhìn mười tỳ nữ bảo:- Chúng ta đi!Xoay mình, mỹ phụ vút lên kiệu cùng với mười nữ tỳ hộ giá bỏ đi một nước.Đám bạch y nhân đón đường cũng vội thâu binh khí, chạy nhanh theo về.Thiếu Bạch dõi mắt nhìn theo cỗ kiệu và bóng bạch y nhân đã chạy sau cùng mất biến ở mãi xa, mới thở phào một hơi, ngã lăn ra đất.Vạn Lương, Châu Chính vội vàng chạy lại đỡ Thiếu Bạch dậy, hỏi dồn:- Thọ thương à?Thiếu Bạch lắc đầu:- Không, vết thương cũ lại vỡ, nghỉ một lát sẽ khỏi ngay.Ra là lúc quyết chiến với thánh cung hoa tướng, vết thương cũ chưa lành lại rách miệng, đau nhức khôn tả nhưng chàng vẫn cắn răng cầm cự cho tới khi đẩy lui được đối phương.Chàng biết rõ chỉ cần mình ngã quỵ là bọn hoa tướng, nữ tỳ và mấy chục bạch y nhân sẽ xông lên tàn sát, nên chi, cố vận khí chờ cho bọn họ đi mất bóng, hết còn gượng được nữa mới loạng choạng ngã sấp.Đúng lúc đó, rèm khẽ lay động, Ngọc Giao tung vút ra, trong tay cầm một bình ngọc, lo lắng nói:- Trong bình có ba viên hoàn đơn, cách độ hai giờ thì uống một viên, xong nằm yên trên xe nghỉ cho khỏe.Thiếu Bạch cầm lấy bình ngọc:- Đa tạ cô nương.Trương Ngọc Giao bật cười:- Ấy là thuốc của Phạm cô nương nhờ tiện thiếp chuyển giao, chứ có liên quan gì tới tiện thiếp đâu mà cảm ơn.Vạn Lương dìu Thiếu Bạch vào trong xe, thuận tay buông rèm xuống.Trong cỗ xe đi đầu có tiếng Tuyết Quân vọng ra:- Thượng lộ.Châu Chính ứng tiếng dạ, đưa tay khỏi đầu đảo một vòng, bọn hồng y kiếm thủ đứng xếp hàng liền phân tán đi bọc quanh ba cỗ xe.Thấy Vạn Lương đi sát bên, Châu Chính sẽ giọng hỏi:- Hiện nay cao thủ trên giang hồ phần đông đã quy phục thánh cung, số còn lại nếu không phải đệ tử của cửu đại môn phái, cũng là người trong tứ môn, tam hội, lưỡng đại bang, thì cái việc tìm cao thủ bổ sung thêm xem chừng không d-.Vạn Lương trầm ngâm:- Việc này chắc Phạm cô nương đã dự liệu.- Trừ tài nghệ của Phạm cô nương ra, trong đám đương kim võ lâm, sợ không có người thứ hai đủ sức chống lại thánh cung.Vạn Lương hơi do dự:- Châu huynh đã quy phục Kim đao minh chủ, chúng ta kể là người đồng đạo, đệ có vài điểm nghi vấn nói ra, mong Châu huynh đừng chấp.- Vạn huynh cứ nói, ngại nỗi đệ hiểu biết có hạn, sợ không giải đáp hết được.Vạn Lương mỉm cười:- Châu huynh ở trong thánh cung cũng là một đường chủ, chắc rất được thần quân tín nhiệm.Châu Chính đỡ lời:- Đệ tuy được thánh cung ma quân cho nhậm chức Hoàng long đường chủ, nhưng việc trong thánh cung đệ chỉ biết phần nào. Ôi! Kỳ thực đâu có riêng đệ, ngũ long đường chủ chỉ sợ cũng giống như đệ, chúng tôi vâng lệnh hành sự mà thôi.- Không lẽ Châu huynh đầu nhập thánh cung trong hơn hai mươi năm trường vẫn chưa lần nào được gặp thánh cung ma quân sao?- Thật ra có lẽ cũng được gặp, nhưng y hóa thân mỗi lần một khác, khiến cho người ta khó mà biết.- Gọi là thánh cung ma quân thì sự thực thánh cung ấy ở đâu?- Trong Võ di sơn.- Trong Võ di sơn núi non trùng điệp hàng ngàn dặm, không hiểu nó ở quãng nào?Châu Chính suy nghĩ giây lát:- Có lẽ ở khu vực giáp giới hai tỉnh Mân, Cống.- Nói thế Châu huynh cũng chưa tới thánh cung?- Không, đi nhiều rồi, nhưng thánh cung ma quân mưu trí đa đoan. Phàm là người được gọi đến thánh cung đều phải dừng lại ở vùng giáp giới, tập trung lại rồi bị điểm huyệt, bịt mắt xong sẽ được lên xe đi vào núi, khi mở mắt ra là đã tới thánh cung.- Thánh cung ma quân võ công cao cường, lại hóa thân khi gặp người, thì sao lại còn phải dựng nên cái cung thần bí như thế, không phải vẽ rắn thêm chân sao?- Đúng vậy, đệ cũng ngờ là chả có thần quân gì cả, thánh cung thần quân ấy chỉ là ngẫu tượng hoá danh được tung ra bịp người.- Nếu thế lạ quá, vì người đó không có thật làm sao có thể thống lãnh bao nhiêu võ lâm caothủ?- Ý tại hạ muốn nói là có một hay hai kẻ nào đó lợi dụng cái tên thần quân để âm mưu độc bá thiên hạ.- Chưa hẳn, đệ thấy thì người ấy phải bịa ra cái danh hiệu thần quân, kiến tạo tòa thánh cung huyền bí kia là có dụng tâm gây nên bầu không khí thần kỳ ma quái khiến người mê hoặc tai mắt, cũng là để giấu đi tên họ thật. Nếu đệ đoán không sai, người đó hẳn là người võ lâm ai cũng biết.Châu Chính ngẫm nghĩ, đở lời:- Đúng lắm, Vạn huynh nói nghe chí lý.Vạn Lương nói:- Nếu người ấy không tạo ra một căn cứ ma quái và tung ra một tên Ma quân ghê gớm, cứ dùng tên thật thì dẫu cho võ công có cao cường đến đâu chưa chắc đã sai khiến được một người có danh tiếng như Châu đại hiệp chẳng hạn.- Nếu quả đúng như lời Châu huynh nói thì người đó không khó gì đoán ra tung tích.- Cứ xét cho kỹ khoảng ba chục năm trở lại đây, nhân vật trên giang hồ lừng lẫy nhất phải kể đến Thiên kiếm Cơ Đồng và Bá đao Hướng Ngao là số một, nhưng hai vị này đã vượt qua Sinh tử kiều, quy ẩn chưa ra, vậy thì không kể hai bậc ấy.Châu Chính nói:- Thứ đến phải kể đến Chính nghĩa lão nhân.- Không có thể.- Tại sao?- Chính nghĩa lão nhân đã chết rồi, và phần mộ của ông ta đã được chúng tôi phát hiện, ngoài ra chúng tôi còn lấy được cây Kim đao, di vật của ông.- Phải đấy, Kim đao môn của chúng ta là lấy cớ có ngọn Kim đao.Vạn Lương nói:- Ý chính còn là lấy hai chữ Chính nghĩa, trong giang hồ phần đa số là không thấy mặt Chính nghĩa lão nhân, nhưng đại danh người có thể nói không ai không biết. Cái chính khí lồng lộng người để lại vẫn bàng bạc và số nhân vật chịu ơn người không làm sao tính hết. Mượn ngọn Kim đao để thành Chính nghĩa lẽ đâu không phải là việc danh chính ngôn thuận.Châu Chính gật đầu:- Đúng vậy, dùng Kim đao để lay tỉnh Chính nghĩa võ lâm đang bị chôn vùi.- Và cũng mượn dịp gợi dậy lòng chiến đấu chống kẻ thù chung của những nhân vật từng chịu ơn Chính nghĩa lão nhân.Châu Chính trầm ngâm giây lâu nói:- Ngoài Thiên kiếm, Bá đao và Chính nghĩa lão nhân ra, đệ thực không nghĩ ra được nhân vật nào lại có tâm cơ ghê gớm như thế. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 42 Quái nhân dưới lòng địa đạo Vạn Lương như sực nhớ ra điều gì trọng đại, hấp tấp hỏi: - Châu huynh có thấy Chính nghĩa lão nhân bao giờ chưa?- Đã có may mắn được diện kiến mấy lần rồi. Ôi! Người thực là một bực tuổi tác rất từ bi.- Chính nghĩa lão nhân có người bạn nào tri kỹ không?Châu Chính ngẫm nghĩ một hồi đáp:- Chuyện này đệ không được rõ.- Phải chăng con người đã học được nền y thuật tuyệt thế không phải chỉ có Chính nghĩa lão nhân.Châu Chính sửng sốt:- Ai? Người nào?Vạn Lương cũng thừ người, mệt mỏi đáp:- Điều này khó trả lời lắm, kẻ đó là ai lão hủ không sao nói ra được. Nhưng nếu trên đời quả có thánh cung thần quân thật thì kẻ đó là thánh cung thần quân.Nói đến đây, trong óc chợt nẩy ra ý nghĩ khiến lão đứng khựng lại nói:- Đợi một lát, tại hạ có chuyện thỉnh giáo Phạm cô nương.Vội vàng quay người tới trước cổ xe, lão nói:- Vạn Lương có chuyện xin thỉnh giáo Phạm cô nương.Cỗ xe đang chạy dừng lại ngay và trong xe vọng ra tiếng Tuyết Quân:- Chuyện gì?- Xin hỏi Phạm cô nương, chúng ta đi về đâu đây?- Lên thẳng núi Võ Đang.Vạn Lương hạ thấp giọng:- Vạn Lương có chuyện cơ mật, muốn hỏi ý cô nương, chẳng hay có thể lên xe được không?Tuyết Quân ngọt ngào đáp:- Được, mời lão trượng lên.Vạn Lương nhanh nhẹn vén rèm xe bước lên. Lúc bấy giờ toàn thể hồng y kiếm sĩ đều dừng lại vây quanh các xe.Ước chừng công phu ăn xong bữa cơm, Vạn Lương mới từ trên xe nhảy xuống đi lại bên Châu Chính sẽ giọng nói:- Tại hạ đã thuyết phục được sự đồng ý của Phạm cô nương, chúng ta đổi cuộc hành trình.- Vậy bây giờ tính đi đâu?- Chỗ này không có tên, hoang lương lắm.Châu Chính nghĩ Vạn Lương không muốn nói ra cũng không hỏi dồn để biết, chỉ khẽ đằng hắng nói:- Đi theo hướng nào?- Nhằm theo hướng chính bắc.- Như vậy chẳng hóa ra trở về chỗ cũ?- Chỗ đó cách chỗ cô nương bày Lục giáp kỳ trận không xa. Chúng ta bỏ đi rồi lại trở về, có thể khiến thánh cung ma quân hoang mang không biết đâu mà dò.- Vậy chúng ta đi đi.Dứt lời, lão ngoắc tay ra hiệu, bao nhiêu hồng y kiếm sĩ liền lập tức quay về hướng chính bắc, bảo vệ cỗ xe tiến về phía trước.Vạn Lương đi đầu dẫn đường.Châu Chính để ý theo dõi, chỉ thấy Vạn Lương bước đi rất dè dặt, cơ nhỡ sợ đi lạc hướng.Một ngày qua đi không có việc gì xảy ra, đến khi màn đêm buông xuống đoàn người đi tới cạnh một thôn nhỏ hoang lương.Vạn Lương sẽ nói với Châu Chính:- Giờ phút này chúng ta phải mau tới ngồi nhà tranh ấy.- Châu Chính ngạc nhiên hỏi lại.- Ngôi nhà tranh nào?- Ôi, tại hạ đã chẳng nói rồi sao, chỗ đó không có tên mà cũng không thể chỉ rõ được, đợi chút nữa, Châu huynh coi tất sẽ hiểu.- Bây giờ tính sao?- Xe phải đóng ở đây, Châu huynh tuyển chọn mấy thuộc hạ giỏi giang cho đi với đệ tới ngôi nhà tranh ấy thám thính.- Tại hạ cùng đi với được không?Vạn Lương đáp:- Thế thì còn gì hay bằng.Châu Chính bèn chọn lấy bốn tay kiệt liệt trong đám hồng y kiếm sĩ, cùng với Vạn Lương cả thảy là sáu người do Vạn Lương dẫn đường, mượn bóng đêm nhắm thẳng hướng chính tây băng mình.Giữa lúc ấy, hốt nhiên rèm xe được vén lên nhanh, Trương Ngọc Giao buông mình xuống đất hỏi:- Thêm tôi đi nữa được không?Vạn Lương lắc đầu:- Cô nương phải ở lại bảo vệ cho Phạm cô nương.- Phạm cô nương lại muốn tôi đi theo chư vị.Vạn Lương giật mình hoang mang:- Thật thế không?Ngọc Giao thản nhiên đáp:- Không tin xin cứ đi hỏi.Vạn Lương hơi do dự, nhưng rồi nói liền:- Đã là Phạm cô nương để cô nương đi, vậy thì cùng đi vậy!Ngọc Giao mỉm cười, lẳng lặng theo sau Vạn Lương.Vạn Lương dẫn đầu, một mạch bảy người đi được khoảng hai chục dặm tới một nơi hoang vắng, cỏ mọc um tùm.Lúc bấy giờ đám mây đã che ngang vầng trăng, trong u ám chỉ thấy một ngôi nhà tranh đứng chơ vơ một mình trên miền cỏ cao.Vạn Lương thấp giọng nói với Châu Chính:- Châu huynh đã thấy rõ ngôi nhà chưa?Châu Chính đáp:- Thấy rồi.Vạn Lương nói luôn:- Trong ngôi nhà đó có một con đường hầm kín đáo, kỳ quái là đêm nay không thắp đèn?Châu Chính vốn tính trầm tĩnh nên không nói gì.Trương Ngọc Giao chen vào nói:- Có thể họ dọn nhà đi rồi, chúng ta vào xem sao rồi hẵng tính.Vạn Lương nghiêm giọng gạt đi:- Không nên coi thường, vọng động.Ngọc Giao bướng bỉnh nói:- Chúng ta cũng không thể mãi đứng chờ ở chỗ này.Vạn Lương nói:- Nếu vậy để tôi vào trước, chư vị ở ngoài tiếp ứng.Ngọc Giao cười thuyết phục:- Nắm kim châm ám khí của tôi dùng vào cận chiến rất hay, tôi đi với lão trượng.Vạn Lương không biết sao đành nói:- Thế cũng được, nhưng nhất nhất cô nương phải nghe lệnh tôi, không được xuất thủ bừa bãi.- Nếu địch nhân không ra tay trước, tôi sẽ nghe lệnh lão trượng, còn nếu chúng xuất thủ ngay, tất nhiên tôi cũng phải hầu tiếp cho tôi tức thì.Vạn Lương nghĩ bụng:- Con a đầu này bướng quá!Nghĩ thế nhưng lão làm thinh nhẹ bước tiến về phía ngôi nhà tranh.Châu Chính níu áo Vạn Lương:- Nếu gặp điềm dữ hãy kiếm cách gọi đệ một tiếng.Vạn Lương gật đầu bước đi.Ngọc Giao đã tiến sát vào ngôi nhà hoang vắng ghê rợn, lù lù trong đêm vắng.Nàng hành động quá mau lẹ và quá đỗi bất ngờ khiến Vạn Lương không kịp ngăn cản, chỉ có nước than trời:- Con a đầu to gan quá lắm!Ngọc Giao hữu thủ sẵn sàng một nắm kim châm, tả thủ ngầm vận công lực đẩy mạnh cửa. Cánh cửa gỗ đang đóng chặt tức thời kêu lên một tiếng két ghê rợn bung ra. Hoá ra nó không cài then. Ngọc Giao nhanh nhẹn phóng vút vào, Vạn Lương chỉ kịp dặn với theo:- Cô nương đề phòng.Lập tức lão cũng tung mình theo. Ngọc Giao sợ Vạn Lương ngăn trở, nên hành động ngay, nắm chặt mớ kim châm, nàng hét lên:- Có ai không?Nàng gọi luôn mấy câu, chẳng thấy có người hồi đáp.Vạn Lương cũng thấy tình hình khác lạ, vội thò tay rút quẹt lửa trong người, đánh lửa.Ánh lửa bùng lên tỏa rộng khắp ngôi nhà, chỉ thấy có một cái bàn kê sát bên song cửa mà bụi đất đã đóng thành lớp, như thể cái mao xá này lâu lắm không có người tới thăm.Ngọc Giao nói:- Căn nhà này chắc đã lâu không có người.Vạn Lương rảo bước đến một xó nhà, đưa tay gõ gõ:- Chúng ta thử mở cửa hầm này xem xem.Vạn Lương vận sức kéo mạnh tay, cánh cửa quả nhiên bật tung. Cùng lúc một mùi hôi thối từ dưới xông lên nồng nặc.Vạn Lương cau mày: - Dưới hầm chắc lâu không có ai ở. - Chúng ta xuống xem sao?- Thỉnh cô nương ở lại đây tiếp ứng, để lão hủ xuống trước coi.- Tiện nữ xuống trước cho.Cũng không đợi Vạn Lương đáp, nàng vút luôn xuống hầm.Thấy thế Vạn Lương cũng vội vã phóng theo.Chân vừa chạm đất, Ngọc Giao đã chạy luôn đi.Ngọn lửa trong tay Vạn Lương cháy yếu dần, chờ cho ánh lửa tắt ngấm, lão lại lấy thêm một cái quẹt đá, quẹt phựt lửa.Ngẩng đầu nhìn, thấy một hàng hơn mười cỗ quan tài mộc bày giữa căn hầm.Vạn Lương ra chiều nghĩ ngợi:- Bọn họ đã bỏ đi.Ngọc Giao chạy thẳng đến bên một cỗ quan tài nói:- Lão tiền bối, nên mở một cái xem sao?- Mở thì mở, nhưng để coi đã.Ngọc Giao lùi lại hai bước hỏi:- Lão tiền bối định làm chi nữa?Vạn Lương giơ cao ngọn lửa, mắt nhìn dáo dác. Bỗng thấy trên cỗ quan tài thứ ba có một cây nến tắt dỡ, vội thò tay châm sáng rồi đặt sang cổ thứ hai bảo:- Cô nương sửa soạn ám khí phòng lúc cần dùng đến.Ngọc Giao đảo mắt qua hàng cỗ quan nói:- Trên nắp quan bụi bặm chất phủ có cả tấc, nếu trong quan có người thì cũng đã sớm biến thành nắm xương khô rồi.Chốn giang hồ thiên kỳ bách quái đâu cũng có, chúng ta không thể không phòng bị, cô nương cứ soạn ám khí chờ địch đi, lão hủ mở nắp quan rủi có việc bất trắc ta sẽ d- xoay sở hơn.Ngọc Giao bật cười:- Tiện nữ chắc chắn dầu là có người trong quan thì cũng đã sớm chết, nhưng lão tiền bối sợ sệt tiện nữ cũng xin vâng.Vạn Lương hừ nhạt:- Tại hạ muốn khuyên cô nương vài câu...Ngọc Giao le lưỡi ngắt lời:- Dạy tiện nữ à?- Dạy dỗ lão hủ chả dám, nhưng muốn nói cho cô nương biết là giang hồ đầy rẫy hiểm trá, hành sự đừng nên quá khing thường mà thôi.Bước tới bên cỗ quan tài, thò hữu thủ đặt trên nắp quan, ngầm vận lực kéo mạnh, cùng lúc nhanh nhẹn nhảy lui lại.Nắp quan bật tung, quả nhiên có một vật búng thẳng dậy.Sự việc xảy ra ngoài sự dự tưởng, Ngọc Giao thì chẳng nói, mà cả đến Vạn Lương cũng giật mình đánh thót.Chẳng kịp xem rõ cái vật bật dậy trong quan tài, Ngọc Giao đưa vụt hữu thủ, một luồng sáng chói lóe vút ra.Chỉ nghe phùm phụp mấy tiếng liền, nắm kim châm đã phóng trúng đích.Chú mắt nhìn lại, thấy vật chồm dậy trong quan hóa ra chỉ là một cái xương khô hình người.Ngọc Giao cau mày:- Một cỗ khô lâu sao có thể ngồi dậy được?Vạn Lương nhìn kỹ thì thấy bộ xương khô ấy được buộc thòng vào nắp quan bằng một sợi thép nhỏ, cho nên nắp quan bật tung giật theo bộ xương ngồi xổm dậy.Vạn Lương bước lại gần, ngầm vận công phòng bị, dõi mắt nhìn thấy trong quan tài không có gì khác lạ mới liếc xem cỗ khô lâu.Hình như phát hiện ra việc gì lạ nên lão mới chú ý quan sát bộ xương.Ngọc Giao đánh tiếng:- Một bộ xương khô có chi đáng xem?Vạn Lương đáp: - Riêng cái này rất lạ. - Lạ ở chỗ nào? Sao tiện nữ không trông thấy? - Cô nương xem kỹ, phải bộ xương này thiếu mất mấy cái xương sườn không?Ngọc Giao chăm chú nhìn, quả nhiên thấy ở hai bên sườn bộ xương khô bị mất đâu mấy cái xương sườn bèn nói:- Lâu ngày tháng quá, có lẽ xương cốt phải rả, rơi xuống trong quan cũng nên.- Nếu có rả thì phải rả hết chứ có đâu chỉ mỗi mấy cái, huống hồ chi lão hủ có xem qua, trong quan tài chả có cái xương nào cả.Hốt nghe có tiếng Châu Chính vọng vào:- Vạn huynh, Trương cô nương, nhị vị ở đâu thế?Vạn Lương cao giọng đáp:- Ở cả dưới hầm.- Không hề gì chứ?- Phải, chả sao cả.Chỉ nghe tiếng bước chân dồn dập truyền xuống, Hoàng hạc Châu Chính dắt theo hai hồng y kiếm thủ chạy lại, thấy hai người đang xem xét một cỗ xương khô bèn thở phào:- Sao, không có người à?Vạn Lương đáp:- Trơ trọi có chừng ấy cỗ quan tài, Châu huynh mau lại xem bộ xương này.Ngọc Giao hừ nhạt:- Có mỗi bộ xương khô, gì mà phải xem hoài?Chỉ thấy Châu Chính tới trước quan tài liếc mắt nhìn, lập tức ngó sững.Ngọc Giao thấy vậy hậm hực bỏ hai người đi sang một cỗ quan khác.Vạn Lương mở lời:- Châu huynh, đệ nghĩ hai cái xương sườn trên bộ xương này chắc bị người lấy mất khi còn sống?Châu Chính gật đầu tán thành:- Chắn thế, khi còn sống đã bị người lấy đi hai cái xương sườn và khi đó y vẫn chưa chết.- Đệ cũng có cảm nghĩ ấy.Hai người còn đang nặng óc, dán mắt nghiên cứu bộ xương chợt nghe vang vọng tiếng kêu ối chà của Ngọc Giao.Ngoảnh nhìn, thấy Ngọc Giao đang đứng trước một cỗ quan bật nắp, mắt trừng trừng nhìn vào một vật gì bên trong đến xuất thần.Châu Chính kinh hoàng:- Chuyện gì thế?Lão tức thời chạy bay tới.Ngọc Giao run giọng:- Hãy coi người này còn sống hay đã chết rồi?Trong căn hầm ẩm thấp tối tăm, lập lòe ngọn nến bằng hạt đậu, công thêm một hàng quan tài lạnh lẽo chắn ngay giữa, cái cảnh âm u ấy ai mà chả lạnh mình sởn tóc.Châu Chính đằng hắng mấy tiếng cố lấy bình tĩnh chạy đến trước cỗ quan tài rồi cúi đầu nhìn vào.Chỉ thấy một đại hán râu xoăn quai nón, toàn thân vận hoàng y, nằm thẳng trong quan, đôi mắt trợn tròn như người sống.Châu Chính chậm rãi lắc đầu:- Kỳ lạ quá!Vạn Lương chạy lại, hỏi dồn:- Việc gì kỳ lạ?Châu Chính thong thả đáp:- Người này nằm trong quan đã lâu, tại sao tử thi chưa rã?Vạn Lương liếc nhìn qua tử thi trong quan nói:- Tử thi của y đã được ướp thuốc cho nên không rã...Bỗng nhiên lão ủa một tiếng rồi ngưng bặt.Châu Chính thấy vậy, tròn mắt:- Vạn huynh, sao thế?- Châu huynh có biết người này không?Châu Chính xem lại cái thây, cũng giật nẫy mình.- Chưởng môn Bát quái môn, Thần chưởng Hồ Diên Khôn.- Đúng lắm.- Không lẽ nơi đây là một phân đà bí mật của thánh cung ma quân?Vạn Lương thắc mắc:- Châu huynh ở trong thánh cung có hai mươi năm trời, hơn nữa địa vị rất cao, cho dẫu có không biết thần quân là ai, nhưng không thể chả biết tí gì về những bí mật của thánh cung? Vậy phiền xem kỹ lại coi chỗ này có xót lại dấu hiệu nào liên quan đến thánh cung không?Châu Chính cầm ngọn nến soi khắp một lượt, lắc đầu:- Không thấy còn gì?Vạn Lương sẽ thở dài:- Nếu có Phạm cô nương ở đây chắc chắn nàng sẽ nhận biết.- Vạn huynh đừng nên nghi ngờ đệ, phàm người ở trong thánh cung chẳng những trên thân bị nhiều thứ cầm chế trói buộc, không tài nào bỏ trốn mà trừ những phận sự riêng ra, không được phép hỏi nhau, cũng như xen vào chuyện kẻ khác. Đệ tuy ở chức Hoàng long đường chủ, thủ hạ không dưới mấy trăm người, trong số cao thủ có sáu bảy chục, quyền vị thế cũng đáng gọi là to, nhưng ngoài việc hành sự, đối với việc trong thánh cung thật không biết tí nào, cả đến tình thế võ lâm cũng mù tịt.- Nói thế, thánh cung ma quân đều không tin bất cứ ai?Châu Chính trầm ngâm:- Ngũ long đường chủ chắc cũng như Châu Chính này, hiểu biết có hạn, còn thật sự tham gia vào việc cơ mật, chỉ có năm ba người mà thôi.- Thế thánh cung hoa tướng thì sao?Châu Chính nghĩ giây lâu:- Thánh cung thần quân lộ diện dưới nhiều bộ mắt, nhưng thường đều có hoa tướng hầu cận, hẳn là y thị phải biết khá nhiều cơ mật.Ngọc Giao nhìn sang Vạn Lương:- Châu đại hiệp đã không biết, hỏi cũng vô ích. Khắp căn hầm dưới đất này nhện giăng bụi đóng, từ lâu vắng ngắt bóng người. Chúng ta thử mở hết các nắp quan tài ra xem, biết đâu chẳng khám phá thêm gì?Vạn Lương gật đầu:- Cô nương nói phải lắm.- Quá khen, quá khen.Dứt lời, Ngọc Giao thò tay mở tung cỗ quan tài thứ ba.Nhìn vào thấy một phu nhân tóc dài nằm trên phủ chiếc mền gấm.Dưới ánh nến, phu nhân ấy mặt hoa tươi đẹp như người sống, nếu đã hóa thành thây ma, hiển nhiên cũng được ướp thuốc.Vạn Lương đằng hắng:- Cô nương, trong quan có gì không?- Một nữ nhân.Châu Chính xen vào hỏi:- Một cỗ tử thi đàn bà?Ngọc Giao đáp:- Y thị nằm đắp chăn ngủ an lành, ai biết là sống hay chết?Vạn Lương bước lại gần quan mộc bảo:- Cô nương lui lại vài bước để tại hạ mở chăn ra xem xem.Ngọc Giao y lời lùi lại hai bước.Vạn Lương sẽ đằng hắng, thò tay vào trong quan, nhưng vừa chạm phải tấm chăn bỗng rụt nhanh về, lẩm bẩm:- Khỏi cần mở chăn nữa, ta cứ coi sắc mặt y thị là sống hay chết có lẽ cũng biết ngay.Với tay lấy ngọn nến, lão đưa xoi vào trong.Chỉ thấy nữ nhân đôi mắt nhắm nghiền, mặt mày trắng bệt không còn chút máu.Lão quay lại hỏi Châu Chính:- Châu huynh, có nhận ra nữ nhân này không?Châu Chính xem kỹ, lắc đầu:- Chưa hề quen biết.Vạn Lương nhẹ thở dài:- Có lẽ đã chết.Ngọc Giao phì cười:- Một người nằm trong cỗ quan kín mít, chỉ trong một thời gian ngắn cũng phải chết, d- hiểu quá mà lão tiền bối xem đã mỏi mắt còn không nhận biết điều đó sao?Vạn Lương đằng hắng: - Tiếc là lão hủ không tiện mở mền ra xem. - Hứ, thế thì lui ra để Ngọc Giao này mở cho mà coi bằng rõ. Vạn Lương do dự, cuối cùng cũng lùi lại.Thì ra, lão nghĩ đến thân phận mình, nếu vén chăn gấm ra, bất luận nữ nhân ấy còn sống hay chết mà thân thể lõa lồ, chưa kịp mặt quần áo thì thật là tai hại, cho nên ngẩn ngơ mãi.Ngọc Giao sấn tới, thò ngọc thủ trắng nuốt ra. Nghe vụt một cái, nàng đã kéo tung chiếc mền gấm trùm người nữ nhân, nhìn kỹ bất giác biến sắc, lùi vội lại ba bước liền.Vạn Lương ngạc nhiên: - Trương cô nương, còn sống hay chết? - Một người đàn bà chửa.- Sao, một người đàn bà chửa, còn sống à?Ngọc Giao lắp bắp:- Đứa bé đã... đã...Châu Chính xen vào nói: - Cô nương đừng sợ, thủng thẳng mà nói. - Người đàn bà bị mổ tung bụng dưới để lấy đứa trẻ đi.Vạn Lương nghiến răng:- Thủ đoạn tàn độc quá lắm.Châu Chính hơi hơi hiểu ra, sẽ thở dài lẩm bẩm: - Đúng rồi, chắc chắn có quan hệ.Vạn Lương lấy làm lạ: - Châu huynh, có việc gì xin nói cho nghe? - Ngày ở thánh cung, đệ từng nghe nói lấy thai đàn bà sắp sinh... Vạn Lương ngắt lời:- Lấy thai để làm gì?- Cái ấy đệ không rõ, nhưng nơi này tất phải có quan hệ với thánh cung. - Vậy thì chúng ta thử mở luôn các cỗ quan còn lại xem thử xem sao? Vạn Lương nói:- Ý hay, nhưng phải dè dặt lắm mới được.Ngọc Giao vận công kéo mạnh nắp áo quan thứ tư.Thò đầu nhìn vào nàng bất giác sửng sờ.Thì ra trong quan mộc này lại trống không, lạnh ngắt.Vạn Lương nhìn qua rồi đi thẳng đến cỗ quan tài thứ năm, hữu thủ vận lực mở nắp quan. Nhìn vào, lão quá đỗi lạnh lùng.Ra là bên trong, có một thiếu niên nằm ngửa, mặt mũi như sống, tướng mạo giống hệt Thiếu Bạch.Lão định thần thò tay sờ ngực thiếu niên, thấy tâm mạch y sớm đã lạnh ngắt, toàn thân giá lạnh, khí tuyệt từ lâu.Ngọc Giao thấy Vạn Lương nhìn sững vào trong quan tài liền hỏi:- Trong quan có gì mà lão tiền bối ngó mê mải thế?Vạn Lương nói: - Cô nương mau tới xem sẽ biết.Ngọc Giao tới trước quan mộc, cúi đầu nhìn cũng hết sắc kinh ngạc: - Giống quá!- Phải, thuật chỉnh dung tuyệt thế của Chính nghĩa lão nhân đã bị bọn họ học lóm.- Tiện nữ hiểu rồi, bọn họ lợi dụng thuật chỉnh dung để đánh lừa chúng ta.- Đúng thế, khi đó bọn họ hiển nhiên chưa có hoàn hảo thủ thuật, bị thất bại, nên mới để lại cỗ tử thi này.Dưới ánh nến Vạn Lương soi cao, Ngọc Giao chú mắt xem xét hình tướng cái thây trong quan, sẽ thở dài:- Thủ thuật chỉnh dung của bọn họ, thật là khéo léo tuyệt cùng. Ôi! Nếu như y sống sót thì khó lòng phân bịet ai là minh chủ hữu.Vạn Lương nói:- Việc này quan trọng lắm, phải sớm cho Phạm cô nương hay hầu còn tìm cách dự phòng.- Lão tiền bối nói rất phải.- Hẳng mở cỗ quan tài thứ sáu xem.- Ôi! Chả hiểu họ dùng thứ dược vật gì có thể khiến tử thi không mục rữa.Nàng lặng lẽ đến cỗ quan mộc thứ sáu mở nắp hòm, chỉ thấy người nằm trong quan tài giống đúc Sinh tử phán Vạn Lương bèn gọi to:- Vạn lão tiền bối tới đây xem mau!Vạn Lương hạ thấp ngọn đèn cầy, ngắm kỹ người trong quan, bất giác cau mày:- Lợi hại thật, nếu như khi ấy thủ thuật của họ thành công thì thiên hạ giờ đã sớm có đại loạn. Nào ai có ngờ được y thuật tuyệt thế của Chính nghĩa lão nhân giả lại lợi hại đến thế.Hoàng hạc Châu Chính nhòm người trong quan tài cũng phải lắc đầu sợ hãi.Ngọc Giao đảo nhanh ngọc chưởng, mở luôn những cỗ quan còn lại.Nắp quan tài bật mở binh binh, mấy cái đều trống rỗng.Thấy thế Vạn Lương bảo:- Chúng ta đi thôi, nơi này không thể để thế được, cho nó một mồi lửa là xong.Châu Chính can:- Theo ý tại hạ hay ta hẳn thỉnh Phạm cô nương đến đây xem để còn d- bề liệu cách phòng địch.- Khỏi cần, chúng ta trở về cho Phạm cô nương biết cũng được.Dứt lời, chợt nghe ở từ một só tối một tràng cười lạnh:- Cứ việc thiêu xem.Cùng lúc đó, ngay cửa ra vào nghe rào rào cát bụi, một cánh cửa nặng có tới ngàn cân rơi đánh sầm xuống.Trong căn hầm ảm đạm, sừng sững một hàng quan lạnh lẽo lại thêm tiếng cười khô khốc, cái cảnh thấy mới là rùng rợn làm sao!Vạn Lương cố trấn tĩnh đặt ngọn nến xuống cái quan mộc, cao giọng:- Ai?Chỉ nghe tiếng bánh xe lốc cốc, từ trong một góc địa đạo tối tăm từ từ ló dạng một cỗ xe.Xe tới gần, mọi người thấy ngồi tiếng xe là một quái nhân toàn thân mặc hắc y, ngũ quan bị tàn phá, cụt hẳn hai chân, đang xoay cánh tay gầy đét lăn bánh.Ngọc Giao trông mặt mủi quái nhân, thấy khủng khiếp khó coi gấp trăm ngàn lần những cái xác nằm trong quan tài, bất giác kêu thét, lùi giật lại đằng sau hai bước.Châu Chính chớp động trường kiếm quát:- Dừng lại.Quái nhân ngũ quan bị tàn phá dừng xe, lạnh lùng nói:- Mấy vị giết lão phu, thì cũng đừng mong ra khỏi nơi này, chết lần chết mòn trong xó tối, thảm khổ tất cũng chả kém lão phu.Dứt lời, lão phá lên cười vang.Vạn Lương đằng hắng hỏi:- Các hạ là ai, sao phải ra nông nỗi ấy?Quái nhân gằn:- Lão phu khỏi cần ngươi quan tâm.Vạn Lương nghĩ bụng:- Người này thảm trạng là thế, mà tánh vẫn còn nóng nảy quá...Lão nén giận nói:- Tại hạ hỏi thăm chứ tuyệt không có ác ý.Quái nhân quét cặp mắt lạnh buốt nhìn mấy người giây lâu:- Cho dù ngươi có ác ý thì làm gì được lão phu nào?Ngọc Giao đã lấy lại bình tĩnh, nàng quát:- Hừ! Thật không biết điều!Quái nhân cười sằng sặc:- Thiên hạ nếu ai cũng biết điều thì lão phu đâu đến nỗi thân tàn ma dại thế này.- Nhưng chuyện ấy không phải do bọn ta hạ độc thủ.- Đúng thế, giờ này lão phu chỉ còn báo thù các ngươi.- Tại sao? Đâu phải bọn ta hại ngươi.Quái nhân giận dữ: - Nếu nhưng các ngươi phóng hỏa căn hầm, chẳng phải là muốn cho lão phu chết cháy à?- Khi ấy ai biết được còn ngươi ở trong này?Quái nhân ngỡ ngàng:- Ngươi nói phải, nhưng tiếc nỗi muộn quá rồi.Vạn Lương ngạc nhiên:- Sao bảo là muộn?- Lão phu đã buông sập tấm cửa ngàn cân kia, chả không muộn là gì? Ngọc Giao càng hoang mang:- Ngươi đã hạ, chả nhẽ không cất lên được?Quái nhân lắc đầu: - Không được, bọn họ bảo lão phu nó chỉ có hạ mà không cất lên được? Ngọc Giao tức tối:- Được lắm, bọn ta ở lại đây chết rục thì lợi gì cho ngươi? Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 43 Long kiếm phượng chưởng Quái nhân bỗng phá cười vang, tiếng cười dài dội cả căn hầm nghe bi thương như tiếng vượn hú trên non, chất chứa bao niềm tủi hận.Ngọc Giao bỗng căm giận, chực quát cho lão ngừng, hốt thấy quái nhân ràn rụa nước mắt, không hiểu từ lúc nào tiếng cười đã biến thành tiếng khóc rống.Nàng vốn có ý mắng lão, bây giờ thấy lão đột ngột khóc oà thảm thương như thế cũng động lòng dịu giọng:- Đừng khóc nữa, lão tiền bối bị bọn họ hành hạ, chắc thần trí sớm đã mê loạn, nhất thời thảng thốt buông rơi cánh cửa, ấy cũng chỉ là việc vô ý thôi.Quái nhân ngừng khóc, nét mặt rạng rỡ:- Con bé lòng dạ tốt lắm, mau đến đây, lão phu sẽ truyền cho ngươi vài chiêu võ công.Ngọc Giao ngẩn người nghĩ bụng:Ngươi bị cụt hai chân, ngũ quan bị hủy, lo thân mình biết có xong không mà còn nói tới việc truyền võ công cho người, nghe buồn cười quá.Nhưng thấy đôi mặt đầy trông đợi của lão, nàng không nỡ cự tuyệt, đành gượng cất bước đilại.Tuy là bình tĩnh, nhưng quái nhân ngũ quan bị hủy, trông ghê tởm quá chừng, bảo nàng đi tới bên học võ công mà trong lòng không khỏi phập phồng khiếp sợ.Vạn Lương chợt cất tiếng đở lời:- Các hạ mất hai chân, hỏng cả ngũ quan, vẫn còn sống mạnh được, đủ biết phải có một thân võ công siêu tuyệt.- Chỉ đáng trách lãp thâu nạp đồ đệ bừa bãi, nên mới phải ra đến nỗi này. Ôi những tháng năm thê khổ lão nạp đã quên cả nóng lạnh hai mùa, nhất tuyệt luân chuyển, nhưng nhẩm đốt ngón tay cũng có trên mười năm rồi.- Các hạ tự xưng là lão nạp thì thân phận ra làm sao?Quái nhân chậm rãi quét mắt nhìn mọi người:- Nhắc đến tên lão nạp, chắc người võ lâm ai cũng biết...- Thỉnh giáo pháp hiệu?Quái nhân buông từng tiếng: - Lão nạp pháp hiệu Nhàn Vân...Vạn Lương sửng sốt:- Nhàn Vân đại sư?- Phải, Nhàn Vân chính là lão nạp. - Thế có phải Nhàn Vân đại sư, chưởng môn nhân đời trước của Nga Mi phái không?- Chẳng lẽ trong võ lâm còn có một hoà thượng tên gọi Nhàn Vân nữa sao?Vạn Lương đỡ lời:- Nói thế là vì nghe đồn đại sư đã qua đời lâu rồi mà?- Ôi! Nhân dạng thế này thì dù có còn chút hơi tàn, sống có khác chi là chết?- Ra đại sư chưa phải chết trên Bạch Mã sơn Yên Vân phong...Nhàn Vân đại sư dán mắt nhìn Vạn Lương:- Các hạ là ai?Vạn Lương sau khi biết thân phận quái nhân, liền đổi vẻ cung kính, vòng tay thi lễ:- Tại hạ Vạn Lương, người giang hồ vẫn gọi là Sinh tử phán.- Nghe cũng quen lắm.- Ôi! Trong võ lâm cũng vì chuyện đại sư mà ba chưởng môn nhân Thiếu Lâm, Võ Đang và Không Động phái chết ở trên Yên vân phong đã gây nên bao nhiêu sóng gió thảm cảnh, Bạch Hạc môn với mấy trăm nhân mạng bị những cao thủ do cửu đại môn phái và tứ môn, tam hội, lưỡng đại bang đi tận diệt trong một đêm, việc này thiên hạ đều nghe, đại sư chẳng lẽ chẳng biết tí nào à?- Ngày rằm tháng bảy lão nạp đích thân tham dự cuộc hội họp trên Bạch mã sơn Yên vân phong thì bị nghiệt đồ dùng mê hương hãm hại, từ đó bị giam cầm, sống lây lất trong cái hầm tối mù ngày cũng như đêm này, hỏi có can hệ gì tới Bạch Hạc môn?- Quả là một trầm ải kỳ oan. Ôi! Tiếc là không có minh chủ ở đây.Châu Chính chợt xen vào hỏi:- Minh chủ là ai?Vạn Lương đáp:- Tả Thiếu Bạch, hậu nhân duy nhất thoát khỏi cuộc thảm sát đang đêm ở Bạch Hạc bảo và sau bao năm truy sát ấy.- Phải là thiếu niên thọ thương ấy không?- Đúng thế. Vậy sao Vạn huynh không sớm cho đệ hay, đến nỗi phải có lắm chỗ thất kính đối với minh chủ.- Nếu thời cơ thuận tiện, thế nào Phạm cô nương chả dẫn kiến cho Châu huynh.Ngọc Giao nôn nao:- Lúc này, chúng ta nên tìm cách ra khỏi hầm ngục trước, nếu như không thoát được thì dù có biết thánh cung thần quân là ai cũng bằng bỏ.Châu Chính tán đồng:- Cô nương nói phải.Vạn Lương nói:- Đại sư vì sao ở đây, chắc hẳn phải là một câu chuyện ly kỳ, nhưng nếu như không ra khỏi được căn hầm này thì tất cả cũng sẽ tan như bọt bể.Nhàn Vân đại sư thở dài:- Mọi việc cũng lỗi ở lão nạp, nếu thủng thẳng hỏi mấy vị thì êm đẹp biết mấy.- Sự đến nước này thì đại sư cũng đừng oán than làm chi nữa, cái hay nhất là phải tìm cách vượt qua cái nạn quan kia để ra khỏi nơi này.- Nhưng cứ chỗ lão nạp biết, trong hầm chẳng có cơ quan nào điều động cái cửa hầm ngàn cân ấy.Vạn Lương hốt rảo bước đến bên vách tường, thò tay gõ nhẹ mấy cái, lắc đầu:- Vách này làm toàn bằng đá, lại ăn sâu xuống lòng đất mấy trượng, khó mong phá vách ra được.Châu Chính đưa mắt nhìn tấm cửa chắn ngang lối ra, nói:- Tại hạ tin trong địa đạo này chắc phải có cơ quan mở cái cửa kia, chỉ cần nhẫn trí tìm kiếm thế nào rồi cũng sẽ thấy.Vạn Lương lo lắng nhìn ngọn nến sắp tắt:- Ngọn đèn cầy cho giỏi lắm cháy thêm được công phu bữa cơm nữa, nếu tắt thì căn hầm sẽ trở về cái tối đen đưa tay không thấy năm ngón, khi ấy chúng ta muốn tìm ra cơ quan mở cửa đá chả phải là việc dễ.Chợt nghe Nhàn Vân đại sư thở dài:- Bọn họ lúc bỏ đi có để lại cho lão phu rất nhiều thực phẩm, giờ vẫn còn đủ lương thực cho mấy người chúng ta dùng tạm được vài hôm.Đảo mắt sang Ngọc Giao lão tiếp:- Hơn mười năm nay, bọn họ di chuyển lão nạp đi đủ mọi chỗ, cuối cùng mới đến tòa địa đạo này, đằng đẳmg hơn mười năm trường sống trong cảnh tối tăm, sống không khác chết, nhưng sở dĩ lão nạp gắng sống cho qua, cũng chỉ vì còn một tâm nguyện chưa thành.Thân nơi hiểm cảnh, lắm phen chìm nổi, đắng cay trên đoạn đường đời, dễ mấy ai khỏi não lòng khổ hận.Vạn Lương sẽ đằng hắng:- Chỉ cần có được mấy ngày lương khô lo tạm cái bao tử chúng ta thì Phạm cô nương tất sẽ có cách cứu chúng ta ra khỏi chốn này. Đại sư xin cứ nói cho nghe tâm nguyện của người đi!Nhàm Vân đại sư gằn từng tiếng:- Bọn họ dùng cực hình tra khảo, bắt lão nạp nói ra tuyệt kỹ của Nga Mi phái.Châu Chính bỗng xe lời:- Đại sư còn nhớ được người bức cung?- Kẻ chủ não ấy thường xuất hiện dưới nhiều thân phận khác nhau, lúc tóc bạc lơ thơ, khi thiếu niên tráng sĩ nhưng lão nạp sớm cố để ý, nhận xét qua mấy chục lần, xác định chỉ là một người, y lộ diện dưới nhiều lốt, thế là cốt ý để che mắt người.Vạn Lương góp ý:- Nói vậy, kẻ gọi là thánh cung thần quân chắc đúng y?Châu Chính hỏi tiếp:- Đại sư có nhớ người ấy có cái gì đặc biệt?- Y luôn luôn thay hình đổi dạng, làm sao nhớ cho hết, có điều lão nạp đã ghi nhớ được mỗi thần khí của y, chỉ cần gặp mặt, y mở lời là lão nhận ra ngay.- Đúng thế, y mấy chục lần tra khảo lão nạp, mỗi lần khổ hình một nặng, lão nạp chịu không nổi, đành nói ra tuyệt kỹ trong Nga Mi phái, bất quá lão nạp cũng nhờ thế mới vỡ trí, hiểu ra được mấy chiêu tuyệt học trong đó, mà trước khi chưa thọ nạn, lão nạp đã từng khổ công luyện suốt ba năm vẫn không thành vì lẽ nó quá thâm ảo.Lão thở dài tiếp lời:- Đấy là một môn tuyệt kỹ đã thất truyền hàng trăm năm của Nga Mi phái, đã ngộ giải thì không thể để nó mai một đi.Vạn Lương hỏi:- Lão tiền bối cho biết rõ ý?Nhàn Vân đại sư lặng lẽ nhìn ba người:- Lão nạp muốn trong ba người các ngươi lựa ra một người học tuyệt kỹ ấy.- Việc này to tát lắm, bọn tôi không dám quyết định, mong đại sư chọn cho.Ánh mắt Nhàn Vân đại sư ngừng lại Ngọc Giao:- Người trẻ tuổi tư chất bao giờ cũng tốt hơn, lão nạp truyền tuyệt học cho ngươi.Ngọc Giao gặng hỏi:- Phải học những võ công gì?- Võ công tuyệt truyền của Nga Mi phái, Phi Long tam kiếm và Thiên Phượng tứ chưởng.Ngọc Giao mỉm cười:- Long kiếm, Phượng chưởng nghe hay lắm, nội cái tên cũng đủ muốn học...Suy nghĩ giây lâu, nàng tiếp:- Có phải làm lễ bái sư không?- Khỏi, chẳng qua lão nạp có lời yêu cầu, dám mong cô nương chấp nhận.- Được lắm, lão tiền bối cứ nói cho nghe.- Cô nương học xong môn Long kiếm và Phượng chưởng chỉ được dùng để đối địch chứ không được truyền cho ai khác.- Xin nghe, còn gì nữa?- Bởi đây là tuyệt học của Nga Mi môn hạ, cô nương phải trả lại cho Nga Mi...Ngọc Giao ngắt lời:- Ý lão tiền bối muốn tiện nữ phải cắt tóc làm ni, đầu nhập Nga Mi môn hạ?- Khỏi, mà mai sau đại cuộc hoàn thành, xin cô nương đem tuyệt kỹ ấy truyền lại cho người chưởng môn Nga Mi, gọi là hoàn nghệ về Nga Mi môn ta.Ngọc Giao suy tư:- Lão tiền bối nói trịnh trọng như thể môn Long kiếm Phượng chưởng ấy có cái oai lực khiếphồn. - Chả phải lão nạp khoác lác, chứ cao thủ trong thiên hạ hiện nay dễ kiếm nổi mấy tay có thể tiếp nổi Phi long tam kiếm và Thiên Phượng tứ chưởng của Nga Mi.- Thật thế sao?- Lão nạp còn lòng dạ nào nói đùa cô nương.Ngọc Giao vui vẻ chạy tới trước, vái một vái thật dài.Nhàn Vân đại sư đưa mắt nhìn Châu Chính, Vạn Lương:- Nhị vị ở đây cố tìm cách mở cửa căn hầm, lão nạp cần truyền thọ ngay võ công cho vị cô nương đây.Châu Chính vội vàng vòng tay:- Xin đại sư cứ tự tiện.Nhàn Vân quay sang nhìn mặt Trương Ngọc Giao:- Chúng ta đi đến góc đàng kia, Long kiếm Phượng chưởng quá ư thâm ảo, nếu cô nương không chịu tập trung hết tinh thần vào sợ rằng khó học được.Hai tay lão cho bánh xe chuyển động tiến tới.Ngọc Giao nhanh nhẹn nói:- Để tôi đẩy xe cho sư phụ.Hơn mười năm trời, Nhàn Vân đại sư không được đối đãi tử tế, nay thấy cô gái hết sức kính trọng, hầu hạ mình thì trong lòng vô cùng hoan hỉ, bất giác quay lại nhìn cười.Cử động của lão tức thời làm cho ngũ quan bị phá hủy càng tăng thêm phần xấu xí gớm ghiếc khiến Ngọc Giao không ngăn được rùng mình.Tuy vậy, cũng là người tế nhị, nàng cố trấn tĩnh, không để lộ vẻ sợ hãi ra nét mặt, nàng thong thả đẩy xe.Vạn Lương, Châu Chính lẳng lặng nhìn nhau một cái rồi bắt đầu tìm kiếm.Hai người tìm rất kỹ, bất cứ một chỗ nào khả nghi cũng không bỏ qua.Nhưng khốn nỗi, nửa ngọn nến còn lại đã cháy đến lúc tàn, ánh lửa bùng lên lần cuối rồi tắt phụt.Vạn Lương lắc đầu ngao ngán khẻ thở dài nói:- Châu huynh, trong người đệ còn ba cái quẹt đá, nhưng quá lắm cũng chỉ làm soi sáng được một công phu dùng xong bữa cơm.Châu Chính nói:- Thôi, ba cái quẹt đá ấy hãy để dành khi thật cần, cũng chưa muộn nào.Thở dài lão tiếp lời:- Có điều tại hạ thấy hy vọng tìm ra chỗ điều khiển cơ quan rất mỏng manh, có lẽ đến phải đợi Phạm cô nương tới cứu.Vạn Lương nghĩ bụng:- Chẳng biết Phạm cô nương có nghĩ ra cách mở cửa hầm bí mật này không, nhưng ta phải làm cho Châu Chính tin tưởng Phạm cô nương mới được.Bụng nghĩ, Vạn Lương liền nói:- Phạm cô nương tài nghệ tuyệt thế, theo chỗ đệ được biết, thế nào người cũng tìm ra cách mở cửa hầm.- Đúng thế, nếu Phạm cô nương không phải người tài ba kinh nhân thì Châu Chính này chẳng dám bỏ thánh cung thần quân...Nói đến đây chợt thấy mình đã tỏ ra quá khiếp nhược, hèn yếu, y sẽ ho nhẹ tiếp:- Không phải đệ sợ chết đâu, có điều trứng chọi với đá thua là cái chắc, nên đệ bất đắc dĩ phải lưu lại tấm thân này, biết đâu chẳng trợ giúp võ lâm được một chút, cơ hội này đệ chờ đợi đã từ lâu lắm rồi.- Châu huynh nghĩ thế rất phải, có điều lúc này chúng ta không thể ngồi đợi Phạm cô nương tới cứu, lúc này chúng ta phải nỗ lực hết sức mình.- Vạn huynh dạy phải, đệ gọi hai tên thuộc hạ cùng phụ vào một tay lục lọi xem sao.Cất bước đi nhanh lại phía cửa hầm.Trong hầm dĩ nhiên tối đen như mực, nhưng bởi đều là cao thủ mục lực cùng ghê gớm nên sau một hồi làm quen với bóng tối, đã lờ mờ nhận được quang cảnh. Hai hồng y kiếm thủ đứng ngẩn người ở ngay bên cửa.Châu Chính sẽ giọng nói:- Cánh cửa đã sập xuống, không sợ bị tập kích bất thình lình, nhị vị giúp tìm chỗ khống chế cơ quan.Hai hồng y kiếm thủ tức thì dạ ran, bắt đầu lùng tìm ngay.Vạn Lương tuy tìm kiếm thật kỹ nhưng thật sự trong lòng cũng biết mình làm công việc mò kim đáy biển, việc làm chỉ có tác dụng khiến Châu Chính và hai hồng y kiếm thủ quên đi mối ngặt nghèo nơi tử địa.Cũng bởi vậy, đã tìm thật lâu rồi, từng phân đất, từng mặt tường vẫn chẳng thâu hoạch được gì, nhưng Vạn Lương không dám ngừng tay. Lão sợ gây ra ảnh hưởng tai hại khiến các người bạn của mình mất tin tưởng.Cũng chả biết bao nhiêu ngày đêm đã trôi qua rồi, Vạn Lương chỉ thấy đói bụng lắm, tinh thần mỗi lúc thêm tuyệt vọng, thở dài nói:- Thôi, đừng thèm tìm nữa.Châu Chính đã giật mình hãi hùng từ lâu rồi, nhưng thấy Vạn Lương chưa dừng tay nên còn cố nghiến răng dò tìm, nay cũng xuôi tay buông tiếng thở dài thất vọng:- Nhàn Vân đại sư nói không sai, căn hầm sợ chẳng có cơ quan mở cửa cũng nên.Vạn Lương hỏi:- Châu huynh, huynh thử đoán xem chúng ta ở trong chỗ tối tăm này đã được bao lâu rồi?- Theo chỗ đệ tính toán, chúng ta ở đây có hơn một ngày đêm rồi.- Châu huynh cảm thấy đói không?- Có, đệ thấy đói.- Được, thế thì chúng ta đi tìm Nhàn Vân đại sư xin một ít thực phẩm quấy quá cho qua cơn đói rồi hãy tính.Châu Chính còn cố nói:- Chúng ta mất tích hơn một ngày đêm, Phạm cô nương chắc đã biết chuyện.- Phải, có thể giờ này Phạm cô nương đang tìm cách giải cứu chúng ta.Châu Chính đảo mắt nhìn về phía địa đạo nói:- Trương cô nương học tập võ công hình như đang đến lúc khẩn yếu, chúng ta hay hơn cả là nên giữ yên lặng cho...Lời chưa dứt hốt nghe một tràng cười lanh lảnh truyền tới.Vạn Lương giật nẩy mình, nhớn nhác nhìn quanh:- Ai?Chỉ nghe một giọng nói sắc dịu vọng vào:- Châu đường chủ, phàm kẻ bội phản thần quân, có ai thoát được tử vong?Châu Chính thất thanh kêu lớn:- Thánh cung hoa tướng.- Phải...Ngừng một thoáng, giọng sắc dịu lại tiếp:- Không những bổn tòa ở đây, mà cả đại giá thần quân cũng đã tới, việc ngươi bội phản thánh cung bổn tòa đã dùng bồ câu đưa tin báo cho thần quân, nghe tin, thần quân nổi giận đích thân dẫn bát đồng vượt đường đến đây, có lẽ trước khi trời tối, người sẽ có mặt.Trong bóng tối, Vạn Lương lờ mờ thấy Hoàng hạc Châu Chính toàn thân run khẻ lên. Còn hai hồng y kiếm thủ thì sợ quá, nhất tề lùi dựa vào vách tường.Vạn Lương cao giọng: - Cô nương nói nghe rõ mồn một, chắc cũng phải ở trong hầm này. Thánh cung hoa tướng lạnh lùng đáp:- Đúng thế...Một tia sáng rọi vào hầm, trong xó tối bỗng nhiên lộ ra một song cửa chừng năm tấc vuôngvắn.Vạn Lương nghĩ bụng:- Thì ra bên trong còn có lắm cơ quan.Chỉ nghe thánh cung hoa tướng tiếp lời:- Các ngươi bị khốn đốn ở đây, con a đầu họ Phạm đã biết tin, y thị đang xuất lãnh nhân thủ tìm cách tấn công vào hầm giải cứu các ngươi, nhưng y thị đâu có biết bồ cào bắt về, se sẽ rình rập, chờ cho đại giá thần quân đến, trước sẽ thâu thập a đầu họ Phạm, sau tới mấy mạng bọn ngươi.Vạn Lương chực mở miệng, nhưng chỉ nghe đánh sầm, thánh cung hoa tướng đã đóng sầm cửa lại.Vạn Lương nôn nóng:- Châu huynh, Phạm cô nương đã đến ngoài hầm, đang nghĩ cách cứu ta thoát hiểm, nhưng con đại đạo này lối rẽ quanh công, Phạm cô nương nhất thời sợ cũng khó tìm ra được cánh cửa bí mật chúng ta ra vào, ý đệ...Chú mắt nhìn, lão thấy Châu Chính đứng trợn tròn đôi mắt, xuất thần, bất giác cau mày:- Châu huynh...Gọi liền mấy tiếng vẫn khách nghe Châu Chính trả lời.Vạn Lương sanh lòng cảm khái:- Thánh cung thần quân lợi hại thế thật sao? Châu Chính thân phận trong võ lâm là thế mà vẫn bị khiếp đảm đến ngây dại thẩn thờ như kẻ mất hồn.Cất to giọng, lão gọi:- Châu huynh!Châu Chính giật nẩy mình:- Việc gì thế?- Châu huynh, có nhìn thấy ánh đèn ở vách tường không?- Lờ mờ thấy.Vạn Lương ngỡ ngàng:- Lờ mờ thấy, có nghĩa là Châu huynh chưa thấy rõ.Châu Chính không thèm đáp lời Vạn Lương, lẩm bẩm:- Nếu như thánh cung thần quân đến đây thật, y sẽ bắt sống chúng ta xử tử thì thà tự vẫn trước hay hơn.Vạn Lương thở dài:- Châu huynh, tại hạ có việc còn mù mờ, muốn thỉnh giáo Châu huynh?Lần này giọng nói rất to, từng chữ vang lên bên tai Châu Chính khiến cho lão tỉnh hẳn:- Đệ biết sẽ nói ngay.- Châu huynh thần trí đã tỉnh hẳn chưa?- Đệ nảy giờ vẫn tỉnh đấy chứ! Vạn huynh có chi chỉ giáo xin cứ nói.- Một người có thể chết mấy lần?- Xưa cho đến nay chưa hề có kẻ nào chết hai lần.- Phải lắm, thiên cổ gian nan duy nhất tử, Châu huynh có thể tự tuyệt mà chết, tại sao không đem tấm thân hữu dụng quyết phân trường sống mái với bọn họ?- Nói phải, nhưng thánh cung thần quân, thần quân...Nhắc tới cái tên thánh cung thần quân, Châu Chính bỗng nhiên ngừng bặt, môi còn mấp máy nói không ra tiếng.Thấy vậy, Vạn Lương nghĩ bụng:- Hoàng hạc Châu Chính ở trong võ lâm cũng là nhân vật tiếng tăm, ai dè lại chết nhát nhưthế.Trong lòng khích động, lão cao giọng trấn tĩnh: - Châu huynh, thánh cung thần quân không là người sao? - Hẳn nhiên là người rồi.- Đã là người rồi, tại sao Châu huynh lại sợ y quá thế?Châu Chính than dài:- Chả phải sợ gì y, nhưng sợ là chúng ta không có dịp thí mạng với y mà thôi.- Một đao hay mười đao cũng là một cái chết thì thiên hạ có việc gì đáng sợ hơn nữa.- Vạn huynh không tin lời đệ, cũng chả biết sao hơn, ôi, để rồi khi gặp thánh cung thần quân Vạn huynh sẽ hiểu đệ không nói ngoa.Hốt nghe có giọng Ngọc Giao truyền tới:- Chư vị tìm ra cơ quan mở tấm cửa ấy chưa?Vạn Lương ngoái đầu nhìn, thấy Ngọc Giao đã tới sau lưng nên hỏi lảng:- Cô nương đã học xong võ công của Nhàn Vân đại sư?Ngọc Giao thở nhẹ:- Môn Long kiếm, Phượng chưởng thâm ảo quá chừng, tiện nữ tuy được Nhàn Vân đại sư dốc sức truyền cho nhưng cũng chỉ mới nhớ hiểu qua loa, chưa thấu được cái lẽ huyền diệu.- Đây là dịp may ngàn năm chưa có, duyên kỳ ngộ, kế thừa tuyệt học, sau lập đại công, việc to tát lắm, mong cô nương hãy dốc lòng.- Tiện nữ đã gắng hết sức...Thình lình vang ầm một tiếng, cắt ngang câu nói còn bỏ dở của Ngọc Giao.Vạn Lương sáng mắt:- Phạm cô nương đã tìm tới trước tấm cửa.Châu Chính nhanh nhẩu góp ý:- Chúng ta mau phá phụ đi!- Phải lắm.Vạn Lương nói dứt, vung luôn một chưởng đánh binh vào tấm cửa đá.Chợt nghe vang vọng ầm ầm ba tiếng liền.Vạn Lương mừng rỡ ra mặt:- Quả nhiên là Phạm cô nương đã tìm đến bên ngoài cửa.Riêng Châu Chính lại khẽ than:- Dẫu cho đại giá của Phạm cô nương có tới thật, cũng khó mong đương cự nổi thánh cung thần quân.Vạn Lương biết rõ lão đã khiếp phục trước oai vũ của thánh cung thần quân bao lâu nay, cho nên nghe nhắc đến tên y là tay chân rụng rời, nghị lực tiêu ma, bèn chỉ lẳng lặng vung tay đánh luôn vào cánh cửa ba chưởng nữa.Dần dà qua được công phu bữa cơm, tấm cửa đá bỗng nhiên bật tung lên, một luồng sáng liền đó rọi thẳng vào.Hoàng Vĩnh, Cao Quang mỗi người cầm một cái đèn lồng chạy xông tới.Theo sau là Thiếu Bạch giắt đao đeo kiếm.Cuối cùng thấy bóng Tuyết Quân mặt che vuông lụa, vịn vai Tuyết Nghi thong thả bước vào hầm.Vạn Lương vội chạy ra vòng tay nghênh đón:- Đa tạ cô nương giải cứu.Tuyết Quân nhẹ thở ra:- Chúng tôi phải mất nửa đêm một ngày mới tìm ra được cơ quan bật mở tấm cửa.Châu Chính nói:- Nếu như cô nương không tới kịp lúc, bọn tôi chắc phải chết rục trong cái hầm tối này mất!- Bọn họ thiết lập tấm cửa ấy đã phí mất nhiều tâm cơ, nhưng sơ hở một chỗ là còn chừa một lối đi vào. Nếu kẻ kiến tạo nó khôn khéo một tí có lẽ chúng tôi khổ công tìm kiếm lắm chưa chắc đã ra.Châu Chính thoáng buồn rầu: - Tuy nhiên Phạm cô nương đến vẫn khá muộn. - Sao muộn?- Thánh cung thần quân đã thân hành đến chốn này, hơn nữa, tích tắc nữa sẽ có mặt ở đây.- Ai cho các ngươi biết tin ấy?- Thánh cung hoa tướng.- Hoa tướng hiện ở đâu?- Trong một gian mật thất sát vách.Tuyết Quân trầm ngâm giây lát:- Cũng được, sớm muộn đều khó khỏi một lần kiến diện, thì có sớm một chút cũng vậy.Vạn Lương sực nhớ đến Nhàn Vân đại sư, hấp tấp nói:- Có một tin quan trọng, xin bẩm cáo minh chủ.Thiếu Bạch cau mày:- Tin gì?- Tin liên quan tới việc Tả gia bị trầm oan, những tội danh năm xưa vây giết Bạch Hạc bảo sẽ được loan ra cho thiên hạ hay biết.Thiếu Bạch quá đỗi mừng rỡ ngây người chặp lâu:- Tại hạ cũng biết Tả gia có nỗi oan ức khó bày tỏ, chỉ vì chúng khẩu nhất từ, ngày nào chưa tìm được bằng chứng chả mọi người tin, thì ngày đó họ Tả vẫn phải mang mối trầm oan khó rửa.Vạn Lương mỉm cười:- Tất nhiên phải có bằng chứng mới dám nói.- Bằng chứng nào?- Một trong bốn chưởng môn nhân tứ phái bị hãm hại thuở ấy gây chấn động giang hồ vẫn còn sống ở nhân gian.- Trời đất bao la, cho dù biết họ còn sống sót, cũng chả tìm đâu được bây giờ?Tuyết Quân hốt xen vào nói:- Người ấy chắc ở trong căn hầm này.Vạn Lương nói liền: - Đúng vậy, cô nương quả là trí tuệ hơn người.Thiếu Bạch vội vàng hỏi:- Hiện tại ở đâu, tại hạ gặp mặt được không?Chỉ nghe tiếng vang lóc cóc, Nhàn Vân tay lăn bánh xe ra, đỡ lời:- Lão nạp đây.Ánh đèn mờ mờ, chập chờn soi người ngồi trên xe, ngũ quan bị tàn phá, hai chân đều cụt, hình thù trông thật quỉ quái.Thiếu Bạch vội vòng tay:- Tại hạ Tả Thiếu Bạch, con của Bạch Hạc bảo chủ Tả Giám Bạch, dám hỏi lão tiền bối đại danh gọi thế nào?- Lão nạp pháp danh Nhàn Vân.- Ra là Nhàn Vân đại sư.Vạn Lương đỡ lời:- Đại sư đây là chưởng môn nhân đời trước của Nga Mi phái, một trong bốn chưởng môn nhân bị hãm hại năm xưa.- Bạch Hạc bảo cũng vì chuyện bốn đại chưởng môn nhân bị hại, mới gặp phải thảm cảnh trùng trùng, tứ môn, tam hội, lưỡng đại bang liên hợp với cửu đại môn phái tuyển sai cao thủ, đang đêm vây đánh Bạch Hạc môn, khiến cho hơn hai trăm mạng phải làm quỷ dưới đao một cách bất minh bất bạch, đại sư có thể kể lại cho nghe chuyện ấy?- Việc Bạch Hạc môn bị thảm sát, lão nạp không biết tí gì.- Nếu thế, xin đại sư thuật chuyện mình bị hại.Nhàn Vân đại sư than dài:- Nghe chư vị nói có vẻ câu chuyện hóa to tát, nhưng cứ cái việc lão nạp bị ngộ nạn thì rất là giản dị.- Thế đại sư có gặp gia phụ Tả Giám Bạch lần nào chưa?Nhàn Vân đại sư khẽ lắc đầu:- Lão nạp chưa hề gặp.Tuyết Quân thốt xen lời:- Chắc phải có người hạ độc ngay trong thức ăn thường ngày của mấy vị?Thiếu Bạch ngắt vội:- Đại sư còn nhớ dung mạo phụ nhân ấy?Nhàn Vân đại sư lắc đầu:- Quên rồi.Tuyết Quân hỏi xen:- Phụ nhân trong tay có binh khí không?- Nhớ mang máng thì hình như trong tay có cầm thanh trường kiếm...Nghĩ chặp lâu, lão tiếp:- Phải rồi, có cầm một thanh trường kiếm, vì khi ấy lão nạp và Nguyên Chân đại huynh đang bàn luận hai chiêu kiếm thuật, bất ngờ thấy được trường kiếm trong tay phụ nhân liền hội giải.Thiếu Bạch buồn bã nói:- Đại sư còn sống thì chắc chưởng môn nhân tam phái Thiếu Lâm, Võ Đang và Không Động cũng đều còn ở nhân hoàn.- Cái đó lão nạp không dám chắc, có điều lão nạp phải nhẫn nại lắm mới bảo toàn được cái mạng tàn này. Còn như Thiếu Lâm, Võ Đang, nhị vị đạo huynh nội công đều thâm hậu hơn lão nạp, cơ trí thì khỏi nói, chỉ cần họ gắng sức chịu đựng được tủi hận như lão nạp, quyết không thể chết trước lão nạp.Tuyết Quân hỏi:- Đại sư nhớ kỹ coi có lần nào gặp lại họ không?- Chưa có, vì chúng tôi mỗi người bị giam riêng một nơi.- Thế đại sư có biết họ giam cầm chư vị có dụng tâm gì?- Khi xưa chưa biết, thì giờ đã hiểu.- Hiểu sao?- Hồi ấy, lão nạp và Thiếu Lâm, Võ Đang, Không Động ba vị đạo huynh nhân thấy trong võ lâm suốt mấy trăm năm không ngừng sát phạt nhau, chẳng những sẽ tổn thương đến nguyên khí võ lâm, mà còn trái với giới cấm của người luyện võ chúng ta, nên mới quyết tâm liên thủ, dẹp yên những cuộc phân tranh trên giang hồ. Ai ngờ vừa đánh tiếng hô hào cửu đại môn phái chả nói, ngay cả tứ môn, tam hội, lưỡng đại bang cũng đều ủng hộ hết lòng, những tưởng võ lâm thái bình từ nây, chứ biết đâu đại họa đã phát sinh đúng ngày lão nạp và ba vị đạo huynh hội ước với những vị thủ não của cửu đại môn phái, tứ môn, tam hội, lưỡng đại bang thì bị người phục thuốc mê, gieo tai họa.- Sau khi đại sư bị bắt, bọn họ đối xử ra sao?- Khổ hình tra khảo liên miên, buộc lão phải tiết lộ võ công.- Cuối cùng đại sư phải nói ra?- Thoạt đầu thì vì không nói nên lão mới bị chặt cụt hai chân, băm nát ngũ quan, phàm hình phạt nào tàn độc nhất trần gian đều được bọn chúng đem dùng. Lão nạp sau cùng chịu không nổi nữa mới phải khai.Tuyết Quân cúi đầu nén tiếng thở dài:- Nói thế thì chưởng môn nhân tam phái Thiếu Lâm, Võ Đang và Không Động cũng chẳng tài nào chịu nổi. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 44 Hồng nhan thiên đố Phàn Vân đại sư nói:- Lão nạp tuyệt không phải là hạng tham sinh quý tử, mà gắn giữ lại chút hơi tàn cũng vì muốn truyền thật nội tình cho các võ lâm đồng đạo. Ví thử tam vị đạo huynh cũng có tâm ý ấy, chắc khó khỏi thân tàn ma dại như lão nạp.Tuyết Quân trầm ngâm:- Bên trong còn có một việc khó hiểu.- Việc gì?- Bốn đại chưởng môn nhân Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi, Không Động còn sống ở nhân thế, đừng nói cửu đại môn phái, mà bất kỳ một môn hộ nào, phàm người được đưa lên chấp chưởng môn hộ hầu hết phải là người tài đức, thế sao bọn họ lại ngồi yên không màng tới?Thở dài nàng tiếp:- Cứ tình thế trước mắt mà nói, thì đối với việc này, chẳng những cửu đại môn phái chưa có truy cứu, mà ngay tứ môn, tam hội, lưỡng đại bang cũng lặng câm như hến, đem mối tai họa trút cả lên Bạch Hạc môn là nghĩa làm sao?Nhàn Vân đại sư bỗng hỏi:- Môn hạ Nga Mi rất ít nhân tài, không hỏi tới việc ấy cũng thôi, chỉ có Thiếu Lâm môn hạ nhân tài nườm nượp, chả nhẽ cũng chưa ai chịu truy ra à?Thiếu Bạch sực nghĩ:- Tứ Giới đại sư tuy có đi truy tra việc đó nhưng suốt từ đó đến giờ vẫn chỉ xem xét trong bóng tối, chưa phải lúc ta cũng chẳng nên tiết lộ sự ẩn mật của người.Nghĩ thế, chàng vẫn giữ im lặng.Chợt nghe Nhàn Vân đại sư nói:- Kỳ lạ quá, kỳ lạ quá...Tuyết Quân ngắt lời:- Trừ phi những nhân vật thủ não của ngũ đại môn phái, còn lại sớm đã bị người kềm kẹp, không tự quyết định được, biết đâu lại chả có ý nghĩ như ta.Nhàn Vân đại sư than tiếng não nùng:- Tiếc quá, lão nạp thân đã tàn phế, ngũ quản lại bị hư hại, cho dù trở lại Nga Mi, chắc cũng không ai nhận được.Dường như chưa hết ý, lão đã ngưng bặt...Tuyết Quân hỏi:- Đại sư chắc còn có việc bí mật khó nói.- Lão nạp tuy trong lòng có khi ngờ, nhưng chưa có bằng cớ nào.- Việc gì, xin đại sư cứ nói thẳng cho nghe.- Lão nạp và tam vị đạo huynh hẹn hội ngộ trên Yên Vân Phong năm nào, mục đích cũng vì bàn bạc một việc...Tuyết Quân hốt ngắt lời:- Ấy cũng là một sơ hở, những thủ não nhân vật trong cửu đại môn phái, tứ môn, tam hội, lưỡng đại bang cũng tụ hội bàn cách dẹp yên những sát phạt giang hồ, chắc phải hội diện cùng lúc, tứ vị nhắc việc tương kiến tất có dụng tâm?- Cô nương đoán đúng, lão nạp với tam vị đạo huynh quả có ý...Tuyết Quân vội ngắt lời:- Sai một ly đi một dặm, đại sư Nhàn Vân chớ nói nhầm một tiếng.Hoàng hạc Châu Chính mắt thấy Tuyết Quân và Nhàn Vân đại sư đều bàn luận chuyện cũ, chả để ý gì đến hoàn cảnh hiện tại thì rất sốt ruột, sực nhớ thánh cung thần quân sắp tới đây, bất giác lo sợ toát mồ hôi. Nhưng thấy hai người đang chuyện sôi nổi không tiện xen vào, đành lăng xăng chạy qua lại trong hầm.Nhàn Vân đại sư nói:- Trong võ lâm hồi ấy, thế lực mạnh nhất phải kể Thất tinh hội, nhân vật thủ não Thất tinh đạo trưởng không những võ công cao cường, cơ trí lại thâm trầm. Trên danh nghĩa nói là tứ môn, tam hội, lưỡng đại bang cùng nổi tiếng giang hồ, nhưng kỳ thực Thất Tinh đạo trưởng chả xem bọn họ vào đâu, chỉ có kiêng dè nhất lão nạp và Tứ Phương đạo huynh trong Thiếu Lâm phái...Thở dài, lão ngước mắt nhìn lên trần nghĩ giây lát, tiếp:- Lão nạp và Tứ Phương đạo huynh lo ngại y sẽ giở trò mờ ám trong đại hội, cho nên mới hẹn ngầm chưởng môn lưỡng đại phái Võ Đang và Không Động lên trên đỉnh Yên Vân Phong hội ngộ trước, để bàn cách đối phó với Thất tinh hội trưởng.Tuyết Quân hỏi:- Chuyện này trước đây có ai biết chưa?- Trừ bốn đương sự bọn lão nạp ra, nếu có người biết chuyện cũng chỉ là thân tín của chưởng môn nhân tứ phái.- Thế bên trong không có gì bí ẩn nữa?- Còn có một điểm, ấy là lão nạp và Tứ Phương đạo huynh có chung ý định là Thất Tinh đạo trưởng nếu là cội nguồn của những họa loạn trên giang hồ hồi ấy thật và giả như y quấy phá cuộc đại hội thì bọn tôi sẽ mượn dịp trừ khử y luôn.- À, ra là nhị vị mời chưởng môn nhân nhị phái Võ Đang, Không Động đến hội ngộ trước, bề ngoài bảo là bàn bạc lương sách nhưng trên thực tế thì bức bách hai người ấy phải thuận theo kế hoạch của nhị vị đã định.- Bức bách thì không dám, mà chỉ có ý thuyết phục thôi.- Rồi chưởng môn nhân lưỡng phái Võ Đang và Không Động có bằng lòng không?- Võ Đang, Không Động nhị vị đạo huynh đã được lão nạp và Tứ Phương đạo huynh thuyết phục mau chóng.- Và sau các người đều bị trúng mê dược? - Đúng thế.Vạn Lương thắc mắc: - Đại sư và Tứ Phương đại sư nội công đều tinh thâm, chả lẽ không nhận ra trong rượu cóđộc? - Bọn lão nạp lúc ban đầu tụ hội đã sớm có đề phòng, cho nên mỗi người đều có dắt theo một đệ tử thân tín lo việc đồ ăn và thức uống.- Thế thì đại sư đã bị hại trong tay đệ tử mình.- Cho đến giờ lão nạp vẫn chưa quyết chắc.- Đại sư trong lòng tất có chỗ ngờ, không hiểu có thể nói cho bọn thiếp nghe?- Sự đến nước này, lão nạp còn gì phải giấu diếm...Lão thở dài sườn sượt tiếp:- Sau khi lão nạp và Tứ Phương đạo huynh thuyết phục Võ Đang, Không Động nhị vị đạo huynh xong, môn hạ đệ tử của lão nạp có dâng lên bốn ly trà thơm. Lão nạp một đời không nghiền gì, chỉ thích có mỗi thú uống trà, say mê nghiên cứu trà, và lão nạp đã điều chế được một thứ trà thơm, mà chưởng môn nhân chư đại phái không ai không biết. Ôi! Hận là hận ở cái chỗ ấy...Vạn Lương xen lời:- Trà thơm của đạo trưởng thì khỏi nói, tại hạ cũng được nghe nhiều rồi. Có điều trà và việc chư vị trúng độc thì có gì can hệ?- Lúc lão nạp đi phó ước đặc biệt có đem theo một gói trà thơm điều chế kỹ và chọn một đệ tử thân tín chờ cho bọn lão nạp tụ họp xong, sẽ có nhiệm vụ đi múc nước suối nấu trà.Tuyết Quân vỡ lẽ:- Thì ra đã có người bỏ độc trong trà.Nhàn Vân đại sư rầu rầu nét mặt:- Đúng vậy, có kẻ đã sớm bỏ mê dược trong trà. Một là trà quá thơm đánh tan mùi thuốc, hai là người nấu trà mời khách lại là thân tín của lão nạp nên không ai nghi ngờ. Cho nên đều thản nhiên uống, nào dè món trà thơm của lão nạp chính tay điều chế lại đi hại lão nạp và ba vị đạo huynh.Vạn Lương nhẹ thở dài:- Cái việc tưởng khó lòng dò đoán ấy, ngờ đâu khi biết rồi lại giản dị như thế.Tuyết Quân thoáng nghĩ, hỏi:- Người đệ tử thân tín đại sư dẫn theo, phải chăng là người đại sư ý muốn chọn cho làm người thừa kế y bát?Nhàn Vân đại sư lắc đầu:- Không, dạo ấy lão nạp đang còn ở tuổi tráng niên, trong lòng chưa có nghĩ tới chuyện ấy.Thiếu Bạch nãy giờ lẳng lặng nghe đột ngột xen vào nói:- Vị đệ tử đại sư dẫn theo, pháp danh...Hốt nghe ầm một tiếng vang dội, bụi cát bay lả tả, ở một góc hầm thình lình bật tung một cánh cửa.Châu Chính biến sắc, kêu:- Thánh cung thần quân tới rồi.Vạn Lương ngẩng đầu nhìn, thấy lỗ cửa bật mở sâu hun hút không thấy bóng người.Tuyết Nghi bỗng sà vào lòng chị, hữu thủ nắm chặt lấy năm ngón tay phải của Tuyết Quân.Đấy là cách thông tin giữa hai chị em họ, Tuyết Nghi bất luận thấy được sự việc gì, đều có thể dùng thủ pháp ấy báo cho chị biết một cách nhanh chóng.Chỉ nghe Tuyết Quân lạnh lùng nói:- Thánh cung thần quân, ngươi đã dám một tay che tai mắt thiên hạ võ lâm, làm nên bao chuyện kinh thiên động địa, tại sao không dám đường đường lộ diện chân mục tương kiến với người đời?Châu Chính chột dạ, nghĩ bụng:- Nếu y không chịu hiện thân, chúng ta còn có cơ sống sót, chứ nếu y hiện thân, chỉ sợ hôm nay là ngày tận cùng rồi.Lão khiếp đảm oai danh thần quân đã lâu, cho nên vừa nghe cái tên thánh cung thần quân, tức thời lo sợ cuống cuồng.Bấy giờ bụi đất bay hết, chỉ thấy trong cánh cửa bật mở thăm thẳm một lỗ dài lạnh ngắt.Thiếu Bạch đã sớm rút kiếm cầm tay, chuẩn bị chờ thánh cung thần quân vừa hiện thân, sẽ tức tốc vung kiếm đánh bật y ra khỏi cửa, không cho xông vào hầm.Nên biết, gian hầm dưới đất rất nhỏ hẹp, nếu như để thánh cung thần quân tấn công vào, tất khó tránh nổi sẽ có người bị thương trong tay y.Châu Chính và hai hồng y kiếm thủ đã sớm hoảng sợ run lẩy bẩy, nhưng chờ lâu không thấy bóng thần quân, dần cũng yên tâm nhiều.Chợt nghe Tuyết Quân giục mau:- Lui khỏi hầm ngay.Nói xong nàng xoay mình đi trước.Thiếu Bạch, Vạn Lương và Châu Chính vội nối gót theo.Ngọc Giao sai hai hồng y kiếm thủ cõng Nhàn Vân đại sư, còn mình đi đoạn hậu ra khỏi hầm.Khi ấy, trời đã về chiều, ba cỗ mã xa đứng dừng ngay trước ngôi nhà tranh. Bọn hồng y kiếm thủ vây quanh cửa vẫn bình yên vô sự.Tuyết Quân thong thả leo lên xe nói:- Đổi hướng Tung sơn Thiếu Lâm tự.Ngọc Giao sau khi dìu Nhàn Vân lên xe rồi, lão bỗng thở dài cảm khái:- Chẳng dè lão nạp còn có ngày trông thấy bóng mặt trời.Châu Chính phất tay, bọn hồng y kiếm thủ vội vây kín ba cỗ xe, tiến nhanh về phía trước.Vạn Lương chạy vội lên hai bước, bắt kịp Châu Chính hỏi:- Châu huynh, thánh cung thần quân vì sao không chịu xuất hiện tương kiến?Châu Chính lắc đầu:- Cái ấy tại hạ cũng chưa hiểu.- Tại sao Phạm cô nương không chịu hạ lệnh vào lục soát trong mật thất?Châu Chính nghĩ bụng:- May chưa lục soát, chứ ngộ gặp phải thánh cung thần quân giờ này sợ chúng ta cũng chẳng còn ai sống.Tuy vậy ngoài miệng vẫn đáp:- Có thể y bận việc chưa tới được, chứ nếu như y đã tới, chả có lẽ lại bỏ trốn.- Cho đến bây giờ thánh cung thần quân xem ra chỉ là hư danh mà thôi, vì chừng đã có ai được thấy chân diện mục của y?Châu Chính phản đối:- Thánh cung thần quân bảo là hư danh chưa hẳn đúng, bởi tuy có nhiều hóa thân, nhưng thật cũng có một người như thế. Y võ công cao siêu lắm, cho dù Thiên kiếm tái xuất, Bá đao thân lâm, cũng vị tất là địch thủ của y.Vạn Lương đâm bực:- Người này tâm trí đều bị oai danh thánh cung ma quân làm cho mất hết, việc đó có bàn luận với y cũng chả ích gì, chỉ tổ mệt sức.Nghĩ thế lão mỉm cười:- Châu huynh chung sống lâu năm với thần quân, quả hiểu biết hơn đệ rất nhiều.Châu Chính trầm tư:- Bất quá có một điều đệ nghĩ mãi vẫn chưa hiểu?- Việc gì?- Hoa tướng ở trong thánh cung địa vị cực cao, y thị bảo đại giá thần quân tới thì tuyệt không phải nói đùa, thế mà lạ một điểm là sao không thấy thần quân hiện thân?Vạn Lương nói:- Thường nghe nói là tà bất thắng chánh, chắc thánh cung thần quân nghe tin Phạm cô nương khiêu chiến mới không dám xuất đầu lộ diện.Châu Chính sẽ lắc đầu, chỉ mỉm cười im lặng.Hôm ấy, tới một vùng hoang dã, xe đi xuyên vào một khu vực đầy những mồ mã với những tàn cây cổ bách xum xuê.Châu Chính suốt quãng lộ trình, rất ít nói cười, tựa thể trong lòng chất chứa một tâm sự nặng trĩu.Xe vào đám mộ phần vắng vẻ, lão càng lộ vẻ bất an, mắt không ngớt dáo dác nhìn quanh.Vạn Lương chừng như đã thấy, vội chạy theo kịp lão, nói:- Vùng này sao hoang lương quá.Châu Chính nhướng mắt nhìn, bỗng nhiên biến sắc giơ cao hữu thủ:- Ngừng lại!Bọn hồng y kiếm thủ chạy quanh xe và ba cỗ mã xa đang ngon trớn, hốt đứng khựng cả lại.Thiếu Bạch nghỉ ngơi mấy hôm, thương thế đã khỏi hẳn, vội vén rèm xe, thò đầu ra:- Có việc gì?Vạn Lương nói:- Chả hiểu Châu hộ pháp đã phát giác gì?Châu Chính hữu thủ luôn xoay tròn trên đỉnh đầu, bọn hồng y kiếm thủ đi bọc quanh ba cỗ xe liền xiết chặt vòng vây.Vạn Lương dõi mắt nhìn, thấy khắp vùng hoang dã gió lay ngọn cỏ, cảnh vật vẫn quạnh quẽ, không một bóng người, càng thêm hoài nghi:- Suốt mấy ngày hôm nay lão ta lúc nào cũng hốt hốt, hoảng hoảng, không khéo đã trông gà hóa quốc mất thôi.Bình tĩnh, lão hỏi:- Châu huynh, việc gì thế?Châu Chính lắp bắp:- Thánh cung... thần quân...Lão nói, hai hàm răng va vào nhau cầm cập, chừng như phải gắng lắm mới bật đủ bốn tiếng.Vạn Lương hỏi dồn:- Tại sao đệ không thấy dấu?- Xem kia kìa!Vạn Lương ngưng thần nhìn, vẫn không thấy có chỗ nào khả nghi, bèn nói:- Chắc đệ quáng mắt nhìn không thấy gì cả, để đệ đến phía trước xem xem!Toan cất bước, hốt nghe từ xa vang vọng tiếng cười quái dị:- Châu Chính, ngươi là Hoàng long đường chủ, tất phải hiểu giới quy của bổn cung, kẻ nào bỏ trốn bổn cung sẽ bị trừng phạt ra sao chứ?Vạn Lương ngoái nhìn, thấy Châu Chính đứng lặng, mặt mày xám ngắt, vừa giận vừa buồn cười. Trên giang hồ võ công cao kém có khác, tất là khó khỏi sanh lòng sợ hãi, nhưng sợ đến nước ấy thì thật chưa nghe chưa thấy.Nghĩ vậy, lão lớn tiếng bảo:- Các hạ là ai? Nam tử hán, đại trượng phu dấu đầu hở đuôi như thế, đâu được gọi là nhân vật anh hùng.Chỉ nghe giọng quái dị nói sẳng:- Châu Chính, ngươi đi nhận tội hay còn chờ bổn tòa phải động thủ?Vạn Lương nghe giọng nói vang vang lúc gần lúc xa, nhưng cố vận hết mục lực nhìn, vẫn không tài nào thấy được người nói ẩn thân ở đâu, lấy làm lạ hỏi:- Châu huynh, người đó nấp ở chỗ nào thế?Lão hỏi liền mấy tiếng không nghe Châu Chính đáp, vội ngoảnh đầu nhìn, thấy Châu Chính đang sửng sờ nhìn lên một cây cổ bách.Khi ấy, bọn hồng y kiếm thủ vây giữ quanh xe đều đứng im nín thở, cảnh vật bỗng dưng lặng ngắt như tờ.Vạn Lương dõi mắt theo ánh mắt Châu Chính, chỉ thấy cây cổ bách cành lá xum xuê, đột ngột hiện ra một tấm ngân bài, trông như cái mâm bạc. Bên trên có một cái vòng đỏ tròn trịa tựa như một bức thái cực đồ, bèn thò tay nhặt một viên đá ngầm vận sức, hữu thủ vút ra.Viên đá rít vèo tiếng gió, thẳng hướng tấm ngân bài.Chỉ thấy cái ngân bài chao đi chao lại, rồi chìm mất hút trong đám lá rậm.Liền lúc, giọng nói quái dị lại vang lên:- Châu Chính, còn không đến chịu chết, hay thật muốn bổn tòa phải động thủ.Châu Chính ngoái cổ liếc nhanh Vạn Lương, lặng lẽ cất bước đi.Vạn Lương chực xuất thủ, nhưng nghĩ sao lại thôi.Giọng nói lạnh băng vang vang:- Bỏ binh khí trong tay đi!Châu Chính ngoan ngoãn buông rơi thanh trường kiếm.Cùng lúc, bọn hồng y kiếm thủ cũng lần lượt ném bỏ binh khí trong tay.Vạn Lương xưa giờ vẫn trầm tĩnh, lúc đó cũng phải hốt hoảng:- Châu huynh, quay lại mau.Nhưng Châu Chính vẫn cắm đầu đi như một người điên, mặc cho Vạn Lương gọi như trống giục.Vạn Lương mình đầy kinh nghiệm, thế mà chỉ biết đứng ngây người, lòng nóng như lửa đốt.Bấy giờ, trên cỗ xe thứ hai rèm xe khẽ động, chị em họ Phạm thong thả bước xuống.Tuyết Quân vịn vai em, mắt che vuông lụa, đứng lặng trên con đại đạo hoang lương.Hoàng Vĩnh, Cao Quang tay lăm lăm binh khí, chia đứng hai bên hộ vệ.Ngọc Giao cầm kiếm vút ra, tả thủ nắm mớ kim châm, chạy thẳng đến cạnh Vạn Lương sẽ giọng hỏi:- Lão tiền bối, chuyện gì thế?Vạn Lương lắc nhẹ:- Đầy vẻ thần bí và quỉ dị, chưa thấy chưa nghe, lão hủ cũng mù tịt.Nghe giọng Tuyết Quân thánh thót vang lên:- Mọi sự đâu có đó, khỏi phải hốt hoảng.Từng tiếng chậm rãi bình lặng, khiến cho bọn Vạn Lương nhất thời bừng tỉnh.Ra là trước cảnh Châu Chính và bọn hồng y kiếm thủ bó tay chịu trận, bọn Hoàng Vĩnh cũng không khỏi hoang mang.Khi ấy, Châu Chính đã đến dưới gốc cây cổ bách, ngước mắt trông lên, dáng chừng đang chờ đợi cái gì?Vạn Lương nhất sinh đã trãi bao hiểm cảnh, nhưng chưa bao giờ gặp việc lạ lùng như ngày hôm nay, cho nên, ít nhiều cũng cảm thấy lo lắng.- Nếu Châu Chính gặp chuyện bất trắc, không những hai mươi mấy hồng y kiếm thủ cũng phải thọ nạn, mà sợ sauny cũng chả còn kẻ nào dám bội phản thánh cung.Ngọc Giao tán đồng:- Phải lắm!- Vậy ta nên cần tìm cách ngăn chận cái trường thảm cảnh này, cô nương có gan cùng lão hủ đi tới dưới cây cổ bách xem xét hư thực không?Ngọc Giao chẩu môi:- Sao lại không dám, chẳng qua...- Chẳng qua cái gì?- Tại sao Châu Chính võ công như thế, lại chịu ngoan ngoãn phục tòng lệnh người?- Việc ấy tất có nguyên nhân, nhưng giờ này chúng ta hẳng tạm gác lại tra hỏi sau, để đi cứu người là chuyện gấp.Rồi lão bỏ chạy trước.Ngọc Giao cũng lật đật phóng theo.Chỉ nghe giọng nói lạnh băng lại từ trên cây truyền xuống:- Ngươi bội phản thánh cung, tội đáng xử tử.Lời dứt, hốt nghe tiếng keng tiếng thép.Châu Chính mặt bỗng tái ngắt, trán giọt giọt mồ hôi run run đưa hữu thủ lên.Vừa lúc, Vạn Lương, Ngọc Giao cũng đã tới bên lão.Vạn Lương nói nhanh:- Cô nương đối phó với kẻ địch nấp trên cây.Hữu thủ điểm mau Châu Chính.Châu Chính bấy giờ tâm thần đều bị giọng nói quái dị trên cây bách thu hút, dáng người đờ đẫn như người mất hồn.Vạn Lương xuất thủ điểm trúng mạch huyệt ở cổ tay phải Châu Chính xong giọng lạnh lùngnói:- Châu huynh, đại trượng phu sanh tử đâu đáng sợ, tại sao phải run khiếp như thế, chả phải để người cười cho à?Đúng lúc đó Ngọc Giao đã chạy tới gốc cổ bách, tả thủ nhanh nhẹn vung luôn mớ kim châm vút lên.Chỉ nghe rào rào, đám lá trên cây bị trúng châm rơi bay lả tả.Ngọc Giao phóng châm, miệng cao giọng nói:- Lén lút thì sao được gọi là nhân vật anh hùng, có giỏi hãy ra mặt đi?Vạn Lương hữu thủ điểm luôn hai huyệt nữa của Châu Chính, đoạn bế xốc lão chạy bay về cỗ xe.Vừa lúc trên cỗ xe đầu tấm rèm lay động, như một cánh chim, Thiếu Bạch vút mình ra hạ đúng chỗ Ngọc Giao.Ngọc Giao thấy có mặt Thiếu Bạch phấn chấn bảo nhỏ:- Tướng công lượt trận hộ, để tiện thiếp lên cây xem.Hữu thủ cầm kiếm hộ thân, nàng nhẹ nhún gót vút lên.Thiếu Bạch vội nói:- Cô nương cẩn thậm.Hữu thủ soạt kiếm, chàng ngưng thần phòng bị, chờ nếu Ngọc Giao lâm nguy sẽ xuất thủ cứu ngay.Ngọc Giao nhảy phóc lên, trường kiếm lập tức nhoáng động, chặt nhanh đám lá, với tay chụp lấy một cành cây.Ngước nhìn, kịp thấy trong một tàng lá rộng, hốt nhoáng vụt một bóng người mất hút.Ngọc Giao tả thủ vận sức, hất bỗng mình lên ngọn cây, đảo mắt nhìn quanh quất, thấy mất bóng địch đành buông mình xuống.Thiếu Bạch hỏi:- Có thấy địch không?Ngọc Giao khẽ gật đầu:- Có!- Y đâu?- Trốn mất rồi, y chạy quá mau, tiện thiếp đuổi không kịp.- Người đó tướng mạo thế nào?- Nhìn chưa rõ...Ngừng một thoáng, nàng tiếp:- Thế ở dưới này, tướng công không thấy sao?Thiếu Bạch ngỡ ngàng:- Phải, ta dưới cây mà địch nhân nhảy xuống vẫn không hay không biết tí gì. Thì công phu khinh thân người ấy đủ thấy ghê gớm lắm, chả trách nàng không kịp nhìn tướng mạo y.Nghĩ vậy nên chàng lặng thinh.Ngọc Giao thấy dáng Thiếu Bạch bật cười:- Sao, giận rồi à?Thiếu Bạch chực đáp, bỗng thấy Hoàng Vĩnh, Cao Quang hộ vệ Tuyết Quân, Tuyết Nghi tất tả chạy tới.Tuyết Quân hỏi: - Có thấy bóng dáng địch không?Ngọc Giao đáp:- Địch nhân hình như không muốn chường mắt động thủ với ta, nên đã bỏ trốn. Tuyết Quân trầm ngâm:- Thế thì lạ thật.- Kẻ ấy thân pháp mau lẹ, nhoáng đi như điện, cứ xem thân pháp của y, võ công quyết không kém bọn tôi, chả hiểu sao y không chịu chính diện động thủ với chúng ta?Tuyết Quân thở dài:- Thôi ta lên xe đi!Xoay mình đi trước.Thiếu Bạch hốt gọi giật:- Phạm cô nương, hiện giờ còn có một việc khó khăn, không biết phải xử trí ra sao?Tuyết Quân dừng chân hỏi:- Việc gì?- Hoàng hạc Châu Chính thần trí mê loạn, đã được Vạn hộ pháp điểm huyệt, còn bọn hồng y kiếm thủ thấy đều ném bỏ binh khí, xem dám chắc cũng không được tỉnh táo cho lắm.Tuyết Quân tư lự:- Tiên sư di ngôn, quả nhiên nói đúng.- Sao, Phạm lão tiền bối khi qua đời có nói rõ sự biến chuyển của đại cuộc giang hồ rồi à?- Nếu như tiên sư nói rõ được, thì bây giờ thuộc hạ cũng chả đến nỗi phải bối rối.- Vậy Phạm lão tiền bối nói gì?- Tiên sư ngày còn tại thế đã rầu rầu nói với chị em thuộc hạ là suốt trăm năm nay, chưa có một người nào có thể nhờ võ công không thống thất được giang hồ, mà đại kiếp võ lâm nếu phát động thì người phát động ấy tất sẽ dựa vào thuật bàng môn tà đạo, gây ngọn sóng đào, không thể một lời...Nàng nói nửa chừng bỗng nhiên ngưng bặt.Thiếu Bạch hỏi dồn:- Sao nữa?- Gia sư chỉ nói có thế, thuộc hạ không dám tự tiện góp ý.- Cô nương có thể hiểu được nội tình của cuộc thế giang hồ hiện tại?Tuyết Quân đở lời:- Nếu như chúng ta không tìm ra nguyên nhân là đâu thì quyết khó mong phá vỡ tổ chức của bọn họ.- Theo chỗ tại hạ nhận xét, hình như bọn thủ hạ thần quân đều phải bị phục chất kịch độc, không dám bội phản y.- Nửa giờ trước đây, thuộc hạ cũng nghĩ như thế, nhưng giờ đây thì khác.- Khác ở chỗ nào?- Cứ xem cử động của Châu Chính hôm nay, quyết không phải bị trói buộc bởi chất kịch độc.- Cô nương có cao kiến gì?- Dường như thần trí y bị mất thăng bằng, nhất cử nhất động khó theo ý muốn.Thiếu Bạch nghĩ bụng:- Có thế thật, nhưng lạ ở điểm bằng phương pháp nào mà có thể làm cho một người võ công cao cường cở lão phải trở nên khiếp nhược như vậy.Bèn nói:- Cô nương nói đúng, nhưng khó hiểu một điểm thánh cung thần quân đã dùng cách nào khống chế được thần trí một người khỏe mạnh, chả lẽ thế gian thật có phương thuật?- Thuộc hạ biết thì pháp có nguồn, thuật có gốc, pháp thuật tà đạo làm loạn hồn người, chẳng đáng tin.- Tại hạ cũng nghĩ thế, nhưng việc vừa rồi rành rành ra đấy, không tin sao được.Tuyết Quân lặng cảm khái:- Ôi! Tiên sư cơ trí một bụng, ví thử người còn sống chắc sẽ giải đáp được chuyện này.- Cô nương thừa kế y bát của lệnh sư, nếu chưa vỡ lẽ được thì thử hỏi còn ai giải đáp nổi.- Thuộc hạ nghe tiên sư bảo, trong du già thuật ở xứ Thiên Trúc hình như có một loại chuyên về chế động thần trí. Ôi! Chỉ đáng tiếc thuộc hạ thiên sinh hai mắt mù, không thể tham khảo sách cổ, tuy được tiếng có một đệ nhất kỳ nhân làm thầy, mà chả tài nào thừa kế được tài nghệ của người.- Phạm cô nương...Tuyết Quân nghe giọng nói trìu mến, bất giác giật mình:- Minh chủ có điều chi chỉ giáo?- Tại hạ có vài ý kiến riêng muốn nói ra, dám mong cô nương lượng thứ.Tuyết Quân trầm ngâm một thoáng:- Minh chủ cứ nói.- Phạm lão tiền bối có phải tinh thông y thuật?- Tiên sư quả có cái tài ấy.- Lúc sinh tiền Phạm lão tiền bối có hề nói đến nhãn tật của cô nương?Tuyết Quân bàng hoàng:- Sao bỗng dưng minh chủ lại hỏi về việc đó?- Bởi vì tại hạ nghĩ mắt của cô nương hẳn phải có cách chữa lành.Tuyết Quân nhoẽn miệng cười:- Phải chăng minh chủ thương cho thuộc hạ mắt không trông thấy vật?- Tại hạ thiết nghĩ nếu như mắt cô nương sáng lại được, tất sẽ có ích nhiều cho chính nghĩa võ lâm.Tuyết Quân nhẹ thở dài:- Tiên sư từng có an ủi thuộc hạ, trên thế gian không có cái gì tận thiện, tận mỹ, nên người bảo thuộc hạ nên vui mới phải.- Cô nương sống vắng với mái tranh nương ruộng, mắt không thấy vật cũng đành thôi, nhưng nay phải dấn bước giang hồ, đối phó với cường địch phụng sự chính nghĩa võ lâm, thì mắt thiếu sáng sẽ có hại không nhỏ.Tuyết Quân biến sắc nói:- Tiên sư vẫn thường khen thuộc hạ là trang giai nhân tuyệt thế, cũng vì nhan sắc di-m kiều nên trời xanh nổi cơn ghen ghét, xui cho tàn khuyết mắt mù, không hiểu có đúng thế không?Thiếu Bạch chú mắt nhìn nàng chập lâu, thấy từ đầu chí chân, không có chỗ nào không tuyệt hảo. Trừ đôi mắt mù ra, cho có tìm khắp những danh sư, họa gia bật nhất trên thế gian, cũng khó có thể họa nên một mỹ nhân như thế, liền khen:- Cô nương nghi dung tuyệt thế, lệnh sư nói rất đúng.Tuyết Quân tủm tỉm cười:- Nếu như thuộc hạ chữa lành nhãn tật, chả phải sẽ bị ông xanh đố kỵ nữa sao?- Cái đó, cái đó...Tuyết Quân ngắt lời Thiếu Bạch:- Xá muội lòng dạ nhân hậu, tuy là chị, nhưng hai chị em thuộc hạ khác tính nhau, dẫu cho ở cõi thế thật có thuốc làm cho phục minh, thuộc hạ cũng quyết không chữa.Thiếu Bạch ngẩn người:- Nói vậy rõ ràng nàng biết có hy vọng chữa khỏi, nhưng vẫn cam chịu mắt mù thì lạ lùngquá.Hốt thấy Vạn Lương chạy tất tả lại nói:- Phạm cô nương, Châu hộ pháp thần trí mê loạn, miệng lắp bắp mãi chả hiểu nói gì?Tuyết Quân bảo:- Cứ để thế, đừng động đến lão, biết đâu chúng ta chẳng nghe được một vài manh mối đang lúc lão nửa mê nửa tỉnh.Nàng nói rồi đeo vuông lụa lại, chạy đi.Khi ấy, Châu Chính đã được Vạn Lương đặt nằm ngữa trên bãi cỏ, hai mắt nhắm nghiền, môi mấp máy như đang nói gì.Tuyết Quân ngồi thấp xuống, lắng tai nghe.Thấy thế, Thiếu Bạch, Vạn Lương cũng đều ngồi cả xuống nghe ngóng.Châu Chính lẩm bẩm nói gì cả công phu cạn chén trà nóng mới nín lặng.Tuyết Quân bảo nhanh:- Điểm hôn huyệt lão.Thiếu Bạch lẹ tay xuất thủ điểm huyệt Châu Chính.Tuyết Quân thở phào:- Chư vị nghe lão nói gì không?Vạn Lương lắc đầu:- Không được nghe rõ.- Lão đang van người ta tha mạng.Vạn Lương ngạc nhiên:- Van người tha mạng?- Phải, trong tiềm thức chắc lão đang bị thống khổ dằn vặt.Thiếu Bạch đỡ lời:- Cô nương nghe ra lão đang van xin ai? Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 45 Gởi thiếp bái sơn Phạm Tuyết Quân nói:- Y đang khẩn cầu kẻ nắm vận mạng của y.Thiếu Bạch nói:- Kẻ đó chắc là thánh cung thần quân rồi.Tuyết Quân trầm ngâm:- Kể cũng có lý, tuy nhiên tên người y kêu gọi không phải là thánh cung thần quân.- Tôi cũng không được nghe rõ, loáng thoáng như kêu tên một người đàn bà.Vạn Lương ngẩn người chen vào:- Tên một người đàn bà.Tuyết Quân thản nhiên đáp:- Nghe giọng nói thì như tên một người đàn bà thực.Thiếu Bạch tỏ vẻ lo lắng:- Hiện giờ tình thế rối rắm, cô nương đã có cách đối phó?- Giang hồ hiện nay đâu đâu cũng có chân tay của thánh cung thần quân, tiện thiếp cũng định dùng sức của thánh cung để đập lại thánh cung, nhưng giờ phút này bắt buộc phải đổi kế hoạch.- Tại sao?- Trong ý tiện thiếp đinh ninh tưởng rằng sở dĩ thánh cung thần quân khống chế được quần hào là nhờ một loại thuốc nào đó. Nhưng giờ phút này mới thấy không phải chỉ có vậy, hoặc ở bên trong còn có một thứ võ công quỷ dị ghê gớm. Do đấy không thể sử dụng người của thánh cung một khi chưa hiểu biết thánh cung thần quân đã dùng thứ võ công gì để khống chế bọn thuộc hạ.- Theo ý của cô nương?- Tiên sư ngày còn tại thế thường dạy rằng Thiếu Lâm tự chỗ đất phì nhiêu nhất của võ lâm, nhân tài không biết bao nhiêu mà kể. Thực lực Thiếu Lâm mạnh nhất, là tiện thiếp đã suy xét nếu muốn đương cự với thánh cung thần quân phải nhờ đến lực lượng của Thiếu Lâm, do đó chúng ta lên tới Tung Sơn Thiếu Lâm tự cố gắng thuyết phục tăng lữ ở trên đó, họ chịu giúp thì không sợ thiếu nhân lực.Thiếu Bạch ngẫm nghĩ hỏi:- Cô nương đã có cách thuyết phục tăng lữ Thiếu Lâm?- Thật sự cũng chưa có kế gì hay, nhưng hiện giờ thấy tin tưởng lắm.- Có thể cho biết vì lẽ gì?Tuyết Quân nhoẻn miệng cười đáp:- Vì chúng ta có Nhàn Vân đại sư tương trợ.Thiếu Bạch gật đầu:- Cô nương nói đúng lắm.- Hiện tại Nhàn Vân đại sư thân thể đã tàn phế, dẫu võ công chưa mất hết, cũng không giúp chúng ta được bao nhiêu, nhưng người lại là một nhân vật quan trọng trong một đại kiếp đại nạn của võ lâm, chúng ta cần phải bảo vệ người thật chặt chẽ.Vạn Lương xen lời:- Thì phải như thế.- Chúng ta phải nhanh chân tới Thiếu Lâm, thánh cung thần quân đáng lẽ đã phải xuất hiện nhưng y chưa chường mặt, chắc y đang bận công việc gì khác. Tiện thiếp được tiên sư giảng cho nghe về khí vận học, có thể cơ đồ bất đồ âm thầm đến với chúng ta, nhưng chớp nhoáng thôi, nếu mà chúng ta không biết nắm lấy thì cũng bằng uổng.Vạn Lương hỏi:- Hoàng hạc Châu Chính và đám hồng y kiếm sĩ giờ phút này không thể dùng để đối địch được nữa, mà trở lại còn làm vướng tay chân chúng ta, cô nương đã tính chưa?- Tiện thiếp nghĩ cơn mê loạn của bọn họ có chu kỳ, có thể qua một khoảng thời gian họ sẽ tỉnh lại.- Châu Chính bị thương nặng khó hành động, phải bỏ y lên xe rồi, còn bọn hồng y kiếm thủ chắc dẫn đi đường được. Tại hạ dẫn lãnh bọn chúng chứ?- Được lắm!Nàng xoay mình cùng Tuyết Nghi bước lên xe.Lúc ấy, bọn hồng y kiếm thủ đã mất hết tinh thần, Hoàng Vĩnh, Cao Quang đi trước mở đường. Thiếu Bạch, Ngọc Giao đi giữa bảo hộ chị em họ Phạm và Nhàn Vân đại sư, còn Vạn Lương dẫn bọn hồng y kiếm thủ đi sau cùng.Xe lăn bánh thẳng hướng Thiếu Lâm tự.Thoáng mắt, đoàn người đã đi được hơn mười dặm đường, đột ngột vang dài một tiếng thét, một hồng y kiếm thủ lăn quay ra đất hộc máu chết.Tuyết Quân dừng xe hỏi:- Việc gì thế?Vạn Lương đáp:- Một kiếm thủ bỗng dưng ngã ra chết.- Có dấu vết gì lạ?- Miệng hộc máu tươi, chắc bị nội gia chưởng đả thương.- Chỉ sợ bọn kiếm sĩ ấy khó sống qua được khi tới Tung Sơn, Châu Chính hôn mê bất tỉnh, lại là cái may trong cái không may.Thiếu Bạch sửng sốt:- Tại sao?- Cũng vì y hôn mê bất tỉnh nên mới bảo toàn được tính mạng.Vạn Lương xen lời: - Lão hủ có chỗ chưa hiểu xin thỉnh giáo cô nương. - Chuyện gì?- Lão hủ ngầm tra xét tên kiếm thủ bị thương, thấy không có dấu hiệu trúng độc, chả hiểu sao lạ thế?- Suốt từ đầu chưa thấy bóng địch, rõ là không thể bị người dùng nội gia chưởng lực hạ thủ.- Bọn họ sớm thọ nội thương, thương phát thì chết, chứ cần chi phải bị người ta ra tay đánh.- Cô nương tài nghệ hơn người, chả lẽ không có cách phòng.- Nếu như tôi có cách phòng, cũng khỏi cần phải lên Thiếu Lâm nữa, người của thánh cung thần quân đều là binh dùng tạm của ta.Thiếu Bạch hỏi:- Thế cứ để cho họ chết dần à?- Hiện khó có cách nào cứu mạng họ.Nàng buông rèm xe, lui vào trong.Thiếu Bạch nhìn sang Vạn Lương, sẽ giọng nói:- Nếu bọn họ chết vì nội thương phát tác, lẽ ra phải cùng phát tác cả chứ sao lại có kẻ trước người sau.Vạn Lương gượng cười:- Lão hủ bôn tẩu giang hồ có mấy mươi năm, gặp qua không biết bao nhiêu việc lạ, nhưng chưa thể ngờ được trên thế gian lại có việc đầy khủng bố như thế.Thiếu Bạch than dài, nín lặng.Thấy cái tình cảnh ấy, cùng không biết nói gì hơn.Chỉ nghe Tuyết Quân từ trong xe nói vọng ra:- Chúng ta lên đường.Suốt quãng hành trình, thỉnh thoảng lại nghe vang lên tiếng rú thảm và mỗi lần như vậy một hồng y kiếm thủ lại lăn ra chết.Lạ một điểm là bọn hồng y kiếm thủ đối với cái chết của đồng bạn vẫn dửng dưng như không.Hôm ấy vào xế trưa, xe đến dưới chân núi Tung sơn nhưng bọn hồng y kiếm thủ đã chết dần chết mòn ở dọc đường, chỉ còn sót lại bốn tên thẩn thờ lê gót theo xe.Vạn Lương lâu năm đi lại giang hồ, biết rõ Tung sơn. Thiếu Lâm bốn viện ngoại trừ đến dịp lên núi dâng hương ra vào tự do, còn thường ngày giới quy rất nghiêm, hơn nữa, nhân vật võ lâm nếu tự tiện vào vùng cấm địa, thì Thiếu Lâm tăng lữ sẽ được phép xuất thủ ngay.Lão chực đánh tiếng ngăn vừa lúc cỗ xe đầu bỗng dừng lại.Ra là đến một ngã ba, trước mắt thấy vừa gặp một bia đá có đề bốn chữ lớn &quot;Xa mã cấm nhập&quot;.Vạn Lương chạy nhanh tới trước xe nói:- Không thể đi tới được nữa.Hoàng Vĩnh, Cao Quang đi mãi đằng trước, nghe tiếng vội ngoái đầu lại:- Phải xuống xe đi bộ sao?Vạn Lương sẽ lắc đầu:- Chúng ta lên ngọn núi này, kể như đã vào vùng Thiếu Lâm tự quản hạt, nếu người thường cho có vi phạm môn luật của họ cũng chẳng sao, giỏi lắm là sẽ có tăng nhân ra khuyên bảo vài câu thôi nhưng nếu là người võ lâm giắt đao, đeo kiếm thì khác hẳn.Thiếu Bạch xen lời:- Thế thì phải làm sao mới vào được Thiếu Lâm tự?- Phải làm đúng theo qui luật võ lâm.- Qui luật nào?- Gởi thiếp bái sơn.- Vậy trước bàn qua với Phạm cô nương xem.- Phải, để lão hủ đi thông báo cho.Quay lại lão đi đến trước xe Tuyết Quân toan cất tiếng thì rèm xe đã đụng nhẹ, một bàn tay ngọc từ trong đưa ra một phong thư đỏ chói.- Tôi đã sắp sẵn thư, ta cứ theo đúng qui lệ gửi thiếp bái sơn.Vạn Lương nhận thư, thấy bên trên viết &quot;Kính gửi Thiếu Lâm chưởng môn nhân phương trượng&quot;, dưới góc ghi người gửi &quot;Kim đao minh chủ&quot; bèn nói:- Cô nương chu đáo thật, sớm đã lo liệu việc này.Trong xe vẳng ra tiếng Tuyết Quân bảo:- Phiền Vạn hộ pháp dẫn Hoàng Vĩnh lên trước dâng thiếp cầu kiến, chúng tôi ở đây chờ.- Địa đạo trước mặt dẫn thẳng đến Thiếu Lâm đàn viện, cấm ngặt mã xa lên.- Qui giới ấy Thiếu Lâm tự đã có từ lâu rồi à?Vạn Lương nghĩ giây phút đáp:- Khi xưa lão hủ bái du Thiếu Lâm tự, chưa thấy có qui giới này, xa mã vẫn được đi thẳng lên trước cửa miếu.- Nói thế, chắc giới qui ấy mới lập chưa lâu.- Lão hủ bái phỏng Thiếu Lâm vào quãng ba mươi năm về trước thì qui luật này có lâu lắm cũng không thể quá thời gian ấy.Tuyết Quân hơi trầm ngâm:- Xa mã dừng lại đây, đi bộ lên núi.- Châu Chính hôn mê chưa tỉnh, Nhàn Vân đại sư đôi chân tàn phế chắc đi không được rồi.- Bọn hồng y kiếm thủ còn mấy người sống?- Còn được bốn người.- Bọn họ liệu đi nổi không?- Trừ những người đã chết dọc đường ra, họ vẫn còn đủ sức đi nếu may mắn hơn mấy người trước, giữa đường không phải hộc máu ra chết.- Chỗ này cách Thiếu Lâm bản viện bao xa?- Tính phỏng có lẽ còn trên tám dặm nữa.Được rồi, Vạn hộ pháp dẫn Hoàng Vĩnh đi trước, bảo Cao Quang nhặt lấy ít tre cột thành hai cái cáng khiêng Nhàn Vân và Châu Chính lên đường.Vạn Lương sẽ dạ, bỏ đi dẫn Hoàng Vĩnh lên núi trước.Cao Quang nhanh tay nhặt mấy nhánh tre kết thành hai cái cáng, xong đặt Nhàn Vân và Châu Chính lên.Lúc ấy, Tuyết Quân cũng xuống xe, lấy hai tấm vải mỏng trùm lên người Nhàn Vân và Châu Chính.Bốn hồng y kiếm thủ trông dáng đờ đẫn như người mất hồn, nhưng rất ngoan ngoãn, nghe lời Cao Quang nhấc cáng lên vai.Tuyết Quân nói:- Xin minh chủ cùng đi với thuộc hạ, Trương cô nương và Cao hộ pháp đi đoạn hậu phòng trong số bốn hồng y kiếm thủ có thể có người thương phát chết giữa đường.Tay nàng vịn vai em đi trước.Thiếu Bạch vội vã theo sát hai chị em họ Phạm còn Cao Quang và Ngọc Giao đi sau trông chừng bốn kiếm thu đỡ cáng.Đi được chừng ba dặm, tình thế trước mặt đột ngột mở rộng, con đường núi xuyên thẳng qua một cánh rừng tùng xanh ngát.Hốt nghe tiếng vang niệm A di đà phật, trong rừng tùng có một lão tăng vận cà sa nguyệt bạch thủng thẳng đi ra, chắp tay trước ngực nói:- Nhị vị thí chủ, lão tăng xin hiến lễ.Tuyết Quân cũng chắp tay vái lại:- Không dám, xin hỏi lão sư phụ, từ đây đến Thiếu Lâm bản tự còn bao xa?Lão tăng hơi giật mình:- Vượt qua hàng tùng này là đến Thiếu Lâm bản viện, nhị vị nữ thí chủ chẳng hiểu tới Thiếu Lâm tự có việc chi?- Chúng tôi đến bái phỏng phương trượng quí tự.- Mới rồi có hai vị gởi thiếp bái sơn, chắc là đồng đạo của nhị vị?- Chính do tiện thiếp sai đi.Lão tăng tròn mắt nhìn Tuyết Quân chặp lâu:- Nữ thí chủ là Kim đao minh chủ?- Tiện thiếp chỉ là thuộc hạ.- Thế Kim đao minh chủ đâu?- Khi gặp chưởng môn phương trượng quý tự, Kim đao minh chủ sẽ hiện thân tương kiến.Lão tăng thoáng trầm ngâm:- Chư vị tuy theo đúng quy luật võ lâm bái sơn, nhưng...- Nhưng sao, lão sư phụ thấy có chỗ nào không phải xin cho biết.Lão tăng đằng hắng liền mấy tiếng:- Thiếu Lâm môn hạ chúng tôi có một qui giới.- Qui giới nào?- Nói ra nữ thí chủ đừng giận, ấy là không được cho phép nữ giới vào chùa.- Thiếu Lâm tự có khách đến dâng hương không?- Hương khách tất nhiên có.- Vậy thì ngươi đi dâng hương nếu là phái nữ, quí tự cũng cấm à?- Cái ấy lại khác.- Cùng là nữ nhân thì khác ở chỗ nào, đại sư cứ coi tiện thiếp là hương khách được rồi.Lão tăng sẽ lắc đầu:- Cho là nữ hương khách, cũng chỉ được vào đến tòa đại điện thứ nhất mà thôi.- Tiện thiếp không tin quý tự lập phái trên giang hồ đã hàng mấy trăm năm lại chưa có một nữ nhân nào lại được tiến vào gian điện thứ hai.- Có thật, nhưng phải có một điều kiện.- Điều kiện gì?- Nhờ vào võ công xâm phạm bổn tự.Ngọc Giao nãy giờ yên lặng đứng sau Tuyết Quân bỗng nhiên xen vào nói:- Xâm nhập quý tự cũng chả phải việc khó, đại sư ý muốn ngăn cản chăng?Lão tăng cười khảy:- Thiếu Lâm tự thanh quy nghiêm ngặt, trước khi nữ thí chủ chưa tự tiện xông vào chùa bần tăng quyết không dám cản ngăn.Dứt lời, lão tránh sang một bên nhường lối.Tuyết Nghi mắt thấy lão tăng đứng tránh, bèn cất bước đi tới.Tuyết Quân vịn vai em đi theo.Thiếu Bạch tay nắm chuôi kiếm nối gót.Đi xuyên qua cánh rừng tùng, trước mắt hiện ra một con đường rộng trải đá trắng dẫn đến cánh cổng của tòa Thiếu Lâm tự cao vút.Hai hòa thượng vận cà sa đỏ nghiêm trang đứng chắn trước cổng chùa.Tuyết Quân cao giọng:- Chúng tôi lên núi dâng hương, xin chư vị cho đi.Hai hòa thượng lặng lẽ liếc nhìn nhau, người bên trái hỏi:- Chư vị phải là người trong Kim đao môn?- Nhị vị đại sư có chi chỉ giáo?- Vừa rồi có người trong Kim đao môn gởi thiếp bái sơn, bần tăng được lệnh ra đây đón khách.- Đúng thế, chúng tôi đều là người trong Kim đao môn.- Vị nào là minh chủ?- Chờ gặp chưởng môn phương trượng quý tự, Kim đao minh chủ sẽ hiện thân.Tăng nhân đứng bên phải chắp tay lạnh lùng nói:- Thiếu Lâm tự có nghiêm luật không cho phép nữ nhân vào chùa, mặc dù nữ thí chủ có là người trong Kim đao môn.Ngọc Giao cười nhạt: - Còn một qui giới nữa, đại sư quên chưa nói. - Qui giới nào?- Nếu như đối phương dựa vào võ công xâm phạm Thiếu Lâm tự thì chả có chỗ nào không đi được.Hòa thượng biến sắc:- Phải, chỉ cần cô nương tự tin có thể xông vào chùa thì ngay tĩnh thất của phương trượng cô nương cũng tới được.Ngọc Giao rút soạt trường kiếm:- Phạm cô nương, bọn họ quyết ý ngăn cản, ta cũng khỏi phải phí lời nữa.Quét mắt nhìn nhị tăng, nàng tiếp:- Nhị vị cũng nên rút binh khí ra đi!Hòa thượng đứng bên phải cười nhạt:- Sư huynh đệ chúng tôi xích thủ không quyền đón đở cô nương vài kiếm cũng đủ.Ngọc Giao gằn giọng:- Các ngươi hai người đánh một mình ta khỏi dùng binh khí cũng chẳng kể thiệt.Trường kiếm nhấp nhoáng ánh lạnh toan đâm vèo ra bỗng dừng lại, nàng nói:- Còn một việc phải nói rõ trước.Tăng nhân đứng bên phải bảo:- Nữ thí chủ cứ cho biết!- Chúng ta đánh nhau quyết tử hay tính đến mức thắng?- Cái đó tùy ở cô nương.- Thôi được, chúng ta tính mức, kẻ nào thọ thương kể như là bại.Hai hòa thượng đồng thanh nói:- Cô nương cứ việc thi thố sở học.Ngọc Giao vung kiếm đâm vèo sang tăng nhân bên phải, tả chưởng cùng lúc phất vụt sang hòa thượng bên trái.Nhị tăng nhẹ nhàng lách tránh, vung chưởng chia hai mặt đánh tới.Ngọc Giao thấp người né thoát hai chưởng, hữu thủ đảo nhanh trường kiếm, lóe lạnh hai lằn sáng hướng hai huyệt đạo tăng nhân bên phải.Nàng cảm thấy tăng nhân này thật đáng ghét cho nên kiếm thế vút ra chuyên nhắm công y.Nhị tăng lo việc đón khách trong chùa võ công thập phần cao cường, vốn không xem Ngọc Giao vào đâu, nhưng động thủ sau hai chiêu đã thấy không ổn, vội dốc sức cự địch.Một phút khinh địch nên đã để Ngọc Giao chiếm được thượng phong, kiếm thế đánh tới tấp tăng nhân bên phải, còn tả chưởng thì ngăn chống thế công của tăng nhân ở bên trái.Ngọc Giao kiếm thế lợi hại lạ thường, cầm cự chừng mười hiệp, nhị tăng đã cảm thấy thấm mệt, chân tay mỏi nhừ.Tăng nhân bên phải gắng gượng đón đở thêm mấy kiếm nữa, chừng như tối mắt chậm tay, hữu thủ liền trúng phải một rạch soạt.Hai hòa thượng kinh hoảng cùng nhảy lùi lại năm bước, nói:- Cô nương kiếm thuật thật cao minh.Ngọc Giao thâu kiếm nói:- Xem thế hòa thượng Thiếu Lâm phái quả có phong thế thanh môn.Hai hòa thượng đỏ bừng mặt:- Chúng tôi chức phận thấp kém không đáng nói, nhưng trùng trùng nan quan, càng qua càng thấy khó, cô nương đừng đắc ý vội.- Đa ta nhị vị có lòng chỉ vẽ.Nói xong nàng thung dung đi tới.Đi được vài trượng, hốt thấy Vạn Lương tất tả chạy lại, tích tắc đã đến trước mặt mọi người.Tuyết Quân dừng chân hỏi: - Có chuyện gì?- Lão hủ đã đem thư của minh chủ vào Thiếu Lâm tự.- Người nào nhận bái giản?- Chủ trì Đạt ma viện.- Có gặp phương trượng Thiếu Lâm tự không?- Một lão tăng râu bạc tự xưng là chủ trì Đạt ma viện, vâng lệnh chưởng môn phương trượng của họ thay mặt tiếp đón.- Lão nói sao?Lão tăng ấy hình như biết hết mọi việc của ta cho nên nhận thư xong chưa xem đã bảo môn qui chùa họ không tiếp nữ khách, mặc dù chúng ta theo đúng qui luật gởi thiếp bái sơn, nhưng họ vẫn khăng khăng không chịu phá lệ.Ngọc Giao chen lời:- Quy lệ nào ấy?- Bảo là trừ phi ta dùng võ công xông vào chùa. - Nói thế đành phải động thủ rồi. Hừ! Sớm biết như vậy thì cũng khỏi cần gởi thiếp bái sơnnữa.Vạn Lương đỡ lời:- Chẳng qua lão tăng ấy trước khi lão hủ rời chùa có nói thật một câu là quy lệ của chùa không thể vi phạm, nhưng riêng lão sẽ hết sức giúp cho chúng ta được vào cả.Thiếu Bạch bỗng hỏi:- Hoàng Vĩnh đâu?- Hiện ở trong Thiếu Lâm tự.Thiếu Bạch cau mày im lặng, Vạn Lương lại nói:- Ở đây giới quy nghiêm lắm, họ đã không muốn cho chúng ta vào chùa, chắc sẽ khó khỏi một trường ác chiến, cô nương có nên bảo người bên ta có đánh thì cũng đánh cầm chừng thôi, đừng có đả thương tăng lữ bừa bãi.- Vạn hộ pháp nói phải.- Lão hủ quay vào chùa trước chờ cô nương.- Được rồi, nhớ nếu trong chùa có biến, phải gấp thông báo cho chúng tôi biết.Vạn Lương sẽ dạ, chạy bay đi.Tuyết Quân nói: - Trương cô nương đã thắng một trận, trận sau xin để minh chủ xuất thủ. Ngọc Giao ứng tiếng dạ, lẳng lặng lui lại.Thiếu Bạch sấn tới hai bước, đi đầu mở đường.Chỉ thấy cổng chùa mở toang, trông rõ cái sân rộng bên trong với hàng tùng cao vút. Thiếu Bạch dõng dạc bước vào cổng chùa.Ngọc Giao đi giữa hộ vệ hai chị em họ Phạm, Cao Quang và bốn kiếm thủ nhấc cáng đi saurốt.Vừa tiến qua cổng, bỗng nghe có tiếng Phật hiệu rót vào tai, cùng lúc, sau cánh cổng vút ra bốn hòa thượng tay cầm thiền trượng, đứng thành hàng ngang chắn ngay giữa lối.Thiếu Bạch hữu thủ soạt kiếm, chẳng nói chẳng rằng đâm vèo tới.Bốn tăng lữ lập tức xoay nhanh thiền trượng đón đỡ.Chỉ kịp nghe vang tiếng sắt thép rợn người, thiền trượng của tứ tăng nhất loạt bị đánh dạt sang bên.Tứ tăng thảy đều bàng hoàng:- Người này kiếm thế mau lẹ thật.Bốn hòa thượng cũng học nghệ trong Đạt ma viện nên võ công đều sàng sàng, cách cảm ứng và phản ứng cũng na ná như nhau, nhất tề huy động thiền trượng ào ào xông tới.Tứ tăng cùng lúc xuất thủ giăng thành lớp lớp trượng ảnh, tưởng chừng người nào gặp phải lối công ấy tất cũng sẽ thâu kiếm thối lui, ai dè Thiếu Bạch khác hẳn, chả lùi thì chớ còn xoay tít trường kiếm hộ thân lao vụt tới.Hình theo với bóng kiếm, loáng cái đã đến sát tứ tăng, kiếm rẽ nhanh hai hướng nhoáng xuống nhị tăng.Tứ tăng vẫn múa vù thiền trượng thập phần nặng nề lợi cho thế công ở xa nhưng một khi đối phương đã sáp gần, binh khí trên tay sẽ trở nên vướng vít khó xoay sở lạ.Ào ạt công luôn mười kiếm, Thiếu Bạch đã chém bay vạt bào của tăng lữ ở tận mé trái.Tam tăng còn lại tuy chưa hề hấn nhưng cũng cảm thấy tay chân luống cuống hơn.Tứ tăng gắng sức cầm cự thêm được mấy hiệp nữa, dường như tự biết không địch nổi, đều lùi dạt sang hai bên.Thiếu Bạch tay trái kẹp hai ngón tay vào giữa lưỡi kiếm nghiêng mình nói:- Đa tạ chư vị đại sư nhân nhượng.Rồi chàng cất bước đi tới.Ngọc Giao, chị em họ Phạm và Cao Quang lục tục nối gót theo.Tứ tăng ngây người trông theo mấy người lặng thinh.Nên biết Tung sơn Thiếu Lâm bổn viện xưa giờ được coi là vùng đất khởi nguyên của võ học trung thổ, nay tứ tăng liên thủ vẫn không đánh lại Thiếu Bạch thì thật là chuyện nhục nhã chua cay. Có điều tứ tăng đã nhận bại, đúng theo quy lệ võ lâm không còn được quyền hỏi han gì nữa.Nên chi, thấy bốn kiếm thủ khiêng đôi cáng đi sau cùng có chỗ đáng ngờ nhưng tứ tăng vẫn chỉ nín lặng.Thiếu Bạch đi trước được quãng năm sáu trượng, con đường bỗng đổi hướng rẽ về tay trái.Vòng qua khúc quanh, chỉ thấy hai hòa thượng một già một trẻ sừng sững đứng chắn giữalối.Lão tăng vận tăng bào xam tro, dưới cằm lơ thơ chòm râu bạc trắng, nhưng sắc mặt rất hồng hào khó đoán biết được tuổi tác là bao.Còn hòa thượng trẻ tuổi chừng hai mươi, mặc tăng bào nguyệt bạch, trên cổ lủng lẳng một tràng hạt, ngang lưng giắt xéo một thanh giới đao.Lão tăng chắp tay trước ngực, nghiêng mình niệm tiếng phật hiệu nói:- Lão nạp Tứ luật kiến lễ cùng chư vị thí chủ.Thiếu Bạch giật mình, sực nhớ đến Tứ Giới đại sư, người này cũng là hàng cao tăng chữ Tứ, chắc phải là trưởng lão trong chùa, bèn vội hoàn lễ nói:- Vãn bối Tả Thiếu Bạch xin ra mắt đại sư.Tứ luật đại sư hơi cau mày:- Thí chủ liên tiếp đánh tan mấy chặn vào Thiếu Lâm tự chúng tôi đủ biết cao minh lắm, lão nạp phụng mệnh chắn giữ ở đây, nếu thí chủ muốn vượt qua xin hãy trổ võ công.Lời nói rõ ràng bị cưỡng ép, chứ tuyệt không phải có ý muốn thế.Thiếu Bạch nói:- Tại hạ trẻ người non học, sao dám địch với đại sư.- Thí chủ khỏi cần khách khí, lão nạp vâng lệnh trông giữ yếu đạo này thì thí chủ dẫu có nói ngon ngọt cách nào, lão nạp cũng không thể nhường đường không không.- Chúng tôi gởi thiếp bái sơn tuyệt không có ác ý, chỉ mong được gặp phương trượng quý tự.- Thí chủ nói nhiều vô ích, hãy dụng võ công xông qua đi!- Vãn bối và Tứ Giới đại sư có duyên gặp gỡ đôi lần, lão thiền sư cũng là bậc cao tăng chữ Tứ, chắc...Tứ Luật đại sư ngắt nhanh:- Lão nạp không thích nhiều lời, nếu thí chủ lượng sức không địch nổi lão nạp, thì rút lui khỏi chùa đi!Thiếu Bạch nghĩ bụng:- Hòa thượng này lạ quá, hình như sợ phải nói nhiều với ta.Chàng đành nói:- Đã thế, vãn bối xin tuân lệnh.Tứ Luật liếc sang nhìn tiểu hòa thượng:- Vị thí chủ đã muốn chỉ giáo, sao còn chưa rút binh khí ra?Hòa thượng trẻ sẽ dạ, rút soạt thanh giới đao nói:- Tiểu tăng Bình Vân, xin lãnh giáo thí chủ.Thiếu Bạch thầm nghĩ:- Có lẽ lão ta nghĩ thân phận cao không chịu xuất trận trước.Trường kiếm nhoáng lạnh chàng nói:- Tiểu sư phụ, cứ việc xuất thủ.Bình Vân cũng chả khách khí, giới đao xoay vụt đâm tới.Thiếu Bạch cũng nhanh nhẹn vung kiếm đón đỡ.Tiểu hòa thượng đánh đao đầu xem qua rất tầm thường, nhưng sự thực bên trong chứa đầy biến hóa. Mắt thấy kiếm thế Thiếu Bạch nhắm tới đao, y trầm ngâm đao thế xoay xéo lên, đổi hướng đâm vào hữu thủ cầm kiếm của Thiếu Bạch.Thiếu Bạch chột dạ:- Hòa thượng trẻ này đao pháp cũng tài tình lắm.Vừa nghĩ trường kiếm trong tay vung loáng một chiêu Tường vân liễu nhiễu trong pho Vương đạo Cửu kiếm, kiếm thế đi mau như cơn gió thoảng, liền lúc nghe vang tiếng thét, đánh bật lui binh khí đối phương.Và không giây phút chần chờ, chàng nhoáng kiếm vùn vụt công liền ba chiêu nữa.Nên biết Đại bi kiếm pháp là môn học chí cao vô thượng trong kiếm thuật, thế kiếm xuất thủ tức thời loang màu ánh quang hoa vi vút.Tiểu hòa thượng thoạt đầu tấn công tới tấp nhưng trước đợt kiếm ảnh ào ạt gió buốt của Thiếu Bạch phải quay dần về thế thủ.Thiếu Bạch thi triển Đại bi kiếm pháp chiếm ngay được tiên cơ, làm cho hòa thượng nhất thời lúng túng, chống đỡ luống cuống.Tứ Luật đại sư đứng xem, sẽ lắc đầu bảo:- Ngươi không phải là địch thủ của thí chủ ấy, mau lui đi!Tiểu hòa thượng nghe nói, đánh gắng hai đao nữa rồi lùi nhanh lại.Tứ Luật đại sư nói:- A di đà phật! Thí chủ kiếm thuật cao minh, tiểu đồ khó địch nổi, chắc là lão nạp phải lãnh giáo vài chiêu.Thiếu Bạch vội nói:- Tại hạ đâu dám đối địch với lão thiền sư?- Thí chủ khỏi khiêm nhượng, chỉ cần vượt qua được chặn này nữa là thí chủ sẽ tự do đi gặp phương trượng tệ tự.Ngừng lại một thoáng, lão tiếp lời:- Chẳng qua, lúc thí chủ gặp được chưởng môn phương trượng của tệ tự, sẽ phải lâm vào hoàn cảnh ngặt nghèo.Thiếu Bạch rất thắc mắc trong bụng:- Nói thế, rõ ràng có ý bảo trong chùa đã sắp sẵn cách đối phó với bọn mình, nhưng sao lão lại nói toạc ra, thực khó phân thù bạn quá.Tứ Luật đại sư cao giọng:- Lão nạp nói đã xong, thí chủ xuất thủ đi!Thiếu Bạch còn đang lưỡng lự thì bên tai đã nghe có tiếng Tuyết Quân:- Lúc này mỗi phút giây là vàng bạc, không nên lần lựa nữa.Tứ Luật đại sư giơ cao hữu chưởng nói:- Thí chủ có ý nể kỵ thì lão nạp xin ra tay trước.Quát vang, hữu chưởng cùng lúc đánh ào ạt ra. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 46 Môi mép kinh hồn Thấy Tứ Luật đại sư vung chưởng đánh tới. Sức chưởng ào ạt như sóng vỡ bờ, cuồn cuộn hướng vào ngực cùng.Thiếu Bạch không dám tiếp chưởng, vội nghiêng mình né tránh, tay phải vung trường kiếm lên ra chiêu &quot;Tường Vân liễu nhiễu&quot; hóa giải chưởng pháp của Tứ Luật đại sư.Tứ Luật đại sư buột miệng khen:- Hảo kiếm pháp.Khen xong, Tứ Luật đại sư không chần chờ nữa, vội vung song chưởng ra chiêu Kim cương phục hổ trong Kim cương chưởng lực bí pháp tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm. Oai lực của nó có thể dời non lấp bể.Nên biết Tứ Luật đại sư là một trong những trưởng lão của phái Thiếu Lâm. Nếu tính về vai vế, Tứ Luật đại sư dưới vai vế của Tứ Giới đại sư nhưng so với chưởng môn phương trượng của phái Thiếu Lâm là Nhất Sĩ đại sư thì Tứ Luật và Tứ Giới đều là hạng sư thúc của chưởng môn phương trượng.Tứ Luật và Tứ Giới đều là sư đệ của Tứ Phương đại sư, chưởng môn phái Thiếu Lâm đời trước bị gia hại nơi đỉnh Yên vân phong và là sư phụ của Nhất Sĩ đại sư. Nên họ rất được môn hạ đệ tử của phái Thiếu Lâm nể phục. Với thân phận trưởng lão, nhưng Tứ Luật và Tứ Giới đều phải nghe lệnh của chưởng môn phương trượng.Nhất Sĩ đại sư lấy quyền chưởng môn ra lệnh cho Tứ Luật đại sư phải đứng ra chận bọn Thiếu Bạch ở cửa ải cuối cùng này. Lúc đầu Tứ Luật đại sư nghĩ phận mình cao cả, không muốn ra tay đấu với bọn Thiếu Bạch nên dẫn theo Bình Vân ra đối địch.Khi thấy Bình Vân chịu không nổi dưới kiếm của Thiếu Bạch nên Tứ Luật đại sư mới nổi máu ganh tài, ra tay đấu với chàng.Đứng ngoài lượt trận, Tứ Luật đại sư thấy Thiếu Bạch kiếm thuật cao cường, nên vừa ra tay đã sử dụng ngay tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm để đối địch với Thiên kiếm của Thiếu Bạch.Tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm nào phải tầm thường, oai lực dũng mãnh, lấp biển dời non, lại được một tay nội công thâm hậu như Tứ Luật đại sư sử dụng thì sự biến ảo của nó càng diệu dụng.Người ngoài nhìn vào phái lắc đầu le lưỡi, kinh hồn bạt vía, khó lòng chống cự lại.Nhưng Vương đạo Cửu kiếm của Càn khôn nhất kiếm nào phải hư danh, nên khi Thiếu Bạch thấy Tứ Luật đại sư giở tuyệt kỹ trấn môn ra tấn công mình thì chàng cũng nổi hùng tâm giở ra hết tuyệt kỹ của sư phụ Cơ Đồng truyền dạy mà đối phó.Một vùng chưởng ảnh dõng mãnh lúc đầu bao chụp lấy Thiếu Bạch, chạm phải kiếm thế kỳ ảo biến hóa vô biên của Vương đạo Cửu kiếm nên oai lực dần dần giảm hẳn. Vì kiếm thế củaThiếu Bạch chuyên về thủ nên dù chưởng lực có dõng mãnh đến đâu, Tứ Luật đại sư cũng khó lòng đánh lọt vào được vòng kiếm ảnh trùng trùng của Thiếu Bạch.Thấy oai lực của Tứ Luật đại sư giảm dần nên Thiếu Bạch rú lên một tiếng, kiếm quang bao trùm lấy Tứ Luật đại sư.Bây giờ Tứ Luật đại sư chỉ còn chống đỡ, không thể phản kích được nữa. Tứ Luật đại sư vội đánh ra hai chưởng rồi nhảy vội ra ngoài, thở dài nói:- Kiếm thuật của thiếu hiệp quả là cao minh, bần tăng không địch nổi. xin mời các vị tự nhiên vào gặp phương trượng chưởng môn nơi đại điện.Nói rồi, lão dạt sang một bên tránh đường.Thiếu Bạch cũng vội vòng tay đáp lễ nói:- Đa tạ đại sư có lòng nương tay cho vãn bối.Nói xong, Thiếu Bạch dẫn đầu đoàn người vào trong đại điện. Nơi đây Nhất Sĩ đại sư đã đợi sẵn. Xung quanh điện là quần tăng vây bọc cứ nhìn chằm chặp vào bọn Thiếu Bạch.Tuyết Quân vội bước nhanh lên vòng tay nói:- Bọn tại hạ là môn hạ của Kim đao môn xin kính chào chưởng môn phương trượng.Nhất Sĩ mỉm cười nói với Tuyết Quân:- Không dám! Vậy nơi đây ai là Kim đao minh chủ.Tuyết Quân liền trả lời:- Minh chủ bổn môn chưa tiện lộ diện ở đây.Lặng đi một lúc, Nhất Sĩ bỗng hỏi:- Cho dù không có Kim đao minh chủ, thì cũng phải có người chấp sự chứ?Tuyết Quân thản nhiên nói:- Phương trượng có việc chi xin cứ hỏi, tiện thiếp xin trả lời.Thiếu Bạch dáo dác nhìn quanh khắp điện, không trông thấy bóng Hoàng Vĩnh và Vạn Lương nên không dừng được hỏi:- Chúng tôi có hai người truyền tin, hiện giờ ở đâu?Nhất Sĩ lạnh lùng nói:- Theo đúng quy lệ Thiếu Lâm, nhị vị sứ giả đã ở trong Đạt ma viện dùng trà rồi.Thiếu Bạch ngẩng đầu, dán mắt nhìn vào Nhất Sĩ đại sư. Cảnh năm nào trên đỉnh Hồi nhạn phong lại nhất nhất hiện lên trong đầu, chàng chậm rãi hỏi:- Đại sư còn nhớ được tại hạ?- Bổn tòa rất ít bôn tẩu giang hồ, người quen biết chả có bao nhiêu.- Đêm dạo nào trên đỉnh Hồi nhạn phong, tuy chỉ gặp gỡ trong giây phút, nhưng tại hạ còn nhớ được đại sư rất rõ, tự tin không nhầm người.- Bổn tòa ít khi đi lại giang hồ, người võ lâm quen biết chả có bao nhiêu, bổn tòa nói rồi.- Khi lên trên Thiếu Lâm tự, tại hạ đều có lẽ trông gặp được đại sư.- Thí chủ cứ khăng khăng bảo có gặp bổn tòa cũng được.Nhất Sĩ lạnh lùng tiếp:- Nhị vị sứ giả Kim đao môn chư vị gởi thiếp bái sơn, yêu cầu đến gặp bổn tòa, bổn tòa thì giờ chẳng có mấy, vậy bây giờ nếu chư vị có chuyện gì xin nói nhanh đi!Thiếu Bạch nghĩ thầm:- Lão đại sư không chịu thừa nhận việc ấy, chắc hẳn lén lút ra đi nên đệ tử Thiếu Lâm đa số không biết hành tung của lão.Đang suy nghĩ bỗng nghe Tuyết Quân hỏi:- Đại sư trước đây có từng rời bỏ Thiếu Lâm tự?- Nếu không có việc gì khác, bổn tòa đành cáo lui, chứ còn chư vị ép buộc cứ bắt bổn tòa phải đáp lời nữa sao?- Chúng tôi theo đúng quy giời trong quý tự vào được đây rồi thì phương trượng nếu không chịu tiếp kiến cũng không được.Nhất Sĩ liếc nhìn đám tăng nhân vây quanh nói nhanh:- Bổn tòa có việc gấp, không rỗi hơi bàn chuyện thị phi với chư vị, có việc gì cứ nói cùng chủ trì Đạt ma viện của tệ tự bổn phái.Rồi lão đứng dậy bỏ đi.Tuyết Quân cao giọng nói:- Đúng lại!Đám tăng nhân đứng chung quanh mắt thấy Tuyết Quân vô lễ với chưởng môn phương trượng như thế, tức thời đều hầm hầm sắc giận.Tuyết Quân đôi mắt thất minh, không thấy được cảnh tượng ấy, nàng thản nhiên tiếp:- Đại sư còn nhớ chuyện Tứ Phương đại sư, chưởng môn phương trượng đời trước của quýtự?Từng tiếng vang vang nghe như tiếng sét ngang đầu, quần tăng trong gian điện thảy đều biến sắc.Nhất Sĩ đại sư chậm rãi ngoảng đầu lại:- Chưởng môn đời trước của tệ tự đã mất hơn mười năm rồi.- Thế chư vị đại sư có tra ra nguyên nhân cái chết của người không?- Thiếu Lâm phái chúng tôi sau khi treo thưởng trên giang hồ, đã tìm ra thủ phạm là vợ chồng Tả Giám Bạch trong Bạch Hạc môn, nên đã bắt tay với cửu đại môn phái, tứ môn, tam hội lưỡng đại bang trong võ lâm hiện nay, hợp sức làm cỏ Bạch Hạc bảo, báo thù cho thượng đại chưởng môn nhân của tệ tự rồi.Thiếu Bạch nghe nói, máu hờn sôi sùng sục, nhưng sợ làm hỏng kế hoạch của Tuyết Quân, nên đành nghiến răng đứng lặng.Tuyết Quân cười khanh khách:- Phương trượng có tra xét kỹ, chưởng môn nhân đời trước của quý tự có thật đã chết?- Việc này anh hùng thiên hạ đều hay biết, không lẽ lại giả?- Lúc quý chưởng môn bị chết, có người nào ở đấy chứng kiến?- Ấy là việc lớn lao chấn động cả giang hồ, trong võ lâm chả ai không biết, hơn nữa ngoài chưởng môn tệ phái ra, còn có chưởng môn nhân tam phái Võ Đang, Nga Mi và Không Động cũng cùng bị hạ sát.- Đại sư nói nghe rành lắm!- Cô nương muốn hỏi gì xin cứ hỏi, khỏi phải bóng gió.- Đấy là đại sư tự dối lòng.Từng tiếng vang lên như những nhát dao đâm thẳng vào lòng Nhất Sĩ và quần tăng trong đại điện đều thất sắc, nhất loạt chiếu mấy mươi con mắt nhìm đăm đăm vào Tuyết Quân.Nhất Sĩ gắng trấn tĩnh cơn khích động:- Nữ thí chủ nói thế có dụng tâm gì?- Tiện thiếp thuận miệng nói vậy thôi, chứ nếu xét lòng không có chi mờ ám thì đại sư cũng khỏi phải lo cuống lo cuồng.- Bổn tòa rất bình tĩnh.- Đại sư bình tĩnh là phải, ví thử Tứ Phương đại sư chưa thật chết, dễ gì đại sư có dịp tiếp chưởng phương trượng.Nhất Sĩ đại sư vốn chực bỏ đi, lúc ấy lại quay về ngồi xuống ghế nói:- Xem ra nữ thí chủ đến Thiếu Lâm tự chúng tôi là có ý muốn làm khó dễ bổn tòa.- Đại sư vì sao không đi luôn?- Nữ thí chủ nói nghe hay lắm, nếu bổn tòa bỏ đi thì chẳng phải tiếc quá ư?- Chỉ sợ chả phải thế?- Vậy nữ thí chủ thử nói xem nguyên do là sao?- Đại sư sợ bỏ đi, tiện thiếp sẽ thuyết phục quần tăng...Nhất Sĩ vội vã ngắt lời:- Tưởng nữ thí chủ có lời lẽ hay ho nào, chứ thế thì bổn tòa không muốn nghe nữa.- Phương trượng không muốn nghe, xin cứ tùy tiện.Nhất Sĩ cười nhạt:- Thiếu Lâm tự là chỗ nào mà thí chủ có thể làm lộng.- Đại sư chuẩn bị hạ lệnh cho thuộc hạ giết tiện thiếp diệt khẩu chăng?- Thiếu Lâm tự xưa giờ đãi khách tử tế, nhưng nữ thí chủ nói năng bừa bãi, bổn tòa nếu không ngăn chẳng phải thiên hạ anh hùng sẽ cười cho sao?- Vì lẽ nào đại sư bảo tiện thiếp nói năng bừa bãi? - Nếu chẳng bừa bãi, nữ thí chủ có thể đưa ra một vài bằng cớ chứng minh lời mình? - Nếu như tiện thiếp chưa có chứng cớ, sao dám nói càn trước mặt quần tăng Thiếu Lâm tự? Nhất Sĩ chột dạ, cố làm gan:- Nữ thí chủ bảo có chứng cớ nào đâu?- Đại sư nhất định muốn xem? - Nếu bổn tòa không xem rõ, chả lẽ phải để thiên hạ hiểu lầm. - Đại sư nghĩ kỹ lại xem đã quyết ý chưa?- Nữ thí chủ khỏi nói quanh công, nếu có chứng cớ còn không mau đưa ra, bổn tòa hết đợi nổi rồi.- Được, đại sư đã cứ nhất định đòi coi thì cũng được, tuy nhiên phải đáp ứng cho tiện thiếp một chuyện.Nhất Sĩ đại sư gay gắt:- Chuyện gì?- Đại sư cho triệu tập tất cả các trưởng lão trong quý tự ở Đại hùng bảo điện, tiện thiếp sẽ đưa bằng chứng ngay về việc Tứ Phương đại sư còn sống.Nhất Sĩ đại sư biến sắc:- Tại sao bần tăng lại phải triệu tập các trưởng lão nữ thí chủ mới chịu nói?Tuyết Quân điềm nhiên nói:- Các trưởng lão trong quý tự hầu hết là những vị đức cao vọng trọng, tiện thiếp đưa bằng cớ ra, phải hay quấy thấy liền, nếu thật đích xác thì dẫu phương trượng có muốn bưng bít cũng là điều không thể được.Lời lẽ sắc bén của Tuyết Quân đã đạt được hiệu quả, Nhất Sĩ đại sư đâm hối, nghĩ bụng:- Phải chi sớm hô quần tăng hộ pháp giết quách con a đầu có phải hay không, để bây giờ có muốn thanh toán cũng phiền phức.Đang mãi nghĩ, bên kia Tuyết Quân tai ác thúc giục:- Thế nào, ý phương trượng nghĩ sao?- Hiện tại ở Đại hùng bảo điện đã có mặt các vị chủ trì các viện, nay vì một câu nói của nữ thí chủ mà tập họp tất cả các trưởng lão thì thật không đáng, khi nào một việc thật trọng đại mới làm thế được.- Thế hiện giờ ở Đại hùng bảo điện có mặt trưởng lão trong chùa không?Nhất Sĩ đại sư nổi giận:- Nữ thí chủ ăn nói luôn miệng như thế đừng trách bổn tòa vô lễ đấy nhé.Đảo mắt, lão sẽ giọng hạ lệnh cho hai tăng lữ trung niên đứng cạnh:- Bắt nó cho ta.Tuyết Quân lạnh lùng hỏi:- Thế nào? Đã không nuốt giận được phải không?Lúc bấy giờ, theo lệnh Nhất Sĩ, hai tăng lữ trung niên đã chia hai phía lao tới chỗ Tuyết Quân.Thiếu Bạch quắc mắt đưa trường kiếm lạnh lùng thét:- Đứng lại!Hai tăng lữ trung niên cố tránh Thiếu Bạch phóng tới người Tuyết Quân.Thiếu Bạch nhanh nhẹn hoa kiếm, vụt đâm tăng lữ bên mặt một nhát, lại rụt về, đâm tăng lữ bên trái. Nhà sư này bốc giận phất mạnh tăng bào, kình phong ào tới đỡ kiếm thế Thiếu Bạch miệng quát:- Tránh xa.Thiếu Bạch cười gằn:- Dễ gì.Kiếm thế phạt nhan, hớt lấy một mảnh áo tăng nhân.Tăng nhân giật nẩy mình, tháo mồ hôi hột, vội vàng nhảy tránh ra xa năm thước.Đẩy lui được tăng nhân bên trái, Thiếu Bạch không để lỡ dịp, tả chưởng tức thời sử dụng cầm nã thủ pháp chụp ngay cổ tay đối phương.Tăng nhân này đã đề phòng vì biết gặp phải cường địch nên nhanh như cắt, co tay về, đồng thời nhanh chân nhảy tránh.Hiển nhiên đã lại cho Thiếu Bạch một dịp vung kiếm chận đứng họ.Chợt nghe Tuyết Quân thanh tao nói:- Chúng tôi tới đây không có ý động thủ với người của quý tự.Nhất Sĩ quét mắt nhìn đám tăng lữ đứng bên, hỏi:- Hộ pháp giới thị viện đâu?Tức thời một giọng nói cung kính cất lên:- Bọn đệ tử ở đây.Liền theo tiếng nói, bốn trên ni hòa thượng mình mặc tăng bào màu vàng, lưng mang giới đao, chậm rãi bước ra.Nhất Sĩ đại sư lạnh lùng ra lệnh:- Đuổi chúng ra khỏi đại điện, bắt sống lấy hết đem để trong giới thị viện chờ phát lạc.Bốn vị tăng dạ rang một tiếng, từ từ tiến tới phía Tuyết Quân.Thiếu Bạch liếc nhìn khắp trong đại điện mấy chục vị Thiếu Lâm cao tăng mà chỉ có độc bốn vị này là mang binh khí, lấy làm quái lạ, nghĩ bụng:- Bốn người này được quyền mang khí giới, nếu không phải thân phận thật cao thì võ công cũng là những tay ghê gớm, ta không được khinh thường.Đang nghĩ, bên kia bốn vị tăng nhân đã đều tuốt cả binh khí lạnh lùng xông tới.Thiếu Bạch hơi nhích động mũi kiếm, cất tiếng lạnh lùng:- Tứ vị có thắng nổi lưỡi kiếm trong tay tại hạ mới mong đuổi được bọn này ra khỏi điện.Bốn vị tăng chẳng nói chẳng rằng, chú hết tinh thần từ từ giơ đao lên.Thiếu Bạch nhác thấy tư thế cử đao của đối phương đã sinh nghi liền nghĩ bụng:- Xem ra có lẽ bốn hòa thượng này định thi thế một pho võ học tinh diệu đây.Nhất Sĩ đại sư ở ngoài đốc thúc:- Đã xâm nhập vào Thiếu Lâm tự chúng ta mà còn buông lời ngạo mạn lớn lối như thế thì nếu không thể bắt sống, cứ giết quách cho xong.Tức thời bốn tăng nhân lại đồng dạ ran. Bốn ngọn đao nhanh như điện chớp xả mạnh, nhắm ngay bốn phương vị trên người Thiếu Bạch.Thiếu Bạch hét lớn một tiếng lấy oai, trường kiếm lập tức vũ lộng ào ào theo chiêu Nhật nguyệt luân chuyển, kiếm quang ngợp dậy.Sau những tiếng loang choang binh khí chạm nhau điếc cả tai, cả bốn ngọn đao đều bị trường kiếm đánh vẹt.Chiêu kiếm chất chứa đầy quyền lực khiến bao nhiêu quần tăng đứng ngoài nhìn đều bất giác sửng sốt, ngây ra như người gỗ.Đương lúc ấy, hốt nghe một tiếng Phật hiệu vang lên:- Xin tạm dừng tay.Câu nói không lớn, nhưng từng chữ từng chữ xoáy vào tai người nghe không sót, giá người võ công kém tai phải ồ ồ nhức buốt.Bốn tăng nhân tựa như đã nhận ra tiếng nói của ai, ngoan ngoãn thu đao về, lùi lại ra sau hai bước.Thiếu Bạch quay đầu nhìn thấy một lão tăng nhân mặc khôi bào, khuôn mặt gầy xọm vàng võ, khắp mình bụi bặm nhưng dáng người hiền từ đang chắp tay trước ngực, đứng chắn ở cửa đại điện.Lão tăng mới xuất hiện không ai ngoài Tứ Giới đại sư, một trong những bậc cao tăng có địa vị cao tột trong chùa Thiếu Lâm.Thiếu Bạch rúng động tâm thần, suýt tí nữa bật kêu lên thành tiếng.Chỉ nghe Nhất Sĩ đại sư lên tiếng:- Sư thúc đã về chùa?Tứ Giới đại sư nói liền:- Lão nạp vất vả đi cả ngàn dặm, nghe thấy được rất nhiều, bên trong có đôi việc thật trọng đại muốn được gặp chính mặt chưởng môn phương trượng.Nhất Sĩ hơi do dự nói:- Sư thúc đường xa vất vả mệt mỏi, xin nghỉ ngơi trước, có chuyện gì ngày mai nói cũng không muộn.Tứ Giới đại sư vẫn tảng lờ đưa mắt nhìn Thiếu Bạch nói tiếp:- Chuyện lão nạp muốn nói có liên quan tới vị thí chủ kia.Nhất Sĩ đại sư biến sắc hỏi giật:- Sư thúc quen biết bọn này à?Tứ Giới đại sư nhìn xuống đất:- Lão nạp không quen.- Nếu không quen thì chẳng cần phải xin xỏ cho chúng.Mới nói, ngoài điện đã nhoáng thấy bóng người, Tứ Luật đại sư đã hiện ở cửa, chắp tay nói:- Lão nạp không ngăn nổi kẻ lạ, nay đến đây xin chịu tội với chưởng môn phương trượng.Nhất Sĩ đáp:- Thắng bại là chuyện thường tình, sư thúc có tội gì đâu, việc ở đây không dám làm nhọc tới sư thúc phải đại giá, xin đi nghỉ.- Lão nạp còn có chuyện muốn thưa.- Xin sư thúc cứ dạy.Tứ Luật đại sư nói:- Tứ Phương sư huynh hết thảy người trong chùa ai cũng đau đớn, thương tiếc vạn phần, tuy được phương trượng tra rõ tìm thấy hung thủ, nhưng cứ như tình hình năm xưa, lão nạp được may mắn giao đấu với Bạch Hạc môn Tả bảo chủ là Tả Giám Bạch thì thấy, y không phải là địch thủ của Tứ phương sư huynh. Việc y có phải là người thủ mưu nguyên hung sát hại Tứ Phương sư huynh không, không những chỉ có một mình lão nạp mà hết thảy trưởng lão, đệ tử trong chùa ai cũng có lòng ngờ...Nhất Sĩ đại sư không để Tứ Luật đại sư nói dứt câu, cắt ngang:- Việc này toàn thể thiên hạ đều công nhận hết rồi, nay đột nhiên sư thúc nảy sinh ý nghĩ quái lạ như thế, không hiểu có dụng ý gì?Tứ Luật đại sư bình tĩnh;- Ý lão nạp muốn nói là võ công của Tả Giám Bạch không giết nổi Tứ Phương sư huynh, chỉ sợ đằng sau bức màn còn có kẻ chủ mưu, vị nữ thí chủ kia đã mang chứng cớ tới, lẽ nào không để nàng được mang ra biện bạch?Nhất Sĩ đại sư có vẻ đắc ý:- Trừ phi chưởng môn nhân đời trước sống lại mới nói rõ câu chuyện, chứ nay chuyện đó chỉ sợ không sao tìm đâu ra chứng cớ.Tứ Luật cố thuyết phục:- Xem coi cũng không mất gì.- Nếu như y thị định giễu cợt chúng ta, sư thúc tính sao?- Ở Thiếu Lâm tự chắc nàng không dám đùa nghịch, mà nếu có việc này lão nạp nhất quyết sẽ liều mạng bắt sống y thị để phương trượng sửa trị.Nhất Sĩ cười nhạt có ý khinh bỉ:- Sư thúc không ngăn cản nổi để họ xông vào đại điện, giờ đây còn mạnh miệng nói bắt sống chúng, nói vậy không khỏi quá phô trương.Tứ Giới đại sư chen lời:- Nếu mấy vị thí chủ kia có ý đùa nghịch Thiếu Lâm tự, lão nạp nhất quyết sẽ liên thủ với Luật sư đệ ra tay, thế nào cũng bắt hết chúng vào một mẻ.Tuyết Quân thấy những cố gắng vô vọng của Tứ Giới đại sư bực mình cất tiếng:- Khi một con người đã rắp tăm làm điều ám muội, trong bụng có tất thì tự nhiên không dám nhìn lại ánh sáng mặt trời, nhìn ngay chân tướng.Nhất Sĩ giận sôi gan, hấp tấp nói:- Nữ thí chủ ăn nói bừa bãi, định nói ai thế?Tuyết Quân cứ bình tĩnh như không:- Tôi nói chưởng môn nhân đời bây giờ đây này của Thiếu Lâm.Nhất Sĩ xám mặt cười nhạt nói:- Thiếu Lâm tự chúng ta đứng ngạo nghễ trên giang hồ mấy trăm năm nay, chưa từng có kẻ nào dám phóng tứ như thế này.Đột nhiên lão đổi giọng ra lệnh dữ dội:- Còn đợi gì không bắt nó cho ta.Bốn đại hộ pháp của giới thị viện tức thời dạ ran lao mình tới phía Tuyết Quân.Trước tình thế khẩn trương, Thiếu Bạch vội vàng sử dụng ngay pho Vương đạo Cửu kiếm của Cơ Đồng, chàng khoa kiếm, tức thời màn kiếm ảnh sầm sập dấy lại, chận đứng ngay bước tiến của bốn tăng nhân.Trong khi đó, Tuyết Nghi nắm chặt tay chị thuật cho Tuyết Quân biết không sót một chi tiết sự kiện nào diễn ra trong đại điện, cho nên tuy mù cả hai mắt không nhìn thấy gì, Tuyết Quân vẫn lãnh hội được tình hình trước mặt.Trương Ngọc Giao cũng đối phó chu đáo, nàng sợ Thiếu Bạch không địch nổi bốn địch thủ nên tay phải cầm kiếm sẵn sàng, tay trái không quên thủ sẵn một nắm kim châm, chỉ để chờ Thiếu Bạch hơi núng thế một chút là tức thời phóng ra sát hại địch nhân, giải cứu cho người yêu.Ngọc Giao lo quá xa, thực sự kiếm thuật của Thiếu Bạch đã đến mức tinh tuyệt, chỉ cần mươi chiêu sau, chàng đã vây bọc được bốn tăng nhân trong màn kiếm quang.Tứ Giới, Tứ Luật đại sư sánh vai nhau đứng trước cửa điện hồi hộp dõi mắt nhìn vào trường ác đấu.Tứ tăng giữ chức hộ pháp giới thị viện, trong Thiếu Lâm tự thân phận rất cao, thế mà bốn người công một đã không thủ thắng được còn bị trùng trùng kiếm ảng đối phương phủ chặt khiến cho quần tăng hiện diện đều tròn mắt sửng sờ.Tuyết Quân chợt cao giọng:- Nếu như chư vị muốn biết chưởng môn phương trượng đời trước của quý tự chết thật hay chưa, xin mau dừng tay lại.Tiếng nói vang vang khiến tứ tăng đang mê say giao chiến với Thiếu Bạch cũng nghe thấy rõ mồn một, nhất loạt thâu đao lui về.Nhất Sĩ lạnh lùng:- Ai bảo các ngươi dừng tay?Tứ tăng sửng sốt nhìn nhau một cái thật nhanh, hốt lại đảo giới đao trong tay đâm vèo tới.Tứ Giới đại sư bỗng chạy vội vào điện quát:- Ngừng lại!Thân phận ông là trưởng lão trong chùa, rất được quần tăng nể trọng, cho nên nghe tiếng tứ tăng đều thâu đao lui cả lại.Nhất Sĩ đảo mắt nhìn chằm chặp Tứ Giới đại sư, chừng như thắc mắc lắm.Tứ Giới chắp tay trước ngực, nghiêng mình nói:- Lão nạp có lời kính bẩm chưởng môn phương trượng.Nhất Sĩ ở chức vị chưởng môn, nhưng vì Tứ Giới đại sư tuổi tác cao, lại là người được tăng lữ mến trọng nhất trong hàng trưởng lão cho nên cố nén giận nói:- Sư thúc có chuyện gì xin cứ nói!- Cái chết của Tứ Phương chưởng môn xưa giờ vẫn còn là việc thần bí chưa ai hiểu nổi.Nhất Sĩ lạnh lùng đỡ lời:- Hung thủ mưu hại thượng đại chưởng môn đã bị cửu đại môn phái và tứ môn, tam hội, lưỡng đại bang liên hợp phái cao thủ vây giết sạch mấy trăm mạng trong Bạch Hạc môn, kẻ may mắn lọt lưới cũng đã bỏ xác bên Sinh tử kiều, đoạn công án ấy kể như xong xuôi từ lâu, chả lẽ sư thúc còn chưa biết chuyện?- Cái đó tất nhiên lão nạp cũng biết, có điều lão nạp đã bàn riêng với mấy vị trưởng lão trong chùa về đoạn công án ấy, đều có chung nhận xét, cho là Tả Giám Bạch lãnh đạo Bạch Hạc môn trong võ lâm thời đó tuy tiếng tăm thật, nhưng chưa đủ để giết Tứ Phương chưởng môn, nên chi, lão nạp vẫn thấy ngài ngại làm sao!- Thỉnh giáo sư thúc, sao lại ngài ngại.- Là vì ngày nào chưa tra xét ra nội tình sự tử vong của Tứ Phương chưởng môn, lão nạp còn cảm thấy bên lòng canh cánh chưa nguôi.- Nói thế, sư thúc cho là kẻ hãm hại chưởng môn đời trước của chúng ta không phải là Tả Giám Bạch?- Chưa hẳn, lão nạp chỉ nghĩ cho dẫu Tả Giám Bạch có nhúng tay vào cũng không phải hung phạm chủ yếu.- Nguyên hung rành rành ra đó, xin sư thúc nói rõ cho nghe.- Cũng vì thế lão nạp mới định cho y thị một dịp chứng minh, nếu thật y thị nói năng bừa bãi, lão nạp sẽ bắt sống họ giao cho chưởng môn phương trượng phát lạc.Quần tăng đồng loạt nói:- Tứ Giới trưởng lão nói rất phải, dám mong chưởng môn chấp thuận.Nhất Sĩ mắt thấy quần tăng khích động quá, nếu đi ngược chủ trương tất sẽ gieo nghi ngờ trong lòng họ, đành ra chiều độ lượng, nhìn sang Tuyết Quân:- Xong thời gian cạn chén trà nóng, nếu cô nương vẫn chưa đưa được chứng vật cho chúng tôi khâm phục, thì đừng trách bổn tòa thủ hạ vô lễ.Tuyết Quân thản nhiên: - Tiện thiếp đưa ra chứng vật rồi, chỉ sợ đại sư sẽ phải kinh hoàng vạn phần. Nhất Sĩ nghe từng tiếng vang như những nhát búa bổ vào đầu, không khỏi choáng óc thầmlo.Tứ Giới đại sư cao giọng:- Nữ thí chủ khỏi phải nói quanh, nếu không đưa được chứng vật cho chúng tôi khâm phục, chư vị ngày hôm nay chắc sẽ khó lòng ra khỏi Thiếu Lâm tự.Dứt lời, mắt lão liếc nhanh sang Thiếu Bạch sẽ gật đầu.Tuyết Quân nói lớn:- Chứng vật đã có ngay bên cạnh tiện thiếp, đưa ra lúc nào chả được, chẳng qua, tiện thiếp có vài lời muốn nói rõ trước.Tứ Giới bảo: - Nữ thí chủ nói đi!- Tiện thiếp đưa chứng vật rồi, thế nào cũng sẽ gây khích nộ chưởng môn phương trượng của quý tự, khiến y sẽ hạ lệnh bảo chư vị đại sư xuất thủ vây giết chúng tôi thì sao? Từ lâu tiện thiếp đã được nghe nói chưởng môn Thiếu Lâm ngôi vị cao trọng, lệnh truyền sao làm vậy thì lúc ấy, tiện thiếp chả phải nhóm lửa tự thiêu, tự chuốc lấy họa ư?- Cái đó xin nữ thí chủ yên tâm, có lão nạp ở đây chuyện sẽ đâu có đó.- Đại sư thân phận ra sao mà dám đại ngôn như thế?- Lão nạp thân phận trưởng lão trong chùa, cũng là sư thúc của đương kim chưởng môn phương trượng Thiếu Lâm.- Vậy Tứ Phương đại sư là gì của đại sư?- Đấy là sư huynh lão nạp.- Tốt lắm, nhờ đại sư bảo các hòa thượng đứng ngoài cửa điện cho người bên tôi mang hai cái cáng vào.- Cáng chở gì?- Chứng vật.Tứ Giới hơi sửng sốt bảo:- Cho họ khiêng vào đi!Cao Quang mừng rỡ, vội đứng dậy dẫn bốn hồng y đại hán khiêng hai chiếc cáng đi vào.Tứ Giới đại sư nhìn sang Tuyết Quân, hỏi:- Nữ thí chủ còn việc gì phân phó?- Còn một việc, mong đại sư liệu cho.- Nữ thí chủ cho biết.- Trong Kim đao môn chúng tôi còn có hai người truyền thư, không hiểu giờ ở đâu?Chỉ nghe một hòa thượng mập mạp vận cà sa đỏ đứng sau lưng Nhất Sĩ đại sư đáp:- Hiện được tiếp đãi ở sau chùa.Tuyết Quân thủng thẳng tiếp:- Tuy có Tứ Giới đại sư, trưởng lão trong quý tự tác chủ, nhưng tiện thiếp dự liệu, một khi chứng minh xong cũng khó khỏi gây trường sóng gió, chúng tôi nhân thủ chưa đủ, không hiểu có thể cho hai người ấy được trở về đây?Hòa thượng mập nhìn quanh Nhất Sĩ nói:- Tất nhiên.Giơ cao hữu thủ, vẫy vẫy ra ngoài đại điện.Phút chốc hai trung niên hòa thượng đã dẫn Vạn Lương, Hoàng Vĩnh chạy vào.Vạn Lương nhìn thoáng tình thế trong điện, rồi lặng lẽ đi tới hai bước, đứng cạnh cái cáng của Nhàn Vân.Tứ Giới đại sư bảo:- Nữ thí chủ còn chần chờ gì nữa mà chưa đưa chứng vật ra!Tuyết Quân chậm rãi nói:- Mời Nhàn Vân đại sư ra đi! Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 47 Không dám nhìn nhau Phàn Vân đại sư chẳng gì cũng là chưởng môn nhân của Nga Mi phái một thời, nay dẫu ông bị ám hại đã lâu nhưng danh tiếng của ông vẫn chưa phai nhạt trong lòng người. Bởi vậy, tăng lữ Thiếu Lâm nghe đến tên Nhàn Vân đại sư đều rúng độngtâm thần.Cao Quang nhanh nhẹn xuất thủ liền kéo vẹt bức màn đen che cáng trúc.Quần tăng chăm chú nhìn, chỉ thấy một người mặc đồ đen, ngũ quan bị tàn phá, vả lại chẳng có chân cẳng, ngồi trên cáng tre.Nhất Sĩ vốn ngại danh tiếng của Nhàn Vân, chỉ sợ dưới làn vải đen kia, người nằm chính là Nhàn Vân thì không hay. Bởi vậy, lão đã ngầm vận công lực, tính dùng thủ pháp cực kỳ ác độc và mau lẹ để kết thúc tính mạng đối phương, sau đó sẽ tìm cách đối phó với bọn Tuyết Quân.Nhất Sĩ cũng biết nếu làm hành động này thế nào cũng khiến quần tăng nghi ngờ, nhưng khốn nổi tình thế quá cấp bách, không sao có thể làm khác hơn. Giữa hai cái hại phải chọn cái hại nhỏ.Đến khi trông thấy hình dạng người nằm trong cáng, Nhất Sĩ mới thở phào như trút bỏ được khối đá ngàn cân. Lão cười nhạt nói:- Nữ thí chủ hốt ở đâu một cái tên hình thù quái dị, không ra người ra quỷ thế kia, rồi vỏ đoán chỉ đó là Nhàn Vân đại sư, thủ đoạn cũng hơi tức cười.Tăng lữ có mặt trong điện phần lớn đã được thấy mặt Nhàn Vân ngày trước, nay thấy một người tàn phế, ngũ quan hỏng hết thì không nín được, bật cười.Tuyết Quân không tỏ vẻ bối rối, cứ nhàn nhã nói:- Theo tiện thiếp nghĩ, trong số chư vị đây có rất nhiều vị đã được thấy mặt Nhàn Vân đạisư?Nhất Sĩ lạnh lùng đỡ lời:- Trừ bổn tòa ra, ở đây có cả hàng trăm người biết Nhàn Vân lão tiền bối, nay nữ thí chủ mang thủ đoạn trẻ con này thi thố ở Thiếu Lâm tự ấy là có khinh chúng tôi đấy hẳn?Tuyết Quân mỉm cười:- Đại sư bình tĩnh như vậy thật đáng bội phục...Ngừng lại giây lát, nàng đột nhiên cao giọng soi mói:- Nếu như tiện thiếp cứ chọn bừa một người rồi mang đến đây bảo đó là Nhàn Vân đại sư, thì phải chọn người giống giống với ông ta chứ, có ngu đi nữa, tiện thiếp cũng chẳng chọn người tàn phế, ngũ quan bị nát bét, hai chân bị chặt đứt, không sao nhận diện được.Quần tăng gật gù:- Cô gái nói cũng hữu lý.Riêng Nhất Sĩ buông tiếng cười lớn, nói:- Khá khen cho những lời nói văn vẻ, nữ thí chủ tài hoa lắm, lão nạp rất bội phục.- Kẻ trí suy nghĩ một ngàn điều cũng lầm lẫn một, đại sư vất vả cải với tôi người kia không phải là chưởng môn nhân đời trước của Nga Mi, làm vậy không hiểu có dụng tâm gì? Chẳng lẽ người kia là Nhàn Vân thật thì có hại cho đại sư?Nhất Sĩ cố gượng, hỏi vặn lại:- Nữ thí chủ tới chùa này để lo bươi móc chuyện thị phi của chúng tôi đấy ư?- Thị phi càng biện thì càng sáng tỏ, đại sư có rắp tâm gì không tốt đẹp mới chịu bàn cho ralẽ.Nhất Sĩ gượng nói:- Nữ thí chủ muốn nói chuyện gì xin nói hết ra đi, lão nạp xin lắng nghe để được minh bạch.Nghe đối phương thách đố, Tuyết Quân cũng giật mình không ngờ y là con người gian ngoan giảo hoạt không phát tác vì lời nói khích.- Khí độ của đại sư như thế cao minh lắm.Nhất Sĩ đằng hắng lên mấy tiếng như thể đang chờ đợi và nóng lòng.Tuyết Quân thấy đối phương im lặng bèn nói luôn:- Hiện thời việc cần thiết nhất là phải chứng minh xem vị kia có phải là chưởng môn đời trước của Nga Mi phái.Trong quần tăng lập tức có người hưởng ứng liền:- Chính thế, nữ thí chủ có bằng cớ gì xác đáng để nói y là Nhàn Vân đại sư?- Việc này cũng nhờ chư vị ở đây giúp cho một tay, xin hỏi trong chư vị ai là người quen biết Nhàn Vân đại sư nhiều nhất?Hai tăng lữ tranh nhau lên tiếng:- Bần tăng.Tuyết Quân nhíu mày:- Hay, xin mời nhị vị tiền bối tới đây.Hai thầy tu tức thời đi nhanh tới giữa điện.Thiếu Bạch đưa mắt nhìn, thấy hai vị tăng ấy, một người trấn giữ ở cửa đại điện là Tứ Luật đại sư, còn người kia là Nhất Thanh đại sư.Tuyết Quân thong thả lên tiếng:- Hai vị quen biết nhiều với Nhàn Vân đại sư vậy có thể nhận được giọng nói của Nhàn Vân?Tứ Luật đại sư ngần ngừ:- Từ khi xảy ra thảm án trên Yên vân phong đã có hơn mười năm lão nạp chưa được nghe lại tiếng của đại sư, nên không dám chắc là có nhận ra được không?Nhất Thanh thì nói:- Bần tăng từng được theo hầu tiên sư lên Nga Mi sơn bái phỏng nhiều ngày, thường được nghe tiên sư với Nhàn Vân đàm luận về Phật pháp, tự tin sẽ không lạ gì giọng nói của đại sư.- Dám hỏi đại sư, lệnh sư là ai?- Tiên sư là chưởng môn nhân tệ tự đời trước Tứ Phương đại sư, chẳng may bị hãm hại trên Yên vân phong.- Lệnh sư chịu dắt đại sư lên Nga Mi sơn, chắc là rất mến đại sư.- Tiên sư đối với bần tăng ơn sâu tựa bể.- Thế thì đại sư lẽ phải báo đáp thâm ân của người.Nhất Thanh chỉ gật đầu im lặng.Tuyết Quân cao giọng tiếp:- Nhị vị nói chuyện với Nhàn Vân cho vui! Tôi không muốn nhị vị thiên về phe nào cả, chỉ mong nhị vị hành động sao cho khỏi thẹn với lương tâm là đủ.Tứ Luật nhìn sang Nhàn Vân, chắp tay hỏi:- Các hạ là Nhàn Vân đạo huynh thật sao?Nhàn Vân sẽ thở dài:- Phải.- Đạo huynh vì đâu ra nông nỗi này?- Lão nạp và lệnh sư huynh Tứ Phương đại sư cùng với Võ Đang, Không Động nhị vị chưởng môn đạo huynh không may đều thọ nạn một lượt, đại sư sớm biết chuyện này?- Đúng thế, có điều cửu đại môn phái đã liên hợp với tứ môn, tam hội, lưỡng đại bang báo thù cho bốn vị đạo huynh rồi.- Báo thù bằng cách nào?- Bạch Hạc bảo hơn mấy trăm nhân mạng bị giết sạch, hung phạm Tả Giám Bạch tuy đêm đó thoát lưới nhưng cửu đại môn phái đã liên hợp phái cao thủ truy tầm suốt tám năm liền, cuối cùng cũng giết được y bên Sinh tử kiều.- Bạch Hạc môn Tả Giám Bạch thuở ấy tiếng tăm cũng lừng lẫy đấy, nhưng quyết khó lòng giết được lệnh sư huynh, huống hồ còn có cả lão nạp và Võ Đang, Không Động nhị vị chưởng môn đạo huynh.Chợt nghe Nhất Sĩ hỏi:- Sư thúc đã xác định được y có phải là Nhàn Vân đại sư?Tứ Luật ngập ngừng:- Lão nạp chưa thể quyết chắc.- Thế còn sư đệ?Nhất Thanh chắp tay đáp:- Bẩm phương trượng, tiểu đệ nghe kỹ giọng nói người này chả giống giọng Nhàn Vân tínào.Nhất Sĩ cười nhạt: - Nữ thí chủ còn chối chạy nữa thôi, ma giáo đến thế là cùng. Lão ngừng lại bảo:- Bắt sống đem vào giới viện hết cho bổn tòa chờ phát lạc, nếu họ chống cự cứ giết thẳngtay.Tứ Luật bỗng chắp tay, nghiêng mình đỡ lời:- Hẳn khoan.- Sư thúc còn nói gì nữa?- Lão nạp mang máng thì giọng nói người này cũng từa tựa là Nhàn Vân đại sư thật.- Sự việc lớn lao, nếu sư thúc chưa chắc hẳn, tốt nhất khỏi phải nhân từ.- Lão nạp hiểu.- Nhất Thanh sư đệ đã quyết chắc y không phải Nhàn Vân đại sư, còn sư thúc thì chỉ nói một cách mập mờ không lấy gì làm chắc, ai mà dám tin, thôi, việc này sư thúc đừng nên chen vào nữa.Hốt thấy Tứ Giới đại sư nghiêng mình nói:- Lão nạp có lời kính bẩm phương trượng.- Việc gì?- Phương trượng nói đúng, bởi vì chuyện này quan hệ lớn lao, chúng tôi mới phải tìm hiểu ra lẽ, nếu bảo người này giả dạng Nhàn Vân đến đây thì dụng tâm chỗ nào, vả lại, việc Tứ Phương sư huynh ngộ nạn, hung thủ tuy đã bị giết, nhưng câu chuyện vẫn còn ở trong vòng mờ ám khó hiểu, sao không để cho Tứ Luật sư đệ hỏi cho rõ ngọn ngành?- Y đã chả là Nhàn Vân, nói bậy nói bạ nghe có ích gì?- Người này ngũ quan thế kia, rõ ràng là bị người hủy hoại, y có phải là Nhàn Vân đại sư hay không, bây giờ chưa ai dám nói biết chắc, ngộ nhỡ là Nhàn Vân thật thì sao?- Dám hỏi sư thúc, làm sao chứng minh được thân phận y?- Trong Nga Mi sơn có rất nhiều việc cơ mật người ngoài không được biết. Nếu y là Nhàn Vân đại sư thật tất phải hiểu rõ.- Người ngoài không biết, chúng ta cũng chẳng hiểu, nếu y đặt điều nói láo, làm sao ta biết được?- Trước ngày đại sư ngộ nạn, đại sư là người giao du với lão nạp rất thân.- Dù thân đến đâu, y cũng không thể đem việc cơ mật trong Nga Mi tiết lộ với sư thúc.- Nếu vậy, lão nạp còn một cách.- Bất luận cách nào cũng phải để mọi người công nhận mới được, ví thử chỉ có một mình sư thúc biết, sư thúc cho đúng là đúng, bảo sai là sai, không khỏi quá vỏ đoán.- Thế thì ngay đối với lão nạp, chưởng môn phương trượng cũng chẳng tin?- Từ khi gia sư bị hãm hại, bổn tòa đã dốc hết tâm trí đi thuyết phục các đại phái giang hồ giúp đỡ suốt mấy năm trường mới lo tròn việc báo thù, nhưng sau đó lại có rất nhiều lời chỉ trích gần xa, nên bổn tòa không thể không xử sự dè dặt.- Chưởng môn phương trượng nói phải, lão nạp cũng có ý nghĩ ấy, vì thế, chúng ta mới phải cố tìm cho ra lẽ, dám mong phương trượng chấp thuận lời thỉnh cầu của lão nạp.- Thôi được, bổn tòa cho sư thúc một thời gian cạn chén trà nóng.- Đa tạ phương trượng.Tứ Giới quay sang nhìn Nhàn Vân đại sư chắp tay hỏi:- Đạo huynh còn nhận được lão nạp?Nhàn Vân chậm rãi đáp:- Nếu lão nạp đoán không lầm, đại sư pháp danh Tứ Giới.- Đúng vậy, Tứ Giới là pháp danh của lão nạp.Nhàn Vân nhìn về Tứ Luật:- Vị ấy là sư đệ của đạo huynh, pháp danh Tứ Luật?- Chính thế.Lại quay sang Nhất Sĩ, Nhàn Vân tiếp:- Đại sư phải là đệ tử của Tứ Phương đạo huynh, pháp danh Nhất Sĩ?Nhất Sĩ cười khảy:- Thảm án xảy ra trên đỉnh Yên vân phong năm nào, giang hồ sớm đã có những lời đồn đãi khác nhau, phàm người đi lại trong giang hồ có lẽ đều được nghe về truyền thuyết ấy, đem truyền thêu dệt thành một câu chuyện kinh người, thực không khỏi giản dị và dễ dàng quá.Ngừng lại, lão cao giọng:- Các hạ thực đã quá coi thường Thiếu Lâm phái chúng tôi.Nhàn Vân lạnh lùng quét mắt nhìn quần tăng:- Một kẻ hình hài gớm ghiếc như lão nạp sống không bằng là chết, thế mà lão nạp vẫn gắng chịu bao nhiêu đau đớn tủi nhục, chưa chịu chết phứt đi cũng chỉ vì mong muốn có một chứng nhân cho cái thảm sự năm xưa trên ngọn Yên vân phong.Quần tăng trong Đại hùng bảo điện tuy hầu hết là tay chân của Nhất Sĩ, nhưng vẫn còn một số giữ thanh quy bổn môn, không nghe dua nịnh, không khỏi động lòng chăm chú nhìn về Nhàn Vân.Tứ Giới xem thấy tình hình trong điện, nói liền:- Người này bảo là nói bậy, nhưng tất có nội tình bên trong, dám mong phương trượng cho y được tiếp lời.Nhất Sĩ lạnh lùng:- Sư thúc thân phận trưởng lão rất được nể trọng trong chùa nhưng không thể yêu cầu quá lớn, đã biết y nói bậy còn nghe làm gì nữa, việc này không dính dáng gì đến sư thúc cả, xin sư thúc lui cho.- Lão nạp là trưởng lão trong chùa, lẽ phải lo chung với phương trượng tra cứu việc này.Ngừng giây phút, lão tiếp:- Nếu như chưởng môn phương trượng không muốn thì thôi xin để cho lão nạp được đem y vào Giới thị viện thỉnh thêm mấy trưởng lão nữa nghe cho hết chuyện rồi lão nạp sẽ tóm tắt chuyện cáo cho phương trượng.- Sư thúc nhất quyết nghe à?Giang hồ đồn đãi tuy nhiều nhưng chỉ mập mờ vu vơ, dù cho người này có nói bậy bạ nghe một lần cũng không sao, huống chi có bậy bạ thật hay không, chúng ta cũng xét đoán được phần nào chứ.Nhất Sĩ thấy quần tăng ngoài đám đệ tử tâm phúc đều có ý hoài nghi, đành ầm ừ:- Thôi, nghe nói xem!Tứ Giới mừng ra mặt:- Phương trượng chúng tôi đã chấp thuận, xin đại sư cứ yên tâm kể cho rành rọt.Nhàn Vân nghĩ ngợi giây lâu nói:- Nhắc tới thảm sự trên Yên Vân phong dạo nào càng thêm hổ thẹn.Hốt nhìn Nhất Sĩ soi mói:- Lão nạp chả khen gì võ công kẻ đó, mà chỉ cảm thán cho con người lòng dạ khó lường, vì cho có mai phục cả ngàn cao thủ võ lâm trên Yên vân phong cũng vị tất đã cầm chân nổi lão nạp và tam vị đạo huynh.Nhất Sĩ cười gằn:- Các hạ mạo nhận là Nhàn Vân đại sư đến đây, hẳn phải dò la nghe ngóng đích xác, giang hồ còn ai lạ cái tên đã chấp chưởng môn hộ suốt mười mấy năm rồi.- Tứ Phương đạo huynh ngày đi tụ hội với lão nạp, phải đã dắt đại sư theo?- Phải, và bổn tòa cũng chả phải ấy là lần đầu được gặp Nhàn Vân tiền bối.Tuyết Quân xen lời:- Đại sư hay hơn cả là xin để cho Nhàn Vân tiền bối được tự nhiên kể lại.- Y nói bậy, bổn tòa không có quyền sửa sai sao?- Nhàn Vân đại sư nói câu nào mà đại sư cũng phải giải thích, sợ nếu không sẽ bại lộ âm mưu à?- Nữ thí chủ còn nói bừa bãi nữa, bổn tòa sẽ không chịu như vậy đâu.Tứ Giới đỡ lời:- Nữ thí chủ bất kính đối với phương trượng Thiếu Lâm như thế rõ ra là có ý muốn kiếm chuyện để gây rối, đừng nói là đại sư phương trượng, ngay lão nạp cũng không muốn cho nữ thí chủ xen lời.Tuyết Quân cười nín lặng.Nàng thừa thông minh để hiểu Tứ Giới nói vậy là đã có cách minh chứng thân phận cho Nhàn Vân đại sư.Chỉ nghe Nhàn Vân tiếp:- Cuộc tụ hội trên núi Yên vân phong năm ấy, Tứ phương có dẫn theo hai đệ tử tâm phúc hộ giá, nếu lão nạp không nhớ lầm thì ngoài đại sư còn một vị trưởng lão nữa pháp danh Nhất Thanh.Nhất Sĩ thản nhiên:- Việc này anh hùng thiên hạ đều biết, chả có đáng lạ.- Về phía lão nạp, thì đã dắt theo tên phản đồ bổn môn là Pháp Chính.- Ấy là chưởng môn nhân hiện thời của Nga Mi phái có ai mà không biết, chúng tôi chỉ muốn nghe các hạ làm sao chứng minh mình là Nhàn Vân đại sư đủ rồi.- Lão nạp mấy bận nói đến chuyện tụ họp trên Yên vân phong, đại sư đều luôn miệng chen vào và bảo là không cho lão nạp tiếp, thế nghĩa là sao?- Bổn tòa muốn các hạ chứng minh thân phận là Nhàn Vân tiền bối trước, còn chuyện kia nói sau chưa muộn.- Phải thế nào đại sư mới tin lão nạp là Nhàn Vân?- Cái ấy thật khó nói, chỉ cần các hạ đưa ra một cái nào đó chứng minh, đủ cho chúng tôi công nhận là Nhàn Vân tiền bối thật, thì không riêng lão nạp, mà tăng chúng Thiếu Lâm chúng tôi sẽ kính trọng các hạ ngay.- Được rồi, trong Nga Mi phái có rất nhiều võ công bất truyền, lão nạp xin nói ra hai môn được chứ?- Nếu là võ công bất truyền của Nga Mi phái, chúng tôi làm sao biết được lời các hạ đúng hay sai?- Vậy thì lão nạp đành kể chuyện Yên vân phong.Tứ Giới đại sư đỡ lời:- Bảo là bọn người công tập không có võ công kinh nhân, tại sao đại sư và Tứ Phương bần tăng sư huynh đều bị giết chết trên ấy, hơn nữa, thi thể máu me bê bết, chết thảm chết khổ không còn nhận ra được nữa.- Nếu còn nhận ra được thì âm mưu của bọn đó đã không bưng bít được đến ngày nay.- Ý đại sư nói bốn cái thây trên đỉnh núi đều là giả?- Ít ra lão nạp cũng chắc thế, vì cứ từ lão nạp mà suy, thì thi thể của Tứ Phương, Nguyên Chân và Thiết Kiếm Bành tam vị đạo huynh chắc cũng chả thật.- Phải chăng đại sư cho là Tứ Phương sư huynh bần tăng vẫn còn sống?- Lão tin chắc là thế.- Lão còn một thắc mắc.- Đạo huynh cứ nói.- Luận võ công của đạo huynh, Tứ Phương sư huynh, Võ Đang Nguyên Chân đạo huynh và Thiết Bình kiếm khách, có lẽ đâu không rút lui được?- Bọn lão nạp bị phục thuốc, sau mới bị người điểm huyệt và mang đi.- Lão nạp còn nhớ rất rõ lúc Tứ Phương sư huynh đi phó ước đã phòng bị rất cẩn mật, ngoài những môn hạ đệ tử đi theo hộ giá, trà nước, bất cứ thứ gì cũng có đem đi theo cả, sao có thể bị phục độc?- Hỏi phải lắm, trước khi ra đi bọn lão nạp đâu có ý thức cuộc hội ước lần này có quan hệ đến sự an nguy võ lâm, vì ảnh hưởng lớn lao thế nên ai cũng giới bị hết sức cẩn thận. Mỗi người đều chọn ba đệ tử phụ trách việc canh chừng, dò xét quanh đấy xem có chỗ nào khả nghi sẽ báo cáo ngay cho bọn lão nạp kịp thời ứng biến, ai dè vậy mà vẫn bị ám toán như thường.- Có kẻ trà trộn vào chỗ tụ họp của các đạo huynh, chả lẽ các đệ tử ở đấy mà không biết mảy may?- Bọn chúng bỏ độc dược vào trong tách trà thơm nấu nước suối, tính vừa đúng lúc bọn lão nạp ai nấy đều khát mà dâng lên. Lão nạp nhớ rõ khi đỡ lấy chén trà, lão nạp và ba vị kia đều hớp luôn hai ngụm, mới đặt xuống.- Ví thử chư vị đại sư chịu để ý đến người đưa trà, có lẽ chưa đến nỗi phải trúng độc.- Thử hỏi, nếu người ấy là đệ tử rất thân tín, đạo huynh có nghi ngờ chăng?Tứ Giới bỗng cao giọng:- Đạo huynh đừng nên ngậm máu phun người, môn hạ Nga Mi kẻ nào dâng trà cho đạo huynh?- Nghiệt đồ Pháp Chính.Pháp Chính đại sư hiện thời là chưởng môn nhân Nga Mi phái, thiên hạ không ai không biết.Cho nên nghe Nhàn Vân nêu đích danh Pháp Chính, quần tăng trong điện đều giật mình nghi ngại, toàn trường bỗng trở nên vắng bặt như tờ.Chặp lâu mới nghe Tứ Giới thở dài:- Đạo huynh, việc này chẳng những ảnh hưởng đến thanh danh Nga Mi mà còn quan hệ tới cả đại cuộc võ lâm, đạo huynh đừng có nói bỡn chơi.- Lão nạp thực tình nói ra, nếu đạo huynh không tin cũng chả làm sao hơn.- Việc thế ấy, đâu dễ chỉ vài câu nói khiến người tin được.- Nếu như chư vị tin lão nạp là chưởng môn Nga Mi đời trước, hẳn là tin ngay lời lão nạp. Còn nếu ý đã không chịu tin thân phận lão nạp, thì có thao thao bất tuyệt để biện bác, cũng chỉ uổng công của lão nạp thôi.- Đạo huynh sao có thể chứng minh thật là Nhàn Vân đại sư?Nhất Sĩ tán đồng:- Sư thúc nói rất phải, người này thân phận mù mờ, ăn nói quàng xiên, rõ là có dụng tâm bất chính.Quét nhan sang hai hòa thượng đứng cạnh, tiếp:- Còn để tên càn rở này làm chi, mau bắt hết cả, nếu y chống cự giết luôn chả sao.Hai vị tăng ấy chắp tay:- Kính lãnh phương trượng.Chia hai mặt, lao vút về Nhàn Vân.Nhàn Vân cười lạnh:- Lão nạp tàn phế, nhưng võ công chưa mất đâu!Song thủ nhoáng công nhị tăng.Hai luồng chưởng lực như lấp núi dời non tức thời ào ào bay tới.Nhị tăng nằm mộng cũng không thể ngờ một người hai chân cụt trọi, ngũ quan hỏng nát lại có lực đạo mạnh mẽ quá như thế, đều trầm nhanh khí đơn điền vung chưởng đỡ.Chỉ nghe binh một tiếng, hai hòa thượng liền lúc bật lui hai bước.Nhàn Vân cười ha hả:- Lão nạp tàn phế rồi, nhưng võ công của ta chưa mất, nghiệt đồ Pháp Chính mà nghe được chuyện này đố có ăn được ngon ngủ được yên.Ngừng lại, lão nhìn thẳng vào Nhất Sĩ:- Ví lão nạp nhớ không lầm, ngày ấy người dâng trà cho Tứ Phương sư huynh chính là đạisư.Câu nói rõ ám chỉ Nhất Sĩ dùng độc giết thầy.Nhất Sĩ biến sắc:- Tên điên cuồng, dám vô lễ thế sao?Phất mạnh ống tay áo, lóe lạnh một lằn sáng vèo về phía Nhàn Vân.Tứ Giới hiểu rõ thuật phóng phi bát là một tuyệt kỹ lợi hại của Thiếu Lâm, lực đạo khi xuất thủ khác hẳn loại ám khí thường, nếu người không biết thấu về nó vung chưởng ngăn cản thế tất táng mạng tức khắc liền, thành thử phất nhanh ống tăng bào ngăn đón, miệng thì nói to:- Phương trượng bớt giận, người này nói bậy làm nhục đến chưởng môn quyết giết chết không tha, có điều, vì thanh danh Thiếu Lâm lẽ phải tra xét cho rõ ngọn ngành trước đã.Chỉ thấy ngọn bạt xoay vèo nửa vòng điện, đột ngột rẽ hướng sang Tứ Giới, rồi bị luồng tiềm lực âm nhu thành trì nó lại rẽ vòng sáng lạnh xéo sang bên.Tứ Giới dõi mắt nhìn theo không chớp, quả nhiên sau một lần xẹt vòng nữa, nó lại vù về phía lão.Nhất Sĩ lạnh lùng nói:- Sư thúc ngăn chận phi bạt của bổn tòa là có dụng tâm gì?Tứ Giới không để ý đến lời Nhất Sĩ, song chưởng liên tiếp đẩy ra.Hai luồng chưởng lực dấy mạnh kết thành một luồng lực đạo cầu vòng giữa chừng không đánh thẳng vào món ám khí kỳ hình.Ngọn kim bạt trúng mấy chưởng liền của Tứ Giới đã hết đà rơi xuống.Tứ Giới phất mạnh thò tay chụp lấy nói:- Phóng phi bạt là một môn tuyệt kỹ bổn môn, không phải người ngoài có thể chống đở được, vì nghĩ sự trong sạch của phương trượng và thanh danh của Thiếu Lâm, lão nạp không thể làm ngơ không cứu mạng y.Nhất Sĩ hậm hực:- Kim đao môn chẳng hiểu tìm đâu được một nhân vật ngông cuồng nói câu một câu hai nhục mạ bổn tòa như thế, nếu bổn tòa mà không giết y, Thiếu Lâm ta còn mặt mũi nào đứng trên giang hồ nữa!- Ý phương trượng rất đúng với tâm ý lão nạp.- Câm miệng, bổn tòa nhân danh chưởng môn Thiếu Lâm, không cho phép sư thúc được xen vào việc này.- Phương trượng bớt nóng, lão nạp còn có việc bẩm cáo.- Sư thúc tuy là trưởng lão, cũng không thể xem thường bổn tòa.Ngừng lại, lão quát:- Đệ tử chấp pháp Giới thị viện đâu?Chỉ nghe tiếng đáp vang:- Đệ tử có đây.Hai tăng lữ trung niên nét mặt nghiêm trang bước ra vòng tay:- Kính hầu lệnh dụ phương trượng.Nhất Sĩ trầm giọng:- Trưởng lão Tứ Giới bất kính với bổn tòa, phạm vào thanh qui bổn môn, hãy giải ngay về Giới thị viện chờ nghe phát lạc.Hai tăng lữ tuổi tác sấp sĩ nhau, cũng vận tăng bào xám tro đi đến trước mặt Tứ Giới chắp tay nói:- Trưởng lão đã nghe pháp dụ của chưởng môn?Tứ Giới thản nhiên:- Nghe rồi.- Pháp qui trong chùa nghiêm ngặt, xin trưởng lão theo bọn đệ tử tới Giới thị viện.Tứ Giới sẽ thở dài:- Lão nạp chết không đáng tiếc, chỉ sợ mối trầm oan của Tứ sư huynh khó mong có ngày rửa sạch.Ngừng một tí, bỗng cao giọng:- Lão nạp là trưởng lão trong chùa, chưởng môn nhân đã không cho trưởng lão bàn luận, khó có thể bắt lão nạp vào Giới thị viện.Nhất Sĩ cười gằn:- Sư thúc dám chống lại pháp dụ chưởng môn?- Pháp qui bổn môn nghiêm ngặt, lão nạp có lý nào không hiểu, chính vì muốn hành sự theo đúng qui giới trong chùa, lão nạp mới không cam lòng chịu lệnh chưởng môn.- Sư thúc có biết quyền uy của chưởng môn phương trượng?- Sao lão nạp không biết.- Trong môn qui Thiếu Lâm ta minh định, chưởng môn nhân có quyền tuyệt đối lãnh đạo toàn thể tăng lữ, nếu như sư thúc cố tình lý cãi, buộc bổn tòa phải thỉnh Lục ngọc Phật trượng ra.Tứ Giới biến sắc, lặng thinh.Ra là trong Thiếu Lâm tự, Lục ngọc Phật trượng tượng trưng cho quyền uy tối cao, bất luận tăng lữ có thân phận ra sao trong chùa cũng đều không được trái lệnh.Nhất Sĩ quát:- Chấp pháp đệ tử Giới thị viện nghe lệnh, nếu Tứ Giới không chịu cúi đầu chịu phép, bổn tòa sẽ phải dùng Lục ngọc Phật trượng trừng trị tên phản đồ.Hai hòa thượng trung niên không dám cãi lệnh chưởng môn, lại sợ vô lễ với Tứ Giới, đều nhất loạt nghiêng mình:- Pháp dụ chưởng môn hết sức nghiêm ngặt, nếu trưởng lão không khoanh tay chịu trói, bọn đệ tử đành thối lui phục mệnh.Tứ Luật đứng ở cửa điện hốt xen lời:- Chùa ta mấy trăm năm nay chưa có người nào dám chống lại pháp dụ chưởng môn, sư huynh là trưởng lão rất được nể trọng trong chùa sao lại phá lệ ấy, chả bằng cứ theo về Giới thị viện nghỉ ngơi trước, nếu thực có chỗ oan uổng thì đến lúc hội đủ mặt trưởng lão, sư huynh giải bày cũng chưa muộn.Tứ Giới ngẫm nghĩ chập lâu, thong thả đưa hai tay nói:- Được, các ngươi cứ việc làm bổn phận!Thiếu Bạch thấy thế, hiểu rõ trong nội tâm Tứ Giới đại sư đã qua cơn giao động tột độ, mới đưa tay chịu trói, bèn định bụng:- Vị sư này lòng dạ thẳng thắng, muốn phanh phui cho ra chân tướng việc Tả gia bị hàm oan đến phải bị pháp qui Thiếu Lâm buộc tội trói đưa vào Giới thị viện, xem thế tăng lữ trong chùa nếu có hoài nghi về cái án trên Yên vân phong thật, cũng hết dám ra chuốc lấy lôi thôi, Thiếu Bạch ta đã không bị môn qui Thiếu Lâm trói buộc, sao chẳng cứu giải cho Tứ Giới trước.Nghĩ xong chàng bước đi liền.Vạn Lương nhác thấy Thiếu Bạch định bước ra can thiệp, vội vàng kéo lại:- Đừng có vọng động, giang hồ kỵ nhất là việc người khác xen vào chuyện trong bổn môn, nếu minh chủ đứng ra bênh vực thế tất sẽ gây khích động quần tăng.Thiếu Bạch biết Vạn Lương lịch lãn nhiều, chuyện nói chả phải đùa, nên đành dừng lại, chỉ thấy hòa thượng trung niên ấy lấy trong người ra một sợi dây trói chặt hai tay Tứ Giới dắt khỏi điện.Tuyết Quân chờ cho Tứ Giới bị điệu đi rồi mới thủng thẳng nói:- Đại sư đuổi trưởng lão trong quí tự ra khỏi điện, có phải muốn tra cứu cái án trên Yên vân phong năm nào?Nhất Sĩ sẵng giọng:- Nữ thí chủ định nhúng tay vào việc của bổn môn?- Đại sư chắc rất muốn chúng tôi xuất thủ can thiệp để có đủ cái cớ dõng dạc bảo chúng tôi phạm vào đại kỵ giang hồ chứ gì?- Không hiểu vì sao hể mở miệng là nữ thí chủ lại nói xấu bổn tòa?- Đại sư đừng nên mượn cớ để trở mặt động thủ, chúng tôi tới đây chỉ có ý muốn nói cho quí tự biết cái việc Tứ Phương đại sư ngộ nạn năm xưa đã sớm nằm trong một âm mưu được dự trù chu đáo. Âm mưu ấy không những dính dáng đến cái chết bất minh của Tứ Phương đại sư mà còn quan hệ đến đại cuộc giang hồ, trong đó Bạch Hạc môn Tả Giám Bạch cũng chỉ là một con mồi được dùng để khỏa lấp, bưng bít.Giọng nói khẳng khái làm cho quần tăng trong điện đều rúng động.Nhất Sĩ chực chuyển hướng câu chuyện, nhưng Tuyết Quân đã tiếp:- Con người suốt mấy mươi năm cuộc đời, khó khỏi một lần lầm lỗi, nhưng nếu biết ăn năn hối hận ít ra cũng còn giữ được bản sắc anh hùng, xin đại sư ngẫm lại.- Nữ thí chủ nói huyên thuyên, bổn tòa chả hiểu gì ráo.- Phật tổ các vị có dạy, buông đao đồ tể, tức thời thành phật, đại sư được tiếp chưởng môn hộ Thiếu Lâm, đủ thấy Tứ Phương đại sư ngày còn sinh tiền trông mong ở đại sư nhiều lắm. giờ đây người bị hàm oan, tử sinh hạ lạc chưa rõ, là thân phận chưởng môn, đại sư đúng lẽ phải dốc công tra cứu chứ?Lời nói chân thành đã chấn động quần tăng trong điện, nhất là số tăng lữ bụng dạ ngay thẳng, chẳng những đã nghi ngờ chưởng môn phương trượng, trước cảnh tình thế ấy lại đều cúi đầu lâm râm niệm Phật.Không hổ là một chưởng môn, thấy thế Nhất Sĩ sẽ thở dài dịu giọng:- Nữ thí chủ nói cũng có lý.Tuyết Quân mắng thầm:- Tên trọc này khôn lanh lắm.Nàng cao giọng:- Việc mấy trăm nhân mạng trong Bạch Hạc bảo bị thảm sát, trên danh nghĩa coi như đã báo thù cho chưởng môn tứ phái nhưng nếu là người hiểu biết ít nhiều đều hoài nghi, có điều chả ai dám nhúng tay vào sợ chuốc lấy tai vạ, nên chi việc vẫn trùm màn bí mật, đâu bỏ đấy cho xong.Hốt gằn từng tiếng nàng nói:- Chả lẽ đại sư không mảy may hoài nghi? Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 48 Máu loang cửa phật Nhất Sĩ đáp:- Trước khi nữ thí chủ chưa đến đây, bổn tòa thực không ngờ vực gì nữa, nhưng giờ nghe nữ thí chủ nói, bổn tòa cũng động tâm.- Thế thì nên để ý truy tra hung phạm ngay đi.- Chỉ cần tìm được bằng cớ đích xác cho tăng lữ trong chùa đều tin, bổn tòa nguyện có phải dốc hết lực lượng Thiếu Lâm cũng không thể để cho kẻ nguyên hung họa thủ nhởn nhơ tự toại ngoài vòng báo ứng...Nhìn sang Nhàn Vân, lão tiếp lời:- Các hạ thật là Nhàn Vân lão tiền bối?Nhàn Vân đại sư bực tức:- Lão nạp đã bày tỏ hết lời, chưởng môn nhân vẫn chưa chịu tin thì lão nạp cũng chẳng làm sao hơn.- Nếu như bổn tòa phái đệ tử đi mời chưởng môn Nga Mi Pháp Chính đại sư, các hạ có dám đối chất?- Tốt nhất chưởng môn nhân thỉnh thêm cho vài ba môn hạ Nga Mi nữa đến đây.- Bổn toà sẽ làm ngay.Ngừng lại, lão liếc nhanh Nhất Thanh:- Sư đệ chọn liền cho người võ công và cơ trí khá nhất trong chùa lên Nga Mi sơn mời Pháp Chính đại sư đến đây, bảo bổn tòa có việc cần gặp.Nhất Thanh sẽ dạ, hỏi thêm:- Có phải nói cho Pháp Chính đại sư biết chuyện này?- Khỏi cần.Nhất Thanh tức tốc xoay mình bỏ đi.Nhất Sĩ quay lại Tuyết Quân:- Việc này quan trọng lắm, bổn toà không thể dè dặt hành sự, đi thỉnh chưởng môn Nga Mi đến đây, nếu có ngựa khỏe chạy liền đêm ngày, tính cả đi lẫn về cũng phải mất khoảng hai mươi ngày trời.Tuyết Quân đỡ lời:- Xem thế tôi không thể phục đại sư.- Nữ thí chủ nói rõ hơn tí nữa.- Cái kế hoãn binh hợp tình hợp lý như thế nếu không là đại sư đố ai nghĩ cho ra. - Xử sự như vậy nữ thí chủ vẫn chưa vừa lòng sao?Rồi lão tiếp:- Lẽ phải cho chư vị ở tạm, có điều chùa chúng tôi chưa hề giữ nữ khách ở lại, nên đành phiền chư vị tạm nghĩ ở ngoài chùa.- Trong qui giới của quí tự không cho phép để nữ khách ở lại, còn nam nhân chẳng lẽ cũng không được vào nghĩ trong chùa?- Nữ thí chủ muốn chia làm hai chỗ, nam ở trong chùa, còn nữ ở bên ngoài?- Ý tôi chỉ muốn cho Nhàn Vân đại sư và một người thọ thương nữa được ở lại trong quý tự.- Vị Nhàn Vân đại sư giả mạo này có ở lại trong chùa cũng kể được đi, còn vị nào nữa, trước khi thân phận chưa rõ có chỗ khá bất tiện.- Nói ra chắc đại sư cũng phải biết, ấy là Hoàng y đường chủ, thủ hạ của thánh cung thần quân.Nhất Sĩ thoáng biến sắc:- Hoàng long, Bạch long đường chủ nào, bổn tòa đâu quen biết.- Các hạ trả lời không khỏi quá vội, nếu đại sư không biết Hoàng long đường chủ sao lại biết dưới trướng thần quân còn có một vị Bạch long đường chủ?Nhất Sĩ đứng phắt dậy, lạnh lùng:- Nữ thí chủ nói quàng nói xiên đã gây rất nhiều hiểu lầm trong bổn tự, Pháp Chính đại sư sẽ đến đây nay mai, chờ lúc ấy việc Nhàn Vân đại sư giả hay thật sẽ rõ ràng ngay, bổn tòa không rỗi hơi nghe nữ thí chủ nói bậy bạ.Nói xong lão xoay mình đi nhanh vào hậu điện mất dạng.Vạn Lương thấy thế, quá đổi bất ngờ, nhất thời đứng sững chả biết làm sao. Thiếu Bạch cũng hoang mang, quay nhìn Tuyết Quân muốn nói lại thôi.Chỉ nghe Tuyết Quân sẳng giọng:- Quí tự xưa giờ được tiếng Thái sơn bắc đẩu với đồng đạo giang hồ mà đường đường là chưởng môn phương trượng lại đãi khách thế đấy.Ngừng giây phút nàng tiếp:- Trong quí tự ngoài chưởng môn phương trượng ra còn ai có quyền định đoạt?Quần tăng thảy đều nín lặng.Tuyết Quân cười nhạt:- Thế thì chúng tôi đành nhờ trong điện này thôi.Thiếu Bạch bỡ ngỡ nhìn sang Vạn Lương:- Lão tiền bối, ví thử tăng lữ Thiếu Lâm không ai phản đối, ta có ở thật trong này không?Vạn Lương phân vân:- Ấy là việc của Phạm cô nương, lão hủ cũng chưa rõ lắm.- Chưởng môn phương trượng Thiếu Lâm muốn chúng ta xung đột đẩm máu với quần tăng.Vạn Lương chưa kịp ứng tiếng đáp, bỗng nhiên có tiếng xé gió, một ngọn chủy thủ sáng loáng bắn vèo tới, nhắm ngay Thiếu Bạch.Thiếu Bạch chỉ khẽ lách mình tránh dễ dàng, Vạn Lương bật cười gằn:- Vị cao tăng nào ném ám khí đó, xin mời ra nói chuyện.Lão hiệp hỏi luôn mấy câu, chẳng thấy ai buồn đáp lại. Thiếu Bạch lượm con dao bỏ luôn vào trong người.Trong khi đó Tuyết Quân cao giọng:- Trong chư vị có hai nhóm người khác hẳn nhau, một phía có lòng ngờ muốn tra cho rõ sự lẽ, một phía thì hận thấu xương, muốn giết chết ngay chúng tôi, lời tiện thiếp nói chư vị thuộc về hạng nào tất nhiên tự biết.Hốt có tiếng phèn la vọng lại. Âm thanh như có sức mạnh ghê gớm, quần tăng nghe được tức thời đều hấp tấp phóng mình ra khỏi điện.Thiếu Bạch, Hoàng Vĩnh, Vạn Lương và Cao Quang lập tức hộ vệ Nhàn Vân và chị em họ Phạm lui về một góc điện.Hàng trăm tăng lữ chỉ một thoáng sau tiếng đồng hồ là đã chạy đi khuất dạng. Vạn Lương sẽ thở dài hỏi:- Phạm cô nương, bây giờ chúng ta phải làm gì?- Ít nhất chúng ta cũng gieo được mối nghi ngờ vào lòng đa số tăng lữ Thiếu Lâm, Nhất Sĩ chần chờ gì không dám hạ thủ đối phó chúng ta, hiển nhiên cho thấy y đã ngài ngại.- Đối phương đã bỏ đi, vậy chúng ta có nên rời khỏi gian điện này?- Qui củ của chùa Thiếu Lâm có những gì, chúng ta không biết một tí nào cả. Hiện tại tên Nhất Sĩ chỉ muốn chúng ta vô ý phạm nhằm vào một phép tắc nào đó của Thiếu Lâm, việc này khiến chúng ta phải xung đột với quần tăng, vậy trước khi chân tướng hé mở, ta không nên xông xáo bừa bãi.Thiếu Bạch nói:- Thủ mãi ở chỗ này cũng không phải là kế hay, cũng nên nghĩ một cách nàp đối phó chứ?Tuyết Quân nói:- Một con người càng ở trong cảnh hiểm ác bao nhiêu thì lại càng phải bình tĩnh mới được.Thiếu Bạch tuy ngoài miệng không nói, nhưng trong thâm tâm nghĩ nên rời khỏi chỗ này, cố gắng mở vòng vây thoát đi trong khi địch thủ chưa kịp chuẩn bị chu đáo.Gian đại điện bỗng nhiên vắng lặng hẳn, lâu lắm không thấy ai lên tiếng.Tuyết Quân che mặt bằng vuông lụa đứng dựa vào cây cột, hình như đang suy nghĩ lung lắm về tình cảnh hiện tại.Nhàn Vân đại sư bức rức mãi, thở dài:- Việc của chư vị đáng lẽ lão nạp không nên chen miệng, nhưng lại không thể làm thinh, có điều chuyện của lão nạp nói nghe hay không nghe tùy chư vị quyết định.Tuyết Quân nhẹ nhàng hỏi:- Đại sư có cao kiến gì xin chỉ giáo?- Hiện tại Thiếu Lâm tự đã chia đôi vì những lời nói của cô nương, vị Tứ Giới đại sư là người có địa vị rất cao và nhiều uy tín trong chùa. Oai quyền của phương trượng tuy lớn thật nhưng trưởng lão hội cũng không thể coi thường. Nếu Tứ Giới được toàn thể trưởng lão hội hậu thuẫn thì không đến nỗi có việc gì, có điều bất cứ một môn phái nào cũng không thích ngườingoài nhúng tay vào nội bộ của họ cả. Hiện tại Thiếu Lâm phái đang xâu xé, trừ phi cô nương có dụng tâm.Hạ thấp giọng lão tiếp:- Cách chắc chắn là có thể lấy võ công khuất phục quần tăng, nếu không cách hay nhất là làm sao ra khỏi chùa để nội bộ họ được thanh trừng xong chúng ta sẽ tính.- Ý đại sư muốn nói hiện giờ chúng ta có thể phá vòng vây thoát đi?- Lão nạp muốn nói, hay nhất là ta ra khỏi chùa rồi tính kế hoạch sau.- Tiện thiếp nghĩ, chúng ta rút khỏi chùa, nếu như Nhất Sĩ lại phái các cao tăng cải trang thừa dịp đêm tối tập kích thì ta đối phó làm sao?Nhàn Vân chưa kịp đáp, hốt đã thấy một lão tăng vận đồ nâu cầm thiền trượng xồng xộc đitới.Tới cửa điện, lão tăng đã ngừng lại giơ trượng cao giọng:- Lão nạp là Giám viện trong Thiếu Lâm, chư vị chưa được phương trượng chấp thuận thì không được ở lâu trong đó.Ngọc Giao cười nhạt đỡ lời:- Hòa thượng thối kia, âm mưu gì đó, bọn ta cứ ở lì trong này xem lão làm gì. Các người có bản lãnh sao không xuất thủ coi có đuổi bọn ta đi được không?Tuyết Quân định can Ngọc Giao nhưng đã không kịp. Thiếu Bạch lắc đầu cảm thấy lời lẽ sổ sàng của Ngọc Giao hẳn có ảnh hưởng tai hại lắm nhưng không ngờ lão tăng lại không tỏ vẻ giận dữ chút nào, trái lại lão thở dài nói:- Chức trách của bần tăng phải thế, lệnh trên không thể trái, xin chư vị thí chủ sớm rời khỏicho.Tuyết Quân hơi cảm kích, sẽ giọng: - Đa tạ đại sư.- Trong vòng nửa tiếng, chư vị sẽ không gặp trở ngại. Dứt lời, không để bọn Tuyết Quân trả lời, lão quay người nhanh chân bỏ đi. Nhàn Vân reo lên:- Lão nạp nhận ra người đó!- Đại sư biết thân phận của ông ta sao? - Cũng trong hàng trưởng lão, ông ta nói như vậy chắc có dụng tâm, chúng ta nên nghe theo. Tuyết Quân nói:- Được, chúng ta bỏ tòa đại điện này!- Cô nương phải chuẩn bị ngộ nhỡ ở bên ngoài điện có người canh chừng chúng ta thì sao? - Đại sư cứ yên lòng, tôi chắc Nhất Sĩ không dám động thủ với ta ở trong chùa đâu.Nhàn Vân như sực nhớ ra chuyện gì quan trọng: - Cô nương, hôm nay ngày mấy tháng mấy?Vạn Lương nhanh miệng đáp thay:- Ngày ba mươi tháng bảy.- Vậy chúng ta rất khó mà rời khỏi chùa Thiếu Lâm.Tuyết Quân hơi sửng sốt:- Tại sao?- Trừ phi sau ngày lão nạp bị bắt, võ lâm có pháp qui mới chứ thường thường bắt đầu từ ngày mùng một tháng bảy, các trưởng lão ở trong chùa Thiếu Lâm đều tập trung ở Đạt ma viện đằng sau núi đóng cửa diện bích nửa tháng, đến ngày mười sáu tháng bảy tới mới tới ngày khai quan.- Tại sao lại như thế?- Đó là điều ẩn mật của Thiếu Lâm tự, việc này chính Tứ Phương đại sư ngày trước cho lão nạp biết, vừa rồi lão nạp thấy lá cây hơi vàng mới sực nhớ ra.Vạn Lương chen lời:- Việc trưởng lão Thiếu Lâm bế quan có ăn chung gì với chúng ta?- Vạn huynh bôn tẩu trên giang hồ nhiều năm chắc cũng được nghe người ta nói Thiếu Lâm có bảy mươi hai tuyệt kỹ.- Có chứ.- Hạng lão tăng già cả trong chùa Thiếu Lâm chia nhau nghiên cứu các tuyệt kỹ này rồi tùy nghi theo căn cơ các đồ đệ mà truyền thọ cho.- Điều đó có dính dáng gì tới việc chúng ta rời khỏi đây?- Nếu tất cả trưởng lão trong Thiếu Lâm đều tọa quan ở Đạt ma viện thì NS mặc sức tung hoành.Tuyết Quân hỏi:- Đại sư muốn nói Nhất Sĩ sẽ bố trí vòng vây trùng điệp ở khắp các nẻo đường để tập kích chúng ta liên miên?- Lão nạp không biết y thi hành thủ đoạn nào, có điều y được tự do không bị trưởng lão hội cản trở.Thiếu Bạch cũng hỏi:- Hai vị đại sư Tứ Giới và Tứ Luật có phải người trong trưởng lão hội không?- Theo lão nạp biết thì phải đấy.- Thế sao không tọa quan trong Đạt ma viện?- Nhân số trưởng lão hội khá đông, có thể hai người đến phiên trượng gì đó nên chưa tham gia được?Hốt nhiên có tiếng niệm Phật hiệu xoáy vào trong điện. Âm thanh tuy nhỏ nhưng vang vọng thật xa, ngân dài mãi, thoáng nghe cũng biết có rất nhiều người cùng niệm.Nhàn Vân hối thúc:- Cô nương nên cho một người võ công thật cao cường đi ra ngoài coi, nếu lão nạp đoán không lầm, Nhất Sĩ đã chuẩn bị đâu đó.Ngọc Giao bỗng nghiêng mình nói:- Phạm cô nương để tôi đi cho.Tuyết Quân chưa kịp đáp, Nhàn Vân đã lên tiếng:- Theo lão nạp nghĩ, võ công của Trương cô nương đủ sức đi đấy!Tuyết Quân gật đầu:- Vậy thì nhờ Trương cô nương đi cho một chuyến xem, có điều là không được động thủ với đối phương, thấy lạ lập tức trở về báo ngay.Ngọc Giao hỏi: - Nếu bọn chúng đuổi tôi, tôi cũng không được dùng ám khí ném trả? Tuyết Quân bật cười:- Không dùng là hay.Ngọc Giao sẽ gật, phóng mình ra khỏi điện.Chừng công phu chén trà, Ngọc Giao hấp tấp trở về nói: - Chúng ta bị vây khốn rồi.Tuyết Quân hỏi:- Bị vây thế nào?- Ba mặt đông, tây và nam đều có trên năm chục tăng lữ đan thành một dọc từ từ di chuyển về phía đại điện.Nhàn Vân hỏi:- Thế còn phương bắc?- Phương bắc chính là con đường chúng ta phải ra khỏi chùa. Ở đó họ lại để khoảnh trống chừng nửa dặm gì đó, có một cái bãi, ở đó có rất nhiều tăng lữ đã chực chờ.Tuyết Quân hỏi:- Thế những tăng lữ đó có những cử động gì?- Họ vây thành nhiều vòng, hình như đang bày một trận pháp gì đó.Nhàn Vân nghe nói giật nẩy mình, thảng thốt:- La hán trận!Vạn Lương cũng bị khích động mãnh liệt, góp lời:- Một trận thế đang vang danh thiên hạ, từ cổ tới nay chưa có một ai bị vây mà thoát được.Nhàn Vân gật đầu:- Chính thế, đúng là La Hán trận danh tiếng vang động thiên hạ đấy!Ngọc Giao bĩu môi:- Cái La hán trận xoàng xĩnh đó có gì đáng sợ, tôi không tin nó lợi hại, chẳng khác việc lấy nhiều thắng ít, lấy đông để đàn áp người cô thế, chứ có chi đặc biệt?- Bao nhiêu năm nay, trong võ lâm không thiếu những người tự phụ thông minh đều tưởng nghiên cứu ra cách phá giải La hán trận, nhưng rốt cuộc chả ai thành công cả, theo lão nạp biết. La hán trận kỳ diệu ở chỗ gặp cương thì nó cương, mà gặp nhu thì nó cũng nhu được. Bất kể là ta luyện môn võ công nào cực cương cực nhu đi nữa cũng khó phát huy nổi oai lực ở trong trận ấy. Xưa kia Thiên kiếm, Tuyệt đao danh tiếng chấn động võ lâm, thanh thế lừng lẫy nhưng cũng không dám thử với La hán trận, bởi vì người bị vây hãm chỉ có hai con đường để chọn, mộtlà buông kiếm đầu hàng, hai là để chết mất xác. Nay Nhất Sĩ đã quyết liệt thanh toán hẳn chúng ta, sau đó sẽ tìm cách đối phó với Tứ Giới đại sư.- Hiện tại vấn đề của ta là làm sao đối phó với La hán trận.- Lão nạp biết thì La hán trận tuy kỳ dị vô song nhưng chỉ thuận tiện ở chỗ đất trống.Tuyết Quân nói:- Phải đấy, theo ý đại sư chúng ta phải thủ trong tòa điện này!- La hán trận cũng kỳ diệu ở chỗ lớn cũng được, nhỏ cũng xong. Lớn thì hơn trăm người kết thành, nhỏ thì chín người đủ, oai lực tuy có sai biệt chút đỉnh nhưng diệu dụng của trận pháp vẫn là một. nếu chúng ta thủ trong này không để bọn họ xông vào được thì đối phương không có cách gì thi triển La hán trận.Vạn Lương than:- Chả lẽ chúng ta cứ ở lì trong tòa đại điện này chắc?Nhàn Vân đại sư nói:- Cùng lắm, chúng ta đợi đến ngày muoi sáu, ngày các trưởng lão Thiếu Lâm khai quan. Khi ấy Nhất Sĩ cũng kiêng nể không ngông cuồng thái quá.Tuyết Quân nói:- Đúng thế, chúng ta không ra khỏi chùa này mà bị vây trong La hán trận đến táng mạng trong tay các tăng nhân, không những chúng ta bị chết uổng mà ngay cả Tứ Giới đại sư chỉ sợ cũng khó thoát được Giới thị viện, việc này ta phải nghĩ kế vẹn toàn.- Cô nương nghĩ rất phải, lão nạp thấy mạo hiểm xông ra không bằng ở đây, đợi đến ngày mười sáu hẳn tính. Chỉ có điều phiền là vấn đề cơm nước, đói sợ không đủ sức cầm cự.Tuyết Quân hỏi: - Chúng ta còn bao nhiêu lương khô?Cao Quang ứng tiếng đáp:- Chỉ còn dùng đủ một bữa.- Vậy thì rút lại, số lượng một ngày ta phân ra làm mấy ngày cầm hơi thôi. Vạn Lương hỏi:- Cô nương quyết định ở trong điện này?Nhàn Vân đỡ lời: - Phải đấy, chúng ta không nên mạo hiểm quá.Vạn Lương quay sang Thiếu Bạch:- Minh chủ nghĩ sao?- Nếu La hán trận quả có oai lực như lời đồn đãi, thì so với việc mạo hiểm ra khỏi Thiếu Lâm tự thì ở đây là tốt hơn.- Lão hủ lo ngại đến ngày mười sáu mà các trưởng lão chưa khai quan, chúng ta ở đây cách biệt với thế giới bên ngoài đành ngồi chờ chết mất!Tuyết Quân nói:- Tình thế hiện tại bất lợi về phía chúng ta. Hiện thời chúng ta chỉ có thể mượn lực lượng của cửu đại môn phái, mà Thiếu Lâm đại phái có nhân lực đông đảo nhất, nếu được họ giúp đỡ ta mới mong tranh đua với thế lực thần quân.Hoàng Vĩnh hốt lớn tiếng cảnh giác:- Coi chừng tăng lữ Thiếu Lâm hình như sắp chuẩn bị tấn công vào đại điện.Nhàn Vân hấp tấp nói:- Đừng để chúng xông vào trong này bày La hán trận.Thiếu Bạch rút soạt trường kiếm nói:- Tại hạ giữ cửa.Nhàn Vân cũng lăn xe nhanh tới bên một cửa sổ mé trái cao giọng:- Lão nạp hành động bất tiện, vậy xin phụ trách cửa này.Tuyết Quân nói cho mọi người nghe:- Nếu đối phương không vào bằng cửa chính hoặc cửa sổ tất phải phá tường rồi, vậy chư vị nên đề phòng.Dứt lời, nàng liền ngồi xếp bằng tròn ở trong một xó điện.Ngọc Giao sẽ thì thầm bên tai Vạn Lương:- Địch đông ta ít, vậy lúc đối địch chúng ta không cần phải lưu tình.- Tuy thế nhưng nếu cô nương có thể nhẹ tay được thì cũng nên làm.- Đã đánh nhau, địch không chết thì ta chết, làm sao nhẹ tay được?- Giết thêm một tăng lữ Thiếu Lâm là kết thêm một mối thù, đó là ý tại hạ.Trong khi hai người nói chuyện, ở ngoài cửa điện cuộc xung đột xảy ra, Thiếu Bạch vung kiếm loang loáng, một mình chận đánh bảy hòa thượng một lúc. Số hòa thượng ngời giới đao cố xông lên tới tấp vây đánh, nhưng không một ai phá nổi màn kiếm quang dày đặc của Thiếu Bạch.Ngọc Giao quay sang sẽ bảo Hoàng Vĩnh:- Huynh đài xem hai hồng y đại hán kia mỏi mệt lắm rồi, vạn nhất đối phương xông vào thì họ chỉ làm bận tay chân, huynh đài điểm huyệt họ đi.Hoàng Vĩnh thấy nói phải, lẳng lặng bước nhanh tới điểm ngay huyệt đạo của hai hồng y kiếm thủ, đặt họ ở góc tường.Trận chiến dai dẳng, nhưng hung hiểm dị thường. Tăng lữ Thiếu Lâm người nào cũng dũng cảm ghê gớm, thiền trượng giới đao vung đánh dữ dội như mưa sa bão táp.Thiếu Bạch nhờ vào pho Vương đạo Cửu kiếm của Cơ Đồng, chận đứng thế công của bảy hòa thượng. Chàng đứng giữa cửa vào nên không sợ tập kích phía sau, nhưng cũng vì thế không phát huy được hết oai lực của những chiêu kiếm thần kỳ.Trong khi ấy, tăng lữ Thiếu Lâm kéo tới mỗi lúc một đông, Ngọc Giao nhìn mà lo ngại cho Thiếu Bạch:- Chàng cũng chỉ là người bằng xương bằng thịt, dẫu có tuyệt nghệ nhưng làm sao cầm cự được lâu trước lối đánh Xa luân chiến của đối phương.Lo quá nàng buột miệng nói với Hoàng Vĩnh:- Không xong rồi.Hoàng Vĩnh ngơ ngác:- Cái gì không xong?Ngọc Giao đỏ ửng mặt, bẽn lẽn đáp:- Tôi nói minh chủ một mình dù cho có võ công tuyệt thế cũng không chống lại lối đánh xa luân chiến của tăng lữ Thiếu Lâm.Hoàng Vĩnh bồn chồn ra mặt:- Cô nương nói phải lắm, nhưng ai có thể thay cho minh chủ bây giờ?- Đã đành, một người thì không thể nhưng hai người chúng ta có thể tạm để minh chủ nghỉ ngơi, vậy hai chúng ta tiếp tay đi.- Đừng gấp quá, nội công của minh chủ thâm hậu, tuy đối phương đông nhưng có thể cầm cự được một thời gian nữa.Hai người đang trò chuyện, thình lình nghe tiếng chan chát choáng tai, nhìn ra thấy một hòa thượng cầm giới đao đã phóng vút vào.Nhàn Vân giận dữ thét:- Nhảy cửa sổ vào, không sợ mất mặt Thiếu Lâm tự các ngươi sao? Nằm xuống cho ta coi!Liền trong tiếng quát, đại sư hữu thủ nhanh nhẹn điểm vào khoảng không.Hòa thượng té bịch xuống đất tức khắc. Thấy vậy Vạn Lương nói:- Đại sư bị hành hạ mấy năm chắc vẫn còn bảo trì được thuật cách không điểm huyệt.- Hơn chục năm bị giam cầm, lão nạp cũng vui vẽ thâu hoạch được rất nhiều điểm ảo diệu trong võ học. Môn cách không điểm huyệt này lão nạp ngộ được ở dưới xó hầm đó.Hốt lại nghe thấy tiếng áo phần phật, thêm hai hòa thượng cầm giới đao theo cửa sổ nhảyvào.Nhàn Vân lại giơ hữu thủ, hai luồng chỉ vút ra, hao tăng nhân theo đó lăn kềnh ra đất.Vạn Lương trố mắt hết sức khâm phục.Nhàn Vân bỗng lên tiếng hỏi:- Cái người trẻ tuổi đứng thủ ở cửa điện võ công chắc khá lắm?Vạn Lương nghĩ bụng:- Tất nhiên còn phải hỏi, trong người có cả Thiên kiếm lẫn Tuyệt đao làm sao không hay cho được?Miệng đáp:- Trong Kim đao chúng tôi, y là người võ công khá nhất.- Vạn huynh không thể để y một mình chiến đấu đến sức cùng lực kiệt, nên biết cuộc chiến này kéo dài đến mấy ngày mà sự thắng bại quan hệ đến toàn võ lâm.- Có thể đại sư thay thế y giữ cửa điện được đó.Chợt nghe tiếng Ngọc Giao oang oang cất lên hối hả: - Xem ra không chém giết thực sự thì không ngăn được đợt tấn công của đối phương đâu.Cả cửa điện bây giờ đã dày đặc bao bọc mấy chục tăng lữ Thiếu Lâm ra sức tấn công, ai nấy đều vũ lộng thần oai, nhưng vẫn không vượt khỏi đường kiếm của Thiếu Bạch.Nhàn Vân liếc nhìn tình hình trường ác chiến ở cửa, cất giọng gọi:- Ngọc Giao, con lại đây.Ngọc Giao giật nẩy mình, vì nàng đang sẵn sàng tay kiếm tay Kim Châm, chú ý đến Thiếu Bạch, nghe gọi chạy lại:- Sư phụ dạy con gì ạ?- Con nhớ Long kiếm, Phượng chưởng không?- Ít ngày nay có được thời giờ rảnh là sư phụ lại dạy con đọc yếu quyết của Long kiếm, Phượng chưởng thì làm sao con quên được?- Thế thì hay lắm, chờ tí nữa con ra thay thế cho y đi.Ngọc Giao sửng sốt:- Một mình con thôi sao?- Đúng thế, nếu con thuộc kỷ Long kiếm, Phượng chưởng thì cự với tăng lữ Tứ Luật giữ cửa không phải là việc khó.Ngẫu nhiên nàng nghe tiếng thét giận dữ của Vạn Lương:- Có gì đáng coi nào!Liền theo tiếng quát, lão hiệp tung mình quật ra một chưởng sấm sét. Thì ra hòa thượng Thiếu Lâm này lén bò vào cửa sổ, ghé mắt trông vào, y giơ hữu thủ đỡ chưởng của Vạn Lương.Hai bên tiếp chưởng, hòa thượng tức thời bị bắn văng ra khỏi cửa sổ rơi tuột, nhưng Vạn Lương cũng bị dội ngược, phải ngồi phịch xuống đất. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 49 Thiên kiếm thần uy Khi ấy, bọn tăng lữ Thiếu Lâm ở bên ngoài điện, không một người nào dám xông qua cửa, nhưng tình thế càng thêm căng thẳng chỉ chờ dịp bùng nổ.Hoàng Vĩnh, Cao Quang đứng sát bên cửa điện chuẩn bị sẽ tiếp cứu Thiếu Bạch bất cứ lúc nào.Đợi mãi cho tới khi nghe tiếng ngã phịch, Hoàng Vĩnh lật đật chạy lại bên Vạn Lương hỏi:- Bị thương có nặng lắm không?Rồi chàng thò tay ra đỡ.Vạn Lương nẩy mình đứng dậy nói:- Trật chân ngã, chả sao cả.Bỗng nghe Nhàn Vân đại sư gọi to:- Coi chừng!Liền đó có tiếng áo lộng gió, mấy bóng người phóng nhanh qua cửa sổ.Họ là những cao thủ trong Thiếu Lâm tự, nên đã lao đi hơn trượng xa nên mới nhẹ buông xuống đất.Nhàn Vân hấp tấp bảo:- Chư vị đối phó với người xông vào điện, lão nạp ngăn chận ở cửa sổ.Nói dứt, song chưởng lẹ làng vút ra liên tiếp.Một luồng tiềm lực vi vu xoáy lạnh lớp lớp gió cuốn.Liền lúc nghe vang hai tiếng hự tắt nghẹn, hai tăng nhân chậm chân vào sau đã trúng phải chưởng lực mạnh mẽ của Nhàn Vân.Ngọc Giao quay nhìn thấy ba hòa thượng mặc đoản bào, quần dài xám tro, tay nắm giới đao đứng một hàng ngang ngay giữa điện, bèn quát lên một tiếng, lóe lạnh kiếm phong.Vạn Lương sẽ bảo Hoàng Vĩnh:- Mau thâu thập ba tăng nhân này trước, không để họ kịp nội công ngoại kích.Vừa nói, người đã vút thẳng tới một tăng nhân ở mặt trái.Đúng lúc Ngọc Giao phóng về tam tăng, ba tăng cầm giới đao đã kịp thời phân tán liền, và một tăng nhân đứng giữa lật đật vung đao trong tay đón đỡ kiếm thế Ngọc Giao.Hoàng Vĩnh lặng lẽ bốc mình nhắm về một tăng nhân bên phải.Tam tăng đều là cao thủ trong Đạt ma viện của Thiếu Lâm, ba thanh giới đao đồng loạt thi triển, khí thế sầm sập như biển dội sóng. Tuy bọn Vạn Lương, Hoàng Vĩnh và Ngọc Giao đã toàn lực dốc công nhưng ba tăng lữ vẫn ứng phó ung dung như không.Hốt nghe Tuyết Quân cao giọng bảo:- Nếu tình thế cấp bách quá, không hạ thủ không chế phục được địch nhân, cứ việc đã thương bên họ vài tên chả sao.Vạn Lương nghe lệnh, lùi nhanh lại một bước, đề khí vươn tay chụp tới.Đó chính là Ngũ quỉ sưu hồn thủ pháp mà lão đã tu luyện suốt mấy mươi năm ẩn cư ở chốn thâm sơn.Tăng lữ Thiếu Lâm thấy lão nhoáng tay chụp thì cười khảy, khoa đao một vòng chém xéo.Đao thế vừa nháng lạnh, hốt thấy trước ngực đau buốt, mấy luồng khí âm hàn xông mau vào nội tạng, bất giác hãi hùng, toan né tránh nhưng đã không kịp. Soảng một tiếng, thanh giới đao vuột khỏi tay rơi và cùng lúc thân hình lắc lư mấy cái ngã sấp.Nhàn Vân đại sư hỏi nhanh:- Vạn huynh, môn kỳ công ngoại môn nào thế?Vạn Lương liền đáp:- Nói ra thẹn lắm, ấy là Ngũ quỉ sưu hồn thủ pháp.- Giết chết y rồi à?- Không, lúc phát chưởng lão hủ đã giữ mục, chỉ đả thương thôi.- Hay, đừng giết họ vội.Ngọc Giao mắt thấy Vạn Lương đánh ngã một tăng, nóng lòng công liền hai kiếm, đẩy bật hòa thượng ở chính giữa lui về hai bước, và tả chưởng xoay vòng trước ngực ào ra.Tăng nhân chỉ thấy kịp một màn chưởng ảnh xoáy ốc, chưa biết cũng đỡ ra sao, một giây do dự, tay phải đã trúng chưởng dại hẳn đi, giới đao rơi soảng.Ngọc Giao không phút chần chờ, tả chưởng lại khoa tròn vụt ra.Ấy chính là môn Phượng chưởng Nhàn Vân đã truyền thọ cho nàng, nó hay ở chỗ khi lạc chưởng loang bóng trùng trùng làm cho đối phương khó dò hư thực.Tăng lữ Thiếu Lâm thấy thế vội vàng vung chưởng chống đỡ, nào dè Ngọc Giao chưởng thế xoáy lốc hết sức tài tình biến nhanh sang Cầm nã thủ pháp chụp vào mạch môn ở cổ tay trái, đồng thời thích nhẹ khuỷu tay đúng vào yếu huyệt ở ngang hông hòa thượng.Tăng nhân trúng liền hai chưởng làm sao chịu đựng nổi tức thời ngã bổ.Ba tăng nhân xông tràn vào điện, đã ngã mất thương mất hai, còn lại một tăng nhân đang khổ chiến với Hoàng Vĩnh.Sau khi được Tuyết Quân chỉ điểm, kiếm thuật Hoàng Vĩnh đã tinh tiến gấp bội, trường kiếm tới tấp công lấy địch thủ, đợt đợt kiếm phong phủ chặt lấy đối phương.Lúc ấy trời đã sẫm tối, trong đại điện càng thêm âm u, chỉ nghe ào ào gió lạnh buốt xương hòa cùng tiếng thép loang choang nhấp nhóe ánh kiếm bóng đao biến hiện.Tăng nhân ác chiến với Hoàng Vĩnh thêm độ mười chiêu nữa, mắt thấy hai đồng bạn đã thọ thương ngã lăn, càng đâm cuống bị ngay nhát kiếm của Hoàng Vĩnh thoảng mau chém phăng một mảnh tăng bào.Thấy đắc thủ, Hoàng Vĩnh thừa dịp vun vút xoay nhanh ba kiếm nữa, bật đánh hòa thượng lui về hơn trượng.Nhàn Vân đại sư lặng lẽ vung hữu thủ, một luồng chỉ lực dậy hơi phong nhắm đúng Hoàn khiếu huyệt ngay đùi trái của tăng nhân.Thì ra lúc bấy giờ hòa thượng đã lùi đến sát bệ thờ, nếu như cuống quá để y nhảy luôn lên trên nấp sau thần tượng thì dù có muốn bắt sống y cũng còn khó, cho nên Nhàn Vân mới vung chỉ tiếp tay Hoàng Vĩnh.Hoàng Vĩnh đang đánh hăng, hốt thấy đối phương loạng choạng ngã ngữa về sau, trong lòng lấy làm lạ, vội xoay ngược sống kiếm bổ tới.Chỉ nghe hự một tiếng khô khan, sống kiếm đã đánh trúng tay phải hòa thượng, giới đao vuột tay rơi soảng.Thế là xong, cả thảy có năm tăng lữ nhảy xông qua cửa sổ vào điện, hai tên đã bị Nhàn Vân sấm đánh không kịp che tai, cách không điểm huyệt, còn ba tên thì lần lượt bị Ngọc Giao, Hoàng Vĩnh, Vạn Lương đả thương.Vạn Lương dõi nhìn thấy Tuyết Quân ngồi dựa lưng vào vách, vẻ điềm nhiên như không biết đến cuộc chiến quyết liệt vừa xảy ra trước mắt bèn nghĩ bụng:- Nhị vị cô nương thâm trầm khiến người khó dò đoán này, chả hiểu đang suy định việc gì mà sao có vẻ dửng dưng trước cuộc thế hiện tại quá?Lão là tay già đời, trường trãi giang hồ, mắt thấy Tuyết Quân nhắm mắt ngồi lặng, nói liền:- Chư vị xin nghe lão hủ...Suốt thời gian chung sống, mọi người hiểu rõ Vạn Lương bụng đầy trung nghĩa, tuổi tác lại cao cho nên đều đem lòng nể trọng, tức thời nghe lời xúm đến ngồi vây quanh lão.Vạn Lương nhìn thoáng khắp lượt, sẽ giọng nói:- Lão hủ xét thấy tình thế hiện giờ, thế công chủ yếu của tăng lữ Thiếu Lâm có lẽ sẽ bắt đầu vào buổi tối.Hoàng Vĩnh ngắt ý:- Phải đấy.- Cho dù ta có canh giữ cửa điện, cửa sổ, bọn họ cũng có thể phá tường vào.Lão liếc xem ý mọi người, rồi tiếp:- Vì vậy, lão hủ dám quyết chắc đêm tối có rất nhiều tăng lữ Thiếu Lâm xông vào đại điện này, thế tất khó khỏi một trường huyết chiến.Ngọc Giao chen lời: - Lúc ấy cuộc diện tất sẽ rối loạn lắm, nếu ta không được phép đả thương họ thì khó lòngquá.- Muốn bảo toàn mạng, làm sao có chuyện không đả thương người? Cao Quang góp ý:- Nếu thế, sự giao tình giữa ta với Thiếu Lâm phái sẽ khó có cơ hàn gắn. - Vì ta không còn cách lưỡng toàn, đành để đi bước nào tính bước nấy. Hoàng Vĩnh thấp giọng hỏi:- Sao không đi thỉnh Phạm cô nương?Vạn Lương sẽ lắc đầu:- Lão hủ thấy chưa phải lúc.Ngừng giây phút lão tiếp:- Đêm xuống phải nhờ vào trí nhớ và tai nghe, nên khi chúng ta phải cố nhớ kỹ lấy hình thế trong điện, để phòng lúc lâm địch khỏi có chỗ sơ thất.Hoàng Vĩnh liếc nhìn Tuyết Quân đỡ lời:- Còn Phạm cô nương và Châu Chính tính sao?- Ấy, rối rắm là ở chỗ đó, chúng ta nhân thủ đã ít, lại còn phải tìm cách bảo hộ cho hai người.Ngọc Giao lo lắng:- Chúng ta cộng có sáu người, trừ hai người chia canh giữ ở hai cửa ra, còn bốn người cự địch. Nếu phải cho người bảo hộ nhị vị ấy thì tiện thiếp thấy không ổn rồi.- Cũng vì thế lão hủ mới định bàn thảo với chư vị tìm một cách cự địch vững chắc.- Lão tiền bối có cao kiến gì chưa?- La Hán trận của Thiếu Lâm phái ảo diệu thế nào khỏi cần bàn, chỉ có tòa Ngũ hành kiếm trậb cự địch trong Võ Đang phái chư vị chắc đã nghe?- Sao, chúng ta phải dùng Ngũ hành kiếm trận cự địch?- Đừng nói lão hủ không am hiểu Ngũ hành kiếm trận mà cho có thông hiểu cũng không thể nào truyền cho chư vị trong thời gian quá ngắn ngủi này, chẳng qua nhân nói Ngũ hành kiếm trận lão hủ đã nghĩ ra một phương cách cự địch.Cao Quang vội hỏi:- Cách nào?- Trước khi tăng lữ chưa xông vào đại điện, chúng ta mỗi người tất nhiên sẽ dốc sức ngăn chận họ, nhưng vạn nhất địch thế tràn vào quá mạnh thì ta sẽ phân tán nhanh ra những phương vị có thể cứu trợ lẫn nhau, trừ phi có người không may thọ thương nặng quá, tốt nhất là không nên rời khỏi phương vị cố thủ.- Cách ấy hay lắm.- Việc chẳng nên chậm, chúng ta lo đi là vừa.Mấy người theo đúng cách Vạn Lương, định phương vị xong lại dìu Châu Chính đến sát Tuyết Quân.Hốt nghe tiếng bánh xe lăn, Nhàn Vân tới gần hỏi:- Thanh niên chắn giữ ở cửa, còn cầm cự nổi không?Lão thấy suốt giờ Thiếu Bạch đứng chặn ở cửa, chưa có một tăng lữ nào xông vào được, nên rất lấy làm lạ đẩy xe lại.Ngước nhìn, chỉ thấy kiếm quang từng đợt, từng đợt đổ trắng xoá, che kín lấy khung cửa.Ngoài vùng kiếm vẫn còn vô số tăng lữ Thiếu Lâm vũ lộng thiền trượng, giới đao tới tấp công vào.Nhàn Vân xem chập lâu, sẽ lắc đầu cảm khái:- Chuyện không thể ngờ.Ngọc Giao thắc mắc:- Sư phụ à! Chuyện gì không thể ngờ.- Thanh niên đứng ngăn ở giữa cửa, lão nạp thật không sao nghĩ ra, tại sao y có thể cầm cự như thế mà nội lực không kiệt, cũng chưa để cho một tăng nhân nào xông vào.- Ấy có chi ly kỳ, y nước tinh thâm, kiếm chiêu huyền diệu, tất nhiên là được.- Trông y năm nay chắc chưa đến hai mươi.- Đúng thế!Nàng nhận thấy nói hơi lỡ lời, khuôn mặt liền đỏ bừng nín bặt.Nhàn Vân nói:- Y chưa đầy hai mươi tuổi, nội công quyết khó thể thành tựu đến mức đó, cự địch chỉ nhờ vào kiếm chiêu biến hóa thần kỳ.Vạn Lương chen lời:- Nếu không có kiếm chiêu kỳ ảo, khiến địch nhân khó lường, y đã chẳng cầm cự được lâu quá vậy.- Ý lão nạp chưa hẳn thế.Vạn Lương nghĩ bụng:- Về xuất thân của Thiếu Bạch có lẽ Nhàn Vân cũng chưa được hiểu, nhưng giờ phút này không nên nói vội là hơn.Miệng đỡ lời:- Có điều, y cầm cự mãi chưa lui.Thình lình nghe vun vút hai tiếng, thêm hai tăng lữ một trước một sau phóng qua cửa sổ thẳng hướng mấy người đứng lướt vào.Thì ra là họ từ ngoài sáng vào tối, mắt không thấy gì nên không thấy chỗ mấy người đứng.Nhàn Vân đại sư đảo nhanh hữu chưởng, đẩy mạnh một luồng chỉ lực, tăng nhân đi đầu vừa buông mình xuống đất đã trúng chỉ rũ luôn.Ngọc Giao cũng nhanh như chớp tung chưởng đánh vào lưng tăng lữ còn lại.Chưởng thế nhoáng ào, tăng nhân thứ hai chúi về trước mấy bước rồi ngã sấp.Ngọc Giao cười đắc ý:- Sư phụ, xem chưởng đồ nhi thế nào?Nhàn Vân đáp:- Nhẹ nhàng lắm, nhưng thiếu vững chắc.Vạn Lương chột dạ nghĩ bụng:- Trong điện tối tăm như thế, lão vẫn nhìn thấy rõ mồn một. Nếu không phải có nội lực thâm hậu, quyết là việc không thể rồi.Nghĩ thế, Vạn Lương cũng mừng thầm, bèn tiến tới bên Nhàn Vân đại sư sẽ giọng nói:- Tình cảnh hiện tại chúng ta đã ở trong cuộc diện cùng sống chết rồi, xin đại sư chủ trì đại cuộc, nghĩ một kế cự địch.Nhàn Vân đại sư từ chối:- Cho lão nạp hành động theo lệnh của chư vị.- Ý tại hạ muốn thỉnh đại sư chủ trì đại cuộc.- Lão nạp đâu dám.Vạn Lương cố ép:- Đại sư không nên khách khí.- Nếu vậy lão nạp xin cung kính bất như tòng mạng.Lão nói luôn:- Tăng lữ Thiếu Lâm liên tiếp bị thiệt hại mấy người chắc thế nào cũng không dám nhảy vào theo lối cửa sổ nữa, chúng ta hẳng có một khoảng thời gian ngắn được yên, nhưng có thể vượt qua cơn nguy không lão nạp khó đoán chắc...Thở dài, lão tiếp:- Lão nạp thấy chưởng môn Thiếu Lâm tất nhiên không chịu buông tha chúng ta, y sẽ mang hết cao thủ trong chùa tàn sát được chúng ta mới chịu, khi ấy y có cách cãi cho y, giữ vững ngôi vị chưởng môn, do đấy cuộc chiến tối nay bất luận thắng bại thế nào chỉ sợ không tránh khỏi thương vong rất nhiều.Ngọc Giao xen lời:- Trong việc động thủ không tránh được thương vong là chuyện tất nhiên.Nhàn Vân đại sư nói:- Nếu có thể tránh được, nên ít giết chết người...Đưa mắt nhìn thẳng vào Vạn Lương nói:- Lão nạp cũng đồng ý với Vạn huynh, chúng ta ít người phải nghĩ ra một cách an toàn, mỗi người sẽ đứng một phương vị với một khoảng cách đều nhau để có thể tiếp ứng khi cần, nhưng cách hay nhất vẫn là tuyệt đối không cho địch nhân xông vào đại điện.Vạn Lương lo lắng:- Nếu như tăng lữ Thiếu Lâm không sợ hủy hoại đại điện này thì bất ngờ ta khó lòng chốngđỡ.- Nếu chúng ta phòng thủ hữu hiệu thì dầu chúng phá tường vào cũng không sợ, lão nạp chỉ lo không chống đỡ nổi để chúng ùa tràn vào.Ngọc Giao hỏi: - Tại sao?- Hiện tại ở Thiếu Lâm tự hầu hết những vị trưởng lão võ công cao cường đều đóng cửa chưa ra, vừa rồi Phạm cô nương lại thuyết phục được rất nhiều cao tăng giữ thái độ thẳng thắng, không a dua. Trận chiến tối nay ta phải đối địch với vây cánh của Nhất Sĩ, vậy nếu như một chọi một chúng ta cũng không ngán lắm, không đến nỗi thua.- Chỉ sợ họ cậy đông.- Trong điện rất hẹp, đánh đông người không lợi, chỉ cần chúng ta sắp xếp thỏa đáng, dẫu chúng có ỷ đông cũng chẳng sợ.Cao Quang xen lời:- Nếu thế chúng ta còn gì lo lắng làm gì cho tổn sức.Nhàn Vân đại sư đáp:- Việc đáng sợ là chúng bày được La Hán trận ở ngay trong đại điện, có điều để có thể làm vậy chúng phải vào một lượt được chín người.Vạn Lương nói:Đại sư lo lắng rất phải, giờ xin sắp đặt chúng tôi để có gì khỏi rối loạn hàng ngũ.Nhàn Vân đại sư không chối từ:- Xin Vạn huynh hết sức chú ý cho chỗ cửa sổ, Hoàng huynh và Ngọc Giao sẵn sàng trợ giúp minh chủ giữ cửa đại điện, còn Cao huynh để ý biến chuyển tứ phía, thấy chỗ nào tăng lữ Thiếu Lâm phá được tường vào thì hô hoán lên cho biến kịp thời, lão nạp ở giữa tiếp ứng mọi mặt.Vạn Lương hỏi:- Nếu địch nhân xông vào điện đông quá thì làm sao trở về được phương vị?- Nghe tiếng thét của lão nạp làm hiệu.Bàn bạc tạm xong, mọi người lo nghỉ cho khỏe chờ động thủ...Ngọc Giao lo lắng cho sự an nguy của Thiếu Bạch, lén nhìn ra ngoài.Lúc bấy giờ, bên ngoài điện cuộc chiến đã ngưng, Thiếu Bạch lăm lăm tay kiếm đứng ở ngay cửa, như thể rất chú ý phòng bị. Ngọc Giao sẽ nhẹ bước ra, tới gần cất tiếng hỏi:- Có mệt lắm không?Thiếu Bạch nhìn Ngọc Giao:- Vẫn khỏe, phiền cô nương quan hoài.- Có bao nhiêu hòa thượng vây đánh minh chủ?Thiếu Bạch mỉm cười:- Họ chia ra làm ba đợt xông tới, ước độ cũng khoảng trên ba chục người.- Vậy mỗi lần minh chủ phải tiếp chiến mười mấy hòa thượng?- Nhiều ít không chừng, đông thì đánh với mười bảy, mười tám hòa thượng, ít thì không chừng năm sáu.- Việc này nếu truyền ra ngoài giang hồ thì ai cũng khiếp minh chủ võ công kinh người.Thiếu Bạch im lặng giây lâu mới hỏi:- Thế tình hình trong điện ra sao?- Địch nhân mưu toan theo đường cửa sổ nhảy vào trong điện, nhưng nhảy vào người nào là chúng tôi điểm huyệt người ấy.Thiếu Bạch lo lắng ra mặt:- Nếu họ xuất toàn lực cao thủ trong chùa thì chúng ta e phải sát hại nhiều người mới mong ngăn nổi địch.Hơi ngừng, chàng tiếp lời:- Phạm cô nương có chỉ thị gì không?Ngọc Giao thì thầm:- Chị em Phạm cô nương giờ đây xếp bằng tròn ngồi ở trong góc điện, hình như ngủ say rồi, không hay biết mảy may về cuộc chiến di-n ra ở trong và ngoài điện, thật khó hiểu.Thiếu Bạch giật mình:- Có chuyện ấy sao?- Vạn lão tiền bối và Hoàng, Cao nhị huynh đều không chịu đánh tiếng hỏi, thành thử tôi cũng phải im lặng.- Thế còn Nhàn Vân đại sư?- Sư phụ tôi chỉ huy toàn cuộc, hoạch định cả cách đối phó.- Kể cũng lạ thật.- Phải đấy, tướng công là minh chủ phải vào trong hỏi xem sao.Đang nói thốt nhiên có tiếng gió rít ghê rợn, chỉ thấy dưới ánh sao mờ chiếu, một vùng phi bạt bay vút lại.Thiếu Bạch hoảng hốt:- Cô nương mau vào trong điện, chúng lại muốn tấn công.Ngọc Giao ngoan ngoãn nghe lời, không quên dặn lại một câu:- Coi chừng thứ phi bạt ấy, lực đạo lợi hại kỳ dị lắm, khác xa với các thứ ám khí khác.Thiếu Bạch không kịp đáp lời, vội vàng vung kiếm đón đỡ phi bạt.Sau một tiếng choang va chạm khiếp hồn, Thiếu Bạch thấy ngay không ổn vì thứ phi bạt ấy trầm xuống xẹt chém cánh tay phải chàng.Thiếu Bạch giật nảy mình, không dám chần chờ rút phắt ngọn cỗ đao, xả ngay giữa phi bạt.Bị cỗ đao chém một nhát, phi bạt đột nhiên lạng sang bên mặt.Chỉ nghe đánh bình một tiếng, phi bạt đã chém sâu vào cánh cửa gỗ đại điện, đến một nửa vòng.Thiếu Bạch trố mắt nghĩ thầm:- Phi bạt lợi hại quá chừng.Chưa nghĩ hết ý chợt thấy ngoài xa năm sáu trượng ánh lửa bùng sáng, lấp lóe bốn ngọn đuốc.Thiếu Bạch ngẩng nhìn thấy dưới ánh bốn cây đuốc cháy phừng phực lố nhố bốn hàng tăng lữ Thiếu Lâm.Trong giây phút, chàng không tài nào tính được một hàng có bao nhiêu người, nhưng trông thoáng một hàng tăng ít cũng phải có trên hai mươi cái đầu nhẵn thín, đi trước là một tăng nhân giơ cao ngọn đuốc dẫn lộ.Chỉ thấy những ngọn đuốc cháy bốc bỗng rẽ nhanh thành bốn đội thẳng hướng đại điện, hiển nhiên lần này tấn công đại điện sẽ do từ bốn bộ vị tràn tới.Thiếu Bạch dõi nhìn, thấy đằng sau cây đuốc một hòa thượng khoa thiền trượng dẫn đầu là Nhất Thanh đại sư, liền vỡ lẽ. Những tăng lữ sắp tấn công vào đại điện chuyến này đều do sư huynh đệ thân tín của Nhất Sĩ xuất lãnh, xem thế chắc khó tránh khỏi một trường huyệt chiến.Nhất Thanh lúc đó đã đốc thúc quần tăng vây chặt lấy cửa điện.Còn các tăng nhân cầm đuốc thì nhanh nhẹn lùi ra sau, đứng cách khoảng bảy tám thước xa, giơ cao ngọn đuốc để soi sáng đấu trường.Thiếu Bạch lặng đếm số tăng lữ vây ngoài cửa điện kể cả mặt tăng lữ cầm đuốc, một đội cộng có hai mươi bảy người, nếu số tăng bốn đội đồng đều thì tổng cộng có tới một trăm linh tám người.Khi ấy, ba đội còn lại đã từ ba mặt đông, tây, bắc vây kín mít cả tòa đại điện.Tuy chỉ có bốn cây đuốc, nhưng ngọn lửa bốc cao có trên hai thước cháy sáng chói, soi rõ mồn một cảnh vật chung quanh điện.Thiếu Bạch hữu thủ đưa kiếm ngang ngực, bình tĩnh đứng chắn ngay giữa cửa điện.Nhất Thanh đại sư xô vẹt đám tăng nhân đi tới trước cửa điện, cao giọng nói:- Các thí chủ bá chiếm đại điện trong Thiếu Lâm tự, thực là việc làm mất mặt chúng tôi quá lắm. Bần tăng tới đây báo cho chư vị lần cuối, nếu vẫn chưa chịu rời khỏi buộc chúng tôi phải ra tay giết hết.Thiếu Bạch điềm nhiên nói:Chúng tôi theo đúng qui lệ võ lâm, gởi thiếp bái sơn, hơn nữa lại vượt được ba chặng vào diện kiến phương trượng quí tự. Lẽ phải được tiếp đãi hẳn hoi, dè đâu quí tự vì bội qui giới võ lâm, không những không chịu đón tiếp lại còn giở cách bạo nhục, không lo sắp chỗ ăn ở cho chúng tôi, lẽ nào còn đỗ lỗi nữa.- Bổn tự suốt mấy trăm năm vẫn có qui giới không lưu trú nữ khách.Chúng tôi đến quí tự không được mời lên tử tế mà phải động võ xông vào theo đúng qui giới trong quí tự...Ngừng một tí, chàng tiếp:- Kể như đã làm đúng, lẽ phải xem là giai khách.- Bần tăng vâng lệnh đến trục xuất chư vị khỏi quí tự, chả có hơi đâu đấu khẩu với thí chủ.- Ví thử chúng tôi không chịu rời bỏ?- Giết hết không chừa, dẫu có phải hủy luôn tòa đại điện này cũng chẳng tiếc tay.- Nếu đại sư bức người quá sức, cuộc chiến đêm nay chắc khó tránh khỏi máu đổ thành sông.Nhất Thanh hơi nhíu mày:- Bần tăng đã hết lời khuyên, thí chủ vẫn không chịu nghe thì ấy cũng là việc vạn bất đắc dĩ.- Tại hạ cũng khuyên đại sư một điều, nếu như bức bách quá, tại hạ đành phải hạ độc thủ để bảo mệnh.- Đấy là tự thí chủ muốn thế, đừng trách bần tăng vô l-.Quét cao thiền trượng, lão sử chiêu Thái sơn áp đỉnh, lưng không bổ xuống.Là cao thủ trong hàng chữ Nhất, võ công lão thập phần cao cường, thiền trượng vừa xuất chiêu đã dấy ập màn gió lạnh.Thiếu Bạch trường kiếm đâm xéo một chiêu Thiên ngoại lưu vân, ánh kiếm chớp động nhắm ngay cổ tay đối phương, đồng thời thân người theo kiếm chuyển nhẹ nhàng lạng tránh thế trượng.Nhất Thanh mắt thấy kiếm quang Thiếu Bạch nháng tới, vội vàng hạ thấp trượng, thâu nhanh về, người cũng cùng lúc nhảy lui năm bước.Rồi thiền trượng trong tay lẹ như chớp dấy gió quét ào tới.Thiếu Bạch xoay lốc trường kiếm giăng giăng ánh lạnh, kiếm thế ảo huyền ào ạt từng lớp kiếm phong, trước sau vẫn trùm kín Nhất Thanh không hở kẻ tóc.Nhất Thanh đinh ninh với món binh khí nặng nề trong tay sẽ đánh bật đối phương ra khỏi cửa, sau đó tràn vào cho nên vừa động thủ đã thi triển ngay tuyệt kỷ Thiếu Lâm, môn Long hổ trượng pháp.Nào dè kiếm thế Thiếu Bạch kỳ ảo quá chừng, lợi hại nhất ở cái cách biến hoá nương bóng binh khí địch, nên chi lão cho dù đã hết sức xoay vòng thiền trượng với những chiêu sấm sét mà thủy chung vẫn không tài nào phá vỡ trùng trùng kiếm ảnh của đối phương.Thoáng mắt đôi bên đã ác đấu được hơn hai trăm hiệp.Đám tăng lữ đứng sau Nhất Thanh đều hờm sẵn binh khí chuẩn bị tràn vào điện, nhưng đường kiếm Thiếu Bạch nhấp nhoáng ánh lạnh vẫn giăng chắn một màn sáng ngay trước cửa, mặc dầu Nhất Thanh đã dốc toàn lực vẫn chưa thể đánh dội được.Chờ mãi nóng lòng quá, hai tăng lữ đứng hàng đầu, một khoa giới đao, một xoay thiền trượng nhất tề xông lên.Thiền trượng, giới đao cùng lúc chớp động công tới Thiếu Bạch.Thiếu Bạch nhoáng nhanh thế kiếm, xoáy chặt hai món binh khí của nhị tăng vừa nhập trận vào luôn vùng kiếm ảnh.Nhất Thanh một mình giao đấu với chàng, người tám lạng, kẻ nửa cân, đôi bên chưa phân thẳng bại, thế mà có thêm hai tăng lữ nữa cuộc chiến vẫn chỉ ngang ngữa.Qua nháy mắt cam go, hai bên ác chiến thêm khoảng mười lăm hiệp nữa.Nhất Thanh đâm chột dạ:- Người này tuổi quá trẻ, mà sao kiếm thuật đến cao minh đến thế nhỉ?Thiếu Bạch trường kiếm vẫn vần vũ như lưu thủy hành vân ung dung ngăn chống.Bấy giờ phía bên hòa thượng đứng bên quan chiến lại thêm hai người sốt ruột quát lớn, nhất loạt vung trượng chia từ hai mặt xông vào.Thiếu Bạch kiếm chiêu đột ngột loáng mau phủ ập tới bóng trượng của nhị tăng.Hai tăng nhân thoạt vào đầu công thế mạnh như sấm sét, gió dậy nghe lạnh trượng phong, tưởng thắng thế đến nơi dè đâu loang loáng chỉ mấy chiêu sau cũng chẳng may hơn ba người trước, thế công tức thời như kim chìm đáy biển, tha hồ quay cuồng trong lớp lớp kiếm ảnh đối phương.Đại bi kiếm pháp ảo diệu cũng là chỗ ấy, tựa như một vùng biển mênh mông không bờ, có thêm một địch nhân nữa bất quá cũng chỉ dấy thêm một gợn sóng nữa mà thôi.Khi ấy, năm cao tăng vây đánh một mình Thiếu Bạch đã bít kín trước cửa điện, ví thử có thêm người trợ chiến cũng chỉ làm vướng tay người phe mình.Nhàn Vân đại sư nấp ở một góc điện am ám nhìn ra, thấy thế sửng sốt lắm:- Người trẻ tuổi này dùng môn kiếm thuật gì mà sức địch với năm đại cao tăng vẫn ung dung như không, xem chừng La Hán trận danh vang thiên hạ cũng vị tất đã vây khổn được y.Hai bên quyết chiến hơn mười hiệp nữa, Nhất Thanh bỗng công vội hai trượng, lùi nhanh lại cao giọng:- Bốn mặt phát động.Quần tăng dạ ran, ùn ùn tiến sát vào.Nhàn Vân cảnh giác:- Chư vị cẩn thận, quần tăng Thiếu Lâm đã phát động thế công khắp bốn mặt.Bọn Vạn Lương nghe tiếng, vội vùng dậy chạy về phương vị của mình.Liền lúc đó, hốt thấy ánh lửa lóe lên, một cây đuốc bay vèo qua song cửa, rơi cháy phừng phực.Nhàn Vân nhoáng chưởng, dấy một luồng cuồng phong ào tới.Chưởng phong lão mạnh mẽ cực cùng, đánh tắt phụt ngay ngọn lửa. Thấy không ổn, Ngọc Giao cũng rút nhanh ra một nắm kim châm hờm sẵn, sẽ giọng nói:- Sư phụ, bọn tăng này đã không thèm đếm xĩa đến qui giới trong võ lâm, thì ta cũng khỏi phải giữ lẽ nhân đạo nữa.Nhàn Vân hỏi: - Thế ngươi tính sao? - Đồ nhi sẽ dùng ám khí. - Ám khí nào?- Ám khí của đệ tử rất thích hợp với việc cận chiến trong đêm tối.- Loại độc sa hoặc mai hoa châm tẩm độc ấy à?- Không phải, mà là kim châm.- Trận chiến đêm nay hung hiểm vạn phần, ta cũng không cấm cản đồ nhi không được dùng ám khí, vậy tùy ý ngươi đấy!Lời dứt, ánh lửa lại chớp lóe, thêm một ngọn đuốc nữa vèo qua cửa sổ.Hoàng Vĩnh phóng vội tới, vung kiếm chém phăng cây đuốc đạp tắt luôn.Nhàn Vân nói:- Ta trong tối, địch ngoài sáng, thành thử họ biết nếu xông vào sẽ lâm nguy, nên mới ném đuốc vào điện trước.Bỗng nghe ầm một tiếng, cát bụi bốc mù, như thể có vật nặng dọng vào tường. Nhàn Vân nghiến răng:- Bọn họ chắc muốn phá tường vào.Ngọc Giao lo ngại:- Nói thế họ quyết ý giết hết chúng ta?- Phải, vì nếu ta còn sống thì làm sao Nhất Sĩ giữ vững được chức vị phương trượng.Nghe liền ba tiếng ầm vang nữa rung rinh cả toà đại điện, đất cát bay mù mịt. Ở vách tường bên trái đã vỡ tung một lỗ hổng chừng ba thước vuông.Ánh lửa lóe phựt, trước tiên là ngọn đuốc vèo vào.Nhàn Vân đã sớm chuẩn bị, phất nhanh một luồng phích không chưởng lực.Gió lạnh vừa đẩy ra, đã thấy một bó đuốc nữa nháng vụt qua miệng lỗ.Ngọc Giao hừ nhạt, rung nhẹ cổ tay vút ra một nắm kim châm.Thấy thế, Vạn Lương toan cản lại nhưng không còn kịp.Chỉ nghe hai tiếng hự liền, tăng lữ bên ngoài tường hẳn đã có kẻ trúng châm. Nhàn Vân sẽhỏi:- Châm có tẩm độc không?- Không, có điều loại ám khí này hầu hết đều được tẩm luyện bằng độc dược, kẻ trúng châm chắc phải ngỡ là vật có độc.Ngoài vách điện, bỗng có tiếng người xôn xao vọng vào:- Bọn họ sử dụng kim châm tẩm độc, chư vị sư huynh phải dè dặt.Ngọc Giao mỉm cười, rút luôn một nắm châm nữa hờm sẵn.Vạn Lương quay nhìn chị em họ Phạm, thấy trong bóng đêm dày đặc, lờ mờ có hai bóng người ngồi im lìm, hình như không biết đến tình thế rối loạn trước mắt, bất giác sửng sờ:- Phạm đại ca tài trí như thế, ví thử hai cô bé này không đủ sức kế thừa y bát, có lý đâu người lại phí tâm huyết dốc truyền sở học, nhưng cứ như cái tình hình này khó khỏi khiến người thất vọng.Lão nghĩ nát óc vẫn không hiểu chị em họ Phạm có kế hoạch nào chưa, nhưng đã được chân truyền của Phạm Trọng Minh, thế tất bản lãnh không phải chỉ có vậy. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 50 Sá chi sống chết Đang khi ấy, hốt nghe tiếng dây cung bật, hai mũi trường tiễn gió rít bay vụt vào.Nhàn Vân hấp tấp nói:- Bọn họ tấn công vào điện, chư vị nên thân trọng.Chỉ nghe phập phập hai tiếng khô lạnh, hai mũi trường tiễn cắm phập vào vách tường sâu có tấc.Vạn Lương lo nghĩ:- Gian điện chật hẹp thế này, nếu như bọn họ phá vỡ ở khắp nơi bốn vách thêm vào động huyệt nữa, rồi bắn tên vào thì đừng mong phòng thủ.Đúng lúc, lại thêm hai mũi trường tiễn bắn xả vào.Hoàng Vĩnh loáng kiếm đánh rơi một mũi, Vạn Lương nhanh tay chụp luôn mũi còn lại.Ngọc Giao sôi giận, vận sức ném vào nắm kim châm qua lỗ hổng.Nắm kim châm ấy cũng có trên mười mũi, mà bên ngoài động huyệt tăng lữ lớp lớp đông dày tránh đi đâu cho kịp.Chỉ nghe những tiếng thét lạnh vẳng vào, chắc có nhiều kẻ trúng châm.Cao Quang khen nhỏ:- Tuyệt thật, cô nương không xuất thủ thì thôi, chứ đã ra tay tất có người trúng.Ngọc Giao nói:- Vì đêm nay chúng ta có chiến tử ở đây, Thiếu Lâm tự cũng thương vong gấp mười bên ta.Nhàn Vân sẽ thở dài:- Nếu ta giết tăng lữ quá nhiều, dẫu cho là lỗi ở đối phương nhưng Thiếu Lâm tự vì thể diện, thanh danh tất cũng bất chấp hai chữ thị phi, lúc đó cuộc chiến chắc phải khốc liệt lắm.Lời dứt, lại nghe phừng phực tiếng cung bật, một hàng tên veo véo bay vào.Ngọc Giao chớp động trường kiếm, giăng mau màn kiếm ảnh chận đứng đám mưa ten, leng keng một dây dài, hơn mười mũi đã bị trường kiếm đánh rơi quá nửa.Nhàn Vân nhoáng song thủ chụp luôn hai mũi.Vạn Lương cúi nhặt một mũi rơi dưới đất nói:- Xem ra thì trận chiến đêm nay khó mong có hiệu quả.Hốt vang vọng một giọng khàn khàn từ ngoài vào:- Bổn tòa niệm đức hiếu sinh cho các ngươi một dịp cuối suy xét kỹ, trong thời gian bữa cơm, các ngươi có thể an toàn rút ra khỏi điện.Ngọc Giao nói nhỏ:- Đúng giọng Nhất Sĩ.Nhàn Vân nhìn nhanh Vạn Lương:- Nói cho y biết, chúng ta đã bố trí cự địch, khỏi có sợ họ đi!Vạn Lương hào khí ngụt dâng, phá cười:- Phải, đêm nay thà là ta chiến tử ở đây, chứ quyết không tỏ vẻ khiếp nhược.Nói xong lão rảo bước thẳng ra chỗ lỗ hổng bị phá vỡ.Hoàng Vĩnh giật nẫy mình nói to:- Lão tiền bối cẩn thận.- Không sao.Tới chỗ hổng, lão thò đầu ra nhìn.Chỉ thấy nhan nhãn mấy chục ngọn đuốc sáng lóa, còn gần trăm tăng lữ Thiếu Lâm, tay lăm lăm binh khí đứng vây nghịt ngoài đại điện, trông thật kinh hồn.Vạn Lương đằng hắng:- Nhất Sĩ đại sư.Chỉ thấy cách đấy ngoài trượng, quần tăng bỗng nhiên đứng vẹt sang bên, Nhất Sĩ vận cà sa lụa vàng thong thả đi ra nói:- Quí hữu có người nào thọ thương, bổn tòa sẽ cho linh dược cứu chữa.Vạn Lương cười ha hả:- Hảo ý đại sư tại hạ xin tâm lãnh, tiếc là bên tôi chưa có ai thọ thương.Quét mắt nhìn, thấy hai tiểu sa đứng cạnh Nhất Sĩ, một nắm đồng bạt, một cầm cổ đao.Nhất Sĩ đi đến gần Vạn Lương, còn độ năm thước thì dừng lại nói:- Thức thời là trang tuấn kiệt, chư vị thân lâm tuyệt địa vì có đánh liều cũng không mong có được sinh cơ.- Ý đại sư?- Nếu như chư vị chịu nghe bổn tòa khuyên, từ nay xuôi tay không màn đến việc giang hồ nữa, bổn tòa sẽ dốc sức giúp chư vị một tay.- Đại sư sẽ giúp bọn này bằng cách nào?- Bổn tòa xin biếu không trăm hạt minh châu, vạn lượng vàng ròng.- Đại sư xem Vạn mỗ là nhân vật nào?- Các hạ còn cầu mong gì, xin cho biết.- Lão hủ không phải là người trong Phật môn, nhưng cũng võ vẽ được hai câu kệ, xin khuyên đại sư: buông đao đồ tể, tức thời thành Phật. Đại sư chớ vì nhầm lẫn nhất thời mà sẽ phải ăn năn muôn kiếp.Nhất Sĩ nổi giận:- Các ngươi đã chết trước mắt, còn dám buông lời xấc xược.Dứt lời, lão chụp luôn ngọn đồng bạt trong tay một tiểu sa.Thấy thế, Vạn Lương vội vàng lùi tọt vào trong điện.Chỉ nghe Nhất Sĩ quát vào:- Các ngươi mê muội không biết hối, đừng trách bổn tòa ác độc.Tiếng dứt, nghe vèo vèo tiếng phi bạt rít gió bay vào.Vạn Lương nói nhanh:- Coi chừng, đối phương ném phi bạt.Nhàn Vân lo lắng:- Đấy là một trong những tuyệt kỷ Thiếu Lâm, chỉ nên tránh chứ không được đón đỡ đâu.Ngọc Giao tức tối, nhưng thấy sư phụ chạy đi nấp, cũng đâm ra hoảng, vội lạng sang bên tránh.Ngưng thần nhìn, trong đại điện tối như bưng chỉ thấy một màn sáng lóe giăng giăng hơi phong vi vút nhòa cả một khoảng điện.Hoàng Vĩnh, Cao Quang lật đật nằm mọp sát đất né.Đúng lúc, nghe ầm một tiếng, món ám khí cắm trúng vào vách tường, rào rào gạch vụn bay tơi tả như phấn bột.Lạ cái phi bạt va phải vách tường đã không rơi xuống, lại lộn vòng như một bánh xe bay, gặp vật cản nó đột ngột chuyển hướng xẹt xéo qua đầu Tuyết Quân vụt ra giữa điện.Vạn Lương tháo mồ hôi hột:- Phóng ám khí đến mức ấy, quả đúng với hai chữ tuyệt kỹ.Nghĩ đoạn hốt thấy lóe sáng ánh lửa, một cây đuốc vèo tới.Mọi người đều hoảng vía, nấp tránh ngọn phi bạt vần vũ, không tài nào kịp dập tắt bó đuốc ném vào trong tích tắc.Chỉ một giây chậm trễ, cảnh vật trong đại điện đã bị tăng lữ ở bên ngoài thấy rõ.Kịp nghe một tiếng thét vang, một luôn tay cầm giới đao phóng vút vào, chân vừa chấm đất đã lăn luôn mấy vòng bật dậy, múa đao hộ thân.Ngọc Giao tung vù một nắm kim châm, lạnh lùng quát:- Cút mau!Hòa thượng võ công không kém, giới đao khoa vòng sáng lạnh đánh bạt mớ kim châm.Vừa lúc, lẹ như chớp, Vạn Lương giơ cao tay hữu thủ vút ra năm luồng lãnh phong trong tuyệt học Ngũ quỉ sưu hồn thủ pháp.Hòa thượng chậm tay trúng ngay chưởng lực của Vạn Lương, kịp hự nghẹn một tiếng ngã lăn, giới đao trong tay đã bị đối phương giật phăng.Có điều, tăng lữ Thiếu Lâm chừng như hăng máu, người trước vừa ngã thì đằng sau lại hai tăng nhân nữa xông lên.Hai tăng nhân tràn vào điện, một cầm thiền trượng, một cầm giới đao.Nhàn Vân xoay hữu thủ, nhoáng ào một luồng chưởng phong mãnh liệt cực cùng.Tăng nhân cầm đao vào đầu, người chưa đứng vững thì chưởng lực Nhàn Vân đã đẩy tới, y lạng vội sang bên, tả chưởng vung nhanh đón đỡ, miệng gọi lên:- Các sư đệ, mau vào đi, ngu huynh đã ngăn y...Lời chưa dứt, đã bị chưởng lực Nhàn Vân đánh trúng, y chỉ kịp hự nhỏ, bật tung vào vách tường.Nhưng hòa thượng tay cầm thiền trượng được sư huynh chịu đòn thừa dịp chạy trở ra.Ngọc Giao chồm dậy, trường kiếm nhanh như điện hất tung bó đuốc ra ngoài, đồng thời phóng vụt tới chặn trước mặt hòa thượng, kiếm lóe một chiêu Sầu vân sạ triển.Cùng lúc với kiếm thế Ngọc Giao nháng lên, kịp nghe tiếng gió rít vèo, ngọn phi bạt đã bay vòng trở lại.Ngọc Giao hoảng hốt thụp mình né tránh, tăng lữ cầm thiền trượng cũng lạng nhanh sangbên.Thảm thay chỉ có hòa thượng tay nắm giới đao ban nãy bị trúng chưởng Nhàn Vân gãy răc cánh tay, nội tạng cũng thọ thương rất nặng nhưng quả cảm, y cố vận khí gắng chưa chịu ngã, mắt thấy phi bạt xẹt tới, không kịp một giây đứng tim, ánh lạnh đã thoảng mau hớt gọn nửa chóp đầu.Đến đây, ngọn phi bạt cũng hết đà, rơi keng xuống đất.Nhất Sĩ ném phi bạt những tưởng trợ giúp cho tăng lữ Thiếu Lâm tràn vào điện, nào ngờ lại chỉ làm thiệt mạng đệ tử của mình.Ngọc Giao tránh thoát phi bạt, lập tức soạt soạt liền ba kiếm tấn công tới tấp tăng lữ cầm thiền trượng.Vừa lúc, lại có thêm hai tăng nhân nữa xông vào điện.Hoàng Vĩnh nhảy ra vung kiếm chặn một tăng nhân, còn một thì bị Cao Quang đón đánh.Nhàn Vân phóng liền hai chưởng đẩy lớp cuồng phong chặn đứng ngay khung hổng, sẽ giọng bảo Vạn Lương:- Đừng để họ xông vào.Vạn Lương gật đầu, khoa giới đao nhảy nhanh ra chắn ở cửa động huyệt.Lúc ấy, bó đuốc đã bị Ngọc Giao hất ra ngoài, trong điện trở về với cái cảnh âm u.Hốt nghe tiếng quát vang, một ngọn trượng ló vụt vào miệng lỗ.Vạn Lương xả đao bổ xuống, nghe soảng một tiếng, ngọn trượng bị dạt ra nửa thước, bất giác chột dạ:- Tên này nội lực thâm hậu thật.Còn đang nghĩ, vụt cái, ngọn trượng đã quét tới bên hông, lão vội vàng phát ngang một đao.Hai người đứng dựa hai bên vách, mắt không trông thấy nhau, nhưng thiền trượng trong tay tăng nhân sử dụng nhuần nhã lạ thường.Vạn Lương ngăn chận đối phương mấy đao liền, đã biết gặp tay kình địch, bèn nghĩ bụng.- Người này là nhân vật nào mà võ công cao cường quá, coi thế đêm nay xem chừng nguy hiểm lắm, chắc phải hạ độc thủ mà thôi.Hốt nghe Ngọc Giao thét vang:- Ngã mau!Liền đó, chỉ nghe phịch một tiếng, như thể có người bị đánh té.Nhàn Vân lặng xem hai bên ác đấu, định bụng nếu không sớm hạ ngay bọn tăng lữ vào điện sẽ gây rắc rối to, nên chi tức thời vung hữu thủ vút vù một luồng chỉ lực.Sau mười mấy năm giam cầm, võ công lão đã tiến bộ bội phần, chỉ lực vừa phóng ra, tăng lữ đang ác chiến với Hoàng Vĩnh lập tức cảm thấy ngang hông tê buốt, binh khí trong tay chậm lại, liền bị Hoàng Vĩnh chém phăng làm hai đoạn.Hòa thượng còn lại cũng bị chỉ phong Nhàn Vân điểm trúng, còn đang lúng túng lại bị thêm ngọn bút của Cao Quang đâm ngút vai trái, máu tuôn xối xả.Hai người đều được Nhàn Vân ngầm tương trợ đả thương cường địch nhưng không ai hiểu nội tình.Bấy giờ cuộc chiến khốc liệt trong đại điện đã trở nên lắng dịu, mấy tăng lữ xông vào nếu không thọ thương nặng cũng mất mạng.Tuy nhiên ở cửa điện và miệng vách tường vỡ, đôi bên vẫn còn kịch chiến.Vạn Lương nép sau lỗ hổng huyệt động, nhoáng đao đánh đỡ với ngọn thiền trượng từ ngoài công vào, lúc lúc lại rền vang tiếng thép.Ở cửa điện, Thiếu Bạch giao đấu với quần tăng cũng đã đến hồi quyết liệt. tăng lữ Thiếu Lâm dưới nghiêm lệnh của Nhất Sĩ từng đợt xông lên, thiền trượng, giới đao ào ạt công tới khiến cho Thiếu Bạch không một phút rảnh tay ngăn chống.Nhàn Vân biết rõ La Hán trận rất lợi hại, nếu như để cho tăng lữ Thiếu Lâm bày được trận thế ở trong đại điện, tất sẽ khó khỏi bị họ bắt sống cả đám. Thành thử lão hết sức lo lắng đến sự chống cản của Thiếu Bạch ở cửa điện.Nhưng Thiếu Bạch võ công cao cường vượt hẳn ý liệu của lão, một mình cùng trấn thủ ngay cửa, độc cự với thế công bão táp của quần tăng không phút lơi tay, thế mà vẫn thung dung cầm cự suốt mấy giờ liền.Nhàn Vân tự lượng công lực của mình cũng khó có thể dẻo dai như thế. Cuộc chiến dữ dội trong điện vừa tạm yên, lão lại thấo thõm trông ra ngoài cửa.Chỉ thấy Thiếu Bạch xoay lốc kiếm chiêu ào ào gió dấy sáng lạnh cả khung cửa. Nhưng quần tăng cũng không kém, liên công càng lúc càng vũ bão dồn dập, từng lớp, từng lớp lao thẳng vào vùng kiếm ảnh rợp mờ.Nhàn Vân lo ngại:- Nếu người này bại trận, chỉ sợ không còn ai có thể giữ được điện, chắc ta phải đi giúp y một tay thôi.Nghĩ vừa dứt, hốt nghe gần đấy có tiếng hự nhỏ.Cao Quang tức tốc nhoáng Phán quan bút nhảy ra ngăn cản.Ngọc Giao chừng đã hiểu được hòa thượng cầm chuông độc hại, bèn chớp kiếm đâm vèo tới, miệng bảo Vạn Lương:- Xin để hòa thượng này cho tiện thiếp, lão tiền bối mau cùng Hoàng hộ pháp đi chắn cửa huyệt.Vạn Lương đảo mắt nhìn thấy thấp thoáng cái đầu trọc đang thò vào, bất giác bừng giận quát vang, ngươi theo bóng đao lao vút tới như cơn lốc.Ánh lạnh thoảng nhanh cùng cực, hớt luôn chóp trán hòa thượng.Hốt nghe ầm hai tiếng long trời lỡ đất, bụi cát bốc bay mù mịt, vách tường lại bị phá thêm một lỗ lớn.Vạn Lương nói nhanh:- Hoàng hộ pháp sang coi bên kia, đằng này để cho lão hủ đối phó...Lời chưa dứt ở lỗ hổng mới bị phá đã có một tăng lữ thò đầu vào.Vạn Lương sát khí ngụt dâng, hữu thủ xoáy lốc một chiêu trong tuyệt kỷ Ngũ quỉ sưu hồn thủ pháp.Trong đêm đen như mực, lão đột ngột xuất thủ thì người đó làm sao né tránh kịp, chỉ nghe hự một tiếng, tức thời ngã ra chết.Ngoài đại điện, bỗng có giọng nói khàn khàn vọng vào:- Đệ tử Thiếu Lâm chúng ta đã thương vong mất hơn mười người, nếu như đêm nay không công vào điện giết cho sạch bọn yêu ma ấy, chắc chắc oai danh Thiếu Lâm tự sẽ bị tổn thương nặng.Bọn Vạn Lương vốn có ý sợ không dám thương nhân, vì nếu giết hại quá nhiều sẽ kết mối thâm cừu với phái Thiếu Lâm khó mong cứu vản, giờ đây nghe biết chuyện không còn cơ hòa giải đều đâm lo lắng.Giọng nói dứt tiếng, không thấy ai góp lời, nhưng tăng lữ Thiếu Lâm đã biểu hiện bằng phản ứng cuồng nhiệt hơn.Liền lúc ấy, chỉ thấy ánh lửa nhấp nhoáng, hơn mười bó đuốc được ném tung vào đại điện tỏa ánh sáng rực rỡ cả một khoảnh tối tăm.Bọn Vạn Lương tuy đã ra sức dập tắt, nhưng vì đuốc ném vào quá nhiều, hơn nữa Ngọc Giao và Cao Quang lại bị hai tăng lữ quấn lấy đánh rất hăng nên rốt cuộc đâu hoàn đấy, lửa vẫn phừng phực cháy.Ngay khi ánh đuốc phụt cháy trong đại điện, một hòa thượng đã nhân cơ hội này công vào, nhưng Hoàng Vĩnh kịp thời trông thấy phạt luôn một kiếm.Hòa thượng vội vung đao đón đỡ, rồi thu tay hoàn lại hai đao. Đao qua kiếm lại, hai người phút chốc đã mở trường ác chiến.Tăng lữ tuy mới chui vào được nữa người nhưng y võ công cao siêu, đao pháp rất là thuần thục nên nhất thời Hoàng Vĩnh vẫn chưa thể làm gì được.Vạn Lương nhanh chân đạp tắt luôn bốn ngọn đuốc thì chợt thấy trong lỗ tường có một hòa thượng nhảy vào, đành phải ngưng việc dập lửa, quay lại nghênh địch.Tăng lữ Thiếu Lâm lớp lớp tràn vào khiến bọn Vạn Lương đón đánh cuống cuồng chẳng phút ngơi tay.Hẳn nói Nhàn Vân mắt thấy Thiếu Bạch khổ chiến với quần tăng mãi chập lâu vẫn ngang ngữa, bèn chạy lại trợ chiến nhưng đến gần trông rõ mới thấy mình làm việc thừa.Thì ra, kiếm pháp Thiếu Bạch hết sức chặt chẽ, ánh lạnh loang loang khắp chốn chập chờn, cho dù tăng lữ Thiếu Lâm tấn công thác lũ cách nào cũng không sao phá vỡ được màn kiếm quang thành trì ấy khiến Nhàn Vân xem phải sửng sờ:- Kiếm pháp phái nào quá đổi huyền ảo như thế?Mãi mê ngó, lão quên bẳng cuộc chiến đang xảy ra trong điện.Lúc ấy, từ ở lỗ hổng mới bị phá vỡ, lại thêm một hòa thượng xông vào.Vạn Lương thấy rõ, nhưng không thể phi thân ngăn chống chỉ kịp gọi to:- Trương cô nương mau sử dụng kim châm đi!Ngọc Giao nghe tiếng, nhưng mãi vẫn chưa thể thi triển được.Thì ra là nàng đang bị thế công ào ạt của hòa thượng xoay vần đồng chung đánh cho luống cuống tay chân, chẳng một giây hở tay để xuất thủ.Có điều tiếng hô hoán của Vạn Lương đã đánh thức Nhàn Vân quay lại, thấy thế lão hốt hoảng lăn nhanh xe đến, hữu thủ kịp lúc phất chưởng.Một luồng chưởng phong ào ạt như sóng triều cuốn ra.Liền đó, nghe vang một tiếng rú thảm thiết.Hòa thượng mới nhảy qua lỗ tường trúng phải chưởng ngã rũ.Số là lão ngồi thiền suốt mười mấy năm trượng, nội công tăng tiến gấp bội, chưởng lực đánh ra có sức phá hủy bia đá, mà chính lão cũng không thể ngờ đến, thành thử tích tắt đã đánh chết tăng nhân, lão cũng ngây người ngó sững.Bấy giờ, ở lỗ tường thứ hai lại có mấy tăng lữ nữa chen nhau nhảy vào, nhác thấy chưởng lực Nhàn Vân mãnh liệt như vậy, thảy đều chùng bước.Đang phút kinh hoàng, Nhàn Vân đã vùn vụt xoay nhanh song chưởng dấy lớp hàn phong vù tới, kịp nghe tiếng thét rền, tăng nhân đi đầu tức thời trào máu miệng rũ chết.Mấy tăng lữ đi sau cũng bị sóng chưởng đẩy dạt về phía sau.Hốt nghe hòa thượng vần chuông hét vang, bỏ Ngọc Giao phóng tới xoay vù quả đồng chung quật ập xuống đầu Nhàn Vân.Thấy vậy Nhàn Vân bình tĩnh đưa cao hữu thủ tung chưởng.Một luồng tiềm lực dấy mạnh, đánh bật quả chuông trở về, miệng bảo:- Trương cô nương, hòa thượng này đã có lão nạp đối phó, mau đi ngăn địch ở cửa động.Ngọc Giao sẽ dạ, chạy bay tới trước lỗ tường, vung tay ném vèo một nắm kim châm, liền nghe mấy tiếng hự khô, đã có một số người trúng châm.Hòa thượng cầm đồng chung thấy Nhàn Vân có thể dùng nội gia chân lực đánh bật binh khí mình về, cũng đâm hoảng:- Người này là nhân vật nào, mà nội lực mạnh kinh hồn thế?Nghĩ đoạn song thủ vận khí, vươn tay đảo ngược quả chuông lại.Suốt mấy mươi năm chuyên với loại binh khí ấy, y sử dụng thập phần thành thạo, trên hai cánh tay như có một luồng sức kỳ diệu. Quả chuông bị phích không chưởng lực của Nhàn Vân đánh vạt, nội lực mạnh mẽ biết bao, thế mà y vẫn có thể vận nội lực hét lớn, vẫy quả chuông khổng lồ quật ngược trở lại.Nhàn Vân lại ào chưởng, đánh bắn binh khí đối phương về.Kẻ quật xuống, người đẩy tung cứ thế có cả mười mấy lần.Thoạt xem quả chuông bắn qua bắn lại giữa chừng không rất là ngoạn mục, nhưng thực thì hai bên đều ở trong hoàn cảnh hung hiểm vạn phần.Phải biết quả chuông nặng đến mấy chục cân, cộng thêm nội lực mạnh mẽ của hai người ném đi dồi lại cũng lên đến hàng ngàn cân, cho có là mình đồng da sắt cũng khó chịu nổi một cái quật, nên chi cả hai đều không dám sơ ý, bốn con mắt như một, luôn dán chặt vào quả chuông đồng.Khi ấy, đuốc ném vào điện không người dập thi nhau cháy bùng bùng sáng chóa cả tòa đạiđiện.Bỗng nghe ở bên ngoài có tiếng người nói:- Trong điện chỉ còn mỗi hai con nhãi chưa xuất thủ, nếu phá thêm một lỗ hổng nữa chỗ hai người và động thủ với chúng, thì lúc đó họ sẽ chẳng còn ai dám để ngăn cản bọn ta nữa.Nhàn Vân chột dạ:- Họ bảo hai con nhãi, tất là ám chỉ hai chị em nhà họ Phạm, cái cách của tên này độc hiểm thật, không thể để cho họ làm lộng.Nhác thấy quả chuông lại bay vèo tới, lão tức tốc vù ra một chưởng, hữu thủ cùng lúc vút chỉ điểm.Tuy đôi chân tàn phế đi lại không tiện, nhưng nội công lão rất tinh thâm, chưởng chỉ đều có sức dời non.Hòa thượng thấy binh khí lại bị đối phương phát chưởng đánh bật lại liền nghĩ bụng:- Lão nhân tàn phế này, nội công tinh thâm lắm, xem chừng muốn thắng lão cũng chẳng phải là chuyện dễ.Giơ hữu thủ đón lấy quả chuông.Tay vừa chạm đồng chung thì luồng chỉ phong cũng vụt trúng bụng dưới.Y cảm thấy bụng đau nhói, toàn thân lực đạo rã hẳn, tai cánh tay nhủn đi, quả chuông vù một tiếng vuột khỏi tay, lướt xéo qua đỉnh đầu va ầm vào vách, xuyên phá một lỗ lớn bay thẳng ra ngoài.Phía ngoài đại điện lúc này đồng nghẹt tăng lữ Thiếu Lâm, quả chuông xuyên qua vách bắn trúng đầu một tăng nhân, một tiếng ré lên thảm thiết lăn ngã đành đạch khiếp hồn.Nhàn Vân đắc thủ, vội vàng lăn xe đi, hữu chưởng ào ào tới dập lửa, loáng cái mấy chục bó đuốc đã trúng chưởng tắt ngấm, trong đại điện tối lại trở về tối.Lúc đó Ngọc Giao và Hoàng Vĩnh đứng chận ở hai huyệt động, đang giao chiến ác liệt với hai hòa thượng.Bọn tăng lữ rắp chí xông vào điện, võ công đều rất cao cường, nội nguyên hòa thượng chui qua miệng lỗ chỉ có nửa người nhưng quyết chiến với Hoàng Vĩnh từ đầu giờ đã có trên mấy chục hiệp vẫn ngang tay.Còn ba hòa thượng đánh với Ngọc Giao, giới đao trong tay kỳ ảo lạ thường, nàng đã dốc toàn lực tấn công tới tấp có hai mươi kiếm liền, vẫn luôn bị ngọn đao đối phương đánh dội.Có điều hai hòa thượng đều dốc hết tâm lực nghênh địch đứng chắn trước miệng lỗ không phút giây sơ hốt, làm cho bọn tăng lữ phía sau không sao vào được, mới tạm giữ cuộc diện ở thế trầm ổn, bằng không quần tăng ùa vào hẳn sẽ vô cùng hổn loạn.Riêng Nhàn Vân đánh bắn quả chuông tung vỡ vách tường vô tình lại cho đối phương một lối tốt công vào, chỉ nghe mấy tiếng ầm vang, lỗ hổng lại được phá rộng thêm ra.Hai tăng lữ lặng lẽ như chiếc bóng lẻn vào.Nói chậm nhưng sự việc xảy ra nhanh trong tích tắc, Nhàn Vân dập xong đám lửa thì hai tăng nhân đã vào đến bên trong.Trong đại điện bấy giờ đang sáng bỗng trở nên tối mù, đó đây khắp bốn mặt rền vang tiếng thét, hai hòa thượng lẻn vào điện liền đi men theo vách tường nấp sau pho thần tượng mà bọn Vạn Lương vẫn chưa hay tí gì.Thình lình có tiếng đồng bạc khua vang, bọn tăng lữ đang ồ ạt tràn vào điện bỗng nhiên lại ùa cả ra.Khoảnh khắc các mặt đều tản mát hết.Cuộc chiến say máu lại trở về với cái quạnh quẻ, đó đây chỉ còn ngột ngạt mùi máu tanh tưởi, lợm giọng.Hai tăng lữ động thủ với Vạn Lương và Cao Quang hoảng hốt toan bỏ chạy, một tên bị ngay một đường bút của Cao Quang đâm ngập yếu huyệt trước ngực giảy chết tại đương trường, còn một tăng ngã thương dưới ngón Ngũ quỉ sưu hồn thủ pháp của Vạn Lương.Tăng lữ Thiếu Lâm đột ngột ba chân bốn cẳng chạy tán loạn, thật là một việc ngoài sức tưởng tượng.Vạn Lương ngây người hỏi:- Lão thiền sư, ngây người hỏi:Nhàn Vân trầm ngâm:- Chúng ta thật may mắn, ví bọn họ liều thêm mấy mạng nữa tràn vào điện, thì giờ phút này cuộc diện sẽ khác hẳn.Vạn Lương sẽ gật:- Lão thiền sư nói đúng, ta đã phải dốc hết sức đối phó với họ, chỉ cần bên họ có thêm mấy người nữa vào được, thế tất ta sẽ cuống...Ngừng một thoáng tiếp:- Nhưng tên Nhất Sĩ đã nhất ý giết ta, e y chưa chịu thôi đâu.- Bọn họ tạm rút lui là để chuẩn bị cho cuộc tấn công tới dữ dội hơn.- Theo ý lão thiền sư, Nhất Sĩ có thay đổi phương pháp không?- Chắc có, Nhất Sĩ hình như có quyết tâm, đêm nay dẫu có phải hủy luôn tòa điện này y cũng không tiếc.- Ý đại sư phải chăng muốn nói Nhất Sĩ sẽ thiêu hủy ngôi đại điện này?Khi ấy Thiếu Bạch thấy quần tăng bỏ chạy hết cũng quay vào đỡ lời:- Chắc thế.Nhàn Vân nói:- Lão nạp lo lắng chính vì chuyện ấy.- Nếu như bọn họ chất củi khô ở ngoài điện, không tiếc tự thiêu rụi luôn tòa nhà này, kể cũng phiền lắm.- Đúng vậy, bây giờ ta chỉ còn một cách là rút ra khỏi điện quyết trường sống mái với họ.Thiếu Bạch bỗng hỏi:- Phạm cô nương đâu? Ta nên đi thỉnh thị Phạm cô nương xem.Vạn Lương sẽ giọng nói:- Phạm cô nương kể từ lúc quần tăng tấn công vào đây vẫn ngồi tĩnh tọa.- Sao thế?Nhàn Vân đỡ lời:- Phạm cô nương suốt mấy ngày vất vã mệt mỏi, cũng phải nghỉ cho khỏe...Ngừng giây phút tiếp:- Vừa rồi các hạ độc đấu với quần tăng, kiếm thế ảo diệu lạ lùng, lão nạp bình sinh chưa hề thấy qua, lấy làm bội phục lắm.- Đại sư quá khen.- Trước thế công vũ bão của tăng lữ Thiếu Lâm, các hạ có cảm thấy áp lực trầm trọng quá không?Thiếu Bạch gật đầu đáp:- Ví thử bọn họ dằng dai thêm nửa giờ nữa, tại hạ có cầm cự nổi không, hãy còn là việc khó nói chắc.Hốt nghe được giọng nói oang oang từ ngoài điện vọng vào:- Ngoài đại điện đã chất trên ngàn bó củi khô, một khi bốc cháy cả tòa điện này sẽ hóa ra tro bụi tức khắc, các ngươi dù có mình đồng da sắt cũng khó tránh khỏi thành than, niệm đức hiếu sinh của trời đất bổn tòa gióng cho mười tiếng chuông, nếu vẫn chưa chịu ra trói đừng trách bổn tòa ác độc.Tiếng nói vừa dứt đã nghe vang vọng liền tiếng chuông ngân. Vạn Lương lo ngại nhìn sang Nhàn Vân:- Nếu y phóng hỏa thật, chắc ta phải ra mất.Bỗng nghe có tiếng thánh thót đỡ lời:- Khỏi cần giữ ngôi điện này nữa, ta ra đi thôi!Ngoảnh nhìn thấy Tuyết Quân tay vịn vai em đang đi tới, Nhàn Vân đánh tiếng:- Cô nương tỉnh rồi à?Tuyết Quân nhoẻn miệng cười:- Tôi không ngờ Nhất Sĩ lại dám đốt tòa điện này, nếu để họ phóng hỏa khắp bốn mặt ta quyết không mong chạy thoát, chi bằng nên bỏ nó ra trước thì hơn.- Cứ chỗ lão nạp biết, Thiếu Lâm tự có La Hán trận lợi lắm, ví như ta có bị họ vây trong trận cũng chỉ có nước bó tay chịu trói.- Nếu Nhất Sĩ đã quyết liều như thế, ta cũng khỏi phải nương tay.Vạn Lương thấy Tuyết Quân ngồi yên hàng giờ chả màng gì đến thế công ào ạt của bọn tăng lữ từ ngoài vào, trong lòng rất hoài nghi, chẳng hiểu sao ở vào tình cảnh nguy ngập ấy nàng vẫn dửng dưng như không, giờ đây lại đột ngột đứng dậy bảo ra đi? Không riêng lão mà mọi người ai cũng phải ngở ngàng.Lặng đi một lúc, lão sẽ đằng hắng:- Cô nương đã có cách cự địch?Tuyết Quân chậm rãi nói:- Tôi nhất định tên Nhất Sĩ không dám hỏa thiêu ngôi điện này, dè đâu sự việc khác hẳn, chúng ta có không muốn giết họ cũng không được nữa, vậy khỏi cần cố thủ ở đây làm chi.Nhàn Vân chưa yên tâm:- Nếu như chúng ta bỏ điện ra, bị vây khốn trong La Hán trận cũng khó mong có cơ hội thoát thân.- Bọn họ có thể dùng La Hán trận vây hại chúng ta, thì sao không bày được kỳ trận để đốiphó. - Cô nương định đối phó với họ bằng cách nào?- Đằng sau điện có một lùm cây nào không?Mọi người đều ngơ ngác nhìn nhau, cả chặp lâu chưa có ai đáp lời. Ra là không người nào để ý phía sau điện có lùm cây nào không.Thấy không ai biết, Tuyết Quân lại tiếp:- Nếu tôi nhớ không lầm thì phía sau điện có một lùm cây, vậy chúng ta hẳn rời bỏ đây phân tán vào trong cánh rừng ấy trước.- Trong rừng tất nhiên khoảng khoát hơn ở đây, ta cự địch trong ấy lúc tiến, thối, công, cự sẽ dễ dàng nhiều, nhất là có thể thấy rõ mồn một được hết, rất tiện cho việc tu chỉnh phương cách ngăn chống.Nhàn Vân hơi nhíu mày:- Có một việc, lão nạp xin được hỏi trước.- Việc chi?- Địch đông ta ít, ta không nên động thủ với cường địch ở chỗ trống trãi.- Chứ nếu cố thủ trong này, Nhất Sĩ phóng hỏa bốn mặt ta thoát thân được à?Quần hào đều lặng bặt.Tuyết Quân thủng thẳng tiếp:- Tình cảnh bây giờ tôi không còn kịp để nói rõ hết kế sách cho chư vị, nếu chư vị chịu tín phục tôi phải đáp ứng cho một việc.Thiếu Bạch nghĩ đến cái trúc trận trước đây bèn nói:- Cô nương cứ phán.Tuyết Quân nhấn từng chữ một:- Trong cảnh ngặt nghèo nếu muốn thoát hiểm tất phải tập trung quyền, người nói có kẻ nghe, bắt đầu kể từ minh chủ cho xuống các vị khác, đều phải triệt để tuân theo lệnh tôi, không được chất vấn, chư vị có đồng ý thế không?- Tả mỗ tiên phong xin nghe lệnh cô nương.Thấy vậy, Hoàng Vĩnh, Cao Quang nhất tề cất tiếng:- Chúng tôi cũng xin nghe cô nương dạy, có chết cũng không hối.Vạn Lương, Ngọc Giao đỡ lời:- Phạm cô nương cứ hạ lệnh.Nhàn Vân đại sư sẽ đằng hắng:Lão nạp tuy chả phải người trong Kim đao môn, nhưng được ơn chư vị cứu thoát khổ nạn, lão nạp xin cảm kích bất tận. Có điều lão nạp võ công chưa mất nhưng đôi chân bị tàn phế, sợ có theo chỉ thêm bận lòng chư vị.Ban nảy, tăng lữ Thiếu Lâm ồ ạt xông vào đại điện, Nhàn Vân đã liên miên xuất chưởng đánh lui cường địch thế nào, bọn Vạn Lương đều thấy rõ, bèn đồng thanh nói:- Đại sư võ công cao cường, khỏi phải nhún mình quá.- Nếu chư vị không coi lão nạp là thừa thải, lão nạp nguyện đi trước mở đường.Song thủ bỗng lăn xe ra ngoài điện.Thiếu Bạch thò tay kéo xe lão lại, bảo:- Đại sư mạo hiểm quá, xin để tại hạ khai đạo cho.Chàng đi thẳng ra. Quần hào lục tục nối gót.Ra khỏi điện chỉ thấy bên ngoài đã chất đầy củi khô. Thiếu Bạch cau mày:- Đường đường là chưởng môn phương trượng Thiếu Lâm, tâm địa sao tàn độc quá thế.Vừa nghĩ quần hào đã theo ra đến nơi. Tuyết Quân hai mắt đã mù, nhưng tình thế ở ngoài điện đã có cô em dùng cách truyền tin bấm tay tả rõ.Vạn Lương sẽ gọi:- Phạm cô nương...Tuyết Quân nhắc nhanh:- Đi vòng ra sau điện, rồi thình lình bỏ chạy cho thật nhanh vào trong rừng độ khoảng ba trượng thì dừng lại.Vạn Lương thầm khen:- Chị em họ quả nhiên tâm linh giao cảm, tin tức truyền cho nhau mau lẹ quá chừng.Thiếu Bạch dẫn đầu đi vòng ra sau điện. Cao Quang sực nhớ đến Châu Chính vẫn còn nằm trong đại điện hấp tấp hỏi:- Phạm cô nương, có nên dìu Châu đại hiệp theo không?- Khỏi cần...Tuyết Quân nói được có thế, bỗng nghe trong điện oang oang có tiếng người quát:- Bọn họ đã vòng ra sau điện rồi! Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 51 Ngũ hành kỳ trận Tuyết Quân nói khẽ: - Chỉ cần ta rời điện, tên Nhất Sĩ tất cũng chẳng thiêu hủy nó làm chi, Châu Chính sẽ chẳng đáng ngại, mau vào rừng đi! Thiếu Bạch đi đầu vòng ra sau điện, ngẩng nhìn, thấy đã có một đống củi chất cao có hơn trượng, liền vung trường kiếm chém vẹt một lối đi chừng độ năm thước. Dõi nhìn qua bóng đêm dày đặc, quả nhiên thấy có một rừng cây cách đấy ngoài mười trượng, bất giác thẹn thầm: - Tuyết Quân đôi mắt mù vẫn nhớ được phía sau điện có rừng thế mà bọn ta lại không biết mảy may, thì lạ quá. Đang nghĩ, quần hào cũng vừa ra đến. Chỉ nghe Tuyết Quân dặn nhỏ: - Gian điện cách đám rừng đâu hơn mười trượng, tăng lữ Thiếu Lâm chắc sẽ có mai phục ở đấy, chư vị nên dè dặt. Thiếu Bạch nói: - Tại hạ đi trước mở đường, Vạn lão tiền bối trông chừng cánh trái, Trương cô nương coi cho cánh phải, Hoàng, Cao nhị hiền đệ đoạn hậu. Còn đại sư, nhị vị Phạm cô nương xin đi giữa. Vạn Lương, Ngọc Giao ứng tiếng dạ, rẽ nhanh sang hai mặt. Thiếu Bạch hữu thủ vung kiếm đi đầu, hướng thẳng cánh rừng. Được độ nửa đường, hết thấy ánh lửa nhấp nhóe, bốn bề bỗng sáng bùng mười mấy cây đuốc. Dưới ánh lửa, tựa lớp sóng chiều, từ bốn phương tám hướng ùn ùn tràn tới vô số tăng lữ Thiếu Lâm vây chặt lấy quần hào. Bởi vì Nhàn Vân ngồi xe đi nhanh không nổi, thành thử quần hào không sao bỏ chạy kịp. Thiếu Bạch đứng khựng lại, thấy một đám tăng vận y phục xám tro nằm rạp ở dưới đất, nếu chẳng tinh mắt, trong đêm đen đố có nhận ra. Nhàn Vân thấy quần tăng từ bốn mặt ào tới đông có mấy chục người, bèn giục vội: - Nhân lúc họ chưa kịp bày La Hán trận, chúng ta chạy mau đi! Tuyết Quân nói: - Khỏi cần. - Cô nương không biết La Hán trận lợi hại lắm, từ cổ chí kim đã có mấy người đủ sức thoát thân.- Tôi biết chứ, nếu như đêm nay bọn họ có bày kha cũng chưa thể vây khốn được ta. Nhàn Vân nín lặng, tự nghĩ: - Chuyện nói nghe lạ! Bấy giờ, đã có bảy tăng lữ nhổm dậy chận đường. Thiếu Bạch hiểu rõ lúc này nếu không hiển lộ vài ba tuyệt chiêu cho bọn họ lác mắt thì cuộc ác chiến sẽ không khó đưa đến cái thế lưỡng bại câu thương, nên chi, chàng tra kiếm vào vỏ, hữu thủ sờ đốc đao, lạnh lùng nói: - Chư vị đại sư lưu tâm. Ở cửa điện, chàng một mình một kiếm đương cự với thế công ồ ạt của quần tăng suốt mấy giờ liền, tăng lữ Thiếu Lâm đều được mục kích và không khỏi khiếp sợ, giờ đây thấy chàng đột ngột tra kiếm vào vỏ, tay nắm đốc đao, đều lấy làm lạ, hàng trăm con mắt đồng loạt đổ dồn về phía chàng. Thiếu Bạch trầm giọng: - Hiện giờ, tại hạ phải giết người đứng giữa trong số bảy vị. Trước khi giết người, lại nói trước cho đối phương kịp phòng bị, thật là việc chưa nghe chưa thấy. không riêng quần tăng sửng sốt mà ngay Nhàn Vân cũng phải ngẩn người. Có điều, bọn tăng nhân biết chàng kiếm pháp cao cường đều không dám coi thường, nhất thời toàn trường im phăng phắt. Hiển nhiên, quần tăng đứng vây quanh người nào cũng ngưng thần giới bị. Lặng được công phu cạn chén trà nóng. Thiếu Bạch lại dõng dạc: - Xong cả chưa? Tăng nhân đứng giữa tuy không mấy tin, nhưng vẫn không dám lơ là, ngang đao trước ngực đáp: - Bần tăng chuẩn bị đã xong. Khi ấy, sáu hòa thượng khác cũng soạt binh khí cầm tay bảo hộ cho đồng bạn. Thiếu Bạch nghiêm giọng: - Cẩn thận! Lời dứt, ánh đao cùng lúc nhoáng lên rền vang tiếng rú thảm. Quần tăng nhất tề đã ào binh khí đón đỡ. Phòng bị tuy nghiêm mật, nhưng họ vẫn chậm một bước, mau không tưởng, binh khí cùng chớp vụt giăng màn sáng lạnh vẫn chẳng ngăn nổi Đoạn hồn nhất đao của Thiếu Bạch. Trong tiếng rú lạnh hồn, tăng nhân đứng giữa đã bị chém phăng hai đoạn. Trông sang, thấy Thiếu Bạch hữu thủ vẫn sờ đốc đao đứng nguyên chưa nhúc nhích. Nhất đao chấn động toàn trường, tăng lữ Thiếu Lâm thảy đều đứng sững hãi hùng. Lục tăng cản đường mắt thấy Thiếu Bạch xoay đao quá đỗi mau lẹ, đều há hốc miệng, binh khí đã cả hồi lâu vẫn chưa kịp động. Thiếu Bạch thấy quần tăng khiếp đảm, lại lạnh lùng: - Tại hạ sẽ giết người ở tận mé phải, coi! Hữu thủ chớp đao. Hoàn Vũ Nhất đao dậy tiếng giang hồ quả nhiên thần kỳ, quần tăng thấy chàng động đao, nhất loạt đều xuất thủ liền. Kịp nghe tiếng thép nhoáng tai, lại thêm một tiếng rú thảm, tăng nhân đứng tận mé phải tức thời trúng đao đứt lìa hai đoạn. Thiếu Bạch lùi về rồi, cái thây mới đổ ập xuống. Quần tăng thấy chàng đứng giữa đám đồng người bảo giết ai là người ấy chết, hơn nữa xuất thủ chính xác khôn tả, bất giác đều rùng mình ớn lạnh. Thiếu Bạch quét mắt nhìn quần tăng: - Kẻ nào ngăn là chết! Rồi cùng lửng thửng đi tới. Quần tăng chưa hết sợ hãi, không ai dám nhảy ra cản. Bọn Vạn Lương lũ lượt chạy theo sau. Vào đến trong rừng rồi, mới nghe trong đám tăng nhân có người quát: - Mau đuổi theo họ! Tiếng vừa dứt đã nhấp nhoáng bảy tám tăng lữ đuổi theo. Ngọc Giao vung tay vù ra một nắm kim châm dưới ánh lửa bập bùng màn sáng lạnh giăng khiến cho quần tăng phải vội vàng tráng giạt. Thiếu Bạch vốn đi trước, bấy giờ bỗng quay ra sau bảo: - Cô nương vào rừng mau! Ngọc Giao thấy chàng giữa đám cao thủ lấy đầu người dễ như lấy vật trong túi, rất kính phục nhoẻn miệng cười: - Bọn hòa thượng khiếp tướng công quá đỗi, tướng công dọa chúng đi! Thiếu Bạch bước ra ngoài rừng hét lạnh: - Tên nào không sợ chết cứ lên! Quần tăng né thoát đợt ám khí của Ngọc Giao, lại thi nhau ùn ùn đuổi vào rừng, thình lình nghe tiếng quát vang, nhất loạt đứng khựng lại. Ngẩng nhìn, thấy Thiếu Bạch tay nắm đốc đao, thần oai lẫm lẫm, thì cái cảnh vừa rồi lại hiện ra làm cả thảy chột dạ, không ai dám xông lên. Vạn Lương sẽ thở dài: - Cổ kim trong võ lâm, dọa được tăng lữ Thiếu Lâm, chắc chưa dễ kiếm được vài người. Nhàn Vân góp ý: - Luận riêng võ công, nhìn cho khắp võ lâm hiện giờ chắc khó mong tìm được một nhân vật ngang tay với y, trời sinh người này có lẽ để cứu vãn trường kiếp sát cho giang hồ cũng nên. Ngừng một tí, lão tiếp: - Lão nạp xem oai thế đao của y, mang máng nhớ đến một người. - Ai thế? - Tuyệt đao Hướng Ngao, từng được võ lâm tôn xưng Hoàn Vũ Nhất đao. Vạn Lương mỉm cười: - Sự đến nước này, tại hạ cũng khỏi cần giấu đại sư nữa. - Giấu gì? - Ngoại trừ kiếm, đao song tuyệt của Thiên kiếm Cơ Đồng và Tuyệt đao Hướng Ngao, thiên hạ còn ai đủ sức ngăn chống nổi thế công ào ạt bão táp của tăng lữ Thiếu Lâm, và còn ai có thể giữa lớp lớp cao thủ giang hồ chỉ tên giết người dễ dàng như trở bàn tay thế được. - Các hạ ý nói một mình người ấy có đủ cả hai tuyệt kỹ Thiên kiếm, Tuyệt đao? Xem đao pháp, kiếm thế của y, có lẽ là truyền nhân song tuyệt thật, nhưng cứ chỗ lão nạp hiểu, song tuyệt lâu lắm chưa hề tái hiện giang hồ. Hơn nữa, sau về qui ẩn ở Sinh tử kiều, sống chết chưa biết sao, chả lẽ y vượt qua được cái Sinh tử kiều cheo leo ngặt nghèo ấy? - Đại sư biết đấy là ai không? - Chưa biết. - Sau khi chưởng môn nhân tứ đại môn phái chư vị đại sư tụ tập trên Bạch mã sơn Yên vân phong phát sinh ra thảm án, thì giang hồ cùng lúc đó Bạch Hạc môn lại là người chết thay cho cái thảm án ấy. - Lão nạp cũng từng nghĩ sau khi việc đó phát minh, tất sẽ liên lụy đến người vô can. - Bạch Hạc môn mấy trăm mạng nam nữ lão ấu đều trở thành những con mồi ngon thay tội cho thảm sự đó. Hốt nghe Tuyết Quân gọi lớn: - Vạn hộ pháp. Vạn Lương đáp vội: - Lão hủ ở đây, cô nương dạy chi? - Tôi sắp bày một tòa kỳ trận cự địch, chư vị nghe kỹ lệnh tôi. Quần hào cùng ứng tiếng: - Cô nương nói đi. - Cánh rừng này không quá rậm rạp, nhưng cũng chả khoảng trống nào trên năm thước. La Hán trận của Thiếu Lâm tự cho có thiên biến vạn hóa cũng chẳng tài nào thi triển trong này được.Nhàn Vân đỡ lời: - Đúng lắm! Có điều La Hán trận không thi triển được ở trong này thật nhưng tòa kỳ trận của ta cũng như thế thôi! - Sao được, kỳ trận của ta phát huy được cái hay cũng chính là ở điểm ấy, chẳng những không vướng vít, lại còn tăng thêm oai thế nữa là khác. Nhàn Vân ngỡ ngàng: - Chuyện nói nghe lạ. Mới nghĩ thế, đã nghe Tuyết Quân tiếp: - Chư vị, chắc có người chưa tin, nhưng chả sao, miễn là chư vị chịu nghe lời tôi, quyết không nhầm lẫn đâu. Bỗng nghe vang tiếng quát lạnh: - Xem đao! Cùng lúc, ngân dài tiếng rú thảm, một tăng lữ Thiếu Lâm chắc đã tử thương dưới đao Thiếu Bạch. Tuyết Quân nói nhanh: - Giờ phút này chẳng còn kịp giảng rõ cho chư vị hết nội tình biến hóa của tòa trận ấy, tôi đành chia cắt phương vị cho từng vị trước hầu còn kịp thời hành sự. Bấy giờ, ngoài cánh rừng bỗng nghe vang tiếng niệm Phật hiệu, mười mấy tăng lữ xoay tít binh khí lao xả vào Thiếu Bạch. Thiếu Bạch nghe quần tăng niệm cao Phật hiệu, giọng điệu trầm trầm gây phấn chấn lòng người. Tuy không rõ ý nghĩa câu Phạn ngữ, nhưng cũng lờ mờ hiểu câu niệm ấy có tác dụng làm say máu quần tăng tựa tiếng trống giục giã giữa trận tiền. Nó đã thay đổi cả cuộc diện, thoạt đầu bảy tám tăng nhân mất mạng dưới đao chàng, quần tăng đã có ý chùn bước, dè đâu giờ như được truyền thêm máu nóng, đám tăng bất kể sống chết ùn ùn lăn xả tới. Không còn thời giờ chọn lựa, Thiếu Bạch chỉ tự nhủ: - Nếu có phải giết quá tay gây thù non oán biển với Thiếu Lâm tự cũng là đành vậy. Ánh lạnh nhoáng lên, một tăng lữ xông lại gần tức thời văng bắn làm đôi, phụt vòi máu thấm loang xa có cả hai trượng. Thấy thế quần tăng không khỏi chột dạ chậm dần bước lại. Thiếu Bạch tra đao, rút soạt kiếm cao giọng: - Chư vị đại sư, tại hạ thực tình không muốn thương nhân, nhưng nếu chư vị bức bách quá đỗi, tại hạ buộc phải giết người bảo mệnh. Quần tăng thấy chàng giết liền mấy vị sư huynh đệ trong lòng vừa sợ hãi vừa căm hận, giờ đây nghe nói cũng cảm thấy nguôi ngoai. - Y nói cũng phải, bọn ta dồn y đến đường cùng, thế tất là y phải hạ thủ bảo mạng. Khi ấy tiếng niệm Phật vang vang hốt trầm hẳn đi, dần dần chỉ còn nghe tiếng gió ngút ngàn.Thiếu Bạch nhìn quanh quất, thấy chốn chốn đều thấp thoáng bóng trăng, bất giác đâm lo ngại:- Ở trong đại điện chật hẹp, địch đông ta ít, khi phải động thủ còn chiếm được đôi chút tiện nghi. Chứ sờ sờ giữa cái khoảng đất rộng rãi này đâu đâu cũng thấy bóng địch, ví võ công có cao cường cách nào cũng khó mong đương cự nổi một khi họ từ bốn mặt ùa vào đánh tràn. Đang nghĩ quanh, bỗng nghe Tuyết Quân nói vọng ra: - Thôi! Khỏi sát phạt nữa, mau quay về đi. Thiếu Bạch vừa rồi chống giữ ở cửa điện hàng giờ, sau lại vũ lộng Đoạn hồn nhất đao giết mấy tăng nhân, có ai biết được trong người chàng đang ra sao, nhưng chính mình thì hiểu rất rõ nội lực đã tiêu hao quá nhiều, cần phải kịp thời điều tức, nếu không sẽ khó lòng chống chỏi nổi. Vừa lúc Tuyết Quân giục, chàng mượn ngay dịp rút nhanh về. Quần tăng thấy chàng lui vào trong, lập tức tràn lên, nhưng vì cây cối vướng vít nên phải phân tán hàng đội, mỗi người đi một nẻo. Thiếu Bạch chạy vào độ sáu trượng thì gặp bọn Tuyết Quân, chỉ thấy Vạn Lương, Hoàng Vĩnh, Cao Quang, Ngọc Giao và cả Nhàn Vân người xe cũng đều nấp kín sau những gốc cây giăng thành trận thế hình bán nguyệt, chị em Tuyết Quân đứng giữa vòng trận. Lạ điểm những gốc cổ thụ cách quãng không đều, nên giữa số người xa gần khoảng cách cũng khác nhau. Thiếu Bạch lặng xem mãi, cũng chả thấy có dạng thức nào là trận pháp cả. Có điều, dạo trước được chứng kiến cái oai thế của tòa trúc trận, chàng tin chắc Tuyết Quân bụng đầy thao lược, quyết không thường, biết đâu bề ngoài trông nó sơ sài chả có gì kỳ lạ, nhưng khi đối địch lại rất hiệu quả cũng nên. Tuyết Quân thấp giọng nói: - Xin minh chủ vào giữa với chị em thuộc hạ coi việc điều động. Bỗng nhiên một đám mây đen ập tới che kín ánh trăng trên vòm trời. đêm đã âm ám, trong rừng lại thêm tối mịt, sẫm một màn đen giơ tay không thấy năm ngón. Tuyết Quân hỏi khẽ: - Minh chủ phóng ám khí ra sao? - Rất tệ. - Minh chủ đi qua trái ba bước, dưới đất có một đống đá, hẳng nhặt lấy một ít cầm sẵn, chỉ cần không để họ mang được đuốc tới gần, đêm nay chưa chắc họ tấn công vào được. - Ngộ nhỡ họ chỉ vây cầm chừng chúng ta chờ khi mặt trời mọc mới phát động thế công? - Chả lo, ta chỉ mong có một vài tiếng yên tĩnh là đủ. Thiếu Bạch tin tưởng, lẳng lặng đi rẽ sang chừng ba bước, quả nhiên thấy một đống đá lớn, thầm nghĩ: - Phạm cô nương mù lòa, nhưng có chỗ tinh tế khó ai bì kịp. Chỉ nghe Tuyết Quân lẩm nhẩm: - Ví mà Hoàng thiên giúp đỡ, cho cái cảnh tối đen này dài thêm tiếng nữa thì hay quá. Lời dứt, hốt thấy lấp lóe, bập bùng hai ngọn đuốc. Thiếu Bạch song thủ hất mạnh, hai viên đá rít gió bay vèo tới hai bó đuốc. Tuy chả mấy khi ném ám khí, nhưng sức cổ tay chàng mạnh mẽ cực cùng. Nghe lạnh hai tiếng phụp, hai ngọn đuốc sáng lóe liền tắt ngấm. Tuyết Quân dặn nhỏ: - Giờ phút này bất luận thế nào cũng không được để cho họ xông vào. - Cô nương yên tâm. Tuyết Quân lặng bặt, nhưng Thiếu Bạch cũng kịp thấy loáng thoáng qua màn đêm, nàng đang nhanh nhẹn di động trong vòng mấy trượng phương viên. Mây đen trên nền trời thêm dày, trong khu rừng càng tối lạnh đó đây xào xạc hơi gió lùa qua kẻ lá, cảnh vật chìm đắm thê lương. Thình lình, hai tiếng quát vang phá tan im vắng, tiếp theo là hai tiếng hự nghẹn, rõ là đã có người động thủ thọ trọng thương. Ngoài mắt trượng xa có tiếng người hét: - Nhóm đuốc mau! Thiếu Bạch giật mình nghĩ: - Nghe giọng khàn khàn rõ ràng là giọng Nhất Sĩ, xem chừng đêm nay muốn ngăn chặn thế công của quần tăng chắc phải tìm cách hạ Nhất Sĩ trước, như rắn cụt đầu thiếu người đốc thúc, quần tăng mới hết dám liều mạng. Vừa lúc, ánh lửa bùng lên sáng rực bốn ngọn đuốc. Lần này đuốc phựt cháy ở bốn chỗ khác nhau, cách quãng đều hơn trượng. Dưới ánh lửa, chỉ thấy Tuyết Quân vịn vai em đi lòng vòng trong hai trượng phương viên. Thiếu Bạch nhặt hai viên noãn thạch, ngầm vận kình lực vung vù về hai bó đuốc. Chợt thấy ánh đao nhấp nhoáng, hai ngọn giới đao cùng lúc xoáy lốc, keng vang hai tiếng lạnh, hai viên noãn thạch tóe vụn như phấn bột. Bốn ngọn đuốc đều xa có ngoài mấy trượng, cho dẫu Thiếu Bạch ném tới được, lực đạo cũng đã hết sức, dễ bị người đánh rơi. Bọn tăng lữ dàn khắp bốn mặt qua bốn ngọn đuốc rực lửa đã trông thấy rõ đám Tuyết Quân, đều thêm phấn chí, lớp lớp men theo bóng cây tràn lên. Tuyết Quân hối hả đi ra ngoài phương viên ba trượng, chớp chớp nhoáng nhoáng xoay nhanh như dãy dãy người ngựa trong đèn trống quân, khiến cho quần hào chả ai hiểu ất giáp ra sao, nhưng đều phải lo phận sự riêng, dõi chừng bóng địch tràn vào nên không ai kịp hỏi. Tăng lữ Thiếu Lâm mấy bận thất bại chua cay, thương vong mất quá nhiều, không dám hung hăng xông xáo nữa, nhưng có đi dè dặt từng bước, dần rồi cũng đến gần quần hào. Nhàn Vân hiểu rõ trong Thiếu Lâm tự tăng chúng có tới ngàn người, cao thủ cũng mấy trăm tay, chưa kể một số trưởng lão võ công ghê gớm, còn đóng cửa chưa ra. Nội cái số trăm cao thủ ấy cũng đủ đối phó rồi, hà huống trong đám đệ tử đời thứ hai thứ ba trong chùa không thiếu những cao thủ tuyệt đỉnh. Nếu để họ vây sát thì tính đổ đồng một phải chống với mười tăng nhân, cuộc chiến thế tất bại vong, nên chi lão hỏi nhanh: - Chúng ta phải tìm cách giập tắt bốn bó đuốc kia, người nào theo lão nạp xông vào địch trận?Hỏi chúng quần hào nhưng mắt lão chỉ nhìn đăm đăm Thiếu Bạch. Thiếu Bạch bấy giờ cũng thấy bất ổn, nếu chờ địch tràn vào đánh chẳng bằng xông ra bẻ gãy địch thế, bèn đáp: - Tại hạ nguyện đi với lão tiền bối, bất quá nên nói trước cho Phạm cô nương một tiếng. - Phải lắm. Thiếu Bạch trầm giọng: - Phạm cô nương, cường địch đã tràn vào sát nách, tại hạ muốn cùng với Nhàn Vân tiền bối nhảy ra chặn trước, cô nương nghĩ sao? Không hiểu Tuyết Quân tâm thần chuyên chú thế nào, mà chàng hỏi mấy tiếng liền vẫn chả nghe nàng đáp lời. Khi ấy, Ngọc Giao đã mở đầu cuộc chiến, nàng quát một tiếng, vèo ra một nắm châm. Tuy đã có cảnh giác, nhưng vẫn có hai hòa thượng trúng châm lui về, vừa lúc lại có bốn tăng nhân xong lên lấp chỗ. Nhàn Vân thấy tình thế nguy cấp, hữu chưởng đánh ầm vào gốc cây nói: - Chúng ta không thể đợi lâu nữa. Nương sức chưởng, người lão bắn vút khỏi xe. Lão đôi chân tàn phế, nhưng thân hình khinh linh lạ, loáng cái như một mũi tên xuyên vèo qua ba bốn cây liền. Chờ cho lực đạo sắp hết, lão thò nhanh tả chưởng víu lấy một nhánh cây, nhẹ nhàng như cánh bướm, cách bọn tăng lữ đang tràn tới chỉ còn gần trượng. Đi trước là một hòa thượng cao lớn, mắt thấy một bóng người hình dung cổ quái, lưng không vùn vụt lướt qua đám cây vốn đã chột dạ, kịp khi nhìn lão treo mình lủng lẳng trên cây, ống quần lòng thòng đu đưa trong gió lạnh, rõ đã cụt hẳn đôi chân, thì bật cười khảy, quét vù ngọn thiền trượng xoáy lên. Nhàn Vân quát vang, thân hình quăng vèo né thoát ngọn trượng, hữu thủ vỗ mạnh vào một thân cây, người dội thẳng về hòa thượng, tả chưởng cùng lúc nhoáng lên như một ngọn đao chém bổ xuống. Đôi chân tàn phế, lão toàn nhờ vào song chưởng liên miên vỗ vào cây mượn sức bắn đi bắn lại, chớp vụt như một cánh chim xuyên lá. Hòa thượng chắc mẫm quét một trượng thật lực sẽ đánh tan xác Nhàn Vân, dè đâu nhất chiêu lại tung vào khoảng không, mất đà chúi luôn về phía trước, trượng chưa kịp thâu về, chưởng đối phương đã ập tới. Hự lạnh một tiếng, cánh tay phải của y đã bị Nhàn Vân chặt gãy rắc. Nhàn Vân biến chiêu nhanh không tưởng, tả chưởng vừa đắc thủ, hữu chưởng đã cuốn ào tới trước ngực hòa thượng. Bình một tiếng, hòa thượng chập choạng lui lại mấy bước, ngã phịch. Nhàn Vân song chưởng liên hoàn đánh chết đối thủ, cũng vừa lúc hết đà rơi phịch xuốngđất.Khi ấy, có bốn tăng lữ chia làm hai mặt xông tới, chực cứu hòa thượng cao lớn, nhưng không kịp đành thuận thế công luôn. Nhàn Vân chụp vội cây thiền trượng của tăng nhân vừa ngã chết, song thủ xoay lốc một chiêu Cuồng phong tảo lạc diệp, gió lạnh rít rợn người, tứ tăng kinh hoàng, nhất loạt dạt tránh. Nhàn Vân nhất trượng đẩy lui tứ tăng, liền thu nhanh ngọn trượng, bất thần vận sức ném vèo về một tăng nhân ở mé. Hòa thượng nằm mộng cũng không dè Nhàn Vân lại dùng trượng làm ám khí, nhất thời không kịp né, ngọn trượng đã xuyên thẳng vào bụng dưới, lăn giãy đành đạch trong tiếng rú thảm.Tam tăng còn lại vừa xông lên, Nhàn Vân song thủ đã vỗ mạnh xuống đất, thân hình bắn vọt qua đầu bọn họ thẳng hướng quần tăng đang từ phía sau ào tới. Tam tăng vừa hãi, toan quay đuổi công tập Nhàn Vân, nhưng Thiếu Bạch đã đến kịp, trường kiếm nhoáng điểm vào một tăng nhân ở bên trái. Hòa thượng không né, hữu thủ vung đao đón đỡ. Thấy thế, Thiếu Bạch xoay nhanh kiếm thế, đâm vèo sang ngực một hòa thượng khác. Đại bi kiếm pháp biến hóa khôn lường, Thiếu Bạch chớp liền ba kiếm, chia công tam tăng phải lùi dạt về sau ba bước, cuống cuồng không kịp phản công. Tuy nhiên, Vương đạo Cửu kiếm của Cơ Đồng có hiểm mà không độc, man mác nhân từ, kiếm chiêu kỳ ảo chỉ dồn buộc đối phương biết nguy mà rút lui. Qua một kiếm đầu tam tăng đã biết sự lợi hại, trong lòng đâm khiếp sợ, hoang mang. Đang khi phân vân chưa biết có nên đánh nữa hay không, hốt nghe có giọng sắc lạnh truyềntới:- Các ngươi dốc sức vây chặt, không được để cho y xuất thủ cứu người, trừ phi các ngươi chiến tử, chứ không thể run sợ. Câu nói vang lên như một mệnh lệnh sắt thép, chứa ý đe dọa quyết không phải lời lẽ của người trong cửa nhà Phật. Không phút giây do dự, tam tăng nhất loạt huy động binh khí, dấy màn sáng lạnh ập về Thiếu Bạch. Thiếu Bạch quát vang, xoáy lốc trường kiếm đánh vẹt thế công của tam tăng, rồi đảo mắt thật nhanh, trông thấy Nhàn Vân đang bị bốn hòa thượng vây đánh kịch liệt. Lão đôi chân tàn phế, không thể bay nhảy, phải ngồi phệt trên mặt đất chống đỡ thế công vũ bão của tứ tăng. Thế mà chỉ với hai bàn tay xương thịt vùn vụt vần vũ, chưởng phong ào ào vây chắn một màn nội lực thành trì, tứ tăng cũng chưa thể tiến sát thêm một bước. Thiếu Bạch xem thế thầm nghĩ: - Lão nội công thâm hậu thật, nhưng chẳng thể phát chưởng luôn tay mà không có lúc mệt. Người này võ công cao cường, lại là nhân vật trọng yếu, ví có bề nào, không những sẽ giảm nhiều thực lực bên ta, mà còn ảnh hưởng lớn lao đến đại cuộc võ lâm nữa, ta phải đỡ cho lão một tay.Kiếm chiêu đột biến, từng chiêu từng chiêu ảo huyền là thế, bảo sao ba hòa thượng có thể chống đỡ nổi, phút chốc đã bị kiếm quang trắng xóa làm cho chóa mắt, chập choạng lúng túng hẳn.Tam tăng đã sớm sợ hãi, biết là địch không nổi nhưng cũng chả dám lui, đành một mực khổ chiến.Có lúc, tam tăng nhác thấy kiếm lạnh từ bốn phương tám hướng đổ về, dồn dập như bạo vũ cuồng phong, tưởng chết là chắc, nên đều nhắm mắt chờ. Nhưng Đại bi kiếm pháp dữ dội thế đấy, lại tuyệt nhiên không thương nhân, tam tăng ngộ hiểm chiêu, vẫn an toàn như không. Thiếu Bạch thấy tam tăng đánh thí mạng chưa chịu lui, càng thêm sốt ruột. Quần tăng bấy giờ chia hai mặt tiến về chỗ bọn Tuyết Quân, Nhàn Vân lại bị tứ tăng vây đánh ráo riết, nếu để cho quần tăng xáp lại gần, địch đông ta ít, thì cái trường hỗn chiến sẽ khó lường hậu quả. Chàng và Nhàn Vân vốn xông ra ý muốn dập tắt bốn bó đuốc, nào dè lại bị quần tăng vây khốn, nhất là ba tăng nhân vây đánh Thiếu Bạch, vì giới qui trong chùa nghiêm nhặt, vẫn gắng quyết chiến không thôi. Thiếu Bạch tả thủ vụt liền ba kiếm ngăn chận tam tăng rồi lùi năm bước, hét lạnh: - Ấy là tam vị buộc tại hạ phải giết người! cùng lúc soạt đao. Chỉ thấy lóe lằn sáng lạnh, tăng nhân đứng giữa đầu mình văng bắn hai nơi, loang loang máu thắm. Hai hòa thượng mắt đều trợn tròn, chưa kịp thấy rõ đối phương lấy mạng đồng bạn cáchnào.Nhìn lại, thấy Thiếu Bạch tay trái cầm kiếm, hữu thủ vẫn đặt trên đốc đao. Nhị tăng đều sửng sờ: - Thủ pháp lẹ thật, chả hiểu y giết sư huynh bằng bảo kiếm hay đơn đao? Thiếu Bạch quát: - Cản ta là chết! Rồi chàng thẳng bước. Nhị tăng chột dạ, bất giác dạt tránh. Kịp khi Thiếu Bạch đi khỏi, cả hai mới sực thấy không ổn, lật đật đuổi theo. Thiếu Bạch cũng hiểu chúng tăng không dám trái lệnh dụ của phương trượng, nên chỉ lặng ngơ, chả muốn kết thêm thù hận. Loáng cái chàng đã đi đến gần Nhàn Vân, mắt thấy bốn hòa thượng vây đánh cầm chừng cốt ý giữ chân Nhàn Vân, thì lửa giận lại ngụt bốc: - Bọn ngươi khinh lão tàn phế, đi lại không tiện, mới dùng cái cách vây khốn hạ tiện ấy à! Lập tức hét lạnh: - Coi đao! Hữu thủ nhoáng vòng. Ánh đao lóe lạnh, vọt cao vòi máu thắm, một hòa thượng đã bị chém xả làm đôi. Ba tăng nhân còn lại thấy đối phương nhất đao giết chết sư huynh, bất giác ngẩn người. Bỗng nghe bình bình vang hai tiếng, hai tăng nhân nhất tề lảo đảo mấy cái ngã sấp. Ra là nhân lúc hai người phân thần, Nhàn Vân đã nhanh nhẹn tung luôn hai chưởng thật lực.Còn sót một tăng nhân, mắt thấy ba sư huynh đệ ngã thương, một chết dưới đao không khỏi bàng hoàng, nhưng trước hàng trăm con mắt đổ dồn, và nghiêm lệnh của chưởng môn phương trượng lại chẳng dám chuồn êm, còn đang do dự thì chưởng thứ ba của Nhàn Vân đã ập tới. Hòa thượng thấy thế trong đầu nẩy ngay một kế: - Lui không xong, đánh cũng chẳng được, hay nhất là giả trúng chưởng ngã. Nên chi lăn liền ra đất. Nhàn Vân thấy chưởng lực chưa tới, đối phương đã ngã lăn, bất ngờ tức thì lấy làm lạ: - Chả lẽ y đã sớm bị trọng thương. Chợt một ý nghĩ khác lại hiện ra trong trí: - Đúng rồi, Thiếu Lâm môn qui nghiêm ngặt, hòa thượng không dám kháng lệnh, cũng không chịu chết uổng mạng, nên mới giả bộ trúng chưởng. Nghĩ thế, lão khoan khoái định bụng: - Có lẽ hàng đệ tử thứ hai thứ ba trong chùa cũng đã có ý ngờ đối với chưởng môn phương trượng! Có người hiểu được như thế, xem ra uy quyền của tên Nhất Sĩ đã có phần lung lay trong lòng tăng chúng, và ngày hôm nay biết đâu lại chẳng có hy vọng thoát. Lão bèn mỉm cười, song thủ vô bình, bốc khỏi mặt đất, tay trái chụp lấy một nhánh cây đu đưa lấy đà quăng vèo qua đầu đám tăng, hữu thủ tung luôn một chưởng, gió lạnh tay áo đánh phụt, một bó đuốc tắt ngấm. Thấy vậy, Thiếu Bạch cũng hừng chí lao vút vào đám tăng. Hốt nghe tiếng Nhàn Vân vẳng bên tai: - Tăng lữ Thiếu Lâm đã chán chém giết, các hạ đừng nên thương nhân quá nhiều, sẽ khơi dậy căm hờn trong lòng họ. Vừa lúc, từ hai bên thình lình nhoáng ra hai trượng. Thiếu Bạch xoay kiếm đánh bật thanh trượng ở mặt phải, người khẽ nhích sang bên tránh ngọn trượng mé trái, và thuận đà phóng vụt đi. Chàng chạy một mạch vượt qua liền ba đợt cản, tiến đến gần một bó đuốc phất mạnh tay. Nhưng nội lực chàng quả còn kém xa Nhàn Vân, chỉ thấy ngọn lửa chao đi chao lại mãi vẫn không chịu tắt. Bỗng một luồng cuồng phong ào tới phụt tắt ngay ngọn đuốc. Cùng lúc, có tiếng Nhàn Vân bảo: - Quay về thôi, bọn Vạn đại hiệp đã xáp chiến với tăng lữ Thiếu Lâm rồi. Thiếu Bạch hỏi nhanh: - Thế còn mấy bó đuốc? Lời chưa dứt, mấy ngọn đuốc quanh đấy bỗng nhiên tắt ngúm cả. Thiếu Bạch quá đỗi sửngsốt: - Lạ thật, Nhàn Vân đã quay về chỗ cũ, thì đuốc quyết không phải lão đánh tắt, trong hoàn cảnh này, còn người nào đến tương trợ nữa? Chỉ nghe tiếng thép chát chúa vọng lại ở hướng đông nam như thể đang có một trường quyết chiến. Thiếu Bạch vỡ lẽ, đúng là có người tới giúp. Bấy giờ đuốc tắt, trong rừng lại tối đen như mực. Thiếu Bạch vội mò trở về. Rừng cây buốc giá, đó đây rền vang tiếng binh khí, hiển nhiên đám tăng đã vào sát bọn Vạn Lương mở trường ác đấu. Thiếu Bạch dõi nhìn, thấy Cao Quang và Ngọc Giao đang vần vũ bút, kiếm ngăn chống bốn hòa thượng, trong số có một tăng nhân cao lớn huy động ào ào ngọn thiền trượng, khí thế thập phần lợi hại. Ngọc Giao kiếm pháp tinh ảo gắng gượng cầm cự được, chỉ có Cao Quang trông chiều nguy ngập hơn. Thiếu Bạch đề chân khí toan nhảy vào trợ chiến hốt nghe hòa thượng to béo hự nghẹn, giãy ngã, rồi vụt cái, một bóng người nhoáng lên song chưởng rẽ nhanh hai mặt, lại thêm hai tăng lăn ra đất. Thiếu Bạch thoáng nhìn đã nhận ra Nhàn Vân, bất giác cảm khái: - Đêm nay ví không có người này, thật khó mong thoát hiểm. Chợt văng vẳng tiếng Ngọc Giao hỏi: - Cô nương bị thương có nặng lắm không? Thiếu Bạch giật nẫy mình, vội vàng lao vút người tới trước, thuận tay kiếm chém xả xuống vai một hòa thượng. Lão này từ mấy khắc nay đã sửng sốt đứng ngây trước sự thất bại mau chóng của phe mình. Thấy kiếm thế của đối phương như vũ bão, hòa thượng đâu dám đón đỡ, vội vã nhảy tránh lại sau, xoay người phóng chạy. Thiếu Bạch chẳng thèm đuổi theo, chàng đang bận tâm lật đật xông nhanh tới, thấy Tuyết Quân vẫn vịn tay trái vào vai em, còn tay phải thì áo sống rách bươm, máu me đầm đìa. Tuyết Quân nhẹ thở dài nói: - Không sao, tôi chỉ bị thương xoàng, vẫn còn gắng gượng được, mau đi tiếp ứng cho những người khác, bên chúng ta ít người, đừng để thiệt mất một ai. Thiếu Bạch đã định nói mấy lời an ủi, nhưng thấy nàng nói như vậy, thì đành thôi, không biết nói sao, cuối cùng cố đằng hắng nói: - Xin cô nương bảo trọng mình vàng. Dứt lời, chàng quay phóng mình về phía Vạn Lương. Lúc bấy giờ, lão hiệp đang phải ác đấu với ba hòa thượng võ công cao cường. Đối phương kẻ đao, người thiền trượng chia nhau tiến đánh vù vù, cứ nhắm ngay những chỗ yếu hại trên người Vạn Lương công tới. Vạn Lương hóa ra đang ở vào tử cảnh, không biết bị sơ xuất tánh mạng lúc nào. Tình thế hiểm nghèo đến nỗi lão hiệp không thể đủ rảnh rang để thi thố tuyệt nghệ Ngũ quỉ sưu hồn thủ pháp.Thiếu Bạch đến thật đúng lúc, chàng phạt nhanh một kiếm nhắm ngay hòa thượng cầm đao ở bên trái. Hòa thượng này chắc đã thấy uy thế dữ dội của Thiếu Bạch từng rút đao sát hại người bên phe lão nên nhanh nhẹn nhảy thối lui, xoay người bỏ chạy. Thiếu Bạch tung mình tới, tính thanh toán hòa thượng bên tay mặt cho rồi. Đường kiếm tuyệt diệu của chàng tức thời đánh văng cây thiền trượng nặng nề thô lậu của hòa thượng bay tuốt ra ngoài xa. Hòa thượng này định thần nhìn nhận biết kẻ mới tới là Thiếu Bạch tức thời vội vàng hết ý muốn đánh, xoay người bỏ chạy luôn. Chỉ có hòa thượng đứng giữa là còn kiên trì. Lão vẫn tung chưởng tấn công ào ào. Thiếu Bạch thuận tay kiếm, vun vút chém tới ba nhát bức bách đối phương phải thật mau lùi ba bước. Hòa thượng là người phục thiện thấy đối phương có thể sát hại mình mà không ra tay, giờ đây còn mắt mũi nào cố đánh, đành cũng thoát chạy. Lúc bấy giờ, bốn cây đuốc đã tắt lịm, trong rừng một màn u tối, dẫu cho là cao thủ võ lâm, mục lực hơn người, cũng không thể nhận biết được cảnh vật ở xa năm thước. Tình thế này quả có lợi cho bọn Thiếu Bạch. Vạn Lương đột nhiên để rơi mình đánh bịch xuống đất khiến Thiếu Bạch thất kinh, không hiểu có chuyện gì, hấp tấp hỏi giật: - Vạn lão tiền bối bị thương rồi sao? Vạn Lương lắc đầu, không vội trả lời Thiếu Bạch, nhắm chặt ngay mắt lại, vận khí điều tức.Thì ra, lão hiệp phải một mình đương cự với ba hòa thượng lợi hại đã thấy quá đuối sức, gân cốt rã rời, chỉ còn trông vào chút lòng háo thắng và lòng muốn sống gắng gượng cầm địch thôi.Thiếu Bạch buồn rầu thầm tính: - Hiện tại Tuyết Quân cô nương bị thương nặng, Vạn lão hiệp cũng kiệt sức, trận ác chiến này bên ta thiệt hại quá nhiều, lại còn Hoàng Vĩnh, Cao Quang và Trương cô nương không biết ra sao? Nghĩ vậy, chàng định đi xem xét ra sao, nhưng lại thấy làm vậy không ổn, chàng cần có mặt để bảo vệ cho Vạn Lương. Cố lắng tai nghe động tĩnh, thấy bốn bề im phăng phắt như tờ, không có tiếng binh khí loảng xoảng va chạm chát chúa nữa. Thấy thế, chàng thấy quái lạ vô cùng, nghĩ bụng: - Hiện giờ phe mình đang tan vỡ, chẳng hiểu sao bên Thiếu Lâm họ lại ngừng tay không tấn công tiếp. Còn đang nóng ruột, thắc mắc, hốt nghe tiếng Ngọc Giao trong trẻo cất lên hỏi: - Ông là Tiền Bình đấy à? Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 52 Bắt giặc bắt tướng Trong màn đêm nghe tiếng người phá cười: - Lão ngư ông không dám to gan mặt đối mặt với tăng lữ Thiếu Lâm, mới phải ngấm ngầm giúp các ngươi dè đâu a đầu lại om sòm gọi tướng danh hiệu lão phu như thế? Ngọc Giao cười nhạt: - Từ đó đến giờ lão đi đâu? - Lão ngư ông biết các ngươi sẽ tới Thiếu Lâm tự, một mình làm sao dám theo ngươi vào chỗ chết? Ngọc Giao cười phì: - Thì ra lão đã thỉnh được người tương trợ bọn ta, vậy xin có lời cảm ơn! - Ai đi mời cao thủ cho ngươi, bất quá lão phu chỉ gọi riêng cho mình hai tay hộ tống mà thôi.Hốt có một giọng lạnh lùng đỡ lời: - Lão đánh cá, ai làm hộ vệ cho ngươi, mà chỉ được cái nói sàm. - Nếu chả phải hộ tống cho ta thì ngươi đến đây làm gì? - Lão đánh cá ngươi cho rằng ta không dám bỏ đi? Ngọc Giao hấp tấp nói: - Lão ngư ông, mau xin lỗi vị bằng hữu ấy hộ ta đi! Tiền Bình gắt: - Con bé, sao bậy bạ thế, có biết y là ai đâu mà đã vội kết bạn? - Tứ hải giai huynh đệ, kết bằng hữu có chi không phải? - Không được, người này bụng dạ xấu lắm, thiên vạn đừng nên đi lại với y! Giọng nói nhỏ dần, dường như Tiền Bình đã bỏ đi. Ngọc Giao đâm cuống gọi với: - Lão ngư ông, trở lại mau, ta có chuyện muốn nói. Tiếng nói thánh thót vang trong đêm vắng, mãi vẫn không nghe Tiền Bình đáp lời, hiển nhiên lão đã đi xa rồi. Thiếu Bạch vỡ lẽ: - Ra là có người nấp trong bóng tối tương trợ, chả trách tăng lữ Thiếu Lâm bỗng dưng ngừng hẳn thế công. Lúc ấy Vạn Lương sẽ thở ra: - Địch nhân rút hết rồi à? - Phải, lão tiền bối nên nghỉ cho khỏe. Vạn Lương buồn rầu: - Già này đâm hỏng hết, không thể ngờ được trận ác chiến này lão hủ lại tệ... Ngừng giây phút lão hỏi: - Chị em Phạm cô nương vẫn mạnh? - Phạm đại cô nương bị thương nhẹ, nhưng chả sao, nàng đã uống thuốc rồi. - Còn Nhàn Vân đại sư đâu? - Có lẽ người đi xem xét địch thế. - Hoàng, Cao nhị vị có sao không? - Chắc vẫn thường. Vạn Lương vương vai đứng dậy. - Ôi! Nhớ năm nào còn trẻ, lão hủ đã từng đánh nhau suốt một ngày đêm ngang ngửa chưa sao, giờ mới có thế đã cảm thấy rã rời, đúng là lão già thật rồi. - Vậy lão tiền bối cứ nghỉ đi một lúc, Thiếu Lâm tự vẫn được tiếng Thái sơn bắc đẩu trong võ lâm, lão tiền bối một mình đương cự với mấy người họ, tất nhiên là phải mệt. - Không sao, điều tức một lát lão hủ đã thấy khỏe nhiều. Hốt thấy Ngọc Giao tất tả chạy lại, nhìn đăm đăm Vạn Lương: - Lão tiền bối thọ thương sao? Ngừng một tí, lão hỏi lảng: - Ngư tiên Tiền đại hiệp có đến à? - Đúng thế, lão có mời thêm hai tay nữa tới giúp chúng ta. - Tiền đại hiệp võ công cao cường, ngư võng trong tay đều là kỳ chiêu, thảo nào đối phương sắp thủ thắng lại đột ngột rút lui. - Hứ, lão đánh cá ấy sợ kết oán với Thiếu Lâm tự, không dám thẳng thắn ra mặt giúp ta, nhưng đã bị tiện thiếp lật tẫy, lão giận quá mới bỏ đi. Có điều bọn tăng nhân đã nghe được tên lão, ví có tầm thù thì đố lão chạy đâu cho khỏi? Vạn Lương nghe nói, sẽ bảo: - Tiền đại hiệp tánh tình quái dị, võ lâm ai cũng phải nể nang ít nhiều, cô nương nên giữ mồm giữ miệng một tí. - Sao lão tiền bối sợ đắc tội với lão ấy à? - Phải, giang hồ ai cũng biết Tiền đại hiệp tính nóng lắm, ngộ lỡ đắc tội với người thì không còn gì rắc rối bằng. Ngọc Giao bật cười: - Nói thế thôi, chứ nếu tiện thiếp có lỗi phải với lão, lão đã chẳng thỉnh người tới đây tương trợ chúng ta. Chợt nghe có tiếng áo lộng gió bay thẳng về đám người họ. Trong đêm tối như bưng, không sao nhìn ra người lạ là ai. Ngọc Giao lập tức soạt kiếm nhoáng lạnh luồng kình phong, hốt bên tai văng vẳng tiếng Nhàn Vân: - Lão nạp đây! Ngọc Giao thâu nhanh kiếm, tránh sang một bước nói: - Sư phụ thứ tội. Nhàn Vân thò hai tay đáp ngồi xuống đất bảo: - Không thể trách ngươi. Quét mắt sang Thiếu Bạch và Vạn Lương: - Tăng lữ Thiếu Lâm đã rút hết khỏi rừng, lão nạp nhìn trong bóng tối thấy hình như thương vong nhiều lắm, chắc nội trong đêm nay họ không dám tràn đánh nữa đâu. Vạn Lương đỡ lời: - Nhưng trời hừng sáng, quần tăng chắc sẽ khởi công lại. - Phải đấy! Lão nạp cũng có ý nghĩ đấy, chúng ta nên sớm chuẩn bị là hơn. - Phạm cô nương không hiểu có cách cự địch nào hay chưa, ta nên đi hỏi xem. Ngọc Giao nói liền: - Phải lắm, tiện thiếp xi đi mời Phạm cô nương đến đây. Nói xong nàng xoay mình bỏ đi. Giây phút, nàng đã dẫn hai chị em họ Phạm tới. Vạn Lương mở lời: - Phạm cô nương thọ thương à? Tuyết Quân nhỏ nhẹ đáp: - Chả sao, chỉ xoàng thôi. - Lúc này địch nhân đã rút khỏi rừng, nhưng lão nạp ngại khi trời sáng họ sẽ lại công vào, cô nương thấy sao? - Đúng thế! - Cô nương có cách cự địch chưa? - Có rồi. Thiếu Bạch chen lời: - Cự địch ra làm sao, xin nhờ cô nương liệu cả cho. Lấy ít cự đông, qua trận vừa rồi chúng tôi hầu hết đều mỏi mệt, may là nhờ rừng cây cối vướng vít đối phương không thể bày La Hán trận vây khổn chúng ta nhưng sáng ra tất bọn họ sẽ tấn công dữ dội hơn đêm nay nhiều. - Tôi hiểu, cho nên bây giờ chư vị đừng nghỉ vội, phải bắt đầu luyện tập ngay Ngũ hành liên hoàn trận. - Sao gọi là Ngũ hành liên hoàn trận? - Bởi vì ấy là một trận thức liên thủ cự địch dựa vào biến hóa Ngũ hành. Nhàn Vân bỗng hỏi: - Võ Đang phái có môn Ngũ hành kiếm trận, cô nương biết chứ? - Tôi biết, gia sư vẫn thường giảng về kiếm thế của Võ Đang phái, chẳng qua nó biến hóa có hơi khác với Ngũ hành liên hoàn trận này. - Ngũ hành biến hóa phức tạp lắ, lão nạp năm xưa cũng võ vẽ được đôi chút, chỉ sợ trong thời gian quá ngắn ngủi này khó lãnh hội ngay được. - Nếu biết cho thấu nói ra luyện tập cũng chẳng khó lắm đâu. Ngừng một thoáng nàng khẽ thở phào: - Tăng lữ Thiếu Lâm đột ngột rút lui là cho ta một cơ hội tìm cái sống trong cái chết. Vạn Lương giục: - Thì giờ chả còn mấy, chúng ta nên bắt tay bày trận đi! - Chư vị nhãn lực ra sao? - Trong đêm tối ấy à? - Phải, nói như vào lúc này, chư vị có trông thấy rõ không? - Nhưng phải trông cái gì chứ? - Tôi vẽ ra trên mặt đất mấy phương vị căn bản trong ngũ hành liên hoàn trận, chư vị có thể nhìn được? - Nếu cô nương vừa giảng giải nữa, có lẽ cũng thấy rõ. - Trận thức này có năm người chủ yếu, mỗi người giữ một phương vị, đông, nam và tây, duy ở hai phương vị đông và nam cần phải có hai tay võ công cao cường. - Minh chủ võ công cao nhất, lẽ phải giữ một phương vị nào thật quan trọng. - Vạn hộ pháp giữ hướng đông, đông thuộc giáp ất mộc. Vừa nói nàng vừa dùng nhánh cây khô vẽ ra trên đất. cái tuổi già sức yếu mất hẳn sức cầm cự dai dẳng thuở nào, trận này lại ảnh hưởng lớn đến đại cuộc, không thể vì mình phải tan nát, nhưng toan từ chối thì Tuyết Quân đã tiếp: - Vạn hộ pháp để ý, xem kỹ chỗ biến hóa đây. Xong nàng hí hoáy nối hai phương vị chính nam và chính bắc. Thời giờ gấp rút, lão đành ngưng thần xem. Tuyết Quân dịu giọng: - Xin minh chủ giữ mặt chính nam, nam thuộc bính đinh, hỏa. Nhánh cây trên tay lại tiếp tục vạch trên đất. Thiếu Bạch lắng ghi nhớ sự biến hóa. Tiếng Tuyết Quân lại vang lên: - Ngọc Giao hộ pháp coi mặt chính bắc, bắc thuộc nhâm quí, thủy. Nhánh cây vẽ nhanh những thế biến hóa. Toàn trường vắng lặng như tờ, hơn chục con mắt đều dán chặt vào que củi trong tay Tuyết Quân. Nàng tiếp: - Hoàng hộ pháp trông hướng chính tây. Lúc ấy quần hào mới sực nhớ Hoàng Vĩnh, Cao Quang chưa trở lại. Thiếu Bạch nói nhanh:- Hoàng, Cao nhị vị không có ở đây, tại hạ xin đi tìm họ. Ngọc Giao đỡ lời: - Tiện thiếp đi tìm cho, chư vị lên ngọn cây xem chừng hộ địch nhân. Nàng nói xong xoay mình đi luôn: Đượccông phu một chén trà, thấy nàng đã dẫn hai người trở về. Thiếu Bạch dõi trông ba người đi đứng lần chần, bất giác sinh nghi hỏi: - Hoàng đệ, Cao đệ! Hai người đồng thanh đáp: - Đại ca dạy chi? - Hai hiền đệ mạnh cả chứ? Lặng một lúc mới nghe hai người đáp: - Chúng đệ vẫn mạnh! Trong đêm đen, Thiếu Bạch không trông rõ hai người lắm, nhưng nghe giọng nói đầy đủ khí lực, chả có vẻ gì thọ thương, nhất thời phân vân chưa dám quyết. Bỗng nghe có tiếng trong trẻo của Ngọc Giao: - Nhị vị đừng nên giấu diếm, Phạm cô nương sắp bày Ngũ hành liên hoàn trận, cắt đặt Hoàng hộ pháp ở phương vị chính tây, nếu như không nói ra chả phải sẽ hỏng đến việc lớn? Thiếu Bạch ngơ ngác hỏi dồn: - Sao, có chuyện gì? - Họ bị thương, sợ tướng công lo lắng nên không chịu nói ra. - Thế có nặng lắm không? Hoàng Vĩnh liền nói: - Xoàng thôi, nếu nặng có lý đâu đại ca không nhìn ra? Tuyết Quân chen lời: - Hoàng hộ pháp thương thế nặng nhẹ thế nào, phải thực tình nói ra, việc ảnh hưởng đến sự biến hóa an nguy của toàn trận, bưng bít chỉ có hại mà thôi. Hoàng Vĩnh hơi lo nói: - Tại hạ trúng phải một chưởng mãnh liệt, thương thế chắc chả nhẹ, nhưng đã được điều tức một chặp, bây giờ thấy khỏe lắm rồi. Nhàn Vân vội nói: - Sang đây cho lão nạp xem. Hoàng Vĩnh y lời đứng trước mặt Nhàn Vân. Lão nắm cổ tay trái Hoàng Vĩnh, lặng xem giây lâu bảo: - Nội thương nặng đấy, phải nghỉ ngơi đi cho khỏe. Tuyết Quân hỏi: - Hoàng hộ pháp chắc không còn đủ sức gánh vác trách nhiệm? - Phải, lão nạp thấy nên cho y đi nghỉ. - Đưa tôi xem mạch thử coi! Thong thả nàng thò tay ngọc chỉ đặt trên cổ tay trái Hoàng Vĩnh, xem độ công phu cạn chén trà nóng, mới rút tay về, lấy ra hai viên đơn hoàn bảo: - Uống cái này ngay đi! Hoàng Vĩnh vội cầm lấy cho vào miệng. Tuyết Quân hỏi: - Cao hộ pháp cũng bị thương à? Cao Quang đáp: - Tại hạ trúng một đao ở đùi đã băng lại hẳn hoi rồi, vết thương ngoài da chả đáng ngại. - Thế cần phải nhờ đại sư rồi. Ôi! Đại sư võ công cao cường, vãn bối vốn định nhờ việc khác, nhưng giờ Hoàng, Cao nhị vị hộ pháp thọ thương cả, đành phiền đại sư. Nhàn Vân nói liền: - Lão nạp xin nghe. Tuyết Quân vẽ sơ qua sự biến hóa toàn trận, nói: - Các vị công lực đều thâm hậu, nhưng có lẽ mệt mỏi cả rồi, cuộc chiến này ta chỉ cố cầm chừng càng lâu càng hay, trừ khi bí quá không nói, còn khỏi dốc sức nghênh chiến hạ độc thủ, mà cứ dựa vào sự biến hóa cự địch là đủ. Vạn Lương có ý lo ngại: - Đáng tiếc nàng mù, không trông thấy rõ hết cảnh vật, chứ nếu thấy được dám chắt không bao giờ nói thế. Trời sáng ra, Thiếu Lâm tự sẽ dốc toàn lực tràn đánh, mà chỉ với cái biến hóa nhỏ mọn trong tòa trận này làm sao mà ngăn chống nổi bọn họ. Tuy nhiên lão nghĩ chỉ để bụng. Không thấy ai hỏi, Tuyết Quân tiếp: - Một người võ công cao cường đến đâu, nếu suốt một ngày đêm không uống một giọt nước nào, tất thể lực sẽ phải suy bại rã rời. Có thể lúc này chư vị chưa thấy gì, nhưng đến độ trưa mai, chư vị mới thấy chân tay bủn rủn, ngất ngư. Nhàn Vân đỡ lời: - Đúng đấy, cái đó lão nạp đã từng trải nhiều rồi, một ngày không có qua giọt nước, nếu chả kịp thời điều tức, võ công coi như sẽ sụt đi một nửa. Vạn Lương hỏi: - Nói vậy chúng ta phải lợi dụng thời gian này điều tức cho khỏe. - Lão nạp bị giam hơn mười năm trong hầm tối, thành ra đói khát đã quen, xin làm hộ vệ cho chư vị nghỉ ngơi. - Đại sư cũng đi nghỉ một lúc. - Lão nạp sống mãi trong xó tối chịu đựng quen quá rồi, chư vị khỏi lo. Nói dứt, lão vỗ mạnh tay xuống đất, vút tiếng, bốc mình lên một ngọn cây. Quần hào đều lẳng lặng nhắm mắt điều tức. Vừa qua hai trường ác chiến ai nấy cũng đã mệt lử, nên chỉ ngồi một chốc đã đi vào cõi mộng lúc nào không hay. Thời gian lặng lẽ trôi qua cho đến khi bên tai nghe văng vẳng tiếng Nhàn Vân gọi: - Chư vị tỉnh dậy đi! Quần hào giật mình, mở bừng mắt ra là trời đã sáng, cảnh vật trông rõ mồn một. Nhàn Vântiếp:- Lão nạp đã thấy bóng tăng lữ Thiếu Lâm hàng đội chỉnh tề xuất hiện ở ngoài xa, trận chiến sắp xảy ra đến nơi, chư vị ai trở về chỗ nấy đi! Câu nói rất thong thả, nhưng quần hào đều cuống cuồng vùng cả dậy, bay về chỗ mình. Hoàng Vĩnh, Cao Quang được chị em họ Phạm cho uống thuốc chữa thương, lại được ngồi điều tức lúc lâu, giờ mới thấy khỏe hẳn bèn sẽ giọng nói: - Phạm cô nương, thương thế chúng tôi đã bớt nhiều, cô nương có việc gì phân phó xin cứ hạ lệnh. Tuyết Quân bảo: - Khỏi cần, nhị vị đi xem trong tòa Ngũ hành liên hoàn trận mấy trượng phương viên có chỗ nào dung thân được thì nấp kín vào đó nghỉ thêm ít lâu nữa cho thật khỏe hẳn hay. Nàng câm có miệng khó nói, nhưng trí tuệ thông minh hơn hẳn thường nhân, tìm ra được chỗ đất này thật là đẹp tuyệt. Kịp khi nghe Tuyết Quân nói, hai người mới xem khắp lượt, quả nhiên có chỗ lạ hẳn, giữa những hàng cây cao vút, tòa trận dựng lên trong khoảng bốn trượng phương viên, ở trong lòng trận là một khoảng đất vuông vức, rộng chừng ba thước, chung quanh cây cối phủ kín mít, chả có sợ ám khí từ bốn mắt ném vào được. Hoàng Vĩnh càng kính phục chị em Tuyết Quân: - Đa tạ cô nương chỉ giáo. - Nhị vị hãy đi nghỉ đi, phòng đối phương tấn công mạnh quá sẽ có lúc phải nhờ đến nhị vị. Lời dứt, đã nghe Vạn Lương quát vang: - Nếu chư vị đại sư tiến thêm nữa, đừng trách lão phu hạ độc thủ. Tuyết Quân nói liền: - Biến hóa cự địch. Hoàng Vĩnh ngạc nhiên: - Biến hóa cự địch là sao, ta phải nán xem mới được. Ngẩng nhìn, thấy ánh kiếm nhấp nhóe, bóng đao loang loáng. Thiếu Bạch đã từ phương vị Bính đinh hỏa ở hướng nam đi lần sang hướng đông thuộc Ất Giáp mộc, Vạn Lương thì xoay sang hướng chính bắc, Ngọc Giao di động đến phương vị chính tây và Nhàn Vân vòng sang chính nam. Cả tòa trận như thu nhỏ lại rất nhiều, tuy nhiên sự biến hóa lại càng thêm linh hoạt. Tăng lữ Thiếu Lâm bấy giờ đã vòng trong vòng ngoài vây chặt lấy tòa trận, nhưng bởi cây cối rậm rạp vướng vít, thành thử họ nhân số đông mà vẫn không sao xuất thủ được. Chỉ thấy Nhàn Vân hữu thủ thình lình xoáy lốc liền hai chưởng vào phương vị chính đông, dấy mạnh lớp tiềm lực cuốn áo như thác lũ. Một hòa thượng đang động thủ với Thiếu Bạch, không dè sau lưng lại có luồng chưởng phong ập tới, trúng ngay hông trái, hự một tiếng loạng choạng. Thấy thế, Thiếu Bạch chém nhanh cho một nhát kiếm, hòa thượng hoảng hốt lùi lại hai bước, chàng đã xoay kiếm sang đâm một tăng lữ đang giao chiến với Vạn Lương. Lão này chỉ nghe tiếng thép rít rợn người, không khỏi chột dạ nhưng võ công cao cường liền tung một chiêu đao đón đỡ. Cùng lúc với tiếng đao, kiếm đôi bên chạm nhau vang lạnh, Vạn Lương đã lặng lẽ tung vù Sưu hồn chưởng lực. Hòa thượng tuy là một cao thủ Thiếu Lâm Đạt ma viện, nhưng cũng không thể một lúc đỡ kiếm Thiếu Bạch kịp thời phóng chiêu đón chưởng công tập của Vạn Lương, chỉ cảm thấy toàn thân nhủn lăn chết tại đương trường. Chỗ hay của tòa liên hoàn trận là dùng sức hai ba người xoay vòng tiếp ứng lẫn nhau, giết tích tắc từng tên địch xông lên. Tăng lữ Thiếu Lâm từ bốn mặt ồ ạt tràn đánh suốt mấy tiếng đồng hồ liền, đã tử thương đến gần hai chục mạng, vẫn không sao phá vỡ được tòa trận. Tuy nhiên, Thiếu Bạch và bọn Vạn Lương cũng đã cảm thấy thể lực kém sút, gân cốt rã rời, ví mà đối phương vẫn chưa chịu dừng tay thối lui thì tất sẽ phải bị bắt sống cả đám. Đúng lúc ấy, hốt nghe tiếng la đánh rất gấp rút, đám tăng lữ đang tràn ào đồng loạt lùi cả lại. Thoáng mắt, bọn họ rút đi đâu mất hết. Vạn Lương thở phào, quay bảo Thiếu Bạch: - Nếu như bọn họ công thêm thời gian bữa cơm nữa, chắc lão hủ hết mong cầm cự nổi. Nhàn Vân ngước nhìn trời nói: - Ví ta tìm được một chỗ hiểm yếu phòng thủ, may ra còn chống được ít lâu. Ngừng giây phút, lão tiếp: - Nói thế chứ theo chỗ lão nạp hiểu, suốt mấy trăm năm nay chưa hề có chuyện đã bị tăng lữ Thiếu Lâm vây đánh, mà còn có thể cầm cự vững chải trong khoảng thời gian lâu như vậy, chư vị cũng nên tự hào lắm. Thiếu Bạch mệt mỏi đảo mắt nhìn, thấy Ngọc Giao mắt ngã trắng bệch, rõ là đã đuối sức quá độ, chỉ có mỗi Nhàn Vân vẫn còn giữ dáng thung dung lanh lợi lúc ban đầu, bất giác đâm lo:- Tình thế này thực khó lòng chiến đấu tiếp. Chợt nghe Ngọc Giao sẽ thở dài: - Giá còn được một cái túi kim châm nữa, cũng khỏi phải phí sức với bọn trọc. Thiếu Bạch càng thêm lo lắng, nhìn sang Nhàn Vân: - Đại sư có cảm thấy mệt không? Nhàn Vân mỉm cười: - Nếu như đánh liền không nghĩ, lão nạp còn đủ sức cầm cự khoảng hai giờ nữa. - Xem tình hình bây giờ, chắc ta không thể chờ bọn trưởng lão Thiếu Lâm khai quan. Nhàn Vân sẽ gật, muốn nói gì lại thôi. Thiếu Bạch liếc nhanh về Tuyết Quân: - Bắt giặc bắt tướng, kẻ chủ trì cuộc thế hiện tại là Nhất Sĩ, nếu không bắt sống được y, tất quần tăng sợ liệng chuột bể đồ sẽ không dám công vào nữa. Tuyết Quân chậm rãi hỏi: - Thế minh chủ định đi bắt Nhất Sĩ đấy à? - Nếu ngồi chờ địch công, thà ta công địch trước, ngộ nam đắc thủ, bắt sống y, chúng ta mới mong thoát hiểm. Tuyết Quân than dài phụ họa: - Thật thế, đánh mãi cũng phải mỏi mệt, lại thêm cái đồ ăn thức uống thiếu cả, nếu địch tràn vào lần nữa thật khó lòng hy vọng ngăn chống nổi. - Nhịn ăn chịu được, chớ khát nước chỉ có nước chết, mọi người chưa nói ra nhưng tại hạ đã biết điều đó. Vì vậy nhờ có cô nương bày trận cự địch hay ho thật đấy, nhưng chúng tôi cũng không thể kiên thủ được nữa, tại hạ đành đi với Nhàn Vân tiền bối thử một chuyến xem. - Nếu rủi nhị vị bị vây trong La Hán trận thì sao? - Lúc này tình thế ngặt nghèo lắm rồi, đành để đến đâu hay đến đấy. Thở dài, chàng rầu rầu tiếp lời: - Chư vị thật tình chả muốn tới đây, mà chỉ vì một mình Tả mỗ đến nỗi phải thân lâm tuyệt địa. Nếu tại hạ không dốc chút tâm lực sao cho an lòng. Tuyết Quân thong thả nói: - Kế hoạch này là do thuộc hạ sắp đặt, giờ đây lâm vào cảnh hiểm ấy là lỗi của thuộc hạ, tất phải để thuộc hạ tự đi bắt Nhất Sĩ. Thiếu Bạch biết rõ nàng võ công tầm thường, chỉ cái gan góc xem chết như vậy là đáng kính phục lắm. nhưng Nhất Sĩ dưới tay trùng trùng hộ vệ, mình với Nhàn Vân có liên thủ cũng vị tất đã thực hiện được ý định, hà huống chị em nàng, rõ chết là cái chắc. Có điều không dám nói thẳng, chỉ trầm ngâm: Cô nương ở đây chủ trì đại cuộc, có Nhàn Vân đại sư tương trợ, tại hạ tự tin không đến nỗi nào đâu. - Nhớ rằng bên cạnh Nhất Sĩ còn có nhiều hộ vệ võ công tuyệt đỉnh, chả d- gì bắt sống được y, mà phải hành động bất ngờ mới có hy vọng. Ngừng một tí, nàng tiếp: - Nguyên ý tiện thiếp muốn dùng đại nghĩa giang hồ để thuyết phục tăng lữ Thiếu Lâm, ngờ đâu sự việc trái hẳn mong ước, hóa ra nông nỗi này, chắc là phải ra tay rồi. Thiếu Bạch hơi nghi ngại, nhưng không thể không tin: - Cô nương nhất định đi à? - Phải. - Chỉ có hai chị em cô nương thôi sao? - Minh chủ quyền kiếm vô địch, xin đi với thuộc hạ. - Được lắm! - Mọi việc ở đây xin phiền đại sư chủ trì. Nhàn Vân đáp liền: - Lão nạp nguyện dốc hết sức tận lực, tam vị về sớm cho chúng tôi khỏi mong. Tuyết Quân lấy trong người ra một viên thuốc bảo: - Minh chủ uống thuốc này đi!Thiếu Bạch không hiểu Tuyết Quân làm trò gì, chỉ vâng lời nuốt luôn viên thuốc, lại nghe nàng nói: - Phiền minh chủ dẫn đường. Cho đến khi ra ngoài bìa rừng rồi, mới thấy có hàng tăng vận khôi bào đứng chận. Thiếu Bạch nhát trông thấy quần tăng không dưới hai chục tên, không khỏi lo thầm. - Nghe Nhàn Vân nói Thiếu Lâm có La Hán trận bày ra nhân số không chừng, đông độ hơn trăm, ít thì lấy chục. Đám tăng này ý chừng muốn bày trận vây khốn ta đây, phải làm sao giết ngay được dăm tên trước là bẽ gãy thế địch, sau nữa họ sẽ thiếu hụt nhân thủ, hết mong bày trận nổi.Nghĩ thế chàng hơi yên tâm tra kiếm, hữu thủ sờ đốc đao, lạnh lùng: - Trong chư vị, ai là người chấp sự? Một tăng nhân trung niên đứng giữa nói: - Bần tăng. Thiếu Bạch nhìn chằm chặp hòa thượng: - Đao trong tay tại hạ ra khỏi vỏ tất phải giết người, đại sư... Lão này ngắt nhanh: - Cái đó bần tăng đã sớm biết. Đột ngột khoát tay, quần tăng cực kỳ mau lẹ dạt vây. Thiếu Bạch cười khảy toan tuốt đao thì nghe Tuyết Quân bảo: - Cũng nên xem La Hán trận của Thiếu Lâm một chút! Loáng cái, quần tăng đã dàn thành trận thế vây chặt bọn Thiếu Bạch. Ra là số tăng lữ dõi chừng trong rừng đã truyền tin về, bọn tăng nhân này là cao thủ trong Đạt ma viện được phái đến cấp thời. Hòa thượng chấp sự thấy La Hán trận đã bày xong, đắc ý cười nhạt: - Bần tăng nhớ thì nhớ cả trăm năm nay chưa hề có kẻ nào thoát được La Hán trận, thí chủ khiến cho bần tăng phải lập trận cự địch cũng nên tự hào lắm. Thiếu Bạch dửng dưng: - La Hán trận của Thiếu Lâm vị tất đã cầm chân tại hạ được. Mắt dõi nhìn, chàng mong tìm ra chỗ yếu. Bỗng nghe Tuyết Quân bảo: - Đối phó với La Hán trận, khỏi cần minh chủ phải xuất thủ... Ngừng giây phút nàng nói sẳng: - Các vị bày trận xong chưa? - Xong rồi, các vị phá xem! La Hán trận biến hóa thần diệu vô cùng, quần tăng đều một dạ vững tin. Thiếu Bạch lo lắng, không hiểu Tuyết Quân sẽ đối phó với tòa trận lừng danh kim cổ này bằng cách nào, chợt nghe nàng nói: - Vì cứu vớt Thiếu Lâm tự các ngươi khỏi trầm luân trong cảnh mê lầm muôn kiếp không mong ra khỏi, tiện thiếp sẽ cho các ngươi coi tí bản lãnh. Lão tăng nhân chấp sự chờ mãi không thấy đối phương rục rịch không nhẫn nại được nữa: - Bần tăng chẳng rãnh việc, chư vị chưa chịu xuất thủ thì bần tăng đành xin đắc tội. Thiền trượng trong tay quét vội một đường, quần tăng bốn mặt cũng siết chặt vòng vây, La Hán trận danh vang thiên hạ tức thời phát động. Chỉ nghe tiếng Tuyết Quân bảo: - Mau vất binh khí đi, các ngươi không thể động thủ được rồi. Hòa thượng trung niên quá đỗi lạ lùng: - Nữ thí chủ nói sao, thật bần tăng chưa hiểu. - Tiện thiếp nói chư vị không còn động thủ được nữa. - Vì lẽ nào? - Nếu không tin cứ việc vận khí thử xem. Quần tăng nghi ngại, không hẹn mà vận khí thử, quả nhiên thảy đều biến sắc, ngây người hết dám tiến công. Ra là lúc họ vận khí đều thấy trong bụng nhức nhối, triệu chứng trúng phải kịch độc. Tuyết Quân tiếp lời đe dọa: - Giờ phút này nếu các vị vận khí, chất độc trong bụng sẽ phát tác tức thì, chả phải tiện thiếp dọa dẫm, chứ các vị có nội công thâm hậu đến đâu, cũng hết cách chống chỏi. Thiếu Bạch vỡ nhẽ, thì ra chị em họ Phạm biết cả cách dùng độc. Tuyết Quân khẽ giục: - Ta đi! Thiếu Bạch quát: - Tránh đường. Trường kiếm chớp nhoáng đâm vào một tăng nhân. Hòa thượng toan đưa trượng đón đỡ, nhưng mới nhấc lên được nửa, bỗng xuội tay ôm bụng nhăn nhó. Thiếu Bạch dạt kiếm, phạt nhẹ vào vai trái hòa thượng. Tăng nhân chịu ngay một kiếm ngã chúi về trước sùi bọt mép. Quần tăng mắt thấy tăng nhân sư huynh như thế, đều toát mồ hôi hột, đứng im thin thít. Thiếu Bạch vũ lộng trường kiếm, một cái xoay mình lóe nhanh vòng sáng lạnh dồn quần tăng phải ra tay. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 53 Bắt Chưởng môn nhân Quần tăng vừa huy động binh khí thì chất độc lại phát tác tức khắc trong bụng đau buốt như kiếm châm, đều phải ngồi xụp cho bớt cơn đau nhức. Thiếu Bạch tả thủ điểm luôn huyệt đạo bọn họ, xong lại cất bước đi. Khi ấy, cách quãng đường mấy trượng xa vẫn còn hàng vài tăng lữ, mắt thấy đám sư huynh đệ đều ngồi ôm bụng rên rỉ, đâm hoảng vía: - Người này lợi hại thật, có thể tích tắc phá vỡ La Hán trận xưa giờ đã vùi thây không biết bao anh hùng thiên hạ. Đành lòng để mặc cho Thiếu Bạch dẫn chị em họ Phạm ung dung đi qua. Thiếu Bạch tới trước đại điện, thấy có hai tăng lữ lăm lăm binh khí trong tay đứng canh ở cửa, bèn nói: - Cho hỏi một tiếng, phương trượng quí tự Nhất Sĩ hiện giờ ở đâu? Nhị tăng đã hờm sẳn chờ đánh ập Thiếu Bạch, nhưng thấy chàng nói năng hiền hòa, đều đưa mắt nhìn nhau, lặng một lúc, tăng nhân đứng bên trái bỗng hỏi: - Các hạ tìm phương trượng tệ tự có việc chi? - Suốt một ngày đêm ác chiến, hai bên đều bị thương vong nên chúng tôi tuyệt không có ý đối địch với quí tự, chỉ muốn gặp phương trượng quí tự có chuyện cần bàn gấp. Hòa thượng nói: - Cứ đi về phía đông mười trượng rồi rẽ sang hướng bắc. Thiếu Bạch vòng tay: - Đa tạ chỉ giáo. Rồi chàng đi theo y lời chỉ. Tuyết Quân dặn: - Chúng ta sắp vào giữa vòng vây, minh chủ nên dè dặt. - Cô nương tích tắc chế phục được đám tăng lữ ấy, chắc tin đã truyền đến tai Nhất Sĩ. Chuyện vãn mấy chốc đã đi được mười trượng đường, ngẩng nhìn, thấy trên một sân cỏ có một hòa thượng vận cà sa vàng ngồi xây lưng về ba người, nên không thấy được diện mạo lão.Thiếu Bạch dừng bước, nghĩ bụng: - Đây rõ ràng là một cạm bẫy, chả có lẽ bọn ta mắc mưu? Nhất thời chàng đang phân vân thì Tuyết Quân thấy thế, sẽ giục: - Cứ đi đi, chúng ta phải tương kế tựu kế mới mong gặp được Nhất Sĩ, y thấy thất bại mấy trận liền, chắc sớm đề phòng nghiêm mật, ta chả dễ tìm y được đâu. Thiếu Bạch miễn cưỡng cất bước về phía hòa thượng mà lòng thấp thỏm không yên. Tuyết Quân lại bảo: - Không nên đi quá nhanh, chậm chậm thì hơn. Thiếu Bạch hồi hộp, nghĩ quanh: - Hòa thượng này rõ là một con mồi nhử cho ta phải chui đầu vào rọ, nhị vị cô nương võ công non kém, đến lúc ấy ta làm sao bảo hộ cho được. Vừa lúc chỉ còn cách hòa thượng đó lối một trượng. Chỉ thấy tăng lữ xoay lại, lạnh lùng hỏi: - Ba vị muốn tìm gặp phương trượng tệ tự? Thiếu Bạch nhìn quanh hòa thượng, thấy tuổi chưa quá ba mươi, rõ chả phải Nhất Sĩ, thì bốc giận sẵng giọng: - Đúng thế, lão ở đâu? - Các vị muốn gặp, phải bỏ hết binh khí xuống trước. - Đành bắt đại sư dẫn lộ. Sấn tới, trường kiếm nhoáng vèo ra. Tuyết Quân nói nhanh: - Khoan đã. Tuyết Nghi động tác mau lẹ khôn tả. Thiếu Bạch vừa nhấc bước nàng đã bấm tay cho chịbiết.Thiếu Bạch thâu kiếm, lùi về hai bước hỏi: - Sao vậy? - Chúng ta đã lâm vào giữa vòng vây, minh chủ có giết y cũng vô ích. Thiếu Bạch dáo dát nhìn, chỉ thấy khắp bốn mặt sân vắng tanh, tuy có rừng cây cách đó năm trượng, cho có cường địch nấp ở trong ấy cũng còn đủ thì giờ rút lui mà. Tuyết Quân hai mắt mù, nhưng nhất cử nhất động của chàng đều được em cho biết rõ, thấy chàng do dự liền bảo: - Cứ nghe lời y, bỏ binh khí đi! Thiếu Bạch hậm hực làm theo. Hòa thượng cười nhạt: - Hình như còn cây đơn đao trên lưng các hạ? Thiếu Bạch soạt đao, ném xuống đất. Hòa thượng bấy giờ mới bảo: - Chư vị theo bần tăng. Rồi tăng nhân cất bước đi trước. Thiếu Bạch lo lắng nhìn hai món binh khí vất trên đất: - Cổ đao là tặng vật của Hướng Ngao lão tiền bối, vất thế kia trông sao đành dạ. Phạm cô nương chả hiểu sâu xa, bảo ta bỏ hết đao kiếm, ngộ lỡ phải động thủ, chỉ còn mỗi đôi tay thịt này làm sao cự địch đây? Hòa thượng dắt ba người vào trong một gian điện, thấy tăng lữ đứng đông nghẹt, Nhất Sĩ đại sư ngồi chễm chệ trên một chiếc kỷ, lạnh lùng nhìn hòa thượng mặc cà sa vàng: - Ngươi chưa chết à? Hòa thượng đáp: - Đệ tử bắt y ném bỏ binh khí, y răm rắp tuân theo nên đệ tử chưa có dịp hạ thủ. Thiếu Bạch chợt hiểu: - À! Thì ra y ngồi ngoài ấy là chờ hạ thủ ta, nhưng một mình y khó mong nên việc. Nhất Sĩ bảo: - Thôi được, ngươi đi nghỉ đi. Hòa thượng ứng tiếng dạ, bỏ đi liền. Nhất Sĩ nhìn ba người: - Ba vị có chuyện gì cứ nói. Tuyết Quân chậm rãi: - Quí tự cao thủ quá đông, chúng tôi quả bất địch nên chúng tôi xin thỉnh đại sư... - Phải chăng tự biết khó thoát nên các hạ mới tìm đến bổn tòa cầu hòa? Thiếu Bạch mắt thấy đám tăng lữ đứng vây quanh đông có đến mấy chục người, tăng nhân nào cũng đều hờm hờm binh khí, thì hiểu ngay cuộc thế nếu phải động võ, bại sẽ về mình là cái chắc. Chỉ nghe Tuyết Quân hỏi: - Đại sư chịu nhận lời? Nhất Sĩ cười khảy: - Chư vị muốn bảo toàn tính mạng chỉ còn mỗi phương cách. - Một người như các hạ chỉ cần giữ được mạng thì có gì không dám làm. - Thức thời là tuấn kiệt, đã không mong chống cự được nữa thì khỏi phí sức nhiều lời. - Nói thế, nếu đặt ở hoàn cảnh chúng tôi, đại sư sẽ làm sao? - Buông binh khí bó tay chịu trói. Tuyết Quân hốt đổi giọng: - Đúng, thế thì chư vị buông binh khí chịu trói đi là vừa! - Nữ thí chủ điên không đấy? - Không đâu, giờ phút này các ngươi đã mất sức phản kháng, nếu không buông binh khí chỉ còn cách ngồi chờ chết. - Nữ thí chủ không láo. - Đại sư chưa tin, cứ vận khí thử xem, ta đã muốn có dịp nói chuyện búng ra độc phấn không mùi không sắc. - Nếu thật thế, ba vị cũng phải trúng độc? - Bọn ta trước khi đến đây đã uống thuốc giải rồi. - Tiện tỳ thâm độc thật. - Một nước nhầm lỡ, bại cả bàn cờ, đại sư đã sa cơ, nên hàng đi cho phải lẽ. Nhất Sĩ không thèm để ý đến Tuyết Quân, lẳng lặng vận khí thử, nào dè quả thật thế, trong bụng cảm thấy nhói đau như phải kiến cắn. Quần tăng bấy giờ cũng nhận thấy trúng chất kịch độc, đều nín lặng. Thiếu Bạch xem tình hình đã thay đổi hẳn, quần tăng người nào cũng đứng thừ người ra liền nghĩ: - Không lẽ bọn này đều trúng độc thật rồi sao? Tuyết Quân thấy im phăng phắt, tiếp lời: - Các vị đã tin tôi chưa? Quần tăng lặng bặt, mấy chục con mắt cùng đổ về Nhất Sĩ chờ lệnh. Nhất Sĩ buồn thiu: - Phải, bọn tôi trúng độc thật. - Kể như lần đấu trí các vị đã thua. - Cô nương muốn gì? - Chúng tôi phiền đại sư hạ lệnh cho tất cả tăng lữ vây quanh chùa phải rút đi hết, chờ các vị trưởng lão trong quí tự xuất quan. - Được, bổn tòa hạ lệnh ngay. Rồi lão ngừng lại hỏi: - Thuốc giải đâu? - Đừng cuống, thuốc độc tôi dùng tuy mạnh, nhưng chỉ cần các đại sư đừng vận khí động thủ, thì nó chả sẽ bao giờ phát tác. - Ý nữ thí chủ muốn nói, bần tăng phải hạ lệnh cho tăng chúng ngoài chùa rút lui, còn nữ thí chủ khỏi cần trao thuốc giải độc đúng không? - Tôi chỉ muốn đại sư đi với chúng tôi một thể, cho đến khi các vị trưởng lão trong quí tự khai quan, tôi sẽ đưa thuốc giải cho đại sư. - Nữ thí chủ xem bổn tòa là hạng người nào? - Không cần biết, nếu đại sư không sợ chết, thì khỏi phải chấp thuận nữa... Bỗng nàng cao giọng: - Cho họ xem đi! Thiếu Bạch nhoáng cái, đánh vù một chưởng về một tăng nhân hòa thượng. Lão này lật đật vung hữu chưởng đón đỡ. Bình một tiếng, hai chưởng chạm nhau nghe vang dội, liền lúc hòa thượng rú thảm, ngồi bệt xuống ôm bụng rên xiết. Nhất Sĩ liếc nhìn, thấy hòa thượng mồ hôi trán vã ra giọt, bất giác hoảng hồn. Quần tăng thấy thảm cảnh, đồng loạt hoang mang: - Xem chừng, chả phải y thị dọa không đâu. Tuyết Quân cười nhạt: - Đại sư trông thấy chưa? - Thấy rồi. - Hay lắm, thân mình lo chưa xong, tất khó mong nghĩ việc cứu người khác. Nhất Sĩ liếc nhanh hai hòa thượng đứng cạnh hộ vệ, lặng thinh. Tuyết Quân tức bực: - Chắc đại sư chưa tin hẳn, thử thêm chưởng nữa cho họ xem! Thiếu Bạch đột ngột bước nhanh tới hai bước, sát bên cạnh Nhất Sĩ. Hai hòa thượng đứng bên hộ vệ vội vã bước ra ngăn chặn. Thiếu Bạch tung ngay hai chưởng chia công nhị tăng. Hai lão này vừa rồi thấy sư huynh đón chưởng đối phương liền lăn ra vật vã trong bụng đã khiếp sợ, nhưng Thiếu Bạch xuất thủ quá mau bèn phải vung chưởng đón đỡ. Bình vang một tiếng, chỉ thấy nhị tăng bật lùi lại ba bước, cũng ngồi phệt xuống đất. Tuyết Quân lạnh lùng bảo: - Giờ đây, dược tính đã lan đi khắp, nếu vận khí để nó phát tác thì ruột gan sẽ quặn lên, sẽ tha hồ mà đau dớn, có là người mình đồng da sắt thật cũng mong đừng chịu nổi, chư vị đại sư còn ai chưa tin nữa cứ đứng ra thử xem. Hốt nghe có tiếng rên ối, một hòa thượng bỗng dưng ôm bụng ngồi bệt xuống. Lạ điểm lão này chưa có đối chưởng với Thiếu Bạch, vô duyên vô cớ hóa ra như thế làm cho quần tăng đều tròn mắt sửng sờ. Tuyết Quân giải thích: - Vị đại sư ấy không tin lời tôi, ngầm vận khí thử, mới khiến dược tính phát tác, chả hiểu có đúng thế không? Hòa thượng đau bụng như xé, nói không lên tiếng, chỉ lia lịa gật đầu. Thấy vậy quần tăng hoảng quá, chỉ còn biết nhìn về Nhất Sĩ dò ý. Tuyết Quân đằng hắng: - Có câu bắt giặt bắt tướng, chém rắn chém đầu. Quí tự giới lệnh nghiêm ngặt, thiên hạ đều biết, cũng vì vậy, chư vị hiểu rõ cái chức vị chưởng môn của phương trượng quí tự hiện thời lai lịch có chỗ mờ ám đáng ngờ, nhưng chả một ai dám ho hết dị nghị... Sẵng giọng nàng tiếp: - Lúc này, cả thảy đều bị trúng độc thật đấy, nhưng nếu chưa có lệnh phương trượng hẵn không dám bỏ binh khí hàng phục, vậy cách hay nhất đành phải cho phương trượng quí tự nếm chút khổ sở mới biết... Quay sang Thiếu Bạch: - Minh chủ cho Nhất Sĩ đại sư hai chiêu xem sao? Qua lớp sa đen, nàng nói năng rành rẽ như chính mắt trông thấy khiến quần tăng vẫn không tài nào biết được ấy lại là một cô gái mù. Thiếu Bạch nhanh nhẹn phóng vụt tới Nhất Sĩ. Quần tăng hiểu rõ không mong động thủ được, nhưng trước cảnh cấp bách đành phải tràn cả lên đứng bọc quanh lão. Thiếu Bạch thầm khen: - Thiếu Lâm môn qui quả nhiên nghiêm ngặt, rõ biết không cự nổi vẫn phải bảo hộ cho phương trượng. Chàng quát vang. - Chư vị có nhất loạt xuất thủ cũng khó chống nổi một chưởng. Hữu chưởng đánh vèo về Nhất Sĩ. Hốt thấy một tăng lữ trung niên xẹt ngang hai bước, đưa cả thân hình xương thịt chắn trước mặt chưởng môn phương trượng. Ra là lão tự biết không thể vận khí xuất thủ đành đưa thân chịu chưởng. Chỉ nghe bình một tiếng, chưởng thế Thiếu Bạch đã trúng ngay ngực hòa thượng, lão tức thời ôm bụng rên xiết. Tuyết Quân thở dài: - Ôi! Chư vị đại sư nghĩ lầm rồi, đừng tưởng làm thế mà chất độc không phát tác, trái lại nó càng làm cho đau đớn hơn là khác. Thiếu Bạch quát to: - Nếu chư vị không chịu tránh, đừng trách tại hạ vô tình. Nhất Sĩ thấy tình thế đã quá nguy ngập, cho hết thảy tăng lữ trong điện có liều chết cũng chẳng thể cứu mình bèn bảo: - Các ngươi lui ra. Quần tăng cùng dạ dạt ra. Nhất Sĩ nhìn chằm chặp Thiếu Bạch: - Các vị muốn sao? - Phạm cô nương đã nói rõ, đại sư phải đi theo chúng tôi vào rừng. - Ví bổn tòa không đi! - Thì đành phải cho đại sư nếm mùi độc phát. Yên lặng chặp lâu, Nhất Sĩ từ từ đứng dậy: - Lão nạp đi với các vị vậy. Tuyết Quân sẽ bảo: - Minh chủ đòi binh khí lại mau. Thiếu Bạch sực nhớ, bảo nhanh: - Đại sư cho người lấy trả đao, kiếm cho tại hạ trước đã. - Cái đó lão nạp không biết. - Không biết cũng phải biến, nếu chưa chịu làm mau, tại hạ sẽ điểm vào ngũ âm huyệt cho đại sư nếm mùi hành huyết phản tập một lượt với độc tính phát tác. Nhất Sĩ tuy bề ngoài vẫn bình tĩnh, nhưng trong lòng thực đã hoảng sợ, ngoái cổ nói nhỏ với một tăng lữ đứng sau vài câu. Giây lâu thấy một tiểu sa di tay cầm đao, kiếm của Thiếu Bạch chạy vào. Tiểu sa di đi đứng cũng nhanh nhẹn, hiển nhiên chưa bị trúng độc. Tiểu sa di ấy đến trước mặt Thiếu Bạch hỏi: - Đao, kiếm này phải là của thí chủ? - Phải. Y dâng trả binh khí cho Thiếu Bạch: - Thí chủ xem lại có nhầm không? Thiếu Bạch đỡ đao nhìn thoáng bảo: - Đúng rồi. - Thí chủ coi lại trường kiếm chưa? - Khỏi cần. Tiểu sa di ấy chắp tay nghiêng mình bỏ đi. Thiếu Bạch có được binh khí trong tay vững dạhỏi: - Ta dẫn một mình y đi thôi à? Tuyết Quân đáp: - Một mình y làm con tin là đủ. Thiếu Bạch lạnh lùng quay sang Nhất Sĩ: - Đại sư sao chưa đi, chả lẽ đợi tại hạ phải kính thỉnh nữa à? Nhất Sĩ quét nhìn đám tăng nhân, đứng dậy: - Cô nương bắt lão nạp đi đâu? - Vào trong rừng kia... Ngừng một tí, Tuyết Quân nói tiếp: - Chúng tôi không muốn thương nhân nhiều quá, nên mới mượn đại sư ngăn cản thế công của tăng lữ trong chùa. - Bổn tòa rất bội phục, chẳng qua... - Chẳng qua sao? - Từ lúc vào đến giờ cô nương vẫn che mặt kín mít, không hiểu có dụng tâm gì? - Chả mắc mớ chi đại sư phải hỏi. Nhất Sĩ lặng thinh bước đi. Thiếu Bạch thắc mắc chẳng hiểu bỗng dưng lão hỏi câu đó có dụng ý gì, chợt nghe Tuyết Quân giục: - Đi theo lão. Thiếu Bạch vội vàng rảo bước theo, Tuyết Quân cũng vịn vai em nối gót. Quần tăng vây bốn chung quanh có trên mấy chục người, thấy chưởng môn phương trượng bị người dẫn đi, chỉ biết đứng ngây người ngó theo. Dọc đường tuy gặp rất nhiều tăng lữ, nhưng vì lẽ liệng chuột bể đồ, họ sợ không dám xuất thủ bừa bãi. Đi tới trước tòa đại điện, Nhất Sĩ bỗng dừng bước, ngước nhìn trời: - Thanh thiên bạch nhật, chắc có sao thần xuất hiện. Thiếu Bạch ngẩng nhìn, thấy vòn trời bao la một màu xanh ngắt thì nghĩ bụng: - Sao thần nào đâu, hòa thượng này điên mất rồi. Hốt nghe Tuyết Quân hỏi: - Đại sư muốn thấy Bạch nhật tinh? - Nữ thí chủ nói sao? - Đại sư chưa hiểu à? - Đúng thế. - Nhật nguyệt luân chuyển, cảnh vật đổi dời, việc thế gian đâu có lý nào bất biến. - Ý thí chủ muốn nói... - Tôi nói chuyện đời luôn mới, mọi cái đều thay đổi theo thời gian. Nhất Sĩ ngoái nhìn Thiếu Bạch: - Vị thí chủ đây... Tuyết Quân ngắt vội: - Tháng ngày còn dài, hà tất phải gấp gáp nhất thời? Thiếu Bạch ngơ ngác chả hiểu hai người nói gì mà câu trên chuyện trăng sao, câu dưới đã rơi xuống việc người cõi thế, thì nàng đã nói: - Chúng ta vào rừng mau thôi, kẻo bọn họ chờ lâu sốt ruột. Thế là họ đi nhanh chân vào rừng. Mấy người vừa vào rừng vừa lúc bọn Nhàn Vân cũng đang kéo nhau ra nghênh đón, nhác thấy ba người trở về vô sự lại dắt thêm cả Nhất Sĩ, thảy đều kinh dị. Vạn Lương sẽ đằng hắng: - Thiếu Lâm chưởng môn phương trượng tất có hộ vệ trùng trùng, mấy vị sao dễ dàng bắt được y về đây thế? Thiếu Bạch mỉm cười: - Phạm cô nương hiển lộ chút thủ đoạn chấn khiếp quần tăng, buộc chưởng môn hòa thượng phải vào đây. Chỉ thấy chị em họ Phạm dẫn Nhất Sĩ đến dưới một gốc cây bảo lão ngồi xếp bằng ở đây rồi to nhỏ chuyện trò lúc lâu, nhưng vì tiếng nói sẽ quá, khiến bọn Thiếu Bạch chả nghe được gì, sau đó Tuyết Quân lại bỏ đi. Khi ấy, Ngọc Giao và Hoàng Vĩnh vẫn nhớn nhát dõi chừng tứ phía xem có bóng địch sẽ cấp thời báo cho quần hào biết để nghênh chiến. Thì ra quần hào chờ quá lâu không thấy tăng lữ tấn công vào lại thay phiên canh chừng, còn những người khác cũng mượn dịp nghỉ ngơi. Tuyết Quân đi tới bên Vạn Lương nói: - Chúng ta đã có con tin, không lo đối phương đánh tràn nữa, bảo họ cứ việc đi nghỉ! Thấy Nhất Sĩ ngồi một mình dưới gốc cây, Thiếu Bạch đâm lo: - Phạm cô nương để lão hòa thượng ấy ngồi riêng ở xó kia, không sợ lão lẻn trốn à? - Chả sao, lão đang có chỗ lo nghĩ, trước khi chưa chứng thực, không thể bỏ trốn. - Tại hạ còn một việc thỉnh giáo? - Xin minh chủ cho biết? - Ban nãy ở dọc đường, cô nương với lão nói chuyện gì thế? - Minh chủ nghe thấy rất kỳ quái phải không? - Quái lạ chẳng nói, mà không hiểu tí gì là khác. - Ấy là một cách liên lạc bằng bí ngữ, thuộc hạ cũng chưa biết. - Thế cô nương nói chuyện gì với lão? - Thuộc hạ muốn từ cửa miệng lão dò hiểu lối mật ngữ liên lạc ấy? - Gọi là mật ngữ, tất phải đặc định theo một qui cách đặc biệt, cô nương chưa hiểu nội tình, làm sao nói chuyện rành rẽ với lão được? Tuyết Quân im bặt, qua vuông lụa đen không sao thấy được những phản ứng trên gương mặt nàng lúc ấy, nhưng thoáng trông cô em Tuyết Nghi bỗng nhoẻn miệng cười. Nàng ngày đêm bám sát Tuyết Quân như hình với bóng, mọi việc tai nghe mắt thấy đều bấm tay cho chị biết. Rồi như con chi chi nàng lủi thủi lặng lẽ đi bên chị không một cử chỉ biểu lộ, thành thử dần rồi chả ai nhắc nhỡ đã động tới nàng, chỉ lờ mờ cảm thấy cạnh Tuyết Quân còn có một hóa thân nữa mà thôi. Giây phút này, nàng chợt mỉm cười gây chú ý cho cả quần hào. Thiếu Bạch cho là chuyện lạ, thầm nghĩ: - Ả này ví miệng nói thành tiếng, chắc hẳn cũng là một bông hoa cõi tục. Tuyết Quân thấp giọng nói: - Lão ta khôn khéo lắm, nói chuyện cả hồi lâu, thuộc hạ vẫn chưa dò ra manh mối nào. Thiếu Bạch nói lảng: - Bây giờ phải xử trí với lão ra sao? - Ý minh chủ? - Tại hạ ban đầu ý muốn rửa mối thù sâu cho phụ mẫu nhưng hiện giờ lại có ý nghĩ khác. - Khác là sao? - Luận cuộc thế hiện tại, cừu gia của tại hạ hình như có liên hệ mật thiết với đại sự giang hồ, thế nên tại hạ chưa vội báo mối gia cừu. - Minh chủ hiểu vậy là hay lắm. - Đối phó với cuộc diện trước mặt, ý cô nương thế nào? - Ta sẽ đàm phán với các trưởng lão trong chùa. Vừa lúc đó, Vạn Lương và bọn Ngọc Giao đi lại, Tuyết Quân dịu dàng nói: - Trương cô nương vất vả quá. - Đa tạ Phạm cô nương quan hoài. - Vạn hộ pháp, tôi có một việc thỉnh giáo? Vạn Lương đáp liền: - Không dám, cô nương chỉ dạy. - Nếu đôi bên là thù địch, bất luận thủ đoạn nào cũng có thể dùng được, đúng không? - Giang hồ phong ba hiểm trá thế nào, nếu đã là thù địch hẳn nhiên khỏi cần nói đến hai chữ đạo nghĩa. - Phải lắm, chờ một lát sẽ nhờ hộ pháp hạ thủ. - Việc gì? - Điểm huyệt đạo Nhất Sĩ. - Cô nương ý bảo lão hủ sẽ bất thần điểm yếu huyệt lão? - Đúng thế, chúng ta bắt sống chưởng môn nhân của Thiếu Lâm tự, các trưởng lão trong chùa dẫu cho sớm bất mãn đối với lão cũng không thể khoanh tay bỏ mặc, tất sẽ xuất quân cứu...Ngừng giây lâu, nàng tiếp: - Mấy ngày hôm nay ác chiến, ta toàn chạm với bọn tăng nhân hạng nhị, tam lưu trong chùa. Vì có động thủ với các trưởng lão của họ, mới có thể biết được cái tinh hoa, kỳ ảo của võ học Thiếu Lâm, vậy chư vị cũng nên đi nghỉ mệt một lúc đi. Thiếu Bạch lòng lo ngay ngáy đến việc Nhất Sĩ có thể vùng dậy trốn chạy, nên chi, mắt vẫn hé mở coi chừng từng cử động của lão. Dè đâu, việc xảy ra ngoài sự tưởng tượng, Nhất Sĩ không người canh giữ vẫn ngồi yên tại chỗ, dáng bình thản như không. Đang khi lạ lẫm hốt thấy vèo mấy tiếng, tăng lữ với thân pháp mau lẹ cùng phóng về phía Nhất Sĩ, rõ là họ định mạo hiểm cứu thoát lão. Thiếu Bạch đứng bật dậy, soạt kiếm toan vút ra ngăn chận thì đã có tiếng Tuyết Quân ngồi cạnh đấy sẽ bảo: - Cứ ngồi xuống để lặng xem. - Bọn họ muốn cứu thoát Nhất Sĩ! - Nếu lão Nhất Sĩ có ý chạy, giờ này minh chủ cũng không còn cản kịp. Thiếu Bạch đành lẳng lặng ngồi xuống dõi trông. Chỉ thấy Nhất Sĩ đại sư mở mắt nhìn hai tăng lữ tới trước mặt, môi mấp máy nói vài câu gì đó, hai hòa thượng nghe xong bỗng nghiêng mình thi lễ lui đi. Hiển nhiên, Nhất Sĩ đã cự tuyệt sự cứu viện của nhị tăng. Thấy vậy, Thiếu Bạch ngạc nhiên quay nhìn Tuyết Quân: - Không hiểu nàng dùng cách nào khiến cho Nhất Sĩ phải nghe lời răm rắp như thế. Tuyết Quân như biết ý, sẽ hỏi: - Minh chủ chắc lấy làm lạ lắm? - Phải, tại hạ mỗi lúc một thêm hoang mang. - Gia sư lúc sinh tiền thường giảng giải cho thuộc hạ những nhược điểm tâm lý con người. Đại khái có ba loại, chỉ cần nắm được những nhược điểm đó thì chế phục lão rất dễ dàng. - À, ra thế, chắc lão sợ độc tính phát tác hết phương cứu giải nên mới không dám bỏ trốn? - Minh chủ mới chỉ nói đúng một nửa, Thiếu Lâm tự đâu có thiếu thuốc giải độc, lão là phương trượng, muốn lấy lúc nào chả được, đã có hy vọng sống sót một nửa rồi, lẽ nào lão không dám thử vận? Thiếu Bạch ngỡ ngàng: - Nàng nói đúng. Chàng hỏi liền: - Thế thì nguyên nhân nào lão chưa dám bỏ trốn? - Lão sợ thế lực thánh cung. - Thiếu Lâm tự xưa nay hùng mạnh, chả lẽ không cự lại người trong thánh cung sao? - Cự lại thì cự lại đấy, nhưng lão chỉ sợ là người trong thánh cung phơi bày chân tướng lão, chẳng những sẽ mất chức chưởng môn phương trượng, lại còn biến thành một phản đồ cho tăng chúng nguyền rủa nữa. - Nói thế, cô nương làm sao khiến lão phải vâng lời răm rắp? - Một là lão sợ độc tính phát tác hết cách cứu chữa, hai là lão ngờ thuộc hạ là người trong thánh cung nên mới không dám trái lệnh. - Vậy thì sao cô nương còn bảo Vạn lão anh hùng đi điểm huyệt lão? Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 54 Gặp chín trưởng lão Tuyết Quân nói liền: - Hỏi hay, minh chủ chẳng những võ công cao cường, về trí tuệ cũng thật là tiến bộ.Thiếu Bạch nói: - Cô nương quá khen. - Lúc này tình thế coi như tạm yên, trong lòng Nhất Sĩ đã nhận lầm thuộc hạ là người trong thánh cung, nhưng nếu chư vị trưởng lão Thiếu Lâm đối đầu với ta, tất y sẽ suy tính trong hai cái hại chọn lấy cái hại nhẹ nhất. Hốt nghe tiếng áo phần phật, nhoáng vụt một bóng người, Nhàn Vân đã buông mình xuống cạnh hai người, nói: - Phạm cô nương, tình thế không ổn rồi? Tuyết Quân hỏi nhanh: - Có việc gì? - Lão nạp ngồi trên ngọn cây dõi xem tứ phía, phát hiện có lối năm trăm tăng lữ hàng đội chỉnh tề, chắc sẽ vây kín cánh rừng này trong khoảnh khắc. - Không lẽ trưởng lão trong chùa giờ này đã khai quan? - Có lẽ chưa đâu. - Bảo mọi người ai về chỗ nấy, thu nhỏ trận thế thêm lần nữa. - Cô nương bày Ngũ hành liên hoàn trận vốn đã chẳng mấy rộng, nếu giờ thâu nhỏ một lần nữa, chả phải quá chật chội ư? - Trừ phi chúng ta không chọn thủ đoạn, chuẩn bị thì lối đánh đồng ư qui tận vì bây giờ cũng đã hết sức tiếp tục chiến đấu lâu dài. - Tuy thế, nhưng chúng ta cũng không thể không đánh. - Nếu có đánh thật, chúng ta càng tập trung lại càng tốt chứ sao? - Cô nương nói phải. Khi ấy Vạn Lương, Cao Quang, Hoàng Vĩnh, Ngọc Giao cũng đều chạy xúm lại. Kể từ lúc Tuyết Quân bắt được Nhất Sĩ, quần hào càng thêm tin tưởng. Chỉ nghe nàng nói: - Nếu không phải tình thế bức bách quá, không xuất thủ không được thì chư vị đừng có hành động bừa bãi là hơn. Ngừng một thoáng, nàng tiếp: - Vạn hộ pháp để ý hễ thấy trưởng lão trong chùa xuất hiện là phải điểm ngay vào mấy huyệt đạo của Nhất Sĩ, nhớ là điểm sao cho vừa tay đủ để y không nói được, không hành động được, nhưng cũng không ngã lăn ra đất. Vạn Lương đáp liền: - Vạn mỗ sẽ hết sức. - Đây là cửa ải rất quan trọng, chư vị phải dè dặt lắm mới được. Nếu như ta khích nộ các trưởng lão trong chùa Thiếu Lâm, thì cho có bắt được Nhất Sĩ, cũng khó lòng khuất phục được hết tăng lữ trong chùa. - Cô nương đã có trù liệu? - Giờ này chưa dám chắc, nhưng hy vọng có thể thuyết phục được tăng lữ Thiếu Lâm. - Thế còn các trưởng lão trong chùa, cô nương định thuyết phục cách nào? - Tôi sẽ trình bày sự thực, nếu tăng lữ Thiếu Lâm hiểu biết lý lẽ tất sẽ tin lời tôi, sợ là sợ cái họ hiểu rõ sai quấy đấy, nhưng vì thể diện của chùa sẽ không thừa nhận, trái lại còn nói chúng ta bịa chuyện xuyên tạc, cố tình gây rối, thì lúc đó khó tránh khỏi một trường huyết chiến. - Vạn nhất tình hình đến nước ấy cô nương có cách nào đối phó với họ? - Ví thử chỉ bằng võ công không thôi, chúng ta quyết không phải là địch thủ của họ. - Trong hoàn cảnh hiểm hóc hiện tại chúng ta cũng bất tất chỉ dùng võ công để phân trường thắng bại với họ. Vạn Lương rõ ràng không phân bằng cách nào miễn là có thể thắng được tăng lữ Thiếu Lâm thì thôi. Tuyết Quân sẽ thở dài: - Cuộc thế ngày hôm nay, chúng ta mới nắm chắc một nửa, còn một nửa phải chờ xem khí độ đối phương. - Trường hợp quyết liệt quá thì sao? Tuyết Quân hơi do dự: - Sẽ giết sạch bọn chúng để từ nay Thiếu Lâm sẽ vĩnh viễn suy tàn trên giang hồ, không mong có ngày khôi phục. Vạn Lương nghĩ bụng: - Nàng xưa giờ nói năng từ tốn, giờ đây có những lời hào hùng như thế, hẳn là đã có chủ định. Xem ra Thiếu Lâm tự suốt mấy trăm năm trong võ học vẫn được nhân vật giang hồ coi là vùng đất võ học tươi tốt nhất sẽ bị hủy diệt trong tay hai nàng. Khó khỏi quá đáng tiếc. Nghĩ thế, lão khuyên: - Nếu như có thể bớt đi trường kiếp sát, không nên kết thêm thù với Thiếu Lâm vẫn là hơn. - Cái đó xin cứ yên tâm, tôi đã chuẩn bị sẵn cả rồi. Trừ phi tình thế bắt buộc ta không còn đường chọn chẳng nói, chúng ta quyết không cố tình gây trường đại kiếp. Lời đối đáp của hai người gieo vào lòng quần hùng những cảm nghĩ khác nhau. Thiếu Bạch từng được chứng kiến nàng bắt sống Nhất Sĩ giữa lớp tăng lữ vây quanh, trong lòng đã vững tin, bất cứ trong cảnh thế nguy ngập nào, nàng cũng vẫn đủ sức xoay sở dễ dàng. Ngọc Giao thì tánh đàn bà, đã kính phục Tuyết Quân, nên nàng nói đâu là tin đấy, không nghi ngại mảy may. Chỉ có Hoàng Vĩnh, Cao Quang vẫn có ý nghi ngờ, vì chưng lực lượng Thiếu Lâm mạnh mẽ thế nào ai cũng nghe biết, nể sợ, đều cho là nàng nói khoác lác thế thôi chứ quyết không làm nổi.Nhàn Vân tuy bị tàn phế, nhưng võ công tài huệ chưa mất hẳn. Đối với cô gái suốt ngày che mảnh lụa đen này trong lòng khó hiểu lắm, nhưng nghĩ đến cái bản lãnh một mình bắt sống Nhất Sĩ đem về, khó khỏi lấy làm lạ lùng, bán tín bán nghi. Mỗi người một ý nghĩ, nhất thời toàn trường trở nên im bặt. Tuyết Quân biết quần hào chưa tin, tiếp lời: - Tất nhiên không thắng họ về mặt võ công, chúng ta mới phải tìm cách khác đối phó. Nàng chỉ giải thích một cách mập mờ, chừng như không muốn nói hết ý. Nhàn Vân bỗng cất tiếng cảnh giác: - Có người đến, việc cô nương bắt sống Nhất Sĩ, có lẽ tin đã truyền đến tai các trưởng lão trong chùa, buộc họ phải xuất quan. Thiếu Bạch quay nhìn lại, quả nhiên thấy có một hòa thượng vận tăng bào nguyệt bạch đang chậm bước đi lại. Hòa thượng đi đến gần quần hào, thì dừng lại, chắp tay nói: - Lão nạp Tứ Thành, trong chư vị thí chủ nào chấp sự đâu? Tuyết Quân thong thả nói: - Có việc chi chỉ giáo. - Trưởng lão trong tệ tự nghe biết chư vị với tệ tự có lắm chỗ hiểu lầm, sanh ra nhiều chuyện không hay, phải chăng có việc ấy? - Đúng thế, đại sư còn dạy chi nữa? - Lão nạp phụng mệnh đến đây muốn thỉnh trong chư vị một hai vị đương gia đi diện kiến chư vị trưởng lão tệ tự, chẳng hiểu chư vị có bằng lòng đi một chuyến? - Được, có điều phương trượng trong quí tự phải ở lại đây làm con tin. Vạn Lương từng trải giang hồ, thoáng nghe đã biết dụng tâm của Tuyết Quân, liền cất bước về phía Nhất Sĩ. Nhất Sĩ đã sớm mất sức phản kháng, hơn nữa trong lòng mãi lo nghĩ, cho nên, Vạn Lương đến gần điểm huyệt y một cách dễ dàng. Tứ Thành đại sư thấy thế biến sắc: - Nữ thí chủ làm vậy không được rồi. - Sao lại không được? - Thiếu Lâm phái trên giang hồ chưa hề bị ai hiếp đáp, nữ thí chủ bắt phương trượng tệ tự đi chẳng nói, sao lại còn điểm huyệt người trong lúc lão nạp chuyện trò với chư vị? Chúng tôi bắt phương trượng quí tự về suốt tự bấy giờ chưa từng điểm huyệt, nay lão thiền sư đến mời chúng tôi tới gặp trưởng lão quí tự, chúng tôi phải phòng bị phần nào chứ. - Tệ phương trượng ví chưa bị điểm huyệt, sao khi thấy lão nạp không tỏ ý gì cả? - Ấy là phương trượng quí tự đang có chỗ lo nghĩ, có thể chưa biết có lão thiền sư đến đây! - Nữ thí chủ nói khéo lắm, trong chư vị người nào sẽ đi đây? - Tệ minh chủ và chị em tiện thiếp, cộng có ba người, thế có nhiều quá không? - Vị nào là quí minh chủ đâu, có thể cho lão nạp xem mặt? Thiếu Bạch bước lên hai bước: - Tại hạ đây. Tứ Thành quét mắt nhìn khắp Thiếu Bạch giây lâu: - Các hạ trẻ quá nhỉ! - Lão thiền sư quá khen. - Nghe đệ tử tệ tự cho biết, các hạ có thể sử dụng cả đao lẫn kiếm, bản lãnh cao cường lắm, lão nạp mong có dịp được lãnh giáo vài cao chiêu. - Nếu được lão thiền sư chỉ giáo, tại hạ nguyện hết sức phụng bồi. - Khá khen cho người trẻ tuổi mà phong độ hào hùng! Tuyết Quân chen lời: - Các vị trưởng lão quí tự chắc hẳn đang chờ chúng ta, đại sư tuổi cao đức trọng, không nên vì một câu nói đùa mà làm hỏng đến đại cuộc? - Phải lắm, để gặp chư vị trưởng lão trong tệ tự rồi lão nạp xin lãng giáo võ công quí minh chủ cũng chưa muộn. Ngừng giây phút, lão tiếp: - Bây giờ đi được chưa? - Lúc nào chúng tôi cũng sẵn sàng. - Lão nạp dẫn lộ. Nói xong lão xoay mình đi trước. Tuyết Quân quay bảo sẽ Nhàn Vân: - Mọi việc ở đây, phiền đại sư lo liệu cho. Nhàn Vân nói liền: - Lão nạp xin hết sức. Tuyết Quân quay sang Thiếu Bạch: - Ta đi! Thiếu Bạch bước nhanh theo Tứ Thành đại sư, chị em Tuyết Quân cũng nối gót. Tứ Thành đại sư dẫn ba người đi xuyên qua mấy cái sân thẳng hướng một tòa viện khắp bốn bề đều là thúy trúc. Bọn Thiếu Bạch đi tới đâu cũng thấy tăng lữ Thiếu Lâm tay lăm lăm binh khí trợn trừng mắt nhìn, nhưng không người nào dám làm gì. Đến trước viện, Tứ Thành đại sư bỗng dừng chân bảo: - Tới rồi, mời ba vị vào! Ngẩng nhìn, thấy trước cổng có đề ba chữ lớn thếp vàng: &quot;Đại bi điện&quot;. Tứ Thành tiếp: - Lão nạp xin mạn phép. Rồi lão đi thẳng vào. Bọn Thiếu Bạch ngầm vận chân khí, thò tay sờ đại đao, kiếm đâu đấy thong thả bước lên. Vào trong, chỉ thấy trầm hương tỏa ra nghi ngút, trong màn khói mờ nhạt sừng sững chín lão tăng vận khôi bào ngồi xếp bằng tròn. Thiếu Bạch dõi nhìn, thấy có cả Tứ Thành, Tứ Luật, riêng Tứ Thành ngồi ở một cái bồ vị trong cùng. Chín lão tăng đều ngồi xếp bằng tròn, tay phải áp lên lòng bàn tay trái, đặt khoảng giữa hai vế, có một cái vẻ gì thật nghiêm trang, thật hiền hòa khiến người phải sanh lòng kính trọng. Thiếu Bạch vòng tay thi lễ: - Vãn bối Kim đao minh chủ xin ra mắt chư vị đại sư. Chỉ thấy một lão tăng ngồi chính giữa tuổi tác cao nhất bỗng mở mắt nhìn Thiếu Bạch chậm rãi bảo: - Thí chủ ngồi đi. Thiếu Bạch nhìn quanh quất, thấy cánh cửa không cách xa mấy có năm cái bồ đoàn. Lão tăng ấy nói rất ôn hòa, nhưng có một cái sức oai lực mạnh mẽ khó cưỡng, buộc chàng phải y lời ngồi xuống. Tuyết Quân được em đỡ, cũng ngồi xuống trên một bồ đoàn cạnh Thiếu Bạch. Lão tăng ngồi giữa mở lời: - Chư vị đến Thiếu Lâm tự gây nên bao chuyện động trời, thủ đoạn lại ác độc quá lắm, giết chết liền mấy chục đệ tử Thiếu Lâm chúng tôi là nghĩa làm sao? Tuyết Quân nói: - Quí phái thuở giờ vẫn được tiếng Thái sơn bắc đẩu, trong võ lâm, đồng đạo giang hồ ai cũng kính ngưỡng. Ngoại trừ võ công cao cường, đệ tử đông, thực lực hùng mạnh, còn có cái vinh dự chủ trì chính nghĩa cho võ lâm đồng đạo. Suốt mấy trăm năm lập phái đến nay, phàm giang hồ có xảy kiếp nạn, người trong quí phái cũng không chịu khoanh tay ngồi yên, lần nào cũng đều phái cao thủ tham gia. Thành thử tiện thiếp nghĩ, người trong võ lâm sở dĩ kính trọng quí phái chính là ở cái phong thái khí khái dám đứng ra bảo vệ chính nghĩa ấy. - Nữ thí chủ quá khen, lão lại chỉ muốn biết chư vị thâm nhập tệ tự gây nên cảnh máu đổ đầu rơi là có dụng ý gì? - Bọn tiện thiếp đến đây vốn thỉnh giáo quí phái về việc thị phi võ lâm, không ngờ chưởng môn nhân quí phái lại cậy đông hạ lệnh cho đệ tử quí tự vây đánh chúng tôi, bắt buộc tiện thiếp phải tự vệ. - Vì thế, chư vị mới hạ độc thủ trong tệ tự. - Ấy chỉ là việc bất đắc dĩ, dám mong lão thiền sư suy xét lại cho. Lão tăng trầm ngầm: - Chẳng cần hiểu nữ thí chủ đến đây với mục đích gì, nhưng chư vị đã giết mấy chục mạng đệ tử tệ tự, thì thật quá đáng lắm, lão nạp chủ trì trưởng lão hội trong chùa, có lý đâu làm ngơ được.Ngước mắt thở dài lão tiếp: - Và cả cái oai danh Thiếu Lâm tự mấy trăm năm nay, lẽ nào không lý đến? Tuyết Quân đỡ lời: - Chỉ nghĩ đến oai danh của Thiếu Lâm tự tức là bỏ đi cái đại nghĩa trong võ lâm. - Chư vị sư đệ có nghe vị nữ thí chủ này nói! Tám lão tăng ngồi chung quanh đồng loạt đáp: - Chúng đệ nghe rồi. - Chư vị sư đệ có cao kiến gì cứ nói thẳng ra. Tứ Giới đại sư cất tiếng: - Tiểu đệ có một thiển kiến, nhưng không biết có nên nói, dám mong chư vị sư huynh, sư đệ chỉ giáo cho. Lão tăng ngồi giữa bảo: - Sư đệ cứ nói. - Kim đao môn dám xâm nhập Thiếu Lâm tự chúng ta, hẵn bên trong phải có nội tình, mong sư huynh hỏi cho ra lẽ. Bỗng nhiên, một hòa thượng ngồi ở mé trái bên đỡ lời: - Tiểu đệ Tứ Ý, không dám tán đồng ý kiến của Tứ Giới sư đệ. Lão tăng ngồi giữa hơi nhíu mày: - Vậy sư đệ hẳn có cao kiến? - Dẫu cho Tứ Giới sư đệ có lý lẽ riêng, nhưng đây là việc trong nội bộ của chùa chúng ta, không để cho người ngoài xen vào. Tứ Giới đại sư hỏi lại: - Thế ý của sư huynh? - Theo ý ngu huynh trước bắt sống hết những nhân vật trong Kim đao môn xâm nhập Thiếu Lâm bổn viện xử tử, sau đó sẽ tra xét việc trong bổn môn cũng chưa muộn. Tứ Giới nhẹ than dài: - Tứ Ý sư huynh quyết tâm bảo vệ thanh danh chùa Thiếu Lâm ta, tiểu đệ rất bội phục, có điều, nếu làm thế sợ có nhiều nghi vấn. - Nghi vấn nào? - Kim đao môn tìm đến Thiếu Lâm tự tất nhiên là có nguyên nhân, nếu bắt xử tử hết người trong Kim đao môn, chả phải nguyên nhân sẽ khó minh bạch, ấy là một nghi vấn. - Kể được đi, còn nghi vấn nào nữa? - Nghi vấn thứ hai giản dị lắm, người trong Kim đao môn cũng vị tất đã bó tay chịu trói, vạn nhất có động thủ, làm sao dám chắc bắt sống được bọn họ? - Sư đệ đề cao kẻ khác làm nhục oai phong mình, không hiểu có dụng tâm gì? - Tiểu đệ chỉ biết nói thành thực. - Thế thì ngu huynh sẽ xin sư huynh chủ trì bắt sống ba người này ngay trong thập điện cho sư đệ được sáng mắt. Tứ Giới nghĩ bụng: - Tưởng là theo việc bàn việc, dè đâu lại biến thành vấn đề tranh chấp, vì không để sư huynh biết chút ít sự thật, sợ rằng khó mong khuất phục. Nghĩ vậy, lão thủng thẳng nói: - Hay lắm, tiểu đệ xin lau mắt chờ xem. Tứ Ý đại sư giận dữ: - Được, lão nạp sẽ đả thương hai người trước cho sư đệ coi. Là một cao tăng dám nói ra việc đánh người, rõ là trong lòng phải tức giận đến cực điểm. Lão tăng ngồi giữa chậm rãi bảo: - Nhị vị sư đệ khỏi cần tranh chấp nữa. Tứ Ý đại sư đỡ lời: - Tiểu đệ đã nói bắt sống hai người rồi, dám mong sư huynh thành toàn cho tiểu đệ được giữ đúng lời hứa. - Trong võ lâm ân oán dây dưa, muốn bàn cho ra lẽ thị phi vốn là một việc rất khó, tại sao sư đệ lại nóng nảy quá thế? - Nhưng tiểu đệ đã nói ra, hơn nữa, cũng đã lọt vào tai địch nhân, có lý đâu tiểu đệ lại nuốt lời, mong sư huynh nghĩ lại thành toàn cho. Lão tăng ấy trầm ngâm giây lâu, sẽ gật đầu: - Thôi được, ngu huynh chấp thuận, có điều Tứ Giới sư đệ nói phải lắm, trước khi chúng ta chưa rõ chân tướng không nên thương nhân. Sư đệ có ra tay cũng dè dặt là hơn. - Tiểu đệ xin tuân. Rồi lão thong thả đứng dậy. Thấy thế, Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Trong Thiếu Lâm phái có kẻ cố chấp không biết điều như vậy khó khỏi làm gương xấu cho môn hạ đệ tử, lão đã đứng dậy, xem ra ta cũng phải cho lão một bài học mới xong. Chỉ thấy Tứ Ý đại sư đến gần bọn Tuyết Quân còn khoảng bốn năm thước thì dừng lại, hỏi xẳng:- Tam vị đều là nhân vật thủ não trong Kim đao môn, chắc hẳn võ công cao cường lắm hả? Thiếu Bạch liếc nhanh chị em Tuyết Quân, đứng dậy vặn: - Cho là thế đi, lão thiền sư có việc gì chỉ giáo? Tứ Ý đại sư cười nhạt: - Tuổi còn trẻ quá sao nói năng như thế? - Lão thiền sư đã không kính trọng bọn tại hạ, lấy đâu buộc bọn tại hạ phải nể trọng lão thiềnsư?- Xem vậy, chắc chưởng môn sư điệt chả nhầm rồi. Thiếu Bạch không nghe Tuyết Quân lên tiếng, rõ ràng là nàng cũng rất bất mãn trước thái độ ngông cuồng của hòa thượng này, bèn nói: Đại sư tuy đức vọng đều cao trọng, nhưng luận việc thiếu hẳn suy xét, bảo ai chịu tâm phụccho.Tứ Ý đại sư ngoảnh nhìn lão tăng ngồi giữa nói: - Ngươi này cuồng ngạo quá lắm, sư huynh tai nghe mắt thấy đấy, nếu tiểu đệ không trừng trị họ một phen thì còn gì là oai danh Thiếu Lâm ta nữa? Chín lão tăng trong Phật cát, người nào công phu tu dưỡng cũng sâu dày, chỉ có mỗi Tứ Ý đại sư còn nóng nảy không nói, bát tăng còn lại đều nhất mực dửng dưng, khó biết thâm tâm họ đang nghĩ gì. Lão tăng ngồi giữa nhìn nhanh Thiếu Bạch, lặng thinh. Tứ Ý đại sư không thấy lão tăng ngăn cản, cho là đồng với mình, liền hỏi: - Chư vị bó tay chịu trói, hay còn muốn lão nạp phải xuất thủ? Thiếu Bạch lạnh lùng: - Chúng tôi đến đây tuyệt không có muốn động thủ với đại sư. - Các vị tuy không có ý ấy, nhưng cứ thái độ kiêu ngạo cũng đủ bị trừng phạt lắm rồi. - Nếu lão thiền sư quyết muốn động võ, tại hạ đành xin hầu tiếp. - Khẩu khí lớn thật xem này. Hữu thủ đột ngột chụp nhanh vào cổ tay Thiếu Bạch. Thiếu Bạch vụt tránh chưởng, lui về hai bước điềm nhiên đứng chờ. Tứ Ý đại sư giận sôi: - Các hạ sao chưa chịu hoàn thủ. - Lão thiền sư đức cao trọng vọng, tại hạ xin nhường trước một chiêu. - Hừ, nếu lão nạp có lỡ tay đả thương, ấy là lỗi ở các hạ. Lời dứt, vù hai chưởng nữa liên tiếp đổ ập tới. Nghe chưởng ảnh rít lạnh, chứa luồng nội lực mạnh mẽ khôn cùng. Thiếu Bạch không dám chần chờ, lạng nhanh sang năm thước tránh. Tuy hết sức mau lẹ né thoát, nhưng chàng vẫn vị luồng tiềm lực quét phải. Nửa bên thân tức thời ế ẩm suýt ngã xấp không khỏi lạnh mình, nghĩ bụng. - Lão tăng này lợi hại thật. Tứ Ý đại sư cười nhạt: - Thân pháp khá lắm. Hữu thủ giơ lên, quật luôn chưởng nữa. Thiếu Bạch nghe trong lời nói đối thủ có ý diễu cợt, thì bừng giận, nghĩ bụng: - Nếu không cho lão một trận, hẳn sẽ nghĩ là ta sợ lão. Kịp thấy bóng chưởng đã ập nhanh vào mấy yếu huyệt trước ngực hết mong tránh thoát, Thiếu Bạch tức tốc soạt kiếm, hét: - Coi đây! Trường kiếm nhẹ rung, lóe lạnh ánh kiếm khoa lớp lớp chận đứng ngay thế chưởng đối phương.Tứ Ý đại sư thấy chàng khoa kiếm như mưa bão, kiếm thế chặt chẽ không một khe hở, bất giác cau mày thâu chưởng thối lui. Thiếu Bạch không để lỡ dịp, xoáy lốc trường kiếm đâm vèo tới. Tứ Ý đại sư bị nhát kiếm đối phương đánh dạt chưởng thế, thật là một việc mất mặt, nhưng đứng trước mấy vị sư huynh đệ không tiện thi triển thủ đoạn tàn độc quá, có điều chưa kịp dằn cơn nóng, thì Thiếu Bạch lại vèo ra một kiếm, lão bốc giận: - Trong vòng năm ba chiêu, nếu không chế phục được tiểu tử này chắc đến phải vùi chôn tăm tiếng. Vừa nghĩ, hữu thủ phất mạnh tăng bào đẩy một luồng chưởng lực đánh bật kiếm thế Thiếu Bạch, tay trái cùng lúc chớp nhoáng vù ra một chưởng. Thế chưởng này thoáng trông nhẹ nhàng, nhưng khoảng trong gió lộng, Thiếu Bạch kịp thời cảm thấy có một luồng ám kình vô hình tiến tới, bất giác giật nẩy mình: - Hòa thượng nội công thâm hậu thật. Chàng lạng lẹ sang mé trái thoát. Tứ Ý đại sư cười gằn: - Nhanh lắm! Hữu thủ lão nhoáng nhanh một chưởng nữa. Thiếu Bạch thầm tính: - Lão đánh ra chưởng nào cũng đều có dấy theo luồng tiềm lực cực mạnh, ví cứ tránh né thế này mãi cũng có lúc phải trúng. Lão xem chắc đang sôi giận, quyết khó khỏi phân trường thắng bại, vậy thì sao không giải quyết cho sớm. Còn đang nghĩ, chưởng lực thứ hai của đối phương đã ập tới. Thiếu Bạch vội vàng tránh sang bên, nhưng đã khá muộn, trúng ngay dư lực của chưởng phong, chỉ cảm thấy vai trái tê rần, loạng choạng lui liền năm bước. Tứ Ý cau mày lẩm bẩm: Người này võ công như thế, tại sao đệ tử trong chùa lại không ngăn chống nổi y, rõ là hồi gần đây đệ tử trong chùa ta đã biếng nhát không chịu rèn luyện thêm. Câu nói hình như cốt ý cho các hòa thượng nghe. Thiếu Bạch ngầm vận khí cho mạch máu chạy đều lại trong vai trái rồi bất thần lao vụt cả người lẫn kiếm đến sát Tứ Ý khoa kiếm chém bổ xuống. Tứ Ý đại sư cười khảy, hữu thủ nhẹ phất tăng bào chực đánh dạt, hốt thấy trường kiếm trong tay Thiếu Bạch nhấp nhóe loang màu ánh lạnh. Lằn sáng vừa tắt, kiếm thế chớp nhoáng đâm vèo vào mấy huyệt trước ngực lão. Tứ Ý đại sư hoảng hốt lùi vội về hai bước né thoát một kiếm, chưa kịp phản công thì chiêu thức đã nối bóng loáng tới. Kiếm chiêu Thiếu Bạch kỳ ảo lạ thường, lại dồn đối phương phải lùi thêm hai bước. Thiếu Bạch thi triển Đại bi kiếm pháp loang loáng chớp chớp, đợt đợt kiếm phong, nháy mắt đã thủ chặt đối phương trong màn kiếm ảnh. Tứ Ý đại sư tuy đã dốc sức xuất thủ phản công, nhưng thế kiếm Thiếu Bạch biến hóa dị thường, ánh lạnh dấy sáng một khoảng rộng trùm chặt lão không hở một đường tơ cho có một dịp trở tay. Quần tăng trong Phật các, thoạt đầu thấy Thiếu Bạch bị dồn đánh tới tấp không ai buồn để ý xem, đến lúc chàng dốc toàn lực vây kín Tứ Ý trong lớp kiếm quang, đều kinh dị dán chặt vào hai người. Thoáng mắt, cuộc ác chiến đã được mười hiệp. Tứ Ý đại sư đã dốc hết tâm trí tìm cách giải nguy, nhưng rốt cuộc kim chìm đáy biển, hoàn toàn vô vọng trước sóng kiếm dày đặc như trường giang đại hải của Thiếu Bạch, không hở cho lão một giây phút hoàn chiêu. Thêm độ bảy tám hiệp nữa, Tứ Không đại sư ngồi chính giữa bỗng quát: - Ngừng tay! Thiếu Bạch nghe tiếng lão tăng xoáy lốc vào tai, không khỏi bàng hoàng: - Nội công thâm hậu đến thế là cùng. Chàng tức thời thâu kiếm lùi nhanh lại. Tứ Ý đại sư bị dồn đánh tháo mồ hôi, trong lòng vừa giận, đâu có dễ để cho Thiếu Bạch rút lui, chưởng phong lập tức như nước vỡ bờ ồ ạt cuốn tới. Thiếu Bạch vút mình tránh vẫn bị chưởng phong đối phương đánh tung vạt áo. Tứ Không đại sư trầm giọng: - Sư đệ ngừng tay, kiếm pháp y trông giống như Đại bi kiếm pháp của Cơ Đồng lắm, có đánh thế nào cũng không lại đâu. Tứ Ý đại sư chột dạ: - Vương đạo Cửu kiếm? - Đúng thế. Nhìn sang Thiếu Bạch, Tứ Ý đại sư hỏi: - Quí tánh các hạ? - Tại hạ họ Tả, Tả Thiếu Bạch. Tứ Không đại sư thoáng biến sắc: - Bạch Hạc môn Tả Giám Bạch là gì của các hạ? - Ấy là vong phụ. - Phải rồi, các hạ là hậu sinh của Tả Giám Bạch, hẳn đến Thiếu Lâm tự để báo thù. - Không hẳn. - Không vì tầm thù thì vì cái gì? - Vì mối lo chung của võ lâm thiên hạ, mong cứu vãn phần nào kiếp nạn. Tứ Không đại sư nhíu mày: - Các hạ ý muốn yêu cầu Thiếu Lâm tự chúng tôi xuất hiện chủ trì đại cuộc giang hồ? - Gần như thế. - Hiện tại võ lâm đã gặp phải đại kiếp trước giờ chưa hề có, các hạ mới chừng ấy tuổi đã có được cái hùng tâm ấy, thật đáng khen lắm. Ngừng một tí, lão hỏi tiếp: - Kiếm pháp của các hạ phải chăng được Thiên kiếm Cơ Đồng truyền thọ? - Chả dám giấu lão thiền sư, thật thế, ấy là Đại bi kiếm pháp. Tứ Không đại sư gật gù: - Thảo nào thế kiếm lợi hại quá, có thể giết liền lúc mấy mạng đệ tử trong chùa. Tứ Ý đại sư chen lời: - Tiểu đệ nghe danh Thiên kiếm Cơ Đồng lâu năm chưa hề có một lần gặp gỡ, nay được hội kiến với truyền nhân Thiên kiếm, tiểu đệ rất muốn... Tứ Không đại sư khoát tay, cắt ngang câu nói của Tứ Ý, tiếp lời: - Theo lão nạp biết, Cơ Đồng ngoài dùng kiếm ra, không hề sử dụng một món binh khí nào khác, tiểu thí chủ là truyền nhân Cơ Đồng, sao đã đeo kiếm lại giắt cả cổ đao? Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 55 Thử thách võ công Thiếu Bạch ngần ngừ: - Tại hạ ngoài việc theo Cơ lão tiền bối luyện kiếm, còn võ vẽ tập thêm đao. Tứ Không đại sư thấy chàng nói tránh cũng không hỏi nhiều, liếc khắp quần tăng một lượt: - Nữ thí chủ đại náo trong tệ tự chúng tôi, hẳn không phải là vô cớ? - Vãn bối vào chùa đã có gởi thiếp bái sơn hẳn hòi, ngươi đệ tử quí tự cứ khăng khăng một mực bức bách. Vì lẽ tự vệ bọn vãn bối không thể không xuất thủ kháng cự. Trót phải đánh nhau thời khó tránh khỏi có người thương vong. - Nhưng kẻ tử thương vong lại đều là đệ tử Thiếu Lâm chúng tôi. - Chưa hẳn, bọn tại hạ cũng có người trọng thương, chư vị đại sư không biết đấy thôi. - Chư vị xông vào chùa chúng tôi thương nhân bừa bải, hơn nữa thủ đoạn tàn độc quá lắm, ám khí hạ độc, không bỏ sót thứ gì, rõ là chả xem Thiếu Lâm phái này vào đâu cả. Thiếu Bạch chực đáp, Tuyết Quân đã đỡ lời: - Đệ tử trong quí tự đông có mấy trăm, vây đánh mấy ngày người chúng tôi, chúng tôi có thể gặp được đại sư ở đây cũng là phúc tổ bảy đời. Tứ Không đại sư cười nhạt: - Quí tánh nữ thí chủ? - Vãn bối Phạm Tuyết Quân, cạnh là xá muội Phạm Tuyết Nghi. Tứ Không đại sư cau mày: - Lão nạp tự tin phàm nhân vật thành danh gần trăm năm lại đây, tuy chưa biết hết, nhưng cũng đã nghe nhiều rồi, chỉ có mỗi nhị vị cô nương gốc gác ra sao mà lão nạp chưa hề nghe... Ngừng lại lão hỏi tiếp: - Nữ thí chủ có thể nói tánh danh của lệnh tôn, may ra lão nạp sẽ biết. - Tiên sư rất ít đi lại giang hồ, có nói ra lão thiền sư chắc cũng chả biết đâu. - Nữ thí chủ cứ nói xem! - Tiên sư là Phạm Trọng Minh. Tứ Không đại sư thảng thốt: - Phạm Trọng Minh? Hiện giờ ở đâu? - Tiên sư đã mất... Tứ Không mừng ra mặt: - Sao, Phạm huynh đã qua đời rồi à? - Tiên sư mất đã mấy năm. - Lão nạp từng cùng lệnh sư gác chân luận đàm thế sự suốt một ngày đêm liền không nghỉ. Lệnh sư học vần uyên bác, trí tuệ sáng suốt, lão nạp kính phục lắm... Ngừng lại, lão đằng hắng: - Chuyện ấy kể cũng có hai mươi năm rồi, dám chắc năm đó nhị vị cũng chưa mở mắt tràođời. - Thế ra lão thiền sư là cố hữu của tiên sư, bọn vãn bối thật thất kính. - Lệnh sư tài hoa một đời, lão nạp được luận giao cũng là một vinh hạnh... Rồi lão hỏi sang chuyện khác: - Nhị vị cô nương chắc hẳn đã được lệnh sư dốc hết chân truyền. - Bọn vãn bối thiên tư ngu muội, tuy gặp lương sư nhưng bản lãnh chả là bao. - Theo lão nạp nhớ thì lệnh sư chẳng những học thức uyên thâm, cũng lại rất hiểu sự lý, quyết không thể xúi cô nương đối địch với Thiếu Lâm tự chúng tôi. Giọng nói lão bỗng đổi sang hằn hộc. Tuyết Quân điềm nhiên: - Bọn vãn bối đến đây không có ý động thủ với quí phái thì chớ, trái lại còn rất muốn cứu vớt quí phái tránh khỏi cảnh trầm luân. Câu nói khiến hết thảy quần tăng đều bốc giận, nhưng cưa được lệnh Tứ Không đại sư, đành nghiến răng nhẩn nhục. Tứ Không cố giữ thản nhiên: - Nữ thí chủ nói lớn lối, lắm cớ điều, tệ tự trầm luân ở chỗ nào mà phiền nữ thí chủ phải lặn lội ngàn dặm đến đây cứu vớt? Tuyết Quân vuốt lại mái tóc rối: - Đại sư còn nhớ cái thảm sự xảy ra cách đây hơn mười năm, việc phương trượng quí tự và chưởng môn nhân tam phái Võ Đang, Nga Mi, Không Động? - Ấy là nỗi sĩ nhục đớn đau nhất của chùa chúng tôi, thiên hạ đều biết cả nói chi lão nạp. - Thế thi thể của Tứ Phương đại sư, lão thiền sư có được thấy tận mắt? - Chưởng môn nhân tứ phái ngộ nạn chấn động khắp giang hồ, lão nạp có lý đâu không đi Bạch mã sơn điếu táng. - Nói vậy, đại sư đã thấy thi hài Tứ Phương đại sư? - Lão nạp còn tra xét là khác, xem vào những tín vật trên người ấy đúng là chưởng môn trượng tệ tự. - Nếu chỉ nhìn vào những tín vật nhận diện thi hài thì có gì làm chắc? - Việc ấy đã chìm trong dĩ vãng, hung phạm cũng sớm đền tội rồi, nữ thí chủ nhắc lại không hiểu có dụng tâm gì? - Ví thử bảo là Tứ Phương đại sư còn sống, lão thiền sư có tin không? Tứ Không đại sư sửng sốt, giây lâu lấy lại bình tĩnh: - Trừ phi nữ thí chủ có thể cho lão nạp được gặp mặt, bằng không khó ai dám tin. - Lão thiền sư vì thể diện môn phái, cho nên trong lòng có nghi ngại thật, nhưng không muốn tin mà thôi, có đúng không? Bỗng nghe có tiếng niệm Phật hiệu trầm trầm, một hòa thượng khác xen vào nói: - Sư huynh, cô gái này ăn nói hàm hồ, không thể dung tha được, mong sư huynh... Tuyết Quân ngắt lời: - Vãn bối hiểu thì chẳng những phương trượng quí tự còn sống mà cường địch đã gài rất nhiều nội ứng trong quí tự. - Nữ thí chủ dè dặt lời nói là hơn. - Vãn bối nói do thành thực, có một điểm vãn bối thắc mắc là trong quí tự đã có rất nhiều người tin vãn bối, nhưng vẫn cố tình phủ nhận, bắt bẽ vãn bối thế này thế khác, không chịu tin là lẽ gì? - Thử hỏi, đâu có chuyện nói không không mấy câu có thể bảo người tin cho? Tuyết Quân cũng cho là phải: - Bây giờ chỉ còn có một cách tìm cho ra bằng chứng xác đáng khiến họ không còn chối chạy được nữa. Tuy thế, nàng hiểu sự việc không dễ dàng như ý muốn. Nhất thời, hai bên đều im bặt. Quần tăng trong Phật các ngồi yên phân tách kỹ lưỡng lời nói của Tuyết Quân chập lâu, cơn giận cũng nguôi ngoai dần, hầu hết đều cảm thấy có phần đáng tin. Riêng Tuyết Quân hiểu rõ các trưởng lão Thiếu Lâm căm hận nhất là kẻ phản bội sư môn nhưng vì thể diện họ không dễ chịu thừa nhận ngay việc ấy. Ngoài cách phải làm sao chứng minh cho họ đều tín phục mới mong đánh đổ cái tự ái nhỏ nhen trong lòng họ. Đắn đo giây lâu nàng cất tiếng: - Đại sư có quen biết với chưởng môn Nga Mi phái? Tứ Không đại sư hỏi: - Nữ thí chủ nói chưởng môn nhân đời trước ấy à? - Người cùng ngộ nạn với chưởng môn quí phái đó! - Phải là Nhàn Vân đại sư? - Chính thế. - Lão nạp có gặp Nhàn Vân mấy bận, tự tin còn nhớ rõ. - Đại sư có chắc còn nhận ra được ngoại mạo của Nhàn Vân đại sư? - Chắc chứ, chỉ cần thấy mặt là lão nạp biết giả hay thật. - Ví thử đại sư nghe tiếng? - Nữ thí chủ định giở trò gì nữa, chỉ nghe tiếng là nghĩa làm sao? - Ý vãn bối nói là nếu đại sư khỏi cần gặp mặt, chỉ nghe tiếng người có thể nhận ra thân phận?- Cái đó lão nạp chưa chắc lắm. Tuyết Quân thất vọng: - Sao, đại sư với Nhàn Vân chỉ là bạn sơ giao? - Nhàn Vân thân phận là chưởng môn một phái, lão nạp sao dám trèo cao. Ngừng lại, lão đổi giọng: - Cô nương có nói gì xin cứ nói thẳng ra, nếu như ngày hôm nay không nói cho rành rẽ, cô nương khó mong rời khỏi Phật các này. - Vãn bối hằng nghe trưởng lão Thiếu Lâm đều là những cao tăng tài đức vẹn toàn, không dè gặp mới biết lời đồn chả đáng tin. - Chỉ vì lão nạp nói không thể nghe tiếng nhận ra được thân phận của Nhàn Vân đại sư. - Dám chắt một điều nữa, bây giờ cho nếu có gặp chưởng môn đời trước của quí phái, đại sư tất không thể nhận ra. - Sao, thượng đại chưởng môn nhân là sư đệ của lão nạp, mới cách có hơn mười năm lẽ nào không nhận ra? - Chưa hẳn, giờ khác xưa khác, cũng như Nhàn Vân đại sư ngũ quan đều bị người hủy hoại, đại sư chắc đâu dám nhận... Ngừng một tí nàng tiếp: - Và nhất vì cái thanh danh của Thiếu Lâm phái, cho có nhận được đi, các vị tất đã dám thừa nhận! Tứ Không đại sư bừng giận: - Nữ thí chủ câu một, câu hai mạt sát lão nạp và chư tăng là nghĩa làm sao, thật có muốn nhịn cũng chả được. Rồi lão khoát mạnh tay. Chỉ thấy đám tăng nhân ngồi xếp bằng trong Phật các đùng cái đã có hai người đứng phắt dậy, phóng vút ra cửa điện chận ngay lối rút của bọn Tuyết Quân. Thiếu Bạch nghĩ bụng: - Trưởng lão Thiếu Lâm không ngờ cũng cố chấp quá, xem chừng không đổ máu không yên.Tuyết Quân bỗng đưa ngọc thủ búng nhẹ liền mấy cái: - Chư vị đại sư đức cao trọng vọng, phải chăng muốn giam ba kẻ hậu sinh vãn bối chúng tôi trong cái các này? Tứ Không đại sư lạnh lùng: - Nếu ba vị không đưa ra được chứng minh đành phiền ba vị ở lại đây chờ bọn lão nạp xét rõ sự tình rồi sẽ tính. Ví lời ba vị nói là thực, bọn lão nạp sẽ tiễn chân khỏi chùa, bằng không giết người thường mạng, mấy chục đệ tử Thiếu Lâm không thể chết oan. Đột ngột lão phất mạnh tăng bào, một luồng chưởng phong ào nhanh về Tuyết Quân, miệngtiếp:- Nữ thí chủ rãi độc à? Thiếu Bạch thoáng vù một chưởng đánh bạt chưởng lực Tứ Không. - Lão thiền sư là cao tăng đức vọng sao có thể xuất thủ đối phó với hạng nữ lưu? Tứ Không đại sư thấy nhất chưởng đối phương đánh bật ngay được chưởng thế của mình, bất giác hoảng sợ: - Tên này công lực thâm hậu thật. Nổi giận, lão ngầm vận thêm chân khí quật vụt chưởng nữa. Thiếu Bạch kịp thấy một luồng tiềm lực dấy mạnh, lật đật vung chưởng đón đỡ. Chỉ cảm thấy luồng ám kình lực dậy sức ngàn cân, tuy đánh bật nhưng toàn thân tức thời lắc lư như thuyền phải sóng, huyết khí dội ngược không khỏi hãi thầm: - Thày tu này võ công quả là ghê gớm. Tứ Không đại sư đã vận chưởng có trên năm thành công lực, vẫn thấy đối phương chống đỡ nổi, càng thêm kinh dị: - Chà! Cái tên nhãi mới gớm cho chứ! Nhưng cùng lúc lại động lòng thương tiếc. Thiếu Bạch đỡ qua hai chưởng, thấy có mòi không ổn: - Nếu còn đánh nữa, chắc chỉ có cách rút kiếm động thủ. Bèn sẵng giọng: - Bọn tại hạ không có ý động thủ với chư vị đại sư. - Nếu thế, cứ buông binh khí chịu trói. - Đại sư sẽ xử trí thế nào? - Khuất giá ba vị nghỉ lại trong Giới thị viện chúng tôi, chờ cho lão nạp tra rõ chân tướng xong sẽ trả tự do cho ba vị. - Bọn tôi tuy không muốn động thủ với chư vị đại sư nhưng cũng không can tâm chịu trói, chả hiểu ngoài cách ấy ra, còn cách nào không? - Còn một cách. - Thỉnh giáo đại sư... - Nếu chư vị xông ra được, bọn lão nạp quyết sẽ không làm khó dễ. Thiếu Bạch nhìn quanh, thấy cửa lớn cửa sổ đều đã có người chắn giữ, chàng nghĩ nhanh: - Xem ra chắc phải đánh rồi, chị em họ Phạm võ công không địch nổi quần tăng, tất trước phải nghĩ cách cầm chân họ để mình ta động thủ mới được. Chàng nói khéo: - Chư vị đại sư đều là chư tăng, hẳn là không đành động thủ với hạng nữ nhi? Tứ Không đại sư nhíu mày: - Các hạ đừng mong bọn lão nạp thả hai nữ thí chủ mà phí công toi. - Không đâu, tại hạ chỉ muốn một mình xông ra khỏi Phật các đánh cuộc, thành bại kể chung cho cả ba người chúng tôi. - Thí chủ tự tin quá nhỉ? - Tình thế bó buộc, tại hạ dẫu có hiểu rõ không địch nổi cũng phải đánh liều cầu may chứ biết sao. - Các hạ tưởng được chân truyền Đại bi kiếm pháp của Thiên kiếm Cơ Đồng là coi trời bằng vung? - Tại hạ đâu dám nghĩ thế! - Cơ Đồng tài tuyệt một đời thật, nhưng chưa hề động thủ với anh em lão nạp, nếu có thật khó biết thắng bại sẽ về tay ai, có điều Thiên kiếm chỉ có một pho kiếm pháp kỳ tuyệt, còn ngoài ra lão nạp chưa nghe ai nói còn tuyệt nghệ nào nữa? - Ý đại sư tại hạ không tán đồng... Hốt thấy Tứ Giới đại sư láy mắt ra dấu, có ý bảo đừng nói nhiều, đành ngừng bặt. Tứ Không đại sư chực lắng tai nghe giải thích, nào dè Thiếu Bạch bỗng ngừng lại nửa chừng, không khỏi ngạc nhiên: - Các hạ không tán đồng ý lão nạp, chả hiểu có cao kiến gì? Nghe Tứ Không hỏi dồn, Thiếu Bạch túng quá đáp liều: Người luyện kiếm, trọng nhất ở hai phần, tâm và ý, ngoài kiếm chiêu biến hóa ảo diệu còn phải làm sao cho tâm hợp với thần, thần hợp với ý, kiếm tùy động mới gọi được kiếm pháp thượng thừa. - Chỉ có thế thôi à? - Cái học kiếm đạo cao xa vời vợi, tại hạ hiểu biết có hạn, nhất thời nói sao cho hết. - Thử hỏi so nó với võ công Thiếu Lâm ra sao? - Tại hạ không dám lạm bàn. - Vậy các hạ có nghe trong Thiếu Lâm chúng tôi có bảy mươi hai tuyệt kỹ? - Vẫn được nghe người đồn. - Hay lắm, chín sư huynh đệ của chúng tôi trong Phật các này người nào cũng luyện được một vài tuyệt kỹ, người thì dốc sức khổ luyện một thứ, kẻ thì có luôn mấy môn... Ngừng giây phút đổi giọng: - Lão nạp nói thẳng, Thiếu Lâm tự xưa giờ chưa hề dung thứ kẻ có tội, nhưng cũng không để cho người ngoài có hành động khinh thị bổn môn, huống như chư vị lộng hành xúc phạm cả đến chưởng môn... Tuyết Quân ngắt lời: - Nói thế, phương trượng của quí tự có quyến bất kể thanh qui làm điều xằng bậy à? - Thiếu Lâm tự thanh qui nghiêm ngặt, võ lâm thiên hạ ai ai cũng biết, nếu phương trượng bổn môn có tội thật, chúng tôi cũng không dung dưỡng, chẳng qua cần phải có bằng chứng xác thực...Lão sẽ thở dài: - Lão nạp cầm chân chư vị ở đây là để tra xét cho rõ nội tình rồi sẽ quyết định sau thì có chỗ nào quá đáng mà chư vị nhất mực phản kháng, hẵn là phải có mưu đồ. - Mưu đồ nào đâu, dù có giết Nhất Sĩ đại sư, chúng tôi cũng không thể tiếp vị chưởng môn được mà. Câu nói có ý khắc bạc, nhưng Tứ Không lại nghĩ khác: - Kể cũng phải, có điều nếu đã thế sao lại muốn hãm hại Nhất Sĩ? Lão chậm rãi hỏi: - Vàng thật không sợ lửa, ví chư vị trong lòng ngay thẳng sao lại sợ lão nạp điều tra nội tình? Thiếu Bạch đỡ lời: - Chả phải chúng tôi sợ đại sư điều tra nội tình mà chỉ không muốn sống cảng giam cầm thếthôi. - Dù thế nào mặc lòng, chư vị đã không muốn chịu sự canh chừng của chúng tôi, thì cứ việc bằng võ công xông ra đi! Thiếu Bạch liếc nhanh về Tứ Giới đại sư, thấy ông sẽ gật đầu phụ họa thì dõng dạc nói liền: - Thế thì tại hạ xin tuân. - Hay, người tuổi trẻ có hào khí như thế rất đáng khen. Ngừng lại, lão cười nhạt: - Nếu hôm nay các hạ xông ra được Phật các, lập tức có thể dương danh thiên hạ rồi. Thiếu Bạch ngã kiếm: - Thỉnh giáo lão thiền sư. - Việc gì? - Xông khỏi Phật các có buộc phải tuân theo qui lệ nhất định? Tứ Không đại sư lắc đầu: - Cho các hạ chọn, bất luận từ một hướng nào, miễn là các hạ có thể ra khỏi Phật các này kể như các vị đã thẳng, đi hay ở tự do. - Ví thử may mắn ra được thì tăng lữ trong chùa có còn làm khó dễ nữa không? - Khỏi lo, lão nạp và chư vị sư đệ đưa chư vị rời khỏi đây. - Tại hạ còn một việc nữa, dám mong đại sư chấp thuận. - Cứ nói. - Tại hạ động thủ với chư vị thắng bạo sống chết không màng, chỉ có nhị vị cô nương đây vốn người ngoài cuộc, đại sư có thể hứa cho họ đi bình an? - Nếu như các hạ không ra được, họ cũng phải ở lại chứ? - Tất nhiên, còn ví may thoát được thì đều cùng được đi với tại hạ an toàn rời nơi đây. - Hẳn rồi. - Còn trước khi cuộc chiến chưa ngã ngũ, chư vị đại sư không được động đến nhị vị cô nương.- Khỏi nói. Thiếu Bạch nhấc kiếm ngang ngực: - Chắc chúng ta bắt đầu ngay bây giờ? - Các hạ vào cuộc... Nhìn quanh quất tiếp: - Còn một việc nữa lão nạp cũng xin nói trước. - Vãn bối xin rửa tai chờ nghe. - Tòa Phật các này là một trong những kiến trúc quí báu của Thiếu Lâm tự, chúng ta chả phải đánh nhau cho kỳ chết, nên cố đừng để nó phải hư hoại là hơn. - Ý đại sư phải chăng muốn buộc tại hạ chỉ xông ra bằng cửa lớn, cửa sổ? - Phải. Thiếu Bạch đảo mắt nhìn thấy trong tòa Phật các, ngoài ba cái cửa sổ và cửa lớn có bốn lối ra thì chín hòa thượng đã chia ra hai người giữ một lối, còn một lão tăng ở giữa lo tiếp ứng các lộ, tình thế rõ ràng bất lợi về mình, thành thử chỉ lặng thinh. Thấy vậy, Tứ Ý cười khảy: - Nếu các hạ nhất định phải hủy hoại tòa Phật các này mới mong ra nổi thì cứ việc. Thiếu Bạch nói: - Tại hạ bằng lòng. Tứ Không đại sư lập tức khoát tay, bát tăng nhanh nhẹn chạy về vị trí. Quả không ngoài sự liệu đoán của chàng, cứ hai hòa thượng canh giữ một lối còn Tứ Không thì nhắm mắt ngồi chính giữa.Đảo mắt nhìn thấy hai hòa thượng giữ cửa là Tứ Giới và Tứ Ý nghĩ liền: - Hai người này giữ chung một chỗ, một người thật thiện, còn kẻ lại quá căm hận ta, nếu công vào một sẽ rất mạnh. Một sẽ rất yếu. Định ý thử ra lối cửa trước, chàng ngậm vận vút mình tới. Tứ Ý đại sư nhác thấy thế, trên môi khẽ điểm nụ cười lạnh lẽo. Thiếu Bạch hiểu rõ đối phương công lực rất thâm hậu, tay đảo thoáng nhẹ trông liễu uốn, nhưng sơ xẩy bị hạ là cái chắc, nên chi trường kiếm chuyển hướng đâm vèo sang Tứ Giới, thuận đà né thoát chưởng lực của Tứ Ý. Tứ Giới giơ cao hữu thủ, thò hai ngón giữa và trỏ nhanh như chớp, kẹp lấy sống kiếm Thiếu Bạch giật nảy mình: - Kiếm chiêu ta biến hóa luôn luôn, sao dám liều lĩnh thế. Kiếm thế đột nhiên chém xả xuống. Tứ Giới rút vội tay về tránh kiếm chiêu, tả hữu liền lúc nhoáng một chiêu Huy thần đàm, đẩy mạnh một luồng tiềm lực xoáy tới. Thiếu Bạch xoay nhanh một cái, trường kiếm lóe sáng ba đóa kiếm hoa như chớp hướng thẳng ba yếu huyệt của Tứ Ý. Chỉ thấy lằn sáng lóe lạnh, ba đóa kiếm hoa đổ ập đến Tứ Ý cùng lúc chẳng khác ba ngọn kiếm đồng loạt tập kích. Tứ Ý đại sư hơi rụng động, tả hữu phất áo bào, đẩy vội luồng kình lực chận đứng thế kiếm Thiếu Bạch, tay phải thừa dịp công nhanh một chưởng. Chưởng lực tràn ra xoáy lốc ngọn gió làm rung rung từng lớp áo Thiếu Bạch. Tứ Không đại sư mắt nhắm lặng, nhưng tai nghe chưởng phong không khỏi sửng sốt: - Động thủ mới có ba chiêu, Tứ Ý sư đệ đã phải thi triển đến Kim cang thiền chưởng, xem ra tên họ Tả đáng là một kình địch. Động lòng, lão mở bừng mắt dõi xem. Chỉ thấy Thiếu Bạch xoay mình lách nhanh khỏi chưởng lực của Tứ Ý rồi người theo bóng kiếm nhoáng lên, vụt một kiếm chém bổ xuống. Thế kiếm rít gió sầm sập dồn Tứ Ý, Tứ Giới đều phải lùi vội về một bước né. Thiếu Bạch hiểu đối phương người đông thế mạnh, người nào võ công cũng đều cao siêu, nếu đánh dằng dai, tất lực sẽ kiệt dần, chỉ có chờ bị bắt, chả bằng cố sức đánh cho tơi bời hoa lá biết đâu may lại thoát khỏi Phật các. Màn kiếm ảnh dấy ào như thác lũ, dồn Tứ Ý phải bước cuống, bước cuồng lùi dần đến bên cửa. Thiếu Bạch mừng thầm: - Nếu đánh bật đối phương thêm bước nữa mình sẽ thừa cơ xông ra cửa được rồi. Hốt nghe Tứ Giới quát vang: - Kiếm pháp tài tuyệt! Một luồng kình lực liền trong tiếng thét dồn dập như nước lũ cuốn tới. Thiếu Bạch bàng hoàng, vung kiếm lùi vội lại một bước. Tứ Ý bị Thiếu Bạch công liền mấy kiếm, sớm đã thẹn quá hóa giận, được dịp chẳng nói chẳng rằng xông lên đánh dồn đánh dập. Thoáng mắt ba người chỉ còn là những cái bóng loang loáng vèo vụt trong trùng kiếm sóng chưởng.Tứ Ý bụng dạ hiểm trá, sớm đã căm thù Thiếu Bạch thấu xương cho nên xuất thủ càng lúc càng tàn độc, còn Tứ Giới đối với chàng rất tốt, khi ấy cũng chiêu chiêu tới tấp không thấy lưu tình.Thiếu Bạch một địch với hai, có cố sức chỉ cầm cự ngang ngữa, còn mong thủ thắng được cũng là việc khó vạn phần. Tứ Ý bỗng hừ nhạt, dấy động liền ba chưởng sấm sét. Thiếu Bạch chỉ cảm thấy có một luồng tiềm lực âm nhu lặng lẽ phăng tới. Nhanh cùng cực, luồng tiềm lực ấy vừa chạm phải người chàng đột ngột hóa thành một biển sức sóng non cao đổ tung ra. Thiếu Bạch hốt hoảng chưa kịp hóa giải thì hai chân đã bắn tung khỏi một trượng xa. Chỉ nghe vụt một tiếng, một luồng gió thổi tung mái tóc bọn Phạm Tuyết Quân và vào mặt người trong các, thanh thế mới thật ghê hồn. Tứ Giới, Tứ Ý cũng không đuổi theo, đều lùi lại một bước đứng chắn giữa cửa, nếu nhanh mắt sẽ thấy trên môi Tứ Ý bấy giờ điểm một nụ cười đắc ý. Tuyết Quân vội hỏi: - Minh chủ bị thương rồi à? Thiếu Bạch ngầm vận khí, thấy không có gì lạ: - Cô nương yên lòng, tại hạ chẳng hề chi. Tứ Ý cười nhạt: - Các hạ kiếm pháp khá lắm, nhưng nếu chỉ có mỗi pho kiếm pháp ấy mà mong ra được Phật các thì đúng là nằm mơ. Thiếu Bạch bốc giận: - Trong này chín lão tăng tay nào cũng đều có tuyệt nghệ, cứ nếu một địch hai dằng dai mãi chỉ có bại chứ đừng mong ra khỏi thật. Tả thủ chàng bất giác sờ đốc đao. Tứ Giới thoáng thấy vậy, vội dùng truyền âm nhập mật, bảo sẽ vào tai Thiếu Bạch: - Tiểu thí chủ, gắng nhẫn nại thêm tí nữa tránh cho cái trường lưu huyết là hơn. Thiếu Bạch nghe nói đâm ra phân vân bất quyết. Chợt có tiếng Tuyết Quân: - Minh chủ, nếu một đánh một, minh chủ có dám tin thắng được mấy vị cao tăng này? - Ví thử một địch một, tại hạ tin chắc dẫu không thắng cũng chả đến nỗi bại. - Còn một địch hai? - Cái đó chưa biết chắc. Tứ Không đại sư bỗng sẽ cười nhạt: - Nữ thí chủ khỏi cần khích, bọn lão nạp chỉ muốn giữ ba vị lại để tìm hiểu cho rõ nội tình sẽ tính, tuyệt nhiên chả có ý đôi co hơn kém với chư vị, vì lẽ này quan hệ lớn lao đến chúa chúng tôi, chứ đâu phải chuyện tranh thắng giang hồ. Tuyết Quân sẽ thở dài: - Khó quá... Ngừng giây phút nàng tiếp: - Minh chủ, hay ta chịu thua cho xong. Thiếu Bạch nhíu mày: - Tại hạ thà tử chiến, chứ cái việc cúi đầu nghe lệnh người nhất quyết không làm. - Cuộc diện hôm nay đã rõ lắm rồi, Tứ Không đại sư đã thanh minh bất chấp luật lệ giang hồ, thì hai người được, ba người cũng có thể vây đánh một mình minh chủ. Vạn nhất minh chủ đả thương hoặc rủi giết chết một vị đại sư nào đó thế tất sẽ trở mặt thành thù, chư vị cao tăng chắc chắn sẽ động thủ một lượt, vây đánh cho kỳ chết minh chủ mất! Thiếu Bạch thầm cho là phải. Lặng một lúc, Tuyết Quân tiếp: - Chín vị cao tăng trong các này tài nghệ đều cao tuyệt trong võ lâm. Minh chủ cho có là anh hùng một thân một kiếm phỏng thắng được chăng, thành thử ý tiện thiếp là ta nhận thua trước là hơn. - Cô nương nói rất phải, nhưng khổ nỗi tại hạ trời sinh chỉ biết tận lực mà làm, không thể thấy nguy mà rút... Tuyết Quân ngắt nhanh: - Nếu đã quyết thế, sao minh chủ không một địch luôn cả chín, ngộ có phải mất mạng trong Phật môn thánh địa này cũng còn được cái danh hậu thế. Thiếu Bạch hào khí ngụt dâng: - Phải lắm! Gia phụ tử chiến với hàng trăm tay cao thủ truy sát tận chốn, nhưng cũng đã chạy thoát được tám năm. Tám năm trường đằng đẳng như thế ấy chỉ tức cười cho biết bao anh hùng thiên hạ truy lùng vẫn không sao giết được người thì hôm nay Tả Thiếu Bạch ta một mình đương cự với chín trưởng lão Thiếu Lâm có tan xương trong Phật các cũng chả có gì phải hối. Chín đại trưởng lão nghe nói cũng đều sinh lòng hổ thẹn. Tứ Không đổi giọng buồn buồn: - Chúng tôi ví có phải lấy đông hiệp ít, cũng là vì tình thế bó buộc, mong thí chủ hiểu cho. Thiếu Bạch thình lình xoay kiếm công về hai hòa thượng giữ cửa sổ mặt đông. Hai tăng lữ này là Tứ Thành, Tứ Luật, nhác thấy thế kiếm của Thiếu Bạch rít lạnh tức thời dạt tránh, rồi tung chưởng phản công. Thiếu Bạch hét vang, lạng vèo sang bên né thoát chưởng phong vũ bão của Tứ Luật, trường kiếm theo đó chớp chéo một kiếm. Thế kiếm này thoáng trông tầm thường nhưng chỉ sơ sẩy một tí cũng mất mạng như chơi. Tứ Luật hừ nhạt, dạt nhanh hai bước, vừa lúc ánh lạnh thoảng phớt mang tai thật hú vía. Nào ngờ Thiếu Bạch không để cho kiếm chiêu đi quá trớn, đảo vụt cái chém xẹt sang Tứ Thành.Cái chiêu Vũ Phượng bài vỹ này mới thật là kỳ ảo! Chỉ thấy Tứ Thành rụt nhanh tay trái về, nhưng đã chậm, một lằn sáng chớp mau hớt gọn một mảnh tăng bào thùng thình ở cổ tay áo. Là trưởng lão trong chùa, thân phận cực cao, trước hờn mười con mắt ngó chăm chăm, mà bị ngay một kiếm của đối phương vào áo, Tứ Thành chỉ còn biết đỏ mặt ngẩn thổ địa giữa đương trường. Ví thử Thiếu Bạch thừa dịp bổ thêm chiêu kiếm nữa, dẫu cho lão không mất mạng cũng phải thọ thương, nhưng Thiếu Bạch nương tình phóng vèo công sang hai tăng lữ giữ cửa Nam. Thoạt đầu cửu tăng Thiếu Lâm tự phụ có tuyệt nghệ chả coi Thiếu Bạch vào đâu, nhưng mắt thấy chàng đánh liền một hơi bốn người Tứ Giới, Tứ Thành, Tứ Luật và Tứ Ý, ngũ tăng còn lại đều sinh cảnh giác. Nên chi cùng lúc với Thiếu Bạch vút mình về mặt chính nam, Tứ Duy và Tứ Tử giữ ở cửa này nhất loạt phát động thế công. Thiếu Bạch chưa kịp đứng vững thì luồng Phích không chưởng lực của Tứ Tử đã đẩy tới với khí thế dời non lấp núi. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 56 Ủy khuất cầu toàn Thiếu Bạch vội vã rút mình né. Ứng biến chớp nhoáng là thế, nhưng vẫn chậm một bước, làn sóng chưởng của Tứ Tử đã quét tới phớt vai trái dạt bốc chàng nửa trượng xa. Đứng còn chưa vững thì Tứ Duy đã lướt tới, hữu thủ đảo vòng chụp nhanh. Thiếu Bạch nghiến răng xoay lốc trường kiếm một chiêu Thần long thổ châu chém xẹt lại. Chiêu kiếm trong pho Đại bi kiếm pháp vang danh giang hồ, công trong thế thủ chặt chẽ đánh bật Tứ Duy lùi xa bốn bước. Thiếu Bạch được dịp chiếm lại thượng phong, kiếm thế nhoáng liền Vân long tam hiện, lóe lạnh ba đóa hoa kiếm đổ về Tứ Tử. Tứ Duy, Tứ Tử sớm đã bàn nhau, Tứ Tử phát Phích không chưởng lực để liền đó Tứ Duy sẽ xuất thủ thi triển Cầm nả thủ pháp chộp lấy trường kiếm hoặc mạch môn của đối phương. Nào dè tình thế biến hẳn, Thiếu Bạch dùng Đại bi kiếm pháp kỳ ảo dị thường, ngay trong giây phút hiểm ác tột cùng vẫn có thể phản công lật ngược cuộc thế. Tứ Tử mắt thấy mấy vị sư đệ chưa thể đả thương được Thiếu Bạch mà Tứ Thành đã bị nhất kiếm chém soạt áo, ví luận đúng qui lệ võ lâm sẽ không được phép đánh nữa, nên trong lòng cũng có đôi phần kiêng dè, đành lùi tránh chiêu kiếm công ba chỗ hiểm của chàng. Vì vậy, thế công chặt chẽ của hai người nhất thời lộ ngay ra một khoảng trống lớn. Thiếu Bạch tích tắc đã biến chiêu Hỏa thọ ngân hoa đảo một vòng sáng lạnh vụt về Tứ Duy.Ấy cũng là một chiêu bí ảo trong Đại bi kiếm pháp, Tứ Duy không dám chống đỡ lui nhanh lại tránh. Thiếu Bạch đánh dạt nhị tăng xong, bất thần lao vụt sang phương vị chính tây. Giao chiến một hơi với sáu cao tăng, tuy toàn nhờ vào kiếm chiêu kỳ ảo thoát khỏi những giây phút hiểm nghèo, nhưng nội lực cũng đã tiêu hao nhiều, vai trái lại trúng nhẹ chưởng của Tứ Tử ê ẩm cả nửa người, nên chi chưa xuất thủ vội, chàng cầm kiếm ngó lăm lăm nhị tăng, kỳ thực là để ngầm vận chân khí điều tức. Hai vị cao tăng giữ cửa chính tây thấy cái hào dõng của Thiếu Bạch đánh liều với mấy vị huynh đệ, đều khen thầm: - Người trẻ tuổi võ công như thế, thật là một kỳ tài trăm năm chưa có. Thấy Thiếu Bạch đứng lặng hai tăng cũng chờ xem chưa xuất thủ. Nhân dịp ấy chàng đủ thì giờ vận huyết khí chảy đều lại. Tứ Không đại sư nhanh mắt thấy thế nghĩ bụng: - Tứ Thành sư đệ đã thua một chiêu, nếu để cho y phục hồi nguyên khí thì Tứ Tịnh, Tứ Minh nhị vị sư đệ mong gì thủ thắng được? Lão thở dài cao giọng: - Tiểu thí chủ kiếm thuật thần thông, lão nạp xin mở thêm tầm mắt. Tuyết Quân lạnh lùng: - Đại sư khách khí quá! Thiếu Bạch thấy có Tuyết Quân đỡ lời, cứ tiếp tục vận khí cho vai trái bớt nhức. Tứ Không đại sư có ý phân tâm Thiếu Bạch liền tiếp: - Tiểu thí chủ bản lãnh lắm, nhưng nếu một mình một kiếm đấu với chín sư huynh đệ của chúng tôi, thật chả biết lượng sức tí nào. Tuyết Quân mắt không thấy nhưng hiểu ngay hiểm ý của Tứ Không, đỡ liền cho Thiếu Bạch: - Có lượng sức hay không tí nữa sẽ biết, lão thiền sư nên lặng xem là hơn. Tứ Không đỏ bừng mặt nín thinh. Hốt thấy Thiếu Bạch ngẩng đầu, chiêu ánh mắt sáng ngời khắp lượt, tả thủ nhẹ gõ gõ vàp sống kiếm, rung lên những tiếng thánh thót ngân dài bất tuyệt. Hai vị cao tăng giữ cửa chính tây pháp danh là Tứ Tịnh và Tứ Minh thấy oai nghi trang trọng của Thiếu Bạch chừng như sắp ra một chiêu thuật oai lực sấm sét, đều vận hết công lực vào song chưởng chờ đợi. Thiếu Bạch nhìn đăm đăm nhị tăng, nghiêm giọng: - Tại hạ thi triển chiêu này một là có thể sẽ thọ thương dưới tay nhị vị đại sư, hai là có thể nhị vị sẽ bị thương dưới kiếm của tại hạ nếu nhị vị cố tình cản trở. Tứ Không đại sư hỏi: - Tiểu thí chủ muốn cuộc diện trở thành lưỡng bại câu thương? Thiếu Bạch dõi mắt nhìn về phía cửa không chớp mắt, thẩn thờ lẩm bẩm: - Cho có phải bị đứt thành hai, xác thân tại hạ cũng phải ở ngoài Phật các này. Giọng nói trầm trầm sắt lạnh khiến người nghe không khỏi bàng hoàng. Tứ Không cau mày: - Thí chủ kiếm pháp cao minh như thế, sao không cho lão nạp được lãnh giáo vài chiêu? Tuyết Quân đỡ lời: - Ví thắng được lão thiền sư một chiêu, chúng tôi có thể tự do rời khỏi Phật các này chăng? Tứ Không sa sầm nét mặt: - Cô nương môi mép... Lời chưa dứt, hốt thấy Thiếu Bạch dựng kiếm trước ngực, thân hình chậm xoay tròn. Chàng xoay rất chậm, trường kiếm và thân người rung dần nhấp nháy sáng lạnh, nhưng nếu không để ý nhìn kỹ thì khó ai nhận ra được cái tốc độ chuyển động mỗi lúc lại tăng nhanh dần.Tứ Không ngẫn người ngơ ngác: - Chiêu thuật gì mà lạ thế? Tứ Tịnh và Tứ Minh đại sư tất nhiên không hiểu được chiêu kiếm, chỉ mơ hồ cảm thấy nó có một lực lượng kinh thiên động địa, chỉ cần Thiếu Bạch huy động là có sấm sét bùng nổ ào ạt ập tới.Lúc bấy giờ Phật các im phăng phắt như tờ. Chẳng khác nào cái im lặng vốn có trước khi giông bão lớn. Ánh mắt của mọi người hiện diện theo với thân hình di động của Thiếu Bạch mỗi lúc một khẩn trương. Hốt nhiên thân trường kiếm bật phát kêu leng keng rờn rợn. Thiếu Bạch chuyển động thân mình lại càng mau, tiếng gió của thân kiếm lại càng lọng óc, ánh kiếm loang loáng trông như một quan trụ che khuất cả bóng dáng Thiếu Bạch. Tứ Không đại sư đã dần nhận biết được oai lực thức kiếm của đối phương nên rung động tâm thần, nghĩ bụng: - Chiêu kiếm này xoay chầm chậm rõ là để dồn hết công lực bằng mấy chục kiếm đánh ra, phải biết lợi hại là dường nào. Lo lắng suy nghĩ lão vội tìm cách phá giải. Tuyết Quân bỗng dưng cảm thấy bầu không khí ngột ngạt hẳn, chả hiểu sao liền ngoảnh mặt lại nhìn em, biết ý, Trung nguyên cho chị hay chuyện: - Minh chủ hiển lộ một thức kiếm pháp, thân hình xoay vòng nguyên chỗ nhưng chưa xuấtthủ.Tứ Không đại sư còn đang nghĩ cách phá kiếm, hốt thấy Thiếu Bạch đã xoay nhanh như chong chóng, kiếm chớp âm thanh đang vi vu dần trở nên ầm ì như tiếng thác ngàn, chắc chắn Tứ Tịnh, Tứ Minh khó mong chống đỡ nổi, bèn nói: - Tiểu thí chủ quả nhiên cao minh, lão nạp bất tài cũng dám xin lãnh giáo vài chiêu? Nói xong lão xấn tới một bước. Tuyết Quân đỡ lời: - Lão thiền sư là hữu đạo cao tăng, chả lẽ lại nuốt lời. - Lão nạp có nói gì đâu? - Có chứ, lão thiền sư bảo chỉ cần minh chủ chúng tôi xông ra được tòa Phật các này là chúng tôi có thể ra đi bình an, đúng không? - Đúng thế. Cố ý làm giảm sự chú ý của Tứ Không để cho Thiếu Bạch được rảnh tay đối phó với Tứ Tịnh, Tứ Minh nàng tiếp: - Vậy thì trong lúc chúng tôi xông ra, chư vị không được xuất thủ trước. - Tại sao? - Dễ hiểu quá, vì nếu chư vị có cái quyền ấy thì sao xông lên cả đi, chín người hợp sức vây đánh một mình minh chủ chúng tôi thì đừng nói đến việc khác vội, cứ ngay cái mạng của minh chủ chúng tôi chắc giữ được chưa? Tứ Không đại sư đớ lưỡi nín lặng. Ở đương trường, bấy giờ kiếm quang lớp lớp vần vũ che kín thân hình Thiếu Bạch. Hai lão tăng Tứ Tịnh, Tứ Minh hiểu rõ Thiếu Bạch sắp mở thế công lập tức đều vận đủ mười thành công lực vào song chưởng chờ địch. Tứ Không thấy hai sư đệ dáng chừng sợ sệt, nhưng một là chưa nghĩ ra được phá giải, hai là không tiện xuất thủ trước. Nghĩ đến cái oai danh của Thiếu Lâm trong võ lâm lòng càng thêm nóng nảy, tính hết nước vẫn chưa có cách vẹn toàn. Khi ấy, tâm tư của mọi người đều căng thẳng như dây cung đã kéo đến độ chót, chỉ cần một cái giật nhẹ là đứt bứt. Tứ Không bỗng nảy ra một ý: - Nếu Tứ Minh sư đệ thi triển chiêu Chư Phật triều quan trong Ban nhược thần chưởng và Tứ Tịnh sư đệ cùng lúc sử dụng chiêu Phật tại đầu trong Bồ đề thiền chưởng thì mới mong đánh bật kiếm thế của đối phương. Buột miệng nói liền: - Tả Ban nhược, Chư phật triều quan... Phạm Tuyết Quân nghe tiếng, ngắt nhanh: - Hay chưa! Đường đường là một cao tăng Thiếu Lâm... Hốt nhe Thiếu Bạch quát vang, liền đó ì ầm luồng kiếm quang thác lũ đổ về song cửa. Kiếm thế này chỉ thấy ánh kiếm không thấy người, khí thế sầm sập tràn ra khiến hai tăng lữ Tứ Tịnh, Tứ Minh nhất thời đều bàng hoàng thất sắc. Tứ Minh đứng mé trái tai nghe sư huynh nhắc khéo, tức thời thụp mình vút xéo về sau hai thước, rồi nhanh không tưởng, song chưởng đẩy mạnh một chiêu Chư Phật triều quan trong công phu Ban nhược chưởng. Riêng có Tứ Tịnh chưa kịp nghe sư huynh chỉ điểm, thì thế kiếm Thiếu Bạch đã ập tới, cấp bách quá lão lách sang một bước, hai chân vừa tọa mã bộ quát vang như sấm, song chưởng cùng lúc đẩy nhanh. Chỉ nghe ầm ầm long trời lỡ đất, liền đó bình một tiếng, trước cái đánh mãnh liệt cùng tột của Tứ Minh, Tứ Tịnh hợp lực, Thiếu Bạch tức thời bị bắn tung qua cửa sổ, hai chân còn vướng lại thành cửa đu đưa mấy cái mới rơi tuột. song sắt chắn cửa thảy đều gãy nát, gạch vỡ đá vụn bốc mù. Theo đà cắm thẳng đầu xuống đất, Thiếu Bạch tả thủ chống nhẹ, lộn vút một vòng toan đứng dậy, bỗng nhiên nghĩ bụng: thế, chàng làm ra dáng thọ trọng thương rất nặng, chập choạng đứng dậy thở hổn hển.Hai chị em Tuyết Quân từ trong các chạy vội ra, hỏi dồn: - Minh chủ bị thương có nặng lắm không? Thiếu Bạch đảo nhanh mắt, thoáng thấy Tứ Không thần sắc nghiêm trang chậm rãi bước ra khỏi các, bát tăng còn lại lục tục theo sau, tức thời giả bộ cúi đầu ủ rủ: - Ôi! Thiếu Lâm phái lãnh tụ võ lâm, võ công của họ quả có chỗ hơn người. Tuyết Quân hỏi gặng: - Minh chủ bị thương ở đâu? Dáng chừng là lo lắng lắm. Thiếu Bạch mệt nhọc đáp: - Cả hai chân bị thương rất nặng. Ngừng một chập tiếp: - Trong ngực thấy tưng tức... Hình như hết hơi, môi mấp máy nín bặt. Khi ấy, Tứ Không đã dẫn tám tăng đến bên Thiếu Bạch thủng thẳng nói: - Lão nạp có nói trước, ví như thí chủ xông ra được Phật các thì chư vị tự do rời khỏi đây. Tuyết Quân ngắt ngay: - Giờ phút này minh chủ chúng tôi đã rời được khỏi các rồi, tất nhiên mấy vị đại sư kể như đã thua cuộc. Tứ Không cười nhạt: - Phải! Chư vị có thể đi. Rồi lão dẫn bát tăng bỏ đi. Thiếu Bạch thấy quần tăng bước đi từng bước nặng nề, trong lòng rất áy náy, im lặng dõi mắt nhìn theo bóng người đi xa dần. Bỗng một giọng nói dịu dàng rót vào tai chàng: - Chân tướng sắp sáng tỏ, thí chủ cần tìm cách ở lại Thiếu Lâm tự, vì lẽ trong đương kim võ lâm, chỉ có chùa Thiếu Lâm mới có thể giúp nhiều cho thí chủ. Thiếu Bạch thoáng nghe đã nhận ra tiếng Tứ Giới đại sư khuyên nhủ, cứ xét lời lão rõ là bây giờ trong chùa ngay như các trưởng lão ít nhiều cũng đã đem lòng hoài nghi Nhất Sĩ, nhưng vì thanh danh môn phái, nên phải lẳng lặng làm ngơ, bèn định bụng sẽ trở lại, may ra họ sẽ chịu tra xét nội tình. Nghĩ vậy thấp giọng hỏi: - Phạm cô nương, có phải tục ngữ thường có câu nói cương tất sẽ gảy? Tuyết Quân thông minh, nghe nói hiểu ý ngay, đáp luôn: - Ủy khuất mới có thể cầu toàn. - Cô nương thông minh lắm... Ngừng lại, chàng gọi với: - Chư vị đại sư dừng bước. Tứ Không dẫn quần tăng đã ra khỏi tòa viện, nghe tiếng đứng khựng lại: - Tiểu thí chu có việc gì nữa? - Tại hạ thọ thương rất nặng, không thể đi nổi. - Thế rồi sao? - Tại hạ hiểu rõ thương thế của mình nhất thời không mong khỏi ngay, đành xin ở tạm quítự.Tứ Không hơi nhíu mày, quay lại trầm giọng: - Tiểu thí chủ tuy bị trọng thương, nhưng đã ra khỏi Phật các, lão nạp hứa sao làm vậy, nhưng lúc đánh cuộc chúng ta chưa hề bàn đến điểm nếu ra khỏi Phật các được mà thân thọ thương trầm trọng, sẽ định được thua ra sao? Thành thử lão nạp xin nghe cao kiến của Tả thí chủ trước. - Kể thì tại hạ có ra khỏi thật, nhưng giây phút này chả còn chút sức nào, cứ ngay một võ sư giang hồ tầm thường cũng có thể lấy mạng tại hạ dễ dàng. - Ý thí chủ... - Tại hạ suy xét kỹ thấy rằng vụ đánh cuộc này tại hạ thắng ba phần còn thua bảy phần, nên tại hạ xin chịu thua. Tứ Không đại sư thấy việc xảy ra quá đổi bất ngờ, ngẩn người cả hồi lâu mới hỏi: - Còn gì nữa? - Tất nhiên tại hạ sẽ phải ở lại chùa chờ nghe lão thiền sư phát lạc. - Cái đó để lão nạp bàn lại với mấy vị sư đệ xem sao? Thiếu Bạch ra chiều thống khổ: - Vãn bối ở đây chờ quyết định của chư vị đại sư. Tứ Không quay gót đi vào Phật các, tám tăng đứng sau lưng cũng vội đi theo. Tuyết Quân sẽ hạ giọng nói: - Thuộc hạ xét thấy nếu không có Thiếu Lâm đứng ra lãnh đạo thì trong tam phái Võ Đang, Nga Mi, Không Động dẫu có người sáng suốt, vì thể diện thanh danh cũng chả dám hó hé tính việc chỉnh lý môn hộ. - Cô nương nói rất phải, vì đại cuộc võ lâm chúng ta không thể không nhẫn nại. - Nhưng minh chủ đừng quên phải bảo cho tăng lữ Thiếu Lâm gọi bọn Vạn Lương về đây ở chung, một là chúng ta sẽ có đủ thực lực đối phó với việc bất trắc, hai nữa thuộc hạ cũng có thể nhân dịp này chỉ cho chư vị vài tuyệt kỹ của gia sư để lại. Lời dứt, hốt thấy Tứ Không dẫn Tứ Giới, Tứ Ý trở ra. Tứ Không dịu giọng nói: - Lão nạp sau khi bàn với chư vị sư đệ, nhận thấy tiểu thí chủ nói cũng có lý... Trở nên nghiêm trang: - Chẳng qua chư vị ở lại chùa Thiếu Lâm phải tôn trọng thanh qui chùa. Thiếu Bạch đáp liền: - Tất nhiên. - Và có điều nữa, trong Giới thị viện của đệ tử có tòa thạch lao dùng để giam cầm đệ tử tệ tự phạm tội nặng, chư vị ở lại đây phải bị giam trong ấy. Thiếu Bạch bực tức, nhưng nhác thấy vẻ khát khao mong đợi của Tứ Giới đại sư đành đáp: - Được, tại hạ đã chịu thua, thì có bị giam cầm trong thạch lao cũng phải lẽ, có điều... - Thiếu chủ có việc gì nữa? - Trong Kim đao môn chúng tôi còn có mấy người bị vây khốn trong cánh rừng phía sau đạiđiện.- Thí chủ muốn lão nạp để cho họ an toàn rời khỏi đây? - Không, tại hạ muốn họ được vào ngồi trong thạch lao luôn thể. - Ngộ nhỡ họ không chịu bằng lòng thì sao? - Tại hạ bị thương nặng, đi lại không tiện, sẽ nhờ vị Phạm cô nương đây truyền lệnh bảo họ bó tay chịu trói hộ tại hạ. - Tất cả Kim đao môn bị giam cầm trong thạch lao của chùa Thiếu Lâm, sau này tin truyền khắp giang hồ, chỉ sợ oai danh của chư vị sẽ bị giảm sút. - Tại hạ là minh chủ đã thua cuộc thì người trong Kim đao môn phải chịu chung hoạn nạn với minh chủ là hẳn rồi. - Cũng được. - Tại hạ còn một việc dám mong lão thiền sư chấp thuận. - Thí chủ cứ nói. - Xin lão thiền sư cho người bảo vệ nhị vị cô nương này đi truyền lệnh hộ tại hạ. Tứ Không đại sư quay bảo Tứ Giới và Tứ Ý: - Phiền nhị vị sư đệ một chuyến. Tuyết Quân đứng dậy, vịn vai em nói: - Phiền nhị vị đại sư. Thong thả đi trước. Tứ Giới, Tứ Ý theo sát nhị nữ rời khỏi tòa viện. Thiếu Bạch chờ cho ba người đi khuất, mới nói: - Tại hạ thương thế rất nặng, cần phải kịp thời vận khí điều tức. Nói đoạn, ngồi xuống nhắm mắt điều tức. Thật ra chàng chỉ bị thương nhẹ, có điều sau cuộc ác đấu trong nội các cũng bị tiêu hao nhiều, nên mới dịp này ngồi nghĩ lấy lại sức. Lúc Thiếu Bạch vận tức xong, mở mắt ra đã thấy Tuyết Quân dẫn quần hào về chờ đấy đãlâu.Tứ Giới nhác thấy chàng đã tỉnh, hỏi liền: - Thí chủ thương thế ra sao? - Không đến nỗi nào! - Có cần lão nạp giúp gì không? - Không dám phiền. Thò tay vịn vai Vạn Lương chậm rãi đứng lên, tiếp: - Thạch lao ở đâu, nhờ đại sư dẫn lộ. Tứ Giới quay mình bước đi, một mặt nói: - Trong Giới thị viện của đệ tử. Quần hào lục tục đi theo sau Tứ Giới, Tứ Ý đại sư thì đi sau cùng canh chừng. Đi băng qua hai cái sân đến một tòa viện có tường xây chung quanh, chỉ thấy một tấm hoành biên chữ vàng tô lớn ba chữ:Giới Thị Viện. Tứ Giới đại sư đi vào trước, chỉ về một tòa thạch thất giữa đám thúy trận bảo: - Đây là thạch lao của bổn tự. Thiếu Bạch sẽ cau mày, nhìn quanh Tứ Giới: - Tại hạ có một việc, dám mong đại sư tương trợ. - Được, nếu việc không ngoài sức lão nạp. - Chúng tôi sống ở trong lao này, về việc ăn uống, dám phiền đại sư lo liệu cho. - Thí chủ yên tâm, lão nạp sẽ dặn đầu bếp. Thiếu Bạch vòng tay: - Tại hạ xin bái tạ. Rồi chàng đi thẳng vào trong lao. Quần hào cũng nối gót, Tứ Giới đại sư tay nhấc cánh cửa sổ cho bọn Thiếu Bạch vào xong đâu đấy, lại sẽ bấm vào nút cơ quan bên ngoài, nghe sầm một tiếng, một phiến đá lớn rơi xuống chặn lấy cánh cửa. Hẳng nói tới Thiếu Bạch vào trong thạch thất, ngẩng nhìn chung quanh thấy tòa thạch thất rộng bằng độ hai căn phòng lớn nhỏ. Trừ cánh cửa bằng gỗ, còn hoàn toàn được đúc bằng đá xanh.Tuyết Quân bảo: - Chư vị nhân cơ hội này điều tức đi một lát. Quần hào sau một đêm ác chiến cảm thấy mệt mỏi rã rời, nghe lời nhắm mắt điều tức ngay. Chỉ có Nhàn Vân đại sư nội công tinh thâm, vẫn tươi tĩnh như không. Qua được chừng một giờ sau, Thiếu Bạch đã thấy khỏe lại, mở mắt nhìn quanh quất, vừa lúc Vạn Lương cũng thức tỉnh, sẽ giọng bảo chàng: - Nghe Phạm cô nương nói minh chủ có đánh cuộc với những trưởng lão trong chùa và chúng ta đã bị thua phải không? - Phải. - Lạ nhỉ, Thiên kiếm và Tuyệt đao đều là những tuyệt kỹ một đời chả lẽ cũng không thắng nổi võ công của Thiếu Lâm tự. Thiếu Bạch bị hỏi dồn, nhất thời lúng túng không biết phải trả lời sao cho thỏa. Hốt nhiên, lạch cạch mấy tiếng, ở cửa thạch thất lộ ra một khoảng trống vuông vức, và cùng lúc có tiếng Tứ Giới vọng vào: - Chư vị thí chủ, đồ ăn lão nạp đã trông nom bọn đầu bếp làm xong, lại có nếm thử rồi, chư vị cứ việc ăn khỏi lo. Thiếu Bạch đỡ lấy mâm cơm, bỗng sực nhớ đến Hoàng hạc Châu Chính. - Tại hạ có một việc muốn nhờ lão thiền sư. - Thí chủ cứ nói. - Cùng đến đây với tại hạ còn có một vị đại hán trúng độc mặc áo vàng, râu dài, tướng mạo thập phần khôi ngô. Tuy hôn mê thoi thóp nhưng chưa che hẳn, mong thiền sư mở lượng nhân từ chiếu cố. - Cái ấy lão nạp chưa rõ, để lão nạp tra xem sẽ trả lời cho thí chủ sau. - Phiền lão thiền sư. Nói xong chàng quay về chỗ cũ. Quần hào đang cơn đói, đều ăn vội vàng cho xong bữa. Tứ Giới chờ cho mọi người ăn xong mới thu lại mâm chén, buông tấm cửa xuống rồi bỏ đi. Vạn Lương quay sang nhìn Thiếu Bạch: - Tăng lữ Thiếu Lâm tự xử tốt với chúng ta, bên trong chắc phải có nội tình. Thiếu Bạch im lặng nghĩ đến việc mình hết lòng giữ thể diện cho cửu trưởng lão trong chùa, hầu hết chín hòa thượng đã hiểu chuyện. Vạn Lương thấy không ai lên tiếng, lại lẩm bẩm: - Hàng trưởng lão Thiếu Lâm tuy võ công cao tuyệt, nhưng muốn ngăn chống nổi Bá đao của Hướng Ngao ít nhất cũng phải có dăm người thương vong. Thiếu Bạch vẫn nín lặng. Vạn Lương sẽ đằng hắng, nhìn sang Nhàn Vân: - Nếu như trong mấy trưởng lão Thiếu Lâm có một người thọ thương dưới Thiên kiếm, Tuyệt đao, chắc chắn họ cũng chả đối xử tử tế với chúng ta quá thể. Nhàn Vân chỉ mỉm cười im lặng. Tuyết Quân nãy giờ không nghe tiếng Thiếu Bạch, cho rằng chàng đang có việc khó nghĩ bèn đỡ lời: - Thiếu Lâm tự sở dĩ đối đãi với chúng ta như thế này, cũng vì họ nể phục cái tính khí của bọn ta, nhất là võ công tuyệt thế của minh chủ, cuộc tỉ võ trong Phật các minh chủ ta tuy thua nhưng là thua vinh. - Đáng tiếc lão hủ không được xem tận mắt cuộc tỉ võ ấy... Tuyết Quân ngắt lời: - Minh chủ đã bại, chúng ta cũng đã bó tay theo người vào lao rồi, thì khỏi cần phải vặn hỏi ngọn ngành. Vạn Lương chỉ nghe vậy cũng vỡ lẽ, nhưng Hoàng Vĩnh, Cao Quang và Ngọc Giao thì lại càng thêm nghi. Trong số đó, Ngọc Giao nóng nảy nhất: - Thế vì sao minh chủ nhận bại? Tuyết Quân cười nói: - Chúng ta phải có lý do chứ, nhưng chưa tiện nói thôi. Ngừng giây phút, nàng tiếp: - Tăng lữ Thiếu Lâm giam chúng ta vào trong lao này có lẽ là một việc tốt cho ta. - Sao? Chả lẽ ngồi trong lao mà cô nương cho là việc đáng mừng? - Không phải thế, nhưng ít ra trong hai cái hại, ta nên chọn lấy cái nhẹ. Thiếu Bạch bỗng đằng hắng ngắt lời: - Tòa thạch lao này là nơi chuyên dùng để giam cầm những tù phạm trọng tội của Thiếu Lâm, biết đâu chả có cơ quan giám định, hành động của người trong lao đều nằm trong vòng giám thị của đối phương. Chợt nhớ ra việc gì, cùng quay bảo Tuyết Quân: - Phạm cô nương chả phải có nói sẽ nhân thời gian này truyền thụ thêm mấy môn tuyệt kỹ cho anh em sao? - Thuộc hạ cũng đang định thế. - Việc đời tan hợp vô thường, nếu đã có ý tại sao cô nương không bắt tay ngay đi? - Minh chủ dạy phải. Cao Quang nghe chuyện, nhảy chỗm: - Phạm cô nương định đem tuyệt nghệ sư môn truyền thụ cho bọn tôi đấy à? Tuyết Quân mỉm cười, gật đầu: - Nói là tuyệt nghệ to tát quá, chẳng qua chỉ có mấy môn... Hoàng Vĩnh không chờ nàng nói dứt, đứng bật dậy vòng tay. - Cô nương khỏi cần khách sáo, Hoàng mỗ nguyện thọ giáo trước. Thấy thế, Cao Quang vội vàng chồm tới: - Đâu có được. Tuyết Quân bật cười: - Ai trước ai sau cũng vậy thôi. Cúi đầu suy nghĩ giây lâu, nàng tiếp: - Tôi có hai chiêu kiếm pháp xin truyền thọ cho Hoàng hộ pháp trước, phiền Cao hộ pháp chờ cho một lát. Cao Quang nghe nói chỉ có hai chiêu thì thở phào lui lại, dựa tường ngồi chờ. Tuyết Quân đứng dậy: - Hoàng hộ pháp cho mượn thanh kiếm. Hoàng Vĩnh trao ngay kiếm, hai tay dâng lên ra vẻ kính cẩn. Tuyết Quân đỡ trên tay rồi nói: - Hai chiêu kiếm pháp này do lệnh sư truyền thọ, dù cho nó có thể biến dạng thế nào thì chẳng qua nó cũng như nhau mà thôi. Hoàng Vĩnh thấy nói chiêu thức chỉ có hai chiêu biến hóa bèn tập trung hết tinh thần lắng nghe.Chỉ thấy Tuyết Quân tả thủ nắm kiếm quyết, tay phải đá kiếm ngang ngực, xoay mũi kiếm về hướng đông nam miệng nói: - Đây là thế biến hóa thứ nhất, Hoàng hộ pháp nhớ chưa? - Tại hạ nhớ rồi. Tuyết Quân thâu kiếm lại thế ban đầu, bảo: - Hoàng hộ pháp chú ý. Trường kiếm xoay từ từ, sống kiếm vạch thành một hình vòng cung từ trên hướng xuống. Hoàng Vĩnh định bụng đấy chắc là thế biến hóa thứ hai. Bỗng nghe Tuyết Quân nói: - Thế biến hóa thứ ba, xem kỹ này! Nhẹ rung cổ tay, kiếm thế dần xoay ngược lên. Trong thạch lao bấy giờ lặng bặt như tờ, mọi người đều nín thở dõi xem. Hoàng Vĩnh dốc hết tân thần chú ý ghi nhớ từng diễn biến của chiêu thức, phút chốc, mồ hôi đã nhỏ giọt trên trán.Hốt thấy Tuyết Quân chớp động kiếm thế loang loáng vạn điểm ngân quang loáng rơi mau. Thiếu Bạch xem đến chỗ tinh diệu, bất giác buộc miệng khen: - Kiếm pháp hay tuyệt! Tuyết Quân mỉm cười thâu kiếm nói: - Những thế biến hóa như vậy, Hoàng hộ pháp có nhớ hết không? Hoàng Vĩnh toát mồ hôi trán: - Cố gắng cũng nhớ được. Vạn Lương hỏi: - Chiêu kiếm pháp này tổng cộng có bao nhiêu thế biến hóa? - Lúc tấn công có mười sáu thế, còn khi phòng thủ thì có những hai mươi mốt thế, nhưng vận dụng thế nào cũng phải xem vào cách thức võ công của đối thủ. Hoàng Vĩnh nói: Cô nương, tại hạ muốn tập lại một lần, không thì sẽ quên hết cả. Tuyết Quân mỉm cười trao trả kiếm. Hoàng Vĩnh đỡ kiếm: - Đa tạ cô nương. Giọng nói chứa chan cảm kích. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 57 Thay thầy truyền nghệ Tuyết Quân lùi lại mấy bước, Hoàng Vĩnh đá kiếm theo đúng những chiêu thức ghi nhớ được từ từ diễn lại. Tuyết Quân tai nghe gió kiếm cũng nhận ra ngay chỗ lệch lạc, bảo liền: - Hoàng hộ pháp luyện sai rồi. Hoàng Vĩnh thâu kiếm, cung kính hỏi: - Thỉnh cô nương chỉ giáo. - Thế biến hóa thứ tư là đảo kiếm chém xả vào trung bàn của đối phương mới phải. - Đa tạ cô nương sửa sai. Trường kiếm theo đúng lời chỉ điểm chém xả xuống. Tám thức kiếm pháp ấy thoạt đầu trông dễ dàng nhưng lúc luyện tập khó khăn bội phần. Hoàng Vĩnh đã mấy bận cố gắng nhớ kỹ lấy, yếu quyết mới lãnh hội được phần nào thì người đã phờ phạc, mồ hôi ướt đẫm cả lưng. Tuyết Quân chừng như rất vừa ý: - Chiêu kiếm pháp này, thân, thủ, nhãn, bộ, ý, điểm nào cũng có chỗ tuyệt diệu riêng. Hoàng hộ pháp luyện tập như thế, kể cũng là nhanh lắm. Hoàng Vĩnh hổn hển nói: - Ấy cũng nhờ ở cô nương tận tâm chỉ điểm. Ngừng một tí, chàng tiếp: - Hai chiêu kiếm pháp này gọi là gì? - Có tên nhưng chẳng qua là do tôi tự đặt. - Cô nương cho biết. - Chiêu tấn công gọi là Lôi điện giao gia, còn chiêu thủ tên Phong vân tứ hợp, gọi tắt một tiếng là Phong Lôi nhất kiếm. Cao Quang bỗng chạy lại, vòng tay: - Cô nương, đến lượt tại hạ chứ? Tuyết Quân mỉm cười, quay sang bảo Hoàng Vĩnh: - Hôm nay tới đây tạm đủ rồi, Hoàng hộ pháp đi nghỉ đi, ráng làm sao vận trí một tí để suy gẫm lại mấy thế biến hóa ấy. Hoàng Vĩnh hăng hái: - Tại hạ nguyện sẽ dốc hết sức, quyết không phụ sự hy vọng của cô nương. Cao Quang thấy Hoàng Vĩnh học được chiêu kiếm dị ảo, trong lòng rất háo hức: - Tại hạ sử dụng Phán quan bút, không hiểu cô nương có chiêu thuật nào mới lạ, xin chỉ điểm cho. Vạn Lương bật cười: - Cao hộ pháp! Phạm cô nương đã hứa là phải dạy chứ. Cao Quang bẽn lẽn nói: - Lão tiền bối nói phải. Chàng nói xong hổ thẹn ngồi xuống. Thiếu Bạch ngoảnh nhìn, thấy Hoàng Vĩnh ngồi nhắm mắt nghiêm trang, đôi môi luôn mấp máy, rõ ràng đang nhẩm lại bài học, trông kỹ còn thấy mồ hôi lấm tấm trên trán, hiển nhiên đã dốc hết tinh thần luyện tập, bèn quay lại, thấp giọng: - Phạm cô nương... Tuyết Quân vội ngắt lời: - Minh chủ dạy chi? - Xem chiêu Phong Lôi nhất kiếm của cô nương vừa rồi thâm ảo chả kém gì Đại bi kiếm pháp. Lệnh sư tài hoa thật đáng kinh nhân hãi tục, chỉ tiếc nỗi trời xanh bắt đi quá sớm, chứ ví người còn sống thì biết đâu võ lâm bây giờ chả có cảnh tượng mới. - Minh chủ khen thế chứ đối với tiên sư chẳng có gì là hối tiếc. Sẽ thở dài nàng tiếp: - Ôi! Gia sư thể chất trời ban cho có hạn, tuy có tài thông cổ bác kim, huyền cơ một bụng, nhưng cũng không tài nào thành tựu võ công đến nỗi phải vùi chôn cái tài hoa tuyệt thế một đời. - Nói vậy chứ cô nương đã được thừa kế y bát, dương dang giang hồ kể như đã hoàn thành tâm nguyện của lệnh sư. - Đáng tiếc ngu tỉ muội bị cái thiên sinh tàn khuyết, chả làm sao đạt đến tột đỉnh võ học. - Cô nương đừng quá bi quan, xưa nay có thiếu gì những bậc nhân tài chả may bị tàn phế mà vẫn trở thành tôn sư một đời. - Minh chủ nghĩ sai rồi. - Sai là sao, không lẽ cô nương chẳng phải vì cảm thán cho cái tội có mắt chẳng thấy vật. Ngần ngừ, chàng tiếp: - Hay là cô nương lời lẽ cao xa, chả phải người thường hiểu được, vậy thì thỉnh giáo cô nương.Tuyết Quân trầm ngâm: - Thuộc hạ còn nhớ có một đêm, tiên sư cho gọi ngu tỉ muội đến bên chỉ dạy mấy lời và từ đấy tiên sư không hề cưỡng ép chị em thuộc hạ luyện tập võ công nữa. Vạn Lương tò mò xen vào hỏi: - Thế Phạm đại ca nói sao? - Đêm hôm ấy, có lẽ vào một đêm sáng trăng, gia sư đã nói với giọng cảm khái khó quên. Trời có sáng tối, trăng có khuyết tròn, làm sao có được một người đã có khí chất luyện võ lại đủ cả tài ba trác việt, thành thử, dặn bảo ngu tỉ muội từ này chỉ cần cố gắng nhớ cho kỹ mỗi câu châm ngôn ấy. Thiếu Bạch góp ý: - Có thể lệnh sư sợ cái sở học của mình bị thất truyền lại không thể chờ cho nhị vị cô nương hiểu xong một sẽ truyền đến hai, nên mới phải bảo gắng nhớ lấy khẩu quyết ấy, ngày sau dần rồi tài trí tăng tiến sẽ tự vỡ lẽ. - Minh chủ nói đúng lắm, từ ngày đó tiên sư không cho ngu tỉ muội luyện võ nữa. Người chỉ dạy chị em thuộc hạ những chân quyết võ công thâm ảo, bảo phải nhớ cho thật kỹ. Nhưng có một lúc, ngẫu nhiên tỉ muội giác ngộ, tự đi luyện võ thì tiên sư cũng không dám cản. Nhàn Vân đại sư suốt nãy giờ im lặng, bỗng xen vào nói: - Thế nên cô nương chỉ cần dụng tâm nhớ lại những chân quyết võ công nằm lòng trong bụng, cách một thời gian là có thể nghĩ ra được một hai môn võ công tuyệt thế. Đại sư nói rất đúng, tiện thiếp cũng chả hiểu đã thuộc nằm lòng vô số chân quyết võ công từ hồi nào nữa. Thiếu Bạch lấy làm lạ: - Vậy thì cái chiêu Phong Lôi nhất kiếm vừa rồi cô nương truyền thọ cho Hoàng Vĩnh cũng là mới nhớ ra chưa lâu? - Không, chiêu kiếm ấy thuộc hạ đã sớm nghĩ ra. Nhàn Vân cảm khái: - Nói thế lệnh sư không những tài học tuyệt thế mà võ công cũng cao minh lắm. - Gia sư quả thật là một kỳ tài chưa từng có. Gia sư thường hay nói đến võ công của Thiên kiếm, Tuyệt đao cho bọn tiện thiếp nghe. Thiếu Bạch đỡ lời: - Thế đối với võ công của gia sư, lệnh sư nói thế nào. - Tiên sư nói pho Đại bi kiếm pháp của Cơ lão tiền bối thiên về nhu ý, khí thế toàn bộ kiếm pháp vì chứa chan niềm nhân từ. Ngừng một thoáng, nàng tiếp: - Còn về đao pháp của Hướng Ngao lão tiền bối thật tàn độc, có vẻ một được một thua, liều lĩnh quá. Nếu một đao không giết được đối phương, chỉ cần nhất chiêu phản kích tất sẽ mất mạng như chơi. Thiếu Bạch trầm ngâm: - Cái đó tại hạ chưa dám tán đồng. - Thế thì ý của minh chủ? - Một đao xoay nhanh oai thế sấm sét cùng tận, không có một kẻ nào mong chống đỡ nổi thì cần gì phải thi triển đến chiêu thứ hai. - Nói vậy chứ Đoạn hồn nhất đao oai lực ghê gớm quá sự tưởng, ví thử tiên sư sống thêm được dăm năm nữa, thế nào rồi sẽ nghĩ ra cách phá giải. - Chưa chắc. - Minh chủ không tin, nhưng tiên sư đã truyền thọ cách phá giải Tuyệt đao rồi. - Nói thế tại hạ nguyện xin lãnh giáo. - Được, nếu minh chủ thi triển nhất đao ấy thật chậm, thuộc hạ sẽ thử xem. Thiếu Bạch bốc cao hào khí, đứng dậy: - Cô nương nhất định muốn thử? Tuyết Quân mỉm cười: - Tiện thiếp công lực hữu hạn, dám mong minh chủ nhẹ tay. Thiếu Bạch đứng dậy rồi, trong lòng mới sanh hối hận, nghĩ rằng ở trong hoàn cảnh này, thật không nên cầu chứng oai lực của Đoạn hồn nhất đao. Ý đã muốn tìm cách thoái thác, chẳng dè Tuyết Quân chả chịu bỏ qua, lại càng tỏ ý khiêu khích. Nghe chuyện, bọn Vạn Lương đều lo sợ, bởi lẽ đã thấy tận mắt oai lực khủng khiếp của nhất đao, thì với tấm thân mãnh mai ẻo lả của Tuyết Quân mong gì ngăn chống nổi? Xem thế, Vạn Lương chực ngăn, nhưng thấy Thiếu Bạch đã sờ đốc đao, cuộc tỉ võ tất không tránh khỏi, đành bảo nhỏ: - Minh chủ chớ có quá tay. Thiếu Bạch sẽ gật đầu, nghiêm giọng: - Cô nương cẩn thận. Tuyết Quân nãy giờ vẫn vịn vai em, lúc ấy bỗng khẽ đẩy Tuyết Nghi ra: - Minh chủ cứ xuất thủ. Nhất đao chấn động giang hồ mấy chục năm nay, đao đi đến đâu người võ lâm đều lãng xa đến đấy. Nhất là trong ký ức của Vạn Lương và Nhàn Vân đã khắc một điều, Hướng Ngao ngày còn tung hoành giang hồ, đi nam về bắc chưa rút đao thì thôi, chứ một khi đao soạt ra khỏi vỏ thì chưa hề một ai thoát mạng. Thành thử cả hai không khỏi phập phồng lo ngại cho Tuyết Quân.Trong thạch lao, mười mấy con mắt đều dồn về Thiếu Bạch lặng chờ. Tuyết Quân bỗng hỏi: - Minh chủ sao chưa xuất đao? Thiếu Bạch sẽ thở dài: - Nói ra sợ cô nương không chịu tin. - Sao? - Tại hạ không thể nào xuất thủ. - Có phải sợ đả thương tiện thiếp? - Không. Ngừng giây phút, Thiếu Bạch tiếp: - Mỗi khi thi triển Nhất đao, hình như cần phải có bầu không khí nóng sôi trong huyết quản mới có thể rút đao được, còn nay đứng trước mặt cô nương, tại hạ chả cảm thấy có cái hiện tượng ấy tí nào? Tuyết Quân trầm ngâm: - Phải rồi, gia sư đã tính sót một việc, chúng ta khỏi cần thử nghiệm nữa. Nàng chậm rãi ngồi lại chỗ cũ. Quần hào thấy thế, đều ngồi vây quanh. Thiếu Bạch ngạc nhiên: - Cô nương nói lệnh sư tính sót việc gì? Tuyết Quân thở dài áo nảo: - Minh chủ trong lòng chắc rất lấy làm lạ là khí chất tiện thiếp sao dám đứng ra thử thách oai lực của Đoạn hồn nhất đao phải không? - Đúng thế. - Trước khi lâm chung, gia sư có nói với chị em tiện thiếp một câu, người bảo Thiên kiếm Cơ Đồng dùng tuyệt kỷ dương danh thiên hạ còn Bá đao chỉ với Nhất đao chấn động giang hồ, nên chi người võ lâm ai cũng muốn Thiên kiếm với Bá đao tranh tài cao hạ. Nhưng hai người đều có ý cố lảng tránh, thủy chung vẫn không chịu giao thủ, việc ấy ai cũng biết cả, đúng không?Vạn Lương đỡ lời: - Phải, ngay như lão hủ cũng ước mong ấy, vì lẽ có câu anh hùng không đứng chung một đất, nào hay Thiên kiếm và Bá đao lại cùng vang danh giang hồ suốt mấy mươi năm mới là một chuyện lạ. Tuyết Quân sẽ lắc đầu: - Chưa hẳn còn có bí ẩn võ lâm chưa ai biết, ấy là việc Cơ Đồng Hướng Ngao đã giao thủ một lần. Quần hào nghe nói thảy đều tròn mắt kinh ngạc. Bặt đi chặp lâu, Vạn Lương mới thủng thẳng hỏi: - Cô nương sao biết chuyện này? - Thiên kiếm Cơ Đồng từng tìm gặp gia sư, cả hai thắp đèn sáng đêm bàn về việc ấy, cuối cùng gia sư bằng lòng nghĩ cách giải phá Bá đao, nhưng phải được Cơ Đồng vạch cho nghe rõ sự biến hóa của Vương đạo Cửu kiếm cùng với oai thế thương nhân của Đoạn hồn nhất đao. Thiếu Bạch hiếu kỳ: - Thế gia sư có chịu nói không? - Tất nhiên là có. - Vậy thì cô nương sớm đã hiểu rõ chiêu thuật biến hóa Thiên kiếm, Bá đao? - Đại khái thì cũng có hiểu, nhưng nếu muốn hiểu tường tận từng thế biến hóa một, chắc phải khổ công luyện tập mới mong tinh ngộ hết. - Nói thế kể như cô nương đã thuộc nằm lòng sự biến hóa của hai môn tuyệt kỹ ấy rồi, tại hạ thỉnh giáo một việc. - Minh chủ cứ dạy. - Theo cô nương nhận xét, Thiên kiếm, Bá đao cái nào hơn cái nào kém? - Khó nói lắm, gia sư bảo là Cơ Đồng, Hướng Ngao đều thành tựu có một nữa, khuyết điểm của Thiên kiếm là ưu điểm của Bá đao. Có điều gia sư đã quên kể đến cái khí thế rút đao có hòa hội với thần và ý, làm tăng thêm oai lực cực cùng. - Thế Thiên kiếm, Bá đao ai thắng ai bại? - Cũng khó biết, Hướng Ngao soạt đao đánh Cơ Đồng không chết nhưng nếu đón đỡ được Nhất đao, không những tháo mồ hôi mà nội tạng còn bị thương rất nặng. Có điều Cơ Đồng lạichưa hiểu chống đỡ Nhất đao của Hướng Ngao cách nào cho có hiệu quả. Phần bắt đầu thấy đã xuất thủ mà chưa lấy mạng được Cơ Đồng, lập tức quay đầu bỏ chạy, vậy minh chủ nghĩ cuộc tỉ thí ấy biết là cái thắng về ai? - Kể thì khó định luận thắng bại, nhưng Cơ Đồng đỡ được Nhất đao cũng phờ phạc chả còn sức đâu đánh tiếp, thành thử nếu gác ơn nghĩa thày trò, luận theo sự việc, hiển nhiên Bá đao đã thắng một mức. Vạn Lương góp lời: - Phải đấy, lão hủ cũng có ý đấy. Tuyết Quân lại có nhận xét khác: - Chư vị đã bỏ sót một việc, ấy là Bá đao chỉ có nhất chiêu, nếu thi triển rồi không làm gì được Cơ Đồng thì dù có dốc toàn lực đánh nữa cũng vô hiệu quả, đằng khác tiện thiếp và chư vị chỉ biết Cơ Đồng thọ thương nhưng chưa hiểu Bá đao ra sao sau khi xuất đao, ông ta quay đầu bỏ chạy không ngoài hai nguyên nhân. Hơi trầm ngâm, nàng tiếp: - Thứ nhất, Bá đao bị thương nặng hơn Cơ Đồng, thứ hai là ông phát giác ra Thiên kiếm có khả năng phá giải Bá đao, vì thế mới phải rút lui sớm. Vạn Lương gật gù: - Cô nương luận rất phải. - Theo tiên sư cho tiện thiếp biết trong Vương đạo Cửu kiếm có một chiêu kiếm đủ sức phá giải đao, nhưng Cơ Đồng cũng chưa hiểu, chờ cho tới lúc thập phần nguy ngập, vì bản năng tự vệ vô tình ông mới thi triển chống đỡ. Nhàn Vân đỡ lời: - Có những thành công ngay chính mình cũng không ngờ đến, nếu chẳng gặp trong cái chết mỏng manh trong đường tơ kẻ tóc thì chả bao giờ xuất thủ được. - Về việc này chưa hẳn thế, tiên sư vãn bối thấy trong Vương đạo Cửu kiếm rõ ràng có một chiêu chế ngự được Bá đao nhưng lạ một điều là Cơ Đồng tài ba như thế sao không phát giác ra. Vì vậy tiên sư mới phải vạch ra cho ông ta biết. Chỉ đáng tiếc Cơ Đồng nói rành rẽ cho tiên sư nghe cái hay của cửu kiếm, nhưng chỗ tuyệt diệu của Bá đao thì ông lại không nói được. - Nếu thế, sao lệnh sư dám quyết chắc trong Vương đạo Cửu kiếm có một chiêu phá giải nổi Bá đao? - Vì điều ấy, tiên sư đã khổ công suốt ba tháng trời, xem đi xem lại chiêu thuật biến hóa của Bá đao. Nàng tiếp: - Tiện thiếp đã ghi nhớ rất kỷ sự biến hoá của chiêu kiếm ấy, có điều chưa được dịp cầu chứng mà thôi, cũng vì thế lúc minh chủ nhắc đến Bá đao, tiện thiếp mới ngỏ ý thử xem, một là sáng tỏ được thắc mắc, hai là hoàn thành tâm nguyện cho tiên sư, sau này có gặp lại Cơ lão tiền bối cũng còn đường ăn nói. Thiếu Bạch tần ngần: - Có một việc chắc cô nương cũng chưa hiểu. - Việc gì? - Tại hạ mấy lần thi triển Bá đao thương nhân, nhưng cách rút đao ra đánh thế nào vẫn không sao nói được nguyên lý là nghĩa gì? - Ấy chính là điều tiên sư bỏ sót. Chuyện đến đây, hốt nghe có tiếng niệm Phật vọng vào, cùng lúc cánh cửa ở vách đá bật tung. Ngẩng nhìn thấy Tứ Giới đại sư nghiêm trang đứng ngoài song cửa. Thiếu Bạch thong thả đứng dậy hỏi: - Đại sư có việc gì thế? - Tệ sư huynh Tứ Không có việc muốn bàn với chư vị, không hiểu minh chủ có rảnh? Tuyết Quân đỡ lời: - Minh chủ thỉnh họ vào đi! Thiếu Bạch nhìn ra: - Phiền đại sư! Tứ Giới lẳng lặng buông cánh cửa. Cao Quang mắt thấy Hoàng Vĩnh học được chiêu kiếm kỳ ảo, trong lòng háo hức chờ, vừa đến lượt mình thì Tứ Giới vào ngăn cản, bất giác mắng ầm lên: - Hòa thượng thối ở đâu, đang khi không xồng xộc bước vào phá. Quần hào hiểu rõ tâm ý, nên chỉ im lặng cười thầm. Tuyết Quân sẽ giọng nói: - Tứ Không đại sư là vị hữu đạo cao tăng, nhưng vẫn bị trói buộc, nặng lòng vì cái thanh danh thể diện của Thiếu Lâm phái suốt mấy trăm năm nay. Giờ đây minh chủ đã mở cho lão một lối êm đẹp, tất lão sẽ cảm kích, có thể bình tâm nghĩ đến đại cuộc võ lâm. Nàng thở dài tiếp: - Trong câu chuyện sắp tới đây, không những có sự liên hệ đến sự an nguy của chúng ta, mà còn ảnh hưởng to tát cho cả đại cuộc võ lâm, vậy minh chủ nên dè dặt ứng phó. Thiếu Bạch gật gù: - Phải lắm, tại hạ cũng mong cô nương ngồi bên chỉ điểm cho những chỗ sơ sót. - Tiện thiếp sẽ cố gắng nhưng ít nói thì hơn, có điểm, minh chủ nên suy nghĩ chính chắn trước vấn đề trọng đại. Bỗng nhiên lách cách mấy tiếng, hai cánh cửa đá đóng im lìm bất chợt mở toang. Tứ Giới dẫn Tứ Không đại sư bước vào. Thiếu Bạch đứng bật dậy, vòng tay: - Nhị vị đại sư ngồi chơi. Tứ Không chắp tay đáp lễ: - Không dám. Rồi lão xếp bằng ngồi xuống. Tứ Giới lui lại ngồi đằng sau. Thiếu Bạch đưa mắt nhìn Tứ Không, nhưng chưa biết nói gì cho phải, cứ thế hai bên ngồi lặng nhìn nhau mãi hồi lâu, Tứ Không mở lời; - Lão nạp có vài người khả nghi định đến đây thỉnh giáo. - Đại sư có việc gì xin cứ nói, tại hạ nguyện rửa tai chờ nghe. Tứ Không nhìn sang Nhàn Vân: - Vị này là... Thiếu Bạch đỡ lời: - Nga Mi phái thượng đại chưởng môn, Nhàn Vân đại sư. Tứ Không chiếu cặp mắt như điện nhìn chằm chặp Nhàn Vân. Nhàn Vân vẫn điềm tĩnh ngồi yên, trong thạch lao nhất thời im phăng phắt. Thiếu Bạch sốt ruột đánh tiếng: - Đại sư không tin lời tại hạ? Tứ Không vẫn lẳng lặng nhìn Nhàn Vân và hốt cái, thò tay tung nhnh một chưởng vào ngựcông.Lão công lực thâm hậu, chưởng thế thoáng trông nhẹ nhàng nhưng chả phải là tầm thường ấy thế mà Nhàn Vân vẫn thản nhiên như không, chẳng một phản ứng. Tứ Không trầm giọng: - Chiêu này gọi là Phi dạt động chung. Nhàn Vân lạnh lùng: - Lão nạp nhớ mấy chục năm trước đây đã dùng chiêu Họa long điểm tinh phá giải chiêu ấy. - Chỉ mỗi điều này cũng chưa đủ chứng minh thân phận các hạ. - Đại sư có thể không tin nhưng bần tăng không có ý ép buộc. Tứ Không chỉ gật đầu chắp tay nói: - Mây trắng nổi trôi, biến ảo vô thường... Ngưng lại, chắp tay trước ngực tiếp: - Lão nạp cam thất kính. - Chả dám trách. - Trên đỉnh Yên vân phong năm xưa, tứ đại chưởng môn nhân đều đã ngộ mạng, không lẽ các hạ có thuật hoàn hồn? - Chả có chuyện phép thuật, chỉ có việc khéo bày tử thi che mắt người, đáng tiếc võ lâm thiên hạ thiếu người sáng suốt. - Tứ đại chưởng môn nhân đều có tuyệt nghệ cả, lẽ nào lại bị gia hại cùng lượt? - Nuôi ong tay áo mấy ai phòng được. Tứ Không chợt đổi giọng: - Đại giá là Nhàn Vân đạo huynh. - Lão nạp bị giam trong bí thất, may nhờ Kim đao minh chủ cứu thoát, trước khi chưa diệt được nghiệt đồ, thanh lý môn hộ, không dám nhận tiếng ấy. Tứ Không ngước mặt than dài: - Rõ thật là việc bi thảm chưa hề có trong võ lâm, hàng ngàn người phải bị mắt mưu đua nhau sát phạt suốt mười mấy năm trời, cộng thêm mấy trăm nhân mạng chết oan uổng. Ôi! Thương thay! A di đà phật! Tuyết Quân chen lời: - Đại sư đã hiểu được nội tình không biết sẽ xử lý ra sao? - Sự việc lớn lao, chắc phải dốc sức lắm mới mong thấy cái cảnh trời quang mây tạnh. - Đúng, muốn có cái yên, cái không gió tất phải có cái đoạn quyết liệt, thái độ dứt khoát. - Đa tạ cô nương chỉ giáo. Ngoái nhìn Tứ Giới lão tiếp: - Sư đệ ở lại đây hầu chuyện với mấy vị, ta phải đi trước. Tứ Giới chờ cho Tứ Không đi khỏi mới đẩy cửa lại quay nhìn Thiếu Bạch: - Minh chủ! - Không dám, đại sư dạy chi? - Giờ phút này tệ sư huynh đã hiểu chuyện, sau khi rời khỏi đây tất sẽ chiêu tập trưởng lão hội nghiên cứu việc này. Tuyết Quân đỡ lời: - Sự thật đã minh bạch, còn phải nghiên cứu gì nữa? - Tệ môn qui giới nghiêm ngặt, thiên hạ đều nghe biết. Chưởng môn tệ phái địa vị cao trọng, cho dù trưởng lão hội cũng không thể thay chưởng môn ngay được, huống chi trong trưởng lão hội mỗi người có một nhận xét khác nhau. - Nói vậy, lệnh sư huynh có hiểu được nội tình cũng vô bổ? - Chưa hẳn, vì lẽ Tứ Không sư huynh rất được đệ tử và trưởng lão trong chùa nể trọng, chỉ phải cái việc này to tát quá, nên người mới cần tìm cách thuyết phục trưởng lão hội trước. - Thế thì theo đại sư lệnh sư huynh biết có thuyết phục nổi người trong trưởng lão hội không? - Không chỉ phải chỉ nửa ngày, vài giờ là có hiệu quả ngay được. Tuyết Quân sẽ thở dài khuyên: - Vậy đại sư cũng nên đi tương trợ cho lệnh sư huynh một tay đi. Tứ Giới thấy cũng chẳng còn chuyện đáng nói, liền đứng lên: - Chư vị thí chủ yên lòng nghỉ ngơi, nội trong hai hôm lão nghĩ thế nào cũng có tin mừng. Rồi lão chắp tay thi lễ lui bước. Cao Quang hậm hực: - Còn gì mà cứ phải úp úp, mở mở. trong võ lâm đương kim ai mà chả xem nặng thanh danh, đâu chỉ có riêng mỗi Thiếu Lâm phái! Ngọc Giao chen lời: - Hòa thượng này nói chưa dứt đã bỏ đi, không hiểu là chuyện gì? Tuyết Quân nói: - Không trách được lão, bởi lão còn có chỗ khó nói. - Tại sao? - Lão nói bóng là trong trưởng lão hội có mấy vị cao tăng vẫn còn khư khư giữ thể diện của Thiếu Lâm tự. Tuy hiểu rõ hoàn cảnh của chùa hiểm ác nhưng quyết không để người ngoài phanh phui bí mật. Cao Quang tức bực: - Hằng nghe những bậc hữu đạo cao tăng mới được chọn vào trong trưởng lão hội, mà sao họ lại hồ đồ quá thế, chả lẽ chờ cho đến lúc cháy xém mặt mày mới chịu thừa nhận hay sao? - Thật ra trong lòng họ đã sớm thừa nhận, nhưng không muốn truyền ngôn ở thiên hạ, lại càng không muốn bọn ta trợ lực. - Nhưng việc này chúng ta dễ hiểu, dù không nhờ sức chúng ta cũng chẳng thể nào bịt miệng chúng ta được. - Có lẽ họ còn có mưu... Đột ngột nàng dừng lại vuốt tóc, hỏi lảng: - Cao hộ pháp, có cần tôi truyền thọ hai chiêu võ công? Cao Quang sáng mắt hấp tấp nói: - Có chứ! - Cao hộ pháp sử dụng phán quan bút? - Nếu về môn bút không có kỳ chiêu, thì tại hạ đổi dùng trường kiếm cũng được. - Trong mười tám môn binh khí, chả môn nào không có kỳ chiêu, nhưng vì công lực của mỗi người mỗi khác, thành thử oai lực phát huy cũng sai biệt. Ngừng lại, nàng mỉm cười tiếp: - Tôi truyền cho Hoàng hộ pháp nhất kiếm, nhưng bây giờ sẽ chỉ cho Cao hộ pháp ba chiêu bút pháp. Cao Quang vái dài: - Đa tạ cô nương. - Khỏi cần hành lễ. - Cô nương truyền thọ võ công cho tại hạ là đã có nghĩa thầy trò, có lý đâu không bái sư. Tuyết Quân lắc đầu: - Tôi chỉ đọc lại yếu quyết võ công, giảng giải những chỗ nào biến hóa khúc mắc thôi, còn thành đạt ra sao đều do công phu khổ luyện của nhị vị thì có chi là thầy trò cho phiền ra... Nàng thở dài tiếp: - Ba chiêu bút pháp tôi truyền cho Cao hộ pháp khác hẳn với kiếm chiêu của Hoàng hộ pháp. Kiếm chiêu ấy biến hóa mông mênh, nhưng chỉ là một thế liên tục, còn ba chiêu bút này, mỗi chiêu đều có chỗ diệu dụng riêng, mà chẳng dính dáng gì với nhau. - Ý cô nương, phải chăng nói ba chiêu bút pháp ấy không thể vận dụng cùng một lúc? - Đúng thế, hết chiêu nọ mới dùng được chiêu kia, sự biến hóa bên trong lại khác hẳn nhau. Bọn Vạn Lương nghe nói lấy làm lạ, vì chưng trong đạo học võ công, hầu hết sự biến hóa phải liên tục từ trên xuống, chiêu nối chiêu, thức nối thức, mới gọi là môn học kỳ ảo. Đằng nàyba chiêu võ công đầu đuôi chả liên quan gì với nhau mảy may, thì sao gọi được môn tuyệt kỷ, cho nên không hẹn mà cùng dán mắt ngóng chờ xem. Tuyết Quân đứng dậy: - Cao hộ pháp cho mượn binh khí. Cao Quang liền rút ngọn bút cung kính trao cho Tuyết Quân. Tuyết Nghi đỡ hộ, đặt vào tay chị. Tuyết Quân giơ cao hữu thủ nói: - Cao hộ pháp xem đây. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 58 Thuyết phục cửu tăng Cao Quang nói: - Tại hạ đã sẵn sàng. - Chiêu thứ nhất, Hà nhạc điểm tướng. Ngọn thiết bút từ từ đưa lên đâm chậm xuống, bút đến nửa chừng đột ngột sẽ rung cổ tay, loáng màn bóng bút trùng trùng điểm sáng khiến người hoa cả mắt. Cao Quang tròn mắt xem kỹ vẫn không sao nhìn rõ màn bút ảnh đổ ập xuống như thế nào, chỉ nghe Tuyết Quân hỏi: - Cao hộ pháp trông thấy chứ? Cao Quang ấp úng: - Có thấy nhưng chưa được rõ lắm. - Trong chư vị, vị nào nhìn thấy rõ? Nàng hỏi liền ba tiếng vẫn không nghe thấy ai trả lời. Tuyết Quân ngạc nhiên hỏi ngay Nhàn Vân: - Đại sư có thấy không? - Chiêu ấy khí phách hùng vĩ, biến hóa kỳ ảo quá, lão nạp cũng chưa được thấy rõ. Tuyết Quân buồn rầu: - Tiện thiếp thể chất có hạn, không thể nào luyện đến thượng thừa võ công, gia sư có để lại tuyệt kỷ, ngu tỉ muội cũng không mong lãnh ngộ thấu đáo. - Cô nương thi triển chiêu vừa rồi, trông có công lực lắm, sao lại bi quan thế. - Lúc hạ bút, tiện thiếp thấy như mất hết công lực, rất khó thương nhân. Vạn Lương tiếc rẽ xen lời nói: - Lão hủ đã qua lại với lệnh sư đã lâu, nếu sớm biết lệnh sư còn tinh thông võ công thì lão hủ đã xin học vài chiêu tuyệt kỹ rồi. - Tiên sư thường nhắc nhở đến lão tiền bối luôn, nếu lão tiền bối có ý muốn học, vãn bối xin thay thầy truyền thọ cho một vài chiêu võ công. - Lão hủ tuổi như ngọn đèn trước gió, có thể chết bất cứ lúc nào, vậy cô nương khỏi cần lo cho lão hủ mà nên truyền cho những người trẻ tuổi đây để khỏi uổng phí bao nhiêu tâm huyết của lệnh sư làm tuyệt kỹ thất truyền. - Thế thì lão tiền bối có ý muốn xin gì cứ nói cho tiện thiếp biết, gia sư cũng nghiên cứu về y đạo, tuy không dám nói đến chuyện khởi tử hồi sanh nhưng nếu phòng bị trước thì cũng có thể kéo dài cuộc sống thêm dăm năm nữa. Vạn Lương cười ha hả: - Lão hủ có cảm thấy già lão thật, nhưng chưa đến nỗi phải lo chết. - Đạo dưỡng sinh cũng như luyện võ, có lo trước vẫn hơn. - Ngay như Phạm đại ca tài trí là thế, vẫn không sao giữ lại được tuổi già thì mong chi việc ấy, có chăng là lão hủ chỉ ước sao cô nương đem tài nghệ cứu vãn đại kiếp cho võ lâm là lão nạp cũng đủ yên lòng nhắm mắt. Lúc mấy người chuyện vãn, Cao Quang vẫn tập trung tinh thần hì hục tập đi tập lại bút pháp.Thời gian trôi qua vội vã, thoáng cái quần hào ở trong thạch lao đã được năm hôm. Trong năm ngày ấy, việc ăn uống đều do Tứ Giới đại sư tự tay kiểm soát lấy đem dâng khiến bao nhiêu mệt nhọc, bơ phờ suốt nửa tháng trời khổ chiến, bôn ba cũng đều tiêu tan mất hết. Cao Quang suốt năm hôm ra công tập luyện không ngừng đã thấy thuần thục ba chiêu bút pháp Tuyết Quân truyền thọ. Ngọc Giao thì được Tuyết Quân truyền thọ cho mấy chiêu thủ pháp phóng ám khí bá luyện. Nàng trí tuệ minh mẫn, lại là cao thủ chuyên môn về môn này, nên nàng chỉ tập mấy bận đã nhuần tay. Thiếu Bạch cũng nhân mấy hôm ấy ngồi suy nghĩ về điều ưu, liệt giữa hai tuyệt kỹ Đại bi kiếm pháp và Đoạn hồn nhất đao, nhưng vì đều là những môn học quá sức thâm ảo, thành thử nghĩ nát óc mấy hôm liền vẫn bó tay, không sao phân tách cho rành rẽ. Tuy nhiên, có cố công như thế, chàng cũng gỡ gạt được nhiều chỗ tuyệt diệu trong đao pháp và kiếm pháp. Vào buổi trưa ngày thứ sáu, Tứ Không đại sư đột ngột dẫn Tứ Ý, Tứ Giới đến thạch lao. Tứ Không hiền hòa chắp tay thi lễ với quần hào nói: - Để cho chư vị chờ mấy bữa liền, lão nạp rất lấy làm áy náy. Thiếu Bạch vòng tay đáp lễ: - Vì đồng đạo võ lâm thiên hạ, Kim đao môn chúng tôi có khổ sở đôi chút có đáng gì, điều đáng nói là đại sư có chịu tin lời chúng tôi chưa? - Lão nạp và chư vị sư đệ được chư vị chỉ điểm cũng nhận thấy bên trong cũng có nhiều chỗ đáng ngờ, có điều sự việc to tát quá, cho nên trước khi có bằng chứng xác thực chỉ dám bán tín bán nghi. Tuyết Quân sẽ đằng hắng: - Đại sư có biết chúng tôi lặn lội xa xôi gian hiểm vào chùa Thiếu Lâm là có mục đích gì không?- Chư vị thí chủ có lònh hiệp nghĩa, vất vả từ ngàn dặm vào tệ tự báo tin, bọn lão nạp cảm kích lắm. - Thế lực của bọn gian ác đã bành trướng khắp giang hồ, lúc này là dịp cuối cùng dành cho chúng ta. Nếu không sớm vạch trần nội tình, loan truyền cho đám nghĩa hiệp võ lâm cảnh giác, hợp sức vùng lên mà cứ mãi lần lựa để cho bọn chúng đủ lông đủ cánh, tất toàn thể võ lâm sẽ gặp thảm cảnh, vĩnh viễn mọp đầu dưới sự khống chế của lũ gian tà... Ngừng giây phút nàng tiếp: - Quí phái trên giang hồ xưa giờ vẫn là lãnh tụ quần hùng, nên chi chúng tôi mới đến đây cầu mong quí phái gọi to một tiếng cảnh tỉnh tất cả mọi người trong võ lâm. - Lão nạp bàn bạc với mấy vị sư đệ rất lâu, đã tìm ra nhiều điểm khả nghi thật. Nhưng vì lẽ việc xảy ra quá đổi bất ngờ, chưa từng có suốt từ ngày tệ tự lập phái đến nay, thành thử nếu chưa có được chứng cớ xác đáng, lão nạp khó có thể quyết định ngay được. - Thế ý của đại sư ? - Mấy vị sư đệ của lão nạp đều chờ đợi trong Phật các, thỉnh chư vị cùng tới đấy một chuyến chỉ giáo thêm mấy điều thắc mắc. Thiếu Bạch đồng ý liền: - Hay! Chúng tôi cung kính không bằng tuân mạng. - Xin chư vị mang theo hết đồ tùy thân, vì cuộc hội ngộ lần này bất luận thành bại, cũng phải có kết quả, ví thử chư vị không đưa ra được bằng chứng thuyết phục mấy vị sư đệ của lão nạp, bọn lão nạp cũng để cho chư vị rời khỏi đây. - Vậy phiền đại sư dẫn lộ. Tứ Không lẳng lặng dắt Tứ Ý bỏ đi trước, Tứ Giới đi sau, sẽ giọng: - Lão nạp và Tứ Không sư huynh thật đã siêu lòng, nhưng bởi việc này ảnh hưởng lớn lắm, cho nên có mấy vị trưởng lão vẫn còn cố chấp, mong cô nương cân nhắc thiệt hơn, cố làm sao thuyết phục họ. Tuyết Quân nói: - Tiểu nữ sẽ hết sức. - Việc đáng lo là giờ phút này nữ thí chủ chắc chưa thể đưa ra được chứng cớ minh xác. - Vị cùng đến với tiểu nữ bị trúng độc, không hiểu còn sống không? - Lão nạp đã đem vào trong Đạt ma viện lấy linh đan bổn môn chữa trị thương thế cho y, mà sao uống thuốc rồi vẫn như kim chìm đáy biển, chả thấy công hiệu tí nào cả. - Thuốc không đúng chứng tất nhiên là không thấy hiệu nghiệm. - Chắc cô nương cá cách cứu y? - Tiểu nữ tuy không cứu được y, nhưng có biết cách cứu... Ngừng lại, lấy vuông lụa ra che mặt, nàng tiếp: - Chúng ta đi thôi. Nàng đưa tay vịn vai em rồi cùng đi trước. Tứ Giới bước vội lên đi cạnh Tuyết Quân hỏi: - Nữ thí chủ cũng có ý ngờ lão nạp? - Trong quần tăng Thiếu Lâm, tiểu nữ sớm được nghe minh chủ nói lại đại sư hiểu biết nhất.- Đối với cái chết của Tứ Phương sư huynh, lão nạp đã hoài nghi từ lâu, ngày tứ đại môn phái và tứ môn, tam hội và lưỡng đại bang liên hợp phái cao thủ tàn sát Bạch Hạc bảo, lão nạp đã hết sức phản đối, nhưng vì sức yếu thế cô, đành chỉ biết đưa mắt nhìn tấn thảm kịch diễn ra. - Rồi sau sao đại sư xuôi tay làm ngơ? - Biết không chống nổi số đông, lão nạp mới quyết tâm bôn ba giang hồ, ngấm ngầm tra xét nội tình ngót mười mấy năm trời. - Đại sư có tra được gì không? - Lão nạp đã tìm hiểu trên giang hồ có một lực lượng thần bí, đang bành trướng lần hồi, có điều nay chỗ này, mai chỗ khác, hành tung vô định không sao hiểu rõ. - Thế đại sư có nghĩ là bọn chúng lại bành trướng ngay trong quí tự? - Chả dám giấu cô nương, đối với việc Nhất Sĩ đại sư nhảy lên ghế chưởng môn, lão nạp cũng nghi ngờ lắm, nhưng vì chưa có gì chứng minh nên không dám nói ra mà thôi. - Không hiểu trong chư vị trưởng lão có người nào cũng nghĩ như đại sư? - Theo lão nạp hiểu thì hầu hết có cùng ý nghĩ ấy, có điều họ quá cố chấp, kiêng dè, trong lòng hoài nghi nhưng không chịu nói ra. - Tứ Không đại sư thì sao? - Tứ Không sư huynh bấy lâu nay vẫn giam mình trong thiền quan, không hề để ý đến những việc này. Chuyện tới đây, tòa Đại bi viện đã hiện ra trước mắt. Tứ Giới cúi đầu, bước nhanh vào trước, Thiếu Bạch dẫn quần hào nối gót. Trong Phật các trầm hương nghi ngút, ở hai mé đông và tây bày ngay ngắn hai hàng bồ đoàn.Dọc một hàng chín cái bồ đoàn ở mé đông, đám tăng lữ hàng chữ Tứ ngồi nghiêm trang đằng trước bồ đoàn. Tứ Giới bước vào các, đi ngay đến hàng bồ đoàn bỏ trống. Tứ Không chờ cho quần hào vào xong đâu đấy mới cất tiếng: - Chư vị thí chủ ngồi đi! Thiếu Bạch vái dài cảm tạ, rồi đi đến trước cái bồ đoàn đầu tiên ở mé tây, lần lượt Tuyết Quân và bọn Vạn Lương cũng chia nhau mỗi người một bồ đoàn, phân ngôi chủ khách ngồi xuống.Tứ Không khép mắt, trầm ngâm chặp lâu: - Mười năm về trước, Tứ Phương sư huynh cùng Võ Đang, Nga Mi, Không Động tụ hội trên đỉnh Yên vân phong, bất thần tai họa xảy đến cùng bị cường địch tập kích. Là đệ tử Thiếu Lâm không ai không bi phẫn đồng lòng nghĩ đến việc phục cừu. Thiếu Bạch đỡ lời: - Có oan phải tỏ, có thù phải báo, ấy là lẽ thường tình. Sực nhớ đến mối huyết hải thâm thù cho tới nay vẫn chưa trả được, bất giác uất nghẹn, sẽ thở dài nín thinh. Chừng như biết tâm sự của chàng, Tứ Không nghiêm giọng: - Kỳ thực, đệ tử Thiếu Lâm đối với việc nợ máu trả máu lẽ phải suy xét kỷ càng mới nên làm. Rõ là lão có ý hối hận về việc Thiếu Lâm tự có tham gia trong vụ đồ bảo năm xưa. Tuyết Quân xen vào hỏi: - Việc xưa toàn do hiểu lầm nên gác lại, vấn đề hôm nay là vì chính nghĩa võ lâm, chúng ta phải làm sao cứu vãn trường sóng gió giang hồ. Tứ Không thở dài áo não: - Nữ thí chủ nói phải, nhưng việc này quan trọng lắm, trước khi chưa có bằng cớ xác thực, lão nạp không khỏi có chỗ phân vân. - Nói thế đối với thân phận của Nhàn Vân đại sư, chả lẽ chư vị vẫn còn nghi ngờ? - Chả phải lão nạp đa nghi, chứ nếu Nhàn Vân đại sư còn sống thật, thì việc trước tiên lẽ phải quay về Nga Mi thanh lý môn hộ, diệt trừ nghiệt đồ răn chúng, sau đó sẽ truyền thư khắp giang hồ liên lạc với đồng đạo võ lâm hiệp lực tìm cách diệt kẻ nguyên hung họa thù. Làm thế, một là giải quyết đâu đấy mọi việc trong môn phái, hai là cũng lột trần được âm mưu của Thánh cung, công tư vẹn toàn, mới là hợp tình hợp lý chứ! Tứ Ý đại sư góp lời: - Ví thử Nhàn Vân đại sư sau khi thoát khốn trở về Nga Mi Kim đỉnh trước, trừng trị phản đồ, thâu hồi quyền vị chưởng môn, tất việc sẽ vang động khắp giang hồ, chả riêng gì môn hạ Thiếu Lâm mà cả Võ Đang, Không Động nhị phái cũng sẽ mở cuộc truy tra cái thảm án ấy, cũng khỏi phiền đến chư vị vất vã lặn lội đến đây gây ra lắm hiểu lầm. Tuyết Quân lạnh lùng: - Chư vị đại sư chỉ biết một mà chẳng biết hai. Tứ Không nói ngay: - Lão nạp thỉnh giáo. - Chư vị có biết là chỗ Nhàn Vân đại sư thoát khốn ở trong địa phận Dự Châu. - Thứ cho lão nạp ngu muội, chưa hiểu được ý nữ thí chủ. - Vì nhờ có Kim đao môn tương trợ, Nhàn Vân đại sư mới thoát khỏi lao ngục, lấy lại tự do.- Lão nạp vẫn chưa hiểu, nói ra việc ấy thì có dính dáng gì tới việc hiện tại? - Có chứ! Thánh cung thần quân có dã tâm muốn thống trị võ lâm độc bá thiên hạ, thành thử y mới chuẩn bị chu đáo suốt hai mươi năm nay, giờ là lúc y chính thức phát động, bành trướng thế lực. Tuyết Quân nói tiếp: - Sau khi Nhàn Vân đại sư thoát nạn, sở dĩ chúng tôi đến đây ngay là vì nghĩ Nga Mi ở mãi Ba thục xa xôi. Hơn nữa, cái thảm án trên đỉnh Yên vân phong đã xảy ra cách đây hơn mười năm rồi, tất nhân tài trong Nga Mi phái cũng đã nổi trôi mỗi người một phương, thanh thế giảm sút thấy rõ, cho có thâu hồi quyền lực chưởng môn cũng chả ích gì ngoài việc báo thù. Thành thử, người mới gác chuyện riêng chung lo đại cuộc võ lâm trước. Tứ Không hình như cảm thấy cuộc hội ước hôm nay nghiêm trọng nên đắn đo mãi hồi lâu, mới nói: - Thảm án phát sinh trên Yên vân phong năm nào chấn động võ lâm một thời, nhất là tứ đại chưởng môn đã cùng ngộ nạn rành rành ra đấy, dẫu cho người nào có bụng hoài nghi, nhưng dưới áp lực chúng khẩu nhất từ, lòng nghi ngờ cũng phải dần tiêu tan. Tuyết Quân bực tức: - Giờ phút này tình thế đã biến đổi, người chết sống lại về đây cũng là một sự thật hiển nhiên, thì một dư luận, đồn đãi trong dĩ vãng phải gạt bỏ đi chứ. Sẽ thở dài, nàng tiếp: - Kim đao môn chúng tôi đến đây cũng vì lẽ thấy rằng Thiếu Lâm phái xưa giờ là tai mắt giang hồ, thế lực mạnh, nhân tài nhiều nhất võ lâm, hơn nữa, chư vị trưởng lão hàng chữ Tứ đều là những nhân vật niên cao đức trọng, thống hiểu sự lý, cho nên mới mong đem chân tướng tỏ bày.- A di đà phật, nữ thí chủ quá khen, bọn lão nạp chả dám nhận. - Kim đao môn chúng tôi có ý thiết tha, mong mõi chư vị trưởng lão xuất hiện, vì lòng cứu nhân độ thế của nhà Phật, và với oai vọng của chư vị trưởng lão trong chùa, gọi to cho một tiếng liên hợp anh hùng thiên hạ chung lo đối phó với thánh cung thần quân, vãn hồi trường kiếp nạn. Cũng vì lẽ ấy, Nhàn Vân đại sư mới gác bỏ việc bổn môn riêng tư, cùng vượt đường xa đến Thiếu Lâm luận bàn đại sự với chư vị trưởng lão. Chư vị đều là cao tăng, nếu khăng khăng cố chấp như thế, không khỏi khiến chúng tôi thất vọng lắm. Câu nói gieo vào lòng chín đại trưởng lão những cảm nghĩ khác nhau, có điều cả thảy đều thấy lòng áy náy khôn tả. Tứ Không mấp máy môi, chực giải thích đôi lời nhưng ngập ngừng mãi vẫn không biết nói sao. Tuyết Quân chợt hỏi: - Lão thiền sư, ngày Tứ Phương đại sư đi Bạch mã sơn phó hội có dẫn theo tất cả bao nhiêu người?Tứ Không thoáng ngơ ngác: - Lão nạp còn nhớ, ngày ấy Tứ Phương sư đệ có dắt theo Nhất Sĩ, Nhất Thanh là hai đệ tử thân tín nhất, mà hiện giờ Nhất Sĩ là chưởng môn nhân Thiếu Lâm. - Thế Nhất Sĩ, Nhất Thanh lúc trở về Thiếu Lâm thương thế trên mình có nặng lắm không? - Chỉ xoàng mà thôi. - Đại sư có bao giờ nghĩ đến điều tứ đại chưởng môn nhân tứ phái đương thời võ công là thế lại bị cường địch giết sạch được trong khi ấy là đệ tử võ công tầm thường như Nhất Sĩ, Nhất Thanh lại bình yên vô sự trở về, chả phải là một việc nghịch lý quá? - Cái đó ngay lúc bấy giờ lão nạp cũng đâm nghi ngờ. - Có nghi chắc phải có truy cứu? - Ôi! Chẳng qua dạo ấy lão nạp đang khổ đau trước cái chết của Tứ Phương sư đệ, đầu óc mờ cả đi thành thử có nghi thật, nhưng chỉ hướng về truy cứu hung thủ, cho rằng mục đích bọn chúng nhắm vào tứ đại chưởng môn nhân, còn chả thèm coi hạng đệ tử hậu bối vào đâu, nên mới bỏ qua cho hai người đó. - Còn điểm này nữa, đệ tử tứ phái mắt thấy sư phụ mình thảm chiến mà không một người nào dốc sức vô thay, là nghĩ gì? Tứ Không gượng cười: - Nữ thí chủ nghĩ thế, không thể nói không, có điều xa vời quá. - Tạm cho là xa vời đi, nhưng phải đặt câu hỏi tại sao những kẻ cố mạng bỏ mặc sư phụ chết thảm lại vẫn được tiếp chưởng môn hộ, oai quyền một phái thì chư vị đại sư cũng không quá độ lượng khoan hòa. - Nữ thí chủ luận sự chặt chẽ, rành rẽ lắm, bọn lão nạp rất khâm phục. Ngừng lại lão nghiêm giọng: - Nếu thật như Kim đao môn không sợ cường quyền, khẳng khái đứng ra diệt thánh cung thần quân thì ấy là đại phúc cho võ lâm, Thiếu Lâm phái chúng tôi nguyện sẽ ủng hộ hết sức, có điều...Tuyết Quân ngắt nhanh: - Kim đao môn quyết không có mưu đồ riêng tư, chỉ có tấm lòng hiệp nghĩa sáng soi như vầng trăng rằm. - Nếu thật thế, Thiếu Lâm sẽ hợp tác. Tuyết Quân đỡ liền: - Đạo hợp tác chỉ cần lấy lòng thành tương kiến, đại sư khỏi phải kiêng kỵ, e dè. Biết ý đối phương đã có chiều thỏa thuận, nàng tấn công ngay: - Lão thiền sư, Nhất Sĩ phương trượng đâu rồi? Cuộc hội ước hôm nay có quan hệ đến sự tồn vong của hai phái chúng ta nói riêng và cho cả võ lâm nói chung, là chưởng môn phái Thiếu Lâm lẽ phải có mặt ở đây chứ? - Việc trong Thiếu Lâm phái, trưởng lão hội đủ sức giãi quyết, cô nương có chuyện gì xin cứ nói với bọn lão nạp cũng được. Tứ Giới bỗng xen lời: - Nhất Sĩ phương trượng hành động bừa bãi rước nhục chiến bại cho bổn tự đã bị trưởng lão hội bàn bạc, quyết định truy hồi Lục ngọc Phật trượng. Có lẽ không muốn bêu xấu thêm, nên nói nửa chừng đột ngột lão nín bặt. Tuy nhiên thế cũng đủ để Tuyết Quân hiểu ra Nhất Sĩ đại sư đã mất chức vị chưởng môn. Hốt nghe có tiếng chuông ròn rã đổ hồi truyền lại. Tứ Không biến sắc, nhìn quanh Tứ Giới: - Chuông phát ra từ Tàng Kinh Các, Tứ Giới sư đệ... Mới nói thế, có một hòa thượng trung niên vận tăng bào nguyệt bạch đã loạng choạng bước vào Phật Các cắt ngang. Tứ Không cau mày: - Việc gì vậy? Hòa thượng trung niên hấp tấp nói: - Khải bẩm sư bá... Tứ Ý nôn nóng: - Có việc gì nói nhanh đi, sao ấp úng quá thế. Hòa thượng toát mồ hôi, hổn hển: - Chưởng môn sư huynh... Chợt trông thấy bọn Thiếu Bạch nên nín thinh. Tứ Không nghĩ ngay: - Trong chùa chắc có biến to rồi. Vội vàng chắp tay, nói với Thiếu Bạch: - Chư vị thí chủ tạm ngồi chơi giây lát, bọn lão nạp có việc phải đi gấp. - Đại sư cứ tự tiện. - Xin thất lễ. Quay mình, lão dắt bọn Tứ Ý lật đật bỏ đi. Thoáng mắt, chín trưởng lão đã ra khỏi các mất dạng.Vạn Lương nhìn ra ngoài thấp giọng: - Trong chùa Thiếu Lâm chắc đã xảy ra biến cố lớn lao. Ngọc Giao góp lời: - Hứ! Mọi việc đều do tên Nhất Sĩ. Cao Quang hỏi: - Phạm cô nương, theo cô nương trong chùa đã xảy ra việc gì? Tuyết Quân mỉm cười: - Nếu như Cao hộ pháp ở vào địa vị chưởng môn phương trượng thì sẽ làm gì? - Cái đó... Thấy y lắp bắp mãi không đáp được, Tuyết Quân đỡ lời: - Dễ hiểu quá, âm mưu đã bị bại lộ, lại bị truy hồi Lục ngọc phật trượng tức là mất hẳn quyền vị chưởng môn, chỉ còn cách nằm giam chờ trưởng lão hội thương nghị xử tội thì lẽ nào y chịu ngồi yên chịu chết. Mà tạo phản trắc là không dám, tất còn mỗi cách cao xa bay chạy. Cao Quang vỡ lẽ: - Tại hạ hiểu rồi, chùa Thiếu Lâm vẫn được tiếng là vùng đất võ học tươi tốt, bảy mươi hai tuyệt kỹ môn nào cũng có oai lực thâm ảo ghê gớm. Tên Nhất Sĩ phản Thiếu Lâm, tất sẽ thuận tay vơ luôn mấy pho bí kíp chứa đựng bảy mươi hai tuyệt kỹ đào tẩu. Bỗng nghe có tiếng chân dồn dập, Tứ Giới tay vác thiền trượng hầm hầm chạy vào các. Quần hào đều đứng lên nghênh đón, Thiếu Bạch nhanh nhẩu hỏi: - Đại sư lăm lăm binh khí, chắc hẳn đã gặp biến cố to tát? Tứ Giới thở dài sườn sượt: - Thí chủ đoán trúng, Thiếu Lâm tự đã gặp phải biến cố hàng trăm năm chưa có. Nhìn đăm đăm Thiếu Bạch lão tiếp: - Vừa rồi lão nạp có đến đay, vô tình nghe được lời bàn luận của chư vị. - Chúng tôi vui miệng chuyện thế thôi, đại sư chớ có để tâm. Tứ Giới sẽ lắc đầu: - Điều đáng buồn lại là chư vị luận đoán rất đúng. Thiếu Bạch biến sắc: - Nhất Sĩ... Trong cuộc thảm sát Bạch Hạc bảo năm xưa, Nhất Sĩ đại sư cũng là một nhân vật cao thủ ngày nào, nay nghe nói y quả phản Thiếu Lâm, càng chứng thực tội trạng ngày nào. Thiếu Bạch tức thời sôi máu hận, tiếc không thể bắt ngay y để rửa mối đại cừu. Tứ Giới chừng như đoán biết tâm ý chàng nên nói: - Tên Nhất Sĩ đã đánh chết đệ tử thủ hộ Tàng kinh các, bao nhiêu bí kíp võ công cất trong các đều bị y vơ sạch đem đi. Thật là một kịch biến chưa hề có trong Thiếu Lâm tự. Phàm đệ tử Thiếu Lâm không ai không quyết tâm dốc sức giết cho kỳ được con chó ấy thâu hồi thất bảo. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 59 Thân cừu xuất hiện Thiếu Bạch gạn hỏi: - Ý đại sư phải chăng không muốn tại hạ nhúng tay vào? Tứ Giới sẽ gật đầu: - Dám mong Tả thí chủ dám lượng cho. Ngọc Giao lạnh lùng: - Hứ! Chắc là đại sư phòng xa, sợ người trong Kim đao môn chúng tôi thừa nước đục thả câu, cướp đoạt những cuốn bí kíp võ công ấy chứ gì? Tứ Giới đỏ mặt: - Lão nạp tuyệt không có ý đó. Ngừng một thoáng, lão tiếp: - Mà vì biến cố này là việc sĩ nhục của bổn môn, nếu như để người ngoài giúp sức mới lấy lại được thất bảo thì đệ tử Thiếu Lâm còn mặt mũi nào đối với tổ sư bổn môn nữa. Thiếu Bạch trầm ngâm: - Phải, nể mặt đại sư, Kim đao môn chúng tôi tạm không xen vào việc này, nhưng vạn nhất có gặp lại Nhất Sĩ, tại hạ sẽ không tha y đâu. - Đa tạ thạnh tình của thí chủ. Tuyết Quân chợt hỏi: - Nhất Sĩ phản bội Thiếu Lâm dắt theo bao nhiêu thủ hạ tâm phúc? - Hơn năm mươi người, trong số bảy người là đệ tử hàng chữ Nhất, còn lại đều là đệ tử đời thứ ba. - Thế quí tự đã phái bao nhiêu người đi bắt tên phản đồ? - Ra đi lớp sóng người, quyết không dưới số ngàn. Giọng buồn, lão tiếp: - Mấy vị huynh đệ của lão nạp đều nhận ra việc biến ở Thiếu Lâm vừa rồi là cội rể của trường sát kiếp võ lâm, mà tên thánh cung thần quân kia thấy động hẳn sẽ phát động âm mưu thôn tính các môn phái, thống trị thiên hạ võ lâm sớm hơn cho xem. Thiếu Bạch đỡ lời: - Chúng tôi cũng nghĩ thế. - Tứ Không sư huynh lão nạp bảo chư vị không phải cường địch mà lại có chí cả muốn cứu vãn nạn cho võ lâm, thành thử nguyện dẫn dắt toàn thể Thiếu Lâm phái bước theo sau lưng chư vị ủng hộ hết lòng. - Thiếu Lâm là Thái sơn bắc đẩu võ lâm, đã quyết chí chung lo đại sự thì Kim đao môn phải đứng sau ngọn cờ chính nghĩa mới phải. - Kim đao môn người khí độ, kẻ tài hoa đều là những anh hùng nghĩa hiệp trăm năm chưa có, lại một lòng dốc sức phục vụ chính nghĩa võ lâm quả là đại phúc cho giang hồ. - Đại sư quá khen. Tứ Giới sẽ thở dài: - Chẳng riêng lão nạp, mà mấy vị huynh đệ cũng có cùng cảm nghĩ ấy, tiếc nỗi việc xảy ra quá bất ngờ, tên nghịch đồ Nhất Sĩ ôm bảo vật bỏ trốn là món vật vô giá của bổn phái truyền qua bao đời, vạn nhất từ nay thất lạc thì đệ tử Thiếu Lâm có vạn tử cũng không đủ chuộc tội, thế nên tạm gác đại cuộc võ lâm, lo dốc toàn lực đuổi bắt phản đồ, thâu hồi bảo vật trước. - Ấy cũng là việc phải vậy. - Được thí chủ lượng xét, lão nạp yên tâm nhiều... Lão sẽ đằng hắng nói tiếp: - Có điều tệ phái cũng không hẳn khoanh tay đứng ngoài cuộc. - Xin đại sư cho biết rõ hơn. - Tứ Không sư huynh dặn lão nạp theo bên thí chủ giúp cần trong những khi xông gió vàobão. - Cái ấy sao dám nhận. - Đấy là lệnh sư huynh, lão nạp khó trái lời, hơn nữa sư huynh còn bảo ngày nào sóng gió chưa tan, thần quân chưa bị diệt thì ngày ấy lão nạp vẫn còn là thuộc hạ của Kim đao môn. - Đồng tâm hiệp lực, tảo trừ cường địch vẫn là việc nên làm nhưng tại hạ tài đức đâu dám giữ đại sư. - Sư quyền bất chuyên, hiệu lệnh bất nhất, không thể nên việc... Ngừng lại, lão thành khẩn nói: - Lão nạp nguyện ý tham gia Kim đao, tâm khẩn như nhất, tuyệt không có ý gian dối. Thiếu Bạch chực khước từ, Tuyết Quân đã cướp lời: - Ấy là việc tốt, vì mưu cầu đại sự, thuộc hạ dám xin minh chủ đừng nên câu nệ tiểu tiết. Tứ Giới xoay đứng đối diện với Thiếu Bạch, chắp tay nói: - Phạm cô nương thông đạt sự lý, rất hiểu lòng dạ lão nạp. Rồi lão nghiêm giọng: - Thuộc hạ Tứ Giới xin tham kiến minh chủ. Thiếu Bạch đành vòng tay lại đáp lễ, ôn tồn nói: - Đại sư có hảo ý ấy, tại hạ cảm kích lắm, có điều để tránh cho đồng đạo giang hồ sanh lòng hoang mang, cho rằng Kim đao môn cũng như thánh cung thần quân đều mưu đồ thôn tính võ lâm, đại sư nên giữ kín thân phận mình là hơn. - Minh chủ nói phải, lão nạp nguyện ghi nhớ kỹ, nhưng sẽ không quên còn là thuộc hạ của Kim đao môn. Thiếu Bạch vừa mừng vừa lo, mừng là có thêm được một trợ thủ đắc lực, lo là cuộc thế đến hồi quyết liệt, không hiểu có hoàn thành được tâm nguyện không, ngẩn ngơ chập lâu, chàng mới hỏi:- Chúng ta từ nay sẽ đi về đâu, trong chư vị ai có cao kiến. Vạn Lương đề nghị liền: - Chúng ta quyết ý náo Trung nguyên, thì theo thiển ý lão hủ tạm thời dời quân về Nam thưởng ngoạn cảnh sắc Giang nam. Tuyết Quân mỉm cười đỡ lời: - Vạn lão hộ pháp có ý rất hay, Kim đao môn về Nam nuôi ngựa, tiện thiếp bảo đảm sẽ thu hoạch to. Tứ Giới góp lời: - Võ Đang sơn cách đây không mấy xa, chúng ta về Nam sao không thử kinh lý xem tình thế Võ Đang phái luôn thể. - Quả là cao kiến, sao đại sư không cho biết sớm để chúng ta khỏi mất thời giờ bàn tán? Thiếu Bạch cũng tán đồng: - Cửu đại môn phái và tứ môn, tam hội, lưỡng đại bang thì Võ Đang phái kể là đại phái thứ hai sau Thiếu Lâm phái, nay chúng ta đi thăm rồi tùy cơ hành sự cũng là việc bổ ích, nên đi đi là vừa.Thế là quần hào lục tục kéo nhau ra xe. Xe lăn bánh. Trên đường thỉnh thoảng lại bắt gặp dăm ba đệ tử Thiếu Lâm ủ rủ qua lại, thấy Tứ Giới đại sư đều chắp tay thi lễ, nhưng Tứ Giới cũng chỉ im lặng hoàn lễ. Một ngày qua mau, xe đã đi vào địa phận Lâm nha, không còn thấy bóng đệ tử Thiếu Lâm lai vãng. Hôm ấy vào khoảng xế trưa, Thiếu Bạch đang ở trong xe trông nom bệnh tình cho Hoàng hạc Châu Chính bỗng nhiên xe dừng lại. Và Cao Quang từ đằng trước hấp tấp chạy trở về, gọi to: - Minh chủ ra phía trước xem mau! Thiếu Bạch vội hỏi: - Gặp cường địch à? - Vạn hộ pháp đã ngăn một nhóm nhân vật võ lâm, người dẫn đầu là một trong những cừu nhân sát phụ minh chủ. - Kim Chung đạo trưởng phải không? Chàng nóng lòng nhảy xuống xe. Cao Quang đáp liền: - Không, Phi Tẩu Hồ Mai. Thoáng mắt, hai người chạy tới trước hàng xe. Chỉ thấy Hoàng Vĩnh và Vạn Lương đứng giữa đường ngăn chận một toán nhân vật võ lâm. Đối phương có độ mười hai, mười ba người, đi đầu là một lão già thấp bé, mũi nhọn râu lưa thưa, tả thủ cầm một tấm thiết bài, tay phải lăm lăm ngọn đoản đao, đang quát tháo om sòm. Nhưng Vạn Lương chỉ ngước mắt nhìn trời làm ngơ. Thiếu Bạch nhác thấy lão già, nhớ ngay đến cảnh tượng bên Sinh tử kiều, tức thời bốc giận, soạt tiếng khô khan, rút liền thanh bảo kiếm trên vai. Lão già thấp bé chính là Phi Tẩu Hồ Mai, một cao thủ trong Bát quái môn. Thiếu Bạch nhận ra lão, lão cũng nhận ra được Thiếu Bạch. Hai người đều sửng sốt nhìn nhau, không ngờ ngoài chốn hoang dã này lại tình cờ gặp mặt. Hồ Mai bỗng ngẩng mặt, phá cười vang. Vạn Lương hừ nhạt: - Lão thất phu, đừng có giả bộ lấy tinh thần. Hồ Mai quét cặp mắt ma trơi đảo nhanh từ Vạn Lương sang Thiếu Bạch: - Thiếu Bạch, gần đây giang hồ đồn đại là ngươi đã tổ chức Kim đao môn, có đúng thế không?- Chả phải đồn, mà thật thế. - Còn Sinh tử phán Vạn Lương, chắc hẳn là môn hạ của Kim đao? Vạn Lương ngạo nghễ: - Lão phu là một trong những hộ pháp của Kim đao. Hồ Mai nhìn về Tứ Giới: - Nếu Hồ mỗ chưa loạn mắt, thì vị đại sư kia phải là cao tăng Thiếu Lâm, Tứ Giới đại sư, một trong tứ đại hộ pháp kim cương. Tứ Giới thản nhiên: - Phải, chính là lão nạp. - Đại sư là Phật môn cao tăng, sao cũng hạ mình vào làm môn hạ Kim đao? Lời vừa dứt, hốt nghe Thiếu Bạch quát vang: - Hồ Mai! Hồ Mai giật nẩy mình: - Có gì chỉ giáo? - Năm xưa trong giới võ lâm nhân vật vây đánh nhà họ Tả, đúng là đã có cả ngươi. Và nếu ta nhớ không lầm, thì ngươi đã đâm một đao vào lưng mẫu thân ta, có đúng thế không? Hồ Mai cảm thấy một luồng hơi lạnh buốt len nhanh trong huyết quản, bất giác run lên bầnbật.Thiếu Bạch trầm giọng băng giá: - Đại ca ta Tả Kế Bạch bị ngươi chém phăng hai đoạn rơi hút dưới tuyệt cốc chưa nói, còn tỷ tỷ ta Tả Văn Quyên bị ngươi bắt sống, phải tính sao đây? Hồ Mai ngơ ngác: - Tả Văn Quyên quả có bị ta bắt được, nhưng... - Bị ngươi giết rồi à? - Không có. - Thế thì ở đâu? - Chỗ hạ lạc của Tả Văn Quyên trên cõi đời này chỉ có một mình Hồ mỗ biết, có điều, nếu ngươi không biểu lộ chút bản lãnh cho Hồ mỗ tâm phục khẩu phục, thì đừng mong hỏi nhiều. Rõ là tay xảo trá, lão thấy thế nguy mới dùng cách dĩ tiến vi thoái, hòng mong hòa hoãn tìm dịp thoát thân. Cao Quang nổi góa: - Lão nói bậy, không đáng tin. Hoàng Vĩnh góp lời: - Xin đại ca lùi lại để cho tiểu đệ ra chút công mọn giết lão già này an ủi vong linh của bá phụ đại nhân. Nhìn đối phương chàng tiếp: - Kẻ nào vô can, hãy lùi xa năm bước! Hồ Mai lạnh lùng: - Tả Giám Bạch là công địch của võ lâm, làm gì có chuyện vô can. Thiếu Bạch giận sôi: - Nhị vị hiền đệ đứng bên lượt trận, để ngu huynh đối phó cũng đủ. Chẳng nói chẳng rằng, nhất kiếm đâm vụt tới. Hồ Mai cũng nhanh nhẹn không kém, Thiết bảng đảo tròn đón đỡ liền. Thiếu Bạch hừ nhạt, xoáy lốc hai chiêu vây chặt đối phương trong màn kiếm ảnh tức thời. Hồ Mai hoảnh hốt, vung vội Bát quái bài gắng gượng ngăn chống được hai kiếm, hữu thủ chưa kịp xuất đao đã bị kiếm ảnh Thiếu Bạch lớp lớp ập tới. Hồ Mai vốn định đem toàn lực dốc công với tuyệt kỹ Phiên vân bát thức trong Bát quái môn miễn sao cầm cự ngang tay sẽ tính kế đào tẩu sau. Nào dè chiêu thế hiểm độc Bài trung tàng của y hoàn toàn thất bại trước kiếm thế ào ạt, dậy sóng đợt đợt đổ tới của đối phương. Thoáng mắt, Hồ Mai mồ hôi đã nhỏ giọt đẩm trán, thân hình lùn xủn của y cuống cuồng lạng tránh sau tấm thiết bài vung đỡ mỗi lúc một bối rối, trông mới thảm hại làm sao! Hốt nghe vang vang tiếng quát, bốn tên tay cầm thiết bài đoản đao nhất tề xông vào vòng chiến. Cứ xem binh khí của bọn họ, cũng biết ngay là người trong Bát quái môn, trong số có một sư đệ của Hồ Mai và ba tên kia đều là sư điệt. mắt thấy Hồ Mai lúng túng, nguy ngập quá mới đành liều rút đao tương trợ. Nhưng Thiếu Bạch chỉ đảo kiếm loang mau ánh lạnh thêm vòng áp lực nữa đã phủ chặt lấy cả bốn trong một chiêu giao thủ. Thiếu Bạch từ ngày xuất đạo đến nay đã bao trường ác chiến, thành thử công lực hỏa hầu tăng tiến thấy rõ, đối phó với năm cao thủ trong Bát quái môn vẫn ung dung như không. Bốn tên mới nhảy vào bị vây liền trong kiếm thế chẳng khác bùn tan trong biển, đã không cứu nổi Hồ Mai thoát nguy lại phải lo cuống lo cuồng chống đỡ, luôn có cảm giác thương vong trong đường tơ kẻ tóc. Phút chốc, trong bóng kiếm, ánh đao rợn mờ đã nghe vẳng thấy tiếng thở phì phò nặng nhọc.Bốn đệ tử Bát quái môn ấy cảm thấy rã rời cầm cự hết nổi rồi, nhưng vì qui giới sư môn lâm trận đầu hàng kể là tử tội ám ảnh, đành phải cắn răng, cố đánh được đến đâu hay đến đấy. Hốt nghe tiếng Tuyết Quân: - Năm tên này chả phải hạng lương thiện, lại còn là kẻ sát phụ cừu nhân của minh chủ, khỏi cần nhẹ tay, cứ giết tận lực. Bọn Hồ Mai đang dốc sức cầm cự, không hiểu Tuyết Quân đã tới sát trường chiến tự hồi nào, nghe nàng nói, càng thêm sợ hãi, ngoái cổ nhìn. Liền lúc đó, chỉ nghe tiếng gió kiếm rít rợn người, mũi kiếm Thiếu Bạch đã vèo tới những chỗ yếu hại trước ngực năm người. Bọn Hồ Mai quá đỗi hãi hùng, vội vàng vung thiết bài đón đỡ nhưng đã muốn, chỉ nghe vang tiếng rú thảm. Trong giây phút kiếm quang lóe lạnh không kịp thấy, thanh đoản đao trong tay một tên đã bất thần văng bắn phập vào lưng một đồng bọn, tóe phụt vòi máu thắm. Tên đệ tử Bát quái môn ấy bị đồng môn đâm trúng thọ thương, buông keng ngọn thiết bài, đoản đao, ôm vết thương ngã quỵ. Hồ Mai thấy thế, nghĩ ngay đến cuộc thảm chiến bên Sinh tử kiều năm nào đã ghi sâu trong tâm não Thiếu Bạch, mình lại là kẻ chủ hung, cho có qui hàng cũng chỉ ngồi chờ chết, nên chi đang hoang mang sợ chết, thiết bài trong tay y bỗng dồn hết sức quật vù một chiêu, cùng lúc tung chân đá bổng tên đệ tử xấu số. Phần Thiếu Bạch còn ngần ngừ, chưa biết có nên rút đao chấm dứt cuộc chiến hay không thì Tuyết Quân đã nói: - Nếu minh chủ muốn để lại hoạt khẩu, hẳng lại lại cho Hoàng, Cao nhị vị hộ pháp xuất thủ.Cao Quang buột miệng nói liền: - Phải lắm, minh chủ nghỉ mệt để tiểu đệ bắt sống tên này cho! Thiếu Bạch đỏ mặt, bốc cao hào khí: - Coi kiếm... Lời chưa dứt, nghe liền tiếng leng keng rợn lạnh, bọn Hồ Mai tức thời cảm thấy cổ tay tê buốt, buông rơi bốn tấm thiết bài. Nhìn ngón tay út bên hữu thủ của bốn người đã bị đứt lìa, máu tươi nhỏ giọt. Cao Quang đắc chí: - Kiếm pháp hay lắm! Rồi xăm xăm chạy tới, vút chỉ điểm ngay vào Hồ Mai. Hồ Mai nhảy xa hơn trượng né tránh, miệng la: - Cậy đông lấn áp, sao gọi anh hùng? Cao Quang giận dữ: - Lão thất phu cứ nhặt binh khí lên đi! Hồ Mai gian giảo, biết có đánh nữa cũng vô vọng, đổi vẻ hào kiệt: - Hồ mỗ đã chịu thua, ngươi còn chờ gì nữa? Lão nói mấy tiếng, Thiếu Bạch vẫn ngẩn người đứng yên, hình như có việc gì nghĩ lung lắm.Thì ra, Đại bi kiếm pháp xưa giờ hiền hòa khoan dung, nay bất chợt bị Tuyết Quân nói khích nên Thiếu Bạch nhất thời tức giận, phát luôn một kiếm, hớt gọn bốn ngón tay của bốn người. Rõ ràng trong kiếm giờ đã có cái bạo tàn của Bá đao, dung hợp đến một cảng giới võ công khác biệt, thành thử đứng ngẩn ngơ nửa mừng nửa sợ. Tưởng là đối phương lịch duyệt giang hồ kém, đắc thủ một chiêu đứng thừ ra đấy, Hồ Mai tính nhanh một nước: - Hồ mỗ thua là phải lẽ, non xanh không đổi, nước biếc còn dài, ơn một kiếm sau này có báo!Nhặt thiết bài, đoản đao toan bỏ chạy. Hốt nghe Thiếu Bạch quát vang: - Đứng lại! Hồ Mai giựt mình đứng khựng: - Ngươi muốn nghe dò chỗ hạ lạc của Tả Văn Quyên? Thiếu Bạch lạnh lùng: - Ta chỉ muốn lấy mạng ngươi. Trường kiếm liền lúc vãch thẳng bốn lằn sáng vèo về trước ngực Hồ Mai. Bốn kiếm đi nhanh không tưởng, Hồ Mai chưa kịp vung thiết bài hộ thân, ngay ngực đã liền bốn vạch kiếm giao thoa hình ô vuông, chỉ sâu chừng tám, chín tấc, nhưng máu tươi tóe ra cũng đủ nhuộm đẩm vạt áo bào của gã. Nhanh trong tích tắc, ba đệ tử Bát quái còn lại nhặt vội thiết bài toan chạy, nhưng Thiếu Bạch kịp thời phát giác, chớp kiếm xoay liền hai chiêu phủ chặt. Hồ Mai nhịn đau, gượng vung thiết bài hợp lực xây lưng vào ba đồng môn chia nhau ngăn chống kiếm thế dấy lạnh khắp bốn mặt. Thiếu Bạch rú dài, vi vút tiếng rít rợn nhấp nhoáng trong kiếm quang, bốn tiếng leng keng vang lên liền lúc, bốn tấm thiết bài tức thời buông rơi loảng xoảng. Bốn kiếm thế xuất thủ quá kỳ ảo, khiến bọn Hồ Mai nhất thời đều thảng thốt, bàng hoàng. Thiếu Bạch dường như đã biến thành một con người khác, sát khí hiện rõ trên khuôn mặt, kiếm lại dấy lên đâm vèo tới Hồ Mai. Hồ Mai thất sắc, hữu thủ không kịp ném bỏ đoạn đao, vội đưa cả hai tay lên trời: - Hãy khoan! Thiếu Bạch thâu kiếm bảo: - Có gì thì nói mau đi rồi chịu chết! - Tả Văn Quyên là chị ruột của ngươi, ngươi thật chả ngó ngàng? - Ngươi định gạt ta mong tìm đường tẩu thoát, thật chẳng khác nằm mộng. Trường kiếm lại giăng sẵn trước mặt đối phương. Chỉ nghe Hồ Mai rú tiếng thảm, một tia máu thắm theo mũi kiếm tóe ra thành vòi. Thấy thế, Tứ Giới khẽ niệm phật hiệu rảo tới trước mặt Thiếu Bạch chắp tay nói: - Minh chủ bớt nóng, cho lão nạp được hỏi y vài câu. Thiếu Bạch lẳng lặng thâu kiếm lùi lại hai bước, Tứ Giới quay sang Hồ Mai: - Là nhân vật thành danh giang hồ, Hồ thí chủ nên biết điều một chút. Lão tức thời thò tay điểm liền vào mấy huyệt cầm máu. Hồ Mai hổn hển nói: - Đa tạ thâm ân đại sư giải vây. - Lão nạp chả phải giải vây, thí chủ khỏi cần cảm tạ. - Vậy đại sư có chi chỉ giáo? - Xin hỏi, Tả Văn Quyên, Tả cô nương hiện ở đâu? Biết có nói dối cũng không được, Hồ Mai ra chiều hổ thẹn: - Bên Sinh tử kiều năm nào, Hồ mỗ quả có bắt được Tả cô nương nhưng khổ nỗi cò ngao tranh nhau, ngư ông đắc lợi, ngay khi ấy Tả cô nương đã bị một kẻ khác cướp đi rồi. - Kẻ ấy là ai mà bản lãnh lợi hại thế? - Kẻ đó họ Tề, rất có tiếng tăm trên giang hồ. Tứ Giới ngước mắt trầm tư: - Nhân vật thành danh trên giang hồ... Hay là Phong vân hội chủ Tề Tử Hào. - Đại sư đoán đúng lắm, vậy khỏi cần tại hạ nói nhiều. - Thế thí chủ có biết y bắt Tả cô nương đi đâu không? - Cái ấy ngoài Tề Tử Hào chắc không một ai biết được. Tứ Giới quay nhìn Thiếu Bạch thành khẩn, mấp máy môi muốn nói lại thôi. Hiểu tâm ý ông, Thiếu Bạch khoát tay bảo: - Phiền Cao hiền đệ bắt hộ bốn tên này. Cao Quang liền đáp: - Tuân lệnh. Chàng liền xông tới. Biết chống cự vô ích, Hồ Mai để mặc cho Cao Quang điểm huyệt ngã lăn, thêm mấy cái vung tay nữa, Cao Quang dễ dàng điểm hết ma huyệt của ba tên còn lại. Hoàng Vĩnh chạy lại giúp Cao Quang quăng luôn cả bốn vào trong xe. Cùng đi với Hồ Mai còn bảy tên nữa, từ đầu đến cuối vẫn khoanh tay lặng xem, thấy thế nguy đưa mắt nhìn nhau thật nhanh, rồi lẳng lặng chực chuồn êm. Nhưng Tứ Giới đã quát bảo: - Chư vị thí chủ dừng bước, lão nạp có đôi lời. Giọng nói trầm trầm vang bên tai người nghe chát chúa, rõ là môn công phu Sư tử hống thượng thừa, bảy người giật nảy mình đứng khựng lại. Tứ Giới hỏi lạnh: - Lão nạp ngu muội, không hiểu mấy vị thí chủ là anh hùng môn phái nào? Trong số bảy người, một lão già vận hắc bào, thân hình gầy rọp, cặp mắt sâu hoắm sắc lạnh, vòng tay nói: - Lão hủ Âm sơn Hồ Diên Báo. - Ra là Bích lân tiễn Hồ Diên Báo lão anh hùng của Âm sơn phái, thất kính! Quắc mắt nhìn thẳng về một nam tử vận tăng bào tuổi độ ngũ tuần, lưng dắt đơn tiêu. Nam tử này bắt gặp ánh mắt của Tứ Giới chột dạ thố lui một bước liền: - Kẻ mạt học hậu tiến là Thanh Thành Khương Thành Hiệp. - Thì ra là Nhất tiên đoạn lưu Khương thí chủ. Đảo nhìn một lão già mặt mũi hồng hào, râu cằm tua tủa tiếp: - Nếu lão nạp không đoán nhầm, thì thí chủ phải là Trịnh lão anh hùng trong Côn Luân phái, Ải Cô Luân Trịnh Mãnh. Hồng diện lão cười nhạt: - Đại sư tinh mắt thật. Chỉ vào hai người đứng cạnh lão tiếp: - Đây là hai sư điệt của Trịnh mỗ. Tứ Giới lại nhìn về một kình trang nam tử mặt béo nũng giắt khảm sơn đao: - Vị này... Kình trang nam tử bình tĩnh đáp: - Phan Bá, thường được gọi là Ác đồ phu. Tứ Giới cau mày nghĩ ngợi: - Phan thí chủ chắc là hảo hán trong Thiết đảm hội. - Đúng thế. - Còn vị thí chủ kia, hẳn là nhân vật thành danh giang hồ. Trung niên nam tử còn lại diện mục âm trầm, thoáng nghe Tứ Giới hỏi mình, tức thời cười khảy:- Tại hạ Vũ Văn Thành, kẻ vô danh tiểu tốt, đâu dám nhận gọi anh hùng. Tứ Giới cảm thấy ngờ ngợ: - Vũ Văn thí chủ phải chăng là người trong cửu đại môn phái, hoặc tứ môn, tam hội, lưỡng đại bang? Vũ Văn Thành lắc đầu: - Học nhà được vài chiêu thức, chả phải là người trong môn phái nào. Tứ Giới lạnh lùng quét nhìn khắp bọn bảy người: - Thứ cho lão nạp tò mò, chư vị thí chủ kết bạn họp đám, như thế chắc định đến Tung sơn? Bảy người thoáng biến sắc, nhưng không ai trả lời. Tứ Giới ngạc nhiên: - Trong chư vị ai là người dẫn đầu? Cả bảy người đưa mắt nhìn nhau, người tên Vũ Văn Thành thản nhiên nói: - Tình cờ gặp đi chung thế thôi, làm sao có người dẫn đầu. - Vậy thì lão nạp xin hỏi Vũ Văn thí chủ có phải muốn tới Thiếu Lâm? - Tại hạ không đi quí tự. - Còn Trịnh thí chủ? Ải Côn Luân Trịnh Mãnh nghe hỏi, hơi giật mình: - Trịnh mỗ chỉ có ngưỡng danh Thiếu Lâm, chứ không hề có qua lại thì đi làm chi? - Thế Phan thí chủ? Lão nạp xem chắc là muốn đến Thiếu Lâm. Phan Bá vốn tánh nóng, chỉ vì khiếp oai của Thiếu Bạch đứng bên mới không dám phát tác, nhưng đến giây phút này không dừng được: - Lão hòa thượng hỏi gì mà kỹ quá thế? Tứ Giới lạnh lùng lặp lại: - Lão nạp hỏi thí chủ, có phải muốn đi Thiếu Lâm? - Nếu tại hạ từ chối không đáp. - Thì đành mời thí chủ quay lại. Phan Bá ngẩng mặt cười vang: - Những tưởng trong thiên hạ chỉ có Phan Bá ta cường lương bá đạo, chẳng dè lại còn lão hòa thượng Thiếu Lâm cố chấp! Văn Thanh góp lời: - Đại sư làm khó dễ như thế vì vâng lệnh Kim đao minh chủ hay vì chưởng môn Thiếu Lâm sai phái? Tứ Giới lúng túng chưa biết trả lời sao, đành quay nhìn Thiếu Bạch. Bỗng nghe Tuyết Quân hỏi: - Lão thiền sư có việc gì khó nghĩ? Tứ Giới nói liền: - Cô nương tài huệ hơn người, chắc cũng đoán biết bọn người này kéo đám tụ đoàn hẳn phải có nguyên nhân bên trong. - Đúng rồi! Tiện thiếp đoán chắc cái tin Thiếu Lâm mất bảo vật đã truyền ra ngoài. Bọn họ nghe phong thanh mới tìm đến thừa cơ cướp đoạt. - Nhưng lão nạp có điểm thắc mắc là trước sau không quá hai ngày trời, làm sao tin đồn lại nhanh như thế? - Tin đi như gió, nội một hai ngày ấy là cũng đủ lắm rồi. - Cô nương có chỗ không biết là mấy vị sư huynh của lão nạp đã đi suốt ngày đêm chặn đường tên Nhất Sĩ, sau sẽ đi vòng lại vây bắt, hơn nữa, tin tức được giấu nhẹm, cho có bị tiết lộ cũng không mau thế được. Ngần ngừ một chập, Tứ Giới quay sang Thiếu Bạch: - Minh chủ thứ tội, lão nạp vâng lệnh sư huynh đi theo chư vị là có tư tâm. - Đại sư là bậc cao tăng, cho có việc ấy cũng chả sao. - Tấm lòng nhân hậu của minh chủ càng khiến lão nạp thêm hổ thẹn. Sẽ thở dài, lão tiếp: - Đệ tử Thiếu Lâm giờ này đang dốc toàn lực bắt tên phản đồ. Mấy vị sư huynh của lão nạp sợ chư vị nhúng tay vào, cho nên mới phái lão nạp mượn cớ theo giúp giật mà kỳ thực là ngầm dò xét hành động của chư vị. Tuyết Quân mỉm cười chen lời: - Chắc mấy vị đại sư ấy sợ chúng tôi thừa dịp mưu đoạt bảo vật? - Chưa nói chuyện cướp đoạt vội, mà chỉ cần Kim đao môn bắt Nhất Sĩ lấy lại bảo vật trả cho Thiếu Lâm, cũng là một mối sĩ nhục khó quên đối với môn hạ Thiếu Lâm. Ngừng một tí, Tứ Giới tiếp: - Thật ra Phạm cô nương tài huệ như biển, thế nào mà chả nhận được việc lão nạp xin gia nhập Kim đao môn. - Cũng chưa chắc. - Khốn nỗi bị bắt buộc, lão nạp đành chỉ biết áy náy, có điều chư vị thí chủ... Hốt đảo mắt nhìn về bọn Phan Bá, lão nín bặt. Tuyết Quân mỉm cười: - Đại sư khỏi cần giải thích, tiện thiếp cũng hiểu bọn người này tụ tập đi như thế hẳn phải có mưu đồ. - Lão nạp xin nghe chỉ thị. - Thảm án Bạch Hạc môn, tội trạng của cửu đại môn phái, tứ môn, tam hội và lưỡng đại bang đã rành rành, Kim đao môn cũng khỏi phải khách khí với bọn họ. - Ý cô nương... - Cứ việc bắt sống hết rồi hãy tính. Bọn bảy tên lo sợ nhìn nhau, bỗng nhiên Vũ Văn Thanh lặng quay đầu bỏ chạy, đám còn lại thấy thế, không hẹn mà cùng ù té chạy. Tứ Giới vác thiền trượng toan đuổi theo, thì Tuyết Quân đã ngăn: - Đại sư chậm đã. Day mặt về hướng đông, nghe ngóng giây lâu nàng tiếp: - Đại sư nghe xem ấy là tiếng gì? Không riêng Tứ Giới, mọi người đều ngạc nhiên lắng tai nghe, trong số phải kể Tứ Giới nội công thâm hậu nhất. Tứ Giới thoạt nghe thấy có tiếng ầm ầm như sấm văng vẳng ở mãi xa, dồn dập chẳng khác tiếng thiên binh vạn mã tràn ra trận tiền. Thiếu Bạch cũng nhận thấy thế: - Hình như là tiếng chân ngựa. Tứ Giới cau mày: - Nghe kỹ, ít chắc cũng có cả trăm con... Tuyết Quân hỏi nhanh: - Về phía đông địa hình ra sao? - Gò đống nhấp nhô. - Có thể đi được không? - Người tạm đi được, nhưng ngựa khó qua. - Xá muội bảo ở cái gò thứ hai về mé phải xa mã có thể lên được. Tứ Giới ngoảnh nhìn nói liền: - Đúng! Mặt ấy đi được đấy! Thiếu Bạch bảo: - Chúng ta lên cái gò ấy trước hẳn tính! Tuyết Nghi nhanh nhẹn dìu chị lên xe, Hoàng Vĩnh, Cao Quang cũng nhảy theo, ra roi cho xe đi về hướng đó. Về mé trái của quan đạo gò đống ngổn ngang, cỏ dại mọc cao đến tận đầu gối, Thiếu Bạch và Tứ Giới lựa chỗ đất tương đối bằng phẳng băng đi trước dẫn lộ. Chừng công phu bữa cơm, xe đã đi đến gò đất, nhưng không thể cho lên đến tận đỉnh, Hoàng Vĩnh gọi to: - Phạm cô nương, chúng ta cần phải đi bộ một đỗi rồi. Lời chưa dứt, Tuyết Quân đã vịn vai bước xuống xe, đi xăm xăm lên gò. Khi ấy, tiếng vó ngựa nổi lên nghe rõ mồn một, nhưng vang vọng mơ hồ như vẫn còn ở xalắm.Chớp mắt, đoàn người đã leo lên đỉnh gò, thoạt đưa mắt nhìn, ai nấy đều giật nẩy mình. Thì ra, sau dãy gò núi nhấp nhô trùng điệp ấy là một vùng hoang dã mênh mông, rợp mờ cỏ hoang, thê lương lạnh lẽo không một bóng người. Bấy giờ xa tăm tắp ở về phía đông nam của vùng hoang dã lờ mờ có cả hàng trăm thớt ngựa đang lướt vùn vụt về hướng tây bắc. Gò đất này ở mặt trái trông không cao, nhưng so với vùng hoang dã bao la ở mé phải thì địa thế kể cũng là cao lắm, quần hào đứng ở trên gò, xem thấy cảnh vật trong vùng hoang dã rất rõ, chỉ có đoàn ngựa kia còn ở xa mút tầm mắt, thành thử, cố gắng nhìn cũng chỉ thấy một khối đen vạch trên miền đất phẳng một vệt dài: - Ôi, đất đâu rộng bát ngát thế này, cho có cả thiên quân vạn mã cũng có thể mở được một trường đại chiến. Cao Quang tán đồng: - Vạn lão hộ pháp nói đúng lắm, chốn này dùng làm địa chiến thật tốt quá! Tuyết Quân động lòng: - Về phía đông nam vùng đất, có phải là sơn lĩnh liên miên bất tuyệt! - Đúng thế. - Cao hộ pháp xem xem có phải về mé trái, gò đất thứ ba là cao nhất? - Thật vậy, sao cô nương hiểu rõ quá thế? - Thôi đúng rồi, chốn này khi xưa là một chiến trường nổi tiếng, vào năm cuối nhà Đông Hán...Hốt nghe Thiếu Bạch la hoảng: - Chư vị nhìn xem bọn người trên ngựa kìa. - Có chỗ nào lạ? - Bọn họ đều bịt khăn đen, chỉ chừa hai mắt. Tứ Giới dõi nhìn, quả thấy thế thật, giật mình liền nói: - Bọn mông diện nhân này đúng là phản đồ của Thiếu Lâm rồi. Ngọc Giao nhạc nhiên: - Đại sư sao biết? - Bởi vì đa số họ hầu hết đều vận tăng bào xám tro. Quay sang Thiếu Bạch lão hỏi tiếp: - Minh chủ xem họ đeo binh khí ấy, chả phải là thiền trượng và Phương tiện sản là gì? Thiếu Bạch đáp: - Đúng lắm, có điều, số còn lại ăn mặc phức tạp quá, không giống là tăng lữ. - Ôi! Chỉ đáng bực là chưa hiểu trong ấy có tên nghịch đồ Nhất Sĩ không? Khi đó, đoàn người ngựa đang lướt nhanh về hướng tây bắc, một là khoảng cách quá xa, hai là cát bụi bốc mù, Vạn Lương không sao trông rõ, đến Cao Quang, Hoàng Vĩnh, Ngọc Giao lại càng lờ mờ hơn. Tuyết Quân chợt hỏi: - Truy kỵ ở phía sau đã thấy xuất hiện chưa? Tứ Giới đáp: - Chưa thấy gì. Lặng đi giây lâu, hốt nghe Thiếu Bạch kêu to: - Truy binh xuất hiện rồi. Quần hào giật mình, dõi mắt về hướng đông nam, qua lớp khói bụi bốc mờ ở mãi đằng xa, quả nhiên thấy có bóng người di động. Vạn Lương nhẩm tính nói: - Truy binh có chừng ngót ba chục người. Tuyết Quân hỏi Tứ Giới: - Đại sư chưa tìm ra Nhất Sĩ? - Chưa thấy. - Nhất Sĩ là đầu lãnh, nếu không dẫn đầu toàn đội, chắc chắn sẽ đi sau áp trận, đại sư xemxem.Tứ Giới ngưng thần nhìn chập lâu, buồn bã lắc đầu: - Khoảng cách quá xa, bụi đất mù trời, không thể phân biết người trên ngựa. Nhàn Vân bỗng nói to: - Ủa! Chư vị mau xem, bọn người đuổi theo sau đầu cũng bịt vải đen. Mọi người nhìn kỹ, quả nhiên thấy mấy chục thớt ngựa chạy sau người nào cũng bịt khăn đen. Tứ Giới động lòng, quan sát kỹ, thấy bọn họ phục sức lại bất nhất, rõ chả phải đệ tử Thiếu Lâm, càng kinh dị. - Phạm cô nương, đám người đuổi phía sau chẳng phải đệ tử bổn môn. - Thế hai đám người ấy cách nhau bao xa: - Độc chừng hai dặm. - Bọn họ đều bịt vải đen, đúng là đồng đảng rồi. Nghe Tuyết Quân nói, lão thêm hoang mang, dõi mắt về hướng đông nam chập lâu: - Đáng lẽ đệ tử Thiếu Lâm đuổi theo tên Nhất Sĩ phải xuất hiện rồi. - Đại sư ý muốn xông ra ngăn chận bọn họ? - Phải, là môn hạ Thiếu Lâm, có lý đâu lão nạp làm ngơ trông phản đồ chạy qua trước mắt... Thiếu Bạch chậm rãi bảo: - Đại sư cứ việc hành động, bọn tôi ở đây chờ. - Đa tạ minh chủ, lão nạp phải chận trước nếu chờ đệ tử Thiếu Lâm đuổi tới chắc không kịp.Tuyết Quân sẽ thở dài: - Cả hàng trăm thớt ngựa chạy như thác lũ, một mình đại sư làm sao ngăn nổi? - Lão nạp đành cố vậy chứ sao? - Thế hướng tây bắc địa hình có giống đây không? - Cũng một vùng hoang dã, cỏ mọc um tùm. - Lúc này gió tây đang thổi mạnh, đại sư chạy về hướng tây bắc cho thật nhanh tung lửa may ra chận được bọn họ chờ truy binh tới là vừa. - Đa tạ cô nương chỉ kế. Dứt lời, người lão đã bốc ra ngoài sáu, bảy trượng. Quần hào đứng trên gò đất chỉ thấy một bóng xám nhanh như cơn lốc lướt thẳng xuống mất hút trong đám cỏ rậm rạp. Khi ấy, đoàn người ngựa kia đã tiến về hướng chính bắc, tiếng vó ngựa vang lên ròn rã trong lớp bụi cuốn tròn mù mịt. Thình lình từ đầu phương tây bắc ngùn ngụt xông lêen một đám khói đen mù, bùng loang nhanh thành một vùng đỏ rực. Vạn Lương lẩm bẩm: - Tứ Giới đại sư ra tay thật lẹ. Lời dứt, lại thấy trong miền đồng cỏ hoang vừa bốc cao bốn, năm cuộn lửa nữa. Trong vùng hoang dã cỏ hoang mọc khắp chốn, bây giờ gió tây lại đang thổi mạnh, cỏ bắt lửa lại cháy bùng trong gió, chớp mắt, khói đen cuốn ngọn lửa hồng ngùn ngụt bốc mù trời. Ngọn lửa bắt từ hướng tây bắc lan dần xuống phía nam, ngọn cao lãnh, thuận theo chiều gió tạt sang mé đông hừng hực lướt trên mặt cỏ khô bốc cháy dữ dội. Đoàn người ngựa đang chạy vùn vụt, bất thần gặp đám lửa chận đường liền rẽ nhanh sang mé nam. Dưới ánh lửa chỉ thấy hơn trăm tân mông diện giắt binh khí ngồi trên yên ngựa đang hò hét, gọi nhau cuống cuồng. Đoàn ngựa dạt về phía mé nam thì vừa gặp lúc ngọn lửa thuận gió cháy ào tới, ngươi trên ngựa thấy hết đường thoát, vội vàng quay đầu ngựa trở lại. Thoáng mắt, đoàn ngựa đã vạch một vòng tròn trong đám lửa ngất trời chạy trở về hướng đông nam nhắm thẳng gò đất. quần hào đứng trên gò phút này đã có thể trông rõ người trên ngựa mồn một. quả nhiên trong số trăm người già nửa đều vận tăng bào, tay nắm binh khí mà những tăng nhân thường dùng như thiền trượng, giới đao, kim cương ngọ, số còn lại phục sắchỗn tạp, kẻ mặc theo lối nho sinh, người thì vận kình trang, nhưng đều bịt khăn đen, chỉ chừa hai con mắt sáng quắc. Đoàn ngựa chạy trước, đám lửa theo sau, thoáng cái đã đến dưới gò, quần hào dõi xem thật kỹ vẫn chẳng thấy tung tích tên Nhất Sĩ. Nhàn Vân bỗng chỉ tay về phương đông: - Truy binh xuất hiện kìa! Mọi người giật mình, đưa mắt nhìn theo, ở tận chân trời lúc ấy quả nhiên hiện ra vô số bóng người, bọn người này chia làm mười toán nhỏ, giăng một hàng ngang băng phóng về hướng tây. Hốt nghe vụt một tiếng, Tứ Giới đã trở về như một bóng ma. Giây phút ấy, người lão thấm mồ hôi, ông tay áo tăng bào đã cháy xém một góc, thở hổn hển từng cơn. Thiếu Bạch báo tin: - Đại sư nhìn xem, truy binh đã đến rồi kìa. Tứ Giới thẫn thờ nhìn về hướng đông gật gù quay sang Tuyết Quân: - Ơn tương trợ của cô nương, đệ tử Thiếu Lâm nguyện suốt đời không quên! Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 60 La hán đại trận Tuyết Quân mỉm cười: - Tiện thiếp vị nể đại sư, chứ tuyệt không có ý bang trợ Thiếu Lâm phái. Tứ Giới chưa kịp đáp, Ngọc Giao đã kêu lớn: - Ủa, hãy coi kìa. Mọi người giật mình, cùng chú mắt nhìn xuống, thấy xuất hiện mấy người cũng bịt khăn đen, chạy xông tới trước hình như có hẹn ước với mấy chục mông diện nhân kia. Tứ Giới cảnh giác: - Lại thêm mấy mông diện nhân gia nhập vào bọn lạ. Tuyết Quân hỏi: - Cả thảy có bảy người phải không? Cao Quang đỡ lời: - Đúng thế, hình như bọn ác đồ phu. Thiếu Bạch cau mày: - Việc này lạ lắm, tại sao bọn họ đều bịt mặt cả, chả lẽ có sự trùng hợp ngẫu nhiên sao? Tứ Giới góp lời: - Chưa hẳn. Tuyết Quân bỗng gọi: - Cao hộ pháp. Cao Quang đáp liền: - Có thuộc hạ. Mau đem tên Hồ Mai lại đây. Cao Quang y lời, chạy vụt đi. Khi ấy, ngọn lửa đã cháy đến giữa hoang dã, cỏ khô bắt lửa rất mau, lửa đi đến đâu mặt đất tức thời xám đen lại, cuối cùng lửa ở bốn mặt hoang dã đã tắt ngấm. Mấy chục mông diện nhân đi bộ, lúc ấy dừng chân ở một khoảng đất trống về phía bắc, cỏ non vừa chớm mọc. Ngọn lửa ở mé tây đã tắt, họ đạp lên tàn lửa chạy về hướng bắc. Hơn trăm thớt ngựa bị ngọn lửa xua đuổi chạy một vòng tròn lúc này đã theo đường núi hướng bắc tới khoảng đất trống. Đồng thời, về hướng đông nam đã xuất hiện hơn mươi đội tăng lữ Thiếu Lâm, người nào cũng lăm lăm binh khí. Chỉ một thoáng sau, đội đi đầu đã xáp gần tới chỗ mông diện nhân. Nhưng tăng lữ Thiếu Lâm vẫn làm như không thấy, cứ nhắm trước phía trước chạy tới. có lẽ họ định vượt qua mặt rồi sẽ bọc trở lại vây kín, thực hành cái sách lượt thủ, vỹ giáp kích. Bọn mông diện nhân biết tình hình nghiêm trọng, lập tức đổi hướng xông vào hàng ngũ Thiếu Lâm. Trong chớp mắt, trận chiến tức thời di-n ra, tiếng binh khí vang lên chát tai hòa cùng tiếng người hét, tiếng ngựa hí vang vọng cả một cánh đồng. Thiếu Lâm tăng lữ nhanh nhẹn cực cùng dàn ngay đại trận La Hán, vây chặt lấy bọn mông diện nhân vào giữa. Quần hùng đứng trên cao nom rõ mồn một, đang hết lời ca tụng oai lực của La Hán trận, bỗng lại thấy bọn mông diện nhân mở được vòng vây, giục ngựa chạy nhanh về hướng đông, và rồi lại bị hai đội Thiếu Lâm chận đánh. Bấy giờ, Cao Quang đã vác Hồ Mai chạy tới, ném phịch xuống đất, miệng thưa: - Phạm cô nương, Hồ Mai đây. - Khám xét trên mình y. Cao Quang vâng dạ, và hốt nhiên nhìn thấy một vuông vải đen, giở ra coi mới hay đó là một vuông lụa trùm đầu, cắt rất khéo léo. Thấy vậy, chàng hốt hoảng kêu lên: - Khải bẩm cô nương, tìm thấy một vuông lụa trùm đầu, giống hệt như thứ của bọn người kia dùng. Tuyết Quân nhoẻn miệng cười: - Việc dùng nghiêm hình bắt y khai thật, xin nhờ Vạn lão hộ pháp. Vạn Lương lẳng lặng bước tới nắm cổ áo Hồ Mai, nhấc bổng lên. Hồ Mai xanh mặt, ấp úng nói: - Khỏi phải làm thế, Hồ mỗ đã rơi vào tay các ngươi, hỏi gì ta sẽ trả lời hết. Tuyết Quân lạnh lùng: - Vuông lụa đen kia, tại sao có? - Chưởng môn nhân cho. - Nói bậy. Vạn Lương vừa hét, vừa búng một chỉ vào người Hồ Mai. Hồ Mai rú lên cười, nhưng sắc mặt mỗi lúc một hiện vẻ hãi hùng, mãi sau y mới nhăn nhó,nói:- Kẻ sĩ có thể giết, không thể làm nhục, Hồ mỗ nói thật, các ngươi không nên dùng cực hình.Thiếu Bạch đưa tay ngăn Vạn Lương, nhìn thẳng vào mặt Hồ Mai: - Chưởng môn nhân của nhà ngươi hiện ở đâu? - Bát quái bình. Rồi y nói luôn, không đợi Thiếu Bạch hỏi: - Tối hôm qua lão phu cùng bọn sư đệ đang ở Nam dương bỗng nhận được lệnh dụ của chưởng môn nhân, lão hủ phải dẫn chúng sư đệ và hai sư điệt tới gần vùng Hứa xương để tiếp ứng cho chưởng môn nhân Thiếu Lâm Nhất Sĩ. Người truyền lệnh là Thái âm Nguyệt Đồng, vẫn hầu hạ bên cạnh chưởng môn nhân, bao mặt đen cũng do y đem lại. Tứ Giới hỏi: - Bát quái bình ở mãi tít miền Xuyên tây, mà việc biến ở Thiếu Lâm mới xảy ra có trong vòng hai ngày nay, chẳng lẽ chưởng môn nhân của nhà ngươi lại có tài tiên tri hay sao? - Cái ảo diệu này lão hủ không thể nào trả lời được, nhưng chắc hai phái Côn Luân và Thanh Thành cũng nhận được lệnh của chưởng môn nhân. Vạn Lương cười nhạt, hỏi vặn: - Thế tên ác đồ phu Phan Bá và Vũ Văn Thanh không có chưởng môn nhân, hai tên ấy nhận lệnh của ai? - Điều này lão hủ chịu, không biết. Thiếu Bạch hỏi: - Chưởng môn nhân của các ngươi có liên quan gì tới thánh cung thần quân? Hồ Mai giựt mình, nói: - Thánh cung thần quân, tên như có được nghe ở đâu, nhưng Hồ mỗ thật không biết chưởng môn nhân của mỗ có quen biết? Vạn Lương tức thời lại búng cho y một chỉ, đó là phép Ngũ âm sưu huyệt, chỉ trong chớp mắt, cả trăm huyệt trên người Hồ Mai rát ngứa khôn tả, mặt y mồ hôi vả ra như tắm. Y tuy có võ công cao cường, nhưng cũng không chịu nổi, mở miệng chửi bừa: - Lão thất phu kia, mẹ kiếp, ác thế đâu có gì là anh hùng hảo hán? - Lão phu hỏi ngươi có phải là chân tay của thánh cung thần quân không? - Thánh cung thần quân? Mỗ là người của Bát quái môn thôi. Vạn Lương chẳng nói chẳng rằng, thâu chưởng về. Hồ Mai hít mấy hơi: - Sao ngươi độc ác thế, không sợ anh hùng thiên hạ cười cho sao? - Vạn mỗ nghĩ cần phải đối phó với các ngươi bằng thủ đoạn ác độc gấp mười nữa kia mớiphải.Quay sang Thiếu Bạch, tiếp: - Lão già này chắc có ngầm cấu kết với thánh cung, lão hủ xem nên kết li-u đời y cho rồi! - Để cho y sống tạm rồi tính sau. Tuyết Quân bỗng nói: - Vạn lão hộ pháp, xin lấy bao bịt mặt trên ba người khác. Vạn Lương vâng dạ, chạy đi, mang Hồ Mai ném vào xe, lấy những bao che mặt lại. Khi ấy, tăng lữ Thiếu Lâm tuy đã dàn đại trận La Hán, nhưng vẫn không làm gì được đối phương. Điều đó chứng tỏ trong đám người bịt mặt có kẻ thông linh những biến hóa của La Hán trận, đại đội nhân mã của bọn chúng vẫn xông xáo trong thế trận của tăng lữ Thiếu Lâm mà chưa hề bị áp đảo quá đỗi. Một trận chiến quy tụ hàng mấy trăm con người thật khủng khiếp. Tuyết Quân chợt nói: - Đại sư vẫn chưa nhận ra được ai là Nhất Sĩ sao? Tứ Giới lo lắng: - Lão nạp đã trông kỹ mấy kẻ dẫn đầu, vẫn chả thấy tên nào giống Nhất Sĩ. - Cửu đại trưởng lão có mặt hết ở trong trận chiến? - Không, chỉ có Tứ Thành sư đệ chủ trì trận pháp, còn những vị sư huynh đệ khác không thấy đâu. - Nếu thế, có thể Nhất Sĩ không có mặt trong đám người kia. Tứ Giới buồn rầu: - Lão nạp cũng nghĩ vậy, nhưng không dám quyết chắc, biết đâu tên nghiệt đồ Nhất Sĩ không ẩn thân trong đám người đông đảo, đợi thời cơ thoát thân. Thiếu Bạch nói: - Cách che mặt của họ cũng khéo lắm. Tuyết Quân hỏi: - Theo ý đại sư, bọn người kia có thể phá vỡ được vòng vây không? - Ban ngày thì không thể, nhưng đến đêm thì chưa biết sao? - Thế bây giờ là giờ gì rồi? Tứ Giới đảo mắt, thấy bóng tối đã dần loang, trời đã quá chiều, bất giác lòng nao nao đáp: - Trời tối rồi. Đang khi ấy, hướng tây bắc thình lình xuất hiện vô số bóng người. Họ đến gần mới biết ước có trên mười người, nhanh như giông gió, chạy xồng xộc tới bãi chiến trường. Tứ Giới tinh thần khẩn trương, tròn mắt nhìn sững mấy người mới tới. Thoáng chốc, họ đã tới sát bên, thì ra là mười bốn người, người nào cũng vận tăng bào rộng, đầu trùm vuông vải đen. Bỗng nhiên, hướng tây bắc lại xuất hiện bốn bóng ngươi, họ như bốn làn khói nhẹ lướt tới mau lẹ cùng cực, chớp mắt đã thấy đó là bốn hòa thượng mặc khôi bào. Tứ Giới càng rúng động tâm thần lẩm bẩm: - Bốn người đuổi tới sau là bốn vị sư huynh đệ, Tứ Không, Tứ Ý sư huynh và Tứ Luật, Tứ Duy sư đệ. Thiếu Bạch nói: - Người mà Tứ Không đại sư thân chinh đuổi bắt nhất định phải là nhân vật trọng yếu, chắc Nhất Sĩ phương trượng có mặt trong đám mười bốn người chạy đằng trước chứ không đâu. Lúc ấy, mười bốn tăng nhân bao mặt đã chạy tới khoảng trống cỏ cháy xém, chỉ còn cách trận La hán có tám chín trượng, đột ngột họ đổi hướng chạy như giông gió về hướng tây nam. Tứ Giới biến sắc: - Nếu bọn kia vượt được qua gò đất thì khó bắt lắm. Thiếu Bạch nói: - Đại sư muốn ngăn chặn xin cứ tùy tiện. Vừa dứt lời, ngọn đồi cao mé trái bỗng xuất hiện mười người, bảy người phía trước bao mặt đen, ba người phía sau chính là Tứ Thành, Tứ Tịnh và Tứ Minh, ba vị trưởng lão Thiếu Lâm.Trời tối, cảnh vật mông lung, bảy mông diện nhân chạy đầu vượt núi tẩu thoát về hướng bắc, nhưng chợt phát giác trận thế lớn lao ở khoảng đồng trống, lập tức đổi hướng vút mình về phía bọn Thiếu Bạch đứng. Tứ Giới trông thấy, liền lướt nhanh tới, hét lớn: - Chúng bay là ai, có Tứ Giới ta ở đây. Bọn người lạ nghe tiếng hét, cùng giật nẩy mình, người đi đầu đã quá sát cận rồi, trong lúc hoảng hốt, vung ngay đao chém bổ tới. Tứ Giới vội vàng giơ thiền trượng đỡ liền. Chỉ nghe đánh choang một tiếng, lửa xẹt tứ phía như sao, ngọn giới đao trong tay hòa thượng bị mặt đã thoát bay đi, hổ khẩu lão toạt máu có giọt. Cùng lúc, Tứ Thành, Tứ Minh đã kịp thời chạy ngay lại, Tứ Thành kêu lớn: - Sư huynh đừng để chúng chạy thoát! Tứ Giới cũng hét: - Để mấy tên này cho ta, các sư đệ đi lo đám người kia đi! Thiếu Lâm phái gặp những biến cố không tiền khoáng hậu này, thật là quá tưởng tượng. Tứ Giới tuy là bậc cao tăng đạo hạnh, giờ đây cũng mất bình tĩnh, cử chỉ vội vàng, lời lẽ thô tục, xuất thủ tàn độc, vũ bão. Ngọn thiền trượng trong tay vần vũ ào ào, từng lớp gió lạnh khiến sáu tên bịt mặt liên tiếp thối lui, và chỉ thoáng cái có hai tên đã bị văng mất binh khí, lỡ bộ rơi xuống chân đồi. Cùng lúc, một bọn bịt mặt khác ở dưới cũng xông lên đồi, Tứ Thành, Tứ Tịnh và Tứ Minh từ trên lao xuống giao chiến ác liệt. Hốt nghe Tứ Thành đại sư quát hỏi: - Ngươi là Nhất Sĩ à? Tiếng binh khí chát chúa vang lên liền sau đó. Tứ Giới nghe thấy hai tiếng Nhất Sĩ liền sôi máu, miệng càng quát dữ, tay vũ lộng thiền trượng càng mạnh, chỉ thoáng chốc lại gạt phăng hai tên bịt mặt xuống chân đồi. Nhàn Vân gật đầu lia lịa, thán phục trượng pháp tuyệt diệu. Đối phương chỉ còn lại hai tên, một tên liều mạng lao thật mạnh phương tiện sảng. Tứ Giới nghiến răng quật lại một trượng, chỉ nghe tiếng choang lạnh lùng, binh khí đối phương thoát tay văng bắn lại cắm sâu vào người y. Y chết vô cùng thê thảm. Tên còn lại quá hãi hùng, lùi nhanh nên hổng chân rơi tuốt. Thanh toán xong bảy tên địch, Tứ Giới băng mình về phía Tứ Thành sư đệ. Khi đó, ba cây thiền trượng của ba vị trưởng lão trong nhất thời cũng chận đứng được bước tiến của đám người bịt mặt từ dưới chân đồi chạy lên. May hốt thấy sư huynh tới cứu viện, tinh thần lại gia tăng phấn chấn, oai lực của thiền trượng lại càng vũ bão. Tứ Thành kêu lớn: - Sư huynh, bắt lấy tên kia, xem có phải nghiệt chướng Nhất Sĩ không? Tứ Giới đảo mắt phát giác ở mé trái có một tên bịt mặt thân hình cao lớn trông từa tựa như phương trượng Nhất Sĩ của Thiếu Lâm. Thấy rồi, lão hét vang, tung mình lao vút tới. Tên bịt mặt này chưa cầm binh khí trong tay, vừa thấy Tứ Giới xông lại, tức thì nhún mình vọt ra phía sau địch thủ vung đánh. Tứ Giới trông thấy chiêu thức của đối phương sử dụng đã rõ ngay đấy là Giáng long thập bát chưởng, trong bảy mươi hai tuyệt nghệ của Thiếu Lâm, hơn nữa, kình lực lại sung mãn, hỏa hầu đầy đủ. Người này nếu không phải Nhất Sĩ cũng phải là cao thủ thuộc hàng chữ Nhất. Tứ Giới nhanh nhẹn xoay mình, thi triển ngay một chiêu Thiên hà hạ chủ chống đỡ. Võ công của Tứ Giới cao cường đến mức nào khỏi nói cũng hiểu. Người bịt mặt hình như cũng biết rõ lợi hại, không dám đương đầu thẳng. Y lách mình, tránh luôn thế trượng sấm sét, tả thủ nhằm chặt ngay cổ tay Tứ Giới bằng chiêu Sử sách phược long, trong khi hữu chưởng phạt ngang bụng đối phương. Một chưởng của y tung ra nhanh như điện chớp, không gây thành tiếng, chiêu thức y sử dụng lại là Ban nhược thần chưởng, một tuyệt kỹ của Thiếu Lâm, cái chặt tay trái của y là một trong bảy mươi hai thế Cầm long thủ, hai tay đều thi triển hai tuyệt học lợi hại cực kỳ. Tứ Giới kinh hãi, quát ghê rợn: - Nghiệt chướng Nhất Sĩ, còn đợi gì không xuất đầu lộ diện! Vừa quát, vừa hết sức khoa thiền trượng thật vất vả mới hóa giải được độc thủ của đối phương.Tăng nhân bịt mặt vô cùng bình tĩnh, mặc cho Tứ Giới quát tháo từ đầu tới cuối, y vẫn lẳng lặng làm thinh, song chưởng vung đánh toàn những kỳ chiêu, tấn công tới tấp. Hốt nhiên, bóng người nhoáng lên, Tứ Không, Tứ Ý, Tứ Duy lần lượt vút lên đồi cao. Tứ Giới nhác thấy sư huynh đệ tới, tinh thần phấn chấn, ra sức huy động thiền trượng vây bọc lấy hòa thượng cao lớn trong màn trượng ảnh. Thình lình một tiếng rú thảm vang lên, cây thiền trượng của Tứ Giới đã bổ nát đầu một tên bịt mặt. Bọn bịt mặt còn lại thấy tám trong chín vị trưởng lão đã xuất hiện tại trường, bất giác đều hãi hùng, lần lượt quay người trở xuống. Tứ Minh sẵng giọng hét: - Lũ phản đồ vô lương sĩ, chạy đâu? Tứ Không ngăn lại: - Sư đệ đừng đuổi làm gì. Khi ấy, chỉ còn trơ lại có một mình tăng nhân cao lớn bị Tứ Giới vây bũa không sao thoát thân được. Bên ngoài, Tứ Không, Tứ Ý mỗi người đứng chắn một góc. Bên dưới chân núi, dưới ánh trăng cả ngàn người đâm bổ vào nhau chém giết kịch liệt, say máu. Tiếng của Tứ Không đại sư chợt vang lên hét: - Nghiệt chướng Nhất Sĩ, chưa chịu trói còn đợi đến khi nào? Tăng nhân bịt mặt đang gia sức đánh, nghe Tứ Không quát hỏi, cũng hơi khiếp hồn, thế công chậm lại. Tứ Giới chụp ngay lấy cơ hội, bổ liền thiền trượng sấm sét xuống đầu địch thủ. Trong cơn thập phần nguy cấp, hắn hét lớn một tiếng bốc mình lên vút cao bảy tám trượng tránh khỏi đường trượng nặng nề độc hại của Tứ Giới. Tám vị trưởng lão đứng ngoài quan chiến, bất giác đều nghiến răng nguyền rủa. Thì ra thân pháp người bịt mặt vừa sử dụng có tên là Tư di giới tứ, một võ công trong hàng tối thượng thừa của bảy mươi hai tuyệt kỹ Thiếu Lâm. Trong hàng chín trưởng lão, chỉ duy một mình Tứ Không có nghiên cứu tới môn này. Khi ấy, sự việc đã rõ ràng, tăng nhân bịt mặt không ai khác hơn chính là Nhất Sĩ phương trượng, chưởng môn nhân đời hiện tại của Thiếu Lâm phái. Tứ Thành đại sư thủ ở phía đông bắc vừa thấy Nhất Sĩ lùi về phía mình, liền quát ngay một tiếng, phát chưởng đánh liền. Nhất Sĩ trong cơn gấp rút bất ngờ vẫn kịp xoay người giơ chưởng đón đỡ. Chỉ nghe đánh binh một tiếng, song chưởng chạm nhau, Nhất Sĩ lùi nhanh một bước, nhưng Tứ Thành thì dội ngược đến ba bước. Sự việc di-n ra thật khủng khiếp, lúc bấy giờ mọi người mới biết Nhất Sĩ tuy là hàng hậu bối, nhưng tài nghệ cao hơn hẵn sư thúc Tứ Thành. Không chần chờ, tám trưởng lão chẳng ai bảo ai, nhất tề xông vào vòng chiến, quyết thanh toán càng nhanh càng tốt tên phản đồ lợi hại quá mức. Tám trưởng lão, một kho võ học của Thiếu Lâm được góp thành, lại áp dụng sở trường vốn dĩ là La Hán trận, oai lực phải ghê gớm kinh người. Bọn Thiếu Bạch đứng ngoài, lúc bấy giờ mới được sáng con mắt. Bị tám sư thúc bá vây đánh, tăng nhân bị mặt phải dốc toàn lực mi-n cưỡng cầm cự được chục hiệp, đã thấy hơi nao núng. Nhưng tám trưởng lão kinh hãi quá đỗi, không thể ngờ võ công của Nhất Sĩ lại cao siêu kinh hồn như thế. Nếu cứ thẳng thắng một đánh một, họ nắm chắc phần bại là cái chắc. Đứng trước nguy cơ to lớn một khi Nhất Sĩ thoát thân được, Tứ Không quật một trượng thật mạnh mong kết thúc trận chiến. Nhất Sĩ nhanh nhẹn cực cùng, song chưởng tấn công ngay Tứ Luật, Tứ Minh. Tứ Giới nghĩ ra một kế, thiền trượng tấn công nửa đường chợt tống cho lao vút về phía đối phương.Quả nhiên Nhất Sĩ không ngờ, lúng túng trở tay trái chụp lấy thiền trượng của Tứ Giới. Trận chiến hiểm ác ghê gớm, Nhất Sĩ chậm tr-, ba cây thiền trượng của Tứ Thành, Tứ Ý, Tứ Minh nhanh như điện chớp quét ngang. Chỉ nghe đánh bộp một tiếng khô khan, Tứ Ý đã quật trúng cạnh sườn đối phương. Thật là nhanh, chỉ phong của Tứ Giới, Tứ Không lạnh buốt vút đi như tên bắn, điểm ngay yếu huyệt trên người Nhất Sĩ. Thân hình Nhất Sĩ chưa đổ xuống đã bị Tứ Không túm lấy, giật ngay vuông vải đen bao mặt xuống. Quả nhiên tăng nhân bịt mặt võ nghệ siêu quần đã ngang nhiên giao đấu với tám trưởng lão cùng một lúc là phản đồ Nhất Sĩ. Khi ấy, tám đại trưởng lão, người nào trong lòng cũng khích động. Tứ Ý lấy ra một sợi dây màu đỏ thẩm, rồi cùng động thủ với Tứ Giới buộc chặt chân tay Nhất Sĩ. Cùng lúc, Tứ Luật, Tứ Minh cũng lục soát trên người phản đồ, mỗi người một chân một tay rất bận rộn. Trong màn đêm, Tứ Luật hốt hoảng kêu lên: - Tên nghiệp chướng không có gì trên người hết. Tứ Không hét lên: - Sao? - Mười chín cuốn bí cấp không thấy một cuốn nào. Tứ Không lao mình tới lục soát khắp người phản đồ, mỗi lúc mồ hôi vã ra, đại sư cuống muốn khóc. Bọn Thiếu Bạch thấy vậy ái ngại, Cao Quang chạy đi gom một đống củi đốt lửa. Tuyết Quân chợt la lên: - Chư vị đại sư hãy dẹp tan bọn người phía dưới, không cho một ai tẩu thoát, sau đó thẩm vấn Nhất Sĩ cũng còn kịp. Tứ Không đã được biết tài trí của Tuyết Quân, nên y lời, song thủ nâng bỗng Nhất Sĩ lên, cao giọng: - Tất cả những kẻ dưới kia, khoanh tay chịu trói đi, phản đồ Nhất Sĩ đã bị trói, chúng bây chỉ là thứ a dua, biết điều ta tha cho còn nhẹ tội. Tứ Không đã dùng môn thần công Phật môn giảng kinh, lời của ông ta vang vang như tiếng chuông ngân, toàn thể những kẻ đang giao chiến kịch liệt phía dưới đều nghe rõ mồn một. Liền đó, Tứ Giới dùng võ công thượng thừa của Phật môn là tuyệt kỹ sư tử hống thét lớn: - Ngừng ngay! Hai tiếng la như sấm sét, chỉ một thoáng sau, phía chân đồi im bặt tiếng binh khí, trận huyết chiến đột dừng, đoàn người ngửng đầu nhìn lên chờ đợi. Tứ Không hành động thật mau lẹ, để một mình Tứ Giới ở lại trên đồi, còn lại, kéo hết sư đệ xuống. Dưới đó, La Hán trận của đệ tử Thiếu Lâm vẫn bao kín bọn người bịt mặt. Nháy mắt, ánh lửa bập bùng phựt lên, mỗi một đội đệ tử Thiếu Lâm đều có một đống lửa, bãi chiến được soi rõ, xác người nằm ngổn ngang dưới đất, máu từng vũng lênh láng. Thấy đã nắm chắc được tình thế, Tứ Không vỗ liên tiếp hai chưởng giải khai huyệt đạo cho Nhất Sĩ, gằn giọng hỏi: - Nghiệp chướng, ngươi đánh cắp mười chín cuốn bí kíp giấu ở đâu, mau đem ra. Vẫn chẳng thấy Nhất Sĩ tỏ ý gì, đại sư tức quá quật đánh bốp một tát vào mặt y, khiến y tá hỏa, máu mồm tuôn ra có vòi. Tứ Không nóng lòng như lửa, nói như van lơn: - Nhất Sĩ, ngươi làm chưởng môn Thiếu Lâm mà hành động như vậy lấy gì báo đáp ân sư và sư tổ của bao đời, những cuốn bí kíp là vật báu Thiếu Lâm phái, trong đó lại có bốn cuốn chính là thủ bút của Đạt Ma tổ sư, toàn là những táct phẩm tâm huyết, ghi chép bảy mươi haituyệt nghệ của võ học, dẫu thế nào không thể đánh mất, ngươi giấu đâu mang ra lão nạp cam đoan sẽ xử nhẹ tội thôi. Nhất Sĩ nhắm mắt như người gỗ. Tuyết Quân bỗng nhiên vịn vai em tiến lại nói: - Đại sư xin để cho xá muội được nhìn mặt tên phản đồ của quí tự. Tứ Không lùi nhanh lại, Tuyết Nghi hiểu ý, tiến tới soa soa mặt Nhất Sĩ, rồi lại lật tới mí mắt, thoáng quay lại bên Tuyết Quân. Tuyết Quân trầm ngâm giây lâu: Việc này cũng lạ, tôi nghĩ không ra. Tứ Không bồn chồn: - Cô nương nói gì? - Người này không phải là phương trượng Nhất Sĩ của quý tự. Tứ Không trợn trừng mắt, con ngươi muốn bay ra khỏi tròng, Tuyết Quân nói luôn: - Người này đã được một bàn tay y thuật cao minh tạo cho một dung mạo giống Nhất Sĩ. Tứ Không như điên cuồng, xé toang tăng bào của Nhất Sĩ. Bọn Thiếu Bạch mang đuốc lại, thấy trên cổ của Nhất Sĩ quả có một vết sẹo, xem qua thật giống như người bị đổi mặt. Tứ Không nói như kêu gào: - Cô nương, chuyện này là thế nào? - Giản dị lắm, có một kẻ có y đạo thần kỳ, muốn làm bá chủ cả võ lâm, biến cố Thiếu Lâm phái gặp ngày nay do một tay y gây nên. - Cô nương có biết người ấy là ai không? Bấy giờ, Tứ Giới đã chạy lại, hỏi thay sư huynh: - Cô nương, có phải kẻ này đã đánh cắp mười chín bí cấp của Thiếu Lâm? - Việc đó do Nhất Sĩ, còn người này chỉ nửa chừng nhảy ra cho Nhất Sĩ cơ hội tẩu thoát. Ngừng giây lát, nàng tiếp: - Chư vị đã trúng kế Kim thiền thoát xác của thánh cung thần quân, tiện thiếp nghĩ, những bí kíp của Thiếu Lâm hiện tại đã ở trong tay ma đầu rồi. Tứ Không tức quá, chụp ngay lấy huyệt Âm giao người giả dung mạo Nhất Sĩ nói như hét: - Ngươi là ai, kẻ nào chỉ huy ngươi, mau khai ra không chết! Vô hiệu. Tuyết Quân nói: - Đại sư dừng tay, người này đã bị thuốc mê mất hết thần trí. Tứ Không giật mình, nhìn kỹ quả thấy đúng như lời. Tứ Không nhăn nhó: - Tên này võ công cao cường, sử dụng toàn những tuyệt kỹ chỉ chưởng môn Thiếu Lâm mới luyện được, nếu không phải Nhất Sĩ thì là ai? Nhàn Vân đại sư ở đâu nhảy bay tới, lớn tiếng hỏi: - Chư vị đại sư thật không biết người này là ai sao? Chính là chưởng môn phương trượng đời trước của Thiếu Lâm chứ chả ai xa lạ. Nguyên một việc chư vị tự lượng sức một mình có thể đấu với người này được không đủ chứng tỏ. Tứ Không vẫn chưa tin: - Có điều, Tứ Phương sư huynh của lão nạp đã mất trên Yên vân phong từ lâu rồi. Nghe nhắc tới Yên vân phong, lòng Thiếu Bạch quặn đau, chàng cắn môi làm thinh. Nhàn Vân ngửa mặt ha hả cười, nói: - Thế lão nạp đây không phải đã bị ám hại trên Yên vân phong rồi sao? Thiếu Bạch thở dài: - Việc bốn chưởng môn ngày trước bảo rằng bị ám hại, thật giản dị, tất cả đều do thánh cung thần quân xếp đặt, thần quân đã dùng y thuật để sử dụng các vị ấy làm công cụ. Tứ Không quay sang hỏi Tuyết Quân: - Cô nương tài trí hơn người, Tả đại hiệp nói có đúng không? - Hoàn toàn đúng. - Thế gian có một y sĩ sửa đổi hẳn khuôn mặt khác đi, thật là chuyện thần kỳ. Chợt chân đồi có tiếng binh khí lại khua vang, đôi bên lại xáp chiến. Tứ Không khích động, nhìn sang Tứ Giới: - Sư đệ giữ... Tứ Phương sư huynh, ta thử vào trận xem có tên nghiệt chướng Nhất Sĩ không?Nhấc thiền trượng, lão chạy như bay xuống núi. Tứ Giới cất tiếng hỏi: - Cô nương học vấn như người trời, có cách nào giải được những cầm chế, khôi phục thần trí cho sư huynh lão nạp? - Tài của thần quân hơn tiện thiếp rất nhiều, hiện tại tiện thiếp không đủ sức. Thiếu Bạch nhìn Tuyết Quân: - Vị Tứ Phương đại sư võ công cao cường, lại có thù không đội trời chung với thần quân, nếu ông ta tỉnh táo chắc giúp chúng ta được nhiều. - Minh chủ dạy phải, tiện thiếp đang cố gắng đây. Dứt lời, nàng cúi xuống nắm lấy cổ tay Tứ Phương bắt mạch. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 61 Đường vào thánh cung Tứ Giới nóng lòng chờ đợi, mãi Tuyết Quân mới lên tiếng: - Tứ Phương đại sư bị thuốc mê và cả những cầm chế, hiện tiện thiếp chưa nghĩ được cách giải cứu. Tứ Giới thất vọng, Tuyết Quân nói tiếp: - Việc bây giờ là phải tìm cho ra thánh cung thần quân, sau đó những việc khác mới giải quyết được. - Cô nương có kế gì hay, xin mau chỉ thị, lão nạp tuân lệnh, dẫu có phải đạp lửa cũng không dám từ. - Tiện thiếp muốn đại sư bịt mặt trà trộn ở trong trận với đám người bịt mặt kia dẫn họ thoát vòng vây, rời khỏi chốn này. - Rời khỏi đây rồi làm gì? - Tùy tình thế mà hành động, hoặc bắt Nhất Sĩ, hoặc lấy lại những bí kíp, hoặc vào hang hùm dò la tin tức của thần quân. Tứ Giới y lời, nhặt một vuông vải đen trùm lên đầu. Tuyết Quân cũng bảo Hoàng Vĩnh, Cao Quang mang mặt nạ đi chung với Tứ Giới và ban đêm cần phải đi thật sát nhau. Tuyết Quân dặn Thiếu Bạch: - Việc Thiên kiếm Tuyệt đao trùng hiện giang hồ, nhiều người đã biết, minh chủ cẩn thận đừng để họ nhận ra thân phận ngay. Thiếu Bạch cởi ngọn cổ đao đưa cho Tuyết Quân, nhưng Tuyết Quân không chịu, Thiếu Bạch cười vang: - Ngày trước tại hạ cần ngọn cổ đao này thật, nhưng bây giờ đã tiến bộ, chắc không gặp cao thủ tuyệt đỉnh đâu. Vạn Lương góp ý: - Tuy vậy cũng cần , vì biết đâu gặp cường địch, thôi để lão hủ cầm đi cho! Kẻ đi người ở ân cần dặn dò nhau, Tứ Giới thông thuộc trận pháp đi đầu cầm thiền trượng chạy bay xuống. Bỗng nghe một giọng khàn quát hỏi: - Ai đó? Tiếp liền, Tứ Ý lãnh một đội đệ tử Thiếu Lâm xông lại cản đường. Tứ Giới lẳng lặng đánh luôn vào trong trận. Thiếu Bạch chả dùng binh khí, cứ hai tay không vũ lộng cũng đủ mở đường. Thành thử bọn Thiếu Bạch chỉ một loáng là vào được trong La Hán trận, lại tung hoành một hồi. Nhờ thông thuộc trận pháp, Tứ Giới lại dẫn bọn Thiếu Bạch nhập chung với một đám với bọn bịt mặt. Tứ Giới ước lượng tình hình, thầm tính muốn ra khỏi trận phải nhắm chỗ đệ tử Thiếu Lâm không có trưởng lão xuất lãnh. Nghĩ rồi, liền lướt tới dùng ngay một chiêu Thần long thám thủ tấn công tới tấp, đệ tử Tứ Luật làm sao đỡ nổi, người nào cũng bị toạc hổ khấu, phải nhanh chân lùi lại. Thừa dịp, Tứ Giới lướt đi như giông tố. Bọn Thiếu Bạch theo bén gót, đệ tử Tứ Luật tán loạn hàng ngũ như đàn kiến vỡ tổ. Tứ Giới dẫn bọn Thiếu Bạch quay về hướng đông bắc, tiến đánh chớp nhoáng là thoát được vòng vây. Sự việc diễn ra chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi, vì võ công của Tứ Giới vượt mức trong hàng trưởng lão, lại thêm tài nghệ Thiếu Bạch, khiến đệ tử Thiếu Lâm bị đánh bại tơi tả, năm người thoát ra khỏi trận, mở rộng một đường lớn, phía sau trăm tên bịt mặt ào ào xông theo.Tứ Không xuất lãnh đệ tử, thấy La Hán trận bị vỡ, quá hoảng hốt xông lại cản đường. Tứ Giới không cần biết, vung thiền trượng mưa gió đánh bạt sư huynh mình ra, làm kẻ dẫn đầu dũng mãnh thoát đi. Nhưng Tứ Giới cũng còn thì giờ dùng truyền âm nhập mật nói với Tứ Không.- Sư huynh nhường đường. Tứ Không khiếp hãi trước võ công của địch thủ, nay lại được nghe những lời kỳ lạ này thật như người lạc trong sương mù, không hiểu chuyện ra sao? Tình thế lúc bấy giờ quá khẩn trương, vả lại, hơn ba chục mong diện nhân đã thoát được vòng vây, ra sức tung chạy. Tứ Không đành để Tứ Thành ở lại coi trận, riêng ông dẫn các sư đệ đuổi theo. Khi ấy, Tứ Giới cầm thiền trượng dẫn đầu chạy trước, phía sau là hơn ba chục mông diện nhân, Thiếu Bạch dùng truyền âm nhập mật gọi: - Xin đại sư lui lại cho kẻ khác dẫn đường, đại sư bỏ thiền trượng, để khỏi bị chú ý. Tứ Giới y lời làm theo, chậm bước và ném thiền trượng đi, tuy rằng thiền trượng là biểu hiện oai quyền của trưởng lão. Vừa lúc, hơn ba chục mông diện nhân kết thành một đoàn đâm đầu chạy về hướng tây bắc. Tứ Không và sáu sư đệ đuổi theo, khoảng cách đôi bên chỉ chừng hơn mười trượng. Người đi đầu, phút chốc đã dời khỏi vùng hoang dã. Hốt một giọng khàn khàn nổi lên: - Quay về hướng nam. Liền theo tiếng nói, một bóng người cao gầy vọt lên hàng đầu, dẫn đồng bọn chạy về hướng nam. Tứ Giới giật nảy mình, chỉ thấy người lạ có khinh công tới mức tuyệt đỉnh và thân pháp của y không phải là đệ tử Thiếu Lâm. Giữa đường, có một tăng nhân bịt mặt chậm bước bị bỏ lại sau, Tứ Không ập tới giáng cho một trượng, tăng nhân kia chỉ kịp rú thảm hộc máu lăn ra chết. Mấy ngày nay chiến trận hai bên đều dùng hết thủ đoạn tàn độc, Tứ Không muốn theo dấu chân địch nhân, nên chỉ chạy vừa đủ đợi có kẻ chậm bước là thanh toán, hạ độc thủ liền. Tên cao gầy dẫn đầu đoàn người bịt mặt hốt lại hét lạnh: - Mau! Tứ Giới thấy vậy, giật mình kinh hãi, trước là một khu rừng rậm, ánh trăng không đủ soi sáng.Trong rừng bỗng xông ra hơn hai chục người bịt mặt, tay đều cầm binh khí sáng ngời. Tứ Không ra lệnh thanh toán hết đoàn người đang đuổi. Xuất thủ liền. Lại thêm một mông diện nhân chậm bước bị đánh tan xác chết thảm. Tứ Không nghi y là Nhất Tánh, ra lệnh Tứ Luật lục soát nhưng không thấy bí kíp. Đám người trong rừng xông ra hét: - Chạy mau, truy binh để bọn ta chống cản. Bọn người này toàn là tục gia không phải Thiếu Lâm đệ tử. Thiếu Bạch chạy thẳng vào trong rừng một mạch chừng nửa tiếng đồng hồ đã tới một ngã ba đường, trong đám cỏ rậm ở bên bỗng nhiên có một người bao mặt trầm giọng hét: - Chạy về mé trái. Thiếu Bạch lướt theo người cao gầy, ánh mắt chàng cũng kịp thấy vô số nhân vật mai phục trong đám cỏ rậm. Cả Vạn Lương và Tứ Giới cũng thấy, nên đều thán phục thánh cung thần quân về sự bố trí ráp vây chu đáo. Khi ấy, đoàn người đã chạy khá lâu, già nửa số đã mỏi mệt, phát ho hen. Tên cao gầy đi đầu đành chậm bước. Lại gặp một tên áo đen bịt mặt đứng chỉ đường, bảo chạy về hướng tây rồi sẽ có đèn hướngdẫn.Mọi người được chỉ thị, lại quẹo về mé tây. Đến khoảng đất trống chợt thấy ánh đèn leo lét như ma quỷ ẩn hiện. Đoàn người như bị thu hút, cứ nhắm theo đó chạy tới, ngược đường lên núi, quá mệt, một hòa thượng giở vuông vải ra lau mồ hôi. Tứ Giới thấy được, giật nảy mình, vì kẻ đó chính là Nhất Thanh đại sư. Nhất Thanh lau vội vàng, rồi chụp vải đen lại. Thấy Nhất Thanh, Tứ Giới đảo mắt tìm Nhất Sĩ.Chỗ đoàn người dừng lại là lưng chừng núi, tùng bách mọc xanh um, lại có một tòa miếu, ở cổng có hai hắc y nhân bao mắt cầm trường kiếm đứng gác. Người cao gầy dẫn đầu thấy sắc phục của hai tên gác, cao giọng: - Thanh long đường chủ đại gia tới đây, chư vị cẩn thận không được thất lễ. Nghe nói không phải thánh cung thần quân, Thiếu Bạch và Tứ Giới đã thất vọng. Suốt một con đường từ cổng vào trong, có năm sáu người toàn thân vận đồ đen đứng canh chừng, tên cao gầy càng thêm tin tưởng. Tới bên trong bỗng có thiếu nữ đứng ở bệ chắn lối. Họ mặc toàn đồ đen, bịt mặt bằng vuông lụa đen, hai người tay không, còn hai người bưng khay trà trên có hai chén nhỏ. Tên cao gầy chột dạ, cúi rạp mình nói: - Vũ Văn Thanh xin ra mắt Thanh long đường chủ. Hắc y thiếu nữ nói: - Lệnh của đường chủ cho mỗi người một chén trà uống trước khi vào bái kiến. Vũ Văn Thanh sửng sốt: - Cô nương... Hắc y thiếu nữ hét lạnh: - Ngươi có phải là Vũ Văn Thanh, cận thị của thần quân không? - Tại hạ to gan đến đâu dám mạo danh cận thị thần quân. - Ngươi có cam đoan không có gian tế trong đám người này. Vũ Văn Thanh cúi đầu làm thinh, hắc y thiếu nữ cười, nói luôn: - Ngươi có là cận thị thần quân đạp lửa cũng không sợ, chẳng lẽ nay lại sợ đường chủ ta ám hại sao? Vũ Văn Thanh cuống quýt: - Tại hạ đâu dám. Một mông diện nhân đứng sau vọt lên, cúi rạp người xin uống trước. Hắc y thiếu nữ khen: - Có đại trí đại dõng như vậy mới xứng đáng là thuộc hạ thánh cung. Đưa chén trà cho mông diện nhân uống, tên này uống xong, nhanh chân đi vào đại điện mấthút.Bất đắc dĩ, Vũ Văn Thanh phải bước tới tiếp trà uống. Lần lượt những người phía sau cũng làm theo. Chỉ có bọn Thiếu Bạch là lo lắng nhất, phải dùng truyền âm nhập mật hỏi ý kiến nhau, xem trong trà có chất nào độc hại không, chỉ sợ uống vào mê lú đi thì nguy. Cuối cùng quyết định cứ uống, tuy không mang theo thuốc giải và sẽ dùng nội công tìm cách thoát hiểm sau. Trong khi đó, một lão già đã uống trà, nhưng còn ngậm ở miệng, bị thiếu nữ mắt thấy, vỗ vào lưng đánh bốp một cái, lão hoảng hồn nuốt luôn. Thiếu Bạch nhác thấy có một kẻ thò trong mình giấu một bình thuốc, liền nhanh chân sấn lên điểm ngay huyệt đạo y. Nhờ trời tối kéo y xê ra cướp lấy bình ngọc giao cho Vạn Lương đi phía sau. Vạn Lương mừng húm vì trong bình có sáu bảy viên thuốc nhỏ xíu như hạt đậu đỏ, mùi tuy khó ngửi nhưng đó là thánh dược hỏa cốt của Điểm thương phái chuyên dùng để trị độc. Lấy một viên nuốt luôn rồi chia cho mỗi người một viên nuốt phòng thân. Điểm thương phái ở về phía tây nam, phải tiếp xúc thường xuyên với độc trùng, ác xà nên mới chế được một thứ thuốc trứ danh trên giang hồ là hỏa cốt đan. Một hắc y thiếu nữ tuy vậy cũng nhanh mắt thấy có người thoát ra khỏi hàng, quay sang rỉ tai đồng bạn. Người này chỉ cười. Đến lượt Tứ Giới phải uống trà, ông cũng uống như mọi người. uống rồi đi vào trong điện tối om, chìa tay không trông rõ năm ngón, đại sư còn đang bỡ ngỡ. Tiếng một thiếu nữ đã vang lên bảo đi về phía trái, rồi bắt đứng lại. Là người nội công tinh thâm, thoáng một cái Tứ Giới đã nhận được trong điện có một bàn dài, phía sau có người ngồi, ở bên được một người đứng hầu, đằng sau có sáu người, hết thảy đều đeo trường kiếm trừ người ngồi. Người đứng bên bàn thân hình nhỏ ngắn, rõ ràng là con gái, ra lệnh cho đại sư đi về bên tay phải.Thì ra, trong điện tối om, những người đi vào trong điện được thiếu nữ đứng ở bên bàn chia ra làm hai tốp, đứng cách nhau hơn trượng. Một bên là tăng nhân, một bên là người thường. Tứ Giới vội vàng vận khí xem sao, không thấy gì chứng tỏ là trúng độc. Một thoáng sữa sọan, Thiếu Bạch, Hoàng Vĩnh, Cao Quang, Vạn Lương đi vào đứng bên phía người thường. Nháy mắt, những tiếng chân người thình thịch vọng ra, bao nhiêu hắc y kiếm thủ đứng ngoài điện đều kéo dốc vào đứng ngay cửa. Liền đó, hai hắc y thiếu nữ cầm đèn đi vào đại điện và hai thiếu nữ nữa khiêng đệ tử Điểm Thương phái bị điểm huyệt tới trước bàn dài. Lúc ấy, trong điện im phăng phắc như tờ, đèn đuốc đã soi rõ, một thiếu nữ rạp mình bẩm: - Trình bẩm chủ thượng, người này đang đi trong hàng bị kẻ đồng hành điểm huyệt... - Thủ pháp điểm huyệt thuộc môn phái nào? - Thủ pháp thông thường. - Giải huyệt cho y nói. Hắc y thiếu nữ y lời, vỗ một chưởng giải khai thủ pháp điểm huyệt của Thiếu Bạch, một mặt điểm vào ma huyệt của tên đệ tử Điểm thương phái. Người trong điện đều bịt khăn đen, không ai thấy mắt mũi ai, chỉ nhờ vào cách ăn vận, hình dạng, giọng nói hoặc binh khí mà suy đoán ra thân phận. Dưới ánh đèn lập lòe, ngay Tứ Giới cũng không sao thấy rõ được hình dáng người ngồi đầu bàn, nhưng cứ với cái dáng dấp mảnh mai và giọng nói trong trẻo chắc phải là một nữ nhân tuổi cũng chưa lớn lắm. Mọi người đều cho nữ nhân ấy là Thanh long đường chủ trong thánh cung, chỉ có mỗi Vũ Văn Thanh hiểu rõ nàng ta không phải là Thanh long đường chủ, có điều là ai thì y cũng chưa biết.Mông diện nữ nhân lạnh lùng: - Báo tánh danh mau. Tên đệ tử Điểm Thương hoảng sợ: - Điểm Thương phái Từ Tốn. - Tạ Bảo Thọ với ngươi xưng hô ra sao? - Đấy là chưởng môn sư huynh của tại hạ. - Là đệ tử Điểm Thương sao không đeo kiếm? - Trường kiếm của tại hạ đã bị thiền trượng của trưởng lão Thiếu Lâm Tứ Luật đánh gãy trong lúc đột phá trùng vây. - Điểm Thương phái ở tận miền tây nam, tại sao ngươi lại vào Trung nguyên tham gia trường đại chiến này? - Tại hạ đi Hứa Xương thăm bạn, bất thần được lệnh dụ chưởng môn huynh, bảo cấp tốc đi đến tiếp cứu cho phương trượng Nhất Sĩ của Thiếu Lâm đánh cắp bí kíp đào tẩu. - Rồi sau sao? - Lệnh dụ của chưởng môn huynh chỉ dặn tại hạ mỗi việc ấy. - Chứ không phải bảo ngươi là thừa việc cướp đoạt bí kíp. - Tuyệt không. - Chắc ngươi sớm biết Điểm Thương phái có quan hệ với thánh cung? Từ Tốn biến sắc: - Tại hạ chỉ biết có dính dáng nhưng không hiểu rành rẽ tình hình. - Đã vào được đây, sao ngươi còn bị điểm huyệt? - Tại hạ nhất thời sơ ý, mới bị trúng ám toán. - Vì lẽ nào? Từ Tốn bị mông diện nhân hỏi dồn, đâm cuống quýt: - Tại hạ có đem theo bên mình thuốc bí chế của bổn môn. - Hỏa cốt đan. - Đúng vậy... - Chắc ngươi đề phòng trong nước trà của ta có độc, mới định uống thuốc giải trừ độc lực trước chứ gì? - Tại hạ nhất thời ngu muội, dám mong đường chủ mở lượng hải hà. - Dám to gan bất phục hiệu lịnh, còn để ngươi sống làm gì? - Tại hạ chưa kịp uống thì đã bị tên chuột nào... Mông diện nữ nhân nói giọng lạnh băng: - Bổn tòa sẽ có cách xử, ngươi đi đi! Quay sang thiếu nữ đứng bên tiếp: - Hạ y! Thiếu nữ đứng bên bàn lập tức sẽ phất hữu thủ, chỉ thấy một luồng sáng lạnh chớp lóe, vọng liền tiếng rú thảm, Từ Tốn rũ chết ngay tại đương trường. Bầu khí tử vong đột ngột trùm kín gian điện, vi vu từng cơn gió đêm lùa vào đại điện làm ánh đèn chao đi chao lại lập lòe ghê rợn. Tiếng sắc lạnh của mông diện nữ nhân lại vang lên: - Vũ Văn Thanh. Văn Thanh giật nẩy mình: - Có thuộc hạ. - Bọn người này do ngươi dẫn xuất? - Phải, do thuộc hạ. - Thế Nhất Sĩ đâu? - Thiếu Lâm phái thế lực quá mạnh, thuộc hạ bị vây trong La Hán trận... - Nhất Sĩ không có thì thôi, còn Thiếu Lâm bí kíp đâu? Vũ Văn Thanh sanh lòng nghi ngờ, quyết ý hỏi cho ra thân phận nữ nhân, khúm núm nghiêng mình nói: - Thuộc hạ to gan muốn hỏi thượng tòa... Mông diện nữ nhân đã cười lạnh, ngắt ngang: - To gan thật, phải cho ngươi biết tí lợi hại. Nhìn sang thiếu nữ đứng bên, nàng tiếp: - Mổ bụng y xem gan ruột y to thế nào? Hắc y thiếu nữ giơ hữu thủ lên, trông thấy Vũ Văn Thanh hoảng hốt, sụp lạy như tế sao: - Thuộc hạ đáng chết, mạo phạm... Không đợi y nói dứt, mông diện nữ nhân đã hét lạnh: - Ngươi biết chết, còn biện bạch gì nữa? - Thuộc hạ làm không nên việc, chết là đáng lắm, chỉ mong thượng tòa ra ơn cho một dịp chuộc tội, thì thuộc hạ cảm kích bất tận. - Ngươi thử vận khí từ phế kình vào đến nhâm mạch xem có lạ không? Vũ Văn Thanh y lời, vội đề một khẩu khí đơn điền, từ phế kình truyền tới nhâm mạch quả nhiên thấy trong lồng ngực đau buốt như dao cắt, bất giác tháo mồ hôi hột. Thì ra, không riêng Vũ Văn Thanh, mà phàm người nào vào điện uống nửa chén trà nọ bụn dạ đều đau như cắt, Văn Thanh hoảng hồn, hấp tấp nói: - Khải bẩm... Mông diện nữ nhân vẫn một mực lạnh băng, ngắt: - Khỏi nói nhiều, niệm tình ngươi là cận thị của thần quân, ta tạm tha cho tội mạo phạm. Búng vào một viên thuốc, y thị tiếp: - Uống thuốc giải rồi ra sau điện xem ai ở ngoài ấy. Viên thuốc chỉ to bằng hạt đậu xanh, nhưng Vũ Văn Thanh trông thấy mừng quá, thò tay chụp lấy bỏ luôn vào miệng nuốt, bụng nghĩ chắc Thanh long đường chủ ở hậu điện, tức thì thi lễ chạy vụt đi. Trong điện bầu không khí càng ngột ngạt khó thở, biết mình trúng độc, ai nấy đều phập phồng lo sợ. Giọng lanh lãnh của mông diện nữ nhân lại phá tan im lặng: - Nhất Sĩ! Mọi người đều bịt mặt, không ai biết ai, thành thử nghe gọi, vẫn im thin thít. Mông diện nữ nhân lạnh lùng bảo: - Tăng lữ Thiếu Lâm lột khăn hết mau! Tăng lữ Thiếu Lâm đứng ở mé trái, lặng đi chặp lâu, một nhiều non gan từ từ lột vuông lụa đen ra, thấy thế, bọn người còn lại đều lần lượt làm theo. Trong số, chỉ có Tứ Giới lo ngại nhất, nhưng cuối cùng cũng đành liều làm đúng lệnh. Lại nghe mông diện nữ nhân quát: - Nhóm lửa lên! Hơn mười bó đuốc lập tức bùng cháy sáng cả gian điện. Đám người nín thở nhìn về phía mông diện nữ chờ phát lạc. Bỗng nghe mông diện nữ hét vang: - Nhất Sĩ! Tăng lữ Thiếu Lâm thảy đều chột dạ, tưởng Nhất Sĩ nấp ở trong đám, tức thời nhốn nháo nhìn nhau, nào dè chỉ phát hiện có mỗi Tứ Giới đại sư. Sự việc quá đỗi bất ngờ, khiến cho mấy tăng nhân đứng cạnh Tứ Giới đều giật bắn người, nhảy vọt sang bên. Đám tăng còn lại cũng hãi kinh dạt tránh. Thấy quần tăng đột ngột đổ xô nhau chạy, Tứ Giới cũng mất bình tĩnh phóng theo chụp lấy Nhất Thanh. Khiếp đảm, Nhất Thanh chực nhảy né, nhưng vừa vận khí, chất độc trong bụng lại phát tác đau đớn khôn tả, đành để cho Tứ Giới chụp trúng. Nháy mắt, trong điện cảnh tượng trở nên hỗn loạn lạ thường, một đệ tử Thiếu Lâm cuống quá chạy xông ra ngoài điện, nhưng một tiếng hét lạnh, một hắc y kiếm thủ nhanh mắt thấy, chớp luôn cho một kiếm ngã chết tức thì. Mông diện nữ bỗng trầm giọng: - Nếu như không sợ chết, các ngươi cứ việc làm loạn, còn như ham sống, hãy đứng yên nghe ta phát lạc. Câu nói quả nhiên có hiệu lực, chỉ trong khoảnh khắc gian điện lại trở về với cái lặng câm, có thể nghe tiếng kim rơi. Mông diện nhân nhìn chằm chặp Tứ Giới: - Tôn giá là ai? - Lão nạp Thiếu Lâm Tứ Giới. - Ra là cao tăng hàng Tứ, thất kính quá! Đảo mắt nhìn sang Nhất Thanh, mông diện nhân tiếp: - Người này là ai? - Phản đồ tệ tự, pháp danh Nhất Thanh. - Nhất Thanh, sư đệ của phương trượng Thiếu Lâm Nhất Sĩ? - Chính thế, còn các hạ? - Dưới trướng của thánh cung thần quân, Thanh long đường chủ. - Là chủ một đường, thân phận đâu phải nhỏ, sao không dám lộ chân mục? Mông diện nữ cười nhạt: - Hòa thượng là người xuất gia tu hành, cũng muốn ngắm dung nhan của con gái nữa sao? Giơ tay, y thị chực kéo vuông lụa che mặt. Nghe câu nói có ý mỉa mai, Tứ Giới bốc giận: - Ngừng tay. - Đại sư là kẻ sắp chết, không xem diện mục của bổn tòa cũng thế thôi. - Lão nạp tuy trúng độc, nhưng vị tất ai làm được gì ai? Tay vẫn túm chặt lấy Nhất Thanh, đấu khẩu với mông diện nữ nhân. Chỉ nghe đối phương cười khanh khách: - Nhất Thanh là sư đệ của phương trượng Thiếu Lâm, đại sư mạo hiểm vào đây toan cứu thoát y hẳn? - Lão nạp muốn cứu thoát y cũng chả phải việc khó. Đảo mắt, lão gằn giọng: - Nhất Thanh, ngươi có nhận ra được lão nạp? Nhất Thanh sợ sệt, lấm lét nhìn về mông diện nữ nhân xưng Thanh long đường chủ. Hiểu ý, mông diện nữ bảo: - Ngươi cứ trả lời tự nhiên, lão ta bị trúng độc, không thể thoát khỏi đây đâu. Vững bụng, Nhất Thanh mạnh dạn nhìn thẳng Tứ Giới: - Hẳn rồi. Tứ Giới nói như rít: - Tưởng hết nhận ra lão nạp chứ, ngươi phải biết lão nạp dù có trúng độc, cũng còn dư sức giết ngươi, vậy ngươi hãy nghe lão nạp hỏi mà trả lời cho thật. - Sư thúc cứ hỏi, đệ tử biết được chả dám giấu. - Nhất Sĩ đâu rồi? - Trong lúc hổn loạn, mỗi người tản lạc một nơi, đệ tử không hiểu Nhất Sĩ phương trượng đi về đâu? - Thế còn bí kíp Thiếu Lâm? - Mười chín cuốn bí kíp đều ở trên mình chưởng môn sư huynh. Tứ Giới hừ nhạt, điểm luôn vào ma huyệt của Nhất Thanh, rồi lục soát khắp người y. Thật thế, chẳng thấy cuốn bí kíp nào, lão bất giác giận dữ: - Nghiệt chướng, ngươi muốn sống hay muốn chết? Rồi không đợi Nhất Thanh kịp đáp, ông hạch luôn: - Ngươi là đệ tử Thiếu Lâm, sao lại cấu kết với ngoại nhân mưu đoạt bảo vật của sư môn? - Việc này chỉ trách ở quan trưởng lão quá tin người ngoài xúi giục, khiến cho chưởng môn sư huynh không còn đất đứng trong bổn viện, mới phải đem bí kíp thoát ly Thiếu Lâm, đệ tử theo làm bạn với chưởng môn, quyết là không lầm. - Nghiệt chướng, trên Yên vân phong khi xưa, việc mưu hại sư tôn thì sao? Nhất Thanh chối phắt: - Không có bằng chứng, sư thúc đứng có ngậm máu phun người buộc tội đệ tử. - Nghiệt chướng, sư tôn của ngươi chưa chết, đã thoát khỏi khổ ải, đang tìm người thanh toán, cứ việc cãi cố đi! Nhất Thanh hơi giật mình: - Đệ tử không tin. - Súc sinh! Giận quá, lão quật liền một chưởng nghe đánh bốp một tiếng ròn tai. Bị một cái tát như trời giáng, Nhất Thanh hộc máu miệng ngã lăn quay. Mông diện nữ bốc giận, quát: - Hòa thượng to gan thật, dám hành hung người trước mặt bổn tòa. Tứ Giới cũng lạnh lùng: - Mong được lãnh giáo đường chủ. - Ngươi thử vận khí xem, rồi hẵng nói chuyện động thủ. Y lời, Tứ Giới làm theo, quả nhiên thấy trong bụng đau nhói, đành nín thinh. Mông diện nữ đảo ánh mắt lạnh nhìn Nhất Thanh đang lồm cồm bò dậy, quát hỏi: - Nhất Thanh, ngươi gia nhập bổn cung từ hồi nào? - Thuộc hạ xin theo vào bổn cung cùng lúc với chưởng môn sư huynh. - Ngươi có được thấy thánh giá thần quân lần nào? - Có. - Bao giờ, ở đâu? - Trước sau hai lần, lần đầu lúc mới theo hầu thần quân, địa điểm ở ngoài thành Kim lăng, lần sau ở Yên vân phong, khi chưởng môn... - Ấy đều là việc hơn mười năm về trước, còn bây giờ nếu gặp được thần quân, ngươi có thể nhận ra? - Nói thế, đường chủ chắc là... Mông diện nữ cười lạnh: - Bổn tòa Thanh long đường chủ, thần quân tuy có trăm ngàn hóa thân nhưng không hề cải trang nữ phái. - Lần đầu tiên thuộc hạ bái kiến, thần quân hoá thân thành một vị lão tăng già lụ khụ, tuổi có trên trăm, còn lần sau gặp thì thần quân lại là một thư sinh anh tuấn. - Biến ảo như thế, làm sao ngươi biết được đích xác là thần quân. - Bởi là mỗi lần hiện thân đều có kỳ tích hiển lộ, thuộc hạ nhận được ngay. Còn những lần gần đây, thần quân toàn phái người truyền lệnh dụ nên thuộc hạ chưa được thấy lại thánh giá. - Ngươi thông minh, lại có công lao to tát, vậy hãy uống thuốc giải, rồi ra sau điện xem ai ở đấy. Rồi y thị búng vèo ra một viên thuốc. Tứ Giới thấy viên thuốc to bằng hạt đậu xanh, đúng là viên thuốc giải Vũ Văn Thanh uống ban nãy, tức thời phóng vút tới thò tay chụp nhanh lấy. Nhất Thanh vừa kinh vừa giận, tung ngay một chưởng vào lưng lão tăng. Tứ Giới thân thủ mau không tưởng được, hữu thủ thò ra chụp vụt lấy viên thuốc, đồng thời tả thủ phất ngược về sau một chưởng đón đỡ, nhưng hai người vừa vận chân khí, đều cảm thấy ruột gan quặn lại, chiêu thức vì thế cũng mất hết oai lực. Hai chưởng chạm nhau, cả hai đều quá đau, bật rên thành tiếng. Tứ Giới vội vàng trầm khí đơn điền cố nhịn đau đớn, còn Nhất Thanh thì lui liền hai bước, loạng choạng suýt ngã lăn. Mông diện nữ mắt thấy Tứ Giới cướp được viên thuốc giải vẫn trầm lặng như không, chờ cho cảnh tượng trong điện yên tĩnh trở lại mới hỏi: - Đại sư đã cướp được thuốc giải, sao không uống mau đi? Mới được có một viên, Tứ Giới tần ngần chưa đành dạ uống, sực nhớ Thiếu Bạch võ công cao cường, có ích nhiều cho đại cuộc, định đưa thuốc cho chàng thì mông diện nữ lại hừ nhạt, búng thêm một viên nữa về phía Nhất Thanh, ông mừng quá, không kịp suy nghĩ vút liền tới thò tay chụp viên thuốc. Nhất Thanh cũng nhanh nhẹn không kém, quát vang, lao vụt về viên thuốc. Mông diện nữ cũng giật mình, chỉ kịp thấy Tứ Giới đang lướt trên không bỗng nhiên hét lạnh, song chưởng nhất tề huy động xông thẳng về phía Nhất Thanh. Nhất Thanh né thoát, rồi như con hổ dữ, mắt long lên sòng sọc, song chưởng đánh ra liên miên như vũ bão. Chỉ thoáng mắt, hai người đã giao thủ bốn chiêu, chưởng phong lớp lớp vần vũ, đẩy dạt bọn người đứng bên lộ ra một khoảng đất trống. Nhất Thanh đang lúc điên cuồng, quên cả chất kịch độc phát tác, đánh tới tấp như vũ bão. Còn Tứ Giới qua mấy chiêu xuất thủ, cơn đau đã lên đến cực điểm, giận quá, ông nghiến răng dốc sức quật mạnh một chưởng. Chỉ nghe binh một tiếng, Nhất Thanh tức thời rú thảm, hộc máu ngã rũ. Tứ Giới cũng cảm thấy đầu váng mắt hoa, chất kịch độc tiên tan đâu mất, thay vào đó là một cảm giác cóng lạnh xâm chiếm, bất giác sợ hãi, vội ngồi xếp bằng, vận thiền công hộ trú lấy tâm mạch. Tiếng mông diện nữ lại vang lên đe dọa: - Ngươi đừng có sinh cường, độc lực ăn vào tâm mạch rồi, cho có uống thuốc giải của ta, cũng khó vãn hồi sinh mạng. Tứ Giới hoang mang, nhưng tự tin với công lực mấy mươi năm của mình, lại có thuốc giải, lẽ nào không trị nổi. Cho nên quyết định cứ uống rồi sẽ tính, chẳng dè vừa đưa thuốc lên miệng, đã nghe Thiếu Bạch ở trong đám người đối diện dùng truyền âm nhập mật cảnh giác: - Đại sư chớ uống, đấy chắc không phải là thuốc giải độc thật đâu. Tứ Giới giật mình, suy nghĩ giây phút cũng cho là phải, bèn thỏng tay. Thấy thế, mông diện nữ cười nhạt: - Thì ra ngươi còn có đồng đảng, hừ lột hết bao mặt xuống. Mọi người khiếp oai, nghe lệnh đều cởi bỏ khăn đen, nháy mắt, ai cũng để lộ chân tướng, chỉ có Thiếu Bạch, Vạn Lương, Cao Quang và Hoàng Vĩnh vẫn còn ngần ngừ, đứng yên bất động. Chối chạy vào đâu nữa! Nhất thời bao nhiêu con mắt hiện diện đều đổ dồn về bốn người. Trong điện trở nên im bặt, cái lặng lẽ chết chóc. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 62 Chị lại gặp em Mông diện nữ quắc mắt nhìn bốn người: - Bổn tòa đoán đúng mà, việc đã bại lộ, các người còn không lột bao mặt xuống, chả lẽ còn đợi bổn tòa động thủ? Thiếu Bạch biết không chối chạy được nữa, đành y lời, bọn Vạn Lương thấy vậy cũng làm theo.Một lão già mắt sâu hoắm, ốm nhách nhác trông thấy diện mạo của Thiếu Bạch, hốt hoảng phóng nhanh ra ngoài xa. Mông diện nữ giận dữ quát: - Sao thế? Hắc bào lão giả càng xanh mặt ấp úng: - Đường chủ thứ tội, lão hủ... Hồ Diên Báo. - À, bổn tòa có nghe Âm sơn có Hồ Diên Báo, ngoại hiệu Bích lân tiễn, ra là ngươi đấy. - Bích lân tiễn là ngoại hiệu của lão hủ, chút tài mọn chả đáng kể. - Ngươi tự xưng lão hủ, chắc không phải thuộc hạ thánh cung? - Thuộc hạ trót lỡ miệng, dám mong đường chủ thứ tội. Chỉ Thiếu Bạch, mông diện nữ hỏi y: - Người này là ai, tại sao ngươi phải sợ? - Đường chủ minh giám, đấy là Tả Thiếu Bạch, minh chủ Kim đao môn mới nổi lên trên giang hồ. Ba chữ Tả Thiếu Bạch vang vang như sét đánh ngang đầu, không riêng bọn người trong điện hãi hùng dạt tránh cả về một bên mà cả mông diện nữ cũng giật bắn người. Lặng đi giây lâu, mông diện nữ mới lên tiếng: - Tả Thiếu Bạch, có phải ngươi lập phái chống đối thánh cung? Thiếu Bạch giật mình, cảm thấy trong giọng nói người đối diện có hơi khác lạ, chỉ sẽ gật đầu im lặng. Thanh âm mông diện nữ bỗng trở nên run run: - Bạch Hạc bảo chưởng môn nhân Tả Giám Bạch đã mất là gì của ngươi? - Tiên phụ. Mông diện thiếu nữ đứng ở cạnh bàn chợt ghé vào tai mông diện nữ: - Nên xử trí gấp những người còn lại để đề phòng sinh biến. - Họ Tả, thần quân đang tìm ngươi, ngươi tự chui đầu vào rọ thì thật vừa lúc quá. Quét nhìn bọn người trong điện, y thị tiếp: - Thần quân ở sau điện chờ triệu kiến các ngươi. Mông diện thiếu nữ nhanh nhẹn phóng đến cánh cửa ăn thông vào hậu viện, đốc thúc: - Đi đi, lẹ lên! Hồ Diên Báo nghe lệnh, bỏ đi ngay, bọn người còn lại cũng lục tục theo lão. Cánh cửa ăn thông ra sau điện không hiểu từ bao giờ đã có thêm bốn mông diện thiếu nữ, trong tay đều bưng một mâm trà, một người trong bọn nói: - Hãy uống thuốc giải, không thì đừng mong được gặp thần quân. Hồ Diên Báo y lời, cầm lấy một chén uống cạn, đảo mắt nhìn, thấy phía ngoài cửa là một thông đạo, dẫn đến một tòa đại sảnh nữa, ở hai bên lúc ấy sừng sững hai hắc y mông diện kiếm thủ, đành đánh bạo dấn bước. Khoảnh khắc sau, trong gian phòng còn Tứ Giới ngồi xếp bằng vận công lực mấy chục năm tu vi cố tống độc dược ra khỏi tâm mạch và bọn Thiếu Bạch lặng lẽ đứng bên bảo vệ. Mông diện nữ nhân ngồi ngạo nghễ tại bàn, y thị không ngừng đảo mắt dớn dác hết nhìn bọn Thiếu Bạch lại nhìn ra phía sau điện, dáng chừng sốt ruột lắm. chờ cho tăng nhân cuối cùng uống trà đi khuất sau cánh cửa, mông diện nhân mới gặng hỏi: - Thiếu Bạch, nghe giang hồ đồn đãi hai tuyệt nghệ Thiên kiếm, Tuyệt đao đều có ở nơi ngươi...Thiếu Bạch dõng dạc: - Đao kiếm có cả, đường chủ có chi chỉ giáo? - Thánh cung thần quân rất giỏi thuật chỉnh dung, không hiểu ngươi là thật hay giả. Chỉ cố tìm cách bắt sống đối phương ép lấy thuốc giải, Thiếu Bạch mập mờ: - Tại hạ cũng không hiểu chính mình nữa. - Tam, thất kiếm thủ... Thiếu Bạch nghe nói, còn đang hoang mang, thì đã vi vút hai bóng nhiều nhoáng lên,sáng lóe ánh kiếm đổ ập tới. Giật mình kịp thay ánh lạnh ở mặt phải đã đến sát trong gang tất, chàng lật đật nhảy tránh, tả thủ cùng lúc búng vút một chỉ về kiếm địch ở mé trái. Chỉ nghe keng một tiếng, tên tam kiếm thủ bên trái chưa kịp biến chiêu đã bị chỉ lực của Thiếu Bạch bắn phải trường kiếm bạt văng. Ngươi Thiếu Bạch chân khí cũng bị dội mạnh nhất thời tâm khẩu nhói đau, hữu thủ chộp kiếm của tên thất kiếm thủ rơi chậm vào khoảng không, dầu vậy, đối phương cũng một phen tháo mồ hôi hột. Việc nhanh trong tích tắc, hai tên kiếm thủ lùi tránh lại đồng loạt xông lên vây đánh tới tấp. Thiếu Bạch không dám vận chân khí, đánh dùng khinh công thân pháp né tránh. Tứ Giới hốt nhảy tới, trầm giọng: - Minh chủ mau rút kiếm ứng địch, Vạn lão hộ pháp chuẩn bị mở đường, lão nạp và minh chủ đi đoạn hậu. Hoàng Vĩnh, Cao Quang nghe nói nhất tề rút binh khí ra, Vạn Lương bảo: - Minh chủ lui về giải trừ độc chất mau! Thất kiếm thủ nghe tiếng, cười khảy, màn kiếm quang tức thời càng dồn dập loang rộng, kiếm nối kiếm buộc Thiếu Bạch phải lạng tránh không kịp thở. Mông diện nữ theo dõi cuộc chiến không chớp mắt cười lạnh: - Tả Thiếu Bạch, bổn tòa từ lâu đã nghe Thiên kiếm, nếu ngươi không rút ra, có hối cũng chả còn kịp. Thiếu Bạch ngạo nghễ: - Đường đường Kim đao minh chủ, phải rút kiếm đánh với hai tên tiểu tốt, để tuyên truyền khắp giang hồ, người ta sẽ cười cho à? Tên tam kiếm thủ giận ói máu, quát ra: - Tiểu bối vô lễ, xem bổn kiếm chủ! Xông vụt tới, trường kiếm nhoáng ào. Thiếu Bạch vội trầm khí đơn điền, thò nhanh hữu thủ chụp cổ tay đối phương. Chiêu thức xuất thủ quá thần tốc, tên tam kiếm thủ chỉ thấy đoản mạch tê tái, hểnh tay, trường kiếm đã bị Thiếu Bạch giật phăng. Suốt một ngày đêm, cái bụng võ học cùng tận không được dịp thi thố, Thiếu Bạch thấy tưng tức mãi. Giờ đây, một chiêu đắc thủ nhẹ nhõm kiếm hoa vòng đâm luôn vào yết hầu tên thất kiếm thủ đứng mé. Thế công lẹ như chớp, dồn đối phương lùi ngay một bước, vung kiếm đón đỡ. Nhưng Thiếu Bạch đã dạt kiếm đâm về tam kiếm thủ. Tên này cuống quýt nhảy lui liền nửa trượng né, thì trường kiếm Thiếu Bạch đã xoay tròn, nhanh không tưởng phạt ngang vào hông thất kiếm thủ. Tên thất kiếm thủ nhất kiếm rơi không, chưa kịp biến chiêu, kiếm thế đối phương đã nhoáng lại, túng quá, đành lùi một bước khoa kiếm đỡ. Chẳng dè lại hễnh không, trường kiếm trong tay Thiếu Bạch đã đâm vút về tam kiếm thủ. Chỉ thoáng mắt, Thiếu Bạch đã công liền lúc tám kiếm, dồn hai tên kiếm thủ phải cuống cuồng nhảy tránh. Bát kiếm nhoáng trong ánh chớp, đã trấn áp tất cả những người hiện diện. Ra là Thiếu Bạch, đứng yên vung kiếm loang loáng, thế mà hai tên kiếm thủ phải cuống quý xoay vòng né tránh, thủy chung vẫn không sao thoát khỏi trùng trùng kiếm ảnh, mặc dù người đứng ngoài xem rất rõ Thiếu Bạch chỉ lướt kiếm nhẹ nhàng như bỡn. Trong điện bấy giờ kể còn sáu bảy chục nhiều, nhưng đều im bặt như tờ. Riêng về phía đối phương cũng có ngót bảy mươi người, tay lăm lăm binh khí, thấy kiếm pháp Thiếu Bạch thần kỳ như thế người nào cũng tròn mắt nhìn sững như tượng, quên cả việc xuất thủ giải cứu đồng bạn. Mông diện nữ bỗng run giọng: - Ngừng tay. Hai tên kiếm thủ sớm đã mất hết tinh thần, được lệnh, mừng húm nhảy luôn ra sau miếu. Nào dè giây phút ấy loáng thấy Thiếu Bạch xoáy lốc trường kiếm, nghe vang liền hai tiếng choang rợn lạnh, hai thanh kiếm trong tay hai kiếm thủ đã vuột bay vù vào quãng không. Mông diện nữ vỗ bàn khen ngợi: - Kiếm pháp hay tuyệt, có phải là Đại bi kiếm pháp nức tiếng giang hồ? Thiếu Bạch nói: - Đại bi kiếm pháp đâu phải võ học tầm thường, trừ phi đường chủ đích thân xuất thủ, tại hạ không dám xuất thủ bừa bãi. - Ngươi biết ta là ai... Thiếu Bạch ngắt nhanh: - Biết chứ, các hạ là Thanh long đường chu của thánh cung. - Ngươi thử xem xưa kia có khi nào gặp bổn tòa? Đột ngột y thị cởi bỏ bao mặt. Thiếu Bạch rúng động tâm thần tròn mắt: - Cô nương... Thì ra, đấy chỉ là một thiếu nữ tuổi chừng hai mươi, dung nhan diễm lệ, đang nhìn đăm đăm Thiếu Bạch, nước mắt rưng rưng, thấy thế Vạn Lương đâm ngờ: - Thánh cung thần quân quỷ kế đa đoan, minh chủ nên dè dặt. Cao Quang quát hỏi: - Cô nương là ai? Thiếu nữ chẳng nói chẳng rằng giơ tay, nhoáng vút ra một luồng sáng vàng vèo về phía Cao Quang.Vạn Lương biết là ám khí hiểm độc, sợ đồng bạn không tránh kịp, lập tức phóng tới thò hữu thủ chụp lấy. Trong ánh lửa, chỉ thấy ám khí ấy là một ngọn kiếm nhỏ vàng óng, trên có khắc bốn chữ lớn:Cừu hận chi kiếm. Vạn Lương phá cười: - Thì ra Cừu hận chi kiếm chấn động giang hồ lại là thánh cung Thanh long đường chủ, rõ thật càng già càng gặp nhiều chuyện lạ. Thiếu Bạch bỗng nghẹn ngào hỏi: - Tỷ tỷ đấy sao? Thiếu nữ òa khóc nức nở: - Đệ đệ... Lao thẳng về phía Thiếu Bạch. Thiếu Bạch cũng chồm tới ôm lấy thiếu nữ vào lòng thổn thức. Bọn Vạn Lương vỡ lẽ tức khắc, hóa ra từ lâu nay vẫn nghe nói Thiếu Bạch còn có một người chị tên Tả Văn Quyên năm xưa bị cừu nhân giết sạch thân gia họ Tả bắt sống ở bên Sinh tử kiều đem đi mất biệt. Bây giờ mới hay lại là chủ nhân ngọn Cừu hận chi kiếm chọc trời khuấy nước, ai nấy đều than dài cảm khái. Mấy hắc y thiếu nữ vốn là thị nữ tâm phúc của Văn Quyên lúc ấy đứng bên cũng mũi lòng lặng lẽ cúi đầu khóc. Tả Văn Quyên tức tưởi khóc: - Đệ đệ, gia gia và đại ca chết thật thảm thương, chúng ta phải báo thù mới được. - Tỷ tỷ yên lòng, tiểu đệ... Nghĩ đến cái chết oan uổng của phụ thân, Thiếu Bạch lại òa khóc thút thít. Vạn Lương cảm khái, bước lại vòng tay khuyên: - Minh chủ đừng quá bi ai, giang hồ đang sóng gió, chúng ta nhân dịp này nên tìm cách tiến thủ là hơn. Văn Quyên phấn chấn tinh thần, lau nước mắt: - Lão anh hùng nói rất phải. Nắm cánh tay em, nàng tiếp: - Đệ đệ, đây là cơ hội tốt cho chúng ta báo thù rửa hận, thiên vạn không nên lỡ phí. Nhìn sang Vạn Lương nàng dịu giọng: - Chưa thỉnh giáo quý tánh đại danh lão anh hùng? Vạn Lương vòng tay: - Lão hủ Vạn Lương, hiện là Kim đao hộ pháp. - Ra là Vạn lão anh hùng, xá đệ trẻ dại, nhờ ơn lão anh hùng dìu dắt, Tả Văn Quyên này cảm kích muôn vàn. - Cô nương khách sáo quá. Văn Quyên lại nhìn về phía Hoàng Vĩnh, Cao Quang. Hiểu ý, Thiếu Bạch giới thiệu: - Nhị vị ấy là Hoàng Vĩnh, Cao Quang anh em kết nghĩa của tiểu đệ. Hoàng Vĩnh, Cao Quang nhất tề nghiêng mình: Chúng tôi đều là thuộc hạ Kim đao môn, cô nương khỏi cần khách khí. Văn Quyên đáp lễ, rồi lấy ra một bình ngọc, đổ ra năm viên thuốc bảo: - Chư vị mau uống thuốc giải, xin thứ cho tội bất kính. Thiếu Bạch nhận thuốc, lấy uống một viên, còn lại chia cho bốn người Vạn Lương. Thấy thuốc này to bằng hạt đậu màu da cam, khác hẳn thứ thuốc bọn Vũ Văn Thanh uống khi nãy, rất lấy làm lạ hỏi: - Tỷ tỷ, thứ thuốc này lại khác nữa sao? Văn Quyên sẽ gật: - Thuộc hạ của thánh cung thần quân toàn là kẻ thù của Tả gia, ngu tỷ khó khăn lắm mới dụ được bọn họ tới đây, lẽ nào ban cho thuốc giải? - Thế thì... - Thứ thuốc ấy không những chả phải thuốc giải độc, lại có tác dụng làm cho chất độc trong cơ thể mau phát tác. Thấy em biến sắc, nàng tiếp ngay: - Đệ đệ trách ngu tỷ lòng dạ tàn độc quá phải không? - Tiểu đệ đâu dám có ý ấy, chẳng qua giết người nhiều quá không phải... Hốt thấy chị lại òa khóc, chàng bèn nín thinh. Văn Quyên sụt sùi: - Đệ đệ có biết chuyện Cừu hận chi kiếm? - Có. Tiểu đệ vẫn nghe giang hồ xuất hiện một bang hội bí mật, chuyên dùng ngọn kim kiếm khắc bốn chữ Cừu hận chi kiếm, là kẻ thù chung cửu đại phái, tứ môn, tam hội và lưỡng đại bang. Có điều không ngờ tỷ tỷ có dính dáng với bang hội ấy. - Không những chỉ díng dáng, mà tỷ tỷ còn là nhân vật thủ não. Nghe nói một tay nàng sáng lập cả một bang hội chấn động giang hồ, bọn Tứ Giới và Thiếu Bạch đều vô cùng khâm phục. Văn Quyên lại hỏi em: - Đệ đệ có biết hai chữ cừu hận là gì không? - Chắc là ám chỉ mối huyết hải thâm cừu của Tả gia ta? - Đệ đệ đoán đúng lắm! Nợ máu trả máu, mấy trăm nhân mạng Bạch Hạc bảo ta phải được báo đền xứng đáng. Vậy mà từ khi Cừu hận chi kiếm ra đời đến nay, giết đâu đã tới trăm mạng để gọi là nhiều quá? - Tỷ tỷ bớt giận, tiểu đệ trót dại, mong tỷ tỷ chớ trách. - Nhà họ Tả ta chết sạch cả rồi, chỉ còn mỗi chị em ta, thì dù đệ đệ có lỗi nặng thế nào, tỷ tỷ cũng bỏ qua hết. Thở dài áo não, nàng tiếp: - Đệ đệ, lúc gia gia và đại ca mất mạng, tiểu đệ có trông thấy tận mắt không? - Tiếc là không, vì khi gia gia và đại ca mất mạng, tiểu đệ đã đi sâu vào vùng sương mù trên Sinh tử kiều rồi. - Đệ đệ không thấy nhưng tỷ tỷ lại thấy rất rõ, gia gia và đại ca chết dưới tay địch nhân, thi thể nằm sống sượt trong vũng máu, cảnh tượng thê thảm ấy đến nay vẫn còn hiện rành rành trước mắt. Mỗi lần nghĩ tới mối thâm thù chưa rửa, tỷ tỷ cứ muốn chết phứt cho xong... Thiếu Bạch nghẹn ngào: - Tỷ tỷ đừng nói nữa. - Phải nhắc thế cho đệ đệ luôn nhớ đến đạo làm con, dốc sức báo thù. Bọn Tứ Giới thấy nàng có thái độ quyết liệt, hăng say rửa hận như thế không ai dám đánh tiếng khuyên. Văn Quyên quét mắt nhìn tứ phía, bảo: - Vị Tả Thiếu Bạch này là em ruột của bổn tòa, các ngươi mau ra mắt đi! Bọn mấy chục hắc y kiếm thủ đứng vây quanh nhất loạt nghiêng mình: - Tham kiến Tả đại hiệp. Tứ Giới sực nhớ đến bọn Nhất Thanh, bèn chắp tay hỏi: - Tả cô nương, mấy chục người vừa rồi đều đã bị độc phát chết hết? - Lão thiền sư lo lắng cho bọn họ, không hiểu muốn họ chết hay sống? Thấy vẻ lạnh băng của chị, sợ làm mất niềm hòa khí, Thiếu Bạch đỡ lời: - Bọn người đó đều có dính dáng tới việc Thiếu Lâm mất bảo vật, lão thiền sư chỉ sợ nếu họ chết hết, sẽ không còn manh mối truy tầm. Văn Quyên dịu giọng: - Hiện chưa chết. Thiếu Bạch yên tâm hỏi lảng: - Tỷ tỷ là chủ nhân Cừu hận chi kiếm, sao còn là đường chủ của thánh cung Thanh long đường?- Đấy chỉ là kế quyền nghi nhất thời của tỷ tỷ, phải mạo nhận thân phận kẻ khác. Sẽ thở dài, nàng tiếp: - Vì muốn báo thù, ngu tỷ một mắt cũng có thực lực, một mắt diệt dần đối phương. Trăm phương nghìn kế, mất bao tâm cơ cũng chưa tìm ra nguyên hung là ai, mãi gần đây, mới dò được một bí mật lớn lao. - Bí mật nào? - Bí mật này có liên quan tới thanh danh của Tả gia ta, nói ra dài lắm, để ngày sau thủng thẳng tỷ tỷ sẽ nói cho đệ nghe. Thấy có người ngoài, Văn Quyên không tiện nói, Thiếu Bạch cũng chẳng tiện hỏi nhiều. Văn Quyên tiếp lời: - Biết được kẻ nguyên hung thủ họa là thánh cung thần quân, tỷ tỷ lập tức dò la sào huyết của đối phương. Hai hôm trước đây tình cờ bắt được một tên Hứa Hồng Chữ mới biết có biến cố tạo phản ở Thiếu Lâm. - Tỷ tỷ, Hứa Hồng Chữ là ai? - Y là chưởng môn nhân Thiết chưởng môn. N guyên nửa tháng trước, tỷ tỷ đi dọc miền Giang Châu dò thám sào huyệt thánh cung, tên Hứa Hồng Chữ ấy cũng đang đi dò xét chủ nhân Cừu hận chi kiếm, rồi giữa đường tỷ tỷ gặp y. Động thủ đánh không lại y bị mất mạng dưới kiếm của tỷ tỷ. Giết y xong, tỷ tỷ chôn xác y rất kín đáo, việc này chưa ai hay, kể cả người trong Thiết chưởng môn, và bẳng đi nửa tháng sau, chẳng dè lại gặp một tên Hứa Hồng Chữ còn sống sờ sờ. - Tên thánh cung thần quân rất giỏi thuật dịch dung, chắc đúng là kiệt tác của y rồi. - Trong lòng kinh dị, tỷ tỷ mới nấp trong bóng tối ngầm theo dõi hành động của tên này thì thấy y hạ lệnh cho đệ tử Thiết chưởng môn, bảo bao mặt lên đường đi gấp đến Tung sơn tiếp tay cho tên Nhất Sĩ tẩu thoát. - Nói thế võ lâm thiên hạ đều trúng phải quỷ kế của thần quân bị sai khiến chứ không phải ý muốn phò y. - Chưa hẳn. - Sao? - Trong cửu đại phái, tứ môn, tam hội, lưỡng đại bang đã có rất nhiều nhân vật quan trọng qui hàng thánh cung. Chẳng hạn như Thiếu Lâm Nhất Sĩ, Võ Đang Ngộ Chân Tử, Nga Mi Pháp Chính, Không Động Thời thượng Hưng mười năm về trước đã qui thuận thánh cung rồi. - Sao có chuyện lạ thế? - Việc xảy ra trên Yên vân phong là do thần quân đứng trong bóng tối giật dây và bốn người họ động thủ mưu hại các sư tôn. Nói khác đi, bốn người này là gian tế do thần quân phái ra giúp giật cho họ lấy được địa vị chưởng môn nhân, tạo thêm thế lực để mưu đồ thống trị võ lâm.Tứ Giới tái mặt hỏi: - Cô nương tìm đâu được bí mật ấy? - Đại sư chưa tin? - Lão nạp hoàn toàn tin, có điều việc này to tác quá khiến người khó tin ngay được. Văn Quyên cười nhạt: - Thế việc phương trượng Nhất Sĩ của quí tự có tư tâm phản bội Thiếu Lâm chẳng đủ là to tác? Sự thực đã sờ sờ trước mắt, không tin cũng phải tin. Thiếu Bạch đỡ lời: - Không hiểu trong các môn phái khác có gian tế của thánh cung trà trộn? - Cái đó chưa biết được. Nhưng chỉ xét riêng việc thần quân tạo ra những chưởng môn nhân giả hiệu, truyền hiệu lệnh chỉ huy các môn phái cũng lợi hại lắm rồi. Bỗng nhiên, một giọng băng lạnh truyền vào đại điện: - Tả Văn Quyên, ngươi biết nhiều bí mật thật! Thiếu Bạch giật mình, chực phóng ra ngoài điện, thì Văn Quyên đã kịp cản, quát hỏi: - Ai? - Người hai chị em ngươi muốn tìm báo thù đây. - Thánh cung thần quân? - Chính bổn tòa. - Thánh cung thần quân đã giá lâm, sao chưa hiện thân? - Bổn tòa bận việc bên mình, tạm tha cho chị em ngươi, hãy cố mà luyện tập võ công, chờ ngày tương kiến! Thiếu Bạch bốc sôi máu hận, cố vùng vẫy thoát khỏi tay chị, nhưng vô hiệu. Giọng băng lạnh kia lại tiếp: - Võ công ngươi khá lắm, nhưng chưa phải là đối thủ của bổn tòa, đừng nóng, sau ta còn có ngày gặp lại. Tiếng nói một lúc một nhỏ dần, cho đến khi dứt câu, chỉ còn là những âm vang vật vờ tan trong gió lộng. Thiếu Bạch giận run, nước mắt chan hòa tuôn chảy. Thấy vậy, Văn Quyên sẽ an ủi em: - Người này công lực hơn chị em ta xa. - Dẫu không địch nổi, cũng không thể để y thoát dễ dàng. - Đệ đệ nên nhẫn nại, chúng ta sẽ tìm y báo thù sau. Ngoảnh nhìn hắc y thiếu nữ đứng sau, nàng tiếp: - Đi vào hậu điện, xem tên Vũ Văn Thanh còn ở đấy không? Hắc y thiếu nữ vâng dạ, lẳng lặng bỏ đi. Thoáng chốc, tất tả chạy ra bảo: - Khải bẩm tiểu thư, bọn họ chết cả rồi. Văn Quyên lạnh lùng nói: - Không có lý độc phát chết. Chắc là thần quân gấp quá không giải cứu lại chẳng chịu để bọn họ lọt vào tay ta nên mới hạ thủ giết sạch. Tứ Giới tức giận: - A di đà phật, giết liền lúc chừng ấy mạng, thì người này thật chẳng thể dung tha. Chờ cho mọi người bớt giao động, Văn Quyên mới hỏi Vạn Lương: - Thánh cung thần quân nói có việc bên mình, lão anh hùng có biết ấy là việc gì chăng? - Theo lão hủ đoán, có lẽ là việc Nhất Sĩ. - Tôi cũng có ý nghĩ ấy, chắc chắn thần quân chưa lấy được bảo vật Thiếu Lâm. Rồi với thái độ quả quyết, nàng quay sang em, tiếp: - Đệ đệ, khi xưa trong số kẻ thù vây giết Tả gia có cả tăng nhân Thiếu Lâm, đệ đệ nhớ chứ? - Ấy là tội lỗi của Nhất Sĩ, chúng ta không thể vì một tên phản đồ kia mà oán hận lây cả hơn ngàn tăng lữ. - Thế thì đương nhiên chúng ta có quyền đuổi bắt y thâu đoạt bảo vật. Thiếu Bạch chỉ sẽ thở dài, gật đầu. Văn Quyên lập tức hạ lệnh phân đội tề tập ở dưới chân núi Tung sơn. Mấy chục hắc y kiếm sĩ nghe lệnh, chia làm bảy đội kéo rốc khách miếu lên đường đi ngay. Khi ấy, trời đã bừng sáng, Văn Quyên cũng dẫn bốn thị tỳ cùng với bọn Thiếu Bạch nối gót lần ra quan đạo đi thẳng về phương bắc. Dọc đường, Văn Quyên hỏi em về bao nhiêu năm lưu lạc. Thiếu Bạch lần lượt kể từ đầu chí cuối câu chuyện bái kiến Cơ Đồng, Hướng Ngao, học được Thiên kiếm, Tuyệt đao cho đến khi gặp chị em Tuyết Quân thế nào cho chị nghe. Văn Quyên sẽ thở dài cảm khái: - Tỷ tỷ và chị em cô Tuyết Quân có duyên gặp gỡ một lần, nhị nữ tài huệ hơn người, đáng tiếc thiên sinh tàn khuyết. Rồi nét mặt rầu rầu, nàng cũng kể lại cho em suốt bao năm trôi nổi của mình. Ra là, nàng có bảy tên kiếm chủ chịu dốc sức không từ gian hiểm, gầy dựng cho nàng một thực lực hùng mạnh như bây giờ cũng chỉ vì một lời hứa là người nào có công lao to tát nhất sẽ được lấy nàng làm vợ. Hai chị em còn đang giọt ngắn, giọt dài, kể lể cho nhau nghe cảnh tình gian khổ từ buổi chia tay, mỗi người đi một nẻo độ nào thì bỗng có một tên hắc y kiếm sĩ chạy như giông gió đến trước mặt. Văn Quyên cau mày: - Ngũ kiếm chủ có việc gì bẩm báo? Tên ngũ kiếm thủ trông độ tứ tuần nhanh nhẹn vòng tay đáp: - Thuộc hạ vừa được thám tử phi báo, tên hòa thượng phản đồ Thiếu Lâm được cứu viện đánh phá trùng vây chạy về hướng đông. - Thế có phát hiện thấy tung tích Nhất Sĩ? - Chưa thấy đâu cả. - Cho truyền lệnh đeo bao mặt vào, có việc lạ phải báo gấp. Ngũ kiếm thủ sẽ dạ, lẳng lặng bỏ đi. Văn Quyên bảo mọi người: - Chúng ta lên Tung sơn trước, thánh cung thần quân chắc chắc cũng chưa tìm được tên Nhất Sĩ, bằng không y đã lấy bảo vật và thung dung đối phó với bọn ta, khỏi phải vội vã cuống cuồng như thế. Tứ Giới ngạc nhiên: - Ý cô nương rõ ràng nói Nhất Sĩ chưa rời khỏi Tung sơn, nhưng căn cứ vào đâu cô nương lại quyết chắc điều đó? - Vào mười năm lưu lạc giang hồ. Nghe giọng nói chứa đầy cừu hận, Tứ Giới đành nín thinh. Chân vẫn đi như lướt gió, Văn Quyên buồn buồn bảo em: - Tả gia chỉ còn mỗi đệ đệ là con trai, tỷ tỷ sẽ cho hết thủ hạ quy thuận vào Kim đao môn tạo một lực lượng mạnh, giúp đệ đệ diệt trừ thánh cung thần quân dương dang giang hồ. Thiếu Bạch chỉ cúi đầu im lặng, giây lâu bỗng hỏi: - Tỷ tỷ suy đoán, tên Nhất Sĩ vẫn còn quanh quẩn ở Tung sơn? - Kẻ trí nghĩ ngàn cái cũng có cái sai, tỷ tỷ chỉ phỏng đoán thế thôi, vì chưa biết chừng y cuỗm được bảo vật tẩu thoát sẽ sinh lòng phản bội phản cả thánh cung thần quân. Tứ Giới chen lời: - Nếu thế y sẽ là công địch của thiên hạ, trời đất tuy bao la nhưng ý khó mong tìm được đất dung thân. - Chưa hẳn, nếu tôi là Nhất Sĩ, sẽ tìm ngay một chỗ vắng ẩn cư, khổ kuyện tuyệt nghệ năm ba năm xong xuôi sẽ trở lại Tung sơn thâu phục cửu trưởng lão đoạt lấy chức vị chưởng môn, tranh hùng với thánh cung cũng chẳng phải là việc khó. Thiếu Bạch đỡ lời cho Tứ Giới: - Tiểu đệ có động thủ với cửu trưởng lão rồi, chín vị cao tăng ấy đều có tuyệt nghệ kinh nhân, Nhất Sĩ khó mong đánh bại nổi liền lúc chín đại trưởng lão. - Thế đệ đệ đấu với chín trưởng lão thắng bại ra sao? - Cửu trưởng lão chưa dốc hết sức, Tứ Giới đại sư lại nhân nhượng, thành thử tiểu đệ thoát được chỉ kể là may. Văn Quyên hơi chột dạ, quay hỏi Tứ Giới: - Tên Nhất Sĩ đánh cắp những cuốn bí kíp võ công ấy đều là võ học cao thâm? - Đúng thế, toàn là tinh hoa của bảy mươi hai tuyệt kỹ Thiếu Lâm. Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 63 Theo chân phản nghiệt Văn Quyên hỏi dồn: - Vậy đại sư luyện được mấy tuyệt nghệ? - Nhất Sĩ đánh cắp mười chín cuốn bí kíp võ công mà trong ấy lão nạp chỉ mới luyện được có ba. - Là chưởng môn, căn cốt y chắc phải tốt lắm, nếu y chịu khó khổ luyện võ công trong bí kíp ba năm liền chắc sẽ không khó đánh bại cửu trưởng lão. Tứ Giới lẳng lặng thầm phục tài luận đoán của nàng. Chưa đầy một ngày, đoàn người đã đến dưới chân núi Tung sơn. Vào đêm, núi đồi sừng sững hoang lạnh. Bảy tên kiếm chủ đã đứng dưới chân núi chờ lệnh Văn Quyên. Văn Quyên đảo mắt nhìn quanh quất thật nhanh, hạ lệnh cho thủ hạ chia nhau xông lên núi dò tìm tông tích Nhất Sĩ. Thiếu Bạch lo ngại nói: - Cả dãy núi Tung sơn thiếu thất rộng có trăm dặm, hang hóc nhiều vô kể, nếu không có người thông thuộc địa lý hướng đạo, thì dù có biết rõ Nhất Sĩ ở trong núi cũng không mong tìm ra.Văn Quyên thở dài: - Địa thế này nếu không thuộc đường lối chắc chắn sẽ gây ra khó khăn không ít trong việc tìm kiếm người. Phần chúng ta lại không biết Nhất Sĩ đang ở đâu mà tìm. Thiếu Bạch quay qua hỏi Tứ Giới đại sư: - Đại sư, chắc người thông thuộc các đường lối trên núi Tung sơn này chứ? Tứ Giới đại sư gật đầu đáp: - Bần tăng sống từ nhỏ trên dãy núi Tung sơn này nên mọi đường đi lối lại, không chỗ nào mà không biết. Chỉ cần nói tên địa điểm là bần tăng sẽ đưa chư vị lại đúng ngay nơi đó, không một chút lầm lẫn. Vạn Lương xen lời: - Chỉ tiếc là bây giờ chúng ta lại không biết Nhất Sĩ hiện ở đâu mà tìm. Văn Quyên nói: - Theo ý của đại sư thì chúng ta nên tìm kiếm Nhất Sĩ ở nơi đâu? Thiếu Bạch tiếp lời: - Theo ý của vãn bối thì chắc Nhất Sĩ phải trốn lánh vào một nơi nào kín đáo để lẩn tránh tai mắt của ai bên. Đại sư có biết nơi nào trên dãy Tung sơn này kín đáo, chẳng hạn như một cái hang động hay một cốc khẩu. Tứ Giới đại sư nhíu mày suy nghĩ giây lát rồi mới trả lời Thiếu Bạch: - Lão nạp đoán là Nhất Sĩ nếu có ẩn mình thì phải ở trong một cái hang động ở lưng chừng núi, vì nơi đó ít người lui tới, ngoài môn hạ Thiếu Lâm ra không ai biết được nơi đó. Nếu Nhất Sĩ còn ở Tung sơn thì hắn nhất định phải ẩn ở đó. Để lão nạp dẫn đường cho chư vị. Thiếu Bạch mừng rỡ nói: - Vậy thì hay quá, nhờ đại sư dẫn lộ. Tứ Giới đại sư băng mình đi trước dẫn đường. Thiếu Bạch và quần hùng nối tiếp nhau đi theo. Đi được một chốc thì bỗng Tứ Giới đại sư và Thiếu Bạch núp vào một bên đường. Tả Văn Quyên và quần hào cũng lục tục nép nhanh vào bụi rậm. Từ đằng trước, một chiếc kiệu hoa do bốn tên đại hán khiêng kiệu, hai bên có hai ả thị tỳ. Đằng sau thì không có dưới mươi người nam nữ đi theo sau kiệu. Chiếc kiệu đến gần Thiếu Bạch thì một giọng nói vang ra: - Ai nấp đó, mau lộ diện ra đi. Tả Thiếu Bạch thấy đối phương phát hiện ra mình nên rời chỗ nấp bước ra dõng dạc nói: - Tại hạ Tả Thiếu Bạch. - Mi là Tả Thiếu Bạch, minh chủ Kim đao mới nổi danh trên giang hồ? - Phải, còn tôn giá là ai? - Thánh cung hoa tướng. - Tôn tánh đại danh. - Người trong thánh cung không hề báo tên họ. Dõi nhìn qua màn đêm, mỹ phụ tiếp: - Còn mấy vị bằng hữu nữa, sao chưa hiện thân? Bọn Tứ Giới và bốn thị tỳ của Văn Quyên đành lục tục đi ra. Hoa tướng đảo mắt sắc lạnh nhìn đăm đăm Tứ Giới: - Đại sư chắc phải là cao tăng Thiếu Lâm? - A di đà phật, không dám, lão nạp Tứ Giới. - Đúng mà. Đột ngột phất tay, bảo: - Bát thường thì theo ta ứng địch, còn lại bao nhiêu đi tìm Nhất Sĩ, nếu gặp ngăn cản, cứ giết hết không chừa. Nhanh như chớp, tám bóng người liền lúc lướt ra đứng hai bên Hoa tướng, số còn lại tản mác lên núi. Văn Quyên hừ nhạt, nhìn thoáng đối phương. - Tám người này đủ sức bảo hộ ngươi? - Cứ thử xem. Thấy tình thế căng thẳng, Thiếu Bạch sẽ bảo chị: - Tỷ tỷ, xin để trận đầu cho tiểu đệ. - Đệ đệ hẵng đứng ngoài lược trận. Lẳng lặng nàng soạt kiếm, đâm vèo tới. Hoa thắng cười lạnh, sẽ khoát tay, chỉ thấy một thanh y nhân nhoáng lên ngăn chặn Văn Quyên. Thoáng thấy, Văn Quyên hơi thảng thốt, đảo kiếm biến chiêu liền. Kiếm thế đi nhanh như gió lốc, buộc thanh y nhân phải dạt một bước tránh, nhưng y quả nhiên bản lĩnh cao cường, chưởng phong vẫn ào ào tràn tới. Chỉ một thoáng, chưởng kiếm vần vũ, hai bên đã giao thủ qua năm chiêu. Thình lình về mé trái trên con đường núi heo hút có tiếng quát vang, liền đó là những tiếng binh khí chạm nhau nghe chát chúa, Văn Quyên nói nhanh: - Đệ đệ, mau bắt sống thánh cung Hoa tướng, y thị là sát phụ cừu nhân của chúng ta, không thể để cho y thị thoát được. Nghe nói, Thiếu Bạch tức thời bốc sôi máu nóng, kiếm nhoáng cùng lúc với tiếng thét vang, băng mình tới. Chỉ nghe tiếng cười khảy khô rợn, hai thanh y nam mữ đã đồng loạt huy động binh khí xông ra ngăn đón. Tên cao gầy bên trái chính là kẻ đứng đầu trong bát thường thị tây, vũ lộng ngọn Tam lăng lượng thiên xích loang loáng ánh lạnh bủa tới. Thiếu Bạch càng bốc giận, quát lớn: - Xem này! Soạt liền hai kiếm nhanh không tưởng đâm vèo về cổ tay thanh y nhân. Chỉ nghe choang một tiếng, thanh y nhân bên phải chưa kịp biến chiêu, cườm tay đã dại hẳn đi, rơi luôn binh khí. Thanh y nhân bên trái biến chiêu thần tốc, nhưng vẫn không sao né thoát nhất kiếm Thiếu Bạch, có điều, ngọn Lượng thiên xích rơi chưa chấm đất, y đã tài tình vớt được, thuận thế xoáy luôn một đường lạnh. Thiếu Bạch hoảng hốt, thụp mình lui nhanh một bước. Nhưng cùng lúc, ánh lạnh nhoáng ào, một ngọn binh khí Tam tiên lưỡng nhân kỳ hình đã chớp ngang mí mắt. Diễn biến nhanh trong tích tắc, Vạn Lương đột ngột quát vang: - Tiến lên! Rồi lão băng mình tới. Bọn Tứ Giới và bốn thị tỳ của Văn Quyên cũng nhoáng binh khí sáng ngời ùn ùn xông lên. Thánh cung Hoa tướng dõi mắt theo thế kiếm vần vũ của Thiếu Bạch, thoáng bàng hoàng kinh sợ. Khi ấy, bọn thường thị thánh cung dốc sức ngăn chống lớp lớp thế công giông bão của bọn Thiếu Bạch đã có nhiều nao núng thấy rõ. Văn Quyên bỗng trầm giọng: - Đệ đệ bắt lấy Hoa tướng mau. Thiếu Bạch nghe tiếng lập tức hét lạnh, soạt kiếm chém phăng cánh tay phải của một tên thánh cung thường thị. Hoa tướng biến sắc, kêu vội: - Đồng, Thiết nhị nương lên giết ngay tên tiểu tử kia. Hai phụ nhân phốp pháp khiên kiệu đồng loạt rút kiệu cống, gầm lên như bò rống, lao vụt về Thiếu Bạch. Đoán biết hai phụ nhân này võ công còn cao hơn cả bọn thường thị, Thiếu Bạch lập tức xoáy lốc kiếm, dây lạnh hơi phong áp tới. Kiếm thế trầm trầm loang loáng trùm kín lấy Đồng, Thiết nhị nương. Chừng như cũng biết chiêu kiếm lợi hại, nhị nương vội vàng xê dịch tấm thân hộ pháp dạt tránh. Đồng nương mặt vành như nghệ đảo kiệu cống đón kiếm còn Thiết nương mặt đen như lọ cùng lúc quật mạnh một trượng vào hông đối phương. Hai người một công một thủ, chiêu thức phối hợp hết sức chặt chẽ, tưởng chừng như phá giải ngay được chiêu kiếm Thiếu Bạch. Tâm thần rúng động, Thiếu Bạch soạt liền hai kiếm dồn Thiết, Đồng nhị nương cuống cuồng nhảy lui. Văn Quyên bỗng thét vang, trường kiếm xoáy lốc đâm thẳng vào ngực một tên thường thị, nhưng ngọn binh khí Tam tiên lượng nhẫn của tên kia cũng quật thương tay trái nàng. Hăng máu nàng nhảy vụt luôn về phía Hoa tướng. Hoa tướng cười dài: - Tiện tỳ, muốn chết! Thị búng vút một chỉ. Chỉ lực thoạt trông nhẹ nhành nhưng kỳ ảo lạ thường, Văn Quyên không sao nhận được phương vị của ngón chỉ, chỉ còn cách liều mạng phát lại một kiếm vũ bão. Hoa tướng hét lạnh: - Tiện tỳ hung hãn thật. Thân thủ nhoáng lên, búng liền chỉ nữa vút về tay phải đối phương. Thiếu Bạch đang quyết chiến ác liệt với Thiết, Đồng nhị nương, nhác thấy chị luống cuống dưới chỉ lực tàn độc của Hoa tướng, bất giác lòng nóng như lửa đốt. nhưng phải nỗi đối phương cứ quấn chặt lấy chàng bằng những chiêu thức kỳ bí dị thường, không sao tính việc thoắt cứu được.Bọn Tứ Giới bấy giờ đang khổ chiến với sáu tên thường thị, bản lãnh của đối phương ngang tay với Vạn Lương nhưng vượt xa Hoàng Vĩnh, Cao Quang, lại bởi Tứ Giới cũng không ham chiến, chưa chịu dốc hết toàn lực, thành thử, cuộc chiến chỉ ở cái thế quân bình ngang ngửa. Hốt nghe Hoa tướng cười nhạt, ngọn chỉ phong rít lạnh, lọt vào tai người nghe rờn rợn, hãi hùng.Văn Quyên thọ thương tay trái máu tuôn xối xả, nhất thời không kịp né, đành nghiến răng lãnh trọn một chỉ vào vai. Hoa tướng hét lạnh, xông tới tung luôn một chưởng. Chịu một chỉ, Văn Quyên lập tức cảm thấy ruột gan quặn xé, nửa bên người buốt giá hẳn đi, nhưng vì trải qua bao phen lăn lộn, xông pha mạo hiểm, tạo cho con người nàng một bản lãnh cứng cõi khác thường, chẳng màng sống chết, dốc hết toàn lực trong chiêu kiếm quỷ sầu. Hoa tướng chột dạ, lạng vội sang bên công về mặt phải. Vừa lúc, Thiếu Bạch quát vang, nghiến răng xoáy liền hai chiêu kiếm, mũi kiếm chạm phải ngọn Kiệu cống, âm run thánh thót vang trong gió lộng. Ra là binh khí của nhị nương sử dụng, ngọn Kiệu cống sự thực là hai món binh khí dị hình đúc chế, cứng rắn chẳng kém gì thanh bảo kiếm chém sắt ngọt trơn của Thiếu Bạch. Thấy không thoát nổi vòng vây của đối phương, Thiếu Bạch giận sôi quát lạnh: - Vạn hộ pháp, đao! Vạn Lương bàng hoàng, vút cao quá trượng, soạt đao ném vù lại. Chỉ nghe Thiếu Bạch rú dài, không ai kịp thấy chàng tra kiếm vào vỏ, đỡ đao, xuất thủ thế nào, ba động tác trong khoảnh khắc, lóe lạnh vùng đao sáng chóe, vang liền trong đêm vắng hai tiếng rú thảm. Hai chóp não tóe trắng khoảng không, loang loang màu máu thắm, hai cái thây tức thời ngã rũ. Liền đó là tiếng keng khô khốc, hai cây kiệu cống kềnh càng đồng loạt vụt rơi, khối thép chạm vào mô đá tóe lửa, ngân vang ròn rã. Toàn trường nhất thời im rợn, những cái bóng đen đứng sững, mấy chục con mắt chớp sáng dán chặt vào ngọn cổ đao lấp loáng ánh lạnh, còn rĩ giọt máu tươi từ mũi đao. Như một bóng ma, Thiếu Bạch lặng lẽ vút đến trước mặt Hoa tướng, hai người đứng cách nhau mấy thước, Thiếu Bạch ngời sát khí, dựng ngọn cổ đao chĩa thẳng mũi về đối phương. Hoa tướng mặt mày tái ngắt, run run giơ song chưởng chờ đợi. Bốn con mắt nhìn nhau không chớp, bầu không khí ngột ngạt tưng tức khiến người hiện diện đều nín thở lắng xem. Bỗng nhiên mắt đổ hung quang, Thiếu Bạch lại sẽ rung tay, ánh lạnh một lần nữa loáng nhanh.Bắt gặp ánh mắt đối phương, Hoa tướng lập tức di động phương vị, đồng thời vận hết sức quật liền song chưởng.Văn Quyên như sực tỉnh gọi to: - Đệ đệ nhẹ tay! Bá đao xuất thủ mau lẹ là thế mà Thiếu Bạch vừa nghe tiếng chị, ngọn cổ đao đã sát ngang cổ đối phương rồi, tuy không hiểu dụng ý chị, nhưng vẫn còn một lòng kính nể, tức thời thâu chiêu đao lùi nhanh lại. Kịp thấy Văn Quyên phất tay, một lằn sáng lóe lên, mũi Cừu hận chi kiếm đã cắm phập vào Ưng song huyệt của Hoa tướng. Ngọn Kim kiếm ngập chừng mấy tấc, thương thế chưa đến nỗi chí mạng, nhưng cũng vừa đủ để Hoa tướng rũ liệt tứ chi. Văn Quyên quét nhìn mấy tên thường thị bảo: - Đệ đệ giết cho hết bọn còn lại rồi hẵng tính. Đối phương nghe nói, lấm lét nhìn nhau, rồi cùng cắm đầu bỏ chạy. Văn Quyên bốc giận, nhoáng lạnh một ngọn Cừu hận chi kiếm, một tên thường thị chậm chân bị ngay mũi kiếm cắm suốt từ lưng ra ngực, chỉ kịp rú lăn ra chết. Thoáng mắt, năm tên thường thị đã tản mác mất biến trong màn đêm dầy đặc, Thiếu Bạch ái ngại nhìn chị: - Tiểu đệ chậm tay để họ có dịp thoát chết. - Hôm nay nhân từ, ngày sau gặp lại, sẽ vất vã với năm tên địch nữa. Thiếu Bạch đỏ mặt nín thinh. Văn Quyên thong thả đến trước mặt Hoa tướng, thò tay chụp lấy cổ áo. Hoa tướng cuống quýt, run run nắm lấy tay nàng. Văn Quyên giận dữ: - Muốn chết à? - Giết ta cứ giết, nhưng nếu làm nhục, người trong thánh cung sẽ không tha ngươi. - Ta sắp làm cỏ thánh cung, thì một mạng có gì đáng kể. Gạt phăng tay Hoa tướng, kéo toang cổ áo nhìn vào chiếc cổ trắng ngần của đối phương đăm đăm. Hoa tướng cười nhạt: - Ngươi tưởng bổn tòa dịch dung chăng? Hừ. Thiếu Bạch chạy lại hỏi chị: - Tỷ tỷ, người này có thay đổi diện mục? - Không, có điều, chúng ta nhất định đã có gặp y thị, chỉ vì lâu quá không còn nhớ được. Ngọn Kim kiếm lung linh trên ưng song huyệt của Hoa tướng bây giờ đã nhuốm máu tươi, toàn thân công lực của y thị mất hết, mặt xanh như tàu lá,mồ hôi nhỏ giọt thảm hại, nhưng vẫn còn chịu đựng cầu mong một nẻo sống. Văn Quyên lạnh lùng thò hai ngón tay lay lay mũi kiếm. Ưng song huyệt ở trên vú trái chừng một tấc sáu phân, còn gọi Thượng huyết hải, thuộc về mạch gan, mũi kiếm cắm vào huyệt đạo sâu có hai tấc, giờ lại bị Văn Quyên khua động, đau quá Hoa tướng chỉ kịp rú thảm ngất lịm. Thiếu Bạch chạnh lòng, ấp úng: - Tỷ tỷ... Văn Quyên tức nhiên ngắt ngang: - Rõ thật uổng một thân võ công, đối với kẻ đại thù ngươi lại từ bi quá thế. Hừ! Mai sau chết đi, còn mặt mũi nào gặp lại gia gia? Thiếu Bạch toát mồ hôi nín lặng. Văn Quyên lại vỗ vào người đối phương. Hoa tướng giật mình choàng tỉnh. Văn Quyên hỏi lạnh: - Họ gì? Hoa tướng hổn hển nói qua hơi thở: - Sao không giết bổn tòa cho rồi? - Mấy trăm mạng Bạch Hạc bảo bị thảm tử, thì giết ngươi là lẽ tất nhiên. Hoa tướng ngẩn người, bỗng phá cười khanh khách. Tiếng cười ngân dài trong đêm lạnh, rung rung bất tuyệt. Bọn Tứ Giới đưa mắt nhìn nhau sởn óc. Hốt nghe Hoa tướng cười nhạt: - Ngươi cứ hỏi, biết gì bổn tòa sẽ đáp cả. Văn Quyên bỗng sẵng giọng lập lại: - Tên gì? - Đặng Tố Quỳnh. - Đúng là ngươi mà. Quay sang em, nàng giải thích: - Người này là đồng môn sư muội của mẫu thân, hơn mười năm trước đã có ghé chơi vào Bạch Hạc bảo chúng ta, khi ấy, đệ đệ còn bé lắm. Thiếu Bạch cau mày, rồi sực nhớ ngày còn nhỏ có một hôm được chị dắt ra cổng trang dạo chơi, bỗng có một thiếu phụ đến thăm mẫu thân bảo là sư muội, nhưng việc về sau thế nào, chàng không nhớ nữa. Lại nghe Văn Quyên hỏi tiếp: - Thánh cung thần quân gây rối giang hồ thật sự là ai? - Nhiều lắm, các ngươi chưa nghe được một tên nào à? Văn Quyên nổi nóng, thò tay chực búng vào mũi kiếm, Tố Quỳnh hoảng hốt, giật giọng: - Ngừng tay, hẳng để yên, bổn tòa sẽ nói hết. - Thánh cung có cả thảy mấy nhân vật thủ não? - Kể có ba người. - Những ai? - Người thứ nhất toàn thân tê bại, hom hem như nắm xương dưới mộ, sức trói gà không chặt.Ho nấc mấy tiếng, giọng mệt nhọc tiếp: - Vị thánh cung thần quân thứ hai là một ma tinh, tính tình cuồng ngạo, giết người không gớm tay. Thấy đối phương trầm ngâm mãi không nói, Hoa tướng lấy làm lạ: - Còn người nữa, sao ngươi không hỏi? - Cứ nói đi! - Vị thần quân thứ ba, ha ha! Là một nữ nhân đạo mạo đoan trang nhưng dâm dật khôn tả. Đấy là kẻ có liên quan tới hai vị... Văn Quyên bỗng giận dữ, tát bốp một cái thật mạnh vào má Hoa tướng khiến thị trào máu miệng.Bọn Tứ Giới bấy giờ đứng ngây như tượng ở một bên, trước cử chỉ tàn bạo của Văn Quyên, không ai dám nói ra, nhưng đều cảm thấy một cái gì nặng nề, ngột ngạt đè thắt ruột. Liền đó, chỉ thấy Văn Quyên cúi mình nhặt lấy một cái răng trắng nhởn, xem kỹ rồi bỏ vào bình ngọc cao độ một tấc, xong cất kín vào túi. Thì ra, cái răng giả ấy bên trong có chứa một chất kịch độc, Đặng Tố Quỳnh nói chưa dứt đã định cắn vỡ ra ý muốn tự vẫn, chẳng dè Văn Quyên tinh mắt thấy kịp. Thình lình một thất kiếm thủ từ đâu hơ hãi chạy về báo vội: - Khải bẩm cô nương, có một đám địch chắn giữ trước cửa một thạch động sau núi, bọn thuộc hạ không sao xông vào nổi, đành về thỉnh thị. Văn Quyên cau mày, bỗng nhanh như điện điểm vào huyệt Tố Quỳnh, gọi to: - Tử Vân, Hàn Ngọc! Hai lục y thiếu nữ xông ra, nghiêng mình: - Có tỳ nữ. - Trông cho kỹ người này, nếu có bề gì, các ngươi tội chết. Tử Vân, Hàn Ngọc cúi đầu vâng dạ. Văn Quyên đi lại bảo thất kiếm thủ: - Đi! Tên thất kiếm thủ vâng lệnh, quay người đi trước, quần hào nhanh nhẹn theo sát. Thoáng chốc, đi vòng qua Diện bích am không xa, bên tai đã nghe chát chúa tiếng người hò hét vang rền. Vừa qua một vách núi, hốt lại có tiếng thiếu nữ hét lanh lãnh: - Mau gọi thần quân ra đây, không thì sẽ giết hết không chừa. Liền đó, tiếng rú thảm của nam nhân khuấy tan màn đêm. Cao Quang nói: - Giống giọng của Trương cô nương quá! Văn Quyên hỏi vội: - Ai là Trương cô nương? - Trương Ngọc Giao, một vị nữ anh hùng trong Kim đao môn chúng tôi. Đám người phóng nhanh như giông gió, phút chốc đã vòng ra đến sau núi. Chỉ thấy ở lưng chừng núi đột xuất một huyệt cao độ tám chín thước. Dưới ánh trăng ảm đạm, một thiếu nữ tóc tai rối bù ngồi xếp bằng trước cửa động, kiếm chưởng vần vũ một mình cự với đám đông. Sáu kiếm thủ thuộc hạ của Văn Quyên đang hò hét, đốc thúc thủ hạ xông vào.Thiếu Bạch thấy thế bảo to: - Tỷ tỷ, người mình cả, hãy hạ lệnh ngừng tay mau. Văn Quyên nhìn quanh quất, quát lớn: - Lui lại hết! Sáu kiếm thủ thấy Văn Quyên tới, đều dạt nhanh về sau chừa ra một khoảng trống. Thiếu nữ một mình cự địch chính là Ngọc Giao, nhác thấy bóng Thiếu Bạch, vội vòng tayhỏi:- Minh chủ vẫn mạnh? Thiếu Bạch mỉm cười, chỉ Văn Quyên nói: - Vị này là chị ruột của tại hạ, Tả Văn Quyên. Nhìn vào động thấy Nhàn Vân, bèn giới thiệu hai bên. Nhàn Vân đại sư hỏi Thiếu Bạch: - Sao minh chủ lại tới đây? - Gia tỷ đoán chắc tên Nhất Sĩ chưa rời khỏi Tung sơn, mới kéo nhau truy tầm y. Thế nhị vị cô nương đâu rồi? - Đều ở cả trong động. Lời vừa dứt, Tuyết Quân đã vịn vai em từ trong động đi ra. Châu Chính tả thủ giơ cao bó đuốc, tay phải vác cây bát báo thiền trượng đi trước dẫn đường. Ra ngoài, Tuyết Quân nghiêng mình: - Tham kiến minh chủ. Thiếu Bạch vội vàng đáp lễ. Châu Chính vòng tay nói: - Nhờ hồng phúc của minh chủ, thuộc hạ may được Phạm cô nương chữa lành hẳn rồi. Không đợi Thiếu Bạch giới thiệu, Văn Quyên đã mỉm cười nói: - Tả Văn Quyên xin ra mắt nhị vị cô nương. Tuyết Quân vội hỏi: - Ra là tỷ tỷ đấy à? Đáng mừng, đáng mừng! - Cách biệt lâu năm mà hiền tỷ muội vẫn phong thái như xưa mới là việc đáng mừng. Tứ Giới bỗng xen lời: - Phạm cô nương, ngọn trượng trong tay Châu thí chủ sao trông giống vật nghiệt chướng Nhất Sĩ thường dùng quá. - Chính thế. Rồi lão quay sang nhìn Châu Chính. Hiểu ý, Châu Chính chạy đến trước mặt Tứ Giới: - Đây là vật của Nhất Sĩ, xin hoàn lại cho đại sư. Thấy Châu Chính trong tay cầm một tăng bào, Thiếu Bạch lấy làm lạ hỏi: - Tăng bào của ai thế? - Tăng bào và thiền trượng đều bị vất bỏ lại trong động, tiện tay tại hạ cầm theo để tra xétsau.Nghe nói, mọi người xôn xao bàn tán, cuối cùng đều cho rằng Nhất Sĩ đã có vào động, cải trang tiện bề tẩu thoát, nhưng muốn cho chắc lại lục tục kéo nhau vào động xem lại. Tuyết Nghi bỗng bấm tay chị. Không biết kể những gì chỉ thấy Tuyết Quân hỏi Hàng Ngọc: - Vị cô nương này trong tay ôm người nào thế? Văn Quyên đáp ngay: - Đây là thị tỳ Hàn Ngọc của ngu tỷ, người trên tay là một vị thần quân họ Đặng tên Tố Quỳnh.- Người đã chết sao không vất tử thi đi? Văn Quyên kinh ngạc nhìn lại thì thấy Tố Quỳnh hai mắt nhắm nghiền, mặt mày tái ngắt, bất động, hình như đã tuyệt khí từ lâu. Tức giận, nàng toan vung chưởng hạ sát hai ả thị tỳ Tử Vân và Hàn Ngọc, nhưng Tuyết Quân đã kịp thời ngăn cản nói: - Theo xá muội cho biết, Đặng Tố Quỳnh bị vết thương phát tác chết chứ không phải lỗi của họ.Mỉm cười, nàng bảo luôn: - Ngay chính chúng tôi đứng gần mà cũng không phát giác kịp, chẳng nên trách cứ họ. Thôi, người chết còn giữ xác làm gì, đem vùi vào một chỗ nào cho xong đi. Hàn Ngọc nhanh nhẹn y lời. Hốt thấy Tứ Giới tay cầm bó đuốc tất tả từ trong động tối chạy vụt ra. Thiếu Bạch giật hỏi:- Đại sư có thấy khả nghi? - Trong xó có một thiếu niên tăng nhân nằm chết thẳng cẳng, pháp hiệu Linh Không, là đệ tử yêu quý nhất của nghiệt chướng Nhất Sĩ. - Có thấy thương tích trên người y? - Linh Không bị nội gia chưởng lực đánh chết, rõ không phải võ công của Thiếu Lâm. - Xem thế, lúc Nhất Sĩ cải trang ở trong động đúng là đã gặp địch nhân. Chỉ sợ mấy cuốn bí kíp lọt vào tay thần quân thì nguy. Văn Quyên lạnh lùng đỡ lời: - Chuyện bí kíp là chuyện riêng tư hẳng gạt sang bên, vấn đề hiện tại cần phải biết thánh cung, sào huyệt của thần quân nằm ở đâu? Tuyết Quân mỉm cười quay về phía Châu Chính: - Cái đó phải nhờ cậy Châu huynh. Châu Chính khiêm tốn đáp: - Tại hạ tuy có đi qua thánh cung, nhưng vì lúc ấy thần trí mê loạn nên nay quên hết, không còn nhớ được chi tiết. - Tôi có cách, Nhiếp hồn thuật có thể giúp cho Châu huynh nhớ, vì thuật này đưa con người vào cõi mộng, bắt gặp lại những hình ảnh tưởng như đã bị lãng quên trong tiềm thức. Có điều, tôi còn non tay sợ làm tổn hại đến Châu huynh. - Ân đức cứu mạng của cô nương như biển cả, dù có phải hy sinh, tại hạ cũng không dám oán, xin cô nương cứ sai bảo. - Thế thì Châu huynh hẵng ngồi xếp bằng tròn, còn những người khác xin ra ngoài cho. Châu Chính y lời ngồi xuống, bọn Thiếu Bạch lảng ra xa. Tuyết Quân, Tuyết Nghi ngồi đối diện với Châu Chính, bắt đầu Nhiếp hồn đại pháp. Hai bên nói chuyện với nhau rất tự nhiên, nhưng mãi rồi Châu Chính cũng cảm thấy mệt mỏi, thiếp dần vào cõi mộng trước ánh mắt dịu hiền của Tuyết Nghi và giọng nói êm ái, trong thanh như giòng suối của Tuyết Quân. Thấy vậy, Tuyết Quân hỏi ngay: - Châu huynh, thánh cung ở đâu? Nói liền mấy tiếng vẫn thấy Châu Chính chỉ mấp máy môi rồi im bặt. Nghĩ ngợi giây lâu, nàng lại lấy ra hai mũi kim châm đâm vào hai bên Thái dương huyệt của y. Thật lạ lùng, Châu Chính đang ngủ say hốt mở bừng mắt nhìn đăm đăm Tuyết Quân ngây dại. Chỉ nghe Tuyết Quân trầm giọng: - Đi thánh cung đi, Châu huynh đi trước dẫn đường, chúng tôi theo sau. Châu Chính thẫn thờ nhìn về hướng đông nam chập lâu, bỗng cắm đầu đi thẳng. Sợ gặp cường địch bất lợi, Tuyết Quân cho chị em Thiếu Bạch đuổi theo trước, còn mình và bọn Vạn Lương xuống núi đánh xe nối gót, đi sau cùng là bọn thủ hạ Văn Quyên. Châu Chính đờ đẫn như kẻ mất hồn, băng băng đi về phía trước. Đến xế trưa, ngang qua một thị trấn, đói quá y đi vào một phạn điếm đông khách bên đường, kéo ghế ngồi xuống. Bọn Thiếu Bạch vội chạy vào theo. Thấy cơm nước dọn đến, Châu Chính lẳng lặng đánh một bữa thật nổi nê, rồi hấp tấp bỏ đi. Suốt lộ trình, đói ăn, mệt lăn ra ngủ, đoạn y tiếp tục đi như giông gió, không buồn để ý tới đại đội nhân mã lũ lượt theo sau. Hôm ấy, đoàn người đến Hoài nam thì bỗng gặp bọn Tứ Ý, Tứ Luật suất lãnh hơn hai mươi đệ tử Thiếu Lâm đang đuổi theo một tên địch. Hai bên bàn bạc, cuối cùng quyết định Tứ Ý tiếp tục truy địch, Tứ Luật về phi báo với Tứ Không, còn Tứ Giới vẫn theo quần hùng tới thánh cung rồi chia tay nhau lên đường. Tảng sáng hôm sau, lại gặp một bọn cướp bịt mặt xông ra ngăn chận, quần hào tràn lên giết giặc, trong khi Châu Chính vẫn lướt đi như bay. Trận này, đệ tử Thiếu Lâm chết cũng bộn, dọc đường đâu đâu cũng thấy xác người ngổn ngang, ai nấy đều cảm khái không thôi. Vượt qua Trường giang, tiếp tục đi về miền nam, sợ Châu Chính quá mệt nên Tuyết Quân phải cho y uống một viên Bổ nguyên ích khí. Mấy ngày sau, đoàn người theo Châu Chính đã tiến vào địa phận Quát Thương Sơn. Khi ấy, ai cũng biết thánh cung ở trong địa phận Quát thương sơn, nhưng rặng núi này về phía tây là huyện Lệ Thủy với những cánh đồng bát ngát chạy suốt đến huyện Ôn Lãnh, núi non trùng điệp ngút ngàn. Chả thế, ngày trước Văn Quyên cũng có lặn lội đến tận đây, nhưng vẫn phải bó tay, không tìm được dấu vết thánh cung. Vào núi, hai chị em Tuyết Quân xuống xe đi bộ, chỉ khổ cho đạo sĩ Nhàn Vân phải dùng tay thay chân lết theo mọi người. Mãi tới chiều tối, quần hào theo Châu Chính mới vào đến trong núi. Tuyết Quân cất tiếng căn dặn: - Chư vị dè dặt, chỗ này đã gần sào huyệt địch nhân, phải cẩn thận. Lời chưa dứt, hốt từ một ngọn cây cao vút có tiếng rú dài, cùng lúc bốn bóng người phóng ào xuống ngay đỉnh đầu Châu Chính đi dẫn lộ. Thiếu Bạch giựt mình, rồi như một mũi tên vút mình đi tới. Vừa lúc vang lạnh tiếng quát, Tứ Giới đã thi triển ngay khinh công tuyệt thế Tu nhĩ giới tử của Phật môn, thân hình nhoáng bốc qua đầu Châu Chính, ngọn trượng xoáy liền một chiêu sấm sét. Trong tiếng rú thảm, một hắc y lão giả rơi phịch xuống đất, óc não phọt tóe ra. Đồng thời, Thiếu Bạch cũng nhoáng đao chém xả một hắc y nhân nữa làm hai đoạn. Thoảng trong mùi máu tanh hôi, còn lại hai tên nữa cũng vừa hạ xuống, một cầm Cử si đao, một xoay Thần thiết giản, nhất loạt nhoáng ập về Châu Chính. Nhác thấy, Thiếu Bạch và Tứ Giới cùng băng tới đón đỡ. Loáng cái ánh lạnh giăng mắc, hai bên đã giao chiến mấy chiêu. Châu Chính nhìn qua trận đấu, lại lẳng lặng bỏ đi. Tuyết Quân bỗng bảo nhanh: - Vạn, Hoàng, Cao tam vị hộ pháp mau theo sát Châu Chính phòng địch nhân công tập. Ba người dạ ran, chạy vụt lên. Tích tắc, hốt nghe Vạn Lương hét vang, liền đó là những tiếng thép khua rợn, Văn Quyên lật đật chạy vòng ra phía trước. Thiếu Bạch, Tứ Giới nóng lòng, đồng loạt xoay nhanh binh khí hạ sát luôn hai đối thủ. Khi ấy, phía trước mặt rền vang tiếng thép, trận chiến diễn ra quyết liệt dị thường. Mấy tên hắc y nhân xông ra toan hạ Châu Chính thì vừa gặp bọn Vạn Lương lướt tới, đao kiếm nhất tề loang lạnh quấn chặt lấy nhau ngang ngửa. Trong khoảnh khắc hãi hùng, một tiếng rú dài đột ngột dấy dội vút thảm, một bóng đen nhoáng vèo tới sát bóng kẻ lạ. Chỉ nghe bình một tiếng, kình phong dấy lạnh xao xác lá rừng. Liền là tiếng hự nghẹn, một hắc y lão già râu đen tua tủa bắn bật vào khoảng không, rơi sóng sượt có một trượng xa, và bên cạnh Châu Chính chợt xuất hiện một lão già cao gầy cầm ngọn Điếu can. Thiếu Bạch chạy lại gần, nhận ra Tiền Bình, vội vàng thi lễ: - Cảm tạ lão tiền bối tương trợ. Ngư Tiên cười ha hả: - Việc chung của võ lâm, lão đánh cá có lý đâu làm ngơ. Nghe tiếng, Tuyết Quân chạy lên, hỏi: - Lão tiền bối đến hồi nào thế? - Lão ngư cũng vừa đến cùng với chư vị. Ngọc Giao cũng tíu tít hỏi: - Lão tiền bối đi một mình hay có cả đồng bạn? - Lão ngư phu xưa giờ có bạn với ai đâu mà hỏi. Phá cười, nhoáng vút đi mất dạng. Khi ấy, Châu Chính đã đến bên một ngọn nhai, sợ sệt dán mắt nhìn xuống bên dưới tối đen. Tuyết Quân xem thấy tình hình, quay bảo mọi người ngồi nghỉ, chờ sáng sẽ tính. Hoàng Vĩnh, Cao Quang lấy lương khô chia đều cho quần hùng. Ăn uống xong, ai nấy đều ngồi vận công điều tức, sửa soạn cho cuộc chiến sắp tới. Một đêm đi qua vội vã, trời vừa hừng sáng, Châu Chính bỗng bỏ chạy sồng sộc xuống dưới. Liền đó một bóng người nhoáng lên, Tứ Giới đã như cụm mây là là hạ dần xuống dưới ngọn nhai. Thiếu Bạch lo ngại, sẽ hỏi Tuyết Quân: - Đồi núi cheo leo, chắc cô nương không tiện xuống? - Minh chủ cứ đi trước giúp họ, ngu tỷ muội có cách. Thiếu Bạch đành nối gót Tứ Giới. Đến nơi, đã thấy Châu Chính đang vung chưởng ầm ập đánh vào một vách núi trơn bóng như mỡ, phát ra những tiếng chát chúa, vang dội khắp tuyệt cốc thâm u, vách đá cao ngót hai trượng bỗng nhiên di động dần về một bên để lộ một cửa động to lớn. Vừa lúc, Châu Chính chợt kêu lớn, bọt trắng cả miệng, bần bật run lên. Tứ Giới hoảng sợ, dõi mắt thật nhanh, nhưng tứ bề lặng lẽ không một bóng địch, Thiếu Bạch cũng soạt kiếm lăm lăm bảo vệ Châu Chính, còn Vạn Lương chạy lại xem xét. Hốt vẳng có tiếng Tuyết Quân bảo: - Vạn hộ pháp khoan động thủ. Vạn Lương chực điểm huyệt y, nghe nói rụt vội tay về. Thình lình một tiếng rú dài xé tan tĩnh mịch từ ngoài hai dặm về hướng tây bắc vọng lại. Tứ Giới giật mình nói nhanh: - Tứ Không sư huynh lão nạp tới rồi. Liền vận khí đan điền, rú đáp lại. Tiếng rú xé không gian, rung rền trong núi thẳm, lại nghe có tiếng rú ban đầu vẳng lên. Thoáng mắt, quần hùng đã xuống tới, Tuyết Quân nhanh nhẹn chạy lại thò ngọc thủ điểm liền ba yếu huyệt của Châu Chính, rút lấy hai mũi kim châm trên thái dương huyệt ra. Châu Chính nhăn mặt rền rĩ, rồi mấp máy môi thở phào. Biết là y nhọc mệt quá độ mới sanh chứng, Tứ Giới lấy ngay một viên Liệu thương bồi nguyên cho y uống. Đúng lúc, trên sườn núi phía tây bỗng xuất hiện mấy tăng lữ vận khôi bào, Tứ Không chống thiền trượng, trông xuống dưới nhai, gọi lớn: - Tả đại hiệp và Tứ Giới sư đệ đấy à? Thiếu Bạch ngẩng mặt, đáp: - Chính bọn tại hạ. Xem rõ tình hình rồi, Tứ Không mới dẫn bọn Tứ Luật chạy bay xuống. Chào hỏi xong, Tứ Không lo lắng, hỏi ngay: - Tả đại hiệp có tìm thấy thánh cung? Chỉ vào động huyệt trước mặt, Thiếu Bạch nói: - Chúng tôi vừa tìm ra tòa động này, còn chưa vào trong xem Cổ Long Thiên kiếm Tuyệt đao Đánh máy: Phan H Hùng Hồi 64 Thánh cung thần quân Tứ Không mừng rỡ: - Thế thì đệ tử Thiếu Lâm xin đi tiên phong. Nhấc trượng, lão tăng thẳng bước vào. Khi ấy, bọn Cao Quang và tám đệ tử Thiếu Lâm đã sớm nhóm lửa, mười mấy ngọn đuốc cháy sáng dẫn đường. Tứ Không, Thiếu Bạch và Văn Quyên đều xuất lãnh thuộc hạ hàng đội thứ lớp rầm rập tiến vào động tối. Quần hùng thấy con thủy đạo hun hút đi thẳng vào lòng núi, càng tin là đường dẫn đến thánh cung. Bỗng nhiên, tận đầu thủy đạo ầm ầm vang mấy tiếng long óc. Quần hùng phân vân, rồi chợt ùn ùn đổ xô nhau chạy về phía trước. Đến cuối đường, vừa lúc thấy có một vùng sáng chóe, trong tiếng ì ầm, hai cánh cửa đá đồ sộ từ từ di động sang hai bên. Mọi người reo vang, chạy túa ra khỏi đường hầm. Cảnh vật bên ngoài hiện ra khác hẳn. Dưới ánh mặt trời, chỉ thấy cỏ non xanh bát ngát, bọc kín lấy một vùng thủy cốc, cỏ cây tươi tốt sáng rực như tranh, chênh chếch về mé trái là một tòa cung điện đỏ chói xanh mởn cỏ hoa. Văn Quyên nhìn đăm đăm tòa điện nguy nga giữa sơn cốc, lâm râm khấn: - Gia gia có linh xin phù hộ cho hài nhi sớm rửa được hận. Hốt nghe Tứ Không nói lớn: - Cuộc chiến hôm nay địch không chết, ta chết, vậy phàm đệ tử Thiếu Lâm phải xông lên chiến tử không lùi! Quần tăng hăng hái dạ rang. Thiếu Bạch bỗng chỉ về phía trước, trầm giọng: - Có bóng địch nhân kìa! Thật thế, mới thoáng cái, trong khoảng trường trước cung đã xuất hiện gần trăm hồng y nhân dàn hàng chờ đợi. Tứ Không lạnh lùng vác thiền trượng xông lên. Quần hùng lớp lớp ùn ùn nối gót. Tuyết Quân hốt hoảng bảo to: - Đi qua đường phải nín thở, phòng hương hoa có độc đấy! Giật mình, quần hùng nhìn kỹ, quả nhiên muốn vào đến quãng trường, phải đi qua một lối hoa trải đá, đều vội vàng ngưng hô hấp. Qua khỏi thạch kính, cảnh vật trước cung đã hiện rõ mồn một. Chỉ thấy có trăm hồng y nhân, người đứng đầu khoát choàng đỏ chói, tóc hung, râu xoăn quai nón, oai phong lẫm lẫm. Nhát thấy, Tứ Không hơi chột dạ, quát hỏi. - Đường đường là Phi ưng bang chủ ngang dọc suốt dải Kinh Hồ sao lại làm nô lệ cho thánh cung?Hồng y đại hán nghe tiếng, chỉ lạnh lùng quét mắt nhìn khắp quần hùng: - Trong chư vị, ai là người dẫn đầu? Vạn Lương sấn tới một bước, nói: - Nhiều lắm, ngươi muốn hỏi ai? Đại hán hừ nhạt, nhìn về Tứ Không. Hiểu ý, Tứ Không nói liền: - Lão nạp Tứ Không, dẫn đầu đệ tử Thiếu Lâm. Thiếu Bạch cười khảy, hỏi đối phương: - Các hạ là ai? - Bất tài Đặng Ưng, Hồng Long đường đường chủ trong thánh cung, còn quí danh bằng hữu? - Tại hạ Tả Thiếu Bạch, minh chủ Kim đao môn. Văn Quyên cũng bước ra, trầm giọng: - Bạch Hạc Tả Văn Quyên suất lãnh bảy đại kiếm thủ đến đây đòi nợ máu. - Hay lắm, Thiếu Lâm Tứ Không đại sư, Kim đao môn Tả minh chủ, Bạch Hạc môn Tả cô nương, tam vị có thể theo Đặng mỗ diện kiến thần quân, các bằng hữu khác xin ở lại đây chờ. Vạn Lương bỗng cười vang, nhảy xông ra: - Chết đến nơi rồi, các ngươi còn cuồng ngạo quá, biết điều hãy gọi ngay y ra đây! Rồi thấy đối phương còn chần chờ, lão liền tung liền một chưởng sấm sét. Đặng Ưng cũng bốc giận quát vang, chưởng xoáy lốc nhoáng lạnh đón đỡ. Vạn Lương hãi sợ, lạng vội sang bên né, và chưởng biến nhanh thành chỉ vút tới. Loáng mắt, chỉ thấy chưởng phong sầm sập dấy dội, hai bên đều dốc sức quyết chiến. Tứ Giới đại sư lớn tiếng hét đầy khích động: - Hết thảy đệ tử Thiếu Lâm theo ta phá địch. Tăng nhân Thiếu Lâm nghe lệnh hò reo như sấm nhất tề lao mình về phía địch. Chỉ trong chớp mắt, khoảng cách hai bên gần lại bắt đầu một trận chiến kinh thiên động địa. Cùng lúc, Thiếu Bạch và Văn Quyên cũng xuất lãnh thủ hạ ào ạt phóng tới tăng cường cho đệ tử Thiếu Lâm, cả thảy cộng cũng có hơn ba trăm người, thanh thế lừng lẫy như hải đão bài sơn, kinh tuyệt. Đặng Ưng đang đấu vùi với Vạn Lương thấy thế càng bồn chồn ra sức cố hạ thủ đối phương thật mau, tiếng binh khí vang lên toát lửa, liên hồi điếc tai, nhưng hy vọng chiến thắng, vẫn còn rất xa. Bỗng nhiên Tứ Không xông vào vòng chiến, đại sư hét lớn một tiếng, thiền trượng sấm sét bổ xuống đầu Đặng Ưng, hụt một trượng, chiêu thức thứ hai lại nhanh nhẹn công tiếp liền. Đặng Ưng mau chân và nhanh trí lắm mới thoát được hai trượng khốc liệt, mồ hôi do đấy thoát ra như tắm. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, thây người ngổn ngang la liệt khắp sân rộng, máu từng vũng loang mặt đất. Hơn một trăm tên thuộc hạ của Hồng long đường trong thánh cung đã lần lượt gục ngã thê thảm. Hốt nhiên, trong thánh cung vang lên những tiếng chuông dồn dập, thúc bách. Đặng Ưng đang yếu thế trước Tứ Không nghe chuông mừng quá, phấn chấn cả tinh thần vì đấy là tiếng chuông rút quân. Y hét lớn lấy oai rồi nhanh như chớp quay người vút đi. Khốn khổ cho y, Tứ Không đã động sát cơ, không chịu để y thoát chạy, cũng nhanh như chớp theo bén gót như bóng với hình, rồi quát lớn một tiếng, quất mạnh thiền trượng. Chỉ nghe đánh chát một tiếng, Đặng Ưng rú một tiếng thảm, hộc máu chết tươi. Lúc ấy, mấy chục thuộc hạ của thánh cung Hồng long đường xô nhau chạy, phía sau truy binh ầm ầm như sóng triều dâng lướt theo đạp bừa lên xác Đặng Ưng khiến y nát bấy như tương.Tiếng chuông chưa dứt, quần hùng đã đuổi vào tới trong cung. Toà cung điện kiến trúc dựa vào núi, địa thế càng lui vào sâu càng cao. Quần hùng đang hăng xông thẳng tuốt vào tòa đại điện. Bỗng nghe những tiếng ầm ầm long trời lở đất, ba tấm cửa sắt nặng trên mấy ngàn cân đột nhiên rớt sầm xuống chận bít ba cửa đại điện. Trong chớp mắt, căn điện rộng đã tối om, xòe bàn tay ra không thấy năm ngón. Tứ Không giật bắn người, vội vàng đề chân khí hét: - Đứng im, đốt đuốc lên! Lập tức có người đốt đuốc ngay, vì đệ tử Thiếu Lâm và thuộc hạ của Thiếu Bạch và Văn Quyên là những cao thủ lão luyện, đầy đủ kinh nghiệm. Tòa đại điện rộng chứa hết mấy trăm con người lại càng rộng và hun hút ghê gớm vì sự im lặng có kỷ luật. Mấy chục ngọn đuốc thắp sáng chập chờn, chín vị trưởng lão Thiếu Lâm, chị em Tuyết Quân và chị em Thiếu Bạch nhanh nhẹn đứng tụm lại một chỗ. Tuyết Quân không chần chờ, nói như ra lệnh: - Chư vị đề phòng trúng độc, xem xét cửa ngõ, tức tốc đập phá, thoát mình ra khỏi gian điện.Mấy trăm con người ở dồn một chỗ kín thì mối lo ngại nhất là lửa, nước và khí độc. Mấy trăm con người đã nhanh chân xem qua cửa chính và hai cửa hông đã bị thiết áp bít, còn cửa ăn thông ra phía sau điện, hai cánh cửa lớn đều bị đóng chặt. Tứ Không vung thiền trượng đánh ngay vào, chỉ nghe một tiếng chát tóe lửa, chất kim thuộc đã chạm vào thạch bản. Mọi người do đấy biết đó là một cửa đá. Tứ Không dẫn đầu, lần lượt các người khác tiến lên, vung binh khí đánh phá, bụi cát bay ào ào, đã vạch được một đường khá dài. Thấy thế, quần hùng cũng phấn khởi, cho việc phá cửa đá không phải là việc khó khăn lắm. Công kích dữ dội một hồi, phá thủng được một lỗ lớn có thể nhìn sang bên kia. Bất giác quần hào lại thất vọng ghê gớm, vì sau lần cửa đá này lại còn một bức tường sắt chắn ngang ở ngoài. Bỗng những tiếng huỳnh huỵch vang lên, đám thuộc hạ của Văn Quyên lần lượt ngã xuống, miệng sùi bọt mép. Văn Quyên thất sắc, lao tới xem sao, nhưng Thiếu Bạch nhớ lời dặn của Tuyết Quân đã kịp thời nắm tay chị ngăn lại... Thì ra những kiếm sĩ kia đều bị trúng độc hết. Đệ tử Thiếu Lâm cũng hơn một số cũng đã chịu chung số phận, nằm mê mang dưới đất. Việc giải cứu một số đông xem chừng khó khăn tình thế do đấy mà hơi hổn loạn. Tuyết Quân lanh lảnh hét: - Chư vị trưởng lão cần hỏa tốc phá sập tường tìm lối ra, việc cứu người xin tạm hoãn lại. Cửu trưởng lão Thiếu Lâm y lời, nhanh nhẹn chạy lại bên tường. Vừa lúc về mé trái vách tường bỗng ầm vang một tiếng rung rinh, bụi đất bỗng bay mù mịt. Tứ Giới thấy vậy, sấn tới quật bồi thêm một chưởng. Bình một tiếng lọng óc, vách cung tường dầy có hơn thước lập tức hiện nhanh những lằn nứt, toác ra một lỗ lớn. Nhìn ra, thì thấy một thanh bào nhân tuổi độ trung niên, tướng mạo thanh tú, đang thu chưởng lại. Hiển nhiên người này đã hợp lực với Tứ Giới nội ngoại giáp công đánh sụp bức tường. Xa hơn là đám thuộc hạ thánh cung đang vây đánh ác liệt với Ngư Tiên Tiền Bình và một ông già lạ mặt. Tường vừa đổ, quần hào lập tức xông ra, hốt thấy Ngọc Giao reo ầm lên vui mừng: - Gia gia! Dứt tiếng, nàng lao sầm vào lòng thanh bào nhân. Thì ra, ngươi này là Trương Thanh Phong, cha của Ngọc Giao, Thiếu Bạch vòng tay nói: - Tại hạ Tả Thiếu Bạch đa tạ lão tiền bối giải vây. Trao đổi mấy lời xong, Thiếu Bạch dẫn quần hùng xông tới vây đánh bọn thuộc hạ thánh cung, còn Trương Thanh Phong lo giải cứu những trúng độc. Đối phương núng thế, số thương vong quá nữa, những kẻ còn lại liền lập tức rút lui. Tiền Bình hướng dẫn Thiếu Bạch và Tứ Không theo một đường đá vắng vẻ rêu phong, qua mấy căn nhà bỗng thấy sừng sững trước mặt một đại điện, ở ngoài cửa đá có một bọn người tay cầm binh khí, nam nữ trai tráng già trẻ đều có, tổng số có hơn hai trăm người. quần hào thấy thế, biết là thành phần chủ lực ở thánh cung. Tới trước điện, quần hào ai nấy đều giật nẩy mình vì đám địch nhân đa số trông rất quen mặt và ở ngoài cửa đại điện mờ mịt một làn khói ngưng kết, chắn hẳn tầm mắt nhìn của quần hùng, khiến không trông thấy cảnh vật bên trong. Tứ Không thấy đám tăng nhân bên địch chính là lũ phản đồ, bất giác sôi máu giận, thét lớn: - Thánh cung thần quân đâu? Bên trong điện bỗng vọng ra một giọng nói băng lạnh: - Bổn tòa ở đây, hòa thượng có điều chi chỉ giáo? Tứ Không càng giận quát: - Anh hùng thiên hạ đã đánh phá đến tận sào huyệt của ngươi, tại sao không ra nghênh chiến, còn muốn giấu đầu giấu đuôi, muốn cho người ta chê cười sao? Đằng sau màn khói sương vẫn phát ra giọng nói băng lạnh: - Bổn tòa ở đây nghinh địch, các ngươi có mắt cũng như mù, điều ấy không tự trách, lại đi bảo bổn tòa giấu đầu, giấu đuôi, thật là đáng tức cười. - Nhất Sĩ đâu? - Hòa thượng Nhất Sĩ hiện dưới án bổn tòa. - Còn bí kíp của Thiếu Lâm? - Ở bên cạnh bổn tòa đây. Im lặng giây lát, Tứ Không chợt hét vang: - Nghiệt chủng Nhất Sĩ, sao không ra chịu chết, còn đợi đến bao giờ? Có tiếng cười của thánh cung thần quân sau màn khói sương. Y nói: - Nhất Sĩ ra đi, để gặp trưởng lão của Thiếu Lâm phái một phen! Bầu không khí lúc bấy giờ thật nặng nề, hai bên đối diện nhau, hàng bốn năm trăm người đứng im phăng phắc chờ đợi. Trong đám khói sương có một người chậm bước đi ra, mắt to mày rậm, thân hình to lớn, đó là phương trượng Nhất Sĩ, tên phản đồ Thiếu Lâm. Y lẳng lặng cất bước như người không hồn. Tuyết Quân khẽ giọng nói: - Người kia thần trí đã mê loạn, không còn tự chủ. Tứ Ý xông lên ý muốn động thủ. Tứ Không dặn bắt sống không được thì giết đi. Tứ Ý xáp tới trước mặt, Nhất Sĩ ngây ra như không quen biết. Tứ Ý vung trượng đánh liền. Nhất Sĩ đón đỡ ngay, trận chiến khốc liệt thoáng chốc hơn hai chục hiệp đi qua vẫn chưa phân thắng bại. Tứ Không nóng lòng vô cùng, nhưng nửa chừng không tiện đổi người chỉ sợ mang tiếng. Đang khi ấy, Nhất Sĩ dùng ngay A la thiền chưởng, một trong bảy mươi hai tuyệt kỹ dồn đánh Tứ Ý. Tứ Ý vội lùi tránh thoát được mấy chiêu, nhưng cuối cùng phịch một tiếng, cũng bị đánh trúng ngực kêu lớn, quay đơ ra đất. Tình thế quá cấp bách, Tứ Không lao vút vào trận, vung thiền trượng đánh cùng lúc. Trong đại điện hai bóng người phóng ra lao thẳng về phía Tứ Không. Tuyết Nghi cho chị biết tất cả những diễn biến, Tuyết Quân bảo Thiếu Bạch: - Cừu nhân giết lệnh tôn trong điện kia, minh chủ thi triển toàn lực đi, còn đợi đến bao giờ nữa. Oai lực của Bá đao phải được phát huy đúng mức. Thiếu Bạch gật đầu, nắm chặt cổ đao hét dài một tiếng tung mình chặn đánh ngay hai kẻ địch vừa xuất hiện. Chỉ thấy loáng một luồng sáng lạnh, tiếp theo là tiếng rú thảm của hai cao thủ thánh cung đã bị chặt đứt làm đôi. Cả địch lẫn bạn đều bị oai thế khủng khiếp của đường đao rùng mình lạnh gáy. Thiếu Bạch uy nghi như vị thần, quay lại hỏi Tuyết Quân, trong khi những giọt máu địch nhân vẫn còn từ trên thân đao nhỏ xuống: - Phạm cô nương, có nên thừa thế giết hết bọn người ở ngoài điện này rồi mới tràn vào? - Mấy trăm người như thế giết đi không khỏi quá tàn nhẫn, người thông minh như thánh cung thần quân, tiện thiếp nghĩ y cũng thừa rõ thánh cung phải thừa điều kiện thủ thắng. Nàng nói cố ý để cho đối phương nghe thấy. Chỉ thấy, ở phía sau làn khói sương trong điện vẳng ra một giọng nói rất trong: - Đúng thế, những tên lục tục thường tài trên võ lâm ấy có đông thật, nhưng không phải là yếu tố quyết thắng cho chúng ta. Giọng nói giờ đây khác hẳn lúc ban đầu, nhưng vẫn biểu hiện được khẩu khí của người có thân phận làm chủ thánh cung. Tuyết Quân cao giọng nói: - Đã cùng cách nhìn, như thế có thể nói chuyện đứng đắn với nhau. Một giọng khàn khàn ở trong điện đáp lại: - Cô nương có thân phận gì? - Tiện thiếp là người trong Kim đao môn. Thiếu Bạch đỡ lời: - Tại hạ là minh chủ Kim đao, vị cô nương đây được toàn quyền đại biểu Kim đao môn. Tứ Không nói: - Phái Thiếu Lâm chúng tôi cũng do vị cô nương ấy đại biểu. Văn Quyên: - Ta là Thất tinh kiếm chủ cũng thuận thế. Trong điện có tiếng cười lạnh nói: - Mới bằng chừng ấy tuổi mà cô bé đã được trọng vọng quá nhỉ! Tuyết Quân cười buồn nói: - Thần quân đã có biết dùng một số lớn oan hồn hy sinh, cũng không quyết định được trận chiến, mà phải tiêu diệt những nhân vật đầu não của chúng tôi thần quân mới thắng. Hơn thế, nếu đánh, bên chúng tôi thực lực đông hơn, trong vòng một giờ có thể tiêu diệt hết đám người của thần quân ở bên ngoài điện? - Cô nương có thể cho biết tánh danh? - Phạm Tuyết Quân, y bát đệ tử của Phạm Trọng Minh và cũng là nghĩa nữ của người. - Nhà ngươi học được bao nhiêu nghề nghiệp của Phạm Trọng Minh? - Tiên sư truyền hết cho chị em chúng tôi, có điều tài chỉ hữu hạn chúng tôi tự thấy không bằng tiên sư. - Thì ra các ngươi đã đứng ở bên trong điều khiển. Tuyết Quân mỉm cười: - Các hạ quá khen, thiên hạ anh hùng đã thức tỉnh, liều mạng đó là con đường sống còn, không có chúng tôi, họ cũng vào được đây. - Các ngươi đến sớm ba tháng... - Nếu chậm ba tháng thì sao? - Toàn thể võ lâm sẽ ở trong tay ta. Tuyết Quân nói không để cho địch nhân ba hoa, thách đố: - Thần quân nếu tin ở tài mình thì nên xuất hiện đi để tử chiến, hai bên đều chọn những cao thủ đứng đầu khỏi làm số thuộc hạ phải chết oan. - Nếu bổn tòa cứ ở lỳ trong này thì sao? Tuyết Quân hỏi lại: - Các hạ tin vào màn khói sương kia có thể hại được người ta? - Ngươi là truyền nhân của Phạm Trọng Minh, hắn giỏi lắm, gì cũng biết cả, vậy ngươi có biết khói sương ấy là gì không? Tuyết Quân ngẫm nghĩ đáp: - Một thứ độ chướng thiên nhiên được hòa lẫn với chất thuốc chất độc. - Cho rằng ngươi đoán đúng, nhưng ngươi có biết cách phá giải? Tuyết Quân nhíu mày. Lúc bấy giờ, Tứ Không và các sư đệ đã chế ngự được Nhất Sĩ, giao cho các đệ tử trông chừng. Thiếu Bạch tới bên Tuyết Quân sẽ giọng nói: - Phạm cô nương, màn độc vụ ở cửa điện, tại sao lại không làm hại người của phe địch? - Họ đã uống thuốc giải độc rồi. - Tại hạ tính tìm cách lấy thuốc giải trên người bọn họ với cách thừa lúc rối loạn trà trộn vào đám địch nhân. - Minh chủ với Bá đao quyết định chiến thắng ở đây, làm như vậy quá mạo hiểm, bất đắc dĩ tiện thiếp phải có một thủ đoạn. Thiếu Bạch chờ đợi, Tuyết Quân nói luôn: - Phần Vạn Lương và Hoàng Vĩnh mạo hiểm. Thiếu Bạch hiểu Tuyết Quân đã quyết ý, nên đành đi gọi hai em. Tuyết Quân lúc ấy cao giọng gọi Tứ Không lại. Nàng nói: - Xin đại sư bày ngay cho một La Hán trận ở đây để phòng địch nhân phá vòng vây chạy. Tứ Không định quay đi ra lệnh cho các đệ tử, thì Tuyết Quân đã gọi giật: - Tiện thiếp còn có một việc muốn nhờ lão thiền sư. - Lão nạp tài sức đến đâu xin dốc hết. - Tiện thiếp cần có người võ công cao, và nhiều kinh nghiệm giang hồ để mạo hiểm. Tiện thiếp thấy Tứ Giới đại sư cơ trí lắm, không hiểu lão thiền sư nghĩ sao? Tứ Giới tình nguyện ngay. Bấy giờ, Tứ Không đi bày trận, Vạn Lương và Hoàng Vĩnh cũng tới đứng bên Tứ Giới để nghe Tuyết Quân dặn dò. Thật tình, Tuyết Quân không muốn ba người họ mạo hiểm để lấy thuốc giải độc trướng, vì thứ nhất không hiểu thuốc ở đâu, thứ hai chỗ để thuốc phải có nhiều cao thủ canh giữ, thêm nữa là gần chỗ thần quân, một tay tài trí, kinh thiên động địa. Dùng giằng giây lâu, Hoàng Vĩnh lên tiếng: - Xin cô nương nói rõ cho nghe. Tuyết Quân buồn bã đáp: - Tiện thiếp không đành, không tiện mở miệng. - Cô nương cứ nói rõ, chúng tôi có chết cũng không oán hận. - Các vị chết, mà cái chết tan thây nát thịt. Ngập ngừng, nàng giải thích: - Chắc chắn trong ba vị phải có một người bị chết, còn hai người thì may ra còn sống sót. Vừa nghe, cả ba đều nhất định xung phong làm người phải chết. Vạn Lương còn đưa ra phương cách bốc thăm để quyết định, Tứ Không bác ngay: - Không được, bởi nếu người được thăm không đủ sức gánh vác sẽ hỏng cả việc. Hoàng Vĩnh cũng lên tiếng: - Vả chăng Tứ Giới đại sư và Vạn hộ pháp đều giầu kinh nghiệm giang hồ, ứng biến khôn khéo, không nên chịu làm người phải chết mà cái ấy phải để cho tại hạ. Bằng giọng buồn buồn, Tuyết Quân đỡ lời hứa hẹn: - Vị Hoàng hộ pháp chu toàn được việc này, tiện thiếp nguyện sẽ đi theo nâng khăn sửa túi. Rồi không để Hoàng Vĩnh phải bối rối, nàng đổi chuyện tiếp luôn: - Tiện thiếp đã hiểu ra, thánh cung thần quân không phải là người nào cả, mà chỉ là tiếng tổng xưng của một lũ cuồng dại, mất hẳn lý tính. Vạn Lương ngạc nhiên: - Thế cô nương có biết rõ bọn người ấy? - Có nói ra, Vạn hộ pháp và đại sư phải nhớ kỹ cho một điều là nhị vị còn hy vọng sống sót nên giữ kín cho tiện thiếp những gì đã thấy trong điện. Ôi! Kỳ thực, nhị vị có nói lại dù không ai tin, nhưng sợ là sợ câu chuyện truyền đi sẽ gây thành cuộc phân tranh đẫm máu trong võ lâm. - Chúng tôi hiểu, cô nương cứ nói đi! - Thánh cung thần quân chính là Tả phu nhân và Chính nghĩa lão nhân. Từng tiếng đập vào tai, bọn Vạn Lương bàng hoàng đứng lặng mãi lâu Vạn Lương mới hỏi:- Cô nương không đùa? - Nhị vị không tin cứ vào trong điện rồi sẽ chứng thực lời nói của tiện thiếp. Tứ Giới chắp tay nói: - A di đà phật! Thế thì Tả phu nhân chiến tử ở bên Sinh tử kiều dạo nào lại là giả? - Nhị vi cứ tạm tin vậy, còn nội tình phức tạp lắm, tiện thiếp không thể nói cho nhị vị nghe được.Hốt nghe có tiếng binh khí khua vang, tiếp liền là mấy tiếng rú thảm. Tuyết Quân vội thò tay lấy ra ba viên thuốc, bảo: - Ba viên tị độc đan hoàn này là vật tiên sư để lại, tam vị hẳn ngậm vào miệng để tránh kỳ độc bên trong điện. Lại lấy ra hai vật lạ to bằng quả trứng trao cho Vạn Lương và Tứ Giới tiếp: - Nhị vị chỉ cần ném vật này xuống đất lập tức sẽ phát nổ, trong màn lửa khói có hơi thuốc mê. Bọn người trong thánh cung tuy chuyên dùng độc nhưng cũng kháng cự nổi chỉ độ công phu chén trà sẽ mê man hết. Thấy đồng bọn có việc cả rồi, Hoàng Vĩnh nóng lòng: - Còn tại hạ? Tuyết Quân mỉm cười: - Hoàng hộ pháp đã bằng lòng hôn ước của tiện thiếp chưa đã! Rầu rầu, Hoàng Vĩnh thở dài: - Tại hạ đã chắc chết thì có nhận lời cô nương phỏng có ích gì? - Hoàng hộ pháp nghĩ lầm rồi, chính vì điểm hết mong sống lại chết thầm lặng vì thành toàn cho kẻ khác, mà nếu chúng ta chưa có danh phận phu thê, là sao tiện thiếp dám giao phó. - Ví thử tại hạ may mắn thoát chết? Tuyết Quân nhoẻn miệng cười: - Thì tiện thiếp sẽ giữ lời chờ đợi. Quỳ sụp xuống đất nàng tiếp luôn: - Tứ Giới đại sư và Vạn lão hộ pháp làm chứng chúng tôi từ nay xin kết nghĩa phu thê. Không biết tính sao, Hoàng Vĩnh lẳng lặng quỳ xuống vái. Tứ Giới và Vạn Lương đều cảm khái, đồng thanh đáp: - Chúng tôi nguyện làm chứng. Tuyết Quân lặng cuối đầu nói: - Hoàng lang nếu có bề nào tiện thiếp nguyện thủ tiết suốt đời. Liền thấy Tuyết Nghi lấy trong người ra một sợi giây lưng đen nhánh, cứ cách một tấc lại nổi lên một cục cao độ nửa ngón tay. Cầm trao sợi dây bảo Hoàng Vĩnh buộc vào bụng, Tuyết Quân chậm rãi nói: - Đây là di vật của tiên sư, bên trong có chứa chất dẫn hỏa rất hỏa rất mạnh, có thể phá sập núi, nhưng chỉ dùng được một lần bằng cách tụ khí vào bụng là thấy có tác dụng ngay. Hoàng Vĩnh sẽ gật ghi nhớ lời dặn. Tứ Giới hỏi: - Chúng tôi đi liền bây giờ chứ? Tuyết Quân đáp: - Khỏi cần, để tiện thiếp nói khích thần quân, bảo y nhường đường đón quí vị vào. Rồi nàng cất bước đi thẳng tới. Bọn Vạn Lương theo sau vượt qua La Hán trận, đến trước điện, Tuyết Quân cao giọng: - Ta đã tìm cách phá màn độc vụ rồi! Trong điện vọng ra một giọng băng lạnh: - Bổn tòa không tin. - Không tin cứ bảo thuộc hạ nhường đường cho ba người bên ta vào thử xem. - Được lắm! Thử coi đồ đệ của Phạm Trọng Minh tài cán là bao! Tứ Giới nhanh nhẹn đi đầu mở đường, Hoàng Vĩnh đi giữ, sau cùng là Vạn Lương. Quả nhiên ba người đi vào không gặp ngăn cản. Bấy giờ hàng ngàn con mắt lo âu, đồng loạt dõi theo bóng ba người lững thửng tiến gần về màn sương khói. Tứ Không chạy lại bên Tuyết Quân lo lắng hỏi: - Cô nương, với sức ba người họ sao có thể chống nổi thuộc hạ của thần quân, lão nạp xin chọn ra hai mươi cao thủ Thiếu Lâm gan góc liều chết xông vào điện giúp họ thử chứ? - Khỏi cần, tiện thiếp cho họ đi là đã có cách thủ thắng rồi. Quần hào lúc ấy đều chạy lại vây quanh, nghe nàng nói ai cũng hoài nghi, nhưng rất phục tài trí của nàng, nên không dám nói ra. Tuyết Quân bỗng tươi cười nói: - Tiện thiếp có một tin mừng, muốn báo cho chư vị biết. Thấy Ngọc Giao và Nhàn Vân đều có mặt cả, nàng tiếp luôn: - Tiện thiếp đã được Tứ Giới đại sư và Vạn lão tiền bối làm chứng kếp hợp với Hoàng Vĩnhrồi.Ngọc Giao sẽ thở dài: - Thật thế sao? - Có hoàng thiên chứng giám, tiện thiếp đâu dám dối. Chỉ có Thiếu Bạch tức thời cảm thấy có luồng máu nóng dâng lên đến tận cổ họng, khích động quá mãi lâu mới nói được thành tiếng: - Tại hạ có lời chúc mừng cô nương. Ra là chàng đã thầm yêu Tuyết Quân từ lúc nào không biết, đợi đến giờ nghe nói nàng đã lấy Hoàng Vĩnh mới thấy cõi lòng sẽ lại ngập tràn buồn đâu thấm thía. Tuyết Quân lại nói: - Trương tỷ tỷ, tiểu muội tiện đây xin đứng ra làm mai cho tỷ tỷ, tỷ tỷ nghĩ sao? Ngọc Giao giật nảy người nói nhanh: - Có gia gia tiểu muội ở đây, tỷ tỷ cứ nói với người đi. Trương Thanh Phong đỡ lời: - Việc của tiểu nữ chỉ cần nó đồng ý là được. Tuyết Quân hỏi lại Ngọc Giao: - Lệnh tôn đã độ lượng như thế, Trương tỷ tỷ thế nào? - Trước giờ tiểu muội vẫn kính phục tỷ tỷ tài hoa, nói gì cũng chịu... - Vậy thì tốt lắm, Tả minh chủ mất mẹ từ thuở nhỏ phải có được một người hiền thục như tỷ tỷ mới có thể vơi đi nổi cô đơn lạnh lẽo. Không đợi cho Thiếu Bạch kịp phản ứng, nàng nghiêm giọng nói luôn: - Các người có bằng lòng thì tiện thiếp mới cho biết thánh cung thần quân là ai? Thấy dáng thẹn thùng đứng lặng của Ngọc Giao, Thiếu Bạch cũng động lòng ái ngại: - Thôi được, cô nương nói đi! Tam Phong thoáng nhìn, cũng hiểu ngay tâm sự của con gái, đỡ lời: - Tại hạ xin thay mặt cho tiểu nữ chấp thuận cuộc lương duyên này. Tâm nguyện đã tròn, Tuyết Quân vui vẻ hỏi: - Trong chư vị ai đã được thấy Chính nghĩa lão nhân? Tiền Bình đáp liền: - Tại hạ có gặp rồi, người đó tướng mạo hiền lành lắm, chỉ có mỗi cặp mắt thâm trầm sắc bén, đáng sợ. Nhàn Vân cũng góp lời: - Đúng thế, nhãn thần của y lạnh lẽo chứa đầy chết chóc, thấy phải rùng mình. Bấy giờ, Tuyết Quân mới vuốt tóc, thủng thẳng góp ý: - Tiên sư với Chính nghĩa lão nhân vốn là đồng môn, tiên sư học được tiên thiên thần số, ngũ hành kỳ thuật, còn Chính nghĩa lão nhân thì chuyên về y đạo luyện đan. Lão đã ngấm ngầm hạ độc gia sư khiến người không sao luyện được võ công. Ôi! Người đời chỉ biết gia sư thể chất hữu hạn, kỳ thực là gia sư nhân từ không chịu hở môi việc bị sư huynh hảm hại, nhưng rồi cuối cùng, gia sư tôi cũng phát giác được, trục xuất ngay Chính nghĩa lão nhân khỏi môn hộ. Lão đi giang hồ hành thiện với nghề y đạo dưỡng sanh hầu mong sư tổ truyền hết sở học sau này báo thù thành thử lão mới tìm cách thông đồng với tên đồng tử giữ lò mưu hạ độc sư tổ. Chờ đến khi phát giác đánh chết tên thủ lò thì muộn quá rồi, chất độc cũng đã ăn sâu vào nội tạng. Gia sư kể lại bí ẩn này cho tiện thiếp nghe và dặn là chưa tới lúc vạn bất đắc dĩ, không được tiết lộ với một ai.Lời vừa dứt, hốt nghe âm vang một tiếng nổ chát tai, máu thịt từ trong đại điện bắn tóe ra vung vãi. Thiếu Bạch soạt liền cổ đao vút nhanh như tia chớp bay về điện. Thân pháp kỳ ảo đến độ hãi hùng, quần hào bàng hoàng trong khoảng khắc, mới ùn ùn đổ xô theo sau. Thiếu Bạch vừa bước vào cửa điện chỉ thấy một đống thịt bầy nhầy cháy xém, không còn nhận được là ai. Đão nhìn bỗng thấy một lão nhân hai chân cụt ngủn, đang lết lên bệ thờ chụp lấy chiếc kim đỉnh. Cùng lúc, một phu nhân mình mẫy bê bết máu chợt vùng dậy đá ngọn đao sáng loáng đâm thẳng vào lưng lão nhân. Trong màn sương mờ đục ngạt mùi máu tanh tưởi, cả hai kỳ trọng đều dốc hơi thở cuối cùng cùng quyết chiến. Bị một đao đâm suốt sau lưng ra cho đến ngực, lão nhân cụt chân vẫn còn hung hăng quật lại một chưởng vào đỉnh đầu phu nhân. Phu nhân tròn mắt sửng sốt nhìn về Thiếu Bạch, mấp môi như muốn nói gì, nhưng chưa thành tiếng, ngọn chưởng như giáng của đối phương đã ập xuống đỉnh đầu. Hai cái thây đồng thời ngã ra. Thiếu Bạch tuy chưa nghe được tiếng thiếu phụ, nhưng hơi thở thều thào qua kẻ răng đã cho chàng một cảm giác mơ hồ là tiếng mẹ gọi con. Và một linh cảm sâu xa nổi lên từ đáy tiềm thức cho chàng nghĩ ngay phụ nhân ấy là người thân thiết của mình trên cõi thế, người mẹ đã sinh dưỡng chàng. Thiếu Bạch thở dài đờ đẩn nhìn về thi thể phụ nhân xuất thần. Màn sương khói trong điện tan dần, cảnh vật hiện ra rõ mồn một, hốt nghe giọng nói nhẹ nhàng của Văn Quyên rót vào tai: - Đệ đệ đang nghĩ gì thế? Giật mình choàng tĩnh, Thiếu Bạch nhìn, thấy Tứ Không đang ôm một thân hình bê bết máu, lủng lẳng còn có một chân của Tứ Giới vào lòng, cố dùng chân khí bản thân trợ giúp ông kéo dài cơn thoi thóp. Tiền Bình thì vác Vạn Lương mặt mày cháy xém đi cứu chữa. Tuyết Quân và Tuyết Nghi đứng bên Hoàng Vĩnh thân hình loang lở vết máu, cúi đầu che mặt khóc. Chỉ thấy Hoàng Vĩnh thò tay nắm lấy bàn tay trắng muốt của Tuyết Quân, lắp bắp nói qua hơi thở yếu ớt: - Hiền thê đoán đúng tất cả, phụ nhân kia... Nói đến đây, bỗng nhiên nhắm nghiền mắt, thỏng tay. Tuyết Quân rầu rầu lấy ra một bình ngọc. - Trong này có ba viên Hộ tâm thần đan là di vật của gia sư, vì chỉ có ba viên nên tiện thiếp phái đúng ba người vào điện. Mở nắp, đổ ba viên thuốc đưa cho Tuyết Nghi. Tuyết Nghi ngồi thụp xuống, bỏ một viên vào miệng Hoàng Vĩnh, còn lại trao cho Tiền Bình và Tứ Không. Tuyết Quân sẽ thở dài, bảo quần hào: - Thánh cung thần quân đã chết, giang hồ được yên một thời gian, tiện thiếp cố gắng cứu mạng cho thiếu phu, trường sát kiếp này toàn do hiểu lầm mà ra, mong chư vị nghĩ lại trước khi hành sự, tiện thiếp đi trước. Nàng liền ôm Hoàng Vĩnh, theo em ra khỏi điện. Tiếng niệm phật cùng lúc trầm trầm nỗi niềm đưa tiễn. Thiếu Bạch quay nhìn chị: - Tỷ tỷ, ta đi! Rú dài lãnh lót, chàng băng mình ra khỏi điện. Văn Quyên ngoái lại nhìn cái thây phụ nhân lần cuối, nước mắt dưng dưng: - Phạm cô nương thật tốt. Lặng lẽ nàng nhoáng vút theo em. Quần hùng cũng lục tục kéo nhau ra khỏi thánh cung thạch phủ. Trời chiều, đàn quạ xào xạc vổ cánh bay về tổ, bỏ lại trong không vật vờ mấy tiếng kêu thương. Mục lục Hồi 1 Hồi 2 Hồi 3 Hồi 4 Hồi 5 Hồi 6 Hồi 7 Hồi 8 Hồi 9 Hồi 10 Hồi 11 Hồi 12 Hồi 13 Hồi 14 Hồi 15 Hồi 16 Hồi 17 Hồi 18 Hồi 19 Hồi 20 Hồi 21 Hồi 22 Hồi 23 Hồi 24 Hồi 25 Hồi 26 Hồi 27 Hồi 28 Hồi 29 Hồi 30 Hồi 31 Hồi 32 Hồi 33 Hồi 34 Hồi 35 Hồi 36 Hồi 37 Hồi 38 Hồi 39 Hồi 40 Hồi 41 Hồi 42 Hồi 43 Hồi 44 Hồi 45 Hồi 46 Hồi 47 Hồi 48 Hồi 49 Hồi 50 Hồi 51 Hồi 52 Hồi 53 Hồi 54 Hồi 55 Hồi 56 Hồi 57 Hồi 58 Hồi 59 Hồi 60 Hồi 61 Hồi 62 Hồi 63 Hồi 64 Thiên kiếm Tuyệt đao Cổ LongChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: Nhạn Môn Quan Tàng kinh CácĐược bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003
vanhoc
Biển Barents (; , Barentsevo More) là một phần của Bắc Băng Dương nằm ở phía bắc Na Uy và Nga. Tên gọi của nó được đặt theo tên của nhà hàng hải người Hà Lan là Willem Barents. Nó có thể coi như là một biển nằm trên thềm lục địa sâu (độ sâu trung bình 230 m), có ranh giới bởi sườn thềm lục địa về phía biển Na Uy về phía tây, đảo Svalbard (Na Uy) về phía tây bắc, và các đảo đất Franz Josef, Spitsbergen và Novaya Zemlya (Đất mới) (Nga) về phía đông bắc và đông. Diện tích của biển này ước tính khoảng 1.424 km², độ sâu tối đa là 600 m. Phần phía tây nam của biển Barents, bao gồm cả các cảng Murmansk (Nga) và Vardø (Na Uy) quanh năm không bị băng bao phủ do dòng hải lưu Bắc Đại Tây Dương ấm. Trong tháng 9, toàn bộ biển Barents là nhiều hay ít nhưng hoàn toàn chưa bị băng che phủ. Trước Chiến tranh mùa Đông, lãnh thổ Phần Lan cũng đã tới tận biển Barents, với cảng Petsamo là cảng duy nhất của Phần Lan không bị đóng băng vào mùa đông. Có ba dạng chính của các khối nước ở biển Barents: Nước ấm và mặn Đại Tây Dương (nhiệt độ > 3 °C, độ mặn > 35) từ hải lưu Bắc Đại Tây Dương, Nước lạnh Bắc cực (nhiệt độ < 0 °C, độ mặn < 35) từ phía bắc, Nước ấm, nhưng ít mặn ven bờ biển (nhiệt độ > 3 °C, độ mặn < 34,7). Giữa các khoảng nước của Đại Tây Dương và Bắc cực có một ranh giới được gọi là ranh giới Bắc Cực được tạo ra. Ở phần phía tây của biển (gần với Bjørnøya), ranh giới này được xác định bằng đáy địa hình và vì thế là tương đối sắc nét và ổn định từ năm này qua năm khác, trong khi ở phần phía đông (về phía Novaya Zemlya), nó hoàn toàn bị khuếch tán và vị trí của nó dao động nhiều giữa các năm. Do dòng hải lưu Bắc Đại Tây Dương nên biển Barents có sự đa dạng sinh học cao hơn so với các biển khác có vĩ độ tương tự. Sự nở rộ về mùa xuân của thực vật phù du có thể bắt đầu rất sớm trước khi băng tan, do nước ngọt từ các tảng băng chảy ra tạo thành một lớp nước ổn định trên mặt nước biển. Các thực vật phù du nuôi dưỡng các động vật phù du như các loài Calanus finmarchicus, Calanus glacialis, Calanus hyperboreus, Oithona và nhuyễn thể. Những loài ăn động vật phù du có cá tuyết Đại Tây Dương non, cá ốt, cá tuyết Bắc cực, cá voi và chim anca. Cá ốt là thức ăn quan trọng của các loài động vật ăn thịt như cá tuyết Đại Tây Dương ở vùng đông bắc Bắc cực, hải cẩu Bắc cực (Phoca groenlandica) và các loài chim biển như chim uria thường và chim uria Brunnich. Nghề đánh bắt cá trên biển Barents, cụ thể là nghề đánh bắt cá tuyết Đại Tây Dương, là một nghề quan trọng của cả Na Uy và Nga. Hiện tại, sự ô nhiễm hạt nhân do các lò phản ứng hạt nhân trên tàu bị chìm của hải quân Nga là mối e ngại liên quan đến môi trường tự nhiên ở biển Barents. Tham khảo Thủy vực tỉnh Arkhangelsk Biển của Bắc Băng Dương Barents Biển Nga Biên giới Na Uy-Nga Biển châu Âu
wiki
The Game Awards 2015 đã được tổ chức để vinh danh những sản phẩm xuất sắc ra mắt trong năm 2015, đã diễn ra tại Microsoft Theater ở Los Angeles, California, vào ngày 3 tháng 12 năm 2015. Chương trình được sản xuất và tổ chức bởi Geoff Keighley. Buổi ra mắt Lễ trao giải gồm 10 buổi ra mắt trò chơi, bao gồm Batman: The Telltale Series và The Walking Dead: Michonne của Telltale Games, Psychonauts 2 của Double Fine Productions và Rock Band VR của Harmonix. Ngoài ra còn có các trailer mới cho các game sắp tới như Far Cry Primal của Ubisoft, Uncharted 4: A Thief's End của Naughty Dog, Quantum Break của Remedy Entertainment và Star Citizen của Cloud Imperium Games. Chương trình phát sóng đã có tổng lượng người xem khoảng 2,3 triệu. Đoạt giải và đề cử Các đề cử của The Game Awards 2015 đã được công bố vào ngày 13 tháng 11 năm 2015. Các trò chơi được đề cử phải có ngày phát hành thương mại vào hoặc trước ngày 24 tháng 11 năm 2015 để đủ điều kiện. Các trò chơi đoạt giải đã được công bố trong buổi lễ trao giải vào ngày 3 tháng 12 năm 2015. Những trò chơi đoạt giải sẽ được in đậm. Giải thưởng bình chọn Giải thưởng lựa chọn của người hâm mộ Giải thưởng danh dự Trò chơi có nhiều đề cử và giải thưởng Tham khảo 2015 Game Awards
wiki
Bài làm Chúng ta đang sống trong một đất nước hòa bình, và ta cũng có thể hiểu được hòa bình chũng ta đang có nó như đã được đánh đổi bằng chính mồ hôi xương máu của các thế hệ đi trước mới có được. Có lẽ chính vì thế mà ta lại như càng thêm yêu thương hòa bình của đất nước và nhân rộng lên đó chính là hòa bình thế giới. Vậy đã mấy ai hiểu được giá trị của hòa bình cơ chứ? Qủa thực khi nói đến cái đối lập với hòa bình thì đó chính là chiến tranh. Thực sự thì chiến tranh và hòa bình là hai mảng đối lập nhau. Ta như biết được rằng nếu như hòa bình chỉ sự bình an, vui vẻ và hơn hết thì nó đường như không có bạo loạn, hay những cảnh đánh nhau cướp bóc thì chiến tranh lại vẽ lên một viễn cảnh hoàn toàn trái ngược lại với nó. Khi chúng ta nhắc đến chiến tranh là nhắc đến những cảnh đánh nhau, hỗn loạn, khói súng và đó còn chính là nơi có máu, nước mắt hơn thế đó chính là sinh mạng con người. Và cũng chỉ với mấy từ đó thôi hẳn ai cũng đã có những hình dung cho chính bảb mình về chiến tranh cũng như hòa bình trên thế giới. Ta sao có thể quên được chiến tranh ở đất nước Việt Nam đã đi xa khá lâu đến 40 năm nay, nhưng dường như ta cũng phải biết được rằng chính những hậu quả nó để lại thì vô cùng lớn khó có thể khắc phục được hoàn toàn. Và điều này cũng giống như nhiều nước trên thế giới vậy. Chiến tranh – đó chính là một biểu hiện cao nhất của mâu thuẫn không thể hòa giải, nó dường như cũng được xem là sự tham gia bằng vũ lực hai bên trở lên. Ta như thấy được chính kịch sử thế giới đã in đậm hình ảnh của biết bao cuộc chiến tranh vệ quốc. Có thể nói rằng chính cuộc chiến tranh nào cũng tàn khốc và không gì có thể bù đắp nổi. Thật khó có ai mà không biết được 2 cuộc chiến tranh lớn nhất thế giới mà con người ta gọi nó là Chiến tranh thế giới thứ nhất và thế chiến thứ hai, quả thật ta như thấy được những cuộc chiến tranh được coi là tàn khốc nhất trong lịch sử với sự tham gia của các nước lớn trên thế giới có thể nói đến chính là các nước Mĩ, Anh, Pháp, Liên Xô… Rồi cũng thật khó có một ai có ai quên được những đau thương, những sự mất mát đến tột độ của hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản khi Mĩ thả hai quả bom nguyên tử xuống trong thế chiến thứ hai. Sự kiện này đã khiến cho cả thế giới chao đảo và kinh hoàng nhất, biết bao nhiêu ngôi nhà, biết bao gia đình và cả những em thơ đã là nạn nhân của chiến tranh. Thật là một sự mất mát đến nghẹn lời. Không một ai trên trái đất muốn chiến tranh xảy ra, vì như ta biết đó, chiến tranh mà xảy ra thì bất kể là nước thắng trận hay bên bại trận cũng cùng chịu những tổn thất nặng nề. Mà nó lại là việc lấy sinh mạng con người ra mà đánh đổi. Đây là một việc làm phi nhân nghĩa và không cần thiết cho nhân loại loài người. Bên cạnh đó, trái ngược hoàn toàn với chiến tranh và cũng là khái niệm được nhắc đến nhiều nhất đó chính là hòa bình. Hòa bình được xem là một trạng thái một vùng, một quốc gia hay thậm chí toàn cầu sống trong sự an toàn. Và vùng đó không phải dùng vũ khí hay cả vũ lực để đấu tranh với các nước khác cũng như không có vũ lực quân sự từ chính các phía quốc gia khác can thiệp vao. Hòa bình có thể nói nó chính là những khao khát của tất cả các dân tộc chân chính trên thế giới. Thật vậy, khi con người chúng ta mà được ở một nước hòa bình con người có cơ hội sinh sống và phát triển trong điều kiện tốt nhất. Chắc chắn rằng con người chúng ta cũng không phải chịu nỗi đau mất mát, phân tán, chia li như trong chiến tranh. Chúng ta như đã biết được rằng chính để có được hòa bình mọi dân tộc trên thế giới chấp nhận hi sinh tất cả, tôi tin là như vậy. Hòa bình nó luôn mang lại cho cuộc sống của con người bình an, lâu dài và thực sự hạnh phúc. Cho nên trên thế giới hiện nay có rất nhiều cá tổ chức lên tiếng để bảo vệ nền hòa bình thế giới. Hiện nay, cũng đã có rất nhiều cách khác nhau đang được các quốc gia trên thế giới thực hiện nhằm duy trì hòa bình của thế giới cũng như của riêng từng nước. Để có thể chống các hành động gây mâu thuẫn dẫn tới chiến tránh. Là một học sinh chủ nhân tương lai của đất nước, thế giới bạn có những kiến thức nghị gì thì mới có thể góp phần vào việc bảo vệ hòa bình thế giới? Hãy yêu chuộng và giữ lấ hòa bình trên trái đất này, bỏ qua mọi sự đó kỵ cũng như những lợi ích riêng tư để con người có thể sống trong an lành và hạnh phúc hơn. Ta như vẫn thấy những ý thơ của ai đó thật đúng đó chính là: “Có gì đẹp trên đời hơn thế,
vanhoc
Nàng tiên cá Warszawa () là một biểu tượng của Warszawa, được thể hiện trên huy hiệu của thành phố cũng như trong một số bức tượng và hình ảnh khác. Từ nguyên Syrenka trong tiếng Ba Lan cùng nguồn gốc với tiên chim, nhưng cô ấy là đúng hơn một nàng tiên cá nước ngọt được gọi là melusina. Trong bản dịch tiếng Anh thông dụng, trong mọi trường hợp, không phải là tiên chim hay melusina mà là nàng tiên cá. Nguồn gốc Một sinh vật đã xuất hiện ở trên huy hiệu của Warszawa vào năm 1390. Nó cho thấy một con vật có chân của một con chim và thân mình phủ vảy rồng. Hình ảnh vào năm 1459 có đặc điểm nữ tính, thân chim, tay người, đuôi cá, chân và móng chim. Hình ảnh đầu tiên về nàng tiên cá có từ năm 1622. Cảm hứng về huy hiệu có lẽ được lấy từ cuốn sách Physiologus có từ thế kỷ thứ 2. Truyền thuyết về nàng tiên cá Warszawa Có một số truyền thuyết về nàng tiên cá. Trong văn học và từ hướng dẫn viên du lịch của Thành phố cho biết nàng tiên cá quyết định ở lại sau khi dừng chân trên bờ sông gần Phố cổ. Ngư dân nhận thấy một cái gì đó đang tạo ra sóng, làm lưới rối và thả cá của họ. Họ lên kế hoạch bẫy con vật này, sau đó nghe cô hát và cảm mến cô. Một thương nhân giàu có đã giăng bẫy và giam cầm nàng tiên cá. Nghe thấy tiếng khóc của cô, các ngư dân đã giải cứu cô. Kể từ đó khi nàng tiên cá được trang bị một thanh kiếm và khiên, cô đã sẵn sàng giúp bảo vệ thành phố và cư dân. Đôi khi huyền thoại này được mở rộng để nói về Nàng tiên cá nhỏ ở Copenhagen là em gái của nàng tiên cá Warszawa và họ đã đi cách xa biển Baltic. Một phiên bản khác cho rằng cô đã giúp một hoàng tử bị mất săn bắn và anh ta đã thành lập thành phố để vinh danh cô. Tượng đài và chạm khắc của nàng tiên cá Warszawa Những ví dụ bao gồm: Khu chợ phố cổ Tác phẩm điêu khắc tại Quảng trường Phố cổ của Warszawa được thiết kế bởi nhà điêu khắc Varsovian Konstanty Hegel. Ban đầu (1855-1928) và bây giờ (từ năm 2000), bức tượng ở khu vực chợ. Vào thời điểm khác, nó đã được chuyển đến những nơi khác nhau ở Warszawa. Năm 2008, tác phẩm điêu khắc nguyên bản làm bằng kẽm dựng ở khu chợ được bảo trì. Tác phẩm điêu khắc ở trong tình trạng rất tồi tệ do thiệt hại cơ học và nhiều hành động phá hoại. Bản gốc đã được sửa chữa đã được chuyển đến Bảo tàng Warszawa và được thay thế bằng bản sao của xưởng đúc Jacek Guzera ở Dąbrowie gần Kielce. Powiśle Bức tượng này, được làm bằng gunmetal, được dựng lên vào tháng 4 năm 1939 tại Powiśle gần sông Vistula. Tác phẩm điêu khắc là của Ludwika Nitschowa và được đặt ra bởi nhà thơ Krystyna Krahelska. Ban đầu, nó là một tác phẩm điêu khắc cao 20 mét làm bằng thủy tinh, được đặt trên một cây cột ở giữa kênh Vistula. Vì lý do tài chính, ý tưởng này đã bị từ bỏ, lựa chọn một giải pháp khiêm tốn hơn - một tác phẩm điêu khắc được bao quanh bởi cá và hải âu, được dựng trong một đài phun nước. Tượng đài không nằm trong danh sách các vật mà người Đức dự định tháo dỡ, đây cũng là một trong số ít những biểu tượng sống sót sau Thế chiến II mà không bị thiệt hại lớn . Vào mùa thu năm 2006, một tấm bia bạc của Virtuti Militari đã được thêm vào tượng đài của Tướng Sikorski, người đã được trao tặng nó để công nhận sự bảo vệ Warszawa của ông vào tháng 9 năm 1939. Cầu cạn Markiewicz Một nàng tiên cá được điêu khắc bởi Jan Woydyga đã được dựng lên trên cầu cạn Stanislaw Markiewicz ở phố Karowa vào năm 1905. Sejm Một nàng tiên cá được thiết kế bởi Alexander Żurakowski vào năm 1947 đã được khắc thêm tấm khiên lên trên ngực bức tượng đại bàng nằm trong phòng họp chính của quốc hội Ba Lan, Sejm. Phố Inżynierska Nàng tiên cá được dựng ở ngay lối vào kho xe điện cũ tại số 6 đường Inżynierska. Phố Katowicka Nằm trên tòa nhà của Trường số 77 ở góc đường Katowicka và Zwycięzców ở Saska Kępa, bức phù điêu là tác phẩm của Wojciech Czerwosz. Phố Grochowska Nàng tiên cá này ở trước văn phòng quận của quận Warszawa của Praga-Południe tại số 274 đường Grochowska, và được thực hiện bởi Jerzy Chojnacki. Nó ban đầu được dựng ở Saska Kępa, trước rạp chiếu phim Sawa. Cung văn hóa và khoa học Trên đỉnh Cung điện Văn hóa và Khoa học, trên mỗi mặt đồng hồ (được thêm vào trước lễ kỷ niệm thiên niên kỷ năm 2000), có bức tượng nàng tiên cá Warszawa. Bên ngoài Warszawa Một đài phun nước nàng tiên cá Warszawa có hình dạng tương tự tượng đài ở Powiśle nằm ở quảng trường trung tâm của Bielsko-Biała. Nó được tạo ra vào năm 1954 bởi Ryszard Sroczyński. Hình ảnh Xem thêm Huy hiệu của Warszawa Nàng tiên cá, ở Copenhagen Pania của rạn san hô, ở Napier Warsaw Nike Warszawa Unicorn Tham khảo Liên kết ngoài Matador và Nàng tiên cá: Câu chuyện về Picasso và Hòa bình Thế giới Huyền thoại Ba Lan Lịch sử Warszawa Đài tưởng niệm ở Ba Lan
wiki
Quỹ Clinton (được thành lập năm 1997 với tên Quỹ William J. Clinton và từ 2013 đến 2015 đổi tên ngắn gọn thành Quỹ Bill, Hillary & Chelsea Clinton) là một tổ chức phi lợi nhuận theo mục 501 (c) (3) của mã số thuế Hoa Kỳ. Nó được thành lập bởi cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton với sứ mệnh đã nêu là "tăng cường năng lực của người dân ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới để đáp ứng những thách thức của sự phụ thuộc lẫn nhau trên toàn cầu." Văn phòng của nó được đặt tại New York City và Little Rock, Arkansas. Trong năm 2016, tổ chức này đã huy động được khoảng 2 tỷ đô la từ các tập đoàn Hoa Kỳ, chính phủ và tập đoàn nước ngoài, các nhà tài trợ chính trị, và các nhóm và cá nhân khác. Việc chấp nhận tiền từ các nhà tài trợ giàu có là một nguồn gây tranh cãi. Nền tảng "đã giành được nhiều giải thưởng từ các chuyên gia từ thiện và đã thu hút được sự ủng hộ của lưỡng đảng". Các khoản tài trợ từ thiện không phải là một trọng tâm chính của Quỹ Clinton, mà thay vào đó sử dụng phần lớn số tiền của mình để thực hiện các chương trình nhân đạo của riêng mình. Nền tảng này là một tổ chức công cộng mà bất cứ ai cũng có thể quyên góp và khác biệt với Quỹ Gia đình Clinton, một tổ chức tư nhân cho hoạt động từ thiện của gia đình bà Clinton. Theo trang web của Quỹ Clinton, cả Bill Clinton và con gái ông, Chelsea Clinton (cả hai đều là thành viên của hội đồng quản trị), rút bất kỳ mức lương nào hoặc nhận bất kỳ thu nhập nào từ Quỹ. Khi Hillary Clinton là thành viên hội đồng quản trị, bà cũng không nhận được thu nhập từ Quỹ. Lịch sử Nguồn gốc của quỹ nguồn gốc của nền tảng bắt đầu từ năm 1997, khi đó, tổng thống Bill Clinton khi đó tập trung chủ yếu vào việc gây quỹ cho Trung tâm Tổng thống tương lai của bà Clinton ở Little Rock, Arkansas. Ông thành lập Quỹ William J. Clinton vào năm 2001 sau khi hoàn thành nhiệm kỳ tổng thống. Cố vấn lâu năm của bà Bruce Lindsey trở thành CEO vào năm 2004. Sau đó, Lindsey chuyển từ làm CEO sang làm chủ tịch, phần lớn là vì lý do sức khỏe. Những cộng sự khác của Clinton, người đóng vai trò quan trọng ban đầu bao gồm Doug Band và Ira Magaziner. Các cộng sự của bà Clinton, những người đã có các vị trí cao cấp trong quỹ này bao gồm John Podesta và Laura Graham. Thành công của nền tảng được thúc đẩy bởi danh tiếng trên toàn thế giới của Bill Clinton và khả năng của ông để tập hợp các giám đốc điều hành công ty, người nổi tiếng và các quan chức chính phủ. Tương tự, các lĩnh vực nền tảng của sự tham gia thường tương ứng với bất cứ điều gì Bill đột nhiên cảm thấy hứng thú. Trước khi được Barack Obama đề cử Hillary Clinton làm Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Bill Clinton đã đồng ý chấp nhận một số điều kiện và hạn chế liên quan đến các hoạt động đang diễn ra và nỗ lực gây quỹ của ông cho Trung tâm Tổng thống Clinton và Sáng kiến Toàn cầu của Tổng thống Clinton. Theo đó, một danh sách các nhà tài trợ đã được phát hành vào tháng 12 năm 2008. Đến năm 2011, Chelsea Clinton đã đóng một vai trò thống trị trong nền tảng và có một ghế trong hội đồng quản trị của nó. Để quyên tiền cho Quỹ, cô đã có những bài phát biểu được trả tiền, chẳng hạn như địa chỉ 65.000 đô la 2014 của cô tại Đại học Missouri ở Thành phố Kansas để mở Hội trường Danh vọng Starr Women's. Năm 2013, Hillary Clinton tham gia quỹ này sau nhiệm kỳ của bà với tư cách là Ngoại trưởng. Cô dự định tập trung công việc của mình vào các vấn đề liên quan đến phụ nữ và trẻ em, cũng như phát triển kinh tế. Theo đó, tại thời điểm đó, nó được đổi tên thành "Quỹ Bill, Hillary & Chelsea Clinton". Sự chú ý đặc biệt đã được dành cho nền tảng do cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016. Vào tháng 7 năm 2013, Eric Braverman được bổ nhiệm làm CEO của quỹ. Ông là một người bạn và đồng nghiệp cũ của Chelsea Clinton từ McKinsey & Company. Đồng thời, Chelsea Clinton được bầu làm phó chủ tịch hội đồng quản trị của quỹ. Quỹ này cũng đang trong quá trình di chuyển lên hai tầng của Time-Life Building ở Midtown Manhattan. Chelsea Clinton đã chuyển tổ chức này sang một đánh giá bên ngoài, được thực hiện bởi công ty Simpson Thacher & Bartlett. Kết luận của nó đã được công bố vào giữa năm 2013. [12] Trọng tâm chính là xác định làm thế nào nền tảng có thể đạt được chỗ đứng tài chính vững chắc, không phụ thuộc vào khả năng gây quỹ của cựu tổng thống, làm thế nào nó có thể hoạt động giống như một thực thể lâu dài hơn là một tổ chức khởi nghiệp, và do đó làm thế nào nó có thể tồn tại và thịnh vượng ngoài cuộc đời của Bill Clinton. [11] [12] Dennis Cheng, cựu quan chức chiến dịch Hillary Clinton và phó giám đốc Bộ Ngoại giao, được chỉ định giám sát một khoản tài trợ trị giá 250 triệu đô la. [11] Đánh giá cũng cho thấy việc quản lý và cấu trúc nền tảng cần cải thiện, bao gồm cả việc tăng quy mô của ban giám đốc có liên quan trực tiếp hơn đến hoạt động lập kế hoạch và ngân sách. [12] Ngoài ra, đánh giá nói rằng tất cả nhân viên cần phải hiểu xung đột chính sách lợi ích của nền tảng và báo cáo chi phí cần một quy trình đánh giá chính thức hơn. [12] Vào tháng 1 năm 2015, Braverman tuyên bố từ chức. Politico quy kết hành động này là "một phần từ cuộc đấu tranh quyền lực bên trong nền tảng giữa và giữa phe đảng của những người trung thành với bà Clinton đã bao vây cựu tổng thống trong nhiều thập kỷ và người đã giúp bắt đầu và điều hành quỹ." Vào ngày 18 tháng 2 năm 2015, The Washington Post đã báo cáo rằng, "tổ chức này đã giành được nhiều giải thưởng từ các chuyên gia từ thiện và đã thu hút được sự ủng hộ của lưỡng đảng, với các thành viên của chính quyền George W. Bush thường tham gia các chương trình của mình." Vào tháng 3 năm 2015, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh trong chính quyền của Tổng thống Clinton, Donna Shalala, đã được chọn để điều hành Quỹ Clinton. Bà đã rời đi vào tháng 4 năm 2017. Vào tháng 8 năm 2016, ban biên tập của Boston Globe đã đề nghị Quỹ Clinton ngừng nhận đóng góp. Ban biên tập của tờ Globe đã khen ngợi công việc của tổ chức này nhưng nói thêm rằng "miễn là một trong hai Clintons ở trong văn phòng công cộng, hoặc tích cực tìm kiếm nó, họ cũng không nên điều hành một tổ chức từ thiện" bởi vì nó thể hiện sự xung đột lợi ích và chính trị mất tập trung. Năm 2016, Reuters đưa tin rằng Quỹ Clinton nghi ngờ rằng đó là mục tiêu của vi phạm an ninh mạng. Do hậu quả của sự vi phạm an ninh mạng bị nghi ngờ, các quan chức của Quỹ Clinton đã giữ lại một công ty bảo mật, FireEye, để đánh giá các hệ thống dữ liệu của mình. Vi phạm an ninh mạng đã được mô tả là chia sẻ những điểm tương đồng với các cuộc tấn công mạng nhắm vào các tổ chức khác, chẳng hạn như Ủy ban Quốc gia Dân chủ. Vào tháng 10 năm 2016, Tạp chí Phố Wall đã báo cáo rằng bốn văn phòng của FBI tại khu vực New York, Los Angeles, Washington và Little Rock đã thu thập thông tin về Quỹ Clinton để xác định xem "có bằng chứng về tội phạm tài chính hoặc bán lẻ ảnh hưởng". Trong một cuộc điều tra riêng được báo cáo, văn phòng hiện trường ở Washington đã điều tra Terry McAuliffe trước khi ông trở thành thành viên hội đồng quản trị của Quỹ Clinton. CNN đã báo cáo vào tháng 1 năm 2018 rằng FBI đang điều tra các cáo buộc tham nhũng tại Quỹ Clinton ở Arkansas. Các nguồn tin nói rằng các công tố viên liên bang đang kiểm tra xem liệu các nhà tài trợ nền tảng có được hứa hẹn ủng hộ chính sách không đúng cách hoặc tiếp cận đặc biệt với Hillary Clinton trong nhiệm kỳ làm thư ký của mình để đổi lấy các khoản đóng góp, và liệu các quỹ được miễn thuế có bị lạm dụng bởi lãnh đạo của quỹ hay không. Tham khảo Quỹ Bill Clinton
wiki
Bà Monica Jessie Dacon, nhũ danh Sheen (sinh ngày 4 tháng 6 năm 1934) là một cựu giáo viên, nhà giáo dục và chính trị gia người Saint Vincent và Grenadines. Bà là góa phụ của nghị sĩ St. Clair Dacon. Bà theo học tại trường trung học nữ và đạt cả chứng chỉ trường Cambridge và chứng chỉ trường trung học Cambridge. Năm 1952, bà bắt đầu giảng dạy tại trường cũ và Trường Ngữ pháp của Nam. Bà sẽ trở lại Trường trung học nữ mười một năm sau đó đã dạy ở hai trường Trinidad và Tobago, trước khi trở lại St. Vincent để giảng dạy tại Đại học Giám mục, Kingstown vào năm 1966.   [ <span title="This claim needs references to reliable sources. (September 2014)">cần dẫn nguồn</span> ] Bà đã làm Hiệu trưởng của Đại học Giám mục trong một vài tháng trước khi quay trở lại Trường Trung học Nữ, nơi bà ở lại trong gần mười lăm năm. Bà tiếp tục việc học của mình và đạt được Chứng chỉ Cao đẳng của Giáo viên St. Vincent năm 1980 và hai năm sau đó, bằng Cử nhân Giáo dục của Đại học West Indies. Khi trở về St. Vincent, bà chuyển từ giáo dục trung học lên cấp ba và trở thành giảng viên tại Trường Cao đẳng Sư phạm St. Vincent. Bà được bổ nhiệm làm Phó Toàn quyền năm 2001 khi Ngài Charles Antrobus làm Toàn quyền. Bà trở thành quyền của Toàn quyền St. Vincent và Grenadines, sau cái chết của Charles Antrobus và cho đến khi bổ nhiệm bác sĩ Frederick Ballantyne làm Toàn quyền, vào ngày 2 tháng 9 năm 2002. Bà được bổ nhiệm làm Tư lệnh của Huân chương Đế chế Anh (DBE) trong Danh hiệu Sinh nhật / Danh sách Ngoại giao và Ngoại giao năm 2010. Tham khảo Nữ chính khách Saint Vincent và Grenadines Nhân vật còn sống Sinh năm 1934
wiki
Phạm Xuân Nguyên Tiếng Việt của tôi ơi! Tôi là người miền trung, tiếng Việt của tôi là tiếng Việt miền trung còn mang nhiều thổ ngữ có thể là gốc gác từ tiếng Việt cổ. Nhớ năm đóng quân tại Sài Gòn đi dạy tiếng Việt cho bộ đội Cam-pu-chia, học trò hỏi thầy dạy &quot;phong bì&quot;, &quot;cây bút&quot;, &quot;quyển vở&quot; nhưng ra đường dân gọi là &quot;bao thơ&quot;, &quot;cây viết&quot;, &quot;quyển tập&quot;, tôi phải bảo những người lính quốc tế là tiếng Việt tôi dạy là tiếng phổ thông, còn những tiếng các bạn nghe thấy là một dạng phương ngữ. Khóa học đó sau sáu tháng 40 chiến sĩ Cam-pu-chia đều nói tiếng Việt giọng Nghệ, mỗi sáng tập thể dục hô &quot;một hai ba bốn&quot; đồng đội tôi bảo có bốn chục &quot;thằng Nguyên&quot; đang hô. Vào học chuyên môn kỹ thuật quân sự một tháng đầu các chiến sĩ bạn đều kêu khó hiểu vì không nghe được tiếng của các thầy Việt phát âm giọng Hà Nội, &quot;các thầy nói sai cả, chỉ thầy Nguyên nói đúng&quot;. Nhớ năm sang Nhật Bản, lên lớp tại giảng đường Đại học ngoại ngữ Tokyo về văn học Việt Nam cho các sinh viên Nhật khoa tiếng Việt, tôi được một anh vốn đã làm việc với tôi ở Hà Nội khen &quot;hôm nay thầy nói rõ ràng dễ nghe nhất&quot;. Nhớ cái lần con tôi phát khóc vì được mẹ mua cho cái quần thụng về khoe bố nhưng lại bị bố nói là &quot;quần thủng&quot;. Nhớ cái hôm xem phim Ngã ba Đông Lộc nghe đúng tiếng các cô gái quê trong phim, không phải giọng Hà Nội hay Sài Gòn, cảm xúc trong tôi dâng lên đầy tràn, tôi đã khóc nức nở, ôm lấy đạo diễn Lưu Trọng Ninh mà khóc. (Sau này nghe đâu tại một buổi xem duyệt có một vị quan chức đã kêu là lồng tiếng Hà Tĩnh phim này khó nghe, tôi chỉ biết ngậm ngùi thương cho tiếng Việt của tôi). Ôi tiếng Việt của tôi, tiếng Việt miền trung yêu quý tôi đã nói từ nhỏ và mãi mãi không thay giọng, đổi giọng được. Mới đây một cô gái làm thơ xưng cháu gọi chú, gọi điện tự dưng bảo: &quot;Cháu quý chú vì nhiều lẽ, trong đó có một lẽ là chú xa quê đã bao năm nhưng vẫn không pha tiếng đổi giọng, không như có những người trẻ hẳn hoi mới chuyển vùng mấy năm đã nói giọng khác rồi&quot;. Tôi tự hào về tiếng Việt miền trung của tôi, không mặc cảm tự ti, không xấu hổ ngượng ngùng. Bởi tôi biết, tuy nói tiếng miền trung, &quot;giọng Hà Tĩnh nghe buồn cười đáo để&quot;, nhưng đi học rồi ra làm nghề văn tôi viết một thứ tiếng Việt của dân tộc đã chắt chiu, gìn giữ và mài giũa bao đời. Tiếng Việt phong phú, tiếng Việt đẹp đẽ, có khả năng chuyển tải được các kiến thức, các sắc thái tình cảm, những nét tinh tế và những sự phức tạp. Tôi biết ơn các tiền nhân trong suốt trường kỳ lịch sử dân tộc Việt đã gắng sức làm cho tiếng Việt tồn tại qua bao thăng trầm biến động, không những tồn tại mà còn phát triển. Câu nói của ông chủ bút tạp chí Nam Phong &quot;Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn&quot; là một lời tôn vinh xứng đáng tiếng Việt. Tôi yêu tiếng Việt, tiếng Việt của tôi, nên càng yêu quý những người xây đắp tiếng Việt tôi càng khó chịu với những người đang tâm làm hỏng tiếng Việt. Ở đây có trách nhiệm của nhà trường, của xã hội, của những người cầm bút nói chung. Đứa cháu tôi lên bảy một hôm đang trò chuyện bỗng &quot;cháu phủ định ý kiến của bác&quot;. Phủ định ý kiến - trời ạ, từ miệng một đứa trẻ thơ, đang trong câu chuyện bác cháu thân mật. Cái ngây thơ, cái hồn nhiên, trong trẻo của lời ăn tiếng nói trẻ nhỏ đâu mất rồi. Tiếng Việt đang bị mai một, đang bị cùn mòn, sáo rỗng - đó là tiếng kêu báo động đã cất lên lâu nay. Một giáo sư sinh học có lần than phiền chấm bài cho sinh viên ngành sinh mà phải chấm cả tiếng Việt vì câu cú trong bài rất kém, không biết diễn đạt đúng ý, từ ngữ dùng rất sai. Anh lắc đầu, sao bây giờ sinh viên lại rẻ rúng tiếng Việt đến thế. Tôi chia sẻ nỗi lo lắng và bực dọc của anh. Một nguy cơ nữa đối với tiếng Việt là sự xâm thực của ngoại ngữ. Những người học ngoại ngữ cứ nghĩ tiếng Việt là tiếng cha sinh mẹ đẻ, tự nhiên nhi nhiên cứ thế mà dùng, không cần học, cho nên họ chỉ chăm chú vào học tiếng nước ngoài, thành ra họ có thể giỏi một ngoại ngữ nhưng tiếng Việt họ lại kém. Tình trạng này nhà văn Võ Hồng khi chứng kiến cơn sốt học ngoại ngữ ở miền Nam trước 1975 đã từng báo động: &quot;Là nhà văn, chúng tôi yêu mến tiếng Việt hơn ai hết, phụng sự cho tiếng Việt hơn ai hết. Nhưng khi dạy tiếng Việt cho học sinh thì thật là nản. Đến nỗi có lần tôi đã nửa đùa nửa thật mà nói với một lớp nữ sinh: &quot;Đối với tiếng Việt, các cô là những bà mẹ chồng. Các cô hành hạ nó, giày xéo nó, vùi dập phũ phàng nó. Câu văn viết sao cũng được, bất chấp văn phạm, bất kể chánh tả. Trong khi với tiếng Anh tiếng Pháp, các cô chiu chít nâng niu, sai một giới từ nhỏ, thiếu một chữ s chữ e các cô xuýt xoa đấm đầu bứt tai như vừa phạm tội trọng&quot;. Thật vậy, sự coi thường tiếng Việt ở bậc trung học đã đến độ trầm trọng. Tiếng Việt của tôi ơi, làm sao mỗi con dân đất Việt không nuôi đậm mối duyên với tiếng mẹ đẻ của mình? &quot;Quê hương mỗi người chỉ một - Như là chỉ một mẹ thôi&quot;, và tiếng nói của quê hương, của mẹ cũng chỉ một - tiếng Việt. Những người con xa xứ chỉ lo sao truyền giữ được càng lâu càng tốt tiếng nói nước mình, cái cuống rốn nối mình với quê cha đất tổ. Mất tiếng nói là mất dân tộc tính, bởi tiếng nói đâu chỉ đơn thuần là ngữ ngôn, đó là cả cách ăn ở ứng xử, cách nghĩ suy cảm xúc cả truyền thống bao đời kết tụ, cả những linh cảm run rẩy trong mỗi nhịp điệu giọng điệu, mỗi ngừng nghỉ ngắt hơi. Nhà văn viết theo phương pháp kỹ thuật nào cũng được, nhưng anh dùng tiếng mẹ đẻ là văn anh đã mang tính dân tộc rồi. Đừng ngại tiếng Việt bị phá hỏng khi các nhà văn tìm tòi thể nghiệm những khả năng mới của tiếng nước mình, chỉ đáng ngại khi nhân danh dân tộc để cầm giữ tiếng Việt trong một sự đơn giản đến cũ mòn, khô cứng. Tôi vẫn nói tiếng Việt giọng trung. Con tôi nói giọng Hà Nội. Tôi đi đây đi đó trò chuyện với bao người bằng tiếng Việt của tôi. Tôi viết cố gắng bằng thứ tiếng Việt trong sáng và giàu có. Với tôi nước Việt nằm trong tiếng Việt, các lâu đài thành quách rồi tàn tạ, các phong tục tập quán có thể đổi thay, con người kế tiếp nhau các thế hệ trên miên viễn thời gian, nhưng tất cả đều còn lại khi được xâu suốt bằng sợi chỉ nhiệm mầu - tiếng nói dân tộc, tiếng Việt. Tiếng Việt tôi, anh, chúng ta nói hôm nay là thứ tiếng tổ tiên ta đã nói, Lý Công Uẩn khi dời đô đã nói, Trần Hưng Đạo khi bình Nguyên đã nói, là thứ tiếng Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương đã cất lên trong những cảm xúc mãnh liệt, là thứ tiếng .......... &quot;Mai ngày con ta lớn lên - Con sẽ mang đất nước đi xa - Đến những tháng ngày mơ mộng&quot; và tiếng Việt sẽ lại cùng các thế hệ người Việt mai sau nói cười ca hát buồn vui. Tiếng Việt của tôi, duyên Việt của tôi . Mục lục Tiếng Việt của tôi ơi! Tiếng Việt của tôi ơi! Phạm Xuân NguyênChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: e-cadaoĐược bạn: NHDT đưa lên vào ngày: 18 tháng 8 năm 2006
vanhoc
Giải vô địch toàn cầu Icons Tốc Chiến 2022 (), được Wild Rift Esports công bố vào ngày 8 tháng 1, đây là giải vô địch thế giới lần đầu tiên của Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến. Giải đấu được diễn ra từ ngày 14 tháng 6 đến ngày 9 tháng 7 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Suntech ở Singapore (nơi đã tổ chức Horizon Cup trước đó), gồm 24 đội tuyển mạnh nhất đến từ 8 khu vực trên toàn thế giới. Giải đấu được chia thành 3 giai đoạn: vòng khởi động, vòng bảng và vòng loại trực tiếp với sự góp mặt của 24 đội tuyển mạnh nhất từ khắp các khu vực trên thế giới, họ quy tụ lại để tranh nhau chức vô địch của giải vô địch thế giới đầu tiên và cũng là giải đấu lớn nhất hành tinh của Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến. Tại trận chung kết diễn ra vào ngày 9 tháng 7, đội tuyển Nova Esports đã xuất sắc đánh bại đội tuyển J Team với tỉ số áp đảo hoàn toàn 4 - 0, qua đó nâng cao chiếc cúp Icons, trở thành nhà vô địch đầu tiên của Giải vô địch toàn cầu Icons Tốc Chiến. Thể thức thi đấu Áp dụng thể thức chung cho các Giải VĐTG, Giải vô địch toàn cầu Icons Tốc Chiến 2022 sẽ bao gồm 3 giai đoạn: Khởi Động, Vòng Bảng, và Vòng Loại Trực Tiếp (Tứ Kết, Bán Kết, và Chung Kết). Vòng Khởi Động: 16 đội tuyển được chia đều vào 4 bảng đấu, mỗi bảng 4 đội. Thi đấu theo thể thức Nhánh Thắng Nhánh Thua & Bo3. 2 đội đầu bảng sẽ trực tiếp tiến vào Vòng bảng, 2 đội cuối bảng bị loại (áp dụng cho tất cả các bảng). Vòng Bảng: 16 đội (bao gồm 8 đội có mặt sẵn ở Vòng Bảng, và 8 đội đi lên từ Vòng Khởi Động) sẽ được xếp vào 4 bảng. Mỗi bảng đấu sẽ thi đấu theo thể thức Nhánh Thắng Nhánh Thua & Bo3. Hai đội tuyển xếp hạng cao nhất mỗi nhóm sẽ đi tiếp vào giai đoạn cuối cùng của giải đấu - Vòng Loại Trực Tiếp. Vòng Loại Trực Tiếp: 8 đội tuyển vượt qua Vòng Bảng sẽ tiếp tục thi đấu tại các vòng đấu loại trực tiếp, bao gồm Tứ Kết, Bán Kết và Chung Kết. Trong giai đoạn này, giải đấu sẽ được chuyển sang thể thức nhánh đấu loại trực tiếp với Tứ Kết, Bán Kết sẽ diễn ra theo thể thức Bo5 và Chung Kết sẽ diễn ra theo thể thức Bo7. Đội tuyển chiến thắng trận Chung Kết sẽ trở thành Nhà Vô Địch của Giải Vô Địch Toàn Cầu Icons Tốc Chiến 2022. Các điểm thay đổi Thay đổi địa điểm: địa điểm thi đấu được di chuyển từ Châu Âu sang Singapore do vấn đề visa. Lịch thi đấu Singapore sẽ là thành phố chủ nhà của giải vô địch thế giới năm nay. Danh sách các đội tham dự Danh sách các đội Bốc thăm chia bảng Lễ bốc thăm được tổ chức vào ngày 15 tháng 5, tại Trung Quốc (với vòng khởi động và 2 nhóm hạt giống 1 và 2 của vòng bảng) và ngày 18 tháng 6 tại Singapore (với 2 nhóm hạt giống số 3 và 4 của vòng bảng). 24 đội tuyển được bốc thăm chia thành 4 bảng ở Vòng Khởi Động và 4 bảng ở Vòng Bảng. Vòng khởi động Thể thức bốc thăm chia bảng: 16 đội được bốc thăm ngẫu nhiên chia đều 4 bảng (A, B, C, D), mỗi bảng 4 đội. 4 đội trong nhóm hạt giống số 1, ngẫu nhiên chia đều 4 bảng. 4 đội trong nhóm hạt giống số 2, ngẫu nhiên chia đều 4 bảng. 4 đội trong nhóm hạt giống số 3, ngẫu nhiên chia đều 4 bảng. 4 đội trong nhóm hạt giống số 4, ngẫu nhiên chia đều 4 bảng. Các đội của cùng 1 khu vực không thể cùng chung 1 bảng. Kết quả bốc thăm: Vòng bảng Thể thức bốc thăm chia bảng: 16 đội được bốc thăm ngẫu nhiên chia đều 4 bảng (A, B, C, D), mỗi bảng 4 đội. 4 đội trong nhóm hạt giống số 1, ngẫu nhiên chia đều 4 bảng. 4 đội trong nhóm hạt giống số 2, ngẫu nhiên chia đều 4 bảng. 4 đội nhất bảng vòng khởi động, ngẫu nhiên chia đều 4 bảng. 4 đội nhì bảng vòng khởi động, ngẫu nhiên chia đều 4 bảng. Tối đa 2 đội cùng 1 khu vực có thể cùng chung 1 bảng. Các đội cùng bảng ở vòng khởi động không thể cùng chung 1 bảng. Kết quả bốc thăm: Vòng khởi động Thời gian thi đấu: 14 - 18 tháng 6, bắt đầu từ 17:00 (UTC+7). Thể thức thi đấu: Nhánh thắng nhánh thua, tất cả các trận đấu đều là Bo3 (Best of 3 - Thắng trước 2/3 trận). 2 đội đầu bảng sẽ tiến vào vòng bảng, 2 đội cuối bảng bị loại (áp dụng cho tất cả các bảng). Bảng A Bảng B Bảng C Bảng D Vòng bảng Thời gian thi đấu: 21 - 25 tháng 6, bắt đầu từ 17:00 (UTC+7). Thể thức thi đấu: Nhánh thắng nhánh thua, tất cả các trận đấu đều là Bo3 (Best of 3 - Thắng trước 2/3 trận). 2 đội đầu bảng sẽ đi tiếp vào vòng loại trực tiếp, 2 đội cuối bảng bị loại (áp dụng cho tất cả các bảng). Bảng A Bảng B Bảng C Bảng D Vòng loại trực tiếp Thời gian thi đấu: Tứ kết: 1 - 2 tháng 7, bắt đầu từ 17:00 (UTC+7). Bán kết: 5 - 6 tháng 7, bắt đầu từ 20:00 (UTC+7). Chung kết: 9 tháng 7, bắt đầu từ 17:00 (UTC+7). Thể thức chia cặp đấu: Ở vòng Tứ kết, thứ tự các cặp đấu như sau: Tứ kết 1: Nhất bảng A vs Nhì bảng D Tứ kết 2: Nhất bảng C vs Nhì bảng B Tứ kết 3: Nhất bảng B vs Nhì bảng C Tứ kết 4: Nhất bảng D vs Nhì bảng A Ở vòng Bán kết, thứ tự các cặp đấu như sau: Bán kết 1: Thắng Tứ kết 1 vs Thắng Tứ kết 2 Bán kết 2: Thắng Tứ kết 3 vs Thắng Tứ kết 4 Thể thức thi đấu: Tất cả các trận đấu ở vòng Tứ kết và Bán kết đều là loại trực tiếp & Bo5 (Best of five - Thắng trước 3/5 trận). Trận Chung kết là loại trực tiếp & Bo7 (Best of 7 - Thắng trước 4/7 trận). Đội chiến thắng sẽ đi tiếp vào vòng loại tiếp theo, đội thua bị loại ngay lập tức. Tứ Kết Bán Kết Chung Kết Thứ hạng chung cuộc Danh hiệu Bảng xếp hạng Tổng giá trị giải thưởng của Giải vô địch toàn cầu 2022 là $2.000.000 USD (chưa kể 25% doanh thu từ trang phục Morgana Khổng Tước Hoàng Hậu). Tham khảo Chú thích Liên kết ngoài Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến Trang chủ Youtube Facebook Wild Rift Esports Trang chủ Youtube Facebook
wiki
Arthur James Balfour, Đệ nhất bá tước Balfour (25 tháng 7 năm 1848 - 19 tháng 3 năm 1930) là một chính khách Anh của Đảng Bảo thủ Anh, là Thủ tướng Anh từ tháng 7 năm 1902 đến tháng 12 năm 1905, và sau đó là Bộ trưởng Ngoại giao. Tham gia Nghị viện vào năm 1874, Balfour nổi bật lên vai Bộ trưởng phụ trách Ireland, trong chức vụ này ông đã trấn áp tình trạng bất ổn trên đất nông nghiệp trong khi thực hiện các biện pháp chống lại chủ nhà vắng mặt. Ông chống lại Quy tắc gia đình của Ireland, nói rằng có thể không có nhà nửa đường giữa Ireland ở lại Vương quốc Anh hoặc trở thành độc lập. Từ năm 1891, ông lãnh đạo Đảng Bảo thủ trong Hạ viện, phục vụ dưới sự cai trị của ông, Lord Salisbury, chính phủ của ông giành được đa số lớn trong năm 1895 và 1900. Một nhà tranh luận xuất sắc, ông đã chán ngán bởi các công việc trần tục của quản lý đảng. Vào tháng 7 năm 1902, ông đã kế nhiệm người chú của mình làm Thủ tướng Chính phủ. Ông giám sát cải cách chính sách quốc phòng của Anh và hỗ trợ đổi mới hải quân của Fisher. Ông đã bảo vệ Entente Cordiale với Pháp, bỏ mặc nước Đức. Ông thận trọng chấp nhận sự ưu tiên của hoàng đế được Joseph Chamberlain bảo vệ, nhưng những lời từ chức của Nội các về thuế đã khiến đảng của ông bị chia cắt. Ông cũng chịu sự tức giận của công chúng ở các giai đoạn sau của chiến tranh Boer (cuộc chiến chống nổi dậy được mô tả như là "phương pháp man rợ") và việc nhập khẩu lao động Trung Quốc vào Nam Phi ("nô lệ Trung Quốc"). Ông đã từ chức làm Thủ tướng vào tháng 12 năm 1905 và tháng tiếp theo Đảng Bảo thủ đã thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử năm 1906, trong đó ông bị mất ghế. Sau khi tái nhập quốc hội vào một cuộc bầu cử, ông tiếp tục phục vụ trong vai trò Lãnh tụ Phe đối lập trong suốt cuộc khủng hoảng ngân sách năm 1909 của Lloyd George, sự mất mát hẹp của hai cuộc Tổng tuyển cử vào năm 1910, và việc thông qua Đạo luật Quốc hội. Ông đã từ chức lãnh đạo đảng vào cuối năm 1911. Balfour trở lại với tư cách là Đệ Nhất của Hải quân trong Chính phủ liên minh của Asquith (1915-16). Tháng 12 năm 1916 ông trở thành Bộ trưởng Ngoại giao trong liên minh của David Lloyd George. Ông thường bị bỏ rơi khỏi hoạt động bên trong của chính sách đối ngoại, mặc dù Tuyên bố Balfour về quê hương Do Thái đã mang tên ông. Ông tiếp tục đảm nhiệm các các vị trí cao cấp trong suốt những năm 1920, và qua đời vào ngày 19 tháng 3 năm 1930 ở tuổi 81, đã trải qua một tài sản thừa kế rộng lớn. Anh ta chưa bao giờ lập gia đình. Balfour được đào tạo như một triết gia - ông có nguồn gốc lập luận chống lại tin rằng lý trí con người có thể xác định sự thật - và được coi là có một thái độ tách rời với cuộc sống, được so sánh với một nhận xét của ông: "Không có vấn đề gì cả và rất ít". Tham khảo Nhà triết học Kitô giáo Hội viên Hội Hoàng gia Lãnh đạo đảng Bảo thủ (Anh) Người thời Victoria Thủ tướng Vương quốc Liên hiệp Anh Nhà văn Scotland Cựu học sinh Eton College
wiki
Hòa nhịp với tuổi trẻ cả nước hoạt động sôi nổi kỉ niệm ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và thi đua lập thành tích chào mừng ngày sinh của Bác Hồ kính yêu, tiến tới kỉ niệm 37 năm ngày giải phóng Nha Trang và thực hiện các chương trình đổi mới giáo dục phổ thông, Sở Giáo Dục và Đào tạo Khánh Hòa phối hợp với Hội Toán học Hà Nội đồng tổ chức Hội thảo khoa học: Các chuyên đề Toán học bồi dưỡng học sinh giỏi THPT khu vực Duyên hải Nam Trung bộ và Tây nguyên. Nội dung của kỷ yếu lần này rất phong phú, bao gồm hầu hết các chuyên đề phục vụ việc bồi dưỡng học sinh giỏi toán từ đại số, giải tích, hình học, số học đến các dạng toán liên quan khác. Bạn đọc có thể tìm thấy ở đây nhiều dạng toán từ các kỳ olympic trong nước và quốc tế, một số dạng toán về hàm số, lý thuyết nội suy, cực trị, ... DOWNLOAD
vanhoc
Điệp pháo hay Pháo điệp là loại hình khai cuộc thường chỉ bên đi sau sử dụng Pháo để giữ Tốt đầu khi bên đi trước chơi Pháo đầu. Giới thiệu Điệp pháo là lối khai cuộc khá hiếm người sử dụng với nguyên lý là tấn công vào cánh biên thường dùng để bẫy đối phương và tạo ra bất ngờ, Nhưng nó có điểm yếu là kém phát triển quân trong khai cuộc, bởi thay vì lên Mã dữ Tốt đầu chắc chắn thì khai cuộc Điệp pháo lại dùng pháo để giữ Tốt làm cho các quân không được triển khai và phí mất nước đi trong nguyên lý khai cuộc cờ tướng. Các nước biến trong khai cuộc Tả pháo điệp Bên đi sau tiến pháo một nước cùng cánh với quân pháo vừa di chuyển của bên đi trước thì gọi là Tả pháo điệp, Nước biến này mục đích có thể sử dụng uyên ương pháo để kìm hãm sự phát triển của quân Xe đối phương Hửu pháo điệp Hữu pháo điệp là nước cờ tiến pháo khác cánh với quân pháo mà bên đi trước vừa di chuyển của bên đi trước một nước để bảo vệ tốt. Mục đích nước cờ này có thể đưa đối phương vào tình huống xa lạ hình cờ được chuẩn bị từ trước Xem thêm Tiên nhân chỉ lộ Thuận pháo Bình phong mã Nghịch pháo Thiệt hoạt xa Liễm pháo Tam bộ hổ Phi tượng cuộc Sĩ giác pháo Quá cung pháo Đơn đề mã Tham khảo Liên kết ngoài Tinh diệu của khai cuộc điệp pháo Các ván cờ điệp pháo Khai cuộc cờ tướng
wiki
Thiên hà Râu (tên gọi khác: NGC 4038/NGC 4039) là một cặp hai thiên hà tương tác: NGC 4038 và NGC 4039 nằm ở chòm sao Ô Nha. Chúng hiện đang trong giai đoạn starburst mà trong đó các đám mây khí và bụi va chạm với các từ trường bị vướng vào, dẫn đến tăng tốc quá trình hình thành ngôi sao. Chúng được phát hiện bởi William Herschel vào năm 1785. NGC 4038 nằm ở xích kinh , xích vĩ ; và NGC 4039 nằm ở xích kinh , xích vĩ . Thông tin chung Thiên hà Râu đang trong giai đoạn va chạm giữa các thiên hà. Thiên hà này nằm ở nhóm NGC 4038 cùng với 5 thiên hà khác. Tên của thiên hà bắt nguồn từ sự quan sát hai đuôi dài của các ngôi sao (tạo thành do khí và bụi bị hất tung khỏi hai thiên hà do sự va chạm) giống như râu của loài côn trùng. Cặp thiên hà này kết hợp với nhau tạo thành một thiên hà lớn hơn. Hầu hết các thiên hà điều phải trải qua sự va chạm lớn trong suốt thời gian tồn tại của chúng. Điều này có khả năng xảy ra với Ngân hà của chúng ta khi nó sẽ va chạm với thiên hà Tiên Nữ. Nghiên cứu gần đây ước lượng rằng Thiên hà Râu nằm cách Ngân hà khoảng 45 triệu năm ánh sáng. Nó nằm ở 0.25° phía bắc của 31 Crateris và 3.25° phía tây nam của Gamma Corvi. Thư viện ảnh Xem thêm Thiên hà Xoáy Nước Tham khảo Liên kết ngoài Astronomy Picture of the Day: The Antennae Galaxies (10/22/1997) Astronomy Picture of the Day: The Antennae (04/29/2011) Astronomy Picture of the Day: The Antennae (02/12/2015) The Register: Galactic prang fingered in star formation mystery ESA/Hubble News Release ESA/Hubble images of Antennae Galaxies Animations of galactic collision producing antennae structures Antennae Galaxies at Constellation Guide Thiên hà xoắn ốc có thanh Thiên hà xoắn ốc không thanh Thiên hà bất thường Tương tác thiên hà Nhóm NGC 4038 Chòm sao Ô Nha Thiên thể NGC Thiên thể PGC Thiên thể Arp Thiên thể Caldwell Thiên thể phát hiện năm 1785 Thiên thể UGCA
wiki
Britain & Ireland's Next Top Model, Mùa thi 9 là chương trình thứ chín của loạt chương trình truyền hình thực tế đào tạo người mẫu Britain's Next Top Model. Mùa thi này, giống với tám mùa thi trước, chương trình được trình chiếu vào ngày 20 tháng 6 năm 2013 trên kênh LIVINGtv. Vòng casting của mùa này bao gồm các thí sinh ở Ireland cũng như là Anh. Hai giám khảo từ mùa trước đó đã không giữ được vị trí của họ. Elle Macpherson tiếp tục là host của chương trình cùng với siêu mẫu nam Tyson Beckford. Nhưng nhà thiết kế Whitney Port và nhà thiết kế Julien Macdonald đã được thay thế bởi ca sĩ kiêm người mẫu Dannii Minogue Một định dạng mới đã được giới thiệu khi đánh giá bắt đầu với mùa này. Các vị giám khảo khách mời không còn là người quyết định trong việc loại trừ. Tại phòng đánh giá, các giám khảo đi thẳng vào cuộc thảo luận mà không đánh giá từng thí sinh một cách riêng biệt. Hơn nữa, sẽ có nhiều thí sinh có nguy cơ bị loại ra mỗi tuần như trái ngược với 2 mùa trước. Chỉ những thí sinh có nguy cơ bị loại bỏ mới nhận được phê bình và phản hồi sâu sắc về phần thể hiện của họ. Buổi casting mùa 9 bắt đầu vào tháng 11 năm 2012. Chương trình đã chứng kiến một số lượng casting được tổ chức tại hơn 17 thành phố từ Plymouth đến Glasgow. Việc quay phim cho mùa thứ chín của chương trình bắt đầu vào ngày 21 tháng 1 năm 2013. Điểm đến quốc tế được chọn ghi hình là Bridgetown dành cho top 6. Người chiến thắng có cơ hội sở hữu: Một hợp đồng với công ty quản lý người mẫu Models 1 Lên ảnh bìa cùng 6 trang biên tập cho tạp chí Company Một hợp đồng quảng cáo với Revlon và Tresemmé 1 chuyến đi mua sắm miễn phí tại New York được tài trợ bởi Destinology. Kết quả, Lauren Lambert, cô gái 23 tuổi đến từ Wallington đã chiến thắng chương trình. Các thí sinh Tính tuổi lúc tham gia ghi hình Thứ tự gọi tên Thí sinh bị loại Thí sinh chiến thắng cuộc thi Trong tập 1, các nhóm chụp hình đầu tiên đã gặp nhau riêng với ban giám khảo và những thí sinh bán kết đã thất bại trong việc gây ấn tượng thì sẽ bị loại. Trong các tập từ 2 đến 7, 4 thí sinh cuối bảng có nguy cơ bị loại. Trong các tập 8 và 9, giảm xuống còn 3 thí sinh và từ tập 10 trở đi, chỉ có hai thí sinh cuối bảng có nguy cơ bị loại. Buổi chụp hình Tập 1: Vẻ đẹp tự nhiên theo nhóm (Casting) Tập 2: Ảnh bìa tạp chí Company Tập 3: Tạo dáng trên bục gỗ với Louis Smith Tập 4: Khỏa thân phần trên trong quần jean với người mẫu nam ở bãi biển Tập 5: Tạo dáng dưới nước Tập 6: Ảnh trắng đen khỏa thân Tập 7: Hóa thân thành nhân vật trong chuyện cổ tích Tập 8: Tạo dáng với rắn trong thư viện cổ Tập 9: Ảnh chân dung vẻ đẹp cho Revlon Tập 10: Tạo dáng với tóc trên du thuyền cho TRESemmé Tập 11: Tạo dáng với trang sức Jerboa trong hang đá vôi Tập 12: Haute Couture ở cánh đồng mía Tập 13: Áo tắm ở hồ bơi cho kem nhuộm da St. Tropez Diện mạo mới Abigail: Không có (Từ chối diện mạo mới) Angel: Nối tóc giả mới và thêm mái ngố Danielle: Được điều trị thiệt hại tóc Emily: Cắt ngắn hơn và nhuộm màu tối hơn Emma: Tóc và lông mày tẩy trắng Holly: Thêm mái ngố Jess: Nhuộm 2 màu Laura: Nhuộm màu tối hơn Lauren: Xoăn xù và thêm highlight; sau rồi nối tóc Naomi: Nhuộm màu sáng hơn Saffron: Không có (Từ chối diện mạo mới) Sarah: Nối tóc dày và thêm highlight đỏ Sophie: Cắt ngắn tới vai, nhuộm màu tối hơn và thêm highlight Xem thêm Tham khảo Britain's Next Top Model
wiki
Trong an ninh đối với các hệ thống máy tính, điều khiển truy cập trên cơ sở vai trò (tiếng Anh: Role-Based Access Control - viết tắt là RBAC) là một trong số các phương pháp điều khiển và đảm bảo quyền sử dụng cho người dùng. Đây là một phương pháp có thể thay thế Điều khiển truy cập tùy quyền (discretionary access control - DAC) và Điều khiển truy cập bắt buộc (mandatory access control - MAC). Điều khiển truy cập trên cơ sở vai trò (RBAC) khác với hình thức MAC và DAC truyền thống. MAC và DAC trước đây là hai mô hình duy nhất được phổ biến trong điều khiển truy cập. Nếu một hệ thống không dùng MAC thì người ta chỉ có thể cho rằng hệ thống đó dùng DAC, hoặc ngược lại, mà thôi. Song cuộc nghiên cứu trong những năm 1990 đã chứng minh rằng RBAC không phải là MAC hoặc DAC. Trong nội bộ một tổ chức, các vai trò (roles) được kiến tạo để đảm nhận các chức năng công việc khác nhau. Mỗi vai trò được gắn liền với một số quyền hạn cho phép nó thao tác một số hoạt động cụ thể ('permissions'). Các thành viên trong lực lượng cán bộ công nhân viên (hoặc những người dùng trong hệ thống) được phân phối một vai trò riêng, và thông qua việc phân phối vai trò này mà họ tiếp thu được một số những quyền hạn cho phép họ thi hành những chức năng cụ thể trong hệ thống. Vì người dùng không được cấp phép một cách trực tiếp, song chỉ tiếp thu được những quyền hạn thông qua vai trò của họ (hoặc các vai trò), việc quản lý quyền hạn của người dùng trở thành một việc đơn giản, và người ta chỉ cần chỉ định những vai trò thích hợp cho người dùng mà thôi. Việc chỉ định vai trò này đơn giản hóa những công việc thông thường như việc cho thêm một người dùng vào trong hệ thống, hay đổi ban công tác (department) của người dùng. RBAC khác với các danh sách điểu khiển truy cập (access control list - ACL) được dùng trong hệ thống điều khiển truy cập tùy quyền, ở chỗ, nó chỉ định các quyền hạn tới từng hoạt động cụ thể với ý nghĩa trong cơ quan tổ chức, thay vì tới các đối tượng dữ liệu hạ tầng. Lấy ví dụ, một danh sách điều khiển truy cập có thể được dùng để cho phép hoặc từ chối quyền truy cập viết một tập tin hệ thống (system file), song nó không nói cho ta biết phương cách cụ thể để thay đổi tập tin đó. Trong một hệ thống dùng RBAC, một thao tác có thể là việc một chương trình ứng dụng tài chính kiến tạo một giao dịch trong 'tài khoản tín dụng' (credit account transaction), hay là việc một chương trình ứng dụng y học khởi thủy một bản ghi 'thử nghiệm nồng độ đường trong máu' (blood sugar level test). Việc chỉ định quyền hạn cho phép thi hành một thao tác nhất định là một việc làm đầy ý nghĩa, vì các thao tác đã được phân định tinh tế và mỗi cá nhân thao tác có một ý nghĩa riêng trong chương trình ứng dụng. Với khái niệm về hệ thống cấp bậc trong vai trò (role hierarchy) và khái niệm về các ràng buộc (constraints), ta có thể điều khiển RBAC để kiến tạo hoặc mô phỏng điều khiển truy cập dùng bố trí mắt lưới (Lattice-Based Access Control - LBAC). Vì thế RBAC có thể được coi như là một siêu tập (superset) của LBAC. Khi định nghĩa một mô hình RBAC, những quy ước sau đây là những quy ước hữu dụng và cần phải cân nhắc: U = (User)Người dùng = Một người hoặc một tác nhân tự động. R = (Role)Vai trò = Chức năng công việc / Danh hiệu dùng định nghĩa một cấp bậc quyền thế. P = Quyềnn được cấp = Sự phê chuẩn một hình thức truy cập tài nguyên. S = (Session)Phiên giao dịch = Một xếp đặt liên kết giữa U, R và P UA = (User Assignment)Chỉ định người dùng. PA = (Permission Assignment)Cấp phép RH = (Role Hierarchy)Sắp xếp trật tự một phần nào theo thứ tự cấp bậc của vai trò. RH còn có thể được viết là > Một người dùng có thể có nhiều vai trò. Một vai trò có thể có thể có nhiều người dùng. Một vai trò có thể có nhiều phép được cấp cho nó. Một phép được cấp có thể được chỉ định cho nhiều vai trò. Phép được cấp cho các vai trò đối lập có thể sẽ bị hạn chế khả năng thừa kế của chúng, nếu một hạn chế (constraint) nào đấy đặt một điều luật giới hạn nó. Chẳng hạn, một cá nhân không thể vừa được phép kiến tạo một trương mục đăng nhập cho một người nào đấy, vừa được phép ủy quyền thủ tục. Chính vì vậy, bằng việc sử dụng ký hiệu của lý thuyết tập hợp (set theory), chúng ta có thể viết: PA là một tiểu tập của (hoặc bằng) P x R và là một phép cấp có mối quan hệ nhiều đối nhiều (many to many) với chỉ định vai trò. UA là một tiểu tập của (hoặc bằng) U x R và có mối quan hệ nhiều đối nhiều (many to many) với chỉ định vai trò. RH là một tiểu tập của (hoặc bằng) R x R Ký hiệu: x > y có nghĩa là y thừa kế các phép cấp của x. Một người dùng có thể cùng một lúc có một bội số các phiên giao dịch với nhiều phép được cấp khác nhau (multiple simultaneous sessions with different permissions). Việc sử dụng RBAC để quản lý các đặc quyền của người dùng trong một hệ thống duy nhất hay trong một chương trình ứng dụng là một thực hành tốt nhất được rộng rãi chấp thuận. Các hệ thống bao gồm thư mục năng động (Active Directory) của Microsoft, SELinux, Oracle DBMS, PostgreSQL 8.1, SAP R/3 và nhiều cái khác đều hầu như thực thi một trong những hình thức của RBAC. Tuy nhiên, việc sử dụng RBAC để quản lý quyền lợi của người dùng, trên toàn thể các chương trình ứng dụng, là một việc làm còn nhiều tranh luận. Sở dĩ như vậy là vì người dùng thường là một đơn vị đặc hữu (unique), cho nên nhiệm vụ định nghĩa các vai trò tương ứng (defining sufficient roles) và chỉ định các tư cách hội viên cho các vai trò một cách phù hợp, trong một tổ chức với hạ tầng cơ sở kỹ thuật thông tin (IT) không đồng nhất, hòng nắm bắt các nhu cầu về quyền lợi, trong khi các nhu cầu này có tầm trải rộng trên hàng chục, hằng trăm hệ thống và trên các chương trình ứng dụng, là một việc hết sức phức tạp. Vấn đề này, và những chiến lược thay thế, hiện đang được bàn luận trên bạch thư (white paper): Beyond Roles: A Practical Approach to Enterprise User Provisioning (Bên ngoài giới hạn của các vai trò: Một tiếp cận thực tiễn trong Kinh doanh Cung cấp Người dùng). Ghi chú Xem thêm LBAC Điều khiển truy cập dùng bố trí mắt lưới (tương tự như Điều khiển truy cập bắt buộc) (Lattice-Based Access Control (Equivalent to Mandatory Access Control (MAC) ). Nhãn hiệu an ninh (Security labels) Phân cấp an ninh (Security classification) Kênh truyền che đậy (Covert channel) Tường Trung Hoa (Chinese wall) Xác thực (Authentication) Sự tin cậy mù quáng (Blind credential) Sudo (một chương trình ứng trong hệ điều hành Unix cho phép người dùng có đẳng cấp thấp thao tác những chức năng của người dùng siêu đẳng cấp.) (superuser do) Unix program Liên kết ngoài Role Based Access Controls at NIST - huge US government website with lots of information on the theory and implementation of RBAC XACML core and hierarchical role based access control profile - OASIS XACML standard. (PDF file) RBAC for WebApps using LDAP RBAC for WebApps using LDAP System Administration Guide: Basic Administration setting up RBAC for Solaris Operating Environment RBAC: An Alternative to the Superuser Model Role-Based Access Control (Overview) for Solaris Operating Environment Beyond Roles: A Practical Approach to Enterprise User Provisioning Các mô hình an ninh máy tính Các từ dùng chữ đầu có 4 chữ Quản lý truy cập
wiki
Chu Mạnh Trinh sinh năm 1862, mất năm 1905. Tự là Cán Thần, hiệu là Trúc Vân, quê làng Phú Thị, huyện Mễ Sở, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu (nay là Mễ Sở, huyện Văn Giang) tỉnh Hưng Yên. Ông là người tài hoa, thạo đủ cầm, kì, thi, họa, lại giỏi cả nghệ thuật kiến trúc, và đặc biệt say mê cảnh đẹp. Chính cái lòng yêu cảnh đẹp kết hợp với tài hoa của tâm hồn thi sĩ đã kết tinh thành những áng thiên cổ kỳ bút mãi còn tỏa sắc hương nơi hậu thế. Một trong số đó là áng thơ “Hương Sơn phong cảnh ca”. Hương Sơn phong cảnh ca là một trong ba bài thơ được Chu Mạnh Trinh viết vào dịp ông đứng trông coi việc trùng tu tôn tạo quần thể thắng cảnh Hương Sơn. Bài thơ viết theo thể hát nói. 19 câu thơ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên xinh đẹp và nên thơ về phong cảnh Hương Sơn. Đây là một bài thơ vịnh cảnh và thể hiện tâm sự. Không chỉ vẽ cảnh đẹp, mà còn vẽ lòng người, đó là tâm sự yêu nước, tự hào với cảnh đẹp quê hương đất nước của nhà thơ. Bốn câu thơ đầu giới thiệu bao quát toàn cảnh Hương Sơn và trực tiếp nêu cái thú ban đầu khi đến với Hương Sơn của tác giả: “Bầu trời, cảnh bụt, Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay Kìa non non, nước nước, mây mây Đệ nhất động hỏi là đây có phải?” Qua 2 câu thơ đầu, Chu Mạnh Trinh đã khái quát cảnh sắc Hương Sơn bằng một nhận xét tinh tế: vừa là danh lam thắng cảnh do tạo hoá ban tặng vừa là công trình tôn giáo. Thể hát nói tạo nên tính nhạc du dương, cảnh đẹp thiên nhiên đượm mùi Thiền, được miêu tả và cảm nhận qua tâm hồn nghệ sĩ tài hoa là nét đặc sắc của bài thơ này. Phong cảnh Hương Sơn được tả từ xa trong tầm mắt của du khách. Giọng thơ trang trọng, từ điệu khoan thai thể hiện du khách vừa đi vừa đứng lại ngắm cảnh và suy ngẫm. Một thiên nhiên mênh mông chan hòa với màu sắc Phật giáo. Hương Sơn là thiên tạo nhưng cũng là cảnh Bụt đã và đang vẫy gọi người đời. Đi lễ hội chùa Hương là thú vui, là niềm ước ao bấy lâu nay của nhiều người. Cảnh được dựng lên vừa mang nét bình dị, gần gũi,vừa thấm đượm không khí huyền diệu, linh thiêng. Đó là niềm “ao ước” không chỉ trong giây lát mà đã trởthành niềm khát khao “bấy lâu nay” của bao du khách. Câu thơ thứ ba có giá trị tạo hình đặc sắc nhờ cách kết hợp giữa hình thức điệp từ liệt kê và thủ pháp luyến láy “non non, nước nước, mây mây”… Vừa vẽ ra cảnh tượng hùng vĩ của non nước, mây trời Hương Sơn như một bức tranh thủy mặc cổ điển vừa tạo được âm điệu ngân nga, bâng khuâng man mác như cảm xúc của du khách trước vẻ huyền ảo chốn bồng lai tiên cảnh. Ba khổ tiếp theo miêu tả cảnh đẹp cụ thể của Hương Sơn. Khổ thơ tiếp theo trong bài hát nói gọi là khổ giữa, nhà thơ nói về suối, rừng và tiếng chuông chùa. Ba chi tiết nghệ thuật này đều tô đậm nét đặc trưng của Hương Sơn. Rừng là rừng Mai với trái mơ đặc sản của chùa Hương. Tiếng chim hót thỏ thẻ – chậm rãi, nỉ non – gọi bầy tìm bạn, kết đôi. Bầy chim trời vừa hót vừa mổ trái mơ. Hình ảnh chim cùng trái là nét vẽ độc đáo, tài hoa. Bầy chim mổ trái mơ như khách hàng hương đứng dưới mái chùa cổ trong hang động đang khom lưng khấn vái trước mâm ngũ quả dâng trên bàn thờ Phật. Suối ở đây là suối Yến. Chơi chùa Hương ai cũng phải đi đò dọc bến Đục suối Yến? Đàn cá nơi suối Yến lững lờ bơi từ từ thong thả – như đang cùng du khách thưởng ngoạn cảnh trí. “Cá nghe kinh” là một hình ảnh sáng tạo, đầy chất thơ. Cảnh sắc Hương Sơn mang màu sắc tôn giáo của Đạo Phật: “Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái; Lững lờ khe Yến cá nghe kinh Thoảng bên tai một tiếng chày kình, Khách tang hải giật mình trong giấc mộng” Cảnh vật nhuốm màu sắc của Phật giáo. Những loài chim cá dường như cũng hoà cùng không khí thần tiên. Cá bơi lững lờ như để nghe những bài thuyết pháp của đức Phật, ở đây, cảm hứng tôn giáo không mang màu sắc mê tín dị đoan mà là nhu cầu về mặt tinh thần mang tính tâm linh trong tâm hồn một thi sĩ tài hoa. – Khách văn cảnh Hương Sơn khi nghe tiếng chuông chùa cũng phải thảng thốt: Vẳng bên tai một tiếng chày kình, Khách tang hải giật mình trong giấc mộng. Khách hành hương như trút đi bao nỗi ưu phiền trong cuộc đời tang hải – bể dâu – đầy biến động, nhọc nhằn. Tiếng chuông như ru hồn khách tang hải, giật mình trong khoảnh khắc chìm sâu hơn vào giấc mộng diệu huyền: Thoảng bên tai một tiếng chày kình Khách tang hải giật mình trong giấc mộng. Câu thơ cho ta nhiều thú vị về nhạc điệu du dương. Hai thanh bằng có K âm vang ngân nga, ngọt ngào vần với nhau: kình – mình tạo nên nhạc điệu, âm hưởng trầm bổng của vần thơ.Chỉ một tiếng chày kình êm ái trầm bổng nơi chùa Hương cũng đủ rửa sạch bụi trần làm thanh thản, thảnh thơi tâm hồn khách tang hải. Chu Mạnh Trinh không chỉ tạo nên những vần thơ có nhạc có họa khi tả chim, tả cá, tả tiếng chuông chùa mà còn thể hiện sự kì diệu của hồn cảnh vật Hương Sơn Nam thiên đệ nhất động. Hai khổ thơ 3 và 4 tiếp theo là hai khổ đội của bài hát nói. Hương Sơn có biết bao cảnh đẹp nên thi sĩ phải sử dụng khổ dôi để diễn tả cảm xúc và miêu tả cảnh vật. Du khách như đi dần vào thế giới Hương Sơn, nơi bầu trời cảnh Bụt. Chu Mạnh Trinh dùng biện pháp tu từ liệt kê và điệp từ để tả, để vẽ, để tạo nên nhạc điệu trầm bổng của vần thơ. Hai cặp song hành với bức tranh tứ bình nối tiếp hiện ra. Bốn chữ này vang lên như bốn nốt nhấn của khúc ca: “Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng Này am Phật Tích, này động Tuyết Quynh” Cách phối thanh bằng, trắc trong hai câu thơ này cũng cho thấy bút pháp điêu luyện, tài hoa của tác giả để làm nổi bật tính nhạc của bài hát nói. Hương Sơn có rất nhiều di tích thắng cảnh nhưng Chu Mạnh Trinh chỉ giới thiệu bốn cảnh điển hình, chỉ gợi ra mà không tả. Suối Giải Oan, chùa Cửa Võng, am Phật Tích, động Tuyết Quynh mỗi di tích mỗi thắng cảnh đều đem đến cho ta nhiều liên tưởng và hướng thiện lòng người hành hương. Ai cũng cảm thấy mình đang cùng nhà thơ chan hòa vào cảnh Bụt, được sống lại giây phút mà chỉ có bầu trời, cảnh Bụt nơi Hương Sơn mới ban phát cho mình. Cảm hứng tín ngưỡng về đạo Phật được thể hiện qua những vần thơ nói về suối, chùa, am, động như mời gọi du khách, lắng nghe tiếng chuông chùa xa đưa lại mà ngạc nhiên, mà ngỡ ngàng… Tả hang động, Chu Mạnh Trinh dùng những từ ngữ đầy màu sắc, giàu tính tượng hình. Cảnh sắc hang động ấy được tạo dựng nên bởi hóa công và tài trí của con người: “Nhác trông lên ai khéo vẽ hình Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt” Những liên tưởng so sánh về nhũ đá trong các hang động biểu lộ niềm tự hào của nhà thơ về đất nước và con người Việt Nam: yêu đời, yêu tạo vật, biết đem bàn tay khéo léo tô điểm cảnh trí non sông. Hương Sơn có đường lên trời có hang xuống âm ti địa ngục dẫn khách hành hương du nhập vào thế giới siêu thoát. Cảnh được tả từ xa tới gần, từ khái quát đến cụ thể, từ cao xuống thấp, từ thấp lên cao, huyền ảo. “Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt. Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây”. Tiếp theo là những câu thơ giàu chất họa, chất nhạc với các từ láy gợi hình long lanh, thăm thẳm, gập ghềnh vẽ ra vẻ đẹp mộng ảo, thần tiên huyền bí của “Nam thiên đệnhất động. Các từ láy: thăm thẳm, gập ghềnh gợi tả độ sâu, nét lượn cheo leo, khúc khuỷu của sườn non, hang động mà du khách lần bước vượt qua để hòa nhập với thiên nhiên, để chiếm lĩnh cái hồn của cảnh bụt. Phép đảo ngữ đã làm nổi bật cái độ sâu thăm thẳm của hang động, cái nét gập ghềnh của những sườn non, những thang mây cao vút. Có hang sâu thăm thẳm, lại có lối uốn gập ghềnh, có bóng nguyệt lồng hang, lại có thang mây uốn lối… Câu thơ mềm mại uyển chuyển, mỗi một chi tiết nghệ thuật là một nét vẽ, nét khắc tài hoa. Cảnh đẹp mang tình người và hồn người, đáng yêu và đáng nhớ. “Chừng giang sơn còn đợi ai đây, Hãy tạo vật khéo ra tay xếp đặt”. Con người đã tìm thấy niềm vui trong thiên nhiên, thiên nhiên cũng như hòa quyện vào con người, con người lại càng góp phần điểm tô cho thiên nhiên, cảnh sắc. Vậy mới nói vậy thật mà ảo mộng như cõi tiên, tuy đẹp như chốn bồng lai mà lại chân thực, bình dị đến từng lá cây, ngọn cỏ!. Bởi thế mới nhớ, mới lại càng yêu. Tình yêu thiên nhiên cũng là tình yêu quê hương đất nước. Trong những câu thơ trên, tác giả đã viết: ai khéo vẽ hình, đến đây lại nói: hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt. Phải tìm hiểu lịch sử, phải biết Chu Mạnh Trinh là người từng đem tiền của, công sức, tài năng ra trùng tu chùa Thiên Trù, tạc tượng đúc chuông… mới cảm nhận được một chữ” ai” đáng tự hào kín đáo đã hai lần xuất hiện trong bài thơ này. Ba câu cuối gọi là khổ xếp của bài hát nói. Câu cuối chỉ có sáu từ gọi là câu keo. Luật thơ đã qui định chặt chẽ như vậy. Không gian nghệ thuật được miêu tả theo bước chân xa dần của khách tang hải. Khách tang hải vừa chậm rãi đi vừa ngắm cảnh, tay lần tràng hạt miệng nam mô, lưu luyến chẳng muốn rời, đến mức phải thốt lên: “càng trông phong cảnh càng yêu!” Cách nói mới hồn nhiên làm sao, mới chân thật làm sao! giản dị nhưng giàu chất biểu cảm: “Lần tràng hạt niệm nam mô Phật Cửa từ bi công đức biết là bao! Càng trông phong cảnh càng yêu” Không khí thành kính trang nghiêm phủ lên 2 câu thơ trước, khiến người đọc càng thấy chân thật như đang thấy được hình ảnh một đoàn khách thập phương vừa đi vừa niệm nam mo, tay lần tràng hạt, tĩnh tâm theo tiếng chuông chùa, nổi bật giữa bạt ngàn hương sắc Hương Sơn huyền ảo. Câu thơ cuối như một tiếng thổ lộ, lại vừa giống một tiếng reo cảm thán. Qua đó không chỉ nâng cao vẻ đẹp hoàn mỹ của phong cảnh Hương Sơn, mà còn bộc lộ được tình yêu, niềm tự hào dân tộc của “con rồng cháu tiên” với non sông gấm vóc. “Hương Sơn phong cảnh ca” là một trong những tác phẩm hay nhất viết về đề tài cảnh sắc thiên nhiên. Đặc biệt, ở bài thơ này, không những chỉ vẽ lên bức tranh danh lam thắng cảnh đẹp tựa chốn bồng lai bao người mơ ước, mà còn khéo léo thể hiện lòng yêu thiên nhiên, yêu non sông đất nước, tự hào, tự tôn dân tộc của Chu Mạnh Trinh. Cảnh thiên nhiên đẹp hài hòa khi kết hợp với bàn tay của con người, sự xuất hiện của con người. Con người đứng giữa thiên nhiên đẹp kỳ vỹ mà vẫn không hề thấy xa lạ, choáng ngợp. Hơn nữa còn qua đó mà càng thêm yêu, càng thêm muốn cống hiến, muốn giữ gìn. Quả là một bài thơ vừa đẹp, lại vừa hay!
vanhoc
Tuy Lai là một xã thuộc huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Địa lý - Hành chính Xã nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 45 km về phía Tây Nam; phía Bắc giáp xã Thượng Lâm, phía Đông giáp các xã Mỹ Thành và An Mỹ, phía Nam giáp xã Hồng Sơn, phía Tây tiếp giáp huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình. Xã hiện có 14 thôn gồm: Thôn Trê Thôn Thượng Thôn Đồng Mả (Tân Hương) Thôn Cầu Thôn Bèn Thôn Quýt I Thôn Quýt II Thôn Quýt III Thôn Quýt IV Thôn Cát Thôn Trù Thôn Đình Lê Thôn Giáp Bốn Thôn Khê Bụa Thắng cảnh - Du lịch Xã Tuy Lai nằm ở vùng bán sơn địa. Phía Tây là khu vực đồi núi, đầm, hồ rộng lớn với nhiều dãy núi đẹp. Quần thể hồ Tuy Lai với diện tích hàng trăm ha, đan xen với những quả núi đá vôi nằm giữa lòng hồ. Nơi đây hợp với hồ Quan Sơn phía nam được coi là Vịnh Hạ Long thu nhỏ. Nơi đây có tiềm năng rất lớn về du lịch. Đặc biệt phong cảnh nơi đây vẫn giữ được nét hoang sơ. Chú thích Tham khảo
wiki
Sakyo Komatsu Lịch sử một tai họa Chiều đó, lại thăm Nô-mu-ra, tôi ngồi tâm sự với bạn mãi cho đến sáng. Nô-mu-ra là một nhà sinh hóa học còn rất trẻ. Anh vừa ký hợp đồng với một công ty hóa chất lớn và đang nghiên cứu cho họ một vấn đề gì đó. Lòng say mê nghiên cứu làm cho anh hiểu biết rất ít về cuộc sống bên ngoài, vì vậy anh có vẻ hơi lập dị, thậm chí ngây thơ là khác. - Cậu đang nghiên cứu đề tài gì đó? - Tôi hỏi. Nô-mu-ra trầm ngâm: - Mình không thể nói cho cậu biết được, vì phải giữ bí mật cho công ty K.K. Hãy gác chuyện đó sang một bên vậy. Tôi nhìn đồng hồ: - Sáng rồi, chuyến xe điện đầu tiên sắp chạy. Tớ phải đến tòa soạn đây. oOoĐó làm một buổi sáng bình thường, sương mù còn phủ kín các dãy phố vắng tanh. Ở ngã tư, có chiếc xe chở sữa bị đổ. Người lái xe đang kinh ngạc nhìn sữa chảy lênh láng trên xe. Có lẽ vì xe chạy xóc quá mà thùng đựng sữa bị vỡ ra chăng? Đến gần bến xe điện, tôi gặp một chú bé bán báo. Chiếc túi rỗng lắc lư bên sườn. Chắc chú đã giao hết báo cho người đặt mua. Nhưng sao vẻ mặt chú lại rất lạ lùng, dáng đi thất thểu, nước mắt chảy dài trên má. Bến xe còn vắng vẻ, phải vài phút nữa mới có chuyến đầu tiên. Như thường lệ, tôi giơ cho người soát vé tấm thẻ đi xe tháng của tôi, rồi định bước thẳng vào xe. Không ngờ ông ta bổng nắm lấy cánh tay tôi, nhã nhặn hỏi: - Ô hay! Vé của anh đâu? Tôi nổi cáu, dí tận mắt ông ta tấm thẻ đi xe tháng nằm trong chiếc bao bằng chất dẻo: &quot;Ông này gà mờ chắc!&quot;. Nhưng chưa kịp buông miệng, tôi bổng nhận thấy quả là tấm thẻ không còn ở đó nữa. Ma quỷ thật! Rõ ràng chiều qua nó còn nằm đây cơ mà! &quot;Mất rồi chăng!&quot; - Tôi lẩm bẩm. Thế này thì chẳng những mất thẻ vé tháng mà còn mất cả mấy tờ danh thiếp, mất cả tập vé xe điện ngầm. Định quay lại nhà Nô-mu-ra tôi lại thôi, đoán chừng cậu ta giờ này đang ngủ ngon. Thôi đành về nhà vậy. Phòng bán vé vẫn chưa mở cửa. Bước lại cạnh chiếc tủ bán vé tự động, tôi thoáng có cảm giác là có cái gì đó đã thay đổi; nhưng cái gì và thay đổi như thế nào thì tôi chưa hình dung ra được cụ thể. Bỏ một đồng xu vào máy, tôi quay tay vặn. Máy chạy lạch xạch, rồi tung ra một vốc bụi. Chẳng có lấy một mảnh vé nào rơi ra cả. - Này ông soát vé - giọng tôi rất gay gắt - ông chỉ mải đi gây gổ ở những đâu đâu quên cả nhòm ngó đến chiếc máy tự động do ông phụ trách, để cho máy ăn quịt, thả tiền vào rồi mà không chịu nhả vé ra. - Chả nhẽ máy lấy không của anh tiền? Không thể như thế được. - Thế với không thế, chỉ biết là tôi mất tiền toi. Nếu máy không hoạt động được thì sao đèn lại sáng? Đích thị là ông định lừa gạt thiên hạ. Phòng bán vé vẫn chưa mở cửa. Đứng ngoài, nghe loáng thoáng có tiếng người nói trong máy điện thoại: - Vâng, vâng, tất cả... Sao??? Ở chỗ các anh cũng thế à? Làm thế nào bây giờ? Khách đã lục tục kéo đến bến xe. Cũng như tôi, một số bị ông soát vé giữ lại, một số khác thò tay vào túi rồi vội vã chạy về, còn số nữa, năm sáu lần quay tay vặn của máy bán vé tự động mà chẳng ăn thua gì. Mọi người xúm lại quanh phòng bán vé, đập cửa thình thình, thét lớn: - Các ông làm gì ở trong ấy? Có bán vé đi không? Trong óc tôi đột nhiên nảy ra một ý nghĩ. Rút cục thì ra là như thế! Ban nãy, chẳng phải tôi đã cảm thấy bến xe hôm nay có gì đổi khác hay sao? Tất cả các bản chỉ dẫn đã biến đi đâu mất. Bản sơ đồ vẽ bằng sơn đỏ trên tấm sắt vẫn còn, nhưng mấy tờ quảng cáo sặc sỡ thì chẳng để lại một dấu vết. Trên chiếc bảng màu xanh lá cây vẫn dán yết thị, chỉ thấy mấy chiếc đinh găm. Nhìn mãi, mới phát hiện được ở dưới khung một lớp bụi khá dày. Xô xát đã nổ ra ở chỗ bán vé. Đám đông cũng đang ầm ĩ bên phòng bán vé. - Tệ quá! Muộn giờ làm của chúng tôi rồi. Mở cửa! Ầm! Cánh cửa bật tung ra. - Các ông, các bà đừng làm ồn lên như vậy - người bán vé nói to - Chúng tôi sẽ giải quyết ngay... Đằng nào thì cũng nhỡ tàu rồi. Tôi vừa gọi điện thoại hỏi rõ nguyên do. Giờ xin nghe tôi giải thích... - Không cần nghe giải thích! Vé, bán ngay vé đi... - Nhưng chúng tôi không có vé, không còn một chiếc vé nào cả... - Người bán vé nói gần như khóc. - Đồ ăn hại! - Một người nào đó thét lên - Viết giấy chứng nhận cho chúng ông! - Được. Xin có giấy chứng nhận nếu như... - Có tiếng xe điện từ xa vẳng lại. Đám hành khách reo to rồi chạy ùa về phía xe đỗ. Hàng rào gỗ đổ sập. Thói quen nghề nghiệp nổi lên. Tôi nhảy qua quầy một cửa hàng, giơ chiếc máy luôn luôn đeo bên người, chụp lia lịa. Quang cảnh bày ra trước mắt tôi thật hiếm có. Chụp xong, tôi chạy dọc theo dải đường nhựa, lao lên chiếc xe tắc xi gặp đầu tiên. Vừa đặt lưng xuống ghế, tôi đã cho anh lái biết ngay địa chỉ của tòa báo. Chợt nghĩ đi một quãng đường dài như thế này, ít ra cũng phải trả hàng nghìn yên, tôi thọc tay vào ví để xem lại tiền. Nhưng... Ví rỗng tuếch! Thái dương tôi lạnh toát mồ hôi. Tôi nhớ rất rõ là trong ví vẫn còn đủ nửa tháng lương tôi vừa lĩnh. Tiền đã biến đâu mất cả rồi! Chỉ còn lại trong tay một dúm bột mịn xám nhạt giống như tro. Tôi chợt nhận ra. Có một cái gì đó vừa tác động lên giấy. Giấy đã bắt đầu biến mất. Tại sao? Vì đâu? Tôi chưa hiểu. Nhưng trong thực tế, giấy đã biến đi mà không để lại đấu vết nào. Nhưng có phải là tất cả giấy đều đã biến mất và biến mất ở khắp nơi chăng? Tôi chợt nhớ đến cuốn phim quí báu tôi vừa chụp được. Thôi, thế là hết. Không còn giấy thì in sao được ảnh, công bố làm sao được ảnh lên mặt báo! Chưa nói gì đến công bố, ngay cả xem lại thôi cũng không được, vì chắc chắn là giấy in ảnh cũng chẳng còn lấy một tờ... Vừa đặt chân đến tòa soạn, tôi chạy ngay lại chỗ bác thường trực ngồi: - Bác ơi, cho cháu vay một nghìn yên, cháu sẽ trả ngay. - Đùa đấy à? - Bác thường trực trả lời - Còn tiền nữa đâu. Bao nhiêu tiền giấy đã biến mất hết. - Thế bác cho cháu vay tiền bằng bạc hay tiền đồng vậy... - Không được đâu - Bác từ chối một cách cương quyết - giờ đây chỉ còn loại tiền bằng kim khí này là có giá trị, ai cũng phải giữ lại để tiêu chứ! Tôi giận quá, đành quay ra gán cho anh lái xe chiếc đồng hồ đeo tay: - Tôi chỉ còn có cái này để trả tiền xe. Anh cầm tạm vậy. Đồng hồ tốt lắm đấy, có cả lịch xem ngày... Tôi bước vào tòa soạn. Quang cảnh hiện ra trước mắt thật hãi hùng. Chỗ này một vài anh lồng lộn như thú dữ bị thương, gầm lên chửi rủa, chỗ kia, ở góc phòng, có một số người đang tụ tập vung tay tranh luận một cách gay gắt. Tiếng chuông điện thoại bị át đi. Có tiếng nức nở. Một số người khác cứ ngồi yên trên ghế, lơ đãng nhìn vào khoảng không. Đối với những người làm báo như chúng tôi, giấy quả là sự sống. Tờ giấy chết đã được chúng tôi làm sống lại để chúng nói lên đủ mọi điều. Từ sớm cho đến khuya, chúng tôi chìm ngập trong giấy. Thế mà giờ đây, không ngờ lại có chiếc đũa thần nào đó, chỉ gõ nhẹ một cái mà làm cho giấy biến đi. Biến đi tất cả, nào tài liệu, bản thảo, cặp giấy, cho đến từ điển, sách vở, hồ sơ lưu trữ. Chẳng còn một tí gì nữa ngoài đống bụi. Sợi dây căng dưới trần nhà mọi khi treo đầy ảnh để hong khô, nay cũng trơ trọi nốt. Bộ phận in và phát hành cũng lâm vào cảnh hỗn loạn không kém. Trở về tổ biên tập, tôi ngồi phịch xuống ghế. Chuông điện thoại réo lên không dứt, nhưng chẳng ai buồn trả lời. Một anh chàng nào đó, trong cơn mê sảng, nói lảm nhảm: &quot;Thế là khắp nơi, khắp nơi...&quot;. Tôi hỏi lại: - Anh nói sao? Khắp nước Nhật đều thế này à? - Khắp cả nước và cùng một lúc, hay nói đúng hơn, trong vòng nửa giờ, bắt đầu từ ba giờ hai mươi phút sáng. - Thế còn ở nước ngoài? - Tôi hỏi gặng - Tổ đối ngoại có nói gì không? - Điện tín tự ghi cũng không hoạt động được nữa. Các anh ở bên ấy đang thử dùng đài vô tuyến để nghe tin... Hình như cả thế giới... Điện thoại lại réo lên. Anh bạn ngồi cạnh vớ lấy ống nghe. - Vâng, vâng, gì cơ? - Chưa nghe hết, anh ta đã quẳng ống xuống, hốt hoảng kêu lên: - Chính phủ đã ra lệnh giới nghiêm và đang thành lập các đội tự vệ. Bực thật, bao nhiêu sự kiện mà không thể viết ra... - Lệnh giới nghiêm à? Vì sao thế? - Tôi sửng sốt hỏi. - Lại còn vì sao nữa? Dân chúng bắt đầu nổi loạn, họ đang xông vào các ngân hàng. Cậu hãy tưởng tượng xem, tiền giấy đã hoàn toàn biến mất, tín phiếu, sổ tiết kiệm, chứng từ cũng chẳng còn. Các cửa hiệu phải đóng chặt cửa. Họ sợ... - Thế còn tiền lương của chúng mình? - Trời ạ! Còn lương với lậu gì nữa! Tòa báo sẽ phải đóng cửa, chúng mình đều thất nghiệp cả thôi. Muốn theo dõi tin tức, giờ đây chỉ còn một cách là nghe đài phát thanh hay xem vô tuyến truyền hình. Tôi hỏi xin một điếu thuốc lá. - Cậu lại đòi hút thuốc điếu nữa kia à! - Anh bạn nhếch mép cười gằn rồi rút từ túi áo ra một hộp thuốc lá rời bọc bao bạc - Mình đã đi lùng các cửa hàng nhỏ, nhưng chỉ tốn công vô ích: tẩu thuốc đều đã bị vét sạch sành sanh... Một anh phóng viên ở tổ kinh tế bổng hiện ra trong ngưỡng cửa ra vào, lên tiếng hỏi: - Này, có ai ở đây nhớ được số điện thoại của công ty K.K. không? Nghe nói họ đang chuẩn bị sản xuất một thứ giấy làm bằng chất dẻo. Thế nào, có ai nhớ được số điện thoại của họ không? - Thì cứ giở danh bạ điện thoại ra mà tra! - Nói như cậu thì còn phải hỏi làm gì nữa. Danh bạ nào bây giờ cũng chỉ còn là một đống bụi. Dứt lời, anh ta quay máy hỏi tổng đài, nhưng tổng đài trả lời là hiện giờ không có ai có thể giúp tìm ra được số điện thoại nữa, vì muốn biết họ cũng chỉ có một cách: tra cứu sổ sách, mà sổ sách thì... Anh phóng viên nghe chưa dứt đã bỏ ống nghe, chạy vụt ra khỏi phòng. Một cậu bạn bỗng lao vào phòng báo tin: - Các cậu ơi! Vô tuyến truyền hình đã chiếu lại được rồi. Tất cả mọi người trong phòng ùa ra, vây quanh màn ảnh màu xanh lá cây. Vì sao trước đó đài truyền thanh cũng như vô tuyến truyền hình đều không hoạt động được? Thì ra chương trình phải ghi vào giấy mà giấy thì không còn, cần phải có thời gian để nhớ lại. Vả lại, trong máy thu cũng có khối là giấy, nào giấy cách điện, nào giấy cuốn tụ điện, nào giấy làm loa... Giấy đã biến mất, tất máy phải hỏng. Chiếc máy vô tuyến truyền hình của chúng tôi lúc này thật giống một anh câm. Phát thanh viên cứ lúng ta lúng túng, lúc hiện ra trên màn ảnh, lúc lại biến mất. Cuộc sống ngày càng hiện lên đầy tai họa rõ rệt. Các bộ trưởng phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp, các cơ quan nhà nước đều tê liệt. Phát thanh viên yêu cầu dân chúng giữ bình tĩnh, nhưng anh ta cứ run lên như đang cơn sốt. Ông tổng biên tập ở đâu chạy đến nắm vai tôi: - Này cậu, chạy ngay lại đằng viện vi sinh vật. Nghe đâu ở đó nhà bác học mà tôi có quen đã xác định được nguyên nhân của tai họa này. Sự kiện lớn đấy! - Đành rằng lớn, nhưng biết dùng phương tiện nào để báo tin? - Viết lên bảng gỗ rồi đem ra treo trước cửa tòa soạn báo chứ còn gì nữa - rồi chỉ vào ngực, ông nói tiếp - phương tiện của người làm báo là ở chỗ này. Tôi lao xuống cầu thang. Trước cửa ra vào, một cộng tác viên trẻ vẫn thường xuyên gởi bài tóm chặt lấy tôi: - Hãy nghe tôi nói một tí đã! Tiền nhuận bút và bản thảo của tôi hiện giờ ra sao rồi? Tôi vừa gởi cho báo mấy bài mà. Trời ơi! Tôi đã dự tính dành cả cuộc đời tôi cho viết sách, giờ đây còn biết làm gì nữa?! Mặt anh ta trắng nhợt như xác chết. Tôi giật mạnh tay: &quot;Tôi cũng chịu, chẳng biết khuyên anh như thế nào nữa&quot;, rồi lao luôn ra ngoài phố. Phố xá lúc này trông sạch sẽ và đẹp mắt hơn trước nhiều. Không còn một khẩu hiệu, một tờ yết thị. Giấy lộn trong các đống rác cũng biến hết. Đó đây, lủng lẳng một vài tấm bảng, ghi bằng phấn những lời khuyên nhủ mọi người hãy bình tĩnh đề phòng những tai họa khác có thể xảy ra. Bọn tư bản vỡ nợ đã trốn sạch. Các ngân hàng, các két sắt, các ví đựng tiền đều rỗng tuếch. Liệu có đủ tiền đúc bằng kim loại để tiêu không? Đời sống tài chính bổng trở nên thê thảm như chưa từng thấy. Bao nhiêu giấy tờ quý giá, bao nhiêu cổ phiếu đã biến mất. Vốn của các ngân hàng, vốn của hàng vạn con người đem gởi ngân hàng làm sao có thể tính lại được? Biết tin vào ai bây giờ? Ngành bưu điện cũng chẳng còn gì cả. Thư từ, điện tín, giấy chuyển tiền đều tan thành bụi. Tất cả các công sở đều ngừng hoạt động. Các nhân vật thượng lưu sống trong một tấn bi kịch cực kỳ xót xa. Công văn, báo cáo, mệnh lệnh, thông tư, chỉ thị đều không còn. Từ nay, còn đào đâu ra được những tập hồ sơ dầy cộp để xin ý kiến, đưa duyệt và lấy chữ ký nữa? Các cơ quan quản lý tài sản, nhà cửa, đất đai cũng sống dở, chết dở. Nhưng có lẽ nặng hơn cả là ngọn đòn đánh vào các nhà trường, các viện nghiên cứu khoa học, các nhà xuất bản. Người ta không nhắc đến các hãng sản xuất giấy nữa. Họ đang hấp hối. Trên giá cũng như trên quầy các hiệu sách, tuyệt đối không còn gì. Nghĩ đến những bìa sách in nhiều màu, đến những trang sách còn thơm mùi mực mới mà lòng tôi buồn vô hạn. Dòng suy nghĩ ngày càng miên man. Nhân loại từ nay sẽ sống ra sao đây? Liệu toàn bộ nền khoa học và văn hóa có tồn tại được không? Chẳng riêng gì ở Nhật Bản, mà trên toàn thế giới, không còn bóng dáng của thư viện. Tất cả sách vở, tài liệu, từ điển, sổ tay tra cứu, những công trình khoa học liệu có phải viết lại từ đầu? Giấy! Phải chăng đó là cơ sở vật chất của nền văn hóa nhân loại? Trên bốn nghìn năm, loài người đã giao phó cho nó tất cả những hiểu biết, những thành tựu tinh thần của mình, để rồi nó bị hủy hoại dễ dàng đến thế hay sao? Giấy đã biến mất. Con người dựa vào đâu để khẳng định rằng mình là &quot;con người&quot;? Liệu có phải trở lại thời kỳ hoang dã xa xưa, lúc tổ tiên chúng ta còn bất lực trước sức mạnh của tự nhiên không? ... Vô tuyến truyền hình vẫn tiếp tục chiếu, người bình luận viết lên tấm bảng đen những dòng chữ ngã nghiêng: &quot;Các bạn khán giả thân mến! Nguyên nhân của hiện tượng bất thường này chưa được xác định. Nhưng Chính phủ đã có những biện pháp gấp rút cần thiết. Các bạn thân mến! Chúng tôi xin lưu ý các bạn: cần phải khôi phục lại nền văn hóa đã mất. Các bạn hãy cố gắng duy trì trí nhớ của mình. Trí nhớ của các bạn là niềm hy vọng cuối cùng. Tất cả những gì các bạn nhớ được, hãy ghi lại vào bất cứ nơi nào có thể ghi được: trên tường, trên bàn, trên tấm áo sơ mi các bạn đang mặc, trên lưng người khác...&quot; Tại Viện nghiên cứu vi sinh vật, nhà bác học mà ông tổng biên tập giới thiệu cho tôi đang chờ. Tôi ngạc nhiên thấy ông ta không có vẻ lo âu, ngược lại đang mỉm cười, xoa hai tay vào nhau. - Tôi đã biết rõ nguyên nhân - Ông nói chậm rãi - Đây chỉ là trò tinh nghịch của một loại vi khuẩn. Loại vi khuẩn đó vô cùng độc đáo và cực kỳ hiếm, nó được chở từ Sao Hỏa về. Đúng thế, anh bạn ạ. Loại vi khuẩn kỳ quái này tên là Silnis mayoris. - Nhưng nếu nó nguy hiểm đến thế, sao người ta lại không diệt trừ nó ngay? - Đâu phải thế. Nó hoàn toàn không có hại, hoàn toàn không tác động được đến cơ thể con người. Trên trái đất có hàng nghìn loài tương tự sống ký sinh trên những sợi giấy... Tôi cho rằng nó đã thích nghi với những điều kiện của chúng ta, đã hòa lẫn được vào các loại khác trên trái đất. - Nhưng tại sao những con vi khuẩn này lại có thể gây ra được một thảm họa khủng khiếp đến như thế này? - À, à, con vi khuẩn nói đây không hề có lỗi, nó chỉ là tổ tiên của loại vi khuẩn do con người tạo ra. - Sa... ao? Do con người tạo ra à? - Tôi bàng hoàng - Chắc ông muốn nói rằng có một kẻ nào đó đã chủ tâm... - Chính thế đấy. Hình như đó là một loại vi khuẩn đã được cải tạo mà ta thường gọi là elita. Trước hết loại này sinh sôi nảy nở nhanh hơn loại cũ tới hàng chục lần. Một con hóa thành mười con trong khoảnh khắc. Bề mặt giấy chính là môi trường phát triển của chúng và chỉ trong quá trình phân bào như vậy, chúng mới ăn giấy. Thế là chỉ vài giờ, tất cả giấy trên thế giới này bị những bào tử của vi khuẩn đó tràn ngập và... - Nhưng ai đã nghĩ đến việc tạo ra loài vi khuẩn nghê tởm đó? - Điều đó thì tôi cũng không biết. Bào tử vi khuẩn &quot;Sylnis mayoris&quot; được bảo vệ ở Viện sinh vật học vũ trụ. Như vậy, anh có thể đến đấy tra cứu xem ai đã xin chúng đem về nghiên cứu. Tôi tìm các tấm phiếu tra cứu, nhưng không còn tấm nào cả. Vi khuẩn đã chén sạch. Cả những nhãn dán trên các ống nghiệm và ăm-pun thủy tinh dùng để nuôi cấy các loại vi khuẩn từ vũ trụ mang về cũng biến mất. Các nhà bác học đang hoang mang hết sức. Họ không thể đoán trước được những gì sẽ xảy ra. Dù tiếc đứt ruột, họ cũng buộc phải đốt tất cả những tiêu bản quý giá nhất. Gặp ai trong viện, tôi cũng túm lấy hỏi. Họ đều trả lời: - Loài vi khuẩn này chẳng có gì đáng tìm hiểu, nên ít người xin về nghiên cứu. Chỉ có trường Đại học tổng hợp. Anh đến đó, may ra họ có thể cung cấp điều gì mới chăng? Tôi vội ghi địa chỉ phòng thí nghiệm vào tay áo. - À, này anh bạn! - Lúc vừa bước ra khỏi cửa, tôi chợt nghe tiếng gọi - Có một phòng thí nghiệm của một công ty xin mẫu vi khuẩn này. Đó là một công ty hóa chất lớn. Công ty &quot;K.K.&quot; thì phải. Một tia chớp lóe lên trong óc tôi. Có thế chứ: Tôi lần ra đầu mối rồi. Lao vào trạm điện thoại, tôi gọi dây nói về cho tổ kinh tế. Vừa may anh phóng viên khi nãy đã từ công ty &quot;K.K.&quot; về và cho biết họ không tiếp ai cả. Tôi báo cho anh địa chỉ của Nô-mu-ra và bảo anh cùng với tôi đến ngay đấy, đừng chậm một phút nào. Tôi có thể khẳng định rằng: chẳng phải ai khác, chính Nô-mu-ra đang nghiên cứu thứ vi khuẩn này cho công ty &quot;K.K.&quot;. Khi tôi tới nhà Nô-mu-ra, anh phóng viên kinh tế đã chờ tôi ở đó. Mặt Nô-mu-ra tái mét. - Cậu đã làm cái gì vậy? - Tôi túm lấy ngực áo anh hét lên - Ai xúi cậu tạo ra cái giống vi khuẩn đáng nguyền rủa ấy? - Thật là một điều rủi ro - Nô-mu-ra lắp bắp - Mình không hề có ý định tạo ra loại vi khuẩn quái gở này làm gì. Bọn công ty chỉ đề nghị tìm ra một loại vi khuẩn có khả năng làm hư hại giấy nhưng hư hại đôi chút thôi và có khả năng chống lại được các chất kháng sinh thông thường. - Thế cậu có biết chúng cần loại vi khuẩn ấy làm gì không? - Khô... ô... ng. Mình tưởng họ dùng để thủ tiêu giấy lộn... - Trời, bọn bác học các anh thì chỉ thế! - Anh phóng viên kinh tế không nén giận dữ và thương hại - Các anh không hề nghĩ gì đến xã hội. Anh có muốn tôi nói cho anh biết rõ chúng muốn dùng vi khuẩn của các anh làm gì không? Tất cả chỉ vì loại giấy bằng chất dẻo. Công ty &quot;K.K.&quot; cùng với một số tơ-rớt nước ngoài đang nghiên cứu kỹ thuật sản xuất loại giấy này. Nhưng chúng rất lo vì giá thành quá cao. Chất lượng giấy bằng chất dẻo lại cũng chưa phải là tốt, trừ tính chịu nước. Chúng nó đã bỏ vào đó biết bao nhiêu tiền của mà vẫn không cạnh tranh được với thứ giấy chúng ta dang dùng. Muốn giấy chất dẻo bán được, chúng nó phải... Nào, anh đã hiểu chưa? Nô-mu-ra cúi gục đầu xuống. - Cậu đã hiểu việc làm của cậu chưa? - Tôi nắm lấy cánh tay Nô-mu-ra. Hãy mở to mắt ra. Bọn tư bản chẳng bao giờ cần đến cậu để nghiên cứu thuốc trừ dịch hay khử hơi độc đâu... Thật ra trên thế giới, cũng như ở chúng ta đây thôi, có hàng chục nghìn nhà bác học đang say sưa nghiên cứu vì lợi ích của loài người. - Làm sao mình có thể biết được những điều các cậu vừa nói cho mình nghe? - Nô-mu-ra chớp chớp đôi mắt, có vẻ thật sự hối hận. - Lúc nhận lời, mình chỉ nghĩ cách sáng tạo ra một loài vi khuẩn có khả năng sống mà thôi, cuối cùng mình đã nắm được bí quyết của chúng nhờ nghiên cứu thiết bị làm sạch không khí... Ở đây, người ta dùng côban 60 nên rất rẻ... - ...? - Trên sao Hỏa, tia bức xạ vũ trụ mạnh hơn trên trái đất nhiều, có nghĩa là vi khuẩn trên sao Hỏa chịu phóng xạ giỏi hơn vi khuẩn trên trái đất. Nhưng bọn mình đã không tính đến chuyện đó. Một số vi khuẩn phóng xạ đã sống sót và lọt ra khỏi phòng thí nghiệm. Có lẽ tia phóng xạ đã gây nên hiện tượng đột biến, và vì vậy xuất hiện một giống vi khuẩn hoàn toàn mới, chưa ai ngờ tới... - Điều quan trọng nhất hiện nay là có biện pháp nào để tiêu diệt vi khuẩn đó không? - Cả hai chúng tôi cùng ngắt lời Nô-mu-ra. - Tiêu diệt hoàn toàn thì khó lắm... - Nô-mu-ra trầm ngâm - Ngay cả vi trùng dịch hạch, loài người đã dầy công nghiên cứu bao nhiêu thế kỷ nay mà vẫn chưa tiêu diệt được nữa là. Mà loại vi khuẩn mới này lại cực kỳ bền vững... - Như thế là ta đành chịu bó tay sao? - Tôi thất vọng. - Không hẳn như vậy. Để mình còn suy nghĩ. Thật ra, chẳng ai hiểu rõ loại vi khuẩn này bằng mình. Có thể mình sẽ tìm ra một loại giấy chống lại chúng chăng. - Cậu hãy bắt tay vào làm việc đó ngay từ phút này đi - Tôi đứng lên tạm biệt Nô-mu-ra - Nếu cậu không thành công, chúng tớ buộc sẽ phải tố cáo cậu trước dân chúng đấy. Rõ rồi chứ? Chắc các bạn cũng đoán ra rồi. Nô-mu-ra đã thành công. Anh ta phát minh ra được một dung dịch để tẩm vào bột giấy trước khi xeo, làm cho giấy chống lại vi khuẩn Sylnis mayoris. Lúc đầu tờ giấy tội nghiệp chỉ sống được có 2 giờ, rồi 6 giờ, rồi 3000 giờ. Cuối cùng, vi khuẩn đành chịu thua. Ôi, cảm động biết bao khi được cầm trong tay những tờ giấy trắng! Viết! Tôi viết lia lịa. Và bài đầu tiên của tôi là thiên phóng sự các bạn đang đọc, kể lại một thảm họa đã qua. Mọi sinh hoạt đã trở lại gần như bình thường. Các bạn cũng nên mừng cho Nô-mu-ra, nhân vật chính trong câu chuyện này. Bây giờ thì nhà bác học trẻ, nhiều tài năng nhưng lại quá ngây thơ của chúng ta, không còn dại dột nữa. Anh ấy cũng như chúng ta đã biết cân nhắc và suy nghĩ cẩn thận trước khi bắt tay vào nghiên cứu. Song bài học ấy dù sao cũng phải trả bằng một giá quá đắt. Mục lục Lịch sử một tai họa Lịch sử một tai họa Sakyo KomatsuChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.Đánh máy: HuyTran Nguồn: Tập truyện &quot; Chuyến du hành ngược thời gian &quot;Được bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 6 tháng 2 năm 2007
vanhoc
Filipp Ivanovich Golikov (, đọc là Philíp Ivannôvích Gôlicốp; 30 tháng 7 năm 1900 – 29 tháng 7 năm 1980) là một sĩ quan chỉ huy của Hồng quân Liên Xô. Ông được phong quân hàm Nguyên soái Liên Xô vào năm 1961. F. I. Golikov tham gia Hồng quân ngay trong cuộc Nội chiến Nga. Ngay trước khi Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại bùng nổ, Golikov được bổ nhiệm là tư lệnh Tập đoàn quân số 6 khi Liên Xô tấn công Ba Lan vào năm 1939 và sau đó, từ năm 1940 đến 1941 ông làm Giám đốc Cục tình báo Trung ương Liên Xô (GRU), trực tiếp chỉ đạo các hoạt động của các phái đoàn quân sự Liên Xô tại Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Trong Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, Golikov là Tư lệnh của Phương diện quân Bryansk (1942) và Phương diện quân Voronezh (1942–1943), trước khi được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ quốc phòng vào tháng 4 năm 1943, ở vị trí này ông tham gia tổ chức cho các tù binh chiến tranh Liên Xô được hồi hương. Sau chiến tranh, F. I. Golikov đảm nhận nhiều vị trí khác nhau trong Bộ quốc phòng. Tham khảo Liên kết ngoài Tiểu sử Filipp Ivanovich Golikov Thành viên Xô viết tối cao
wiki
Tobruk là một bộ phim điện ảnh về số phận những binh sĩ Tiệp Khắc tham chiến ở châu Phi trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ra mắt lần đầu năm 2008. Truyện phim dựa theo tiểu thuyết Dấu hiệu đỏ của lòng dũng cảm của nhà văn Stephen Crane. Nội dung Diễn viên Jan Meduna Petr Vaněk Robert Nebřenský Kryštof Rímský Martin Nahálka Michal Novotný Radim Fiala Matěj Hádek Andrej Polák Petr Stach Petr Lněnička Martin Fratrič Matúš Krátky Petr Halberstadt Jaromír Meduna Petr Vršek Vojtěch Kotek Štěpán Benoni Jan Monczka Ê-kíp Thiết kế sản xuất: Jan Vlasák Phục trang: Jaroslava Procházková Hóa trang: Linda Dvorakova, Ivo Strangmüller Hậu trường Ngày 24 tháng 10 năm 2011, tại Praha, trong lễ kỷ niệm 70 năm cuộc xâm lược Libya của quân đội Tiệp Khắc, bộ phim đã được công chiếu đặc biệt với độ phân giải 4K. Vinh danh Liên hoan phim Quốc tế Bratislava Hội chợ phim châu Âu Liên hoan phim Quốc tế Pilsen Hội chợ phim Cannes Liên hoan phim Quốc tế Karlovy Vary - 3 giải thưởng Sư tử Séc trong 8 đề cử: Quay phim (Vladimír Smutný), âm nhạc (Richard Horowitz, Sussan Deyhim), âm thanh (Pavel Rejholec, Jakub Čech) Liên hoan phim Austin Liên hoan phim Pantalla Pinamar Liên hoan phim Những họa tiết Do Thái Tham khảo Liên kết ngoài Thông tin trên Website Cơ sở dữ liệu Điện ảnh Tiệp Khắc Thông tin trên Website Hộp Điện ảnh Séc Thông tin trên Website FDb Phim của Đài truyền hình Séc Phim về Thế chiến II Phim chiến tranh Phim lịch sử Phim hành động Phim năm 2008 Phim Slovakia
wiki
Cầu Debilly (tiếng Pháp: Passerelle Debilly) là một cây cầu đi bộ bắc qua sông Seine thuộc Paris, Pháp. Cây cầu này được xây dựng nhân dịp Triển lãm thế giới năm 1900 tổ chức tại Paris, nó nối liền kè New York với kè Branly. Từ năm 1966 cây cầu này được xếp hạng Di tích lịch sử của Pháp. Lịch sử Nhân dịp đăng cai Triển lãm thế giới 1900, chính quyền Pháp và Paris đã cho xây dựng mới rất nhiều công trình như tháp Eiffel, Grand Palais, Petit Palais,... Để đáp ứng nhu cầu đi lại của lượng khách rất lớn theo dự kiến, ngày 26 tháng 10 năm 1898 Chủ tịch Uỷ ban Hội chợ thế giới 1900 Alfred Picard đã quyết định cho xây dựng một cây cầu đi bộ nằm gần tháp Eiffel với kiến trúc hiện đại. Ban đầu cây cầu có tên Cầu Triển lãm quân sự (Passerelle de l'Exposition militaire) sau đó là Cầu Magdebourg (passerelle de Magdebourg) rồi Cầu Debilly (Passerelle Debilly), lấy theo tên vị tướng Jean Louis Debilly thời Đệ nhất đế chế đã chết tại trận Iéna năm 1806 (ngay bên cạnh cầu Debilly là cầu Iéna). Cây cầu có kiến trúc kiểu mới với một khung kim loại với 2 trụ nằm gần bờ, cầu được trang trí bằng các viên gạch sứ của hãng Gentil & Bourdet. Cây cầu này cùng tháp Eiffel là hai công trình kim loại tiêu biểu cho thời kì Hội chợ thế giới. Năm 1991 cây cầu này được sơn lại và đến năm 1997 thì được tu bổ bằng các loại gỗ nhiệt đới. Vào năm 1989, người ta đã tìm thấy trên cầu xác của một viên chức ngoại giao người Đức làm việc cho cơ quan tình báo Cộng hoà Dân chủ Đức, sự việc này xảy ra chỉ vài ngày sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin. Đạo diễn Brian de Palma đã lấy cảm hứng từ sự kiện này để quay một số cảnh bộ phim Femme Fatale tại đây vào năm 2002. Tham khảo Liên kết ngoài Bài viết trên trang của thành phố Paris Bài viết trên Structurae Debilly Debilly Debilly Debilly Debilly Debilly
wiki
là một bộ phim kinh dị Tokusatsu của Nhật Bản năm 1992 của đạo diễn Osamu Tsuji trong Kamen Rider Series và cũng là bộ phim điện ảnh đầu tiên của Toei.. Bộ phim ra mắt Kamen Rider Shin. Nội dung Bác sĩ Daimon Kazamatsuri và Giichi Onizuka là hai nhà di truyền học, nghiên cứu các phương pháp chữa trị các bệnh như AIDS và ung thư bằng cách thực hiện các thí nghiệm để biến đổi gen của con người. Đối tượng thử nghiệm, Shin Kazamatsuri là con trai của bác sĩ Kazamatsuri. Hoạt động của họ được tài trợ bởi một nhóm những người có kế hoạch sử dụng nghiên cứu cho lợi ích riêng của họ. Các bác sĩ trước đây đã không thành công với các thí nghiệm trên cyborg. Tuy nhiên, họ không biết về tham vọng bí mật của Onizuka: anh ta muốn tạo ra một chiến binh mới bằng cách hợp nhất DNA của châu chấu vào các đối tượng thử nghiệm. Đồng thời anh ta đã tự mình thử nghiệm trên cơ thể mình và biến mình thành Onizuka Rider/Transformed Onizuka. Cũng trong lúc đó nghiên cứu trên cơ thể Shin Kazamatsuri thành công và biến anh thành Kamen Rider Shin. Bị ám ảnh bởi những cơn ác mộng kinh hoàng dường như quá thực tế và đang phải vật lộn để duy trì một số tính chất bình thường trong cuộc sống của mình, anh ta đấu tranh để khám phá âm mưu dệt quanh mình khi cuộc sống của anh sụp đổ. Với nỗi sợ hãi và sợ hãi làm giảm quyết tâm của mình, anh quay sang một vài người bạn và gia đình anh đã rời đi để an ủi, không hoàn toàn hiểu được mối nguy hiểm mà họ gặp phải khi tham gia. Mặc dù anh ta đã vượt qua những kẻ thù phản bội và học cách kiểm soát hình dạng đột biến của mình, cuối cùng anh ta đã bước đi trên con đường cay đắng mà tất cả các kỵ sĩ chân chính đi theo, một con đường ôm lấy sự cô lập và đánh mất hạnh phúc của chính mình. Để tránh xa con người cũ của mình, anh ta mất bạn bè, gia đình và một số đồng minh còn lại đã giúp anh ta thoát khỏi sự nắm bắt của Syndicate. Cuối cùng, chính sự quyết tâm và ý thức mạnh mẽ về công lý của anh ấy đã giúp anh ấy tiếp tục. Với cái chết của bạn gái, Ai Asuka, Shin cuối cùng cũng tự xóa tan nghi ngờ của mình và quyết tâm tiêu diệt Syndicate bằng sức mạnh của mình. Sau cuộc đối đầu với nhà khoa học bắn Ai, Shin đến bên cô trong những giây phút cuối cùng và với hơi thở hấp hối, cô cầu xin Shin hãy chăm sóc đứa con của họ, người vẫn còn sống do thừa hưởng khả năng đột biến của Shin. Trong khi đó, một sinh vật đang rình rập trong thành phố để giết người. Shin tin rằng anh ta là người đã gây ra vụ giết người, nhưng cuối cùng anh ta phát hiện ra kế hoạch của Onizuka. Onizuka đã tự thử nghiệm và thay đổi gen của mình. Thần giao cách cảm cho phép anh giao tiếp với Shin, khiến Shin trở thành nhân chứng cho những vụ giết người. Trong trận đấu cuối cùng với Goushima, Shin đã chiến thắng và kết liễu anh ta bằng một cú dứt điểm tàn bạo dã man. Khi cyborg cố gắng thực hiện một đòn tấn công bất ngờ cuối cùng thông qua một quả bom ẩn trong đầu, Shin ném cái đầu sang một bên và tránh được vụ nổ chí mạng. Một nhân viên CIA theo dõi Shin và muốn tiêu diệt anh ta, vì không ai biết mối đe dọa thực sự mà Shin có thể gây ra. Diễn viên Katsuhisa Ishikawa:Shin Kazamatsuri Yumi Nomura: Ai Asuka Akira Ishihama: Daimon Kazamatsuri Daijiro Harada: Iwao Himuro Reiji Andou: Goushima Kouki Kataoka: Giichi Onizuka Kiyomi Tsukada: Sarah Fukamachi Masanobu Takashima: Takuya Yuki Jiro Okamoto: Kamen Rider Shin (diễn viên phục trang) Kazutoshi Yokoyama as Cyborg Soldier Level 2 (diễn viên phục trang) Sáng tạo: Shotaro Ishinomori Susumu Yoshikawa Osamu Kaneda, Kazuyoshi Yamada Nobuo Yajima Katsushi Murakami Âm nhạc Bài hát "Forever" của bộ phim được thực hiện bởi Noriko Watanabe, với lời bài hát của Hiroko Kimura, sáng tác của Ryuudou Uzaki, và sắp xếp của Tooru Yuugawa. Bộ phim được phát hành trên DVD vào ngày 25 tháng 4 năm 2008, bởi Bandai Visual. Sau đó, nó đã được phát hành trên kênh đăng ký của Toei, bộ phim có sự góp mặt của bộ phim kỷ niệm 40 năm Kamen Rider vào tháng 7 năm 2011. OST được Nippon Colombia phát hành vào ngày 6 tháng 7 năm 2005 dưới dạng bản phát hành đặc biệt Animex với giá bán trên đường phố là 1, 200 Yen với các bản nhạc được sáng tác bởi Ryudo Uzaki và Kaoru Wada. Xuất hiện - Kamen Rider Shin Shin Kamen Rider xuất hiện trong các bộ phim sau Kamen Rider Decade. Ông cũng là trọng tâm chính của All Riders vs. Dai-Shocker. Kamen Rider Shin cũng xuất hiện như một nhân vật có thể chơi trong trò chơi video năm 2011 trong trò chơi video Nintendo DS - All Kamen Rider: Rider Generation. All Riders vs. Dai-Shocker Shin, cùng với các Shōwa Rider khác, xuất hiện trong Kamen Rider Decade: All Riders vs. Dai-Shocker. Trong các bộ phim ăn khách trên Internet đi kèm với bộ phim, Shin được xác định là Kamen Rider chính thức thứ 13 của thời đại Showa. Trong trận chiến, anh được nhìn thấy chiến đấu với Bakeneko, Formica Pedes, Rat Fangire, Shiomaneking, Mole Imagin và Geophilid Worm. Let's Go Kamen Riders Một tai nạn gây ra bởi Greekh Ankh đã vô tình thay đổi dòng thời gian cho phép Shocker sử dụng Huy chương tế bào để tạo ra Shocker Greeed đã đánh bại Double Riders và dường như xóa bỏ Kamen Rider khỏi lịch sử. Năm 2011, sau nỗ lực sửa chữa thiệt hại của Kamen Rider New Den-O, anh cùng với Kamen Rider OOO và M-Ankh chờ đợi hành quyết. Tuy nhiên, nó đã được tiết lộ rằng Double Riders đã bị tẩy não bởi một nhà khoa học Shocker. Double Riders đã tham gia cùng với New Den-O và OOO để chiến đấu với lực lượng của Shocker, nhưng cuối cùng đã bị đánh bại. Khi mệnh lệnh được đưa ra để giết tất cả mọi người, V3 bất ngờ xuất hiện, khẳng định rằng có hơn bốn kỵ sĩ. V3 nhanh chóng được theo sau bởi tất cả các tay đua hồi sinh khác đến sau anh ta, bao gồm cả Shin, mặc dù lịch sử Rider đã thay đổi, ký ức của mọi người vẫn không thay đổi. Sau khi các tay đua hợp nhất, họ đối đầu với Thủ lĩnh vĩ đại của Shocker. Sau đó, khi được tham gia bởi một lực lượng kỵ sĩ phụ, Shin và tất cả các tay đua khác đã lên xe máy của họ và thực hiện "All Rider Break", đâm vào Rock Great Leader và đánh bại nó một lần và mãi mãi. Tham khảo Tokusatsu Phim tiếng Nhật
wiki
Cúp bóng đá châu Phi 2013, còn có tên là Cúp bóng đá châu Phi Orange theo tên nhà tài trợ, là Giải vô địch bóng đá châu Phi lần thứ 29, được tổ chức từ 19 tháng 1 đến 10 tháng 2 năm 2013 tại Nam Phi . Số đội tham dự giải là 47. Vòng chung kết gồm 16 đội: đội chủ nhà và 15 đội bóng vượt qua vòng loại. Đây là lần thứ hai Nam Phi giành quyền đăng cai giải đấu này, sau lần đầu tiên là vào năm 1996. Nigeria lần thứ 3 giành chức vô địch châu lục sau khi vượt qua Burkina Faso với tỉ số 1–0 ở trận chung kết. Còn Zambia trở thành đội đương kim vô địch thứ mười một bị loại ngay từ vòng bảng (sau CHDC Congo là vào các năm 1970, 1976, Ghana là vào các năm 1980, 1984 cùng với Sudan 1972, Maroc 1978, Nigeria 1982, Ai Cập 1988 và Cameroon 1990 và Algérie 1992). Cúp bóng đá châu Phi từ giải lần này chuyển sang tổ chức vào các năm lẻ để tránh trùng năm với Cúp bóng đá thế giới, do vậy chỉ sau giải trước đó có đúng 1 năm. Việc lựa chọn chủ nhà Việc lựa chọn chủ nhà được quyết định từ trước giải đấu 2010. Xem chi tiết tại: Cúp bóng đá châu Phi 2010. Vòng loại Vì thời gian gấp gáp (1 năm) so với giải trước nên vòng loại chỉ tổ chức đá loại trực tiếp (1 vòng sơ loại và 2 vòng loại) chứ không đấu bảng như truyền thống. 46 đội bóng tham gia vòng loại chọn ra 15 đội bóng, cùng đội chủ nhà Nam Phi tham dự vòng chung kết. Các đội vượt qua vòng loại Địa điểm thi đấu Hiệp hội bóng đá Nam Phi cho phép tất cả các sân vận động từng tổ chức World Cup 2010 được quyền dự tuyển đăng cai giải đấu, tuy nhiên chỉ lựa chọn tối đa 7 sân vận động. Ngày 4 tháng 5 năm 2012 các sân vận động được chính thức công bố. Sân vận động FNB (từng tổ chức trận chung kết World Cup 2010) được lựa chọn để tổ chức trận khai mạc và chung kết. Các sân vận động khác là Mbombela, Vịnh Nelson Mandela, Royal Bafokeng và Moses Mabhida. Thành phố tổ chức Cúp bóng đá châu Phi 1996 Sân được sử dụng ở Cúp bóng đá châu Phi 1996 Sân vận động quốc gia Sức chứa mở rộng Mọi sức chứa đều là ước lượng Trọng tài Dưới đây là danh sách các trọng tài điều khiển các trận đấu của Cúp bóng đá châu Phi 2013. Trọng tài chính Mohamed Benouza Djamel Haimoudi Néant Alioum Noumandiez Doué Gehad Grisha Eric Otogo-Castane Bakary Gassama Sylvester Kirwa Hamada Nampiandraza Koman Coulibaly Ali Lemghaifry Rajindraparsad Seechurn Bouchaïb El Ahrach Badara Diatta Bernard Camille Daniel Bennett Slim Jedidi Janny Sikazwe Trợ lý trọng tài Albdelhak Etchiali Jerson Emiliano Dos Santos Jean-Claude Birumushahu Evarist Menkouande Yanoussa Moussa Yéo Songuifolo Angesom Ogbamariam Theophile Vinga Malik Alidu Salifu Marwa Range Balla Diarra Redouane Achik Arsénio Chadreque Marengula Peter Edibe Félicien Kabanda Djibril Camara El Hadji Malick Samba Zakhele Siwela Ali Waleed Ahmed Béchir Hassani Anouar Hmila Cầu thủ tham dự Lễ bốc thăm Lễ bốc thăm cho vòng chung kết diễn ra ngày 24 tháng 10 năm 2012 tại Durban.. 16 đội tham dự được chia thành 4 bảng. Hai đội đứng đầu bảng lọt vào tứ kết. Chủ nhà Nam Phi và đương kim vô địch Zambia lần lượt được xếp làm hạt giống bảng A và C.. 14 đội bóng còn lại xếp hạng dựa trên thành tích của 3 giải gần đây nhất là 2008, 2010 và 2012 với cách tính điểm như sau: Giải đấu càng gần thì có trọng số càng cao. 2012: điểm nhân 3 2010: điểm nhân 2 2008: điểm nhân 1 Dựa vào đó các đội được chia vào 4 nhóm, mỗi bảng gồm 4 đội ở 4 nhóm. Kết quả giải đấuThời gian tính theo giờ địa phương (UTC+1)'' Thể thức xếp hạng Nếu hai hay nhiều đội cùng điểm với nhau khi kết thúc vòng đấu bảng, các tiêu chí để xếp hạng theo thứ tự như sau: Thành tích đối đầu trực tiếp giữa các đội Hiệu số bàn thắng thua khi đối đầu trực tiếp Bàn thắng ghi được khi đối đầu trực tiếp Hiệu số bàn thắng thua trong bảng đấu Bàn thắng ghi được trong bảng đấu Ban tổ chức bốc thăm Bảng A |} Bảng B |} Bảng C |} Bảng D |} Vòng đấu loại trực tiếp Tứ kết Bán kết Tranh hạng ba Chung kết Giải thưởng cá nhân Ban tổ chức đã trao những giải thưởng cá nhân sau : Cầu thủ xuất sắc nhất giải, giải Orange Jonathan Pitroipa Vua phá lưới, giải Pepsi Emmanuel Emenike Cầu thủ chơi đẹp, giải Samsung Victor Moses Bàn thắng đẹp nhất giải, giải Nissan Youssef Msakni, trận gặp Algérie Đội hình tiêu biểu Danh sách cầu thủ ghi bàn 4 bàn Emmanuel Emenike Wakaso Mubarak 3 bàn Alain Traoré Seydou Keita 2 bàn Jonathan Pitroipa Dieumerci Mbokani Gervinho Yaya Touré Kwadwo Asamoah Mahamadou Samassa Sunday Mba Victor Moses Siyabonga Sangweni 1 bàn Sofiane Feghouli El Arbi Hillel Soudani Aristide Bancé Djakaridja Koné Platini Héldon Ramos Fernando Varela Trésor Mputu Wilfried Bony Didier Drogba Cheick Tioté Didier Ya Konan Adane Girma Emmanuel Agyemang-Badu Christian Atsu Twasam John Boye Asamoah Gyan Cheick Fantamady Diarra Sigamary Diarra Issam El Adoua Youssef El-Arabi Abdelilah Hafidi Uwa Elderson Echiéjilé Brown Ideye Ahmed Musa May Mahlangu Lehlohonolo Majoro Tokelo Rantie Emmanuel Adebayor Jonathan Ayité Serge Gakpé Dové Wome Khaled Mouelhi Youssef Msakni Collins Mbesuma Kennedy Mweene phản lưới nhà Nando (trong trận gặp ) Truyền thông - Gồm có Pháp. - Gồm có Bolivia, Brasil, Guyana, Paraguay và Suriname. Chú thích Tham khảo Thông tin trên trang chủ Liên đoàn bóng đá châu Phi Chi tiết tại trang RSSSF 2013 Cúp bóng đá châu Phi 2013 Nam Phi năm 2013
wiki
TRAPPIST - 1 - Ảnh: NASA. Các nhà khoa học NASA đã dùng siêu kính viễn vọng James Webb để kiểm tra lại TRAPPIST-1b, một trong những hành tinh được cho là giống Trái Đất được tìm thấy trước đó bằng những công cụ kém sắc nét hơn. Theo NASA, khác với Kính viễn vọng không gian hồng ngoại Spitzer, Kính viễn vọng không gian James Webb (do NASA điều hành chính, phối hợp với ESA và CSA là cơ quan vũ trụ của châu Âu và Canada ) thực sự có thể nắm bắt được ánh sáng từ phía hành tinh tiềm năng này. Dư liệu quang phổ khẳng định kích thước giống Trái Đất của nó, nhưng kèm theo một tin gây thất vọng. Hình ảnh từ máy ảnh hồng ngoại trung bình (MIRI) của James Webb, một thiết bị cảm ứng nhiệt siêu nhạy, cho thấy hành tinh này phải nóng thiêu đốt – khoảng 232 độ C, khiến hy vọng về sự sống ngự trị trên nó gần như tắt ngấm. Chưa hết, các nhà khoa học còn nhận thấy nó có thể là một khối đá trơ trụi đã bị mất đi bầu khí quyển. Trước đó TRAPPIST-1b cùng 6 hành tinh khác cùng thuộc hệ TRAPPIST-1 cách chúng ta 378 ngàn tỉ năm ánh sáng. TRAPPIST-1 là tên một sao lùn đỏ và nhỏ hơn nhiều so với Mặt Trời, được xác định là sao lùn loại M, loại sao phổ biến nhất dải Ngân Hà . Cả 7 hành tinh của hệ này đều được cho là có thể có nước lỏng, dù một số cái có quá nhiều đến nỗi tạo thành hành tinh đại dương khó sống. Có nhiều luồng ý kiến, có người cho rằng sự sống có khả năng tồi tại cao hơn ở những thế giới gần sao mẹ như TRAPPIST-1b. Chúng cũng có kích thước xấp xỉ Trái Đất. Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại cho rằng sự sống có tiềm năng hơn ở các thế giới xa mặt trời, mát mẻ, khí hậu có thể là ôn đới. Nhưng dù gì đi nữa ít nhất trong thế hệ này bạn không thể đặt chân lên đó – một khoảng cách quá xa, ngoài tầm với của tất cả các tàu vũ trụ hiện nay.
vanhoc
Phạm Lưu Vũ Học làm quan (Trích Luận ngữ tân thư ) Chuyện cũ đọc xong rồi... tỉnh bơ thì: hoặc là chuyện sắp vứt vào sọt rác, hoặc là người sắp quy tiên (sắp toi). Cũ/mới xin không bàn đến; “người”/“ngợm” xin cũng miễn bàn. Song, chuyện cũ đọc xong mà... giật mình thì chắc chắn là chuyện chưa thể vứt vào sọt rác, và người... cũng chưa đến nỗi liệt vào hạng bỏ đi. Kẻ khoác lác há to mồm mà tắc tị. Bậc Thiền sư ngậm miệng mà thông suốt mọi điều. Kẻ dối trá suốt đời lo gào thét để nhồi sọ thiên hạ. Bậc Vạn thế Sư chỉ cần im lặng mà vẫn truyền được đạo lý cho đời... Trên đây vẫn “Lời tựa” trong Luận ngữ tân thư. Sau đây lại xin trích một phần của bộ sách đó: Khổng Tử rời nước Lỗ đến nước Vệ. Ngài cùng các học trò ở nhờ trong phủ quan đại phu nước Vệ là Cừ Viên. Người nước Vệ nghe tin, nhiều kẻ tìm đến khấn lễ với Cừ Viên, xin được làm học trò Khổng Tử. Cừ Viên hỏi: “Chẳng hay các người muốn học Phu Tử để làm gì?” Đám kia trả lời: “Chúng tôi học để làm quan.” Cừ Viên bảo: “Bình sinh ta nghe nói Phu Tử chỉ dạy làm người, chưa hề nghe nói Ngài dạy làm quan bao giờ. Phu Tử từng bôn ba khắp thiên hạ, cũng chưa gặp một người nào muốn học làm quan. Nay các người đòi hỏi một việc chưa hề có tiền lệ như thế, dẫu ta thân đứng ra nói, chắc gì Phu Tử đã nhận lời.” Đám kia liền năn nỉ: “Ấy, chính vì thế mà nước Vệ ta xưa nay luôn tự hào là một dân tộc độc nhất vô nhị. Ai ai cũng không thèm làm người, chỉ nhăm nhăm muốn làm quan. Chúng tôi vẫn biết Khổng Phu Tử khi làm quan cũng không được bề trên tín nhiệm cho lắm. Chẳng qua là dao sắc không gọt được chuôi đấy thôi. Song làm thầy thì lừng lẫy thiên hạ. Phu Tử dạy vua còn được, huống hồ chỉ dạy làm quan. Ngài cứ đứng ra nói hộ chúng tôi. Biết đâu Phu Tử sẽ chẳng vì nể ngài mà nhận lời. Sau này chúng tôi học xong sẽ ra làm quan, kiếm được bổng lộc, phú quý, nhất định không quên ơn ngài.” Cừ Viên bất đắc dĩ phải vào gặp Khổng Tử, nói lại yêu cầu của bọn người nước Vệ kia, đề nghị Khổng Tử hãy vì họ mà mở lớp dạy làm quan. Quả nhiên Khổng Tử vừa nghe nói đã vội đưa hai tay lên bịt chặt tai lại, lắc đầu ra hiệu từ chối. Đến lượt Cừ Viên phải năn nỉ: “Làm người với làm quan thì có gì phân biệt? Vậy thì dạy làm người với dạy làm quan chắc cũng không khác nhau là mấy. Thiết tưởng với kiến thức của Phu Tử, việc đó cũng chẳng khó khăn gì. Hay là Phu Tử cứ thử dạy họ một phen xem sao.” Khổng Tử nhã nhặn bảo: “Khâu này xưa nay chỉ dạy làm người. Tuy chẳng lạ gì việc làm quan. Song làm người với làm quan là hai việc khác nhau xa lắm, không thể ví với nhau được. Vì thế, dạy làm người tất có chỗ khác với dạy làm quan. Đó là điều mà một kẻ làm thầy như Khâu này không thể tuỳ tiện bạ đâu hay đấy được.” Cừ Viên hỏi: “Khác ở chỗ nào?” Khổng Tử bảo: “Dạy làm người mà không đến nơi đến chốn thì học trò khó có thể thành người. Song dạy làm quan thì chả cần đến nơi đến chốn mà học trò vẫn có thể thành quan. Đó là chỗ khác nhau căn bản. Từ xưa tới nay vẫn vậy.” Cừ Viên lại hỏi: “Thế từ nay về sau thì thế nào?” Khổng Tử bảo: “Càng những đời sau càng như vậy. Thiên hạ rồi sẽ đến lúc, khối kẻ chẳng cần học hành gì, hoặc học giả vờ, mà vẫn có thể làm quan, thậm chí làm quan to, rất to...” Cừ Viên nghe nói thì trợn mắt tỏ vẻ không tin. Thế rồi chợt nghĩ ra điều gì, bèn nhân đó mà năn nỉ: “Đã vậy Phu Tử cứ nhận lời dạy họ đi. Đằng nào cũng thế rồi. Họ có học đến nơi đến chốn hay không thì cũng thế thôi, Phu Tử xem ra chả mất gì...” Lúc bấy giờ đang có Tử Lộ đứng bên cạnh. Tử Lộ thấy thế cũng lên tiếng: “Nước Vệ vô đạo đã bảy tám chục năm nay. Kẻ sĩ rặt một lũ hèn hạ, đội đít đội trôn chính trị, đã tham lam như chó, lại kiêu ngạo, càn rỡ. Kẻ làm dân vì bị tuyên truyền, nhồi sọ từ tấm bé thành ra mê muội, suốt đời chỉ biết tin theo những sự dối trá. Nay quan đại phu đã có ý như vậy, âu cũng là một cơ hội để Phu Tử chứng tỏ cái đạo lý của mình. Nếu không thế, chẳng lẽ người quân tử lại có thể khoanh tay ngồi nhìn lũ vô đạo hoành hành hay sao?” Khổng Tử bảo: “Ta không phải không biết đến điều đó. Song chính trị nước Vệ bây giờ sở dĩ tồn tại là nhờ bám vào một thứ học thuyết lưu manh. Vua quan nước Vệ vì thế sợ đạo lý như kẻ cướp sợ người ngay. Ta nương thân ở đây cũng đã là một cái gai trong mắt họ rồi. Nay lại còn đem đạo lý ra dạy nữa, thì có khác gì mắng vào mặt họ. Họ ngán gì mà không sai quân đến bắt ta, khoá miệng ta lại... Nếu không thì cũng vu vạ cho ta, đặt điều bôi xấu ta, hoặc thuê du côn ném đất ném đá vào nhà ta... Không khéo vạ lây cả đến quan đại phu đây thì làm thế nào?” Tử Lộ vẫn cố thuyết phục: “Không đi đường thẳng thì đi đường vòng, không giảng trực tiếp thì giảng xa xôi. Phu Tử cứ nhận lời đi, rồi tìm cách nào đó mà dạy cho họ. Miễn sao những kẻ cầm quyền không có cớ gì để bắt lỗi Phu Tử là được rồi.” Khổng Tử phần vì nghe Tử Lộ thuyết đến thế thì cũng động lòng quân tử, phần vì nể Cừ Viên quá, bèn nhận lời. Cừ Viên cả mừng, liền ra tuyển được ngay một trăm kẻ hăng hái. Lập tức sai chuẩn bị một phòng thật lớn, kê đủ trăm chiếc ghế rồi định ngày khai giảng. Trước hôm khai giảng, Khổng Tử thân đến xem xét. Ngài chê phòng lớn quá, lãng phí. Chỉ yêu cầu dọn cho một phòng bé bằng nửa, kê vừa đúng 50 chiếc ghế thôi. Cừ Viên cứ phải nhất nhất làm theo mà không hiểu ý Khổng Tử định dạy bằng cách nào. Đúng ngày khai giảng, 100 kẻ xin học tề tựu đông đủ. Khổng Tử thong thả đi đến, dẫn theo cả Tử Lộ. Ngài ghé tai Tử Lộ bảo cứ như thế, như thế... Tử Lộ bèn cầm danh sách, đọc từ trên xuống dưới, lần lượt 50 người vào ngồi kín các ghế. Tử Lộ tiếp tục gọi kẻ tiếp theo. Thấy thế, 50 kẻ còn lại thắc mắc: “Ghế đã hết rồi. Vậy mà thầy cứ gọi tiếp thì chúng tôi ngồi vào chỗ nào?” Tử Lộ bèn trỏ vào 50 kẻ đang yên vị trong phòng bảo: “Chẳng phải vai họ vẫn còn trống đấy là gì?” Năm mươi kẻ còn lại hiểu ngay ra thấy khoái quá, lập tức nối nhau chen vào, cứ thế lần lượt trèo lên vai những kẻ vào trước. Rốt cuộc, cả trăm người đều có chỗ ngồi. Yên vị xong đâu đấy, Khổng Tử khoan thai bước lên bục, ngồi xếp bằng tròn, nhắm mắt lại rồi ung dung... đánh một giấc. Phía dưới, những học trò phải cõng trên vai kẻ khác lúc đầu vì hăng hái nên chưa cảm thấy gì. Song càng về sau càng thấy nặng, như phải đeo trên cổ một khối đá ngàn cân. Dần dần không thể chịu nổi, người nào người nấy mặt mũi đỏ gay, sùi cả bọt mép, xương sống như muốn rời ra, hai vai tê dại. Những kẻ ấy muốn gào lên mà không dám, sợ thầy quở, đành cứ phải è cổ chịu đựng. Thế rồi cũng đến lúc sức lực có hạn, không giữ lễ nổi nữa, lần lượt từng người, từng người một gục xuống, làm cho những kẻ ngồi trên cũng ngã giúi ngã giụi, va vào nhau bươu đầu mẻ trán. Cả năm chục chiếc ghế gãy đổ liểng xiểng. Lớp học biến thành một đống người, ghế ngổn ngang. Bầy giờ Tử Lộ mới vào. Thầy ra lệnh cho những kẻ ngồi trên đổi chỗ cho kẻ ngồi dưới, kẻ ngồi dưới lại trèo lên trên, rồi sắp xếp lại trật tự, tiếp tục chờ nghe giảng. Phía trên bục, Khổng Phu Tử vẫn ngưng thần nhập định, dường như còn lâu Ngài mới ra khỏi giấc nồng. Chẳng mấy chốc thì tình trạng lại diễn ra y như trước, lại ngã giúi ngã giụi, ghế ghiếc lại đổ liểng xiểng. Lớp học một lần nữa biến thành đống người ghế lộn xộn. Bấy giờ Khổng Tử mới từ từ mở mắt ra. Ngài đứng dậy, rũ mạnh tay áo một cái, đoạn quay người bước ra cửa đi thẳng một mạch. Kết quả suốt cả buổi, Ngài im thin thít, không hề hé răng lấy nửa tiếng. Cừ Viên thấy Khổng Tử đã trở về phòng, liền chạy đến hỏi: “Bài giảng hôm nay thế nào?” Khổng Tử bảo: “Xong rồi.” Cừ Viên trợn mắt kinh ngạc: “Chẳng lẽ học làm quan... nhanh đến thế hay sao?” Khổng Tử bảo: “Làm quan cốt ở chỗ phải biết thế nào là kẻ làm dân. Nay chỉ trong vòng một buổi, họ đã tự cho nhau nếm mùi của kẻ làm làm dân rồi. Khâu này cần gì phải giảng thêm câu nào nữa.” Tháng giêng năm Đinh Hợi (2007) Phạm Lưu Vũ Mục lục Học làm quan Học làm quan Phạm Lưu VũChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: Được bạn: đưa lên vào ngày: 24 tháng 3 năm 2007
vanhoc
Supermodelo 2008 là mùa thứ ba của Supermodelo. Trong mùa này, Eloísa González sẽ thay thế Judit Mascó trở thành người dẫn chương trình. Lần đầu tiên, các thí sinh nam được phép tham gia một cuộc thi riêng với nữ. Người chiến thắng trong cuộc thi là Eva Prieto, 21 tuổi đến từ Barcelona và Oliver Baggerman, 20 tuổi đến từ Tenerife. Họ giành được: 1 hợp đồng người mẫu với Elite Model Management ở Milan cho Oliver, 1 hợp đồng người mẫu với Elite Model Management và trở thành đại diện tiếp theo của Tây Ban Nha trong cuộc thi Elite Model Look cho Eva. Các thí sinh (Tuổi tính từ ngày dự thi) Buổi chụp hình Tập 1: Ảnh chân dung (casting) Tập 2: Áo tắm trên cầu trượt nước (casting) Tập 4: Vui chơi trên du thuyền (casting) Tập 5: Tạo dáng trong máy tập lái xe (casting) Tập 16: Bơi trong hồ bơi với áo tắm Tập 17: Chiến tranh Bán đảo Tập 18: Thời trang thập niên 1970 Tập 19: Thời trang công nhân theo nhóm tại nhà máy xi măng Tập 21: Tạo dáng trong xe Lancia Ylipson theo cặp Tập 22: Quyến rũ trong khi rửa xe Tập 24: Thiên thần và ác quỷ trên giường Tập 26: Tập 27: Ma cà rồng theo cặp Tập 33: Tạo dáng trong tiệm làm tóc theo nhóm; Phong cách David Bowie Tập 32: Body painting Tập 33: Sự nam tính và sự nữ tính Tập 36: Thời trang Oxford Tập 38: Vũ công
wiki
Dương Khoan (, 1914 – ngày 5 tháng 9 năm 2005), biểu tự Khoan Chính (), là một nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc. Dương Khoan sinh tại thị trấn Bạch Hạc Giang huyện Thanh Phố thành phố Thượng Hải, tốt nghiệp khoa sư phạm trường trung học Tô Châu, tốt nghiệp hệ văn học Trung Quốc tại đại học Quang Hoa, sau khi tốt nghiệp trung học, tiến vào nghiên cứu thời kỳ Tiên Tần. Tiểu sử Năm 1946, ông nhậm chức viện trưởng viện bảo tàng thành phố Thượng Hải, kiêm nhiệm chức giáo sư hệ lịch sử tại đại học Quang Hoa, năm 1953 được phong giáo sư hệ lịch sử tại đại học Phục Đán, vào năm 1960 chuyển sang tham gia vào việc lập kế hoạch và nhậm chức vụ phó cục trưởng cục nghiên cứu lịch sử viện hàn lâm khoa học xã hội Thượng Hải. Năm 1970 ông nhận chức giáo sư lịch sử tại đại học Phục Đán. Năm 1984, ông cùng vợ là Trần Hà Tĩnh di cư sang Miami, bang Florida, Hoa Kỳ. Ngày 5 tháng 9 năm 2005, ông qua đời tại Miami, hưởng thọ 92 tuổi. Ông đã xuất bản cuốn tự truyện "Nhiễu loạn và quanh co dòng chảy của lịch sử Trung Quốc" Tác phẩm Chỉnh sửa Từ Hải Trung Quốc Lịch Đại Địa Đồ Tập Tống Sử Nghiên cứu Chiến Quốc Sử Trung Quốc Dã Thiết Kỹ thuật Phát triển Sử Trung Quốc Cổ Đại Lăng Tẩm Chế Độ Sử Nghiên cứu Trung Quốc Cổ Đại Đô Thành Chế Độ Sử Nghiên cứu Tây Chu Sử Trung Quốc Thượng Cổ Sử Đạo Luận Chiến Quốc Sử Liệu Biên Niên Tập Chứng Tự truyện Nhiễu loạn và quanh co dòng chảy của lịch sử Trung Quốc Tham khảo Sinh năm 1914 Mất năm 2005 Nhà sử học Trung Quốc Họ Dương Người Thượng Hải Người Trung Quốc Người họ Dương tại Trung Quốc Nhà sử học Trung Quốc thế kỷ 20 Giảng viên Đại học Phục Đán Cựu sinh viên Đại học Sư phạm Hoa Đông Giáo viên từ Thượng Hải Nhà sử học Trung Hoa Dân Quốc
wiki
Luis von Ahn (sinh ngày 19 tháng 8 năm 1978) là một doanh nhân ở Guatemala và một giáo sư tại Khoa Khoa học máy tính tại Đại học Carnegie Mellon.  Ông được biết đến như là một trong những người tiên phong của crowdsourcing. Ông là người sáng lập của công ty reCAPTCHA, được bán cho Google trong năm 2009,  và là đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Duolingo, một nền tảng học ngôn ngữ phổ biến. Tiểu sử  Von Ahn đã được sinh ra và lớn lên ở thành phố Guatemala, nơi mà cả cha mẹ của ông đã làm việc như các bác sĩ và gia đình của ông sở hữu một nhà máy kẹo.  Ông tốt nghiệp từ các American School of Guatemala vào năm 1996. Ông đã nhận được một BS trong toán học ( summa cum laude ) từ Đại học Duke năm 2000,  và lấy bằng tiến sĩ từ Đại học Carnegie Mellon vào năm 2005 dưới sự giám sát của giáo sư Manuel Blum. Năm 2006, ông tham gia giảng dạy tại Mellon học Carnegie Khoa học Máy tính nơi mà sau này ông đã gặp Hacker Severin là đồng sánh lập Duolingo Làm việc  Là một giáo sư, nghiên cứu của ông bao gồm CAPTCHA và tính toán của con người, đã mang lại cho ông công nhận quốc tế và rất nhiều danh hiệu. Ông đã được trao một giải thưởng MacArthur Fellowship năm 2006, của David và Lucile Packard Foundation Fellowship năm 2009, một học bổng Sloan trong năm 2009, và một Microsoft mới Khoa học bổng trong năm 2007, và giải thưởng nghề nghiệp của Tổng thống sớm cho các nhà khoa học và kỹ sư vào năm 2012.Ông cũng đã được đặt tên là một trong 50 Brains nhất trong khoa học bởi Khám phá , và đã làm cho nó với nhiều danh sách công nhận bao gồm Popular Science 's Brilliant 10, Silicon.com của 50 người ảnh hưởng nhất trong công nghệ, MIT Technology Review ' s TR35: Young Innovators Dưới 35 tuổi, và Fast Company ''' 100 người sáng tạo nhất trong kinh doanh s.Siglo Veintiuno , một trong những tờ báo lớn nhất ở Guatemala, đã chọn ông là người của năm vào năm 2009. Năm 2011, Tạp chí Chính sách Đối ngoại tại Tây Ban Nha đặt tên ông là người trí thức có ảnh hưởng nhất của Mỹ Latinh và Tây Ban Nha. Von Ahn của nghiên cứu ban đầu  là trong lĩnh vực mật mã học. Với Nicholas J. Hopper và John Langford, ông là người đầu tiên cung cấp các định nghĩa nghiêm ngặt củasteganography và để chứng minh rằng steganography tư nhân quan trọng là có thể. Năm 2000, ông đã làm việc tiên phong đầu với Manuel Blum trên CAPTCHA, kiểm tra máy tính tạo ra con người thường có thể vượt qua nhưng mà máy tính chưa làm chủ được. Các thiết bị này được sử dụng bởi các trang web để ngăn chặn các chương trình tự động hoặc chương trình, từ phạm vào lạm dụng quy mô lớn, chẳng hạn như tự động đăng ký cho số lượng lớn các tài khoản hoặc mua số lượng lớn vé để bán lại bởi phe vé. CAPTCHA mang von Ahn sự nổi tiếng đầu tiên của mình trong công chúng do tính phù hợp của họ trong New York Times và USA Today'' và trên kênh Discovery, NOVA scienceNOW, và các cửa hàng chính thống khác. Tiến sĩ Von Ahn luận án, hoàn thành năm 2005, là ấn phẩm đầu tiên sử dụng thuật ngữ " tính con người " mà ông đã đặt ra, đề cập đến các phương pháp kết hợp trí tuệ của con người với máy tính để giải quyết vấn đề mà không thể giải quyết một mình. Tiến sĩ Von Ahn Luận án là công trình đầu tiên về Games With A Purpose, hoặc GWAPs, đó là trò chơi của người sản xuất tính toán hữu ích như là một tác dụng phụ. Ví dụ nổi tiếng nhất là game ESP, một trò chơi trực tuyến, trong đó hai người kết hợp ngẫu nhiên được đồng thời thể hiện những hình ảnh đó, không có cách nào để liên lạc. Mỗi sau đó liệt kê một số từ hoặc cụm từ mô tả các hình ảnh trong một thời gian giới hạn, và được thưởng bằng điểm cho một trận đấu. Trận đấu này hóa ra là một mô tả chính xác của hình ảnh, và có thể được sử dụng thành công trong một cơ sở dữ liệu cho công nghệ tìm kiếm hình ảnh chính xác hơn. ESP game đã được cấp phép bởi Google dưới dạng các hình ảnh Labeler Google, và được sử dụng để cải thiện tính chính xác của Google Image Search. Trò chơi von Ahn đưa cậu bảo hiểm hơn nữa trong các phương tiện truyền thông chính thống. Luận án của ông đã giành được giải thưởng luận án tiến sĩ xuất sắc nhất từ Trường Khoa học máy tính của Đại học Carnegie Mellon. xxxxliên_kết=https://en.wikipedia.org/wiki/|trái|nhỏ|233x233px|Von Ahn in 2006]] Vào tháng 7 năm 2006, von Ahn đã có cuộc trao đổi công nghệ tại Google "Nhân Tính" (tức là, crowdsourcing) được theo dõi bởi hơn một triệu người xem.  Trong năm 2007, von Ahn phát minh reCAPTCHA, một hình thức mới của CAPTCHA đó cũng giúp số hóa sách. Trong reCAPTCHA, những hình ảnh của từ được hiển thị cho người dùng đến trực tiếp từ sách cũ có được số hóa; họ là những từ mà nhận dạng ký tự không thể xác định và được gửi đến mọi người khắp các trang web được xác định. ReCAPTCHA hiện đang được sử dụng bởi hơn 100.000 trang web và được chép hơn 40 triệu từ mỗi ngày.  Năm 2011, ông được trao ghế phát triển A. Nico Habermann trong khoa học máy tính,  được trao giải thưởng mỗi ba năm để một giảng viên cơ sở của lời hứa bất thường trong các trường học của Khoa học Máy tính. Như năm 2014, von Ahn đang làm việc trên Duolingo, một công ty nhằm mục đích phối hợp hàng triệu người để dịch các trang web vào tất cả các ngôn ngữ chính. Giảng dạy  Von Ahn đã sử dụng một số kỹ thuật khác thường trong việc giảng dạy của mình, đã đem lại cho ông nhiều giải thưởng giảng dạy tại Đại học Carnegie Mellon. Trong mùa thu năm 2008, ông bắt đầu dạy một khóa học mới tại Đại học Carnegie Mellon mang tên "Khoa học của Web". Một sự kết hợp của lý thuyết đồ thị và khoa học xã hội, khóa học bao gồm các chủ đề từ mạng và lý thuyết trò chơi để bán đấu giá lý thuyết. Tham khảo Sinh năm 1979 Nhân vật còn sống Giải thưởng MacArthur Fellows
wiki
Dưới đây là danh sách 100 phim xuất sắc nhất mọi thời đại do Viện phim Anh công bố năm 2012: Vertigo (1958) Citizen Kane (1941) Tokyo Story (1953) The Rules of the Game (1939) Sunrise: A Song of Two Humans (1927) 2001: A Space Odyssey (1968) The Searchers (1956) Man with a Movie Camera (1929) The Passion of Joan of Arc (1928) 8½ (1963) Battleship Potemkin (1925) L'Atalante (1934) Breathless (1960) Apocalypse Now (1979) Late Spring (1949) Au Hasard Balthazar (1966) Seven Samurai (1954) Persona (1966) Mirror (1975) Singin' in the Rain (1952) L'Avventura (1960) Le Mépris (1963) The Godfather (1972) ''Ordet (1955) In the Mood for Love (2000) Rashomon (1950) Andrei Rublev (1966) Mulholland Drive (2001) Stalker (1979) Shoah (1985) The Godfather Part II (1974) Taxi Driver (1976) Bicycle Thieves (1948) The General (1926) Metropolis (1927) Psycho (1960) Jeanne Dielman, 23 quai du Commerce, 1080 Bruxelles (1975) Sátántangó (1994) The 400 Blows (1959) La Dolce Vita (1960) Journey to Italy (1954) Pather Panchali (1955) Some Like It Hot (1959) Gertrud (1964) Pierrot le Fou (1965) Playtime (1967) Close-Up (1990) The Battle of Algiers (1966) Histoire(s) du cinéma (1988-1998) City Lights (1931) Ugetsu Monogatari (1953) La Jetée (1962) North by Northwest (1959) Rear Window (1954) Raging Bull (1980) M (1931) The Leopard (1963) Touch of Evil (1958) Sherlock Jr. (1924) Barry Lyndon (1975) La maman et la putain (1973) Sansho Dayu (1954) Wild Strawberries (1957) Modern Times (1936) Sunset Blvd. (1950) The Night of the Hunter (1955) Pickpocket (1959) Rio Bravo (1959) Blade Runner (1982) Blue Velvet (1986) Sans Soleil (1982) A Man Escaped (1956) The Third Man (1949) L'eclisse (1962) Les enfants du paradis (1945) La Grande Illusion (1937) Nashville (1975) Chinatown (1974) Beau Travail (1998) Once Upon a Time in the West (1968) The Magnificent Ambersons (1942) Lawrence of Arabia (1962) The Spirit of the Beehive (1973) Fanny and Alexander (1984) Casablanca (1942) The Colour of Pomegranates (1968) Greed (1924) A Brighter Summer Day (1991) The Wild Bunch (1969) Partie de campagne (1936) Aguirre, Wrath of God (1972) A Matter of Life and Death (1946) The Seventh Seal (1957) Un chien andalou (1928) Intolerance (1916) Yi Yi (2000) The Life and Death of Colonel Blimp (1943) Touki Bouki (1973) Fear Eats the Soul (1974) Imitation of Life (1959) Madame de... (1953) Tham khảo Xem thêm Các phim ăn khách nhất thế giới và một số thị trường phim lớn 9 tháng đầu năm 2012 Danh sách các phim được xem là hay nhất Danh sách các phim chuyển thể từ tác phẩm văn chương thành công nhất (Telegraph) 100 phim hay nhất thập niên 2000- 2009 (Telegraph chọn) Danh sách phim ăn khách nhất của điện ảnh Hoa Kỳ Danh sách các phim ăn khách nhất trong lịch sử Đức Danh sách 50 bộ phim có doanh thu cao nhất tại Ý 100 phim ăn khách nhất tại Pháp Danh sách các bộ phim có doanh thu cao nhất tại Anh Danh sách các bộ phim Bollywood có doanh thu cao nhất Ấn Độ Danh sách các phim kinh phí cao nhất không phải ngôn ngữ tiếng Anh Danh sách phim đắt giá nhất của điện ảnh Hoa Kỳ Phim phát hành năm 2012 Danh sách các phim Bollywood công chiếu năm 2012 50 phim truyền hình vĩ đại của mọi thời gian (Empire) Danh sách phim Điện ảnh năm 2012
wiki
Honorine Dossou Naki (sinh ngày 14 tháng 3 năm 1946 ) là một chính trị gia và nhà ngoại giao người Gabon. Bà là Đại sứ của Gabon tại Pháp từ 1994 đến 2002 và sau đó phục vụ trong chính phủ Gabon từ 2002 đến 2009. Sự nghiệp chính trị và ngoại giao Một thành viên của nhóm dân tộc Myene, Dossou Naki sinh ra ở Port-Gentil, nơi bà cũng học tiểu học; sau đó bà học trung học ở Libreville. Bà được bổ nhiệm vào Bộ Ngoại giao làm Giám đốc Hợp tác và Phó Tổng thư ký vào tháng 1 năm 1975, và bà là Phó Giám đốc Nội các của Tổng thống Omar Bongo từ tháng 3 năm 1976 đến tháng 2 năm 1980. Sau đó, bà phục vụ trong chính phủ với tư cách là Ngoại trưởng dưới thời Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác từ 1980 đến 1990 và là Cố vấn cho Tổng thống về Quan hệ Quốc tế từ 1990 đến 1994. Dossou Naki sau đó được bổ nhiệm làm Đại sứ của Gabon tại Pháp, Vương quốc Anh và Thụy Sĩ. bà đã trình bày thông tin của mình với tư cách là Đại sứ tại Pháp vào ngày 7 tháng 12 năm 1994, còn lại trong bài viết đó cho đến năm 2002. Trong cuộc bầu cử quốc hội tháng 12 năm 2001, Dossou Naki đã được bầu vào Quốc hội với tư cách là ứng cử viên của Đảng Dân chủ Gabon (PDG) tại tỉnh Ogooué-Maritime. Sau cuộc bầu cử, bà được bổ nhiệm vào chính phủ làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp vào ngày 27 tháng 1 năm 2002. Trong cuộc bầu cử quốc hội tháng 12 năm 2006, một lần nữa bà được bầu vào Quốc hội với tư cách là ứng cử viên PDG từ ghế thứ hai tại Bộ phận Bendje / Port-Gentil. Sau đó, bà được chuyển đến vị trí Bộ trưởng Bộ Thương mại và Cơ sở Cảng biển vào ngày 25 tháng 1 năm 2007 trước khi lại được chuyển sang vị trí Bộ trưởng Kiểm soát Nhà nước, Thanh tra, Chống tham nhũng và Chống làm giàu bất hợp pháp. Vào ngày 7 tháng 10 năm 2008, bà được thăng cấp Phó Thủ tướng, trong khi vẫn giữ nguyên danh mục đầu tư cấp bộ. Tổng thống Bongo qua đời vào tháng 6 năm 2009. Sau khi con trai của Bongo, Ali Bongo Ondimba, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 30 tháng 8 năm 2009, Naki đã bị cách chức Phó Thủ tướng và thay vào đó được bổ nhiệm làm Đại diện cấp cao phụ trách Khu vực Tự do Đảo Mandji, một chức vụ tại Chủ tịch nước Cộng hòa, vào ngày 17 tháng 10 năm 2009. Cuộc sống cá nhân Dossou Naki kết hôn với Samuel Dossou-Aworet, người sinh ra ở Cotonou nhưng sau đó trở thành bàng dân nhập tịch Gabon và giữ nhiều vị trí cao cấp khác nhau; Ông là cố vấn dầu mỏ của Omar Bongo trong một thời gian. Sau khi kết hôn, bà tiếp tục sử dụng tên thời con gái của mình là Naki, kết hợp với tên kết hôn của bà là Dossou. Dossou Naki và chồng có sáu đứa con. Tham khảo Nhân vật còn sống Sinh năm 1946
wiki
Synodontis pulcher là một loài cá da trơn bơi lộn ngược và là loài đặc hữu của Cộng hòa Dân chủ Congo và chỉ được tìm thấy ở vực Stanley (nay là vực Malebo). Nó được mô tả vào năm 1971 bởi một nhà ngư học người Bỉ Max Poll dựa trên mẫu vật được thu thập từ vực Malebo. Tên của loài pulcher có nghĩa là "đẹp", ý chỉ những điểm trên cơ thể của nó. Mô tả Tương tự như tất cả các loài trong chi Synodontis, phần xương trên đầu của nó trải rộng ra phía sau giống như tia vây đầu tiên của vây lưng và có gai cứng, có thể mở rộng ra khi mở mang. Chúng có 3 cặp râu, 1 cặp ở hàm trên, 2 cặp còn lại ở hàm dưới. Vây mỡ (phần vây nằm giữa vây lưng và vây đuôi) thì to còn vây đuôi thì chia ra làm hai. Vây ngực và vây lưng thì có gai, và nó có thể di chuyển theo ý muốn của nó hoặc "khóa" lại tại một điểm để tự vệ. Khả năng này có được là do gái dính với những cái xương nhỏ, một khi giương cái gai lên thì không bị hạ xuống bởi áp lực ở đỉnh gai. Hàm trên của chúng có răng hình cái đục, còn hàm dưới thì có những cái răng có thể di chuyển, hình chữ S. Môi trường sống và tập tính Trong tự nhiên, Synodontis pulcher chỉ được tìm thấy ở vực Stanley ở sông Congo. Nó bị đánh bắt vì mục đích tiêu dùng. Loài này đang đối mặt với sự ô nhiễm nước do đô thị hóa. Tương tự như nhiều loài cùng chi, chúng là loài ăn tạp như ấu trùng côn trùng, tảo, động vật chân bụng, động vật giáp xác, sò và trứng của những loài cá khác. Mùa sinh sản thì có lẽ diễn ra vào mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 10, rồi chúng bắt cặp và bơi cùng nhau đến hết mùa sinh sản. Tốc độ phát triển của chúng tăng nhanh vào năm đầu tiên rồi giảm dần theo từng năm. Khi trưởng thành, chúng có thể đạt đến chiều dài 15 cm. Con cái thì to hơn con đực dù cùng lứa. Chú thích Tham khảo Eschmeyer, William N., ed. 1998. Catalog of Fishes. Special Publication of the Center for Biodiversity Research and Information, núm. 1, vol. 1-3. California Academy of Sciences. San Francisco, California, Estados Unidos. 2905. ISBN 0-940228-47-5. Fenner, Robert M.: The Conscientious Marine Aquarist. Neptune City, Nueva Jersey, Estados Unidos: T.F.H. Publications, 2001. Helfman, G., B. Collette y D. Facey: The diversity of fishes. Blackwell Science, Malden, Massachusetts, Estados Unidos, 1997. Moyle, P. y J. Cech.: Fishes: An Introduction to Ichthyology, 4a. edición, Upper Saddle River, Nueva Jersey, Estados Unidos: Prentice-Hall. Año 2000. Nelson, J.: Fishes of the World, 3a. edición. Nueva York, Estados Unidos: John Wiley and Sons. Año 1994. Wheeler, A.: The World Encyclopedia of Fishes, 2a. edición, Londres: Macdonald. Año 1985. AQUATAB.NET P Động vật được mô tả năm 1971 Động vật đặc hữu Cộng hòa Dân chủ Congo Cá nước ngọt châu Phi
wiki
"Sáng tạo toán học" là cuốn sách thứ 3 trong bộ ba cuốn sách nổi tiếng của nhà toán học Mĩ G. Polya. Mặc dù ra đời đã hơn 50 năm, sách của Polya vẫn có giá trị độc đáo của nó, khi chúng ta luôn đặt lên hàng đầu việc rèn luyện tư duy, phát triển trí thông minh sáng tạo qua việc học toán học. Vì vậy, cuốn sách không chỉ cần thiết đối với các thầy cô giáo dạy toán ở mọi cấp mà còn rất bổ ích với đông đảo bạn học sinh, sinh viên. Phần 1 cuốn sách trình bày các nội dung: Các phương pháp đặc biệt (phương pháp hai quỹ tích, phương pháp Đề Các, phép đệ quy, phương pháp chống), tiến tới một phương pháp tổng quát Phần 2 trình bày các nội dung: Nảy ra ý, công việc của trí óc, kỹ luật trí tuệ, các quy luật của sự khám phá và phát hiện, phỏng đoán và phương pháp khoa học, về học tập, giảng dạy và học cách giảng dạy. DOWNLOAD
vanhoc
Alive là EP tiếng Hàn thứ năm của nhóm nhạc nam Hàn Quốc Big Bang. EP được chính thức phát hành vào ngày 29 tháng 2 năm 2012 thông qua hãng thu âm YG Entertainment. Hai trong số các thành viên của Big Bang, G-Dragon và T.O.P lần lượt viết nhạc và lời cho gần như tất cả các bài hát trong EP. EP bao gồm ba đĩa đơn, "Blue", "Fantastic Baby" và "Bad Boy". Một phiên bản tái phát hành của EP mang tên Still Alive được phát hành vào ngày 3 tháng 6 năm 2012 với đĩa đơn mới mang tên "Monster". Cả hai phiên bản EP cũng như các đĩa đơn đạt được nhiều thành công tại Hàn Quốc, trong khi EP Alive trở thành album K-Pop đầu tiên xếp hạng trên bảng xếp hạng Billboard 200 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Phát hành và quảng bá Vào ngày 27 tháng 1 năm 2012, danh sách bài hát và tên gọi của EP sắp ra mắt của Big Bang, Alive được hé lộ. Nhà sản xuất, rapper Teddy Park của YG Entertainment và G-Dragon sản xuất phần lớn âm nhạc của EP với sự giúp đỡ của DJ Murf và Peejay. G-Dragon cũng viết lời cho phần lớn các bài hát trong album với sự giúp đỡ của T.O.P. và Teddy Park. "Blue" được phát hành vào ngày 22 tháng 2 năm 2012 và là đĩa đơn chủ đề của EP. Ngay sau đó Big Bang đăng tải preview của các ca khúc còn lại lên YouTube vào mỗi này từ 23 đến 28 tháng 2. Nhóm cũng chính thức thông báo về chuyến lưu diễn Big Bang Alive World Tour để quảng bá cho album. EP Alive và đĩa đơn thứ hai "Bad Boy" được chính thức phát hành vào ngày 29 tháng 2 năm 2012. "Fantastic Baby", đĩa đơn thứ ba, được phát hành vào ngày 7 tháng 3 năm 2012. Các hoạt động quảng bắt đầu trên sóng truyền hình vào ngày 11 tháng 3 năm 2012, trong chương trình âm nhạc Inkigayo trên kênh SBS. EP được tái phát hành dưới dạng đặc biệt mang tên Still Alive vào ngày 3 tháng 6 năm 2012 với các ca khúc mới trong đó có đĩa đơn "Monster". "Blue", "Bad Boy", "Fantastic Baby", và "Monster" cũng được thu âm với lời bài hát bằng tiếng Nhật và có mặt trong album phòng thu tiếng Nhật Alive. Diễn biến xếp hạng Alive là album tiếng Hàn đầu tiên được xếp hạng trên bảng xếp hạng Billboard 200 và vào thời điểm phát hành, album giữ kỉ lục album K-Pop bán chạy nhất tại Hoa Kỳ khi bán ra trên 4.100 bản trong tuần đầu phát hành. Album cũng xếp ở vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng Billboard Heatseekers Albums, thứ 22 trên bảng xếp hạng Independent Albums, và thứ 4 trên bảng xếp hạng World Albums. Album cũng vươn tới vị trí thứ 6 trên bảng xếp hạng hàng tuần Oricon của Nhật với tư cách là một EP tiếng Hàn. Album kết thúc năm 2012 ở vị trí số 2 trên bảng xếp hạng cuối năm của Gaon. Đĩa đơn chủ đề "Blue" trở thành quán quân trên Gaon Digital Chart và Billboard K-Pop Hot 100, và kết thúc năm ở vị trí 10 trên bảng xếp hạng Gaon. "Bad Boy" đứng ở vị trí thứ 2 trên Gaon Digital Chart hàng tuần và thứ ba trên Billboard K-Pop Hot 100. Bài hát kết thúc năm 2012 ở vị trí thứ 59 trên Gaon. "Fantastic Baby" tiến tới vị trí số 3 trên Gaon Chart của Hàn Quốc và thứ 3 trên Billboard K-Pop Hot 100. "Monster" trở thành đĩa đơn thứ hai sau "Blue" đạt vị trí số 1 trên Gaon Digital Chart hàng tuần và Billboard K-Pop Hot 100. Album đạt vị trí 14 trên bảng xếp hạng cuối năm của Gaon. Vào ngày 9 tháng 3 năm 2012, Big Bang chiếm tới 5 trong 10 vị trí đầu bảng của Billboard K-Pop Hot 100 với "Blue", "Bad Boy", "Fantastic Baby", "Ain't No Fun", và "Love Dust". Ý kiến phê bình và tiếp nhận của công chúng Video âm nhạc của "Fantastic Baby" là một trong những video âm nhạc K-pop được xem hiều nhất năm 2012, và tính đến tháng 5 năm 2015, video thu hút trên 150 triệu lượt xem, Arirang TV News xem "Fantastic Baby" như một trong những "hit khủng" nhất của Big Bang. Kevin Perry từ ấn phẩm về âm nhạc của Anh NME viết rằng video thể hiện hình ảnh nhóm trong trang phục khác thường theo kiểu nổi loạn, còn đoạn điệp khúc "boom shakalaka" phần nào gợi lên phong cách âm nhạc của Sly and The Family Stone. The Daily Telegraph khuyến khích độc giả của họ thử nghe "Fantastic Baby" của Big Bang, "những người có video cạnh tranh với Lady Gaga về độ quái dị và thái quá." The Vancouver Sun cho rằng bài hát "dễ dàng là một trong những video pop màu sắc nhất chúng ta từng xem trong thời gian gần đây, kết hợp nghệ thuật kiểu RPG, trang phục nổi loạn, những yếu tố steampunk và vẻ nghênh ngang của pop đường phố." Danh sách bài hát Xếp hạng Alive Still Alive Doanh số Alive Still Alive - Special Edition Lịch sử phát hành Tham khảo Liên kết ngoài Trang web chính thức của Big Bang YG Entertainment Trang web tiếng Nhật chính thức của Big Bang EP của YG Entertainment EP của Big Bang (ban nhạc Hàn Quốc) EP năm 2012 EP dance-pop EP tiếng Triều Tiên EP của nghệ sĩ Hàn Quốc
wiki
Đức Hòa là một thị trấn thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, Việt Nam. Địa lý Thị trấn Đức Hòa nằm ở phía đông nam huyện Đức Hòa, có vị trí địa lý: Phía đông giáp xã Đức Hòa Hạ Phía tây giáp xã Hòa Khánh Đông Phía nam giáp xã Hựu Thạnh Phía bắc giáp xã Đức Hòa Thượng. Thị trấn có diện tích 7,33 km², dân số năm 1999 là 10.468 người, mật độ dân số đạt 1.428 người/km². Hành chính Thị trấn Đức Hòa được chia thành 5 khu phố: 1, 2, 3, 4, 5. Lịch sử Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, địa bàn thị trấn Đức Hòa hiện nay thuộc xã Đức Hòa và là nơi đặt quận lỵ quận Đức Hòa, tỉnh Hậu Nghĩa. Sau năm 1975, quận Đức Hòa trở thành một huyện của tỉnh Long An. Đồng thời, chính quyền tách một phần diện tích và dân số của xã Đức Hòa để thành lập thị trấn Đức Hòa thuộc huyện Đức Hòa. Tuy nhiên, thị trấn Đức Hòa không phải là huyện lỵ huyện Đức Hòa, mà huyện lỵ là thị trấn Hậu Nghĩa (vốn trước đó là thị xã tỉnh lỵ Khiêm Cương của tỉnh Hậu Nghĩa). Ngày 12 tháng 1 năm 2016, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 12/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Đức Hòa mở rộng (gồm thị trấn Đức Hòa, xã Đức Hòa Hạ và một phần các xã Đức Hòa Đông, Hựu Thạnh) là đô thị loại IV. Giáo dục Thị trấn Đức Hòa là nơi tập trung của đa số các trường học trên địa bàn huyện Đức Hòa như: Trường THPT Đức Hòa Trường THPT Võ Văn Tần Trường THCS Võ Văn Tần Trường TH Võ Văn Ngân Trường TH Bình Hữu Chú thích Xem thêm Danh sách thị trấn tại Việt Nam Đô thị Việt Nam loại IV
wiki
Khách sạn "Cracovia" (tiếng Ba Lan: Hotel „Cracovia") là một khách sạn theo chủ nghĩa hiện đại tọa lạc tại số 1 đại lộ Thống chế Ferdynand Foch, Kraków, Ba Lan. Khu phức hợp bao gồm khách sạn "Cracovia" và rạp chiếu phim "Kijów" được ghi danh vào Sổ đăng ký các di tích bất động trong tỉnh Małopolskie của Viện Di sản Quốc gia Ba Lan. Trước năm 2011, khách sạn thuộc về Tập đoàn khách sạn Orbis. Từ năm 2016, khách sạn trở thành tài sản của Bảo tàng Quốc gia ở Kraków. Lịch sử Khách sạn "Cracovia" được xây dựng từ năm 1960 đến năm 1965, dựa theo bản thiết kế của kiến ​​trúc sư Witold Cęckiewicz. Lễ khai trương của khách sạn diễn ra vào ngày 22 tháng 6 năm 1965. Sau khi hoàn thành, khách sạn "Cracovia" là khách sạn dài nhất (150 mét) và là một trong những khách sạn lớn nhất và hiện đại nhất ở Ba Lan. Chủ tịch Ủy ban Văn hóa Thể chất và Du lịch Trung ương lúc bấy giờ là Włodzimierz Reczek đã đặt tên cho khách sạn. Miêu tả Khách sạn là một tòa nhà năm tầng có 510 giường trong 309 phòng và 9 dãy phòng. Khách sạn cũng bao gồm một nhà hàng, một quán cà phê, một phòng hội nghị, một sòng bạc cho khách tùy nghi sử dụng, một khu phức hợp bán lẻ lớn ở tầng trệt, 22 chỗ để xe, một bãi đậu xe rộng rãi và rạp chiếu phim "Kijów". Tham khảo Thư mục Małgorzata I. Niemczyńska: Hotel Cracovia - sentymentalny adres, Gazeta Wyborcza Kraków z 15 czerwca 2012, s. 6 Ba Lan Bảo tàng Ba Lan Công trình xây dựng Ba Lan theo tỉnh
wiki
"Yellow Submarine" là ca khúc năm 1966 của The Beatles, được viết chính bởi Paul McCartney (ghi cho Lennon-McCartney) và do Ringo Starr trình bày. Ca khúc nằm trong album Revolver và sau đó được phát hành dưới dạng đĩa đơn cùng "Eleanor Rigby". Đĩa đơn đạt vị trí số 1 ở hầu hết các bảng xếp hạng, trong đó ở Anh nó giữ vững vị trí quán quân trong 4 tuần và có mặt trong bảng xếp hạng suốt 13 tuần. Sau đó, đĩa đơn được trao giải Ivor Novello cho "đĩa đơn bán chạy nhất ở Anh năm 1966". Ca khúc này cũng trở thành nhan đề cho bộ phim năm 1968 của United Artists – Yellow Submarine – rồi sau đó là album nhạc phim cùng tên của The Beatles. Cho dù đây chỉ là một ca khúc dành cho thiếu nhi, "Yellow Submarine" lại được hát trong nhiều hoạt động xã hội cũng như chính trị khác nhau. Thành phần tham gia sản xuất Theo Ian MacDonald Ringo Starr – hát chính, trống. Paul McCartney – hát nền, tiếng quát tháo, bass. John Lennon – hát nền, tiếng quát tháo, acoustic guitar. George Harrison – hát nền, sắc-xô. Mal Evans – hát nền, trống. George Martin – hát nền, sản xuất. Geoff Emerick – hát nền, kỹ thuật viên. Neil Aspinall – hát nền Alf Bicknell – hiệu ứng âm thanh (tiếng nói chuyện). Pattie Boyd – hát nền. Marianne Faithfull – hát nền. Brian Jones – hát nền, hiệu ứng âm thanh (tiếng cụng ly). Tham khảo Thư mục Bài hát của The Beatles Bài hát năm 1966 Đĩa đơn năm 1966 Đĩa đơn quán quân tại Vương quốc Liên hiệp Anh Tàu ngầm Đĩa đơn quán quân tại Ireland Đĩa đơn quán quân tại Đức Đĩa đơn quán quân tại New Zealand Đĩa đơn quán quân tại Na Uy Đĩa đơn của Capitol Records Đĩa đơn của Parlophone Bài hát thiếu nhi Đĩa đơn quán quân UK Singles Chart Đĩa đơn quán quân RPM Top Singles Bài hát sản xuất bởi George Martin
wiki
Trang này liệt kê những sự kiện quan trọng vào tháng 7 năm 2006. Thứ bảy, ngày 1 tháng 7 Israel tấn công văn phòng của Thủ tướng Palestine Ismail Haniya trong Hành quân Summer Rains tại Dải Gaza. Đường xe lửa Thanh Hải – Tây Tạng, nối Tây Tạng với tỉnh Thanh Hải (Trung Quốc), khởi đầu trên đường cao nhất của thế giới. Thứ hai, ngày 3 tháng 7 Cuộc bầu cử Tổng thống México giữa Felipe Calderón và Andrés Manuel López Obrador cần đếm phiếu lại. Thứ ba, ngày 4 tháng 7 Tàu vũ trụ Discovery được phóng lên thành công từ mũi Canaveral (Florida), nó có nhiệm vụ tới Trạm Vũ trụ Quốc tế. CHDCND Triều Tiên phóng thử một số tên lửa tầm xa, bao gồm hai tên lửa Taepodong-2, khiến dư luận quốc tế sôi sục. Thứ năm, ngày 6 tháng 7 Felipe Calderón thắng cử chính thức để trở thành tân Tổng thống México, nhưng đối thủ Andrés Manuel López Obrador sẽ khiếu nại kết quả. Đèo Nathu La giữa Ấn Độ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được mở lại để buôn bán, 44 năm sau khi nó bị đóng trong Chiến tranh Trung-Ấn. Để tìm những phần bị hư, tàu vũ trụ Discovery quay 360° trước khi đáp vào Trạm Vũ trụ Quốc tế trong phi vụ STS-121. Thứ bảy, ngày 8 tháng 7 Jarosław Kaczyński, anh sinh đôi của Tổng thống Lech Kaczyński, được đề cử làm Thủ tướng kế nhiệm của Ba Lan. Sau những tuần náo động, José Ramos Horta được bổ nhiệm làm Thủ tướng Đông Timor bởi Tổng thống Xanana Gusmão. Lần đầu tiên trong lịch sử, chiếc máy bay cánh chim được bay chỉ dùng sức của người lái ở Toronto (Canada) do các nhà khoa học về không gian vũ trụ tại Đại học Toronto. Toronto Star Chủ nhật, ngày 9 tháng 7 Trong trận chung kết của Giải vô địch bóng đá thế giới 2006 tại Sân vận động Olympic (Berlin), Ý thắng Pháp 1–1 (sút phạt đền: 5–3) và đoạt Cúp Jules Rimet. Tại đảo Wheeler, bang Orissa, Ấn Độ thử tên lửa đạn đạo thành công có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Agni III, tầm bắn hơn 3.000 km. Máy bay Airbus A-310 gặp tai nạn ở Nga khi hạ cánh có 122 người chết và 53 người bị thương. Thứ hai, ngày 10 tháng 7 Trong Chiến tranh Chechnya thứ 2, lãnh tụ du kích Chechnya Shamil Basayev bị hạ sát ở Ingushetia (Nga). Thứ ba, ngày 11 tháng 7 Bảy vụ nổ bom xảy ra tại hệ thống xe lửa của thành phố Bombay (Ấn Độ) làm ít nhất 200 người thiệt mạng và 300 người khác bị thương. Thứ năm, ngày 13 tháng 7 Quân lực Israel mở cuộc tấn công ở Liban để trả thù Hezbollah bắt hai lính Israel. Thứ sáu, ngày 14 tháng 7 Tòa án Thể thao Ý ra phán quyết trừng phạt bốn câu lạc bộ bóng đá gồm Juventus, Fiorentina, SS Lazio và A.C. Milan vì móc ngoặc và mua chuộc trọng tài. Thứ bảy, ngày 15 tháng 7 Hội nghị thượng đỉnh các nước công nghiệp phát triển G8 thứ 32 khai mạc tại Sankt-Peterburg (Nga). Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ra nghị quyết trừng phạt CHDCND Triều Tiên vì các vụ thử tên lửa hồi đầu tháng. Thứ sáu, ngày 21 tháng 7 Cựu tư lệnh Khmer Đỏ Ta Mok qua đời trong bệnh viện quân đội tại Phnom Penh (Campuchia) trong khi đang chờ ra tòa năm 2007 vì tội ác chống lại loài người. Thứ bảy, ngày 22 tháng 7 Xung đột giữa Israel và Liban xảy ra tiếp, cả lính và thường dân hai bên bị thương nặng nề; trong khi các nước khác vội vàng sơ tán kiều dân, Liên Hợp Quốc báo về khủng hoảng tị nạn tại Liban. Chủ nhật, ngày 23 tháng 7 Vận động viên xe đạp Floyd Landis thắng Tour de France năm 2006. Thứ năm, ngày 27 tháng 7 Nhà vô địch Tour de France năm 2006 Floyd Landis không vượt qua vụ thử doping lần thứ nhất (mẫu A). Eurosport Thứ sáu, ngày 28 tháng 7 Một tàu chìm ở biển Baltic được nhận ra là Graf Zeppelin, tàu sân bay duy nhất của Hải quân Đức trong thời Đức Quốc xã. Chủ nhật, ngày 30 tháng 7 Israel tạm ngừng không kích Liban sau khi ném bom thảm sát hơn 54 dân thường tại Qana ở miền Nam Liban. CHDC Congo tổ chức bầu cử đa đảng lần đầu tiên kể từ năm 1960 dưới sự đảm bảo của lực lượng gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc. Justin Gatlin, đương kim vô địch thế giới và Olympic cự ly 100 m, thừa nhận đã bị phát hiện chất testosteron trong cơ thể. Tham khảo Tháng bảy Năm 2006
wiki
Võ Hoàng Yến (sinh ngày 29 tháng 10 năm 1988) là nữ siêu mẫu, á hậu và giám khảo chương trình người Việt Nam,từng đọat giải vàng Siêu mẫu Việt Nam 2008 và đoạt danh hiệu Á hậu 1 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2008. Sau đó, cô trở thành đại diện Việt Nam tại Hoa hậu Hoàn vũ 2009. Tiểu sử Võ Hoàng Yến tham gia cuộc thi Hoa hậu phụ nữ Việt Nam qua ảnh trong năm 2006 và đã lọt vào top 10. Sau cột mốc này, Yến đã đặt chân vào showbiz với vai trò người mẫu. Cô được coi là 1 trong những gương mặt triển vọng nhất trong giai đoạn đầu của cuộc thi Siêu mẫu Việt Nam 2008. Với chiều cao 1m78 cùng đôi chân dài 1m10, Yến đã đạt được giải Vàng cuộc thi này cũng như nhận được giải thí sinh nhận được tin nhắn bầu chọn nhiều nhất. Võ Hoàng Yến đã giành được ngôi vị Á hậu 1 cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2008 và sau đó đại diện cho Việt Nam tham dự cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2009 tổ chức tại đảo quốc Bahamas. Chương trình đào tạo người mẫu F-Academy 2016 Chương trình đào tạo người mẫu F- Academy, là chương trình nhằm tìm kiếm gương mặt người mẫu trẻ dành cho ngành công nghiệp thời trang tại Việt Nam nói riêng và đại diện cho kênh truyền hình FashionTV trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung. Xuất hiện và nhận lời mời tại chương trình này với vai trò giám khảo trong khi thời gian qua, Yến đã tuyên bố giải nghệ nghề mẫu để làm DJ và ca sĩ. Cho nên, sự trở lại lần này của Võ Hoàng Yến với vai trò giám khảo trong cuộc thi tuyển chọn tài năng trẻ đã nhận được "rất nhiều sự quan tâm" của công chúng và dư luận. Hoạt động về sau Năm 2017, Yến quay trở lại với công chúng sau thời gian vắng bóng khi nhận lời mời làm cố vấn chuyên môn và giám khảo cho chương trình Vietnam's Next Top Model 2017 mùa giải all-stars. Yến tiếp tục xuất hiện trước công chúng khi kết hợp cùng MC Tùng Leo và Á hậu Huyền My trong chung kết cuộc thi Nữ Thần Bigo 2017 và làm giám khảo tại Miss Perfect Global Beauty 2017. Sau vai trò giám khảo tại chương trình Vietnam's Next Top Model 2017, Yến tiếp tục xuất hiện với vai trò cố vấn chuyên môn và giám khảo catwalk cho các thí sinh trong Top 70 tại Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017. Năm 2019, Yến làm tham gia Vietnam's Next Top Model với vai trò hosting, bên cạnh 2 giám khảo, cố vấn chuyên môn Nam Trung và Á hậu 2 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 Mâu Thị Thanh Thủy. Đồng thời, Yến tiếp tục đảm nhiệm vai trò cố vấn chuyên môn, giám khảo catwalk cho Top 60 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019. Yến là thành viên trong ban giám khảo Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022. Tạp chí Tính đến năm 2019, Yến có tổng cộng 44 trang bìa tạp chí MV Ca nhạc Hãy nói với em (2013) Young (2017) Niềm tin trong ta (2019) Diễn xuất Phim truyền hình Acapella (2007) Những chàng trai và những cô gái Video quảng cáo Chương trình truyền hình Vietnam's Next Top Model - VTV3 The Face Vietnam - VTV9, HanoiTV1 Tám lạng nửa cân - VTV9 Quý ông đại chiến - VTV3 Người bí ẩn - HTV7 Nhanh như chớp - HTV7 Ơn giời cậu đây rồi! - VTV3 Kỳ tài thách đấu - HTV7 Khi chàng vào bếp - HTV7 Kèo này ai thắng - VTV3 Giọng ải giọng ai - HTV7 Nhà thiết kế tương lai nhí - VTV9 Chọn ai đây - HTV7 Tường lửa - VTV3 7 nụ cười xuân - HTV7 2 ngày, 1 đêm - HTV7 Vietnam why not? (Đi Việt Nam Đi) - VTV9, BTV10 (NCM) Startalk (Sao sống thật) - FPT Play Sao nhập ngũ - QPVN Show diễn tiêu biểu Tham khảo Liên kết ngoài Hoàng Yến, Xuân Thu đạt giải vàng Siêu mẫu VN 2008 Nhiêu Huy, VnExpress Thứ hai, 7/4/2008 | 08:41 GMT+7 10 chân dài hot nhất làng thời trang Việt 2013 Vân An - Ken Lê, VnExpress Thứ ba, 10/12/2013 | 09:05 GMT+7 Á hậu 1 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam Sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh Nữ người mẫu Việt Nam Hoa hậu Việt Nam Người mẫu thời trang Y
wiki
Trong khoa học máy tính, cây là một cấu trúc dữ liệu được sử dụng rộng rãi gồm một tập hợp các nút (tiếng Anh: node) được liên kết với nhau theo quan hệ cha-con. Cây trong cấu trúc dữ liệu đầu tiên là mô phỏng (hay nói cách khác là sự sao chép) của cây (có gốc) trong lý thuyết đồ thị. Hầu như mọi khái niệm trong cây của lý thuyết đồ thị đều được thể hiện trong cấu trúc dữ liệu. Tuy nhiên cây trong cấu trúc dữ liệu đã tìm được ứng dụng phong phú và hiệu quả trong nhiều giải thuật. Khi phân tích các giải thuật trên cấu trúc dữ liệu cây, người ta vẫn thường vẽ ra các cây tương ứng trong lý thuyết đồ thị. Các nút Một nút có thể chứa một giá trị, một điều kiện, một cấu trúc dữ liệu riêng biệt hoặc chính một cây. Mỗi nút trong một cây có thể không có hoặc có một số nút con, các nút con có mức cao hơn nó (theo quy ước khác với cây tự nhiên, cây trong cấu trúc dữ liệu phát triển từ trên xuống). Một nút có con được gọi là nút cha của các nút con. Một nút có nhiều nhất một nút cha. Nút gốc Trong mỗi cây có một nút đặc biệt được gọi là nút gốc (hay nói đơn giản là gốc). Nút gốc là nút duy nhất không có nút cha. Nút gốc là nơi khởi đầu của nhiều giải thuật trên cây. Tất cả các nút khác được nối về nút gốc bằng một đường đi qua các cạnh hay các liên kết Các nút lá Các nút không có nút con được gọi là nút lá hay gọi đơn giản là lá. Các nút trong (nút nhánh) nút trong của một cây là nút trên cây có ít nhất một con, nghĩa là các nút không phải là lá. Các khái niệm về mức của mỗi nút, chiều cao của cây được định nghĩa giống như cây trong lý thuyết đồ thị. Cây con Một cây con là một bộ phận của cấu trúc dữ liệu cây mà tự nó cũng là một cây. Một nút bất kỳ trong cây T, cùng với các nút dưới nó tạo thành một cây con của T. Cây trong lý thuyết đồ thị Trong lý thuyết đồ thị, một cây là một đồ thị liên thông và không có chu trình. Cây như vậy còn được gọi là cây tự do. Một cây có gốc là một cây tư do, trong đó có một đỉnh được chọn làm gốc và các cạnh được định hướng là hướng của các đường đi đơn ra khỏi gốc tới các đỉnh khác. Trong trường hợp này, hai đỉnh bất kỳ được nối với nhau bao hàm chúng có qua hệ cha-con. Một đồ thị không chu trình với nhiều thành phần liên thông được gọi là một rừng. Cây sắp thứ tự Có hai dạng cấu trúc cơ sở của cây là cây không thứ tự và cây có thứ tự. Một cây không thứ tự là cây có cấu trúc cây, trong đó giữa các con của một nút, không có thứ tự nào. Một cây, trong đó các con của một nút tuân theo một thứ tự xác định được gọi là cây có thứ tự. Các cây có thứ tự có nhiều ứng dụng sâu sắc trong cấu trúc của cây. Cây tìm kiếm nhị phân là một cây sắp thứ tự điển hình. Cây tổng quát và cây nhị phân Các cây trong đó mỗi nút có thể có nhiều hơn hai con được gọi là cây tổng quát, các cây trong đó mỗi nút có không quá hai con được gọi là cây nhị phân. Biểu diễn cây Có nhiều phương pháp biểu diễn cây. Cách thường dùng nhất là biểu diễn mỗi nút như một dữ liệu kiểu bản ghi, mỗi nút chứa các con trỏ tới các con hoặc cha của nó, hoặc cả hai. Cây cũng có thể biểu diễn bằng các mảng cùng với quan hệ giữa các vị trí trong mảng. Biểu diễn bằng các nút với các con trỏ Mỗi nút là một dữ liệu kiểu bản ghi với ba trường: Một trường thường gọi là INFOR, chứa thông tin lưu trữ tại nút đó. Thông tin này có thể chỉ là một số, một ký tự, cũng có thể là một tập hợp dữ liệu rất phức tạp. Hai trường LLINK và RLINK chứa các liên kết trái và phải. Nếu cây là cây nhị phân, LLINK trỏ tới con trái của nút, RLINK trỏ tới con phải của nút. Nếu cây là cây tổng quát, LLINK trỏ tới con cực trái và RLINK trỏ tới em kế cận phải của nút đó. Do đó danh sách các nút biểu diễn một cây tổng quát, khi được xem là biểu diễn của cây nhị phân sẽ cho một cây nhị phân. Cây nhị phân này được gọi là cây nhị phân tương đương với cây tổng quát ban đầu. Biểu diễn cây nhị phân bằng mảng Cây nhị phân mà mỗi đỉnh trong có đúng hai con được gọi là cây nhị phân đầy đủ (full binary tree) Cây nhị phân đầy đủ mà tất cả các lá có cùng một mức được gọi là cây nhị phân hoàn chỉnh (perfect binary tree). Một số tài liệu gọi cây loại này là cây đầy đủ. Cây nhị phân mà mỗi đỉnh của nó đã có con phải thì cũng có con trái được gọi là cây nhị phân gần hoàn chỉnh (almost complete binary tree). (Định nghĩa này sai, theo đó cây suy biến lệch trái cũng là gần hoàn chỉnh?) Ta có thể dùng một mảng gồm phần tử để biểu diễn cây nhị phân, bằng cách lần lượt lưu trữ thông tin của mỗi nút vào mảng theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. Khi đó con trái của nút thứ i là phần tử thứ 2*i, con phải là phần tử thứ 2*i+1. Cha của phần tử thứ i là phần tử thứ int(i/2).Ta gán giá trị Null cho các vị trí còn thiếu. Một cách khác, dùng một mảng hai chiều trong dòng thứ nhất ghi các thông tin của nút, dòng thứ hai ghi chỉ số của nút cha của nút đó với dấu + nếu nút hiện tại là con trái, với dấu - nếu nút hiện tại là con phải của nút cha. Các phương pháp duyệt cây Duyệt một cây là một trình tự làm việc với các nút trong cây, trình tự này giống như một chuyến đi qua các nút trên cây theo các liên kết cha-con, bắt đầu từ nút gốc. Các giải thuật duyệt khác nhau về thứ tự "viếng thăm" giữa một nút cha và các nút con. Duyệt tiền thứ tự Duyệt trung thứ tự Duyệt hậu thứ tự Các giải thuật chung Tìm kiếm một mục trên cây Bổ sung một mục mới Xóa một mục Xem thêm Binary space partitioning Đống Cây (lý thuyết đồ thị) Cây (lý thuyết tập hợp) Cây tìm kiếm nhị phân Cây AA Cây AVL Cây đỏ đen B-cây (Cây 2-3-4, B+ cây, B*-cây, UB-cây) R-cây T-cây Liên kết Description from the Dictionary of Algorithms and Data Structures STL-like C++ tree class List of data structures from LEDA Tham khảo Kiểu dữ liệu Biểu diễn tri thức de:Datenstruktur#Baum
wiki
Vĩ () là tên 1 quốc gia bộ lạc từng tồn tại ở khu vực miền đông nam huyện Hoạt tỉnh Hà Nam vào thời nhà Hạ trong lịch sử Trung Quốc, đây là một trong những nước chư hầu trung thành nhất với Hạ Kiệt. Những dấu ấn trong lịch sử Bấy giờ vua Kiệt hạ lệnh tiến đánh nước Hữu Thi thì nước Vĩ cũng gửi quân tham gia liên minh này, sau khi Hữu Thi đầu hàng dâng nàng Muội Hỷ thì liên minh giải tán nước nào đem quân về nước ấy. Đến lúc vua Kiệt say mê nữ sắc của Muội Hỷ tàn ác làm mất lòng dân chúng thì nhiều nước chư hầu đều quy thuận nước Thương của vua Thành Thang, quân chủ nước Vĩ vẫn giữ một mực trung thành với thiên tử nhà Hạ. Vua Thang nghe lời hữu tướng Y Doãn thử không triều cống vua Kiệt xem sao, lập tức Hạ Kiệt hiệu lệnh chư hầu hỏi tội nước Thương thì nước Vĩ vẫn tham gia liên quân này. Thành Thang nghe theo kế của Y Doãn tìm cớ diệt dần vây cánh của nhà Hạ, nước Cát bị diệt đầu tiên bởi tội không chịu tế tự tổ tiên. Lần lượt đến các nước Cổ và Vĩ mỗi nước đều có 1 lý do riêng rất hợp lý khiến cho Hạ Kiệt biết thế mà không thể động binh, nước Vĩ năm ấy có hạn hán khiến dân chúng đói khổ trong khi đó vua nước này còn chần chừ chưa chịu mở kho lương thực dự trữ cứu trợ. Thế là Thang đem quân sang đi đến đâu phát chẩn cho nạn dân đến đó, Thang còn tự mình phủ phục trước miếu thay vật tế lễ để cầu mưa khiến người nước Vĩ cảm động mà theo hết về nước Thương. Quân Thương vào đến thành nước Vĩ thì lính gác đã mở cổng thành đầu hàng, vua nước Vĩ hoảng hốt bỏ chạy nhưng không kịp bị quân Thương bắn chết khi chưa ra khỏi cung điện. Không rõ nước Vĩ được hình thành từ giai đoạn nào nhưng đến thời điểm này thì chính thức tiêu vong, nước này quản lý vấn đề quân lương trong hệ thống chư hầu nhà Hạ nên khi bị diệt cũng ảnh hưởng cơ bản đến sự sụp đổ của nhà Hạ. Xem thêm Thành Thang Hạ Kiệt Tham khảo Sử Ký Tư Mã Thiên - Ân bản kỷ Giáp cốt văn Trúc thư kỷ niên Tư trị thông giám - phần ngoại kỷ Trung Quốc toàn sử kinh Thượng Thư - phần Thang thệ Chư hầu nhà Hạ Cựu quốc gia trong lịch sử Trung Quốc Hà Nam
wiki
Prudente José de Morais e Barros (tháng 4 năm 1841 - 3 tháng 12 năm 1902) là Tổng thống thứ ba của Brasil. Ông nổi tiếng là vị tổng thống đầu tiên của đất nước, người đầu tiên được bầu theo lá phiếu trực tiếp theo các điều khoản vĩnh viễn của Hiến pháp 1891 của Brasil, và người đầu tiên phục vụ nhiệm kỳ của mình trong toàn bộ. Nhiệm kỳ tổng thống của ông, kéo dài từ ngày 15 tháng 11 năm 1894 đến ngày 15 tháng 11 năm 1898, được đánh dấu bằng Chiến tranh Canudos, một cuộc nổi dậy của quân đội ở phía đông bắc đất nước bị quân đội Brasil tiêu tan. Ông cũng đã phải đối mặt với một sự phá vỡ quan hệ ngoại giao với Bồ Đào Nha đã được thành công trung gian của Nữ hoàng Victoria của Vương quốc Anh. Trước đây ông từng là Thống đốc của bang São Paulo và Chủ tịch Thượng viện từ năm 1891 đến năm 1894. Ông cũng là chủ tịch Quốc hội Lập hiến đã soạn thảo và phê duyệt Hiến pháp 1891 của Brasil. Thành phố Presidente Prudente, nằm ở phía tây của bang São Paulo, được đặt theo tên của ông. Tổ tiên của ông là những người định cư Bồ Đào Nha đầu tiên của Brasil. Tham khảo Tổng thống Brasil
wiki
Nhân có một bạn trẻ hỏi tôi về sự khác nhau giữ khối lượng và trọng lượng, tôi có xem một số bài viết có liên quan trên nhiều tờ báo và tài liệu. Có một hiểu nhầm khá phổ biến thường xuất hiện ở các tài liệu này khi nói về sự thay đổi của lực hấp dẫn khi bạn từ Trái Đất đi tới các thiên thể khác. Nếu hay theo dõi các bài báo về vật lý và thiên văn, hoặc đơn giản hơn là xem qua các tác phẩm viễn tưởng: phim, truyện ... thì bạn không còn xa lạ gì với việc người ta nói con người có thể nhảy cao hơn, xa hơn khi ở các thiên thể nhỏ hơn Trái Đất như Mặt Trăng, Sao Hỏa, ... với lí do là ở đó thì mọi thứ trở nên "nhẹ hơn". Điều này có đúng hay không? Trước hết, khi nói về "nhẹ" thì chúng ta phải xét xem nhẹ ở đây là nhẹ về khối lượng hay trọng lượng. Một cách dễ hiểu nhất: - là toàn bộ lượng vật chất chứa trong một vật thể nào đó. - là giá trị của lực hấp dẫn giữa hai vật thể bất kì, thường được hiểu là lực hấp dẫn của các thiên thể lớn (chẳng hạn các hành tinh) tác động lên vật chứa khối lượng. Với trường hợp một vật thể rất lớn như một hành tinh hút lấy các vật thể có khối lượng không đáng kể so với nó như con người, ngôi nhà hay thậm chí ngọn núi thì người ta thường tính trọng lượng của các vật bằng một phương pháp gần đúng (sai số rất nhỏ do khối lượng các vật là không đáng kể so với thiên thể) là lấy khối lượng (tính bằng kg) của vật nhân với giá trị tương đối của gia tốc trọng trường mà thiên thể tác động lên vật. Chẳng hạn ở Trái Đất gia tốc trọng trường được lấy giá trị gần đúng là khoảng 9,8 m/s², có nghĩa là một người nặng 70kg thì sẽ chịu lực hấp dẫn của Trái Đất là khoảng 686N (Newton). 686N đó là độ lớn của lực hấp dẫn mà Trái Đất hút người có khối lượng 70kg, và nó được gọi là trọng lượng của người đó ở Trái Đất. Như trên đã nói, cách tính như trên là gần đúng, thực tế thì lực hấp dẫn được tính theo công thức của Newton là: Trong đó F là giá trị của lực hấp dẫn, m1 và m2 là khối lượng của hai vật thể, r là khoảng cách giữa chúng, còn G là hằng số hấp dẫn có giá trị gần đúng là 6,67x10^-11 Nm²/kg² Nếu lấy khối lượng của Trái Đất là 6.10^24 kg và khoảng cách giữa Trái Đất và người làm thí nghiệm chính là khoảng cách từ tâm Trái Đất tới bề mặt của nó, tức là bán kính Trái Đất là 6.378.000 mét, bạn sẽ tính ra kết quả lực hấp dẫn lên người có khối lượng 70kg là 688N. Với m1 là khối lượng Trái Đất và m2 là khối lượng vật thể, vì m2 là không đáng kể với m1 nên người ta tính gia tốc trọng trường trung bình bằng công thức : Thay các số vào bạn cũng sẽ thấy nó ra là khoảng 9,84 m/s² Tất nhiên khối lượng và bán kính Trái Đất như nêu trên là không hoàn toàn chính xác mà chỉ là con số tượng đối, và thực ra bán kính ở xích đạo Trái Đất lớn hơn bán kính khi đi về phía cực một chút nên có thể thấy hai cách tính này đưa ra kết quả giống nhau. Bây giờ ta hãy quay lại lí do chính mà tôi dẫn công thức Newton nêu trên ra, đó là chúng ta có thể thấy lực hấp dẫn tỷ lệ thuận với khối lượng hai vật thể và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách. Như vậy nếu giả sử Trái Đất có khối lượng nhỏ hơn, thì lực hấp dẫn đương nhiên cũng nhỏ hơn, tức là trọng lượng của mọi vật trên nó khi đó sẽ nhỏ hơn. Hay giả sử ta lấy Sao Hỏa làm thí nghiệm, thì khi xét tới các thông số của nó chúng ta thấy khối lượng của nó chỉ bằng khoảng 1/10 khối lượng Trái Đất còn bán kính thì chỉ bằng hơn nửa bán kính Trái Đất. Áp dụng công thức tính gia tốc trọng trường nêu trên thì ta thấy gia tốc này tỷ lệ với khối lượng hành tinh và tỷ lệ nghịch với bình phương bán kính của nó, tức là qua một so sánh nhanh thì chúng ta sẽ ước tính là gia tốc trọng trường ở Sao Hỏa chỉ khoảng 40% ở Trái Đất. Tất nhiên các con số này như đã nói là tôi chỉ đưa ra một cách tương đối, trên thực tế thì các nhà khoa học đã tính được gia tốc trọng trường tương đối ở Sao Hỏa là bằng 38% gia tốc trọng trường của Trái Đất. Điều đó có nghĩa là một vật thể không thay đổi khối lượng thì ở Sao Hỏa sẽ chịu một lực hút chỉ bằng 38% lực hút hấp dẫn như khi ở Trái Đất. Tại nhiều nơi người ta liền viết là: như vậy người nặng 100kg khi ở Sao Hỏa chỉ còn 38kg. Tất nhiên nếu bạn mang một cái cân lên Sao Hỏa và cân một anh chàng nặng 100kg lên thì cân sẽ cho số chỉ là 38kg, và bạn có thể nói kết luận đó là không sai. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng tất cả các loại cân dân dụng của chúng ta dùng hàng ngày là các thiết bị đo trọng lượng chứ không phải đo khối lượng, người ta đã lợi dụng lực hấp dẫn của hành tinh để đo trọng lượng của vật và qua đó suy ngược ra khối lượng của nó. Khi bạn mang chiếc cân đó tới hành tinh khác thì phép đổi của chiếc cân đã không còn chính xác nữa vì hệ số để đổi là chính là gia tốc trọng trường của hành tinh đã thay đổi. Về cơ bản, ở những điều kiện thông thường, với những vật chất thông thường mà chúng ta tiếp xúc, thì vật không thay đổi khối lượng nếu đưa từ nơi này sang nơi khác. Vì thế khi nói từ "vật nhẹ hơn khi ở trên Sao Hỏa" thì phải hiểu là nhẹ theo nghĩa trọng lượng chứ không phải khối lượng. Ngoài ra còn một chú ý quan trọng nữa mà tôi sẽ nêu dưới đây. Trong một số tác phẩm viễn tưởng, người ta cho rằng ở những hành tinh có lực hấp dẫn yếu hơn con người ta có thể dễ dàng di chuyển những vật có sức nặng rất lớn mà thường ngày không thể làm được. Trên thực tế đó là những chi tiết thiếu chính xác. Bạn đã biết rằng lực hấp dẫn giữa hai vật thể chỉ có một phương duy nhất là phương giữa trọng tâm của hai vật thể. Đối với trọng lực của các hành tinh tác động lên một vật trên nó, phương đó là phương từ vật (hay chính xác là trọng tâm của vật) tới tâm của hành tinh, có nghĩa là khi đứng trên mặt đất thì sẽ thấy nó hướng thẳng đứng xuống dưới. Như vậy giả sử bạn mang một vật lên Sao Hỏa, nó sẽ chỉ chịu một lực kéo xuống dưới bằng 40% so với khi ở Trái Đất. Do vậy khi bạn cố gắng nâng nó lên khỏi mặt đất thì bạn sẽ thấy nó nhẹ hơn khá nhiều so với ở Trái Đất. Nhưng hãy lưu ý, điều đó không có nghĩa bạn sẽ dễ dàng di chuyển bất cứ vật gì có khối lượng lớn bằng 250% khối lượng mà thông thường bạn có thể di chuyển. Vì khi di chuyển một vật, thì ngoài thắng được lực hấp dẫn, bạn còn phải thắng được quán tính của nó nữa. Chúng ta lại phải nhớ tới Newton, định luật thứ hai của Newton có biểu thức là , điều đó có nghĩa bạn muốn "tặng" cho một vật có khối lượng m một gia tốc a thì bạn cần tác động vào nó một lực F có giá trị bằng tích của khối lượng và gia tốc bạn muốn cho nó. Điều đó có nghĩa là khối lượng đóng một vai trò không nhỏ, và khối lượng thì lại không đổi cho dù hành tinh lớn nhỏ ra sao. Trên Trái Đất, lực để thắng hấp dẫn mà nâng vật lên đóng vai trò lớn trong việc nâng các vật khỏi mặt đất, còn với việc di chuyển ngang thì lực mà bạn tiêu tốn chính lại là lực để thắng được quán tính. Chẳng hạn: bạn không thể nhấc một chiếc xe taxi khỏi mặt đất, nhưng lại có thể đẩy nó đi nếu tập trung sức, vì lực hấp dẫn khi này chỉ đóng vai trò chính là níu nó xuống mặt đường gây ra ma sát, còn lực mà bạn bỏ ra chủ yếu chỉ để thắng được quán tính của nó. Thế nhưng bạn không làm được thế với những chiếc xe tải có khối lượng rất lớn, ngay cả khi ma sát không còn đáng kể, hay bạn có đổ dầu vào bánh xe để chống ma sát, đó là vì khối lượng của nó lớn thì đòi hỏi lực lớn. Giả sử rằng chiếc xe tải loại nhỏ có khối lượng chỉ gấp đôi chiếc taxi trong ví dụ trên, bạn có thể cố gắng đẩy chiếc taxi nhưng không tài nào đẩy được chiếc xe tải. Khi mang hai chiếc xe này tới Sao Hỏa và đặt lên bàn cân, trọng lượng của chúng chỉ còn 40%, bạn sẽ thấy số chỉ trên cân của chiếc xe tải bây giờ còn nhỏ hơn của chiếc taxi khi đo ở Trái Đất. Thế nhưng chắc chắc rằng bạn vẫn ... không cách nào đẩy chiếc xe tải này chuyển động được nếu như không có một điều kì diệu nào đó xảy ra. Việc tương tự cũng xảy ra nếu bạn nghĩ mình có thể dễ dàng nhấc bổng một tảng đá lớn và ném nó đi ở những nơi có trọng lực yếu như trong truyện tranh Doraemon hay các tác phẩm viễn tưởng tương tự. Lực hấp dẫn tất nhiên vẫn đóng một vai trò nào đó làm bạn thấy mình khỏe thêm đôi chút khi ở nơi trọng lực thấp, nhưng sẽ không đủ để bạn làm được những điều kì diệu. Như vậy, khi nói "chúng ta nhẹ hơn khi ở Sao Hỏa" là một phát biểu chưa chính xác do chưa được làm rõ là nhẹ về khối lượng hay trọng lượng. Trong khi đó các phát biểu "người 100kg chỉ còn 38kg khi ở Sao Hỏa", "bạn có thể dễ dàng thành lực sĩ khi ở Sao Hỏa" , ... là những phát biểu sai và có thể gây hiểu nhầm. Hi vọng bài viết này giúp được một số độc giả về những khái niệm khối lượng, trọng lượng và các yếu tố liên quan.
vanhoc
Về hoa anh đào và ý nghĩa văn hóa của nó đối với người Nhật, xem bài sakura. Prunus serrulata (đồng nghĩa Cerasus serrulata (Lindl.) Loudon); các tên thông thường là anh đào Nhật Bản, anh đào núi, anh đào phương Đông hay anh đào Đông Á, là một loài anh đào bản địa của Nhật Bản, Triều Tiên và Hàn Quốc, và nó cũng đề cập đến một giống được sản xuất từ Prunus speciosa (anh đào Oshima), một loại cây anh đào đặc hữu ở Nhật Bản. Trong lịch sử, người Nhật đã phát triển nhiều giống cây anh đào bằng cách nhân giống có chọn lọc, được tạo ra từ sự lai tạp phức tạp của một số loài hoang dã và chúng được sử dụng cho mục đích trang trí. Trong số này, các giống được tạo ra bởi các giống lai giữa các loài phức tạp dựa trên anh đào Oshima còn được gọi là Nhóm Cerasus Sato-zakura. Loài anh đào này là cây thân gỗ nhỏ lá sớm rụng, với thân đơn và ngắn, tán lá rậm, cao tới 8–12 m. Vỏ cây trơn nhẵn màu nâu hạt dẻ, với các mắt hình hạt đậu lộ rõ nằm ngang. Các lá đơn mọc so le, hình trứng-mũi mác, dài 5–13 cm và rộng 2,5-6,5 cm, với cuống lá ngắn và mép lá khía răng cưa hay khía răng cưa kép. Vào cuối mùa thu lá màu xanh chuyển dần sang vàng, đỏ hay đỏ thắm. Các hoa mọc thành cụm gồm 2 tới 5 hoa cùng nhau tại các mắt trên các chồi ngắn vào mùa xuân cùng thời gian khi lá xuất hiện; chúng có màu hồng hay trắng với 5 cánh hoa ở các cây mọc tự nhiên. Quả là quả hạch màu đen hình cầu, đường kính 8–10 mm. Mùa hoa anh đào đầu tiên tại Nhật Bản vào giữa hoặc cuối tháng 3 ở Kyushu và tiến dần về phía đông bắc đến khi ở Hokkaido khoảng đầu tháng 5. Gieo trồng và sử dụng Nó được trồng rộng rãi để làm cây cảnh, trong cả khu vực bản địa của nó lẫn các khu vực khác trong vùng ôn đới. Hàng loạt các giống cây trồng đã được chọn lựa, nhiều trong số này có hoa kép với các nhị hoa được thay thế bằng các cánh hoa bổ sung. Trong gieo trồng tại châu Âu và Bắc Mỹ, nó thường được ghép vào gốc ghép là anh đào dại (Prunus avium); các dạng gieo trồng ít khi ra quả. Nó được coi là một phần trong tập quán Hanami (ngắm hoa) của người Nhật. Các thứ và giống Có một vài thứ của loài này: Prunus serrulata var. serrulata (đồng nghĩa var. spontanea). Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc. Prunus serrulata var. hupehensis (Ingram) Ingram. Miền trung Trung Quốc. Không được Flora of China coi là khác biệt. Prunus serrulata var. lannesiana (Carrière) Makino (đồng nghĩa Cerasus lannesiana Carrière; Prunus lannesiana (Carrière) E. H. Wilson) . Nhật Bản. Prunus serrulata var. pubescens (Makino) Nakai. Triều Tiên, đông bắc Trung Quốc. Prunus serrulata var. spontanea (Maxim.) E. H. Wilson (đồng nghĩa Prunus jamasakura Siebold ex Koidz.) Một vài giống cây trồng quan trọng là: Prunus serrulata 'Amonogawa'. Anh đào thon đầu, với hình dáng tựa hình trụ; hoa bán kép màu hồng nhạt. Prunus serrulata 'Kanzan'. Anh đào Kanzan. Hoa hồng, kép; các lá non mới ra có màu đồng, sau xanh dần. Nói chung hay bị viết sai thành "anh đào Kwanzan". Prunus serrulata 'Kiku-shidare'. Anh đào thân rủ Cheal. Thân cây rủ xuống; hoa kép màu hồng. Có xu hướng sống ngắn ngày. Prunus serrulata 'Shirofugen'. Hoa kép, khi mới ra màu hồng sẫm, sau nhạt dần. Prunus serrulata 'Shirotae'. Anh đào núi Fuji. Tán lá rất thấp và rộng với các cành mọc gần như nằm ngang, hoa trắng, bán kép. Prunus serrulata 'Tai Haku'. Anh đào hoa trắng lớn. Hoa đơn, màu trắng, rất lớn (đường kính tới 8 cm); các lá non mới ra có màu đồng, sau xanh dần. Prunus serrulata 'Ukon'. Chú thích Tham khảo Rushforth K. (1999). Trees of Britain and Europe. Collins ISBN 0-00-220013-9. Flora of China: Cerasus serrulata Prunus serrulata trên website của Đại học North Carolina Ảnh: kích thước tiềm năng cho Prunus serrulata 'Shirotae' ('núi Fuji') Anh đào Thực vật Trung Quốc Thực vật Nhật Bản S Thực vật châu Á Cây dùng làm bonsai Cây trang trí Hoa anh đào Thực vật vườn châu Á S Thực vật Triều Tiên Biểu tượng quốc gia Nhật Bản
wiki
Đề bài: Thả diều là trò chơi gắn liền với các bạn nhỏ ở quê. Em hãy viết bài văn Tả cánh diều tuổi thơ em hay chơi cho các bạn cùng nghe. Tuổi thơ của em gắn với những cánh diều quê hương, nó là người bạn của em trong những buổi chiều khi đi thả trâu. Chiếc diều của em do bố em làm cho, nó được bố em sơn màu trắng và đuôi của cánh diều được sơn màu đỏ để nhận biết. Chiếc diều được bố em làm từ tre của nhà, vì vậy nó rất chắc. Bề ngoài chiếc diều được bọc bằng những giấy ni lông, chiếc đuôi của diều thì được làm rất dài khi lên cao nó vẫy chông rất đẹp. Chiếc diều đó được làm rất lớn vì vậy phải cỡ tầm 2 người khiêng mới được. Mỗi buổi chiều khi đi thả trâu em với bạn gần nhà lại rủ nhau thả diều, em là người cầm dây, bạn là người cầm diều và chạy để cho chiếc diều bay lên. Những lúc không có gió chúng em rất muốn thả diều nhưng lại không lên được, có những ngày chiều mùa hạ có nhiều cơn gió lớn chúng em lại thả diều và tiếng sáo được thiết kế trên chiếc diều kêu vi vu, nó vang vong trên không trung. Khi lúc đậu gió có khi em còn cho nó đỗ đêm, và đến sáng hôm sau em mơi cho nó xuống, những thời gian thả diều thật tuyệt vời nó gắn liền với thời niên thiếu của em.Xem thêm: Thiên nhiên trong bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận Em rất yêu quý cánh diều tuổi thơ, nó là những trò chơi bổ ích của em trong thời tuổi thơ.
vanhoc
Nguyễn Đình Bảng (sinh năm 1942) là nhạc sĩ người Việt Nam. Tiểu sửTừ điển tác giả, tác phẩm âm nhạc phổ thông, Vũ Tự Lân, xuất bản năm 2007, trang 233 Ông sinh ngày 27 tháng 12 năm 1942 ở Đạo Lý, Lý Nhân, Hà Nam. Trước đây, ông công tác tại Nhà xuất bản Âm nhạc và Băng đĩa (DIHAVINA). Trú quán tại Khu tập thể Nhà hát Chèo Việt Nam, Mai Dịch, Hà Nội. Nguyễn Đình Bảng nguyên là nhạc công Đoàn Chèo Trung ương, tham gia biểu diễn phục vụ ở Trường Sơn, trên các sân khấu trong và ngoài nước. Sau khi tốt nghiệp Khoa Sáng tác Nhạc viện Hà Nội, ông về làm biên tập âm nhạc cho DIHAVINA đến khi nghỉ hưu. Nguyễn Đình Bảng đoạt nhiều giải thưởng âm nhạc: Giải Nhất và Giải Ba Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 1994: Khỏa trần Trường Sơn và Tình quê (thơ Hàn Mặc Tử); Giải Nhì Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 1995: Du thuyền sông Lam; Giải Ba ca khúc và khí nhạc Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 1996: Ngôi sao biển và Ballade giao hưởng Thị Kính - Thị Mầu. Ông đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật đợt II năm 2007, với cụm tỏc phẩm: Thời hoa đỏ (thơ Thanh Tùng), Du thuyền trên sông Lam, Khỏa trần Trường Sơn, Ngôi sao biển, Baleade giao hưởng Thị Kính – Thị Mầu. Phong cách sáng tác Tuy trăn trở nhiều cho sáng tác, nhưng mãi đến năm 1987, sau khi bài hát Cơn mưa em bất chợt được quần chúng yêu thích rộng rãi, Nguyễn Đình Bảng mới được biết đến như một nhạc sĩ có phong cách của thời kỳ đổi mới. Từ đó, ông liên tục có những tác phẩm đáng chú ý như: Thời hoa đỏ (thơ Thanh Tùng), Hai nửa vầng trăng (phỏng thơ Hoàng Hữu), Mùa xuân về, Tuổi mới yêu, Khỏa trần Trường Sơn... Đã có Album Audio Thời hoa đỏ, Khỏa trần Trường Sơn và Tuyển chọn ca khúc Nguyễn Đình Bảng (Nxb. Âm nhạc,1995). Các sáng tác Khí nhạc Nguyễn Đình Bảng có sáng tác một số tác phẩm khí nhạc, tiêu biểu là bản ballade Thị Kính-Thị Mầu. Ca khúc Nguyễn Đình Bảng sáng tác nhiều ca khúc như: Cơn mưa em bất chợt Thời hoa đỏ (phỏng thơ Thanh Tùng) Hai nửa vầng trăng (phỏng thơ Hoàng Hữu) Mùa xuân về Tuổi mới yêu Khỏa trần Trường Sơn Ngôi sao biển Chú thích Xem thêm Thời hoa đỏ Liên kết ngoài ‘Thời hoa đỏ’ - nhớ về những năm tháng tuổi trẻ Sinh năm 1942 Nhân vật còn sống Nhạc sĩ Việt Nam Người Hà Nam
wiki
Lễ Phục Sinh ngày thứ hai là ngày sau Lễ Phục Sinh ngày Chúa nhật và là một ngày lễ ở một vài quốc gia. Lễ Phục Sinh ngày thứ hai trong Năm phụng vụ của Ki tô giáo Phương Tây là ngày thứ hai của Mùa Phục Sinh và tương tự trong Lễ nghi Đế quốc Byzantine cũng là ngày thứ hai của Tuần Sáng. Lễ nghi tôn giáo Kitô giáo Phương Đông Trong Chính thống giáo Đông phương và Nhà thờ Công giáo Lễ nghi Đế quốc Byzantine, ngày này có tên gọi là "Thứ hai Tương sáng" hay "Thứ hai Tái sinh". Cũng giống như các ngày còn lại của Tuần Sáng, các buổi lễ thường khá khác biệt so với thời gian còn lại của năm và giống với các lễ trong Pascha (Lễ Phục Sinh ngày Chúa nhật), bao gồm một lễ rước ngoài trời sau Divine Liturgy (tạm dịch: Phụng vụ Thánh); trong khi điều này được quy định cho toàn bộ các ngày trong tuần, thì thông thường chúng chỉ được tổ chức vào Thứ hai và có thể vào một vài ngày khác trong nhà thờ giáo xứ, đặc biệt là ở các quốc gia không theo Chính thống giáo. Đồng thời, khi ngày dương lịch của Lễ thánh quan thầy của các thánh lớn như Thánh George hay thánh bảo trợ của một nhà thờ hay một ngày mang tên thánh, rơi vào Tuần Thánh hoặc rơi vào Lễ Phục Sinh ngày Chúa nhật thì ngày mang tên thánh được tổ chức vào Lễ Phục Sinh ngày thứ hai. Nghi lễ quốc gia Úc Ở Úc, Lễ Phục Sinh ngày thứ hai là một ngày lễ. Mọi người tham gia vào các sự kiện thể thao ngoài trời như Oakbank Easter Racing Carnival ở Nam Úc, và Stawell Gift ở Victoria, cũng như một trận đấu truyền thống của AFL giữa Câu lạc bộ bóng đá Geelong và Câu lạc bộ bóng đá Hawthorn tại MCG. Giải đua Australian Three Peaks Race ở Tasmania thường được tổ chức cho đến năm 2011. Áo Ở Áo và miền nam nước Đức là nghi lễ "Emmausgang" truyền thống, tưởng nhớ đợt hành hương đến Emmaus của các tông đồ nhưng họ không nhận ra rằng Chúa Giêsu cũng đang đi cùng. Canada Lễ Phục Sinh ngày thứ hai là thứ hai ngay sau Lễ Phục Sinh ngày Chúa nhật và là một ngày lễ theo luật định của các nhân viên liên bang. Mặc dù không bắt buộc theo quy định liên bang, một vài người sử dụng lao động cũng cho nhân viên nghỉ vào ngày này. Ngoài ra, ngày lễ này nối tiếp ngày Thứ sáu Tốt lành (thứ sáu trước Lễ Phục Sinh) - là ngày nghỉ bắt buộc cho người lao động và cho họ thêm một ngày cuối tuần dài trong tháng 4. Ở các tỉnh nơi mà Ngày Gia đình, Ngày Islander hay Ngày Louis Riel không được tiến hành lễ thì Tuần Lễ Phục Sinh Cuối tuần là ngày nghỉ lễ đầu tiên của tỉnh sau Tết Dương lịch. Trung Âu Śmigus-dyngus (hay lany poniedziałek, Thứ hai ẩm ướt trong tiếng Ba Lan) là tên gọi cho Lễ Phục Sinh ngày thứ hai ở Ba Lan và cộng đồng người di cư. Ở Cộng hòa Séc, ngày này được gọi là velikonoční pondělí, ở Slovakia là veľkonočný pondelok và ở Hungary là Vízbevető. Những quốc gia theo Công giáo này (và một vài quốc gia khác) thực hiện một phong tục xưa độc đáo vào ngày này. Theo truyền thống, các chàng trai và những người đàn ông đổ một xô nước lạnh hoặc nước hoa lên các cô gái và những người phụ nữ và/ hoặc đánh vào mông hoặc chân của họ bằng cành (Liễu tơ) dài hoặc roi làm từ Chi Liễu, Chi Cáng lò hoặc các cành cây trang trí. Một truyền thuyết nói rằng việc này giữ cho phụ nữ khỏe mạnh, xinh đẹp và tăng khả năng sinh sản trong suốt cả năm tới. Một phong tục khác có liên quan, duy nhất có ở Ba Lan là việc rắc các bát (garce) tro lên người hoặc ngôi nhà, được tổ chức trước đó vài tuần ở "półpoście". Phong tục này hầu như đã bị lãng quên nhưng vẫn được thực hiện ở khu vực biên giới của Masuria và Masovia. Ai Cập Ở Ai Cập, lễ hội cổ xưa của Sham El Nessim (, nghĩa đen là "mùi của gió") được tổ chức trong Lễ phục sinh ngày thứ hai Giáo hội Chính thống giáo Copt (nghĩa là Đông phương), mặc dù các ngày lễ hội có từ thời các Pharaon (khoảng năm 2700 trước Công nguyên). Đây là một ngày lễ quốc gia của Ai Cập. Các hoạt động truyền thống bao gồm vẽ lên các quả trứng, dùng bữa ngoài trời và ăn fesikh (cá đối lên men). Đức Ở Đức, người dân ra đồng vào sáng sớm và tổ chức các cuộc đua Trứng Phục sinh. Với những người theo Giáo hội Công giáo Rôma, Lễ Phục sinh ngày thứ hai cũng là ngày Thánh lễ Bắt buộc ở Đức. Ireland Ở Cộng hòa Ireland, đây là ngày tưởng niệm những người đã mất trong Khởi nghĩa Phục sinh bắt đầu vào Lễ Phục sinh ngày thứ hai năm 1916. Đến năm 1966, một cuộc diễu hành của những cựu chiến binh đi qua các tổng hành dinh của Quân đội Cộng hòa Ireland tại Trụ sở Bưu điện (GPO) trên đường O'Connell và đọc Tuyên ngôn của Cộng hòa Ireland. Tây Ban Nha Ở Tây Ban Nha, Lễ phục sinh ngày thứ hai là một ngày lễ chính thức của các cộng đồng tự trị Catalunya, Cộng đồng Valencia, Quần đảo Baleares, Navarra, Xứ Basque (cộng đồng tự trị), Cantabria, Castilla-La Mancha và La Rioja. Ở Catalunya, Cộng đồng Valencia và ở Murcia có một loại bánh điển hình gọi là Easter mona. Bánh thường được cha mẹ đỡ đầu tặng cho con đỡ đầu và đó là một truyền thống để các gia đình hoặc nhóm bạn bè tụ họp lại hoặc đi đấu đó, đặc biệt là về vùng quê, cùng ăn mona. Hà Lan Ở Hà Lan, Lễ phục sinh ngày thứ hai (Tweede Paasdag) là một ngày nghỉ chính thức. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Ba trong bốn Quốc gia cấu thành Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland xem Lễ Phục Sinh ngày thứ hai là ngày nghỉ của ngân hàng: Anh, Wales và Bắc Ireland. Ở Leicestershire của Anh, người dân Hallaton tổ chức một trận bottle-kicking và Hare Pie Scramble (tạm dịch: ném chai và giành bánh Hare). Xem thêm Tuần Sáng Lễ Phục sinh ngày thứ ba Lễ Phục sinh ngày thứ sáu Lễ Phục sinh ngày thứ bảy Lễ Phục Sinh Thứ sáu Tuần Thánh Cuộc đời Giê-su theo Tân Ước Sham El Nessim Tham khảo Liên kết ngoài Everything you should know about Dingus day 2006 NPR Story on Dingus Day (audio file) Poland's Dingus Day, and other Easter Monday customs By Pip Wilson Dyngus Day Buffalo Mùa Phục Sinh Phụng vụ Công giáo Ngày lễ và Ngày Hành động trong tháng Ba Ngày lễ và Ngày Hành động trong tháng Tư Ngày lễ và Ngày Hành động trong tháng Năm
wiki