text
stringlengths 78
4.36M
| domain
stringclasses 2
values |
---|---|
Trần Đăng Khoa (sinh ngày 26 tháng 4 năm 1958), quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Ông nguyên là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam. Hiện nay, ông giữ chức Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên hiệp VHNT Hà Nội. Ông cũng là Trưởng Ban Chung khảo, Hội đồng Giám khảo Quốc gia của cuộc thi Viết thư quốc tế UPU tại Việt Nam từ năm 2016 đến nay, thay cho Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (Nguyễn Trí Huân).
Tiểu sử
Từ nhỏ, ông đã được nhiều người cho là thần đồng thơ văn. Lên 8 tuổi, ông đã có thơ được đăng báo. Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông: Từ góc sân nhà em (tập thơ tiếp theo là Góc sân và khoảng trời) được nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản. Có lẽ tác ph người biết đến nhất của ông là bài thơ "Hạt gạo làng ta", sáng tác năm 1968, được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc (1971).
Ông cũng được biết đến nhiều với câu chuyện khi mới hơn 10 tuổi đã đề nghị đổi câu thơ "Đường ta đi rộng thênh thang tám thước" thành "Đường ta rộng thênh thang ta bước" trong bài thơ Ta đi tới của nhà thơ nổi tiếng thời bấy giờ là Tố Hữu.
Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngày 26 tháng 2 năm 1975 khi đang học lớp 10 trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, quân số tại Tiểu đoàn 691 Trung đoàn 2 Quân tăng cường Hải Hưng. Sau khi thống nhất, việc bổ sung quân cho chiến trường không còn cần thiết nữa, ông được bổ sung về Quân chủng Hải quân, ông cũng từng chiến đấu ở Chiến trường Tây Nam Việt Nam giai đoạn 1978-1979. Sau đó ông theo học Trường Viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại Viện Văn học Thế giới M. Gorki thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga. Khi trở về nước ông làm biên tập viên Tạp chí Văn nghệ quân đội. Từ tháng 6 năm 2004, khi đã mang quân hàm thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam, ông chuyển sang công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, giữ chức Phó Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, sau đó là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 2008, khi Đài tiếng nói Việt Nam thành lập Hệ phát thanh có hình VOVTV (tiền thân của Kênh truyền hình VOV và nay là Kênh truyền hình Văn hóa - Du lịch Vietnam Jouney), ông được phân công làm Giám đốc đầu tiên của hệ này. Đến khoảng giữa năm 2011, chức vụ này được chuyển giao cho ông Vũ Hải – Phó Tổng Giám đốc của Đài kiêm nhiệm để ông chuyển sang làm Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam VOV. Hiện nay ông là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa IX.
Tác phẩm
Trần Đăng Khoa không có nhiều tác phẩm, và danh hiệu "thần đồng thơ trẻ" của nhà thơ thời thơ ấu không hề liên quan hay được nối tiếp đến quãng đời về sau khi nhà thơ tham gia nhập ngũ, theo học ở Nga, khi về nước làm biên tập viên, làm báo. Thi hứng một thời không là động lực cho cảm xúc khi tác giả đã cao tuổi. Những tác phẩm nổi bật của Trần Đăng Khoa :
Từ góc sân nhà em, 1968.
Góc sân và khoảng trời, tập thơ, 1968, 107 bài thơ, tái bản khoảng 30 lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên toàn thế giới.
Đi đánh thần Hạn, trường ca 4 chương, 1970.
Thơ Trần Đăng Khoa (tập 1), tuyển tập thơ, 1970.
Trường ca Trừng phạt, trường ca, 1973.
Khúc hát người anh hùng, trường ca, 1974.
Trường ca Giông bão, trường ca, 1983.
Thơ Trần Đăng Khoa (tập 2), tuyển tập thơ, 1983.
Bên cửa sổ máy bay, tập thơ, 1986, 26 bài thơ.
Chân dung và đối thoại, tiểu luận phê bình, Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên, 1998, tái bản nhiều lần. Tác giả cho biết ban đầu đã dự kiến phát hành tập II của tác phẩm này, nhưng hiện đã gộp bản thảo vào phần I để tái bản.
Bài "Thơ tình người lính biển" đã được Hoàng Hiệp phổ nhạc.
Đảo chìm, tập truyện - ký, 2000, đến đầu năm 2009 đã tái bản 25 lần.
Hầu chuyện Thượng đế, đàm thoại văn học, 2015, gồm 80 bài.
Đảo chìm Trường Sa, tuyển tập thơ văn, 2016.
Giải thưởng
Ông ba lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong (các năm 1968, 1969, 1971), Giải nhất báo Văn nghệ (1982) và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (năm 2001).
Gia đình
Trần Đăng Khoa có một anh trai là nhà thơ, nhà báo Trần Nhuận Minh – tác giả các tập thơ "Nhà thơ và Hoa cỏ", "Bản xô nát hoang dã", "45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh"..., từng là Chủ tịch Hội văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh. Một chị gái là Trần Thị Bình, hiện sống ở quê cùng với thân mẫu của nhà thơ. Ông còn có một người em gái tên là Trần Thị Thuý Giang, hiện làm giáo viên tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Nhận xét
Về việc Trịnh Xuân Thanh trở về Việt Nam
Viết trên trang trực tuyến của đài ông (hiện là người duy nhất trong Đảng phát biểu): "Tôi rất ngạc nhiên khi một số người Việt, trong đó có cả trí thức lại tỏ ra ngờ vực việc đầu thú của Trịnh Xuân Thanh, rồi có những việc làm mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao ta đã phải lên tiếng và "rất lấy làm tiếc."
Tham khảo
Liên kết ngoài
Người Hải Dương
Trần Đăng Khoa (nhà thơ)
Nhà thơ Việt Nam thời kỳ 1945–1975
Nhà thơ Việt Nam thời kỳ từ 1976
Nhà văn Việt Nam thời kỳ từ 1976
Nhà báo Việt Nam
Thần đồng | wiki |
Cúp bóng đá châu Á 1988 là Cúp bóng đá châu Á lần thứ chín. Vòng chung kết giải được tổ chức tại Qatar từ 2 đến 18 tháng 12 năm 1988, gồm 10 đội. Đương kim vô địch Ả Rập Saudi bảo vệ được chức vô địch sau khi thắng Hàn Quốc bằng loạt sút penalty 4-3 ở trận chung kết.
Vòng loại
Có tất cả 20 đội tuyển tham gia vòng loại, chia làm 4 bảng, chọn 2 đội đầu bảng vào đá vòng chung kết với chủ nhà Qatar và đương kim vô địch Ả Rập Saudi.
Vòng chung kết
Vòng chung kết được tổ chức từ 2 đến 18 tháng 12, thi đấu tại hai sân vận động là Sân vận động Al-Ahly và Sân vận động Qatar SC ở thủ đô Doha. 10 đội tuyển tham dự chia làm 2 bảng 5 đội, chọn mỗi bảng 2 đội vào bán kết đấu loại trực tiếp để chọn ra nhà vô địch.
Các đội tham dự
(chủ nhà)
(đương kim vô địch)
Địa điểm
Vòng bảng
Giờ thi đấu tính theo giờ Qatar (UTC+3).
Bảng A
Bảng B
Vòng loại trực tiếp
Bán kết
Tranh hạng ba
Chung kết
Giải thưởng
Cầu thủ xuất sắc nhất
Kim Joo-Sung
Vua phá lưới
Lee Tae-Ho - 3 bàn
Thủ môn xuất sắc nhất
Trương Huy Khang
Danh sách cầu thủ ghi bàn
3 bàn
Lee Tae-Ho
2 bàn
Mã Lâm
Tạ Vu Tân
Farshad Pious
Byun Byung-Joo
Chung Hae-Won
Hwang Sun-Hong
Kim Joo-Sung
Adel Khamis
Mansour Muftah
Khalid Salman
1 bàn
Fahad Mohamed
Cao Sinh
Mai Triệu
Trương Tiểu Văn
Karim Bavi
Adel Abbas
Mansour Basha
Saleh Al-Mutlaq
Mohamed Al-Suwaiyed
Fahad Al-Bishi
Yousuf Jazea'a
Majed Abdullah
Walid Abu Al-Sel
Walid Al-Nasser
Hassan Mohamed
Abdulaziz Mohamed
phản lưới nhà
Muhsin Musabah (trong trận gặp Qatar)
Bảng xếp hạng
Tham khảo
Liên kết ngoài
Chi tiết tại trang RSSSF
1988
Bóng đá châu Á năm 1988 | wiki |
Lưu Minh Vũ (sinh năm 1970) là một biên tập viên, người dẫn chương trình người Việt Nam. Anh được biết đến nhiều qua vai trò MC của chương trình Hãy chọn giá đúng.
Thời thơ ấu
Lưu Minh Vũ sinh năm 1970. Anh là con trai của cố nhà biên kịch sân khấu, nhà thơ Lưu Quang Vũ và nữ nghệ sĩ Tố Uyên. Cuộc hôn nhân của cha mẹ anh kéo dài từ năm 1969 đến năm 1972. Ngày 29 tháng 8 năm 1988, cha anh, nhà thơ Lưu Quang Vũ, cùng với người vợ thứ hai là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai Lưu Quỳnh Thơ đột ngột qua đời trong một vụ tai nạn xe ô tô ở Hải Dương.
Anh tốt nghiệp vào năm 1992 trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Sự nghiệp
Lần đầu tiên đến với truyền hình là từ khi anh dẫn chương trình Bảy sắc cầu vồng. Sau chương trình này, anh được khán giả biết đến rộng rãi. Anh cũng dẫn dắt gameshow Đường lên đỉnh Olympia cùng MC Tùng Chi vào năm 2000, 2002 và 2003. Nhưng đến năm thứ 15 thì anh đã bất ngờ trở lại với chương trình đặc biệt Gala 15 năm Đường lên đỉnh Olympia lên sóng với tư cách là vị khách mời. Trong chương trình Hãy chọn giá đúng, anh dẫn dắt chương trình trong 3 lần. Lần thứ nhất là từ đầu năm 2005 - cuối tháng 5/2012, anh nối tiếp vai trò MC từ nhà báo Lại Văn Sâm. Từ đầu tháng 6/2012, anh nhường lại vị trí cho MC Trần Ngọc. Lần thứ 2 là đến số phát sóng vào ngày 30/3/2014, anh đã bất ngờ trở lại với chương trình đặc biệt kỉ niệm 10 năm phát sóng chương trình. Từ 5/5/2018 - 15/6/2019, 24/8 - 7/12/2019, anh là MC phụ dẫn cạnh chỗ khán giả. Trong các số phát sóng vào ngày 22/6 - 17/8/2019, anh tạm quyền dẫn dắt chính vì lúc đó MC Hồng Phúc tham gia chương trình Trời sinh một cặp mùa 3.
Hiện tại, Lưu Minh Vũ đã chuyển sang vai trò quản lý truyền hình. Anh hiện đang là phó trưởng phòng Trò chơi và Gặp gỡ trên truyền hình 1, Ban Sản xuất các Chương trình Giải trí của Đài truyền hình Việt Nam. Gần đây, anh trở lại dẫn chương trình.
Đời tư
Minh Vũ quyết định xây dựng gia đình vào năm 29 tuổi (chừng đầu năm 1999), anh và vợ quen nhau trước khi anh đi du học. Sau khi trở về, họ gặp nhau và chính thức kết hôn. Anh hiện đang có hai con trai.
Một số chương trình truyền hình đã tham gia
7 sắc cầu vồng
Anh cùng với nhà báo Tạ Bích Loan dẫn dắt chương trình trong suốt thời gian lên sóng.
Hãy chọn giá đúng
Anh dẫn dắt chương trình này thay thế vị trí của nhà báo Lại Văn Sâm từ số phát sóng ngày 27/11/2004 cho đến hết ngày 27/5/2012. Từ ngày 3/6/2012 đến hết ngày 28/4/2018, anh tạm thời nhường lại vị trí cho MC Trần Ngọc. Từ ngày 5/5/2018 - 15/6/2019, 24/8/2019 - 7/12/2019, anh là người phụ dẫn ở chỗ khán giả. Trong các số phát sóng vào ngày 22/6/2019 cho đến ngày 17/8/2019, anh tạm quyền dẫn dắt chính vì lúc đó MC Hồng Phúc tham gia chương trình Trời sinh một cặp mùa 3.
Đường lên đỉnh Olympia
Anh dẫn dắt chương trình cùng với nhà báo Tùng Chi vào năm thứ 2, năm thứ 4 và năm thứ 5.
Chiếc nón kỳ diệu
Bên cạnh MC Tuấn Tú, anh là nhân tố mới của chương trình vào số đặc biệt dịp Tết Nguyên Đán Quý Tỵ 2013.
Làng vui
Anh dẫn dắt chương trình trong suốt thời gian phát sóng.
Xem thêm
Lại Văn Sâm
Anh Tuấn
Long Vũ
Tùng Chi
Diệp Chi
Tạ Bích Loan
Đức Bảo
Trần Ngọc
Tuấn Tú
Tham khảo
Liên kết ngoài
Sinh năm 1970
Nhân vật còn sống
Người dẫn chương trình Việt Nam | wiki |
Tổng thống Afghanistan hiện là người đứng đầu nhà nước và chính phủ Afghanistan. hệ thống đảng Cộng hòa ở Afghanistan là gián đoạn không liên tục, và chỉ trong 1973 - 1992 (Cộng hòa Afghanistan và Cộng hòa Dân chủ Afghanistan) và 2001 trước khi coi một nước cộng hòa trạng thái, trong khi thời điểm khác Afghanistan hơn vua, Trưởng hoặc Taliban thành viên Cai trị.
Hiến pháp Afghanistan hiện tại đã được Quốc hội Afghanistan thông qua vào tháng 1/2004. Theo hiến pháp mới, Afghanistan có một hệ thống tổng thống. Hiến pháp mới trao cho tổng thống quyền lực rộng lớn về hành chính, quân sự và luật pháp. Sức mạnh của quốc hội tương đối yếu. Điều này gây tranh cãi rất nhiều tại Loya Jirga (Nghị viện) ở Afghanistan. Nhưng cả người nội địa Afghanistan và những người ủng hộ phương Tây đều tin rằng một hệ thống như vậy là chìa khóa để duy trì hòa bình và ổn định ở Afghanistan và cực kỳ cần thiết cho hiện trạng ở Afghanistan.
Danh sách các tổng thống của Afghanistan
Xem thêm
Tổng thống Afghanistan
Tham khảo
Liên kết ngoài
http://president.gov.af/ - Trang web chính thức của Dinh Tổng thống Afghanistan
Nguyên thủ quốc gia Afghanistan
Tổng thống Afghanistan | wiki |
Alfons Maria Stickler (1910–2007) là một Hồng y người Áo của Giáo hội Công giáo Rôma. Ông từng đảm nhận vai trò Hồng y Đẳng Linh mục Nhà thờ S. Giorgio in Velabro, Thủ thư Thư viện Vatican, Thủ thư Văn khố Cơ mật Vatican trong 3 năm, từ năm 1985 đến năm 1988.
Vốn là một giáo sĩ trong vai trò phục vụ trong Giáo triều Rôma, ông từng đảm trách nhiều vai trò khác nhau trước khi tiến đến trở thành Thủ thư Thư viện Vatican, Thủ thư Văn khố Cơ mật Vatican, như: Tổng quản Magnificus Giáo hoàng Thư viện Dòng Don Bosco (1958–1966), Quản thủ Thư viện Thành quốc Vatican (1971–1983), Quyền Thủ thư Thư viện Vatican (1983–1985), Quyền Thủ thư Văn khố Cơ mật Vatican (1983–1985). Ông được vinh thăng Hồng y ngày 25 tháng 5 năm 1985, bởi Giáo hoàng Gioan Phaolô II.
Tiểu sử
Hồng y Alfons Maria Stickler sinh ngày 23 tháng 8 năm 1910 tại Neunkirchen, Áo. Sau quá trình tu học dài hạn tại các cơ sở chủng viện theo quy định của Giáo luật, ngày 27 tháng 3 năm 1937, Phó tế Stickler, 27 tuổi, tiến đến việc được truyền chức linh mục. Tân linh mục là thành viên linh mục đoàn Dòng Salêdiêng Don Bosco.
Ông từng đảm nhiệm kiêm nhiệm nhiều chức danh quan trọng tại Giáo triều Rôma, Tổng quản Magnificus Giáo hoàng Thư viện Dòng Don Bosco, từ năm 1958 đến năm 1956. Năm năm sau khi kết thúc nhiệm vụ tại Giáo hoàng Thư viện Dòng Don Bosco, ông đảm nhận vai trò Quản thủ Thư viện Thành quốc Vatican, kể từ khi được bổ nhiệm vào năm 1971.
Sau 47 năm thi hành các công việc mục vụ với thẩm quyền và cương vị của một linh mục, ngày 8 tháng 9 năm 1983, Tòa Thánh loan tin Giáo hoàng đã quyết định tuyển chọn linh mục Alfons Maria Stickler, 73 tuổi, gia nhập Giám mục đoàn Công giáo Hoàn vũ, với vị trí được bổ nhiệm là Tổng giám mục Hiệu tòa Volsinium, chức danh Quyền Thủ thư Thư viện Vatican, Quyền Thủ thư Văn khố Cơ mật Vatican. Lễ tấn phong cho vị giám mục tân cử được tổ chức sau đó vào ngày 11 tháng 11 cùng năm, với phần nghi thức chính yếu được cử hành cách trọng thể bởi 3 giáo sĩ cấp cao, gồm chủ phong là đương kim giáo hoàng, Giáo hoàng Gioan Phaolô II; hai vị giáo sĩ còn lại, với vai trò phụ phong, gồm có Tổng giám mục Eduardo Martínez Somalo, Thành viên Văn phòng Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh và Tổng giám mục Rosalio José Castillo Lara, S.D.B, Quyền Chủ tịch của Ủy ban Giáo hoàng cho việc sửa đổi Giáo luật. Tân giám mục chọn cho mình khẩu hiệu: OMNIA ET IN OMNIBUS CHRISTUS.
Bằng việc tổ chức công nghị Hồng y năm 1985 được cử hành chính thức vào ngày 25 tháng 25, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đưa ra quyết định vinh thăng Tổng giám mục Alfons Maria Stickler tước vị danh dự của Giáo hội Công giáo, Hồng y. Tân Hồng y thuộc Đẳng Hồng y Phó tế và Nhà thờ Hiệu tòa được chỉ định là Nhà thờ S. Giorgio in Velabro. Hai ngày sau đó ông chính thức được bổ nhiệm làm Thủ thư Thư viện Vatican, Thủ thư Văn khố Cơ mật Vatican.
Ngày 1 tháng 7 năm 1988, Tòa Thánh chấp thuận đơn hồi hưu của ông, vì lý do tuổi tác, theo Giáo luật. Ông được thăng Đẳng Hồng y Linh mục sau đó vào ngày 29 tháng 1 năm 1996. Ông qua đời ngày 12 tháng 12 năm 2007, thọ 97 tuổi.
Tham khảo
Sinh năm 1910
Mất năm 2007
Hồng y Áo
Giám mục Công giáo thế kỉ 20
Giám mục Công giáo thế kỉ 21
Người Áo thế kỷ 20
Người Áo thế kỷ 21
Tu sĩ Dòng Salêdiêng Don Bosco
Hồng y do Giáo hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm | wiki |
Abemaciclib (tên thương mại Verzenio và Verzenios) là một loại thuốc để điều trị ung thư vú tiến triển hoặc di căn. Nó được phát triển bởi Eli Lilly và nó hoạt động như một chất ức chế CDK chọn lọc cho CDK4 và CDK6.
Nó được chỉ định là một liệu pháp đột phá cho bệnh ung thư vú của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vào tháng 10 năm 2015.
Vào ngày 28 tháng 9 năm 2017, nó đã được FDA chấp thuận sử dụng tại Hoa Kỳ để điều trị một số bệnh ung thư vú.
Sử dụng trong y tế
Vào tháng 9 năm 2017, Abemaciclib được chấp thuận tại Hoa Kỳ trong điều trị ung thư vú có thụ thể nội tiết dương tính, HER-2 (thụ thể của yếu tố tăng trưởng biểu bì-2) âm tính tiến triển tại chỗ hoặc di căn sau khi điều trị với liệu pháp nội tiết, phối hợp với fulvestrant. Abemaciclib cũng được chấp thuận sử dụng đơn trị liệu trong điều trị ung thư vú di căn cho những bệnh nhân từng điều trị với hóa trị phối hợp với liệu pháp nội tiết .
Trong các nghiên cứu so sánh fulvestrant + abemaciclib với fulvestrant + giả dược ở những bệnh nhân ung thư vú, trung bình thời gian sống thêm không tiến triển trong nhóm điều trị với abemaciclib là 16,4 tháng, so với 9,3 tháng dưới với giả dược.
Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ xảy ra ở 20% bệnh nhân trở lên trong các nghiên cứu là tiêu chảy, buồn nôn và nôn, giảm bạch cầu (số lượng bạch cầu thấp) bao gồm giảm bạch cầu, thiếu máu (số lượng hồng cầu thấp), giảm tiểu cầu (số lượng tiểu cầu thấp), đau dạ dày, nhiễm trùng, mệt mỏi, giảm sự thèm ăn và đau đầu.
Tương tác
Vì abemaciclib được chuyển hóa chủ yếu bởi enzyme gan CYP3A4, nên các chất ức chế enzyme này (như ketoconazole) dự kiến sẽ làm tăng nồng độ trong huyết tương của nó. Ngược lại, chất cảm ứng CYP3A4 gây ra nồng độ abemaciclib trong huyết tương thấp hơn, như đã được thể hiện trong một nghiên cứu với rifampicin.
Dược lý
Cơ chế hoạt động
Giống như các thuốc liên quan palbociclib và ribociclib, abemaciclib ức chế các cyclin-dependent kinase 4 (CDK4) và CDK6. Các enzyme này chịu trách nhiệm phosphoryl hóa và do đó vô hiệu hóa protein retinoblastoma, đóng vai trò trong sự phát triển chu kỳ tế bào từ pha G1 (pha đầu tiên) đến giai đoạn S (tổng hợp). Ức chế CDK4/6 ngăn chặn các tế bào tiến tới pha S, do đó gây ra apoptosis (chết tế bào).
Dược động học
Sau khi uống, sinh khả dụng tuyệt đối là 45%. Nồng độ trong huyết tương cao nhất đạt được sau trung bình 8 giờ (khoảng: 4,12424 giờ). Khi lưu hành, 96,3% abemaciclib liên kết với protein huyết tương. Chất này được chuyển hóa chủ yếu bởi enzyme gan CYP3A4 thành N -desethylabemaciclib (M2), và ở mức độ thấp hơn thành các dẫn xuất hydroxy (M18, M20) và một chất chuyển hóa oxy hóa khác (M1). Các chất chuyển hóa này có tỷ lệ gắn kết với protein huyết tương cao tương tự như chất mẹ.
Abemaciclib được bài tiết chủ yếu qua phân (81%) và ở mức độ nhỏ qua nước tiểu (3%). Thời gian bán thải của nó là trung bình 18,3 giờ.
Các thử nghiệm lâm sàng
Các thử nghiệm thành công giai đoạn I và giai đoạn II chống ung thư vú đã được công bố lần lượt vào tháng 5 và tháng 12 năm 2014.
Vào đầu năm 2016, abemaciclib đã tham gia vào 3 thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III:
Nghiên cứu JUNIPER đang so sánh abemaciclib với erlotinib ở bệnh nhân ung thư biểu mô phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV Do thu thập dữ liệu cho đến tháng 9 năm 2017.
Nghiên cứu MONARCH 2 đang điều tra tính hiệu quả của abemaciclib kết hợp với fulvestrant cho phụ nữ bị ung thư vú. Nó sẽ kết thúc vào tháng 2 năm 2017. Vào tháng 3 năm 2017, Eli Lilly tuyên bố rằng họ đã đáp ứng được điểm cuối chính của sự sống sót không tiến triển vượt trội (PFS) so với giả dược cộng với chất gây nghiện ở bệnh nhân ung thư vú dương tính với thụ thể estrogen và ung thư vú di căn HER2 âm tính. Kết quả này đã dẫn đến sự phê duyệt của FDA vào tháng 9 năm 2017.
Nghiên cứu MONARCH 3 đang nghiên cứu hiệu quả của abemaciclib, cộng với anastrozole hoặc letrozole, là phương pháp điều trị đầu tay cho phụ nữ bị ung thư vú. Thử nghiệm dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 6 năm 2017.
Hóa học
Abemaciclib có thể được tổng hợp trong bốn bước cách sử dụng một khớp nối Suzuki, tiếp theo là một amin Buchwald-Hartwig với bước cuối cùng trở thành một amin hóa chất khử bằng cách sử dụng phản ứng Leuckart.
Tham khảo
Ung thư vú
Dược phẩm | wiki |
Hellboy 2: Đội Quân Vàng Kim (tựa gốc tiếng Anh: Hellboy II: The Golden Army) là phim điện ảnh siêu anh hùng của Mỹ năm 2008 dựa trên nhân vật giả tưởng Hellboy do Mike Richardson sáng tạo. Phim do đạo diễn và biên kịch Guillermo del Toro thực hiện và là phần tiếp nối của phim điện ảnh Hellboy năm 2004. Nam diễn viên Ron Perlman tiếp tục đảm nhiệm vai chính Hellboy. Phim khởi chiếu ở Việt Nam vào ngày 25 tháng 7 năm 2008.
Nội dung
Vai diễn
Cast
Ron Perlman as Hellboy: Montse Ribé plays a young version of Hellboy in an opening flashback.
Selma Blair as Liz Sherman:
Doug Jones as Abe Sapien: Unlike the first movie, where Abe's voice was dubbed by David Hyde Pierce, Doug Jones provided the voice himself. In addition to Abe, Jones also portrayed two more characters in the film.
Angel of Death: "
Chamberlain: The creature is long, gangly, eight feet tall and wears silk and velvet robes. It also has long, spindly fingers, which filmmakers mobilized with servos and which Jones wore as extensions of his own hands.
John Alexander and James Dodd as Johann Krauss: Krauss is a German psychic whose ectoplasmic being is contained in a suit after a botched séance. Originally, filmmakers planned to create a computer-generated version of the glass fishbowl helmet, but with the cost being prohibitive, they created an actual helmet. To ensure the invisibility of the actor's head under the glass, perspective and mirror tricks were used. The helmet was controlled by two puppeteers, so the heavy contraption had to be shared between Alexander and Dodd. Seth MacFarlane voices the character, having taken over from Thomas Kretschmann, after del Toro decided that Kretschmann's voice and the mechanical sound effects to Johann's suit did not mesh well. John Alexander also plays Bethmoora Goblin, a legless goblin who helps Hellboy and the team find the Angel of Death. He is the master goblin smith who forged the Golden Army.
Luke Goss as Prince Nuada Silverlance: King Balor's son and a martial arts expert of extraordinary proficiency. Goss was previously cast as mutant vampire Jared Nomak in del Toro's 2002 film Blade II, and the director approached the actor to be cast in Hellboy II. The only other actor considered for the part was Charlie Hunnam. Goss trained with action director and former Jackie Chan Stunt Team member, Brad Allan, learning sword and spear skills for six to seven months for his role. He and Anna Walton also learned ancient Gaelic from a dialog coach for their lines. Goss did not perceive Nuada as evil, explaining, "It's issues, his people, he's part of what he truly believes. I don't think, really, he's so deluded... [He] is driven by an ethic that was instilled by the person he has problems [with; that is,] his father, and inevitably, that leads into the conflict with him and Hellboy." Goss also noted that his character admired and revered his twin sister, portrayed by Anna Walton. He said of the prince and the princess, "There is an incestuous relationship that's not maybe overly obvious to everybody, but some people hopefully will pick up on the fact, certainly from my direction towards her."
Anna Walton as Princess Nuala: King Balor's daughter and Nuada's twin sister. She is described as "very light" while Nuada is "very dark", creating a yin and yang dynamic. She elaborated on the incestuous tones between her character and Prince Nuada, "He's the dark side and she's the light side and they're pulled apart and pulled back together again, and she's trying to get away because she knows there is something she has to do. He can't let that go and they can't really do anything without each other so it's a really interesting thing." Her character also forms a relationship with Abe Sapien, and Walton noted their similarities, "They are both slightly lost souls and they understand each other." Walton spoke of her character's sense of purpose, "She feels very strongly about what she has to do in the film, and then her absolute connection and love for the Earth and what we are given. That's what she's here to protect... Her relationship with her brother, and how he is almost a part of her but she has to break away and will do whatever it takes to stop him from achieving what he wants to achieve, which is the mass destruction of mankind."
Jeffrey Tambor as Tom Manning: Head of the B.P.R.D., he has a slightly antagonistic relationship with Hellboy.
John Hurt as Trevor Bruttenholm: Hellboy's adoptive father, he is seen in the beginning of the film telling young Hellboy the story of the Golden Army.
Brian Steele as Mr. Wink: A giant cave troll who was originally conceived by Guillermo del Toro. Wink was sculpted by Mario Torres, and the costume was worn by Brian Steele. In the film, Wink's right arm has a giant metal fist. The fist was designed by filmmakers to be made of heavy plastic to stay light enough for motors to operate the mechanical fingers. The fist could also be physically detached and used as a projectile without any computer-generated imagery used. Several of Mike Mignola's comics characters wield similar mechanical fists on chains, including the Kriegaffes used by Herman von Klempt. Likewise, Mr. Wink has an old wound on the left side of his face that has closed one of his eyes. Del Toro said that he named Mr. Wink after Selma Blair's one-eyed dog (which Blair confirms in a commentary track for the DVD release). Steele also portrays:
Cathedral Head: Another troll, the owner of a map shop who gives Princess Nuala the hidden map
Fragglewump: A monstrous Scottish troll that masquerades as a sweet old lady and feeds on kittens.
Cronie Troll: A spice shop owner who gets in an argument with Hellboy in the troll market.
Roy Dotrice as King Balor: The one-armed king of Elfland. All of his dialogue is in Gaelic.
Sản xuất
Âm nhạc
Phát hành
Đón nhận
Tham khảo
Liên kết ngoài
From mind to movie - how the world of Hellboy II was created - Extrageographic
Phim năm 2008
Phim tiếng Anh
Phim hành động thập niên 2000
Phim kỳ ảo thập niên 2000
Phim siêu anh hùng thập niên 2000
Phim tiếp nối thập niên 2000
Phim Mỹ
Phim hành động hài Mỹ
Phim tiếp nối Mỹ
Phim tận thế
Phim lấy bối cảnh năm 1955
Phim lấy bối cảnh năm 2008
Phim lấy bối cảnh ở thành phố New York
Phim quay tại Luân Đôn
Phim Đức
Phim hành động Đức
Phim của Relativity Media
Phim người đóng dựa trên truyện tranh
Phim của Universal Pictures | wiki |
Kể về một chuyện làm em ân hận
Gợi ý
Ngồi trong căn nhà ấm cúng và nhìn những cơn mưa rơi ngoài cửa sổ, tôi bồi hồi xúc động nhớ lại một kỷ niệm buồn của tuổi ấu thơ mà có lẽ suốt cuộc đời này tôi sẽ chẳng bao giờ quên.
Đó là một hôm trời oi bức, Lan đứng trước cổng chờ tôicùng đi học. Lan gọi rối rít: "Trang ơi! Nhanh lên muộn học rồi". Tôi cuống quýt mặc quần áo và vội vàng chạy ra cửa. Bà gọi tôi lại và bảo:
– Cháu đem quần áo mưa đi, hôm nay trời oi dễ mưa lắm đấy!
Tôi đang vội nên vừa nghe thấy bà nói, tôi gắt lên:
– Bà đem cất quần áo mưa đi! Trời như thế này làm sao mà mưa được? Cháu mang nhiều sách lại cầm thêm áo mưa thì nặng lắm.
Nói xong, tôi nắm tay Lan cùng chạy đến trường. May sao cho chúng tôi, khi chúng tôi vừa vào lớp thì bác bảo vệ đánh trống truy bài. Bốn tiết học trôi qua nhanh chóng. Nhưng đến tiết thứ năm, tôi nhìn ra bầu trời: mây đen ùn ùn kéo đến, mỗi lúc một nhiều, gió bắt đầu thổi, sấm chớp liên hồi, báo hiệu một cơn mưa to sắp đến. Tôi hoảng sợ vì mình không mang áo mưa nên sẽ không về được, đến bây giờ tôi mới hiểu những lời bà nói ban trưa. Tôi thật sự ăn năn khi nghĩ về những lời gắt của tôi với bà. Hết tiết năm, tất cả các bạn học sinh đã về hết, bạn thì mang áo mưa, bạn thì có người đến đón. Thế là trong trường, chỉ còn lại mình tôi đứng lủi thủi dưới mái hiên. Bỗng tôi nhìn ra cổng trường thì thấy bóng ai trông quen quá, và tôi reo lên "Bà ơì! Cháu ở đây mà!”. Bà trông thấy tôi liền tất tưởi đi vào mặc quần áo mưa cho tôi. Vì bà chỉ mang một bộ áo mưa nên bà nhường cho tôi mặc còn bà thì chỉ đội một chiếc nón cũ. Khi đi đường, lúc nào tôi cũng muốn xin lỗi bà nhưng không hiểu sao, môi tôi cứ mím chặt không nói lên lời.Xem thêm: Hãy kể diễn cảm truyện Cây Bút Thần bằng lời kể của em và nêu cảm nhận về câu chuyện đó.Về đến nhà quần áo bà ướt sũng, sau đó bà bị cảm rất nặng. Bác sĩ bảo với bố mẹ tôi rằng bà đã già, sức khỏe yếu mà lại bị cảm nặng nên sức khỏe đã hao hụt đi rất nhiều. Quả nhiên, sau trận ốm ấy, bà không thể đi lại bình thường được nữa mà phải nằm một chỗ trên giường. Nhìn bà yếu đuối, mệt nhọc, tôi khóc nhiều lắm. Tôi lự trách mình đã khiến bà đến nông nỗi ấy.
Nếu tôi có điều ước nào thì tôi chỉ muốn ước bà được khỏe mạnh như xưa để được cùng bà làm vườn, cùng bà đọc truyện… Những ngày xưa sao vui biết mấy! Bây giờ bà nằm đó, và tôi chỉ còn biết chăm sóc bà thật chu đáo, học tập thật tốt để không phụ tấm lòng bao la của bà dành cho tôi.
Vanmau.edu.vn | vanhoc |
Konstanty Laszczka (sinh ngày 3 tháng 9 năm 1865 - mất ngày 23 tháng 3 năm 1956) là một nhà điêu khắc, họa sĩ, nghệ sĩ đồ họa và giáo sư người Ba Lan. Laszczka trở thành hiệu trưởng của Học viện Mỹ thuật Jan Matejko ở Kraków vào giai đoạn năm 1911-1912.
Tiểu sử
Laszczka xuất thân trong một gia đình làm nông. Nhờ vào học bổng, ông đến Paris vào năm 1891. Tại Pháp, ông theo học tại Học viện Nghệ thuật École nationale supérieure des Beaux-Arts, dưới sự hướng dẫn của các nghệ sĩ người Pháp nổi tiểng như Jean-Antoine Mercié, Alexandre Falguiere và Jean-Léon Gérôme. Năm 1897, Laszczka trở về Ba Lan và làm giáo viên ở Warsaw. Năm 1899, Laszczka đến định cư ở Kraków theo lời mời của họa sĩ Julian Fałat. Tại đây, ông trở thành giáo sư tại Học viện Mỹ thuật Kraków. Ông là một trong những thành viên sáng lập của Hiệp hội các nghệ sĩ Ba Lan được gọi là "Sztuka", với triết lý thẩm mỹ của phong trào nghệ thuật Ba Lan trẻ.
Các tác phẩm điêu khắc của Konstanty Laszczka chịu ảnh hưởng từ nhà điêu khắc người Pháp Auguste Rodin. Nghệ sĩ tập trung nhiều vào điêu khắc, nhưng cũng vẽ tranh chân dung, làm huân chương, và quan tâm đến nghệ thuật gốm nung, với các chủ đề được lấy cảm hứng từ các tôn giáo, dân gian và động vật.
Tham khảo
Nguồn
Kultura polska - Konstanty Laszczka
Szkoła Podstawowa im. Konstantego Laszczki w Dobrem
Agata Małodobry, "Rzeźba polska XIX i XX wieku," National Museum, Kraków
Dobrowolski Tadeusz, Sztuka Młodej Polski, Warszawa 1963.
Słownik artystów polskich i obcych w Polsce działających. Malarze, rzeźbiarze, graficy, t. II, Wrocław 1975 (Urszula Leszczyńska).
Kotkowska-Bareja Hanna, Konstanty Laszczka, Siedlce 1976.
Puciata-Pawłowska Joanna, Konstanty Laszczka, Siedlce 1980.
Sinh năm 1865
Mất năm 1956
Họa sĩ Ba Lan
Nghệ sĩ Ba Lan thế kỷ 20 | wiki |
Phân tích bài thơ duyên của Xuân Diệu
Hướng dẫn
Phan tich bai tho duyen cua Xuan Dieu – Đề bài: Giữa những bài thơ buồn của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám, hiện lên một “Thơ duyên” hồn nhiên, tươi mát, yêu đời. Vì sao Xuân Diệu lại đặt tên bài thơ là “Thơ duyên”? Phân tích bài thơ Duyên của Xuân Diệu đề làm sáng tỏ ý kiến trên.
Yêu cầu: Giải thích đúng tên bài thơ. Phân tích tác phẩm để làm rõ ý: Thơ duyên là một bài thơ “hồn nhiên, tươi mát, yêu đời”.
Bài làm:
Xuân Diệu là một hồn thơ mãnh liệt, sôi nổi, khống bao giờ để lòng khép kín, luôn rộng mở với đất trời, với cuộc đời. Đó là một tâm hồn đam mê sống, đam mê yêu, khát khao được hòa hợp với đời, với tạo vật và với con người. Giữa những bài thơ buồn cùa Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám, hiện lên sáng chói một “Thơ duyên”.(Trích trong tập “Thơ thơ” – 1938) hổn nhiên, tươi mát, yêu đời và thề hiện được niềm giao cảm mãnh liệt ấy. Bài thơ có nhan đề là “Thơ duyên” – “Thơ duyên” chứ không hẳn là thơ tình vì tình yêu trong thơ Xuân Diệu bao giờ cũng đắm say, vội vàng, sôi nổi:
“Trời ơi! Ta muốn uống hồn em”.
Hoặc:
“Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ, không thương một kẻ nào”
Còn ở bài thơ này, tuy có “anh” và có “em” nhưng chỉ là ”vô tâm”, đó đâu phải là tình yêu nhưng lại có duyên. “Duyên” ở đây có nghĩa là sự giao hòa, là tương giao màu nhiệm của vũ trụ, của cỏ cây và của con người. Đối với nhà thơ, giao cảm với cuộc đời là niềm hạnh phúc tuyệt diệu mà con người được ban tặng trong cuộc sống trần thế này.
“Thơ duyên” viết về cảnh thu dưới con mắt của một chàng trai vừa mới lớn “lần đầu rung động nỗi thương yêu”, tâm hồn đang tràn ngập yêu thương, đôi mắt “xanh non” ấy nhìn đấu cũng thấy sức sống hiện lên, bao trùm khắp cõi đời duới mọi hình thức, đâu đâu cũng thấy thắm đượm tình yêu thương đằm thắm, tươi tắn và hồn nhiên tất cẳ như có duyên với nhau tự thuở nào. Cảnh và tình trong bài thơ thật đẹp, một chiều thu thơ mộng, trong mát thật duyên dáng – tất cả như cổ sự giao hòa nhịp nhàng và có duyên nợ với nhau:
Cây me ríu rít cộp chim chuyền
Đổ trời xanh ngọc qua muốn lá
Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền”
Một sự hòa hợp tuyệt diệu: Một buổi chiều mộng mơ, bầu trời trong xanh và như có gió nhọ nhàng dung dưa, những cành cây mềm mại, có vẻ yếu đuối nhưng rất có duyên. Từng cặp chim ríu rít chuyền trên những cành me, chúng quấn quýt bên nhau có đôi, có cặp trong yêu thương đầm ấm, vui tươi. Thu đến, khắp nợỉ nhộn nhịp, rộn rã, không gian như vang tiếng khúc nhạc của đất trời.
Chiều thu đó, không tàn tạ mà duyên dáng, không kiêu sa lộng lẫy mà quen thuộc, giản dị, dịu dàng và rát gợi cảm. Ánh sáng đổ tràn xanh như ngọc lấp lánh qua muôn ngàn lá. Không khí ở đây không lạnh như mùa đông, không nồng như mùa hạ khiến tâm hồn con người sáng khoái, dễ chịu.
Trước Cách mạng tháng Tám, thật hiếm có một chiều thu trong sáng, tươi tấn như thế trong thơ Xuân Diệu mà chỉ có sự mông lung, xa xăm và buồn vắng:
“Êm êm chiều ngẩn ngơ chiểu
Lòng không sao cả hiu hiu khẽ buồn”
(“Chiểu” – Xuân Diệu)
Chiều “Thơ duyên” không vẩn một chút u sầu, ngược lại rất vui tươi, hổn nhiên, trẻ trung và yêu đời.
Con đường mùa thu xinh xinh, nhò nhắn và gió hiện ra có ảnh, có hình cùng sóng đôi với nhau. Cành lá và nắng hiện lên như sự huyền diệu của đất trời, tất cả đi vào cõi “thương yêu” của nhà thơ tình yêu:
“Con đường nho nhỏ gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trỏ chiều
Buổi ấy lòng ta nghe ỷ bạn
Lẩn đẩu rung động nỗi thương yêu
Con đường, cành lá và cà nắng gió của đất trời đều ỉà những hình ảnh có hồn, có tâm trạng. Mùa thu ở đây có vui, có xôn xao, nhưng không ồn ào, náo động mà rất hồn nhiên, dịu dàng, êm ái. Cảnh vật như tạo cho con người một cảm giác lâng lâng, thích thú, vui tươi và rất dễ chịu. Phải chăng, đó là nét yêu đời rất dáng quý trong “Thơ duyên”.
Cảnh vật, trong mối giao hòa với nhau và con người cũng vậy. “Anh” và “em” nào có quen biết nhau, nhưng tự nhiên cứ đi sóng đôi với nhau ‘như một cập vần”, không hẹn mà nên trong suốt bài thơ:
“Em bước điểm nhiên không vướng chân
Anh đi lững đững chẳng theo gần
Vô tâm – nhưng giữa bài thơ dịu
Anh với em như một cập vần”
Nhà thơ đi giữa đất trời mà như đi giừa chốn dịu êm – đi giữa một bài thơ dịu”, không ồn ã, chỉ “lững đững”, chỉ chầm chậm để có thế lắng nghe những bước đi rất nhẹ, rất khẽ và cùng rất lâng lẽ cùa mùa thu. Và có lẽ, nhà thơ cũng đang nghe nơi lòng mình niềm cảm thông với vạn vật và nỗi khát khao yêu thương, khát khao được cởi mở, được chia sẻ với đời, với mọi người – nhất là với cô em nào kia ngẫu nhiên đang bước trên đường. Họ đi như cách xa nhau: Em thì “điềm nhiên”, còn anh thì “lững đững” và cà hai đều “vô tâm”, nhưng hình như cà hai muốn xích lại gần nhau. Bởi lẽ trong hai bóng “điềm nhiên” và “lững đững” ấy đều như có một chủ định muốn hòa hợp cùng nhau. Tất cà đều sóng đôi, gắn quyện, tất cả như một bức thư tình, với giai điệu nhịp nhàng, êm dịu – một bài thơ của tình yêu cuộc sống trong cảnh vật đã hòa với nhau, người với người, anh” và “em” cùng ăn nhập với nhau như “một cập vần”.
Với một tâm hổn nghệ sĩ khát khao, giao cảm với đời, yêu đời đến thiết tha, mặn nồng, điều đó đã giúp cho Xuân Diệu khám phá được những nét tinh túy của thiên nhiên, con người để đọng lại trong cuộc đời những vần thơ súc tích, hồn nhiên, tươi vui đến như vậy.
Cảnh vật trong “Thơ duyên” rất vui tươi huyền diệu, chẳng khác gì mùa xuân vì lòng người vui thì cành cùng vui nên Xuân Diệu đã có “Xuân không mùa”, xuân như có cả trong năm. xuân từ trong lòng mà tòa ra đất trời:
“Một ít nắng, vài ba sương mỏng thăm
Máy cành xanh, dăm bảy sắc yêu yêu
Thế là xuân. Tôi không hỏi chi nhiều.”
(Xuân không mùa – Xuân Diệu)
Mùa xuân thường là biểu tượng của cái đẹp, sự tươi tắn, trong trẻo. Còn thu, Xuân Diệu đã nhận ra cái vẻ đẹp, cái êm à vốn có cùa nó bằng con mắt trẻ trung, hồn nhiên cùa mình. Chiều thu trong “Thơ duyên.” có cao, có thanh, có trong xanh, có cả sự nhộn nhịp, ríu rít cùa tinh yêu đời, của tình yêu cuộc sống. Vả khi nói đến con người, nói đến “anh” và ‘ em“ thì tám hồn của nhà thơ đồ rung lên một cách nồng nàn, say đắm:
“Ai hay tuy lặng bước thu êm
Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm
Trồng thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy
Lòng anh thôi đã cưới lòng em”
“Anh” và “em” dẫu rằng chưa hề quen biết nhau, chưa có một lời mai mối nào vẫn cứ cần một sự kết đôi, vẫn cháy khát một sự gắn quyện, hòa hợp, vẫn nghe ra một tâm hồn đồng điệu, có lẽ là “phải lòng nhau”. Nhà thơ như lắng nghe được bước đi dịu nhẹ cùa mùa thu. Và tình người ờ đây cũng dịu nhẹ như cái dịu nhẹ của mùa thu vậy, thẳm sâu trong đó là xôn xao một niềm khao khát
Tóm lại, thơ Xuân Diệu là rung động và từ những rung động như nhặt được của đời đã chất chứa một nguồn sống dồi dảo, rạo rực và ngân vang. Đọc “Thơ duyẽn”, ta tháy một Xuân Diệu hồn nhiên, vui tươi, dạt dào niềm yêu say cuộc sống, khát khao giao cảm vơi thiên nhiên, tạo hóa. Vẻ đẹp cùa cảnh chiều thu êm ả, trong trẻo, tươi mát trong bài thơ hiện ra trước măt chụng ta như giúp ta hiểu được giá trị của cuộc sống và phải biết yêu thương quí trọng những cái gì mả cuộc đời ban tăng cho mỗi chúng ta | vanhoc |
P'yŏngan Bắc (P'yŏngan-pukto, Hán Việt: Bình An Bắc đạo) là một tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Tỉnh đã được lập năm 1896 từ nửa phía bắc của tỉnh cũ P'yŏngan, là một tỉnh của Triều Tiên cho đến năm 1945, sau đó là tỉnh của Triều Tiên. Tỉnh lỵ là Sinŭiju. Năm 2002, Vùng hành chính đặc biệt Sinuiju—gần thành phố Sinuiju—được thành lập thành một đặc khu riêng.
Sông Áp Lục tạo thành biên giới phía bắc với tỉnh Liêu Ninh và Trung Quốc. Tỉnh này về phía đông giáp Chagang còn phía nam giáp Nam P'yŏngan. Phía tây là vịnh Triều Tiên và Hoàng Hải.
Hành chính
North P'yŏngan được chia thành 3 thành phố ("Si") và 22 huyện ("Kun").
Các thành phố
Sinŭiju-si (신의주시; 新義州市)
Chŏngju-si (정주시; 定州市)
Kusŏng-si (구성시; 龜城市)
Các huyện
Ch'angsŏng-gun (창성군; 昌城郡)
Ch'ŏlsan-gun (철산군; 鐵山郡)
Ch'ŏnma-gun (천마군; 天摩郡)
Hyangsan-gun (향산군; 香山郡)
Kujang-gun (구장군; 球場郡)
Kwaksan-gun (곽산군; 郭山郡)
Nyŏngbyŏn-gun (녕변군; 寧邊郡); xem thêm: lò phản ứng Yongbyon
Pakch'ŏn-gun (박천군; 博川郡)
P'ihyŏn-gun (피현군; 枇峴郡)
Pyŏktong-gun (벽동군; 碧潼郡)
Ryongch'ŏn-gun (룡천군; 龍川郡)
Sakchu-gun (삭주군; 朔州郡)
Sindo-gun (신도군; 薪島郡)
Sŏnch'ŏn-gun (선천군; 宣川郡)
T'aech'ŏn-gun (태천군; 泰川郡)
Taegwan-gun (대관군; 大館郡)
Tongch'ang-gun (동창군; 東倉郡)
Tongrim-gun (동림군; 東林郡)
Ŭiju-gun (의주군; 義州郡)
Unjŏn-gun (운전군; 雲田郡)
Unsan-gun (운산군; 雲山郡)
Yŏmju-gun (염주군; 鹽州郡)
Tham khảo
Tỉnh Bắc Triều Tiên | wiki |
Bài làm
Nhà văn Tản Đà là đại diện tiêu biểu của kiểu nhà nho tài tử buổi giao thời. Ông được xem là người đầu tiên “mang văn chương ra bán phố phường”. Dường như các sáng tác của Tản Đà thể hiện một cá tính nghệ sĩ tài hoa, tài tử. Tản Đà rất đa tài ông viết cả văn và làm thơ nhưng ông nổi tiếng với tư cách nhà thơ hơn. Thơ của thi sĩ Tản Đà mang màu sắc cổ điển về hình thức và mới mẻ về nội dung, ông được gọi là cầu nối giữa hai thời đại văn học trung đại và hiện đại. “Hầu trời” là một tác phẩm độc đáo của ông.
Người ta biết đến “Hầu trời” là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Tản Đà. Bài thơ như đã được viết dưới dạng tự sự, kể một tình huống tưởng tượng cảnh nhà thơ lên gặp trời để ngâm thơ cho trời nghe. Qua đó thì tác giả đã thể hiện ý thức cá nhân và thái độ của nhà thơ về nghề văn, về cuộc đời.
Thi sĩ Tản Đà được coi là “người nằm vắt mình qua hai thế kỉ” ông chính là gạch nối giữa thơ mới và thơ cũ, đồng thời là người đặt nền móng cho thơ mới. Dường như những đánh giá ấy đã xác nhận vị trí quan trọng của Tản Đà đối với văn học Việt Nam giai đoạn giao thời. Ông chính là một đại diện tiêu biểu cho văn học Việt Nam giai đoạn này. Thời kì văn học giai đoạn văn học dân tộc có những bước chuyển mình, bắt đầu cho giai đoạn hiện đại hoá mau lẹ. Thi phẩm “Hầu trời” được biết đến là một bài thơ có rất nhiều điểm mới. Bài thơ dường như đã thể hiện đậm nét cá tính sáng tác của Tản Đà. Mạch thơ của toàn bộ bài thơ được triển khai theo lôgíc một câu chuyện với các chi tiết cụ thể, rành mạch, khiến cho bài thơ hấp dẫn và có sức thuyết phục như nằm một mình, buồn nên dậy đun nước uống rồi ngâm văn, động đến Trời, lúc này thì tiên xuống hỏi rồi đưa lên gặp Trời. Trời cùng các chư tiên đón tiếp rất nhiệt thành và tổ chức long trọng, mời đọc thơ, giới thiệu về mình rồi đọc thơ và giãi bày cảnh ngộ cùng Trời.Trời đã giải thích, khen ngợi rồi cho đưa về trần giới một cách an toàn. Nhà thơ Tản Đà dường như đã chọn một cách rất độc đáo để thể hiện tâm sự của mình.
Câu chuyện hầu Trời được vẽ ra bằng tưởng tượng đã giúp nhà thơ khẳng định tài năng của bản thân và bộc lộ quan niệm mới mẻ của tác giả Tản Đà về nghề văn, đồng thời thể hiện ý thức của cái Tôi cá nhân đầy cá tính của mình. Nhà thơ thật tunh tế khi đã mở đầu câu chuyện của mình bằng một giọng điệu rất hấp dẫn, bịa mà rất tự nhiên, hóm hỉnh:
Đêm qua chẳng biết có hay không,…
Thật được lên tiên sướng lạ lùng.
Lấy lí do là được Trời mời lên hầu cũng thật đời thường và dễ tin “Nằm buồn dậy đun nước uống, rồi ngâm nga bài thơ, chơi trăng. Và đương như những “Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà” đã làm Trời mất ngủ. Thế là được lên Trời.
Thi phẩm “Hầu trời’ vẽ ra cuộc hội kiến với Trời và chư tiên được kể lại chi tiết, hồn nhiên, nghe tự nhiên như thật. Tác giả thật tinh tế khi đã chọn lối kể chuyện nôm na của dân gian để tái hiện câu chuyện hầu Trời.
Nhà thơ dường như đã tưởng tượng tình huống gặp Trời để giới thiệu về mình. Giới thiệu rõ, chính xác cả tên tuổi rồi cả tên quê hương, đất nước, nghề nghiệp, kể tên các tác phẩm của mình. Nhà thơ đã kuawj chọn thật kĩ càng, chọn tình huống độc đáo: gặp Trời, ngâm thơ cho Trời cùng các chư tiên nghe lời thơ mình, qua đó khẳng định tài năng của mình.
Đương cơn đắc ý đọc đã thích
Chè trời nhấp giọng càng tốt hơi.
Văn dài, hơi tốt ran cung mây!…
Việc nhà thơ tự khen tài của mình nhưng lại chọn hình thức để Trời cùng chư tiên khen ngợi. Đây là một kiểu ngông đáng yêu và tếu táo.
Sau khi đã tự mình giới thiệu các tác phẩm, có phân chia rõ ràng thành từng loại theo quan điểm của bản thân (văn thuyết lí, văn chơi, văn tiểu thuyết, văn vị đời và lối văn dịch) thì lúc này nhà văn đã đưa ra nhận xét, cùng với những nhận xét của Trời “Văn đã giàu thay, lại lắm lối” (đa dạng về thể loại, giọng điệu). Nhà thơ lại còn mượn lời của Trời để khẳng định tài năng của bản thân:
Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt
Văn trần được thế chắc có ít!…
Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!”
Nhà thơ Tản Đà dường như đã hiên ngang khẳng định cái Tôi của mình, gắn liền với tên tuổi thật của mình. Đó chính là mộtthái độ ngông của người có tài và biết trân trọng, khẳng định tài năng của mình. Có thể nói trong thời đại của Tản Đà, đất nước lúc này đang mất chủ quyền, tự giới thiệu như còn là biểu hiện của sự tự hào, tự tôn dân tộc. Hóm hỉnh hơn thế nữa, nhà thơ còn khẳng định cả phong cách ngông của mình:
“Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu
Đày xuống hạ giới vì tội ngông.”
Chir thông qua cuộc đối thoại tưởng tượng với Trời, nhà thơ như còn khẳng định nghĩa vụ và trách nhiệm cao cả của mình nói riêng và của người nghệ sĩ nói chung là lo việc “thiên lương” của nhân loại:
Trời rằng: “Không phải là Trời đày,
Trời định sai con một việc này
Là việc “thiên lương” của nhân loại,
Cho con xuống thuật cùng đời hay.”
Việc xây dựng tình huống, tạo tình huống tưởng tượng này để an ủi mình, đồng thời cũng là để nói lên ý nghĩa cao quý của văn chương, của nhà văn. | vanhoc |
Piotr Michałowski (sinh ngày 2 tháng 7 năm 1800 – mất ngày 9 tháng 6 năm 1855) là một họa sĩ người Ba Lan của thời kỳ chủ nghĩa lãng mạn. Ông nổi tiếng với nhiều tác phẩm tranh chân dung và hình nghiên cứu ngựa bằng sơn dầu. Piotr Michałowski học rộng nên ngoài là một họa sĩ, ông còn là một nhà hoạt động xã hội, luật sư, nhà quản lý thành phố và Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Kraków (từ năm 1853). Tại Bảo tàng Sukiennice, một phân nhánh của Bảo tàng Quốc gia ở Kraków, có một phòng triển lãm được đặt theo tên ông và dành để tôn vinh những tác phẩm của ông.
Sự nghiệp
Piotr Michałowski sinh tại một điền trang ở Krzysztoforzyce, ngoại ô Kraków. Ông là con trai của địa chủ Józef Michałowski. Cha ông là một thượng nghị sĩ của Thành phố tự do Kraków. Tài năng mỹ thuật của Piotr Michałowski bộc lộ khi ông mới 13 tuổi. Ông làm học trò của một số họa sĩ bao gồm Michał Stachowicz, Józef Brodowski (1817) và Franciszek Ksawery Lampi. Ông là sinh viên chính thức của hàng loạt các ngành học tại Đại học Jagiellonian bao gồm triết học cổ điển, nông nghiệp và toán học.
Trong Cuộc nổi dậy tháng 11 chống lại sự cai trị của Nga, Michałowski đảm nhận điều hành một nhà máy sản xuất vũ khí ở Ba Lan. Để tránh bị bắt, ông trốn đến Paris, Pháp cùng vợ mới cưới Julia Ostrowska và cha vợ. Trong thời gian ở Paris, ông tiếp tục nghiên cứu hội họa và giải phẫu với Nicolas Toussaint Charlet (1832–1835), chịu ảnh hưởng lớn từ phong cách nghệ thuật của Théodore Géricault, Rembrandt và Velázquez. Các hình nghiên cứu ngựa bằng màu nước của ông rất được yêu thích ở Pháp và từ năm 1833, chúng được các nhà buôn tranh địa phương bán cho các nhà sưu tập ở Anh, Đức và Mỹ.
Piotr Michałowski trở lại Kraków vào năm 1835. Từ năm 1837, ông định cư tại khu đất của gia đình ở Krzysztoforzyce. Trong các thập niên 1840 và 1850, ông vẽ nhiều tranh cưỡi ngựa và tranh phong cảnh ấn tượng, trong số đó là bức "Trận chiến Somosierra" (1844–1855, nhiều phiên bản), được vẽ theo trường phái Lãng mạn, bức "Cuộc diễu hành trước Napoléon" và bức vẽ chiến trường khác. Khi Pablo Picasso đến thăm Ba Lan vào năm 1948, ông nhìn thấy các tác phẩm của Piotr Michałowski tại Bảo tàng Quốc gia Warsaw và hô lớn: "Họa sĩ đây rồi!"
Chú thích và tham khảo
Maciej Masłowski: Piotr Michałowski, Warsaw 1957, ed. „Sztuka";
Maciej Masłowski: Piotr Michałowski, Warsaw 1974, ed. „Arkady" (in series „W kręgu sztuki" - "In the Circle of Art", also German version: Berlin 1974, ed. Henschel Verlag und Gess.);
Jerzy Sienkiewicz: Piotr Michałowski, Warsaw 1959, ed. "Auriga - Wydawnictwa Artystyczne i Filmowe" (Art and Film Publisher).
Selection of works including bio at Artyzm.com
Piotr Michalowski at Cracow Life.com (in English)
Somosierra - Piotr Michałowski at Culture.pl
Sinh năm 1800
Mất năm 1855
Họa sĩ thế kỷ 19
Họa sĩ Ba Lan | wiki |
Sargon của Akkad, cũng gọi là Sargon Đại đế "Đức Vua vĩ đại" (?—2279 TCN; tiếng Akkad: Šarru-kinu, nghĩa là "Đức Vua anh minh" hay "Đức Vua chân chính"), là một vị Hoàng đế Akkad cổ đại, trở nên nổi tiếng với việc ông chinh phục các thành bang vùng Sumer trong các thế kỷ thứ 23 và 22 trước Công nguyên. Là vị vua khai quốc của Vương triều nhà Akkad, ông đã trị vì từ năm 2334 TCN cho đến năm 2279 TCN. Ông đã trở thành một Hoàng thân nổi bật của Hoàng gia Kish, đã giết vua và cướp ngôi của Vương triều này trước khi bắt tay vào cuộc chinh phục vùng Lưỡng Hà. Trước kia, ông thường được gọi là Sargon I cho đến khi người ta phát hiện những tư liệu cổ cho thấy một ông vua xứ Assyria mang tên Sargon (ngày nay thường được gọi là Sargon I).
Theo truyền thuyết kể lại rằng, Sargon có xuất xứ không rõ ràng. Ngay từ nhỏ ông đã bị bỏ rơi trong một chiếc giỏ thả trôi trên sông Euphrates trước khi có một người đàn ông là Aqqi vớt lên mà nuôi nấng ông trở thành một người làm vườn. Từ thân phận thấp hèn đó sau này Sargon đã trở thành vị vua đầu tiên của Lưỡng Hà.
Theo sử liệu, Đế chế rộng lớn của Sargon được biết có biên giới mở rộng từ Elam với Địa Trung Hải, bao gồm cả vùng Lưỡng Hà, các khu vực ngày nay là Iran và Syria, và có thể các khu vực Tiểu Á và bán đảo Ả Rập. Ông dời đô về thành phố Akkad (Agade), mà theo danh sách các vua vùng Sumer, ông đã xây dựng nên (hoặc có thể là xây lại một ngôi thành cổ), bên bờ trái của sông Euphrates. Ông đôi khi được coi là người đầu tiên trong lịch sử lập nên một đế chế tập quyền đa chủng tộc, mặc dù Sumeria Lugal-anne-mundu và Lugal-zage-si cũng tuyên bố như vậy. Triều đại của ông kiểm soát Lưỡng Hà trong vòng một thế kỷ rưỡi.
Chú thích
Tham khảo
Albright, W. F., A Babylonian Geographical Treatise on Sargon of Akkad's Empire, Journal of the American Oriental Society (1925).
Alotte De La Fuye, M. Documents présargoniques, Paris, 1908–20.
Biggs, R.D. Inscriptions from Tell Abu Salabikh, Chicago, 1974.
Beaulieu, Paul-Alain, et al. A Companion to the Ancient near East. Blackwell, 2005.
Botsforth, George W., ed. "The Reign of Sargon". A Source-Book of Ancient History. New York: Macmillan, 1912.
Cooper, Jerrold S. and Wolfgang Heimpel. "The Sumerian Sargon Legend." Journal of the American Oriental Society, Vol. 103, No. 1, (Jan.-Mar. 1983).
Deimel, A. Die Inschriften von Fara, Leipzig, 1922–24.
Diakonov, Igor, 'On the area and population of the Sumerian city-State', VDI (1950), 2, pp. 77–93.
Frankfort, H. 'Town planning in ancient Mesopotamia', Town Planning Review, 21 (1950), p 104.
Frayne, Douglas R. "Sargonic and Gutian Period." The Royal Inscriptions of Mesopotamia, Vol. 2. Univ. of Toronto Press, 1993.
Gadd, C.J. "The Dynasty of Agade and the Gutian Invasion." Cambridge Ancient History, rev. ed., vol. 1, ch. 19. Cambridge Univ. Press, 1963.
Grayson, Albert Kirk. Assyrian and Babylonian Chronicles. J. J. Augustin, 1975; Eisenbrauns, 2000.
Hallo, W. and J. J. A. Van Dijk. The Exaltation of Inanna. Yale Univ. Press, 1968.
Jestin, R. Tablettes Sumériennes de Shuruppak, Paris, 1937.
King, L. W., Chronicles Concerning Early Babylonian Kings, II, London, 1907, pp. 3ff; 87–96.
Kramer, S. Noah. History Begins at Sumer: Thirty-Nine "Firsts" in Recorded History. Univ. of Pennsylvania Press, 1981.
Kramer, S. Noah. The Sumerians: Their History, Culture and Character, Chicago, 1963.
Levin, Yigal. "Nimrod the Mighty, King of Kish, King of Sumer and Akkad." Vetus Testementum 52 (2002).
Lewis, Brian. The Sargon Legend: A Study of the Akkadian Text and the Tale of the Hero Who Was Exposed at Birth. American Schools of Oriental Research Dissertation Series, No. 4. Cambridge, MA: American Schools of Oriental Research, 1984.
Luckenbill, D. D., On the Opening Lines of the Legend of Sargon, The American Journal of Semitic Languages and Literatures (1917).
MacKenzie, Donald A. Myths of Babylonia and Assyria. Gresham, 1900.
Nougayrol, J. Revue Archeologique, XLV (1951), pp. 169 ff.
Oates, John. Babylon. London: Thames and Hudson, 1979.
Oppenheim, A. Leo (translator). Ancient Near Eastern Texts Relating to the Old Testament, 3d ed. James B. Pritchard, ed. Princeton: University Press, 1969.
Parrot, A. Mari, Capitale Fabuleuse, Paris, 1974.
Parrot, A. Le temple d'Ishtar, Paris, 1956.
Parrot, A. Les temples d'Ishtarat et de Ninni-zaza, Paris, 1967.
Poplicha, Joseph. "The Biblical Nimrod and the Kingdom of Eanna." Journal of the American Oriental Society Vol. 49 (1929), pp. 303–317.
Postgate, Nichol. Early Mesopotamia: Society and Economy at the Dawn of History. Routledge, 1994.
Rank, Otto. The Myth of the Birth of the Hero. Vintage Books: New York, 1932.
Roux, G. Ancient Iraq, London, 1980.
Sayce, A. H., New Light on the Early History of Bronze, Man, Royal Anthropological Institute of Great Britain and Ireland (1921).
Schomp, Virginia. Ancient Mesopotamia. Franklin Watts, 2005. ISBN 0-531-16741-0
Strange, John. "Caphtor/Keftiu: A New Investigation." Journal of the American Oriental Society, Vol. 102, No. 2 (Apr.–Jun., 1982), pp. 395–396
Sollberger, E. Corpus des Inscriptions 'Royales' Présargoniques de Lagash, Paris, 1956.
Van der Mieroop, Marc. A History of the Ancient Near East: ca. 3000–323 BC. Blackwell, 2006.
Van der Mieroop, Marc., Cuneiform Texts and the Writing of History, Routledge, 1999.
Vandersleyen, Claude. "Keftiu: A Cautionary Note." Oxford Journal of Archaeology. Vol. 22 Issue 2 Page 209 (2003).
Wainright, G.A. "Asiatic Keftiu." American Journal of Archaeology. Vol. 56, No. 4 (Oct., 1952), pp. 196–212.
Người Iraq
Vua Sumer | wiki |
Tiểu Thư Quạ Đen Và Tiên Sinh Thằn Lằn (tiếng Trung: 乌鸦小姐与蜥蜴先生, bính âm: Wū Yā Xiǎo Jiě Yǔ Xī Yì Xiān Shēng, ) là một bộ phim tình cảm lãng mạn được đạo diễn bởi Ngô Cường. Phim kể về Cố Xuyên, chàng trai bị thương ở tim do một tai nạn ngoài ý muốn thời đại học, anh may mắn lần nữa tái sinh bằng "trái tim cơ học", nó giúp anh có được cuộc sống mới và cũng mang đến cho anh không ít rắc rối.
Phát sóng
Tóm tắt
Cố Xuyên (Nhậm Gia Luân) từng là một thanh niên vui vẻ, đam mê cuộc sống nhưng lại trở thành xác chết biết đi do gặp tai nạn ô tô dẫn đến tổn thương tim nghiêm trọng. Dù đã trải qua ca ghép tim nhưng trái tim ấy lại khiến anh không thể vận động mạnh cũng không thể buồn, vui, tức giận như người bình thường khiến Cố Xuyên vốn dĩ vui vẻ, yêu đời, dần mất đi niềm tin vào cuộc sống. 10 năm sau, Cố Xuyên và Hứa Thành Nhiên - người bạn tốt của anh đã cùng thành lập một công ty kiến trúc. Dù đã cố chấp nhận sự thật rằng bản thân mình không giống người bình thường nhưng anh cứ thất bại hết lần này đến lần khác cho tới khi gặp được Khương Tiểu Ninh (Hình Phi). Ba mẹ của Khương Tiểu Ninh mất từ khi cô còn nhỏ, cô sống cùng bà và cô của mình. Ký ức tồi tệ lúc nhỏ không hề khiến cô thất vọng, thay vào đó cô lớn lên trở thành một cô gái lạc quan, vui vẻ, biết trân trọng mọi thứ và sống hết mình. Hai người bắt đầu bằng mối quan hệ cấp trên cấp dưới, trải qua nhiều lần gần gũi, Cố Xuyên nhìn thấy được nhiệt huyết và hy vọng mà anh đã đánh mất ở Khương Tiểu Ninh. Từ đây chuyện tình Tiểu Thư Quạ Đen Và Tiên Sinh Thằn Lằn bắt đầu diễn ra, họ như một cặp bài trùng làm việc ăn ý với nhau cả ngoài đời lẫn trong công việc.
Diễn viên
Diễn viên chính
Hình Phi vai Khương Tiểu Ninh
Nhậm Gia Luân vai Cố Xuyên
Triệu Dịch Hoan vai Triệu Nghiên
Lưu Nhuế Lân vai Hứa Thành Nhiên
Diễn viên phụ
Cát Thi Mẫn vai Tô Mạn Lâm
Tuấn Thanh vai Đường Tự
Tuyên Lộ vai Trần Văn Văn
Phiền Trì Hân vai Trần Thần
Nhạc Dược Lợi vai Tiến sĩ Peele
Ngải Mễ vai Khương Tiểu Ninh lúc nhỏ
Ma Tuấn vai Hứa Quốc Tường
Phạm Điềm Điềm vai Khương Mạch
Triệu Chính Dương vai Vương Khải
Quan Sướng vai Kiều Mộng Giai
Lý Nghi Nho vai Kỳ Hồng
Vương Úy vai Trình Đông
Vương Sách vai Cố Viễn Sơn
Trương Lê vai Phương Ninh
Hạ Minh Hạo vai Hà Thăng
Lưu Quan Lân vai Âu Dương Chấn
Hạ Bân vai Nguy Tử Chiêu
Vương Vỹ Hoa vai Đường Chính Thành
Chu Á Anh vai Hà Tuệ Lan
Dương Tông Triết vai Trần Áo/Trần Vận
Lý Tiến Vinh vai Khương Quảng Đạt
Hác Văn Đình vai Trầm Tư Lan
Từ Hải Vy vai Trợ lý Lưu
Lý Toa vai Trình Du
Cao Khải Nguyên vai Mục Phi
Mai Ny Toa vai Tinh Tử
Vương Khánh Tường vai Vương lão sư
Lô Sâm Bảo vai Lão Trịnh
Kim Lộ Oánh vai Tiểu Mễ
Triệu Hiểu Phi vai Lão Mã
Đàm Bành Văn vai Châu Tường
Nhạc phim
Tham khảo
Phim Trung Quốc
Liên kết ngoài | wiki |
Carbon bất đối xứng hay thường gọi là carbon bất đối (ký hiệu C*) là một nguyên tử carbon liên kết với bốn nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác nhau (gọi chung là nhóm thế). Phân tử hữu cơ có carbon bất đối có thể được sắp xếp trong không gian theo các cách khác nhau, nếu hai đồng phân là hình ảnh phản chiếu của nhau thì gọi đối quang (tiếng Anh: enantiomer).
Một cách giải thích đơn giản của hiện tượng này giống như hình ảnh của một bàn tay nhìn qua gươngː tay trái có hình ảnh trong gương là tay phải và ngược lại, tuy nhiên ảnh và vật thật không thể xếp chồng khít lên nhau vì khác hướng.
Do lấy hình ảnh tay trái và tay phải nên carbon bất đối còn có tên là carbon thủ tính. Tính chất mà các phân tử bất đối xứng không thể xếp chồng lên hình ảnh phản chiếu của chính chúng được gọi là đối quang, còn nguyên tử liên kết với bốn nhóm thế khác nhau gọi là bất đối (tiếng Anh: chiral).
Danh pháp IUPAC của một chất đồng phân quang học được xác định theo quy tắc Cahn–Ingold–Prelog.
Số lượng đồng phân quang học
Carbon bất đối tạo ra đồng phân quang học cho phân tử. Quy tắc Le Bel–Van 't Hoff hay thuyết carbon tứ diện. Đây là lý thuyết mà Le Bel và van't Hoff đồng thời công bố vào năm 1874 phát biểu rằng bốn nhóm thế của một nguyên tử carbon bất đối có xu thế hướng về các đỉnh của một tứ diện có tâm là nguyên tử carbon bất đối, và điều này giải thích tất cả các hiện tượng đã biết về sự bất đối xứng phân tử. Khi biết số nguyên tử cacbon bất đối có thể tính số đồng phân quang học tối đa có thể có của bất kỳ phân tử nào như sau:
Nếu n là số nguyên tử carbon không đối xứng thì số đồng phân quang học tối đa = 2n (quy tắc Le Bel–van't Hoff)
Ví dụ
1. Malic acid có 4 nguyên tử carbon nhưng chỉ một trong số đó là carbon bất đối (nguyên tử carbon thứ 2 từ phải sang trái). Nguyên tử bất đối này (gọi là carbon C*) liên kết với hai nguyên tử carbon khác, một nguyên tử oxy và một nguyên tử hydro. Ban đầu, người ta nghĩ rằng nguyên tử đối xứng vì nó được gắn với hai nguyên tử cacbon, nhưng vì hai nguyên tử carbon đó tạo thành hai nhóm nguyên tử khác nhau nên làm cho nguyên tử C* trở thành carbon bất đối.
2. Tetrose có 2 nguyên tử carbon bất đối nên nó có 22 = 4 đồng phân quang học:
3. Aldopentose có 3 nguyên tử carbon bất đối nên nó có 23 = 8 đồng phân quang học:
4. Aldohexose có 4 nguyên tử carbon bất đối xứng nên nó có 24 = 16 đồng phân quang học:
Tham khảo
Hóa học lập thể | wiki |
BBC One là kênh truyền hình của BBC phát sóng trong phạm vi lãnh thổ Vương quốc Anh, Đảo Man và Quần đảo Eo Biển. Phát sóng lần đầu tiên vào ngày 2 tháng 11 năm 1936 với tên gọi ban đầu là BBC Television Service, đây là kênh truyền hình đầu tiên phát sóng tại Anh và trên toàn thế giới, với độ phân giải hình ảnh cao. Nó đã được đổi tên thành BBC TV trong năm 1960, sử dụng tên này cho đến khi khởi động kênh BBC2 năm 1964. Tên gọi BBC1 được áp dụng từ năm 1964, và BBC One, biến thể của tên gọi này, bắt đầu được sử dụng làm tên chính thức cho kênh từ ngày 4 tháng 10 năm 1997 đến nay.
Doanh thu các năm 2012-2013 là 1.14 tỷ bảng Anh. Cùng với các kênh truyền hình khác phát sóng trên toàn lãnh thổ nước Anh, BBC One được tài trợ từ nguồn thu phí giấy phép truyền hình, và là một trong số nhiều kênh nằm trong hệ thống của BBC phát sóng các chương trình truyền hình phi thương mại. Hiện tại, đây là kênh truyền hình có lượng khán giả theo dõi nhiều nhất nước Anh, và luôn luôn cạnh tranh với kênh truyền hình quảng bá ITV.
Kể từ tháng 6 năm 2013, kênh do Charlotte Moore, Giám đốc Nội dung của BBC, đứng đầu.
Lịch sử
Những năm đầu tiên
BBC bắt đầu chương trình truyền hình thông thường từ tầng hầm của Broadcasting House, London, vào ngày 22 tháng 8 năm 1932. Dịch vụ Truyền hình BBC chính thức bắt đầu các chương trình truyền hình thường xuyên vào ngày 2 tháng 11 năm 1936 từ một cánh đã được chuyển đổi của Cung điện Alexandra ở London. Vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, hai ngày trước khi Anh tuyên chiến với Đức, đài này đã bị ngừng phát sóng với ít cảnh báo, với chương trình cuối cùng được chiếu trước khi tắt sóng là phim hoạt hình Mickey's Gala Premier (1933, nằm trong series Chuột Mickey) do chính phủ lo ngại rằng các đường truyền VHF sẽ hoạt động như một tín hiệu báo hiệu cho máy bay địch đang bay tới London. Đài truyền hình BBC trở lại vào ngày 7 tháng 6 năm 1946 lúc 15:00. Jasmine Bligh, một trong những người dẫn chương trình đầu tiên, đã đưa ra thông báo đầu tiên, rằng: "Chào buổi chiều mọi người. Bạn có khỏe không? Bạn có nhớ tôi không, Jasmine Bligh?". Phim hoạt hình chuột Mickey tương tự được chiếu vào năm 1939 đã được lặp lại hai mươi phút sau đó.
BBC1
BBC giữ độc quyền theo luật định về phát sóng truyền hình ở Vương quốc Anh cho đến khi Associated-Rediffusion, đài Truyền hình Độc lập (ITV) đầu tiên bắt đầu phát sóng vào ngày 22 tháng 9 năm 1955. Sự cạnh tranh nhanh chóng buộc kênh phải thay đổi danh tính và các ưu tiên của mình sau khi lượng khán giả giảm đi đáng kể.
Báo cáo Pilkington năm 1962 về tương lai của phát sóng đã nhận thấy điều này, và ITV thiếu bất kỳ chương trình nghiêm túc nào. Do đó, BBC được cho là xứng đáng để thành lập đài truyền hình thứ ba của Anh.
Đài này, được đổi tên thành BBC TV vào năm 1960, trở thành BBC1 khi BBC2 được lên sóng vào ngày 20 tháng 4 năm 1964, truyền hình ảnh 625 dòng vốn không tương thích trên UHF. Cách duy nhất để nhận tất cả các kênh là sử dụng bộ thu phức hợp "tiêu chuẩn kép" 405 và 625-line, VHF và UHF, với cả VHF và UHF trên không. Các bộ chỉ 405 dòng cũ đã trở nên lỗi thời vào năm 1985, khi quá trình truyền tiêu chuẩn kết thúc, mặc dù các bộ chuyển đổi tiêu chuẩn đã có sẵn cho những người đam mê sưu tầm và khôi phục những chiếc TV như vậy.
BBC1 có trụ sở tại Trung tâm Truyền hình BBC được xây dựng có mục đích tại White City, Luân Đôn từ năm 1960 đến năm 2013. Truyền hình News tiếp tục sử dụng Cung điện Alexandra làm cơ sở — vào đầu năm 1968, hãng thậm chí đã chuyển một trong các phòng thu của mình sang màu — trước khi chuyển sang mới cơ sở vật chất được xây dựng theo mục đích tại Trung tâm Truyền hình vào ngày 20 tháng 9 năm 1969.
Trong những tuần trước ngày 15 tháng 11 năm 1969, BBC1 đã thử nghiệm chương trình màu. Vào lúc nửa đêm ngày 15 tháng 11, đồng thời với ITV, BBC1 chính thức bắt đầu chương trình màu PAL 625 dòng trên UHF với buổi phát sóng buổi hòa nhạc của Petula Clark, hai năm sau, BBC2 chuyển sang truyền hình màu. Có thể nhận truyền màu (đơn sắc) trên bộ 625 dòng đơn sắc cho đến khi kết thúc phát sóng analog.
Giai đoạn thành công nhất của BBC1 là dưới thời Bryan Cowgill từ năm 1973 đến 1977, khi kênh này đạt tỷ lệ khán giả trung bình là 45%. Thời kỳ này vẫn được nhiều người coi là thời kỳ hoàng kim của đầu ra của BBC, với việc BBC đạt được tiêu chuẩn rất cao trên toàn bộ các loạt phim, loạt bài, vở kịch, giải trí nhẹ và phim tài liệu.
Vào ngày 30 tháng 12 năm 1980, BBC thông báo ý định giới thiệu một dịch vụ truyền hình buổi sáng mới để cạnh tranh với TV-am. BBC tuyên bố nó sẽ bắt đầu phát sóng trước TV-am, nhưng họ đã không thể làm được cho đến tháng 11 năm 1981 khi thu nhập phí giấy phép mới có để cố gắng kéo dài thời gian phát sóng, với hy vọng chương trình bắt đầu từ năm 1982. Ngày 17 tháng 1 năm 1983, Breaskfast Time (Giờ ăn sáng) được chiếu trên BBC1, trở thành dịch vụ truyền hình buổi sáng trên phạm vi rộng đầu tiên của Vương quốc Anh và tiếp tục dẫn đầu về xếp hạng cho đến năm 1984.
Kênh liên quan
BBC One +1
Ngày 8 tháng 10 năm 2013, BBC công bố kế hoạch để khởi động BBC One +1. Dự kiến, đây là kênh truyền hình sẽ thay thế vào tần số phát sóng của BBC Three từ năm 2016. Tuy nhiên, vào ngày 30 tháng 6 năm 2015, Hội đồng Tín thác của BBC (BBC Trust) đã từ chối kế hoạch lên sóng BBC One +1, do lo ngại sẽ xảy ra việc hao hụt về phí tổn vào tay các đối thủ của nhà đài.
BBC One HD
BBC One HD là phiên bản truyền hình độ nét cao của BBC One, phát sóng ban đầu trên độ phân giải hình ảnh 720p, và lên sóng lần đầu vào ngày 3 tháng 11 năm 2010, với chương trình đầu tiên là The One Show. Một số chương trình của kênh, bao gồm Doctor Who, Holby City, The One Show, Strictly Come Dancing, The Apprentice và EastEnders cũng lên sóng theo định dạng HDTV từ ngày 25 tháng 12 năm 2010. Từ ngày 30 tháng 5 năm 2012, tín hiệu HD của kênh lên sóng trên nền tảng truyền hình vệ tinh cũng như truyền hình hữu tuyến.
Chương trình
Trừ sự kiện thể thao và tin tức đầu năm nhất đã xem chương trình ở đỉnh cao của họ xem điểm (theo BARB) là:Dts
Điều hành
1963–1965: Donald Baverstock
1965–1967: Michael Peacock
1967–1973: Paul Fox
1973–1977: Bryan Cowgill
1977–1981: Bill Cotton
1981–1984: Alan Hart
1984–1987: Michael Grade
1987–1993: Jonathan Powell
1993–1996: Alan Yentob
1996–1997: Michael Jackson
1997–2000: Peter Salmon
2000–2005: Lorraine Heggessey
2005–2007: Peter Fincham
2007–2008: Roly Keating (acting)
2008–2010: Jay Hunt
2010–2013: Danny Cohen
2013–nay: Charlotte Moore
Logo
Xem thêm
Prewar television stations
List of television programmes broadcast by the BBC
List of television stations in the United Kingdom
Ghi chú và tài liệu tham khảo
Đài truyền hình Anh | wiki |
Thủ tướng kêu gọi cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ tiếp tục phát huy khí chất, bản lĩnh, trí tuệ con người Việt Nam.
Tối 3/12, tại
tỉnh Bình Dương
,
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh
Chính dự chương trình Dấu ấn Techfest 2022 thuộc chuỗi chương trình Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2022 (Techfest Vietnam 2022) với chủ đề “Đổi mới sáng tạo mở – Khơi nguồn tư duy mới” do Bộ KH&CN, Bộ Ngoại giao và Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương phối hợp tổ chức.
Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, khởi nghiệp và tạo dựng doanh nghiệp là động lực thiết yếu của nền kinh tế mỗi quốc gia và toàn thế giới, giải quyết khó khăn, thách thức mang tính toàn cầu cũng như hướng tới sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia nói riêng và toàn thế giới nói chung.
Đảng, Nhà nước ta luôn chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa trên ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chủ trương này đã được đề cập tại văn kiện, báo cáo chính trị từ Đại hội đại biểu lần thứ XII của Đảng. Nội dung này một lần nữa được Đảng khẳng định tại văn kiện Đại hội lần thứ XIII, với quyết tâm cao hơn theo hướng “Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, gắn kết hài hòa, hiệu quả thị trường trong nước và quốc tế”.
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi nhất cho khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Chính phủ cụ thể hóa bằng các cơ chế, chính sách, ban hành khung khổ pháp lý và các đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. “Đây là nền tảng pháp lý quan trọng để hệ sinh thái khởi nghiệp-sáng tạo phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Các bộ, ngành, địa phương cũng có các chương trình, đề án riêng nhằm thúc đẩy phong trào khởi nghiệp. Hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành kế hoạch triển khai Đề án 844, bố trí nguồn lực để triển khai. Bên cạnh đó, Đoàn Thanh niên cũng phát động chương trình hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Hệ sinh thái phát triển năng động với khoảng 140 trường đại học, học viện, cao đẳng có các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, thành lập vườn ươm, trung tâm, câu lạc bộ… nhằm hỗ trợ khởi nghiệp lâu dài.
Người đứng đầu Chính phủ chia sẻ, khởi nghiệp đã khó, nhưng khởi nghiệp sáng tạo, tạo dựng giá trị trên cơ sở khai thác trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới bền vững còn khó hơn rất nhiều. Thủ tướng vui mừng vì người Việt Nam đã và đang tạo dựng được những mô hình doanh nghiệp như vậy; qua đó bước đầu tạo được nền tảng để phát triển và vươn tầm quốc tế; một số doanh nghiệp khởi nghiệp, sáng tạo của Việt Nam có giá trị hàng tỷ USD đã và đang hình thành, phát triển cả trong nước và ngoài nước. “Trí tuệ Việt, ý chí người Việt, sức sáng tạo Việt Nam đã và đang từng bước khẳng định và vươn ra thế giới,” Thủ tướng khẳng định.
Thủ tướng phát biểu tại Chương trình “Dấu ấn – Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia – Techfest 2022”. Ảnh: VGP
Theo Thủ tướng, Việt Nam tiếp tục duy trì xếp hạng trong nhóm 45 quốc gia dẫn đầu toàn cầu về chỉ số Đổi mới sáng tạo (GII) của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO); tiếp tục được WIPO coi là quốc gia đạt tiến bộ về đổi mới sáng tạo một cách có hệ thống và có tiềm năng lớn; các tổ chức quốc tế đánh giá là quốc gia nằm trong tốp 3 hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo năng động nhất khu vực Đông Nam Á.
Báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2022 do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới ghi nhận, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia đã đạt được những tiến bộ lớn nhất trong thập kỷ qua (tăng 20 bậc), trong đó Việt Nam được đánh giá khá tốt ở thể chế, mức độ phát triển của thị trường, mức độ hoàn thiện kinh doanh và kết quả sáng tạo.
Thủ tướng cũng chỉ rõ mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ, nhưng do xuất phát điểm chậm hơn nên hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của Việt Nam vẫn còn có khoảng cách so với một số nước trong khu vực và trên thế giới.
Để sớm thu hẹp khoảng cách này và nhanh chóng đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về khởi nghiệp, Thủ tướng cho rằng các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị cần có giải pháp gắn khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo với tri thức, khoa học công nghệ và đặc thù riêng có của đất nước, con người Việt Nam.
Cùng với đó, xác định khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị và mỗi cá nhân; triển khai đồng bộ, sâu rộng, thường xuyên, liên tục nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả; Kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa phát triển năng lực nội sinh với tận dụng tối đa cơ hội, nguồn lực bên ngoài; phát huy truyền thống, văn hóa, lịch sử dân tộc, tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường của con người Việt Nam.
Thủ tướng cho biết Nhà nước thực hiện định hướng, điều phối, xây dựng thể chế, chính sách, kiến tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động hiệu quả của toàn hệ thống khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Nhà nước tăng cường nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền; quan tâm, đầu tư, có công cụ và chính sách đột phá nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, của địa phương và doanh nghiệp; tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách thúc đẩy thị trường vốn, nhân lực, khoa học, công nghệ, sản phẩm mới… liên quan đến khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế.
Cùng với đó, phát triển đồng bộ hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, ngành, vùng, các khu công nghệ cao, “vườn ươm sáng tạo”, trong đó lấy doanh nghiệp làm trung tâm và các viện, trường là chủ thể nghiên cứu; phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực cho khởi nghiệp sáng tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo từ các bậc học phổ thông; tăng cường thu hút, đa dạng hóa các nguồn lực tài chính hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo từ nhiều nguồn khác nhau; đẩy mạnh các phương thức hợp tác đầu tư phù hợp, hiệu quả trong hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Người đứng đầu Chính phủ mong muốn thông qua sự kiện Techfest, các nhà quản lý, nhà đầu tư, nhà khoa học, cộng đồng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo Việt Nam và đại diện các tỉnh, thành phố sẽ nhận được nhiều kinh nghiệm quý, bài học hay nhằm hỗ trợ tốt nhất cho hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.
Thủ tướng kêu gọi các nhà khoa học, các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đóng góp tích cực hơn vào sự nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của
Việt Nam
. Cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ tiếp tục phát huy khí chất, bản lĩnh, trí tuệ con người Việt Nam, dám đối diện với khó khăn, thách thức, không sợ thất bại; có động lực mạnh mẽ, niềm tin cháy bỏng, sự đam mê, nhiệt huyết, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, sáng tạo, dám khởi nghiệp để tạo nên những “kỳ lân” tầm cỡ khu vực và thế giới, góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân Việt Nam ai cũng được ấm no, hạnh phúc.
Bảo Lâm | vanhoc |
Aakheperre Shoshenq V là pharaon áp chót của Vương triều thứ 22 trong lịch sử Ai Cập cổ đại. Triều đại của ông khá dài, bắt đầu từ khoảng năm 767 đến 730 TCN, tức kéo dài gần 40 năm.
Thân thế
Theo tấm bia đánh dấu năm thứ 11 của Shoshenq V, ông là con trai và là người kế vị trực tiếp của pharaon Pami.
Một cái khiên nhỏ bằng electrum của một hoàng hậu tên Tadibast III có ghi dòng chữ như sau: "Người mẹ thần thánh, Tadibast, vợ của Vua, đã sống" và "Con trai của Ra, Osorkon, mãi mãi". Trong số các vua mang tên Osorkon, chỉ có Osorkon IV là không rõ mẹ, vì thế Tadibast III có lẽ là mẹ ruột của vị vua này. Hơn nữa, Shoshenq V là vua tiền nhiệm của Osorkon IV, vì thế có lẽ Tadibast và Osorkon IV là vợ và con của ông. Tuy nhiên, một vị vua mơ hồ có tên Pedubast II thường được đặt giữa Shoshenq V và Osorkon IV khiến cho việc xác thực mối quan hệ cha con giữa họ trở nên khó khăn hơn.
Trước khi phát hiện ra vị vua mờ nhạt Shoshenq IV, Shoshenq V thường được đánh thứ tự là IV.
Trị vì
Năm thứ 11 của Shoshenq V được chứng thực tại Memphis, là năm chôn cất con bò thiêng Apis vốn được nuôi từ thời vua Pami, cha ông và được thay thế bởi một Apis khác. Tuy nhiên ông hoàn toàn không được ghi nhận ở Thebes, do các thủ lĩnh Libya đã chiếm đóng nơi này. Shoshenq cũng được chứng thực vào những năm thứ 8, 15 (hoặc 17), 19, 30 qua việc cống nạp cho các thủ lĩnh Libya.
Tên của ông lại xuất hiện trên tấm bia thuộc năm thứ 22 tại Atfih, dành riêng cho nữ thần Hathor. Có lẽ trong năm thứ 30, Shoshenq đã cho tổ chức lễ kỷ niệm Sed (đánh dấu 30 năm trị vì) bằng cách xây một ngôi đền dành cho "bộ ba thần thánh Theban" (Amun, Mut, Khonsu) tại Tanis. Từ các tàn tích còn sót lại, người ta biết rằng Shoshenq đã sử dụng chung một tên hiệu mới cho mình, và bổ sung thêm vào tên riêng và tên ngai của ông. Nhiều di tích chưa hoàn thành của Shoshenq V được khai quật tại Leontopolis.
Trong năm thứ 37, con bò Apis nuôi vào năm thứ 11 đã chết và được chôn cất. Điều này đã được ghi chép trong một tấm bia khá nổi tiếng và quan trọng có tên là "tấm bia Pasenhor", nơi ghi lại phả hệ của các tiên vương trước đây.
Năm thứ 36 và 38 của một vị vua vô danh được phát hiện trên tấm bia đá tại Buto được cho là thuộc về Shoshenq V, vốn được ghi chép bởi hoàng tử Tefnakht đương thời, người về sau sáng lập Vương triều thứ 24.
Shoshenq V qua đời vào khoảng trước năm 730 TCN, không rõ nơi chôn cất.
Hình ảnh
Tham khảo
Karl Jansen - Winkeln (2006), "The Successors of Shoshenq V". The Chronology of The Third Intermediate Period: Dyns. 22 - 24, tr. 245 - 247
Kenneth Kitchen (1996), The Third Intermediate Period in Egypt (1100–650 BC), Warminster: Aris & Phillips Limited ISBN 978-0856682988
Chú thích
Pharaon Vương triều thứ Hai mươi hai của Ai Cập | wiki |
Đọc và nói lại nội dung một trang sổ liên lạc của em
Gợi ý
Sau đây là trang sổ liên lạc tổng kết học kỳ I của em.
Cô giáo viết nhận xét vào ngày 26 tháng 12: "Học tiến bộ đều các môn. Có cố gắng nhiều. Đã khắc phục được tật nói chuyện riêng trong lớp. Đáng khen".
Cô giáo nhận xét như vậy vì em hay có tật xấu là ngồi trong lớp cứ phải quay ngang, quay ngửa sang các bạn bên cạnh để nói chuyện trong khi cô giảng bài nên có lúc không hiểu bài cô giảng. Học kỳ vừa qua, nhờ cô xếp chỗ cho em lên ngồi bàn gần cô giáo, cô lại thường xuyên nhắc nhở và động viên nên em đã bỏ được tật xấu đồng thời sức học tiến bộ lên trông thấy. Em rất biết ơn cô giáo của em.
Vanmau.edu.vn
Xem thêm: Viết một đoạn văn khoảng 4, 5 câu nói về cô giáo cũ của em | vanhoc |
Volotea là một hãng hàng không giá rẻ Tây Ban Nha, thỉnh thoảng có bay thuê chuyến, được thành lập bởi công ty Alaeo SL đóng ở Barcelona, một công ty được sáng lập người sáng lập Vueling, Carlos Muñoz và Lazaro Ros. Hãng bắt đầu hoạt động vào ngày 05 tháng 4 năm 2012, từ sân bay Venice Marco Polo. Tên gọi "Volotea" bắt nguồn từ động từ tiếng Tây Ban Nha "revolotear," có nghĩa là "bay khắp".
Công ty được hỗ trợ bởi ba quỹ cổ phần tư nhân, hai trong số đó đến từ châu Âu (Axis Participaciones Empresariales và Corpfin Capital) và một đơn vị từ Mỹ—CCMP Capital, chủ tịch là, Greg Brenneman, từng là chủ tịch và tổng giám đốc vận hành của hang hàng hàng không Mỹ Continental Airlines, cũng là chủ tịch hội đồng quản trị của Volotea. Công ty đã tập hợp được hơn 50 triệu euro trước khi bắt đầu hoạt động.
Điểm đến
Châu Á
Tel Aviv - Sân bay quốc tế Ben Gurion Theo mùa
Châu Âu
Split - Sân bay Split Theo mùa
Prague - Sân bay Ruzyně Theo mùa
Ajaccio - Sân bay Ajaccio Napoleon Bonaparte Theo mùa
Bastia - Sân bay Bastia – Poretta Theo mùa
Biarritz - Sân bay Biarritz Theo mùa
Bordeaux - Sân bay Bordeaux–Mérignac Base
Brest - Sân bay Brest Bretagne Theo mùa
Caen - Sân bay Caen Carpiquet Theo mùa
Grenoble - Sân bay Grenoble–Isère Theo mùa
Lille - Sân bay Lille Theo mùa
Montpellier - Sân bay Montpellier–Méditerranée
Nantes - Sân bay Nantes Atlantique Base
Perpignan - Sân bay Perpignan-Rivesaltes Theo mùa
Strasbourg - Sân bay quốc tế Strasbourg
Toulon - Sân bay Toulon-Hyères Theo mùa
Toulouse - Sân bay Toulouse Blagnac
Munich - Sân bay Munich Theo mùa
Athens - Sân bay quốc tế Athens Theo mùa
Corfu - Sân bay quốc tế Corfu Theo mùa
Heraklion - Sân bay quốc tế Heraklion Theo mùa
Kos - Sân bay quốc tế Kos Island Theo mùa
Mykonos - Sân bay quốc gia đảo Mykonos Theo mùa
Preveza - Sân bay Aktion National Theo mùa (begins ngày 4 tháng 7 năm 2014)
Rhodes - Sân bay quốc tế Rhodes Theo mùa
Samos - Sân bay quốc tế Samos Theo mùa (begins ngày 4 tháng 7 năm 2014)
Santorini - Sân bay quốc gia Santorini (Thira) Theo mùa
Skiathos - Sân bay Skiathos Theo mùa
Cork - Sân bay Cork Theo mùa
Dublin - Sân bay Dublin
Alghero - Sân bay Alghero
Ancona - Sân bay Ancona Falconara Theo mùa
Bari - Sân bay Bari Karol Wojtyła
Brindisi - Sân bay Brindisi – Salento
Cagliari - Sân bay Cagliari Elmas
Catania - Sân bay Catania–Fontanarossa
Crotone - Sân bay Crotone Theo mùa
Genoa - Sân bay Genoa
Lamezia Terme - Sân bay quốc tế Lamezia Terme
Lampedusa - Sân bay Lampedusa Theo mùa
Milan - Sân bay Bergamo Theo mùa:
Naples - Sân bay quốc tế Naples
Olbia - Sân bay Olbia - Costa Smeralda
Palermo - Sân bay Falcone–Borsellino Base
Pantelleria - Sân bay Pantelleria Theo mùa
Pisa - Sân bay quốc tế Pisa Theo mùa (begins ngày 19 tháng 12 năm 2014)
Reggio Calabria - Sân bay Reggio di Calabria
Trieste - Sân bay Trieste – Friuli Venezia Giulia Theo mùa
Turin - Sân bay Caselle
Venice - Sân bay Sân bay Marco Polo Base
Verona - Sân bay Verona Villafranca
Jersey - Sân bay Jersey Theo mùa
London/Sân bay Southend - Sân bay London Southend Theo mùa
Southampton - Sân bay Southampton Theo mùa
Asturias - Sân bay Asturias Căn cứ
Bilbao - Sân bay Bilbao
Fuerteventura - Sân bay Fuerteventura
Ibiza - Sân bay Ibiza Theo mùa
Málaga - Sân bay Málaga Theo mùa
Palma de Mallorca - Sân bay Son Sant Joan Theo mùa
Tenerife - Sân bay Tenerife South Theo mùa
Valencia - Sân bay Valencia Theo mùa
Zaragoza - Sân bay Zaragoza Theo mùa
Đội bay
Tính đến tháng 6/2021:
Ngày 15/2/2012, Boeing đã công bố họ đã ký hợp đồng với Volotea cho thuê dài hạn một số máy bay
Boeing 717
.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Volotea
Hãng hàng không Tây Ban Nha
Hãng hàng không thành lập năm 2011
Hãng hàng không giá rẻ | wiki |
Ngày đồng bộ là khoảng thời gian để một hành tinh quay một lần so với ngôi sao mà nó đang quay quanh (phần chính của nó). Đối với Trái Đất, ngày đồng bộ được gọi là thời gian mặt trời và chiều dài trung bình của nó là 24 giờ và 2,5 ms.
Ngày đồng bộ được phân biệt với ngày thiên văn, là một vòng quay hoàn chỉnh liên quan đến các ngôi sao xa xôi. Một ngày đồng bộ là từ "lúc mặt trời mọc đến mặt trời mọc", trong khi một ngày thiên văn là từ sự nổi lên của một ngôi sao tham chiếu nhất định cho ngày tiếp theo. (Do đó, ngày từ biểu thị vị trí của nó so với ngôi sao "chính" mà người quan sát đang quay quanh). Hai đại lượng này không bằng nhau vì cuộc cách mạng của cơ thể xung quanh ngôi sao mẹ của nó sẽ khiến một "ngày" trôi qua, ngay cả khi cơ thể không tự xoay.
Khi nhìn từ Trái Đất trong năm, Mặt trời dường như trôi chậm dọc theo một đường đồng phẳng tưởng tượng với quỹ đạo Trái Đất, được gọi là nhật thực, trên thiên cầu của những ngôi sao dường như cố định. Mỗi ngày đồng bộ, chuyển động dần dần này ít hơn 1° về phía đông (360°/năm hoặc 365,25 ngày/năm), theo cách gọi là chuyển động thuận và nghịch.
Một số quỹ đạo tàu vũ trụ, quỹ đạo đồng bộ mặt trời, có chu kỳ quỹ đạo là một phần của một ngày đồng bộ. Kết hợp với một suy đoán tiếp điểm, điều này cho phép chúng luôn đi qua một vị trí trên bề mặt Trái Đất vào cùng thời gian mặt trời.
Ngày đồng bộ không phải là hằng số và thay đổi độ dài một chút trong suốt năm do độ lệch tâm của quỹ đạo Trái Đất quanh Mặt trời. Sự thay đổi này chiếm một số khác biệt giữa thời gian mặt trời trung bình và biểu kiến trong phương trình thời gian. Bằng chứng cho chuyển động này có thể được nhìn thấy trong analemma của Trái Đất.
Tham khảo
Đơn vị thời gian | wiki |
Bột sữa dừa là một loại thực phẩm thông dụng trong thành phần ẩm thực ở vùng Đông Nam Á, nhất là các quốc đảo có nhiều dừa. Loại bột này được chế biến bằng phương pháp cô đặc nước cốt dừa (có thể pha thêm sữa) và được sử dụng thông dụng như một loại thực phẩm hoặc dùng để pha chế trong nấu ăn.
Chế biến
Nước dừa được chế biến sao cho đóng váng ngăn cách tự nhiên. Lớp trên cùng có thể được dùng cho công thức nấu ăn dậy kem, hoặc hai lớp có thể được pha trộn với nhau để có được phổ biến nhất được gọi là sữa dừa dày. Quá trình sấy phun bột sữa dừa có hàm lượng béo cao (chiếm 50% khối lượng chất khô). Bột sữa dừa có kết cấu mịn giống như bột. Bột sữa dừa trắng được sản xuất thông qua quá trình phun khô sản phẩm dừa nguyên kem không đường. Ở Đông Nam Á nó được phổ biến rộng rãi và là một thay thế tốt cho nước dừa tươi và thay thế sữa cho những người ăn chay.
Tham khảo
Nguyên liệu thực phẩm
Ẩm thực Đông Nam Á | wiki |
NGC 4070 là tên của một thiên hà elip nằm trong chòm sao Hậu Phát. Khoảng cách của nó với Trái Đất của chúng ta là khoảng xấp xỉ 340 triệu năm ánh sáng. Vào ngày 27 tháng 4 năm 1785, nhà thiên văn học người Anh gốc Đức William Herschel đã phát hiện ra thiên hà này. Sau đó, nhà thiên văn học người Anh John Herschel lại phát hiện lại thiên hà này vào ngày 29 tháng 4 năm 1832 và biên mục nó là NGC 4059. Thiên hà này là thiên hà thành viên của nhóm thiên hà NGC 4065.
Bên cạnh đó, thiên hà này được phân loại là một thiên hà LINER, tức là thiên hà có vùng phát xạ hạt nhân ion hóa thấp.
Đặc tính
Những hình ảnh chụp xa hơn của thiên hà này bằng các thiết bị CAFOS tại đài thiên văn Calar Alto cho thấy rằng hình thái học của NGC 4070 không phải là một hình cầu hay hình elip hoàn hảo mà nó bị trệch đi. Điều này nghĩa là nó đã chịu một sự tương tác gần đây, có thể là với thiên hà 2MASX J12040831+2023280 hoặc với một nhóm vật chất nào đó. Ngoài ra, giữa nó và thiên hà elip lân cận NGC 4066 có một cầu nối vật chất lớn, phát sáng mờ nhạt. Hai thiên hà này cách nhau 370000 năm ánh sáng.
Ngoài ra có một siêu tân tinh loại Ia tên là SN 2005bl được phát hiện vào ngày 14 tháng 4 năm 2005.
Dữ liệu hiện tại
Theo như quan sát đây là thiên hà nằm trong chòm sao Hậu Phát và dưới đây là một số dữ liệu khác:
Xích kinh
Độ nghiêng
Giá trị dịch chuyển đỏ 0.024060
Vận tốc xuyên tâm 7213 km/s
Cấp sao biểu kiến 14.14
Kích thước biểu kiến 1.0 x 1.0
Loại thiên hà E
Tham khảo
Liên kết ngoài
Thiên thể NGC
Thiên thể PGC
Thiên thể UGC
Thiên thể MCG
Chòm sao Hậu Phát
Thiên thể phát hiện năm 1785
Thiên hà elip
Nhóm NGC 4065
Thiên hà LINER
Được phát hiện bởi William Herschel | wiki |
Thiền tông Việt Nam hay thường gọi là Thiền Tông (禪宗) là một trường phái của Thiền tông đã được người Việt bản địa hóa. Nổi tiếng nhất của trường phái Thiền tông Việt là Thiền phái Trúc Lâm hay Trúc Lâm Yên tử vốn là dòng thiền Việt Nam hình thành từ thời nhà Trần, do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập trên cơ sở tiếp nối và hợp nhất của ba dòng thiền Việt Nam thời bấy giờ và Trần Nhân Tông đã thống nhất các Thiền phái tồn tại trước đó và toàn bộ giáo hội Phật giáo đời Trần về một mối.
Lịch sử
Phật giáo truyền vào Việt Nam từ rất sớm, trong thời kỳ Bắc thuộc cùng với những ảnh hưởng về thuyết vật linh của người Chăm với trung tâm Phật giáo quan trọng tại Luy Lâu theo đó, Thiền tông Ấn Độ cũng được truyền bá vào Việt Nam trước tiên, với các thiền sư như Mâu Tử, Khương Tăng Hội, nổi danh tại Trung Quốc từ trước thời Bồ-đề-đạt-ma. Họ đều từng có nhiều năm tu tập tại Việt Nam trước khi truyền đạo tại Trung Quốc, còn Thiền tông Trung Quốc được truyền sang Việt Nam lần đầu do Thiền sư Tì-ni-đa-lưu-chi, người gốc Ấn Độ, môn đệ Tam tổ Tăng Xán. Thiền phái này có ảnh hưởng sâu rộng đối với các tầng lớp dân chúng, quý tộc. Tư tưởng chính là chú trọng tu tập theo Kinh điển Đại Thừa, Lục Độ Ba La Mật và Trí tuệ Bát Nhã, các phương pháp Thiền Quán, chẳng hạn như thiền quán Pháp Vân.
Sau đó, đệ tử của Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải là Vô Ngôn Thông (無言通, ?-826) sang Việt Nam truyền tông chỉ Thiền Nam tông của Lục Tổ Huệ Năng, với tính chất Dĩ Tâm Truyền Tâm và chủ trương Đốn ngộ, trong thời kỳ này, tác phẩm nổi tiếng được biết đến là Thiền uyển tập anh. Đến thời Trần, Trần Nhân Tông tham vấn Thiền với Tuệ Trung Thượng Sĩ được đốn ngộ Phật tính, sau đó nhường ngôi vua cho con và xuất gia, hoằng pháp với hiệu là Trúc Lâm Đầu Đà, sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mang đậm bản sắc của dân tộc Việt Nam. Là sự kết hợp và kế thừa Tư tưởng của ba thiền phái là Tì-ni-đa-lưu-chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường. Ba vị tổ quan trọng nhất của Thiền phái này là Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang và những vị sư từ Trung Quốc được thỉnh sang để giảng dạy Phật pháp Vào những thế kỷ tiếp theo, Thiền tông Việt Nam đã có những bước phát triển.
Chú thích
Phật giáo
Việt Nam | wiki |
Vẹt ngực đỏ (tên khoa học Psittacula alexandri) là một trong loài vẹt phổ biến rộng rãi trong chi Psittacula và là loài có nhiều biết thể địa lý nhất. Nó có dễ dàng xác định bởi miếng vá màu đỏ lớn trên ngực của nó. Hầu hết các phân loài bị giới hạn ở các đảo nhỏ hoặc cụm đảo ở Indonesia. Một phân loài ở quần đảo Andaman, và một phân loài ở phần đất liền Đông Nam Á và một phần mở rộng đến bộ phận phía đông bắc của Nam Á dọc theo chân núi dãy Himalaya. Một số phân loài ở các quần đảo có thể bị đe dọa bởi việc buôn bán chim hoang dã. Ví dụ, một phân loài của Java, gần như tuyệt chủng.
Phân loại
Loài này có nhiều phân loài:
Psittacula alexandri (Linnaeus) 1758
Psittacula alexandri abbotti (Oberholser) 1919
Psittacula alexandri alexandri (Linnaeus) 1758
Psittacula alexandri cala (Oberholser) 1912
Psittacula alexandri dammermani Chasen & Kloss 1932
Psittacula alexandri fasciata (Statius Muller) 1776
Psittacula alexandri kangeanensis Hoogerwerf 1962
Psittacula alexandri major (Richmond) 1902
Psittacula alexandri perionca (Oberholser) 1912
Hình ảnh
Chú thích
Tham khảo
A
Chim Trung Quốc
Chim Việt Nam
Chim Lào
Chim Myanmar
Chim Bhutan
Chim Malaysia
Chim Thái Lan
Chim Nepal
Chim Indonesia
Chim Campuchia
Chim Bangladesh
Chim châu Á
Động vật được mô tả năm 1758
Chim Ấn Độ
Chim Đông Nam Á | wiki |
Đảng Cứu quốc Campuchia hay Cứu nguy Dân tộc Campuchia (tiếng Khmer: គណបក្សសង្រ្គោះជាតិ; CNRP) là một liên minh bầu cử Campuchia giữa hai đảng đối lập chính, đảng Sam Rainsy và Đảng Nhân quyền được thành lập vào giữa năm 2012 để cùng nhau chạy đua cuộc tổng tuyển cử năm 2013.
Phong trào dân chủ Cứu nguy dân tộc, cơ quan chuyển tiếp trước khi sáp nhập, đã thành lập nhóm làm việc để thống nhất hai nhóm và đang trong quá trình của việc tạo ra một nền tảng và các chính sách đảng chung. Biểu tượng cho CNRP là mặt trời mọc.
Đối với các cuộc bầu cử năm 2013, số lượng của đảng trên lá phiếu chính thức là 7.
Tháng 10 năm 2017, sau khi Chủ tịch CNRP Kem Sokha bị bắt giữ vì tội phản quốc, khoảng 55 thành viên cấp cao của CNRP bao gồm Phó Chủ tịch Mu Sochua đã trốn khỏi Campuchia trước khi họ bị Chính phủ Campuchia bắt giam. Đảng CNRP đang trên bờ vực bị giải thể, do bị cáo buộc thực hiện âm mưu lật đổ chính quyền của Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Nếu sự việc này xảy ra, toàn bộ số ghế của CNRP sẽ được phân chia cho các Đảng phái khác, đặc biệt là Đảng bảo hoàng Funcinpec.
Ngày 16 tháng 11 năm 2017, Tòa án Tối cao Campuchia ra phán quyết giải thể đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP).Chánh án Tòa án Tối cao Dith Munty thông báo quyết định giải thể đảng đối lập chính và cấm 118 thành viên của đảng này tham gia chính trị trong 5 năm. Như vậy, CNRP sẽ mất toàn bộ số ghế từ trung ương đến địa phương.
Việc CNRP bị giải thể xuất phát từ phần sửa đổi gây tranh cãi của Luật về các đảng chính trị được thông qua vào tháng 2 và tháng 7.Theo luật pháp Campuchia, phán quyết của Tòa án tối cao là phán quyết cuối cùng và bị đơn không có quyền kháng cáo
Chính phủ Campuchia lẫn CNRP chưa đưa ra phản ứng nào tuy nhiên ngay trước thềm tòa án tối cao ra phán quyết, Sam Rainsy bất ngờ tuyên bố trở lại chính trường Campuchia.
Chính cương
Các chính sách của CNRP bao gồm:
Tiền hưu bổng 40.000 Riels hoặc 10 Đô la Mỹ một tháng đối với người già từ 65 tuổi trở lên.
Mức lương tối thiểu là 600.000 riels hoặc 150 đô la Mỹ một tháng cho người lao động.
Tiền lương tối thiểu là 1.000.000 riels hoặc 250 đô la Mỹ một tháng cho công chức nhà nước.
Bảo đảm giá cho nông sản (giá gạo thấp nhất là 1.000 riels hoặc 0,25 đô la Mỹ một kilôgam) và ổn định thị trường.
Chăm sóc y tế miễn phí cho người nghèo.
Quyền bình đẳng của thanh niên để được hưởng nền giáo dục có chất lượng và có việc làm.
Hạ giá nhiên liệu, phân bón, điện và lãi suất cho vay.
Tổng tuyển cử 2013
Majority
Minority
Kết quả sơ bộ cho thấy các CNRP giành 45% hoặc 55 ghế trong số 123 ghế Quốc hội. Đảng CNRP nay chiếm đa số trong Phnôm Pênh, Prey Veng, Kampong Cham và tỉnh Kandal.
Lãnh đạo CNRP
Ban chấp hành
1. Yim Sovann (Chủ tịch)
2. Mao Monyvann (Phó Chủ tịch)
3. Yem Ponhearith (Chủ tịch danh dự)
4. Kuoy Bunroeun
5. Kem Monovithya
6. Ky Wandara
7. Vann Chan
Ủy viên thường trực
1. Kem Sokha (Chủ tịch)
2. Pol Hom (Phó Chủ tịch)
3. Mu Sochua (Phó Chủ tịch)
4. Eng Chhai Eang (Phó Chủ tịch)
5. Yim Sovann (Tổng thư ký)
6. Ou Chanrith
7. Yem Ponhearith
8. Ky Wandara
9. Ho Vann
10. Mao Monyvann
11. Kuoy Bunroeun
12. Kem Monovithya
13. Vann Chan
14. Tioulong Saumura
15. Kimsour Phirith
16. Thach Setha
17. Son Chhay
18. Cheam Channy
19. Toun Youkda
20. Lim Bunsidaret
21. Keo Sambath
22. Ke Sovannaroth
23. Men Sothavarin
Tham khảo
S | wiki |
Hướng dẫn
Trong mỗi chúng ta, chắc hẳn ai ai cũng từng lưu giữ những hình ảnh đẹp đẽ, thơ mộng gắn liền với tuổi ấu thơ. Riêng em, hình ảnh về cánh đồng lúa vào buổi sáng luôn để lại trong lòng em ấn tượng sâu đậm nhất. Còn gì đẹp hơn khi nhìn thấy những cánh đồng lúa rộng thẳng cánh cò bay, một nét đẹp giàn dị, mộc mạc của cội nguồn dân tộc mà mỗi chúng ta nên tìm về để chiêm ngưỡng cũng như giữ gìn.
Sáng sớm, ông mặt trời từ từ nhô ra khỏi màn sương sớm, khói bếp nhà ai phảng phất trong gió. Tiếng chim ríu rít, líu lo báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Đàn gà con chiếp chiếp gọi nhau, tíu tít theo chân gà mẹ ùa vào dòng người đang hối hả ra đồng. Bầu trời xanh xanh, êm đềm, trong veo, những cánh bướm đang chập chờn bay lượn tạo nên một khung cảnh thật thơ mộng. Từ xa nhìn lại, cả cánh đồng trông như một tấm thảm khổng lồ vàng rực, lác đác đâu đây vẫn còn một cây lúa non xanh mướt. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng của lúa chín bay xa, phảng phất trong không khí làm người ta có một cảm giác khoan khoái, dễ chịu lạ thường.
Mùa này đang là mùa lúa chín. Những bông lúa trĩu nặng, hạt đều tăm tắp ngả vào nhau như đang thì thầm trò chuyện. Một vài cô lúa non còn sót lại thì e ấp, thẹn thùng như thiếu nữ mới lớn. Thỉnh thoảng, có làn gió nhẹ lướt qua, cả biển lúa xao động như những làn sóng tinh nghịch xô đuổi nhau chạy vào bờ. Những tia nắng vàng nhảy nhót trên từng bông lúa, chiếu rọi vào cả rặng tre làng khuất phía xa. Trên bầu trời, đàn cò trắng bay rập rờn càng làm tăng thêm vẻ đẹp của đồng quê.
Mặt trời lên cao, người dân bắt đầu nhộn nhịp ra đồng. Các bà, các chị gánh ra chợ những mớ rau xanh mướt, những bó hoa sặc sỡ sắc màu còn thơm mùi sương sớm. Các bác nông dân dắt trâu ra ruộng đi cày, mặt ai trông cũng phấn khởi, có vẻ mùa này bội thu lắm. Từng tốp học sinh sánh vai nhau rảo bước đến trường, trò chuyện cười nói rôm rả. Một không khí tươi vui hòa quyện lại tạo thành một bức tranh làng quê thanh bình, yên ả nhưng cũng khộng kém phần sống độgn, tràn đầy màu sắc.
Cánh đồng lúa quê em mang một vẻ đẹp hòa bình êm dịu mà bất cứ ai cũng yêu mến khi ngắm nhìn, một hình ảnh quá đỗi quen thuộc của làng quê khiến cho những ai sinh ra và lớn lên ở đây sẽ không thể quên được. Một tình yêu quê hương tha thiết dấy lên trong lòng em. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau này lớn lên xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Ở những vùng quê nông thôn, cánh đồng lúa là cảnh vật vô cùng thân thuộc với người nông dân cung cấp nguồn lương thực thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày. Đối với em, còn gì tuyệt vời hơn khi được ngắm nhìn cánh đồng lúc vào sáng sớm.
Sáng sớm,, cánh đồng lúa chìm trong màn sương mờ ảo. Cánh đồng đã bắt đầu vào mùa thu hoạch, cả cánh đồng trải một màu vàng óng, nhìn từ xa trông như một tấm thảm khổng lồ. Một làn gió nhẹ thoảng qua, cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió. Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bạc làm cho cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Ánh nắng ban mai đã tỏa sáng khắp nơi trên cánh đồng. Ngọn gió thổi rì rào như các cây lúa đang nói chuyện với nhau. Nắng đã lên cao, cánh đồng lúa bây giờ đã ánh lên màu pha vàng tươi sáng. Xa xa, đàn cò trắng bay rập rờn làm tăng thêm vẻ đẹp của đồng quê. Đã đến giờ các cô chú đã bắt đầu vào công việc của mình. Những chiếc nón trắng xen giữa biển lúa vàng trông thật đẹp mắt. Họ đang đưa những chiếc liềm để cắt lúa thật là nhanh. Người các cô chú ướt đẫm mồ hôi. Vừa làm việc, họ vừa ca hát rất vui. Từng khóm lúa ngả nghiêng vì bông lúa vừa dài lại vừa to. Bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Ông mặt trời đã lên cao. Nắng cũng đậm dần. Người trong làng bắt đầu đi chợ nhộn nhịp trên con đường xuyên qua cánh đồng. Các bà, các chị gánh ra chợ những mớ rau thơm, những bẹ cải sớm hay những bó huệ trắng muốt… Một không khí tươi vui hoà quyện lại tạo thành một bức tranh làng quê thanh bình, yên ả, sống động và đầy màu sắc.
Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê mình, em thấy những hình ảnh ấy thân thương làm sao. Một tình yêu quê hương tha thiết dấy lên trong lòng em. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Em sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thôn thanh bình, yên ả, nằm tại miền Bắc thân yêu của tổ quốc. Tuổi thơ em gắn liền với những cánh diều vi vu và cánh đồng lúa mênh mông bát ngát. Khung cảnh buổi sáng tinh mơ trên cánh đồng lúa không biết tự bao giờ đã trở nên vô cùng quen thuộc trong trí nhớ của em.
Phía Đông ửng hồng ánh ban mai, ông mặt trời khoan khoái thức dậy sau giấc ngủ say, tiếng gà trống vang vọng khắp làng trên xóm dưới, đánh thức ngày mới trên quê hương em. Ánh nắng lan tỏa khắp nơi nơi, đuổi nhau chạy ra cánh đồng lúa bao la. Em ngỡ ngàng ngạc nhiên, cánh đồng lúa đã rất đỗi thân quen mà sao mỗi buổi sáng ngắm nhìn em vẫn thấy nó đẹp đến như vậy.
Xa xa nhìn lại, cánh đồng lúa đang thì con gái như một tấm thảm nhung màu xanh nằm im lìm giữa đồng quê. Theo bước chân của nắng tiến lại gần mới phát hiện ra cánh đồng đã thức giấc. Những giọt sương sớm còn đọng lại trên lá lúa, trong veo, khi nắng chiếu vào lấp lánh long lanh như những viên ngọc châu quý hiếm. Những cô cậu nhà gió tinh nghịch thổi qua làm cánh đồng lăn tăn gợn sóng, sóng lúa xô đuổi nhau tạo nên khung cảnh biển lúa dập dờn tuyệt đẹp.
Trên những bờ ruộng nhỏ và hẹp còn ướt sương, chú cò trắng phau phau cúi đầu như suy tư điều gì đó, chỉ cần một tiếng động nhẹ thôi cũng khiến chúng hoảng hốt tung cánh bay lượn trên không. Giữa sắc xanh rờn ngập tràn sức sống của kuas, thấp thoáng vài bóng nón trắng của bác nông dân ra thăm lúa sớm. Chao ôi! Người dân quê hương em mới cần cù chịu khó biết bao!
Con đường làng quanh co uốn khúc ôm ấp cánh đồng như người mẹ hiền ôm ấp đứa con yêu quý của mình. Trên đường mọi người bắt đầu đi lại tấp nập, các bà các mẹ rảo bước xách làn đi chợ, họ xinh tung tăng cắp sách đến trường. Con kênh xanh êm đềm chảy quanh, ngày đêm đưa nước vào tưới tiêu cho cả cánh đồng. Tiếng chim hót líu lo, tiếng nước chảy róc rách và tiếng trò chuyện cười nói cùng hòa vào nhau, tấu lên bản nhạc đón mừng ngày mới. Những cây lúa cũng nghiêng mình như reo hò cổ vũ.
Mặt trời ngày một lên cao, trời trong xanh không một gợn mây và nắng hong khô những hạt sương ẩm ướt. Gió rì rào thổi, cánh đồng nhấp nhô dập dờn lên xuống, cảnh tượng ấy thật tráng lệ bao la biết nhường nào. Cánh đồng yên lặng dõi theo car miền quê. Thiên nhiên và con ngươi hòa hợp, thanh bình đến lạ.
Khung cảnh buổi sáng trên cánh đồng lúa thật đẹp và yên ả. Khung cảnh ấy đã dần in sâu vào tâm trí những người con quê hương em để rồi một ngày rời xa quê, trái tim lại thổn thức nhớ về. Nhớ về một phần tuổi thơ tươi đẹp, nhớ về niềm tự hào bấy lâu nay của quê hương: | vanhoc |
Paul Albert Anka (sinh ngày 30 tháng 7 năm 1941) là một ca sĩ, nhạc sĩ, và diễn viên người Canada. Anka đã trở thành nổi tiếng trong những năm cuối thập niên 1950, 1960 và 1970 với các ca khúc hit như "Diana", "Lonely Boy", "Put Your Head on My Shoulder", và "(You're) Having My Baby". Ông đã viết những bản nhạc nổi tiếng là chủ đề cho The Tonight Show với Johnny Carson và một trong những bài hát top hit lớn nhất của Tom Jones-"She's a Lady", cũng như lời bài hát tiếng Anh cho bài hát mang tính thương hiệu của Frank Sinatra, "My Way" (ban đầu là bài hát tiếng Pháp "Comme d'habitude"). Ông được đưa vào Walk of Fame của Canada trong năm 2005.
Năm 1983, ông đồng sáng tác bài hát "I Never Heard" với Michael Jackson. Nó được đổi tên và phát hành vào năm 2009 dưới tên "This Is It". Một bài hát nữa do Jackson viết cùng với Anka từ lần viết chung này năm 1983, "Love Never Felt So Good", được phát hiện và phát hành trong album album di cảo Xscape vào năm 2014 của Michael Jackson. Bài hát này cũng đã được Johnny Mathis phát hành vào năm 1984.
Anka đã trở thành một công dân Mỹ vào năm 1990.
Phim ảnh
Sự nghiệp âm nhạc
Album
Album tổng hợp
Đĩa đơn
* with George Hamilton IV và Johnny Nash** with Odia Coates
Liên kết ngoài
Trang web chính thức
Tham khảo
Sinh năm 1941
Nhân vật còn sống
Ca sĩ pop Canada
Nam diễn viên Mỹ thế kỷ 20
Nam diễn viên Mỹ thế kỷ 21
Nam diễn viên điện ảnh Mỹ
Nam ca sĩ tự sáng tác Mỹ
Ca sĩ Mỹ thế kỷ 20
Nam diễn viên điện ảnh Canada
Người được ghi danh tại Đại sảnh Danh vọng Nhạc sĩ
Nhạc sĩ Canada thế kỷ 20
Ca sĩ-người viết bài hát Mỹ
Nam ca sĩ thế kỷ 20
Ca sĩ nhạc pop Mỹ | wiki |
The Age of Adz (Adz phát âm là ) là album phòng thu thứ sáu của ca sĩ/nhạc sĩ người Mỹ Sufjan Stevens, phát hành ngày 12 tháng 10 năm 2010 bởi Asthmatic Kitty. Đây là album dài đầu tiên của Stevens trong vòng 5 năm, từ khi phát hành Illinois năm 2005.
Album có nhiều hiệu ứng nhạc điện tử cộng với sự phối hợp của dàn nhạc, và lấy cảm hứng từ bìa đĩa của nghệ sĩ Royal Robertson. Việc dùng nhạc điện tử đánh dấu sự thay đổi phong cách của Stevens so với các nhạc phẩm trước đó—ví dụ như Seven Swans và Michigan. Không như Illinois, phần lời của The Age of Adz không liên quan đến các sự kiện hay nhân vật, thay vào đó là nội dung và cảm xúc cá nhân.
Album xuất hiện trên nhiều danh sách "best of 2010"- như của Paste, The New York Times và MTV. Về thương mại, đây là album có doanh số bán hàng tuần đầu cao nhất của Stevens tính tới thời điểm đó.
Phát hành và tiếp nhận
The Age of Adz đạt ví trí số bảy trên Billboard 200, bán được 36,000 bản trong tuần đầu tại Mỹ. Đây là vị trí cao nhất của Stevens trên bảng xếp hạng cho tới nay. Nó cũng giành vị trí số một trên các danh sách "Rock Albums", "Independent Albums", "Alternative Albums" và "Folk Albums", và số hai trên "Digital Albums" và "Tastemaker Albums" của Billboard. Album cũng có mặt trên bảng xếp hạng của nhiều quốc gia khác.
Tiếp nhận đánh giá
The Age of Adz nhận được những đánh giá tích cực từ khi được phát hành. Trên Metacritic, với thanh điểm 100, album nhận được điểm trung bình là 80, dựa trên 33 bài đánh giá. Bài hát được nhắc đến nhiều nhất trong các bài đánh giá là "Impossible Soul", với chiều dài 25 phút, bài hát này chiếm tới 1/3 album. Ryan Dombal của Pitchfork Media cho rằng "Impossible Soul" là "một ý tưởng hấp dẫn hơn hầu hết nghệ sĩ có thể tập hợp trong sự nghiệp", Alan Shulman của No Ripcord phê bình phần giữa của bài hát, nhưng cho rằng ba phút cuối bài là "một hớp không khí trong lành".
Vinh danh
Bảng xếp hạng
Danh sách bài hát
Ghi chú: Phiên bản vinyl của album, ba phút cuối "Impossible Soul" được chuyển tới cuối mặt C, ngay sau "I Want to be Well" vì lý do hạn chế thời gian và kỹ thuật.
Tham khảo
Liên kết ngoài
The Age of Adz at Bandcamp
The Age of Adz at Discogs (list of releases)
The Age of Adz at Metacritic
The Age of Adz at rateyourmusic.com
Album năm 2010
Album của Sufjan Stevens | wiki |
Dinitơ monoxide, còn gọi là khí gây cười, khí vui hay bóng cười, là hợp chất hóa học ở điều kiện bình thường có dạng khí trong khí quyển Trái Đất, bao gồm 2 nguyên tử nitơ kết hợp với 1 nguyên tử oxy, công thức là N2O.
Ở nhiệt độ phòng, nó là một khí không màu, không cháy, với một chút kim loại và mùi hương. Ở nhiệt độ cao, dinitơ monoxide là một chất oxy hóa mạnh mẽ tương tự như oxy. Nó hòa tan trong nước.
N2O được sinh ra trong quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch. Hàm lượng của nó đang tăng dần trên phạm vi toàn cầu, hàng năm khoảng từ 0,2–0,3%. Một lượng nhỏ N2O khác xâm nhập vào khí quyển do kết quả của quá trình nitrat hoá các loại phân bón hữu cơ và vô cơ. N2O xâm nhập vào không khí sẽ không thay đổi dạng trong thời gian dài, chỉ khi đạt tới những tầng trên của khí quyển nó mới tác động một cách chậm chạp với nguyên tử oxy.
Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế N2O bằng cách nhiệt phân muối amoni nitrat. N2O có nhiều ứng dụng trong các ngành công nghiệp và y tế. Trong công nghiệp, N2O dùng để sản xuất chất bán dẫn, khí dinitơ monoxide là nguồn oxy cho các hóa chất lắng đọng hơi (CVD) của silic oxynitride (pha tạp hoặc undoped) hoặc silicon. Ngoài ra, N2O dùng để giám sát chất thải môi trường trong công nghiệp phân tích tạp chất vi lượng, được sử dụng trong các máy ASS, máy phân tích kim loại nặng, được dùng như chất oxy hóa trong tên lửa. Trong y tế, N2O là một loại khí có chức năng giảm đau và gây mê, hoặc kết với các khí khác thành thuốc gây mê. N2O tác động lên các tế bào GABA (Gamma Aminobutyric Acid) có chức năng kìm hãm những tế bào thần kinh gây buồn ngủ. Trong thời gian đó, chất khí này cũng đồng thời can thiệp vào quá trình sản sinh ra các tế bào liên lạc thần kinh nội sinh như opioid peptide và serotonin – một loại hoocmon có khả năng tạo ra cảm giác hưng phấn và hạnh phúc. Chính việc giải phóng các tế bào liên lạc thần kinh nội sinh đã kìm hãm sự phát ra cảm giác đau đớn trong não và kích hoạt khả năng giảm đau.
Tuy dinitơ monoxide chỉ tồn tại một lượng nhỏ trong khí quyển nhưng được xem là chất cản trở mạnh sự hình thành tầng ozon, với mức độ ảnh hưởng tương đương các hợp chất CFC. Người ta ước tính rằng khoảng 30% lượng N2O trong khí quyển gây ra do các hoạt động của con người, phần lớn từ các ngành nông nghiệp và công nghiệp. Dinitơ monoxide là khí tồn tại trong khí quyển lâu thứ ba trong các loại khí nhà kính, nên dinitơ monoxide là chất gây hiện tượng nóng lên toàn cầu mạnh.
Lịch sử
Khí N2O lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1772 bởi Joseph Priestley. Một bước quan trọng hướng tới điều này là trong thiết kế của thiết bị thí nghiệm để thu thập khí trên mặt nước, bởi Stephen Hales vào đầu những năm 1700. Nhưng khái niệm của ông (Hales) về cấu tạo của một chất khí khá khác với những gì chúng ta biết ngày nay.
Ông nghĩ rằng tất cả các loại khí đều là dạng không khí. Nếu các loại khí không có lợi cho sự sống, ông ta tin rằng không khí chứa đầy những hạt độc hại. Và nếu chúng bắt lửa, không khí bị ô nhiễm bởi các hạt dễ cháy, vô hình. Chất khí lần đầu tiên được công nhận bởi Joseph Black trong những thập niên năm 1750, khi ông điều tra về bản chất của magnesi oxide, carbonat và sự kết hợp của chúng với carbon dioxide.
Priestley sử dụng thiết bị của Hales và khái niệm về khí của Black, mặc dù ông đã mô tả chúng là "không khí" cho đến ngày chết – để khám phá, hoặc báo cáo, một loạt các khí bao gồm: NO, NO2, N2, HCl và N2O (tất cả trong năm 1772), O2 (1774) và SO2 (1775). Tất nhiên là ông không sử dụng những công thức này, và thực sự tên của chúng khá khác so với ngày hôm nay. Nitơ monoxide (NO) là không khí nitơ, và dinitơ monoxide là "không khí nitơ, dạng khử", phản ánh phương pháp điều chế của nó cho phép NO tiếp xúc với mạt sắt ẩm.
2NO + H2O + Fe -> N2O + Fe(OH)2
Sử dụng
N2O là một chất khí kích thích được bán hợp pháp tại các hộp đêm tại một số nước châu Âu và châu Á. Người ta bơm khí này vào một quả bóng bay, gọi là bóng cười (funky ball) và cung cấp cho các khách ở quán Bar. Các bác sĩ trên thế giới đều cảnh báo rằng chất khí này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới tim mạch và hệ thần kinh. Nếu lạm dụng bóng cười quá mức thì sẽ dẫn tới trầm cảm và có thể gây tử vong. Sau khi hít khí này vào, cơ thể có cảm giác tê tê, đặc biệt là nghe nhạc rõ, sau đó phấn khích, cười ngả nghiêng (vì bị cuốn theo chiều nhạc).
Dinitơ monoxide có tác dụng làm đông và làm bông kem tươi trong các bình xịt kem tươi hay dùng ở các quán cà phê, thường xuất hiện dưới tên gas isi.
N2O được sử dụng để tăng năng suất động cơ xe. Ngoài ra nó còn được dùng như chất oxy hóa trong tên lửa.
Xem thêm
Oxide nitơ
Nitơ monoxide
Dinitơ pentoxide
Dinitơ tetroxide
Nitơ dioxide
Khác
Ozon
Suy giảm tầng ôzôn
Tiềm năng suy giảm tầng ozon (ODP)
Chất làm lạnh
Tham khảo
Đọc thêm
Occupational Safety and Health Guideline for Nitrous Oxide
Paul Crutzen Interview Freeview video of Paul Crutzen Nobel Laureate for his work on decomposition of ozone talking to Harry Kroto Nobel Laureate by the Vega Science Trust.
National Pollutant Inventory – Oxide of nitrogen fact sheet
National Institute for Occupational Safety and Health – Nitrous Oxide
CDC – NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards – Nitrous Oxide
Nitrous Oxide FAQ
Erowid article on Nitrous Oxide
Nitrous oxide fingered as monster ozone slayer , Science News
Dental Fear Central article on the use of nitrous oxide in dentistry
Altered States Database
Hóa chất
Khí nhà kính
Hợp chất nitơ
Nitơ oxide
Oxide
Hợp chất vô cơ
Hợp chất nitơ vô cơ
Hóa học vô cơ | wiki |
Theo xếp hạng của US News & World Report,
Việt Nam
là quốc gia hùng mạnh thứ 30 với GDP đạt trên 363 tỷ USD, dân số vượt 98,2 triệu dân, GDP đầu người theo sức mua tương đương đạt trên 11.553 USD.
Một góc Hà Nội. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Với quy mô kinh tế ngày càng tăng, quyền lực mềm và sức ảnh hưởng được công nhận rộng rãi, Việt Nam giữ vững vị thế trong top 30 quốc gia hùng mạnh nhất thế giới năm 2022, theo xếp hạng của hãng US News & World Report (Mỹ).
Theo bảng xếp hạng những đất nước hùng mạnh nhất hành tinh năm 2022, Việt Nam là quốc gia hùng mạnh thứ 30 thế giới với GDP đạt trên 363 tỷ USD, dân số vượt 98,2 triệu dân, GDP đầu người theo sức mua tương đương đạt trên 11.553 USD.
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam chỉ đứng sau
Singapore
(vị trí 26, GDP 397 tỷ USD, với 5,45 triệu người), vượt
Indonesia
(vị trí 32, GDP 1.119 tỷ USD, dân số trên 276 triệu người), Thái Lan (đứng thứ bậc 36, có GDP 506 tỷ USD, với 70 triệu người).
So với năm ngoái, vị trí của Việt Nam đã có sự thay đổi. Trong bảng xếp hạng trước đó, Việt Nam đứng thứ 25 thế giới, thứ 10 châu Á và thứ 2 Đông Nam Á sau Singapore, cao hơn Indonesia,
Thái Lan
,
Philippines
và
Malaysia
.
Vị thế này khẳng định uy tín và vai trò ngày càng được nâng cao của Việt Nam trên trường quốc tế.
Việt Nam thời gian qua cũng được đánh giá cao ở sức mạnh “quyền lực mềm” với đà thăng hạng ngoạn mục, tầm ảnh hưởng trong khu vực cũng như trên thế giới sâu rộng và rõ nét hơn.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế, thương mại toàn cầu suy giảm và gặp nhiều rủi ro, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh, đạt 8%, cao hơn nhiều so với kế hoạch 6-6,5% và là mức cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định Việt Nam là điểm sáng “trong bức tranh xám màu” của kinh tế toàn cầu.
Trên trường quốc tế, Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò, đóng góp tích cực và có trách nhiệm tại các cơ chế, diễn đàn đa phương quan trọng, nhất là Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, hợp tác tiểu vùng Mekong.
Việt Nam tiếp tục được xướng tên trên trường quốc tế khi đảm nhiệm các vị trí quan trọng tại các diễn đàn quốc tế và khu vực.
Năm 2022, Việt Nam được quốc tế tín nhiệm bầu vào nhiều tổ chức quốc tế quan trọng như Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 77, thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO nhiệm kỳ 2022-2026…
Bên cạnh đó, một loạt các chuyến công du cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam, các chuyến thăm của lãnh đạo nước ngoài tới Việt Nam cho thấy một năm hoạt động sôi nổi và hiệu quả của đối ngoại Việt Nam.
“Liên hợp quốc tự hào khi được là đối tác của Việt Nam,” tổng kết ngắn gọn của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 10 nhân 45 năm Việt Nam gia nhập tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh, đã thể hiện sự ghi nhận những đóng góp chủ động và trách nhiệm của Việt Nam trên trường quốc tế.
Việt Nam tiếp tục chủ động, tích cực đóng góp vào môi trường hòa bình, ổn định của thế giới, thể hiện rõ vai trò một đối tác tin cậy, trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Điều đó đã củng cố vị thế và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, Việt Nam ngày càng giành được sự tin cậy của các nước, như khẳng định của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres: “Việt Nam và nhân dân Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào vì tiếng nói của các bạn được tất cả các quốc gia tôn trọng.”
Bảng xếp hạng của US News & World Report đánh giá khách quan mức độ ảnh hưởng của các quốc gia, cũng như sức mạnh chính trị, kinh tế và quân sự của các nước này trên khắp thế giới.
Bảng xếp hạng này là một phần nghiên cứu “Những quốc gia tốt nhất thế giới” hằng năm, khảo sát và đánh giá 85 quốc gia dựa trên phản hồi từ 17.000 người tham gia.
Theo bảng xếp hạng này,
Mỹ
là “cường quốc kinh tế và quân sự thống trị hàng đầu thế giới,”
Trung Quốc
đứng thứ hai và
Nga
đứng vị trí thứ ba thế giới. /. | vanhoc |
Bảng F của Cúp bóng đá châu Á 2019 sẽ diễn ra từ ngày 9 đến ngày 17 tháng 1 năm 2019. Bảng này bao gồm Nhật Bản, Uzbekistan, Oman, và Turkmenistan. Hai đội tuyển đứng đầu, có thể cùng với đội xếp thứ ba (nếu họ được xếp hạng là một trong bốn đội tốt nhất), sẽ giành quyền vào vòng 16 đội.
Nhật Bản là cựu vô địch duy nhất, và cũng là đội chiến thắng nhiều nhất trong Cúp châu Á (1992, 2000, 2004 và 2011).
Các đội tuyển
Ghi chú
Bảng xếp hạng
Trong vòng 16 đội:
Nhất bảng F sẽ giành quyền thi đấu với nhì bảng E.
Nhì bảng F sẽ giành quyền thi đấu với nhì bảng B.
Đội xếp thứ ba của bảng F có thể giành quyền thi đấu với nhất bảng C hoặc bảng D.
Các trận đấu
Tất cả thời gian được liệt kê là GST (UTC+4).
Nhật Bản vs Turkmenistan
Uzbekistan vs Oman
Oman vs Nhật Bản
Turkmenistan vs Uzbekistan
Oman vs Turkmenistan
Nhật Bản vs Uzbekistan
Kỷ luật
Điểm đội đoạt giải phong cách sẽ được sử dụng làm các tiêu chí nếu các kỷ lục đối đầu và tổng thể của các đội tuyển vẫn hòa (và nếu loạt sút luân lưu không được áp dụng như một tiêu chí). Chúng được tính dựa trên các thẻ vàng và thẻ đỏ nhận được trong tất cả các trận đấu bảng như sau:
thẻ vàng = 1 điểm
thẻ đỏ với tư cách một kết quả của hai thẻ vàng = 3 điểm
thẻ đỏ trực tiếp = 3 điểm
thẻ vàng tiếp theo sau thẻ đỏ trực tiếp = 4 điểm
Chỉ một trong những khoản khấu trừ trên sẽ được áp dụng cho một cầu thủ trong một trận đấu duy nhất.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Cúp bóng đá châu Á 2019 | wiki |
Phân tích hình tượng cây xà nu trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành- Văn lớp 12
Hướng dẫn
Phân tích hình tượng cây xà nu trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành- Văn lớp 12
Bài làm
Mảnh đất Tây Nguyên vốn là mảnh đất hùng vĩ, với những con người nổi tiếng gan dạ, anh hùng, nồng nàn tình yêu quê hương đất nước, chống giặc ngoại xâm, nuôi giấu bộ đội, các chiến sĩ cách mạng. Mảnh đất này đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho rất nhiều nhà văn nhà thơ, mang lại nhiều tác phẩm hay cho nền văn học Việt Nam
Truyện ngắn “Rừng xà nu” của tác giả Nguyễn Trung Thành là một kiệt tác xây dựng thành công hình tượng cánh rừng xà nu kiên cường gai góc, trong bọm đạn, giống như những con người dân làng Xô Man anh dũng, hiên ngang trước kẻ thù.
Đọc tác phẩm Rừng xà nu người đọc cảm nhận được những nhân vật như cụ Mết, T Nú, Mai, bé Heng là những con người đại diện cho các thế hệ dân làng Xô Man kiên cường anh dũng, làm nên tính sử thi, anh hùng cho truyện ngắn.
Chính hình tượng rừng xà nu đã tạo nên vẻ đẹp anh hùng, bi tráng, đậm chất sử thi lãng mạn cho câu chuyện về dân làng Xô Man bất khuất, thủy chung trong kháng chiến.
Hình tượng cánh rừng xà nu là hình tượng chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc, qua hình tượng này người đọc cảm nhận được sức sống kiên cường, dẻo dai của cánh rừng xà nu, cũng nhưng những con người của vùng núi rừng Tây Nguyên kham khổ nhưng dẻo dai này. Không phải là vô tình khi tác giả đã miêu tả rất chi tiết, cụ thể hình ảnh cánh rừng xà nu trong bon đạn, giàu chất thơ, lãng mạn trữ tình như vậy.
Cuộc đời anh chàng T Nú là một người anh hùng đại diện tiêu biểu cho dân làng Xô Man. T Nú cũng như một cây xà nu trưởng thành kiên cường đang tràn đầy nhiệt huyết sinh lực vậy.
Mỗi biến động của cuộc đời mình T Nú đều gắn liền với cây xà nu. Ngay cả lúc bị giặc bắt rồi chúng tẩm nhựa xà nu vào tay anh châm lửa đốt. Hai bàn tay T Nú sáng rực như hai ngọn đuốc thì hình ảnh cây xà nu cũng vẫn gắn liền với nhân vật này.
Bất chấp tất cả, bất chấp mưa bom, đạn nổ của giặc cánh rừng xà nu vẫn hiên ngang, kiên cường xanh tốt, vẫn tồn tại vượt thời gian. Cây to ngã xuống thì cây con lại mọc lên tầng tầng, lớp lớp xanh bạt ngàn mê mải. Như hình ảnh dân làng Xô Man kiên cường thủy chung, khi người này mất đi sẽ có người khác thay thế họ cùng nhau đứng dậy để chống lại kẻ thù.
Hình tượng cây xà nu hiện lên trong tác phẩm đạn chất hùng ca, bi tráng thể hiện một câu chuyện mang tính sử thi, với hình ảnh hàng vạn cây xà nu hiên ngang, sinh sôi nảy nở, dù mưa gió, bom đạn vẫn ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho dân làng. Cánh rừng xà nu nhìn tới hết tầm mắt cũng không thấy gì ngoài những đồi xà nu chạy nối tiếp nhau tới tận chân trời.
Khi người này hy sinh thì người khác lại thay thế, mãi mãi không bao giờ hết. Chính tinh thần quả cảm đó mà dân tộc Việt Nam chúng ta đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác, giải phóng Miền Nam thống nhất nước nhà.
Cây xà nu gắn bó thân thiết với cuộc sống của những người dân làng Xô Man. Cây xà nu không chỉ xuất hiện ở đoạn đầu và cuối tác phẩm mà xuất hiện rải rác trong suốt truyện ngắn.
Xà nu không chỉ là một cây bình thường mà còn có mặt trong cuộc sống hàng ngày của người dân làng. Chính ngọn lửa của cây xà nu đã nhóm lên trong lòng người dân những ngọn đuốc yêu nước sáng bừng không bao giờ tắt.
Trong những câu chuyện mà cụ Mết thường kể cho con cháu nghe thể hiện tính anh hùng ca, dưới ánh lửa của cây xà nu cụ Mết thường ngồi bên bếp lửa kể cho thế hệ trẻ, nghe những thành tích anh dũng, những câu chuyện về tinh thần anh dũng quả cảm của những người con dân làng Xô Man.
Hình ảnh cây xà nu kiên cường là màu sắc chủ đạo cho toàn tác phẩm. Cây xà nu chính là biểu tượng của niềm tin hy vọng của sự sống trong tác phẩm này. Đó chính là một sự độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Trung Thành, chính sự sáng tạo này của tác giả đã mang lại sức sống mới cho cây xà nu, mang lại sự thành công cho tác phẩm
Thông qua tác phẩm thể hiện tinh thần yêu nước của người dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. | vanhoc |
Diode Gunn (tiếng Anh: transferred electron device, viết tắt: TED, dịch: phần tử điện tử chuyển dời), là một loại linh kiện bán dẫn dạng diode có đặc tuyến Volt-Ampere với đoạn điện trở âm, được sử dụng trong điện tử tần số cao.
Hoạt động của diode Gunn dựa trên "hiệu ứng Gunn" được nhà vật lý Anh Quốc J. B. Gunn phát hiện năm 1962. Ứng dụng lớn nhất của diode Gunn là dùng trong các bộ dao động điện tử để tạo ra sóng vi ba, trong thành phần các thiết bị ứng dụng như súng bắn tốc độ kiểu radar, kết nối không dây vi sóng, và trong các công tắc đóng mở tự động thiết bị nào đó như mở cửa, bật đèn chiếu sáng.
Cấu trúc
Cấu trúc bên trong của diode Gunn không giống như các diode khác ở chỗ nó chỉ bao gồm vật liệu bán dẫn pha tạp N, trong khi hầu hết các diode bao gồm cả hai vùng pha tạp P và N. Vật liệu bán dẫn được sử dụng là arsenua gali (GaAs), nitride gali (GaN) hoặc phosphua indi (InP). Hai lớp pha tạp N mạnh ở hai cực phân cách nhau bằng lớp hẹp pha tạp yếu, dẫn đến điện áp hoạt động, vào cỡ 10 V, giảm trên lớp giữa, làm hiện ra hiệu ứng Gunn: Độ linh động của điện tử giảm khi tăng cường độ trường. Do sự không ổn định liên kết đó, các vùng có độ linh động điện tử thấp và cường độ trường cao di chuyển qua lớp này.
Vì thế diode Gunn không dẫn theo một hướng và không chỉnh lưu dòng điện xoay chiều như các diode khác. Đó là lý do tại sao một số văn liệu không sử dụng thuật ngữ "diode" mà thích dùng "TED" hơn. Trong diode Gunn, tồn tại ba vùng: hai trong số đó được pha tạp N tăng cường ở đầu và cuối linh kiện, với một lớp mỏng vật liệu pha tạp n nhẹ nằm giữa. Khi một điện áp được áp dụng cho thiết bị, độ dốc điện sẽ lớn nhất trên lớp giữa mỏng. Nếu điện áp tăng, dòng điện qua lớp trước tiên sẽ tăng, nhưng cuối cùng, ở các giá trị trường cao hơn, các tính chất dẫn của lớp giữa bị thay đổi, làm tăng điện trở suất và làm cho dòng điện giảm. Điều này có nghĩa là một diode Gunn có một vùng có điện trở âm khác biệt trong đặc tuyến Volt-Ampere của nó, trong đó việc tăng điện áp cấp vào sẽ gây ra sự giảm dòng điện. Đặc tính này cho phép nó khuếch đại, hoạt động như một bộ khuếch đại tần số vô tuyến hoặc trở nên không ổn định và dao động khi nó bị lệch với điện áp DC.
Lịch sử phát hiện
Hiệu ứng Gunn được nhà vật lý J. B. Gunn phát hiện năm 1962 khi làm việc tại IBM. Ông đưa ra hiệu ứng này vì ông từ chối chấp nhận kết quả thử nghiệm không nhất quán trong arsenua gali là "tiếng ồn", và truy tìm nguyên nhân. Alan Chynoweth, thuộc Phòng thí nghiệm Điện thoại Bell, đã chỉ ra vào tháng 6 năm 1965 rằng chỉ có một cơ chế chuyển điện tử có thể giải thích các kết quả thí nghiệm đó. Người ta nhận ra rằng các dao động mà ông phát hiện được giải thích bằng lý thuyết Ridley-Watkins-Hilsum, là thuyết do các nhà vật lý người Anh Brian Ridley, Tom Watkins và Cyril Hilsum chỉ ra trong các bài báo khoa học năm 1961, rằng chất bán dẫn khối lớn (bulk semiconductors) có thể hiển thị điện trở âm, nghĩa là sự tăng điện áp đặt lên khối làm cho dòng điện giảm.
Hiệu ứng Gunn và mối quan hệ của nó với hiệu ứng Watkins-Ridley-Hilsum đã đi vào văn liệu điện tử học vào đầu những năm 1970, ví dụ trong sách về các phần tử điện tử chuyển dời, và gần đây hơn về các phương pháp sóng phi tuyến để vận chuyển điện tích.
Tham khảo
Mạch điện tử
Diode
Linh kiện bán dẫn
Dao động điện tử
Công nghệ vi ba
Công nghệ Terahertz | wiki |
Đào Hồng Lan (sinh ngày 23 tháng 7 năm 1971 ở xã Tam Kỳ, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) là nữ chính trị gia người Việt Nam. Bà hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế. Bà từng đảm nhận chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh; Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Bắc Ninh; Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; Phó vụ trưởng Bảo hiểm xã hội, Phó chánh văn phòng, Chánh văn phòng, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; cán bộ tư vấn Trung tâm Xúc tiến việc làm thanh niên Hà Nội của Thành Đoàn Hà Nội; chuyên viên Vụ Bảo hiểm xã hội thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Từ năm 1945 đến nay, bà là nữ Bộ trưởng Bộ Y tế thứ 3 của Việt Nam sau Trần Thị Trung Chiến và Nguyễn Thị Kim Tiến; người đầu tiên đứng đầu Bộ Y tế mà không xuất thân từ ngành y và là nữ Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh.
Tiểu sử
Đào Hồng Lan sinh ngày 23 tháng 7 năm 1971 tại xã Tam Kỳ, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Bà là cựu sinh viên lớp Công nghiệp 31, khoa Quản trị kinh doanh của trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Đến ngày 15 tháng 3 năm 2001, bà đã gia nhập đảng và trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trình độ lý luận chính trị của bà được cho là cao cấp với trình độ chuyên môn ở mức Thạc sĩ Kinh tế.
Sự nghiệp
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Từ tháng 12 năm 1993 đến tháng 7 năm 1995 bà giữ chức Cán bộ tư vấn, Trung tâm Xúc tiến việc làm thanh niên Hà Nội thuộc Thành Đoàn Hà Nội. Đến tháng 8 năm 1995, bà được luân chuyển sang và trở thành chuyên viên Vụ Bảo hiểm xã hội thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Vào tháng 4 năm 2006 đến tháng 10 cùng năm bà đảm nhận vai trò Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Tuy nhiên, từ tháng 10 cùng năm, bà lại được bổ nhiệm trở thành Phó Chánh Văn phòng, Phó Chánh văn phòng phụ trách Văn phòng cùng Bộ và Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đến hết tháng 3 năm 2009.
Đến tháng 4 năm 2009, bà được đưa lên Chánh Văn phòng của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Đồng thời tiếp tục giữ chức vụ Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và có mặt trong Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Vào ngày 17 tháng 12 năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 2298/QĐ-TTg bổ nhiệm bà giữ chức Thứ trưởng Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội. Trong thời gian đó bà tiếp tục đảm nhận thêm các chức vụ như Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy Bộ; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và có mặt trong Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.
Tháng 1 năm 2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, bà được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Tỉnh ủy Bắc Ninh
Ngày 26 tháng 3 năm 2018, Bộ Chính trị quyết định luân chuyển, chỉ định bà tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh nhiệm kỳ 2015 – 2020. Đến ngày 25 tháng 9 năm 2020, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã thống nhất 100% bầu bà giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ khóa XX. Bà cũng là nữ Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh.
Tháng 1 năm 2021, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bà lần đầu tiên được bầu làm Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đồng thời trong lúc đó, bà kiêm các chức danh như Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh Bắc Ninh; Đại biểu Quốc hội khóa XV và Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh, Tổ trưởng Tổ Đảng. Trong giai đoan ở Bắc Ninh, bà cũng từng đảm nhận vai trò Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh.
Bộ Y Tế
Ngày 15 tháng 7 năm 2022, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 568-QĐNS/TW điều động, phân công bà Đào Hồng Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh để chỉ định giữ chức Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế. Cùng ngày hôm đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 839/QĐ-TTg, về việc giao Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho bà đảm nhận thay thế cho ông Nguyễn Thanh Long, sau khi phát hiện những bê bối liên quan đến Vụ án sai phạm tại Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á.
Ngày 26 tháng 8 năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 578/NQ-UBTVQH15 về phê chuẩn việc cho thôi làm nhiệm vụ Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Bắc Ninh đối với đồng chí Đào Hồng Lan để thực hiện nhiệm vụ khác.
Trước tình hình dịch bệnh, bà yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra.
Tại phiên họp lần thứ 16 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 diễn ra sáng 6 tháng 8, bà báo cáo vào tháng 7 năm 2022 cả nước ghi nhận trên 33.000 ca mắc, 6 ca tử vong; thời gian gần đây ghi nhận khoảng 2.000 ca mắc/ngày. So với tháng trước, số mắc tăng 22,4%, giảm 2 ca tử vong, tỷ lệ chết/mắc 0,02%. Tỷ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 cho người từ 12 tuổi trở lên đạt xấp xỉ 100%, tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên trên tổng dân số 52%.
Trước tình hình dịch bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện Bộ Y tế đã đề xuất khai báo y tế để ngăn đậu mùa khỉ xâm nhập trước tình hình Việt Nam đang phải đối phó với nhiều bệnh truyền nhiễm cùng lúc như sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm, COVID-19, bà nhận định phải có các biện pháp để ngăn chặn ngay từ cửa khẩu với bệnh đậu mùa khỉ.
Đến ngày 21 tháng 10 năm 2022, Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết phê chuẩn và bổ nhiệm bà Đào Hồng Lan giữ chức Bộ trưởng Bộ Y Tế. Từ năm 1945 đến nay, bà là người đầu tiên đứng đầu Bộ Y tế nhưng không xuất thân từ ngành Y và là người phụ nữ thứ 3 đứng đầu Bộ này sau Trần Thị Trung Chiến (thán 8 năm 2002 – tháng 8 năm 2007) và Nguyễn Thị Kim Tiến (tháng 8 năm 2011 – tháng 11 năm 2019).
Hôm 13 tháng 12 năm 2022, tại trụ sở của Bộ Y tế, bà Đào Hồng Lan đã có buổi làm việc với Angela Pratt, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam để thảo luận về vấn đề đảm bảo sức khỏe toàn dân và hoàn thiện văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới.
Trước đó một tháng, bà cũng đã đón tiếp Ayako Inagaki, Giám đốc Vụ nguồn lực và Xã hội Đông Nam Á. Trong kỳ họp Quốc hội vào ngày 6 tháng 1 năm 2023, đại diện Bộ Y tế, bà đã có những phát biểu liên quan đến Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) như kiểm soát và thời hạn giấy phép người hành nghề hay các vấn đề tự chủ trong các cơ sở y tế công lập.
Tham khảo
Người họ Đào tại Việt Nam
Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII
Người Hải Dương
Bí thư Tỉnh ủy Việt Nam nhiệm kì 2020–2025
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh
Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam
Cựu sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân | wiki |
Ông bà ta xưa nay có câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, ngụ ý dù hoàn cảnh có khó khăn thế nào cũng không bao giờ được làm điều gì trái với luân thường đạo lí, hổ thẹn với lương tâm. Bài học ấy cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị và đã trở thành vốn sống quý báu cho bất cứ công dân nào. Bởi thế, con người ta sinh ra đều mang trong mình lòng tự trọng, nó đã trở thành thứ điều chỉnh hành vi và lối sống của con người cho phù hợp với đạo đức và chuẩn mực xã hội.
Tuy nhiên, cuộc sống vốn tồn tại rất nhiều cám dỗ có thể làm con người dễ trở nên mù quáng. Những vật chất, ham muốn đời thường dễ dàng đẩy con người ta vào lối sống tầm thường nếu như lòng tự trọng không đủ lớn và con người ta không đủ bản lĩnh để vượt qua những cám dỗ ấy. Lúc này thì lòng tự trọng thật sự sẽ trở thành thứ vũ khí lợi hại bảo vệ con người tránh khỏi những điều vô nghĩa trong cuộc đời. Câu chuyện dưới đây chính là minh chứng rõ rang cho việc mỗi người hãy tự bồi đắp nên lòng tự trọng của bản thân để có thể trở thành một con người như ý nghĩa là danh từ đó thể hiện.
Trời đã chớm vào thu. Từng làn gió mơn man trên từng làn da, đùa nghịch trên từng kẽ lá, hòa vào cái nắng vàng ươm trong trẻo của một mùa thu đã chợt ùa về. Hôm nay là chủ nhật, cả lũ bạn của Tâm đã kéo đến nhà Tâm từ sớm, rủ nó cùng nhau đi dã ngoại ngoài công viên kia. Tâm chần chừ, mẹ Tâm đang ốm, nếu Tâm đi chơi lúc này sẽ cảm thấy có lỗi với mẹ lắm chứ. Với lại hoàn cảnh nhà Tâm bây giờ không cho phép cô có thể được thoải mái vui vẻ, chơi đùa như trước. Bố Tâm mất từ khi cô còn nhỏ, một mình mẹ nuôi nấng hai chị em nên người, bây giờ mẹ đang ốm, gia cảnh sa sút. Nhận thấy sự ngần ngại trong ánh mắt Tâm, mẹ cầm tay cô và nói:
Tâm dắt xe đạp ra ngoài sân mà lòng cảm thấy lo lắng. “Nhưng mình chỉ đi một buổi hôm nay thôi để đi làm bài tập nhóm với các bạn. Mình sẽ làm xong sớm để về với mẹ thôi mà” – Tâm tự an ủi bản thân.
Đến công viên, cả lũ Tâm chọn một khoảng trống rộng rãi dưới tán cây xà cừ to của công viên rồi cùng nhau mở bài tập ra làm. Tâm nhanh chóng bị cuốn vào những câu chuyện rôm rả, những ý tưởng sáng tạo cùng chúng bạn, tiếng nói tiếng cười vang cả một vùng trời. Chẳng mấy chốc mà nhóm Tâm đã bàn bac xong ý tưởng cho bài tập nhóm. Mấy đứa bạn bắt đầu nô đùa nghịch ngợm trên thảm cỏ biếc xanh dưới ánh nắng của buổi sang thu. Mấy đứa con gái cũng nhanh chóng nhập vào không khí náo nức ấy, đứa chạy nô đùa, đứa chơi trốn tìm, đứa đi nhặt những chiếc lá vàng rơi đầu tiên của những cành cây khô. Còn lại một mình trên tấm thảm, Tâm định bụng dọn dẹp mọi thứ rồi sẽ trở về nhà để còn nấu cháo cho mẹ. Chợt Tâm thấy có gì đó lấp ló dưới tấm thảm cô đang ngồi. Cô tò mò dùng tay lật tấm thảm lên và thấy một chiếc ví màu vàng kem còn rất mới, bên hông ví còn móc một chiếc móc khóa hình chú chuột mickey trông rất dễ thương. Của ai thế nhỉ? Tâm tò mò mở ví ra. Ồ, hóa ra đó là ví của cái Giang – cô bạn vốn nổi tiếng nhà khá giả, sinh ra đã ngậm chiếc thìa bạc. Nhiều lúc Tâm chỉ ước mình được sinh ra trong một gia đình giàu có như Giang, Tâm sẽ chẳng phải lo tháng này hết nhiều tiền học, cô có thể thoải mái vui đùa và làm những gì mình thích.
Mở từng ngăn ví, Tâm choáng váng khi nhìn thấy số tiền lớn trong ví của cô bạn. 1 tờ, 2 tờ, 3 tờ,… không, số tiền trong đấy lớn quá, có lẽ Tâm chưa bao giờ được cầm trên tay một số tiền lớn như thế. Tâm chợt nghĩ đến hoàn cảnh của gia đình mình. Nếu như Tâm có được số tiền này, hôm nay Tâm sẽ nấu cho cả nhà một bữa thật ngon. Chiếc cặp sách của Tâm đã cũ lắm rồi, cô nhớ đến ánh mắt đầy say mê của em Tâm khi nhìn vào tủ kính của một hiệu búp bê… Cuộc sống khó khăn khiến cả Tâm và em chưa từng có được một tuổi thơ đủ đầy trọn vẹn. Số tiền này sẽ giúp cô phần nào có được điều đấy chăng?
Tâm chợt nghĩ đến Giang. Cô bạn nhà giàu ấy mất bằng này tiền cũng tiếc lắm chứ nhỉ. Nhưng nhà Giang giàu như thế, có mất bằng này cũng đâu có đáng là bao. Mà đó là lỗi của Giang chứ: không bảo quản được đồ đạc của mình, rơi trên đường đi thì có gì lạ đâu chứ! Giang mất tiền đâu phải lỗi tại Tâm? | vanhoc |
Amara Dunqas () là quân chủ đầu tiên của Vương quốc Hồi giáo Sennar, cai trị trong khoảng thời gian 1504 - 1533/4.
Từ nguyên
"Dunqas" là một biệt hiệu mang ý nghĩa "cúi xuống với cái đầu nghiêng", ám chỉ cách ông ra lệnh cho thần dân nghênh đón mình.
Tiểu sử
Theo James Bruce, Amara Dunqas đã thành lập thành phố Sennar sau khi Wad 'Ajib bị người Funj đánh bại trong một trận chiến gần Arbaji. Bằng cách này, ông chuyển kinh đô của đất nước từ Wad 'Ajib đến Arbaji để tiện theo dõi dân chúng hơn.
Sau cuộc chinh phục Ai Cập của Đế quốc Ottoman năm 1517, Amara Dunqas đã sử dụng các biện pháp ngoại giao khéo léo để ngăn quân đội Ottoman tiến xa hơn lên sông Nin và chinh phục vương quốc của mình, nhờ đó đảm bảo tương lai cho đất nước.
Năm 1523, nhà du hành Do Thái David Reubeni đi qua lãnh thổ của một vị vua mang tên 'Amara, người thường được xác định là Amara Dunqas. Hai năm sau, đô đốc Ottoman Selman Reis đề cập vắn tắt Amara với tư cách là người cai trị một vương quốc yếu ớt và dễ dàng bị chinh phục, mặc dù rộng đến mức phải mất ba tháng để đi qua lãnh thổ.
Tham khảo
Sultan của Funj
Quân chủ châu Phi thế kỷ 16 | wiki |
Lâu đài Karlštejn (Czech: Hrad Karlštejn; Đức: Burg Karlstein) là một lâu đài kiến trúc Gothic lớn xây vào năm 1348 bởi Karl IV của Thánh chế La Mã, Lâu đài này nằm ở xã Karlštejn, cách thủ đô Praha của Cộng hòa Séc 30 km về phía Tây Nam.
Lịch sử
Lâu đài Karlstein được bắt đầu cho xây vào năm 1348 bởi Karl IV, sau khi ông được bầu làm vua La Mã Đức, tới năm 1355 ông mới được phong làm hoàng đế.
Nó được xây làm kho tàng chứa của cải, bảo vật của hoàng đế. Cho tới khi những bức tường quan trọng xây xong cũng kéo dài tới 10 năm. Tới năm 1365 thì nhà thờ hoàng gia mới hoàn thành. Bức tường vòng ngoài được dựng để kháng cự lại quân xâm lăng, tuy nhiên khi người Séc (Hussiten) nổi dậy tại vương quốc Bohemia, thì của cải ở đây đã được tản cư qua đường Hungary đưa về Nürnberg.
Lần đàu tiên thành này bị bao vây là vào năm 1422 bởi những người Hussiten ở Praha, nhưng họ đã không thành công. Cuối thế kỷ thứ 16 theo chỉ thị của hoàng đế Rudolf II, vòng tường ngoài được làm mới lại và chắc chắn hơn. Đến năm 1619 thì những vật quý được mang về Prag. Năm 1620 những người chiếm đóng đã đầu hàng Ferdinand II không kháng cự và vào năm 1648 thành bị xâm chiếm bởi lính Thụy Điển trong cuộc Chiến tranh Ba mươi năm. Sau đó thành này bị bỏ phế. Đến giữa thế kỷ thứ 19 thành này mới được hoàng đế Franz II và con ông, hoàng đế Ferdinand I cho tu bổ lại.
Hình dạng hiện thời là sau khi được sửa chữa từ năm 1887 cho tới 1899.
Hai làng gần đó, Budňany và Poučník vào năm 1952 được nhập lại thành xã Karlštejn.
Sách báo
Franz Auge (Hrsg.): Beschreibung der kaiserlichen königlichen Burg Karlstein in Böhmen. 2., verbesserte und vermehrte Auflage. Gerzabek, Prag 1819, Digitalisat.
Vinzenz Chyský: Karlstein. Geschichte und Führer durch die Burg. Orbis, Prag 1936.
Michael Eschborn: Karlstein. Das Rätsel um die Burg Karls IV. Verlag Urachhaus, Stuttgart 1971, ISBN 3-87838-146-8.
Jiří Fajt, Jan Royt: Magister Theodoricus, Hofmaler Kaiser Karls IV. Die künstlerische Ausstattung der Sakralräume auf Burg Karlstein. (Ausstellung Prag, St.-Agnes-Kloster, 12. November 1997 – 26. April 1998). Nationalgalerie, Prag 1997, ISBN 80-7035-162-4 (Stark gekürzte deutsche Ausgabe des tschechischen Ausstellungskataloges).
František Fišer: Karlštejn. Vzájemné vztahy tří karlštejnských kaplí. Karmelitánské Nakladatelství, Kostelní Vydří 1996, ISBN 80-7192-169-6 (Deutsche Zusammenfassung: Karlštejn – wechselseitige Beziehungen der drei Karlštejner Kapellen.).
Joseph Neuwirth: Mittelalterliche Wandgemälde und Tafelbilder der Burg Karlstein in Böhmen (= Forschungen zur Kunstgeschichte Böhmens. Bd. 1). Calve, Prag 1896.
File:
Xem thêm
Homepage der Burg (DE/CZ/EN/FR/IT)
Website über die Burg
Tham khảo
Lâu đài Cộng hòa Séc | wiki |
Lịch sử tư tưởng kinh tế đã được ghi chép lại khá sớm ở Hy Lạp và La Mã, ngay từ thời cổ đại.
Một số nhà tư tưởng Hy Lạp và La Mã cổ đại đã có những quan sát và ghi chép về kinh tế. Một số ghi chép bằng tiếng Hy Lạp đã cho thấy các học giả thời đó đã hiểu được những khái niệm kinh tế phức tạp. Chẳng hạn một tư tưởng phần nào giống Quy tắc Gresham đã được thể hiện trong vở kịch "Bầy ếch" (405 TCN) của Aristophanes (456 TCN – 386 TCN); còn tư tưởng phần nào giống khái niệm tiền ảo đã được Plato (428/427 TCN – 348/347 TCN) trình bày trong các tác phẩm "Luật pháp" và "Eryxias" của mình. Bryson xứ Heraclea của Hy Lạp đã có ảnh hưởng sâu sắc đến học thuật kinh tế Hồi giáo thời cổ đại.. Đặc biệt, trong các tác phẩm "Oeconomicus" (từ tiếng Hy Lạp này có nghĩa là quản lý gia đình, là nguồn gốc của từ economy trong tiếng Anh có nghĩa là kinh tế) và các cuốn sử ký về Cyrus Đại đế, về "Kúrou paideía", về "Hiero I", "Phương pháp và phương tiện", Xenophon (431 TCN – 355 TCN) đã nhắc đến việc các nhà lãnh đạo quốc gia khuyến khích sản xuất tư nhân và công nghệ thông qua nhiều biện pháp bao gồm cả công nhận và khen thưởng, về phát triển kinh tế với những tư tưởng phần nào giống khái niệm tính kinh tế nhờ quy mô, về đảm bảo cơ sở pháp lý cho ngoại thương, về quản lý đất nông nghiệp, những ý niệm gần giống như giá trị trao đổi của hàng hóa, về trao đổi ngang giá, về phân công lao động, về lợi ích qua lại nhờ trao đổi. Trong khi đó, Aristotle (384 TCN – 322 TCN) đã bàn về việc phân bổ các nguồn lực khan hiếm, về hiệu dụng biên giảm dần trong cuốn "Chính trị học", về phân phối và trao đổi, độc quyền và vai trò của tiền như là phương tiện trao đổi trong cuốn "Luân lý học Nicomachus" và về thặng dư tiêu dùng.
Chú thích
Tham khảo
Lowry, S. Todd (2003) "Ancient and Medieval Economics" eds. Biddle, Jeff E, Davis, Jon B, & Samuels, Warren J. (2003) A Companion to the History of Economic Thought Blackwell Publishing.
Spengler, J. Joseph (1964) "Economic thought of Islam: Ibn Khaldun". Comparative Studies in Society and History, VI(3), 264–306.
Lịch sử tư tưởng kinh tế
Lịch sử Hy Lạp
Lịch sử La Mã
Kinh tế La Mã cổ đại | wiki |
Cúp bóng đá Macedonia 2002–03 là mùa giải thứ 11 của giải đấu bóng đá loại trực tiếp ở Cộng hòa Macedonia. FK Pobeda là đương kim vô địch, lần đầu tiên vô địch. Đội vô địch mùa giải 2002–03 là FK Cementarnica 55, cũng lần đầu tiên đoạt cúp.
Lịch thi đấu
Vòng Một
Các trận đấu diễn ra vào ngày 4 tháng 8 năm 2002.
|}
Ghi chú: Số La Mã trong ngoặc chỉ cấp độ câu lạc bộ đang thi đấu ở mùa giải 2002–03.
Vòng Hai
Các trận lượt đi diễn ra vào ngày 25 tháng Chín và lượt về vào ngày 30 tháng 10 năm 2002.
|}
Ghi chú: Số La Mã trong ngoặc chỉ cấp độ câu lạc bộ đang thi đấu ở mùa giải 2002–03.
Tứ kết
Các trận lượt đi diễn ra vào ngày 2 tháng Mười Một và lượt về vào ngày 27 tháng 11 năm 2002.
|}
Ghi chú: Số La Mã trong ngoặc chỉ cấp độ câu lạc bộ đang thi đấu ở mùa giải 2002–03.
Bán kết
Các trận lượt đi diễn ra vào ngày 19 tháng Ba và lượt về vào ngày 23 tháng 4 năm 2003.
|}
Lượt đi
Lượt về
Cementarnica 55 thắng 2–1 sau 2 lượt trận.
Sloga Jugomagnat thắng 2–1 sau 2 lượt trận.
Chung kết
Xem thêm
Giải bóng đá hạng nhất quốc gia Macedonia 2002–03
Giải bóng đá hạng nhì quốc gia Macedonia 2002–03
Tham khảo
Liên kết ngoài
Official Website
Macedonian Football
Cúp
Mùa giải Cúp bóng đá Macedonia | wiki |
Nếu em là Minh Long, em viết một đoạn văn ngắn nói về mình như thế nào?
Gợi ý
Tôi tên là Lê Minh Long. Năm nay tôi bảy tuổi. Tôi sống ở thị trấn Vương, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Tôi rất thích võ thuật và mới theo học một khóa giu-đô. Tôi mơ ước trở thành một vận động viên giỏi.
Vanmau.edu.vn | vanhoc |
Hướng dẫn
Đề bài: Viết Đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về Áp lực học tập đối với học sinh hiện nay,
Đoạn văn mẫu nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng đời sống
Bài làm | vanhoc |
Abudefduf margariteus là một loài cá biển thuộc chi Abudefduf trong họ Cá thia. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1830.
Từ nguyên
Từ định danh margariteus trong tiếng Latinh có nghĩa là "có màu ngọc trai", hàm ý đề cập đến màu bạc ánh kim của vảy cá ở hai bên thân và bụng của chúng.
Phạm vi phân bố và môi trường sống
A. margariteus được biết đến tại hai đảo quốc ở Tây Ấn Độ Dương là Mauritius và Réunion, sau được ghi nhận thêm tại đảo Rodrigues gần đó. A. margariteus sống gần các rạn san hô ven bờ, nơi có sóng vừa, ở độ sâu khoảng từ 2 đến ít nhất là 8 m.
Mô tả
A. margariteus có chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận là 16 cm. Như hầu hết các thành viên trong chi Abudefduf, A. margariteus cũng có các dải sọc sẫm màu ở hai bên thân.
Số gai ở vây lưng: 13; Số tia vây ở vây lưng: 13; Số gai ở vây hậu môn: 2; Số tia vây ở vây hậu môn: 13–14.
Sinh thái học
Thức ăn của A. margariteus có lẽ là các loài giáp xác nhỏ và tảo. Cá đực có tập tính bảo vệ và chăm sóc trứng.
Tham khảo
M
Cá Ấn Độ Dương
Động vật được mô tả năm 1830 | wiki |
Thẻ tre Quách Điếm (; Quách Điếm Sở giản; thẻ tre nước Sở ở Quách Điếm) là các bản ghi chép cổ trên thẻ tre được phát hiện tại Trung Quốc năm 1993. Được xác định niên đại vào khoảng nửa sau thời Chiến Quốc, thẻ tre Quách Điếm đã cung cấp cho các nhà khảo cổ bản chép cổ nhất từng được biết tới của tác phẩm Đạo đức kinh cùng nhiều văn bản cổ quý giá khác.
Lịch sử khám phá
Năm 1993 trong khi khao quật một ngôi mộ cổ ở làng Quách Điếm thuộc Kỷ Sơn, Sa Dương, Hồ Bắc cách đất Dĩnh (郢), kinh đô cuối cùng của nước Sở (676 TCN - 278 TCN) khoảng 9 km người ta đã phát hiện ra một khối lượng thẻ tre lớn trên đó có ghi chép các văn bản cổ. Niên đại của ngôi mộ được xác định là vào khoảng nửa sau thời kì Chiến Quốc (giữa thế kỷ 4 TCN tới đầu thế kỷ 3 TCN). Ngôi mộ này được cho là thuộc về một nhà quý tộc và là thầy giáo của một vương tử. Danh tính của vị vương tử được cho là của chính Sở Khoảnh Tương Vương (楚頃襄王). Vì quân đội nhà Tần tràn vào đất Dĩnh năm 278 TCN khi Sở Khoảnh Tương Vương vẫn đang tại vị nên bộ thẻ tre được cho là có niên đại khoảng năm 300 TCN.
Tổng cộng các nhà khảo cổ đã thu được 804 thẻ tre gồm 702 thẻ nguyên vẹn và 27 thẻ vỡ với tổng cộng 12.072 chữ. Số văn bản này được chia làm ba nhóm chính trong đó quan trọng nhất là văn bản cổ nhất từng được biết tới của tác phẩm Đạo đức kinh, một chương của Kinh Lễ và một số đoạn văn bản không xác định được tác giả khác. Sau khi phục hồi nguyên trạng, các thẻ tre được chia thành 18 nhóm khác nhau và được dịch ra chữ Trung Quốc hiện đại để xuất bản rộng rãi tháng 5 năm 1998. Trong số văn bản này có nhiều ghi chép về Đạo giáo và Nho giáo vốn trước đó chưa từng được biết tới, việc tìm thấy chúng trong cùng một ngôi mộ đã đem lại nhiều thông tin mới về lịch sử triết học Trung Quốc cổ đại.
Nội dung
Xem thêm
Thẻ tre Ngân Tước sơn
Tham khảo
Ancient script rewrites history , Harvard University Gazette
, Russell Kirkland
Database of Selected Characters from Guodian and Mawangdui Manuscripts, Matthias Richter
欢迎您光临简帛研究网站 , BambooSilk.Org website for research on the Guodian texts
Đồ tạo tác Trung Quốc
Các văn bản lịch sử Trung Quốc
Nước Sở
Hiện vật khảo cổ Trung Quốc | wiki |
Batman là một bộ phim siêu anh hùng do Tim Burton đạo diễn và Jon Peters sản xuất, dựa trên nhân vật truyện tranh cùng tên của DC Comics. Đây là loạt phim Batman đầu tiên do hãng Warner Bros. sản xuất. Phim có sự tham gia của Michael Keaton vào vai Bruce Wayne/Batman, bên cạnh Jack Nicholson, Kim Basinger, Robert Wuhl, Pat Hingle, Billy Dee Williams, Michael Gough và Jack Palance. Trong phim, Batman được nhiều người tin là một truyền thuyết của thành phố đến khi anh tích cực chiến đấu với một tên tội phạm bậc thầy trí tuệ mới nổi được biết với cái tên "Joker".
Nội dung
Ở Thành phố Gotham, Thị trưởng Borg ra lệnh cho Công tố viên Harvey Dent và Ủy viên cảnh sát James Gordon nhanh chóng bắt giữ trùm tội phạm Carl Grissom. Trong khi đó, hai phóng viên Alexander Knox và Vicki Vale đang điều tra về việc nhìn thấy một người anh hùng đeo mặt nạ có biệt danh "Batman". Cả hai tham dự một bữa tiệc do tỷ phú Bruce Wayne tổ chức. Bruce chính là Batman, anh quyết định trở thành người hùng trừ gian diệt bạo sau khi chứng kiến một tên cướp bắn chết bố mẹ anh khi anh còn nhỏ. Bruce cảm mến Vicki nhưng phải rời khỏi bữa tiệc để theo dõi Gordon.
Grissom cử tay sai thân cận là Jack Napier đến nhà máy Axis Chemicals để lấy tài liệu, thực ra Grissom có kế hoạch trừ khử Napier vì hắn đã vụng trộm với nhân tình của ông ta. Trung úy Max Eckhardt cho phép các sĩ quan cảnh sát tiêu diệt Napier, tuy nhiên Gordon đã đến và ra lệnh phải bắt sống Napier. Batman cũng đến nhà máy để bắt Napier. Trong lúc đối đầu với Batman, Napier bị rơi vào một thùng hóa chất. Napier vẫn còn sống nhưng mang ngoại hình kỳ dị, hắn tự gọi mình là "Joker", giết chết Grissom và tiếp quản các hoạt động của ông ta.
Joker khủng bố Gotham bằng cách chế tạo ra "Smylex" - một chất hóa học nguy hiểm khiến nạn nhân chết vì cười. Joker say mê Vicki và lừa cô đến Bảo tàng Nghệ thuật Gotham, nơi hắn và bọn thuộc hạ phá hoại các tác phẩm nghệ thuật. Batman giải cứu Vicki rồi đưa cô đến Batcave - căn cứ bí mật của anh, anh chia sẻ một nghiên cứu có thể giúp người dân thành phố chống lại chất độc của Joker. Hôm sau, Bruce đến căn hộ của Vicki với ý định tiết lộ danh tính bí mật của mình, Joker cũng xuất hiện ở đó. Joker bắn Bruce nhưng anh đã chạy thoát. Tại Batcave, Bruce nhận ra Joker chính là kẻ giết bố mẹ anh vì hắn đã nói ra câu cửa miệng mà tên cướp năm xưa từng nói.
Vicki được Alfred Pennyworth, quản gia của Bruce, đưa đến Batcave. Sau khi tiết lộ bí mật của mình với Vicki, Bruce đi phá hủy nhà máy mà Joker sử dụng để chế tạo Smylex. Trong khi đó, Joker lừa người dân thành phố tham gia một cuộc diễu hành với lời hứa cho họ tiền, hắn định sát hại họ với khí Smylex được bơm vào trong những quả bóng bay khổng lồ. Batman phá tan âm mưu này bằng cách lái chiếc máy bay Batwing mang đám bóng bay đi chỗ khác, sau đó bị Joker bắn hạ. Chiếc Batwing rơi xuống trước một nhà thờ, Joker bắt Vicki làm con tin và đưa cô vào trong đó. Batman đuổi theo Joker lên đến đỉnh nhà thờ, tên hề định tẩu thoát bằng máy bay trực thăng nhưng kỵ sĩ bóng đêm đã cột chân hắn vào một pho tượng. Không chịu nổi sức nặng của pho tượng, Joker rơi xuống đất và chết.
Một thời gian sau, Gordon thông báo rằng tất cả thuộc hạ của Joker đã bị bắt và công bố biểu tượng Bat-Signal. Dent đọc một ghi chú từ Batman, người anh hùng hứa rằng anh sẽ bảo vệ Gotham nếu bọn tội phạm tác oai tác quái lần nữa, đồng thời yêu cầu chính quyền sử dụng Bat-Signal để triệu tập anh những lúc cần thiết. Sau đó Alfred đưa Vicki về dinh thự nhà Wayne, ông nói rằng Bruce sẽ về muộn một chút. Cảnh cuối cho thấy Batman đang đứng trên một tầng thượng và quan sát thành phố Gotham.
Diễn viên
Tham khảo
Liên kết ngoài
Official Warner Bros. Page
Script review of The Batman IGN reviews Tom Mankiewicz's unproduced script
Behind-the-scenes photos
Screenshots
Phim Mỹ
Phim về người bị loạn thần kinh nhân cách
Nhạc nền phim của Danny Elfman
Phim có đạo diễn nghệ thuật giành giải Oscar cho chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất
Phim của PolyGram Filmed Entertainment
Phim của Warner Bros.
DC Comics
Batman
Phim Người Dơi
Phim về Joker | wiki |
Pristipomoides amoenus là một loài cá biển thuộc chi Pristipomoides trong họ Cá hồng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1911.
Từ nguyên
Tính từ định danh typus trong tiếng Latinh mang nghĩa là "duyên dáng; xinh đẹp", hàm ý không được nhắc đến nhưng có lẽ là nhận xét của tác giả Snyder về màu sắc và/hoặc hình dáng tổng thể của loài cá này (cơ thể có màu hồng với các vệt đốm vàng trên lưng).
Phân loại
P. amoenus từ lâu đã được coi là đồng nghĩa của Pristipomoides argyrogrammicus, tuy nhiên hai loài này có sự khác biệt từ màu sắc đến số lượng lược mang dựa trên việc kiểm tra các mẫu định danh cùng những mẫu vật phụ của cả hai. Hơn nữa, sự khác biệt di truyền dựa trên việc phân tích DNA ty thể giữa hai loài củng cố thêm minh chứng cho tính hợp lệ của P. amoenus.
Phân bố
Ban đầu, P. amoenus chỉ được biết đến tại đảo Okinawa và đảo Ishigaki (phía nam của quần đảo Ryukyu, Nhật Bản). Gần đây, P. amoenus được thu thập thêm từ đảo Amami Ōshima và những vị trí bên ngoài Nhật Bản, bao gồm đảo Đài Loan (Đông Cảng, Bình Đông), Philippines (Iloilo, đảo Panay) và Fiji (đảo Viti Levu).
Mô tả
Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở P. amoenus là 22 cm. Loài này có thể được phân biệt với P. argyrogrammicus ở chỗ không có viền trắng ở vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi, và trung bình có 10 lược mang hàm dưới (so với 12 ở P. argyrogrammicus). Các đốm màu xanh lam ánh bạc nằm bên trong các vệt vàng ở hai bên lưng. P. amoenus không có (hoặc khá mờ) các đốm xanh bạc bên dưới đường bên, cũng như không có đường xanh óng ở cuống đuôi dưới như P. argyrogrammicus (cuống đuôi trên vẫn có sọc đó). Một vệt lớn màu xanh bạc xuất hiện ở phía trên nắp mang, kéo dài về phía trước rìa xương trước nắp mang. Có một cặp sọc được tạo bởi các đốm nhỏ màu xanh bạc dọc theo gốc vây lưng. Một cặp đốm màu xanh bạc hình elip trên vùng chẩm.
Tham khảo
A
Cá Thái Bình Dương
Cá Nhật Bản
Cá Đài Loan
Cá Philippines
Cá Fiji
Động vật được mô tả năm 1911 | wiki |
Giới thiệu khái quát tỉnh KonTum
KonTum là một tỉnh miền núi, vùng cao biên giới phía Bắc Tây Nguyên. Bắc giáp tỉnh
Quảng Nam
với chiều dài 124km đường ranh giới; phía Nam giáp tỉnh
Gia Lai
với chiều dài 203km. | vanhoc |
Tarab Abdul Hadi (tiếng Ả Rập: طَرب عبد الهادي), còn được phiên âm là Tarab 'Abd al-Hadi, là một nhà hoạt động xã hộ vì nữ quyền người Palestine. Bà sinh năm 1910 tại thành phố Jenin, Palestine và qua đời tại thủ đô Cairo, Ai Cập vào năm 1976.
Vào cuối những năm 1920, bà là người đồng sáng lập Đại hội Phụ nữ Ả Rập Palestine (PAWC), một tổ chức dành cho phụ nữ đầu tiên ở Lãnh thổ Ủy trị Palestine, và đồng thời là một nhà tổ chức tích cực trong nhóm chị em của PAWC, Hiệp hội Phụ nữ Ả Rập (AWA).
Hoạt động chính trị
Tarab Abdul Hadi là vợ của Awni Abd al-Hadi, người đã tự mình hoạt động chính trị và tiếp tục trở thành một thành viên nổi bật của đảng Istiqlal. Abdul Hadi và những người phụ nữ khác đến từ các gia đình có địa vị ở Jerusalem đã thành lập Đại hội Phụ nữ Ả Rập Palestine (PAWC) để thể hiện rõ sự phản đối của họ đối với Chủ nghĩa phục quốc Do Thái (hay Chủ nghĩa Zion) tại Palestine và sự ủng hộ của họ cho cuộc đấu tranh giành độc lập của quốc gia.
Cuộc họp đầu tiên của PAWC được tổ chức tại nhà của Abdul Hadi ở Jerusalem vào ngày 26 tháng 10 năm 1929, đánh dấu sự kiện lần đầu tiên mà phụ nữ Palestine bước vào vũ đài chính trị. Abdul Hadi trở thành một trong những thành viên của Ủy ban điều hành của PAWC, bao gồm 14 người phụ nữ. Bên cạnh việc viết thư và đánh điện tín để nâng cao nhận thức về hoàn cảnh của người Palestine, PAWC cũng tham gia vào việc nỗ lực rút ngắn các bản án tù khắc nghiệt của các tù nhân đang bị giam giữ bằng cách kêu gọi chính quyền Vương quốc Anh và quyên góp tiền để hỗ trợ các gia đình có người trụ cột bị cầm tù.
Tham khảo
Sinh năm 1910
Mất năm 1976
Nữ giới Palestine | wiki |
Trong Lịch sử Nga có hai cuộc cách mạng xảy ra ở Nga năm 1917. Cuộc cách mạng thứ nhất là cách mạng tư sản nổ ra vào tháng Hai theo lịch cũ của Nga, hay tháng Ba theo lịch hiện đại. Cuộc cách mạng thứ hai là cách mạng vô sản nổ ra vào tháng Mười theo lịch cũ của Nga, hay tháng 11 theo lịch hiện đại.
Bối cảnh
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Nga phải trải qua nạn đói và sụp đổ kinh tế. Quân đội mất tinh thần của Nga phải chịu nhiều cuộc thoái trào quân sự ghê gớm, và nhiều binh sĩ rời bỏ trận địa. Bất mãn với chế độ quân chủ chuyên chế và chính sách tiếp tục leo thang chiến tranh của nó. Hoàng đế Nikolai II thoái vị vào tháng 2 năm 1917, đế quốc Nga cáo chung.
Cách mạng Nga (1905) được cho là yếu tố chính dẫn đến cuộc cách mạng 1917. Sự kiện ngày chủ nhật đẫm máu đã làm dấy lên phong trào biểu tình. Một hội đồng của người lao động được gọi là St Petersburg Liên Xô đã được thành lập trong tất cả biến cố này, và bắt đầu cho cuộc biểu tình chính trị cộng sản.
Thay đổi về kinh tế và xã hội
Một lý thuyết cơ bản về tài sản, nhiều người nông dân tin rằng là đất đai phải thuộc về những người làm việc trên đó. Đồng thời, cuộc sống của nông dân và văn hóa đã được thay đổi liên tục. Thay đổi đã được tạo điều kiện bởi sự gia tăng cơ học của số người dân nông dân di cư đến và đi từ môi trường công nghiệp và đô thị, mà còn bởi sự ra đời của văn hóa thành thì truyền vào các làng thông qua hàng hóa vật chất, báo chí, và truyền miệng.
Công nhân cũng có lý do chính đáng cho sự bất mãn: nhà ở đông đúc với điều kiện vệ sinh thường tồi tệ, giờ làm việc kéo dài (vào đêm trước của cuộc chiến tranh, trung bình một ngày làm việc 10 giờ, một tuần sáu ngày và nhiều người đã làm việc 11-12 giờ một ngày năm 1916), rủi ro chấn thương và tử vong liên tục do điều kiện an toàn và vệ sinh lao động rất kém, kỷ luật hà khắc, và mức lương trung bình không đủ sống. Quan trọng nhất, sống ở thành phố, họ đã được tiếp xúc với những ý tưởng mới về trật tự xã hội và chính trị.
Nền kinh tế Nga vốn lạc hậu nên không chịu được cường độ cao của cuộc Thế chiến 1. Lệnh tổng động viên 10 triệu người tham gia nhập ngũ đã làm cho sản xuất nông nghiệp thiếu nhân lực nghiêm trọng nên ngày càng suy thoái. Từ năm 1916 đến 1917 sản lượng lương thực giảm 20%. Nạn mất mùa, đói kém xảy ra khắp nơi. Với giá lương thực đắt đỏ, trong suốt năm 1916, người lao động ở đô thị Nga chỉ ăn trung bình khoảng từ 200 đến 300 gram lương thực cho mỗi ngày. Năm 1917, dân cư ở các đô thị của Nga được phép mua chỉ 450 gram bánh mỳ cho mỗi người lớn, mỗi ngày.
Sản xuất công nghiệp cũng đình đốn trong chiến tranh nên nạn thất nghiệp tăng nhanh. Tới mùa thu năm 1917, nước Nga đã lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị hết sức trầm trọng. Sản xuất công nghiệp chỉ bằng 36,4% so với năm trước. Đến thời điểm này, triều đình Nga hoàng đã không còn khả năng thống trị nữa và nước Nga tiến sát tới một cuộc cách mạng.
Cách mạng tháng Hai
Một chính phủ lâm thời được thành lập, do Hoàng thân Georgy Yevgenyevich Lvov lãnh đạo, sau đó bởi Aleksandr Kerensky, nhưng vẫn tiếp tục tham gia thế chiến I. Chính phủ lâm thời không thể ban hành các cải cách đất đai theo yêu cầu của tầng lớp nông dân, những người chiếm hơn tám mươi phần trăm dân số.
Bên trong quân đội, binh biến và đào ngũ lan tràn trong binh sĩ; giới trí thức không bằng lòng với tốc độ cải cách chậm chạp; nghèo đói lan rộng; sự chênh lệch và bất bình đẳng trong thu nhập càng tăng cao trong khi chính phủ lâm thời càng ngày càng chuyên quyền, độc đoán và có vẻ biến dần thành một hội đồng quân sự. Các binh sĩ đào ngũ quay trở lại các thành phố và trao vũ khí của họ cho các công nhân xã hội trong các nhà máy đang giận dữ.1903, Lenin thành lập đảng công nhân xã hội dân chủ Nga.9-1-1905, 14 vạn công nhân ở Saint Petersburg đưa yêu sách lên Nga hoàng nhưng bị đàn áp đẫm máu.
Cách mạng tháng Mười
Trong cách mạng, những người Bolshevik đã thông qua khẩu hiệu phổ biến "tất cả chính quyền về tay Xô viết!" và "ruộng đất, hòa bình và bánh mỳ!". Các Xô viết là các hội đồng được thành lập tại các địa phương trong một thành phố với các đại biểu được bầu từ công nhân trong nhiều nhà máy và các ngành khác. Các Xô viết là các hội của dân chủ nhân dân trực tiếp, mặc dù chúng không có vị trí chính thức về quyền lực trong chính phủ lâm thời, chúng sử dụng ảnh hưởng lớn từ trái tim và khối óc của tầng lớp lao động.
Sau cách mạng, giới lãnh đạo đảng đặt ra một hiến pháp công nhận quyền lực của các Xô viết địa phương. Hội đồng lập pháp cao nhất là Xô viết tối cao. Cơ quan hành pháp cao nhất là Bộ chính trị (xem Tổ chức của Đảng cộng sản Liên Xô).
Lãnh đạo đầu tiên của Nga Xô viết là Vladimir Iliych Lenin, người lãnh đạo nhóm tư tưởng Bolshevik của những người cộng sản. Áp lực quần chúng xui khiến Lenin tuyên bố Bolshevik nắm quyền lực vào tháng mười 1917. Một trong những việc làm đầu tiên của chính phủ cộng sản là rút lui khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất. Tiếp theo Hòa ước Brest-Litovsk, Nga Xô viết chuyển giao phần lớn Ukraine và Belarus cho Đức. Lenin đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa thành công vào năm 1918 tại Nga. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng mười đã giành thắng lợi hoàn toàn trên nước Nga rộng lớn.
Cách mạng dân chủ tháng 2 năm 1917 đã lật đổ chế độ Nga hoàng, Song cục diện chính trị đặc biệt lại diễn ra ở Nga: Hai chính quyền song song tồn tại - Chính phủ lâm thời và các xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.
Trước tình hình này, Lenin và đảng Bolshevik đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, dùng bạo lực lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. Trong lúc đó, Chính phủ lâm thời vẫn theo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của quần chúng nhân dân.
Đầu tháng 10, không khí cách mạng bao trùm khắp nước Nga. Ngày 7-10 (20-10), Lenin bí mật rời Phần Lan về Petrograd, trực tiếp chỉ đạo công việc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Những đội cận vệ đỏ được thành lập. Kế hoạch khởi nghĩa được vạch ra cụ thể, chu đáo và hết sức nhanh chóng.
Đêm 24-10 (6-11), Lenin đến điện Smolny trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa. Ngay đêm đó, quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Petrograd, và bao vây Cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ lâm thời. Đêm 25-10 (7-11), Cung điện Mùa Đông bị chiếm, các bộ trưởng của Chính phủ bị bắt, Chính phủ lâm thời sụp đổ hoàn toàn.
Tiếp đó, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Moskva và đến đầu năm 1918, cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười đã giành được thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn.
Ghi chú
Tham khảo
Tài liệu
Acton, Edward, Vladimir Cherniaev, and William G. Rosenberg, eds. A Critical Companion to the Russian Revolution, 1914–1921 (Bloomington, 1997).
Cambridge History of Russia, vol. 2–3, England: Cambridge University Press. ISBN 0-521-81529-0 (vol. 2) ISBN 0-521-81144-9 (vol. 3).
Figes, Orlando. A People's Tragedy: The Russian Revolution 1891–1924,: ISBN 0-14-024364-X (trade paperback) ISBN 0-670-85916-8 (hardcover)
Fitzpatrick, Sheila. The Russian Revolution. 199 pages. Oxford University Press; 2nd Reissue edition. ngày 1 tháng 12 năm 2001. ISBN 0-19-280204-6.
Lincoln, W. Bruce. Passage Through Armageddon: The Russians in War and Revolution, 1914–1918. (New York, 1986).
Pipes, Richard. The Russian Revolution (New York, 1990)
Steinberg, Mark, Voices of Revolution, 1917. Yale University Press, 2001
Liên kết ngoài
Read, Christopher: Revolutions (Russian Empire), in: 1914-1918-online. International Encyclopedia of the First World War.
Brudek, Paweł: Revolutions (East Central Europe), in: 1914-1918-online. International Encyclopedia of the First World War.
Sumpf, Alexandre: Russian Civil War, in: 1914-1918-online. International Encyclopedia of the First World War.
Mawdsley, Evan: International Responses to the Russian Civil War (Russian Empire), in: 1914-1918-online. International Encyclopedia of the First World War.
Melancon, Michael S.: Social Conflict and Control, Protest and Repression (Russian Empire), in: 1914-1918-online. International Encyclopedia of the First World War.
Sanborn, Joshua A.: Russian Empire, in: 1914-1918-online. International Encyclopedia of the First World War.
Gaida, Fedor Aleksandrovich: Governments, Parliaments and Parties (Russian Empire), in: 1914-1918-online. International Encyclopedia of the First World War.
Albert, Gleb: Labour Movements, Trade Unions and Strikes (Russian Empire), in: 1914-1918-online. International Encyclopedia of the First World War.
Gatrell, Peter: Organization of War Economies (Russian Empire), in: 1914-1918-online. International Encyclopedia of the First World War.
Marks, Steven G.: War Finance (Russian Empire), in: 1914-1918-online. International Encyclopedia of the First World War.
Orlando Figes's free educational website on the Russian Revolution and Soviet history, May 2014
Avrahm Yarmolinsky, Road to Revolution: A Century of Russian Radicalism, 1956.
Soviet history archive at www.marxists.org
Précis of Russian Revolution A summary of the key events and factors of the 1917 Russian Revolution.
Kevin Murphy's Isaac and Tamara Deutscher Memorial Prize lecture Can we Write the History of the Russian Revolution, which examines historical accounts of 1917 in the light of newly accessible archive material.
Thanks to Trotsky, the 'insurrection' was bloodless
Violence and Revolution in 1917. Mike Haynes for Jacobin. ngày 17 tháng 7 năm 2017.
Read the political arguments by Lenin, Trotsky and the Bolshevik party where free elections to the soviets were abandoned and the employees were blocked to have majority in the corporations for a collective planned economy. The Bolsheviks and workers' control: the state and counter-revolution - Maurice Brinton
Lịch sử Liên Xô
Lịch sử Nga
Năm 1917
N
Bài cơ bản dài trung bình
Xung đột năm 1917
Biểu tình ở Nga
Chiến tranh liên quan tới Nga | wiki |
Vòng loại Giải vô địch bóng đá nữ U-17 châu Âu 2016 diễn ra từ tháng 9 năm 2015 tới tháng 3 năm 2016 nhằm xác định bảy đội tuyển dự vòng chung kết cùng chủ nhà Belarus. Có 46 đội tuyển tham dự vòng loại.
Giải gồm hai giai đoạn.
Vòng một
Các đội Pháp và Đức được đặc cách vào thẳng vòng hai. 44 đội còn lại được chia làm 11 bảng, thi đấu vòng tròn một lượt tại một quốc gia chủ nhà, chọn ra 22 đội (11 đội nhất, 11 đội nhì) lọt vào vòng hai.
Giờ thi đấu từ ngày 24 tháng 10 năm 2015 trở về trước là CEST (UTC+2), còn về sau là giờ CET (UTC+1).
Bảng 1
Bảng 2
Bảng 3
Bảng 4
Bảng 5
Bảng 6
Bảng 7
Bảng 8
Bảng 9
Bảng 10
Bảng 11
Vòng hai
Hai mươi tư đội được chia thành sáu bảng, chọn ra bảy đội (6 đội nhất và đội nhì xuất sắc nhất) lọt vào vòng chung kết.
Thời gian thi đấu từ ngày 26 tháng 3 năm 2016 trở về trước là CET (UTC+1), trở về sau là CEST (UTC+2).
Bảng 1
Bảng 2
Bảng 3
Bảng 4
Bảng 5
Bảng 6
Hai lượt trận đầu tiên dự kiến diễn ra ngày 24 và 26 tháng 3, nhưng bị hoãn sang ngày 25 và 27 tháng 3 do vụ tấn công khủng bố tại Bỉ.
Xếp hạng đội nhì bảng
Chỉ các trận đấu với đội nhất bảng và thứ ba mới được sử dụng để xác định thứ hạng.
Cầu thủ ghi bàn hàng đầu
Dưới đây là các cầu thủ ghi trên bốn bàn thắng:
9 bàn
Alessia Russo
Georgia Stanway
Lorena Navarro
8 bàn
Nicole Eckerle
Andrea Norheim
Jutta Rantala
Allegra Poljak
7 bàn
Davinia Vanmechelen
6 bàn
Niamh Charles
Guðrún Gyða Haralz
Sophie Haug
Camilla Linberg
Loreta Kullashi
Sofia Cantore
Benedetta Glionna
5 bàn
Weronika Zawistowska
Marie Minnaert
Despoina Chatzinikolaou
Wilma Sjöholm
Emmaliina Tulkki
Arianna Caruso
4 bàn
Merve Ozdemir
Lauren Kelly
Maud Asbroek
Elise Isolde Stenevik
Alena Guseva
Matilda Ovenberger
Géraldine Reuteler
Leandra Schegg
Nataliia Hryb
Tham khảo
Liên kết ngoài
Kết quả trên RSSSF.com
2016
UEFA
UEFA
Thể thao trẻ năm 2015
Bóng đá trẻ năm 2016 | wiki |
Beta Cephei (β Cephei, viết tắt Beta Cep, Cep) là một hệ thống 3 sao có cường độ sáng đứng thứ ba trong chòm sao Tiên Vương (Cepheus). Dựa trên các phép đo thị sai thu được trong nhiệm vụ Hipparcos, nó cách Mặt Trời khoảng 690 năm ánh sáng. Nó là nguyên mẫu của các ngôi sao biến quang Beta Cephei.
Nó bao gồm một sao đôi (được chỉ định tên Beta Cephei A) cùng với sao đồng hành thứ ba (B). Hai thành phần của sao đôi được định danh Beta Cephei Aa (chính thức đặt tên Sao Alfirk , tên truyền thống cho toàn hệ thống sao này) và Beta Cephei Ab.
Danh pháp
β Cephei (được Latin hóa thành Beta Cephei) là tên gọi của cả hệ thống sao này. Tên gọi của hai sao thành phần là Beta Cephei A và B, và các thành phần của A - Beta Cephei Aa và Ab - xuất phát từ quy ước được sử dụng bởi Danh mục Đa quốc gia Washington (WMC) cho nhiều hệ thống sao và được Liên minh Thiên văn Quốc tế thông qua (IAU).
Beta Cephei mang tên truyền thống Alfirk, bắt nguồn từ tiếng Ả Rập tiếng Ả Rập al-Firqah "bầy" (của cừu). Với Alpha Cephei (Alderamin) và Eta Cephei (Alkidr), họ là Al Kawākib al Firḳ الكوكب الفرق "những ngôi sao của đàn" của Ulug Beg. Vào năm 2016, IAU đã tổ chức một Nhóm làm việc về Tên sao (WGSN) để lập danh mục và chuẩn hóa tên riêng cho các ngôi sao. WGSN quyết định gán tên thích hợp cho từng ngôi sao thay vì toàn bộ nhiều hệ thống. Nhóm này đã phê duyệt tên Alfirk cho thành phần Beta Cephei Aa vào ngày 21 tháng 8 năm 2016 và hiện tại nó đã được đưa vào Danh sách tên sao được IAU phê duyệt.
Quan sát
Giống như ngôi sao Epsilon Draconis trong chòm sao Draco, Beta Cephei có thể nhìn thấy chủ yếu ở bán cầu bắc, với xích vĩ cực bắc của nó là 70 độ và 34 phút. Tuy nhiên, hầu hết các nhà quan sát trên khắp thế giới đều có thể nhìn thấy nó như các thành phố như Harare ở Zimbabwe, Santa Cruz de la Sierra ở Bolivia hoặc các khu định cư khác ở phía bắc ± 19° vĩ độ Nam. Khoảng nhìn thấy được là vòng tròn trên khắp châu Âu, Bắc Á và các thành phố Bắc Mỹ ở tận phía nam như Guadalajara ở phía tây trung tâm México. Tất cả các địa điểm khác trên toàn cầu có vĩ độ lớn hơn ±20 ° Bắc sẽ nhận thấy rằng ngôi sao này luôn có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm. Bởi vì Beta Cephei là một ngôi sao cường độ sáng thứ ba khá mờ nhạt, có thể khó xác định vị trí của sao này ở hầu hết các thành phố bị ô nhiễm ánh sáng, mặc dù ở các khu vực nông thôn, ngôi sao này có thể dễ dàng quan sát được.
Tham khảo
Sao dãy chính nhóm A
Chòm sao Tiên Vương | wiki |
Hồ Hưng Dật (胡興逸, 907 -?) là thái thú Diễn Châu đời Hậu Hán. Ông là tổ tiên của Hồ Quý Ly - vị vua khai quốc của vương triều Hồ.
Thân thế và sự nghiệp
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Hồ Hưng Dật vốn quê gốc ở Chiết Giang (Trung Quốc), sinh năm 907 (Đinh Mão). Ông sống vào thời đại tương đương với Dương Tam Kha của Việt Nam. Ông sang làm thái thú Diễn Châu, sau sống ở hương Đào Bột (nay là xã Quỳnh Lâm, tỉnh Nghệ An) rồi làm trại chủ tại đây.
Hồ Hưng Dật, nguyên tổ họ Hồ Việt Nam, theo Đại Việt sử ký toàn thư, cũng như Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim: người Chiết Giang, đỗ Trạng nguyên thời Hậu Hán (947 - 951) nằm trong thời Ngũ đại (906 - 960), là giai đoạn tan rã lần thứ hai của chế độ quân chủ Trung Quốc. Hậu Hán chỉ kéo dài 4 năm với hai đời vua là Hậu Hán đế Lưu Trí Viễn và Hán Ẩn đế Lưu Thừa Hữu (theo gia phả do tiến sĩ hồ Sĩ Dương biên soạn). Chính sách của Hậu Hán rất tàn bạo: triều đình ban lệnh kẻ nào lén giữ một tấc da bò, không nôp hết cho triều đình thì bị xử tử. Vì vậy dân chúng trốn thuế và lánh đi. Hồ Hưng Dật đã nam tiến ngay sau khi đỗ Trạng nguyên, sang Giao Châu, chính sau cuộc cướp quyền của Dương Tam Kha (945 - 950) và đối đầu với cuộc nổi loạn Thập nhị sứ quân (945 - 967). Ông tìm nơi lánh nạn và kiếm kế sinh sống tại hương Bào Đột (xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An).
Đến Hoan Châu, ông quen với Đinh Công Trứ, thân sinh Đinh Bộ Lĩnh. Khi Đinh Bộ Lĩnh dấy quân dẹp loạn 12 sứ quân, có đến gặp ông, thăm dò xem ông có tham gia dấy quân không. Ông có góp ý với Đinh Bộ Lĩnh về kế hoạch dẹp loạn sứ quân. Còn việc tham gia dấy binh thì ông thổ lộ với Đinh Bộ Lĩnh là mới lưu lạc đến đây, chỉ xin “vạn đại vi dân” (theo Hồ tộc phả ký của Hồ Sĩ Phôi). Thế là sau một cuộc Nam tiến từ đất Chiết Giang xưa là Ngô Việt nằm trong địa bàn Bách Việt, để tránh Hán hoá, ông đã đến xứ sở Lạc Việt, hoà nhập với cộng đồng. Sách cũ còn ghi triết lý “phúc bất năng hưởng tận” của ông để con cháu đời đời chia sẻ với cộng đồng niềm vui, hạnh phúc. Hơn một nghìn năm từ khi nguyên tổ Hồ Hưng Dật định vị ở Giao Châu, con cháu họ Hồ (đến nay hơn 40 đời) đã tiếp thu giáo huấn của nguyên tổ, phấn đấu làm tròn nhiệm vụ công dân nước Việt trên tất cả các mặt văn trị, võ công, kinh bang tế thế.
Đền thờ nguyên tổ họ Hồ được các vua Hồ (Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương) xây cất ở nơi ông lập nghiệp (hương Bào Đột) vào năm Quý Mùi (1403) niên hiệu Khai Đại thứ nhất. Đây là một ngôi đền lớn với kiến trúc Trần Hồ, chẳng những là di sản văn hoá có giá trị của Nghệ An, mà của cả nước. Do không thấy hết giá trị của đền nên đền không được bảo vệ. Ngày nay, con cháu họ Hồ - cùng với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương - đang có kế hoạch tái tạo lại một phần để tưởng niệm nguyên tổ Hồ Hưng Dật đã sản sinh nhiều nhân vật cho đất nước suốt trường kì lịch sử từ thế kỷ thứ X cho đến nay. Sự hiểu biết về nguyên tổ họ Hồ Việt Nam chưa nhiều, nhưng những nét cơ bản đã được Quốc sử khẳng định.
Gần đây trong bài “Nhớ Nguyễn Xuân Phầu” ông Ngô Đức Tiến đã viết: “Khi Trạng nguyên Hồ Hưng Dật được cử sang làm Thái thú ở Châu Diễn năm 627, đã chọn Khe Sừng Quỳ Lăng làm châu trị của châu Diễn là có làng Quì Lăng…”. Chúng tôi không rõ ông Tiến đã dựa vào sử liệu nào mà viết như thế. Năm 627 là thuộc đời Đường Thái Tông Lý Thế Dân (626 - 649). Trong khi đó, quốc sử ghi Hồ Hưng Dật sang Giao Châu thời Hậu Hán - Ngũ Đại (947 - 951). Chả nhẽ ông sang Việt Nam trước khi ông ra đời khoảng 300 năm! Theo Vân Đài loại ngữ thì thế kỷ thứ 7, thứ 8, Quỳ Lăng là trị sở châu Diễn, qua nhiều triều, trị sở châu Diễn lúc ở Quì Lăng, lúc ở Đường Khê, lúc ở Thành Trài, lúc ở Diễn Thành. Giữa thế kỷ thứ X, Hồ Hưng Dật mới sang Giao Châu khi mà Ngô Quyền đã dành độc lập sau 1000 năm Bắc thuộc. Chả nhẽ bấy giờ ông lại làm Thái thú đô hộ châu Diễn ư?
Có người còn bào Đình Sừng là nơi ở, nơi làm việc của Hồ Hưng Dật và đề nghị xem đó là đền thờ nguyên tổ họ Hồ. Thật ra, tại đây còn có dòng chữ ghi rõ: “Tân Phúc đình, Quì Lăng xã, lý tác Hoàng triều Duy Tân” (đình Tân Phúc, xã Quì Lăng làm vào đời vua Duy Tân). Chúng tôi nghĩ rằng nếu có cứ liệu ghi rõ trên bước đường tìm nơi cư trú lập nghiệp, có thời gian Hồ Hưng Dật cư trú tại Quì Lăng thì con cháu đặt hương án tưởng niệm cụ tại đó là việc làm bình thường (cũng như sau này đối với tổ Hồ Hồng, ngoài nhà thờ ở Quỳnh Đôi, còn có nhà thờ ông ở Huế, ở Đà Nẵng - Quảng Nam). Còn nhà thờ chính của nguyên tổ họ Hồ Việt Nam - Hồ Hưng Dật là ở hương Bào Đột xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An.
Chú thích
Tham khảo
Cao Huy Du, Đào Duy Anh (2009), Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản Văn Học, trang 430.
Người Nghệ An | wiki |
Trong khoa học máy tính, và đặc biệt hơn trong lý thuyết tính toán và lý thuyết độ phức tạp tính toán, mô hình của tính toán là định nghĩa của tập các phép tính cho phép được sử dụng trong tính toán và các chi phí tương ứng. Nó được sử dụng để đo độ phức tạp tính toán của một thuật toán hoặc của vấn đề mà nó được thiết kế. Điều này cho phép nghiên cứu hiệu suất của các thuật toán một cách tách biệt với các biến thể riêng biệt cho từng cài đặt và công nghệ cụ thể.
Mô hình
Một số ví dụ về mô hình bao gồm:
Máy Turing
Máy trạng thái hữu hạn
Hàm đệ quy
Phép tính lambda
Luận lý tổ hợp
Máy tự động di động
Hệ thống viết lại trừu tượng
Mạng tương tác
Mạng lưới quy trình Khan
Ứng dụng
Phân loại
Xem thêm
Máy xếp chồng (máy không có toán hạng)
Máy tích lũy (máy có 1 toán hạng)
Máy thang ghi (máy có trên 2 toán hạng)
Máy truy cập ngẫu nhiên
Mô hình thăm dò tế bào
Tham khảo
Đọc thêm
Mô hình tính toán
Lý thuyết độ phức tạp tính toán | wiki |
Mary Agard Pocock (31 tháng 12 năm 1886 - 10 tháng 7 năm 1977) là một nữ bác sĩ phẫu thuật người Nam Phi.
Tiểu sử
Sinh ra ở Rondebosch vào năm 1886 tại William Pocock và Elizabeth Dacomb, Mary Pocock theo học tại trường trung học Bedford và trường đại học nữ Cheltenham. Sau đó, Pocock theo học Đại học London, nơi bà học ngành thực vật học, nhận bằng vào năm 1908. Sau khi có bằng cấp, Pocock đã học tại trường nữ sinh ở London và Cape trước khi tiếp tục học năm 1919; hoàn thành một bằng danh dự bổ sung về thực vật học tại Cambridge. Bà là một giảng viên tại Đại học Rhodes trong một năm vào năm 1924, một vị trí mà thỉnh thoảng bà lại đảm nhận trong sự nghiệp của mình. Năm 1925, Pocock cùng Dorothea Bleek từ Rhodesia đến Luanda thu thập các loài thực vật có hoa mà bà nghiên cứu tại Vườn Bách thảo Hoàng gia, Kew và Bảo tàng Anh khi trở về. Du lịch trở lại Nam Phi, Pocock bắt đầu quan tâm đến tảo, lấy bằng tiến sĩ về chủ đề này từ Đại học Cape Town ở tuổi 46. Năm 1942, bà thành lập tiêu bản của Đại học Rhode. Cô ấy đã tập trung nghiên cứu Volvox.
Là tác giả của hơn 30 ấn phẩm về tảo, một số loài thực vật này cũng được đặt theo tên của Pocock. Bà đã nhận được Huân chương Crisp của Hiệp hội Linnean, và là một thành viên của Hiệp hội Linnean và Hiệp hội Hoàng gia Nam Phi.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Tiểu sử của Mary Pocock
Cựu sinh viên Đại học Luân Đôn
Nhà khoa học nữ thế kỷ 20
Mất năm 1977
Sinh năm 1886 | wiki |
Suy nghĩ về ý kiến: “Sống là chuyển động và hành động” – Ngữ Văn 12
Hướng dẫn
Nghị luận về thái độ sống tích cực
Đề bài
Sống là chuyển động và hành động.
Phát biểu ý kiến của anh (chị) về vấn đề trên bằng một bài văn khoảng 600 chữ.
Hướng dẫn làm bài
Đề muốn đánh thức những ý nghĩ lạc quan về cuộc đời và thái độ sống tích cực của thanh niên, cần bộc lộ được khát khao vươn tới và những kế hoạch tương lai của bản thân qua việc phát biểu suy nghĩ về vấn đề này.
Bài viết có thể triển khai các ý chính sau:
– Để nhận diện bản chất của cuộc sống, chúng ta thường dùng những từ, cụm từ như “phức tạp”, “đầy biến động”, “không ngừng đi tới”… Đó quả là những từ, cụm từ xác đáng, có ý nghĩa khái quát cao. Cuộc sống được tạo nên bởi hoạt động sống, hành động sống, hành vi sống của mọi con người. Bởi vậy, không có gì khác, bản chất nói trên của cuộc sống phản ánh chính bản chất của cái được gọi là sống. Cuộc sống và sống là những khái niệm khác nhau nhưng thống nhất với nhau. Tường giải một khái niệm sẽ tạo tiền đề để nắm bắt đúng nội hàm của khái niệm còn lại.
– Từ muôn xưa, sống luôn luôn là chuyển động và hành động. Tuy nhiên, trong bối cảnh hôm nay, việc nhắc lại điều này không hề vô nghĩa, bỏi như chúng ta thấy, cuộc sống bây giờ xem ra chuyển động gấp gáp hơn, năng động hơn, có nhịp độ khẩn trương hơn, do sự tiến bộ của văn minh, do sự phát triển của khoa học và công nghệ, do những nỗ lực cải tạo không ngừng của con người đối vói môi trường, hoàn cảnh sống.
– Nói tới chuyển động và hành động ở đây thực chất là nói tới sự chủ động, năng động của chúng ta trong cuộc sống, nói tới sự linh hoạt nhập cuộc, tới khả năng song hành cùng thời đại của mỗi một con người. Chuyển động không phải chỉ là vấn đề của cơ thể, thể chất hay là sự dịch chuyển vị trí của con người trong không gian. Chuyển động trước hết phải được bắt đầu từ nhận thức, quan niệm, gắn liền vói đổi mới cách tư duy về nhiều vấn đề của tồn tại. Cuộc sống đi lên, mọi thứ đều thay đổi. Nếu cố chấp, bảo thủ, khư khư giữ những tín điều, giáo điều đã bị phủ nhận theo quy luật thì chúng ta luôn đứng trước nguy cơ tụt hậu. Điều này đúng với cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như đúng với lộ trình phát triển của cả một đất nước, dân tộc. Tất nhiên, chuyển động ở đây khác xa với kiểu hành xử cơ hội “gió chiều nào xoay chiều ấy”. Nó phải được đặt trên nền tảng của tư duy biện chứng vốn giúp ta thấy rõ bước đi tất yếu của cuộc sống để ta biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi, hành động của mình cho phù hợp. Trong mệnh đề đã nêu, hành động là hệ quả tất yếu của chuyển động. Nó giống như những biểu hiện cụ thể của sự chuyển động, thay đổi từ sâu trong nhận thức. Hơn thế, nó gắn liền với chiến lược can dự vào đời sống theo cách tích cực nhất, nhằm thúc đẩy mọi thứ phát triển thuận chiều.
– Tuổi thanh niên, hơn bất cứ lứa tuổi nào khác, Mặn nồng hứa hẹn biết bao hoa (Tố Hữu), là tuổi có khả năng nắm bắt mọi cơ hội của cuộc đời một cách nhạy bén và thành công nhất. Chúng ta không thể để phí nó, chôn vùi nó bằng thái độ thụ động, ù lì, sợ sệt. Chỉ có chuyển động và hành động, chúng ta mới có thể bộc lộ được hết những phẩm tính thanh niên của bản thân trên hành trình hướng về một ngày mai tươi sáng. | vanhoc |
Đa Nhĩ Bác (; 20 tháng 2 năm 1643 – 7 tháng 2 năm 1673) là một hoàng thân của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc, người thừa kế 1 trong 12 tước vị Thiết mạo tử vương.
Cuộc đời
Đa Nhĩ Bác sinh vào giờ Hợi, ngày 2 tháng 1 (âm lịch) năm Sùng Đức thứ 8 (1643), trong gia tộc Ái Tân Giác La. Ông là con trai thứ năm của Dự Thông Thân vương Đa Đạc, quá kế trở thành con thừa tự của Duệ Trung Thân vương Đa Nhĩ Cổn. Mẹ ông là Kế Phúc tấn Bác Nhĩ Tế Cát Đặc Đạt Triết, con gái của Thai Cát Sách Nạp Mục (索诺穆) và Hoà Thạc Phúc phi – sinh mẫu của Hiếu Đoan Văn Hoàng hậu.
Năm Thuận Trị thứ 7 (1650), Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn mất. Ông được thừa tập tước vị Duệ Thân vương, bổng lộc gấp 3 lần Thân vương thông thường, được phép lưu lại 80 hộ vệ. Lại bởi vì ông thân cận với Tô Khắc Tát Cáp, Chiêm Đại mà trở thành Nghị chính Đại thần.
Năm thứ 8 (1651), Thuận Trị Đế liệt tội danh cho Đa Nhĩ Cổn gồm âm mưu soán ngôi, độc đoán chuyên quyền, hãm hại và sát hại Hào Cách cùng con cái, nạp Phúc tấn của Hào Cách làm thiếp, hạ chiếu lột bỏ mọi tước vị của Đa Nhĩ Cổn, thu hồi tư cách Cung hưởng Thái Miếu, cũng bỏ đi thuỵ hào cùng tư cách phối hưởng Thái Miếu của Hiếu Liệt Vũ Hoàng hậu, tước đi tư cách Tông thất của Đa Nhĩ Cổn, tịch thu mọi tài sản. Ông cũng bị cách tước, cưỡng chế quy tông. Năm thứ 14 (1657), ông được phong làm Đa La Bối lặc.
Năm Khang Hi thứ 11 (1673), ngày 21 tháng 12 (âm lịch), ông qua đời, thọ 30 tuổi.
Năm Càn Long thứ 43 (1778), Càn Long Đế lấy lý do Đa Nhĩ Cổn bị người bêu xấu, lại có công khai quốc, quyết định xóa bỏ mọi tố cáo và phục nguyên tước Hòa Thạc Duệ Thân vương, truy phong thuỵ hào "Trung" (忠), phối hưởng Thái Miếu. Tước vị Duệ Thân vương được thế tập võng thế. Càn Long Đế hạ chiếu, Đa Nhĩ Bác vẫn là con thừa tự của Đa Nhĩ Cổn, tước vị do hậu duệ của ông là Thuần Dĩnh thừa tập.
Gia quyến
Thê thiếp
Đích Phúc tấn: Y Nhĩ Căn Giác La thị (伊爾根覺羅氏), con gái Pháp Khách (法喀).
Thứ Phúc tấn:
Mã thị (馬氏), con gái Mã Lạt (马喇).
Lưu thị (劉氏), con gái Lưu Bá Lỗ (刘伯鲁).
Vương thị (王氏), con gái Triệt Cách (辙格).
Con trai
Ngạc Nhĩ Bác (鄂爾博, 1654 – 1665), mẹ là Thứ Phúc tấn Mã thị. Chết yểu.
Tô Nhĩ Phát (蘇爾發, 1664 – 1701), mẹ là Thứ Phúc tấn Lưu thị. Được phong làm Bối tử, sau bị giáng làm Trấn quốc công. Năm 1778 được truy phong làm Duệ Thân vương. Có mười hai con trai.
Tô Nhĩ Đạt (蘇爾達, 1666 – 1667), mẹ là Thứ Phúc tấn Vương thị. Chết yểu.
Chú thích
Tham khảo
Thanh sử cảo, Quyển 218. Liệt truyện ngũ, Chư vương tứ.
Thanh sử cảo, Quyển 162, Biểu nhị, Hoàng tử thế biểu nhị.
Ái Tân Giác La Tông phổ
Duệ Thân vương
Người Mãn Châu Chính Lam kỳ | wiki |
Isabel Maria Cortesão Casimiro (sinh ngày 14 tháng 1 năm 1955) là một nhà xã hội học người Mozambique, nhà hoạt động vì quyền phụ nữ và là một cựu chính trị gia. Bà là giáo sư tại Trung tâm nghiên cứu châu Phi, Đại học Eduardo Mondlane ở Maputo, Mozambique. Bà là một nhà hoạt động vì nữ quyền, và đồng thời là người sáng lập Fórum Mulher và Women and Law in Southern Africa Research and Education Trust. Bà là thành viên của Quốc hội FRELIMO từ năm 1995 đến 1999.
Những năm đầu
Isabel Maria Casimiro sinh ngày 14 tháng 1 năm 1955 tại Iapala, một ngôi làng nhỏ ở tỉnh Nampula, trên bờ biển phía đông bắc của Mozambique. Cha bà là một bác sĩ y khoa có trụ sở tại nhà ga đường sắt ở Iapala. Cha mẹ bà đã chuyển đến Mozambique vào năm 1952, vì họ là thành viên của Đảng Cộng sản Bồ Đào Nha, đã bị chính phủ tuyên bố là bất hợp pháp, vì vậy họ đã bị "lưu đày" một cách hiệu quả là một trong những thuộc địa hải ngoại của Bồ Đào Nha.
Nghề nghiệp
Từ năm 1995 đến 1999 Casimiro là một thành viên của Quốc hội, đại diện cho FRELIMO (Mặt trận Giải phóng Mozambique).
Casimiro là người sáng lập và chủ tịch từ năm 2006 đến 2015, của Fórum Mulher.
Casimiro là người sáng lập và là điều phối viên quốc gia đầu tiên của Phụ nữ và Pháp luật ở Nam Phi Nghiên cứu và Giáo dục (WLSA), có trụ sở tại Mozambique, và kể từ năm 2015, bà là chủ tịch hội đồng Mozambique của WLSA.
Casimiro là giáo sư xã hội học tại Trung tâm nghiên cứu châu Phi, Đại học Eduardo Mondlane ở Maputo, nơi bà chuyên nghiên cứu về phụ nữ và nhân quyền, phong trào nữ quyền, vấn đề phát triển và dân chủ có sự tham gia.
Tham khảo
Sinh năm 1955
Nữ chính khách Mozambique
Nhân vật còn sống | wiki |
Hồ Biểu Chánh
Một Chữ Tình
Chương 1
Chủ nhựt, học trò trường Chasseloup Laubat ra đi chơi hết, duy có trò bị phạt với chừng mười lăm trò thấy ngày thi đã cận rồi, muốn học ôn, nên còn ở lại trong trường mà thôi. Lúc trưa trời mưa giông trót một giờ đồng hồ, me đổ lá đầy sân, cát chỗ khô chỗ ướt. học trò ngủ trưa thức dậy vào lớp học bài cho đến 4 giờ chiều mới ra ngoài hàng tư ngồi chơi. Đầu nầy năm ba học trò dụm nhau ngồi trò chuyện, đầu nọ vài ba trò dắt nhau đi lại đi qua. Phạm Quảng Giao tay cầm cuốn sách “Pháp văn bị thể” chơn lần đi lại một góc vắng vẻ, rồi ngồi giở sách ra đọc. Trời tuy đã dứt mưa, song gió thổi ngọn me oằn oại, hễ luồng gió đến thì nước đọng trên cây đổ xuống, rồi lá me cũng lát đát rớt theo. Quảng Giao tính kiếm chỗ vắng học cho dễ, nào dè dở sách ra đọc chưa được mấy hàng mà ngoài sân nước tuôn lá đổ đã mấy lần, làm cho trò ta lãng trí đọc mà không nhớ chi hết. Quảng Giao để cuốn sách trên gối, tay trái thì đè, còn tay mặt thì chống cằm, ngồi ngó ra ngoài sân, mắt nhìn cảnh vật tiu hiu, trí tưởng tiền trình càng ái ngại. Ngồi hồi lâu, bỗng nghe sau lưng có tiếng giầy động đất, Quảng Giao day lại thấy trò Lê Bác Ái chơn đi nhè nhẹ, miệng cười chúm chím, đương xâm xâm bước tới, ý muốn lén chọc cho giật mình chơi. Bác Ái thấy Quảng Giao day lại, không còn thế chọc ghẹo được, mới cười lớn rồi giựt cuốn sách mà hỏi rằng: - Học giống gì đây anh? - Đọc bậy Pháp quốc văn học chơi vậy mà. - Anh giỏi quá! Trời nầy mà đọc sách được chớ. Tôi có tánh kỳ, hễ trời mưa tôi buồn, chẳng hề khi nào tôi học được. - Tôi cũng vậy, nãy giờ đem sách lại ngồi đây chớ có đọc được câu nào đâu. Bác Ái ngồi kề một bên Quảng Giao, tay lật sách lia lịa, dòm ngó láo liên một hồi để dẹp cuốn sách lại một bên nói với Quảng Giao rằng: - Bữa nay còn có 4 tuần lễ nữa mới tới ngày thi anh há? - Ừ. - Anh nhớ đến ngày thi anh sợ hay không? - Sợ giống gì? - Thiệt, học như hai anh em mình đây đi thi thì cũng ít sợ. Ngặt chừng thi có học trò mấy trường khác vào thi chung với mình, bởi vậy tôi còn lo một chút. - Lo sao? Họ thi phận họ, mình thi phận mình, hễ làm bài đủ số điểm thì đậu, chớ có họ rồi họ bớt điểm mình được hay sao mà lo. - Không phải! Tôi lo là lo họ giựt thứ nhứt, thứ nhì rồi thì mất danh tiếng tụi Chasseloup mình chớ. - Thi thì phải ráng chớ sao, mà tôi biết tôi giựt thứ nhứt không được đâu. - Sao vậy? - Tại cái mạng tôi không có, học thì học chớ không khi nào dành thứ nhứt được đâu. - Mạng là cái gì? Anh khéo nói thì thôi! - Vậy chớ anh không thấy sao? Mấy năm học trong lớp có thua ai đâu, mà mấy lần thi có lần nào tôi đứng thứ nhứt đâu nào? - Tại anh tin tưởng mạng vận quá nên xuôi xả như vậy đa. Phải chi anh sốt sắng, trong trí cứ tính tranh thứ nhứt hoài, thì ắt phải được chớ gì, - Hứ! Anh nói hơi Tây hoài! Con người ta ai lại không có mạng, vậy chớ kỳ thi năm ngoái anh Hà Tấn Phát học giỏi, ai cũng chắc ảnh đậu đầu, mà ảnh lại rớt đi, còn anh Nguyễn Văn Cảnh ảnh học dở mà lại cà lâm, ai cũng tưởng ảnh rớt, mà sao ảnh lại đậu? - Ấy là tại may rủi chớ mạng số gì. Anh Phát ảnh rớt là vì lúc đi thi toán rủi ảnh tối tăm mày mặt, làm toán trật hết, nên ảnh mới rớt chớ. - À! Ảnh giỏi toán sao chừng thi môn ấy ảnh tối tăm mày mặt, làm không được, vậy không phải tại phần số ảnh hay sao? - Mình học Tây mà nói số mạng nghe kỳ quá! - Ủa! học Tây là học, chớ cái óc của mình là óc Việt Nam làm sao mà đổi được. - Anh nói nghe tức quá, nín không được. Học là cái gì? Con người đi học là cố ý muốn mở trí khôn cho rộng đặng biết chỗ nào là chỗ tốt, chỗ nào là xấu, sự nào là sự phải, sự nào là sự quấy, điều nào là điều hay, điều nào là điều dở, rồi chừng thành nhơn ra xung đột với đời, mình khỏi thua sút thiên hạ. Thưở trước ông bà mình học chữ Tàu, sách Tàu thì chuyên dạy lễ nghĩa, đạo đức mà thôi, bởi vậy ông bà mình học rồi trí thâm nhiễm lễ nghĩa, đạo đức đến thay đổi thấy việc chi có lợi thì sợ phi nghĩa nên không dám làm, bị ai hiếp đáp thì sợ thất lễ nên không dám cự, vì vậy, nên mối lợi mới để cho họ dành hết, mới bị người ta hiếp đáp bấy lâu nay đó. Anh nghĩ thử coi, cái óc của người mình như vậy không nên rửa cho sạch rồi sơn màu khác cho nó mới hay sao? Bọn chúng ta đây mau thoát khỏi vòng cựu học rồi chúng ta học theo Pháp quốc giáo dục, Pháp học mở trí khôn mà lại giúp con người có nghị lực, có cam đảm biết tốt biết xấu, biết quấy phải, nghĩa là hễ học thành rồi rồi thì con người có thể cạnh tranh lợi quyền, có thể đối đãi với đồng loại. Hễ học thì phải hành, mình học theo chữ Pháp thì phải ráng mà làm như người Pháp, nghĩa là cư xử, đi đứng, làm ăn, tính toán, suy nghĩ, mỗi mỗi đều phải làm cho giống người Pháp mới được, chớ anh học chữ Pháp mà anh cứ làm theo xưa, cứ nói hơi xưa hoài, thì khó coi quá mà. - Anh nói nghe hay thiệt, mà tôi coi bạn học của mình đây chẳng phải có một mình anh nói như vậy đâu, trong 10 người hết 9 người đã muốn làm theo người Pháp, chớ không muốn làm theo xưa nữa. Phận tôi thì không chịu vậy. Tôi cũng biết cựu học tệ thì tệ, xưa nay người Nam ta cũng vì môn học ấy mà chậm trễ bước văn minh. Nhưng cựu học tệ thì tệ, chớ cũng có chỗ hay, nhứt là phong hóa có thua môn học nào đâu. Anh nói bây giờ mình học theo Tây, mình phải làm theo Tây, vậy chớ làm theo người Nam là bậy lắm sao? Mà anh tính làm theo Tây, vậy chớ anh đã thông thạo cách người Tây cư xử trong gia đình, họ giao thiệp cùng xã hội, họ suy tính lúc hành sự làm sao không, mà anh dám đại ngôn rằng anh làm như họ! Ê! đừng có vậy nà! Anh có giỏi thì anh học cho bằng trí, tài, nghề nghiệp của họ đi, còn cách cư xử thì mình phải theo người Nam mới phải chớ. - Anh làm theo người Nam anh làm, còn tôi làm theo Tây chớ tôi không chịu cách cư xử của mình đâu. - Ờ thôi, anh làm được anh làm, tôi sợ anh muốn làm con công, rồi anh thành con ngổng chớ. Quảng Giao nói mấy lời rồi thò tay lấy cuốn sách, còn Bác Ái nghe nói như vậy liền day lại xô Quảng Giao đụng trong vách tường, rồi cười nói rằng: “Anh kiêu ngạo quá!” Bác Ái bỏ đi được vài bước rồi trở lại hỏi rằng: - Nầy anh, anh tính thi đậu rồi anh xin ra Hà Nội học thêm nữa, hay là ra kiếm việc làm? - Theo ý tôi thì tôi muốn chừng thi đậu rồi tôi xin vào trường cao đẳng sư phạm ngoài Hà Nội học thêm ba năm nữa đặng sau trở về làm giáo sư ít năm, đợi trộng tuổi tôi sẽ xin thôi, ra lập trường tư dạy học. Nhà tôi tuy không giàu chớ cũng đủ ăn, tôi đi học nữa thì được rồi, ngặt vì ông thân tôi đã khuất sớm, chị tôi có chồng phải theo ở bên chồng, còn bà thân tôi thì yếu lắm, nên tôi đi chắc không được. Còn phận anh, anh có tính đi học nữa không? - Tôi chưa nhứt định. Tôi muốn đi học nữa mà ông thân, bà thân tôi lại không chịu vậy, tính hễ tôi thi đậu thì cưới vợ liền cho tôi, rồi biểu đi thi ký lục. - Anh là con nhà giàu có, cha mẹ song toàn, anh em lại đông đảo, anh nên đi học nữa, chớ ra làm việc sớm làm gì. - Tôi cũng nghĩ như vậy đa. Tôi muốn đi Tây quá, mà ngặt bà thân tôi không chịu, lần nào tôi nói tôi cũng bị rầy. - Nầy, không cho đi Tây, thôi đi Hà Nội. - Ý tôi không muốn đi học Hà Nội. - Sao vậy? - Như có học thêm nữa, thì học mấy môn bác vật, hóa học hay là học kỹ nghệ cơ xảo chi chi, đặng sau có thể giúp cho nước mình được tiến bộ văn minh, chớ đi học Hà Nội là học đặng làm quan, học như vậy có ích chi đâu mà học. - Nếu anh có chí như vậy thì tốt lắm … Tôi buồn cho phận tôi không có tiền nhiều, mà lại mẹ góa con côi không thể làm theo anh nói đó được, chắc là cái mạng tôi phải làm thầy giáo hay là thông ngôn ký lục rồi. - Anh cứ nói mạng số hoài! … Tôi nói đó là cái riêng của tôi cho anh nghe chơi, chớ biết ông bà thân tôi có “khứng” cho tiền đặng tôi đi học nữa hay không. Theo biểu tôi đi coi vợ hoài, kỳ quá! - Anh năm nay đã 20 tuổi, trộng rồi. Bác biểu đi coi vợ cũng là phải, chớ sao mà gọi rằng kỳ. - Tôi thấy cách người mình đi cưới vợ tôi ghét quá. Con trai vừa mới lớn lên, nghe nói chỗ nào có con gái, nhắm coi nhà có xứng với nhà mình rồi dắt tới xin coi. Cô gái thay áo đổi quần chạy ra hỏi một tiếng rồi lật đật chạy vô, không thấy chú trai cho rõ coi đen hay là trắng, thấp hay là cao; mà chú trai ngồi ngó thấp thố, cũng không thấy cho rõ cô nọ. Coi rồi đi về. Cha mẹ cậy mai đến nói, hai bên bằng lòng, định ngày làm lễ hỏi. Bên trai cũng vậy mà bên gái cũng vậy, không bên nào chịu dọ coi tánh dâu rể thế nào mà cũng không hỏi coi dâu rể nó có thương nhau hay là không, hễ cha mẹ bằng lòng thì làm sui bướng. Lễ hỏi xong rồi, hễ ít ngày cho chàng rể qua bên vợ làm rể một lần. Làm rể nghĩa là qua dựa góc ván tối ngày rồi về chớ không phải buộc làm rể là cố ý làm cho vợ chồng gặp nhau đặng nói chuyện với nhau cho quen, đặng gây cái ái tình trước, ngõ hầu chừng cưới vợ về chồng đã thương vợ, vợ đã thương chồng, khỏi trâu đen trâu trắng. - Anh nói kỳ quá! Con gái nó hay mắc cở, anh chưa cưới mà biểu nó ra nói chuyện với anh, nó biết nói chuyện gì? - Nếu mắc cở thì có thương nhau đâu, còn như thương thì đời nào có mắc cở, nghĩa là không thương thì đừng có ưng, mà làm trai nếu người ta không thương mình thì cưới về làm gì? - Thương để cưới về thủng thẳng sẽ thương, chớ mới đi nói mà anh biểu phải thương, thương làm sao được? - Cái tệ là tại đó đa. Đi cưới vợ không cần thương trước, ai cũng nói cưới về rồi thủng thẳng sẽ thương, bởi vậy cho nên thuở nay biết bao nhiêu người cưới vợ về không đặng bao lâu thì đã rời rã, kẻ đến tòa xin để, người thì bỏ vợ trốn chồng, con trai gặp vợ không vừa lòng buồn chí kiếm mèo, con gái gặp chồng không đẹp ý sanh tâm đi ăn vụng. Chớ chi con trai con gái cho biết trước nhau đặng cho nó dọ tánh nết nhau, rồi nếu nó thương yêu trìu mến nhau, nó quyết kết tóc trăm năm với nhau rồi, chừng ấy sẽ đi nói cưới, thì làm sao mà có cuộc chia bâu rẻ cánh như tôi nói đó. - Anh nói vậy sao được. Con gái mà cho nó biết trước con trai thì còn gì tiết hạnh. Có thứ con gái hư nó mới hốt tốc, trông gặp trai thì liếc mắt đưa tình, chớ con gái nên nó xẩn bẩn chốn khuê phòng, ngoài tường ong bướm mặc ai, nó giữ trinh như gương trong, như tuyết trắng anh làm sao mà khêu tình nó đặng? Dẫu nó đi ngoài đường đi nữa, anh làm sao ghẹo cho nó thương anh? - Thiếu gì cách. - Giỏi dữ! Anh gặp người ta đi, anh theo chọc ghẹo người ta sao? Cách đó thô tục quá nà! Con gái nếu anh chọc nó, nó càng ghét anh, chớ đời nào mà nó thương. - Chọc gái có nhiều cách chọc, chớ phải có một cách thả giọng dê đó hay sao. - Tôi xin khuyên anh đừng có theo Tây quá như vậy không được đâu. Nước nào có phong tục nước ấy, cái lệ hôn nhơn của mình tốt lắm, anh có giỏi cải lương thì cải lương tài trí, chớ đừng có tính cách cải lương hôn nhơn, không nên đâu anh. Vậy chớ thuở nay ông bà mình cưới hỏi nhau đó, mấy thương yêu nhau trước, mà cũng “phu xướng phụ tùy” ở với nhau đến già đó sao. - Phải, theo cách cưới hỏi xưa nay đó có cặp vợ chồng cũng ở với nhau đến già được vậy, song ở với nhau thì ở, mà không có chi là vui vẻ hết. Có người cưới vợ về ở với nhau lâu ngày chầy tháng có nhiều dịp chồng giúp vợ, hoặc vợ nuôi chồng, rồi kết thành cái nghĩa nặng bỏ nhau không đành, hoặc sanh con rồi dầu vợ chồng có xích mích với nhau cũng bỏ qua, vì thương con nên phải lây lất mà nuôi con. Xét lại thì các đôi vợ chồng ấy ở đời với nhau là vì cái tình nghĩa nó ràng buộc, hoặc vì sắp con nó líu nhíu, nên phải theo nhau, chớ chẳng có tình ái với nhau chút nào hết, tôi không chịu vậy đâu, con trai con gái phải thương nhau trước rồi sẽ cưới, làm như vậy ngày sau mới khỏi ăn năn. - Chắc hay không? - Sao lại không chắc. - Như bác ép anh phải đi coi vợ anh làm sao? - Ép cái gì? Cha mẹ tôi biểu tôi phải cưới vợ thì được. Mà cưới vợ phải để cho tôi thong thả đặng tôi lựa, chớ ép tôi phải cưới con Xoài, con Mít, tôi không thương nó, mà tôi cũng không biết nó có thương tôi hay không thì tôi dễ chịu đâu? - Anh lựa là lựa làm sao? - Tôi không cần giàu nghèo, không cần đen trắng, miễn tôi coi tánh nết ở đời với tôi được, tôi dọ nếu có lòng thương tôi, mà bụng tôi cũng thương nữa, thì tôi đi cưới, chớ nhà giàu muôn hộ, nhan sắc như tiên đi nữa mà tôi không dọ được tánh nết, tôi không biết nó thương tôi hay không, thì tôi không thèm đâu. - Thiệt vậy sao? - Thiệt chớ. Hai trò đàm luận mới bao nhiêu lời kế nghe đồng hồ gõ 5 giờ, rồi trống ngoài cửa đánh inh ỏi nên phải lật đật chạy lại đứng sấp hàng đặng vô lớp làm bài.
Hồ Biểu Chánh
Một Chữ Tình
Chương 2
Quảng Giao với Bác Ái đều sanh trưởng trong tỉnh Long Xuyên, hai trò đồng một tuổi với nhau, mà đi học cũng một lượt, chừng thi đậu bằng cấp sơ học cũng một năm, rồi vào trường lớn cũng ngồi chung một lớp. Quảng Giao là con hương chủ Phạm Văn Hiệp ở làng Bình Đức. Trong nhà chẳng có anh em, duy có một người chị, tên là Phạm Thị Quế gả cho Trần Phong Lưu đương làm phó Tổng ở làng Bình Thủy, thuộc tỉnh Cần Thơ, nhà giàu lớn, làm hương chức bảy tám năm rồi mới vinh thăng Phó Tổng. Quảng Giao mới thi đậu vào trường lớn, kế cha mang bịnh tức, cầu thầy chạy thuốc hết sức mà không mạnh, đau sáu bảy tháng rồi từ trần. Tuy Hương chủ Hiệp chết có để lại cho vợ cơn một tòa ngói đẹp, hai mẫu đất thổ cư cho mướn mỗi năm cũng được tám chín chục đồng và 40 mẫu ruộng hạng nhứt, mỗi năm huê lợi cũng được tám chín trăm giạ lúa, bà chủ nhờ đó nên khỏi cực nhọc, nhưng mà Quảng Giao nhớ đến mẹ ở nhà một mình quạnh quẽ, chị thì gia thế lớn, con nhỏ đông, lâu lâu về thăm vài ngày, chớ không về thường, mà về cũng không ở lâu được, thì trong lòng áy náy, trông học cho mau đủ năm thi ra trường về nhà hủ hỉ với mẹ già. Quảng Giao nhỏ tuổi mà tánh hòa hưỡn, dè dặt, nói chuyện hoặc chơi bời với chúng bạn thì muốn làm cho vui lòng người ta luôn luôn, bởi vì thầm nghĩ rằng ở đời mình làm cho người ta buồn chán có ích lợi chi cho mình, thà mình chịu buồn để cho người ta vui, thì mình thấy người ta nhờ mình mà vui, tự nhiên mình càng vui thầm hơn người ta nữa. Đã vậy mà hương chủ Hiệp là một người ái mộ nho học, khi còn nhỏ chưa cho con đến trường học chữ Tây, thì ở nhà có dạy sơ chữ Tàu, nhứt là chiều chiều ăn cơm rồi thì thường kêu con lại nằm một bên mà thuật truyện nầy, dẫn tích nọ, cho con nghe, rồi thừa dịp ấy mới giảng dụ cang thường lễ nghĩa. Quảng Giao nhờ có cha ân cần dạy dỗ như vậy, nên học chữ Tây thì học, nhưng mà cử chỉ tánh tình chẳng khác nào học trò nho thuở xưa. Còn Bác Ái là con Hội đồng Lê Văn Thời ở Làng Long Kiến, vốn nhà cự phú, mỗi năm lúa ruộng góp được tới bốn năm chục ngàn thùng, cha mẹ đã trên năm mươi, nhưng mà sức hãy còn mạnh mẽ. Anh cả là Lê Hữu Tâm mới lên chức Cai Tổng, cất nhà riêng ở trong xóm, mỗi năm huê lợi góp cũng trên mười ngàn thùng. Chị gái tên là Ba Thành thì có chồng về Cù Lao Giêng, tuy chồng có chức có phận nhưng cũng là con nhà giàu lớn. Một đứa em gái tên là Thị Chí, mới được 14 tuổi thì học tại trường Nữ học đường Sài Gòn, còn một đứa em út, là em trai tên thằng Cử, mới 12 tuổi thì hãy còn học lớp nhì tại trường sơ học trong tỉnh. Bác Ái tánh tình cang trực, chơi với anh em bạn học hễ thấy đứa nào quấy, thì nói quấy chứ không khi nào chịu nói lùa, mà gặp đứa nào nghinh ngang chơi bời lấn lướt, thì chống cự hẳn hòi, chớ chẳng hề chịu nhịn nhục. Bởi tánh như vậy nên bạn học ít đứa ưa, song không ưa thì không thân thiết mà thôi, chớ chẳng đứa nào dám khinh thị. Bác Ái lại có tật háo thắng, anh em bạn ai cũng đều ngó thấy, mà cha mẹ hoặc vì lòng thương con, hoặc vì tưởng cái tật của con, là tật tốt, nên chẳng hề la rầy dứt bẩn. Chẳng những Bác Ái háo thắng là học trong lớp ngày đêm thường lo lắng, không chịu để dở hơn chúng bạn mà thôi, thậm chí cái rương cũng muốn cho lớn hơn rương của người, quần áo nón giầy mỗi mỗi đều muốn cho đẹp hơn của các trò hết thảy. Tánh tình của Bác Ái khác hẳn tánh tình của Quảng Giao, mà cử chỉ của hai trò còn khác nhau nhiều hơn nữa. Quảng Giao nhu mì chậm rãi, chuyện đáng nói mới nói, chỗ phải cười mới cười, với bầu bạn thì ăn nói ôn hòa, với bực trên thì gọi thưa cung kính. Còn Bác Ái thì nóng nảy gọn gàng, đi đứng nói cười, bộ tịch làm như người Tây, chẳng khác một mải. Hai trò nết na, tánh tình tuy khác nhau, tuy ngồi nói chuyện hay cãi lẫy với nhau, tuy cả hai đều ham học nên tranh cao thấp với nhau, nhưng trong lòng vẫn thương yêu trìu mến lẫn nhau, mấy năm ở trong trường lúc giờ chơi chẳng hề rời nhau, mà mấy khi bãi trường lại cũng thường tới lui thăm viếng nhau nữa. Người ta nói “học tài thi mạng”, có khi lời nói ấy cũng thiệt, bởi vì Quảng Giao với Bác Ái học trong lớp thì hơn chúng bạn, mà đến thi ra trường, Bác Ái đậu đầu, còn Quảng Giao lại đậu tới thứ tám. Khi chủ khảo xướng danh rồi thì Bác Ái mừng rỡ, nhảy nhót, chạy kiếm Quảng Giao nắm tay nói rằng: - Tôi giữ danh tiếng cho trường Chasseloup Laubat được tôi mừng quá, song anh lọt xuống tới thứ tám, thiệt là ức. Quảng Giao chúm chím cười rồi đáp: - Tôi thường nói với anh, tại cái mạng tôi như vậy, tôi chẳng ức chi hết. Bác Ái cũng cười. - Anh cứ nói mạng số hoài! Tôi chắc anh không giựt thủ khoa được là vì anh học giỏi mà thiếu đức tin. Chớ chi mấy tháng nay anh cố tâm giựt thứ nhứt, rồi lúc thi anh vững bụng mà quyết đậu hoài, làm như tôi vậy, thì ắt thủ khoa về anh, ai vô mà dành được. Quảng Giao nghe nói trề môi, rồi dắt nhau đi chơi. Hai trò thi đậu, ở nhà cha mẹ bà con ai nghe cũng đều mừng. Quảng Giao học giỏi mà không chiếm thủ khoa được, theo thường tình ai cũng buồn, song trò ta chẳng hề vì sự đậu thấp mà ưu phiền, trong trí nghĩ thầm rằng mình thi đậu rồi từ rày rảnh rang mà hủ hỉ với mẹ già, nghĩ như vậy nên hớn hở vui mừng cũng như người đậu thứ nhì vậy. Còn Bác Ái tánh siêng, trí sáng thi đậu thứ nhứt thiệt là đáng công, chớ không phải nhờ may mắn mà hơn người ta, song trò ta chẳng thừa dịp may, hay là ỷ tài giỏi mà đổi tánh kiêu căng, nghĩ vì biển học thức mênh mông, mình mới lội được một khúc, chưa tới đâu, mà dám tự kiêu tự đắc. Tuy vậy mà Bác Ái được đậu đầu thì trong bụng cũng khấp khởi mừng thầm, mừng là vì mình được đậu cao, có lẽ cha mẹ thấy mình học siêng ắt sẽ bằng lòng cấp tiền qua Pháp quốc học nữa. Bác Ái về đến nhà, cha mẹ anh em thảy đều khen ngợi, nói rằng phận làm trai đi học mà được như vậy thì cha mẹ mới vinh hiển, anh em mới rỡ ràng. Mà khen thì khen chớ hễ Bác Ái tỏ ý muốn đi qua Pháp học thêm nữa thì cha lặng thinh, hoặc kiếm chuyện khác mà nói, còn mẹ thì lắc đầu, tằng hắng rồi nói rằng: “Đi Tây làm gì? Thi đậu rồi, thôi đi cưới vợ mà làm ăn. Như có muốn đi làm việc quan thì đi, bằng không thì ở nhà coi làm ruộng cũng được. Đi Tây nghe nói đường xá xa xôi quá, dễ gì đó mà đòi đi.” Bác Ái dùng hết lời cắt nghĩa, cách học thức theo đời nay cho cha mẹ nghe nói rằng: - Buổi nầy là buổi vạn quốc tranh cường, trí tài khai phát, các nước trong hoàn cầu nước nào cũng mạnh, nhơn quần trong thế giới, dân tộc nào cũng khéo khôn. Nước Việt Nam mình bề tài trí còn lu mờ nên thấp thỏi thua chúng. Nay nếu muốn nước trở nên giàu, dân trở nên khôn, thì bọn thanh niên phải sang Pháp quốc mà học tài nghề, chớ học sơ sài trong xứ, biết nghe nói tiếng Lang sa (tiếng Pháp) rồi lo toan cưới vợ làm thầy thì làm sao cho nước Việt Nam thành một nước văn minh được. Bà Hội Đồng Thời nghe con nói chuyện cao xa, không hiểu chi hết, cười ngất mà đáp rằng: - Con khéo lo chuyện thiên hạ cho mệt, mình lo phận mình cho đủ cơm ăn thì thôi mà. Bác Ái thấy mẹ không hiểu ý mình, dầu mình cắt nghĩa cho đến chừng nào đi nữa, mẹ cũng không hiểu được, nên không nói chuyện công ích nữa, tính lấy tư lợi mà giảng dụ hoặc may mẹ có xiêu lòng chăng. Bác Ái mới nói rằng: - Chẳng phải con muốn lo dùm chuyện thiên hạ làm chi. Con nói đó là việc chung ấy cũng có việc riêng của mình nữa chớ, vì hễ nước Việt Nam được giàu, thì mình cũng được hưởng nhờ, dân Việt Nam được khôn thì mình cũng được vinh hiển, chớ phải con lo chuyện thiên hạ làm chi, để con tỏ một điều nầy cho mẹ nghe: mẹ biểu con đi cưới vợ rồi đi làm thông ngôn ký lục như người ta. Chẳng phải con dám trái ý mẹ, song con nghĩ đời nầy thầy thông thầy ký nhiều quá, nếu con làm thì có sang trọng gì đâu, mà lương bổng mỗi tháng có bốn năm chục đồng bạc, làm sao mà đủ nuôi con nuôi vợ. Nếu cha mẹ cho con đi Tây, con học thêm năm bảy năm nửa, chừng con trở về nếu có vốn thì con lập hãng buôn bán hoặc nổi lò công nghệ, mỗi năm huê lợi biết bao nhiêu, còn như không có vốn con xin làm quan, làm quan tòa, hay là quan Bác vật, tùy theo cái tài học của con, như vậy thân con đã được cao sang mà lương bổng lại lớn nữa, xin cha mẹ nghĩ thử coi. Bà Hội Đồng lắc đầu đáp rằng: - Con đi Tây rồi cưới vợ đầm còn khó nữa. Thôi con không muốn làm thông ngôn ký lục thì ở nhà làm ruộng. Cha con với mẹ thuở nay làm ăn cực khổ, nhờ trời nên trong nhà cũng dư dả chút đỉnh, sự nghiệp nầy, rồi sau anh em bây chia với nhau mà ăn cũng đủ, cần gì phải đi Tây mà học đặng lãnh lương cho lớn. Bác Ái nói rằng: - Bởi con thấy cha mẹ dư tiền nên con mới dám xin đi học nữa, chớ phải thiếu thốn thì con kiếm thế sinh nhai, chớ đâu dám đèo bòng. Bác Ái nói đã cạn lời mà mẹ không xiêu lòng thì buồn, nên ngồi lặng thing không muốn nói nữa. Ông Hội Đồng Thời chẳng phải là người sợ vợ, song ông có tánh hay chìu lòng vợ, vợ nói đâu thì nghe theo đó, vợ muốn sao thì phải làm theo vậy, thành ra thuở nay mọi việc trong nhà vợ quản xuất điều đình hết, ông chẳng hề lo lắng đến cho nhọc lòng. Mà bà vợ cũng không thừa tánh chồng như vậy mà lấn lướt, thấy chồng hay vừa ý thường ráng làm cho chồng đẹp mày nở mặt. Ông Hội đồng Thời nằm nghe vợ con cãi lẫy với nhau, biết ý con thật là rất cao, song không muốn cãi lòng vợ, nên nói phân hai rằng: “Con nó chưa muốn cưới vợ, mà cũng không muốn đi làm việc quan, thì không nên ép nó làm chi. Còn mẹ nó không chịu cho con đi Tây thì thôi, con nó đâu dám cãi. Thôi, để tôi tính như vầy, mẹ nó nghe thử coi có được hay không. Tôi muốn cho nó đi ra ngoài Hà Nội vào trường Cao Đẳng mà học thêm ít năm nữa, nó học xong rồi nó về thì đã trộng tuổi, chừng ấy cưới vợ cho nó cũng vừa, như muốn cho nó đi làm việc, thì phải để nó đi Hà Nội học thêm đặng sau nầy nó ở trên người ta ăn lương mới lớn chớ”. Bà Hội đồng nghe chồng nói vậy thì chịu. Còn Bác Ái tuy không dám cãi lời cha, song theo than thở xin đi Tây, chớ không chịu đi Hà Nội, nói rằng mấy trường Cao đẳng ngoài Hà Nội là học đặng làm quan chớ không phải học có tài nghề được như người ngoại quốc. Bác Ái quyết chí nếu cha mẹ không cho đi Tây thì mình ở nhà làm ruộng, chớ không chịu đi Hà Nội học, mà cũng không chịu làm thầy thông thầy ký chi hết. Bà Hội đồng thấy con chịu làm ruộng thì bụng mừng thầm, bèn hỏi dọ làng nầy tổng kia coi ai có con gái đặng đến coi mắt rồi có đi nói vợ cho nó. Trời muốn trở gió bấc, sớm sương sa ướt lá, buổi chiều ráng đỏ trời. Mùa mưa gần dứt, nước sông đã giựt lần lần. Mùa nắng gần sang, lúa sớm đã chín lai rai, lúa mùa đã trổ lác đác. Đêm nọ canh khuya vắng vẻ, trong nhà tôi tớ đến ngủ hết, duy lối xóm còn một hai nhà thức giã gạo, và dưới sông một lát nghe tiếng hát rả rích của mấy người chèo ghe mà thôi. Bác Ái nằm im lìm trong gường xem nhựt trình, bỗng nghe cha mẹ thức dậy nói chuyện với nhau, tính lựa ngày tốt dắt con xuống Đất Sét mà coi con gái ông Cai Tổng cựu nào đó. Bác Ái liền buông tờ nhựt trình, bước ra thưa với cha mẹ rằng mình còn thơ ngây chẳng nên lo vợ cho gấp, mà như cưới vợ thì xin để tự ý mình kén chọn, chớ vợ là một người bạn thân, đồng hiển vinh, chia hoạn nạn với mình, nếu lựa chỗ đương môn đối hộ mà cưới theo như thế thường, sợ e vợ chồng không hiệp ý nhau, không trìu mến nhau được, rồi để bỏ thì dở dang, còn như ráng mà chịu thì nhọc lòng cực trí mãn đời, còn thêm khổ nữa. Bà Hội Đồng nghe con nói vậy, tuy không được vui lòng, song nghĩ thầm rằng, nếu mình đi cưới vợ bướng cho nó e nó không chịu rồi thì vợ chồng cắn đắng khó lòng, nên mới đình sự ấy không tính tới nữa.
Hồ Biểu Chánh
Một Chữ Tình
Chương 3
Bác Ái tuy bị cha mẹ ngăn cản đi Tây không được, phải ép chí ở nhà, nhưng mà ở nhà cũng làm vui vẻ như thường, cũng giữ tánh tình như cũ, chớ không phải như trẻ ngang ngạnh, hễ bó buộc thì để lòng phiền cha mẹ, hay là như đứa cùng trí, hễ thất vọng thì sanh chứng hoang đàng xài phá. Từ ngày anh ta nhứt định ở nhà làm ruộng, thì chẳng chơi bời với ai hết, trừ ra mấy nhà trong vòng bà con anh em thì có tới lui một ít lần, chớ còn người dưng, dầu ở trước cửa hay ở sau vườn, anh ta cũng không chịu bước chơn đến. Anh ta thường xin tiền mẹ rồi gởi lên Sài Gòn mua bốn năm thứ nhựt báo mà xem và gởi qua Tây mua sách, nhứt là mua mấy bộ tiểu thuyết hay để dành mà đọc. Anh ta lại xin phép cha rồi dọn trọn một cái chái nhà phía trên để làm thơ phòng, trong phòng ngủ thì để một cái gường sắt mùng nệm gối mền đều tinh khiết. Trên cái đầu gường có một cái tủ cẩm lai, đựng quần áo đầy dẫy, nào là đồ mát may bằng lụa trắng để bận trong nhà, nào là đồ Tây cổ bẻ bằng vải xám, vải vàng để mặc đi bắn chim hoặc đi thăm ruộng, nào là đồ Tây cổ bẻ bằng nỉ trắng hoặc nỉ màu để mặc đi chợ hoặc thăm bà con. Dựa chưn giường thì để giầy đủ thứ: Đi trong nhà thì giày cườm, giày da láng, dép Nhựt Bổn, dép Bắc Kỳ, đi ra ngoài thì giày thứ trắng để đi nắng, thứ vàng để đi chơi, thứ đen để đi ruộng. Dựa cửa phòng thì móc nón cũng nhiều thứ: thứ nỉ đội ban đêm, thứ trắng đội che nắng. Trong phòng lại có một cái bàn gõ mặt cẩm thạch, để rửa mặt gội đầu, và cũng để có một cái bàn nhỏ với một cái ghế ngồi, để khi nửa đêm thức dậy chong đèn đọc sách. Trong phòng ngủ mở cửa bước ra thì gặp thơ phòng. Chính giữa để một cái bàn viết bằng cây giá tị, trên bàn giấy, viết, mực chẳng thiếu món chi. Phía trong có một cái tủ kiếng đựng sách, phía ngoài có một cái kệ chứa nhựt trình, bên tay mặt thì giăng một tấm màn lớn bằng vải bông mà ngăn cho phân biệt để ngồi viết, hoặc đọc sách, khỏi ai ngó thấy, còn bên tay trái, dựa vách tường, thì có một cái ghế dài đặng khi ngồi mệt thì nằm mà đọc nhựt trình cho khỏe. Dựa bên cái ghế dài ấy có sẵn một cái cửa sổ, hễ mở thì ngó ra vườn thấy hàng sa bô chê (sapotier) trồng xen theo mấy hàng cau, trái đơm đầy nhánh là là gần sát đất, dường nhem thèm trẻ nhỏ đặng cho nó rờ rẫm tối ngày chơi, ngó xa xa lại có hai cây sứ trắng, bông trổ giáp mấy đầu nhành mà không có một lá. Bác Ái muốn cho chỗ thơ phòng vui vẻ nên có gởi lên Sài Gòn mua bốn tấm tranh vẽ dầu, một tấm vẽ mặt trời mọc, một tấm vẽ mặt trời lặn, một tấm vẽ đêm vắng trăng trong, còn một tấm vẽ bờ sông cây cỏ u nhàn thanh tịnh, dưới sông có một người con trai với một nàng mỹ nữ bơi một chiếc thuyền nhỏ dạo chơi, trai liếc gái rất hữu tình, gái nhìn trai coi phỉ chí, Bác Ái dọn chỗ ngủ, chỗ chơi tốn hao rất nhiều, song vợ chồng ông Hội đồng vì cưng con, mà lại thấy con biết nghe lời, nên quyết làm cho vui lòng con, bởi vậy tốn hao bao nhiêu cũng chẳng tiếc. Bác Ái ở nhà thong thả muốn chơi chỗ nào tự ý, muốn ngủ giờ nào tùy thích, cha mẹ chẳng hề sai biểu chi hết. Tuy vậy mà bởi bổn tánh kỹ càng, sở hành có tuần tự đã quen rồi, nên phân ngày giờ, khi học khi chơi đều có chừng, chớ không phải ở không luông tuồng như mấy cậu con nhà giàu có ở trong làng trong ruộng vậy. Sớm mai hễ đồng hồ 6 giờ thì thức dậy, khi thì ăn cháo, khi thì uống sữa bò, rồi thì biểu bạn chèo ghe lường, bữa thì ngồi xuống bơi một mình đi thăm ruộng. Đúng bữa cơm thì trở về, ăn cơm rồi nói chuyện chơi với em út trong nhà đến đứng bóng mới vào phòng ngủ trưa. Hai giờ chiều thức dậy thì ngồi tại thơ phòng xem nhựt trình, hoặc đọc sách cho đến 4 giờ rưỡi trời đã dịu nắng, mới thay áo quần rồi đi dọc theo mé rạch Ông Chưởng hóng mát. Tối về ăn cơm rồi thì về thơ phòng đọc sách cho đến 10 giờ khuya mới ngủ. Ngày thường bữa nào cũng làm như vậy, duy có chúa nhựt thì không đi thăm ruộng, lấy súng hai nòng của anh là ông Cai Tổng Tâm rồi mang đi bắn chim, bắn cò chơi. Tá Điền thấy Bác Ái nhỏ lớn mắc học hành chẳng hề ngó đến ruộng rẫy, nay lại cắc cớ lãnh phần đi coi ruộng, thì ai cũng cười thầm, tưởng rằng Bác Ái làm bộ đặng đi chơi cho giải khuây, chớ có biết cách gieo mạ, cấy lúa, coi gặt, giữ chim ra làm sao mà sai khiến nông phu được. Chẳng dè Bác Ái đến đâu cũng chỉ biểu hẳn hoi, thấy ai trễ thì rầy la nói sao không lo, thấy lúa bỏ ngoài đồng thì sai người gìn giữ bởi vậy cho nên tá điền hết dám dễ duôi nữa, ai cũng đều lo làm cho hoàn thành phận sự đặng khỏi tiếng quở rầy. Mà chẳng phải tá điền của ông Hội đồng thấy Bác Ái xem xét kỹ lưỡng nên đem lòng kính sợ mà thôi, thậm chí hương chức trong làng thấy Bác Ái tuy ngôn từ cang trực, tuy cử chỉ tự do, song chẳng khi nào thất lễ với ai, mà nhứt là thấy con gái dầu đẹp cho mấy đi nữa, cũng chẳng hề ghẹo chọc, thì ai ai cũng đều kiêng nể. Một buổi chiều gió rung cây mát mẻ, sông dẫy nước dầy, Bác Ái ở trong phòng đương thay đổi áo quần đặng đi dạo chơi cho tiêu khiển, bỗng nghe phía chái dưới có tiếng con gái nói chuyện với mẹ mình, tiếng nói nghe lảnh lót và dịu dàng, khiến người vô ý cũng phải lắng tai, dầu kẻ đeo sầu cũng phải nguôi dạ. Bác Ái lật đật mặc áo, tính bước ra coi ai mà nói tiếng tốt vậy. Trong thơ phòng vừa mở màn lên thì thấy mẹ đương ngồi tại bộ ván phía chái dưới mà ăn trầu, trước mặt có để một dĩa quít, còn dựa cửa sổ thì có một nàng con gái, chừng 16, 17 tuổi, mặc áo nhiễu tím, quần lãnh đen, cổ đeo cây kiềng vàng chạm với một sợi dây chuyền, tay mặt đeo một chiếc vòng mắt tre, tay trái đeo một chiếc vàng chạm nhá, đương ngồi trên ghế mây, một tay thì để trên bắp vế, còn một tay thì chống trên bàn vuông. Bác Ái vừa gài cổ áo vừa xâm xâm đi lại, nón nỉ thì cập trong nách, cặp mắt thì ngó châm bẩm nàng ấy, thấy nước da đã trắng mà nhờ áo tím họa thêm, lại nhờ hai trái tai có đeo hột xoàn chiếu nữa, nên gương mặt nhìn sáng rỡ. Bác Ái đi vừa đến đầu bộ ván chỗ Bà Hội đồng ngồi, thì nàng nọ vừa đứng dậy chắp tay "Thưa anh Tư …" tiếng nghe ngọt ngào, miệng như hoa nở. Bác Ái bợ ngợ không biết là ai, bà Hội đồng thấy vậy nói rằng: “Con không biết nó hay sao? Con của mợ ba con đó đa.” Bác Ái lại liếc nàng nọ rồi hỏi mẹ rằng: - Mợ ba nào? Bà Hội đồng nói tiếp rằng: - Mợ Hương sư con ở trển chớ mợ ba nào! Con nó lớn rồi nó quên bà con láng giềng hết! Bác Ái nghe nói chưng hửng, trở lại bộ ghế giữa ngồi rồi nói rằng: - Té ra là cô Hai đây sao? Lâu gặp quá nên có nhớ đâu. Nàng nọ nói: - Em xuống thăm cô dượng hoài, anh mắc đi học nên ít hay gặp. Bác Ái hỏi: - Mợ ba trên nhà mạnh em há? Nàng nọ nói: - Thưa mạnh … Má em nghe nói anh thi đậu thì mừng hết sức, xưa rày tính xuống thăm anh, mà mắc nhà đơn chiếc lặn giặng hoài chưa đi được! Bác Ái thò tay lấy thuốc đốt hút rồi nói rằng: - Tôi về hổm nay gần hai tháng mà chưa lên thăm mợ ba được, thiệt là lỗi quá. Nàng sợ Bác Ái tưởng mình nói như vậy là cố ý trách móc, nên liền đáp rằng: - Anh thi đậu mới về, bà con mừng phải đến thăm anh chớ ở nhà có sao đâu mà anh phải đến thăm. Nàng nói dứt lời rồi ngó Bác Ái mà cười. Bác Ái bợ ngợ nên nín thinh, nàng mới tiếp mà nói rằng: - Hôm nọ em thấy anh ngồi ghe đi đâu ngang qua nhà em đó, mà có mang súng nữa vậy? Bác Ái ngó ngay rồi đáp rằng: - À phải! Hôm trước tôi có đi bắn qua phía trển một lần. Bà Hội đồng chen vào nói rằng: - Con Hai nó đem cho một dĩa quít đường đây, mợ ba mở trồng quít lớn quá, con ăn thử coi ngọt hay không? Bác Ái đứng dậy lấy một trái lột ăn, rồi khen nước nhiều mà lại ngọt nữa. Ăn quít xong rồi Bác Ái mới thưa mẹ và kiếu nàng nọ đi chơi. Ra khỏi cửa ngõ, đứng ngẫm nghĩ coi phải đi lên hay đi xuống. Không biết vì chiều bữa trước đã dạo chơi phía dưới rồi nên bữa nay không muốn đi xuống nữa, hay là vì nghĩ cô Hai một lát sẽ đi về, nếu đi lên thì ắt sẽ gặp cô, nên đứng ngẫm nghĩ một hồi rồi lại đi lên phía trên. Bác Ái một tay thì cầm điếu thuốc, còn một tay thì đút vô túi quần tây, đi chầm chậm trên bờ, dựa mé rạch ông Chưởng, khi thì đứng coi trẻ nhỏ tắm lội đua, khi thì vác đất liệng chim sâu nhảy nhót trên cành quít. Bác Ái đi được khúc xa xa, tới một cái cầu ván bắc ngang qua xẻo Ông Thục, bèn đứng trên cầu mà ngó về trong đồng, thấy đồng ruộng mênh mông, lúa có chỗ chín, có chỗ còn đương trổ rồi gió chiều thổi oặt qua ngả lại, xem chẳng khác nào như vừng hồng chiếu mặt biển, sóng dợn thấy canh vàng. Đầu cầu phía bên nầy có mấy bụi tre gió thổi đưa trèo trẹo dường như ai đưa võng bên tai, còn đầu cầu phía bên kia có một cái nhà lá xiêu vẹo, cửa im lìm chẳng khác chòi hoang miễu bỏ. Bác Ái nhìn cảnh thú u nhàn, hấp thanh phong mát mẻ, trong lòng thơ thới, ngó vô đồng coi mấy người làm ruộng bươn bả đi về, bỗng nghe có tiếng bước động đất liền day lại thì thấy cô cho quít hồi nãy đã đi gần tới. Cầu lót bằng hai tấm ván xuôi, nếu hai người tránh nhau trên cầu ắt phải đụng nhau, bởi vậy cho nên Bác Ái thấy cô đi gần tới liền đi riết qua đầu cầu bên kia rồi đứng nép bên đường mà tránh. Cô nọ qua cầu rồi đứng ngay mặt Bác Ái mà nói rằng: - Anh đi chơi tới trên nầy sao? Bữa nào có đi phía trên nầy anh ghé nhà em chơi. Nhà em ở gần đây, đi tới một chút nữa thì tới. Bác Ái nghe nói thì gật đầu, còn miệng thì chúm chím cười. Cô nọ nói: - Thôi anh ở đó chơi. Thưa anh em về. Mà anh biết nhà em hay không? - Biết chớ! Cô về xin thưa dùm tôi kính lời thăm mợ Hương nhé! Rồi hai người bỏ đi, cô nọ thì đi lên, còn anh ta qua cầu rồi lần lần đi về. Cô nầy tên là Trần Xuân Hoa, vốn là con của ông Hương sư Trần Văn Thể, nhà ở cách nhà ông Hội đồng Thời chừng một ngàn thước Tây. Xuân Hoa chẳng có anh em chi hết. Khi mới được bảy tuổi thì cha chết, lúc ấy trong nhà tiền bạc không có dư, duy có 12 mẫu ruộng, mỗi năm nếu ra công mà làm thì té được chừng một ngàn giạ lúa, còn như cho người ta mướn góp có bốn trăm giạ mà thôi. Bà Hương sư là một người đàn bà có hạnh, chồng chết không đành tái giá, cố tâm thủ tiết mà nuôi con, đã vậy mà bà lại giỏi giắn trong việc làm ăn, nên chồng chết để của cải không bao nhiêu, mà trong mười năm bà làm ra của thêm nhiều, bây giờ huê lợi mỗi năm kể đến, bốn năm ngàn giạ lúa, còn nhà thì bà dỡ nhà lá cũ rồi bà cất lại một cái nhà ngói ba căn chái, vách gạch, cửa cuốn coi đẹp đẽ lắm. Trong làng trong tổng, người có vợ ai cũng đều phân bì trách vợ mình sao không giỏi được nhưa bà Hương sư Thể, còn người góa vợ lại muốn chấp tơ nối chỉ, tính thầm hễ cưới bà Hương sư nầy thì chắc mau giàu. Tuy bên tai rền tiếng quyển (1) giọng kèn, ngoài ngõ ong qua bướm lại, nhưng bà Hương sư Thể làm mặt ngơ tai điếc, đêm thì quyết chí dạy con cho nó biết đủ công dung ngôn hạnh, đặng ngày sau xuất giá nó hiểu nghĩa vợ chồng, biết đạo làm dâu, ngày thì gia công coi bạn cho nó siêng lo cày cấy trục bừa, tính làm cho có của để lại cho con, đặng sau nó khỏi nghèo nàn lam lũ. Xuân Hoa nhờ mẹ chỉ từ chút, dạy từ lời, nên 17 tuổi mà vá may, nấu nướng, bánh trái, thêu thùa, mọi việc trong nhà chẳng hề thua sút ai, lại có nhờ ông Giáo Hạp là cụ giáo làng ở gần nhà, ông dạy dùm nên biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ nữa. Bà Hương sư dạy con thiệt là ân cần, nhưng mà vì bởi bà là một người ở trong chốn thôn quê, dạy con thì chỉ dạy cho nó thông thạo việc gia đình thôi, chớ không dè còn phải tập cho nó quen cách giao tiếp với người ngoài nữa, bởi vậy thuở nay Xuân Hoa chẳng hề có đi đám cưới, đám hỏi, mà cũng chưa từng ngồi nói chuyện với khách lạ. Trong nhà Bà Hương sư lại còn cấm nhặt tôi tớ không được nói đến sự Xuân Hoa lấy chồng, bởi vì bà sợ con gái nghe những lời như vậy, nó mất nết đi. Tại cách giáo dục như vậy, nên Xuân Hoa tới tuổi đó, là tuổi con gái nào thấy trai cũng mắc cở, mà cô ta gặp Bác Ái là một chú trai đẹp đẽ, tuy ở trong xóm mà không quen, song nói nói, cười cười chẳng chút chi bợ ngợ, coi cũng như gặp một người thân hay là gặp một chị em bạn gái vậy. 1. Sáo
Hồ Biểu Chánh
Một Chữ Tình
Chương 4
Bực thanh niên tân học đã từng xem những chuyện kỳ duyên, đã có đọc nhiều bài xảo ngộ, đến lúc tuổi được vài mươi rồi, thì phần nhiều thấy gái hay động tình, nằm đêm tư tưởng. Có người cũng vì ái tình tràn trề lai láng trong lòng không ngăn được nên đánh quần đánh áo rồi đi tìm hoa đợi nguyệt, sớm trong vườn mận, tối núp cội đào, làm cho có khi phải hại nghĩa dơ danh, lắm lúc phải đeo sầu nuốt thảm. Lê Bác Ái cũng là một trai thanh niên ham đọc tiểu thuyết, nhứt là ưa đọc tiểu thuyết nói về ái tình, nhưng anh ta có một cái chủ ý khác hơn các bạn đồng song, là anh ta đọc tiểu thuyết thì lựa mấy quyển của đại gia văn chương đặt mà thôi, chớ không chịu xem những truyện gió trăng thô tục. Có lẽ vì anh ta đọc tiểu thuyết nhiều, nên ái tình của anh ta lần lần dồn dập trong lòng, rồi có đêm nằm một mình vắng vẻ, nghe chim kêu trên cội, nghe dế gáy bên màn, thì bồi hồi dạ ngọc, tư tưởng bạn vàng. Mà có lẽ nhờ anh đọc tiểu thuyết thanh cao, nên ái tình của anh ta dồn dập mặc dầu, song chẳng hề tràn ra đến ngoài rồi đụng đâu vướng đó, như nhiều ái tình của bạn thanh niên khác. Ấy vậy Bác Ái chẳng phải là chẳng có ái tình, nhưng vì ái tình anh ta cao sâu nên về nhà ở đã mấy tháng rồi chưa ai thấy mở miệng ghẹo nguyệt trêu hoa một lần nào hết. Chiều bữa đó, Bác Ái tình cờ gặp Xuân Hoa lại may mắn được chuyện vãn, đã xem thấy rõ ràng môi son má phấn, tướng yểu điệu, dạng ngồi đoan trang, mà lại còn được nghe tiếng nói thanh như hơi đờn, giọng cười êm như nước chảy, nhưng mà anh ta lần bước trở về nhà cũng không để ý đến, trông ra chẳng khác nào như đã gặp mấy cô bần hàn lam lụ ở quanh quất trong làng. Chiều ăn cơm rồi anh ta cũng vào thơ phòng đọc sách. Anh ta đương đọc quyển tiểu thuyết của Honoré de Balzac đề tựa là Eugénie Grandet . Đêm ấy anh ta đọc tới đoạn chàng Charles với cô Eugénie dắt nhau ra sau vườn ngồi núp dưới nhánh cây mà hẹn hò vàng đá, thì anh ta trong lòng ngơ ngẩn rồi lại châu mày, mới xếp quyển tiểu thuyết để trên bàn, rồi nằm ngay ghế dài, mắt ngó ngọn đèn mà tư tưởng. Trong nhà ai nấy đều ngủ hết, anh ta nằm suy nghĩ một hồi lâu, nghe tứ bề vắng vẻ im lìm, mới thở dài một cái rồi ngồi dậy đi lại đứng dựa cửa sổ mà ngó ra ngoài vườn. Bóng trăng rọi mấy nhành cây chấp chóa, ngọn gió đưa mùi bông sứ thơm tho. Người đương bận vì tình, mà cảnh lại giục động tình, bởi vậy nên Bác Ái chẳng vui, lật đật khép cửa sổ rồi tắt đèn đi ngủ. Nằm mắt nhắm trót một giờ mà không ngủ, ban đầu mơ màng thấy nàng Eugénie với chàng Charles đương kề vai dưới cội, thì thầm tâm sự với nhau, rồi nhớ đến cô Xuân Hoa gặp hồi chiều thì lại hồi hợp trong lòng, muốn bỏ qua để tưởng tới chuyện khác mà không bỏ qua được. Anh ta nhớ từ tướng ngồi, bộ đứng cho đến tiếng nói giọng cười, nhớ cô ngồi chỗ nào, nhớ cô hỏi làm sao, mình đáp lại làm sao, nhớ nước da cô trắng, gương mặt cô tròn, nhớ ngón tay cô dài, hàm răng cô khít. Bác Ái tưởng tượng những chuyện hồi chiều thì thấy cũng như đương có trước mặt, nhưng mà nhớ vậy, tưởng như vậy, chớ chẳng hề có ngụ đến cảnh hoa nguyệt chút nào. Lòng ngổn ngang trí lôn xộn, tưởng việc nầy nhớ chuyện nọ, đến 11 giờ khuya mòn mỏi rồi mới ngủ quên. Rạng ngày sau Bác Ái thức dậy ăn cháo rồi bơi xuồng đi thăm ruộng như thường. Lên tới vàm xẻo Ông Thục anh ta ngó thấy chiếc cầu chỗ mình đứng chơi rồi gặp cô Xuân Hoa hồi chiều hôm qua, thì trong trí lại bắt gặp cô ta, nên tính bữa nào rảnh sẽ lên thăm mợ Hương sư chơi một lát. Gần tới vàm kinh Chà Và là chỗ đi vô ruộng, anh ta ngó tới trước, thấy nhà bà Hương sư Thể ló nóc đỏ lòm. Anh ta muốn bơi thẳng lên đó, rồi lại nghĩ thầm rằng: “Bây giờ nước ngược bơi lên đó thêm mệt, chi bằng mình vô thăm ruộng rồi bận về nước xuôi mình sẽ lên chơi chẳng muộn gì”. Nghĩ như vậy rồi rẽ vô kinh Chà Và. Đến trưa Bác Ái trở về, ra tới vàm kinh anh ta cũng muốn lên thăm bà Hương sư nữa, song mới vừa day xuồng bơi lên được vài dầm rồi anh ta lại nghĩ thầm rằng: “Mình bận áo quần không được sạch, nếu lên thăm mợ mà y phục như vầy thì khó coi, thôi để bữa khác sẽ thăm không gấp gì lắm”. Nghĩ thầm như vậy nên quày xuồng mà về. Chiều lại Bác Ái cũng tắm gội rồi thay quần áo sạch sẻ đi chơi. Khi trong thơ phòng lấy nón bước ra, anh ta tính bữa nay anh đi trở xuống phía dưới, mà chừng ra đến ngõ rồi lại đổi ý nên lần bước đi lên phía trên như hôm qua. Lên tới cầu xẻo Ông Thục anh ta đứng lặng thinh ngó vô đồng, nhưng nếu có ai cố ý coi thì một lát anh ta day mặt ngó lên phía trên một cái, dường như trông chừng coi có ai trên đó đi xuống hay không vậy. Anh ta đứng một hồi rồi thủng thẳng đi lần lên nhà, tới ngay vàm kinh Chà Và thì đã thấy nhà bà Hương sư Thể. Anh ta móc đồng hồ vàng trong túi ra coi, thì mới bốn giờ rưỡi, nên men men đi lên hoài, tính thừa dịp nầy lên thăm mợ Hương sư chơi coi nhà cửa dọn dẹp thế nào mà cha mẹ mình thường hay ngợi khen mợ là người vén khéo. Bác Ái vừa bước vô sân, ba con chó ở trong nhà chạy ra sủa vang rân. Anh ta đứng lại. Xuân Hoa bước ra cửa la chó rồi chào hỏi và mời vô nhà. Xuân Hoa mời Bác Ái ngồi rồi nói rằng: “Anh Tư ngồi chơi, má tôi mới đi ra sau vườn. Để tôi biểu ra mời má tôi vô”. Xuân Hoa vừa nói vừa cười mặt vui vẻ, bộ gọn gàng lắm. Cô ta kêu đứa ở biểu ra sau vườn mời mẹ, rồi day lại hầu chuyện với Bác Ái, chẳng có một chút chi bợ ngợ hết. Bác Ái ngồi ngó cùng trong nhà coi dọn dẹp thế nào, mà ngó quanh ngó quất rồi thì cũng ngó lại Xuân Hoa hoài. Bà Hương sư bước vô mừng rỡ hỏi thăm lăng xăng rồi biểu Xuân Hoa coi hái quít, hái mận đem cho Bác Ái ăn chơi. Xuân Hoa đi xuống nhà sau một hồi rồi bưng lên một dĩa quít với một dĩa mận để trên bàn, ngay trước mặt Bác Ái vừa cười vừa nói rằng: “Ở đồng ở ruộng chẳng có chi quí, vậy mời anh ăn thử ít trái cây trồng trong vườn”. Bà Hương sư lại tiếp mà nói rằng: - Ăn chơi cháu. Mận của mợ trồng tuy coi không được tốt trái song nước nhiều là lại ngọt hơn mận của người ta lắm. Lúc Xuân Hoa bưng trái cây lên, Bác Ái ngồi mắt thì ngó dĩa mận với dĩa quít mà lại thấy luôn hai bàn tay của Xuân Hoa trắng trong, hai cườm tay tròn vình. Anh ta ăn một trái quít và một trái mận rồi kiếu ra về. Bà Hương sư nói rằng: - Cháu từ nhỏ tới lớn mắc đi học nên ở theo chợ búa quen rồi, bây giờ ở đồng có lẽ buồn lắm há? Cháu có buồn thì đi lên trên nầy mà chơi. Mợ vô tình quá, cháu về mấy tháng nay rồi mà mợ chưa đi thăm được. Bác Ái ra ngoài đường rồi ngó ngoái lộn vô nhà thấy Xuân Hoa còn đứng tại cửa ngó theo. Đêm ấy Bác Ái nằm thấy Xuân Hoa đứng trước mặt, nghe Xuân Hoa nói bên tai hoài, đọc sách mà không hiểu nghĩa, nhắm mắt mà không ngủ được. Anh ta nhớ lời bà Hương sư mời ăn mận nói rằng: “Mận của bà tuy coi không được tốt trái song nước nhiều là lại ngọt hơn mận của người ta” thì anh ta nghi cho bà Hương sư có ý muốn nói xa nói gần mà khoe đức hạnh của con, rồi anh ta lại nhớ khi từ giã ra về, Xuân Hoa đứng tại cửa ngó theo thì anh ta lại nghi Xuân Hoa có ý gì với mình đây chớ chẳng không. Tuy Bác Ái nhớ mấy việc ấy thì mừng thầm, nhưng mà anh ta nghi mà thôi, chớ chưa dám chắc bà Hương sư đã sẵn lòng mà Xuân Hoa đã chú ý. Ông Hội Đồng còn một sở ruộng nữa ở trên làng Kiến An, nếu đi lên đó thì phải đi ngang nhà Xuân Hoa. Sáng bữa sau Bác Ái không đi thăm ruộng trong kinh Chà Và nữa, lại bơi xuồng đi, mà đi lên ruộng Kiến An hoài, không vào kinh Chà Và nữa. Hễ đi ngang qua nhà bà Hương sư thì anh ta liếc mắt dòm chừng coi có Xuân Hoa đứng trước cửa hay không. Ngày nào ngó thấy Xuân Hoa thì vui vẻ vô cùng, còn ngày nào không ngó thấy thì về nhà ăn không biết ngon, nằm không ngủ được. Có bữa gặp Xuân Hoa ngồi giặt áo, hoặc rửa rau dựa mé sông thì anh ta lật đật chào hỏi, rồi về nhà ngủ không được, cứ nằm trăn trở thao thức hoài. Nếu không thấy mặt luôn hai bữa thì chiều anh ta đi chơi ắt đi lên thẳng nhà mà thăm. Người trong nhà nếu ai có ý cũng đều thấy Bác Ái quyến luyến Xuân Hoa. Đã vậy mà anh ta thường khen ngợi bà Hương sư, lại hễ nói chuyện gì với ai anh ta cũng kiếm thế mà xen bà Hương sư Thể vô hết thảy. Có lẽ bà Hội đồng hiểu ý con và muốn thử coi nó có tình ý gì với Xuân Hoa hay không, nên đêm nọ bà đương ngồi nói chuyện với chồng con, bà mới nói rằng: - Mợ Hương sư có một đứa con gái đích đáng quá. Thằng chồng nào gặp vợ như con Xuân Hoa đó thiệt là có phước lắm. Bà liếc mắt dòm coi thì thấy Bác Ái mắc cở, cúi mặt xuống ghế không nói chi hết, mà bộ suy nghĩ lắm. Bà liền nói tiếp rằng: - À, con coi Xuân Hoa vừa ý con hay không? Nếu con chịu má đi nói cho. Bà vừa nói cừa cười. Bác Ái đứng dậy đi vô buồng, vừa đi vừa nói rằng: - Thủng thẳng vậy chớ. Để con dọ coi ý tứ nó thế nào đã. Cách ít ngày Bác Ái đi chơi chiều, lên tới ngang vườn chuối cai tuần Bộn, may gặp Xuân Hoa ở trên đi xuống. Bác Ái vừa ngó thấy thì trong lòng hồi hộp, ngực nhảy thình thịch, tính thừa chỗ vắng vẻ nầy tỏ tình dan díu của mình rồi dọ thử coi cô nọ có ý gì với mình chăng. Tính như vậy mà chừng Xuân Hoa đi tới thì nghẹn ngào không nói được. Xuân Hoa thấy Bác Ái thì chúm chím cười và hỏi rằng: - Thưa anh Tư đi chơi. Anh đi chơi xa dữ há. Bác Ái bợ ngợ, hỏi cô nọ đi đâu rồi để cô đi tuốt không tỏ tình dọ ý chi hết. Xuân Hoa đi khỏi rồi, Bác Ái đứng ngó theo tức giận thầm trong bụng, tức là vì mình chẳng phải đứa quê mùa dốt nát mà sao gặp một cô gái như vậy lại hồi hộp nói không ra lời, còn giận là vì có cơ hội may mắn đặng cho mình tỏ tình riêng của mình với cô ta, nếu mình để cho cô ta đi tuốt rồi thì biết ngày nào mới có dịp tốt như vầy nữa. Anh ta đứng ấm ức một hồi rồi nghĩ rằng cô nầy cổ đi xuống chắc sau một lát nữa cổ cũng trở về, vậy thì mình thơ thẩn ở đây mà chờ, đặng bận về mình nói. Anh ta đứng chấp tay sau đít ngó mông ra sông, sắp ý lựa lời đặng chờ Xuân Hoa trở lên, anh ta vừa ngó thấy thì trong lòng lại bối rối nữa, quên hết mấy lời đã đã lựa, mấy ý đã tính, nên chừng cô ta đi tới anh ta chẳng nói chi được, duy nói có mấy tiếng nầy mà thôi: “Cô Hai, cô đứng lại tôi nói chuyện nầy một chút”. Xuân Hoa đứng lại rồi cười hỏi rằng: - Anh nói chuyện chi? Bác Ái nói: - Chẳng dấu chi cô, tôi thấy cô tôi thương quá. Xuân Hoa nói: - Ê! Anh quỉ nà. Nói rồi Xuân Hoa bỏ đi, cách ít bước lại ngó lại và cười và nói rằng: - Bữa nào có rảnh lên nhà chơi nghe hôn anh Tư. Bác Ái đứng trân trân, nửa hổ thẹn nửa thảm sầu, nên lần bước trở về ăn cơm rồi rút vô thơ phòng nằm dàu dàu, không đọc sách mà cũng không nói chuyện với ai hết. Mấy bữa sau anh ta không đi thăm ruộng nữa, mà cũng không đi chơi, cứ nằm trong phòng, tay cầm sách hoặc nhựt trình, mà trí thì suy nghĩ mấy lời của Xuân Hoa hoài chớ không đọc được gì hết. Cha mẹ thấy cử chỉ khác thường, sợ con đau nên hỏi thăm, thì Bác Ái dối lời rằng nhức đầu nên đi ruộng không được. Ngày Bác Ái mới gặp Xuân Hoa một lần đầu rồi về nằm đêm nhớ tới cô ta, thì Bác Ái không dè cuộc hội ngộ thình lình như vậy mà kết thành mối ái tình trong lòng mình được. Ngày qua đêm lại lần lần anh ta cứ nhớ Xuân Hoa hoài, nhứt là ban đêm vắng vẻ, nằm trong phòng một bóng đèn, thì lòng lại thường hoài vọng trí lại hay tương tư, rồi lúc đi ruộng hoặc đi chơi thì ý lại muốn ghé nhà bà Hương sư đặng thấy mặt Xuân Hoa nữa, chừng ấy anh ta mới biết cô Xuân Hoa đã khêu lửa lòng của anh ta rồi. Mà chừng anh ta biết như vậy thì lại càng xốn xang thao thức chịu không được, ngày như đêm, trong trí cứ tưởng nhớ tới Xuân Hoa, cứ trông mong cho gặp Xuân Hoa, có khi lại ước phải chi ai xuôi khiến cho gặp Xuân Hoa vào chốn phòng riêng của mình rồi giao mặt kề vai mà dọ thử tình nhau cũng như chàng Charles với Eugénie trong quyển tiểu thuyết Eugénie Grandet của Honoré de Balzac vậy. Có đêm anh ta suy nghĩ rồi tính tỏ thiệt niềm riêng với cha mẹ đặng xin cha mẹ cậy mai đến nói mà cưới Xuân Hoa. Nhưng mà tính như vậy rồi anh ta lại nghĩ mình thương Xuân Hoa không biết cô ta có tình gì hay không, nên dục dặc không dám hở môi, muốn để dọ coi như ý hiệp tâm đầu rồi sẽ tỏ bày với cha mẹ. Buổi chiều nọ Bác Ái gặp Xuân Hoa ngang vườn chuối cai tuần Bổn, phân tỏ mấy lời, đó là có ý muốn ướm thử lòng Xuân Hoa, chẳng dè Xuân Hoa đối đáp rất vô tình, làm cho anh về thối chí, tưởng cô ta không có tình chi với mình hết. Anh ta quyết lắp vùi tình ái cho thảnh thơi mà chờ khách đồng tâm, nào dè làm quên chừng nào lại càng nhớ thêm chừng ấy, lòng bắt buồn, trí bắt lảng, ngẩn ngơ dã dượi như người thất chí, như kẻ không hồn. Anh ta tính giận Xuân Hoa mà giận không đành, rồi tính thương Xuân Hoa mà thương không đặng. Nỗi niềm đến thế anh ta mới biết dây ái tình đã buộc anh ta vào cô Xuân Hoa chặt rồi, chắc là khó bứt dứt cho được. Anh ta nghĩ như vậy mới tính lập thế khác dọ ý Xuân Hoa nữa. Anh ta nghĩ Xuân Hoa tuổi còn nhỏ mà lại tánh quê mùa, chắc là tại mắc cở nên không chịu tỏ tình dan díu. Vậy thì mình phải giả chước đi xa không ở nhà nữa coi Xuân Hoa hay việc như vậy có tỏ sắc buồn hay không. Nếu cô nghe mình đi mà buồn thì lòng đã trìu mến mình rồi, còn như nghe mà không buồn thì chẳng có ý chi với mình hết. Bữa nọ Bác Ái gặp Xuân Hoa liền nói rằng: - Em Hai, em ở nhà mạnh giỏi nghe hôn. Xuân Hoa mới nghe thì chưng hửng nên hỏi rằng: - Anh đi đâu? Bác Ái làm mặt buồn hết sức mà nói rằng: - Qua đi Bắc Kỳ! Xuân Hoa ngó ngay mà hỏi nữa rằng: - Anh đi chi vậy? Bác Ái nói: - Ở nhà buồn quá chịu không được, nên tính đi học thêm ít năm. Xuân Hoa vừa cười vừa nói: - Từ nhỏ tới lớn anh ở chợ quen rồi nên về ở đồng anh chịu không được. Thôi anh đi mạnh giỏi nhé. Xuân Hoa nói mấy lời rồi kiếu mà đi, chẳng tỏ ý dan díu chi hết. Bác Ái về nhà nằm nghĩ thầm, chắc là tại Xuân Hoa còn nhỏ nên chưa kết được ái tình, bởi vậy mới xin cha mẹ cho đi Bắc Kỳ chơi ít tháng đặng dọ coi mấy trường Cao Đẳng ngoài Hà Nội dạy dỗ như thế nào, rồi lựa coi nên học trường nào đặng qua năm tới sẽ xin học. Cha mẹ tin như lời, nên cũng vui lòng để cho Bác Ái đi chơi.
Hồ Biểu Chánh
Một Chữ Tình
Chương 5
Bác Ái ra đi tính thầm rằng mình ở nhà, Xuân Hoa thấy mặt hoài nên khó mà chấp mối ái tình cho được, có lẽ cách mặt một ít lâu cô nhớ tới mình rồi lần lần mới biết thương. Chừng mình về chắc cô đã đổi ý khác hơn xưa, mà ví dầu cô còn hẫng hờ như cũ, thì mình sẽ giả chước đi cưới vợ mà thử bụng cô nữa. Bác Ái tính như vậy tưởng là kế hay, lại chắc hễ trở về thì cô mừng lắm, nào dè ở chơi Bắc Kỳ hai ba tháng, chừng trở về tới nhà thì nghe nói Xuân Hoa chồng đã đi lễ hỏi rồi, còn có 20 ngày nữa thì tới lễ cưới. Bác Ái hay tin như vậy, thì khóc cũng lỡ khóc, mà cười cũng lỡ cười, ngơ ngẩn bàng hoàng chẳng khác nào như nghe sấm nổ bên tai, thấy sóng dồi trước mặt. Anh ta hỏi sấp nhỏ ở trong nhà coi ai tính cưới Xuân Hoa, thì chúng nói chàng rễ tên là Phạm Quảng Giao, con của bà Hương chủ Hiệp ở bên làng Bình Đức. Bác Ái nghe tên Quảng Giao lại càng tức giận nhiều hơn nữa, tức giận là vì mình thương Xuân Hoa mà sao Xuân Hoa lại chẳng chút đoái hoài, còn giận là giận Quảng Giao chẳng nghĩ tình đồng song, thiếu gì con gái sao lại nỡ đoạt chỗ của mình trìu mến. Bác Ái vào phòng nằm dàu dàu. Cha mẹ thấy con đi chơi mấy tháng, mà sao về lại có sắc não sầu, thì lo sợ nên theo hỏi thăm. Anh ta dối rằng đi đường xa mệt mỏi, cha mẹ tưởng thiệt, nên để cho anh an nghỉ không hỏi han đến nữa. Đêm ấy anh ta ngồi suy nghĩ, thì thức thiệt là đáng tức, song giận nghĩ không nhằm, vì tại mình muốn dọ cho chắc Xuân Hoa có ý hiệp tâm đầu với mình không nên mới hóa ra cuộc dở dang, lỗi ấy tại nơi mình, chớ Quảng Giao nào có rõ tâm sự của mình đâu mà mình trách. Anh ta nghĩ như vậy rồi lại nghĩ mình ở gần Xuân Hoa đã quen biết nhau, lại tỏ tình cùng với Xuân Hoa nữa, mà Xuân Hoa không tỏ dấu chi yêu mến mình. Còn Quảng Giao ở xa, thuở nay không nghe nói quen biết Xuân Hoa có lý nào lại biết Xuân Hoa thương mà đi nói. Hay là gặp lúc mình vắng mặt, hai đàng ở nhà qua lại gặp nhau, người uốn lưỡi, kẻ đưa tình, trộm ước thầm yêu rồi mới tính cuộc trăm năm tơ tóc. Bác Ái nghĩ đến đó thì trong lòng ấm ức lấy làm khó chịu lắm. Tuy đã biết Quảng Giao không có lỗi gì, nhưng mà trong trí cứ giận thầm hoài, cứ tìm kiếm coi tại cớ nào mà trai gái biết nhau rồi cậy mai đến nói. Anh ta suy xét hết sức, mà tìm không ra mối, đến canh khuya mới tính nhắm mắt ngủ, đặng quên phứt nỗi sầu, mà hễ nhắm mắt thì thấy Xuân Hoa với Quảng Giao ở chung với nhau một nhà, ăn ngồi cười nói với nhau anh ta lại càng thêm áo não. Sáng bữa sau Bác Ái thức dậy rửa mặt chải đầu rồi lại đứng dựa cửa sổ, miệng ngậm điếu thuốc, mắt ngó ra ngoài vườn, thấy một cặp chim trao trảo đương đứng trên nhành rỉa lông và lăng líu với nhau, anh ta nhớ đến danh phận dở dang thì lầy làm phiền muộn hết sức. Anh ta trở lại bàn ngồi lấy nhựt trình coi mà không thấy chữ, cứ thấy Quảng Giao với Xuân Hoa hoài. Anh ta giận mới lại ghế nằm, trong trí nghĩ thầm rằng mình thương yêu Xuân Hoa, muốn vầy duyên cang lệ, kết tóc trăm năm chẳng qua là muốn cho cô ta được trọn đời hưởng cảnh an nhàn, nếm mùi hạnh phúc. Nay ông tơ bà nguyệt lại xe dây chỗ khác, ấy là tại mình chẳng có duyên nợ với cô ta, vậy mình cũng chẳng nên phiền Quảng Giao tuy giàu chẳng bằng mình nhưng anh ta là trai học giỏi, lại tánh nết ôn hòa, nếu Xuân Hoa kết duyên thì trọn dời chắc cũng không cực khổ, thôi mình cũng nên mừng dùm cho cô ta. Mà hai người tính kết tóc xe tơ đây, vậy chớ đã biết ý nhau trước rồi hay chưa, đã có thương nhau không? Bác Ái hỏi thầm như vậy rồi nhớ tới những lời đàm luận với nhau lúc còn ở tại trường thì anh ta nghi Quảng Giao đi coi mắt, ngó thấy thấp thố rồi cậy mai đi nói bướng, cũng như trai trong xứ xưa nay đi cưới vợ đó vậy, chớ không bao giờ dọ ý dọ tình. Ví như hai đàng về ở với nhau may trên thuận dưới hòa, thì chẳng nói chi, còn như kẻ trâu trắng trâu đen, thì phận của Xuân Hoa là thân phận đáng kính đáng yêu, mới ra thế nào? Bác Ái nghĩ tới đó, xốn xang trong lòng chịu không được, nên ăn cơm sớm mai rồi dạy bọn dọn ghe đặng đi chợ Long Xuyên, tính qua viếng Quảng Giao hỏi coi hai đàng đã biết nhau ý hiệp tâm đầu hay không mà dám tính chuyện trăm năm tơ tóc. Ghe vừa ghé lại bến, Quảng Giao ngồi trong dòm ra thấy lật đật chạy ra mừng rỡ rồi mời vào nhà. Quảng Giao hối bạn(1) nấu nước trà đãi bạn cố giao. Bác Ái ngó quanh quất rồi hỏi: - Bác đi chơi đâu vắng? - Ờ, có chị hai tôi ở Bình Thủy về, nên má tôi dắt chỉ qua bên chợ đặng lựa mua áo mua vàng. Tôi nghe nói anh đi chơi ngoài Hà Nội mấy tháng nay, anh về bao giờ vậy? - Tôi mới về hôm qua. - Mấy tháng nay tôi đi qua bên bà gia tôi hoài, lần đầu tôi ghé thăm anh, thì bác nói anh đi khỏi, rồi mấy lần sau lần nào tôi cũng hỏi thăm thì họ nói anh chưa về, nên tôi không ghé nữa. May quá nay anh về rồi, vậy thì tôi xin mời trước anh bữa mùng mười tháng sau anh làm ơn đi đám cưới dùm tôi nhé. Bác Ái ngồi thở dài, ngó ra sân một hồi, coi bộ không được vui, rồi day vô hỏi rằng: - Anh nói bữa nào đám cưới? - Mùng mười tháng sau. - Được. Tôi về tới nhà nghe nói anh đi hỏi con mợ Hương sư, đã định ngày cưới rồi, thì tôi mừng dùm cho anh quá, nên lật đật qua đây mà khánh hạ anh. Nầy, mà ai điềm chỉ cho anh biết anh đi nói đó vậy? - Má tôi có bà con xa xa với ông chủ Tân ở bển. Cách mấy tháng trước ổng đi hầu việc quan, có ghé thăm má tôi. Ổng thấy tôi ổng mới hỏi thăm tôi đã hứa duyên nơi nào hay chưa. Má tôi nói có ý muốn nói vợ cho tôi, song chưa thấy nơi nào vừa ý nên chưa tính. Ổng mới điềm chỉ bên đó rồi hẹn ngày cho tôi với má tôi qua coi. Má tôi coi rồi thì vừa lòng lắm, nên cậy ông chủ làm mai luôn cho dễ. Chẳng dấu chi anh, thiệt tôi cũng chưa muốn cưới vợ ngặt vì tôi thấy má tôi đã già yếu rồi mà còn phải xem xét mọi việc trong nhà, thì tôi thương quá, mà ý má tôi lại quyết định đôi bạn cho tôi sớm, nên tôi không dám cãi. Theo ý tôi thì tôi tính việc làm ăn xong rồi tôi sẽ cưới, mà má tôi không chịu, nói năm tới không hạp tuổi của tôi sao đó không biết, nên định cưới trong năm nay cho rồi. Bác Ái nghe nói dứt lời, ngó Quảng Giao rồi chúm chím cười đáp rằng: - Té ra anh đi nói vợ cũng như họ. - Như họ là sao? - Nghĩa là nghe điềm chỉ rồi tới coi, rồi cậy mai đi nói cưới nhầu, chớ anh không biết anh có thương đàng gái hay không, mà anh cũng không hiểu đàng gái có thương anh hay không. - Ối! Thuở nay người ta làm sao, mình cứ làm như vậy, biết sao là không thương. Anh cứ nói theo phong tục bên Tây hoài! Mình là Việt Nam cứ làm theo Việt Nam, miễn là xong thì thôi. - Anh nói kỳ quá! Việc vợ chồng là việc trọng, anh không dò trong lóng đục, anh cưới liều như vậy thoảng như về ở với nhau chị vợ chỉ không có chút lòng nào thương anh, thì anh vui sao được còn như anh không thương chỉ anh hất hủi chỉ, thì cũng là tội nghiệp cho thân phận đàn bà lắm chớ. - Hại gì mà sợ! Vợ chồng thương nhau thủng thẳng một ngày một thương chớ. Còn việc nên hư là tại ý trời, mình biết đâu mà kén chọn lọc lừa cho mệt. Bác Ái nói chuyện với Quảng Giao một hồi, biết ý Quảng Giao đã cố giữ theo phong tục xưa, cưới vợ không cần phải thương trước, nếu lấy ý mình ra cãi thì mích lòng chớ không ích gì, nên uống nước rồi liền từ giã ra về. Anh ta xuống ghe nằm gác tay qua trán buồn bực vô cùng, nhớ tới nét mặt, dáng đi, giọng cười, tiếng nói của Xuân Hoa thì coi trong thế gian nầy chẳng có ai bì kịp. Thiệt anh ta chẳng dám làm trở ngại việc hôn nhơn của bạn, nhưng anh ta thầm lo, không biết vợ chồng gặp nhau lạt lẽo như vầy, ngày sau Xuân Hoa có được thong thả tấm thân hay không. Mỗi buổi chiều nào Bác Ái cũng đi dọc theo bờ sông chơi như trước. Bữa nào lên tới đầu cầu hay là đi ngang qua vườn chuối cai tuần Bộn là mấy chỗ gặp Xuân Hoa, anh ta ngẩn ngơ buồn bực, ban đầu vái thầm cho gặp Xuân Hoa, rồi lại giựt mình, sợ rủi gặp mặt nhau chẳng biết lấy lời gì mà nói, nên lật đật trở về nhà. Đến ngày Quảng Giao cưới vợ, Bác Ái nhớ lời hứa nên cũng qua đi họ dùm. Họ đàng trai qua nhà bà Hương sư Thể ăn uống xong rồi mới sửa soạn rước dâu về đặng làm lễ hiệp cẩn. Bác Ái ngồi dựa ghế tại cửa, dòm thấy chàng rể mặc áo rộng xanh đứng dựa bàn thờ, còn nàng dâu ở trong đi ra, rồi hai người kề vai nhau mà bái mấy bàn thờ, chàng rể nét mặt hân hoan, nàng dâu miệng cười chúm chím, hai người có vẻ vừa lòng đắc ý lắm, làm cho anh ta thất vọng lại thêm chán ngán tình đời. Về Bình Đức làm lễ hiệp cẩn xong, nàng dâu thay đổi y xiêm ra coi đãi ăn thì bộ tịch gọn gàng, đứng đi nhậm lẹ. Bác Ái dòm thấy lắc đầu nói thầm trong trí rằng: “Cô nầy chắc đã yêu anh Quảng Giao lắm nên về nhà chồng mới vui vẻ như vậy. Thôi được như vậy cũng may cho hai đàng, làm trai được vợ như Xuân Hoa thì phỉ nguyện rồi, mà làm gái có chồng như Quảng Giao cũng là đại hạnh. Mình nên mừng dùm cho hai đàng là người mình yêu mến bấy nay”. Tuy Bác Ái nói như vậy, mà đi đám cưới rồi về nhà tâm thần dã dượi, lững đững lờ đờ, biếng nói, biếng cười, ăn không ngon nằm không ngủ, đọc sách cũng không được, trong trí cứ nhớ Xuân Hoa hoài. Anh ta thầm nghĩ Xuân Hoa ngày nay đã có chồng rồi, mà chồng lại là bạn thiết của mình, nếu mình còn tơ tưởng tới nữa thì sự quấy của mình chẳng còn quấy nào hơn, bởi vậy cho nên anh ta tính làm lơ chừng nào lại càng tưởng tới chừng ấy. Anh ta tính đi nói vợ đặng gây mối tình mới thế cho mối tình xưa, nhưng đến coi con ai cũng chê, ngó thấy gái nào anh ta cũng không động tình, nên trót bốn năm tháng chưa ưng bụng chỗ nào, mà thân thể anh ta lại gầy mòn, tâm thần lại mờ mệt nữa. Cha mẹ không rõ tâm sự của con, thấy con khí sắc kém suy, lo tìm thuốc rước thầy, chớ chẳng tỏ một lời chi, hay là tính một chước chi giải cái tâm bịnh của con hết. Bác Ái nhắm ở nhà vào ra gặp người, thấy cảnh, khó gỡ mối sầu riêng được, lại e một ngày kia gặp mặt Xuân Hoa thì càng khó chịu hơn nữa, nên xin với cha mẹ đi Hà Nội đặng vào trường Pháp luật và chánh trị mà học. Cha mẹ thấy con ở nhà buồn bực nên không nỡ ngăn trở nữa, tính để cho con đi hoặc muốn đổi phong thổ cho con nó có thỏa chí rồi vui vẻ như ngày xưa chăng. Bác Ái từ giã cha mẹ anh em rồi chở rương ra đi trong lòng tự quyết: Giang hồ khuây lảng niềm tâm sự Đèn sách vỡ tan giấc mộng tình1. Người giúp việc, người ở.
Hồ Biểu Chánh
Một Chữ Tình
Chương 6
Quảng Giao cưới vợ xong rồi gởi đơn xin quan trên cấp bằng làm giáo sư dạy tại Long Xuyên cho gần gũi mẹ già đặng thần hôn trọn đạo. Quan trả lời rằng tại trường Long Xuyên không có khuyết giáo sư, nếu muốn cấp bằng thì phải chịu bổ đi dạy đỡ trên Sài Gòn, chừng nào ở Long Xuyên có khuyết thì sẽ đổi về. Quảng Giao tuy không muốn lìa mẹ già đi làm ăn xa, song nghĩ nhà mình không phải là nhà giàu, mình đã học thành công rồi mà chẳng lo làm ăn thì chắc chẳng khỏi thế tình dị nghị, nên bàn tính với vợ và thưa với mẹ rồi chịu đi, gởi vợ ở nhà thế cho mình phục sự mẹ già. Quảng Giao đi dạy học, Xuân Hoa ở nhà làm dâu hàng ngày đều lo coi trong coi ngoài, vui vẻ luôn luôn. Tuy vậy bà chủ thấy con dâu còn nhỏ, để phân lìa nhau tội nghiệp cho trẻ thơ, nên Quảng Giao vừa đi dạy học được vài tháng thì bà gởi thơ biểu mướn phố dọn nhà đặng rước Xuân Hoa lên cho vợ chồng sum hiệp. Quảng Giao tiếp được thơ lấy làm áy náy lắm: tưởng vợ ở nhà sầu não nên mẹ mới tính cho theo hoặc là vợ cứng cổ cứng đầu nên mẹ mới giận lẫy khuyên như vậy. May lúc ấy có lễ được nghỉ ba ngày,Quảng Giao lật đật về nhà đặng hỏi lại coi vì sao mẹ lại biểu dọn phố. Quảng Giao về nhà thấy vợ vui vẻ như thường, mà mẹ cũng thương yêu như cũ, chớ chẳng có chi lạ, mới năn nỉ xin để vợ nhà hủ hỉ với mẹ già. Bà chủ không chịu nói rằng: “Vợ chồng con còn nhỏ lắm, ở một đứa một nơi như vậy mẹ không yên lòng. Vậy con phải nghe lời mẹ mướn phố rồi đem vợ con theo đặng nó nấu cơm nấu nước và may áo may quần cho con, phận mẹ ở nhà đã có tôi tớ đủ dùng, con chẳng nên lo làm chi cho cực”. Quảng Giao không dám cãi lời mẹ, song cũng chưa nhứt định. Vợ chồng dắt nhau qua Long Kiến thăm bà Hương sư, thuật chuyện mẹ biểu dọn nhà cho bà nghe, thì bà cũng vui lòng, lại mở tủ lấy 200 đồng bạc đưa cho con gái biểu nó về đưa lại cho chồng đặng lên sắm đồ đạc dọn nhà cho tử tế. Quảng Giao thấy hai mẹ quyết ý cả hai, nên cực chẳng đã phải chìu lòng, trở lên Sài Gòn kiếm mướn được một căn phố ở đường Hàng Sao, có nước có đèn, lại cao ráo sạch sẽ nữa. Anh ta mua bàn ghế, sắm tủ giường xong rồi mới gởi thơ về cho hai mẹ hay. Bà sui trai được thơ liền ngồi ghe qua nhà bà sui gái, rồi hẹn ngày hiệp nhau đưa Xuân Hoa lên Sài Gòn. Xuân Hoa có gởi thơ cho chồng hay trước, nên ba người vừa xuống xe lửa thì đã có Quảng Giao chực trước. Hai bà sui thấy nhà cửa dọn tử tế thì trong bụng mừng thầm, ở chơi ít bữa rồi dắt nhau về xứ, để lại cho vợ chồng Quảng Giao một đứa đầy tớ tên là thằng Tự, đặng phục sự trong nhà. Chúa nhựt Xuân Hoa cậy chồng dắt đi xuống chợ Bến Thành mua tô, mua chén, lại mua vải về may màn để treo mấy cửa buồng và treo mấy cửa sổ, vợ chồng ở với nhau như bát nước đầy không xao không dợn, vợ có làm chi coi trái ý thì chồng lấy lời ngọt dịu khuyên lơn, chồng có tiếng chi không vui lòng thì vợ cũng dùng cách ôn hòa mà dứt bẩn. Quảng Giao đi dạy học thì ở nhà vợ coi cơm nước, có rảnh thì may vá cho chồng, còn Quảng Giao đi dạy học thì thôi, chớ hễ về nhà thì cứ đọc sách hoặc coi nhựt trình, ít hay đi chơi lắm. Một hai khi nhơn ngày rảnh và trời tốt, vợ chồng dắt nhau vô vườn thú hóng mát, hoặc xuống chợ mua đồ, chớ chẳng hề khi nào thấy hai vợ chồng đi coi hát hay là đi ăn cơm trong mấy nhà hàng bao giờ. Ban đêm ai đi ngang qua nhà Quảng Giao, nếu liếc mắt dòm thử vô cửa thì thường thấy chồng nằm trên ghế đọc sách, vợ ngồi trên ván may, chẳng hề chuyện vãn chi hết. Vợ chồng Quảng Giao ở với nhau bề ngoài coi thật lạt lẽo, chẳng hề khi nào giỡn trững, chẳng hề khi nào lả lơi, nhưng hễ bữa nào vợ nóng lạnh nhức đầu thì chồng lo mua thuốc rước thầy, săn sóc dưỡng nuôi kỹ lưỡng lắm. Còn vợ thì lo từng miếng ăn vật uống, coi từ đôi vớ cái khăn cho chồng, chẳng chịu để cho chồng phải nhọc lòng về mấy việc ấy. Quảng Giao muốn về gần gũi mẹ, nên thường làm đơn xin đổi về Long Xuyên, mà lần nào quan trên cũng trả lời nói Long Xuyên không có khuyết thầy giáo. Có khi anh ta nhớ đến tình xưa nghĩa cũ viết thơ gởi thăm Bác Ái, và chỉ nhà rồi mời nếu bãi trường có về thì xin ghé lại nhà đàm đạo chơi kẻo nhớ nhau. Hễ Bác Ái được thơ thì hồi âm liền, song trong thơ thì thăm chung quanh anh chị mà thôi chớ chẳng hề khi nào hỏi riêng việc Xuân Hoa, mà cũng chẳng hề hỏi thăm coi đã có con hay chưa. Lần lựa ngày lụn tháng qua. Vợ chồng Quảng Giao nấn ná ở Sài Gòn trót 4 năm, chưa xin đổi được về Long Xuyên, mà cũng chưa sanh được một đứa con nào, còn Bác Ái đã thi đậu, được cấp bằng làm thừa biện, bổ đi tùng sự tại phủ Toàn Quyền ngoài Hà Nội mà cũng chưa ghé thăm Quảng Giao lần nào. Ngày nọ Quảng Giao nghe nói quan Toàn Quyền ngoài Hà Nội vào Sài Gòn, có năm sáu thầy theo tùng sự, trong số ấy có Bác Ái nữa. Quảng Giao về nhà nói lại cho vợ nghe, thì Xuân Hoa nói rằng: “Dữ hôn! Bốn năm nay tôi không gặp mặt ảnh, phải chi ảnh ghé nhà mình để tôi thăm ảnh một chút”. Quảng Giao có lòng thương nhớ Bác Ái, trông cho gặp mặt nhau, nay lại nghe vợ ước như vậy nữa nên tính đi kiếm Bác Ái đặng mời về nhà ăn cơm nói chuyện chơi. Anh ta đi hỏi thăm mấy bữa mà không biết Bác Ái ở tại đâu, muốn vào phủ Toàn Quyền kiếm, ngặt vì lúc Bác Ái có tại văn phòng thì anh ta mắc dạy học, mà hễ dạy mãn giờ rồi thì Bác Ái đã đi mất nên kiếm không gặp được. Chiều bữa nọ, trời trong gió mát, những người làm việc cả ngày, mãn giờ ai cũng chầm chậm đi bộ về nhà, hứng chút thanh phong. Tan học rồi Quảng Giao thấy trời tốt và lại còn sớm, nên lần bước đi xuống đường Catinat dạo chơi một hồi rồi lần qua chợ Bến Thành cũ. Anh ta thấy chệt bán trái cây tươi tốt mới mua một cân sá lỵ với một cân hồng tươi. Trả tiền rồi vừa xách hai gói trái cây đi, Quảng Giao chợt thấy Bác Ái ngồi xe kéo chạy ngang qua mặt. Quảng Giao mừng quýnh kêu lên om sòm. Bác Ái dừng xe lại, anh em bắt tay nhau mừng rỡ hết sức. Quảng Giao vỗ vai Bác Ái, trách: - Anh thiệt tệ quá, mấy năm nay tôi mời anh hoài, mà sao kỳ bãi trường nào anh cũng không chịu ghé nhà tôi chơi vậy. - Xin lỗi anh, không phải là tôi quên anh em ngặt vì lần nào tôi về tới Sài Gòn thì cũng lật đật về riết dưới nhà đặng thăm cha mẹ tôi, rồi chừng khai trường hễ lên Sài Gòn thì tàu gần chạy, bởi vậy nên không rảnh đi thăm anh em được. - Hổm nay tôi nghe anh về tôi kiếm anh dữ quá, mà không gặp. Nay may gặp anh tôi xin mời anh lên nhà tôi ăn cơm rồi nói chuyện chơi. Đi, đi với tôi, lên cho biết nhà. Nầy, vợ tôi nó nhắc nhở anh hoài, hổm nay nó cứ biểu tôi đi kiếm anh mời về nhà đặng nó thăm, kẻo bốn năm năm nay nó không gặp mặt. Đi anh. Ê xe kéo, kêu dùm một cái xe nữa. - Xin anh đừng phiền, bữa nay tôi chưa đi được. - Sao vậy? - Bởi vì tôi mắc hẹn lỡ với mấy anh em, nhà anh ở đường Hàng Sao phải không? - Phải. - Số mấy? Tôi quên rồi! - Số 36. - Tôi biết nhà rồi, thôi để bữa nào rảnh rồi tôi sẽ lên thăm anh chị. - Í? Được đâu nào! Anh phải đi với tôi bây giờ. Đi mà, lên ăn cơm nói chuyện chơi. Mấy năm nay không gặp anh, vợ chồng tôi nhắc nhở anh hoài. - Thiệt tôi mắc hẹn lỡ với người ta rồi. - Ối! Có hẹn với họ thì để bữa khác, bữa nay anh phải đi với tôi. Quảng Giao nắm tay kéo riết Bác Ái lên xe, rồi anh ta cũng lên ngồi một cái, dắt nhau về nhà. Xe vừa ngừng ngay cửa anh ta kêu vợ nói rằng: “Mình a, mình! Tôi kiếm được anh Ái tôi dắt ảnh về đây nè”. Xuân Hoa đương nằm coi truyện, nghe chồng kêu lạt đật chay ra bới đầu, miệng chúm chím cười, mắt ngó Bác Ái mà chào rằng: “Thưa anh Tư mới lại. Hổm nay tôi nghe thầy nó nói anh về tôi có lòng trông quá. Mấy năm nay anh mạnh há”. Bác Ái gật đầu đáp rằng: “Thưa tôi mạnh”, rồi day lại lấy bạc cắc trả tiền xe. Quảng Giao không cho, đưa hai gói trái cây cho vợ cầm, dành trả tiền luôn hai cái xe hết, rồi mới dắt nhau vô nhà. Xuân Hoa lau bàn, quét ghế, mời ngồi và hỏi lăng xăng: - Mấy năm nay lần nào thầy nó viết thơ thăm anh, tôi cũng căn dặn mời anh hễ có về Sài Gòn thì ghé nhà chơi, mà anh không có ghé lần nào hết, bộ anh phiền hai vợ chồng tôi sao vậy? À, nghe nói bây giờ anh làm Thừa Biện trên phủ Toàn Quyền phải không? Hổm nay anh về trong nầy vậy mà anh có về thăm cô dượng dưới nhà hay không? Xuân Hoa hỏi câu nào, Bác Ái trả lời xuôi theo câu nấy, song trả lời mà chẳng hề ngó mặt Xuân Hoa. Quảng Giao cất nón xong rồi nói với vợ: - Nè, thôi mình coi biểu bày trẻ dọn cơm ăn, gần 7 giờ rồi, dọn đi rồi vừa ăn vừa nói chuyện cũng được mà. Xuân Hoa nói: - Lâu ngày mới gặp, mắc mừng nên hỏi thăm lăng xăng rồi quên lửng không nhớ ăn uống gì hết chớ. Xuân Hoa nói rồi liền quày quã xuống nhà bếp, hối đứa ở chạy đi mua vài cặp lạp xưởng, vài trứng vịt và mua một chai rượu chát trắng với hai xu nước đá nữa. Nấu nướng xong rồi mới dọn lên bàn, Quảng Giao mời Bác Ái ngồi một bên, còn vợ chồng anh ta ngồi một bên. Quảng Giao rót rượu mời Bác Ái uống rồi hỏi rằng: - Sao? Mấy năm nay anh đi học ngoài Hà Nội có việc chi lạ nói nghe chơi anh. - Có việc chi lạ đâu. - Học một lớp với anh đó có người nào giỏi lung hay không? - Có chớ. - Chắc họ giỏi thì giỏi vậy chớ đời nào hơn anh được? - Ý! Có hai ba người giỏi lắm, tôi học không lại họ. - Anh nói chơi sao chớ? Tôi biết sức anh, làm nghề gì thì thôi tôi không dám chắc, chớ đi học thì anh dễ thua ai đâu. - Tôi buồn nên tôi học cầm chừng, miễn thi đậu thì thôi, tôi không thèm lo như hồi ở Chasseloup vậy nữa. - Tại sao anh buồn? - Tại việc nhà lộn xộn nên tôi buồn quá. - À, mà tôi nhớ hồi hai đứa còn ở trong trường anh có nói anh đi học nữa thì anh sẽ đi Tây, bằng không thì ở nhà làm ruộng rồi sao anh lại xin đi học ở Hà Nội? - Hồi ra trường rồi tôi về nhà xin cha mẹ cho tôi đi Tây. Cha mẹ tôi không chịu, tôi tính không thèm làm thông ngôn, ký lục, để ở nhà làm ruộng. Chẳng dè ở nhà buồn quá, chịu không được, nên tôi phải xin đi Hà Nội học, ấy là bất đắc dĩ đó mà thôi chớ bụng tôi không muốn chút nào hết. - Ờ, có lẽ anh không đắc chí nên mới học thua người ta chớ! Mà hôm thi lấy bằng tốt nghiệp đó anh đậu số mấy? - Đậu 10 người tôi đứng số 4. Xuân Hoa nghe nói, ngó Bác Ái cười, nói xen vô rằng: - Anh thứ Tư mà đậu số bốn thì phải rồi. Hai người nghe mấy lời thật thà như vậy thì cười ngất. Xuân Hoa cũng cười theo, rồi bưng dĩa cá thu để ngay trước mặt Bác Ái mà mời ăn, Bác Ái ăn vừa hết chén cơm. Xuân Hoa thò tay lấy chén sớt thêm, rồi hỏi Bác Ái rằng: “Mấy năm nay anh Tư đã có tính xe tơ kết tóc nơi nào hay chưa?” Bác Ái nghe hỏi, ngó Xuân Hoa thấy mặc áo bà ba lụa trắng, cổ trịch, nên bày cái cổ trắng trong, mặt không dồi phấn mà nước da trắng, gò má ửng đỏ, lại đeo bông tai hột thủy xoàn chớp nhoáng nên gương mặt sáng rỡ như hoa sen trăng dọi, cườm tay tròn, ngón tay nhỏ lại dài, cầm đũa gắp đồ ăn coi thật đẹp đẽ. Bác Ái nghe tiếng hỏi như vậy rồi thấy sắc người như vậy nữa, nên chau mày ủ mặt, mắt ngó xuống bàn đáp rằng: - Việc vợ chồng tôi chưa tính tới. - Sao vậy? Xưa nay anh mắc lo học nên không cưới vợ nghĩ cũng phải, bởi vì có vợ rồi thì đi học bỏ vợ ở nhà bơ vơ tôi nghiệp thân người ta. Nay anh học xong rồi, phải lo đôi bạn làm ăn chớ. - Chuyện đó không gấp gì lắm. - Có lẽ anh chê nước Việt Nam nầy không có con gái, nên anh không chịu cưới vợ chớ gì, phải vậy không. Quảng Giao ngó vợ cười mà nói rằng: - Mình không hiểu tánh anh Tư. Không phải ảnh chê nước Việt Nam mình không có con gái nào đáng làm vợ ảnh, bởi vì, con gái Việt Nam bây giờ tuy ham dồi phấn thoa son, ưa câu tôm câu cá mặc dầu, song trong đồng ruộng con nhà lễ nghĩa cũng nhiều lắm chớ. Mà cũng không phải con gái Việt Nam chê ảnh, nên ảnh đi nói vợ không được bởi vì cô với dượng nhà là bực cự phú mà ngày nay ảnh ăn học công thành danh toại rồi, con gái nào thấy ảnh lại không ưng lòng. Tôi hiểu lắm, ảnh chưa chịu cưới vợ, là vì ảnh còn đợi kiếm cho được người nào mà ảnh dọ ý đã thương ảnh rồi ảnh cũng thương trước rồi nữa, ảnh mới chịu cưới. Phải vậy hay không anh Tư? Hồi đó đến bây giờ anh chưa gặp người nào thương anh hay sao? Bác Ái nghe nói mấy lời như khêu chuyện cũ, nên trong lòng đã buồn thầm mà lại cũng thẹn thầm. Anh ta gượng gạo cười bưng ly rượu uống, không trả lời. Quảng Giao nói tiếp: - Tôi đã nói với anh hoài, mình là người Việt Nam phải nói theo phong tục Việt Nam. Muốn kiếm vợ mà đợi thương nhau trước rồi sẽ đi nói sau, làm như vậy sao được. Anh nói người mình cưới vợ hễ đi coi thấp thố rồi về cậy mai đến nói nhầu như vậy thì vợ chồng không thương nhau. Anh coi hai vợ chồng tôi đây, có thương trước với nhau đâu, mà kết tóc với nhau mấy năm nay, có xích mích với nhau bao giờ đâu. Bác Ái lắc đầu rồi ngó Xuân Hoa mà cười, chớ không nói chi hết. Xuân Hoa nói rằng: “Ý anh Tư tuy sái phong tục Việt Nam thiệt, song tôi nghĩ cũng có chỗ phải lắm chớ”. Quảng Giao ngó vợ rồi đáp rằng: - Cha chả! Mình cũng muốn làm theo Tây nữa sao? Không được đâu, theo ý tôi người Việt Nam ta có muốn tập làm theo người Tây, thì tập tài nghệ, tập trí thức, hay là tập việc gì nữa cũng được hết, duy gia đình phong tục của mình thì không nên đổi. Bác Ái ngồi lặng tinh không cãi lẫy chi hết, còn Xuân Hoa thấy ý chồng như vậy cũng chẳng nghịch luận, nên Quảng Giao bỏ qua việc đó nói qua việc khác. Ăn cơm rồi Bác Ái muốn từ giã ra về song vợ chồng Quảng Giao theo cầm hoài nên phải ráng ở nói chuyện chơi tới 11 giờ khuya mới về được. Lúc đưa ra cửa, Xuân Hoa hỏi Bác Ái: - Từ hồi hôm đến bây giờ mà tôi quên hỏi thăm nữa chớ! Anh Tư về trong nầy ở nhà nào đâu? - Tôi ở sau dinh Toàn Quyền. - Anh về trong nầy rồi ở luôn hay trở ra Hà Nội nữa? - Dưới nhà biểu tôi nhơn dịp nầy xin trở về ngạch Nam kỳ, song tôi không muốn nên ở chừng một tháng rồi tôi trở ra Bắc. Quảng Giao tiếp nói: - Anh ở sau dinh coi bộ bất tiện quá. Thôi anh dọn đồ ra ở đậu với tôi đây. - Cám ơn, tôi ở trỏng cũng tiện lắm. - Tự ý anh. Ban đêm hay là chúa nhựt anh có rảnh ra ăn cơm và nói chuyện chơi, nghe hôn anh. Anh đừng ngại gì hết, tôi với anh chớ phải ai đó sao mà ngại. Nhớ ra chơi nhé. Bác Ái ừ rồi từ giã vợ chồng Quảng Giao lên xe kéo mà đi. Xuân Hoa trở vô nhà vừa nói với chồng rằng: “Anh đó, tôi không gặp ảnh đã bốn năm nay rồi, mà coi ảnh cũng vậy, không khác hơn hồi trước lúc nào hết”. Quảng Giao nói: “Ảnh ốm hơn hồi trước chớ!”, rồi đóng cửa tắt đèn đi ngủ. Từ ngày Lê Bác Ái bị uất ức vì tình, nhắm ở nhà khó khuây lảng được, nên phải ép mình đi Bắc học, anh ta thường dặn lòng đừng có nhớ đến Xuân Hoa nữa, mà anh làm lảng chừng nào trong trí lại càng nhớ chừng nấy. Đôi lần anh ta được thơ của Quảng Giao gởi thăm, anh ta ăn ngủ không được cho đến năm bảy ngày, vào ra thơ thẩn, nằm ngồi xốn xang hoài. Anh tưởng tượng trong trí có lẽ lúc nầy Quảng Giao với Xuân Hoa đang ngồi nói chuyện với nhau, người yêu vì nết, kẻ say vì tình, rồi anh ta bắt lạnh lòng, xót dạ. Bác Ái thấy khối tình Xuân Hoa đã gây trong lòng mình dầu làm thế nào cũng khó tan rã được, mà ngày nay Xuân Hoa đã có chồng rồi, lại chồng là một người bạn thiết của mình, nếu mình còn lưu luyến tơ tưởng nữa, thì mình phải mang lỗi với anh em, bởi vậy anh ta nhứt định không chịu gặp vợ chồng Quảng Giao, thà mình đành chịu đau đớn riêng một mình, chớ không muốn để cho nhơ danh phạm nghĩa. Bởi anh ta nghĩ như vậy nên trong ba năm học, mỗi lần bãi trường, hễ về Sài Gòn thì vội vã về riết Long Xuyên, chớ không dám trì hưỡn ở kinh thành, mà chừng thi đậu rồi lại cũng xin cấp bằng ở giúp việc luôn ngoài Hà Nội đặng khỏi gặp mặt Xuân Hoa. Tính như vậy nghĩ rất phải, mà làm được như vậy thiệt là hay. Nào dè trời đã gây cho Bác Ái một mối tình, rồi lại còn muốn cho Bác Ái phải lụy về mối tình ấy nữa, nên mới khiến cho quan trên bổ Bác Ái vào Sài Gòn. Bác Ái sợ gặp Quảng Giao, nên đến Sài Gòn đã trót tuần mà không dám đi thăm anh em, lại cũng không muốn đi chơi. Chiều bữa nọ thấy trời tốt nên mới ngồi xe kéo tính chạy một vòng hứng gió rồi về ngủ nào dè vừa xuống tới chợ Bến Thành cũ rủi gặp Quảng Giao, từ chối hết sức mà không được, nên phải theo Quảng Giao về nhà ăn cơm. Trong lúc ăn cơm nói chuyện, Bác Ái chẳng hề dám ngó mặt Xuân Hoa, đến chừng từ giã vợ chồng Quảng Giao về, đi dọc đường Bác Ái lại nói thầm trong bụng rằng sự bất đắc dĩ mình phải đến một lần mà thôi, từ rày sắp lên mình chẳng nên trở lại đó nữa. Đêm ấy Bác Ái về nằm thao thức ngủ không được, ban đầu xét cảnh gia đình Quảng Giao, thấy vợ chồng hòa thuận thì mừng dùm cho thân phận Xuân Hoa, rồi lần lần lại nhớ đến cườm tay, nét mặt của Xuân Hoa, thì bếp lửa tình ngày xưa đã nguội lạnh mấy năm rồi, nay coi dường như muốn nhen nhúm đặng cháy phừng lên lại. Anh ta lại nhớ mấy lời Xuân Hoa nói nhứt là nhớ Xuân Hoa hiệp ý với mình, muốn cho trai gái phải thương trước với nhau rồi sẽ cưới thì anh ta phát nghi trong lòng, không biết Xuân Hoa nói như vậy là tại vợ chồng không thuận nhau nên ngày nay ăn năn hay là tại ngày trước cô ta cũng có tình với mình mà vì mình không chịu bước tới nên mới dở dang duyên nợ. Anh ta nghĩ kỹ lại thì không lẽ Xuân Hoa ăn năn, bởi vì Quảng Giao có nói vợ chồng anh ta nào có thương trước đâu mà mấy năm nay chẳng hề xích mích, thế thì Xuân Hoa có cớ chi để phiền hà. Chắc cô nói như vậy là có ý tiếc vì ngày trước cô cũng có tình với mình nếu mình bước tới thì ngày nay cô lại còn vui vẻ hơn là gặp Quảng Giao nữa. Bác Ái nghĩ như vậy thì tức giận lắm, nhưng việc đã lỡ rồi, dầu có tiếc cũng không ích gì, nên tính làm lảng cho xong. Mấy bữa sau Bác Ái cũng cứ dặn thầm trong trí đừng có ra nhà Quảng Giao nữa. Mà dặn thì dặn chớ trong lòng khoan khoái muốn đi hoài. Đến chúa nhật anh nghĩ mình ra nhà Quảng Giao chẳng hại gì, miễn mình đừng tính chuyện chi quấy thì thôi, nên thay đổi áo quần rồi kêu xe kéo lên đường Hàng Sao. Bác Ái bước vô, vợ chồng Quảng Giao tiếp chào vui vẻ lắm, nhứt là Xuân Hoa lăng xăng lích xích, sai trẻ chạy đi mua thuốc vấn sẵn, rồi lại biểu đi mua đồ ăn thêm mà đãi khách, ngoài mặt vui cười, trong lòng hớn hở, coi khác hơn ngày thường bội phần. Lối 4 giờ chiều Quảng Giao rủ Bác Ái đi vô vườn thú hứng mát. Bác Ái chịu đi, Quảng Giao biểu vợ thay đổi áo quần rồi ba người dắt nhau đi bộ vô vườn thú. Vừa vô tới vườn thì thấy nam thanh nữ tú dập dều, người dắt vợ con đứng coi chim rỉa lông, kẻ cùng với bậu bạn ngồi trên băng ngắm cảnh. Xuân Hoa khoan thai đi trước, còn Quảng Giao và Bác Ái thủng thẳng theo sau: Trên đầu nhành gió đánh lá lung lay, dưới mặt đất cỏ nhuộm màu xanh mướt. Xuân Hoa lần lần đi từ bước, khi chỉ cây mà hỏi, khi ngó thú mà cười, khi đứng tựa bờ hồ mà so sắc với hoa sen, khi ngồi trong nhà mát mà suy tình cùng cảnh vật. Bác Ái đi theo, ngoài mặt tuy vui cười mà trong lòng như dao cắt, khổ là vì niềm riêng của mình thì mình biết chớ không được tỏ cùng ai. Đi chơi tới năm giờ rưỡi, mặt trời đã chen lặn, mới dắt nhau trở về. Lúc đi ngang qua một tòa nhà cao, trước cửa có xây thang để bước lên và tứ bề cửa đóng kín mít, Xuân Hoa hỏi thăm coi nhà ấy là nhà của ai. Quảng Giao đáp rằng: - Nhà đó là nhà kín đa. - Sao kêu là nhà kín? - Bởi vì hễ đàn bà vào đó rồi thì người thế gian không được thấy mặt nữa. - Đàn bà vô đó làm chi. - Đàn bà người nào hoặc thất chí về việc vợ chồng, hoặc não nề thế cuộc, muốn đi tu đặng không biết đến việc thế gian nữa, thì họ vào đó mà ở. Hễ họ vào đó rồi thì không ra được mà cũng không ai đến thăm viếng được. Xuân Hoa nghe nói thì chúm chím cười rồi thì nói rằng: - Đàn bà thất chí thì chỉ có chỗ nầy để tỵ thế, còn như đàn ông thất chí không biết có chỗ nào cho họ tu hay không há? Quảng Giao lắc đầu đáp rằng: - Không có, đàn ông muốn đi tu thì hoặc về chùa phật, hoặc vô nhà dòng, mà trong hai cách ấy dầu tu theo cách nào người người thế gian cũng còn thấy mặt được hết. Xuân Hoa cười rồi nói rằng: - Té ra đàn ông chừng chán đời rồi muốn lánh thiên hạ cũng khó hơn đàn bà lắm. Bác Ái vùng nói nhỏ một mình rằng: - Vậy chớ người ta tự vận không được hay sao? Xuân Hoa nghe nói liền day lại ngó Bác Ái, thấy anh ta mặt buồn xo nên hỏi rằng: - Anh nói chi đó, anh Tư? - Không, tôi có nói chi đâu. Ba người dắt nhau về nhà, Quảng Giao cầm Bác Ái ở lại ăn cơm nói chuyện tới 10 giờ tối mới chịu để cho Bác Ái về. Từ ấy về sau Bác Ái hễ nằm nhà thì dàu dàu hoài, mà dầu đi chơi chỗ nào vui cho mấy đi nữa anh ta cũng không biết hứng, duy có lên nhà Quảng Giao thì anh ta mới vui mà thôi. Anh em gần gũi nhau được vài tuần, Bác Ái dọ coi vợ chồng Quảng Giao ở với nhau tuy không dan díu, song thiệt hòa thuận lắm. Anh ta thấy vậy càng mừng dùm cho thân phận Xuân Hoa. Anh ta nghĩ rằng mình yêu mến Xuân Hoa là yêu trộm mến thầm, Xuân Hoa không biết, Quảng Giao cũng không dè, nay Xuân Hoa với Quảng Giao đã kết nghĩa trăm năm với nhau, mình chẳng nên mơ ước điều chi nữa. Song sự não nề của mình duy có mặt Xuân Hoa thì mình mới giải khuây được, vậy thì cũng nên lân la đến chơi đặng chữa cái tâm bịnh của mình lần lần, miễn là mình đừng để phạm nghĩa thì thôi, chớ tới lui chơi, đãi nhau như anh em, có chi đâu mà ngại. Bác Ái nghĩ như vậy, mà bữa sau ra chơi Quảng Giao lại khuyên hãy xin trở về ngạch Nam Kỳ đặng gần gũi cha mẹ anh em nữa, nên Bác Ái xiêu lòng rồi làm đơn xin thuyên bổ về Nam Kỳ. Bác Ái được giấy bổ về giúp việc tại dinh quan Thượng thơ. Quảng Giao mừng rỡ hết sức, xúi mướn phố ở gần đặng anh em tới lui chơi cho tiện. Bác Ái nghe lời mướn một căn phố ở đường Legrand de la Liraye, chưng dọn hực hở. Từ ấy về sau hai người không rời nhau, đêm nào Bác Ái không tới nhà Quảng Giao thì Quảng Giao đi lại. Còn Xuân Hoa coi bộ vui vẻ hơn xưa bội phần. Hễ thấy Bác Ái tới nhà thì niềm nở hết sức, lại mỗi đêm thường sắm sẵn đồ ăn, hoặc nấu chè thưng, hoặc nấu cháo gà, đặng anh em nói chuyện chơi khuya rồi giải lao. Có khi Xuân Hoa lãnh may áo mát dùm cho Bác Ái, có khi Bác Ái ra nhà hàng mua đồ dùm cho Xuân Hoa, có khi Bác Ái đến chơi, Quảng Giao không có ở nhà, song cũng chà lết ngồi chơi giây lát, có khi Quảng Giao nằm đọc sách, để cho Bác Ái thuật chuyện Tây cho Xuân Hoa nghe. Ba người đãi nhau tình rất nặng, nghĩa rất dầy. Tuy Bác Ái hết buồn, hết thảm trong lòng, song chẳng hề khi nào có tỏ lời chi chẳng ngay, hoặc có lập ý chi chẳng tốt.
Hồ Biểu Chánh
Một Chữ Tình
Chương 7
Anh em gần nhau lại yêu nhau như vậy, ai cũng tưởng ngày càng dài nghĩa càng mặn, nào dè Quảng Giao thuở nay không chịu đi chơi, mà chừng có Bác Ái về ở gần được ba tháng rồi thì anh ta sanh tâm hay đi chơi đêm lắm. Ban đầu hai ba đêm anh ta mới đi chơi một lần, mà có đi thì chừng 11 giờ hoặc 12 giờ khuya thì về, lần lần mỗi đêm mỗi đi, có đêm cho tới hai ba giờ, nhứt là tối thứ bảy thường đi tới sáng bét. Bác Ái lại chơi hai ba lần không gặp Quảng Giao ở nhà thì buồn chí nên không muốn lại nữa. Còn Xuân Hoa thấy chồng hay bỏ nhà đi chơi thì buồn thầm, song vì sợ chồng phiền nên ban đầu cứ giả bộ làm vui không dám nói. Lần lần thấy chồng đi thường quá, sợ mê hoa nguyệt mà đánh đổ cang thường, hoặc sa đắm bạc bài mà bại suy gia sản, nên mới nhỏ to than thở dứt bẩn chồng. Thiệt, hễ Xuân Hoa lấy lời đoan chánh khuyên lơn, thì coi bộ Quảng Giao có sắc ăn năn, mà cách chừng vài bữa sau lại cũng cứ đi chơi như cũ. Có bữa Quảng Giao dạy học 5 giờ ra đi mất cho tới sáng rồi đi dạy luôn đến trưa bữa sau mới về nhà ăn cơm, vóc mình gầy, mắt vàng ẻo. Xuân Hoa buồn rầu hết sức không lời chi can gián nữa, chỉ đêm khuya ngồi trong phòng ngó ngọn đèn tàn rồi đau lòng rơi lụy mà thôi. Cô muốn viết thơ gởi về mẹ ruột với mẹ chồng tỏ hết đoạn thảm mối sầu cho hai mẹ nghe, mà cô nghĩ hai mẹ ở nhà, người thương rể, kẻ thương con, nếu mình đem cái tin chẳng lành mà bỏ vào nhà thì hai mẹ chắc chẳng khỏi lo lắng sanh bịnh hoạn, bởi vậy cô ta dợm đến năm bảy lần mà chưa dám viết. Đêm nọ lối 7 giờ, trăng mọc dọi hàng cây, sao sáng rỡ, ngoài đường xa mã chạy rần rần, Xuân Hoa ngồi ăn cơm một mình giọt lụy chan canh, khối sầu nghẹn cổ, ăn không ngon, nuốt không được, nên chống đũa ngó ra ngoài đường, thấy nhiều thầy dắt vợ con thủng thẳng đi chơi, chồng ngó vợ mà cười, vợ ngó chồng mà nói, cô ta nhớ phận mình tiu hiu quạnh quẽ, có chồng mà như kẻ góa chồng, thì tức tủi trong lòng chịu không nổi mới dạy đứa ở là thằng Tư, bưng mâm cơm dẹp rồi đi mời thầy Bác Ái lại đặng cô hỏi thăm. Bác Ái nghe mời, chẳng biết có chuyện chi, nên lật đật thay áo đổi quần rồi đi riết lại. Vừa bước vô ngó thấy Xuân Hoa ngồi chòm hỗm tại cửa, mặt mày dã dượi, đầu cổ chôm bôm, thì anh ta lấy làm đau đớn trong lòng, nên dừng bước rồi muốn thối lui, dường như nhác bước vô cái cảnh bi thảm là cái cảnh dễ làm cho mình động tình rồi thì khó dằn lòng giữ tiếng cho được. Xuân Hoa vừa ngó thấy Bác Ái liền đứng dậy chào hỏi, mời vô nhà. Bác Ái kéo ghế ngồi, tay vấn thuốc, mắt ngó ra cửa sổ. Xuân Hoa ngồi bên ván, dựa cửa buồng, tay lau nước mắt, muốn nói mà nói không ra lời. Bác Ái không lẽ ngồi lặng thinh loài, nên gượng gạo hỏi rằng: - Anh đi chơi hoài, bữa nay cũng không về nữa sao? - Hơn một tháng nay có đêm nào ở nhà đâu. - Thiệt, tôi thấy ảnh ham chơi như vậy tôi cũng buồn quá. Tuy mấy tháng nay tôi thấy ảnh đi chơi hoài, không có ở nhà, nên tôi không lại, song hễ tôi gặp ảnh thì tôi thường can gián dứt bẩn ảnh luôn. Tôi biết ảnh hồi còn đi học thì tánh ảnh đúng đắn lắm, chẳng hề khi nào chịu chơi những việc quấy quá. Ai dè ngày nay ảnh lại đổi tánh như vậy. - Thẩy cưới tôi về ăn ở với nhau đã gần năm năm nay, thẩy có chịu chơi bời như người ta đâu. Không biết tại sao mà ngày nay thẩy lại sanh tâm đổi ý như vậy. Phải tôi dè có chồng mà như vầy thì thà tôi ở một mình tôi nuôi má tôi còn vui hơn. Xuân Hoa nói tới đó rồi ngồi khóc rấm rức. Bác Ái động lòng chịu không được, mới kiếm chuyện khác mà hỏi rằng: - Chị kêu tôi lại đây có chuyện chi hay không? - Anh Tư cũng biết, tôi ở đất nầy chẳng có bà con anh em chi hết, bởi vậy cho nên mấy tháng nay chồng tôi chơi bời, tôi chẳng biết cậy ai can gián dùm. Tôi muốn viết thơ cho hai má hay, mà tôi sợ làm buồn hai bà già, nên tôi không dám viết. Nay tôi nghĩ anh Tư với thầy nó thuở nay thương nhau lắm, nên tôi nới cho mời anh Tư lại đây cậy canh Tư làm ơn chịu khó khuyên lơn dùm chồng tôi, nếu như anh Tư làm thế nào chồng tôi bỏ tánh chơi bời được, thì ơn ấy dầu ngàn năm tôi cũng chẳng dám quên. - Tôi với ảnh tình thương nhau như anh em ruột, không phải đợi có lời chị cậy tôi mới khuyên. Mấy tháng nay tôi thường dứt bẩn ảnh hoài, tại nói ảnh không nghe nên tôi không biết liệu làm sao. Mà thôi, nay chị nói vậy, để tôi ráng khuyên lơn ảnh coi ảnh có động lòng cải tà quy chánh hay không. - Xin anh Tư rán dùm cho em, dầu khuyên được hay là không, em chẳng dám quên ơn anh đâu. - Thôi chị đừng buồn mà sanh bịnh, để thủng thẳng tôi sẽ liệu. Tôi tưởng một ngày một tiếng, nói hoài có lẽ ảnh cũng phải xiêu lòng chớ. Bác Ái từ giã Xuân Hoa ra về. Xuân Hoa tỏ được chút tâm sự mới lưng bớt mạch sầu, nên đêm ấy ngủ yên, ít buồn rầu hơn mấy đêm trước. Mấy bữa sau hễ chiều Bác Ái ăn cơm rồi, thì đi chơi mà kiếm Quảng Giao. Có khi gặp tại nhà hàng có bữa gặp tại khách sạn, có lúc thấy ở chơi nhà bầu bạn, có đêm thấy nghễu nghển ngoài đường gặp chỗ nào Bác Ái cũng dùng lời ngon ngọt, lấy lẽ thiệt hơn mà gián can, có bữa Quảng Giao coi bộ ăn năn nên đi theo Bác Ái về nhà, có bữa lại coi bộ buồn rầu nên kiếm chuyện nói cho xuôi rồi giã từ đi mất. Bác Ái can gián hết sức mà coi bộ Quảng Giao không sửa nết chút nào, cứ cà rà nơi tửu điếm, xẩn bẩn lối lầu xanh, giọt lụy của vợ đẹp không thấm đến can trường, lời khuyên của bạn hiền không nhiễm vào trí óc. Bác Ái thấy vậy càng buồn ý, lại càng thương thân phận Xuân Hoa, tiếc đóa hoa tươi sao lại để cho úa sầu, phiền người có ngọc sao không biết trau dồi cho xinh đẹp. Đêm nọ lối 8 giờ rưỡi, Bác Ái nằm trên ghế hút thuốc, tay cầm một quyển tiểu thuyết, vừa muốn giở ra xem, bỗng thấy thẳng Tự là đứa ở của Quảng Giao, bước vào thưa rằng: "Bẩm ông, cô tôi biểu tôi lại mời ông lại nhà đặng hỏi thăm một chuyện cần kíp lắm". Bác Ái ngồi dậy ngó tên gia dịch ấy mà hỏi rằng: - Thầy mầy bữa nay có ở nhà không? - Thưa không. - Vậy chớ cô vui hay là buồn? - Thưa buồn. Hồi chiều cô tôi ăn cơm rồi kêu xe kéo đi đâu không biết, cho đến 7 giờ rưỡi mới về, mà bộ giận lung lắm. Nãy giờ cô tôi ngồi viết giống gì dài quá không biết, rồi mới sai tôi chạy lại mời ông đây. Bác Ái nghe nói dứt lời thở dài ra một cái rồi biểu rằng: - Mầy về trước đi, một lát nữa tao lại đa. Thằng Tự ra về, Bác Ái bước vô buồng thay áo đổi quần rồi đội nón đi liền. Bác Ái bước vô nhà thấy Xuân Hoa đương ngồi trên ván, mặt có sắc giận, chớ không phải buồn như trước. Bác Ái vừa kéo ghế ngồi vừa hỏi: - Chị kêu tôi có chuyện chi vậy? - Anh Tư ôi, thiệt tức tôi quá. - Sao vậy? - Mấy tháng nay tuy chồng tôi nó không nghĩ đến tôi nên nó chơi bời, song tôi cũng ráng giữ cho tròn đạo vợ, bởi vậy cho nên tôi thường hay lấy lời ngon ngọt mà khuyên lơn, chớ không dám nói một tiếng nào nặng nề. Chẳng dè chồng tôi nó không biết nghe lời phải, nên lời tôi nói cũng như nước đổ lá môn. Tôi nghĩ tôi giận, nên tôi mới tính tôi làm rầy một lần, hoặc may chồng tôi nó có tởn chăng. Hồi tối tôi kêu xe kéo tôi đi kiếm, trong bụng tôi tính hễ gặp thì tôi kéo lưng đem về, nếu mắc cở đánh tôi, thì tôi la mã tà (lính) đặng họ bắt nó cho nó biết chừng. Xe tôi chạy ngang Vĩnh Lạc khách lầu, tôi thấy chồng tôi đương ngồi ăn cơm với hai thầy nào đó không biết mà lại có hai con đĩ nữa. - Úy sao chị biết đó là đĩ? Không biết chừng hai cô đó là vợ của hai thầy nọ chớ. - Không, tôi biểu xe đi chậm chậm qua lại hai ba lần tôi coi kỹ lắm mà. Thứ đồ đánh chơn mày, cạo tóc con, môi thoa son, má dồi phấn, ngồi nói chuyện cười ngả nghiêng ngả ngửa đó mà vợ ai. - Ậy, bây giờ phần nhiều người ta trang điểm lung lắm, chớ không phải u tệ như ở dưới xứ mình vậy đâu. - Không! Tôi biết, đồ đó là đồ đĩ thiệt mà, chớ không phải người tử tế đâu. Tôi giận quá tôi muốn vô tôi đánh nó coi chồng tôi nói làm sao? Nhưng mà tôi nghĩ lại nếu tôi rầy rà chắc là chồng tôi mang xấu với anh em bạn, bởi vậy nên tôi không nỡ bước vô, mà thấy vậy rồi bỏ qua cũng ức bụng, nên tôi chạy về nãy giờ tôi viết cho chồng tôi một bức thơ đây. Anh Tư cũng như anh em ruột trong nhà nên tôi chẳng dấu diếm mà làm gì, trong thơ tôi nói gắt lắm, nếu chồng tôi còn nghĩ nghĩa vợ chồng thì được thơ nầy phải về liền rồi chừa bỏ tánh cũ đi, thì dầu mấy tháng nay ở quấy với tôi bao nhiêu tôi cũng bỏ hết, còn như chồng tôi nói rằng duyên nợ đã hết rồi, thì cũng phải tỏ cho tôi biết, đặng tôi lo phận tôi, chớ có chồng mà như kẻ góa chồng, thì cực thân tôi nhiều quá. Hồi nãy tôi tính sai sắp ở trong nhà cầm thơ xuống đưa cho chồng tôi, song tôi nghĩ đứa ở nó khờ dại, hễ trao thơ rồi thì thôi, chớ không biết nói tiếng chi cho chồng tôi tỉnh ngộ, nên tôi mới sai mời anh Tư làm ơn đem dùm bức thơ nầy cho chồng tôi, anh là người thân thiết với chồng tôi, nếu chồng tôi đọc thơ rồi anh thừa dịp nói dùm vô ít tiếng chắc chồng tôi xiêu lòng về liền. Anh Tư liệu coi đi dùm cho tôi có được hay không? - Đi thì đi, song tôi liệu tôi đi cũng không ích gì, bởi vì mấy tháng nay tôi nói hoài ảnh cũng trơ trơ, có nhúc nhích chút nào đâu. Bác Ái lấy bức thơ bỏ túi rồi từ giã. Xuân Hoa hối trẻ ở kêu xe kéo rồi nói với Bác Ái rằng: “Chồng tôi chắc bây giờ còn ở tại Vĩnh Lạc Khách lầu. Anh Tư có xuống đó thì gặp. Anh nói dùm dầu được hay không được cũng về ghé cho hay, nghe hôn anh Tư. Tôi ở nhà tôi thức tôi chờ đa”. Bác Ái thấy Xuân Hoa bạc phận chừng nào, trong lòng lại càng thương trộm tiếc thầm chừng ấy. Tuy anh ta chẳng có ý trông Xuân Hoa giận chồng, dứt nghĩa cang thường rồi anh ta thừa mối tình thân bấy lâu mà chấp nối làm cho hóa ra mối tình ái, nhưng mà ngồi xe đi dọc đường nghĩ càng thêm giận Quảng Giao, người sao không biết thương lục tiếc hồng, người sao nỡ để cho vàng phai ngọc đục. Anh ta lại nhớ mấy lời Xuân Hoa nói: “Như chồng tôi nói duyên nợ đã hết rồi thì cũng phải tỏ cho tôi biết đặng tôi lo liệu thân phận tôi”. Liệu làm sao? Xe chạy ngang nhà thờ, đồng hồ đổ chín giờ rưỡi, tiếng chuông đổ boòng boong làm cho Bác Ái tỉnh giấc chiêm bao mà nhớ tới việc nhơn gian. Anh ta nhớ mình tưởng quấy thì hổ thầm, nên giục chạy mau mau đặng cố tìm Quảng Giao trao thơ rồi an ủi. Xuống tới khách sạn không thấy ai ăn uống chi hết, duy có mấy thằng bồi đương dẹp ghế lau bàn, Bác Ái bước vô hỏi thăm thì họ nói Quảng Giao đã mướn cái phòng số 8 ở trên lầu và đương đờn ca với hai thầy và hai cô nào đó. Bác Ái lên được nửa thang lầu, nghe trong cái phòng có tiếng đờn ca inh ỏi. Anh ta đi nhẹ nhẹ, lên tới cửa phòng thấy hai thầy mặc quần tây, áo sơ mi đương nằm trên bộ ván, một người đương vịn ống hút kê đèn cho một người hút có một cô mặc áo lụa trắng, quần lụa trắng, ngồi trên ván khảy đờn tranh, có một cô nữa, mặc áo tím quần lãnh đen đương ngồi trên ghế mà ca, còn Quảng Giao ngồi một bên chống tay dựa bàn ngó mà cười. Bác Ái đi qua rồi đi lại một lần nữa, Quảng Giao ngó thấy liền đứng dậy chạy ra hỏi rằng: - Bữa nay tôi bắt được anh rồi. Anh cũng đi nhà ngủ nữa sao. Thôi vô đây chơi với tôi. Quảng Giao nắm tay kéo, Bác Ái chỏi cẳng trì lại không vô, nói rằng: - Tôi kiếm anh có chuyện riêng, chớ phải tôi chơi hay sao? Anh chịu phiền bước xê ra ngoài đặng tôi nói chuyện riêng một chút. Quảng Giao nghe nói thì châu mày ủ mặt, buông tay Bác Ái ra, rồi hai người thủng thẳng đi lại đứng dựa cửa sổ ngó xuống đường không nói chi hết. Trong phòng hai cô cũng thôi đờn ca và nói chuyện rì rầm, chẳng biết nói gì. Bác Ái liếc coi thấy Quảng Giao có sắc buồn bèn nói nhỏ rằng: “Anh thiệt là tệ quá! Mấy tháng nay tôi vì tình anh em thường can gián anh mà sao anh không nghe lời cứ đi chơi hoài, bỏ chỉ ở nhà tiu hiu một mình tội nghiệp hết sức vậy? Chẳng dấu chi anh, hồi nãy chỉ đi kiếm chỉ thấy anh ngồi ăn uống với mấy cô ở đâu không biết, mà chỉ giận quá nên về viết thơ rồi mượn tôi cầm xuống đây cho anh”. Bác Ái thò tay vào túi lấy thơ đưa cho Quảng Giao và nói tiếp: “Anh coi thơ đi rồi về với tôi, kẻo chỉ ở nhà trông. Vợ buồn rầu như vậy mà anh không thương cho đành hay sao?” Quảng Giao lấy bức thơ, thở dài một cái, rồi đi lại gần đèn xé ra đọc. Bác Ái đứng chống tay dựa cửa sổ ngó theo, thấy Quảng Giao vừa xem thơ vừa ứa nước mắt. Đọc thơ rồi xếp kỹ lưỡng bỏ vô túi coi bộ trong trí suy nghĩ lung lắm. Bác Ái thấy Quảng Giao đương cảm xúc, tính thừa dịp ấy nói riết vô đặng cho Quảng Giao về, nên bước lại vỗ vai mà rằng: “Đi anh. Đi về với tôi. Tội nghiệp chỉ lắm mà. Chỉ ở nhà buồn quá, mà anh nỡ vui cho đành hay sao?” Quảng Giao day lại nhìn Bác Ái, dường như người mới tỉnh mộng, rồi cười mà nói rằng: “Ừ, thôi anh vô đây chờ tôi một chút rồi tôi về với”. Quảng Giao liền nắm tay kéo riết Bác Ái vô phòng. Bác Ái muốn làm vừa lòng Quảng Giao nên đi theo, không dục dặc nữa. Vừa bước vô phòng Quảng Giao liền nói lớn lên rằng: “Ông nầy là Thừa Biện Ái, anh em bạn thiết của tôi. Ủa, sao lại thôi đờn ca như vậy? Cô Bảy, cô đờn đi đặng cho cô Tư cổ ca một chặp nữa nghe chơi chớ”. Hai thầy nằm hút thuốc thấy Bác Ái, lồm cồm ngồi dậy mà chào. Hai cô nọ cũng đứng dậy chào Bác Ái, rồi kẻ lo làm thuốc phiện, người lo lên dây đờn. Bác Ái kéo ghế ngồi dựa bên Quảng Giao, mùi thuốc phiện bay thơm ngát, sắc ba đào bẹo trước mắt, ngắm cảnh trông người rồi trong dạ bồi hồi, thầm nghĩ cảnh thú như vầy hèn chi xưa nay nhiều người nát cửa hư nhà không hay, giảm giá nhơ danh không tiếc. Tiếng đờn nghe rỉ rả dường như ăn thảm uống sầu, rồi lại tiếng ca nghe bi ai làm cho động tình cảm xúc nữa. Dầu người đại chí mà lạc bước vào lối nầy, thì tâm chí cũng tiêu mòn, huống chi là bực thanh niên, thấy cuộc vui chơi cũng như thiêu thân thấy ngọn đèn, thế thì làm sao khỏi cháy mày nám mặt. Quảng Giao lấy rượu cỏ-nhắc rót rồi mời Bác Ái uống, còn hai thầy kia cứ theo mời hút thuốc hoài. Bác Ái từ chối không chịu uống mà cũng không chịu hút. Bác Ái thấy Quảng Giao lần lần càng thêm hứng chí, chớ không buồn như hồi nãy nữa thì ngó Quảng Giao mà nháy mắt, có ý thúc Quảng Giao về. Quảng Giao đã không tính tới sự về lại cứ theo mơn trớn với hai cô nọ hoài. Bác Ái thấy vậy bèn đứng dậy nắm tay Quảng Giao nói rằng: “Tôi xin lỗi với hai thầy và hai cô, anh tôi bữa nay có việc nhà cần kíp lắm, nên ở chơi không được. Vậy xin cho anh tôi kiếu, để khi khác rồi sẽ ở chơi lâu”. Quảng Giao lắc đầu nói rằng: “Không, không, tôi không có chuyện gì cần kíp hết. Hai cô cứ đờn ca cho tôi nghe đi. Tôi không về đâu”. Bác Ái nghe nói chưng hửng liền hỏi rằng: - Ủa, vậy chớ hồi nãy anh hứa với tôi làm sao? - Không, tôi không về đâu. - Anh thiệt tệ quá! - Thôi, như anh không vui lòng ở chơi với tôi thì anh về đi. - Tôi muốn anh về với tôi chớ. - Tôi về không được. - Sao vậy? - Tại tôi về không được, tôi có biết sao đâu mà nói. Bác Ái nghe nói, đứng chắc lưỡi lắc đầu. Quảng Giao liếc Bác Ái mà nói rằng: “Chắc anh về anh ghé nhà tôi chớ? Nầy, xin anh làm ơn nói dùm với vợ tôi rằng tôi không về được, tự ý nó muốn tính thế nào thì nó tính. Tôi về nó càng buồn, chớ ích gì đâu…Anh làm ơn nói dùm một chút nhé”. Bác Ái nghĩ mình đã nói cạn lời mà Quảng Giao không nghe, dầu ở nữa cũng không ích gì, nên từ giã mà về một mình.
Hồ Biểu Chánh
Một Chữ Tình
Chương 8
Xưa nay, người ta thường nói đàn bà hay lạt lòng mà lại hay thù vặt. Cái lý thuyết ấy nghĩ thật là đúng lắm. Ai có ý quan sát tánh của đàn bà thì cũng đều biết rằng đàn bà phần nhiều dầu gặp chồng ngang tàng thô tục, mở miệng ra thì mắng nhiếc, về đến nhà thì la rầy, coi thân phận vợ như rác như rơm, nhưng chị vợ dầu có phiền hà thì trách móc chút đỉnh thôi, chớ chẳng hề khi nào sanh lòng oán giận, nếu chồng dỗ ngọt vài tiếng thì cái lòng phiền hà sẽ tan hết rã hết, chẳng còn giận hờn chi nữa. Trong chốn gia đình dầu chồng có ở quấy với vợ đến chừng nào đi nữa, vợ cũng không câu chấp, song phải giữ một điều nầy cho toàn vẹn, là đừng có làm cho vợ sanh lòng ghen, bởi vì vợ mà ghen thì ân nghĩa bao nhiêu cũng phủi hết, rồi ái tình ngày trước nặng nề bao nhiêu thì ác cảm từ ấy càng dữ dội bấy nhiêu. Xuân Hoa dầu chân chất thiệt thà cho mấy đi nữa, cũng là một người đàn bà, bởi vậy tánh cũng chẳng khác gì những đàn bà khác. Trót mấy trăng chồng sanh tâm phóng túng, đi chơi bỏ vợ nằm lưu vong ở nhà, tuy là phiền muộn nên có hơi giận chồng, song nếu Quảng Giao về nói một vài tiếng phôi pha, chắc cô cũng đổi lòng buồn mà làm vui lòng được. Ngặt Quảng Giao hễ về đến nhà thì buồn mà thôi, chớ không nói tiếng chi cho vui lòng vợ, mà hồi tối lại để cho vợ dòm thấy cái bạc tình của mình nữa, bởi vậy Xuân Hoa chẳng những là giận mà lại thêm thù thêm oán nữa. Bác Ái lãnh thơ ra đi rồi, Xuân Hoa nằm ngồi không yên cứ ra ngóng vào trông, tính hễ chồng về thì tác sắc mà trách một lần cho chồng biết cái thói bạc tình của đàn ông là cái thói đàn bà ố hơn hết. Đêm khuya lần lần, ngoài đường thiên hạ cũng ít hay lai vãng. Cô ngồi trước cửa chờ hễ thấy dạng xe kéo ở xa xa thì nghi là chồng về, nên trong lòng hồi hộp, đứng dậy mà ngó, chừng xe chạy tới, thấy không phải chồng thì trở vô, mặt mày buồn xo. Đồng hồ gõ 11 giờ. Xuân Hoa nghe xe kéo dừng ngoài cửa, ngước mặt ngó ra, thấy có một mình Bác Ái đi vô, thì cô biết chồng không chịu về, song cũng gượng mời Bác Ái ngồi rồi hỏi rằng: “Anh Tư có gặp thầy nó hay không?” Bác Ái gật đầu rồi lấy thuốc ra hút, không nói chi hết. Xuân Hoa ngồi bên ván đã buồn lại giận nên không muốn hỏi nữa. Bác Ái thủng thẳng thuật hết cử chỉ của Quảng Giao lại cho Xuân Hoa nghe, nói không sót một lời, thuật không quên một mảy. Xuân Hoa nghe hết đầu đuôi rồi thở ra nói rằng: - Anh Tư nghĩ đó mà coi, tôi đã nhịn nhục hết sức mà chồng tôi nó không biết nghĩ, ấy là tại nó chớ không phải tại tôi. Vậy xin anh Tư làm ơn đặt dùm tôi một lá đơn đặng tôi về Long Xuyên tôi xin để, chồng tôi nó không thương tôi nữa, tôi ở đây làm gì. Bác Ái nghe Xuân Hoa để chồng thì biến sắc, trong lòng bối rối, nên ngồi lặng thinh, suy nghĩ một hồi rồi can rằng: - Chị nóng giận chị tính như vậy sao phải. Đạo vợ chồng là đạo trọng, dầu ảnh có quấy thì cũng còn có cha mẹ hai bên phân xử chớ chị giận mà chị đi kiện xin để, không cho mợ Hương và bác ở bển hay, chắc hay là trách chị lắm. Mà người ngoài dòm vô họ cũng cười chị nữa. Đừng có làm như vậy không nên đâu. Xuân Hoa đáp rằng: - Không, nếu tôi xin để thì tôi cũng thưa trước cho hai má hay rồi tôi mới vào đơn chớ. Song tôi muốn cậy anh làm sẵn dùm cho tôi một lá đơn, đặng hễ tôi thưa rồi tôi vô đơn liền cho dễ. Bác Ái từ chối hoài không chịu làm đơn dùm. Anh ta ngồi liếc xem thấy Xuân Hoa sắc mặt giận chớ không buồn như mấy tháng nay vậy. Anh ta biết cô đã quyết ý nên kiếm lời can hoài, mà anh ta chữa lỗi cho Quảng Giao chừng nào, Xuân Hoa lại càng giận chừng nấy. Đến 12 giờ khuya Bác Ái từ giã ra về, tuy chẳng hề trông cho Xuân Hoa kiện để Quảng Giao nhưng trong trí thầm nghĩ nếu Xuân Hoa mà dứt nghĩa cang thường rồi thì cũng chẳng thiếu chi kẻ sẵn lòng cầu chờ chấp tơ nối chỉ. Bác Ái về nhà thấy có một phong thơ để trên bàn, dòm coi con dấu thì ở Long Xuyên gởi lên, lật đật xé ra xem, mới hay ông thân đau, nên anh cả gởi thơ biểu xin phép về cho gấp. Anh ta được tin chẳng lành trong lòng bứt rứt hết sức, rạng ngày vô xin phép nghỉ một tuần lễ, rồi riết về Long Kiến thăm cha. Còn Xuân Hoa thấy mình gởi thơ nói đã cạn lời mà chồng cũng không nghĩ, thì giận rồi lại phiền nên đêm ấy nằm trằn trọc hoài, ngủ không được, nằm suy tới nghĩ lui không biết có gì mà vợ chồng ở với nhau đã gần năm năm như bát nước đầy, không xao không dợn, mà ai khiến ai xuôi nông nỗi, dây tơ hồng muốn đứt nửa chừng, làm cho người trọng nghĩa hữu tình lại hóa ra người vô tình bạc nghĩa. Cô thầm nghĩ hay là tại mình ở quấy nên chồng mới phụ phàng, mà cô tìm hoài cũng không thấy mình quấy ở chỗ nào. Canh khuya vắng vẻ cô nhớ tới lời Bác Ái rằng: “Vợ chồng phải biết ý nhau trước, nếu chắc ý hiệp tâm đầu rồi sẽ cưới thì mới vui mà ở đời với nhau”, cô vừa muốn tiếc rằng mình không dọ trước rồi sẽ ưng Quảng Giao, song cô lại nghĩ đã gần năm năm nay mình chẳng có chút nào trách chồng, há chẳng phải là đồng tâm chí với nhau sao, ngày nay nghĩa muốn phai, tình đã lạt, ai có dè đâu mà ngờ trước được. Xuân Hoa hễ nghĩ đến nghĩa nặng của chồng thì thương, mà hễ nhớ tới tình sơ của chồng thì giận. Bởi vậy cô buồn bực chịu không nổi, nên thức dậy đốt đèn rồi viết hai lá thơ, một bức thơ gởi cho mẹ chồng, còn một bức gởi cho mẹ ruột. Trong thơ không nói việc chi cho rõ, duy chỉ tỏ sơ rằng vợ chồng không được thuận với nhau và xin hai mẹ lên Sài Gòn chơi đặng tính dùm việc nhà cho hai trẻ. Từ ngày Xuân Hoa cậy Bác Ái đem thơ trao cho Quảng Giao thì Quảng Giao không về nhà nữa, mà Xuân Hoa đã mỏi lòng rồi nên cũng không thèm kiếm tìm. Cách bốn ngày sau nhằm ngày thứ bảy, lối sáu giờ chiều, cơm đã dọn để trên bàn mà Xuân Hoa cứ nằm dã dượi trong mùng, không muốn đi ăn. Đứa ở nấu ăn đương lui cui sau bếp, còn cửa trước thì khép lại, duy chỉ có cửa sổ mở mà thôi. Trong nhà im lìm, Xuân Hoa đương nằm tưởng thầm có lẽ nay mai hai mẹ sẽ lên tới, bỗng nghe ở ngoài cửa có tiếng gõ cộp cộp. Xuân Hoa kêu đứa ở biểu ra ngoài coi ai, thằng Tự chạy ra ngoài mở cửa. Xuân Hoa nghe có tiếng nói chuyện nho nhỏ, rồi nghe đóng cửa lại, kế thằng Tự bước vô phòng đưa cho Xuân Hoa một bức thơ, có gắn bánh kiến đỏ bốn góc, mà nói: “Có một đứa học trò đem thơ lại, biểu phải giao tới tay cô. Tôi hỏi thơ của ai, nó nói cô xé ra coi thì biết”. Tuy trời đã chạng vạng tối, song Xuân Hoa cầm phong thơ coi thấy rõ bao ngoài đề như vầy: Bà PHẠM QUẢNG GIAO Số 36, Đường Bangkok Sài Gòn Cô nhìn coi biết chữ chồng, ném phong thơ trên bàn thở dài, ý không muốn đọc. Thằng Tự thấy cô buồn thì chơn lui ra mà miệng nói rằng: “Cô ra ăn cơm cho rồi, kẻo đồ ăn nguội hết”. Xuân Hoa không trả lời, lại đứng dậy thò tay dặn đèn cháy lên, rồi lấy phong thơ đứng dựa đèn, xé ra xem. Sài Gòn, ngày 14 tháng 12 năm 192… Em ôi, Tôi trung dõng ấy là báu nước, vợ hiền hòa vốn thiệt phước nhà. Từ ngày đôi ta kết duyên cầm sắc, qua thấy em cũng biết kính chồng biết trọng mẹ, qua thường có dạ mừng thầm, tưởng là chầy tháng lâu ngày chữ nghĩa nặng, chữ tình rồi cũng nặng. Qua cũng biết vợ chồng ăn ở với nhau gần năm năm nay, chẳng có chút chi xích mích, nhưng mà mấy tháng nay anh Bác Ái ở gần, anh em luận sự hôn nhơn rồi qua xét cái tình của em với qua thì thiệt chữ nghĩa kết được, mà mối tình không kết được. Nói ra thì hổ thẹn với anh Bác Ái, chớ qua nghĩ lại mối tình của vợ chồng ta không thương trước mà đi cưới nhau bướng, làm cho mấy năm nay em chẳng thỏa tình đắc ý, qua ăn năn không biết chừng nào. Em ôi, mấy tháng nay qua không nói ra, chớ qua vẫn biết hiện bây giờ đây có một người thương em hết sức mà em cũng mến hết lòng, nếu hai đàng hiệp được một nhà thì mới gọi gia đình hạnh phúc. Ngặt có qua đứng trơ trơ ở giữa, nên trai vì nghĩa không đành bước tới, còn gái vì trinh không dám lại gần, rồi kẻ ôm sầu quyết bỏ ngày xuân, người đêm thảm muốn vùi sắc nước. Qua thấy vậy nên chí dốc bắc cầu cho Ngưu - Nữ, giả ăn chơi mà xa lánh chốn gia đình để cho đôi đàng phỉ nguyện ước mơ, thà qua buồn thác cho hai đàng vui sống. Em ôi, có lẽ em cũng biết tánh qua chẳng phải là tánh người say mê tửu sắc, bởi vì thương em, muốn cho em trọn chữ tình, nên qua phải hủy bỏ chút thân danh. Bức thơ nầy là bức thơ từ biệt nhau, vậy nên qua phải tỏ hết nỗi lòng cho em nghe, và chúc cho em chốn dương trần lai láng biển tình, nếu bữa nào em sực nhớ tới qua, thì em đừng có giận, ấy cũng đủ cho qua phỉ lòng nơi chín suối. Nhỏ vài giọt lụy gởi vợ hiền, dầu xuống cửu tuyền anh cũng còn nhớ năm năm nghĩa nặng. PHẠM QUẢNG GIAO Xuân Hoa mới đọc thơ khúc ban đầu thấy mấy câu chồng nói có anh Bác Ái về ở gần, luận việc hôn nhơn rồi ăn năn, vì vợ chồng không thương trước mà cưới bướng nên có nghĩa mà chẳng có tình thì cô châu mày ủ mặt. Chừng đọc đến khúc giữa, là khúc chồng nói có người thương cô và cô cũng hữu tình với người ấy, chồng muốn cho hai đàng hiệp nhau nên mới giả kế chơi bời, thì cô biến sắc, nước mắt chảy dầm dề, màng tang mồ hôi lạnh ngắt. Đọc tới đoạn chót, thấy ý chồng quyết liều mình tự tử, cô kinh hãi la khóc om sòm. Thằng Tự ở sau bếp không hiểu việc chi, nghe khóc lật đật chạy ra hỏi: “Giống gì vậy cô?”. Xuân Hoa cứ ngồi khóc và nói rằng: “Té ra tại tôi nên chồng tôi khổ tâm mấy tháng nay! Bây giờ chồng tôi còn muốn hủy mình nữa, trời ôi, nếu chồng tôi chết thì tôi sống sao được”. Xuân Hoa than khóc một hồi rồi mở bức thơ ra coi nữa. Coi thơ rồi lại khóc. Thằng Tự thấy tình cảnh như vậy lấy làm lạ, nên theo hỏi hoài. Xuân Hoa cứ đọc rồi khóc không trả lời. Đọc thơ đến ba lần rồi xếp bỏ vào túi và hỏi rằng: - Hồi nãy đứa nào đưa thơ cho mầy đó? - Phải thơ của thầy không vậy cô? - Phải, mà đứa nào đưa cho mầy đó? - Có một đứa học trò đem tới. - Mầy có biết nó hay không? - Thưa, tôi không biết. - Bây giờ biết đi đâu mà kiếm! - Cô muốn kiếm thầy phải hôn cô? Xuân Hoa không trả lời, lấy khăn trắng choàng đầu rồi ra kêu xe kéo mà đi. Thằng Tự chưng hửng, không biết có việc chi, nên ái ngại trong lòng, lấy lồng bàn đậy mâm cơm lại rồi ra cửa ngồi khoanh tay chờ. Xuân Hoa ngồi xe lên đường Mayer, ghé nhà thầy giáo Đống, là người dạy một trường với Quảng Giao, hỏi thăm coi có biết chồng mình ở đâu hay không. Thầy Đống nói hồi chiều Quảng Giao có xin phép với quan Cai trường nghỉ cho tới thứ sáu tuần sau, nói rằng ở nhà có việc. Lúc tan học thấy thầy kêu xe kéo đi, song vô ý nên không biết thầy đi đâu. Thầy Đống tưởng Xuân Hoa ghen tuông, muốn nói cho xuôi, nên kiếm lời vỗ về, khuyên Xuân Hoa về nghỉ, không đêm nay thì sáng mai Quảng Giao sẽ về, không đi đâu mà sợ. Xuân Hoa trong lòng nóng như lửa đốt, nghe thầy Đống nói như vậy nghĩ thầm chắc là thầy không biết chồng mình ở đâu, nên từ giã ra đi, không tỏ việc gì hết. Cô lên xe rồi biểu kéo xuống chợ Bến Thành. Người kéo xe mạnh mẽ nên chạy thật mau, nhưng cô nóng nảy quá, nên cứ thúc chạy cho mau hoài … Lúc ấy lối bảy giờ tối, cô chắc Quảng Giao đi ăn cơm ở mấy nhà hàng, nên biểu xe kéo chạy lại Lương Hữu, Lê Văn Du, Yêng Yêng, Cửu Long Giang, Quảng Hạp, Đông Pháp lữ quán mà kiếm, té ra đến chỗ nào cũng không thấy chồng mình hết thảy. Cô muốn đi đến mấy khách sạn kiếm song chừng xe ngừng trước cửa khách sạn cô bợ ngợ không biết ai mà hỏi thăm, nên tính chạy về cậy Bác Ái kiếm dùm. Xe về ngang nhà mà Xuân Hoa không ghé, biểu chạy thẳng lại nhà Bác Ái. Xe ngừng rồi, cô dòm thấy trong nhà Bác Ái đèn đốt sáng lòa, vừa muốn bước vô, lại nhớ mấy lời chồng nói trong thơ, tuy lời nói không rõ ràng, song xét ý tứ thì đủ hiểu chồng ghen cho mình có tình riêng với Bác Ái, bởi vậy cô ngần ngại lật đật ra, rồi leo lên xe biểu chạy trở xuống Bến Thành, nước mắt chảy dầm dề, ruột gan đau từ đoạn. Xuân Hoa ngồi trên xe thủng thẳng chạy cùng các nẻo đường thấy ai mặc đồ tây đi xa xa cũng tưởng là chồng, nên trong lòng khắp khởi, tới chừng lại gần coi lại không phải, thì càng đau đớn không xiết kể. Chạy vòng cho tới 11 giờ, mấy tiệm đóng cửa ngủ hết mà ngoài đường cũng thưa thớt ít ai đi, cô cùng thế mới trở về nhà thì thằng Tự đã đóng cửa tắt đèn mà ngủ. Xuân Hoa kêu cửa bước vô nhà, thấy mâm cơm còn đầy để đó, biểu thằng Tự dọn xuống ăn rồi dẹp đi, vì cô không đói. Cô vô buồng ngồi khóc rấm rức, nghĩ thầm rằng mình đã có chồng hơn năm năm rồi, hễ đi đâu thì đi với chồng chớ chẳng khi nào đi một mình, mà chồng mình tuy quen biết nhiều người song ai cũng ít khi lân la lui tới, duy mấy tháng nay có mình Bác Ái hay tới chơi vậy thì chồng mình nghi đây là nghi cho Bác Ái chớ chẳng phải nghi cho người nào khác. Cô lại nhớ Bác Ái hồi trước có ghẹo chọc mình, song hồi đó mình chưa xuất giá, từ ngày mình kết tóc xe tơ với Quảng Giao thì Bác Ái đi học, không gặp nhau nữa, mà Bác Ái ra làm việc quan rồi cũng chẳng có ý muốn gần gũi mình. Việc xin đổi về Sài Gòn và mướn nhà ở gần đều tại chồng mình ép uổng chớ không phải anh ta muốn như vậy. Đã vậy mà mấy tháng nay anh ta ở gần, tuy lui tới thường thường, song chẳng hề tỏ ý chi lạ, cử chỉ như vậy sao chồng mình lại nghi. Xuân Hoa ngồi ngẫm nghĩ hoài: nhớ lại mấy tháng nay Bác Ái đến chơi thì mình thường niềm nở lắm, hay là tại mình bải buôi quá nên chồng mình nó tưởng tư tình chăng? Cô nghĩ tới đó, rồi lại nhớ Bác Ái về ở chừng gần một vài tháng thì chồng mình phát đi chơi bời, vậy thì chồng mình nghi đây chắc là nghi cho anh Bác Ái lắm. Xuân Hoa nghĩ như vậy thì xốn xang đau đớn chịu không được, nên ngồi chống tay trên ghế khóc trót giờ đồng hồ. Cô khóc đã thèm rồi mới thò tay vào túi lấy bức thơ của chồng đọc lại, đọc một câu thì nước mắt nhỏ một giọt, càng đọc càng nát ruột gan. Tư bề vắng vẻ, bỗng nghe tiếng đồng hồ gõ ba giờ, Xuân Hoa thảm vì làm phận đàn bà mà không có hạnh, để cho chồng nghi mình mất trinh mất tiết như vậy, thì cũng chẳng nên sống nữa làm chi, mà nhứt là mình thiếu hạnh đến nỗi làm cho chồng buồn rầu rồi quyết liều thân vong mạng, thì mình lại còn phải mang lỗi với chồng nhiều hơn nữa, dầu có chết xuống cửu tuyền cũng chẳng còn mặt mũi nào dám ngó mặt chồng. Hết lo rồi tính, hết khóc rồi buồn, canh lụn đêm tàn mà Xuân Hoa cũng chưa nhắm mắt. Trời vừa sáng Xuân Hoa kêu thằng Tự thức dậy biểu lại nhà mời Bác Ái, tính tỏ thiệt việc nhà cho Bác Ái nghe, rồi cậy Bác Ái tính dùm phương cứu chồng, bởi vì ở chốn Sài Gòn tứ cố vô thân, lúc bối rối nầy không biết ai cậy mượn. Thằng Tự đi một hồi trở về nói Bác Ái xin phép nghỉ một tuần lễ, đã đi về Long Xuyên bốn bữa rày rồi. Xuân Hoa nghe nói chau mày thở ra, ngồi lặng thinh nghĩ thầm rằng: “Tuy rủi nhưng cũng may, chồng mình đã nghi mình có tình riêng với Bác Ái, sao mình còn dám cậy Bác Ái nữa?” Xuân Hoa đội khăn rồi kêu xe kéo chạy lên nhà thầy Đống. Cô tỏ với thầy giáo Đống rằng cô có được bức thơ của chồng than phiền việc nhà và quyết tự vận, nên cậy thầy làm ơn đi kiếm dùm. Thầy giáo Đống nghe nói thất kinh lật đật thay áo đổi quần rồi biểu Xuân Hoa về ở nhà để cho thầy đi kiếm. Thầy Đống đi từ sớm mai cho tới 11 giờ kiếm không gặp Quảng Giao, hỏi thăm người quen cũng không ai biết địa chỉ. Thầy trở về ghé nhà Xuân Hoa thấy cô đương ngồi trên ván khóc. Thầy chắc lưỡi lắc đầu, Xuân Hoa biết đã kiếm không được, nên càng khóc rống lên nghe rất thảm thiết. Thầy Đống cầm lòng không được, không nỡ ra về mới biểu Xuân Hoa đi với thầy lên bót mà cớ, đặng xin Cò sai lính đi kiếm giúp. Xuân Hoa tỏ cho Cò hay sự chồng muốn tự vận rồi nói hình dạng áo quần của chồng cho Cò biết để tìm cho dễ. Cò biên hết lời khai rồi biểu Xuân Hoa về, hứa rằng hễ có gặp Quảng Giao ở đâu thì sai lính đến cho cô hay. Xuân Hoa về nhà nằm khóc hoài, ăn ngủ không được cứ than thân trách phận, cứ nói rằng mình giết chồng mình mà thôi. Cô chờ hoài không thấy lính kêu. Qua ngày thứ hai, lối 10 giờ, có một tên lính đến nhà nói rằng ông Cò đòi. Xuân Hoa lật đật lấy khăn đi theo lính, chơn đi mà miệng thì hỏi: - Kiếm được chồng tôi rồi hay sao chú? - Không biết nữa. - Vậy chớ ông Cò đòi tôi làm chi? - Tôi thấy bên bót Xóm Chiếu gởi cái áo gì lên đó, rồi ông Cò biểu tôi đi đòi cô nên tôi đi đây. - Áo của chồng tôi hay là áo của ai? - Tôi không biết. - Thôi đi riết đi chú, cha chả! Không biết ông Cò đã hay tin chồng tôi ở đâu hay chưa. Xuân Hoa vừa bước vô ông Cò liền biểu thầy thông ngôn nói cho cô hay rằng: “Hồi sớm mai tên lính gác bên Xóm Chiếu thấy có một cái áo bành tô trắng bỏ dựa mé sông, phân nửa ở trên bờ, còn phân nửa nằm dưới nước. Nó xách cái áo đem lên thấy trong túi có mỗi cái bóp phơi không có bạc tiền chi hết duy có ba miếng danh thiếp trắng đề tên như vầy: PHẠM QUẢNG GIAOInstituteur 36, Rue Bangkok Sài GònTên lính đem về bót quận thứ nhì thì ông Cò coi bót ấy, đã có tin bót trên nầy kiếm tên đó, nên gởi lên coi có phải hay không”. Thầy thông ngôn nói dứt rồi ông Cò mới đưa cái áo với cái bóp phơi cho cô Xuân Hoa nhìn. Cô cầm cái áo run lập cập, thấy bộ nút nghi là áo chồng rồi, chừng coi tới cái bóp phơi thì chẳng còn nghi chút nào hết, nên đã vùng khóc lớn lên rằng: “Trời ôi! Nếu vậy thì chồng tôi đã nhào xuống sông chết rồi, còn gì đâu?... Bẩm ông Cò tôi lạy ông làm ơn cứu dùm chồng tôi, kẻo tội nghiệp chồng tôi lắm... Mình ôi! Mình có nghi ngờ gì thì mình nói ra, chớ sao mình lại tự vận như vậy, mình ơi! Ông ôi! Làm sao vớt chồng tôi bây giờ, ông làm ơn dùm chút, ông ôi!” Ông Cò tuy không rõ tâm sự của Xuân Hoa, song thấy cô bi thảm như vậy ông cũng động lòng, bởi vậy ông mới kiếm lời khuyên giải, rồi thông ngôn nói lại như vầy: - Cô đừng buồn, dầu cái áo nầy phải là của thầy đi nữa, cũng chưa đủ bằng cớ rằng thầy đã tự vận rồi, sao cô lại sợ quá như vậy! - Thầy ơi, tôi chắc chồng tôi đã chết rồi. - Sao cô chắc dữ vậy? - Bởi vì chồng tôi đã nói sẽ tự vận. - Ý! Đàn ông họ nói hơi nào mà tin. Vợ chồng tôi hễ có rầy rà với nhau thì tôi đòi tự vận hoài, mà tôi đã chết lần nào đâu? - Chuyện thầy khác, còn chuyện chồng tôi khác, chắc chồng tôi đã chết rồi thầy ôi. Xin thầy làm ơn nói dùm ông Cò sai lính lặn vớt dùm chồng tôi, tốn hao bao nhiêu tôi chịu hết. - Lính mắc đi gác đường, có lính đâu dư đi lặn được. Nầy cô, tôi chắc thầy muốn gạt cô nên đem bỏ cái áo nơi đó đặng cho cô sợ chơi, chớ chưa chết đâu. Cô nghĩ lại coi, nếu thầy tự vận sao thầy lại cổi áo bỏ đó làm gì, vậy chớ bận áo nhảy xuống sông không được hay sao? À, mà nếu thầy muốn bỏ một hai vật lại trên bờ, thì trước hết thầy phải bỏ cái nón lại, chớ có lý nào đội nón mà nhảy, còn cái áo lại cổi bỏ đó. Cô xét thử coi phải không? - Thầy ôi, tôi chắc chồng tôi chết rồi không còn đâu. Nếu lính lặn dùm cho tôi không được, xin thầy làm ơn chỉ cho tôi biết tôi cậy ai bây giờ. - Có lẽ cô qua bên Xóm Chiếu cô mướn mấy người chài lưới họ lặn cho thì được. Mà như thầy đã tự vận rồi dầu có mò được, thầy cũng đã chết rồi, mò làm chi mà gấp dữ vậy? Để vài bữa thây nổi lên chớ gì. - Thầy nói vậy sao phải, ví dầu chồng tôi tự vận chết rồi đi nữa, tôi cũng phải kiếm cho được thây chôn cất cho ấm cúng chớ. - Tự ý cô, chớ chết chìm hễ hai mươi bốn giờ thì nổi, khỏi mò thất công. Mà bây giờ mò cũng khó lắm, bởi vì sông Bến Nghé nước chảy mạnh quá, có biết thây đã trôi lên hay là trôi xuống mà mò. - Chú lính có nói chú kiếm được cái áo đó tại chỗ nào hay không vậy thầy? Thầy Thông dở thơ của ông Cò quận nhì ra coi rồi nói rằng: - Cái áo nằm dựa mé sông, tại vàm kinh mới bên Xóm Chiếu. Xuân Hoa bèn từ giã ông Cò với thầy Thông rồi cầm cái áo bành tô bước ra leo lên xe kéo về nhà. Cô vừa vô nhà thì kêu thằng Tự vừa khóc vừa nói rằng: “Tự ôi! thầy mày đã nhào xuống sông chết rồi còn đâu!”. Thằng Tự nghe nói bủn rủn tay chân nên cũng khóc dầm với chủ. Hai người đang khóc bỗng thấy có một cái xe kiếng ngừng ngay trước cửa, Xuân Hoa thấy mẹ ruột với mẹ chồng trên xe đương leo xuống, cô lật đật chạy ra níu áo hai mẹ mà khóc và nói: “Chồng con đã chết má ôi”. Bà Hương chủ với bà Hương sư nghe thất sắc hỏi: “Sao mà chết? Nó đau bịnh gì? Chết hồi nào? Trời ôi!...”. Kẻ than người khóc líu nhíu với nhau, người đi đường dòm thấy ai cũng cảm động. Ba người dắt nhau vô nhà, Xuân Hoa vừa khóc vừa kể đầu đuôi tâm sự cho hai mẹ nghe, cô cũng nói luôn sự chồng nghi ngờ mình tư tình với người ta, và nghi đó chắc là nghi cho Bác Ái, chớ không dấu diếm chi hết. Bà chủ Hiệp mới nghe thì có sắc giận, song bà thấy con dâu bi ai thảm thiết và bà nghĩ nếu có ý gì riêng thì không lẽ nó nói thiệt như vậy, bởi vậy bà mới tin bụng dâu, bà mới than khóc con mà thôi, chớ không có lời oán trách dâu hết. Hai bà với Xuân Hoa khóc một hồi rồi tính dắt nhau qua Xóm Chiếu kiếm thây Quảng Giao. Xuân Hoa biểu thằng Tự dọn cơm ra ăn sơ ba hột rồi kêu xe đi. Hai bà khóc hoài không ăn được, Xuân Hoa tuy biểu dọn ra mà cũng không chịu ăn. Dắt nhau qua tại vàm kinh mới, Xuân Hoa mướn hai người vãi chài kiếm. Lúc hai người đương chài hai bà ngồi dựa mé sông vừa khóc vừa vái. Xuân Hoa đội khăn ngồi gần đó, mặt ngó xuống sông dường như ai cắt ruột bầm gan. Cô muốn nhào luôn xuống sông chết cho rồi, bởi vì chồng nghi mình hai lòng nên tự vận, mình còn mặt mũi nào thấy thiên hạ trên dương trần nầy nữa. Cô tính như vậy rồi vùng đứng dậy, tính nhảy phức xuống sông, chẳng dè lúc ấy hai người chài hè hụi kéo cái chài lên và nói rằng: “Cha chả! Thế khi vô chài rồi hay sao mà nặng dữ kìa”. Hai người đứng dậy mà ngó, Xuân Hoa cũng đứng ngó trân trân, té ra kéo hết cái chài lên thì là một gốc cây lớn. Xuân Hoa còn đứng ngẩn ngơ, bà chủ Hiệp liền kêu hỏi rằng: - Nầy con, ông Cò ổng có chỉ chắc lính được cái áo chỗ nầy hay không con? Xuân Hoa đáp rằng: - Thưa, ổng nói tại vàm kinh, thì là chỗ nầy chớ có vàm kinh nào nữa đâu? Bà chủ hỏi mấy lời làm cho Xuân Hoa lảng xao ý muốn tự tử hết một hồi, đến chừng Xuân Hoa day qua ngó hai mẹ, thấy tóc bạc hoa râm gió thổi phất phơ, mẹ chồng thì lắc đầu chắc lưỡi than lầm thầm, còn mẹ ruột lấy tay che mặt mà khóc dầm dề, cô lấy làm cảm động, nên ngồi bẹp xuống đất mà khóc nữa. Xuân Hoa than khóc một hồi rồi nghĩ thầm trong trí rằng: “Tại mình nên chồng mới chết, nếu mình nhào xuống đây là chỗ chồng chết đặng chết theo chồng, thì mình trọn tình trọn nghĩa với chồng rồi. Nhưng hai mẹ già ngồi kia, mình bỏ lại cho ai? Hai mẹ đã buồn rầu mình còn làm cho buồn rầu thêm nữa thì tội nghiệp lắm. Mà xét cho cùng lý, dầu mình có chết đi nữa cũng chưa chắc xuống cửu tuyền gặp nhau mà chồng chịu tha lỗi cho mình, bởi vì trước khi chồng mình chết đây thì đã lao tâm khổ trí trót mấy tháng trời, vậy mình cũng phải kiếm thế đày đọa cái thân mình cho nhọc nhằn một ít năm rồi mình sẽ chết, chừng ấy gặp nhau mới khỏi hổ”. Xuân Hoa nghĩ như vậy nên không tính nhào xuống sông chết nữa, song cô nói thầm rằng: “Anh ôi! Anh không rõ lòng em nên anh mới nghi, mà cũng tại em không đủ ngôn hạnh, nên anh nghi cũng phải. Nhưng mà lòng em thì em biết, em xin đất trời thần thánh chứng minh giùm cho lòng em. Anh ôi! Em chẳng biết liệu thế nào đặng làm cho anh thấy cái lòng trinh bạch của em, vậy nên em nguyện thầm với anh rằng anh chết vì em, thì em chết vì anh, mà trước em khi em chết, em cũng sẽ đày đọa cái thân em đặng bồi thường sự khổ não của anh trong mấy tháng. Xin anh chờ em, em chẳng giây phút nào quên anh đâu. Đợi em xuống rồi em sẽ mổ ruột em ra cho anh soi lòng dạ em”. Hai người vãi chài từ trong vàm kinh cho tới sông lớn, mỗi chỗ mỗi chài, chỗ nào sâu lắm chài không tới thì lặn xuống mò, tìm đến tối nước lớn gần đầy cũng không được thây của Quảng Giao. Xuân Hoa cùng thế mới trả tiền công cho hai người chài, rồi khóc dắt hai mẹ về.
Hồ Biểu Chánh
Một Chữ Tình
Chương 9 (chương kết)
Con người ở đời từ sang chí hèn, từ giàu chí nghèo, chẳng ai mà chẳng có thấy một cảnh buồn. Nhưng những cảnh buồn thấy đó, xét lại chẳng có cảnh buồn nào làm cho mình dễ động lòng cho bằng cái cảnh buồn ở trong nhà Xuân Hoa đêm nay. Cửa lớn đã gài chặt, cửa sổ thì một cánh khép, còn một cánh mở. Trong nhà đèn khí đốt sáng lòa, tuy có bốn năm người, song trông vào không nghe nói chuyện chi hết. Trong phòng, Xuân Hoa ngồi trên giường chống tay qua cái bàn nhỏ khóc rấm ra rấm rít. Ngoài bộ ván phía trước, hai bà sui nằm một người một đầu, một bà day mặt vô vách, còn một bà day mặt ra đường, bà sui gái lấy khăn đậy mặt mà nước mắt cứ chảy ướt dầm, còn bà sui trai nằm im lìm, một lát nghe thở dài một cái, rồi chắc lưỡi kêu trời. Sau nhà bếp thằng Tự ngồi khoanh tay dựa bên mâm cơm mặt mày buồn nghiến. Trót cả đêm không ai ngủ hết, song không ai nói chuyện với ai, bởi cái khối sầu nó đặc cứng trong lòng, nên không ngụ ý đến việc chi mà nói. Đến khuya thằng Tự nhớ lại trọn ngày hôm qua hai bà với cô không ai chịu ăn cơm hết, nên nấu một nồi cháo và hâm đồ ăn mặn dọn ra năn nỉ hai bà với cô ăn đỡ dạ. Xuân Hoa dùn dằn không chịu ăn, hai mẹ ép quá nên túng thế phải ngồi ăn một chén, song nuốt cháo cũng như nuốt đá, không biết mùi vị mặn lạt là gì. Bà chủ Hiệp thấy dâu buồn thảm quá sợ nó mang bịnh mà khốn nữa, nên an ủi rằng: - Thôi buồn mà chi lắm con. Ông trời đã khiến nhà mình có cái họa như vậy, thì phải chịu, chớ biết làm sao mà cấm được. - Tại con nên chồng con mới chết, má biểu con đừng buồn, làm sao mà không buồn được. Xuân Hoa nói mấy lời rồi khóc ngất. Bà chủ Hiệp mới nói: - Chồng con nó nghi bậy bạ như vậy, chớ mẹ biết bụng con, lẽ nào con nỡ thất tiết với chồng hay sao. Con đừng có buồn. Bà Hương sư Thể nghe chị sui nói như vậy xen vô nói rằng: - Nay chị nói tôi mới nói, thiệt từ hôm qua cho tới bữa nay tôi nhớ mấy lời con tôi nói tôi hổ thẹn quá. Tôi không biết vợ chồng nó ở với nhau làm sao, mà tôi nghĩ cũng có sao đó nên thẳng mới nghi, chớ nếu không có mòi gì hết thì làm sao nó nghi được. Xuân Hoa thưa rằng: - Thưa hai mẹ, số là anh Bác Ái với chồng con là anh em bạn thiết nên trìu mến nhau lắm. Ảnh làm việc ngoài Bắc, chồng con theo xúi giục ảnh xin về trong nầy, rồi lại kiếm mướn phố dùm đặng ở gần cho vui. Ảnh là người ở một làng với con nên con cũng quen, bởi vậy hễ ảnh tới chơi thì con niềm nở. Chẳng biết có phải tại vậy mà chồng con sanh nghi hay không, song con nhớ lại thì mấy tháng nay ở gần nhau, anh Bác Ái coi con như em ruột ảnh vậy, chớ chẳng thấy ảnh trổ mòi chi hết. Đã vậy lúc chồng con đi chơi bời luông tuồng, con cậy ảnh khuyên giải dùm ảnh cũng hết lòng, đến chừng con giận con mượn ảnh làm đơn cho con xin để chồng, thì ảnh lấy lời chơn chánh mà dứt bẩn con chớ chẳng hề có nói ra nói vô tiếng chi hết. Thiệt con không hiểu vì cớ nào mà chồng con nghi. Bà chủ Hiệp nói: - Mẹ biết Bác Ái với chồng con hai đứa thương yêu nhau lắm, không lẽ Bác Ái nó có ý gì. Huống chi nó đã có danh phận, lại còn nhà giàu lớn, nếu nó muốn có vợ thì thiếu gì nơi tử tế, cần gì phải phạm nghĩa cho nhơ danh. Mẹ tưởng chồng con nó tự vận đây là có chuyện chi khác con không hiểu, chớ không phải nó nghi con hai lòng đâu. Xuân Hoa suy nghĩ một lát rồi thưa rằng: - Chồng con đã viết cho con một bức thơ như vậy, thì có ý gì khác nữa đâu. - Nó kiếm chuyện nó nói nghe cho xuôi, con hiểu sao được. - Xin mẹ đừng có đổ lỗi cho chồng con, tội nghiệp, bởi vì chồng con chết rồi, thà là để lỗi cho con chịu, con còn vui lòng hơn. Bà chủ Hiệp nghe dâu nói như vậy liền ôm dâu vừa khóc vừa nói rằng: - Dâu tôi nó thương chồng nó như vầy, chồng chết rồi mà nó cũng không chịu trách chồng, chẳng biết vì cớ nào mà con tôi lại nói vợ nó không thương nó. Qua ngày sau, lối 10 giờ trưa, có lính trên bót tới nhà kiếm Xuân Hoa nói rằng: Có một thây ma chết trôi tấp dựa sông Thị Nghè, ngang vườn thú, nên ông Cò sai đòi Xuân Hoa lên bót rồi đi theo lính đến đó nhìn coi có phải là thây của Quảng Giao hay không. Xuân Hoa với hai mẹ nghe nói khóc muồi, song nóng lòng thương con quá nên phải gượng gạo đi theo lính lên bót. Ông Cò dắt ba người đi với lính xuống vườn thú. Khi tới mé sông Thị Nghè, dòm dựa một đám ôrô thấy có một cái thây người ta nằm trên mặt nước ruồi bu ào ào, mùi hôi thúi phải bụm mũi. Ông Cò biểu lính lấy cây khều vô sát bờ, rồi lấy dây làm vòng kéo lên. Thây ma trần truồng, sình lên rất lớn, cái mặt bị cá rỉa nát hết một bên, tuy vậy dòm vô ai cũng biết là thây của một người trai, hớt tóc theo kiểu ma ní. Khi mới kéo lên Xuân Hoa dòm vô la lên mấy tiếng “Trời đất ôi!”. Rồi té xỉu bất tỉnh nhân sự. Bà Hương sư lật đật đỡ con, rồi ôm con khóc rống lên nghe rất thảm thiết. Ông Cò thấy vậy lật đật sai lính chạy vô nhà ông chủ vườn thú xin rượu cõ-nhắc đem ra đổ cho Xuân Hoa, Xuân Hoa tỉnh lại ngồi ngó thây ma trân trân không khóc mà cũng không sợ, dường như kẻ mất trí khôn vậy. Ông Cò liền hối bà Hương sư đem Xuân Hoa lên xe về nhà rước thầy điều trị, rồi mới biểu lính chở tử thi lên nhà mổ cho quan thầy khám nghiệm. Bà chủ thấy thây con thì chết điếng trong lòng, mà thấy dâu như vậy lại càng bối rối hơn nữa, song thấy bà Hương sư đã lãnh đem Xuân Hoa về nên bà phải ở lại đi theo xác con. Xuân Hoa lên xe ngồi mở mắt trao tráo mà không nói chi hết. Bà Hương sư hỏi: “Trong mình con có sao không con?”, thì Xuân Hoa cứ lắc đầu hoài. Xe về vừa ghé ngay cửa thì Bác Ái ở Long Xuyên lên, đi xe kéo cũng vừa tới đó, Bác Ái thấy bà Hương sư đang liệu điệu dắt con xuống xe, không hiểu đau bịnh gì, nên biểu xe ngừng lại hỏi rằng: “Thưa mợ mới lên, chị tôi đau hay sao đó mợ?”. Bà Hương sư ngó thấy Bác Ái vùng khóc lên nói rằng: “Cháu ôi! Thằng rể của mợ nó nhào xuống sông chết rồi. Trời ôi! Tại cháu báo hại nên mới...” bà nói tới đó ngại ngùng nên nín không nói nữa và lo dắt Xuân Hoa vô nhà. Bác Ái vừa nghe nói Quảng Giao nhào xuống sông mà chết thì thất kinh biến sắc, vùng nhảy xuống xe chạy vô nhà, không nghe mấy lời sau của bà Hương sư. Anh ta vừa khóc vừa hỏi thăm, còn bà Hương sư vừa khóc vừa kể sơ sự Quảng Giao viết thơ cho Xuân Hoa tỏ ý nghi ngờ vợ hai lòng, rồi nhào xuống sông tự tử, Cò bót đã kiếm được thây rồi bây giờ đương chở lên nhà mổ. Bà lại nói sự Xuân Hoa té xỉu nên bà phải dắt về, rồi cậy Bác Ái làm ơn rước dùm lương y điều trị cho gấp. Bác Ái thấy việc bối rối quá không nghi kỵ chi hết, lật đật nhảy thót lên xe chạy lại đường Richaud rước một quan lương y đem về nhà, rồi giao Xuân Hoa cho ông chẩn mạch, còn anh ta chạy lại nhà mổ dự khám tử thi. Anh ta bước vô cửa nhà mổ, thấy bà chủ Hiệp đứng đó, thì dở nón chào bà, đến chừng ngó thấy thây thì đấm ngực kêu trời nói rằng: “Trời sao nỡ hại anh tôi như thế nầy! Trời ôi!... Anh ôi!”. Lúc ấy quan thầy thuốc đương mổ khám nghiệm tử thi. Bác Ái đứng một bên với ông Cò. Đến chừng khám nghiệm xong rồi, quan thầy thuốc, ông Cò và Bác Ái nói chuyện tiếng Tây với nhau một hồi, rồi Bác Ái day lại nói với bà chủ rằng: “Thưa bác, quan thầy thuốc khám nghiệm rồi nói anh tôi chết từ trưa chủ nhựt cho tới bữa nay, và chết đây là uống nước ngộp hơi mà chết, chớ không phải ai đánh đập chi... Tôi có xin phép lãnh tử thi về nhà tống táng, ông Cò với quan thầy thuốc cũng bằng lòng. Vậy xin bác về nghỉ, để tôi xuống Xã Tây khai tử rồi tôi đi luôn xuống cầu Ông Lãnh đặng tẩn liệm cho sớm”. Bà chủ Hiệp thở dài rồi lau nước mắt bước lên xe mà về, Bác Ái lên xe kéo thấy cái hoa ly hãy còn đó, nên ghé nhà kêu đứa ở chạy ra đem hoa ly vô, rồi anh ta đi thẳng xuống Xã Tây khai tử, và đi luôn xuống cầu Ông Lãnh đặt hòm, nhà vàng, tính tẩn liệm xong rồi khiêng về nhà đặng cúng quãy chờ sáng bữa sau sẽ tống táng. Xuân Hoa nhờ quan lương y điều trị nên tỉnh lại rồi nằm than khóc rùm nhà. Chừng linh cữu khiêng về nhà, Xuân Hoa ngã lăng khóc kể nghe càng thảm thiết hơn nữa. Trong đám tang có một mình Bác Ái lo hết, chớ bà chủ với bà Hương sư chết điếng trong lòng không lo tính chi được. Đêm ấy Bác Ái ở đó coi sắp đặt mọi việc cho an bài, chớ không về nhà. Đến khuya Xuân Hoa bưng trầu rượu ra lạy hai mẹ, thưa rằng: - Thưa hai mẹ, con có chồng đã năm năm nay con cứ lo bề nội trợ chẳng có giây phút nào con xao lãng. Con chẳng biết con có thiếu hạnh nào hay không, mà chồng con nghi con có ngoại tình với người ta, nên tự vận mà chết, ấy vậy cái tội giết chồng oan phải chịu, chớ con không chối được. Chẳng dấu chi hai mẹ, mấy bữa rày con đã nhứt định tự vận chết theo chồng đặng xuống cửu tuyền tìm chồng rồi tỏ lòng trinh bạch cho chồng con biết. Song con nghĩ lại chồng con nghi con ngoại tình đã mấy tháng nay, chắc là chồng con lao tâm cực trí lắm rồi mới chết. Nếu con chết liền bây giờ, con chỉ đền bồi được cái chết của chồng mà thôi, chớ sự lao tâm cực trí con chưa đền bồi được. Vậy sẵn trước linh sàn đây, con xin hai mẹ cho phép con vô nhà kín để tu, đặng không nhớ việc thế gian nữa, rồi con có ngày giờ khấn vái linh hồn của chồng con một ít năm rồi con sẽ chết, làm như vậy tình nghĩa vợ chồng mới toàn vẹn. Hai bà nghe nói khóc muồi, còn Bác Ái ngồi chống tay trước quan tài nước mặt rưng rưng, không nói chi một tiếng. Hai bà kiếm lời can gián, nhưng nói thế nào Xuân Hoa cũng không nghe, cứ sòng sòng quyết một, hễ tống táng an bài rồi thì cô đi thẳng vô nhà kín. Qua ngày sau lối chín giờ động quan đưa linh cữu an táng trong Phú Nhuận. Lối xóm láng giềng ai thấy mẹ đưa con, vợ khóc chồng cũng đều mũi lòng. Tống táng xong rồi, hai bà mẹ với Xuân Hoa leo lên xe kiếng về, Bác Ái ngồi riêng một cái xe kéo chạy theo sau. Về tới Xuân Hoa không chịu vô, biểu thằng đánh xe phải đưa thẳng cô lại nhà kín. Hai mẹ theo can gián, Xuân Hoa hăm rằng nếu không cho cô đi tu cô sẽ tự vận chết liền theo chồng. Hai bà thấy con đã quyết ý rồi, liệu thế không cản được, nên cực chẳng đã phải khóc đưa con vô nhà kín. Bác Ái tuy biết Quảng Giao nghi mình có tư tình với Xuân Hoa, mà thiệt mấy năm nay thầm thương trộm nhớ, song từ Long Xuyên trở lên, thấy tai họa trong nhà bạn như vậy, thì lấy làm đau đớn trong lòng lắm, bởi vậy không kể hiềm nghi, mà cũng không dám tưởng tới việc chi quấy nữa. Anh ta ráng lo cho an bài cuộc tống chung, rồi thấy Xuân Hoa quyết chí đi tu cho trọn tình vẹn nghĩa với chồng, anh ta hết sức kính phục, nên anh ta không dám cản rồi cũng lần đi theo đưa Xuân Hoa vô nhà kín. Xuân Hoa với hai mẹ bước vô nhà kín gặp một bà phước đón hỏi ba người đi đâu. Xuân Hoa lau nước mắt thưa rằng: - Thưa bà, chồng của con chết rồi, con buồn rầu không muốn biết đến việc thế gian nữa, nên đến đây xin bà làm phước cho con vào tu. Con nguyện ở tu trọn đời, không nhớ đến việc gì khác. Bà phước ngó Xuân Hoa rồi hỏi rằng: - Con xin vào tu, vậy con đã xin phép quan Biện lý và xin phép Cha cả rồi chưa? Xuân Hoa nghe nói chưng hửng, nên đứng ú ớ một hồi mới nói rằng: - Thưa bà, con tưởng muốn đi tu thì vào đây xin ở mà tu, chớ con không dè phải xin phép Biện lý với Đức cha cả. Bà phước cười và nói rằng: - Không được, con muốn đi tu phải có giấy phép đem trình cho bà bề trên rồi mới được vào nhà tu, con phải về xin phép đã. Xuân Hoa chắc lưỡi lắc đầu rồi xá bà Phước đi ra. Hai mẹ đi theo nghe bà Phước không chịu thì mừng thầm trong bụng. Ra khỏi cửa thấy Bác Ái cũng còn đứng chờ dựa gốc cây xoài. Bác Ái bước lại hỏi coi trong nhà kín họ cho tu hay không. Bà chủ Hiệp đương đứng thuật mấy lời của bà phước lại cho Bác Ái nghe, thình lình Xuân Hoa la lên mấy tiếng: “Ủa mình! Trời đất ôi! Té ra chồng tôi còn sống đây mà!”. Rồi vụt chạy ra đường. Ai nấy ngó theo thì thấy Phạm Quảng Giao ở trên xe kéo nhảy xuống, rồi Xuân Hoa ôm chồng vừa cười vừa khóc: “Vậy mà tôi tưởng mình đã chết rồi. Mình ôi! Mình làm chi cho tôi sầu thảm mấy bữa rày vậy hử? Vậy chớ ai chết đó mà mình còn sống đây:” Quảng Giao tay mặt đỡ vợ, đầu cúi chào hai mẹ, còn tay trái thì bắt tay Bác Ái rồi hỏi lăng xăng rằng: “Trời ôi, tôi xin phép đi săn chơi hổm nay, vừa mới về tới nhà thằng Tự nó nói làm đám ma tôi và bây giờ đương đưa vợ tôi vô nhà kín nên tôi lật đật chạy riết xuống đây. Hai má lên bao giờ? Còn ai chết đâu mà làm đám ma đó?”. Xuân Hoa tay vịn vai, còn mặt úp trong ngực Quảng Giao mà khóc. Hai bà mẹ cười nói rộn ràng kẻ hỏi người trả lời, kẻ cười người khóc, làm cho người đi đường không hiểu chuyện gì, nên ai cũng dừng chơn ngó. Bác Ái mời hết lên xe về nhà rồi sẽ phân trần hơn thiệt. Về đến nhà đã 4 giờ chiều. Mỗi người đều hớn hở vui mừng, còn Xuân Hoa hễ Quảng Giao ngồi đâu cô cũng theo đứng gần một bên đó. Lối xóm ai nghe Quảng Giao về cũng chưng hửng nên áp lại hỏi thăm lăng xăng. Quảng Giao biểu vợ thuật rõ lại cho mình nghe vì cớ nào lại có đám ma như vậy. Xuân Hoa mới nói rằng: - Tối thứ bảy tôi tiếp được cái thơ của mình tôi thất kinh nên chạy kiếm mình cùng Sài Gòn mà không gặp. - Tối thứ bảy tôi đi rồi, còn ở Sài Gòn đâu mà gặp - Mình đi đâu. - Tôi đi theo ghe của thầy Cai Cần Giờ xuống dưới săn bắn chơi. - Hèn chi tôi ghé nhà thầy giáo Đống thầy nói mình xin phép nghỉ 4 bữa. - Phải, sáng thứ sáu tôi mới đi dạy. Mình đi kiếm tôi không được rồi mình làm sao? - Sáng chúa nhựt tôi tính cậy anh Tư đây đi kiếm dùm chẳng dè ảnh mắc về Long Xuyên, không có ở nhà, túng thế tôi phải lại thầy giáo Đống nói rằng mình gởi thơ cho tôi nói tự vận và tôi cậy thầy đi kiếm dùm. Thầy kiếm hết sức không được rồi mới dắt tôi lên bót cớ. Trưa thứ hai ông Cò đòi tôi lên đưa cái áo và bóp phơi của mình cho tôi và nói rằng lính lấy được cái áo tại Vàm Kinh bên Xóm Chiếu. - Phải rồi, tôi đi có một thầy sở, sanh ý đi theo. Thầy lại có dắt theo một thằng bồi xuống tới Nhà Bè ghe đậu nghỉ, thằng bồi nó trốn mất. Sáng ngày tôi mới hay nó lấy cái áo và cái bóp phơi của tôi mà trốn. Té ra nó về tới Xóm Chiếu nó bỏ lại đó hay sao? Mà trong bóp phơi còn bạc tiền hay không? - Có ba miếng danh thiệp của mình chớ không có tiền bạc chi hết. - Ờ, nó thỉnh mấy chục đồng bạc của tôi rồi. Thây kệ bỏ đi, rồi sau nữa, nói tiếp nghe coi. - Tôi thấy áo của mình tôi chắc mình đã nhào xuống sông chết rồi, nên tôi khóc đã thèm, rồi tôi mướn người lặn mà vớt. Vừa về tới nhà may có hai má lên, tôi tỏ hết đầu đuôi cho hai má nghe rồi dắt nhau qua Xóm Chiếu mướn họ vãi chài tới tối mà kiếm tử thi không được. - Đâu có mà kiếm, sao nữa? - Sớm mai thứ ba, ông Cò cho đòi tôi nữa và nói rằng có tử thi nào tấp dưới vườn thú, biểu xuống đó nhìn. Tôi dắt hai má đi với tôi. Chừng tôi thấy tử thi, tôi té chết giấc. Một má phải đem tôi về, còn một má hộ tống tử thi vô nhà mổ. - Trời ôi! Tử thi của ai vậy? Sao lại quả quyết là tử thi của tôi? Hai bà mẹ nói rằng: - Ai biết đâu mà. Thấy tóc cụt cụt như mầy, tao tưởng là mầy, bởi vì thấy sình lên lớn quá mà cá rỉa sứt mũi, sứt tai hết coi kỹ sao được. - Té ra là đám ma chôn tử thi đó hay sao? Xuân Hoa cười nói rằng: - Chớ sao! Mình báo hại hai mẹ khóc hết nước mắt. - Em có khóc không? Xuân Hoa nghe hỏi mắc cở cúi mặt xuống đất. Quảng Giao mới nói rằng: “Tôi không dè có hai má lên. Tôi làm hai má kinh tâm, thiệt tôi quấy quá. Xin hai má tha lỗi cho con”. Bà Hương sư nói: - Thiệt, tao với chị tưởng mầy chết rồi, chớ có dè mầy gạt vợ mầy đâu. Thôi mầy sống thì thôi, tao cũng không cố chấp, mà từ rày về sau con đừng có báo hại vậy nghe không con. Chiều lại khách đến thăm đều về hết, Quảng Giao cầm Bác Ái ở lại ăn cơm. Hai anh em tính với nhau sáng ngày lên bót tỏ ông Cò hay, rồi xuống Xã Tây hủy tờ khai tử. Tối lại Quảng Giao nhớ tới chuyện vợ lo chôn cất tử thi nào ở đâu, thì tức cười hoài rồi hỏi vợ rằng: - Nầy, mà sao em đi xuống nhà kín làm chi vậy? Xuân Hoa lặng thinh bộ coi buồn lắm. Bà chủ Hiệp rước trả lời thế cho dâu rằng: “Con dại quá! Tại sao con lại viết thơ cho vợ con mà nói bậy bạ như vậy? May là mẹ biết bụng dâu hiền, chớ phải như người ta, họ nóng lòng đi thưa kiện lùm tùm, có phải là mang tiếng mang lời hết thảy hay không? Sao con lại nghi vợ con nó không thương con và nó ngoại tình với người khác? Con có bắt được bằng cớ chi, hay là thấy nó có mòi chi hay không? Phải chi mấy bữa rày con có ở nhà, con ẩn mặt chỗ nào đó mà rình vợ con, thì mới thấy vợ con thương con như thế nào. Nó đòi tự vận chết theo con hoài, tao với chị giữ gìn hết sức, sau nó mới tính vô nhà kín tu, đặng đày đọa tấm thân trả nghĩa cho con một đôi ba năm rồi sẽ chết, bởi vậy chôn cất xong rồi mới vô nhà kín đó. Quảng Giao nghe rõ đầu đuôi thì thở ra, rồi day qua thấy vợ ngồi khóc thút thít, anh ta mới nói rằng: - Ấy là một kế qua sắp đặt đặng thử bụng em, chẳng dè nhọc lòng em đến thế, vậy xin em đừng cố chấp qua. Xuân Hoa vừa khóc vừa cười và hỏi rằng: - Mà nay mình còn có nghi tôi nữa hay không? Giữa đây có đủ mặt hai má và có mặt anh Tư, nếu mình muốn cho tôi mổ ruột đặng cho mình moi lòng tôi thì mình nói đi, tôi mổ liền cho mình coi, đặng hết nghi ngờ nhau nữa. Quảng Giao rưng rưng nước mắt đáp rằng: - Giữa chỗ nầy em dám nói lời ấy, qua đủ hiểu bụng em rồi. Vậy em đừng buồn nữa, từ rày về sau qua không nghi việc chi nữa đâu. Quảng Giao lại day qua nói với Bác Ái rằng: - Anh đã thấy rõ ràng hay chưa? Vợ chồng có cần gì phải có tình trước rồi mới thương nhau đâu. Bác Ái ngồi cúi mặt xuống nói nho nhỏ rằng: - Tôi quấy lắm! Thiệt là tôi quấy lắm. Rồi từ giã về nhà nghỉ. Từ ấy về sau vợ chồng Quảng Giao ở với nhau mặt càng yêu, lòng càng mến, tình càng mặn, nghĩa càng nồng, trên thuận dưới hòa, trong êm ngoài ấm. Còn Bác Ái cách vài tuần sau làm đơn xin đổi lên Phủ Toàn Quyền lại, rồi ra Bắc Kỳ, đến nay hơn đã năm năm rồi mà chưa tính việc xe tơ kết tóc. Hết
Mục lục
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9 (chương kết)
Một Chữ Tình
Hồ Biểu ChánhChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.Sửa chánh tả : NH Nguồn: bạn: NHDT đưa lên vào ngày: 26 tháng 11 năm 2004 | vanhoc |
Staw Zbarski là một cái ao nhỏ ở Warsaw thuộc quận Włochy.
Vị trí
Ao nằm ở bên trái của Vistula, ở Warsaw, thuộc quận Włochy, thuộc vùng osiedle Zbarż, gần đường Wirażowa. Nằm trong vùng lân cận của Đường cao tốc S79 bằng một nút giao thông kết nối đường với các đường phố Marynarska và Sasanki.
Tài liệu "Chương trình đồng bộ rodowiska dla m. St. Warszawy na lata 2009-2012 z uwzględnieniem Perspektywy do 2016 r. đã báo cáo rằng "Ao nằm trên một vùng đất nổi bật và có diện tích bằng 0,2727 ha. Theo một nguồn khác, nó là 0,25 ha. Độ sâu trung bình là 0,37 m và đường bờ ao là 265 m. Toàn bộ diện tích của một công viên nhỏ xung quanh - "Zieleniec ze Stawem Zbarskim" là 0,47 ha.
Hồ chứa có lẽ là hồ hình thành tự nhiên duy nhất trên lãnh thổ của quận, nằm trong vùng trũng. Trong quá khứ, hồ nằm trên lãnh thổ của làng cũ Zbar former.
Thiên nhiên
Tại chỗ của ao sau các loài thực vật đã được phát hiện: Phigateites, Schoenoplectus lacustris, Typha latifolia, Ceratophyllum và Elodea canadensis. Trong vùng lân cận của hồ chứa có liễu. Trong một nghiên cứu năm 2004 trên mặt của ao và bầy vịt cổ xanh đang bơi xung quanh đã được phát hiện.
Staw Zbarski đã được khôi phục vào năm 1998.
Tham khảo
liên kết ngoài
hình ảnh của Staw Zbarski trên Wikimapia
Thủy vực Ba Lan | wiki |
Tác giả Trần Đình Hượu phân tích đặc điểm của vốn văn hoá dân tộc dựa trên những phương diện cụ thể nào của đời sống vật chất và tinh thần?
Hướng dẫn
– Tôn giáo, nghệ thụât (kiến trúc, hội hoạ, văn học):
+ Tôn giáo: Người Việt Nam không cuồng tín, không cực đoan mà dung hoà, tạo nên sự hài hoà nhưng không tìm sự siêu thoát, siêu việt về tinh thần bằng tôn giáo.
+ Nước Việt và người Việt có sự giao lưu văn hoá lâu đời, sự tiếp xúc, tiếp nhận và biến đổi các giá trị văn hoá của một số nền văn hóa khác trong khu vực và trên thế giới. Đó là sự tiếp nhận một cách có chọn lọc và biến đổi những tinh hoa văn hoá nước ngoài của người Việt.
+ Nghệ thuật: sáng tạo những tác phẩm tinh tế nhưng không có quy mô lớn, không mang vẻ đẹp tráng lệ, kì vĩ, phi thường.
+ Âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc: đều không phát triển đến tuyệt kĩ… Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc, một ngành văn hoá nào đó trở thành đài danh dự, thu hút, quy tụ cả nền văn hoá.
– Ứng xử (giao tiếp cộng đồng, tập quán): trọng tình nghĩa không chú ý nhiều đến trí dũng, khéo léo nhưng không cầu thị, cực đoan, thích yên ổn.
+ Coi trọng đời sống hiện thế trần tục nhưng không bám lấy hiện thế, quá sợ hãi cái chết.
+ Không ca tụng trí tuệ mà coi trọng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn.
+ Con người ưa chuộng của người Việt là con người hiền lành, tình nghĩa.
+ Coi sự giàu sang chỉ là tạm thời, cho nên không vì thế mà giành giật cho mình vì cũng không thể hưởng được thế.
+ Giao tiếp, ứng xử chuộng sự hợp tình, hợp lí
– Sinh hoạt (ăn, ở, mặc) ưa chừng mực, vừa phải:
+ Người Việt mong ước thái binh, an cư lạc nghiệp để làm ăn cho no đủ, sống thanh thản, thong thả.
+ Cách sống của người Việt là yên phận thủ thường.
+ Áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì.
– Quan niệm về cái đẹp trong suy nghĩ của người Việt: vừa xinh, vừa khéo.
+ Người Việt không thích cái tráng lệ huy hoàng, không say mê cái huyền ảo.
+ Màu sắc ưa chuộng của người Việt là cái dịu dàng, thanh nhã.
Nguồn: thêm: Trình bày quan điểm của anh (chị) về tình yêu tuổi học trò. | vanhoc |
Đại Binh Tiểu Tướng () là một bộ phim hành động cổ trang năm 2010 của đạo diễn Đinh Thịnh, với sự tham gia của Thành Long và Vương Lực Hoành trong các vai chính. Phim được sản xuất với kinh phí 25 triệu USD, và được quay từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2009 tại các địa điểm ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Theo Thành Long chia sẻ, bộ phim đã bị bế tắc với sự phát triển hỗn độn trong hơn 20 năm.
Đại Binh Tiểu Tướng diễn ra trong thời Chiến Quốc của Trung Quốc. Một người lính già (Thành Long) và một vị tướng trẻ từ một vương quốc đối địch (Vương Lực Hoành) là những người duy nhất sống sót sau một trận chiến tàn khốc. Người lính quyết định bắt sống viên tướng đó, và đưa anh ta về vương quốc của mình để đổi lấy phần thưởng.
Nội dung
Phim lấy bối cảnh thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên, thời Chiến Quốc tại Trung Hoa. Sau một trận chiến khốc liệt giữa quân đội hai nước chư hầu Lương và Vệ, chỉ còn hai người sống sót - một binh sĩ nước Lương và một viên tướng nước Vệ. Người lính thoát vì ông ta là một chuyên gia trong việc giả chết, với một thiết bị nhô ra giống như đầu mũi tên được buộc vào cơ thể ông ta để tăng tính chân thực.
Người lính bắt giữ vị tướng bị thương, hy vọng sử dụng anh ta như một tấm vé đổi lấy tự do – bằng cách trao viên tướng địch cho vua Lương, người lính có thể được xuất ngũ trong danh dự và trở về nhà với cuộc sống yên bình. Vị tướng trẻ tuổi, mặc dù bị bắt giữ, nhưng lại tỏ ra trịch thượng với người lính cao tuổi kia. Hai người đàn ông thường xuyên bất hòa trong cuộc hành trình dài và quanh co, nhưng buộc phải làm việc cùng nhau để tồn tại trong nhiều hoàn cảnh khắc nghiệt: bị lừa bởi một cô ca kỹ, người đổ lỗi cho họ về chiến tranh; suýt bị gấu giết trong rừng; bị nhóm ăn xin tấn công; và bị bắt và làm nô lệ bởi một nhóm chiến binh Lâu Phiền.
Thực ra vấn đề người lính già gặp phải phức tạp hơn rất nhiều, vì viên tướng trẻ kia chính là thế tử của nước Vệ. Công tử Văn, em trai của thế tử, là người đang thèm muốn ngôi vương của nước Vệ, âm mưu cướp ngôi anh trai. Khi biết rằng thế tử, tức vị tướng trẻ kia, vẫn sống sót sau trận chiến, công tử Văn dẫn các thuộc hạ của mình tiến hành săn lùng và mưu hại thế tử để đảm bảo cho việc lên ngôi của anh ta. Mặc dù hai người thuộc hai quốc gia thù địch nhau, nhưng cuối cùng người lính già lại đứng về phía thế tử chống lại công tử Văn.
Thế tử và công tử Văn quyết định hợp tác khi họ bị tấn công bởi các chiến binh Lâu Phiền, thủ lĩnh tộc này đang tìm cách trả thù công tử Văn vì trước đó anh ta đã giết vợ thủ lĩnh. Khi cuộc chiến kết thúc, công tử Văn đã tự sát để hài lòng thủ lĩnh Lâu Phiền và nói với thế tử rằng một trong hai người cần phải sống để duy trì sự tồn tại của Vệ Quốc.
Cuối cùng, người lính già đưa thế tử đến Lương Quốc, nhưng ông đổi ý vào phút cuối và thả thế tử đi – sau khi anh hứa rằng nước Vệ sẽ không gây chiến với Lương trong mười năm tới nếu anh ta trở thành vua của Vệ. Quay về nước Lương, người lính già bị sốc nặng khi thấy quê hương của mình đã bị nước Tần chinh phục và chiếm đóng hoàn toàn. Chán nản vì nhiệm vụ của mình đã trở nên vô ích và không còn gì để quay trở lại, Người lính giương cờ Lương để thách thức quân Tần, nên lính Tần đã bắn tên vào ông ta. Trong khi vẫn kiêu hãnh giương cao cờ Lương, người lính già gục xuống mà chết. Nhiều năm sau, nước Vệ cuối cùng đầu hàng nước Tần mà không cần đến chiến tranh.
Diễn viên
Thành Long vai Người lính già.
Vương Lực Hoành vai Viên tướng trẻ.
Yoo Seung-jun vai Công tử Văn, em trai vị tướng trẻ.
Lâm Bằng vai Người ca nữ.
Tấn Tùng vai Thủ lĩnh Lâu Phiền.
Lô Huệ Quang vai Vệ binh của công tử Văn.
Ngô Việt vai Người ăn mày.
Viên Hòa Bình vai Một quan chức nước Lương.
Sản xuất
Đại Binh Tiểu Tướng là được đồng sản xuất bởi Polybona Films của Trung Quốc và JCE Movies Limited của Hồng Kông, một công ty do Thành Long thành lập năm 2003. Bộ phim đáng chú ý vì đã được lên kế hoạch trong vòng hơn 20 năm. Thành Long đã muốn tham gia và viết kịch bản một bộ phim hài lấy bối cảnh lịch sử từ những năm 1980, khi điện ảnh hành động Hồng Kông đang nổi lên.
Tuyển vai
Thành Long ban đầu đã nghĩ đến Ngô Ngạn Tổ để đóng vai vị tướng trẻ, nhưng ông đã bỏ qua suy nghĩ đó sau khi nhận ra mình từng quay hai bộ phim với Ngô. Lâm Phụng Kiều, vợ của Thành Long, đã đề xuất con trai của họ là Phòng Tổ Danh, nhưng Thành Long cực kỳ phản đối. Bà Lâm sau đó kiến nghị Vương Lực Hoành, người mà Thành Long đã đồng ý ngay lập tức. Thành Long và Vương Lực Hoành vẫn là bạn thân kể từ đó và tiếp tục hợp tác trong nhiều bài hát, phim, buổi hòa nhạc và sự kiện chính thức.
Phát hành tại nhà
Tại Vương quốc Anh, Đại Binh Tiểu Tướng là một trong mười phim nói tiếng nước ngoài bán chạy nhất năm 2011 ở định dạng video phim gia đình và là phim Trung Quốc bán chạy thứ tư (sau Diệp Vấn 2, Diệp Vấn và Khổng Tử).
Video game
Tại một hội nghị ở Bắc Kinh vào ngày 20 tháng 11 năm 2009, Thành Long đã thông báo, cùng với Universal Culture Limited và EURO WEBSOFT, rằng một trò chơi MMO đang được phát hành để quảng bá cho bộ phim. Các nhân vật trong game của Thành Long và Vương Lực Hoành cũng được trình chiếu tại hội nghị. Vào ngày 26 tháng 1 năm 2010, MMO đã được phát hành trực tuyến với tên FLASH Little Big Soldier (). Trò chơi được miễn phí khi đăng ký tài khoản. Tuy nhiên, nó chỉ có sẵn bằng tiếng Trung Quốc.
Xem thêm
Sự nghiệp phim ảnh của Thành Long
Vương Lực Hoành
The Girl and the General (1967)
Nguồn tham khảo
Liên kết ngoài
2010s adventure comedy films
Chinese action comedy films
Films directed by Ding Sheng
Films set in the Warring States period
Hong Kong buddy films
2010s Hong Kong films
Phim hành động năm 2010
Phim điện ảnh năm 2010
Phim Trung Quốc
Phim điện ảnh Trung Quốc
Phim năm 2010 | wiki |
Đường cao tốc ở Hàn Quốc (), tên chính thức được gọi là Đường cao tốc Quốc gia () do Tổng công ty Đường cao tốc Hàn Quốc điều hành và khai thác. Ban đầu nó được đánh số theo thứ tự xây dựng. Kể từ ngày 24 tháng 8 năm 2001, nó đã được đánh số gần giống với sơ đồ của Hệ thống Xa lộ Liên tiểu bang ở Mỹ; các biểu tượng của Đường cao tốc Hàn Quốc đặc biệt giống với biểu tượng hình lá chắn của đường quốc lộ Hoa Kỳ; và có màu giống lá chắn Liên tiểu bang với màu đỏ, trắng và xanh dương, đó là màu cờ của Hàn Quốc. Nhiều tuyến đường cao tốc đi qua khu dân cư đông đúc được lắp những tấm rào chắn lớn ở ven đường để giữ an toàn, giảm ô nhiễm khói bụi và tiếng ồn ảnh hưởng đến khu dân cư.
Các tuyến chính được ký hiệu bằng số có hai chữ số, các tuyến Bắc - Nam có số lẻ và các tuyến Đông - Tây có số chẵn. Số tuyến của các tuyến chính có số cuối là 5 hoặc 0, trong khi số tuyến các tuyến phụ kết thúc bằng các chữ số khác.
Các tuyến nhánh có số tuyến gồm ba chữ số, trong đó hai chữ số đầu tiên khớp với số tuyến của tuyến chính.
Các tuyến vành đai có số tuyến gồm ba chữ số trong đó chữ số đầu tiên khớp với mã bưu chính của thành phố tương ứng.
Số tuyến từ 70 đến 99 không được sử dụng ở Hàn Quốc; nó sẽ được dành để chỉ định trong trường hợp sau sự kiện thống nhất hai miền bán đảo Triều Tiên.
Đường cao tốc Gyeongbu vẫn giữ tên gọi là Đường số 1, vì đây là đường cao tốc đầu tiên và quan trọng nhất của Hàn Quốc.
Danh sách đường cao tốc
Kể từ năm 2022, các tuyến đường cao tốc của Hàn Quốc như sau:
Thông tin về điểm đầu, điểm cuối và chiều dài của đường cao tốc được chỉ định và mở trước năm 2015 dựa trên Thông báo về chỉ định tuyến đường số 2015-181 của Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải.
Tô nền đỏ là không được thông xe
Danh sách đánh số đến năm 2001
Việc đánh số cho các tuyến đường cao tốc ở Hàn Quốc đã thay đổi vào năm 2001. Trước năm 2001, các con đường được đánh số theo thứ tự phê duyệt (mặc dù không hoàn toàn giống nhau). Danh sách bên dưới liệt kê cách đánh số cũ.
Di chuyển vào vùng bị hạn chế
Hạn chế xe máy
Kể từ ngày 1 tháng 6 năm 1972, tất cả xe máy không phân biệt dung tích xi lanh (ngoại trừ xe mô tô của cảnh sát) đều bị cấm lái trên đường cao tốc ở Hàn Quốc. Trước năm 1972, xe máy có dung tích xi lanh lớn hơn 250 phân khối được phép đi trên đường cao tốc.
Kể từ ngày 15 tháng 3 năm 1992, tất cả xe máy (trừ mô tô của cảnh sát) đã bị cấm trên một số con đường khác chỉ dành cho xe cơ giới. Những con đường này được báo hiệu bằng một biển báo hình tròn nền màu xanh lam có hình ô tô màu trắng ở giữa; và một biển báo hình tròn viền đỏ nền trắng có hình người đi xe máy màu đen bị gạch chéo ở giữa.
Thư viện
Xem thêm
Đường quốc lộ của Hàn Quốc
Tham khảo
Liên kết ngoài
MOLIT - Bộ Giao thông và Địa chính của Chính phủ Hàn Quốc
Đường bộ Hàn Quốc
Đường cao tốc ở Hàn Quốc
Hệ thống đường cao tốc Hàn Quốc | wiki |
Đinh Nhật Thận (丁日慎, 1815-1866), tự: Tử Úy, hiệu: Bạch Mao Am; là danh sĩ Việt Nam thời Nguyễn.
Tiểu sử
Đinh Nhật Thận là người xã Thanh Tiên, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Ông nổi tiếng là người thông minh, nhớ lâu và giỏi thơ văn. Năm Mậu Tuất (1838), dưới triều vua Minh Mạng, ông đỗ Tiến sĩ, được bổ nhiệm làm Tri phủ Anh Sơn (nay là huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An). Nhưng vì tính cương trực, ít lâu sau ông bị cách chức.
Năm Quý Sửu (1853), Đinh Nhật Thận được phục chức, nhưng ông cáo bệnh không ra làm quan nữa.
Ở quê nhà, ông mở trường dạy học, làm thuốc; đồng thời vận động người dân khai hoang lập ấp ở làng Thanh Liêm và làng Tiên Hội, gọi là ấp Gia Hội .
Ông là bạn thân Cao Bá Quát. Khi ông này dấy binh chống triều Nguyễn, Đinh Nhật Thận bị tình nghi có liên quan nên bị bắt giải về kinh (Huế) để xét hỏi. Ít lâu sau, ông được tha .
Trở về quê, Đinh Nhật Thận dạy học cho đến lúc mất (1866), hưởng dương 51 tuổi.
Tác phẩm
Tác phẩm của Đinh Nhật Thận hiện còn là:
Bạch Mao Am thi loại (Thơ phân loại của Bạch Mao Am).
Thu dạ lữ hoài ngâm (Khúc ngâm nỗi lòng của người lữ khách trong đêm thu).
Sự nghiệp văn chương
Trong Bạch Mao Am thi loại phần lớn là thơ thù ứng; và vì lý do nào đó khi sao chép, tập thơ này đã bị lẫn với thơ của một số người khác.
Song tác phẩm đã làm nên tên tuổi ông, đó chính là khúc Thu dạ lữ hoài ngâm, gồm 140 câu bằng chữ Hán, thể song thất lục bát, được làm ra trong thời gian ông bị quản thúc ở Huế.
Nội dung khúc ngâm là tình thương nhớ quê và gia đình, là nỗi đau xót khi bị bắt giam cầm ở một nơi lạnh lẽo và xa lạ. Về hình thức, điểm đáng chú ý đó là tác giả làm thơ bằng chữ Hán, nhưng lại sử dụng thể song thất lục bát của dân tộc Việt. Về sau, Thu dạ lữ hoài ngâm được diễn ra chữ Nôm, vẫn theo thể thơ này, và giữ nguyên số câu (140 câu). Theo PGS. Nguyễn Thạch Giang, thì chính tác giả là người diễn ra chữ Nôm .
Thu dạ lữ hoài ngâm (trích)
Dưới đây là mấy đoạn trích trong Thu dạ lữ hoài ngâm (bản Nôm):
Sách tham khảo
Hoàng Hữu Yên (chủ biên), Văn học thế kỷ XIX. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2004.
Trần Nho Thìn, mục từ "Đinh Nhật Thận" in trong Từ điển văn học (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, 2004.
Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1992.
Chú thích
Người Nghệ An
Nhà thơ Việt Nam thời Nguyễn
Quan lại nhà Nguyễn
Tiến sĩ nhà Nguyễn | wiki |
Lỗ Mục công (chữ Hán: 魯穆公, trị vì 415 TCN-383 TCN), tên thật là Cơ Hiển (姬顯), là vị vua thứ 30 của nước Lỗ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Cơ Hiển là con của Lỗ Nguyên công, vị vua thứ 29 của nước Lỗ. Năm 416 TCN, Lỗ Nguyên công qua đời, Cơ Hiển lên nối ngôi, tức là Lỗ Mục công.
Nước Lỗ từ thời Lỗ Điệu công đã nằm trong tay Tam Hoàn, vua Lỗ không còn thực quyền. Vì thế ngay sau khi lên ngôi, Lỗ Mục công đã phong bác sĩ Công Nghi Hưu làm tướng, đánh đuổi Tam Hoàn, thu hồi quyền lực về nhà vua. Quý tôn thị bỏ chạy về ấp Phí, lập ra tiểu quốc là nước Phí (費).
Năm 412 TCN, nước Tề đem quân đánh Lỗ, chiếm đất Cử và An Dương. Lỗ Mục công sai Ngô Khởi làm tướng ra chống, đánh bại quân Tề.
Năm 411 TCN, Lỗ Mục công chán ghét Ngô Khởi, không còn tin dùng. Ngô Khởi bèn bỏ sang nước Ngụy. Cùng năm, quân Tề sang đánh Lỗ, tiến đến đất Thành.
Năm 408 TCN, Tề lại đánh Lỗ, chiếm vùng Thành Ấp (nay là huyện Tứ Thủy, Sơn Đông).
Năm 394 TCN, Tề và Lỗ tiếp tục nổ ra chiến tranh, nước Hàn đem quân cứu Lỗ, đẩy lui quân Tề.
Năm 390 TCN, Lỗ Mục công đánh bại quân Tề ở Bình Lục
Năm 383 TCN, Lỗ Mục công qua đời. Ông ở ngôi 33 năm. Con ông là Cơ Phấn lên nối ngôi, tức là Lỗ Cung công.
Xem thêm
Lỗ Nguyên công
Lỗ Cung công
Tam hoàn
Điền Tề
Tham khảo
Sử ký Tư Mã Thiên, thiên:
Lỗ Chu công thế gia''
Chú thích
Vua nước Lỗ
Năm sinh thiếu
Mất năm 383 TCN | wiki |
The Roswell Incident là một cuốn sách phi hư cấu năm 1980 của Charles Berlitz và William Moore. Cuốn sách đã giúp phổ biến câu chuyện về những mảnh vỡ bất thường được các nhân viên của Sân bay Lục quân Roswell thu hồi vào năm 1947.
Bối cảnh
Sự kiện năm 1947
Sự kiện Roswell diễn ra trong bối cảnh cơn sốt đĩa bay năm 1947, bùng phát khi giới truyền thông đưa tin rộng rãi về vụ chứng kiến đĩa bay của phi công Kenneth Arnold. Giữa hàng trăm báo cáo trên toàn quốc, vào ngày 8 tháng 7 năm 1947, thông cáo báo chí của Sân bay Lục quân Roswell được phát đi qua đường dây điện báo. Quân đội nhanh chóng rút lại tuyên bố, nói rằng vật thể bị rơi là một quả bóng thám không thông thường mà thôi.
Xem xét lại Roswell
Câu chuyện về Roswell đã thu hút được sự chú ý đáng kể vào năm 1978 khi viên trung tá về hưu Jesse Marcel, trong một cuộc phỏng vấn với nhà nghiên cứu UFO Stanton Friedman, cho biết ông tin rằng mảnh vỡ mà ông thu được có nguồn gốc ngoài Trái Đất.
Tác giả
Năm 1974, Berlitz là tác giả của cuốn The Bermuda Triangle, ấn phẩm bán chạy nhất phổ biến niềm tin Tam giác quỷ Bermuda là một khu vực đại dương dễ bị mất tích của tàu thuyền và máy bay, có lẽ gắn liền với 'lục địa Atlantis đã mất'. Cuốn sách này đã bán được gần 20 triệu bản bằng 30 ngôn ngữ.
Năm 1979, Berlitz hợp tác với nhà nghiên cứu UFO William L. Moore xuất bản cuốn The Philadelphia Experiment: Project Invisibility, phổ biến câu chuyện về một thí nghiệm tàng hình của Hải quân. Cuốn sách mở rộng câu chuyện về những sự kiện kỳ lạ, lý thuyết trường thống nhất thất lạc của Albert Einstein cùng sự che đậy của chính phủ.
Nội dung
Cuốn sách lập luận rằng một phi thuyền ngoài Trái Đất đang bay qua sa mạc New Mexico để quan sát hoạt động vũ khí hạt nhân thì bị sét đánh giết chết phi hành đoàn người ngoài hành tinh và sau khi phát hiện ra vụ tai nạn này, chính phủ Mỹ đã che đậy sự việc.
The Roswell Incident nêu bật những tài liệu kể về các mảnh vỡ được Marcel mô tả là "không có gì được tạo ra trên Trái Đất này". Những lời tường thuật bổ sung của Bill Brazel, con trai của chủ trang trại Mac Brazel, người hàng xóm Floyd Proctor và Walt Whitman Jr., con trai của phóng viên W. E. Whitman đã tới phỏng vấn Mac Brazel, cho rằng vật liệu mà Marcel thu hồi được có sức mạnh siêu phàm không liên quan đến quả bóng thám không. Nhà nhân chủng học Charles Zeigler mô tả cuốn sách năm 1980 này là "phiên bản số 1" của huyền thoại Roswell. Câu chuyện của Berlitz và Moore chiếm ưu thế cho đến cuối những năm 1980 khi các tác giả khác, bị thu hút bởi tiềm năng thương mại của việc viết về Roswell, bắt đầu tạo ra những tài liệu cạnh tranh.
Cuốn sách đưa ra lập luận rằng mảnh vỡ được Marcel thu hồi tại trang trại Foster, có thể nhìn thấy trong các bức ảnh cho thấy Marcel đang tạo dáng với mảnh vỡ, được thay thế bằng mảnh vỡ từ thiết bị thời tiết như một phần của vụ che đậy. Cuốn sách cũng tuyên bố rằng các mảnh vỡ được thu hồi từ trang trại đã không được giới báo chí kiểm tra chặt chẽ. Những nỗ lực của quân đội được mô tả là nhằm làm mất uy tín và "chống đối hội chứng cuồng loạn ngày càng gia tăng đối với đĩa bay".
Các tác giả tuyên bố đã phỏng vấn hơn 90 nhân chứng mặc dù lời khai của duy nhất 25 người là có xuất hiện trong cuốn sách này. Chỉ có bảy người trong số này xác nhận đã nhìn thấy các mảnh vỡ. Trong số này, có năm người khẳng định đã cầm thử. Hai tài liệu kể về việc đe dọa nhân chứng được đưa vào trong cuốn sách, bao gồm cả vụ tống giam Mac Brazel.
Phiên bản thần thoại này bắt đầu nâng tầm câu chuyện của Marcel lên trên câu chuyện của Cavitt, người đã thu thập tài liệu từ địa điểm này cùng với Brazel và Marcel. Mô tả thông thường của Cavitt về mảnh vỡ mâu thuẫn với Marcel và có khả năng bị bỏ qua vì không ủng hộ niềm tin của cộng đồng UFO. Các tác giả sau này đều trích dẫn có chọn lọc lời khẳng định của Cavitt rằng mảnh vỡ này không phải là tên lửa của Đức hay bom khinh khí cầu của Nhật Bản. Giới nghiên cứu độc lập tìm thấy các kiểu thêm thắt trong lời kể của Jesse Marcel, bao gồm cả những tuyên bố sai lệch có thể chứng minh được về sự nghiệp quân sự và trình độ học vấn của ông ấy.
Thi thể sinh vật lạ
The Roswell Incident (1980) là cuốn sách đầu tiên giới thiệu những câu chuyện đã qua sử dụng gây tranh cãi của kỹ sư dân sự Grady "Barney" Barnett và một nhóm sinh viên khảo cổ học từ một trường đại học không xác định gặp phải đống đổ nát và "thi thể người ngoài hành tinh" khi ở trên Đồng bằng San Agustin trước khi bị Quân đội áp giải đi mất. Những câu chuyện cũ rích của Barnett, cách 150 dặm về phía tây của Corona, được giới nghiên cứu UFO mô tả là "một khía cạnh của lời tường thuật dường như mâu thuẫn với câu chuyện cơ bản về việc thu hồi những mảnh vỡ rất bất thường từ một trang trại nuôi cừu bên ngoài Corona, New Mexico vào tháng 7 năm 1947".
Nhiều câu chuyện được cho là tường thuật trực tiếp về biến cố Roswell thực sự chứa thông tin từ sự kiện UFO Aztec, New Mexico, một vụ rơi đĩa bay giả mạo đã gây được tiếng vang trên toàn quốc sau khi được nhà báo Frank Scully quảng bá trong các bài báo của ông và cuốn sách năm 1950 mang tên Behind the Flying Saucers.
Đón nhận
Donovan đã viết rằng các nhà phê bình đã coi The Roswell Incident là "một bộ sưu tập tin đồn hoang đường" cung cấp "những lời tường thuật thứ hai và thứ ba mà Berlitz và Moore sau đó sử dụng để suy đoán hoang đường và đưa ra nhiều kết luận không chính đáng", và điều đó khi giới phê bình và phe hoài nghi mô tả tài liệu Majestic 12 là lừa đảo thì "những ngón tay buộc tội đang chỉ vào Moore".
Cuốn sách "không tạo ra tác động thương mại mà các tác giả của nó hy vọng".
Hậu quả
Tại một hội nghị MUFON năm 1989, Moore tuyên bố rằng ông đã tham gia vào các hoạt động "thông tin sai lệch" chống lại Paul Bennewitz thay mặt cho Văn phòng Điều tra Đặc biệt Không quân.
Quan điểm hiện đại
Năm 1993, để đáp lại cuộc điều tra của nghị sĩ Mỹ Steven Schiff bang New Mexico, Cơ quan Kiểm toán Tổng hợp đã mở một cuộc điều tra và chỉ đạo Văn phòng Bộ trưởng Không quân Hoa Kỳ tiến hành điều tra nội bộ. Bản báo cáo của Không quân năm 1994 kết luận rằng vật liệu được thu hồi vào năm 1947 có khả năng là mảnh vỡ từ Dự án Mogul vốn là chương trình giám sát quân sự sử dụng khinh khí cầu tầm cao (và một phần được xếp loại mật của dự án Đại học New York chưa được giới nghiên cứu khí quyển phân loại).
Tham khảo
Nguồn tài liệu
Liên kết ngoài
The Roswell Incident tại the Internet Archive.
Sự kiện Roswell
Thuyết âm mưu ở Hoa Kỳ
Cơn sốt đĩa bay năm 1947
Sách phi hư cấu năm 1980 | wiki |
Chia sẻ kiến thức là một hoạt động thông qua đó kiến thức (cụ thể là thông tin, kỹ năng hoặc chuyên môn) được trao đổi giữa con người, bạn bè, gia đình, cộng đồng (ví dụ: Wikipedia) hoặc các tổ chức.
Các tổ chức đã nhận ra rằng kiến thức tạo thành một tài sản vô hình có giá trị để tạo ra và duy trì các lợi thế cạnh tranh. Các hoạt động chia sẻ kiến thức thường được hỗ trợ bởi các hệ thống quản lý kiến thức. Tuy nhiên, công nghệ chỉ là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc chia sẻ kiến thức trong các tổ chức, như văn hóa tổ chức, niềm tin và khuyến khích. Việc chia sẻ kiến thức tạo thành một thách thức lớn trong lĩnh vực quản lý tri thức vì một số nhân viên có xu hướng kháng cự lại việc chia sẻ kiến thức của họ với phần còn lại của tổ chức.
Trong thế giới kỹ thuật số, các trang web và ứng dụng cho phép chia sẻ kiến thức hoặc tài năng giữa các cá nhân và/hoặc trong các nhóm. Cá nhân có thể dễ dàng tiếp cận những người muốn tìm hiểu và chia sẻ tài năng của họ để nhận được phần thưởng.
Lưu lượng hoặc truyền tải
Mặc dù kiến thức thường được coi là một đối tượng, Dave Snowden đã lập luận rằng nó phù hợp hơn để dạy nó như là một dòng chảy và một thực thể. Kiến thức như một dòng chảy có thể liên quan đến khái niệm kiến thức ngầm, Mặc dù khó khăn trong việc chia sẻ kiến thức là chuyển kiến thức từ thực thể này sang thực thể khác, nó có thể chứng minh có lợi cho tổ chức thừa nhận những khó khăn của việc chuyển giao kiến thức, áp dụng các chiến lược quản lý tri thức mới phù hợp.
Kiến thức rõ ràng
Chia sẻ kiến thức rõ ràng xảy ra khi kiến thức rõ ràng được tạo sẵn để được chia sẻ giữa các thực thể. Chia sẻ kiến thức rõ ràng có thể xảy ra thành công khi các tiêu chí sau được đáp ứng:
Mô tả: nhà cung cấp kiến thức có thể mô tả thông tin.
Nhận thức: người nhận phải nhận thức được rằng kiến thức có sẵn.
Truy cập: người nhận kiến thức có thể truy cập nhà cung cấp kiến thức.
Hướng dẫn: cốt lõi của kiến thức phải được xác định và phân biệt thành các chủ đề hoặc lĩnh vực khác nhau để tránh quá tải thông tin, và để cung cấp quyền truy cập dễ dàng vào tài liệu thích hợp. Các nhà quản lý tri thức thường được coi là nhân vật chủ chốt trong việc tạo ra một hệ thống chia sẻ kiến thức hiệu quả.
Tính đầy đủ: cách tiếp cận toàn diện để chia sẻ kiến thức dưới dạng cả kiến thức được quản lý tập trung và tự xuất bản.
Tham khảo
Chia sẻ kiến thức | wiki |
Hướng dẫn
Tả lớp học trong giờ viết tập làm văn
YÊU CẦU
DÀN BÀI
MỞ BÀI
Giới thiệu chung về lớp học trong giờ viết bài tập làm văn.
THÂN BÀI
Mỗi ngưòi có thể lựa chọn các chi tiết, sự việc để miêu tả theo cách riêng. Tuy nhiên, vẫn có thể chỉ ra một mô hình chung:
+ Cô giáo đọc đề.
+ Mọi người suy nghĩ, vißt bài,…
+ Nộp bài, sự biểu lộ thái độ của mọi người sau khi nộp bài.
KẾT BÀI
Cảm nghĩ của em về giờ viết bài đó.
Xem thêm Tả lại quang cảnh buổi lễ khai giảng năm
mới của trường em tại đây.
BÀI VĂN THAM KHẢO
Đối vói tôi, ngắm nhìn các bạn làm bài là một điều rất thú vị. Việc quan sát mọi người xung quanh làm việc giúp tôi hiểu họ hơn và thêm yêu những con người của mảnh đất hình chữ S nhỏ bé này. Chúng ta hãy cùng nhau ngắm những người bạn lớp tôi làm bài nhé và để xem các bạn ấy có thật là đáng yêu hay không?
Hôm nay, tiết đầu tiên của lốp tôi là tiết tập làm văn. Trước khi vào lớp, chúng tôi tranh thủ lấy sách ra để xem lại gợi ý về đề bài. Một hồi trống vang lên báo hiệu tiết học bắt đầu. Cô giáo bước vào lớp, chúng tôi đứng dậy nghiêm trang chào cô giáo. Cô cho cả lớp ngồi. Cô giáo chép đề bài lên bảng, mọi ngưòi chăm chú chép đề. Sự lo lắng bắt đầu hiện lên trên khuôn mặt của mỗi người. Tôi cũng cảm thấy hơi lo bởi đề này phải viết rất dài thì bài mối hoàn chỉnh được. Tôi hướng đôi mắt về phía An, một trong ba người học tốt môn Ngữ văn nhất lớp tôi. An cũng đang chăm chú đọc kĩ đề bài, đôi chân mày của bạn ấy nhíu lại. Cô giáo căn dặn cả lốp:
Mọi người bây giò đã chăm chú viết bài. Lớp học thật là yên lặng, chỉ còn tiếng ngòi bút sột soạt trên trang giây, tiếng bước chân của cô giáo, tiếng của những chú chim non ngoài lóp học. Viết xong mở bài tôi buông bút cho đỡ mỏi tay. Các bạn vẫn chăm chú viết. Những gương mặt sáng sủa đang trầm ngâm suy nghĩ. Ngắm nhìn mọi người, tôi cảm thấy yêu mến họ biết nhường nào. Ớ lớp này, bao câu chuyện vui buồn được cùng nhau chia sẻ. Thật là hạnh phúc phải không các bạn? Tôi đưa mắt nhìn Bích, một người bạn có hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn cố gắng học tập, rèn luyện. Và đây rồi, con mắt tôi đang hướng về Cường, cậu mọt sách của lớp tôi. Khuôn mặt của Cường lúc này có vẻ hơi căng thẳng, đôi tay rắn rỏi của bạn cầm bút thật là nhẹ nhàng. Cưòng đưa cây bút thật nhanh. Có vẻ như Cường đã viết được khá nhiều rồi. Tôi lại cầm bút và tiếp tục công việc của mình. Bài văn của tôi được viết một cách rất cẩn thận. Một cơn gió thoảng qua khiến tôi giật mình. Tôi có cảm giác như đang mơ. Tôi cũng đã viết được gần hai mặt giấy. Lúc này cầm xúc trong tôi đang dâng trào. Tôi viết thật nhanh để theo kịp dòng cảm nghĩ. Cô giáo vẫn lặng lẽ đi quanh lớp, thỉnh thoảng lại cất giọng nhắc:
Tôi rất quý cô, bởi cô luôn có lòng vị tha, sự nhân hậu của một người mẹ. Cô coi chúng tôi như con đẻ của mình, và chúng tôi cũng luôn coi cô là mẹ. Bài văn của tôi cũng sắp đến hồi kết. Nhưng tôi vẫn chưa nghĩ ra ý tưởng đặc sắc cho phần kết bài của mình. Chỉ còn khoảng hai mươi phút nữa là hết giò, lớp đã có khoảng chục người làm bài xong. Cô em út của lớp, Thuỳ Linh thì đang tăng tốc. Và cuối cùng thì tôi cũng viết xong, tôi vươn vai một cái và thấy rất thoải mái. Tôi đọc lại bài làm của mình. Chỉ còn khoảng mười phút nữa là hết tiết. Hầu hết các bạn đã làm xong và để bài ra đầu bàn. Trong lớp chỉ còn vài ba bạn vẫn loay hoay viết. Tôi cảm thấy rất vui, vì đã hoàn thành tôt bài làm và hiểu thêm về những người bạn học cùng lớp.
Một hồi trống vang lên, báo hiệu giò học đã kết thúc. Tôi đi quanh lớp thu bài làm của các bạn để nộp cho cô giáo, cả lớp đứng nghiêm trang chào cô. Cô mỉm cưòi gật đầu chào lại. Chúng tôi bắt đầu ra chơi.
Vậy là một giờ học đã trôi qua rồi các bạn ạ. Tôi cảm thấy rất vui và thoải mái. Dành một chút thời gian để quan sát các bạn trong lớp, bạn chắc chắn sẽ hiểu và yêu mọi ngưòi hơn đấy. | vanhoc |
Saving Face (tạm dịch: Cứu khuôn mặt) bộ phim tài liệu sản xuất năm 2011 và phát hành năm 2012, bộ phim có chủ đề về các cuộc tấn công bằng axít đối với phụ nữ mỗi năm tại Pakistan. Bộ phim được đạo diễn bởi Sharmeen Obaid Chinoy và Daniel Junge. Bộ phim đã được trao Giải Oscar cho phim tài liệu ngắn hay nhất, khiến cho đạo diễn Sharmeen Obaid-Chinoy là người, từng đoạt giải Oscar đầu tiên của Pakistan.
Bộ phim tập trung kể về bác sĩ phẫu thuật người Anh gốc Pakistan, Mohammad Jawad, có văn phòng ở Luân Đôn. Bác sĩ này đã quay trở về quê hương để giúp đỡ các nạn nhân phục hồi khuôn mặt và cuộc sống. Cứu khuôn mặt phô bày sự thật về số phận đầy nghiệt ngã của phụ nữ Pakistan chịu bạo lực chống phụ nữ bằng cách tạt axit do các bất công cơ cấu đối với phụ nữ từ những người đàn ông Hồi giáo. Bộ phim vén "mạng che mặt" cho thế giới biết về những người phụ nữ quanh năm bịt mặt cũng đề cập chủ đề của theo báo cáo của axit bạo lực đối với phụ nữ do sự bất bình đẳng văn hóa và cấu trúc đối với phụ nữ từ người đàn ông Hồi giáo Pakistan. Bộ phim cũng xoay quanh câu chuyện hai người phụ nữ bị tạt axit và cuộc đấu tranh cho công lý và chữa bệnh. Quỹ người sống sót sau khi bị tạt axit của Pakistan, một trong những nội dung chính của bộ phim, đã ghi nhận hơn 100 acid tấn công một năm ở Pakistan nhưng ước tính thấp hơn đến nay do thiếu báo cáo.
Tham khảo
Phim năm 2012
Phim Pakistan
Phim tài liệu Mỹ
Phim Mỹ | wiki |
RSS Persistence (209) là một tàu đổ bộ thuộc lớp Amphibious nằm trong biên chế Hải quân Singapore. Tàu được hạ thủy vào 13 tháng 3 năm 1999 và đến ngày 7 tháng 4 năm 2001 thì được nhập biên chế.
Kế hoạch và phát triển
Mục đích của Hải quân để mua lớp Endurance đã được tiết lộ bởi cựu Bộ trưởng Quốc phòng Tony Tan trong chuyến thăm Căn cứ hải quân Tuas vào ngày 3 tháng 8 năm 1996. Những chiếc tàu này đã thay thế 5 tàu đổ bộ cũ lớp County của Hải quân Hoa Kỳ, được Singapore mua lại từ Mỹ vào những năm 1970. ST Marine đã được trao hợp đồng của chính phủ để thiết kế và đóng bốn tàu; một mốc quan trọng cho ngành công nghiệp quốc phòng và đóng tàu vì quy mô và tính mở rộng của chương trình.
Đóng tàu lớp Endurance bắt đầu vào đầu năm 1997, với việc đặt lườm chiếc đầu tiên tại nhà máy đóng tàu ST Marine vào ngày 27 tháng 7 năm 1997.
Thiết kế và đóng tàu
Lớp Endurance lớn hơn 40% so với lớp County trước đây mà tàu này thay thế nhưng vẫn có tốc độ nhanh gấp đôi. Mỗi con tàu được trang bị một bãi trực thăng có thể chứa bốn máy bay cùng hạ cánh, cũng như một sàn đáp có thể chứa hai chiếc trực thăng nâng hạng trung.
Trong khi RSN mô tả lớp Endurance là LST (tàu đổ bộ), họ không có khả năng đổ bộ bãi biển theo truyền thống liên quan đến LST và các bến tàu và bến tàu của họ đủ điều kiện cho lớp Endurance như những bến vận tải đổ bộ. Thuật ngữ "tàu đa năng hỗ trợ" gần mục đích sử dụng của nó, với các mục tiêu hạn chế cần thiết của RSN như là một lực lượng hải quân nhỏ hoạt động chủ yếu ở các vùng biển.
Tham khảo | wiki |
Nộn Triết Cách Cách (, 1587 – 1646) là một công chúa nhà Thanh, con gái thứ hai của Nỗ Nhĩ Cáp Xích.
Cuộc đời
Cách cách sinh vào năm Minh Vạn Lịch thứ 5 (1587), mẹ là Trắc Phúc tấn Y Nhĩ Căn Giác La thị. Bà là chị gái cùng mẹ của Nhiêu Dư Mẫn Quận Vương A Ba Thái. Theo "Mãn Châu thực lục", "Nộn Triết" phải là tên thật của Đổng Ngạc Cách cách, chị gái khác mẹ của bà. Trong nhiều ghi chép khác, nguyên danh của bà là Nhan Triết (颜哲).
Giữa những năm Thiên Mệnh, bà kết hôn cùng với anh họ Đạt Nhĩ Hán. Đạt Nhĩ Hán là con trai của Dương Thư cùng Triêm Hà Cô – em gái của Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Theo phong tục tại thời điểm đó, Hoàng nhị nữ theo bộ tộc của chồng mà xưng Triêm Hà Cách Cách. Khi kết hôn cùng Đạt Nhĩ Hán, tuổi của bà đã lớn hơn so với tuổi lần đầu kết hôn của con gái thời bấy giờ. Theo Đường Ban Trì tiên sinh khảo chứng, Ba Đồ Lỗ Y Lạp Khách là chồng trước của Cách cách, sau vì vứt bỏ bà mà bị Nỗ Nhĩ Cáp Xích ra lệnh xử tử. Về nguyên nhân, trong "Thanh hoàng thất ký phổ" có ghi chép lại:
Năm Thuận Trị thứ 3 (1646), tháng 7, Cách cách qua đời và thọ 60 tuổi.
Vấn đề tên gọi
"Nội quốc sử viện đương" ghi chép lại, năm Thiên Thông thứ 7, ngày 11 tháng 11, giờ Mão, Hoàng Thái Cực nhân việc Phúc Tấn của Hòa Thạc Bối Lặc Tế Nhĩ Cáp Lãng hoăng thệ, đã suất lĩnh Đại Bối Lặc và chư Bối lặc đến dự đám tang, Bối Lặc đi xuống đài nghênh đón vào nội viện, Hãn cùng với Đại Bối Lặc tọa, lệnh Nhan Triết Cách Cách và Tôn Đại Cách cách kính rượu Bối Lặc.
Năm Sùng Đức nguyên niên (1636), Hoàng Thái Cực lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là [Sùng Đức], cải quốc hiệu là Đại Thanh, đổi tộc Nữ Chân thành Mãn Châu. Ông sách phong cho 7 vị công chúa trong đó 2 người chị là Văn Triết và Nhan Triết. Văn Triết thụ phong là Cố Luân Công chúa, và Nhan Triết thụ phong là Hòa Thạc Công chúa. Một số nhận định cho rằng, bà là Nhan Triết, và Văn Triết là Đông Quả Cách cách.
Quách Lạc La gia phổ ghi lại là Chiến Tất Lạp Công Chúa (战毕拉公主) và "Nội quốc sử đương" lại dịch là Trát Mộc Tất Lại Công Chúa (扎木必赖公主).
Tham khảo
Công chúa nhà Thanh | wiki |
Như Phong (1917-1985) là nhà văn, nhà lý luận phê bình và nhà báo Việt Nam.
Ông tên thật là Nguyễn Đình Thạc, sinh ngày 25 tháng 10 năm 1917 tại Hà Nội. Nhà ông ở gần chợ Đồng Xuân, Hà Nội.(số nhà 36 phố Đồng Xuân,gia đình ông hiện vẫn còn sinh sống tại số nhà này.
Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước. Ông nội là cụ Nguyễn Văn Viễn từng tham gia nghĩa quân Hoàng Hoa Thám. Cha mẹ là các cụ Nguyễn Văn Nghiêm, Nguyễn Thị Nhung là những người tham gia cống hiến ủng hộ kháng chiến ngay từ những ngày đầu núp dưới danh tư sản (Cha ông làm việc cho Sở Đoan, nhưng thực chất là làm liên lạc cho cách mạng). Ngôi nhà ở phố Đồng Xuân cũng được các cụ nuôi dấu nhiều cán bộ cách mạng.
Ông có ba người em gái là Nguyễn Thị Tần, Nguyễn Bích Hạnh và Nguyễn Bích Thảo. Cả ba người em gái đều tham gia cách mạng, trở thành những cảm tử quân của Hà Nội. Sau này, gia đình ông có 6 cảm tử quân khi ba người em đều lấy chồng là những cảm tử quân bảo vệ Thủ đô.
Sự nghiệp văn chương
Như Phong có nhiều bút danh: Như Phong, Lâm Vũ, Nguyễn Kiên Trì... Trước Cách mạng tháng Tám, ông là biên tập viên các báo Thế giới, Mới và Người mới, vốn là cơ quan ngôn luận của tổ chức chính trị Đoàn thanh niên dân chủ.
Từ năm 1942, Như Phong bí mật tham gia thành lập Hội Văn hóa Cứu quốc và được bầu vào Ban chấp hành hội cùng với ông Vũ Quốc Uy, Học Phi, Ngô Lê Động. Trong thời kỳ này, ông viết nhiều truyện ngắn và tiểu luận văn học đăng trên các báo Tiểu thuyết thứ bảy, Thời vụ, Mới, Người mới...
Sau Cách mạng tháng Tám, Như Phong lần lượt làm Chủ nhiệm kiêm Tổng biên tập các báo Cứu quốc khu 12, Cứu quốc khu 10, Cứu quốc liên khu ba và Cứu quốc Hà Nội.
Từ năm 1957, ông làm Trưởng ban văn hóa - văn nghệ của Báo Nhân dân.
Năm 1965, Như Phong làm giám đốc nhà xuất bản Văn học, uỷ viên ban thường vụ Hội nhà văn Việt Nam, Ủy viên Đảng đoàn văn nghệ trung ương. Ông viết nhiều bài phê bình, bình luận văn học trên các báo Nhân dân, Tạp chí Văn nghệ, Tạp chí Văn học. Một số tác phẩm đã xuất bản của ông bao gồm Bình luận văn học, Gõ cửa, Trường tư ngoại ô, Buổi học cuối cùng...
Ông cũng là người đầu tiên dịch tiểu thuyết "Sông Đông Êm Đềm"_M. Solokhov ra tiếng Việt,bản dịch được in từ số 231 ra ngày 4/5/1946 của báo Cứu Quốc,dưới tên "trên sông Đông êm đềm".
Tham khảo
Nhà văn Việt Nam thời Pháp thuộc
Nhà văn Việt Nam thời kỳ 1945–1975
Người chủ báo
Sinh năm 1917
Mất năm 1985
Người Hà Nội | wiki |
Số hoàn hảo (hay còn gọi là số hoàn chỉnh, số hoàn thiện hoặc số hoàn thành) là một số nguyên dương mà tổng các ước nguyên dương thực sự của nó (các số nguyên dương bị nó chia hết ngoại trừ nó) bằng chính nó.
Định nghĩa số hoàn hảo
Số hoàn hảo là các số nguyên dương n sao cho:
trong đó, s(n) là hàm tổng các ước thực sự của n. Ví dụ:
Hoặc:
trong đó, là hàm tổng các ước của n, bao gồm cả n).
Các số hoàn hảo chẵn
Euclid đã khám phá ra 4 số hoàn hảo nhỏ nhất dưới dạng: 2p−1(2p − 1):
Chú ý rằng: 2p − 1 đều là số nguyên tố trong mỗi ví dụ trên, Euclid chứng minh rằng công thức: 2p−1(2p − 1) sẽ cho ta một số hoàn hảo chẵn khi và chỉ khi 2p − 1 là số nguyên tố (số nguyên tố Mersenne).
Các nhà toán học cổ đại chấp nhận đây là 4 số hoàn hảo nhỏ nhất mà họ biết, nhưng đa số những giả định trên đây đã không được chứng minh là đúng. Một trong số đó là nếu 2, 3, 5, 7 là bốn số nguyên tố đầu tiên thì nhất định sẽ có số hoàn thiện thứ năm khi p = 11, số nguyên tố thứ năm. Nhưng 211 − 1 = 2047 = 23 × 89 lại là hợp số, và thế là p = 11 không thu được số hoàn hảo. 2 sai lầm khác của họ là:
Số hoàn hảo thứ năm phải có năm chữ số theo hệ cơ số 10 vì bốn số hoàn hảo đầu tiên có lần lượt 1, 2, 3, 4 chữ số
Chữ số hàng đơn vị của số hoàn hảo phải là 6, 8, 6, 8 và cứ thế lặp lại.
Số hoàn hảo thứ năm là bao gồm 8 chữ số, vậy nhận định 1 đã sai, về nhận định thứ 2 thì số này tận cùng là 6. Tuy nhiên đến số hoàn hảo thứ sáu là thì cũng tận cùng là 6. Nói cách khác bất cứ số hoàn hảo chẵn nào cũng phải có chữ số tận cùng là 6 hoặc 8.
Để là số nguyên tố thì điều kiện cần nhưng chưa đủ là p là số nguyên tố. Số nguyên tố có dạng 2p − 1 được gọi là Số nguyên tố Mersenne sau khi được 1 nhà tu vào thế kỷ 17 là Marin Mersenne, người học lý thuyết số và số hoàn hảo tìm ra.
Hơn 1000 năm sau Euclid, Ibn al-Haytham Alhazen circa nhận ra rằng mọi số hoàn hảo chẵn đều phải có dạng 2p−1(2p − 1) khi 2p − 1 là số nguyên tố, nhưng ông ta không thể chứng minh được kết quả này. Mãi tới thế kỷ 18 là Leonhard Euler đã chứng minh công thức 2p−1(2p − 1) là sẽ tìm ra các số hoàn hảo chẵn. Đó là lý do dẫn tới sự liên hệ giữa số hoàn hảo và số nguyên tố Mersenne. Kết quả này thường được gọi là thuyết Euclid-Euler. Cho tới tháng 9 năm 2008, mới chỉ có 46 số Mersenne được tìm ra, có nghĩa đây là số hoàn hảo thứ 46 được biết, số lớn nhất là 243.112.608 × (243.112.609 − 1) với 25.956.377 chữ số.
39 số hoàn hảo chẵn đầu tiên có dạng 2p−1(2p − 1) khi
p = 2, 3, 5, 7, 13, 17, 19, 31, 61, 89, 107, 127, 521, 607, 1279, 2203, 2281, 3217, 4253, 4423, 9689, 9941, 11213, 19937, 21701, 23209, 44497, 86243, 110503, 132049, 216091, 756839, 859433, 1257787, 1398269, 2976221, 3021377, 6972593, 13466917
7 số khác được biết là khi p = 20996011, 24036583, 25964951, 30402457, 32582657, 37156667, 43112609. Chưa ai biết là có để sót số nào giữa chúng hay không
Cũng chưa ai biết chắc chắn là có vô hạn số nguyên tố Mersenne và số hoàn hảo hay không. Việc tìm ra các số nguyên tố Mersenne mới được thực hiện bởi các siêu máy tính
Các số hoàn hảo đều là số tam giác thứ 2p − 1 (là tổng của tất cả các số tự nhiên từ 1 đến 2p − 1):
p = 2:
p = 3:
p = 5:
p = 7:
Các số hoàn hảo đều là tổ hợp chập 2 của 2p:
p = 2:
p = 3:
p = 5:
p = 7:
Các số hoàn hảo đều có tổng các nghịch đảo của các ước (kể cả chính nó) đúng bằng 2:
6:
28:
496:
8128:
Số 6 là số tự nhiên duy nhất có tổng các ước bằng tích các ước (không kể chính nó):
Trừ số 6, mọi số hoàn hảo đều là tổng của 2(p−1)/2 số lập phương lẻ liên tiếp từ 13 đến (2(p+1)/2 − 1)3:
p = 3:
p = 5:
p = 7:
Trừ số 6, mọi số hoàn hảo khi chia 9 thì đều thu được thương là số tam giác thứ (2p − 2)/3 và số dư là 1:
p = 3:
p = 5:
p = 7:
Số hoàn hảo lẻ
Hiện tại người ta vẫn chưa biết được liệu số hoàn hảo lẻ nào không mặc dù đã có nhiều kết quả nghiên cứu. Trong 1946, Jacques Lefèvre phát biểu rằng luật của Euclid cho mọi số hoàn hảo, nghĩa là cho rằng không có số hoàn hảo lẻ nào tồn tại cả. Euler thì nói rằng: "Liệu ... có số hoàn hảo lẻ nào là câu hỏi rất khó có thể giải đáp". Gần đây hơn, Carl Pomerance đã đưa ra tranh luận bằng heuristic rằng quả thật không số hoàn hảo lẻ nào nên tồn tại Tất cả các số hoàn hảo đều là số điều hòa của Ore và hiện tại người ta vẫn đang giả thuyết không có số điều hòa lẻ nào ngoại trừ số 1.
Bất cứ số hoàn hảo lẻ N phải thỏa mãn các điều kiện sau:
N > 101500.
N không chia hết bởi 105.
N dưới dạng N ≡ 1 (mod 12) hoặc N ≡ 117 (mod 468) hoặc N ≡ 81 (mod 324).
N dưới dạng
trong đó:
q, p1, ..., pk là các số nguyên tố lẻ phân biệt (Euler).
q ≡ α ≡ 1 (mod 4) (Euler).
Ước nguyên tố lẻ nhỏ nhất của N nằm dưới
qα > 1062, hoặc pj2ej > 1062 với một vài giá trị j.
.
.
Ước nguyên tố lớn nhất của N lớn hơn 108 và nhỏ hơn
Ước nguyên tố lớn thứ hai của N lớn hơn 104, và nhỏ hơn .
Ước nguyên tố thứ ba lớn hơn 100, và nhỏ hơn
N có ít nhất 101 ước nguyên tố và ít nhất 10 ước nguyên tố phân biệt. Nếu 3 không phải là ước của N, thì N có ít nhất 12 ước nguyên tố phân biệt.
Xem thêm
Danh sách số nguyên tố Mersenne và số hoàn hảo
Ghi chú
Liên kết ngoài
David Moews: Perfect, amicable and sociable numbers
Perfect numbers - History and Theory
List of Perfect Numbers at the On-Line Encyclopedia of Integer Sequences
List of known Perfect Numbers All known perfect numbers are here.
OddPerfect.org A projected distributed computing project to search for odd perfect numbers.
Chuỗi số tự nhiên
Hàm ước số
Vấn đề chưa được giải quyết trong toán học
Vấn đề mở trong lý thuyết số | wiki |
Vũ Văn () là một thị tộc tiền quốc gia của những người Tiên Ti có nguồn gốc Hung Nô vào thời Ngũ Hồ thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc, tồn tại cho đến khi bị vua Mộ Dung Hoảng của Tiền Yên tiêu diệt vào năm 345. Trong số các thị tộc thuộc đông bộ Tiên Ti từ phần trung tâm của tỉnh Liêu Ninh ngày nay về phía đông, Vũ Văn bộ là lớn nhất, và được những người cai trị Trung Hoa trao cho vị trí lãnh đạo đông bộ Tiên Ti. Một hậu duệ của Vũ Văn bộ là Vũ Văn Thái đã lập nên triều đại Bắc Chu vào thế kỷ thứ 6.
Vũ Văn là các hậu duệ của người Hung Nô du mục, những người Hung Nô này đã bị đồng hóa và trở thành người Tiên Ti sau năm 89 và cai quản cả người Khố Mặc Hề và Khiết Đan (cả hai đều có gốc Hung Nô) trước khi bị Mộ Dung Hoảng tiêu diệt vào năm 344, đến lúc đó người Vũ Văn lại phân tách vào người Khiết Đan và Khố Mặc Hề. Ngôn ngữ Vũ Văn có thể là một thứ tiếng tiếng Đột Quyết hoặc là một nhánh rất xa xôi của nhóm ngôn ngữ Mông Cổ.
Quân chủ Vũ Văn bộ
Chú thích
Xem thêm
Họ kép Trung Hoa
Tham khảo
Hậu Hán thư, quyển 90
Tấn thư, quyển 108
Ngụy thư, quyển 88, quyển 91
Chu thư, quyển 1, quyển 3
Tư trị thông giám
Ngũ Hồ thập lục quốc
Tiên Ti
Lịch sử Liêu Ninh
Dân tộc cổ đại Trung Quốc | wiki |
là một diễn viên kiêm cựu người mẫu người Nhật Bản. Cô từng là người mẫu độc quyền cho tạp chí Seventeen từ năm 2003 tới giữa năm 2006, và giã từ sự nghiệp người mẫu cùng thời điểm cô thôi việc cho tờ tạp chí. Vai diễn đầu tiên của cô là Sailor Mars trong Sailor Moon, thuộc show Pretty Guardian Sailor Moon (2003-4), và sau vai diễn trong Mamiya Kyōdai, cô từ bỏ công việc người mẫu và chuyển sang trở thành diễn viên chuyên nghiệp. Cô xuất hiện trong một số phim như The Fast and the Furious: Tokyo Drift (2006) và Handsome Suit (2008), đồng thời Kitagawa cũng đóng nhiều phim truyền hình dài tập như Mop Girl (2007), Homeroom on the Beachside (2008), Buzzer Beat (2009) và Lady Saigo no Hanzai Profile (2011).
Đời Sống
Kitagawa sinh ngày 22 tháng 8 năm 1986 tại Hyōgo, Nhật Bản, trong gia đình có một em trai. Cô lớn lên ở Kobe, và đã mất rất nhiều bạn bè trong Trận đại địa chấn Hanshin năm 1995. Khi còn nhỏ, cô muốn trở thành bác sĩ. Nhưng khi bước vào trung học, Kitagawa nhận ra mình không thể làm được điều đó và cô trở nên hoàn toàn mơ hồ về tương lai của mình. Trong thời gian này, cô đã muốn được các nhà tìm kiếm tài năng chú ý tới và quyết định sẽ bước chân vào làng giải trí. Cha mẹ cô ban đầu phản đối điều này, họ chỉ đưa ra sự cho phép trên hai điều kiện: rằng cô sẽ không được tiếp tục nếu không có tiến bộ trong vòng một năm, và trước tiên phải tốt nghiệp trường đại học. Cô đã giữ một nửa lời hứa, tốt nghiệp khóa "khoa học thương mại" ở Đại học Meiji, Tokyo vào thán 3 năm 2009.
Khoảng thời gian một năm không tạo nên trở ngại cho cô. Trong chưa đầy một tuần cô đã được chọn với cả vai trò diễn viên và người mẫu. Cô được chọn là Miss Seventeen năm 2003, Chính điều này đã dẫn dắt cô trở thành người mẫu thực tập của Seventeen cho tới khi cô trở thành người mẫu chuyên nghiệp tháng 9 năm 2006. Trong nửa cuối của sự nghiệp, cô thậm chí đã có thương hiệu riêng cho mình là "Keiko's Beauty Honey".
Trong vai trò diễn viên, cô được giao vai Rei Hino trong show diễn Sailor Moon, điều này đã đánh dấu sự bắt đầu trong sự nghiệp diễn xuất của Kitagawa. Vai diễn chính thức đầu tiên của cô là Mamiya Kyōdai, và bị đánh giá là không chuyên nghiệp bởi đạo diễn Yoshimitsu Morita, từ đó cô đã chú trọng tập luyện diễn xuất nhiều hơn. Ban đầu cô chỉ tập trung vào phim ảnh, đáng chú ý có vai diễn trong Cherry Pie và Dear Friends. Vào cuối năm 2007, cô nhận được vai chính đầu tiên trong một bộ phim truyện truyền hình,Mop Girl. Năm 2008, cô được giao vai anh hùng trong Homeroom on the Beachside, Fuji Television. Đây trở thành một bước tiến quan trọng trong sự nghiệp của Kitagawa Keiko.
Cũng trong năm đó cô chuyển tớ Tokyo và bắt đầu thực hiện cả công việc người mẫu lẫn phim ảnh cho tới nay. Năm 2006, cô đã từng tới California để thực hiện các cảnh quay trong The Fast and the Furious: Tokyo Drift và trở lại Mỹ vài tháng sau khi quay về để học thêm tiếng Anh. Trong khoảng thời gian này, cô đã bắt đầu viết blog và tiếp tục cho đến tháng 6 năm 2007; Blog của cô đã bị xóa vào tháng 7 năm 2007. Blog của cố là nguồn cho rất nhiều thông tin trong bài viết này, và các liên kết tham khảo các bản sao trên máy Wayback. Từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2007, cô viết chuyên mục Keytan Hakusho cho tạp chí listings (Nhật Bản) Weekly The Television. (Keytan hay "Kii-tan" là biệt danh của cô thời trung học.) "Hakusho" có nghĩa là "giấy trắng". Cô tiếp tục 1 blog mới vào tháng 5 năm 2008, ngay trước khi nhận vai diễn trong Homeroom on the Beachside.
Cô cho rằng mình là một người thích ở nhà khi tự nhận xét về bản thân, cô thích xem DVD, nghe nhạc và đọc sách. Khi được hỏi cô sẽ làm gì nếu ngày mai là tận thế, cô trả lời "tôi đọc sách". Ngoài ra, cô cũng thích bơi lội. Cô nuôi một con mèo tên Jill.
Hiện tại, Kitagawa Keiko được quản lý bởi Stardust Promotion.
Cô đã xuất hiện trong rất nhiều phim như Mizu ni Sumu Hana (2006), Mamiya Kyōdai (2006), The Fast and the Furious: Tokyo Drift (2006), Cherry Pie(2006), Dear Friends (2007), Sono Toki ha Kare ni Yoroshiku (2007), Southbound (2007), Heat Island (2007), Handsome Suit (2008), Orion in Midsummer (2009), I'll Pay (2009), After the Flowers (2010), Matataki (2010) và Elevator to the Scaffold (2010).
Các chương trình truyền hình như Pretty Guardian Sailor Moon (2003-4), Mop Girl (2007), Homeroom on the Beachside (2008), Buzzer Beat (2009), and Moon Lovers (2010).
Điện ảnh
Phim
Truyền hình
Radio
2006: Tanabata Nananenkai - As Naomi Setsuraku/Midori Fujikura
DVD
2004/2005: Bishoujo Senshi Sailor Moon Live Action vol. 1 to 12.
2004: Bishoujo Senshi Sailor Moon: Kirari Super Live
2004: Bishoujo Senshi Sailor Moon: Special Act
2005: Bishoujo Senshi Sailor Moon: Act Zero
2006: Mizu ni Sumu Hana
2006: Mamiya Kyōdai
2006: The Fast and the Furious: Tokyo Drift
2007: Cherry Pie
2007: Dear Friends
2008: Sono Toki ha Kare ni Yoroshiku
2008: Southbound
2008: Heat Island
2009: Handsome Suit
2010: Orion in Midsummer
2010: Buzzer Beat
Sách
2006: STYLISH STREET BOOK "I've been to Hollywood!"
2007: Kitagawa Keiko Shashinshū Dear Friends
2008: Actress Make Up
2010: Actress Make Up II
Quảng cáo
2007: Diet Water Let's (Suntory)
2007: NTT DoCoMo 2.0 (NTT DoCoMo)
2007: Coffret D'Or (Kanebo)
2008-9: Palitte (Glico)
2008: Capsela (Suntory)
2008: Breo (Glico)
2008: Kanaflex (Kanaflex Corporation)
2008: Okinawa 2008 (All Nippon Airways)
2009: Sala (Kanebo)
2010: SEED
2010: Sony α (Sony)
2010: Sony Cyber-shot (Sony)
2011: Sumitomo Life (Sumitomo Life - Print Ads Only)
2011: Palitte Glico Ice Cream
Chuyên Mục Tạp chí
2007: Keytan Hakusho (Weekly The Television)
CD
2004: Sakura Fubuki ("Cherry Blossom Storm")/Hoshi Furu Yoake ("Stars Fall at Dawn") (as Rei Hino)
Danh hiệu
2008: 55th The Television Drama Academy Awards: Special Award
Đường Dẫn
Trang web chính thức
Blog chính thức
KEIKO'S BLOG phiên bản tiếng Anh
Tham khảo
Nữ người mẫu Nhật Bản
Kobe
Đại học Meiji
Sinh năm 1986
Nữ diễn viên Nhật Bản
Nhân vật còn sống
Người Kobe | wiki |
Nghi lễ Hét khoăn của người Nùng thuộc loại hình tập quán xã hội, được người Nùng ở Đồng Hỷ bảo tồn và duy trì từ nhiều đời nay, hiện còn được thực hành tại các xã: Hòa Bình, Nam Hòa, Văn Lăng, Văn Hán, Tân Long.
Phong tục
Người Nùng ở Đồng Hỷ có phong tục không cúng giỗ người đã khuất, thay vào đó, người Nùng làm lễ mừng sinh nhật khi còn sống nhằm mục đích cầu sức khoẻ, sự may mắn, bình an cho ông bà, cha mẹ.
Diễn ra
Nghi lễ Hét Khoăn thường diễn ra từ chiều hôm trước, qua đêm, đến hết ngày hôm sau, tại gian thờ tổ tiên người được mừng sinh nhật. Để thực hiện nghi lễ, chủ nhà phải mời thầy cúng về cầu an, cầu bản mệnh, sức khoẻ cho người được mừng sinh nhật, sau đó cho cả gia đình. Lễ vật cúng gồm có: lợn quay, gà luộc, bánh dày đặt trong các mâm: đón mừng hồn, vía; cầu mong sức khỏe; cúng trên ban thờ tổ tiên, mâm tiền và gạo dùng cho người âm.
Thực hiện
Khi thực hiện nghi lễ, thầy cúng không sử dụng sách mà phải học thuộc lòng các bài cúng và thực hiện các nghi thức chính, bao gồm: Nghi thức cúng xin phép tổ tiên: mời tổ tiên chủ nhà về chứng kiến buổi lễ và phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, bình an; Nghi thức cầu sức khỏe, cầu bình an: cầu mong cho hồn yên tâm, vui vẻ mà gắn bó lâu dài với thể xác; Nghi thức đổ thêm nước sinh mệnh: với ý nghĩa bổ sung sinh khí, tinh thần cho ông bà sống thọ, có nhiều phúc lộc; Nghi thức trồng cây mệnh: tượng trưng cho số mệnh của ông bà, mong ông bà mạnh khỏe, tươi tốt như cây rừng; Nghi thức bổ sung lương thực vào bịch gạo mệnh: để gia hạn với Nam Tào, kéo dài tuổi thọ người được mừng sinh nhật. Sau đó, thầy cúng thực hiện nghi thức cúng cầu mong sức khỏe, bình an cho chủ nhà, đồng thời báo cáo với tổ tiên đã tìm thấy hồn vía bị lạc về đúng với chủ, đã đổ đầy giếng nước, trồng được cây tươi tốt, khỏe mạnh, đã đổ đầy bịch gạo mệnh và làm lễ cấp tiền mã cho thiên binh, thiên tướng, cảm ơn họ vì đã giúp thầy cùng gia đình hoàn thành các nghi lễ mừng sinh nhật. Kết thúc nghi lễ, thầy cúng chúc mừng mọi vía đã quy tụ đầy đủ và nhờ ông bà, tổ tiên để mắt trông nom cũng như dặn dò vía không được mải mê đi chơi quên đường về. Đến ngày hôm sau, con cháu, họ hàng, người thân làm cỗ mời làng xóm đến ăn mừng sinh nhật ông bà.
Chi tiết
Những đồ dùng khi hành lễ như: chiếc đèn, thúng gạo, cầu... sẽ được thầy cúng đưa lên bàn thờ tổ tiên và dặn dò tổ tiên trông nom, cai quản. Sau 7 hoặc 9 ngày, con cháu sẽ lấy gạo và trứng, nấu cháo cho ông bà ăn để có thêm sức khỏe, sống lâu với con cháu và nấu cơm cho con cháu ăn với mong muốn được khỏe mạnh để chăm sóc ông bà, cha mẹ.
Ý nghĩa của nghi lễ
Nghi lễ Hét Khoăn là tập quán lâu đời của người Nùng, không chỉ mang lại niềm vui cho người cao tuổi, mà còn là bài học đạo đức cho thế hệ trẻ về lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ. Đối với người Nùng, đây chính là món quà quý giá nhất của con cháu dành cho ông bà, cha mẹ mình, thể hiện sự kính trọng, hiếu nghĩa của họ với các bậc sinh thành. Cùng với thời gian, nhiều nghi thức trong nghi lễ Hét Khoăn được giản lược cho phù hợp với đời sống hiện đại, song nghi lễ này vẫn được các thế hệ trong gia đình của người Nùng tổ chức thường xuyên và trao truyền cho nhau, thể hiện sự tôn trọng, tấm lòng hiếu thảo cũng như sự kính trọng của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Trong thời đại ngày nay, Nghi lễ mừng sinh nhật của người Nùng được bảo tồn và phát huy có tác dụng thiết thực trong việc giáo dục truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” đối với thế hệ trẻ dân tộc Nùng nói riêng và nhân dân các dân tộc Việt Nam nói chung.
Chú thích
Liên kết ngoài
Di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam | wiki |
Lutjanus fulvus là một loài cá biển thuộc chi Lutjanus trong họ Cá hồng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1801.
Từ nguyên
Tính từ định danh fulvus trong tiếng Latinh có nghĩa là "vàng nâu", hàm ý đề cập đến màu sắc của loài cá này (nâu tanin, nâu nhạt hoặc phớt vàng).
Phạm vi phân bố và môi trường sống
Từ Đông Phi, L. fulvus được phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trải dài về phía đông đến quần đảo Line và quần đảo Marquises, ngược lên phía bắc đến Nam Nhật Bản, giới hạn phía nam đến Nam Phi, Úc và đảo Rapa Iti. L. fulvus cũng được ghi nhận tại vùng biển Việt Nam, và cũng được tìm thấy ở vùng cửa sông.
L. fulvus sống trên các rạn san hô ở độ sâu đến ít nhất là 35 m. Rừng ngập mặn đã được chứng minh là "khu ấp trứng" đối với loài cá này, khi cá con thường được tìm thấy trong các đầm lầy ngập mặn.
Mô tả
Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở L. fulvus là 40 cm. Cá có màu nâu xám, thường có các sọc vàng dọc hai bên lườn. Bụng và vùng dưới đầu trắng. Vây lưng và vây đuôi màu nâu đỏ, vây lưng có dải đen gần rìa; cả hai đều có viền trắng hẹp ở rìa. Vây bụng, vây ngực và vây hậu môn màu vàng.
Số gai ở vây lưng: 10; Số tia vây ở vây lưng: 14; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ở vây ngực: 16; Số lược mang vòng cung thứ nhất: 16–20.
Sinh học
Thức ăn của L. fulvus là các loài cá nhỏ hơn và các loài động vật giáp xác. Loài này có thể sống thọ đến ít nhất là 34 năm.
Thương mại
L. fulvus thường được bán tươi ở các chợ cá. Nhiều vụ ngộ độc ciguatera được báo cáo đối với loài này, đặc biệt là ở khu vực Thái Bình Dương.
Tham khảo
F
Cá Ấn Độ Dương
Cá Thái Bình Dương
Cá Tanzania
Cá Réunion
Cá Ấn Độ
Cá Sri Lanka
Cá Bangladesh
Cá Thái Lan
Cá Việt Nam
Cá Úc
Động vật được mô tả năm 1801 | wiki |
Tả chiếc bàn học ở nhà của em
Hướng dẫn
Tả chiếc bàn học ở nhà của em
Hôm nay, trong căn phòng bé nhỏ của em có một sự thay đổi làm em rất vui. Đó là chiếc bàn học bằng gỗ bố vừa mua tặng em nhân ngày khai trường. Em rất thích chiếc bàn.
Chiếc bàn được làm bằng gỗ màu nâu, các vân gỗ ngoằn ngoèo vẫn còn hiện rõ dù đã được sơn một lớp sơn bóng loáng, mịn màng. Chiều cao cả bàn và kệ sách gần ba mét, rộng chừng hai mét tạo sự thoái mái, rộng rãi khi ngồi học. Kệ sách được chia thành hai tầng, tầng trên có ba ngăn để đựng sách. Em phân loại sách của các môn và đặt lên đó để tiện sử dụng khi cần. Dưới bàn còn có một ngăn kéo, hai ngăn tủ để em đựng cặp sách và đồ dùng học tập. Bố bảo mua chiếc bàn này để sang năm bố mua thêm chiếc laptop tặng em nữa. Em vui lắm.
Mỗi khi ngồi học, em lại thầm cảm ơn bố đã quan tâm, lo lắng cho em. Em cũng hứa sẽ cố gắng học thật tốt để không phụ lòng bố. | vanhoc |
Nội dung bài viết1
Tả con mèo nhà em hoặc con mèo em thường thấy – Bài làm 1
2
Tả con mèo nhà em nuôi – Bài làm 2
3
Tả con mèo mà em thích – Bài làm 3
4
Tả con mèo tam thể nhà em – Bài làm 4
5
Tả con mèo mà em yêu quý – Bài làm 5
Tả con mèo nhà em hoặc con mèo em thường thấy – Bài làm 1
Mỗi con vật đều có một “tài năng” riêng. Con chó thì giữ nhà. Chim bồ câu thì đưa thư. Còn chú mèo – loài vật em thích nhất thì có thể bắt chuột. Nhà em đang nuôi một chú mèo xinh xắn, tên chú là Miu.
Vì là mèo tam thể nên chú khoác trên mình bộ áo gồm có ba màu: nâu, vàng và trắng. Đôi tai hình tam giác, mỏng, thính nhạy của chú mèo bình thường thì dựng lên để nghe những âm thanh bên ngoài nhưng khi có ai sờ vào thì lại cụp xuống. Miu có đôi mắt xanh biếc, tròn như hal hòn bi ve. Cái mũl đo đỏ lúc nào cũng ươn ướt.
Khi mới về nhà em, chú mèo còn nhỏ, lại chưa quen nên kêu “meo, meo” cả ngày như thể chú đang khóc nhớ mẹ vậy. Bây giờ chú mèo đã lớn, lông mượt mà không còn xù, bết như trước nữa. Thỉnh thoảng, chiếc đuôi dài của Miu lại xoắn lại thành hình khoá son. Mẹ em bảo, con mèo nào có chiếc đuôi như vậy sẽ hay bắt chuột.
Quả đúng như vậy, một hôm em đi mua tăm giúp mẹ, vừa ra đến sân, một con chuột đen sì xuất hiện ngay trước mặt em. Em hoảng sợ định la lên, nhưng em đã kịp trấn tĩnh vì bên cạnh mình lúc này là chú mèo. Chẳng hiểu, Miu đã đến bên em từ lúc nào mà em không hề hay biết. Đôi mắt hiền từ ngày nào giờ đã long lên sòng sọc như mắt sói. Miu bỗng thu minh lại, dặt dặt cái đuôi lấy đà, rồi “phốc” một cái, chiếc đuôi như cái roi quật mạnh theo bước nhảy. Con chuột không kịp chạy đã nằm gọn lỏn trong bộ móng vuốt sắc nhọn của chú mèo. Miu dùng hai chân trước tát vào má của con chuột như để trách mắng. Một lúc sau, con chuột chết. Chú ta tha con chuột ra một góc đánh chén ngon lành, sau đó chú ra dụi đầu vào chân em như để khoe chiến công.
Em rất quý Miu. Chú xứng đáng nhận danh hiệu “dũng sĩ diệt chuột”.
Tả con mèo nhà em nuôi – Bài làm 2
Nhà em có nuôi một chú mèo, chú mèo đáng yêu tên là Miu, mọi người trong nhà em thường gọi nó như vậy.
Chú mèo Miu rất thích gần gũi với người, meo.. meo, mèo thường đến cọ vào chân em và đòi bế. Mỗi khi thời gian rảnh học xong em thường cuối xuống và chơi với chú, mỗi khi vậy Miu đáng yêu như một đứa trẻ thích làm nũng.
Bề ngoài chú mèo rất đáng yêu, ai nhìn chắc cũng thích ôm. Em sở hữu một thân hình nhỏ nhắn với bộ lông trắng như bông, toàn thân mềm mại. Cùng với đó, cái đuôi cũng mềm mại, dài và có một túm lông màu nâu ở cuối đuôi. Cặp mắt chú lúc nào cũng mở to, tròn xoe và xanh biếc. Mỗi khi chú ngủ, nằm cuộn tròn trong mới hiền và dễ thương làm sao. Đặc biệt là khi ngủ trong vòng tay người, chú lim dim mắt, dịu đầu vào tay em trong rất ngộ nghĩnh. Tuy nhiên, khi Miu bước đi thì loại oai ra trò, trông chú mới hùng dũng và oai phong làm sao. Nó vươn mình dài, dõng dạc bước đi với vẻ mặt lạnh lùng trông như một chú cọp thu nhỏ. Cái tai nó vểnh lên, đầu nghiêng nghiêng, mọi hành động đều nhanh thoăn thoắt.
Mẹ em còn làm cho Miu riêng một cái đệm riêng như chiếc giường nhỏ cho em. Thường ngày đi chợ, mẹ thường không quên mua riêng cá cho Miu. Cơm trộn với cá được để trong một chiếc đĩa nhỏ là món ăn khoái khẩu mỗi ngày của Miu. Khác với chú heo hay con cún con trong nhà, em Miu ăn rất chậm rãi và nhẹ nhàng, nhấm và gặp từng chút một. Miu cũng luôn tự mình làm vệ sinh cho mình, mỗi khi trời nắng, em thường phơi nắng trước sân nhà, nằm thu mình lại và lè lưỡi liếm dần dần khắp mình. Còn riêng mặt không liếm được, Miu thường liếm vào chân sau đó dùng chân xoa lên mặt. Đúng như câu ca bài hát “rửa mặt như mèo”.
Chú Miu có cặp mắt rất đẹp, sáng và trong xanh như nước biển. Kể cả trong bóng tối, nếu có vật gì đó lạ, chú đều phát hiện ra ngay rất tinh nhanh. Bởi như theo mẹ em nói thì trong mắt mèo luôn phát ra tia hồng ngoại có thể nhìn thấy rõ hơn trong bóng đêm nên chúng mới thường rình bắt chuột ban đêm.
Mèo Miu có chiếc mũi nhỏ nhỏ xinh xinh phơn phớt màu hồng phấn, lúc nào cũng ướt ướt trông lại càng đáng yêu. Bộ ria mép cũng trắng như cước vểnh lên mỗi khi đánh hơi thấy con mồi làm chú càng trở nên đặc biệt làm sao. Thân hình Miu dài nhưng rất thon thả, cái đuôi dài cong vút mỗi khi chú vươn mình nó uốn lượn như một dấu ngã. Mùa đông đến Miu như được diện quần áo mới với bộ lông dày ấm áp chú nũng nịu đòi ngồi vào lòng em, co tròn trong vòng tay ấm áp trông có vẻ “liễu yếu” nhưng kỳ thực vô cùng lanh lẹ và nhạy bén.
Đặc biệt, dưới bàn chân của mèo còn có nệm thịt dày màu hồng nhạt, chính bởi vậy mà chú đi lại rất nhẹ nhàng, không hề gây ra tiếng động. Đó là một đặc điểm mà Miu bắt chuột rất tài. Khi nhìn thấy con mồi chú hùng dũng và mau lẹ khác hẳn với những lúc nũng nịu, nhõng nhẽo thường ngày.
E rất yêu quý mèo Miu, mỗi khi em đi học về em đều tới và cong đuôi lên quấn sát và chân em. Miu như người bạn thân của em vậy.
Tả con mèo mà em thích – Bài làm 3
Nhà em nuôi rất nhiều con vật đáng yêu nhưng em thích nhất là chú mèo rất dễ thương tên là Tommy.
Tommy có bộ lông ba sắc màu vàng, đen, trắng xen kẽ nhau mượt mà và còn đem lại cho chú một bộ y phục tuyệt diệu. Cái đầu tròn tròn bằng nắm tay người lớn, được điểm sáng bằng cái mũi nho nhỏ, xinh xinh với hai cái lỗ ươn ướt màu hồng phấn. Hai bên khóe miệng, những sợi râu mép trắng như cước lúc nào cũng cử động liên tục. Chân chú như quả bí đao. Bốn chân nhỏ và thon. Cái đuôi dài thướt tha, duyên dáng. Bộ móng vuốt của Tommy thì rất lợi hại vừa nhọn trông vừa đáng sợ như một vũ khí phòng thân khi có chuyện gì xảy ra.
Tommy rất thích đươc vuốt ve, chiều chuộng. Những lúc đang xem tivi, chú nằm vào lòng em như muốn em xoa vào bộ lông mềm mại của chú.
Những ngày nắng ấm, Tommy thường ra sân nằm cạnh gốc chanh, ưỡn cái bụng trắng hồng ra đón nắng. Đôi mắt cũng ra vẻ lim dim, ngắm nhìn những đám mây giữa vòm trời trong xanh lồng lộng.
Ban đêm, Tommy tỏ ra chăm chỉ và cần mẫn làm việc lắm. Không có một xó xỉnh nào mà chú không lục lọi. Đặc biệt là dưới bếp lũ chuột hay qua lại.Đôi mắt của chú trong đêm tối như những tia hào quang xuyên thủng bức màn đêm. Đôi bàn chân của chú được “trang bị” một lớp nệm dày và êm nên những bước đi của Tommy rất nhẹ nhàng. Vì vậy, những con chuột nhắt, chuột cống bẩn thỉu không thể nào qua khỏi chiếc miệng với những chiếc răng sắc nhọn của chú.
Em rất quý Tommy vì chú đã giúp gia đình em diệt sạch lũ chuột hư đốn. Với công lao to lớn này của chú em sẽ cho chú mèo Tommy “một người thợ săn chuột” bữa tiệc với vài con cá bống và một cốc sữa con bò. Tommy quả là một con mèo khôn ngoan và biết nghe lời.
Tả con mèo tam thể nhà em – Bài làm 4
Con mèo nhà em nuôi là mèo tam thể. Mèo tam thể sinh được ba con mèo xinh xắn nhưng không con nào có màu lông giống mẹ. Ngoại cho em một con mèo lông đen mun khi mèo con đã biết ăn cơm.
Chú mèo con tuy nhỏ nhưng mạnh mẽ. Nó ăn ngoan, chóng lớn. Chỉ sáu tháng sau, nóđã là một chàng mèo trưởng thành, giỏi săn bắt chuột. Chàng mèo có bộ lông đen nhánh, óng mượt. Đầu mèo tròn, đôimắt của chàng ta màu xanh ve, sắc sảo. Hai tai nó như hai cái lá cắm hai bên mái đầu. Mũi chàng mèo màu nâu nhạt, nho nhỏ với bộ ria dài, cứng, đỏm dáng. Thân hình nó thon gọn, chỉ vừa bằng cánh tay người lớn. Bốn chân của mèo có những ngón chân u lên như đôi hài nhung đen. Chàng mèo đi lại uyển chuyển, ngoe ngoe cái đuôi dài, ra dáng một tay săn chuột điềm tĩnh, khôn ngoan.
Buổi sáng mèo ta thường nằm ườn ở hiên nhà sưởi nắng, xế trưa, mèo đi đi lại lại trong nhà. Chàng mèo ngó nghiêng lên tường nhà, chuẩn bị bắt thạch sùng. Thạch sùng chỉ là món để mèo nghịch chơi. Chuột mới chính là món mèo thích. Chiều tối, chàng mèo ngồi như bất động ở góc nhà, bốn chân thu lại, đuôi cong áp sát mặt đất. Chàng rình chuột. Mắt chàng mèo lúc này sáng quắc, chăm chú nhìn vào góc nhà, nơi mẹ em hay để thực phẩm chăn nuôi. Một con chuột nhắt lấp ló rồi chạy đến gần bao bắp. Mèo ta phóng đến, chỉ nghe một tiếng “chít” vang lên gọn lỏn. Mèo ta ngoạm chú chuột xấu số ra sân sau. Mèo vờn chuột, đùa giỡn chán rồi mới ăn. Nhờ chú mèo, nhà em bớt hẳn chuột phá thóc lúa. Chàng mèo khá tinh khôn, chàng cũng biết mừng chủ. Khi em đi học về, chàng mèo chạy đến, kêu một tiếng “meo” mừng rỡ rồi cạ thân mình, nép vào chân em. Em cúi xuống vuốt đầu chàng mèo. Mèo ta rất bằng lòng, chàng lim dim mắt nom vừa dễ thương, vừa buồn cười.
Nuôi mèo để đỡ bị chuột cắn phá đồ đạc trong nhà nên hầu hết ở nông thôn, mọi nhà đều nuôi mèo bắt chuột. Chàng mèo bắt chuột giỏi của em được mọi người khen ngợi và thường gọi đùa chàng là “Dũng sĩ diệt chuột”. Em rất yêu chàng mèo và thường đùa giỡn với chàng. Thế nên, ngoài những lúc làm “Dũng sĩ diệt chuột” chàng mèo là một người bạn thân của em, biết nhõng nhẽo, làm dáng và đón em ở cửa nhà sau mỗi buổi học về. Chàng mèo thật đáng yêu!
Tả con mèo mà em yêu quý – Bài làm 5
Tom, đó là tên chú mèo mà mẹ đã mua tặng em vào dịp sinh nhật vừa rồi. Chú ta là người bạn thân thiết, luôn bên em và chơi đùa cùng khi bố mẹ em vắng nhà.
Thoáng nhìn qua, hẳn ai cũng có thể đoán ngày được chú ta là một con mèo tam thể. Đầu chú tròn tròn như quả bóng tennis. Chú ta có một đôi tai mới thính làm sao, cho dù là tiếng động nhỏ đến đâu thì chú cũng có thể nhanh chóng phát hiện ra. Mắt chú to tròn, có màu xanh biếc. Mẹ em nói, mắt của chú có khả năng nhìn rất rõ được mọi vật trong đêm tối, em không biết là vì sao nữa, chắc có lẽ do mắt chú có tia hồng ngoại chăng?
Mũi của Tom nhỏ nhỏ xinh xinh, có màu hồng nhạt và lúc nào trông cũng có vẻ ươn ướt. Miệng chú nhỏ nhắn, xinh xinh, mỗi khi chú cười lại để lộ ra hàm răng trắng muốt. Hai hàm răng đều nhau tăm tắp, nhưng lại nhọn hoắt. Chú ta vẫn thường hay dùng lưỡi để thưởng thức các món ăn, và cũng là để vệ sinh thân thể. Chú mèo nhà em được dạy dỗ từ khi còn rất nhỏ, cho nên chú ăn rất từ tốn, ăn xong miệng mà miệng chẳng còn dính chút thức ăn nào! Nhưng có vẻ khi được cho ăn món chú khoái khẩu là cá, chú như rất vội vàng, như sợ món cá ấy sẽ biến mất hay sao mà ăn rất nhanh. Tuy nhiên, lại không bao giờ chú bị hóc xương cả.
Hai bên mép của Tom, là những sợi ria trắng và cứng như sợi cước. Mẹ em thường bảo đó là những chiếc Ăng – Ten của để giúp chú bắt chuột tốt hơn. Những lúc ôm ấp chú vào lòng, e vẫn thường vuốt ve bộ lông mượt mà và bộ ria mép ấy. Chú ta như cũng đồng tình, thích thú sao mà cứ nằm im cho em vuốt ve mãi không thôi.
Ai nấy khi gặp Tom nhà em cũng đều khen ngợi về bộ lông ba sắc màu, và mượt mà của chú. Đuôi của chú mèo ấy rất dài, chân thon thả và rất lanh lẹ. Các bạn có biết làm sao mà mỗi khi chú đi lại đều không gây ra tiếng động nào không? Đó chính là nhờ dưới bàn chân của mỗi chú mèo lại có một lớp đệm rất dày.
Tom nhà em trông bình thường chú hiền lành là thế, nhưng thật ra chú lại là một “cao thủ” bắt chuột đó nhé. Có lần, vào một buổi tối khi chú đang cuộn tròn nằm trong lòng em xem tivi, bỗng nghe đâu đó tiếng sột soạt. Nghi ngờ có chuột đang lục lọi dưới bếp nên chú chạy ngay xuống. Đúng như dự đoán, chỉ một lát sau Tom đã mang lên một con chuột rõ to chú bắt được dưới bếp. Trước đó, chú đã nằm im theo dõi con chuột rất kĩ rồi sau đó đập đuôi mạnh xuống đất và nhún người nhảy tới đúng chỗ con chột. Trông cứ như một cái lò xo vậy. Chân trước chú quắp chặt cổ con chuột, vờn đi vờn lại nó xuống sàn, khiến cho con chuột kinh sợ nhìn chú mà toàn thân cứng đờ không thể chạy thoát. Mỗi lần chú lập chiến công như vậy, em lại thưởng cho chú những cái vuốt ve âu yếm và những món ăn khoái khẩu của chú.
Em rất yêu quý chú mèo này bởi vì chú vẫn thường chơi đùa cùng em mỗi khi nhà không có ai, và cũng nhờ có chú mà nhà em giờ đây chẳng còn bóng dáng con chột nào. | vanhoc |
Diệp Tuyền (葉璇) là một nữ diễn viên người Trung Quốc.
Tiểu sử
Diệp Tuyền (叶璇) sinh ra ở Hàng Châu, lớn lên ở Mỹ quốc, Diệp Tuyền sinh trưởng trong một gia đình rạn nứt. Lên 9 tuổi, mẹ Diệp Tuyền bỏ nhà ra đi, năm 13 tuổi, Diệp Tuyền đã học cách sống độc lập. Năm 18 tuổi, Diệp Tuyền đại diện cho bang New York đi dự thi Hoa hậu Hoa Kiều quốc tế, và đã thắng giải hoa hậu.Diệp Tuyền ký hợp đồng với TVB sau khi thắng giải Hoa hậu Hoa Kiều thế giới, bắt đầu bước chân vào ngành giải trí và trở thành minh tinh.Phim truyền hình đầu tiên Diệp Tuyền đóng là Đát Kỷ Trụ Vương, sau đó là Cuộc Đời tươi Đẹp, Chuyện Tình Trên Mạng, và nhiều bộ phim khác và đã trở thành hoa đán nổi tiếng nhất của TVB.
Các phim đã tham gia
Truyền hình
2000:Street Fighters | Chuyện Đường Phố - vai Hà Hỷ
2000:Reaching out | Cuộc đời tươi đẹp - vai Doãn Tuyết Nghi
2001:Gods Of Honour | Đắc Kỷ Trụ Vương - vai Dương Liên Hoa
2002:Network Love Story | Chuyện tình trên mạng - vai Dương Tuệ Mẫn
2002:Triumph in the Skies | Bao La Vùng Trời - vai Đồng Hy Hân
2002:Eternal Happiness | Mạnh Lệ Quân - vai Mạnh Lệ Quân
2002:Golden Faith | Bước Ngoặt Cuộc Đời - vai Trình Tiểu Vũ
2003:Ông Bố Vợ - vai Đinh Minh Châu
2003:Độc điệp - vai La Di Bình
2003:Lofty Water Verdant Bow | Không Thể Khuất Phục - Vân Hải Ngọc Cung Duyên - vai Lệ Thắng Nam
2004:Lost In The Chamber Of Love | Duyên tình Tây Sương - vai Thôi Oanh Oanh
2004:Tiết tấu tình yêu - vai Tôn Yến Thu (khách mời tập 7-8)
2005:The Herbalist's Manual | Vua Thảo Dược - vai Đông Thăng
2005:World's Finest | Thiên Hạ Đệ Nhất Kiếm - vai Thượng Quan Hải Đường
2005:Central Affairs | Bẫy Tình 1 - vai Thẩm Tư Thần
2006:Central Affairs II | Bẫy Tình 2 - vai Giang Hải Lam
2006:Sa Gia Bang
2006:Gọi 1 tiếng mẹ | Ân oán tình thù - vai Giản Tiểu Đơn
2007:Dark Tales II | Liêu Trai 2 - vai Long nữ Tiểu Kiều
2007:Tutor Queen | Nữ hoàng Phụ Đạo - vai Trần Khả Khả
2009:Dương Quý Phi Bí Sử - vai Quắc Quốc phu nhân
2010:Chuyện Cũ Cổ Thành - vai Tú Mai / Tú Cúc
2010:Chiến sĩ Tiêm Đao - vai Minh Tuệ
2010: Quốc sắc thiên hương - Vai Tô Vũ Ninh/ Hồng Ngọc
2011:Tìm anh đến thiên nhai - vai Ninh Hân Nhiên
2011:Người quả phụ thứ 9 - vai Vương Bồ Đà
2012:Bí danh Athena - vai Lưu Ly Tử
2013:Tử sai kỳ duyên - vai Hoắc Tiểu Ngọc
2014: Bí mật Pandora - vai Lưu Ly
2015: Long môn phi giáp 2015 - vai Kim Tương Ngọc
Điện ảnh
2005:Moonlight in Tokyo | Trai gọi Tokyo - vai A Lục
2006:Undercover Hidden Dragon | Chí tôn vô lại - vai chị Xing (khách mời)
2007:The Closet | Dị trùng - vai Mạnh Bình
2007:Simply Actors | Diễn viên thực thụ - vai Judy (khách mời)
2008:Lady Cop & Papa Crook | Bộ đôi cọc cạch - vai Uyển Vy (khách mời)
2008:Accident | Ngoài ý muốn
2009:Sniper | Tay súng thần - vai Phạm Tuệ Thanh (khách mời)
2009:First 7th day | Hồn về đòi mạng – vai Lô Ngạn Phương
2009: Báo thù
2009:[Movie 2009] Unleashed (Fire Dragon) | Rồng lửa
2009:Flying Sand Spinning in the Wind | Phi Sa Phong Trung Chuyển
2010:Once A Gangster - vai Lan
2010:Fire Dragon - vai Tiểu Mỹ
2010:Thái Lý Phật Quyền - vai Tinh Tinh
2010:[Phim ngắn] Nhân hữu tam gấp - vai Nhậm Tử Tịnh
2010:Lý Tiểu Long Truyện - vai Lý Hợp Ngân
2010:Nữ Nhân Xuất Quỹ - vai Josephine
2010:Xa Thủ - vai
2010:Kiến Đảng Vĩ Nghiệp - vai Lý Lệ Trang
2011:Overheard 2 - vai Từ Hoan
2011: Thiết thính phong vân 2
2012: Độc chiến
2014: Thiết thính phong vân 3
2014: Bạo phong ngữ
Kịch
[Kịch phát thanh - 2001] Gia đìn lý tưởng | Ideal Home
[Hí kịch - 2003] Đông phương trà hoa nữ tiết
[Kịch sân khấu - 2005] Vũ đoàn HK kịch múa - kinh điển Châu Tuyền – vai Châu Tuyền
Lồng tiếng điện ảnh
Thiết thính phong vân – Nhậm Uyển Nhi (lồng tiếng Quảng Đông)
Thập nguyệt vi thành - Phạm Băng Băng (lồng tiếng Quảng Đông, Phổ Thông)
Triple Tap - Lý Băng Băng
Dẫn chương trình truyền hình
1999 – Bát thông giới giải trí (TVB8)
2005 – Dạ lại nữ nhân hương
2006 – Khu cấm nữ nhân (ATV)
Dẫn chương trình phát thanh
2005 – Gia thiên hạ_The best of Michelle (đài TH Tân Thành)
2006 – Lễ trao giải Tân Thành phổ thông (đài TH Tân Thành)
Sáng tác
2004 – Apple daily_Olympics: tình báo TVB
2005 – Báo Thanh Bình phương Nam_chuyên mục Diệp Tuyền
2005-2006 - Sun newspaper_Thiên Tuyền Địa Chuyển
Tháng 7-2006 – Thượng Thiện Nhược Thủy_Tuyền công lược
Quảng cáo
2000 – County Garden
2004 – Người đại diện Royal Bodyperfect
2005 – Người đại diện Bio cosmetic products (HK)
2006 – France Scented Princess Bath Foam
2005-2006 – Người đại diện Breast enhancement and slimming products (HK & Macau)
2005-2007 – Người đại diện Warm undergarments (China)
2007 – S&H beauty products
2008 – Fantasy Seahorse Bath Foam
2008 – Người đại diện mỹ phẩm JINOL’AI
Tham gia diễn xuất trong video nhạc
Trịnh Y Kiện – Thiên sát cô tinh
Trần Hiểu Đông – Yêu em từ trong tim
Lương Hán Văn – Vận mệnh của tôi
Tôn Nam - Frank
Khác
Notebook of the blue head – vai Tina
Phim quảng cáo Kim Chi Dục Nghiệt
Phim quảng cáo Tỉ muội kinh hồn
Giải thưởng đạt được
1998 - Giải nhất Cuộc thi Khoa học Thực Vật Thanh Niên Quốc tế ISEF
1999 – Nét đẹp cổ điển cuộc thi Hoa hậu Hoa Kiều Quốc tế
1999 – Quán quân cuộc thi Hoa hậu Hoa Kiều Quốc tế
2006 – Nữ diễn viên tiến bộ nhanh nhất Tân Thành
2008 – Nữ diễn viên điện ảnh bảng Phong Thường Trung Quốc
2010 - Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất giải thưởng điện ảnh Kim Tượng lần thứ 29 | Woman (Accident)
2010 - Nữ diễn viên ưu tú "Liên hoan video Thanh niên Quốc tế" | Nhân hữu tam gấp
2010 - Nữ diễn viên xuất sắc tại "Liên hoan Phim ĐA Người Mới" | Nhân hữu tam gấp
Đã từng được vào danh sách đề cử
2002 – Nữ diễn viên tiến bộ nhanh nhất của TVB | Mạnh Lệ Quân, Bước Ngoặc Cuộc Đời
2006 – Nữ diễn viên mới giải Kim Tượng HK | Moonlight In Tokyo
2009 - Nữ diễn viên chính xuất sắc LHP ĐA Quốc tế Venice lần thứ 66 | Accident
2009 - Nữ diễn viên chính xuất sắc LHP ĐA châu Á Thái Bình Dương lần thứ 53 | Accident
2010 - Top 3 nữ diễn viên chính xuất sắc "Hội bình luận phim ĐAHK" lần thứ 16 | Accident
2010 - Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất LHP ĐAHK Kim Tượng | Accident
2010 - Nữ diễn viên chính xuất sắc Far East Film Festival | Fire Of Conscience
2010 - Nữ diễn viên chính xuất sắc 14th Puchon International Fantastic Film Festival | Fire Of Conscience
Tham khảo
Sinh năm 1980
Nhân vật còn sống
Họ Diệp
Người Hán
Người Chiết Giang
Người Trung Quốc
Nữ nhà văn Mỹ
Nữ nhà văn tự truyện
Diễn viên Hồng Kông
Nữ diễn viên từ Hàng Châu
Nữ diễn viên từ Chiết Giang
Người viết tự truyện Mỹ | wiki |
Bò sừng ngắn có nguồn gốc từ Đông Bắc nước Anh vào cuối thế kỷ 18. Loài này được phát triển thành giống bò kiêm dụng, thích hợp cho cả sản xuất sữa bò và thịt bò; tuy nhiên, một số dòng máu nhất định trong giống bò luôn luôn mạnh nghiêng về một mục đích. Theo thời gian, những dòng này khác nhau, và vào nửa sau của thế kỷ 20, hai giống riêng biệt đã phát triển - Bò Shorthorn và Bò sữa Shorthorn.
Lịch sử
Giống bò này được phát triển từ Teeswater và bò Durham được tìm thấy ban đầu ở Đông Bắc nước Anh. Vào cuối thế kỷ 18, anh em nhà Colling, Charles và Robert, đã bắt đầu cải thiện chất lượng giống bò Durham bằng cách sử dụng các kỹ thuật nhân giống chọn lọc mà Robert Bakewell đã sử dụng thành công trên giống bò Longhorn. Năm 1796, Charles Colling của Ketton Hall, nuôi dưỡng Bò Durham Ox nổi tiếng. Đỉnh cao của chương trình nhân giống này là sự ra đời của bò đực Comet, được lai tạo bởi Charles Colling, vào năm 1804. Con bò này sau đó được bán với giá 1.000 đồng ghi-nê vào năm 1810 tại cửa hàng Brafferton, cũng là con bò đầu tiên đáng giá 1.000 đồng ghi-nê được ghi nhận. Con bò này có thể có dính dáng đền bò được nhập khẩu vào Hoa Kỳ bởi Harry Dorsey Gough ở Baltimore, Maryland, trước năm 1808.
Đồng thời, Thomas Bates của Kirklevington và John Booth của Killesby phát triển bò Teeswater. Bò Bates sau đó đã được phát triển với mục đích cải thiện chất lượng sữa, trong khi bò Booth được phát triển về chất lượng thịt. Những con vật được đưa tới Scotland vào năm 1817 từ đàn Booth được sử dụng để sản xuất giống Bò Shorthorn.
Năm 1822, George Coates xuất bản tập đầu tiên của cuốn sách về bò Shorthorn; đây là cuốn sách đàn đầu tiên cho một giống bò trên thế giới.
Tham khảo
Giống bò | wiki |
Vũ Quốc Thúc (1920 – 2021) là giáo sư, nhà kinh tế học và chính khách Việt Nam Cộng hòa. Ông được xem là người góp phần quan trọng trong việc đào tạo môn kinh tế học tại trường Đại học Luật khoa và Trường Hành chính Quốc gia Việt Nam Cộng hòa, đồng tác giả của "Kế hoạch Lilienthal – Vũ Quốc Thúc" - Kế hoạch phát triển kinh tế miền Nam Việt Nam 10 năm sau chiến tranh của Mỹ và Việt Nam cộng hòa.. Ông cũng từng có thời gian giữ chức Thống đốc (1955-1956) Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.
Thân thế sự nghiệp
Ông sinh ngày 5 tháng 8 năm 1920 tại Nam Định. Ông từng theo học Trường Cao đẳng Luật học (École Supérieure de Droit) tại Hà Nội và tốt nghiệp tại đây năm 1942.
Ông là bào đệ của GS Vũ Quốc Thông, nguyên Viện trưởng Học viện Quốc gia Hành chánh, Sài Gòn, 1955-1964.
Vũ Quốc Thúc có một thời kỳ tham gia trong chính quyền Quốc gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng hòa từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các chánh phủ Quốc gia từ thập niên 50 đến 1975, như là Bộ trưởng Giáo dục thời Chính phủ Bửu Lộc (1953-1954), Thống Đốc Ngân hàng Quốc gia, Cố vấn cho Tổng thống Ngô Đình Diệm, Khoa trưởng Đại học Luật khoa Sài Gòn, Quốc vụ khanh Đặc trách Tái thiết Hậu chiến thời Đệ Nhị Cộng hòa khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chấp chính đến cuối năm 1971, và là đồng tác giả của các phúc trình nổi tiếng như Phúc Trình Staley – Vũ Quốc Thúc (1961), Phúc Trình Lilienthal – Vũ Quốc Thúc (1968) về kế hoạch tái thiết kinh tế hậu chiến tại Miền Nam.
Nhờ sự can thiệp mạnh mẽ của Thủ tướng Pháp Raymond Barre là người bạn cùng dự thi văn bằng Thạc sĩ khóa năm 1950 với ông, nên giáo sư Thúc đã được qua định cư tại Pháp năm 1978, ngụ tại Nanterre, và được bổ nhiệm làm giáo sư dậy môn kinh tế tại Đại học Paris, (Đại học Paris Nanterre), Paris-X. kể từ năm 1978 cho đến ngày nghỉ hưu vào năm 1988.
Ngày 12 tháng 4 năm 2012, ông làm lễ rửa tội, cải đạo Công giáo, với tên thánh Gioan Phaolô.
Ông qua đời tại Paris, Pháp ngày 22 tháng 11 năm 2021.
Kế hoạch Lilienthal – Vũ Quốc Thúc
Từ năm 1965, chiến tranh cục bộ đã đặt ra yêu cầu nghiên cứu một kế hoạch cho thời kỳ mà cả phía Mỹ và Việt Nam cộng hòa đều nghĩ là chiến tranh sẽ kết thúc với sự chiến thắng của quân đội Mỹ. Vũ Quốc Thúc là trưởng phái đoàn phía Việt Nam trong cuộc soạn thảo ra bản Kế hoạch Kinh tế hậu chiến. Vào thời đó, đó là công trình kinh tế học nổi tiếng nhất của ông, cả ở miền Nam lẫn ở Mỹ.
Thời kì sau Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam sụp đổ cho tới khi Mỹ trực tiếp tham chiến (1963-1965) là giai đoạn xáo trộn, gần như không có chính phủ, không có chủ trương đường lối rõ ràng. Các chính phủ thay đổi liên tiếp… Tướng Maxwell D. Taylor làm Tổng chỉ huy quân đội kiêm Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Cộng hòa ông này rất lưu ý tới việc phát triển kinh tế của miền Nam, coi đó là một điều kiện tối quan trọng đảm bảo cho chiến thắng về quân sự. Chính phủ Mỹ đã cử một chuyên gia kinh tế là David E. Lilienthal (bạn thân của tổng thống Mỹ lúc đó) sang phối hợp với chính phủ Việt Nam cộng hòa để khởi thảo Kế hoạch kinh tế hậu chiến Vũ Quốc Thúc là đồng tác giả. Đến khoảng năm 1969 thì công trình này ra đời. Nhưng nó chưa được thực thi thì tình hình đã mau chóng biến đổi hoàn toàn khác với những dữ liệu trong bản kế hoạch…
Theo GS Vũ Quốc Thúc, nội dung của Kế hoạch kinh tế hậu chiến là đẩy mạnh khai hoang và làm thủy lợi kết hợp với điện khí hóa ở đồng bằng sông Cửu Long. Mục đích cuối cùng của kế hoạch này không phải là kinh tế, mà là chính trị: theo Lilienthal, đụng đến vùng đồng bằng này là đụng đến Mặt trận giải phóng. Vì những lợi ích kinh tế, có thể là cả nông dân và chính quyền vùng giải phóng sẽ sẵn sàng tham gia vào kế hoạch này. Sự dính líu đó có thể làm suy yếu mối quan hệ giữa Miền Bắc với chính phủ Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam… Nhưng kế hoạch này chưa được thực thi thì đã bùng nổ cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân. Mặt khác, vì kế hoạch này chỉ tính đến miền Nam, không tính đến Campuchia là thượng nguồn của sông Mê Kông, nên bị Campuchia phản đối. Nội công ngoại kích, kế hoạch Lilienthal-Vũ Quốc Thúc bị thất bại. Song kế hoạch này đã được Bộ Ngoại thương của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa in làm sách tham khảo với tên gọi "Kế hoạch phát triển kinh tế miền Nam Việt Nam 10 năm sau chiến tranh của Mỹ-nguỵ" xuất bản tại Hà Nội năm 1971 (375 trang). Và sau này được Đặng Phong tham khảo trong việc đề ra chiến lược phát triển kinh tế cho Việt Nam.
Câu nói
Trong một buổi nói chuyện vào năm 1975, ông thổ lộ là mình bất lực do sự khống chế của Mỹ:
Tác phẩm
Kinh tế công xã Việt Nam''', viết bằng tiếng Pháp (L’économie communaliste du Vietnam. Ed.Presse Universitaire, Hanoi, 1951). Đây là tác phẩm đầu tiên của người Việt Nam nghiên cứu một cách có hệ thống về kinh tế xã thôn.
Thời đại của tôi (hồi ký) gồm 2 cuốn, Cuốn I dài 400 trang với phụ đề “Nhìn Lại 100 Năm Lịch Sử” viết về những nét chính yếu trong sinh hoạt chính trị xã hội của Việt nam trong thế kỷ XX. Cuốn II dài 700 trang với phụ đề “Đời Tôi Trải Qua Các Thời Biến” viết chi tiết về cuộc đời của tác giả. Có thể coi cuốn II này mới là phần chính của bộ Hồi ký..
Lilienthal, D.E. & Vu, Quoc Thuc. The Postwar Development of the Republic of Vietnam: Policies and Programs''. New York: Praeger, 1970.
Chú thích
Liên kết ngoài
Người Nam Định
Nhà nghiên cứu kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Việt Nam Cộng hòa
Bộ trưởng Quốc gia Việt Nam
Tín hữu Công giáo Việt Nam
Người cải sang Công giáo
Người thọ bách niên Việt Nam
Chính khách Quốc gia Việt Nam
Chính khách Việt Nam Cộng hòa | wiki |
Duyên Anh
Áo tiểu thư
Ngoài truyện
Vậy đó, bỗng nhiên mà họ lớnTuổi hai mươi đến có ai ngờMột hôm trận gió tình yêu lạiĐứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ
HUY CẬNBây giờ, Sài gòn chỉ còn những chiếc xe ô tô buýt già nua trông thật tội nghiệp mà anh thường gặp , mỗi buổi chiều , đậu ở bên đây công trường Nữ Vương Hòa Bình nhìnn sang bên kia Bưu Điện . Những chiếc xe hết thời xuân sắc , được dùng riêng vào việc chuyên chở công chức, những người đã từ cuộc đời thơ mộng và đang vất vả leo dốc vật chất. Tự nhiên , anh thương xe buýt như thương đời mình. Bến xe xưa đã mất . Bến lòng xưa của anh cũng đã mất. Anh mơ hồ thấy một chuyến buýt xanh vụt qua tâm tưởng. Mười sáu năm rồi đấy . Những người em gái thuở " tuổi hai mươi đến " của anh đều đã lần lượt đi lấy chồng. Nói theo Hàn mặc tử, họ đã " theo chồng bỏ cuộc chơi ". Và em , em là người bỏ cuộc chơi muộn màng nhất .Anh vừa biết ngày cưới em trên một nhật báo. Em còn nhớ bến xe ô tô buýt xanh ở đường Aviateur Garros? Em còn nhớ những chuyến xe chiều về đường Eyriaud des Vezgnes? Xe buýt xanh đã chết. Những chiếc xe buýt nhỏ bé chở chúng ta vào tình yêu chẳng bao giờ sống lại. Họa chăng nó sống lại ở hồn anh.Anh đứng đây , như kẻ lạc lõng trong chiến khu kỷ niệm. Nắng vàng nhuộm giàn hoa leo trước cửa nhà em đương nhuộm vàng chín tương tư. Thương nhớ muôn vàn . Anh thương những chiếc xe ô tô buýt già nua. Đến kiếp nào ô tô buýt mới được vui nỗi vui đợi đón của những cô nữ sinh . Đến kiếp nào anh mới được thập thò dưới gốc cây gần cổng trường con gái, chờ chuông reo tan học để nghe trái tim mình rộn rã , bồi hồiEm không quên chứ , những buổi chiều vàng niên thiếu? Em thường ra sau hết. Anh ngơ ngác nhìn em. Rồi em e thẹn mỉm cười. Và thong thả bước ngược con đường về học Đã yêu nhau nhưng vẫn ngượng. Anh đi sau em, cách cả mấy thước đường. Tại sao , hồi đó , chúng mình dể xấu hổ thế, em nhỉ ? Anh theo em băng qua vườn Bờ Rô tới bến xe buýt xanh. Hai đứa leo lên xe, ngồi cạnh nhau , mỗi đứa mua một vé. Làm như xa lạ lắm. Xe buýt xanh chở mình xuôi con đường mình vừa đi ngược. Gần đến nhà em, anh vội giúi vào tay em một phong thư và nhận lại của em một phong thư. Chả nói câu nào. Nói hết bằng thư rồi. Và chiều nào cũng giống chiều nào, không tẻ nhạt. Buổi sáng chưa hết anh đã mong buổi trưa. Buổi trưa sắp hết anh đã tưởng chiều tới .Những buổi chiều rực rỡ ấy đã xa rồi.Xa như dĩ vãng. Anh đang đứng đây, đứng trước một cổng trường. Không phải đứng chờ một tà áo Trưng Vương , nên anh không rụt rè xầu hổ. Dường như, bây giờ , những cậu con trai đứng chờ người yêu ở trước cổng trường con gái không còn rụt rè , xấu hổ giống anh và bạn bè anh thuở " tuổi hai mươi đến ". Mỗi thời đại có một cách tỏ tình . Cách tỏ tình của chúng mình , ngày xưa , thơ mộng và lãng mạng tuyệt vời, em nhỉ ? Anh đứng trước một cổng trường đón con trai anh học về. Như chiếc xe buýt già nua, anh không thể đưa một cô học trò nào về nhà mà phải đưa con anh. Anh đã thật sự giã từ cuộc đời thơ mộng và đang vất vả leo dốc vật chất. Mọi người đều có một lần biệt ly bùi ngùi đó. Chỉ bất hạnh khi sợi khói tương tư vướng vào mắt, người ta không nhớ nổi kỷ niệm đầu đời .Khói của chiếc xe buýt già làm cay mắt anh.Anh mơ hồ nghe tiếng gió êm đềm mười sáu năm qua luồn vào tâm tưởng . Anh đứng im lặng giữa chiến khu kỷ niệm . Để ngơ ngẩn vời trông một tà áo tiểu thư.
Duyên Anh
Áo tiểu thư
Chương 1
Có những buổi chiều, một mình ngồi trên chiếc xích đu ngoài sân, tôi đã say mê ngắm đàn gà tre của đứa con trai đầu lòng . Mấy chú gà trống vừa biết gáy. Tiếng gáy cũn cỡn , hụt hơi nghe buồn cười và khó chịu. Như thể tiếng nói cậu trai mười ba vỡ giọng. Mấy chú gà trống tre điệu bộ lắm. Nhảy lên cành cây thấp nhất, vỗ cánh lia lịa , cố rướn cổ mình cao hơn, nhắm tít mắt rồi mới chịu gáy. Mấy chú gáy liên miên, gáy biễu diễn cho những nàng gà mái cũng vừa tập gại mỏ và bỏ rơi thời con nít " nhiếp nhiếp . Bây giờ , mấy chú không thèm ăn chung , ăn tranh với gà mái. Nịnh đầm ra phết. Mỗi khi kiếm được con sâu, các chú mỗ lia lịa " tích tích tích rối rít mời mọc gà mái . Và chẳng biết phải làm gì sau những lần tán tỉnh vu vơ.Những chú gà trống ấy trông thật ngô nghê , ngớ ngẩn và dể thương. Đó là hình ảnh ngày mới lớn của bất cứ cậu trai nào thuở trước . Đứng nhất , đó là hình ảnh của tôi , của Quỳnh , của Nhân , của Thủy , của Côn ngót hai mươi năm qua ngày mà con đường Phan thanh Giản có ngôi trường con gái còn mang tên Le Grand De La Liraye. Ngày đó thật tuyệt diệu. Nếu cho đổi cả đời lấy một đoạn đầu đời thanh niên của tôi , tôi bằng lòng ngay . Bởi vì, đoạn đầu đời thanh niên của tôi không bao giờ tôi trở về được dù trở về bằng chuyến xe chất đầy ký ức. Xuân Diệu diễn tả không hề sai :Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn. Nếu tuổi trẻ chẳng đôi lần thắm lại.Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi.Nên bâng khuâng thương tiếc cả đất trờiTuổi trẻ của tôi đã úa héo rồi. Cánh hoa nồng hương đã kết thành quả sầu chát đắng. Tôi vẫn tưởng nhớ mùi hương tuổi trẻ. Mùi hương dẫn đường cho tôi về tìm lại tên mình khắc trên nhiều thân cây trước cổng một trường con gái cùng với tên người yêu dấu như những viên sỏi đánh dấu của thằng bé Tí Hon.Cuộc đời không giống truyện cổ tích . Cuộc đời tôi càng không giống cổ tích . Những viên sỏi đánh dấu đường về của thằng bé Tí Hon còn nguyên. Chẳng ai ngữa tay nhặt liệng đi. Ngay cả những mẫu bánh vo tròn thay đá sỏi, những con chim đói nhất cũng không nỡ sà xuống nuốt mất. Những cơn gió độc của cuộc đời đã hầm hè nhau thổi tan bao mộng ước của tôi. Chắc gió độc sẽ thổi loãng mùi hương dẫn đường . Và tôi không tài nào đậu nỗi trên đất kỹ niệm một đời người. Tôi chỉ còn có thể là đà bay . Bằng đôi cánh tưởng nhớ.Bây giờ , Đặng trí Hoàn tập tành làm thơ, viết văn với bút hiệu Hoài Hương. Bấy giờ, có hãng nước mắm Hoài Hương. Và cậu học trò nghèo , tóc rối bồng bềnh nghệ sĩ đi cái xe đạp không chuông, không phanh, không đèn, mỗi lần dạo phố phải vác xe lên vai xuống ba tầng Nhà Hát Tây, thường bị mỉa mai là thi sĩ Nước Mắm Hoài Hương. Bấy giờ , Đỗ Tiến Đức chân chỉ hạt bột đã viết báo Ban Mai lấy tiền tiêu vặt. Bấy giờ , Dương Kiền " đóng đô tại sân khấu ; Bấy giờ , em Hải , tóc cắt ngang vai, thổi cơm trọ cho học trò Chu văn An ở chân cầu thang bé tí xíu , nhan sắc dưới điểm trung bình. Bấy giờ , Vũ Khắc Niệm giống con sơn thử , ăn xong lại ngủ , ngủ quên ngày tháng ... Bấy giờ Đặng Trí Hoàn đã thành Hà Huyền Chi, thi sĩ, văn sĩ, tài tử điện ảnh. Bấy giờ , Đỗ Tiến Đức đã thành Phó đốc sự hành chánh, giám đốc Trung Tâm quốc Gia Điện Ảnh tác giả Má Hồng được giải thưởng văn chương tổng thống. Bấy giờ Dương Kiền đã thành luật sư , kịch tác gia. Bấy giờ , em Hải đen đã thành ca sĩ Diệu Anh và đã tự tữ. .Bấy giờ , Vũ Khắc Niếm đã thành y sĩ và đã xuất bản sách y học ... Còn Đỗ Quý Tường đã chết cho quê hương. Còn Đỗ Quý Toàn đã thành nhà mô phạm lý tưởng , nhà thơ nổi danh , nhà báo khét tiếng. Không thể kễ hết những nhân vật Nhà Hát Tây.Tôi làm lấy đời tôi, bắt đầu , từ Nhà hát Tây; Cũng từ Nhà Hát Tây , tôi biết yêu, biết xốn xang, rung động . Tôi thích cái xã hội Nhà Hát Tây vô cùng . Này là Y Vân cặp bạn với Từ Lang , mỗi sáng sớm, xách cây lục huyền cầm Y pha Nho đáp xe xích lô máy lên Phủ Đặc Ủy Di Cư đường Trần Hưng Đạo rồi, ở đây hai danh tài leo lên chiếc xe Dodge số VN ra bến tàu Sài gòn . Công việc ca hát giúp vui của đôi song ca Nhá Hát Tây là , mỗi đợt đồng bào di cư trên tàu Mỹ lũ lượt kéo xuống nhận vài hộp sửa , vài thước vải, bảy trăm đồng bạc thì ghé miệng sát micro ca bài ca duy nhất :-Ngày trở về, anh bước lê trên quảng đường đê, đến bên lũy tre, nắng vàng hoe Đồng bào di cư nghe Y Vân hát xong , bèn lên xe đi về Ba Bèo mịt mù bụi , Cái Sắn xa lơ xa lắc. Tôi ở cạnh gia đình Y Vân trên lầu chót của Nhà Hát Tây. Một lần , bà cụ thân sinh ra Y Vân giận Y Vân cái gì chẳng rõ, tôi thấy cụ đập tan cái thùng bát đĩa cổ mang tự Bắc vô Nam . Vài năm sau, Y Vân xuất bản nhạc phẩm Tình Mẹ, chắc là để đền tội. Tình Mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào...Ai ngờ đâu, chàng ca sĩ Tổng Ủy Di Cư chuyên hát đón tiếp đồng bào di cư ở bến tàu lại thành nhạc sĩ lừng danh. Còn bạn chàng đặc biệt hơn : Tu tủ tù tu, đố mấy thằng tù ... Này là nghệ sĩ bán sắn . Lúc này anh ở đâu ?Tôi vẫn thiếu nợ anh ba đồng sắn và bốn cái trứng vịt luộc Nghệ sĩ bán sắn chiếm đất cắm dùi tại chân cầu thang lầu nhì. Anh là Tàu lai.Nghề của anh không phải nghề buôn thúng bán bưng. Người Tàu vốn thực tế và biết cách phớt tỉnh . Chưa kiếm được hiệu kim hoàn nào cần thợ đạp bơm chân , vợ chồng anh " mở tiệm bán sắn luộc, trứng vịt luộc , chuối ... ở ngay chân cầu thang . Anh có cây phong cầm . Những hôm danh tài Y Vân nghỉ sở, Y Vân thường ngồi kéo đàn để nghệ sĩ bán sắn nhe hàm răng dăm ba cái răng vàng cười tình và gật đầu bán thiếu sắn, trứng vịt luộc cho tôi khi tôi bị bà cả đọi hành hạ chịu hết nổi. Này là Nhân, Quỳnh , Thủy, Công . Bốn nhân vật gần gũi tôi nhất. Những ngày vui của tôi là những ngày vui của họ. Và Ngọc, Tâm, Trinh, Hòa nữa chứ. Thiếu các nàng thì thiếu mất áo tiểu thư để ngơ ngẩn vời trông.Đêm đầu tiên tôi nhập xã hội Nhà Hát Tây y hệt một cụ cả quỷnh dời lũy tre xanh lên thành phố. Xe tiếp cư đưa tôi từ phi trường Tân Sơn Nhất về Sài gòn. Đến cửa Nhà Hát Tây, người nhà nước đẩy tôi xuống , chỉ vô ngôi nhà đồ sộ : - Đó, cậu tạm cư ở đó. Chờ thời gian định cư xa hơn.Tôi xách va ly bước lên những bậc cửa Nhà Hát Tây . Tại sao tôi vào Sài gòn một mình? Phải viết một cuốn mới diễn tả đầy đủ lý do dế mèn phiêu lưu ký của tôi. Bố tôi , ngày xưa đã từng là tay giang hồ. Ông vô Sài Gòn , theo một gánh cải lương. Khi ông bố giang hồ của tôi biết mình không trở thành Tư Chơi, Năm Châu, ông đành vĩnh biệt xứ Nam Kỳ hiền hậu. Ông trở về Bắc kỳ với hai cái răng vàng mới toanh và bộ bà ba lụa Lèo. Tôi hiểu bố tôi thương Nam kỳ lắm. Những buổi chiều hết nắng, ông thường ngồi trước bật cửa, ôm cây lục huyền cầm , dạo vài khúc lấy hứng rồi ca Nàng thu đã về rồi ...Ông bắt chước hệt giọng miền Nam , Nàng thu đã dzề rồi . Đó là những lúc ông tương tư Nam kỳ. Tôi không vô Sài gòn để tập ca vọng cổ . Cũng chẳng vô vì lý do chính trị, cách mạng . Cứ hiểu tôi có nhiều máu " dế mèn trong cơ thể . Nhưng xách va ly bước lên những bậc cửa Nhà Hát Tây , máu giang hồ bỗng hết muốn chảy về tim.Tâm sự tôi giống tâm sự anh chàng du tử của bài hát . Lời du tử . Tôi lầm nhầm : Chiều nay biết về nơi đâu. Dừng chân ta ngắm cảnh bao la sầu ... Mặc dù , cảnh Sài gòn chập tối thật ngoạn mụa, xích lô máy chạy vùng vít . Tắc xi lái phom phom .Thú thật, Sàigòn quyến rũ tôi nhờ xích lô máy. Tôi bèn anh dũng xách valy bước vào. Tầng dưới kín chỗ. Dân di cư chiếm đất Nhà Hát Tây như dân di cư Âu châu chiếm đất miền Tây nước Mỹ . Màn giăng lu bù. Gia đình nọ cách gia đình kia bằng cái ri đô vải. Ai đến sớm, Chiếm đất rộng, bầy biện bếp núc, lu nước và kê cả giường ! Tầng một hết chỗ, tôi lên tầng hai .Rồi tầng ba, Và cũng chỉ có quyền trải tờ báo , gối đầu lên va ly , nằm đỡ một đêm ở sát rìa , rất dể rơi xuống tầng dưới nếu ngủ mê lăn một vòng . Tôi không có tài tả cảnh. Đại khái , tôi đã cư ngụ tại chỗ quý vị ký giả ngồi dự thính các phiên hợp Hạ Viện .Chỗ ấy, ngày xưa, người ta chê làm lan can. Nên đi qua đã ngại, huống hồ nằm ngủ. Vậy mà tôi đã nằm ngủ bình yên , đầy mộng mị .Sáng hôm sau, khi tôi đang say sưa ngáy pho pho thì một bàn tay đập nhẹ lên người tôi. Và giọng nói nhẹ nhàng: - Này cậu, này cậu , dậy đi !Tôi mở mắt . Tôi chẳng còn nhớ mắt tôi nhiều ghèn hay ít và hai bên mép có hai vệt ke trắng không. Phải thật thà chứ. Nam phương hoàng hậu hay người đẹp Joséphine nằm ngủ , nếu ta nhìn thấy quý bà ấy chảy rãi , ta sẽ mất hết sự ngưỡng mộ . Tôi có thể tin là khuôn mặt ban mai của tôi không đến nổi tệ . Người gọi tôi, chết chửa, là con gái. Tôi bèn vùng dậy. Người con gái nắm chặt cánh tay tôi: - Kheo khéo kẻo cậu rơi xuống tầng dướiTôi kheo khéo liền . Người con gái hỏi tôi: - Cậu mới di cư à ?Tôi đáp: - Vâng .Người con gái ngó tôi một cách thương hại: - Cậu phải mua cái ghế bố. Tối nay ngủ xích vô trong. Tôi dẹp gọn đồ đạc của nhà tôi để cậu kê ghế. Đêm ngủ , sáng gấp ghế, tôi cất giùm cho.Tôi nói một câu ngớ ngẩn: - Rồi ban ngày nằm đâu ?Tự nhiên, tôi đâm ra ngượng vì vừa chợt thấy một con bé nằm sấp trên ghế bố , hai tay khuỷu tay chống, đầu ngẩng cao, đương mở to đôi mắt tròn, đen lay láy nhìn tôi. Tôi đóan con bé là em người con gái vừa cứu tôi ... thoát chết. Tôi rút khăn , lau vội lớp mồ hôi nhờn trên mặt : - Vâng, vâng ...Người con gái tưới nước vào cục than hồng bối rối của tôi : - Hay là cậu ngủ với thằng em trai tôi nhé? Nó bằng tuổi cậu ;Tôi lắc đầu : - Thưa chị , em sẽ mua cái ghế bố .Người con gái hỏi câu hỏi tôi đã hỏi nàng : - Rồi ban ngày cậu ở đâu?Tôi nhún vai rất điệu . Cho con bé đang theo dõi tôi biết tôi là kẻ lãng tử. - Dạ , thưa chị, em đi tìm nơi tuyển mộ cu ly đồn điền cao su.Người con gái mỉm cười: - Cậu vui vẻ quá .Nàng tưởng tôi đùa bỡn. Ỡ nhà , tôi là thằng đoảng vị. Con trai đầu lòng thường đoảng. Mẹ tôi hễ sai việc gì mà tôi làm không nên thân, bà hay phàn nàn : - Giá mày là con gái thì tao đỡ vất vả.Còn bố tôi luôn luôn phán: - Ra khỏi nhà , mày chỉ còn nước đi ăm mày.Tôi không thể làm nghề " cốc được. Nhưng rất có thể làm cu ly đồn điền. Một cu ly đồn điền giàu tưởng tượng Mấy năm trọ học ở Hà Nội, tôi chẳng học hành gì cả. Ngoài những giờ lêu lỏng trong vườn Bách Thú, trên bờ hồ Trúc Bạch, bơi thuyền lướt mặt hồ Tây, lang thang con đường đền Láng và nằm dài học thuộc lòng thơ Nguyễn Bính trên cỏ mướt Voi Phục, tôi còn Âm Nhạc Học Xá của cụ Duyệt tập dương cầm. Không xoay đâu ra dương cầm, tôi đã vẽ phiếm đàn trên mặt bàn và ngồi cả giờ đập tay xuống gỗ. Như thế nản lắm. Tôi bèn xoay sang lục huyền cầm Y pha Nho và nhận ông nhạc sĩ xí trai với cái tên chả nghệ sĩ tí ti ông cụ là Tạ Tấn làm sư phụ.Ông này ưa sáng tác nhạc chung với ông Nguyển Túc. Nhạc hai ông cũng lẳng lơ , trữ tình ra phết. Nhưng Tạ Tấn và Nguyễn túc nghe nó kém đi mất tám mươi phần trăm thơ mộng Ông Tạ Tấn dạy tôi lục huyền cầm Y pha Nho theo phương pháp Carulli. Tôi mất bộn tiền và búng bài số 14 nhanh như gió. Nhờ đó, khi tôi về Thái Bình " mừng giải phóng lên sân khấu ngoài trời biểu diển tài nghệ, bộ đội và nhân dân vỗ tay hàng chục phút. Ông văn công Trần Hoàn, tác giả bài Sơn nữ ca, giới thiệu tôi và bảo tôi vừa trình bày một bản nhạc cách mạng Nga sô vĩ đại ! Bài tập số 14 đấy. Tôi nhắc một kỷ niệm buồn cười để khoe rằng tôi biết chơi lục huyền cầm Y pha Nho. Khi tôi trốn nhà đi phiêu lưu , tôi không nhớ mang hình ảnh của bố mẹ và các em tôi mà chỉ nhớ mang cuốn sách của Carulli. Tôi nghĩ là, ngoài những giờ cạo mũ cao su, tôi sẽ ngồi dưới gốc cây cao su, tập đàn.Biết đâu đấy, con gái yêu của chủ đồn điền cao su chẳng mê tiếng đàn tôi. Tôi sẽ , như một anh trai si tình Ý đại Lợi , ôm cây đàn mandoline , đứng dưới cửa sổ nhà nàng nghêu ngao : - <Đời lạnh lùng trôi theo dòng nước mắt, với bao tiếng tơ xót thương ... Vì cuộc tình đã chết một đêm nao.> Nàng sẽ yêu tôi, sẽ tương tư phát ốm . Bố nàng gọi tôi, phát cho tôi chân thư ký. Rồi nàng gặp mặt , thấy tôi không xí giai như anh Trương Chi, nàng đòi lấy tôi làm chồng thì sướng quá. Tôi thường tự hào là đứa mơ mộng nhất thế giới. Có lần , bị xe hộ tống thổi tu hít và bóp còi ấm ỹ đuổi tôi dạt sang một bên đường để xe V.ỊP chạy. Tôi liếc mắt ngó trộm.Thấy phu nhân thủ tướng đang soi gương điểm phấn . Bèn mơ mộng làm tổng thống . Tôi mơ mộng một ông nghị sĩ sáng giá của Hiệp chủng quốc giả đò là Mỹ kiều lục lộ, ăn mặc lem nhem dạo phố thăm dân Việt Nam cho biết sự tình. Ông nghị sĩ Mỹ bị tên đặc công Cộng sản chận đường , dí súng vào gáy. Tôi đi qua phố vắng vẻ đó , nhào lại , hạ tên Cộng sản, đoạt súng nghiêng mình tặng khẩu K.54 cho ông nghị sĩ Mỹ. Ông này ôm lấy tôi khóc , cám ơn và biếu tôi hai ngàn đô la. Mấy năm sau, ông ta ứng cử tổng thống Mỹ và đắc cử, Ông tổng thống Mỹ nhớ ân nhân cũa ông và ông sẽ đưa tôi lên làm tổng thống Việt Nam bầu cử đàng hoàng. Tôi sẽ ngồi xe Mercedes sáu cửa, cắm cờ và trước xe tôi đi là hàng trăm mô tô hộ tống , sau xe tôi đi là hàng trăm tu bin. Tôi cương quyết yêu cầu hãng xe Ford chế giùm tôi hai loại kèn. Một loại bóp inh ỏi phát câu " Tổng thống rất thương đồng bào , một loại bóp nghe inh ỏi phát câu " Đồng bào xê ra cho tổng thống đi Và tôi mút cà rem cây một cách thơ thới hân hoan.Đó là giấc mơ khi tôi đã thành thân. Còn giờ đây, trước mặt người đẹp, tôi chỉ mơ làm cu ly đồn điền đẹp giai , đàn hay, hát ngọt và được con gái ông chủ đồn điền mê mệt. - Thưa chị, em nói thật.Người con gái bĩu môi: - Cậu mà làm cu ly đồn điền cao su thì cả nước này chết đói hết... à , tên cậu là gì nhỉ ?Tôi ngượng ngập đáp: - Long. Vũ Mộng Long, bút hiệu Trương Chi !Người con gái cười thành tiếng : - Cậu khéo khôi hài. Chắccậu hát hay lắm phải không ?Tôi đã ngồi dậy từ lúc nào chẳng hay, khẽ nhún vai kiểu cách: - ở Hà Nội em đã dự thi tuyễn lựa ca sĩ do Đài phát Thanh tổ chức. Nếu không có Duy Trác , em đã được vào chung kết. " Thằng Duy Trác nó át giọng em, nên em bị loại.Người con gái long lanh đôi mắt ra cái điều tội nghiệp tôi. Con bé nằm sấp trên ghế bố lắng tai nghe cuộc đối thoại làm quen . - Tên tôi là Phượng. Cậu biết đánh đàn à ?Tôi cố nói lớn : - Em chơi guitare Espagnole ( Tây ban Nha), chơi classique ( cổ điển), chị ạ !Sở dĩ tôi chêm vài tí tiếng Tây là cốt để con bé đang theo dõi tôi phục tôi. Dân này cũng học sinh , chứ bộ. Tôi nói tiếp: - Mai mốt, nếu ở Sài gòn có thi ca sĩ, em sẽ ghi tên và hy vọng trở thành danh ca như Quách Đàm, Duy Trác, Anh Ngọc. Thưa chị , em anh dũng di cư một mình , em là thứ " xeo mết men của cuộc đời .Lại sủa tí tiếng Anh. Phượng khen tôi: - Trông cậu là tôi biết cậu có tâm hồn nghệ sĩ.Tôi vội khoe nhặn: - Vâng, thưa chị, em mang trong huyết quản dòng máu nghệ sĩ. Bố em gắn mấy cái răng vàng, chơi đàn vọng cổ và từng vô Nam theo các gánh cải lương. lên đồng ở các đền thờ đức thánh Trần . Bố em còn biết kéo nhị và gẩy đàn bầu.Chị Phượng che miệng cười . Con bé nằm sấp trên ghế bố cũng mỉm cười . Tôi thấy " không khí thân mật rất thuận lợi cho tôi. Bèn bạo dạn hỏi: - Thưa chị, em muốn rửa mặt, đánh răng.Chị Phượng --- như vậy, trong bước đường lưu lạc của tôi, tự nhiên , có người chị đỡ đầu , khỏi mất công đăng báo những giòng ai oán : -Lãng tử, mười chín tuổi,cô đơn, yêu nhạc Hoàng thi Thơ, mến mộ giọng hát Ngọc Cầm và Nguyễn Hữu Thiết, khoái coi phim Ấn độ, huyết quản đầy máu" dế mèn phiêu lưu ký muốn tìm người chị để an ủi những lúc bao tử lép xẹp, hứa trả lời mọi thư, ưu tiên cho thư nào gửi tem -Bảo tôi xuống dưới nhà, trả người gác gian một đồng là tắm gội thả cửa. Tôi gửi chị Phượng cái va ly, xuống dưới nhà.Rồi tôi sung sướng gọi chiếc xe xích lô máy, sang Khánh Hội tìm thằng bạn nối khố đã vào Nam trước tôi. Nó ở đường Hớc Tô. Tây về nước từ khuya , tôi sợ viết sai , phiên âm tiếng Việt cho tiện. Thú thật, tôi khoan khoái vô tả . Tôi sẽ không bao giờ làm cu ly đồn điền cao su. Tôi là một nghệ sĩ. Em bé nằm sấp trên ghế bố yêu dấu, anh có tâm hồn nghệ sĩ, anh đã tập tới bài số 14 cuốc sách dạy chơi lục huyền cầm Y pha Nho của Carulli, anh sẽ ghi tên dự thi ca sĩ, anh sẽ trở thành Y Vân, và yêu em .
Duyên Anh
Áo tiểu thư
Chương 2
Buổi tối tôi trở về Nhà hát Tây. Tôi về hơi muộn. Nhiều gia đình đã tắt đèn ngủ yên. Tôi tưởng sẽ phải kiếm hai tờ báo làm chiếu mà nghĩ lưng. Chị Phượng đã tặng tôi một sự ngạc nhiên. Chiếc hghế bố buông màn kê sát " khu đất nhà chị không có người bên trong. Chỉ thấy một miếng giấy gắn bằng kim gút. Tôi tò mò tới gần , coi xem giấy viết gì.Cậu Trương Chi ,Cậu có thể ngũ đỡ trên ghế bố này, Sao cậu về trễ thế? Cậu ăn cơm chưa? Muỗi Sàigòn khiếp lắm đó, cậu đừng để tay sát màn. Cái màn có chổ rách, mai tôi nhờ con Ngọc nó vá lại. Chúc cậu ngủ ngon.Chị Phượng chu đáo quá. Tôi vén màn, chiu vào nằm. Có gối. Gối bọc vải trắng thơm ngát mùi nước hoa . Tôi nghĩ không phải mùi nước hoa. Mà là mùi hương tóc của Ngọc, con bé nằm sấp trên ghế bố buổi sáng . Nàng đã gối đầu chiếc gối này. Tôi vội nằm úp để hít hà mùi htuyệt diệu đó.Nàng đẹp chắc nàng sạch sẽ . Nàng sạch sẽ chắc đầu nàng không có chấy . Tôi mong đầu nàng có chấy đực lạc loài trên gối và phiêu lưu vào mái tóc tôi. Con chấy đực sẽ tương tư con chấy cái. Ngày nào đó , khi đầu tôi kề sát đầu nàng, con chấy đực xa người yêu sẽ gặp con chấy cái. Và hai con chấy kể chuyện thương nhờ nhau. Chúng nó sẽ khóc. Dĩ nhiên, nước mắt hai con chấy sẽ làm xanh mướt tóc hai đứa chúng tôi . Nàng và tôi. Chấy cũng có nước mắt , chớ bộ. Nhưng chìỉ là mơ ước. Chiếc gối trắng tinh , thơm ngát mùi hương tóc của người con gái trinh trắng không thể là nơi lạc lõng của loài chấy. Tôi vừa " chơi điệp ngữ trắng .Nguyễn Bính dạy tôi đó.Sáng nay vô số lá vàng rơiNgười gái trinh kia đã chết rồiCó một chiếc xe màu trắng đụcHai con ngựa trắngbước hàng đôiĐem theo một chiếc quan tài trắngVà những bông hoa trắng lạnh ngườiTheo gót những người khăn áo trắngKhóc hồn trinh trắng mãi không thôi.Đừng nhé, con bé nằm sấp trên ghế bố, con bé tên Ngọc, đừng bao giờ em là người trinh nữ trong thơ Nguyễn Bính. Để sáng mai, Sài gòn bừng nắng và Nhà Hát Tây ồn ào, tôi còn được nhìn cô em nằm sấp trên ghế bố, dù mắt cô em dính hai cục ghèn to bằng con ruồi. Tôi sẽ " ôm giấc mơ anh lái đò Năm xưa chở chiếc thuyền nàyCho cô sang bãi tước đay chiều chiềuĐể tôi mơ mãi mơ nhiềuTrước đây xe võng nhuộm điều ta điTưng bừng vua mở khoa thiTôi đỗ quan Trạng, vinh quy về làngVõng anh đi trước võng nàngCà hai chiếc võng cùng sang một đòĐồn rằng đám cưới cô toNhà giai thuê chín chiếc đò đón dâuNhà gái ăn chín nghìn cauTiền cheo tiền cưới chừng đâu chín nghìnLang thang tôi dạm bán thuyềnCó người giả chín quan tiền lại thôi .Phải, tôi cũng là thứ lái đò. Kẻ lãng tữ anh dũng đi di cư một mình thật đấy, xong di cư với ước vọng làm cu ly đồn điền cao su. Kẻ lãng tử được chị Phượng ca ngợi " có tâm hồn nghệ sĩ thật đấy song mới học đến bài tập số 14 của cuốn phương pháp đánh đàn lục huyền cầm Y Pha Nho của Carulli. Anh lái đò của Nguyễn Bính còn có cái thuyền để dạm bán . Chứ tôi , tôi chả có quái gì. Em Ngọc , em gái nằm sấp trên ghế bố! Em là bến kho Năm , Em là hoa khuê các lộng lẫy, anh là bướm giang hồ đói rách.Bao giờ bến mới gặp đòHoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau.Tôi tự nhủ:Đừng tưởng bở, người ta thương hại mày đó, Vũ Văn Long ạ! Con chấy đực trên đầu mày chỉ có thể gặp con chấy cái trên đầu con gái ông cai cu ly đồn điền cao su là cùng. Và tôi vội nằm ngữa nhìn lên đình màn mờ mờ trắng. Có điếu Ryby Queen, thứ tương tư thảo đặc biệt Sài gòn , đã bẹp dúm. Tôi bèn vê tròn, bật que diêm, châm thuốc, bắt chân chữ ngũ, hút những hơi dài. Ra cái điều" nhớ nhà châm điếu thuốc . Thuốc lá dể sinh mơ mộng. Tôi lại mơ mộng , một trái mộng no tròn và huyền ảo như ca dao.Ước gì em hóa dưa hồngĐể cho anh bế anh bồng anh mangƯớc gì em hoá dưa gangĐể cho anh bế anh mang anh bồngThôi, em cứ là dưa, anh là bù nhìn coi dưa đã thỏa mơ mộng. Ngày mai anh "chuyển bến rồi. Tôi khe khẽ hát : Còn đêm nay nữa, ta nằm nhờ em, Ngước mắt trông màn, ngày mai đã xa rồi, gặp hên lắm thì anh đóng cai .Cai cu ly ! Xin phép nhạc sĩ Đoàn chuẫn tôi đặt lời cho hợp tình cảnh thê lương của tôi. Hát xong tôi tủi thân quá. Ông cụ thân sinh ra tôi vào Nam kỳ hách hơn tôi nhiều. Ông theo các gánh cải lương , chụp hình chung với Năm Châu, Bảy Nhiêu, Phùng Há và dư tiền trồng những hai chiếc răng vàng. Ông cụ thân sinh ra tôi mới là người tâm hồn nghệ sĩ; Còn tôi , bị hiểu lầm. Chị Phượng tưởng tôi có tâm hồn nghệ sĩ nên đã cho tôi ngũ nhờ trên ghế bố. Và cô Ngọc thì cho mượn gối vừa hứa vá lại chỗ rách ở màn. Tại sao người ta thèm " di cư cả cái màn rách? Thôi đúng quá , cái màn này dành riêng để quý vị con sen, cậu nhỏ sử dụng. Người ta hạ tôi xuống hàng cậu nhỏ, dù cậu nhỏ đã vô Pháp tịch : Philippe Nhỏ. Tôi hiểu , tại tôi nói thật là tôi sẽ ghi tên làm cu ly đồn điền cao su. Với con gái, nhất là con gái đẹp, ta chớ dại nói thật, chui khỏi màn. Và tôi hung hăng xuống lầu dưới, chi một đồng bạc Đông Dương xé đôi, vào cầu tiêu ..nghĩ kế. Ở đây, đèn điện sáng choang. Tôi rút sổ tay, lấy bút ghi vài dòng như sau: Chị Phượng kính mến. Cám ơn chị đã cho chỗ ngũ tốt. Em nghĩ, người nghệ sĩ như em cần phải lấy sương gió làm nhà, nước mây làm bạn thì tâm hồn nó mới thơ thới hân hoan. Người nghệ sĩ như em cần phải làm mục tiêu tấn công của muỗi Sài gòn . Muỗi nó đốt em , em mới chịu khó thức đuổi muỗi và làm thơ, viết văn. Nói để chị rõ em đã ghi tên làm cu ly đồn điền ở Hớn Quản. Em muốn viết cuốn tiểu thuyết tranh đấu , xã hội. Em là cu ly trá hình. Đêm nay chị biết em ngủ đâu chưa? Em ngủ dưới gầm cầu Mống bên Khánh Hội.Người nghệ sĩ chân chính là người chê bỏ giường ấm đệm êm. Em Trương Chi.Viết xong , tôi bằng lòng tôi quá. Em Ngọc sẽ mê mệt tôi. Em sẽ nhờ tôi làm thơ đăng vào giai phẫm cuối năm ở trường em ... Điều này hơi kẹt. Ta sẽ xào xáo thơ Huy Cận, Nguyễn Bính , sợ gì . Tôi cút lên lầu, bước cách ba bậc thang một bước. Rồi, len lén cơ hồ gió thu về sớm mơn man trên má cô gái dậy thì, tôi gài bức thư " nghệ sĩ của tôi vào màn. Nghĩ sao, tôi lại gỡ ra, gài bức thư của chị Phượng và đặt bức thư của tôi trên chiếc gối thơm mùi hương tóc. Và tôi phú lỉnh xuống lầu dưới, kiếm chổ ngủ. Sáng sau, tôi bỏ đi. Sài gòn là thành phố lý tưởng của những kẻ dông dài. Bởi vì khá đông rạp chiếu bóng thường trực . Tôi lang thang vỉa hè, đếm các thùng rác, các cột đèn , mua khúc bánh mì ba tê dài ơi là dài để chờ đúng tám giờ chui vô Long Thuận . Hồi đó, chưa có coca, cola hộp. Thành thử , mười hai giờ , tôi bò ra nốc ba ly nước mía căng bụng, mất thêm năm đồng cái vé và ... vô nữa để ngũ. Ngũ chán lại coi Roy Rogers cưỡi ngựa, bắn súng hay Janey Powell nhí nhảnh hát. Đến mười một giờ đêm mới chui ra, kiếm mì ăn vài tô và trở về Nhà Hát Tây . Trời ơi, tôi cảm động ghê quá. Ghế bố đã kê sẵn, màn đã buông? Và chị Phượng , và cô Ngọc đang ngồi thì thầm chuyện trò dưới ngọn đèn bóng nhỏ. Xã hội Nhà Hát Tây là xã hội thừa điện. Điện nhà nước ủnh hộ, dân di cư thả ccửa xài. Thấy tôi, chị Phượng đứng dậy, bước khẽ, tới gần tôi, vỗ vai tôi, trách móc: - Cậu làm tôi lo quá. Con Ngọc cũng lo.Tôi sung sướng không thể diển tả được. Chưa kịp nói gì, chị Phượng đã nài nỉ: - Cậu đừng đi đồn điền Hớn Quản, cậu Long nhé:Tôi mỉm cười, giả vờ khinh bạc: - Long, bút hiệu Trương Chi.Chị Phượng đập nhẹ vào lưng tôi: - Cậu Trương ChiTôi đáp: - Vâng, thưa chị, em không đi đồn điền nữa. Và đêm nay em sẽ ngũ trên ghế bố của chị.Chị Phương hoan hỉ khoe : - Con Ngọc nó vá lại những chỗ rách rồi.Tôi làm bộ cay đắng: - Đời em ví như xăm xe đạp, thủng be bét, vá sống , vá chín nhiều lần.Tôi không hiểu tại sao tôi có thể thở ra cái giọng chán chường một cách nhanh chóng đến thế. Chắc là nhờ khúc bánh mì dài, nhờ những ly nước mía, nhờ những giấc ngũ chập chờn trong rạp chiếu bóng Long Thuận. Sau hết, nhờ rửa mặt bằng nước máy ở một ngã tư . Ngày xưa còn bé của tôi đã mất, thực sự mất rồi. Tôi chưa lớn hơn, chưa khôn hơn sau một cuộc tình trên găn gác số 13 phố Ngô Thời Nhiệm, Hà Nội. Tôi vẫn chỉ là con mèo mù . Mèo mù luôn luôn vớ cá rán. Khúc cá rán mới nhất của con mèo mù Vũ Văn Long là em Ngọc, Như thuở nào , cá rán của mèo mù là hai em gái Hà Nội . Không, tôi đã khôn ra chút xíu. Tôi biết câu đào theo phương pháp câu cá của Nguyễn Thịnh, Trương Chi Vũ văn Long biết dùng khổ nhục kế để lơn đào. Giá Nguyễn Thịnh có mặt ở miền Nam, nó sẽ bái phục tôi. - Cậu nói gì, tôi không hiểu cậu Long. - Bút hiệu Trương Chi ! - Cậu Trương Chi . - Xăm xe đạp, người Sài gòn gọi là cái ruột xe, vá chín là vá ép đó chị.Em giống cái màn rách, cần vá lại.Cảm khái, tôi nhại hai câu ca dao :Áo anh rách chỉ đường tà.Người yêu chưa có, mẹ già ở quê.Bấy giờ, chưa xuất hiện cái " ạc gô về quê. Chứ không, tôi đã phết hai tiếng về quê. Và tôi giả vờ chớp mắt. Chó ngáp phải ruồi mà có tí nước mắt ứa ra, em Ngọc sẻ cảm động rơi lệ . Thì thôi , tôi bèn nhận mình là em của thi sĩ Nguyễn Bính, lưu lạc phương Nam . Mẹ già đã ra người thiên cổ , cha già khuất núi từ khuya . Còn một mình tôi sống nhăn răng . Mình tôi, trời bắt làm thi sĩ. Em Ngọc sẽ hỏi thăm cuộc đời thi sĩ của tôi . Tôi thề sẽ quên những vần thơ bồng bế của Xuân Diệu. Tôi sẽ chỉ đọc thơ Vũ Hoàng Chương. Nào là " Lũ chúng tôi lạc loài dăm bảy đứa. Bị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh . Nào là " Nhớ thuở chưa có ta đường đi thênh thang. Kịp tới khi có ta chông gai mông mênh Nào là " Gối vải mộng phong hầu, Vinh quang đường lối khép . Thẹn trước thương về sau . Đời tàn trong ngõ hẹp. Nếu cần, tôi sẽ làm vài câu thơ hễ nhớ thương thì đầy vơi mà thương nhớ thì vơi đầy. Sợ gì nhỉ?Chị Phượng nghe tôi đọc ca dao phóng tác, tưởng áo tôi rách thật, thở dài: - Cậu nghệ sĩ quá đấy mà. Để mai bảo con Ngọc khâu giùm cho. - Sợ cô ấy chê ? - Nó mến cậu lắm.Vậy thì đêm nay , nhờ chị Phương và em Ngọc ngủ ngon, ngáy pho pho, tôi sẽ lục hết áo , xé rách hết chỉ đường tà. Nhưng hơi kẹt ở chỗ cái va ly quần áo của tôi gửi chị Phượng giữ. Tôi chợ nhớ trong valy còn có bàn chải , thuốc đánh răng. Vội vàng móc điếu Ruby Queen mua lẻ, vuốt phẳng phiu rồi bật que diêm mồi thuốc. - Thưa chị ... - Gì đó cậu Trương Chi ? - Những người hút thuốc lá miệng đều hôi. - Đâu có, miệng cậu thơm mà ...Ôi , nếu người khen miệng tôi thơm là em Ngọc, con bé đang ngồi ở kia, hóng chuyện, tôi sẽ anh dũng hỏi: - Làm sao em biết miệng anh thơm ?Em Ngọc sẽ đáp : - Vì em đã hôn anh !Tôi mới giả đò ngạc nhiên : - Em hôn anh hôm nào ? Em ngọc sẽ nũng nịu : - Em hôn anh bây giờ ...Và em hôn phớt lên môi tôi như Jane Powwell mới lớn hôn lên môi người yêu . Tôi chỉ thích những chiếc hôn nhẹ. Tiếc quá , người khen miệng nghệ sĩ cả ngày không đánh răng chỉ là chị Phượng . - Cậu Trương Chi . - Dạ . - Cậu không có bà con nào di cư à ? - Không chị ạ ! Thi sĩ Nguyễn Bính rồi văn sĩ Thanh Nam, văn sĩ Hoàng hải Thuỷ , ngày trước , vào Nam có một mình . Vào mà không muốn ra. Đời người nghệ sĩ đã ra đi là kể như " Lỡ bước sang ngang . Đấy , chị coi, Nguyễn Bính tâm sự " Nhưng mà khăn gói gió đưa . Lại về Hà Nội thì chưa muốn về Tôi hiên ngang nói về Nguyễn Bính, Thanh Nam , Hoàng hải Thuỷ . Cứ làm như mình đang là nghệ sĩ thực thụ. Chị Phượng và em Ngọc đâu biết tôi chỉ là nghệ sĩ giả định, đang hy vọng là nghệ sĩ nhiệm chức. - Ít ra, cậu phải có một người bạn chứ? - Dạ, có một thằng . - Cũng nghệ sĩ? - Thằng này cả quỷnh, nó thích làm thư ký, tên nó là Đặng xuân Côn .Tôi hạ ông bạn vàng Đặng xuân Côn đo ván ngay. Nhỡ nó xuất hiện - nó sắp về Nhà Hát Tây sống với tôi - em Ngọc thấy nó sáng giá hơn tôi (điều này chắc quá , nó chơi lục huyền cầm Hạ uy Di hay không chịu nổi, chép nhạc đẹp, đã học lớp sáng tác với cụ Duyệt ở Âm nhạc Học Xá gần hồ Thuyền Cuông , Hà Nội ), nghệ sĩ hơn tôi, em mê nó thì tôi bị ra rìa. Nó đo ván rồi tôi còn dựng nó dậy đấm một cú sái phép : - Nước Việt Nam ta có bốn triệu thằng thư ký, một triệu tỷ phú, năm triệu cu ly, hai triệu tiến sĩ, cử nhân nhưng chỉ có một trăm nghệ sĩ. Và nghệ sĩ lang thang đói rách vì đời dệt những áng thơ lâm ly , viết những pho sách ướt át lại chỉ có dăm ba anh . - Cậu không nên đi lang thang , cậu Trương Chi .Chị Phượng ngây thơ quá . Không đi lang thang kiếm việc thì sẽ đói meo và sẽ lên đồn điền Hớn Quản để gặp con gái ông cai cu ly kết duyên Tấn tần à ? Khoản tiền cuỗm của ông cụ thân sinh cộng với tiền phát mại chiếc xe đạp ở chợ trời Hà Nội gần hết rồi. Trương Chi cổ tích chèo thuyền dài tay, tung lưới cong lưng , đâu giống Trương Chi của ông Văn Cao :" Ngồi đây ta gõ ván thuyền ta ca trái đất còn riêng ta Trái đất của những kẻ thất nghiệp chỉ có giun với dế. Tôi chợt hối hận là tôi đã ba hoa chích choè quá đà. Nói theo lời dạy của ông thầy Việt văn lớp đệ tam Nguyễn Uyển Diễm, chồng nữ sĩ Mộng Sơ ( ông thi sĩ Nguyễn Vỹ nhận nhằng là người yêu của mình , người ta đã sang ngang , ông vẫn viết văn diễn tả tình hờ và để tặng om sòm khiến giáo sư Nguyễn Uyễn Diễm cáu sườn, lôi bài Sương rơi ra hài hước với học trò ) thì tôi đã nhập đề bài luận rất hoa hoè hoa sói. Thầy Nguyễn Uyễn Diễm , chủ trương nhà xuất bản Vỡ Đất,đã giới thiệu Trại Tân của Hoàng Công Khanh , thí dụ một câu nhập đề hoa hoè hoa sói cho một bài luận có chủ đề " vay tiền như sau:" Sáng sớm hôm nay tôi đi ra. Tôi đi trên con đê Yên Phụ, hơi gió lạnh từ mặt sông thổi lên và bầu trời những vì sao còn lấp lánh. Tôi đi dến nhà anh - Mấy câu này nói rất lớn và bay bướm , đến câu cuối , ghé sát tai người bạn, nói khẽ -"Anh cho tôi vay vài trăm! !Thầy Uyển Diểm nói : - Taị sao không nói ngay là vợ tôi đau nặng, con tôi đói sữa, anh cho tôi vay tí tiền còm ? - Tại saotôi không nói thật tôi sắp đói rách? Tại sao tôi bày đặt chuyện nghệ sĩ, gừng sĩ,tỏi sĩ, hành sĩ để sửa soạn gặp rắc rối? Có lẽ, bỡi lẽ, bởi tôi mơ mộng, Bởi tôi làm nghệ sĩ? Có lẽ , bỡi thằng bạn cũ Nguyễn Thịnh đã tiếp máu nghệ sĩ của nó cho tôi, bỡi tôi học hành lem nhem, chả biết bấu víu vào nghề ngỗng gì để có tí tiếng tăm, để các em gái văn nghệ cảm phục và để to lời hô hoán " Tôi làm văn học nghệ thuật ! Thỉnh thoảng , được một vài tờ báo phỏng vấn , tôi sẽ huênh hoang : "Thưa bạn, sự nghiệp văn hoá của tôi gốm có những bài thơ đã trên nhật báo Tiếng Chuông và dăm cuốn sách toán học lớp tư sắp xuất bản Hách chán . Hách hơn mấy chiếc răng vàng và vài câu vọng cổ của ông cụ thân sinh ra tôi . - Cậu Trương Chi ! - Dạ . - Cậu nghe lời chị nói không?Chị Phương đã xưng " chị với tôi. Tôi đưa tay bóp trán: - Thưa chị , xin chị để em suy nghĩ. - Cậu suy nghĩ gì nữa, Chị coi cậu như em chị. Chị sắp đi dạy học rồi, có thể lo cho cậu. Cần gì lang thang, cậu cứ ở đây mà sáng tác văn nghệ .Sáng tác văn nghệ à? Nguy quá . Tôi sẽ sáng tác cái gì?Biết cái gì mà sáng tác. Tôi trót nói phét, bây giờ kẹt cứng . Muỗi Nhà Hát Tây xúm vào đốt tôi. Tôi không thèm đuổi. Tôi đang bối rối. Chắc tôi phải cút khỏi xã hội Nhà Hát Tây. - Thưa chị ... - Cậu đừng nghĩ vẩn vơ. - Người nghệ sĩ cần tự lập. Vả chăng , thưa chị, sáng tác văn nghệ khó vô cùng. Người nghệ sĩ cầm bút viết văn mà không gặp cảm hứng, tức " yên sĩ phi lý thuần cứ hì hục viết thật chẳng khác chi ông già khuân tảng đá trong cuốn Quốc văn giáo khoa thư lớp dự bị. - Tìm cảm hứng lâu không? - Hàng năm. Có khi hàng đời . Viết văn xuất bản bừa bải như thiên hạ mới tí tuổi đầu đã là tác giã ba mươi mấy cuốn sách thì văn đó vất đi . Em nghĩ, một là đi làm cu ly đồn điền , hai là cả đời chỉ cần một cái truyện ngắn. - Chị sẽ lo cho cậu suốt đời . - Không được . - Tại sao? - Chị phải đi lấy chồng chứ . Thôi ,chị hãy để mặc em với giấc mộng văn nghệ của em.Tôi muốn hút thêm một điếu Ruby Queen nữa . Nhưng chả còn điếu nào. Tôi giả vờ che miệng ngáp. Chị Phượng giục tôi đi ngũ . - Mai chị sẽ nói chuyện tiếp với cậu. à , sáng mai cậu muốn ăn gì ?Tôi đáp: - Người nghệ sĩ chỉ cần một tách cà phê đen.Chị Phượng nói: - Sớm mai con Ngọc sẽ pha cà phê cho cậu uốngTôi dở trò " tác diệu , cố làm cho " con Ngọc nghe rõ : - Một tách cà phê đen, đặc , không đường .Chị Phượng vỗ vai tôi: - Thôi ngủ đi, Trương Chi !Chị về " nhà chị . Tôi thèm một điếu Ruby Queen . Thèm một gói. Tôi có thể thức suốt đêm nay, đốt thuốc lá, ngồi đập muỗi và nghe hơi thở của em Ngọc. Nếu nàng có tật nghiến răng ken két, ngáy pho pho thì càng tốt. Nàng sẽ nghiến răng ken két, sẽ ngáy pho pho và tôi vẩn lạc vào con đường tình sữ. Tôi đứng nhìn hai chị em Phượng thầm thì với nhau. Chắc hẳn chị Phượng đang nói với cô Ngọc về tôi, về mẫu nghệ sĩ phi thường, một nhà văn dự định cả đời chỉ viết một cái chuyện ngắn. Khi ngọn đèn nhà chị Phượng tắt và khi em Ngọc chìm trong bóng đêm của gác ba Nhà Hát Tây là lúc tôi vén màn chui lên ghế bố. Tôi chỉ tụt đôi giày. Bộ quần áo giang hồ của tôi đã nhuốm đầy nắng bụi Sài Gòn ; Và đôi bí tất thì thơm nồng mùi nghệ sĩ.Tôi nằm duỗi chân thoải mái trên ghế bố. Lần đầu tiên tôi được nằm ghế bố. Chiếc gối thơm mùi thơm hôm qua , mùi hương tóc của em Ngọc . Tôi lại ước ao có con chấy cái phiêu lưu . Tôi muốn thức trắng đêm. Nhưng tội gì mà thức ? Vả chăng , " thức trắng đêm kể chuyện tâm tư đã được các ông nhạc sĩ trình toà và giữ độc quyền. Người nghệ sĩ phi thường như tôi, cần ngủ. Và tôi đã ngủ say sưa ,ngủ" không chiêm bao, ngủ quên cả chờ nghe em Ngọc ngáy pho pho và nghiến răng ken két .
Duyên Anh
Áo tiểu thư
Chương 3
Tôi đã trở thành công dân thực thụ của xã hội Nhá Hát Tây , Chị Phượng săn sóc tôi chí tình. Em bé Ngọc; thỉnh thỏang , hỏi tôi vài câu chuyện bâng quơ. Tôi mê giọng nói cũa Ngọc, mê nụ cười của Ngọc, Tôi yêu Ngọc rồi. Tình yêu làm con người thay đổi . Riêng tôi, tôi không ham làm cu ly đồn điền cao su nữa. Dẫu đói rách , tôi vẫn cố bám lấy Sài Gòn. Tôi sẽ đạp xích lô vậy. Tại sao tôi mơ mộng khiếp thế? Hồi còn là cậu học trò tỉnh lỵ lên Hà Nội trọ học, tôi đã noi gương thi sĩ Đinh Hùng :Làm học trò nhưng không sách cầm tay. Có tâm sự đi nói cùng cây cỏ . Và tôi mơ mộng làm chú nhỏ sửa xe đạp trước cổng trường Trưng Vương. Tôi sẽ leo cổng vào sân trường , tìm chiếc xe đạp của những em đẹp nhất, lấy kim chọc thủng lốp. Vậy là các em phải dắt xe nhờ tôi vá sống, vá chín . Tôi sẽ vá thật lâu để ngắm các em no mắt . Tôi thề không lấy tiền của các em đẹp. Chỉ nhận thù lao của các em xấu thôi, tôi mong gặp sự may mắn như ông bạn Chử Đồng Tử. Hỡi các em nữ sinh hoa mộng của trường Trưng Vương năm xưa, chẳng bao giờ các em là Tiên Dung công chúa nên con đường vào tình sử của tôi toàn ổ gà bánh xe khấp khểnh, vó câu gập ghềnh. Tôi thấy tôi gần gủi anh Trương Chi hơn. Mỵ Nương mê tiếng hát Trương Chi , gặp chàng mắt toét, răng vồ nàng tuyệt vọng là đúng . Là rất người . Rất tác phẩm .Giấc mộng mở hiệu sửa xe đạp ở gốc cây trước cổng trường Trưng Vương của tôi đã tàn úa. Tôi dệt liền giấc mộng bán ô mai, sầu dầm, mận dầm cho các em nữ sinh áo hồ thủy. Không thành . Tôi bèn nằn nì ông Tàu già bán lạc rang bên hồ Gươm, xin ông nhận làm môn đệ để ông truyền ngón rang lạc . Tôi hứa chỉ bán cho các cô học Trưng Vương thôi, Người Tàu ưa giấu nghề, tôi đã không toại nguyện. Do đó, những ngày vừa lớn của tôi, tôi chả tán được em gái Trưng Vương nào. Chỉ đứng ngẩn trông vời áo tiểu thư . Nhưng giấc mộng đạp xích lô phải thành nếu một mai, tôi rơi xuống cái hố đói rách. Em Ngọc hết mê tôi. Ai dại gì yêu một nghệ sĩ xích lô đạp ? Tôi sẽ giả vờ thất tình nặng, sẽ bắt chước thi sĩ thần tượng Nguyễn Bính cùa tôi, chua chát nói:Một trăm con gái thời nay ấyĐừng nói ân tình với thủy chung;Và ra cái điều phẫn chí:Rồi một ngày kia em lấy chồngAnh về lấy vợ thế là xongVợ anh không đẹp bằng em mấyAnh lấy cho anh bớt lạnh lùngRất có thể, tôi sẽ còn ghếch xích lô bên hè phố, nằm dài nghêu ngao bài Tình nghệ sĩ của Đoàn Chuẫn. Khoan đã, chớ tuyệt vọng.Người nghệ sĩ xích lô đạp sẽ có mối tháng. Tôi được hân hạnh chở một em nữ sinh tuyệt đẹp. Sáng sáng , tôi neo xe đợi em . Trưa trưa , tôi neo xe chờ em. Cuộc đời chỉ cần đủ thuế nộp chủ và hai dĩa cơm , vài ly cà phê với gói Ruby Queen . Đưa em đi học. Đón em về học. Hôm nào đó, kiếm cuốn tiểu thuyết Tây , Les misérables chẳng hạn, vất đại trên đệm. em sẽ hỏi : " Ê , anh phu xích lô, có khách bỏ quên cuốn này? Tôi anh dũng đáp : " Của tôi đó, thằng cha Victor Hugor viết hay ghê ! Em mà học đệ tứ chương trình Việt là em sẽ " chết với tôi . Tôi đã học " récitation bài Après la bataille của Hugo, tôi hạ giọng câu cuối : Donne - lui à boire, dit mon grand - père như thầy Lâm Hữu Bàng của tôi, là em phải làm một cuộc xét lại ngay . Và em yêu tôi. Tôi sẽ đưa em vào tình sử bằng xích lô.Đấy là lối thoát cuối cùng của kẻ mơ mộng mà người làm chính trị gọi là hạ sách. Tôi chưa thể đạp xích lô được. Trông dánh dấp của tôi, khách sẽ tuỡng tôi giả dạng " cớm và " cớm thì tưởng tôi giả dạng điệp viên . Thôi, ngày mai ra sao rồi hãy hay. Cứ biết mình còn tiền ăn cơm đĩa ở hẻm Casino , một khoảng quê hương Bắc Kỳ. Mỗi ngày, chính phủ phát trợ cấp mười mấy đồng bạc, khúc bánh mì, vài muỗng đường, hoặc hộp cá mòi. Tôi chê bánh mì, đường, cá mòi. Chê luôn cả tiền trợ cấp . Cả ngày tôi nằm sắp trên ghế bố - y hệt em Ngọc thân mến - chép những bài thơ tôi thuộc lòng vào cuốn vở dầy, thỉnh thoảng , gạch xoá hay xoay thế nằm, ngửa, hút Ruby Queen nhả khói, nhìn khói mộng mơ. Em Ngọc sẽ tưởng tôi sáng tác vất vả , lao tâm khổ trí lắm đấy. Em đâu biết tôi chép thơ thiên hạ. Nếu em hỏi tôi về thơ, tôi sẽ lôi " tủ Nguyễn Bính của tôi , não nùng và kênh kiệu than vãn:Ở mãi kinh kỳ với bút nghiênĐêm đêm quán trọ thức thi đènLàm thơ đem bán cho thiên hạThiên hạ đem thơ đọ với tiềnTôi chắc em không hỏi. Vì không ai hỏi người đạp xích lô cái nghề đạp xích lô . Tôi yêu em Ngọc quá thể. Làm sao nói với em là tôi yêu em thì tôi chịu . Khó lắm. Tình yêu, ở tuổi vừa lớn của tôi , nặng phần trình diễn ghê gớm. Phần trình diễn kéo dài. Và đó là sự thơ mộng . Là vẻ thơ mộng. Là cõi thơ mộng. Chỉ cách nhau cái giậu mồng tơi mà ngỡ cách nhau ngàn dặm. Nàng có nỗi buồn , chàng Nguyễn Bính không biết rõ . Chàng chỉ lẫm nhẫm Hình như nàng có nỗi buồn hơn tôi . Và ao ước Giá đừng có giậu mồng tơi, Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng . Em Ngọc của tôi cách tôi gang tấc .Không có giậu mồng tơi . Tôi thấy em buồn, vui , ăn, uống; xỉa răng. Và phải ở xã hội Nhà Hát Tây mới tin lời tôi, tôi còn thấy em dùng cái chiếu dựng đứng quây tròn , che kín thân thể em khi em thay quần áo để xuống phố. Em ngậm chặt hai hàm ở chổ hai mép chiếu gặp nhau cho cái chiếu khỏi tung ra. Mỗi lần em thu mình trong chiếu, tôi hồi hộp khôn tả. Chỉ sợ cái chiếu tung ra. Nếu cái chiếu tung , tôi sẽ bưng mặt khóc. Tôi không yêu em Ngọc nữa. Em đã chết rồi. Giấc mộng của tôi đã ứa máu. Tôi yêu em Ngọc, Em là giấc chiêm bao.Như một chiêm bao rất mộng thơBâng khuâng tôi nghĩ chuyện tình cờCả hai thuyền lạ phiêu trên biểnBổng một lần kia đỗ một bờ.Xuân Diệu đã chiêm bao thế đó. Tôi sẽ chiêm bao thuyền lạ chở Ngọc và tôi bị trận gió tình yêu thổi dạt tới một bến bờ xa tắp. Tình yêu phải thơ mộng và đẹp như chiêm bao. Tôi không có tài làm thơ tình hay như Xuân Diệu, Huy Cận, Hoàng Anh Tuấn, Nguyên Sa ... Trời sinh ra những thi sĩ tuyệt vời là để làm thơ cho chúng ta tỏ tình . Cậu học trò nào mới lớn cũng phải thuộc ít nhất hai chục bài thơ. Nhất định tôi sẽ chép bài Dâng của Xuân Diệu gởi em Ngọc. Tôi mưọn thơ Xuân Diệu làm thông điệp gữi cho tình nhân. Con gái thông minh vô cùng. Đọc xong những vần thơ bồng bế, ngỏ yêu :Đây chùm thương nhớ, khóm yêu đươngĐây nụ mơ màng đợi ánh sươngĐây lá bâng khuâng rung trước gióĐây em, cành thẹn lẫn cành thươngTất cả vườn anh rất đợi chờBời vì em có ngón tay thơĐến đây em hái giùm đôi lộcKẻo tội lòng anh tủi ước mơBước đẹp em vừa ngự tới đâyChim hòa ríu rít, liễu vui vầyHãy làm dáng điệu xuân ôm ấpÁnh sáng ban từ một nét tayEm Ngọc sẽ xốn xang tâm hồn. Và nếu em thuộc thơ T.T.Kh, em trả lời tôi ngắn ngủi:Thuở trước lòng tôi phơi phới quáHồn trinh nguyên vẹn một làn hươngNhưng nhà nghệ sĩ từ đâu tớiÊm ái trao cho một vết thươngNhà nghệ sĩ là tôi. Chỉ là tôi . Tôi đã bắn vào trái tim em Ngọc mũi tên tẫm hương yêu . Đó, thi sĩ đã làm tròn bổn phận cao quý của họ. Nhân danh tình yêu, tôi ngợi ca thi sĩ, trừ thi sĩ làm thơ tự do ! Ôi , bằng cách nào tôi có thể thuộc những bài thơ dài lê thê toàn công viên ,ghế đá, cửa sổ, rong rêu, con nước, đại lộ, phiến buồn, cục vui, đi chân trên tay, ngục tù, bóng tối, khều mặt trời, chọc mặt trăng? Để tán gái. Những bài thơ tự do, siêu thực, siêu hình hãy đi vào văn học sử và ở nguyên trong đó cùng quý vị Lục vân Tiên, Kim Trọng, Từ Hải , An Tiêm ...Và những bài thơ yêu hãy lan tỏa trong không gian thơ mộng. Tôi là kẻ viễn mơ. Nếu tôi biết làm văn nghệ, tôi sẽ là nhà văn nghệ viễn mơ. Tôi không dấn thân. Dấn thân mệt mỏi và đói rách. Mà văn nghệ dấn thân thì, đi đến đâu , dấn thân vào chỗ nào? Âm nhạc và thi ca chỉ để ngợi ca tình yêu. Tôi rất ghét những bản nhạc, những bài thơ... " chiến dịch .Thí dụ chiến tranh chiêu hồi hay chiến dịch tranh cử ! Tôi mà có làm văn nghệ, anh nào bắt tôi phải dấn thân, tranh đấu, cách mạng, tôi gang họng cãi tới cùng. Ông Mai thảo nói nhà văn là kẻ rong chơi. Tôi muốn nói nhà văn nghệ là kẻ phiêu du trên mọi nỗi vui buồn. Thế Lữ đó, văn nghệ viễn mơ đó:Tôi là người bộ hành phiêu lãngĐường trần gian xuôi ngược để vui chơiTìm cảm giác trong tiếng khóc câu cườiTrong phút gian lao trong giờ vui sướngKhi phấn đấu cũng nhgư hồi mơ tưỡngTôi yêu đời cùng với cảnh lầm thanCảnh thương tâm đau đớn hay dịu dàngCảnh rực rỡ ái ân hay dữ dộiAnh dù bảo tính tình hay thay đổiKhông chuyên tâm không chũ nghĩa nhưng cần chi.Phải, cần chi nhỉ. Phạm Duy cứ phiêu lãng trong tình yêu. Nguyên Sa và Hoàng anh Tuấn cứ phiêu lãng trong tình yêu. Cần chi đếm xỉa bọn kên kên văn nghệ, bọn kên kên bị ruồng rẫy, thờ ơ. Cần chi nhỉ, cần chi bọn cầm dao cùn dọa giết tinh hoa của dân tộc. Hàng triệu tuổi trẻ đã nghe nhạc Phạm Duy , đã thuộc thơ Hoàng anh Tuấn, Nguyên Sa. Và tôi , tôi cũng cần chi nhỉ, tôi chỉ cần làm văn nghệ viễn mơ cho một người con gái. Cho em Ngọc yêu dấu. Em ơi , em hãy tin đi, anh sẽ có một bài thơ viễn mơ hay hơn bài Còn lại của Hoàng Anh Tuấn hay hơn bài Tuổi mười ba của Nguyên Sa . Và chắc chắn , anh sẽ viết nổi cái truyện ngắn đăng trên nhật báo Tiếng Chuông .Nhưng nền văn nghệ viễn mơ của tôi không được rong chơi trên cái ghế bố để hì hục chép thơ Xuân Diệu , Huy Cận, Nguyễn Bính, không được nhìn khói thuốc Ruby Queen để nhớ nhà; không được ngắm em Ngọc yêu dấu nhai thịt bò xào dai xuýt gãy răng ; không được chiêm ngưỡng em xỉa răng và tuyệt diệu nhất ; không được hồi hộp đứng tim khi gặp em thay quần áo trong chiếc chiếu quay tròn. Tôi phải dấn thân vào con đường cán bộ ăn lương chấm công mỗi ngày năm chục bạc cho Phủ Đặc Ủy Di Cư ; Thế là tôi vừa văn nghệ viễn mơ , vừa văn nghệ dấn thân. Viễn mơ trên ghế bố chênh vênh . Gác ba Nhà hát Tây và dấn thân dưới mái nhà frib , thấp lè tè của Phủ Đặc Ủy Di Cư ở tận cuối đường Galliéni, đối diện Nha Cảnh Sát Đô Thành. Tôi là Trương Chi, nghệ sĩ Trương Chi . Trương Chi thuở xưa phải quăng lưới bắt cá, mới có cơm ăn, áo mặc rồi mới neo thuyền hát tình ca làm nứt rạn trái tim Mỵ Nương. Ôi nếu thuở xưa đã có những đốc tờ chuyên khoa thẩm mỹ như đốc tờ Hiếu, đốc tờ Viên và Trương Chi thừa tiền gửi nhà băng chàng đã sửa sắc đẹp rồi. Và như thế , không có chuyện : Ngày xa có anh Trương Chi, người thì thậm xấu, hát thì thậm hay . Trương Chi , nhà văn nghệ dấn thân ... quăng lưới . Hậu thân của chàng là tôi, nhà văn nghệ dấn thân ... chấm công. Tôi dấn thân cùng nhà văn nghệ Y Vân . Nhà văn nghệ dấn thân ở bến tàu Sài gòn đón tiếp đồng bào di cư, làm cách mạng tranh đấu chống độc tài bằng cách tay đờn miệng ca : Ngày trở về có trâu xanh ... Còn tôi , nhà văn nghệ Trương Chi dấn thân bằng cách ghi tên đồng bào di cư vào phiếu lý lịch. Tôi đã phục vụ cách mạng, phản kháng , chiến đấu. Tôi dấn thân . Tôi hết viễn mơ rồi. Dấn thân cũng có nỗi buồn của nó . Nỗi buồn dấn thân. Buổi trưa đáp xe buýt tới bùng binh chợ Bến Thành , tập thể thao chân trên vỉa hè Bonard đúng lời dạy của con ông Alexandre Dumas : " Marche deux heures tous les jours Về Nhà Hát Tây , thấy mấy thằng ngự ở ghế bố mình, say sưa ngắm em, ức hộc máu mồm. Và buổi chiều , sau khi dời hẻm Casino với cái bụng căng đầy cơm sườn nướng , cà phê đá, tôi lủi thủi cuốc bộ khắp vỉa hè , miệng phì phèo Ruby Queen như một kẻ thất tình nặng .Tôi ghen rồi. Khói tình đã vướng vào mắt tôi làm tôi ứa lệ. Giá tôi to con, có tí vỏ nghệ, tôi đã khiện mấy thằng tình địch của tôi. Bỗng tôi hối hận đã tiếc tiền mua cuốn Bắp thịt trước đã của ông Phạm Văn Tươi . Muốn độc quyền yêu một em nào, mình cần bắp thịt lớn, rắn chắc .Nếu tôi tập tạ , đánh ba, tôi sẽ cởi áo , gồng mình , mấy thằng ngự ở ghế bố của tôi chắc là cút hết. Văn nghệ đi liền với bắp thịt mới hoàn thành xứ mạng thiêng liêng của nó . Tôi thường lang thang quá nữa đêm. Và , dù chưa gởi em Ngọc bài thơ Dâng cuả Xuân Diệu , dù em chưa trả lời tôi bằng bốn câu thơ của T.T.Kh , tôi vẫn muốn chuyển tới em những lời hờn nghen của Nguyễn Bính:Cô nhân tình bé của tôi ơiTôi muốn môi cô chỉ mỉm cườiNhững lúc có tôi và mắt chỉNhìn tôi trong lúc tôi xa xôiTôi muốn mùi thơm của nước hoaMà cô thường xức chẳng bay xaChẳng làm ngây ngất người qua lạiDẩu chỉ qua đường khách lại quaTôi muốn cô đừng nghĩ tới aiĐừng hôn dù thấy đoá hoa tươiĐừng ôm gối chiếc đêm nay ngủĐừng tắm chiều nay bể lắm ngừơiTôi không thể đoán nổi tâm trạng của em Ngọc . Mà chỉ mong ước em cũng thuộc lòng cuốn Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính như tôi. Và em sẽ đọc đoạn cuối bài : Ghen :Thế là ghen quá đấy mà thôiThế nghĩa là yêu quá mất rồiVà nghĩa là cô là tất cảCô là tất cả của riêng tôiĐể hiểu rằng tôi đã yêu em. tôi đoán chắc nếu em yêu tôi , em sẽ nằm đắp chăn trùm kín cho mấy thằng tình địch của tôi chán chường, phú lỉnh hết. Em cứ giả vờ cảm em nhé ! Em hãy uống viên aspérine tình yêu và mặc kệ mồ hôi chảy tầm tã, mặc kệ nắng cháy miền Nam. Yêu em, anh đã dấn thân làm văn nghệ ... cán bộ chấm công. Yêu anh, chẳng lẽ em không dám giả vờ dấn thân cảm cúm. Đó là một hình thức phản kháng, em yêu dấu . Tôi nghĩ ngợi thì anh dũng khôn tả nhưng thực hiện ý nghĩ anh dũng đó , tôi đành thôi. Vào một buổi chiều buồn nhất quãng đời vừa lớn , tôi lầm lũi bước lên ngót một trăm bậc thang, mặt mũi thật cô hồn. Nghĩa là nghệ sĩ ghê lắm. Túi quần thủ sẳn bài Thôi nàng ở lại của thần tượng Nguyễn Bính chép nghiêng ngã , vò nát. Gặp chị Phượng , tôi móc túi đưa bài thơ cho chị và xoay lưng, chạy vội xuống dưới nhà. Bài thơ như sau:Hoa đào từnh cánh rơi như tướiXuống mặt sân rêu những giọt buồnNhư những tâm tình tan vỡ ấyNhện già giăng mắc sợi tơ vươngNàng đến thăm tôi một buổi chiềuNhững mong chắp nối lại thương yêuNhưng tôi không dám, tôi không thểChắp nối bao nhiêu khổ bấy nhiêuNàng hãy cùng tôi đoan một lờiTừ nay nàng đã hết yêu tôiTừ nay ta sẽ xa nhau mãiVà sẽ quên nhau để trọn đờiAi đi chắp lại cánh hoa rơiBắt bóng chim xa ở cuối trờiCó lẽ ngày mai đò ngược sớmThôi nàng ở lại để quên tôiĐứng ngẩn ngơ dưới nhà một lát, tôi toát mồ hôi. Tôi nguyền rủa tôi là một thằng khờ khạo, ngu ngơ . Tôi đã làm trò cười cho em Ngọc. Tôi đúng là tên ăn mày đòi xôi gấc, đôi đũa rếch đòi chòi mâm son. Nuốt bẩy miếng nước bọt, thu hết can đảm , tôi lên gác ba. Giá không vướng hành lý gửi chị Phượng, tôi đã giả từ Nhá Hát Tây " hai bàn tay trắng, đi vào cuộc đời trắng hai bàn tay rồi . Chỉ vì cái va ly quần áo và cuốn sách dạy khẩy đàn lục huyền Y Pha Nho của Carulli ! Tôi gặp liền chị Phượng. Chị đon đả tiếp tôi và vỗ vai tôi : - Cậu Long. - Bút hiệu Trương Chi. - Cậu Trương Chi. - Dạ. - Cậu định đi đâu thế?Tôi sắp sửa nói " Thưa chị, em đưa nhầm lá thư cho chị. Em không dám hỏi, sợ ngượng , cuối tuần em mới lĩnh lương, em viết thư vây chị vài trăm tiêu đỡ, ai dè thư vay tiềnlộn thành bài thư tình biệt.Tại em cuống quýt , thì chị Phượng đã phân trần : - Cậu đừng đi đâu nhé, cậu Trương Chi ! Cậu chưa hiểu lòng con Ngọc .Chị Phượng nhìn tôi cười hóm hỉnh: - Nó đã yêu cậu rồi đó. Nó vừa khóc thút thít đấy. Trương Chi ạ !Nàng đã yêu tôi, Mỵ Nương đã yêu Trương Chi. Ngọc đã yêu Long. Tôi muốn quỳ xuống hướng về phía nào đó Nguyễn Bính đang phiêu lãng , cám ơn thi sĩ, bao nhiêu kẻ trên đời này không cần nói " Anh yêu em , em yêu anh mà đã yêu nhau. Nhờ Nguyễn Bính , tôi đã tán được em Ngọc. Cuộc tình của tôi thơ mộng đến thế là cùng.
Duyên Anh
Áo tiểu thư
Chương 4
Tôi biết chắc nàng đã yêu tôi. Nàng chỉ mỉm cười những lúc có tôi và nhìn tôi trong lúc tôi ghi tên đồng bào di cư vào phiếu lý lịch ở Phủ Đặc Ủy Di Cư ! Mỗi buổi trưa, mỗi buổi chiều, tôi anh dũng trở về . Trên chiếc ghế bố không còn bóng dáng những thằng ngồi cởi trần khoe bắp thịt tay và ngực Tôi chắc tình địch cùa tôi nản chí . Và , vì chuyên lo bắp thịt, chúng nó không thể về yêu hoa cúc khi thấy nàng mặc áo vàng. Tôi quả quyết chúng nó đã về yêu tạ tám mươi ký, trăm ký. Để mình tôi nằm thơ thới suy nghĩ hai câu thơ Nguyễn Bính :Em nghe họ nói mong manhHình như họ biết chúng mình với nhauKhông đâu chưa ai biết nàng và tôi đã" với nhau trừ chị phượng. Còn nàng , nàng cũng không thể đoán nổi tôi đã yêu nàng chưa, dù nàng đã làm tôi tự đày đọa cái thân tôi. Ngày mai không có đò ngược sớm và tôi trót hứa thêm với chị Phượng là tôi ở lại, tôi chẳng nở bắt tội nàng khóc . Thì hẳn nàng phải hiểu tôi đã yêu nàng.Con đường văn nghệ dấn thân của tôi rất nhiều chất viễn mơ. Nói theo thi sĩ Đinh Hùng , tác giả Ngày đó có em , viết về những hình bóng đàn bà quấn quít lấy sự nghiệp thi ca của thi sĩ Bích Khê, vô phúc, thiếu âm đức , tôi mà dấn thân vào văn học sử , em Ngọc yêu dấu sẽ vào luôn . Em vào văn học sử bằng chiếc xích lô đạp của tôi, tức là những " đại tác phẫm do chính tôi sáng tác và chép bản thảo. Em vào với huyền thoại người con gái đêm ngáy pho pho , nghiến răng ken két; nhai thịt bò sái cả quai hàm và thay quần áo xuống phố trong chiếc chiếu quây tròn. Văn học sử sẽ chú thích rõ ràng ngày tháng ở Nhà Hát Tây . Nhưng một hôm , nhà văn nghệ vừa viễn mơ, vừa dấn thân Trương Chi gặp trục trặc kỹ thuật ...tình yêu ! Chàng lãnh lương cuối tuần được sáu trăm đồng bạc, hí hửng viễn mơ tắc xi . Dấn thân là đói rách, đi xe nhân dân , tục gọi xe ô tô buýt . Viễn mơ là no lành , ăn cơm tiệm và đáp tắc xi. Chàng bảo tắc xi dừng lại bên đây đường , trả tiền cuốc xe , tặng thêm ông tài mười phần trăm " puộc - boa và hai tay thọc túi quần , Trương Chi thổi sáo điệu nhạc Tô Vũ Mộc Dương . Tô Vũ chăn dê - mà lời ca như vậy .Qua bến đò ngày năm xưa . Anh với em chung một con thuyền. Đôi môi thắm tươi như một bông hồng . Đôi mắt mơ màng như ngất núi sông ...Điệu nhạc " tiền chiến cổ lổ xỉ rất hợp với tâm hồn viễn mơ của Trương Chi. Chàng cao hứng chuyển qua điệu " tăng gô si noa mà lời ca tiền chiến như vầy :Ngọn gió chiều lung lay khóm trúcGợi nhớ thương dào dạt trong lòngLại khiến lòng anh đây nhớKhi tựa bên nàng vai lại kề vaiTrông bướm bay theo làn gió thuMà khi nay còn đâu thấy chàngĐể chúng ta cùng say sưa dưới nắng chiều cùng trôngBướm bay, bướm bay nô đùa với hoa ...Rồi chàng sang bên kia đường , ghé vô nhà sách Khai trí , mua cuốn tiểu thuyết Tây , nhan đề Les Moustiques của một tác giả tên thật khó đọc nên không thể viết ra đây . Sở dỉ , chàng chọn cuốn Les Moutiques vì chàng hiểu nghĩa tên truyện . Chàng đoán tác giả đã diễn tả những con muỗi có vòi khủng khiếp như muỗi Nhà Hát Tây Sàigòn. Muỗi truyền nhiều bệnh. Thí dụ bệnh sốt rét . Chàng sẽ ba hoa về loài muỗi , so sánh muỗi Tây với nuỗi Mỹ, muỗi Ý Đại Lợi , muỗi Ấn Độ ? muỗi Ba Tư, muỗi tư bản, muỗi cộng sản. Và em Ngọc sẽ phục chàng "kền Pháp văn. Ôi , một nhà văn nghệ chứa trong lòng cả bồ tiếng Tây thì rất nên kiêu hãnh ! Trương Chi hiểu chàng hơn ai hết . Chàng đã học Corneille , Racine, Molière song chàng chĩ đủ khả năng đứng trên vỉa hè thành phố Paris vẫy tay, hét loạn xạ " taxi, taxi và tài xế hỏi bất cứ câu gì , chàng vẩn khăng khăng " Victor Hugo có nghĩa là " Bạn tài xế Tây thân mến , bạn cứ đưa tôi về phố Victor Hugo cho được việc Nếu một mai , chàng qua Tây lãnh giải thưởng văn chương của Hàn Lâm Viện Pháp Quốc. Trương Chi đã hơn một lần chỉ tay vào trái quít , thông ngôn giùm một anh lính Tây " C est un mandarin Trái quít biến thành ông quan. Đó , thực chất tiếng tiếngTây của nhà văn nghệ Trương Chi . Ai mà biết, em Ngọc nào biết ? Chàng sẽ viết về André Gide, Albert Camus , Jean Paul Sartre , André Malraux mặc dù , đọc truyện thần tiên của Perrault , của Grimm, chàng phải đánh vật với tự điển Pháp Việt Phổ Thông của Đào văn Tập. Tội nghiệp Trương Chi ! Tại sao chàng cứ hì hục khuân tảng đá ? Ấy là vì kỹ thuật tình yêu.Yêu là giả dối, phù phiếm, màu mè , riêu cua, hoa hoè hoa sói. Nhưng Trương Chi không luận bàn về tình yêu vì chàng đang được yêu , đang yêu . Chàng hí hửng cầm cuốn Les Moustiques , anh dũng tháo giấy bao ngoài vất đi và phăng phăng bước về phía Nhá hát Tây . Chàng hồi hả leo cầu thang . Chàng hy vọng tràn trề là em Ngọc sẽ nhìn thấy cuốn tiểu thuyết Tây trên tay chàng. Không có em Ngọc ở nhà . Em đi đâu? Mỵ nương đi đâu ? Trương Chi dấn thân quăng lưới suốt ngày , về nhà mong gặp Mỵ nương để khoe ... sự nghiệp chài lưới thì nàng lại bỏ đi . Chị Phượng xuất hiện , khuôn mặt hầm hầm . Trương Chi cụt hứng. Chị Phượng bước nhanh tới ghế bố : - Cậu Long - Bút hiệu...Chị Phượng gạt phắt : - Không bút hiệu bút tiệm gì cả. Cậu tệ quá . Cậu bội bạc, thiếu chung tình .Tôi ngẩn ngơ giây lát . Rồi ấp úng : - Em đã làm gì ?Chị Phượng hạch tội : - Cậu đa tình, lông bông như con chuồn chuồn . Cậu đã bắt tội con Ngọc khóc sưng mắt chiều nay.Tôi thộn mặt ra, chẳng hiểu mình đã gây nên tội lỗi gì. Chị Phượng nói tiếp : - Nó bảo trưa nay nó gặp cậu đi với cô nào, hai người chia nhau từng múi mít cười cười , nói nói say sưa lắm.Chết tôi rồi. Tôi hàm oan rồi. Tôi là Thị Kính. Trên bước đường văn nghệ dấn thân ghi tên đồng bào di cư vào phiếu lý lịch, thỉnh thoảng, có hôm tôi sóng vai với đứa con gái đầy nam tính. Nàng tên Bảo, hơn tôi ba tuổi và là người cùng quê hương tôi. Những buổi sáng đói rách , không tiền đi xe nhân dân , tôi thường tập thể thao chân trên những vỉa hè từ Nhà Hát Tây tới Phủ Đặc Ủy Di Cư . Một sớm mai , đen ngòm , có tiếng gọi ơi ới : - Long, Long.Người gọi tên tôi, tên cúng cơm của tôi là Bảo. Nàng cũng dấn thân như tôi. Vì không có tâm hồn nghệ sĩ nên không thể cho nàng đứng chung hàng ngũ văn nghệ dấn thân. Nàng hỏi : -Đi đâu sớm thế ? - Đi làm . - Tôi đi vvới anh.Và nàng đi cạnh tôi. Nàng thấp và dáng đi lạch bạch y hệt con vịt bầu. Hể mở miệng là ngôn ngữ phóng ra oang oang phố xá. Ngày còn đi học một lớp, ở trường xưa, tôi đã tưởng nàng là trai giả gái, Bởi vì, có lần nàng vật nhau với một bạn trai, chiến thắng oanh liệt chỉ tại thằng bạn trai rắc hoa ngâu lên mái tóc lơ thơ tơ liễu buông mành của nàng . Nàng nổi giận, cho thằng bạn tỏ tình yêu bằng một keo vật. Nàng đấm, đá, và "đệm chân khiến anh trai vừa lớn ngã lăn cu chiên . Từ đó, nàng không được coi là con gái thuần túy nữa . Tôi sợ nàng thoi vài trái nếu từ chối" đi với nàng , thành thử , đành im lặng chấp nhận. Nàng gạ leo xe buýt , tôi lắc đầu . Nàng gạ kêu tắc xi , tôi xua tay . Hai đứa cuốc bộ. đang đi, gặp hàng ngô luộc, nàng kêu ầm ỷ : - Bắp , bắp , bắp !Nàng mua bắp, lột vỏ, mời tôi ăn. Tôi xấu hổ quá, vội nhét cái ác mô ni ca vào túi . Để mình nàng độc tẩu khẩu cầm tức là thổi ác mô ni ca. Nàng gặm lia lịa, nhai nhồm nhòam . Thiên hạ ngó nàng, cứ tưỡng nàng là nhân tình của tôi ! Gặm ngô chán, nàng bắt tôi dừng lại uống nước rau má. Nàng bảo " Tốt lắm , uống nước rau má hết táo bón ! Uống nước rau má xong, gặp hàng mít, nàng lại mua mít . Nàng ăn quà vặt như con cò con trong ca dao :Con cò là cái cò conChửa đi đến chợ đã lon ton ăn quàĂn từ bánh đúc , bánh đaBánh chưng, bánh cuốn, cháo hoa , bánh đềĂn xong vỗ đít ra vềThấy hàng chả chó lại lê đít vào.Tôi đã đau khổ vì nàng, người đi cạnh đời tôi đầy mùi hương hôi nách . Chắc em Ngọc yêu dấu bắt gặp tôi đi với nàng. Và ghen quá , em tưởng tôi sung sướng , say sưa. Tôi đã thề không yêu con gái nếu con gái trên đời này giống Nguyễn thị Mộng Bảo. Tôi mỉm cười, nhìn chị Phượng : - Để mai em mời chị đi với " cậu con trai ấy - Ai ? - Cô con gái mà chị tưởng lầm em mê nàng . - Chị đâu có tưởng . Con Ngọc đã tưởng thế. Vậy cậu không " có gì với cô ta à ?Tôi kể vài nét đan thanh về Mộng Bảo. Chị Phượng cười khúc khích. Chị vỗ vai tôi : - Long ... - Bút hiệu Trương Chi ! - Cậu Trương Chi , chị bảo với con Ngọc là chị không lầm. Cậu chung tình mà!Tôi hỏi - lần đầu tiên tôi hỏi câu này - về Ngọc : - Thưa chị , Ngọc đi đâu ?Chị Phượng đáp: - Con bé đi trốn nỗi buồn. Nó xuống nhà chú chị ở Tân Định. Để chị đi kiếm nó gấp .Chị Phượng ngó tôi : - Cậu đi với chị không ? Cậu phải xin lổi nó . Cậu phải thề từ mai, không được ăn mít của cô Bảo gì đó nữa .Tôi nói : - Thưa chị , em ...Và thay đổi lập trường rất lẹ : - Dạ, dạ ... Vâng ... Em sẽ xin lỗi Ngọc. Em có tội. Em sẽ mua thuốc đau mắt nhờ chị nhỏ giùm vào đôi mắt sưng vù của Ngọc .Chị Phượng vỗ vai tôi, thân yêu hơn cả bao giờ : - Nói lời phải giữ lấy lời .Tôi hứa : - Em xin thề .Và tôi hỏi: - Thưa chị, Ngọc đau mắt thật à ?Chị Phượng bĩu môi : - Khóc cả buổi không đau mắt sao ? Cậu Long ? - Bút hiệu Trương Chi ! - Cậu Trương Chi ... - Dạ , đau mắt nặng, thưa chị , có thể có màng, sinh lông nheo quặn và nếu không chửa , còn có thể viền vải tây điều .Thuở đó, bầu trời văn nghệ Việt Nam chưa được thắp sáng bởi thi tài Trần Đồng Vọng nên những kẽ nặng tâm hồn nghệ sĩ như tôi rất sợ người yêu của mình bị toét mắt . Thứ thuốc trị đủ các bệnh đau mắt chỉ mới phát minh gần đây. Tức là những bài thơ của thi sĩ Trần Đồng Vọng tác dụng ngang hàng kẹo kéo.Con mắt kẻm nhẻm kèm nhèmĂn đồng kẹo kéo sáng hơn đèn ô tô.Mắt có màng hay mắt thông minh, mua thơ Trần Đồng Vọng về đọc hoặc nhờ người đọc giùm sẽ khỏi ngay , không cần ăn kẹo kéo . Bởi vì thi sĩ Trần Đồng Vọng là đông y sĩ chuyên trị bệnh con mắt. Người Apollinaire Giao Chỉ đã hòahợp thuốc đau mắt vào thi ca một cách thần sầu . Văn nghệ phục vụ nhân sinh đó, dấn thân ra phết ! Giá tuổi vừa lớn của tôi đúng vào thời này , tôi nào sợ hãi người yêu của mình mắc bệnh đau mắt . Nhưng thuở đó , cái thuở Thế Lữ diễn tảNhiệm mầu sương gió lạnhTrời mây huyền ảo đắm hồn thơVì sao Trần Đồng Vọng còn núp trong mây u ám, thành thử, tôi vội trình bày: - Thưa chị, em nghĩ ra rồi, chả cần nhỏ thuốc đau mắt , chị ạ ! Mai em mua biếu Ngọc vài đồng kẹo kéo , Ngọc ăn xong , đôi mắt sẽ sáng rực, long lanh tình yêu.Chị Phương bẹo tai tôi : - Trương Chi khéo khôi hài .Thưa chị, thưa chị kính mến , người chị dắt em lên lầu gặp Mỵ Nương, người chị đẩy cánh cửa cho em bước vào đường tình sử, em đâu dám khôi hài . Tại em vui quá. Ở trái tim em , niềm vui đang mở hội, đang họp chợ . Em biết chắc Ngọc đã yêu em , đã vì em khóc sưng mắt. Cám ơn con vịt bầu lạch bạch Nguyễn thị Mộng Bảo . Cám ơn những múi mít, những ly rau má, những cây ... ác mô ni ca ngô luộc. Nhờ vịt bầu, tôi mới biết Ngọc đã ghen như tôi. Mỵ Nương ghen thì khóc, Trương Chi ghen thì hận tuổi nhỏ không chịu mua tạ, mua sách Bắp thịt trước đã của Phạm văn Tươi về tập phương pháp Thụy Điển . Trương Chi đã chiến thắng Mỵ Nương. Chàng giấu biến cuốn tiểu thuyết Les Moustiques . Chị Phượng giục : - Chị em mình xuống Tân Định nhé !Tôi đáp rất khẻ : - Dạ .Chị Phượng nói : - Trương Chi đợi chị về thay quần áo.Chị cũng đứng trong chiếc chiếu quay tròn . Tôi không hồi hộp, lo lắng . Rút điếu thuốc lá Ruby Queen, mấy hôm nọ viển mơ , hút thuốc lá lẽ ; dấn thân hạ viển mơ một keo - Tôi quẹt diêm mồi thuốc . Nhả khói và nhìn khói bay, tôi thấy Ngọc đang nhìn tôi mĩm cười . Nàng chưa bị toét mắt . Mắt nàng vẫn như dáng thuyền soi nước. Thuyền nghe , em yêu dấu. Đừng là ghe. Ghe kỳ lắm. Mắt em như dáng thuyền soi nước . Mắt em đẹp tuyệt vời .Mắt em là một giòng sôngThuyền anh bơi lội trong dòng mắt em.Cảm khoái , tôi liệng cuốn Les Moustiques đi . Không nên để loài muỗi đốt người yêu . Chị Phượng đã sửa soạn xong. Chị bảo tôi : - Mình đi !Đôi tai tôi nóng bừng. Tôi không thể khôi hài , không thể anh dũng được nữa. Bây giờ , tôi thật là tôi, là Vũ Văn Long không bút hiệu, chẳng bút tiệm . Là tôi khờ khạo, ngu ngơ, đần độn và ... mơ mộng. Tôi lắc đầu : - Thôi chị ạ , em ở nhà . - Giận rồi , hả ? - Không . - Thế sao không đi đón Ngọc ? - Em ... em... sẽ chả biết nói gì ...Chị Phượng cười . Nụ cười thật đôn hậu. Chị nói : -Xấu hổ à ? Đừng sợ, Trương Chi ! - Long, Vũ văn Long. - Đừng sợ, Long ! Con Ngọc thích cậu nói chuyện với nó. Cậu phải tập nói rồi mới biết nói. - Vâng , em sẽ tập .Và tôi nhất định ở nhà . Chị Phượng không trách móc. Buổi tối hôm ấy, tôi nằm sấp trên ghế bố hướng tầm mắt sang Ngọc. Nàng cũng nằm sấp trên ghế bố hướng tầm mắt sang tôi. Chúng tôi nhìn nhau qua lớp vải màn. Nói với nhau bằng những cái chớp mắt; Tôi tưởng tượng vải màn là lớp sương hồng tình ái.Tôi thức trong chiêm bao. Cuộc đời đấy , cuộc đời thần tiên và mộng mị. Một giây trỡ giấc , tôi thấy phãng phất mùi da thịt người yêu trong vùng mộng của cậu con trai vừa mới lớn. Tôi nhắm mắt . Ngủ ngoan .*Ông Tam Tích đề tựa một pho thơ của thi sĩ Trần Đồng Vọng đã ví Vọng như thi sĩ Apollinaire . Tội nghiệp Alpollinaire !*
Duyên Anh
Áo tiểu thư
Chương 5
Tôi không thích dấn thân nữa . Mà chỉ khoái viễn mơ. Khi yêu, người ta chẳng muốn làm việc gì ngoài công việc nghĩ tới tình yêu. Tôi chán ngồi dưới mái nhà lợp bằng Fibro ciment, thấp lè tè ở Phủ Đặc Ủy Di Cư ghi những tên Nguyễn thị Mít, Lê văn Ổi vào phiếu lý lịch . Chán quá rồi. Tôi không thiết cái khoản lương chấm công năm chục bạc mỗi ngày, trừ chủ nhật. Câu hát vọng cổ diển tả tâm sự nát bời của Trương Quân Thụy bên mồ Thôi Oanh Oanh mà ông bố giang hồ của tôi thường tay đàn , miệng ca vào những buổi chiều tương tư Nam Kỳ như vầy : Ôi, hạnh phúc con người ta đâu phải ngựa xe áo mão mà chỉ tìm thấy trong cặp mắt giai nhân .Tôi cho là đúng. Tôi vốn chiêm ngưỡng sự nghiệp cách mạng toàn diện của Nguyễn Huệ , đọc Tiêu Sơn Tráng Sĩ tôi thù ghét anh sư giả hình Phạm Thái thậm tệ. Anh này phản cách mạng dân tộc , đồ hủ nho. Nhưng tôi rất bằng lòng khi Phạm Thái thất tình. Anh ta bỏ giấc mộng phò Lê Chiêu Thống, bỏ đảng Tiêu Sơn, bỏ lớp áo sư giả hình, ngồi câu cá bên bờ sông với hồ rượu đầy , say say tỉnh tỉnh , bắt chước người si tình thời Tam Quốc, nốc rượu suy tôn tình yêu :Chí lớn trong thiên hạ không đầy mắt mỹ nhân.Người đời xưa bỏ rơi chí lớn để đi mê gái . Người đời sau há không biết bỏ đồng lương chấm công ?Và tôi nằm ì trên ghế bố ở Nhà Hát Tây, nằm ì trong vùng mộng tưởng của tôi. Chỉ vì yêu em Ngọc . Khi yêu, người ta lười biếng và không sợ đói rách. Hai chúng ta nhìn nhau suốt ngày. Xa nhau một phút tưởng chừng thương nhớ một giờ. Em là tháng giêng của xuân hồng đời anh .Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần.Xuân Diệp bảo thế . Tôi sung sướng như vội vàng một nữa . Vội vàng thế nào, chắc chả thể giống vội vàng trong ca dao," Đi đâu mà vội mà vàng, mà vấp phải đá mà quàng phải dây.Thủng thỉnh như chúng anh đây . Chẳng đá nào vấp, chẳng dây nào quàng trong tục ngữ " nhanh nhảu đoảng , thực thà hư Tôi nghĩ mình không nên vội vàng . Vì mình đã được yêu. Mình đã gặm cỏ non tháng giêng mình cứ nhẩn nha nhai lại như con trâu, con bò.Chị Phượng bảo tôi cần tập nói chuyện với người yêu. Tôi thèm nói chuyện với Ngọc lắm chưa. Nhưng ông cụ thân sinh ra nàng là thầy giáo già, hiệu trưởng một trường tiểu học công lập ở Hải Phòng. Nội cặp kính trắng của ông, tôi phát ớn .Ông cụ, chắc chắn , không có tâm hồn nghệ sĩ. Và Ngọc sợ bố vô cùng. Tôi đã thấy cụ cốc đầu người yêu của tôi lia lịa. Nàng nhăn nhó . Khiến tôi đau nhói. Những cái cốc ( miền Nam gọi là kí ) méo mó nghề nghiệp của ông cụ, nhất định, đã làm phơi xác vài con chấy, nếu mái tóc người yêu của tôi nhiều chấy. Cái giậu mồng tơi của thi sĩ Nguyễn Bính chính là ông cụ giáo già . Ôi , nàng yêu tôi, nàng bị khép trong vòng lễ giáo ! Trương Quỳnh Như không thể lấy anh sư giả, sư "" phiến loạn Phạm Thái . Mỵ Nương không thể lấy anh Trương Chi răng vồ, mắt toét. Dễ gì Ngọc lấy được Long, nhà văn nghệ dấn thân ... chấm công năm chục bạc mỗi ngày.Tôi bỗng tự ti mặc cảm. Tôi mắc bệnh mới lớn rồi. Mười chín tuổi của mười bẩy năm trước là tuổi vừa lớn đó . Nhiều người đã lớn , lúc bấy giờ , thèm cái tuổi vừa lớn của tôi ghê lắm. Chả thế mà cụ Quang, người hướng dẫn văn nghệ dấn thân ... chấm công cho tôi đã chấm công đều đều dù tôi không chịu dấn thân dưới mái nhà lợp fibro ciment mà chỉ viễn mơ trên ghế bố. Cụ Quang cũng là công dân Nhà Hát Tây. . Cụ biết tôi " có gì với Ngọc, cụ âu yếm bảo tôi : " Cháu cứ ở nhà tán gái, bác vẫn chấm công giùm cháu, ký tên thay cháu Một đôi lần, anh Tiên, anh Xuân gặp tôi lẽo đẽo theosau chị em Phượng, hai anh đã cười : - Trông hai đứa mày như đôi nhân tình chim di ấy. Loắt choắt và thẹn thùng ...Đi với nhau chỉ để nhìn nhau. Không nói. Không biết nói gì . Cho nên , ông cụ giáo già là cái cớ cho tôi ... sợ hãi nói với người yêu dấu. Chẳng phải Ngọc là bông hồng tình đầu của đời tôi . Nếu bông hồng tình đầu là người con gái thứ nhất ta đã gặp , ta xao xuyến, ta thương nhớ, ta buồn phiền thì tôi đã buồn phiền, thương nhớ , xao xuyến nhiều lần trước khi gặp Ngọc . Lần nào gặp một người con gái làm tôi xao xuyến tôi cũng thẹn thùng , xấu hổ. Bây giờ, già rồi, gần bốn mươi tuổi rồi, có vợ từ mười năm nay , con trai đầu lòng đã học lớp nhì mà cầm tay vợ rước đèn trên hè phố , tôi vẫn thẹn thùng, xấu hỗ. Đôi bận , cãi nhau với vợ, muốn giản hòa bằng câu xin lổi ngắn ngủi , tôi cũng cứ ấp úng , ngẩn ngơ . Tôi không hiểu nổi tôi. Có nghĩa là tôi không hiểu nỗi tình yêu. Em nên hiểu như thế. Rằng , nếu anh xin lỗi em dễ dàng như cãi nhau với em, nếu anh vồ vập bày tỏ lòng thương nhớ em những thuở chúng mình xa cách hàng tháng, hàng tuần thì anh đã mất hết sao xuyến, nhớ thương, buồn phiền với em và anh đâu còn yêu em như dạo xoay tiền mua vé xe đò về Long Xuyên thăm em một lát rồi lại ngược Sàigòn để thương nhớ em nhiều hơn và muốn có nhiều tiền mua vé xe đò.Tôi nhắc lại: Ngọc không phải là người con gái đầu tiên làm tôi xao xuyến . Nhưng chuyện tình giữa tôi và Ngọc vẫn đẹp, vẫn thơ, vẫn là ... " bông hồng cho tình đầu "" . Khi nào trong đời mình biết yêu ấy là lúc mình đã định cư ở trong trái tim một người con gái . Và người con gái ấy bắt buộc phải là vợ mình . Trước đó , mình chỉ yêu. Yêu , yêu, yêu . Thế thôi. Yêu và biết yêu khác nhau vời vợi . Biết yêu là biết khóc , biết khổ . Vũ Hoàng Chương đó, mới yêu , tâm hồn phơi phới , hồn nhiên. Nghe chàng kể Màu say, màu của cậu học trò vừa yêu :Mợ bảo :" Cuối thu lạnh đấy ,Hàng len về đã nhiều rồi;Con liệu đi cùng anh ấy,Xem màu cắt áo đi thôi Em nhìn anh, cười bỉu môi.Giống hệt ba năm về trướcNgắm gương rẽ thử đường ngôiChỉ sợ anh nhìn thấy được ...Anh bước chiều nay sánh bước,Hàng Ngang, Hàng Trống, Hàng Khay !Cả một trời anh anh mơ ước ,Ở trong tà áo em bay.Anh và em cùng nắm tay.Hà Nội lên đèn sáng rực.Má hồng như có men say,Ủ một mùa hoa thơm phức.Mỗi bước em càng nao nứcNhủ anh : " Màu đỏ rượu vangLà màu em mê hết sức Anh cười : "" Chính đó thời trang Đủ màu len đẹp huy hoàngNhưng hết màu em khao khát...Anh khuyên : " Hàng mới sắp sang;Chớ gượng vơ màu Rượu chát Đã chọn, lòng say chẳng nhạt,Em cùng một ý với anh.Và chỉ buồn trong giây lát ,Tuần sau giấc mộng sẽ thành .Ôi tuần sau! Đã mong manh,Ủ một chiều say nữa đó !Gần nhau say mộng say tình,Chẳng cứ Rượu vang màu đỏ.Rồi cậu học trò Vũ Hoàng Chương biết yêu. Trời yêu đương Hà Nội mất hẳn hai người Đi chung một quãng chiều tan học ,Chẳng nói yêu mà yêu thiết tha.Cậu trai vừa lớn Vũ Hoàng Chương biết yêu và đã biết khổ. Cậu Gọi lòng kiêu ầm ỹ :Tự nhủ sống là quên, anh vẫn muốnĐem tháng ngày khâu kín vết chia lyNhưng mỗi phút thời gian đưa thép nhọnMáu thầm rơi mỗi phút đáy tim siAnh cũng muốn thiêu hồn trong lửa đỏLượm tàn tro vang bóng gửi xa đemNhưng mỗi lúc buông tay liều mặc gióAnh nhớ ngày thơ mộng sống bên emAnh lại muốn đắm trong đời trác tángGiữa mê ly đầy xác thịt kiêu saNhưng mỗi lúc đêm tan trời hửng sángAnh khóc mùa trinh bạch sớm tiêu maNếu anh đến xin em lời hắt hủiĐể chiều nay khi gió gọi trăng lênAnh sẽ với rừng khuya sang nổi tủiGọi lòng kiêu mau tới giúp anh quên.Quả thực, tôi chưa biết yêu. Dĩ nhiên, tôi chưa biết yêu hồi tôi quen Ngọc. Và đó, mối tình của hai người yêu nhau mà chưa biết yêu gọi là bông hồng của tình đầu. Tôi hơi lẩm cẩm . Nhưng ai yêu cũng lẩm cẩm , cũng suy nghĩ vẩn vơ. Tôi đã suy nghĩ về thân phận tôi. Suy nghĩ về ông giáo già đeo kính trắng khuôn mặt luôn luôn nhăn nhó . Ông giáo già , thân phụ của Ngọc, chắc chắn , khôngthể ... yêu nổi tôi. Nếu ông biết Mỵ Nương, ái nữ của ông, yêu nhà văn nghệ dấn thân chấm công năm chục bạc một ngày, ông sẽ điên lên, sẽ gọi phú lít tới bắt Trương Chi bỏ bót. Thế là Trương Chi đâm ra tự ti mặc cảm. Trương Chi làm sao gọi được lòng kiêu ?Trương Chi thật sự buồn . Chàng viễn mơ trên ghế bố. Chàng lôi thơ Nguyễn Bính, gửi chút tâm sự còm:Buồn đến lòng tôi rồi hạ trạiĐốt đường sạn đạo ở luôn đâyỞ luôn đây, ở lòng tôi, ở trên cái ghế bố, ở gác ba Nhà hát Tây. Làm sao tôi nói được với Ngọc là tôi buồn? Làm sao tôi nói được với Ngọc là tôi chẳng biết tương lai tôi mịt mù hay tươi sáng ? Vậy thì tôi chỉ nhìn nàng bằng đôi mắt khốn khổ . Tưởng tượng hôm nào đó , ông giáo già dẫn về những cậu trai học giỏi, con nhà giàu, tôi cảm khái ngâm khẽ : Nàng thì kẽ đón người đưa Tôi chờ gì nữa mà chưa giang hồTôi rất muốn giang hồ Hớn Quản. Đời tôi, làm cu ly đồn điền cao su mới hợp. Anh Trương Chi ngày xưa thật ngu dại. Nếu anh từ chối gặp Mỵ Nương có phải anh đỡ buồn , đỡ cái cảnh ngồi đây ta gõ ván thuyền , ta ca trái đất còn riêng ta. Trương Chi ngày nay cũng ngu dại . Nếu đưa bài thơ Thôi nàng ở lại , anh phú lỉnh gấp, đừng lưu tâm cái va ly quần áo cũmèm, anh đỡ tủi thân phận con dế mèn phiêu lưu. Chung quy bởi mù quáng và bởi chị Phượng . Chị Phượng thích làm cành cây cho đôi chim nhỏ bé đậu lên mà ca hát ái tình. Chị là cây cầu tình yêu. Nghĩ tới chị , tôi yên lòng. Tôi tạm quên nổi buồn hạ trại ở giữa trái tim tôi . Chẳng cần nói với Ngọc. Nói với Ngọc qua chị Phượng .Một hôm , nhân lúc ông giáo già đi vắng, chị Phượng ghé " nhà tôi , báo tin rằng gia đình chị dọn về cư xá công chức ở đường Faucon . Chị hỏi : - Cậu Trương ChiTôi cắt ngang: - Thưa chị, Long . Vũ văn Long ạ !Chị Phượng cười , luôn luôn , chị cười - Cậu Long, cậu chớ buồn - Dạ - Cậu đừng giang hồ rày đây mai đó, Trương Chi nhé Rồi mai mốt khai trường, con Ngọc đi học sẽ đi học sớm, lên đây thăm cậu.Tôi xuất thần thốt một câu anh dũng: - Thưa chị, yêu là chấp nhận đau khổ.Chị Phượng nhăn mặt : - Sai lại khổ ?Và chị nhìn thẳng vào mắt tôi : - Hay Trương Chi không yêu con Ngọc nữa ?Tôi lắc đầu : - Chị đừng hiểu lầm em. Em yêu Ngọc lắm nhưng em không biết nói với Ngọc thế nào để Ngọc hiểu là vì yêu Ngọc, em đã chán dấn thân chấm công!Chị Phượng nói: - Trương Chi, con Ngọc hiểu cậu rồi. Nó yêu cậu và muốn cậu đừng bỏ nó giang hồ đây đó. Giang hồ lắm, đôi chân chỉ tổ rỗ huê !Tôi hỏi : - Thưa chị, hình như tình yêu của em và Ngọc sắp bị trục trặc kỹ thuật ? - Sao , Trương Chi nói sao ? - Trục trặc kỹ thuật ! - Là gì ? - Ông cụ có vẻ thiếu ... tâm hồn nghệ sĩ .Em chắc ông cụ không biết kéo nhị cầm. - Ngày xưa bố chị khẩy đàn bầu ! - Cụ đã quên rồi. Cụ sẽ khinh bỉ em nếu cụ biết em là nhà văn nghệ dấn thân chấm công và viễn mơ trên ghế bố . Ôi , lại thêm một tiểu thuyết Lá ngọc cành vàng* , chị an ủi tôi : - Thời bây giờ khác, Trương Chi . Với lại bố chị sắp nhận chức hiệu trưởng ở mãi lục tĩnh .Đôi mắt tôi sáng rực : - Còn chị và Ngọc ở Sài gòn ? - Ừ . - Còn bà cụ ? - Vợ kế của bố chị đó , bố chị mới cưới vài tháng nay ngoài Hải Phòng. Mẹ chị mất lâu rồi. Chị đứng về phe cậu , Trương Chi ạ ! Cậu không sợ trục trặc kỹ thuật nữa chứ . - Vâng .Chị Phượng về " nhà chị. Tôi nằm dài trên ghế bố " nhà tôi. Tôi không còn cô độc *. Tôi lẩm nhẩm đọc tên tôi cho nó hách :Trương Chi, Trương Chi ! Hoa khuê các và bướm giang hồ vẫn có thễ gặp nhau như bến mộng vẫn có thể gặp con đò rách tã. ông giáo già sắp ca bài hát của danh tài Y Vân : Về miền Tây có ai về miền Tây. Cái chậu mồng tơi trở ngại của hai người vừa lớn yêu nhau sắp bị phá bỏ. Và những câu thơ :Giá đừng có chậu mồng tơiThế nào tôi cũng sang chơi thăm nàngTôi chiêm bao rất nhẹ nhàngCó con bướm trắng thường sang bên nàyBướm ơi bướm hãy vào đâyCho ta hỏi nhỏ câu này chút thôiChả bao giờ thấy nàng cườiNàng hong tơ ướt ra ngoài mái hiênMắt nàng đăm đắm trông lênCon bươm bướm trắng vền bên ấy rồiBỗng nhiên tôi thấy bồi hồiTôi buồn tự hỏi hay tôi yêu nàngCủa thần tượng Nguyễn Bính của tôi trở thành ... vô nghĩa. Tôi đã thấy nàng nhai thịt bò vẹo quai hàm, nàng xỉa răng, nàng cắt móng tay, nàng chải đầu, nàng đậpmuỗi Sài gòn, nàng gãi, nàng đứng trong chiếc chiếu quây tròn. Vân vân. Nếu cái giậu mồng tơi sụp đổ, tôi sẽ được nhảy vèo sang nhà nàng ngồi cạnh nàng lúc nàng đang thêu tên tôi quấn quýt lấy tên nàng trên chiếc mù xoa .Ôi, cảnh mộng đó y hệt thơ Nắng Đào của Nguyễn Xuân Huy:Em đang thêu bên cửaMơn mởn trăm vẻ đẹpAnh ghé đến ngồi cạnhVuốt ghẹo làn tóc xanh .Vuốt ghẹo làn tóc nàng chưa đủ, tôi còn bắt chấy cho nàng nữa. Tôi sẽ bắt chước các bà nhà quê Bắc kỳ, bỏ con chấy vào miệng, cắn cái đốp. Tôi không nhả ra đâu. Tôi nuốt con chấy. Vì con chấy đã hạ trại trên đầu nàng và da thịt của nó thơm tho mùi da thịt tình yêu. Tôi không buồn tủi thân phận chấm công năm chục bạc một ngày và rất hứa hẹn thất nghiệp khi đồng bào di cư đã định cư hết ráo. Tôi mong mỏi nàng sớm về đường Faucon . Nàng xa tôi, tôi sẽ nhớ nàng. Và tình yêu mà lên màu nhớ thì nó đẹp không sao diễn tả nỗi. Xa nhau gió ít lạnh nhiều . Tôi sẽ yêu những buổi chiều mưa Sài Gòn . Nàng sẽ trốn học ,đội mưa lên Nhà Hát Tây thăm tôi. Tôi sẽ ôm cây đàn hát nhẹ bên tai nàng : Ta ước mơ một chiều thêu nắng, Em đến chơi quên niềm cay đắng , và quên đường về ...Vậy thì tôi phải dành dụm tiền mua một cây đàn .*Lá ngọc cành vàng , Một tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan* Tôi không cô độc là tên một tập thơ của Thanh Tâm Tuyền* Nắng Đào tên tập thơ của Nguyễn Xuân Huy
Duyên Anh
Áo tiểu thư
Chương 6
Nàng đã về đường Faucon, về cái xóm mà nhà văn Bùi Xuân Uyên gọi là xóm Vẹc . Có lẽ đường về nhà nàng qua con đường Éyriaud des Vergnes. Bổn phận của tôi là " tiếp thu ngay " căn nhà cũ của nàng. Tôi mở chiến dịch " Đất cắm dùi chớp nhoáng . Vừa lúc Đặng Xuân Côn dời miền Khánh Hội lên Nhá hát Tây và tên Vũ Khắc Niệm từ Nha Trang vào nhập hội .đi mua dây thép, đinh và giấy dầu về quây miếng đất. thế là ba chúng tôi có căn nhà êm đêm, căn nhà thắp điện sáng choang cả ngày lẩn đêm. Căn nhà có cái cửa sổ nhìn sang một " ê ta bờ li xơ măng * Boy Landry của Tây ( nay là Đại Nam ngân hàng, cạnh khách sạn Caravelle ) nhìn xuống bãi cỏ ngập giấy ràc của đồng bào di cư thần mến. Cuộc đời tôi, quãng thời gian này hồn nhiên và sung sướng nhất . Tôi có bạn , có người yêu . Ba đứa chúng tôi học đòi làm nghệ sĩ nên sống bừa bãi . Tôi mơ trở thành một nhạc công chơi clarinette *.Niệm khoái kéo accordéon. Và Côn thích sử dụng guitare và contre basse *. Côn làm pointeur * cho hãng tàu Messageries Maritimes tiền bạc dư nuôi ăn ba đứa . Ngoài ra , hắn còn có quyền khuân cam, táo , nho , lê, phó mát về nữa. Nghệ sĩ là những kẽ bốc đồng. Có tiền, ăn tiêu vung vít, ăn nhanh cho hết. Rồi đói,Côn chỉ làm việc một tuần cả ngày lẩn đêm mổi tháng và chọn tàu nào nhiều ... thực phẫm . Ăn cạn tiền mới chịu làm thêm. Vì thế chúng tôi luôn luôn phải ăn phó mát với chuối thay cơm hay ăn chịu trứng vịt luộc của nghệ sĩ bán sắn người bạn Tàu lai mà tôi đã diển tả.Căn nghệ sĩ của tôi quyến rũ được Nguyễn Xuân Nhân. Thằng này đẹp trai, bắp thịt thật đẹp . Phải cái tội lười học . Hồi còn ở ngoài Hà Nội , tôi trọ học ở nhà nó. Ông bố nó từng là danh tài bóng bàn quốc tế, nổi tiếng trước cả Mai văn Hòa . Nguyễn Xuân Thuận đó. Nó học trường Puginier ; Hồi ấy Nhân đã phục tôi sát đất khi ngồi thộn mặt chiêm ngưỡng tôi đệm đàn guitare cho Nguyễn Thịnh kéo violon . Gặp tôi , nó mừng quýnh và xin tôi cho nhập hội. Nó đóng góp chuối bằng cách về nhà mình ở dưới gác hai Nhà Hát Tây xin bà cụ thân sinh tiền nộp cho nghệ sĩ bán sắn. Sau hết, bạn của nó tên Lê Như Quỳnh cũng đòi sống chung với chúng tôi. Ông cụ thân sinh ra nó làm nghề biểu diển chim bay cò bay. Tức là phú lít . Nó cải chính hùng hồn rằng bố nó chỉ cạo giấy văn phòng , chẳng hề cầm dùi cui hướng dẫn lưu thông bao giờ. Gia đình nó định cư rất sớm. mãi tận Hóc Môn. Nó bảo rất yêu đời nghệ sĩ .Lạ thật, bất cứ các cậu con trai nào vừa lớn cũng yêu đời nghệ sĩ. Các cô gái chắc yêu đời nghệ sĩ mãnh liệt hơn. Ngọc của tôi chẳng hạn. Nàng yêu tôi qua hình ảnh một nhà nghệ sĩ . Từ hôm nàng dời Nhà Hát Tây , nàng chưa chịu đến thăm tôi dù Sài Gòn đang mưa buồn hiu hắt. Nàng chỉ nhờ chị Phượng trao tận tay tôi những bức thư viết trên giấy nháp . Tôi nhớ nàng kinh khũng .Đang nằm trong tình trạng thất nghiệp , tôi thừa thì giờ học thuộc lòng thư tình trên giấy nháp . Nàng diễn tả nỗi nhớ nhung, xa cách và " tái bút là khẩn khoản van nài tôi bỏ mộng thổi kèn clarinette . Nàng muốn tôi làm thơ , viết đoản thiên tiểu thuyết , tùy bút thôi.Tôi bổng thèm văn tài của công dân Nhà Hát Tây Đỗ tiến Đức và thi tài của công dân Đặng trí Hoàn , bút hiệu Hoài hương , trùng tên với một hãng nước mắm , ( sau này là Hà huyền Chi, tài tử điện ảnh, thi sĩ đoạt giải văn chương tổng thống ) ghê quá. Mỗi ngày , bắt gặp công dân Đỗ tiến Đức từ tòa soạn Ban Mai đem về một lô báo , tôi thèm nhỏ rãi. Tòa soạn là hai tiếng vĩ đại đối với tôi. Làm sao tôi được bước vào một tòa soạn nhật báo ? Thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp tả sắc đẹp của con gái vua Hùng Vương lộng lẫy đến nỗi kẻ yêu nàng cũng bèn ... làm thơ. Yêu nàng bao nhiêu người làm thơ.Tôi đã yêu Ngọc, tôi sẽ làm thơ. Tôi sẽ viết chuyện ngắn . Tôi sẽ gửi thơ và chuyện ngắn đăng trên Tiếng Chuông , nhật báo tín nhiệm nhất nước và Sàigòn mới , nhật báo đông đọc giả nhất nước. Tôi sẽ khinh bạc thiên hạ tương tự thế này : Ở mãi kinh kỳ với bút nghiêng Đêm đêm quán trọ thức thi đèn Làm thơ đem bán cho thiên hạ Thiên hạ đem thơ đọ với tiền .Và tôi " phúc đáp người yêu của tôi rất trịnh trọng : Em Ngọc, anh sẽ gữi tặng em ba trăm bốn mươi tám bài thơ do chính anh sáng tác và chép theo bản thảo ! Những đêm đêm hì hục gieo vần như ông già khuân tảng đá , Ruby Queen vàng thẫm ba ngón tay vẫn chả đẻ ra bài thơ nào ngửi không có mùi ...Nhá Hát Tây . Thì mùa khai trường đã tới. Ngọc viết thư bảo tôi dẩn nàng đi học . Tôi đứng dưới gốc me già ở một gốc phố gần ngôi trường con gái Gia Long chờ Ngọc. Những tà áo nữ sinh phấp phới bay. Những khuôn mặt . Những nụ cười. Tất cả đều thơm mùi tựu trường . Tôi chợt nhớ mùa vào học năm nay tôi không tới trường . Không bao giờ tới trường nữa . Mà chỉ còn được theo người yêu đi trong tiếng rộn rã của một buổi mai .Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh ở Quê Mẹ *, nghĩa là ở trong sự hồi tưởng chứ làm gì có sương thu, gió lạnh ờở Sài gòn , nơi tôi đang đứng dưới gốc me chờ đợi người yêu đến trường nhập học. Tôi yêu con đường Le Grand De La Liraye từ hôm đó. Con đường có trường Gia Long. Trường Áo Tím thuở xưa, trường mà cậu học trò Nguyễn Văn Thiệu sau này làm tổng thống kể chuyện khi vừa lớn không dám trêu chọc học trò con gái mỗi lần cậu ngang qua trường vào giờ tan học. Cậu học trò Nguyễn Văn Thiệu hay bất ccứ cậu học trò nào ngày trước cũng chỉ biết đứng ngẩn trông vời áo tiểu thư như tôi. Tôi đã đứng thập thò , nhờ thân cây me che giùm nỗi ngượng ngùng , xấu hổ. Lần đầu tiên trong cuộc đời tôi đứng thật lâu trước cổng trường con gái với những mong chờ bối rối, lo âu , sợ hãi. Tôi thấy tôi thừa cánh tay trái . Thừa bàn tay trái. Tay phải thì nhờ từng điếu Ruby Queen quá nữa đã vội liệng đi đốt tiếp điếu khác . Tôi thấy tôi thừa chân phải . Chân trái đã ghếch lên , đạp thân cây đến tróc cả vỏ . Chân phải run run chống đất y hệt chân con cò giữa buổi chiều đông trên bãi vắng. Tội nghiệp đám cỏ non dưới chân tôi. Tôi thấy nhiều con mắt đang nhìn tôi soi mói. Rồi cười chế giễu. Tôi mơ hồ nghe tiếng ai rỉa rói : Thằng kia tới đây làm gì ! Giữa rừng hoa , con bướm giang hồ bỗng bé nhỏ quá. Tôi bị học trò con gái thu hết hồn vía.Hỡi những hình ảnh cậu trai vừa lớn của tôi mười bẩy năm củ, cậu đã thật sự giã từ tôi. Khi tôi biết được cậu giã từ tôi thì cậu đã trở về nằm yên trong kỷ niệm và không bao giờ cậu đến với tôi nữa. Tôi tiếc hình ảnh ấy, tôi muốn đi lại từ đó, muốn mãi mãi là cậu trai vừa lớn ngượng ngùng ; xấu hổ, sợ hải đứng trước một ngôi trường con gái. Tôi muốn mãi mãi ngô nghê, ngớ ngẩn. Thật sự đã mất cả. Bây giờ chỉ còn tính toán , khôn ngoan , thủ đoạn với cuộc đời và với cả tình yêu . Tôi đang định cúi mặt lầm lũi về Nhà Hát Tây. Ngó trên tay. Không có đồng hồ . Không có vì đói rách chứ không phải vì thù ghét thời gian. Các cô nữ sinh đã lần lượt vào hết sân trường . Mà người yêu của tôi chưa thèm tới. Hay nàng tới rồi đang xếp hàng vô lớp mà mắt tôi hoa lên không kịp nhận ra nàng ? Tôi cố an ủi lòng tôi, cố khuyên nhủ " Long ơi , mày hãy kiên nhẫn. Đấy mày coi. Quốc văn giáo Khoa thư dạy rằng : Con kiến nhỏ , cái tổ to thế mà kiến tha lâu cũng đầy tổ. Cây gỗ lớn, sợi dây bé , thế mà sợi dây kéo mãi cây gỗ cũng phải đứt. Nước chảy đá mòn , Long ạ ! Lòng tôi nghe tôi xui dại, kiên nhẫn thêm một tí. Nhưng khi cổng trường khép kín, hàng me già thẳng tắp biến thành rừng me hoang vắng, tôi mới hay chỉ còn mình tôi. Gió thổi lá me rơi. Lá me rơi hay mưa lá me đấy nhỉ? Anh Trương Chi thở dài, lủi thủi cuốc bộ về cái thuyền câu mục nát của anh neo ở bến Nhà Hát Tây . Suốt ngày hôm đó , Trương Chi ra ngẩn vào ngơ, chê cơm xườn heo nướng ngon tuyệt vời tại hẻm Casino Sài gòn. Trương Chi buồn vì bị Mỵ Nương cho leo gốc me già. Hẳn là Mỵ Nương cười khúc khích khi tưởng tượng Trương Chi vồ được con thỏ. Trương Chi bỗng nghi ngờ tình đời đen bạc và đêm ấy một đêm khởi sự cho sự nghiệp thi ca, đoản thiên tiểu thuyết đăng báo Tiếng Chuông của chàng , chàng đã thức trắng đêm ( uống ba ly cà phê đen thì ngủ sao nổi ) hì hục làm bài thơ như sau:Đời anhKhi mới vào Nam anh đã biếtPhận anh quả mướp chín phần mườiĐồn điền Hớn Quản xa xôi lắmCũng chỉ xa bằng mộng ước thôiAnh đã mộng gì em hiểu chưaCu ly cạo mủ sáng và trưaLà tìm cảm hứng trong gian khổĐể dệt cho đời những áng thơNhưng số của anh lạ quá taTrời xanh rõ thật một ông giàXui anh gặp gỡ người con gáiNhà Hát Tây và ở gác baÁi tình, ồ , nó rất ly kỳCứ dọa đi rồi chả dám điGhế bố anh nằm như gián đóiYêu em anh chán làm cu lyEm, cũng yêu anh cũng mến anhTình ta nào khác chỉ treo mànhBố em đã luyện chân cầu thủSắp sửa sút anh như sút banhAnh sợ rồi anh sẽ lọt gônCho nên đan vội lưới ngăn buồnHôm nay lại được ăn canh thỏĐể thấy cuộc đời đen bạc hơn.( Làm tại gác ba Nhà Hát Tây để kỷ niệm ngày người yêu bắt đợi dài chân dưới gốc me già. Sài đô mùa tàn phượng vĩ và câm nín loài ve, đêm ngập đầy tiếng xích lô máy cùng loài muỗi vo ve; ). Bài thơ Đời anh của tôi chưa làm em Ngọc tối tăm mắt mũi nhưng đã là một biến cố quan trọng ở căn nhà của chúng tôi trên gác ba Nhà Hát Tây. Nguyễn Xuân Nhân khám phá được bài thơ trước tiên. Mãi năm giờ sáng tôi mới lăn kềnh ra ngủ. Thi sĩ Trương Chi ngáy pho pho như tất cả những thi sĩ trứ danh trên thế gian này. Bài thơ của chàng đã chép lại cẩn thận. Tưởng chàng ngũ mê man, Nguyễn Xuân Nhân cầm lên đọc lẩm bẩm. Nó muốn học thuộc lòng bài thơ " bất hủ của tôi. Rồi nó đánh thức Lê Như Quỳnh dậy, ca ngợi tôi : - Này, " ông Long làm được thơ, mày ạ !Nhân và Quỳnh không dám " mày, tao với chúng tôi. Hai thằng thuộc loại đàn em. Quỳnh hỏi : - Có đúng " ông ấy làm không ? - Đúng chứ. Bản thảo kia kìa ... Em nào cho " ông ấy leo cây me , " ông ấy ức hộc máu mồm , về uống mấy ly cà phê, hút vài gói thuốc, thức cả đêm làm thơ. - " Ông ấy có người yêu à ? - Ừ . - " Ông Long tài quá nhỉ ! Vừa có người yêu, vừa biết làm thơ .Tôi thức giấc vì tiếng lèo xèo của hai đứa . Và tôi bèn giả vờ ngủ và mà khoan khoái vô cùng . - Làm thế nào để có người yêu ? - Phải nhờ " ông Long . - Làm thế nào để làm thơ ? - Cũng phải nhờ " ông Long .Con nhà Vũ khắc Niệm càu nhàu : - Im lặng cho tao ngủ .Nguyễn Xuân Nhân khoe nhặng : - Dậy đi " ông ơi, dậy đi, có bài thơ của "ông Long hay tuyệt . Xã hội, ái tình, phiêu lưu ...Niệm vùng dậy : - Đưa tao xem .Nó giằng bài thơ trong tay Nhân, mắt nhắm mắt mở đọc. Đọc xong nó cười lớn. Ôi , tiếng cười của nó làm tim tôi muốn vỡ tung. Nó đưa bài thơ cho Nhân : - Hay hơn thơ của Xuân tóc đỏ bán thuốc trên xe điện Hà Nội .Nhân bênh tôi : - " Ông đừng ghen tài ! Tướng " ông làm chó gì có người yêu .Quỳnh tấn công Niệm : - " Ông biết làm thơ không ?Niệm đã tỉnh ngủ. Nó muốn chơi xỏ tôi một vớ. Nó bảo Nhân : - Mày coi " thi sĩ Long còn ngủ say không cái đã.Quỳnh lay tôi. Tôi giả vờ kỹ hơn. Niệm nói : - Tao chép bài thơ của nó gửi cho tuần báo Đời người , tuần báo này có mục điểm thơ đểu thơ, họ sẽ điểm thơ của " thi sĩ Văn Long. Và đó là cách tao sẽ trả lời hai đưá mày .Thằng Niệm hại tôi. Kệ nó . Dể gì báo Đời Người thèm điểm tôi . Nhỡ nó khen tôi là con nhà Niệm biết tay tôi và em Ngọc sẽ phục tôi sát đất. Nhất cử lưỡng tiện. Tôi yên lòng nằm ngủ . Và tôi chiêm bao thấy bài thơ của tôi in lên báo và em Ngọc cắt bài thơ ấp vào ngực. Một tuần liền , sau hôm bị Ngọc bắt chờ dưới gốc cây me già, chị Phượng chẳng nhìn mưa gió não nề mà ti tỉ câu hát. Em đến thăm anh người em gái, tà áo hương nồng . Mắt huyền trìu mến, sưởi ấm lòng anh ... Nhưng em không đến thăm anh. Như thế đã hai tuần lễ. Tôi buồn chẳng thiết nói. Nhân và Quỳnh vẫn phục tôi. Một buổi chiều , Nhân tất tả giật bức tường giấy, cầm tờ báo Đời người khoe nhặng : - Nó đăng thơ của "ông Long !Quỳnh nhẩy cẫng : - Biết mà, " ông Long đã trở thành thi sĩ !Niệm giật mình : - Nó đăng thơ hay nhắn tin ở mục hộp thư ?Nhân dở tờ báo ra, đọc to tướng : - Bạn Văn Long ( Sài gòn ) - Thơ tốt lắm . Có triển vọng đi xa trong tương lai. Đã đăng số này . Gửi tiếp nhé ! Chào đẩy mạnh nền văn nghệ chủ quan viễn kiến. Rảnh ghé tòa soạn hay đàm trừơng thảo luận. Tình thân .Rồi lật trang cuối cùng : - Bài thơ có cái hình vẽ một thiếu nữ giơ nách mỉm cười.Niệm giằng tờ báo coi qua. Nó hết khinh thường tôi mà chỉ lẩm bẩm : - Lạ thật ! Lạ thật ! Nó mà làm thơ, lại được đăng .Con ông cụ bèn thay đổi lập trường: - Lập bút nhóm đi, Long !Tôi giả vờ thản nhiên , coi chuyện báo Đời Người đăng thơ mình như không có, mặc dù ,lòng tôi mở hội tưng bừng.Nhân hững hờ cầm lấy. Y hệt một thi sĩ trứ danh, tôi hỏi : - Có lỗi chính tả không đấy ?Nhân đáp : - Không .Tôi nhẩn nha châm điếu Ruby Queen , nhả khói rất nghệ sĩ . - Bút nhóm hay thi ssĩ văn đoàn ?Niệm nói : - Thi văn đoàn. Tao lấy tên là Thi Văn Đoàn Ly Hương .Nhân nói : - Bút nhóm Nhà Hát Tây đi !Quỳnh nói : - Thi Văn Đoàn Áo Thung hay Bí Tất cho nó có vẻ khác đời.Đặng Xuân Côn đã coi sự trình bày và chỗ trình bày bài thơ. Nó xỏ ngọt : - Theo tao, nếu bầu thằng Long làm chủ tịch thi văn đoàn hoặc bút nhóm , ta nên lấy tên là Bút Nhóm Sang Độc hay Thi Văn Đoàn Hôi Nách !Tôi chết lặng . Nhìn kỹ trang cuối tôi mới thấy đề nghị của Côn xác đáng . Cạnh bài thơ của tôi là cái quảng cáo thuốc trị đủ thứ bệnh có vi trùng . Hai chữ sang độc to hơn tít bài thơ Đời Anh . Còn cái hình vẽ trên bài thơ đúng là hình vẽ quảng cáo thuốc hôi nách mà anh nhà in đã... ghen tài tôi, nhét bừa vô. Tôi lảng chuyện : - Đùa tí mà. Không thi văn đoàn, bút nhóm gì hết..Tôi giả vờ ( luôn luôn giả vờ ) phẫn chí, xé trang báo có đăng bài thơ của tôi, xé cả mẩu thuẩn tin ở mục hộp thư rồi quăng tờ báo đi. Tôi muốn phi tang... sang độc ! Và cảnh cáo Đặng Xuân Côn : - Liệu hồn .Côn cút sang Khánh Hội, vì đã tới giờ làm. Niệm bỏ xuống phố. Còn hai kẻ ái mộ tôi. Chúng nó tâng bốc tôi. Tôi tha hồ nói phét về thơ, thi sĩ, tình yêu ... Tôi sai Nhân về nhà kiếm lưỡi dao cạo . Tôi cắt mẫu nhắn tin và bài thơ ( loại bỏ hình vẽ thiếu nữ giơ nách mỉm cười ) nhét kỹ vào ví. Đêm ấy, tôi lại thức, cố " chế bài thơ thứ hai. Lại hì hục khuân tảng đá . Không nổi ? Cuối cùng , tôi bỏ bài thơ Đời Anh và mẫu nhắn tin, vô phong bì, chờ gửi cho Ngọc. May làm sao, sáng hôm sau chị Phượng lên thăm tôi. Chị chưa kịp chuyển " thông điệp tình yêu , tôi đã lầm lỳ đưa cho chị cái phong bì đựng một " pho thơ của tôi và nói : - Nhờ chị chuyển tận tay Ngọc. Sau đó là hết .Chị Phượng định trao thư tình trên giấy nháp, tôi xua tay : - Em không đọc nữa đâu . Thịt thỏ nấu cà ry cay muốn chảy nước mắt , chị ạ ! - Cậu Long. - Bút hiệu Trương Chi, làm thơ ký Văn Long ! - Cậu Trương Chi tức Văn Long. - Dạ . - Hôm tựu trường con Ngọc bị sốt . - Sốt rét mấy tuần ? - Ừ . - Chị cũng sốt rét ? - Cậu giận chị à? Thôi chị về vậy ...Và chị Phượng về ? Tôi không ân hận bởi bài thơ Đời Anh của tôi sẽ được em Ngọc thưởng thức và tôi biết chắc em Ngọc còn yêu tôi. Tôi sung sướng khôn cùng. Tình yêu ly kỳ như tôi đã diển tả . Đang muốn làm cu ly đồn điền Hớn Quản " rừng thì lắm vắt, suối thì sâu , được yêu , bỏ mộng cu ly liền . Nhưng đang yêu mà bị tình yêu bảo đi chỗ khác chơi , mình bèn ôm mộng... du tử, khăn gói quả mướp ca bài Ra đi khắp nơi xa vời, và mới tới một nơi không nhà cửa , bụng đói, chân mõi đã não nề than vãn Chiều nay biết về nơi đâu, dừng chân ta ngắm cảnh bao la sầu ! Tôi vẫn còn sung sướng. Và tôi làm một lúc bảy bài thơ lục bát. Những bài thơ này không thể chép ra đây vì sợ những tâm hồn đố kỵ có thể liệt vào thi văn đoàn Sang Độc.Bài thơ và mẫu nhắn tin gửi cho Ngọc " ép phê quá xá. Hai mươi bốn tiếng đống hồ sau, trong lúc Bút Nhóm Sang Độc , tạm gọi thế, đang quần xà lỏn, áo thung, ngồi thảo luận văn nghệ và cơm áo tại đàm trường , thì có tiếng ngón tay ngượng ngập búng vào tường giấy nghe lộp bộp. Vũ Khắc Niệm càu nhàu: - Xê ra cho người ta thảo luận văn nghệ .Tiếng lộp bộp vẫn ... lộp bộp . Nhân đứng dậy ra " cửa , vén tường ngó . Nó thụt đầu vào ngay : - Ê , có nàng thơ.Tôi hơi hồi hộp. Nhưng có thể nàng thơ là con gái bà bán quýt mà tôi mua chịu quýt đã bốn hôm chưa có tiền trả. Tôi bảo Nhân : - Hỏi xem, nếu nó đòi tiền quýt thì bảo mai tao trả .Con nhà Nhân lại thò đầu ra . Nó " đối thoại gì với cô con gái bên ngoài, chúng tôi không thèm biết. Tôi vẫn còn ngót nghét trăm bạc, nó thúc nợ quá thì mình nhịn Ruby Queen . Sợ chi . Nếu nó đòi trả nợ bằng thơ lục bát , tôi cũng sẳn sàng . Nhân đã thụt đầu vô . Nó rón rén bước gần tới ... đàm trừơng văn nghệ Sang Độc, mặt mày quan trọng, giọng nói run rẩy : - Nàng thơ tên Ngọc, nàng bảo muốn gặp" thi sĩ Văn Long .Tôi vụt đứng dậy, ra lệnh : - Mặc quần áo nhanh lên !Vũ Khắc Niệm cuống cà kê : - Ông có mỗi bộ vừa mới giặt , hãy còn ướt .Tôi giậm chân: - Thì mày mặc quần áo ướt rồi cút xuống nhà.Niệm cằn nhằn : - Không được.Nhân, Quỳnh, Côn đã phá kỹ lục mặc quần áo nhanh nhất thế giới. Niệm vẫn dùng dằng, Nhân nói: - Hay " ông Niệm khoác đỡ cái áo mưa vô.Niệm gắt: - Trời hôm nay nắng, mày muốn tao làm trò khỉ à ?Tôi đưa ra giải pháp cấp thời : - Thôi, ông lạy mày, mày giả vờ nằm ngủ, quay mặt chỗ khác, lấy chăn đắp kín thân thể.Niệm bằng lòng. Và Nhân, Quỳnh, Côn hân hoan rời khỏi căn nhà nghệ sĩ. Và tôi, tôi chỉ lo làm công việc ... nghi lễ mà quên mất bổn phận mặc quần áo. Vậy nhưng tôi vẫn tưởng mình đang diện bộ " xì mốc king . Tôi sắp long trọng ra mời nàng vô thì con nhà Niệm bịt miệng cười. Tôi cáu : - Mày phá đám , hả ? - Ê, đại diện thi văn đoàn Áo Thung hay bút nhóm Quần xà Lỏn ?Tôi rụng rời. Xuýt nữa là đi đoong mối tình thơ mộng. Bèn vồ lấy áo, hối hả mặc. Mặc xong, sửa soạn tiếp người yêu mới thấy sự hung hăng của mình đã bỏ mình đi đâu mất.Tôi đứng thộn mặt . Nhà văn nghệ Trương Chi dấn thân anh dũng, viễn mơ khiếp đãm, không sợ đói rách , lại bắt đầu sợ gặp người yêu những buổi hẹn hò. Tôi bỗng thèm rửa mặt? Vì ngở mặt mình dính vết nhọ. Tôi bỗng thèm đánh răng. Vì ngỡ răng mình còn giắt sợi rau nhỏ. Tôi bỗng thèm gội đầu. Vì ngỡ đầu mình lắm gầu. Tôi thèm và tôi thèm ... Nàng đang chờ tôi, có bối rối như tôi? Niệm giục : - Ông giả vờ ngủ được chưa ?Tôi hỏi : - Mày ngó tao xem còn thiếu sót gì không ?Niệm chống tay lên cầm y hệt một thi sĩ nghiệp sắp sửa giao duyên với nàng tiên nâu. Nó phán : - Ông sợ mày quên cài nút quần. Kiểm soát lại coi .Tôi kiểm soát cái cửa sổ của quần. Niệm khen xỏ : - Rất xứng đáng đại diện thi văn đoàn Sang Độc . Mà mày ... - Gì ? - Ông không trùm chăn kín đầu đâu . - Ông lạy mày đấy. Mày mở mắt để nàng biết là tương lai văn nghệ và tình yêu của ông đi đoong. - Tao thề chỉ ... ti hí thôi . - Không được . - Cho tao học tập tình yêu chứ ? - Tao sẽ dạy mày văn phạm tình yêu. Khi mày chia " véc bờ đủ " tăng , đủ " mốt thì ti hí mày mới hiểu được thế nào là tình yêu. Còn bây giờ , mày mở mắt thao láo, tai mày dẫu đã lấy hết ráy, mày nghe tao nói chuyện với nàng, mày sẽ giống lũ vịt nghe sấm.Tôi thừa tư cách bịp Vũ Khắc Niệm. Trước hết, tôi đã có bài đăng cạnh cái quãng cáo Sang Độc, được trang trí bằng hình thiếu nữ giơ ngó nách. Sau hết người yêu mà tôi trót tưởng là con gái bà hàng quýt lên đòi nợ.Mày hiểu chưa ? - Rồi. - Yên chí, tao sẽ nhờ nàng giới thiệu cho mày một em Trưng Vương . - " Sur Trưng Vương nhé ? - " Sur . Gái hàng Đào di cư chứ không phải nữ sinh Phát Diệm đổi trường. Mày Thái Lọ mà đi chê Bùi Chu. Thôi đắp chăn trùm kín đầu đi.Niệm ngoan ngoãn vâng lời. Nó nằm trên sàn gác. Chiếu là mảnh giấy dầu. Chăn thì Mỹ quốc viện trợ, mùi khét lẹt. Tôi rút điếu Ruby Queen , quẹt diêm, hít một hơi đầy để ... bình tỉnh . Lại tác điệu ngó điếu thuốc . Cứ như thơ Hồ Dzếnh ấy. Ngó trên tay thuốc lá cháy lui dần . Niệm hé chăn : - Đợi gì nữa ? - Ôn tí " gam me !Tôi quên mất nàng. Không phải vô tình đâu. Tôi bối rối lắm, chẳng biết sẽ phải làm gì khi ngồi bên nhau. Nàng lại búng tường lộp độp . Nàng búng tim tôi . Đau quá, tôi đành cam đảm bước tới gần cửa. Rồi tôi hé cửa. Nàng nhìn tôi. Lần đầu tiên tôi trông rõ đôi mắt nàng, đôi mắt huyền mơ không bị viền vải tây điều. Đôi mắt chứa đầy trách móc. Nàng không hề nói , chỉ mở cặp lôi ra một phong thư dầy cộm đưa cho tôi. Rồi vội vàng quay gót. Tôi hơi mừng . Mừng xong thì buồn. Tôi cần trút nổi buồn vào con nhà Niệm. Tại thằng Niệm hòi han lẩm cẩm, bắt nàng đợi mỏi chân nên nàng giận dỗi bỏ về. Tôi cần trả thù thằng Niệm . Con nhà Niệm ưa khoe nó là học trò của ông Vũ Khắc Khoan. Dân Nguyễn Trải mà. Ông Vũ Khắc Khoan hay truyền nghề kịch cho môn đệ . Thế thì tôi " chơi kịch với Niệm. Tôi không khoác loác , kịch cũng là nghề của tôi. Bèn sáng tác ngay vở kịch đôi trai gái ngồi bên nhau chuyện trò . Tôi độc diễn thủ hai vai, bắt chước giọng con gái mà Niệm sẽ tưởng là Ngọc của tôi. - à, em ... mời em vào . Bắt em chờ lâu chắc em mỏi chân. Anh sẽ mua dầu Con Hổ thứ thật bóp chân cho em ... - Ứ ừ ... - Thôi đừng giận ... Tại người bạn của anh bất thần lên cơn sốt rét. Đó , em nhìn coi, anh ta đắp chăn kín mít . Hể anh ta tung chăn ra là ốm đòn , em ạ ! - Anh chả yêu em tí nào . - Anh yêu em ghê lắm, em yêu dấu. Anh đã vì em dệt bài thơ Đời Anh . Anh còn dệt mấy pho thơ ác liệt đánh ngã tất cảthi sĩ hiện đại. Em Yêu dấu ơi , anh báo tin mừng với em, anh được bầu làm chủ tịch bút nhóm Sang Độc ! - Em rất hãnh diện . Anh tài quá, anh biết làm thơ. - Em ngồi gần anh tí nữa. Thế, ngoan lắm. Tóc em thơm mùi hoa lan. Em ạ, anh vừa đánh răng xong... - Em về đây . - Mới đến đã đòi về.. - Em phải về . Mai em sẽ đến thăm anh. Em đến thăm anh luôn luôn . Đây, lòng em gói trong này, anh đọc sẽ hiểu em. - Em về ngủ ngon nhé ! - Vâng. - Đêm nay cố nằm mơ thấy anh nhé ! - Vậng .Tôi còn " độc thoại rất kỹ. Và giả vờ mở cửa tiễn nàng . Rồi tôi vào . Thở dài thừơng thượt . Con nhà Niệm đã tung chăn, ngồi dậy. Tôi cố nín cười . Người nó nhễ nhãi mồ hôi. Mặt nó nhễ nhãi mồ hôi. Nó giống một tên bị cãm , đốc tờ bắt uống hai viân aspérine , đắp chăn kín mít, lát dậy uống cốc nước thật nóng, mồ hôi toát ra. Nó phờ phạc trông đáng thương vô cùng. Nó ngẩn ngơ hỏi: - Nàng đẹp không? - Tuyệt vời. - Mày tán gái hay quá . - Tao còn uống tình trên môi nàng. tao vuốt tóc, đan chặt tay tao vào tay nàng. Trái tim tao nhẩy valse . Mày thèm có người yêu chứ ? - Thèm nhỏ rải. - Mày nên học " gam me . Mà mày chỉ mới nghe tao tán nàng, mày chưa được nhìn tao. Thôi, mày đi tắm cho mát. - Tao mát rồi . - Tình yêu làm mày mát à ? - Ừ . - Biết vậy ông cố giữ nàng lại cho mày bơi ở " pít xin mồ hôi . - Này ... - Gì ? - Giọng nàng êm ái ghê . - Giọng nói tình yêu mà chẳng êm ái . - Ước gì ông được trùm chăn nghe mãi để ông học cách tán của mày .Tôi phá ra cười. Cười lăn trên ghế bố. Cười đau bụng. Cười thỏa thích. Niệm hỏi : - Mày cười cái gì thế ? Tôi đáp : - Tao thương hại mày .Ném cái thư nàng vừa trao tận tay cho Niệm , tôi kiêu hãnh : - Cho phép mày đọc đó.Niệm trịnh trọng bóc thư, say mê đọc, Nó khoe nhặng : - Nàng gửi cho mày cái thời khóa biểu. Hề , hề , ngày nào có giờ " pẹc ma năng nàng tô màu xanh, và chú thích " anh đón em anh nhé, chúng ta sẽ đi chơi ... Thời khóa biểu tình yêu .Tôi nói : - Mày rõ chưa ? Yêu nhau cũng có thời khóa biểu hẹn hò .Nó liếm môi : - Nàng bảo chiều qua nàng phải rữa bát, mày ạ !Tôi giằng vội thư : - Đồ ngu ! Thằng nhỏ, xin ra không báo trước thì nàng bị rửa bát một bữa. Ôi, nếu nàng báo tin này , tao sẽ xuống xóm Vẹc rửa chén giùm nàng !Suốt ngày hôm đó, Niệm ca ngợi tôi. Nó suy tôn tôi với đám Nhân, Quỳnh. Tôi bỗng trở thành nhân vật quan trông chịu trách nhiệm với lịch sử loài người là dẫn các bạn tôi biết đến cổng trường con gái để các bạn tôi biết đứng ngẩn trông vời áo tiểu thư. Tôi chưa kể chúng tôi phải thổi cơm lấy ăn liền. Nhiệm vụ của Côn là kiếm tiền, của Niệm là đi chợ, của quỳnh là lau nhà, của tôi là rửa bát. Tôi ngại rửa bát khinh khủng. Nhờ có tí người yêu , các bạn đâm nể nang , thay phiên nhau rửa bát dùm . Tôi chỉ việc làm công việc của thằng chột tình ái dạy bọn mù yêu đương. Nhân danh kẻ có tình yêu và chủ tịch bút nhóm Sang Độc , tôi hành hạ bọn mù thẳng tay. Mỗi bài thơ tôi chế ra, Nhân và Quỳnh hì hục chép. Mỗi lời nói về tình yêu của tôi tung ra, Nhân và Quỳnh coi như lời vàng ý ngọc, hoa thơm cỏ lạ. Và tôi , trời ơi, tôi chưa hề được nói với người yêu của tôi câu nào!o 0 o* Ê ta bờ li xơ măng ( établissement ) là một hảng buôn hay một cơ quan.* Clarinette là một loại kèn ốm , dài như một ống sáo* Contrebasse là đại vĩ cầm*Pointeur : Kiểm điểm viên* Buổi mai hôm ấy ... tên tập truyện ngắn của Thanh Tịnh
Duyên Anh
Áo tiểu thư
Chương 7
Tôi yêu những buổi chiều chung quanh một ngôi trường con gái. Buổi chiều vàng của niên thiếu? Buổi chiều mà thi sĩ Xuân Tâm đòi đổi hai mai lấy một chiều Buổi chiều chỉ đẹp khi nhuộm vàng nắng yêu Nghĩa là khi ta đón đợi người yêu vào những buổi chiều . Em đến thăm anh một chiều mưa mới thơ mộng . Chứ, một sáng mưa là vất đi. Cho nên , thi ca và âm nhạc của ta rất nhiều buổi chiều . Một nghìn bản nhạc thì có tới chín mươi chín bản vương vấn nắng chiều. Chiều ơi, chiều nay, chiều đi , chiều rơi, chiều bay, chiều tà, chiều buồn, chiều vàng, chiều tím, chiều xưa... vân vân ... Với tôi, buổi chiều lý tưởng chỉ là buổi chiều Xuân Tâm , buổi chiều tôi đứng thộn mặt để tìm trong đó ít lời yêu . Cái buổi chiều mơ tưởng nhiều nhất là buổi chiều của cậu con trai vừa lớn thơ thẩn chung quanh ngôi trường con gái. Tôi yêu những buổi chiều đó . Hàng cây, bờ cỏ , bức tường, con đường , vệt nắng đều dễ thương lạ lùng .Ngôi trường người yêu của tôi đang ngồi mơ mộng tình yêu là trường Gia Long . Nàng học nhờ trường Trưng Vương di cư học chiều. Gia Long học sáng. Giá thuở vừa lớn của tôi , trường Trưng Vương nằm trên con đường nhỏ bé, yên lặng Nguyễn Bỉnh Khiêm như bây giờ, thì ngay cả cái chuồng khỉ sở thú cũng dể yêu. Tôi sẽ mua bánh mì , lẻn vào sở thú , kiếm một gốc cây nào sạch sẽ , trãi báo ra nằm . Vừa nhìn trời xanh trên ngọn cây cao vừa gặm bánh mì để tưởng nhớ người yêu. Tôi cho như thế là nhất. Ngủ một giấc dài.thức dậy lang thang đi chọc khỉ, chòng gấu, đùa voi, bỡn cọp ... Nếu cổng trường chưa mở cho đàn bướm trắng bay tản mạn khắp lối về thì tôi còn có thể mua ngô rang , đứng trên cầu mơ, thả từng hạt nhử bầy cá đói. Ở trong sở thú, tôi sẽ khắc thơ Sang độc lên thân cây. Nghĩa là hoa, lá , cành bách thảo sẽ bị Sang Độc hết. Bằng thơ của thi sĩ Trương Chi Tôi sẽ diển tả một người đi tìm tình yêu qua hang hùm, miệng cọp. Tôi sẽ ... rất tiếc .Bây giờ, Trưng Vương chỉ là tầm gửi trên Gia Long, chỉ là tu hú ... học nhờ trường .Hạnh phúc tuyệt vời cho những cậu trai vừa lớn hôm nay có một ngôi trường con gái nằm ở cuối con đường bình yên nhìn sang một khu rừng ái ân tưởng tượng. Một giờ " pẹc ma năng sẽ là ngàn giờ thần tiên. Bước chân trên lớp lá khô , ngoái lại nhìn đôi mắt nai của người yêu sẽ thấy mùa thu Lưu Trọng Lư hiển hiện. Nhưng hạnh phúc đó đã bị phá tan bởi tiếng động cơ Honda, Yamaha, Suzuki... Cậu trai vừa lớn hôm nay thích ồn ào. Cậu gỡ ống hãm thanh, lạng xe qua những ngôi trường con gái. Tiếng nổ nhức tai tình yêu. Lối biểu diển xe dọa cán tình yêu. Và tình yêu trốn chạy. Những buổi chiều ở quanh trường con gái hôm nay không đẹp, không phải là chiều vàng như những buổi chiều ở quanh trường con gái hôm xưa, thuở tôi vừa lớn.Thuở tôi vừa lớn, vùng tình yêu không có tiếng động của xe gắn máy. Tôi đi qua đó nhiều lần , lần nào cũng là lần đầu rung động , ngượng ngùng, bẽn lẽn cơ hồ một cô gái đoan trang đi qua một đám đông trai trẻ. Hỡi gốc cây me già ngã tư Phan Thanh Giãn - Bà Huyện Thanh Quan ! Còn nhớ cậu trai mười bảy năm trước ? Chúng tôi là người tình không chân dung của hàng ngàn học trò con gái. Chúng tôi yêu bất cứ cô nào dù chẳng cô nào yêu chúng tôi. Chúng tôi đuổi theo những tà áo, những màu áo. Yêu thầm lặng. Yêu chẳng dám tỏ tình . Mà vẫn tưởng mình bị ruồng rẫy, phụ bạc . Hỡi cô học trò H.H người tình có chân g của hàng trăm người tình không chân dung. Lúc này , cô đã con bế, con bồng. Cô chả bao giờ biết, yêu cô, có thằng bị bệnh thương hàn chết mất xác. Thằng này là bạn tôi ... Khi hai ngón tay nó đưa lên bắt chuồn chuồn, tâm hồn nó sáng suốt vô cùng. Nó giăng giối một câu đe dọa, hãi hùng : - Đứa nào yêu em H.H của ông, ông sẽ giết.Cô H.H học trò Trưng Vương năm xưa, cô còn nhớ buổi chiều mưa tơi tả ? Làm sao cô nhớ nổi ! Thằng bạn tôi đạp xe theo cô. Đầu không mũ. Mình không áo mưa. Nó xông pha vào mưa gió chỉ để theo cô. Và nó nhuốm bệnh thương hàn, chết vì cô? Ôi , thằng bạn tôi si tình gấp ngàn lần Đoàn Dự. Hàng trăm thằng khác sổ mũi , nhức đầu, cảm cúm, cũng vì cô. Khối thằng bỏ học , sau này trở thành họa sĩ, thi sĩ, văn sĩ, cũng vì cô. Tôi đã cảm khái nhiều quá về những buổi chiều chung quanh một ngôi trường con gái năm xưa. Bây giờ, tôi đang đứng trong buổi chiều đó, dưới một gốc me già. Nắng vàng rữc rỡ; Với tôi, nắng chiều không hề vàng úa trong vùng tình yêu. Cách xa tôi hai chục gốc cây, Nhân cũng đứng dưới gốc cây me già . Nó ghếch chân lên thân cây, tay chống cầm ra chiều tư lự. Cách xa Nhân khoảng ngắn là Quỳnh. Còn biết bao cậu trai khác nữa. Họ cùng tâm trạng của chúng tôi. Tôi móc túi , lôi cái thời khóa biểu tình yêu ra lẩm nhẩm đọc : " Thứ hai, hình học, Đại số, Quốc văn và Quốc văn ... Thứ hai, hôm nay là thứ hai. Chiều nay là chiều thứ hai. Người yêu của tôi sau khi chán nản vòng tròn, phân giác, bán kính, bình phương , pa ra bôn , đơn thức, đa thức, phương trình bậc hai,lại đang chán nản cái chí làm trai của ông già Nguyễn công Trứ trác tuyệt cách mấy cũng vất vã đi so với bài thì nặng khuynh hướng Sang Độc mà nàng sắp nhận được và sẽ len lén đọc. Tôi ước ao ông via của nàng kiểm soát gắt gao. Và nàng đem thơ của tôi vào cầu tiêu , học thuộc lòng , rồi xé vụn, giật nước để nước mang thơ Sang Độc xuống cống trôi ra sông, ra biển và từ biển , thơ Sang Độc sẽ mưa về nguồn. Thơ trôi ra biển, biển mưa về nguồn ! Dạo này, sinh hoạt của chúng tôi bị xáo trộn bởi tình yêu. Ăn cơm trưa xong, ngủ một giấc dài, Nhân, Quỳnh và tôi thức dậy, tắm táp và xuống phố. Chúng tôi cuốc bộ dọc phố Bonard, xuyên qua chợ Bến thành, qua cửa nhà ga xe lửa, quẹo tay phải , đếm đủ cột đèn đường Trương Công Định, xuyên qua vườn Tao Đàn , men vỉa hè số chẳn đường Đoàn thị Điểm . Đến ngã tư đường Phan Thanh Giãn , mỗi đứa chọn một gốc cây mà đóng đồn. Tôi có hai đệ tử tình yêu: Nhân và Quỳnh. Hai thằng theo tôi để học tập yêu đương . Học yêu còn vất vả hơn học vỏ. Nhiều hôm chúng tôi bị con nhà Niệm chơi xỏ, vặn đồng hồ báo thức chậm lại hai tiếng. Lúc chuông reo , chúng tôi thức dậy, tưởng còn sớm, cứ thong thả như cậu Thu đi ở giữa đàng , gặp cậu Xuân gạ đánh khăng ấy. Chừng ngó đồng hồ chợ Bến Thành mới choáng váng. Thế là chạy. Chạy toát mồ hôi. Tới trường, trừơng đã vắng hoe, người yêu tôi về mất rồi. Hôm sau, nàng gửi một bức thư trách móc và tiếc rẻ đêm ấy ngủ thiếu mơ mộng vì không được đọc thơ Sang Độc của thi ssĩ Trương Chi ! Tôi dám tự hào rằng, mười bảy năm trước, nếu người ta gửi tôi đi dự giải cuốc bộ hay chạy việt dã ở Thế Vận Hội, tôi sẽ phá kỹ lục thế giới . Không một giãi nào vinh quang bằng giải thưởng của tình yêu. Tôi đã đi nhanh, chạy chậm vì tình yêu, vì một lá thư của người yêu. Nhưng lại rửng rưng với việc làm, nơi làm lương hậu cho một gã thất nghiệp .Em đang học cuối cùng. Em chẳng học được gì cả . Tuần trước, tôi tặng em bài thơ mà dưới tên Trương Chi còn mở ngoặc đơn ghi thêm trong bút nhóm Sang Độc rồi khép ngoặc. Bài thơ này có hai câu coi như ... sấm ký : Năm nay em sẽ trượt Vì mải chuyện yêu đươngTôi tin tưởng người yêu của tôi đang viết tên tôi kín các trong vở nháp. Bỗng nhiên, hồn thơ Sang Độc lai láng, tôi phải nuốt nước bọt ừng ực cho hồn thơ khỏi dâng lên. May mắn thay, vào đúng lúc hồn thơ Sang độc có thể quật ngã tôi thì chuông trường reo. Chung quanh tôi, những người bằng tuổi tôi vội vàng đổi thế đứng. Khuôn mặt họ hớn hở. Chắc trái tim họ đang reo vui. Nhiều cậu rút thuốc lá, bật diêm , hít hà hương khói một cách ngượng ngập. Nhiều cậu đi đi, lại lại , mặt cúi xuống nhìn giày. Những đôi mắt, ôi những đôi mắt của những chàng trai vừa lớn đi tìm tình yêu , sao mà quyến rũ thế ! Tình yêu chỉ thơ mộng và chân thành trong những đôi mắt ấy. Cổng trường đã mở rộng. Đàn bướm chưa ùa ra . Nhân bước nhanh tới chỗ tôi. - " Ông ơi, tôi chờ ông ở đâu ? - Mảy về à? - Chứ tôi biết đón ai? Một tháng liền đợi tình yêu dưới gốc cây hoài sao? " Ông dạy bí quyết đi ! - Mày phải kiên nhẩn . - Kiên nhẩn một tháng rồi. Tôi sợ bị "ông Niệm cười thối mũi . - Mày đã " chấm em nào chưa ? - Rồi . - Đẹp không ? - Nhìn xa thì đẹp, lại gần mới hay em bị rỗ ! - Thì kiếm em khác và theo em về tận nhà .Quỳnh cũng đã chạy lại. Nó hỏi tôi : - Mình sẽ nói thế nào để em biết mình yêu em ?Tôi dạy nó: - Như mày làm bài luận ấy. Mở bài là thẽo . Thẽo hoài. Thân bài liếc và cười. Và kết luận là đưa vào tay em một lá thư. - Đưa bằng cách nào? - Đó là một nghệ thuật .Tôi dọa Quỳnh : - Không có nghệ thuật đưa thư tình, em liệng ngay tại chổ thì mày chỉ còn nước đợi chờ lấy một con vợ mắt toét, cả ngày ăn quà vặt hoặc là mày cạo trọc đầu đi tu.Quỳnh hoảng hốt : - Tôi sợ lấy vợ toét lắm , "ông ơi ! " Ông truyền cho tôi một tí nghệ thuật đưa thư tình " ông nhé !Tôi hỏi : - Thế mày đã biết viết thư tình chưa ?Nó thộn mặt : - Chưa ! - Đêm nay tao sẽ dạy mày cách viết thư tình, lối viết thư mà ở trường học không ai dám dạy mày.Nhân nói : - " Ông dạy cả tôi nữa đấy .Tôi anh dũng đáp : - Tao sẽ mở " cua dạy hai đứa. Yên chí rồi chúng mày sẽ có người yêu. Thôi, về chỗ ! Cố gắng " chấm mỗi đứa một em rỗ huê hay hàm răng dưới mái Tây Hiên. Chúc chúng mày đoạt thắng lợi.Hai môn đệ tình yêu của tôi chuồn lẹ. Bướm trắng đã lục tục ùa ra cổng. Phải đứng dưới một gốc cây trước cổng trường con gái vào một buổi chiều vàng niên thiếu mới cảm được hai câu thơ không hiểu của Nguyễn Bính hay Tạ Ký : Không biết là mưa hay nắng đây Một đàn bướm trắng nhởn nhơ bayBướm trắng Trưng Vương nhở nhơ bay. Mắt tôi nhảy múa. Nắng nhảy múa. Hồn tôi mát rượi. Mưa xuân rơi nhẹ xuống hồn tôi. tôi đứng đây. Bất động . Hồn đã lìa khỏi xác để nhập vào hồn một cánh bướm trong rừng bướm. Cánh bướm ấy, em Ngọc yêu dấu, em nữ sinh lớp đệ tứ trừơng nữ sinh trung học Trưng Vương, ngôi trường có nhiều em học trò đã làm vỡ tim những chàng trai Hà Nội? đang và còn làm vỡ tim những chàng trai Sài gòn một thuở vừa lớn. Hạnh phúc thay cho học trò Võ Trường Toãn bây giờ. Các cậu có thể đứng trên lầu cao, dựa ngực vào lan can, thả tầm mắt sang nhìn học trò Trưng Vương mà mơ mộng mà tìm đường vào tình sử . Các cậu đừng dại dột xuống đường chống đối. Hãy xuống đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, chỉ xuống đường Nguyễn Bỉnh Khiêm , chia nhau từng gốc cây, thập thò chờ đón bươm bướm tan hàng. Đại lộ Thống Nhất đẹp và mênh mông. Quên hàng rào kẽm gai, quên các thầy đội xếp. Để tưởng tượng nắng phai dần, đường rộng hai chiếc xe đạp song song chạy bên lề đường. Tà áo tiểu thư bay nhẹ, gói chặt hồn chàng trai vừa lớn. Đi quãng đường là sống một quãng đời đáng sống.Em Ngọc ra cuối cùng. Những cô học trò đang yêu bao giờ cũng dùng dằng để ra cuối cùng. Như thế anh và em dể tìm nhau. Nàng giả vờ sửa lại sợi dây thun máng cặp sách trên cái pọc ba ga sau xe. Tôi đã thấy nàng. Nhưng không dám gọi. Làm sao tôi có thể nhìn rõ tôi lúc ấy như nữ sĩ Túy Hồng đã nhìn rõ nữ sĩ trên vách ? Tôi nhìn tôi trên vách. Giá gốc cây người ta gắn một chiếc gương ? Hay giá có ai lén quay phim cảnh chàng trai vừa lớn diễn tả nỗi xốn xang chờ đợi người yêu trước cổng một ngôi trường rồi chiếu cho tôi xem ? Chắc tôi sẽ muốn tự tử. Vì tôi đã đóng thật hay, diễn tả trung thực sự ngớ ngẩn, ngu ngơ, thộn , cả quỷnh của vai trò ngớ ngẩn, ngu ngơ một cách ... dể yêu . Ngọc đã phát giác ra gốc cây tôi đứng đợi. Nàng dắt xe trên vỉa hè. Nàng có vẻ khôn ngoan hơn tôi. Chờ nàng tới ngã tư Phan Thanh Giãn - Đoàn thị Điểm , tôi mới dời chỗ đứng. Lúc này tôi biết chân tôi bị tê. Tôi đi cà khật cà khưỡng , mặt nhăn nhó. Rồi tôi phải trả thù mặt đất bằng những cú giậm chân thật lực cho máu tiêu tan. Than ôi, cứ chiều nào cũng đứng đợi em, có thể, tôi mắc bệnh tê thấp ! Khi tôi đến ngã tư, nàng đã dắt xe quẹo tay trái và đã đi tới Tòa Đại Sứ Phi Luật Tân. Tôi vẫn thẽo nàng cách xa hai ba chục thước cơ hồ một chàng trai thẽo một cô nữ sinh nào đó mà chưa được cô ta yêu. Thỉnh thoảng, nàng ngoái nhìn tôi. thì tôi vội ngoái nhìn vớ vẩn . Để thiên hạ khỏi biết tôi thẽo nàng hay đã yêu nàng. Nàng dắt xe qua đường Hiền Vương. Nàng đã đến ngã tư Yên đổ - Đoàn thị Điểm. Nàng dừng lại ở cây Xăng Shell cố tình đợi tôi. Bấy giờ, nắng đã tắt . Và chiều dâng màu khói hương. Tôi bước nhanh. Khi tôi đủ can đảm đến gần nàng , hai đứa đã đến ngã tư YênĐổ - Trương Minh Giản . Nàng ngó trước nhìn sau. Tôi ngó ngang nhìn dọc. Và, nhanh hơn điện, hai lá thư tình rút ra từ lúc nào chẳng hay, đứa nọ trao cho đứa kia . Y hệt hai tên ăn cắp chuyền hàng ấy. Làm xong công việc cao cả và mong đợi ròng rã hai mươi bốn tiếng đồng hồ, nàng lên xe, đạp nhanh về xóm Vẹc. Còn tôi, tôi đứng lặng giây lát, nghĩ tới con đường dài hun hút mà tôi sẽ cuốc bộ từ đây về Nhà Hát Tây. Nếu tôi có vài đồng để đáp xe ô tô buýt xanh nhỉ? Túi tôi chỉ còn năm cắc. Tôi bèn vui ngay vì so với hai môn đệ của tôi, tôi đi với một lá thư tình và về với một lá thư tình chứ chả đến nổi đi không lại về không, ù suông như môn đệ. Tôi phăng phăng bước. Gặp hai môn đệ giữa đường. Tới gần Nhà Hát Lớn, tôi khát nước cháy khô cổ . Hai môn đệ túi rỗng tuếch. Tôi đành gạt hai đứa, lặng lẽ uống năm cắc nước mía để lấy lại phong độ mà ca ngợi tình yêu.Đêm ấy, thi sĩ Trương Chi làm được bài thơ theo khuynh hướng Sang Độc xuất sắc nhất. Bài thơ có một "xì tờ rốp" diễn tả ly nước mía năm hào chỉ !
Duyên Anh
Áo tiểu thư
Chương 8
Điều khiến tôi cụt mất ba phần tư cảm hứng là những bài thơ nặng chất Sang Độc do chính tôi sáng tác và còn giữ lại bản thảo mà tôi lén lút gửi cho tuần báo Đời Người đã không được đăng, dù chỉ được đăng bên cạnh những cái quảng cáo thuốc trĩ, thuốc lỡ, thuốc ngứa ... Tôi không thể có triển vọng đi xa trong tương lai chăng? Tuy thế, căn nhà của chúng tôi vẫn ồn ào, tấp nập. Đặng Xuân Côn đã mua cái lục huyền cầm Y Pha Nho. Trừ những giờ đi sang Khánh Hội với phu bến tàu, nó không thèm đi đâu, không thèm yêu ai, chỉ ôm cây đàn vật lộn với cuốn bài tập dầy cộm của Carulli. Nó múa bài số 30 làm tôi phục lăn. Bài này mà lên biểu diển ở đại Hội Văn Nghệ Giải Phóng tỉnh Thái Bình , chắc chắn , lãnh tụ văn nghệ sẽ giới thiệu nồng nhiệt là một bản nhạc cách mạng Hung Gia Lợi lật đổ phong kiến thối nát ! Tôi thường ngồi trên cửa sổ, nhìn sang hảng Boy Landry, ôm đàn nghêu ngao một bản nhạc lãng mạng của Văn An : Tôi nhớ một chiều đơn côi chớm thu. Em đến thăm tôi hoàng hôn khi nắng tàn. Gần nhau đẹp mơ bao duyên dáng . Bên em ngát gió tình thương, mơn man đính ước trầm hương ... Bản nhạc rất hay đối với tôi dạo ấy, dù dạo ấy chưa hề xuất hiện những bản nhạc ngợi ca tình yêu đầu đường, xó chợ như dạo này. Nếu ông Văn Anh chịu khó gọt đẽo lời ca thì bản nhạc được xếp vào loại trữ tình trên điễm trung bình. Ông này tả chiều tỉ mỉ quá. Chiều, hoàng hôn, chưa đã. Cần nắng tàn mới diễn tả đủ ý nghĩa của buổi chiều đơn côi. Nhưng mặc kệ. Bản nhạc mình hát lên được tâm sự của mình là tuyệt rồi. Chiều vắng, tình thắm nhớ mãi phút giây bên nhau. Tình tôi đây, người ơi ! Chiều xa lòng ta run trong kiếp sống dưới trăng khuya âm thầm bến sầu .... Tôi nghêu ngao đến nỗi con nhà Vũ Khắc Niệm phải lấy bông đút nút hai lỗ tai . Nhờ có cây lục huyền cầm Y Pha Nho mà danh tài Y Vân thường ghé chơi. Danh tài của tôi chẳng chịu trổ tài tay đờn miệng ca bản ruột : Ngày trở về anh bước lê, trên quãng đường đê đến bên lũy tre ...nhưu chàng đã trình bày ở bén tàu Sài gòn tiếp đón đồng bào di cư. Lại thêm cả danh tài Luyện tạt vô búng bài số 14 cuốn phương pháp Carulli rồi chọe là bản valse của Strauss. Danh tài Đặng Xuân Côn liền búng bài số 30 át giọng . Danh tài Luyện hơi ngượng. Sau này ,chàng học điện và đậu kỷ sư. Xã hội Nhà Hát Tây được hân hạnh đóng góp cho xã hội Việt Nam một chuyên viên điện tử. Tiếng tăm những nước mắm Hoài Hương ( Hà huyền Chi hôm nay ) , Đỗ Tiến Đức , Trương Chi ... thoát khỏi gác ba Nhà hát Tây , quyến rũ ông phó bô Tăng Ấn. Ông Tăng Ấn là dân Bắc Kỳ cũ. Nguyễn Xuân Nhân đã dẫn dắt ông lại. Thấy chúng tôi đói rách, ông Tăng Ấn nổi máu " thố tử hồ bi , ông anh dũng thực hiện câu "" nhiễu điều phủ lấy giá gương về nhà thó hai cái sơ mi , một cái quần kaki mang lại ... Ông bảo quần áo của khách đặt may rồi ... chê lấy. Tưởng bầu thương bí thật tình, tôi dở ra coi. Than ôi, bầu đã xỏ lá kềnh bí ! Áo sơ mi sờn cổ, rộng thùng thình và sặc mùi hôi nách. Quần thì tôi bơi hai chân trong hai ống ! Tôi vội biểu diễn màn lau nhà bằng tặng phẩm " viện trợ của người đồng hương tôi trước mặt ông ta. Ông Tăng Ấn sau này trở thành thi sĩ. Khi tôi dời Nhà Hát Tây tới sống bệ rạc trong con ngõ hẽm đường Hai Mươi, đối diện với nhà bà nội " hiện tượng Khánh Ly và ca sĩ Ngọc Anh, ông ta vẫn bám lấy tôi để thụ huấn nghề thơ Sang Độc . Mỗi tuần, vào thứ năm, ông mầm non phó bô đúng hẹn, đem tiền của cụ via phát tiền mặt, đến thỉnh tôi ra quán cà phê Gió Nam và bắt tôi thưởng thức những pho thơ của ông sáng tác trên cái máy khâu. Tôi bảo ông ta rằng muốn làm văn nghệ thì phải làm cách mạng ! Như ông ta, muốn làm cách mạng thì phải bỏ nhà ra đi. Ông ta cám cảnh mẹ ghẻ con chồng, sụt sùi một lát. Ông ta không dẫn tôi đi uống cà phê nữa. Tôi nghe tin ông đã cuỗm ít tiền, một mình một xe mobylette, bỏ nhà giang hồ tận tỉnh Phan Rang. Tới làng Nấu Văn, ông đói quá, bán xe, đáp tàu hỏa hồi hương. Ông ta bèn lấy bút hiệu Nấu Văn ký tên cho hai, ba thi phẩm chống lại khuynh hướng Sang Độc. Tự đó, đời coi ông là thi sĩ Nấu Văn vậy . Danh tài Nhà Hát Tây còn nhiều, kể mãi không hết. Mỗi danh tài là một ... truyện dài đầy đủ hỉ, nộ, ái, ố. Tôi tưởng chỉ nên nói về những " quái kiệt trong "căn nhà của tôi. Trước tiên là Nguyễn Xuân Nhân. Nó chiêm ngưỡng tôi khiếp quá nên tôi tạm nguôi ngoai nỗi buồn ... Sang Độc . Tôi đã truyền cho nó cái nghệ thuật tán gái vì nó tưởng tôi đủ thẩm quyền dạy nó. Nhân lầm lẩn. Nhân mù quáng. Bởi thèm yêu. Chứ, làm gì có nghệ thuật hay kỹ thuật tán gái. Nếu tôi nói thật với Nhân rằng, ngay cả tôi đây, dù đã anh dũng có tí người yêu, vẫn chưa hiểu rõ tình yêu, vẫn chưa dám nói với người yêu, nó sẽ thở dài ngao ngán. Và, như thế, tôi không thể nhờ nó rửa bát, lau sàn nhà, mua chịu hột vịt lộn để ngồi trên cửa sổ, ôm đàn ca hát ngất ngây . - " Ông ạ ...Nhân nói . Tôi hỏi: - Cái gì ? Nó khoe : - Tôi mới "chấm được một em xinh như mộng. - Mày có nói phét không thế ? - Em xinh như mộng mà . Tôi gặp may, " ông ơi !Nhân kể cho tôi nghe trang đầu tình sử của nó. Chiều qua, nó thẽo một em. Trái với thường lệ, nó mượn chiếc xe đạp của Đặng Xuân Côn , dựa dưới gốc cây. Chờ tan học, nó đạp theo em gái trường Trưng Vương mà nó bảo xinh như mộng. Trên đường về nhà, xe đạp của em gái bị tuột xích. Em cố đạp nên xích nó kẹt ớ cái " ru líp . Em bèn xuống xe . Nguyễn Xuân Nhân nổi máu hiệp sĩ. Nó cũng xuống xe , vất xe ngã rạp bên lề và nhào tới, xăn tay áo. Cứu nguy cái xích đen thui dầu mở. Làm xong công việc hào hùng đó, Nguyễn Xuân Nhân rút khăn lau tay. Và người đẹp xinh như mộng của nó lên xe đạp vội. - Em cám ơn mày chứ ? - Không . - Em nhìn mày cười chứ ? - Không . - Mày có hỏi tên em là gì, học lớp mấy không? - Không. - Vậy mày làm gì ? - Tôi đứng ngẩn ngơ nhìn tà áo em trắng và chân em đạp xe . - Mày ngu quá, mày đã làm vuột một cơ hội bằng vàng . - " Ông nói sao ? - Đáng lẽ mày phải chùi tay vào áo của mày, rồi cúi đầu thật thấp, tự giới thiệu : " Thưa cô nương, tôi là Nguyễn Xuân Nhân, một thi sĩ trong thi nhóm Sang Độc , chiều nay tôi đi tìm ý thơ ..., - Nàng cười hô hố thì vỡ nợ . - Nàng im lặng. Mày phải biết, một trăm con gái vừa lớn là một trăm nàng yêu thơ, ái mộ thi sĩ. - Nàng im lặng tôi biết nói chi ? - Mày chỉ vào áo mày, kiêu hãnh nói: " Thưa cô nương, bài thơ do chính tay tôi sáng tác ngay tại chỗ là bài thơ .... trừu tượng mang ý nghĩa dấu vết kỹ niệm. Tôi viết thơ trừu tượng bằng dầu ở cái xích xe của cô nương . Sau đó , mày lại lững thững đạp xe thẽo em xem nhà em ở số mấy, đường nào.Nhân thộn mặt ra : - Tôi ngu quá. Tôi ngu quá. Chiều nay tôi sẽ theo em, " ông đi yểm trợ tinh thần tôi nhé ?Tôi lắc đầu : - Chiều nay tao bận hẹn hò với người yêu của tao. Mày phải tự lực cánh sinh.Lại một chiều vàng của cậu trai vừa lớn Ngiuễn Xuân Nhân. Buổi chiều vàng ấy xẩy ra như thế nào, tôi không biết. Nhưng chập tối ? Nguyễn Xuân Nhân trở về, mặt tái mét. Nó vẫy tay kêu tôi xuống dưới nhà, rủ tôi tới công viên đối diện hãng Boy Landry than thở : - " Ông hại tôi rồi !Tôi ngạc nhiên : - Sao ? - Xuýt tôi bị ăn đòn . - Nàng là nữ đô vật à ? - Không. - Thế ai định đánh mày ? - Anh nàng ! Tôi theo nàng đúng sách vở " ông dạy. Vừa tới đầu phố nhà nàng thì có ba thằng , to con lắm, xông ra chận xe tôi. - Rồi sao ? - Một thằng túm áo tôi, giận dữ hỏi: " Mày gửi thư tình cho em gái tao, hả ? Tôi chối dài vì tôi đâu đã bước sang giai đoạn đó. Nó bắt tôi cho coi thẻ học sinh rồi bắt tôi viết thử chữ để nó so sánh. Cuối cùng , nó hỏi tôi " Mày theo em gái tao, hả? Tôi lại chối dài. Bọn nó cấm tôi qua phố đó. " Ông ơi, tôi run quá.Tôi nói: - Chúng nó hiểu lầm chứ tao hại mày cái khổ nào !Và cười : - Nàng phản ứng ra sao ?Nhân thở dài : - Trái tim tôi đập loạn, tôi không nhìn thấy nàng .Tôi an ủi Nhân; - Tình yêu đầy chông gai, mày ạ ! Yêu khó lắm không dễ như mày tưởng. Ăn thua ở nàng cả. Nàng không tố cáo mày sửa xích xe giùm nàng tức là nàng đã ... cảm mày rồi . Đêm nay , nàng sẽ thức trắng đêm thương hại mày .Đôi mắt đang ủ ê, bỗng sáng rực, Nhân chộp lấy tay tôi : - Thật hả, " ông ?Tôi quả quyết : - Thật. Nhưng mày cần học làm thơ. Mày lên rửa giúp tao chậu bát đĩa dơ đi, đêm nay tao dạy mày sáng tác thơ Sang Độc .Nhân dặn tôi : - " Ông giữ kín vụ này nhé !Tôi đã vỡ lòng yêu cho Nhân. Bây giờ, đến lượt dạy " quái kiệt Quỳnh tập đánh vần yêu. Thằng này chỉ yêu cầu tôi viết giùm một bức thư tình mẫu. Người ta đã xuất bản những cuốn sách dạy viết thư xin việc làm, thư mua bán, thư cám ơn chủ tăng lương, thư ngoại giao và cả thư tình của các vĩ nhân. Nhưng chưa hề cóthấy một cuốn sách dạy viết thư tình . Đó là sự thiếu sót lớn lao cho tình yêu ở đất nước này. Nghĩ thế, không cần bắt bí Quỳnh, sai khiến nó mang ly đến tận chợ Bến Thành mua đậu đỏ bánh lọc về cho tôi thưởng thức, tôi đã viết một bức thư tình mẫu duy nhất trong cuộc đời tôi. Bức thư như vầy : Sàigòn ngày ..... tháng ...... năm 19 .... Em ... Em đừng lăn kềnh ra chết sau khi đọc xong bức thư này. Nếu em lăn kềnh ra chết, loài vật sẽ chết theo, cây cối sẽ chết theo, trời đất sẽ sụp đổ và anh, anh cũng sẽ chết theo. Bởi vì, em yêu dấu, em mà lăn kềnh ra chết, cuộc đời sẽ chỉ còn hoàng hôn buồn tẻ. Thơ anh sẽ chẳng biết ca ngợi ai. Em chưa biết anh là thi sĩ trong nhóm Sang Độc à ? Thơ là gì? Đó là tinh hoa của văn chương dùng để ca ngợi tình yêu của loài người , của anh và của em. Loài người, cần phải yêu nhau. Nên Chúa mới dạy : Các con hãy yêu nhau. Nên Victor Hugo mới nói: L homme sans d amour comme la terre sans soleil.* Nên mới có bài hát : Yêu nhau đi chiều hôm tới rồi. Nên Xuân Diệu mới giục giã . Mau đi chứ , vội vàng lên với chứ. Em , em ơi, tình non sắp già rồi. Vân, vân, vân và vân vân.Em có đôi mắt tuyệt đẹp để anh ca: Đôi mắt huyền ơi, hay chăng tôi yêu mê say nồng nàn. Em có đôi môi mộng chín để anh ngâm: Môi em là một rừng nho, Với tay anh hái hôn cho đã đời. Như thế, em không lăn kềnh ra chết được, Em cũng đừng dại dột xé nát bức thư này sau khi đọc xong. Bởi vì, thư tình là thông điệp của tình ái mà thượng đế bắt anh soạn thảo. Xé nát thư tình, em sẽ bị xuông địa ngục, sẽ ra tòa án Diêm Vương rồi nằm trên bàn chông, rồi leo cầu vòng , xẩy chân ngã là chó ngao sẽ ăn thịt em. Vậy đọc xong bức thư này, em phải ướp nước hoa và tưởng tượng anh, một thi sĩ trong bút nhóm Sang Độc, một kẽ thèm yêu nhưng nhút nhát, anh, một người bộ hành phiêu lãng, đường trần gian xuôi ngược để vui chơi và để yêu em.Em đừng hỏi tại sao anh yêu em. Tình yêu khó giải nghiã vô cùng. Anh không tài nào diễn tả tình yêu bằng thơ Sang Độc của anh được. Em chỉ hiểu có một lãng tử tài hoa dám nhịn khát, dám cuộc bộ cả đời vì tình yêu . Một kẽ yêu nặng nề và đắm đuối dường ấy mà em thờ ơ, lãnh đạm thì em không mơ mộng tí ti nào. Nếu em rung động, em biết yêu và muốn được yêu, chiều mai, anh sẽ ngồi ở Bùng Binh chợ Bến Thành , hút thuốc lá Ruby Queen, ngó trên tay thuốc lá cháy lụi dần đợi em. Em phải đến đây nhé ! Xin Thượng Đế ban phước lành cho em . ANHTôi giữ lại bản thảo bức thư tình độc nhất vô vị này, chép cho Quỳnh một bản . Đọc xong, nó hả hê. Và công việc của nó là chiêm ngưỡng : - " Ông viết hay hơn ... Lê Văn Trương ! Tôi cười : - Đừng bơm tao căng quá, mày .Tôi khuyên nhủ môn đệ : - Thư này dùng đến muôn đời. Chỉ cần điền ngày , tháng, năm và tên người mà mày muốn yêu. Mày phải coi như bùa yêu ấy. Để đứa nào chép là mày hốc sực. - Tôi giữ kín. Nhưng có cần ngồi ở Bùng Binh không? - Tùy mày. Nếu thích Vườn Lài, mày hẹn em ở Vườn Lài . - Chắc ăn chứ ? - Chắc .Quỳnh đã được bơm cả kí lô hơi hy vọng vào tim phổi. Hy vọng bốc thành mây án ngữ trước tầm mắt nó. Cứ nhìn thấy mây hy vọng là người ta có quyền tin rằng mình đang yêu và sẽ được yêu. Quỳnh hí hửng giấu biến lá thư tình mẫu.Tôi nghĩ là nó phải khai thác lá thư tình mẫu này kỹ lưỡng. Ít nhất cũng cả hai mươi tư người con gái lần lượt nằm sau tiếng em ở dòng thứ nhì của lá thư. Quỳnh áp dụng ra sao, tôi không biết. Nhưng Nguyễn Xuân Nhân gạ gẫm tôi viết giùm lá tình mẫu. Tôi chỉ có hai môn đệ tình ái. Tryuền vỏ công cho đứa này thì phải truyền võ công cho đứa kia. Và tôi bèn sao y bản thảo, tặng Nhân lá thư tình mẫu . Tôi dặn nó như đã dặn Quỳnh. Hai hôm sau, trong khi tôi đang ôm đàn nghêu ngao bản Tình thắm của ông nhạc sĩ Văn An, diển tả cái sự nhớ một chiều đơn côi chớm thu, em đến thăm anh hoàng hôn nắng tàn thì bà hàng quýt đập cửa lộp bộp ( chú ý : Tường và cửa đều làm bằng giấy dầu ) bước vô, giậm chân đành đạch. Tôi tưởng bà đòi nợ, nói ngay : - Mới trả sáng nay rồi !Bà hàng quýt có cô con gái nhan sắc dưới điểm trung bình, hét toáng : - Không phải chuyện nợ . Chuyện này cơ !Bà vất vào mặt tôi bức thư : - Cậu nào trên này dụ dỗ con gái tôi? Có hai mẹ con di cư , cậu ấy định quyến rũ con tôi thì tôi biết sống với ai .Và bà hàng quýt khóc. Tôi cầm bức thư đọc lướt . Đó là "tác phẩm của tôi, dưới ký tên Thạch Sanh là thi sĩ Sang Độc Lê Như Quỳnh hay Nguyễn Xuân Nhân ? Rất may , chàng không ký tên cúng cơm của chàng. Tôi đứng lên, trịnh trọng : - Thưa bà hàng quýt, bà đã đọc tờ giấy này chưa ?Bà hàng quýt đáp : - Tôi đâu biết chữ. Lục ở cạp quần con nhỏ, tôi thấy nó giấu kỹ cái của khỉ đó. Hạch hỏi nó, nó bảo của cậu gì trên này rủ nó tối nay ra Bùng Binh chợ Bến Thành .Tôi cười : - Trên này không có ai Thạch Sanh. Thạch Sanh đang bị Lý Thông nhốt dưới hang. Thưa bà hàng quýt, con gái bà nói dối bà đó. Đây là một tờ giấy nói về ngày rằm tháng bảy sang năm, mặt trời vỡ tan, quái vật xuất hiện ăn thịt mọi người. Ai không muốn bị quái vật ăn thịt phải chép giấy này thành mười bản gửi cho người khác, phải nói dối là thư hẹn hò và phải giấu ỡ cạp quần . Bà hàng quýt có máu dị đoan, tin liền Bà cám ơn tôi rồi xin lỗi rối rít. Lại hứa bán chịu quýt lu bù. Chờ Quỳng về, tôi hỏi nó: - Mày gửi thư tình cho con gái bà hàng quýt , hả? Mày thuê ai đánh máy thế ?Quỳnh chối phắt : - Tôi điên hay sao mà tán quỷ dạ xoa ?Tôi bắt nọn : - May mà mày ký bút hiệu Thạch Sanh đó. Mẹ nó lên đây đòi xé xáx mày . Quỳnh thở phào : - Hú vía ! Tôi nói : - Đừng hòng giấu tao . Tại sao mày tán con gái bà hàng quýt ? Nó thú tội : - Tôi thí nghiệm mà, " ông . - Kết quả ra sao ? - Tự nhiên nó tặng tôi ba trái quýt đường . Nó nhìn tôi say đắm. Thư tình của ông mầu nhiệm thật. Tôi gửi luôn em bán mực nướng, nó cũng " ca đô tôi hai chú mực Bắc Hải ! Hề hề, mửng này tôi sẽ gửi cho vài em bán thuốc lá, vài em bán kẹo, vài em bán nước mía là quà vặt tối ngày. Tôi tin chắc các em Trưng Vương sẽ yêu tôi . Tôi sẽ hách như ông . Nghe Qùynh bày tõ niềm hân hoan, tôi sung sướng khôn tả . Tôi bèn tin tưởng ở khuynh hướng Sang Độc của tôi. Thơ văn Sang Độc đã chinh phục được quýt và mực nướng. Trong tương lai , nó sẽ chinh phục được lòng lợn. Và đó là văn nghệ dấn thân , văn nghệ phục vụ nhân dân , phục vụ giai cấp công nông, văn nghệ vị nhân sinh. Con đường văn nghệ của tôi rực rỡ vô cùng. Có vẽ văn nghệ hiện thực xã hội nữa đấy nhé ! Tôi vững tin ở sứ mạng văn nghệ phục vụ các em bán quýt, bán mực nướng. Tôi cứ đi lên, đi xa ... o 0 o*L homme sans d amour comme la terre sans soleil : Người không có tình yêu như trái đất không có ánh sáng mặt trời.* " ca đô cadeau: quà tặng, tặng phẩm.
Duyên Anh
Áo tiểu thư
Chương 9
Bây giờ, căn nhà nghệ sĩ đón nhận thêm một gã tình si tên là Đỗ trọng Thuỷ, quý tử của ông Đỗ Trọng Quỳnh tức ký giã danh tiếng Hiền Nhân, người giữ mục Tiếng Vangcủa nhật báo Tia Sáng, nhật báo uy tín nhất Hà Nội do ông Ngô Vân làm chủ nhiệm. Đỗ Trọng Thủy cũng khăn gối quả mướp noi gương phiêu lưu của con dế mèn . Chàng vô Sài gòn một mình, bỏ gia đình thân yêu ở lại và bỏ luôn, cả tương lai sang Nga Xô Viết du học vì ông bô chàng rất được nhà nước Hà Nội trọng dụng, đôn lên hàng chủ nhiệm và gửi qua Nga, qua Tiệp, qua Hung " thăm dân xã hội chũ nghĩa cho biết sự tình . Đỗ Trọng Thũy bỏ tương lai, bỏ ông bô đầu hàng Cộng Sản chỉ vì cô học trò trường Trưng Vương không chịu để hoa môi nở giữa mùa ô trọc. Cô sợ phai cả màu trinh lẩn ý trinh nên cô di cư vào Nam. Và Đỗ trọng Thũy bỏ nhà ra đi không phải vì tinh thần chống cộng nặng như cối đá của một triệu đồng bào miền Bắc. Mà chỉ vì cô học trò Trưng Vương tên là Hòa. Đỗ Trọng Thũy là một .... thần đồng yêu đương. Mười bốn tuổi nó đã biết leo cổng trường Chu văn An, tìm đến cổng trường Trưng Vương đứng ngẩn trông vời áo tiểu thư. Ba lần bị đuổi khỏi Chu Văn An và một lần khỏi Nguyễn Trải, ông Hiền Nhân đành để mặc đứa con lêu lỏng với tình yêu. Nếu em Hoà đã biết nó yêu mình và em mượn thơ Nguyễn Bính : Nhà em cách bốn quả đồi Cách ba ngọn suối cách đôi cánh rừng Nhà em xa cách quá chừng Em van anh đấy, anh đừng yêu em. Thì nó vẫn leo đồi, lội suối, băng rừng. Nó dám đi xa từ Hà Nội vô Sàigòn để yêu em Hòa cơ mà. Tôi phục nó vô cùng. Đỗ Trọng Thũy tới đây, thơ Sang Độc của tôi bổng sáng giá. Nó ôm đàn khẩy từng tưng và ngâm thơ của tôi sau khi đã dài cổ gửi tâm sự của mình vào thơ Lưu Trọng Lư : Ai bảo em là giai nhân Cho đời anh đau khổ Ai bảo em ngồi bên cửa sổ Cho vương vấn nợ thi nhân .Vũ Khắc Niệm thấy chúng tôi yêu ghê quá đâm ra sốt ruột. Chiều chiều, nó thường quần áo chỉnh tề xuống phố. Nó bảo đi tới nhà người yêu. Thực sự , cu cậu tới nhà người quen xem ông anh Vũ văn Tâm ở Nha Trang đã gửi mandat vào chưa. Vũ Khắc Niệm giống hệt thi sĩ Tế Hanh : Anh là kẻ si mê nhưng nhúc nhát . Đụng độ người yêu của tôi nó cũng đỏ bừng đôi tai . à , tôi cần nhắc nhở người yêu xóm Vẹc của tôi. Nàng bắt tôi làm thơ thương nhớ quê hương và hận sầu dòng sông Bến Hải. Nàng bắt tôi viết tùy bút, truyện ngắn tương tư Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định ... Tôi hì hục thương nhớ quê hương. Văn nghệ Việt Nam hậu chiến phong phú nhờ tình lưu luyến quê hương . Hồi chưa có Hội Nghị Genève, thơ, văn , nhạc dậy mùi ly hương và hẹn về xây dựng lại quê hương đổ nát cùng nối chút duyên xưa với người em gái bé nhỏ. Riêng giòng sông Bến Hải thì không những là nạn Nhân của những pho thơ, biển nhạc. Quý vị nhạc sĩ, thi sĩ đòi lấp sông Bến Hải thật ồn ào, tưởng chừng dòng sông bị lấp đến nơi rồi. Tiếp theo đó, quê hương miền Nam thanh bình, dựng một mùa hoa ! Rồi anh ơi, về đi, về đáp theo tiếng gọi chiêu hồi. Cuối cùng, nền văn nghệ Sang Độc hôm nay rạng rỡ nhờ nhạc ngợi ca ái tình đầu đường, xó chợ sau thời gian ca ngợi đời lính chiến phiêu bạt. Tôi là một nhà văn nghệ có công đóng góp khá nhiều thơ văn thương nhớ quê hương cho người yêu. Đây là áng thơ vĩ đại : Thái bình ơi : Sau cơn khói lửa tơi bời Gia đình tan nát bao người ra đi Ai buồn giây phút chia ly Quê hương gắng đôi người đi dẽ về Ta về ăn bánh đa kê Chiều chiều chạy nhãy bờ đê thả diều Mắt em viền vải tây điều Anh về giải phóng tình yêu tuyệt vời Hạ hơi hơi , hạ hời hời Bún riêu bún ốc một đời tương tư.Nàng khen nhặng xì ngầu. Rất tiếc, bấy giờ chưa xuất hiện thi tài cỡ lớn để nàng so sánh . Giá thi bá Trần Đồng Vọng đã nổi danh với huynh hướng Lông Quặm " đít - dzê rô ! Chiều hôm qua, hai chúng tôi hẹn hò nhau ở cổng trường. Nàng có hai giờ đầu "pẹc ma năng . Cơm trưa xong, tôi vội băng mình đi trong nắng, vào vườn Bờ Rô, kiếm cái ghế đá nằm chờ.Buổi chiều ở vườn Bờ Rô thật yên tĩnh. Tôi có thể nghe được những tiếng gào thét của loài ve sầu đòi quyền sống quá mùa hạ. Ve sầu là nhạc sĩ phản chiến, toàn hát điệu buồn. Quý vị ấy sinh ra đời thật vất vả. Leo lên ccây cành thì phải trả một giá rất đắt cho mộng làm người . Và chỉ được sống hết mùa hạ. Ve sầu ở vườn Bờ Rô không muốn chết tập thể khi lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc. quý vị ấy thèm sống lâu . Bởi vậy, bất cứ lúc nào , vườn Bờ Rô cũng có tiếng kêu của ve sầu. Ấy là những anh chị ve sầu phản kháng luật của Thượng Đế , đòi sống muôn, thuở, đòi gieo nhạc buồn đủ bồn mùa Xuân, hạ, thu , đông. Và lý do đáng khâm phục nhất, chắc chắn là đòi sống để ... yêu ! Ve sầu đã anh dũng chịu đựng sự đàn áp của Thượng Đế chỉ vì thèm sống để yêu. Tôi cũng noi gương ve sầu, giữa trưa mùa nắng, nằm trên ghế gỗ công viên, làm công việc phục vụ tình yêu . Đáng lẽ tôi phải trở thành thi sĩ khều mặt trời tức là những thi sĩ ngợi ca đại lộ, cột đèn, cửa sổ, xe tăng, mũ sắtn, đạn đồng để có những bài thơ vô trật tự, dòng đầu hai chữ, dòng nhì bảy chữ, dòng ba mười chín chữ, dòng tư một chữ y hệt hàm răng giễu cợt nha sĩ. Nhưng tôi lại trở thành thi sĩ ngả nặng khuynh hướng Sang Độc. Tôi đã nghiêng sang về khuynh hướng Khều Mặt Trời, nhưng thất bại. Viết hàng ngàn danh từ trenhư vô thức, tâm thức, hình nhi thượng , hình nhi hạ, bản thể , bản ngã, thùy triều , cảm mạo, thương hàn, dịch hạch, phi lý... ra từng mẫu giấy nhỏ , bỏ vào cái lọ. Hễ thi hứng dào dạt, mở nút lọ xóc lia lịa . Mỗi mẫu giấy văng ra là một câu thơ. Hoặc năm bảy mẫu giấy văng ra một lượt cũng là một câu thơ. Tôi không thể thàng công . Đành đeo đuổi khuynh hướng Sang Độc vậy . Tôi cứ nằm trên ghế gỗ công viên. Mắt mở ccang để khỏi bị ma quỷ quyến rũ. Thời giờ chờ đợi sao mà lâu thế ! Thuở chờ đợi , thời gian, ôi rét mướt . Cáu quá, tôi ngồi nhỏm dậy, lôi sổ tay, rút bút Bic, sáng tác một bài thơ Sang Độc :Trưa nay anh đến vườn Bờ RôGhế gỗ anh nằm giống cá rôTrên thớt đang chờ dao đánh vẫyNhớ em như nhớ nước trong hồEm ạ, ve sầu nó cứ kêuVe ve không rõ chỉ eo eoNó cười chề giễu anh ngu xuẫnNó bảo anh rằng chưa biết yêuAnh bèn chửi nó; Bố nhà anhTôi đã di cư mỗi một mìnhBố mẹ tôi coi như đã tịchVì em đấy nhé, mắt em xanhVe vội vàng khuyên anh một lờiYêu là khốn khổ đấy ông ơiTôi đây gặp kiến vay cơm gạoNó mắng tôi đau đớn quá trờiAnh nói yêu là viễn duMặc dù ăn chịu quýt lu bùQuýt làm ngọt lịm tình yêu đóBụng đói nhưng hồn no mộng mơVe phục anh ngay tặng món quàChàng và nàng hắng giọng song caCứ như Ngọc Cẩm và Hữu ThiếtGhế gỗ anh nằm bỗng nở hoa.( Làm trên ghế gỗ vườn Bờ Rô, cảm hứng dào dạt đến nỗi muỗi đốt ngứa đã đời mà không thèm gãi. Buổi trưa nắng hiền, gió ngoan ) . Trương Chi ( Đoàn trưởng thi nhóm Sang độc )Hai ca sĩ uyên ương ve sầu hát tặng bài gì, tôi tưởng không cần viết tên . Có thể là Sang Ngang 1, Sang ngang 2, hoặc Tương tư 1, Tương Tư 2 , Tương Tư 3 hoặc Thất Tình nhất, Thất Tình Nhị , Thất Tình tam; Thất tình tứ, Thất tình ngũ, Thất tình lục ... Cũng có thể là Không, Đừng , Vâng, vân vân . Tôi đọc lại bài thơ bảy lần . Mỗi lần tìm thấy một sự hay ho, nghĩa lý . Nhưng tôi hơi giả dối ở cái câu Làm trên ghế gỗ ... Sống ở Nhà Hát Tây khan hiếm nước tắm gội, tôi đã bị vài mụn ghẻ ruồi; vừa làm thơ vừa gãi soàn soạt mà tôi dám nói láo là cảm hứng dào dạt đến nổi muỗi đốt ngứa đã đời mà không thèm gãi thì rất phiền cho văn học sử sau này. Văn học sử căn cứ vào câu trên, đi tìm không gian, thời gian và tâm sự của thi sĩ sẽ viết vung là " thi sĩ Trương Chi yêu si mê đến cái độ nhớ người yêu quên cả muỗi hút máu mình, quên cả đưa ngón tay chấm nước miếng quệt vào chỗ muỗi đốt và quên luôn cả gãi, Trương Chi đích thị là nhà thơ yêu nặng nhất thời đại chúng ta ! Hầu hết các thi sĩ đều thích nói phét. Sáng tác bài thơ dưới ngọn đèn dầu tù mù trên căn gác đứng lên là đụng đầu vào trần mà cứ bảo sáng tác ở gác nghênh phong hay dưới mái trăng non ! Tôi thủ bài thơ Sang Độc " sáng tác tại chỗ vô túi, hiên ngang cuốc bộ tới cổng trường . Tôi lại tìm gốc cây quen thuộc. Đời thi sĩ vốn đói rách . Thơ lúc nào cũng sẳn mà thuốc lá Ruby Queen thì luôn luôn thiếu. Có vài điếu đốt cho bài thơ mới nhất. Bây giờ, huýt sáo gió bản Tình nghệ sĩ của Đoàn Chuẩn đợi người yêu . Huýt chán chê lại lẩm bẩm hát , tới câu : Pháo nao nhuộm đường thấu chăng tình anh thì nàng xuất hiện. Không phải nàng. Chị Phượng . Nàng đã dặn chị Phượng tôi thường " ăn cơm tháng ở gốc cây nào. Chị Phượng thộp được tôi ngay ... Tôi hơi hơi thất vọng . Y hệt ông nhóc chơi " năm mười bị " xí . Tôi dời gốc cây. Mỉm cười rất lãng tử chiều tà bụng đói. - Em đây .Và ngớ ngẩn hỏi: -Ngọc đâu ?Chị Phượng đáp : - Con Ngọc bị cúm !Tôi thẩn thờ . Nếu vào ban đêm , tôi đã nhìn lên trời, hát câu nhạc Mỹ phổ thông : The moon is high The sky is bleu I am here Where are you Trời xanh Trăng cao Mình anh nơi đây Còn nàng nơi nao .Nhưng lúc này trời nắng chang chang. Tôi đành hỏi: - Nàng uống thuốc gì ? - Aspérine . - Tại sao nàng không nhai vài chục củ tỏi ? - Trương Chi nói nhảm ! - Tỏi chữa bệnh cúm thần sầu vô cùng . Hồi em ở quê nhà , hễ mùa đông là y rằng gà bị cúm, mào đang đỏ bỗng tái ngoét. Giã tỏi nhét vô cái diều của nó, nó khỏi liền, gáy te te, kêu cục tác inh ỏi ... - Trương Chi cứ thích khôi hài .Tôi vò đầu : - Nàng cúm hôm kia có phải đỡ tủi cho em không ? Tôi phân trần : - Ăn cơm xong chưa kịp xỉa răng, em đã vội chạy tới vườn Bờ Rô xí ghế. Em chống trả giặc ngủ mãnh liệt, làm bài thơ bất hủ để chờ tặng Ngọc thì Ngọc lại cúm. Nàng cúm hoài, có lẽ, em sẽ ... đi xa ! Cái đòn của tôi là đòn " đi xa . Hễ tôi dọa " đi xa thì chị Phượng liền ngăn cản tôi chí tình. - Trương Chi ! - Dạ . - Đừng đi xa. Mai mốt con Ngọc hết cúm, sẽ lên thăm cậu . - Nhưng tối nay ... - Sao ? - Chúng nó cười em thối mũi. Em bảo chúng nó là em và Ngọc sẽ ra bờ sông thủ thỉ chuyện yêu. Nàng cho em ăn thịt thỏ - Nó cúm. - Vâng, nàng cúm. Em biết đi đâu bây giờ ? - Cậu đi xi nê nhé ! - Thi sĩ đói rách như em, tiền mua giấy chép thơ còn không có, tiền đâu vung phí? - Chị đã nghĩ chuyện đó . Chị Phượng mở bóp lôi ra một cái phong bì : - Chị đền cậu đó, Trương Chi . Tôi giả vờ " phẩn : - Em đi sớm về trể vì ái tình cao thượng chứ đâu phải để mong chị ... đền ! Chị Phượng nhăn nhó : - Thôi mà, Trương Chi ,chị coi cậu như em ruột chị nên mới dám đối xữ thân mật. Người nhà rồi, Trương Chi . Câu nói thơm tho quá. Tôi bèn chìa tay về lẹ, nhét vội vào túi cho đỡ xấu hổ, Rồi hỏi : - Thưa chị, Ngọc có gửi thư từ cho em không? Chị lắc đầu : - Nó cúm nặng . Tôi chán chường : - Chắc bút mực cũng cúm . Và giễu : - Đôi khi ái tình phải cúm, phải thưởng thức tỏi, chị nhỉ ? Chị Phượng cười. Nếu sau này tôi trở thành Nguyễn Bính hay Trần Quang Dũng thì hỉnh ảnh của chị, nhất định, bàng bạc trong thơ của tôi. Chúng tôi chia tay nhau. Chờ chị Phượng " tít tắp dặm đường , tôi mới nhẩy bổ tới gốc cây, móc túi lôi cái phong bì ra coi. Có một ngàn. Một ngàn là giàu rồi. Tôi anh dũng bước . Đến một ngã tư , gọi "chiếc xe nhân dân tục kêu là xích lô máy trong lực lượng công nông thế giới chở tôi lên Sài gòn rồi tới rạp ci nê Vĩnh lợi coi phim Ấn độ , có khúc phim màu Chà Và nhảy múa . Rời rạp ci nê Vĩnh Lợi , trời đã bãng lãng bóng hoàng hôn . Tôi lang thang trên vỉa hè Ghé sạp báo coi cọp tuần báo Đời Người . Mắt tôi bỗng sáng lên khi thấy một bài thơ của mình nằm chình ình ở nữa trang báo. Nhưng sáng một tí là vội tối ngay. Bởi vì bài thơ gói ghém nhiều tâm sự, bài thơ đắc ý nhất, bài thơ có nhiều triển vọng đi xa trong tương lai của tôi vẩn nằm bên cạnh cái quảnh cáo thuốc trĩ ! Tệ hại quá xá là ông xếp typo vác cái tít " Ai đau khổ vì bệnh trĩ đặt trên đầu bài thơ trữ tình của tôi, còn cái tít bài thơ Tình Sầu thì lại trịnh trọng nằm trên cái quảng cáo mười hai thứ trĩ. Thi ca và bịnh trĩ liên hệ mật thiết ghê ! Tôi có cảm tưởng tuần báo Đời Người muốn mời tôi cộng tác mục vui cười. Hoặc họ muốn ví thơ của tôi với bệnh trĩ. Hoặc dùng thơ của tôi để chữa bệnh trĩ. Vậy thì tôi dấn thân nặng. thi ca đã phục vụ ... bệnh trĩ. Hay, ít ra, đọc bài thơ mang cái tựa đề Ai đau khổ vì bệnh trĩ, những người đang đau khổ vì bệnh trĩ có thể nở một nụ cười trên khuôn mặt nhăn nhó . Tôi vội mua hai số Đời Người, rồi cút lẹ. Vào cầu tiêu công cộng, tôi xé bài thơ của tôi, xé luôn cả cái tít Ai đau khổ vì bệnh trĩ. Thế là bài thơ ... vô đề . Tôi trở về Nhà Hát Tây sau khi đã ăn hai đĩa cơm sườn nướng ở hẻm Casino. Căn nhà êm ấm của tôi đủ mặt những thằng con trai vừa lớn đang đau khổ vì tình yêu . Quỳnh , Nhân, Thủy ngồi thộn mặt. Nhân danh trưởng thi nhóm Sang Độc và người có trách nhiệm đưa bọn này vào tình sử, tôi yêu cầu từng đưá báo cáo thành quả của một buổi chiều đi tán gái. Đây là báo cáo của Quỳnh kèm theo sự chất vấn : - Hỏng rồi ! - Tại sao ? - Tôi tham lam quá, " lăng xê lét cho hai em một lượt. Không ngờ hai em là bạn tri kỹ của nhau. Hai em khoe thư tình ... - Rồi sao ? - Rồi hai em trả lại ... tình tôi một lượt. Hai em cười rũ rượi, khuyên tôi nên viết thêm bức thư tình thứ hai . - Mày trả lời thế nào ? - Tôi nói : Thưa nhị vị cô nương, tại hạ sẽ cố gắng ! - Lỗi tại mày thiếu chung thủy. Ái tình không phải là ... đá bóng tròn mà cần cầu thủ phòng hờ . - " Ông khuyên tôi làm gì ? - Tìm em khác không về chung lối với hai em cười mày, tiếp tục " lăng xê lét . Đây là báo cáo của Nhân : - Nàng " cắn câu rồi, " ông ạ ! Tôi mạn phép " ông gửi tặng nàng mấy bài thơ của " ông . Nàng trả lời cảm động lắm. Anh nàng bảo tôi nên lấy bút hiệu Xuân tóc đỏ. Thế là nghĩa lý gì ? - Thi sĩ Xuân tóc đỏ là nhà thơ đánh dấu thời đại xe điện chạy vung vít ở Hà Nội . Cũng như nhà văn hào Mark Twain đánh dấu thời đại tầu thủy chạy trên sông Mississi ppi. - Vậy là anh nàng mê thơ tôi ? - Thơ mày à ? Ừ , thơ mày ... - " Ông khuyên tôi làm gì ? - Mày tiếp tục xin tiền ông bô mua chuối cho tao ăn khi tao đói rách. Cuối cùng , báo cáo thê thảm của Thủy : - Chiều nay, em Hòa đối xử thật tàn tệ với tôi. Nàng quay lại, nhổ nước miếng ba lần! - Mày phản ứng ra sao ? - Tôi lặng lẽ rút lui. Số tôi đen quá, đi ngược chiều. Cảnh sát thổi tu hít. Tôi bị lôi về bót, năn nỉ khô cổ mới được tha. Có lẽ tôi phải liều một phen . - Mày định tự tử ? - Không , tôi liều nắm lấy tay nàng. Một lần. Rồi thôi. Tôi sẽ đi kiếm một em bán thuốc lá, cưới em làm vợ. Tôi an ủi ba môn đệ bằng cách móc túi lôi ra những tờ giấy một trăm và hai bài thơ xé như cóc gặm: - Báo Thẫm Mỹ của văn hào Thanh Nam đăng thơ tao đây này. Bài thơ Vô Đề. Thanh Nam trả tao một ngàn nhuận bút, mời tao đi nhậu nhẹt. Chúng mày tưởng tao không gặp trục trặc kỹ thuật ái tình ư? Chiều nay, em của tao giả vờ cúm. Tao cóc cần. Em cứ việc cúm. Em cúm đã có thơ Sang Độc . Bị ái tình hành hạ thơ mới hay. Chúng ta sẽ trở thành những thi sĩ lừng danh, cứ gọi là gạt ra không hết các em đẹp như tài tử xi nê ái mộ . Vỗ vai Thủy, tôi nói : - Đừng dại dột lấy em bán thuốc lá nào đó, mày nhé ! Tôi dẫn cả bọn đi ăn thịt bò khô. Chúng nó quên ngay nỗi buồn. Và chiêm ngưỡng tôi, chiêm ngưỡng thi sĩ có bài thơ bất hũ tựa đề Ai đau khổ vì bệnh trĩ .
Duyên Anh
Áo tiểu thư
Chương 10
Vũ Khắc Niệm đã bỏ căn nhà nghệ sĩ. Nó bảo ở đây bừa bãi, học hành không được, tối ngày chỉ nghe chuyện thi ca tình yêu Sang Độc chán mớ đời. Thực tình nó bỏ đi vì nó ... Vô duyên, chẳng em nào mê , lại lười tán gái và thiếu hẳn cái năng khiếu thi ca Sang Độc. Đặng Xuân Côn cũng đã bỏ đi. Nó viện lý do không thể chung sống với bọn ve sầu đàng điếm. Cu cậu đã học đòi yêu, đã nhảy lên xe ô tô buýt xanh thẽo một em và nhảy xuống vội vàng té trầy đầu gối, rách quần, chàng cảm thấy yêu vất vả, khổ cực quá, chàng bèn về Khánh Hội, đêm đêm ngủ dưới tàu. Nhà nghệ sĩ chỉ còn Quỳnh, Nhân , Thủy và tôi . Kinh tế bị đe dọa. Có lẽ tôi đành lãnh bánh mì lên , chấm đường mà ăn. Và làm thơ Sang Độc. May ghê, đúng lúc cơm áo sửa soạn dìu tôi về đời sống thật của một dân tứ cố vô thân thì bạn vàng Bùi Chu của tôi, Lý thông xuất hiện. Nó đang theo học khóa huấn luyện cán bộ thông tin mở tại Khám Lớn. Nó tìm tôi cầu cứu . Chả là con ông cụ ba hoa chích chòe về văn nghệ với các em đồng khóa lại dại dột xung phong nhận chức trưởng ban báo chí, mỗi tuần " xuất bản một tờ bích báo. Lý Thông đi tìm bạn bè Hà Nội ngày xưa. Nó gặp tôi hỏi: - Dạo này mày làm nghề gì ? Tôi kiêu hãnh đáp: - Nghệ sĩ lang bang . - Bỏ học à ? - Tiền đâu mà học? Tao viết văn làm thơ kiếm ăn lai rai ? Lý Thông sướng quá : - Mày biết viết văn, làm thơ ? Tôi nói : - Bộ mày quên hồi ở căn gác số 13 đường Ngô Thời Nhiệm , Hà Nội mày đã hì hục chép thơ tao vì nghĩ là thơ Xuân Diệu ? Nó cười : - Ừ nhỉ ! Và đề nghị : - Tao đang cần ít thơ, tùy bút, truyện ngắn chống Cộng và thương nhớ đất Bắc, hận thù Bến Hải, mày giúp tao một tay được không ? Tôi hgỏi : - Nhuận bút ? Nó nhún vai : - Tao trả hậu hỉnh. Mỗi bài thơ hai chịch, mỗi cái tùy bút năm chịch. Với điều kiện ... - Gì ? - Ký tên tao . - Đồng ý .Tôi tính nhẩm mười bài thơ là hai trăm, mười cái tùy bút là năm trăm. Một tháng có bảy trăm thì sống phong lưu quá. - Bao giờ đưa tiền ? - Có bài là có tiền. Đưa bài nào tao phát tiền bài ấy. Mà mày làm thử một bài chống cộng tao coi có đúng lập trường không đã . Tôi bảo Lý Thông đi chơi, nửa tiếng sau trở lại. Nó cho tôi gói Ruby Queen. Tôi nghĩ tới Ngọc , tới tình yêu, ngồi làm thơ chống Cộng. Tôi chống Cộng vì tình yêu. Đây là bài thơ chống Cộng " ê săng chi ông :* Việt Cộng kia hỡi mày có hay Liên Xô Trung Quốc là nơi mày Cớ sao mày hại nòi Bách ViệtCó ngày sẽ bị chém đầu bayTa ở miền Nam sướng thấy mồXích lô, thổ mộ rồi ô tôLại còn thủ tướng Ngô Đình DiệmDân chủ cờ vàng chói tự doMày theo lão Mác với thằng MaoĐấu tố lu bù khổ biết baoLiềm búa mày vung đầu rụng xuốngMai này mày sẽ biết tay taoÔng về giải phóng lại quê hươngNăm cửa ô xưa rộn phố phườngEm gái đừng theo quân Việt CộngChờ anh sẽ nối lại tình thươngBến Hải sông kia chớ có sầuChớ buồn ủ rủ giống cây cauAnh đang đào đất san bằng đóĐứa nào nói phét chết không đầu . Bài thơ chống Cộng của thi nhóm Sang Độc đầy những lửa hờn và lửa hờn. hai câu đầu " ảnh hưởng Hàn thuyên rất nặng . Ngạc ngư kia hỡi mày có hay. Biển đông vùng vẫy là nơi mày. Hàn Thuyên , người sử dụng chữ Nôm đầu tiên ở nước ta , đã mở đầu bài văn tế đuổi cá sấu ra biển đông anh dũng thế đó. Cộng sản nào khác cá sấu. Hai đưá cùng hung ác và khóc lóc giả vờ điệu nghệ. Tôi bằng lòng bài thơ chống Cộng " kiễu mẫu hy vọng có giá trị hai chục đồng bạc. Nửa giờ sau Lý thông trở lại. Tôi đưa " sáng tác của tôi cho nó duyệt. Lý Thông khen nhặng vì ngầu . Vậy là tôi không lo sợ bà Cả Đọi hỏi thăm sức khỏe.Tôi viết tùy bút, truyện ngắn hận thù dòng sông Bến Hải nặng nề. Ký tên Lý Thông. Chẳng ai ngờ khuynh hướng Sang Độc còn tiếp tay cho nền chống Cộng, tố Cộng ở xứ này . Trong trại huấn luyện cán bộ thông tin có câu lạc bộ. Lý Thông dẫn tôi vô, giới thiệu với chủ thầu và tôi được cấp cuốn sổ ... ăn chịu. Cuối tháng Lý Thông lãnh lương sẽ thanh toán. Nhờ đó, dạ dày tôi đỡ lép kẹp . Hoan hô khóa huấn luyện cán bộ thông tin. Tôi muốn khóa huấn luyện dài muôn năm để tôi được coi Cộng Sản là kẻ thù truyền kiếp, làm thơ, viết văn chống cộng đến hơi thở cuối cùng. Để được tự do với khuynh hướng Sang Độc, khuynh hướng văn nghệ không nằm trong nền văn nghệ chỉ huy, dù đã làm rung động các em bán quýt, bán thuốc lá, bán thịt bò khô ... Lý Thông có vẽ hãnh diện về những bài thơ ký tên nó. Giám đốc khóa huấn luyện khen ngợi tài ba của nó. Tổng trưởng Trần Chánh Thành đòi dịch thơ chống Cộng của Lý thông sang ba mươi bảy thứ tiếng Ma rốc. Nó tán được khối nữ cán bộ. Giám đốc nhờ nó viết diễn văn và kiến nghị. Nó lại nhờ tôi. Và tôi bèn tăng giá cả . Lý thông đã giúp tôi sống đời nghệ sĩ , một cuộc đời đói rách, bệ rạc, chuyên mua chịu và ăn ghi sổ . Thỉnh thoảng còn quỵt nợ nữa. Tôi không cần tiền của Đặng Xuân Côn hay tiền lãnh " mandat của anh Vũ Khắc Niệm. Chúng nó tếch rồi. Bây giờ, tôi đích thực là lãnh tụ khuynh hướng Sang Độc với ba môn đệ xuýt xoa tài năng của tôi suốt ngày. Căn nhà nghệ sĩ, lúc này, nghệ ssĩ nhất thế giới. Màn giăng không thèm cuốn lên hay tháo ra. Cứ để đó, tôi chui vào ngủ, sáng chui ra. Cái màn màu trắng đã ngã màu cháo lòng. Chỗ nào rách, tôi lấy giấy dán lên. Thành ra cái màn đã là một bức tranh lập thể. Muỗi không thể lọt vô nhưng gián đói bò lên gặm cơm. Lại càng đẹp ! Những cái chăn mới ngoạn mục. Chải đầu xong, lau tay và lượt nhớp" bi ăng tin vào đó. Giày dơ cũng dùng chăn mà lau. Những mái tóc đáng kể là ngọan mục. Vì chống đối nước và xà phòng, hễ gặp vài giọt nước mưa , đầu ngứa tưng bừng. Bốn nghệ sĩ ngồi gãi y hệt bồn con bú dù. Nghệ sĩ nào khác bú dù : Thế mà những cô , cậu vừa lớn cứ mơ đời nghệ sĩ ! Thi sĩ Thạch Sanh Lê Như Quỳnh bỏ cái " dịch vụ quét nhà. Chàng bảo nhà đầy rác, đầy tàn thuốc lá mới ... nghệ sĩ ! Quả là nghệ sĩ. Bởi vì , thơ văn Sang Độc không thể sáng tác nổi nếu ta ở những nơi nhà cao, cửa rộng. Căn nhà, mỗi khi có dịp hồi tưởng, tôi đã giật mình, kinh hãi. Nhưng người yêu của tôi, em Ngọc yêu dấu, đã không kinh hãi, đã không nghĩ rằng đó là trại hủi. Hoặc nàng muốn làm Mộng Cầm và tưởng tôi là Hàn mặc tử ? Nàng đã báo tin chiều nay trốn học lên thăm tôi. Một cô học trò dám trốn học vì người yêu thì tình yêu không ... Sang Độc tí ti ông lão nào. Tin người yêu " kinh lý trại hủi khiến tôi lo sốt vó . Hộp kem đánh răng Colgate đã hết từ lâu. Những hàm răng nghệ sĩ phản kháng ... thuốc đánh răng . Chắc chắn, chúng nó nặng khuynh hướng Sang Độc ! Ngồi cạnh người yêu, nói những lời yêu không thể để cho mùi hôi ở miệng có những chiếc răng vàng khè ... " na tuya ren *được. Thi sĩ Lý Thông lại không chịu chi tiền mặt. Nó chỉ trả giá thơ bằng phở, hủ tiếu, cà phê, thuốc lá và cơm đĩa. Nó gài tôi vào cái thế tầm trả nợ dâu, hay nợ áo cơm phải trả đến ... thơ chống Cộng. May quá Đặng Xuân Côn để lại cây lục huyền cầm. Nền cầm đồ bình dân hồi ấy rất phát đạt . Trong ví của tôi đã có ít nhất ba cái biên lai của " rô căng tơ . Một cái đồng hồ Movado, một cái bút máy Parker 51 và một cái áo len Hồng kông. Đó là những Kinh Kha ra đi không thèm trở về. Tiền đâu mà chuộc ? Tiệm cầm đồ bình dân của tôi có một em khá xinh. Tôi đã thẩy bốn bài thơ Sang Độc diễn tả đôi tay ngà ngọc em những lúc dở quần " xa teng của chị em lao động ngắm nghía và đánh giá trị. Có lẽ em thấy thơ Sang Độc không hấp dẫn bằng quần " xa teng nên em không xúc động . Thơ văn Sang Độc, do đó, chỉ phục vụ các em bán quýt, bán thuốc lá lẻ chứ không thể phục vụ giai cấp bốc lột bần cố nông. Hoặc tôi thiếu cái may mắn của đồ đệ Thạch Sanh ? Tôi gọi Thạch Sanh , bàn chuyện đón tiếp người yêu của tôi : - Chiều nay, em Ngọc lên đây. Mày phải giúp tao tổ chức cuộc đón tiếp nàng để rút tỉa kinh nghiệm cho chính mày. Thạch Sanh hỏi : - " Ông tính nhờ tôi việc gì ? - Mày chịu khó vác cây đàn đi cầm cho tao ? - Rồi lấy đàn đâu ông khẩy ? - Tao khẩy đàn mồm ! Nhạc sĩ Canh Thân mê Cô hàng cà phê đến nỗi phải than thở Anh còn có mỗi cây đàn, Anh đem bán nốt để theo cô hàng cà phê thì sao. tao rất tiếc ... - Tiếc gì ? - Tiếc là hồi còn ở nhà tao không ăn vòi ông bà bô gắn cho tao vài chiếc răng vàng . - Để làm chi ? - Để tao bẻ ra đem bán. Tao cần cắt tóc, gội đầu và đánh răng. Thuốc đánh răng hết mẹ nó rồi. Miệng hôi mà hôn em là tình yêu phượng hoàng biến thành tình yêu cú mèo ? - " Ông biết hôn à ? - Ừ . - Hôn ra sao ? - Tao uống hương tình trên môi em. Câu này tôi " thuổng của anh chàng Stewwart Granger trong phim Scaramouche nói với người yêu. Thực tình, tôi chưa hề được cầm tay Ngọc. Nhưng một trăm anh học đói yêu thì y rằng một trăm anh nói phét. Môn đệ Thạch Sanh phục sư phụ Trương Chi sát đất. - " Ông dạy tôi hôn với nhé ! - Mày phải ... hôn thử một em ấm ớ trước khi hôn người yêu . - Yên chí, đã có em ... bán quýt ! Và Quỳnh hăng hái ôm cây lục huyền cầm đến " Bờ rô căng tơ . Nó trở về với cái biên lai và hai trăm bạc. Cây đàn mua bốn trăm rưởi , cầm được trần xì hai trăm. Tôi đã sử dụng hai trăm đó như một chị nhà quê mang quan tiền đi chợ : Một quan tiền tốt mang đi Nàng mua những gì mà tính chẳng ra Thoạt tiên mua ba đồng gà Đồng rưỡi gạo nếp với ba đồng trầu...Và tôi tiêu như vậy Hai con bò thả chơi rôi Cúp tóc hai chịch, " phích xông mười tì Còn bớp bảy biết mua gì Hộp kem Colgatte vất đi khoản còm Năm tì ăn trái chôm chôm Xi rô đá nhận mất hơn năm đồng Ruby hương dịu thơm nồngMua liền hai gói cõi lòng hơi đauMột đồng mua mấy miếng cauChà răng cho thật trắng phau tuyệt vờiViễn Đông nước mía cam tươiHai ly đã xén mất mười đồng nhômCây đàn cầm có hai trămVì tình nên phải Bình Dân Cầm ĐồVậy là toi cả hai bò.Một nhà nghệ sĩ vừa viễn mơ vừa dấn thân như tôi, một lãnh tụ của thi nhóm Sang Độc ( thơ là nghề chính, văn thì lai rai ba sợi thôi ) được diển tả như cậu bé " học giỏi trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư lớp Đồng Ấu : Một cậu bé đầu bù tóc rối , mặt mũi nhem nhuốc, tay chân dơ bẩn. Có người hỏi " Học trò sao mà dơ bẩn thế ? Cậu bé đáp lại rằng : " Học giỏi thì hơn, ở sạch ích gì ! Nếu có người nào hỏi tôi : " Nghệ sĩ sao mà dơ thế? Tôi sẽ đáp rằng : " Thơ Sang Độc hay là đủ rồi, ở sạch làm quái gì nhỉ ! Tôi hãnh diện về những " pho nặng khuynh hướng Sang độc . Chưa hề thấy một trường thơ ; một thi phái nào có thể dùng thơ của mình để mua chịu quýt, câu thuốc lẽ và ăn phở, uống cà phê biên sổ. Như thi sĩ Đỗ Trọng Thủy, trong thi nhóm Sang Độc, còn dùng thơ của mình để phá hoại kinh tế Ba tàu, chấn hưng kinh tế dân tộc. Chàng đã gây cảm tình với mấy cô sẩm bán bia " bốc dọc đường Nguyễn Trải. Chàng cũng uống chịu . Uống độ vài trăm bạc, chàng bèn " vỗ cánh bay đi sang quán bia khác cách quán bia quen thuộc cả mấy trăm thước. Tiếp tục gây cảm tình, uống chịu rồi quỵt. Gọi là phá hoại kinh tế Ba tàu hạ tầng cơ sở . Khuynh hướng Sang Độc thừa khả năng ăn quỵt nhưng vẫn thiếu khả năng sửa sang hình thức cha đẻ của nó. Bởi vậy, cây lục huyền cầm đành lên tiếng tơ não nuột Biệt ly nhớ nhung từ đây mà nằm trong tủ hiệu cầm đồ bình dân. Nhờ có cây đàn , nhờ có nền cầm đồ bình dân nên tôi có một "hình thức khôngSang Độc. Hình thức không Sang Độc phủ ngoài nội dung Sang Độc. Rất đông nghệ sĩ Việt Nam đã là khách hàng quen thuộc của các tiệm cầm đồ bình dân. Văn hoá xứ ta chưa khá, vì thế . Vì Phủ quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa hôm nay và Văn Hoá Vụ ngày xưa không phải là nơi nghệ sĩ có thể đem đồng hồ bút máy, đàn sáo, kèn trống và quần " xa teng của vợ cầm cố để lấy tiền chi vặt mà phục vụ văn hóa dân tộc. Tôi ước ao, thuở nào đó , người lãnh đạo văn hóa dân tộc tôi xuất thân từ ngành cầm đồ bình dân thì cái áo thung ngã màu cháo lòng của nghệ sĩ sáng tác cũng mang một giá trị thiêng liêng như tác phẫm của họ. Bây giờ , tôi nói về tôi, về thi sĩ Trương Chi, trưởng thi nhóm Sang Độc, xuýt giải nghệ ... nghệ sĩ đi làm cu ly đồn điền cao su nếu không được bạn vàng Lý Thông đặt mua thơ văn chống Cộng. Tôi đã đánh răng lu bù. Đánh răng giả nợ những hôm thiếu thuốc đanh răng. Trong cái " hóa đơn tiêu tiền của tôi, tôi quên tính gói kẹo chewing- gum. Tôi định bụng, trước giờ gặp gỡ người yêu, sẽ nhóp nhép nhai kẹo cho miệng nó tăng thêm mùi thơm! Thuở ấy, kỹ nghệ hớt tóc( tương tự kỹ nghệ lạnh là sửa máy lạnh, tủ lạnh ) chưa sáng chế bộ môn ép, sấy. Và mái tóc " à la mode nhất của đàn ông vẫn là mái tóc cánh phượng bóng nhẫy " brillantine Tôi có mái tóc y hệt mái tóc Rudolf Valentino, tài tử phim câm quốc tế. Mái tóc của tôi, cứ một tuần lễ, phải bón cả hộp " brillantine nhãn hiệu The evening in Shanghai, thứ " brillantine nghệ sĩ nhất, nghĩa là rẻ tiền nhất. Hãy tưởng tượng một mái tóc mà loài chấy không thể sinh sống và gặp mưa, hất đầu một cái , nước văng đi hết. Đó là mái tóc váy lĩnh. Mái tóc của tôi đó. Đỏm dáng ra phết, chứ bộ. Nghệ sĩ mà em. Bằng mái tóc ấy, hàm răng trắng ởn và bằng bộ quần áo đã giặt tốn nữa cục xà phòng , đến hì hục đốt than bàn ủi, ủi lượt là, tôi sửa soạn chờ đợi người em gái văn nghệ di cư từ xóm "Vẹc Em sẽ đi qua đống rác vĩ đại bên kia cầu Eyriaud des Vergnes và tới thăm anh ở Nhà Hát Tây. Em sắp đến. Em thơ của thi sĩ Trương Chi sắp đến như em thơ của thi sĩHuy Cận đã đến. Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong. Hôm xưa em đến mắt như lòng. Lạy trời, mắt em đừng viền vải tây điều, em nhé ! o 0 o-" ê xăng chi ông " échantillon = hàng mẫu.-" na tuya ren naturel : tự nhiên
Duyên Anh
Áo tiểu thư
Chương 11
Nàng đã đến và như lần trước, nàng không thèm bước vào căn nhà nghệ sĩ của tôi, chỉ luống cuống mở cặp sách lôi ra một phong thư dày cộm đưa cho tôi rồi về ngay . Trên đường về nhớ đầy. Tôi tưởng tượng vậy. Nàng ác quá. Con gái phần đông đều ác. Họ bắt con trai leo lên mộng tưởng và bất thình lình chặt gốc. Và những thằng con trai giàu mộng tưởng đã ngã đau . Thế là mất cây đàn. Đàn ơi, tan nát tim ta nhiều rồi ... Nàng đâu cần biết, để chuẩn bị đón nàng, cây đàn của tôi đã nằm trong tủ hiệu cầm đồ bình dân. Chương trình học tập của quý môn đệ Quỳnh, Nhân , Thủy Cũng đành... tạm gác. Tôi nghĩ, có lẽ chỉ muốn đi qua đời tôi chớ không muốn đi vào đời tôi. Hoặc nàng muốn đóng vai trò của Châu long khích lệ Lưu Bình sáng tác văn nghệ. Để ngày kia, Lưu Bình lãnh giải truyện ngắn Tiếng Chuông, Lưu Bình mới lăn kềnh xuống đất, vỡ lẽ Châu Long là vợ của bạn Dương Lễ ? Tôi nổi giận. Đang cơn tức giận, thi sĩ Thạch Sanh " vén cửa bước vào cười toe toét : - Nàng gớm căn nhà nghệ sĩ hả, " ông ?Tôi nghiến răng ken két : - Chúng mày hại tao ?Môn đệ Thạch Sanh ngơ ngác : - Tôi đã làm gì ?Môn đệ Nguyễn Xuân Nhân, bút hiệu Vạn Lịch cũng lù đù dẫn xác vô. Tôi cần nói về " sự tích bút hiệu của môn đệ của tôi. Thằng này , thuở ấu thơ, bà nội nó hay đọc truyện "Đồng tiền Vạn Lịch : Đồng tiền Vạn Lịch Anh thích bốn chữ vàng Công anh dan díu với nàng đã lâu Bây giờ nàng lấy chồng đâu Nàng cho anh gửi trăm cau nghìn vàng Trăm cau để trả ơn nàng Còn nghìn vàng đốt giải oan lời thềNó mê anh thuyền chài thất tình và cao thượng này. Lớn lên, đi tìm tình yêu, xuýt bị ăn đòn, Nguyễn Xuân Nhân bèn học làm thơ và lấy bút hiệu Vạn Lịch. Còn Lê Như Quỳnh thì tưởng mình có tài khẩy đàn như Thạch Sanh : Đàn kêu tích tịch tình tang Ai đem công chúa dưới hang lên lầu Đàn kêu tích tịch tình tang Sao mày phản bạn hở thằng Lý Thông Nó ký tên Thạch Sanh, bút hiệu dưới những bài thơ Sang Độc của tôi. Đỗ Trọng Thủy xí bút hiệu Đỗ Quyên, ý giả chàng đã ví chàng giống con cuốc kêu rỉ rả lời yêu đến tóe máu cổ mà em Hòa vẫn cứ quay nhìn chàng, nhổ nước miếng khinh bỉ. Cuộc đời văn nghệ Sang Độc của tôi có khá đông môn đệ . Các môn đệ đã lần lượt phản bội tôi chẳng khác gì Lý Thông phản bội Thạch Sanh. Thầy tướng bảo cung nô bộc của tôi quá xấu. Thí dụ anh thi sĩ thời danh mang cái bút hiệu của một ngôi chùa: Thi sĩ Phổ đà. Lúc này anh Phổ Đà nhận mình là một vì sao . Anh đã đi ngâm thơ khắp nước. Nghe nói, anh sắp sang nước Lèo phát huy nền thi ca vừa ngâm vừa nhìn thiên hạ ăn thịt bò bảy món. Mười năm trước, tôi sống khốn khổ trên căn gác xép ở ngoại ô Hòa Hưng, anh thường đội mưa tắm nắng tới nhờ tôi nhuận sắc những bài thơ siêu Sang Độc của anh. Anh đã quên chuyện đó. Khi người ta nổi danh, người ta thường giả vờ quên dĩ vãng, quên cái cốt khỉ của mình. Thấy tôi làm nghề bán thuốc lá lẽ, thi sĩ Phổ Đà vác mặt lên . Ra cái điều ta là thi sĩ siêu Sang Độc. Đời đã có thi sĩ Nguyễn Cao Kỳ, thi sĩ Phổ Đà, tưởng không nên có thi sĩ Trương Chi. Do đó, những pho thơ Sang Độc của tôi đành đem bán ký cho Ba tàu đem về gói mắm, muối, tiêu, hành, tỏi ... Tôi không dám xuất bản nên không được coi là thi sĩ ! Thi sĩ Vạn Lịch đổ dầu vào lửa : - " Ông làm ăn ra sao mà vừa đến, nàng đã phú lĩnh ?Tôi gắt : - Tại chúng mày ! Thi sĩ Đỗ Quyên xồng xộc vô, chưa hiểu ất giáp chi cả, khen nhặng : - Nàng đẹp thật " Ông tài ghê. Em Hòa của tôi chỉ đẹp bằng một phần ba nàng thôi mà tôi tán mãi vẩn không nổi. Thạch Sanh kê Đỗ quyên : - Im mồm mày đi, " ông ấy đang cáu sườn . Đỗ Quyên hỏi : - Sao vậy ông ? Tôi đáp : - Nàng biết chúng mày nấp quanh quẩn đây để thực tập nên nàng giận, nàng về ... Vạn Lịch thở dài : - Uổng quá ! Vạn Lịch,Thạch Sanh, Lý Thông đều là những thi sĩ thuộc loại ... tiểu học ái tình . Nghĩa là , chúng nó mới đủ khả năng nói chuyện với các em bán quýt, bán hột vịt lộn, các em sẩm Chợ Lớn bán bia " bốc . Chứ chưa có " thớ nói chuyện với các em nữ sinh trung học. Bởi vậy, nhận dịp em Ngọc lên Nhà Hát Tây thăm tôi, tôi đã tổ chức buổi thực tập nói chuyện với người yêu cấp trung học ái tình. Tôi ra lệnh cho mỗi đứa nấp bên tường giấy nghe ngóng. Mỗi đứa được phép dùng kim gút chọc thủng hai cái lỗ để nhòm vào mà quan sát. Rất tiếc cho chúng nó và cho cả tôi, tình yêu gặp trục trặc kỹ thuật , sư phụ và môn đệ đành ... cãi nhau . - Chúng mày ngu hơn chó. Thằng Thủy biết nàng đẹp hẳn mày đã nhìn nàng như thằng ăn mày nhìn đĩa cơm sườn nướng. Tao nghe rõ thằng Quỳnh hát câu Ta ước mơ từ nay thôi đói, em đến chơi cam vài ba gói và cho nhiều kẹo. Thằng Nhân thì ong ỏng câu Tình tôi đây người ơi ... Nàng sợ quá phải về vội. Chúng mày hại tao. Tôi giơ hai tay lên cao : - Than ôi, tắm rửa, đánh răng, chải đầu, thay quần áo bằng vô ích .Tôi vớ hộp kem Colgate định đập nát. Lại nín.Môn đệ bấm nhau, chuồn ra ngoài. Tôi cởi phăng bộ mồi, hiện nguyên hình lốt thi sĩ Trương Chi với áo thung, quần xà lỏn, nằm dài trên ghế bố, đọc thư tình trên giấy nháp. Nàng đã viết cho tôi bảy bức thư ... rưỡi . Những giòng chữ của nàng, giống những cơn mưa tưới xuống cơn đại hạn tức giận của tôi. Tôi bỗng yêu nàng, yêu quên đói rách, yêu có thể vùng dậy sáng tác mười bài thơ chống Cộng trị giá hai trăm bạc, trả bằng cơm đĩa, phở, cà phê ! Bởi vì nàng bảo, hôm qua không có giờ " pẹc ma năng và nhằm hôm thi lục cá nguyệt. Nàng dặn tôi chiều nay tời trường đón nàng. Buổi chiều tôi lại đến cổng trường. Vẫn khờ khạo, vụng dại và lo lắng như lần đầu đứng trước cổng một ngôi trường con gái. Ba môn đệ tình yêu của tôi đã tới trước tôi. Mỗi đứa chiếm một gốc cây. Và những gốc cây quanh trường con gái là điểm tựa tình yêu của những cậu trai vừa lớn. Tôi yêu những gốc cây quanh trường con gái. Hy sinh cho tình yêu thơ mộng phải là bờ cỏ quanh gốc cây. Cỏ không mọc nổi. Cỏ chết đi vì những bước chân chờ đợi . Quỳnh đã giết chết bao nhiêu cỏ. Nhân đã chết bao nhiêu cỏ. Thủy đã chết bao nhiêu cỏ. Bao nhiêu cậu trai vừa lớn thuở tôi vừa lớn đã giết chết bao nhiê cỏ. Cây cỏ ngày xưa cũng là cây cỏ mơ mộng. Những ngọn cỏ ngậm đầy thương yêu. Những thân cây khắc đầy tên những người yêu nhau. Cỏ cây ngày xưa là cỏ cây tình sử. Thơ mộng thôi thúc con người hướng thượng. Thơ mộng dìu con người vào thiên thai. Và thiên thai ấy không cho phép con người nghĩ nhảm , làm bậy. Hàng cây bên đường xưa đã ủ rũ. Bờ cỏ bên đường xưa đã héo hắt. Cây chờ phu lục lộ đốn ngã. cỏ chờ phu lục lộ lát gạch đè lên. Thành phố hết cây cỏ. Quanh những ngôi trường con gái sẽ hết cây cỏ. Lấy gì cho cậu trai vừa lớn làm điểm tựa tình yêu ? Lấy gì cho cậu trai vừa lớn đúng núp che giấu sự vụng về, khờ khạo? Lấy gì cho cậu trai vừa lớn khắc tên người yêu ? Lấy gì cho cậu trai vừa lớn tâm sự ? Có tâm sự đi nói cùng cây cỏ. Cây cỏ quanh những ngôi trường con gái, bây giờ , buồn tênh. Ngày nào đó tuổi trẻ phải hú hồn Thơ Mộng trở về. Bởi vì, mất Thơ Mộng tuổi trẻ đâm ra tàn bạo, chai lì. Tâm hồn cằn cỗi, không thoát lên, bay cao bắt với Cái Đẹp lơ lửng trên trời . Nhân đứng núp dưới gốc kia. Nó đang mơ mộng. Mộng rướn chân cao, ngước mắt, ngơ ngẩn trông vời một tà áo, một màu áo. Và, chỉ cần một nụ cười tặng nó, dù là nụ cười làm duyên qua đường, Nhân đã có thể ăn thêm được ba bát cơm , học thuộc lòng bài vạn vật dài lê thê và thức khuya hơn một chút, tập làm thơ ký tên Vạn Lịch. Quỳnh đứng núp dưới gốc cây kia. Nó đang mơ mộng . Mơ mộng tìm thấy tà áo vừa ý nó để thẩy bức thư tình ... " tiền chế ! Nó mơ mộng cô nữ sinh Trưng Vương sẽ đón nhận thư tình một cách hồn nhiên, giản dị như cô con gái bà hàng quýt, Còn Thủy, Thủy chỉ mơ mộng, buổi chiều nào đó trong suốt những buổi chiều của đời nó, em Hòa không quay lại, nhìn nó, bĩu môi và nhổ bọt xua đuổi. Quỳnh, Nhân, Thủy đều mơ mộng có một người yêu như tôi. Có một người yêu để chơi ú tim tình ái, để viết và đọc thư tình trên giấy nháp, để hẹn hò, để ... ăn thịt thỏ tình yêu và để kiểm soát xem gia tài mình còn món gì mà tiệm cầm đồ bình dân không từ chối cấp phát biên lai . Những cậu trai bằng tuổi tôi đứng đông đầy dưới những gốc cây. Họ đang mơ mộng . Họ đang chờ đón những giọt kỹ niệm nhỏ xuống quãng đời tươi sáng. Đứng làm gì thế, hỡi người bạn trẻ ? Vô tích sự đâu ,nếu một mai có lần ta nhìn lại đời ta. Cổng trường đã mở. Đàn bướm nữ sinh ùa ra. Tôi liệng vội điếu thuốc Ruby Queen hút dở, hồi hộp trông chờ. Luôn luôn hồi hộp. Những cậu trai " đồng chí Của tôi đã lần lượt rời gốc cây. Họ mở những cuộc hành quân thẽo . Đêm nay vô số kẽ thức khuya hay cảm sốt. Những tấm gương sẽ muốn nứt vỡ vì họ soi kỹ quá. Đẹp giai lắm rồi, cậu ạ ! Mái tóc bồng bềnh rất .... nghệ sĩ ! Đôi mắt ngập khói hương mơ mộng. Và đôi tay không thừa . Nếu cảm thấy nó thừa, chiều mai nhớ đưa về đàng sau, cấu véo mông mình thật đau cho tăng phần can đảm, cậu nhé ! Những kẻ đã yêu nhau bao giờ cũng ... thong thả . Em Ngọc thong thả - không chầm chậm chứ - dắt xe ra sau cùng . Tôi cũng thong thã gốc cây sau cùng. nàng dắt xe về lối yêu quen thuộc . Tôi lẽo đẽo theo, cách cả chục thước. Yêu nhau mà vẫn ngượng ngùng như chưa hề yêu . Đó là tình yêu thơ mộng. Đến ngã tư tạm biệt, nàng dừng lại chờ tôi. Tôi bước nhanh hơn. Hai trái tim đập nhanh. Môn đệ của tôi mà trông thấy cảnh này, chắc chắn , chúng nó sẽ bỏ rơi tôi. Nàng giả vờ mở cặp sách trao cho tôi một phong thư. Rồi nói nhỏ :" Mai nhé ! Mai nhé ! Mai nhé ! Nàng lên xe đạp vội . Tôi đúng ngẩn ngơ. Mai nhé ! Mai anh cầm nốt bộ đồ mồi cho tiệm cầm đồ bình dân, sửa soạn " nghi lễ đón em. Em lên thăm anh một phút, thẩy phong thư dầy cộm rồi chuồn lẹ và hẹn : " Chiều nhé ! Chiều anh cuốc bộ đến trường, đứng chờ em tê cả chân, gặp em , em lại hẹn : " Mai nhé ! Em hành hạ anh làm gì ? hay em muốn huấn luyện cho anh trở thành một cu ly đồn điền cao su ? Tôi chưa được nói câu " Anh yêu em với Ngọc và nghe Ngọc trả lời " Em yêu anh . Chúng tôi chỉ mới viết những lời yêu. Và nhìn thấy mình yêu nhau ở mắt. Tôi vẩn ước ao được cầm tay Ngọc, được hôn lên tóc nàng, hôn lên má nàng, hôn lên môi nàng. Cảm giác sau lần hôn người yêu hẳn là tuyệt vời. Nó ngon như tháng giêng. Tháng giêng ngon như một cặp môi gần . Nghĩ tới ba môn đệ , tôi lững thững trở về. Vừa đi vừa hát bản Phố buồn của Phạm Duy. Nhìn vào khe song trông anh ốm yếu ho hen . Một ngày công lao không cho biết đến hương đêm ... Tôi kiếm hàng bánh mì, mua một khúc dài, ghé vào công viên ghế đá ngồi gặm. Gần tám giờ tối tôi mới đáp theo tiếng gọi chiêu hồi, tung cánh chim tìm về tổ Nhà hát Tây . Ba môn đệ đã tề tựu . Thạch sanh hỏi : - Vui không " ông ? Tôi cười : - Hẹn hò là phải vui. Tao và em chở nhau ra bờ sông, vừa mút cà rem cây vừa bàn chuyện tương lai hai đứa . Vạn Lịch hỏi: - " Ông có than van chuyện cầm cây cho " Bờ rô căng tơ không ? Tôi đáp : - Không. Tao kể chuyện tình Roméo và Juliette. Thạch Sanh hỏi : - Nàng ăn cà rem cây chắc môi nàng ngọt, " ông uống được mất lít hương tình ? - Vừa gặp môi nàng là tao muốn ói ! Mày biết sao không? Nàng mút cà rem sầu riêng ! Mà tao kỵ sầu riêng . Tôi xoa tay : - Có lẽ tao sắp xa chúng mày rồi ! Đỗ Quyên ngạc nhiên : - Bố nàng bắt nàng phải lấy một thằng răng vồ, mũi hếch làm chồng. Nàng quyết định bỏ nhà trốn theo tao. Hai đứa tao sẽ lên rừng kiếm cũi. tao làm Tặc Giăng, nàng làm Nữ Chúa Rừng Xanh. Ba Môn đệ cười ngây ngất. Vạn Lịch nói : - "Ông khôi hài ghê !Tôi lãng chuyện để khỏi diễn tiếp cái trò nói phét : - Tình hình hôm nay ra sao ? Vạn Lịch báo cáo: - Tôi thành công tám mươi phần trăm . Tên em là Trinh, hai má lũm đồng tiền . Tôi hỏi : - Đồng tiền Vạn Lịch ? Vạn Lịch liếm môi : - Đồng trinh ... Bảo Đại ! Nàng vui vẻ nhận thư tôi, hẹn chiều mai đi chơi với tôi. Tôi mạn phép " ông tặng nàng tập thơ Sang Độc 1 của ông và ký tên thi sĩ Vạn Lịch . Thạch Sanh báo cáo : - Tôi ăn chắc rồi. Em tên là Tâm ở Bàn cờ. Tôi " lăng xê cho nàng cái " lét *nàng chụp liền . Trong cái "lét tôi cũng mạn phép ông chép năm bài thơ của ông ký tên bút hiệu Thạch Sanh tặng nàng làm lễ ra mắt. Tôi hỏi : - Nàng có hẹn hò gì không? - Nàng bảo mai tôi phải mờ nàng đi ăn kem. Có lẽ, tôi vác vài chục cuốn sách đem bán cho ... vỉa hè . Đỗ Quyên báo cáo : - Em Hòa hôm nay nghỉ học . Ông giúp tôi một kế mọn được chăng ? Tôi gật gù : - Rồi, tao hiến kế mọn đây. Mày quen thân với Marcel Hiền, Quế cao chớ ? - Quen thân . - Chiều mai mày rủ hai thằng vai u thịt bắp ấy đi đón em Hòa với mày. Mày chỉ em cho hai đứa. Còn mày, mày núp một chỗ. Để hai thằng theo nàng chọc phá nàng, chèn ép xe nàng. Mày xuất hiện can thiệp. Marcel Hiền và Quế cao sẽ gây sự. Mày xăn tay áo cho em Hòa biết tay mày là khúc củi mục. Rồi mày đấm Marcel Hiền, đá Quế cao. Hai đứa chịu khó ăn đòn của mày. Chúng nó sợ mày quá, chuồn nhanh. Mày sửa lại áo, đến trước em Hòa, hơi cúi đầu: " Thưa cô nương, xin cô nương hãy ban cho kẽ hèn này một bãi nước bọt ! Tao tin chắc em Hòa sẽ cảm động mà rằng : " Cám ơn tráng sĩ Lục vạn tiên, không có tráng sĩ, Nguyệt Nga này đã bị nguy khốn bởi bọn cướp Phong Lai. Nhà thiếp ở ... ngã Ba Ông Tạ, không có chó dữ nhưng có ông bố nghiêm khắc, nếu tráng sĩ muốn, xin mời theo thiếp . Thế là ăn chắc nhé ! Đỗ Quyên hớn hở : - Hay quá, hay quá " Hảo kế, hảo kế ! Tôi sẽ thi hành . Buổi tổng kết tình hình mỗi đêm chấm dứt. Tôi cười thầm và chửi thầm : Bố hai anh Thạch Sanh, Vạn Lịch, hai anh nói phét như ... sư phụ hai anh. Chỉ riêng Đỗ Quyên là thành thật. Tôi hạ lệnh tắt đèn ngủ. Đêm ấy, tôi không chiêm bao thấy người yêu mà chỉ thấy cái tương lai đói rách . o 0 o* " lét Lettre ( thư )
Duyên Anh
Áo tiểu thư
Chương 12
Cuộc đời không cho phép tôi nằm mãi ở Nhà Hát Tây làm văn nghệ dấn thân chống Cộng để ăn cơm đĩa ghi sổ mà viễn mơ Sang Độc. Tôi rất ghét cuộc đời. Nó cắm chông dưới cằm và dưới mũi tôi. Gọi là râu và ria. Râu ria cứng ngắc , lởm chởm. Râu ria báo hiệu cho một sự ra đi. Ra đi gấp kẻo sửa soạn bắt chước Vũ Hoàng Chương mà than thở : Ba mươi năm trên vai mà trống không bình sinh . Lý Thông đã tốt nghiệp ... Đại học Cán Bộ Chống Cộng. Chàng cóc cần tôi nữa. Chàng đã lên đường với cái ống loa làm sáng tỏ quốc sách chống Cộng. Bà chủ câu lạc bộ bỗng hết ... quen tôi. Và con gái của bà , dù mắt toét, răng vồ, nước da mốc thếch như trăn gió, vẩn không dể bị sang độc bởi thi văn Sang Độc mà cho tôi ghi sổ ăn chịu .Cụ Phan Thanh Giản xưa " giã vợ đi làm quan , tôi nay " giã người yêu đi kiếm cơm áo Nhân có thằng bạn rủ lên rừng lập đảng chống chí sĩ Ngô đình Diệm, tôi đang bị bà Cả Đọi đe dạo, bèn cảm khái ngâm vang hai câu thơ : Ai trước biên thùy riêng một cỏi. Mình nay sông núi nặng hai vai và bèn nhận lời. Tôi ra đi, hát nhái lời nhạc bản Hải Quân Việt Nam của Văn Cao: Ra đi không mang va ly, mồm hút thuốc lá Mic mốc, chân đi xăng đan cao su diện áo sờn vai ... Tôi đi làm cách mạng ...trời ạ ! Tôi đi âm thầm, bí mật y hệt một hiệp sĩ. Đám môn đệ của tôi sẽ đinh ninh là tôi và em Ngọc đã trốn lên rừng tập đóng ci nê ma với chúa mọi. Còn em Ngọc, thấy tôi tuyệt tích, chắc em sẽ khóc sưng mắt, khóc xuýt mù nếu chị Phượng không chợt nhớ ra phương thuốc bất hủ là mua cho em một đồng bạc kẹo kéo. Đôi mắt kẻm nhẻm kèm nhèm.Ăn đồng kẹo kéo sáng như đèn ô tô . Tôi lẩm nhẩm đọc bài Thôi nàng ở lại của Nguyễn Bính rồi đáp xích lô máy ra bến xe đò cao nguyên. Ở trên rừng , tôi vẫn theo dõi báo chí. Tôi ngạc nhiên khi thấy những bài thơ tình Sang Độc và Hoài Hương, đòi lấp dòng sông Bến Hải của tôi xuất hiện thường xuyên trên những phụ trang văn nghệ của các nhật báo, ký bút hiệu Mộng Trinh, Thu Tâm và Cung thị Ngọc. Rồi một hôm, cùng bài thơ đòi lấp dòng sông Bến Hải đang trên ba tờ báo, ký ba bút hiệu Mộng Trinh, Thu Tâm và Cung thị Ngọc . Hai môn đệ Thạch Sanh và Vạn Lịch đã hại đời tư của tôi. Ba nữ sĩ Mộng Trinh, Thu Tâm và Cung thị Ngọc bị ba tờ báo mà các nàng cộng tác nặng lời trách móc. Tôi hết hy vọng hát câu: Chờ anh em nhé, giết xong Diệm anh về ... Hẳn em Ngọc đã nghi ngờ tôi phản bội em, phát thơ Sang Độc vung vít và yêu đương vung vít, và Mộng Trinh thì chán ghét Vạn Lịch, Thu Tâm ghê tởm Thạch Sanh. Chúng nó còn các em bán quýt, bán thuốc lá lẽ, bán hột vịt lộn để tìm nỗi an ủi. Chứ tôi , trên rừng hiu quạnh chỉ có các nàng mọi ! Tôi giận Thạch Sanh, Vạn Lịch . Giận chán chê , tôi mới vỡ lẽ và khám phá một điều tối quan trọng: Trái tình đắng hơn trái bồ hòn . Tôi hiểu em Ngọc không yêu tôi. Em khôn quá xá . Em khích lệ tôi viết đoản thiên tiểu thuyết, tùy bút, thơ Sang Độc để tặng em, để em làm của riêng và em cười khúc khích . Các em khôn quá xá. Con gái là chúa khôn . Hèn chi em cứ hẹn và luôn luôn thất hẹn . Mùa hè năm sau, tôi thất thểu ở rừng về, gặp em Ngọc đi với chị Phượng trên hè phố. Tôi không dũng một tí nào, dù tôi đã là chiến sĩ cách mạng! Dũng được Nhất Linh mô tả thật đẹp. Tóc lộng gió, chàng ngạo ngễ bước trong đám nhân gian ngớ ngẩn. Và túi chàng còn tí tiền còm, còn vợ chống ông giáo Thảo chờ đợi chàng tới ăn cơm, hút thuốc lá và tạo cơ hội để chàng gặp Loan. Tôi ấy à, tóc dài muốn chui vào lỗ tai, quần áo lôi thôi, bụng lép kẹp và ví cũng lép kẹp. Tôi đi giữa hoàng hôn .Vâng, tôi đi giữa hoàng hôn. Em Ngọc nhìn thấy tôi, nhận ra tôi, em bĩu môi kéo tay chị rẽ sang một con phố khác. Tôi đứng lặng , trông theo. Tôi là Trương Chì đây, nàng hết nghe tiếng hát cũa tôi rồi .Pauvre*Trương Chi ! Bạn hãy dời khỏi dinh quan thừa tướng, hãy quên Mỵ Nương đi và xuống thuyền mục, chèo lẹ , quăng lưới rách mà bắt tôm cá. Bạn chớ dại dột nhảy tòm xuống sông tự tử. Cuộc đời phải thế mới là cuộc đời, rất cuộc đời, bạn ạ ! Tôi đi kiếm ba môn đệ. Thạch Sanh là người tôi gặp trước tiên. Nó vồn vã lôi tôi vào một quán kem , hỏi thăm và trách móc : - " Ông tuyệt tích với mục đích gì ?" Ông ra đi không lời từ biệt. Chứ " ông về có tính ở lại không ? - Tao đi làm cách mạng . - Eo ơi " ông làm cách mạng à ? Tại sao " ông không rủ tôi đi với . à, ông có mang theo em Ngọc không? Tôi lắc đầu : - Làm cách mạng là phục vụ quê hương , tổ quốc .Cần phải cho de người yêu. Ngay vợ mình mà mình cũng đành cho phép đi lấy chồng khác để rảnh rang yêu lý tưởng cách mạng nữa là. Cách mạng ghê lắm, quyến rũ lắm ... Tôi làm bộ thở dài : - Em Ngọc đã khăn gói quả mướp theo tao lên chiến khu, nửa đường tao đuổi em về Sài gòn. Tao quên em rồi. Còn mày ? Thạch Sanh kể lể : - Em Tâm viết thư chửi tôi ăn cắp thơ của người khác làm thơ mình. Em Trinh của thằng Nhân cũng chửi nó. Thằng Nhân chán đời vùi đầu học hành. Nó vừa đậu tú tài nhất. Tôi cũng đậu rồi. Nhờ em xỉ vả, tôi tự ái và đâm ra biết làm thơ. Tôi tán được nhiều em khác. Tôi hỏi: - Còn em bán quýt ? Thạch Sanh cười : - Nàng đi định cư ở Cái Sắn rồi . Nó nhả khói thuốc : - Mình đã lớn, " ông ạ ! Chỗ tôi đứng chờ các em ở cổng trường bây giờ là chổ tụi lỏi vừa lớn . Bỗng nó than thở: - Chỉ tội nghiệp thằng Thủy ! Tôi ngạc nhiên : - Sao ? Thạch Sanh ngó tôi : - " Ông hại nó . Theo kế của ông, nó thi hành . Kết quả gặp phú lích. Hiệp sĩ Thủy bị em Hoà thưa luôn. Thế là Lục Vân Tiên và Phong Lai cùng bị nằm bót một đêm . Tôi phá ra cười. Cười sặc khói thuốc. Tạm biệt Thạch Sanh. Và xét rằng không nên kiếm Vạn Lịch, Đỗ Quyên làm gì . Thi nhóm Sang Độc đã giải tán. Tình yêu như cơm nếp nát. Cách mạng như cơm nguội chang nước dưa khú. Tôi cần lên đồn điền Hớn Quản. Nhưng trước khi đi, vào một buổi chiều, tôi thong thả tới ngôi trường cũ, ngôi trường con gái , ngôi trường nằm bên đường Le Grand de la Liraye đã đổi thành đường Phan Thanh Giản. Không chờ đôi một tà áo nào cả mà đóng vai trò quan sát viên. Tôi thấy buổi chiều vàng của tôi . Dưới những gốc cây quanh trường , không còn tôi, không còn Nhân, còn Quỳnh, còn Thủy nữa mà chỉ còn những hình ảnh của tuổi vừa lớn của chúng tôi. Những người đang đứng dưới những gốc cây trước và gần ngôi trường con gái đều là những người tuổi vừa lớn, vừa biết đứng ngẩn trông vời áo tiểu thư. Họ đứng đó. Khói thuốc vàng ngón tay. Hồn thả trông mộng, mộng lẩn vào thơ. Không có thực tại ở thời gian và không gian này . Đừng cấm họ mơ mộng . Họ sẽ trở về thực tại khi hành lý đầu đời đã no tròn kỹ niệm. Họ ngớ ngẩn , khù khờ, lố bịch chẳng ra cái thể thống gì cả. Bởi vì, họ vừa lớn; Họ đem sự ngớ ngẩn, lố bịch vào tình yêu, tình yêu rất thơ và rất buồn cười. Tôi thương họ, tôi yêu thương tuổi trẻ biết mộng mơ. Thiếu mộng mơ tuổi trẻ sẽ tàn nhẫn lắm. Gốc cây kia, tôi đã đứng . Chẳng có gì làm cho tôi phải xấu hổ. Niềm vui nhẹ nhàng và nỗi buồn man mác. Tình yêu học trò là tình yêu phù du, là những cơn mưa bóng mây; là một kỹ niệm buồn cười đáng ghi nhớ. Cơn mưa đã tạnh. Trời lại xanh như trời đã xanh. Tôi vào đời với gói hành lý bọc kín bằng một tà áo tiểu thư. Tà áo mãi mãi thơm như tuổi trẻ và tình yêu ( 18 / 10 / 71 )
Mục lục
Ngoài truyện
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Áo tiểu thư
Duyên AnhChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.Đánh máy: ct.ly Nguồn: Vnthuquan - Thư viện ONlineĐược bạn: mickey đưa lên vào ngày: 16 tháng 4 năm 2004 | vanhoc |
Timothy Linh Bùi (sinh ngày 13 tháng 4 năm 1970 tại Sài Gòn, Việt Nam) là một đạo diễn, nhà sản xuất, nhà viết kịch bản phim người Mỹ gốc Việt. Anh đã đạo diễn phim Rồng xanh, đồng đạo diễn và sản xuất phim Ba mùa.
Tiểu sử
Tuổi trẻ
Timothy Linh Bùi sinh ra ở Sài Gòn và cùng gia đình di cư đến Mỹ để tị nạn chiến tranh Việt Nam năm 1975. Gia đình anh rời Việt Nam khoảng 1 tuần trước khi Sài Gòn sụp đổ. Anh đã lớn lên tại Sunnyvale, California ở khu vực vịnh San Francisco. Anh đã tốt nghiệp trường dạy làm phim Columbia College Hollywood ở Los Angeles.
Cuộc sống cá nhân
Timothy Linh Bùi là anh trai của Tony Bùi, cũng là một đạo diễn và nhà sản xuất phim. Anh cũng là cháu trai của diễn viên Đơn Dương.
Danh sách phim
Đề cử và giải thưởng
Liên hoan phim Austin
2001: Thắng giải, "Best Advance Screening" - Rồng xanh
Giải Humanitas
2001: Thắng giải, "Phim xuất sắc nhất" - Rồng xanh
Liên hoan phim Sundance
2001: Đề cử, "Giải Grand Jury cho phim xuất sắc nhất" - Rồng xanh
Tham khảo
Liên kết ngoài
Phỏng vấn Timothy Linh Bui
phỏng vấn Timothy Linh Bui
Sinh năm 1970
Đạo diễn Việt Nam
Nhân vật còn sống
Người Sài Gòn
Đạo diễn điện ảnh Mỹ
Người Mỹ gốc Việt
Người Thành phố Hồ Chí Minh
Người Việt di cư tới Mỹ
Đạo diễn điện ảnh Việt Nam
Nhà sản xuất phim Mỹ | wiki |
Kepler-442b là một ngoại hành tinh, có khả năng là một hành tinh đất đá, quay xung quanh trong vùng có thể sống được của một sao dãy chính loại K Kepler-442, cách Trái Đất khoảng 1206 năm ánh sáng (370 parsec) chòm sao Thiên Cầm.
Hành tinh này quay quanh ngôi sao chủ của nó ở một khoảng cách với một chu kỳ quỹ đạo rơi vào khoảng 112,3 ngày. Nó có khối lượng rơi vào khoảng 2,3 lần và có bán kính rơi vào khoảng 1,34 lần Trái Đất. Nó là một trong những ứng cử viên sáng giá hơn cho sự sống, vì ngôi sao chủ của nó có khối lượng nhỏ hơn ít nhất 40% so với Mặt trời - do đó, nó có thể tồn tại trong khoảng thời gian khoảng 30 tỷ năm hoặc lâu hơn.
Hành tinh này được phát hiện bởi tàu vũ trụ Kepler của NASA bằng cách sử dụng quá cảnh thiên thể, theo đó nó đo đạc các ảnh hưởng của hành tinh đến độ sáng của một ngôi sao khi nó dịch sang phía trước của ngôi sao đó. NASA công bố xác nhận ngoại hành tinh vào ngày 6 tháng 1 năm 2015.
Đặc điểm
Khối lượng, bán kính và nhiệt độ
Kepler-442b là một siêu Trái Đất, một ngoại hành tinh có khối lượng và bán kính lớn hơn Trái Đất, nhưng nhỏ hơn so với 2 hành tinh băng khổng lồ Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương. Nó có nhiệt độ là . Nó có bán kính bằng 1,34 bán kính Trái Đất. Do bán kính của nó, nó có khả năng là một hành tinh đất đá với bề mặt rắn. Khối lượng của ngoại hành tinh được ước tính là bằng 2,34 khối lượng Trái Đất Trọng lực bề mặt trên Kepler-442b sẽ mạnh hơn 30% so với Trái Đất.
Ngôi sao mẹ
Hành tinh quay quanh một ngôi sao (loại K) có tên Kepler-442. Ngôi sao có khối lượng 0,61 bán kính Mặt Trời và bán kính 0.60 bán kính Mặt Trời. Nó có nhiệt độ và khoảng 2,9 tỷ năm tuổi, với một vài sai số nhất định. Mặt khác, Mặt Trời có 4,6 tỷ năm tuổi và có nhiệt độ vào khoảng . Ngôi sao này hơi nghèo kim loại, với độ kim loại (Fe / H) −0,37, hay 42% khối lượng của mặt trời và bằng khoảng 12% Độ sáng của Mặt Trời ()
Độ sáng biểu kiến của ngôi sao, hoặc độ sáng của nó xuất hiện từ Trái Đất là 14,76. Do đó, nó quá mờ để có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Quỹ đạo
Kepler-442b quay quanh ngôi sao chủ của nó với Chu kỳ quỹ đạo 112,3 ngày và bán kính quỹ đạo khoảng (xa hơn một chút so với khoảng cách từ Sao Thủy đến Mặt trời, khoảng ). Nó nhận được khoảng 70% lượng ánh sáng so với lượng ánh sáng mặt trời mà Trái Đất nhận được.
Khả năng sinh sống được
Do Kepler 442b nằm trong vùng có thể sống được trong hệ sao của hành tinh , nên tại đó nước ở thể lỏng có thể tồn tại trên bề mặt hành tinh , đó là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng cho một hành tinh giống trái đất trên cả kích thước và nhiệt độ . Và do sao ngôi sao chủ của Kepler 442b nhỏ hơn , nhiệt độ thấp hơn mặt trời nên vùng sinh sống được cũng gần với sao chủ hơn (khoảng ) , khiến cho tại đó hành tinh vẫn có thể đủ bị khoá thủy triều ảnh hưởng .
Tuy nhiên vào tháng 8 năm 2018 , Kepler 442b
đã hoàn toàn bị xem như là : hành tinh đã được khám phá, không khoá thủy triều (non- tidally-locked) và có khả năng sinh sống được
.
Yếu tố thủy triều và các đánh giá thêm
Bởi Kepler-442b gần với sao chủ hơn từ trái đất tới mặt trời , nên hầu như chắc chắn rằng chuyển động quay quanh trục chậm hơn nhiều so với Trái Đất, khiến cho một ngày trên hành tinh này có thể dài từ vài tuần đến vài tháng (xem ngoại hành tinh, Khóa thủy triều#Khóa thủy triều của các thiên thể lớn, sự thay đổi về quỹ đạo). Điều này cũng tác động ngược lại, khiến khoảng cách quỹ đạo chỉ ở ngay ngoài điểm mà lực thủy triều từ sao chủ tác động vào đủ mạnh bị khóa thủy triều. Độ nghiêng trục quay của Kepler-442b có vẻ khá nhỏ, không đủ lớn thuyết phục như Trái Đất và sao Hỏa. Quỹ đạo của hành tinh cũng tương đối tròn (độ lệch tâm quỹ đạo vào khoảng 0.04), không đủ khiến việc đánh giá việc thay đổi mùa trên Kepler-442b như sao Hỏa.
Trong một bài tiểu luận vào năm 2015 có kết luận về Kepler-442b, Kepler-186f và Kepler-62f là những ứng cử viên hành tinh tiềm năng có thể sinh sống được .
Ngoài ra trong ấn bản được chấp thuận vào năm 2015 , Kepler-442b thậm chí được coi như sinh sống được hơn là một giả thuyết " Trái Đất song sinh (Earth twin)" với các thông số về vật lý, quỹ đạo tương đồng với Trái Đất. Hay hơn cả chính đánh giá trong ấn bản đó , Trái Đất được đánh giá 0,829 còn Kepler-442b lại được đánh giá 0.836 . Tuy nhiên trên thực tế khả năng sinh sống được hay không là vô cùng quan trong bởi khí quyển và bề mặt của Kepler-442b vẫn còn chưa có hiểu biết rõ ràng nào. Trong một bài báo đã đưa ra danh sách về một đánh giá rõ về khả năng sinh sống được " phù hợp hơn trái đất "," điều đó không có nghĩa những hành tinh này *thích hợp sinh sống hơn*Trái Đất" .
Xem thêm
Danh sách các ngoại hành tinh có thể ở được
Kepler-62f
Kepler-186f
Kepler-452b
Kepler-440b
Kepler-438b
Tham khảo
Liên kết ngoài
NASA - Tổng quan về nhiệm vụ.
NASA - Kepler Discoveries - Bảng tóm tắt .
NASA - Kepler-442b tại Lưu trữ Exoplanet của NASA.
NASA - Kepler-442b tại Bách khoa toàn thư Hành tinh Extrasolar.
Danh mục Exolanets có thể ở được tại UPR-Arecibo.
Thiên thể Kepler
Chòm sao Thiên Cầm | wiki |
Tần Đức công (chữ Hán: 秦德公, 710 TCN-676 TCN), là vị vua thứ 11 của nước Tần - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Ông là con thứ hai của Tần Ninh công - vua thứ 8 nước Tần, em ruột Tần Vũ công - vua thứ 10 nước Tần và là anh khác mẹ với Tần Xuất tử - vua thứ 9 nước Tần.
Năm 678 TCN, Vũ công mất, thế tử Doanh Bạch còn nhỏ nên ông được lập lên nối ngôi.
Năm 677 TCN, vua hai nước láng giềng là Lương Bá (một chi dưới của dòng đích nước Tần) và Nhuế Bá đến chầu.
Năm 676 TCN, ông đặt ra quy định về tiết Tam phục. Cùng năm đó Tần Đức công qua đời, thọ 35 tuổi, ở ngôi được 2 năm. Ông sinh được 3 người con trai, người con trưởng lên nối ngôi, tức là Tần Tuyên công.
Xem thêm
Tần Ninh công
Tần Vũ công
Tần Tuyên công
Tham khảo
Sử ký Tư Mã Thiên, thiên:
Tần bản kỷ
Phương Thi Danh (2001), Niên biểu lịch sử Trung Quốc, Nhà xuất bản Thế giới
Chú thích
Vua nước Tần
Sinh năm 710 TCN
Mất năm 676 TCN
Năm 676 TCN
Thập niên 710 TCN | wiki |
Louis I, Công tước xứ Anjou (23 tháng 7 năm 1339 – 20 tháng 9 năm 1384) là con trai thứ hai của Jean II của Pháp và Jutta của Bohemia. Sinh ra tại Château de Vincennes, Louis là người đầu tiên thuộc chi nhánh Angevin của hoàng gia Pháp. Cha của ông đã bổ nhiệm ông là Bá tước xứ Anjou và Bá tước của Maine vào năm 1356, và sau đó nâng ông lên tước vị Công tước xứ Anjou vào năm 1360 và Công tước của Touraine vào năm 1370.
Năm 1382, với tư cách là con nuôi của Giovanna I của Napoli, Louis I thừa kế các Lãnh địa Bá tước Provence và Forcalquier. Ông cũng thừa kế từ Giovanna một yêu sách đối với các Vương quốc Napoli và Jerusalem. Ông là một cựu chiến binh trong cuộc Chiến tranh Trăm năm chống lại người Anh khi ông dẫn một đội quân vào Ý để đòi quyền thừa kế xứ Napoli của mình. Ông qua đời trong cuộc hành quân. Các tuyên bố và tước vị của ông rơi vào tay con trai cùng tên của ông, Louis II, người đã thành công trong việc cai trị Napoli trong một thời gian.
Trong cuộc chiến tranh trăm năm
Louis đã có mặt trong trận Poitiers (1356), trong tiểu đoàn do anh trai ông là Dauphin Charles chỉ huy. Họ hầu như không chiến đấu và cả nhóm đã trốn thoát giữa cuộc đối đầu. Dù nhục nhã, chuyến đi của họ đã giúp họ tránh được quân Anh, phe đã thắng trận một cách quyết đoán. Vua Jean II và em trai của Louis là Philippe đã không may mắn như vậy và bị bắt bởi người Anh, dưới sự chỉ huy của Edward, Hoàng tử đen. Giá chuộc cho cha và em trai ông cùng các điều kiện hòa bình giữa Pháp và Anh đã được thỏa thuận trong Hiệp ước Brétigny, ký năm 1360. Trong số các điều khoản phức tạp của hiệp ước là một điều khoản xác định sự đầu hàng của 40 con tin để đảm bảo cho việc trả tiền chuộc của nhà vua. Louis, khi đã là Công tước xứ Anjou, nằm trong nhóm này và lên đường đến Anh vào tháng 10 năm 1360. Tuy nhiên, Pháp không có điều kiện kinh tế tốt và các khoản nợ tiếp tục bị trì hoãn. Kết quả là, Louis đã bị giam giữ ở Anh hơn nhiều so với dự kiến sáu tháng. Ông cố gắng thương lượng sự tự do của mình trong một cuộc thương lượng riêng với Edward III của Anh, và khi điều này không thành công, ông quyết định bỏ trốn. Khi trở về Pháp, ông đã vấp phải sự phản đối của cha mình vì hành vi không khôn ngoan của mình. Vua cha John II tự coi đây là nỗi ô nhục và điều này, kết hợp với thực tế là các khoản tiền chuộc theo thỏa thuận trong Hiệp ước Brétigny đang bị thiếu, khiến John phải trở lại bị giam cầm ở Anh để chuộc lại danh dự.
Từ năm 1380 đến năm 1382, Louis I làm nhiếp chính cho cháu trai của mình là Vua Charles VI của Pháp.
Làm vua Naples
Năm 1382, Louis I rời Pháp vào năm sau đó để tuyên bố ngai vàng Naples sau cái chết của Nữ hoàng Joanna I. Bà đã nhận ông làm con nuôi để kế vị vì bà không có con và không muốn để lại quyền thừa kế cho bất kỳ người thân nào của mình – những người mà bà coi là kẻ thù. Ông cũng kế vị bà với tư cách là Bá tước xứ Provence và Forcalquier. Mặc dù đã đăng quang tại Avignon với tư cách là Vua của Naples bởi Giáo hoàng đối lập Clement VII, Louis bị buộc phải ở lại Pháp và quân của Joan đã bị Charles xứ Durazzo, người anh họ thứ hai và cũng là người thừa kế trước đó của bà đánh bại. Joanna bị giết trong nhà tù ở San Fele năm 1382. Louis, với sự hỗ trợ của Giáo hoàng đối lập, Pháp, Bernabò Visconti của Milan và Amadeus VI của Savoy, thêm việc sử dụng số tiền có được trong thời gian nhiếp chính, đã phát động một cuộc chiến để giành lại Vương quốc Naples từ tay Charles.
Cuộc hành quân dù có quân số lên đến khoảng 40.000 người nhưng lại không thành công. Charles, người đã thống kê các công ty lính đánh thuê dưới quyền John Hawkwood với tổng số khoảng 14.000 người, đã có thể chuyển hướng quân Pháp từ Naples đến các vùng khác của vương quốc và đàn áp họ bằng các chiến thuật du kích. Amadeus ngã bệnh và chết ở Molise vào ngày 1 tháng 3 năm 1383 và quân của ông ta từ bỏ chiến trường. Louis yêu cầu sự giúp đỡ từ cháu trai vua của mình ở Pháp, người đã gửi cho Charles VI một đội quân dưới quyền của Enguerrand xứ Coucy. Sau khi có thể chinh phục Arezzo và sau đó xâm lược Vương quốc Naples, nhưng giữa chừng thì được tin rằng Louis đột ngột qua đời tại Bisceglie vào ngày 20 tháng 9 năm 1384. Ngay sau đó Charles VI đã bán Arezzo cho Florence và trở về Pháp.
Hôn nhân và hậu duệ
Vào ngày 9 tháng 7 năm 1360, ông kết hôn với Marie xứ Blois, Quý cô xứ Guise, con gái của Charles, Công tước xứ Brittany và Joanna xứ Dreux. Họ có những người con sau:
Marie (1370 – sau 1383)
Louis II xứ Anjou (1377 – 1417)
Charles (1380 – 1404, Angers), Hoàng tử Taranto, Bá tước Roucy, Étampes và Gien.
Chú thích
Tham khảo
Thư mục
Nhà Valois-Anjou
Vương tộc Valois
Vương tử Pháp
Công tước xứ Anjou
Nhiếp chính | wiki |
Vasily Grigoryevich Zaytsev (tiếng Nga: Василий Григорьевич Зайцев) (sinh ngày 23 tháng 3 năm 1915, mất ngày 15 tháng 12 năm 1991) là một tay súng bắn tỉa nổi tiếng của Hồng quân trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
Tiểu sử và chiến công
Zaytsev sinh ra tại làng Yeleninskoye, tỉnh Chelyabinsk và lớn lên ở vùng núi Ural. Họ của ông, Zaytsev, trong tiếng Nga có cùng gốc với từ thỏ rừng (zayats). Ông nhập ngũ vào Hải Quân Liên Xô năm 1937, nhưng sau khi biết được sự khốc liệt của cuộc chiến diễn ra tại Stalingrad, năm 1942 ông đã quyết định xin tình nguyện đến thành phố này để chiến đấu. Tại đây, Zaytsev thuộc trung đoàn Xạ thủ bắn tỉa 1047, sư đoàn lính bắn tỉa 284.
Tại Trận Stalingrad, từ ngày 10 tháng 11 đến ngày 17 tháng 12 năm 1942, Zaytsev đã bắn hạ 225 lính và sĩ quan quân đội Đức Quốc xã và quân đội các nước thuộc phe Trục, trong đó có 11 tay súng bắn tỉa của đối phương. Cho đến trước ngày 10 tháng 11, ông đã hạ 32 lính đối phương với một khẩu súng trường tiêu chuẩn Mosin-Nagant. Từ tháng 10 năm 1942 đến tháng 1 năm 1943, Zaytsev đã bắn hạ 242 lính và sĩ quan đối phương (đã kiểm chứng) nhưng con số thật sự có thể còn cao hơn, vài số liệu cho rằng con số này có thể lên tới 400. Tại thời điểm đó Zaytsev đang là thiếu úy Hồng quân.
Phải nói thêm rằng trong Chiến tranh Vệ quốc, Hồng quân còn có nhiều tay súng bắn tỉa xuất sắc khác như Anh hùng Liên Xô Fyodor Okhlopkov. Có một vài nguồn nói rằng binh sĩ Hồng quân Ivan Mikhailovich Sidorenko thuộc trung đoàn lính bắn tỉa 1122 cho đến cuối chiến tranh đã bắn hạ khoảng 500 lính và sĩ quan đối phương.
Zaytsev tham gia chiến đấu cho đến tháng 1 năm 1943 khi ông bị thương ở mắt do mìn, Vasily đã được giáo sư nổi tiếng Volodymyr Filatov phục hồi lại thị lực. Sau đó Zaytsev đã quay trở lại mặt trận và kết thúc chiến tranh với quân hàm Đại úy. Sau chiến tranh, Zaytsev gặp lại đồng đội ở Berlin, họ đã giới thiệu cho Vasily khẩu súng bắn tỉa của ông với dòng chú thích "Gửi đến Anh hùng Liên bang Xô viết Vasily Zaytsev, người đã làm hơn 300 tên phát xít chôn thây tại Stalingrad". Khẩu súng này hiện được lưu giữ tại bảo tàng về Trận Stalingrad tại thành phố Volgograd. Sau khi giải ngũ, Zaytsev tham gia quản lý một nhà máy dệt tại Kiev theo đúng mơ ước thuở bé mà ông ước mơ.
Vinh danh
Zaytsev đã được phong tặng danh hiệu cao quý nhất của Hồng quân, danh hiệu Anh hùng Liên bang Xô viết.
Ông qua đời ngày 15 tháng 12 năm 1991 tại Kiev. Nguyện vọng trước khi chết của Zaytsev là được chôn tại Đài tưởng niệm các chiến sĩ bảo vệ Stalingrad. Ngày 31 tháng 1 năm 2006, di hài Vasily G. Zaytsev đã được chuyển về khu nghĩa trang trên đồi Mamayev thành phố Volgagrad với nghi thức trọng thể, ông được chôn bên cạnh đài tưởng niệm trên đó có khắc câu nói nổi tiếng của ông: "Bên kia sông Volga không có đất cho chúng ta".
Tham khảo
Xem thêm
Trận Stalingrad
Liên kết ngoài
Tiểu sử Vasily Zaytsev (tiếng Nga)
Tiểu sử Vasily Zaytsev (tiếng Anh)
Sinh năm 1915
Mất năm 1991
Xạ thủ bắn tỉa
Anh hùng Liên Xô
Chiến dịch Stalingrad
Nhân vật trong Thế chiến thứ hai
Đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô
Sĩ quan Liên Xô | wiki |
Cà chua nho là một loại cà chua được cho là có nguồn gốc Đông Nam Á, có hình dạng tương tự cà chua mận hình bầu dục nhưng có kích thước nhỏ và vị ngọt của cà chua anh đào. Cà chua nho sản xuất ra trái cây nhỏ và thường thuôn. Được giới thiệu ra thị trường toàn cầu vào những năm 1990, chúng đã trở nên phổ biến đáng kể, ít nhất một phần là do hàm lượng đường cao hơn so với cà chua thông thường và do hình dạng nhỏ hơn, kích cỡ cắn của chúng. (Xem bài viết của Washington Post.)
Một giống có ý nghĩa thương mại, "Santa F1", được đưa vào thị trường Hoa Kỳ vào năm 1997 bởi người trồng Andrew Chu, người đã lấy hạt giống từ Công ty Hạt giống Known-You của Đài Loan. Procacci Brothers Sales Corporation (PBSC) tại Philadelphia đã mua độc quyền toàn cầu loại trái cây này và đã tích cực tiếp thị nó dưới công ty con Santa Sweets, Inc.
Giống Santa F1 rất hiếm ở dạng hạt, chỉ được cung cấp bởi một số nhà cung cấp hạt giống trên khắp thế giới (theo thời gian, Thompson và Morgan của Vương quốc Anh đã trình bay đặc trưng giống trong danh mục của họ (xem bên dưới)); Một số người làm vườn báo cáo hạt giống có thể sinh sản đúng sáu hoặc nhiều thế hệ, một khẳng định đã nhận được rất ít thông báo từ hầu hết các cơ quan làm vườn. Các giống cà chua nho khác, như Rosalita, được phổ biến rộng rãi hơn cho những người làm vườn tại nhà.
Xem thêm
Danh sách các giống cà chua
Tham khảo
Liên kết ngoài
Bài viết từ trang web Brooklyn Botanic Garden
Cuộc tấn công của bài viết về cà chua nho từ Washington Post
Danh sách danh mục cho các hạt giống Santa F1 từ Thompson & Morgan dường như không phải là một trang trực tiếp vào tháng 5 năm 2007, nhưng vẫn có thể truy cập từ Google
Các giống cà chua nho khác
Cà chua | wiki |
I. Mở bài: giới thiệu về ngày tết
Ngày tết là ngày lễ quan trọng nhất của con người và dân tộc Việt Nam. Ngay tết cổ truyền có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện sự nghỉ ngơi của con người sau 1 năm làm việc mệt mỏi, và cầu mong một năm mới ăn khang thịnh vượng, làm ăn phát đạt. ngày tết cổ truyền quan trọng nhất là ba ngày tết, chúng ta cùng tìm hiểu ba ngày tết này.
II. Thân bài: thuyết minh về ba ngày tết
1. Nguồn gốc ngày tết:
– Theo như văn hóa Phương Đông thì thời khắc giao thừa rất quan trọng, bắt đầu cho sự khởi đầu, khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng
– Theo người Trung Quốc thì nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ năm Tam Hoàng Ngũ Đế 2879 TCN và sau đó có nhiều sự điều chỉnh
2. Các gia đoạn chính trong ngày tết:
– Cuối năm
– Tất niên
– Giao thừa
– Xông đất
– Xuất hành và hái lộc
– Chúc tết
– Thăm viếng
– Mừng tuổi
– Hóa vàng
– Khai hạ
3. Ba ngày tết:
– Ngày thứ nhất: “Ngày mồng Một tháng Giêng”
+ Đây là ngày đầu tiên của một năm
+ Là một ngày rất quan trọng
+ Vào ngày này, mọi người thường không ra khỏi nhà khi chưa có người xông đất
+ Mọi người thường cúng vào ngày này để gia đình cùng som họp
+ Tục lệ “ mùng một tết cha” thì những người trong gia đình về thăm gia đình
– Ngày thứ 2: “Ngày mồng Hai tháng Giêng”
+ Vào ngày này thường có những lễ cúng tại gia
+ Tục lệ “ mồng hai tết mẹ”
– Ngày thứ 3: “Ngày mồng Ba tháng Giêng”
Theo tục “ ngày mùng ba tết thầy” thì học trò sẽ đến thăm thầy cô của mình.
4. Các lễ vật có trong ngày tết:
– Mâm ngũ quả
– Cây nêu
– Tranh tết
– Câu đối tết
– Hoa tết
– Thức ăn ngày tết: bánh chưng, bánh tét, kẹo, mức,…. | vanhoc |
Fastlane (2018) là một sự kiện pay-per-view đấu vật chuyên nghiệp và sự kiện của WWE Network sản xuất bởi WWE cho SmackDown, diễn ra ngày 11 tháng 3 năm 2018, tại Nationwide Arena ở Columbus, Ohio. Đây là sự kiện Fastlane thứ 4. Sự kiện năm 2018 là sự kiện pay-per-view độc quyền SmackDown cuối cùng dưới thời chia tách thương hiệu khi sau WrestleMania 34, tất cả các pay-per-view của WWE đều dành cho cả Raw và SmackDown.
Có 7 trận đấu diễn ra trong sự kiện, với 1 trận ở pre-show. Trong sự kiện chính, AJ Styles bảo vệ thành công đai WWE Championship trong trận six-pack challenge trước Kevin Owens, Sami Zayn, Baron Corbin, Dolph Ziggler, và đô vật tự do John Cena. Trong các trận đấu khác, Randy Orton đánh bại Bobby Roode để lần đầu tiên giành đai United States Championship, trở thành Grand Slam Champion thứ 18 trong lịch sử. Charlotte Flair cũng bảo vệ thành công đai SmackDown Women's Championship trước Ruby Riott, sau đó, nhà vô địch nữ của Royal Rumble Asuka từ Raw có màn ra mắt SmackDown để thách thức danh hiệu của Flair tại WrestleMania 34.
Kết quả
Tham khảo
Liên kết ngoài
Sự kiện của WWE Network năm 2018
Sự kiện pay-per-view của WWE năm 2018
2018
Đấu vật chuyên nghiệp ở Columbus, Ohio
Sự kiện ở Ohio | wiki |
White: The Melody of the curse (hay được gọi là White: Giai điệu của lời nguyền) là một bộ phim kinh dị Hàn Quốc vào năm 2011 bởi Kim Gok và Kim Sun.
Nội dung
Mở đầu phim là một nhóm nhạc nữ được gọi là "Pink Dolls" chuẩn bị trình diễn trên một sân khấu của chương trình âm nhạc. Màn trình diễn của họ thất bại và khiến họ mất điểm trước nhóm nhạc nổi tiếng "Pure". Họ chuyển tới một studio khác với hy vọng rằng nhóm sẽ luyện tập và thu âm một hit mới, khiến nhóm trở nên nổi tiếng. Tuy nhiên, có những áp lực và sự cạnh tranh giữa bốn thành viên của "Pink Dolls", Je-ni - người không biết hát tới những nốt cao; A-rang - người bị nghiện việc phẫu thuật thẩm mỹ; Shin-ji - người không biết hát, nhưng là một dancer tuyệt vời và Eun-ju - người lớn tuổi nhất, và là một cựu dancer, cô cũng chấp nhận việc cô lớn tuổi nhất, khiến cô bị ba thành viên còn lại bắt nạt.
Eun-ju phát hiện ra một cuốn băng ở trong studio với tựa đề ''Màu Trắng Chết Chóc", một M/V cũ được phát hành vào 15 năm trước đã bị lãng quên, khiến quản lý của cô nghĩ rằng bài hát này sẽ trở thành hit và điều chỉnh phần nhạc giúp nhóm thành công. Vì bài hát này không rõ tác giả nên vấn đề bản quyền của nó được cho sang một bên và quản lý của họ đồng ý với việc trình diễn bài hát này. Nhóm trình diễn "White" trên sân khấu, tạo nên một đêm đáng nhớ cùng với sự nổi tiếng, nhưng các cô gái dần ghét lẫn nhau và làm mọi việc để có được vị trí hát chính khi quảng bá (người sẽ hát một mình với tóc giả trắng và trang phục)
Nạn nhân đầu tiên của lời nguyền là Je-ni, sau khi thu âm cho vị trí hát chính nhưng không hát được các nốt cao, sau đó bí ẩn bị treo cổ trong buồng thu âm khi bị quá liều thuốc. Tiếp theo là A-rang trở thành vị trí hát chính, nhưng bắt đầu bị dị ứng với đồ trang điểm. khiến mắt cô sưng lên và tấy. Cô cho rằng chính Shin-ji là người đã bỏ độc vào mỹ phẩm của cô để có được vị trí hát chính, và đăng tải bức ảnh xấu của Shin-ji trên internet, ảnh hưởng đến sự phổ biến của cô ta. A-rang cho rằng mình có thể đảm bảo vị trí "chính". Sau khi có được trải nghiệm đáng sợ ở phòng trang điểm, A-rang chuẩn bị cho M/V "White" với một cái camera được gắn vào hông. Trong khi đó, Shin-ji tranh luận với quản lý và nổi giận, từ chối việc hát vì cô đã không được vị trí "chính" hai lần. Khi bắt đầu ghi âm, A-rang cảm thấy có thứ gì đó cào vào mắt mình, khiến cô bị ngã khỏi sân khấu. Cô được đến bệnh viện nơi Je-ni cũng được chữa trị và bác sĩ nói rằng do phản ứng tiêu cực của việc phẫu thuật thẩm mỹ làm khuôn mặt cô thay đổi, dẫn đến việc không thể trình diễn.
Eun-ju cho rằng có một cái gì đó liên quan đến những xui xẻo của những người hát chính và "White", nên cô đã nhờ Soon-ye tìm kiếm bất cứ thứ gì về tác giả của bài hát và studio trước khi cô có được vị trí "chính. Shin-ji trở nên kiêu ngạo hơn, và luyện tập phần nhảy của mình liên tục, một phần do sự tức giận khi được không hoạt động cùng "Pure" sau tám năm làm việc chăm chỉ nhưng lại bị thay thế bởi một nhóm người mới từ studio.
Soon-ye nói với Eun-ju rằng ca sĩ của bài hát này là một tài năng siêu cạnh tranh - Jang Ye-bin, người đã bị thiêu chết trong studio 15 năm trước, và được cho là nguyên nhân tự tử của một back-up dancer. M/V đã không được phát hành vì có gì đó không ổn khi đang ghi hình và ra kế hoạch cho buổi ghi hình lại lần nữa, nhưng không được hoàn thành do vụ cháy. Họ xem cuốn băng và thấy rằng khuôn mặt của nữ ca sĩ bị sẹo ở hai bên má, họ cho ra kết luận rằng: Jang Ye-bin đã viết bài hát "White", nhưng bởi sự ghen tị của những thành viên khác, họ làm hỏng khuôn mặt cổ để cô ta không được vị trí "chính". Cùng lúc đó, Shin-ji đang luyện tập và chạm phải con ma. Vẫn còn hoảng sợ, cô tham gia một chương trình truyền hình thực tế, khi cô phải thoát ra khỏi một tòa nhà tối và vượt qua chướng ngại vật để thoát ra. Shin-ji nhìn thấy con ma lần nữa và thoát ra ngoài nhưng bị bao vây bởi những fan cuồng làm chặn lối ra của cô. Khi cô cố gắng để thoát ra, tóc cổ bị mắc vào chiếc camera được đưa lên cao khiến cô treo lơ lửng trước đám đông cho đến khi máy không chịu nổi sức nặng khiến Shin-ji rơi xuống. Điều đó khiến Eun-ju bất đắc dĩ trở thành vị trí "chính" cho đến khi cô tìm được cách phá giải lời nguyền bài hát.
Eun-ju nói chuyện với nhà tài trợ, rồi trở về studio nơi cô cảm thấy nóng do cô gái chết trong phòng. Cô ấy đạp vỡ sợi dây điện được đặt dưới một chỗ giấu dưới sàn nhà, tìm thấy phần còn lại của lá thư tuyệt mệnh. Cô cho rằng chính Jang Ye-bin đã tự thiêu cháy mình, và làm một lễ trước mộ của Ye-bin, đồng thời đặt ảnh của mình trên đó, tin rằng lời nguyền đã được phá bỏ và tiếp tục sự nghiệp của mình. Nhưng sau khi họ rời mộ Ye-bin, phần kính trên ảnh Ye-bin bỗng dưng nứt, che khuất khuôn mặt cổ.
Sau khi tin rằng lời nguyền đã được phá, cô tiếp tục sự nghiệp solo của mình với "White". Cô "lột xác" hoàn toàn, nhuộm trắng tóc mình, đặt nghệ danh là "White", phủ nhận việc từng là một nhảy nền, và tự cho rằng mình là người đã viết bài hát. Khi những thành viên còn lại tỉnh dậy và thấy sự nổi tiếng của Eun-ju trên truyền hình, cũng như việc sẽ đánh bại "Pure" cho ca khúc số 1. Họ không tin về lời nguyền, cho rằng Eun-ju đã đầu độc họ, đồng thời nói chuyện với nhà tài trợ để có được vị trí "chính". Soon-ye cảm thấy thất vọng vì sự ích kỷ của Eun-ju và xóa hết tất cả những tệp của "White" cho đến khi cô nghe thấy một cái gì đó ở phiên bản ban đầu. Khi cô trở lại phòng thu, cô mới phát hiện ra rằng Ye-bin không phải là người hát bài hát này.
"White" được viết bởi một nhảy nền bị bắt nạt, và khuôn mặt cô có những vết sẹo trên M/V do Jang Ye-bin và những thành viên khác đã đổ acid vào mặt cổ vì việc "dẫn trước". Cô ta tự tử bằng cách uống hóa chất, và giờ trở về để ám và giết bất kì ai hát bài hát này, bắt đầu bằng việc trả thù Jang Ye-bin, bằng cách thiêu cháy cô ta - lúc đầu chỉ là một ngọn lửa nhỏ của Ye-bin cho việc thiêu đốt thư tuyệt mệnh, nhưng do con ma, khiến ngọn lửa to dần và thiêu cháy cổ. Cùng lúc đó, Soon-ye cũng nhận ra rằng Jang Ye-bin không phải tác giả của bài hát, nhưng là nạn nhân đầu tiên của lời nguyền.
Soon-ye gọi cho Eun-ju để cảnh báo về lời nguyền nhưng không được. Je-ni, A-rang và Shin-ji (chỉ được làm người dẫn chương trình cho bài hát) cũng cảm nhận được cái nóng như trước đây trước khi tai nạn xảy ra, sau đó tự tử bằng việc uống hóa chất (sau khi bị ám ảnh bởi con ma), và Eun-ju (sau khi đánh bại được "Pure") bị con ma tấn công khi đang trình diễn "White" trên sân khấu, sau đó sân khấu mất điện và đèn bắt đầu nổ, khiến cho mọi người hoảng loạn. Nhà tài trợ của cô chết khi anh bị chiếc đèn sân khấu rơi xuống đầu khi đang cố thoát ra và quản lý của cô bị thiêu chết do lửa tren sân khấu khi đang giúp Eun-ju thoát ra. Soon-ye đến nơi và cố để đến được sân khấu qua đám đông, nhưng Eun-ju khi nhảy xuống sân khấu, bị vấp ngã, khiên cô bị chà đạp đến chết. Phim kết thúc khi Soon-ye ở quán karaoke, tiêu hủy album của Eun-ju, thư tuyệt mệnh và cuốn băng bằng cách vứt xuống thùng rác và đốt nó. Cô tin rằng lời nguyền đã thực sự bị phá hủy, cho đến khi phát hiện ra chiếc máy karaoke với bài hát được chọn "White", muốn nói rằng lời nguyền chưa được phá bỏ và Soon-ye cũng sẽ chết.
Diễn viên
Ham Eun-jung vai Eun-ju
May Doni Kim vai Shin-ji
Choi Ah-ra vai Ah-rang
Jin Se-yeon vai Je-ni
Hwang Woo-seul-hye vai Soon-ye
After School vai Pure
Nguyễn Việt Anh (Yumori) vai Jang Ye-bin
Lee Junho vai người dẫn chương trình của Music Fever
Nhạc phim
Dàn nhạc phim bao gồm 3 phiên bản của "White": phiên bản trên cuốn băng, phiên bản của Pink Dolls và phiên bản solo của Eun-jung
Tham khảo
Liên kết ngoài
Phim kinh dị năm 2001
Phim Hàn Quốc
Phim kinh dị năm 2011
Phim tiếng Triều Tiên | wiki |
Hải yến (danh pháp khoa học: Hydrobatidae) là một họ chim trong bộ Procellariiformes.
Các loài hải yến trong họ này được tìm thấy ở Bắc bán cầu, mặc dù một số loài xung quanh Xích đạo đã di cư xuống phía nam. Chúng là loài sinh sống ở biển khơi, chỉ đến đất liền khi sinh sản. Trong trường hợp của hầu hết các loài, rất ít thông tin về hành vi và sự phân bố của chúng trên biển, nơi chúng có thể khó tìm và khó xác định hơn. Chúng là loài làm tổ thành đàn. Hầu hết các loài làm tổ trong các khe hoặc hang, và tất cả trừ một loài tham gia vào các đàn sinh sản về đêm. Các cặp hình thành mối quan hệ lâu dài, một vợ một chồng và chia sẻ nhiệm vụ ấp trứng và nuôi dưỡng gà con. Giống như nhiều loài chim biển, quá trình làm tổ rất kéo dài, thời gian ấp trứng lên đến 50 ngày và mất thêm 70 ngày nuôi con non sau đó.
Một số loài hải yến đang bị đe dọa bởi các hoạt động của con người. Một loài, hải yến Guadalupe, được cho là đã tuyệt chủng. Các mối đe dọa chính đối với thú cưng bão là các loài du nhập, đặc biệt là động vật có vú, trong các đàn sinh sản của chúng; nhiều loài vật nuôi trong bão thường làm tổ trên các hòn đảo không có động vật có vú bị cô lập và không có khả năng đối phó với những kẻ săn mồi như chuột cống và mèo hoang.
Phân loại học
Họ này có các phân họ và loài sau:
Phân họ Oceanitinae
Oceanites oceanicus
Oceanites maorianus
Oceanites gracilis
Garrodia nereis
Pelagodroma marina
Fregetta tropica
Fregetta grallaria
Nesofregetta fuliginosa
Phân họ Hydrobatinae
Hydrobates pelagicus
Oceanodroma leucorhoa
Oceanodroma matsudairae
Oceanodroma microsoma
Oceanodroma tethys
Oceanodroma castro
Oceanodroma monorhis
Oceanodroma macrodactyla
Oceanodroma tristrami
Oceanodroma markhami
Oceanodroma melania
Oceanodroma homochroa
Oceanodroma hornbyi
Oceanodroma furcata
Tuyệt chủng
Oceanodroma hubbsi † (California, Miocen)
Oceanites zalascarthmus † (Nam Phi, Pliocen)
Primodroma bournei † (Anh, Eocen)
Chú thích
Tham khảo
Danh sách các họ chim
H
Chim biển | wiki |
Hệ động vật Venezuela (Fauna of Venezuela) là tổng thể các quần thể động vật sinh sống tại Venezuela hợp thành hệ động vật của quốc gia này. Hệ động vật của Venezuela bao gồm rất nhiều loài động vật với sự phong phú và đa dạng vốn có. Động vật hoang dã đa dạng của Venezuela bao gồm cả các loài lợn biển, cá heo sông Amazon và cá sấu Orinoco được ghi nhận và báo cáo là có chiều dài lên tới 6,6 mét (22 ft). Khoảng 23% các loài bò sát và 50% các loài lưỡng cư sống ở nước này là loài đặc hữu của Venezuela.
Nhìn chung, có khoảng 8.000 loài (tổng số cao thứ 5 thế giới) là loài đặc hữu của đất nước này. Venezuela là nhà của tổng cộng 1.417 loài chim, hơn 351 loài thú, 341 loài bò sát, 315 loài lưỡng cư và hơn 2.000 loài cá biển và cá nước ngọt. Các nhóm động vật không xương sống chưa được thống kê một cách đầy đủ, nhưng trong số các nhóm được biết đến có khoảng 900 loài nhuyễn thể biển, 1.600 loài bươm bướm, hơn 120 loài bọ hung và 39 loài đom đóm.
Hệ chim
Venezuela được biết đến là có hệ chim phong phú đa dạng. Có đến 1.416 loài chim sinh sống ở Venezuela, với 45 trong số đó là loài đặc hữu của đất nước này mà chẳng nơi nào có được. Có 48 loài chim cư trú ở Venezuela được xem là trong tình trạng bị đe dọa, và 07 loài đã được du nhập, đưa vào quốc gia này sinh sống. Các loài chim phổ biến quan trọng bao gồm các loài cò quăm (Ibis), ó cá, bói cá, và chim họa mi Venezuela vàng cam (Icterus icterus) là loài Quốc điểu, chim họa mi Venezuela là loài chim Quốc điểu của Venezuela.
Một số cuộc thám hiểm nhằm mục đích để thu thập và ghi chép về các loài chim ở Venezuela đã được tổ chức thực hiện vào những năm 1930 và 1940, gồm một chuyến du hành đến bang Amazonas do Ernest G. Holt dẫn đầu làm việc cho cho Viện Smithsonian, đoàn đã thu thập hơn 3.000 mẫu vật, một nhóm khác do William H. Phelps và con trai ông này và cả Ernest Thomas Gilliard và Fèlix Cardona i Puig dẫn đoàn, đã thâu thập ghi nhận hơn 2.000 mẫu vật ở vùng Auyán-tepui, và còn có một bộ sưu tập nho nhỏ do F. D. Smith tích trữ ở Anzoátegui và Monagas.
Gia đình nhà Phelps đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu và phát hiện ra các loài chim ở Venezuela; một nhà thám hiểm người Mỹ là William H. Phelps Sr đã đi du lịch khắp nhiều nơi đến đất nước này, nơi mà con trai ông đã sinh ra và lớn lên và là nơi lưu giữ Bộ sưu tập về loài chim của William Phelps. Bộ sưu tập này ngày càng phát triển, nhân lên từ một loạt các cuộc thám hiểm khắp các vùng nok đến các hòn đảo, tepuis, vùng đồng bằng nông thôn, đồng bằng lớn và sa mạc của Venezuela. Từ bộ sưu tập của nhà Phelps, ít nhất 300 loài đã được xác định về các loài chim của Venezuela.
Một số loài chim cư trú ở Venezuela trải rộng trên nhiều môi trường sống khác nhau, những loài chim khác thì lại bị hạn chế ở những khu vực có một số loại thảm thực vật nhất định vì cái sự sự thích nghi với môi trường. Các loài chim có thể sống ở bất kỳ khu vực nào của Venezuela, bao gồm cả các thành phố bao gồm Coereba flaveola, kền kền đen, loài Thraupis episcopus màu xám xanh, diệc lớn và chim nhại nhiệt đới (Mimus gilvus), cùng những loài khác.
Hầu hết các loài chim của Venezuela phân bố trải dài khắp các môi trường sống khác nhau, nhưng một số ít các loài chim khác lại chỉ chuyên sinh sống ở một khu vực, thường là do vị trí khắc nghiệt hoặc phụ thuộc vào một nguồn thức ăn và tài nguyên nhất định, các loài bị hạn chế theo kiểu này bao gồm chim ăn hạt Carrizal (Amaurospiza carrizalensis), chim bồ câu đất cổ hạt dẻ (Claravis mondetoura), chim rằn đuôi nhọn (Berlepschia rikeri), chim đuôi gai Río Orinoco (Synallaxis beverlyae), chào mào râu trắng (Oxypogon lindenii) và chim ăn kiến lông trắng (Pithys albifrons). Venezuela có môi trường sống đặc biệt đa dạng về sinh học, cho phép các loại chim chuyên dụng khác nhau trong các môi trường sống cùng các kiểu hình phong phú đa dạng.
Họ chim Tinamidae của Venezuela thường được nhìn thấy trong các khu rừng, chúng sinh sống trên mặt đất và sống trên các cành cây thấp. Họ chim Odontophoridae (Họ Cút Tân thế giới) cũng sống trong rừng và trên mặt đất, có một loài bản địa ở Venezuela thuộc họ này, và chúng dành nhiều thời gian ở ngoài trời hơn những loài khác. Họ Cracidae là điển hình của những khu rừng nhưng có môi trường sống đa dạng hơn bao gồm một loài sống ở Venezuela đã thích nghi với môi trường đô thị (động vật thành thị); chúng cũng thường được tìm thấy trên cây hơn là trên mặt đất.
Các loài chim nước lớn Họ An him (Anhimidae) được tìm thấy ở các khu vực nhiều nước của đất nước Venezuela, nhưng đậu trên cây thường xuyên hơn so với các loài chim nhỏ hơn là Anatidae, một họ chim nước di cư; chúng cũng được tìm thấy ở hầu hết các khu vực của Venezuela, nơi có nước. Họ Podicipedidae thậm chí còn nhỏ hơn sống hoàn toàn dưới nước, chỉ có hai loài trong số này sống ở Venezuela: cả hai đều là loài bản địa và sống ở nước ngọt. Một loài thuộc họ Diomedeidae có thể được tìm thấy ở Venezuela; chúng hầu như chỉ sống xung quanh nước trên biển, thăm viếng đất liền để sinh sản.
Hệ thú
Là quốc gia nằm trong khu vực rừng Amazon nên Venezuela cũng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật nói chung và các loài thú nói riêng. Các loài động vật có vú đáng chú ý của quốc gia này bao gồm thú ăn kiến khổng lồ, báo đốm, khỉ rú, chuột ăn cá venezuela (Neusticomys venezuelae) và chuột lang Capybara, loài gặm nhấm lớn nhất thế giới có nguồn gốc từ Venezuela, kích thước trung bình loài này tại llanos ở Venezuela là .. Hơn một nửa số loài điểu cầm và động vật có vú của Venezuela được tìm thấy trong các khu rừng Amazon ở phía nam của con sông Orinoco.
Một số loài động vật có vú độc đáo hơn và là loài đặc hữu của Venezuela bao gồm khỉ rú (khỉ hú), Chuột lang Capybara, thú ăn kiến khổng lồ, rái cá khổng lồ, khỉ nhện bụng trắng (Ateles belzebuth), cáo ăn cua, con lười và báo đốm. Những con lười thường được tìm thấy trong các khu rừng mưa nhiệt đới của Venezuela, cáo ăn cua sống ở khu vực phía Nam rộng lớn, trong khi thú ăn kiến khổng lồ có thể được tìm thấy ở các môi trường sống khác nhau trên khắp đất nước. Loài Capybara thì có tập tính cũng hơi linh hoạt và thích sống gần nước.
Động vật có vú ở lưu vực Maracaibo: Lưu vực Maracaibo trải dài phía tây bắc Venezuela. Có hai loài động vật có vú vừa là đặc hữu vừa là đặc trưng của vùng này, và các khu rừng khô tương tự ở Colombia và Venezuela; chuột có túi Guajira (Marmosa xerophila) và chuột Hummelinck (Calomys hummelincki). Động vật có vú ở Western Llanos: Một nghiên cứu về các loài động vật có vú nhỏ trong các khu vực nông nghiệp ở Tây Llanos của Venezuela, phần lớn là Portuguesa đã cho thấy mười loài gặm nhấm và ba loài thú có túi có ở đây.
Hầu hết các môi trường sống khác nhau trên khắp khu vực này cho thấy sự phổ biến rộng rãi của loài gặm nhấm Sigmodon alstoni và Zygodontomys brevicauda, chúng dường như thống trị khu vực này. Tuy nhiên, các khu vực nông nghiệp tự cung tự cấp cho thấy sự đa dạng hơn nhiều và tỷ trọng đồng đều hơn của các loài cư trú ổn định. Một số loài gặm nhấm có thể bị coi là loài gây hại vì chúng phá hoại mùa màng và truyền bệnh cho người ở những vùng nông thôn Nam Mỹ, còn cả hai loài gặm nhấm phổ biến nhất đều là vật chủ mang các mầm bệnh đặc biệt hay lây lan.
Bảo tồn
Việc sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã phổ biến ở Venezuela và hơn 400 loài được biết đến như một nguồn cung cấp thịt rừng, chất đạm, protein (săn bắn tự cung tự cấp) hoặc để buôn bán trên thị trường trong nước và quốc tế. Sự tàn phá môi trường sống, ô nhiễm, du nhập các loài ngoại lai và khai thác quá mức là những mối đe dọa chính đối với động vật hoang dã ở Venezuela. Một cuộc kiểm tra, rà soát toàn diện hệ động vật của Venezuela lan rộng khắp đất nước đã dẫn đến một cuộc đánh giá nhằm xác định rằng các nỗ lực bảo tồn nên tập trung vào cả các khu vực tự nhiên ở phía bắc Orinoco vào các khu bảo tồn thiên nhiên mở ở phía nam. Sự can thiệp của con người, đặc biệt là công tác khai thác dầu ở lưu vực Maracaibo đã đe dọa các loài sinh vật ở đó, và đã thay đổi đáng kể hệ sinh thái của khu vực kể từ thế kỷ XIX.
Tham khảo
Liên kết ngoài
BBC News. New species uncovered in Venezuela.
Global Forest Watch. Venezuela: Overview
Xem thêm
Hệ động vật
Hệ động vật Nam Mỹ
Hệ động vật Costa Rica
Hệ động vật
Động vật Venezuela | wiki |
Agata Bronisława Buzek (sinh ngày 20 tháng 9 năm 1976) là một diễn viên và người mẫu người Ba Lan.
Agata Buzek sinh tại Pyskowice thuộc Quận Gliwice, Ba Lan. Cô là con gái của chính trị gia, cựu Thủ tướng Ba Lan và Chủ tịch Nghị viện Châu Âu Jerzy Buzek. Khi còn bé, cô mắc căn bệnh bại liệt và phải đến Đức để điều trị. Sau khi theo học tại Học viện nghệ thuật sân khấu quốc gia Aleksander Zelwerowicz ở Warsaw, cô đến Paris để theo nghiệp người mẫu.
Agata Buzek đã vinh dự nhận Giải thưởng Hàn lâm Ba Lan ở hạng mục Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất năm 2003 và Giải thưởng Sao băng tại Liên hoan phim quốc tế Berlin lần thứ 60.
Thành tích nghệ thuật
The Supplement (2002) trong vai Người mẫu thời trang
The Revenge (2002) trong vai Klara
The Hexer (2002) trong vai Pavetta
Tajemnica twierdzy szyfrów (2007) trong vai Kerstin Nowolk
Reverse (2009) trong vai Sabina
Hummingbird (2013) trong vai Cristina
Obce Ciało (2014) trong vai Katarzyna
Fotograf (2015) trong vai Kasia Przybylska
11 Minutes (2015) trong vai Người leo núi
The Innocents (2016) trong vai Maria
High Life (2018) trong vai Nansen
Tham khảo
Liên kết ngoài
Sinh năm 1976
Nhân vật còn sống
Diễn viên Ba Lan
Diễn viên thế kỷ 21
Nữ diễn viên thế kỷ 21
Nữ diễn viên Ba Lan
Nữ người mẫu Ba Lan
Nữ diễn viên điện ảnh Ba Lan | wiki |
Piece by Piece là album phòng thu thứ bảy của nữ ca sĩ người Mĩ Kelly Clarkson. Album được phát hành vào ngày 27 tháng 2 năm 2015 thông qua hãng RCA Records. Là sự tiếp nối album Giáng sinh đầu tiên của Clarkson, Wrapped in Red (phát hành năm 2013); Piece by Piece là album phòng thu cuối cùng của cô được phát hành trong hợp đồng thu âm với hãng RCA sau khi giành chiến thắng trong chương trình truyền hình thực tế American Idol vào năm 2002.
Piece by Piece chứng kiến sự tái hợp của Clarkson với những người thường xuyên cộng tác với cô, bao gồm: Greg Kurstin, Jesse Shatkin, Jason Halbert, Eric Olson và Chris DeStefano. Việc cô mang thai đứa con đầu lòng đã gây khó khăn cho cô trong lúc cố gắng viết thêm năm bài hát mới cho album. Do đó, cô thu thập chất liệu từ những người viết nhạc như Sia, Matthew Koma, MoZella, Bonnie McKee, David Jost, ca sĩ trưởng nhóm Semi Precious Weapons Justin Tranter, và thành viên cũ của Cobra Starship Ryland Blackinton, cùng với một vài người khác. Lấy cảm hứng từ quá trình sản xuất dàn hợp xướng trong Wrapped in Red, Clarkson mong muốn tất cả bài hát trong album mang âm hưởng như trong một album nhạc phim, lấy ý tưởng từ nhạc phim của hai bộ phim điện ảnh Cruel Intentions (1999) và Love Actually (2003), đồng thời ủy thác việc sắp xếp dàn nhạc cho Joseph Trapanese. Album được minh họa bằng bản thu âm chủ đề với nội dung về câu chuyện của một cá nhân, được ghép bằng nhiều mảnh ghép có chủ đề khác nhau: sự đau khổ trong tình yêu, những rắc rối của bản thân, hòa bình và sự trao quyền lực. Âm nhạc của Piece by Piece bao gồm electropop, orchestral pop và electronic dance music, đánh dấu một bước chuyển mình khỏi những âm thanh pop rock, vốn chi phối hầu hết các album trước đó của cô. John Legend cũng được mời tham gia hợp tác trong album.
Piece by Piece nhận được phản hồi tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc; họ tán dương khả năng xử lý giọng hát của Clarkson. Các chỉ trích chủ yếu xoay xung quanh vấn đề sản xuất của album, cùng với việc sắp xếp chỉ quá tập trung vào những giai điệu mid-tempo. Về thương mại, đây là album thứ ba của cô ra mắt tại vị trí quán quân bảng xếp hạng US Billboard 200 với doanh số đạt 97.000 bản trong tuần đầu phát hành. Đĩa đơn mở đường cho album, "Hearbeat Song", đã lọt vào top 40 bảng xếp hạng US Billboard Hot 100. Đĩa đơn thứ hai, "Invincible" phát hành vào ngày 18 tháng 5 năm 2015; trong khi bài hát có tựa đề trùng với tên album ra mắt ở vị trí thứ 8 trên Hot 100 sau màn trình diễn ca khúc của Clarkson trong mùa thứ 15 của chương trình American Idol. Chuyến lưu diễn hỗ trợ cho album, Piece by Piece Tour, khởi động vào ngày 11 tháng 7 năm 2015. Vào ngày 7 tháng 12 năm 2015, Piece by Piece nhận được đề cử cho Giải Grammy cho Album giọng pop xuất sắc nhất tại Giải Grammy lần thứ 58. Với lần đề cử thứ 4 ở hạng mục này, Clarkson phá kỷ lục cho nghệ sĩ có nhiều đề cử nhất mà trước đó cô từng nắm giữ cùng với Madonna, P!nk, Sarah McLachlan và Justin Timberlake. Đĩa đơn mở đường cho album, "Heartbeat Song", cũng nhận được đề cử Giải Grammy cho Trình diễn đơn ca pop xuất sắc nhất. Ngày 4 tháng 3 năm 2016, RCA phát hành Piece by Piece Remixed, trong đó bao gồm các bản phối lại của 10 ca khúc trong album.
Phát hành
Piece by Piece được phát hành lần đầu vào ngày 27 tháng 2 năm 2015 tại khu vực Châu Âu và Châu Đại dương bởi RCA Records thông qua công ty mẹ Sony Music Entertainment. Vào ngày 3 tháng 3 năm 2015, album được phát hành tại châu Mĩ bởi RCA và hãng 19 Recordings. Cũng vào ngày hôm đó, một phiên bản giới hạn phát hành dưới định dạng box set được phát hành, bao gồm một phiên bản cao cấp của album và 17 mảnh ghép ghi lời bài hát được chứa trong một hộp hình nổi 3 chiều được gắn tem tương ứng với mỗi bài hát. Một mã đặt trước vé cho chuyến lưu diễn hỗ trợ album cũng được ẩn trong mỗi box set. Hai bản thu âm LP của Piece by Piece sẽ tiếp nối CD và phát hành vào ngày 24 tháng 3 năm 2015. Để kỷ niệm một năm ngày phát hành album, RCA phát hành phiên bản cao cấp ở dạng kỹ thuật số của Piece by Piece vào ngày 4 tháng 3 năm 2016. Phiên bản có bao gồm "phiên bản Idol" của ca khúc trùng tên với album.
Quảng bá
Từ ngày 23 tháng 2 năm 2015 đến ngày 27 tháng 2 năm 2015, RCA ra mắt liên tiếp các bài hát "Invincible", "Piece by Piece", "Run Run Run", "Take You High", và "Someone" như các đĩa đơn quảng bá Clarkson bình luận về chiến dịch ra mắt: "Tôi không thể nhớ ra được ai đã nảy ra kế hoạch này, nhưng đây là một ý tưởng thông minh. Album là một tổng thể, và cũng là một thế giới riêng biệt; nên việc có vài cách xây dựng dự đoán của mọi người về album là rất hay. Điều này sẽ tốt khi họ được nghe một phần nhỏ của một bản thu âm lớn, và sau đó họ có thể đánh giá rằng album này không chỉ được tạo nên bởi một đĩa đơn." Từ ngày 26 tháng 2 năm 2015 đến ngày 2 tháng 3 năm 2015, RCA, The Hershey Company và Viacom Media Networks tiến hành chiến dịch ra mắt các bài hát "Let Your Tears Fall", "Tightrope", "War Paint", "Dance with Me", và "Good Goes the Bye" trên kênh âm nhạc của Viacom MTV, VH1, và CMT.
Vào đêm trước ngày phát hành, Piece by Piece được giới thiệu trong buổi tiệc ra mắt album tại iHeartRadio Theater ở thành phố New York, một phần của bữa tiệc này được truyền hình trực tiếp trên tất cả các trạm phát thanh hot adult contemporary và contemporary hit radio của iHeartRadio xuyên khắp Hoa Kỳ. Clarkson cũng đồng thời biểu diễn "Heartbeat Song" trên các chương trình truyền hình trực tiếp, và ra mắt bài hát trong chương trình The Graham Norton Show vào ngày 20 tháng 2 năm 2015, và trong chương trình Loose Women và The Tonight Show Starring Jimmy Fallon vào ngày 2 tháng 3 năm 2015, và trong Good Morning America vào ngày 3 tháng 3 năm 2015. Trong màn xuất hiện trong chương trình Good Morning America, Clarkson thông báo về chuyến lưu diễn đầu tiên kéo dài 38 ngày của cô để hỗ trợ cho album, mang tên Piece by Piece Tour. Chuyến lưu diễn bắt đầu tại Hershey, Pennsylvania vào ngày 11 tháng 7 năm 2015.
Các đĩa đơn
"Heartbeat Song", đĩa đơn mở đường cho Piece by Piece, ra mắt vào ngày 12 tháng 1 năm 2015. Nhận được nhiều phản hồi tích cực trong lần phát hành đầu tiên, các nhà phê bình âm nhạc mô tả ca khúc như một lễ hội ăn mừng sự trở lại của Clarkson trong nền âm nhạc đại chúng. "Heartbeat Song" lọt vào Top 40 của bảng xếp hạng Billboard Hot 100, đồng thời cũng lọt vào Top 40 trên bảng xếp hạng của 7 quốc gia, trong đó có một vị trí trong top 10 của bảng xếp hạng Official UK Singles Chart. Clarkson cũng thông báo kế hoạch phát hành "Invincible" thành đĩa đơn thứ hai từ album, cũng như dự định thực hiện các bản phối lại các bài hát "Take You High" và "Dance with Me" theo thể loại dance. RCA phát hành "Invincible" thành đĩa đơn thứ hai từ album vào ngày 18 tháng 5 năm 2015. Ca khúc chủ đề, "Piece by Piece", được phát hành thành đĩa đơn thứ ba từ album trên hệ thống đài phát thanh hot adult contemporary vào ngày 9 tháng 11 năm 2015.
Tiếp nhận
Đánh giá chuyên môn
Thương mại
Trước khi phát hành tại Hoa Kỳ, giới quan sát dự báo album sẽ đạt doanh số ít nhất là 90.000 bản trong tuần đầu phát hành. Ra mắt với 83.000 bản là album truyền thống, Piece by Piece mở màn tại vị trí quán quân bảng xếp hạng US Billboard 200 với tổng doanh số đạt 97.000 bản. Đây là album đầu tiên của Clarkson đạt vị trí quán quân bảng xếp hạng Billboard 200 trong vòng 6 năm trở lại đây, kể từ sau All I Ever Wanted (2009); và cũng là album thứ ba trên tổng số. Tuần thứ hai trên bảng xếp hạng, album tụt xuống vị trí #12 với doanh số đạt 32.000 bản; trở thành album có bước tụt khỏi vị trí quán quân Billboard 200 lớn nhất kể từ sau bước tụt từ vị trí #1 xuống #19 của album 1000 Forms of Fear vào tháng 8 năm 2014. Tính đến cuối tháng 4 năm 2015, album đã bán ra 153.000 bản tại Mỹ. Một năm sau ngày phát hành, album quay trở lại top 10 của bảng xếp hạng, nhảy từ vị trí 120 lên vị trí thứ 6 với 44.000 đơn vị và 19.000 bản bán ra. Đây là lần đầu tiên album nằm trong top 10 kể từ sau khi ra mắt ở vị trí quán quân vào ngày 21 tháng 3 năm 2015, nhờ màn trình diễn đầy cảm xúc của Clarkson trong mùa thứ 15 của American Idol. Với việc nhảy 114 bậc trên bảng xếp hạng, Piece by Piece là album có bước nhảy dài nhất lên top 10 của Billboard 200 trong vòng 5 năm.
Trên toàn cầu, album ra mắt trong top 10 của các bảng xếp hạng ARIA Albums Chart, IRMA Artist Albums Chart và trong top 20 của các bảng xếp hạng Dutch Mega Album Top 100 và Official New Zealand Albums Chart. Tại Vương quốc Anh, album xuất hiện ở vị trí thứ 6 trên bảng xếp hạng Official UK Albums Chart với doanh số đạt hơn 14.000 bản, trở thành album thứ năm và cũng là đầu tiên sau Stronger (2011) lọt vào top 10 của bảng xếp hạng.
Danh sách và thứ tự bài hát
Chú thích
chỉ người sản xuất giọng hát.
chỉ người hỗ trợ sản xuất.
Xếp hạng
Xếp hạng tuần
Xếp hạng cuối năm
Lịch sử phát hành
Xem thêm
Sự nghiệp sản xuất âm nhạc của Greg Kurstin
Danh sách album quán quân năm 2015 (Mỹ)
Tham khảo
Đọc thêm
Album năm 2015
Album quán quân Billboard 200
Album của Kelly Clarkson
Album của RCA Records
Album của 19 Recordings
Album sản xuất bởi Greg Kurstin
Album chủ đề | wiki |
Ha Jin
Phản Động
Dịch giả : Hải Ngữ
Nguyên tác : Saboteur
Chuẩn ngồi từ tốn ăn sáng với người vợ mới cưới ở quảng trường đang nằm uể oải ngay trước ga xe lửa Hải-phòng. Chàng không biết quảng trường này tên gì, trông nó nhỏ hoảnh bằng cái bàn tay, nhìn lại bẩn thỉu chứ không được sạch như quảng trường Ba- đình ở Hà-nội, nơi chàng là giáo viên chính ngạch của trường Đại-học Luật khoa. Dẫn vợ từ phòng trọ đến nhà ga, Chuẩn chỉ thấy chỗ này là tương đối sạch để có thể ngồi chờ chuyến xe lửa đưa vợ chồng chàng về Hà-nội sau tuần trăng mật. Những chiếc ghế đá nằm rải rác chung quanh không còn giữ được màu xám nguyên thuỷ thân hình chúng được bôi lên tất cả những gì có thể. Hàng ngày cả nghìn người ào đến sân ga, kẻ buôn người bán, đôi bàn tay bẩn không có nước rửa nên tiện tay họ chùi hết vào những chiếc ghế đá từ lưng ghế đến bàn ngồi. Khi không còn chỗ để chùi thì họ lại quệt lên trên lớp cũ, lâu ngày những chất dơ khô cứng ngả sang màu nâu sậm bám chết vào ghế đá như đám vi-trùng lao nằm lì trong hai lá phổi cố bào mòn cho hết. Có những chiếc sứt mẻ loang lổ để lộ lớp xi-măng đen đủi trông như thân hình bệ rạc của một người bị sâu ghẻ đục khoét tàn tạ lớp biểu bì. Gió ban mai thổi nhè nhẹ, quyện trong không khí một mùi vị hỗn tạp mà khứu giác của chàng nghe ngai ngái mùi cơm thừa canh cặn hắt ra từ xóm hàng quán. Chuẩn rón rén ngồi xuống mặt ghế đá, không dám tựa lưng vào thành ghế như sợ những con vi-trùng sẵn sàng nhảy xổ vào người chàng để gieo bệnh.Thật ra chàng không muốn ngồi ở đây để ăn sáng nhưng lại sợ trễ chuyến xe lửa nên đành phải kiếm một chiếc ghế trông tương đối đỡ bẩn. Đặt mông ngồi xuống mà chàng vẫn thấy ơn ớn ở sống lưng. Chuẩn mở hai hộp giấy đựng thức ăn vừa mới mua ở cửa hàng quốc doanh trước mặt, kèm với 2 ly nước ngọt đặc sản thành phố Hải-phòng. Uống một hớp chàng mới khám phá ra chỉ là nước pha với đường bỏ chút phẩm đỏ nhìn cho đẹp mắt. Mà nước quái gì uống vào lại lờ lợ Ở cổ họng, nhổ ra thì tiếc nên Chuẩn cắn răng nuốt một hơi cho xong chuyện. Chàng ân cần nói với vợ:- Ăn đi em, lên xe lửa rồi mình làm một giấc.Chuẩn gắp một miếng thịt heo bỏ vào miệng trệu trạo nhai. Quai hàm chàng bạnh ra, hai hàm răng liên tiếp đập vào nhau cố dần mềm miếng thịt để nuốt. Phía bên phải, hai anh công an giữ trật tự nhà ga đang ngồi uống trà, cười đùa vui vẻ. Hình như anh công an đứng tuổi kể một chuyện tiếu lâm cho anh công an trẻ có tướng cao ráo vạm vỡ cả hai phá lên cười ngặt nghoẽo. Anh công an đứng tuổi thỉnh thoảng đưa mắt liếc xéo sang chiếc ghế đá chỗ hai vợ chồng chàng đang ngồi. Chuẩn thoáng thấy những tia mắt hằn học phóng ra từ đôi mắt xếch của hắn nhưng chàng cứ lờ đi xem như không biết.Không khí nồng nặc mùi thức ăn xốc vào mũi chàng. Ruồi nhặng bay vo ve chung quanh hai hộp thức ăn, chỉ chờ dịp là phóng xuống. Khung cảnh sân ga náo nhiệt hẳn lên với những chuyến xe buýt đổ người xuống, rồi mang hành khách đi toa? ra khắp bốn hướng. Những người bán hàng rong xuất hiện ngày càng nhiều, trẻ có, già có, thậm chí có những đứa con nít quần áo xốc xếch vá lỗ chỗ, kẹp trong tay rổ khoai, bên trên phủ lớp lá chuối, miệng thều thào những lời rao mời khách mà chàng biết chắc nó chưa có một miếng gì vào bụng kể từ chiều hôm quạ Chuẩn nhìn chúng thản nhiên không biểu lộ một thứ tình cảm nào. Khi còn thanh niên, với tấm lòng đầy nhiệt huyết chàng cảm thấy chạnh lòng khi nhìn những đứa trẻ nghèo khổ lê la đầu đường xó chợ nhưng lâu dần hình ảnh của chúng nhan nhãn khắp phố chợ toàn cõi miền Bắc thì sự nhạy cảm về lòng thương xót của chàng cũng phai nhạt theo năm tháng; hơn nữa bận rộn với miếng cơm manh áo cho chính chàng nên còn đâu trái tim cho những kẻ xa lạ.Chuẩn đưa mắt nhìn quanh, gần đầu quảng trường có độ chừng 10 cô gái trẻ, ăn mặc khá gọn gàng, tay cầm tấm bảng viết hàng chữ khách sạn có máy lạnh, điểm tâm miễn phí, phòng ngủ nhìn ra cảng …, miệng liến thoắng rủ rê khách. Ngay giữa quảng trường, chiễm chệ đứng một tượng bác Hồ đúc bằng thạch cao sơn màu xám xịt; mới nhìn qua cứ tưởng được đúc bằng xi-măng. Bức tượng lâu ngày không được tô phết chăm sóc nên không ai còn nhận ra mặt mũi của bác nữa. Khuôn mặt bác nhạt nhoè, trơn trụi không còn những đường nét sắc sảo như thuở dựng tượng tuyên dương các chiến sĩ gái oanh liệt dùng súng trường bắn máy bay Mỹ ở cảng Hải-phòng. Những người già yếu, những kẻ tàn tật quần áo rách rưới chia chỗ nằm la liệt ngay dưới chân bức tượng. Vài con chim sẻ nhảy chuyền từ cánh tay bức tượng đậu ngay trên đỉnh đầu bác. Nó lúc lắc cái đuôi, són ra một chút phân rồi vỗ cánh bay vụt đi.Gói cơm trộn mấy miếng dưa chuột kho mặn giúp chàng nuốt trôi xuống bao tử. Vẻ mệt mỏi hằn lên khuôn mặt vàng vọt của Chuẩn. Chàng thở ra một hơi dài. Chuẩn cảm thấy lòng vui vui sau một tuần trăng mật và vợ chồng chàng chuẩn bị đáp chuyến xe lửa về Hà-nội. Cả tuần chàng cứ phập phồng lo sợ căn bệnh viêm gan cấp tính sẽ tái phát mà bác sĩ mới khám phá 3 tháng trước. Lần đó, cơn bệnh hành hạ cứ tưởng chàng sắp chết. Nước da vàng khè, ăn không tiêu, ngủ không được. Chỉ mới hai tuần mà chàng sụt đi hơn 10 kí. Thân hình chàng vốn chẳng mập mạp gì, bị căn bệnh quái ác nên nhìn chàng như một bộ xương biết đi. Thật may, thuốc thang đầy đủ chàng bình phục nhưng người lại yếu hẳn. Lá gan vẫn còn sưng và trương nước. Bác sĩ dặn dò phải chăm sóc miếng ăn kỹ lưỡng, nếu cần nên kiêng ăn uống để giúp gan phục hồi. Chuẩn làm theo lời chỉ bảo của vị bác sĩ từng chút một nên cả tháng trôi qua chàng chỉ cảm thấy mệt mỏi chứ không nóng sốt, đau quặn phía dưới bụng như trước đây. Chàng bằng lòng với tình trạng sức khoẻ đang hồi phục, lại có thêm cô vợ mới cưới đầu gối tay ấp nên trong người cảm thấy thơ thới hân hoan. Chuẩn nhìn lại người vợ, trông nàng xinh xắn đang nhỏ nhẹ nhai từng miếng cơm. Cặp kiếng đen treo lủng lẳng trước ngực nàng, mồ hôi nhỏ lấm tấm xuống hai bên thái dương có những sợi tóc mai cong vút bay đùa theo cơn gió nhẹ ban mai. Chàng âu yếm hỏi:- Em đỡ mệt chút nào chưa?Nàng nuốt vội miếng cơm, lắc đầu:- Nhức đầu quá anh ơi. Cả đêm qua em có chợp mắt được chút nào đâu.- Người em đổ mồ hôi kìa. Có lẽ em bị sốt. Uống đỡ viên thuốc xem sao, nhé!- Không sao đâu anh. Em gắng được mà, để dành thuốc khi khác. Ngày mai chủ nhật em tha hồ ngủ trễ.cc- Ừ! Chốc nữa lên xe lửa em cứ tha hồ ngủ. Để anh thức xem chừng hành lý cho.Hai vợ chồng đang chuyện trò tương đắc thì bỗng anh công an đứng tuổi đứng dậy hắt nguyên ly nước trà về phía chàng. Đôi săng- đan của hai vợ chồng ướt đẫm nước. Vợ chàng tắc lưỡi:- Ơ kìa!Chuẩn nhìn xuống chân rồi đứng bật dậy quay sang phía 2 anh công an, cao giọng:- Nầy đồng chí công an! Sao lại vô ý hắt nước vào người chúng tôi thế kia?Như để phân bua, Chuẩn chìa chân phải ra cho hắn thấy chiếc săng- đan ướt nhẹp. Anh công an trẻ miệng huýt sáo cứ như không có chuyện gì xảy ra còn tay công an đứng tuổi hất mặt, giọng thách thức:- Anh nói tôi làm gì?- Thì đây thôi, anh hắt cả ly nước vào người chúng tôi này.Tay công an tiến lên một bước, chỉ tay vào mặt Chuẩn:- Nầy nầy… láo vừa vừa, anh đổ nước xuống chân rồi bảo tôi hắt nước vào người anh là thế nào?- Cái gì? Sao lại có chuyện lạ thế nầy! Nhiệm vụ của đồng chí là giữ an ninh trật tự cho nhân dân mà lại cố ý vu oan cho chúng tôi là thế nào. Đồng chí phạm luật thì làm sao bảo nhân dân giữ luật được?Khách qua đường nghe lớn tiếng đứng lại dăm ba người hóng chuyện. Lại có số người chờ xe buýt hiếu kỳ đổ sang, cả đám người ở mấy hàng quán lộ thiên húp vội tô bún mọc tò mò chạy đến. Ban đầu chỉ đôi người rỗi nghề tò mò dừng chân, nhưng chỉ mấy phút sau số người tăng dần vây quanh Chuẩn và hai tên công an. Thấy lớp người đứng vòng trong vòng ngoài khá đông, tên công an đứng tuổi phất tay bảo anh công an trẻ:- Phải giữ thằng nầy lại.Tức thì cả hai tiến tới giữ chặt lấy hai cánh tay Chuẩn. Tên công an đứng tuổi lôi ra chiếc còng số tám mổ ngay vào cổ tay chàng. Chuẩn hét lớn:- Các anh làm gì vậy? Sao lại bắt tôi? Các anh vô lý hết sức.Hắn rút ngay khẩu súng lục, vung vẩy thị uy:- Câm mõm lại. Đồ lắm mồm. Cứ về đến trạm làm việc xem còn điêu nữa không cho biết.Anh công an trẻ chỉ ngón tay vào mặt chàng, bồi thêm:- Mầy là tên phản động, biết không? Chuyên phá rối trị an, cản trở chúng ông làm việc.Nhìn chồng bị còng, vợ Chuẩn run lên bần bật. Cái dáng hùng hổ của hai tên công an đã làm nàng khiếp hãi, chưa kể đến khẩu súng lăm lăm trong tay, chỉ chờ nổ ngay một phát vào đầu chồng. Sự việc xảy ra quá nhanh, nàng không biết xoay xở ra sao. Một sinh viên Mỹ-thuật vừa mới tốt nghiệp như nàng chẳng mấy quen với cảnh chợ đời, nhất là những vụ dính líu đến công an, lại còn bị khép vào tội phản động nữa thì kể như đã tận số. Cái tội phản động đâu phải đùa; chết đến mấy đời chứ chẳng chơi, nàng lẩm bẩm. Mặt tái nhợt, người nàng run rẩy như cành cây cong gặp bão. Cố gắng lắm, nàng chỉ thều thào được dăm ba chữ, mà phải đứng sát mới nghe tiếng được tiếng mất:- Xin… xin các… ông… tha… tha cho nhà… tôi.Cả hai tên công an lôi Chuẩn đi, chàng cố trì lại, hai tay ghì chặt lấy chiếc ghế đá, miệng la lớn như muốn phân trần với đám nhân dân đang đứng trố mắt nhìn. Chuyện kêu cứu với đám người đứng chung quanh là chuyện không tưởng. Không ai dám dây dưa vào việc của nhà nước, nhất là việc bắt bớ của công an. Hơn nữa, họ đã nghe loáng thoáng hai chữ “phản động” nên có cho vàng cũng không ai dám mở miệng khuyên can. Dính vào không khéo lại bị bắt vì cái tội đồng lõa thì không biết đến bao giờ mới thấy mặt vợ con. Thấy không ai can thiệp, Chuẩn hốt hoảng thật sự:- Bác đảng ơi! Các anh mang tôi đi đâu? Chúng tôi đang chờ xe lửa. Vé tôi đã mua rồi.Tên công an dứng tuổi trợn mắt:- Im bố cái miệng mầy lại đi. Vé với lại không vé. Mầy trễ tàu thì việc gì đến ông.Thấy Chuẩn cong người ghì chặt lấy thành ghế, hắn trở đầu súng, tay cầm lấy nòng đập báng súng liên hồi xuống bàn tay chàng. Đau quá, chàng đành thả tay ra. Mu bàn tay Chuẩn rướm máu, sưng húp thấy rõ. Hai tên công an xốc nách Chuẩn đẩy chàng đi về phía trước. Thấy không còn lối thoát, Chuẩn ngoáy đầu lại hét to dặn dò vợ:- Em cứ đáp xe lửa về nhà. Đừng chờ anh. Nếu chiều mai anh không về thì kiếm người bảo lãnh cho anh nhé.Khuôn mặt ràn rụa nước mắt, nàng gật đầu nhè nhẹ. Trước khi đi khuất ở dãy phố, Chuẩn còn thấy vợ chàng đổ gập người xuống, hai bàn tay che hết mặt, nức nở.Đến trạm công an ga Hải-phòng, tên công an nhốt Chuẩn vào một căn phòng nhỏ hẹp nằm phía sau trạm. Căn phòng ẩm thấp, mùi nước tiểu xông lên nồng nặc. Căn phòng nhận ánh sáng từ phía cửa sổ, có chắn 6 thanh sắt cỡ hai ngón taỵ Cửa sổ nhìn ra một khoảng sân sau, khá rộng, cuối sân đứng sừng sững vài cây thông reo vui trong gió. Chuẩn nghe tiếng dao thớt đều đặn vọng lên đâu đó. Chắc nhà bếp ở phía trên lầu, chàng nghĩ thầm.Chuẩn gần như kiệt sức. Chàng nằm vật ra chiếc chõng tre kê ở góc phòng. Sự việc xảy ra quá đột ngột. Mới nửa tiếng đồng hồ trước đây, chàng còn ngồi chuyện trò với vợ chờ chuyến xe lửa trở ngược ra Hà-nội, thế mà giờ đây vợ chồng mỗi người một ngả và chàng bị bắt tù vì tội phản động. Chuẩn nhắm nghiền đôi mắt. Nghĩ cho cùng, chàng không có gì phải sợ đám công an du thủ du thực ở đây. Cơn ác mộng của lần cải cách ruộng đất đã tan biến từ lâu. Thời kỳ đàn áp nhóm văn nghệ sĩ trí thức Giai phẩm Nhân văn cũng đã qua rồi. Đất nước đã thống nhất cả mười năm nay, chẳng mấy khi chàng nghe những vụ công an bắt bớ người trái phép. Thì đọc hai tờ báo đảng Chuẩn có thấy gì đâu. Toàn là những tin thu hoạch vụ mùa đạt kế hoạch, hoặc sản lượng nhà nước tăng vượt chỉ tiêu. Cả nước đăng phấn khởi hồ hởi tiến lên xã hội chủ nghĩa thì tàn dư của thời phong kiến tư bản như bệnh cửa quyền, tham ô lãng phí, hống hách với nhân dân làm sao sống sót được dưới trào lưu tiến hoá của đảng. Chuẩn còn là một giáo viên chính ngạch tại Đại học Hà-nội – thủ đô của một nước dân chủ cộng hòa – chưa bao giờ làm một điều gì phi pháp cả. Chàng lại giảng dạy về luật pháp, giải thích luật dưới ánh sáng cương lĩnh của đảng để giúp nhân dân hiểu và thi hành luật. Chương trình giảng dạy của Chuẩn ở cấp đại học đã đào tạo những luật sư, những viên án sát, những vị chánh thẩm ở toà án; tất cả để củng cố một nền dân chủ tự do có luật pháp phân minh hẳn hòi. Sở công an cũng chỉ là một công cụ để giúp nhân dân có cơ hội thực hiện những hiểu biết về luật pháp của nhà nước. Chuẩn còn nhớ mới đây có học tập một nghị quyết của đảng trong đó phần mở đầu đã nhìn nhận rằng mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Nhưng điểm quan trọng vẫn là chàng chẳng làm gì sai trái cả. Đành rằng “pháp bất vị thân” nhưng luật đặt ra chỉ để bảo vệ quyền lợi của nhân dân mà thôi; thế thì chẳng có gì phải lo, chàng thầm nghĩ. Không chừng chốc nữa Chuẩn phải nói rõ cho mấy anh công an biết chàng đang dạy luật ở Đại học Hà-nội. Nằm miên man với những suy nghĩ, Chuẩn thiếp đi lúc nào không biết.Mãi xế chiều, có người đánh thức chàng dậy và đưa lên phòng hỏi cung ở lầu hai. Lầm lũi bước lên cầu thang, Chuẩn đụng đầu với tên công an đứng tuổi bắt chàng lúc sáng. Gặp Chuẩn, hắn đứng hẳn lại, đưa đôi mắt ốc nhồi nhìn chàng, bàn tay xếp lại làm thành khẩu súng, chĩa về phía chàng và lảy cò tưởng tượng. Hắn phá lên cười rồi lững thững đi xuống thang. Thằng khốn nạn , chàng chưởi thầm trong miệng rồi tiếp tục lết cho hết mấy bực thang dẫn lên lầu trên.Ngồi trong phòng hỏi cung, Chuẩn ợ một tiếng rõ tọ Chàng vội đưa tay lên che lấy miệng; có lẽ thức ăn buổi sáng không tiêu. Trước mặt Chuẩn, phía bên kia chiếc bàn dài, viên thủ trưởng công an ngồi vẻ mặt nghiêm nghị, bên cạnh lại có một tên công an, khuôn mặt dài ngoẵng như mặt lừa. Trên mặt bàn, Chuẩn thấy tấm bìa cứng, bên trong thấp thoáng có xấp giấy; chắc chắn đó là hồ sơ về vụ bắt giữ chàng. Chuẩn không ngờ chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ, bọn công an đã viết xong cả chục tờ giấy về cái chuyện con con hắt nước vào chân vợ chồng chàng. Chuẩn băn khoăn tự hỏi không biết chữ nghĩa đâu mà bọn này lại viết nhanh đến thế. Hay là chúng nó đã có sẵn những chi tiết của đời chàng từ trước? Chuẩn lắc đầu xua đuổi ước đoán ra khỏi tâm trí. Hải-phòng cách Hà-nội cả hơn trăm cây số, là nơi chàng sinh sống và dạy học; đây lại là lần đầu tiên chàng đặt chân đến vùng phố cảng thì không thể nào chúng nắm được lý lịch của chàng.Tên thủ trưởng đằng hắng để gây sự chú ý. Người gầy đét như con mắm, đầu hắn hói hơn nửa. Khuôn mặt hắn cứng, thô, vẻ lạnh lùng. Bầu không khí trong phòng vốn đã ngột ngạt, nhìn nét mặt của hắn ai cũng cảm thấy khó thở hơn. Chàng tự hỏi không biết hắn có bao giờ cười chưa? Hay là cái nghề công an không cho phép hắn cười? Chuẩn chú ý đến đôi mắt sáng loang loáng nằm sắp đều dưới vầng trán rộng. Trông hắn khá thông minh, cái thông minh quỷ quyệt của một nghề chuyên bắt bớ và tra tấn. Chàng rùng mình nhè nhẹ. Không thèm nhìn Chuẩn, tên thủ trưởng nhìn vào tờ giấy in sẵn những lời hỏi cung căn bản do sở công an soạn. Bên trái Chuẩn, một thanh niên chuyên ghi lời khai ngồi yên lặng, mắt nhìn đăm đăm về phía trước. Tấm bìa cứng kẹp xấp giấy vàng vàng nằm ngay ngắn trên đùi, nghe tên thủ trưởng đằng hắng, anh ta ngồi thẳng lưng, chiếc bút nguyên tử cầm hờ trên tay sẵn sàng ghi mọi lời khai của chàng.Tiếng tên thủ trưởng vang lên nghe rõ và sắc như lưỡi dao cạo:- Tên?- Lê Chuẩn.- Tuổi?- Ba mươi bốn.- Nghề nghiệp?- Giáo viên đại học.- Đơn vị phục vụ?- Đại học Hà-nội, phân khoa Luật.- Tình trạng chính trị?- Đảng viên.Hắn bỏ tờ giấy xuống, ngẩng mặt lên, dõng dạc từng tiếng một:- Tội của anh là tội phá hoại. Mặc dù chưa gây ra một hậu quả trầm trọng nào cho nhân dân nhưng vì anh là đảng viên nên hình phạt cần phải gia tăng để làm gương cho mọi người. Anh đã gây một ấn tượng không đẹp cho đảng và…Chuẩn ngắt lời:- Xin lỗi đồng chí…- Cái gì?- Tôi không làm gì sai trái cả. Nhân viên của đồng chí mới chính là kẻ phá rối trị an. Chúng hắt nguyên cả ly nước trà nóng xuống chân hai vợ chồng tôi. Đúng ra đồng chí phải khiển trách và trừng phạt hai người đấy.Hắn chồm người về phía trước, giọng đanh lại:- Anh nói thế có bằng chứng gì không? Ai làm chứng cho anh những điều anh vừa nói. Làm sao tôi tin anh được?Chuẩn chìa mu bàn tay vẫn còn sưng húp ra, phân trần:- Bằng chứng đây. Nhân viên của đồng chí dùng báng súng đập sưng bàn tay tôi nầy.- Bàn tay sưng của anh đâu thể chứng minh chân anh bị hắt nước trà. Hai chuyện này khác nhau hoàn toàn. Chưa kể anh ngã bị dập tay ở đâu không biết rồi lại vu oan cho chúng tôi. Làm sao biết được.Nghe hắn bình thản đưa ra những luận cứ ngang ngược, Chuẩn hơi mất bình tĩnh:- Nhưng đấy là sự thật, thưa ông! Hai nhân viên của ông phải xin lỗi tôi. Cái vé xe lửa đã hết hạn, các ông phải bồi thường; cả đôi săng- đan nữa, lớp da trên mặt đã bị Ố vì nước trà, các ông cũng phải bồi thường cho tôi luôn. Đừng nghĩ tôi phải run sợ trước những lời vu cáo của ông. Tôi là giáo viên trường luật, dạy cho sinh viên biết về luật lệ của nhà nước. Cho nên, thưa ông, tôi rất biết rõ về luật. Ông cũng cần biết rằng, mỗi khi đặt ra luật mới, nhà nước phải hỏi ý kiến chúng tôi. Nói thế để ông biết rằng tôi gián tiếp đẻ ra luật, dạy cho mọi người biết luật và tôn trọng luật pháp ở xã hội này. Nếu cần, tôi sẽ đi với ông lên viện Án sát, toà án tối cao ở Hà-nội để đối chất.Chuẩn nói một hơi dài, đưa ra những sự thật về nghề nghiệp của chàng. Thông thường khi nghe đến những công việc chàng đang làm, ai cũng phải nhựợng bộ rút lui. Trong quá khứ, Chuẩn dành lại phần chủ động cũng nhờ vào bài diễn thuyết nho nhỏ như thế. Tên công an mặt lừa xen vào:- Anh đừng huênh hoang lừa bịp chúng tôi. Loại phản động như anh chúng tôi hỏi cung không biết bao nhiêu lần. Chúng tôi có đủ bằng chứng để buộc tội anh, anh biết không? Nhà anh làm luật, dạy luật mà không biết giữ luật thì cũng mang tội phản động như thường.Gã lôi ra vài tờ giấy từ tấm bìa cứng, đẩy nhẹ đến trước mặt chàng. Mới liếc sơ qua, Chuẩn không ngờ bọn công an lại tráo trở dựng đứng sự việc xảy ra lúc sáng. Tờ giấy ghi rõ chàng đứng quát tháo, sỉ vả công an trước mặt nhân dân; đến khi được mời về trạm làm việc chàng lại lớn tiếng chống cự. Một phụ nữ mở quán hàng xén kế bên thấy rõ sự việc và còn cả chục nhân chứng khác đều có một lời khai giống nhau về thái độ của chàng. Đọc chưa hết tờ giấy, Chuẩn bỗng thấy đau quặn ở phía dưới bụng. Cơn đau đi dần lên phía ngực và chàng thở hắt ra một hơi dài, miệng than không ra tiếng.Tên thử trưởng ân cần:- Nào, bây giờ anh đã biết tội của anh rồi. Mặc dù xét về hình tội thật nghiêm trọng nhưng chúng tôi không trừng phạt anh quá nghiêm khắc đâu. Bù lại, anh phải làm giấy tự kiểm và hứa là không bao giờ phá rối trị an nữa. Tóm lại, được tha hay không tất cả đều tùy thuộc vào thái độ nhận thức lỗi lầm của anh.Đến nước nầy thì Chuẩn không còn giữ lễ với hắn nữa. Chàng hét lớn:- Đừng hòng. Tôi không viết gì hết, cho dù một chữ, anh hiểu chứ. Tôi vô tội. Tôi muốn anh phải viết một lá thư kể rõ lại sự thật để tôi trình với phòng làm việc ở trường đại học, giải thích tại sao tôi không về kịp để dạy vào sáng thứ Hai.Hai tên công an nhìn Chuẩn nhếch môi cười khinh bỉ. Tên thủ trưởng hít một hơi thuốc:- Viết cái gì? Muốn viết thì anh viết lấy. Còn chuyện anh vô tội, tôi nói thêm cho anh biết, từ khi bộ công an được thành lập để bảo vệ thành trì xã hội chủ nghĩa đến nay, có người nào bị bắt mà không nói là vô tội. Trước anh đã có hàng triệu người, sau anh cũng có triệu triệu người với cùng một luận điệu. Chúng tôi còn lạ gì bọn phản động các anh.Chuẩn vẫn khẳng định:- Tôi biết tôi vô tội, thế thôi. Còn chuyện những người khác tôi không cần biết.Vẻ mặt tên thủ trưởng kênh kiệu, giọng chắc nịch:- Tin tôi đi, nói gì thì nói trước sau gì anh cũng phải nghe lời chúng tôi làm bản tự kiểm.Để biểu lộ uy quyền qua lời nói, hắn ngang nhiên phà một luồng hơi thuốc vào mặt Chuẩn làm chàng ho sặc sụa. Hắn vẫy tay ra hiệu, hai tên gác xông đến nốc nách Chuẩn lên, lôi ra ngoài. Chàng còn cố nói vói, giọng tức giận:- Tôi sẽ báo cáo lên cấp thành phố. Các anh sẽ phải trả lời về những chuyện vu khống trắng trợn này. Tôi không ngờ các anh còn dã man hơn bọn phát-xít Nhật nữa.Những tiếng sau cùng của Chuẩn nhỏ, đứt quãng vì cơn tức dâng lên chặn thấy thanh quản. Qúa uất ức và mệt mỏi, chàng không còn đứng vững trên đôi chân, hai tên gác phải dìu chàng đi. Đôi chân kéo lê sền sệt trên sàn gỗ, bắt đầu hành trình kết án của một nạn nhân như hàng trăm nghìn người trước đây bị ghép vào tội phản động.Sẩm tối, tên gác ném cho Chuẩn một gói cơm trộn muối. Hạt cơm vừa đụng vào đã vữa ra nát choẹt trên đầu ngón tay cọng với mùi hôi của thứ gạo mốc làm chàng không thể nhai nuốt nổi. Cơn sốt bắt đầu hành hạ Chuẩn; khoảng nửa tiếng người chàng nóng bừng bừng rồi nửa tiếng lạnh đến run người. Chàng biết nỗi uất hận đã đâm vào lá gan những nhát dao chí tử, khơi dậy bệnh viêm gan cấp tính nguy hiểm. Không có thuốc men để khống chế căn bệnh đang dấy lên nổi lọan vì mấy lọ thuốc viêm gan nằm trong cái sắc tay vợ chàng giữ. Nếu không có mấy tên công an sáng nay, giờ này chàng đang ngồi trước TV, nhâm nhi ly trà theo dõi mục tin tức buổi chiều. Ngồi bó gối cô đơn trong căn phòng chật hẹp hôi hám, Chuẩn bỗng thấy thấm thía hai chữ tự dọ Sức khoẻ hiện tại của chàng cũng leo lét như ngọn đèn đỏ quạnh treo lơ lửng trên đầu giường chiếu tỏa ánh sáng yếu ớt không đủ soi rõ mặt người. Đêm yên tịnh. Chuẩn nghe những tiếng động vọng vào qua cái lỗ khoét vuông vắn trên cánh cửa để đưa thức ăn cho tù. Hai ba tên công an trực đang chơi bài cãi vã ồn ào ở phòng kế bên. Văng vẳng tiếng đàn ắcco húng hắng vọng lên từ góc trạm; có lẽ một tên công an đang tập chơi. Trên chiếc bàn gỗ nhỏ xíu, một tờ giấy và cây bút nguyên tử đang nhìn chàng trêu chọc. Tên gác đưa cho Chuẩn để chàng viết bài tự kiểm. Chuẩn chợt nhớ một câu nói truyền khẩu trong giới nhà giáo: khi một nhà trí thức thảo luận với một tay bộ đội, càng biện minh càng thấy mình đuối lý.” Nghe buồn cười nhưng đó là sự thật não lòng. Bạn bè chàng đã dặn dò, trí thức đi đôi với trí thức, đừng dây dưa với bộ đội nhất là công an. Dưới mắt họ, đám trí thức chúng mình chỉ là một lũ ăn hại, không làm nên trò trống gì. Chuẩn không mấy tin khi nghe lời bàn tán. Chàng không tin vì chân lý ở đâu vẫn là chân lý, cho dù công an hay bộ đội họ cũng lý luận dựa trên những nguyên tắc căn bản chứ. Bây giờ ngồi ủ rũ trong căn phòng tối, hai tay cào xới mái tóc bê bết mồ hôi, Chuẩn mới thấy thấm thía hết những kinh nghiệm thương đau của đồng nghiệp.Chuẩn thấy chưa bao giờ đời chàng khốn nạn đến thế. Hai tay chàng xoa bụng thành những đường vòng. Nói cho đúng, Chuẩn cảm thấy uất nghẹn hơn là run sợ. Bị vu khống một chuyện không đâu làm trễ nải biết bao công việc. Chàng nhớ đến bài bình phẩm về luật giao thương mà chàng phải nộp cho tạp chí cộng sản tuần tới, rồi cả chục cuốn sách chàng phải ngốn cho xong trước khi vào học trình đầu mùa Thụ Đang mải mê nghĩ, Chuẩn chợt nghe có tiếng dép lẹp xẹp đâu đó ở bên ngoài, chàng chạy vội đến chiếc lỗ vuông, gọi lớn tiếng:- Nầy, dồng chí gác… đồng chí gác.Tiếng càu nhàu vọng lại:- Muốn gì?- Tôi muốn đồng chí báo cho cấp trên là tôi bị đau nặng, vừa tim vừa viêm gan đồng chí ạ! Nếu không có thuốc men gì chắc tôi không qua khỏi…- Cấp trên không làm việc cuối tuần. Anh cứ đợi đến sáng thứ Hai rồi báo cáo.- Cái gì? Đồng chí tính giữ tôi cả ngày mai nữa sao?- Tất nhiên.- Tất cả các anh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm những gì xảy ra cho sức khoẻ của tôi.- Được rồi, cứ yên trí! Anh cứ ngủ qua đêm là khỏi bệnh liền.Tiếng dép lười biếng lê xa dần rồi mất hẳn. Ngồi một mình trong căn phòng sáng lờ mờ, đầu óc Chuẩn đặc quánh không nghĩ thêm được một điều gì. Cái chõng tre cứng ngắt chứa đầy rệp. Lúc trưa, mệt quá thiếp đi nên không để ý, mãi đến khi thức dậy chàng mới thấy ngứa ngáy khắp người. Vén tay áo lên thấy từng đốm đỏ sưng phồng, Chuẩn biết ngay là rệp. Những con rệp đói nằm mai phục ở những ngõ ngách ngửi được hơi người chui ra tấn công tấm thân tiều tuỵ của chàng. Hút máu hả, cho chúng mầy lây bệnh viêm gan luôn, Chuẩn nghiến răng rủa thầm.Có một điều làm Chuẩn ngạc nhiên là chàng không nhớ gì mấy người vợ mới cưới. Thật ra chàng lại thích thú khi ngủ riêng một mình; có lẽ sau tuần trăng mật Chuẩn đã mệt nhoài, hơn nữa sức khoẻ chàng đang ở giai đoạn phục hồi nên rất cần tịnh dưỡng. Mệt quá nên Chuẩn nằm vật xuống chõng, mặc kệ cho mấy con rệp bắn rào rào bám lên thân xác chàng, tha hồ rỉa rói. Trong cơn ngủ mê người Chuẩn gần như tê liệt nhưng khi vừa mở mắt tất cả những cảm giác đói, lạnh, ngứa ngáy đổ ập lên người làm chàng nằm lịm trong đau đớn. Căn bệnh viêm gan chắc chắn đang chờ chàng đâu đó sẵn sàng nhảy xổ ra chụp lấy lá gan chai cứng, băm nát ra từng mảnh.Buổi sáng chủ nhật, nhìn ra sân sau yên ắng, Chuẩn bỗng thấy lòng quạnh hiu hơn bao giờ. Ánh nắng yếu ớt mặt trời buổi ban mai đổ tràn trên hàng cây thông. Một vài con chim sẻ nhảy chuyền trên đất, thỉnh thoảng thấy được mồi dừng lại mổ mổ rồi ngửa cổ nuốt trôi. Hai tay nắm chặt lấy song sắt, Chuẩn hít vào một hơi dài đầy buồng phổi. Thoang thoảng mùi thịt nướng quyện trong không khí, Chuẩn cảm thấy ruột gan cồn cào. Nước miếng ứa ra đầy miệng, chàng nuốt xuống bao tử đánh ực. Đã một ngày trời chàng không có tí gì vào bụng. Chàng mơ ước một đĩa cơm, một tô bún, hoặc một miếng thịt dai như giẻ rách mà chàng nhai mãi mới nát ngày hôm quạ Trong khi sự thèm muốn dằn vặt từng thớ thịt, kích thích thần kinh, óc tưởng tượng những gì có thể nghĩ đến thì chàng chợt nhớ đến câu nói của một danh nhân: nếu không thay đổi được hoàn cảnh thì nên chấp nhận nó . Nhắm mắt lại, Chuẩn hít thở đều đặn và chàng bỗng thấy tâm hồn thư thái hơn bao giờ.Vừa đuổi được cái đói ra khỏi tâm trí, Chuẩn lại nhớ đến căn bệnh hiểm nghèo. Chàng cố giữ lòng bình thản, không thèm nghĩ đến những con vi trùng đang đục khoét lá gan. Vậy mà không được. Cơn sốt hành hạ Chuẩn từ hôm qua bắt chàng phải nghĩ đến lần nằm liệt giường suýt chết. Chuẩn biết lá gan trong người đang sưng tấy lên, trương nước vì không thuốc men gì cả hơn một ngày trời. Cả ngày, nằm nhiều hơn là ngồi, Chuẩn gần như lịm đi trong cơn đau đớn. Tâm trí chàng chập chờn, không xác định được thời gian và không gian. Cả hai cái đói và đau đẩy Chuẩn vào một vùng bóng tối đen quánh, dày đặc như lần chìm dưới đáy sông vì bị chuột rút. Có lúc chàng cảm thấy thân thể nhẹ tênh, chơi vơi bay lên cao, lơ lửng ở vùng trời đó thật lâu. Đôi lúc tỉnh lại, nhớ đến hai tên công an, Chuẩn lại nghiến răng chưởi rủa. Cũng may, ngày chủ nhật không ai để ý đến tù, hơn nữa người quá yếu nên tiếng chưởi của Chuẩn chỉ lầm bầm trong cuống họng nên chẳng ai nghe. Chuẩn thề với lòng mình là khi ra khỏi đây, chàng sẽ viết một bài kể rõ những thoái hoá trong guồng máy công an, sự ức hiếp dân lành và tính quan liêu cửa quyền của những kẻ nắm trong tay quyền lực cách mạng.Đêm về. Chuẩn biết được là do luồng ánh sáng từ khung cửa sổ tắt lịm khi tỉnh dậy. Căn phòng tối đen như hũ nút. Chàng nghĩ giờ này trường đại học đã biết tin và chắc chắn họ sẽ gửi người xuống để bảo lãnh chàng thoát khỏi nơi đây. Như thế, chàng cần phải kiên nhẫn chờ cùng lắm là ngày mai, đại diện của trường sẽ đến nói chuyện với tên thủ trưởng. Khi đó, chúng có thả ra chàng cũng bắt phải xin lỗi – bằng giấy trắng mực đen chứ không phải nói miệng qua loa – rồi mới ung dung rời khỏi chốn thổ tả này. Tiên sư cả lò chúng nó , Chuẩn lại nghiến răng chưởi rủa. Chàng thề sẽ không bao giờ đặt chân đến cái thành phố khốn nạn này nữa.Khi Chuẩn thức dậy vào buổi sáng thứ Hai, luồng ánh sáng từ khung cửa đã soi chiếu rõ căn phòng. Định ngồi dậy, Chuẩn chợt nghe loáng thoáng có tiếng người đàn ông rên đau đớn; hình như từ phía sân sau. Ngáp một hơi dài, chàng lồm cồm bò dậy, mon men đến cánh cửa nhìn ra ngoài. Ngay giữa sân, một người đàn ông bị trói thúc ké vào thân cây thông, hai tay bị còng phía sau giống như ôm ngược thân cây. Hắn quằn quại, dãy dụa, miệng la hét không ngớt nhưng chẳng thấy tên công an nào lên tiếng. Chàng dụi mắt nhìn cho kỹ, dáng người đàn ông có vẻ quen quen.Qúa yếu, hai tay Chuẩn bám chặt lấy song sắt để giữ thân hình đứng cho vững. Chuẩn lắc lắc đầu cho thật tỉnh rồi dụi mắt lần nữa và chàng chợt nhận ra người đàn ông. Đúng nó rồi, Pha đây mà, một sinh viên vừa mới tốt nghiệp phân khoa Luật, đại học Hà-nội. Hai năm trước, Chuẩn có dạy một lớp chủ nghĩa duy vật biện chứng mà Pha ghi danh theo học. Thời gian trôi qua mau chóng, chàng chỉ còn nhớ mài mại khuôn mặt. Không hiểu Pha làm gì nên tội mà bị hành hạ dở sống dở chết thế?Và Chuẩn chợt hiểu ra Pha đến đây chỉ vì chuyện của chàng chứ không gì khác! Bác đảng ơi, con vợ mình dại quá! Thật đúng là con mọt sách, cả ngày chỉ biết vùi đầu vào sách vở, đến khi đụng chuyện không biết phải xoay xở thế nào cho xong! Chàng cứ nghĩ vợ mình đủ khôn ngoan đi báo cáo với nhân viên an ninh của trường để gửi đồng chí bí thư đến hoặc tìm những người có thế lực chứ đời thuở nào lại đi nhờ thằng Pha thì nên cơm cháo gì. Đúng là thứ đàn bà vô dụng! Thằng Pha có giữ chức vụ nào trong đảng đâu. Nó mới tấp tểnh đi tập sự, nghe đâu làm việc ở một văn phòng luật sư chỉ có vài ba mống, làm cái nghề trinh thám tư chuyên theo dõi những thằng chồng ngoại tình vụng trộm, chụp hình lấy bằng cớ cho các bà vợ mang ra toà đòi ly dị chia của. Gà què ăn quẩn cối xay thì làm sao ăn nói lại mấy thằng công an đầu trâu mặt ngựa ở cái đất Hải-phòng mất dạy nầy được. Nghĩ đến đó, Chuẩn cảm thấy chóng mặt, muốn mửa thốc tháo hết những gì nằm bụng. Bao tử trống rỗng từ hôm qua nên chẳng có gì để nôn ói và Chuẩn bỗng thấy đau nhói ở phía dưới bụng.Không biết có nên gọi Pha cho biết mình đang bị giam ở trong phòng không? Chuẩn nghĩ không nên vì chàng có biết ất giáp việc gì xảy ra cho Pha đâu. Có thể nó giở lý lẽ cãi nhau với bọn công an nên mới ra nông nỗi. Nghĩ cho cùng, nó đi cũng vì lòng tốt thầy trò với nhau chứ dại gì mà một thân một mình leo lên xe lửa xuống đây để chuốc lấy cực hình. Chuẩn nghĩ chàng phải cứu nó ra bằng bất cứ giá nào. Nhưng cứu thế nào đây? Thân chàng còn lo chưa xong thì nói đến cứu ai!Trời nắng chang chang. Ánh nắng loang loáng của buổi trưa hè đổ tràn lên mặt sân, hắt vào khung cửa sổ từng vạt lửa làm Chuẩn rát cả da mặt. Chàng phải lấy tay che mắt cho bớt chói nhưng cũng chỉ thấy lờ mờ. Hơi nóng hừng hực phun lên từ mặt đất, Chuẩn thấy luồng hơi màu tim tím lung linh chung quanh chỗ Pha bị trói. Chàng biết chẳng còn bao lâu nữa Pha sẽ bị chết nóng. Khi nghe tên gác lục đục đẩy bát cơm qua lỗ vuông, chàng chạy vội lại hỏi:- Nầy anh, cho tôi hỏi thăm. Cái anh bị trói ở gốc cây thông bị tội gì vậy?- À! Thằng phản động. Nó dám gọi thủ trưởng chúng tôi là đồ thổ phỉ. Thằng láo quá! Tướng mất dạy như nó mà dám xưng là luật sư. Sức lực bao nhiêu mà dám bẻ cây chống trời.Câu trả lời của tên gác có đến ba lần “dám”. Kể ra thằng Pha liều thật. Ở trong hang hùm mà dám chưởi hùm thì phải nói là gan. Tay trí thức “phản động” nầy chơi được. Dạy được một thằng học trò như thế kể cũng không uổng công. Đang vui vui nghĩ đến nét mặt của tên thủ trưởng khi bị chưởi thẳng vào mặt thì Chuẩn nghe tiếng la đau đớn từ sân sau. Chàng nhảy xổ lại phía cửa sổ. Một tên công an vai u thịt bắp đứng trước mặt Pha, dưới chân là một sô nước. Chuẩn nhận ra ngay thằng công an trẻ măng bắt chàng ở ga xe lửa hai ngày trước. Hắn xuống tấn, khuỳnh chân lấy thế rồi vung tay đấm vào mũi Phạ Quả đấm bắn đi cọng với cái sức của một tên khuân vác càng gia tăng trọng lượng của cú đấm, Chuẩn rùng mình nghĩ đến mũi Pha bị lún ngược vào trong. Chàng có cảm giác sống mũi của Pha vỡ vụn ra từng mảnh. Đồ hèn nhát, Chuẩn rủa thầm. Tên công an lại đưa tay lên, bàn tay chuối nắn xoè rộng, ngưng trong không khí vài giây để lấy đà, rồi hắn vả một cái như trời giáng từ phải sang trái, và quật ngược trở lại. Bàn tay xé gió phóng vun vút từ trên cao xuống, đập vào thái dương đẩy đầu Pha nghiêng hẳn qua một bên; chưa kịp yên vị thì bị xoay ngược lại vì cú rờ-vẹ Pha rú lên đau đớn, người oằn đi, mềm rũ như sợi bún. Thân hình Pha đổ ập về phía trước, may nhờ hai cánh tay bị trói ngước vào gốc cây giữ cho người không ngã xoài trên đất. Bị cú đấm, máu mũi chảy ròng ròng, bây giờ lại bị hai cái tát nẩy lửa, Pha thổ ra một nhúm máu. Tên công an hắt nguyên sô nước vào mặt, miệng cười hô hố:- Không chết liền đâu nghe con. Sô nước giữ cho mầy khỏi bị chết cháy. Độ nửa giờ nữa, ông lại ra tẩn cho mầy một trận rồi thưởng cho sô nước.Chuẩn rùng mình, yếu ớt cỡ chàng đứng ngoài sân chừng tiếng đồng hồ chắc đi luôn, chưa nói đến cú đấm với hai cái tát vẹo cả người. Bác đảng ơi, sao chúng nó ác quá sức! Chàng thấy đôi mắt Pha nhắm nghiền, hàm răng nghiến chặt cố giữ đừng phun thêm một lời chưởi rủa nào. Khuôn mặt Pha méo mó, biểu hiện sự giằng co giữa lòng thù hận thôi thúc Pha chưởi đổng lên cho đỡ tức nhưng đồng thời nỗi đau đớn về thân xác thuyết phục chàng không nên chọc giận chúng nữa. Pha cố ngửa mặt lên, thều thào:- Xin… cho tôi… đi giải (tiểu).Tên công an cười hềnh hệch:- Giải mẹ nó trong quần đi, tiếc gì nữa.Nắm lấy thanh sắt, hai tay Chuẩn trắng bệch, nổi rõ gân xanh. Chàng cắn răng cố nuốt trôi sự phẫn nộ. Hơn ai hết, Chuẩn biết chàng phải cứu Pha ngay bằng mọi cách. Thằng công an đồ tể bước ra sân lần nữa thì Pha chắc phải chết với nó. Trước khi trở vào, hắn quay nhìn về phía cửa sổ phòng giam - chỗ chàng đứng - hếch hếch cằm dáng điệu thách thức. Chuẩn nhìn thấy bàn tay hắn đặt hờ lên bá súng mạ kền lấp lánh ánh nắng treo ở bên hông, như sẵn sàng rút ra đẩy một viên vào đầu những thằng “phản động” như chàng và Pha.Chuẩn đang suy tính cách để cứu Pha thì cửa phòng giam bật mở. Tên gác vẫy tay ra hiệu chàng bước ra khỏi phòng. Hắn dẫn Chuẩn lên lầu, đẩy chàng vào phòng hỏi cung ngày hôm kia. Cũng tên thủ trưởng, cũng thằng công an mặt lừa, chỉ khác là anh ghi chép lời khai ngồi kế bên nhưng lại không có giấy bút trong taỵ Tên thủ trưởng vồn vã:- À! Anh đây rồi. Ngồi xuống rồi chúng ta làm việc.Chuẩn ngồi xuống. Bàn tay phe phẩy chiếc quạt nan, hắn trầm giọng:- Chắc anh thấy thằng luật sư của anh rồi chứ gì? Nó còn trẻ nên không biết phép tắc lịch sự gì cả. Chúng tôi phải dạy cho nó một bài học về cách đối xử, thế thôi. Mong anh không lấy gì làm phiền.- Ông có biết bắt và đánh người như thế là trái phép nhà nước không? Ông không nghĩ là sự việc sẽ bị phanh phui trên mặt báo à?Tên thủ trưởng tắc lưỡi, lắc lắc đầu như ngầm bảo Chuẩn sao quá ngây thơ:- Báo nào? Anh cho tôi biết báo nào sẽ đăng chuyện công an đánh người. Anh là đảng viên mà sao không thấu triệt nguyên tắc và đường lối của đảng gì hết vậy. Nói cho anh biết nhé, chuyện xấu thì phải giấu đi chứ, đúng không nào? Thanh danh của đảng mới trên hết. Không chừng anh phải khuyên thằng luật sư của anh đừng nói xấu đảng thế. Nói xấu đảng là nói xấu anh đấy, hiểu chưa nào?Chuẩn ngẩn người ra nghe tên thủ trưởng nói toạc móng heo những gì hắn nghĩ trong đầu. Không hiểu hắn học ở đâu cái lối ngụy biện lộng quyền đến vậy. Cũng với một giọng đều đều, hắn nhếch môi cười nham hiểm:- Thôi, anh nên nhìn nhận tội lỗi của anh đi. Có lỗi thì sửa, chả sao cả.- Nếu tôi không nhận thì sao?Hắn quay mặt đi, giọng trở nên sắc lẻm:- Thì thằng luật sư của anh sẽ đứng ngoài nắng cho đến chết chứ sao.Chuẩn thở dốc. Chàng biết hắn nói thật. Pha sẽ không đợi lâu để chết cháy, chỉ cần thằng công an trẻ bước ra sân sau lần nữa, vung tay đấm vài quả thì mặt mũi Pha sẽ nát bấy. Lúc đó, có được tha thì với khuôn mặt bầy nhầy như thế Pha cũng khó làm lại cuộc đời và chàng sẽ ân hận mãi khôn nguôi. Đột nhiên mắt Chuẩn hoa lên, tai ù đi vì cơn đau dốc đâm thẳng từ bụng ngược lên đến đỉnh đầu. Đầu óc nhức buốt không thể tả, chàng cảm thấy buồn nôn, choáng váng mà nếu hai tay không giữ chặt lấy thành ghế có lẽ Chuẩn đổ gập người xuống mặt bàn. Chuẩn biết ngay bệnh viêm gan đã trở lại. Triệu chứng giống in hệt ba tháng trước, khi chàng bị đau quặn dưới bụng từng cơn, đầu óc lùng bùng như muốn nổ tung và bác sĩ cho biết đó là bệnh viêm gan cấp tính. Sự phẫn nộ dâng chẹn ngang cuống họng làm cả vùng ngực nóng bừng bừng. Cổ họng Chuẩn khô và đắng nghét. Giọng tên thủ trưởng ngọt ngào:- Tôi biết anh yếu, cần chạy chữa thuốc men nên chuẩn bị cho anh mọi chuyện. Đây nhé, bản tự kiểm tôi đã viết sẵn, anh chỉ việc ký vào là xong chuyện.Chuẩn cắn răng vừa nhịn đau vừa gìm cơn tức giận:- Đưa tôi xem qua đã.Nhếch môi cười đắc thắng, tên công an mặt lừa đẩy tới trước mặt chàng tờ giấy; trên có có hàng chữ: “Tôi ký tên dưới đây xác nhận vào ngày 13/7 tôi đã phá rối trật tự tại nhà ga và tôi cũng không nghe lời khuyến cáo của công an giữ an ninh tại đó, rồi cũng chống cự lại khi được mời về trạm làm việc. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành vi của tôi. Tôi bị tạm giam tại trạm công an nhà ga và sau hai ngày tự kiểm thảo tôi đã nhận ra hành vi phản động của tôi, hoàn toàn bêu xấu thanh danh đảng và nhà nước. Từ bây giờ về sau, tôi hứa tự giáo dục bản thân và phấn đấu không bao giờ phá rối trật tự trên đường phố nữa.”Chuẩn không ngờ bọn chúng có thể vu khống trắng trợn và trơ trẽn đến thế. Nhìn nét bút nguệch ngoạc như mới tập viết và lối hành văn bậc tiểu học của bọn thổ phỉ, chàng chỉ muốn vo tờ giấy ném vào mặt thằng công an mặt lừa, chưởi đổng thằng thủ trưởng rồi muốn ra sao thì ra. Nhưng khi nghĩ đến sinh mạng chỉ mành treo chuông của Pha, Chuẩn đành đấu dịu:- Nếu tôi ký, anh chịu thả tôi và luật sư của tôi không?Hắn nhịp nhịp ngón tay lên tấm bìa cứng đựng hồ sơ phản động của chàng, giọng bằng lòng:- Dĩ nhiên, tôi giữ các anh lại làm gì.Không nói thêm một lời, Chuẩn nghiến răng ký tên vào chỗ để trống, chàng còn phải điềm chỉ (in vân ngón tay lên giấy) ngay bên cạnh. Cả hai tên công an đứng lên, nét mặt rạng rỡ hơn bao giờ. Lần đầu tiên, Chuẩn thấy tên thủ trưởng cười thoa? mãn:- Thế là xong, anh thấy không! Các anh có quyền ra đi.Chàng không đủ sức đứng lên. Một khi bệnh viêm gan trở mặt hoành hành, bệnh nhân không đi, không đứng, không ăn, không ngủ, chỉ còn nằm một chỗ hy vọng thuốc men giúp mình đánh bại đám vi trùng dã man. Bằng một cố gắng cùng cực, chàng đè tay vào thành ghế đứng lên. Chuẩn lê bước chân xuống nhà dưới, lết ra sân sau để gặp Phạ Tim đập dồn dập, lồng ngực Chuẩn nóng rát như một quả bom sửa soạn nổ tung. Chuẩn bỗng thèm có một quả bom, một ký thuốc nổ, hay một loại chất công phá nào đó đủ trọng lượng để chàng san bằng bình địa cái trạm công an chứa toàn những con vật trong hình dáng người. Chuẩn sẽ làm không một chút lưỡng lự, suy tính. Nhưng chàng chỉ ước thế thôi, làm gì có bom hay thuốc nổ trong tay để nổ. Lúc cơn đau ở bụng đánh thốc lên óc một lần nữa, Chuẩn chợt bắt được một tia sáng vừa loé lên trong trí. Chàng lẩm bẩm gật gù và khi hình dung được hậu quả có thể xảy ra, Chuẩn nghiến răng rủa thầm: tiên sư chúng mầy, không giết được cách này tao sẽ giết chúng mầy cách khác.Ra đến sân, Chuẩn cắn răng giữ mối cảm xúc không bật ra thành lời khi nhìn thân hình tàn tạ của Pha. Thật không còn hình tượng con người nữa. Chàng chỉ biết đưa tay bụm lấy miệng cố nuốt tiếng chưởi rủa xuống tận đáy lòng. Khuôn mặt Pha méo mó, sưng vếu, bầm dập. Mộr sợi máu nằm vắt vẻo ngang nhân trung nhìn như con đỉa chết khô. Chàng đặt nhẹ tay lên vai người học trò:- Đau quá hả anh? Xin lỗi để bọn chúng tra tấn anh nhưng tôi cũng chẳng biết làm gì hơn.Chuẩn phân trần với Pha, người học trò hết lòng vì thầy. Pha ngước lên, nét mặt nhăn lại vì đau đớn:- Em… biết. Làm sao nói với hạng người man di mọi rợ như chúng được.Bàn tay run run, Pha phủi những cọng thông còn bám trên áo, vuốt lại cho ngay ngắn. Nước còn nhỏ long tong từ gấu quần, không biết nước do thằng công an tạt lên người hay nước tiểu nữa. Chuẩn đỡ lấy người Pha:- Thôi chúng ta đi.Vừa bước ra khỏi trạm công an, Chuẩn thấy ngay xe bán nước trà rong bên kia đường. Cả hai dìu nhau bước qua đường, tiến vào quán. Ngồi phịch xuống ghế, Chuẩn gọi hai bát trà và móc túi trả tiền. Chưa đã khát, chàng gọi thêm hai bát nữa. Tỉnh tỉnh đôi chút, cả hai đứng lên đi về phía nhà ga mua vé về Hà-nội. Vừa đi được khoảng 50 mét, Chuẩn lại thấy một quán lộ thiên và chàng rủ Pha tạt vào. Người học trò gật đầu, nói thêm:- Thầy đừng lo cho em. Cứ để em tự nhiên.- Không, tôi muốn anh ăn với tôi. Chẳng mấy khi cùng nhau mắc nạn thế nầy.Chuẩn gọi hai tô bún. Hình như bị cơn đói khát hành hạ hơn hai ngày nên nhìn thứ gì Chuẩn cũng thèm, cũng muốn ăn. Có điều lạ, Chuẩn không ăn hết tô, độ lưng lưng rồi bỏ. Chuẩn dẫn người học trò đi ngược trở lại, ghé cho hết mọi hàng quán, sạp ăn lộ thiên, xe đẩy bán rong chung quanh trạm công an. Chuẩn gọi bún mọc, phở, bún riêu, bún thang, bún thịt heo…, lúc nào cũng hai tô một cho chàng và một cho Phạ Lần nào cũng thế, chàng chỉ ăn được một nửa rồi bỏ dở. Bước ra khỏi quán thứ ba thì bụng Pha căng phồng, chàng xua tay từ chối. Chuẩn bắt Pha cứ đi theo chàng, không ăn nhưng lại ngồi chờ. Đến quán thứ sáu, Chuẩn chỉ nhâm nhấm qua loa chứ không còn bụng dạ để chứa nữa. Pha thắc mắc không hiểu sao thầy mình bỏ cả tô bún phung phí quá, mà đói thì cứ ngồi một chỗ ăn cho thoa? thích chứ sao đi từ hàng này đến quán khác mỏi cả chân.Ở quán nào cũng thế, Chuẩn vừa ăn vừa lầm bầm, giết hết bọn mầy mới hả giận, đồ súc vật. Pha nhìn người thầy khó hiểu. Khuôn mặt Chuẩn đanh lại, ánh mắt loé lên đầy vẻ bí mật. Lần đầu tiên, Pha thấy khuôn mặt của người thầy cũ hoàn toàn xa lạ.Độ tháng sau, có hơn 800 người ở Hải-phòng được ghi nhận mắc bệnh viêm gan cấp tính. Bệnh viện không đủ giường nằm nên bác sĩ chỉ cho thuốc về nhà uống cầm chừng. Đa số những người vướng bệnh đều buôn bán ăn uống ở những quán hàng rong chung quanh trạm công an. Mới hơn tuần, đã có 6 người chết gồm 2 trẻ em và 4 người lớn, trong đó có tên công an đứng tuổi chuyên ăn quỵt hàng quán của nhân dân từ nhiều năm nay.Chẳng một ai biết cơn dịch viêm gan cấp tính phát xuất từ đâu!HA JIN(trích từ Antioch Review)
Mục lục
Phản Động
Phản Động
Ha JinChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: may4phuong - doanketĐược bạn: NHDT đưa lên vào ngày: 13 tháng 3 năm 2007 | vanhoc |
Đế chế Khwarazmia (; còn được đánh vần: Khwarezmian) là một đế chế Hồi giáo dòng Sunni của người Thổ-Ba Tư cai trị phần lớn Trung Á, Afghanistan và Iran ngày nay. Trong giai đoạn 1077 đến 1231, đầu tiên nó là chư hầu của Đế quốc Seljuk và Qara Khitai (triều đại Tây Liêu), và sau đó trở nên độc lập, cho đến khi bị Đế quốc Mông Cổ chinh phục vào thế kỷ XIII. Người ta ước tính rằng đế chế này trải dài trên diện tích từ 2,3 triệu km2 đến 3,6 triệu km2 vào đầu thế kỷ XIII, khiến nó trở thành một trong những đế chế trên đất liền lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Ngày thành lập nhà nước Khwarazmshahs vẫn còn gây tranh cãi. Vương triều cai trị đế chế được thành lập bởi Anush Tigin (còn được gọi là Gharachai), ban đầu là nô lệ người Thổ của những nhà cai trị Gharchistan, sau đó trở thành Mamluk phục vụ cho Seljuqs. Tuy nhiên, chính Ala ad-Din Atsiz, hậu duệ của Anush Tigin, người đã giành được độc lập cho Khwarazm khỏi các nước láng giềng.
Năm 1220, người Mông Cổ dưới sự cai trị của Thành Cát Tư Hãn đã xâm lược Đế chế Khwarazmia, chinh phục thành công toàn bộ nó trong vòng chưa đầy hai năm. Người Mông Cổ đã khai thác những điểm yếu và xung đột hiện có trong đế chế, bao vây và cướp bóc những thành phố giàu có nhất, đồng thời tạo ra một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại.
Lịch sử
Lịch sử ban đầu
Tước hiệu Khwarazmshah được người sáng lập triều đại Afrigid giới thiệu vào năm 305 sau Công nguyên và tồn tại cho đến năm 995. Sau một thời gian ngắn gián đoạn, tước hiệu này đã được phục hồi. Trong cuộc nổi dậy ở Khwarazm năm 1017, quân nổi dậy đã giết chết nhà cai trị Khwarazm lúc bấy giờ là Abu'l-Abbas Ma'mun và vợ của ông ta là Khurra-ji, em gái của Sultan Mahmud, người cai trị của Ghaznavid. Đáp lại, Mahmud xâm lược khu vực để dập tắt cuộc nổi loạn. Sau đó, ông đã lập lên một nhà cai trị mới và sáp nhập một phần của Khwarazm. Kết quả là Khwarazm trở thành một tỉnh của đế chế Ghaznavid và duy trì như vậy cho đến năm 1034.
Năm 1077, quyền kiểm soát khu vực, trước đây thuộc về người Seljuq từ năm 1042 đến năm 1043, được chuyển vào tay Anushtegin Gharchai, một chỉ huy mamluk người Thổ Nhĩ Kỳ của Nhà Seljuq. Năm 1097, thống đốc Khwarazm gốc Thổ là Ekinchi ibn Qochqar tuyên bố độc lập khỏi Seljuqs và tự xưng là vua của Khwarazm. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, ông ta bị giết bởi một số người có cảm tình với Seljuq trong một cuộc nổi dậy. Sau đó, ông được thay thế bằng con trai của Anush Tigin Gharachai là Qutb al-Din Muhammad bởi Seljuqs, những người đã tái chiếm khu vực. Do đó, Qutb al-Din trở thành Khwarazmshah cha truyền con nối đầu tiên.
Nổi lên
Anushtegin Gharachai
Anushtegin Gharachai là một người Thổ, chỉ huy mamluk của Nhà Seljuq và là thống đốc của Khwarazm từ khoảng năm 1077 đến năm 1097. Ông là thành viên đầu tiên trong Gia đình cai trị Khwarazm, và là tên gọi của triều đại sẽ cai trị tỉnh này vào thế kỷ XII và đầu thế kỷ XIII.
Anushtegin được chỉ huy cùng với Al-Taj Gümüshtegin vào năm 1073 bởi sultan của Seljuq là Malik Shah I để chiếm lại lãnh thổ ở phía Bắc Đại Khorasan mà người Ghaznavid đã chiếm giữ. Sau đó, ông được phong làm tasht-dar của sultan (tiếng Ba Tư: "người giữ kim khí hoàng gia"), và vì doanh thu từ Khwarazm được dùng để chi trả cho các chi phí phát sinh ở địa phương này, ông được phong làm thống đốc của tỉnh. Không rõ chi tiết về nhiệm kỳ thống đốc của ông, nhưng ông qua đời vào năm 1097 và chức vụ này được trao một thời gian ngắn cho Ekinchi bin Qochqar trước khi được chuyển giao cho con trai ông, Qutb al-Din Muhammad.
Mở rộng lãnh thổ
Suy yếu và sụp đổ
Bộ máy cai trị
Thủ phủ
Dân cư
Dân số của Đế chế Kwarazmian bao gồm chủ yếu là người Iran định cư và người Thổ Nhĩ Kỳ nửa du mục.
Dân số đô thị của đế chế tập trung ở một số lượng tương đối nhỏ (theo tiêu chuẩn thời trung cổ) các thành phố rất lớn trái ngược với một số lượng lớn các thị trấn nhỏ hơn. Dân số của đế chế được ước tính là 5 triệu người vào đêm trước cuộc xâm lược của người Mông Cổ vào năm 1220, khiến nó trở nên thưa thớt trên một khu vực rộng lớn. Các nhà nhân khẩu học lịch sử Tertius Chandler và Gerald Fox đưa ra những ước tính sau đây cho dân số của các thành phố lớn của đế chế vào đầu thế kỷ XIII, cộng lại ít nhất 520.000 và nhiều nhất là 850.000 người:
Samarqand: 80.000–100.000
Nishapur: 70.000
Rayy/Rey: 100.000
Isfahan: 80.000
Merv: 70.000
Balkh: c. 30.000
Bost: c. 40.000
Herat: c. 40.000
Otrar, Urgench, và Bukhara: không rõ, nhưng ít hơn 70.000.
Văn hoá
Ngôn ngữ
Quân đội
Người ta ước tính rằng quân đội Khwarazmia, trước cuộc xâm lược của người Mông Cổ, bao gồm khoảng 40.000 kỵ binh, chủ yếu là người Thổ. Lực lượng dân quân tồn tại ở các thành phố lớn của Khwarazm nhưng chất lượng kém. Với tổng số quân khoảng 700.000 người, các thành phố lớn có thể có tổng cộng 105.000 đến 140.000 nam giới khỏe mạnh trong độ tuổi chiến đấu (15–20% dân số), nhưng chỉ một phần nhỏ trong số này sẽ là một phần của lực lượng dân quân chính thức được đào tạo và trang bị vũ khí chiến đấu.
Chú thích
Tham khảo
Thư mục
Liên kết ngoài
Nhà Khwarezm-Shah
Azerbaijan trung cổ
Cựu đế quốc châu Á
Iran thế kỷ 11
Iran thế kỷ 12
Iran thế kỷ 13
Khorasan trung cổ
Nhà nước Turk lịch sử | wiki |
Lang (郎, Court Gentleman) là một thuật ngữ nguyên được dùng để chỉ các chức vụ thị vệ tại triều đình, nhưng sau này được dùng để chỉ các chức quan cao cấp trong các triều đại Á Đông xưa.
Lịch sử
Thời Tần, triều đình đặt ra quan chế Tam lang (三郎, Three Court Gentlemen) gồm ba loại lang chức là Trung lang (中郎, Inner Gentlemen), Ngoại lang (外郎, Outer Gentlemen), và... lang (????, Standby Gentlemen). Cả ba hạng quan này đều là những chức danh dành cho các quan đang chờ được bổ, hoặc đang chờ để được bổ lại những chức vụ trong triều đình. Thời này, sự khác nhau về trách nhiệm giữa 3 hạng quan danh trên không được phân định rõ ràng, viên ngạch không cố định.
Thời Hán, Lang được đổi thành một quan danh như thị vệ, giữ việc phòng vệ triều đình. Những vị Lang này, có thể là con của các vị quan, hoặc được đặc biệt đề cử cho triều đình từ các cơ quan tại địa phương, hoặc họ là các quan đương triều đang chờ được bổ hoặc bổ lại chức vụ trong triều đình. Sau này vào năm 124 trước Công Nguyên, hạng Lang còn có thêm các vị tiến sĩ đến từ Quốc tử giám.
Thời này, tuy trách nhiệm của các Lang là thị vệ như canh phòng, canh cửa trong triều đình, phần lớn các Lang đều là những ứng cử viên sáng giá mà triều đình sẽ đề cử vào thay thế hoặc bổ sung vào các chức mà triều đình đặc biệt cần tuyển dụng. Lang viên thời này được chia làm 3 hạng là:
Trung lang (中郎, Inner Gentlemen) được hưởng lương là 600 hộc gạo
Thị lang (侍郎, Attendant Gentlemen) được hưởng lương là 400 hộc gạo
Lang trung (郎中, Gentlemen of the Interior) được hưởng lương là 300 hộc gạo
Thời này, các hạng Lang là thuộc viên của Lang trưởng và các Lang trưởng này là thuộc quan của Lang trung lệnh (郎中令, Chamberlain for Attendants, sau đổi tên chức là Quang lộc hân, 光祿勳).
Thời Đông Hán, quan chế Tam Lang thời Tần được đổi gọi là quan chế Tam thự (三署, Three Corps), chức Lang trưởng thời này được gọi là Trung lang tướng (中郞將, Leader of Court Gentlemen) được hưởng lương là 2000 hộc thóc.
Thời này, quan chế Tam Lang dần dần được xóa bỏ nhưng các tên Lang, Lang trung, Thị lang vẫn tiếp tục được dùng với những trách nhiệm hoàn toàn khác xưa so với thời Tần, Tây Hán. Trong thời gian này, chia 36 viên Thị lang làm thuộc quan của Thượng thư tại Lục bộ. Bắt đầu từ đây, chức Lang trung được dùng để bổ tại nhiều cơ quan khác nhau. Tại các bộ, khi một vị Lang trung làm hết 1 năm thì được gọi là Thượng thư lang, sau 3 năm được gọi là Thị lang.
Bắt đầu từ thời Tùy, Thị lang được định là chức phó của Thượng thư (Vice Minister) và Lang trung được định là trưởng quan của một ty (Bureau Director), việc này đồng nghĩa với chức Thị lang là chức quan cao cấp thứ 2 trong một bộ và cao hơn chức Lang trung. Ngoài Thị lang và Lang trung, chức Trung lang không còn được biết đến ngoại trừ chức Đô tượng Trung lang (都匠中郎, Palace Attendant for Capital Craftsmen) là chức danh của các nghệ nhân hoặc thợ thuyền xây cất, thủ công trong các phủ vương thời Nam Bắc triều.
Cũng bắt đầu từ thời Tùy, Lang là chữ được dùng trong mỹ tự thuộc quan chế Tản quan (散官, Prestige Title) tức quan chế chỉ phong tặng mỹ tự và phẩm hàm nhưng không có chức, thường được bang cho các vị quan có công với triều đình. Ví dụ như mỹ tự Thường thị lang (常侍郞, Gentleman for Fostering Virtue) hoặc Triều phong lang (朝奉郞, Gentleman for Court Service).
Ngoài ra, thời Tùy, khi phong các mỹ tự trong quan chế Tản quan, mỹ tự Lang (郎) là mỹ tự có phẩm hàm cao hơn so với mỹ tự Vệ (衛). Thời Đường, triều đình phân định lại cách phong hai mỹ tự này. Mỹ tự Lang là mỹ tự phong cho các quan văn và mỹ tự Vệ là mỹ tự phong cho các quan võ.
Tại Việt Nam, chức Thị lang và Lang trung được áp dụng tương tự như tại Trung Quốc. Tuy nhiên, vào thời Nguyễn, Thị lang không còn là phó quan của Thượng thư, mà là phó quan của Tham tri. Vì vậy thời Nguyễn, Thị lang là chức quan cao thứ 3 trong một bộ.
Sách tham khảo
A Dictionary of Official Titles in Imperial China, Charles Hucker, 1985, Stanford University Press
Từ điển chức quan Việt Nam, Đỗ Văn Ninh, 2002, Nhà xuất bản Thanh Niên, trang 391 mục 735. Lang
Chú thích
Tham khảo
Nhà Nguyễn | wiki |
USS Becuna (SS/AGSS-319) là một từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên loài cá nhồng Nó đã phục vụ trong suốt Thế Chiến II, thực hiện tổng cộng năm chuyến tuần tra và đánh chìm hai tàu chở dầu Nhật Bản với tổng tải trọng 3.888 tấn. Sau khi xung đột chấm dứt, nó được giữ lại để tiếp tục phục vụ trong giai đoạn cuộc Chiến tranh Lạnh, và được nâng cấp trong Chương trình Công suất đẩy dưới nước lớn hơn (GUPPY IA), rồi được xếp lại lớp như một tàu ngầm phụ trợ AGSS-319 cho đến khi ngừng hoạt động vào năm 1969. Con tàu hiện đang được bảo tồn như một tàu bảo tàng tại Philadelphia, Pennsylvania và được công nhận là một Danh lam Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ từ năm 1986. Becuna được tặng thưởng bốn Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II.
Thiết kế và chế tạo
Thiết kế của lớp Balao được cải tiến dựa trên dẫn trước, là một kiểu tàu ngầm hạm đội có tốc độ trên mặt nước cao, tầm hoạt động xa và vũ khí mạnh để tháp tùng hạm đội chiến trận. Khác biệt chính so với lớp Gato là ở cấu trúc lườn chịu áp lực bên trong dày hơn, và sử dụng thép có độ đàn hồi cao (HTS: High-Tensile Steel), cho phép lặn sâu hơn đến . Con tàu dài và có trọng lượng choán nước khi nổi và khi lặn. Chúng trang bị động cơ diesel dẫn động máy phát điện để cung cấp điện năng cho bốn động cơ điện, đạt được công suất khi nổi và khi lặn, cho phép đạt tốc độ tối đa và tương ứng. Tầm xa hoạt động là khi đi trên mặt nước ở tốc độ và có thể hoạt động kéo dài đến 75 ngày.
Tương tự như lớp Gato dẫn trước, lớp Balao được trang bị mười ống phóng ngư lôi , gồm sáu ống trước mũi và bốn ống phía phía đuôi tàu, chúng mang theo tối đa 24 quả ngư lôi. Vũ khí trên boong tàu gồm một hải pháo 4 inch/50 caliber, một khẩu pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đơn và một khẩu đội Oerlikon 20 mm nòng đôi, kèm theo hai súng máy .50 caliber. Trên tháp chỉ huy, ngoài hai kính tiềm vọng, nó còn trang bị ăn-ten radar SD phòng không và SJ dò tìm mặt biển. Tiện nghi cho thủy thủ đoàn bao gồm điều hòa không khí, thực phẩm trữ lạnh, máy lọc nước, máy giặt và giường ngủ cho hầu hết mọi người, giúp họ chịu đựng cái nóng nhiệt đới tại Thái Bình Dương cùng những chuyến tuần tra kéo dài đến hai tháng rưỡi.
Becuna được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Electric Boat Company ở Groton, Connecticut vào ngày 29 tháng 4, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 30 tháng 1, 1944, được đỡ đầu bởi bà George C. Crawford, và được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 27 tháng 5, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Henry Dixon Sturr.
Lịch sử hoạt động
1944
Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện tại các vùng biển ngoài khơi New London, Connecticut và Newport, Rhode Island, Becuna chuẩn bị để được điều động sang khu vực Mặt trận Thái Bình Dương. Nó khởi hành từ Căn cứ Tàu ngầm Hải quân New London vào ngày 1 tháng 7, 1944, băng qua kênh đào Panama và đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 29 tháng 7, nơi nó tiếp tục được huấn luyện.
Chuyến tuần tra thứ nhất
Lên đường vào ngày 23 tháng 8 cho chuyến tuần tra đầu tiên, sau suốt một tháng không bắt gặp mục tiêu nào, đến ngày 25 tháng 9, Becuna phát hiện một đoàn ba tàu buôn được một tàu khu trục hộ tống. Sau khi phóng một loạt sáu quả ngư lôi nhắm vào mục tiêu, nó lặn xuống để né tránh phản công bằng mìn sâu từ chiếc tàu khu trục, và ghi nhận một vụ nổ nhưng không thể xác định kết quả. Tình huống tương tự lại xảy ra vào ngày 8 tháng 10 khi nó tấn công một tàu chở dầu được hộ tống tại eo biển Palawan, Philippines, ghi nhận hai vụ nổ. Sang ngày hôm sau, nó phối hợp cùng tàu ngầm chị em đánh chìm tàu chở hàng Tokuwa Maru (1.943 tấn). Nó kết thúc chuyến tuần tra khi quay trở về căn cứ tại Fremantle, Australia để tái trang bị vào cuối tháng 10.
Chuyến tuần tra thứ hai
Khởi hành từ Fremantle vào ngày 16 tháng 11 cho chuyến tuần tra thứ hai, Becuna hoạt động tại vùng bờ biển phía Nam Đông Dương thuộc Pháp. Nó đã đụng độ với tàu tuần dương hạng nặng Ashigara và tàu tuần dương hạng nhẹ Ōyodo vào ngày 23 tháng 12, nhưng không kịp cơ động vào vị trí tấn công trước khi các đối thủ đi vào vịnh Cam Ranh. Không tìm thấy mục tiêu nào khác phù hợp trong suốt chuyến tuần tra, nó chỉ phá hủy thủy lôi trôi nổi trên mặt biển, và trên đường quay trở về căn cứ Fremantle đã đánh chìm hai tàu chở hàng nhỏ bằng hải pháo tại eo biển Lombok.
1945
Chuyến tuần tra thứ ba
Sau khi được bảo trì tại Fremantle, Becuna lên đường vào tháng 2, 1945 cho chuyến tuần tra thứ ba tại vùng biển Đông Dương thuộc Pháp. Nó tấn công một đoàn tàu vận tải ngoài khơi mũi Paradan, Ninh Thuận vào ngày 22 tháng 2, phóng ngư lôi đánh chìm tàu chở dầu Nichiryu Maru (1.945 tấn), rồi sau đó phải lặn sâu để né tránh 70 quả mìn sâu được thả xuống bởi hai tàu hộ tống. Nó không tìm thấy mục tiêu phù hợp nào khác trong phần còn lại của chuyến tuần tra, và quay trở về căn cứ tại vịnh Subic, Philippines vốn vừa mới được giải phóng.
Chuyến tuần tra thứ tư và thứ năm
Trong chuyến tuần tra thứ tư vào tháng 5 và đầu tháng 6, tàu buôn Nhật Bản đã trở nên hiếm hoi nên Becuna không phát hiện được mục tiêu phù hợp. Nó được tái trang bị tại Fremantle rồi tiếp tục lên đường vào ngày 21 tháng 6 cho chuyến tuần tra thứ năm. Hai lần chiếc tàu ngầm đã phải lặn khẩn cấp để né tránh thủy phi cơ tuần tra đối phương tấn công bằng bom và mìn sâu. Đến đêm 15 tháng 7, nó phát hiện qua radar một tàu chiến trong biển Java đang trên đường từ Surabaya đến Ambon, nhưng loạt ngư lôi nó phóng ra đã trượt khỏi mục tiêu. Tàu ngầm chị em đã tiếp tục theo đuổi và phóng hai quả ngư lôi đánh chìm được tàu phóng lôi Kari (khoảng 500 tấn) thuộc lớp Ōtori. Becuna kết thúc chuyến tuần tra khi quay trở về căn cứ vịnh Subic vào cuối tháng 7, và vẫn đang được tái trang bị tại đây khi Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột.
1946 - 1969
Quay trở về San Diego, California vào ngày 22 tháng 9, 1945, Becuna tiếp tục phục vụ cùng Hạm đội Thái Bình Dương cho đến tháng 4, 1949, khi nó được điều động sang phục vụ cùng Hải đội Tàu ngầm 8 trực thuộc Hạm đội Đại Tây Dương. Từ tháng 5, 1949 đến tháng 5, 1950, nó tiến hành huấn luyện ôn tập đồng thời hỗ trợ cho việc huấn luyện sĩ quan và thủy thủ tại Căn cứ Tàu ngầm Hải quân New London tại New London, Connecticut. Nó quay trở lại xưởng tàu của hãng Electric Boat Co. vào tháng 11, 1950 cho một đợt hiện đại hóa theo Đề án GUPPY IA. Sau khi công việc hoàn tất, nó tiến hành chạy thử máy tại khu vực biển Caribe trước khi quay trở về New London vào tháng 9, 1951.
Becuna tiếp tục phục vụ từ căn cứ New London chủ yếu trong vai trò một tàu huấn luyện. Nó từng thực hiện hai chuyến đi sang khu vực Địa Trung Hải để hoạt động cùng Đệ Lục hạm đội và một chuyến đi khác sang vùng biển Scotland. Nó được xếp lại lớp như một "tàu ngầm phụ trợ" và mang ký hiệu lườn mới AGSS-319 vào năm 1969. Becuna được cho xuất biên chế vào ngày 7 tháng 11, 1969, và được đưa về Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 15 tháng 8, 1973.
Tàu bảo tàng
Becuna được giữ lại như một tàu bảo tàng tại Bảo tàng Independence Seaport ở Philadelphia, Pennsylvania, và đang được neo đậu cặp bên mạn tàu tuần dương bảo vệ , tàu chiến kỳ cựu thời kỳ cuộc Chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ. Con tàu được công nhận là một Danh la Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ từ năm 1986.
Phần thưởng
Becuna được tặng thưởng bốn Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Nó được ghi công đã đánh chìm hai tàu Nhật Bản với tổng tải trọng 3.888 tấn.
Tham khảo
Chú thích
Thư mục
Liên kết ngoài
NavSource Online: Submarine Photo Archive - SS-319 Becuna
Kill record: USS Becuna
Lớp tàu ngầm Balao
Tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ
Tàu ngầm trong Thế chiến II
Tàu ngầm trong Chiến tranh Lạnh
Tàu bảo tàng
Bảo tàng quân sự và chiến tranh tại Pennsylvania
Bảo tàng tại Philadelphia
Danh lam Lịch sử Quốc gia tại Pennsylvania
Tàu thủy năm 1944 | wiki |