text
stringlengths
78
4.36M
domain
stringclasses
2 values
Triết dài đuôi (danh pháp hai phần: Mustela frenata) là một loài động vật thuộc Họ Chồn phân bố từ miền nam Canada đến khắp cả Hoa Kỳ và Mexico, phía nam thông qua tất cả các Trung Mỹ và vào miền bắc Nam Mỹ. Triết đuôi dài là sản phẩm của một quá trình bắt đầu 5-7 triệu năm trước đây, khi các cánh rừng phía bắc đã được thay thế bằng cách mở đồng cỏ, do đó thúc đẩy sự phát triển bùng nổ của động vật gặm nhấm nhỏ ở hang. Tổ tiên triết đuôi dài lớn hơn kích thước loài chồn này hiện tại, và trải qua một giảm kích thước để khai thác nguồn thức ăn mới. Triết đuôi dài xuất hiện ở Bắc Mỹ 2 triệu năm trước, ngay trước khi chồn ecmin phát triển như là hình ảnh phản chiếu của nó ở lục Á-Âu. Loài chồn này phát triển mạnh trong thời kỳ băng hà, như kích thước nhỏ bé của mình và cơ thể lâu dài cho phép nó dễ dàng hoạt động bên dưới tuyết, cũng như đi săn trong hang hốc. Triết đuôi dài và chồn ecmin vẫn tách ra cho đến khi nửa triệu năm trước đây, khi mực nước biển hạ thấp xuóng tiếp xúc với cầu đất liền Bering, do đó cho phép chồn ecmin qua vào Bắc Mỹ.. Tham khảo Thư mục F Động vật có vú Costa Rica Động vật có vú Trung Mỹ Động vật có vú Bắc Mỹ Động vật có vú Nam Mỹ
wiki
Trần Văn Sáu (sinh năm 1959) là Phó giáo sư, tiến sĩ y khoa, Thầy thuốc nhân dân, Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu. Ông nguyên là Giám đốc Bệnh viện 19-8, Bộ Công an Việt Nam. Xuất thân và giáo dục Trần Văn Sáu sinh năm 1959, quê quán tại thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Thân mẫu của Trần Văn Sáu là bà Trần Thị Ngân (sinh năm 1916, mất vào 1 giờ 40 phút ngày 19 tháng 3 năm 2019, thọ 104 tuổi). Năm 1984, Trần Văn Sáu tốt nghiệp Đại học Y Thái Bình. Năm 1997, Trần Văn Sáu bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ y khoa tại Đại học Y Hà Nội. Sự nghiệp Trần Văn Sáu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1997, Trần Văn Sáu bắt đầu công tác tại Bệnh viện 19-8, Bộ Công an Việt Nam. Trong 22 năm làm việc ở bệnh viên này, Trần Văn Sáu trải qua nhiều chức vụ khác nhau như bác sĩ điều trị, phó trưởng khoa, trưởng khoa Nội Hô hấp, Phó giám đốc. Từ năm 2015, Trần Văn Sáu được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Bệnh viện 19-8. Tháng 9 năm 2015, Trần Văn Sáu là Đại tá, Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Bệnh viện 19-8. Cũng trong năm này, Trần Văn Sáu được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân. Từ năm 2016, ông là Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam. Tháng 5 năm 2019, ông nghỉ hưu. Tham khảo Người họ Trần tại Việt Nam Người Nam Định Phó giáo sư Việt Nam Tiến sĩ Y khoa Việt Nam Thầy thuốc Nhân dân Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam thụ phong năm 2016
wiki
Đấu trường Lutetia (tiếng Pháp: Arènes de Lutèce) là một công trình cổ của thành phố Lutetia, tức Paris vào thời kỳ thuộc La Mã. Đây là công trình quan trọng nhất của Lutetia, dành cho các cuộc đấu cũng như những buổi trình diễn. Được xây dựng vào khoảng thế kỷ 1, những dấu vết của đấu trường Lutetia còn sót lại nằm ở khu vực phố Monge, Quận 5 ngày nay. Khám phá Cái tên Arènnes, tức đấu trường, được nhắc tới trong các tài liệu từ thế kỷ 12 khiến sự tồn tại của một công trình như vậy luôn luôn được công nhận. Nhưng phải tới khoảng 1867, 1868, khi vạch ra con đường Monge, người ta mới dần biết đến đấu trường này. Năm 1870, khi công ty giao thông công cộng Compagnie des omnibus cho xây dựng một nhà xe, một phần của công trình được phát hiện. Một cuộc tranh luận nổ ra về việc có cần thiết phải bảo tồn các vết tịch này. Sau ba tháng, Compagnie des omnibus được phép san phẳng khu vực. Trong khoảng thời gian 1872 tới 1883, các cuộc khai quật khác vẫn được tiến hành ở khu vực bên cạnh. Ngày 27 tháng 7 năm 1883, Victor Hugo gửi đến chính quyền thành phố một mức thư: Cuối cùng, chính quyền Paris quyết định mua lại khu vực này. Đến 1915, kiến trúc sư Jules Formigé bắt đầu tiến hành "phục chế lại công trình". Khu vực được cải tạo thành một khu vườn để công chúng có thể vào thăm các vết tích còn xót lại. Vị trí đấu trường Lutetia nằm ở số 49 phố Monge ngày nay. Đấu trường Không một vết tích nào từ các cuộc khai quật có thể cho biết chính xác thời gian xây dựng công trình. Các nhà sử học chỉ khẳng định đấu trường Lutetia đã tồn tại trước thế kỷ 2. Vị trí của đấu trường Lutetia nằm ngoài thành phố khi đó. Với sức chứa 17 ngàn người, đấu trường có thể đón tiếp toàn bộ dân cư khu vực Lutetia và dành cho tất cả các hình thức đấu, người với người hoặc người với thú. Sân đấu của đấu trường mang hình elip, kích thước 45,82 x 52,36 m, hai lối vào nằm thẳng hàng trên trục lớn. Cũng như các đấu trường khác, một hàng rào bao quanh sân đấu. Tiếp đó tới khán đài dạng bậc thang lên cao dần. Mặt ngoài công trình được trang trí bởi các cột xen kẽ 41 ô cửa Không chỉ dành cho các cuộc đấu, đấu trường Lutetia cũng là một nghị trường. Bên cạnh sân đấu còn có một sân khấu lớn có mái che. Đến đầu thế kỷ 4 đấu trường Lutetia bị bỏ rơi, các khối đá được mang về xây dựng tường thành. Cuối thời kỳ Cổ đại, một khu mộ xuất hiện ngay giữa đấu trường. Tham khảo Liên kết ngoài Arènes de Lutèce trên trang Insecula Les arènes de Lutèce trên trang L'Art Nouveau Công trình lịch sử Paris Quận 5, Paris Công trình xây dựng Paris Kiến trúc La Mã cổ đại
wiki
Nguyễn Đình Trung (sinh năm 1973) là một chính khách người Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk. Tiểu sử Nguyễn Đình Trung sinh ngày 19/4/1973 tại Vĩnh Thành, Yên Thành, Nghệ An. Sự nghiệp Tỉnh Đắk Nông -6/2007: Phó Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Nông - 7/2008: Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Krông Nô, Đắk Nông - 6/2010 - 3/2013: Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ khối các cơ quan tỉnh; Bí thư Đảng ủy, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông - 3/2013 - 10/2015: Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ khối các cơ quan tỉnh; Phó Chủ nhiệm Thường trực, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Đắk Nông - 11/2015 - 8/2018: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Đắk Nông - 8/2018 - 5/2019: Phó Bí thư Tỉnh ủy khóa XI, nhiệm kỳ 2015-2020, kiêm Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Đắk Nông - 6/2019 - 10/2020: Phó Bí thư Tỉnh ủy khóa XI, nhiệm kỳ 2015-2020 - 10/2020: Phó Bí thư Tỉnh ủy khóa XII, nhiệm kỳ 2020-2025 - 12/11/2020: Tại kỳ họp chuyên đề HĐND tỉnh Đắk Nông khóa III, được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 - 30/1/2021: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, được bầu là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026. Tỉnh Đắk Lắk - 7/5/2021: Bộ Chính trị điều động, phân công đồng chí Nguyễn Đình Trung tham gia Ban chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk nhiệm kỳ 2020-2025. Ngày 1 tháng 6 năm 2021, Tại Quyết định 831/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông nhiệm kỳ 2016-2021 đối với ông Nguyễn Đình Trung, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025 để nhận nhiệm vụ mới. Tham khảo Liên kết ngoài Đồng chí Nguyễn Đình Trung. Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Nguyễn Đình Trung.
wiki
Long Thư là tướng lãnh nhà Tây Sở trong lịch sử Trung Quốc. Sự nghiệp Ông đi theo Hạng Lương khởi nghĩa phản kháng nhà Tần, mỗi trận đánh đều hăng hái giết địch, rất được Hạng Vũ tín nhiệm. Sau đó cùng Điền Vinh hợp quân cứu Đông A, đại phá quân Tần. Năm 206 TCN, Hán vương Lưu Bang khởi binh bình định Tam Tần, Long Thư cùng tướng Ngụy là Hạng Tha giao chiến với tướng Hán là Quán Anh ở phía nam Định Đào, thất bại. Sau trận Bành Thành (205 TCN), Hạng Vũ giao cho ông thống lãnh kỵ binh tinh nhuệ của thị tộc Lâu Phiền . Năm 204 TCN, Long Thư cùng Hạng Thanh được Hạng Vũ cử đi đánh phản tướng Anh Bố ở Hoài Nam. Long Thư đại phá Cửu Giang vương Anh Bố khiến Bố phải chạy đến chỗ Lưu Bang. Tháng 10 năm 203 TCN, Hàn Tín đánh úp Tề. Tề vương Điền Quảng bỏ kinh thành Lâm Tri chạy và phái người cầu cứu Tây Sở. Hạng Vũ phái Long Thư mang 20 vạn quân đi cứu. Tháng 11, đôi bên đối trận ở Duy Thủy. Hàn Tín trong đêm tối ở thượng lưu cho lấy đất đắp đập ngăn nước. Hôm sau, quân Hán vượt sông tấn công, mới được một nửa thì bỏ chạy. Long Thư hô lớn: "Vốn biết Tín hèn nhát mà!" rồi soái quân đuổi theo. Hàn Tín khơi đập nhấn chìm quân Sở, rồi quay lại đánh. Long Thư không địch nổi, bị giết. Tham khảo Sử ký Tư Mã Thiên, các thiên: Hạng Vũ bản kỷ Hoài Âm hầu liệt truyện Chú thích Nhân vật quân sự Tây Sở Mất năm 203 TCN Sinh thế kỷ 3 TCN Mất năm 204 TCN
wiki
Dacha () là loại nhà nghỉ tùy mùa tại Đông Âu và Trung Á. Lịch sử Dacha ban đầu chỉ có nghĩa là nhà nghỉ tránh nóng mùa hè, xuất hiện trong thượng lưu Nga thế kỷ XVII, nhưng từ sau Đệ nhị Thế chiến đã trở thành nhu cầu thiết yếu của mọi người Đông Âu, đặc biệt là Nga và Phần Lan. Theo khảo sát ITAR-TASS tháng Giêng năm 2018, trung bình cứ 3 dacha trên 1 đầu người tại Nga, bao gồm căn thường xuyên dụng và những căn đã bị bỏ hoang hoặc chuyển đổi mục đích. Nó thường là một căn nhà nhỏ 3 gian được lợp bằng gỗ sồi hoặc thông, có đủ bếp, sân, vườn với mặt bằng tối thiểu 60 m2. Nhưng trong thực tế, tiện nghi có thể vượt gấp tư tùy nhu cầu và khả năng tài chánh của chủ nhân. Chủ dacha thường là thị dân, chỉ về nghỉ tại dacha trong những dịp ngắn hạn, mà đa số là mùa hè và mùa thu. Vì thế, vấn đề an ninh luôn nóng bỏng trong văn hóa dacha, khi nó trở thành chốn cư ngụ của nhiều thành phần xã hội phức tạp mỗi khi vắng khổ chủ. Hiện tượng này đặc biệt tăng mạnh trong thời kì Perestroika và những năm đầu Liên bang Nga mới thành lập. Xem thêm Liên kết ngoài Dacha – what does it mean for a Russian? Detailed description of modern life in dacha community, with many pictures. See also Dacha revisited . Dacha Wanna Be Russian? A History of the Russian Dacha Russian Dacha Russian Dacha full HD photo gallery Văn hóa Liên Xô Xã hội Nga Xã hội Ukraina Nhà theo loại
wiki
Xuân Giang là xã thuộc huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. Địa giới hành chính Xã Xuân Giang nằm ở phía tây của huyện Nghi Xuân, thuộc hữu ngạn sông Lam. Phía đông giáp các xã Tiên Điền và Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân; Phía nam giáp các xã Xuân Mỹ và Xuân Viên, huyện Nghi Xuân; Phía tây giáp thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân và phường Bến Thủy, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (ranh giới tự nhiên là sông Lam); Phía bắc giáp phường Hưng Dũng, xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, Nghệ An và thị trấn Nghi Xuân, huyện Nghi Xuân. Hành chính Xã Xuân Giang chia làm hai phần: Phần đất liền gồm các thôn: Lam Thủy, Hồng Khánh, Hồng Thịnh, Hồng Tiến, An Tiên, Hồng Nhất. Vùng "làng đảo" là thôn Hồng Lam, một cù lao giữa sông Lam. Giao thông Xã Xuân Giang có Quốc lộ 1 chạy qua. Lịch sử Cuối năm 1945, sau cách mạng tháng Tám, 5 tổng với 33 làng, xã, thôn, trang của huyện Nghi Xuân từ được tổ chức lại thành 13 xã mới. Các xã Tả Ao, Tiên Cầu, thôn Ngọc Lâm (thuộc tổng Xuân Viên) nhập với thôn Cẩm Mỹ và xã Khải Mông (tổng An Hồng) thành xã Giang Nam. Sau đó lại sáp nhập với xã An Lạc (gồm Gia Hoà, Trung Lộc, Thương Thôn) thành xã An Giang kéo dài từ trung tâm huyện lỵ đến Gia Lách. Sau kháng chiến chống Pháp và hoàn thành cải cách ruộng đất, huyện Nghi Xuân được chia thành 18 xã, cùng bắt đầu bằng chữ Xuân. Tên xã Xuân Giang có từ đây, gồm một phần xã Uy Viễn, toàn bộ các xã Tả Ao, Tiên Cầu, Ngọc Lâm và Cẩm Mỹ. Năm 1985, tách thôn Giang Thủy và một phần đất Cửa Trạch, Cửa Triều cũ gồm dân số đội 5 và đội 6 để cùng với một phần xã Tiên Điền thành lập thị trấn Nghi Xuân. Các thôn (xã) Tả Ao và Tiên Cầu được tách từ xã Ao Cầu từ triều Nguyễn. Sau này xã Tiên Cầu đổi thành thôn An Tiên, xã Tả Ao được tách ra thành 3 thôn: Tả Ao (nay đổi là Hồng Tiến), Hồng Thịnh, Hồng Khánh. Thôn Lam Thủy mới có tên từ sau năm 1990 trước là đội 5 và đội 6 cũ sáp nhập với thôn Hồng Nhất. Di tích lịch sử Dấu tích đền miếu và đền Huyện thờ Lý Nhật Quang ở làng Tả Ao, là địa điểm binh đồn lúc ông được Lý Thái Tổ biệt phái trấn thủ Hoan Châu. Làng Tiên Cầu cũng có đền thờ vọng Lý Nhật Quang nay chỉ còn trung điện. Danh nhân Lê Đăng Truyền, hiệu Lạc Xuân, gốc ở Tiên Bào, trú tại Tả Ao, sinh năm Quý Hợi (1683). Ông được người đời tôn xưng là "Nghệ An tứ hổ". Năm Mậu Tuất 1718 đỗ Tam giáp đồng tiến sĩ cấp đệ, tháng 8 cùng năm ông được cử đến cửa quan ải đón tiếp sứ giả nhà Thanh. Ông mất vào tháng 9 cùng năm. Đậu Minh Dương, cùng với Lê Đăng Truyền và Ngự sử Đặng Vinh là 3 trong "Nghệ An tứ hổ", làm đến chức tri phủ Thiệu Thiên, năm Quý Sửu (1732) được phong làm Lang Trung Bộ Hộ. Ông mất lúc 59 tuổi. Đặng Thái Bàng, tự là Mộ Trức người Uy Viễn, làm tới chức Trung thị nội tả công phú, hữu tham nghị Sơn Nam. Ông đã từng diễn bộ kinh dịch ra quốc âm. Nguyễn Công Trứ: tự là Hi Văn, hiệu Cảnh Sơn chú nhân, còn có tên hiệu là Ngộ Trai, Tồn Chất, quê làng Uy Viễn, làm đến chức hữu tham tự bộ hình và Tổng đốc Hải Dương, phủ doãn Thừa Thiên. Năm Tự Đức thứ 12 (1860) ông mất tại nhà riêng, thọ 83 tuổi. Nguyễn Trí, người làng Uy Viễn, từng giúp chúa Trịnh đánh nhà Mạc. Ngô Kim Chinh, người làng Báu Lâm, được bổ làm huyện thừa Nam Đường. Vũ Đức Huyền, được gọi là thánh sư địa lý, nhà thuật sĩ, tên thân mật là Ông Tả Ao hay ông Bờ Ao. Có sách nói ông họ Nguyễn người Tiên Cầu nhà ở Tả Ao. Ông vẫn là người thực nổi danh, có vợ con vườn tược trong khu vực đền Huyện. Ông nổi danh với nhiều huyền thoại được lưu truyền. Ông không truyền nghề mà chỉ để lại hai bộ sách là "Địa đạo điển ca" gồm 120 câu và "Dã đàm địa lý". Chú thích
wiki
Đối với những người phụ nữ có cùng tên gọi, xem Isetemkheb. Isetemkheb A là một phụ nữ sống vào thời kỳ Vương triều thứ 21 trong lịch sử Ai Cập cổ đại. Bà là vương phi của Pinedjem I, một Đại tư tế của Amun đã cai trị toàn bộ Thượng Ai Cập lúc bấy giờ. Chứng thực Isetemkheb A chỉ được biết đến qua những viên gạch có khắc tên của bà ngay bên cạnh tên của Đại tư tế Pinedjem I, được tìm thấy tại el-Hiba. Tên của Isetemkheb A được khắc cùng với danh hiệu "Chánh phi trong hậu cung của Amun", nhưng Duathathor-Henuttawy (con gái của Pharaon Ramesses XI), một vương phi khác của Pinedjem I, cũng mang danh hiệu này. Không rõ Isetemkheb A mới là vợ cả của Pinedjem I, sau khi bà qua đời thì Pinedjem mới tấn phong Henuttawy làm Chánh phi, hay Pinedjem I lập song song hai bà làm Chánh phi. Ngoài danh hiệu kể trên, người ta không rõ bất cứ thông tin nào về Isetemkheb A, ngay cả những người con (nếu có) của bà. Một số nhà Ai Cập học cho rằng, Isetemkheb A có ít nhất một người con trai, là Djedkhonsuefankh, người sau này tập tước Đại tư tế của Amun từ Masaharta (một người con của Pinedjem I). Tham khảo Vương hậu Ai Cập cổ đại
wiki
Trong ngữ âm học, âm môi-răng () là những phụ âm được phát âm bằng môi dưới và răng trên. Ví dụ Hiệp hội Ngữ âm Quốc tế (IPA) phân biệt các biến thể âm môi-răng sau: Tần suất Những âm môi răng duy nhất phổ biến như âm vị là âm xát và tiếp cận. Âm vỗ môi răng là âm vị trong hơn mười thứ tiếng, nhưng chỉ có mặt ở ngôn ngữ miền trung và miền đông nam của châu Phi. Với cách phát âm khác thì âm đôi môi (thành viên khác của loại âm môi) phổ biến hơn. Âm khá phổ biến, nhưng trong mọi (hay gần như mọi) thứ tiếng mà có âm này thì âm này chỉ là âm đồng vị của âm trước phụ âm môi răng như hay . Nó được báo cáo là có mặt như âm vị trong ngôn ngữ địa phương thuộc tiếng Teke, nhưng báo cáo tương tự trong quá khứ luôn bị chứng minh không đúng. Một thổ ngữ của tiếng Tsonga là tiếng XiNkuna có đôi âm tắc xát môi răng là âm vị. Trong một vài thứ tiếng khác, như tiếng Xhosa, âm tắc xát môi răng có thể có mặt trong vai trò là âm đồng vị của âm xát. Âm tắc xát ấy khác biệt với âm tắc xát đôi môi-môi răng <pf> của tiếng Đức, mà bắt đầu với âm p đôi môi. Hai âm tắc xát này cũng là âm hiếm có. Không có thứ tiếng nào được xác nhận có âm tắc môi răng là âm vị riêng biệt. Âm ấy thỉnh thoảng được viết bằng . Xem thêm Âm đôi môi Phụ âm Tham khảo Tham khảo chung Ngữ âm học
wiki
Intel 8088 là một biến thể của vi xử lý 8086, với bus dữ liệu ngoài 8 bit thay vì 16 bit. Các thanh ghi 16 bit được giữ nguyên và giới hạn không gian địa chỉ là 1 MB RAM. 8088 ra mắt vào ngày 1 tháng 7 năm 1979, và được sử dụng trong máy IBM PC và các máy tính sao chép nó. Lịch sử và mô tả nhỏ|Die of AMD 8088 Đích đến của 8088 là hướng tới các hệ thống tiết kiệm tiền sử dụng thiết kế 8-bit. Bus lớn với chiều rộng chu vi của bảng mạch vẫn còn đắt khi nó ra mắt. Bộ đệm chờ của 8088 là 4 byte, trái ngược với của 8086 6 byte. Biến thể của 8088 với tốc độ đồng hồ tối đa hơn 5 MHz, bao gồm 8088-1 trong HMOS và 80C88-2 trong CMOS, cả hai có tốc độ đồng hồ tối đa là 10 MHz. Một chip tráo đổi chân cắm, V20, sản xuất bởi NEC tăng hiệu năng lên khoảng 20%. Những khác biệt so với 8086 8088 có kiến trúc rất giống với 8086. Điểm khác biệt chính là chỉ có 8 đường dữ liệu so với 16 đường của 8086. Tất cả các chân còn lại của 8088 có chức năng gần như y hệt như ở 8086, trừ trường hợp của chân thứ 34, và sự đảo ngược tín hiệu của chân /M thành IO/. Hiệu năng Phụ thuộc vào model, Intel 8088 thực hiện khoảng 0.33 đến 0.75 triệu chỉ thị mỗi giây. Sử dụng trong máy tính cá nhân IBM IBM PC là máy vi tính nổi bật nhất sử dụng 8088. Nó có xung nhịp 4.77 MHz. Các kỹ sư của IBM muốn sử dụng Motorola 68000, nhưng IBM đã từng có kinh nghiệm với chip của Intel và ngoài ra đã có quyền sản xuất 8086. IBM chọn 8088 thay cho 8086 với lý do từ Intel là giá thành thấp hơn và sản lượng cao hơn. Một yếu tố nữa đó là 8088 cho phép máy tính sử dụng thiết kế dựa trên 8085. Hậu duệ của 8088 bao gồm 80188, 80186, 80286, 80386, và 80486 và các vi xử lý tương thích khác cho đến tận ngày nay. Hình ảnh Các thiết bị ngoại vi Intel 8282/8283 Intel 8284 Intel 8286/8287 Intel 8288 Intel 8289 Intel 8087 Xem thêm Kiến trúc x86 Máy tính cá nhân IBM Chú thích Tham khảo Liên kết ngoài chipdb.org - Intel datasheet for 8088 PCJS: Original IBM PC simulation that runs in your web browser 8088 80386DX Bộ vi xử lý x86 CPU
wiki
Phùng Thanh Độ (sinh ngày 12 tháng 9 năm 1989) thường được biết đến với nghệ danh Độ Mixi, là một nam streamer, youtuber người Việt Nam. Tiểu sử Độ Mixi tên thật là Phùng Thanh Độ sinh ngày 12 tháng 9 năm 1989 tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Là người dân tộc Tày. Anh là con thứ hai trong gia đình có 4 anh em, bố mẹ anh đều làm nhà nước. Từ nhỏ anh đã có đam mê với máy tính. Theo như chia sẻ anh đã tìm tòi và học hỏi photoshop từ năm lớp 8, lớp 9. Anh theo học tại trường Cao đẳng Bách Khoa (sau đó liên thông lên Học viện quản lý giáo dục) ở Hà Nội, nhưng sau đó anh lại làm về mảng du lịch. Theo như chia sẻ của anh, từ nhỏ đến lớn bố anh và anh thân thiết như đôi bạn thân. Sau quãng thời gian anh lên Hà Nội làm việc thì nghe tin từ anh trai rằng bố anh mới tự tử. Chưa hết bàng hoàng thì đến chuyện bố anh có con với một người khác và muốn bỏ gia đình để sống với người phụ nữ khác. Đây chính là cú sốc lớn nhất trong cuộc đời của anh. Sự nghiệp 2017–2018: Khởi đầu Trước khi bước chân vào con đường streamer, Độ Mixi là một nhân viên văn phòng và có tình yêu lớn với game. Sau đó, anh bắt đầu stream CS:GO, tựa game bắn súng nổi tiếng của Valve với mục đích tìm niềm vui và thỏa mãn đam mê. Video đầu tiên của anh được cho là đăng vào khoảng tháng 10 năm 2016, nhưng đã bị xóa đi vì lý do cá nhân. Số người theo dõi các buổi stream của Độ Mixi lúc đó rất ít, chỉ dưới 100 người. Ngày 16 tháng 8, nhận lời mời từ Pewpew anh trở thành bình luận viên cho giải "The Last Pewnoy". Ngay lập tức anh được mọi người chú ý và theo dõi, quan tâm, đồng thời có lực lượng người hâm mộ vô cùng hùng hậu. 2018–nay Một thời gian sau, anh sáng lập ra đội tuyển thể thao điện tử Refund Gaming, với bộ môn thi đấu chính là PUBG. Ban đầu anh không có quá nhiều kỳ vọng về đội tuyển vì mục đích thành lập đội chỉ là "vui là chính". Tuy nhiên vượt ngoài sự mong đợi, đội tuyển liên tục gặt hái được nhiều thành tích và liên tục gặt hái thành công tại các giải PUBG toàn quốc cũng như quốc tế, trở cái tên lớn, có tiếng tăm trong giới Gaming Việt Nam. Đây là một bước ngoặt lớn và cũng là một thành công đáng kể của Độ Mixi. Chiến tích đáng nhớ nhất của anh cùng với đội tuyển của mình là sự kiện Refund Gaming đoạt được vé tham dự giải đấu PUBG Global Invitational 2018 - giải đấu PUBG lớn nhất thế giới tại Berlin, Đức. Tại giải đấu này, đội tuyển Refund Gaming đã có một chiến tích để đời khi có một lần đứng top 1 ở chế độ bắn Góc nhìn thứ nhất. Độ Mixi và Refund Gaming hiện tại không tiếp tục thi đấu chuyên nghiệp mà chỉ tập trung vào làm streamer, youtuber và kinh doanh. Có đông đảo khán giả yêu thích cách stream của anh vì trong mỗi cuộc trò chuyện, anh không mang đến cảm giác nhàm chán mà luôn sôi nổi, hài hước với những chủ đề trò chuyện phong phú. Anh có tính cách chân thật, thẳng thắn với nhiều câu nói mang tính thương hiệu, mang lại tiếng cười trong những buổi stream. Năm 2018, có thể xem là thời kỳ đỉnh cao trong sự nghiệp của anh. Vào tháng 1 năm 2018, anh nhận được số tiền ủng hộ từ một người hâm mộ mang tên Bunngan.com với tổng số tiền lên tới 80 triệu đồng. Điều này khiến cho anh chàng vô cùng xúc động, thậm chí còn không dám tin vào mắt mình. 9 tháng sau đó, anh chàng lại tiếp tục bàng hoàng với màn donate vô tiền khoáng hậu từ phía người hâm mộ mang tên Khang Nade. Tổng số tiền anh nhận trong buổi stream tối hôm đó lên tới 63 triệu đồng. Một năm sau đó, trong tháng 9, Độ Mixi lại tiếp tục được nhận số tiền donate lớn từ phía người hâm mộ có tên NetCoDongAnh với số tiền xấp xỉ 40 triệu đồng. Năm 2020 là một năm thành công rực rỡ đối với anh. Đại dịch COVID-19 khiến mọi người phải tự cách ly và bắt buộc phải ở nhà khiến cho nhu cầu giải trí của mọi người ngày càng tăng. Chính vì vậy, 2020 là thời điểm vàng của ngành streaming. Điển hình, những buổi stream của anh đã thu hút con số lên tới hơn 100.000 người xem trực tiếp. Ngày 19 tháng 8, Độ Mixi đã lập kỉ lục với lượt người xem trực tuyến chạm đỉnh với con số hơn 242.000 người xem khi stream vlog giới thiệu nhà. Lượng người xem tương đương 6 lần sức chứa sân vận động Mỹ Đình. Sau nhiều lần nhá hàng sản phẩm âm nhạc hợp tác cùng HuyR, ngày 12 tháng 9, anh đã cho ra mắt MV chính thức với tựa đề "Stream đến bao giờ". MV được công chiếu trên nền tảng Youtube và thu hút hơn 281 nghìn người xem trực tuyến. Sau 3 ngày phát hành, MV "Stream đến bao giờ" của Độ Mixi vươn lên độc chiếm Top 1 Trending Youtube Việt Nam. Cuối năm, anh tiếp tục nhận về tin vui với 2 giải thưởng từ YouTube. Theo đó, Độ Mixi lọt top 10 nhà sáng tạo nổi bật nhất năm 2020 và MV "Stream Đến Bao Giờ" cũng trở thành top 10 MV ca nhạc nổi bật của năm. Vào ngày 22 tháng 1 năm 2021, Độ Mixi tham dự NimoTV Gala do NimoTV tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh. Tại buổi lễ, anh đã xuất sắc chiến thắng giải đặc biệt tại hạng mục "Streamer xuất sắc nhất". Đồng thời, tập thể Refund Gaming do anh sáng lập cũng vinh dự trở thành tập thể xuất sắc nhất. Năm 2022, anh tham gia chương trình truyền hình thực tế Sao nhập ngũ cùng với Minh Tú, Anh Tú, Hoà Minzy, Cara Phương, S.T Sơn Thạch, Puka, Duy Khánh tại Sư đoàn 325, Quân đoàn 2, Quân đội nhân dân Việt Nam. Sang năm 2023, Độ Mixi xuất sắc chiến thắng giải đặc biệt tại hạng mục "Streamer của năm", còn tập thể Refund Gaming do anh sáng lập cũng vinh dự trở thành tập thể xuất sắc nhất. Đời tư Độ Mixi kết hôn vào năm 2014 với Nguyễn Quỳnh Trang (Trang Mixi). Sau mối tình kéo dài 3 tháng, hai người quyết định tiến tới hôn nhân. Hai vợ chồng hiện tại đang rất hạnh phúc và có với nhau hai người con trai là Phùng Thanh Tùng (Tùng Sói) và Phùng Tùng Anh (Cáo Nhu Nhi). Năm 2020, anh xây dựng cho mình và gia đình một căn nhà 7 tầng, sau 4 năm bước chân vào ngành streamer. Hoạt động khác Từ thiện Trong đợt lũ lụt miền Trung Việt Nam năm 2020, Độ Mixi đã tổ chức kêu gọi ủng hộ trong buổi stream tối 16 tháng 10 với số tiền lên đến 1,2 tỷ đồng, trong đó gia đình anh bỏ tiền túi để ủng hộ lên đến 460 triệu đồng. Tháng 1 năm 2021, Độ Mixi hoàn thành dự án xây cầu từ thiện ở quê hương Cao Bằng cùng với sự quyên góp và ủng hộ của người hâm mộ là thành viên của nhóm Bộ tộc MixiGaming. Vào tháng 12 cùng năm, anh tiếp tục gây quỹ nhằm xây trường cho các em nhỏ vùng cao, với số tiền gây quỹ lên tới gần 1,3 tỷ đồng, cùng với cá nhân anh và gia đình cũng bỏ ra khoảng tiền 200 triệu đồng, anh đã hợp tác với Đoàn Thanh niên trường Đại học Kinh tế Quốc dân chọn xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu là địa điểm xây dựng trường học cho các em nhỏ. 250 triệu đồng nữa được anh cùng Đoàn Thanh niên trường Đại học Kinh tế Quốc dân dùng để xây trường mầm non và nhà tình thương cho người Khơ Mú có hoàn cảnh khó khăn tại xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An và đã hoàn thành vào tháng 7 năm 2022, đồng thời, trao tặng công trình Nhà tình nghĩa cho Bà Mương (cụ bà 90 tuổi). Đến tháng 11 cùng năm, nam streamer đã kết hợp Đoàn TNCSHCM trường Đại học Kinh tế Quốc dân tham dự Lễ khánh thành và bàn giao điểm trường Tiểu học Bản Mờn tại xã Chiềng Lương, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Danh sách đĩa nhạc Danh sách chương trình truyền hình Giải thưởng và đề cử Tranh cãi Liên quan đến việc văng tục Vào ngày 17 tháng 9 năm 2020, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã phát sóng phóng sự "Streamer - Tự do và trách nhiệm" nói về hành vi của các streamer văng tục trên mạng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến những đối tượng nhỏ tuổi. Độ Mixi là một trong số những streamer đã bị chỉ trích trên sóng truyền hình vì sử dụng những từ ngữ không phù hợp với chuẩn mực đạo đức và thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Ngay lập tức, cộng đồng mạng và người hâm mộ của Độ Mixi đưa ra hàng loạt ý kiến khác nhau. Cuối cùng vào buổi stream tối 18 tháng 9, anh đã dành hơn 1 tiếng để tâm sự với người xem về hướng phát triển của bản thân trong tương lai. Theo chia sẻ của anh, anh hoàn toàn nhận sai vì không ý thức được sức ảnh hưởng của mình đến giới trẻ. Anh cũng đồng ý với quan điểm đã đến lúc ngành streaming phải thay đổi. Sau vụ việc, anh cũng đã cảm ơn nhà đài vì đã cho anh "có một lý do để thay đổi bản thân". Trong bản tin của VTV24 (nay là Trung tâm Phát triển Nội dung số - VTV Digital) công chiếu ngày 19 tháng 9, biên tập viên Việt Hoàng đã lên tiếng cảm ơn Độ Mixi vì anh đã biết nhận sai và thay đổi bản thân theo một hướng tích cực hơn. Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 1989 Người Cao Bằng Streamer YouTuber nam YouTuber Việt Nam Thể thao điện tử Nhân vật còn sống Người họ Phùng tại Việt Nam Người Tày Người chơi trò chơi Việt Nam
wiki
Thượng Nhượng () là một nhân vật trong cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào vào cuối thời nhà Đường, từng giữ chức Thái úy khi Hoàng Sào lập ra triều Đại Tề. Đến khi Hoàng Sào sắp bị tiêu diệt vào năm 884, Thượng Nhượng đã quay sang quy phục tướng Đường là Thì Phổ, tham gia chiến dịch tiêu diệt quân Hoàng Sào, sau đó ông bị Thì Phổ sát hại. Thân thế Thượng Nhượng có ít nhất một anh là Thượng Quân Trường, Thượng Quân Trường cùng Vương Tiên Chi đã nổi dậy chống triều đình Đường vào năm 874 tại Trường Viên. Thượng Nhượng có vẻ đã theo anh trai tham gia cuộc nổi dậy này, và sau đó trở thành một thuộc hạ của Vương Tiên Chi. Phụng sự Vương Tiên Chi Năm 876, Thượng Nhượng đã trở thành một chỉ huy trong hàng ngũ quân nổi dậy của Vương Tiên Chi, vào năm đó, Chiêu thảo phó sứ/Đô giám Dương Phục Quang đã thượng tấu lên Đường Hy Tông, nói rằng Thượng Nhượng đã chiếm cứ Tra Nha Sơn, buộc quan quân phải triệt thoái về Đặng châu. Cũng trong năm 876, Vương Tiên Chi và Hoàng Sào xảy ra mâu thuẫn về thỏa thuận hòa bình với triều đình Đường. Hậu quả là quân nổi dậy đã bị phân thành hai nhóm, một nhóm đi theo Vương Tiên Chi và Thượng Quân Trường, và một nhóm theo Hoàng Sào. Có lẽ, Thượng Nhượng tiếp tục đi theo Vương Tiên Chi và Thượng Quân Trường, mặc dù ngay sau đó, Thượng Nhượng đã hội quân với Hoàng Sào tại Tra Nha Sơn. Năm 877, Thượng Quân Trường bị quân Đường bắt rồi bị Đường Hy Tông xử tử, các nỗ lực đàm phán giữa Vương Tiên Chi và triều đình cũng chấm dứt. Vào mùa xuân năm 878, tướng Đường là Tăng Nguyên Dụ (曾元裕) đã đánh bại và giết chết Vương Tiên Chi. Thượng Nhượng đem dư chúng của Vương Tiên Chi đến hội quân với Hoàng Sào, từ đó phụng sự Hoàng Sào. Phụng sự Hoàng Sào Trước khi Hoàng Sào xưng đế Vào thời điểm Thượng Nhượng gia nhập vào nghĩa quân của Hoàng Sào, Hoàng Sào đang bao vây Bạc châu. Thượng Nhượng đề nghị Hoàng Sào xưng vương, Hoàng Sào sau đó xưng là Xung Thiên đại tướng quân và cải nguyên Vương Bá để thể hiện độc lập với triều đình Đường. Sau đó, Thượng Nhượng theo Hoàng Sào nam tiến đến khu vực nay là Quảng Đông rồi lại về bắc vào năm 879. Thượng Nhượng tham gia vào trận đánh chống lại tướng Đường là Lý Hệ (李係) tại Đàm châu, ông tiêu diệt quân của Lý Hệ. Sau đó, Thượng Nhượng cùng với đội quân (được mô tả là có 50 vạn tinh binh) tiến công Giang Lăng, khiến Vương Đạc phải chạy trốn. Sau đó, Hoàng Sào và Thượng Nhượng tiến công Sơn Nam Đông đạo, song chiến bại trước tiết độ sứ Lưu Cự Dung (劉巨容) và tướng Tào Toàn Trinh (曹全晸). Hoàng Sào và Thượng Nhượng chạy trốn, song Lưu Cự Dung và Tào Toàn Trinh lại ngừng truy kích, vì thế Hoàng Sào và Thượng Nhượng có thể tái thiết lực lượng. Năm 880, Hoàng Sào tiến về Trường An, Đường Hi Tông phải chạy trốn đến Thành Đô. Khi Hoàng Sào tiến vào Trường An, Thượng Nhượng đã tuyên bố với dân chúng: Bất chấp tuyên bố của Thượng Nhượng, các binh sĩ của Hoàng Sào vẫn thường xuyên cướp phá kinh thành, cả Hoàng Sào và Thượng Nhượng đều không thể ngăn cản họ. Không lâu sau, Hoàng Sào xưng đế và đặt quốc hiệu là "Đại Tề". Thượng Nhượng được bổ nhiệm giữ giức Thái úy và Trung thư lệnh. Phụng sự Đại Tề Tướng Đường là Trịnh Điền tiếp tục kháng cự Đại Tề ở Phượng Tường, vì thế vào mùa xuân năm 881, Hoàng Sào đã khiển Thượng Nhượng và Vương Bá (王播) suất 5 vạn quân tiến công Trịnh Điền. Quân Đại Tề xem nhẹ Trịnh Điền, tuy nhiên Trịnh Điền cùng với Đường Hoằng Phu (唐弘夫) đã giăng bẫy quân Đại Tề ở Long Vĩ pha, kết quả là quân Đại Tề bị tiêu diệt. Trong khi đó, tại Trường An có người viết thơ châm biến các quan lại Đại Tề ở cửa Thượng thư tỉnh. Thượng Nhượng tức giận, đã khoét mắt các đầy tớ làm việc tại tỉnh và cho treo ngược họ, trong khi bắt tất cả những người có khả năng làm thơ trong thành, sát hại khoảng 3.000 người trong số họ. Ngay sau đó, quân Đường dưới quyền chỉ huy của Đường Hoằng Phu, Vương Trọng Vinh, Vương Xử Tồn và Thác Bạt Tư Cung và Trịnh Điền đã bao vây Trường An, Hoàng Sào đã triệt thoái khỏi kinh thành một thời gian ngắn. Sau đó, Hoàng Sào phản công và chiếm lại Trường An, khiến quân Đường tổn thất nặng nề. Tiếp theo, quân Đường và quân Đại Tề liên tục giao chiến bên ngoài thành với kết quả bất phân thắng bại. Vào một trận chiến mùa thu năm 881, Thượng Nhượng đã hội quân với Chu Ôn đẩy lui các tướng Đường là Lý Hiếu Xương (李孝昌) và Thác Bạt Cung tại Đông Vị Kiều, gần Trường An. Tuy nhiên, khi Thượng Nhượng tiến công Nghi Quân trại) vào mùa thu năm 882, ông đã gặp phải một cơn bão tuyết khắc nghiệt, khiến cho khoảng 20-30% binh sĩ của ông chết cóng. Vào mùa xuân năm 883, sau khi Lý Khắc Dụng đến hợp binh, quân Đường lại gây áp lực lên quân Đại Tề trong thành Trường An. Thượng Nhượng thống soái khoảng 15 vạn quân Đại Tề đi giao chiến với liên quân của Lý Khắc Dụng, Vương Trọng Vinh, Vương Xử Tồn và Dương Phục Quang, kết quả quân Đại Tề bị tiêu diệt. Trong khi đó, các tướng Đại Tề là Vương Phan (王璠) và Hoàng Quỹ (黃揆, em của Hoàng Sào) đã tái chiếm Hoa châu, song sau lại bị Lý Khắc Dụng bao vây. Hoàng Sào phái Thượng Nhượng đi giải vây cho Hoa châu. Tuy nhiên, không lâu sau, Hoàng Sào phải bỏ Quan Trung và chạy về phía đông, có lẽ Thượng Nhượng đi theo Hoàng Sào. Khi Hoàng Sào bao vây Trần châu, Thượng Nhượng đóng quân tại Thái Khang. Hoàng Sào bao vây Trần châu khoảng 10 tháng song không chiếm được thành, trong khi đó quân Đường tiến công Thượng Nhượng và chiếm được Thái Khang cùng Tây Hoa- do Hoàng Tư Nghiệp (黃思鄴) trấn thủ, Thượng Nhượng và Hoàng Tư Nghiệp buộc phải chạy trốn. Kế tiếp, Hoàng Sào cũng trở nên lo sợ và từ bỏ bao vây Trần châu. Hoàng Sào sau đó chuyển sang tiến công Biện châu, nơi Chu Ôn (nay quy phục triều Đường và cải danh thành Chu Toàn Trung) làm tiết độ sứ. Thượng Nhượng đem 5.000 kị binh tiến công Biện châu, song chiến bại trước các bộ tướng của Chu Toàn Trung là Chu Trân (朱珍) và Bàng Sư Cổ (龐師古). Lý Khắc Dụng hay tin Hoàng Sào tiến công Biện châu thì nhanh chóng tiến đến, tiêu diệt quân Đại Tề khi họ đang vượt sang bờ bắc Hoàng Hà. Thượng Nhượng đầu hàng một trong các tướng Đường tham gia vào chiến dịch là Cảm Hóa tiết độ sứ Thì Phổ. Phụng sự Đường và qua đời Thượng Nhượng sau đó trở thành tướng dưới quyền Thì Phổ, Thì Phổ đã khiển Lý Sư Duyệt (李師悅) và Thượng Nhượng truy kích Hoàng Sào. Họ đuổi kịp Hoàng Sào tại Hà Khâu và tiêu diệt quân Hoàng Sào. bản thân Hoàng Sào chạy trốn đến Lang Hổ Cốc, sau đó bị cháu là Lâm Ngôn (林言) giết chết. Sau khi Hoàng Sào chết, Thì Phổ đã sát hại Thượng Nhượng, người vợ Lưu thị của Thượng Nhượng trở thành thiếp của Thì Phổ, sau đó trở thành vợ của Kính Tường- một thuộc hạ thân tín của Thì Phổ. Chú thích Tham khảo Người nhà Đường Nhân vật nổi dậy Trung Quốc Tể tướng Trung Quốc Mất thế kỷ 9 Sinh thế kỷ 9
wiki
Nêu cảm nghĩ nổi bật nhất về một câu chuyện mà anh (chị) đến nay vẫn không thể nào quên Gợi ý Cà phê đi vào cuộc sống của chúng ta thật nhẹ nhàng và lãng mạn. Bên ly cafe có những người tìm thấy hạnh phúc, cũng có những người có thể trút được những nỗi niềm mà không thể chia sẻ cùng ai. Bạn đã từng nghe nói cà phê ngọt, cà phê đắng, nhưng đã có từng nghe câu chuyện Cà phê muối chưa? Cà phê đối với một số người không chỉ là thức uống mà còn là bạn, là tri kỷ. Còn bạn, cafe với bạn là gì? Cà phê muối là câu chuyên tôi đã từng đọc được ở đâu đó từ rất lâu rồi, nhưng không thể nào quên. Không thể quên bởi lần đầu tiên nghe thấy một loại cà phê đặc biệt đến thế, không thể quên bởi tình tiết câu chuyện liên quãn đến vị cà phê này lại quả thật quá đỗi ngọt ngào chứ không hề mặn chát. Câu chuyện kể về một chàng trai, anh gặp nàng trong một bữa tiệc. Nàng vô cùng xinh xắn và dễ thương… Biết bao chàng trai theo đuổi nàng trong khi anh chỉ là một gã bình thường chẳng ai thèm để ý. Cuối bữa tiệc, lấy hết can đảm, anh mời nàng đi uống cafe. Hết sức ngạc nhiên, nhưng vì phép lịch sự nàng cũng nhận lời. Họ ngồi im lặng trong một quán cafe. Anh quá run nên không nói được câu nào. Cô gái bắt đầu cảm thấy thật buồn tẻ và muốn đi về… Chàng trai thì cứ loay hoay mãi với cốc cafe, cầm lên lại đặt xuống… Đúng lúc cô gái định đứng lên và xin phép ra về thì bất chợt chàng trai gọi người phục vụ: "Làm ơn cho tôi ít muối vào tách cafe". Gần như tất cả những người trong quán nước đều quay lại nhìn anh… Cô gái cũng vô cùng ngạc nhiên. Nàng hỏi anh tại sao lại có sở thích ki lạ thế. Anh lúng túng một lát rồi nói: "Ngày trước nhà tôi gần biển. Tôi rất thích nô đùa với sóng biển, thích cái vị mặn và đắng của nước biển. Vâng, mặn và đắng – giống như cafe cho thêm muối vậy… Mỗi khi uống cafe muối như thế này, tôi lại nhớ quê hương và cha mẹ mình da diết…". Cô gái nhìn anh thông cảm và dường như nàng rất xúc động trước tình cảm chân, thành của anh. Nàng thầm nghĩ một người yêụ quê hương và cha mẹ mình như thế hẳn phải là người tốt và chắc chắn sau này sẽ là một người chồng, người cha tốt… Câu chuyện cởi mở hơn khi nàng cũng kể về tuổi thơ, về cha mẹ và gia đình mình…Xem thêm: Phân tích truyện Tam đại con gà. Khi chia tay ra về, cả hai cùng cảm thấy thật dễ chịu và vui vẻ. Và qua những cuộc hẹn hò về sau, càng ngày cô gái càng nhận ra chàng trai có thật nhiều tính tốt. Anh rất chân thành, kiên nhẫn và luôn thông cảm với những khó khăn của cô. Và… như bao câu chuyện kết thúc có hậu khác, hai người lấy nhau. Họ đã sống rất hạnh phúc trong suốt cuộc đời. Sáng nào trước khi anh đi làm, nàng cũng pha cho anh một tách cafe muối… Nhưng khác những câu chuyện cổ tích, câu chuyện này không dừng ở đó. Nhiều năm sau, đôi vợ chồng già đi, và người chồng là người ra đi trước… Sau khi anh chết, người vớ tìm thấy một lá thư anh để lại. Trong thư viết: "Gửi người con gái mà anh yêu thương nhất! Có một điều mà anh đã không đủ can đảm nội với em. Anh đã lừa dối em, một lần duy nhất trong cuộc đời… Thực sự là ngày đầu tiên mình gặp nhau, được nói chuyện với em là niềm sung sướng đối với anh. Anh đã rất run khi ngồi đối diện em… Lúc đó anh định gọi đường cho tách cafe Nhưng anh nói nhầm thành muối. Nhìn đôi mắt em lúc đó, anh biết mình không thể rút lại lời vừa nói nên anh đã bịa ra câu chuyện về biển và cafe muối. Anh không hề thích và chưa bao giờ uống cafe muối trước đó! Rất nhiều lần anh muốn nói thật với em nhưng anh sợ… Anh đã tự hứa với mình đó là lần đầu và cũng là lần cuối anh nói dôi em. Nếu được làm lại từ đầu, anh vẫn sẽ làm như vậy… để được có em và để được uống tách cafe muối em pha hàng ngày suốt cuộc đời anh… Anh yêu em!".Xem thêm: Phân tích ý nghĩa của đoạn kết trong Chuyện chức phán sử đền Tản Viên (từ vương nghĩ Tử Văn đến nhà quan Phán sử) và lời bình cuối truyện (Từ Than ôi!... đến hết) Mắt người vợ nhòa đi khi đọc đến những dòng cuối lá thư. Bà gấp bức thư lại và chầm chậm đứng lên, đi pha cho mình một tách cafe muối… Nếu bây giờ có ai hỏi bà cafe muối có vị như thế nào, bà sẽ nói cho họ biết: Nó rất ngọt!!! Tôi thích cái cách lúng túng của người chồng khi gọi muôi thay cho đường, cách người đàn ông ấy “nói dốì” chỉ vì người vợ thân yêu. Ông biết rằng người vợ của mình yêu cái điểm đặc biệt ấy của ông thể hiện qua mỗi tách cà phê muối mỗi sáng. Có lẽ chỉ có tình yêu mổi có thể làm nên những điều kì diệu, câu chuyện Cà phê muối là dư vị ngọt ngào của một tách cà phê mặn vị muối. Bởi tình yêu, sự dũng cảm của người chồng, cà phê muối đã trở nên thật sự ngọt ngào đối với người vợ. Sức mạnh của tình yêu đôi khi làm được nhiều điều hơn chúng ta tưởng. Thảng hoặc, tôi vẫn tự tìm cho mình một quán cà phê yên tĩnh, tự mình thưởng thức một ly cà phê rồi nghe lòng mình lắng lại. Giữa những bện bề của cuộc sống, một phút lặng để suy nghĩ và nhìn nhận quả thật quý giá. Đôi khi, có lẽ nên tự dành cho mình những khoảng lặng, những bình yên, đôi khi hãy sống chậm một chút so với cái guồng quay gấp gáp của cuộc sống… Hãy thưởng thức cà phê – nhẹ nhàng và lãng mạn. Nhất định, một lần nào đó, tôi sẽ thử một tách cà phê muối, để cảm nhận dư vị ngọt ngào len lỏi sâu tận bên trong vị mặn của muối. Chắc chắn…Xem thêm: Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ của mình về ý kiến sau: “Một trong những tổn thất không có gì bù đắp được là tổn thất về thời gian”Vanmau.edu.vn
vanhoc
.cz là tên miền quốc gia cấp cao nhất của Cộng hòa Séc, hiện được quản lý bởi CZ.NIC. Việc đăng ký tên miền phải được đặt hàng thông qua các cơ quan đăng ký được công nhận. Trước khi phân chia thành hai quốc gia vào năm 1993, nước Tiệp Khắc cũ sử dụng tên miền .cs. Độ dài tên miền tối đa được phép là 63 ký tự, chỉ có thể là chữ và số hoặc dấu gạch nối (-). Dấu gạch nối bị hạn chế ở chỗ chúng không thể là ký tự đầu tiên hoặc ký tự cuối cùng và không được xuất hiện liên tiếp. Tính đến năm 2013, có sáu miền sử dụng tối đa 63 ký tự. Lịch sử Tên miền.cz có hiệu lực từ tháng 1 năm 1993, sau khi Tiệp Khắc giải thể. Vào năm 2009, luật mới của Liên minh Châu Âu có hiệu lực, chỉ cho phép sử dụng các dấu phụ trong các miền cấp hai dưới miền.eu. Khách hàng đến từ Séc là một trong những người quan tâm nhất đến các tên miền mới, mua ít hơn người Đức, và nhiều hơn người Pháp. Tên miền.cz, do hiệp hội CZ.NIC điều hành, tiếp tục chỉ cung cấp tên miền các ký tự tiêu chuẩn, với lý do không đủ nhu cầu và khả năng truy cập thấp hơn do trở ngại ký tự từ nước ngoài là lý do đằng sau quyết định của họ. Có hơn 850.000 trang web đã được đăng ký dưới tên miền.cz vào cuối năm 2011. Vào năm 2012, con số này đã vượt quá 1 triệu. Cộng hòa Séc do đó trở thành quốc gia thành viên thứ 12 của Liên minh châu Âu có một triệu tên miền đang hoạt động đang hoạt động với miền cấp cao nhất. Vào cuối năm 2011, CZ.NIC báo cáo rằng quyền sở hữu của tất cả các miền, trong đó có 58% là thuộc về các cá nhân, các tổ chức chiếm thiểu số với 42%. Tên miền được sử dụng phổ biến nhất ở Praha, tiếp theo là Brno và Ostrava. Tham khảo Liên kết ngoài IANA .cz whois information Danh sách các trung tâm đăng ký ủy quyền .cz C z Cz C z sv:Toppdomän#C
wiki
Nhíp là một dụng cụ cầm tay nhỏ, thường được làm bằng kim loại (sắt hoặc inox) hoặc nhựa dùng để cầm, gắp các vật quá nhỏ mà con người không thể dễ dàng sử dụng bằng ngón tay. Công dụng Nhíp được sử dụng rộng rãi trong đời sống, chủ yếu như việc nhổ lông, tóc hoặc râu. Trong ngành y tế, nhíp là một dụng cụ phẫu thuật. Người sưu tập tem sử dụng một loại nhíp chuyên dụng có đầu nhẵn (kẹp gắp tem) dể gắp các con tem mà không làm xước mặt tem hay tem bị dính trên da ngón tay. Nhíp còn dùng để gắn các linh kiện điện tử nhỏ (đặc biệt là ngành công nghệ dán bề mặt) trong công nghiệp điện tử hay các bộ phận nhỏ của sa bàn trong thiết kế mô hình. Trong ẩm thực, nhíp được sử dụng trong việc trang trí món ăn, hoặc để loại bỏ xương cá trong phi lê hay phần lông còn sót lại trên da heo. Lịch sử Những cây nhíp bằng vàng, bạc và đồng được tìm thấy ở Trung Đông có niên đại khoảng 3000 năm TCN có công dụng để nhổ lông và gắp bỏ mảnh vụn như gai hay dằm, được cho là tiền thân của những kẹp lò xo dùng trong phẫu thuật. Ngoài ra, còn có những chiếc kẹp bằng đồng lớn hơn từ thời Ai Cập cổ đại (khoảng 3300 năm TCN) được dùng để lấy các đầu mũi tên và đầu đạn ra khỏi cơ thể. Các loại nhíp đặc biệt Nhíp quang học, một dụng cụ khoa học sử dụng chùm tia laser hội tụ để giữ và di chuyển các vật thể cực kỳ nhỏ như nguyên tử và hạt nano, tương tự như cách sử dụng nhíp thông thường. Phát minh này đã giành được giải Nobel Vật lý vào năm 2018. Tham khảo Liên kết ngoài Tẩy lông Thiết bị y khoa
wiki
Cuộc sống ban đầu Dawn-Marie Renée Layne (sinh ngày 17 tháng 5 năm 1988) là một vận động viên cricket người Barbados. Layne là một cung thủ nhanh tay phải và một người dơi tay trái. Cô bắt đầu chơi cricket từ năm 10 tuổi tại Trường tiểu học Wesley Hall và tiếp tục rèn luyện thêm các kỹ năng của mình tại Trường Comber 4.0.3 dưới sự huấn luyện của Roddy Estwick. Cô được chọn cho chuyến lưu diễn quốc gia đầu tiên năm 14 tuổi nhưng không thể tham dự. Sau đó, Layne nghỉ chơi cricket để tập trung vào việc học. Cô đăng ký vào Đại học West Indies năm 2006, nơi cô tiếp tục chơi cricket một cách nhàn nhã nhưng đại diện cho trường là một vận động viên điền kinh chuyên về môn nhảy cao; cô cũng đại diện cho trường Comber 4.0.3 là một vượt rào 100 mét cho thời gian cô ở đó. Cuộc sống đại học đến hiện tại Vào năm 2010, Layne đã được trao bằng Cử nhân Tâm lý học với bằng danh dự và được đề nghị chơi cricket ở Vương quốc Anh cho mùa giải trong nước với lần thứ nhất của Đức cha Stortford sau đó cô tiếp tục đại diện cho Câu lạc bộ cricket quận Hertfordshire lần thứ XI. Trong thời gian này, Layne đã được chọn vào dịp thứ hai để đại diện cho đất nước của mình sau khoảng thời gian 7 năm. Kết thúc mùa giải 2010 của cô tại Barbados, đại diện cho đội thứ ba của UWI Cave Hill, cung thủ nhanh của Barbados đã có một mùa giải tốt nhất là 6/14. Đến nay, Layne được cho là một trong những cung thủ nhanh nhất ở vùng biển Caribe. Năm 2011, Layne trở thành Phó đội trưởng Đội cricket nữ UWI Cave Hill và sau Giải đấu khu vực dành cho nữ của Hội đồng cricket Tây Ấn, cô được chọn vào Đội A nữ của West Indies. Vào tháng 9 năm đó, cô đăng ký vào Đại học Northumbria để theo đuổi bằng Thạc sĩ về Tâm lý học Thể dục và Thể thao, sau đó cô tốt nghiệp với bằng khen. Khi còn ở Northumbria, vào năm 2012, Layne đã có một thời gian ngắn với Hội đồng phụ nữ của Hội đồng cricket Durham lần thứ XI bị cắt ngắn sau khi cô chọn trở về nhà cho các thử nghiệm quốc gia. Cô cũng đã thành lập doanh nghiệp của mình, tập trung vào Huấn luyện Kỹ năng Tâm thần cho các vận động viên và hy vọng trở thành Nhà tâm lý học Thể thao Chartered. Cô cũng có kế hoạch làm début quốc tế của mình trong tương lai gần. Tham khảo http://www.nationews.com/articles/viewed/bca-salutes-top-performers http://www.nationnews.com/articles/view/building-team-spirit-in-cricket Liên kết ngoài Bình minh-Marie Layne Bình minh-Marie Layne Sinh năm 1988 Nhân vật còn sống
wiki
, còn được biết với tên Air Combat khi phát hành ra thị trường quốc tế, là một trò chơi điện tử thuộc thể loại hành động mô phỏng máy bay bán thực tế do hãng Namco phát triển vào năm 1992 và phát hành vào năm 1993 dành cho hệ máy arcade Namco System 21 "Polygonizer" và phát hành vào năm 1995 dành cho hệ máy video game console của nước nhà là PlayStation. Tương tự như trò Ridge Racer, tựa game này chính là tiền thân của dòng game Ace Combat trên PlayStation; tất cả các phiên bản tiếp theo sẽ dùng cái tên gọi chính thức là Ace Combat. Trò chơi chủ yếu đề cập tới những cỗ chiến đấu cơ và có ba cấp độ chơi gồm Cadet, Captain và Ace. Bản thân Ace Combat đã có một phần tiếp theo chỉ dành cho arcade với tên gọi Ace Combat 22, bây giờ đang chạy trên System 22. Cốt truyện Một đội quân khủng bố bắt đầu một cuộc nổi dậy và gây ra thiệt hại lớn trên một đất nước vô danh. Những nỗ lực để đánh bại những kẻ khủng bố thông qua phương tiện thông thường đều thất bại và tình hình trở nên tuyệt vọng; phản ứng lại, một lực lượng không quân đánh thuê được chính phủ nước này tập hợp để đi chiến đấu với kẻ thù và giải phóng đất nước khỏi các lực lượng khủng bố. Mặc dù chưa được sự công nhận chính thức, trò chơi được coi là khá hào phóng khi lấy bối cảnh dưới sự bảo hộ xứ Yuktobania nhỏ bé là nước Cộng hòa Kaluga, trong thế giới Strangereal của Ace Combat. Lối chơi Ace Combat là chủ yếu được coi là một game máy bay mang "phong cách arcade" do cơ chế vật lý bán thực tế của nó và kỳ thực là nhiều loại máy bay có thể mang tới 65 tên lửa, một điều không thể có trong những loại máy bay ngoài đời thực. Mục tiêu của trò chơi là người chơi phải tiêu diệt các mục tiêu địch rải rác khắp những màn khác nhau và kiếm được tiền (tiền thưởng thêm có thể kiếm được bằng cách tiêu diệt các đối tượng không phải là mục tiêu, kẻ thù không bắt buộc) để mua thêm những chiếc máy bay bổ sung vào bộ sưu tập của mình. Trong các phiên bản arcade, người chơi mô phỏng đúng một loại máy bay F-16 mang tính độc quyền, nhưng trong phiên bản PlayStation, người chơi còn có thể lựa chọn đủ các loại máy bay khác nhau trong game từ những chiếc F-4 Phantom đến Su-27 Flanker và thậm chí là cả loại máy bay tàng hình F-117 Nighthawk, dù được sơn theo một phông màu "Phượng hoàng" đặc biệt. Sau đó khi bước chân vào game, người chơi có thể chọn lựa một đồng đội đi theo mình trong suốt một nhiệm vụ và "chỉ dẫn" họ thực hiện một trong ba hành động khác nhau. Đón nhận Ace Combat nhận được sự đánh giá pha tạp đến tích cực. IGN mô tả các yếu tố lối chơi như "đá rắn", mặc dù lưu ý về lỗi đồ họa của nó, nói rằng "những hình ảnh lập lòe và màu sắc nhạt nhẽo chẳng đủ sức để giới thiệu sức mạnh đồ họa của PlayStation". Ace Combat đã được Electronic Gaming Monthly trao giải tựa game mô phỏng máy bay xuất sắc nhất (Best Flight Sim) năm 1995. Tham khảo Trò chơi điện tử năm 1993 Ace Combat Arcade game Mô phỏng máy bay chiến đấu Trò chơi arcade của Namco Trò chơi PlayStation Trò chơi có mục chơi đơn và chơi nhiều người Trò chơi điện tử năm 1995
wiki
Johann Georg Faust (hoặc Johannes Faust, Georg Faust; khoảng 1480 – 1541) là một nhà chiêm tinh, một thầy thuốc, một nhà ảo thuật người Đức. Trong thời kỳ văn học cải cách tôn giáo thế kỷ 16, xuất hiện 68 giai thoại về nhân vật Faust được Johannes Spies ghi chép lại và từ đó lưu truyền trong dân gian về nhân vật này như một huyền thoại: người bán linh hồn cho quỷ. Sách dân gian Faust Sách truyện dân gian (Volksbuch) là một khái niệm phổ biến của văn học Đức thế kỷ 15-16. Nhân vật trong truyện này thường thông minh, hóm hỉnh, nhiều yếu tố lạ, có hành động "kinh thiên động địa" trong những tình huống phức tạp, éo le... Đây còn là những tác phẩm khuyết danh được in bằng giấy thông thường và bán rẻ nhằm phổ biến rộng rãi trong công chúng. Năm 1587, J.Spies cho xuất bản cuốn sách truyện dân gian về Faust cùng lời giải thích: Chuyện về Faust, kẻ làm quỷ thuật du đãng và là tên phù thủy. Hắn liên minh với quỷ sứ. Hắn phiêu lưu mạo hiểm. Và hắn phải nhận lấy số phận của mình. Kẻ không kính trọng thánh thần và là ví dụ khủng khiếp răn đe mọi người. Faust-một học giả tài ba, tính tình ngạo mạn, chuyên giao du với những kẻ đồi bại, sống đời sống của kẻ vô thần một cách tự do, phóng túng. Để thỏa mãn lòng mong muốn mở mang trí tuệ, Faust kết thân với quỷ Mephisto ở dưới địa ngục và hiến đi linh hồn của mình. Sau khi mở mang được rất nhiều kiến thức, thỏa mãn mọi dục vọng ở trần gian thì Faust bị Mephisto xé tan xác khiến cho máu, óc Faust vung vãi khắp nơi. 68 câu chuyện về Faust là những huyền thoại đầy tính phiêu lưu, mạo hiểm, khám phá những bí mật của trời đất, một sự xâm phạm thiêng liêng đến thánh thần... xuất phát từ một nhân vật có thật trong đời sống được công chúng hết sức ưa chuộng và là nguồn cảm hứng cho kịch Faust của Goethe ra đời sau này. Kịch Faust Kịch thơ-văn xuôi Faust là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn J.Wolfgang Goethe. Tác phẩm gồm 12.111 câu thơ xen lẫn với văn xuôi được thể hiện trong một cấu trúc độc đáo: mở đầu là 32 câu thơ đề tặng làm màn giáo đầu sân khấu-thiên đình. Faust J gồm 25 cảnh liên tiếp, không chia hồi.Faust – tâm trạng của đại văn hào Goethe –tâm trạng của thời đại Faust I xuất bản năm 1808. Goethe hoàn thành Faust II ngày 22.7.1831. Goethe sáng tác Faust I khi đang ở tuổi thanh niên, ở tâm trạng chán ghét muốn nổi loạn chống lại "sự cùng khổ Đức".Đó là tâm trạng của các nhà văn và thế hệ thanh niên phong trào Bão táp và Xung kích. Faust II gốm 5 hồi viết theo kết cấu cổ điển.Faust II được bắt đầu khi Goethe đã năm mươi tuổi và hoàn thành một năm trước khi Goethe ra đi vào cõi vĩnh hằng – vào năm ông 82 tuổi. Ở Faust II, Faust không còn là con người đi tìm những lạc thú trần gian, giờ Faust chỉ muốn hành động giúp ích cho đời. Từ hình tượng bác sĩ Faust trong dân gian, Goethe đã tìm thấy một khát vọng vô biên về sức mạnh sáng tạo và chinh phục của con người. Nhờ bán linh hồn cho Mephisto mà Faust có thể lên thiên đường, xuống địa ngục, cải lão hoàn đồng, khai hoang lấn biển... Cuộc đời Faust trải qua rất nhiều thử thách, cám dỗ và cuối cùng, chàng rút ra được chân lý "khởi thủy là hành động" và khẳng định Chỉ những ai hàng ngày biết chinh phục mới đáng hưởng tự do và cuộc sống. Xây dựng hình tượng song song: Faust-con người với những nỗ lực không ngừng vượt qua cám dỗ và Mephisto-quỷ sứ với những bạo liệt của dục vọng, quyết bám lấy trần gian bằng tất cả các giác quan, Goethe đã dựng chân dung hằng có của một con người: tốt và xấu. Sự tồn tại Faust và Mephisto trong mỗi con người là có thật. Kịch Faust là loại "kịch trong kịch" với nhiều tác phẩm nhỏ được lồng ghép nhau. Nội dung phong phú của tác phẩm được biểu hiện dưới hình thức văn chương biến đổi linh hoạt thơ - văn xuôi, các đối thoại triết học, các khúc ca, đoạn ngâm... được bố trí bất ngờ tạo nên tính chất hấp dẫn lôi cuốn đặc biệt. Ở kịch Faust, người ta thấy được "lịch sử nhân loại được hồi sinh trọn vẹn theo từng bước chân của Faust" (G.Chonhio). Faust, từ một nhân vật có thật đã trở thành hình tượng huyền thoại trong dân gian và đến nay, trở thành một tác phẩm gắn liền với tên tuổi của Goethe. Người bán linh hồn Than ôi, trong con người tôi, hai linh hồn cùng ở. Một đằng thì bạo liệt đam mê, quyết xa rời trần gian bằng mọi giác quan cơ thể. Một đằng thì quyết bám lấy trần ai cuộc thế để bay lên từng tinh khiết, cõi tổ tiên xưa. Trong lịch sử văn học thế giới, Faust là nhân vật duy nhất dám đổi linh hồn của mình để tìm kiếm sức mạnh sáng tạo và khám phá. Giống như nhân vật Don Quichotte của Cervantes, hoàng tử bé của Saint-Exupéry, con bọ Gregor Samsa của Kafka... Faust bước vào thế giới của những điều ngoài sự biết của con người bằng chính trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của họ. Linh hồn của Faust, có giá trị như một cuộc đấu tranh giữa thiện-ác, giữa sống và chết, giữa cám dỗ và ý chí... Faust gợi mở mô-típ hóa thân trong văn học. Trong sách dân gian, Faust chết một cách bi thảm. Còn Goethe đã để các thiên thần đón linh hồn Faust lên thiên đường sau câu nói cuối cùng của chàng: Thời gian ơi ngừng lại! vì ở Faust, con người là như thế: thiên thần - quỷ dữ. Tham khảo J. W. Goethe, Faust I, Đỗ Ngoạn và Thế Lữ dịch, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1997. J.W.Goethe, Faust I và II, Đỗ Ngọan dịch, Nhà xuất bản Văn học và Trung tâm Nghiên cứu văn hóa quốc tế, 1995. Lương Văn Hồng, Đại cương văn học Đức, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 2003. Liên kết ngoài Nhà chiêm tinh học Đức Bác sĩ Đức Nhà ảo thuật Đức Sinh năm 1480 Mất năm 1541
wiki
Văn tự ngữ tố (tiếng Anh: morphographic writing), còn gọi là văn tự biểu từ, văn tự từ phù (logographic writing), là tập hợp các ký hiệu văn tự mang đặc điểm là một mình ký hiệu đó đã biểu thị toàn bộ một từ hoặc một ngữ tố (đơn vị nhỏ nhất mang ý nghĩa trong ngôn ngữ). Ký hiệu biểu thị toàn bộ một từ hoặc một ngữ tố gọi là từ phù (logogram). Thuật ngữ văn tự ngữ tố thường được dùng để chỉ các hệ thống văn tự có ký hiệu chủ yếu được sử dụng dưới dạng từ phù, chẳng hạn như chữ Hán, chữ Nôm, chữ tượng hình Ai Cập, chữ Maya. Từ phù Các hệ thống văn tự thường được gọi là văn tự ngữ tố như chữ Hán đều là các hệ thống văn tự có ký hiệu chủ yếu được dùng theo dạng từ phù chứ không phải là hệ thống văn tự có tất cả các ký hiệu của nó đều là từ phù. Ngoài từ phù ra, các hệ thống văn tự này còn có các ký hiệu âm tiết hoặc ký hiệu âm tiết và chữ cái. Tuỳ theo cách ký hiệu được dùng để ghi lại lời nói mà cùng một ký hiệu có thể có lúc là từ phù có lúc là ký hiệu âm tiết hoặc chữ cái. Hệ thống văn tự gồm từ phù, ký hiệu âm tiết, chữ cái biểu thị phụ âm: Chữ tượng hình Ai Cập – Ai Cập cổ đại Hệ thống văn tự gồm từ phù và ký hiệu âm tiết: Chữ tượng hình Anatolia và chữ hình nêm – các dân tộc cổ đại ở Tây Á Chữ Hán – các dân tộc ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam Chữ Nôm – các dân tộc ở Việt Nam, phát triển bổ sung dựa trên chữ Hán Chữ Bu Ma (cổ) – dân tộc Di ở tây nam Trung Quốc Chữ Maya – các dân tộc Maya ở Trung Mỹ Trong các loại văn tự nêu trên, chữ Hán là loại văn tự duy nhất còn được dùng phổ biến trong thời hiện đại. Thanh phù Trong một hệ thống văn tự ngữ tố, thường có những chữ mang theo một thành phần định âm hoặc có âm được suy ra từ những chữ liên quan, và cả những chữ chỉ dành để định âm. Có thành phần định âm: Trong chữ Hán, chữ hình thanh (xem Lục Thư) gồm một "phần hình" mang ý nghĩa và một "phần thanh" mang phát âm. Ví dụ: chữ 忠 (trung) gồm phần hình 心 (tâm, mang nghĩa "trái tim", "tấm lòng") và phần thanh 中 (trung, có nghĩa "ở trong", "ở giữa") hợp lại thành nghĩa "tấm lòng trung" (như trong "trung thành"). Có âm suy ra từ chữ liên quan: Trong chữ Nôm, những chữ Nôm "giả tá âm" mượn âm Hán – Việt của một chữ Hán, nhưng được hiểu theo nghĩa tương ứng với âm Nôm (âm thuần Việt). Ví dụ: chữ 終 (Hán – Việt "chung") có nghĩa là kết thúc (như trong "chung kết") được mượn làm chữ "chung" nghĩa là "cùng nhau" (như trong "chung một giàn"). Chữ định âm: Phần lớn chữ trong chữ hình nêm là những chữ chỉ dùng để chỉ một âm nào đó (giống như chữ cái trong chữ tượng thanh). Ví dụ: 𒀀="a", 𒐀="ba", 𒁕="da". Nghĩa phù Trong một hệ thống văn tự ngữ tố, một chữ thường được cấu tạo từ (hoặc mang theo) một vài thành phần mang ý nghĩa cơ bản, như những bộ thủ trong chữ Hán, hay những định tố trong chữ tượng hình Ai Cập. Chữ tượng hình Trong các cách cấu tạo chữ Hán, hay còn gọi là Lục Thư, "tượng hình" còn là cách cấu tạo đơn giản nhất dùng để tạo nên các chữ Hán sơ khai nhất mang những ý nghĩa cơ bản nhất bằng cách "vẽ lại" hình dạng của những thứ thường gặp. Ví dụ: để chỉ Mặt Trăng người ta vẽ , sau thành chữ 月; để chỉ dòng nước, người ta vẽ , sau thành chữ 水. Ưu khuyết điểm Ưu điểm Không có quan hệ giữa chữ và tiếng: mỗi chữ có thể mang một nghĩa thống nhất cho mọi ngôn ngữ. Đây là cái lợi lớn nhất mà người Trung Quốc đã tận dụng được để thống nhất các phương ngữ tiếng Hán khác nhau trong ngữ tộc Hán được người Trung Quốc xem là các "phương ngôn" khác nhau của một ngôn ngữ duy nhất là tiếng Hán trong quốc gia rộng lớn của họ. Nhờ sức mạnh biểu ý đó mà chữ Hán đã lan rộng ra các nước lân cận như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản. Cũng nhờ tính biểu ý đó mà các dân tộc cổ đại lưu truyền kiến thức lại được một cách dễ dàng (các nhà khảo cổ học có thể hiểu được những ký hiệu khắc trên đá, dù không biết tiếng nói thời đó ra sao). Khuyết điểm Không có quan hệ giữa chữ và tiếng: một người không thể nào phát âm được một chữ mới, và ngược lại không thể viết lại khi nghe những từ lạ. Phức tạp: số chữ trong một hệ thống văn tự ngữ tố của một ngôn ngữ thường lớn hơn rất nhiều so với số chữ cái trong một hệ thống văn tự tự mẫu tương ứng; hơn nữa, những ký hiệu văn tự ngữ tố diễn tả những khái niệm trừu tượng thường có cấu tạo phức tạp. Đây là bất lợi lớn nhất của văn tự ngữ tố khiến cho người học tốn nhiều công sức để học và nhớ hết các chữ, khiến cho quá trình tự động hóa như in ấn, truyền điện tín, lưu trữ điện tử trở nên vô cùng khó khăn (thực tế là ngày xưa, ngay cả việc khắc bản in, người ta cũng phải làm thủ công). Tham khảo Chữ tượng hình Hệ thống viết
wiki
Hữu Thỉnh (sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942) là một nhà thơ người Việt Nam. Ông nguyên là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đồng thời là Tổng biên tập Báo Văn nghệ và Đại biểu Quốc hội khóa X. Tiểu sử và sự nghiệp Hữu Thỉnh sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942 tại Phú Vinh, Duy Phiên, Tam Đảo (Tam Dương), Vĩnh Phúc. Sinh ra trong một gia đình nông dân có truyền thống Nho học nhưng ông đã trải qua tuổi thơ ấu không dễ dàng: ở 6 năm với bác ruột, 10 tuổi phải đi phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binh Pháp: Vân Tập, chợ Vàng, Thứa, Thanh Vân. Từ sau hòa bình lập lại, vào năm 1954, Ông mới được đến trường. Năm 1963 ông tốt nghiệp phổ thông và nhập ngũ, trở thành một người lính thuộc Trung đoàn 202. Từ đây Hữu Thỉnh đã tham gia một số hoạt động như chăn bò, học lái xe tăng, làm cán bộ tiểu đội, dạy bổ túc văn hoá, viết báo và làm cán bộ tuyên huấn. Nhiều năm tham gia chiến đấu tại miền Bắc, đã trải qua hầu khắp các chiến trường máu lửa như Đường 9. Sau 1975, Hữu Thỉnh học trường Viết văn Nguyễn Du và là một trong số những học sinh khóa đầu tiên của trường. Từ 1982, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ cán bộ biên tập, Trưởng ban Thơ, Phó Tổng Biên tập của Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Từ 1990 đến nay, Hữu Thỉnh chuyển sang công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam, trở thành Tổng Biên tập Tuần báo Văn nghệ, tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn các khoá 3, 4, 5, Ủy viên Ban Thư ký khoá 3. Hữu Thỉnh đã lần lượt đảm nhiệm chức trách Phó Tổng Thư ký Thường trực Hội Nhà văn Việt Nam (nay là chức Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam), Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam (3 lần), đồng thời kiêm nhiệm Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Khối Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bí thư Đảng ủy Đảng bộ Cơ quan Hội Nhà văn Việt Nam, Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam. Đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (khoá X). Từ năm 2000, Hữu Thỉnh là Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Tác phẩm Hữu Thỉnh có những thi tuyển và những bản trường ca sau: Âm vang chiến hào (in chung, 1976) Đường tới thành phố (trường ca, 1979), 5 chương Tiếng hát trong rừng (thơ, 1985) Từ chiến hào đến thành phố (trường ca, thơ ngắn, 1985) Khi bé Hoa ra đời (thơ thiếu nhi, in chung) Thư mùa đông (thơ, 1994) Trường ca biển (trường ca, 1994), 6 chương Thơ Hữu Thỉnh (thơ tuyển, 1998) Sức bền của đất (trường ca, 2004) Thương lượng với thời gian (thơ, 2005) Hoang dại dưới trời (thơ chọn, 2010) Trăng Tân Trào (2016), 8 chương Ghi chú sau mây (thơ, 2020) Các tác phẩm văn xuôi của ông: Đường lửa mùa xuân (tập truyện ký, 1987) Mưa xuân trên tháp pháo (truyện ký, 2009) Lý do của hi vọng (truyện ký, 2010) Bến văn và những vòng sóng (tiểu luận, phê bình, 2020) Giải thưởng văn học Giải A, cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1975 - 1976 bài Chuyến đò đêm giáp ranh, Trường ca Sức bền của đất. Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1980 với Trường ca Đường tới thành phố. Giải thưởng Bộ Đại học, trung học chuyên nghiệp và Trung ương Đoàn (1991) Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995 với tập thơ Thư mùa đông Giải xuất sắc Bộ Quốc phòng năm 1994 với Trường ca biển Giải thưởng Văn học ASEAN, 1999. Giải thưởng Nhà nước về Văn học đợt I, 2001. Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học Nghệ thuật năm 2012 Tranh cãi Ngày 30 tháng 11 năm 2006, trong lễ trao giải thưởng và lễ kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hữu Thỉnh đã "xin miễn nhận giải thưởng" của chính Hội Nhà văn mà ông đang là chủ tịch, cho tập thơ Thương lượng với thời gian được ông viết trong hơn 10 năm, đồng thời cũng từ chối giải thích lý do. Hữu Thỉnh cũng là người bị phê phán mạnh mẽ trong cuốn hồi ký được cho là bị đưa lên mạng Internet một cách bất hợp pháp (do chưa được tác giả hồi ký cho phép) của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh. Trong tác phẩm này, Hữu Thỉnh bị miêu tả là một người cơ hội chủ nghĩa và nhiều thủ đoạn. Vụ các nhà văn bỏ hội vào tháng 5 năm 2015 Hội trưởng Hội nhà văn Việt Nam Nguyễn Hữu Thỉnh bị cho là phải chịu trách nhiệm việc các nhà văn rời bỏ hội vào tháng 5 năm 2015. Mặc Lâm, biên tập RFA, cho là ông "âm thầm tạo một hàng rào vững chãi chống lại mọi giá trị mà một nhà văn phải có." Nhà thơ Ý Nhi nói về lý do, bà đã chính thức gửi đơn rút tên ra khỏi hội vào năm 2002: "tôi bất tín nhiệm Tổng thư ký, tôi cảm thấy anh Hữu Thỉnh là người không trung thực cho nên chữ tôi dùng "Biến hình trùng" là cái chữ chính xác của một nhà thơ Hà Nội nói về anh là đúng, tức là người nay nói tròn mai nói méo, mốt nói dài làm mình có cảm giác một người như thế mà lãnh đạo một cái hội mà mình tham gia thì tôi thấy nó xúc phạm tới cá nhân mình." Tham khảo Liên kết ngoài Người Vĩnh Phúc Nhà thơ Việt Nam thời kỳ từ 1976 Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X Ứng cử viên Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV do Trung ương giới thiệu Ứng cử viên Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV do Trung ương giới thiệu thất cử đại biểu
wiki
Beatrice Lamwaka (sinh ra và lớn lên ở Alokolum, Gulu) là một nhà văn nữ người Uganda. Bà được lọt vào danh sách chung kết giải Caine 2011 cho tác phẩm "Butterfly Dreams" của mình. Những công việc khác Bà là người sáng lập và giám đốc của Tổ chức Liệu pháp Nghệ thuật, một tổ chức phi lợi nhuận cung cấp hỗ trợ tâm lý và tình cảm thông qua các liệu pháp nghệ thuật sáng tạo. Bà là tổng thư ký của Hội văn bút Uganda và là thành viên điều hành của Tổ chức Quyền Sinh sản Uganda (URRO). Bà đã từng làm việc trong ban điều hành của Hội Nhà văn nữ Uganda (FEMRITE), nơi bà đã là thành viên từ năm 1998. Trước đây bà đã viết bài cho Viện Báo chí Toàn cầu về các vấn đề ảnh hưởng đến phụ nữ, bao gồm HIV/AIDS, tác động của chiến tranh đến phụ nữ và công bằng xã hội. Bài viết sáng tạo của bà (truyện ngắn và tiểu thuyết của cô) cũng tập trung vào những vấn đề này. Năm 2009, bà là một nhà văn cư trú tại Château de Lavingny, Thụy Sĩ. Vào tháng 11 năm 2013, bà là một cư dân làm việc trên cuốn tiểu thuyết của mình, Sunflowers, tại Trung tâm Bellagio của Quỹ Rockefeller. Bà là người nhận giải thưởng Thanh niên trẻ 2011 trong hạng mục Nghệ thuật, Văn hóa và Thời trang. Bà đã nhận được một khoản trợ cấp từ Quỹ HF Guggenheim để nghiên cứu các tranh chấp về đất đai sau chiến tranh ở miền bắc Uganda. Bà được lọt vào danh sách chung kết giải Caine 2011 cho Các tác phẩm Châu Phi và lọt vào chung kết cho giải thưởng văn học PEN / Studzinski 2009. Tham khảo Nhà văn Uganda Nhân vật còn sống
wiki
William Shakespeare CYMBELINE C aymbeline là vua Anh quốc, đó là một ông vua bất hạnh, vì sau khi các binh đoàn của Jules César rút đi, triều đại ngài luôn bị phá rối, bọn lính La Mã thường xuyên quấy nhiễu, hai đứa con trai ngài, đã khôn lớn và tỏ ra dũng cảm, đã bị bắt đi cùng với bà vú, trong trường hợp rất bí ẩn, hoàng hậu lại qua đời. Tuy nhiên, dù bao hoạn nạn dồn dập xảy ra, tuổi già của ngài cũng cảm thấy được an ủi. Ngài đã tục nguyền với một góa phụ, biết hết lòng lo lắng cho ngài, mẹ của một chàng trai to lớn, mà Cymbeline rất quí mến, trong khi mọi người đều ghét cay ghét đắng cái gã Cloten hợm hĩnh. Nhưng phần lớn niềm vui của vị vua già là do công chúa Imogène, đứa con duy nhất còn lại của ngài, cô gái sắc nước hương trời và là người kế nghiệp của vương quốc. Cymbeline, nhu nhược và cả tin, hoàn toàn tin cẩn bà thứ phi, bà ta lúc nào cũng chăm chú nghiên cứu các loài dược thảo và đặc tính của chúng, khảo sát các tính chất, cho bọn tì nữ hái các cây lá có thể chữa bệnh, cũng như có thể giết người. Chỉ có mỗi nhà vua là không rõ bà thù hận Imogène đến mức nào, và sự mù quáng đó đã gây ra biết bao tai họa. Để chiều ý hoàng hậu và cũng vì ngài tưởng lầm Cloten đứng đắn và dũng cảm, ngài muốn gả Imogène cho anh ta. Cô công chúa trẻ đẹp, sáng suốt và tinh tế hơn, rất khinh ghét kẻ cầu hôn ấy, vả lại tim nàng đã hướng về người khác, chàng Posthumus. Sau khi cha mẹ qua đời, chàng được nuôi dưỡng trong triều cùng với nàng. Cha chàng nổi tiếng dũng liệt đến mức thiên hạ tặng cho biệt danh là Léonatus, sư tử. Dù thuộc dòng quý tộc và thừa hưởng danh vọng của thân quyến, Posthumus rất nghèo, và vua Cymbeline đã đón chàng về nuôi dưỡng thật chu đáo. Chàng đã trở thành một hiệp sĩ toàn diện, và người ta chỉ có thể phiền trách chàng về sự nghèo túng mà thôi. Nhưng Imogène chẳng mấy quan tâm đến sự nghèo khổ của chàng, vì cô yêu chàng, và bởi e ngại cơn phẫn nộ của vua cha, và sự theo đuổi ráo riết của Cloten, cô đã bí mật thành hôn với Posthumus. Nhưng mọi việc đều vỡ lẽ ngay, do các thủ đoạn của hoàng hậu. Cymbeline, bị bà vợ yêu xúi dục, đã ra lệnh trục xuất Posthumus ra khỏi vương quốc, và quản thúc Imogène trong lâu đài. Tuy nhiên, đôi vợ chồng trẻ vẫn tìm cách gặp lại nhau giây lát, trước khi Posthumus xuống tàu rời khỏi Anh quốc. Đó là một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi và đau buồn. - Điều duy nhất có thể giúp em chịu đựng nổi cuộc sống –Imogène tha thiết nói- đó là ý nghĩ trên đời này còn có một kho tàng mà đôi mắt em có ngày sẽ được thấy lại. - Nữ hoàng của anh, người yêu quí nhất đời anh –Posthumus đáp, giọng thật nồng nàn- em đừng khóc nữa. Anh sẽ là người chồng chung thủy như vẫn hằng nguyện ước. Nhưng giờ đây, em yêu ơi! Phải để anh ra đi! Nếu những lời từ biệt cứ kéo dài mãi, trong suốt khoảnh khắc còn lại giữa đôi ta, thì niềm đau chia cách sẽ càng tăng lên nhiều. Thôi, xin giã từ em! - Không hãy nán lại giây phút. -Imogène rên rỉ- Dẫu anh chỉ xa em để đi dạo mát, buổi chia ly này cũng chỉ là ngắn ngủi. Anh hãy nhìn, đây là chiếc nhẫn kim cương do mẹ em để lại, hãy đeo vào và gìn giữ nó cho đến ngày nào Imogène chết đi, rồi anh sẽ cưới vợ khác. Posthumus nhận lấy món báu vật, rồi đeo vào cổ tay xinh xắn của Imogène chiếc vòng, tín vật tình yêu, mà nàng hứa sẽ chẳng bao giờ cởi ra. Rồi chàng ra đi, xua đuổi bởi Cymbeline, với những câu nguyền rủa thậm tệ. Thật lâu sau đó, nàng chỉ luôn tơ tưởng đến chuyến đi thê thảm. Nàng tự nhủ: “Sao ta không là con của một người chăn cừu và Posthumus chẳng là con của một chú mục đồng lân cận!”. Trong khi đó, Cymbeline, giận dữ vì thấy nàng tuy sầu muộn đến héo hon, nhưng vẫn nhất mực yêu kẻ bị lưu đày, đã không ngớt hầm hừ và thốt bao lời trách mắng, mà nàng chẳng muốn nghe. Tâm hồn nàng dõi theo người lữ khách đến tận bến cảng và xa hơn thế nữa. Nàng mòn mỏi đợi chờ ngày về của lão Pisaniô mà nàng phái đi dọ tin và rất ảo não khi gặp ông quay lại, bởi ông đã chứng kiến chuyến đi của Posthumus. - Những lời cuối cùng, chàng nói gì? –nàng hỏi. - Nữ hoàng của anh! Nữ hoàng của anh! Rồi chàng vẫy khăn và đưa lên môi hôn! Cho đến khi mắt còn phân biệt được tôi giữa đám đông, chàng vẫn đứng trên boong tàu, phe phẫy đôi găng tay, cái nón, hay chiếc khăn, như muốn cho tôi hiểu rằng, dù con tàu có lướt nhanh, hồn chàng vẫn lờ lững phía sau. - Lẽ ra –Imogène nói- người phải đợi đến lúc chàng nhỏ như con chim mới được rời mắt khỏi chàng. Nếu là ta, ta sẽ nhìn chàng cho đến lúc khoảng cách khiến chàng nhỏ tợ con muỗi, tợ đầu cây kim, cho đến khi chàng tan biến trong không khí. Rồi ta sẽ ngoảnh mặt đi mà khóc. Và ta cũng sẽ không cáo biệt chàng, bởi ta còn nhiều điều lý thú muốn nói cho chàng nghe:“rằng ta nghĩ đến chàng vào những giờ nào đó, rằng chàng sẽ gặp ta trong những lời cầu nguyện, lúc đọc kinh buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, vì lúc đó ta đang trên trời để đợi chàng. Nhưng trước khi được trao cho chàng cái hôn từ biệt, cha ta đã bước vào hệt như cơn gió bấc, ông ta đã làm héo tàn mọi mùa hoa nở”. Công chúa Imogène sầu muộn đã chuyện trò với gã nô bộc trung thành như thế đấy, trong khi chờ đợi tin tức người chồng yêu quí. Trong lúc đó, Posthumus đã đến La Mã cho qua ngày tháng lưu đày, nơi đây, anh gặp lại vài đồng đội cũ, buộc anh về sống chung với họ. Anh chỉ khuây khỏa nỗi buồn đôi chút những khi ca ngợi người yêu, quả quyết rằng nàng là người đẹp nhất, trong trắng nhất, đức hạnh nhất, và thủy chung hơn bất cứ cô gái Pháp hay Italia nào. Anh ví nàng như viên kim cương vô giá và sáng ngời mà họ vẫn trầm trồ trên ngón tay anh. Nhưng một chiều kia, có một gã Italia, tên Iachimo, đến thách thức chàng hãy chứng minh lời nói, vì gã không chịu tin rằng Imogène lại có thể dửng dưng với một tay hiệp sĩ nào đó trong thời gian vắng chồng. Iachimo tự tin vào sức quyến rũ của mình, gã cho rằng tất cả đàn bà đều đỏm dáng, nông nổi, mau đổi thay và gã đoan chắc mình có thể tiếp xúc dễ dàng với người vợ chung thủy và u buồn nhất, rằng gã sẽ lãnh vai trò giải khuây và mang lại hứng thú cho nàng, đến mức khiến nàng quên khuấy kẻ lưu đày trong một thời gian. Posthumus tin chắc vợ mình chẳng thiết tha bất cứ điều gì khi vắng anh, song le, không chịu nổi, cuối cùng anh đã khinh xuất khi nhận đánh cuộc với Iachimo. Anh cuộc chiếc nhẫn kim cương của mình với mười ngàn đồng Đuy-ca, phân nửa gia sản của Iachimo, là chẳng ai có thể mang lại bằng chứng rằng vợ anh có phút nào đó quên anh -rồi đặt tay lên đốc kiếm, anh tự hứa sẽ trừng phạt đích đáng kẻ hợm hĩnh, cứ tưởng dễ dàng lung lạc trái tim chung thủy của một người đàn bà. Iachimo xoay được nhiều thư giới thiệu để tiến triều và đi ngay sang Anh quốc. Ngay khi đến nơi, gã xin được yết kiến công chúa. Nàng đón tiếp vị khách La Mã với sự vồn vã ân cần của người đàn bà đã từ lâu mong ngóng tin chồng. Dù rằng nhan sắc diễm lệ và thái độ trang nghiêm của nàng có làm gã nao núng trong những phút đầu tiên, nhưng kẻ bạo gan vẫn không mất bình tĩnh, gã mua chuộc lòng nàng bằng cách nhắc đến Posthumus và cuộc sống của chàng ở La Mã. “Anh ta vui vẻ quá chừng, gã nói. Hiếm có khách lạ nào ở La Mã lại vui tính và hay đùa cợt đến thế: thiên hạ gọi anh chàng là gã “người Anh vui vẻ”! Imogène trầm ngâm, trả lời: - Lúc còn ở đây, chàng vẫn hay buồn nhiều khi thật vô cớ. Gã mô tả Posthumus khác hẳn với hình ảnh mà nàng khắc sâu trong tâm khảm. Nàng háo hức lắng nghe, rồi dần dần một nỗi buồn man mác xâm chiếm lòng nàng. Gã trơ tráo đến mức khiến nàng tưởng rằng người chồng xa cách đã quên lãng mình, còn cho đó là một thử thách. Nhưng dù gã tán hươu tán vượn thế nào đi nữa, có thể nói chẳng giây phút nào Imogène lại thôi nghĩ đến Posthumus. Gã thấy rõ mình đã thua cuộc, nên quyết định phải thắng bằng mưu kế. Gã nài nỉ công chúa, lúc đêm khuya tăm tối cho gã được gửi cái rương to chứa đầy báu vật trong phòng riêng của nàng, đến sáng hôm sau là gã lên đường. Nhưng khốn nạn thay, gã tự giam mình trong rương, đến khuya lại mò ra, bất chợt những lời than thở của Imogène thốt ra trong lúc ngủ say -người đàn bà hiền dịu đang mơ tưởng đến chồng mình- lục lọi khắp phòng, quan sát mọi nơi, cuối cùng đoạt luôn chiếc vòng của Imogène. Đến sáng, gã cầm chắc trong tay những gì có thể khiến Posthumus tin rằng gã vừa nhanh chóng chiếm được lòng tin cậy của cô công chúa hồn nhiên vô tội. Gã không quên đoan chắc với kẻ lưu đày khốn khổ rằng anh đã bị lãng quên. Gã kể rằng công chúa đã tiếp gã trong khuê phòng và mô tả cách trang hoàng nơi đó: “ Những tấm thảm lụa và ngân tuyến trình bày nữ hoàng Cléopatre kiêu hãnh trong giây phút hội ngộ với Marc Antoine; dòng Cydnus(1) ngạo nghễ dưới sức nặng các chiến thuyền. Ôi! Thật là một kỳ công. Lò sưởi ở giữa, phía trên có bức phù điêu mô tả Diane đang tắm: thật là một bức chân dung sống động. Nhà điêu khắc, giống như người sáng tạo, đã mang sinh khí và cử động đến cho tác phẩm. Trần nhà, được tô điểm bởi những chú bé con bụ bẫm bằng vàng chạm nổi. Giá sắt là hai thần Cupidon nạm bạc, mắt bịt vải đứng một chân và tựa vào các ngọn đuốc.” Posthumus cho rằng những cái đó rất phổ biến trong cung điện Cymbeline, người ta nghe nói đã nhiều, bởi thế Iachimo có thể nghe lỏm từ cửa miệng một thổ nữ, nhưng gã Iachimo không chịu buông tha chàng, vẫn tiếp tục lải nhải. Gã trưng ra chiếc vòng mà gã bảo là Imogène vừa tặng gã, vừa thủ thỉ: “trước đây, nó rất quí báu đối với em”. Tên phản phúc còn mô tả cả vết thẹo nhỏ bên thái dương công chúa mà Posthumus đã hôn lên bao lần. Thất vọng, rồi cuối cùng bị khuất phục, Posthumus bỏ cuộc và đành mất chiếc nhẫn kim cương anh vẫn giữ gìn đến nay như một kỷ vật thiêng liêng. Nhưng nỗi giận dữ và lòng phẫn uất đã làm tê liệt mọi tình cảm khác, anh rít lên: “Vội quên mình khi mình vừa đi, chẳng chút bền lòng chặt dạ, lại vô cùng lơ đãng!” Anh chỉ còn nghĩ đến giết nàng và hộc tốc viết thư cho tên người hầu Pisaniô, mà anh đã để lại bên nàng, bảo đưa nàng rời xa lâu đài, rồi cắt cổ nàng đi. Và kẻ nông nổi, tuy chẳng còn tin tưởng gì nàng Imogène hiền dịu, lại tin chắc ở nàng đến nơi để giao nàng cho tên sát nhân, anh báo cho nàng biết là mình đã về tới cảng Milford đất Anh. Quả anh không lầm tí nào, khi nghĩ rằng nàng sẽ bí mật tìm mọi cách đến ngay với anh. Thực thế, nàng thoát khỏi lâu đài và ra đi với Pisanio. Đến giữa rừng rậm, khi sinh mạng nàng đã nằm trong tay, gã người hầu không có được cái can đảm man rợ để giết nàng, nên nàng vẫn sống. Nhưng gã tiết lộ cái lệnh quái ác của Posthumus, cả hai nhất trí rằng nàng chẳng nên quay về cung điện, tránh sự bám riết của Cloten. Họ quyết định nàng phải cải trang thành một thiếu niên và nàng sẽ tìm gặp viên tướng La Mã Lucius, ông ta chắc sẽ thu nhận nàng với tư cách thị đồng biết múa hát. Bởi vì các binh đoàn La Mã vừa đổ bộ xuống đất Anh, để buộc Cymbeline nạp triều cống cho hoàng đế Auguste. Nhưng trước khi vào phục vụ dưới quyền Lucius, Imogène đã phải đương đầu với bao nỗi truân chuyên. Sau lúc chia tay với Pisanio, nàng đi bộ ròng rã thật lâu, đến lúc kiệt sức vì mệt và đói, mới tới trước một cái động; trông thấy thức ăn, nàng vội vồ lấy nhai ngấu nghiến. Những người cư ngụ trong động chẳng mấy chốc hiện ra. Một ông lão và hai thanh niên khôi ngô tuấn tú, sống giữa rừng nhờ vào các thứ săn được. Ông lão đã từng biết qua các thành phố lớn, cả chiến tranh và vinh quang nữa, nhưng bị thất sủng, nên về ẩn náu nơi cảnh quạnh hiu cô tịch và nuôi dạy hai chàng trai trẻ, cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Những người này lại luôn mơ ước được chiến đấu, họ cầu mong có dịp thi thố tài năng và tỏ rõ lòng dũng cảm. Cả ba đều ân cần tiếp đón chàng trai phiêu lãng và Imogène cảm thấy gắn bó một cách khó hiểu với hai người trẻ tuổi kia, họ cũng rất quí mến người bạn do định mênh run rủi đến với họ. Rủi thay, một hôm Imogène ngã bệnh và mệt nhoài, trong lúc các chủ trọ đều đi vắng, để chữa cho mau lành, nàng dùng liều thuốc của Pisanio để lại, thuốc này do hoàng hậu, vợ của Cymbeline trao cho gã. Mụ đàn bà độc ác ngỡ đó là viên thuốc độc cực mạnh dành riêng cho Imogène, nhưng lão y sĩ nhận lệnh bào chế viên thuốc ấy đã tỏ ra dè dặt, không theo lời bà, lão đưa cho hoàng hậu viên thuốc chỉ có khả năng khiến người uống ngủ vùi một giấc dài nặng nề như chết mà thôi. Than ôi! Viên thuốc quả là công hiệu, và ba người thợ săn khi quay về, bắt gặp Imogène nằm thiêm thiếp bất động, cứ tưởng nàng đã lìa trần. Hơn nữa, họ vừa vô tình giết chết Cloten, giải thoát nàng khỏi tay một kẻ vẫn gây khổ cho nàng, đang theo dấu vết nàng vào tận rừng sâu. Họ khâm liệm cả hai thi thể, nhưng trong khi vội vàng tống khứ cho rảnh mắt cái xác chết của Cloten, họ than khóc và thương tiếc không nguôi người bạn trẻ, con chim nhỏ, cánh hoa huệ trinh trắng của họ. Họ phủ hoa đầy phần mộ ngào ngạt hương thơm, nào anh-thảo, nào cát-cánh, nào hồng hoang, nào thanh-đài, vừa kể lể vừa hát điếu ca. Chính nơi đó, nằm trên lớp cỏ đẫm sương mai, Imogène đã tỉnh dậy sau giấc ngủ nặng nề. Nàng lại lên đường đi Milford và gặp cái binh đoàn La Mã đã thu nhận nàng làm thị đồng và đem nàng theo họ. Cùng lúc, vua Cymbeline cảm thấy những tai họa của thời đã qua giờ lại tái diễn. Bọn La Mã trở lại xâm chiếm xứ sở, con gái ông biến mất, con trai của bà vợ thứ cũng biệt tăm. Ông đang lâm vào cảnh hiểm nghèo, bất ngờ bỗng được cứu nguy. Bốn người lạ mặt: ba chiến binh và một nông dân, tự mình chống giữ một đường đèo hiểm trở và mang lại chiến thắng cho nước Anh. Cymbeline thoát nạn, cho dẫn tất cả tù binh đến trước mặt ngài, và cho người đi tìm các anh hùng vô danh. Bỗng nhiên, ngài nhận ra giữa bọn tù La Mã một chàng trai trẻ, mà họ kêu nài được khoan hồng. Nhác thấy, ngài đã hài lòng đến nỗi tự hứa sẽ tha ngay theo lời thỉnh cầu đầu tiên. Chàng trai trẻ đó, -chính là Imogène – yêu cầu một người La Mã hiện diện tại đó, giải thích vì sao hắn ta chiếm được chiếc nhẫn kim cương kỳ diệu đang lấp lánh trên ngón tay hắn. Người La Mã đó chẳng ai khác hơn là Iachimo. Hắn xem như mình sắp chết đến nơi, chẳng còn e ngại gì mà phải dối trá, nên đã thú nhận mưu kế và thủ đoạn của mình. Ngay lúc đó, Posthumus từ hàng ngũ những kẻ bị bắt xông ra định giết hắn. Pisanio vừa nhận ra Imogène cũng nhảy bổ tới. Imogène ngả vào vòng tay vua cha. Ngài khoan hồng cho tất cả mọi người, vì chính ngài mới là kẻ duy nhất gây nên tội. Cuối cùng, ngài nhận ra ông lão cư ngụ giữa rừng là Belarius, xưa kia bị lưu đày đã bắt cóc hai người con trai của Cymbeline mang theo. Giờ đây, ông giao họ lại cho đức vua, cha của họ. Ngài lấy làm mãn nguyện khi hiểu ra rằng, họ là ba người đứng ra chiến đấu bảo vệ vương quốc, hỗ trợ bởi gã nông dân, chẳng ai khác hơn là Posthumus. Mọi việc được phơi bày ra ánh sáng, họ ôm nhau, mừng mừng tủi tủi. Đức vua Cymbeline nối tình giao hảo với La Mã và tạ ơn trời đất. Chú thích: 1) Cydnus: dòng sông ở Silicie (Tiểu Á), Alexandre le Grand có lần suýt chết vì tắm lúc dòng nước giá băng. Năm 42 Trước CN, Marc Antoine tổ chức nhiều buổi liên hoan ven bờ và trê Mục lục CYMBELINE CYMBELINE William ShakespeareChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.Dịch giả: Nguyễn Bích Như và Trương Tùng Nguồn: Được bạn: Ct.ly đưa lên vào ngày: 1 tháng 11 năm 2004
vanhoc
USS Dortch (DD-670) là một tàu khu trục lớp Fletcher được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Mỹ được đặt theo tên Đại tá Hải quân Isaac Foote Dortch (1883-1932), người được tặng thưởng Huân chương Chữ thập Hải quân trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó đã hoạt động cho đến hết Thế Chiến II, ngừng hoạt động một thời gian ngắn, rồi tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Triều Tiên và sau đó. Con tàu được chuyển cho Argentina năm 1961 và hoạt động như là chiếc ARA Espora (D-21) cho đến khi bị tháo dỡ năm 1977. Dortch được tặng thưởng tám Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II, và thêm một Ngôi sao Chiến trận nữa trong Chiến tranh Triều Tiên. Thiết kế và chế tạo Dortch được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Federal Shipbuilding and Drydock Company ở Kearny, New Jersey vào ngày 2 tháng 3 năm 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 20 tháng 6 năm 1943; được đỡ đầu bởi cô M.C. Dortch, con gái Đại tá Dortch; và nhập biên chế vào ngày 7 tháng 8 năm 1943 dưới quyền chỉ huy của Trung tá Hải quân R.C. Young. Lịch sử hoạt động Thế Chiến II Trong tháng 10 và tháng 11 năm 1943, Dortch lên đường đi Trinidad, Tây Ấn thuộc Anh, nơi nó phục vụ như tàu hộ tống và canh phòng máy bay cho , trong chuyến đi chạy thử máy huấn luyện của chiếc tàu sân bay. Chiếc tàu khu trục khởi hành từ Norfolk, Virginia vào ngày 3 tháng 12 trong thành phần hộ tống cho chiếc tàu sân bay vừa mới được nhập biên chế, và đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 28 tháng 12. Dortch phục vụ trong thành phần hộ tống cho Lực lượng Đặc nhiệm 58, lực lượng tàu sân bay nhanh trong chiến dịch chiếm đóng quần đảo Marshall bắt đầu từ ngày 29 tháng 1 năm 1944. Nó tham gia cuộc không kích lên Truk vào các ngày 16 và 17 tháng 2, rồi lên quần đảo Mariana vào ngày 23 tháng 2, trước khi lên đường cùng đội đặc nhiệm để hỗ trợ trên không cho cuộc Đổ bộ lên Emirau vào tháng 3. Cuối tháng đó, nó gia nhập trở lại Lực lượng Đặc nhiệm 58 cho các cuộc không kích lên Palau, Yap, Ulithi và Woleai từ ngày 30 tháng 3 đến ngày 1 tháng 4; hỗ trợ cho chiến dịch Hollandia tại New Guinea vào các ngày 21 và 22 tháng 4, rồi lặp lại cuộc không kích lên Truk từ ngày 29 tháng 4 đến ngày 1 tháng 5. Sau khi tháp tùng các tàu sân bay hộ tống đi đến Trân Châu Cảng, Dortch gia nhập trở lại Lực lượng Đặc nhiệm 58 cho chiến dịch chiếm đóng Saipan, và đã hộ tống các tàu sân bay hạm đội trong Trận chiến biển Philippine. Trong quá trình chiếm đóng Guam, nó tuần tra về phía Tây hòn đảo và phục vụ như tàu canh phòng máy bay và dẫn đường máy bay chiến đấu, cũng như bảo vệ cho tàu sân bay khi chúng hỗ trợ trên không cho binh lính trên bờ. Dortch sau đó tham gia các cuộc không kích của Đệ Ngũ hạm đội xuống quần đảo Bonin vào các ngày 4 và 5 tháng 8, rồi tiếp tục hỗ trợ cho các cuộc đổ bộ lên Peleliu thuộc quần đảo Palau vào ngày 15 tháng 9. Chiếc tàu khu trục tiếp tục hỗ trợ cho các tàu sân bay trong các đợt không kích xuống Nansei Shoto, Đài Loan, Luzon và dọc theo bờ biển phía Nam Trung Quốc để vô hiệu hóa các căn cứ Nhật Bản nhằm chuẩn bị cho chiến dịch nhằm tái chiếm Philippines. Nó đã hộ tống cho các tàu sân bay trong các hoạt động không kích chống lại hạm đội Nhật Bản trong khuôn khổ trận Hải chiến vịnh Leyte vào các ngày 24-25 tháng 10. Vào ngày 10 tháng 2 năm 1945, Dortch lên đường trong thành phần trinh sát cho Lực lượng Đặc nhiệm 58 trong đợt không kích lên khu vực vịnh Tokyo trong các ngày 16 và 17 tháng 2. Sang ngày hôm sau, nó cùng tàu khu trục tấn công và gây hư hại nặng cho một tàu canh phòng Nhật Bản, nơi chiếc tàu khu trục chịu đựng 14 thương vong. Đến ngày 19 tháng 2, nó có mặt ngoài khơi Iwo Jima cho cuộc tấn công đổ bộ lên đảo này, và tiếp tục tuần tra ngoài khơi hòn đảo vào ban ngày và bảo vệ các tàu vận chuyển vào ban đêm. Nó tham gia cùng các tàu sân bay trong cuộc không kích xuống Tokyo vào ngày 25 tháng 2, cùng các phi vụ trinh sát hình ảnh xuống Okinawa vào ngày 1 tháng 3. Quay trở lại nhiệm vụ tại Iwo Jima, nó lên đường vào ngày 29 tháng 3 để đại tu tại vùng bờ Tây, về đến San Francisco vào ngày 21 tháng 4. Dortch hoàn tất việc sửa chữa và khởi hành vào ngày 9 tháng 7, tiến hành bắn phá đảo Wake vào ngày 8 tháng 8 trên đường đi sang Guam. Sau khi Nhật Bản đầu hàng kết thúc cuộc xung đột, nó tiến vào vịnh Tokyo vào ngày 27 tháng 8, hoạt động hỗ trợ cho việc chiếm đóng cho đến khi nó lên đường quay trở về Hoa Kỳ vào ngày 5 tháng 12. Chiếc tàu khu trục được cho xuất biên chế và đưa về lực lượng dự bị tại Charleston, South Carolina vào ngày 19 tháng 7 năm 1946. 1951 -1957 Được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 4 tháng 5 năm 1951, Dortch được phân về Hạm đội Đại Tây Dương, và đã hoạt động từ cảng nhà mới Newport, Rhode Island dọc theo vùng bờ Đông và vùng biển Caribe. Vào tháng 8 năm 1952, nó lên đường tham gia cuộc tập trận Chiến dịch Mainbrace của Khối NATO ngoài khơi Na Uy và Đan Mạch, quay trở về vào ngày 9 tháng 10. Đến ngày 27 tháng 4 năm 1953, nó lên đường đi sang khu vực Tây Thái Bình Dương, và đã hoạt động cùng Lực lượng Đặc nhiệm 77 ngoài khơi Triều Tiên cho đến tháng 10. Con tàu tiếp tục hành trình về phía Tây, hoàn tất chuyến đi vòng quanh thế giới, về đến Newport vào tháng 12. Trong giai đoạn 1954-1955 và 1957, nó phục vụ cùng Đệ Lục hạm đội tại Địa Trung Hải; và đã tuần tra ngoài khơi dải Gaza nơi tình hình vẫn tiếp tục căng thẳng sau vụ Khủng hoảng Kênh đào Suez trong lượt phục vụ thứ hai. Nó tiếp tục các hoạt động thường lệ dọc theo vùng bờ Đông và vùng biển Caribe cho đến khi lại được cho xuất biên chế và đưa về lực lượng dự bị vào ngày 13 tháng 12 năm 1957. ARA Espora (D-21) Con tàu được chuyển cho Argentina mượn vào ngày 16 tháng 8 năm 1961, và phục vụ cùng Hải quân Argentine như là chiếc ARA Espora (D-21). Tên của Dortch được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 9 năm 1975. Espora ngừng hoạt động và bị tháo dỡ vào năm 1977. Phần thưởng Dortch được tặng thưởng tám Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II, và thêm một Ngôi sao Chiến trận trong Chiến tranh Triều Tiên. Tham khảo Bài này có các trích dẫn từ nguồn :en:Dictionary of American Naval Fighting Ships thuộc phạm vi công cộng: http://www.history.navy.mil/research/histories/ship-histories/danfs/d/dortch.html Liên kết ngoài navsource.org: USS Dortch hazegray.org: USS Dortch Lớp tàu khu trục Fletcher Tàu khu trục của Hải quân Hoa Kỳ Tàu khu trục trong Thế Chiến II Tàu khu trục trong Chiến tranh Triều Tiên Tàu khu trục của Hải quân Argentina Tàu được Hải quân Hoa Kỳ chuyển cho Hải quân Argentina Tàu thủy năm 1943 Tàu khu trục Chiến tranh Lạnh của Argentina
wiki
Sự kiện chùa Honnō là diễn biến dẫn đến việc Oda Nobunaga phải tự sát ngày 21 tháng 6 năm 1582 ở chùa Honnō tại kinh đô Kyoto. Nobunaga lúc bấy giờ là lãnh chúa hàng đầu trong số các vọng tộc Nhật Bản. Tùy tướng của Nobunaga là Akechi Mitsuhide làm phản, nhân khi chủ tướng trú ngụ ở chùa Honnō, đem quân vây chùa. Nobunaga không chịu bị bắt nên ra lệnh nổi lửa đốt chùa rồi tự sát. Bối cảnh Oda Nobunaga lúc bấy giờ đã ở đỉnh cao quyền lực sau khi triệt hạ được gia tộc Takeda trong Trận Temmokuzan đầu năm 1582. Trung phần Nhật Bản đã bình định và quy phục còn các lực lượng đối lập của các gia tộc Mōri, Usegi, và Hậu Hōjō đều yếu ớt, không thể cản bước tiến của Nobunaga nữa. Lãnh chúa của họ Mōri là Mōri Motonari đã mất, quyền hành trao tay người cháu ba đời là Mori Terumoto. Bên cánh Hōjō thì Hōjō Ujiyasu, nhà chiến lược tài trí cũng mất; con là Ujimasa thì bất tài. Còn vị tướng khét tiếng thời kỳ Chiến Quốc là Uesugi Kenshin cũng từ trần; tranh chấp nội bộ của hai chi kế thừa làm chia rẽ gia tộc Uesugi. Nhân đó Oda Nobunaga tiến quân chinh phạt tứ phương. Nobunaga ra lệnh cho bốn đạo quân cùng tiến: Hashiba Hideyoshi tấn công gia tộc Mori Niwa Nagahide thì chuẩn bị đánh Shikoku; Takigawa Kazumasu thì dàn quân kiềm chế gia tộc Hōjō ở tỉnh Kozuke và tỉnh Shinano; Shibata Katsuie thì cất quân tiến vào tỉnh Echigo, lãnh địa của gia tộc Uesugi. Phần Nobunaga thì ông mời đồng minh là Tokugawa Ieyasu đến Kansai mở tiệc khao quân ăn mừng chiến thắng quân của Takeda. Tiệc chưa mãn thì Nobunaga nhận được biểu của Hashiba Hideyoshi xin tiếp viện vì bị vây ở Takamatsu. Nobunaga phải vội chia tay Ieyasu để lên đường đem quân cứu Hashiba. Cùng tòng quân là tùy tướng Akechi Mitsuhide. Khi đến chùa Honnō thì đoàn quân dừng lại nghỉ. Đội hộ giá chỉ có vài người hầu cận. Mitsuhide Akechi phản bội Mitsuhide lúc nhận được lệnh tòng chinh thì lập doanh trại ở tỉnh Tamba. Ý đồ làm loạn dã có từ trước như trong một số thi văn Renga do Mitsuhide để lại. Nhận thấy thời cơ thuận lợi khi Nobunaga tá túc ở chùa Honnō mà không phòng bị gì, Mitsuhide kéo quân về Kyoto lại cho truyền rằng quân binh hồi kinh là để Nobunaga duyệt binh nên không ai nghi ngờ gì. Lúc áp đến chùa Honnō thì Mitsuhide loan rằng "Quân địch đang trú tại chùa Honnō!" (Teki wa Honnōji ni ari! 敵は本能寺にあり) rồi tảng sáng cho quân bao vây chùa. Nobunaga khi hay biến thì sai quân bố trí chống cự nhưng ít không cự được nhiều; Nobunaga không chịu bị bắt nên nổi lửa đốt chùa Honnō rồi tự sát. Tên hầu của Nobunaga là Mori Ranmaru cũng chết theo chủ. Chùa cháy rụi. Vì không tìm thấy thi hài của Nobunaga nên sau này có nhiều giả thuyết về Nobunaga; có người cho rằng Nobunaga thoát chết và lẩn trốn trong thiên hạ. Về phần Mitsuhide sau khi phá được chùa Honnō rồi thì kéo quân đánh người con của Nobunaga là Nobutada ở thành Nijo. Nobutada chọn tự tử chứ không ra hàng. Toàn thắng, Mitsuhide truyền cho các lãnh chúa địa phương phải quy thuận rồi dâng biểu lên Nhật hoàng đòi triều đình phải công nhận uy quyền tối thượng của Mitsuhide. Nguyên do đảo chính Động cơ phản loạn của Mitsuhide cho đến nay vẫn còn là ẩn số cho dù phía sử gia đã đưa ra nhiều giả thuyết. Đa số cho tằng Mitsuhide có tư thù, lại sẵn tính bồng bột, lắm tham vọng nên ra tay giết chủ tướng. Có người thì cho rằng Mitsuhide có tinh thần bảo hoàng, sợ Nobunaga làm hại đến Nhật hoàng nên giết đi. Trước đó khi Nobunaga mời Tokugawa Ieyasu đến thành Azuchi khao quân thì có phái Mitsuhida lo việc tải lương nhưng rồi Mitsuhide bị khiển trách và cất chức vì đã dâng món cá ươn. Mitsuhide lấy đó là hiềm để bụng oán thù. Truyền thuyết khác thì cho rằng Mitsuhide lúc đó đã ngoài 50 cảm thấy địa vị mình dưới trướng của Nobunaga sắp lung lay vì trước đó Nobunaga đã bắt phạt hai hạ thần là Sakuma Nobumori và Hayashi Hidesada vì không hoàn thành nhiệm vụ. Mitsuhide phỏng nghĩ rồi chính mình rồi cũng sẽ chịu lụy, mất cả thái ấp nên nảy ý làm phản. Một tình huống nữa là khi đánh lấy tỉnh Tamba, Nobunaga bắt Mitsuhide giao mẹ mình vào thành Yagami của gia tộc Hatano làm con tin để bọn Hatano ra hàng. Hatano đồng ý quy thuận mở cửa thành nhưng Nobunaga lại nuốt lời sai bắt giết nhà Hatano. Thấy chủ tướng bị hại, quân thuộc hạ của Hatano liền giết mẹ của Mitsuhide. Mitsuhide uất ức vừa mang tiếng thất tín cùng bất hiếu nên không phục Nobunaga nữa. Chính sử không thì không ghi rõ nhưng trong dân gian thì có nhiều mẩu chuyện truyền lại về Mitsuhide. Riêng trong văn tịch thì nay còn bài thơ Renga của Mitsuhide có câu: Toki wa ima, ame ga shitashiru satsukikana. (時は今 雨がした滴る皐月かな) Đại ý là "Thời điểm đã đến, tháng năm khi trời mưa". Tuy nhiên bài thơ biến nghĩa dựa theo các chữ đồng âm dị nghĩa: 土岐は今 天が下治る 皐月かな Toki nghĩa là thời gian 時 nhưng cũng có thể chỉ gia tộc Toki mà Mitsuhide là hậu duệ. Cả câu có thể được dịch là "Họ Toki nay sẽ thống trị thiên hạ". Sau sự kiện Khi Nobunaga chết thì thừa tướng là Hideyoshi đang đánh bọn gia tộc Mori. Được hung tín, Hideyoshi giảng hòa với Mori và kéo quân về, thu nhặt thêm binh sĩ của Nobungaga ở ngoài các trấn. Về tới Sakai Hideyoshi hội quân với Niwa Nagahide và Oda Nobutaka rồi trực chỉ kinh đô Kyoto. Mitsuhide ra nghênh chiến nhưng bại trận ở Yamazaki rồi bị giết khi đang trốn tránh. Còn về Tokugawa Ieyasu lúc đó đang ngao du Sakai, sang tỉnh Iga rồi tỉnh Ise. Khi nghe tin Nobunaga đã chết Ieyasu quay về Mikawa, hiệu triệu binh sĩ nhưng không kịp xuất quân thì Hideyoshi đã thu phục giang sơn cũ của Nobunaga rồi. Đạo quân thứ ba của Nobunaga do Takigawa Kazumasu chỉ huy thì bị gia tộc Hậu Hōjō đột kích, thua to, nên mất tín nhiệm của gia tộc Oda. Đạo quân thứ tư do Shibata Katsuie chỉ huy đang bắc phạt thì quân Uesugi đánh chặn ở tỉnh Echizen nên bị cầm chân. Khi Shibata rút về đến Kyoto thì đã quá muộn màng. Shibata không phục Hideyoshi, sang năm sau đem quân chống lại nhưng thất trận ở Shizugatake. Người duy nhất hội đủ các điều kiện thời thế cũng như nhân sự là Hashiba Hideyoshi; ông lên tiếp nối ngôi vị của chủ cũ làm Thái chính đại thần (Daijō-daijin 太政大臣) với quyền lực tối cao trong triều chính Nhật Bản. Trong văn hóa đại chúng Sự kiện chùa Honnō là một trong những màn quan trọng trong seri video game Playstation 2 Samurai Warriors và Onimusha 3: Demon Siege. Trong game trước, đó là một trong những bước ngoặt của game và là đỉnh cao trong câu chuyện của Nobunaga. Chú thích Tham khảo Naramoto Tatsuya (1994). Nihon no Kassen. Tokyo: Shufu to Seikatsusha. Năm 1582 Nhật Bản thời phong kiến Chiến trận ở Nhật Bản Thời kỳ Azuchi-Momoyama Thời kỳ Chién Quốc (Nhật Bản) Phong kiến Nhật Bản Trận đánh trong thời kỳ Chiến quốc Nhật Bản
wiki
Mực lá (Sepioteuthis lessoniana) là một loài mực ống quan trọng về thương mại. Giống như các thành viên khác của chi Sepioteuthis, mực là dễ dàng để phân biệt với mực khác ở chỗ chúng có vây dày hình bầu dục khỏe mở rộng xung quanh gần như toàn bộ lớp áo. Vây mở rộng khoảng 83-97% chiều dài áo và 67-70% chiều rộng lớp áo. Vì những cái vây này, mực lá đôi khi bị nhầm lẫn với mực nang, một thực tế phản ánh bằng tên khoa học của nó. Lớp áo của mực lá có hình trụ, thon dần đến một hình nón cùn ở phía sau. Lớp áo thường là dài 4–33 cm ở con đực và 3,8-25,6 cm ở con cái. Cả con đực và con cái có thể đạt chiều dài lớp áo tối đa 38 cm, con đực cân nặng 403,5 đến 1.415 g (0,890-3,12 lb), trong khi con cái trưởng thành là từ 165 đến 1.046 g. Cả con đực và con cái có thể đạt được trọng lượng tối đa 1,8 kg đã được ghi nhận trong văn bản. Các chế độ ăn uống của mực lá bao gồm cá chủ yếu là động vật giáp xác và cá nhỏ. Chúng được tìm thấy ở vùng biển ôn đới và nhiệt đới của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, và gần đây đã được du nhập vào Địa Trung Hải. Chúng thường được tìm thấy gần bờ biển, gần tảng đá, và các rạn san hô. Chúng bị đánh bắt với số lượng lớn bởi con người ở châu Á. Do tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của chúng, vòng đời ngắn, và dễ chuyên chở và dễ sống trong điều kiện nuôi nhốt, mực lá được coi là một trong những loài có triển vọng nhất cho nuôi trồng hải sản. Chú thích Tham khảo L Động vật được mô tả năm 1831 Động vật chân đầu Đại Tân Sinh Động vật thân mềm châu Đại Dương Động vật thế Pliocen
wiki
Ái Khanh Những ngày đầu trên đất Mỹ Tôi cứ loay hoay hoài, không biết phải khởi đầu từ đâu để kể cho bạn nghe những chuyện ngộ nghĩnh mà tôi gặp phải, cũng như nghe được tại Mỹ nầy! Để mở đầu tôi xin nói sơ qua lý do vì sao tôi đến xứ Cờ hoa nầy nhé... Tôi sinh ra ở Huế, lên 6 tuổi, mẹ tôi mất... ba tôi lâm vào cảnh “gà trống nuôi con”, phải dắt díu đàn con thơ vào Nam lập nghiệp. Lớn lên, tôi lúc nào cũng rất vụng về khiến chị tôi vẫn thường mắng tôi: “sau thằng nào vớ phải mầy thì... khổ triền miên”. Nhưng rồi may quá, tôi cũng gặp được người “chịu khổ triền miên” đến ra mắt gia đình tôi để “xin bàn tay” rồi sau đó lôi tuốt tôi lên tận Ban Mê Thuột. Hạnh phúc chẳng bao lâu, chiến tranh xảy ra... Chồng tôi theo đoàn người di tản ra nước ngoài, tôi đã phải khóc hết cả nước mắt khi từ Ban Mê Thuột về Sài Gòn mới hay rằng người “chịu khổ triền miên” đã lìa bỏ tôi mà theo gia đình ra nước ngoài rồi... Cuối cùng, bao nhiêu sóng gió, tôi cũng đến được Hoa Kỳ! Gặp được nhau, chúng tôi lại... tiếp nối bản tình ca dang dở, chúng tôi mướn được căn nhà nho nhỏ, khá gọn gàng để ra riêng mặc cho mẹ chồng chì chiết, giận lên giận xuống... Tôi vẫn thường xuyên thăm viếng mẹ để bà bớt đi thành kiến... mẹ chồng nàng dâu! Cuộc sống chúng tôi không được thoải mái vì tôi mới chân ướt chân ráo tới Mỹ, tết Việt Nam đầu tiên, chồng tôi xin nghỉ để ở nhà, chàng sợ tôi buồn vì nhớ nhà. Hơn nữa, cũng chờ tôi nấu nướng xong xuôi thì sẽ dẫn tôi đến xông đất, mừng tuổi mẹ chồng. Tôi cố gắng tìm mua cũng như tự nấu nướng những thức ăn như bánh chưng, bánh tét, dưa món, dưa giá, thịt kho tàu... (tôi bắt chước chị tôi lúc ở Việt Nam, Tết nào cũng bổn cũ soạn lại), đang chuẩn bị để đi thì chuông cửa “kính cong” vang lên. Mở cửa ra, một người đàn ông mặc vest, tay xách chiếc vali Samsonite tươi cười chào chúng tôi, ông xã tôi cũng lịch sự mời vào nhà, mời ngồi chỉ vắn tắt vài câu thì ông xã tôi... cười như mếu bắt tay và chào tiễn biệt, ngăn lại như không muốn ông ta mở chiếc vali ra. Tôi ngơ ngác, không hiểu một chút gì... chỉ lập lại chữ “bái bai” khi ông ta chào tôi. Ông ta vừa khuất, tôi chưa kịp hỏi, ông xã tôi đã vội vàng giải thích: - Đó là saleman, tức người đi bán hàng cho hãng họ đang làm... - Ông đó bán gì vậy anh? - Bán đất... chôn người chết! - Trời đất! Sao bán vào ngày Mùng Một Tết? - Tết mình chứ đâu phải Tết Mỹ? - Sao vậy mà anh không... la ông ta mà em thấy anh còn cười ? - Mỹ mà la gì? Nó có biết gì đâu! - Vậy hồi nãy ông ấy nói gì mà anh cười vậy? - Ông ta quảng cáo đất nghĩa trang đang “on sale”! Coi như... mua một tặng một! Tôi chưa kịp phản ứng ông xã tôi đã bảo: - Thôi, bỏ qua đi! Tới nhà mẹ mừng tuổi rồi ăn cơm, đói rồi! Đầu năm để cho vui đừng có nói mấy chuyện nầy nữa! * Ngày tháng lặng lẽ trôi qua, tôi cũng tìm được công ăn việc làm, vì chung quanh nhà tôi toàn là người Mỹ, nên khi xin được vào hãng điện tử có khá đông người Việt tôi vui lắm. Nhưng rồi, mỗi lần có vấn đề gì cũng phải nhờ tới... thông dịch viên (tức những người bạn biết tiếng Anh đã làm việc từ trước), tôi lại phải cố gắng đi học anh văn, vừa nói vừa chia động từ “Tu quơ” chắc bạn cũng phải biết... mệt muốn chết! Nhưng rồi, cuối cùng tôi cũng... bập bẹ vài chữ để xã giao! Cathy, người bạn Mỹ cùng line với tôi vẫn thường kiên nhẫn giúp tôi những chữ nói sai... Có một lần cô ta hỏi tôi cuộc vượt biển, tôi thật vô cùng hứng thú, vừa kể vừa khoa chân múa tay để diễn tả cuộc hành trình hãi hùng của mình... Cô ta chăm chú nghe, thỉnh thoảng lắc đầu như chia sẻ sự khốn khổ của dân tộc mình. Thỉnh thoảng thấy tôi cười, cô ta cũng thích chí “wow!” lên một tiếng khiến tôi thích quá, nghĩ tiếng Anh của mình chắc là ngon lành lắm rồi. Chúng tôi đang vui vẻ chuyện trò, bỗng một người bạn khác -Vicky- đến dứng cạnh nghe ké, nghe một lúc Vicky quay sang hỏi Cathy: - What did she say? Tôi hãnh diện chờ Cathy tường thuật lại, nhưng thật bất ngờ, Cathy lại đáp: - I don t know! I don t understand! Tôi không nói, nhưng có lẽ bạn thấu hiểu tâm trạng tôi lúc đó buồn và tuyệt vọng về... bản thân mình tới đâu rồi bạn nhỉ? * Bây giờ, cũng một chuyện... kinh nghiệm nước Mỹ để chẳng may ai gặp phải trường hợp giống như thế nầy hãy coi như lời báo động! Bạn của tôi, nhận được một hộp kem dưỡng da, một cây son, một hộp phấn hồng... tất cả đều thuộc loại mỹ phẩm tốt, nổi tiếng với giá 2 mỹ kim, bạn tôi thích thú viết ngay tấm check 2 dollars gửi đi. Tháng sau, nhận thêm một thùng lớn với nhiều loại mỹ phẩm vừa qua, có thêm những quà tặng khác như lotion, bút kẻ viền mắt, viền môi và có cả chai dầu thơm khá lớn, một loại dầu thơm đang được yêu chuộng kèm theo cái bill 68 dollars. Bạn tôi nhân chia trừ cộng sao đó, thấy vẫn còn rẻ nên viết check thanh toán. Nhưng, câu chuyện chưa dừng ở đó, tháng kế tiếp bạn tôi lại nhân một thùng mỹ phẩm khác... y chang kỳ vừa rồi, nhưng có khác là kèm theo cái bill 380 dollars! Lần nầy, bạn tôi không nhịn không được nữa, gọi tôi để kể lể và hỏi ý tôi phải đối phó thế nào. Tôi cũng tức giùm cho bạn, vội bảo trả lại với cách... chuyển hóa giao ngân - C.O.D. (tức trả tiền khi giao hàng). Tuần lễ sau, thùng mỹ phẩm đó bị trả lại, kèm theo hóa đơn $380+ $22.50 = $402.50 (tiền cước 2 lần) và đặc biệt hơn nữa là một giấy tống đạt của luật sư với lời... khuyên nhủ là hãy đọc lại tờ hóa đơn đầu tiên lúc thanh toán tấm check 2 dollars, nếu không thanh toán thì văn phòng luật sư của hãng mỹ phẩm đưa bạn tôi ra Tòa. Bạn tôi tá hỏa tam tinh, gọi nhờ tôi tới, lục tung cả nhà để tìm tờ giấy đầu tiên ấy, đọc lui đọc tới cuối cùng mới khám phá ra một hàng chữ thật nhỏ phía dưới ghi chú: (xin tạm dịch) Nếu bạn đồng ý với món mỹ phẩm nầy thì sẽ phải mua thêm hai kỳ theo giá đặc biệt của hãng chúng tôi trong vòng một năm. Ban đầu, bạn tôi không kể cho chồng cô ta nghe, vì nghĩ chẳng đáng là bao, nhưng sau với số tiền như thế cô đành nói thật. Chồng cô tức giận gọi thẳng tới số phone đã ghi trong đó với ý định sẵn sàng ra tòa vì anh ta coi như đó là vợ anh bị lừa. Luật sư của hãng mỹ phẩm rất... nhẹ nhàng cho một ngày hẹn tại Tallahassee. Cuối cùng, vợ chồng bạn tôi phải ký cái check trả vì nếu ra tòa tại Tallahassee thì phải tốn tiền máy bay, mà chưa chắc xử một lần, và cũng chưa chắc thắng kiện, đành hậm hực, coi như... mua kinh nghiệm một bài học tại xứ Mỹ nầy vậy! * Còn đây là một chuyện thật nhỏ, nhưng cũng cho chúng ta một bài học: Một nhiếp ảnh gia lớn tuổi ở chung tiểu bang với tôi, trong một lần nói về những tác phẩm nổi tiếng của ông được đoạt giải thưởng, ông kể cho tôi nghe có lần ông nhận được một bức thư cho biết ông trúng được cái lò nướng bánh mì theo cuộc rút thăm trong những người có tên trong phone book (?), và bảo ông đến địa điểm... để nhận, trong lúc rảnh rỗi, ông dẫn luôn người vợ theo cho vui. Khi tới nơi, họ tiếp đón rất nồng nhiệt, mời một số người cùng trúng giải như ông lên chuyến xe bus... chở đi nhận giải. Chiếc xe chạy hơn một tiếng đồng hồ thì tới một bãi biển có nguyên một khu nhà đã xây cất khang trang, và hướng dẫn viên giải thích về khu nhà nọ và cho biết họ đang... rao bán! Thao thao bất tuyệt hết căn nầy qua căn khác. Tới giờ ăn trưa, mọi người ai muốn ăn thì phải mua cái hamburger và ly nước ngọt $4.99. Ăn xong, tất cả lục tục lên xe để được chở đến một căn phòng gần đó để lãnh giải thưởng. Ông nhận được một cái lò nướng bánh mì trị giá chưa tới $10. Sau đó, mọi người mới được... trả về nơi đậu xe. Ông cười kể với tôi “Tôi thì rảnh đi chẳng sao, chỉ có nhà tôi nghe tôi gọi cũng đi, mất cả ngày, bà ấy lại chẳng biết ăn hamburger nhịn đói, về bà ấy mắng tôi cả đêm, bà còn bảo lần sau tôi mà còn ham ba cái giải thưởng như thế thì... đường ai nấy đi! Cô nghe có sợ không chứ? Mà nói thực, từ nay mà có được những cái thư như thế tôi cũng vứt thùng rác thôi cô ạ! ” * Cho tới một ngày kia (chà, nghe như kể chuyện cổ tích không bằng)... có một gia đình Việt Nam đi theo diện đoàn tụ đến ngụ tại xóm tôi, tôi vui mừng lắm lắm. Nhưng... (À! đây là... mấu chốt của câu chuyện tôi muốn kể bạn nghe để biết thêm những luật lệ ở Mỹ, tức muốn chết mà... biết tỏ cùng ai?) gia đình người ấy chẳng biết tìm đâu ra một bầy vịt, mỗi khi tôi theo người bạn ra sau hè thì bầy vịt “cạp cạp” inh ỏi cả tai, nhưng vui khi tôi tưởng tượng như đang ở Việt Nam vậy bạn ạ! Có một buổi chiều thứ sáu, trời cũng gần tối rồi chúng tôi đang sửa soạn đi chợ thì điện thoại reo, tôi bắt lên, giọng của người bạn hàng xóm có vẻ hốt hoảng: - Chị ơi! Qua nhà thông dịch giùm em đi, tự dưng cảnh sát vô nhà, nói gì mà có... con chó trong đó nữa mà em chả hiểu gì hết. Tiếng Anh... hết sẩy như tôi mà có người nhờ thông dịch thì cũng oai ra phết! Tôi... phán ngay: - OK! Biểu ông cảnh sát chờ một chút nha! Và tôi vội vắn tắt kể lại cho ông xã và... nhờ ông đi theo để... nghe giùm (Phải phòng hờ tôi chẳng hiểu gì hết thì quê chết!) Khi qua nhà người bạn - nói gần chứ cũng chạy xe mất 5 phút - thì thấy hai xe cảnh sát đậu trước cửa, tôi hơi hồi hộp khi người bạn chạy a ra mừng rỡ: - Nhờ anh chị nghe giùm em mấy ông cảnh sát nói gì em không hiểu, em chỉ hiểu mỗi chữ “chó” thôi! Ông xã tôi tiến vào trong, chào hai người cảnh sát. Tôi và người bạn đứng ngoài nhìn vào, tôi... giảng giải: - Bên nầy họ quý chó lắm, chị có chạy xe cán chết con chó nào của ai không? Chúng tôi ngang tuổi nhau nên ai cũng xưng em gọi chị, chị ta thở dài rồi ai oán kể lể: - Chị ơi! Ông xã em có vợ bé, lãnh mẹ con em qua đây rồi ông ta thỉnh thoảng mới về đây, mua cho em cái xe cũ, căn dặn em cẩn thận lắm, em đâu có dám chạy ẩu đâu chị? Mới có bằng nên em chạy cẩn thận lắm. Em... Chị ta chưa dứt lời thì ông xã tôi gọi chúng tôi vô nhà, anh nhìn chị ấy và nói: - Họ bảo chị nuôi bầy vịt bị hằng xóm complain tức là khiếu nại chị làm quấy nhiễu sự yên tĩnh của họ đó! Họ bắt buộc chị phải giải quyết bầy vịt trong vòng 24 tiếng, nếu không thì sở thú y họ sẽ tới mang đi! Hai ông cảnh sát nhìn chị bạn tôi gật gù như chờ đợi lại... sự gật gù thấu hiểu của chị. Sau đó, họ bắt tay ông xã tôi nói lời cám ơn và họ ra xe chạy mất. Chị bạn tôi nhìn sang nhà bên cạnh ánh mắt hằn học: - Thảo nào cái bà Mỹ mập ú nhà bên kia cứ chỉ vào mấy... con vịt của em nói gì hôm qua em chả hiểu! Tôi như sực nhớ ra vội hỏi: - Ủa! sao hồi nãy em nghe chị nói gì có con chó nữa mà! Ông xã tôi phì cười: - Chắc họ nói “duck” mà chị nghe ra “dog” đó! Nghe hai bà nói chuyện gì mà cứ lôi gia súc ra không vậy? Tôi và chị bạn gượng cười, ông xã tôi bảo: - Thôi, tụi nầy còn đi chợ nữa, chị ráng thanh toán bầy vịt kẻo thứ tư họ trở lại đó! Tôi lưu luyến nhìn bầy vịt đang vô tư đuổi bắt nhau sau hè, dù gì nó cũng đã cho tôi một vài phút giây... gợi nhớ quê hương! Tôi thắc mắc: - Bây giờ chị tính sao? Chị thở dài: - Chắc là phải gọi người ta rồi cho mỗi người vài con, còn lại em làm thịt bỏ tủ đá ăn dần... chứ em đâu biết làm sao bây giờ? Chúng tôi ra xe, chị lật đật chạy theo gọi: - Chờ em một chút, em gửi anh chị hai con vịt đem về nấu cháo ăn. Tôi giẫy nẩy lên: - Em không biết làm thịt! Ông xã tôi bảo: - Thôi, cứ đem về rồi tính sau. Chị bạn nhanh nhẩu: - Nếu không có ai làm anh chị đưa sang đây em làm cho! Tối đó, đi chợ về thì cũng gặp lúc Mẹ chồng tôi ghé thăm, bà ngạc nhiên khi thấy tôi lôi hai con vịt bị trói chân trong cốp xe ra, có lẽ bị nhốt trong cốp lâu quá, nên mới thấy chúng tôi nó đã “cạp cạp” om sòm... Tôi tóm tắt cho mẹ chồng nghe, bà lắc đầu như chê bai bà hàng xóm mập ú : - Ở mà gặp hàng xóm xấu mệt lắm. Rồi bà chợt hỏi: - Rồi bây giờ con làm gì ăn? Tôi phân vân: - Con đang định nuôi vài ngày rồi tuần sau rảnh con phone hỏi bạn con coi có ai biết cắt tiết không rồi con sẽ nhờ họ làm! Mẹ tôi bảo: - Thôi, để mẹ đem về nuôi, muốn ăn ra chợ mua cũng được. Thật ra, tôi cũng thích bún măng vịt hay cháo vịt lắm, nhưng ý mẹ chồng muốn thì tôi cũng không dám cãi. Thế là một lần nữa, hai con vịt lại bị nhốt vô cốp xe để... sang nhà mới! Thế rồi chỉ vài hôm thôi, vào tối thứ năm mẹ tôi phone tới báo động là có bà hàng xóm cũng đã than phiền với cảnh sát rồi. Tôi bàn với ông xã tôi chiều mai đi làm về, ghé lấy 2 con vịt về để đem qua nhờ chị bạn cắt tiết bỏ tủ lạnh rồi cuối tuần có nhiều thì giờ tôi sẽ nấu bún măng vịt rồi mời mẹ tới ăn luôn. Nhưng, chữ nhưng nầy tôi ghét làm sao! Chiều hôm ấy lại là ngày thứ sáu, mới bước chân vô nhà thì mẹ chồng tôi gọi vừa kể vừa trách móc tôi tùm lum. Tôi tối tăm mặt mũi khi nghe bà kể lại cảnh sát tới nhà bà lần thứ hai vào sáng sớm hôm nay, cảnh cáo phải giải quyết gấp 2 con vịt hoặc nuôi chỗ nào mà không làm phiền sự yên lặng đang cần nghỉ ngơi của bà già hàng xóm... xấu tính. Mẹ tôi bực bực mình vì đã tới giờ đi ra mở cửa tiệm -business của bà- nên bà vội vàng bỏ đại trên thùng rác với hy vọng mấy ông đổ rác... ăn giùm, bà bảo đã cột chặt hai chân nó lại để phòng hờ nó phóng xuống chạy qua bà già khó chịu thì càng mệt! Mẹ tôi lý luận như thế! Nhưng khổ nỗi tới lúc mẹ tôi vừa tới tiệm của bà chừng 15 phút thì cảnh sát gọi bà về nhà gấp, về tới thì mẹ tôi bị ghép vào tội hành hạ súc vật! Và phạt bà 125$ coi như cảnh cáo nhẹ, nếu bà không muốn nộp phạt thì chờ ngày ra tòa! Cuối cùng, mẹ tôi muốn chấm dứt sự lằng nhằng nên đành nộp phạt cho xong chuyện! Tôi bị mẹ la rầy thật oan ức. Nhưng xét cho cùng nếu hôm đó tôi cứ bảo tôi thèm ăn cháo vịt thì mọi sự chắc ổn thỏa hết rồi! Đó là vài “kinh nghiệm” của tôi những ngày vừa tới Mỹ xin cống hiến cùng bạn đọc và tôi hy vọng sẽ được học thêm nhiều kinh nghiệm ở trường đời qua những bài học khác của nhiều tác giả khác để hiểu rằng: Không có cái dại nào giống cái dại nào! Ái Khanh Mục lục Những ngày đầu trên đất Mỹ Những ngày đầu trên đất Mỹ Ái KhanhChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: Băng NguyệtĐược bạn: TSAH đưa lên vào ngày: 23 tháng 6 năm 2004
vanhoc
Nay Der (1895-1987) là người sáng lập bộ chữ viết đầu tiên của dân tộc Jrai. Ông được coi là người thầy giáo đầu tiên của dân tộc Jrai. Ông sinh năm 1895 tại Bôn Ơi Nu, xã Ia Siơm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Thân thế và sự nghiệp Nay Der (1895-1987), dân tộc Jrai, được sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở vùng Ơi Nu, nay thuộc huyện Krông Pa. Cha mẹ mất sớm, tuổi thơ của ông trải qua không biết bao gian khó, nhưng với đức tính thông minh, chăm chỉ, ông từng bước vượt qua ranh giới của buôn làng để tìm đến với "con chữ"- khái niệm mà lâu nay người Jrai chưa hề có. Với niềm khao khát được học, được biết chữ, ông đã vượt qua mọi gian khó và vươn lên trong cuộc sống bấy giờ. Đến đầu thập niên 20 của thế kỷ XX, Nay Der học xong chương trình sơ học yếu lược và trở thành người trí thức đầu tiên của dân tộc Jrai. Ông là người thầy giáo, nhà trí thức cách mạng đầu tiên của đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Gia Lai, người đã cùng với một số trí thức người Êđê và người Pháp (Antoine, Antomarchi,...) sáng lập ra bộ chữ viết Jrai, suốt đời đem hết tâm huyết phục vụ, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của Gia Lai nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng. Ông đã được nhà nước phong tặng nhiều huân, huy chương và nhiều phần thưởng cao quý khác. Năm 1987 ông qua đời tại huyện Ayun Pa, nay là thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai để lại một tài sản vô cùng quý giá đối với  dân tộc, với quê hương. Dẫu năm tháng đã qua đi nhưng bộ chữ  viết Jrai vẫn trường tồn, tên của người thầy giáo Nay Der vẫn luôn trong tâm thức của chúng ta trong mỗi người con Jrai. Tháng 12 năm 2007, tỉnh Gia Lai thành lập Quỹ học bổng mang tên người con ưu tú của dân tộc Jrai:"Quỹ học bổng Nay Der" với mục đích khuyến học, khuyến tài nhằm hỗ trợ cho những học sinh, sinh viên của tỉnh có thành tích xuất sắc trong học tập; học sinh, sinh viên nghèo vượt khó học giỏi. Tham khảo Nay Đer- người thầy giáo sáng lập bộ chữ viết đầu tiên của dân tộc Jrai Người Gia Rai Người Gia Lai
wiki
Nhóm ngôn ngữ Đức cao địa (tiếng Đức: Hochdeutsche Sprachen) hoặc nhóm phương ngữ Đức cao địa (Hochdeutsche Mundarten/Dialekte) bao gồm các biến thể của tiếng Đức, tiếng Luxembourg và tiếng Yiddish, cũng như các đồng ngữ được nói ở miền trung và miền nam nước Đức, Áo, Liechtenstein, Thụy Sĩ, Luxembourg và các khu vực láng giềng ở Bỉ và Hà Lan (các phương ngữ Ripuaria ở đông nam Limburg), Pháp (Alsace và Bắc Lorraine), Italia và Ba Lan. Nhóm ngôn ngữ này cũng được nói ở hải ngoại tại România (Transilvania), Nga, Hoa Kỳ, Brasil, Argentina, Chile và Namibia. Về thuật ngữ, từ "cao" trong tiếng Đức cao địa là một tham chiếu địa lý đến nhóm các phương ngữ hình thành nên "tiếng Đức" (theo nghĩa "tiếng Đức cao nguyên"), mà từ đó phát triển thành tiếng Đức tiêu chuẩn (theo nghĩa hẹp), tiếng Yiddish và tiếng Luxembourg. Nó dùng để chỉ vùng núi cao ở miền Trung và miền Nam nước Đức, nó cũng bao gồm Luxembourg, Áo, Liechtenstein và hầu hết Thụy Sĩ. Nó được dùng để phân biệt với tiếng Hạ Đức, mà nó được dùng tại các vùng hạ du (đồng bằng Bắc Đức) và dọc theo bờ biển bằng phẳng của Biển Bắc. "Đức cao địa" trong ý nghĩa rộng hơn có thể được chia thành Thượng Đức (Oberdeutsch, bao gồm các phương ngữ của tiếng Đức của Áo và Thụy Sĩ), Trung Đức (Mitteldeutsch, bao gồm tiếng Luxembourg, mà bây giờ là một ngôn ngữ chuẩn) và Franken cao địa, mà nó là nhóm phương ngữ chuyển tiếp giữa hai nhóm này. Tham khảo Cao Cao
wiki
Hướng dẫn Tiếng đàn của người ca kĩ được Bạch Cư Dị miêu tả hết sức cụ thể sống động. “Tì bà hành” đã thực sự thể hiện rõ bản chất của thể hành, chỉ thông qua tiếng đàn. Ngay từ lúc đầu: Đàn ai nghe vẳng bên tai Chủ khuây khỏa lại, khách dùng dằng xuôi Thì tiếng đàn ấy hiện ra, mang một sức cuốn hút kì lạ. Không! Đó là lẽ tự nhiên của một cuộc chia tay giữa hai người bạn trong một đêm khuya thanh vắng không có tiếng sáo, tiếng đàn. Sau đó là những lời: Mời mọc mãi thất người bỡ ngỡ Tay ôm đàn chi nửa mặt hoa Để từ đó, tiếng đàn bật lên, gây ra một ấn tượng, một tác động mạnh mẽ đối với người nghe: Dẫu chưa nên khúc tình đà thoáng bay Rồi đi saua vào trong những tiết tấu của âm thanh. Bạch Cư Dị miêu tả dồn dập tiếng đàn ấy. Ông nghe được cả những âm sắc lạ lùng, những nốt lắng, những cái đột biến bất thường trong từng giai điệu. Giữa hai đợt là một khoảng im ắng và dường như nó đã chia đôi, chặt đứt cuộc đời người ca kĩ. Đây, dòng suối xuân thơm mát, ngọt ngào, những tiếng nảy ngọc của hạt châu, của mâm vàng, tiếng róc rách rồi ào ạt của dòng suối. Tất cả đều gợi lên một cái gì đó hết sức trẻ trung, phơi phới sức sống. Tiếng đàn không chỉ dừng lại ở đây mà nó còn là chính tâm sự của người gảy. Cuộc đời người ca kĩ hòa vào tiếng đàn. Đó là những tháng ngày hạnh phúc, cái “tài” và cái “tâm” êm đẹp như dòng suối xuân. Nhưng sau đó lại là sự đột biến. Dòng suối ấy tự dung đông cứng lại, cái giá lạnh của băng tuyết trong tiếng đàn dễ làm người ta thất vọng trong đỉnh điểm của nó. Cuộc sống đang vươn tới những gì tươi đẹp nhất thì lại gặp bất trắc hết sức bất ngờ. Nhân vật trữ tình như hụt hẫng trước thực tại, người nghe chơi vơi trong cái se lạnh ấy của dòng suối băng, tâm hồn dường như muốn chống lại cái mâu thuẫn ấy để thoát khỏi tâm trạng ngậm ngùi với cuộc đời người ca kĩ. Chính lúc ấy, nốt lặng như một cơn mưa lũ bị đập chắn ngang lại. Thực ra nó lại càng hay hơn là tiếng nhạc lúc này. Nốt lặng ấy, có thể ví như một khoảng yên lặng giữa hai cơn going tố để sau đó nó bùng lên và càng dữ dội hơn, điên cuồng gào thét hơn. Nốt lặng của âm nhạc được đặt đúng chỗ, đúng lúc để mà con người có thể tiếp tục suy tưởng với những ý nghĩ riêng, dường như đang quên mình, tan biến vào trạng thái hư không thăm thẳm của vũ trụ. Nốt lặng ấy, chấm dứt một đoạn đời tươi đẹp kết thúc bằng sự trở ngại để mở ra một cái gì dường như là một thế lực đen tối nào đó. Người nghe cũng dường như cảm nhận được điều ấy nên càng nghe chăm chú. Ở đây Bạch Cư Dị đã nhận ran gay sau nốt lặng ấy là tiếng dao, tiếng búa, tiếng binh đao. Tiếng đàn ấy kéo con người ra khỏi những suy tưởng để quay về với thực tại. Cuộc đời ngày xưa còn đâu! Bây giờ chỉ còn lại sự nối tiếc… nhưng hình như người ca kĩ trên bến Tầm Dương cũng không được phép nối tiếc quá khứ vì hiện tại chợt đến như một bóng ma bất ngờ gieo rắc nhiều tai họa, phá tan đi hạnh phúc của một đời người. Tiếng đàn không còn ấm êm như trước, âm sắc không còn trong trẻo mà rắn đanh lại, dồn dập và kết thúc hết sức bất ngờ. Cô gái quẹt mạnh vào sợi dây đàn tạo ra một âm thanh chat chúa nghe như tiếng xé lụa. Ôi! Mảnh lụa bị xé ấy chẳng phải là sự phũ phàng cả cuộc đời của những kẻ không biết đến cái đẹp, cái thâm thúy của tâm hồn? Và vì thế, nó đã gọi mời người ta hãy mau mau trở về với thực tại, dù thực tại ấy có đau đớn đến đâu chăng nữa. Nhưng Thuyền mấy lá đông tây lặng ngắt Một vầng trăng trong vắng lòng sông Họ vẫn mải mê chìm đắm trong tiếng nhạc. Cả trăng, cả sông cũng thế. Thiên nhiên dường như chết lặng đi, dòng sông không chảy mà đông cứng lại và dường như mặt trăng không còn cái “thần” của nó, nó như đã chết dưới lòng sông. Hiệu quả của tiếng đàn quả là hết sức ghê ghớm. Không chỉ Bạch Cư Dị mà tất cả mọi người lúc ấy đều nhận được tiếng đàn. Tuy miêu tả trực tiếp tiếng đàn tì b, nhưng ta có thể cảm nhận được những âm sắc khác nhau của những loại nhạc cụ khác nhau trong từng âm thanh. Tiếng đàn ấy có hiệu quả còn mạnh hơn cả lần Thúy Kiều đánh đàn cho Kim Trọng nghe. Tiếng đàn của Kiều làm cho Kim Trọng: Khi tựa gối khi cúi đầu
vanhoc
Đóng hộp là một phương thức để bảo quản thực phẩm bằng cách chế biến và xử lý trong môi trường thiếu khí. Phương pháp này lần đầu tiên được sử dụng cho quân đội Pháp phát minh bởi Nicolas Appert. Đóng gói giúp ngăn chặn vi sinh vật xâm nhập và nảy nở bên trong.Nhưng người đã nghĩ ra phương pháp khử trùng trong khâu sản xuất là Louis Pasteur,một nhà sinh vật học và cũng là nhà hóa học. Để tránh làm thức ăn bị hỏng trong quá trình trước và trong suốt quá trình bảo quản, một số phương pháp đã được sử dụng: diệt khuẩn, nấu chín (và các ứng dụng dựa trên nhiệt độ cao), bảo quản lạnh, đóng băng, sấy khô, hút chân không, chống các tác nhân vi trùng hay bảo quản để giữ nguyên các tính chất ban đầu như, ion hóa bức xạ vừa đủ, ngâm trong nước muối, axít, base. Theo quan điểm công cộng về an toàn thực phẩm, thực phẩm có tính axit yếu (độ pH lớn hơn 4.6) cần khử trùng bằng nhiệt độ cao (116-130 °C). Để đạt được nhiệt độ trên điểm sôi cần có nồi áp suất. Thực phẩm phần lớn phải chế biến để bảo quản hộp bằng áp suất gồm rau, thịt, hải sản, gia cầm, và bơ. Một số loại thực phẩm có thể bảo quản hộp bằng cách đun sôi nước thường có tính axit mạnh với độ pH dưới 4.6, như trái cây, rau củ. Xem thêm Nicolas Appert Công nghiệp thực phẩm Bảo quản thực phẩm Pasteur hóa Hậu quả có thể xảy ra khi dùng đồ hộp Ngộ độc chì Ngộ độc thịt Bisphenol A Đồ hộp nổi tiếng Spam Xúc xích Vienna Đậu nướng Dứa Tomato Soup Tham khảo N.N. Potter, J.H. Hotchkiss. Food Science. 5th ed. Springer, 1999 P.J. Fellows. Food Processing Technology: Principles and Practice, 2nd Edition. Woodhead Pub. 1999 FDA 21CFR113.3 Thermally processed low acid foods packaged in hermetically sealed containers. Revision Apr.2006 Liên kết ngoài National Center for Home Food Preservation The history of the Norwegian Canning Industry Handling Canned Food USDA Complete Guide to Home Canning Richard Roller Papers , documents the history of glass manufacturing, with an emphasis on fruit and vegetable canning jars at the Ball State University Archives and Special Collections Research Center Steel packaging Công nghiệp thực phẩm Quá trình công nghiệp Vật dụng chứa thực phẩm Phát minh Pháp
wiki
Canon EOS 5D Mark III là máy ảnh phản xạ ống kính đơn kỹ thuật số full-frame bán chuyên 22.3 megapixels sản xuất bởi Canon. Tiếp nối EOS 5D Mark II, 5D Mark III được Canon ra mắt ngày 2-3-2012, đúng ngày kỷ niệm 25 năm ra đời máy đầu tiên của dòng EOS: EOS 650, cũng là ngày sinh nhật thứ 75 của Canon. Mark III được lên kệ bán chính thức cuối tháng 3 với giá $3,499 tại Mỹ, £2999 tại Anh và €3569 tại châu Âu. Tại Việt Nam, máy được ra mắt 4-2012 với giá khởi điểm 89 triệu đồng (chỉ thân máy), phân phối chính hãng bởi công ty Lê Bảo Minh. 5D Mark III được bán ra với lựa chọn chỉ thân máy hoặc theo bộ kèm ống kit EF 24-105mm f/4L IS USM. Đặc điểm Các điểm mới so với EOS 5D Mark II là: Độ phân giải tối đa tăng lên 22.3 megapixels (5D Mark II là 21.1 megapixel) Bộ xử lý hình ảnh DIGIC 5+ (so với DIGIC 4) ISO chuẩn tối đa tăng lên 25600 (các tùy chọn mở rộng gồm 50, 51200, 102400) – so với ISO chuẩn tối đa 6400 (và ISO mở rộng 50, 12800, 25600) Hệ thống lấy nét tự động mới 61 điểm "High-density Reticular AF", AI Servo III, trong đó có 41 điểm dạng ngang dọc, 5 điểm chính giữa ngang dọc chéo (double cross-type), có nhiều tùy chọn điểm lấy nét hơn: Theo tiêu điểm Theo điểm Điểm mở rộng (4 điểm) Điểm mở rộng (8 điểm) Vùng (chiều cao là 3 điểm) Tự động (61 điểm) so với chỉ 9 điểm + 6 điểm hỗ trợ trên 5D Mark II. Hệ thống lấy nét của 5D Mark III thừa kế từ EOS-1D X, và đánh dấu lần đầu tiên kể từ máy film SLR EOS-3 mà Canon đưa hệ thống lấy nét tốt nhất lên thân máy không thuộc dòng 1D. Thừa kế thiết kế trình đơn kiểu mới từ 1D X, có 6 mục lớn, từ trái sang gồm: Chụp ảnh, Lấy nét tự động (AF), Xem lại hình, Các thiết lập, Custom functions, menu nhanh do người dùng tự thiết lập. Menu AF mới xuất hiện, có tùy chọn các trường hợp lấy nét khi chụp các môn thể thao/các hình thái chuyển động khác nhau khi chúng lọt vào khu vực điểm lấy nét từ Case 1 cho tới Case 6, độ nhạy bám nét, tốc độ AI servo... Thiết kế menu này về sau tiếp tục xuất hiện trên 1DX Mk II, 5D Mk IV, 5DS/5DSR, 7D Mk II, 80D, tuy nhiên ở 80D sẽ không có menu AF.. Mục Shooting (màu đỏ): 4 tab (hoặc 6 nếu chuyển sang quay video) Tab 1: Chất lượng ảnh; Thời gian xem lại ảnh; Thời gian xem lại ảnh; Nhả màn chập mà không có thẻ nhớ; Sửa lỗi ống kính; Thiết lập điều khiển flash rời Speedlite; khóa gương lật Tab 2: Bù phơi sáng: dùng vòng xoay nhanh ở lưng máy để chỉnh bù phơi sáng, dùng bánh răng phía trước điều chỉnh mức độ phơi sáng cho các ảnh trong chế độ đa phơi sáng trong khoảng ±3EV tính từ ảnh tối nhất đến ảnh sáng nhất; ISO; Trình tối ưu sáng tự động; Cân bằng trắng; Cân bằng trắng tùy chọn: chọn 1 ảnh rồi lấy dữ liệu cân bằng trắng từ đó làm dữ liệu chuẩn cho chế độ này; Cân bằng trắng tùy chọn theo bảng màu trong máy; Không gian màu. Tab 3: Phong cách ảnh; Giảm nhiễu phơi sáng dài; Ưu tiên tông màu sáng; Xóa dữ liệu rác; Chế độ đa phơi sáng; HDR Tab live view: Bật/tắt live view; Chế độ lấy nét tự động trong live view; Kiểu vạch kẻ ô khung hình; Tỉ lệ khung hình; Exposure simulation; Chế độ chụp yên lặng; Metering timer. Tab quay video 1: Chế độ lấy nét; Vạch kẻ khung hình; Định dạng cỡ khung hình video; Ghi âm; Chế độ chụp yên lặng; Metering timer Tab quay video 2: Mã thời gian; Điều khiển yên lặng; Nút ghi hình Mục AF (màu hồng tím): 5 tab Tab 1: trường hợp lấy nét tự động gồm 6 trường hợp, đặc biệt hữu ích khi chụp chuyển động nhanh nói chung và chụp thể thao, thú hoang dã di chuyển nói riêng. Tab 2: Ưu tiên AI servo từ hình 1; Ưu tiên AI servo từ hình 2 Tab 3: Lấy nét bằng tay khi dùng ống kính có motor USM; Bật đèn hỗ trợ lấy nét; Ưu tiên One-shot Tab 4: Truyền động ống kính khi lấy nét tự động không khả dụng; Lựa chọn điểm lấy nét; Lựa chọn chế độ vùng lấy nét; Chọn nút dùng để chọn chế độ vùng lấy nét; "Orientation linked AF point" Tab 5: "Manual AF pt. selec. pattern"; Hiển thị điểm lấy nét khi đang lấy nét; Hiển thị VF; AF Microadjustment Mục xem lại (màu xanh lam): 3 tab Tab 1: Khóa hình; Xoay hình; Xóa hình; Đặt lệnh in; Copy ảnh (từ thẻ SD sang CF hoặc ngược lại); Xử lý ảnh thô Tab 2: Đặt lại kích cỡ ảnh; Đánh số sao cho ảnh; Xem ảnh dạng trình diễn slide; Chuyển ảnh; Thiết lập xem lại bao nhiêu ảnh khi sử dụng bánh răng phía trước. Tab 3: Cảnh báo cháy sáng trong ảnh; Hiển thị điểm chọn lấy nét trong ảnh; Xem lại nhiều ảnh cùng lúc (các ảnh xếp hàng theo dạng ô lưới); Histogram; Đếm thời gian đã quay video; Độ phóng đại (zoom ảnh to ra bao nhiêu lần khi xem lại); Điều khiển qua HDMI. Mục thiết lập chung (màu vàng): 4 tab Tab 1: chọn thẻ lưu trữ; Đánh số cho file; Đặt tên cho file; Xoay hình; Định dạng lại thẻ nhớ. Tab 2: Tắt máy tự động sau bao lâu (tương tự như chế độ "ngủ" của máy vi tính, máy ảnh sẽ ngay lập tức hoạt động trở lại khi người dùng ấn vào nút nào đó, nút tắt bật vẫn đang bật); Chỉnh độ sáng màn hình; Cài đặt ngày giờ; Cài đặt ngôn ngữ; Làm sạch cảm biến; "VF grid display" Tab 3: Hệ video (PAL hoặc NTSC); Thông tin về tình trạng pin; Làm sạch cảm biến; Tùy chọn cài đặt cho nút DISP; Tùy chọn cài đặt gán cho nút Rate. Tab 4: Tùy chỉnh trong 3 chế độ C; Xóa tất cả các cài đặt máy; Thông tin bản quyền; Firmware Custom Function (màu da cam) Menu nhanh do người dùng tự thiết lập (màu xanh lục) Tốc độ chụp liên tiếp tăng lên 6 hình/s (3.9 hình/s trên 5D Mark II) Chế độ đa phơi sáng lên với ±3 EV (2, 3, 5, 7 tấm với bước nhảy 1/3 EV, 1/2 EV) Cảm biến đo sáng mới 2 lớp 63 vùng – so với cảm biến đo sáng toàn khẩu TTL 35 vùng Xuất hiện chế độ chụp yên lặng mới, giảm âm thanh và rung động trong quá chình chụp – so với chế độ im lặng chỉ trong live view. Ống ngắm quang học có độ bao phủ 100% và độ phóng đại 0.71x - so với độ bao phủ 98% Màn hình LCD 3.2" (8.1 cm) tỉ lệ 3:2 1.040.000 chấm (Màn hình LCD 3"/7.5 cm 920,000 chấm, tỉ lệ 4:3 trên 5D Mark II). Điều này có nghĩa là ảnh sẽ được hiển thị vừa hết màn hình trên Mark III, trong khi hình ảnh hiển thị ở Mark II không kín màn hình, xuất hiện phần trống ở trên và dưới đáy màn hình. Và việc quay video trên Mk III LCD sẽ được hiển thị tốt hơn, so với trên Mk II. Cổng cắm tai nghe (Mark II không có) 2 khe cắm thẻ nhớ: thẻ CompactFlash (CF) loại I (hỗ trợ UDMA-7) và thẻ SD/SDHC/SDXC, tuy nhiên lại không hỗ trợ thẻ SD dùng chuẩn UHS-I – Mark II chỉ có 1 khe cắm thẻ CF. 5D Mark III có hỗ trợ thẻ SD Eye-Fi. Eyecup Eg – so với Eyecup Eb Chống thời tiết (chống nước, bụi, chứ không chịu nước) – Mark II không chống thời tiết Lỗi Canon xác nhận lỗi hở sáng của màn hình LCD, ánh sáng từ màn hình LCD bị rò rỉ có thể ảnh hưởng đến cảm biến đo sáng khiến các giá trị của máy bị sai lệch. Bất kỳ máy nào bị lỗi này sẽ được Canon sửa miễn phí, và các máy được đưa đi sau tuần đầu tháng 5-2012 đã được sửa lỗi này, dán thêm miếng băng dính đen phía dưới màn hình LCD phụ. Cập nhật firmware Canon cho người dùng 5D Mark III nâng cấp lên phiên bản firmware mới v1.1.3 giúp máy sửa một số lỗi cũng như thêm khả năng tương thích với các ống kính mới: Tương thích tốt hơn với ống kính mới EF40mm f/2.8 STM vừa được hãng giới thiệu vào cuối tháng này. Khắc phụ hiện tượng hình ảnh bị thiếu sáng khi sử dụng Auto Lighting Optimizer trong chế độ chụp liên tiếp Auto Exposure Bracketing (AEB). Khắc phụ hiện tượng đèn nền màn hình LCD không tự tắt trong một số tinh chỉnh của máy và để trong thời gian nhất định. Khắc phụ hiện tượng máy ảnh có thể không khởi động khi một số ống kính siêu tele (EF 300mm F2.8L IS II USM / EF 400mm F2.8L IS II USM) gắn vào với bộ mở rộng (Extender EF 1.4X III / Extender EF 2X III). Sửa lỗi ngôn ngữ với các tiếng Hà Lan, Ý, Hàn Quốc, Na Uy, Ba Lan và Thụy Điển. Phiên bản 1.2.1 được đưa ra vào 30-4-2013 nhằm cải thiện đầu ra video không nén qua HDMI và hỗ trợ lấy nét ở khẩu f/8. Firmware 1.2.3 được ra mắt 30-10-2013 Firmware 1.3.3 ra mắt vào ngày 29 tháng 1 năm 2015, sửa lại một số vấn đề trong menu và cải thiện khả năng lấy nét tự động khi chụp ở chế độ live view với các ống góc rộng. Ghi chú Liên kết ngoài EOS 5D Mark III Canon U.S.A. | Consumer & Home Office Máy ảnh Canon EOS DSLR
wiki
Bọ cạp vàng Brasil (Danh pháp khoa học: Tityus serrulatus) là một loài bọ cạp trong họ Buthidae, chúng nổi tiếng nhất trong số những con bọ cạp độc ở Brasil. Chúng là một trong những loài bọ cạp độc gây tử vong cho con người lớn nhất ở Braxin. Đặc điểm Những con bọ cạp đầu ngòi càng nhỏ thì càng độc. Chúng là loài sinh sản đơn tính, chúng rất hung hăng và sẵn sàng chủ động tấn công. Bọ cạp vàng thích ăn gián vì vậy chúng hay sống trong những đống rác của con người vì vậy dễ dẫn đến nguy cơ chúng đốt người. Nọc độc của nó có thể gây ra bệnh nặng (bao gồm viêm tụy), và trong giới trẻ, người già và ốm yếu thậm chí còn gây tử vong. Khi chúng tiêm ngòi vào cơ thể nạn nhân, chất độc xâm nhập ngay lập tức, độc tố của loài này là độc tố phá hủy hồng cầu và gây co thắt ở tim kết hợp với tràn dịch ở phổi tạo ra hiện tượng phù phổi. Tham khảo Daniel Strickman, Stephen P. Frances & Mustapha Debboun (2009). Prevention of Bug Bites, Stings, and Disease. Oxford University Press. ISBN 978-0-19-536578-8. Tityus Động vật được mô tả năm 1922 Động vật Brasil
wiki
Phân họ Mận mơ (danh pháp khoa học: Prunoideae, hay Amygdaloideae) là một phân họ thực vật có hoa chứa các chi Prunus và Prinsepia. Phân họ này thuộc về họ Hoa hồng (Rosaceae) nhưng đôi khi cũng được coi là một họ riêng rẽ với danh pháp Prunaceae/(Amygdalaceae). Các thành viên có tầm quan trọng thương mại trong phân họ này bao gồm mận, anh đào, mơ Armenia, mơ mai, đào, hạnh. Quả của các loại cây này là quả hạch hay quả có hột, trong đó mỗi quả chứa một hạt vỏ cứng, gọi là hạch hay hột. Phân loại Phân loại của nhóm này trong phạm vi họ Rosaceae cho tới nay vẫn chưa rõ ràng. Người ta thông báo rằng rằng Prunoideae chứa hai nhánh, nhánh một gồm Prunus + Maddenia và nhánh hai gồm Exochorda + Oemleria + Prinsepia. Xử lý tiếp theo chỉ ra rằng Exochorda + Oemleria + Prinsepia là hơi tách biệt khỏi nhánh Prunus + Maddenia + Pygeum, và rằng, giống như phân họ Maloideae, tất cả các chi này dường như là tốt nhất nên được coi là một phần của phân họ Spiraeoideae mở rộng. Với phân loại như vậy thì chi Prunus được coi là bao gồm các đoạn/chi Armeniaca, Cerasus, Amygdalus, Padus, Laurocerasus, Pygeum và Maddenia. Trong phân loại của Potter D. và ctv. (2007) thì họ không công nhận phân họ này nữa, mà chỉ đưa chi Prunus (bao gồm cả Amygdalus, Armeniaca, Cerasus, Laurocerasus, Maddenia, Padus, Pygeum) vào tông Amygdaleae, trong khi chi Prinsepia cùng Exochorda, Oemleria được xếp trong tông Osmaronieae. Chúng đều thuộc về phân họ Spiraeoideae. Phân loại gần đây đặt các chi sau đây trong phân họ này: Adenostoma Amelanchier Aria here considered a subgenus of Sorbus Aronia Aruncus Chaenomeles Chamaebatiaria Chamaemeles Chamaemespilus here considered a subgenus of Sorbus Coleogyne Cormus here considered a subgenus of Sorbus Cotoneaster Crataegus Cydonia Dichotomanthes Docynia Docyniopsis Eriobotrya Eriolobus Exochorda Gillenia Hesperomeles Heteromeles Holodiscus Kageneckia Kelseya Kerria Lindleya Luetkea Lyonothamnus Malacomeles Malus Mespilus Neillia Neviusia Oemleria Osteomeles Peraphyllum Petrophyton Photinia Physocarpus Prinsepia Prunus Pseudocydonia Pyracantha Pyrus Rhaphiolepis Rhodotypos Sibiraea Sorbaria Sorbus Spiraea Spiraeanthus †Stonebergia (Early Eocene; Allenby Formation, Canada) Stranvaesia Torminalis here considered as Sorbus subgenus Torminaria Vauquelinia Xerospiraea Hình ảnh Chú thích Liên kết ngoài
wiki
Bài này nói về khoảng thời gian được sử dụng trong thiên văn.Đối với năm trong lịch Julius, xem bài Lịch Julius. Trong thiên văn học, năm Julius là đơn vị đo thời gian được định nghĩa chính xác bằng 365,25 ngày hay 31.557.600 giây. Tên gọi này có nguồn gốc từ thực tế là nó tương ứng với độ dài trung bình của năm trong lịch Julius đã từng được sử dụng trong cộng đồng thế giới phương Tây trong các thế kỷ trước. Tuy nhiên, về nền tảng thì nó chỉ là cách thức trực giác thuận tiện để đo các khoảng lớn về ngày (không phải các năm "thực sự" như năm chí tuyến hay năm thiên văn), và do vậy nó không có mối liên hệ nào với các kiểu duy trì thời gian theo ngày-tháng-năm trong lịch Julius hay bất kỳ loại lịch nào khác. Năm Julius được sử dụng chủ yếu nhằm mục đích tạo thuận lợi trong các công trình lịch thiên văn, trong đó việc liệt kê số ngày có thể là cồng kềnh và khó nhớ (ví dụ, sẽ dễ dàng/dễ nhớ hơn nếu biểu diễn chu kỳ quỹ đạo của Diêm Vương Tinh là 248 năm Julius thay vì 90.590 ngày). Về trực quan, nó là đơn vị dễ hiểu hơn và rất gần với độ dài thực tế của năm, ngoài ra các khoảng cách được đo theo năm Julius cũng dễ dàng được chuyển đổi ngược lại thành các khoảng cách đo theo ngày mà không có các phần thập phân dài dòng, rắc rối và khó nhớ. Năm Julius không nên nhầm lẫn với ngày Julius, là đơn vị cũng được sử dụng trong thiên văn. Mặc dù có sự tương tự trong tên gọi, nhưng ở đây không có sự liên hệ nào giữa chúng. Năm Julius không phải là 365,25 "ngày Julius", nó đơn giản bằng 365,25 ngày. Ngày Julius không phải là đơn vị đo thời gian, mà nó đơn giản chỉ là việc đếm đuổi các ngày với sự lựa chọn ngẫu nhiên điểm bắt đầu từ trong quá khứ xa xôi, với số chỉ mỗi ngày tiếp theo sẽ lớn hơn số chỉ ngày hôm trước là 1 đơn vị, một cách để chỉ ra ngày mà không cần tham chiếu tới tháng hay năm. Ở khía cạnh khác, năm Julius là đơn vị đo thời gian và không phải là việc đếm đuổi của năm. Các nhà thiên văn không nói những câu tương tự như "năm nay là năm Julius 2005" (là câu tương tự như khi nói "giờ này là giờ thứ 245"); thay vì thế họ sử dụng các câu tương tự như "chu kỳ thiên văn của Diêm Vương Tinh là 248,0208 năm Julius". Chỉ định và đặt tên các kỷ nguyên Lưu ý rằng năm Julius trong thiên văn là đơn vị thuần túy để đo thời gian và khoảng thời gian, nó không được sử dụng như bất kỳ loại lịch hay các hệ thống duy trì thời gian nào khác. Các nhà thiên văn không sử dụng lịch Julius đối với các sự kiện đương đại: khi họ cần đề cập đến ngày tháng cụ thể nào đó (chẳng hạn ngày diễn ra nhật thực sắp tới), thì họ sử dụng lịch Gregory tương tự như những người khác. Tuy nhiên, đối với các sự kiện xảy ra trước khi có lịch Gregory (vào ngày 15 tháng 10 năm 1582 thì lịch Julius với năm lịch sử từ ngày 1 tháng 1 tới 31 tháng 12 được sử dụng. Tuy nhiên, năm Julius là nền tảng để đặt tên các kỷ nguyên tiêu chuẩn sử dụng trong thiên văn. Một kỷ nguyên đơn giản chỉ rõ một thời điểm thời gian chính xác. Kỷ nguyên Julius J2000.0 được đồng bộ chính xác vào 12:00 TT (gần nhưng không chính xác bằng thời điểm giữa trưa theo GMT) ngày 1 tháng 1 năm 2000 trong lịch Gregory (không phải lịch Julius), và các kỷ nguyên tương lai có thể tính toán và đặt tên theo số ngày kể từ đó, chia cho 365,25. Vì thế, kỷ nguyên tương lai "J2100.0" sẽ chính xác bằng 36525 ngày kể từ kỷ nguyên J2000. Tuy nhiên, thực sự nó không có mục đích sử dụng thực tế nào như là của các hệ thống lịch hiện đang được áp dụng (nó được đồng bộ với ngày 1 tháng 1 năm 2000 của lịch Gregory mà không phải của lịch Julius với cùng một tên gọi, chúng lệch nhau khoảng 2 tuần, do nó sử dụng năm Julius nên nó sẽ lệch khỏi lịch Gregory sau vài trăm năm). Ngoài ra, nó đơn giản chỉ là cách chuyển đổi thuận tiện để liệt kê và đặt tên gọi các kỷ nguyên. Trong thiên văn, các vị trí của các ngôi sao (xích kinh và xích vĩ, tương ứng với kinh độ và vĩ độ địa lý) dần dần thay đổi do tuế sai, vì thế khi chỉ rõ các tọa độ của một ngôi sao nào đó thì cần thiết phải đề cập rõ là các tọa độ này được áp dụng cho kỷ nguyên nào. Ngoài ra, các thông số quỹ đạo của các hành tinh cũng thay đổi nhẹ theo một gốc liên tục do các hiệu ứng của sự nhiễu loạn hấp dẫn, vì thế chúng cũng phải được chỉ rõ là áp dụng cho kỷ nguyên nào. Kỷ nguyên tiêu chuẩn được sử dụng ngày nay là J2000, nhưng vì các lý do thực tế nên một kỷ nguyên tiêu chuẩn mới sẽ được lựa chọn cứ sau khoảng mỗi 50 năm. Tham khảo Explanatory supplement to the Astronomical Amanac. P. Kenneth Seidelmann, editor. Mill Valley, Cal.: University Science Books, 1992. Trang 8, 696, 698-9, 704, 716, 730. Xem thêm Năm điểm cận nhật Năm thiên văn Năm chí tuyến Liên kết ngoài "Năm" (trên Trái Đất hoặc Sao Hỏa) là gì? Đơn vị đo thời gian Lịch thiên văn Thuật ngữ thiên văn học Đơn vị thời gian Thời gian trong thiên văn học
wiki
Ananke () là một vệ tinh tự nhiên dị hình chuyển động nghịch hành của Sao Mộc. Nó được khám phá bởi Seth Barnes Nicholson tại Đài thiên văn Núi Wilson vào năm 1951 và được đặt tên theo Ananke trong thần thoại, hiện thân của Necessity, và là mẹ của Moirai (Fates) bởi thần Zeus. Dạng tính từ của cái tên này là Anankean. Ananke nhận được cái tên hiện tại vào năm 1975; trước đó, nó đơn giản được gọi là . Nó đôi khi được gọi là "Adrastea" từ năm 1955 đến năm 1975 (Adrastea giờ là tên của một vệ tinh khác của sao Mộc). Ananke được lấy để đặt tên cho nhóm Ananke, gồm các vệ tinh dị hình chuyển động nghịch hành quay xung quanh sao Mộc từ 19,3 đến 22,7 Gm, ở một độ nghiêng vào khoảng 150°. Quỹ đạo Ananke quay quanh sao Mộc ở một quỹ đạo nghịch hành có độ lệch tâm lớn và độ nghiêng lớn. Tám vệ tinh dị hình quay quanh sao Mộc đã được phát hiện kể từ năm 2000 cũng có những quỹ đạo tương tự. Các chỉ số quỹ đạo là kể từ tháng 1 năm 2000. Chúng vẫn liên tục thay đổi do các sự nhiễu loạn mặt trời và các hành tinh. Biểu đồ mô tả quỹ đạo của Ananke trong mối liên hệ với các vệ tinh dị hình chuyển động nghịch hành khác của sao Mộc. Độ lệch tâm của những quỹ đạo đã được chọn thì được biểu thị bởi các đoạn màu vàng (kéo dài từ cận điểm quỹ đạo tới viễn điểm quỹ đạo). Vệ tinh thông thường ngoài cùng Callisto cũng được đặt vào trong biểu đồ để có sự tham chiếu. Với những số liệu về quỹ đạo và đặc điểm vật lý đã biết cho tới giờ, Ananke được coi là tàn tích lớn nhất của một vụ va chạm ban đầu đã tạo nên nhóm Ananke. Đặc điểm vật lý trái|nhỏ|Hình ảnh phơi sáng một lần của Ananke do tàu vũ trụ WISE chụp vào năm 2010 Ở trong phổ điện từ nhìn thấy được, Ananke xuất hiện trung tính với màu đỏ nhạt (chỉ mục màu B-V= 0,90 V-R=0,38). Phổ điện từ hồng ngoại cũng giống như các tiểu hành tinh kiểu P nhưng với một dấu hiệu có khả năng của nước. Xem thêm Vệ tinh dị hình Tham khảo Nguồn Ephemeris IAU-MPC NSES Liên kết ngoài Ananke Profile by NASA's Solar System Exploration David Jewitt pages Scott Sheppard pages Nhóm Ananke Vệ tinh của Sao Mộc Vệ tinh dị hình 19510928 Được phát hiện bởi Seth B. Nicholson
wiki
Phùng Quán Ngọn tre vật vã cuối trời đông Anh Nguyễn Hữu Đang thì tôi được biết mặt từ mấy chục năm trước, nhưng rất ít khi được truyện trò với anh. Mỗi lần tôi được anh hỏi chuyện, tôi bối rối, sướng mê người, đâu không khiến mà chân cứ rút về thành tư thế đứng nghiêm, như ngày còn làm lính trinh sát mỗi khi được chính uỷ sư đoàn hỏi chuyện. Tôi nghĩ bụng: Tôi là cái thá gì mà được một người như Nguyễn Hữu Đang hỏi chuyện? Nguyễn Hữu Đang, người đã tham gia cách mạng từ khi tôi còn chưa đẻ, nhà hoạt động công khai của Đảng cùng thời với Trường Chinh, Trần Huy Liệu, một trong những người lãnh đạo và chủ chốt của Hội truyền bá quốc ngữ cùng thời với Phan Thanh, cụ Nguyễn Văn Tố. Một trong những người sáng lập và tổ chức Hội Văn Hoá Cứu Quốc cùng với Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi, người được cử đi dự đại hội Tân Trào và đứng tên trong danh sách Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời. Và cuối cùng là trưởng ban tổ chức ngày Đại Lễ của đất nước: 2-9-1945. Cách đây khoảng 15 năm, anh từ cao nguyên Hà Giang trở về, tá túc tại quê nhà. Hàng năm vào dịp giáp tết lại thấy anh đảo lên Hà nội trên chiếc xe đạp thiếu nhi Liên xô. Anh mang đến cho mấy bạn cũ mỗi người một cân gạo nếp. Một lần tôi cũng được anh cho một cân. Tôi cảm động ngạc nhiên hỏi anh: - Anh kiếm đâu ra gạo nếp cho chúng em thế? Anh cười: - Anh sống ở nông thôn cũng phong lưu ra phết. Không những có gạo nếp biếu bạn lại có cả thóc và rơm cho nông dân vay. - Hiện nay anh đang làm gì ở đó? - Anh nghiên cứu Lão Trang và dịch lại cuốn lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô qua bản tiếng Pháp. Đối chiếu, thấy bản dịch in sai nhiều quá. Hai năm trở lại đây không thấy anh lên Hà nội nữa. Mấy anh em quen cũ chúng tôi hỏi nhau: “Không biết anh Đang có gặp chuyện gì trắc trở dưới đó?”. Nỗi lo lắng này thường xuyên ám ảnh tôi. Nhân thể muốn tìm hiểu về công trình Lễ Đài Độc Lập, năm đó tôi nhất quyết phải về quê thăm anh, mặc dầu đã gần giáp Tết. Vừa đi tàu, vừa ô-tô xe đạp. Sáng 26 tết tôi có mặt ở thị xã Thái Bình. Để đỡ bớt thì giờ tìm kiếm, tôi hỏi đường đến Sở Văn Hoá và Hội Văn Nghệ Tỉnh, hỏi địa chỉ của anh. Tôi thực sự ngạc nhiên thấy nhiều anh chị em cán bộ ở hai cơ quan này không biết Nguyễn Hữu Đang là ai. Có vài người biết nhưng lại rất lơ mơ. “Hình như ông ta ở Quỳnh Phụ, Kiến xương hay Tiền Hải gì đó...” May tôi gặp được một nhà thơ trẻ. Khi biết rõ ý định của tôi, anh hăng hái nói: “Cháu sẽ đưa chú ra cái quán thịt chó nổi tiếng, ở đó thường có mấy anh cán bộ về hưu trạc tuổi chú lui tới hỏi thế nào cũng có người biết.” Tôi theo anh bạn thơ trẻ ra quán thịt chó, và phải cắn răng lại vì số tiền còm cõi trong túi, gọi một đĩa thịt luộc và hai chén rượu cho phải phép. Đợi chừng nửa tiếng, có một người đã đứng tuổi để chiếc xe “cúp”, trước cửa, đi vào quán. Nhà thơ trẻ đứng bật dậy, nói với tôi: - Ông này ở cơ quan an ninh tỉnh, hỏi chắc ông biết. Tôi vội níu tay anh lại, dặn nhỏ: - Cậu nhớ đừng giới thiệu mình là ai, sẽ rách việc! - Biết rồi, biết rồi, chú không phải dặn. Anh bạn trẻ đi đến gặp ông ta, nói cái gì đó và chỉ tay về phía tôi. Anh cán bộ an ninh tươi cười bắt tay tôi, ngồi đối diện và tươi cười hỏi: - Xin lỗi cụ, năm nay cụ hưởng thọ được bao nhiêu tuổi ạ? Tôi đoán chắc anh ta thấy tôi ăn bận nhếch nhác: quần áo bà ba nâu, chân dép lốp, râu tóc bạc trắng, nên hỏi vậy. Tôi liền nói phứa lên: - Cám ơn đồng chí - tôi cười - Cũng thất thập cổ lai hy rồi đồng chí ạ! - Trước cụ có làm công tác ở đâu không ạ? - Tôi làm thường trực cho một cơ quan thương nghiệp trên Hà nội... về hưu đã gần được chục năm rồi. - Cụ là thế nào với ông Nguyễn Hữu Đang ạ? - Tôi có quen biết gì với ông ta đâu. Thậm chí cũng chưa biết mặt. Chẳng là ở tổ hưu của tôi có một cụ nghe đâu hồi bí mật cùng hoạt động với ông ta. Biết tin tôi về thăm đứa cháu họ, công tác giáo viên ở Quỳnh Côi, ông cụ gần tôi đưa tôi mười ngàn bạc gửi biếu ông ấy mà giao hẹn phải đưa tận tay, tôi tưởng ông ấy ở thị xã, hỏi loanh quanh mãi không ai biết... Anh cán bộ cười: - Ông ấy đâu có ở thị xã. Hiện ông ấy đang ở thôn Trà Vy, xã Vũ Công, huyện Kiến Xương, cách đây gần hai chục cây số. Ngược gió này mà cụ đạp xe về tới đó cũng vất vả đấy... Thấy tôi chăm chú lắng nghe, anh cán bộ trở nên cởi mở: - Nói để cụ biết, trước kia cái ông Đang ấy cũng là người hoạt động cách mạng có tên tuổi... Nhưng rồi ông ta giở chứng, làm báo làm văn chống đối Đảng và Nhà nước, bị xử phạt mười lăm năm tù ngồi, đưa lên giam trên trại tù ở Hà Giang. Mãn hạn tù, ông ta xin về cư trú tại quê quán. Tuy vậy ông ta vẫn thuộc diện đối tượng... Cách đây mấy năm, ông ta lén sang Nam Định không có giấy đi đường đến nhà một đối tượng mà công an đang theo dõi. Công an hai tỉnh liền phối hợp, hỏi giấy đi đường rồi bắt giam bốn tháng ở nhà lao hai tỉnh để cảnh cáo, và tổ chức khám nhà. Sau đó thả cho về... Tôi tỏ ý sợ hãi, gãi đầu gãi tai: - Chà... Biết rắc rối thế này thì tôi chẳng gặp ông ấy nữa... Đem tiền về trả lại thôi... Anh cán bộ xuề xoà: - Không sao đâu, cụ ạ, chính sách của ta bây giờ là đổi mới tư duy. Nghe đâu bây giờ ở trên cũng đang sửa soạn cho ông ấy được hưởng lương hưu. Nếu cụ muốn về thăm ông ấy, cứ việc về. Tôi chỉ đường cho cụ. Anh cán bộ chấm ngón tay vào ly rượu, vẽ lên mặt bàn, chỉ vẽ cho tôi rất cặn kẽ con đường từ thị xã về chỗ anh Đang tá túc. Tôi đứng lên rối rít cảm ơn anh... Con đường đá mười mấy cây số chi chít ổ gà. Gió cuối đông buốt như kim châm táp thẳng vào mặt. Nhưng vừa đạp xe tôi vừa nghĩ ngợi miên man về sự thăng trầm của những kiếp người tình nguyện dấn thân vì nghĩa lớn, nên con đường như cũng bớt xa... Đến chỗ ngã ba rẽ vào trường phổ thông cấp 1, 2 xã Vũ Công - nơi anh Đang tá túc - tôi vào cái quán bên đường, uống ly rượu cho ấm bụng. Ông cụ chủ quán khi biết tôi từ Hà nội về tìm thăm anh Đang, rót rượu mời tôi và nói: - Ông ấy thỉnh thoảng vẫn ngang qua đây, tôi đều mời vào uống nước. Ông ấy tần tiện khét tiếng cái xã Vũ công này. Mới cách đây mấy hôm, ông ấy đèo sau xe cái giỏ tre ràng buộc rất kỹ. Ông ấy kể với tôi, tối qua bắt được con rắn gì dữ lắm, phun phì phì, bò vào nhà. Định làm thịt ăn nhưng tiếc, chở lên huyện bán cho một tay buôn rắn độc, kiếm lấy mấy nghìn mua mấy lạng mỡ lá. Tôi phì cười: - Ông ấy bây giờ lại thêm cái tài bắt rắn độc, mà mất công đạp xe mi-ni những mười mấy cây số để đồi lấy mấy lạng mỡ lá... Vui thật! Tôi có người bạn làm thơ tên là Tuân Nguyễn, chết lâu rồi, làm câu thơ mới nghe thật vô nghĩa, nhưng cứ bất chợt lại hiện ra trong trí nhớ tôi: “Cuộc đời vui quá không... buồn được!”. Ông chủ quán rót thêm ly rượu nữa, giọng hào hiệp: - Ly này tôi đãi cụ! Mà khổ, ông ấy có bán được đâu. Chiều tối ông ấy đạp xe về, phàn nàn: nó không chịu mua, nó bảo loại rắn này không nằm trong bộ Tam Xà! Tôi cười ngất. Anh Đang ở gian đâu hồi nhà bếp của khu tập thể giáo viên, trước mặt là ao cá Bác Hồ của xã. Đứng bên kia bờ ao, một cô giáo chỉ cho tôi: - Bác ấy đang ngồi ở bậc cầu ao kia kìa! Đang cọ rửa cái gì mà chăm chú thế không biết... Tôi dắt xe đạp qua sân trường, vòng ra gần sát sau lưng anh. Anh đang dùng nắm rơm cọ rửa những viên gạch vỡ đôi, xếp thành chồng cao cạnh chỗ ngồi. Tôi đứng lặng nhìn anh. Đầu anh đội cái mũ cối méo mó, khoác cái ruột áo bông thủng be bét, quần áo lao động mầu cháo lòng, hai ống chân ôm vòng hai dây cao su đen nom như hai vòng cùm sắt, chắc chắn để nhét hai ống quần vào đó chống rét, lưng anh khòng xuống hình chữ C viết nghiêng... Tôi chợt nhớ cách đây không lâu, tôi được nghe những người cùng thời với anh kể: Hồi mặt trận Bình dân, Nguyễn Hữu Đang là cán bộ được Đảng cử ra hoạt động công khai, ăn vận sang trọng như một công tử loại một của Hà Thành, thắt cà-vạt đỏ chói, đi khắp Trung Nam Bắc diễn thuyết, oai phong, hùng biện, tuyên truyền cách mạng... Mỗi lần cách mạng cần tiền để hoạt động, Nguyễn Hữu Đang có thể đến bất cứ một nhà tư sản Hà nội nào giàu có vay vàng, tiền. Mà những người này trao vàng, tiền cho anh đều không đòi hỏi một thứ giấy tờ gì, vì họ tin sâu sắc rằng trao vàng, tiền cho anh, là trao tận tay cho Cách mạng... Và bây giờ, anh ngồi đó, gần tám chục tuổi, không vợ không con, không còn không nhà, lưng khòng chữ C viết nghiêng, tỉ mỉ cọ rửa những viên gạch vỡ - Chẳng hiểu để làm gì - Như người bõ già trong chuyện Hương Cuội của Nguyễn Tuân cọ rửa những viên cuội trắng để tẩm kẹo mạch nha vào dịp tất niên... Miên man nghĩ vậy và tôi bật phì cười. - Anh Đang! Tôi nghẹn ngào gọi. Anh quay lại, chớp chớp mắt nhìn tôi rất lâu. Gương mặt già nua với mái tóc bạc húi cao, cằm mép lốm đốm những chân râu hạt vừng, vụt rạng rỡ hẳn lên. Anh cười để lộ hai hàm răng vàng xỉn, cùn mòn gần nửa vì năm tháng... - Phùng Quán? Chú về đây từ lúc nào thế! Hai anh em chúng tôi ôm chặt nhau giữa bậc cầu ao. Cả hai gương mặt già nua phút chốc đẫm lệ... Cái chái bếp căn hộ độc thân của anh rộng khoảng năm mét vuông, chất kín những tư trang, đồ đạc. Mấy cây sào ngọn tre gác dọc ngang sát mái, trên vắt cả chục cái khăn mặt rách xơ như giẻ lau bát, áo may ô thủng nát, quần lao động vá víu, cạp quần đeo lủng lẳng một chùm lục lạc vỏ hộp dầu cao su Sao vàng xuyên thủng, buộc dây thép, bên trong có hòn sỏi nhỏ. Đụng vào, chùm lục lạc kêu lên reng reng nghe rất vui tai. Sau đó, tôi được anh giải thích tác dụng của chùm lục lạc. Đi lại trong đường làng những đêm tối trời, anh thường bị cánh thanh niên đi xe đạp, xe máy phóng ẩu đâm xầm vào, làm anh ngã trẹo tay, sầy gối. Học tập sáng kiến của đồng bào các dân tộc Việt Bắc, treo mõ vào cổ trâu - “Trâu gõ mõ, chó leo thang” - Anh Đang chế chùm lục lạc đeo vào cạp quần, báo hiệu có người để họ tránh xa. Tác dụng thứ hai quan trọng không kém... Mỗi lần đạp xe trên đường vắng, nghe tiếng lục lạc loong cong ngang thắt lưng, tự nhiên cảm thấy đỡ đơn độc... Chính giữa gian trái kê chiếc tủ gỗ tạp nhỏ, hai cánh mọt ruỗng không khép kín được, khoá một chiếc khoá lớn như chiếc khoá của nhà kho. Trên nóc tủ xếp một chồng mũ cối, mũ vải, mũ lá mà ở Hà nội người ta thường quẳng vào đống rác. Cạnh tủ là một cái giường cá nhân, bốn chân giường được củng cố thêm bốn chồng gạch. Trên giường một đống chăn bông trần rách thủng. Và một xấp quần áo cũ làm gối... Sát chân giường kê chiếc bàn xiêu vẹo chỉ có hai chân, hai chân kia được thay bằng hai sợi dây thép buộc treo vào tường. Mặt bàn lát bằng nan tre. Anh nói giọng Lão Trang: - Một cái bàn bốn chân là một con vật. Khi nó chỉ còn lại hai chân nó là một con người. Trên mặt bàn xếp kín những chai lọ, vỏ đồ hộp, hai cái đèn dầu làm bằng lọ mực Cửu Long, vài con dao làm bằng mẩu lưỡi liềm gẫy, và ba bốn cái bát hương, nắp đậy là những viên gạch vỡ. Anh chỉ nắp đậy, giới thiệu với giọng trang trọng của thuyết trình viên giới thiệu hiện vật trong các bảo tàng nghệ thuật: - Nó là loại gạch nung rất già, gần đạt tới tiêu chuẩn của các sành sứ cổ. Sức nặng và độ bàn của nó làm cho tất cả các loại chuột, mối, gián phải kính nể. Bây giờ thì tôi đã hiểu anh cọ rửa những viên gạch vỡ để làm gì. Dưới bàn là mấy chục đôi dép cao su hư nát, đứt quai, được bó thành từng bó, hai cái vại muối dưa rạn nút, sứt miệng, một đống bản lề cửa, sắt vụn, đinh cong queo, mẩu giây thép han rỉ... Tất cả những đồ lề đó, phủ lên một lượt bụi tro... Lúc tôi bước vào, gian buồng mờ mịt khói. anh giải thích: - Giờ này các cô giáo nấu ăn. Bếp tập thể ở sát bên kia tường. Tôi đã trộn rơm với bùn trát những khe hở sát mái, nhưng khói vẫn cứ lọt sang - Anh cười - Chịu khó một chút nhưng cũng có cái lợi. Thỉnh thoảng lại được ngửi mùi xào nấu lẫn với khói, cái mũi được bồi dưỡng... Trong việc dở nào cũng có việc hay và ngược lại. - Để em đạp xe ra chợ mua cái gì về ăn... - Thôi khỏi cần, chú về chơi hôm nay là rất gặp may. Sáng nay tôi vừa chế biến được một mẻ thức ăn, ngon vô địch. Chú nếm rồi sẽ biết. Cơm cũng có sẵn rồi. Tôi nấu lúc sáng, ủ vào lồng ủ rơm, còn nóng nguyên. À, tôi lại có cả rượu cho chú, rượu cam xuất khấu hẳn hoi, quà của Hội nhà văn gửi biếu vào dịp tết năm ngoái... Tôi chỉ mới mời mấy thầy giáo mấy chén, còn đủ cho chú say sưa suốt mấy ngày ở chơi. Anh xăng xái lấy chùm chìa khoá buộc chung với chùm lục lạc, mở khoá tủ tìm chai rượu. Tôi liếc mắt nhìn vào mấy ngăn tủ. Những xấp quần áo cũ nát để lẫn với những chồng báo, giấy má, sách vở ố vàng. Ngăn dưới cùng để rất nhiều chai lọ, vỏ đồ hộp, vỏ bia lon, và nhiều chồng các loại vỏ bao thuốc lá. Anh lúi húi lục tìm một lúc khá lâu mới lôi được chai rượu cam còn già nửa. - Đây rồi! Bây giờ già hoá lẩm cẩm. Để chỗ này lại tìm sang chỗ kia. Tôi cười, nói: - Nhìn anh, em cứ tưởng là một nhà quý tộc Nga thời Sa Hoàng, tự tay tìm chọn loại rượu quý cất giữ một trăm năm trong hầm rượu, để đãi khách quý. Tôi chỉ những chồng vỏ bao thuốc lá, hỏi: - Anh chơi sưu tập vỏ bao thuốc lá à? Thế mà em không biết. Trên nhà em, các bạn đến chơi, hút các loại thuốc lá ngoại hảo hạng, vỏ bao vất lung tung, vợ em ngày nào cũng phàn nàn vì phải dọn nhặt đem đốt. Anh kêu lên: - Thế có tiếc không. Lần này chú về trên đó nhớ dặn cô ấy, có vỏ bao thuốc lá ngoại cứ cất giữ cho anh Đang, càng nhiều càng tốt. Nó là hàng đối lưu của tôi đấy... - Hàng đối lưu? Tôi ngạc nhiên hỏi. - Để tôi dọn cơm ăn rồi tôi giảng cho chú nghe thế nào là hàng đối lưu. Tôi xem ra chú mù tịt về môn kinh tế chính trị học. Tôi ngắm nhìn bao quát căn nhà độc thân của anh, hỏi: - Hơn mười lăm năm qua anh đã sống ở gian buồng này à? - Ngày tôi mới về xã, tôi sống ở trại lợn của Hợp tác xã. Chẳng là cán bộ xã cũng thông cảm hoàn cảnh khó khăn của tôi, nên đề nghị ra đó trông coi giúp như nhân viên của trại. Ở đó có một gian nhà kho cũng thoáng mát, tôi có thể ăn ở, đọc sách, viết lách kết hợp với việc trông coi trại. Mỗi mùa hợp tác xã trả công điểm mấy chục cân thóc, mấy chục cân rơm làm chất đốt. Số thóc, rơm này tôi không phải dùng đến, trong mấy năm tiết kiệm được hai tạ ba thóc, hai trăm sáu chục cân rơm cho bà con vay. Ngoài ra, vào dịp tết Hợp tác xã bồi dưỡng thêm ít thóc nếp, đem lên Hà nội biếu các chú. Khi tôi bất tay vào dịch cuốn lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô, tiếng lợn kêu ầm ĩ quá làm tôi mất tập trung tư tưởng, nên phải xin thôi công việc trông coi trại, chuyển về đây để được yên tĩnh hơn. Anh lôi dưới gầm giường ra một cái xô tôn thủng đáy đặt lên miệng xô miếng gỗ dán: - Đây là bàn ăn - Anh giới thiệu, và vần tiếp ra hai cái vại muối dưa sứt miệng - còn đây là ghế ngồi. Bà con nông dân nghèo mà phí phạm thế đấy. Hai cái vại còn tốt thế này mà đem quẳng bụi tre... tôi nhặt về cọ rửa sạch sẽ lật đít lên, làm thành cái ghế ngồi vừa vững chãi lại vừa mát. Chú ngồi thử mà xem, có khác gì ngồi trên đôn sứ đời nhà Minh. Anh dọn ra hai cái đĩa, rồi chọn trong hai cái bát hương đậy viên gạch vỡ gắp ra năm, sáu viên gì đó tròn tròn, đen xỉn, nom rất khả nghi. Anh chỉ vào mỗi đĩa, giới thiệu thực đơn đãi khách: - Đây là chả thịt cóc băm viên. Đây là chả thịt nhái... Có cả mì chính, hạt tiêu nhá! Mười mấy năm nay nhờ bồi dưỡng thường xuyên hai thứ đặc sản này mà tôi rất khỏe, còn khỏe hơn cả chú. Anh nhắc trong cái rổ phủ đầy rơm để ở góc nhà, xoong cơm đã ăn một góc mà anh giới thiệu vẫn nóng nguyên. Nói đúng hơn là một thứ cháo rất đặt, có thể xắn thành từng miếng như bánh đúc: - Ba năm trở lại đây tôi phải ăn cơm nhão, nếu ăn cơm khô thì bị nghẹn. Tôi nấu cơm với nước vo gạo nên rất bổ. Chẳng là các cô giáo thường đổ phí nước vo gạo. Tôi đưa cho các cô cái chậu, dặn đổ nước vo gạo vào đấy cho tôi, để tôi chắt ra nấu lẫn với cơm. Tinh tuý của gạo nằm trong nước vo, bỏ đi thật phí phạm. - Nhưng cóc nhái đâu ra mà anh bồi dưỡng được thường xuyên thế?- Tôi hỏi. - Ấy, chỗ này mới là bí quyết. Phải huy động lực lượng quần chúng, tức là các cháu thiếu nhi. Biết các cháu ở đây thích chơi vỏ bao thuốc lá, nhất là các loại vỏ bao đẹp, mỗi lần lên thị xã hoặc sang Nam Định chơi, tôi nhặt nhạnh về, đổi cho các cháu lấy cóc nhái. Cũng có khi đổi một vỏ bao lấy ba con cóc hoặc năm con nhái, các loại khác hai cóc, ba nhái, bởi vậy tôi mới gọi là hàng đối lưu, chú hiểu chưa... Mỗi tháng tôi chỉ cần ba bốn chục cái vỏ bao thuốc lá là thừa chất đạm, mà là loại đạm cao cấp... Hôm nào chú về tôi gửi biếu cô, chú Cung, mỗi nhà mấy viên nếm thử. Cô chú ăn thịt cóc của tôi rồi sẽ thấy các thứ thịt khác đều nhạt hoét! Anh rót rượu, chọn gắp viên chả cóc, nhái bỏ vào bát cho tôi, ân cần, âu yếm, trang trọng, làm tôi ứa nước mắt, anh hỏi: - Chú đi đâu mà lại lặn lội về tận đây vào lúc tết nhất sắp đến nơi? - Em về đây chỉ một mục đích là thăm anh. Hơn hai năm nay không thấy anh lên Hà nội, chúng em rất lo, không biết anh đau ốm gì, liệu anh có còn sống không? Vê đây thấy anh vẫn khoẻ mạnh, em rất mừng... Anh là nhân chứng của một quá khứ hào hùng của đất nước. Nếu anh chết đi, tàn lụi như cỏ cây, không nhắn gửi lại gì cho thế hệ sinh sau, theo em là một tổn thất không gì bù đắp được... Tôi lấy anh xem một số tư liệu liên quan đến ngày Đại Lễ 2-9-1945, vừa sao chụp được: - Từ lâu, em vẫn mơ ước viết một cái gì đó, một thiên trường ca chẳng hạn, về công trình Lễ Đài Độc Lập thật tráng lệ, thật hào hùng... Anh là trưởng ban tổ chức Ngày Độc Lập như trong tư liệu hiện còn lưu giữ được. Em muốn được tận tai nghe anh kể lại những kỷ niệm, những hồi ức mà anh cho là sâu sắc nhất... Mà nếu anh không dùng đến thì cho em xin... Anh im lặng rất lâu, dùng đũa tém lại những mảnh vụn thịt cóc, nhái trong đĩa, gắp bỏ vào bát mình những mảnh khác rớt xuống mâm ván. Anh chăm chú nhìn vào cái đĩa đã tóm gọn, như đang gắng đọc những hồi ức in lại trong lớp men sành... Anh chợt nói, mắt vẫn không rời cái đĩa: - Thấp thoáng thế mà đã bốn mươi bẩy năm trôi qua... - Anh chợt nói - Tôi còn nhớ như in hôm đó là ngày 28 tháng 8... Tại sao tôi nhớ, vì đó là thời khắc lịch sử phải được tính từng phút một... Năm đó, tôi bước vào cái tuổi băm ba. Chính phủ cách mạng lâm thời họp phiên cuối cùng tại Bắc Bộ Phủ để quyết định ngày lễ ra mắt quốc dân đồng bào... Tôi tính rất nhanh trong đầu: Tháng 8 có 31 ngày, như vậy chỉ còn có 4 ngày nữa thôi... Tôi suy nghĩ cân nhấc trong một phút, hình dung ra tất cả những khó khăn như núi mà tôi phải vượt qua để tổ chức được một ngày Đại Lễ như vậy, trong khi đó mình chỉ có hai bàn tay trắng... - Ông Đang ơi! Ông Đang!... Tiếng con nít gọi nheo nhéo ngoài cửa, ngắt ngang câu chuyện của anh. Tôi nhìn ra thấy hai chú bé trạc 9, 10 tuổi, mỗi chú cầm một cành tre, đầu cành tre thõng thượt một con rắn nước, mình nhỏ bằng chuôi dao, đầu bị đập dập còn nhỏ máu tươi. - Ông có đổi rắn nước không ạ? Anh Đang bỏ bát đũa ra cửa, xem xét cẩn thận hai con rắn nước. Rồi hỏi: - Các cháu định đổi như thế nào? - Ông cho cháu mỗi con hai cái vỏ bao ba số. - Các chú đừng có giở thói bắt chẹt! - Giọng nói và thái độ của anh đã chuyển hẳn sang giọng của dịch vụ đổi chác - Mỗi con rắn này chỉ trị giá bằng hai con cóc. Nhưng thôi thì ông đành chịu thiệt vậy, mỗi con bằng một vỏ bao ba số, các chú có chịu đổi thì đổi, không đổi thì thôi! Hai chú bé ngần ngừ một lúc, rồi nói: - Chúng cháu đổi ạ! Anh quay vào mở khoá tủ, chọn lấy ra hai cái vỏ bao ba số, đưa cho mỗi chú một chiếc, và cầm lấy hai con rắn. Hai chú bé cũng xem xét hai cái vỏ bao cẩn thận không kém ông Đang xem xét hai con rắn. Một chú nói: - Ông đổi cho cháu cái vỏ bao khác, cái này bên trong không có tờ giấy vàng. Anh cầm cái vỏ bao xem lại, cười: - Được, ông sẽ đổi cho cái vỏ bao khác. Sau này chú mà làm cán bộ thu mua thì nhà nước không phải chịu thua thiệt. Anh cầm hai con rắn bỏ vào cái rổ con ở góc nhà. Mặt tươi hẳn lên, như người buôn bán vừa vớ được món hời: - Thịt rắn còn bổ hơn thịt cóc. Tối nay tôi sẽ đãi chú món rắn om riềng mẻ, ăn vào chú sẽ thấy tăng lực gấp đôi, có thể đạp xe một mạch lên đến bến phà Tân Đệ. Tôi ở lại chơi với anh Đang ba ngày, thuê một anh phó nháy ở xã trên xuống chụp chơi mấy “pô” làm kỷ niệm. Bữa cơm tiễn tôi, anh có vẻ buồn. Vừa dùng đũa tém tém mấy khúc rắn om mặn chát nổi muối trong đĩa, anh vừa nói: - Hiện tôi đang cố gắng hoàn thành thiên hồi ký, thuật lại tất cả những gì có liên quan đến thế sự, kể từ khi tôi bước chân vào con đường hoạt động cách mạng cho đến những năm tháng gần đây... Trong hồi ký, tôi sẽ đề cập đến những việc mà từ trước đến nay tôi chưa hề tiết lộ với ai. Ví dụ như bản thảo tuyên ngôn của ông Hồ viết... Còn hay mất, nếu còn thì bây giờ ở đâu. Hoặc ông định sửa hai câu trong bản tuyên ngôn, nhưng không kịp vì bản chính đã đưa đi in mất rồi. Là trưởng ban tổ chức ngày lễ, tôi phải phụ trách in ấn những tài liệu có liên quan đến vận mệnh của đất nước này... Như chú biết đấy, hiện nay trong bảo tàng Hồ Chí Minh cũng như bảo tàng Lịch sử, không có bản Tuyên ngôn Độc lập... Tôi sợ sẽ làm không kịp mất, gần tám chục tuổi đâu rồi còn gì, mà lại không có điều kiện làm việc, ban đêm coi như chịu chết, đèn đóm tù mù, đúng là đóm thật... Anh im lặng một lúc lâu rồi ngẩng lên nhìn tôi, nói tiếp: - Chú có biết điều lo lắng nhất của tôi hiện nay là gì không? - Không đợi tôi đoán, anh nói luôn - Tôi lo nhất là không biết chết ở đâu. Lúc sống thì tôi ở nhờ nhà ai mà chẳng được ở đây cũng như ở trên Hà nội... Những lúc chết thì người thân mấy cũng làm phiền người ta. Có ai muốn một người không phải ruột rà máu mủ chết ở nhà mình? Ngay cả cái chái bếp này cũng vậy, tôi nằm chết sẽ làm phiền nhà trường, các thầy cô giáo, các cháu học sinh. Bởi vậy mà hai năm nay tôi không muốn lên Hà nội. Ở đây, tại quê hương bản quán, tôi đã chọn sẵn chỗ để nằm chết... Chú ra đây tôi chỉ cho, đứng ở đây cũng nhìn thấy... Tôi theo anh ra đứng lên cái trụ xi măng cầu ao cá. Gió mùa Đông Bắc lạnh thấu xương thổi thốc vào mặt hai anh em. Anh chỉ tay về phía một bụi tre gần cuối xóm, đơn độc giữa cánh đồng, ngọn tre đang vật vã trong gió buốt: - Đấy, dưới chân bụi tre ấy có một chỗ trũng nhưng bằng phẳng, phủ đầy lá tre rụng, rất vừa người tôi... Tôi sẽ nằm ở đó chết để khỏi phải phiền ai... Tôi đã chọn con đường ngắn nhất để có thể bò kịp đến đó trước khi nhắm mắt xuôi tay... Trở vào nhà, cả người tôi nổi gai, ớn lạnh, chắc là vì bị cảm lạnh. Tôi dốc hết rượu ra bát uống ực một hơi chống lạnh. Rượu vào lời ra, tôi cất giọng ngâm to mấy câu thơ của Phùng Cung mang về tặng anh: Mắt già rộng chớ Rắc mãi phong lưu Góp nhặt đem về thúng cũ Quỳ dưới chân quê Trăm sự cúi đầu Xin quê rộng lượng Chút thổ phần bò xéo cuối thôn...! Phùng Quán - Tháng 12, 1992 Mục lục Ngọn tre vật vã cuối trời đông Ngọn tre vật vã cuối trời đông Phùng QuánChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.Đánh máy : Mohanoi - Nguyễn Học. Nguồn: MohanoiĐược bạn: NHDT đưa lên vào ngày: 24 tháng 3 năm 2007
vanhoc
Dàn ý phân tích Tây Tiến ngắn gọn hay nhất 1.Vài nét về tác giả Liên quan: 2 . Dàn ý phân tích Tây Tiến Vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc và hình tượng của người lính bộ đội cụ Hồ hiện lên rõ nét trong khổ thơ đầu. Đọc thêm: Hình tượng người lính Tây Tiến khắc họa chân thực trong 2 khổ cuối Liên quan: **** Từ những trải nghiệm đau thương của cuộc đời người chiến sĩ trong những năm tháng bom rơi đạn nổ,Quang Dũng đã dựng lên một bức tượng đài uy nghi,sừng sững về những chàng trai “ mang gươm giữ nước” : anh hùng bất khuất trong chiến đấu, lãng mạn yêu đời trong cuộc sống nhọc nhằn. Đồng thời dấy lên nỗi nhớ thiết tha khẳng định kỉ niệm của một thời hi sinh máu lửa nhưng hào sảng mãi trở thành bất tử **** Liên quan:
vanhoc
Hôn nhân trong ngõ hẹp (tên cũ: Sau 7 năm hạnh phúc) là một bộ phim truyền hình được thực hiện bởi Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam do NSƯT Vũ Trường Khoa làm đạo diễn. Phim phát sóng vào lúc 21h20 thứ 4, 5 hàng tuần bắt đầu từ ngày 29 tháng 4 năm 2015 và kết thúc vào ngày 6 tháng 8 năm 2015 trên kênh VTV3. Nội dung Hôn nhân trong ngõ hẹp xoay quanh gia đình gồm ba thế hệ: Vợ chồng ông Minh, vợ chồng con trai cả Minh Khang - Phương Trinh, vợ chồng con gái Minh Phương - Công Danh cùng con trai Minh Đạt và vợ chồng con trai út Minh Khánh - Kiều Linh sống cùng nhau trong một căn nhà bốn tầng. Với bà con lối xóm, họ thực sự là một gia đình kiểu mẫu vì nếp sống văn hóa, ăn ở biết trước biết sau, không hề va chạm hay to tiếng với xóm giềng. Nhưng rồi sóng gió đã xảy ra khi những biến cố xoay quanh các đứa con của mình đè nặng lên vai Ông Minh (NSƯT Trung Anh), có những lúc tưởng chừng như đã hết hi vọng. Dù vậy, với tình thân gia đình, những điều không thể đều biến thành có thể... Diễn viên NSƯT Trung Anh trong vai Ông Minh NSƯT Thanh Quý trong vai Bà Minh Chí Nhân trong vai Minh Khang Diễm Hương trong vai Hằng Trọng Nhân trong vai Minh Khánh Kiều My trong vai Kiều Linh Minh Hà trong vai Phương Trinh Mạnh Hưng trong vai Công Danh Khuất Quỳnh Hoa trong vai Minh Phương Đặng Loan trong vai Thủy Gia Bảo trong vai Cu Đạt Cùng một số diễn viên khác... Ca khúc trong phim Bài hát trong phim là ca khúc "Trở về bên nhau" do Lê Anh Dũng sáng tác và Dương Hoàng Yến thể hiện. Đón nhận Tại thời điểm phát sóng, bộ phim đã nhanh chóng đạt được thứ hạng cao về lượng người xem vì khai thác chủ đề xoay quanh tình cảm gia đình và hôn nhân. Mức giá quảng cáo của bộ phim cũng được tiết lộ là cao nhất so với các bộ phim phát sóng cùng thời điểm. Mỗi tập phát sóng của phim đăng tải trên YouTube đều đạt số lượt xem trên 100.000. Dù vậy, bộ phim vẫn bị đánh giá là "nhiều sạn" và các tình tiết vô lý, đồng thời lạm dụng cảnh "nóng" trong phim, được cho là nhằm "câu khách" người xem. Giải thưởng Tham khảo Liên kết ngoài Hôn nhân trong ngõ hẹp trên VTV Giải trí Hôn nhân trong ngõ hẹp trên Báo điện tử VTV Chương trình truyền hình nhiều tập của VFC Phim truyền hình Việt Nam ra mắt năm 2015 Phim truyền hình ra mắt thập niên 2010 Phim truyền hình Việt Nam phát sóng trên kênh VTV3
wiki
Cúp bóng đá châu Á 2023 (, ) sẽ là mùa giải lần thứ 18 của Cúp bóng đá châu Á, giải vô địch bóng đá nam quốc tế bốn năm một lần, là giải đấu lớn nhất và quan trọng nhất của châu Á do Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) tổ chức, để xác định nhà vô địch châu lục. Giải sẽ có sự tham gia của 24 đội tuyển quốc gia sau khi tăng số đội kể từ giải đấu năm 2019. Giải đấu ban đầu dự kiến ​​được tổ chức tại Trung Quốc từ ngày 16 tháng 6 đến ngày 16 tháng 7 năm 2023. Vào ngày 14 tháng 5 năm 2022, AFC thông báo rằng Trung Quốc sẽ không tổ chức giải đấu do các tình huống gây ra bởi đại dịch COVID-19 và Chính sách Zero-COVID của Trung Quốc. Vào ngày 17 tháng 10 năm 2022, AFC thông báo rằng giải đấu sẽ được tổ chức tại Qatar sau khi vượt qua Hàn Quốc trong cuộc đua đăng cai. Qatar sẽ trở thành quốc gia đầu tiên tổ chức ba kỳ Asian Cup, sau năm 1988 và 2011. Do nhiệt độ cao và thời tiết nắng nóng vào mùa hè ở vùng Vịnh, giải đấu bị hoãn từ giữa năm 2023 sang đầu năm 2024. Qatar là nhà đương kim vô địch sau khi vượt qua Nhật Bản với tỉ số 3–1 trong trận chung kết Cúp bóng đá châu Á 2019. Lựa chọn chủ nhà Trung Quốc đã được công bố là bên thắng thầu vào ngày 4 tháng 6 năm 2019, vào đêm trước của Đại hội FIFA lần thứ 69 tại Paris, Pháp. Tuy nhiên, do Trung Quốc từ bỏ quyền đăng cai, AFC đã tiến hành vòng đấu thầu thứ hai, với thời hạn nộp hồ sơ dự kiến ​​vào ngày 17 tháng 10 năm 2022. Bốn quốc gia đã nộp hồ sơ dự thầu: Úc, Indonesia, Qatar và Hàn Quốc, nhưng Úc sau đó đã rút hồ sơ vào tháng 9 năm 2022 còn Indonesia bị loại khỏi cuộc đua vào ngày 15 tháng 10. Còn lại 2 quốc gia Hàn Quốc và Qatar, trong cuộc họp Ban chấp hành AFC lần thứ 11 vào ngày 17 tháng 10, AFC thông báo rằng Qatar đã thắng thầu và sẽ đăng cai giải đấu. Các đội tuyển Vòng loại AFC cho phép Qatar, đương kim vô địch và chủ nhà của Giải vô địch bóng đá thế giới 2022, tham gia vào giai đoạn vòng loại cho một suất tham dự Cúp bóng đá châu Á 2023. Vòng loại thứ hai cũng sẽ đóng vai trò là vòng loại châu Á cho World Cup 2022, trong đó Qatar đã giành quyền tham dự giải này do là nước chủ nhà. Đông Timor đã bị cấm tham gia vòng loại sau khi bị phát hiện có tổng cộng 12 cầu thủ không đủ điều kiện trong các trận đấu vòng loại Cúp bóng đá châu Á 2019, cũng như nhiều giải đấu khác. Tuy nhiên, vì FIFA không cấm họ dự vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2022, Đông Timor vẫn được phép tham dự giải đấu, nhưng họ không đủ điều kiện để tham dự Cúp bóng đá châu Á. Vòng loại đã bắt đầu vào ngày 6 tháng 6 năm 2019 và kết thúc vào ngày 14 tháng 6 năm 2022 để chọn ra 23 suất tham dự. Các đội tuyển đã vượt qua vòng loại Đã có 24 đội tuyển tham dự giải đấu. Hồng Kông có lần góp mặt trở lại sau 55 năm kể từ giải đấu năm 1968. Indonesia và Malaysia cũng có lần góp mặt trở lại sau 16 năm kể từ giải đấu năm 2007 mà hai quốc gia này đồng đăng cai với Việt Nam và Thái Lan. Tajikistan có lần đầu tiên tham dự giải đấu. Kuwait và Yemen là hai đội Tây Á không vượt qua được vòng loại cuối cùng của giải đấu. CHDCND Triều Tiên rút lui ở vòng loại thứ 2 của giải đấu. Philippines, CHDCND Triều Tiên, Turkmenistan và Yemen là những đội đã thi đấu ở giải đấu trước mà không vượt qua vòng loại cho giải đấu này. Vào ngày 16 tháng 8 năm 2022, ban đầu Liên đoàn bóng đá thế giới nhất trí quyết định đình chỉ Liên đoàn bóng đá Ấn Độ vô thời hạn do có sự can thiệp của bên thứ ba, vi phạm nghiêm trọng Điều lệ FIFA. Tuy nhiên, đến ngày 27 tháng 8 cùng năm, FIFA cho phép hủy án cấm đối với Ấn Độ mà vẫn được phép tham dự giải đấu. Ghi chú Bốc thăm Lễ bốc thăm sẽ được tổ chức tại Katara Opera House ở Doha vào ngày 11 tháng 5 năm 2023 lúc 14:00 AST (UTC+3). Hạt giống Vào ngày 7 tháng 4 năm 2023, AFC công bố kết quả phân nhóm hạt giống dựa trên Bảng xếp hạng FIFA tháng 4 năm 2023. Kết quả bốc thăm Các đội được bốc thăm liên tiếp vào các bảng từ A đến F. Lần đầu tiên trong lịch sử Asian Cup, các đội từ nhóm thấp nhất được bốc thăm trước nhưng không được phân vào các vị trí của các bảng như đã xảy ra ở các kỳ trước. Các đội Nhóm 1 được chỉ định vào các vị trí đầu tiên trong các bảng, trong khi các vị trí tiếp theo của tất cả các đội khác được bốc thăm riêng từ Nhóm 4 đến Nhóm 2 (nhằm mục đích xác định lịch thi đấu trong mỗi bảng). Bốc thăm sẽ dẫn đến các bảng sau: Địa điểm Vào ngày 5 tháng 4 năm 2023, AFC đã công bố tám sân vận động được lựa chọn để tổ chức giải đấu, trải dài trên bốn thành phố chủ nhà. Trong đó, có sáu sân vận động từng tổ chức Giải vô địch bóng đá thế giới 2022. Đội hình Trọng tài Vào ngày 13 tháng 9 năm 2023, FIFA chính thức công bố danh sách 33 trọng tài, 37 trợ lý trọng tài, 2 trọng tài dự bị và 2 trợ lý trọng tài dự bị, bao gồm 2 nữ trọng tài và 3 nữ trợ lý trọng tài. Công nghệ video hỗ trợ trọng tài (VAR) chính thức được áp dụng cho tất cả các trận đấu tại giải đấu sau giải đấu năm 2019, áp dụng cho các trận đấu từ vòng tứ kết. Trọng tài Shaun Evans Kate Jacewicz Phó Minh Mã Ninh Mooud Bonyadifar Alireza Faghani Mohanad Qasim Sarray Yusuke Araki Jumpei Iida Hiroyuki Kimura Yoshimi Yamashita Adham Makhadmeh Kim Hee-gon Kim Jong-hyeok Ko Hyung-jin Mohammed Al Hoish Khalid Al-Turais Ahmad Al-Ali Abdullah Jamali Nazmi Nasaruddin Ahmed Al-Kaf Abdulrahman Al-Jassim Abdulla Al-Marri Khamis Al-Marri Salman Ahmad Falahi Muhammad Taqi Hanna Hattab Sivakorn Pu-Udom Omar Al-Ali Adel Al-Naqbi Mohammed Abdulla Hassan Mohamed Akhrol Riskullaev Ilgiz Tantashev Trợ lý trọng tài Ashley Beecham Anton Shchetinin Trương Thành Chu Phi Alireza Ildorom Saeid Ghasemi Ahmed Al-Baghdadi Watheq Al-Swaiedi Makoto Bozono Jun Mihara Takumi Takagi Naomi Teshirogi Mohammad Al-Kalaf Ahmad Al-Roalle Kim Kyoung-min Park Sang-jun Yoon Jae-yeol Ahmad Abbas Abdulhadi Al-Anezi Mohd Arif Shamil Bin Abd Rasid Mohamad Zairul Bin Khalil Tan Abu Bakar Al-Amri Rashid Al-Ghaithi Saoud Al-Maqaleh Taleb Al-Marri Zaid Al-Shammari Yasir Al-Sultan Abdul Hannan Bin Abdul Hasim Ronnie Koh Min Kiat Ali Ahmad Mohamad Kazzaz Tanate Chuchuen Rawut Nakarit Mohamed Al-Hammadi Hasan Al-Mahri Timur Gaynullin Andrey Tsapenko Trọng tài dự bị Majed Al-Shamrani Sadullo Gulmurodi Trợ lý trọng tài dự bị Tào Nghị Mohammed Al-Abakry Vòng bảng Hai đội đứng đầu của mỗi bảng và 4 đội xếp thứ ba có thành tích tốt nhất giành quyền vào vòng 16 đội. Các tiêu chí Các đội được xếp hạng theo điểm (3 điểm cho đội thắng, 1 điểm cho đội hòa, 0 điểm cho đội thua), và nếu bằng điểm, các tiêu chí sau đây được áp dụng, theo thứ tự đưa ra, để xác định thứ hạng: Điểm trong các trận đấu đối đầu giữa các đội bằng điểm; Hiệu số bàn thắng thua trong các trận đấu đối đầu giữa các đội bằng điểm; Tỷ số trong các trận đấu đối đầu giữa các đội bằng điểm; Nếu có nhiều hơn hai đội bằng điểm, và sau khi áp dụng tất cả các tiêu chí đối đầu ở trên, một nhóm nhỏ các đội vẫn bằng điểm nhau, tất cả các tiêu chí đối đầu ở trên được áp dụng riêng cho nhóm này; Hiệu số bàn thắng thua trong tất cả các trận đấu bảng; Số bàn thắng ghi được trong tất cả các trận đấu bảng; Sút luân lưu nếu chỉ có hai đội bằng điểm và họ gặp nhau trong lượt trận cuối cùng của bảng; Điểm kỷ luật (thẻ vàng = 1 điểm, thẻ đỏ là kết quả của hai thẻ vàng = 3 điểm, thẻ đỏ trực tiếp = 3 điểm, thẻ vàng tiếp theo là thẻ đỏ trực tiếp = 4 điểm); Bốc thăm. Bảng A Bảng B Bảng C Bảng D Bảng E Bảng F Xếp hạng các đội xếp thứ ba Vòng đấu loại trực tiếp Trong vòng đấu loại trực tiếp, hiệp phụ và loạt sút luân lưu được sử dụng để quyết định đội thắng nếu cần thiết. Sơ đồ Vòng 16 đội Tứ kết Bán kết Chung kết Bảng xếp hạng Xem thêm Cúp bóng đá nữ châu Á 2022 Thế vận hội Người khuyết tật Mùa đông 2022 Thế vận hội Mùa đông 2022 FIFA World Cup 2022 Tham khảo Liên kết ngoài , the-AFC.com Trang chủ FIFA 2023 Bóng đá châu Á năm 2023 Bóng đá Qatar năm 2023
wiki
Erigone là một chi nhện trong họ Linyphiidae. Các loài E. albescens Banks, 1898 – USA E. aletris Crosby & Bishop, 1928 – USA, Canada. Introduced to Britain, Italy E. allani Chamberlin & Ivie, 1947 – USA (Alaska) E. alsaida Crosby & Bishop, 1928 – USA E. angela Chamberlin & Ivie, 1939 – USA E. antarctica Simon, 1884 – Chile E. antegona Chickering, 1970 – Panama E. apophysalis Tanasevitch, 2017 – Indonesia (Sumatra) E. aptuna Chickering, 1970 – Panama E. arctica (White, 1852) – North America, Northern Europe, Russia (Europe to East Siberia) Erigone a. maritima Kulczyński, 1902 – Western, Central and Northern Europe, Russia (Altai) Erigone a. palaearctica Braendegaard, 1934 – Svalbard, Russia (Europe to West Siberia) Erigone a. sibirica Kulczyński, 1908 – Russia (Siberia) Erigone a. soerenseni Holm, 1956 – Greenland E. arcticola Chamberlin & Ivie, 1947 – Russia (Europe to Far North-East), USA (Alaska) E. arctophylacis Crosby & Bishop, 1928 – USA, Canada E. aspura Chamberlin & Ivie, 1939 – USA (Alaska) E. atra Blackwall, 1833 – North America, Europe, Caucasus, Russia (Europe to Far East), Kazakhstan, Central Asia, China, Mongolia, Korea, Japan E. autumnalis Emerton, 1882 – North and Central America. Introduced to Azores, Europe, United Arab Emirates, New Caledonia E. barrowsi Crosby & Bishop, 1928 – USA, Mexico E. benes Chamberlin & Ivie, 1939 – USA E. bereta Chickering, 1970 – Panama E. bifurca Locket, 1982 – India, Malaysia (mainland), Philippines, Indonesia (Krakatau) E. blaesa Crosby & Bishop, 1928 – USA, Canada E. brevipes Tu & Li, 2004 – Vietnam E. canthognatha Chamberlin & Ivie, 1935 – USA E. clavipalpis Millidge, 1991 – Peru E. coloradensis Keyserling, 1886 – USA, Canada E. convalescens Jocqué, 1985 – Comoros E. cristatopalpus Simon, 1884 – North America, Europe, Russia (Urals to Far East), Kazakhstan, Mongolia E. crosbyi Schenkel, 1950 – USA E. dentichelis Miller, 1970 – Angola E. denticulata Chamberlin & Ivie, 1939 – USA E. dentigera O. Pickard-Cambridge, 1874 – North America, Europe, Caucasus, Russia (Europe to Far East) E. dentipalpis (Wider, 1834) – Europe, Turkey, Caucasus, Russia (Europe to Far East), Kazakhstan, Central Asia, China Erigone d. syriaca O. Pickard-Cambridge, 1872 – Syria E. dentosa O. Pickard-Cambridge, 1894 – USA to Guatemala. Introduced to Belgium E. digena Chickering, 1970 – Panama, Jamaica, Puerto Rico E. dipona Chickering, 1970 – Panama E. dumitrescuae Georgescu, 1969 – Romania E. edentata Saito & Ono, 2001 – Korea, Japan E. eisenschmidti Wunderlich, 1976 – Australia (Queensland) E. ephala Crosby & Bishop, 1928 – USA, Canada E. fellita Keyserling, 1886 – Peru E. fluctuans O. Pickard-Cambridge, 1875 – France E. fluminea Millidge, 1991 – Venezuela E. grandidens Tu & Li, 2004 – China, Vietnam E. himeshimensis Strand, 1918 – Japan E. hydrophytae Ivie & Barrows, 1935 – USA E. hypenema Crosby & Bishop, 1928 – USA E. hypoarctica Eskov, 1989 – Russia (Europe to Far East) E. infernalis Keyserling, 1886 – USA E. irrita Jocqué, 1984 – South Africa E. jaegeri Baehr, 1984 – Central Europe, China E. jammu Tanasevitch, 2018 – India E. jugorum Simon, 1884 – France E. koratensis Strand, 1918 – Japan E. koshiensis Oi, 1960 – China, Korea, Taiwan, Japan E. lata Song & Li, 2008 – China E. longipalpis (Sundevall, 1830) (type) – Europe, Caucasus, Russia (Europe to Middle Siberia), China, Japan Erigone l. meridionalis Simon, 1884 – Britain, France Erigone l. pirini Deltshev, 1983 – Bulgaria E. malvari Barrion & Litsinger, 1995 – Philippines E. matanuskae Chamberlin & Ivie, 1947 – USA (Alaska) E. miniata Baert, 1990 – Ecuador (Galapagos Is.) E. monterreyensis Gertsch & Davis, 1937 – Mexico E. neocaledonica Kritscher, 1966 – New Caledonia E. nepalensis Wunderlich, 1983 – Nepal E. nigrimana Thorell, 1875 – Italy E. nitidithorax Miller, 1970 – Angola E. ostiaria Crosby & Bishop, 1928 – USA E. palustris Millidge, 1991 – Peru E. paradisicola Crosby & Bishop, 1928 – USA E. pauperula (Bösenberg & Strand, 1906) – Japan E. personata Gertsch & Davis, 1936 – USA E. poeyi Simon, 1898 – St. Vincent E. praecursa Chamberlin & Ivie, 1939 – USA E. prominens Bösenberg & Strand, 1906 – Asia. Introduced to Africa, Australia, New Zealand E. promiscua (O. Pickard-Cambridge, 1873) – Europe E. pseudovagans Caporiacco, 1935 – Karakorum E. psychrophila Thorell, 1871 – North America, Northern Europe, Russia (Europe to East Siberia) E. reducta Schenkel, 1950 – USA E. remota L. Koch, 1869 – Europe, Russia (Europe to north-east Siberia), Kyrgyzstan Erigone r. dentigera Simon, 1926 – Switzerland E. rohtangensis Tikader, 1981 – India E. rutila Millidge, 1995 – Thailand E. sagibia Strand, 1918 – Japan E. sagicola Dönitz & Strand, 1906 – Japan E. sinensis Schenkel, 1936 – Russia (West Siberia to Far East), Kazakhstan, Kyrgyzstan, Mongolia, China E. sirimonensis Bosmans, 1977 – Kenya E. spadix Thorell, 1875 – Italy E. stygia Gertsch, 1973 – Hawaii E. sumatrana Tanasevitch, 2017 – Indonesia (Sumatra) E. svenssoni Holm, 1975 – Scandinavia, Russia (Europe to West Siberia) E. tamazunchalensis Gertsch & Davis, 1937 – Mexico E. tanana Chamberlin & Ivie, 1947 – USA (Alaska) E. tenuimana Simon, 1884 – Europe (Alps) E. tepena Chickering, 1970 – Jamaica E. tirolensis L. Koch, 1872 – North America, Europe, Russia (Europe to Far North East) E. tolucana Gertsch & Davis, 1937 – Mexico E. tristis (Banks, 1892) – USA E. uintana Chamberlin & Ivie, 1935 – USA E. uliginosa Millidge, 1991 – Peru E. watertoni Simon, 1898 – St. Vincent E. welchi Jackson, 1911 – Ireland, Britain, France, Scandinavia, Estonia, Latvia E. whitneyana Chamberlin & Ivie, 1935 – USA E. whymperi O. Pickard-Cambridge, 1877 – Canada, Greenland, Faeroes, Norway, Russia (Europe, West Siberia), Mongolia Erigone w. minor Jackson, 1933 – Canada E. wiltoni Locket, 1973 – New Zealand, Comoros E. zabluta Keyserling, 1886 – Peru E. zheduoshanensis Song & Li, 2008 – China Hình ảnh Chú thích Tham khảo Erigone on Fauna Europaea Tamerlan Thorell (1895): Descriptive catalogue of the spiders of Burma Linyphiidae Danh sách các chi nhện
wiki
Trevor Noah (sinh ngày 20/2/1984) là một diễn viên hài, người dẫn chương trình truyền hình, truyền thông và Nam Phi. Anh hiện là người dẫn chương trình The Daily Show, một talk show được phát sóng trên kênh truyền hình Comedy Central. Tuổi trẻ và gia đình Trevor Noah được sinh ra tại Johannesburg. Mẹ của ông, Patricia Nombuyiselo Noah, là người có gốc Xhosa và Do Thái, trong khi cha của ông, Robert, là người dân tộc Đức tại Thụy Sĩ. Noah khi trẻ học tại Maryvale College, một trường công giáo ở Johannesburg. Vào thời điểm được sinh ra, mối quan hệ của cha mẹ là bất hợp pháp vì sự phân biệt chủng tộc. Mẹ ông đã bị bắt giam và bị phạt bởi chính quyền da trắng Nam Phi, và ông bố sau đó trở lại Thụy Sĩ. Noah đã được nuôi năng bởi mẹ của và bà ngoại, Nomalizo Frances Noah. Trong thời thơ ấu của mình, ông thường đi tới nhà thờ mỗi chủ nhật. Nguồn gốc đa chủng tộc, kinh nghiệm từ việc lớn lên ở Johannesburg và sự quan sát về các chủng tộc là chủ đề chính trong các câu chuyện của ông. Sự nghiệp Khi 18 tuổi (năm 2002), Noah đã có một vai diễn trong vở Isidingo. Sau đó anh bắt đầu dẫn chương trình radio Noah's Ark trên đài YFM - một kênh phát thanh được giới trẻ tại Gauteng yêu thích. Noah sau đó tham gia dẫn chương trình giáo dục Run The Adventure (2004-06) trên kênh SABC 2. Trong năm 2007, ông dẫn The Real Goboza, một chương trình tán gẫu trên kênh SABC1 và Siyadlala, một chương trình thể thao cũng được phát sóng trên SABC. Trong năm 2008, Noah, cùng với Pabi Moloi dẫn The Amazing Date (một chương trình hẹn hò) và là một thí sinh trong mùa 4 của chương trình Strictly Come Dancing . Trong năm 2009, ông là người dẫn Lễ trao giải thường niên về Phim ảnh và Truyền hình  Nam Phi (South Africa Film and Television Awards - SAFTAs) và cùng dẫn chương trình The Axe Sweet Life (một series truyền hình thực tế) cùng với Eugene Khoza. Trong năm 2010, Noah dẫn lễ trao giải âm nhạc Nam Phi lần thứ 16 và chương trình Tonight with Trevor Noah trên MNet. Trong năm 2010, Noah cũng đã trở thành phát ngôn viên đại diện bảo vệ người tiêu dùng cho Cell C, nhà cung cấp dịch vụ lớn thứ 3 tại Nam Phi. Noah bỏ việc dẫn các chương trình phát thanh và diễn xuất để tập trung vào kịch hài, và đã trình diễn cùng với một số nghệ sĩ hài của cả Nam Phi và quốc tế như diễn viên hài David Kau, Kagiso Lediga, Riaad Moosa, Darren Simpson, Marc Lottering, Barry Hilton and Nik Rabinowitz, Paul Rodriguez, Carl Barron, Dan Ilic and Paul Zerdin, và diễn mở đầu cho Gabriel Iglesias và diễn viên hài gốc Canda Russell Peters trong chuyến lưu diễn của ông tại Nam Phi. Noah đã lưu diễn khắp Nam Phi trong các chương trình The Blacks Only Comedy Show, Heavyweight Comedy Jam, Vodacom Campus Comedy Tour, Cape Town International Comedy Festival, Jozi Comedy Festival và Bafunny Bafunny (2010). Một số chương trình khác của ông được thực hiện trong giai đoạn này gồm: The Daywalker (2009), Crazy Normal (2011), That's Racist (2012), và It's My Culture (2013) Vào năm 2011, ông chuyển đến Hoa Kỳ. Vào ngày 6 tháng năm 2012, Noah trở thành diễn viên hài độc thoại Nam Phi đầu tiên lên xuất hiện trong The Tonight Show. Ngày 17/5/2013, ông xuất hiện trong Late Show with David Letterman. Noah là chủ đề của phim tài liệu You Laugh But It's True. Cùng năm đó, anh xuất hiện trong chương trình hài kịch Trevor Noah: The Racist, được dựa trên chương trình That's Racist. Trong năm 2013, ông biểu diễn vở hài kịch đặc biệt Trevor Noah: African American. Ngày 11 tháng 2013, ông là khách mời của chương trình hài kịch QI của kênh BBC Two. The Daily Show Vào tháng 12/2014, Noah trở thành người đóng góp nội dung cho chương trình The Daily Show. Vào Tháng năm 2015, kênh Comedy Central thông báo rằng Noah sẽ thay thế Jon Stewart để dẫn The Daily Show. Ông bắt đầu công việc này vào ngày 28/9/2015. Tham khảo Sinh năm 1984 Nhân vật còn sống
wiki
Lê Xoay (1912-1942), bí danh Lê Phúc Thành, là một nhà hoạt động cách mạng Việt Nam. Ông từng giữ chức Bí thư đầu tiên của Ban cán sự liên tỉnh Vĩnh Yên - Phúc Yên, tiền thân của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tại tỉnh Vĩnh Phúc. Thân thế và sự nghiệp Ông sinh năm 1912, trong một gia đình nông dân nghèo tại làng Yên Nhiên, tổng Thượng Trưng, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên, nay thuộc xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Gia đình ông chỉ có hai người con, ông là con trai trưởng và một em gái tên là Nguyễn Thị Cún. Tuy nhà nghèo, nhưng từ thuở thiếu thời, ông được cho đi học chữ Nho và chữ Quốc ngữ. Tuy nhiên, đến năm 1922, cha ông là ông Lê Văn Huân qua đời. Dù gia cảnh bần hàn, ông vẫn được người mẹ tần tảo làm nghề hàng xáo cho ăn học. Mãi đến năm 13 tuổi, do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, ông phải bỏ học ở nhà làm ruộng, làm thuê cho những nhà giàu trong làng, phụ mẹ kiếm sống. Cuộc sống cơ cực, cộng với ảnh hưởng từ những câu truyện truyền khẩu về Đội Cấn và Nguyễn Thái Học, cùng với những hoạt động tuyên truyền của những người Cộng sản tại Vĩnh Yên trong những năm 1930-1931 đã hình thành tư tưởng cách mạng chống thực dân Pháp trong ông. Năm 1932, ông và hơn mười thanh niên làng Vũ Di rủ nhau về Hà Nội làm thuê. Đến năm 1934, ông cùng vài người bạn lên Hà Giang, vào làm thuê cho một cửa hiệu giặt là quần áo. Tại đây, ông được tiếp xúc với 2 đảng viên Cộng sản, cũng là đồng hương Vĩnh Yên, là ông Lê Ngọc Thanh, một chính trị phạm người quê xã Đại Đồng (Vĩnh Tường) bị thực dân Pháp đày ra Côn Đảo mới được trả lại tự do, và ông Lê Đình Tuyển - một tù nhân Cộng sản vượt ngục Hỏa Lò năm 1932, người tham gia xây dựng chi bộ Đảng ở đồn điền Tam Lộng, huyện Bình Xuyên năm 1933, chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Vĩnh Yên. Ông được tuyên truyền về Đảng Cộng sản Đông Dương, con đường cách mạng cứu nước và những hiểu biết cơ bản và phong trào cộng sản trong nước và quốc tế. Năm 1936, ông về lại quê hương và bắt đầu hoạt động cách mạng trong phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, dưới sự chỉ đạo của những người Cộng sản. Tháng 8 năm 1938, ông được Hoàng Văn Thụ, Ủy viên Ban Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, kết nạp vào Đảng, đồng thời tuyên bố thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Vĩnh Tường, gồm 3 đảng viên, cử ông làm Bí thư Chi bộ, phụ trách phong trào tỉnh Vĩnh Yên. Năm 1939, ông lập ra Hội đoàn kết thanh niên huyện Lập Thạch, kết nạp ông Lê Doanh, người Thụy Điền, trở thành đảng viên Cộng sản đầu tiên ở huyện này. Cuối năm ấy, ông thành lập Chi bộ Đảng ở khu vực 3 xã (cũ) là Dẫn Tự, Hòa Lạc và Thượng Trưng đều thuộc Vĩnh Tường. Đầu năm 1940, ông phụ trách phong trào ở 2 tỉnh Vĩnh Yên - Phúc Yên, thành lập một chi bộ ghép gồm làng Lâm Hộ (nay thuộc xã Thanh Lâm huyện Mê Linh) và Thị xã Phúc Yên, vào ngày 13 tháng 2. Chi bộ có 3 đảng viên do ông trực tiếp phụ trách. Tháng 3 năm 1940, trong cuộc họp đảng viên hai tỉnh Phúc Yên và Vĩnh Yên tại miếu ấp Hạ xã Hợp Thịnh huyện Tam Dương, dưới sự chủ trì của ông Đào Duy Kỳ thay mặt Xứ ủy Bắc Kỳ, ông được chỉ định làm Bí thư Ban vận động liên tỉnh Vĩnh Yên - Phúc Yên. Do đó, ông còn được xem là Bí thư đầu tiên của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc. Đến tháng 8 năm 1940, Xứ ủy Bắc Kỳ tách Ban cán sự liên tỉnh thành ban cán sự riêng của từng tỉnh. Ban cán sự tỉnh Vĩnh Yên do Lê Xoay làm bí thư. Tuy nhiên, do chưa tổ chức được Ban cán sự tỉnh Phúc Yên, nên ông vẫn tiếp tục lãnh đạo phong trào trên cả hai tỉnh (Mãi đến đầu năm 1942, Xứ ủy Bắc Kỳ mới quyết định thành lập Ban Cán sự tỉnh Phúc Yên do ông Lê Quang Đạo làm bí thư). Cuối năm 1941, ông được điều động bổ sung làm Khu ủy viên Khu Đ (gồm các tỉnh Vĩnh Yên, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang và Hà Giang), rồi lại được điều động về căn cứ địa Bắc Sơn - Vũ Nhai (Khu E). Cùng thời điểm đó, thực dân Pháp tiến hành khủng bố dữ dội ở 3 tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên và Phú Thọ. Nhiều cán bộ, đảng viên và cơ sở bị bắt tù đày. Trước tình thế đó, Xứ ủy Bắc Kỳ lại điều động ông về trực tiếp làm Bí thư Ban Cán sự tỉnh Vĩnh Yên. Do sự hoạt động tích cực của ông và ông Trần Tử Bình, nhiều tổ chức và cơ sở Đảng đã nhanh chóng được khôi phục lại. Giữa tháng 4 năm 1942, Ban Cán sự Vĩnh Yên quyết định mở đợt tuyên truyền nhân ngày Quốc tế lao động 1 tháng 5. Nội dung có rải truyền đơn, treo cờ đỏ ở những nơi công cộng để củng cố lòng tin tưởng của nhân dân vào cách mạng. Thực hiện chủ trương đó, đêm 28 tháng 4, ông cùng với 2 đội viên tự vệ đi kiểm tra công việc ở Vĩnh Tường. Đến địa phận làng Bồ Sao, thấy có cây cột điện cao bên quốc lộ số 2, phía bên dưới đầu cầu Việt Trì, là điểm hội tụ, rất đông người qua lại, ông đã trèo lên treo lá cờ trên đỉnh cột điện. Do đêm tối, lại ở trên cao, chẳng may ông bị điện giật, hi sinh khi mới 30 tuổi. Báo Hồn Việt Nam, cơ quan ngôn luận của Liên khu ủy Đ, số 1 ra ngày 1 tháng 7 năm 1942 đã viết "Anh Lê Xoay, đã tận tuỵ với công cuộc cách mạng, hiến thân cho non sông, người quả cảm xung phong, thấy khó khăn không lùi, đã chết trong tranh đấu…". Ngày nay, tại địa điểm ông tử nạn, có đặt một tấm bia kỷ niệm. Tên của ông được đặt cho một ngôi trường trung học phổ thông (THPT Lê Xoay) ở quê hương ông tại thị trấn Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Chú thích Liên kết ngoài Đảng bộ Vĩnh Phúc - Những sự kiện quan trọng Đồng chí Lê Xoay - người chiến sĩ cộng sản suốt đời phấn đấu hy sinh cho cách mạng Người Vĩnh Phúc Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Yên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc
wiki
Hello Baby là một trong nhiều chương trình truyền hình thực tế của đài KBS, phát sóng vào Thứ Ba hàng tuần của KBS Joy. Bắt đầu vào năm 2009 và đã trải qua 5 phần, tạm kết thúc vào năm 2012. Chương trình thể hiện khả năng làm cha, làm mẹ của các nhóm nhạc, các thần tượng K-pop bằng cách giao những đứa trẻ cho họ chăm sóc, xem nhau như một gia đình. Những đứa trẻ này ở nhiều độ tuổi khác nhau, có bé mới chỉ sinh ra vài tháng nhưng cũng có bé đã 4, 5 tuổi. Tính từ phần một đến giờ, đã có 6 nhóm nhạc tham gia làm cha mẹ và 9 đứa trẻ. Các thần tượng đó là SNSD, SHINee, T-ara, Super Junior Leeteuk và Sistar, MBLAQ, cũng chính là chủ nhân của 5 season Hello Baby. Nội dung Season 1 Mẹ: SNSD Con trai: Cho Kyungsan (23/8/2008) Số tập: 22 Thời gian phát sóng: 23/6/2009 đến 17/11/2009 Thời gian mỗi tập: 40 phút Trong 22 tập này, ở mỗi tập, sẽ có cuộc bầu chọn "Worst Mom" and "Best mom". Dĩ nhiên, người giành vị trí người mẹ tốt nhất sẽ được nhận thưởng, còn người mẹ tệ nhất phải chịu hình phạt đó là lau dọn nhà cửa. Ngoài những người mẹ xinh đẹp này, trong nhiều tập còn có sự xuất hiện của nhiều người cha (appa). Tập 1&2: Best Sunny, Worst Tiffany, Appa MC Mong. Tập 3&4: Best Sunny, Worst Jessica. Tập 5&6: Best Yuri, Worst Tiffany, Appa Eun Ji Won. Tập 7&8: Best Sooyoung, Worst Yuri, Appa Lee Min Woo. Tập 10&11: Best Tiffany, Worst Yuri, Appa Lee Hyuk Jae. Tập 13: Best Hyoyeon, Worst Yuri, Appa Han Min Kwan & Il Chool. Tập 17: Best Yoona, Worst Tiffany, Park Hyun Bin. Tập 18&19: Best Yoona, Hyoyeon, Seohyun, Sooyoung, Worst None, Appa Moon Hae Joon. Tập 20, 21 &22: Appa Gil. Season 2 Appa: SHINee Con trai: Jung Yoogeun Số tập: 13 (12 tập và 1 tập đặc biệt) Thời lượng mỗi tập: 40 phút Thời gian phát sóng: 1/2010 đến 4/2010 Hello Baby mùa này là sự xuất hiện của những chàng mỹ nam làm xiêu lòng các nuna, nhóm nhạc 5 thành viên SHINee. Mỗi tập, 5 thành viên SHINee sẽ cùng sống, cùng ăn, cùng ngủ với đứa con trai của mình. Các người cha hết sức quan tâm, lo lắng, chăm chút từng miếng ăn giấc ngủ cho con trai. Không chỉ cưng chiều con mà 5 anh chàng này còn cố gắng dạy dỗ Yoogeun nên người. Đáp lại tình cảm của những người cha nhí nhố này, cuộc binh chọn của Yoogeun luôn làm các người cha hồi hộp, ngạc nhiên và thích thú. Key: Là thành viên được Yoogeun chọn nhiều nhất (5 lần), cũng là người xếp hạng cuối nhiều nhất (2 lần). Minho: Về nhất 1 lần, 2 lần hạng 2 và 2 lần hạng 3. Điều đặc biệt là Minho không có lần nào bị xếp cuối. Taemin: Về nhất 1 lần, 2 lần hạng 2, 1 lần hạng 3 và 1 lần đứng cuối. Jonghyun: Về nhất 3 lần, 2 lần hạng 4 và 1 lần đứng cuối. Onew: Về nhất 2 lần, 1 lần hạng 3, 2 lần hạng 4 và 1 lần đứng cuối. Season 3 Mẹ: T-ara Con trai: 3 anh em Mason. Số tập: 12 Thời lượng mỗi tập: 40 phút Thời gian: 2010 Sau thành công của Hello Baby phiên bản SNSD và SHINee thì đài KBS tiếp tục thực hiện chương trình nà với sự xuất hiện nhóm nhạc nữ T-ara. Bên cạnh đó, những đứa con đáng yêu của họ cũng không hề kém cạnh chút nào, đó chính là 3 anh em nhà Moon. Con trai: - Moon Mason (21/3/2007) - Moon Mavin (17/12/2008) - Moon Maden (18/12/2009) NỘI DUNG: Tập 1: Cuộc gặp gỡ với 3 anh em. Các thành viên T-ara chia làm 3 nhóm, được phân nhiệm vụ chăm sóc những đứa con để giành lấy danh hiệu những người mẹ đạt chuẩn. Những người mẹ không đạt chuẩn không thể tiếp tục tham gia chương trình. Tập 2: Vì thất bại trong nhiệm vụ được giao nên Soyeon và Jiyeon đã đến phá rối bữa tiệc của những người mẹ đạt chuẩn và 3 đứa trẻ. Tập 3: Khi chuyển đến nhà mới, cuộc chiến của các bà mẹ vẫn diễn ra không ngừng. Họ đã bàn nhau về việc cho Soyeon và Jiyeon cơ hội cuối cùng. Tập 4: Đưa những đứa trẻ đi tiêm ngừa ở bệnh viện và đại hội thể thao. Tập 5: Show trình diễn thời trang Pijama mùa đông trong phòng ngủ. Vào buổi sáng, những bà mẹ đã tổ chức cuộc thi làm sandwich và chiến thắng thuộc về đội Soyeon - Qri. Tập 6: T-ara đã chuẩn bị một bữa tiệc giáng sinh và hoàn thành ước nguyện được gặp ông già Noel của Mason (do Hyomin đóng giả). Tập 7: Ba anh em được đưa đến trụ sở Music Bank gặp T-ara. Họ đã gửi những tấm thiệp mời sinh nhật Mavin và Maden cho những nghệ sĩ khác và sau đó thì đi chụp hình gia đình. Tập 8: Bữa tiệc sinh nhật cảm động. Tập 9: Cả gia đình đi đến khu giải trí. T-ara đã diễn những câu chuyện cổ tích và dạy cho những đứa con biết phân biệt đúng sai nhưng thất bại vì bọn trẻ còn quá nhỏ, phần sau chúng đã tự sửa đổi "kịch bản" câu chuyện. Tập 10: Hyomin và Soyeon đã thành công để những đứa con chịu ăn kimchi với món cơm chiên kimchi giả dạng pizza. Sau đó họ đã cùng đến khu trượt tuyết. Tập 11: Tổ chức trò chơi đoán chữ, dạy ba anh em học vũ đạo và làm bánh bao mừng năm mới. Tập cuối: Cả gia đình cùng mặc Hanbok và chơi những trò chơi truyền thống và cùng ôn lại những kỉ niệm. T-ara đã tặng những cái cây mang tên Mason, Mavin, Maden cho ba anh em, họ hi vọng rằng những đứa con này sẽ trưởng thành như những cái cây kia. Đến lúc chia tay, các umma và ba anh em đều quyến luyến không muốn rời. Season 4 Appa & umma: Sistar và Leeteuk (Super Junior) Con trai: Kim Kyumin (Hangul : 김규민) Season 5 Appa: MBLAQ Con: Dayoung, Leo, Laurent. Số tập: 12 Thời lượng mỗi tập: 40 phút. Thời gian: 19/1/2012 đến 25/4/2012. Sau khi kết thúc season 4, đài KBS tiếp tục tiên hành season 5 với nhóm MBLAQ. Các thành viên sẽ nuối nấng 3 đứa con quốc tế hết sức dễ thương, đó là Dayoung là con lai Việt Nam, Leo là con lai Pháp và cô bé Laurent là con lai Canada. Các người cha đã hết sức cố gắng để vừa thực hiện nhiệm vụ mà cũng vừa làm hài lòng các con. Cùng xem sự khó khăn của các người cha MBLAQ. Tập 1: Các người cha được giao nhiệm vụ tìm các đứa con của mình ở khu trượt tuyết. Tập 2: Những đứa con chuyển đến căn hộ của MBLAQ, có nhiều tình huống bất ngờ đã xảy ra. Tập 3: Cả gia đình chuyển đến căn nhà mới, rộng rãi hơn căn hộ của MBLAQ. Joon và Mir đã gây tội khi khiến những đứa bé khóc. Tập 4: Cả gia đình đến trung tâm tâm lý trẻ em để tìm hiểu về những đứa trẻ. Và điều này thực sự có ích khi Dayoung đã mở lòng hơn. Tập 5: Cả nhà tiếp tục tìm hiểu nhau khi ở một ngôi đền. Đặc biệt, tập này, Joon bị các người cha khác trừng phạt bằng các để anh chịu đựng một mình với những đứa trẻ. Tập 6: Lee Joon appa và Mir appa có một ngày đi chơi riêng cùng những đứa con. Những đứa con sẽ đưa ra lựa chọn người cha nào chúng yêu hơn và Mir toàn thắng. Tập 7&8: Buổi tuyển chọn mẹ cho những đứa trẻ. Tập 9: Seungho không thể tham gia vì lý do sức khỏe. Những đứa trẻ được đưa đến trường quay Music Bank, sau đó là đi tập nhạc kịch Bibimbap Song. Tập 10: Cả nhà đến sở thú. Tập 11: Sinh nhật của Dayoung. Thunder đưa Dayoung ra ngoài, mọi người chuẩn bị bất ngờ cho bé. Những người bạn cũng được mời đến. G.O đã trổ tài đầu bếp, nấu món ăn Việt Nam mừng sinh nhật cô bé. Cuối tập này là phần trình diễn Bibimbap song. Tập 12: Tập cuối. Cả nhà chia tay nhau, Laurent lúc nào cũng "lần tới" làm các appa rất đau lòng. Leo đã khóc khi chia tay các appa và không muốn chia tay. Tham khảo Chương trình truyền hình của KBS Phim truyền hình Hàn Quốc thập niên 2010
wiki
Emden là một tàu tuần dương hạng nhẹ của Hải quân Đức, là chiếc duy nhất trong lớp của nó, và là tàu chiến đầu tiên được Đức chế tạo sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Yếu kém so với một tàu tuần dương đương thời, nó vẫn tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai nhưng chỉ trong vai trò huấn luyện và các hoạt động thứ yếu, cho đến khi bị đánh đắm vào ngày 3 tháng 5 năm 1945. Thiết kế và chế tạo Chiếc tàu tuần dương thứ ba mang tên Emden được đặt hàng vào năm 1921. Tuy nhiên công việc chế tạo bị trì hoãn, thoạt tiên là do sự phản đối của Đồng Minh đối với thiết kế, và sau đó là do tình trạng lạm phát và suy thoái của nước Đức vào năm 1923. Thiết kế ban đầu dự định trang tám khẩu pháo trên bốn tháp pháo nòng đôi, cho phép Emden trở thành một tàu tuần dương tiên tiến vào thời đó. Tuy nhiên Hiệp ước Versailles cấm nước Đức phát triển loại vũ khí mới, bao gồm tháp pháo mới. Giống như hầu hết hải quân các nước, Hải quân Đức chưa bao giờ áp dụng tháp pháo nòng đôi cho cỡ pháo nhỏ; mọi thiết kế trước đây đều là cỡ pháo 8 inch hay lớn hơn, nên quá lớn đối với một tàu tuần dương tải trọng 6.000 tấn như Hiệp ước cho phép. Điều này đã buộc phải thiết kế lại con tàu, với các khẩu pháo được đặt trên 8 tháp pháo nòng đơn kém hiệu quả, khiến cho Emden trông rất giống với những tàu chiến tiền nhiệm thời Thế Chiến I. Cuối cùng con tàu cũng được hạ thủy vào ngày 6 tháng 1 năm 1925; và được đưa ra hoạt động vào ngày 15 tháng 10 năm 1925. Lịch sử hoạt động Được sử dụng chủ yếu như một tàu huấn luyện, Emden thực hiện nhiều chuyến đi đến Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Địa Trung Hải từ năm 1926 đến năm 1939. Vào ngày 4 tháng 9 năm 1939, sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ, chiếc tàu tuần dương bị hư hại bởi một cuộc không kích của Không quân Hoàng gia Anh xuống Wilhelmshaven. Một máy bay ném bom Bristol Blenheim bị hỏa lực phòng không bắn trúng và đã rơi vào phần mũi của Emden, làm thiệt mạng 9 thành viên thủy thủ đoàn. Do một sự trùng hợp ngẫu nhiên, người lái chiếc máy bay là Trung úy phi công H. L. Emden. Sau khi được sửa chữa, Emden tham gia các hoạt động rải mìn tại Bắc Hải trong thời gian còn lại của năm 1939. Trong Chiến dịch Weserübung, cuộc tấn công để chiếm đóng Na Uy, Emden nằm trong thành phần Đội đặc nhiệm 5 bất hạnh được giao nhiệm vụ chiếm Oslo. Soái hạm của hải đội, tàu tuần dương hạng nặng Blücher bị các khẩu đội pháo phòng thủ duyên hải của pháo đài Oscarsborg đánh chìm trên trong vũng biển Oslofjord, trong khi chiếc Lützow (nguyên là thiết giáp hạm bỏ túi Deutschland) bị hư hại nặng do trúng một quả ngư lôi phóng từ một tàu ngầm Anh ngoài khơi bờ biển Đan Mạch trên đường quay trở về Đức. Emden trải qua suốt thời gian còn lại của chiến tranh tại biển Baltic, hầu hết là cho nhiệm vụ huấn luyện. Từ tháng 1 năm 1945, nó giúp vào việc triệt thoái binh lính và thường dân từ Đông Phổ đến miền Bắc nước Đức và Đan Mạch. Trên một chuyến đi như vậy, nó đã đưa về nước thi hài của cựu Tổng thống Cộng hòa Đức Paul von Hindenburg và phu nhân. Trong đêm 9-10 tháng 4 năm 1945, Emden bị hư hại nặng bởi một cuộc không kích xuống Kiel. Bị nghiêng 15°, nó được cho kéo đến Heikendorfer Bucht và cho mắc cạn tại đây vào ngày 14 tháng 4. Emden được cho ngừng hoạt động vào ngày 26 tháng 4 năm 1945, cho đánh đắm vào ngày 3 tháng 5, rồi được tháo dỡ sau chiến tranh. Văn hóa đại chúng Trong một thời gian, Emden được chỉ huy bởi Karl Dönitz cho đến khi ông được thăng lên Đại tá Hải quân và chuyển sang Chi hạm đội U-boat 1 vào năm 1935. Sau này ông đã nhắc lại những chuyến đi cùng với nó trong quyển tự truyện Memoirs: Ten Years and Twenty Days. Tham khảo Liên kết ngoài Maritimequest Emden photo gallery German Naval History - Light Cruiser Emden Cruisers EMDEN, Frigates EMDEN Tàu tuần dương của Hải quân Đức Tàu tuần dương trong Thế Chiến II Xác tàu đắm trong Thế Chiến II tại biển Baltic Sự kiện hàng hải 1945
wiki
Kim Jong-yang (; Hán-Việt: Kim Chung Dương, sinh ngày 30 tháng 10 năm 1961) là sĩ quan cảnh sát người Hàn Quốc, chủ tịch đương nhiệm của Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol). Sự nghiệp Trước khi bắt đầu sự nghiệp tại Interpol, ông là giám đốc của cơ quan cảnh sát tỉnh Gyeonggi. Ông tham gia những hoạt động hỗ trợ của cảnh sát Hàn Quốc tới các quốc gia khác; như Philippines, thông qua viện trợ tài chính và những chương trình hợp tác đào tạo nhân lực. Năm 2015, Kim được bầu làm phó chủ tịch Interpol đại diện cho khu vực châu Á. Năm 2018, sau vụ bắt và giam giữ chủ tịch Interpol đương nhiệm Mạnh Hoành Vĩ ở quê nhà Trung Quốc, Kim đảm nhiệm vai trò quyền chủ tịch. Mặc cho phó chủ tịch Interpol kiêm quan chức trực thuộc Bộ Nội vụ Nga lúc bấy giờ là Alexander Prokopchuk ban đầu được nhiều người đưa ra ý kiến rằng sẽ trở thành người kế nhiệm Mạnh Hoành Vĩ, tuy nhiên, tại cuộc họp của Đại hội đồng Interpol diễn ra ở Dubai, UAE từ ngày 18 tháng 11 đến ngày 21 tháng 11 năm 2018, Kim mới là người được bầu làm tân chủ tịch Interpol, bắt đầu với nhiệm kỳ 2 năm còn lại của Mạnh. Sự ứng cử của Prokopchuk đã bị Hoa Kỳ cùng các quốc gia Tây Âu phản đối, họ cho rằng một khi Prokopchuk lên làm chủ tịch Interpol, chính phủ Nga sẽ tận dụng quyền lực của ông này nhằm lạm dụng các thông báo đỏ của tổ chức để nhắm vào những nhà bất đồng chính kiến cũng như các đối thủ chính trị của chính quyền tổng thống Putin. Tham khảo Chủ tịch Interpol
wiki
là một vị quốc vương của vương quốc Lưu Cầu, trị vì từ năm 1804 đến 1828, khi ông bị buộc phải thoái vị và nhưỡng ngôi cho con trai là Shō Iku, tuy nhiên trên dãnh nghĩa vẫn là vua của đất nước. Đây là lần thứ hai trong lịch sử của vương quốc, một quốc vương thoái vị; lần đầu tiên là khi Shō Sen'i phải thoái vị và nhưỡng ngôi cho cháu năm 1477. Người ta nói rằng vào cuối giai đoạn trị vì, Shō Kō "hành động trở nên khác lạ, rối loạn tâm trí, và hay thay đổi". Tam ti quan (Sanshikan) (hội đồng gồm 3 cố vấn cao tuổi nhất của hoàng gia) đã yêu cầu chính quyền phiên Satsuma ở Nhật Bản và với sự tán thành của Satsuma đã buộc Shō Kō thoái vị vào năm 1828 và lui về ở ẩn ở thôn quê. Một đoàn sứ thần được chuẩn bị để thông báo chính thức với triều đình Bắc Kinh về việc thay đổi quyền lực, một thái ấp hoàng gia thứ hai cũng được thành lập ở vùng thôn quê để suy trì uy thế và phẩm giá của cựu vương Shō Kō. Sử gia George H. Kerr đưa gia giả thuyết rằng khả năng Shō Kō đã không thực sự bị bất kỳ bệnh tâm thần nào, mà là suy tính hành động cấp tiến để nhằm tìm kiếm độc lập cho vương quốc khỏi phiên Satsuma, thoát khỏi tình trạng chư hầu, với hy vọng rằng điều này sẽ làm giảm bớt các khó khăn kinh tế mà vương quốc đang phải đối mặt. Nếu đây là một khả năng, có lẽ Tam ti quan sợ rằng những hành động này quá cấp tiến, quá nguy hiểm và cảm thấy cần thiết phải ngăn chặn vua thực hiện nó. Tham khảo Vua Lưu Cầu Mất năm 1839 Sinh năm 1787
wiki
Marina Colasanti (sinh ngày 26 tháng 9 năm 1937 tại Asmara, thuộc địa cũ của Ý ở Eritrea) là một nhà văn, dịch giả và nhà báo người Brazil. Bà sống ở Libya trong thời thơ ấu, và sau đó chuyển đến Ý, nơi bà sống trong mười một năm. Gia đình bà chuyển đến Brazil vào năm 1948 do điều kiện khó khăn ở châu Âu sau Thế chiến II. Ở Brazil, bà học mỹ thuật và làm nhà báo và dịch giả văn học Ý. Bà đã xuất bản nhiều cuốn sách, bao gồm các tác phẩm thơ, tuyển tập truyện ngắn và văn học thiếu nhi. Bà đã kết hôn với nhà văn Affonso Romano de Sant'Anna. Giải thưởng Breve História de um Pequeno Amor, 2014, Prêmio Jabuti: Cuốn sách viễn tưởng của năm Passageira em trânsito, 2010, Prêmio Jabuti: Thơ Uma idéia toda azul, 1978, O Melhor para o Jovem, từ Fundação Nacional do Livro Infantil e Juvenil. Công trinh Breve História de um Pequeno Amor (2014) Hora de alimentar serpentes (2013) Passageira em trânsito (2010) Minha Ilha Maravilha (2007) - Ed. Ática Acontece na cidade (2005) - Ed. Ática Fino sangue (2005) O homem que não parava de crescer (2005) 23 histórias de um viajante (2005) Uma estrada junto ao rio (2005) Một morada do ser (1978, 2004) Fragatas para terras distantes (2004) Một moça tecelã (2004) Aventuras de pinóquio - histórias de uma marionete (2002) Một casa das palavras (2002) - Ed. Ática Penélope manda lembranças (2001) - Ed. Ática Một amizade abana o rabo (2001) Esse amor de todos its (2000) Ana Z., aonde vai você? (1999) - Ed. Ática Gargantas abertas (1998) O leopardo é um delicado (1998) Histórias de amor (. Série "Para gostar de ler" vol 22) (1997) - Ed. Ática Longe como o meu querer (1997) - Ed. Ática Eu sei mas não devia (1995) Um amor sem palavras (1995) Rota de colisão (1993) De mulheres, sobre tudo (1993) Entre a Espada ea rosa (1992) Cada bicho seu capricho (1992) Intimidade pública (1990) A mão na massa (1990) Será que tem asas? (1989) Ofélia, một ovelha (1989) O menino que achou uma estrela (1988) Aqui entre its (1988) Um amigo para semper (1988) Contos de amor rasgado (1986) O verde brilha no poço (1986) E por falar em amor (1985) Lobo eo carneiro no sonho da menina (1985) Một menina arco iris (1984) Doze reis ea moça no labirinto do vento (1978) Uma idéia toda azul (1978) Tham khảo Liên kết ngoài Áo sơ mi của Entrevista André Azevedo da Fonseca Nữ nhà văn thế kỷ 21 Nữ nhà văn thế kỷ 20 Nữ nhà văn Eritrea Người Brasil gốc Ý Nhân vật còn sống Sinh năm 1937
wiki
Lê Huy Mùa Hè Có Nụ M ùa hè năm đó, Nụ từ ngoài nớ vô nghỉ hè ở phố nhỏ Gia Long này. Mạ với Nụ vô ở nhà dì mình. Dì Nụ có hai nhỏ gái trạc tuổi Luy và một út trai. Tuy nhỏ tuổi hơn Mừng -- nhỏ gái đầu của dì -- một tuổi (Luy nghe nói vậy), nhưng về vai vế thì Nụ lại là đàng chị -- oai thiệt. Thành ra tình cờ Nụ lại là “nhỏ hàng xóm mới” của Luy. Mà cái “nhỏ hàng xóm mới” này, lúc đầu Luy chỉ biết thôi chớ chưa… dám làm quen. Với Luy, làm quen với tụi nó sao mà khó thấy mồ! Thì đó, nhỏ Mừng đó, nó ở cùng xóm với Luy tới chín mười năm trời nay, mà có thân gì nhau cho lắm đâu, gặp nhau thì cao tay lắm chỉ: “Ê…! Ê… !”, là xong. Có phải tại thấy nó là con gái con lứa gì mà ưa ghẹo Luy quá nên Luy “ơn ớn” chăng, hay tại Luy… teo quá, nhác… đòn!? Có lẽ tại… cả hai lý do này. Ừ, thôi thì chấp nhận như vậy đi cho khỏi… nhức đầu. * * * Cứ chiều chiều là Luy với tụi thằng Hon Anh, Hon Em và Lé Xẹ ôm banh ra bãi đất trống trước cổng sân bay, chia phe đá banh với xóm Sân Bay. Thắng có, thua có. Nhưng thắng thua gì cuối cùng cả hai phe đều có ăn có uống hết trọi, do chú Năm Bụng chiêu đãi, khi thì nước mía -- hai đứa một ly hoặc khi thì cà lem cây – cũng hai đứa một cây. Chú Năm Bụng thương mấy nhóc đá banh này lắm. Chiều nào chú cũng “ra sân” với mấy nhóc đó để làm huấn luyện viên, chú chỉ cho cách đá, cách bắt gôn rồi làm trọng tài luôn. Chú hào hứng nói: - Hồi còn trẻ tao mê đá banh còn hơn mê chơi với con gái. Tao đâu có thèm chơi với mấy đứa nó vì tụi nó dõm quá, đâu biết đá banh. Chú nói chú chơi trong đội tuyển của tỉnh, vai trung phong. Chú cũng có vài trận so giày với các đội có các danh thủ như Tam Lang, Vinh Hói, Tư Lê, như Ngôn, Ngầu, Đỗ Cẩu… Chú có một bàn thắng “để đời” trong trận đá với Quan Thuế tại sân nhà. Chú say sưa kể: - Tao lừa bóng qua khỏi hai thằng hậu vệ của tụi nó đang lao ra truy cản, đối mặt vớí thằng Rạng thủ môn số một Á châu, nhưng tao đâu có sút ngay, tao bình tĩnh đảo qua phải lạng qua trái, nó lao theo; rồi bất ngờ, tao vừa dích bóng qua đầu nó vừa hét… chụp nè con… ! Nó ngửa người vói theo, nhưng đâu có được, bị hụt tầm, nó ngã chỏng gọng, bó tay. Bà con khán giả mình hoan hô quá cỡ, la hét rầm trời, chạy ào vô sân, đè lên người tao mà… ăn mừng. Tao bị nghẹt thở muốn chết. Cú đó tao gỡ “một đều” cho đội nhà, rồi đội mình đá… phá banh… câu giờ… cù nhầy… rán giữ cho đến hết trận luôn. Trận huề vang dội này được ty thanh nhiên với đài phát thanh tỉnh mình loan đi loan lại nhiều lần, nghe đã lắm. Chú đang “lịm người” trong đoạn phim cũ đầy vinh quang của mình thì thằng Lé Xẹ chớp lia cặp mắt “xáng” vô: - Chú kể giỡn hay kể… chơi đó? Chú trố mắt nhìn nó rồi gật gật cái đầu có chải bờ-ri-dzăng-tin láng mượt: - Ý mày muốn nói là… thấy mới tin đó hả! Lé Xẹ gãi gãi tai phân bua: - Tại cháu thấy lúc nào cái bụng... nước lèo của chú cũng chạy trước hết á! Chú vừa cười vừa xoa xoa cái bụng rung rung của mình: - Hồi đó người tao cũng roi roi thôi. Bị tao khoái bia bọt quá nên bụng tao nó mới phệ như dầy! Rồi chú chỉ ra bãi đất: - Thôi, ra đá “tăng nhì” rồi dìa, bay! * * * Thường thường, mỗi khi ôm banh ra sân là bọn Luy phải đi ngang qua nhà con Mừng, vì qua ngã này gần hơn. Một hôm, lúc ngang qua nhà con Mừng thì thấy nó đang ngồi chỏ hỏ chò ho trước nhà, vuốt ve nừng nựng con Lu Lu; mà nó lại mặc cái quần đùi rộng thênh thang (chắc là mặc bính của ba nó), hai ống quần đùi tụt xuống tận bắp vế non. Biết có “hấy” gì hông mà thằng Lé Xẹ cười nắc nẻ, cười lớn tiếng nhất, anh em thằng Hon Anh Hon Em thì bụm miệng cười khúc khích, còn Luy nhà ta thì “người lớn” hơn, nó ngoảnh mặt nhìn qua bên kia đường, mím môi, chân bước thiệt lẹ. Qua khỏi nhà con Mừng chừng một quãng, thì “hổng hẹn mà… hò”, chợt cả bốn đứa cùng phá lên cười sặc sụa, cười một bữa… no nê. Hôm sau, chả hiểu sao, thằng Lé Xẹ lại thúc hối cả bọn nhanh lên nhanh lên, nó giựt phăng cái banh trên tay Luy rồi hấp tấp hăm hở đi trước. Ngang nhà con Mừng, nó đi chậm lại, nghiêng đầu nhìn vô thì cũng vừa lúc ba nhóc kia kịp tới. Hôm nay, Nụ, Mừng và Mững (em Mừng) mặc quần phồng (loại quần đùi có nịt cao su túm ống quần đó), ngồi đong đưa trên cái xích đu trong góc nhà; thằng Út Mưng thì ne ne cái kiện vũ cầu bằng cái vợt ping-pong. Bị… hẫng, bốn cầu thủ nhí chân đất nhà ta… lặng lẽ nhắm hướng sân bay trực chỉ -- Vậy là, “mặt trận miền tây vẫn yên tĩnh!”, chẳng có gì um chi xùm hết. Mấy ngày sau, Luy một mình đi ngang qua nhà con Mừng, bỗng nhỏ đó kêu lên: - Ê…! Cu Đen…! Luy giật mình nhìn vô, mấy đứa trong nhà xúm nhau cười ầm lên. Luy thấy hình như nhỏ Nụ bụm mặt lại, nén cười. Về nhà, Luy giận lắm, hỏi má: - Má wơi…! Sao tụi nó biết con… cu đen? Má nhìn vô mặt nó, phì cười rồi nói: - Ờ…! Thì tại con đá banh, tắm biển dang nắng quá, đen như củ tâm thất nên nó chọc quẹ… chớ sao! Nghe má nói thế, Luy thở phào, nhẹ nhỏm. Chừng nửa tháng sau khi bắt đầu nghỉ hè, ba Luy mới nói: - Gần cuối hè này con phải thi Đệ Thất rồi đó, lo đi là vừa nghen con! Con vui chơi như vậy đã chưa? - D… à… à… ! -- Luy “dà” mà giọng yếu xìu, mặt tiu nghỉu. Ba Luy hiểu ý, ôn tồn nói tiếp: - Ba hổng biểu con phải nghỉ chơi. Ba vẫn muốn con vừa chơi vừa học, nghỉ hè mà! Ba biết chớ! Luy biết nghe lời ba má lắm, nó hỏi: - Vậy con phải làm sao đây ba? Ba Luy cầm cuốn sách Toán Lớp Nhất lật lật từng trang: - Thì con phải lo ôn bài, ôn hết các môn cần thi. Nếu cần thì ba má cho con đi học luyện thi Đệ Thất cho vững, cho chắc ăn. - Mà học luyện thi ở đâu vậy ba? Ba Luy đặt cuốn sách Toán xuống, ông cầm cuốn Khoa Học Thường Thức lên, rồi lật lật từng trang: - Ba con Mừng biết chỗ. Ổng nói ở trường Bồ Đề có ông thầy Dần chuyên dạy luyện thi mấy năm nay rồi. Ổng giỏi có tiếng, dạy uy tín nên học trò đông lắm. Con học ổng đi. Ba con Mừng cũng định cho nó học ở đó luôn. Nhớ tới cái chuyện “Cu Đen” hôm nọ, Luy vẫn còn hằm lắm, nó lắc lắc cái đầu húi cua trụi lủi như vịt con: - Con hổng muốn học vớí nó đâu. Nó ưa ghẹo con lắm. - Sao vậy con. Con học ông thầy Dần chớ có học nó đâu mà con hổng chịu. Thôi, ba quyết định như vậy nghen! * * * Qua nay, Luy không được vui mấy vì tuần sau nó phải đi học luyện thi Đệ Thất rồi. Nó còn chừng vài ngày nữa thôi để bay nhảy, tắm biển, đá banh... Nó đang sợ mấy cái ngày này bay qua một cái… dzù, vì nó thường nghe ba nó hát cái bài gì mà có câu “ngày vui qua mau” đó! Thiệt thấy thương cho thằng nhỏ Luy ham chơi quá! Mà nghĩ lại càng thương nó nhiều hơn. Luy biết nghe lời ba má lắm, ba má nói gì thì nghe nấy chớ không dám cưỡng. Nó nghĩ, đi học một mình cũng buồn, nó rủ thằng Hon Anh: - Mày đi học luyện thi Đệ Thất với tao hông? Đi đi mày! Ba tao nói đi học cho nó vững, cho chắc ăn. - Ừa… ! Ba tao cũng nói vậy. Tao đi học với mày nghen! Luy mừng lắm vì sẽ có thằng Hon Anh cùng đi học cho vui. - Còn thằng Hon Em? - Chưa đâu. Sang năm nó mới lên lớp Nhất mà! - Ờ hén…! Tao wênh. Luy cũng rủ thằng Lé Xẹ, nó hất cái mặt lên trời nói sang năm nó mới lên lớp Nhất mờ. Luy lại chép miệng: - Ờ hén… ! Tao wênh. Úi dà, dạo này Luy lẩm cẩm dữ à nhen. Cái đầu nó để đâu đâu á! Ở nhà nó đi ra đi vào, đi lên đi xuống. Nó làm gì trật nấy. Chân tay nó ra làm sao í. Mới có hai ngày không ra sân mà nó nhớ trái banh như vậy đó. Bất ngờ, chiều nay nhỏ Nụ theo dì và mạ nó qua chơi nói chuyện với ba má Luy. Lại nhớ tới chuyện “Cu Đen” hôm nọ, nó định lánh mặt, nhưng nghĩ sao nó lại khoanh tay lễ phép thưa: - Cháu chào dì…! Cháu chào dì...! Nó mím môi, nhìn nhỏ Nụ, cười mỏng rồi hỏi: - Bộ mày cũng qua chơi hả! – Nó hỏi một câu thiệt… “dô diên”, thừa thải cả sải tay. Nhỏ Nụ trả lời bằng tiếng “ừm...!” ngậm trong miệng. Chặp sau, Luy mới nhận ra là nhỏ Nụ lúc nào cũng khoát thêm bên ngoài chiếc áo mỏng màu đỏ, giông giống như màu hoa phượng đỏ rực trên đường đi đến trường và cả trong sân trường nó nữa. Nhỏ Nụ chợt hỏi: - Bộ mày cũng có bà con với dì và mạ tao hở? - Đâu có! - Sao mày kêu dì? - Tại nghe mày kêu nên tao… kêu theo vậy thôi! Nhỏ Nụ trố mắt nhìn Luy, rồi nói trong bụng: “Cái thằng này thi… i… ệ… t…!”. Sực nhớ tới trái banh, nó nói nhỏ Nụ chờ nó chút nhen, rồi chạy vô nhà trong coi coi trái banh nằm đâu. Nó ở trỏng hơi lâu một chút để nghĩ xem nó sẽ nói tiếp với nhỏ Nụ cái gì đây. À, phải rồi, nhỏ Nụ có vẻ “tử tế” với nó quá, bằng chứng là hôm trước nhỏ Nụ đã bụm mặt lại, nén cười khi con Mừng chọc nó là Cu Đen. Lắng tai cu, nó nghe dì nhỏ Nụ nói với ba má nó là, hai mạ con của Nụ vô trong ni nghỉ hè, và nếu được thì cho nhỏ Nụ ở đây học luôn với con Mừng cho có chị có em, chớ ở ngoài nớ anh nó đi làm xa rồi, chẳng có ai nhắc nhở kèm cho nó học, mạ nó thì suốt ngày bận trông coi cái sạp hàng xén ở chợ Đông Ba. Nghe vậy, Luy vui vui trong bụng. Trở ra nhà trước, thấy nhỏ Nụ đang say sưa ngắm nghía mấy con búp bê bày trong tủ hàng, nó tằng hắng nhỏ một tiếng để nhỏ Nụ khỏi giựt mình. - Bộ… thích búp bê lắm hả? - Ừa…! - Nè, mày ở đây học luôn hả? - Ừa… ! Sao biết? Nó nói, nhờ tình cờ nghe người lớn nói chuyện vừa rồi. Sẵn trớn, nó kể luôn, chiều hôm qua đi tắm biển, nó hỏi thằng Mưng là Mừng với Nụ có đi học hè không. Thằng Mưng thấy Luy cầm cây cà lem mút mút, thèm lắm, nó nói: - Cho mút một miếng cái đã, rồi tao nói cho nghe. Luy cho mút, nhưng nó… ăn gian, mút một miếng rồi cũng chưa chịu nói, “Cái thằng khỉ nhỏ này…!”. Thằng Mưng lại làm khó: - Thôi, cho cắn một miếng rồi tao nói. Thiệt mờ! Sợ nó cắn tham, Luy lấy ngón tay cái “bấm ngấn” -- “chừng này thôi nhen!”, rồi đút cây cà lem vô miệng thằng Mưng. Bất ngờ thằng Mưng chụp tay Luy nhét sâu vô miệng mình, cắn một phát… quá “ngấn”, nhằm ngón tay cái, đau quá Luy hét lên. Giựt tay ra, giận quá, nó gằn giọng: - Nói đi…! Thằng Mưng sợ quá lật đật nói: - Có... Có... ! Mừng, Nụ có học hè. Nghe tới đây, nhỏ Nụ nhịn cười không được, nó lấy tay che miệng cười hí… hí… “Giọng cười của nhỏ Nụ sao trong trẻo quá, đâu như mấy đứa kia!”, Luy cảm thấy vậy. Lát sau, Hon Anh, Hon Em và Lé Xẹ tới rủ Luy đi đá banh. Nó chạy vô xin phép ba má, rồi ôm banh chạy ra, nói với Nụ: - Tao đi đá banh với tụi nó nhen. Mày nhớ đi học hè, hí… ! Nhỏ Nụ cười… nụ, nói nhỏ: - Ừ… ! Mày đi đi…! Tao sẽ đi học, bị tao còn kém quá. Bốn nhóc vọt lẹ vì sợ chú Năm Bụng trông. * * * Vừa thấy chú Năm Bụng từ xa, Lé Xẹ đã rống lên: - Chào chú Năm Bụng… ! Luy “chỉnh” nhẹ: - Chú Năm được rồi, còn thêm Bụng nữa chi! Coi chừng chú giận đó! - Kệ tao… ! Tao thích tiếng Bụng quá! Chú ngoắt ngoắt tụi mình kìa, đó, chú có giận đâu, thấy hông! Chú Năm ký nựng đầu Luy một cái: - Hôm qua sao hông ra sân, mày! - Dạ, ba biểu ở nhà nhắc cháu đi học hè. - Ừa… ! Hè vừa chơi vừa học là phải rồi. Hon Anh tiếp lời: - Cháu cũng đi học với nó nữa! Chú Năm Bụng cười ha hả: - Giỏi… ! Giỏi… ! À nè, tụi bay dám “chơi” với xóm Chuồng Gà Khu Sáu không? Lé Xẹ háo thắng: - “Chơi” liền, sợ gì! Xóm Bến Xe Gia Long này “chiến” lắm à chú! Chú Năm Bụng giọng chắc nịch: - Rồi, ngày mốt “chơi”. Bữa nay dợt kỹ nghe! -- Rồi như vị chỉ huy, chú dõng dạc ra lệnh: - Luy, mày đá trung phong. Hon Anh, mày đá cặp với nó. Lé Xẹ, mày là tiền vệ “con thoi”, đá bao sân, quan trọng đó nghen mày! Hon Em, mày thuận chân trái thì đi cánh trái thằng Lé Xẹ. Mấy chỗ khác thì tao đã dặn mấy đứa kia rùi. Thôi, ra sân tập đi! Thế là đội xóm Bến Xe gồm chín nhóc cùng ông thầy Năm Bụng lao ra sân hăng hái tập dợt. Chiều hôm sau đá “nháp” với xóm Sân Bay. Kết quả, xóm Sân Bay thắng 1 – 0 nhờ cú phạt đền, đâu đáng kể. Sau trận đá “nháp” đó, thầy trò kiểm điểm rút kinh nghiệm. Chú Năm Bụng còn dặn dò và truyền thêm một vài ngón nghề cùng mánh lới nữa. Luy đề nghị mặc quần đùi màu gì cũng được, nhưng phải mặc áo may-dô trắng dán số màu đỏ -- chắc nó nhớ… màu áo đỏ của nhỏ Nụ, ghê thiệt! Trận banh “sống mái” giữa hai đội Bến Xe Gia Long và Chuồng Gà Khu Sáu thiệt là… sống mái. Kết quả là Bến Xe thắng Chuồng Gà 2 – 1. Đội Bến Xe với đám nhóc theo ủng hộ mừng muốn chết, la hét khan cổ luôn, tung áo tung mũ rợp trời. Đám nhóc theo ủng hộ đè đầu vít cổ đội Bến Xe ăn mừng tưng bừng hoa lá. Còn đội Chuồng Gà thì rầu lắm, cái mặt buồn thiu, tiu nghỉu như… gà chết. Và theo truyền thống, cả hai đội đều được ăn cà lem – hai đứa một cây và uống nước mía – cũng hai đứa một ly. Cả hai đám nhóc theo ủng hộ cũng được hưởng xái luôn, vui quá xá là vui vậy đó. Mấy ngày sau tụi thằng Luy “đòi nợ” chú Năm Bụng, mè nheo bắt chú kể chuyện đá banh cho nghe. Trưóc khi kể, chú dặn: “Nhớ thắng hổng kiêu, thua hổng nản, nghe bay!”. Mấy nhóc “Dạ...!” rân lên. Chú nói xa nói gần: - Thì trận thắng của mình vừa qua coi như là tao… kể rồi đó! - Là sao, tụi cháu hổng hiểu gì hết -- Mấy nhóc nhao nhao lên. - Thì là như vầy nè -- Chú tằng hắng lấy giọng -- Đội Chuồng Gà đá vô trước một trái là nhờ nó biết “ma giáo”, cái mánh này tụi bay cũng phải học à nghen. Thừa lúc trước gôn mình lộn xộn, thằng Chuột Đen của nó hất banh trúng tay Tí Sún của mình, nên tụi nó hưởng cú phạt đền, mình bị dẫn trước 0 – 1. - Chời wơi, tụi nó ma giáo vậy sao! - Cú gỡ “một đều” của mình thì thằng Lé Xẹ đã theo đúng bài bản của tao để thằng Gà Tồ làm bàn, như tao đã đá với đội Cảnh Sát Huế --đội này vô địch miền Trung đó nghen. Để coi… ! Từ cánh phải, tao bấm bóng vô giữa, bóng treo lơ lửng gần chấm phạt đền của đối phương, chú Tư Khều huấn luyện cho đội Chuồng Gà đó, lợi dụng chiều cao của mình, từ vạch mười sáu thước năm mươi, bay ào vô “tết” cái đầu. Thủ môn Dần của Cảnh Sát Huế cao lớn dềnh dàng như kênh kông nhảy lên đón bóng, nhưng nó lầm, Tư Khều “tết” cái banh gặt xuống đất, cái banh nẩy lên xỏ qua nách thằng Dần, chui vô gôn luôn. Đám nhóc vỗ tay rần rần: - Hay wá… ! Hay wá… ! Chú Năm hiu hiu cặp mắt, tiếp: - Chưa hay lắm đâu! Còn cú thắng thứ hai của mình thì thằng Hon Anh cũng đã theo đúng bài bản của tao để thằng Luy làm bàn ngon ơ. Nè... ! Cũng trong trận đó, tao dẫn banh lắc léo xâm nhập vùng cấm địa của tụi nó, thằng Dần có vẻ tự tin xàng qua xàng lại chờ bắt cú sút của tao, bất ngờ tao dùng gót chân giựt ngược trái banh ra sau, chú Xin Hủ Lô lao tới xỉa bóng xẹt vô góc sà lăn vô gôn, thằng Dần đứng chết trân, rồi tức tối đá bồi vô... lưới nó luôn. Làm như trận thắng Cảnh Sát Huế là trận thắng của đội Bến Xe mình, mấy nhóc nhào tới ôm chặt khừ chú Năm Bụng mà nựng… tới bến. Chú la bai bải: - Nghẹt thở tao, bay! -- Rồi mặt chú đỏ bừng lên, cái phút vinh quang ngày xưa chợt trở về với chú. - Trận đó, đội tỉnh mình thắng 2 – 1. Tao được nhận danh hiệu là “cầu thủ có đường chuyền hay nhứt giải”. * * * Nhưng rồi mấy trận banh mùa hè hào hứng đó lại bị xẹp dần bỡi mùa luyện thi Đệ Thất của mấy nhóc. Lớp luyện thi Đệ Thất của thầy Dần đông lắm. Chẳng hiểu lấy sức ở đâu ra mà thầy dạy một ngày ba xuất sáng-chiều-tối luôn. Nhưng gương mặt thầy vẫn tươi tắn, chẳng thấy bơ phờ chút nào. Chắc thầy yêu nghề và yêu lũ trẻ tương lai của Đất Nước lắm. Thấy mà thương thầy vô cùng! Lớp luyện thi ấy có Luy - Hon Anh – Vàng - Chuột Đen. Có cả hai chị em nhỏ Nụ - Mừng nữa. Hai nhỏ này ngồi bàn trước, Luy với Hon Anh bon chen ngồi ngay bàn sau lưng tụi nó. Nụ vẫn khoát thêm bên ngoài cái áo mỏng màu đỏ. À, có cái đặc biệt là lúc nào ra đường Nụ cũng đội nón lá, mà phải là chiếc nón bài thơ làm từ Huế kìa, Nụ mới chịu. Nụ đội nón là để che mưa che nắng và cũng để che… mặt luôn. Luy không hiểu tại sao gọi là chiếc nón bài thơ, bỡi nó thấy nón nào nón nấy cũng giống nhau cả thôi. Mà Luy cũng chưa tiện hỏi nhỏ Nụ là “Tại răn rựa?”. Theo học lớp này, Luy thấy mình và lũ bạn “người lớn” hẵn lên. Luy cũng thấy hình như mái tóc của Nụ có dài xuống ngang lưng chút xíu. Thỉnh thoảng nói chuyện với Nụ và Mừng thì nó gọi tên xưng mình, chớ không còn mày tao nữa. Hình như Luy “có chút gì thay đổi” đây. Ở nhà Luy nói như két, vậy mà đến lớp thì lại ít nói, chắc tại có… Nụ. Có khi Hon Anh chơi nghịch giựt giựt một hai sợi tóc dài của Nụ, Luy nhăn mặt nhíu mày, vẻ không vui. Nụ và Mừng học hành cũng khá chớ bộ. Môn Tập Làm Văn thì Nụ ngon lành lắm, được thầy Dần lấy làm mẫu cho cả lớp hoài, Luy cũng vui lây. Còn môn toán thì hai nhỏ đó khá suông sẻ. Khi nào căng lắm thì mới kín đáo hỏi Luy thôi. Thầy Dần thường ra bài thi “toán chạy”, trò nào làm nhanh và đúng lên nạp bài trước thì thầy khen lắm. Mà cái màn “toán chạy” này thì bộ ba Vàng - Chuột Đen – Luy là số dzách. Khi ở nhà, thì Nụ - Mừng - Hon Anh và Luy tuy không đến học chung với nhau, nhưng cũng thường hay hỏi qua hỏi lại về các môn học cần thiết. Bài nào bí lắm thì Luy nhờ anh Hai mình giảng cho bốn đứa hiểu luôn. À, nhỏ Mừng này vẫn thường hay ghẹo Luy lắm. Có lần nó sai nhỏ Mững cầm miếng giấy chút xíu có ghi câu hỏi “Lông quặm là gì?” đưa cho Luy. Luy nghĩ là con Mừng cũng biết chớ, nó biểu nhỏ Mững về đi, sẽ trả lời sau. Rồi Luy lật cuốn sách Vệ Sinh ra, chép lại… câu trả lời từ trong sách đó rồi cầm qua nhờ Mững đưa lại, chớ không dám đưa thẳng cho Mừng. Té ra Luy vẫn còn… “né” nhỏ Mừng. Lúc nào thấy buồn buồn thì Luy “kiếm chuyện” qua nhà bên đó giả bộ hỏi này hỏi nọ để được gặp Nụ. Luy nói “Nụ rán học đi, thi mà đậu vô trường công là sướng lắm đó!” -- “Ừ, thì Nụ cũng đang rán đây! Có gì kẹt thì nhờ Luy nghen!” – “Mà Luy có gì kẹt thì nhờ lại Nụ nghen!”. Hồi đó, Luy chơi mandolin cũng nhuyễn lắm. Cứ khuya khuya, học bài xong là Luy leo lên mái tole nhà mình đánh đờn. Luy cố tình đánh lớn lên để mong rằng Nụ cũng nghe được. Luy đánh vài bài, mà khi nào cũng có bài Suối Tóc của Văn Phụng mà Luy vừa biết đây. Luy vừa đánh vừa khẽ hát theo, Tìm đâu thấy liễu xanh xanh lả lơi, Hay đi tìm giòng suối tóc trên vai. Ghi trong nét bút u hoài hình bóng ai, Tôi thấy em một đêm thu êm ái … … … Một hôm, Nụ hỏi: - Bộ tối tối Luy hay đánh đờn lắm hỉ? Vậy là Nụ đã nghe được tiếng đờn của mình rồi; sướng rêm người lên, Luy ngập ngừng nói nhỏ: - Ừa… ! Luy đánh đó… ! Mà... dở ẹt Nụ hỉ? - Không… ! Nghe hay lắm, Luy… ! Nụ nói thiệt đó… ! Luy nghe trống ngực mình đánh thình thịch: - Cám... cám... ơn... Nụ. - Nụ còn biết Luy đánh bài Suối Tóc nữa đó… ! Nụ cũng thích bài này lắm… ! Luy nghe hai vành tai mình nóng ran lên, chắc là cái mặt nó cũng đang đỏ lắm! Thoắt một cái là đến ngày thi rồi. Mặt mày nhóc nào nhóc nấy cũng đầy vẻ lo âu. Rút kinh nghiệm, anh Hai của Luy dặn chung mấy nhóc là gần ngày thi vài hôm thì nên dạo phố hay ra biển chơi cho đầu óc được thoải mái; đừng có đụng tới sách vở nữa để khỏi phải bị lo âu nhiều rồi sinh ra hồi hộp, không tốt đâu. Kết quả kỳ thi, Vàng – Hon Anh – Luy đậu chính thức. Tội nghiệp cho Chuột Đen, nó học giỏi lắm mà lại đậu dự khuyết. Nụ và Mừng cũng đậu dự khuyết. Lớp dự khuyết này gọi là Đệ Thất Năm, phải chờ Bộ Giáo Dục quyết định công nhận hay không là tùy theo ngân sách của Bộ. Đệ Thất Năm học được vài tháng thì Bộ ra quyết định không công nhận vì thiếu tiền. Vậy là các bạn trong lớp này phải ra học trường tư, chờ năm sau thi lại. Các bạn ấy buồn lắm. Luy cũng buồn theo… Nụ và kiếm cách an ủi bạn. Chừng mươi ngày sau, Luy không thấy Nụ đâu cả. Luy đi qua đi lại nhà Mừng nhiều lần, rồi cả tháng sau cũng chẳng thấy mạ với Nụ đâu hết. Thấy vẻ mặt lơ lơ láo láo, ngơ ngơ ngác ngác của Luy, nhỏ Mừng mới cười cười nói nói: - Buồn năm phút nghen… Cu Đen... ! Nhỏ Mừng... ác quá! Chưa bao giờ Luy lại giận nhỏ Mừng bằng lúc này! “Sao Nụ đi mà hổng nói mình tiếng nào dzậy cà!?” – Luy chợt nghe bước chân mình hơi hẩng trên đường đến trường mà đã có đôi lần hai đứa cố ý… tình cờ đi chung lối, Nụ trước Luy sau. Lê Huy (Los Angeles, Hè ’05) Mục lục Mùa Hè Có Nụ Mùa Hè Có Nụ Lê HuyChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: VNthuquan - Thư viện OnlineĐược bạn: NgụyXưa đưa lên vào ngày: 6 tháng 9 năm 2010
vanhoc
Chu Văn Nghị (; 1787—1842) là tiến sĩ thời phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Tiểu sử Chu Văn Nghị quê ở thôn Cầu Gạo xã (làng) Yên Phụ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Ông đỗ Cử nhân khoa Kỷ Mùi - Gia Long 18 (1819). Năm 40 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa thi năm Bính Tuất - Minh Mệnh 7 (1826), ông là cha của Cử nhân Chu Văn Giảng đỗ khoa thi năm Giáp Tý - Tự Đức 17 (1864). Mặc dù thi đỗ cao nhưng ông không ra làm quan mà ở nhà dạy học. Ông nổi tiếng là người giỏi văn chương chữ nghĩa cho nên học trò theo về rất đông, trong đó có nhiều người đỗ đạt cao như Tiến sĩ Phan Đình Dương (1805 - 1865) người Trang Liệt - Từ Sơn đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) khoa thi năm Nhâm Dần - Thiệu Trị 2 (1842), Phó bảng Ngô Quang Diệu (1825 - ?) người Vọng Nguyệt - Tam Giang đỗ khoa thi năm Kỷ Dậu - Tự Đức 2 (1849), cùng nhiều vị đỗ Cử nhân, Giải nguyên, Tú tài… Ông mất tại quê nhà vào mùa Thu năm Nhâm Dần niên hiệu Thiệu Trị 2 (1842) thọ 56 tuổi. Di sản Ông cũng là người lập ra Văn chỉ xã Yên Phụ và phụng soạn bia "Yên Phong văn phái" đặt tại Văn chỉ huyện Yên Phong. Văn bia ghi chép về khoa danh của các vị đỗ đại khoa ở huyện Yên Phong từ thời Lê Sơ đến đầu thời Nguyễn. Bia khắc vào ngày tốt, tháng 4 năm Minh Mệnh 18 (1837). Hiện tại Văn chỉ không còn, tấm bia này được chuyển về lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh phục vụ công tác nghiên cứu và trưng bày, giới thiệu về truyền thống hiếu học khoa bảng trên quê hương Kinh Bắc văn hiến. Ông còn soạn bia Văn chỉ xã Yên Phụ thượng ghi chép tên tuổi khoa danh của các vị Tiến sĩ, Cử nhân, Hương cống, Giám sinh, Tú tài… người xã Yên Phụ thượng. Bia khắc năm Minh Mệnh 8 (1827), nội dung tấm bia này được dịch nghĩa và in trong cuốn "Tư liệu Hán Nôm huyện Yên Phong" do Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Bắc Ninh xuất bản năm 2005. Tiến sĩ Chu Văn Nghị là một nhà giáo, nhà nho lớn của tỉnh Bắc Ninh và vùng kinh Bắc. Tri ân Sau khi ông mất học trò của ông đã dựng một tấm bia đá "Chu tiên sinh từ đường" dựng phía bên phải tòa Tiền đường do các môn sinh là học trò của ông phụng soạn ca ngợi công đức to lớn của thầy Chu và cùng nhau đặt ruộng hậu tại xứ ấp để thờ cúng báo đáp ân đức của thầy. Các môn sinh bao gồm: Tiến sĩ Phan Đình Dương, Phó bảng Ngô Quang Diệu, Cử nhân Nguyễn Thuật, Nguyễn Viên, Giải nguyên Nguyễn Hiệp, Giám sinh Trần Văn Năng, Chu Văn Viên, Nguyễn Văn Bái… bia dựng ngày tốt, tháng 10 năm Canh Thân niên hiệu Tự Đức 13 (1860) Hậu duệ Ông có người con là cử nhân Chu Văn Giảng đỗ năm Giáp Tý 1864 tức năm Tự Đức thứ 17. Tham khảo Liên kết ngoài Người Bắc Ninh
wiki
Hội chứng trùng lặp 1q21.1 là một quang sai hiếm gặp của nhiễm sắc thể số 1. Bên cạnh hội chứng trùng lặp, còn có một hội chứng mất đoạn 1q21.1. Mặc dù có hai hoặc ba bản sao của một phần tương tự của DNA trên một vị trí cụ thể có hội chứng sao chép, có một phần DNA bị thiếu với hội chứng mất đoạn trên cùng một điểm. Văn học đề cập đến cả việc mất và trùng lặp là các biến thể số bản sao (CNV) 1q21.1. CNV dẫn đến một biến rất kiểu hình và các biểu hiện ở cá nhân là khá thay đổi. Một số người mắc hội chứng có thể hoạt động một cách bình thường, trong khi những người khác có triệu chứng chậm phát triển tâm thần và dị thường thể chất khác nhau. Triệu chứng Các triệu chứng được công nhận hiện nay bao gồm: Tự kỷ hoặc hành vi tự kỷ ADHD Không khả năng học tập Đầu rộng Xuất hiện khuôn mặt dị dạng - mềm Trán lỗi lạc Đôi mắt cách nhau xa hơn (Tật hốc mắt xa) Khớp lỏng GERD (Bệnh trào ngược dạ dày thực quản) Rối loạn giấc ngủ Ngừng thở khi ngủ Các bộ phận kém phát triển của não - thể chai và tiểu não Bài diễn văn và chậm phát triển Dị dạng chiari của não Khuyết tật tim bẩm sinh Giảm huyết áp Không rõ liệu danh sách các triệu chứng đã hoàn thành hay chưa. Rất ít thông tin được biết về hội chứng. Triệu chứng có thể khác nhau giữa các cá nhân, ngay cả trong cùng một gia đình. Nguyên nhân Hội chứng nhân trùng lặp nhiễm sắc thể 1q21.1 là một tình trạng hiếm gặp do sự xuất hiện của một bản sao bổ sung của một đoạn nhiễm sắc thể nhỏ, 1 trong các tế bào của cơ thể. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể khác nhau giữa các cá nhân bị ảnh hưởng. Chú thích Đọc thêm Liên kết ngoài Vi trùng lặp 1q21.1 Các hội chứng hiếm gặp Trùng lặp tự động Các hội chứng có bất thường sọ não Các hội chứng ảnh hưởng đến hệ thần kinh Các hội chứng với tật đầu to
wiki
Rubritrochus declivis, ốc gibbula dốc là một loài ốc biển, một động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Trochidae. Mô tả Vỏ phát triển đến chiều dài 24 mm. Vỏ hình nón chắc chắn. Nó có màu trắng, và dát mỏng với màu tía hoặc hơi vàng. Sáu vòng xoắn là lưỡng cực ở ngoại vi, tất cả đều nằm trên hình xoắn ốc. Bề mặt trên bức xạ mạnh. Các nếp gấp kết thúc ở ngoại vi trong các gai ngắn. Vùng ngoại vi được bao quanh bởi một con kênh có dải phân cách ở giữa. Gốc vỏ lồi, mang 4 hoặc 5 lirae đồng tâm chắc chắn. Khẩu độ làm tròn mượt mà bên trong. Cột sống hình sin, hình cung và có vết lõm ở gốc. Rốn sâu vừa phải. Loài này được tách biệt với tất cả các loài khác trong chi này bởi các chóp hình vảy, bề mặt trên có rãnh cứng và rãnh sâu bao quanh vùng ngoại vi. Phân bố Loài này sinh sống ở Biển Đỏ và Vịnh Aqaba. Hình ảnh Chú thích Tham khảo Vine, P. (1986). Red Sea Invertebrates. Immel Publishing, London. 224 pp Liên kết ngoài Gastropods.com: Rubritrochus declivis; accessed: 2 tháng 4 năm 2011 Rubritrochus
wiki
Nguyễn Văn Cưng (1909–1935) là nhà cách mạng Việt Nam, Hội viên Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Bí thư Ban Chấp ủy lâm thời tỉnh Long Xuyên Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuộc đời Nguyễn Văn Cưng sinh năm 1909 ở làng làng Bình Thành Tây, tổng An Phú, quận Thốt Nốt, tỉnh Long Xuyên, nay là ấp Bình Hiệp A (hoặc Bình Hiệp B), xã Bình Thạnh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Nguyễn Văn Cưng vốn là học sinh trường Trung học Cần Thơ. Năm 1925, ông cùng một số học sinh như Ung Văn Khiêm, Trần Văn Thạnh tham gia để tang chí sĩ Phan Châu Trinh mà bị đuổi học. Năm 1926, dưới sự lãnh đạo của Châu Văn Liêm, các giáo viên và học sinh yêu nước từng tham gia phong trào trước đó tập hợp lại thành Việt Nam Phục quốc Đảng ở Ô Môn (Cần Thơ). Năm 1927, Châu Văn Liêm được Nguyễn Ngọc Ba kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Việt Nam Phục quốc Đảng cũng dần dần hòa vào tổ chức Thanh niên. Nguyễn Văn Cưng được cử đi Quảng Châu học lớp chính trị do Nguyễn Ái Quốc tổ chức. Tháng 2 năm 1928, Nguyễn Văn Cưng thành lập Chi hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở quận Lấp Vò (thành lập từ tổng An Phú). Trong số các thành viên của Chi hội có anh ruột của ông là Nguyễn Văn Cái. Từ các chi bộ, Tỉnh bộ Long Xuyên được thành lập do Châu Văn Liêm làm Bí thư, các Ủy viên Tỉnh bộ có Nguyễn Văn Cưng, Trần Văn Thạnh và Nguyễn Văn Tây. Tháng 8 năm 1929, ông gia nhập An Nam Cộng sản Đảng. Tháng 11, tại căn nhà của Nguyễn Văn Cưng, Chi bộ Lấp Vò của An Nam Cộng sản Đảng được thành lập với 6 Đảng viên: Bí thư Nguyễn Văn Cưng, Phó Bí thư Nguyễn Duy Hanh, Nguyễn Văn Cái, Ngô Văn Chính, Nguyễn Đình Tuấn, Nguyễn Văn Kính. Sau đó, ông và Nguyễn Văn Cái bị bắt giam ở Khám Lớn Sài Gòn trong ba tháng. Tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập trên cơ sở thống nhất An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Tháng 3, Ban Chấp ủy của tỉnh Long Xuyên được thành lập, làm nhiệm vụ của Tỉnh ủy lâm thời, gồm Nguyễn Văn Cưng, Bảy Xuyến, Lưu Kim Phong,... với Nguyễn Văn Cưng được phân công làm Bí thư phụ trách Ban Chấp ủy. Tháng 9 năm 1930, ông bị bắt giữ cùng với anh trai Nguyễn Văn Cái, bị kết án 15 năm tù, đi đày Côn Đảo. Năm 1935, ông cùng các đồng chí Ngô Gia Tự, Tô Chấn, Lê Quang Sung, Trần Văn Các, Nguyễn Duy Hanh, Nguyễn Văn Ó,... đóng bè vượt ngục, bị bão lớn đánh chìm mất tích. Vinh danh Tên của ông được đặt cho một con đường và một trường tiểu học ở thành phố Long Xuyên (An Giang). Tham khảo Chú thích Liên kết ngoài Người Đồng Tháp Bí thư Tỉnh ủy Long Xuyên Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam Hội viên Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
wiki
Ryu Seung-min (Hangul: 류승민 / 유승민, Hanja: 柳承敏, Hán-Việt: Liễu Thừa Mẫn, sinh ngày 5 tháng 8 năm 1982 tại Seoul) là một vận động viên bóng bàn chuyên nghiệp người Hàn Quốc, chủ nhân của huy chương vàng đơn nam tại Thế vận hội Mùa hè 2004. Ryu Seung-min là tuyển thủ chuyên sử dụng vợt dọc kiểu truyền thống, không như các đối thủ của anh như Mã Lâm và Vương Hạo, Ryu không dùng mặt dưới của vợt, anh cũng thường dùng những quả đánh thuận tay để giành điểm. Theo bảng xếp hạng của ITTF, Ryu từng được xếp thứ 2 thế giới vào thời tháng 9 năm 2004. Thứ hạng gần đây nhất của anh là vào tháng 2 năm 2014 với vị trí thứ 27. Sự nghiệp Giải đơn (as of ngày 9 tháng 4 năm 2015) Olympics: HCV (2004). World Championships: SF (2007). World Cup appearances: 5. Record: runner-up (2007). ITTF Pro Tour winner (3): Egypt, USA Open 2004; Chile Open 2008. Runner-up (4): Swedish Open 2001; Brazil Open 2002; Japan Open 2005; Slovenian Open 2007; Kuwait Open 2012. ITTF Pro Tour Grand Finals appearances: 9. Record: SF (2003, 2005, 2010). Asian Games: SF (2006). Asian Championships: SF (2003). Đôi Nam Olympics: 4th (2000). World Championships: QF (2001, 2005, 2009). Pro Tour winner (8): China (Qingdao) Open 2002; Croatian, Egypt, USA Open 2004; Korea Open 2005; Chinese Taipei Open 2006; Kuwait Open 2007; Brazil Open 2012. Runner-up (4): China (Changchun) Open 2000; Korea Open 2010; Austrian Open 2010; Japan Open 2012. Pro Tour Grand Finals appearances: 4. Record: SF (2012). Asian Games: winner (2002). Asian Championships: SF (2005). Đôi Nam Nữ World Championships: QF (2003). Asian Games: Runner-up (2002). Đồng đội Olympics: 3rd (2008), 2nd (2012). World Championships: 2nd (2006, 08), 3rd (2001, 2004, 2010, 2012). World Team Cup: 2nd (2009), 3rd (2007). Asian Games: 2nd (2002, 2006). Asian Championships: 2nd (2005). Xem thêm Bóng bàn ITTF Chú thích Tham khảo Sinh năm 1982 Nhân vật còn sống Vận động viên bóng bàn Hàn Quốc Huy chương Thế vận hội Mùa hè 2004 Huy chương Thế vận hội Mùa hè 2012 Huy chương Thế vận hội Mùa hè 2008
wiki
Caracas (phát âm IPA ) là thành phố thủ đô của Venezuela. Diện tích 1930 km², dân số nội thị là 3,27 triệu người. Thành phố này tọa lạc phía bắc quốc gia này, theo đường viền của thung lũng núi hẹp trên Dãy núi duyên hải (Cordillera de la Costa). Nhiệt độ của thung lũng ấp áp và vùng đô thị hóa của thung lũng Caracas nằm trên độ cao 760–910 m trên mực nước biển. Thung lũng này nằm gần biển Caribê, bị tách biệt khỏi bờ bởi dãy núi (Cerro Ávila) cao 2200 m. Về phía nam là các đồi và núi. Trung tâm lịch sử của Caracas, được gọi là Libertador Municipality, ước có khoảng 2,1 triệu dân năm 2005. Cùng năm 2005, dân số chính thức của vùng đô thị này là 3,3 triệu người. Distrito Capital (Quận thủ đô) là nơi tập trung các cơ quan hành chính của Caracas, nằm trên một phần của bang Miranda. Dân số của vùng đô thị Caracas (bao gồm cả các thành phố ngoài Quận thủ đô) là 4,7 triệu. Lịch sử Hơn 500 năm trước, khu vực này đã có các nhóm thổ dân hiền hòa sinh sống tại đây và Caracas vẫn chưa hiện hữu. Năm 1562, Francisco Fajardo, một người thực dân Tây Ban Nha đã thiết lập một đồn điền ở đây. Fajardo không ở thung lũng này được lâu và đã bị dân địa phương trục xuất. Đây là lần nổi loạn cuối cùng của thổ dân vì ngày 25 tháng 7 năm 1567, thuyền trưởng người Tây Ban Nha Diego de Losada đã đặt nền móng cho một thành phố Santiago de Léon de Caracas, và khu định cư của người dân tộc Catuchacao đã được chuyển từ nằm dưới ảnh hưởng của những kẻ thực dân sang một thành phố mới Caracas. Việc trồng trọt cacao đã kích thích thành phố phát triển và trở thành tỉnh lỵ của Venezuela. Một cố gắng cách mạng để giành độc lập được tổ chức bởi José María España và Manuel Gual đã bị đàn áp ngày 13 tháng 7 năm1797. Nhưng các ý tưởng của Cách mạng Pháp và Chiến tranh giành độc lập Mỹ đã truyền cảm hứng cho người dân và ngày 5 tháng 7 năm 1811 một Tuyên ngôn độc lập đã được ký ở Caracas. Thành phố này là nơi sinh của hai nhân vật tiêu biểu ở châu Mỹ Latin là: Francisco de Miranda và "El Libertador" Simón Bolívar. Một trận động đất đã phá hủy Caracas ngày 26 tháng 3 năm 1812 và được miêu tả bởi chính quyền là hình phạt của thần linh dành cho những nổi loạn chống nhà vua Tây Ban Nha trong thời kỳ Chiến tranh giành độc lập Venezuela. Thung lũng trở thành nghĩa địa và chiến tranh tiếp tục cho đến ngày 24 tháng 6 năm, 1821, khi Bolívar đã giành được một chiến thắng quyết định đối với những kẻ bảo hoàng tại Carabobo. Khi nền kinh tế của quốc gia giàu dầu mỏ Venezuela tăng trưởng ổn định trong giai đoạn đầu của thế kỷ 20, Caracas đã trở thành một trong những trung tâm kinh tế của châu Mỹ Latin và cũng được biết đến là trung tâm ưa thích giữa châu Âu và Nam Mỹ. Trong thập niên 1950, Caracas bắt đầu chương trình hiện đại hóa rộng lớn và đã tiếp tục cho đến thập niên 1960 và 1970. Công trình Ciudad Universitaria de Caracas, do kiến trúc sư trường phái hiện đại Carlos Raúl Villanueva thiết kế, ngày nay là một di sản thế giới của UNESCO đã được xây. Cùng với El Silencio, cũng với Villanueva, nhiều quận dân cư của giới công nhân và trung lưu (Bello Monte, La Floresta, La Castellana, Sabana Grande, Las Mercedes, Los Palos Grandes, La Florida, Valle Arriba, Chuao, Cafetal, v.v.) đã mọc lên trong thung lũng, vượt qua ranh giới với phía Đông và Đông-Nam. Ngày 17 tháng 10 năm 2004, một trong những tháp Parque Central bị cháy. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế của quốc gia này, hiện phục thuộc vào ngành dầu khí và sự phát triển nhanh của Caracas đã có sức hút lớn cho nạn di dân từ nông thôn, tạo ra vành đai các khu ổ chuột trong thung lũng Caracas. Lịch sử và địa lý của thung lũng, Maurice Wiesenthal, bài viết xuất hiện trong sách Caracas, xuất bản năm 1981. Các địa điểm tham quan Chú thích Tham khảo Thủ đô Nam Mỹ Thành phố Venezuela
wiki
Tatiane Alves (sinh năm 1986) là một người mẫu, nhà tư vấn kế toán và một nữ hoàng sắc đẹp. Cô là thí sinh đại diện cho Brazil tham gia cuộc thi Hoa hậu Trái Đất 2008. Tại cuộc thi này, cô là một thí sinh nổi bật và trở thành một trong những người chiến thắng cuộc thi và được trao vương miện Hoa hậu Lửa, tương đương với Á hậu 3. Trong phần thi cuối cùng của Hoa hậu Trái Đất 2008, Alves đại diện cho Brazil và được công bố là một trong 16 thí sinh tham gia bán kết, cạnh tranh giành danh hiệu Hoa hậu Trái Đất. Cô là 1 trong 8 thí sinh đạt điểm cao nhất trong phần thi trình diễn áo tắm, giúp cô trở thành 1 trong 8 thí sinh tiến tiếp vào vòng chung kết, tham gia phần thi trang phục dạ hội. Sau đó, cô đã vào nhóm thí sinh dẫn đầu khi nói rõ trong video phỏng vấn của mình về các vấn đề môi trường như một vấn đề quan trọng ở đất nước cô, qua đó cô vào đến Top 4 Chung cuộc. Trong vòng cuối cùng, nhóm giám khảo gồm 4 người hỏi câu hỏi: "Bạn sẽ nói gì với tổng thống Mỹ Barack Obama về tình trạng của môi trường toàn cầu nếu bạn từng gặp ông ta?" Cô xếp vị trí thứ 4 trong vòng phỏng vấn và khi kết thúc cuộc thi và được trao vương miện Hoa hậu Lửa. Tham khảo Hoa hậu Brazil Người Brasil Sinh năm 1986 Nhân vật còn sống
wiki
Phạm Đốc (20 tháng 5 âm lịch 1513 - 4 tháng 8 âm lịch 1558) là đại thần có công giúp nhà Lê trung hưng thời chiến tranh Lê-Mạc trong lịch sử Việt Nam. Sự nghiệp Phạm Đốc người làng Thổ Sơn, huyện Vĩnh Phúc, nay là làng Thổ Phụ, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Phạm Đốc trưởng thành trong lúc nhà Lê suy yếu và bị nhà Mạc cướp ngôi năm 1527. Ngay từ ngày đầu nhà Lê bắt đầu dựng lại (1533), Phạm Đốc bắt đầu đi theo. Ông phục vụ dưới quyền Trịnh Kiểm. Do lập được công lao, Phạm Đốc được thăng làm Dương Nghĩa hầu. Khi Lê Trung Tông lên ngôi, Phạm Đốc được sai chỉ huy Vệ Kim ngô, thăng tước Quảng quận công. Năm 1554, ông được lệnh cầm quân đi đánh Thuận Hóa. Tướng nhà Mạc là Phạm Đức Trung đầu hàng, còn những người khác không chịu khuất phục, cố sức chống cự đều bị giết. Toàn bộ lãnh thổ Đại Việt chính thức chia làm 2 nửa: từ Ninh Bình trở ra trong tay nhà Mạc, từ Thanh Hóa trở vào trong tay nhà Lê. Do có công chiếm được vùng Thuận Hóa, ông được thăng làm Thái bảo, gia phong Hiệp mưu công thần. Tháng 8 năm 1555, Mạc Kính Điển sai Thọ quận công đem hơn 100 chiếc thuyền làm tiên phong, tiến đến cửa biển Thần Phù đóng dinh. Hôm sau, Kính Điển đem quân đến hội ở sông Đại Lại, sai Thọ quận công đốc suất quân bản bộ đi trước, đóng dinh ở núi Kim Sơn. Trịnh Kiểm sai Lê Bá Ly, Nguyễn Khải Khang mai phục sẵn ở phía nam sông, còn Trịnh Kiểm đích thân đốc suất đại quân mai phục ở phía bắc sông, sai Phạm Đốc đem thủy quân cùng Nguyễn Quyện đem hơn 10 chiếc thuyền chiến chiếm cứ mạn thượng lưu từ sông Hữu Chấp đến sông Kim Bôi. Trưa hôm sau, thuyền quân Mạc qua Kim Sơn, đến chợ Ông Cung. Phạm Đốc cho quân ra nhử quân Mạc vào sâu rồi lệnh các đạo quân mai phục đổ ra đánh. Quân Mạc thua chạy, quân Lê thu được nhiều khí giới. Năm 1556, Phạm Đốc được thăng làm Thượng thư bộ Binh. Năm 1557, Mạc Kính Điển mang quân đánh Thanh Hóa và sai Phạm Dao đánh Nghệ An. Trịnh Kiểm tự mình đón đánh Kính Điển và sai Phạm Đốc cùng Hoàng Đình Ái kéo cờ Mạc tiến vào cửa biển Đan Nhai (cửa Hội). Quân Phạm Dao ngỡ là quân nhà không kịp phòng bị, Phạm Đốc tiến lên đánh úp khiến Phạm Dao phải chạy trốn. Tháng 9 năm đó, Phạm Đốc mang quân ra đánh Sơn Nam hạ rồi rút lui. Theo gia phả dòng họ Phạm Đức ở Huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, sau khi Lê Anh Tông lên ngôi (1557), năm 1558, Phạm Đốc được thăng làm Thái phó, tước Đức quận công. Ít lâu sau Phạm Đốc qua đời, thọ 46 tuổi, được truy tặng là Thái úy Hữu tướng Tĩnh Quốc công, tên thụy là Trung Nghị. Nhận định Sử gia Phan Huy Chú nhận định về ông như sau: [Trong thời chiến với nhà Mạc,] ông dùng kỳ mưu đánh thắng được địch… Giặc (quân Mạc) không dám nhòm ngó gì về mặt tây (tức Thanh Hóa) nữa, phần nhiều là do công của ông và Hoàng Đình Ái. Ông có nhiều mưu trí, quen việc quân, tính trung hậu cẩn thận. Lại có văn học, đãi ngộ các sĩ phu có lễ độ. Còn khi hành quân thì kỷ luật nghiêm minh, hiệu lệnh thống nhất. Ông đi đến Nghệ An, Thuận Hóa, Quảng Nam, đi đâu cũng ban bố uy tín, không giết càn, người Kinh người Man đều mến phục. Ba nơi biên thùy ấy được yên, người đời khen ông là tướng giỏi. Xem thêm Trịnh Kiểm Hoàng Đình Ái Tham khảo Phan Huy Chú (2008), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Viện Sử học (2007), Lịch sử Việt Nam, tập 3, Nhà xuất bản Giáo dục Gia phả dòng họ Phạm Đức, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa Chú thích Võ tướng nhà Lê trung hưng Người Thanh Hóa Sinh năm 1513 Mất năm 1558
wiki
Đảng Dân chủ (DP) (Tiếng Mông Cổ: Ардчилсан Нам; Ardchilsan Nam) là một Đảng chính trị theo đường lối trung hữu tại Mông Cổ. Lịch sử Sau cuộc cách mạng dân chủ năm 1990 Mông Cổ trở thành một quốc gia có hệ thống đa đảng. Cách mạng dân chủ đã biến Mông Cổ từ một nước do Đảng cộng sản cầm quyền đã trở thành một nền dân chủ năng động. Những người đi tiên phong trong cuộc cách mạng dân chủ đã thành lập Đảng Dân chủ, Đảng Tiến bộ Mông Cổ và Đảng Dân chủ Xã hội Mông Cổ. Vào ngày 6 tháng 12 năm 2000, năm đảng chính trị - bao gồm Đảng Dân chủ Mông Cổ, Đảng Dân chủ Xã hội Mông Cổ và các đảng khác đã sáp nhập và thành lập Đảng Dân chủ Mông Cổ. Lãnh đạo Ngày 1 tháng 4 năm 2006, một hội nghị đảng đã bầu Tsakhiagiin Elbegdorj làm lãnh đạo đảng. Bốn ứng cử viên chạy đua trong cuộc bầu cử và trong vòng đầu, Elbegdorj giành 46%, Erdeniin Bat-Uul giành được 40% và hai ứng viên khác giành được phần còn lại. Nếu không có đa số phiếu tuyệt đối, một lá phiếu thứ hai giữa các ứng cử viên hàng đầu đã dẫn đến Tsakhiagiin Elbegdorj chiến thắng với 57,2% số phiếu bầu. Ngày 30 tháng 8 năm 2008, Ủy ban Cố vấn Quốc gia của Đảng Dân chủ đã bầu Norovyn Altankhuyag làm lãnh đạo mới của Đảng. Danh sách Chủ tịch Đảng Mendsaikhany Enkhsaikhan (2002-2005) Radnaasümbereliin Gonchigdorj (2005-2006) Tsakhiagiin Elbegdorj (2006–2008) Norovyn Altankhuyag (2008–2014) Zandaakhuugiin Enkhbold (2014–2016) Erdene Sodnomzundui (2016–nay) Tổ chức Đảng được tổ chức ở cấp quốc gia, tỉnh, thành phố và quận. Hiện tại, bên có khoảng 30 hiệp hội tỉnh và 432 tổ chức cơ sở. Công ước quốc gia (NC): Mỗi hiệp hội cấp tỉnh cử các đại biểu tham dự Công ước Quốc gia, được tổ chức 4 năm một lần. Ủy ban Tư vấn Quốc gia (NCC): Không quá hai lần một năm, NCC được tổ chức và có 228 thành viên của NCC. Các tổ chức trực thuộc Đảng Dân chủ có các tổ chức và tổ chức liên kết sau đây: Đoàn thanh niên Dân chủ Hội Phụ nữ Dân chủ Liên minh Người cao tuổi Dân chủ Kết quả bầu cử Bầu cử tổng thống Bầu cử lập pháp Tham khảo
wiki
Hiến chương Hoàng gia là một văn kiện chính thức của một vị vua cấp quyền hay quyền lực cho một cá nhân hoặc một cơ quan. Chúng đã và đang vẫn còn được sử dụng để thiết lập các tổ chức quan trọng như các thành phố hoặc các trường đại học và các viện hàn lâm. Trong lịch sử, chúng được sử dụng để ban hành luật công, ví dụ nổi tiếng nhất là Magna Carta (đại hiến chương) năm 1215, nhưng kể từ thế kỷ 14, chúng chỉ được sử dụng thay cho các hành vi tư nhân để trao quyền hoặc quyền lực cho một cá nhân, hoặc một cơ quan. Hiến chương Hoàng gia phải được phân biệt với việc bảo đảm và thư bổ nhiệm, vì chúng có tác dụng vĩnh viễn. Thông thường, một hiến chương Hoàng gia được sản xuất như một sản phẩm chất lượng cao của thư pháp trên giấy da bê. Điều lệ cần được phân biệt với các trát bổ nhiệm của hoàng gia, cấp phát vũ khí và các dạng bằng sáng chế thư khác, chẳng hạn như cấp cho một tổ chức quyền sử dụng từ "hoàng gia" trong tên của họ hoặc cấp quy chế thành phố, vốn không có hiệu lực lập pháp. Chế độ quân chủ Anh đã ban hành hơn 1000 hiến chương Hoàng gia. Trong số này vần có khoảng 750 hiến chương vẫn còn tồn tại. Hiến chương Hoàng gia đầu tiên được ban cho thị trấn Tain năm 1066, khiến nó trở thành thị trấn hoàng gia lâu đời nhất tại Scotland, tiếp theo là Đại học Cambridge do Nhà vua Henry III trao vào năm 1231, mặc dù các điều lệ cũ hơn được biết là đã tồn tại bao gồm cả Công ty Thợ dệt Worshipful ở Anh vào năm 1150. Các hiến chương vẫn được tiếp tục ban hành bởi Hoàng gia Anh, một ví dụ gần đây là hiến chương được trao cho Viện Công thái học và Nhân tố Con người năm 2014. Các hiến chương đã được sử dụng ở châu Âu từ thời trung cổ để tạo ra các thành phố (có nghĩa là các địa phương có những quyền được công nhận và những đặc quyền). Ngày mà một hiến chương như vậy được cấp được coi là ngày thành phố được thành lập, bất kể địa phương nguyên thủy bắt đầu được cư ngụ vào lúc nào (mà thường là không thể xác định). Có lúc một hiến chương Hoàng gia là phương tiện duy nhất mà một cơ quan có thể được hình thành, nhưng hiện nay các phương tiện khác (chẳng hạn như quá trình đăng ký cho các công ty hữu hạn) thường được sử dụng. Lịch sử phát triển Điều lệ đã được sử dụng ở Châu Âu từ thời trung cổ để cấp quyền và đặc quyền cho các thị trấn, quận và thành phố. Trong suốt thế kỷ 14 và 15, khái niệm thành lập một đô thị theo hiến chương hoàng gia đã phát triển. Trong quá khứ và hiện tại, các nhóm được thành lập theo hiến chương hoàng gia có Công ty thương nhân mặt hàng chủ lực Anh (thế kỷ 13), Công ty Đông Ấn Anh (1600), Hudson's Bay Company, Chartered Bank of India, Australia and China (kể từ khi hợp nhất thành Standard Chartered), Peninsular and Oriental Steam Navigation Company (P&O), British South Africa Company, và một số thuộc địa cũ của Anh trên lục địa Bắc Mỹ, Ngân hàng Anh và Đài BBC (BBC). Xem thêm Hiến chương liên bang, một loại đạo luật tương đương ở Hoa Kỳ Tham khảo Liên kết ngoài Royal charters page on the Privy Council website Research briefing from the House of Lords library on Royal Charters and Parliamentary Scrutiny Văn bản chính thức Quân chủ Anh Chế độ quân chủ ở Úc Chế độ quân chủ ở Canada Chế độ quân chủ ở New Zealand Điều lệ chính trị
wiki
Hồi chuông tử thần 2 (Death Bell 2: Bloody Camp) () là một bộ phim điện ảnh Hàn Quốc năm 2010 thể loại Sát nhân kinh dị (Slasher horror). Đạo diễn phim là Yoo Sun-dong. Bộ phim là phần tiếp theo của Death Bell năm 2008. Nội dung phim không được giới thiệu trước khi ra rạp. Tóm tắt Bộ phim kể về một nhóm các học sinh và giáo viên ở trường cấp ba, những người bị giam giữ lại trường học sau khi một giáo viên dạy bơi lội bị ám sát. Ở Hàn Quốc, một học sinh cấp ba cũng là vận động viên bơi lội Jeong Tae-yeon (Yoon Seung-ah) được tìm thấy đã chết trong bể bơi, trông có vẻ như là tự tử. Hai năm sau, giáo viên Park Eun-su (Hwang Jung-eum) đến trường dạy học, nơi chị kế của Tae-yeon, Lee Se-Hee (Park Ji-yeon) bị ám ảnh bởi một ảo cảnh ác mộng và bị bắt nạt bởi học sinh Eom Ji-yun (Choi Ah-jin). Eun-su rất khó khăn để có được sự kính trọng của các học sinh trong lớp và nhận được sự giúp đỡ của vị giáo viên lớn tuổi hơn, giáo viên Cha (Kim Su-ro). Se-Hee và các bạn học của cô được chọn vào một lớp học đặc biệt "study camp" được tổ chức tại trường trong kì nghỉ hè, nơi 30 học sinh đến học cho kì thi đại học sắp tới. Huấn luyện viên bơi lội của trường bị sát hại trong phòng tắm, và dòng chữ "When an innocent mother is killed, what son would not avenge her death?" (Khi một người mẹ vô tội bị giết, người con nào không muốn trả thù cho cái chết?) được tìm thấy viết nguệch ngoạc trên tấm bảng đen. Một giọng nói cảnh báo các học sinh rằng họ sẽ đều bị giết chết nếu họ không thể trả lời ai là kẻ giết người và vì sao. Các học sinh và giáo viên nhận ra rằng họ bị khóa lại trong ngôi trường và sau đó hàng loạt cái chết bắt đầu xảy đến. Ra mắt Death Bell 2: Bloody Camp ra mắt đầu tiên tại Puchon International Fantastic Film Festival vào ngày 23 tháng 7 năm 2010, là buổi lễ diễn ra gần ngày công chiếu. Bộ phim được công chiếu chính thức ở Hàn Quốc vào ngày 28 tháng 7 năm 2010. Khi ra mắt chính thức, bộ phim đã rất thành công với 50,000 người xem ở Hàn Quốc trong ngày đầu tiên ra rạp. Người phát ngôn chính thức của bộ phim cho biết điều này "gấp bốn lần những gì chúng tôi kì vọng". Khi viết kịch bản, ý tưởng của bộ phim là các nhân vật phải giải các vấn đề của họ trong một trò chơi câu đố như những gì họ làm trong phần một của series phim. Đạo diễn Yoo Sun-dong đã phản đối ý tưởng đó vì ông cảm thấy đã quá nhiều chi tiết giống với phần một. Đạo diễn bị ảnh hưởng bởi những gì ông đã trải qua thời trung học, đã phát biểu rằng "Các giáo viên quyết đoán như giáo viên Kang (Kim Byung-ok đóng) và giáo viên Cha (Kim Su-ro đóng) hay sự cạnh tranh và hành vi bạo lực giữa các học sinh là những điều mà tôi đã thấy và tự trải nghiệm khi còn đi học. Tôi đã cố để đưa các yếu tố kinh dị vào trong bộ phim." Đón nhận The Hollywood Reporter viết về bộ phim như là một "sai lầm đáng lo ngại và hướng phát triển cẩu thả của Death Bell" ghi chép rằng "Cảnh phim duy nhất đáng để chú ý là khi học sinh Jang-kook bị bỏ rơi ở hành lang và bị tấn công liên tục bởi một chiếc xe máy gắn kèm những lưỡi dao xoay tròn. Nó có sự dã man, hơi hướng tai quái Mad Max." JoongAng Daily đã viết bài review chê bai bộ phim, nói rằng "Nó nên đưa ra nhiều cơ hội hơn và cho người xem thấy nhiều hơn là máu...bộ phim không cho họ thấy nhiều điều, những người là fan ruột của dòng phim Slasher (Sát nhân)." Bất chấp những đánh giá tiêu cực, cả The Hollywood Reporter và JoongAng Daily đã ca ngợi các cảnh phim bao gồm chiếc xe gắn lưỡi dao nhọn tấn công một học sinh. Liên đoàn phim điện ảnh Chấu Á đánh giá bộ phim đạt 7 trên 10 điểm và cho rằng bộ phim "U ám, diễn biến nhanh đẫm máu, với ít điểm nhấn trong trò chơi đếm ngược nhưng giàu nội dung hơn phần trước đó." Tham khảo Liên kết ngoài 고死 두 번째 이야기: 교생실습 at Cine 21 (Korean) Phim năm 2010 Phim kinh dị năm 2010 Phim tiếng Triều Tiên Phim Hàn Quốc
wiki
Michael Krmenčík (sinh ngày 15 tháng 3 năm 1993) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Séc thi đấu ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ PAOK của Hy Lạp dưới dạng cho mượn từ câu lạc bộ Club Brugge của Bỉ, cũng như là tuyển thủ tuyển quốc gia Cộng hòa Séc. Sự nghiệp cấp câu lạc bộ Krmenčík sinh ra tại Kraslice, Cộng hòa Séc vào ngày 15 tháng 3 năm 1993. Anh bắt đầu sự nghiệp bóng đá tại các học viện đào tạo trẻ ở quê nhà, sau đó chuyển đến câu lạc bộ Banik Sokolov. Các tuyển trạch viên của câu lạc bộ Viktoria Plzen đã để mắt đến tài năng của anh và nhanh chóng ký hợp đồng với anh, mục đích ban đầu của họ là phát triển chiều sâu cho đội hình của đội bóng. Đầu sự nghiệp Năm 2011 anh được đôn lên đội một và vào tháng 4 cùng năm anh có trận ra mắt trong trận đấu gặp 1. FK Příbram. Ở mùa giải 2011-12, anh bị đem cho mượn tới Banik Sokolov và ghi được bàn thắng chuyên nghiệp đầu tiên của mình tại đây. Trong 4 mùa bóng kế tiếp, anh trải qua các quãng thời gian thi đấu cho mượn tại Zenit Čáslav, Vlašim, Baník Ostrava và Dukla Prague tại các giải đấu của Séc. Anh trở lại Viktoria Plzeň vào nửa sau của mùa giải 2015-16 và sự nghiệp của anh bắt đầu để lại dấu ấn. Sau 9 trận anh ghi bàn 3 lần, giành được một suất đá chính trong đội hình 11 người. Cơ hội mà anh đã chờ đợi bấy lâu đã đến, và anh buộc phải tận dụng nó một cách triệt để. Viktoria Plzeň Tháng 1 năm 2020, anh đã gây được ấn tượng tốt trong màu áo câu lạc bộ Viktoria Plzeň. Trong 124 trận anh đã ghi 62 bàn, đóng góp 16 kiến tạo và giành tổng cộng 4 chức vô địch quốc gia, đồng thời là vua phá lưới ở mùa giải 2017-18. Một chấn thương đứt dây chằng ở mùa giải 2018-19 đã làm anh phải ngồi ngoài khá lâu, nhưng khi trở lại sân cỏ anh vẫn thi đấu ấn tượng và màn trình diễn của anh đã thuyết phục câu lạc bộ Club Brugge về một thương vụ tiềm năng. Club Brugge Tháng 1 năm 2020, câu lạc bộ của Bỉ Club Brugge đã chi 6 triệu euro để sở hữu anh. Krmencik ký hợp đồng dài 3 năm rưỡi. Tiền đạo người Séc gặp khó khăn trong việc thích nghi với chỉ ba lần ghi bàn sau 19 trận đá, đồng thời góp 3 kiến tạo. PAOK Ngày 5 tháng 1 năm 2021, PAOK thông báo họ đã đạt thỏa thuận với câu lạc bộ Club Brugge để mượn Krmenčík đến cuối mùa giải 2020-21. Sự nghiệp cấp đội tuyển Anh đã là tuyển thủ quốc gia Cộng hòa Séc từ năm 2016 và có được 26 lần ra sân đến nay cùng 9 bàn thắng. Trước đó anh cũng từng chơi bóng cho mọi lứa trẻ của tuyển Séc. Thống kê sự nghiệp Câu lạc bộ Cấp đội tuyển Tỉ số và kết quả liệt kê bàn thắng của Cộng hòa Séc trước. Danh hiệu Viktoria Plzeň Giải vô địch quốc gia Séc: 2010–11, 2011–12, 2016–16, 2017–18 Club Brugge Giải vô địch quốc gia Bỉ: 2019–20 Cá nhân Vua phá lưới giải vô địch quốc gia Séc: 2017–18 (16 bàn thắng) Tham khảo Liên kết ngoài Nhân vật còn sống Sinh năm 1993 Tiền đạo bóng đá Cầu thủ bóng đá Séc Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Cộng hòa Séc Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Cộng hòa Séc Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Cộng hòa Séc Cầu thủ bóng đá FC Viktoria Plzeň Cầu thủ bóng đá FK Baník Sokolov Cầu thủ bóng đá PAOK FC Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Hy Lạp Cầu thủ bóng đá Club Brugge KV Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Bỉ Cầu thủ bóng đá FC Baník Ostrava
wiki
Kể lại câu chuyện Cây tre trăm đốt theo lời kể anh Khoai Hướng dẫn Tôi là Khoai, là một người nông dân hiền lành. Nhà tôi nghèo, bố mẹ lại mất sớm nên tôi phải đi ở cho một lão nhà giàu trong làng. Nhà lão ta rất nhiều ruộng vườn, trâu bò, của cải nhưng lão chưa thoả mãn. Thấy tôi hiền lành, khoẻ mạnh, chăm chỉ lại thạo việc đồng áng, lão ta muốn tôi làm lợi thật nhiều cho lão. Một hôm, lão ta gọi tôi đến và khôn khéo nói với tôi: -Con chịu khó thức khuya dậy sớm làm lụng giúp ta, chớ quản nhọc nhằn, ba năm nữa ta sẽ gả con gái và cho hai vợ chồng một nửa gia tài. Nghe lão dỗ ngon dỗ ngọt, tôi tưởng lão nói thật và cứ thế quần quật làm việc cho lão. Sau ba năm, nhờ công sức của tôi, lão có thêm nhà ngói, sân gạch, tậu thêm được trâu bò, ruộng vườn. Rồi một hôm, lão lại gọi tôi đến và bảo với tôi một cách thân mật: -Con thật có công với nhà ta. Con đã chịu khó ba năm trồng cây sắp đến ngày ăn quả. Cơ ngơi nhà ta chỉ còn thiếu cây tre trăm đốt, con gắng lên rừng tìm cho được đem về, ta sẽ gả con gái cho. Tôi mừng quá bèn hăm hở xách dao lên rừng. Tôi không hề biết rằng lão nhà giàu đã không giữ lời hứa năm xưa. Lão đã ngấm ngầm nhận lời gả con gái cho con trai một lão nhà giàu khác trong vùng. Hôm tôi lên rừng cũng chính là hôm hai lão nhà giàu chuẩn bị làm lễ cưới cho con trai, con gái cùa chúng. Sau này nghe mọi người kể lại tôi mới biết ràng: ở nhà, hai lão nhà giàu hí hửng bảo nhau: “Cái thằng ngốc ấy có đi quanh năm, suốt tháng cũng đố mà kiếm được cây tre dài đủ trăm đốt! Thế nào rồi cũng bị rắn cắn, hổ vồ”. -Làm sao con khóc giữa rừng vậy? Nghe tôi kể lể sự tình, Bụt cười, bảo: -Khó gì việc ấy! Con hãy chặt đủ một trăm đốt tre, đem xếp nối với nhau rồi hô: “Khắc nhập, khắc nhập” thì có ngay cây tre trăm đốt thôi!”. Nói xong, Bụt biến mất. Tôi làm đúng lời Bụt bảo. Quả nhiên cả trăm đốt tredính liền với nhau thành một cây tre dài trăm đốt thật! Tôi sung sướng nâng cây tre lên vác về. Nhưng cây tre dài quá, vướng bờ bụi, không sao đưa ra khỏi rừng được. Không biết làm thế nào, tôi cùng chỉ biết ngồi khóc. Bụt lại hiện lên hỏi: -Có cây tre trăm đốt rồi, sao con còn khóc? Tôi nói với Bụt là cây tre dài quá không thể vác về nhà được. Bụt liền ân cần bảo: -Con hãy hô: “Khắc xuất, khắc xuất” thì những đốt tre ấy sẽ rời ra! Tôi làm theo lời Bụt và đúng là cả trăm đốt tre rời ra thật. Tôi kiếm dây buộc thành hai bó, gánh về. Lúc về tới nơi, thấy hai họ đang ăn uống linh đình và sửa soạn đón dâu, tôi mới biết là lão nhà giàu lừa mình. Tôi giận lắm nên không nói gì cả. Tôi lẳng lặng xếp một trăm đốt tre nổi nhau và hô: “Khẳc nhập, khắc nhập”. Một cây tre đúng trăm đốt tươi xanh óng ả hiện ra trước mắt mọi người. Ai cũng ngạc nhiên, trầm trồ thán phục. Lão chủ cũng chạy lại gần cây tre để xem, tôi đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”. Lão ta bị dính chặt vào cây tre, cố giãy giụa nhưng không tài nào rứt ra được. Lão thông gia thấy vậy, chạy lại định gỡ cho lão chủ nhà. Đợi lão tới gần, tôi lại đọc: “Khắc nhập, khắc nhập”. Thế là lão ta cũng bị dính chặt luôn vào cây tre. Hai lão nhà giàu kêu khóc thảm thiết, van lạy tôi xin tôi gỡ ra cho. Lão chủ hứa trước hai họ sẽ gả con gái cho tôi ngay hôm đó. Lúc bấy giờ, tôi mới khoan thai đọc: “Khắc xuất, khắc xuất”. Tức thì hai lão kia rời khỏi cây tre và cây tre cũng rời ra thành trăm đốt. Tôi làm lễ cưới với cô gái xinh đẹp con lão nhà giàu đó. Hai vợ chồng tôi sống với nhau hạnh phúc đến đầu bạc răng long. Nhận xét của giáo viên: * Những ưu điểm cần học tập Trinh đã chọn một câu chuyện cổ tích với hai nhân vật chính quen thuộc: lão nhà giàu và anh nông dân nghèo khổ để kể lại. Câu chuyện “Cây tre trăm đốt” diễn ra khá tự nhiên theo đúng diễn biến của cốt truyện. Ngôi kể được sử dụng nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện. Qua lời kể của anh Khoai, ta có cảm giác như không phải đang nghe một câu chuyện cổ tích mà nghe lời tâm sự của anh về cảnh ngộ mình đã trải qua. Bởi Trinh đã bộc lộ rất tốt tâm trạng của anh Khoai với đủ mọi cung bậc tình cảm: từ vui (“Tôi mừng quá bèn hăm hở xách dao lên rừng”); đến buồn (“Thất vọng quả, tôi ngồi bưng mặt khóc”); đến giận dữ (“Tôi giận lắm nên không nói gì cả”); đến bình thản (“Lúc bấy giờ tôi mới khoan thai đọc: “Khắc xuất, khắc xuất”). Bài luyện tập: 1.Chuyển các lời dẫn trực tiếp trong câu chuyện thành các lời dẫn gián tiếp. 2.Nêu các sự việc chính xảy ra trong câu chuyện trên. 3.Hãy kể lại câu chuyện “Trí khôn của ta đây” bằng lời kể cùa Trâu dựa trên dàn ý sau: a)Mở bài: Lí do khiến Trâu kể lại câu chuyện. b)Thân bài: -Đoạn I: Câu chuyện giữa Trâu và Cọp: + Trâu đang nghỉ trưa sau một buổi sáng mệt nhọc thì Cọp đến hỏi tại sao Trâu chịu khuất phục Người. -Đoạn 2: Câu chuyện giữa Cọp và anh nông dân: + Cọp hỏi anh nông dân về “trí khôn” và anh nông dân lừa Cọp vào bẫy. + Cọp bị anh nông dân trói và đốt. + Trâu thích thú cười gãy cả răng và Cọp vùng chạy thoát thân. -Đoạn 3: Lí giải về hiện tượng lông Cọp có vằn đen dài và Trâu không có hàm răng trên. c)Kết bài: Cảm nghĩ về sức mạnh cùa “trí khôn” con người.
vanhoc
Seongdong-gu (Hangul: 성북구; Hanja: 城東區; Hán Việt: Thành Đông khu) là một quận (gu) của thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Quận này có diện tích 16,85 km2, dân số 325.251 người. Quận được chia ra thành 20 phường (dong) hành chính. Quận này nằm ở bờ bắc của sông Han. Phân cấp hành chính Quận Seongdong bao gồm 20 dong hành chính (haengjeong-dong, 행정동) Doseon-dong (도선동 道詵洞 Đạo Sân động) Hongik-dong (홍익동 弘益洞 Hoằng Ích động): dong hợp pháp (beopjeong-dong, 법정동) Eungbong-dong (응봉동 鷹峰洞 Ưng Phong động) Haengdang-dong (행당동 杏堂洞 Hạnh Đường động) 1∼2 Geumho-dong (금호동 金湖洞 Kim Hồ động) 1∼4 Majang-dong (마장동 馬場洞 Mã Tràng động) Oksu-dong (옥수동 玉水洞 Ngọc Thủy động) 1∼2 Sageun-dong (사근동 沙斤洞 Sa Cân động) Seongsu 1ga 1 dong (성수1가 1동 聖水1街 1洞 Thánh Thủy 1 Nhai 1 động) Seongsu 1ga 2 dong (성수1가 2동 聖水1街 2洞) Seongsu 2ga 1-dong (성수2가 1동 聖水2街 1洞) Seongsu 2ga 3-dong (성수2가 3동 聖水2街 3洞) Songjeong-dong (송정동 松亭洞 Tùng Đình động) Yongdap-dong (용답동 龍踏洞 Long Đạp động) Wangsimni-dong (왕십리동 往十里洞 Vãng Thập Lý động) 1∼2 Sangwangsimni-dong (상왕십리동 上往十里洞 Thượng Vãng Thập Lý động): dong hợp pháp (beopjeong-dong, 법정동) Hawangsimni-dong (하왕십리동 下往十里洞 Hạ Vãng Thập Lý động): dong hợp pháp (beopjeong-dong, 법정동) Vận chuyển Đường sắt KORAIL Tuyến Jungang ( Tuyến Gyeongui–Jungang) (Dongdaemun-gu) ← Wangsimni ─ Eungbong ─ Oksu → (Yongsan-gu) Tuyến Suin-Bundang Wangsimni ─ Rừng Seoul → (Gangnam-gu) Seoul Metro Tàu điện ngầm Seoul tuyến số 2 (Jung-gu) ← Sangwangsimni ─ Wangsimni ─ Đại học Hanyang ─ Ttukseom ─ Seongsu → (Gwangjin-gu) Tàu điện ngầm Seoul tuyến số 2 Seongsu ─ Yongdap ─ Sindap → (Dongdaemun-gu) Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến số 3 (Jung-gu) ← Geumho ─ Oksu → (Gangnam-gu) Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến số 5 (Jung-gu) ← Singeumho ─ Haengdang─ Wangsimni ─ Majang → (Dongdaemun-gu) Các đơn vị kết nghĩa Hampyeong, Hàn Quốc Hoài Nhu, Trung Quốc Jincheon, Hàn Quốc Seocheon, Hàn Quốc Quận Cobb, Georgia, Mỹ Tham khảo Liên kết ngoài Trang Web chính thức Quận của Seoul Quận Seongdong
wiki
PushVOD (Push Video on demand) - Truyền hình theo yêu cầu dạng mở rộng. Với truyền hình theo yêu cầu dạng cơ bản (VOD), ngay sau khi lệnh của khách hàng được gửi đến nhà đài, chương trình được tải về luôn đầu thu của họ. Điều này dẫn đến một số giờ cao điểm lượng chương trình được tải về quá lớn dẫn đến băng thông đường truyền không đáp ứng được (nghẽn mạng). Do vậy, người ta đã phát triển một dạng thức mở rộng gọi là PushVOD. Với PushVOD, chương trình sẽ được tải về trong khoảng thời gian nào đó (thường là 24h)sau khi nhận được lệnh từ khách hàng. Ví dụ, bạn đang đi chơi và nghe được thông báo trong ngày tới sẽ có bộ phim "Bỗng dưng muốn khóc" trên kênh VTV1. Bạn có thể nhắn tin đến nhà đài để yêu cầu tải bộ phim đó về đầu thu của bạn. Lệnh này sẽ được tổng đài lưu giữ nhưng không thực thi ngay tức thời mà sẽ được thực thi vào một thời điểm thích hợp sau đó. Thường là những lúc nửa đêm khi đường truyền rảnh rỗi. Như vậy, ngày hôm sau, khi bạn trở về nhà, đã có sẵn chương trình truyền hình được lưu trong đầu thu của bạn. Truyền hình
wiki
Bắt giữ là hành vi khống chế và đưa một người vào nơi giam giữ (bảo vệ hoặc kiểm soát hợp pháp), thường là do người đó đã bị nghi ngờ hoặc bị quan sát thấy đã phạm tội. Sau khi bị giam giữ, người này có thể bị thẩm vấn thêm và/hoặc bị buộc tội. Một vụ bắt giữ là một thủ tục trong một hệ thống tư pháp hình sự. Cảnh sát và nhiều sĩ quan khác có quyền bắt giữ. Ở một số nơi, việc bắt giữ công dân được cho phép; ví dụ ở Anh và xứ Wales, bất kỳ ai cũng có thể bắt giữ "bất kỳ ai mà anh ta có căn cứ hợp lý để nghi ngờ phạm tội, đã phạm tội hoặc phạm tội có thể bị truy tố ", mặc dù phải đáp ứng một số điều kiện trước khi thực hiện hành động đó. Quyền hạn tương tự tồn tại ở Pháp, Ý, Đức, Áo và Thụy Sĩ nếu một người bị bắt trong một hành vi phạm tội và không sẵn sàng hoặc không thể đưa ra căn cước hợp lệ. Để bảo vệ chống lạm quyền, nhiều quốc gia yêu cầu bắt giữ phải được thực hiện vì một lý do chính đáng, chẳng hạn như yêu cầu về nguyên nhân có thể xảy ra ở Hoa Kỳ. Hơn nữa, ở hầu hết các nền dân chủ, thời gian mà một người có thể bị giam giữ tương đối ngắn (trong hầu hết các trường hợp 24 giờ ở Anh và Pháp và 24 hoặc 48 giờ ở Hoa Kỳ) trước khi người bị giam giữ phải bị buộc tội hoặc được thả ra. Tham khảo Luật hình sự
wiki
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã thông báo một số sáng kiến của Việt Nam trong 2023, trong đó có tổ chức các hoạt động xúc tiến phục hồi bao trùm trong khu vực, chuyển đổi năng lượng và chống biến đổi khí hậu. Các bộ trưởng tại hội nghị. Ngày 3/2/2023, tại Trụ sở Ban Thư ký ASEAN ở Thủ đô Jakarta, Indonesia đã diễn ra Hội nghị Hội đồng điều phối ASEAN lần thứ 32 (ACC). Chia sẻ về các ưu tiên của ASEAN trong năm 2023, Bộ trưởng Ngoại giao nước Chủ tịch Indonesia Retno Matsudi nhấn mạnh, trong bối cảnh ASEAN đối mặt với nhiều bất ổn và thách thức, cả bên trong và bên ngoài, điều quan trọng là cần duy trì đoàn kết, vai trò trung tâm và sức sống của ASEAN; khẳng định vai trò của ASEAN là nhân tố bảo đảm hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực. Trên tinh thần chủ đề “Một ASEAN tầm vóc: tâm điểm của tăng trưởng”, Indonesia sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và bền vững ở khu vực, duy trì ASEAN là động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nâng cao khả năng ứng phó và tự cường của ASEAN trước các biến động, chú trọng an ninh năng lượng, an ninh lương thực, tự cường y tế và ổn định tài chính-kinh tế và xử lý các vấn đề xuyên biên giới, tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ chế ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác, củng cố lập trường, vai trò và trách nhiệm của ASEAN trong các vấn đề khu vực, toàn cầu. Các Bộ trưởng bày tỏ ủng hộ và cam kết hợp tác chặt chẽ với Chủ tịch Indonesia hiện thực hóa các ưu tiên đề ra. Các Bộ trưởng nhấn mạnh cần nâng cao hiệu quả hoạt động của ASEAN, nhất trí giao các cơ quan liên quan nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ quá trình này. Các nước nhất trí trước mắt sẽ xem xét một số nội dung như tăng cường vai trò, chức năng của Ủy ban các Đại diện Thường trực tại ASEAN (CPR), Ban Thư ký ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN; nâng cao hiệu quả điều phối liên ngành, liên trụ cột và đề xuất giải pháp huy động nguồn lực cho các hoạt động của ASEAN. Thực hiện chỉ đạo của các lãnh đạo tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40 và 41 vừa qua, các Bộ trưởng Ngoại giao đã trao đổi về thể thức tham gia của Timor Leste tại các hội nghị của ASEAN và lộ trình kết nạp nước này làm thành viên của ASEAN. Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng hợp tác với Indonesia hoàn thành tốt các trọng trách Chủ tịch ASEAN 2023. Bộ trưởng bày tỏ tin tưởng với các đề xuất của Chủ tịch, đặc biệt về phục hồi, nâng cao năng lực hệ thống y tế và khả năng sẵn sàng ứng phó của ASEAN trước các nguy cơ dịch bệnh trong tương lai. Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cam kết, Việt Nam sẽ tham gia và đóng góp tích cực, trách nhiệm vào quá trình thảo luận các biện pháp nâng cao năng lực thể chế của ASEAN, nhấn mạnh đây là yếu tố quan trọng để nâng cao tính tự cường và thích ứng của ASEAN trước các biến động phức tạp và khó lường ở khu vực và quốc tế. Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng thông báo một số sáng kiến của Việt Nam trong 2023, trong đó có tổ chức các hoạt động xúc tiến phục hồi bao trùm trong khu vực, chuyển đổi năng lượng và chống biến đổi khí hậu; khẳng định, là 1 trong 3 nước đăng cai Trung tâm ASEAN về ứng phó các tình huống y tế công cộng khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi, Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với các nước đưa Trung tâm vào hoạt động. Nhân dịp dự hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhonn. Tại cuộc gặp, 2 bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy việc trao đổi các chuyến thăm cấp cao trên tất cả các kênh; tăng cường giao lưu nhân dân; duy trì và phát huy hiệu quả của các cơ chế hợp tác song phương hiện có; đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế; tăng cường hợp tác giữa các địa phương, nhất là giữa các tỉnh có chung biên giới; nỗ lực phục hồi du lịch; thúc đẩy đàm phán tiến tới hoàn thành công tác phân giới cắm mốc đối với 16% đường biên giới còn lại trên đất liền, nhằm tiếp tục xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững giữa hai nước. Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Prak Sokhonn tiếp tục quan tâm, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người gốc Việt tại Campuchia, trong đó có thủ tục nhập quốc tịch, giúp người gốc Việt ổn định cuộc sống, hòa nhập sở tại, làm cầu nối hữu nghị giữa hai nước.
vanhoc
Cung Thị Lan Những Tấm Lòng Nhân Ái - Hồi Ký Mạo Hiểm Tìm Tự Do - Trích trong Tuyển Tập Khoảng Cách Của Biệt Ly Tranh Bìa: Nguyễn Thế Huỳnh(hls)Xuất bản ngày 19 tháng 07 năm 2009Tại Hoa Thịnh Đốn Hoa KỳTác giả giữ bản quyềnĐăng ký tại U. S Library of Congress “Mẹ! Sao mẹ cho con đi ghe như vậy lỡ con ‘té’ xuống biển chết sao?” Tinô đã hỏi tôi như thế khi tôi nói cho nó biết chiếc ghe thúng lặng lờ trước mặt là vật đưa chúng tôi ra ghe lớn để vượt biên; cho nên, thay vì tả thêm cảnh trốn ra khỏi nước, tôi đã nín lặng. Trong không khí nặng nề bao trùm quanh chúng tôi, giọng nói đầy trách móc của Tinô vương vất như không thể dứt. Nó đã đánh thức những hình ảnh ngủ yên từ lâu trong tâm trí tôi và đưa tôi trở về thời gian cũ. Tưởng như nghe lại những tiếng nấc đau khổ và chứng kiến cảnh cong oằn vật vã của những người mẹ mất con trong các trại tị nạn năm nào, thần kinh của tôi càng lúc càng căng thẳng và trí óc tôi trở nên rối loạn và ngổn ngang. Trước khi đem Tinô đi vượt biển, tôi đã dự định sẽ chết theo nó khi gặp phải điều không may; nhưng tôi sẽ ra sao nếu tôi không thể thực hiện được ý định của mình và phải chịu tình cảnh mất con như những người đàn bà kia. Tôi sẽ sống làm sao trước cái chết của con mình mà sự chọn lựa là do mình chứ không phải nó. Nhìn ánh mắt chất vấn và khuôn mặt phụng phịu của Tinô, tôi muốn kể cho nó nghe tất cả những gì đã xảy ra kể cả tâm trạng của mình lúc ấy, nhưng nghĩ đứa trẻ lên tám không thể nào hiểu hết những uẩn khúc bên trong sự việc, đã hứa với lòng chờ đến khi nó trưởng thành. Khi Tinô được mười tám tuổi, tôi chưa kịp thực hiện ý định của mình, đã nghe nó nói một cách chân thành rằng: Con cảm ơn mẹ đã đưa con vượt biển cho con được sống ở Mỹ đây. Ngạc nhiên vì đứa con trai đầu của mình vẫn còn nhớ đến câu hỏi hơn mười năm về trước, tôi chợt khám phá rằng đứa trẻ không được sinh ra trên đất nước mà nó đang sinh sống sẽ không bao giờ từ bỏ ý định tìm hiểu về cội nguồn, sự khác biệt và những sự việc liên quan đến đời sống hiện tại của nó. Với kiến thức của học sinh tốt nghiệp trung học và chiêm nghiệm thực tế sau chuyến thăm Việt Nam, Tinô đã tự giải đáp những thắc mắc mà nó đặt cho tôi trước đây. Qua lời cảm ơn chân thật của nó, tôi nhớ đến những tấm lòng nhân ái và quảng đại của biết bao vị ân nhân của mình. Thuyền trưởng Jorgen L. Olesen, thủy thủ đoàn của tàu Maersk, nhân viên của các trung tâm tị nạn Omura tại Nagasaki và Kokusai Kuyen tại Tokyo của Nhật Bản là những người đã tận tình giúp đỡ chúng tôi mọi mặt trong bước đường gian nan trên biển, trên đảo cho đến ngày định cư tại Mỹ. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người tổ chức vượt biển, những người đồng hành, những người cùng cảnh ngộ, những người đã hết lòng giúp đỡ và san sẻ vật chất cũng như tinh thần với gia đình chúng tôi trong các chuyến đi và ở các trại tị nạn. Những Tấm Lòng Nhân Ái là Hồi Ký Mạo Hiểm Tìm Tự Do, ghi lại những ngày gian nan mà chúng tôi, những người chung cuộc, đã cùng trải qua trong những ngày gian nan và nguy hiểm nhằm bày tỏ tấm lòng biết ơn chân thành của tôi và gia đình tôi đến các vị ân nhân mà chúng tôi đã gặp. Cung Thị Lan Những Tấm Lòng Nhân Ái Chương Một “Chị đã có bầu được hai tháng rồi!” Tin báo bất ngờ của bà bác sĩ phụ khoa khiến tôi hồi hộp. Có con sau ba năm lập gia đình là tin mừng đối với tôi nhưng tôi phải làm sao trong lúc đang âm thầm thực hiện những chuyến vượt biển. Cố giữ vẻ tự nhiên bình thường, tôi hỏi: “Chắc vậy rồi hả cô?” Bà bác sĩ trả lời với ánh mắt nhìn thẳng: “Kết quả chính xác lắm, cho nên từ nay chị nên ăn ngủ đều đặn và đi đứng cẩn thận! Nhớ đừng vói kéo, leo trèo hay bơi biển thì đến ngày sinh chị mới được một cháu bé khoẻ mạnh.” Gật đầu tỏ vẻ ưng thuận nhưng tôi không nói gì. Lời căn dặn của bà bác sĩ được lưu dụng này có lẽ chỉ do thói quen nghề nghiệp nhưng nó chứa khá nhiều ẩn ý làm tôi suy nghĩ nhiều hơn. Biết mình mang mầm sống trong bụng, tất nhiên người đàn bà nào cũng phải biết làm gì để có đứa con mạnh khỏe khi chào đời vậy mà cách nói của bà vẻ như ám chỉ điều gì khiến tôi không khỏi bận tâm. Những ngày này, thành phố biển Nha Trang, nơi chúng tôi sống đang mất dần những người cư ngụ. Những người này không những chỉ là cư dân ven biển hay những người có lý lịch liên quan đến chế độ cũ mà cả giới trí thức được lưu dụng. Bà và tôi tuy là hai người làm việc mẫu mực ở hai nơi, nhưng cả hai đều hiểu ngầm là một ngày nào đó, sau một đêm nào đó, nếu có cơ hội, sẽ không còn hiện diện trong thành phố của mình nữa. Sau biến cố năm 1975, người Việt ở miền Nam tỏ ra hòa mình với sự đổi đời và tuân phục với chính sách mới nhưng âm thầm hành động theo ước vọng và ý nghĩ của mình. Vì mơ ước tìm lại tự do, quyền lợi thực sự của con người và những gì có được trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam, không ít người kín đáo liên lạc với nhau để thực hiện những chuyến trốn ra khỏi nước bằng đường biển. Và vì đã có khá nhiều người biến mất sau những chuyến ghe thoát ra khỏi nước, chúng tôi thường có những ý nghĩ nghi ngờ về chuyện vượt biển khi thấy sự việc nào bất thường hay nghe sự vắng mặt của ai đó nơi làm việc của họ. Tôi biết chi tiết trong tờ khai sức khỏe của mình đã giúp bà bác sĩ đoán được phần nào lý do vợ chồng tôi không có con sau ba năm dài chung sống. Quả là vì tham gia vượt biển nên chúng tôi dự tính là tìm đến bến tự do rồi mới có con. Giờ đây, sự việc trái ngược với dự định khiến tôi hiểu rằng những gì mình muốn mà trời không muốn, phải chấp nhận. Trước khi chào từ giã, tôi đã cố gắng cười một cách bình thản rồi nói với bà là tôi biết chuẩn bị thế nào cho đứa con đầu lòng của mình. Chồng tôi rất vui mừng khi biết mình sắp được làm cha. Niềm vui khiến anh không nghĩ đến chuyến vượt biển sắp tiến hành trong vài ngày tới khiến tôi phải khuyên: “Em không thể tham gia chuyến này thì anh nên đi một mình. Ở đây dầu gì em cũng có việc làm, còn anh không nghề nghiệp lại không hộ khẩu. Sống bấp bênh như thế, chẳng thà trốn ra khỏi nước may ra còn có tương lai sáng lạng hơn.” Lắc đầu, anh nói: “Anh không bỏ em đâu. Đừng nghĩ đến chuyện ấy nữa. Trước mắt là phải lo cho con!” Rồi y như lời, anh không tham gia chuyến vượt biển do chính người bạn thân của anh báo rõ ngày giờ. Sau đó ít tháng, khi nghe tin bạn bè của anh đến Phi Luật Tân thành công, anh thoáng buồn nhưng chẳng hề than van hay tiếc rẻ. Ngoài tâm niệm sướng khổ có nhau và không chịu cảnh vợ chồng ly tán người đi kẻ ở, anh đã chăm sóc tôi cẩn thận cho đến ngày đứa con trai đầu của chúng tôi ra đời. Từ khi có Tinô, chúng tôi không hề đề cập đến chuyện vượt biển. Để đáp ứng các nhu cầu cần thiết cho đứa bé, chúng tôi đã dồn hết sức lực và tâm trí vào các việc làm của mình. Ngoài việc dạy học mỗi buổi sáng tại một trường cấp hai, tôi đã nhận may tại nhà và làm thêm các loại bánh. Chồng tôi, tuy không có việc gì làm chính thức cũng giúp rất nhiều việc cho tôi lẫn mẹ của anh ấy. Ngoài những việc giúp tôi như may áo cổ sơ mi, thắt lá dừa làm bánh phu thê cho các mối đám cưới và bánh bán ngày rằm mùng một anh còn phụ mẹ anh những công việc xách nước, chặt củi và hong xôi. Những công việc của anh tuy nhẹ nhàng nhưng đã làm anh cay đắng vì chúng chỉ là những việc phụ giúp cho hai người đàn bà. Trước đây, anh đã làm rất nhiều nghề độc lập như đạp xích lô, kiếm củi, dệt khăn và buôn hàng theo tuyến đường tàu hỏa. Bởi chậm chạp và thật thà, anh bị thất bại này đến thất bại khác. Đạp xích lô thì không kiếm ra khách, đi chặt cây lấy củi thì chặt vào ngay đầu gối mình phải vào trạm xá điều trị, dệt khăn thì bị cụp lưng khi di chuyển máy dệt để sửa chữa phải đi châm cứu, và đi buôn thì bị gạt hàng giả mất cả vốn lẫn lời. Đã thế, mỗi lần anh đi buôn về, tôi thường nghe Thành, người thanh niên ở cùng xóm, nói rằng: “Đừng cho anh Hiệp đi buôn nữa chị à! Ảnh đi buôn như tụi em không được đâu! Mấy bà buôn dữ lắm! Hàng nhiều, tàu chật mà mấy bả chẳng muốn nhường ai, hết lấn người, lại giành chỗ, miệng lúc nào cũng chửi. Mà mấy bả muốn chửi cỡ nào, tụi em chửi lại cỡ nấy, đâu ngán! Còn ảnh mang tiếng có học không dám chửi lại nên mới bị mấy bả vừa đạp đầu bước qua vừa bị chửi. Mỗi lần thấy ảnh bị như vậy mà vẫn ngồi yên, không dám nói tiếng nào, em tức lắm. Hiền lành, cả nể như vậy nên kiếm nghề khác làm còn hơn!” Mỗi lần nghe vậy, tôi thường nén tiếng thở dài. Tôi biết là một ngày không xa, chẳng cần khuyên nhủ, anh sẽ không còn có thể đi buôn theo đường tàu Nha Trang Sài Gòn. Không phải vì anh sợ các bà buôn ăn hiếp mà vì vốn của anh đã cạn kiệt. Mẹ chồng tôi rất cay đắng khi nghe được những lời này. Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, tự hào về sức học vượt bậc và tin tưởng công danh của con mình sáng lạng bao nhiêu thì sau ngày ấy bà ê chề với cảnh anh phải lao đao với công việc làm ăn bấy nhiêu. May là đứa con trai đầu của bà, anh chồng tôi, được thâu nhận làm nhân viên cho nhà máy đường ở một tỉnh miền Nam sau khi tốt nghiệp Đại Học Sài Gòn, nên có đời sống tương đối ổn định. Còn chồng tôi từ chối không nhận sự phân công tác của trường Đại Học sau khi tốt nghiệp nên mất cả việc lẫn hộ khẩu. Tình trạng lông bông của anh làm bà khổ tâm lắm nhưng đành cam chịu vì hiểu rằng anh không thể nào nhận công tác làm giáo viên của trường trung học ở một tỉnh lẻ miền Trung với bản phê bình “Học lực tốt nhưng tư tưởng chính trị không tốt”. Những người trong ban giám hiệu nhà trường chắc chắn sẽ không chấp thuận một người có tư tưởng chính trị không tốt trong đội ngũ giáo viên của họ. Sớm hay muộn, họ cũng sẽ tìm cách cô lập hay trục xuất anh khi biết ba anh là sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa và đã chết vì chiến đấu chống lại sự tấn công bội ước của quân đội miền Bắc vào ngày mùng một tết năm Mậu Thân 1968. Ông đã tử trận với danh vị là sĩ quan của Việt Nam Cộng Hòa trong lúc trấn giữ đồn Pleiku chứ không phải như chữ chết đơn giản và trơn tuột mà chồng tôi khai trong lý lịch khi anh nộp đơn thi vào trường Đại Học Đà Lạt. Dù sao, mẹ chồng tôi rất an lòng khi vợ chồng tôi sống kề cận. Từ ngày không nghe chúng tôi nhắc nhở đến các chuyến vượt biển bà càng vững bụng hơn. Bà chỉ còn hai người con trai. Anh chồng tôi sau khi có việc làm, lập gia đình và ở luôn tại Nam Bộ, cho nên, khi sống với gia đình chúng tôi, bà cảm thấy ít lạc lõng trong đại gia đình chồng. Thực sự, vợ chồng chúng tôi chính là kẻ nương tựa vào mẹ chồng tôi. Những bữa ăn hàng ngày của chúng tôi đều dựa vào số tiền lời của những gánh xôi mà bà bán từ tờ mờ sáng. Lẽ ra bà không phải sống bằng nghề bán xôi dạo cực nhọc này. Bà vốn là tiểu thương buôn may bán đắt của gian hàng tạp phẩm guốc dép mũ nón tại chợ Phước Hải Nha Trang, được nhiều khách bạn hàng quý mến. Sau năm 1975, bà nghe đồn việc cải tạo công thương nghiệp nên sợ hãi sang nhượng lại gian hàng, để mua vài sào ruộng về trồng rau muống. Bà không có kinh nghiệm trồng rau nên thu nhập thấp hay có khi mất trắng vì thời tiết thất thường. May là bà nấu xôi ngon nên nghề bán xôi trở thành nguồn thu nhập chính cho bà sinh sống và hỗ trợ thêm cho con cháu. Mặc dù vợ chồng tôi làm rất nhiều việc nhưng thu nhập của chúng tôi chẳng được bao nhiêu. Lương giáo viên hàng tháng của tôi và số tiền ít ỏi từ các việc làm phụ của vợ chồng chúng tôi chỉ đủ trang trải cho các thứ vặt vãnh dành cho đứa con đầu lòng. Cũng may Tinô là đứa trẻ rất dễ tính cho nên sau khi nó ra đời tôi vẫn có thể tiếp tục làm nhiều việc hơn trước đó. Thường bú sữa mẹ theo giờ giấc nhất định nhưng Tinô chẳng bao giờ cáu kỉnh hay khóc lóc khi phải nhịn đói lâu hơn. Ngày Tinô vừa đúng một tháng tuổi là ngày tôi phải giao chiếc bánh cưới hai tầng cho gia đình chú rể vào lúc tám giờ tối để họ chuẩn bị cho ngày cưới hôm sau. Bảy giờ tối là giờ cho Tinô bú theo cữ nhưng tôi không thể theo giờ đã định vì còn điên đầu với chiếc bánh cưới chưa hoàn thành được. Trời tháng chín nóng chẳng khác hè, nhà lại ngày nhằm khu vực không điện phải thắp đèn dầu cho nên khí trời lẫn khí nóng của chiếc đèn dầu làm cho kem bơ mềm hơn thường lệ. Chỉ có thể trét mặt bánh chứ không thể nặn được những cánh bông hồng, tôi đành phải làm thêm loại kem khác: kem đường. Đây là một loại kem không bơ nhưng dễ dàng tạo những cánh hồng sắc nét vì độ cứng chuẩn mực của nó. Loay hoay thêm hai giờ tôi mới có được một chiếc bánh cưới vừa ý để giao cho khách. Tinô không thể bú theo thời gian qui định nhưng vẫn im lặng chờ cho đến lúc được cho ăn chứ không hề khóc la vòi vĩnh. Khi ôm nó vào lòng tôi hiểu là nó đã phải chịu đói rất lâu nhưng có lẽ do bản tính kiên nhẫn bẩm sinh, vẫn chờ cho đến khi được cho ăn. Vừa thương con, vừa biết ơn trời ban tính lành cho nó, nhưng lúc ấy tôi không biết rằng bản tính này liên quan rất nhiều đến những việc xảy ra cho Tinô sau này. Khi Tinô được bốn tháng và có thể ăn dặm thêm các thứ như cháo lỏng, rau đậu xay hay bột, tôi nghĩ ngay đến chuyện tăng thêm thu nhập cho gia đình. Ngoài những công việc thường làm, tôi đã tận dụng ngày chủ nhật để phụ chồng tôi đi buôn. Thời gian này, những người thầu ở chợ Lớn Sài Gòn thường thu mua các thứ hàng xuất khẩu như cà phê, hạt điều và các sản phẩm quý của rừng cho các nhà buôn bán thuốc Đông y, đặc biệt là hạt Ươi. Cà phê có nhiều tại Ban Mê Thuột, hạt điều ở các tỉnh Thuận Hải, duy chỉ có Ươi là thứ có nhiều ở tỉnh Khánh Hòa. Dựa vào sự thuận lợi là đang cư ngụ trong tỉnh có loại trái được các nhà buôn Sài Gòn nô nức thầu, tôi đã cùng chồng tôi đi xe đò ra tận nhà của những người bán Ươi ở ven núi rừng Hòa Mỹ, Hòa Đồng và Hòa Tân. Những người bán trái Ươi này vốn là những người chuyên sống bằng nghề đốn củi. Nhân biết giá trị của loại trái này, họ đã thu lượm, phơi khô và để dành bán khi có giá. Theo lời của họ, Ươi là một loại trái dùng để “ăn cho mát người”. Chữ “cho mát” mang nghĩa của khả năng giảm nhiệt độ và cũng có nghĩa là khi ăn loại trái này con người sẽ tránh được triệu chứng “nóng người” như mụn nhọt hay táo bón. Sự giải thích được tạm hiểu vì sao các con buôn ở Sài Gòn thích thu mua loại trái lạ lùng này, tuy nhiên, khi hỏi người bán vì sao chúng có tên Ươi thì ai nấy đều chịu. Gợi ý là có phải chúng được chiếu cố bởi mấy con đười ươi không, thì ai nấy cũng đều lắc đầu. Việc duy nhất mà họ có thể giải thích về loại trái có tên quái dị này là chọn một vài trái hình thoi tròn đầu, nhỏ như hạt dẻ, vỏ nâu đen sần sùi ngâm vào trong một tô nước rồi bảo chúng tôi quan sát sự nở bung dị kỳ của chúng. Sau khi vớt bỏ các lớp màu nâu thẫm của vỏ và nhặt những mảnh trắng deo dẻo đan dính với hình dạng không đều như đông sương cho chúng tôi nếm thử, họ nói là những miếng mà chúng tôi đang nhai trong miệng sẽ làm cho da dẻ chúng tôi tươi mát và sự tiêu hóa được nhuận trường. Để tán dương thêm giá trị hiếm quý của Ươi, người bán còn tả cảnh thu lượm khó khăn mà họ đã trải qua. Họ nói là Ươi thường chín rụng vào mùa mưa. Vì thế, nếu họ không ghi nhớ, thăm chừng, leo chặt và kéo cành về nhà tuốt trái phơi khô, chúng sẽ nở toét loét đầy mặt rừng và không có chuyện tích trữ từng bao bố bán cho con buôn. Qua chuyện kể của họ, chúng tôi hình dung được sự hiếm quý của những trái Ươi ra sao đồng thời tưởng tượng được cảnh cây rừng bị chặt phá và tước lột mỗi ngày như thế nào. Mặc dầu vậy, chúng tôi không thấy mình có tội. Những người bán này cũng như chúng tôi, là kẻ sống chật vật trong hoàn cảnh thay đổi của đất nước, phải vất vả với trăm phương ngàn kế mới mong nuôi sống gia đình. Trong khi những người bán phải khổ nhọc khuân vác những cành Ươi từ rừng về nhà thì chúng tôi phải vất vả vận chuyển các bao tải về thành phố mới kiếm được chút đỉnh tiền lời. Dù thể nào, thiên nhiên chẳng ưu đãi cho chúng tôi dài lâu. Buôn được vài chuyến thì nguồn Ươi cạn kiệt. Không có hàng buôn, vợ chồng tôi đành mua những thứ vặt vãnh như rau, khoai, bắp, đậu với giá rẻ hơn thành phố để bù số tiền xe đi lại. Nhiều lần như thế, các chuyến đi buôn của chúng tôi hóa thành những chuyến đi chơi. Các thứ mua được chỉ để tiêu dùng trong nhà và vốn liếng của chúng tôi lại từ từ chắp cánh bay. Trước tết Kỷ Tỵ năm 1989, Tinô vừa được vào nhà trẻ, tôi kiếm thêm việc làm ngay. Nhờ một người bạn đã từng quen với công việc mua bán, chúng tôi đăng ký được một gian hàng bánh mứt trong khu chợ tết Nha Trang. Vì chỉ dạy buổi sáng tôi đã dành hết thời gian cho việc buôn bán này. Tôi đã tự làm hầu hết các loại bánh mứt ngay cả việc rang nhuộm hạt dưa để không phải chi nhiều vốn cho việc mua đi bán lại. Sau những ngày bán tết năm đó, số lời của chúng tôi mua được năm phân vàng. Đó là số thu nhập khá lớn mà chúng tôi có được từ sau bao nhiêu năm sống chung với nhau. Mặc dù số vàng chỉ có thể dành cho vài tháng gửi trẻ hay chỉ mua được một hay hai hộp sữa bột hiệu Nhật cho Tinô nhưng nó đã làm chúng tôi hân hoan với ý nghĩ là có thể chăm nuôi Tinô đầy đủ cho đến ngày nó lớn khôn. Tôi cảm thấy được an ủi vì nghĩ rằng sự cần mẫn của mình đã được đền bù phần nào. Cảm giác bằng lòng với hiện tại thường xuất hiện nhiều hơn khi tôi không nghĩ đến chuyện cư ngụ, hộ khẩu, lý lịch của chồng tôi và những vấn đề liên quan đến quá khứ hay tương lai. Giống như người nào đó nói rằng “Không có thể vượt biển được thì ta đành vượt khó thôi!” Cung Thị Lan Những Tấm Lòng Nhân Ái Chương Hai Dường như thượng đế không để cho chúng tôi tiếp tục vượt khó vì người đã xui khiến một người đàn ông đứng tuổi đến thăm gia đình chúng tôi vào ngày mùng một Tết Kỷ Tỵ năm ấy. Ông tên là Thân và chúng tôi gọi ông là bác Thân. Bác Thân là ba của C. Sơn, cô bạn thời trung học với tôi, và cũng là bạn thân của ba tôi khi sinh thời. Tìm tận đến nhà chồng tôi để thăm tôi sau một thời gian dài bặt tăm, bác Thân đã trút không biết bao nỗi niềm tâm sự. Vốn xem tôi như con gái, ông không hề giấu giếm một điều gì trong gia đình mình kể cả việc làm đầy nguy hiểm và bí mật của con gái và con rể của ông. Ông cho tôi biết là C. Sơn và chồng của cô ta thường giới thiệu những người muốn trốn ra khỏi nước cho những người tổ chức vượt biển ở cùng xóm với họ. Cư ngụ ở xóm Cù Lao dưới chân cầu Xóm Bóng, cả hai đều biết chuyện tổ chức nào thật giả và ai là người đàng hoàng lương thiện nên đã giúp rất nhiều người vượt biển thành công. Qua tâm tình, tôi cũng thành thật kể cho ông nghe về những chuyến vượt biển không thành của mình và sự an phận với chuyện ở lại. Tôi đã nói nhiều về tình trạng có con nhỏ của mình và tình hình các trại tị nạn sắp đóng cửa. Đây là hai nguyên nhân chính khiến tôi không còn có ý định vượt biên. Hai ngày sau, C. Sơn và chồng của cô ta đã đến nhà chúng tôi. Sau khi đề cập đến những lời kể lại của bác Thân, họ báo cho chúng tôi chuyến vượt biển sắp tiến hành của những người đáng tin cậy trong xóm Cù Lao nơi họ ở. Tôi đã từ chối vì số tiền dự phần nhiều hơn mức tưởng tượng của tôi: Hai lượng vàng cho một đầu người. Trước khi có Tinô, chúng tôi chỉ phải trả vài chỉ vàng cho những lần tham gia vượt biển và đã nhận lại ngay sau những lần thất bại. Số vốn ấy, sau những tháng ngày buôn bán thua lỗ, chỉ còn vỏn vẹn một chỉ vàng thì làm sao tôi có thể nhận lời giới thiệu của vợ chồng C. Sơn. Ngạc nhiên thay, chồng tôi đã hỏi địa chỉ nhà của vợ chồng C. Sơn và hứa là đến nhà họ để nhờ dẫn đến gặp người tổ chức. Ngay đêm hôm sau, chúng tôi đã gặp người quen của chủ ghe tại Cù Lao Xóm Bóng. Ông ta chấp nhận cho Tinô đi cùng và bằng lòng nhận chi phí sau khi chúng tôi đánh điện báo tin đến nơi bình yên với điều kiện là chúng tôi phải trả hai lượng vàng cho một đầu người. Chồng tôi đã mặc cả ba lượng vàng cho gia đình ba người trong khi cam chắc là sẽ giao năm chỉ vàng trước ngày lên đường. Sau một hồi bàn luận, người đại diện cho người chủ ghe ưng thuận lời đề nghị của chồng tôi. Nhìn khuôn mặt hớn hở của ông, tôi biết là ông tin tưởng rất nhiều vào khả năng tài chánh của chúng tôi chứ không hề ngờ là chúng tôi đã phải chạy vạy từng ngày để nuôi con. Boăn khoăn trên đường về nhà, tôi không ngừng hỏi chồng tôi về sự mặc cả liều lĩnh mà anh hứa. Anh đã không cho tôi một lời giải thích nào ngoài câu trả lời ngắn gọn “Để anh tính!” Tôi không hề biết sự tính toán của chồng tôi như thể nào nhưng trưa ngày hôm sau mẹ chồng tôi đã ào vào phòng thờ khóc than thê thảm với hình ba chồng tôi nơi bàn thờ ông. Bà đã kể lể là nuôi con khổ cực mà nó đành tâm dẫn vợ con ra đi. Khi trở lại phòng của chúng tôi, bà không nhìn mặt tôi mà chỉ nói xa gần với chồng tôi. Lúc đó, tôi nghĩ là bà giận mình bởi người thân quen của tôi đến nhà mối lái, khơi lại chuyện vượt biển trước đây và tôi là nguyên nhân của sự chia cắt mẹ con; nhưng sau này tôi hiểu thêm là do chồng tôi hỏi mượn hai lượng vàng, số vốn duy nhất còn lại của bà. Sau khi đôi co vài lời nhưng không xoay chuyển được sự quyết định của chồng tôi, mẹ chồng tôi đã sang phòng ông nội chồng tôi mách toàn bộ câu chuyện. Phòng ông nội chồng tôi, ngay tại phòng khách, luôn luôn mở cửa trước lẫn sau cho nên sau khi chúng tôi nghe mẹ chồng tôi khóc lóc kể lể vài phút đã nghe ông quát vang khắp nhà: “Bảo chúng ở đây để ăn cứt cả lũ hả?” Câu hỏi vặn vẹo lớn tiếng của ông đã làm kinh động tất cả mọi người trong đại gia đình và làm tôi nhớ lại những lời kể của bác chồng tôi về cảnh di tản cực khổ mà ông kiên quyết đưa con cháu đi từ Bắc vào Nam vào năm 1954. Lúc ấy, ông nội chồng tôi đã đùm túm cả đại gia đình đi từ Ninh Bình đến Hà Nội rồi ra cảng Hải Phòng để lên tàu thủy xuôi Nam. Nhờ vậy, ông đã tạo cho con cháu được sống tự do trong xã hội miền Nam từ năm 1954 đến 1975 và đã tậu được một cơ ngơi vững chắc với khuôn viên nhà rộng rãi vừa để ở vừa cho thuê. Trong khuôn viên của đại gia đình chồng tôi gồm có ông nội, mẹ, hai cô, chú và những đứa em họ của chồng tôi. Trong tất cả những người này, người mà tôi kính trọng nhất là ông. Vốn là người sùng đạo Phật và trọng thờ cúng ông bà, ông chưa bao giờ bỏ sót một ngày tụng niệm hay lau chùi bàn thờ. Sự thành kính của ông đối với chư Phật và những người đã khuất không những đã làm tôi kính trọng sự mẫu mực của người trọng đạo nghĩa mà còn in cho tôi một ký ức sâu đậm về những việc làm đầy ý nghĩa của ông đối với người quá vãng. Một trong những việc mà tôi có ấn tượng sâu sắc nhất là chứng kiến cảnh ông chăm sóc hài cốt của người quá cố của gia đình. Năm ấy, khi chính quyền mới yêu cầu giải tán khu nghĩa trang và mọi người tất bật tìm nơi dời chuyển, thiêu đốt thì ông bình tĩnh sắm sửa các loại keo dán, rượu trắng, bảng ghi tên người chết, các hũ đựng tro và các tấm hình nhỏ hợp khổ với chúng. Sau đó, ông đã thăm hỏi nơi hỏa táng và tìm hiểu ngày giờ tốt để khai quật. Khai quật và hỏa táng xong, ông đã gói ghém từng phần hài cốt, cẩn thận ghi tên từng người trên các gói báo trước khi đem về nhà. Thấy ông lụi cụi với bốn gói hài cốt của vợ ông (bà nội chồng tôi), con trai ông (cha chồng tôi) và hai người con gái ông (cô chồng tôi), chúng tôi lân la hỏi giúp, thì ông gắt ầm lên: “Tránh đi! Chúng mày mà làm được chuyện này thì tao đã khỏe thân rồi!” Ông là thế! Ít nói nhưng thường cho chúng tôi những câu gắt gỏng lớn tiếng. Những câu gắt này có thể xem là vô hại và có thể hiểu được khi chứng kiến việc ông làm như thế nào. Có những mẩu xương trong các gói hài cốt, chẳng biết loại gì, không bị rã bởi sức nóng của lò thiêu, được ông rửa với rượu rồi lau để khô. Sau đó, ông gộp chúng lại với tro rồi dùng hai tay vốc từng nắm trút vào hũ cẩn thận. Khi làm thế, ông nhất quyết không để rớt một hạt bụi nhỏ nào cho dù một chút li ti trên tờ giấy báo. Ém tro vào hũ xong, ông khằn chúng kín lại, lau chùi sạch sẽ, đặt theo thứ tự vai vế của từng người trên bàn thờ rồi nhang đèn cúng kính. Hôm ấy, giọng hét của ông lớn hơn và khác hơn những lời gắt gỏng trước đó đã thức tỉnh mọi người trong gia đình về tình trạng của chúng tôi: Tuy chúng tôi cùng ở một nhà nhưng tình trạng cư ngụ của gia đình tôi hoàn toàn bất hợp pháp bởi vì chồng tôi không có hộ khẩu nên tôi phải giữ tên mình và đăng ký tên Tinô vào sổ hộ khẩu gia đình của mẹ ruột tôi. Tuy chúng tôi làm hùng hục hàng ngày nhưng chúng tôi vẫn ăn bám vào sức làm của mẹ chồng tôi bởi vì số thu nhập của chúng tôi không thể đáp ứng được toàn bộ sự chi tiêu hàng tháng. Và cho dù chúng tôi tiết kiệm đến đâu chăng nữa, vốn liếng của chúng tôi ngày càng kiệt cạn với sự bất cân xứng giữa cán cân thu và chi mỗi ngày. Những điều này đã ám thị trong đầu tôi một con số không to tướng cho tương lai của chúng tôi. Khi về nhà chồng, tôi được nghe nhiều về sự can đảm của ông nội chồng tôi trong chặng đường gian khổ dẫn dắt vợ, con, dâu cháu trốn khỏi chế độ Cộng Sản ở miền Bắc để vào Nam sinh sống vào năm 1954, thì những ngày này tôi được chứng kiến tận mắt sự quyết tâm của ông trong việc ra sức giúp cháu chắt của ông tìm đường tự do bằng đường biển với số vàng dành dụm cho những ngày còn lại của ông ở trên đời. Ngoài việc cho chúng tôi năm chỉ vàng, ông còn khích lệ các cô chồng tôi góp vàng vào cho đủ chi phí ba lượng mà người tổ chức qui định. Số chi phí cao gấp ba, bốn lần so với những chuyến mà vợ chồng tôi tham gia vượt biển trước đây nhưng nó là giá cả có thể chấp nhận được khi chúng tôi chỉ giao một phần nào và gia đình chúng tôi sẽ giao số còn lại cho những người tổ chức khi nhận điện báo của chúng tôi. Chi phí đã được chuẩn bị và sẽ được giao ngay khi chúng tôi đến bờ tự do nhưng sự may mắn của những chuyến đi có tạo cho gia đình chồng tôi thực hiện điều ấy không là vấn đề mơ hồ mà tôi không thể trả lời được. Để giải tỏa những tình huống xấu tự đặt trong đầu, tôi chỉ biết đưa Tinô lên chùa trăm bậc ở Mã Vòng và Tháp bà để cầu xin Phật Tổ và Đức Bà cứu độ. Đầu tháng ba năm ấy, vợ chồng C. Sơn căn dặn chúng tôi phải thường xuyên ở nhà vì sẽ có người đến báo giờ và địa điểm xuất phát một cách bất ngờ. Họ còn cho biết thêm là người tổ chức chỉ cần chắc chắn tình hình thời tiết cho chuyến đi nữa là sẽ tiến hành nội nhật trong tuần. Trong khi chồng C. Sơn kể chuyện chủ ghe tu sửa máy móc chu đáo với chồng tôi thì C. Sơn đã trấn an tôi bằng những câu chuyện về sự chuẩn mực của số người tham gia, sự đàng hoàng và đáng tin cậy của thành phần tham gia và sự trang bị đầy đủ thực phẩm,thuốc men và vật dụng cho chuyến hải trình có trẻ con. Nàng hoàn toàn thu phục lòng tin của tôi về sự thành công của chuyến đi nhưng lại làm tôi nghi ngại bởi câu căn đi dặn lại rất nhiều lần: “Lan nhớ mang theo một cái nải địu con như của người thượng khi đi đường!&quot; Cung Thị Lan Những Tấm Lòng Nhân Ái Chương Ba Chiều hôm ấy, khi tôi đang nấu bữa cơm tối, chồng tôi giục tôi cho Tinô ăn mau để chuẩn bị lên đường. Tinô vốn là đứa dễ ăn và các thứ cần dùng đều được chuẩn bị sẵn trong hai giỏ xách cho nên chỉ cần nghe tin báo là tôi có thể cho nó xong chén cơm trong vài phút và lấy hành lý đi ngay. Chỉ có việc mà tôi lừng khừng, không quyết định được là số lượng thuốc ngủ cho Tinô uống sau khi cho nó ăn. Theo các câu chuyện kể, những đứa nhỏ theo cha mẹ vượt biển đã phải uống thuốc ngủ để tránh sự phát hiện của công an và vài đứa trong số ấy, vì uống quá liều mà khi ghe đến bến tự do thì không thể thức dậy được nữa. Tôi không muốn bị công an phát hiện và cũng không muốn liên lụy mọi người bị bắt theo mình nhưng tôi không muốn trường hợp xấu nào xảy ra cho con tôi. Suy nghĩ một hồi, tôi chỉ cho Tinô uống nửa muỗng cà phê thuốc ngủ. Lúc đó, với sự tưởng tượng về các xóm chài thưa thớt và những bãi biển vắng người của những chuyến đi trước, tôi tính là sẽ dùng đôi bàn tay của mình vỗ về thêm giấc ngủ cho nó. Tất cả mọi người trong đại gia đình của chồng tôi rối rít như thể chúng tôi sắp vào cửa tử. Quyến luyến vây quanh chúng tôi một lúc, ông nội chồng, mẹ chồng và các cô chồng của tôi lần lượt vào phòng thờ. Tôi biết là họ chuẩn bị tụng niệm để cầu nguyện cho sự an toàn của chúng tôi vì thế tôi đã nghẹn ngào không nói nên lời khi chào chia tay với những đứa em họ. Trước cổng, Long, em trai họ của chồng tôi, đang rồ máy chiếc Honda 67 cũ trong tư thế sẵn sàng. Cố tạo vẻ bình thường, nó đáp chào những người hàng xóm đang ngang qua lại. Còn chúng tôi chỉ lo ém chặt thành hàng sau lưng nó và giả như chẳng thấy ai. Chiều gần xẩm tối, lúc nhúc trên một chiếc xe máy cũ kỹ ọp ẹp rất dễ tạo sự chú ý của hàng xóm. Chúng tôi làm ra vẻ lơ láo vì không muốn trả lời những câu hỏi có tính cách thân mật và thường xuyên của những người đang ngồi ở các quán cóc cạnh nhà. Vừa leo lên xe, chồng tôi hối hả nói: “Vào khu máy nước, đi qua ga Nha Trang rồi ra Quốc Lộ đi Long!” Ngạc nhiên, tôi thì thào: “Tại sao mình phải đi hướng đó? Em tưởng là mình xuất phát tại cầu Xóm Bóng chứ?” Chồng tôi đáp, nhỏ giọng không kém: “Không phải tại cầu Xóm Bóng! Anh không biết mình sẽ xuất phát nơi nào nhưng họ hẹn gặp mình ngay trên đỉnh đèo Rù Rì. Để đánh lạc hướng công an, mình đi về hướng Thành rồi lấy đường cải lộ tuyến bọc lại. Anh sợ nhiều nhóm đến cùng một chiều, đỗ cùng một lúc, lao nhao một chỗ sẽ bị những chiếc xe qua lại, nhất là xe tuần của công an nghi ngờ.” Tôi không hỏi thêm. Các chuyến vượt biển nào cũng vậy, điểm hẹn thường khác với điểm xuất phát. Cần nhất là thoát khỏi sự chú ý của công an là ổn cả thôi. Đầu tôi lúc ấy chỉ ám ảnh thời gian ở trên ghe, thời tiết trong thời gian lênh đênh trên biển và sự cập bến. Theo lời của vợ chồng C. Sơn thì từ lúc xuất phát đến khi cập đảo Palawan tối đa chỉ có bảy ngày. “Palawan! Cầu xin trời phật phù hộ cho chúng con đến đảo Phi bình an.” Tôi thầm nhủ. Tôi thường nghe đồn Palawan của Philippine là nơi cập bến của đa số những người vượt biển từ Nha Trang cho nên tôi rất hy vọng gặp lại bạn bè cũ tại đó. Ngước mặt lên trời tôi cầu nguyện thời tiết tiếp tục tươi đẹp như thế. Tôi chỉ mong được thượng lộ bình an và tàu đến bến bình yên; chứ không nề hà chuyện nhịn đói để dành thức ăn cho Tinô trong suốt hành trình. Thực ra, tôi đã chuẩn bị nhiều lương thực trong hai giỏ xách của mình kể cả nước và các thứ linh tinh dành cho chuyến hải hành. Nếu những người tổ chức không đủ cung cấp thức ăn, nước uống hay thuốc men cho chúng tôi, thì chúng tôi có thể tự xoay sở được. Khuôn mặt của Tinô lộ vẻ thích thú vì ngỡ được đi chơi cùng bố và mẹ nhưng có lẽ nó nhận ra sự im lặng căng thẳng của chúng tôi nên không hề bi bô như những lần được đi xe gắn máy. Đứng chẹt giữa chúng tôi, bá cổ bố và xoay người trong vòng tay ôm của mẹ, nó chỉ lặng lẽ nhìn cảnh vật hai bên đường. Những cơn gió hiu hiu trên đường không làm cho mắt nó sụp xuống và tôi không biết đến khi nào lượng thuốc ngủ mới tác dụng được. Khoảng hơn bốn mươi phút xe chúng tôi mới đến chân đèo Rù Rì, thế mà Tinô chẳng hề có chút dấu hiệu nào tỏ ra buồn ngủ. Chồng tôi nói Long ghé vào quán nước bên đường vì lúc bấy giờ chỉ mới năm giờ ba mươi lăm phút. Chỉ có hai người chủ quán và bốn người công nhân làm đường ngồi hai bàn khác nhau trong quán nhưng chúng tôi hết sức thận trọng. Cố tình cho mọi người tưởng mình là người lỡ đường trong chuyến đi chơi từ Ninh Hòa về thành phố Nha Trang, chúng tôi trao đổi với nhau bằng những câu lớn tiếng. Nhưng đến khi cùng túm tụm ở một bàn nước tách biệt, chúng tôi nói bằng giọng thì thầm vừa đủ nghe. Long cho biết chỉ cần mười phút là nó có thể lái chúng tôi đến đỉnh đèo. Chồng tôi đề nghị đến trễ hơn giờ hẹn khoảng ba hay năm phút để tránh chuyện đổ bộ ồ ạt của các nhóm người vượt biển. Khuôn mặt đầy lo lắng của anh cho tôi biết là tinh thần anh đang bấn loạn với chuyện bị bắt. Chẳng khác gì anh, chuyện bị bắt quả tang trong lúc công an tuần bất ngờ luôn ám ảnh trong đầu tôi nhưng tôi cố gắng trấn an anh là có thể đã có một chiếc xe đò đậu sẵn trên đỉnh đèo chờ đón người vượt biển bằng chuyện dàn cảnh xe hư dọc đường. Tôi còn thuyết phục anh là có thể những người tổ chức sẽ chở mọi người đến bãi biển nào đó như Lương Sơn, Đại Lãnh hay Sông Cầu rồi bắt chờ đến khuya để được người đưa ra ghe bởi vì theo kinh nghiệm của những chuyến đi trước, chưa bao giờ có chiếc ghe vượt biển nào xuất phát trước lúc nửa đêm. Từ sáu giờ chiều đến lúc ấy phải là khoảng thời gian vận chuyển đến bãi biển và thời gian chờ đợi tình thế an toàn trước khi khởi hành. Chồng tôi im lặng tỏ vẻ tán thành khi nghe tôi nói. Cùng nhau bàn luận thêm một lúc, chúng tôi đồng thuận là giữ đúng giờ qui định. Đồng hồ của Long chỉ sáu giờ, chúng tôi đến đỉnh đèo Rù Rì đúng như kế hoạch. Cảnh vật im lìm và con đường vắng vẻ trên đèo cao khiến đều chúng tôi hoang mang lo sợ. Trên con đường nhựa duy nhất trên đỉnh đèo, không có chiếc xe nào dàn cảnh hư như tôi ước đoán và cũng không có chiếc xe nào chạy ngang qua. Long tấp xe vào một bên đường, nơi có nhiều bụi cây thâm thấp lẫn những khóm cây um tùm, đối diện với những khối đá chồng chơ vơ không cây lá ở lề đường bên kia, dáo dác nhìn quanh. Khuôn mặt nó lộ vẻ lo sợ chẳng khác gì chồng tôi và tôi. Đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến vẻ hoang vắng và man dại của đèo Rù Rì trong màu lam nhạt của trời chiều. Gió trên cao thổi mạnh từng cơn. Những tiếng rít của những cơn gió khiến tôi cảm thấy rờn rợn. Quay ra sau, tôi cảm thấy hãi hùng hơn. Màu xanh thẫm của cây rừng và sự trùng điệp của núi đồi xuôi thoải về phía dưới sâu tạo nên một vẻ huyền bí và mơ hồ cho người quan sát. Chồng tôi kinh hãi chẳng khác gì tôi vì sự vắng vẻ và hoang dại của cảnh vật. Chúng tôi đã từng tham gia nhiều lần vượt biển nhưng chưa bao giờ chúng tôi trải qua một điểm hẹn trên đỉnh cao, nơi không nhà ở, không bóng người trong sương chiều mờ ảo như thế. Trong lúc phân vân chưa biết nên đi về hay đứng chờ, chúng tôi chợt thấy vài người đang xăm xăm đi lên từ dưới dốc đèo ở hướng đối ngược. Nhìn họ lơ ngơ giữa đường lộ với những chiếc xách nhỏ bên hông, chồng tôi hốt hoảng quay sang Long, hiện đang ngồi trên xe, nói một cách vội vã: “Long lái xe đi ngay đi! Đi mau đi, chứ nhiều tốp người cùng một lúc như vầy công an đi ngang bắt hết cả thì vạ lây!” “Anh chị đi bình an!” Long nói xong, nổ máy, rồ ga, và tăng tốc vụt đi. May là đường Quốc Lộ lúc này không có một chiếc xe nào qua lại. Nếu không, hai nhóm người lố nhố của chúng tôi sẽ tiết lộ đây là những người đang chuẩn bị trốn ra khỏi nước và sẽ bị rắc rối bởi sự lục xét và chất vấn của công an. Dù vậy, chúng tôi chẳng biết là mình sẽ được đón đi với hình thức nào và phải trốn ở đâu để người đón có thể tìm ra. Trong khi vợ chồng chúng tôi lúng túng nhìn nhau vì không biết phải đi hay đứng ở đâu, một giọng nói giục giã vang lên từ phía sau lưng: “Ê! Vào đây nè! Chạy vào trong này mau lên!” Quay về phía các bụi cây ở viền núi thoải xuống biển, tôi thấy một người thanh niên đang ngoắc tay với khuôn mặt hớt hãi. Theo hướng chỉ của người thanh niên này, chồng tôi vội vã xách chiếc giỏ lớn chạy vào trong các bụi cây. Tôi vừa cặp Tinô một bên nách vừa mang chiếc giỏ nhỏ bên hông cũng chạy theo, nhanh không kém. Khi đi tìm chỗ núp, tôi thấy vài người đang ẩn mình sau các bụi cây. Có lẽ họ ngồi chờ trước khi chúng tôi đến từ lâu lắm nên mỗi người im lặng ở mỗi nơi cố định. Nhóm người vừa lên dốc cũng được một thanh niên khác báo cùng thông điệp: “Đừng đứng ở ngoài đường nữa! Mau tấp vào các bụi cây bên trong này nè!” Nhóm đến sau, mỗi người mỗi ngã, hấp tấp như tôi, đi tìm các bụi cây cao nhất và rậm nhất để ẩn mình vì nơi đây chỉ toàn những bụi cây lụp xụp và thưa thớt. Ý nghĩ sẽ bị bắt bởi điểm hẹn khá lộ liễu, tôi đã tìm chỗ núp khác chỗ của chồng tôi. Tôi đã chuẩn bị là nếu bị công an phát hiện, sẽ ở lại chịu trận chứ không thể anh liên lụy theo. Vì muốn anh có thể thoát thân một mình mà không phải cáng đáng vợ con, tôi đã chia đều các thứ lương thực kể cả áo quần của Tinô cho hai chiếc giỏ của chồng tôi và của tôi trước khi chuẩn bị hành trang lên đường. Ám ảnh với trường hợp người đi, kẻ ở lại, tôi còn sắp sẵn kế hoạch phải làm gì nếu phải tìm đường trở về nhà một mình. Tôi đã định là sẽ quẳng các thứ liên quan đến chuyện trốn ra khỏi nước rồi giả làm kẻ lỡ đường nếu phải bị trường hợp như thế. Một người đàn bà dẫn theo một đứa con gái cỡ mười sáu tuổi đến núp cùng một bụi rậm với tôi, hỏi: “Mình có cần vào trong sâu không?” “Không!” Tôi đáp nhỏ rồi nói thêm, “Ở chỗ này, mình có thể nhìn ra ngoài đường thăm chừng. Có xe đến rước là mình chạy ra đi ngay.” Người đàn bà chau mày: “Xe đến rước? Tôi có nghe xe nào đến rước đâu? Tôi nghe là mình phải đi trong rừng để đến bãi mà!” Nửa tin nửa ngờ với sự tiết lộ tôi vội quay đầu ra phía sau. Hàng hàng lớp lớp cây cối chi chít và thoai thoải theo núi đồi kéo tận dưới sâu khiến tôi không thể nào tin đó là con đường đi đến bãi, nhưng khi tôi đảo mắt về phía đường lộ mà chẳng thấy một chiếc xe nào dừng lại thì tôi chẳng hiểu người tổ chức sẽ đưa mình đi theo hướng nào và bằng phương tiện gì. Bàng hoàng vì không định rõ chuyện thực hư như thế nào và lo lắng vì không chuẩn bị cái địu con như C. Sơn dặn, tôi bỗng nghe Tinô khóc òa trong tức tưởi. Nó mếu máo gọi bố liên hồi khiến người đàn bà ngồi cạnh bên giãy nảy: “Trời ơi! Chị có bịt miệng nó lại ngay không! Để nó khóc như vầy, lộ ra, công an bắt mình chết.” Không thấy tôi có phản ứng nào đáp lại lời yêu cầu của mình, bà hỏi liên tiếp: “Chị có cho con chị uống thuốc ngủ chưa vậy? Đem con nhỏ theo như vầy mà chị không cho nó ngủ thì làm sao vượt biên được?” Vừa dỗ dành Tinô, tôi vừa trả lời: “Tôi đã cho nó uống thuốc ngủ rồi nhưng không hiểu sao đến giờ thuốc vẫn chưa thấm.” Người đàn bà hỏi rất nhanh: “Chị cho uống bao nhiêu rồi? Chắc chị cho nó uống ít quá nên nó chưa ngủ được chứ gì? “Tôi đã cho nó uống gần một muỗng canh rồi.” “Một muỗng canh? Chỉ một muỗng canh thôi thì làm sao đủ đô cho nó được? Chị cho nó uống thêm đi! Ít nhất phải thêm hai muỗng canh nữa! Chứ nó khóc như vậy trước sau gì mình cũng bị công an bắt!” “Tôi không mang thuốc ngủ theo. Nếu có, tôi cũng không cho con tôi uống.” Tôi nói với giọng gắt gỏng, rồi ôm xốc Tinô đứng lên định tìm lùm cây khác để núp. Đúng lúc ấy, chồng tôi đến: “Đi mau lên em! Họ nói là mình phải lên đường ngay chứ không kịp.” Ngơ ngẩn vì không hiểu chuyện gì xảy ra và tại sao phải đi sâu vào các lùm cây thay vì chờ xe đón ngoài đường Quốc Lộ nhưng tôi vẫn phải ôm Tinô và kệ nệ chiếc giỏ bên hông chạy theo mọi người. Chồng tôi hiểu sức nặng của Tinô và chiếc giỏ không làm tôi đi nhanh được nên ghé tay xách thêm chiếc giỏ mà tôi đang mang rồi thì thầm bảo tôi bước nhanh hơn. Những người đi trước tôi, không ai nói với ai lời nào, người sau nối đuôi người trước thành một hàng ngay ngắn như đã được căn dặn trước. Đi càng sâu vào các lùm cây thâm thấp mọi người càng đi rất nhanh, không khác nào đoàn lính ào ào tiến về cứ điểm, vì vậy, có lúc tôi có cảm tưởng như mình sắp sửa bị họ bỏ rơi. Chồng tôi cố gắng bước nhanh nhưng phải khệ nệ vì hai chiếc giỏ khá nặng; cho nên, có lúc tôi phải vượt anh, chạy theo sau những người đi trước để khỏi bị mất dấu. Càng đi chúng tôi càng nhìn mọi vật khó khăn hơn. Chẳng mấy chốc, vạn vật chìm hẳn vào bóng tối. Các lùm cây trở thành những bóng đen dị dạng trong không gian lam mờ huyền ảo. Nếu không căng mắt nhìn kỹ những người đi trước để nhận rõ hướng di chuyển của họ tôi sẽ không biết họ ở đâu vì bóng của họ như bị nuốt chửng và hòa lẫn trong những lùm cây đen dầy đặc xung quanh. Thỉnh thoảng người dẫn đường dùng đèn pin rọi đường để ra dấu cho chúng tôi bước theo. Bước đều đặn, không ai nói với nhau lời nào cũng như không hề hỏi người dẫn đường đang dẫn chúng tôi đi đâu. Hình như mọi người đều sợ tiếng nói của mình có thể vang đến một đồn gác nào đó của du kích hay công an biên phòng. Gió mát của núi làm Tinô ngủ gật trên vai tôi. Ôm chặt nó vào ngực có lúc tôi chạy thật nhanh, nhưng có lúc tôi phải dừng lại phụ chồng tôi xách một quai của chiếc giỏ lớn rồi giục anh đi mau hơn. Dù cố gắng thể nào, vợ chồng chúng tôi luôn cách đoàn người đi trước một khoảng nhất định. Càng lúc, sức mạnh của hai chiếc giỏ càng trì kéo hai bước chân của chúng tôi, thế nhưng, chúng tôi không thể quẳng bớt vài thứ để bước nhanh hơn. Phần lớn trọng lượng của chúng đều từ các bình nước dành cho Tinô bảy ngày ở trên ghe. Ám ảnh chuyện đói khát và chết khô của những chuyến vượt biển bất hạnh được nghe, chúng tôi quyết đem tối đa số lượng nước dành cho con mình cho dù phải vận chuyển khó khăn như thế nào. Những người đi trước chúng tôi chỉ quan tâm đến hướng tiến đến hơn là nhìn lại phía sau họ xem người theo họ có bị bỏ rơi hay không. Họ, không khác chúng tôi, nếu không đi nhanh, và không nhìn kỹ người đi trước, sẽ mất dấu trong tích tắc và sẽ bị lạc ngay. Cứ thế, chúng tôi cùng lầm lũi bước đi; không ai nói với ai điều gì và cũng chẳng để tâm đến người sau lưng mình. Riêng tôi, là người đi cuối cùng, vì sợ sự truy kích bất thần nào đó của công an, thỉnh thoảng ngoảnh lại nhìn sau lưng. Mỗi lần nghiêng đầu nhìn ra sau, tôi chỉ thấy những đám cây đen và đỉnh núi đá xa mờ trong màn sương. Thất vọng vì sự việc không diễn ra như mình phỏng đoán, tôi canh cánh lo sợ khi nghĩ đến sự chưa chuẩn bị cho đoạn đường phải đi đến đích. Lúc này, tôi bước vất vả hơn vì Tinô đã buồn ngủ mà không chịu úp mặt vào vai tôi. Nó không thích lối ngủ ngồi nên nhất quyết ngả người ra sau tìm chỗ nằm. Mắt nhắm mắt mở trong trời đen như mực, tưởng cái giường đã chuẩn bị sẵn sàng cho mình sau lưng như bao lần ở nhà, nó nhất định ườn người ra sau đòi nằm dài thoải mái mới thôi. Thua cuộc, tôi chiều nó bằng cách ôm ngửa trên hai cánh tay mình trong khi bước liên tiếp. Đi thêm một quãng, đoàn người đang đi nhanh đột nhiên bước chậm lại và tản hàng. Một lạch nước ngăn trước mặt khiến cả bọn phải lục tục cúi mình để xăn quần bó vế. Mặc dù con lạch chỉ rộng chỉ khoảng ba sải tay của một đàn ông tầm vóc trung bình nhưng không ai dám lội qua vì chưa biết rõ độ nông sâu của nó như thể nào. Trong khi mọi người đứng thành hàng ngang để chờ lội theo sau người dẫn đường, chồng tôi giục tôi trao Tinô cho anh ẵm qua. Chuyền nó sang cho anh xong, tôi gấp rút kéo lai quần lên bó sát vào đùi rồi vác hai chiếc giỏ hai bên vai lội theo cạnh. Đến giữa dòng, anh bị trượt bởi những hòn đá trơn tuột dưới chân, té ngửa văng Tinô rớt ùm xuống nước. Đang ngủ ngon, bị ngộp, Tinô sặc sụa thét lên kêu mẹ inh ỏi. May là tôi đi cạnh, nên khi nó vừa rơi xuống là tôi phụ chồng tôi vớt nó lên ngay. Sang đến bên kia bờ, chúng tôi vội vàng lấy khăn lau khô rồi thay áo quần cho nó. Khi mọi người quấn quít hỏi han, tôi cất giọng van nài: “Xin tất cả làm ơn đi chậm lại! Tôi có con nhỏ như thế này mà mọi người đi nhanh quá tôi không theo kịp đâu.” Một người đàn ông nào đó phàn nàn: “Chẳng cần gì có con nhỏ. Tối đen như vầy mà mạnh ai nấy đi kiểu như hồi nãy thì một hồi không biết ai còn ai lạc.” Nghe lời này, mọi người đồng ý họp lại kiểm đếm số người hiện diện rồi chia hai người dẫn đường một đi trước, một đi sau. Thỏa thuận đâu đó, chúng tôi an tâm tiếp tục lên đường. Mọi người tỏ ra cởi mở và quan tâm với nhau hơn qua những lời đối thoại thì thầm. Còn Tinô, tuy ấm áp trong bộ đồ mới và được ẵm ngửa như mong muốn nhưng không ngủ lại được. Có lẽ vì không tin rằng mình ở trong vòng tay của mẹ, nó mở mắt thao láo nhìn tôi không chớp. Khi chồng tôi giơ tay đòi bế để xin lỗi cái sơ xuất của mình, nó lắc đầu quay đi rồi bá chặt cổ tôi nói “Má! Mẹ! Má! Mẹ!”Thế là tôi lại ôm đầu và mông nó trong thế ngồi như lúc ban đầu trong khi bước đi. Người thanh niên đi sau tôi, hình như ám ảnh cảnh Tinô rơi xuống nước, luôn miệng hỏi thăm sức khỏe của nó. Điều này làm tôi cảm thấy an tâm về tính đàng hoàng và nhân hậu của những người đồng hành với mình và hy vọng rất nhiều về sự thành công của chuyến đi. Chúng tôi đi rất lâu thì đến một nơi rất quang đãng. Những hàng cây thâm thấp của vùng này mọc rất thưa thớt và thẳng hàng. Những nhánh xòe như dạng cây đu đủ của chúng khiến tôi áng chừng đó là một rẫy khoai mì. Xuyên qua rẫy này, chúng tôi đi vào một khu vườn đầy cây ăn quả. Tại đây, người thanh niên dẫn đường đã dừng lại tại một gốc cây ít cành, thưa lá và bảo chúng tôi nghỉ một chút. Anh với những nhánh cây trên đầu, bứt trái, bỏ vào miệng nhai, rồi nói: “Anh chị nào muốn ăn chùm ruột cho đỡ khát thì hái đi.” Hai người đàn bà và mấy đứa nhỏ lao xao vói cành. Giọng nói của một bà vang lên: “Để tôi hái ít trái đem theo, phòng khi xuống ghe khôngcó nước uống.” Nghe thế, tôi cũng bắt chước hái vài chùm bỏ vào túi áo của mình. Những người đàn ông không hề quan tâm đến chuyện đói khát. Họ đặt hàng loạt câu hỏi cho hai người dẫn đường với giọng đầy hệ trọng và nghiêm trang: “Khi nào mình tiếp tục?”, “Có kịp giờ không?” và “Còn bao lâu nữa mới đến nơi?” “Mình nghỉ một chút là phải đi ngay. Bên ghe hẹn mình ở bãi từ một giờ đến ba giờ. Nếu đến ba giờ mà không thấy mình họ sẽ đi luôn.” Người dẫn đường đáp bằng một giọng nghiêm trang không kém. ”Vậy thì mình đi ngay đi! Càng sớm càng tốt. Chẳng thà đến trước giờ hẹn còn hơn bị trễ.” Một người đàn ông nói. “Chỉ mong là mình đến đúng giờ hẹn bởi vì đường đi sắp tới rất gập ghềnh.” Người dẫn đường đáp lại với giọng hết sức lo âu. “Hơn nữa, nhóm mình phần đông là đàn bà và con nít không biết có đến bãi kịp không? Các chị các em cố gắng đi theo chúng tôi thật nhanh. Nếu không kịp giờ, ghe sẽ bỏ mình lại đó. Ông chủ ghe đã giao hẹn là không chờ.” Người thanh niên đi cuối nhóm sau khi Tinô bị rớt xuống sông, nói thêm.Không ai đáp trả một lời; mọi người vội vã lục tục đứng dậy chuẩn bị lên đường. Tôi đã rút chiếc đèn pin trong giỏ ra khi đứng lên. Khi thấy tôi mở đèn để thử, người dẫn đường đi đầu cảnh cáo: ”Tôi xin dặn trước là không ai được dùng đèn. Mặc dù chúng ta phải đi trong tối trên con đường gập ghềnh nhưng phải lần bước theo nhau mà đi chứ không được bấm sáng đèn để soi đường. Nếu mà mấy anh chị không nghe lời, bị công an phát hiện thì đừng có trách.” Tôi không hỏi lại mặc dù rất thắc mắc tại sao anh ta bấm sáng đèn pin sau khi cảnh báo chúng tôi như thế. Kiểm số người hiện diện xong, người thanh niên dẫn đường này bảo chúng tôi đi theo. “Cần phải đi ngay chính giữa để khỏi bị lạc!” Tôi đã nghĩ vậy khi chen vào sau lưng người thứ năm của đoàn người. Cung Thị Lan Những Tấm Lòng Nhân Ái Chương Bốn Khi chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình của mình thì Tinô bắt đầu trở lại với giấc ngủ dở dang của nó. Lúc này Tinô đã quen với tư thế ngủ ngồi nên tôi có thể dùng bàn tay mình bọc đầu và ôm mông nó khi xuyên qua những nhánh cây lòa xòa. Đường đi bấy giờ chỉ còn một lối hẹp nên đoàn người chúng tôi hoàn toàn lệ thuộc vào nó khi đi theo sau người dẫn đường. Thỉnh thoảng, người thanh niên đi đầu này dừng lại bấm đèn, quét lớp sáng phớt dài về phía chúng tôi như để kiểm nhanh số mọi người sau lưng hơn là rọi đường. Còn chúng tôi bước thận trọng hơn vì trong tâm trí vẫn còn ám ảnh những lời cảnh cáo của anh. Thực tế, đường đi thỉnh thoảng có những gò đá lổn nhổn trong đất chứ không như chữ gập ghềnh mà anh đề cập trong vườn cây. Tuy nhiên, càng đi, con đường càng quanh co khúc khuỷu và hẹp hơn bởi những bụi cây cao vút và rậm rạp. Những cành lá sum sê không những che cả bầu trời mà còn chắn cả lối đi, cho nên có lúc tôi phải nghiêng mình dùng lưng tém chúng qua một bên để bước qua, cốt không để những nhánh lá đâm chọc vào lưng hay cào xước đầu Tinô. Với cách đi như thế tôi hứng chịu mọi cái va quẹt và cản trở từ những nhánh lá và những bụi gai rừng. Chúng châm vào lưng tôi và thỉnh thoảng kéo rách vài mảnh quần áo của tôi. Qua đoạn đường ngoằn nghèo và um tùm cây lá khoảng ba mươi phút những người đi trước bước chậm hẳn. Một lúc sau, họ cùng đứng lại và dồn vào một chỗ mà khi đến gần họ tôi cảm thấy như mình vừa mới bước ra khỏi hang động tối tăm. Trước mặt tôi là khoảng không quang đãng mà xa hơn là rừng cây đen dày dặc vừa kéo tận xuống dưới vừa vươn lên tận đỉnh cao. Rất nhiều dải mây trắng bồng bềnh xuyên qua các ngọn cây, chậm chạp trôi về đỉnh núi để hội tụ với muôn vàn cụm mây màu trắng đục cao thấp không đều. Những dải mây bàng bạc đã trang điểm cho đỉnh núi một vẻ non bồng chẳng khác gì cảnh thiên thai trong truyện thần tiên. Không những chỉ tôi, mọi người đều ngơ ngẩn trước vẻ đẹp man dại và bí ẩn của rừng đêm. Tuy nhiên, chưa kịp trọn vẹn thưởng thức tuyệt tác của thiên nhiên, chúng tôi đều phải theo tiếng hối giục giã của người thanh niên đi đầu. Lúc này, chúng tôi phải chờ nhau để tuần tự leo xuống. Trong khi chờ những người đi đầu lom khom tìm lối một cách khó khăn, tôi cảm nhận con đường mình sắp tiếp tục rất hiểm nghèo và trắc trở. Chồng tôi, có lẽ cùng cảm giác như tôi, bảo để anh đi trước thăm lối rồi chỉ đường cho tôi ẵm Tinô theo sau. Nghe lời anh, tôi nhường đường và rồi đứng chờ hướng dẫn. Lúc này chúng tôi không có thể đi lại như trên đường bằng mà phải bò hoặc leo xuống những tảng đá thấp hơn. Chúng tôi di chuyển rất chậm chạp và vất vả để vượt qua con đường gập ghềnh trong màn đêm đen tối. Những người theo sau chúng tôi thường phải chờ rất lâu vì vợ chồng chúng tôi vừa phải chuyển vật vừa phải chuyển người. Những người đi trước chúng tôi cũng chẳng thể bước nhanh hơn vì chẳng ai ý niệm được con đường mình đang bước là con đường như thế nào và nhìn rõ nó ra sao. Mò mẫm theo từng ghềnh đá, chúng tôi, người sau lần theo người trước qua tiếng nói nhắc nhở của nhau mà thôi. Trong lúc chúng tôi ở vào tình trạng khó khăn như thế, người dẫn đường không hề rọi sáng cho chúng tôi một lần nào và cũng chẳng hề hỏi chúng tôi có thấy đường không. Như người mù vô vọng với bóng tối, có lúc tôi ngước mặt lên trời mong có ánh sáng ban ơn, thế nhưng, càng nhìn lên trời cao tôi càng tuyệt vọng hơn. Đêm không trăng mà màu lam trắng của bầu trời đang chuyển dần sang màu xám. Khá nhiều đám mây che kín bầu trời khiến vũ trụ tối sầm hẳn đi. Đã vậy, càng leo xuống càng gặp nhiều ghềnh đá với độ sâu khá lớn cho nên chúng tôi di chuyển rất chậm. Tôi thường phải dò dẫm tìm chỗ an toàn và thuận tiện nhất rồi mới ôm Tinô leo xuống theo sự chỉ dẫn của chồng tôi. Có lúc tôi phải loay hoay với đôi dép trên tay vì sợ bị trượt cả mẹ lẫn con nhưng rồi phải mang trở lại vì mặt đá có khá nhiều chỗ bén nhọn như khảm dao đinh. Khi dừng trên một tảng đá mà bờ vực của nó có khoảng cách khá xa nơi chồng tôi đứng bên dưới, tôi quyết định dùng chiếc đèn pin của mình rọi xem nơi nào là chỗ an toàn để chuyền Tinô xuống cho anh. Ánh sáng vừa lóe lên, hàng khối đá gồ ghề lởm chởm bên dưới hiện ra khiến tôi choáng váng. Trong lúc chưa nhận thức rõ ràng thực tế mình vừa chứng kiến và phân vân tìm nơi an toàn để chuyển Tinô xuống dưới, tôi giật mình bởi tiếng la thất thanh: “Ai bật đèn đó? Tắt ngay!” Vội vàng làm y theo lời nhưng tôi không cảm thấy hổ thẹn vì đã vi phạm những quy định mà người dẫn đường yêu cầu trước khi khởi hành. Trái lại, tôi rất tức tối vì sự dẫn đường ngu xuẩn của người đi đầu đối với người có con nhỏ như tôi và những đứa trẻ độ tám và mười tuổi sau lưng tôi. Cùng với cảm giác bực bội trong lòng, tôi cảm thấy uổng công khi vi phạm điều quy định. Bởi vì sự lóe sáng trong chốc lát của cây đèn pin không giúp cho tôi rõ chỗ nào là nơi tôi có thể đưa Tinô xuống an toàn nơi chồng tôi đang đứng. Điều mà tôi nhớ được chỉ là hàng khối đá tảng bên dưới và độ cao từ chỗ tôi xuống chỗ chồng tôi rất là xa. Từ dưới, chồng tôi nói lên: “Em chuyền Tinô xuống đây cho anh đi! Khi đón được con rồi anh sẽ báo cho em biết. Lúc đó em hãy thả tay ra.” Nghe lời anh, tôi ngồi xuống cạnh bìa ghềnh, xốc Tinô bằng hai tay ở hai bên nách của nó rồi từ từ chuyền xuống. Chồng tôi phải nhón người với tay lên mới đón được Tinô rồi hướng dẫn tôi leo xuống. Khi xuống đến cạnh anh và bế Tinô lại, tôi nghe những tiếng cằn nhằn của người dẫn đường đi đầu. Có lẽ anh ta muốn đối mặt với tôi để mắng một trận cho hả giận nhưng bởi sự leo trèo không được dễ dàng khiến anh chỉ có thể nói lầm bầm bên dưới mà thôi. Kéo lết hai chiếc giỏ theo mình để tiếp tục leo xuống, chồng tôi căn dặn: “Em đừng bật đèn nữa! Người ta đã dặn thế mình đừng nên trái lời. Anh cố gắng dò nơi an toàn rồi hướng dẫn cho em đưa con xuống. Không cần phải hấp tấp làm gì.” Thế là theo cách đã bàn, chúng tôi chậm chạp thực hiện các động tác dò dẫm, trườn bò, chuyền đưa và trao nhau bồng bế con để lần theo những người đi trước. Tuy các bước tiến hành rất khó khăn nhưng đã không có chuyện gì đáng tiếc xảy ra. Mắt của chúng tôi dường như đã quen dần với màu đen của đêm, với những bóng người lờ mờ quanh mình và cả nền đá sắc cứng dưới chân. Sau lưng tôi, thỉnh thoảng vang lên tiếng khóc của hai thằng bé, tiếng dỗ dành của người mẹ, tiếng than van về chuyện mất dép và chuyện tìm kiếm. Tất cả nhắc nhở tôi giữ chặt đôi dép của mình hơn khi trườn bò trong cảnh mù mù tăm tăm. Với những người vượt biển như chúng tôi, chúng là vật tùy thân quý giá cho lúc phải quay trở về. Dù sao, vật bất ly thân này của tôi chỉ bảo vệ phần dưới bàn chân tôi. Mu bàn chân của tôi không tránh khỏi những vết cứa cắt khi cạ qua những tảng đá lởm chởm trong lúc trườn xuống. Có lẽ mọi người đều có chung tình trạng như tôi nên đã có không biết bao lời than vãn vang lên. Trong khi cùng nhau oán tránh người tổ chức ngu si chọn con đường đầy nguy hiểm, chúng tôi phải im bặt vì cơn mưa ập xuống bất ngờ. Như trút từ thác trời, mưa rơi một cách mạnh mẽ và dữ dội. Màn nước dày đặc của nó đã dìm chìm màn đen của tối và hình ảnh mờ mờ của vạn vật xung quanh. Đang ôm Tinô ngồi chờ chồng tôi leo xuống, tôi hốt hoảng cong lưng che cho nó khỏi ướt. Nhiều tiếng kêu trời, tiếng chửi rủa lẫn tiếng kêu giúp vang lên nhưng tất cả đều bị át bởi tiếng mưa rào rào trên lá lẫn không gian. Xối xả trên đầu, trên người chúng tôi rồi ào ạt tuôn tràn xuống dưới, nước mưa tạo thành vô số dòng lênh láng trên mặt đá. Lúng túng, mọi người đều phải dừng các động tác leo, bò, bám hay tuột để tìm cách chống chọi sự ướt át và trơn trượt. Chồng tôi đang định leo xuống phải trườn người ngược lên trên, thụp xuống ngồi sát bên cạnh tôi để cùng che cho Tinô. Dù cố gắng biết bao nhiêu nhưng cả chúng tôi và nó đều bị ướt sũng. Hối hả lục trong chiếc giỏ lớn, chồng tôi rút bộ đồ của Tinô ra và bảo tôi thay ngay cho nó. Tôi làm y lời trong khi vẫn khom lưng cùng anh làm mái che. Bộ đồ vừa thay xong, Tinô ướt chẳng khác nào chuột lột. Còn chúng tôi, vắt tóc, vuốt mặt, giũ áo quần nhiều lần mà nước vẫn ướt đẫm từ đầu đến chân. Tôi chẳng hề dám nhúc nhích để thay đổi tư thế ngồi cho dù đôi chân rất mỏi và đôi dép bên dưới không chịu đựng được sự trơn láng của những dòng tuôn trên mặt đá. Cố gắng lắm tôi mới nghẻo đầu về phía sau và chòng chọc mắt tìm hiểu. Trên cao, vài tia chớp lóe lên rồi lịm vào trong bầu trời đen kịt. Những đám mây trắng đục trở thành màu xám đen dày đặc mang mưa giăng kín khắp mọi nơi. Phỏng đoán những dòng nước đang chảy ròng ròng dưới chân mình do kết quả từ những cơn mưa trên đỉnh, tôi cảm thấy oán giận người tổ chức vô cùng. Tôi không hiểu vì sao họ có thể ngu xuẩn đến độ chọn con đường chỉ toàn đá mà đòi hỏi chúng tôi ra đến bãi đúng giờ. Tệ hại hơn, khi trù tính dùng con đường gập ghềnh này có lẽ họ chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện phải đối phó với sự ngập tràn của nước mưa rừng như thế. Trong khi chúng tôi phải khựng lại vì nước mù mịt trong không gian và láng trơn trên đường đi, người dẫn đường đi đầu nhấp sáng đèn về phía sau, hối thúc: “Cố gắng đi nhanh thêm chút nữa đi anh chị ơi! Nếu mà chậm như thế này, mình sẽ bị bỏ lại vì trễ đó.” Nghe vậy, chúng tôi đành phải cố gắng dịch bước nhanh hơn để tiến theo gót người đi trước. Tôi giận bản thân rất nhiều vì khi chuẩn bị mọi thứ cho cuộc hành trình tôi đã không nghĩ đến chiếc áo mưa. Cũng như tôi, chắc những người trong nhóm không hề nghĩ đến nó vì đài khí tượng chẳng hề nhắc nhở gì đến chuyện mưa gió trong phần dự báo thời tiết hôm qua. Hơn nữa, những ngày này thời tiết nơi địa phương chúng tôi rất đẹp, có ai ngờ sẽ có những cơn mưa lớn xảy ra như thế đâu. “Hay bởi mây trôi về núi vào ban đêm mà nước rơi ồ ạt như thế này?”, “Hay là rừng thường có những cơn mưa khi về đêm?” Tôi đặt nhiều câu hỏi trong lúc vừa thay đồ bộ đồ khác cho Tinô vừa ôm nó trườn theo chồng tôi. Lần này chúng tôi không thể dùng phương cách người đi trước, người chuyền sau như đã làm. Trì lưng vào đá trơn láng, tôi ôm Tinô trượt đến nơi chồng tôi vừa leo xuống khi nghe hối thúc của những người đi sau. Trong cái dữ dội của mưa rơi và sự trơn tuột của đường đi, chồng tôi chỉ có thể giúp tôi lấy những bộ đồ cho Tinô và cất những bộ độ ướt của nó vào trong giỏ trong khi khệ nệ khuân chuyển hai chiếc giỏ theo bên mình. Hai cái giỏ nặng trình trịch bởi trọng lượng vốn có lẫn áo quần ướt và nước mưa khiến anh không thể làm hơn thế. Khi bộ đồ cuối cùng của Tinô bị ướt nhẹp mà mưa vẫn chưa ngớt, tôi đành hỏi anh lấy chiếc khăn lông đã sử dụng khi Tinô bị té dưới sông để lau và quấn cho nó. Chỉ trong tích tắc, chiếc khăn ướt sũng chẳng khác gì những bộ đồ trên người chúng tôi. Nước mưa làm Tinô tỉnh ngủ nhưng nó không kêu khóc vì lạnh run. Trong tình thế hiểm nghèo ấy, tôi hoảng loạn bấm sáng đèn để xem xét tình trạng sức khỏe của con mình. Lần này, người dẫn đường đi đầu nhất định không tha tôi nữa. Anh cố gắng leo ngược lại, trực diện với tôi trên tảng đá mà tôi đang đứng, hét lớn: “Chị có nghe tôi nói mấy lần là không được bấm đèn sáng không vậy?” Tôi tắt đèn nhưng hét lại, lớn không kém: “Thế tại sao anh bấm đèn được? Anh đừng ỷ là người dẫn đường rồi muốn làm gì thì làm! Là thanh niên mà bấm đèn để tìm đường an toàn đi, còn tôi có con nhỏ như thế này thì không cho tôi dùng đèn! Nói cho tôi biết cách nào để tôi có thể bồng đứa nhỏ một tuổi rưỡi đi trên đường đầy đá lởm chởm, trong bóng tối mịt mùng và dưới trời mưa lớn như thế này đi!” Người dẫn đường bấm đèn sáng rọi vào mặt Tinô. Đôi mắt kinh hoàng của nó nheo lại vì nước mưa rơi và ánh đèn chói nhưng đôi môi nó tím ngắt của nó không thể bật nỗi tiếng khóc vì cóng. Đôi mắt của người dẫn đường kinh hoàng chẳng khác đôi mắt của Tinô. Tắt đèn, anh chửi đổng: “Đ. má lũ ngu! Cỡ tuổi này mà tụi nó cũng nhận cho đi! Thằng nhỏ chắc chết thôi!” Lúc này tôi mới nhớ lời dặn dò của C. Sơn về cái nải, miếng vải địu của những người đàn bà dân tộc thiểu số thường địu con nhỏ sau lưng khi đi lại hay làm việc. Có lẽ nàng chỉ nghĩ là tôi sẽ đem Tinô xuyên qua rừng nên căn dặn kỹ lưỡng về miếng vải địu con chứ không tưởng tượng cảnh tôi mò mẫm trong con đường đầy đá gồ ghề, lởm chởm trong lúc đứng dưới cơn mưa rừng thật lớn. Với miếng nải thượng, dù không bị mưa chăng nữa, tôi cũng không thể địu Tinô như người dân tộc thiểu số địu con bởi vì khi bò trườn tôi có thể gây thương tích cho nó bằng những cái va đầu vào đá. Dù sao thì trí óc của tôi không đủ tỉnh táo để phân tích chuyện phải trái. Tôi chỉ muốn Tinô được khô ráo để không bị rét cóng mà thôi. Người dẫn đường hạ giọng, nói như tâm tình: “Sở dĩ em không cho ai bật đèn mà em bật đèn vì em biết cách. Như lúc này, em đứng trước mặt chị, lưng che phía trước thì em có thể bấm đèn. Còn chị đứng trên cao, soi đèn xuống dưới tìm đường bước đi thì không được. Nói tóm lại, nếu bây giờ chị muốn bấm đèn soi lối để ẵm cháu đi thì có thể chấp thuận nhưng chị phải quay ngược lưng lại trước khi bấm đèn và cố gắng che ánh sáng không cho nó lóe xuống dưới.” Nhìn khuôn mặt ngơ ngác của tôi, anh ta nói tiếp: “Chị nhìn xuống đi! Trước mặt chị, dưới xa ấy là biển. Nếu nhìn kỹ chị sẽ thấy những chấm sáng nhỏ xíu lập lòe. Đó là đèn của những chiếc ghe. Giờ này có rất nhiều ghe tuần tra của công an. Nếu thấy ánh đèn của mình trên này, tụi nó sẽ biết có người vượt biên, và phát hiện địa điểm của mình ngay.”Không nghe tôi nói gì, anh ta nói thêm: “Đến nước này em không muốn giấu thêm nữa: Chúng ta đang đi theo lòng sông khô để xuống biển. Cuối con đường này là nơi ghe đón mình.”“Lòng sông khô?” Tôi kinh hãi kêu lên “ Trời đất ơi! Hèn chi ở đây toàn những đá và ghềnh.” Cố căng mắt để nhìn khối đen thùi dưới sâu phía trước mặt, tôi lập bập thêm: “Cứ nghe anh nói ‘con đường, con đường’ nên tôi không suy nghĩ gì khác ngoài lối đi. Chả trách sao khi tuột trên đá tôi cứ thắc mắc tại sao đường đi mà cứ xuôi xuống dưới và ở trong rừng sao chẳng có bụi cây cọng cỏ nào dưới chân.” Quay ngược đầu về phía đỉnh núi, tôi nói to hơn, tưởng chừng như át cả tiếng mưa: “Tại sao mà các anh nghĩ cái lối đi khủng khiếp như thế này vậy hả? Mưa cỡ này thì làm sao lòng sông còn khô được nữa chứ? Nước tràn xuống kiểu này mà mình xuống hạ lưu thì có mà chết chìm!” Cúi xuống nhìn Tinô run rẩy trong tay, tôi giận dữ nói tiếp: “Bây giờ ai muốn đi tiếp tục thì đi, tôi không muốn con tôi chết, để mẹ con tôi về!” Mọi người lắng nghe cuộc đối thoại của chúng tôi từ đầu cho đến lúc tôi la lớn mà không chen lấy một lời. Trong khi người dẫn đường không thể đáp lại lời tôi như thế nào thì họ cũng im lìm như bị điểm huyệt. Sự tiết lộ của người dẫn đường đã là một tin kinh khủng vậy mà lời khẳng định cho việc tiến tới hay thối lui của tôi càng dữ dội hơn. Nếu phải đi theo dòng sông khô xa hơn nữa, bị ướt thêm nữa và tuột đá sâu hơn nữa thì mọi người vẫn còn hy vọng là sẽ được ghe đón, chứ không ai có thể bàn cãi hay khuyên nhủ cho chuyện tôi đòi đem con trở về. Không ai có thể phủ nhận rằng sức khỏe của đứa bé nhỏ nhoi như Tinô không hề thích hợp cho cuộc hành trình nguy hiểm chết người, nhưng không một ai có thể góp ý nên hay đừng khi chúng tôi đã ở ngay giữa con đường đến bãi. Trong lúc mọi người im thin thít trước tình trạng tiến thoái lưỡng nan của tôi, người dẫn đường đi cuối đến gần tôi giải bày: “Em thường đi lại trong vùng này nên biết rõ lắm. Con sông này dù bị mưa nhiều đến đâu cũng không hoạt động lại được. Với dốc cao như thể này bao nhiêu nước cũng đổ tràn ra biển thôi. Ở cửa sông nước sâu, ghe lớn tấp vào được, mình không cần phải bơi ra. Nếu đi tiếp tục, đến đúng giờ, ghe bốc mình sớm. Được lên ghe thì mình chăm sóc cháu chu tất hơn.”Không được trả lời, anh nói tiếp: “Bây giờ đã mười giờ, chỉ cần bốn tiếng đồng hồ nữa là đến bãi. Chúng ta đi được nửa chặng đường rồi, chị cố gắng thêm chút đi!” Mưa vẫn rơi như xối và tôi vẫn ôm Tinô đứng yên giữa hai người thanh niên. Suy nghĩ về thời gian mà người dẫn đường đi cuối cho biết, tôi nhận thấy thời gian trở lại hay tiếp tục chẳng khác gì trong lúc Tinô vẫn phải dầm mưa. Trong khi phân vân với sự lùi hay tiến, đầu tôi ngổn ngang không biết bao nhiêu câu hỏi với chữ nếu. Tôi đã tự hỏi là: Nếu đi trở về liệu Tinô có bớt lạnh không hay vẫn phải chịu lạnh dưới mưa? Nếu đi trở về, ai sẽ là người chịu hy sinh bỏ chuyến vượt biển để dẫn đường cho chúng tôi? Nếu chỉ có vợ chồng tôi trở về thì liệu chúng tôi có thể tìm lối về giữa núi rừng trùng điệp không? Và nếu đến được đỉnh đèo Rù Rì, liệu chúng tôi có thể đón xe trong lúc trời đêm khuya khoắt như vầy không? Chồng tôi phá tan im lặng bằng câu hỏi đột ngột: “Nếu tôi dùng đèn soi đường cho vợ con tôi theo cách anh nói là không để ánh sáng tỏa xuống dưới có được không?” Hai người thanh niên vừa gật đầu ưng thuận, anh bảo tôi trao cho anh chiếc đèn. Rồi anh lục trong giỏ đưa cho tôi chiếc áo len của Tinô bảo thay cho nó và khuyên tôi tiếp tục lên đường. Cung Thị Lan Những Tấm Lòng Nhân Ái Chương Năm Trong khi chúng tôi âm thầm tiếp tục nửa chặng đường còn lại, mưa vẫn không dứt hạt. Chiếc áo len mà Tinô đang mặc thấm nước mau chẳng khác gì những bộ đồ và khăn lông trước đó, ướt sũng như đang ngâm trong chậu nước giặt. Nhìn nó run rẩy trong tay, tôi cuống cuồng lột chiếc áo len ra đưa cho chồng tôi rồi bật hết hàng nút của áo mình và áp nó vào trước ngực. Vài người theo sau ánh đèn của chúng tôi đang ngạc nhiên nhìn Tinô trần truồng như nhộng, càng ngạc nhiên hơn khi thấy tôi bạch ngực ra. Giả tảng như không thấy sự phơi bày này, họ lơ ngơ nhìn quanh quất rồi hay giả lơ tìm chỗ khác để leo xuống. Dù mọi người tế nhị thể nào, tôi không hề quan tâm vì tôi chẳng còn biết giữ kẻ hay e thẹn gì nữa. Đầu tôi lúc đó chỉ có một ý nghĩ là truyền hết mọi nhiệt độ trong cơ thể mình cho Tinô được ấm hơn. Hơn thế nữa, tôi còn muốn dùng cả tính mạng mình đền bù lại tình cảnh không như ý muốn mà đứa con non nớt của tôi đang phải gánh chịu. Trong khi tôi chỉ nghĩ đến sức khỏe của con tôi, thì vùng da thịt trước ngực tôi dần dần ấm lên bởi thân nhiệt của Tinô. Biết nó cũng được ấm như mình, tôi cảm thấy yên tâm nên di chuyển mau hơn theo ánh đèn soi của chồng tôi. Theo lệ, chồng tôi thường tìm chỗ nào tốt nhất để leo xuống, rồi chuyển hai chiếc giỏ xuống và rọi đèn cho tôi. Tuy nhiên, đến một tảng đá quá cao so với bên dưới, anh đã quẳng hai chiếc giỏ xuống xem độ sâu nó là bao, rồi bám vào đường hở giữa hai tảng đá để leo xuống dưới. Lúc này Tinô đã say trong giấc ngủ, nên tôi không thể xách nách nó đưa xuống như lúc ban đầu, cũng như không thể ẵm nó bên hông bò theo chồng tôi như lúc được sử dụng đèn pin. Đặt Tinô ngang bụng, cuộn tròn đầu và mình nó trong vòng tay, tôi lết đến nơi mà chồng tôi vừa leo xuống, rồi kê lưng sát vào đường kẽ và buông mình tuột xuống. Việc làm không báo trước của tôi khiến chồng tôi kinh hoàng, la lên: “Em làm gì vậy? Sao không nói không rằng mà tuột xuống như vậy? “Em phải làm như thế thôi! Chứ vách đá cao như thế chuyền con xuống, lỡ tuột tay, đầu nó va vào đá thì khổ.” Tôi trả lời với giọng hài lòng mặc dù toàn thân rất ê ẩm không thể đứng lên được. Đỡ tôi dậy, chồng tôi lo lắng hỏi: “Xem người có sao không? Kiểm lại chân coi có bị trặc sơ mi không!” Cử động cả hai chân để khám xét, tôi lắc đầu: “Em không bị trặc chân nhưng em rớt dép hết rồi!” Nghe lời này, chồng tôi quay quắt mò mẫm xung quanh tìm kiếm khiến tôi phải gàn ra ngay: “Nhưng em nghĩ là không cần dép nữa đâu. Đi chân không thấy vậy mà không bị trượt.” Dứt lời, tôi lom khom tìm đường đi xuống. Tôi biết là nếu không có đôi dép, chân tôi sẽ bị cứa cắt nhiều hơn nhưng tôi không muốn làm trì trệ lộ trình mà nhóm chúng tôi đang gần đến đích. “Sá gì chuyện chân bị cắt hay chảy máu nếu được đến điểm hẹn đúng giờ, và được lên ghe an toàn. Nếu không phải quay trở về thì cũng không cần dép làm gì.” Nghĩ thế, tôi cố gắng di chuyển nhanh hơn và không nghĩ đến đôi dép hay độ chênh lệch cao sâu của những tảng đá nữa. Chẳng hiểu vì tâm lý được an ổn hay vì đã gần đến hạ lưu của lòng sông khô mà càng xuống dưới tôi càng thấy mình đi nhanh hơn và thuận tiện hơn. Đoạn đường không còn sự chênh lệch của những ghềnh đá cao sâu nên chúng tôi không còn phải bò trườn. Bước lên vài mô đá thấp hay len qua những khóm cây mọc mất trật tự giữa đường, chúng tôi có thể đi thẳng người như đi trên đường bằng. Thêm một quãng chúng tôi phải bước trên đoạn đường nhiều sỏi đá rồi đi lên những mô đá nổi lổm chổm nơi đoạn đường có nhiều bụi cây mọc trong những vũng nước để bước qua. Tràn trề hy vọng với ý nghĩ sắp được ghe vớt, chúng tôi đồng bước thật nhanh. Lúc này bầu trời quang đãng hơn vì mưa đã hoàn toàn dứt hạt. Nhìn về trước chúng tôi thấy rất nhiều lùm cây thâm thấp xen lẫn những bụi cỏ cao. Chi chít như đám rừng thấp, chúng kéo dài tận về phía trước nơi thấp thoáng màu xanh của biển. Tiếng sóng nước hòa lẫn tiếng gió vọng từ xa đến. Giọng nói hân hoan của một người đàn ông nào đó chợt vang lên. Anh ta báo cho mọi người biết chỉ còn mười lăm phút nữa sẽ đến một giờ. Chúng tôi đang vui mừng với ý nghĩ sẽ được ghe đón, bỗng thấy hồi hộp khi nhìn thái độ kỳ quặc của hai người thanh niên dẫn đường. Sau khi căn dặn chúng tôi đứng yên một chỗ hai người đi thẳng về phía trước ngó quanh quất khắp nơi như đang kiếm tìm vật gì. Một hồi sau, hai người trở lại và người thanh niên dẫn đầu nói với giọng áo não: “Bãi bị bể rồi!” “Gì mà mới đến đã nói là bãi bể?”, “Tổ chức làm ăn cái kiểu gì kỳ vậy?”, “Bắt người ta lội núi non hiểm trở mấy tiếng đồng hồ rồi nói khơi khơi là bãi bể, ai mà tin được chứ!” Nhốn nháo trong bất bình, chúng tôi không hề nhích bước. Cảm giác vui mừng vì đã đến đích vẫn còn lan tỏa trong thân thể chúng tôi khiến cho ai nấy không tin lời thông báo khá tàn nhẫn của người dẫn đường. “Tôi nói thật là bãi mình bị bể rồi. Mình phải đi trở lại ngay!” Người thanh niên lập lại lời cảnh báo của mình với giọng đầy thuyết phục. Rồi bất kể chúng tôi cằn nhằn thể nào, anh ta chen ngang giữa nhóm người, vừa bước vừa nói với giọng thiếu bình tĩnh: “Tụi mình phải đi ngược trở lại ngay! Đi càng xa nơi đây càng tốt. Nếu không, sẽ bị bắt hết cả lũ.”Vẫn không nhúc nhích, mọi người nhìn anh ta chằm chằm. Chồng tôi hỏi với giọng bực bội: “Mấy anh chơi cái trò gì đây? Mới vừa đưa xuống đã nói đi về. Lấy lý do gì anh nói bãi bị bể?” Người dẫn đầu khựng lại, nói một cách hấp tấp: “Chúng tôi có tín hiệu riêng nên biết ghe bị động. Nếu mình còn ở đây trước sau gì cũng bị bắt.” Người đàn ông, thường kè kè bên mình một chiếc giỏ to gấp đôi chiếc giỏ lớn bình thường, dàn hòa: “Nếu ghe bị nghi ngờ không đón mình lúc một giờ được thì nó sẽ tìm cách đón vào giờ khác trong khoảng từ một đến ba giờ. Mình cố gắng chờ thêm chút nữa xem sao.” Người thanh niên đi cuối nói: “Thời gian từ một đến ba chỉ là giờ trừ hao thôi, thực sự nếu chúng ta không bị lộ thì ghe đã có mặt ở đây từ lúc mười hai giờ khuya rồi. Tưởng đâu ông chủ ghe bốc vợ con ổng ở chỗ nào khác rồi nên họ không đến điểm hẹn. Thì ra, họ đã biết động nên không đi. Bí mật được tiết lộ nhưng không một ai chịu tin. Chúng tôi vẫn khăng khăng với sự trừ hao và gắn chặt với giờ dây thun cố hữu của người Việt. Không thấy ai phản ứng trước điều tiết lộ, người dẫn đầu nói: “Nếu mấy anh chị muốn ở lại chờ thì ở, còn chúng tôi phải đi về. Tụi công an mà tóm, các anh chị chỉ bị tù vài tháng chứ tụi tôi mọt gông vì tội tổ chức.” Vẫn không một ai nhúc nhích nên hai người dẫn đường đành quay lưng bước đi. Họ bước thêm độ dăm bước, tôi vội lên tiếng: “Các anh làm ơn đưa vợ chồng tôi đi với!” Hai người dẫn đường khựng lại, đưa mắt nhìn nhau. Một hồi, người dẫn đường đi đầu bước xuống chỗ tôi, nói: “Nếu chị muốn đưa cháu về chúng tôi có thể hướng dẫn đường cho chị nhưng chúng tôi không thể đưa cả chồng chị đi. Lên trên Quốc Lộ, người ta thấy anh là nghi ngay.” Vừa liếc ngang khuôn mặt căng thẳng của chồng tôi, tôi vừa hỏi vặn: “Nói vậy sao anh bảo chúng tôi đi về? Đi về cả đoàn hay ba người cũng vậy thôi. Không lẽ để cả đoàn giải tán kiểu mạnh ai nấy đi?” “Tôi nói về cả đoàn có nghĩa mình phải rời xa cái chỗ này kiếm chỗ nấp đâu đó rồi dò la động tĩnh trước khi tìm xe về thành phố. Còn chị muốn cháu nhỏ sớm về nhà lại muốn về cả gia đình thì chúng tôi không thể tìm phương tiện chuyên chở cho cả ba cùng một lúc được. Nếu chỉ mỗi mình chị với cháu thì may ra.” Trong khi tôi và hai người dẫn đường đôi co thì người đàn ông có chiếc giỏ kềnh càng nài nỉ: “Chị ở lại đi chị! Bãi này phải có ít nhất mười hai người thì tụi ghe mới bốc. Nếu chị về, không đủ trả chi phí, họ không chịu bốc chúng tôi và chồng chị đâu. Đâu dễ gì đến được chỗ này. Để hai anh này về coi tình hình và báo cho chủ ghe biết mình đã đến nơi. Biết đâu vì bị điều gì đó, ghe không thể vào đón mình đúng như qui định nhưng sẽ đón sau đó một vài ngày.” Lời nói của người đàn ông này đúng một phần nào vì tôi biết có nhiều chuyến đi có những trục trặc gì đó mà người phải nằm bãi một vài ngày ghe mới đến đón đi được, nhưng tôi không biết trả lời ra sao trước cảnh tình của con tôi. Chắc chắn là tôi sẽ không bao giờ bỏ chồng tôi ở lại và cũng không đi với hai thanh niên lạ trong rừng với hàng nút áo bật mở, nhưng tôi phải làm sao nếu Tinô có mệnh hệ nào. Bối rối trước ánh nhìn chờ đợi của mọi người, tôi cúi đầu nhìn xuống. Tinô im lìm trong vòng tay ôm của tôi, ngủ một cách ngon lành và an ổn. Hơi thở của nó bình thường và đều đặn. Sờ đầu và lưng để kiểm tra nhiêt độ nó kỹ hơn, tôi vẫn không thấy một dấu hiệu nào của cảm lạnh hay nóng sốt. Khép hai vạt áo của mình để che kín thêm cho nó, tôi nói: “Thôi các anh đi đi. Tôi ở lại.” Cung Thị Lan Những Tấm Lòng Nhân Ái Chương Sáu Chúng tôi đều bất động nhìn theo hai người dẫn đường khi họ quay gót bước đi. Có lẽ mọi người, cũng như tôi, đang chịu cảm giác bị bỏ rơi lan tràn trong cơ thể nên đều hy vọng họ quay trở lại. Bởi vì dù được ghe đón đi hay phải trở về, chúng tôi vẫn cần có người hướng dẫn như rắn cần đầu. Niềm hy vọng mong manh của chúng tôi tan biến trong phút chốc khi hai cái bóng ẩn ẩn hiện hiện một lúc rồi biến mất. Con đường họ đi qua chỉ còn lại một luồng đá lam xám giữa hai rừng cây đen thẫm, kéo dài từ đỉnh núi xuống tận chỗ chúng tôi đang đứng và tôi đã rùng mình khi tưởng tượng khoảng không của con đường lam xám ấy được ắp đầy bởi nước. Nếu thế, nó thực sự là một dòng sông lớn với hàm lượng nước kinh hồn đổ xuống biển mà trung lưu của nó sẽ có những con thác cao nghều với sức nước vô kể. Tôi không biết vì sao hai người dẫn đường phát hiện được lòng sông khô này cũng như không hiểu vì sao họ chắc chắn là nó không còn hoạt động được. Tôi không biết tên của họ là gì và cũng không biết họ phải đích thực là người tổ chức chuyến đi không; nhưng họ đã để lại cho tôi một ấn tượng rất sâu sắc về chuyện dùng lòng sông khô để định hướng ra đến bãi. Nếu không phải đi cùng trẻ con, cách đi này thực sự tuyệt diệu cho việc thoát khỏi sự phát hiện của công an. Nghĩ đến công an, tôi vội hối chồng tôi đi lên cao thêm chút nữa để tìm chỗ an toàn hơn. Mọi người đã họp thành nhóm riêng nhưng vẫn quây quần gần kề nhau. Trong khi chờ đợi, chúng tôi đã vắt khô áo quần và phơi chúng trên những cành cây. Chúng tôi không ở xa bờ lắm vì hình như ai cũng tin rằng vùng đất lầy đầy cây thấp trước mặt là khoảng cách đủ để chạy thoát khi thấy công an cập bờ. Thực sự là tôi không nghĩ nhiều đến điều tệ hại ấy. Mong tưởng trong tâm trí tôi vẫn là một chiếc ghe nào đó cập bờ rồi vài người bì bõm chạy vào với những cánh tay vẫy và những tiếng gọi í ới rộn ràng. Đã quá ba giờ mà không gian vẫn yên tịnh. Không một tiếng người kêu gọi cũng không có chiếc ghe nào xuất hiện từ vùng biển xa xa ở trước mặt. Thỉnh thoảng chúng tôi mới nghe được những tiếng sóng rì rào và tiếng gió vi vu đâu đó. Bầu trời càng lúc càng sáng trưng và mặt trời đã xóa hết niềm hy vọng của chúng tôi. Từ xa, màu xanh của mặt biển hiện rõ ràng và rất nhiều chiếc ghe qua lại ngoài khơi xa. Lúc ấy, mọi người đều hiểu chẳng có ghe nào dám rước người vượt biển trong thời điểm như thế nên tất cả đều đồng lòng cuốn xếp rồi lặng lẽ đi thành đoàn trở lên con đường cũ. Cũng trong lòng sông khô này, nếu tối hôm trước, chúng tôi vất vả vì bóng tối và nước mưa khi đi xuống biển thì sáng hôm ấy chúng tôi chật vật khá nhiều với độ cao và sức nóng của không khí khi leo lên núi. Những khối đá cao nghều là những bức vách chắn tàn nhẫn đối với những đứa thiếu niên và người đàn bà mang theo con nhỏ như tôi. Lúc này hàng nút áo của tôi đã được cài kín và Tinô cũng có bộ đồ khô ráo nhờ gió biển và không khí ấm áp. Những tia nắng của mặt trời càng lúc càng nóng dần lau sạch các mặt ướt của đá tảng và làm ráo hoảnh cả lòng sông. Mọi người chuyện trò thân mật hơn vì nhìn thấy mặt nhau rõ ràng khi kề cận. Tôi có thể đếm được những người còn lại trong nhóm như người đàn ông với chiếc giỏ khổng lồ, người đàn bà và đứa cháu gái mười sáu, người đàn bà với hai đứa con trai tuổi thiếu niên, người đàn ông với đứa con trai nhỏ, một thanh niên trạc hai mươi lăm tuổi và ba người trong gia đình chúng tôi. Những người đàn ông thay nhau cõng những đứa nhỏ và cùng giúp chúng chuyền lên phía trên trong khi người thanh niên đi một mình thường xuyên giúp tôi cõng Tinô leo lên những khối đá. Trên đường đi tôi đã may mắn tìm được đôi dép rớt của mình.Vì đã quen đi chân không, tôi giữ nó trong giỏ như báu vật phòng khi phải quay trở về. Nghĩ thì nghĩ vậy, nhưng tôi vẫn hy vọng là ghe sẽ ra đón chúng tôi vào khuya ngày hôm sau như người đàn ông có chiếc giỏ khổng lồ nói. Càng leo lên cao, mồ hôi của chúng tôi đổ ra như tắm. Khi biết mình đã xa bờ biển khoảng sáu tiếng đồng hồ và đồng thuận là công an không thể nào đuổi bắt được nữa, chúng tôi bảo nhau tìm chỗ thuận tiện để nghỉ chân và ăn uống. Vợ chồng tôi đã chia thức ăn cho vài người trong nhóm và người thanh niên giúp tôi vận chuyển Tinô nhưng không hề cho ai một giọt nước nào. Vì vận động nhiều, hơn nữa trời khá nóng nên chúng tôi đều khát khô cuống họng nhưng vợ chồng tôi nhất định dành hai chiếc bình nước cho Tinô. Để chống khát, chúng tôi chỉ bỏ vài miếng chanh tẩm đường vào miệng. Tinô thì vẫn được ăn uống như yêu cầu. Ăn uống xong, mọi người trong nhóm quyết định đi lên cao hơn. Khi tôi ẵm Tinô đứng dậy định theo mọi người, nó đã ré lên kinh hãi và đấm thình thịch vào ngực tôi. Lo lắng, tôi vội ngồi xuống khám toàn thân nó xem có bị hề hấn gì không. Mặc dù đã mười tám tháng tuổi, Tinô không phải là đứa nói thạo nên mỗi lần nó khóc tôi đều phải làm như thế. Tôi chưa kịp mở áo Tinô ra để kiểm tra, nó đã im phăng phắc nên tôi yên tâm ẵm nó đứng lên định bước đi tiếp. Tuy nhiên, chưa kịp bước được bước nào, tôi lại bị nó đánh thùm thụp vào ngực trong khi la hét kịch liệt. Chưa bao giờ Tinô có lối khóc và hành động kỳ lạ như vậy cho nên chồng tôi ngạc nhiên lắm. Anh cố gắng tìm hỏi nguyên nhân mà không thể tìm ra giải đáp, nên đành vò đầu bứt tai nhìn mọi người leo xa. Dù là thế, anh đã kiên nhẫn bảo tôi ngồi xuống an ủi, vỗ về xem Tinô muốn gì. Lạ lùng thay, giống như lần trước, hễ chúng tôi ngồi xuống là nó im như người đá. Đoán được là Tinô quá sợ hãi khi cảm nhận sự nguy hiểm của đường đi, nhưng tôi nhất định ẵm nó đi theo mọi người vì sợ lạc. Và như thế, đoàn người chúng tôi phải mang theo tiếng la khóc của nó trong lúc lần lượt theo nhau leo lên cao. Khi chúng tôi lên chóp núi, mặt trời vừa ngay trên đỉnh đầu. Trong lúc vừa lau mồ hôi vừa tìm bóng mát, chúng tôi phát hiện là người đàn ông có đứa con trai và người thanh niên không còn ở trong nhóm. Biết mình lạc tận trên cao trong khi ba người kia đã tẽ vào con đường nào đó bên dưới, chúng tôi rất hoang mang nhưng chẳng ai nghĩ đến chuyện đi xuống lại để tìm đường về. Trên đỉnh cao chót vót của núi, chúng tôi thấy rõ ràng những chiếc ghe có cờ đỏ đang luẩn quẩn qua lại quanh cửa biển của con sông khô. Thì ra bãi của chúng tôi đã bị động như sự loan báo của hai người dẫn đường. Sợ hãi, mọi người quyết định tìm chỗ núp trên cao chờ đến chiều tối mới tìm đường về. Quá trưa, trời càng lúc càng nắng chang chang. Sức nóng của không khí làm ai cũng rát khô cuống họng. Vợ chồng tôi, vẫn như lần trước, chỉ dùng chanh tẩm đường để cầm khát chứ nhất định không dám uống một giọt nước nào. Những trái chùm ruột mà tôi để dành trong túi không còn nữa. Có lẽ do tôi bị té nhiều lần mà chúng đã rơi rớt lúc nào từ đêm hôm qua. Tinô đòi uống nước nhiều hơn thường ngày vì la hét quá nhiều và vì đầu trần ngoài nắng khá lâu. Sau khi nó uống xong bình nước nhỏ, chúng tôi đành phải lấy bình lớn ra cho nó uống luôn cho dù chúng tôi vẫn nghĩ đó là số nước dành dụm cho nó trên biển nếu còn được ghe bốc đi vào tối hôm ấy. Khi thấy Tinô tu nước, hai đứa con trai của người đàn bà kêu khóc đòi bà xin cho. Cầm lòng chẳng đặng tôi đã chuyền chiếc bình sang chỗ bà ngồi và căn dặn chỉ cho hai đứa nhỏ uống mỗi đứa hai hớp thôi. Người đàn bà không hề giữ lời hứa; bà đã nốc ừng ực sau khi cho hai đứa con bà uống thoải thích. Nhìn bình nước chẳng còn được là bao, chồng tôi bất bình ra mặt. Anh đã cằn nhằn là tôi không biết giữ của cho con. Tôi không phản ứng gì trước thái độ giận hờn của anh vì tôi hiểu sự lo lắng của anh là chính đáng; tuy nhiên, tôi cũng có lý do riêng của mình khi làm ngược lại điều lo toan của anh. Tôi biết là nhiều người lạc trong rừng đấu tranh với sự khát chẳng khác nào những người không có nước khi lênh đênh trên biển nhưng tôi không thể nào làm ngơ trước cảnh hai đứa nhỏ khóc la xin xỏ khi mình có bình nước trong tay. Càng nghĩ, tôi càng lo lắng chuyện không tìm được đường và tình trạng không còn bao nhiêu nước cho Tinô, rồi rủa thầm người đàn bà đoảng vị, có con nhỏ mà không chuẩn bị gì cho chuyến đi. Giận người thất hứa và giận mình quá tin người, tôi ngồi im, không hề đáp lại lời trách cứ nào của chồng tôi. Người đàn ông có chiếc giỏ lớn, có lẽ đã quan sát mọi chuyện, lân la đến chỗ chúng tôi ngồi. Ông nói:“Tôi thấy tham gia những cuộc mạo hiểm như vầy cần có tinh thần tương trợ và đoàn kết thì mới thành công được. Tối hôm qua thấy chị ẵm cháu lội mưa vượt núi tôi phục lắm. Thực tình là lúc đó tôi muốn giúp anh chị phần nào nhưng kẹt là tôi phải mang chiếc giỏ nặng quá.” Đến ngồi gần chúng tôi hơn, ông rất nhỏ:“Thú thực với anh là trong giỏ tôi chứa toàn hải bàn và hải đồ. Nhờ biết sử dụng mấy thứ này mà nhiều người tổ chức vượt biển cần tôi lắm. Tôi đã hợp tác với một tổ chức vượt biển khác rồi nhưng vì chuyến đó tính đánh vào tuần tới lận nên tôi nhận lời chuyến này ai dè ra nông nổi như vầy. Chuyến này về, nếu anh chị muốn đi tiếp thì cho tôi địa chỉ liên lạc. Tôi nghĩ anh chị muốn đem theo thằng nhỏ của anh chị cũng không sao vì người tổ chức chuyến đó cũng lo mấy đứa con của họ đi.” Chồng tôi nghe vậy thì mừng lắm. Sau khi nói chuyện với nhau một lúc, cả hai người kéo ra một chỗ riêng biệt để tâm tình thêm. Cung Thị Lan Những Tấm Lòng Nhân Ái Chương Bảy Chiều vừa nhạt nắng chúng tôi đã lục đục đi xuống tìm đường về. Lần này, không khác gì lúc đi lạc lên tận đỉnh, tôi phải chai lì chịu những cái đấm đá kịch liệt của Tinô cũng như phải chịu đựng những tiếng la khóc om sòm của nó. Đi khoảng ba mươi phút chúng tôi gặp một thằng bé độ mười bảy tuổi đi lên. Nó tự giới thiệu là người dẫn đường đưa chúng tôi về rồi nói là nhờ tiếng khóc của Tinô nên tìm ra chỗ của chúng tôi. Sau khi hỏi tên tôi, nó kể là C. Sơn hết lòng tìm người đưa mẹ con tôi về khi nàng nghe báo chúng tôi bị lạc trong rừng. Nó đã đưa nhóm chúng tôi vào một khu vườn có nhiều cây mít lớn rồi bảo chúng tôi giữ im lặng trong khi chờ người đến đưa về. Tại nơi đây, vợ chồng tôi đã chia hết thực phẩm trong hai chiếc giỏ để thủ tiêu những chứng vật của cuộc vượt biển. Đêm xuống rất nhanh và cây cối trở thành những bóng đen thùi nhưng Tinô nhất định không chịu ngủ. Có lẽ vì ám ảnh hành trình quá nguy hiểm, nó trở nên thận trọng với cảnh vật man dại và tò mò với sự im lặng khác thường của mọi người xung quanh. Hơn thế nữa, nó tỏ ra ương bướng và phản đối kịch liệt khi tôi ghìm nó trong người để ru ngủ. Tôi càng dỗ dành chiều chuộng nó bao nhiêu, nó càng vùng vẫy, gượng đầu lên la khóc inh ỏi bấy nhiêu. Tiếng khóc vang lừng của nó trong vườn cây làm chồng tôi kinh đảm, hét to: “Nín! Nín ngay! Có nín được không hả thằng kia? Cứ như vầy, mày giúp công an bắt bố mày rồi đó con ạ!” Mọi người nghe Tinô khóc thì hoảng vì nghĩ rằng vườn cây chẳng xa đường Quốc Lộ là bao nhưng không ai lên tiếng than trách một lời nào vì nghe chồng tôi la nó. Tan nát tim gan, tôi ôm chặt nó mà nước mắt tuôn không ngừng. Đau khổ vì đã để cho con mình chịu hoàn cảnh nghiệt ngã, tôi không ngừng nói xin lỗi trong khi vuốt ve khuyên nhủ nó. Dường như vừa sợ bố vừa hiểu chút ít nỗi lòng của mẹ, Tinô tấm tức khóc một lúc rồi nằm yên ngủ. Lúc ấy, tôi hứa với lòng là khi về nhà tôi sẽ không bao giờ đem nó đi vượt biển nữa. Khoảng mười hai giờ đêm, chúng tôi ra đường Quốc Lộ. Mọi người được chia thành từng nhóm nhỏ để chờ người chở xe máy về. Chồng tôi và người đàn ông có chiếc giỏ lớn được chở chung một xe đi trước trong khi đàn bà, con nít phải chờ đi những chuyến sau. Tôi và Tinô được người chở theo sau xe chồng tôi khoảng năm phút. Tưởng được chở thẳng về Nha Trang, chúng tôi được đưa vào khu Ba Làng. Đến chiếc cầu nhỏ không biết tên, người chở bảo tôi ôm Tinô xuống gầm cầu nơi mà người đàn ông có chiếc giỏ lớn và chồng tôi đang núp ở đó. Gầm của chiếc cầu nhỏ chẳng cho được bao nhiêu chỗ núp nên tôi đành nép tạm một bên chồng tôi. Cũng may là người đàn ông có chiếc giỏ lớn đã nhờ những người lái xe chuyển chiếc giỏ của ông giấu ở nơi nào và Tinô đã ngủ im lìm nên tôi cảm thấy an tâm phần nào trong khi chờ người đến đưa đi nơi khác. Khi những người còn lại được đưa về cùng một điểm thì những người chuyên chở quyết định chuyển những đứa con nít và đàn bà vào các khu nhà dân ở. Sau khi phân công, một thanh niên bảo tôi ôm Tinô đi bộ theo anh vào làng. Giả như người trong xóm, vô tình đi chung đường, chúng tôi người đi trước, kẻ đi sau. Qua khỏi con đường đất giữa hai cánh đồng khô, chúng tôi dừng lại căn nhà ngay ngoài bìa làng. Gõ cửa và thầm thì với bà chủ nhà một lúc, người thanh niên bảo tôi vào ngủ tạm trong căn nhà ấy và căn dặn đúng năm giờ sáng hôm sau anh sẽ đến đưa tôi ra lộ để đón xe về. Bà chủ nhà rất tử tế với mẹ con tôi. Trao cho tôi tấm chiếu, bà nói tôi hãy yên tâm ngủ cạnh bồ lúa và hứa sẽ đánh thức tôi dậy khi người thanh niên trở lại. Sáng hôm sau, chưa đến năm giờ, người thanh niên đã trở lại. Anh ta dẫn tôi và Tinô ra đường Quốc Lộ và chờ đến khi chúng tôi đón được xe mới quay lưng đi. Người dẫn đi, người đón lại, người đưa về nói làm sao tôi theo y vậy chứ chẳng hề hỏi thăm họ là ai, quan hệ như thế nào với người tổ chức, tên gì hay đang làm gì. Họ, một chuỗi người bí mật, giúp chúng tôi, những kẻ đào thoát, một cách kín đáo và âm thầm mà không hề đòi hỏi một sự đền trả nào. Điều bí ẩn này đã khiến tôi vừa thắc mắc vừa cảm kích không nguôi trên đường về nhà. An lành trên chiếc xe xích lô, tôi thầm cảm ơn trời phật đã cho tôi gặp những người từ tâm nên đã thoát cảnh điều tra và bắt bớ. Khi chiếc xích lô vào trung tâm thành phố thì tôi không còn lo sợ sự tra xét của công an nữa. Ngang qua Ngã Sáu, tôi thấy chồng tôi và người đàn ông có chiếc giỏ lớn trong lòng sông khô ở núi Rù Rì đang đi bộ trước nhà thờ núi. Lúc này người đàn ông có chiếc giở lớn không phải kè kè chiếc giỏ lớn của ông nữa nhưng tướng đi của ông khệnh khạng và chàng hảng như đang khiêng vật gì nặng ghê gớm lắm. Chồng tôi đi bên cạnh ông ta, tướng đi của anh chẳng khá gì hơn. Xe xích lô chở Tinô và tôi qua mặt họ rồi mà tôi còn ngoái đầu nhìn lại. Lòng thắc mắc không hiểu sao họ không chịu đón xe về tận nhà trong khi tướng đi dị kỳ của họ khó được bỏ qua bởi những cặp mắt tò mò của những người đi đường. Tôi về nhà khoảng sáu giờ rưỡi sáng. Hôm ấy là ngày gia đình chồng tôi có giỗ nên tất cả các thành viên trong gia đình đã tụ tập trong nhà từ đường từ sớm để góp sức mình. Vừa trông thấy mẹ con tôi, mẹ chồng và các cô chồng tôi bỏ dở công việc đang làm, đến tụm quanh rồi ôm Tinô vào nhà chăm sóc. Mẹ chồng tôi đi ra đi vào, tíu tít căn dặn mấy đứa em họ: “Tụi mày lo nấu nướng giúp chị mày nhá! Trông nó phờ phạc, xác xơ như thế thì còn làm được gì!” Dù thể nào, tôi cũng phải đến trường để chứng tỏ mình không vắng mặt một ngày nào ở địa phương. Tắm rửa xong, tôi vội vã dắt xe đạp ra khỏi nhà ngay. Vừa thót lên xe tôi thấy chân mình như đang mang đá tảng. May là tôi chỉ phải đạp xe trong vòng năm phút vì trường tôi chỉ là một điểm phụ trong xóm ga xe lửa gần nhà. Giáo viên của trường cấp hai mà tôi dạy thường lên lớp theo tiết học nhưng nếu chúng tôi có tiết dạy sáng thứ hai thì tất cả đều phải dự lễ chào cờ. Thường thường sau lễ chào cờ, chúng tôi, học sinh và giáo viên đều phải ngồi nghe thầy phó hiệu trưởng nói chuyện. Dĩ nhiên, giáo viên được ngồi trên ghế băng dài trong khi học sinh ngồi dưới đất. Hôm đó chẳng hiểu vì lý do gì mà trong lúc ông hiệu phó phát biểu, một số học sinh nhạo ông với những lời nhại rất vô lễ. Bốc lửa đến quên bài dạy dưới cờ, và cả thông điệp hàng tuần của ông hiệu trưởng, ông hiệu phó nói một cách giận dữ:“Tôi nói thật với các em là bao nhiêu năm tôi chưa từng ăn sáng. Tôi đã chiến đấu cực khổ đến ngày hôm nay để mong thấy thế hệ sau tiến bộ hơn mình thế mà các em lại hư đốn đến như thế.”Đám giáo viên chúng tôi ngơ ngác nhìn nhau, phân vân không hiểu sao ông nhạy cảm đến độ đem chuyện riêng tư nói trước học sinh. Tôi cảm thấy tội nghiệp khi nhìn cánh tay cụt của ông, nghe chuyện không ăn sáng của ông và chứng kiến sự thua cuộc của ông trước học sinh. Còn đang phân vân, tôi thấy ông cho học sinh giải tán. Nhìn các hàng học sinh lủi thủi bước về lớp lòng tôi chợt nhói lên khi tưởng tượng một ngày nào đó Tinô sẽ là một trong những đứa học trò như thế. Nó sẽ là những đứa cúi đầu tuân phục hay ương bướng thì tôi chẳng thể nào đoán được nhưng với lý lịch của mình, nó sẽ không tránh khỏi tình trạng bị liệt hạng với cái nhãn hiệu “tư tưởng chính trị không tốt” như bố của nó. Dù sao tôi cũng hiểu dạy học vốn dĩ là nghề có nhiều thử thách. Đối đầu với học sinh cứng đầu cứng cổ ở tuổi vị thành niên quả là khó, đối đầu với những học sinh khá thông minh càng khó hơn. Tôi đã từng chứng kiến nhiều thái độ khinh thường của học sinh khá giỏi. Những thái độ khinh thường này không phải do ảnh hưởng bởi sự bất toàn của giáo dục gia đình mà bởi sự thông minh vượt bậc. Tôi chợt nhớ những câu hỏi móc méo của những đứa học trò lớp tám và lớp chín trong những giờ học lịch sử mà tôi thường nghe: “Cô nói mọi người sẽ được sung sướng khi đất nước tiến lên chủ nghĩa Cộng Sản mà sao em thấy dân mình không chịu ở lại để chờ sống sung sướng lại ùn ùn kéo nhau đi vượt biển vậy hả cô?”, “Sao tụi Đế Quốc Tư Bản bóc lột nhân công một cách dã man mà sao nhiều người liều mạng đến mấy nước Tư Bản chi vậy?” và “Chẳng lẽ những người vượt biển dùng sanh mạng để đánh bạc với tử thần chỉ vì vật chất thôi sao cô?” Thật đáng buồn là tôi đã phải chịu những câu hỏi châm chọc như thế. Thực tế thì chẳng oan ức gì! Cũng bởi tôi không dám giải thích hết tất cả các sự kiện lịch sử thế giới và các mặt ưu và khuyết của từng chủ thuyết xã hội với kiến thức đã có trong trường trung học của miền Nam trước 1975; mà phải dạy rập khuôn theo những điều trong sách giáo khoa. Chán chường với những ý nghĩ đang có, tôi chợt cảm tưởng mình và các giáo viên miền Nam trong trường chẳng khác gì hai người dẫn đường trong đêm tối trên đèo Rù Rì hôm trước: không thể bật đèn, bị phản đối mà vẫn phải dẫn người bước đi. Những ánh sáng nhập nhòe bất chợt giống như những kiến thức đã có nhưng phải quên đi khi chiếc nút đèn pin tắt sáng. Tôi không rõ vai trò của ông hiệu phó ở vị trí nào trong sự so sánh của mình, nhưng cảm thấy áy náy khi đặt mình vào cương vị của ông. Tôi nhớ những cái đánh đấm của Tinô khi đưa nó đi trên con đường đầy nguy hiểm. Một ngày nào đó khi Tinô lớn khôn, liệu những cái đấm đánh của nó sẽ là những phản kháng bất trị như những đứa học sinh kia không? Những ý nghĩ dằn vặt trong đầu khiến tôi cảm thấy mệt; cho nên, tôi đã đứng dậy một cách uể oải khi đi theo mọi người vào văn phòng. Vừa thấy chúng tôi, ông hiệu phó than:“Học sinh thời này như thế đấy!”“Cũng tại lý thuyết trong sách vở không hề giống với thực tế ngoài cuộc sống mà ra!” Tôi định đáp lại như vậy nhưng nghĩ chẳng ích lợi gì nên thôi. Tướng mạo của tôi lúc này không được bình thường, tốt hơn hết là im lặng nếu không muốn ai để ý đến mình. Các giáo viên khác, toàn là giáo viên lưu dụng và sinh quán tại miền Nam, như thường lệ, chỉ cười chứ không hề trả lời tiếng nào. Chán nản sự tình, ông hiệu phó lấy xe đạp bỏ đi. Hôm đó, ông về điểm chính sớm hơn mọi hôm; còn chúng tôi nấn ná ở văn phòng nói chuyện trời đất nắng mưa một lúc mới bảo nhau đến lớp sớm để giữ trật tự. Vì không muốn bị chú ý từ phía sau lưng, tôi chờ mọi người rời văn phòng xong mới thủng thỉnh đứng lên. Trong phòng vẫn còn hai giáo viên nữ là chị T. Phương và chị T. Hồng đang tiếp tục câu chuyện dang dở cho nên tôi phải vừa nhìn mặt họ vừa trao đổi vài câu vớ vẩn với họ trong khi dịch từng bước nhỏ lui về phía sau. Lối đi giật lùi để tỏ ra lịch sự là không quay lưng khi còn đang đối thoại nhưng thực tế tôi không muốn họ phát hiện dáng đi không bình thường của tôi. Vừa nói, vừa đi lui dần về phía cửa ra vào, tôi nói chào cả hai rồi vội vã bước ra khỏi văn phòng. Tôi đã thở phào nhẹ nhõm vì không thấy một bóng người nào trong sân trường, nhưng vẫn cố gắng bước ngay ngắn khi dọc theo hành lang để tránh những đôi mắt ngờ vực từ trong các cửa sổ của lớp học và nhất là chuẩn bị qua cái ải quan sát của học sinh lớp mình sắp dạy. Quả như tôi đoán, khi đi ngang những đứa học sinh đứng chào mình, tôi bắt gặp vô số ánh nhìn kinh ngạc. Hiểu được nguyên do của sự kinh ngạc ấy, tôi cố gắng giữ dáng đi ngay thẳng hơn khi bước đến bàn giáo viên. Tôi đã giữ nụ cười trên môi để che giấu vẻ mệt mỏi trên khuôn mặt của mình khi tiến hành các bước điểm danh, kiểm tra bài và ôn bài cũ. Dù cố gắng thể nào, tôi cũng không qua những cặp mắt tinh tường của học sinh. Chúng chẳng ngừng trao nhau những ánh nhìn ngạc nhiên khi tôi ghi đề bài mới trên bảng. Lo sợ tướng đi đàng sau lưng của mình thố lộ bí mật, tôi bảo đứa trưởng lớp chép phần mà tôi ghi trong giáo án lên bảng để cả lớp chép vào vở. Phớt lờ những ánh mắt ngạc nhiên, tôi giữ thế ngồi ngay ngắn trong khi môi vẫn giữ nụ cười thân ái và bình thản. Những đứa học sinh lớp bảy, vừa học môn Sử Địa do tôi phụ trách vừa được tôi chủ nhiệm, rất ngoan ngoãn. Tất cả cùng im lặng chép bài. Những lúc không thể nhìn rõ chữ trên bảng chúng khèo lưng nhau chỉ trỏ với nhau hoặc khẽ khàng hỏi nhỏ đứa ngồi trước nhờ hỏi dùm đứa lớp trưởng. ... Tôi đã gục xuống bàn sau khoảng thời gian đóng vai cô giáo ngồi nghiêm trang theo dõi học sinh chép bài. Đứa trưởng lớp hốt hoảng chạy đến văn phòng báo cáo tình trạng của tôi và cầu cứu hai cô giáo không có tiết dạy đến giúp cho tôi. Khi họ đến lớp là lúc tôi vừa tỉnh dậy. Tôi nói là tôi thức khuya lo cho Tinô nên đã ngủ gục trong lớp mà không hay. Hai cô giáo T. Hồng và T. Phương nhất định không tin lời tôi nói. Chị T. Hồng thì quả quyết là tôi chưa ăn sáng nên bị trúng gió, còn chị T. Phương một mực bảo tôi về văn phòng để chị cạo gió cho. Vì không muốn khuấy động thêm sự tò mò của học sinh, tôi nói với chúng là tôi lên văn phòng nghỉ một chút rồi về lớp ngay. Tôi đã cố gắng tạo ra vẻ bình thường khi bước ra khỏi ghế nhưng khi tôi vừa bước vài bước toàn thân của tôi loạng choạng như sắp ngã khiến chị T. Phương và T. Hồng phải chụp lấy tay tôi dìu đi. Nhìn tôi như thế, học sinh kinh ngạc lắm nhưng chúng không dám ồn ào vì vốn sợ cái oai của chị T. Phương, cô giáo dạy toán của chúng. Vừa đến văn phòng, chị T. Phương bảo tôi vén áo đưa lưng để chị cạo gió cho. Tôi một mực từ chối với lý do ghét cách chữa trị này, rồi nói là chỉ cần nghỉ một chút là sẽ đỡ ngay thôi. Xui cho tôi, chị T. Phương là người tin chứng trúng gió có thể gây chết người nên luôn luôn chứa đồ nghề trị bệnh trong chiếc ví xách đi làm của chị. Lăm lăm đồng bạc cắc và chai dầu gió trên tay, chị bảo tôi phải để chị cạo vài đường nếu không tôi sẽ bị kiệt thêm. Lằng nhằng giải thích về tác dụng của những đường cạo gió, và sự luân chuyển điều hòa của máu huyết, chị nói là nhất định chữa cho đến khi nào tôi tỉnh táo và linh hoạt lại mới thôi. Trước sự tình nguyện làm thầy lang không công của chị, tôi đành vén lưng mình lên. “Em làm gì mà lưng bị trầy trụa dữ vầy nè?” Giọng nói thảng thốt của chị T. Phương làm tôi giật mình. Thì ra cái lưng của tôi đã ghi lại dấu tích sau một ngày leo núi mà khi tắm vội tôi chẳng hề biết. Hồi hộp, tôi hỏi:“Ủa? Lưng của em bị trầy dữ lắm hả chị?”“Chứ còn gì nữa! Bị đến như vầy mà không biết sao?”“Tại em mới bị té xe hôm qua thôi.” Chị T. Hồng ghé mắt nhìn sau lưng tôi một lúc rồi nhìn thẳng vào mặt tôi, ôn tồn hỏi:“Lan té xe ở đâu mà lưng nát bươm nát bét vậy hả?”“A...à... ở dốc Hòn Chồng đó mà!” Tôi ngập ngừng trả lời khi lục trong trí lần bị té nặng nhất trong đời, rồi tả thêm những gì xảy ra trong lần ấy “Em bị lộn mấy lần khi té lăn xuống dốc vì xe đứt thắng hãm không được.” “Vậy mà cũng ráng đi làm!” Chị T. Hồng phàn nàn với tiếng thở hắt đầy nghi ngờ trong lúc chị T. Phương hỏi với giọng nghi ngại: “Còn thằng bé thì sao?”“Thằng bé nào? A…à…Tinô đó hả? May là nó ngồi trên xe với bố và chú nó ở một xe khác nên không bị gì cả.”“Bận rộn vậy mà cũng ráng đi chơi tận Hòn Chồng lận ha!” Lời ca cẩm đầy móc méo của chị T. Hồng khiến tôi chưa biết trả lời ra sao thì chị T. Phương kéo áo tôi xuống, bảo:“Lưng như vầy chị muốn cạo gió cũng cạo không được. Thôi để chị nhờ đứa học trò nào ở xóm em chở em về dùm rồi chị coi lớp cho. Còn dạy lớp nào nữa thì để hết giáo án lại đây. Nếu lỡ ông hiệu phó trở lại thì chị nói em bị trúng gió cần về.” Cung Thị Lan Những Tấm Lòng Nhân Ái Chương Tám Những vết cào xước bất thường trên thân thể của tôi không thể nào qua những cặp mắt tinh tường của chị T. Phương và T. Hồng nhưng họ không phải là những người thích tố khổ chuyện người khác cho nên chẳng làm nguy hại gì đến vai trò giáo viên tiên tiến của tôi ở trường Phước Tân. Trong buổi họp hội đồng giáo viên chiều thứ năm hôm ấy, khi nghe ông hiệu trưởng ca ngợi tôi cả hai đều kín đáo trao cho tôi những ánh nhìn câm lặng chứ không hề chọc ghẹo “Siêng cho cố!” như những lần trước. Có lẽ sau khi phát hiện bí mật của tôi, họ đã đoán được phần nào sự khác biệt giữa đam mê công việc và lý tưởng của tôi. Mê hoặc với môn Địa Lý và những phương pháp đặc biệt giúp cho học sinh tiếp thu bài ngay trong tiết dạy, tôi đã ghi danh thi giáo viên dạy giỏi thành phố và đạt danh hiệu này trong ba năm liền. Vốn siêng năng, lại đạt danh hiệu giáo viên giỏi thành phố, tôi đã được bầu là giáo viên tiên tiến của trường và thường được ông hiệu trưởng coi là biểu tượng tốt. Các giáo viên lưu dụng trong trường thì trái lại. Những câu nói xa gần của họ cho tôi biết những thành tích của tôi chỉ là vật tế cho thành quả của ông hiệu trưởng mà thôi. Tôi còn biết là chẳng ai ưa sự làm việc thái quá của tôi nhưng làm sao tôi có thể nói cho họ hiểu là những việc tôi làm chỉ do đam mê và phục vụ cho học sinh chứ không phải vì thành tích lập công với người lãnh đạo. Tôi nhớ rất rõ năm đầu tiên tôi thi giáo viên giỏi thành phố. Buổi sáng, sau khi dạy bài Biển và Đại Dương lớp sáu do ban giáo dục chỉ định, tôi xách hành trang đi vượt biển ngay chiều hôm ấy. Ra đến bãi, nhìn biển và sóng tôi ngậm ngùi nhớ đến học sinh, các giáo viên dự giờ và những lời khen ngợi về bài giảng của mình. Làm sao tôi có thể giải thích cho mọi người hiểu được việc làm đầy mâu thuẫn của tôi khi mà phục vụ, hay “bon chen” không thể thay đổi được hoàn cảnh sống của gia đình tôi. Hơn thế nữa, tôi chỉ có một ước vọng là khi có con, các con của tôi không bị phân biệt đối xử và quyền công dân của chúng được tôn trọng tuyệt đối như một thời tôi đã từng sống trong đời. Trong buổi họp ngày hôm đó, có lẽ hai người duy nhất không còn nghĩ tôi “bon chen” hay “lấy điểm cấp lãnh đạo” là chị T. Hồng và chị T. Phương. Chuyện “vạch áo cho người xem lưng” của tôi đã làm họ đoán được cái danh hiệu giáo viên tiên tiến mà tôi đạt được là kết quả của sự cần mẫn trong nghiệp vụ chứ không ngoài mục đích gì khác. Dù sao thì tôi cũng không lo lắng gì nhiều về thái độ giễu cợt hay khích bác của đồng nghiệp. Điểm tập trung của đôi mắt tôi lúc này là khuôn mặt hớn hở của ông hiệu trưởng. Ông đang vui vẻ báo cho mọi người biết là tôi sẽ có số tiền thưởng khi đạt danh hiệu tiên tiến năm này. Nghe ông nói mà lòng tôi thắt lại vì nghĩ đến chuyến vượt biển tại đèo Rù Rì. Nếu chuyến đi không bại lộ, và tôi đã ra khỏi nước, chắc chắn những lời tốt đẹp của ông sẽ trở thành những lời oán trách và nguyền rủa ghê gớm lắm. Nếu là thế tôi cũng chẳng oan uổng gì khi chính tôi là nhân tố làm ông bị kiểm điểm và khiển trách. Giờ đây, tôi vẫn còn được xưng tụng, và đón nhận những ánh nhìn thiếu thiện cảm vì danh hiệu giáo viên tiên tiến. Nếu số phần của tôi vẫn còn ở trong nước như hiện tại thì tôi phải đành là thế mà thôi. Suy nghĩ như vậy nhưng tôi không hề có một chút vui nào khi đạp xe trên đường về nhà. Nhớ đến lời hứa của mình với Tinô trên núi tôi bỗng thấy lòng bứt rứt, không yên. Sau chuyến vượt biển trên đèo Rù Rì, vì nhận khá nhiều thông tin xoay quanh chuyện đi và ở, tâm trí của tôi không thể tập trung như trước đây. Càng nhớ lại những điều được nghe và nghe kể lại, tôi càng cảm thấy bần thần hơn. Trước đó ba hôm, vợ chồng C. Sơn đến nhà để thăm hỏi sức khỏe con trai tôi, đồng thời trả lại cho số vàng mà chồng tôi nhờ giao cho người tổ chức mua dầu trước khi lên đường. C. Sơn tỏ vẻ rất ân hận khi thấy những dấu cào xước trên đầu và cánh tay của Tinô. Vuốt ve nó, nàng phân bua là nàng chỉ nghe chuyến đi theo đường rừng chứ không hề biết đường đi ra sao và bãi ở chỗ nào. Nàng còn nói là nếu biết chuyến đi nguy hiểm như vợ chồng tôi kể lại thì nàng đã cản không để tôi đem Tinô đi. Tôi nói là tôi hiểu sự bí mật của các chuyến đi như thế nào nên khuyên nàng đừng lo âu gì đến chuyện cũ. Tôi cũng đã bày tỏ lòng biết ơn về chuyện nàng chạy đôn chạy đáo tìm người dẫn đường đưa chúng tôi về khi nghe báo chúng tôi bị lạc. Sau một hồi, tôi lãng sang đề tài về những chuyện xa xưa trong thời trung học. Càng tâm tình, tôi càng cảm thấy xót xa nhận ra rằng hơn mười ba năm C. Sơn và tôi đã không hề có thì giờ trò chuyện lâu như thế. Trước khi dạy trường Phước Tân, tôi đã từng dạy trường Vĩnh Thọ, nơi xóm Cù Lao mà C. Sơn cư ngụ. Tại đó, tôi đã gặp lại Trang, em Út của C. Sơn và đã nghe rất nhiều về sự thay đổi trong đời sống của gia đình C. Sơn cũng như chuyện bôn ba mua bán hàng hải sản của nàng. Ngậm ngùi với những câu chuyện được nghe, tôi vừa thương thân phận của C. Sơn vừa thương thân mình nhưng chẳng bao giờ có thì giờ để nghĩ đến chuyện gặp nhau. Điên cuồng mưu sinh kiếm sống, tôi không còn chút thời gian để nhớ đến bạn hay nghĩ đến thời hồn nhiên đã qua. Những tà áo trắng, những chiếc nón lá, những xe đạp mi ni và những khuôn mặt tươi vui trong khi cười nói vô tư tinh nghịch của những ngày thân ái xa xưa như là những huyền thoại mà giờ đây khi nhắc lại chuyện cũ, tôi tưởng như nói về một chuyện cổ tích nào đó. Làm sao tôi có thể tin được người đàn bà với biết bao đường nhăn trên trán và bộ đồ không ủi là cô bé nữ sinh C. Sơn ngây thơ trong áo dài tơ trắng năm nào. Còn trong ý nghĩ của C. Sơn, có lẽ tôi thảm hại chẳng khác gì hơn. Chồng C. Sơn trông rất chán nản. Trầm ngâm một hồi, anh nói là vợ con ông chủ ghe quá bất cẩn nên bị công an bắt ngay trên đường đi lên đèo Rù Rì, và là cũng vì bà ta tiết lộ bí mật khi bị tra hỏi nên công an đã cho tàu lùng sục đúng ngay bãi bốc người. Nhỏ giọng hơn, anh kể là ông chủ ghe đã khá may mắn khi được người quen lái ghe ra tận khơi báo tin. Vì ông không đưa ghe vào bãi bốc người, và vì công an không bắt được đám người lạc trên núi Rù Rì để làm bằng chứng nên ông vẫn chưa bị bắt. Sau một hồi im lặng, anh nói thêm là cho dù ông chủ ghe có còn bị công an theo dõi hay xét hỏi không, ông ta cũng sẽ không bao giờ dám tổ chức vượt biển nữa. Để giải thích điều mình vừa nói, anh nói cho chúng tôi biết là chẳng còn ai ở xóm Cù Lao còn ý định tham gia vượt biên vì chỉ còn mười một ngày là các trại tị nạn đóng cửa. Sau khi hoàn tất cuộc độc thoại, chồng C. Sơn bất động với khuôn mặt ủ dột như thể anh là người thất bại sau chuyến lạc trên núi về và đắng cay vì không đi được. Điều này khiến tôi nghĩ rằng những người tổ chức có mối quan hệ rất thân thuộc và gần gũi với anh hoặc là anh ta cũng định tham gia chung với chuyến vượt biển ấy mà không được. Chồng tôi im lìm và trầm mặc không kém chồng C. Sơn. Suy nghĩ một hồi, anh đưa cho vợ chồng C. Sơn năm phân vàng để bù vào số thất thiệt của chuyến đi sau khi bị bại lộ. Nhìn C. Sơn cầm chiếc nhẫn với khuôn mặt xúc động mà tôi cảm thấy rưng rưng. Thời trung học, chủ nhật nào mấy đứa nữ sinh trong lớp học Pháp văn của chúng tôi cũng được ba mẹ C. Sơn mời đến nhà chơi. Trong những ngày chủ nhật ấy, chúng tôi thường hồn nhiên trên những chiếc xe đạp mi ni nối đuôi nhau qua cầu Xóm Bóng, lên Tháp Bà, đến Hòn Chồng rồi vòng lại nhà C. Sơn ở xóm Cù Lao để ăn uống vui chơi từ trưa đến tận chiều tối mới về. Lúc ấy, tính tình phóng khoáng của ba mẹ C. Sơn và sự thết đãi bạn bè đầy thịnh tình của nàng có thiết tha gì với chiếc nhẫn vài phân vàng y như thế. Phải chăng sự cơ cực của hiện tại đã nâng quá cao giá trị của loại vật chất này? Vợ chồng C. Sơn chào từ giã chúng tôi chỉ vài phút, anh Thảo, người đàn ông có chiếc giỏ lớn trên đèo Rù Rì, đến thăm chúng tôi. Giống như thông tin từ chồng C. Sơn, anh báo cho chúng tôi là ngày 1 tháng 4 năm 1989 sẽ là ngày đóng cửa của các trại tị nạn ở các đảo trong vùng Đông Nam châu Á. Ngoài ra, anh còn báo thêm là người chủ ghe của chuyến vượt biển mà anh tâm sự với chúng tôi trên đỉnh núi Rù Rì, sẽ khởi hành vào tuần sau. Sau buổi tối hôm ấy, anh thường tới nhà chúng tôi cập nhật những tin tức mới nhất với sự tin tưởng tuyệt đối. Thực ra, đối với chúng tôi, anh chính là người mà chúng tôi tín nhiệm nhất trong những người mà chúng tôi đã tham gia vượt biên chung trước đây. Ngoài khuôn mặt vuông vắn và cái mũi thẳng của người trung trực, những vật cần thiết cho hành trình vượt đại dương của anh khiến chúng tôi kỳ vọng anh sẽ là người hoa tiêu dũng cảm, vừa có tâm vừa có tài. Chúng tôi không hề hỏi quá khứ của anh, nhưng nghe anh nói về số tuổi và thời gian học tập cải tạo hơn mười năm của anh thì đoán là anh đã từng phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa như ba chồng của tôi. Vài ngày sau, mỗi khi anh Thảo đến nhà là tôi phải đi dạy. Tuy nhiên, qua những lời kể lại của chồng tôi, tôi tưởng như mình thực sự nghe những lời thông báo của anh: “Chị Hạnh bạn tôi đã bỏ tiền ra mua ghe và tổ chức mọi thứ cho chuyến đi này để cho ba đứa con chỉ sớm qua Mỹ gặp ba của tụi nó. Chỉ phải hy sinh ở lại để thanh toán chi phí cho chuyến đi, cho nên nếu anh muốn tham gia chuyến đi này thì không cần phải giao vàng trước.”“Chị Hạnh nói là nếu gia đình anh muốn tham gia cả ba người, thì chỉ chi hai lượng rưỡi vàng. Anh chỉ phải giao năm chỉ còn hai lượng kia chỉ sẽ đến nhà anh nhận sau khi người nhà anh nhận điện tín của anh từ trại gửi về. Theo dự tính, chuyến đi của mình chỉ có chừng mười bốn người. Bên mình một nửa, bên ghe một nửa.”“Bãi đánh sẽ ngay cầu Xóm Bóng chứ không leo rừng leo núi như lần trước đâu. Anh không phải lo lương thực, nước uống vì chị Hạnh đã tính toán kỹ lưỡng cả rồi. Nếu anh còn muốn mang theo vật dụng gì nữa thì bỏ vào giỏ xách đưa cho tôi nhờ chuyển xuống ghe trước. Khi đi mình không mang giỏ xách gì cả.”“Anh em mình sẽ giả làm dân đánh cá ra ghe nằm từ chiều chờ đến khuya đón đàn bà và con nít rồi đi luôn.” “Luật Quốc Tế như đinh đóng cột vậy anh à! Cao ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đã quyết định đóng cửa các trại thì chẳng bao giờ có chuyện du di đâu. Nếu mình không đi chuyến này thì không còn dịp nữa vì chỉ còn vài ngày nữa là đến tháng tư rồi. Tôi nghĩ chuyến đi lần này có thể là chuyến đi cuối cùng của những người vượt biển ở thành phố Nha Trang!”“Đi hay ở?” Tôi đã câu hỏi này không biết bao nhiêu lần khi đạp những vòng xe. Nghĩ đến lời hứa của mình và tình trạng nguy hiểm và khổ sở của Tinô trên núi, tôi cảm thấy lòng mình bị dằn vặt đến cực cùng. Thế nhưng vài phút sau, các vấn đề lý lịch, tình trạng cư trú, và việc làm bấp bênh của chồng tôi hiện rất rõ trong từng ý nghĩ của tôi. Chúng đã hoàn toàn chế ngự những điều bận tâm xâu xé trong ý tưởng của tôi trước đó và thôi thúc tôi nên chụp ngay cơ hội ngàn năm một thưở để đưa con tôi vượt khỏi cái hoàn cảnh cơ cực và bấp bênh mà cả gia đình chúng tôi đang phải chịu đựng. Hơn thế nữa, khi nghĩ đến những mâu thuẫn và bất công của một chủ thuyết chính trị và thực tế xã hội đang diễn ra trên đất nước mình, tôi cảm thấy ngao ngán và tuyệt vọng. Mười bốn năm trải nghiệm với cuộc sống xã hội Cộng sản đủ để tôi quyết định đưa con mình ra khỏi nơi đây. Nhớ lại vẻ mặt thông minh và thành thật của anh Thảo, tôi hoàn toàn tin tưởng anh ta sẽ là người hoa tiêu tài tình đưa cho con tôi đến một tương lai sáng lạng trong những ngày sắp đến. Tin vào chuyện ở hiền gặp lành, sự ban ơn của thượng đế, và số phận của con người trên thế gian đều được xếp đặt dưới bàn tay của Người, tôi quyết định ra đi. Dứt khoát với sự lựa chọn này, tôi đã đạp vòng xe lại, quay về phía nhà mẹ ruột của tôi thay vì về nhà chồng. Tôi muốn gặp mọi người trong gia đình mình để chào từ giã, đồng thời mượn chiếc áo khoác có hai cái túi thật lớn của em gái ruột tôi trước khi lên đường. Cung Thị Lan Những Tấm Lòng Nhân Ái Chương Chín Có lẽ chuyến vượt biển thất bại của chúng tôi trên đèo Rù Rì đã khiến cho ông nội chồng tôi không còn tin vào sự thành công của chuyến đi mới. Không nói một lời, ông chỉ thở dài khi nghe tôi thưa là chồng tôi đã rời khỏi nhà và tôi sẽ đưa Tinô đi khi có người đến đón. Những cái lắc đầu nhè nhẹ trong sự im lặng dài vô tận của ông như ngầm tỏ rằng việc làm của chúng tôi sẽ hoài công như lần trước và có nghĩa là chúng tôi sẽ trở về với người đầy thương tích nếu may mắn không bị bắt. Mẹ chồng tôi lăng xăng muốn tìm một việc gì làm để giúp dâu và cháu trước khi lên đường; nhưng hành trang của tôi chỉ có cái túi vải nhỏ xíu nên bà loanh quoanh một lúc rồi lặng lẽ vào phòng thờ thắp hương cầu nguyện. Tôi trở về phòng mình chứ không chào chia tay với những người bà con trong đại gia đình chồng. Cảnh bịn rịn chia tay rồi thất bại trở về của lần trước khiến tôi chán ngán sự tái diễn. Làm ra vẻ bình thản với sinh hoạt thường lệ, tôi bỏ mùng cho Tinô ngủ trưa. Tôi đã ngồi trong giường lâu hơn thường lệ khiến Tinô chăm chăm nhìn tôi với đôi mắt lạ lùng và nghi ngại khi nó nằm ôm con gấu vải. Thường thường, chẳng cần có tôi, con gấu vải do tôi chắp vải vụn may cho, cũng có thể đưa nó vào giấc ngủ dễ dàng. Tôi biết là tối nay khi không có mùi quen thuộc của con gấu và khung cảnh xa lạ ở nhà người lạ thể nào Tinô cũng sẽ phản ứng kịch liệt như lần ở trên núi. Và như thế, tôi lại phải cho nó uống thuốc ngủ trước khi đi. Nghĩ đến chuyện thuốc ngủ ảnh hưởng đến thần kinh của con mình, tôi cảm thấy rất xốn xang nhưng chẳng nghĩ cách nào hơn. “Tôi với ảnh giả làm ngư dân ra ghe nằm trước, chiều nay chị Hạnh sẽ đến đưa chị và cháu ra sau. Nhớ trang phục như dân biể để khi xuống bãi khỏi bị công an hay du kích để ý!” Ôn lại lời dặn của anh Thảo, tôi hứa với lòng là dù sao cũng phải hết sức cẩn thận để không làm ảnh hưởng chuyến đi. Hôm qua, anh ta báo cho chúng tôi biết là chiếc xách tay lương thực và áo quần của Tinô đã được chuyển đến tay người chủ ghe và ông ta đã giấu dùm ở dưới ghe rồi. Theo ước đoán của anh, chỉ cần tám ngày là ghe có thể đến đảo Phi nhưng tôi chuẩn bị các gói lương khô, đường tẩm chanh, sâm, nước và áo quần cho Tinô khoảng hai tuần trong chiếc giỏ xách ấy. Nhìn Tinô ngon giấc, tôi ngồi cầu xin trời phật ban ơn hồng cho nó và nguyện sẽ ăn chay một tháng khi chúng tôi đến bờ bình an. Khoảng năm giờ rưỡi chiều một người đàn bà đến trước cổng nhà tìm tôi. Chị có vóc người nhỏ nhắn và khuôn mặt hiền lành bình dân khiến tôi không thể nào tin đây là chị Hạnh, bạn anh Thảo và là người lo toan mọi chuyện cho chuyến vượt biển mà mình sắp tham gia. Khi chị giới thiệu là Hạnh, tên gọi theo tên đứa con đầu của chị, với giọng từ tốn như chẳng có chuyện gì quan trọng sắp xảy ra thì tôi khâm phục và tin tưởng lắm. Dặn chị đứng chờ xong, tôi lật đật chạy vào phòng ẵm Tinô, lấy xách tay, chào mẹ chồng, rồi trở ra cổng ngay. Vừa thấy tôi, chị vội đội nón lên đầu, xoay đầu xe ra phía đường rồi nhón người lên yên và bảo tôi mau ngồi lên yên sau. Khi chiếc xe lăn bánh, tôi có linh cảm vài cặp mắt của những người hàng xóm đang nhìn chúng tôi, hai người với hai sắc phục dị kỳ và thảm thương bởi cái nón lụp xụp và hai bộ đồ mặc không đúng lối. Chị Hạnh mặc bộ đồ bông xám và dùng vành nón che nửa khuôn mặt có lẽ để ngăn ngừa sự nhận diện của ai đó, còn tôi phải mặc cái quần vải thô và cái áo khoác có túi để có thể chứa thêm những thứ cần thiết trong lúc không thể mang chiếc xách lớn; cho nên, trang phục quái lạ này không thể nào tránh khỏi sự chú ý của những người ở hai bên đường trong xóm. Ra đến đường Phước Hải, chị Hạnh vừa đạp xe vừa than là chị đã phải đạp xe đến rất nhiều nơi trong ngày hôm ấy. Ngồi sau, nghe lời than van hòa trong tiếng thở hổn hển trong lúc nhìn cái lưng cong đang cắm cúi lái xe của chị, tôi cảm thấy rất xốn xang. Tôi không phải là người nặng cân nhưng cả tôi và Tinô với sức người nhỏ bé và ốm yếu của chị thì thật là quá đáng. Đến nhà thờ núi, chị Hạnh đạp nhanh hơn một chút và không còn thở ì ạch như trước. Để tỏ ra không quan tâm đến sức nặng của chiếc xe mà mình đang phải gồng chở, chị vừa đạp, vừa kể cho tôi nghe chuyện đã và sắp xảy ra. Chị kể tỉ mỉ là chị đã đưa ba đứa con của chị và người bạn gái của chị tên Phú đến chợ Cù Lao rồi và là khi gặp họ, tôi sẽ cùng đến tá túc tại nhà quen của ông chủ ghe để chờ người đưa ra bãi lúc nửa đêm. Từ ngã ba Tháp Bà rẽ xuống dốc Cù Lao, chị Hạnh không nói gì nữa. Tôi cũng lặng yên rất lâu, sau đó gật đầu khi nghe chị dặn đứng chờ ở một góc đông người. Sau khi dắt xe len lỏi qua những người đang mua bán xôn xao trong chợ, chị Hạnh trở lại với một người đàn bà có thân hình tròn trịa và khuôn mặt phúc hậu. Khuôn mặt của người đàn bà này làm tôi nhớ mài mại đến người đàn bà trên dốc đèo Rù Rì với đứa con gái độ mười sáu tuổi có tên Hạnh. Sau khi chị Hạnh giới thiệu chị tên Phú và sẽ là người giúp đỡ ba đứa con chị trong chuyến đi lần này thì tôi nghĩ chị Phú đã từng đi cùng con chị Hạnh trong chuyến vượt biên trên đèo Rù Rì. Thì thầm xã giao với nhau một lúc, chị Phú dặn tôi đứng chờ chị ngay tại nơi tôi đang đứng và nhắc nhở nhiều lần là không đi bất cứ nơi nào trong chợ. Chị nói là chị phải tìm ba đứa nhỏ con chị Hạnh vì chúng đi ăn hàng mỗi đứa một nơi và nếu tôi còn đi nữa thì chẳng biết bao giờ chúng tôi mới họp nhau lại một lúc để đếncùng điểm hẹn. Sau khi chị Phú bỏ đi và chị Hạnh chào tử giã, tôi tuân theo lời dặn dò. Không dịch một bước ở cái góc đông người qua lại rất lâu để chờ mà không thấy chị Phú trở lại, lòng tôi rất hoang mang, lo lắng. Chiều tối, dân biển thích tụ họp ở các hàng quán để ăn hàng cho nên thật là bất tiện cho tôi khi phải đứng ở một nơi có quá nhiều người qua lại. Điều mà tôi sợ nhất là phải gặp lại những đứa học trò cũ vì Cù Lao Vĩnh Thọ Xóm Bóng là nơi mà tôi đã từng dạy học vài năm. Nếu chúng thấy tôi ở nơi này với trang phục mùa đông trong lúc hè thì chắc chắn chúng sẽ nghi ngờ về chuyện vượt biển của tôi. Ngoại trừ hình ảnh Tinô, đứa bé mười tám tháng, có thể làm giảm đi phần nào hoặc phá tan hết những thắc mắc và nghi ngờ của chúng. Dù sao tôi đã ở thế chẳng đặng đừng, nên phải ghé vào một xe nước mía gần đó gọi cho Tinô một ly. Tinô uống hết sạch ly nước mía xong mà chị Phú vẫn chưa trở lại nên tôi đành phải gọi thêm một trái trứng vịt lộn của người ngồi bán gần đó cho nó. Tinô ăn trứng xong, tôi nấn ná ngồi ở quán thêm khá lâu mà vẫn không thấy bóng dáng của chị Phú đâu nên tôi đành ẵm Tinô đi lên dốc ngã ba Tháp Bà để đón xe về. Lên đến đầu dốc, tôi nghĩ sự trở về là việc sáng suốt cho tính mạng của Tinô và của chính mình. Nếu chồng tôi được đến bờ tự do thì sau này anh sẽ bảo lãnh mẹ con chúng tôi đi một cách an toàn hơn. Trời tối, không có xe lam nên tôi đành phải gọi xe xích lô. Khi người lái xe xích lô vừa dừng trước mặt thì hình ảnh của chồng tôi hiện ra rất rõ trong đầu tôi.“Nếu như anh không đến được bờ bên kia thì mình sẽ ra sao?” Câu hỏi này lóe lên trong ý nghĩ khiến tôi đã khựng lại. Đứng im một chỗ, tôi ngượng ngập xin lỗi người lái xe với cớ gọi nhầm. Rồi bất kể đôi mắt bực tức và giận dữ của ông nhìn tôi như thế nào, tôi đã nhanh chóng quay lưng, đi trở lại con dốc. Càng bước đi tôi càng nhớ đến những lần chồng tôi từ chối tham gia vượt biển cùng bạn bè. Thấm thía với câu “Đồng vợ, đồng chồng sướng khổ có nhau” tôi nhất quyết là sẽ không dựa vào sự liều mạng của anh để chờ hưởng lộc. Ôm chặt Tinô thay cho lời xin lỗi, tôi bước xuống dốc thật nhanh. Vừa đến góc chợ, tôi gặp chị Phú đang đi hớt ha hớt hãi từ hướng ngược lại. Chị hỏi với giọng đầy trách móc:“Nãy giờ Lan đi đâu vậy? Làm mình tìm gần chết! Mình đã đưa mấy đứa nhỏ tới chỗ ở rồi. Đi theo mình mau lên!” Theo chị, tôi đến căn nhà lợp tôn rộng rãi cách chợ bởi một con h?m nhỏ. Căn nhà có nhiều người ra vào nhưng mọi người chỉ chào nhau lấy lệ chứ không ai hỏi han ai. Ngồi một hồi tôi mới biết đó là nhà buôn bán cá và mực cả sỉ lẫn lẻ. Bởi có nhiều người buôn bán ra vào nên chẳng ai buồn để ý đến ai. Một lúc sau, một cô gái nhỏ đến chào tôi:“Em chào cô.”“Chào em.” Tôi lúng túng chào lại, vì ngượng nghịu với bộ y phục đang có của mình nhưng con bé dường nh? chẳng để tâm. Nó giới thiệu tôi với ba mẹ của nó rồi nhắc lại những kỷ niệm trong giờ dạy địa lý của tôi. Tôi chỉ cười khi nghe nó nói rồi giả tảng hỏi liên tục những người đang có mặt tại đó về chuyện mua bán những thứ hải sản với giá sỉ và lẻ. May mắn là tôi đổi được đề tài nên con bé chỉ huyên thiên thêm một tí nữa là xin ba mẹ cho đi xem phim. Chúng tôi ở lại đến khoảng hơn mười giờ đêm thì có một người đàn bà trẻ đến dẫn đi xuống xóm chài. Len qua con hẻm đầy cát biển giữa những căn nhà tôn ván lụp xụp cận kề nhau khoảng mười phút, năm người chúng tôi được đưa vào ở một căn nhà rất nhỏ mà giường ngủ là ván cây. Tôi và Tinô được phân ngủ tại chiếc giường sát cạnh lối ra vào mà cánh cửa của nó là một liếp ván, đóng mở chỉ cần kê bên hoặc kéo ra một cách dễ dàng. Sau khi lo cho ba đứa con chị Hạnh chỗ ngủ xong, chị Phú căn dặn:“Lan nhớ cho cháu uống thuốc ngủ!” Tôi làm theo lời chị nhưng chỉ cho Tinô uống một muỗng cà phê. Thuốc này tôi bỏ vào chiếc xách tay rất nhỏ với đường tẩm chanh, bánh đậu xanh, sâm, một bộ đồ của Tinô và vài cái bao ni lông. Tôi thường có chứng say xe và e rằng mình sẽ bị say sóng nên phải mang theo những chiếc bao ny lông này. Sau khi cho Tinô uống thuốc xong, tôi đặt lưng nằm với nó chỉ vài phút thì chị Phú đến giường kề sát tai tôi căn dặn:“Ráng thức nghe Lan! Đừng ngủ quên mà họ bỏ mình lại đó.” Nói xong chị kê người nằm chung ván với chúng tôi, đầu ngược lại. Tôi thường ngủ say khi nghe những tiếng khò khò của Tinô bên tai nhưng lúc đó vì tôi quá lo cho chuyến đi, nằm ở chỗ lạ và bị bọ chét biển cắn liên hồi nên không thể nào chợp mắt. Liên tục gãi những chỗ bị cắn chích trong người, tôi lo lắng cho Tinô lắm nhưng không thể nào kiểm được xem nó có bị tình trạng như mình không. Khoảng nửa đêm, khi người đàn bà trẻ trong căn nhà đáp lại tiếng gọi nho nhỏ ngoài tấm liếp, chị Phú vùng dậy gọi tôi ngay “Mau lên Lan! Đừng để bị mất dấu!” Nói xong chị kêu ba đứa con chị Hạnh đi theo. Những đứa con chị Hạnh có lẽ cũng bị bọ chét biển cắn không ngủ được nên vừa nghe kêu là dậy ngay trong tích tắc. Trong khi chúng tôi sẵn sàng, người đàn bà trẻ trong nhà lật đật chào mẹ rồi ôm theo đứa nhỏ khoảng hai tuổi chạy ra trước nhà. Người báo tin cũng là đàn bà trẻ và cũng kè theo bên nách một đứa nhỏ cỡ tuổi với đứa con người đàn bà trẻ trong nhà, thì thầm bảo chúng tôi đi theo trong im lặng. Chúng tôi bước nhanh theo họ xuyên qua những con hẻm loằn ngoằn và vắng tanh. Len lỏi giữa những căn nhà tôn chi chít một lúc chúng tôi đi đến những căn nhà sàn thưa thớt gần sát biển. Tại đây chúng tôi phải đứng im dưới những cây cột dưới nhà sàn để núp vì có tiếng chó sủa vang to gần đó. Nhìn hai người đàn bà xăn quần đến tận háng, chị Phú kêu mấy đứa nhỏ bắt chước làm theo. Tôi đã ngồi bệt xuống cát vừa đỡ Tinô đang nằm dài trên cánh tay vừa cố gắng xăn hai ống quần chặt trên bắp vế. Khi tiếng sủa dịu đi chút ít, hai người đàn bà trẻ ẵm hai đứa nhỏ chạy lom khom ra biển. Vội vã, chúng tôi cũng khom lưng chạy theo, bám sát, không rời. Không ai nói ai lời nào, cả nhóm chúng tôi âm thầm chạy xuyên qua các cọc phơi lưới và vài chiếc ghe đậu trên bãi cát rồi cùng hướng về phía hai chiếc ghe thúng đang bồng bềnh đưa người ra ghe lớn. Hai người đàn bà hối hả réo tên hai người thanh niên đang chèo hai chiếc ghe thúng trong khi lội rất nhanh ra biển. Là dân biển đích thực cho nên bất kể nước cao, sóng lớn thể nào, chân trần của họ đạp nước như đi trên mặt đất. Bắt chước họ, chị Phú và tôi bỏ dép trên bờ cát ướt, lõm bõm đạp nước bám theo ráo riết. Chúng tôi, dù đã cố gắng hết sức vẫn là những người đi sau vì chị Phú phải chăm Hoan, đứa con trai Út của chị Hạnh và tôi còn phải ké né tránh những đợt sóng lớn vì sợ Tinô bị ướt. Hai người đàn bà trẻ tiếp tục lội ra xa trong khi vẫy tay gọi hai người lái ghe rối rít. Trong lúc lái hai chiếc thúng tiến về phía của họ, hai người thanh niên nói vọng về phía chúng tôi:“Các chị phải chờ đến phiên vì mấy chiếc ghe nhỏ này không thể chở tất cả cùng một lúc.” Tiếp tục dắt ba đứa nhỏ lội đến sát hai chiếc ghe, chị Phú cứng cỏi trả lời:“Vậy thì mấy anh phải chở mấy đứa nhỏ này trước. Tụi nó là con của chị Hạnh. Má nó đã trả tiền mua hẳn chiếc ghe và lo tất cả chi phí cho chuyến đi này, cho nên không thể bỏ chúng lại hay để chúng đi sau được.”“Tụi em không bỏ ai lại hết cả. Nhưng ai cũng đòi đi trước thì làm sao chở hết được?”“Mấy anh phải chở người có chi phần đi trước chứ đừng có dựa vào sự quen biết mà chở những người đi hôi . Để chúng tôi ở lại chờ, lỡ bị công an phát hiện ghe các anh bỏ chúng tôi chạy luôn hả?” Trong khi cuộc tranh cãi chưa được ngã ngũ ra sao, người đàn bà trẻ đến báo tin cho chúng tôi đã ôm con thót ngay lên một chiếc ghe và được đưa ngay ra khơi bởi sức đẩy của người thanh niên bơi đàng sau. Người thanh niên đang tranh cãi với chị Phú phải điều đình với người đàn bà trẻ cho chúng tôi tá túc chờ đến phiên rồi giúp ba đứa nhỏ con chị Hạnh leo lên ghe. Giống như chiếc ghe trước, người lái này chỉ dùng sức đẩy chiếc ghe thúng khi bơi sau chúng chứ không ngồi hay đứng chèo với cái dầm như khi họ lái vào bờ. Từ xóm chài, tiếng chó sủa vẫn tiếp tục vang lên dữ dội khiến chúng tôi, những người còn ở lại, nôn nóng lội nước ra xa hơn. Chỉ được thêm một vài bước chúng tôi phải dừng lại một chỗ để nhón người cao lên vì nước biển đã chấm đến ngực và vì có quá nhiều cơn sóng lớn đang tấp vào bờ. Tưởng phải ngâm trong lòng nước đen lạnh và đối phó với những cơn sóng lâu lắm, chỉ phút chốc chúng tôi đều mừng rỡ khi thấy cả hai chiếc ghe thúng quay trở lại. Hai người thanh niên chia cho hai mẹ con người đàn bà trẻ cho chúng tôi tá túc lên một ghe còn tôi và chị Phú lên cùng một ghe. Người thanh niên được phân chở chị Phú và mẹ con tôi có dáng người cao gầy và cử chỉ rất nhanh nhẹn. Sau khi leo ra khỏi chiếc thúng và nắm bên vành nghiêng xuống một bên, anh hối chúng tôi leo vào. Dù cố gắng trèo lên ghe thật nhanh, chúng tôi khá vất vả với sự chập chênh của chiếc thúng trên những cơn sóng tấp ngược. Một hồi sau chị Phú trèo lên trước, giúp tôi ôm Tinô để tôi leo vào theo. Vào được trong lòng ghe, tôi đón Tinô lại, ôm nó vào lòng và xoay người ngồi đối diện với chị Phú, cốt để giữ chiếc thúng thăng bằng. Người thanh niên chờ chúng tôi vào cả trong ghe, đẩy nó thật mạnh về phía trước rồi bơi theo sau. Anh phải dùng sức rất nhiều trong lúc vừa bơi vừa đẩy chiếc ghe chúng tôi vượt qua những ngọn sóng ồ ạt và liên tiếp. Để ngăn chiếc thúng tròn khỏi bị đổ nhào và dìm chìm bởi vô số đợt sóng tới tấp, người thanh niên không hề rời tay khỏi khoảnh vành thúng khi bơi. Anh đã không ngừng trườn người về phía trước để ra sức đẩy chiếc thúng vượt qua các ngọn sóng tấp ngược trong lúc đạp nước về phía sau. Tinô thức dậy ngóc đầu nhìn quanh sau những lần bị chuyền sang đưa lại. Cố tình không để nó thấy những cơn sóng đang dập dềnh xung quanh vành ghe, tôi ghì đầu nó vào bên ngực phải và ra sức ru nó ngủ lại. Tôi, chẳng dỗ dành được bao nhiêu câu, đã phải há hốc vì trông thấy một ngọn sóng lớn đang chuẩn bị tạt nước chiếc ghe thúng của chúng tôi. Người thanh niên có lẽ đoán được hướng đi của ngọn sóng, ấn mạnh vành thúng nơi tay nắm xuống trong tư thế sẵn sàng. Vì lòng thúng trở thành một khoảnh tròn thẳng đứng nên chị Phú và tôi đều bị trượt xuống mạn thuyền, chập chênh như sắp rơi xuống biển. Người thanh niên, không để tâm xem chúng tôi thể nào, chờ đầu ngọn sóng vừa ập xuống là đẩy chiếc ghe thúng bơi vượt qua. Khi đáy thúng rớt mạnh trên mặt nước biển, chị Phú và tôi lăn cù từ mạn vành vào lòng ghe. Chưa hoàn hồn, chúng tôi bị tuột xuống trở lại mạn vành vì cái dựng đứng của chiếc ghe thúng. Vẫn như lần đầu, người thanh niên ấn một bên vành ghe xuống đón đầu sóng để tiếp tục vượt qua. Lần này, vì ngọn sóng cao hơn lần trước và vì người thanh niên chếch chiếc ghe hơi nghiêng về sau nên cả Tinô và tôi đều ở tư thế sắp bật ngược ra đằng sau. Hốt hoảng, tôi bíu Tinô chặt vào lòng, rồi ép người mình sát vào đáy thúng đang ở thế dựng đứng, hét to: “Phật bà Quan Thế Âm ơi cứu con của con với!”Hốt hoảng, chị Phú vừa xua tay vừa ta thán:“Lan ơi là Lan! Lan la kiểu này là Lan giúp cho công an bắt cả bọn mình đó!” Tôi không hề đáp lại cũng như không quan tâm chút nào đến lời trách móc của chị bởi chưa hoàn hồn với ý nghĩ Tinô rớt xuống biển vì ngọn sóng cao úp ngược. Run lẩy bẩy, tôi ôm chặt nó vào lòng hơn rồi tiếp tục cầu xin trời phật ban phước lành. Người thanh niên không nói không rằng, bình tĩnh lèo lái chiếc ghe vượt qua những đợt sóng cao còn lại và tiếp tục đưa chúng tôi ra khỏi vùng có nhiều ngọn sóng. Tôi cảm thấy an tâm hơn vì chiếc ghe đã vượt qua hẳn vùng có nhiều sóng và đang an bình lướt êm trên mặt biển; tuy nhiên, tôi đã phải chịu đựng tiếng khóc la dữ dội của Tinô và những tiếng kêu trời của chị Phú. Chị Phú than vãn liên hồi rằng:“Trời ơi là trời! Đi với hai mẹ con hai người này trước sau cũng bị đi tù. Lan có làm ơn dỗ nó nín ngay đi không! Làm cho nó nín ngay chớ đồn công an ở ngay đàng kia kìa!” Theo cái chỉ tay của chị, tôi quay đầu nhìn lại làng chài. Một điếm canh cao nghều và chênh lệch khá lớn với những chiếc nhà lụp xụp bên dưới, chắc hẳn phải có vài người du kích hay công an canh phòng Duyên Hải ở đó. Tôi không biết họ có nghe tiếng chó sủa, tiếng la tiếng khóc của mẹ con tôi không nhưng tôi không còn lo lắng nữa vì chiếc ghe thúng cách ra xa bờ khá nhiều. Cung Thị Lan Những Tấm Lòng Nhân Ái Chương Mười Chẳng mấy chốc chiếc ghe thúng đưa chúng tôi đến một chiếc ghe đang lặng lờ trên mặt biển. Một vài cái đầu thò ra đưa cánh tay kéo chúng tôi lên. Tinô vẫn khóc vì lúc này bị chuyền sang một người khác mà trong bóng tối nó không nhận ra đó là bố của nó. Khi được kéo lên ghe tôi hết sức bàng hoàng vì kích thước quá nhỏ của vật sắp đưa mình vượt đại dương. Lúc đó tôi hiểu vì sao những người gác ở cái điếm canh cao nghều trong xóm chài kia không quan tâm đến tiếng chó sủa và tiếng kêu la ở ven biển. “Đi vượt biển trên chiếc ghe nhỏ như thế này trước sau cũng phải làm mồi cho hà bá, chứ làm sao vượt đại dương được! Hèn chi những người canh phòng không bỏ công ra lùng bắt những người liều mạng như mình!” Tôi đã nghĩ như thế nhưng ngay sau đó biết là mình đã hiểu sai vì những tiếng suỵt nho nhỏ của những người nằm im thin thít trên sàn ghe đang cảnh cáo tôi khi tôi lồm cồm len qua người họ. “Đi lại đàng kia, rồi chui xuống hầm mau đi em!” Chồng tôi nói khe khẽ khi anh chuyền Tinô lại cho tôi. Vui mừng vì sự trùng phùng, tôi lần theo những cánh tay dẫn dắt để bước xuống hầm ghe. Tôi đã dẫm lên rất nhiều người trong khi lom khom ẵm Tinô chui sâu vào phía trong cùng của đuôi ghe. Chệnh choạng trong bóng tối một lúc tôi chen được một chỗ giữa chị Phú và những tảng nước đá lớn bên hông. Co ro ngồi bó chân trong lúc ôm Tinô trên bụng tôi cảm thấy chóng mặt. Cố gắng nhìn về phía cửa hầm, tôi lờ mờ thấy vài bóng người leo xuống. Tiếng than vãn lẫn tiếng khóc của trẻ con vang lên rất nhiều nhưng chỉ một lúc bị ém chặt khi nấp hầm đóng kín mít. Ngột ngạt vì mùi dầu máy, mùi cá tanh, và mùi ẩm mốc, tôi nôn khan. Biết chứng bệnh của mình, tôi rút chiếc bao ny lông từ trong túi áo ra chuẩn bị. Tinô đã ngưng khóc có lẽ vì ngạc nhiên với bóng tối và những tiếng khóc của trẻ con gần đó. Ngơ ngác lắng nghe trong vài giây nó chợt ho dữ dội rồi ói thốc ói tháo ra. May là tôi kê được chiếc bao ni lông ngay miệng nó nên không bị ướt bởi các chất nhầy nhụa của thức ăn và nước dãi. Dù sao thì tôi chẳng được khô ráo chút nào. Từ lúc lội xuống biển và qua hai ngọn sóng lớn áo quần của tôi đã bị ướt đẫm, nay ngồi tại một nơi mà dưới dáy là nước ẩm và bên cạnh là khối đá lạnh, thân thể của tôi càng lúc càng lạnh hơn. Cảm giác khó chịu không ngăn được cơn ói mà tôi đang kềm chế nên tôi đã ói ngay sau khi Tinô vừa ói xong. Chúng tôi thi nhau ói cho đến lúc tưởng như không còn thức ăn gì trong bụng để ói được nữa. Dù mệt lả, tôi cố gắng lục túi lấy chai dầu xanh xoa trên trán và cổ cho Tinô, tôi xoa vào mũi mình và cho một chút vào lưỡi. Mùi dầu làm tôi thấy dễ chịu vì nó giảm bớt được những mùi khó chịu xung quanh. Tinô có lẽ cùng có cảm giác như vậy nên ngưng hẳn những cơn ói khan. Sau khi gút chiếc bao ni lông và lần tay trong những tảng nước đá bên cạnh tìm chỗ đặt nó phòng cho những cơn ói tiếp, tôi áp đầu Tinô vào ngực mình rồi xoa bóp nhè nhẹ trên đầu và trán của nó. Biết Tinô thường rơi vào giấc ngủ dễ dàng khi được vuốt ve nên tôi đã dùng ngón tay làm lược xới chải đầu tóc của nó rồi liên tục vân vê hai vành tai của nó. Dễ chịu với sự âu yếm êm dịu, Tinô thở đều đều một lúc rồi im lìm ngủ. Khi nó ngủ yên lành, tôi lần bàn tay phải vào trong những cây nước đá lạnh cạnh bên để khám phá tiếp. Sau khi biết những cây nước đá này được phủ bởi trấu, lưới câu và những chiếc bố rách, tôi đã rút một chiếc bố rồi từ từ đẩy dưới chỗ mình ngồi để không phải bị thấm ướt thêm bởi nước ở bên dưới. Mặc dù chiếc bố đã bị ướt lạnh nhưng nó đã tăng được độ cao của chỗ tôi ngồi như một vật đệm và giúp tôi không phải bị thấm nước thêm. Trước khi đi, tôi được biết là chủ ghe sẽ dùng nước chảy tan từ những cây nước đá cho nước uống trong khi đóng kịch dùng chúng cho việc ướp cá dưới hầm khi đi chài. Sự tính toán có vẻ có lý nhưng không hiểu ông ta đã tính toán chuyện chứa nước tan như thế nào khi lượng nước ở dưới chỗ tôi ngồi càng lúc càng tăng nhiều hơn thêm vì những cây nước đá hình trụ vuông dài đang tan chảy ra. Mọi người dưới hầm, có lẽ cùng ở tình trạng, ngồi trên chỗ ướt át như tôi nên rúc vào nhau tìm hơi ấm. Một lúc sau, tiếng khóc, tiếng than, tiếng dỗ dành và tiếng ói từ từ lắng dịu đi và tôi chỉ còn nghe tiếng rè rè đều đều của máy ghe. Chiếc ghe lúc này có lẽ đang lướt trên mặt êm của biển nên không còn bị chòng chành nghiêng ngã như trước đó. Tôi cảm thấy đỡ chóng mặt nên không còn buồn nôn nhưng bị lạnh toàn thân nhất là hông bên phải. Lần tay phải sâu vào các khối đá lạnh để khám phá thêm, tôi mò được một cục đá có hình tam giác độ hai nắm tay và rút thêm được một tấm bố nhỏ. Chèn tấm bố bên hông phải mình xong, tôi bỏ cục đá vào một chiếc bao ni lông, cột chặt lại rồi nhét vào trong túi áo. Hai túi áo khoác của em gái tôi có hình vuông cạnh dài đến mười bảy xen ti mét nên chứa được nhiều thứ như chai dầu xanh, gói chanh đường, vài gói sâm nhỏ, và vài chiếc bao ni lông. Những thứ này không hề bị thất thoát sau những lần tôi leo lên trượt xuống ở mạn ghe khi vật vã bởi những ngọn sóng lớn. Ngay cả chiếc giỏ vải bé xíu mà tôi tròng vào cổ, đang ở dưới người Tinô vẫn còn nguyên các thứ. “Anh kia gửi cho chị gói này nè.” Tôi giật mình đón gói đường tẩm chanh từ tay người ngồi trước mặt. Thì ra chồng tôi đã xuống hầm ghe từ lúc nào nên nhờ người ngồi cạnh chuyển gói đường này cho tôi để bày tỏ sự quan tâm. Vài giọt nắng xuyên qua các kẽ hở của những tấm ván trên hầm cho tôi biết trời đã sáng. Lúc này có lẽ ghe chúng tôi đang trôi giữa các chiếc ghe đánh cá khác nên ông chủ ghe bắt tất cả tất cả thanh niên xuống hầm. Chắc chắn là ông đang rất căng thẳng vì nghĩ đến tiếng la khóc bất chợt của mấy đứa trẻ trong lúc gặp ghe tuần của công an biên phòng hay những chiếc ghe đánh cá khác cạnh kề. May mắn là dưới hầm ghe đã trở nên yên tĩnh hơn. Những tiếng khóc, ho khan, nôn oẹ, ói mửa, và cằn nhằn từ từ giảm dần và mất hẳn đi. Mấy đứa trẻ có lẽ mệt mỏi đã chìm trong giấc ngủ, còn những người lớn đã quen với môi trường ẩm ướt và hôi hám nên im lặng với ý nghĩ riêng của mình. Tôi không biết những người khác nghĩ gì; còn tôi thì nhẩm tính đến khi nào ghe sẽ ra hải phận Quốc Tế.Tôi nhớ như in là chiếc thúng chở chúng tôi ra ghe lớn khoảng hai giờ sáng và chúng tôi đã xuất phát sau đó khoảng nửa giờ. Nếu căn cứ theo sự tính toán của anh Thảo và chồng tôi trước ngày đi thì phải đến ngày hôm sau ghe chúng tôi mới ra khỏi hải phận Việt Nam. Hôm nay là thứ năm ngày 30 tháng 3 năm 1989. Sáng thứ năm nào tôi cũng có hai tiết địa lý lớp sáu tại điểm chính. Nhìn ánh nắng sáng qua khe hở trên sàn, tôi đoán lúc ấy khoảng mười giờ và nghĩ rằng học sinh của lớp học mà tôi đảm trách giảng dạy hôm nay đang xôn xao vì sự vắng mặt của tôi. Ông hiệu trưởng chắc hẳn đang thắc mắc vì sự vắng mặt không lý do một cách bất thường này. Ông có biết là tôi đi vượt biển chưa thì tôi chẳng thể nào đoán được nhưng tôi chắc rằng cư dân ở xóm Cù Lao đã bàn tán sự vắng mặt của nhiều người trong xóm và chắc chắn công an biên phòng đã phát hiện chuyến vượt biển của chúng tôi. Tin tức trong thành phố biển Nha Trang thường được loan truyền rất nhanh cho nên chẳng mấy chốc nó sẽ lan đến trường tôi dạy. Hình dung cảnh các giáo viên trường xì xầm như những khi có tin người trong thành phố vượt thoát, tôi cảm thấy tim mình bồi hồi xúc động. Rồi tôi đã lo lắng hồi hộp khi nghĩ đến cảnh ông hiệu trưởng tức giận vì bị khiển trách, và sự kém may mắn của chuyến đi của tôi khi bị công an tuần tiểu bắt đưa về đất liền. Đầu tôi liên tục vang lên những lời phê bình của cấp trên của ông: “Đồng chí làm hiệu trưởng như thể nào mà không quản lý được tư tưởng chính trị của giáo viên đồng chí? Một giáo viên có tư tưởng phản động đến thế mà đề cử danh hiệu giáo viên tiên tiến của trường mấy năm liền như thế à?” Sau đó là những câu biếm nhẽ của những người cán bộ dành cho những người trốn ra khỏi nước mà tôi thường nghe: “Sau chiến tranh, đất nước khó khăn không góp sức góp phần trong việc xây dựng đất nước lại trốn ra nước ngoài! Vinh hạnh gì loại người bám theo ngoại bang để chực bơ thừa sữa cặn!”, “Đấy là bọn vong bản,bám đít ngoại lai! Chúng chỉ muốn làm tôi mọi cho bọn Tư Bản nước ngoài nên phải trốn đi!” và“ Chết chìm, chết biển cũng đáng cho lũ phản bội tổ quốc!”Càng suy nghĩ, tôi càng cảm thấy rất buồn tủi và đau lòng. Chua xót nhất là tội danh phản bội Tổ Quốc mà mình đang bị gán ghép. Thật là chua xót cho một người bị mang tội phản quốc như tôi lại là người mơ ước được sống và chết nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Ước mơ này đã khảm trong tiềm thức của tôi ngay từ thời thơ ấu và có lẽ nó sẽ theo tôi đến cuối cuộc đời cho dù tôi chẳng hiểu mình sẽ còn sống được bao lâu trên chiếc ghe lênh đênh chưa đến bến bờ và không biết sẽ chết ra sao. Nghĩ đến chuyện ra đi không bao giờ được trở lại, tôi tự hỏi không biết giờ này trên sàn tàu, ông chủ ghe và những người phụ lái có còn được nhìn lần cuối những viền đất xanh rì cây cối của những đảo xa của Nha Trang không; nhưng khi ý thức là mình thật sự xa bà con thân thuộc và xóm giềng, tôi đã âm thầm rơi nước mắt. Tôi đã khóc rất nhiều khi nghĩ đến sự phiêu lưu của mình không biết sẽ ra sao trong lúc ông nội chồng và mẹ chồng lọm khọm nhang đèn cầu nguyện trời phật ngày đêm. Càng nghĩ, tôi càng nhớ đến sinh hoạt thường ngày của gia đình chồng. Trưa nay không có tôi chắc mẹ chồng tôi sẽ tự làm lò trấu để đun hay chỉ dùng vài bã mía khô để nấu qua loa cho bữa ăn chỉ còn hai người. Mà có thể là họ không nấu nướng hay ăn uống gì vì đang lo lắng và nóng lòng chờ tin của chúng tôi. Tôi chợt nhớ đến khuôn mặt kinh hãi của bác gái dâu của tôi khi tôi thành thực nói cho bà biết là tôi sẽ đưa Tinô đi vượt biển. Lúc ấy, hình như tâm trí bà chứa đầy hình ảnh hiểm nguy mà mẹ con tôi sắp chuốc nên ánh mắt bà đã toát ra sự lo âu đến cực cùng. Ngày hôm đó, khi về thăm nhà, tôi đã tâm sự với bà một cách thành thật như với mẹ ruột mình vì tôi không gặp được mẹ ruột của tôi. Mẹ tôi đang bận mót lúa tại quê ngoại nên không hề hay biết chuyện tôi mang con dại đi vượt biển. Khi tôi mượn chiếc áo khoác của cô em gái, cô ta đã nói với tôi là: “Chị sẽ trả nó lại cho em thôi!” Giờ này, chắc em gái tôi vẫn còn tin là tôi sẽ quay trở về như lần trước chứ chẳng bao giờ ngờ là tôi đang lênh đênh trên biển trong tình trạng chưa biết sống chết ra sao. Chị em tôi, cùng là cô giáo nhưng chẳng hề giúp được gì cho mẹ ruột của mình. Trong khi tôi phải làm bao nhiêu việc mà không đủ nuôi con của tôi thì em gái tôi vừa dạy, vừa bán bánh, vừa bán thuốc lá lẻ ở chợ vẫn không đủ nuôi con của cô ấy. Tôi không hiểu mức độ chua xót của mẹ tôi đến dường nào đối với hoàn cảnh của chúng tôi, nhưng khi nghĩ đến bà, tôi hình dung rất rõ những nét nhọc nhằn trong đôi mắt sâu, trong từng nếp nhăn trên trán và trong những đường khô nứt trên môi. Kèm theo nỗi khổ sở hằn sâu lên khuôn mặt ấy, sự vất vả cơ cực đã chồng chất trên tấm lưng còng của bà liên tiếp theo tháng ngày mà không biết đến bao giờ mới ngơi. Sau năm 1975, vì không còn vốn để buôn bán bà đã xoay đến chuyện lượm từng hạt gạo rơi ở những chỗ buôn gạo ngoài chợ nay lại lam lũ mót từng hạt lúa ở những cánh đồng vừa gặt xong. Nghĩ đến đời sống tần tảo khổ nhọc của bà, lòng tôi trĩu nặng. Chưa bao giờ tôi khao khát được sống và được đến bờ tự do. Hết lời kêu gọi tấm lòng từ bi của trời phật, tôi cầu xin cho ghe chúng tôi được thuận buồm xuôi gió và đến bến bình yên. Những người ngồi gần, có lẽ cùng chung tâm trạng như tôi, tựa vào nhau cầu nguyện theo tôn giáo riêng của mình trong những tiếng thì thầm. Thời gian trôi qua tưởng chừng như vô tận. Rồi chúng tôi đã thiếp đi, và ngủ gà ngủ gật lên nhau. Đột ngột, chúng tôi được đánh thức bởi tiếng gọi của những người trên sàn. Họ chuyền cơm nước xuống và gọi chúng tôi đón lấy. Những chén nhựa chứa cơm và những ca nước được chuyền tới tay từng người. Chúng tôi nhận cơm lại thành nắm để ăn trong khi chuyền nhau uống chung một ca nước. Cho Tinô ăn xong, tôi ăn phần thừa của nó rồi cất phần mình vào túi ni lông để dành. Tôi không thấy đói vì cảm thấy vui với niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng. Những tia nắng nhạt nơi khung cửa của nắp hầm báo hiệu trời dã về chiều. Ghe chúng tôi đã đi hơn nửa ngày; chắc chắn là chúng tôi đã thoát được sự đuổi bắt của công an. Vài người đàn ông, có lẽ có cùng ý nghĩ với tôi, nài nỉ ông chủ ghe cho lên sàn cho thoải mái nhưng ông ta một mực từ chối với lý do vẫn còn nhiều tàu Quốc Doanh đánh cá ngoài khơi đang trên đường quay về đất liền. Ông nói là nếu những chiếc tàu ấy thấy ghe chúng tôi có nhiều người sẽ nghi ngờ và gọi báo công an thì cuộc đuổi bắt không thể nào tránh khỏi. Nghe những lời đối thoại của họ, những người đàn bà không nói gì. Riêng tôi, tôi lại rơi vào tình trạng bất an vì hiểu là ghe của chúng tôi vẫn chưa đến hải phận Quốc Tế. Trong khi mọi người trong hầm ngột ngạt vì không khí im lặng nặng nề, một tiếng khóc rất non nớt của một đứa trẻ sơ sinh vang lên. Ông chủ ghe lại thò đầu xuống cửa hầm, với khuôn mặt đầy lo lắng. Ông gợi ý với người đàn bà đang vỗ về đứa nhỏ là hãy thăm chừng nhiệt độ của nó và nên cho nó bú thường xuyên hơn. Giọng nói đầy lo lắng của ông khiến tôi nhớ đến lời kể của anh Thảo. Thì ra ông chủ ghe đã đưa vợ con ông đi cùng và đang lo lắng tình trạng sức khỏe của đứa con sơ sinh của ông. Tôi không đoán được là ông có bao nhiêu đứa con và có tất cả bao nhiêu đứa trẻ đang ở dưới hầm nhưng khi nghe những đứa trẻ khác khóc hòa theo tiếng khóc của đứa con Út của ông bà chủ ghe, tôi hiểu được là số con nít trong hầm ghe không ít hơn số tham gia của người lớn. Vì chúng khá đông nên cùng thi nhau khóc dai dẳng mà không một người lớn nào có thể làm ngưng được. Ngay cả Tinô, vừa mới ăn ngủ no nê, cũng hòa với chúng la khóc inh ỏi như bị ai nhéo. Bất lực với chứng khóc bất trị của chúng, chúng tôi đành chịu đựng ngồi yên. Độ nửa giờ sau, khi tiếng khóc của những đứa trẻ được giảm đi thành những tiếng ri rỉ thì những tiếng kêu trời kinh hãi của chúng tôi vang lừng trong hầm ghe. Lúc này, chiếc ghe nghiêng qua lại với độ chênh khá lớn nên tất cả mọi người dưới hầm đều bị lăn từ bên nọ sang bên kia, lộn xộn không theo vị trí nào nhất định. Sau một hồi xoay quần các chỗ, tôi bị tống vào giữa. Tại đây tôi lãnh hầu hết thức ăn và nước dãi từ những cái nôn oẹ xung quanh. Mọi người chẳng khác gì tôi; người nọ xả lên người kia hàng hà chất nhầy nhụa đầy thức ăn lẫn các thứ nước khác trong khi hứng lại hầu hết những thứ cùng như thế. Hòa với tiếng la, tiếng khóc, tiếng ói mửa là tiếng đập rầm rầm của nước. Những tiếng đập hung tợn làm tôi liên tưởng đến những cơn sóng cao ở gần bờ và cảm thấy sợ hãi khi tưởng tượng các miếng ván gỗ xung quanh chiếc ghe Çang long ra và như sắp sửa vỡ tung ra. Lần này, những tiếng cầu nguyện không còn thì thầm như trước. Tất cả tên các vị thượng đế trên trời đều được gọi thật to. Chỗ thì gọi Chúa, chỗ thì gọi mẹ Maria, chỗ thì gọi Phật Tổ, phật bà Quan Thế Âm Bồ Tát rồi cả phật Di Lạc. Tuy nhiên, chúng tôi có kêu gào các đấng từ bi bao nhiêu, chiếc ghe vẫn không ngừng lắc lư nghiêng ngã. Dồn cục vào nhau, chúng tôi cùng lăn qua lộn lại. Có lúc tôi cảm thấy như được đưa bổng lên cao, rồi bị lăn xuống theo những cái đánh rầm của khoang ghe. Có lúc vừa bị nghiêng sang phải lại ngã ngay sang trái, sau đó vừa bị trượt ra góc sau cùng lại bị tuột trở lại vào trong. Tinô vừa khóc, vừa ói, vừa kêu mẹ rối rít mặc dù nó đang ôm chặt cổ tôi và ngồi ngay trên bụng tôi. Tệ hại chẳng kém gì tôi, đầu tóc, áo quần, chân tay của nó không một chỗ nào khô ráo. “Đưa con đây cho anh!” Quay sang người vừa nói, tôi nhận ra chồng tôi đang ngồi cách tôi chỉ một người. Chuyền Tinô sang cho anh xong, tôi tìm cách lết gần anh hơn. “Em bị ngộp quá!Chắc con cũng vậy. Mình tới xin ông chủ cho lên boong ngay, nếu không, trước sau mình cũng chết ở đây thôi.”Nói xong, tôi nhất định lần đến chỗ cửa hầm van nài ông chủ ghe kéo lên cho bằng được. Vợ ông chủ ghe cũng kêu tên ông nhưng ông không thò đầu xuống như những lần trước. Một người phụ lái thò đầu xuống báo là ông chủ đã đồng ý cho những người muốn leo lên sàn. Cung Thị Lan Những Tấm Lòng Nhân Ái Chương Mười Một Vừa nhô đầu lên khỏi cửa hầm, tôi đã bị nước biển tạt vào ướt nhẹp. Xung quanh chiếc ghe là một quang cảnh hết sức kinh hoàng mà tôi đã không hề mường tượng ra khi còn ở dưới hầm: Trong khi hàng vạn con sóng xám đục đang hung tợn vồ dập vây quanh mạn, vài ngọn sóng lớn đập nước tung tóe, văng khắp nơi trong lòng ghe. Kèm với những ngọn sóng bọt trắng, những đợt gió mạnh tốc bụi nước bay tứ tán khắp nơi. Run lẩy bẩy vì bị ướt nhẹp, tôi cố gắng nhích từng bước theo chồng tôi đến đuôi ghe. Khi cùng nhau dí chặt người vào cái góc chẹt, tôi có cảm tưởng chúng tôi chẳng khác gì những con kiến trên chiếc lá mỏng manh đang bị chao động mãnh liệt trên mặt nước. Lờ mờ trong màn nước văng tung tóe, tôi thấy vài cái đầu nhô lên rồi thụt xuống từ chỗ buồng máy. Nhiều tiếng kêu la inh ỏi vang lên nhưng đều chìm vào trong tiếng sóng và tiếng gió. Ba người phụ lái bị trượt nước té nhiều lần trong khi lính quính hò nhau làm theo điều gì đó mà ông chủ đang gào thét. Tiếng quát đầy kinh hãi của ông chủ ghe, tiếng gọi thiếu bình tĩnh của những người phụ lái, tiếng kêu giúp tuyệt vọng của những người còn ở dưới hầm và tiếng ầm ầm liên tục của những ngọn sóng trên các mạn thuyền khiến tôi hiểu rằng chiếc ghe sẽ không thể nào thoát khỏi cảnh chìm trong biển nước. Chồng tôi, có lẽ cùng có ý nghĩ này, xiết chặt cánh tay tôi trong lúc tôi cuộn chặt Tinô vào trong lòng. Tôi nh¡m ghiŠn m¡t vì không muÓn chÙng ki‰n cänh Çau lòng mà nܧc m¡t cÙ ràn røa Ùa ra. Ý nghï do mình và vì quy‰t ÇÎnh cûa mình mà con mình phäi ljn ch‡ ch‰t, cäm giác có t¶i tràn ngÆp trong lòng tôi. H‰t lòng cÀu xin tr©i phÆt Ç°i lÃy sinh mång mình cho con, tôi chÌ bi‰t khóc ròng và không hŠ tin là chi‰c ghe cûa chúng tôi ÇÜ®c phù h¶. Hình dung cảnh thân xác từng người tách rời khi chìm xuống biển, tôi đau đớn nhận ra cái giá trả cho sự tự do rất đắt: Nó không những là vàng bạc, tinh thần hay sức lực mà cả tính mạng của con người. Tim tôi tan nát ra từng mảnh và tôi thật sự nghĩ là nó chết trước khi sinh mạng tôi bị thủy thần lấy đi. Tiếng ầm ầm của sóng và gào thét liên tục của gió vang lên như kéo dài thời gian hồi hộp của chúng tôi trước khi gặp thần chết. Trong khi trời vẫn còn giông, bão vẫn còn rít, tiếng người chợt ngớt đi dần dần rồi im bặt. Hé mắt để tìm hiểu, tôi thấy mũi ghe vẫn lướt trên những lớp sóng cuồn cuộn và bình lặng lao về phía trước. Vui mừng lẫn hy vọng, tôi tin là nó đã được sự phù hộ vô hình nào của thượng đế. Chòng chọc nhìn về phía buồng lái, tôi cầu nguyện trời phật tiếp tục giúp cho ông chủ ghe có đủ sáng suốt và tài trí để đưa chiếc ghe mỏng manh của chúng tôi vượt được chặng bão biển trước mặt. Cầu nguyện chẳng được lâu, tôi đã rú lên kinh đảm vì trông thấy một ngọn sóng cao như tòa nhà hai tầng, hoặc có thể cao hơn khi chiếc ghe của chúng tôi như bị tuột xuống sâu hơn, đang đổ đầu về phía chiếc ghe. Vòm cong đen ngòm của sóng như hàm trên của miệng con quái vật đang mở to chực nuốt chửng chúng tôi. Rùng mình, tôi gập đầu ôm chặt Tinô trước khi tai họa khủng khiếp xảy ra. Trong lúc tưởng tượng cảnh bị cuốn chìm trong nước, tôi chợt cảm thấy thân thể mình nhẹ bổng lên. Mở mắt ra, tôi thấy chiếc ghe của chúng tôi đang ở trên miệng hàm của con quái vật. Thì ra chiếc ghe đã vượt lên trên ngọn sóng từ lúc nào. Chẳng được bao giây, nó rơi xuống, rồi rớt lên trên mặt nước nơi mà ngọn sóng vừa trụt xuống. Mọi người trên sàn lăn bịch, té nhào, la ôi ối khi rớt lên nhau và cố gắng bám víu vào nhau. Trong lúc còn đang loạng choạng uốn mình ra khỏi thân đè của ai đó, tôi lại thấy cái vòm đen ngòm của ngọn sóng cao tầng khác hiện ra và rất nhiều tiếng kêu khiếp đảm vang lên. Lần này, tôi không cúi đầu và cũng không nhắm mắt. Chòng chọc nhìn thẳng về trước, tôi thấy chiếc ghe rướn thẳng mũi như chực đầu sóng vừa đổ xuống là vượt lên trên. Thực là thế, nó đã lướt theo nước cưỡi ngay lên đầu ngọn sóng, chót vót trên đỉnh cao rồi rớt xuống trượt theo ngọn sóng đổ sụp. Tôi không biết đã bao nhiêu lần ghe chúng tôi bị nâng lên cao, lơ lửng trong không trung rồi rơi xuống mặt nước; nhưng cứ mỗi lần như thế, tôi có cảm tưởng là những sợi thần kinh trong óc mình đứt ra thành từng mảnh vụn và đầu tôi như tê liệt hẳn đi. Tôi nhớ đến chữ “Không” của mình cho câu hỏi của một anh đồng nghiệp khi anh ta hỏi tôi là trong đời có bao giờ tôi có cảm giác kinh hoàng đến độ tưởng như tất cả mọi dây thần kinh của mình đứt thành từng mảnh sau khi kể cho tôi nghe cảm giác kinh hãi là anh xém té bật ngửa xuống đất trong lúc anh ngồi ngay cửa của chiếc trực thăng đang cất cánh bay. Nếu câu hỏi được đặt ra trong lúc này thì tôi không ngần ngại trả lời đây là giây phút kinh hãi nhất trong cuộc đời mà tôi trải nghiệm. Sự kinh hoàng mà tôi đang có không phải chỉ một cái xém bật ngửa từ trên cao như của anh bạn đồng nghiệp kia. Những cái vòm miệng hả rộng, những bức tường cao nghều của sóng, những cái vụt lên cao, chơi vơi trong không trung và đập rầm trên mặt nước liên tiếp hù dọa tinh thần của tôi rất nhiều lần. Chúng đã làm tôi không tin mình sẽ còn sống được để kể lại nỗi kinh hãi mà tôi đã trải qua như người bạn đồng nghiệp của tôi. Nhưng rồi nỗi sợ hãi của tôi đã được trôi đi. Chiếc ghe của chúng tôi như một chiếc lá nhỏ trong sóng nước dữ tợn, bị vồ dập liên hồi bởi cơn thịnh nộ của bão biển mà không bị chìm. Sự bồng bềnh trên mặt nước của nó sau bão táp như một sự mầu nhiệm khó có thể giải thích. Lúc này, chiếc máy ghe tiếp tục rè rè chạy và càng lúc càng lớn tiếng hơn tiếng sóng và tiếng gió khiến tôi ước đoán là ghe đã đi qua nơi có bão hay có lẽ bão đã trốn mất sau khi khiếp đáp tinh thần chúng tôi. Trên sàn ghe lúc bấy giờ mọi người đều ướt sũng, và vẫn còn run rẩy trong sợ hãi. Một số còn bám víu dưới hầm, đang lóp ngóp leo lên. Tất cả đàn ông, đàn bà, và con nít, đều thất thần và nhếch nhác. Không ai nói với ai lời nào, chúng tôi cùng chìm trong sự im lặng nặng nề. Có lẽ bị sóng dập nhiều lần và phải lóp ngóp trong những thác nước nên mấy đứa trẻ đừ đẫn đến không còn khóc được nữa. Nhìn Tinô run rẩy trong tay, tôi hiểu là nó đã thấy hết cảnh hù dọa của những cơn sóng lớn vừa qua. Sự khiếp đảm đã làm cho nó không còn khả năng chống cự hay đập vào ngực tôi như lần ở ghềnh đá của lòng sông khô trên núi Rù Rì. Bế xốc nó lên để xem xét, tôi nhận ra là nó bị ướt sũng và dơ dáy tệ hại hơn tôi tưởng. Nhớ đến chiếc giỏ lớn mà vợ chồng tôi nhờ anh Thảo đưa cho ông chủ ghe để chuyển xuống ghe trước ngày khởi hành, tôi hỏi chồng tôi và tôi được biết là ông chủ ghe vẫn còn để nó ở nhà của ông. Vì sợ công an phát hiện kế hoạch của mình,ông không chuyển bất cứ chiếc giỏ nào xuống ghe kể cả những chiếc giỏ chứa đầy vật cần thiết của ông. Tôi đã khá thất vọng khi nghe điều này; cho nên đành dựa vào bộ đồ duy nhất của Tinô trong túi vải tí tẹo của mình. Mặc dù bộ đồ mà tôi đem phòng hờ cho Tinô trong cái túi vải nhỏ xíu chẳng được khô ráo gì cho cam nhưng vẫn còn đỡ hơn bộ đồ dính đầy phân, nước tiểu, nước biển và nước ói mà Tinô đang mặc. Thay đồ cho Tinô xong tôi lấy phần cơm để dành cho nó ăn rồi lấy dầu xanh xoa khắp người nó. Lần vượt biển nào tôi cũng mang theo loại dầu xanh hiệu con ó vì sự công dụng đa dạng của nó. Nó không những khử được mùi hôi hám, làm nóng người, mà còn trị được các chứng đau nhức nhất là đau bụng gió. Mỗi khi chân tay hay toàn thân bị lạnh, tôi thường bị chứng đau bụng này vì vậy xoa dầu cho Tinô xong tôi xoa vào bụng mình để giảm được cơn đau. Càng về khuya, sóng tương đối bình lặng và dịu hiền hơn đôi chút nhưng ông chủ ghe không ngớt tay. Sau khi lục đục với những thứ gì đó, ông gọi vợ chồng tôi đem Tinô leo trên buồng lái ngồi với vợ con ông. Tôi vô cùng cảm kích quyết định công bình của ông. Bởi Tinô là đứa bé nhỏ tuổi thứ hai sau con Út của ông cho nên chuyện ông cho tôi đưa Tinô ngồi trên buồng lái cùng vợ con ông là chính đáng; duy một điều tôi không hiểu là tại sao ông gọi cả chồng tôi cùng đến ngồi chung một chỗ với tôi trong lúc còn nhiều người đàn bà đang ôm con nhỏ nằm ngổn ngang trên sàn. Sau một hồi nhìn khuôn mặt thất thần của ông qua ánh đèn pin mờ mờ, tôi đọc được ẩn ý về sự không chia cách này. Tôi hiểu là mặc dù đã lèo lái chiếc ghe vượt qua cơn bão biển ông đã không tin mình có thể tiếp tục vượt qua những cơn giông khác trong chặng đường kế tiếp. Và nếu thế, ông để cho vợ chồng con cái chúng tôi ngồi gần bên nhau để chết cùng nhau vẫn hơn. Buồng lái, nơi mà trước đó ông chủ ghe đứng hàng giờ để cầm tay lái, là nơi vuông nhỏ trống trải chỗ cửa hầm có mái che cao hơn sàn ghe độ nửa mét và cách đuôi ghe khoảng một mét rưỡi cho nên từ đuôi ghe tôi chỉ bước vài bước đã lên tới nơi ngay và khi nằm trên ấy tôi phải nằm ép mình vào người bên cạnh để khỏi phải rơi xuống biển. Để tránh cho mẹ con chúng tôi bị tình trạng này, chồng tôi đã nằm ngoài bìa. Tôi co ro sát chỗ bà chủ ghe nằm đến độ cảm nhận được hơi ấm của bà chuyền cho mình thế mà bà chẳng nói năng gì khiến tôi đành im lặng theo. Chìm trong ý nghĩ, tôi hiểu bà cùng mang tâm trạng như mình: Tuy đã qua được cơn nguy hiểm nhưng còn biết bao nhiêu hiểm họa như thế đang chờ chực chúng tôi. Trong lúc này chúng tôi còn ôm con vào lòng nhưng vài giờ sau chẳng hiểu chuyện gì sẽ xảy ra. Tôi không biết ghe có cả thảy bao nhiêu người mẹ cùng tâm trạng như mình nhưng tôi không thể nào ngờ có quá nhiều người cùng cảnh ngộ và gan liều đem con mạo hiểm như thế. Từ cửa hầm, vài tiếng khóc vang lên hòa theo những tiếng khóc trên sàn tàu nhưng chúng không át lại được tiếng hét lớn của ông chủ ghe đang vang lừng trong gió. Tò mò nhìn qua màn sương mờ, tôi thấy những bóng người đang lui hui làm gì đó. Một lúc sau, khi một cây cột được dựng thẳng trên nóc buồng lái và một cánh buồm được rộng ra, tôi mới hiểu là họ đã hợp sức dựng buồm. Nhờ dây căng đúng độ, cánh buồm no gió phần phật đưa chiếc ghe chúng tôi chạy nhanh vùn vụt. Chúng tôi vui mừng khôn tả khi nghe anh Thảo, người đang ở vai trò hoa tiêu, báo rằng ghe vẫn đi đúng đường theo hướng Đông và nếu được tốc độ như thế chẳng mấy chốc chiếc ghe sẽ đến hải phận quốc tế. Từ khuya thứ năm ngày 30 tháng 3 đến rạng sáng thứ sáu ngày 31 tháng 3 chiếc ghe của chúng tôi chạy chẳng khác gì tàu thủy vì nó vừa chạy bằng máy vừa chạy bằng buồm. Nhìn quanh biển nước, tôi vui mừng thấy những chiếc thuyền lớn ở xa. Lời đối thoại của anh Thảo với ông chủ ghe và chồng tôi kèm theo bốn chữ Hải Phận Quốc Tế đã nhen nhúm trong đầu tôi một niềm vui khó tả. Hân hoan với ý nghĩ là sẽ không bị công an bắt đưa về đất liền chưa đưa được bao lâu, tôi bàng hoàng vì tiếng lạch cạch đứt quãng của động cơ. Ngơ ngác theo cái thinh lặng của máy ghe, tôi lắng nghe tiếng bàn tán của những người đàn ông: “Coi thử có phải cạn dầu không anh?” “Gì chớ cái này tôi kỹ lắm! Nếu không châm dầu liên tục ghe không chạy lâu như vậy đâu! “ “Chắc là ghe chạy hết ga mà không được nghỉ nên máy có vấn đề.” “Tôi cũng nghĩ vậy. Để mở ra xem chuyện gì.” Vì cũng nghe những lời này, chồng tôi leo xuống, xúm đến chỗ của ông chủ ghe và người hoa tiêu đang đứng. Còn tôi tiếp tục nghe họ nói: “May là tôi đã cho tu sửa toàn bộ chớ cái máy cũ của chiếc F8 này làm sao vượt nổi trận bão biển vừa rồi!” “Có mới gì thì mới, chạy một hồi cũng cho phải máy nghỉ anh ơi! Tại sợ bị hốt xác nên đành phải chạy suốt vậy thôi!” “Ác nghiệt chưa! Nó gãy ngay cái móc này mới chết chớ.” “Chạy quá mạng mà oan uổng gì nữa! Để tui lấy mấy sợi dây kẽm kẹp lại thử xem. “Vậy được rồi đó. Nổ máy lại thử coi anh!” “Mở máy rồi đó mà có nghe nổ gì đâu.” Tiếng của chồng tôi vang lên: “Anh có đũa tre và dây thun không? Mình dùng thử xem sao.” Sau một hồi im lặng tôi nghe tiếng máy nổ cùng với tiếng nói xôn xao vui mừng của những người đàn ông vang lên. Chồng tôi leo về chỗ cũ và kể cho bà chủ ghe và tôi nghe là máy ngừng chạy do “cái cò xú bắp” bị gãy. Anh chép miệng với chữ oái ăm khi tả cái cò xú bắp gãy ngay cái móc chữ L rồi cho biết là ông chủ đã dùng dây kẽm để kẹp chỗ gãy nhưng máy trơ trơ không chịu nổ. Anh nói là anh nghĩ đến chuyện dùng đũa tre và dây thun để cột lại chỗ gãy thử xem sao vậy mà không ngờ máy hoạt động trở lại. Nghe anh nói, tôi không hiểu cái cò xú bắp là cái gì, chỉ lờ mờ với ý niệm là một con ốc của bộ phận máy. Nghĩ đến các bộ phận máy thường làm bằng kim loại, đáng phải được hàn nối nếu bị gãy ngang, nay chỉ được kẹp lại tạm thời bằng đũa tre và dây thun, tôi không còn chút hy vọng là ghe của chúng tôi sẽ cập đến đất Phi. Nhìn những chấm thuyền đàng xa, tôi thầm mong có được sự cứu vớt nhiệm mầu nào đó cho dù những tin tức về sự đóng cửa của các trại tị nạn và sự ngoảnh mặt làm ngơ của chiếc tàu lớn vẫn còn ấn dấu trong trí nhớ của tôi. Cung Thị Lan Những Tấm Lòng Nhân Ái Chương Mười Hai Càng về trưa, biển càng êm nên hầu hết mọi người đều lên trên sàn ghe ngồi. Tôi không thể nào dùng chữ boong thay cho chữ sàn bởi vì chiếc ghe quá nhỏ. Là chiếc F8, như lời ông chủ nói, bề dài của nó chỉ khoảng bảy mét và ngang khoảng hai mét rưỡi mà thôi. Loại ghe F này thường tụ rất nhiều ở chân cầu Xóm Bóng, không bị công an để ý vì máy ghe chỉ có thể dùng di chuyển loanh quanh đánh cá trong hải phận chứ không thể ra khơi xa như những chiếc ghe lớn có máy lực mạnh mà dân biển thường gọi là lốc (Bloc). Tôi không biết những chiếc tàu lớn đàng xa có thấy được chiếc ghe chúng tôi trong một sự vô tình nào đó hay không. Nhưng khi nghĩ đến những lời bàn tán của một số người trong thành phố biển trước khi đi như: “Lòng nhân ái của con người đã kiệt cạn rồi! Bây giờ không còn chiếc tàu nào muốn cứu thuyền nhân nữa đâu!”, “Trại Tị Nạn còn đóng cửa mà huống hồ gì các thuyền trưởng của các chiếc tàu! Họ cứu mình rồi đưa đến chỗ nào? Không lẽ đưa về nhà họ?” hay “Nếu muốn vượt biển, phải cập đến bờ Phi và khai là đi trước ngày một tháng tư , ngày Cao Uỷ Tị Nạn ban hành luật đóng cửa, thì may ra các trại Tị Nạn ở đó còn nhận mình vào!” thì lòng tôi chùng xuống hoàn toàn. Ông chủ ghe lặng lẽ đến bên vợ ông và xoa đầu đứa con Út của ông khiến tôi nghi ngờ là chuyện đến bờ Phi là một điều không thể nào thực hiện, cho dù tiếng máy ghe vẫn còn đang nổ và chiếc ghe vẫn lướt sóng băng băng trên mặt biển. Nhìn kỹ khuôn mặt người điều khiển chiếc ghe qua trận bão biển vừa qua, tôi cảm thấy có một điều gì sâu kín dằn vặt nội tâm ông. Mặc dù đầu tóc bờm xờm, râu lởm chởm hai bên mép và vài chỗ lỗ rỗ trên khuôn mặt nám đen tạo cho ông cái vẻ hung dữ, những câu hỏi ân cần mà ông dành cho vợ con ông cho tôi thấu được tình cảm nồng nàn của ông dành cho họ. Qua đối thoại của hai người, tôi biết được là họ có tất cả bảy đứa con và cùng đem chúng theo. Những đứa nhỏ đang nằm la liệt trên sàn được chăm sóc bởi những người đi cùng mà hầu hết là bà con của ông và vợ ông. Tôi không thể đoán được ông là ai và đã làm gì trước ngày ba mươi tháng tư năm một ngàn chín trăm bảy mươi lăm, nhưng không tin ông là ngư phủ bình thường khi nghĩ đến cách ông điều khiển chiếc ghe mỏng manh vượt qua những ngọn sóng khổng lồ và sự tính toán kỹ lưỡng của ông trong chuyện vá những miếng vải bố lát của những chiếc bao gạo cũ thành một cánh buồm cân đối cho chiếc ghe. Chiếc buồm này có lẽ đã được cuốn trong sàn như những mảnh giẻ bừa bộn để tránh khỏi sự kiểm soát nếu có. Sự thông minh và tài trí của ông có thể xem như bù lại số người mà ông cho đi theo ngoài giao kèo. Và có lẽ cũng nhờ số người nhiều hơn số mười bốn người theo qui định mà chiếc ghe của chúng tôi đã tạo được sức cân bằng khi đối chọi với cơn sóng to gió lớn vừa qua. Dù sao thì chẳng ai hiểu được số phận lành dữ như thế nào trong những ngày sắp tới. Khi tiếng máy ghe bất thần ngưng lại thêm một lần nữa thì mọi người đều hiểu là tử thần đang chờ đợi mình dù chẳng hiểu bao lâu. Vẫn như lần trước, tất cả đàn ông con trai chui xuống hầm máy, loay hoay tìm đũa tre và dây thun nối chỗ bị đứt lại. Nhờ cách này, ghe chúng tôi đã đi được gần mười tiếng đồng hồ kể từ lúc máy ngưng chạy lần đầu tiên. Khi đũa tre và dây thun trên ghe cạn kiệt, máy ngừng chạy hẳn. Lần này không phải chỉ vì cái “cò xú bắp” mà cái béc dầu máy bị hư nên thời gian ghe ngừng chạy rất lâu. Ông chủ ghe không hề chuẩn bị phụ tùng sửa máy nào trên ghe nên chồng tôi đã phải lấy chiếc dao xếp mà anh bọc kín trong túi quần để cho ông mở ốc các bộ phận máy. Lần nào ôm Tinô đi vượt biển, vợ chồng chúng tôi cũng lận theo chiếc dao xếp loại nhà binh này theo. Nó là kỷ vật của cha chồng tôi sau khi ông tử trận và là vật mà chúng tôi bí mật cất giấu để bảo vệ tính mạng cho Tinô khi chúng tôi vượt biển với những người không hiểu gốc gác ra sao. Từ những nguồn tin đồn về những đứa nhỏ bị xẻ thịt và chia phần bởi những người đói lâu ngày trên ghe, chúng tôi đã giao hẹn với nhau là giấu kín chuyện đem dao theo và chỉ sử dụng nó khi buộc phải bảo vệ cho Tinô thôi. Khi thấy chồng tôi trao con dao cho ông chủ ghe, tôi lo lắng vô cùng; tuy nhiên, tôi hiểu là anh không thể làm khác hơn khi vận mệnh của chiếc ghe là vận mệnh chung cho tất cả những người đang ở trong lòng của nó. Mỗi lần máy ngưng, ông chủ ghe thường hối những người phụ lái cố sức chèo dầm đồng thời kêu gọi hai thanh niên còn lại là Thiện, cháu anh Thảo, và Hùng, cháu ông xuống khoang múc nước tạt ra khỏi ghe vì ông nói là nước theo chân vịt vào khoang rất nhiều. Bởi không tin vào tướng “bạch diện thư sinh” của hai người thanh niên này nên ông chủ ghe phải kêu Tài, đứa bé độ mười hai tuổi, phụ thêm tay vào. Tài có khuôn mặt tròn trĩnh, cử chỉ nhanh nhẹn, và thái độ tươi vui. Nhìn nó ngóc cao đầu nhìn tứ phía trong khi ngồi cạnh mạn gần mũi ghe mà chẳng ai la bắt vào ngồi sát vào trong sàn, tôi đoán nó là đứa bơi thạo. Sự phỏng đoán có đúng không thì tôi không chắc, còn thực tế tôi biết rõ Tài là đứa có đôi mắt tinh tường như đeo ống nhòm ngay ở trong con ngươi. Hễ mỗi lần nó kêu “Có tàu! Có tàu!” mọi người tưởng bị lừa vì nhìn quanh chẳng ai thấy một điểm gì trên mặt nước xanh mênh mông; thế mà chỉ nửa giờ sau một chiếc tàu thủy lớn hiện rõ ra. Từ lúc ở dưới khoang cho đến lúc lên trên sàn ghe, nó thường kết nhóm với đám con ông bà chủ ghe, những đứa cùng trang hay nhỏ hơn, và giúp những đứa này di chuyển từ nơi này đến nơi khác khá nhiều lần. Bởi không nề hà bất cứ chuyện sai bảo nào nên vừa nghe ông chủ ghe kêu là nó thoắt ngay xuống hầm máy, lấy cái gàu cạnh đó, lật đật tạt nước ra khỏi khoang ghe ngay. Có lẽ vì quá lo lắng đến sự sống còn của chiếc ghe mà nó không ngừng cúi, múc, đổ, tạt nhanh nhẹn chẳng khác gì các thanh niên trưởng thành. Trong khi nó tạt nước ào ào ra ngoài thì anh Thảo và chồng tôi hỏi ông chủ ghe cái gàu mà họ đã đặt tất cả những con ốc vít và các bộ phận khác của máy vào vì sợ chúng lăn lóc lung tung. Khi lục soát hết tất cả những chiếc gàu trên ghe, họ mới hỡi ôi rằng tất cả những bộ phận quan trọng của máy đều bị trút xuống lòng đại dương từ nơi cái gàu mà Tài đang dùng. Biết mình bất cẩn Tài tiu nghỉu một cách thảm thương. Nó không hề đáp lại một lời nào khi nghe những lời than van của những người đàn ông. Nhìn nó tạt nước với khuôn mặt buồn xo, không một ai nỡ la trách. Chồng tôi leo trở lại chỗ chúng tôi ngồi với khuôn mặt thiểu não. Anh nói là dù Tài không đổ những con ốc xuống biển thì máy cũng không thể nào hoạt động lại được vì béc dầu đã hư toàn bộ, không phun được nữa. Ông chủ ghe kêu gọi tất cả các đàn ông thanh niên trên ghe thay phiên cầm lái và chèo trong khi dựa vào sức gió để chạy bằng buồm. Anh Thảo nói là gió vẫn đưa buồm đi đúng hướng và ghe đã đi được nửa chặng đường. Những người đàn bà nghe những người đàn ông nói sao thì nói, không hỏi han hay bàn luận gì. Còn tôi, tôi chẳng hiểu nửa chặng đường là đã được bao hải lý nhưng nhìn cách chèo uể oải của những người thanh niên, mức di chuyển ì ạch gần như bất động của chiếc ghe và sự vô tận của mặt nước biển, đoán là phải đến một năm tròn ghe chúng tôi mới đến bờ Phi được, nếu không bị giông tố. Những người phụ lái, có lẽ cũng cùng ý nghĩ như tôi, không hề tỏ ra sốt sắng đẩy mái chèo như trước đó. Có lẽ vì tuyệt vọng trước sự mênh mông của đại dương cộng thêm sự mệt mỏi của thân thể, họ không muốn phí sức cho việc làm vô ích và vô vọng này. Tôi đã cố gắng động viên họ bằng cách chia sẻ đường chanh và sâm nhưng họ chỉ nhận chanh đường vì không quen vị đắng của sâm. Bất kể lời hối thúc của ông chủ ghe uy quyền thể nào, không còn tác dụng với họ như lúc ban đầu. Nhìn thái độ im lặng với vẻ bất tuân và bất cần của họ, tôi chợt nhớ đến con dao bấm của chồng tôi. Hỏi anh nhiều lần tôi mới biết là con dao đã bị mất sau khi nhiều người chuyền nhau mở các bộ phận của máy. Nhớ đến cái mũi nhọn hoắt, cái lưỡi sắc lẻm và sự gập gọn của con dao, tôi lo lắng hỏi anh hoài về sự thất thoát kỳ lạ ấy. Với khuôn mặt ưu tư chẳng kém gì tôi, chồng tôi nói là không hiểu lý do gì và cho mục đích gì mà người nào đó đã giữ luôn con dao xếp trong khi anh chắc chắn rằng nó không ở trong cái gàu nước mà Tài tạt xuống biển. Rụng rời tay chân, tôi cuống cuồng lo lắng khi liên tưởng đến vật mình mang đi phòng thân trở thành vật công kích mình trong những ngày lộn xộn trên ghe. Khoảng từ mười hai giờ trưa đến bốn giờ chiều ghe chúng tôi gặp rất nhiều tàu lớn qua lại khiến tôi nghĩ nơi đây là dòng nước chính của đại dương hay “ngã tư” của Hải phận quốc tế. Sự xuất hiện của những chiếc tàu lớn thường gieo cho tôi nhiều hy vọng nhưng chúng đã lần lượt để lại trong tôi nỗi buồn lo, thất vọng và tuyệt vọng vì sự làm ngơ, tảng lờ và khuất bóng của chúng. Dường như đối với người trong những chiếc tàu lớn ấy, ghe chúng tôi là một cánh buồm du ngoạn trên mặt biển bất kể hình dạng quái đản của chiếc buồm như thể nào và những đứa con nít trên ghe bơ phờ thảm hại ra sao. Vì quá thấm thía với sự lạnh lùng và dửng dưng của những chiếc tàu lần lượt ngang qua trước mặt mà chẳng một ai trong chúng tôi, kể cả những đứa con nít, vẫy tay xin xỏ hay kêu gọi lòng từ tâm. Tôi thường chỉ các lá cờ trên các chiếc tàu để nói cho bà chủ ghe biết đó là cờ của những nước nào rồi nói thêm về các ngôi sao trên các lá cờ có màu đỏ của các nước Xã Hội Chủ Nghĩa. Tôi nói, dù biết bà đã biết khá rõ, là nếu chẳng may gặp các chiếc ghe của khối Cộng Sản thì họ sẽ kéo ghe chúng tôi về đất liền và giao cho công an ngay. Bà chủ ghe chăm chú nhìn tôi khi nghe tôi nói mà không hề hỏi gì và cũng chẳng hề cắt ngang một lời nói nào. Một lúc sau, tôi nói là chiếc tàu đang đi ngang trước mặt là tàu Nhật vì tôi rõ lá cờ trắng có vòng tròn đỏ của nước này. Sau đó, tôi đã kể cho bà nghe về tin mà tôi nghe được vài hôm trước đó: Chiếc tàu vượt biển xuất phát tại Long An bị sóng đánh lật úp vào chiếc tàu lớn của Nhật nhưng đến hai giờ sau thủy thủ của chiếc tàu ấy mới được lệnh thả phao vớt người lên. Chiếc tàu Nhật mà chúng tôi đang chăm chú nhìn chắc cũng lớn như chiếc tàu mà tôi đang kể nhưng nó không làm lật chiếc ghe nhỏ của chúng tôi vì lúc ấy không có sóng lớn và ghe chúng tôi không gần sát nó; tuy nhiên, sự lãnh đạm của nó đã xóa hết sự khao khát và niềm hy vọng trong lòng chúng tôi khi nó phớt lờ ngang qua trước mặt chiếc ghe của chúng tôi rồi từ từ đi mất. Trong khi những người lớn chúng tôi khóc thầm trong lòng thì những đứa con nít thi nhau la khóc dữ dội. Đến lúc đó, tôi mới nhớ ra là hơn một ngày trời, chúng tôi, những người lớn, vì no liên tục với sợ hãi, tính toán, vui mừng, hy vọng và thất vọng mà quên cả việc ăn uống. Ông chủ ghe chịu không nổi với những tiếng khóc la vang khắp biển trời của những đứa nhỏ, hò người phụ ông tìm vật dụng nấu cơm. Tuân theo lời yêu cầu của ông, hai thanh niên phụ lái chia nhau tìm nồi, củi và gạo trong lúc để lại chỉ một người cầm chèo. Người chèo này là một trong ba người phụ lái và là một trong hai người dùng ghe thúng đón chúng tôi ra ghe. Vốn không hề nghe anh ta nói gì trong suốt thời gian ở trên ghe nay thấy thái độ lẳng lặng khó hiểu của anh trước sự len lỏi qua lại của hai người thanh niên đang đi tìm kiếm đồ vật, tôi để tâm quan sát anh ta rất kỹ. Đứng trong tư thế trầm ngâm và chán chường, người thanh niên này khoát mái chèo một cách chậm chạp và miễn cưỡng. Theo ánh nhìn buồn bã đang trải dài trên mặt biển của anh, tôi chợt rùng mình vì sợ. Màu tím thẫm của nước cho tôi có ý nghĩ là mình đang ở trên mặt đại dương mà đáy của nó thăm thẳm đến vô tận. Quanh quất nhìn khắp nơi mà không tìm thấy một chiếc tàu nào, nỗi lo sợ của tôi càng lớn hơn. Linh tính rằng biển sắp có chuyện chẳng lành nên các chiếc tàu đã tránh đi nơi khác, mũi tôi nồng lên. Tôi muốn ứa nước mắt cho sự đơn côi và trơ trọi của chiếc ghe của mình. Sự bơ vơ đơn lẻ này chắc chắn sẽ không được cứu giúp và cũng sẽ không thoát được hiểm họa khi biển động trời giông. Còn đang bần thần với những hình ảnh chết chóc trong trí, tôi bỗng thảng thốt giật mình bởi cái nhảy ùm xuống nước. Mọi người trên ghe, chẳng khác gì tôi, đều kinh hoàng dồn mắt xuống chỗ nước đang bắn tung tóe. Trong khi chúng tôi không hiểu nguyên nhân nào khiến người phụ chèo rơi tõm xuống nước thì tiếng la oai oái của ông chủ ghe vang lừng khắp biển:“Mày làm gì vậy Châu? Bơi đi đâu vậy? Bộ muốn chết hả mày! Bơi trở lại ngay không?” Châu, người thanh niên đứng một mình chèo ghe trước đó, bơi mãi về phía trước chứ không trở lại. Dồn mắt nhìn theo hai cánh tay quạt nước, và cái đầu trồi lên trụt xuống của anh, mọi người lo lắng không biết anh đang làm trò quái gì dưới làn nước tím rịm chết người như vậy. Tôi hồi hộp không hiểu có phải do quá tuyệt vọng mà anh định tự tử không, nhưng đã hoàn hồn ngay khi thấy anh bơi ngược trở lại. Vài người ngồi cạnh mạn thuyền hè nhau kéo anh lên khi thấy anh bơi đến mạn ghe. Phóc lên sàn, Châu rùng mình, lắc đầu qua lại liên tục theo những tiếng cầm cập trong răng “Ừ hừ hừ hừ hừ... Ừ Hừ hừ...hừ hừ hừ hừ ...!”Đàn ông, đàn bà, và thanh niên thay phiên hỏi:“Bơi xuống đó làm gì vậy mậy?”“Bơi đi đâu vậy ông?”“Bộ muốn bắt cá ăn cho đỡ đói hả?”Chìa một trái đỏ tròn ra trước mặt, Châu nói:“Bơi theo trái này nè! Thấy mấy đứa nhỏ khóc quá chịu không nổi nên mới bơi theo để vớt cho tụi nó không ngờ nhảy xuống nước lạnh mới nhớ đến mấy ổng Ứ hừ hừ... Ừ hừ... Phải mà có ông cá mập nào thì tui mất cặp giò chứ chẳng chơi Ừ hừ hừ... Ừ Hừ hừ...” Trong khi người lớn dồn mắt nhìn trái táo trong lòng bàn tay Châu, vài đứa nhỏ lết đến gần bên anh để nhìn cho kỹ loại trái mà chúng chẳng bao giờ nhìn thấy trong đời. Phút chốc, chiếc ghe của chúng tôi náo nhiệt bởi những lời bàn tán về xuất xứ và nguyên nhân của trái táo. Mỗi người góp một giả thuyết nhưng cuối cùng đều đồng ý là có lẽ một người nào đó trên một trong những chiếc thuyền lớn ban sáng chê trái táo quẳng xuống nước nên nó bồng bềnh trên mặt nước. Vài người khen Châu có con mắt tinh tường nên mới có thể nhận ra trái táo trong làn nước thẫm đen của đại dương như thế. Hòa với sự xôn xao của mọi người, tôi hồi hộp khi nhìn màu đỏ tươi của loại trái mà gần mười bốn năm tôi mới được nhìn lại. Bồi hồi gặp lại vật mình đã từng thấy và từng có, tôi nuôi hy vọng là sẽ gặp lại thêm những gì đã mất. Châu yêu cầu đếm số người trên ghe để cắt táo chia phần. Khi nghe điều này, tôi hy vọng người nào đó sẽ đưa chiếc dao xếp bấm của ba chồng tôi ra nhưng tôi đã thất vọng khi thấy Châu dùng loại dao bình thường mà ông chủ ghe có trên ghe. Trái táo đã được cắt ra làm ba mươi mốt phần theo số hiện diện mặc dù có người đề nghị chỉ cắt mười bốn phần theo số hiện diện của những đứa con nít. Tinô được hai miếng táo mỏng nhưng nó không biết ăn. Vừa nhai một miếng là nó nhè hết ra. Tôi đã cố gắng ép nó ăn để cầm đói nhưng nó nhất định phun ra chứ không chịu nuốt. Cuối cùng tôi đành nhặt các mảnh táo lẫn trong nước miếng của nó ăn lại cho khỏi phí. Những đứa trẻ khác, chẳng khác gì Tinô, khóc la kêu đói chứ nhất định không chịu ăn vật lạ. Phần lớn mấy đứa trẻ này là con ông chủ ghe cho nên khi nghe chúng khóc, ông ráo riết sai người châm dầu vào củi nhóm lửa nấu cơm. Bếp lửa được đặt trên sàn ngay trước buồng lái dưới chân chúng tôi ngồi. Nơi đây có nhiều người ngồi tựa vai nhau quây tròn như thể che gió nhưng thật là chăm chú theo dõi từng động tác của người nấu cơm. Chúng tôi đã hồi hộp nhìn những ngọn lửa thoi thóp bởi những cơn gió tạt bất chợt trong khi quan sát người thanh niên phụ lái đang trút nước biển vào nồi. Ngồi trên đùi của chồng tôi, Tinô không bỏ sót một động tác nào của những người đang xúm xít nấu cơm. Nó dán chặt mắt vào nắp nồi một cách chăm chú rồi lâu lâu đặt ánh nhìn lên mặt người nấu với sự mong mỏi chờ đợi. Khoảng mười phút sau, khi người thanh niên mở nắp nồi ra khuấy đũa thăm chừng, nó cầm bàn tay của bố nó, mở từng ngón ra rồi nắm bàn tay anh chìa trước mặt người nấu để xin cơm. Nó làm những động tác này rất nhiều lần khiến người thanh niên phải múc cho nó một chén khi cơm vừa chín tới. Chúng tôi đã tuần tự nhận phần cơm mình qua những cái nắp nồi, dĩa, chén hay nắp lon guigoz cũ. Có người vắt cơm thành nắm để đưa lại vật đựng cho ông chủ xới cơm cho những người khác. Ai nấy đều ăn cơm một cách ngon lành dù không có thức ăn kèm theo. Sau khi chia phần xong, những người đàn ông còn thay nhau vét nồi cạy cháy. Họ đã thảo lảo chia thêm cho vợ chồng tôi một miếng cháy nhỏ mà khi nhai tôi cảm thấy như hồn mình bay tận lên trời. Không hiểu do quá đói hay vì bởi chưa từng ăn cơm nấu với nước biển mà tôi cảm thấy chưa có một miếng ăn nào ngon hơn thế ở trên đời. Chúng tôi ăn vừa xong thì trời vừa chạng vạng tối. Nhiều đám mây đen xuất hiện trên bầu trời trong khi gió càng lúc mạnh hơn và sóng biển càng lúc càng nhấp nhô cao hơn. “Lại thêm một cơn giông!” Tôi lẩm bẩm lời này vì ngờ rằng biển về đêm thường trở nên hung dữ và hay có bão tố. Cái chết vẫn còn ám ảnh trong trí tôi nhưng tôi đã tự an ủi rằng nếu chúng tôi phải chết thì cũng được chết no. Ghe chúng tôi lúc này tiến nhanh hơn trước có lẽ do những người chèo được lại sức phần nào. Xuyên mắt qua bóng tối nhá nhem trước mặt, tôi thấy lờ mờ hai bóng người chèo còn hầu hết đều nằm sắp lớp trên sàn ghe. Trong sự yên lặng của mọi người, tôi chỉ còn nghe tiếng gào của gió và tiếng rì rầm của sóng. Một lúc sau tôi nghe tiếng đối thoại lớn tiếng của ông chủ ghe và anh Thảo. Ông chủ ghe nói là không thể quay mũi ghe theo hướng anh Thảo yêu cầu khi anh này nói rằng nếu tiếp tục đi theo hướng gió thì ghe chúng tôi không thể nào đến bờ Phi. Gió càng lúc càng thổi mạnh và tiếp tục đẩy chiếc buồm đưa ghe đi theo hướng ngược với hướng anh Thảo muốn. Trong lúc vợ ông chủ ghe tìm cách đưa đứa con Út của bà xuống sàn tìm nơi tránh gió, tôi quyết định đưa Tinô trở lại chỗ đuôi ghe. Mon men đến cái góc chẹt, tôi ép mình vào cạnh gỗ của mạn ghe, đưa mắt hoảng loạn nhìn về phía trước. Ngay chỗ buồng lái có vài bóng người mù mờ đang cố gắng túm tụm lại với nhau, trong khi trên đầu họ là cánh buồm liên tiếp nghiêng qua ngã lại theo những cơn quật của gió. Tiếng nói của anh Thảo, ông chủ ghe, chồng tôi cùng vài thanh niên càng lúc càng to như tiếng gào, cốt át cho bằng được tiếng gió và tiếng sóng. Họ cùng bàn cách hạ cột buồm để chiếc ghe thoát ra khỏi cơn gió xoáy. Chiếc buồm thật sự là mối hiểm họa cho chiếc ghe của chúng tôi trong lúc này. Có lúc tôi cảm thấy như mạn ghe nơi mình nằm như muốn chìm trong nước khi chiếc buồm bị gió quật rạp xuống gần sát mặt nước biển. Nhưng rồi nó lại bị nghiêng sang hướng đối ngược vì chiếc buồm bị gió tốc sang phía ngược lại. Thực tình là tôi chẳng hiểu sự ngã nghiêng của cánh buồm lúc đó do những cơn gió dữ tợn hay vì sự lay động bởi những người đàn ông đang vật vã tìm cách hạ nó xuống. Đến khi tôi không còn thấy cánh buồm và không còn nghe những tiếng phần phật kinh khủng của nó nữa, thì chiếc ghe của chúng tôi không còn bị chòng chành và nghiêng ngã nhiều như trước nữa. Yên tâm phần nào vì chiếc ghe không còn bị ảnh hưởng bởi những cơn gió kinh hồn, tôi vẫn còn sợ những cơn sóng lớn đang đe dọa xung quanh ghe mình. Những cơn mưa nước mặn bắn liên tục vào trong ghe khiến tôi cùng mọi người dí sát vào nhau hơn để tránh nước và đở bị lạnh. Tựa sát vào người đang nằm cạnh bên, tôi vừa chọc mắt vào cái không gian đen thùi trước mặt và vừa lắng tai nghe ngóng những gì đang xảy ra. Trong lúc quen thuộc với tiếng rít của gió và tiếng gầm của sóng, tôi bỗng nghe tiếng cầu cứu rất thống thiết và thê lương vang lên từ một nơi rất xa xôi và thăm thẳm của màn đêm. Cố gắng lắng nghe thật kỹ để phân định đâu là tiếng sóng, tiếng gió và tiếng người trong giây lát, tôi phỏng đoán tiếng khẩn cầu bi thương kia xuất phát từ một người nào đó ở trên ghe bị loãng ra xa bởi sự chuyển động của gió nên trở thành âm thanh quái dị và kinh đảm. Lập luận chưa làm dịu tinh thần lo lắng của tôi được bao lâu, tôi đã giật mình khi nghe tiếng hỏi của anh Thảo: “Anh Hùng có nghe tiếng kêu cứu không vậy? Tôi nghe nhiều tiếng khóc than kêu cứu tội nghiệp quá.” Sau khi nghe câu hỏi này tôi cố gắng lắng nghe câu trả lời của ông chủ ghe nhưng chẳng có một lời đáp lại nào ngoài tiếng gió hú, tiếng sóng gầm và tiếng kêu cứu hết sức thống khổ và ma quái. Tiếng nói rất lớn của anh Thảo lại vang lên “Tôi nghe tiếng kêu cứu từ phía này nè. Chắc là có chiếc ghe nào vượt biên như mình đang bị chìm. Anh có thể nói mấy anh em chèo về phía đó để giúp họ không?” Tôi không biết anh Thảo chỉ hướng này là hướng nào vì màn đen hoàn toàn mù mịt trước mắt tôi, nhưng tôi cảm thấy gai ốc nổi đầy mình khi quả quyết rằng từ chiều tôi không thấy chiếc ghe hoặc chiếc thuyền nào khác ngoài trừ chiếc ghe đơn độc của chúng tôi trên mặt biển mênh mông. Hơn nữa, tôi không hiểu làm sao chiếc ghe nhỏ xíu đang nghiêng ngã qua lại trong trong biển nước đầy sóng cao như lúc ấy có thể cứu thêm người. Một hồi sau, tiếng giục cứu người của anh Thảo và tiếng kêu cứu của những ai đó đều chấm dứt, và còn lại chỉ là tiếng than não nề của anh ta: “Ghe mình bị lạc hướng rồi!” Cung Thị Lan Những Tấm Lòng Nhân Ái Chương Mười Ba Mịt mù trong gió mạnh và sóng lớn, chiếc ghe của chúng tôi tiếp tục lệch sang hướng Đông Bắc thay vì phải đi theo hướng Đông. Lắng nghe những lời trao đổi của những người đàn ông về chuyện thay nhau chèo để bẻ mũi ghe đi đúng hướng, tôi đã kỳ vọng rất nhiều về sự hợp sức và tinh thần “còn nước còn tát” của họ. Tôi nghe anh Thảo nói là chiếc ghe sẽ không làm sao kham nổi với sức gió mạnh để bẻ ngược mũi chèo, cho nên cần phải làm một chiếc đuốc để đánh tín hiệu SOS cầu cứu với các tàu thuyền gần đó. Sau lời đề nghị của anh là tiếng i ới của ông chủ ghe gọi các người phụ tìm cây, giẻ, dầu, và quẹt. Chẳng mấy chốc, một ngọn đuốc sáng rực hiện ra. Lúc đó, tôi tưởng ánh sáng của ngọn đuốc xé khoảnh đen của đêm được lâu lắm, ai dè nó chỉ huơ qua lại được vài phút bị gió thổi tắt ngay. Thời gian ngọn đuốc cháy sáng chỉ đủ cho tôi thấy được vài cái đầu lố nhố trên buồng lái chứ không thể thấy được gì thêm. Dù là vậy, tôi không hề nghĩ là có chiếc tàu nào gần chiếc ghe của chúng tôi. Hình ảnh trơ trọi của chiếc ghe trên mặt nước tím thẫm mênh mông lúc ban chiều vẫn còn khảm trong tâm trí tôi và đủ để cho tôi khẳng định là không có chiếc tàu lớn đi ngang vùng biển này vì họ đã biết trước nơi có giông tố. Những người đàn ông cố gắng tìm mọi cách giữ ánh sáng của ngọn đuốc để đánh tín hiệu cầu cứu, nhưng ngọn đuốc chỉ sáng được vài giây là tắt ngay nên họ phải tháo ra để sửa hay quấn thêm giẻ mới để đốt lại rất nhiều lần. Tắt rồi lại sáng, sáng rồi tắt, ngọn đuốc luân phiên bật lên niềm hy vọng và nỗi thất vọng liên hồi trong lòng chúng tôi. Cuối cùng chúng tôi đã hoàn toàn tuyệt vọng khi nghe những người đàn ông than thở là không còn giẻ và dầu để làm đuốc nữa và anh Thảo cho biết là ghe đã lệch hướng rất xa. Tôi cảm thấy như tim mình như bị bóp nghẹt vì hiểu rằng đây chính là lúc tôi phải nhận lấy hậu quả cho sự quyết định của mình. Những người nằm gần chúng tôi, cũng im lặng chẳng khác nào vì có lẽ tất cả đều hiểu rằng đi vượt biển có nghĩa là mang theo cái chết theo mình. Quanh chúng tôi lúc này chỉ còn tiếng gió, tiếng sóng và tiếng khóc thút thít. Rất buồn bã và thê lương. Bất chợt, tiếng nói của ông chủ ghe và anh Thảo vang lên từ buồng lái. Thì ra họ đã không từ bỏ vai trò tài công và hoa tiêu trong lúc đối phó với tình trạng nguy khốn của chiếc ghe. Mặc dù không thể đổi mũi ghe đi đúng hướng, họ đã hết lòng hợp lực cùng nhau trong lúc thay phiên cầm lái, chèo và tát để đưa chiếc ghe vượt qua các cơn sóng dữ. Tôi căng mắt nhìn về phía họ trong khi tiếp tục lắng nghe những lời đối thoại. Niềm hy vọng hồi sinh trong lòng tôi khi tôi nghe lời báo của người hoa tiêu: “Mấy anh em có thấy chỗ sáng đèn kia không? Chỗ đàng kia kìa.” Không những chỉ có những người được gọi báo, vài cái đầu của những người đàn bà chúng tôi ngẩng lên từ dưới sàn ghe, đưa mắt tìm kiếm. Lòng tôi rộn ràng vui sướng khi thấy một vùng sáng rực trên mặt biển đàng xa. “Đúng rồi! Hình như là một chiếc tàu rất lớn.” Ông chủ ghe đáp lại.“Không phải đèn tàu! Đâu có tàu nào có nhiều đèn như vậy! Tôi nghĩ đó là chỗ khoan dầu và đèn tự động sáng về đêm. Nhưng mà anh cứ cho mấy anh em chèo đến đó đi! Biết đâu có người ở đó giúp mình. Anh Thảo nói với giọng thuyết phục trong khi ông chủ ghe đáp lại lời anh bằng lời hối thúc rất hào hứng: “Mấy đứa nghe không? Cố gắng lèo mũi lái về phía dàn đèn chỗ đó mau đi! Đến được đó rồi nghỉ.” Dù lời kêu gọi của ông chủ ghe phấn khởi thế nào, người cầm lái và người phụ chèo không hề đổi được hướng tiến của mũi ghe. Vẫn lệch so với chỗ đến dàn đèn khoảng chín mươi độ, chiếc ghe vẫn tiếp tục lao về phía trước. Đồng thời với sự lạc hướng, tốc độ của chiếc ghe tự dưng tăng lên một cách bất ngờ, nhanh hơn cả thời gian ghe chạy bằng máy kèm với buồm. Hốt hoảng, ông chủ gào những người đang cầm lái chèo theo cách chỉ dẫn của ông. Nhưng ông càng gào thét bao nhiêu thì chiếc ghe càng phóng xa chỗ có đèn sáng bấy nhiêu. Đang thất vọng trong lúc ngoái cổ nhìn về phía dàn đèn sáng, tôi bỗng giật mình vì tiếng rột roạt cọ sát bên ngoài mạn ghe nơi mình tựa lưng. Càng lúc tôi càng thấy nơi mình đang co ro nằm như được nâng cao hơn và hơi nghiêng ngược về phía sau một chút. Chỗ mạn thuyền nơi tôi tựa đầu và vai vào hình như bị chúc xuống trong lúc chỗ tôi đang cố gắng duỗi chân ra thì ngược lên cao hơn. Ngạc nhiên với sự lạ, tôi có cảm giác là ngay dưới đáy ghe chỗ mình nằm có một vật gì đó đang tạo sức đẩy cho sự di chuyển của chiếc ghe. Vật đẩy này đích thực là nguyên nhân của sự tăng tốc và là vật xúc tác đối với sự ù lì và chậm chạp của chiếc ghe giữa những đợt sóng lớn. Tôi chẳng hiểu lý do nào mà cái vật đẩy kỳ lạ ấy thực hiện điều này nhưng rõ ràng là nó đã kích thích chiếc ghe chúng tôi chạy nhanh hơn mà không cần biết đàng trước mũi ghe có bị cản trở gì hay không. Ghe chúng tôi vùn vụt lao trên mặt biển chẳng khác nào như chiếc xe máy đứt thắng đang vô định trên đường với một tốc lực kinh hồn. Cũng may là con đường mà tôi giả dụ chỉ là mặt biển mênh mông và trống vắng nên cái vật đẩy gì đó muốn đẩy chiếc ghe chúng tôi băng băng đến hướng nào thì đẩy mà không hề bị tai nạn giao thông vì sự va chạm trước mặt. Màn tối mù mịt của đêm và nước bắn tung tóe khiến tôi không thể nhìn thấy gì bên ngoài cái sườn ghe mặc dù nỗi tò mò trong lòng tôi càng lúc càng tăng theo tiếng rột roạt dị kỳ đang hòa lẫn vào trong tiếng ròng ròng đều đặn của nước chảy. Tốc độ cao tột cùng của chiếc ghe đã khiến cho tôi cảm tưởng sẽ bị rớt xuống biển một cách dễ dàng nên tôi đã phải bám chặt vào người cạnh bên và nhắm chặt mắt để đỡ bớt chóng mặt. Trong khi ói thốc tháo vì say sóng, tôi đã phải thụt chân về vì cái đạp của một người đang chập choạng bước qua. Lờ mờ qua đóm đèn pin hay đèn bão gì đó, tôi thấy khuôn mặt dáo dác của ông chủ ghe. Tưởng rằng ông muốn bước qua để đến chỗ đi tiêu, tại cuối đuôi ghe, nhưng tôi chỉ thấy ông len qua những người nằm cạnh, rảo mắt dò xét ngoài mạn. Không hiểu ông đã thấy gì và điều đó tốt xấu như thế nào, nhưng sau một hồi chăm chú soi rọi, ông đã lặng lẽ trở lại buồng máy. Tiếng anh Thảo vang to: “Cố gắng bẻ mũi lái đi mấy anh em ơi! Mình đi xa chỗ dàn đèn quá rồi.” Một người phụ lái nào đó đáp lại: “Hình như ghe mình bị vào luồng nước ròng, không ra khỏi được.” Tiếng ông chủ ghe vang lên: “Có phải là ghe vướng vào trong nước ròng đâu, nhưng cái đà này thì hết còn cơ hội đến chỗ đèn sáng đó được nữa rồi!” Tiếng rột roạt bên hông ghe từ từ nhỏ lần khi tiếng nước chảy ròng ròng vang to và đều đặn. Âm thanh như tiếng nước reo như khi thuyền rẽ ngang sóng lớn. Chỗ tôi nằm vẫn còn ở độ nghiêng không bình thường và mũi ghe vẫn chếch lên cao hơn so với mức trung bình khi lao về phía trước. Tôi không còn nghe tiếng đối thoại của ông chủ ghe và anh Thảo, và cũng rất hiếm khi nghe tiếng nước tạt. Dường như hai người đầu tàu này và những người đàn ông thanh niên khác đều bó tay trước tốc độ kỳ lạ của chiếc ghe. Khi chiếc đèn lù mù ở buồng lái tắt hẳn, nhiều tiếng ói, tiếng khóc và tiếng cầu nguyện vang lên liên hồi. Im lìm trong bóng tối, tôi thấy lòng quặn thắt khi nghe lời khẩn cầu thống thiết của ai đó:“Xin ơn trên thương xót phù hộ cho con của con! Xin trời phật cứu mạng cho chúng con. Chúng con là những người hiền lành vô tội, trời phật ơi!” Ôm chặt Tinô trong lòng, tôi khóc rất thảm thiết. Trong lúc tuyệt vọng vì không nghĩ ra cách để giúp con mình thoát khỏi cảnh hiểm nghèo đang có, tôi lại nghe nhiều tiếng cầu nguyện thống thiết của những người đàn bà nằm gần vang lên liên tiếp. Chúng gợi cho tôi nhớ lại câu chuyện của chị Lan, người hàng xóm của tôi, và cuộc đối thoại của chúng tôi. Chị kể cho tôi nghe lý do chị cạo trọc đầu là chị được qua khỏi căn bệnh ngặt nghèo sau khi nguyện cầu phật bà Quan Thế Âm cứu giúp. Lúc đó, tôi nói với chị là nếu tôi cầu với trời phật điều gì thì tôi thì chỉ nguyện ăn chay vài tháng chứ không bao giờ hứa cạo đầu. Khi nói vói chị Lan như thế, tôi nghĩ lời nói của mình chắc chắn như đinh đóng cột, thế mà trong tình trạng hiểm nghèo lúc ấy, tôi đã thành tâm nguyện với Phật tổ và Phật bà Quan Thế Âm là tôi sẽ cạo trọc đầu khi gia đình tôi được đến bờ bình yên. Bờ mà tôi mong mỏi được đặt chân đến là chỗ sáng đèn của giàn khoan dầu mà anh Thảo phỏng đoán; nhưng, càng lúc nó càng xa tít cho đến khi chỉ còn là một đốm mờ rồi mất hẳn. Rã rời trong tuyệt vọng, tôi ôm Tinô chặt hơn, nhất quyết không buông nó ra dù phải chìm vào trong lòng biển lạnh. Những người nằm cạnh ép chặt vào tôi hơn nhưng không phải chỉ vì kiếm thêm hơi ấm hay để khỏi phải rơi xuống biển như trước đó. Tất cả đều chuẩn bị cho số phận cùng chết chung. Chẳng mấy chốc, tiếng cầu nguyện và than khóc từ từ vơi đi rồi chìm mất. Trong bóng đen của đêm chỉ còn tiếng gió gào và tiếng đều đều của nước chảy. Chúng tôi lần lượt thiếp dần vào giấc ngủ; mặc cho chiếc ghe lao đến những nơi mà biển trời định đoạt. Cung Thị Lan Những Tấm Lòng Nhân Ái Chương Mười Bốn “Có Tàu! Có tàu! Có tàu kìa!” Tiếng reo inh ỏi của Tài đã đánh thức tôi dậy. Dáo dác nhìn quanh một lúc, tôi hững hờ nhìn bóng tàu ở xa thật xa. “Lại thêm một sự lơ là và rẻ rúng!” Tôi đã nghĩ thế nhưng lòng rất thanh thản và an bình. Ánh sáng dịu dàng của bình minh và sự tương đối phẳng lặng của mặt biển đã cho tôi cảm giác như mình đang ở trong giấc mơ đẹp sau khi trải qua cơn ác mộng kinh hoàng. Nhớ đến vật đẩy dưới đáy ghe nơi mình nằm, tôi vội vàng ngoái đầu ra ngoài sườn ghe để tìm hiểu, nhưng xung quanh chiếc ghe của chúng tôi giờ chỉ là một vùng biển xanh thẫm với những ngọn sóng vừa phải đang nhấp nhô lên xuống. Vì mặt biển tương đối phẳng lặng nên sàn ghe của chúng tôi không có độ nghiêng khá lớn như tối hôm qua nhưng điều ấy không thể thuyết phục là tôi đã bị ảo giác đánh lừa. Tôi tin chắc là cái vật đẩy nào đó đã nâng chiếc ghe chúng tôi cao hơn mặt biển và đã đưa chiếc ghe chúng tôi ra khỏi vùng có giông khi nó tạo ra những tiếng rột roạt ngay mạn thuyền tôi nằm tựa vào. Chính cái vật đẩy đó đã đưa chúng tôi đến vùng biển tương đối êm dịu này trước khi bỏ đi. Giờ đây không có nó, chiếc ghe chúng tôi trở lại tình trạng ù lì gần như bại liệt và những người phụ lái phải ra sức chèo để tránh tình trạng nước theo chân vịt vào khoang ghe. Trong lúc mọi người chểnh mảng nhìn quanh biển, những đứa nhỏ đột nhiên la khóc dữ dội. Tinô cũng òa khóc theo trong khi uốn éo mình mẩy của nó trong lòng tôi. Biết nó cũng ở vào tình trạng khổ sở vì rít róng, tù túng và đói khát như những đứa trẻ kia nên tôi đành cởi chiếc áo của nó ra để liệng xuống biển trước khi ẵm nó lên nóc buồng lái xin ông chủ cho ngồi lại chỗ cũ. Sở dĩ tôi làm vậy là để nó đỡ bớt nóng nực và hy vọng xin nước cho nó từ cái thùng chứa gần đó. Ngày hôm trước, ông chủ ghe rất dè sẻn cho mọi người nước uống vì số nước trong thùng còn lại rất ít. Những cây đá mà ông định dùng làm nước uống đã tan chảy và bị tạt xuống biển từ bao giờ; cho nên, nước trong thùng chứa chẳng có được bao nhiêu từ những mảnh đá vụn tan ra và hiện thời chỉ để dành cho những đứa con nít. Tinô được uống nước lại được thoát khỏi cái áo đầy nước biển và chất nôn ói nên trông vui vẻ hẳn lên. Sự hài lòng của nó làm tôi yên tâm phần nào trong lúc vẫn còn xốn xang với cảnh nó ở trần, không có áo mặc. Tự an ủi là chiếc lưng đầy sảy của nó cần được thoáng khí, và không thể dùng chiếc áo khá bẩn của nó nữa để biện minh cho việc làm của mình, tôi dự định là sẽ dùng chiếc áo khoác dơ dáy của mình để bọc tấm thân nhỏ nhoi của nó khi trời về đêm. Vài bà mẹ cũng đã tháo áo và cả quần của con họ quẳng xuống biển vì chúng bẩn đến độ làm da non của mấy đứa nhỏ đỏ ửng và lấm tấm sảy. Trong khi dằn vặt và chua xót với cảnh con mình trần truồng như thế, những người mẹ chúng tôi đắm chìm trong ý tưởng riêng. Không khí buồn tẻ bao trùm lấy chiếc ghe cho dù nó lờ l?ng trên mặt biển như chiếc du thuyền. Không hề tỏ ra chút chú tâm, hai người phụ lái đẩy mái chèo một cách lờ đờ, miễn cưỡng và không định hướng. Tiếng nói đầy thất vọng của Tài vang lên:“Chiếc tàu đó đi nữa rồi!” Thông điệp này đã làm tôi buồn bã như những lần trước; nhưng lần này không hiểu sao, tôi lại trông ngóng và mong chờ sự loan báo mới của Tài với hai chữ “Có tàu!” Những lời đồn đãi về sự cạn kiệt của tấm lòng nhân đạo thế giới trước khi vượt biển vẫn còn đọng trong trí của tôi nhưng tôi không tin là thế gian đã mất hết lòng nhân đạo. Tôi vẫn còn hy vọng và tin tưởng là chúng tôi sẽ được cứu vớt trong một ngày nào đó, miễn là ghe chúng tôi không bị dìm chìm bởi giông to sóng lớn hoặc được tấp vào một bờ đất nào đó. Nhìn màu nước xanh đậm của biển, tôi bỗng nhớ những ngày ra bãi ngồi ngắm trời, mây nước. Lúc ấy, từ bờ nhìn ra khơi tôi thường hay mơ ước được lênh đênh giữa biển trời như thế để thấy tâm hồn thư thái, an bình và riêng biệt. Giờ đây, ở giữa vùng nước mênh mông như ước muốn cũ, tôi lại cảm thấy ngao ngán màu xanh biển đến kinh hoàng. Ao ước duy nhất của tôi lúc này là tìm thấy được màu xanh của lá để chiếc ghe nhỏ bé của mình có được một bờ bến tấp vào. Tuy nhiên, bến bờ mà tôi muốn đến là một hoang đảo nơi chúng tôi có thể tìm thức ăn nước uống trong lúc chờ máy bay phát hiện hoặc những chiếc tàu ngang qua cứu giúp chứ không phải là nơi thuộc đất nước mà ghe chúng tôi vừa trốn thoát đi. Ở đó, chắc chắn là sự bắt bớ và tù đày đang chờ chực chúng tôi. “Có tàu, có tàu! Có chiếc tàu lớn đàng kia kìa!” Tiếng reo của Tài làm tôi giật mình đưa mắt nhìn theo cánh tay chỉ của nó.Một tiếng nói đầy bất mãn của một thanh niên nào đó vang lên:“Có tàu! Có tàu! Cho một trái lựu đạn này là có cũng như không!”Hốt hoảng, tôi la lớn:“Ê! Đừng có làm bậy đó nghe! Mình đang ở trong hải phận Quốc Tế mà gây tiếng nổ; mấy tàu khác họ tưởng là tàu hải tặc làm khó dễ với mình là lớn chuyện đó!” Vì quá sợ hãi tôi đã nói vậy chứ lời nói của tôi chẳng đúng lý lẽ gì; nhưng bà chủ ghe vừa nghe tôi nói đã trừng mắt về phía những người thanh niên đang đứng cầm chèo:“ Đứa nào vừa nói như vậy đó? Thằng Tèo? Thằng Luân? Hay thằng Châu? Tao cấm tụi mày làm chuyện bậy bạ! Nghe chưa!”Tôi vội đính chính:“Nếu những người trên những chiếc thuyền lớn có ống dòm thấy ghe mình có toàn đàn bà con nít bơ phờ, xơ xác thì không nghĩ là ghe hải tặc đâu nhưng nếu mình gây nổ ở vùng biển Quốc Tế là bất hợp pháp.”Bà chủ ghe không đáp lời tôi, vẫn quay mặt về phía những người chèo lớn giọng:“ Có nghe không Tèo? Luân? Châu? Tao nói không ném lựu đạn là không ném lựu đạn! Đứa nào không nghe lời thì đừng trách tao.”Châu đáp lại với giọng trấn an:“Thằng Tèo nói chơi thôi mà dì! Chứ nó có lựu đạn gì đâu!”“Có hay không chỉ có tụi mày biết, nhưng tao nói không là không!”Bà chủ la như vậy rồi quay lại giải thích với tôi:“Tụi nó thường đem chất nổ để ?ánh b?t cá. Tôi không biết tụi nó có đem theo lúc này không nhưng tôi phải la như vậy để ngừa tụi nó làm bậy.” Tôi im lặng vì sốc. Tôi đã tiếc nuối mãi về chuyện để mất vũ khí tự vệ của mình, mà có ngờ đâu những người thanh niên trên ghe có cả chất nổ trong tay. Nếu vợ chồng chúng tôi còn chiếc dao xếp của cha chồng tôi thì vẫn không thể nào bảo vệ được Tinô khi mà sức mạnh của người cầm vật nổ sẽ khống chế tất cả mọi người trong tình trạng lộn xộn trên ghe. Hình dung những chuyện chẳng lành sắp xảy ra, tôi hoàn toàn xuống tinh thần, và cảm thấy nản nề hơn khi nghe tiếng nói đầy thất vọng của Tài:“Chiếc tàu đó lại đi nữa rồi!”“Có tàu, rồi lại không có tàu! Nói hoài mà không thấy có tàu nào đến cứu thì tao quăng mày xuống biển để cá ăn thịt trước đó!” Tiếng lầm bầm của ông chủ ghe làm tôi hoảng sợ. Tôi biết ông nói cho có nói hoặc là để hả giận với những điều xảy ra ngoài ý muốn chứ không có ý hại Tài khi mà tôi nghe phong phanh nó là cháu ruột của ông hay của vợ ông gì đó. Thế nhưng sự bất mãn của người phụ lái đến người chủ ghe đã cho tôi thấy rõ ràng dấu hiệu khủng hoảng tinh thần của những người đang điều hành chiếc ghe. Rùng mình với những tưởng tượng không hay trong trí, tôi hứa với lòng là sẽ không bàn bạc hay nói năng gì với ai nữa để được yên thân. Tài không bất bình với những lời cằn nhằn của ông chủ ghe, nói như reo:“Có tàu! Có tàu kìa!” Mọi người dồn mắt nhìn theo hướng chỉ của nó. Vài người ngồi trước mũi lao xao: “Đúng rồi! Có tàu! Có tàu!”“Hình như cái tàu đó đang đi tới phía ghe của mình!”“Cầu trời cho cái tàu đó vớt mình!”Sự rộn rã của mọi người làm tôi cảm thấy hân hoan hẳn lên. Mắt của tôi như muốn căng ra để nhìn cho kỹ chiếc tàu đàng xa. Đúng như mọi người nhận định, m?t chiếc tàu đang di chuyển rất chậm nhưng mũi của nó hướng về phía ghe chúng tôi chứ không phải ngang qua trước tầm nhìn của chúng tôi như những chiếc tàu trước đó. “Hình như chiếc tàu bỏ đi lúc nãy. Nó vòng trở lại để đến ghe mình.” Tiếng nói của anh Thảo vang lên. Lòng tôi ngập tràn vui sướng và hy v?ng khi nhận ra chiếc tàu th?c s? đang trực chỉ đến chiếc ghe của chúng tôi. Càng lúc nó càng hiện rõ hơn nhưng càng đến gần, nó di chuyển rất chậm chạp. Tôi đã hồi hộp khá nhiều khi thấy những bóng người lăng xăng chạy trên boong tàu. Hình như họ đang tìm cách di chuyển chiếc tàu đến gần ghe chúng tôi trong lúc cố gắng hạn chế những con sóng lớn có thể gây lật chiếc ghe quá nhỏ bé của chúng tôi. “Tàu Xã Hội Chủ Nghĩa rồi bà con ơi! Cờ nó có sao!”“Thôi rồi! Kỳ này mình bị tụi Xã Hội Chủ Nghĩa bắt giao cho công an rồi!”Giật mình, đảo mắt theo hướng nhìn của những người loan tin, tôi thấy trên mạn thuyền có một chiếc cờ xanh màu nước biển nhạt và ngôi sao trắng ở chính giữa. Tôi đã phân vân rất lâu vì không biết đó có phải là cờ của nước Xã Hội Chủ Nghĩa hay không; nhưng sau một hồi ôn lại trí nhớ, tôi chắc chắn rằng mình chưa hề thấy nó khi học thuộc cờ của các nước trên thế giới. Bởi vì nếu đã từng, thì tôi đã có thể thuộc hai màu trang nhã của nó một cách dễ dàng rồi. Tôi cũng không tin đó là tàu của các nước Xã Hội Chủ Nghĩa vì điệu bộ đi lui tới vội vã của những người trên tàu biểu hiện sự lo lắng quan tâm hơn là vây bắt để trừng trị. Dù suy luận như thế, tôi không dám bàn tán một lời nào ngay cả bày tỏ sự tán thành với lời phán của một người đàn bà nào đó:“Có bị tụi Xã Hội Chủ Nghĩa bắt cũng lên tàu, chứ kiểu này thì trước sau gì tụi nhỏ cũng chết.”Quay về phía tiếng nói ấy, tôi thấy nhiều cánh tay vẫy của người đàn bà con nít đang ngồi, quỳ lổn nhổn trên sàn tàu. Vài người khóc nức nở trong khi chắp tay xá lạy rối rít. Chồng tôi và những người thanh niên gần đó cũng đỏ hoe mắt khi đưa tay vẫy gọi. Họ, chẳng khác gì tôi, tuy hy vọng được cứu vớt nhưng vẫn ám ảnh sự lạnh lùng và dửng dưng của những con tàu của ngày trước đó, nên đã không ngừng tuôn nước mắt trước sự thật đang xảy ra. “Cảm ơn trời phật đã xui khiến cho những người trên tàu ấy cứu mạng con của con.” Tôi đã thì thầm lời này khi xiết chặt vòng tay quanh người của Tinô.Trong lòng tôi, Tinô nhìn chằm chằm về phía trước với ánh mắt mong đợi và khao khát. Thì ra, trong cái đầu non nớt, nó cũng ý thức được là những người đang chạy tới chạy lui trên con tàu lớn ấy sẽ là những vị cứu tinh của nó. Khi khoảng cách giữa chiếc tàu lớn và chiếc ghe của chúng tôi chỉ còn độ bốn mươi mét, một người đàn ông có dáng dấp bệ vệ như thuyền trưởng đang đứng tựa thanh chắn của boong tàu đưa tay ra hiệu cho chúng tôi lái ghe tới chỗ mà ông muốn. Lúc này chiếc tàu lớn đã ngừng hẳn nhưng có lẽ máy của nó vẫn còn hoạt động nên đã tạo nhiều ngọn sóng cuồn cuộn xung quanh. Trước vẻ ngần ngừ của hai người thanh niên đang cầm mái chèo, ông chủ ghe quyết định chèo ghe một mình. Tôi đã thấy sự căng thẳng nhiều lần trên khuôn mặt của ông chủ ghe trong những ngày vượt biển nhưng chưa bao giờ thấy khuôn mặt ông căng thẳng hơn lúc ấy. Dọn quang một chỗ nơi mạn ghe phải rồi đứng trong tư thế vững vàng, ông khoát mái chèo một cách rất dè chừng và cẩn thận. Tim tôi đập thình thịch khi thấy chiếc ghe cưỡi trên những ngọn sóng vì hiểu là nó có thể lật úp một cách bất thình lình nếu người lái ghe lỡ tay trong phút giây ngắn ngủi nào đó. Nếu như thế thì chẳng có đứa con nít nào có thể vớt lên khỏi mặt đại dương chưa kể những người không biết bơi như tôi. Chẳng khác gì tôi, mọi người hồi hộp theo dõi sự di chuyển của chiếc ghe trên những con sóng dập dềnh thay vì nhìn lên chiếc tàu trước mặt. Xoay ngang một cách khó khăn trên những con sóng, chiếc ghe dịch từ từ đến vị trí song song với hông của chiếc tàu rồi tiến đến nơi chỉ định. Người đàn ông ở trên boong có dáng dấp bệ vệ và đứng đắn của một thuyền trưởng tỏ ra rất căng thẳng khi cho thả chiếc dây thừng lớn khổ màu xanh biển nhạt xuống chỗ ghe dừng. Chỉ vài phút, những người thanh niên trên ghe nắm được đầu mối rồi phụ nhau cột nó trước mũi để giữ cho chiếc ghe yên định phần nào ở chỗ gần thang sắt. Nhốn nháo reo mừng, đàn bà, con nít đứng lên, ùn ùn tiến về phía mạn trái gần mũi ghe, nơi cập gần sát chiếc thang sắt của chiếc tàu lớn khiến cho chiếc ghe chònh chành, nghiêng ngả không ngừng. Trong khi ông chủ ghe cố gắng ghìm tay chèo để giữ sự thăng bằng cho chiếc ghe, anh Thảo kêu nài mọi người đi từ từ chớ đừng chen lấn vậy mà chẳng ai màng để ý đến họ. Không thể giữ im lặng được nữa, tôi nói lớn:“Từ từ chờ đến phiên không được sao vậy? Mấy ngày trong giông tố không bị sao hết, nay ai nấy tranh nhau leo lên thang để bị rớt chìm dưới nước, không ai cứu kịp thì đừng có mà hối hận!” Bà chủ ghe đang dượm người đứng lên, nghe tôi nói như thế thì ngồi lại chỗ cũ, đưa mắt về phía mà tôi đang nhìn chằm chằm. Từ trên chiếc thang sắt, hai người đàn ông, một đen một trắng, đang leo xuống để phụ ẵm những đứa nhỏ lên tàu. Họ đã xuống lên nhiều lần trên chiếc thang sắt để lần lượt đưa tất cả những đứa trẻ lên tàu một cách an toàn và cẩn thận. Khi chiếc ghe vơi người, ông chủ ghe đến bên vợ, đưa tay ẵm đứa con út bên hông, hỏi tôi với khuôn mặt rạng rỡ:“Cô thấy tui chèo tài không? Không phải dễ đâu.”Tôi đáp:“Ai cũng biết anh tài mà! Không phải chỉ có chuyện cập ghe gần chiếc tàu này đâu mà cả những ngày ghe trong giông to sóng dữ nữa.”Tôi định nói thêm: “Anh đích thực là Anh Hùng như tên gọi!” nhưng gượm lại vì nghĩ lời tông bốc chẳng tăng thêm ích lợi gì khi phần thưởng dành cho sự tài trí của ông đã được đáp bằng sự cứu vớt bất ngờ rồi. Chồng tôi đã ẵm Tinô theo sau ông chủ ghe để leo lên thang sắt. Khuôn mặt anh lộ vẻ hân hoan chẳng khác gì ông chủ ghe làm tôi nhớ lại là chẳng hề nghe người đàn ông hay thanh niên nào cầu nguyện trong những phút hiểm nguy. Có lẽ đối với họ, sự hợp lực để đối phó cho sự an toàn của chiếc ghe thiết thực hơn những điều mà đàn bà và con nít chúng tôi làm trong tình trạng bất khả năng của mình. Giờ đây, chặng đường nguy hiểm đã qua, và sự an toàn chắc chắn đang chờ đợi trên chiếc tàu lớn trước mặt, niềm vui sướng của chúng tôi rộng thênh thang chẳng khác biển trời.Người đàn ông da trắng, đứng tuổi có dáng vẻ oai nghiêm đúng là thuyền trưởng như tôi đoán. Ông đã cho nhân viên tháo dây thả chiếc ghe trôi đi khi tất cả chúng tôi lên hết trên boong. Trong lúc anh Thảo tường trình cho ông những gì xảy ra cho chiếc ghe chúng tôi bằng tiếng Anh, ông chủ ghe luyến tiếc nhìn chiếc ghe đang bồng bềnh trên mặt biển, và nói với chúng tôi rằng:“Phải chi máy không hư, đến được đảo Phi thì mình có thể giữ nó làm vật kỷ niệm rồi! Thấy nó nhỏ như vậy mà chắc ghê chưa!”Theo hướng nhìn của ông, tôi xúc động nhìn lại vật đưa mình qua chặng đường sóng to biển dữ trong những ngày vừa qua. Đúng như ông nói, tuy chỉ là chiếc ghe nhỏ nhưng nó không bị rã, vỡ hay bị đánh tan bởi những con sóng lớn. Có lẽ ông đã lường trước khả năng của nó nên đã trét, trám hay đóng ghép kỹ càng trước khi lên đường với hy vọng lưu giữ nó ở bờ đất Phi Luật Tân như một kỷ vật. Giờ đây, càng lúc càng xa chiếc ghe nhỏ nhoi và trơ trọi trên mặt biển, tôi cảm tưởng như xa một vật thân thương của mình chẳng khác gì tâm trạng của ông chủ ghe. Anh Thảo nói chuyện với ông thuyền trưởng xong, báo cho chúng tôi biết là chiếc tàu cứu chúng tôi không phải là tàu Xã Hội Chủ Nghĩa mà là tàu buôn dầu của Đan Mạch. Tàu này sẽ đi đến Nhật, vì thế thuyền trưởng sẽ đưa chúng tôi đến đó, còn chuyện định cư nước nào thì sẽ phân giải sau. Vừa nghe báo thế, cả nhóm người chúng tôi ồ lên reo mừng sung sướng. Những người đàn ông và thanh niên đều thở phào nhẹ nhõm trong khi nhìn nhau bằng những đôi mắt vui tươi. Với ánh mắt tươi vui không kém, anh Thảo kể cho chúng tôi nghe là ghe chúng tôi được cứu nhờ một thanh niên trên tàu thường chạy bộ trên boong mỗi buổi sáng. Sáng nay, sau khi chạy bộ, người thanh niên này dùng ống nhòm ngắm biển thì thấy chiếc ghe nhỏ với những đứa nhỏ trần truồng và phờ phạc nên chạy báo cho thuyền trưởng ngay. Thuyền trưởng, người điều khiển tàu dầu Đan Mạch này, đã từng cứu vớt nhiều chiếc ghe vượt biển của thuyền nhân Việt Nam khi ngang qua lại vùng biển Thái Bình Dương nhiều lần, nên khi nghe tin, liền cho họp thủy thủ đoàn để bàn tính chuyện cứu vớt. Bởi vì chiếc tàu dầu của ông khá lớn trong khi chiếc ghe chúng tôi quá nhỏ, ông đã bàn với các nhân viên của ông cho tàu làm một vòng cua khá rộng và giảm tốc độ của nó khi đến gần ghe chúng tôi để tránh sự lật úp. Đồng với sự tính toán này, ông đã ra lệnh cho đầu bếp nấu xúp và chuẩn bị thức ăn cho chúng tôi. Nhìn những khuôn mặt đầy xúc động của chúng tôi, anh Thảo cho biết thêm là thuyền trưởng đã lấy danh sách của nhóm để chọn phòng ở cho chúng tôi theo gia đình và giới tính. Khoảng hai mươi phút sau, chúng tôi lần lượt rời khỏi boong tàu để đến phòng mình tắm rửa. Trên đường đi, tôi đã rón rén từng bước vì hiểu rằng sự dơ bẩn của bản thân mình có thể tổn hại đến sự sang trọng và sạch sẽ của những tấm thảm đỏ dưới chân. Những người thủy thủ trên tàu đã chia cho chúng tôi áo quần của họ khi kèm theo những chiếc khăn tắm và xà phòng. Vợ chồng tôi được hai bộ đồ của người đầu bếp người Phi Luật Tân nên đã bỏ hai bộ áo quần dơ dáy đến độ không thể sử dụng lại được c?a mình. Riêng Tinô, tôi đã phải giặt chiếc quần dài của nó rồi cho nó mặc lại ngay khi quần còn ẩm ướt. Những đứa khác hoặc trần như Tinô hoặc trần lẫn truồng vì những bộ đồ cũ của chúng không thể nào sử dụng được nữa. Có những đứa thiếu niên phải bơi trong những chiếc áo phùng phình của các thủy thủ đô con như đang mặc áo đầm và vài người đàn bà cũng trong tình trạng như vậy.Tắm rửa xong, chúng tôi được hướng dẫn đến phòng ăn. Phòng này ở tầng dưới tầng của các phòng chúng tôi ở. Nó là một phòng ăn rộng rãi và rất lịch sự. Tuy cạnh bếp, nhưng quầy ngăn giữa khu nấu với các bàn ăn đẹp và lịch sự chẳng khác nào ba rượu của các nhà hàng khang trang và sang trọng trong các phim nước ngoài mà tôi từng xem được trước đây; cho nên, khi đi nhận thức ăn, tôi có cảm giác như mình đang được phục vụ trong một nhà hàng quý phái. Chúng tôi được tự do chọn bàn ăn để ngồi theo nhóm và những người mình muốn ngồi chung. Phần lớn mọi người đều ngồi theo gia đình và gần cửa sổ kính, nơi có thể ngắm biển dễ dàng. Những khuôn mặt hí hởn và hạnh phúc của mọi người trong lúc chờ lấy thức ăn cho tôi cảm tưởng như cả nhóm sắp ăn tiệc mừng cho ngày được hồi sinh của mình. Hít hà với mùi thơm của xúp và bánh nướng, tôi chợt nhớ hôm nay là ngày 2 tháng 4 năm 1989. Mười bốn năm trước, nó là ngày buồn của thành phố biển Nha Trang của chúng tôi, còn bây giờ là ngày chúng tôi được phục sinh. Những tô xúp trước mặt chúng tôi là những tô xúp đầy nghĩa tình của lòng nhân ái mà chủ nhân của chúng đã ban phát cho chúng tôi với một sự tiếp đãi rất ân cần và đầy tình người. Đây là món ăn mà chắc chắn là tôi không thể nào quên trong suốt cuộc đời của mình. Và sau này cho dù tôi có món ăn cao lương mỹ vị nào chăng nữa, không có món nào có thể sánh bằng. Trưởng đầu bếp và người phụ tá của ông có lẽ động lòng vì thấy vẻ háu đói của mấy đứa nhỏ khi ăn xúp thịt bò nên đã bàn nhau cho mỗi đứa nhỏ thêm một ly sữa, một trái táo và cho chung hộp bánh. Chúng tôi chỉ có thể nói cảm ơn với họ khi nhận các thứ chứ không thể nào bày tả hết tấm lòng biết ơn của mình. Dường như thấu hiểu sự giới hạn của bất đồng ngôn ngữ và tính mắc cở của chúng tôi mà những người này hiếm khi hỏi chuyện chúng tôi. Ăn xong, những người lớn trong nhóm chúng tôi dọn dẹp đâu đó sạch sẽ rồi dặn dò những đứa con nít nhất là những đứa thiếu niên không được tò mò hay táy máy đồ vật trên tàu. Trước khi rời phòng ăn, chúng tôi còn nhắc nhở mấy đứa nhỏ về chuyện giữ danh dự cho người Việt Nam rồi dặn dò kỹ lưỡng về chuyện giữ thiện cảm của người ngoại quốc dành cho người Việt để sau này họ còn tiếp tục cứu vớt những chiếc ghe vượt biển của những thuyền nhân đi sau. Chưa kịp về phòng, chúng tôi được ông thuyền trưởng mời lên boong chụp hình chung làm kỷ niệm. Chụp hình xong, ông hỏi anh Thảo địa chỉ để đánh điện tín về nhà cho thân nhân chúng tôi được an tâm. Chúng tôi đã cấp cho ông ba địa chỉ: nhà ông bà chủ ghe, đại diện cho nhóm ghe, nhà chị Hạnh đại diện cho nhóm hoa tiêu của anh Thảo, và nhà chồng tôi với tư cách là khách tham gia chuyến vượt biển. Cung Thị Lan Những Tấm Lòng Nhân Ái Chương Mười Lăm Niềm vui sướng đã khiến chúng tôi không thể nào chợp mắt được chút nào dù được chăn ấm, nệm êm, không gian yên tĩnh và riêng tư. Bất lực với chứng mất ngủ kỳ lạ, chúng tôi đã lang thang lên xuống cầu thang để đến phòng ăn lấy nước uống hay nói vài ba câu chuyện với nhau ở hành lang. Anh Thảo, dù cùng ở tình trạng mất ngủ và buồn chán như chúng tôi, cảnh cáo với chúng tôi là nên ở trong phòng riêng của mình, và hạn chế lên xuống thang lầu hay qua lại các hành lang để giữ yên lặng cho thủy thủ đoàn làm việc khi trời sáng cũng như vào lúc ban đêm. Thực sự là chúng tôi chẳng hề gây phiền toái cho những chủ nhân trên tàu khi mà các phòng ở của chúng tôi không cùng tầng với họ. Trong khi chúng tôi ở tầng thứ ba thì họ ở tầng hai hoặc tầng dưới cùng khu nhà ăn. Có lẽ vì thủy thủ đoàn quá ít trong khi con tàu đồ sộ có quá nhiều phòng cho nên có rất nhiều phòng thừa chưa từng có người ở qua. Tôi đã đến viếng các phòng khác của những người cùng chuyến vượt biển và thấy phòng nào, phòng nấy đều thơm mùi mới. Các phòng mới này có đầy đủ giường nệm, tủ gỗ, bàn viết và phòng tắm mới toanh. Đặc biệt là các cửa kính của chúng ở các vị trí khác nhau nên người ở có thể nhìn được quanh cảnh bên ngoài ở những góc độ khác nhau. Trong phòng mình, tôi thường hay đứng trên thảm đỏ cạnh tấm màn treo gần cửa kính để ngắm trời mây và biển nước vì chẳng có việc gì khác để làm. Mỗi lần như thế, tôi có cảm tưởng như là thượng khách của một khách sạn quý phái rồi bâng khuâng mãi với sự may mắn mà mình đang có. Khi còn điêu đứng với tình trạng hiểm nguy và khổ sở trên ghe, có bao giờ tôi nghĩ hay mơ ước được sống sung sướng và đầy đủ tiện nghi như vầy đâu! Trong tâm tưởng của tôi lúc đó, chỉ cần một vùng đất của một hoang đảo cho chúng tôi thoát ra khỏi biển nước mênh mông đã là sự quý hóa lắm rồi. Giờ này, sự may mắn ngoài sự tưởng tượng đã đến với tôi như một phép nhiệm mầu ngọt ngào. Như người được kéo lên thiên đàng sau những ngày bị đày dưới địa ngục, tôi thấy hồn mình bay bổng nhẹ tênh. Dù là vậy, điều này không có nghĩa là tâm trí của tôi được thanh thản và bình an. Cảnh đối phó với những ngày sóng to gió lớn, cảnh đói khát, cảnh đẫm ướt trong nước biển, nước ói, nước tiểu, và phân vẫn bám chặt trong óc tôi như không thể giải tỏa ra hết được. Để trấn tĩnh lại sự xáo trộn trong tinh thần, và vỗ về giấc ngủ mình, tôi đã dùng phương pháp đếm thứ tự các con số; thế nhưng, hễ mỗi lần nhắm mắt là tôi lại thấy hồn mình lâng lâng vui sướng vì hình ảnh của sợi dây thừng màu xanh biển tung trong không trung và đang từ từ rơi xuống. Sau đó, tôi cảm thấy đầu của mình cứng chặt lại vì màu xanh thẫm mênh mông và vô tận của đại dương. Trong khi màu xanh nhạt của chiếc dây thừng đã cho tôi niềm hy vọng của sự yên bình và tin cậy, màu xanh thẫm của đại dương vẫn còn khảm trong trí tôi nỗi sợ hãi kinh khiếp vì sự chết cận kề. Sự tương phản của hai màu xanh đã làm tôi thần kinh của tôi căng ra rồi dùn lại không biết bao nhiêu lần khi nhắm mắt. Mức khác biệt tối đa của chúng đã khiến tôi bị mất ngủ hơn năm ngày liền trên tàu. Tôi biết sự biến động tâm lý mình không thể phôi phai một sớm một chiều và chỉ có thể tìm lại giấc ngủ bình thường sau khi tâm thần tôi được ổn định. Điều này không thể xảy ra trong thời gian ngắn bởi vì khi gặp nhóm người vượt biển tại khu ăn uống, tôi đã có thêm nhiều suy nghĩ và ưu tư hơn. Trong khi đồng ý với lời xì xầm của những người trong nhóm hoa tiêu về chuyện vợ ông chủ ghe cho bà con đi “hôi” quá nhiều, tôi đã ngỡ ngàng khi thấy họ và vài đứa con của họ đeo khá nhiều nhẫn vàng y. Tôi không ngờ một người tài trí như ông chủ ghe lại nghĩ đến chuyện mua cất vàng làm vật tùy thân thay vì phụ tùng sửa máy cho những ngày tự thân tự lực trong những ngày trên biển. Nếu chúng tôi không được tàu cứu vớt thì số vàng ấy sẽ đi về đâu và có giá trị gì? Tôi thầm trách ông rất nhiều về chuyện không cân nhắc giá trị của sự vật khi chuẩn bị cho chuyến hải trình đầy nguy hiểm vừa qua; tuy nhiên, sau khi suy nghĩ sâu kỹ, tôi hiểu vì sao ông phải thủ thân như thế. Nếu chúng tôi chẳng may bị công an phát hiện và chiếc ghe, vốn liếng duy nhất của ông, bị tịch thu, thì ông phải làm gì để nuôi bảy đứa con trên một đất nước có nhiều chính sách khó khăn và phức tạp. Hơn nữa, phòng trữ vàng để nuôi các con ông trong trại tị nạn khi dự tính đến bờ Phi Luật Tân là chuyện có thể hiểu được. Có rất nhiều chuyện để suy nghĩ và cũng có rất nhiều điều có thể lý giải được cho sự thông cảm mục đích của việc làm người khác; tuy nhiên, trong tất cả sự việc, sự hy sinh của người ở lại mới là đáng kể. Hơn bao giờ, tôi nhớ đến chị Hạnh và những tiếng thở hổn hển của chị khi chở tôi qua cầu Rà Ra và cầu Xóm Bóng. Lúc đó chị đã tâm sự là chị đã trả đứt tiền mua chiếc ghe để các con chị có thể vượt biên gặp ba của chúng ở Mỹ và là chị phải hy sinh ở lại để thanh toán những chi phí còn lại cho chuyện bãi và dầu. Sự hy sinh ấy nay được đáp đền bằng bức điện tín của ông thuyền trưởng và chắc hẳn là chị sẽ rất vui mừng khi nghe tin các con chị bình an. Chị đã đến nhà chồng tôi để nhận số vàng như đã giao kèo chưa thì tôi không thể nào đoán ra nhưng tôi hình dung được cảnh toan tin của những người trong thành phố biển. Giờ này có lẽ mọi người đều biết là chuyến ghe vượt biển của chúng tôi đã thành công và đang kháo nhau về chuyện liều lĩnh của chúng tôi. “May là con mình không bị chết chìm cho nên không bị dè bỉu là chết ngu!” Tôi vô cùng cảm kích sự cứu độ của Trời Phật khi nghĩ như thế. Cũng nhờ sự dẫn dắt vô hình của các đấng tối cao mà chiếc ghe của chúng tôi lạc hướng đến chiếc thuyền có người thuyền trưởng nhân đạo. Tưởng tượng cảnh gia đình chồng tôi ngạc nhiên khi nhận điện tín, tôi vui sướng đến điên cuồng cho dù cảm giác bàng hoàng với thực tế ngọt ngào mà mình đang có chưa hết trong tâm trí tôi. Nhiều lần, tôi cảm thấy sợ hãi vì nghĩ rằng sự may mắn trong hiện hữu chỉ là ảo mộng. Tôi đã không hề chợp mắt được có lẽ một phần cũng từ sự lo lắng này. Thuyền trưởng không những là người nhân đạo mà còn là người rất tế nhị. Thấu hiểu sự buồn tẻ trong cảnh vô công rỗi nghề của chúng tôi, ông đã cho phép chúng tôi dạo trên boong hoặc xem phim ở tầng hầm, nơi gần phòng giặt giũ, trong những giờ giấc nhất định. Mỗi khi ra boong tàu, tôi có cảm tưởng như đến trên một sân sắt trống trải màu xám đang hiên ngang vượt sóng nước tiến về phía trước. Nó giống như sàn lộ thiên của xà lan có mũi nhọn mà cạnh vuông phẳng gắn liền với phần tầng của đuôi thuyền có thể xem là một sân vận động rộng dài bằng sắt trước một khu cao ốc ba tầng. Tôi ước đoán bề rộng của sàn lộ thiên này có thể làm bãi đậu của một chiếc trực thăng bởi vì cấu trúc của nó chẳng khác gì chiếc hàng không mẫu hạm, nếu không kể phần tầng với các phòng sang trọng có cửa kính và thảm đỏ. Khi đứng ở các thanh chắn màu trắng của boong tàu, chồng tôi thường nhìn ngang, nhìn dọc rồi nói rằng chiếc tàu này có chiều dài tối thiểu là hai trăm mét và rộng ít nhất là năm mươi mét. Đây là một chiếc tàu thủy lớn đến độ tôi chưa hề tưởng tượng ra, cũng như chưa từng nghĩ là mình được cơ hội đứng trên ấy một lần ở trên đời. Mỗi lần nhìn nó chạy chầm chậm trên biển, tôi lờ mờ đoán là nó đang đi về hướng bắc để ngang qua các vùng biển của Trung Quốc, Đại Hàn để đến Nhật, nhưng rất lạ lùng là tôi chẳng hề thấy chiếc thuyền lớn nào lảng vảng gần đó. Đại dương mênh mông và trải r?ng trước tầm nhìn của tôi. Nó chẳng khác nào một chiếc nồi xu xoa xanh thẫm khổng lồ mà hàng triệu vết lõm tròn trên mặt như bị múc bởi những chiếc muỗng vô hình nào đó. Thỉnh thoảng tôi thấy những đốm trắng của bọt sóng lớn gợn lên ở xa xa nhưng không thể nào thấy được gì ở nơi xa tít vì không có ống dòm. Đôi khi vợ chồng tôi gặp người thanh niên hay chạy bộ trên boong vào buổi sáng sớm, nhưng chúng tôi chỉ cười tỏ vẻ thân thiện với anh ta chứ không nói gì, bởi tính mắc cở và sự giới hạn tiếng Anh. Có lần tôi chẳng thấy anh mang theo ống dòm nên cảm thấy rằng mình khá may mắn khi được anh mang nó đúng ngày chiếc ghe chúng tôi cần được cứu vớt. Nếu ngày đó, anh không mang theo ống dòm, và không muốn ngắm biển thì không hiểu số phận của chiếc ghe chúng tôi sẽ về đâu. Có chăng là trước khi về chầu hà bá, chúng tôi vẫn sẽ ám ảnh mãi thái độ lãnh đạm của những chiếc tàu lớn và sự nhẫn tâm của những người ở trên đó. Nhờ được ở trên tàu, tôi mới hiểu là mình đã phán đoán sai về sự lạnh lùng và vô nhân đạo của những con tàu mà ghe chúng tôi gặp trên biển trước đây. Rất là khó nhận ra một chiếc ghe nhỏ trên mặt đại dương nếu nó ở khoảng cách khá xa chiếc tàu lớn. Hơn nữa, khi chiếc tàu di chuyển, không nhất thiết là thuyền trưởng hay thủy thủ đoàn phải quan sát xung quanh đại dương hàng giờ. Có thể nói là tôi đã đánh giá một cách sai lầm khi cho rằng các chiếc tàu lớn mà tôi thấy trước đó tàn nhẫn hay thấy chết mà không cứu. Thuyền trưởng thường căn dặn chúng tôi canh chừng những đứa trẻ kỹ lưỡng khi dạo trên boong tàu và cũng thường thông báo cho anh Thảo biết những ngày biển động để anh thông dịch lại cho chúng tôi hay. Dù ông cẩn thận thế nào, chẳng có bao nhiêu người trong nhóm chúng tôi thích dạo trên sàn sắt trơn láng. Loanh quanh cùng mọi người trên boong độ năm phút là tôi đưa Tinô về phòng ngay.Cảm giác ghê rợn với màu xanh thẫm của nước biển chưa hề gột sạch trong ý tưởng của tôi. Buổi tối có phim, tôi cũng chỉ coi khoảng nửa giờ rồi về phòng vì chẳng hiểu gì. Một lần, thuyền trưởng đã mời cả nhóm chúng tôi đến phòng thâu âm để nghe những lời nhắn gửi và những lời ca của những thuyền nhân Việt Nam mà ông đã cứu vớt trước đó. Sau đó, ông đề nghị mỗi người chúng tôi nói một vài câu hay hát một vài bản nhạc để thâu âm làm kỷ niệm. Đến phiên mình, tôi đã hát bài Cho Con của Phạm Trọng Cầu. Đây là bài hát mà tôi thích nhất từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 và thường ngâm nga mỗi khi ẵm Tinô trong tay: Ba sẽ là cánh chim cho con bay thật xaMẹ sẽ là cành hoa cho con cài lên ngựcBa mẹ là lá chắn, che chở suốt đời conVì con là con ba, con của ba rất ngoanVì con là con mẹ, con của mẹ rất hiền...Ngày mai, con khôn lớnBay đi khắp mọi miềnCon đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương Dù tôi đã hát bài này nhiều lần nhưng chưa bao giờ tôi hát trong xúc động như lần ấy. Tôi đã chậm nước mắt khi hát những lời diễn tả đúng tâm trạng của mình. Kết thúc buổi ghi âm, một nỗi buồn man mác vẫn còn đeo đẳng trong lòng tôi cho đến khi về phòng. Từ đây, phải chăng tôi đã thực sự mất quê hương, còn Tinô thì sẽ không còn ai thân thuộc ngoài ba mẹ của nó. Cung Thị Lan Những Tấm Lòng Nhân Ái Chương Mười Sáu Sau hai mươi giờ dập dềnh ngoài khơi để chờ cập bến, tàu dầu Đan Mạch đã đưa chúng tôi vào cảng Misushima của Nhật lúc rạng sáng ngày 11 tháng 4 năm 1989. Khoảng mười giờ sáng, các viên chức của trại tị nạn Omura đã đến thẩm vấn, điều tra và làm đơn cho chúng tôi ngay ở trên tàu. Vì họ làm việc quá cẩn thận và tỉ mỉ cho nên mãi đến chín giờ tối cả nhóm người chúng tôi mới hoàn tất mọi thủ tục. Điều này dường như làm cho thủy thủ đoàn bất bình nên họ thường trao cho chúng tôi những cái lắc đầu chán chường hay những cái nhún vai tỏ vẻ không hài lòng khi đi ngang chỗ chờ đợi của chúng tôi. Thực ra, các nhân viên Nhật không những bận rộn với chuyện làm hồ sơ, đơn từ mà còn lo cấp phát cho chúng tôi thức ăn, áo quần và giầy vớ. Ngoài chuyện mất nhiều thì giờ vì ngôn ngữ bất đồng trong lúc điền đơn họ còn bỏ nhiều thời gian để kiểm tra kích cỡ của từng món đồ trong các thùng giấy cứng trước khi trao cho chúng tôi. Khi mặc bộ đồ đúng kích, tôi nhớ đến ngày anh Thảo đến từng phòng lấy số đo của từng người theo yêu cầu của ông thuyền trưởng. Lúc đó, anh nói là ông thuyền trưởng đã liên lạc với sở di trú Nhật và thông báo cho họ tình trạng của chúng tôi. Cũng nhờ ông quan tâm như thế mà các nhân viên Nhật đã chuẩn bị chu đáo trước khi đến đón chúng tôi. Thay những bộ đồ đồng phục dài tay màu xám nhạt xong, chúng tôi phải tập họp lại thành nhóm để chuẩn bị lên đường ngay. Chúng tôi cố gắng tìm gặp những người ân của mình, lúc này đang bận rộn với phần việc của họ, để chào từ giã. Thuyền trưởng và vài nhân viên của ông tiễn chúng tôi tận thang tàu. Nhìn chúng tôi khóc khi nói “Tạm biệt” và “Cảm ơn”, họ cũng đỏ mắt theo. Bước khỏi thang tàu, và đến tận xe buýt rồi mà chúng tôi vẫn còn ngoảnh đầu lại khóc sướt mướt. Từ lúc trốn khỏi nước, ngoài sự sợ hãi của cuộc vượt thoát, chúng tôi chẳng hề có ý niệm nào về cảnh bịn rịn chia tay như thế. Cho nên, hình ảnh những người đứng trên boong nhìn theo bước chân rời của chúng tôi chẳng khác nào thân bằng quyến thuộc lưu luyến tình cảnh trong phút chia lìa. Khi chia tay, chúng tôi không những mang theo hình ảnh của họ mà còn cả tấm lòng nhân ái của họ. Tôi biết chắc rằng không một ai trong chúng tôi có thể nào quên sự chăm sóc tận tình và ân cần của họ. Trên xe buýt, chúng tôi đã luôn miệng nhắc nhở đến những cử chỉ và việc làm của những vị ân nhân của mình rồi cùng công nhận họ đã đối xử với chúng tôi hết sức công bằng và đầy tình người. Cũng vì tình yêu thương đồng loại, họ đã chẳng hề màng đến chuyện chúng tôi thuộc thành phần nào hay đã có lý lịch trong quá khứ ra sao trong lúc chia sẻ áo quần và lương thực trong những ngày cưu mang chúng tôi trên tàu. Sau một hồi bàn tán, chúng tôi đã cùng hứa với nhau là sẽ tìm cách định cư tại Đan Mạch để có dịp liên lạc và thăm viếng thuyền trưởng cùng những nhân viên của ông. Qua lời đối thoại của chồng tôi và anh Thảo, tôi nhẩm bẩm tên Olesen của thuyền trưởng và tên Maersk của tàu dầu Đan Mạch. Tôi nghĩ là mình sẽ không bao giờ quên mười chín trái tim đầy nhân ái và mười ngày sống trong tình nhân loại kể từ ngày 2 tháng 4 đến ngày 11 tháng 4 năm1989. Xe buýt đi thêm vài giờ, chúng tôi lóa mắt với những ngọn đèn, những tòa cao ốc và những chiếc cầu đồ sộ. Tôi cảm thấy vui và hãnh diện vì được đặt chân trên một nước tiên tiến nhất của châu Á mà tôi luôn luôn ngưỡng mộ. Trước năm 1975, tôi từng hâm mộ Nhật và khâm phục tinh thần cầu tiến của dân tộc nước này qua những bài học sử thế giới, nay được chiêm nghiệm thực tế chẳng gì sung sướng hơn. Tôi đã biết là nhờ phong trào Minh Trị Duy Tân và những cải cách tiến bộ về chính trị, kinh tế và xã hội sau chiến tranh thế giới thứ hai, dân tộc Nhật đã đưa đất nước của họ từ chế độ phong kiến đến công nghiệp hóa phát triển, từ kinh tế lạm phát, thiếu thốn sau năm 1945 đến ổn định và phát triển. Chính nhờ nền công nghiệp thành đạt vượt mức, họ đã có nhiều cơ sở thương mại nổi tiếng trên thị trường thế giới, vượt hơn cả nhiều nước Tây Phương.Trăm nghe không bằng mắt thấy, thực tế của những chiếc cầu to cao và chắc chắn bắt qua những đảo nhỏ đã củng cố thêm sự hâm mộ của tôi đối với nước này.Vì biết Nhật là một quần đảo thường có động đất, nay chứng kiến sự khắc phục điều kiện khó khăn của tự nhiên của người dân Nhật trong lúc phát triển nền kinh tế của đất nước họ, tôi càng khâm phục người Nhật nhiều hơn. “Phải chăng vì những người lãnh đạo của nước Nhật đi theo con đường dân chủ nên đất nước họ trở thành một nước giàu mạnh nhất châu Á? Phải chăng sự phát triển hay suy tàn của một đất nước tùy thuộc vào những người lãnh đạo và chế độ hiện hành của đất nước ấy?” Tôi đã tự hỏi như thế khi nghĩ đến sự giàu có của nước người, rồi cảm thấy buồn vì không biết đến bao giờ nước tôi mới được giàu có như vậy. Sau một hồi suy nghĩ, tôi cảm thấy quá ngờ nghệch khi nhớ ra rằng mình đã bận tâm với những điều mơ hồ và xa xôi trong lúc không còn tổ quốc. Với thân phận người tị nạn như hiện tại, ước vọng của tôi chỉ còn dựa vào lòng thương của những người khác nước để được một nơi định cư. Tôi chắc chắn rằng khi được định cư, vợ chồng chúng tôi vừa có cơ hội làm việc nuôi cho Tinô ăn học thành tài trong lúc đời sống của chúng tôi sẽ được tôn trọng một cách bình đẳng và tuyệt đối chẳng khác gì người dân bản xứ. Tôi bỗng nhớ đến nhà máy sợi Nha Trang do người Nhật làm chủ ở gần đèo Rù Rì. Nhà máy này có rất nhiều người trong thành phố biển Nha Trang làm công. Mỉa mai thay, người Việt Nam trong nước đang làm trong hãng Nhật tại Việt Nam còn tôi là người Việt Nam phải vượt qua bao nhiêu khó khăn hiểm nghèo để đến nước Nhật rồi cũng làm cho hãng Nhật, nếu gia đình chúng tôi phải định cư tại đây. Nếu chuyện xảy ra như thế, sẽ có gì khác biệt giữa tôi và những công nhân viên Việt Nam đang làm cho Nhật ở trong nước? Phải chăng tôi đã dùng tính mạng của con mình, bản thân mình chỉ vì để đánh cuộc trong chuyện kiếm việc làm ở xứ người. Mặc dù tôi vượt biển không phải vì lý do chính trị nhưng không thể qui bởi lý do kinh tế. Sự tự do và quyền làm người được tôn trọng một cách bình đẳng và tuyệt đối là những cái mà tôi muốn có cho toàn thể gia đình tôi và bản thân khi tôi quyết định đem Tinô ra đi. Chính lúc ấy, tôi mới hiểu rõ ràng hơn về ước muốn trong tiềm thức của mình. Sau bao nhiêu năm tháng sống cơ cực cả vật chất lẫn tinh thần, ước muốn này đã tiềm ẩn và khắc sâu vào trong tâm hồn tôi một cách sâu đậm và là động lực chính thôi thúc cho quyết định ra đi của tôi. Giờ đây ước mơ của tôi đã thành sự thật và tôi không còn gì sung sướng hơn khi được ở trên thiên đường của xứ tự do. Chúng tôi đã đến trại Omura vào lúc tám giờ sáng ngày 12 tháng 4 năm 1989. Đây là trại tạm cư và chuyển tiếp cho những người tị nạn mới đến hoặc chuẩn bị đi các nước khác. Lúc chúng tôi đến, trại này chỉ mới có sáu m??i tám người; tính thêm chúng tôi, trại chỉ được chín m??i chín người. Là trại ít người nhất các trại tị nạn trong khu vực Thái Bình Dương nhưng nếu không có nhóm chúng tôi và nhóm người vào trước chúng tôi nửa tháng, thì lượng người của trại chẳng bao giờ gia tăng thêm bởi Nhật không phải là bến mà các thuyền vượt biển của người Việt chúng tôi nhắm đến và rất hiếm trường hợp ghe vượt biển Việt Nam được tàu vớt về đây. Nhóm người đến trước chúng tôi hai tuần chính là những người sống sót trong chuyến ghe bị lật úp bởi tàu Nhật mà chúng tôi nghe mọi người trong thành phố Nha Trang kháo nhau sau khi nghe lén đài BBC. Những người này, sau khi thăm hỏi chúng tôi, đã trút tất cả những thống khổ mà họ đã trải qua trong cuộc vượt biển bất hạnh của họ qua những lời tường thuật. Ghe của họ xuất phát tại Long An, gồm khoảng một trăm bảy mươi hai người, toàn dân Sài Gòn. Sau những ngày bị nhiều chiếc tàu lãnh đạm từ chối, họ đã được thuyền trưởng tàu Nhật hứa cứu sau khi ông ta được lệnh chấp thuận của cấp trên. Không may cho họ là trong lúc chờ vớt, ghe họ bị sóng lớn đánh bạt vào hông tàu Nhật và lật úp. Vì không có một biện pháp cấp thời nào cho sự c? bất ngờ trong lúc chờ lệnh của thượng cấp nên gần hai tiếng đồng hồ sau thuyền trưởng của tàu Nhật mới ra lệnh cho thả ca nô và phao xuống cứu. Rất nhiều người chết chìm vì không có vật gì bám víu để giữ nổi trên mặt nước. Có gia đình đi chín người nay chỉ còn lại hai người. Có gia đình đi cả hai vợ chồng con cái, con chết chỉ còn mỗi hai vợ chồng chơ vơ. Có một đứa nhỏ mười bốn tuổi đi với cả gia đình cha mẹ anh chị em mà chỉ còn mỗi mình nó sống sót. Nó kể là nó phải bơi đứng khoảng một tiếng, sau đó nhờ vớ được tấm ván nên bơi thêm một tiếng nữa mới được vớt lên. Số người sống sót được nhờ bám vào những mảnh ván, thùng nhựa hay biết bơi và còn sức để bơi. Sau khi thuật lại chuyến đi của mình, và nghe kể về chuyến đi của chúng tôi, họ nghẹn ngào tiếc thương cho tình trạng đáng tiếc xảy ra cho ghe của mình và luôn miệng nói chiếc ghe của chúng tôi quá may mắn. Một người đàn bà òa khóc và nức nở rằng ghe của bà lớn hơn ghe của chúng tôi, con của bà lớn hơn những đứa trẻ trong chuyến đi của chúng tôi vậy mà nó không thể sống được. Nghe bà than khóc trong khi nhìn những đứa nhỏ trong chuyến đi của mình đang đứng quanh quẩn gần đó, tôi thực sự cảm thấy rằng nhóm chúng tôi được ơn hồng của thượng đế. Để thực hiện lời nguyện với trời phật, tôi quyết mượn cho bằng được vật dụng cạo đầu. Biết được ý định của tôi, nhiều người trong chuyến ghe tôi đã hưởng ứng và chia nhau tìm dùm. Sau khi lân la đến các phòng của những người Việt ở lâu trong trại để thăm hỏi, ba người thanh niên phụ lái đã mượn được một chiếc kéo và một chiếc tông đơ chạy bằng pin. Chúng tôi hò nhau ra sân cỏ, ngồi quanh chiếc ghế để chờ đến phiên cạo đầu. Luân, được ủy nhiệm cho việc làm này, đã than là không biết đời nó sẽ ra sao sau khi xuống tóc cho mười lăm người như thế. Sáng hôm sau, chúng tôi ngạc nhiên vì nhân viên trại cho tập trung ở sân cỏ nơi có đặt một cái ghế ngay nơi mà chúng tôi đặt ghế để cạo đầu trong ngày hôm trước. Trong khi chúng tôi hoang mang lo sợ vì đã phạm luật nào đó do sơ xuất, hai nhân viên người Nhật và một người thông dịch Việt sững sờ ngạc nhiên không kém chúng tôi. Sau một hồi xì xào bàn tán, người thông dịch cho biết là nhân viên trại định xịt thuốc diệt chí cho chúng tôi nhưng vì nhiều người trong nhóm đã cạo hết tóc nên chỉ có những người còn tóc mới phải nhận phục vụ này. Chúng tôi, những người đầu trọc, được giải tán nhưng không tản hàng, lảng vảng đứng ngồi quanh quẩn để chứng kiến việc mình không được dự phần. Mười sáu người còn có tóc như anh Thảo, chị Phú, Thiện, Luân, chồng tôi, Tinô, ba đứa con của chị Hạnh, vài ba đứa trẻ và Tèo người đã cạo đầu nhưng còn để tóc chỏm như chú tiểu lần lượt ngồi xuống ghế mặc áo choàng để nhận những làn thuốc xịt màu trắng trên đầu. Ngày tiếp theo đó là ngày toàn nhóm chúng tôi được chở ra ngoài bệnh viện để khám sức khỏe và là ngày mà các cô gái trẻ trong nhóm khóc lóc thảm thiết vì tin đồn là phải trần truồng trước ông bác sĩ và hai người thông dịch cũng là đàn ông. Tại phòng chờ, trong khi các cô gái nhỏ than thở với nhau là: “Khám bệnh kiểu gì mà tuột cả áo quần lẫn đồ lót! Chồng chưa thấy người lạ đã thấy trước rồi!” thì anh Thảo cằn nhằn “Không biết mấy cô này nghĩ thế nào mà khóc lóc ầm ĩ như vậy! Đến nước văn minh rồi mà còn tính toán chuyện đâu đâu. Phận sự của người ta như thế họ phải làm thôi! Thấm béo gì mà nhìn các cô chứ!” Tôi thông cảm cho những cô gái chưa chồng này vì chính mình, đã là đàn bà, không cảm thấy tự nhiên chút nào với chuyện trần như nhộng trước những người đàn ông lạ. Tuy nhiên, hiểu rằng lý lịch sức khỏe của mình cần thiết cho những người chẳng biết quá khứ mình ra sao nên tôi im lặng tuân theo chứ không bàn cãi gì trước lời phàn nàn của anh Thảo. Thực tế không tệ hại như lời đồn đãi khi người thông dịch nghiêm trang giải thích là bác sĩ cần khám xét kỹ để lỡ có một chứng bệnh nào được phát hiện, bệnh nhân sẽ được điều trị cấp thời cho đến khi khỏi hẳn. Hai ngày sau, chúng tôi được kết quả là chẳng ai bị chứng bệnh nào ngoài chuyện mấy đứa trẻ đều bị sán lãi. Chúng tôi thường nghe điều lệ và các thông báo mới của trại trong các buổi họp tại nhà ăn. Điều nghiêm cấm được nhắc đi nhắc lại là sự trốn ra khỏi trại, cho dù chỉ lang thang đi chơi rồi trở về. Mỗi lần nghe nói đến điều luật này, những người ở lâu thường thì thầm cho chúng tôi biết là ban đêm thỉnh thoảng họ chui rào ra ngoài để mua sắm hay đến bãi rác để kiếm các vật dụng phế thải. Họ đến bãi rác lớn của phi trường gần trại nơi mà họ đã nhặt được các vật dụng như xoong nồi, chén ??a, bàn ủi, cát sét... và cả ti vi còn mới tinh. “Rác của người nhưng là của quý của mình.” Một người đã nói thế khi anh kể chuyện nấu ăn thêm tại phòng anh. Anh giải thích là vào những đêm đông lạnh đàn ông trong trại thường hay bị đói. Do bữa cơm tối của trại cấp vào lúc bốn giờ rưỡi chiều, nên khoảng bảy giờ tối là họ đã đói ngay. Để chống lại những cơn đói về đêm và sự thèm nhớ những món ăn Việt, họ đã tìm cách nấu ăn thêm tại phòng ở. Nhờ trại cấp cho người lớn một trăm yên mỗi tuần và sự kiểm soát của nhân viên trại vào những ngày đông lạnh thiếu chặt chẽ nên họ thường chung tiền với nhau lại, rồi luồn ra khỏi rào trại để mua thức ăn về nấu nướng. Tôi không quan tâm về chuyện đói bụng ban đêm mà chỉ tò mò về chuyện tuyết rơi trong mùa đông nên háo hức hỏi hai người ngồi cạnh trong buổi họp chừng nào mới đến mùa đông. Một người nói là còn lâu lắm vì mùa đông vừa mới qua và giờ Omura đang ở cuối mùa xuân. “Cuối xuân? Sắp đến hè rồi mà còn lạnh dữ vậy sao?” Lời cảm thán của tôi vừa thốt ra bị chỉnh ngay bởi người thông dịch: “Trời nóng như vầy mà chị than lạnh thì làm sao chị chịu nổi khí hậu mùa đông ở đây?” Tôi chưa kịp trả lời, người thanh niên ngồi cạnh tôi đáp thay: “Đối với chúng tôi, mùa nào ở đây cũng lạnh hết cả anh ơi!” Lặng yên với hàm ý sâu xa trong lời nói này, tôi cảm thấy thông cảm cho cái lạnh trong tâm hồn của những người tị nạn sống lâu ở đây. Có lẽ cũng vì nhớ quê hương, nhớ thân bằng quyến thuộc và những người đã chết biển mà cái lạnh kéo dài triền miên trong tâm hồn của họ. Chính vì điều này đã khiến họ tìm đến nhau để chia sẻ nỗi buồn đau và cay đắng. Sự mất mát và cô đơn đã khiến họ quây quần với những công việc như nấu một món ăn Việt, nghe một băng nhạc Việt hay chia cho nhau những món quà nhận được từ những thân nhân đã được định cư ở các nước Mỹ, Pháp, Úc, Canada hay ngay tại Nhật. Là “lính mới” trong trại tị nạn, nhóm chúng tôi không hề dám vi phạm một điều lệ nào của trại. Ngoài ba buổi gặp nhau tại phòng ăn, những người trong nhóm chúng tôi thường dự các lớp học tiếng Nhật và tiếng Anh vào buổi sáng hay tụ tập ở sân chơi vào lúc chiều tối. Tôi đã được đến lớp học tiếng Nhật vài lần nhờ Hoàng Kim Hằng, cô gái đang chuẩn bị đi Pháp theo diện hôn phu, đưa Tinô về phòng trông coi dùm. Trong lớp học đầu tiên, tôi chẳng hiểu mô tê gì vì thầy giáo đứng tuổi nói toàn tiếng Nhật và không có thông dịch. Sau khi chào chúng tôi, ông bỏ sách vở trên bàn, rồi kêu từng người đứng trước lớp chỉ cách chào của người Nhật. Lối đứng nghiêm, tay thẳng, đầu cúi, người gập, lưng giữ ở góc chín mươi độ của cách chào khiến tôi hiểu rằng Omura thuộc vùng thôn quê và nghi thức tôn sư trọng đạo phải được thể hiện một cách đúng đắn và rõ ràng. Lần đó tôi chỉ học được cách chào của người Nhật và những từ cơ bản trong giao tiếp hàng ngày như: Hai (vâng), arigato (Cảm ơn) và kư đa sai (Xin vui lòng). Trong những giờ học sau, tôi chỉ học thêm được vài chữ như: sensei (thầy giáo), seito (học trò), desuka (nào?), donate (ai) và desu (là). Dù chưa biết mình sẽ dịnh cư ở nước nào, tôi vẫn mượn vở của những người ở trại trước mình để tự học. Tuy nhiên, mỗi lần tập viết chữ Candi, loại chữ nhà tầng như chữ Hán, tôi ao ước được định cư ở những nước có những loại chữ viết La Tinh giống chữ cái của Việt Nam. Ước muốn này tùy vào sự xác định tính cách tị nạn bởi bộ phận Cao Ủy Quốc tế tị Nạn Liên Hiệp Quốc tại Nhật khi tôi được chuyển đến Tokyo. Cung Thị Lan Những Tấm Lòng Nhân Ái Chương Mười Bảy Ngày 14 tháng 5 năm 1989 xe buýt đưa nhóm chúng tôi đến trại Kokusai Kuyen thuộc quận Shinagawa của Tokyo. Là trại lớn nhất của Nhật, Kokusai Kuyen có khoảng một trăm sáu mươi bốn người tị nạn Việt Nam. Phần lớn những người tị nạn này là những người ở lâu trong trại, không đủ tư cách để đi định cư các nước khác, không muốn định cự tại Nhật và đang chờ đi định cư các nước khác theo diện bảo lãnh của thân nhân. Do được trại thông báo trước, nhiều người trong trại và vài người Việt đã định cư tại Nhật chờ đón chúng tôi ở sân trại vào ngày chủ nhật hôm ấy. Bước xuống xe, đi giữa vòng người, giữa ngôn ngữ Việt thương yêu, tôi cảm tưởng như mình trở lại quê nhà sau chuyến du hành xa. Bồi hồi xúc động khi đi ngang những đôi mắt kiếm tìm trong khao khát, tôi chợt nghe những giọng nói đầy tinh nghịch vang lên: “Toàn là sư cụ và sư cô không hà!” “Chuyến đi của mấy người này chắc chằng dữ lắm nên họ mới cạo đầu nhiều như vậy. Cả thằng bé kia cũng bị húi trọc lóc.” “Phái Thiếu Lâm Tự bà con à!” Vòng người bàn tán xôn xao khi dồn mắt nhìn chúng tôi, những người đầu trọc, và chăm chú cái đầu láng bóng của Vương, con của người đàn bà trẻ tên Vô, còn tôi thì ngơ ngác với những chữ mà họ đang dùng. Một lúc sau, tôi mới nhớ ra phái Thiếu Lâm Tự là một môn phái võ lâm của Trung Hoa thường có trong sách của Kim Dung và những phim kiếm hiệp mà tôi đã được đọc và xem qua trước năm 1975. Lòng tôi reo vui với ý nghĩ là mình sẽ được đọc và xem lại những loại sách và phim mà sau năm 1975 bị coi là văn hóa phản động và đồi trụy. Điều thú vị nhất trong hôm ấy là Liên, người đàn bà trẻ cho chúng tôi tá túc trước khi vượt biên gặp lại chồng của cô ta, người vượt biên trước cô hai năm, được tàu Nhật vớt và đã định cư tại Nhật. Sự trùng phùng của họ thật là hi hữu và cảm động chẳng khác nào phim truyện. Tôi chợt nhớ đến những đốm sáng lập lòe của những cây nhang và mùi thơm của nó khi mẹ của Liên thắp trên bàn thờ phật bà Quan Âm trước lúc chúng tôi rời nhà của cô ta. Chắc hẳn bà rất đỗi sung sướng khi biết tin này và càng tin tưởng hơn về sự phù hộ của ơn trên. Nghĩ như vậy, tôi cảm thấy vui vui. Chúng tôi đã được nhân viên trại đưa đến phòng sinh hoạt để nghe nói sơ về lịch làm việc và nhận đồ dùng, rồi được đưa về các phòng ở. Các phòng dành cho chúng tôi là những phòng trống được sử dụng bởi những người đã đi định cư hay những phòng còn mới toanh. Gia đình tôi được ở trong phòng chưa hề có người ở qua nhưng cạnh những phòng đã có người. Kích thước và cấu trúc của các phòng hoàn toàn giống nhau. Rộng khoảng mười lăm mét vuông, phòng nào cũng có nền đất trống hẹp bằng xi măng ở gần cửa ra vào dành cho chỗ để giày dép, có sàn lót chiếu cao hơn chỗ để giày khoảng ba tấc, và bốn ngăn hộc lớn với bốn cánh cửa kéo ra vô. Các hộc lớn này có thể sử dụng như hộc giường để ngủ, tủ đựng áo quần, vật dụng hay chỗ để núp khi có động đất. Theo sự sắp xếp và cấu tạo của loại phòng như thế, chúng tôi đã dung hòa ngay với tập tục của người Nhật là khi bước vào phòng phải bỏ dép ngay trước cửa, đi chân trần trên mặt chiếu, ngồi bệt trên mặt chiếu, và nằm trên tấm trải hay nệm đặt trên mặt chiếu của sàn. Theo chuyện kể của những người ở lâu trong trại, có một ông giận vợ thể nào không biết nhưng khi ông quẳng cái đĩa thì nó chem. vách xuyên qua phòng bên cạnh. Câu chuyện có lẽ được phóng đại cho tính xốp nhẹ của các vách ván còn thực tế của đặc tính này là đúng thực vì công dụng của nó nhằm để bảo đảm sự an toàn nhân mạng của chúng tôi đối với hiện tượng động đất thường xuyên xảy ra ở đây. Ngay từ trại Omura, chúng tôi đã được huấn luyện để đối phó với hiện tượng tự nhiên này. Chúng tôi đã quen với chuyện không đặt các vật nặng hay dễ vỡ ở trên cao, và đã biết cách chuẩn bị như thế nào khi thấy có động đất. Theo lý thuyết, mỗi khi chúng tôi thấy đồ vật quanh mình rung rinh và mặt đất rung chuyển khá mạnh là chúng tôi phải mở cửa ra vào để phòng khi phải chạy ra ngoài sau đó núp dưới ghế hay bàn, những vật có thể bảo vệ đầu và thân. Thực tế, mỗi khi ở tình trạng lắc lư, tôi thường cảm nhận những gì đang xảy ra quanh mình một cách trầm tĩnh. Tôi có cảm tưởng rằng mặt đất chẳng khác gì mặt biển, có lúc yên bình có lúc gầm gừ, nhưng dù sao chăng nữa, tôi không hề sợ động đất như từng sợ bão biển. Có lẽ chưa từng chứng kiến sự thịnh nộ dữ dội của mặt đất ở Nhật nên trong tiềm thức của tôi, chẳng có sự hung tợn nào hơn sự hung tợn của những ngọn sóng lớn ở đại dương. Kokusai Kuyen không những là trại tị nạn lớn nhất của Nhật mà còn là trại có đầy đủ tiện nghi và có số lượng nhân viên rất lớn. Với các khu nhà, đường đi, cây cối, vườn hoa và sân cỏ, trại bề thế chẳng khác gì một khu chung cư qui mô trên một diện tích đất khoảng mười mẫu tây trong khu vực có rào lưới xung quanh và cổng gác. Dưới mắt tôi, trại có vẻ chia thành ba khu: khu hành chánh giáo dục, khu sinh hoạt ăn uống và khu cư ngụ vệ sinh. Trong thực tế, văn phòng, các lớp học Nhật ngữ, các lớp học về đời sống phong tục tập quán xã hội Nhật, nhà trẻ, trạm xá, phòng sinh hoạt, nhà bếp, và các dãy phòng ở của người tị nạn cận kề, liên tục và kéo dài tận hàng rào sau. Chúng nối liền nhau bằng hai dãy hành lang dài có mái che ở hai bên hông. Nhờ hai hành lang có mái che này mà chúng tôi có thể đi lại từ nơi này đến nơi khác trong trại vào những ngày có mưa hay tuyết. Ngoài hai hành lang này là đường nhựa lớn dành cho xe chạy. Con đường nhựa này kéo dài từ trạm gác của trại bọc toàn bộ khu trại song song với vòng rào lưới hình chữ nhật. Nó là nơi di chuyển của những chiếc xe ra vào trại và những chiếc xe tuần ban đêm. Các nhân viên tuần tra có thể làm việc tốt hơn nếu không có hai khu nhà chứa quần áo và dãy nhà tắm được xây song song với lưới rào. Đây là nơi nấp an toàn cho những người trốn trại trước khi leo rào ra ngoài. Người trốn trại chỉ vì mục đích dạo loanh quanh xem cảnh lạ, mua sắm hay kiếm đồ phế thải chứ không phải vì bỏ đi luôn vì đời sống khó khăn hay khổ sở trong trại. Qua tin tức và thư từ của bạn bè của chồng tôi từ các đảo, tôi tin Kokusai Kuyen là trại tối tân và đầy đủ tiện nghi nhất trong các trại tị nạn ở Thái Bình Dương. Mỗi dãy phòng ở của chúng tôi đều có phòng rửa giặt với những bồn rửa, máy giặt và máy xấy tối tân. Phòng vệ sinh rộng và ngăn nắp với những bồn rửa mặt trắng tinh và những phòng cầu sạch sẽ. Gần khu sinh hoạt tập thể có cột điện thoại công cộng có thể dùng thẻ gọi ra ngoài. Nhà bếp lớn ngay trong phòng ăn rộng rãi có rất nhiều bộ bàn ghế và cả các tủ đá bán các loại nước uống và bánh kẹo. Vì trại có nhiều phòng và nhiều khu phục vụ, số lượng nhân viên phục vụ của trại gần bằng số lượng với người tị nạn: khoảng một trăm năm mươi người. Ngoài những người lãnh đạo và quản lý trại và giáo sư dạy lớp, còn có rất nhiều nhân viên làm cho phòng y tế, nhà trẻ, ban thông dịch, nhà bếp, ban bảo vệ và vận chuyển. Trong số nhân viên trại, các giáo sư dạy Nhật Ngữ là nhóm chủ lực, kinh nghiệm và kỳ cựu. Phương pháp dạy đặc biệt của họ đã giúp cho người tị nạn Việt hiểu và nói tiếng Nhật thông thạo sau năm tháng học. Khi còn ở Omura, tôi đã nghe tiếng về tác dụng của phương pháp giảng dạy mà họ áp dụng.Đến khi vào lớp học, tôi hoàn toàn đồng ý với lời đồn và thực sự ngưỡng mộ hiệu lực của phương pháp giảng dạy tổng hợp trong lớp. Đồng thời với các bài dạy đặc biệt của mình, các giáo sư dạy tiếng Nhật còn cấp nhiều loại sách Nhật Ngữ, máy cát sét và băng học để chúng tôi tự học thêm tại phòng vào ban đêm. Trong nhóm tôi chỉ có anh Thảo là người không phải học Nhật Ngữ. Sau cuộc phỏng vấn của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, anh được xét là có đủ tư cách được chính phủ Mỹ bảo lãnh nên được chuyển đến trại khác tìm việc làm trong khi chờ đợi ngày lên đường. Gia đình ông chủ ghe, có lẽ được những người quản lý trong trại lưu tâm đặc biệt, được cha xứ của một nhà thờ cử người đến rước đi sau hai tuần cư ngụ trong trại. Trước ngày họ lên đường, vợ chồng tôi có đến thăm nên được biết là họ được cấp một căn nhà riêng biệt gần nhà thờ tại một vùng nông thôn. Ông chủ ghe cho biết thêm là sau khi nhận nhà ở, vợ chồng ông sẽ được người của nhà thờ cử đến giúp làm đơn xin việc làm và giúp kiếm nhà trẻ và trường cho các con của ông. Khi chúc gia đình ông lên đường may mắn, tôi vội hỏi ông về những điều mà tôi thắc mắc từ ở dưới ghe nhưng không thể nào tự giải đáp được:“Anh Hùng à! Khi ghe mình lạc hướng không thể chèo đến chỗ đèn sáng, em ghe tiếng rột roạt ở chỗ ván ghe nơi em tựa lưng sát vào đó. Lúc đó em không dám nhìn ra ngoài vì ghe chạy nhanh quá nhưng em thấy anh dọi đèn dọc mạn ghe chỗ ấy để thăm dò cái gì bên ngoài. Anh thấy gì lúc đó vậy anh?”“Tui thấy lưng của con kình hay con ngư gì đó. Nó lấy lưng đẩy ghe mình đi.”“Có phải vậy không? Em nghi rồi! Đâu phải là ghe mình vướng vào nước ròng! Ghe mình nhỏ xíu mong manh như vậy chịu sao nổi với giòng chảy xiết của đại dương!” Tôi reo lên gần như hét khi nói như vậy, rồi trách ông: “Vậy sao lúc đó anh không nói cho ai biết hết cả vậy? Phải chi biết vậy em cũng cố gắng nhìn ra ngoài rồi.”“Nói để làm gì? Nội cái chuyện ghe được tàu cập đến vớt rồi mà mọi người còn tranh nhau đi rần rần, nghe nói có cá đẩy ghe cho họ rần rần tranh nhau xem cho ổng lật ghe hả?” Lời phán có lý trong cách nói điềm đạm của ông khiến tôi bật cười. Tôi đáp:“Em nghi là phải có vật gì cạ vào ghe nên thành của nó mới có tiếng rồn rột như vậy. Hơn nữa, chiếc ghe nhỏ hư máy của mình lúc đó làm sao có thể chạy nhanh hơn lúc còn máy và buồm để vượt qua trận bão biển kinh khủng như vậy?”Ngẫm nghĩ một lúc tôi hỏi tiếp:“Con kình, con ngư là loại cá gì vậy anh? Cá heo hay cá voi?”“ ñó là cá voi. Còn gọi là cá Ông hay Ông.”“Cá voi? Loại cá này thường đi từng đàn mà?” “Cũng có lúc mấy ổng đi lạc một mình chớ đâu phải lúc nào cũng đi theo đàn.”“Nhưng cá voi là loại cá lớn, nếu ghe mình mà bị nó đội lên thì phải chìm chứ? Hơn nữa em nhớ cá voi ở trong hình có nước phun ở trên đầu mà?”“ñó chỉ là một ông kình con thôi. Ổng đỡ ghe mình lên thì làm sao cô thấy nước trên đầu ổng như trong hình? Hơn nữa lúc đó nước bắn tứ tung rồi còn đòi nước gì nữa?” Tôi lại cười khì nghe lời nói có lý này nhưng không hiểu sao tôi chỉ tin con vật đẩy ghe chúng tôi là cá heo con chứ không phải là con cá ông con như ông nói. Những người cùng chuyến ghe tôi thì không hề tin con cá nào giúp chiếc ghe của chúng tơi khi tôi thuật lại lời ông chủ ghe kể. Họ chỉ tin chuyến đi được may mắn là nhờ trời Phật cứu giúp và phước đức ông bà mà thôi. Còn chồng tôi thì dửng dưng với chuyện đã qua. Cuộc sống khốn khó của anh ở Việt Nam đã làm anh đã lạnh lùng chấp nhận số phận sống chết khi quyết định ra đi và hình như anh chỉ nghĩ đến chết nhiều hơn sống. Sau khi gia đình ông chủ ghe rời trại, nhóm chúng tôi vẫn thường xuyên lui tới qua lại với nhau và lân la làm quen thêm những người ở lâu trong trại. Đến các phòng của những người ở lâu, tôi ngạc nhiên rất nhiều trước sự trưng bày đẹp mắt, gọn gàng và đầy đủ. Chẳng khác gì căn hộ, phòng nào cũng có tủ đựng ti vi, dàn máy nghe nhạc, bàn ăn, bếp nấu điện, bình thủy, xoong chảo và cả tô, chén, đĩa, ly tách. Trước phòng họ còn có các chậu rau húng, hành, rau răm và ớt. Phòng của gia đình tôi là phòng thứ tư trong dãy phòng có người ở mà trong đó phòng đầu tiên là của mẹ con cô gái độc thân, rồi đến phòng thứ hai là của đôi vợ chồng trẻ chờ định cư tại Nhật trong khi chờ người vợ sinh và phòng thứ ba là của một cặp vợ chồng có hai con nhỏ sắp đi Úc. Tiếp theo bốn phòng ở của chúng tôi là những phòng trống rồi đến nhà rửa giặt và phòng vệ sinh cuối dãy. Vì số lượng dân tị nạn trong trại quá ít so với số lượng lớn của các dãy phòng ở, rất nhiều dãy phòng trống sau lưng dãy phòng chúng tôi vẫn còn mới toanh dù đã xây lâu năm. Những buổi chiều tan học, khi nhìn dãy phòng phía sau qua màn kính của cửa sổ, tôi thường trầm ngâm nhớ đến quê nhà. Khi nỗi nhớ tràn ngập tâm hồn, tôi chợt nghĩ đến những người đơn độc và những người mất mát người thân hiện ở trong trại rồi cảm thương họ vô cùng. Tôi nghĩ là gia đình tôi may mắn đến bờ tự do cả vợ chồng con mà tôi còn nhớ nhà đến như thế, không hiểu tinh thần của những người bị mất người thân hay đơn độc còn khổ tâm đến mức nào. Phải chăng họ đã và đang tìm quên bằng nhiều phương cách khác nhau? Như tôi đây, tôi đã tìm quên nỗi nhớ nhà bằng phương cách học tiếng Nhật. Tôi đã cố gắng rất nhiều nhưng những bài tập Nhật Ngữ không là phương cách tốt giúp tôi đè nén nỗi nhớ mình trong những ngày chủ nhật buồn lê thê và dài đằng đẵng. Chủ nhật là ngày chúng tôi không phải đến lớp học và là ngày chúng tôi được phép đi ra khỏi trại nên hai dãy hành lang và nhà bếp rất vắng vẻ. Số ở lại trong trại họp thành nhóm nấu ăn hay xem phim bộ tại một phòng nào đó của người ở lâu trong trại. Vợ chồng tôi, vì không có tiền đi xe buýt để ra ngoài, thường dắt Tinô đi trên con đường nhựa để đến khu nhà trẻ của nó để tắm nắng sáng rồi đến những khóm cây cảnh trước cổng trại nhìn người ra vào. Chúng tôi thường lảng vảng qua các lớp học vắng người hay quanh quẩn qua các dãy phòng chưa có người ở rồi về lại phòng mình. Có lúc chúng tôi đi ngang các dãy phòng của những người ở lâu trong trại nhưng không hề dừng lại hay ghé vào một phòng nào. Những lúc như thế, tiếng cười nói, tiếng ca cải lương, và tiếng hát từ những ô cửa sổ mở thường làm cho chúng tôi tăng thêm nỗi nhớ quê hương, gia đình và bà con hàng xóm. Thấu hiểu tình cảnh buồn chán của chúng tôi, cô vợ có bầu sắp sinh của căn phòng thứ hai của dãy tôi ở rủ chúng tôi đến phòng xem phim kiếm hiệp. Lắm, chồng của cô ta đã rủ chồng tôi kiếm vật dụng cho các phòng trống rỗng của chúng tôi. Sau vài đêm chồng tôi cùng Lắm dạo các chỗ chứa rác, phòng tôi có đầy các thứ chẳng khác nào các phòng cận kề. Cung Thị Lan Những Tấm Lòng Nhân Ái Chương Mười Tám Một hôm, sau buổi ăn trưa, trên đường đi đến phòng vệ sinh để xúc miệng, tôi đã chạy đến gạt cánh cửa của phòng vệ sinh được mở do một người vừa bước vào trong và đang từ từ khép lại. Sở dĩ tôi làm thế là để đở phải mắc công mở cửa và có thể trò chuyện xã giao với người nữ nào đó vừa mới bước vào trong. Thế nhưng khi vào nơi có các bồn rửa mặt, tôi đã hết sức ngạc nhiên vì không thấy một người nào. thầm nghĩ người nào đó đã quá cần kíp nên thoắt một cái đã vào phòng cầu bên trong, tôi bình tâm dọn các thứ trên cái bồn rửa mặt ngoài cùng để chải răng. Vốn không thích chải răng trong cùng một phòng nên tôi đã thực hiện động tác chà xát một cách chậm chạp trong lúc chờ người đàn bà nào đó đang ở trong phòng cầu ra khỏi phòng vệ sinh. Hơn mười phút trôi qua mà chẳng có một tiếng động nào vang lên từ hai dãy cầu tiêu tiện bên trong nên tôi phải nghiêng đầu, ghé mắt tìm hiểu. Nhăn mặt với sáu cánh cửa cầu mở toang, tôi rủa thầm:“Không biết ai mà kỳ dữ vậy! Làm gì vội đến nỗi không kịp đóng cửa!” Dãy phòng tôi ở chỉ có bốn người đàn bà và tôi thật muốn biết ai là người ở một trong sáu phòng cầu bên trong nhưng thời gian không cho phép nên đành xúc miệng thật nhanh để về phòng chuẩn bị cho buổi học ban chiều. Dọn dẹp các thứ cá nhân để chuẩn bị ra khỏi phòng vệ sinh, lòng tôi trở nên hồ nghi. Người nào đó ở một trong sáu phòng cầu kia có thể vì quá gấp nên không đóng cửa nhưng không thể quá yên lặng đến độ không gây một tiếng động nào. Để trả lời cho thắc mắc của mình, tôi đã ngồi thụp xuống, nghiêng đầu, ghé mắt vào hai khoảng trống dưới hai dãy cầu để xem xét. Ngạc nhiên vì không hề thấy một đôi chân nào, tôi tự hỏi: “Không lẽ cô nào đó ngồi trên nắp cầu?” rồi cất tiếng hỏi lớn: “Có ai ở trong phòng này không vậy?” Câu hỏi được lập lại nhiều lần nhưng không có tiếng đáp lại, cho nên tôi phải đi vào trong, mở từng cánh cửa khám xét. Sau khi mở hết sáu cửa phòng cầu mà chẳng thấy ai, tôi thắc mắc không hiểu ai đã bước vào phòng vệ sinh trước tôi và người ấy đã biến đâu mất tiêu. Ra khi ra khỏi phòng vệ sinh, tôi vẫn không thể ngừng thắc mắc về bóng người để lại cánh cửa mở sau khi bước vào đó trước tôi. Suy nghĩ một hồi tôi đã vin vào sự quáng gà bất chợt của mình để giải đáp thắc mắc cho cái bóng. Và khi nghĩ đến cái cửa mở thì tôi tự giải đáp thêm là cơn gió nào đó đã đẩy cánh cửa mở ra. Buổi chiều sau giờ học, tôi đã trở lại phòng vệ sinh. Khi tôi nắm chốt cửa để mở, khắp thân thể của tôi trở nên lạnh toát và nổi đầy da gà. Chiếc cửa này không thể nào được đẩy hay mở bởi gió vì nó được làm bằng kim loại. Với sức nặng, nó luôn bị khép chặt và chỉ có thể mở ra khi có người vặn tay nắm mở ra. Nói cách khác, cánh cửa chỉ có thể mở và kéo ra bằng sức người chứ không thể nào bằng một cơn gió. Phân vân trọn giờ ăn chiều, tôi hỏi Lắm:“Trại này có ma không Lắm?”“Gặp chuyện gì mà chị hỏi như vậy?” Lắm cười cười khi hỏi như thế và tôi kể điều mà tôi thấy cho Lắm nghe. Nghe tôi nói xong, Lắm nín cuời ngay và căn dặn tôi rằng:“Chị đừng nói gì về chuyện này với vợ em nghe! Nó sợ ma lắm! Nó mà nghe chuyện thì chắc chắn không cho em dẫn chồng chị đi tìm đồ cũ tối nay đâu!” Nghi ngại với lối nói nửa nạc nửa mỡ của Lắm, tôi đem chuyện hỏi Đen, người mẹ độc thân có nước da trái ngược với tên gọi, đang ở căn đầu của dãy phòng tôi ở. Cũng như Lắm, Đen chẳng trả lời câu hỏi của tôi. Cô cho tôi bức hình Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát với vài cây nhang rồi nói là nhớ thắp hương mỗi ngày. Tôi rất ấm ức vì linh cảm mọi người đang giấu mình một điều gì nhưng vẫn mang hình Bồ Tát về phòng thờ lên tường và thắp hương như Đen dặn. Hôm sau, trong giờ học tiếng Nhật, tôi đã kể cho cô giáo những gì mà thấy rồi hỏi cô có tin ma không. Ngạc nhiên thay, cô ta trả lời rằng cô tin có ma và tin cái bóng mà tôi theo vào trong buồng vệ sinh trước tôi là một bóng ma. Tôi đã sốc khi nghe cô ta nói như vậy rồi nói với những người cùng lớp là không ngờ cô giáo của nước công nghiệp tiên tiến nhất thế giới như Nhật lại tin có ma. Bạn cùng lớp, nam lẫn nữ đều nói với tôi là: “Ai mà không tin ma! Đi vượt biển mà không tin ma mới là chuyện lạ! Bộ chị không nghe tiếng gào rú thê thảm củq các âm hồn chết oan ở biển hả?” Rồi mọi người thi nhau kể chuyện linh thiêng của những người chết chìm, chết đói, và chết trôi theo ghe. Sau đó họ kể chuyện về các phim ma, những ngôi nhà ma và các oan hồn ở Hirosima va Nagasaki, hai thành phố Nhật bị bỏ bom vào năm 1945. Những câu chuyện của họ tuy hấp dẫn nhưng chẳng nhập nhằng với việc xảy ra cho tôi; vì thế, tôi tự tiếp tục tìm hiểu. Một ngày kia, bà O, người thường đến chăm sóc Việt, con trai của Đen, và Đen cùng tiết lộ với tôi rằng phòng tôi ở trước đây là nơi tẩm liệm cô Th., một cô gái dậy thì bị chết vì căn bệnh u não. Một ngày kia, bà O, người thường đến chăm sóc Việt, con trai của Đen, và Đen cùng tiết lộ với tôi rằng phòng tôi ở trước đây là nơi tẳm liệm cô Th., một cô gái dậy thì bị chết vì căn bệnh u não. Cô Th. chết một cách bất ngờ vì ông bác sĩ Nhật ở phòng y tế không khám kỹ căn bệnh của cô khi nghe cô khai triệu chứng chóng mặt và ói mửa. Ông không biết bệnh tình cô trầm trọng đến độ cần phải đưa ra bệnh viện chữa trị cấp thời vì ông nghĩ rằng cô có bầu như một vài cô gái trong trại thường khai những triệu chứng này trước đây. Cái chết bất ngờ của cô Th. đã khiến nhân viên trại trở tay không kịp; cho nên, những người Việt tị nạn trong trại đã đưa xác cô đến một phòng trống của các dãy phòng không có người ở để tẩm liệm cô theo lối Việt Nam trước khi đưa đi an táng. Bà O nói rằng lúc đó rất ít người tị nạn trong trại nên các gia đình chỉ ở hai dãy phòng gần nhà ăn. Mọi người quyết định tẩm liệm cô Th. ở dãy phòng xa hơn nơi họ cư ngụ. Và căn phòng họ chọn chính là căn phòng mà vợ chồng chúng tôi đang ở hiện thời. Tôi đã sững sờ sau khi nghe mọi chuyện vì tôi không hề có ý nghĩ là người tị nạn nào trong trại có thể chết trong một trại đầy đủ, tối tân, và hiện đại như trung tâm Kokusai Kuyen này. Và vì quá kinh ngạc với chuyện hi hữu vừa được nghe, tôi đã không ngừng tự hỏi: “Có thể nào cái bóng trong phòng vệ sinh là cô gái đã chết và được liệm trong căn phòng tôi đang sống không? Có thể nào linh hồn của một người chết còn vất vưởng sau bao nhiêu năm xa rời thế gian không? Tại sao người chết này còn muốn tôi thấy sự hiện diện của cô ta? Cô làm như vậy với mục đích gì?” Tôi đã tự thuyết phục mình bằng những lập luận khoa học để xua tan ý nghĩ về chuyện ma nhưng tôi không thể nào giải thích tại sao mình không hề biết chuyện gì xảy ra cho một cô gái đã chết và được tẩm liệm trong phòng mình đang ở, lại thấy bóng của cô ta ngay lúc mười hai giờ trưa. Một thời điểm mà nếu tôi tin có ma chăng nữa, không thể nào tin được là ma có thể xuất hiện. Tôi đã trầm tư mặc tưởng thêm nhiều câu hỏi là: “Mình đã làm những gì không phải? Và vì sao cô lại chọn mình mà không phải một ai khác?” Sau hai ngày đêm suy nghĩ, tôi quyết định nói chuyện với cô Th. Tối hôm đó tôi chờ chồng tôi và con tôi ngủ rồi mở cửa ra đứng ngoài trước cửa phòng một mình. Tôi đã không hề sợ dù trời lúc đó tối đen, không khí rất lạnh lẽo và hành lang hoàn toàn vắng tanh. Tôi đã thì thầm với bóng đêm rằng: “Cô Th.! Tôi không biết cô là ai và tại sao cô lại muốn tôi thấy cô. Nếu cô muốn dọa tôi thì cô đã chọn không đúng người vì hồi giờ tôi chẳng làm gì nên tội để bị chọc phá. Hiện tại, tôi chỉ là một người nghèo trong trại này. Tôi chẳng có thân nhân nào ở các nước khác gửi tiền cho và cũng chẳng có ai ở ngoài trại Nhật giúp đỡ. Tiền tôi có được chỉ dùng để mua tem thư cho gia đình bạn bè, thuốc hút cho chồng tôi và bánh kẹo cho con tôi, cho nên nếu vì tôi quấy nhiễu điều gì đó mà cô đòi tôi cúng kính nhang đèn cho cô thì tôi chẳng phải là người có điều kiện đâu...” Chưa nói hết những điều mình nghĩ, tôi đã khóc nức nở rồi mở cửa chạy vào phòng. Tôi không hiểu vì sao tôi khóc đến như vậy. Lúc đó, có lẽ cảm giác sợ đã bắt đầu lan khắp người tôi. Mà cũng có thể vì sự mặc cảm xấu xí, thua thiệt và mất mát đã giải bày phần nào trong những lời nói mà tôi vừa tâm sự với người khuất bóng. Tôi tưởng là sự dứt khoát của mình đối với cô Th. vào đêm tối trời hôm trước đã được thỏa thuận, trôi qua và chấm hết. Nào ngờ, những ngày sau đó, tôi có được tất cả những thứ mà tôi dùng làm cớ thoái thác với người đã chết. Hôm đó, bà O cho tôi biết là chị Thủy, cháu gái ruột của bà, mời tôi đến phòng chơi. Tôi hỏi vợ Lắm:“Em biết chị Thủy là ai không vậy?”“Chị Thủy là một người ở lâu trong trại, không chịu định cư tại Nhật vì chờ giấy tờ bảo lãnh từ Mỹ. Chị rất đẹp, rất giàu và giàu lòng thương người. Hôm qua chị đến thăm em và hỏi em về chị. Chị hỏi là chị vượt biển có bị chuyện gì không mà cạo đầu. Chị muốn gặp chị để giúp đỡ.” Vợ Lắm vui vẻ trả lời rồi kể thêm: “Theo lời của những người ở lâu trong trại, chị là con gái của sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nhờ sắc đẹp đã chinh phục trái tim của một cán bộ Hàng hải, sau này là chồng của chị. Ông ta đã đánh cắp chiếc tàu lớn do ông làm thuyền trưởng ở thương cảng Đà Nẵng để đưa toàn bộ mẹ, vợ, con cái lẫn bà con họ hàng của cả hai bên trốn ra nước ngoài.” Tôi không hiểu tin tức trong trại đúng bao nhiêu phần trăm sau nhiều lần truyền miệng từ người này đến người kia, nhưng tôi tin rằng một đại gia đình với ba bốn thế hệ đến nước Nhật nguyên vẹn như gia đình chị Thủy ắt phải có sự chuẩn bị chu đáo và phương tiện tối tân như lời đồn đãi. Đến phòng chị Thủy hôm đó có thêm vài người mới nhập trại khác. Đa số là những người bất hạnh trong những chuyến đi kém may mắn. Chúng tôi, dù ở chung trại nhưng chưa từng tiếp xúc nhiều với nhau nên rất e dè. Khi ăn món bún riêu thì mọi người có cơ hội hỏi han và thân mật với nhau hơn. Tuy nhiên, trong khi ăn có lúc tất cả phải im lặng, buông đũa, để vỗ về người đang gục đầu vừa khóc vừa gọi tên con. Sau bữa ăn, chị Thủy chỉ giữ ba người ở lại để cho áo quần và vật dụng đó là chị H., người có đứa con gái chết chìm trong chuyến ghe bị đắm bởi tàu Nhật, T., người mất hết người thân trong chuyến vượt biển và tôi, người có cái đầu trọc đầy bí ẩn và đôi mắt u buồn. Với ý nghĩ chúng tôi là những người có hoàn cảnh đặc biệt, chị Thủy đã lưu tâm giúp đỡ nhiều hơn. Vì ngày hôm sau là chủ nhật, chị đề nghị chúng tôi ra khỏi trại chơi để khuây khỏa tinh thần. Chị hứa sẽ chi tiền xe cho chúng tôi và đưa chúng tôi đi thăm các đường phố của Tokyo trước khi ghé thăm gia đình anh chị của chị đang định cư gần đó. Ngày hôm sau, khi Chị H., T. và tôi đang chờ chị Thủy tại trạm xe buýt, một nhà sư đến hỏi thăm tôi về việc xuống tóc của tôi. Tôi thật tình cho ông biết tôi không phải là một phật tử đích thực rồi giải thích nguyên nhân. Nhà sư nghe xong, không nói không rằng, chỉ cho tôi mười ngàn Yên rồi chào từ giã. Ông làm tôi tin ông là một nhà sư Việt Nam có khả năng tài chính và nổi tiếng ở Nhật nhưng tôi đã vô tâm không hỏi tên ông hay số điện thoại của ông phòng khi cần giúp đỡ thêm. Điều mà tôi bận tâm lúc ấy là số tiền lớn mà tôi có được và nơi tôi đang đứng là khu phố buôn bán đầy hoa quả và thức ăn ven đường. Hai điều này không thể khiến tôi tiếp tục phủ định những gì mình dứt khoát với cô Th. cho nên sau khi chia tiền cho chị H. Và T., tôi quyết định mua hoa quả và bánh trái để khi đi chơi về thực hiện ngay những điều mình nói với cô gái chết trong trại. Tôi chỉ cúng cô Th. một lần rồi thôi. Tôi vốn không quan tâm nhiều đến chuyện ma; hơn nữa, ma hay linh hồn người chết gì đó, có hay không, không ảnh hưởng gì đến đời sống của tôi trong trại lúc đó. Vấn đề mà tôi lo lắng bấy giờ là tiếng Nhật và chuyện định cư. Được ra ngoài trại, ngang qua các khu phố và tiếp xúc với người Nhật, tôi thấy tiếng Nhật rất quan trọng cho việc định cư tại đây. Hầu hết người Nhật, ngay cả những người Nhật nói tiếng Anh thạo, chỉ sử dụng tiếng nói của họ khi giao tiếp với người nước ngoài. Các bảng hiệu, các bảng quảng cáo và ngay cả các loại thuốc Tây đều ghi tiếng Nhật. Người Việt định cư tại Nhật nói rằng muốn có bằng lái xe phải biết ít nhất là một ngàn đến một ngàn năm trăm chữ Candi. Vì biết tư cách tị nạn của gia đình mình không thể đến Mỹ hay một nước nào khác, tôi chuyên tâm học trước khi ký giấy định cư tại Nhật. Nhờ bận rộn với bài vở ngày càng một nhiều, tôi đã không còn thời giờ trầm tư mặc tưởng về quê nhà. Hơn nữa, trong tháng chín năm đó, các dãy phòng trống sau lưng dãy phòng tôi đầy ắp những người tị nạn. Những người này là thuyền nhân của những chuyến tàu lớn xuất phát từ miền Bắc Việt Nam hay giáp gianh với Trung Quốc. Vì những người này chỉ nói tiếng Hoa trong lúc tự xưng là người Tày Nùng, dân tộc thiểu số Việt Nam ở biên giới Việt Trung, ban quản lý trại Kokusai Kuyen lưu giữ tạm một thời gian trong lúc điều tra tư cách tị nạn của họ. Để giải quyết việc cư trú cho hơn một ngàn người tị nạn trong trại, ban Quản Trị đã dồn hai hoặc ba gia đình sống chung với nhau. Phòng tôi có thêm cặp vợ chồng người Tày Nùng và hai mẹ con chị Lê Xuân Ảnh, bạn cùng lớp với vợ chồng tôi. Tôi rất ngạc nhiên với số lượng thuyền nhân ồ ạt ra khỏi nước ngày càng nhiều. Trái với sự dự đoán của chồng C. Sơn, anh Thảo và chồng tôi về sự ngừng vượt biển sau ngày Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đóng cửa, người Việt, bất kể số phận của họ ra sao, vẫn tiếp tục tìm cách trốn ra khỏi nước. Cùng tháng chín năm ấy, qua thư gia đình, tôi được tin Thanh Ngọc, người bạn gái thân của tôi, đã vượt biên đến đảo Palawan của Phi. Chưa hết ngạc nhiên với bức thư báo tin của em gái mình, tôi đã kinh hoàng với những tin báo của những người ở trong trại thường nghe đài VOA và BBC. Họ cho biết là một chiếc ghe chở gần một trăm người vượt biển đến Phi, bị đá ngầm ở ven biển đánh vỡ, nên chỉ còn gần hai chục người sống sót. Sau tin này là tin một chiếc ghe vượt biển ở miền Nam có khoảng ba mươi người bị hải tặc hãm hiếp và giết sạch chỉ còn một thanh niên sống sót nhờ lẩn trốn. Càng nghe tin, tôi càng cảm thấy vừa thương xót vừa cay đắng cho thân phận của thuyền nhân của chúng tôi. Trong hành trình tìm tự do đầy cam go và nguy hiểm này, mỗi người chúng tôi có một phần số khác nhau; nhưng trong tất cả, sự mất mát trong tinh thần thì không một ai có thể tránh khỏi. Giữa tháng mười, tin làm cho tôi buồn nhất là a C? (anh) và a Chế (chị), cặp vợ chồng người Tày Nùng ở chung phòng với chúng tôi, có lệnh rời trại vào ngày 24 tháng 10. Họ đã khóc sướt mướt cả một ngày đêm trước ngày lên đường. Tôi không biết họ có phải là dân tộc thiểu số Nùng hay Tày ở Quảng Ninh của Việt Nam không vì họ có thể đọc tiếng Hán và hiểu được báo Nhật nhưng ngôn ngữ họ dùng chẳng khác gì người Tày Nùng ở Sông Mao, nơi tôi từng ở một thời gian. Những người Tày Nùng ở thị trấn Sông Mao của miền Nam Việt Nam là những người đã chạy trốn chủ nghĩa Cộng Sản và di cư vào miền Nam vào năm 1954. Nếu những người này có cùng hoàn cảnh như những người Tày Nùng ở Sông Mao thì quả thật là tội nghiệp khi bị trả về. Cho dù không hiểu họ sẽ bị trả về miền Bắc Việt Nam hay Trung Quốc, tôi tin rằng họ sẽ không tránh khỏi sự trừng phạt nặng nề cả hai nước đều theo khối Cộng Sản. Buổi tối, khi những người bạn của a Cố đến phòng chúng tôi, chụm đầu vào nhau và gạt lệ trong khi xì xào ngôn ngữ của họ, thì tôi khẳng định hơn những điều mình hình dungBuổi sáng hôm sau, trong cảnh người đi kẻ ở, tôi bịn rịn chia tay họ với tấm lòng thương cảm vô bờ bến. Cho dù tôi chẳng rõ họ là ai nhưng tôi tin họ là những người tốt và thật thà. Những người này đã từng giúp vợ chồng tôi chăm sóc Tinô và xếp hàng lãnh cơm cho chúng tôi khi chúng tôi đi học về trễ. Đó là những kỷ niệm mà tôi không thể nào quên. Nhìn họ trong đoàn người lũ lượt xếp hàng ra khỏi trại tôi chợt nhớ đến sự ẩu đả của một số thanh niên trong nhóm của họ và những thanh niên người Việt trong trại. Sự ẩu đả này do sự mạo danh thuyền nhân Việt của họ mà hậu quả của nó là sự bắt buộc hồi hương. Tôi không hình dung được cảnh chính phủ Cộng Sản Trung Quốc sẽ đối xử với họ ra sao nhưng tôi cảm thấy ngậm ngùi cho số phận chung của những thuyền nhân trốn chủ nghĩa Cộng Sản trong hành trình tìm tự do. Chúng tôi không những trải qua bao hiểm nguy trên biển mà còn phải qua quá trình xét duyệt tư cách tị nạn để được định cư hay không. Tôi đã nghe rất nhiều tin từ bạn bè các đảo Phi Luật Tân, Mã Lai và Thái Lan về chuyện tự vận của những thuyền nhân sau khi bị từ chối tư cách tị nạn và dọa sẽ trả về Việt Nam. Phải chăng trong tâm hồn của những người này cũng tuyệt vọng như thế? Cung Thị Lan Những Tấm Lòng Nhân Ái Chương Mười Chín Sau khi a Cố và a Chế ra đi, mẹ con chị Xuân Ảnh và gia đình tôi khắng khít với nhau ngày một nhiều. Thân tình hơn cả bà con ruột thịt, chị Xuân Ảnh và tôi thường cùng nhau đến lớp, lấy thức ăn ở nhà bếp, về phòng ăn chung hay cùng sinh hoạt với nhau. Cuối tuần, chúng tôi thường cùng nhau đi phố, đi chùa hay viếng thăm một vài nơi ở vùng ngoại ô. Lâu lâu, chúng tôi được đi chơi bằng xe hơi của một nhân viên của sở Di Trú Nhật. Ông này thường vào trại mời Tuấn, con trai chị Xuân Ảnh, thông dịch mỗi khi sở Di Trú Nhật có thuyền nhân hay người tị nạn mới đến. Mê hoặc với sự thông minh và khả năng ngoại ngữ siêu việt của thằng bé mười lăm tuổi, ông đã coi Tuấn như con ruột. Ngoài những món quà dành cho nó và đưa nó đi chơi đây đó, ông còn chở cả hai gia đình chúng tôi đi chơi ở các vùng ngoại ô của Tokyo. Có lần chúng tôi được ông chở đến tận Chi Ba, cách Tokyo khoảng một trăm năm mươi cây số để viếng một ngôi chùa rất nổi tiếng ở Nhật. Tại đây ông đã chỉ cho chúng tôi cách làm phép như: Đưa tay sờ vào chuông đồng để được hạnh phúc, vớt khói nhang trầm áp vào đầu để được thông minh. Khi tôi mua một cái ví đựng tiền, người bán hàng nhét vào một lá bùa và nói là nó sẽ mang tiền nhiều đến cho tôi. Từ chùa Chi Ba, ông nhân viên của sở Di Trú Nhật chở chúng tôi về nhà ông để giới thiệu với vợ con của ông và thưởng thức các món ăn Nhật do chính tay vợ ông nấu. Hôm đó cũng là ngày lễ trao chìa khóa nhà ông cho Tuấn, một hình thức bày tỏ là ông chính thức coi Tuấn như con ruột. Khi ông run run trao chìa khóa cho Tuấn, tôi hiểu là ông kỳ vọng nó sẽ đến thăm ông một ngày nào đó, bất cứ lúc nào, ngay cả lúc không có ông và vợ con ông ở nhà. Điều này thì không bao giờ xảy ra vì tôi biết chị Xuân Ảnh và Tuấn đang chuẩn bị rời xứ hoa Anh Đào này. Họ, dù phải theo học các lớp do trại Kokusai Kuyen tổ chức, sẽ lên đường đi Mỹ trong một ngày rất gần vì anh Phương, chồng chị Xuân Ảnh, nguyên là sĩ quan Không Quân của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, hiện làm thông dịch cho một tòa án tại Boston, đã lo xong các thủ tục bảo lãnh họ đi theo diện đoàn tụ gia đình. Mơ ước Tuấn trở thành là con ruột mình là ước mơ viễn vông của ông nhân viên của sở Di Trú Nhật bởi vì ước mơ mà Tuấn ấp ủ từ lúc còn ở Việt Nam là được đến Mỹ gặp ba ruột sau bao nhiêu năm xa cách. Tôi biết điều này vì chị Xuân Ảnh thường tâm sự với tôi khi trong phòng chỉ có hai chị em chúng tôi. “Lan biết không! Chị không muốn đi vượt biển vì sợ chết nhưng Tuấn cứ hối chị tìm chỗ đi. Nó đi học nghe tin đứa bạn này đi lọt rồi, đứa bạn khác vượt biển đến đảo rồi nên nôn nóng nói chị tìm chỗ đi cho bằng được.”“Chắc nó không sợ vì không tưởng tượng được sự nguy hiểm của vượt biển. Còn chị nghe nhiều nên sợ và chờ anh Phương bảo lãnh phải không?” Tôi hỏi.“Không phải đâu Lan. Chị đâu hy vọng gì chuyện anh Phương bảo lãnh. Bởi vì ảnh nộp hồ sơ bảo lãnh đến tòa đại sứ Việt Nam ở Thái Lan bị tụi nó hỏi lý lịch, anh bỏ đơn không làm nữa. Ảnh nói là ảnh đã ở nước tự do, không còn thằng Việt Cộng nào được quyền hỏi lý lịch của ảnh. Ảnh viết thư bảo chị đưa Tuấn vượt biên.”“Sao lại vậy? Vượt biên đâu phải là dễ. Đi vượt biên là cầm chết chắc trong tay. Nếu được bảo lãnh đi thì an toàn hơn vượt biên chứ?”“Bởi vậy mới nói! Nhưng ảnh đã khăng khăng là không bảo lãnh nữa mà Tuấn cứ hối chị tìm chỗ đi vượt biên hoài nên chị đành phải làm theo. Sở dĩ chị không muốn vượt biên vì chị không biết bơi; hơn nữa ở Sài Gòn không gần biển, tìm người tổ chức vượt biên đâu phải là dễ. Mình đâu biết ai thật ai giả đâu Lan. Thiếu gì người bị gạt lấy vàng mà không đi được!”“Vậy rồi làm sao chị tìm được chỗ đi?”“Chị Nga đang học lớp mình là bạn chị. Lúc đó chỉ tìm được mối do gia đình chủ ghe tổ chức nên rủ chị luôn. Vì ghe dài có mười thước nên người chủ ghe chỉ tổ chức cho người trong gia đình và họ hàng của họ đi thôi.”“Còn đỡ hơn ghe của tụi em. Nó dài chỉ có bảy mét hà. Vì ghe của tụi em nhỏ xíu nên xuất phát ngay chỗ cầu Xóm Bóng Nha Trang mà công an không thèm bắt” “Ghe của tụi chị thì đi từ Bà Rịa Vũng Tàu. Vừa ra khơi là gặp bão ngay nhưng ông chủ ghe không chịu quay vào bờ. Ra xa thêm độ một ngày thì máy hư, nước tràn vào ghe rất nhiều nên những người lớn đều phải thay phiên nhau tát nước. Cố gắng được năm ngày, không ai còn sức để tạt nước nữa nên nước ngập vào ghe lai láng. Lúc đó, chị Nga gỡ ba tấm ván đưa cho mẹ con chị bảo lấy để làm vật phòng thân. Vợ chồng chủ ghe thấy tình cảnh ngặt nghèo nên để tụi chị gỡ ván chứ dễ nào họ cho mình rã ghe họ ra đâu Lan! Lúc đó chị nghe lời khuyên còn nước còn tát của chị Nga nên miễn cưỡng giữ một tấm ván chứ chị không còn hy vọng gì được sống sót. Lan nghĩ coi, tấm ván thì nhỏ mà biển nước mênh mông làm sao mà sống nổi? Lúc đó Tuấn bị cảm sốt còn chị bị sưng tấy một bên mông vì nằm chẹt lên trên sợi dây thừng không nhúc nhích được. Mê mê tỉnh tỉnh, chị nghe tiếng người gọi nhau, tiếng rao bánh dày, tiếng hát cải lương, tiếng ca vọng cổ nữa. Chị tưởng gần bờ nên nói ông chủ ghe cố gắng chèo trở vào chứ chị biết đâu là ghe đã ngoài hải phận Quốc Tế. May sao lúc đó có tàu Tây Đức trông chiếc ghe của tụi chị bị vùi dập trước những cơn sóng lớn nên quyết định cứu.” “Có phải họ đã thả thang xuống vớt người ở ghe chị lên không?”“Không. Tàu họ không có thang sắt hay thang dây gì cả. Có lẽ họ chẳng bao giờ xuống tàu bằng thang và chẳng bao giờ cứu người nên không chuẩn bị thứ này.”“Vậy rồi làm sao họ vớt những người trên ghe chị lên tàu?”“Tụi chị phải đứng trên boong, chỗ gần mũi ghe, nhón chân, giơ hai tay thẳng lên trời chờ sóng nhồi ghe lên cao thì người trên tàu thò đầu xuống, vói tay kéo lên.”“Trời ơi! Vớt người kiểu gì mà nguy hiểm dữ vậy? Mà em chưa bao giờ nghe chuyện tàu lớn mà không có thang vớt người như tàu mà chị kể đâu! Nếu chẳng may thủy thủ của tàu bị rơi xuống biển thì họ làm sao?”“Bởi vậy, nghe như vậy thì chẳng ai tin! Nhưng tàu Golar Free cứu chị không có thang là chuyện thật. Mấy ông trên tàu nói phải làm theo cách như vậy để tụi chị có thể lên tàu thật nhanh nhứ giông sắp đến rồi. Thế là mọi người dưới ghe của chị đành phải nghe theo dù phải đứng trên boong ghe trồi trượt và nghiêng ngả bởi sóng gió”“Dễ sợ quá vậy!”“Cái kiểu vớt người của ghe chị dễ sợ lắm, Lan không tưởng tượng nổi đâu! Vậy mà hay một cái là mấy đứa nhỏ và mấy bà trên ghe nghe lời chỉ dẫn đều lần lượt được kéo lên. Đến phiên chị, phần vì chân ê bước không được do đùi bị tấy nhức, phần vì sợ té khi đứng chập chênh trên ghe, chị không tin là mình được kéo lên. Y như rằng, khi người thủy thủ ở trên tàu vừa nắm tay kéo chị lên là chị bị tuột tay rơi xuống nước ngay.”“Trời ơi!”“Ừ. Kinh khủng vậy đó! Biết sao không Lan? Chị bị dính đầy dầu do nằm gần chỗ máy dầu bắn ra mà mệt quá đâu hay biết gì. Cho nên khi người trên tàu Tây Đức chụp tay chị rồi mà vì tay chị trơn quá nên chị bị tuột và rơi xuống biển.”“Rồi chị làm sao?”“Chị chìm ngay khi rơi xuống nước chớ sao! Chứ có biết bơi đâu mà nổi được! Nhưng may là chị văng ra ngoài chứ văng xuống giữa tàu Tây Đức và cái ghe của tụi chị thì chị bị cả hai chiếc kẹp nát thây rồi. Lúc đó thằng Lương, em vợ ông chủ ghe, phóng ngay xuống chỗ chị vừa rớt rồi vớt chị lên ngay. Kéo chị lên ghe xong, nó nói chị lau người cho khô hết nước và hết dầu rồi tiếp tục đến ở chỗ mũi ghe đứng giơ hai tay lên và chờ sóng nhồi cho ghe cao lên để người trên tàu chụp lên nữa. Lúc đó chị nhất quyết không chịu nghe lời nó cũng như không nghe mấy người đàn ông đang còn lại ở trên ghe. Chị nói mấy ổng lên tàu hết đi để chị ở lại chết trong ghe cũng được. Chứ Lan nghĩ coi, lúc đó chị vừa đói lả, vừa bị thương bên mông, vừa thất hồn sau khi bị rớt xuống biển thì còn tinh thần nào để theo lời mấy ổng?”“Dạ, em hiểu. Nhưng... rồi sao nữa hả chị?”“Thằng Lương năn nỉ chị quá chừng. Nó hứa là sẽ đỡ chị đưa lên cao khi chắc chắn người trên tàu kéo chị lên được thì nó mới bỏ tay ra. Nó còn nói là chị không lên tàu thì nó không lên! Chị thối thoái hoài chẳng được nên đành theo lời nó. Cuối cùng, người ta cũng chụp được chị để kéo lên trên tàu; nhưng chị vừa được kéo lên là ngất xỉu ngay.”“Lúc đó Tuấn ở đâu?”“Tuấn được vớt lên tàu, nói chuyện với thuyền trưởng và người thủy thủ của tàu về chuyến đi của tụi chị nên đâu biết chuyện chị rớt xuống biển. Đến khi nghe nó nghe tin chị ngất xỉu thì khóc quá trời. Ông thuyền trưởng của tàu vừa thương cảm hoàn cảnh của mẹ con chị vừa không biết tình trạng sức khỏe của chị phải giải quyết thể nào nên đã cho tàu vòng trở lại Singapore để kiếm bác sĩ ra tàu khám và điều trị cho chị. Sau khi chị tỉnh lại nhờ thuốc chích, tàu mới tiếp tục hành trình. Vì chị mà hành trình của họ bị chậm trễ đó Lan! Tính từ ngày tàu vớt đến Nhật mất đến một tháng tròn.”“Ủa? Sao lúc đó họ không để mấy người trong ghe chị ở lại Singapore luôn?”“Ông thuyền trưởng nói với tụi chị là tàu ổng chở gas đến Nhật, nếu ổng hỏi sở di trú Nhật bằng lòng nhận thuyền nhân thì ông chở tụi chị đến đó luôn còn không thì tụi chị ở lại Singapore. Khi biết Nhật đồng ý và tụi chị bằng lòng theo tàu đi Nhật, ông chở tụi chị đến cảng Chi Ba của Nhật luôn. Tụi chị không chịu ở lại Singapore vì nghe nói trại ở đó khổ hơn trại ở Nhật. Tội một cái là chiếc tàu Tây Đức đã chiều theo ý muốn của tụi chị nên phải đài thọ tụi chị suốt cuộc hành trình.”“Giống ông thuyền trưởng Đan Mạch và các thủy thủ của táu vớt tụi em. Họ chăm sóc tụi em từ chuyện ăn uống, áo quần, an toàn và cả chuyện gọi về sở di trú Nhật hỏi chuyện địng cư trong mười ngày chúng em ở trên tàu. Tụi mình quả là may mắn vì trên thế giới này còn có rất nhiều người nhân đạo như thuyền trưởng của tàu cứu chị và thuyền trưởng của tàu cứu tụi em. Cũng nhờ những tấm lòng nhân ái của họ mà những người lênh đênh trên biển như tụi mình mới được sống sót và có ngày hôm nay. Em biết là chị không thể nào quên những ân nhân của chị cũng như em không bao giờ quên tấm chân tình mà những ân nhân của em dành cho em và gia đình em.” “Tàu vớt tụi chị là tàu Tây Đức và thuyền trưởng cũng là người Tây Đức nhưng thủy thủ thì gồm nhiều sắc dân khác nhau. Ông thuyền trưởng này tốt lắm Lan à! Ổng thường vào phòng thăm chị và khuyên chị phải cố gắng ra ngoài boong tàu phơi nắng mỗi ngày. Cũng nhờ thằng Tuấn nói tiếng Anh giỏi, nên mẹ con chị được ổng quan tâm nhiều. Còn mấy người thủy thủ trên tàu cũng thương nhóm người của ghe chị lắm. Họ tìm có thứ gì thì cho tụi chị thứ nấy. Đa số là áo thun và quần lót mới. Đàn bà của ghe chị toàn mặc quần lót đàn ông nên vào trại, tụi nó đặt tên là Nhóm mặc quần lót đàn ông là vậy!” “Nhóm của tụi em thì họ đặt tên là nhóm Thiếu Lâm Tự . Các nhóm khác có tên là Nhóm Đi Thẳng , Nhóm tàu lật , Nhóm bốn mươi chín người ... Dù ở nhóm nào chăng nữa, đến được đây, mình là những người may mắn. Chứ nếu không được tàu vớt, chúng ta đồng số phận với những người bị chết chìm thôi.”“Đúng vậy đó Lan. Mỗi chúng ta có một cái số trong cuộc hành trình tìm tự do này. Được tàu vớt, được tới đất liền, giấc mơ tự do của chúng ta đã trở thành hiện thực, còn những người kém may mắn phải mang ước mơ của họ xuống tuyền đài. Đã có quá nhiều chiếc ghe vượt biển bị chìm cho nên âm hồn của những người chết kêu khóc khắp đại dương. Mấy người ở trại này như bà Nga, con Thúy, con Lan, thằng Bình, ông Cảnh cũng nói là họ nghe những tiếng gào cứu bi thương ai oán khi ghe lênh đênh trên biển. Giờ nhớ lại những tiếng gọi, tiếng nói, tiếng ca hát trên biển, chị nghĩ là sinh hoạt của những oan hồn ấy còn quyến luyến những gì mà họ sinh hoạt khi còn sống.” Những câu chuyện kể của chị Xuân Ảnh thường làm tôi suy nghĩ nhiều về ước mơ và số phần của những thuyền nhân chúng tôi. Mặc dù rất an lòng với sự may mắn của mình, tôi thường chơi vơi với sự mất mát mà những người kém may mắn phải trải qua. Đã có rất nhiều cơn ác mộng đến với tôi hàng đêm. Có lúc tôi thấy những bức tường sóng khổng lồ cong đầu cuốn ghe chúng tôi. Có lúc tôi thấy ghe mình bị nướn tràn vào và chìm dần trong biển nước. Dù bị đắm bằng cách nào, tôi luôn thấy mình từ từ tách khỏi đám người đang chơi vơi trong lòng biển. Sau đó, Tinô rời khỏi tay tôi và lơ lửng trong màn nước tím đen. Những lúc như thế, tôi thấy mình cố gắng hết sức để giữ chặt Tinô vào lòng nhưng sự ngộp thở vì sức nước đã không cho tôi thực hiện quyết tâm của tôi. Những cơn ác mộng thường làm tôi la hét, tuốt đầy mồ hôi và kinh hoàng khi thức dậy. Mỗi khi bất chợt nhìn nước biển trên màn ảnh của vô tuyến truyền hình thì đầu tôi trở nên cứng đờ. Tôi biết một cách chắc chắn là những hình ảnh kinh hoàng cũ vẫn còn tiềm tàng trong tiềm thức của mình và thần kinh của mình không được bình thường vì chuyện chết biển vẫn chưa được xóa hết trong ý nghĩ của tôi. Đồng với sự bất ổn tinh thần của mình, tôi luôn luôn nghe lời tâm sự của chị Xuân Ảnh: “Nếu kiếp sau có bị Cộng Sản đày đọa cách mấy chị cũng ráng cam chịu chứ chị sợ vượt biển quá rồi Lan à. May là tụi chị có tàu Tây Đức vớt chứ ghe chị đi từ Bà Rịa ngang qua vịnh Thái Lan tránh sao được nạn hải tặc. Không ít chuyến vượt biển bị cướp bóc, hãm hiếp, thảm sát, ném xuống biển hay chết chìm vì ghe bị đục bởi bọn hải tặc đâu Lan. Phải nói là người Việt Nam mình đã trả một giá khá lớn cho hành trình tìm tự do đó Lan.” Tôi hiểu vì sao chị Xuân Ảnh nói như thế nên tôi đã không bàn luận gì về ý kiến của chị. Tuy nhiên, khi nghĩ đến những thuyền nhân kém may mắn, tôi hiểu sự dày vò trong nội tâm của họ trước khi họ quyết định bỏ lại quê hương, bà con ruột thịt, nhà cửa và tài sản để vượt biên như thế nào. Chắc chắn là họ đã lường trước được những gì xảy ra khi trường hợp xấu xảy đến mhưng họ vẫn quyết định ra đi hơn là ở lại. Cung Thị Lan Những Tấm Lòng Nhân Ái Chương Hai Mươi Vì hành trình vượt biển là một sự ám ảnh kinh hoàng đối với tinh thần những người trong trại nên chúng tôi hiếm khi nhắc nhở đến chúng. Mỗi khi có dịp nói chuyện với nhau chúng tôi thường nhắc những kỷ niệm khi còn ở Việt Nam, những món ăn Việt Nam, hoặc chuyện học tiếng Nhật, phong tục tập quán của Nhật, các thức ăn của Nhật và những vấn đề liên quan đến chuyện định cư ở Nhật. Ngoài ra, chúng tôi thường hay so sánh đời sống của những người Việt định cư ở các nước trên thế giới rồi bày tỏ ước muốn mình. Trong một buổi tối tâm tình và nhắc lại những kỷ niệm khi còn ở quê hương, Lắm hỏi chúng tôi: “Anh chị ở Nha Trang chắc thường ăn đồ biển lắm phải không?”Chồng tôi vui vẻ đáp:“Còn nói gì nữa! Có tiền là có hải sản tươi ngay.”“Vậy giờ anh có thèm ăn đầu cá thu nấu canh chua không vậy?”“Có đâu mà ăn? Ăn cánh gà tẩm bột chiên ngán muốn chết.” “Bởi vậy mới nói con người mình mâu thuẫn lắm! Ở dưới ghe không có thức ăn thì sợ chết đói. Nay được ở trại có thịt gà ăn lại than ngán. Anh chờ ăn đủ ngàn cánh gà rồi bay ra khỏi trại định cư!” Lắm vừa nói vừa cười, rồi nghiêm trang nói thêm “Nhưng mà em nói thật đó. Nếu anh chị muốn ăn canh chua thì em nấu cho ăn. Ngày mai anh em mình xin ra trại dạo bến cá, ghé chợ mua đồ về nấu canh chua.” Sáng chủ nhật hôm đó, Lắm rủ chồng tôi ra khỏi trại như đã hứa. Tôi và Tinô cũng được tháp tùng theo. Chúng tôi lấy xe buýt, đáp tàu điện ngầm rồi đi bộ đến khu chợ mà Lắm dẫn đường. Khi ngang qua những gian hàng có hoa trái tươi roi rói ở các vỉa hè, tôi đã có dịp nhìn thấy những trái Ki Wi, loại trái mà hình dạng và màu da của chúng làm tôi lầm tưởng trái Sa Bu Chê ở Việt Nam. Chúng tôi đã mua thơm, cà chua, giá, rau, ớt, tỏi, dưa leo và hành ngò. Sau đó, Lắm dắt chúng tôi đến gian hàng cá. Ông bán hàng đã lấy một chiếc đầu cá thu to theo yêu cầu của Lắm rồi gói nó trước ánh mắt ngạc nhiên của chúng tôi. Lắm nói:“Bộ anh chị tưởng em không biết nói tiếng Nhật khi hỏi mua đầu cá thu hả? Không biết nói, ra dấu một hồi, muốn mua gì cũng có. Trước đây tụi em thường mua đầu cá thu nấu canh chua hoài. Tại vợ em mới sanh nên em không mua ăn đó thôi.” Đi chợ về, chúng tôi xúm lại phân nhau rửa, nấu rồi cùng nhau hì hụp ăn đến tận đêm. Đó là lần đầu tiên, kể từ lúc xa quê hương, tôi được thưởng thức lại món ăn Việt Nam mà tôi thích. Ngoài những lần được ăn canh chua do Lắm nấu, tôi vẫn thường được ăn những món ăn Việt Nam ở phòng của chị Thủy luôn. Sau lần giao tiếp đầu tiên, chị Thủy tỏ ra mến vợ chồng chị H. và vợ chồng tôi nhiều hơn những người khác nên thường mời chúng tôi đến phòng chị chơi mãi khi gia đình chị tổ chức ăn uống. Chị Thủy không những cho chúng tôi thưởng thức lại món ăn Việt Nam như bún riêu, bún bò Huế, và thịt bò nhúng dấm, còn cho chúng tôi nếm những thứ đặc sản của Nhật như Sasimi, các loại bánh và các loại mì thập cẩm của Nhật. Đây là những loại thức ăn cao cấp mà những người mới đến trại hay nghèo như chúng tôi không thể nào có tiền để mua ăn. Càng tiếp xúc, chị Thủy càng tỏ ra thương mến chị H. và tôi như bạn nên đã cho chúng tôi áo quần, giày dép và mỹ phẩm hợp thời trang và đắt tiền mà chị đang dùng. Cách chi tiêu và sự đãi đằng quá mức rộng rãi và phóng khoáng của chị đã khiến cho nhiều tin đồn về những vận may mà chồng chị đạt được trong các lần chơi Pa chí cồ. Pa chí cồ là một hình thức cờ bạc hợp pháp tại các sòng bạc ở Nhật mà khi thắng cuộc người chơi có thể đạt đến triệu Yên. Tôi không hiểu vợ chồng chị Thủy có phải là người thường gặp vận may và là triệu phú ngầm trong trại như những lời đồn không nhưng tôi biết rõ là chị Thủy là người có uy tín rất lớn đối với những người thân thuộc và bạn bè có danh tiếng của chị hiện cư ngụ tại Tokyo. Chỉ cần một lời đề nghị của chị thôi là mọi người đều cố gắng thực hiện ngay. Ví dụ như khi chị bày tỏ nguyện vọng giúp vợ chồng chị H. và vợ chồng tôi có tiền thì anh Đạt, anh ruột của chị, ra công kiếm việc làm thích hợp với giờ giấc và hoàn cảnh cho anh Kh., chồng chị H. và chồng tôi. Việc làm mà anh Đạt khổ công tìm cho họ là cắt các mẫu áo da cho một công ty may áo khoác. Để giúp anh Kh. và chồng tôi làm công việc này, anh Đạt phải vận chuyển những cuộn da về nhà rồi chờ anh Kh. và chồng tôi đến cắt. Sau khi anh Kh. và chồng tôi làm xong, anh Đạt còn phải ra công giao thành phẩm cho hãng, rồi nhận tiền lương dùm cho họ. Từ khi có việc làm này, anh Kh. và chồng tôi thường bí mật hẹn nhau sau những giờ tan học hoặc sau những bữa cơm tối để cùng leo rào ra ngoài đi làm. Đó là lúc thuận tiện cho họ trốn trại vì những người bảo vệ trại ít khi tuần tra vào lúc sau bữa ăn chiều hay giờ tắm của trại viên. Tôi tin là những người bảo vệ trại biết rõ chuyện những học viên nam thỉnh thoảng leo rào trốn ra ngoài chơi. Các người quản lý trại và thầy cô giáo cũng vậy. Tuy nhiên, tất cả đều đã phớt lờ làm ngơ. Vấn đề mà họ tập trung là chuẩn bị cho chúng tôi sớm có việc làm và an ổn định cư tại Nhật. Cho nên, mãn khóa học Nhật Ngữ, chúng tôi được học ngay những vấn đề cơ bản và cần thiết cho việc hội nhập và sinh sống tại Nhật. Trong khóa học Phong Tục Tập Quán và Đời Sống Nhật, chúng tôi được hướng dẫn tận tình cách giặt giũ, nấu ăn, làm đơn từ xin việc làm, sử dụng các phương tiện công cộng và thuê nhà. Thoạt đầu, chúng tôi nghĩ buổi học dành cho cách giặt áo quần bằng máy giặt không cần thiết vì chúng tôi đã sử dụng máy giặt khá nhiều lần. Thế nhưng, khi được chỉ dẫn tường tận cách đọc các nhãn hiệu của các loại áo quần khác nhau thì chúng tôi mới hiểu ra rằng mình đã giặt lộn xộn các loại áo quần mà bất kể là len hay vải, loại vải dày hay mỏng, màu lạt hay đậm, và loại vải phải giặt khô hay nước cho nên có áo bị xù lông, có áo bị dãn cổ, có quần bị rút ngắn đi. Rồi chúng tôi cười ngất khi cô giáo giới thiệu công dụng của chiếc túi lưới là để bỏ đồ lót hay vớ khi giặt chung với các quần áo khác trong máy giặt cho khỏi bị thất lạc. Ngày đầu tiên đến trại, chúng tôi nhận những chiếc túi vải lưới này cùng các vật dụng cá nhân khác, đã không hiểu công dụng của chúng nên đều cùng nhau bắt chước dùng làm vật chứa sách vở đi học trong suốt khóa học Nhật Ngữ; thế mà, chẳng có thầy cô giáo Nhật Ngữ nào chỉnh dùm cho. Qua khóa Phong Tục Tập Quán và Đời Sống Nhật, sự hiểu biết của chúng tôi được mở mang nhiều hơn về trong việc gửi tiền vào trong ngân hàng, bỏ thư ở bưu diện, cách thức mua sắm, và nhiều lãnh vực khác trong đời sống xã hội tại Nhật. Chúng tôi được biết là những người Nhật ở các khu nhà thuê rẻ tiền, thường phải ghé tắm Ofurồ khi tan sở làm trước khi về nhà. Mặc dù chúng tôi đã khá ngạc nhiên khi nhìn sự giăng mắc áo quần phơi khô khi đi ngang qua các khu chung cư ở Tokyo, không thể ngờ các phòng thuê của các khu chung cư ấy chỉ có nhà cầu chứ không có nhà tắm. Đồng với lý thuyết, các thầy cô giáo đã tạo cho chúng tôi làm quen với loại tắm trần truồng tập thể theo giới tính này. Sau khi tắm chung trong hồ nước ấm, mỗi người xả nước trong buồng tắm cá nhân theo ý riêng. Khi đưa chúng tôi đi thực tế, thầy cô đã dùng tiền của trại để trả chi phí. Ngoài ra họ còn trả tiền cho các phương tiện đi lại mà chúng tôi sử dụng và những thực phẩm mà chúng tôi mua để thực tập nấu những món ăn của Nhật. Thầy cô giáo đã tận tình chỉ dẫn chúng tôi từ chuyện nhỏ đến việc lớn như: Trưng bày đồ dÍ vỡ thì để dưới thấp để ngừa trường hợp bị xây sát bởi đồ vật rơi từ trên cao xuống vì động đất và thuê phòng ở các khu chung cư thì nên chọn phòng ở các tầng thấp để khi có động đất dễ chạy ra ngoài hơn. Qua sự chỉ dẫn của họ chúng tôi còn biết giá tiền thuê của các phòng ở khác nhau tùy vị trí ở tầng cao hay thấp và hiểu là người khả năng tài chính hoặc con nhỏ thường cư ngụ ở những tầng thấp của chung cư. Ngoài ra, chúng tôi còn học các lÍ nghi xã giao của Nhật như mua quà biếu cho hai người hàng xóm bên cạnh khi vừa dọn đến chỗ ở, cách mua các loại quà thích hợp cho người bệnh, và cách trao quà như thế nào. Sau ngày 2 tháng 11 năm 1989 chúng tôi nhận bằng tốt nghiệp hai khóa học Nhật Ngữ và Phong Tục và Đời Sống của Nhật nên được tự do ra ngoài trại từ chín giờ sáng đến chín giờ tối. Tôi thường lấy xe buýt đưa Tinô đi dạo các siêu thị để nó có thể tiếp xúc nhiều với thế giới ngoài trại và để tôi sắm sửa các vật dụng chuẩn bị cho định cư. Theo thường lệ, chỉ một lần phỏng vấn việc làm là học viên tốt nghiệp có thể rời trại để định cư ngay, mà vợ chồng tôi đã được thông báo là sẽ có chung một cuộc phỏng vấn việc làm vào ngày 7 tháng 11 năm 1989. Hôm ấy, chúng tôi gửi Tinô cho chị Xuân Ảnh xong, sửa sang y phục chỉnh tề rồi mang bản tóm tắt kinh nghiệm nghề nghiệp, đã được hướng chỉ dÅn của thầy cô của khóa Phong Tục Tập Quán và Đời Sống Nhật, đến trước văn phòng trại để chờ đến lượt phỏng vấn của mình. Sau một giờ trả lời những câu hỏi, vợ chồng chúng tôi đều được hai người phỏng vấn của một tiệm bánh ở Tokyo thâu nhận. Tôi rất sung sướng với sự chấp thuận của họ bởi vì công việc mà tôi sắp đảm nhận là công việc tôi đã từng làm qua, rất nhẹ nhàng và được làm chung với chồng tôi. Bước xuống các bậc thềm trước của văn phòng hành chánh, tôi càng thấy tâm hồn mình lâng lâng như đang bay. Xuyên ánh nhìn qua những vạt nắng chiều đang chạy dài trên những hàng cây trước mặt, tôi bỗng nhận ra chị Nguyệt Ánh đang thấp thoáng ở góc ngoặc của hàng cây cảnh bên phải. Chị Nguyệt Ánh là nhân viên của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, đã từng bác đơn chúng tôi không cho gặp phái đoàn Mỹ vì tư cách tị nạn của chúng tôi thấp hơn thành phần sĩ quan của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và là bạn quen biết của chị Thủy mà nhiều lần chị Thủy hứa sẽ nhờ chị giúp đỡ cho chúng tôi gặp phái đoàn Mỹ. Tôi, có lẽ quá vui vì sự may mắn đang có của mình, không nhớ đến lần nài nỉ chị cho được tiếp kiến với phái đoàn Mỹ trong buổi phỏng vấn đầu tiên khi vừa đến trại Kokusai Kuyen, mau mắn nói với chồng tôi:“Chị Nguyệt Ánh kìa anh! Mình đến chào chỉ đi!”“Thôi đi em. Không khéo chỉ nghĩ mình tiếp tục làm phiền. Lại một màn năn nỉ như lần trước.” Chồng tôi nói thế rồi dượm bước về phía bên trái. Kéo tay anh đi dọc dãy cây cảnh trước mặt văn phòng về phía bên phải, tôi vừa đi vừa nói:“Chỉ nghĩ gì thì mình cũng phải chào. Dù gì chỉ cũng là bạn của chị Thủy.”Thế là chúng tôi đến trước mặt chị Nguyệt Ánh và tôi nhanh nhảu hỏi:“Chị Nguyệt Ánh có khỏe không? Hôm nay phỏng vấn nhiều chắc mệt lắm hả?”Chị Nguyệt Ánh vui vẻ đáp:“Hơi bận nhưng khỏe. Cảm ơn Lan. Còn Lan Hiệp thì thế nào?” Chồng tôi cười cười không nói. Còn tôi nói nhanh:“Tụi em học xong rồi chị à. Tụi em vừa phỏng vấn việc làm xong và được một tiệm bánh nhận rồi.”“Thế Lan có còn muốn gặp phái đoàn Mỹ nữa không?”“Còn chứ! Chẳng thà tụi em gặp phái đoàn Mỹ, có bị họ từ chối cũng cam lòng. Còn hơn là bây giờ vợ chồng em vẫn ấm ức về tư cách tị nạn của mình.”“Vậy thì mình sẽ ghi thêm tên hai vợ chồng vào đợt phỏng vấn cuối cùng.”“Ồ! vậy thì em cảm ơn chị nhiều lắm.” Tôi reo lên sung sướng trong lúc chồng tôi chào từ giã chị với ánh mắt biết ơn. Về đến “nhà”, tôi khoe ngay với chị Xuân Ảnh và Tuấn những điều may mắn mà chúng tôi có được. Hai người vui không kém gì chúng tôi. Tinô thì cười nắc nẻ khi gặp mặt bố mẹ. Hai hôm sau, văn phòng kêu chồng tôi đến nhận một bộ đơn do Cao Ủy gửi, bảo điền vào để chuẩn bị cho cuộc tiếp kiến với phái đoàn J.V.A vào sáng ngày mai. Ngày thứ sáu 10 tháng 11 năm 1989 chúng tôi được phỏng vấn bởi một người đàn bà Mỹ với sự thông dịch của một chị người Việt có tên Phương Thúy. Qua lời tự giới thiệu của chị Phương Thúy, chúng tôi được biết chị là bạn của anh Đạt và chị Thủy. Sau buổi phỏng vấn hôm ấy chúng tôi được biết hồ sơ mình sẽ được chuyển đến phái đoàn I.N.S và ngày phỏng vấn của chúng tôi với phái đoàn này sẽ vào ngày thứ sáu tuần sau. Lần này, vì tôi quá hạnh phúc với sự may mắn bất ngờ nên tôi đã không những báo cho cho chị Xuân Ảnh mà còn đi kể cho hầu hết những người trong trại tin vui của mình. Sau vài ngày chia sẻ niềm vui của mình với mọi người, tôi đã ủ dột trở về phòng mình với những chuyện kể của họ. Những người đã tiếp kiến với phái đoàn I.N.S cho tôi biết I.N.S là một cửa ải khó qua. Trong mười bảy hộ được tiếp kiến của một ngày thì khoảng mười một hộ bị bác rồi. Một trung úy không quân của quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã bị bác. Những thanh niên, con của sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa nhưng không có thân nhân ở Mỹ cũng bị bác. Những người có thân nhân ở Mỹ và không hề dính dáng gì với chế độ Cộng sản sau 1975 cũng bị bác. Không ai hiểu vì sao sự từ chối nhiều hơn chấp nhận nên đã có nhiều sự phỏng đoán khác nhau về người phỏng vấn. Một người cho rằng người phỏng vấn là người có đạo Tin Lành nên rất coi trọng đến vấn đề giáo dục và bằng cấp của người nhập cư ở Mỹ. Người khác thì nói Mỹ là nước khá tự do và tự do cả vũ khí nên ông ngăn ngừa sự hư hỏng và phạm pháp xảy ra cho những thanh niên Việt không có thân nhân bên Mỹ. Người khác nữa thì nói là nước Mỹ đã có quá nhiều di dân từ các quốc gia khác đến nên điều gì cũng trở thành vấn đề để ông ta từ chối được. Những lời bàn bạc của họ đã làm tôi mất hy vọng hoàn toàn vào sự chấp thuận của một người có tôn giáo khác với tôn giáo mà tôi ghi rõ trong đơn. Tuy nhiên, vào đêm trước ngày phỏng vấn tôi chợt nhớ đến sự linh thiêng của cô Th. nên đã ra ngoài hành lang tối cầu xin cô giúp đỡ. Sáng ngày 17 tháng 11 năm 1989 chúng tôi được xe buýt chở đến tòa đại sứ quán Mỹ để tiếp kiến với phái đoàn I.N.S. Theo lịch, hai thanh niên có thân nhân tại Mỹ sẽ được tiếp kiến trước, sau đó là gia đình tôi rồi đến những người khác. Trong khi chờ đến phiên mình, tôi hồi hộp cầu mong kết quả của hai người thanh niên khác hẳn với những lời đồn đãi trong trại. Thế nhưng, khi họ bước ra phòng chờ với những cái lắc đầu thất vọng tôi hiểu rằng họ đều bị từ chối chẳng khác gì những tin đồn đã nghe. Sự chán nản của họ đã theo tôi vào tận trong phòng phỏng vấn và đánh mất hoàn toàn niềm hy vọng của tôi. Tôi không tin tưởng chút nào đến sự chấp thuận từ người đàn ông Mỹ trắng đang ngồi uy nghiêm cạnh chị Nguyệt Ánh sau một cái bàn khá lớn. Mời chúng tôi ngồi xong, người phỏng vấn lẳng lặng mở tập hồ sơ của chúng tôi ra coi. Ông đọc khá chăm chú đến độ tôi nghi ngại không hiểu là ông đang lưu tâm đến những lời khai của vợ chồng tôi trong đơn hay chỉ vờ đọc. Nếu ông chỉ giả vờ hay đọc lướt qua thì ông sẽ không thể hiểu sâu xa cảnh sống bấp bênh của vợ chồng tôi khi chồng tôi ở trong tình trạng không hề có tên trong một hộ khẩu nào ở Việt Nam. Thời gian trôi qua rất lâu mà ông vẫn bình tâm đọc như đang đọc sách và cố tìm nội dung khó hiểu trong ấy. Trong khi chờ ông lên tiếng hỏi, tôi có khá nhiều thời gian để nhìn ông kỹ hơn. Ông khoảng ngoài ba mươi, tóc chải gọn, áo thẳng nếp và cách ngồi ngay ngắn. Diện mạo và phong cách toát nên một vẻ đàng hoàng và mẫu mực của người thiên về ngành giáo dục như sự tưởng tượng tượng của tôi trước đó. Duy có một điều mà tôi không hình dung ra là sự lạnh lùng quá đổi của ông. Ông đã không hề ngẩng đầu lên một lần nào khi lật và đọc từng trang giấy, kể cả lúc Tinô ngọ nguậy trong lòng tôi. Sự lạnh lùng của ông biểu lộ là ông không đếm xỉa sự hiện diện của ai trong phòng đã khiến cho Tinô bày tỏ sự thắc mắc của nó. Chồm người đến sát cạnh bàn rồi nghiêng đầu trên mặt bàn để nhìn vào mắt ông, nó nói một tràng dài thật to với ngôn ngữ của nó, những từ khó hiểu và vô nghĩa được kết hợp bởi tiếng Nhật và tiếng Việt. Hành động bất ngờ của nó làm tôi hốt hoảng vội lấy tay che miệng nó lại rồi đưa ngón tay ngăn giữa miệng mình với tiếng suỵt khe khẽ. Chồng tôi khiếp đảm, trố mắt khổ sở nhìn nó trong lúc chị Nguyệt Ánh phì cười. Người đàn ông Mỹ trắng, có lẽ đã giật mình vì tiếng nói vang dội khắp phòng của Tinô, ngửng đầu lên nhìn mặt nó. Ánh mắt của ông thoáng một nét cười và sự lạnh lùng trên khuôn mặt của ông trở dịu hơn rồi vẻ như tan mất. Ông nhờ chị Nguyệt Ánh hỏi chồng tôi đã làm gì và ở đâu tại Việt Nam và chị thông dịch lại cho ông những lời khai của chồng tôi. Chăm chú nghe chị nói xong, ông cúi xuống đọc tờ đơn của chúng tôi một lúc rồi ngẩng đầu nhìn thẳng vào mắt chồng tôi và hỏi về học lực của anh. Lần này, chị Nguyệt Ánh hỏi chồng tôi có muốn trực tiếp nói với ông bằng tiếng Anh không rồi chị để hai người trao đổi với nhau. Người phỏng vấn đã nghe chồng tôi nói một cách chăm chú như khi nghe chị Nguyệt Ánh nói, rồi hỏi anh vài câu nữa, rồi lại nghe một cách chăm chú, xong lấy mộc đóng nhanh vào tập hồ sơ của chúng tôi và bảo chúng tôi ra ngoài. Nước mắt tôi chảy dài khi tôi bồng Tinô theo chồng tôi ra khỏi phòng. Tôi đã miễn cưỡng nhận những thỏi kẹo Sô cô la của một người đàn bà Mỹ trao cho khi chúng tôi trở lại phòng đợi, rồi nói với chồng tôi trong nước mắt:“Như vậy là mình phải học thêm tiếng Nhật và chuẩn bị sức lực để làm việc ở Nhật rồi anh à.” Chị Nguyệt Ánh, đang đi sau để tiễn chân chúng tôi và đón lượt người khác, hỏi tôi với giọng ngạc nhiên:“Ủa? Vậy Lan không biết là ông phỏng vấn đã nói là chấp thuận cho gia đình Lan đi Mỹ sao?”Tôi quay lại, sửng sốt hỏi lại:“Ủa thật vậy hả chị? Em có nghe rành tiếng Anh đâu mà biết! Thấy ổng hỏi ảnh mấy câu rồi bỏ hồ sơ qua một bên em tưởng ổng từ chối chớ!” Rồi hét lên:”Trời ơi! Em không ngờ ổng chấp thuận cho tụi em đi, không ngờ gia đình em được đi Mỹ!” Tôi đã reo liên tiếp với nh»ng chữ “Được đi Mỹ!” một cách điên cuồng bất kể phòng đợi yên lặng và trang nghiêm như thế nào. Mọi người trong phòng đều nhìn tôi nhưng mỉm cười chứ không trách móc lời nào. Về trại, tôi mua thức ăn cúng tạ cô Th. ngay. Cung Thị Lan Những Tấm Lòng Nhân Ái Chương Hai Mươi Mốt Có lúc tôi cảm thấy tiếc là mình đã mất thời gian học hai khóa tiếng Nhật và Đời Sống Phong Tục Tập Quán của Nhật thay vì học tiếng Mỹ và được chuyển đến những trại có thể đi làm một cách hợp pháp như anh Thảo; nhưng, khi nghĩ lại những kỷ niệm mà mình có được ở trại Kokusai Kuyen, tôi đã hài lòng với sự sắp xếp của thượng đế. Những ngày trong trại đã cho tôi nhiều thứ tình của con người như tình đồng loại, tình nhân ái, tình thầy trò, tình bạn và tình đồng hương. Ngoài tình thương của những người nhân viên và các thầy cô giáo trong trại, chúng tôi đã có nhiều người bạn chân thật như vợ chồng Lắm, chị Xuân Ảnh, anh Th., chị Thủy, và các anh chị khác như anh chị Đạt, chị Nguyệt Ánh và chị Phương Thúy. Những người này đã gián tiếp hay trực tiếp giúp chúng tôi với tình thương chân thành và vô vị lợi. Anh Đạt hết lòng giúp anh Kh. và chồng tôi nhận hàng, giao hàng và khuân chuyển rất mệt nhọc và khó khăn nhưng thu nhập của hai người chẳng được bao lăm; cho nên, chị Thủy đã hỏi những người quen biết của chị ở Tokyo giúp họ có một việc làm đạt mức thu nhập cao hơn. Lo lắng đến chuyện sang Phi học Anh Ngữ và Đời Sống Phong Tục Tập quán Mỹ của chúng tôi trong hoàn cảnh tài chính eo hẹp và con nhỏ, vợ chồng chị Thủy đích thân đưa chồng tôi đến tận nhà chị PhươngThúy để nhờ chị xin việc làm cho. Đồng với sự lo lắng của vợ chồng chị Thủy, chị Phương Thúy còn quan tâm đến sự thiếu thốn và thiếu tiện nghi của các trại tị nạn ở Phi Luật Tân nên đã nhờ chồng chị, người Pháp, hỏi những người bạn của anh ta, cũng là người Pháp và có cơ sở kinh doanh tại Tokyo, một việc làm cho chồng tôi. Sau khi biết một người bạn của chồng chị, chủ một tiệm bánh lớn tại Shibuya, nhận người làm, chị Phương Thúy đã gọi điện thoại báo cho chúng tôi và hẹn ngày giờ đưa chồng tôi đến tiệm bánh và hướng dẫn nơi lấy những tuyến xe điện ngầm. Công việc mà chồng tôi nhận được là rửa chén nhưng chén chỉ là từ thay thế cho nồi, xoong, chao, khuôn, khay và các vật dụng làm bánh khác. Để làm công việc này anh phải leo rào ra khỏi trại vì thời gian trại mở cửa và đóng cửa thường trễ hơn và sớm hơn giờ làm và giờ tan việc của anh. Mỗi ngày anh thường rời trại lúc năm giờ sáng và về trại lúc mười giờ đêm cho nên tôi thường thức vào những thời gian này để chuẩn bị thức ăn cho anh, và nghe ngóng anh leo ra vào trại bình yên. Thỉnh thoảng, tôi dùng thẻ điện thoại gọi anh nơi cột điện thoại gần phòng sinh hoạt trong trại để báo anh biết tin trong ngày ở trại hay gọi anh về mỗi khi văn phòng cần gặp anh. Một việc mà tôi không hề bỏ sót ngày nào là thường nghe và hỏi anh về công việc trong ngày của anh khi cùng anh ăn tối. “Hôm nay anh đến chỗ làm sớm hơn mấy ngày trước vậy mà đến nơi đã thấy đầy khuôn, nồi, xoong, chảo trong hồ nước lẫn ngoài mấy cái bàn cạnh đó” “Đồ nhiều như vậy mà không có ai phụ anh sao?” “Không ai cả, chỉ một mình anh làm thôi.” “Là tiệm bánh lớn mà chẳng lẽ tiệm không có người rửa chén? Nếu trước đó không có anh làm thì ai làm công việc này cho họ? Em cứ tưởng là anh phụ việc cho người rửa chén đã làm ở đó chứ?” “Có lẽ vợ chồng chị Phương Thúy nói tình cảnh gia đình mình nên ông chủ cho người rửa chén trước làm công việc gì đó trong tiệm và nhường công việc này cho anh. Ông chủ nói là anh làm đến lúc nào muốn nghỉ thì nghỉ. Ổng cho phép anh muốn làm bao nhiêu tiếng trong một ngày cũng được, không hạn định; cho nên tụi thợ làm trong đó ngạc nhiên lắm, cứ hỏi lịch làm việc của anh như thế nào hoài.” “Vậy thì đúng là vợ chồng chị Phương Thúy đã nói thật hoàn cảnh mình với ông chủ của anh rồi. Không biết là ổng có biết anh phải leo rào ra khỏi trại để ra làm cho tiệm của ổng không nữa?” “Không biết. Nhưng mà thấy ổng quý anh lắm. Mỗi khi ổng xuống hầm làm việc, ổng chỉ bắt tay và chào hỏi ba người là ông người Pháp thường làm kem bông bằng kẹo gương, ông người Nhật trưởng nhóm thợ trang hoàng mặt bánh và anh thôi. Tay của hai ông kia còn sạch sẽ chứ tay anh không lúc nào được khô ráo.” “Bộ anh không đeo găng tay lúc rửa chén hay sao mà tay không được khô?” “Có chứ nhưng cái hồ rửa chén của tiệm bánh đó không giống mấy cái bồn rửa chén mà mình thấy trong trại đâu em! Nó sâu hơn cả cánh tay của anh cho nên muốn vớt các thứ dưới đáy hồ anh phải thọc tay sâu xuống để kéo lên; thế là có đeo găng tay thì nước cũng tràn vào ống tay làm ướt nhẹp cả hai cánh tay thôi.” “Vậy sao anh không xả nước ra rồi vớt mấy cái dưới đáy lên? Mắc mớ gì phải để nước tràn vô ống găng tay để tay bị ướt?” “Làm sao mà xả được em? Tụi thợ bỏ nồi, khuôn vào hồ liên tục, nếu mình xả lấy nước đâu cho tụi nó ngâm cho mình? Mà cũng nhờ có hồ nước ngâm như vậy anh rửa nhanh đưọc chút xíu chứ mấy thứ bột, đường nấu dẻo queo mà không ngâm nước thì biết đến khi nào anh mới rửa cho xong? Em không tưởng tượng được là tụi thợ trong chỗ anh làm bận đến chừng nào đâu. Tụi nó làm liên tục thành ra anh cũng rửa liên miên. Mà tiệm đắt khách cũng phải! Anh chưa từng thấy cái bánh kem nào trang hoàng đẹp như mấy cái bánh chỗ anh làm đâu em. Lối trang hoàng của họ rất nghệ thuật và trang nhã chứ không phải màu mè như mấy cái bánh kem mình thường thấy đâu. Đặc biệt nhất là bánh của họ thường được phủ mỏng bởi một lớp bột hay đường mịn gì đó. Màu của lớp mỏng này thường tiệp với màu của hoa và các kiểu trang trí. Đặc biệt nhất là các cánh hoa hồng, lá hay các vật trang trí khác làm bằng kem đường. Không biết ông người Pháp làm thế nào mà trông chúng giống như thủy tinh. Cũng nhờ các cánh hoa hồng trong như thủy tinh này mà cái bánh nào cũng thấy sang cả. Mấy ổng biết các kiểu bánh của mấy ổng đẹp và đặc biệt nên mỗi lần làm xong một kiểu bánh là mấy ổng xúm xít chụp hình trước khi đưa bánh lên tầng trên”. “Thích thật! Phải chi em được làm ở đó thì em học lóm cách trang trí bánh.” “Không được đâu em. Dễ gì mà ăn cắp nghề của người ta! Mỗi lần làm kem đường là tay người Pháp đóng cửa phòng kín mít. Đố ai mà biết ổng dùng cái thứ gì cho mấy cái hoa hồng thủy tinh. Mỗi lần làm xong, ổng mới đem mấy cái đĩa có các cánh hồng hay lá ra ngoài phòng giao cho ông trưởng nhóm thợ trang hoàng vào trong bánh. Ông này thì thường chỉ đạo cách trang hoàng, và chọn hộp có lót lớp vải nhung tiệp màu với kiểu và màu của từng loại bánh.” “Có khi nào họ cho anh thử miếng bánh nào không?” “Không đâu em. Họ làm nghề lắm. Làm gì có chuyện bánh hư để cho thợ. Bánh của họ không kịp giao cho khách lấy đâu của thừa mà cho mình ăn. Hơn nữa, bánh trong tiệm toàn là bánh ổ cho Giáng Sinh, sinh nhật, đám cưới hay các thứ tiệc tùng chứ có phải các loại bánh ngọt nho nhỏ như mình thường thấy ở tiệm Hưng Hoa ở Nha Trang đâu. Bánh của họ đắt lắm. Dân đặt bánh toàn là dân giàu có không hà. Anh nghĩ phải chi tụi nó có bán bánh kem nho nhỏ và giá rẻ thì khi nào lãnh lương, anh mua một cái cho con ăn thử cho biết mùi đời. Đằng này giá tối thiểu của một cái bánh nhỏ nhất và đơn giản nhất là một trăm đô Mỹ rồi! Anh nghe tụi thợ làm ở đó nói khách đến ăn uống hay đặt bánh toàn là người của các đại sứ quán gần vùng Tokyo này. Anh còn nghe tiệm có bán thức ăn nữa nên đoán là một nhà hàng lớn chứ anh chưa hề có thì giờ đặt chân lên trên đó để biết tiệm ra sao và bán những thứ gì.” “Em hiểu chứ. Những chỗ sang như vậy đâu phải là chỗ dành cho tụi mình. Em tưởng là họ cho anh nếm thử thì tả cho em nghe, không thì thôi. Bánh hay thức ăn đắt tiền chỉ dành cho người giàu có và sang trọng chứ mình ăn làm gì. Chỉ cần có tiền để nuôi con ở Phi là đã may mắn lắm rồi.” Tôi đã nói vậy khi kết thúc cuộc nói chuyện với anh nhưng trong giấc mơ của mình, tôi thường thấy những chiếc bánh sang trọng mà anh tả mỗi ngày. Có khi tôi thấy một tháp bánh choux à la crème với màu cà phê trang nhã và những chấm phá màu chocolate, có lúc tôi lại thấy một cái bánh trái tim với cái hoa hồng bằng thủy tinh đơn giản trên cái khay nhung đỏ, có lúc tôi lại thấy những cái Buche De Noel và những cái bánh cây thông. Rồi tôi lại thấy rất nhiều nước nhưng lần này tôi không thấy những cơn sóng mà chỉ thấy toàn nồi niêu xoong chảo trôi bồng bềnh và hai bàn tay ướt nhẹp với những kẽ tay lở lói của chồng tôi. Chồng tôi chỉ làm cho tiệm bánh một tháng rồi nghỉ luôn vì anh phập phồng lo sợ chuyện vi phạm điều lệ của trại sẽ ảnh hưởng đến chuyện định cư tại Mỹ và tin đồn về chuyến đi Phi Luật Tân sẽ khởi hành vào giữa tháng một. Nghỉ việc để giữ gìn sức khỏe trong những ngày đông lạnh còn là một lý do rất hợp lý. Trong những ngày lạnh năm ấy, chúng tôi được nhìn cảnh tuyết rơi đầu tiên trong đời và được chụp chung với tuyết nhờ chiếc máy hình sắm được từ số lương của chồng tôi. Sau những ngày tuyết, tôi bồi hồi nhìn lại lá cờ vàng ba sọc đỏ và những tà áo dài Việt Nam trong buổi lễ Tết Nguyên Đán. Được ban Quản trị trại cho phép, chúng tôi đã tổ chức được lễ chào cờ, văn nghệ, múa lân và đốt pháo để mừng xuân mới. Sau phần đốt pháo, các em nhỏ được hướng dẫn xếp hàng để nhận phong bì lì xì. Nhìn Tinô hớn hở với chiếc phong bì đỏ trên đường đi về phòng, tôi bồi hồi nhận ra là những người tị nạn chúng tôi dù đã gian truân trong những cuộc trốn chạy đầy hiểm nguy, vẫn mang theo quê hương mình đến tận nơi đây. Trước Tết ít ngày, không khí trong trại trở nên xôn xao vì phòng nào phòng nấy cũng bàn tán Hội Xuân Canh Ngọ do Hiệp Hội Người Việt tại Tokyo tổ chức. Chị Xuân Ảnh và vợ chồng tôi hớn hở đưa Tuấn và Tinô đi mua sắm tết. Chúng tôi ghé siêu thị mua cho Tinô một bộ đồ mới rồi ghé chợ mua hoa quả rau thịt và vài thực phẩm Việt Nam. Sau khi cùng nhau dọn dẹp và trang trí phòng với khăn trải bàn mới, bình hoa giấy mới và màn giăng, chị Xuân Ảnh và tôi nhuộm nếp màu xanh lục rồi dùng giấy bạc gói và nấu bánh tét để chuẩn bị cho Tết. Từ sáng sớm ngày mùng một Tết, chồng tôi và tôi bày bàn thờ với đủ các món hoa quả và thức ăn mặn ngọt để cúng giỗ cha chồng tôi. Tiếp đón bạn bè đến viếng một lúc, mẹ con chị Xuân Ảnh và gia đình tôi rủ nhau đi Hội Tết rồi đi chùa. Cùng những ngày Tết của chúng tôi, người Nhật cũng tổ chức Tết. Chị Thủy đã rủ vợ chồng tôi đưa Tinô ra ngoài trại để tham dự buổi biểu diễn văn nghệ do ban văn nghệ Nhật tổ chức tại Tokyo. Trong buổi biểu diễn này, chị Thủy và con gái đầu của chị tham gia hát đơn ca. Tôi cảm thấy rất tự hào khi nhìn con gái lớn của chị Thủy hát bài hát Nhật được nhiều thanh niên nam nữ Nhật vỗ tay cổ vũ và vô cùng xúc động khi nhìn chị mặc áo dài Việt Nam khi hát bài hát Việt Nam trên sân khấu rực rỡ của ngày hôm ấy. Càng đi chơi nhiều tôi càng thấy gần gũi và hòa mình vào cuộc sống của Nhật. Những con đường, những góc phố, những chiếc tàu điện và những mái tóc mượt của các cô gái Nhật là những hình ảnh thật đáng yêu trong ký ức của tôi. Mặc dù tin tức về một thanh niên phạm tội giết bốn đứa trẻ ở khu Saitama, gần Tokyo có lúc làm tôi sợ hãi nhưng nghĩ đến sự phân tích của thông tín viên, qua thông dịch, tôi tin hàng ngàn băng hình kinh dị mà người thanh niên tích trữ trong căn nhà biệt lập của anh đã tác động đến tâm thần của anh và dẫn anh đến những việc làm trái với đạo làm người. Theo tôi, đây là trường hợp rất cá biệt và hiếm hoi. Ngoài tin chấn động này, tôi không nghe gì đến các tội phạm khác trên đài truyền hình; cho nên tôi đã tự tin khi đi bộ một mình ngay lúc chiều tà trên con đường vắng đến siêu thị. Đây là đường tắt đẫn từ trại qua một rừng thông dọc theo một dòng sông đến siêu thị. Sở dĩ tôi tin tưởng tuyệt đối sự an ninh ở đây vì tôi biết Nhật không có tự do vũ khí, tinh thần kỷ luật của người Nhật cao và nhất là vì tôi chưa hề thấy một người ăn xin nào trên đường phố của thủ đô này. Đây là vấn đề mà tôi luyến tiếc nhất và suy nghĩ mãi khi tôi quyết định xa xứ sở này. Nguyên nhân chính mà tôi muốn rời nơi đây là tôi không tin mình có khả năng học chữ Nhật, không thể đọc báo chí Nhật, và không thể đọc các toa thuốc Nhật một cách thông suốt. Hơn nữa, tôi còn muốn sau này Tinô học tiếng Việt, đọc tiếng Việt thành thạo mà chữ Nhật, hoàn toàn khác chữ Việt, sẽ trở thành một vấn đề hết sức khó khăn đối với tôi. Thêm vào đó, nếu tôi phải lao động chân tay suốt cả ngày và không thời gian học thêm tiếng Nhật thì dù có gắng bao nhiêu tôi không có thể có thời gian hay điều kiện để dạy tiếng mẹ đẻ cho con tôi. Lập luận chỉ là thế, còn chuyện đến Mỹ vẫn là ước mơ duy nhất khi tôi nghĩ đến vấn đề định cư. Nhiều thủy thủ trên tàu Đan Mạch khuyên chúng tôi nên tìm cách định cư tại Mỹ vì nó là một quốc gia giàu có bậc nhất trên thế giới. Họ còn nói Mỹ là thiên đường của sự phát triển học vấn và không hề có phân biệt bất kỳ lứa tuổi nào trong các trường đại học; cho nên, muốn cuộc sống tiến bộ và mở mang thì nên chọn Mỹ làm nơi để định cư. Những người quản lý trong trại vẫn thường động viên những người được phái đoàn Mỹ bảo trợ sang Mỹ ở lại nhưng chẳng một ai trong chúng tôi thay đổi ý định. Sự khăng khăng từ chối của chúng tôi có lẽ đã làm họ thất vọng nhưng họ không từ nan việc giúp chúng tôi đến cùng. Trước ngày chúng tôi rời trại, trại thông báo lịch mở nhà kho cho những người sắp đi Phi tự do chọn lấy bất kỳ món gì tùy thích. Choáng ngộp với những thứ có được hai một ngày lựa chọn, chúng tôi quyết định mua thêm một chiếc va li để chứa tối đa số ký được phép mang theo. Khi xếp đặt các thứ vào các vali, chúng tôi không quên đặt vào những bộ quần áo của những người thủy thủ tàu Đan Mạch cho, của chị Thủy cho, của chị Xuân Ảnh cho và của cô giáo Nhật Ngữ Makino gửi tặng qua bưu điện nhân dịp Giáng sinh. Ngày 13 tháng 2 năm 1990 gia đình tôi cùng những người được Mỹ bảo lãnh tập họp trước phòng hành chánh để được đưa ra phi trường. Ngoài những người đã ra trại định cư như gia đình Lắm, hầu hết mọi người quen trong trại đều đến tiễn chúng tôi. Gia đình chị Thủy dù bận rộn với chuyện rời trại để ra ngoài định cư cũng đến chia tay với chúng tôi. Người bịn rịn bên hông xe buýt nơi cánh cửa mà chúng tôi ngồi tì vào tận cho đến lúc xe chúng tôi rời bánh là chị Xuân Ảnh. Vói tay vào trong để đưa tiền cho Tinô, chị căn dặn chúng tôi nhớ chăm sóc nó cẩn thận. Cử chỉ của chị làm tôi cảm tưởng đang chia tay với người thân thuộc của mình trong một xóm làng Việt Nam. Có khoảng hơn một trăm người Việt Tị Nạn ở các trại Nhật cùng lên đường sang Phi trong chuyến đi hôm ấy nhưng trong chuyến ghe vượt biển của chúng tôi thì chỉ có anh Thảo và gia đình chúng tôi. Tại phi trường, chúng tôi trông chỉnh tề chẳng khác gì những người đi du lịch. Chỉ khác là ai nấy đều phải đeo bảng tên và kè kè tập hồ sơ bên mình. Đây là lần thứ hai, tôi chia tay với những ân nhân của mình. Khi từ giã tàu Đan Mạch, tim tôi âm thầm mang theo tình thương yêu, sự quan tâm và nỗi lo lắng của thuyền trưởng và thủy thủ đoàn cùng những kỷ niệm của mười ngày sống trên tàu với họ; thì ngày rời Nhật nó chất thêm những tấm lòng thương yêu giúp đỡ tận tụy của nhân viên trại, của các thầy cô giáo của tôi, các cô giữ trẻ của Tinô và của những người bạn Việt ở trong và ngoài trại Kokusai Kuyen. Bâng khuâng với niềm thương yêu đầy ngập, tôi tin lòng nhân ái của con người vẫn còn rất nhiều trên thế giới này và đời sống tinh thần lẫn vật chất của chúng tôi sẽ được bảo đảm ở những nơi sắp đến. Cung Thị Lan Những Tấm Lòng Nhân Ái Chương Hai Mươi Hai “Ngày nào Việt nam tang tóc, đời ta chim xa bầy Nặng nề xoải đôi cánh bay, thiên đường càng xa vời quá. Là thời thuyền ghe chết đuối, biển sóng gió tơi bời. Nhận chìm đời không tiếng than, ước mơ cuốn theo nghiệt oan Suốt hai mươi năm qua, ta vẫn nhớ trước sau đời taSuốt hai mươi năm qua, ta vẫn nhớ trước sau đời ta. Bầu trời nghìn năm bao la, đời vẫn cứ lao tù.Người vì tự do vẫn đi, đi hoài dù không hề tớiNhờ còn vòng tay nhân ái, ta mới đến bên bờGục đầu dằn nỗi đắng cay, cố dắt díu nhau về đây Đã hai mươi năm qua, rồi cuộc sống cũng đã nở hoaNhững bông hoa xinh tươi, nở giữa chốn nhân ái bao la. Thanks America, for your open armsGrand merci la France, pour vos bras ouvertsThanks Australia, for your open armsMerci Canada, pour la liberté...” “Con thích bài này ghê!” Câu nói bất chợt của Tùng làm tôi không tin đôi tai của mình nên hỏi lại: “Con nói là con thích cái gì?”“Con thích nghe bài hát này lắm!”“Vì sao con thích?”. . . “Vì nó tổng hợp cả tiếng Việt, tiếng Anh, và tiếng Pháp? Vì giai điệu của nó đặc biệt? Hay vì có nhiều người hợp ca?”“Con chỉ thích nghe thôi.”“Bài hát này trong băng video của trung tâm Asia lâu rồi. Tên nó là Bước Chân Việt Nam. Vì mẹ rất thích nó nên để CD trong xe nghe mỗi ngày khi lái xe đi làm. Hồi nào tới giờ không nghe con nói gì nên mẹ ngạc nhiên khi nghe con nói là con thích.”“Thực ra thì con thích ý nghĩa của bài hát. Nó rất sâu sắc.” “ . . .Khắp nơi trên địa cầu, giờ in dấu bước chân chân Việt NamNhững đôi chân miệt mài, đang vươn tới dưới ánh ban maiLâu nay ta lặng thinh, hai mươi năm ngại ngầnSống giữa ân và oán, muốn hát lên đôi lần Grand merci la France, pour vos bras ouvertsThanks Australia, for your open heartsThanks America, for your open armsWe, thank the world, for its true freedomWe, thank the world, we thank the worldThank you, we thank you all. . . “ Lời tâm tình của Tùng làm tôi lặng người trong lúc lắng nghe bài hát. Tôi đã nhiều lần tự hào Tùng là người con có hiếu, người anh tốt, người học trò giỏi, và Hướng Đạo sinh gương mẫu nhưng tôi không bao giờ ngờ Tùng, Tinô của hai mươi năm trước, là một thanh niên hết sức chững chạc và có chiều sâu như thế. Quả đúng như nhận định của Tùng: bài hát Bước Chân Việt Nam có một ý nghĩa rất là lớn đối với tình cảnh của thuyền nhân chúng tôi. Nó đã thay cho những ý nghĩ và sự biết ơn chân thành của chúng tôi đối với tấm lòng nhân đạo của người Đan Mạch, người Nhật, người Mỹ, người Pháp, người Úc, người Gia Nã Đại, người Tây Đức, người Nam Hàn, người Hồng Kông, người Phi Luật Tân, người Thái Lan, người Mã Lai, người Indonesia và những người khác trên toàn thế giới. Nhờ những trái tim nhân ái của họ mà chúng tôi có được tự do thực sự và có điều kiện cư ngụ khắp nơi địa cầu. Xin cảm ơn nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và nhạc sĩ Trúc Hồ đã sáng tác bài hát này thay cho tiếng nói từ tấm lòng của chúng tôi. Cung thị Mục lục - Hồi Ký Mạo Hiểm Tìm Tự Do - Chương Một Chương Hai Chương Ba Chương Bốn Chương Năm Chương Sáu Chương Bảy Chương Tám Chương Chín Chương Mười Chương Mười Một Chương Mười Hai Chương Mười Ba Chương Mười Bốn Chương Mười Lăm Chương Mười Sáu Chương Mười Bảy Chương Mười Tám Chương Mười Chín Chương Hai Mươi Chương Hai Mươi Mốt Chương Hai Mươi Hai Những Tấm Lòng Nhân Ái Cung Thị LanChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.Ct.Ly thay mặt BQT, thành thật cảm ơn tác giả Cung Thị Lan đã gửi tác phẩm này cho thư viện VNTQ Nguồn: Tác giả Cung Thị Lan Vnthuquan - Thư viện OnlineĐược bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 25 tháng 8 năm 2009
vanhoc
Vũ Hồng Thanh (sinh ngày 19 tháng 4 năm 1962) là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV, XV nhiệm kì 2016-2026, thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Quảng Ninh, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Đức. Ông đã ứng cử và trúng cử đại biểu quốc hội lần đầu năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 1, tỉnh Quảng Ninh, gồm có thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và huyện Hoành Bồ với 298.296 phiếu, đạt tỷ lệ 84,38% số phiếu hợp lệ. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội. Xuất thân Vũ Hồng Thanh sinh ngày 19 tháng 4 năm 1962 quê quán ở xã Minh Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Ông hiện cư trú ở Tổ 3, khu 8, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Giáo dục Giáo dục phổ thông: 10/10 Kỹ sư cơ khí, Đại học kỹ thuật Budapest, Hungary Cao cấp lí luận chính trị Sự nghiệp Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 13/7/1998. Vũ Hồng Thanh từng giữ các chức vụ Giảng viên Đại học Bách Khoa Hà Nội; Phó trưởng Ban kinh tế đối ngoại tỉnh Quảng Ninh; Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Ninh, Chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Ninh. Vũ Hồng Thanh từng là Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Quảng Ninh. Sau đó, ông là Bí thư Thành ủy Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Ông là Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2011-2016. Chiều ngày 9 tháng 3 năm 2015, Vũ Hồng Thanh được trao quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chuẩn y giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh. Lúc này ông đang là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Hạ Long. Tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ngày 22 tháng 5 năm 2016, Vũ Hồng Thanh lần đầu ứng cử và đã trúng cử đại biểu quốc hội ở đơn vị bầu cử số 1, tỉnh Quảng Ninh, gồm có thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và huyện Hoành Bồ với 298.296 phiếu, đạt tỷ lệ 84,38% số phiếu hợp lệ. Ngày 22 tháng 7 năm 2016, Vũ Hồng Thanh được Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XIV với 376 phiếu đồng ý, bằng 76,11% tổng số đại biểu Quốc hội. Từ tháng 7/2016 - 1/2021: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam-Đức Từ tháng 1/2021 - 7/2021: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam-Đức, Phụ trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh khóa XIV; Đại biểu Quốc hội khóa XV (7/2021) Từ tháng 7/2021: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV. Trước khi được bầu làm Chủ nhiệm UB Kinh tế Quốc hội khóa 14, Vũ Hồng Thanh là Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại biểu Quốc hội chuyên trách Trung ương. Đại biểu quốc hội khóa 14 Tham khảo Liên kết ngoài Người Hải Dương Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV Quảng Ninh Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Sống tại Quảng Ninh Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam khóa XIV Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV chuyên trách trung ương Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV trúng cử lần đầu
wiki
Qatar Total Open 2023, còn được biết đến với Qatar TotalEnergies Open, là một giải quần vợt nữ chuyên nghiệp thi đấu trên mặt sân cứng ngoài trời. Đây là lần thứ 21 giải đấu và là một phần của WTA 500 trong WTA Tour 2023. Giải đấu diễn ra tại International Tennis and Squash complex ở Doha, Qatar, từ ngày 13–18 tháng 2 năm 2023. Điểm và tiền thưởng Phân phối điểm Tiền thưởng *mỗi đội Nội dung đơn Hạt giống 1 Bảng xếp hạng vào ngày 6 tháng 2 năm 2023 Vận động viên khác Đặc cách: Victoria Azarenka Sofia Kenin Maria Sakkari İpek Öz Bảo toàn thứ hạng: Karolína Muchová Miễn đặc biệt: Zheng Qinwen Vượt qua vòng loại: Rebecca Marino Elise Mertens Karolína Plíšková Viktoriya Tomova Rút lui Trước giải đấu Ons Jabeur → thay thế bởi Barbora Krejčíková Anett Kontaveit → thay thế bởi Karolína Muchová Aryna Sabalenka → thay thế bởi Zhang Shuai Trong giải đấu Belinda Bencic Nội dung đôi Hạt giống Bảng xếp hạng vào ngày 6 tháng 2 năm 2023 Vận động viên khác Đặc cách: Mubaraka Al-Naimi / Ekaterina Yashina Chan Hao-ching / Latisha Chan Thay thế: Ekaterina Alexandrova / Aliaksandra Sasnovich Rút lui Victoria Azarenka / Elise Mertens → thay thế bởi Ekaterina Alexandrova / Aliaksandra Sasnovich Nhà vô địch Đơn Iga Świątek đánh bại Jessica Pegula, 6–3, 6–0 Đôi Coco Gauff / Jessica Pegula đánh bại Lyudmyla Kichenok / Jeļena Ostapenko, 6–4, 2–6, [10–7] Tham khảo Liên kết ngoài Qatar Total Open Qatar Ladies Open Thể thao Qatar năm 2023
wiki
Câu lạc bộ bóng đá Quảng Nam là một đội bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam, có trụ sở ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Sân nhà của câu lạc bộ là Sân vận động Tam Kỳ, có sức chứa khoảng 16.000 chỗ ngồi. Lịch sử Đội bóng đá Quảng Nam được thành lập sau khi tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng năm 1997. Năm 2003, đội giành ngôi Á quân giải Hạng Nhì và lên chơi ở Hang Nhất, tuy nhiên Quảng Nam đã trở lại Hạng Nhì sau mùa bóng 2007. Năm 2008, đội bóng đoạt chức vô địch Hạng Nhì và giành quyền lên thi đấu tại Giải hạng Nhất Quốc gia 2009. Mùa giải 2013, đội chính thức giành vé thăng hạng V.League 2014 sau khi giành chức vô địch hạng nhất quốc gia. Chỉ sau ba mùa giải, Quảng Nam đã có chức vô địch quốc gia đầu tiên trong lịch sử của đội bóng, đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh. Tuy nhiên, Quảng Nam sau đó phải nhường suất dự AFC Cup 2018 cho FLC Thanh Hóa do không đáp ứng các tiêu chí từ AFC về hệ thống cơ sở vật chất và hệ thống đào tạo cầu thủ trẻ. Tại Cúp Quốc gia, Quảng Nam cũng 2 lần liên tiếp giành huy chương đồng vào các năm 2016 và 2017, đạt ngôi Á quân năm 2019, cùng với đó là chức vô địch Siêu cúp quốc gia năm 2017. Năm 2020, sau một mùa giải thất bại, Quảng Nam buộc phải xuống chơi tại Giải bóng đá hạng nhất quốc gia 2021. Ngay sau đó, câu lạc bộ hạ quyết tâm trở lại V.League 1 2022 bằng một sự đầu tư rất lớn. Theo đề án phát triển đội bóng, Quảng Nam trong 3 năm phải trở lại hạng chuyên nghiệp, sớm nhất là ngay trong năm 2021. Trải qua các mùa giải, câu lạc bộ lần lượt mang tên Nhựa Hoa Sen Quảng Nam, Quảng Nam Xuân Thành, Bảo hiểm Thái Sơn Quảng Nam. Ngày 26 tháng 12 năm 2011, câu lạc bộ chính thức đổi tên thành Câu lạc bộ bóng đá QNK Quảng Nam sau khi được Công ty Cổ phần đầu tư QNK tài trợ. Đến ngày 29 tháng 12 năm 2016, đội bóng chính thức đổi tên thành Câu lạc bộ bóng đá Quảng Nam. Năm 2023, câu lạc bộ đã vô địch V.League 2 2023 khi hơn PVF-CAND về hiệu số bàn thắng và được thăng hạng lên V.League 1 2023–24. Nhưng sau khi thăng hạng, vì sân vận động Tam Kỳ không đủ tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng nên đội chuyển đến sân vận động Hòa Xuân, sân nhà của câu lạc bộ SHB Đà Nẵng vừa mới xuống hạng làm sân nhà tạm thời. Trang phục thi đấu Đội hình hiện tại Cho mượn Các huấn luyện viên trong lịch sử Thành phần ban huấn luyện Biểu tượng của câu lạc bộ Thành tích Giải bóng đá hạng Nhì Việt Nam: Vô địch (1): 2008 Á quân (1): 2003 Giải bóng đá hạng Nhất Việt Nam: Vô địch (2): 2013, 2023 Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam Vô địch (1): 2017 Siêu cúp bóng đá Việt Nam Vô địch (1): 2017 Cúp Quốc gia Á quân (1): 2019 Thành tích tại Giải đấu trong nước V.League 2 V.League 1 Cúp quốc gia Sự Cố Ngày 25/6, đội bóng đá trẻ Quảng Nam gặp tai nạn khi xe chở họ lật tại Đèo Vi Ô Lắc ở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Sự cố này đã làm mất mạng một cầu thủ và gây thương tích cho 5 cầu thủ và 1 CĐV, trong đó có 2 người bị thương nặng. Các thành viên trong CLB đã xác nhận sự thật về việc xe chở đội bị lật. Cầu thủ đã qua đời trong tai nạn là Võ Minh Hiếu, trong khi hai cầu thủ bị thương nặng là L.Q.H và N.P.H. Tai nạn xảy ra khi đội trẻ Quảng Nam đang trên đường trở về sau trận thắng với tỷ số 5-0 trước Gama Vĩnh Phúc trong khuôn khổ giải hạng Nhì Quốc gia 2023, diễn ra tại sân vận động tỉnh Kon Tum. Xem thêm Chú thích Tham khảo Thể thao Quảng Nam Q Q
wiki
Tàu điện ngầm, còn được gọi là đường sắt đô thị ở Việt Nam () là hệ thống giao thông rộng lớn dùng chuyên chở hành khách trong một vùng đô thị, thường chạy trên đường ray. Những tuyến đường này có thể đặt ngầm dưới lòng đất, hoặc trên cao bằng hệ thống cầu cạn. Khác với xe điện mặt đất (tramway), tàu điện ngầm có thể đạt tốc độ cao vì có lối đi riêng, không phải chung đường giao thông với những phương tiện chuyên chở khác. Tàu điện ngầm chạy nhiều lượt thành nhiều chuyến mỗi ngày trên những tuyến nhất định, nên có thể vận chuyển số lượng lớn hành khách. Vì có nhiều chuyến, việc đi lại bằng tàu điện thuận tiện và thoải mái hơn cho hành khách. Đa số các thành phố lớn trên thế giới đều có hệ thống tàu điện ngầm. Cùng mẫu số với tàu điện (tramway) và xe buýt, tàu điện ngầm có những trạm cố định để dừng cho khách lên xuống nhưng vì có đường đi dành riêng nên tàu điện ngầm đi nhanh hơn, không bị kẹt xe và cũng an toàn hơn. Nước Anh là nước đầu tiên trên thế giới xây đường tàu điện ngầm, đoạn tàu điện ngầm đầu tiên chỉ dài 6 km. Tốc độ chạy tàu điện ngầm nhanh nhất ở Mỹ, đạt 72 km/h. Lượng vận chuyển hành khách lớn nhất ở Moskva (Nga), mỗi năm 2,5 lượt tỉ người. Đường tàu điện ngầm thuận tiện nhất ở Paris (Pháp). Mức độ tự động hoá quản lý của hệ thống tàu điện ngầm rất cao. Thường không có người quản lý, sau khi hành khách bỏ tiền vào máy tự động, máy sẽ tự động đẩy ra tấm card từ có đầy đủ thông tin nhận biết ga xa nhất mà hành khách muốn đến, khi đến cửa ra vào, hành khách nhét vé vào máy soát vé, thanh chắn cửa tự động mở ra. Nếu đi vượt quá quãng đường ghi trên vé thì thanh chắn không mở và hành khách phải bù thêm lượng tiền còn thiếu mới ra được khỏi ga tàu. Đường tàu điện ngầm thường được hiểu là đi ngầm dưới mặt đất, nhưng hiện nay hơn 60 đường tàu điện ngầm trên thế giới, chỉ có 10 đường là hoàn toàn trong mặt đất, còn lại là kết hợp giữa trên và dưới mặt đất, ở nơi sầm uất thì phải làm dưới mặt đất, còn lại dùng cầu vượt hoặc đi trên mặt đất để giảm bớt khó khăn và giá thành thi công. Tàu điện ngầm ở một số nước Anh Quốc Ở Luân Đôn: được xây dựng và khai triển từ năm 1863. Đến nay Tàu điện ngầm London đã có 415 km và 378 nhà ga, đạt năng lực vận chuyển 2,3 triệu khách/km/năm, vận tốc trung bình đạt 33 km/h. Tuyến tàu điện ngầm đầu tiên trên thế giới được khánh thành vào ngày 10 tháng giêng 1863 tại Luân Đôn được gọi là Metropolitan Railway. Lúc đó đầu tàu vẫn chạy bằng hơi nước. Nó nối những nhà ga Paddington, King’s Cross, St Pancras và Euston, mà nằm tương đối xa ngoài trung tâm thành phố, với Thành phố Luân Đôn. Tàu điện ngầm đầu tiên nằm tuyến đường City and South London Railway (bây giờ Northern Line), khánh thành vào ngày 4 tháng 11 năm 1890 tại Luân Đôn. Nó dẫn từ trạm Von Stockwell tới King William Street. Bắt đầu từ đó nhiều đô thị lớn khác ở Âu châu cũng làm theo, hy vọng là sẽ giải quyết được vấn đề giao thông trong thành phố. Hoa Kỳ Ở Thành phố New York: được khai triển từ năm 1894. Đến nay Tàu điện ngầm Thành phố New York đã có 471 km và 468 nhà ga, đạt năng lực vận chuyển 3 triệu khách/km/năm, vận tốc trung bình đạt 29 km/h. Pháp Ở Paris: khai triển từ năm 1900. Đến nay Métro Paris đã có 214 km và 384 nhà ga, đạt năng lực vận chuyển 4 triệu mỗi ngày, với vận tốc trung bình là 22 km/h. Đặc biệt là đường xe số 14 khai trương năm 1998 hoạt động với các xe hoàn toàn tự động (không người lái). Nga Ở Moskva: khai triển từ năm 1935. Đến nay metro Moskva đã có 265 km và 164 nhà ga, đạt năng lực vận chuyển 12,1 triệu hành khách/km/năm, vận tốc trung bình đạt 41 km/h. Danh sách các quốc gia có hệ thống tàu điện ngầm Tàu điện ngầm ở Việt Nam Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh Đường sắt đô thị Hà Nội Đường sắt đô thị Bình Dương Đường sắt đô thị Cần Thơ Tham khảo Liên kết ngoài Dự án tại VN: Ga Metro tại Thành phố Hồ Chí Minh Mô hình tuyến tàu điện ngầm ở Hà Nội Phối cảnh tuyến Metro hơn tỷ USD ở Hà Nội Phương tiện giao thông công cộng Giao thông công cộng
wiki
San Diego Open 2022 là một giải quần vợt nam và nữ thi đấu trên mặt sân cứng ngoài trời. Đây là lần thứ 2 (nam) và lần thứ 1 (nữ) kể từ năm 2015 giải Southern California Open được tổ chức. Giải đấu là một phần của ATP Tour 250 trong ATP Tour 2022 và WTA 500 trong WTA Tour 2022. Giải đấu diễn ra tại Barnes Tennis Center ở San Diego, Hoa Kỳ, từ ngày 19 đến ngày 25 tháng 9 năm 2022 ở giải đấu nam, và từ ngày 10 đến ngày 16 tháng 10 năm 2022 ở giải đấu nữ. Nội dung đơn ATP Hạt giống 1 Bảng xếp hạng vào ngày 12 tháng 9 năm 2022. Vận động viên khác Đặc cách: Brandon Holt Zachary Svajda Fernando Verdasco Vượt qua vòng loại: Christopher Eubanks Mitchell Krueger Facundo Mena Emilio Nava Rút lui Trước giải đấu Daniel Altmaier → thay thế bởi Jason Kubler Cristian Garín → thay thế bởi Steve Johnson Kwon Soon-woo → thay thế bởi Stefan Kozlov Jiří Veselý → thay thế bởi Christopher O'Connell Nội dung đôi ATP Hạt giống 1 Bảng xếp hạng vào ngày 12 tháng 9 năm 2022. Vận động viên khác Đặc cách: Bradley Klahn / Fernando Verdasco Keegan Smith / Sem Verbeek Thay thế: Jonathan Eysseric / Artem Sitak Rút lui William Blumberg / Alejandro Tabilo → thay thế bởi Evan King / Denis Kudla Robert Galloway / Alex Lawson → thay thế bởi Jonathan Eysseric / Artem Sitak Cristian Garín / Hans Hach Verdugo → thay thế bởi Hans Hach Verdugo / Treat Huey Max Purcell / Luke Saville → thay thế bởi Jason Kubler / Luke Saville Nội dung đơn WTA Hạt giống 1 Bảng xếp hạng vào ngày 3 tháng 10 năm 2022. Vận động viên khác Đặc cách: Leylah Fernandez Maria Sakkari Sloane Stephens CoCo Vandeweghe Bảo toàn thứ hạng: Bianca Andreescu Sofia Kenin Vượt qua vòng loại: Louisa Chirico Caroline Dolehide Robin Montgomery Camila Osorio Ellen Perez Donna Vekić Thua cuộc may mắn: Jil Teichmann Zheng Qinwen Rút lui Beatriz Haddad Maia → thay thế bởi Liudmila Samsonova Anett Kontaveit → thay thế bởi Bianca Andreescu Veronika Kudermetova → thay thế bởi Jil Teichmann Petra Kvitová → thay thế bởi Martina Trevisan Jeļena Ostapenko → thay thế bởi Alison Riske-Amritraj Elena Rybakina → thay thế bởi Zheng Qinwen Nội dung đôi WTA Hạt giống 1 Bảng xếp hạng vào ngày 3 tháng 10 năm 2022. Vận động viên khác Đặc cách: Alyssa Ahn / Katherine Hui Rút lui Anna Danilina / Beatriz Haddad Maia → thay thế bởi Anna Danilina / Aliaksandra Sasnovich Nhà vô địch Đơn nam Brandon Nakashima đánh bại Marcos Giron, 6–4, 6–4 Đơn nữ Iga Świątek đánh bại Donna Vekić, 6–3, 3–6, 6–0 Đôi nam Nathaniel Lammons / Jackson Withrow đánh bại Jason Kubler / Luke Saville, 7–6(7–5), 6–2 Đôi nữ Coco Gauff / Jessica Pegula đánh bại Gabriela Dabrowski / Giuliana Olmos, 1–6, 7–5, [10–4] Tham khảo Liên kết ngoài ATP Tour 2022 WTA Tour 2022 Giải quần vợt ở Hoa Kỳ Quần vợt Hoa Kỳ năm 2022
wiki
Vụ rơi máy bay tại Tehran (2014) là vụ tai nạn của máy bay thuộc hãng hàng không Taban Airlines thuộc Iran làm ít nhất 40 người thiệt mạng. Chuyến bay từ Tehran, Iran đến Tabas rơi vào ngày 10 tháng 8 năm 2014 có 40 hành khách thiệt mạng và 8 thành viên phi hành đoàn. Diễn biến Vụ việc diễn ra khi chiếc máy bay cỡ nhỏ mang số hiệu Iran-140 dự định bay đến thành phố Tabas (miền đông Iran) thì gặp nạn lúc 04 giờ 48 (giờ GMT) ngày 10 tháng 8 năm 2014. Máy bay bị rơi chỉ ít phút sau khi cất cánh. Động cơ của máy bay được báo cáo là ngừng hoạt động trước khi gặp nạn. Máy bay gặp nạn là loại Sepahan Air Iran-140. Nạn nhân Toàn bộ 40 hành khách (bao gồm bảy trẻ em) và 8 thành viên phi hành đoàn đều đã thiệt mạng. Chưa rõ có số người dưới mặt đất thương vong và có ít nhất ba người dân xung quanh bị bỏng nặng, được đưa tới bệnh viện. Nguyên nhân Điều tra ban đầu cho thấy lỗi động cơ đã khiến máy bay rơi ngay sau khi cất cánh. Máy bay Chiếc Sepahan Air Iran-140 gặp nạn là phiên bản được lắp ráp lại tại Iran của chiếc Antonov An-140. Loại máy bay này thường được dùng cho các đường bay ngắn nội địa. Ngành hàng không Iran thường gặp phải sự cố do máy bay lỗi thời do cấm vận của Hoa Kỳ và một số nước khác. Xem thêm Antonov An-140 Ghi chú Liên kết ngoài Iran plane crash kills dozens At Least 39 Killed in Iran Plane Crash Sepahan Airlines 5915 Sepahan Airlines 5915 5915
wiki
Triple talaq, còn được gọi là Talaq-e-biddat, (Ly hôn tức thì) là một dạng ly hôn trong Hồi giáo (được gọi là talaq-e-mughallazah - ly hôn không thể hủy ngang). Nó cho phép bất kỳ người đàn ông Hồi giáo nào ly thân vợ một cách hợp pháp bằng cách ghi rõ từ talaq (từ tiếng Ả Rập nghĩa là "ly hôn") ba lần bằng dạng lời nói, bằng văn bản hoặc gần đây hơn là dạng điện tử. Việc thực hành này trong những người Hồi giáo ở Ấn Độ đã là chủ đề gây nhiều tranh cãi và tranh luận. Những người không đồng ý với lối thực hành đã đưa ra các vấn đề về công lý, bình đẳng giới, nhân quyền và chủ nghĩa thế tục. Chính phủ Ấn Độ và Toà án Tối cao Ấn Độ tham dự vào cuộc tranh luận, và liên hệ đến nó về một bộ luật dân sự thống nhất ở Ấn Độ. Vào ngày 22 tháng 8 năm 2017, Toà án Tối cao Ấn Độ cho rằng ly hôn ngay lập tức kiểu triple talaq (talaq-e-biddat) là vi hiến. Ba thẩm phán của một thành đoàn gồm năm thẩm phán đã quyết định rằng việc thực hành ly hôn ngay lập tức (triple talaq) là vi hiến, trong khi hai thẩm phán khác phán quyết cho đó là hợp hiến, nhưng đồng thời yêu cầu chính phủ cấm việc thực hành này bằng cách ban hành một đạo luật . Tham khảo Thư mục Hồi giáo ở Ấn Độ Ly hôn trong Hồi giáo Ly hôn theo quốc gia
wiki
Erich Kunzel, Jr. (21 tháng 3 năm 1935 – 1 tháng 9 năm 2009) là nhạc trưởng dàn nhạc giao hưởng Mỹ. Được tờ báo Chicago Tribune gọi là "Hoàng tử Nhạc đại chúng" (Prince of Pops), ông đã dẫn đầu một số dàn nhạc đại chúng nổi tiếng, nhất là Dàn nhạc Cincinnati Pops (CPO) trong một thời gian kéo dài hơn 44 năm. Tiểu sử Thời học và khởi nghiệp Erich Kunzel sinh ở Thành phố New York trong gia đình nhập cư từ nước Đức. Tại Trường trung học Greenwich ở Greenwich, Connecticut, Kunzel soạn nhạc, đánh đàn piano và trống định âm, và chơi đại hồ cầm. Kunzel mới đầu đi đại học về hóa học nhưng cuối cùng lấy bằng cử nhân âm nhạc tại trường Đại học Dartmouth (Dartmouth College), sau đó học tại các trường Đại học Harvard và Brown. Vào đầu sự nghiệp, ông chỉ huy dàn nhạc cho Hội Opera Santa Fe và làm phụ cho nhạc trưởng Pháp Pierre Monteux. Từ 1960 đến 1965, ông chỉ huy Rhode Island Philharmonic. Năm 1965, Kunzel tới Cincinnati để nhận chức vụ nhạc trưởng nội trú cho Dàn nhạc giao hưởng Cincinnati (CSO) cho đến 1977. Pops Năm 1965, ông sáng lập chương trình hòa nhạc đại chúng mùa đông đầu tiên trong nước dưới tên "8 O'Clock Pops". Lúc khi ban quản trị của Dàn nhạc giao hưởng Cincinnati thành lập Dàn nhạc Cincinnati Pops năm 1977, Kunzel được bổ nhiệm làm nhạc trưởng. Dàn nhạc Pops trở nên lớn hơn dàn nhạc đầu tiên, vì tất cả các nhạc sĩ giao hưởng của Max Rudolf cũng chơi cho Kunzel cả năm. Sau lời mời của Arthur Fiedler năm 1970, Kunzel chỉ huy hơn 100 hòa nhạc với Dàn nhạc Boston Pops. Ngoài hai dàn nhạc nổi tiếng này, ông cũng chỉ huy Dàn nhạc giao hưởng Indianapolis gần Cincinnati. Từ những năm ban đầu, Kunzel cố gắng làm Cincinnati Pops nổi tiếng toàn thế giới. Dàn nhạc này mỗi năm thâu 88 đĩa dưới nhãn hiệu Telarc, trong số đó có nhiều bán chạy nhất. Các đĩa thâu chứa nhạc cổ điển, nhạc kịch Broadway, và nhạc phim đứng hạng nhất trên các bảng crossover (nhạc cổ điển kiểu hiện đại) toàn cầu hơn nhạc trưởng hoặc dàn nhạc nào khác trên thế giới. Trong Cincinnati Pops, Kunzel đào tạo một số nhà chỉ huy lớn như Keith Lockhart, về sau của Boston Pops, và Steven Reineke, về sau của The New York Pops. Cincinnati Pops nổi tiếng nhất ở Đông Á. Nhóm này đã đi biểu diễn ở Nhật Bản vài lần. Ngoài ra, năm 1998, Kunzel trở thành nhạc trưởng pops Mỹ đầu tiên chỉ huy ở Trung Quốc. Mười năm sau, ông và Cincinnati Pops được mời lại để chơi tại Thế vận hội Mùa hè 2008 ở Bắc Kinh; họ là dàn nhạc Mỹ duy nhất được phép chơi tại sự kiện này. Phần nhiều đĩa nhạc cổ điển nổi tiếng của Kunzel được thâu trong vai giám đốc CPO. Tuy nhiên, ông cũng thâu nhạc jazz với những nhạc sĩ nổi tiếng như Dave Brubeck và Duke Ellington. Từ 1991 đến 2008, mỗi năm vào hai ngày Lễ Chiến sĩ Trận vong và Lễ Độc lập Hoa Kỳ, Kunzel chỉ huy hòa nhạc với Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia tại Điện Capitol, hòa nhạc được truyền hình tại chỗ toàn quốc trên PBS. Kunzel cũng có vai trò lớn trong quang cảnh âm nhạc địa phương ở Cincinnati. Ông dẫn Cincinnati Pops tại các hòa nhạc đặt vé gần hàng tuần. Năm 1984, ông mở rộng chương trình Pops để bao gồm các hòa nhạc mùa hè tại Trung tâm Âm nhạc Riverbend mới được xây cho dàn nhạc gần bờ sông Ohio. Ông đẩy mạnh công trình xây dựng Trường Nghệ thuật Sáng tạo và Biểu diễn (School for Creative and Performing Arts, SCPA) ở Cincinnati, trường công nghệ thuật tiểu học–trung học đầu tiên trong nước Mỹ. Nhiều lần ông mời ca đoàn trẻ hoặc sinh viên ở trường Cao đẳng Nhạc viện biểu diễn trên sân khấu. Những ngày cuối cùng Tháng 4 năm 2009, Kunzel được chẩn đoán bị ung thư ở tụy, gan, và ruột kết và bắt đầu nhận liệu pháp hóa trị tại Cincinnati. Ngày 1 tháng 8 năm 2009, ông biểu diễn lần cuối cùng tại Riverbend. Ông qua đời đúng một tháng sau tại Bar Harbor, Maine, gần nhà ở trên Đảo Swan. Ngày đó, ban quản trị CSO đặt tên ông là "Nhà sáng lập và Nhạc trưởng Danh dự" (Founder and Conductor Emeritus) của Dàn nhạc Pops. Giải thưởng Năm 1998, Kunzel và Dàn nhạc Cincinnati Pops đoạt giải Grammy về "Kỹ thuật ghi âm album xuất sắc nhất, nhạc cổ điển" vì Copland: The Music of America. Năm 2006, Kunzel đoạt Huy chương Nghệ thuật Quốc gia. Năm 2009, ông được vào Đại sảnh Danh vọng Nhạc cổ điển Mỹ (American Classical Music Hall of Fame). Nhạc phẩm Star Trek: The Music Chú thích Tham khảo Xem thêm Paavo Järvi, nhạc trưởng Dàn nhạc giao hưởng Cincinnati Liên kết ngoài Trang chủ Erich Kunzel (tiếng Anh) Album ảnh Erich Kunzel  – Dàn nhạc Cincinnati Pops Nhạc trưởng Mỹ Người Connecticut Người thành phố New York Người Cincinnati Huy chương Nghệ thuật Quốc gia Hoa Kỳ Người đoạt giải Grammy Người Mỹ gốc Đức Cựu sinh viên Đại học Brown Cựu sinh viên Đại học Harvard Sinh năm 1935 Mất năm 2009 Nhạc sĩ Mỹ thế kỷ 20 Chết vì ung thư tuyến tụy Người đoạt Huy chương Nghệ thuật Quốc gia Nam nhạc sĩ thế kỷ 20
wiki
Story of Seasons, được biết đến ở Nhật Bản với tên , là một trò chơi mô phỏng nông nghiệp do Marvelous Entertainment phát triển cho hệ máy Nintendo 3DS. Trò chơi phát hành tại Nhật Bản ngày 27 tháng 2 năm 2014 và ở Bắc Mỹ ngày 31 tháng 3 năm 2015. Đây là trò chơi đầu tiên không thuộc thương hiệu Harvest Moon ở Bắc Mỹ do Natsume sở hữu tên, và là phiên bản bản đầu tiên do XSeed Games (hay còn gọi là Marvelous USA) dịch và phát hành. Trò chơi đi theo cùng một tuyến với phần còn lại của loạt, trong đó người chơi sẽ vào vai một nông dân. Người chơi có thể chọn đóng vai một chàng trai hoặc cô gái và lựa chọn giữa hai cấp độ khó khi bắt đầu trò chơi. Không thể thay đổi độ khó một khi đã chọn. Có rất nhiều việc để làm trong trò chơi như sản xuất cây trồng và chăn nuôi. Trò chơi cũng giới thiệu các nhân vật mới, bao gồm một nữ thần và một phù thủy tí hon. Cốt truyện Mở đầu, nhân vật chính một ngày nọ đang cảm thấy chán nản với cuộc sống bình thường thì bất ngờ nhận được một tờ thông báo chiêu mộ nông dân ở Thị trấn Oak Tree. Quyết định mạo hiểm từ bỏ tất cả, người chơi chuyển đến ngôi làng nhỏ. Có bốn nông dân khác sống ở Thị trấn Oak Tree, họ sẽ dạy người chơi cách điều hành trang trại mới. Mục tiêu cuối cùng là mở khóa tất cả bảy nhà cung cấp bằng cách đáp ứng các yêu cầu nhất định và biến Thị trấn Oak Tree trở thành thành phố thương mại nổi tiếng đẳng cấp quốc tế. Nhiều loại hạt giống, vật phẩm, tòa nhà và động vật sẽ xuất hiện thông qua việc mở khóa các nhà cung cấp. Cùng với sự giúp đỡ của các nông dân NPC, người chơi chắc chắn sẽ thành công. Lối chơi Theo Hashimoto Yoshifumi, nhà sản xuất của loạt Story of Seasons thì tính năng chính của trò chơi là sự kết nối. Trade Depot Để vận hành trang trại của mình một cách hiệu quả, người chơi sẽ cần phải mua vật tư. Game có rất nhiều cửa hàng mà bạn có thể đến để mua hạt giống, bản thiết kế, dụng cụ nấu ăn và công thức nấu ăn, mẫu may và bất cứ thứ gì khác mà bạn có thể cần để chăm sóc trang trại của mình. Trong Story of Seasons không có thùng vận chuyển như các phần trước đây, người chơi kiếm tiền bằng cách bán nông sản, các sản phẩm từ sữa và cây trồng của họ cho các quốc gia khác trong trò chơi thông qua Trade Depot. Một số quốc gia thích loại mặt hàng này hơn loại mặt hàng khác và có thể phải đi đến các quốc gia khác để giao hàng. Dữ liệu trang trại có thể được trao đổi với những người chơi khác bằng cách sử dụng StreetPass. Trồng trọt Việc canh tác đã được đơn giản hóa thành ô 3x3. Người chơi có thể thực hiện việc gieo hạt, tưới nước và thu hoạch trên toàn bộ mẫu ruộng 3x3 thay vì mỗi lần một ruộng. Điều này cho phép người chơi có thời gian quan tâm đến nhiều lĩnh vực khác trong thời gian ngắn hơn. Cây trồng không chuyển sang mùa tiếp theo giống như trong A New Beginning; một khi mùa đầu tiên của mùa tiếp theo quay lại, tất cả các cây trồng của mùa trước sẽ bị héo và chết. Trò chơi mang đến khái niệm mới về những kình địch và nhiệm vụ cần vượt qua. Người chơi cạnh tranh với các nông dân đối thủ để có thêm đất trồng. Có nhiều vùng đất và nhân vật kình địch, thi thố với nhau qua ba phần: các lễ hội, số lượng vật phẩm được vận chuyển và số tiền kiếm từ việc vận chuyển vật phẩm. Sau khi chiến thắng, người chơi có thể thuê ruộng trong một khoảng thời gian tạm thời, cho đến khi hết thời gian và họ sẽ bị những người nông dân khác thách thức lại nếu họ không gia hạn kịp thời. Khu bảo tồn động vật Người chơi có thể dựng một khu Safari để bảo tồn động vật hoang dã, là chỗ ở của nhiều loài động vật kỳ lạ như khỉ và vẹt. Những dân làng khác sẽ tham quan Safari, tương tự như Garden Tour trong A New Beginning. Các động vật kỳ lạ sẽ thêm vào Safari thông qua việc mở khóa chúng từ các nhà cung cấp trong trò chơi, nếu hai bên có mối quan hệ tốt với nhau. Có những động vật khác mà người chơi chỉ có thể nuôi khi đáp ứng các điều kiện nhất định. Nếu người chơi trở nên thân thiện với các loài động vật, thường xuyên tương tác với chúng, họ có thể nuôi thêm nhiều loài động vật khác trong Safari. Người chơi có thể đem theo các động vật trong nông trại và chăm sóc chúng trong Safari để chúng trở nên vui vẻ hơn và giảm căng thẳng. Trong Safari có một hầm mỏ, có thể tìm thấy đá và khoáng chất quý hiếm bằng búa và xẻng. Hẹn hò và kết hôn Giống với các phiên bản khác của loạt này, trò chơi cũng có cơ chế hẹn hò và có sáu ứng viên kết hôn để người chơi tự lựa chọn. Kết hôn không ảnh hưởng đến cốt truyện và không mở khóa bất kỳ thứ gì, nhưng người bạn đời sẽ tự đi kiếm đồ ăn và các món đồ khác cho nhà bạn sau khi kết hôn. Ứng viên kết hôn phụ thuộc vào giới tính của nhân vật mà người chơi đã chọn lúc bắt đầu. Để kết hôn, người chơi phải nâng cao mức độ tình bạn với ứng viên, xem tất cả bốn sự kiện hoa, kích hoạt thông qua mức độ tình bạn cụ thể (hoặc cao hơn), cũng như nâng cấp kích thước nhà và đem tặng một chiếc lông vũ màu xanh. Người chơi có thể xem hai trong số các sự kiện trước khi nhận một chiếc nhẫn cam kết nhằm cho biết rằng họ đang hẹn hò, để có thể tiếp tục xem hai sự kiện còn lại. Sau khi trao nhẫn cho ứng viên, người chơi không được phép xem các sự kiện của các ứng viên khác. Những tính năng khác Tùy chỉnh nhân vật tương tự như Harvest Moon: A New Beginning. Người chơi có thể tự chọn kiểu tóc và màu tóc, mắt, màu da, mũ, kính, trang phục và đeo tối đa ba phụ kiện. Ngoài ra trong trò chơi còn có tính năng kết hợp. Người chơi trang bị một số trang sức nhất định như nhẫn, vòng cổ và hoa tai để phục hồi sức chịu đựng và sức khỏe. Có một vài kết hợp có thể làm tăng giá của món đồ mà người chơi bán cho dân làng, cũng như kết hợp các vật phẩm sẽ làm giảm lượng thời gian cần thiết để tạo ra chúng. Chế độ nhiều người chơi Chế độ này sẽ được mở khóa vào ngày 26 mùa xuân, năm thứ nhất, người chơi có thể chơi với nhiều người khác qua kết nối mạng Local hoặc Internet và với "Bất kỳ ai" hoặc "Bạn bè", sau này có thêm yêu cầu bắt buộc tất cả các bên phải đăng ký mã bạn bè 3DS. Người chơi có thể tạo phòng cho tối đa ba người khách hoặc tự tìm một phòng đã được mở sẳn, trong màn hình tùy chỉnh ban đầu. Người chơi cần chuẩn bị ba phần quà cho mỗi người đến thăm, và người chơi tìm trang trại để đến thăm cũng cần chuẩn bị một phần quà cho chủ nhà. Số lượng quà đa dạng từ 1 đến 5, tùy theo loại vật phẩm. Có một số mặt hàng không thể giao dịch, ví dụ vật liệu quý hiếm như orichalcum, bạch kim; sản phẩm đạt cấp độ vàng hoặc cộng; một số quần áo và nón... Trong chuyến thăm, người chơi có thể sử dụng một cây đũa thần để hóa phép lên cây trồng và vật nuôi của chủ nhà. Thực vật sẽ nhận được điểm sao và mức độ căng thẳng của động vật sẽ được giảm bớt (tuy nhiên, nó không làm tăng hạng sao sản phẩm). Tổ chức một phòng cho nhiều người chơi trong trò chơi này rất có lợi để tăng thứ hạng sao của cây. Sử dụng đũa phép trên người chơi khác sẽ cho họ khả năng lơ lửng giữa không trung bằng cách nhấn và giữ nút B. Bên cạnh việc thưởng thức các thiết kế nông trại, người chơi còn có thể nhìn vào bên trong ngôi nhà của chủ nhà và chiêm ngưỡng thiết kế nội thất. Không giống như phiên bản tiền nhiệm, A New Beginning, phần chơi mạng trong Story of Seasons bị khóa theo khu vực, có nghĩa là giao dịch và thăm trang trại chỉ có thể được thực hiện giữa những người chơi từ cùng khu vực. Điều này đã gây ra sự bối rối và thất vọng cho một số người chơi ở khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ, và hạn chế này được cho là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ phòng trong phần chơi mạng thấp. Doanh thu Story of Seasons là một trong những game bán chạy nhất ở Nhật vào tháng 3 năm 2014 với 131.000 bản. Tháng 7 năm 2015, XSeed thông báo Story of Seasons là trò chơi bán chạy nhất của hãng với hơn 100.000 bản bán ra ở Bắc Mĩ. Tiếp nhận IGN chấm điểm 8.4/10 điểm với nhận xét "Story of Seasons tích hợp sự thành công cả về mặt cung cầu và cách chơi kiểu sim vào cuộc sống nông trại". Brittany Vincent của Destructoid đánh giá trò chơi 8/10 điểm với nhận xét "rất đáng tiền và không phí thời gian chơi". Trò chơi nhận số điểm 76/100 ở Metacritic dựa trên 39 bài đánh giá cho thấy sự "yêu thích chung". Tham khảo Liên kết ngoài Marvelous AQL Inc. page Trang chủ Trò chơi điện tử năm 2014 Trò chơi Nintendo 3DS Trò chơi điện tử phát triển ở Nhật Bản Trò chơi Story of Seasons Marvelous Entertainment Trò chơi Nintendo 3DS eShop Độc quyền Nintendo 3DS Trò chơi điện tử tùy chọn giới tính nhân vật chính Trò chơi Nintendo Network
wiki
Gạo nàng thơm chợ Đào là thương hiệu gạo nổi tiếng ở Chợ Đào, thuộc xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Là loại gạo nổi tiếng thơm ngon, gạo Nàng Thơm Chợ Đào được người tiêu dùng biết đến bởi những ưu điểm nổi bật mà không có mấy loại gạo nào sánh bằng. Hương vị Cây lúa Nàng Thơm có hương vị thơm ngon, gạo Nàng Thơm hạt thon dài, chà trắng ra bên trong có hột lựu màu hồng hồng. Gạo mới gặt sau mùa vụ, lúc chà xong có một lớp cám bên ngoài giống dư lớp dầu, cho tay vào bao giơ tay lên gạo còn bám trên tay những hạt mịn, đặc biệt gạo Nàng Thơm có mùi rất thơm, cho vào bao nylon để nhiều tháng mang ra nấu vẫn giữ nguyên được hương thơm ấy. Nhưng nếu để hơn mươi tháng thì gạo sẽ nhạt dần và mất đi mùi thơm ấy, độ dẻo và xốp cũng không còn. Thương hiệu Nàng Thơm Chợ Đào có giá như thế nên ngay cả nơi không làm ra gạo Chợ Đào cũng đăng ký xin độc quyền thương hiệu gạo này. Theo báo Lao Động vừa rồi Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp giấy chứng nhận cho Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Mỹ Lệ được độc quyền nhãn hiệu "Gạo Nàng Thơm Chợ Đào" thì phát hiện thương hiệu này đã được chính phủ Mỹ cấp cho công ty Cong Nguyen Inc. ở Oklahoma từ năm 2002. Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Long An định nhờ một văn phòng luật sư Mỹ kiện lấy lại thương hiệu. Thơ ca Nhà thơ Hoài Vũ đã viết về nông sản này trong bài "Nàng Thơm": Vẫn mùi hương ấy, tình yêu ấy Lúa theo ta vào tận chiến hào Trong ngần đấy, dễ gì ta thấy Giọt lệ buồn trong ánh mắt em trao. Chú thích Đặc sản Long An Gạo
wiki
Themis (Tiếng Hy Lạp: Θέμις) là một vị nữ thần Titan của Hy Lạp cổ. Bà được miêu tả như một "luật sư công minh", và là hiện thân cho thứ bậc thần linh, luật lệ, luật tự nhiên và phong tục. Themis có nghĩa là "luật lệ của đấng tối cao" chứ không thiên về những luật lệ của con người. Từ đó có ý nghĩa là "mọi thứ đều có sẵn trật tự của riêng nó" khác với từ títhēmi (τίθημι) nghĩa là "xếp đặt" một cách chủ động.  Đối với những người Hy Lạp cổ đại, bà là vị thần có trách nhiệm dàn xếp "những vấn đề xã hội của con người, đặc biệt là cộng đồng." Moses Finley đã ghi nhận Themis như ý nghĩa của từ ngữ được dùng bởi Homer vào thế kỉ thứ 8 TCN, nhằm khơi gợi lên trật tự xã hội vào kỉ nguyên đen tối của Hy Lạp vào thế kỷ thứ 10 và 9 TCN: Từ Themis không thể dịch ra được. Như món quà do chúa trời ban tặng và dấu ấn của sự tồn tại một nền văn minh, thỉnh thoảng nó có nghĩa là phong tục đúng đắn, thủ tục hợp lệ, trật tự xã hội, hay đôi khi nó chỉ đơn giản là ý muốn của các bậc thần thánh (được tiết lộ trong một điềm báo) với ít lý tưởng đúng đắn. Finley nói thêm, "Themis - phong tục tập quán, hay bất kì điều gì chúng ta muốn gán nghĩa thì sức mạnh to lớn của nó chưa bao giờ rõ ràng cả." Thế giới của Odysseus tồn tại một nhận thức tân tiến về sự phù hợp và đúng đắn." Thần thoại Hiện thân của khái niệm trừu tượng này là Hellenes. Khả năng tiên đoán tương lai của nữ thần Themis giúp bà trở thành một trong số những nhà tiên tri ở Delphi, và sau này là nữ thần của sự công bằng tuyệt đối. Một số hình họa cổ về Themis không hề cho thấy đôi mắt bị che của bà (tài năng tiên tri khiến việc này vốn không hợp lí) hay việc bà mang trên tay một thanh kiếm (bà là đại diện của sự thuận hòa chứ không phải vũ lực). Thanh kiếm cũng được cho là tượng trưng cho khả năng tìm ra sự thật giữa những điều dối trá, và rằng đối với bà, không có cái gọi là thỏa hiệp. Themis là người tập hợp những nữ tế ở Delphi và bà cũng là một trong số đó. Theo một truyền thuyết khác, Themis tiếp nhận những nữ tế đó từ tay Gaia và sau đó trao cho Phoebe. Khi Themis bị coi thường, Nemesis mang đến lẽ phải và sự báo thù đầy phẫn nộ. Themis không hề hiếu chiến, bà là người đầu tiên mời Hera khi bà trở về đỉnh Polympus sau lời đe dọa từ Zeus (Iliad xv. 88)  Themis là người chủ trì cho các mối quan hệ giữa nam và nữ, cũng chính là trật tự trong gia đình (thứ được xem như là trụ cột), và thẩm phán là những bầy tôi của Themis (còn được gọi là "themistopóloi"). Trật tự trên đỉnh Olympus cũng giống như thế. Thậm chí nữ thần Hera xưng bà là "Lady Themis." Tên của Themis có thể dùng để thay thế cho Adrasteia là người đã nuôi nấng Zeus ở đảo Crete.  Themis đã xuất hiện tại Delos để cầu chúc Apollo chào đời. Theo Ovid, người đã bảo Deucalion ném những mảnh xương của "mẹ anh ta" qua vai của anh ta để lập nên giống nòi người mới sau trận đại hồng thủy chính là Themis chứ không phải Zeus.  Miêu tả của Hesiod và sự tương phản với Dike Trong thần thoại Hy Lạp, Hesiod nhắc đến Themis là một trong sáu đứa con trai và sáu đứa con gái của Gaia và Uranus (Đất và Trời). Trong số các Titan của huyền thoại nguyên thủy, chỉ một vài được tôn sùng tại nơi tôn nghiêm. Themis trong thần hệ của Hesiod là hiện thân đầu tiên cho Justice. Được khắc họa không chỉ trong tôn giáo xã hội mà còn trong các nền tôn giáo văn hóa, Hesiod đã miêu tả động lực của vũ trụ chính là các vị thần linh trong vũ trụ. Hesiod đã khắc họa Dike, nữ thần công lý, là con gái của Zeus và Themis.  Dike đã thực thi luật pháp xét xử, cùng với mẹ mình là Themis, hoàn thành quyết định cuối cùng của Moirai. Đối với Hesiod, Justice chính là trọng tâm của tôn giáo và đời sống đạo lý, độc lập với Zeus, chính là hiện thân cho mong muốn của thánh thần. Dike hiện thân cho quả báo và sự trừng phạt, khác với công lý trong khía cạnh phong tục hay luật lệ. Con cái Người chồng duy nhất của Themis được đề cập đến tài liệu bên dưới là Zeus. Một trong vài đứa con của bà tên là Natura, một vị thần rừng của Hy Lạp. Horae - Những nữ thần thời khắc Themis có với Zeus các người con là những nữ thần Horae - hiện thân của trật tự tự nhiên, xã hội và thời khắc. Thế hệ đầu tiên Thallo - Nữ thần mùa xuân Auxo - Nữ thần mùa hè Carpo - Nữ thần mùa thu Thế hệ thứ hai Dike - Nữ thần công lý Eunomia - Nữ thần pháp luật Eirene - Nữ thần hòa bình Moirai - Những nữ thần vận mệnh Những tín đồ của thần Zeus cho rằng con của Zeus và Themis là Moirai, Three Fates. Tuy vậy, trong một đoạn ghi chép của Pindar nói rằng Moirai thực ra đã có mặt trong lễ thành hôn của Zeus và Themis, rằng Moirai và Themis lớn lên cùng nhau ở suối nước của Okeanos, sau đó Moirai đã hộ tống Themis lên cổng trời để gặp Zeus tại đỉnh Olympus.Moirai, Three Fates Clotho (người dệt) Lachesis (người chủ động) Atropos (điều không tránh khỏi) Tham khảo Titan (thần thoại) Nữ thần Hy Lạp
wiki
Kể về cô giáo chủ nhiệm của em Gợi ý Cô giáo chủ nhiệm chúng em năm nay đã ngoài 40 tuổi. Cô không được khoẻ, hay đau ốm luôn. Đầu năm học cô thường xuyên phải nghỉ dạy để di dưỡng bệnh. Chúng em thấy rất buồn. Nhà trường có sắp xếp cho lớp em một cô giáo mới rất trẻ, nhìn cô rất xinh nhưng khống hiểu sao cả lớp chúng em chẳng ai bảo ai mà đứa nào ngồi học cũng mang một vẻ mặt trầm tư. Hôm qua, cô từ bệnh viện trở về, cô lại đến trường. Cả lũ chúng em đứa nào cũng chạy đến ôm lấy cô. Cô nói: “Cô khoẻ rồi từ nay sẽ không còn phải xa lớp mình nữa đâu”. Cả lớp em đứa nào cũng vui mừng vì cô đã khỏi bệnh.
vanhoc
Giới thiệu về tác giả Ba- sô và một số bài thơ Hai-cư đặc sắc nhất của ông Hướng dẫn Ba – sô là nhà thơ lớn của Nhật Bản, tên tuổi của ông gắn liền với thể thơ Hai-cư – thể thơ truyền thống của văn học Nhật Bản. Để có thêm thông tin về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Ba-sô, các bạn hãy tham khảo bài Giới thiệu về tác giả Ba-sôdưới đây nhé. 1. Tiểu sử của Ba-sô Matsuo Ba-sô (1644 – 1694) là một thiền giả, thi sĩ lỗi lạc danh tiếng nhất của thời Edo, Nhật Bản. Ông được công nhận là người phát triển những câu đầu tiên của thể thơ Hai-cư – một thể thơ độc lập mang âm hưởng sâu sắc của Thiền đạo. Các tác phẩm của ông không chỉ nổi tiếng trong phạm vi đất nước Nhật Bản mà còn ảnh hưởng trên khắp thế giới. Ba-sô sinh ra trong một gia đình Samurai cấp thấp trong thời Tokugawa. Năm ông 9 tuổi đã vào làm tùy tùng cho một lãnh chúa và trở thành người bạn thân của con trai lãnh chúa, hai người đã cùng nhau học tập và làm thơ. Trong khoảng thời gian ấy, năng khiếu thơ của ông đã được nhà thơ – nhà phê bình văn xuất sắc đương thời Kitamura Kigin phát hiện ra. Từ đó ông bắt đầu được Kitamura Kigin cho rèn luyện và học tập. 2. Sự nghiệp sáng tác Ông đã có bài thơ đầu tay năm ông mới 18 tuổi được nhiều người biết đến. Năm 1666, ông tới Tokyo và sống ở đó 5 năm, tiếp tục đọc về văn học Nhật Bản cổ đại, nghiên cứu cả văn học Trung Quốc và thư pháp. Ông bắt đầu mở lớp dạy thơ Hai-ku, là những bài thơ dài thiên về trào lộng, nhẹ nhàng và phóng túng, vốn đang rất thịnh hành trong thời Tokugawa. Vào năm 1679 Ba-so đã được phong tước hiệu Sosho – Bậc thầy dạy thơ Hai-ku, sau khi mất ông được đem chôn cất trong một ngôi chùa song vẫn được phong thần trong nhiều ngôi đền thờ Thần đạo, thậm chí người ta còn lấy tên theo một câu thơ của ông. Thiên tài Ba-sô đã ôm trọn những hiện tượng khác nhau của đời sống, gây nên những ảnh hưởng sâu rộng về sau, tương truyền ông có đến 2000 đệ tử, có 10 người nổi danh nhất được gọi là Ba-sô Jitetsu. Sang thế kỉ XX, Ba-so càng trở thành một hình ảnh vĩ đại được tôn vinh của nền văn hóa Nhật Bản. Theo
vanhoc
Hướng dẫn cảm thụ văn học bài Mặt trời xanh của tôi – Tiếng Việt 3 Hướng dẫn Mặt trời xanh của tôi Đã có ai lắng nghe Tiếng mưa trong rừng cọ Như tiếng thác dội về Như ào ào trận gió. Đã ai lên rừng cọ Giữa một buổi trưa hè Gối đầu lên thảm cỏ Nhìn trời xanh, lá che… Đã có ai dậy sớm Nhìn lên rừng cọ tươi Lá xoè từng tia nắng Giống hệt như mặt trời. Rừng cọ ơi! Rừng cọ! Lá đẹp, lá ngời ngời Tôi yêu thường vẫn gọi Mặt trời xanh của tôi. (Nguyễn Viết Bình) Cách đọc Đọc giọng vui, thể hiện tình cảm yêu mến, thích thú, nhấn vào các tiếng đối thanh và gieo vần. Ví dụ: Đã ai lên rừng cọ Giữa một buổi trưa hè Gối đầu lên thảm cỏ Nhìn trời xanh, lá che… (cọ đối thanh với hè, cỏ đối thanh với che ; cọ vần với cỏ, hè vần với che) Gợi ý cảm thụ Người ta thường tả vẻ đẹp của rừng thông, rừng trúc, rừng dừa,… ít ai nghĩ đến vẻ đẹp của rừng cọ. Nhưng bài thơ của Nguyễn Viết Bình cho ta thấy rừng cọ có vẻ đẹp thật độc đáo. Khi có mưa, rừng cọ có vẻ đẹp hoang sơ và dữ dội: Như tiếng thác dội về Như ào ào trận gió. Đây là cảm giác rất đặc trưng ở rừng cọ khi có mưa rào. Tàu cọ to và cứng như miếng tôn, khi hạt mưa dội vào tạo nên âm thanh lộp độp rất lớn. Mưa nhỏ mà tưởng như mưa to. Nếu mưa rào xối xả thì tiếng mưa tạo thành một dòng chảy âm thanh dữ dội, giống như tiếng thác đổ về, như ào ào trận gió. Thành ngữ Mưa rừng cọ, gió rừng thông là để diễn tả sự cộng hưởng của lá các loài cây này với mỗi hạt mưa, làn gió. Những buổi sáng sớm, ánh mặt trời chiếu lên những tàu cọ tạo màu xanh óng ánh, các răng cưa to bản của lá như những tia nắng mặt trời toả ra bốn phương. Đấy là hình ảnh đẹp nhất của cây cọ khiến cho tác giả gọi đó là “Mặt trời xanh của tôi”. XEM THỂM BÀI CÓC KIỆN TRỜI TẠI ĐÂY Tags:Văn 3
vanhoc
Gà Babcock B-380 hay Gà Babcock 308 là giống gà công nghiệp hướng trứng cao sản có nguồn gốc từ Anh. Gà được nhập về Việt Nam và nuôi phù hợp với điều kiện nuôi ở miền Nam. Giống gà này đã được Nhà nước Việt Nam công nhận là một giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh, lưu hành tại Việt Nam. Đặc điểm Gà thuần có lông màu nâu, mào đơn, thân hình nhỏ, nhẹ. Gồm 4 dòng, phân biệt giới tính bằng màu lông. Khối lượng cơ thể lúc 106 tuần tuổi là 2,1-2,2 kg. Sản lượng và khối lượng trứng lớn. Chúng có các dòng gồm Babcock White là giống gà kết hợp cân bằng giữa chất lượng trứng và năn xuất. Tiêu tốn thức ăn trên 10 trứng thấp và thích nghi trong nhiều điều kiện chăn nuôi. Babcock Brown là dòng gà thích nghi tốt ở nhiều môi trường khác nha. Sản lượng và khối lượng trứng lớn. Sản lượng trứng Mỗi năm con mái có thể đẻ 310 quả trứng. Trứng có vỏ màu nâu, nặng 60 - 62g. Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là 140-147 ngày. Tuổi đẻ đạt đỉnh cao 190 ngày. Sản lượng trứng 310 quả/mái/76 tuần tuổi. Khối lượng của trứng 62 gam. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng 1,7 kg. Gà Babcock B - 380 bố mẹ thì tuổi đạt tỷ lệ đẻ 50 %, đến 150 - 161 ngày thì sản lượng trứng đến 76 tuần/mái đầu kỳ từ 305 - 325 quả. Thời gian đẻ trên 90%, từ 24 - 30 tuần khối lượng trứng từ 62,5 - 63,5 g/quả. Mức tiêu thụ thức ăn từ 109 - 118 g/com/ngày - Thể trong lúc 76 tuần tuổi là 2200g Tham khảo Xem thêm Gà công nghiệp Gà thịt Gà thả vườn Giống gà
wiki
Thử thách của thế hệ chúng ta là tạo ra một thế giới, nơi mà mọi người đều có mục đích của mình (Mark Zuckerberg) Hướng dẫn Thử thách của thế hệ chúng ta là tạo ra một thế giới, nơi mà mọi người đều có mục đích của mình William Arthur Ward đã từng nói: “Sự kiên nhẫn của ngày hôm nay có thể biến những nản lòng của ngày hôm qua thành khám phá của ngày mai. Những mục đích của ngày hôm nay có thể biến những thất bại của ngày hôm qua thành quyết tâm của ngày mai”. Mục đích sống mạnh mẽ luôn là yếu tố chủ chốt giúp ta đạt lấy mọi giá trị ở tương lai. Bởi thế, Mark Zuckerberg, ông chủ trang mạng Facebook cũng cho rằng: “Thử thách của thế hệ chúng ta là tạo ra một thế giới, nơi mà mọi người đều có mục đích của mình”. Thật tồi tệ nếu chúng ta sống mà không hề có một mục đích nào. Chúng ta ẽ không biết mình sống vì ai, vì cái gì và sống để làm gì? Cuộc sống sẽ rất nhàm chán và sự tồn tại của chúng ta sẽ là vô nghĩa. Mục đích là cảm giác giúp chúng ta nhận thức rõ ràng về sự tồn tại của bản thân, là một phần của thứ gì đó lớn hơn bản thân, chúng ta được cần đến, chúng ta có thứ gì đó tốt đẹp hơn phía trước để làm. Mục đích là thứ tạo ra hạnh phúc thực sự của đời người. Trong phát biểu của Mark Zuckerberg đã vạch rõ cho chúng ta điều đó. Ông cho rằng “thử thách của thế hệ chúng ta là tạo ra một thế giới mới”. Đó phải là một thế giới của chúng ta, do chúng ta làm chủ. Thế giới ấy thực sự đưa lại cho chúng ta những mục đích sống mạnh mẽ và tạo ra cho chúng ta những nguồn sống dạt dào nhất. Mục đích là cái chủ đích nhắm tới ở tương lai cho một nỗ lực. Mục đích đề ra những gì ta muốn đạt tới và thường là dài hạn, và có thể không có giới hạn thời gian, có tác động lớn và lâu dài lên đời sống, sự phát triễn của một cá nhân hay tập thể. Mục đích thường không được đo lường, hoặc khó đo lường được vì nó mang tính trừu tượng. Mục đích chính là thành tựu mà con người hướng đến ở tương lai thông qua hệ thống các nguyên tắc trong hành động. Nó chính là điểm đến quy hướng tầm nhìn và hi vọng của con người. Xác định được mục đích, con người mới có thể lập kế hoạch, vạch rõ một con đường từ điểm xuất phát ở hiện tại, đi đến thành tựu ở tương lai.
vanhoc
Em hãy giới thiệu tác gia Nguyễn Trãi Gợi ý Trong nền văn học Việt Nam, Nguyễn Trãi nổi lên với tư cách là một tác gia có nhiều đóng góp lớn tạo nên những bước ngoặt trong nên thi ca nước nhà. Nguyễn Trãi tên hiệu là ức Trai, sinh năm Xương Phù thứ tư đời Trần Đế Phế (1380), tại dinh quan tư đồ Trần Nguyên Đán ở Thăng Long. Ông mất ngày 19 tháng 9 năm 1442, tức 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba. Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh, vốn là một học trò nghèo, thi đỗ thái học sinh (tức Tiến sĩ) đời Trần. Mẹ ông là Trần Thị Thái, con gái quan tư đồ Trần Nguyên Đán, dòng dõi quý tộc. Nguyễn Trãi quê ở làng Ngái (Chi Ngại) huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương), sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Từ nhỏ, Nguyễn Trãi đã tỏ ra thông minh hơn người. Năm 1400, ông đi thi lần đầu, đỗ ngay Thái học sinh, Sau đó, ông được bổ làm quan Ngự sử đài chánh chưởng. Khoảng cuối năm 1401 đầu 1402, cha ông cũng ra nhận chức quan Học sĩ Viện hàn lâm, sau thăng đến tư nghiệp Quốc tử giám của triều Hồ. Năm 1407, giặc Minh xâm lược Đại Việt, cha con Hồ Quý Ly và các triều thần bị bắt đem về Trung Qụốc, trong đó có Nguyễn Phi Khanh. Nguyễn Trãi muốn giữ tròn đạo hiếu, cùng em trai ìà Nguyễn Phi Hùng theo xe tù của cha. Đến ải Nam Quan Nguyễn Phi Khanh khuyên Nguyễn Trãi quay trở về tìm cách “rửa nhục cho nước, trả thù cho cha, thì mới là đại hiếu”. Nguyễn Trãi nghe lời cha quay trở về, nhưng vừa đến Đông Quan thì bị giặc Minh bắt giam. Trong thời gian bị giam ở Đông Quan, Nguyễn Trãi đã suy nghĩ về con đường cứu nước phục thù. Trốn khỏi Đông Quan, Nguyễn Trãi tìm theo Lê Lợi, dâng Bình Ngô sách (tức Kế sách đánh đuổi quân Minh) và được Lê Lợi tin dùng và trở thành quân sư số một của lãnh tụ khởi nghĩa Lam Sơn. Ông cùng Lê Lợi bàn mưu tính kế, giúp Lê Lợi soạn các loại văn thư, chiếu lệnh, góp công lớn vào sự nghiệp giải phóng đất nước.Xem thêm: Suy nghĩ về đức tính trung thực trong thi cử và cuộc sống Đuổi xong giặc nước, một năm sau (1429), Lê Lợi nghi ngờ Trần Nguyên Hãn mưu phản, truy bức, khiến vị danh tướng này phải nhảy xuống sông tự vẫn. Vì Trần Nguyên Hãn là cháu nội quan ‘tư đồ Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi cũng bị bắt, sau lại được tha nhưng không được tin dùng nữa. Nguyễn Trãi xỉn cáo quan về Côn Sơn, mấy tháng sau vua Lê Thái Tông lại vời ông trở lại triều làm việc nước. Đang hi vọng vào một cơ hội mới được cống hiến cho đất nước thì chỉ ba năm sau, khi vua Lê Thái Tông đi tuần thú duyệt võ ở Chí Linh về ghé thăm Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, lúc ra về đến Lệ Chi Viên (Trại Vải), huyện Gia Bình, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh, nửa đêm đột ngột qua đời, ông cùng vợ là Nguyễn Thị Lộ bị vu cho mưu giết vua. Nguyễn Trãi phải nhận án tru di tam tộc (bị giết cả ba họ). Năm 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi. Với tài năng lỗi lạc, Nguyễn Trãi đã để lại cho nước nhà một di sản to lớn về các mặt quân sự, văn hoá và văn học. Các tác phẩm về quân sự, chính trị, Nguyễn Trãi có Quân trung từ mệnh tập vằ Đại cáo bình Ngô – một áng “thiên cổ hùng văn”, là những tác phẩm tiêu biểu về thơ ca, ông có ức Trai thi tập – tập thơ chữ Hán và Qùốc âm thi tập – tập thơ Nôm đánh dấu sự hình thành nền thơ ca tiếng Việt. Ngoài ra ông còn có các tác phẩm về lịch sử như Lam Sơn thực íục, Văn bia Vĩnh Lăng và tác phẩm Dư địa chí – một tác phẩm có giá trị cả về địa lí, lịch sử và dân tộc học.Xem thêm: Hướng dẫn phân tích tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải Trong văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất. Với Quân trung từ mệnh tập và Đại cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi đã thể hiện nổi bật tư tưởng nhân nghĩa mà thực chất là tư tưởng yêu nước, thương dân. Văn chính luận của Nguyễn Trãi đạt đến trình độ nghệ thuật mẫu mực. Nội dung văn chương Nguyễn Trãi thể hiện nổi bật hai nguồn cảm hứng truyền thống của văn học dân tộc: yêu nước và nhân đạo. Thơ văn ông thể hiện một lí tưởng cao cả: Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược – Có nhân, có trí, có anh hùng {Bảo kính cảnh giới, bài 5) và đồng thời cho thấy tấm lòng yêu thương dân, gắn bó thiết tha với thiên nhiên, đất nước. Với tư cách là nhà thơ trữ tình tiêu biểu của thơ ca trung đại Việt Nam, thơ Nguyễn Trãi thể hiện triết lí thế sự sâu sắc, chan chứa tình yêu thiên nhiên và con người. Hai tập thơ úc Trai thi tập và Quốc âm thi tập cho thấy Nguyễn Trãi vừa là một người anh hùng vĩ đại vừa là con người trần thế. Hình tượng người anh hùng sáng lên vẻ đẹp hoà quyện giữa lí tưởng nhân nghĩa với yêu nước thương dân, vẻ đẹp ngay thẳng cứng cỏi, thanh tao của bậc quân tử. Hình tượng con người trần tục hiện ra khi Nguyễn Trãi đau nỗi đau của con người, yêu tình yêu của con người. Ồng đau trước nghịch cảnh xã hội éo le, thói đời đen bạc. Nỗi đau ấy còn như một hệ quả tất yếu của một tấm lòng luôn trăn trở, khao khát sự hoàn thiện của con người và ước mơ thái bình, yên ấm, thịnh trị cho xã hội. Nguyễn Trãi cũng dành tình yêu cho thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc sống. Vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước được tái hiện sinh động trong thơ ông, khi thì trang trọng đầy tính ước lệ của Đường thi, lúc lại bình dị, dân dã, nguyên sơ. Thơ Nguyễn Trãi cũng giàu tình người; viết về nghĩa vua tôi, về tình cha con hay lòng bạn, có khi là tình quê hương… thơ ông toát lên vẻ tự nhiên, tha thiết, cảm động, thân thương.Xem thêm: Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân (Có dàn ý chi tiết) Về nghệ thuật, văn chương Nguyễn Trãi đạt đến giá trị kết tinh ở cả hai bình diện thể loại và ngôn ngữ. Ông là cây bút chính luận kiệt xuất, người khơi dòng thơ Nôm, sáng tạo thể loại thất ngôn xen lục ngôn. Tinh thần dân tộc, tình yêu đất nước là ngọn nguồn của vẻ đẹp ngôn ngữ tiếng Việt trong thơ văn Nguyễn Trãi. Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là tập thơ Nôm còn lại có thời gian ra đời sớm nhất, với số lượng bài lớn nhất, hay nhất. Có thể nói, đến Nguyễn Trãi, với Quốc âm thi tập, thơ Nôm đã thành thục và văn hộc chữ N.ôm từ đây có vị trí như là một thành phần cấu thành nên nền văn học Việt Nam. Nguyễn Trãi cũng là người đã sớm đưa tục ngữ vào tác phẩm, sử dụng từ láy độc đáo; lại cũng là người đã sáng tạo ra hình thức thơ thất ngôn xen lục ngôn, thể hiện tinh thần phá cách độc đáo, mạnh mẽ. Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm thấy; song cũng là người có số phận bi thương bậc nhất trong lịch sử. Ông là danh nhân văn hoá, nhà thơ, nhà văn kiệt xuất có những đóng góp to lớn cho sự phát triển văn hoá, văn học dân tộc. Năm 1980, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Vãn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hoá thế giới. Vanmau.edu.vn
vanhoc
Cá chim hoàng đế hay cá bướm đế (danh pháp hai phần: Pomacanthus imperator), là một loài cá biển thuộc chi Pomacanthus trong họ Cá bướm gai. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1787. Từ nguyên Từ định danh của loài trong tiếng Latinh có nghĩa là "hoàng đế", dựa theo Keyser van Iapan ("Hoàng đế Nhật Bản"), tên gọi bằng tiếng Hà Lan do Louis Renard (k. 1678–1746) đặt cho loài cá thần tiên này vào năm 1719. Renard cho rằng, đây là "loài cá đẹp nhất trên thế giới", được bao phủ bởi những lớp vảy nhỏ "sáng rực hơn cả vàng". Vì vậy, tên gọi hàm ý đề cập đến vẻ ngoài "uy nghi như bậc đế vương" của loài cá này. Phạm vi phân bố và môi trường sống P. imperator có phạm vi phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Từ Biển Đỏ, loài này được ghi nhận tại các vùng biển bao quanh bán đảo Ả Rập, trải dài dọc theo bờ biển Đông Phi đến Nam Phi, bao gồm Madagascar và các đảo quốc trong Ấn Độ Dương, cũng như bờ biển Ấn Độ và Tây Úc; từ vịnh Ba Tư, loài này xuất hiện dọc theo bờ biển Nam Á, trải rộng trên khắp vùng biển các nước Đông Nam Á và hầu hết các quần đảo, đảo quốc thuộc châu Đại Dương (bao gồm cả quần đảo Hawaii); trải dài về phía nam đến bờ biển phía đông của Úc và đảo Lord Howe; giới hạn ở phía bắc đến vùng biển phía nam Nhật Bản (bao gồm quần đảo Ogasawara và quần đảo Ryukyu); ở phía đông, loài này được tìm thấy xa nhất là đến quần đảo Line và Tuamotu (nhưng không được biết đến tại đảo Phục Sinh, Rapa Iti và quần đảo Marquises). Từ năm 2001 đến 2006, loài này đã nhiều lần được quan sát ở ngoài khơi Pompano Beach, Hillsboro Beach, North Miami Beach, Deerfield Beach, đều là những thành phố thuộc bang Florida, Hoa Kỳ. Năm 2007, một cặp P. imperator cũng được quan sát ngoài khơi Puerto Rico. P. imperator cũng đã được ghi nhận ở bờ biển Israel (Đông Địa Trung Hải) vào năm 2009, được nghĩ là đã theo dòng kênh đào Suez và tiến vào vùng biển này. Cũng nhiều khả năng là do sự phóng thích cá cảnh đã khiến loài này xuất hiện bên ngoài Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, đặc biệt là những cá thể ở Đại Tây Dương. P. imperator sống tập trung gần các rạn san hô viền bờ, từ vùng biển ven bờ đến ngoài khơi xa, và cả trong các đầm phá ở độ sâu đến 100 m. Mô tả P. imperator có chiều dài cơ thể tối đa được biết đến là 40 cm. Cơ thể màu xanh lam tím với các dải sọc xiên màu vàng. Đỉnh đầu và trán có màu vàng lục sẫm, bên dưới là một dải màu đen viền xanh lam sáng băng qua mắt; má và mõm màu trắng xanh đến xám nhạt; sau đầu có viền xanh sáng. Vùng họng, ngực, bụng và một phần thân trước màu có đen. Vây đuôi màu vàng da cam. Vây lưng sau có màu vàng và vây hậu môn màu xanh đen; cả hai vây này có viền màu xanh óng. Cá con có màu xanh thẫm (gần như đen) với các dải sọc cong màu trắng và xanh óng; vây đuôi trong suốt. Khác với cá con của nhiều loài cùng chi, các dải sọc ở thân sau của chúng tạo thành các vòng tròn đồng tâm, rõ nhất ở các sọc trắng. Số gai vây lưng: 13–14; Số tia vây ở vây lưng: 19–21; Số gai vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 18–21; Số tia vây ở vây ngực: 19–20. Sinh thái Thức ăn chính của P. imperator là hải miên (bọt biển) và những loài thuộc phân ngành Sống đuôi. Tuổi thọ lớn nhất được biết đến ở chúng là 14 năm tuổi. Cá con sống đơn độc, nhưng khi trưởng thành, chúng có thể hợp thành nhóm với một con đực thống trị cùng bầy cá cái trong hậu cung của nó. Khi hoảng sợ hoặc bị quấy rầy, P. imperator có thể phát ra một âm thanh đặc biệt giống như tiếng gõ cửa. P. imperator trưởng thành còn được ghi nhận là có hành vi dọn vệ sinh cho cá mặt trăng ở ngoài khơi đảo Nusa Lembongan (nằm về phía đông nam của đảo Bali, Indonesia). Hành vi dọn vệ sinh ở những loài cá bướm gai trưởng thành là một đặc điểm hiếm thấy còn sót lại từ lúc chúng còn là cá con. Ở biển Caribe, cá con của những loài Pomacanthus bản địa cũng thường làm vệ sinh cho loài khác, trong khi ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, chỉ cá con của P. imperator mới làm như vậy. P. imperator được ghi nhận là đã lai tạp với hai loài cùng chi, là Pomacanthus semicirculatus và Pomacanthus chrysurus, những loài có cùng phạm vi phân bố dọc theo bờ biển Đông Phi. P. imperator là một loài được xuất khẩu trong ngành buôn bán cá cảnh. Tham khảo I Cá Ấn Độ Dương Cá Thái Bình Dương Cá biển Đỏ Cá Iran Cá Oman Cá Yemen Cá Somalia Cá Kenya Cá Tanzania Cá Mozambique Cá Nam Phi Cá Madagascar Cá Pakistan Cá Ấn Độ Cá Sri Lanka Cá Maldives Cá Bangladesh Cá Myanmar Cá Thái Lan Cá Việt Nam Cá Campuchia Cá Malaysia Cá Indonesia Cá Philippines Cá Papua New Guinea Cá Đài Loan Cá Nhật Bản Cá Úc Cá châu Đại Dương Cá Palau Cá Nouvelle-Calédonie Cá Fiji Cá Tonga Cá Hawaii Động vật được mô tả năm 1787
wiki
Archidendron là một chi thực vật có hoa trong họ Đậu. Chi này được mô tả bởi Ferdinand von Mueller trong ấn bản Fragmenta Phytographiae Australiae 5: 59. 1865. Loài điển hình là: Archidendron vaillantii F.Muell. Các loài Tổng cộng có 126 loài. Archidendron alatumde Wit Archidendron alternifoliolatum (T.L.Wu) I.C.Nielsen Archidendron apoense (Elmer) I.C.Nielsen Archidendron arborescens (Kosterm.) I.C.Nielsen Archidendron aruense (Warb.) Dewit Archidendron balansae (Oliv.) I.C.Nielsen Archidendron baucheri (Gagnep.) I.C.Nielsen Archidendron beguinii de Wit Archidendron bellum Harms Archidendron bigeminum (L.) I.C.Nielsen Archidendron borneense (Benth.) I.C.Nielsen Archidendron brachycarpum Harms Archidendron brevicalyx Harms Archidendron brevipes (K.Schum.) Dewit Archidendron bubalinum (Jack) I.C.Nielsen Archidendron calliandrum de Wit Archidendron calycinum Pulle Archidendron chevalieri (Kosterm.) I.C.Nielsen Archidendron clypearia (Jack) I.C.Nielsen subsp. subcoriaceum(Thwaites) I.C.Nielsen Archidendron cockburnii I.C.Nielsen Archidendron conspicuum (Craib) I.C.Nielsen Archidendron contortum (C.Mart.) I.C.Nielsen Archidendron cordifolium (T.L.Wu) I.C.Nielsen Archidendron crateradenum (Kosterm.) I.C.Nielsen Archidendron dalatense (Kosterm.) I.C.Nielsen Archidendron eberhardtii I.C.Nielsen Archidendron ellipticum (Blanco) I.C.Nielsen Archidendron fagifolium (Miq.) I.C.Nielsen Archidendron falcatum I.C.Nielsen Archidendron fallax Harms Archidendron forbesii Baker f. Archidendron glabrifolium (T.L.Wu) I.C.Nielsen Archidendron glabrum (K.Schum.) Lauterb. & K.Schum. Archidendron glandulosum Verdc. Archidendron globosum (Blume) I.C.Nielsen Archidendron glomeriflorum (Kurz) I.C.Nielsen Archidendron gogolense (Lauterb. & K.Schum.) Dewit Archidendron grandiflorum (Benth.) I.C.Nielsen Archidendron harmsii Malme Archidendron havilandii (Ridl.) I.C.Nielsen Archidendron hendersonii (F.Muell.) I.C.Nielsen Archidendron hirsutum I.C.Nielsen Archidendron hispidum (Mohlenbr.) Verdc. Archidendron hooglandii Verdc. Archidendron jiringa (Jack) I.C.Nielsen Archidendron kalkmanii (Kosterm.) I.C.Nielsen Archidendron kerrii (Gagnep.) I.C.Nielsen Archidendron kinubaluense (Kosterm.) I.C.Nielsen Archidendron kubaryanum (Warb.) Schumann & Lauterb. Archidendron kunstleri (Prain) I.C.Nielsen Archidendron laoticum (Gagnep.) I.C.Nielsen Archidendron lovelliae (Bailey) I.C.Nielsen Archidendron lucidum (Benth.) I.C.Nielsen Archidendron lucyi F.Muell. Archidendron megaphyllum Merr. & L.M.Perry Archidendron merrillii (J.F.Macbr.) I.C.Nielsen Archidendron microcarpum (Benth.) I.C.Nielsen Archidendron minahassae (Koord.) I.C.Nielsen Archidendron molle (K.Schum.) Dewit Archidendron monopterum (Kosterm.) I.C.Nielsen Archidendron mucronatum Harms Archidendron muellerianum (Maiden & R.T.Baker) Maiden & B Archidendron multifoliolatum (H.Q. Wen) T.L. Wu Archidendron muricarpum (Kosterm.) Verdc. Archidendron nervosum de Wit Archidendron novo-guineense (Merr. & L.M.Perry) I.C.Nielsen Archidendron occultatum (Gagnep.) I.C.Nielsen Archidendron oppositum (Miq.) I.C.Nielsen Archidendron pachycarpum (Warb.) Dewit Archidendron pahangense (Kosterm.) I.C.Nielsen Archidendron palauense (Kaneh.) I.C.Nielsen Archidendron parviflorum Pulle Archidendron pauciflorum (Benth.) I.C.Nielsen Archidendron pellitum (Gagnep.) I.C.Nielsen Archidendron poilanei (Kosterm.) I.C.Nielsen Archidendron ptenopum Verdc. Archidendron quocense (Pierre) I.C.Nielsen Archidendron ramiflorum (F.Muell.) Kosterm. Archidendron robinsonii (Gagnep.) I.C.Nielsen Archidendron royenii Kosterm. Archidendron rufescens Verdc. Archidendron sabahense I.C.Nielsen Archidendron scutiferum (Blanco) I.C.Nielsen Archidendron sessile (Scheff.) Dewit Archidendron syringifolium (Kosterm.) I.C.Nielsen Archidendron tenuiracemosum Kaneh. & Hatus. Archidendron tetraphyllum (Gagnep.) I.C.Nielsen Archidendron tjendana (Kosterm.) I.C.Nielsen Archidendron tonkinense I.C.Nielsen Archidendron trichophyllum (Kosterm.) I.C.Nielsen Archidendron trifoliolatum de Wit Archidendron triplinervium (Kosterm.) I.C.Nielsen Archidendron turgidum (Merr.) I.C.Nielsen Archidendron utile (Chun & F.C.How) I.C.Nielsen Archidendron vaillantii (F.Muell.) F.Muell. Archidendron whitei I.C.Nielsen Archidendron xichouense (C. Chen & H. Sun) X.Y. Zhu Archidendron yunnanense (Kosterm.) I.C.Nielsen Hình ảnh Chú thích Liên kết ngoài Chi thực vật
wiki
Bài Làm Chuyện kể về hai chị em Chiến và Việt, những đứa con trong một gia đình ở Nam Bộ có nhiều đau thương mất mát: cha đã bị bọn Pháp chặt đầu hồi chín năm, mẹ thì vừa bị đại bác của Mĩ bắn chết. Khi hai chị em Việt và Chiến đã trưởng thành thì cả hai đều giành nhau đi tòng quên. Nhờ vào sự đồng tình của chú Năm, nên cả hai đều được đi nhập ngũ và cùng nhau ra trận Trong một trận đánh ác liệt tại khu rừng cao su, Việt đã tiêu diệt được một chiếc xe bọc thép của bọn Mĩ và sáu tên Mĩ lẻ nhưng anh cũng bị thương nặng, bị lạc đồng đội, một mình nằm lại chiến trường khi đang còn ngổn ngang dấu vết của bom đạn và chết chóc. Việt ngất đi rồi tỉnh lại rất nhiều lần. Cứ mỗi lần như thế là Việt lại hồi tưởng về gia đình,những người thân yêu như mẹ, chú Năm, chị chiến… Đoạn trích thể hiện lần tỉnh dậy thứ tư của Việt ở đêm thứ hai. Tuy mắt không nhìn thấy gì, tay chân thì ê buốt, tê cứng nhưng Việt vẫn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và cố gắng từng tí một lê về phía có tiếng súng của quân ta bởi đó là sự sống.
vanhoc
Ngư lôi Shiki 95 (九五式魚雷, きゅうごしきぎょらい) là loại ngư lôi được hải quân Hoàng gia Nhật Bản phát triển và sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ hai. Với cơ sở thiết kế dựa trên ngư lôi kiểu 93 (Long Lance) tuy nhiên Shiki 95 nhỏ hơn với trọng lương đầu đạn chỉ có 405 kg, tầm hoạt động ngắn hơn cũng như đường kính nhỏ hơn và được dự định phóng từ các ống ngư lôi 533mm của tàu ngầm khi lặn. Tầm hoạt động của nó khoảng 9.000 m với 49–51 knot (91–94 km/h) hay 12.000 m với 45–47 knot (83–87 km/h) gấp ba lần tầm hoạt động của ngư lôi Mark 14 của Hoa Kỳ với tốc độ tương đương. Ngư lôi Shiki 95 là loại ngư lôi nhanh nhất lúc bấy giờ được sử dụng trong hải quân. Đầu đạn của nó là lớn nhất trong các loại ngư lôi được sử dụng bởi tàu ngầm, và chỉ đứng thứ hai sau Shiki 93 loại ngư lôi được phóng bởi các tàu nổi của Nhật Bản. Nó chạy bằng nhiên liệu trộn oxy nguyên chất chứ không phải khí nén thông thường như các loại ngư lôi khác. Chú thích Liên kết ngoài Japanese submarines Type 95 torpedo specifications A page with many statistics on Japanese WWII torpedoes. http://www.navweaps.com/Weapons/WTJAP_WWII.htm Shiki 95 Shiki 95 Tấn công Trân Châu Cảng Vũ khí hải quân Nhật Bản Vũ khí hải quân trong thế chiến thứ hai
wiki
Thăm quan các vị trí đã được khai quật tại thành nhà Hồ ( huyện Vĩnh Lộc , tỉnh Thanh Hóa ), ông Christian Manhart, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam bày tỏ sự ấn tượng, đồng thời mong muốn Trung tâm bảo tồn di sản thành nhà Hồ tiếp tục mở rộng khu vực khai quật để tìm kiếm nhiều di tích, kiến trúc còn bị vùi lấp trong đất. Chiều 9/1, ông Christian Manhart – Trường Đại diện UNESCO tại Việt Nam đã có chuyến thăm và làm việc tại Trung tâm bảo tồn di sản thành nhà Hồ. Tại đây, ông Christian Manhart đã được nghe báo cáo về công tác khai quật khu vực khảo cổ từ năm 2020 đến nay. Ông Christian Manhart, Trường Đại diện UNESCO tại Việt Nam vừa có chuyến thăm và làm việc tại di sản thế giới thành nhà Hồ. Tóm tắt quá trình khai quật từ năm 2020 – 2021, ông Nguyễn Bá Linh, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản thành nhà Hồ cho biết, các nhà khoa học đã tiến hành 6 hố khai quật với tổng diện tích 25.000 m2. Đây là cuộc khai quật lớn nhất lịch sử Khảo cổ học Việt Nam tính về tổng số diện tích trong một lần khai quật. Qua đó, đã phát hiện được 4 cụm dấu tích có niên đại thời Trần-Hồ, 2 cụm kiến trúc thời Lê sơ , 1 cụm kiến trúc thời Lê Trung Hưng . Cụ thể, đã phát hiện được nhiều di tích kiến trúc thời Trần-Hồ tại các hố khai quật ở khu vực Trung tâm, khu vực Đông Nam và Tây Nam. Tại khu vực Trung tâm đã phát hiện được 10 kiến trúc. Khu phía Đông nền Vua, xuất hiện 2 cụm dấu tích kiến trúc với kết cấu móng cột gia cố phân bố đều nhau và trong phạm vi rộng lớn. Khu phía Tây nền Vua xuất hiện dấu tích kiến trúc nhiều gian và xác định được 1 kiến trúc nhiều gian, nhiều vì, mỗi vì 4 cột. Toàn cảnh khu vực khai quật có diện tích lớn nhất lịch sử Khảo cổ học Việt Nam. Quá trình khai quật nội thành, các nhà khoa học cũng phát hiện nhiều dấu tích kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng với đặc điểm xây bằng gạch vồ, ngói âm dương, kích thước móng cột được xây dựng bằng gạch ngói vụn (thời Lê sơ); phát hiện 2 dấu tích kiến trúc thời Lê Trung Hưng với đặc điểm xây bằng gạch vồ, ngói âm dương, kích thước móng cột trung bình 1,3 m x 1,4 m được xây dựng bằng gạch ngói vụn. Thông tin thêm với ngài Trưởng Đại diện UNESCO về đợt khai quật khảo cổ gần nhất tại con đường Hoàng Gia từ tháng 11/2021 đến nay, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản thành nhà Hồ cho biết, lần khai quật này có tổng diện tích 14.000 m2. Qua đó, đã phát hiện con đường được kè đá xanh và lát đá phiến, nằm chính giữa cổng Nam thành nhà Hồ, hướng Bắc – Nam, nối thẳng về phía nam đến di tích Nam Giao, nối về phía bắc con đường hướng vào trung tâm nội thành. Về vật liệu kiến trúc, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều loại hình gạch trang trí hoa cúc, hoa sen, hoa đồng tiền thời Lý – Trần, hoa dây thời Lê sản xuất tại Thăng Long; nhiều loại hình gạch vuông, gạch chữ nhật, gạch trang trí có in chữ Hán được sản xuất tại Thành nhà Hồ tương tự như các cuộc khai quật trước đây. Ngoài ra còn phát hiện các mảnh lá đề trang trí rồng, mảnh ngói sen kép, ngói cong tráng men vàng thời Trần – Hồ. Về gốm sứ, các hố khai quật tìm thấy khá nhiều mảnh gốm men thời Trần – Hồ và thời Lê Sơ. Bước đầu, các nhà khảo cổ học nhận định cuộc khai quật này đã làm rõ hiện trạng cấu trúc và vật liệu xây dựng con đường Hoàng Gia trong nội thành. Con đường này có lẽ chỉ có một làn đường, rộng khoảng gần 5m như đã thấy xuất lộ ở gần cửa Nam. Ông Christian Manhart mong muốn Trung tâm bảo tồn di sản thành nhà Hồ tiếp tục mở rộng khu vực khai quật khảo cổ. Sau khi thăm quan các vị trí đã được khai quật, ông Christian Manhart, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam bày tỏ sự trân trọng đối với nỗ lực khai quật, từ đó tìm được rất nhiều hiện vật, di tích có giá trị tại thành nhà Hồ . “Tôi nghĩ rằng với các phát hiện to lớn này, các bạn cần tiếp tục nghiên cứu, mở rộng diện tích khai quật khảo cổ. Trong quá trình thực hiện, các bạn nên xem xét nghiên cứu quét lớp thăm dò để biết được một số khu vực cần khai quật. Theo như logic tại một số di sản, bên cạnh cung đình hoàng gia, có thể sẽ có khu vực của gia nhân, người dân ở, vì vậy, công tác khai quật cần thực hiện kỹ càng, bởi xung quanh có thể còn rất nhiều điểm di tích bị đất đá vùi lấp”, ông Christian Manhart bày tỏ ý kiến. Phát biểu đáp lời ngài Trưởng đại diện, ông Nguyễn Bá Linh, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản thành nhà Hồ bày tỏ sự cảm ơn về chuyến thăm và những ý kiến đóng góp của ngài Christian Manhart đã đề cập. Ông Linh mong muốn, trong thời gian tới, ngài Trường Đại diện UNESCO tại Việt Nam tiếp tục có những kiến nghị, đề xuất với UNESCO để hỗ trợ, giúp đỡ Trung tâm trong việc khai quật và đánh giá các giá trị di tích, kiến trúc tại thành nhà Hồ. ĐÌNH MINH
vanhoc
Lớp tàu tuần dương trực thăng Tiger là lớp đầu tiên loại này của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc, và cũng là những tàu tuần dương cuối cùng được chế tạo cho Hải quân Anh. Thiết kế và chế tạo Nguyên được thiết kế như những tàu tuần dương hạng nhẹ thuộc lớp Minotaur trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, vốn chỉ có ba chiếc được hoàn tất: Swiftsure, Superb và Minotaur (được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Canada và đổi tên thành Ontario). Hai chiếc khác thuộc lớp Minotaur đang trong quá trình chế tạo bị tháo dỡ, và việc hoàn tất ba chiếc khác bị ngưng lại vào năm 1946. Việc hoàn tất ba chiếc bị tạm ngưng được tái tục vào năm 1954, theo một thiết kế cải tiến được biết đến dưới tên gọi lớp Tiger, do nhiều tàu tuần dương thời Thế Chiến II đã đến giai đoạn cuối của quãng đời phục vụ. Mọi chiếc này phải chấm dứt hoạt động trong những năm 1960 do sự cắt giảm mạnh mẽ ngân sách quốc phòng mà Hải quân Hoàng gia phải chịu đựng. Thiết kế của lớp Tiger khác biệt so với lớp Minotaur nguyên thủy do chúng được trang bị hai tháp pháo QF Mark N5 tự động nòng đôi hiện đại, được thiết kế dành cho Tiger thay vì kiểu tháp pháo 6 inch ba nòng lạc hậu sử dụng trên lớp Minotaur, vốn đã được thiết kế từ năm 1929. Đây là những khẩu pháo 6 inch cuối cùng được Hải quân Hoàng gia sử dụng. Thay cho năm tháp pháo nòng đôi được thiết kế từ năm 1934, Tiger sử dụng ba tháp pháo QF Mark N1 nòng đôi, cũng được thiết kế riêng cho Tiger, và chỉ được sử dụng cho lớp này và lớp tàu khu trục Restigouche của Canada. Chiếc đầu tiên được đưa vào hoạt động là Tiger vào năm 1959, rồi đến lượt Lion vào năm 1960 và Blake vào năm tiếp theo, gần hai thập niên sau khi các con tàu được đặt lườn. Tuy nhiên, chúng đã lạc hậu do không được trang bị các hệ thống vũ khí tên lửa. Các lớp tàu khác sắp được đưa vào hoạt động, như các lớp tàu hộ tống Leander và Tribal, được trang bị hệ thống tên lửa Sea Cat, cho dù chỉ có ba chiếc lớp Tribal thực sự được gắn hệ thống vũ khí này. Vào năm 1963, Blake được đưa về lực lượng dự bị, tiếp nối bởi Lion vào năm 1964 và Tiger vào năm 1968. Cải biến Vào năm 1965, công việc được bắt đầu đối với Blake để cải biến nó thành một tàu tuần dương trực thăng và chỉ huy, trong khi Tiger bắt đầu cải biến vào năm 1968. Một tháp pháo 6 inch nòng đôi phía đuôi được tháo dỡ để bổ sung một hầm chứa lớn và một bệ đáp, có khả năng mang bốn máy bay trực thăng. Hai tháp pháo 3 inch nòng đôi cũng được tháo dỡ lấy chỗ cho hai bệ phóng tên lửa Sea Cat bốn nòng. Ngoài ra, thêm nhiều bộ cảm biến cùng thiết bị kiểm soát và chỉ huy hiện đại được bổ sung, cho phép chúng thực hiện vai trò soái hạm của đội đặc nhiệm. Việc cải biến đã khiến Tiger và Blake nặng thêm 380 tấn, với trọng lượng choán nước khi đầy tải là 12.080 tấn, và thủy thủ đoàn tăng thêm 169 người, lên đến 885. Trong quá trình cải biến, chúng mất đi kiểu dáng mượt mà của tàu tuần dương được ưa chuộng; hình dạng mới bị phê phán là vụng về và không trang nhã, và cả hai đều bị gán biệt danh "Con vịt xấu xí". Thoạt tiên Lion cũng dự định được cải biến, cho dù việc này đã không thực hiện: Việc cải biến Blake tỏ ra tốn kém hơn nhiều so với dự tính (5,5 triệu Bảng Anh) nên không còn đủ ngân quỹ. Điều mỉa mai là việc cải biến Tiger còn tốn kém hơn nữa (13,25 triệu Bảng Anh), do mức độ lạm phát vào thời đó. Lion sau đó bị bán để tháo dỡ. Việc cải biến Swiftsure và Superb lên tiêu chuẩn của lớp Tiger được thực hiện nhưng không thể hoàn tất; việc tái trang bị Swiftsure bị hủy bỏ nửa chừng, còn công việc đối với Superb chưa bao giờ bắt đầu. Lạc hậu và ngừng hoạt động Năm 1969, Blake hoạt động trở lại, được tiếp nối bởi Tiger vào năm 1972. Đến năm 1973, Lion được cho ngừng hoạt động, để dùng làm nguồn phụ tùng thay thế nhằm bảo trì cho Blake và Tiger. Với việc HMS Ark Royal được đưa về làm dự bị, Tiger và Blake trở thành những tàu chiến chủ lực duy nhất của Hải quân Hoàng gia có khả năng thực hiện các nhiệm vụ chống tàu ngầm căn bản. Việc cải biến đã cho phép Tiger và Blake kéo dài thời gian phục vụ thêm 15-20 năm nữa, nhưng việc thiếu hụt nhân sự mà Hải quân Anh gặp phải trong những năm 1970 khiến chúng gặp khó khăn. Hơn nữa, việc đưa vào hoạt động trở lại hai tàu sân bay Bulwark và Hermes, được cấu hình để thực hiện nhiệm vụ chống tàu ngầm, vốn cần thiết để chống lại mối đe dọa tàu ngầm của Liên Xô tại Đại Tây Dương, một mục đích mà lớp Tiger được sử dụng, đã làm giảm hơn nữa tầm quan trọng của những chiếc Tiger. Vào tháng 4 năm 1978, Tiger được rút khỏi phục vụ, rồi được tiếp nối bởi Blake vào năm 1979. Việc Blake ngừng hoạt động vào năm 1979 đánh dấu chiếc tàu tuần dương cuối cùng phục vụ cho Hải quân Hoàng gia, khi vào ngày 6 tháng 12 năm 1979, nó bắn những loạt đạn pháo 6 inch lần cuối cùng trong eo biển Anh Quốc. Chỉ vài ngày sau khi Chiến tranh Falklands nổ ra vào cuối tháng 3 năm 1982, Blake và Tiger được nhanh chóng khảo sát nhằm xác định tình trạng có thể tái sử dụng. Cả hai chiếc đều ở trong tình trạng rất tốt, và được đưa vào ụ tàu (Tiger ở Portsmouth và Blake ở Chatham) bắt đầu công việc tái kích hoạt. Đến giữa tháng 5, người ta xác định các con tàu không thể kịp hoàn thành để có thể tham gia chiến tranh, nên công việc bị ngừng lại. Cho dù Chile bày tỏ sự quan tâm muốn sở hữu cả hai chiếc, việc mua bán không tiến triển, và cả hai chiếc bị bỏ không trong tình trạng không được bảo trì. Blake bị bán để tháo dỡ vào năm 1982, và được tiếp nối bởi Tiger vào năm 1986. Tham khảo Tiger class cruisers Tiger class at Uboat.net Lớp tàu tuần dương Tàu tuần dương của Hải quân Hoàng gia Anh Tàu tuần dương trong Chiến tranh Lạnh
wiki
ASRock Incorporation (ASRock) là nhà sản xuất bo mạch chủ máy tính (máy tính để bàn truyền thống và máy tính công nghiệp) và HTPC, có trụ sở chính tại Đài Bắc, Đài Loan, hiện được điều hành bởi Ted Hsu. ASRock được thành lập vào năm 2002 và hiện thuộc sở hữu của tập đoàn Pegatron. Sơ lược lịch sử ASRock tách ra từ Asus vào năm 2002 nhằm cạnh tranh với các công ty đối thủ như Foxconn ở thị trường sản xuất thiết bị gốc (OEM). Sau đó, ASRock đã ngày càng phát triển ở thị trường máy tính lắp ráp (DIY) và chính thức lên sàn chứng khoán tại Đài Loan vào năm 2007. ASRock đã có được nhiều đánh giá tốt về sản phẩm, đặc biệt về tỷ lệ giá thành/hiệu năng từ nhiều website công nghệ, cũng như giành được nhiều giải thưởng uy tín. Trong năm 2011, ASRock đã bán được khoảng 8 triệu bo mạch chủ, nhiều hơn ECS và MSI (cùng bán được khoảng 7 triệu bo mạch chủ). Theo khảo sát và đánh giá của Digitimes thì hiện tại ASRock chiếm vị trí thứ 3 sau Asus và Gigabyte về sản lượng bo mạch chủ máy tính trên phạm vi toàn cầu. Đây là một sự cải thiện đáng kể so với những kết quả ASRock thu được trong năm 2009, khiến ASRock trở thành một trong những nhà sản xuất bo mạch chủ máy tính hàng đầu. Sản phẩm và dịch vụ Bên cạnh bo mạch chủ, ASRock cũng sản xuất các máy tính để bàn nhỏ gọn, một thị trường rất tiềm năng. Hàng loạt sản phẩm đã đạt được nhiều chứng nhận và giải thưởng từ các tạp chí công nghệ uy tín. Ba sản phẩm của ASRock đã giành được giải thưởng Taiwan Brand Award 2012 lần đầu tiên, và trở thành một trong những sản phẩm Đài Loan được chú ý nhiều nhất ở thị trường toàn cầu. Trong năm 2012, ASRock sẽ tiếp tục đầu tư cho thị trường máy tính để bàn truyền thống và các bo mạch chủ cho máy chủ và máy tính công nghiệp. Những giải thưởng lớn Là một trong những nhà sản xuất bo mạch chủ hàng đầu, ASRock ngày càng vững bước với định hướng vào thị trường tầm trung và cao cấp, hướng đến số đông người dùng, với tiêu chí ổn định và hiệu năng cao. Liên tục nghiên cứu và phát triển, ASRock đã từng bước tạo dựng thương hiệu cho mình bằng nhiều phát mình quan trọng từ 2002. Bộ tính năng mới nhất XFast 555 (XFast RAM, XFast LAN, XFast USB) hướng đến các bo mạch chủ sử dụng chipset series 7 của Intel với hiệu năng cải thiện đến 5 lần so với các sản phẩm khác trong khi giá thành vẫn rất cạnh tranh. Không chỉ thiết lập nhiều kỷ lục về doanh số bán hàng, ASRock cũng giành được các giải thưởng quan trọng từ các tạp chí, tổ chức uy tín trên toàn cầu. ASRock đã được Tom's Hardware trao giải thưởng ""Buy Award"" năm 2012 cho bo mạch chủ X79 Extreme4, sản phẩm đồng thời được Xbit Labs đưa vào danh sách khuyên dùng năm 2012. Trước đó, các sản phẩm Z68 Extreme7 Gen3, Fatal1ty Z68 Professional Gen3 và các máy tính để bàn nhỏ gọn cũng đã có được các giải thưởng lớn tại Đài Loan. Tổng quan về thị trường ASRock hiện tại đang ở vị trí thứ 3 và có kênh phân phối rộng khắp toàn cầu, bao gồm các cửa hàng điện tử, cửa hàng máy tính và cửa hàng online. Thị trường chính của ASRock trong năm 2011 là châu Âu với 37.68% thị phần, Trung và Nam Mỹ chiếm khoảng 21.13% thị phần, trong khi khu vực châu Á Thái Bình Dương chiếm khoảng 40.95%. Theo báo cáo hàng năm của Digitimes năm 2011, ASRock đã có những cố gắng trong việc xây dựng thương hiệu và đạt được đà tăng trưởng tốt. ASRock đang là nhà sản xuất bo mạch chủ Top 3 toàn cầu trong hai năm 2010 và 2011. Sự phát triển nhanh chóng của ASRock đã thu hút sự quan tâm lớn của các tổ chức báo chí và các công ty trong ngành. Tham khảo Các đường dẫn khác ASRock on YouTube ASRock Computex 2012 Công ty Đài Loan Công ty điện tử Công ty điện tử Đài Loan Công ty phần cứng máy tính
wiki
Bấc thấm (tiếng Anh: wick drain) hay Bấc thấm thoát nước là một loại vật liệu dùng trong ngành xây dựng, được dùng để gia cố nền đất yếu cho một số loại công trình xây dựng. Cấu tạo Bấc thấm thực chất là một loại ống (được xếp dẹp lại để thuận lợi trong khi thi công) gồm 2 lớp: Lớp ngoài là ống vải địa kỹ thuật có độ bền kéo tốt (dai - khó đứt) và lớp trong nhựa PP. Khi xếp dẹp, bấc thấm thường rộng 100mm (nghĩa là chu vi ngoài của ống 200mm), dày từ 4 đến 7mm và cuốn thành cuộn có tổng chiều dài hàng trăm mét. Bấc thấm làm chức năng thoát nước lỗ rỗng từ các túi bùn- nước của nền đất yếu lên tầng đệm cát mỏng (khoảng 50 ÷ 60 cm) để thoát ra ngoài, như vậy sẽ tăng nhanh quá trình cố kết của nền đất yếu. Đặc tính Giảm thiểu tối đa sự xáo trộn các lớp đất. Khả năng tương thích cao của lõi cũng như vỏ bấc thấm với nhiều loại đất. Dễ dàng thi công, hiệu suất có thể đạt tới 8.000m/ngày. Không cần cấp nước khi thi công. Bấc có thể được đóng xuống độ sâu trên 40m. Ứng dụng Gia cố nền đất yếu, bấc thấm đứng được sử dụng để xử lý gia cố nền đất yếu, trong thời gian ngắn có thể đạt tới 95% độ ổn định dài hạn, tạo khởi động cho quá trình ổn định tự nhiên ở giai đoạn sau. Quá trình gia cố có thể được tăng tốc bằng gia tải. Lợi thế thi công Tiết kiệm được khối lượng đào đắp. Rút ngắn được thời gian thi công. Giảm được chi phí vận chuyển, chi phí thi công. Xem thêm Lưới địa kĩ thuật Vải địa kĩ thuật Chú thích Địa kỹ thuật Vật liệu xây dựng
wiki
Biến tần lai thông minh hoặc biến tần lưới điện thông minh là hệ thống gồm biến tần và thiết bị quản lý lưu trữ và tiêu thụ năng lượng làm việc với nguồn năng lượng tái tạo lắp đặt ở mạch tiêu thụ điện quy mô nhỏ. Đây là thế hệ xu hướng của biến tần cho các ứng dụng năng lượng tái tạo trong tiêu dùng gia đình, đặc biệt là đối với hệ thống điện mặt trời áp mái. Tại những nước phát triển năng lượng tái tạo xu hướng này đã có từ những năm 1990. Điện năng từ tấm pin mặt trời chỉ được tạo ra trong ngày, với công suất đỉnh vào khoảng giữa trưa, và nó không thể đồng bộ với mức tiêu thụ điện của phụ tải. Để khắc phục điều này cũng như để có điện sử dụng buổi tối cần phải lưu trữ năng lượng trong các pin sạc. Các khối mạch điều khiển thông minh được lắp đặt vào các biến tần như vậy để điều khiển quá trình đạt tối ưu. Hệ thống lai thông minh thường được coi là đề cập đến quản lý điện mặt trời . Tuy nhiên nó áp dụng cả cho các nguồn điện năng tái tạo có dòng năng lượng thăng giáng, như là điện mặt trời, điện gió, điện sóng nước công suất không lớn trong mạng mạch tiêu thụ. Tham khảo Liên kết ngoài California List of Eligible Inverters - This is the official California Energy Commission (CEC) list of inverters that are eligible for California's rebate program. Other states use this list as well. Biến tần Thành phần hệ thống điện năng Điện lực
wiki
Patricia Sosa (sinh ngày 23 tháng 1 năm 1956) là một ca sĩ người Argentina. Tiểu sử Sinh ra ở Buenos Aires, Patricia Sosa bắt đầu sự nghiệp vào năm 1975, với ban nhạc cover Nomady Soul. Bà đã tạo ra ban nhạc heavy metal La Torre với Oscar Mediavilla vào năm 1981, thành công ngay lập tức và được chơi vào năm 1982. B.A. Đá. Ban nhạc đã thực hiện một số tour du lịch quốc tế, thậm chí đến Liên Xô. Patricia Sosa rời ban nhạc năm 1990, để bắt đầu một sự nghiệp solo. Đĩa CD đầu tiên của bà có tiêu đề riêng và tiếp theo là một EP trực tiếp. Đĩa CD thứ hai của cô, "Luz de mi vida", trở thành vàng 25 ngày sau khi phát hành, và bạch kim trong ba tháng. Nó đã nhận được 5 đề cử cho giải thưởng ACE. Năm 1994, bà xuất hiện như một nghệ sĩ khách mời trong album được đề cử Grammy của Plácido Domingo, De Mi Alma Latina. Năm 1998, bà làm việc như một nữ diễn viên chính trong Rodolfo Rojas D.T., và năm sau bà viết cuốn sách Código de barrio. Bà cũng làm việc trong bộ phim truyền hình Chiquititas. Vào ngày 12 tháng 12 năm 2014 Patricia Sosa là nghệ sĩ độc tấu với dàn hợp xướng La Mã Música Nuova trong buổi trình diễn của Ariel Ramírez 'Misa Criolla trong Thánh đường St. Peter, Rome với sự hiện diện của Đức Giáo hoàng Francis. Năm 2014 là kỷ niệm lần thứ 50 thành phần của tác phẩm và buổi biểu diễn được đạo diễn bởi Facundo Ramírez, con trai của nhà soạn nhạc trên. Patricia Sosa là người ăn chay. Tham khảo Nữ ca sĩ Argentina Sinh năm 1956 Nhân vật còn sống
wiki
Nguyễn Trí Thông Tiếng Nổ Cái chòi canh nằm chơ vơ, lẻ loi giữa rẫy dưa bạt ngàn. Trong chòi hầu như chẳng có gì, ngoài chiếc giường tre cũ, cái ấm nước ám khói đen thui, mấy cái chén mẻ miệng vằn vện bụi vứt lăn lốc. Quyền là &quot;chủ nhân&quot; của cả cái &quot;cơ ngơi&quot; đó. Cũng chẳng bận tâm gì nhiều. Cuộc sống cứ sơ sài, tạm bợ như thế, riết rồi quen. Hằng đêm, Quyền ngả lưng trên chiếc giường tre, ngủ những giấc ngủ chập chờn. Trong giấc ngủ có tiếng gió lùa thông thống, tiếng loạt xoạt cựa mình của cỏ cây, tiếng thở khì khì đều đặn của con chó nằm phục dưới chân giường - Là giấc ngủ của kẻ canh rẫy, tràn ngập và thấm đẫm của những thanh âm phập phồng, thắc thỏm. Vậy mà đêm qua Quyền lại ngủ rất say, nửa đêm còn nằm mơ. Thiệt vô duyên, tự dưng Quyền mơ thấy pháo nổ. Phải, Quyền đã mơ thấy pháo nổ, nổ rát, nổ dữ lắm. Bủa vây lấy Quyền là khói pháo mịt mù, hăng cay lẫn với ánh lửa chớp lòa. Lúc đó, Quyền vô cùng kinh ngạc, tự hỏi bao nhiêu năm nay nhà nước cấm đốt pháo, chỗ này là chỗ nào mà dám chơi bạo liệt dữ? Còn đương hoang mang, thắc mắc thì tiếng pháo mỗi lúc một rát hơn, dữ dội hơn. Thốt nhiên Quyền đâm hoảng, bèn co giò vụt chạy. Vừa chạy được mười bước, chân Quyền bỗng vướng vào một viên pháo cối nằm lăn lóc. Dường như chỉ chờ có vậy, phiên pháo liền phát hỏa. Toang!!! Cái tiếng &quot;toang&quot; bùng ra cũng là lúc Quyền giật nảy người, chân đạp mạnh một cú xuống chiếc giường ọp ẹp. Con chó đang nằm phủ phục dưới đất hoảng hồn bật dậy, sủa toang hoang một thôi dài. Rồi với bản năng của một con chó canh rẫy, nó lao vọt ra khỏi chòi, sục sạo một cách quyết liệt. Chốc sau, nó đáo trở lại, cái lưỡi dài thò ra, lẫn với tiếng thở dồn dập là những tiếng rít ư ử đầy phấn khích trong cuống họng. Nó chờ lệnh chủ. Quyền nhỏm dậy, ngồi chồm hổm trên giường, trong đầu vẫn còn lâng lâng tiếng nổ đã xa xăm. Dường như có một dự cảm lo âu nào đó, rất mơ hồ, đã dẫn dắt Quyền đến với giấc mơ kỳ lạ kia. Nhưng dù cố lục lọi trong cái trí nhớ nhỏ nhoi và đơn sơ của mình, Quyền vẫn không sao định được đích xác nó là cái gì. Chỉ biết rằng, cứ vương vương vất vất từ mấy tuần nay. Con chó vẫn kiên nhẫn đứng đợi bên ngoài. Quyền vẫy tay kêu. Nó rùn bốn chân, sủa úng oắng một hơi vẻ hối thúc. Quyền phì cười, tụt xuống giường, bước ra ngoài theo con chó. Đêm nay rằm. Trăng tỏa một màu vàng loang loáng, mênh mang khắp thửa rẫy rộng. Chỉ trừ một vạt đất phía xa xa, nơi dùng để trồng điều, những cây điều to cao lực lưỡng, là âm u một màu đen bí mật. Còn lại, cả rẫy dưa bạt ngàn đều chan hòa ánh trăng. Quyền chậm rãi đi dọc theo những luống dưa, vai hơi so lại vì gió thổi ràn rạt trên miền đất trống. Con chó vẫn hung hăng chạy lên phía trước, sục sục mõm vào các bụi rậm tỏ vẻ ta đây. Rẫy dưa đang thời kỳ phát triển. Những chiếc lá dần dần héo quắt lại, dồn nhựa sống nuôi trái. Rồi đến một ngày nào đó, khi lá đã tàn rụi, và cuống lá cứng khô đi, cũng là lúc mối lái sẽ kéo vô thu hoạch đem về Sài Gòn. Nếu có tiền, chú Tư sẽ cho Quyền một ít để sắm sửa ăn tết. Rồi như vậy là xong một niềm vui, một nỗi đợi chờ nhỏ nhoi mỗi năm. Và cuộc sống lại tiếp tục trôi qua, lầm lũi, không vui không buồn không âm sắc… Đang đi Quyền bỗng ngồi thụp xuống, hai tay vẹt đám lá đang héo rũ ra. Coi kìa, có trái dưa dễ chừng trên sáu ký. Nó đương ngủ say giữa đám lá, đám dây leo bò lổn ngổn, tròn lẳn, múp míp như một chú heo con - dù mình mẩy lem luốc đất cát. Nó ngủ ngon như một cậu nhóc ham chơi, ham chơi tới nỗi lấm lem cả quần áo, để rồi về tới nhà là mệt lử, lăn đùng ra ngủ liền, không kịp rửa mặt mũi chân tay. Quyền vuốt ve trái dưa, những ngón tay thô kệch mà nâng niu, trìu mến. Chợt tim Quyền bỗng nhói lên. Khi không Quyền lại nhớ về mùa dưa năm ngoái. Ấy là lúc cả rẫy dưa đương ở độ phát triển nhất, thì trời bỗng mưa dầm mưa dề dễ cả tuần liền. Quyền nằm co ro trong chòi, nhìn ra bên ngoài lúc nào cũng thấy mưa giăng giăng, và bầu trời thì xám xịt, nặng trĩu như đeo chì. Rồi mưa tạnh. Vào một đêm, khi khí trời còn mát rười rượi sau những ngày mưa, trong giấc ngủ chập chờn của Quyền bỗng lẫn vào những tiếng nổ &quot;toác toác&quot; khe khẽ. Tiếng nổ cứ lâm râm lan khắp rẫy. Quyền choàng tỉnh, vớ lấy cây đèn pin chạy ra ngoài. Con chó vùng dậy chạy theo. Trời… trời ơi… dưa nổ. Những trái dưa căng tràn nhựa sống, sau nhiều ngày ngấm nước mưa, tức quá đã nức toác ra. Quyền tuyệt vọng chạy giữa những luống dưa, mấy mô đất mấp mô làm anh ngã dúi. Trong bóng đêm, Quyền nghe cả rẫy dưa thở dài những tiếng thở đau buồn… Quyền trở về chòi, cả đêm không ngủ được. Tờ mờ sáng, anh lại xang bang ra rẫy. Hoang tàn tất cả. Quyền khẽ tách một trái dưa đã nứt. Bạc thếch. Lại một trái nữa. Cái màu đỏ tươi cũng đã bợt bạt đi nhiều. Và nhiều trái xung quanh thì bị xì hơi, nằm nhũn nhặn. Năm đó dưa mất mùa. Chú Tư lầm lì dúi vô tay Quyền mấy đồng bạc ít ỏi để ăn Tết. Trong cái tâm hồn cục mịch của Quyền bỗng tràn lên một nỗi buồn khó tả. Mà chắc chắn là không phải buồn vì nỗi tiền bạc… Cái mõm ấm nóng, ươn ướt của con chó sục vào nách làm Quyền giật mình. Cứ thế, Quyền ngồi bẹp dưới đất, ôm con chó vô lòng, gãi gãi cái cổ bồm xồm lông của nó. Trên không, mấy ngọn gió chơi trò đuổi bắt vờn nhau xáo xác. Vầng trăng bát ngát tỏa ánh sáng vàng dịu mênh mang. Trời trong leo lẽo đến là yên bình. Giờ thì Quyền đã biết cái nguyên cớ dẫn dắt đến giấc mộng thấy pháo nổ lãng xẹt kia. Mà nói đúng ra cũng không lãng xẹt chút nào, các hình ảnh thật sự đã kết nối, đã dấp dính với nhau rất tự nhiên - giữa dự cảm và mộng mị. Quyền chợt thấy lòng nhẹ nhõm, như vừa trút được một khối u ám cứ đè nặng trong ngực. Chẳng mấy lâu nữa mối lái sẽ tới gom cả rẫy. Mà dưa căng tròn tươi tốt thế kia. Và trời thì đẹp thế kia… Quyền đứng dậy, phủi phủi cát ở đít quần. Khẽ huýt một tiếng sáo, Quyền quay lại nói với con chó: &quot;Về ngủ thôi, nhóc con!&quot;. Mục lục Tiếng Nổ Tiếng Nổ Nguyễn Trí ThôngChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.Đánh máy: Nguyễn Chí Hải Nguồn: VNthuquan - Thư viện OnlineĐược bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 23 tháng 6 năm 2006
vanhoc
The Sons of Two Suns là một bộ phim ngắn khoa học viễn tưởng về hậu tận thế của UAE do S. A. Zaidi đạo diễn và Ghanem Ghubash sản xuất, đây được coi là bộ phim khoa học viễn tưởng đầu tiên của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Mở đầu Phim mở đầu bằng khung cảnh ngày tận thế, với sự hiện diện của ba người bạn đang cố gắng đấu tranh để tìm cách sinh tồn ở Dubai. Họ phải đi kiếm nơi trú ẩn trong một thành phố vắng vẻ bị tới hai Mặt Trời ló dạng ở đường chân trời tàn phá nặng nề. Sản xuất Bộ phim được quay hoàn toàn ngoài trời trong những tháng mùa hè cao điểm ở Dubai hòng đạt tới hiệu ứng mong muốn do ánh sáng Mặt Trời tự nhiên và nhiệt độ khắc nghiệt trong thành phố tạo ra nơi đây. Một số thành viên trong êkíp làm phim đã phải nhập viện do mắc chứng say nắng. Phát hành Đoạn trailer phim được công chiếu tại lễ hội Middle East Film and Comic Con Dubai. Bộ phim được phát hành tại Liên hoan phim vùng Vịnh và có buổi ra mắt tại Mỹ trong Liên hoan phim Khoa học viễn tưởng Boston. Đón nhận io9 từng nhắc đến ″Phim ngắn "Sons of Two Suns" đang được coi là bộ phim khoa học viễn tưởng đầu tiên của UAE. Nói về một thành phố đang chết dần vì nắng nóng và bạn không thể yêu cầu cảnh quan nào đẹp hơn Dubai dùng để quay phim.″ Tạp chí Vice nhận thấy "Bộ phim khoa học viễn tưởng đầu tiên của Dubai là một lời nhắc nhở rằng bản thân thành phố này không thực sự là khoa học viễn tưởng, giờ đây thành phố đã sản xuất được bộ phim khoa học viễn tưởng của riêng mình, viễn cảnh hậu tận thế bất ngờ về một thành phố bị chia cắt bởi sự tiếp cận của hai mặt trời.″ Virgin.com cho biết "bộ phim ngập tràn trong đống bộ lọc ống kính màu vàng nặng nề khi chúng ta kinh ngạc nhìn vào sự suy tàn của Dubai. Dù không phải tất cả đều mang sắc màu vui tươi, phim nhắm vào ba người sống sót và cho chúng ta một cái nhìn khắc nghiệt, từ góc độ Dubai, để xem mọi chuyện diễn ra như thế nào!″. Tham khảo Liên kết ngoài Phim năm 2013 Phim hậu tận thế Phim tiếng Anh Phim nói tiếng Ả Rập Phim lấy bối cảnh ở Dubai Phim quay ở Dubai Phim khoa học viễn tưởng thập niên 2010 Phim Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất Phim ngắn Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất Phim đa ngôn ngữ Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất Phim khoa học viễn tưởng Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất
wiki
Những chiếc lá phong nhuộm đỏ cả thành phố và sắc trời làm nên quốc kì của xứ sở Canada. Nếu nhắc đến hoa hồng Sharon, đó không thể là nơi nào khác ngoài Hàn Quốc. Và nếu ở đâu có bức tranh cánh đồng lúa vàng ươm dưới những rặng tre xanh rì rào gió thổi, màu sắc và hương vị Việt Nam đã bay tới đó. Trong chương trình ngữ văn, các bạn sẽ được làm bài miêu tả cây tre lớp 7. Cây tre đã không còn xa lạ với mỗi người dân Việt Nam. Nhưng có thể quan sát và miêu tả cây tre một cách chi tiết thì không phải là dễ. Bởi cây tre chỉ xuất hiện ở làng quê Việt Nam. Nếu bạn nào còn đang lúng túng với đề bài này, các bạn có thê tham khảo những bài viết sau. Chúc các bạn học tập tốt! Những ngày mùa hè đầy nắng và gió, trên con đường ngoằn ngoèo về quê, tôi không hay chú ý đến các chỉ dẫn và biển báo, cổng chào ghi tên địa phương. Dấu hiệu nhận biết vùng quê của tôi, đó chính là lũy tre. Nhìn từ xa, thấy màu xanh thẫm ở một góc, tôi biết, tôi đã về đến quê rồi. Rặng tre xanh ở ngay đầu cổng làng vừa là một dấu hiệu, lại cũng như là sự chào đón của quê hương đối với những đứa con xa xứ trở về. Màu xanh nhân lên bao hi vọng, sự tươi mới và cả dịu mát của chất nông thôn, của không khí mà chỉ ở đồng quê Việt Nam mới có. Cây tre không giống với những cây đa, cây gạo, cây si, … cổ thụ khác, nó mọc thành khóm với nhau. Những gốc tre to bằng bắp tay người chụm lại với nhau, đợi nhau để cùng nhô lên khỏi mặt đất. Nếu các cây khác đòi hỏi đất màu mỡ, tươi tốt để sinh trưởng và phát triển thì với loại tre chính là loại cây hiền lành và chịu nhường nhịn nhất. Cuộc sống của tre gắn với những vùng đất khô cằn, nghèo nàn. Nhưng lại chính trên cái “đất sỏi, đất vôi bạc màu ấy”, màu xanh của tre lại càng trở nên diệu kì, thân tre lại càng trở nên cứng cáp và kiên cường. Bà tôi bảo, con người quê hương cũng giàu nghị lực, niềm tin và tinh thần bất khuất như tre vậy. Thân tre càng cao lại càng nhỏ dần, từ màu ngả vàng lên màu xanh sẫm. Những thân tre được bọc bởi một chiếc áo khá nhẵn, chia thành từng khúc. Bà tôi bảo, đó là do chàng trai trong câu chuyện “Khắc nhập khắc xuất” làm nên. Những đốt tre nhiều vô kể, tạo thành các vòng lớn, rồi nhỏ dần cao vút lên đến tận trên. Quanh những vòng, những đốt tre ấy có những mầm tre mới nhú, cao lên trên thành các cành lá xum xuê. Thân đã gầy guộc, lá tre cũng nhỏ và mong manh. Những chiếc lá dài như cây đũa, mỏng, chia thành các gân lá rất rõ. Những chiếc lá hợp lại với nhau, chỉ đợi đến khi nàng gió đến để hợp với nhau tạo thành khúc nhạc đồng quê. Những âm điệu rì rào là lời của gió, hay là lời của tre kể về cuộc đời của mình, của những con người quê hương? Tôi cũng chẳng biết, những nó thực sự rất hay. Cây nào mà chẳng có hoa, vậy tre có hoa không nhỉ? Bà tôi nói là có, nhưng không phải ai cũng được nhìn thấy hoa tre. Nó là kết quả của quá trình bền bỉ, lâu dài chịu đựng và tích lũy để làm nên hoa tre trăm năm mới có. Có lẽ là tôi chờ chưa đủ, nên giờ mới chưa thể thấy hoa tre. Ở dưới những gốc tre, là những búp măng vừa mới nhú. Những búp măng màu xanh nhạt, có búp chỉ to hơn ngón tay cái, có búp đã trưởng thành, vươn lên đến hơn mười phân. Thân gầy guộc, lá mong manh mà những cây tre lập thành những lũy, những thành kiên cố. Những cây tre cao cứ thế cao hơn, ở dưới này, những cây tre con đang từ từ nhú. Quá trình ấy không phải ngày một ngày hai. Mất 5 năm để có được những mầm xanh 1 cm từ đất khô cằn. Nhưng chỉ cần 6 tháng để có cây tre cao 5m. Đó chính là sự quyết tâm bền bỉ, một ngày sẽ được báo đáp. Lũy tre xanh tỏa mát, đã soi bóng một phần tuổi thơ tôi ở đó. Những buổi trưa hè, khi cũng lũ bạn, khi đi một mình, tôi lại chạy ra đây. Tôi thích được ngắm nhìn cái màu xanh của lá, quan sát từng búp tre xinh xắn và lắng nghe bài hát của chính chúng cất lên. Sự quan tâm của lũ trẻ chúng tôi còn là những chú chim đang làm tổ ở trên cây nữa. Có những đứa nghịch ngợm muốn trèo lên bắt chim nhưng lại bị tre cản trở không cho trèo lên. Chúng cũng có gia đình của chúng, không nên chia cắt chúng. Có lẽ tre muốn nói vậy. Qua cánh cửa kình, những lũy tre làng dần khuất tầm mắt, lòng tôi lại dâng một nỗi luyến tiếc khó hiểu. Phải xa một vùng bình yên, xa những tâm hồn giản dị, mộc mạc và cao đẹp, thật không dễ dàng… Làng quê Việt Nam tự bao đời bình yên sau những lũy tre làng, sau những làn khói rơm rạ của buổi chiều và cũng nhọc nhằn, vất vẻ trong những tháng năm kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Nhưng dù có mang đặc điểm gì đi chăng nữa thì sau mỗi làng quê ấy luôn có bóng dáng của tre xanh tự ngàn đời: Tre đã in dấu vào hồn đất Việt như vậy đấy. Những cây tre ở làng tôi có tự bao giờ, chẳng ai nhớ nữa rồi. Chỉ biết rằng, lớp lớp người thay thế, những khóm tre vẫn ở đó như thành chứng nhân chứng kiến bao sự thay da đổi thitk của thôn xóm, làng mạc. Cây tre dáng thẳng, thân tròn và khoác trên mình một tấm áo màu xanh.Tre không chịu mọc riêng lẻ, mà mọc từng bụi, giăng thành lũy. Lá tre xanh non, nhỏ, thuôn dài mảnh khảnh nhưng trong nó chứa một sự dẻo dai tràn sức sống. Khi tre chưa lớn, chúng là những mầm non măng mọc thẳng giống hình như cái búp. Những búp măng ấy trở thành biểu tượng cho các cháu nhi đồng chăm ngoan. Dáng tre vươn cao, hơi cong cong ở ngọn, sắc tre tươi, cứng cáp, dẻo dai như người dân Việt Nam muôn đời vậy. Khi có làn gió thoảng qua, những cây tre xanh thân gầy guộc rì rào trong gió như đang tấu lên một bản tình ca yêu đời, yêu quê hương, đất mẹ. Yêu biết mấy vào những đêm trăng sáng, ánh trăng lan tỏa moij con ngõ, chiếu rọi trên vạn vật, xuyên qua những kẽ lá, lúc đó, trên mặt đất tạo thành những chỗ chấm sáng lung linh đẹp biết bao. Tre như người lính dũng cảm, ngày đêm bảo vệ bình yên cho nhân dân xóm làng.Tre sống cùng với với nhân dân, cùng nhân dân lao động, tre dùng làm vũ khí chiến đấu khi mà đất nước ta công nghiệp còn khá hạn chế, tre cùng những anh dân quân xông vào trận chiến, tre xẻ lối đánh tan quân thù. Và khi đất nước bình yên, nhân dân ta bắt tay vào công cuộc đổi mới, tre vẫn thế xanh, xanh mãi một màu tươi mới, phơi phới trong không khí dựng xây của muôn dân. Tre cùng người dân dựng nên những cột nhà vững chắc, thân tre gầy mà dẻo dai, chịu bao mưa nắng vẫn như thường. Tre nứa đan thành rổ, thành rá,… phục vụ cuộc sống sinh hoạt của con người, trở thành món đồ xuất khẩu để nâng cao đời sống con người.
vanhoc
Gioan Baotixita Vương Nhã Hàn (sinh 1950, tiếng Trung:王若翰, tiếng Anh:John Baptist Wang Rou-han) là một giám mục của Giáo hội Công giáo Rôma tại Trung Quốc. Ông hiện đảm nhận vị trí Giám mục chính tòa Giáo phận Khang Định. Tiểu sử Giám mục Gioan Baotixita Vương Nhã Hàn sinh ngày 19 tháng 5 năm 1950 trong một gia đình Công giáo ngoan đạo, anh em ông còn có hai người cũng được chọn làm Giám mục là: Gioan Vương Nhã Vọng và Casimir Vương Di Lộc. Sau quá trình tu học như bao chủng sinh khác, khi mãn khóa Chủng viện, ông được thụ phong chức linh mục ngày 20 tháng 2 năm 1983. Tòa Thánh mật báo chọn linh mục Vương làm Giám mục Khang Định, lễ Tấn phong cho ông đã được tổ chức tháng 11 năm 1989, bởi Giám mục Phaolô Lý Chấn Vinh, giám mục Chánh tòa Giáo phận Hiến Huyện. Ngoài ra, ông cũng từng kiêm nhiệm chức Giám quản Tông Tòa Giáo phận Thiên Thủy, trước khi trao lại Giáo phận này cho Tân giám mục được Tòa Thánh mật phong, cũng là em trai ông, Gioan Vương Nhã Vọng năm 2011. Tham khảo Sinh năm 1950 Giám mục Công giáo Trung Quốc Người Cam Túc
wiki
5566 là một nhóm nhạc nam của Đài Loan, được thành lập dưới trướng công ty Âm nhạc Jungiery hay J-Star. Tên gọi của nhóm xuất phát từ số lượng năm thành viên ban đầu (Vương Nhân Phủ, Hứa Mạnh Triết, Vương Thiệu Vỹ, Bành Khang Dục và trưởng nhóm Tôn Hiệp Chí), hoạt động trong sáu lĩnh vực giải trí (ca hát, phim điện ảnh và phim truyền hình, dẫn chương trình, người mẫu, quảng cáo và vũ đạo). Trong suốt quá trình phát triển sự nghiệp của mình, nhóm đã tham gia đóng ba bộ phim thần tượng: Người tình MVP, Thiếu niên phố Tây và Đấu trường tham vọng. Họ còn phát hành bốn album: 1st Album (首張專輯), Boyfriend, Đã Lâu Không Gặp (好久不見 Long Time No See) và Bravo; hai album tuyển tập: C'est Si Bon Greatest Hits, I Love 56 - Re-emerging Legends: 5 Years Greatest Hits (我愛56-傳說再現5年極精選); và tham gia hát bốn bản nhạc phim: Nhạc phim Người tình MVP, Nhạc phim Thiếu niên phố Tây, Nhạc phim Đấu trường tham vọng và Anh Dã 3+1. 5566 tan rã vào năm 2008, nhưng đã tái hợp vào năm 2014 và 2016. Lịch sử Từ năm 2014 trở đi Tháng 1 năm 2014 chứng kiến sự tái hợp trên sân khấu của 5566 khi tất cả các thành viên trừ Bành Khang Dục đều xuất hiện với tư cách khách mời đặc biệt tại một buổi hòa nhạc của ban nhạc nam Đài Loan thân thiết là Ngũ Nguyệt Thiên. Trong lần hợp tác này, hai nhóm nhạc đã trình diễn một bản nhạc hỗn hợp các ca khúc hit của 5566 lẫn Ngũ Nguyệt Thiên. Tham khảo Liên kết ngoài Trang web của Jungiery Star Blog của Tôn Hiệp Chí Blog của Vương Nhân Phủ Blog của Vương Thiệu Vỹ Blog của Hứa Mạnh Triết Phim truyền hình "Đấu trường tham vọng" 格鬥天王 5566's IFC Forum - Diễn đàn Fan club Indonesia của nhóm 5566 Danh sách album và lời nhạc của nhóm 5566 Ban nhạc thành lập năm 2002 Ban nhạc nam Đài Loan Nhóm nhạc Mandopop Jungiery Thần tượng Đài Loan Ban nhạc Đài Loan Nhóm nhạc thần tượng Đài Loan
wiki
Nguyễn Hà (sinh 1975) là một nhạc sĩ sáng tác, hòa âm & đạo diễn các chương trình giải trí người Việt Nam. Anh cũng là tác giả của nhạc phẩm "Nhé anh", một trong những ca khúc đầu tiên đánh dấu sự nghiệp ca hát chuyên nghiệp của nữ ca sĩ Mỹ Tâm và là đối tượng trong một nghi vấn về đạo nhạc do BBC Việt ngữ đưa ra. Nghi vấn này về sau đã được đính chính lại do không có cơ sở. Thân thế sự nghiệp Anh tên thật là Nguyễn Việt Hà, sinh năm 1975 Nguyễn Hà là chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong ngành giải trí Việt Nam. Anh từng trải qua nhiều vị trí chuyên môn như nhạc sĩ sáng tác, nhạc sĩ hoà âm, giám đốc âm nhạc, sản xuất âm nhạc, đạo diễn chương trình truyền hình, sản xuất chương trình truyền hình & tạo kế hoạch quảng bá các ngôi sao ca nhạc. Bắt đầu sự nghiệp âm nhạc từ những năm 90s, anh đặc biệt thường hay tuyển chọn & tạo dấu ấn thành công cùng những tài năng mới như: Mỹ Linh: Trên đỉnh Phù Vân, Thì thầm mùa Xuân (1996) Thu Phương: Unbreak my heart, Có phải em mùa Thu Hà Nội (1997) Quang Linh: Chị tôi, Hà Nội năm 2000 (1998) Mỹ Tâm: Nhé anh, Yêu dại khờ (1998) Nguyên Vũ: Tình quay gót, Trái tim nhiều ngăn (1998) Nhóm Quả Dưa Hấu gổm Bằng Kiều, Tuấn Hưng, Anh Tú: Mưa, Hè Muộn (1998) Qua các chương trình TV & live concert anh dàn dựng, những tập đoàn lớn đã quảng bá thương hiệu thành công gồm có Rohto Mentholitum, Pepsico, Mobiphone, Masan, Unilever, Hoa Sen Group, Bia Sài Gòn. Nguyễn Hà lập ra Nguyễn Production vào năm 2006 & đánh dấu sự xuất hiện khi tạo ra trào lưu teenpop tại Việt Nam với hàng loạt dự án thành công: lăng-xê thần tượng Lương Bích Hữu – Cô gái Trung Hoa, gameshow TV Thế giới vui nhộn – HTV7, live concert cho teen Ngũ Long Công Chúa tại nhà hát thành phố. Nguyễn Production tập trung tạo ra các dự án quy mô cả nước phục vụ khán giả yêu nhạc & giúp các nhà tài trợ đạt được các mục tiêu xây dựng thương hiệu trong thị trường Việt Nam. Anh cùng vợ là ca sĩ Minh Trang còn đóng góp khả năng của mình cho các dự án vì cộng đồng cùng ca đoàn thiếu nhi Seraphim nhà thờ Mạc Ty Nho, Quỹ từ thiện của Cafe Regina & tham gia các buổi diễn thuyết chia sẻ kinh nghiệm định hướng sự nghiệp với các bạn trẻ mới bắt đầu đi làm. Các thành công tiêu biểu Nhạc sĩ đoạt giải VTV Bài hát tôi yêu – ca khúc Nhé Anh cùng Mỹ Tâm Nhà sản xuất giải Đĩa hát vàng – album Unbreak my heart cùng Thu Phương Tổng đạo diễn chương trình TV có rating dẫn đầu 2013-2014 – Gương mặt thân quen mùa 1 & 2 (tạp chí Forbes VN) Nhà tổ chức concert lập kỷ lục Guiness Việt Nam 2016 – iConcert với 30 ngàn khán giả Một số tác phẩm tiêu biểu Sáng tác Nhé anh (1997) Bước chân lẻ loi (cùng Quang Huy, 1997) Hãy nghĩ cho tương lai ngay từ hôm nay (2014, trong tập đặc biệt của Gương mặt thân quen năm đó dành cho các nghệ sĩ đã đồng hành cùng Gương mặt thân quen) Cười lên đi (2012, tặng riêng cho MC Thanh Bạch hát) Mãi là chính mình (2012, tặng riêng cho ca sĩ Thanh Thảo khi cô gặp sự cố với chuyện kinh doanh công ty) Quê bác Ba Phi (2013, tặng riêng cho ca sĩ Kyo York) Đẹp xinh mãi mãi (2012, viết tặng cháu gái Nguyễn Phạm Tuệ Lâm chào đời, vợ anh là ca sĩ Minh Trang hát) Hòa âm Cho em một ngày (Dương Thụ/Hồng Nhung hát) Trên đỉnh Phù Vân (Phó Đức Phương/Mỹ Linh hát) Thì thầm mùa Xuân (Ngọc Châu/Mỹ Linh hát). Chương trình TV Giai điệu tình yêu (HTV) Nốt nhạc vui (HTV) Nhóm ca & bạn trẻ (HTV) Thế giới vui nhộn (HTV) Gương mặt thân quen (VTV) Vui ơi là vui (THVL) Sao là sao (THVL) Chú thích Sau scandal "nghi án đạo nhạc" bài hát "Chắc ai đó sẽ về" của ca sĩ Sơn Tùng, bài hát này vẫn tiếp tục lưu hành phần lời và giai điệu, tuy nhiên bắt buộc đổi phần nhạc nền vì nhạc nền cũ có nét tương đồng với một bài hát Hàn Quốc. Nguyễn Hà phối lại phần nhạc nền bài hát để bài hát tiếp tục lưu hành chính thống trên phim hoặc album hợp pháp. Liên kết ngoài Nguyễn Hà - nhân vật nhiều "ẩn số" của showbiz Việt Nhạc sĩ Nguyễn Hà: Gia đình là… "Nốt nhạc vui" Nhạc sĩ Việt Nam
wiki
Một bạn thân của em đã theo gia đình chuyển đi nơi khác. Em hãy viết thư thăm hỏi và kể cho bạn nghe về tình hình học tập của lớp em – Bài 1 Hà Nội, ngày 8 tháng 3 năm 2016. Ly thân mến! Thời gian trôi nhanh quá, từ ngày cậu xa trường đến giờ, tớ, cô Thành, các bạn vẫn luôn nhớ tới cậu, nhờ tới những kỷ niệm đẹp cậu dành cho chúng tớ. Cậu biết không? ở Việt nam, hôm nay là ngày 8/3 đấy! Ly xem nhé, đã là ngày 8/3 mà các bạn con trai không thèm tặng hoa cho các bạn gái gì cả. ừ mà, không có hoa thì cũng nên tặng một lời chúc tốt đẹp, đúng không Ly? Hôm nay, học xong tất cả các bài, mình đang viết thư cho cậu để hỏi thăm sức khoẻ và “báo cáo” cho cậu về tình hình lớp đây. Bây giờ, cậu khoẻ không? Bố mẹ cậu vẫn làm ăn tốt và khoẻ mạnh chứ? Cậu có học tốt không? Các bạn bên ấy có trêu cậu không? Tớ nghĩ là không đâu, vì Ly rất dễ thương và thông minh mà! Tập thể lớp 4G khác rồi, có bao nhiêu bạn chuyển đi nhưng bù lại có rất nhiều bạn lớp A. D vào. Nhưng Ly an tâm- toàn học sinh rất giỏ cả đấy! Giá như bây giờ cậu ở đây thì vui biết bao. Lớp 5G bọn tớ được một cô giáo chủ nhiệm hiền hậu, tuy nhiều lúc hơi nghiêm khắc nhưng bọn tớ đều hiểu rằng: cô làm vậy chỉ để giúp mình học tốt, trở thành một người có ích cho đất nước, xã hội. à quên, tên cô giáo ấy là Cầm, tuy tớ không biết họ đệm của cô nhưng nghe tên là đã thấy thân thiện. Ly nhỉ? ở trường tổ chức nhiều phong trào lắm. Trong lần thi “Nghi thức Đội”, lớp bọn tờ được làm đại diên cho trường đấy. Cậu nghĩ sao? Còn tớ thất tự hào lắm! à, cậu biết không, bích báo lớp tớ đẹp lắm, cậu nhìn sẽ thấy mê ngay. Hàng ngày, lớp tớ vẫn truy bài đầy đủ dưới sự “chỉ huy” của Hồng Anh, lớp trưởng. Lớp tớ còn tham gia các hoạt động đầy đủ, luôn đứng đầu khối, nhất là ủng hộ người nghèo. Trong lòng chúng tớ đều nghĩ: tiền không có vấn đề gì, miễn sao đóng góp cả tấm lòng rồi thì còn quí hơn. Cậu còn nhớ Anh Tuấn chứ? Bạn ấy học càng ngày càng giỏi, tuy hoàn cảnh khó khăn nhưng các bạn xung quanh luôn hiểu được và giúp đỡ bạn trong mọi hoàn cảnh. Cậu còn nhớ Hoa, bạn ấy giờ đã trở thành cây văn của lớp rồi. Tất cả còn nhớ mãi nhiều kỷ niệm: có lần Trung Anh với Bảo cãi nhau, cậu đã chạy ra can ngăn bằng lời lẽ phát ra từ lòng, tận đáy lòng làm cho hai cậu bạn ấy đã trở thành đôi bạn rất thân rồi. Đã thế, có lần Diệu My quên bút, cậu sẵn sàng cho bạn mượn. Tuy việc làm đó nhỏ, nhưng cậu đã làm cho bọn tớ hiểu ra nhiều điều về: “Tình bạn” cao quý. Một bạn thân của em đã theo gia đình chuyển đi nơi khác. Em hãy viết thư thăm hỏi và kể cho bạn nghe về tình hình học tập của lớp em – Bài 2 Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2017 Tuấn thân mến! Chúng ta xa nhau đã mấy năm rồi, mình nhớ cậu nhiều! Vì chú tâm vào ôn thi nên mình chưa có dịp viết thư cho cậu. Hôm nay, mình viết thư này hỏi thăm cậu và gia đình. Dạo này cậu có khỏe không? Thời tiết lạnh, cậu hay mệt nên phải mặc ấm vào. Chuyển sang trường mới, lạ thầy lạ bạn cậu không buồn chứ? Việc học hành của cậu thế nào? Tớ chắc cậu vẫn dẫn đầu lớp. Bố cậu có hay đi làm về muộn không? Anh Lâm bây giờ đi công tác nên thu nhập gia đình cậu chắc khá hơn. Bé Lan đã vào lớp một rồi Tuấn nhỉ? Tuấn ơi, từ hồi cậu chuyển đi cả lớp nhắc đến cậu hoài. Hồi đó Tuấn là cậu bé vui tính, ở đâu có cậu là ở đó có tiếng cười. Đến giờ kể chuyện là cậu lên trổ tài, không chỉ môn kể chuyện cậu còn khá môn văn nên cô rất quý cậu. Có lần cậu ốm, sốt nặng phải ở nhà đến cả tháng, cô và cả lớp lo cho cậu nhiều lắm! Ngày ngày, hai đứa mình đi trên một con đường tới trường, vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ. Tớ nhớ có lần tớ và cậu dậy muộn, sắp vào giờ kiểm tra nên hộc tốc chạy. Trên đường gặp một em bé mù bị ngã, em bé khóc và kêu la. Cậu đến gần ân cần giúp đỡ bé. Tớ sốt ruột liền bỏ chạy một mình tới trường. Lát sau thì cậu và mẹ em bé tới xin phép cho cậu làm bài thi và trình bày lí do. Cô vui vẻ không trách cậu mà ngược lại đã tuyên dương cậu. Kỉ niệm đó đã khắc sâu trong tâm trí tớ, một kỉ niệm khó quên biết mấy. Cuối thư tớ chúc cậu mạnh khoẻ. Mong cậu học hành ngày càng tốt, nhất là môn toán. Tớ sẽ cố gắng học thật giỏi để hai đứa mình cùng thi vào trường cấp hai tốt. Bạn của cậu Nguyễn Trường Sơn
vanhoc