text
stringlengths 78
4.36M
| domain
stringclasses 2
values |
---|---|
Hôm nay, chúng ta quay lại tìm hiểu các khái niệm technical hay ho tiếp nhé! Trong bài này, chúng ta nói về một thiết kế rất đơn giản nhưng lại vô cùng hệ quả. Thiết kế này được rất nhiều ông lớn sử dụng để đảm bảo hệ thống hoạt động nhanh, ổn định cho toàn bộ người dùng trên thế giới. Thứ mà chúng ta sẽ nói đến trong bài được gọi là hệ thống CDN (Content Delivery Network) . CDN (Content Delivery Network) là cái gì? CDN có thể hiểu là một hệ thống các server được đặt rải rác ở nhiều nơi, nhằm lưu trữ và cung cấp dữ liệu cho người dùng. Để hiểu cách CDN hoạt động, ta có thể xem dữ liệu là hàng hóa, server là kho hàng.
Với cách thiết kế thông thường, ta sẽ có một server chính rất mạnh (origin server). Toàn bộ người dùng sẽ connect tới server này để lấy dữ liệu.
Cách này cũng giống như là Thế Giới Di Động có một cái kho thật bự ở Hồ Chí Minh. Khi có người mua, TGDD sẽ ship hàng từ HCM đi toàn quốc. (Nôm na thôi chứ chắc nó có nhiều kho á)
Với CDN, ta vẫn có 1 server chính (origin server), 1 hệ thống các server phụ chứa dữ liệu (edge server). Những file tĩnh như ảnh, video, CSS, JS sẽ được lưu trữ tại các CDN này.
Tương tự như CoopMart có rất nhiều kho kiêm siêu thị lớn ở mỗi quận, mỗi thành phố. Khi có người mua, nhân viên CoopMart sẽ mang hàng từ siêu thị gần nhất đến nhà.
Với CDN, thay vì kết nối trực tiếp tới server chính, client sẽ kết nối tới server gần nhất để lấy dữ liệu, cải thiện tốc độ tải.
CDN tăng tốc hệ thống như thế nào? Đứng từ góc độ của người ship hàng, ta sẽ dễ dàng hiểu được tại sao CDN có thể tăng tốc độ tải cho hệ thống:
Giả sử bạn đang ở Hà Nội, mua đồ của TGDD, món đồ phải đi một quảng khá xa tận vài ngày , chuyển từ Hồ Chí Minh ra tận Hà Nội để đến tay bạn.
Thế nhưng, nếu bạn muốn mua bó rau của CoopMart, nhân viên sẽ đem bó rau từ siêu thị gần bạn nhất, đưa bác Grab cầm qua, bạn nhận được hàng trong vòng vài giờ.
Địa điểm càng xa, hàng ship càng chậm. Tốc độ truyền dữ liệu cũng vậy! Tín hiệu điện cũng giống như hàng hóa, cũng phải di chuyển qua dây mạng hoặc cáp quang, di chuyển qua server này server nọ. Mạng nhanh hay chậm, không quan trọng bằng việc server ở xa hay gần. Tốc độ tải trang có thể được tóm tắt một câu là “nhất cự lý, nhì cường độ”. Kết nối tới con server “ghẻ” ở VN vẫn nhanh hơn server “xịn” ở Mĩ, đơn giản là vì nó gần hơn , tín hiệu được truyền đi ở khoảng cách ngắn hơn . Đó là lý do các ông lớn đặt đata center tại nhiều nơi. Các cloud provider như AWS, Azure cũng đặt máy chủ của mình tại mười mấy vùng lãnh thổ. Những lợi ích khác của CDN Không chỉ giúp tăng tốc độ tải của hệ thống , CDN còn mang lại nhiều lợi ích như sau:
Tăng bảo mật : Ta có thể cài đặt SSL edge server trong CDN để tăng tính bảo mật cho hệ thống.
Chống DDOS : Một số CDN provider như Cloudflare còn đi kèm luôn dịch vụ chống DDOS. Các CDN này có khả năng chịu tải cao, có sẵn bộ lọc để chống DDOS trước khi những request này tới được server chính.
Caching, tiết kiệm băng thông : Thông thường, người ta lưu trữ những file tĩnh như ảnh, css … trên CDN. Tuy nhiên, một số CDN có thể dùng để cache kết quả từ server (dynamic caching).
Thay vì truy cập và lấy dữ liệu đến server chính (origin server), người dùng lấy dữ liệu từ cache của CDN, nhanh và tiết kiệm băng thông hơn nhiều.
Tăng tính ổn định của hệ thống : Khi hệ thống chỉ hoạt động dựa trên 1 server, nếu server đó tèo đồng nghĩa với toàn bộ hệ thống di tong.
Với CDN, ta có nhiều server nên nếu một server nào đó có bị sập, người dùng vẫn có thể truy cập được dữ liệu trên server khác của hệ thống CDN.
CDN được áp dụng bởi rất nhiều ông lớn như Google, Amazon, Facebook . Bản thân Netflix còn tự xây dựng một hệ thống CDN mang tên OpenConnect , với server trên toàn thế giới để phục vụ nhu cầu phim ảnh của bà con. Kết Thật ra CDN cũng không phải là một khái niệm mới lạ gì, mà đã được áp dụng từ rất lâu. Nếu bạn từng copy url của jQuery hoặc bootstrap bỏ vào HTML, bạn đã sử dụng CDN của Google mà không biết đấy. Nếu muốn thử áp dụng CDN cho hệ thống hiện tại, các bạn có thể tìm hiểu về Cloudflare . Hoặc các bạn có thể upload file ảnh/css lên Azure Storage hoặc Amazon S3, sau đó nghịch ngợm AzureCDN hoặc Amazon Cloudfront nhé. Nếu bạn nào có hứng thú về chủ đề web performance và system architecture , muốn đọc những bài viết như thế này thì cứ để lại comment nhe . Nếu nhiều người ủng hộ mình sẽ viết tiếp nha! Link tham khảo
Rate this: Like this: Related | vanhoc |
Giải thưởng Nghệ thuật Danube lần đầu tiên trao cho 3 nhà văn Việt Nam
Nh
à thơ Balázs F. Attila, Ch
ủ tịch Hội văn học nghệ thuật Danube ki
êm nhà sáng
l
ập Nh
à xu
ất bản AB ART của
Hungary
vừa tuy
ên b
ố trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube 2022 cho ba nh
à văn Vi
ệt Nam: Bảo Ninh, Trần Quang Đạo v
à
Kiều Bích Hậu
.
Nhà văn Bảo Ninh và nhà thơ Trần Quang Đạo được trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube 2022 vì hoạt động
văn học
nổi bật tại Hungary. Năm 2020, tập truyện ngắn
“Trại bảy ch
ú lùn”
của nhà văn Bảo Ninh được dịch giả Gabor Pap chuyển ngữ tiếng Hungary từ nguyên bản tiếng Việt, và được AB ART xuất bản.
Năm 2021 tập thơ
“Bay trong mơ
” của nhà thơ Trần Quang Đạo được dịch giả Balázs F. Attila chuyển ngữ tiếng Hungary từ bản tiếng Anh và được AB ART xuất bản cùng năm.
Nữ nhà văn – nhà thơ
Kiều Bích Hậu
được trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube 2022 vì những đóng góp của chị trong việc thúc đẩy mối quan hệ sâu sắc, bền chặt giữa nền văn hóa và văn học hai nước Hungary – Việt Nam.
Tiểu thuyết “
Lời thề Budapest
” của tác giả
Kiều Bích Hậu
đã được dịch giả Gabor Pap và Laura Do Dinh chuyển ngữ tiếng Hungary từ nguyên bản tiếng Việt và sẽ được xuất bản tại Hungary trong thời gian sắp tới.
Giải thưởng Nghệ thuật Danube của Hungary được trao cho những nhà văn, nhà thơ, các nghệ sĩ, nhà hoạt động trong lĩnh vực văn học – nghệ thuật đã có tác phẩm xuất sắc được xuất bản và giới thiệu tại Hungary hoặc tham gia những hoạt động góp phần thúc đẩy sự phát triển văn học nghệ thuật tại Hungary.
M LINH | vanhoc |
Tháp Liên bang (tiếng Nga: Башня Федерация) là một dự án nhà chọc trời đang được xây ở Moskva, Nga. Dự án nằm trên lô đất 13 của Trung tâm Kinh doanh quốc tế Moskva tại Moskva, được phát triển bởi Sergei Choban và Peter Schweger. Công tác xây dựng tháp bắt đầu vào năm 2003. Khi hoàn thành nó sẽ là tòa nhà cao nhất ở châu Âu. Tuy nhiên, việc xây dựng dừng lại một thời gian lâu. Dự án được tiếp tục lại vào tháng 8 năm 2011 và được dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2015
Sau khi hoàn thành xây dựng, một trong những tòa nhà phức tạp sẽ trở thành tòa nhà cao nhất ở châu Âu và một trong những tòa nhà cao nhất thế giới. Công trình xây dựng được thực hiện bởi các công ty "Potok" (Flow). Phức hợp bao gồm hai tòa tháp được xây dựng trên một đế. Tháp Đông là có được một cấu trúc 93 tầng. Tháp Tây là một cấu trúc với 62 tầng. Chiều cao đến nóc của tháp đông là 360,4 mét, tháp tây là 242,4 mét. Chiều cao tối đa tính theo ăng ten là 509 mét.
Đêm 2 tháng 4 năm 2012 (giờ địa phương), tòa nhà này đã bốc cháy. Ngọn lửa xuất phát từ tầng 67 (cách mặt đất 250 m) sau đó đã lan xuống tầng 66 và 65. 14 nhân viên đang làm việc trong tòa nhà đã được sơ tán. Người ta có thể nhìn thấy đám cháy ở nơi cách tòa nhà 10 km. Nguyên nhân ban đầu là từ một cái quạt quên tắt bị chập điện bắt lửa vào vải.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Liên kết chính thức
Official site
Official developer page
Official Facebook page
Webcams
Main MIRAX GROUP web cam
Liên kết khác
Emporis database entry
Main SkyscraperCity discussion topic (in Russian)
English SkyscraperCity discussion topic
SkyscraperPage discussion topic
Article about the tower in WorldArchitectureNews.com
Making of panoramic images for Federation Tower website (also part 2, part 3 and part 4).
Công trình xây dựng tại Moskva
Nhà chọc trời Nga
Tháp đôi | wiki |
Bão Patricia () là cơn bão mạnh thứ hai trong lịch sử nhân loại (sau Bão Tip) và mạnh nhất ở Tây bán cầu từng ghi nhận. Đồng thời, Patricia còn trở thành cơn bão mạnh nhất lịch sử ở Đông bắc Thái Bình Dương, vượt qua Bão Linda năm 1997 với sức gió 215 mph (345 km/h) và áp suất 872 mbar (hPa; 25,75 inHg), đồng thời vượt qua bão Allen năm 1980 và bão Wilma năm 2005 ở Bắc Đại Tây Dương trở thành xoáy thuận nhiệt đới mạnh nhất từng được ghi nhận ở Tây bán cầu về sức gió và áp suất.
Cơn bão đã đổ bộ vào Tây Mexico, gây thiệt hại nghiêm trọng. Bắt nguồn từ một sự thay đổi áp suất gần vịnh Tehuantepec vào giữa tháng 10 năm 2015, lần đầu tiên cơn bão Patricia được phân loại thành áp thấp nhiệt đới vào ngày 20. Sau đó, Patricia tăng cường và trở thành cơn bão mạnh nhất lịch sử ở Đông Bắc Thái Bình Dương. Khi đổ bộ Mexico bão làm chết 8 người và gây thiệt hại 407,4 triệu USD.
Hình thành và phát triển
Áp thấp nhiệt đới 20-E hình thành vào ngày 20 tháng 10 ngoài khơi vùng duyên hải Mexico. Ban đầu hệ thống tăng cường chậm, trở thành bão nhiệt đới Patricia trong cùng ngày hôm đó. Từ sáng sớm ngày 21, Patricia phát triển rất nhanh và đạt cấp độ bão cuồng phong vào cuối ngày. Ngày hôm sau, quá trình phát triển mãnh liệt bắt đầu, và Patricia mạnh lên từ một cơn bão nhiệt đới thành bão cấp 5 trong vòng 24 giờ. Tốc độ phát triển ngang hàng với các cơn bão Linda năm 1997 và Wilma năm 2005. Vài tiếng sau, Patricia đạt sức gió 185 dặm/giờ (295 km/giờ) cùng áp suất trung tâm 892 mbar (hPa; 26.34 inHg), trở thành xoáy thuận nhiệt đới mạnh nhất từng được ghi nhận trên vùng Thái Bình Dương phía Đông đường đổi ngày quốc tế. Chưa dừng lại ở đó, Patricia tiếp tục mạnh thêm, đạt đến sức gió 215 dặm/ giờ (345 km/giờ) cùng áp suất trung tâm 872 mbar (hPa; 25,75 inHg), trở thành xoáy thuận nhiệt đới mạnh nhất từng được ghi nhận ở Tây bán cầu, vượt qua bão Wilma. Cơn bão đổ bộ Mexico vào đêm 23 tháng 10 và tan ngày hôm sau.
Kỷ lục lịch sử
Với sức gió mạnh tối đa 215 dặm (345 km/h) và áp suất tối thiểu 872 mbar (hPa; 25,75 inHg), bão Patricia là xoáy thuận nhiệt đới dữ dội nhất từng được quan sát thấy ở Tây bán cầu. Nó vượt qua kỷ lục về sức gió duy trì liên tục 190 dặm (305 km/h) trước đây của cơn bão Allen vào năm 1980, đồng thời xô đổ cả kỷ lục áp suất 882 mbar (hPa; 26,05 inHg) thiết lập bởi cơn bão Wilma trong năm 2005, cả hai đều ở khu vực Đại Tây Dương. Trong khu vực Đông Bắc Thái Bình Dương, phía bắc của đường xích đạo và phía đông của đường đổi ngày quốc tế, kỷ lục cũ mạnh nhất trước đây thuộc về cơn bão Linda năm 1997 với sức gió 185 mph (295 km/h) và áp suất 902 mbar (hPa; 26,64 inHg).
Trên quy mô thế giới, sức gió của Patricia được đánh giá là sức gió cao nhất từng được quan sát hoặc ước tính xác thực chắc chắn trên toàn cầu với một xoáy thuận nhiệt đới, vượt qua kỷ lục cũ của bão Haiyan năm 2013 với sức gió 195 dặm (315 km/h). Tuy nhiên, những cơn gió bên trong Haiyan chỉ được ước tính thông qua quan sát vệ tinh (thông qua các kỹ thuật Dvorak), vì vậy các bản dữ liệu ghi lại không thật sự chắc chắn.
Ngoài ra, Patricia cũng là cơn bão lớn đầu tiên ở Đông Thái Bình Dương có áp suất khí quyển dưới 900 hPa (27 inHg) và là cơn bão có tốc độ mạnh lên nhanh nhất - từ 140 km/h (85 mph) lên 335 km/h (205 mph) trong vòng chưa đến 24h nhưng lại có mắt bão ấm nhất : 32,2 0C.
Xem thêm
Bão Tip (1979)
Bão John (1994)
Bão Wilma (2005)
Bão lớn Linda (1997)
Bão Haiyan (2013)
Bão Rick (2009)
Chú thích
Liên kết ngoài
The National Hurricane Center's advisory archive for Hurricane Patricia
The National Hurricane Center's advisory graphics archive for Hurricane Patricia
Mùa bão Đông Bắc Thái Bình Dương 2015 | wiki |
Giải bóng đá Vô địch U-19 Quốc gia 2021 là mùa giải thứ 16 của giải U-19 Quốc gia do Liên đoàn bóng đá Việt Nam tổ chức. Giải đấu này diễn ra theo hai giai đoạn, thời gian diễn ra vòng loại từ ngày 10 tháng 1 đến 2 tháng 2 năm 2021; Vòng chung kết diễn ra từ ngày 24 tháng 3 đến 2 tháng 4 năm 2021.
Các đội bóng tham gia
Lễ bốc thăm vòng loại của Giải bóng đá vô địch U19 quốc gia 2021 được diễn ra vào ngày 6 tháng 1 năm 2021 tại trụ sở VFF.
Bảng A: Viettel, Thanh Hoá, Nam Định, Hà Nội, PVF, Công An Nhân dân
Bảng B: Kon Tum, SHB Đà Nẵng, Sông Lam Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Học viện Nutifood
Bảng C: Hoàng Anh Gia Lai, Quảng Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Yên, Bình Định, Đắk Lắk
Bảng D: Khánh Hoà, Bến Tre, B.Bình Dương, Sài Gòn, Đồng Nai
Bảng E: Bình Phước, An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang.
Vòng loại
Bảng A
Tất cả các trận đấu được diễn ra tại cụm sân của Trung tâm bóng đá Viettel.
Vòng chung kết
Vòng bảng
Bảng A
</onlyinclude>
Bảng B
</onlyinclude>
Bảng C
</onlyinclude>
Vòng tứ kết
Vòng bán kết
Trận chung kết
Tổng kết mùa giải
Đội vô địch: U-19 PVF
Đội hạng nhì: U-19 Học viện bóng đá NutiFood
Đội hạng ba: U-19 Sông Lam Nghệ An và U-19 Hà Nội
Giải phong cách: U-19 Sông Lam Nghệ An
Thủ môn xuất sắc nhất giải: Nguyễn Quang Trường (U-19 PVF)
Vua phá lưới: Nguyễn Quốc Việt (U-19 Học viện Nutifood) với 8 bàn thắng
Cầu thủ xuất sắc nhất: Nguyễn Thanh Nhàn (U-19 PVF)
Các quyết định kỷ luật của VFF
Quyết định về việc tạm đình chỉ thi đấu đối với cầu thủ Lê Anh Quốc Việt của đội U19 Phú Yên
Ngày 29 tháng 1 năm 2021, Ban kỷ luật Liên đoàn bóng đá Việt Nam đã ban hành Quyết định số 46/QĐ-LĐBĐVN về việc tạm đình chỉ thi đấu đối với cầu thủ Lê Anh Quốc Việt của đội U-19 Phú Yên với lý do chơi không đúng với khả năng.
Quyết định số 63-69/QĐ-LĐBĐVN:
Ngày 3/3, Ban kỷ luật LĐBĐVN đã ban hành các quyết định kỷ luật tại Giải bóng đá Vô địch U19 Quốc gia năm 2021. Nội dung như sau:
Quyết định số 63/QĐ-LĐBĐVN:
Phạt đội U19 Sông Lam Nghệ An 500.000đ (Năm trăm nghìn đồng) do có 05 cầu thủ bị phạt thẻ vàng trong trận đấu giữa hai đội U19 Sông Lam Nghệ An và U19 Học viện Nutifood ngày 15/01/2021 trên SVĐ Kon Tum, tỉnh Kon Tum tại giải bóng đá Vô địch U19 quốc gia năm 2021.
Quyết định số 64/QĐ-LĐBĐVN:
Phạt đội U19 Đồng Nai 500.000đ (Năm trăm nghìn đồng) do có 05 cầu thủ bị phạt thẻ vàng trong trận đấu giữa hai đội U19 Đồng Nai và U19 Becamex Bình Dương ngày 15/01/2021 trên SVĐ 19/8 Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa tại giải bóng đá Vô địch U19 quốc gia 2021.
Quyết định số 65/QĐ-LĐBĐVN:
Phạt đội U19 Becamex Bình Dương 1.000.000đ (Một triệu đồng) do có 07 cầu thủ bị phạt thẻ vàng trong trận đấu giữa hai đội U19 Đồng Nai và U19 Becamex Bình Dương ngày 15/01/2021 trên SVĐ 19/8 Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa tại giải bóng đá Vô địch U19 quốc gia 2021.
Quyết định số 66/QĐ-LĐBĐVN:
Phạt đội U19 Thanh Hóa 500.000đ (Năm trăm nghìn đồng) do có 05 cầu thủ bị phạt thẻ vàng trong trận đấu giữa hai đội U19 Thanh Hóa và U19 Hà Nội ngày 18/01/2021 trên SVĐ 19/8 Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa tại giải bóng đá Vô địch U19 quốc gia 2021.
Quyết định số 67/QĐ-LĐBĐVN:
Phạt đội U19 Bình Phước 750.000đ (Bảy trăm năm mươi ngàn đồng) do có 06 người bị phạt thẻ vàng trong trận đấu giữa hai đội U19 Đồng Tháp và U19 Bình Phước ngày 23/01/2021 trên sân vận động Bình Phước, tỉnh Bình Phước tại giải bóng đá Vô địch U19 Quốc gia năm 2021.
Quyết định số 68/QĐ-LĐBĐVN:
Phạt đội U19 Đồng Nam 750.000đ (Bảy trăm năm mươi ngàn đồng) do có 06 người bị phạt thẻ vàng trong trận đấu giữa hai đội U19 Becamex Bình Dương và U19 Đồng Nai ngày 28/02/2021 trên sân vận động 19/8 Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa tại giải bóng đá Vô địch U19 Quốc gia năm 2021.
Quyết định số 69/QĐ-LĐBĐVN:
Phạt đội U19 Học viện Nutifood 500.000đ (Năm trăm ngàn đồng) do có 05 cầu thủ bị phạt thẻ vàng trong trận đấu giữa hai đội U19 Kon Tum và U19 Học viện Nutifood ngày 30/01/2021 trên sân vận động Kon Tum, tỉnh Kon Tum tại giải bóng đá Vô địch U19 Quốc gia năm 2021.
Các quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Quyết định về việc kỷ luật ông Lê Trường Giang (Trợ lý HLV đội U19 Quảng Nam)
Ngày 5/4/2021, Ban kỷ luật LĐBĐVN đã ban hành quyết định số 118/QĐ-LĐBĐVN về việc kỷ luật ông Lê Trường Giang – Trợ lý HLV đội U19 Quảng Nam. Cụ thể như sau:
– Phạt 1.500.000đ (Một triệu năm trăm nghìn đồng) và đình chỉ làm nhiệm vụ 02 trận kế tiếp đối với ông Lê Trường Giang, trợ lý huấn luyện viên đội U19 Quảng Nam do có hành vi phản ứng với trọng tài trong trận đấu giữa hai đội U19 Sài Gòn và U19 Quảng Nam ngày 03/4/2021 tại giải bóng đá Vô địch U19 quốc gia năm 2021.
– Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Xem thêm
Giải bóng đá Vô địch U-17 Quốc gia 2021
Giải bóng đá Vô địch U-21 Quốc gia 2021
Chú thích
Liên kết ngoài
Liên đoàn bóng đá Việt Nam
2021
Bóng đá Việt Nam năm 2021 | wiki |
Phú Tâm là một xã thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam.
Địa lý
Xã Phú Tâm nằm ở phía đông huyện Châu Thành, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp huyện Long Phú
Phía tây giáp thị trấn Châu Thành và xã Hồ Đắc Kiện
Phía nam giáp xã Phú Tân
Phía bắc giáp huyện Kế Sách.
Xã có diện tích 41,12 km², dân số năm 1999 là 15.563 người, mật độ dân số đạt 378 người/km².
Hành chính
Xã được chia thành 10 ấp.
Lịch sử
Sau năm 1975, Phú Tâm là một xã thuộc huyện Mỹ Tú.
Ngày 23 tháng 12 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 192-HĐBT. Theo đó, thành lập xã Phú Tân trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của xã Phú Tâm.
Ngày 24 tháng 9 năm 2008, huyện Mỹ Tú được chia thành hai huyện Mỹ Tú và Châu Thành, xã Phú Tâm thuộc huyện Châu Thành như hiện nay.
Văn hóa
Chùa Phnoroka
Bánh Pía Vũng Thơm
Giao thông
Xã có tuyến đường tỉnh 932 chạy qua, kết nối xã với Phú Tân với thành phố Sóc Trăng. Về đường thủy, xã có có kênh 30/4, kênh 20, và kênh Phú Nổ, cùng nhiều hệ thống kênh rạch thông thương, thuận tiện giao lưu hàng hóa với bên ngoài để phát triển kinh tế.
Chú thích
Tham khảo | wiki |
Chiến tranh Tùy–Vạn Xuân là một cuộc xung đột quân sự giữa nhà Tùy của Trung Quốc và nhà Tiền Lý quốc hiệu Vạn Xuân của Việt Nam vào năm 602.
Năm 601, Lý Phật Tử bị triệu sang Trung Hoa chầu Tùy Văn Đế. Tuy nhiên, ông đã trì hoãn việc tham dự và cuối cùng đã nổi loạn vào năm 602, mặc dù ông đã công nhận chính quyền nhà Tùy vào năm 595. Ông tập trung lực lượng quân sự của mình tại thành Cổ Loa và Long Biên. Năm 602, tướng Lưu Phương lãnh đạo quân đội nhà Tùy trong cuộc xâm lược vào Tiền Lý.
Quân đội nhà Tùy khởi hành từ Vân Nam vào lãnh thổ nhà Tiền Lý. Tuy nhiên, quân đội nhà Tiền Lý không được chuẩn bị để chống đỡ họ, bởi vì họ không ngờ rằng quân đội nhà Tùy sẽ đi theo con đường xâm lược này. Cuối cùng, Lý Phật Tử đã đầu hàng lực lượng nhà Tùy. Do đó, người Trung Quốc đã bắt ông giam cầm và chuyển ông ta đến thủ đô Trường An của Trung Quốc. Quân đội của Lưu Phương cũng buộc phải khuất phục hoặc đánh bại các gia tộc địa phương còn lại. Lãnh thổ bị chinh phục được hợp nhất vào Trung Quốc dưới sự cai trị của nhà Tùy.
Chú thích
Tài liệu tham khảo
Lịch sử Việt Nam | wiki |
Trần Công An (22 tháng 12 năm 1920 – 7 tháng 9 năm 2008) là một đại tá đặc công Quân đội nhân dân Việt Nam, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
Tiểu sử
Trần Công An, còn có bí danh khác là Hai Cà, tên thật là Trần Văn Kìa, quê ở Biên Hòa, Đồng Nai. Ông tham gia chiến đấu trong cả Chiến tranh Đông Dương lẫn Chiến tranh Việt Nam.
Binh nghiệp
Lễ Noel năm 1946, ông đã từng dùng tay không đánh và bắt sống một lính Pháp to cao hơn mình và có vũ khí.
Ngày 19 tháng 3 năm 1948, một tổ du kích 3 người của Tân Uyên do ông huấn luyện và chỉ huy đã áp dụng chiến thuật đánh bí mật và chớp nhoáng để lần đầu tiên tiêu diệt hệ thống tháp canh chiến lược De la tour tại cầu Bà Kiên (huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương). Cách đánh này sau được phổ biến cho các đơn vị khác ở vùng Đông Nam Bộ và cả nước, trở thành một lối đánh điển hình của lực lượng đặc công Việt Nam. Ngày 19 tháng 3 năm 1948 sau đó trở thành ngày truyền thống của lực lượng đặc công Việt Nam.
Trận đánh sân bay Biên Hòa ngày 31 tháng 10 năm 1964 cũng do ông chỉ huy là một trận đánh kinh điển khác của đặc công Việt Nam. Sau trận này, đơn vị đánh sân bay Biên Hòa được Hồ Chí Minh tặng thơ khen.
Trong các trận đánh nổi tiếng khác của đặc công Việt Nam do Trần Công An chỉ huy có trận ba lần đột nhập tổng kho liên hợp Long Bình cuối năm 1966 phá hủy hơn 400 ngàn tấn bom đạn của đối phương, trận vượt qua 20 lớp hàng rào đột nhập vào sân bay Biên Hòa rồi cho nổ tung 127 máy bay các loại.
Chú thích
Tham khảo
Báo Bình Dương: Trần Công An – Người Anh hùng bình dị.
Nguyên Thủy, Thanh Niên Online: Vĩnh biệt người anh hùng đặc công
Sinh năm 1922
Mất năm 2008
Người Đồng Nai
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam | wiki |
Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 dòng) cho một người thân nói về ước mơ của em (uớc mơ trở thành nhạc sĩ nổi tiếng)
Gợi ý
Hà Nội, ngày 21 tháng 4 năm 2009.
Minh thân!
Thế là đã năm tháng tớ không được gặp cậu. Dạo này cậu thế nào? vẫn béo tốt như hồi ở lớp mình chứ! Từ khi cậu chuyển trường mọi người buồn lắm! Các bạn vẫn thường nhắc cậu luôn. Bây giờ cậu có khỏe không? Tình hình lớp mới, trường mới của cậu thế nào? Chắc là vui lắm nhỉ? Khi nào hồi âm nhớ kể cho tớ nghe nhé!
Sau này lớn lên cậu muốn làm gì? Còn tớ, tớ ước gì mình trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng như Trịnh Công Sơn, Văn Cao… Tên tuổi của tớ sẽ còn mãi với thời gian. Các ca khúc do tớ sáng tác sẽ được mọi người thích và ca hát khắp nơi. Cậu thấy ước mơ của tớ có thú vị không? Hãy cho tớ biết những suy nghĩ của cậu trong bức thư sau nhé.
Bạn
Huy
Nguyễn Quang Huy
Vanmau.edu.vn
Xem thêm: Tả một con vật nuôi trong nhà (con lợn) | vanhoc |
Georges Auguste Escoffier (28 tháng 10 năm 1846, Villeneuve-Loubet - 12 tháng 2 năm 1935, Monte-Carlo) là một đầu bếp người Pháp nổi tiếng.
Được mệnh danh là "vị vua của các đầu bếp, đầu bếp của các vị vua" (roi des cuisiniers, le cuisinier des rois), Auguste Escoffier đã hiện đại và hệ thống hóa nền ẩm thực cao cấp do Marie-Antoine Carême sáng tạo. Ông còn phát triển khái niệm "đội nấu bếp" cùng hợp lý hóa việc phân chia nhiệm vụ trong một ê kíp. Đồng thời Auguste Escoffier còn chú ý đến tạo hình ảnh một người đầu bếp: sạch sẽ, tỉ mỉ, không uống rượu, không hút thuốc, không nóng giận.
Là người cộng tác của César Ritz, Auguste Escoffier là bếp trưởng của các khách sạn Grand Hôtel ở Monte-Carlo, Monaco, của Grand National ở Lucerne, của Savoy và Carlton ở London, Ritz ở Paris và New York. Hồ Chí Minh khi ở London cũng từng làm phụ bếp cho Auguste Escoffier trong khách sạn Carlton.
Auguste Escoffier đã đào tạo nhiều học trò như Paul Thalamas, Paul Jullemier, Eugène Herbodeau, Joseph Donon... và ông còn sáng tạo ra đào Melba, lê Belle-Helene và món bành kếp Suzette (crêpe Suzette).
Tác phẩm
Le guide culinaire. Aide mémoire de cuisine pratique. Cùng các đồng nghiệp Philéas Gilbert và Émile Fétu, Flammarion, 1903.
Le livre des menus. Complément indispensable du guide culinaire, 1912.
Ma Cuisine, 1934.
Le Traité sur L'art de Travailler les Fleurs en Cire, 1886
Les Fleurs en Cire, 1910
Le Carnet d'Epicure, 1911
L'Aide-memoire Culinaire, 1919
Le Riz, 1927
La Morue, 1929
Les Tresors Culinaires de la France 2002, tuyển tập bởi L. Escoffier từ Carnet d'Epicure
Một tạp chí tên Les Carnets d'Épicure.
Xem thêm
César Ritz
Khách sạn Ritz Paris
Tham khảo
Liên kết ngoài
Fondation Auguste-Escoffier
Escoffier-society
Đầu bếp Pháp | wiki |
Boeing 720 là một máy bay 4 động cơ, thân hẹp,tầm bay ngắn đến trung bình. Được phát triển bởi Boeing vào cuối những năm 1950 từ Boeing 707, 720 có thân máy bay ngắn và tầm bay dài hơn. Chiếc 720 cất cánh lần đầu vào ngày 23 tháng 11 năm 1959 và mẫu máy bay được đưa vào sử dụng với United Airlines vào ngày 5 tháng 7 năm 1960.
Hai phiên bản chính của máy bay đã được chế tạo. 720 ban đầu với động cơ phản lực Pratt & Whitney JT3C được đưa vào sử dụng năm 1960, trong khi 720B cải tiến với động cơ phản lực Pratt & Whitney JT3D được đưa vào sử dụng vào năm 1961. Một số 720 sau đó đã được chuyển đổi thành thông số kỹ thuật 720B.
Mặc dù chỉ có 154 chiếc được chế tạo, Boeing 720 và 720B đã có lãi do chi phí nghiên cứu và phát triển thấp, là phiên bản sửa đổi một chút của 707-120. Chúng sau đó được thay thế bằng Boeing 727. 720 là máy bay phản lực duy nhất của Boeing không tuân theo công thức đặt tên "7x7" của công ty (không bao gồm các máy bay vận tải McDonnell Douglas trước đây, như MD-80).g 27. 720 là máy bay phản lực duy nhất của Boeing thời điểm 1950 không tuân theo công thức đặt tên "7x7" của công ty
Tham khảo
Máy bay Boeing | wiki |
Khi làm việc trên một phạm trù, một bài toán cơ bản đặt ra là phân loại các vật trong phạm trù đó. Việc phân loại này dựa trên khái niệm đẳng cấu (isomorphism) giữa hai vật: Hai vật được coi là như nhau nếu tồn tại một đẳng cấu giữa chúng. Vậy cho hai vật bất kì, làm thế nào để biết chúng có đẳng cấu hay không ? Đây là một câu hỏi rất khó. Người ta tìm cách làm mềm chúng dựa trên khái niệm bất biến.
Định nghĩa
Một tính chất P của một vật A trong phạm trù C gọi là bất biến nếu như mọi vật đẳng cấu với nó đều có tính chất P.
Như vậy, khi phân loại các vật, nếu vật A có tính chất P còn vật B không có tính chất P ta biết ngay vật B không cùng kiểu với vật A. Việc tìm và nghiên cứu các bất biến trong một phạm trù cụ thể là một việc làm rất cơ bản trong toán học.
Ví dụ
Trong phạm trù các tập, tính đếm được là một bất biến.
Trong phạm trù các không gian vectơ, tính hữu hạn chiều là một bất biến.
Trong phạm trù Top, các khái niệm compact, liên thông, Hausdorff, khả ly, nhóm đồng điều... là các bất biến.
Trong phạm trù các đa tạp khả vi, nhóm đối đồng điều De Rham là một bất biến ngay cả khi ta xem các cấu xạ là các ánh xạ liên tục (dĩ nhiên nó là bất biến khi coi các cấu xạ là các ánh xạ trơn).
Tham khảo
Lý thuyết phạm trù | wiki |
Đây là danh sách những người Do Thái lừng danh trong tôn giáo.
Các nhân vật kinh thánh
Xem: Danh sách người Do Thái trong Kinh Thánh.
Đại Tư Tế
See: Danh sách các Đại Tư Tế ở Israel.
Thầy đạo
See: Danh sách các thầy đạo.
Các nhà lãnh đạo tôn giáo khác (bao gồm cả người Do Thái gắn liền với các tôn giáo bên ngoài Do thái giáo)
Tông đồ, mười hai tông đồ, những đệ tử đầu tiên của Chúa Jesus là người do thái
Neal Chase
Ram Dass, tác giả người Mỹ gốc Ấn hiện đại
Jacob Frank
Maurice Frydman Người Do thái Ba Lan sống ở Ấn Độ và đã tham gia vào việc dịch thuật tác phẩm của Nisargadatta "I am That." Was close to Gandhi and Nehru
Jesus, tạo cảm hứng cho việc sáng lập ra Cơ đốc giáo
John the Baptist, được tôn kính bởi các Kitô hữu
Jean-Marie Lustiger, Đức Hồng y Pháp (người do thái lớn lên trong môi trường Công giáo)
John Joseph O'Connor
Thánh Phêrô, Đức Giáo hoàng đầu tiên
Sứ đồ Phaolô, lãnh đạo Kitô giáo đầu tiên
Edith Stein, Nữ tu Công giáo, nạn nhân cuộc diệt chủng người do thái
Têrêsa thành Ávila, một thánh công giáo (ba má là người cải đạo)
Các giới chức sắc tôn giáo theo quốc gia
Đức
Các vị học giả
Felix Adler
Hugo Bergmann (sinh ở Prague)
Max Bodenheimer
David Cassel
Ismar Elbogen
Emil Ludwig Fackenheim
Jonas Fränkel
Heinrich Graetz, sử gia người do thái (sinh ở Posen)
Manuel Joël, nhà triết học người do thái
Isaak Markus Jost, nhà lịch sử người do thái
Marcus Kalisch, vị học giả kinh thánh
Jakob Klatzkin
Israel Lewy
Moses Mendelssohn, triết học gia khai hóa người do thái
David Rosin
Gershom Scholem, học giả lịch sử người do thái
Ernst Simon
Friedrich Weinreb (sinh ở Lemberg)
Benedict Zuckermann
Leopold Zunz, nhà học giả người do thái
Khác
Ayya Khema, Nhà sư Phật giáo người do thái
Adolf Lasson
Georg Lasson
Johannes Pfefferkorn, nhà tranh luận chống đối người do thái
Friedrich Adolf Philippi
Johann Peter Spaeth (Moses Germanus Ashkenazi), ki tô hữu người Đức
Edith Stein, ma sơ, nạn nhân vụ diệt chủng người do thái
Hungary
Joseph Breuer
Henrik Bródy
Joseph Hertz, Trưởng môn của Vương quốc Anh
Abraham Hochmuth
Sanz-Klausenberger bô lão đến từ Kolozsvár (hiện nay Cluj-Napoca, Romania)
Ludwig Lichtenstein
Puppa
Sándor Scheiber, giám đốc Đại Chủng việnBudapest
Solomon Marcus Schiller-Szinessy, giáo sư người Do Thái đầu tiên ở Cambridge
Isaac Tyrnau
Joachim Jacob Unger
Wahrmann family
Michoel Ber Weissmandl
Béla Wenckheim
Anh Quốc
Những nhà lãnh đạo tôn giáo khác
Selig Brodetsky, tổng thống Hội đồng Quản trị Anh
Barnett Janner, tổng thống Hội đồng Quản trị Anh
Greville Janner, tổng thống Hội đồng Quản trị Anh
Ewen Montagu, tổng thống Nhà thờ Do Thái
Claude Montefiore, người đồng sáng lập Học thuyết Do Thái Tự Do của Anh
Anthony Rothschild, tổng thống đầu tiên của Nhà thờ Do Thái
Xem thêm
Đồng tính luyến ái và Do Thái giáo
Danh sách người Do Thái đồng tính luyến ái
Chú thích
Người Do Thái | wiki |
Ngày sinh nhật Đoàn 26-3 vừa rồi, trường em có tổ chức đêm văn nghệ. Em hãy thuật lại đêm đó
Gợi ý
Mặc dù đã bắt đầu từ sớm nhưng việc dựng trại và chuẩn bị cho đêm văn nghệ chào mừng ngày 26-3 vẫn kéo dài hết cả buổi chiều. Mãi đến sáu giờ tối, đêm văn nghệ mới bắt đầu mở màn.
Khi ánh mặt trời đã khuất sau rặng cây và trăng cuối tháng đã treo lơ lửng ở trên đầu, hội trường đã chật ních người tưởng chừng như không thể nhúc nhích. Không hẹn mà ai cũng mặc quần áo đẹp, khuôn mặt rạng rỡ chờ đợi. Cũng cái sân gạch mát lạnh hàng ngày em vẫn chạy giỡn cùng các bạn mà hôm nay sao bỗng dưng đẹp lạ. Từ hai dãy lầu, những chùm hoa tường vi buông xuống lơ lửng, quệt vào vai áo người, quyện mùi hương ngan ngát. Tấm màn xanh đã được căng lên che kín tường vôi. Kìa, thầy Hòa điều khiển chương trình đang giới thiệu các tiết mục. Thầy khó tính nhất trường nhưng hôm nay cũng mỉm cười rạng rỡ với chúng em.
Tiết mục hóa trang mở màn của hơn mười đơn vị lớp thật sinh động sôi nổi, thu hút. Đặc biệt mục hóa trang thành thầy trò Tam Tạng của các anh lớp 9 thì vô cùng hấp dẫn. Đường Tăng lụng thụng trong bộ cà sa vàng với nét mặt trầm tư. Còn chú khỉ con thì hết sức tếu và giống hệt Tôn Ngộ Không. Chẳng biết các anh luyện công phu ra sao mà diễn xuất thật khéo. Hội trường tưởng chừng sắp bung ra vì tiếng cười, tiếng vỗ tay. Tiếp theo đó là màn trình diễn văn nghệ của lớp 8: Khi chị Phương vừa bước lên sân khấu thì cả hội trường không nén nổi tiếng xuýt xoa khen ngợi. Chà hôm nay chị trang điểm thật khéo, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, trông chị giống hệt như cô gái miền Bắc, chị trình bày bài hát “Em đi chùa Hương”. Tiếng hát của chị không điêu luyện nhưng cũng đủ làm cho em say mê xúc động khi nghĩ đến hình ảnh cô gái dễ thương trong bài hát. Xem thêm: Một số bạn em có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục các bạn ấy tin rằng đúng như người xưa từng nhắc nhở: Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích
Phần sau chương trình dành cho nhạc trẻ. Một chị lớp Chuyên Anh trình bày ca khúc nước ngoài. Mặc dù không hiểu gì cả nhưng em cảm thấy lời ca thật cuốn hút, mượt mà, không chỉ riêng em mà cả hội trường cũng gật đầu tán thưởng. Tiếng đàn đã dứt, mọi người hãy còn say sưa quên cả vỗ tay.
Thầy điều khiển chương trình vừa bước lên định giới thiệu các tiết mục tiếp sau thì sân khấu vụt tối om. Cúp điện. Cuộc vui tưởng chừng như châm dứt, nhưng không, chẳng mấy chốc ánh lửa trại đã được nhóm lên bập bùng. Đêm văn nghệ lại tiếp tục. Dưới ánh sáng lung linh mờ nhạt của ngọn lửa, cảnh vật trở nên mờ ảo, đẹp lạ thường. Đã quá nửa đêm, sương thấm lạnh trên vai áo nhưng mọi người vẫn không thấy buồn ngủ. Sau phần đốt lửa trại, chúng em lại quay về trại của mình và bày trò chơi xem ai thua phải ngồi quạt muỗi. Lớp em phần đông là con gái chỉ có hai bạn trai nhưng nghịch như quỷ sứ.
Ai cũng cười, cũng nói, vui vẻ mặc cho thời gian trôi qua. Cho mãi đến ba giờ sáng. Phía Đông đã hơi ửng hồng, chúng em mới vội vàng đi nằm để mai còn làm lễ, mang vào trong giấc mơ cả những dư âm ngọt ngào của một đêm vui.
Vanmau.edu.vn | vanhoc |
Soạn bài: Tập đọc Đất Cà Mau
Hướng dẫn
A. KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM
Bài văn thuộc văn kể chuyện xen kẽ văn miêu tả. Giọng văn nhẹ nhàng hấp dẫn với một lối kể và tả rất sinh động. Khi đọc, em cần ngắt nghỉ đúng dấu câu. Nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả đặc điểm khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt của nhân dân ở vùng tận cùng của đất nước và niềm tự hào về truyền thống của cha ông được con cháu lưu truyền, phát huy.
B. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI
1.Phân đoạn: Bài văn chia làm ba đoạn để luyện đọc:
-Đoạn 1: Từ đầu đến… “cơn dông”. Nêu đặc điểm thời tiết của đất mũi Cà Mau.
-Đoạn 2: Từ “Cà Mau đất xốp” cho đến… “cây đước”.
Giới thiệu cây đước một loài cây nhiều nhất ở vùng đất Mũi.
-Đoạn 3: Phần còn lại của văn bản.
2-Nội dung bài
Câu 1: Mưa ở Cà Mau có gì khác thường?
Trả lời: Mưa ở Cà Mau là mưa dông: mưa thất thường, đột ngột kèm theo gió mạnh dữ dội nhưng chóng tạnh (nhanh hết).
Câu 2: Hãy đặt tên cho đoạn văn này.
Trả lời: Em có thế đặt tên: Mưa dông hoặc Mưa ở Cà Mau, Đặc điểm thời tiết ở Cà Mau.
Câu 3: Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao?
Trả lời: Do đặc điểm thời tiết, khí hậu thất thường nhiều mưa dông, đế tồn tại, phát triển các loài cây phải mọc thành chòm, thành rặng, thành rừng, rễ dài cắm sâu vào lòng đất và dựa vào nhau để chống chọi lại những cơn dông bất thường, dữ dội.
Câu 4: Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào?
Trả lời: Người Cà Mau dựng nhà cửa dọc những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước.
Câu 5: Người Cà Mau có tính cách như thế nào?
Trả lời: Người Cà Mau có tính cách: thông minh, giàu nghị lực, thích kể, nghe những huyền thoại kì lạ về sức mạnh và trí thông minh của con người chinh phục các loài vật hung dữ, toát lên một tinh thần thượng võ.
Câu 6: Mỗi đoạn văn trong bài tập trung nêu rõ một ý. Em hãy đặt tên cho từng đoạn văn.
Trả lời: Em có thể đặt tên cho từng đoạn như sau:
-Đoạn 1: Đặc điểm thời tiết ở Cà Mau.
-Đoạn 2: Cây cối, nhà cửa ở đất Mũi.
-Đoạn 3: Tính cách của người đất Mũi.
* Nội dung chính: Đặc điểm thiên nhiên và tính cách con người Cà Mau.
Xem thêm: Anh (chị) hiểu thế nào về tình yêu và khát vọng đối với tự do trong bài thơ tự do của p. Ê-luy-a | vanhoc |
USS Finnegan (DE-307) là một tàu hộ tống khu trục lớp Evarts được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Mỹ được đặt theo tên Thiếu úy Hải quân William Michael Finnegan (1897-1941), người phục vụ trên thiết giáp hạm và đã tử trận trong vụ Tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12, 1941. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế vào ngày 27 tháng 11, 1945 và xóa đăng bạ vào ngày 19 tháng 12, 1945. Con tàu bị bán để tháo dỡ vào tháng 6, 1946. Finnegan được tặng thưởng ba Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II.
Thiết kế và chế tạo
Những chiếc thuộc lớp tàu khu trục Evarts có chiều dài chung , mạn tàu rộng và độ sâu mớn nước khi đầy tải là . Chúng có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn ; và lên đến khi đầy tải. Hệ thống động lực bao gồm bốn động cơ diesel General Motors Kiểu 16-278A nối với bốn máy phát điện để vận hành hai trục chân vịt; công suất cho phép đạt được tốc độ tối đa , và có dự trữ hành trình khi di chuyển ở vận tốc đường trường .
Vũ khí trang bị bao gồm ba pháo /50 cal trên tháp pháo nòng đơn có thể đối hạm hoặc phòng không, một khẩu đội 1,1 inch/75 caliber bốn nòng và chín pháo phòng không Oerlikon 20 mm. Vũ khí chống ngầm bao gồm một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog Mk. 10 (có 24 nòng và mang theo 144 quả đạn); hai đường ray Mk. 9 và tám máy phóng K3 Mk. 6 để thả mìn sâu.
Finnegan được đặt lườn tại Xưởng hải quân Mare Island ở Vallejo, California vào ngày 5 tháng 7, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 22 tháng 2, 1944; được đỡ đầu bởi bà Charles Schroeder, em của Thiếu úy Finnegan, và nhập biên chế vào ngày 19 tháng 8, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Huston Hoffman.
Lịch sử hoạt động
Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy và huấn luyện, Finnegan được điều động về Hạm đội Thái Bình Dương. Nó rời vùng biển California và đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 8 tháng 11, 1944 để phục vụ như mục tiêu giả lập trong việc huấn luyện tàu ngầm. Nó lên đường hộ tống một đoàn tàu vận tài đi Midway từ ngày 11 đến ngày 20 tháng 12, tiếp tục phục vụ huấn luyện tàu ngầm tại khu vực Oahu cho đến ngày 9 tháng 1, 1945. Sau khi thực hành huấn luyện đổ bộ tại vùng biển quần đảo Hawaii, nó lên đường hộ tống một đội tàu đổ bộ LST và tàu săn ngầm đi sang Saipan thuộc quần đảo Marianna.
Vào ngày 15 tháng 2, Finnegan khởi hành từ Saipan để tham gia cuộc đổ bộ lên Iwo Jima, nơi nó hoạt động tuần tra bảo vệ cho các tàu vận chuyển vào lúc diễn ra cuộc đổ bộ ban đầu vào ngày 19 tháng 2. Đang khi hộ tống các tàu vận chuyển rỗng quay trở lại Saipan vào sáng sớm ngày 26 tháng 2, radar của nó đã bắt được một mục tiêu nghi ngờ trên mặt biển, và chiếc tàu hộ tống khu trục đã tách khỏi đoàn tàu để truy lùng tàu đối phương. Nó đã đánh chìm tàu ngầm Nhật Bản I-370 tại tọa độ sau bốn giờ tấn công.
Từ Saipan, Finnegan hộ tống các tàu vận tải đi Espiritu Santo, đến nơi vào ngày 15 tháng 3. Nó lại lên đường mười ngày sau đó để đi sang Ulithi, nơi tập trung lực lượng chuẩn bị cho chiến dịch đổ bộ cuối cùng tại khu vực quần đảo Ryukyu. Con tàu đi đến ngoài khơi Okinawa vào ngày 9 tháng 4, và bắt đầu hoạt động tuần tra chống tàu ngầm và bảo vệ cho các tàu chiến thuộc lực lượng tấn công; nó đã đánh đuổi một máy bay đối phương tấn công, có thể là một chiếc Kamikaze, vào ngày 28 tháng 5. Nó rời khu vực Okinawa vào ngày 10 tháng 7 để đi sang Philippines, nơi nó hoạt động hộ tống vận tải và tuần tra tại chỗ cho đến ngày 15 tháng 9.
Finnegan lên đường quay trở về Hoa Kỳ ngang qua Eniwetok, Trân Châu Cảng và San Pedro, California. Con tàu tiếp tục được lệnh chuyển sang vùng bờ Đông Hoa Kỳ, đi đến Charleston, South Carolina, nơi nó được cho xuất biên chế và đưa về thành phần dự bị vào ngày 27 tháng 11, 1945. Con tàu bị bán để tháo dỡ vào tháng 6, 1946.
Phần thưởng
Tham khảo
Chú thích
Thư mục
Liên kết ngoài
Lớp tàu hộ tống khu trục Evarts
Khinh hạm và tàu hộ tống khu trục của Hải quân Hoa Kỳ
Tàu hộ tống khu trục trong Thế Chiến II
Tàu thủy năm 1944 | wiki |
Cao Lương Đỏ hay Red Sorghum Clan là một tác phẩm văn học của nhà văn người Trung Quốc Mạc Ngôn. Tiểu thuyết này đã được chuyển thể thành phim điện ảnh năm 1987 và phim truyền hình năm 2014.
Nội dung
Bối cảnh câu chuyện là những năm 1920 và 1930 tại miền quê Cao Mật ở miền Nam Trung Hoa. Câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất, với nhân vật chính là bà nội của người kể chuyện. Cô gái trẻ đầy khát vọng yêu đương đã bị gả cho một người đàn ông mắc bệnh phong. Ngày lên kiệu hoa, cô gái đầy chán chường ấy đã gặp và say mê một trong những người phu kiệu khỏe mạnh, mà sau này đã trở thành tư lệnh Dư Chiêm Ngao, người anh hùng phục kích đoàn xe Nhật. Ngày hôm ấy chính anh đã cứu cô khỏi tay bọn cướp.
Hai ngày sau ở nhà chồng, cô thức trắng với con dao trong tay. Ngày thứ ba được trả về, người phu kiệu đã cướp cô chạy vào rừng cao lương đỏ. Ba ngày hạnh phúc trong rừng đã đem lại cho cô một đứa con trai, cha của người kể chuyện.
Năm 14 tuổi, người con trai gia nhập đoàn quân của Dư Chiêm Ngao mà ông vẫn coi là cha nuôi. Người con gái giờ đây đã là người thiếu phụ, ngày ngày vẫn làm bánh đem ra chiến trường khao quân. Trong một lần gánh bánh gặp đúng lúc xe giặc đang đi qua, bà đã hy sinh. Trước khi chết bà nói cho con trai biết về người cha thật sự, và ra đi nhẹ nhàng trên đệm cây cao lương, nơi đã chứng kiến tình yêu và hạnh phúc của bà.
Chuyển thể
Cao lương đỏ đã được chuyển thể thành phim điện ảnh năm 1987, do Trương Nghệ Mưu đạo diễn với hai diễn viên chính Củng Lợi và Khương Văn. Bộ phim đã đoạt giải thưởng Gấu Vàng - giải cao nhất tại Liên hoan phim quốc tế Berlin năm 1988.
Tác phẩm này một lần nữa được chuyển thể thành phim truyền hình năm 2014, Trịnh Hiểu Long đạo diễn, hai diễn viên chính là Châu Tấn và Chu Á Văn.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn tại Văn Tuyển.
Văn học Trung Quốc
Tiểu thuyết năm 1987
Tiểu thuyết Trung Quốc | wiki |
Tác động môi trường của sản xuất thịt thay đổi do có nhiều thói quen trong nông nghiệp trên khắp thế giới. Tất cả các thói quen trong nông nghiệp được thấy là có nhiều tác động đến môi trường. Một số tác động đến môi trường có liên quan đến việc sản xuất thịt là ô nhiễm thông qua việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, khí mê-tan, chất thải, và nước và đất. Con người có thể sản xuất thịt thông qua nhiều cách, bao gồm canh tác hữu cơ, chăn nuôi tự do, chăn nuôi thâm canh, nông nghiệp tự cung tự cấp, săn bắn và đánh bắt cá.
Tổng quan
Báo cáo năm 2006 do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) của Liên Hợp Quốc công bố, nói rằng "ngành chăn nuôi là một yếu tố gây căng thẳng lớn đối với nhiều hệ sinh thái và trên toàn hành tinh. Trên toàn cầu, đây là một trong những nguồn khí nhà kính lớn nhất (GHG) và là một trong những yếu tố nguyên nhân hàng đầu gây mất đa dạng sinh học, trong khi ở các nước phát triển và mới nổi, đây có lẽ là nguồn ô nhiễm nước hàng đầu. " (trong bài viết này và nhiều báo cáo khác của FAO, nhưng không phải luôn luôn ở những nơi khác, gia cầm được đưa vào như "gia súc".) Một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên tạp chí Carbon Balance and Management cho thấy lượng khí thải mê-tan toàn cầu của ngành chăn nuôi cao hơn 11% so với ước tính trước đây dựa trên dữ liệu từ Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu.
Một phần của những tác động này có thể được gán cho các lĩnh vự phi thịt của ngành chăn nuôi như len, trứng và các ngành công nghiệp sữa, và cho gia súc được sử dụng để canh tác. Chăn nuôi được ước tính cung cấp tài nguyên cho một nửa diện tích đất nông nghiệp của thế giới. Theo dữ liệu sản xuất do FAO tổng hợp, 74% trọng tải sản phẩm chăn nuôi toàn cầu năm 2011 được tính bằng các sản phẩm không phải thịt như len, trứng và sữa. Thịt cũng được coi là một trong những yếu tố chính góp phần vào sự tuyệt chủng lần thứ 6. Một nghiên cứu vào tháng 7 năm 2018 trên Science khẳng định rằng tiêu thụ thịt sẽ tăng lên do kết quả của sự gia tăng dân số của con người và thu nhập cá nhân tăng lên, điều này sẽ làm tăng lượng khí thải carbon và làm giảm đáng kể đa dạng sinh học.
Vào tháng 11 năm 2017, 15.364 nhà khoa học thế giới đã ký một Cảnh báo cho Nhân loại nhằm kêu gọi, làm giảm đáng kể mức tiêu thụ thịt bình quân đầu người của chúng ta. Một sự thay đổi tương tự với chế độ "ăn không thịt" xuất hiện cũng là lựa chọn an toàn duy nhất để nuôi sống dân số ngày càng tăng mà không cần phá rừng và cho các viễn cảnh khác.
Tham khảo
Thịt
Thực phẩm và môi trường
Tác động môi trường | wiki |
Clara "Clarita" Agustina de Uriburu Roca (1 tháng 4 năm 1908 - 22 tháng 4 năm 1995) là một người có tiếng trong xã hội Argentina, trở thành hình mẫu trong tác phẩm The Book of Beauty của Cecil Beaton.
Tiểu sử
Clara "Clarita" Agustina de Uriburu Roca sinh ngày 1 tháng 4 năm 1908 tại Buenos Aires, Argentina, con gái của (1880-1956), Đại sứ Argentina tại Luân Đôn từ 1927 đến 1931, và Agustina Eloísa Roca Funes. Ông nội của cô là ông Jose Evaristo Uriburu, Tổng thống Argentina từ ngày 23 tháng 1 năm 1895 đến ngày 12 tháng 10 năm 1898.
Cô là một trong những hình mẫu của Cecil Beaton, người, trong tác phẩm The Book of Beauty, đã viết: "Cô Clarita de Uriburu là phiên bản hôn nhân của hai chị em cao lớn này (Paula Gellibrand và chị gái Nada Ruffer, n.d.r), một con rối tinh xảo, chiều cao năm feet, cân đối tinh tế, và kết cấu của làn da và mái tóc của cô ấy là một cái đẹp duy nhất. Khuôn mặt hình quả trứng của cô ấy trông được làm bằng đá cẩm thạch bóng loáng, mái tóc màu ngô của cô ấy được cắt bằng lụa mỏng manh nhất, má cô ấy có một màu hồng ngọt ngào như hạt đậu, đôi mắt của cô ấy, lông mi khổng lồ, to lớn và rực lửa sáng chói, mũi của cô ấy sắc sảo và vui tươi, miệng của cô ấy có một cái cằm trên cái cằm có hình bầu dục của nó, và trên đôi môi của cô ấy có thêm một vẻ rực rỡ. Chiếc cổ mỏng như chiếc mũ của cô ấy trông không giống như nó có thể cân bằng vương miện lớn của cái đầu mà nó mang theo, chứ đừng nói đến chiếc mũ nhỏ thông minh điên rồ mà chắc chắn không thể thấy ở London. Cô Uriburu sở hữu những phẩm chất trẻ con của người đầu tiên mà cô có, nhưng ăn mặc với sự tinh tế và hơi hài hước mà chỉ có vài phụ nữ trung niên có được. Cô ấy là một trong những Venuses quan trọng nhất của chúng tôi, vì cô ấy hoàn toàn mới, dí dỏm, xinh đẹp, và kết quả là hấp dẫn một cách kỳ lạ. "
Vào ngày 15 tháng 12 năm 1938, cô kết hôn với Eduardo Cernadas Martel và có một con trai, Eduardo Cernadas Uriburu.
Cô qua đời vào ngày 22 tháng 4 năm 1995 tại Buenos Aires, Argentina và được chôn cất tại Concreteerio de la Recoleta.
Tham khảo
Nữ người mẫu Argentina
Mất năm 1995
Sinh năm 1908
Số liên kết bản mẫu Interlanguage link | wiki |
Tyrion Lannister, hay còn được biết đến với biệt danh Halfman hoặc Imp, biệt hiệu là Hugor Hill, là một nhân vật hư cấu trong loạt tiểu thuyết sử thi giả tưởng A Song of Ice and Fire của tác giả người Mỹ George RR Martin và bộ phim truyền hình Game of Thrones (do nam diễn viên người Mỹ Peter Dinklage thủ vai). Xuất hiện lần đầu trong A Game of Thrones (1996), Tyrion là nhân vật dẫn chuyện nổi bật trong tác phẩm, với số lượng chương đóng vai trò là người dẫn chuyện nhiều nhất trong năm phần tiểu thuyết đầu tiên. Anh là một trong số ít nhân vật nổi bật không có mặt trong A Feast for Crows (2005) nhưng đã trở lại trong A Dance with Dragons (2011) và được xác nhận sẽ xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết thứ sáu sắp ra mắt The Winds of Winter. Tyrion là nhân vật mà Martin thai nghén từ năm 1981, từ lúc ông viết cuốn tiểu thuyết Windhaven. Đây cũng là nhân vật mà Martin yêu thích trong truyện.
Tyrion là con út của Lãnh chúa Tywin, người đứng đầu của gia tộc nhà Lannister, một trong những gia tộc giàu có và quyền lực nhất lục địa Westeros. Ngày Tyrion chào đời cũng là ngày mẹ anh mất. Cùng với đó, từ lúc sinh ra, Tyrion đã là một người lùn nên anh bị chính cha mình oán giận suốt từ lúc ấy. Để tránh ánh mắt soi xét của người đời và sự khinh thường đến từ cha và chị gái Cersei, Tyrion sử dụng địa vị gia tộc Lannister như một cách để giảm thiểu điều đó trong suốt cuộc đời mình. Anh làm bạn với rượu vang, vượt lên trên sự khuyết thiếu và bất công bằng lòng tự trọng và tính dí dỏm của mình. Anh cho rằng gia tộc mình không đủ khả năng để nắm giữ vương quốc. Để tái lập trật tự tại kinh đô cũng như kìm hãm đứa cháu trai mới lên ngôi là Joffrey, Tyrion được Tywin cử đến kinh đô ngay trước khi cuộc nội chiến bắt đầu. Tyrion tranh đấu để bảo vệ kinh đô và gia tộc. Khi cha anh trở về kinh đô, Tyrion trở nên dễ bị tổn thương trước cơn thịnh nộ và âm mưu của các cận thần vây quanh Joffrey, bao gồm cả chị gái đầy mưu mô của Tyrion. Tyrion sau đó thoát chết và chạy trốn khỏi Westeros, tự đặt bản thân vào tình thế nhiều nguy hiểm hơn khi không có sự hỗ trợ thường thấy từ gia tộc Lannister.
Tyrion đã được tờ The New York Times ca ngợi là một trong những nhân vật hoàn hảo và nổi tiếng nhất của Martin. Sự nổi tiếng của nhân vật này đã thúc đẩy Martin và nhà xuất bản Bantam Books cho ra mắt cuốn The Wit & Wisdom of Tyrion Lannister (2013), một bộ sưu tập minh họa các câu nói của Tyrion trích từ tiểu thuyết. Về mặt điện ảnh, Dinklage cũng nhận được sự hoan nghênh rộng rãi của giới phê bình cho màn thể hiện vai diễn Tyrion của mình. Anh giành về bốn giải Primetime Emmy cho Nam diễn viên phụ xuất sắc phim truyện truyền hình và một giải Quả cầu vàng cho Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất phim truyền hình. Dinklage là diễn viên duy nhất trong Game of Thrones đoạt giải Emmy và là diễn viên duy nhất nhận được đề cử cho giải thưởng này vào mỗi mùa phim.
Cốt truyện theo nguyên tác
A Game of Thrones
Tyrion tham gia đoàn tùy tùng của Vua Robert Baratheon đi tuần du phương Bắc, dừng chân tại Thành Winterfell của Gia tộc Stark. Sau đó anh đồng hành cùng đội Tuần Đêm đến Bức Tường, nán lại thăm thú Lâu đài Đen và kết thân với người con ngoài giá thú của Ned Stark là Jon Snow. Vì tình bạn với Jon, Tyrion tạt qua Winterfell trên đường trở về và tặng cho Bran, em trai bị què của Jon, bản thiết kế một chiếc yên đặc biệt, cho phép cậu thỏa sức cưỡi ngựa.
Tại Tửu quán Crossroad, Tyrion tình cờ chạm mặt phu nhân của Ned Stark là Catelyn Tully. Vị này cáo buộc Tyrion tội mưu sát con trai bà là Bran và, với sự giúp đỡ của các hiệp sĩ thân quen trong quán, bắt giữ anh để chờ xét xử. Catelyn áp giải Tyrion tới Thành Eyrie xứ Vale để nhờ người em gái Lysa Arryn đưa ra phán quyết. Đoàn hộ tống chẳng may bị sơn nhân mai phục giữa đường; Tyrion ở lại trợ giúp đánh đuổi chúng, mặc dù hoàn toàn có thể tẩu thoát. Tại phiên tòa, Tyrion bác bỏ cáo buộc của Catelyn, đề nghị được xét xử bằng giao đấu. Anh thuyết phục được một tên lính đánh thuê tên là Bronn đấu thay mặt mình. Tay kiếm sĩ chiến thắng nên Tyrion rốt cục được trả tự do.
Tham khảo
Sơ cấp
Thứ cấp
Liên kết ngoài
Tyrion Lannister trên IMDb
Nhân vật nam phim truyền hình
Quý tộc giả tưởng
Nhân vật A Song of Ice and Fire | wiki |
Mạnh Trường (tên đầy đủ: Nguyễn Mạnh Trường, sinh ngày 11 tháng 9 năm 1985 tại Hà Nội) là một nam diễn viên, người mẫu Việt Nam. Anh được biết đến qua các bộ phim Bí mật tam giác vàng, Người đứng trong gió, Zippo, mù tạt và em, Cả một đời ân oán, Ngược chiều nước mắt, Chạy trốn thanh xuân, Sinh tử, Tình yêu và tham vọng, Hồ sơ cá sấu, Hương vị tình thân. Năm 2021, anh nhận được giải thưởng Nam diễn viên chính xuất sắc nhất phim truyện truyền hình tại Giải Cánh diều 2020.<ref name=CD Năm 2022, anh đã nhận giải Nam diễn viên ấn tượng tại giải thưởng Ấn tượng VTV - VTV Awards 2021.
Tiểu sử và sự nghiệp
Mạnh Trường sinh ngày 11 tháng 9 năm 1985 tại Hà Nội. Anh là một nam diễn viên được biết đến với nhiều vai diễn phim truyền hình và một số phim điện ảnh, phim video (phim truyền hình ngắn tập). Từng giành được giải Siêu mẫu ăn ảnh tại cuộc thi Siêu mẫu Việt Nam 2004 nhưng Mạnh Trường nhanh chóng rẽ lối sang nghiệp diễn xuất với nhiều vai diễn ấn tượng trong nhiều phim truyền hình. Mạnh Trường có diễn xuất khá đa dạng và nhiều màu sắc với nhiều vai diễn có hoàn cảnh khác nhau. Những bộ phim thành công mà Mạnh Trường từng thể hiện có thể kể đến như Đường lên Điện Biên, Bí mật tam giác vàng, Hoa nở trái mùa... Anh và con gái đầu lòng từng tham dự mùa thứ hai của chương trình Bố ơi! Mình đi đâu thế? và tạo được nhiều chú ý vì sự dễ thương và cá tính của cả hai bố con. Vào năm 2021, anh nhận Giải thưởng Nam diễn viên chính xuất sắc nhất phim truyện truyền hình qua vai diễn Lê Anh Hải trong Hồ sơ cá sấu tại Lễ trao giải Cánh Diều 2020. Năm 2021, anh nhận Giải thưởng Nam diễn viên truyền hình Ấn tượng qua vai diễn Hoàng Long trong Hồ sơ cá sấu.
Danh sách phim
Phim truyền hình
Phim điện ảnh/Phim video
Đời tư
Lan Phương và Mạnh Trường vốn là bạn học từ cấp 2. Đến hết cấp 3, Lan Phương được gia đình thu xếp đưa sang Đức định cư nhưng cô đã không đi và ở lại. Cô đã khuyên Mạnh Trường thi vào Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội. Năm 2008, Mạnh Trường kết hôn khi mới 23 tuổi, ngày Lan Phương và Mạnh Trường đính hôn cũng là ngày Hà Nội mưa ngập lụt. Hiện tại, hai người đã có 1 bé trai và 1 bé gái. Chíp, tên thật là Phương Linh đã cùng Mạnh Trường tham gia chương trình Bố ơi! Mình đi đâu thế? (mùa 2). Đến ngày 22 tháng 11 năm 2022, gia đình anh đón thêm thành viên thứ 4 là một bé trai.
Thành tích
Giải thưởng và đề cử
Chương trình truyền hình / Cuộc thi người mẫu
Siêu mẫu Việt Nam 2004
Khu vực Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc: Giải Phong cách
Toàn quốc: Top 10 (Nam), Giải Siêu mẫu ăn ảnh
Chương trình truyền hình
Bố ơi! Mình đi đâu thế (Mùa 2)
Tham gia cùng với bé Chíp (Phương Linh)
Ai là triệu phú
Tư cách là người trợ giúp cho Việt Anh ở câu số 9 (Quyền trợ giúp gọi điện thoại cho người thân)
Cuộc hẹn cuối tuần
Khách mời cùng với Phương Oanh
Xem thêm
Phương Oanh
Thu Quỳnh
Thanh Hương
Việt Anh
Hồng Đăng
Hồng Diễm
Tham khảo
Liên kết ngoài
Sinh năm 1985
Nhân vật còn sống
Nam diễn viên điện ảnh Việt Nam
Nam diễn viên truyền hình Việt Nam
Nam người mẫu Việt Nam
Người Hà Nội
Phim và người giành giải Cánh diều | wiki |
Hòa thượng Thích Tố Liên (1903-1977) là một tu sĩ Phật giáo Việt Nam, ông là người có nhiều công lao trong phong trào chấn hưng Phật giáo, đưa Phật giáo Việt Nam hòa nhập với Phật giáo Thế giới.
Tiểu sử
Hòa thượng thế danh là Nguyễn Thanh Lai, sinh năm Quý Mão (1903) tại làng Quỳnh Lôi, tổng Kim Liên, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông cũ, nay thuộc phường Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, xuất thân trong một gia đình nho giáo, thân phụ là Nguyễn Văn Định và thân mẫu là Nguyễn Thị Đào.
Ngài xuất gia năm 13 tuổi tại Chùa Hương, là đại đệ tử của Hòa thượng Thích Thanh Tích (1881-1964). Ngài tính cương trực, chuộng hoạt động, mặc dù được chọn làm Trưởng pháp tử, song quyết tâm ra đi du phương sam học nơi các đạo tràng danh tiếng như chốn tổ Tế Xuyên, Bằng Sở, Vĩnh Nghiêm… Ngài đã từng du học, trụ trì chùa Côn Sơn, Thanh Mai – Hải Dương
Năm 1935, sau phong trào chấn hưng Phật giáo toàn quốc, sẵn có giới đức trang nghiêm và trí tuệ minh mẫn, Ngài được Hội Việt Nam Phật giáo Bắc kỳ cung thỉnh ra chùa Quán Sứ Hà Nội để chung lo Phật sự.
Ngoài việc phụng sự chung cho đại cuộc Phật giáo, Ngài đã đóng góp rất nhiều cho Phật học đường Quán Sứ như giảng dạy, chủ sám và giới sư các Đại giới đàn, cùng đóng góp tích cực cho những hoạt động về văn hóa và xã hội của Phật giáo miền Bắc.
Sau một thời gian dưỡng bệnh tại Côn Sơn, đến năm 1945 Cách mạng tháng 8 thành công, Hòa thượng lại trở về Quán Sứ. Vận dụng khả năng tri thức và trí tuệ vốn có để ứng dụng Phật sự trong hoàn cảnh mới của đất nước. Ý thức trách nhiệm trước sứ mệnh lịch sử dân tộc và đạo pháp, Ngài khắc phục mọi trở ngại, đề cao chủ trương: Thống nhất Phật giáo, đoàn kết Tăng già. Và cuối cùng nguyện vọng ấy đã đạt được qua việc thành lập Hội Tăng ni Chỉnh lý Bắc phần, tiền thân của Giáo hội Tăng già Bắc Việt do Ngài làm Chủ tịch, đồng thời giữ chức Phó Hội trưởng Hội Phật giáo Việt Nam. Lúc ấy Ngài mới 47 tuổi (năm 1950).
Tháng 5 năm 1950, Ngài đại diện cho Phật giáo Việt Nam đi dự Hội nghị thành lập Hội Phật giáo Liên hữu thế giới tại Srilanka và đưa Phật giáo Việt Nam tham gia với tư cách sáng lập viên của Hội này, đồng thời được Đại hội suy cử làm Đệ nhất Phó Hội trưởng cùng đại diện Ban chấp hành Hội Liên hữu Phật giáo thế giới, chi bộ tại Việt Nam.
Năm 1951, Ngài là một trong những sáng lập viên Tổng hội Phật giáo Việt Nam, tổ chức thống nhất Phật giáo toàn quốc, gồm cả Tăng già và cư sỹ thuộc Bắc, Trung, Nam để phù hợp với đà tiến chung của Phật giáo thế giới.
Tháng 9 năm 1952, Ngài đi dự Đại hội Phật giáo thế giới tại Nhật, nhằm tăng cường Phật sự trên cơ sở Phật giáo thế giới như phổ biến giáo lý đức Phật trong các tổ chức giáo dục thuộc mỗi quốc gia, từ tiểu học đến đại học, thực hiện các công tác nhân đạo, từ thiện, xã hội, thành lập Đoàn Thanh niên Phật tử thế giới.
Sau khi về nước, Ngài tích cực đi vận động khắp nơi ở miền Trung và miền Nam, gặp gỡ, thảo luận, đàm đạo với các vị lãnh đạo Phật giáo 3 miền, thành lập Giáo hội Tăng già toàn quốc và ngài được cử làm Tổng thư ký.
Về xã hội: Suốt khoảng thời gian từ năm 1945 đến năm 1954, Ngài là vị trụ trì chùa Quán Sứ Hà Nội, một trung tâm của Phật giáo miền Bắc. Ngài đã thành lập các tổ chức cứu trợ đồng bào nạn nhân chiến tranh và các cô nhi viện Quán Sứ, Tế Sinh.
Về văn hóa: Ngài có công cho khắc in rất nhiều bản và phổ biến trong toàn quốc bộ "Việt Nam Phật điển Tùng San", mong tác phẩm này được lưu truyền hậu thế và không còn bị mai một. Ngài còn là chủ nhiệm và chủ bút tờ nguyệt san "Phương tiện", hậu thân của báo "Đuốc tuệ". Ngài chuyên viết các bài giảng phổ thông về Phật học để báo "Đuốc tuệ" ấn hành.
Về giáo dục: Ngài có công thành lập trường Tiểu học Khuông Việt tại chùa Quán Sứ; trường Trung học Vạn Hạnh tại chùa Hàm Long Hà Nội. Và đặc biệt Ngài để tâm rất nhiều đến việc đào tạo Tăng tài bằng cách gửi các Tăng sỹ Việt Nam đi du học ở nước ngoài, nhằm phát triển kiến thức, trao đổi văn hóa, tăng cường hữu nghị và đào tạo Như Lai sứ giả giữa các quốc gia Phật giáo trên quy mô quốc tế.
Năm 1954, đất nước lại bị chiến tranh chia cắt, Hòa thượng tiếp tục bồi đắp và duy trì các cơ sở Phật giáo đã được xây dựng từ trước.
Đến năm 1958, Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam ra đời, kế thừa sự nghiệp của Hòa thượng ở giai đoạn mới. Hòa thượng là một thành viên sáng lập và được suy cử vào Ban Trị sự Trung ương Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam. Sau đó vì bệnh duyên và tuổi ngày một cao, Ngài phải nghỉ dưỡng bệnh và tĩnh tu ở chùa Quán Sứ, Quỳnh Trân và một số nơi tại miền Bắc.
Tháng 3 năm 1977, Ngài chống thiền trượng đi gặp và đàm đạo cùng chư Tăng tại chùa Quán Sứ để tạ từ. Thế rồi chiều ngày 13 tháng 2 năm Đinh Tỵ (tức ngày 01/04/1977), Ngài đã viên tịch tại chùa Quán Sứ, trụ thế 75 năm và hoằng pháp độ sinh 45 năm. Bảo tháp của Ngài tọa lạc tại chùa Sùng Phúc, thôn Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội, bảo hiệu là Chân Không Tháp.
Sự nghiệp và đạo hạnh của Hòa thượng đã đi vào lịch sử Phật giáo Việt Nam, với công lao cao cả trong cuộc chấn hưng Phật giáo nước nhà và đưa đạo Phật Việt Nam góp mặt với Phật giáo thế giới. Hòa thượng là tấm gương soi sáng cho các thế hệ Tăng Ni, Phật tử cống hiến trọn đời cho Đạo pháp – Dân tộc.
Tác phẩm
Ông để lại một số sáng tác:
– Tấm gương quy y
– Sự lý lễ tụng
– Ký sự Phái đoàn Phật giáo Việt Nam đi Ấn Độ và Tích Lan (Srilanka)
– Tịnh Độ sám nguyện – dịch và chú giải
Tham khảo
Chùa Hương ngày nay, Thích Viên Thành, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội 1996
Hoà thượng Thích Tố Liên trong quan hệ Phật giáo quốc tế
Hội nhập Phật giáo thế giới của Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Chấn hưng Phật giáo – đòn bẩy cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam
Người Hà Nội
Tăng sĩ Việt Nam | wiki |
Đề bài: Trong lớp có bạn cho rằng: Không nên kết bạn với những người học yếu. Anh (chị) hãy viết một bài văn bác bỏ quan niệm đó.
Chọn bạn mà chơi, đó là câu châm ngôn mà người xưa thường dạy con cháu. Bạn bè là mối quan hệ thân thiết, khăng khít, không khác gì mối quan hệ cha con, anh em, thầy trò… Trong lớp, có bạn học giỏi, có bạn học yếu, có bạn tốt, có bạn chưa tốt. Có ý kiến cho rằng: Không nên kết bạn với những người học yếu. Ý kiến đó đúng, sai ra sao? Thái độ của chúng ta đối với các bạn học yếu nên như thế nào cho đúng?
Trước hết, ta hãy bàn về mặt đúng của ý kiến trên. Mỗi chúng ta ai cũng mong muốn có được những người bạn tốt để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, khuyến khích, động viên ta vươn lên trong học tập và tu dưỡng. Nói một cách đầy đủ, bạn tốt là người đồng hành rất đáng quý đối với chúng ta trong cuộc sống.
Ngược lại, nếu chơi với những bạn học yếu hoặc chưa tốt thì có thể chúng ta sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Tục ngữ có câu: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng là vậy. Các bạn học yếu vì nhiều lí do nhưng phần lớn thường ham chơi, lười học, thích quậy phá, nghịch ngợm, ngại khó, hay mượn cớ ốm đau để trốn học rồi rủ rê, tụ tập nhau đua xe, chơi game, đá bóng trên hè phố, gây rối nơi công cộng. Dần dà, các bạn đó tiêm nhiễm những thói hư tật xấu để rồi gây ra những hậu quả khôn lường, trở thành mối lo, thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Vì vậy, khi chơi với các bạn học yếu, các bạn chưa tốt, nếu chúng ta không có bản lĩnh thì sẽ dễ bị lôi kéo. Thực tế cho thấy theo điều tốt thì khó như trèo núi ngược, theo điều xấu thì dễ như nước chảy xuôi. Từ người tốt chẳng mấy chốc biến thành người xấu. Vậy nên chúng ta phải cân nhắc thận trọng trong quan hệ với các bạn học yếu hoặc bạn chưa tốt.
Xem thêm: Viết đoạn văn bình luận về đóng góp to lớn của các nhà khoa học nông nghiệp Việt NamTuy nhiên, nếu không ai chơi với bạn học yếu, bạn chưa tốt thì các bạn ấy biết dựa vào đâu? Bị hắt hủi, các bạn ấy sẽ có mặc cảm tự ti, bi quan, thất vọng. Cho nên, chúng ta không thể xa lánh hoặc bỏ rơi mà cần phải động viên, khích lệ các bạn ấy bằng tình cảm chân thành và hành động thiết thực, dẫn dắt các bạn ấy tham gia vào những hoạt động bổ ích, lành mạnh như thể dục thể thao, sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ dã ngoại, lửa trại, các hoạt động từ thiện…
Trong học tập, chúng ta nên giúp đỡ các bạn gặp hoàn cảnh khó khăn hay có trở ngại về nhận thức; trao đổi từng bài văn hay, tranh luận cách làm mỗi bài toán khó. Đây cũng là dịp tốt để ta khắc sâu kiến thức, nhớ kĩ, nhớ lâu bài giảng của thầy. Dùng những lời nói hay, hành động đúng khích lệ các bạn vượt lên chính mình để thi đua cùng bạn bè. Trước mỗi thành tích dù là nhỏ cùa các bạn ấy, chúng ta nên động viên kịp thời. Khi bạn vấp ngã, chúng ta hãy quan tâm nâng đỡ bằng trái tim nhân hậu. Chúng ta không nên thành kiến mà phải tạo nhiều cơ hội tốt để các bạn đó thử thách, sửa chữa khuyết điểm, tiếp cận với cái tốt, cái đẹp của cuộc sống. Chúng ta hãy mong đợi và tin tưởng vào sự tiến bộ của các bạn. Tình yêu thương chân thành sẽ cảm hóa được tất cả. Cha ông ta thường dạy con cháu rằng: Có cái ác nhiều khi là do người tốt mà chẳng chịu làm điều gì cả.
Trong văn học dân gian lưu truyền giai thoại về tình bạn cao đẹp giữa Lưu Bình và Dương Lễ. Dương Lễ khi làm quan to vẫn không quên bạn cũ là Lưu Bình và tìm mọi cách giúp đỡ để bạn cũng hiển đạt như mình. Ngày nay, trên khắp đất nước ta có biết bao tấm gương giúp bạn vươn lên trong học tập. Có những học sinh cõng bạn bị liệt đến trường suốt mấy năm trời. Có nhiều bạn bè nhường cơm sẻ áo cho nhau, cùng động viên nhau vượt khó, học giỏi.
Nền kinh tế thị trường có nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức đặt ra cho thế hệ trẻ. Chúng ta phải biết xa lánh sự cám dỗ của các thói hư tật xấu, đồng thời chủ động nắm bắt cơ hội, cùng bạn bè say mê học tập, nuôi chí lập nghiệp, tạo dựng tương lai. Những bạn học yếu cũng cần xác định cho mình trách nhiệm trước bản thân, gia đình, xã hội. Cần khiêm tốn, tự tin thi đua cùng các bạn khá giỏi để trở thành người có ích, đáp lại niềm tin yêu của cha mẹ, thầy cô, bè bạn.
Xem thêm: Tự lựa chọn một đoạn trích trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, em hãy phân tích để làm nổi bật thành công của tác giả trong việc khắc họa nội tâm nhân vật | vanhoc |
Valerii Fedorovych Zaluzhnyi (tiếng Ukraina: Вале́рій Фе́дорович Залу́жний; trong tiếng Anh còn gọi là Valery hoặc Valeriy Zaluzhny, sinh ngày 8 tháng 7 năm 1973) là vị tướng bốn sao người Ukraine giữ chức Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine kể từ ngày 27 tháng 7 năm 2021. Ông cũng đồng thời là thành viên của Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine. Tướng Zaluzhnyi trước đây là Tư lệnh của Bộ chỉ huy tác chiến phía Bắc (2019–2021), Tham mưu trưởng tác chiến liên hợp của Lực lượng vũ trang Ukraine-Phó tư lệnh thứ nhất của Lực lượng liên hợp (2018), Tham mưu trưởng Nhân sự-Phó Tư lệnh thứ nhất của Bộ chỉ huy tác chiến phía Tây (2017), và Chỉ huy của Lữ đoàn cơ giới cận vệ 51 (2009–2012).
Tướng Zaluzhnyi được tạp chí Time vinh danh là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới vào năm 2022. Vị tướng này được ca ngợi về kỹ năng "thích ứng với chiến trường thay đổi nhanh chóng" thông qua việc ủy quyền cho cấp chỉ huy trực tiếp trên chiến trường và cơ chế thu thập thông tin hiệu quả trong Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine. Ông mang quân hàm thiếu tướng từ năm 2017, vào ngày 5 tháng 3 năm 2022, giữa lúc Nga xâm lược Ukraine, Zaluzhnyi được Tổng thống Zelenskyy thăng quân hàm Đại tướng và được đặt biệt danh là viên tướng Sắt ("Iron General"). Vào tháng 1 năm 2023, ông Zaluzhny nhận được 1 triệu USD tiền thừa kế từ một người Mỹ gốc Ukraine là Gregory Stepanets. Zaluzhny đã tặng luôn 1 triệu đô la này cho Lực lượng Vũ trang Ukraine và các tổ chức phi lợi nhuận nhân đạo ở Ukraine.
Zaluzhnyi được nhiều người đánh giá là một sĩ quan có tư duy cởi mở đại diện cho một thế hệ sĩ quan Ukraine mới, Zaluzhnyi đã hoàn toàn rời xa các thông lệ quân sự lâu đời của truyền thống quân sự Liên Xô. Một trong những bước đầu tiên của ông khi nhậm chức là cho phép quân đội ở mặt trận nổ súng đáp trả kẻ thù mà không cần sự đồng ý của lãnh đạo cấp trên và loại bỏ việc quân đội phải điền vào các tài liệu không cần thiết. Về các ưu tiên của mình với tư cách là Tổng tư lệnh, Zaluzhnyi đã tuyên bố thúc đẩy nhanh quá trình cải cách quân đội theo tiêu chuẩn NATO: "Quá trình cải cách tổng thể Lực lượng Vũ trang Ukraina phù hợp với các nguyên tắc và tiêu chuẩn của NATO vẫn là không thể đảo ngược. Và mấu chốt ở đây là các nguyên tắc khi làm. Những thay đổi phải diễn ra chủ yếu trong thế giới quan và thái độ của mọi người. Tôi muốn các chiến hữu phải đối diện với nhân dân, với cấp dưới. Thái độ của tôi đối với mọi người là không thay đổi trong suốt thời gian tôi tại ngũ."
Chú thích
Tham khảo
генерал-лейтенант ЗАЛУЖНИЙ Валерій Федорович // zsu.gov.ua
Gen. Mark A. Milley and Gen. Valery Zaluzhny; Washington Post, 27 January 2023
Олександр Штупун, «Хочемо відійти від написання бойових наказів зразка 1943 року. Від цих безглуздих доповідей біля карт» — командувач військ ОК «Північ» генерал-майор Валерій Залужний // armyinform.com.ua, 15 February 2020.
Liên kết ngoài
General Valerii Zaluzhnyi, Official Biography - Ministry of Defense of Ukraine
Хто такий новий головнокомандувач ЗСУ Валерій Залужний // Радіо Свобода, 27 July 2021.
«Кожен солдат для мене — особистість». Принципи нового головнокомандувача ЗСУ Валерія Залужного // Новинарня, 27 July 2021.
Quân đội Ukraina
Quân nhân Ukraina
Nga xâm lược Ukraina 2022 | wiki |
Trà lúa mạch (tiếng Anh: Barley tea, tiếng Hán: 大麦茶/Đại mạch trà, tiếng Nhật: Mugi-cha, tiếng Hàn: Bori-cha) là một loại trà làm từ hạt rang từ lúa mạch. Trà lúa mạch là một mặt hàng chủ lực ở nhiều nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Trà lúa mạch có vị đắng, và hơi cay. Ở Hàn Quốc, trà lúa mạch được uống nóng hoặc dùng lạnh thường thay cho nước uống trong nhiều gia đình và nhà hàng. Ở Nhật Bản, trà lúa mạch thường được dùng lạnh và là thức uống giải khát phổ biến vào mùa hè. Trà lúa mạch cũng được bày bán rộng rãi dưới dạng trà túi lọc hoặc đóng chai ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Trà lúa mạch đóng chai được bán tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi, và máy bán hàng tự động ở Nhật Bản và Hàn Quốc, trà lúa mạch lạnh là thức uống rất phổ biến vào mùa hè ở Nhật Bản. Tại Hàn Quốc, trà lúa mạch nóng đựng trong chai PET chịu nhiệt cũng được tìm thấy trong các máy bán hàng tự động và tủ giữ nhiệt ở các cửa hàng tiện lợi.
Chú thích
Ẩm thực | wiki |
Lừa đảo môi giới bán xe là hoạt động lừa đảo của những người tiếp cận chủ sở hữu xe đăng bán xe của họ trên các trang bán xe và hứa hẹn dối trá rằng sẽ tìm được người mua cho họ để đổi lấy một khoản phí trả trước một lần. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, đại lý lấy phí nhưng không có người mua nào được tìm thấy.
Tại Vương quốc Anh, lừa đảo môi giới xe được liệt kê bởi AA là một trong những loại lừa đảo được sử dụng phổ biến nhất. Theo Peter Stratton của Học viện Tiêu chuẩn Thương mại, áp lực phải bán cao cùng với việc gọi ngẫu nhiên khiến cho việc lừa đảo này thành công thường khiến người tiêu dùng có ít cơ hội được bồi thường.
Theo Văn phòng Thương mại Công bằng (OFT) người tiêu dùng ở Anh, mất gần 3 triệu bảng mỗi năm do xe cộ. Trong năm 2009, OFT, cảnh sát, tiêu chuẩn thương mại và ngành công nghiệp xe hơi đã đồng ý hợp tác để thúc đẩy nghiệp vụ.
Một số vụ bê bối môi giới bán xe hơi khét tiếng đã được báo chí Anh đưa tin. Vehicle Seller và Vehicle Match, hai công ty liên kết với Kieran Cassidy và mô tả là "một trong những kẻ phạm tội tồi tệ nhất" được phanh phui bởi Daily Mirror và Mail on Sunday giữa năm 2008 và 2009. Vào tháng 10 năm 2010, Kieran Cassidy đã bị tước quyền giám đốc 11 năm vì vai trò của mình ở Vehicle Seller và Vehicle Match. Express Match và Vehicle Searcher, hai công ty liên kết với Emmanuel Nwokedi, đã được Guardian phanh phui vào năm 2008.
Consumer Direct
và AA đưa ra lời khuyên cho những người nghĩ rằng họ có thể là nạn nhân của việc môi giới bán xe.
Tham khảo
Lừa gạt tín nhiệm
Sở hữu xe hơi
Bán hàng cá nhân | wiki |
Đảo Santa Cruz (phát âm tiếng Tây Ban Nha: [Santa kɾus]) là một trong những đảo thuộc quần đảo Galápagos với diện tích 986 km2 (381 dặm vuông) và độ cao tối đa 864 m. Đảo nằm ở trung tâm của quần đảo, Santa Cruz là hòn đảo lớn thứ hai sau đảo Isabela. Thủ phủ là Puerto Ayora, trung tâm đô thị đông dân nhất trong các đảo. Trên Santa Cruz có một số ngôi làng nhỏ, với dân chúng làm nông nghiệp và chăn nuôi gia súc. Hòn đảo này là một núi lửa không hoạt lớn. Người ta ước tính rằng các vụ phun trào cuối cùng xảy ra nhiều năm khoảng một triệu rưỡi năm trước đây. Có một đường hầm nham thạch khổng lồ mà là dài hơn 2000 mét trên đảo mà nhiều du khách tham quan và đi bộ qua. Như một minh chứng cho lịch sử núi lửa của nó có hai lỗ hổng lớn hình thành do sự sụp đổ của một buồng magma:. Los Gemelos, hay "Sinh Đôi". Tên tiếng Anh của nó (Indefatigable) đã được đặt theo tên tàu của Anh HMS Indefatigable. Santa Cruz có dân số lớn nhất trong quần đảo tại thị trấn Puerto Ayora, với tổng số 12.000 cư dân trên hòn đảo này.
Chú thích
Quần đảo Galápagos | wiki |
Thích Đồng Bổn
SỐNG VÀ CHẾT THẾ NÀO CHO CÓ Ý NGHĨA
L
oài người chúng ta là những sinh vật hữu hình hữu hạn, chúng ta không thể sống ngoài viễn tượng không gian và thời gian. Vì sao ? vì sắc chất chúng ta được cấu tạo nên từ tứ đại giả hợp, không có cách nào chụp bắt hay bám víu vào những lý thuyết hão huyền của vô hạn. Vậy thì làm sao chúng ta có thể tự giải thoát mình ra khỏi sự ràng buộc của phiền não khổ đau trong kiếp người từ giới hạn cuộc sống ?
Bởi thế, sự giải thoát phải được tìm kiếm trong chính hữu hạn, nói cách khác là ngay trong hành động thực tế của xã hội, mà biết đem giáo lý Phật đà ra áp dụng để hoán cải cuộc đời trở thành nhân sinh quan tươi đẹp; đó mới là ý nghĩa cứu khổ ban vui, lòng bi nguyện của Bồ tát hạnh, cũng là hoài bảo lớn lao của đức Phật Thích Ca khi đứng trước hoàn cảnh bất công ở xã hội thời ấy. Cho nên biết rằng, không có gì vô hạn tách biệt khỏi những sự vật hữu hạn. Nếu chúng ta tìm kiếm cái gì siêu nghiệm bằng lý thuyết suông, việc ấy sẽ cắt lìa chúng ta ra khỏi thế giới vật chất tương đối này; chẳng khác nào sự "hư vô hóa" chính chúng ta, thì luật đào thải tự nhiên của xã hội sẽ ném ta vào quá khứ.
Không một sinh vật nào trên vũ trụ có thể thoát khỏi định luật thiên nhiên là vô thường sinh diệt. Biết như thế thì có gì phải bi quan yếm thế cầu giải thoát bằng cách khoanh tay ngồi chờ sung rụng ? mà hãy nhớ rằng : "NIẾT BÀN phải được tìm kiếm ngay giữa lòng cõi TA BÀ hay trong giòng SINH TỬ".
Nếu chỉ biết có "Tinh thần", chỉ sống với "Vĩnh cửu". "Trừu tượng", "Vô biên" v.v. . . ưu tư muốn tìm một tổng hợp trong ấy, đối kháng quyết liệt với lao động chân tay, hoặc chẳng thể hòa mình vào dòng đời phụng sự xã hội, nhân loại; muốn đạt được cùng một lúc thân còn ở tại nhân gian mà tâm trí sống ở thiên đàng. Việc ấy sẽ không thể nào có được.
Mỗi người phải sống cho trọn đời mình cho đến giây phút cuối cùng, bằng tất cả bầu nhiệt huyết để đắp bồi cho cuộc đời bằng những bông hoa tươi thắm, cho hậu thế được hạnh phúc an vui, phải dám sống cho đến khi kết thúc đời mình, và cái bước kế tiếp là cái bước ngang qua lằn ranh đi vào cõi chết, trả thân nầy về cát bụi một cách mãn nguyện an vui vì đã làm tròn sứ mạng của con người. Chúng ta không có đủ can đảm để vào cuộc hành trình mà phải kêu lên là "không dám" hay sao ?
Cái chết là một chung cuộc lớn lao, một kinh nghiệm toàn mỹ, một triển khai có từ đời sống theo việc làm xấu hay tốt, ta cần gì phải nghĩ ngợi xa hơn ? con người chẳng bao giờ thấy xa hơn cái chung cuộc ấy. Sự chết đủ là một kinh nghiệm lớn lao, tại sao ta cứ phải tư duy, tra vấn về cái gì ở đằng sau một kinh nghiệm; hơn nữa, lại là một kinh nghiệm mà ta hãy còn mù tịt ?
Trong kinh Nhân Quả báo ứng có nói :
"Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị;
Yếu tu lai thế quả, kim sanh tác giả thị"
Thế thì chúng ta hãy gắng công gieo hạt giống lành Đạo đức, vun phân tưới nước gốc Từ bi; lo gì cây Đạo pháp không lớn, hoa Bát nhã không nở, quả Niết bàn không kết trái ?
Đại thừa Mật giáo Tây Tạng có nói : "Nếu chúng ta muốn vươn lên khỏi trần gian này, chúng ta cũng phải đứng lên từ mặt đất; vì người ta rơi trên mặt đất, người ta phải cất mình lên với sự trợ giúp của mặt đất".
Văn hào D.H. Lawrence cũng đã khẳng định :"Tương lai sẽ chỉ thuộc về những người dám đối mặt và chấp nhận định mệnh". Tương lai, là tặng phẩm dành cho người đi đến mục đích giải thoát; đối mặt ở đây có nghĩa nhìn thẳng vào thực tại và hành động; còn chấp nhận định mệnh tức nhận rõ sự sinh tử là lẽ tất nhiên của con người, mà chỉ người có trí tuệ mới giác ngộ được chân lý ấy, khi nhận thức thấu đáo triết lý cốt tủy của đạo Phật là pháp Tứ Diệu Đế.
Muốn có được những thực chất ấy, thì trước tiên chúng phải vun trồng nơi tự mình, bằng cách rèn luyện đạo đức qua hành trì giới luật, tu tập thiền quán. Song song đó, chúng ta cần trau dồi kiến thức, phát triển trí tuệ qua nghiên cứu tam tạng giáo điển để nhận ra tự tánh; việc còn lại là sống đời sống an lạc tự thân để giúp mọi người chung quanh sửa chữa những sai lầm bản thân, những tư tưởng lệch lạc, những tập quán, nề nếp không còn phù hợp.
Làm được như thế, mới là cùng nhau đạt đến chân hạnh phúc ở thực tại, cho phạm trù sống phải thực có ý nghĩa, thì đến khi phạm trù chết xảy ra, đó sẽ là ý nghĩa lớn lao nhất mà con người muôn thuở đều muốn vươn tới : sự vĩnh hằng của Niết bàn tịch tĩnh.
Mùa an cư Ất Sửu Tư liệu có tham khảo và trích dẫn :Buổi sáng cuối cùng, D.H. Lawrence Tương lai và ảo ảnh, Freud Trà đạo, Okakura Kakuzo
Mục lục
SỐNG VÀ CHẾT THẾ NÀO CHO CÓ Ý NGHĨA
SỐNG VÀ CHẾT THẾ NÀO CHO CÓ Ý NGHĨA
Thích Đồng BổnChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: Được bạn: TSAH đưa lên vào ngày: 22 tháng 6 năm 2004 | vanhoc |
Đoàn Đức Thái (1944 - 14/12/1974) liệt sĩ, anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, người ôm bộc phá phá hàng rào dây thép gai trong kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam.
Tiểu sử
Ông sinh năm 1944 trong một gia đình nghèo ở thôn Hòa Hy, xã Hòa Quang (nay là thị trấn Cát Hải), huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống với anh trai là Đoàn Đức Đại tại xã Dư Hàng Kênh (huyện An Hải) và học Trường THPT Thái Phiên. Năm 1967, ông tình nguyện tham gia lực lượng thanh niên xung phong phục vụ chiến trường Khu 4. Tháng 12/1971, ông nhập ngũ và đến năm 1972 được điều đến chi viện cho chiến trường B, thời gian này ông tham gia nhiều trận đánh trên chiến trường Miền Đông Nam bộ.
Trận đánh Bù Đăng
Trước trận đánh Chi khu quân sự Bù Đăng vào đêm 13/12/1974, lúc ông đang rốt rét, thủ trưởng đơn vị không đồng ý để ông tham gia trận đánh. Song ông viết đơn xung phong tham gia cùng với 4 đồng đội của mình và được cấp trên giao nhiệm vụ tổ trưởng tổ bộc phá.
Hành trình tiến công có địa hình trống trải, sườn đồi dốc, hoả lực của địch rất ác liệt, ông cùng đồng đội thay nhau đặt bộc phá, liên tiếp các lớp hàng rào của địch bị phá tung. Đến tầng hàng rào cuối cùng, đã 2 lần đặt xong bộc phá, nhưng vì độ dốc quá lớn, móc bộc phá bị tụt, rơi xuống. Trước tình thế hết sức khẩn trương đó ông đã ôm bộc phá xông lên, bám vào hàng rào, tìm cách khắc phục, đặt được bộc phá, giật nụ xòe và định lui về vị trí thì bộc phá trượt khỏi hàng rào lăn xuống sườn dốc về phía đồng đội. Là quả bộc phá cuối cùng và có nguy cơ gây thương vong lớn cho đồng đội, Đoàn Đức Thái đã ôm quả bộc phá đang xòe lửa, lao ngược lên đồi dốc và dùng thân mình giữ chặt quả bộc phá vào tầng hàng rào cuối cùng và hô vang "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh! Xung phong! Xung phong!". Bộc phá nổ, hàng rào cuối cùng bật tung, ông hy sinh vào rạng sáng ngày 14/12/1974.
Sau khi hàng rào được mở, đồng đội của anh đã tiến lên tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch. Chiến thắng này tạo thế mở rộng vùng giải phóng dọc quốc lộ 13, tạo bàn đạp quan trọng cho chiến dịch Hồ Chí Minh tiến về giải phóng Sài Gòn năm 1975.
Danh hiệu
Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhất.
Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.
Đánh giá
"Trong nhân dân ta, ngoài việc thờ phụng, cúng bái tổ tiên, bà con còn ngưỡng mộ thờ cúng các bậc danh thần, dũng tướng, các anh hùng liệt sĩ nêu gương liệt oanh xuất chúng như Đoàn Đức Thái, điều đó cũng đúng với đạo lý "Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc Việt Nam ta" (đồng chí Sáu Phong, tức Nguyễn Minh Triết, nguyên Chủ tịch nước, thời kháng chiến chống Mỹ là lãnh đạo cơ quan Trung ương Đoàn ở chiến trường B2).
Di sản
Tên của ông được đặt cho 2 ngôi trường: Trường THCS Đoàn Đức Thái, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước nơi ông hy sinh và Trường Tiểu học Đoàn Đức Thái, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng – quê hương ông.
Tên của ông được nhắc đến trong nhiều cuốn sách: "Anh hùng liệt sĩ Đoàn Đức Thái - người con của quê hương Hải Phòng trên chiến trường Đông Nam Bộ" (Nhà xuất bản Thanh niên), Thời cơ và quyết tâm chiến lược - Đại thắng mùa xuân 1975, qua những trang hồi ức (Nhà xuất bản Từ điển bách khoa), Lịch sử Nam bộ kháng chiến...
Ở thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng có một con đường mang tên ông. Dự kiến, huyện Bù Đăng sẽ xây dựng tượng đài Đoàn Đức Thái.
Chú thích
Người Hải Phòng
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Liệt sĩ
Người Cát Hải | wiki |
USS Straus (DE-408) là một tàu hộ tống khu trục lớp John C. Butler từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Trung sĩ David H. Straus, Jr. (1916–1942), người từng phục vụ cùng tàu sân bay và đã tử trận trong Trận chiến biển Coral vào ngày 8 tháng 5, 1942. Nó đã phục vụ trong suốt Thế chiến II, được cho ngừng hoạt động sau khi xung đột chấm dứt vào năm 1947, rồi cuối cùng bị đánh chìm như một mục tiêu vào năm 1973. Straus được tặng thưởng ba Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II.
Thiết kế và chế tạo
Lớp John C. Butler được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu một số lượng lớn nhưng rẻ tiền của một kiểu tàu hộ tống chống tàu ngầm để hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt đại dương. Chúng có chiều dài chung , mạn tàu rộng và mớn nước , trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải, với một thủy thủ đoàn bao gồm 14 sĩ quan và 201 thủy thủ. Con tàu được vận hành bởi hai turbine hơi nước hộp số Westinghouse; hơi nước được cung cấp bởi hai nồi hơi "D" Express, tạo ra công suất và cho phép đạt được tốc độ tối đa . Nó có tầm hoạt động ở tốc độ đường trường .
Dàn vũ khí chính bao gồm hai tháp pháo 5-inch/38 caliber đa dụng nòng đơn, được dẫn đường bởi hệ thống điều khiển hỏa lực Mark 51; vũ khí phòng không gồm hai khẩu đội Bofors 40 mm L/60 nòng đôi và mười khẩu Oerlikon 20 mm nòng đơn cũng được dẫn đường bởi hệ thống Mark 51. Ngoài ba ống phóng ngư lôi , vũ khí chống ngầm bao gồm hai đường ray thả mìn sâu, tám máy phóng mìn sâu K-gun cùng một dàn súng cối chống ngầm Hedgehog. Con tàu được trang bị sonar kiểu QC, radar dò tìm mặt biển SL và radar dò tìm không trung SA.
Straus được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Brown Shipbuilding Co. ở Houston, Texas vào ngày 18 tháng 11, 1943.Nó được hạ thủy vào ngày 30 tháng 12, 1943, được đỡ đầu bởi bà David Straus, vợ góa của Trung sĩ Straus, và được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 6 tháng 4, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Donald Albert Nienstedt.
Lịch sử hoạt động
Sau khi hoàn tất việc trang bị tại Galveston, Texas vào ngày 25 tháng 4, 1944, Straus lên đường để tiến hành việc chạy thử máy huấn luyện tại khu vực Bermuda, và sau đó đi đến Boston, Massachusetts, để sửa chữa sau chạy thử máy từ ngày 28 tháng 5 đến ngày 9 tháng 6. Được điều động sang khu vực Mặt trận Thái Bình Dương, nó đi đến Norfolk, Virginia vào ngày 11 tháng 6 để hộ tống tàu tiếp dầu trong chặng đường đi sang Panama; ghé đến Aruba ngoài khơi Venezuela để tiếp nhận dầu vào các ngày 23 và 24 tháng 6, rồi tiếp tục hành trình. Trên đường đi lúc chiều tối ngày 24 tháng 6, chiếc tàu hộ tống khu trục dò được tín hiệu sonar một mục tiêu nghi ngờ và đã tấn công bằng mìn sâu và súng cối chống ngầm Hedgehog; những vệt dầu loang và bọt khí nổi lên mặt nước, nhưng nó phải bỏ dỡ việc truy lùng để hộ tống Mississinewa. Nó tách khỏi chiếc tàu tiếp dầu tại và băng qua kênh đào vào ngày 26 tháng 6 để di chuyển độc lập đến California.
Sau khi ghé đến San Diego để sửa chữa từ ngày 6 đến ngày 9 tháng 7, Straus tiếp tục hành trình hướng sang quần đảo Hawaii, đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 16 tháng 7. Sau một giai đoạn thực hành huấn luyện, nó lên đường vào ngày 24 tháng 7 để đi sang quần đảo Marshall, đi đến Eniwetok vào ngày 2 tháng 8. Nó hộ tống một đoàn tàu vận tải hướng sang quần đảo Mariana, đi đến Saipan vào ngày 10 tháng 8. Nó được phân công tuần tra chống tàu ngầm tại chỗ, đã giải cứu một phi công trên biển vào ngày 13 tháng 8, và hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa Eniwetok và Guam từ ngày 14 tháng 8 đến ngày 14 tháng 9, rồi được điều động gia nhập Đệ Tam hạm đội.
Khởi hành từ Apra Harbor, Guam vào ngày 17 tháng 9, Straus hộ tống một đơn vị tiếp liệu đi đến gia nhập cùng Đội đặc nhiệm 30.8, đội tiếp liệu chính có nhiệm vụ hỗ trợ cho các tàu sân bay thuộc Lực lượng Đặc nhiệm 58. Nó tách khỏi thành phần hộ tống vào ngày 23 tháng 9 để điều tra một bè cứu sinh được phát hiện ở phía Tây đảo Cocos, tìm thấy ba sĩ quan và hai binh lính Lục quân Nhật Bản; hai người lính đã tự tử trong khi ba người kia chấp nhận bị bắt làm tù binh. Nó gia nhập trở lại đội tiếp liệu vào ngày hôm sau để tiếp nhiên liệu cho lực lượng đặc nhiệm, rồi quay trở về Saipan. Nó lên đường đi Eniwetok vào ngày 1 tháng 10 để tiếp nối vai trò hộ tống vận tải.
Lên đường vào ngày 8 tháng 10, Straus hộ tống một đoàn tàu vận tải hướng sang Ulithi, đến nơi năm ngày sau đó, và trở thành tàu căn cứ cho Tư lệnh Đội tuần tra và Hộ tống Tây Caroline. Nó cùng Đội hộ tống 65 di chuyến đến khu vực quần đảo Palau vào ngày 15 tháng 11, làm nhiệm vụ bảo vệ chung quanh Peleliu và Angaur. Vào ngày 18 tháng 11, sau khi có báo cáo về việc binh lính đối phương bơi từ đảo Eli Malk sang Peleliu trong đêm tối, con tàu đã bắn đạn pháo sáng hỗ trợ trong khi một chi hạm đội tàu đổ bộ tấn công đối phương bằng súng máy. Nó quay trở về Ulithi vào ngày 26 tháng 11 để hoạt động hộ tống vận tải cho đến tháng 3, 1945, khi được huy động gia nhập Đệ Ngũ hạm đội.
Cùng với một đơn vị đặc nhiệm tiếp liệu, Straus rời Ulithi vào ngày 26 tháng 3 để gia nhập Đội đặc nhiệm 50.8, đội tiếp liệu chính có nhiệm vụ tiếp nhiên liệu và tiếp liệu các tàu sân bay nhanh tham gia Chiến dịch Okinawa. Nó hoạt động cùng đội tiếp liệu cho đến ngày 26 tháng 6, rồi khởi hành từ Ulithi hai ngày sau đó hộ tống một đoàn tàu vận tải hướng sang Okinawa, đến nơi vào ngày 2 tháng 7. Con tàu vẫn đang hoạt động tuần tra chống tàu ngầm tại vùng biển quần đảo Ryūkyū khi Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột.
Vào ngày 19 tháng 9, Straus cùng với một lực lượng, bao gồm một tàu tuần dương và năm tàu khu trục và tàu hộ tống khu trục, lên đường hướng sang Nhật Bản, đi đến Sasebo vào ngày hôm sau. Nó tách ra để tham gia cùng hai tàu sân bay để đi đến ngoài khơi Kyūshū, thực hiện các phi vụ tuần tra trôn không đề phòng bất trắc. Con tàu quay trở lại Sasebo vào ngày 25 tháng 9 và ở lại đây cho đến ngày 15 tháng 10, khi nó lên đường quay trở về Hoa Kỳ ngang qua Saipan và Trân Châu Cảng, về đến San Diego vào ngày 5 tháng 11.
Straus được cho xuất biên chế vào ngày 15 tháng 1, 1947 và được đưa về Hạm đội Dự bị Thái Bình Dương.Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 5, 1966, và con tàu bị đánh chìm như một mục tiêu vào tháng 8, 1973.
Phần thưởng
Straus được tặng thưởng ba Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II.
Tham khảo
Chú thích
Thư mục
Liên kết ngoài
NavSource Online: Destroyer Escort Photo Archive - USS Straus (DE-408)
Lớp tàu hộ tống khu trục John C. Butler
Tàu hộ tống khu trục của Hải quân Hoa Kỳ
Tàu hộ tống khu trục trong Thế chiến II
Tàu bị đánh chìm như mục tiêu
Xác tàu đắm ngoài khơi bờ biển California
Sự cố hàng hải năm 1973
Tàu thủy năm 1943 | wiki |
Tỉnh ca tỉnh Kemerovo (tiếng Nga: Гимн Кемеровской области, Gimn Kemerovskoi Oblasti), còn được gọi là "Tỉnh ca của Kuzbass" (tiếng Nga: Гимн Кузбасса, Gimn Kuzbassa) là tỉnh ca của tỉnh Kemerovo, một chủ thể liên bang của Nga. Bài hát được viết bởi Gennady Yurov, với nhạc sáng tác bởi Eugene Lugova. Nó được thông qua theo luật của tỉnh Kemerovo, vào ngày 25 tháng 12 năm 2002.
Lời
Tiếng Nga
Dịch sang tiếng Việt
Bạn thấy: đám cháy bùng cháy vào ban đêm,
Bầu trời đầy sao đã rơi xuống Trái đất.
Bạn nghe thấy: một giai điệu vang lên,
Trái đất hát, ở phía đông của Ural.
Nơi thị trấn bên bờ sông dự trữ ấm áp và ánh sáng,
Được khai thác bởi các thợ mỏ trong hố -
Giai điệu công nhân của Kuzbass.
Điệp khúc:
Giai điệu, âm thanh đồng điệu với trái tim của chúng ta.
Giai điệu, con đường vĩ đại và khó khăn của chúng ta
Trái đất đã cống hiến cho con người tài năng của nó,
Và mọi người đã cống hiến tài năng của mình cho Trái đất!
Chúng ta không giấu mặt khỏi ngọn lửa,
Khi kim loại được sinh ra trong lò.
Bàn tay mệt mỏi của người thợ rèn được tiết chế với hy vọng bởi giai điệu.
Nó sấm sét với quy mô của các nhà máy,
Và các đoàn tàu mang nó trên đường ray.
Tại nhà của chúng ta, nó nói chuyện với chúng ta -
Giai điệu công nhân của Kuzbass.
Điệp khúc
Khi sương rơi trên sườn núi,
Khi mặt trời mọc trên thung lũng,
Âm thanh của taiga và tiếng chim có thể được phân biệt,
Giai điệu với âm nhạc hùng mạnh.
Thế giới được mở ra với hơi thở của mùa xuân,
Và chờ đợi tình yêu của giờ định mệnh.
Nó tham gia giai điệu với quê hương của chúng ta,
Giai điệu công nhân của Kuzbass!
Điệp khúc
Điều lệ
Đoạn đầu tiên của bài hát có thể được phát như là một tỉnh ca ngắn. Tổng thời gian phát của cả bài là khoảng 2 phút.
Tham khảo
Quốc ca của Nga
Tỉnh Kemerovo | wiki |
Thượng Hội đồng Quốc gia là cơ quan chấp chính dân sự do Ủy ban Lãnh đạo Lâm thời lãnh đạo là bộ tam đầu chế gồm ba tướng Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh và Trần Thiện Khiêm cho thành lập vào ngày 8 tháng 9 năm 1964 để chuyển dần sang Chính phủ dân sự trong thời kỳ Quân quản của Việt Nam Cộng hòa. Tuy nhiên, cơ cấu này bị Hội đồng Quân lực tuyên bố giải tán vào ngày 20 tháng 11 năm 1964 sau một binh biến, chỉ sau hơn 2 tháng hoạt động.
Thành phần & diễn biến
Ngày 7-9-1964, Trung tướng Dương Văn Minh được bầu làm Chủ tịch Ban lãnh đạo lâm thời Quốc gia và Quân lực. Ngày 8-9, Thượng Hội đồng Quốc gia được thành lập. Thượng Hội đồng Quốc gia có 16 thành viên gồm: Nguyễn Xuân Chữ, Tôn Thất Hanh, Nguyễn Văn Huyền, Ngô Gia Hy, Nguyễn Đình Luyện, Nguyễn Văn Lực, Trần Đình Nam, Hồ Văn Nhựt, Trần Văn Quế, Lê Khắc Quyến, Phan Khắc Sửu, Lương Trọng Tường, Hồ Đắc Thắng, Lê Văn Thu, Mai Thọ Truyền và Trần Văn Văn.
Ngày 27 tháng 9, Hội đồng bầu Kỹ sư Phan Khắc Sửu làm Chủ tịch. Ngày 24 tháng 10, Thượng Hội đồng Quốc gia tuyển nhiệm Chủ tịch Phan Khắc Sửu làm Quốc trưởng và bầu Bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ làm Quyền Chủ tịch Thượng Hội đồng, Tổng thư ký là Trần Văn Văn. Ngày 26-10, ban lãnh đạo quốc gia quân lực (do tướng Dương Văn Minh làm Chủ tịch) chính thức chuyển giao quyền hành cho tân Quốc trưởng Phan Khắc Sửu.
Lúc đầu Bác sĩ Hồ Văn Nhựt được tuyển chọn để đảm trách chức Thủ tướng vì ông được sự ủng hộ của mọi thành phần tôn giáo và chính trị. Đây là chức Thủ tướng dân sự đầu tiên kể từ khi nền Đệ Nhất Cộng hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm bị phe Quân đội lật đổ. Tuy nhiên ông muốn tìm kiếm giải pháp hòa hợp dân tộc, và sau những cuộc thảo luận không thỏa đáng với Ủy ban Lãnh đạo Lâm thời và Chính quyền Mỹ, Bác sĩ đã từ chối chức vụ này. Thay vào đó, Trần Văn Hương, Đô trưởng Sài Gòn, được bổ nhiệm làm Thủ tướng.
Ngày 30-10, Giáo sư Trần Văn Hương được Quốc trưởng Phan Khắc Sửu bổ nhiệm làm Thủ tướng. Ngày 4-11, Chính phủ Trần Văn Hương ra mắt với một thành phần Nội các hoàn toàn dân sự. Trung tướng Nguyễn Khánh được cử làm Tổng Tư lệnh quân đội.
Chính phủ của ông Trần Văn Hương mặc dù được hậu thuẫn của nhiều thành phần nhưng bị bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ, các lãnh đạo Phật giáo và lực lượng sinh viên chống đối kịch liệt vì cho rằng thành phần chính phủ không phản ánh đúng nguyện vọng của các đảng phái. Ông Hương lại không chịu nhượng bộ cải tổ nên tình hình trở nên tê liệt.
Ngày 5-11, Bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ từ chức Quyền Chủ tịch Thượng hội đồng. Ngày 18-11, luật sư Lê Văn Thu được bầu làm Chủ tịch Thượng Hội đồng Quốc gia. Hội đồng Quân lực ra lệnh giải thể Thượng Hội đồng Quốc gia vào ngày 20 tháng 11 năm 1964 để thành lập Hội đồng Quốc gia Lập pháp.
Tác động
Thượng Hội đồng Quốc gia là cơ cấu chính quyền dân sự chuyển tiếp, nhằm chuyển dần quyền lực chính quyền Việt Nam Cộng hòa từ các tướng lĩnh quân nhân sau đảo chính 1963 về tay chính quyền dân sự. Thành tựu quan trọng của Thượng Hội đồng là việc soạn xong Ước pháp 20 tháng 10 năm 1964 trao chủ quyền quốc gia lại cho đại diện dân cử đảm nhiệm, thay thế cho Hiến chương lâm thời 4 tháng 11 năm 1963 vốn đặt quyền lực vào tay Quân đội. Tuy nhiên, Ước pháp trở thành vô giá trị sau ngày 19 tháng 12 năm 1964, khi các tướng lĩnh trong Hội đồng Quân lực thực hiện cuộc binh biến, thu hồi quyền lực vào tay các quân nhân.
Chú thích
Tham khảo
Lâm Vĩnh Thế, Bạch hóa Tài liệu mật của Hoa Kỳ về Việt Nam Cộng hòa. Hamilton, ON: Hoài Việt, 2008
Lâm Vĩnh Thế, Nhóm tướng trẻ trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa vào giai đoạn 1964 - 1965.
Đảng phái chính trị Việt Nam Cộng hòa
Binh biến ở Việt Nam Cộng hòa
Chiến tranh Việt Nam | wiki |
Kathryn McKinnon Berthold (sinh ngày 6 tháng 1 năm 1984) là nữ diễn viên, nghệ sĩ hài người Mỹ. Cô được biết đến qua các hoạt động trong chương trình Saturday Night Live (2012–nay). Về điện ảnh, cô từng tham gia đóng các vai như: Jillian Holtzmann trong Ghostbusters (2016), Mary Winetoss trong Office Christmas Party (2016), Pippa trong Rough Night (2017) hay Morgan trong The Spy Who Dumped Me (2018).
Thời thơ ấu
Kate McKinnon sinh ra và lớn lên tại Long Island Town, Sea Cliff, New York. Dưới cô còn có một em gái. Cha cô mất khi cô 18 tuổi.
Thuở bé, Kate McKinnon đã chơi nhiều nhạc cụ. Cô bắt đầu chơi piano khi cô 5 tuổi, chơi cello khi 12 tuổi, và tự học cách chơi đàn guitar khi cô 15 tuổi. Cô tốt nghiệp trường North Shore High School năm 2002, và tốt nghiệp Đại học Columbia năm 2006 với tấm bằng chuyên ngành sân khấu. Tại đại học, cô đồng sáng lập một nhóm hài kịch Tea Party, tập trung vào hài kịch âm nhạc. Cô đóng trong ba show Varsity: V109 " Dial D for Deadline", V110 "Off-Broadway" và V111 "The Sound of Muses". Cô cũng là một thành viên của Prangstgrüp, một nhóm hài kịch sinh viên tạo và ghi lại những trò chơi khăm.
Sự nghiệp
Năm 2007, Kate McKinnon tham gia dàn diễn viên ban đầu của chương trình hài The Big Gay Sketch Show trên kênh Logo TV, và cô trở thành diễn viên cho cả ba mùa.
Từ năm 2008, cô thường xuyên tham gia hài kịch trực tiếp tại Nhà hát Upright Citizens Brigade Theatre ở thành phố New York. Cô cũng làm diễn viên lồng tiếng và đã lồng cho các nhân vật trong các loạt phim hoạt hình The Venture Bros., Robotomy, và Ugly Americans. Năm 2009, Kate McKinnon giành được một giải Logo NewNowNext cho hạng mục Best Rising Comic. Cô được đề cử một giải ECNY Emerging Comic Award năm 2010. Năm 2014, cô xuất hiện tại Kennedy Center Honors để vinh danh nữ diễn viên đồng tính Lily Tomlin. Năm 2016, cô tham gia bộ phim điện ảnh làm lại Ghostbusters (Biệt Đội Săn Ma), cùng với Melissa McCarthy, Kristen Wiig và Leslie Jones. Năm 2017, McKinnon vào vai chính trong phim Lunch Witch của hãng Amblin Entertainment. McKinnon còn lồng tiếng cho nhân vật Ms. Frizzle trong loạt phim hoạt hình dành cho trẻ em được làm lại The Magic School Bus.
Kate McKinnon ra mắt lần đầu trong chương trình Saturday Night Live (SNL) vào ngày 7 tháng 4 năm 2012. Cô được đưa lên làm diễn viên chính vào mùa thứ 39 năm 2013.
Năm 2013, Kate McKinnon được đề cử giải Emmy cho "Nữ diễn viên phụ hài kịch xuất sắc nhất". McKinnon đã giành giải American Comedy Award năm 2014 hạng mục "Nữ diễn viên phụ phim truyền hình xuất sắc nhất" cho vai diễn của cô trong Saturday Night Live. Cùng năm 2014, cô được đề cử giải Primetime Emmy cho "Nữ diễn viên phụ hài kịch xuất sắc nhất". Đồng thời, cô cùng 4 đồng nghiệp được đề cử ở hạng mục "Lời nhạc và ca khúc gốc xuất sắc" cho bài hát "(Do It On My) Twin Bed ". Cô nhận đề cử giải Primetime Emmy cho "Nữ diễn viên phụ hài kịch xuất sắc nhất" lần thứ hai vào năm 2015. Cuối cùng, McKinnon cũng đã giành được giải này vào năm 2016 và 2017, trở thành diễn viên đầu tiên của Saturday Night Live giành giải Primetime Emmy cho "Nữ diễn viên phụ hài kịch xuất sắc nhất" kể từ năm 1993.…
McKinnon vào vai Hillary Clinton trong loạt phim về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Bà Hillary Clinton thật sự cũng xuất hiện cùng với cô trong buổi ra mắt của 1 vở hài kịch thuộc Saturday Night Live mùa 41....
Đời tư
Kate McKinnon là ngươi đồng tính nữ công khai. Cô không sử dụng mạng xã hội, vì sợ rằng cô sẽ "bóp méo cảm xúc thật của mình".
Danh sách phim
Điện ảnh
Truyền hình
Giải thưởng và đề cử
Tham khảo
Liên kết ngoài
Sinh năm 1984
Nữ diễn viên Mỹ thế kỷ 21
Nữ diễn viên đến từ New York
Người Mỹ gốc Đức
Nữ diễn viên truyền hình Mỹ
Nữ diễn viên lồng tiếng Mỹ
Nữ nghệ sĩ hài Mỹ
Cựu sinh viên Đại học Columbia
Nhân vật giải trí LGBT Hoa Kỳ
Diễn viên đồng tính nữ
Nhân vật còn sống
Người Long Island
Nghệ sĩ hài Mỹ thế kỷ 21
Người Mỹ gốc Scotland | wiki |
Vương Xương (chữ Hán: 王昌; ?-24), tự Lang (郎) , là thủ lĩnh một lực lượng quân phiệt đầu thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông tự xưng là dòng dõi nhà Hán và tranh thiên hạ với các lực lượng nổi dậy chống nhà Tân nhưng cuối cùng thất bại.
Thân thế
Theo sử sách, Vương Lang vốn là thầy bói ở nước Triệu vùng Hà Bắc. Ông tự xưng là Lưu Tử Dư (劉子輿), con của Hán Thành Đế. Khi Vương Mãng còn sống đã giết Lưu Tử Dư thật - con của Thành Đế. Nhưng sau này Vương Lang nói rằng ngươi bị giết là Lưu Tử Dư giả, còn mình mới là Lưu Tử Dư thật. Theo các sử gia, ngày nay không có cơ sở nào để kết luận Vương Lang có phải là Lưu Tử Dư thật hay chỉ là mạo nhận.
Chiếm cứ Hàm Đan xưng hiệu
Cuối thời nhà Tân, các lực lượng nổi lên chống lại triều đình rất nhiều, trong đó mạnh nhất là quân khởi nghĩa Xích Mi và quân khởi nghĩa Lục Lâm. Năm 23, quân Lục Lâm đã lật đổ nhà Tân, tiêu diệt Vương Mãng và lập hoàng thân Lưu Huyền lên ngôi, tức là vua Canh Thủy Đế. Nhân lúc chính quyền nhà Tân suy sụp, Vương Lang với tên Lưu Tử Dư đã tập hợp các lực lượng địa chủ địa phương nổi dậy chiếm cứ Hàm Đan nước Triệu để tranh hùng thiên hạ. Ông lấy danh nghĩa dòng dõi nhà Hán để phục hồi nhà Hán, không thần phục Canh Thủy Đế Lưu Huyền.
Canh Thủy Đế sai tướng Lưu Tú, một hoàng thân nhà Hán khác, mang quân đi bình định Hà Bắc. Lúc đó Hà Bắc ngoài Vương Lang còn có nhiều lực lượng nông dân khác không quy phục.
Khi Lưu Tú đến Hàm Đan, mưu sĩ của Vương Lang (Lưu Tử Dư) là Lưu Hâm đến yết kiến định xin theo, xin hiến kế đánh quân Xích Mi của Lưu Sùng với ông. Tuy nhiên Lưu Tú không tán thành ý đồ giết người tàn nhẫn bằng cách phá nước sông Hoàng Hà dìm chết quân địch nên không nghe theo. Lưu Hâm bèn trở về, cùng các đại địa chủ nước Triệu quyết ý giúp Vương Lang - với tên Lưu Tử Dư.
Vương Lang xưng là hoàng đế, được khá nhiều người ở nước Triệu ủng hộ. Lực lượng của Vương Lang lớn mạnh khiến Lưu Tú không địch nổi, phải dẫn quân đến Lư Nô. Vương Lang bèn treo giải cho ai giết được Lưu Tú thì phong Vạn hộ hầu. Vì thế tháng 1 năm 24 Lưu Tú phải tiếp tục chạy lên phía bắc. Ngoài ra, con của hoàng thân Lưu Gia – người tham gia quân Lục Lâm – là Lưu Tiếp cũng khởi binh hưởng ứng Lưu Tử Dư. Do đó Lưu Tú phải chạy trốn trước sự truy kích của các lực lượng theo Lưu Tử Dư.
Thất bại
Trải qua nhiều khó khăn, đến giữa năm 24, Lưu Tú tập hợp được lực lượng khá mạnh tại Chân Định, và bắt đầu phản công. Đầu tiên Lưu Tú đánh Trung Sơn, nhanh chóng hạ được thủ phủ Lư Nô. Nhiều quận huyện nghe vậy bắt đầu phản Vương Lang theo Lưu Tú. Lưu Tú tiến về phía nam, đánh chiếm Tân Thị, Nguyên Thị, Phòng Tử rồi đánh bại tướng của Lưu Tử Dư là Lý Dục ở Bách Nhân. Lý Dục chạy vào thành cố thủ, Lưu Tú không hạ được nên quay sang phía đông đánh Quảng A.
Cùng lúc, thái thú Thượng Cốc là Cảnh Huống - cha Cảnh Yểm đã theo hàng Lưu Tú - hẹn hợp binh với thái thú Ngư Dương là Bành Sủng, sai hai thủ hạ là Ngô Hán và Khấu Tuần, giao cho Cảnh Yểm chỉ huy, mang quân nam tiến đánh Vương Lang. Quân Cảnh Yểm rất mạnh mẽ, giết hơn 400 tướng, chém 3 vạn quân Lưu Tử Dư, chiếm 22 huyện thuộc Trác quận, Trung Sơn, Cự Lộc, Thanh Hà, Hà Gián và đến Quảng A hội binh với Lưu Tú.
Lực lượng của Lưu Tú trở nên mạnh mẽ, Vương Lang không thu hồi được những vùng đất đã mất. Sau khi vây đánh Cự Lộc vài tháng không hạ được, tháng 4 năm 24, Lưu Tú bỏ Cự Lộc, mang toàn quân đến vây đánh Hàm Đan – nơi đóng đô của Vương Lang. Sau hơn 20 ngày vây hãm, cuối cùng đến đầu tháng 5, thành Hàm Đan thất thủ.
Vương Lang định bỏ trốn, bị bộ tướng của Lưu Tú là Vương Bá giết chết. Ông xưng hiệu được 1 năm, không rõ khi đó bao nhiêu tuổi.
Bình luận
Vương Lang không có tài, lại không có nhiều người tài giúp nên đã thất bại trước một vị tướng tài như Lưu Tú. Theo ý kiến của các sử gia, nếu Vương Lang – với tên Lưu Tử Dư – là người chiến thắng và giành thiên hạ, sẽ không ai dám phủ nhận tư cách thái tử nhà Hán của ông.
Xem thêm
Hán Quang Vũ Đế
Nhà Tân
Hán Thành Đế
Tham khảo
Tào Hồng Toại (2004), Thời niên thiếu của các bậc đế vương, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
Lê Đông Phương, Vương Tử Kim (2007), Kể chuyện Tần Hán, Nhà xuất bản Đà Nẵng
Chú thích
Quân phiệt đầu đời Đông Hán
Năm sinh thiếu
Mất năm 24
Nhà Tân
Người nhà Hán | wiki |
Bi Thương Ngược Dòng Thành Sông (tựa tiếng Anh: Cry Me A Sad River) hay còn có tên gọi khác là Bi Thương Nghịch Lưu Thành Hà, được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Quách Kính Minh. Anh là cha đẻ của series Tiểu Thời Đại và Tước Tích, là nhà văn và biên kịch nổi tiếng của Trung Quốc. Công chiếu vào năm 2018. Phim có sự tham gia của diễn viên trẻ Nhậm Mẫn, Triệu Anh Bác, Tân Vân Lai,Chương Nhược Nam và Chu Đan Ni.
Nội dung
Dịch Dao (Nhậm Mẫn) một nữ sinh cấp 3 mất cha từ sớm và có mẹ làm nghề "mát-xa". Dịch Dao có tuổi thơ và cuộc sống không mấy hạnh phúc, người bạn duy nhất của cô ở thời điểm này là Tề Minh (Triệu Anh Bác) – cậu hàng xóm thanh mai trúc mã.
Dịch Dao là nạn nhân trực tiếp của bạo lực học đường, thế giới của cô sẽ là một vực sâu hun hút nếu không có sự xuất hiện của cậu bạn Cố Sâm Tây (Tân Vân Lai). Người giúp Dịch Dao chống trả lại những chiêu trò bắt nạt của bạn học, thay vì cậu hàng xóm Tề Minh.
Những cảm giác bị bạn học dội nước trên tầng cao xuống, bị ăn trộm tiền, bị đổ thức ăn thừa, bị sỉ nhục bởi những lời lẽ hạ đẳng và ghê tởm, là trung tâm của những tin đồn vô căn cứ, chúng đã ám ảnh Dịch Dao và khiến tâm lí một nữ sinh bình thường bị ảnh hưởng nặng nề.
Bi Thương Ngược Dòng Thành Sông là sự phản ánh mặt tối của vấn nạn bạo lực học đường, là câu chuyện của những cô cậu học trò đang tuổi tâm sinh lí chưa vững vàng. Không riêng Dịch Dao mà những nhân vật còn lại như Tề Minh, chị em Cố Sâm Tây và Cố Sâm Tương, bạn học “ác quỷ” Đường Tiểu Mễ (Chu Đan Ni) đều có những câu chuyện rất riêng, rất đời.
Tề Minh là đứa con được nuôi “trong lồng trứng”, là kết quả của sự bảo bọc quá kĩ của bố mẹ mà mất đi chính kiến và tín ngưỡng của bản thân. Đường Tiểu Mễ là nạn nhân của bạo lực học đường nhưng đồng thời cũng chính là kẻ gián tiếp gây ra cái chết cho bạn học. Dù có quá khứ thế nào, Đường Tiểu Mễ vẫn đáng trách hơn là đáng thương, một người dùng đau khổ của bản thân để làm tổn thương người khác.
Mẹ Dịch Dao, một người phụ nữ yêu thương con cái nhưng không bao giờ thể hiện ra ngoài. Khi biết sơ suất của mình là nguyên nhân làm Dịch Dao mắc bệnh phụ khoa, lần đầu tiên bà đã thể hiện tình yêu của mình với con gái, giờ đây những thứ như tiền nong hay cái nghề “mát-xa” đó liệu còn quan trọng với bà. Hình ảnh cuối phim khi bà bán đi chiếc bàn nhắc lại quá khứ đáng buồn là một trong nhiều cảnh phim để lại ám ảnh cho khán giả.
Diễn viên
Diễn viên chính
Diễn viên khác
Nhạc phim
Sản xuất
Sản xuất
Tham khảo
Phim năm 2018
Phim Trung Quốc
Phim tiếng Trung Quốc
Phim tâm lý Trung Quốc | wiki |
Bít tết gà rán, còn được gọi là bít tết chiên đồng quê, là một món thịt chiên xù của Mỹ bao gồm một miếng thịt bò (thường là bít tết hình khối được làm mềm) được phủ một lớp bột dày rồi chiên trên chảo. Nó đôi khi được gắn liền với ẩm thực miền Nam Hoa Kỳ. Món ăn được tẩm bột và chiên với kỹ thuật tương tự như gà rán thông thường, do đó món ăn có tên gọi "gà rán".
Bít tết gà rán tương tự như món Wiener schnitzel của Áo và món milanesa của Ý - Nam Mỹ, là một miếng thịt bê hoặc thịt lợn làm mềm, được phủ một lớp bột mì, trứng, nước dùng gà và vụn bánh mì, sau đó đem đi chiên.
Lịch sử
Nguồn gốc chính xác của món ăn này là không rõ ràng, nhưng nhiều thông tin cho rằng nó được phát triển bởi những người Đức và Áo nhập cư đến Texas vào thế kỷ 19, đã mang công thức chế biến món Wiener schnitzel từ châu Âu đến Mỹ. Lamesa, trung tâm của Hạt Dawson trên Đồng bằng Nam Texas, tuyên bố là nơi khai sinh của món bít tết gà rán, đồng thời tổ chức một buổi lễ kỷ niệm hàng năm tại đó.
Cuốn sách The Virginia Housewife, được xuất bản năm 1838 bởi Mary Randolph, có một công thức chế biến cốt lết thịt bê, và là một trong những công thức chế biến món ăn tương tự như bít tết gà rán sớm nhất. Công thức chế biến món ăn mà ngày nay chúng ta gọi là bít tết gà rán đã được đưa vào nhiều sách dạy nấu ăn của vùng vào cuối thế kỷ 19. Chứng thực sớm nhất của Từ điển tiếng Anh Oxford về thuật ngữ "bít tết gà rán" là từ một quảng cáo nhà hàng Gazette trên tờ báo Colorado Springs ngày 19 tháng 6 năm 1914.
Công thức trong cuốn sách dạy nấu ăn năm 1943 của Mỹ cho món Wiener schnitzel bao gồm nước sốt kem tiêu và muối trắng.
Bít tết gà rán là một trong nhiều món ăn phổ biến làm nên bữa ăn chính của bang Oklahoma, được thêm vào danh sách năm 1988.
Chế biến
Bít tết gà rán được chế biến bằng cách lấy một miếng thịt bò cắt mỏng và nghiền nát nó bằng cách giã, cắt. Sau đó, nó được ngâm trong bột trứng và rắc bột mì có thêm muối, tiêu, cũng như các gia vị khác (gọi là tẩm bột). Nguyên liệu chiên theo truyền thống là chất béo shortening, nhưng bơ và mỡ lợn đôi khi cũng được sử dụng để thay thế. Những lo ngại về sức khỏe đã khiến nhiều đầu bếp thay thế shortening bằng dầu thực vật.
Khi có vấn đề về việc tách bánh mì khỏi thịt trong khi nấu, trước tiên có thể rắc hỗn hợp bột lên thịt, tiếp đó là trứng, rồi lại trộn với hỗn hợp bột, rồi để yên trong nửa giờ hoặc hơn trước khi nấu.
Những miếng thịt bò được sử dụng cho món bít tết gà rán thường là những loại có giá thành ít đắt đỏ hơn, ít được ưa chuộng hơn, chẳng hạn như bít tết dầm nát, nạt vai bò, thịt mông bò và đôi khi là bít tết sườn. Bít tết gà rán thường được phục vụ trong bữa trưa hoặc bữa tối với nước sốt kem và khoai tây nghiền, rau, cũng như bánh quy hoặc bánh mì nướng Texas. Ở Trung Tây, người ta cũng thường ăn bít tết gà rán trong bữa sáng, cùng với bánh mì nướng và bánh khoai tây bào chiên.
Bít tết có thể được phục vụ trên một chiếc bánh hamburger với nước thịt kem như một loại "sandwich bít tết gà rán". Nó cũng có thể được nghiền nát và nhồi trong khoai tây nướng chung với nước thịt và pho mát.
Ngoài ra, miếng bít tết đã được nghiền nát có thể được cắt thành dải, tẩm bột, chiên ngập dầu và phục vụ cho bữa sáng với trứng và bánh mì nướng.
Các biến thể
Thông thường, ở Texas và các bang lân cận, bít tết gà rán được chiên ngập dầu hoặc chiên trong một lớp dầu dày trên chảo và dùng với nước thịt truyền thống có sữa.
Tùy theo khu vực mà bít tết gà rán có thể được gọi là bít tết chiên đồng quê. Trong khi một số công thức và nhà hàng sử dụng nước thịt truyền thống pha sữa cho món bít tết chiên đồng quê, thì một biến tấu khác thường hay sử dụng nước hầm bò với hành tây, và đó là điểm khác biệt cơ bản giữa hai món ăn ở các khu vực phục vụ chúng.
Xem thêm
Gà rán xông khói
Gà City
Cotoletta
Các món ăn theo vùng ở Hoa Kỳ
Parmo
Parmigiana
Schnitzel
Tonkatsu
Tham khảo
Liên kết ngoài
Bít tết chiên đồng quê tại The Food Timeline
Bít tết gà rán trên Tạp chí Nấu ăn Texas
Ẩm thực Hoa Kỳ
Soul food
Món chiên
Món bò | wiki |
Đại học Milano (tiếng Ý: Università degli Studi di Milano,"Statale") là một trong những đại học lớn nhất tại Ý, với khoảng 62.801 sinh viên, đội ngũ cán bộ giảng dạy và cán bộ nghiên cứu gồm 2.455 người và một đội ngũ nhân viên không giảng dạy 2.200 người.
Trường đại học này là một thành viên của Liên đoàn các trường Đại học Nghiên cứu châu Âu.
Trường có 9 khoa, 134 các khóa học nghiên cứu (phân chia các chươgn trình cấp 1 và 2), 19 trường tiến sĩ và 92 trường học chuyên ngành. Đội ngữ 2500 giáo sư đại diện cho đội việc tập trung cao đội ngũ chuyên gia khoa học ở khu vực, trường này được xếp hạng trong số các trường đại học tốt nhất ở Ý và châu Âu.
Đại học Milan đã mở rộng lĩnh vực hoạt động trong những năm qua để đáp ứng nhu cầu của một xã hội phát triển nhanh. Số khoa đã được tăng lên, bao gồm Nông nghiệp, Dược, Thú y, Khoa học chính trị và Khoa học thể dục.
Tổ chức
Trường đại học Milano có 9 khoa:
Khoa Nông nghiệp
Khoa [Nghệ thuật và Triết học
Khoa Luật
Khoa Toán, Lý và Khoa học tự nhiên
Khoa Y và phẫu thuật
Khoa Dược
Khoa Khoa học Chính trị
Khoa Thể thao và Khoa học thể dục
Khoa Thú y
Tham khảo
Trường đại học và cao đẳng Ý | wiki |
Gà Brown Nick (phát âm tiếng Việt như là Gà Brao-níc) là một giống gà công nghiệp hướng trứng có nguồn gốc từ Hoa Kỳ do Công ty H&N của Mỹ thành lập năm 1936 đã giới thiệu giống gà này vào năm 1965. Việt Nam nhập từ hãng gà Brown nick H & N Internationnal của Mỹ năm 1993. Hiện nay giống gà này đã được Nhà nước Việt Nam công nhận là một giống vật nuôi được phép kinh doanh, sản xuất, lưu hành tại Việt Nam Gà có nguồn gốc từ dòng gà trứng cao sản của Mỹ và phân bố ở Thành phố Hồ Chí Minh, một số tỉnh phía Nam, phía Bắc.
Đặc điểm
Gà mái có màu lông màu nâu, đỏ kim, gà trống có màu lông trắng, mào đơn (đặc điểm này dùng để phân biệt gà lúc một ngày tuổi) mào đơn, vỏ trứng màu nâu. Lúc mới nở gà trống có lông màu trắng, gà mái màu nâu có 2 sọc ở lưng. Gà thành thục sinh dục sớm, gà bắt đầu đẻ lúc 18 tuần tuổi. Giai đoạn hậu bị lúc mới sinh đến 18 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống từ 96 - 98%. Thức ăn tiêu tốn giai đoạn này thì nếu cho ăn hạn chế thì 6,1-6,4 kg, nếu cho ăn tự do 6,4 - 6,7 kg. Khối lượng lúc 18 tuần tuổi nếu hạn chế thức ăn 1480 g nếu cho ăn tự do 1540g.
Giai đoạn gà đẻ trứng từ 18-76 tuần tuổi thì tỷ lệ nuôi sống từ 91–94. Tỷ lệ cao nhất 90%. Sản lượng trứng 305-325 quả/56 tuần, trung bình đạt 300 quả trên mái trong 76 tuần tuổi. Năng suất trứng đạt 280 – 300 trứng/ năm. Khối lượng mới nở 36 g/con, trưởng thành 1,8 kg/con. Khối lượng trứng: 62-64 gam/quả (58 - 60 gam). Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 1,5 – 1,6 kg thức ăn (1,6- 1,8 kg). Khối lượng trứng 62-64 g/quả.
Tham khảo
Giống gà | wiki |
Ray Chen (sinh ngày 6 tháng 3 năm 1989) hay tên phiên âm Hán Việt là Trần Duệ là một nghệ sĩ vĩ cầm người Úc gốc Đài Loan. Anh là người giành giải nhất trong Cuộc thi Violin Yehudi Menuhin Quốc tế năm 2008 và Cuộc thi Nữ hoàng Elisabeth năm 2009.
Sự nghiệp
Ray Chen sinh ra và lớn lên tại Đài Bắc, Đài Loan. Chen bắt đầu học violin từ năm 4 tuổi. Trong vòng 5 năm, anh đã hoàn thành tất cả 10 cấp độ của Chương trình Giáo dục Âm nhạc Suzuki ở Brisbane, Úc, một phương pháp giáo dục âm nhạc vỡ lòng từ cơ bản đến nâng cao của giáo sư Shinichi Suzuki. Chen được mời chơi solo với Dàn nhạc giao hưởng Queensland khi mới 8 tuổi. Anh cũng được mời biểu diễn tại buổi hòa nhạc kỷ niệm khai mạc Thế vận hội Mùa đông 1998 ở Nagano, Nhật Bản.
Chen được chọn là "Nhạc sĩ không gian trẻ của năm" của 4MBS Australia vào năm 1999. Anh được trao Học bổng Sydney May Memorial của Ủy ban Thẩm định Âm nhạc Australia (AMEB) vì là nhạc công trẻ nhất và tài năng nhất. Chen đã được AMEB trao tặng Bằng Tốt nghiệp Âm nhạc xuất sắc ở tuổi 11. Năm 13 tuổi, anh giành giải nhất trong Cuộc thi hòa tấu dành cho thanh thiếu niên quốc gia Úc (NYCC) và năm 2005 giành giải nhất trong Cuộc thi đàn Violin Kendall quốc gia Úc 2005. Giáo sư Goetz Richter, chủ nhiệm Khoa Dây tại Nhạc viện Sydney đã gọi Chen là "một trong những nghệ sĩ vĩ cầm trẻ tuổi tài năng và xuất sắc nhất nổi lên từ nước Úc..." Những giáo viên dạy violin của Ray Chen có thể kể đến bao gồm Kerry Smith và Giáo sư Peter Zhang (Nhạc viện Sydney). Chen đã tốt nghiệp cử nhân âm nhạc về chuyên ngành biểu diễn violin dưới thời của Aaron Rosand tại Học viện Âm nhạc Curtis ở Philadelphia.
Vào mùa hè năm 2006 và 2007, Chen theo học khoa dây tại trường Encore School, và theo học David Cerone tại Học viện Âm nhạc Cleveland. Năm 2008, anh tham dự Liên hoan Âm nhạc Aspen, và nhận được học bổng toàn phần, cùng với Cho-Liang Lin (Trường Juilliard) và Paul Kantor (Học viện Âm nhạc Cleveland).
Vào tháng 4 năm 2008 Chen đã giành được giải nhất cấp cao của Cuộc thi Quốc tế Yehudi Menuhin dành cho các nghệ sĩ violin trẻ ở Cardiff, Wales. (Năm 2004, anh đã đồng giải ba toàn đoàn trong cuộc thi đó.) Sau đó, anh thu hút được sự chú ý của Maxim Vengerov, người trong ban giám khảo cuộc thi, và đã tham gia vào các buổi biểu diễn bao gồm lễ ra mắt với Dàn nhạc Nhà hát Mariinsky ở Saint Petersburg và tại Liên hoan Rostropovich Quốc tế với Dàn nhạc Giao hưởng Nhà nước Azerbaijan ở Baku, dưới sự chỉ huy của Vengerov.
Sau thành công của mình tại Cuộc thi Menuhin, Chen đã giành được giải nhất của Cuộc thi Nữ hoàng Elisabeth năm 2009 tại Brussels, Bỉ, và điều đó mang về cho anh nhiều buổi hòa nhạc, một bản thu âm và cây đàn "Huggins" Stradivarius quý giá trong ba năm từ Quỹ Âm nhạc Nippon. Anh là người trẻ nhất tham gia cuộc thi. Là người chiến thắng Giải thưởng lớn, Chen ngay lập tức được ra mắt trong chuyến lưu diễn, biểu diễn với Royal Flemish Philharmonic (DeFilharmonie) dưới sự chỉ đạo của Jaap van Zweden và Aldert Vermeulen, Dàn nhạc Quốc gia Bỉ dưới sự điều hành của Rumon Gamba và Dàn nhạc Giao hưởng Luxembourg dưới sự điều hành của Emmanuel Krivine, như cũng như trong các buổi độc tấu trên khắp nước Bỉ.
Chen được Sony Classical ký hợp đồng vào năm 2010., cũng như được Decca Classics đăng kí năm 2017. Anh đã thu âm César Franck Violin Sonata, các bản hòa tấu vĩ cầm của Pyotr Ilyich Tchaikovsky và Felix Mendelssohn,...
Chen đã giành được Giải thưởng Nghệ sĩ mới trong Giải thưởng Echo Klassik 2011. Anh được mời biểu diễn tại Hòa nhạc trao giải Nobel thường niên vào năm 2012, khi đó anh chơi Violin Concerto của Max Bruch ở giọng Sol thứ với Dàn nhạc giao hưởng Hoàng gia Stockholm.
Vào tháng 4 năm 2016, anh là giám khảo trẻ nhất từ trước đến nay của Cuộc thi Quốc tế Yehudi Menuhin dành cho các nghệ sĩ violin trẻ ở London, cùng với Pamela Frank, Joji Hattori, Martin Engstroem, Ning Feng, Julia Fischer, Dong-Suk Kang, Tasmin Little và Jeremy Menuhin.
Vào tháng 11 năm 2020, anh dẫn đầu màn trình diễn mở màn lễ trao giải Golden Horse Awards ceremony.
Sau khi mượn cây đàn "Huggins", Chen đã được tiếp tục được mượn cây đàn chế tác năm 1715 "Joachim" của Stradivarius từ Quỹ âm nhạc Nippon cho đến năm 2019. Tính đến tháng 10 năm 2019, Chen vẫn là người nhận được 1735 "Samazeuilh" của Stradivarius Quỹ âm nhạc Nippon cho mượn.
Chen cũng được biết đến với sự hiện diện trực tuyến của mình, đặc biệt là các trang báo và Youtube. Anh sáng tạo các video trên kênh YouTube cùng tên của mình với các nội dung liên quan đến violin và đã nhiều lần hợp tác với bộ đôi các nhạc sĩ cổ điển trên YouTube hài hước TwoSetViolin.
Thu âm
Nguồn
Sinh năm 1989
Nhân vật còn sống
Người từ Brisbane
Nghệ sĩ vĩ cầm cổ điển
Nghệ sĩ vĩ cầm thế kỷ 21
Nghệ sĩ vĩ cầm thế kỷ 20 | wiki |
Viện Đại học Nam California hay Đại học Nam California (tiếng Anh: University of Southern California, viết tắt USC) là một viện đại học tư thục phi lợi nhuận tọa lạc tại thành phố Los Angeles, bang California, Hoa Kỳ. USC được thành lập năm 1880, là cơ sở giáo dục đại học lâu đời nhất bang này.
Trong năm học 2018-2019, trường đã có 20.000 sinh viên theo học các chương trình đại học hệ bốn năm. USC cũng có 27.500 sinh viên tốt nghiệp và chuyên nghiệp trong một số chương trình khác nhau, bao gồm kinh doanh, luật pháp, kỹ thuật, công tác xã hội, trị liệu, dược và y học. USC cũng là tổ chức tư nhân lớn nhất ở thành phố Los Angeles và tạo ra 8 tỷ đô la ảnh hưởng kinh tế cho Los Angeles và bang California. Với hơn 66.000 hồ sơ ứng tuyển vào năm 2019, quá trình tuyển sinh của USC được xem là có tính cạnh tranh cao với tỉ lệ trúng tuyển chỉ 11%.
USC là một trong những nút đầu tiên của mạng ARPANET và là nơi khai sinh của Hệ thống phân giải tên miền Internet. Các công nghệ khác được phát minh tại USC bao gồm điện toán DNA, lập trình động, nén hình ảnh, VoIP và phần mềm chống vi-rút.
Các cựu sinh viên và giảng viên của USC bao gồm 11 học giả Rhodes, 12 học giả Marshall, 9 người đoạt giải Nobel, 12 phi hành gia (bao gồm Neil Armstrong, người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng), 9 nguyên thủ quốc gia, 6 nghiên cứu sinh MacArthur và một người chiến thắng giải thưởng Turing. Kể từ tháng 5 năm 2018, USC là trường Đại học đào tạo nhiều tỷ phú thứ 8 tại Mỹ với 29 tỷ phú từng theo học tại đây. Trường cũng có số lượng sinh viên giành Giải thưởng Viện Hàn lâm Oscar nhiều nhất trên thế giới.
Hiện USC là trường đại học tốt thứ 25 tại Mỹ, theo xếp hạng của US News & World Reports.
Học thuật
USC là một trường đại học nghiên cứu lớn có vai trò trọng yếu. Chương trình giảng dạy đại học toàn thời gian bốn năm được phân loại là "cân bằng giữa nghệ thuật & khoa học và giảng dạy nghề."
Trường có 95 chuyên ngành đại học và 147 chuyên ngành phụ. Chương trình sau đại học của trường được phân loại là "toàn diện" và cung cấp 134 bằng thạc sĩ, tiến sĩ và chuyên nghiệp thông qua 17 trường chuyên ngành.
USC được công nhận bởi Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng Phương Tây. Trường cũng được bầu vào Hiệp hội các trường đại học Hoa Kỳ năm 1969. Các khoa học thuật của USC thuộc các ngành khoa học và nghệ thuật tự do được giảng dạy tại Trường Khoa học, Nghệ thuật và Văn ngữ Dana-David Dornsife dành cho sinh viên bậc đại học, Trường sau đại học dành cho sinh viên bậc trên đại học, hoặc một trong 18 Trường chuyên ngành.
USC hiện có 9 người đoạt giải Nobel, 12 học giả Marshall, 11 học giả Rhodes, 6 học giả MacArthur, 181 học giả Fulbright, một người chiến thắng giải thưởng Turing, 3 người giành được Huy chương Nghệ thuật Quốc gia, 1 người giành được Huân chương Nhân văn Quốc gia, 3 người đoạt Huân chương Khoa học Quốc gia và 3 người giành Huân chương Công nghệ và Sáng tạo Quốc gia trong số các cựu sinh viên và giảng viên.
Xếp hạng
USC được xếp hạng thứ 19 trong số các Viện Đại học trên toàn Hoa Kỳ theo bảng xếp hạng năm 2021 của Thời đại Giáo dục. US News & World Report xếp trường này vào vị trí thứ 25 toàn quốc trong bảng xếp hạng thường niên năm 2022. Trong bảng xếp hạng Đại học tốt nhất Hoa Kỳ của Niche, USC đứng thứ 28 toàn quốc vào năm 2022 dựa trên học thuật và chất lượng cuộc sống sinh viên. USC được xếp hạng thứ 49 trên thế giới theo Xếp hạng học thuật của các trường đại học thế giới và thứ 13 trong số các trường đại học quốc gia bởi Trung tâm Đo lường Hiệu suất Đại học. USC đứng thứ 33 trong các trường đại học toàn quốc dựa trên dữ liệu từ College Factual.
Trong số 25 trường đại học hàng đầu, USC được US News & World Report xếp hạng là trường có sinh viên đa dạng về tầng lớp kinh tế thứ 4. Reuters xếp USC là trường đại học sáng tạo thứ 14 trên thế giới vào năm 2015, được đo bằng tác động thương mại toàn cầu và số bằng sáng chế được cấp. USC được xếp hạng thứ 15 trong bảng xếp hạng đầu tiên vào năm 2016 của Tạp chí Phố Wall/Thời đại Giáo dục trong số các Đại học Hoa Kỳ.
Năm 2016, USC được xếp hạng là "Top 10 Đại học trong mơ" của các phụ huynh và học sinh theo The Princeton Review.
USC đứng thứ 2 (sau Đại học Pennsylvania và xếp trên Viện Công nghệ Massachusetts) trong số "Các trường Đại học đào tạo Kinh doanh tốt nhất Hoa Kỳ" của Niche. Tờ Nước Mỹ Ngày nay đã xếp Trường Kinh doanh Marshall của USC đứng thứ 3 trong số các Trường kinh doanh trên cả nước tính đến năm 2015. Forbes cũng xếp hạng trường này này đứng thứ 3 trên toàn quốc trong việc tạo ra những sinh viên tốt nghiệp hài lòng nhất với công việc của họ.
Phóng viên Hollywood đã xếp Trường Nghệ thuật Điện ảnh của USC là trường điện ảnh số 1 tại Hoa Kỳ trong năm thứ ba liên tiếp vào năm 2014. Ngoài ra, Tờ Nước Mỹ Ngày nay cũng công nhận đây là trường điện ảnh số 1 tại Hoa Kỳ vào năm 2014. Phạm vi của các lớp học, cơ sở vật chất và sự gần gũi với ngành là những lý do chính cho sự xếp hạng này.
Bảng xếp hạng học thuật của các trường đại học thế giới năm 2015 đã xếp hạng các ngành khoa khoa học máy tính và khoa học kết hợp của USC đứng thứ 10 trên thế giới, khoa học xã hội thứ 31, và khoa kinh tế và kinh doanh thứ 29.
Sinh viên
USC có tổng số sinh viên khoảng 47.500 sinh viên, trong đó 20.000 sinh viên đang học đại học và 27.500 ở cấp độ sau đại học và chuyên nghiệp. Khoảng 53% sinh viên là nữ và 47% là nam.
USC hàng nằm cấp một số ít học bổng tài năng như Presidential, Trustee, Mork và Stamps với tính cạnh tranh rất cao, chỉ khoảng 5.5% số sinh viên nộp đơn xin học bổng được phỏng vấn xét duyệt để chọn ra một số lượng nhỏ học bổng từ bán phần đến toàn phần. Đây cũng là một trong số hiếm những Đại học xếp hạng top đầu tại Mỹ có trao tặng học bổng toàn phần và nửa phần dựa trên thành tích học tập (hầu hết các trường xếp cùng hạng chỉ cho hỗ trợ tài chính).
Chú thích
Liên kết ngoài
Trường học được công nhận bởi Western Association of Schools and Colleges
Trường đại học và cao đẳng tư thục ở California
Trường đại học và cao đẳng ở Los Angeles
Đại học Nam California | wiki |
Biển Đức III hoặc Bênêđictô III (Latinh: Benedictus III) là vị giáo hoàng thứ 104 của Giáo hội Công giáo. Theo niên giám Tòa Thánh năm 1806 thì ông đắc cử Giáo hoàng năm 856 và ở ngôi Giáo hoàng trong 2 năm 6 tháng và 10 ngày. Niên giám tòa thánh năm 2003 xác định triều đại của ngài bắt đầu từ ngày 29 tháng 9 năm 855 và kết thúc vào ngày 17 tháng 4 năm 858.
Biển Đức III sinh tại Rôma. Ông được dân chúng yêu mến. Sau khi Giáo hoàng Leo IV qua đời Giáo hội trải qua một cơn khủng hoảng dữ dội. Lúc này xuất hiện ngụy Giáo hoàng Anastasius từ tháng 8 năm 855 tới tháng 9 năm 855. Benedictus III bị hoàng đế và Giáo hoàng giả Anastasius chống đối dữ dội. Ông đăng quang Giáo hoàng ngày 29.9.855.
Chính giữa 2 triều Giáo hoàng Lêô IV và Biển Đức III, những người bôi bác Giáo hội thời Trung Cổ, cũng như Tin Lành, phe Voltaire… đã chen vào thời đại Nữ Giáo hoàng Gioan, dài 2 năm. Ngày nay người ta chứng minh rằng: giữa hai triều Giáo hoàng này, chỉ có mấy tuần lễ. Có một đồng tiền Lamã mang hình Biển Đức III và Hoàng Đế Lôthariô (chết ngày 17/9/855), trong khi Đức Lêô IV qua đời ngày 17/7).
Ông đã cố gắng liên kết các phe nhóm khác nhau để chống lại quân Saracens và nhấn mạnh đến vai trò gia đình và nêu cao bí tích hôn phối. Trong thời này nền luân lý nơi tầng lớp vua chúa, vương tước, quan hầu xuống dốc và ngay cả trong hàng ngũ tu sĩ nam nữ. Ông đã mạnh tay chỉnh đốn lại. Ông là vị Giáo hoàng có học thức và rộng lượng dấn thân chủ yếu làm công việc từ thiện đối với người nghèo và đau ốm.
Biển Đức III là người thánh thiện, nhưng yếu đuối, 3 năm triều ông ghi dấu sự thoái bộ của quyền Giáo hoàng. Các Tổng Giám mục xứ Gaule lợi dụng để gia tăng sự tự trị của họ.
Nhưng ông có công phát hiện trong Giáo triều, một phó tế trẻ có hạng, là Nicôla, và chọn làm bí thư của mình. Giáo hoàng qua đời ngày 7 tháng 4 năm 858.
Chú thích
Tham khảo
265 Đức Giáo hoàng, Thiên Hựu Nguyễn Thành Thống, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, xuất bản tháng 5 năm 2009.
Các vị Giáo hoàng của giáo hội toàn cầu, hội đồng Giám mục Việt Nam
Tóm lược tiểu sử các Đức Giáo hoàng, Đà Nẵng 2003,Jos. TVT chuyển ngữ từ Tiếng Anh.
B
Mất năm 858
Năm sinh không rõ | wiki |
Quách Ninh Ninh (tiếng Trung giản thể: 郭宁宁, bính âm Hán ngữ: Guō Níngníng, sinh tháng 7 năm 1970, người Hán) là nữ chính trị gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bà là Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX, hiện là Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Đảng tổ, Phó Tỉnh trưởng thường vụ Phúc Kiến.
Quách Ninh Ninh là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, học vị Cử nhân Khoa học quản lý, MBA, Tiến sĩ Kinh tế học. Bà có sự nghiệp hơn 25 năm hoạt động lĩnh vực tài chính, ngân hàng, từng công tác ở Hồng Kông, Singapore rồi tham gia lãnh đạo địa phương.
Xuất thân và giáo dục
Quách Ninh Ninh sinh vào tháng 7 năm 1970 ở thủ phủ Thẩm Dương của tỉnh Liêu Ninh, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bà lớn lên và tốt nghiệp cao trung ở Thẩm Dương, thi cao khao vào năm 1987 và đỗ Đại học Thanh Hoa, lên thủ đô nhập học từ tháng 9 cùng năm, tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành hệ thống tin tức quản lý vào tháng 7 năm 1991. Sau đó, bà tiếp tục theo học chương trình nghiên cứu sinh toàn thời gian ở Trường Quản lý kinh tế của Thanh Hoa, rồi nhận bằng thạc sĩ vào tháng 6 năm 1994. Sau đó 3 năm, bà trở lại làm nghiên cứu sinh sau đại học về toán kinh tế ở Thanh Hoa, trở thành Tiến sĩ Kinh tế học vào tháng 6 năm 2003. Ngoài Thanh Hoa, bà từng theo học tại chức về quản lý công thương cấp cao ở Trường Kinh doanh Quốc tế Trung Âu được hợp tác bởi Trung Quốc và Liên minh châu Âu, nhận thêm bằng MBA. Quách Ninh Ninh được kết nạp Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 3 năm 1999.
Sự nghiệp
Ngành ngân hàng
Tháng 7 năm 1994, sau 7 năm học ở Thanh Hoa, Quách Ninh Ninh được nhận vào làm việc ở Ngân hàng Trung Quốc (BOC), bắt đầu công tác ở trụ sở. Suốt giai đoạn 10 năm 1994–2004, bà là là kế toán viên công chứng với bằng Certified Public Accountant ở các đơn vị tại hội sở ngân hàng như bộ phận tín dụng thứ nhất, bộ phận quản lý tín dụng, bộ phận quản lý rủi ro. Vào tháng 7 năm 2004 trong thời điểm tròn 10 năm công tác ở ngân hàng, bà được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc bộ phận rủi ro, sau đó 2 năm vào tháng 2 năm 2006 thì được điều chuyển vị trí công làm Ủy viên Đảng ủy, Phó Hành trưởng BOC Giang Tô. Tháng 3 năm 2010, bà trở lại hội sở làm Tổng giám rủi ro của bộ phận tổng thị trường tài chính, rồi Giám đốc của bộ phận này từ tháng 4 năm 2011. Sang tháng 11 cùng năm, bà được điều đến Hồng Kông làm Hành trưởng Ngân hàng Trung Quốc chi nhánh tại đặc khu hành chính này. Sau 3 năm Hồng Kông, bà tiếp tục được điều chuyển và lần này là ra nước ngoài làm Hành trưởng BOC chi nhánh Singapore. Tháng 4 năm 2016, bà trở về Trung Quốc đại lục, rời Ngân hàng Trung Quốc để chuyển tới Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, nhậm chức Đồng sự chấp hành, Phó Hành trưởng, Ủy viên Đảng ủy ngân hàng.
Phúc Kiến
Tháng 10 năm 2018, sau gần 25 năm công tác ngân hàng, Quách Ninh Ninh rời lĩnh vực này, được điều tới Phúc Kiến, nhậm chức Phó Tỉnh trưởng, Thành viên Đảng tổ của Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc Kiến. Ở vị trí này, bà là người phụ nữ trẻ nhất ở Trung Quốc đại lục giữ cấp phó tỉnh, ở tuổi 48. Tại Phúc Kiến, bà phụ trách các lĩnh vực trong đó có thương mại thủy sản. Vào tháng 4 năm 2020, bà xuất hiện trên một chương trình phát trực tiếp thuộc chiến dịch quảng bá hải sản địa phương, ăn món lươn, ảnh hưởng làm cho chương trình phát sóng đã thu hút hơn 1 triệu người xem, khiến doanh số bán lươn hàng năm tăng vọt 628%. Sau 3 năm cho đến tháng 10 năm 2021, bà được bầu vào Ủy ban Thường vụ Tỉnh ủy Phúc Kiến, rồi đến ngày 20 tháng 11 thì giữ chức Phó Bí thư Đảng tổ, Phó Tỉnh trưởng thường vụ Phúc Kiến. Tháng 10 năm 2022, bà tham gia Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX từ đoàn đại biểu Phúc Kiến. Trong quá trình bầu cử tại đại hội, bà được bầu là Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX.
Nhận định quốc tế
Vào năm 2021, Quách Ninh Ninh được tạp chí Time bầu chọn vào danh sách Time 100 Next của năm, được một số báo chí nhận định là "ngôi sao đang lên", là nhà lãnh đạo tương lai thế hệ thứ 7 của Trung Quốc.
Xem thêm
Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân
Bí thư Tỉnh ủy (Trung Quốc)
Danh sách Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX
Chú thích
Liên kết ngoài
Quách Ninh Ninh, Mạng Kinh tế nhân dân.
Nhân vật còn sống
Sinh năm 1970
Người Hán
Người Liêu Ninh
Cựu sinh viên Đại học Thanh Hoa
Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX | wiki |
Vườn quốc gia Family Islands (Quần đảo Gia đình) là một vườn quốc gia ở Queensland, Úc.
Quần đảo Family là một nhóm các hòn đảo lục địa nằm cách bờ biển không xa, khoảng giữa Cairns và Townsville, ở Far North Queensland, Úc. Hầu hết diện tích đã được chỉ định là một vườn quốc gia. Các hòn đảo được đặt tên tập thể và tên tiếng Anh của thuyền trưởng Cook khi ông đi qua khu vực năm 1770.
Nhóm hòn đảo là hòn đảo lục địa s. Họ đã là một phần của lục địa cho đến khoảng 8000 năm trước khi mực nước biển tăng lên.
Quần đảo
Quần đảo lớn nhất, tên thổ dân của họ, và vị trí của họ trong "gia đình" là:
Đảo Dunk (Coonanglebah) - người cha
Đảo Richards (Bedarra) - người mẹ
Đảo Wheeler (Đảo Toolkbar) và Đảo Coombe (Coomba) - cặp song sinh
Đảo Smith (Kurrumbah), Đảo Bowden (Budjoo) và Đảo Hudson (Coolah) - những cây ba lá.
Ngoài ra còn có một số hòn đảo nhỏ hơn:
Kumboola, được nối với Đảo Dunk vào lúc thủy triều thấp đặc biệt
Đảo Mound (Purtaboi), được bảo vệ như là một môi trường sống chim chim làm tổ
Woln Garin, một hòn đảo nhỏ nằm phía nam nam đảo Dunk Island, được biết đến là "40ft Rock"
Đá Battleship (Pee-Rahm-Ah), được đặt tên bởi vì hình dáng đặc biệt của nó khi nhìn từ phía bắc.
Thorpe Island (Ti mana), thuộc sở hữu tư nhân với một nơi ở. Đây là hòn đảo duy nhất của Úc được sở hữu Freehold.
Cơ sở vật chất
Khu cắm trại có sẵn trên đảo Dunk, Coombe và Wheeler, với giấy phép có sẵn từ Công viên và Động vật Hoang dã Queensland
Tham khảo
Vườn quốc gia Queensland
en:Family Islands National Park | wiki |
Lê Do (Chữ Hán: 黎槱; Hán Việt: Lê Dữu ?-1519) là một vị hoàng đế nhà Lê sơ trong lịch sử Việt Nam. Do được lập lên ngôi và thất bại trong thời gian loạn lạc ngắn ngủi, ông ít được nhắc tới trong danh sách các vị vua chính thống của Việt Nam.
Thân thế
Có những thông tin khác nhau về thân thế của Lê Do. Theo Đại Việt sử ký toàn thư dẫn: Lê Do là con của Tĩnh Tu công Lê Lộc và là em vua Đại Đức Lê Bảng. Lê Lộc là cháu nội của Cung vương Lê Khắc Xương - anh vua Lê Thánh Tông. Lê Do là cháu 4 đời của Lê Khắc Xương. Tuy nhiên, Đại Việt sử ký toàn thư cũng chi chú thêm: có thuyết nói rằng Do là em cùng mẹ với Bảng, cha là dân thường, chưa rõ tên là gì.
Chống Lê Chiêu Tông
Khi Lê Chiêu Tông giết công thần Trần Chân tháng 7 năm 1518, các thủ hạ của Chân là Nguyễn Kính, Nguyễn Áng ở Sơn Tây nổi dậy làm loạn để báo thù cho chủ. Một tướng khác là Vĩnh Hưng hầu Trịnh Tuy nhân lúc Chiêu Tông không trấn áp được các tướng Sơn Tây cũng mưu ly khai lập vua khác. Tháng 9 năm 1518, Trịnh Tuy cùng văn thần Nguyễn Sư lập anh Lê Do là Lê Bảng làm vua, tức là vua Đại Đức.
Khoảng tháng 3 năm 1519, Trịnh Tuy phế truất Lê Bảng và lập Lê Do lên làm vua, đổi niên hiệu là Thiên Hiến. Trịnh Tuy lấy xã Do Nha, huyện Từ Liêm làm hành dinh cho vua Thiên Hiến ở và lấy người thôn quê. chia đặt quan thuộc văn võ tiến triều. Trịnh Tuy dụ được các mãnh tướng thuộc hạ cũ của Trần Chân là Nguyễn Kính, Nguyễn Áng đi theo nên lực lượng khá mạnh.
Sau khi tướng Nguyễn Hoằng Dụ chết, vua Quang Thiệu (Lê Chiêu Tông) chỉ còn dựa vào Mạc Đăng Dung. Thấy vua Quang Thiệu chạy ra hành dinh Bồ Đề, Trịnh Tuy mang quân tiến đánh nhưng bị thất bại, phải rút lui.
Tháng 7 năm 1519, nhân lúc trời mưa to, Mạc Đăng Dung thống lĩnh các quân thủy bộ vây vua Thiên Hiến ở Từ Liêm. Đăng Dung phá đê cho nước vỡ vào quân Lê Do. Lê Do và Nguyễn Sư chạy đến Ninh Sơn thì bị quân của vua Quang Thiệu bắt được, giải mang về giết chết. Trịnh Tuy bỏ chạy và Thanh Hóa, các tướng Nguyễn Kính, Nguyễn Áng theo hàng Mạc Đăng Dung.
Xem thêm
Trịnh Tuy
Lê Bảng
Lê Chiêu Tông
Nguyễn Sư
Tham khảo
Đại Việt sử ký toàn thư, quyển XV
Khâm định Việt sử thông giám cương mục
Chú thích
Vua nhà Lê sơ
Năm sinh thiếu
Mất năm 1519
Vua Việt Nam bị giết | wiki |
Ở Trung Quốc, việc sản xuất, truyền bá hoặc bán nội dung khiêu dâm có thể bị án phạt tù chung thân vì nội dung khiêu dâm bị cấm rất nghiêm ngặt theo luật hình sự Trung Quốc. Nhưng cấm là một chuyện, có loại bỏ được nó không lại là chuyện khác, đặc biệt khi người dùng đang sống trong thời truyền thông đa phương tiện như có nhiều phương tiện truyền thông xã hội, dịch vụ đám mây và các biện pháp thanh toán mới theo cách xử lý của họ. Mặc dù một cuộc đàn áp đang diễn ra chống lại "ô nhiễm tinh thần", như Đảng Cộng sản đã từng gọi nó, khiêu dâm vẫn còn sống và tốt trên internet của Trung Quốc.
Các nhà kiểm duyệt đã đóng cửa nhiều dịch vụ trong những năm gần đây, nhưng trong một trò chơi liên tục của mèo và chuột, nhà cung cấp và người dùng đã tìm thấy các cách khác để chia sẻ nội dung người lớn, cho dù đó là nội dung tự làm hay vi phạm bản quyền từ việc yêu thích 1pondo Studio của Nhật Bản. Thật vậy, sự phát triển của ngành công nghiệp khiêu dâm trực tuyến của quốc gia phản ánh sự phát triển tổng thể của "mạng nội bộ" intranet như vẫn được gọi đùa là internet được kiểm soát chặt chẽ của Trung Quốc.
Các giai đoạn và hình thức phát triển
Cổng thông tin khiêu dâm 2004-2006
Các cổng khiêu dâm đã nở rộ tại Trung Quốc trước cả khi những trang thuộc thể loại này bao gồm YouPorn và Pornhub xuất hiện ở châu Âu. Năm 2004 đã chứng khiến sự ra đời của các dịch vụ lớn mặc dù xấu số tại Trung Quốc, bao gồm 99 Erotica Forum và Erotica Juneday. Một số trang như thế vẫn còn duy trì, nhưng nhiều trang đã biến mất. Mô hình kinh doanh của những dịch vụ này rất đơn giản. Trước khi người dùng có thể xem hoặc tải nội dung họ muốn, họ phải xem và điều hướng thông qua bấm chuột vào đường link chứa trong quảng cáo pay per click đồ chơi tình dục hàng rong, thuốc Viagra và sòng bạc trực tuyến. Những trang này cung cấp một tổ hợp trộn lẫn các loại video nghiệp dư trong nước và những nội dung lậu lấy từ Nhật, Mỹ. Họ chủ yếu thiết lập máy chủ ở nước ngoài và thường xuyên thay đổi URL để tránh bị phát hiện và kiểm tra bởi chính quyền.
Với người dùng, những dịch vụ có quảng cáo như vậy có thể khiến họ khó chịu. Đôi khi họ còn không được xem nội dung gì sau khi đã điều hướng thông qua các loại quảng cáo, chưa kể tỉ lệ họ còn dính phải mã độc malware (thường là script tự kích hoạt) dọc đường là rất cao. Vì vậy, những dịch vụ khiêu dâm nổi tiếng tại Trung Quốc thường thu phí thành viên và cung cấp dịch vụ tin cậy hơn, bao gồm ít hơn hoặc không có quảng cáo. Nhưng tại Trung Quốc, việc sử dụng các tài khoản ngân hàng nội địa khiến những website như thế dễ bị tổn thương do đàn áp. 99 Erotica là một trong những trang bị đóng đầu tiên khi đã thu hút hơn 300.000 người dùng đăng ký sau 1 năm ra mắt. Năm 2005, chính phủ Trung Quốc đã bỏ tù 11 người, trong đó có giáo viên và công chức, trong thời gian tù từ 3 đến 12 năm vì liên quan đến việc truyền bá tài liệu khiêu dâm. Tháng 10 năm 2006, chính quyền đã đóng trang Erotica Juneday, trang này thu mức phí thành viên VIP là 3.999 yuan (khoảng 490 USD) mỗi năm, và bỏ tù chung thân Chen Hui. Nhà xã hội học Li Yinhe thẳng thắn là một trong số những người công kích chống lại phán quyết khắc nghiệt, kêu gọi các nhà chức trách bãi bỏ các luật khiêu dâm ở Trung Quốc hoặc ngừng giả vờ quốc gia thích tự do ngôn luận.
Caoliu: 2006 đến nay
Diễn đàn trực tuyến Caoliu, nghĩa là "cỏ lựu" (grass pomegranate), là một ngoại lệ. Được thành lập vào năm 2006, trang web đặt máy tại Colorado là một hệ thống bảng bulletin (Bulletin Board System - BBS) tiếng Trung mạnh mẽ để chia sẻ hình ảnh, tác phẩm văn học và video khiêu dâm, gợi tình (thường gọi là pornography và erotica). Doanh thu duy nhất được biết là quảng cáo. Chính quyền đã chặn truy cập vào Caoliu, nhưng người dùng có thể dùng dịch vụ VPN để vượt qua. Cho nên chính quyền cũng càn quét các dịch vụ VPN, làm cho việc tìm kiếm một dịch vụ VPN tin cậy trở nên khó khăn hơn nhưng nhiều người dùng lại tìm được cách khác.
Không có một nhân viên nào ở Trung Quốc, không thu phí người dùng, dịch vụ này gần như nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền Trung Quốc. Là một trong số ít những kẻ còn sống sót kiên cường sau các trận càn quét liên tục, Caoliu đã trở thành một biểu tượng của hy vọng cho cộng đồng khiêu dâm của Trung Quốc. Trang này nổi tiếng vì đặt ra giới hạn 1.024 giây cho những người không phải thành viên khi họ truy cập vào để viết các post, hoặc chia sẻ hình ảnh, video. "1024" từ đó đã trở thành một biểu tượng meme online, nghĩa là "thumbs up", "like" hoặc "thanks for sharing" dưới các bài đăng chứa nội dung khiêu dâm.
Kuaibo: 2007-2014
Kuaibo, nghĩa là "phát nhanh" (fast broadcast), còn được gọi là QVOD, từng là điểm đến cho nội dung khiêu dâm, cũng như các phim Hollywood. Ra mắt năm 2007, trình phát video cung cấp các lượt tải nội dung streaming và BitTorrent, thường là vi phạm bản quyền (lậu) được cung cấp bởi các máy chủ bên thứ ba. Theo truyền thông nhà nước, Kuaibo đã được tải xuống hơn 300 triệu lần vào năm 2012, khi Trung Quốc chỉ có 540 triệu người dùng internet. Tháng 3 năm 2014, cảnh sát đã đột nhập kiểm tra các văn phòng của Kuaibo ở Thâm Quyến và đóng cửa dịch vụ. Năm 2016, nhà sáng lập kiêm CEO Wang Xin của trang bị kết án 3,5 năm tù và phạt 150.000 USD. Trong khi tố tụng, các công tố viên cho biết các video khiêu dâm chiếm 70% trong số 30.000 tập tin cảnh sát đã thu được từ các máy chủ liên quan đến Kuaibo. Wang cho rằng nền tảng của anh không chịu trách nhiệm cho việc kiểm soát (policing) những gì mọi người xem. "Chúng tôi tin rằng không có gì đáng xấu hổ về công nghệ", ông nổi tiếng bởi câu nói này với tòa án. Mặc dù Wang đã nhận tội, nhưng việc bảo vệ quyền tự do thông tin đầy nhiệt huyết của anh đã giành được sự hỗ trợ trên Internet Trung Quốc.
Các dịch vụ đám mây: 2012 đến nay
Các video sex tự làm, chẳng hạn như video quay trong một căn phòng thay đồ ở Uniqlo Bắc Kinh rộ lên năm 2015, đã trở thành trào lưu tại mạng truyền thông xã hội Trung Quốc những năm gần đây. Một phần vì sự gia tăng của các công ty công nghệ trong nước cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu online, trong đó có Alibaba và Huawei. Năm ngoái, trong một cuộc "làm sạch" internet, chính quyền đã đóng cửa một số dịch vụ như vậy đến người dùng cá nhân, cho rằng chúng đã trở thành nơi trú ngụ (haven) cho khiêu dâm, Cho nên các dịch vụ đám mây từ Google Drive và Dropbox đã bị chặn từ lâu và vẫn còn tiếp tục. Các dịch vụ đám mây từ Baidu và Xunlei (một trình tải xuống torrent đặt ở Thâm Quyến) hiện là một trong số ít tùy chọn đám mây còn lại cho người dùng Trung Quốc. Cả hai đều "thề" (vow) sẽ càn quét (crack down) nội dung khiêu dâm. Để tránh bị kiểm duyệt, cộng đồng khiêu dâm Trung Quốc còn phát triển cả một bộ những từ lóng của riêng họ khi bàn luận về khiêu dâm trên các ứng dụng truyền thông xã hội như Weibo, QQ và WeChat.
Các ứng dụng livestreaming: 2015 đến nay
Trong hơn hai năm qua, các ứng dụng live streaming đã phát triển thành ngành công nghiệp trị giá 4,3 tỷ USD ở Trung Quốc,, nhờ (thanks) một phần không nhỏ nội dung khiêu dâm có tính phí. Ngày và đêm, có hàng ngàn phụ nữ trẻ Trung Quốc xuất hiện trên camera để hát, nhảy, ưỡn ẹo, uống xì xụp, nhai nhóp nhép và ve vãn, khiêu khích lượng khán giả chủ yếu là nam giới. Người xem trả cho nữ phát thanh viên các loại quà ảo, với điều kiện các nền tảng nhận được một phần doanh thu. Quà có thể là một quả dưa chuột ảo có giá chưa đến 1 cent hoặc lạ mắt như cả du thuyền hay chiếc xe hơi thể thao bán với giá vài trăm USD.
Tuy nhiên, nó đã vượt ra ngoài phạm vi video tán tỉnh bình thường. Năm 2016, một cặp vợ chồng đã live stream quan hệ tình dục trên Douyu TV. Tháng 6 năm 2016, chính quyền đã cấm 40 nữ phát thanh viên live stream vì những màn trình diễn gợi dục của họ. Các dịch vụ phát trực tiếp được yêu cầu tuân theo luật để giám sát nội dung suốt ngày đêm và đã áp đặt các quy tắc nghiêm ngặt hơn lên những phát thanh viên, bao gồm cấm họ mặc vớ tơ và ăn chuối một cách "dâm dục". Cho đến những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc đã trừng phạt hơn 30.000 phát thanh viên và còn mở các cuộc điều tra hình sự đối với trên 10 nền tảng livestreaming. Vẫn chưa thể nói nội dung khiêu dâm đã chết hoàn toàn trên các ứng dụng, những nữ phát thanh viên liều chiếu, hiện nhanh núm vú và các vị trí nhạy cảm trên cơ thể của họ và yêu cầu người xem kết bạn trên WeChat và QQ, nơi mà họ có thể cung cấp cuộc gọi video trực tiếp với một khoản phí nhỏ được trả qua ứng dụng WeChat Wallet.
Thuật ngữ
Các nhà sưu tập khiêu dâm có tài nguyên được gọi là "lão tài xế" (), việc chia sẻ video khiêu dâm là "lái xe" () còn người nhận nội dung là "ngồi xe" () và nội dung khiêu dâm là "phúc lợi" ( - welfare).
Tham khảo
Liên kết ngoài
Xem thêm
Khiêu dâm tại châu Á
Khiêu dâm
Khiêu dâm tại châu Á
Nghệ thuật khiêu dâm
Luật pháp Trung Quốc | wiki |
Stanisław I Leszczyński (; (20 tháng Mười 1677 – 23 tháng Hai 1766) là một vị vua của Liên bang Ba Lan-Litva, Công tước xứ Lorraine và Bá tước của Đế quốc La Mã thần thánh. Năm xưa, nhà Leszczyński vốn đã được Hoàng đế La Mã Thần thánh là Friedrich III phong tước Bá. Vào năm 1704, sau khi quân Thụy Điển do vua Karl XII đánh bại quân Nga và quân Sachsen, vua Ba Lan kiêm Tuyển hầu tước xứ Sachsen là August II bị truất phế và vua Karl XII đưa Stanisław lên làm vua Ba Lan. Sau khi "quan thầy" Karl XII của ông bị đánh bại thảm hại trong trận Poltava (1709), ông trốn sang nước Pháp.
Nỗ lựa đưa ông lên ngôi Quốc vương Ba Lan lần thứ hai của con rể ông - Quốc vương Pháp Louis XV - đã dẫn đến cuộc Chiến tranh Kế vị Ba Lan, quân Pháp bị liên quân Nga - Áo - Sachsen (thậm chí có cả quân chư hầu của Phổ) đánh baị. Vua Stanisław I cuối cùng đã chịu thua trong cuộc chiến đấu giành quyền kế vị Ba Lan.
Tiểu sử
Sinh ở vùng Lwów năm 1677, ông là con của Rafał Leszczyński, quan Tổng đốc của tỉnh Poznan, và Anna Katarzyna Jabłonowska. Ông cưới Katarzyna Opalińska và sinh ra cô con gái tên là Maria - sau này cưới vua Pháp là Louis XV. Vào năm 1697, với tư cách quan Ngự tửu của Ba Lan, ông đã ký các văn bản tuyển cử của vua August II Mạnh mẽ. Vào năm 1703, ông tham gia vào Liên minh Litva, do nhà Sapieha thiết lập và được vua Thụy Điển trợ cấp vàng để chống lại August.
Làm vua lần thứ nhất
Những năm tiếp theo, Stanisław đã được Quốc vương Thụy Điển là Karl XII tôn làm Quốc vương Ba Lan sau cuộc xâm lăng Ba Lan thành công của Thụy Điển, để thay thế ngôi vua của Augustus II - kẻ thù vừa bị đánh bại của quân Thụy Điển. Leszczyński là một ngưởi trẻ tuổi có lai lịch không thể chê trách, một tài năng đáng trọng và đến từ một dòng dõi lâu đời, nhưng chắc chắn không đủ sức mạnh về danh vọng hay ảnh hưởng chính trị để duy trì một ngôi vua không ổn định như vậy.
Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của một quỹ hối lộ và quân đoàn, quân Thuỵ Điển đã thành công trong việc tìm một cuộc tuyển cử cho ông bởi một hội nghị lộn xộn gồm sáu lãnh chúa (castellan) và một số người thượng lưu vào ngày 12 tháng 7 năm 1704. Vài tháng sau, cựu vương August tiến hành tấn công bất ngờ và bắt được Stanisław, nhưng cuối cùng, vào ngày 24 tháng 9 năm 1705, ông làm lễ gia miện trong vinh quang rạng rỡ. Chính vua Karl XII đã ban cho tân vương Stanislaw vương miện và vương trượng thay cho các đồ vương bảo Ba Lan cổ đã bị cựu vương August đem tới xứ Sachsen. Động thái đầu tiên của vị vua mới là củng cố mối đồng minh với nhà vua Thụy Điển bằng việc tham gia vào Liên bang Ba Lan - Thụy Điển nhằm giúp Đế quốc Thụy Điển trong cuộc Đại chiến Bắc Âu chống lại Nga hoàng Pyotr I Đại Đế. Stanisław đã làm những gì có thể để hỗ trợ cho "thiên triều Thụy Điển" của mình. Vì vậy, ông đã khuyên vị thủ lĩnh của người Cossack là Ivan Mazepa phản bội Nga hoàng Pyotr I Đại Đế vào thời kì ác liệt nhất của cuộc chiến tranh, không những thế, ông còn cho quân Thụy Điển chỉ huy một quân đoàn Ba Lan. Tuy nhiên, do ông quá tin vào chiến thắng của Quân đội Thụy Điển, sau khi Nga hoàng Pyotr I Đại Đế đánh bại Quốc vương Karl XII trong trận Poltava (1709), uy thế của vua Stanisław đã tan biến như một giấc mơ trong lần đầu tiên đụng phải thực tế. Trong thời kì này vua Stanislaw đóng ở thị trấn Rydzyna.
Mất ngôi lần thứ nhất
Đại đa số người Ba Lan cự tuyệt vua Stanisław và dàn hòa với cựu vương August. Từng là người được Quốc vương Karl XII bảo trợ, giờ đây Stanisław phải theo gót toán quân của tướng Krassow trong cuộc thoái lui tới Pomerania thuộc Đế quốc Thụy Điển. Quốc vương August II chính vị hiệu trở lại, và Stanisław đã từ bỏ vương miện Ba Lan (nhưng ông vẫn giữ vương hiệu). Vào năm 1716, một nhà quý tộc người Sachsen là Lacroix đã tiến hành ám sát cựu vương Stanisław nhưng ông đã được Bá tước Stanisław Poniatowski - cha của Stanisław August Poniatowski (sau này là vua Stanisław II - vị Quốc vương cuối cùng của Liên bang Ba Lan - Lietuva) - cứu sống. Sau đó cựu vương Leszczyński định cư ở Wissembourg vùng Grand Est. Vào năm 1725, con gái ông là Công chúa Maria Leszczyńska cưới Quốc vương Pháp là Louis XV và được tấn phong làm Hoàng hậu nước Pháp, làm ông cảm thấy phấn khởi. Từ 1725 tới 1733, cựu vương Stanisław cư ngụ ở Lâu đài Chambord.
Làm vua lần thứ hai
Người con rể đầy uy quyền của vua Stanislaw - vua Louis XV nước Pháp đã ủng hộ ông đòi kế vị ngai vàng Ba Lan sau khi vua August II Mạnh mẽ qua đời vào năm 1733, điều đã dẫn tới Chiến tranh Kế vị Ba Lan. Vốn từ thời vua Louis XV, Vương quốc Pháp đã trở thành một đồng minh đồng thời là người bảo hộ của Vương quốc Ba Lan, và giờ đây vua Louis XV muốn khôi phục lại những mối quan hệ xưa cũ này. Vào tháng 9 năm 1733, vua Stanisław đặt chân tới kinh thành Warsaw, sau khi đã rong ruổi qua miền Trung Âu nhiều ngày đêm cải trang thành một người đánh xe. Những ngày sau đó, bất chấp nhiều phản đổi, vua Stanisław đã đăng quang ngôi vua của Ba Lan lần thứ hai. Nhưng Triều đình Nga không bằng lòng với bất kỳ một vị Quốc vương Ba Lan nào được Triều đình Pháp hoặc Thụy Điển đề cử: thay vì đó, Nữ hoàng Nga là Anna ủng hộ vị Tuyển hầu tước mới của xứ Sachsen là August III, ông này được Triều đình Áo tôn làm vua nước Ba Lan.
Vào ngày 30 tháng 6 năm 1734, Tuyển hầu tước August III tuyên chiến với vua Stanisław tại kinh thành Warsawa. Sau đó, Nguyên soái Pyotr Petrovich Lacy thống lĩnh một đạo một đạo quân Nga tiến hành vây hãm Stanisław ở vùng Danzig, nơi ông cố thủ cùng với các quan cận thần của mình (bao gồm Tổng giám mục và các Bộ trưởng người Pháp và Thụy Điển), trông chờ đạo quân cứu viện của Pháp.
Cuộc vây hãm bắt đầu từ tháng 10 năm 1734 và càng trở nên nguy hiểm cho Quân đội vua Stanisław từ ngày 17 tháng 3 năm 1735 khi Nguyên soái Burkhard Christoph von Münnich đem quân tiếp viên Nga tới. Vào ngày 20 tháng 5 năm 1735, sau biết bao ngày tháng mà Quân đội vua Stanisław mong chờ quân Pháp, cuối cùng thì 2.400 viện binh Pháp cũng tiến đến Westerplatte. Một tuần sau, đội quân nhỏ bé này đã anh dũng tấn công bất ngờ vào trận tuyến của quân Nga nhưng rốt cuộc phải đầu hàng. Lần đầu tiên trong lịch sử, quân Pháp và quân Nga giao chiến với nhau. Vào ngày 30 tháng 6 năm 1735, quân cố thủ ở Danzig đầu hàng vô điều kiện sau khi đã chịu đựng một cuộc bao vây kéo dài 135 ngày, và sau khi đã tiêu diệt được 8.000 quân Nga.
Hai ngày trước đó, vua Stanislaw đã cải trang thành nông dân trốn khỏi thành, để rồi xuất hiện ở Königsberg, nơi ông công bố lời tuyên bố với những cận thần mà sau này dẫn tới sự thành lập một Liên minh nhân danh ông chống lại Đế quốc Nga, cùng lúc, ông phái một viên sứ thần Ba Lan tới kinh đô Paris để thỉnh cầu vua Pháp tấn công xứ Sachsen với ít nhất 40.000 binh sĩ. Cũng ở xứ Ukraina, Bá tước Nicholas Potocki cũng gửi 50.000 quân Ukraina tới hỗ trợ cho vua Stanisław, nhưng cuối cùng thì quân Nga đã đánh bại quân cứu vịên Ukraina.
Cũng vào năm 1735, Quốc vương Phổ là Friedrich Wilhelm I sai Hoàng thái tử Friedrich - tức vị Quốc vương vĩ đại Friedrich II Đại Đế tương lai - mang một đạo quân đến chiến đấu dưới quyền quân Áo - đồng minh của quân Nga. Trong dịp này, vị vua Phổ tương lai đã nhận thấy sự hỗn loạn và lôi thôi của Quốc vương Stanisław Leszczyński và các quan đại thần. Theo nhà sử học Reinhold Koser người Đức, điều này khiến vua Friedrich II Đại Đế trở nên khinh bỉ người Ba Lan.
Lần cuối mất ngôi vua
Vào ngày 26 tháng 1 năm 1736, Quốc vương Stanisław thoái vị một lần nữa, nhưng nhận được đền bù Công quốc Lorraine và Bar, sau này trở về nước Pháp khi ông qua đời. Vào năm 1738, ông bán tài sản ở Rydzyna và Leszno cho Bá tước (sau lên làm Vương tước) Alexander Joseph Sułkowski. Ông định cư ở Lunéville, thành lập ở đây Viện Stanislaw và cống hiến phần còn lại của cuộc đời cho việc cứu tế và khoa học, trong đó, ông tham gia tích cực hơn cả vào việc tranh luận với nhà triết học kiệt xuất J. J. Rousseau người Pháp.
Cựu vương Stanislaw vẫn sống chứng kiến sự ra đời của chắt gái mình là Đại Công nương Maria Theresia nước Áo - con gái của Hoàng đế La Mã Thần thánh Joseph II, vào năm 1762. Ông mất năm 1766 ở tuổi 88. Trước tác chính của ông là cuốn "Oeuvres du philosophe bienfaisant" (Tác phẩm của triết gia từ thiện), Paris, 1763, 1866.
Trong thời gian cuối đời của ông, cựu thù của ông là vua August III (kiêm Tuyển hầu tước xứ Sachsen) qua đời vào năm 1763, và từ đó dấy nên tranh cãi về việc kế vị ngai vàng Ba Lan. Với sự can thiệp của Quốc vương Friedrich II Đại Đế nước Phổ, Nữ hoàng Maria Theresia nước Áo và Nữ hoàng Ekaterina II Đại Đế nước Nga, cuối cùng cuộc chia cắt Ba Lan lần thứ nhất cũng diễn ra vào năm 1772.
Gia phả
Hình ảnh của Stanisław I
Chú thích
Tham khảo
Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, University of California Press, 1968.
Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, Routledge, 1988. ISBN 0-415-00276-1.
Zieliński, Ryszard (1978). Polka na francuskim tronie. Czytelnik.
Xem thêm
Công quốc Lorraine
Lịch sử Ba Lan
Lịch sử triết học Ba Lan
Danh sách người Ba Lan
Liên kết ngoài
Đại vương công Lietuva
Công tước xứ Lorraine
Sinh năm 1677
Mất năm 1766
Người Lviv
Quốc vương Ba Lan
Vua theo đạo Công giáo Rôma | wiki |
(sinh ngày 2 tháng 6 năm 1988) là một cầu thủ bóng đá người Nhật Bản thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Cerezo Osaka và Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản.
Sự nghiệp câu lạc bộ
Tháng 7 năm 2011, Inui lần đầu tiên đến châu Âu thi đấu và anh gia nhập đội bóng thi đấu tại 2. Bundesliga là VfL Bochum. Một năm sau đó, anh ký hợp đồng có thời hạn 3 năm với đội bóng mới thăng hạng Bundesliga là Eintracht Frankfurt sau khi có thành tích ghi 7 bàn/30 trận tại Bochum.
SD Eibar
Tháng 8 năm 2015, Inui đến Tây Ban Nha để gia nhập Eibar, trở thành cầu thủ có giá chuyển nhượng cao nhất lịch sử câu lạc bộ là 300.000 € và cũng là cầu thủ Nhật Bản đầu tiên khoác áo Eibar.
Ngày 21 tháng 5 năm 2017, Inui lập cú đúp giúp Eibar dẫn trước Barcelona 2-0 ngay tại Camp Nou nhưng chung cuộc đội bóng xứ Catalan đã lội ngược dòng thắng lại 4-2. Cú đúp này giúp anh trở thành cầu thủ Nhật Bản đầu tiên ghi bàn vào lưới Barcelona.
Real Betis
Ngày 1 tháng 6 năm 2018, sau khi hết hạn hợp đồng với Eibar, Inui đến Real Betis với bản hợp đồng có thời hạn ba năm.
Alavés (cho mượn)
Sau nửa đầu mùa giải không được trọng dụng tại Betis với chỉ 8 lần ra sân tại La Liga, Inui đã được cho Deportivo Alavés mượn đến hết mùa bóng 2018-19 vào cuối tháng 1 năm 2019. Ngày 23 tháng 2, anh đạt đến cột mốc 100 trận tại La Liga và trở thành cầu thủ Nhật Bản đầu tiên làm được điều đó. Anh có bàn thắng đầu tiên cho Alavés vào ngày 2 tháng 3 ấn định chiến thắng 2-1 trước Villarreal. Với pha lập công này, Inui trở thành cầu thủ Nhật Bản đầu tiên ghi bàn cho hai đội bóng khác nhau tại La Liga. Anh tiếp tục ghi bàn ngay trong trận đấu kế tiếp sau đó với Eibar cũng tại La Liga trong trận hòa 1-1.
Trở lại Eibar
Ngày 24 tháng 7 năm 2019, Inui trở lại Eibar theo bản hợp đồng có thời hạn 3 năm với phí chuyển nhượng 2 triệu €.
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia
Inui Takashi bắt đầu thi đấu cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản từ năm 2009.
Với chức vô địch châu Á, Inui đã cùng đội tuyển Nhật Bản tham dự Cúp Liên đoàn các châu lục 2013 tại Brasil. Anh có một lần ra sân tại giải đấu trong trận thua 3-0 trước Brasil.
Tháng 12 năm 2014, Inui được tân huấn luyện viên Javier Aguirre điền tên vào đội hình đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản tham dự Cúp bóng đá châu Á 2015 tại Úc. Anh ra sân từ đầu trong cả bốn trận đấu của đội tuyển Nhật Bản nhưng đêu bị thay ra ở hiệp 2. Nhật Bản bị loại sau thất bại 4–5 trên chấm luân lưu trước UAE tại tứ kết.
World Cup 2018
Ngày 31 tháng 5 năm 2018, Inui được chọn tham dự giải đấu World Cup lần đầu tiên trong sự nghiệp tại Nga sau khi huấn luyện viên Nishino Akira chốt danh sách 23 cầu thủ chính thức. Ở trận giao hữu cuối cùng trước khi lên đường dự World Cup 2018, Nhật Bản đã đánh bại Paraguay 4-2, trong đó Inui có cú đúp bàn thắng.
Anh ra sân ngay từ đầu trong trận đấu mở màn của đội tuyển Nhật Bản tại bảng H với Colombia. Trong trận đấu kế tiếp với Senegal, Inui là người ghi bàn gỡ hòa 1-1 đồng thời là người có đường chuyền quyết định để Honda Keisuke ghi bàn ấn định tỉ số 2-2. Trong trận đấu cuối cùng tại vòng bảng với Ba Lan, anh vào sân từ phút 65 thay cho Usami Takashi.
Ở trận đấu vòng 16 đội với Bỉ, Inui là người nâng tỉ số trận đấu lên 2-0 với cú sút xa ở cự ly gần 25 mét đánh bại thủ thành Thibaut Courtois. Tuy nhiên Nhật Bản đã không thể giữ vững lợi thế dẫn trước và chung cuộc bị thua ngược 3-2. Anh trở thành cầu thủ thứ ba ghi được một bàn thắng trở lên cho đội tuyển Nhật Bản tại một kỳ World Cup, sau Inamoto Junichi và Honda Keisuke.
Tại Asian Cup 2019 diễn ra tại UAE, anh và các đồng đội đã lọt vào trận chung kết và chịu thất thủ trước , giành ngôi á quân.
Thống kê sự nghiệp
Đội tuyển quốc gia
|-
|2009||1||0
|-
|2010||2||0
|-
|2011||0||0
|-
|2012||3||0
|-
|2013||6||0
|-
|2014||2||2
|-
|2015||5||0
|-
|2016||0||0
|-
|2017||6||0
|-
|2018||6||4
|-
|2019||5||0
|-
!Tổng cộng||36||6
|}
Bàn thắng cho đội tuyển quốc gia
Bàn thắng và tỉ số của đội tuyển Nhật Bản được để trước
Tham khảo
Liên kết ngoài
Thông tin về Inui Takashi trên trang National Football Teams
Thông tin về Inui Takashi trên trang Soccerbase
Sinh năm 1988
Nhân vật còn sống
Người Shiga
Cầu thủ bóng đá nam Nhật Bản
Cầu thủ bóng đá Yokohama F. Marinos
Cầu thủ bóng đá Cerezo Osaka
Cầu thủ bóng đá Eintracht Frankfurt
Cầu thủ bóng đá VfL Bochum
Cầu thủ bóng đá SD Eibar
Cầu thủ bóng đá Real Betis
Cầu thủ bóng đá Deportivo Alavés
Cầu thủ bóng đá Bundesliga
Cầu thủ Cúp Liên đoàn các châu lục 2013
Cầu thủ bóng đá nam Nhật Bản ở nước ngoài
Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Đức
Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Tây Ban Nha
Cầu thủ bóng đá J1 League
Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2018 | wiki |
Grochów là một quận của Warsaw, Ba Lan. Nó chính thức là một phần của quận Praga-Południe mặc dù hoàn toàn không được kết nối với quận "Praga" lịch sử. Đây là một trong những khu dân cư đáng chú ý nhất. Ở đây có một số lượng lớn các căn hộ, cũng như nhiều ngôi nhà trước chiến tranh thế giới thứ hai. Grochów có biệt danh là "lá phổi của Warsaw", nhờ có nhiều không gian xanh. Bất chấp các kế hoạch được thực hiện bởi chính quyền Cộng sản trước đây, Grochów đã không chuyển đổi thành khu công nghiệp nghiêm ngặt, mặc dù nó đã từng là khu công nghiệp trong thế kỷ 19.
Lịch sử
Sau khi Ba Lan giành lại độc lập vào năm 1918, Grochów và tất cả các ngôi làng lân cận bắt đầu phát triển nhanh chóng. Bản thân Grochów đã sớm mất đi tính chất nông thôn và công nghiệp, dần dần được chuyển đổi thành một quận được xây dựng với các khối căn hộ. Các đường phố mới đã được lát gạch, khí đốt, nước sinh hoạt và mạng lưới cống được lắp đặt. Nó nhanh chóng trở thành một trong những nơi phổ biến nhất cho các công ty và xã hội để xây dựng những ngôi nhà giá rẻ cho nhân viên và cư dân.
Trong Chiến tranh thế giới lần 2, Grochów đã thoát khỏi sự hủy diệt, và từ đầu những năm 1960, nó đã chứng kiến một giai đoạn tăng trưởng và mở rộng nhanh chóng khi các khu vực mới được xây dựng với các khối căn hộ bề thế.
Quận của Ba Lan | wiki |
Bộ tranh 5 con Rồng qua các thời kỳ của Việt Nam
Bộ tranh vẽ năm con rồng các thời kỳ của Việt Nam sau khi đã tìm hiểu các đặc trưng của hình tượng rồng trong từng thời đại lịch sử.
Rồng (long – 龍) của Việt Nam cùng nằm trong phong cách tạo hình rồng được thể hiện trong kiến trúc, hội họa các quốc gia trong vùng văn hóa Đông Á. Rồng là loài vật tưởng tượng được tạo thành từ các yếu tố mạnh của nhiều loài vật khác nhau hợp thành, là biểu tượng cho sự linh thiêng, sức mạnh thần thánh và quyền lực của các bậc quân vương.
Trải qua hơn một ngàn năm tự chủ, tạo hình rồng luôn là hình tượng cao quý và tiêu biểu nhất của nền mỹ thuật dân tộc. Có thể nói, trong nền mỹ thuật trung đại Việt Nam, hình tượng con rồng là công cụ nhận biết đặc trưng phong cách mỹ thuật của từng thời kỳ trong lịch sử. Cho đến ngày nay, hình tượng rồng vẫn là biểu tượng của niềm tự hào văn hóa lịch sử ngàn năm của dân tộc, tiếp tục được kế thừa, sử dụng trong mỹ thuật hiện đại.
5 con rồng biểu tượng cho 5 thời kỳ mỹ thuật của Việt Nam trải qua
các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, trên nền sông núi Ninh Bình.
Tạo hình rồng thời Lý là sự chuẩn mực, hoàn thiện cao về trình độ mỹ thuật, đã manh nha từ tạo hình rồng đã có trước đó thời Đinh-Tiền Lê. Những điểm đặc trưng của con rồng thời Lý là hàm răng đều, sắc nhọn và hơi hô; có ngà; lông mày kết xoắn; mũi dạng vòi, uốn khúc hình sin và cuộn trong hình tượng lá đề, mang dấu ấn Phật giáo; trên đầu sừng, ở các bức chạm thể hiện như hình ω; thân rồng nhỏ, dài và cũng uốn khúc hình sin, phình to về phần đầu và thu nhỏ về phần đuôi, trên thân mang vảy hoặc để trơn; chân rồng dài, móng vuốt dài với số móng đa dạng, phổ biến nhất là 3, ở các phù điêu lớn số móng có thể lên tới 5. Rồng thời Lý cũng như các con rồng ở các thời kỳ sau của
Việt Nam
miệng thường ngậm ngọc.
Rồng thời Trần thời kỳ đầu vẫn là những phiên bản sao chép và kế thừa phong cách rồng thời Lý. Càng về sau, hình tượng rồng càng phát triển đa dạng, không còn thống nhất, khuôn vàng thước ngọc như rồng Lý, mà bắt đầu biến đổi nhiều hình vẻ, mỗi nơi một khác, thể hiện sự tiếp biến và giao thoa mới. Một số yếu tố khác biệt xuất hiện ở rồng thời Trần có thể kể đến như: cấu trúc thân mập mạp khỏe khoắn hơn; phần vòi ngắn lại và mập hơn, các mép hình “ngọn lửa” thưa nhỏ lại hoặc tiêu biến hẳn rất giống với con rồng Tống, Nguyên đương thời; sự xuất hiện của sừng rất phổ biến với kiểu dáng phong phú; bờm xuất hiện loại 2 dải ngắn không vắt lên hay duỗi ra sau mà vòng xuống gáy; vảy xuất hiện nhiều hơn kể cả ở một số phiên bản rồng nhỏ; móng vuốt ngắn và to hơn; xuất hiện nhiều tư thế mới.
Rồng thời Lê sơ là một bước ngoặt trong tạo hình rồng Việt Nam, có thể thấy sự du nhập tạo hình con rồng Minh vào con rồng thời kỳ này. Những khác biệt của con rồng thời Lê sơ so với với các thời đại trước thể hiện rõ nhất ở việc thay thế cái vòi bằng mũi của loài thú ăn thịt (đến thời Mạc lại xuất hiện một số tạo tác mũi trở lại dạng vòi) cùng với cái đuôi cá. Mặt rồng trông dữ hơn, lông mày cùng bộ râu quai nón rậm, thân hình to khỏe cứng cáp kết hợp với mây lửa, thể hiện sức mạnh uy quyền của bậc đế vương với con rồng 5 móng chỉ dành cho hoàng đế. Thoạt nhìn con rồng Lê sơ rất giống con rồng Minh, nhưng nếu quan sát và so sánh kỹ lưỡng, có thể nhận ra nhiều khác biệt đặc trưng mà chỉ con rồng Lê sơ mới có. Rồng Lê sơ cũng như mọi con rồng Việt Nam ở các thời kỳ miệng thường ngậm châu ngọc, phần lông mày và râu quai nón có hình “dấu phẩy” đặc trưng, vây trên thân và đuôi mềm mại hơn con rồng Minh, vây được thể hiện các đường sọc dày, phần râu mép và túm lông ở khuỷu chân luôn được kéo dài bay bổng, phần bờm thường xẻ ra hai bên, xuất hiện tư thế một chân trước cầm lấy râu rất đặc trưng. Hình tượng rồng Lê sơ được kế thừa dưới thời Mạc và vẫn còn được sử dụng sang thời Lê trung hưng đến tận thế kỷ 18 dù có thay đổi ít nhiều.
Có thể nói, con rồng thời Lê trung hưng là con rồng đa dạng về tạo hình nhất. Là thời kỳ nhiều biến động và cũng là lâu dài nhất trong các triều đại Việt Nam, với sự nở rộ của các kiến trúc đình, chùa mà cho đến nay vẫn để lại kho tàng nghệ thuật đồ sộ, hình tượng rồng cũng vì thế mà rất phong phú. Sự khác biệt đó phân định ở các yếu tố thời gian, vùng miền và chất liệu. Cho đến đầu thế kỷ 18, vẫn tồn tại tạo hình rồng đuôi cá mang những đặc điểm kế thừa từ con rồng Lê sơ – Mạc, song song với đó, con rồng dần được cách điệu cao, hoa văn dáng dấp cứng hơn, nổi bật là râu bờm, mây lửa đều duỗi thẳng sắc nhọn theo kiểu “đao mác” rất đặc trưng của thời đại này. Đầu rồng cũng dần biến đổi, bờm không còn bổ luống mà chia thành từng dải đều nhau, lông mày, râu cằm, lông khuỷu chân loe ra, hai sợi râu mép uốn cong lại. Sang thời Cảnh Hưng gần giữa thế kỷ 18 đã xuất hiện con rồng đuôi xoáy, thân rồng mảnh hơn, tạo hình này xuất hiện sớm nhất có lẽ là con rồng vẽ trên các sắc phong, chính là tạo hình rồng mà đến thời Nguyễn kế thừa lại. Ngoài ra, có sự khác biệt phong cách giữa các vùng Sơn Tây, Sơn Nam, Kinh Bắc đặc biệt ở điêu khắc kiến trúc gỗ, đây là chất liệu mà các nghệ nhân của từng vùng thể hiện sự sáng tạo riêng của mình, không chỉ đẹp về thẩm mỹ mà còn đa dạng về tạo hình, bố cục.
Khi nhắc đến rồng thời Nguyễn là người ta liên tưởng ngay đến con rồng đuôi xoáy đặc trưng. Thế nhưng như đã nói trong bài về rồng thời Lê trung hưng, vốn dĩ hình dáng rồng này đã xuất hiện sớm nhất vào nửa đầu thế kỷ 18 trong mỹ thuật Đàng Ngoài và hoàn thiện ngay từ thời Lê, bao gồm những đặc điểm có thể kể đến như mũi to, mõm ngắn, râu bờm uốn lượn từng dải liền nhau, râu thường uốn cong xoắn ốc, thân mảnh, đuôi xoáy. Nhà Nguyễn tiếp tục kế thừa hình tượng rồng này và theo thời gian xuất hiện nhiều biến thể mới. Những thay đổi như về tạo dáng, có thể thấy ở những con rồng thềm bậc, độ uốn khúc không còn đều đặn mà chỉ vồng lên 2 khúc nhỏ dần về đuôi. Trán rồng có phần lõm hơn và bợt ra sau. Ở nhiều hình ảnh ta thấy đuôi con rồng không còn xoáy nữa mà duỗi ra, hoặc vẫn xoáy nhưng các dải lông thưa thớt và rời rạc chứ không gắn liền nhau, thậm chí có những con đuôi đã cứng với những sợi lông sắc nhọn đâm tua tủa mang ảnh hưởng từ hình tượng rồng Trung Hoa giai đoạn Minh hậu kỳ trở về sau. | vanhoc |
Trường Phổ thông Lakes (TLC) tọa lac trên một vùng rộng 15ha tại North Lakes, tiểu bang Queensland, Úc.
Lịch sử
Trường Lakes được thành lập năm 2005 cho học sinh từ mẫu giáo đến Lớp 10, và sẽ được mở thêm đến lớp 12 vào năm 2013. Khởi đầu trường được thành lập do sự hợp tác giữa Anh giáo và Giáo hội Liên kết Úc.
Trước năm 2008, trường được điều hành bởi công ty trách nhiệm hữu hạn EDUCANG, giống như trường Forest Lake, trường Mary McConnel, Trung tâm Quốc tế FLC, và Trường Springfield.
Sau năm 2008, toàn bộ quyền điều hành trường được giao cho Giáo hội Liên kết Úc.
Chương trình giảng dạy
Chương trình giảng dạy trường Lakes bao gồm đào tạo từng học sinh về các lĩnh vực học thuật, văn hóa, xã hội, tinh thần và thể chất.
Tiếng Quan Thoại
Tiếng phổ thông Trung Quốc là ngôn ngữ chính thức của trường ngoài tiếng Anh (LOTE), nó được giảng dạy trong tất cả các lớp học từ mẫu giáo trở lên. Ở cấp 3, nó là một môn học tự chọn.
Âm nhạc
Tất cả các học sinh trường Lakes từ mẫu giáo trở lên đều được học chơi một nhạc cụ cho dàn nhạc âm nhạc. Môn âm nhạc giúp các em tự khép mình vào kỷ luật và nâng cao trình độ thưởng thức âm nhạc.
Thể thao
Trường Lakes là một hội viên của nhóm thể thao liên trường (TAS). Chương trình thể thao tập trung vào môn cricket, bóng đá và bóng lưới. Sau này khi trường phát triển thêm thì các môn thể thao khác sẽ được mở thêm.
Trường tham gia vào trận đấu sáng thứ Bảy trong môn bóng đá, bóng lưới và cricket.
Tham khảo
Liên kết ngoài
The Lakes College website
Cơ sở giáo dục thành lập năm 2005
Úc 2005 | wiki |
Chưởng doanh (chữ Hán: 掌營, tiếng Anh: Encampment Commandant), thường được biết với các chức Thống chế, Đề đốc, Chưởng vệ, là một chức quan võ được đặt ra vào thời Nguyễn. Chưởng doanh là cấp bậc chỉ huy doanh tức cấp quân đoàn cao nhất và là chức võ quan cao thứ 2 trật Chánh nhị phẩm, sau Ngũ quân Đô thống thời Nguyễn. Trái lại, thời chúa Nguyễn, Chưởng dinh (chữ Hán: 掌營 - tiếng Anh: Area Command Commandant) là chức võ quan cao nhất thời bấy giờ, chịu sự điều hành trực tiếp từ chúa.
Là chức quan võ cao thứ 2 tại triều đình và nắm giữ binh quyền một doanh thời Nguyễn, chức Chưởng doanh tương tự chức Chưởng cơ thời chúa Nguyễn hoặc chức Đại tướng (tiếng Anh: full General) tại Tây phương thời nay.
Lịch sử
Thời Nguyễn, quân cơ được phiên chế theo thứ tự: doanh, liên cơ, cơ, đội / thập / ngũ thuyền. Chưởng doanh đứng đầu quân đoàn danh, khoảng từ 2 ngàn đến 5 ngàn quân và chịu sự điều hành của Ngũ quân Đô thống, tức chức võ quan cao nhất bổ cho năm vị chỉ huy theo 5 đạo quân, gồm trung quân, tả quân, hữu quân, tiền quân, và hậu quân. Dưới Chưởng doanh là các Chưởng cơ thời Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, hoặc Lãnh binh thời Tự Đức về sau.
Lưu ý
Thời chúa Nguyễn, 營 được đọc là dinh vì thời này, mỗi dinh hành chính (ví dụ dinh Lưu Đồn) lại có một quân đoàn là dinh kèm theo, nên chức thường được đọc hoặc viết là Chưởng dinh. Thời Nguyễn, theo Từ điển Chức Quan Việt Nam, 營 đọc là doanh tức đơn vị lớn của quân đội nhà Nguyễn do Thống suất Chưởng doanh trật Chánh nhị phẩm chỉ huy. Vì vậy, dù trong chữ Hán vẫn dùng chung từ 營, nhưng chức và tên gọi Chưởng dinh hoặc Chưởng doanh cần được đọc và viết khác nhau trong chữ Việt tùy từng thời điểm.
Thời chúa Nguyễn, Chưởng dinh là chức võ quan cao nhất. Thời Nguyễn, Chưởng doanh là chức võ quan cao thứ 2, sau Ngũ quân Đô thống.
Chức Chưởng doanh thuần túy là chức võ quan trực thuộc triều đình.
Chú thích
Chức quan phong kiến | wiki |
, còn được biết đến với tên , là hoàng hậu của Thiên hoàng Sushun, vị Thiên hoàng thứ 32 của Nhật Bản, trị vì từ năm 587 đến 592.
Bà là mẹ của con trai duy nhất được ghi nhận của Thiên hoàng Sushun là Hoàng tử Hachiko, và có một người con gái.
Theo Nhật Bản Thư kỷ, bà đã gián tiếp gây ra vụ ám sát chồng mình, Thiên hoàng Sushun. Cuốn sách lịch sử đó đã nói về một hành động được cho là của bà, rằng:
"Vị phi tần của Thiên hoàng là Ohotomo no Koteko, người đang nhận sự sủng ái, đã gửi một người đàn ông đến Soga no Mumako no Sukune với một tin nhắn, nói rằng: -" Gần đây, một con lợn rừng đã được tặng cho Thiên hoàng. Người đàn ông đã chỉ vào nó và nói: - 'Chẳng nhẽ, chúng ta sẽ bị hại thảm giống như con lợn rừng này sẽ bị cắt đứt cố họng hay sao?' Bên cạnh đó, các loại vũ khí đang được chế tạo, và ngày càng dồi dào trong Hoàng cung. " Lúc bấy giờ, Mumako no Sukune, nghe thấy điều này, đã hoảng hốt. "
Các chi tiết của câu chuyện lịch sử này là không mạch lạc và cũng không có thông tin cụ thể hơn. Các nhà sử học đã đặt câu hỏi và phủ nhận việc này trong một câu chuyện truyền thuyết khác bởi nó dường như không chính xác với những gì khác được biết về Triều đình thời ấy trong năm mất của Thiên hoàng Sushun.
Ghi chú
Tham khảo
Kinh ngạc, William George. (1896). Nihongi: Biên niên sử Nhật Bản từ thời kỳ sớm nhất đến năm 697 sau Công nguyên. Luân Đôn: Kegan Paul, Trench, Trubner.
Jochi Daigaku. (1989). Monumenta Nipponica, Tập. 44. Tokyo: Nhà xuất bản Đại học Sophia. OCLC 1640509
Tsunoda, Ryūsaku và William Theodore De Bary. (1958). Nguồn của truyền thống Nhật Bản. New York: Đại học Columbia Nhấn. Mã số 980-0-231-02254-5;
Năm mất không rõ
Năm sinh không rõ
Hoàng hậu Nhật Bản | wiki |
Lịch sử vũ khí hạt nhân đề cập đến việc phát triển các loại vũ khí hạt nhân. Bắt đầu với những ý tưởng đột phá về khoa học trong thập niên 1930 của các nước như Hoa Kỳ, Canada và Anh trong thế chiến thứ 2 mà người ta gọi là Dự án Manhattan để chống lại các dự án không thành công về bom nguyên tử Nazi của Đức.
Vũ khí hạt nhân cũng là một lĩnh vực mới trong vật lý học Hiện đại.
Sau khi Vũ khí hạt nhân được phát triển bởi các nước lớn như Hoa Kỳ, Liên xô, thì sau đó một số nước khác cũng bắt đầu nghiên cứu Vũ khí hạt nhân như: Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, v v...
Từ năm 1945 đến năm 1962 nước Hoa Kỳ đã tiến hành 331 vụ thử vũ khí hạt nhân trên không khí.Vụ thử vũ khí hạt nhân lần đầu tiên được Hoa Kỳ tiến hành thử ngày 16 tháng 7 năm 1945 ngoài khơi bang Mexico của Mỹ. Vụ thử nghiệm bom nguyên tử thứ 2 được Mỹ thử nghiệm trên chính nước Nhật nhằm trả đũa Nhật vụ việc Trân Châu Cảng.
Các mốc sự kiện
Ngày 6 tháng 8 năm 1945 Hoa Kỳ đã ném quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật làm chết hơn 60.000 người. Đến ngày mùng 9 tháng 8 năm 1945 Hoa Kỳ tiếp tục ném quả bom thứ 2 xuống Nagasaki làm chết hơn 100.000 người và làm nhiều người khác bị thương.
Đến ngày 29 tháng 8 năm 1949 Liên Xô đã thử nghiệm thành công bom nguyên tử.
Đến năm 1952 Nước Anh Thử nghiệm thành công bom nguyên tử tại một đảo Montebello ở Úc.
Trong năm 1952 Hoa Kỳ cũng thử nghiệm thành công bom hydrogen lần đầu tiên trong lịch sử loài người.
Đến năm 1960 Pháp thử nghiệm thành công bom nguyên tử tại Sa mạc Sahara Agieri.
Đến năm 1964 Trung Quốc thử nghiệm thành công bom nguyên tử.
Đến năm 1974 Ấn Độ thử nghiệm thành công bom nguyên tử.
Đến năm 1979 Israel thử nghiệm thành công bom nguyên tử.
Đến năm 1998 Pakistan thử nghiệm thành công bom nguyên tử.
Đến năm 2009 Triều Tiên thử nghiệm thành công bom nguyên tử.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Timeline of atomic age events
Federation of American Scientists - Worldwide Nuclear Forces Guide
The Genesis of the Atomic Bomb -
Nuclear Weapons Archive - includes the nuclear weapon histories of many countries
NDRC Nuclear Notebook: Nuclear pursuits - "Bulletin of the Atomic Scientists". Comparative table of the histories and arsenals of the five NPT-designated nuclear powers as of 1993.
NuclearFiles.org Timeline- from Atomic Discovery to the 2000s (decade)
NuclearFiles.org A comprehensive history of nuclear weapons, including Pre, During, and Post Cold War
Nevada Desert Experience Nevada Desert Experience
Western States Legal Foundation Western States Legal Foundation
Ariel E. Levite, "Heading for the Fourth Nuclear Age" , Proliferation Papers, Paris, Ifri, Winter 2009
The National Museum of Nuclear Science & History (United States) - located in Albuquerque, New Mexico; a Smithsonian Affiliate Museum
Time-Lapse Map of All 2053 Nuclear Explosions on Planet Earth (7 Countries, 1945 - 1998) - Video (14:25).
Vũ khí hạt nhân | wiki |
Tuyên bố Balfour là một tuyên bố công khai được Chính phủ Anh Quốc ban hành trong Thế chiến I năm 1917 để thông báo về việc ủng hộ việc thành lập "quê hương cho Dân tộc Do Thái " tại Palestine, khi đó còn là Lãnh thổ của Đế quốc Ottoman với dân số Do Thái thiểu số. Bản Tuyên ngôn nằm trong một bản Điện tín từ Ngoại trưởng Anh Arthur Balfour cho Walter Rothschild, một thủ lĩnh của Cộng dồng Do Thái tại Anh Quốc, để truyền đến Liên đoàn Zion Đại Anh và Ireland. Và được in trên báo vào ngày ngày 9 tháng 11 năm 1917. Nội dung được dịch như sau:
Nội các Anh Quốc bắt đầu xem xét tương lai của Palestine ngay sau khi tuyên chiến với Đế chế Ottoman vào tháng 11 năm 1914. Trong thời gian dẫn trước tuyên ngôn, cuộc chiến tranh rộng lớn đã có một bế tắc, với hai đồng minh của Anh và các lực lượng liên kết không tham gia đầy đủ: Hoa Kỳ vẫn chưa phải chịu một tai nạn, và người Nga đã bị phân tâm bởi biến động nội bộ. Cuộc đàm phán cấp cao đầu tiên giữa người Anh và người Do Thái có thể được đưa ra trong một cuộc hội nghị vào ngày 7 tháng 2 năm 1917 bao gồm Sir Mark Sykes và lãnh đạo của người Do Thái. Các cuộc thảo luận tiếp theo đã dẫn đến yêu cầu của Balfour, vào ngày 19 tháng 6, rằng Rothschild và Chaim Weizmann đệ trình một dự thảo tuyên bố chung. Các bản thảo tiếp theo đã được Nội các Anh bàn thảo trong tháng 9 và tháng 10, với những ý kiến đóng góp của người Do Thái và người Do Thái chống lại người Do Thái nhưng không có đại diện của người dân địa phương ở Palestine. Việc công bố tuyên bố cuối cùng được phép vào ngày 31 tháng 10; cuộc thảo luận nội các trước đây đã nhắc tới các lợi ích tuyên truyền đã được nhận thức trong cộng đồng người Do Thái trên toàn thế giới cho nỗ lực của Đồng minh chiến tranh.
Những lời mở đầu của bản tuyên bố đại diện cho sự thể hiện đầu tiên về sự ủng hộ của công chúng cho chủ nghĩa Zion bằng một quyền lực chính trị lớn. Thuật ngữ "nhà quốc gia" không có tiền lệ trong luật quốc tế và đã cố ý mơ hồ về việc liệu một quốc gia Do thái đã được suy ngẫm. Các ranh giới dự định của Palestine đã không được chỉ định, và chính phủ Anh sau đó xác nhận rằng những từ "ở Palestine" có nghĩa là nhà người Do Thái không nhằm bao phủ toàn bộ Palestine. Nửa sau của tuyên bố được bổ sung để làm hài lòng các đối thủ của chính sách, người đã tuyên bố rằng nó sẽ gây phương hại đến vị trí của người dân địa phương của Palestine và khuyến khích chủ nghĩa bài Do Thái chống lại người Do Thái trên toàn thế giới. Mặc dù tuyên bố kêu gọi các quyền chính trị ở Palestine dành cho người Do Thái, quyền đối với người Ả Rập Palestine, bao gồm phần lớn dân số địa phương, chỉ được giới hạn trong các lĩnh vực dân sự và tôn giáo. Chính phủ Anh đã thừa nhận vào năm 1939 rằng quan điểm của người dân địa phương cần được tính đến và được công nhận vào năm 2017 rằng tuyên bố nên kêu gọi bảo vệ quyền chính trị của người Palestin Palestine.
Tuyên bố này có nhiều hậu quả lâu dài. Nó làm tăng thêm sự ủng hộ rộng rãi cho chủ nghĩa Phục quốc Do Thái, và dẫn tới việc thành lập Palestine bắt buộc, sau này trở thành lãnh thổ Israel và Palestine. Kết quả là nó được coi là đã gây ra xung đột Israel-Palestine đang diễn ra, thường được mô tả là cuộc xung đột khó xử nhất thế giới. Tranh cãi vẫn còn trên một số lĩnh vực, chẳng hạn như việc tuyên bố mâu thuẫn trước đó hứa hẹn với người Anh đã làm cho Sharif của Mecca trong thư tín McMahon-Hussein.
Tham khảo
Nguồn
Lịch sử Israel
Quan hệ quốc tế năm 1917
Tuyên ngôn độc lập Israel
Chủ nghĩa phục quốc Do Thái | wiki |
Lệnh chế quốc là cơ cấu tổ chức hành chính địa phương của Nhật Bản thời cổ đại, còn gọi là Luật lệnh quốc (律令国, Ritsuryōkoku). Trong suốt từ thời kỳ Asuka đến thời kỳ Meiji, Ryōseikoku là cơ cấu tổ chức đơn vị hành chính cơ bản theo địa lý. Từ sau cải cách Duy tân, cơ cấu này đã được thay thế bằng cơ cấu hành tỉnh To dō fu ken và tồn tại cho đến ngày nay.
Lịch sử
Thời kỳ Cổ đại, lãnh thổ Nhật Bản ngày nay gồm nhiều tiểu quốc (国, kuni, quốc) lớn nhỏ độc lập với nhau, do các thủ lĩnh thị tộc địa phương cai trị. Trong đó, nổi lên với thị tộc Yamato ngày càng hùng mạnh, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình sang các lãnh địa của các thị tộc khác, lúc rộng nhất bao gồm toàn bộ khu vực từ phía Tây Nam của vùng Tōhoku hiện nay tới phía Nam vùng Kyūshū, hình thành nên vương quyền Yamato.
Trước khi hệ thống tỉnh hiện đại được thành lập, các đảo của Nhật Bản được chia thành hàng chục, thường được biết đến trong tiếng Anh như tỉnh (province). Mỗi tỉnh được chia thành các gun (郡, huyện, trước đó gọi là kōri).
Các tỉnh được chính thức thành lập bởi Ritsuryō (律令, Luật Lệnh) như là cả đơn vị hành chính và khu vực địa lý.
Tuy nhiên, vào cuối thời kỳ Muromachi, chức năng của chúng dần được thay thế bằng các lãnh địa của sengoku-daimyō (chiến quốc đại danh). Dưới sự cai trị của Toyotomi Hideyoshi, các tỉnh thành đã được bổ sung như các đơn vị hành chính địa phương chính. Thái ấp của các daimyo địa phương đã được phát triển.
Thời kỳ Edo
Trong thời kỳ Edo, các thái ấp được gọi là han - phiên. Các tỉnh và lãnh địa thuộc Mạc phủ của đế quốc tạo thành hệ thống bổ sung. Ví dụ, khi shōgun ra lệnh cho daimyō để thực hiện một cuộc điều tra hoặc để vẽ bản đồ, công việc đã được sắp đặt trong các điều khoản của các ranh giới của kuni mang tính chất của tỉnh.
Thời kì Minh Trị
Vào cuộc cải cách Minh Trị, han đã được hợp thức hóa như các đơn vị hành chính dưới hệ thống Fuhanken Sanchisei, nhưng đã dần dần được thay thế bằng các "quận" trong khoảng thời gian từ năm 1868 đến năm 1871 (các quận mang tính chất đô thị được gọi là fu - phủ và các quận nông thôn là ken - huyện). Tỉnh như là một phần của hệ thống các địa chỉ không bị bãi bỏ mà, trái lại, còn được tăng cường. Tính đến năm 1871, số lượng các quận là 304, trong khi số lượng các tỉnh là 68, không bao gồm Hokkaidō hoặc Quần đảo Ryūkyū. Ranh giới giữa nhiều quận không chỉ rất phức tạp, mà còn không trùng khớp với danh sách các quận đó thuộc các tỉnh. Các quận đã được dần dần sáp nhập để giảm số lượng xuống còn 37 vào năm 1881; một số ít sau đó đã được phân chia trong tổng số 45 quận của năm 1885. Việc thêm Hokkaidō và Okinawa tạo nên tổng số 47 quận cho tới hiện tại.
Các tỉnh được phân thành Kinai (không bao gồm thủ đô), và bảy hay tám dō (đạo, hoặc dòng), gọi chung là goki shichidō (五畿七道, ngũ kì thất đạo - năm tỉnh và bảy đạo). Tuy nhiên, dō trong hoàn cảnh này không nên nhầm lẫn với các đường giao thông hiện đại như đường Tōkaidō từ Tokyo tới Kyoto hoặc Kobe. Ngoài ra, Hokkaidō trong bối cảnh này không nên nhầm lẫn với Tỉnh Hokkaidō hiện đại, mặc dù cả hai địa danh này trùng nhau về mặt địa lý.
Ngày nay
Cho đến nay, không có lệnh nào được chính thức ban hành nhằm bãi bỏ các tỉnh cũ. Các địa danh tỉnh, dù sao đi nữa, trong thời đại hiện tại gần như bị xem là lỗi thời, mặc dù tên của chúng vẫn được sử dụng rộng rãi trong tên của các đặc điểm tự nhiên, tên công ty, và các nhãn hiệu. Trong những năm đầu thập niên 2000, cựu thống đốc của Tỉnh Nagano, Yasuo Tanaka (chủ tịch của Tân đảng Nhật Bản), đề xuất việc đổi tên tỉnh của mình thành "Shinshū" (信州, một cái tên bắt nguồn từ tên tỉnh Shinano) bởi vì nó vẫn được sử dụng rộng rãi, như trong soba Shinshū (信州そば), miso Shinshū (信州味噌) và Đại học Shinshu.
Những tên tỉnh cũ được xem xét chủ yếu về những mối quan tâm tới lịch sử. Chúng cũng được sử dụng cho các tên hạng mục, bao gồm cả phần tên họ của gia đình, hầu hết trong số đó đã được phổ biến trong hoặc sau thời kỳ Edo. Các ví dụ bao gồm sanuki udon, iyokan, tosa ken, và awa odori. Các trạm đường sắt Nhật Bản cũng sử dụng chúng trong tên, bên cạnh bối cảnh lịch sử, còn để phân biệt mình khỏi các trạm có tên tương tự ở quận khác.
Một số trong các tên tỉnh cũ được sử dụng để chỉ các phần riêng biệt của quận hiện nay cùng với đặc điểm văn hóa và địa lý của họ. Trong nhiều trường hợp các tên này cũng được sử dụng với các ký tự định hướng, ví dụ nghĩa là khu vực .
Các quận vẫn được coi là các phân khu của tỉnh mới, tuy nhiên trong trường hợp là một phần của một tỉnh cũ được sáp nhập hoặc phân chia, chúng có thể được chia sẻ giữa nhiều quận (chẳng hạn như quận Adachi ban đầu của Musashi, bây giờ được phân chia giữa Khu Adachi của Tokyo và Quận Kita-Adachi của Tỉnh Saitama). Nhiều quận thuộc các tỉnh cũ đã bị giải thể qua việc các thị trấn chính của chúng bị sáp nhập vào các thành phố hoặc thị trấn lớn hơn. Xem thêm các trang về từng tỉnh để tìm hiểu những sự sáp nhập và bãi bỏ các quận.
Các khái niệm về đô đạo phủ huyện trong hiện tại thường được coi như tương đương với khái niệm tỉnh so với hệ thống cũ và trong phân cấp của nhiều quốc gia khác, mặc dù định nghĩa của hai khái niệm này trong tiếng Anh là khác nhau (các tỉnh hiện tại tương đương với cụm từ prefecture - có thể mang nghĩa tỉnh, và cũng có nghĩa là quận); và do đó, các khái niệm về tỉnh trong thời điểm hiện đại thực chất nên được hiểu mang hàm nghĩa là một khu vực đô đạo phủ huyện, và - dựa theo những dữ kiện bên trên - không mang ý nghĩa bãi bỏ hệ thống tỉnh cũ, và cũng không trùng lặp với khái niệm về quận, mà chỉ nên hiểu như một khu vực có quy mô nhỏ hơn tỉnh (cũ) và lớn hơn quận.
Xem thêm
Taihō Ritsuryō
Danh sách các tỉnh cũ của Nhật Bản
Chú thích
Tham khảo
Nussbaum, Louis-Frédéric và Käthe Roth. (2005). Japan encyclopedia. Cambridge: Harvard University Press. ISBN 978-0-674-01753-5; OCLC 58053128
Liên kết ngoài
Bản đồ chi tiết các tỉnh tại thời điểm khác nhau có thể được tìm thấy tại:
maproom.org
samurai archives | wiki |
Milan Kundera
Sẽ không ai cười
Phần 1
Lời giới thiệu của dịch giả
: Milan Kundera là một tiểu thuyết gia, điều này không có gì phải bàn cãi. Các nhà nghiên cứu văn chương Kundera thường cũng chỉ tập trung vào các tiểu thuyết mà bỏ qua tập truyện ngắn có thể nói là mở đầu văn nghiệp của ông: Những mối tình nực cười (Smesne lasky, tên bản tiếng Pháp của François Kérel là Risibles amours). Là các tác phẩm đầu tay, song bảy truyện ngắn trong Những mối tình nực cười không phải là những thử bút non nớt, nhiều khi tệ hại và ngớ ngẩn như ở trường hợp nhiều nhà văn, ngay cả các nhà văn lớn nhất. Kundera của Những mối tình nực cười (được viết tại Bohême từ 1959 đến 1968) đã ngay lập tức khẳng định được “đường cày” cho riêng mình trong cánh đồng văn xuôi rộng lớn. Các tiểu thuyết sau này sẽ tiếp tục triển khai các ý tưởng, khung cảnh, ngay cả cách hành văn và kết cấu của những truyện ngắn này. Trong một chừng mực nào đó, có thể nói rằng công việc nhà tiểu thuyết Kundera là một loạt các thao tác liên văn bản với đối tượng là các văn bản của chính mình: ông sẽ pastiche, chuyển hóa các văn bản đó để xây dựng các văn bản về sau. Khuôn khổ tiểu thuyết sẽ giúp Kundera mở rộng và đi sâu hơn những vấn đề mà Những mối tình nực cười đặt ra. Đường văn của Kundera bắt đầu từ một tâm điểm - Những mối tình nực cười - và sẽ tỏa về các hướng khác nhau giống như hình một ngôi sao nhiều cánh đều đặn. Tính đều đặn đó có thể thấy rõ ở dung lượng mỗi tiểu thuyết, ở kết cấu (nhất là kết cấu bảy chương hết sức đặc trưng mà ngay Những mối tình nực cười đã có - Năm 1970, khi đem xuất bản tập truyện, ông đã quyết định rút từ mười truyện ban đầu xuống còn có bảy, tự ấn định cho mình một mô hình văn xuôi.)
“Sau khi viết xong Điệu van giã từ, vào đầu những năm 70, tôi coi con đường văn chương của tôi như thế là đã xong”, Kundera viết trong Những di chúc bị phản bội (bản dịch của Nguyên Ngọc), ông cho biết tiếp là khi đến Pháp, ông quyết định viết văn trở lại nhưng không biết viết gì, nên đã thử viết một Những truyện tình nực cười thứ hai, mong tìm được lối thoát. Điều đó cho thấy tầm quan trọng mà Kundera gán cho tập truyện ngắn đầu tay và có thể nói là duy nhất của mình. (Ý định viết tập truyện đó không thành, nhưng nhà văn có thêm được một tiểu thuyết độc đáo là Sách cười và lãng quên). Khung cảnh bệnh viện và thành phố điều trị nước nóng của Cuộc hội thảo và Bác sĩ Havel hai mươi năm sau báo hiệu Điệu valse vĩnh biệt [tôi dịch tên tiểu thuyết La Valse aux adieux khác với nhà văn Nguyên Ngọc - ND] và phần nào Cuộc sống không ở đây; cô gái trong Trò chơi xin quá giang mang rất nhiều nét của Tereza trong Đời nhẹ khôn kham; các tư tưởng của Trò đùa đã nằm gọn trong Sẽ không ai cười và Edouard và Chúa; chiều tôn giáo của Edouard và Chúa sẽ được đào sâu đến kiệt cùng trong Điệu valse vĩnh biệt, trong đó tất cả các nhân vật đều muốn làm một vị chúa, chứ không chỉ có Edouard “tình cờ” đóng vai Chúa như trong truyện ngắn cuối cùng của tập này.
Trong một bài phỏng vấn năm 1989 trên tờ The Review of Contemporary Fiction, Kundera cho biết: “Cho đến năm 30 tuổi, tôi đã viết nhiều thứ: nhiều nhất là về âm nhạc, nhưng có cả thơ và một vở kịch. Tôi làm việc theo nhiều hướng khác nhau - để tìm kiếm giọng nói của mình, phong cách của mình và đi tìm chính mình. Với truyện đầu tiên của tập Những mối tình nực cười (được viết năm 1959), tôi đã có thể chắc là “đã tìm thấy mình”. Tôi trở thành người viết văn xuôi, tiểu thuyết gia, và tôi không còn là cái gì khác ngoài đó nữa.” (trích theo François Ricard, trong Lời cuối sách cuốn Risibles amours của nhà xuất bản Gallimard in năm 1998). Truyện ngắn đó là Sẽ không ai cười, mở đầu cho sáu truyện tiếp theo gồm Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu, Trò chơi xin quá giang, Cuộc hội thảo, Người chết cũ phải nhường chỗ cho người chết mới, Bác sĩ Havel hai mươi năm sau và Edouard và Chúa.
Dịch từ bản tiếng Pháp Risibles amours của dịch giả François Kérel, in trong bộ sách folio của NXB Gallimard, 1998.
1“Rót thêm cho em một cốc slivovice nữa đi”, Klara nói và tôi rót rượu cho nàng. Cái cớ để chúng tôi mở chai không lấy gì làm đặc biệt lắm, nhưng cũng không đến nỗi dở: hôm đó tôi vừa nhận được khoản nhuận bút rất khá cho một bài nghiên cứu dài đăng trên một tờ tạp chí lịch sử nghệ thuật.Không phải dễ dàng mà bài nghiên cứu đó được in. Những gì tôi viết trong đó toàn là xương xẩu và gây tranh cãi. Chính vì thế tờ Tư tưởng tạo hình với ban biên tập già cả và khó tính đã từ chối không chịu đăng, tôi đành phải gửi sang cho một tạp chí cạnh tranh, đúng là tầm quan trọng kém hơn, nhưng các biên tập viên ở đó trẻ hơn và ít suy nghĩ sâu xa hơn.Người đưa thư mang đến trường đại học cho tôi tấm ngân phiếu kèm với một lá thư. Lá thư không quan trọng và tôi chỉ đọc liếc qua vào buổi sáng, vẫn còn lâng lâng vì sự lớn lao mới mẻ của mình. Nhưng khi về nhà, quãng gần nửa đêm, chai rượu dần vơi và để mua vui, tôi cầm lá thư trên bàn lên đọc cho Klara nghe:“Đồng chí thân mến - cho phép tôi sử dụng từ này: đồng nghiệp thân mến! - Xin thứ lỗi cho một người trong đời anh chưa từng nói chuyện đã mạo muội viết thư cho anh. Tôi viết cho anh để mong anh đọc bài báo gửi kèm đây. Tôi không quen biết anh nhưng tôi đánh giá anh rất cao, bởi trong mắt tôi anh là người có những ý kiến, cách lập luận, những kết luận củng cố một cách đáng ngạc nhiên kết quả các nghiên cứu riêng của tôi…” Tiếp theo đó là những lời ca tụng nhiệt liệt tài năng của tôi và một yêu cầu: ông nhờ tôi viết một bài tóm tắt để gửi cho tờ Tư tưởng tạo hình, tờ báo đã từ chối bài viết của ông từ sáu tháng nay. Người ta nói với ông rằng ý kiến của tôi sẽ có ý nghĩa quyết định, nên kể từ nay tôi trở thành niềm hy vọng duy nhất của ông, ánh sáng duy nhất rọi vào bóng tối đeo đẳng ông.Klara và tôi nghĩ ra đủ mọi lời đùa về cái ông Zaturecky này, chỉ riêng tên ông thôi cũng đã làm chúng tôi thấy rất khoái trí rồi; dĩ nhiên những lời nói đùa cũng không xấu bụng gì lắm, lời ca tụng mà ông dành cho tôi khiến tôi trở nên rộng lượng, nhất là với một chai slivovice tuyệt vời ngay trong tầm tay. Rộng lượng đến mức trong thời khắc khó quên đó tôi cảm thấy mình yêu thương toàn thể thế giới. Vì không thể tặng quà cho cả thế giới, chí ít tôi cũng tặng quà cho Klara. Và nếu không có quà thì chí ít cũng có những lời hứa hẹn.Klara, đang độ tuổi đôi mươi, là một cô gái con nhà lành. Sao tôi lại nói nhà lành nhỉ, phải nói là một gia đình tuyệt vời chứ! Bố nàng, cựu giám đốc ngân hàng, do đó là đại diện cho tầng lớp đại tư sản, khoảng năm 1950 bị trục xuất khỏi Praha và đến ở làng Celakovice, cách thủ đô khá nhiều đường đất. Con gái của ông bị vào sổ đen của cán bộ và phải làm công nhân may trong một phân xưởng rộng mênh mông của một xí nghiệp may Praha. Tối đó, ngồi bên cạnh nàng, tôi làm cho nàng càng thêm yêu tôi bằng cách tán tụng những mặt hay ho của chỗ làm mà tôi hứa sẽ xoay cho nàng với sự giúp đỡ của bạn bè tôi. Tôi khẳng định là không thể có chuyện một cô gái duyên dáng như nàng lại phải tiêu phí sắc đẹp trước một cái máy may và quyết định nàng phải trở thành người mẫu.Klara không có gì để phản đối và chúng tôi qua đêm trong một sự hòa hợp đầy hạnh phúc.2Chúng ta bị bịt mắt khi đi qua hiện tại. Giỏi nhất thì cũng chỉ có thể dự cảm và đoán định được mình đang trải qua cái gì. Chỉ mãi sau này, khi băng che mắt đã được cởi và có thời gian ngồi kiểm điểm lại quá khứ, chúng ta mới nhận ra được những gì đã trải qua và hiểu được ý nghĩa của chúng. Buổi tối hôm đó, tôi cứ nghĩ mình đang uống mừng thành công và không mảy may nghi ngờ rằng đó lại là tối mở màn cho kết cục đời mình.Và bởi vì không mảy may nghi ngờ, ngày hôm sau tôi thức dậy với tâm trạng vui vẻ, và trong khi Klara vẫn còn say sưa giấc nồng, tôi cầm lấy bài báo gửi kèm với lá thư của ông Zaturecky và vui vẻ lơ đãng bắt tay vào đọc ngay trên giường. Bài báo có tên Một bậc thầy hội họa Séc, Mikolas Ales thậm chí còn không xứng đáng với nửa giờ đồng hồ lơ đãng mà tôi bỏ ra để đọc. Đó là một mớ hổ lốn những thứ cũ mòn, không chút ý thức về phát triển lôgic, và không có lấy nổi một ý tưởng độc đáo.Không cần phải bàn cãi gì nữa, bài báo đó là một sự ngớ ngẩn. Đó cũng là điều mà tiến sĩ Kalousek, tổng biên tập tạp chí Tư tưởng tạo hình (nhân vật có tiếng là rất khó chơi), khẳng định với tôi trong ngày hôm đó qua điện thoại. Ông gọi đến trường đại học và nói với tôi: “Cậu đã nhận được bài của ông Zaturecky chưa? Cậu giúp tôi viết tóm tắt nhé, năm chuyên gia đã muốn quẳng bài báo của ông ta vào sọt rác rồi, nhưng ông ta vẫn cứ năn nỉ và tưởng cậu là người có thẩm quyền cuối cùng và duy nhất. Cậu viết vài dòng rằng nó không ra gì nhé, cậu có thể làm được đấy, cậu có thể tỏ ra hết sức cay độc, và sau đó ông ta sẽ để cho chúng ta yên.”Nhưng có điều gì đó ở bên trong tôi ngầm chống lại: Tại sao tôi, chính tôi, lại phải trở thành đao phủ của ông Zaturecky? Tôi có được hưởng lương tổng biên tập đâu? Tôi lại còn nhớ rất rõ là tờ Tư tưởng tạo hình đã quá thận trọng không chịu nhận đăng bài nghiên cứu của tôi; ngoài ra với tôi cái tên Zaturecky gắn chặt với kỷ niệm về Klara, về chai slivovice và một buổi tối thật đẹp. Và còn nữa, tôi không muốn chối, điều này rất con người, tôi chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay của một bàn tay và thậm chí chỉ trên một ngón tay duy nhất những người coi tôi là “có thẩm quyền cuối cùng và duy nhất”. Tại sao tôi lại phải biến người duy nhất ngưỡng mộ mình thành kẻ thù?Tôi chấm dứt cuộc nói chuyện với Kalousek bằng vài lời trí tuệ và mơ hồ mà chúng tôi mỗi người đều có thể hiểu thế nào cũng được, với ông đó là một lời hứa và với tôi đó là một cách né tránh, và tôi dập máy, quyết định sắt đá sẽ không bao giờ viết tóm tắt bài báo của ông Zaturecky.Thế là tôi lấy giấy trong ngăn kéo và viết cho ông Zaturecky một lá thư trong đó tôi cẩn thận tránh mọi lời tán dương đối với công trình của ông và giải thích rằng ý kiến của tôi về hội họa thế kỷ XIX thường vẫn bị coi là sai lạc, nhất là đối với ban biên tập tờ Tư tưởng tạo hình, cho nên sự can thiệp của tôi có thể có hại nhiều hơn là có ích; tôi cũng phủ tới tấp lên ông Zaturecky những lời hoa mỹ thân ái mà ông không thể không tìm được một dấu hiệu cảm thông dành cho mình.Ngay sau khi lá thư được cho vào hòm thư, tôi quên liền ông Zaturecky. Nhưng ông Zaturecky không quên tôi.3Một ngày đẹp trời, khi tôi vừa xong lớp (tôi dạy lịch sử hội họa), bà thư ký Marie đứng tuổi dễ mến, người vẫn pha cà phê cho tôi và trả lời tôi không có ở đó khi trong ống nghe vang lên những giọng phụ nữ không mấy dễ chịu, đến gõ cửa phòng học. Bà thò đầu vào nói có một ông đang đợi tôi.Các ông thì tôi không sợ. Tôi chào sinh viên của mình và bước ra, lòng nhẹ nhàng; trong hành lang một người đàn ông thấp nhỏ, mặc bộ đồ màu đen đã cũ và áo sơmi trắng chào tôi. Rồi ông thông báo rất lễ độ mình tên là Zaturecky.Tôi đưa người khách của mình vào một căn phòng trống, chỉ cho ông một chiếc ghế phôtơi và bắt đầu câu chuyện với giọng rất vui tươi, nói về đủ thứ chuyện linh tinh, về cái mùa hè chết tiệt mà chúng tôi đang phải trải qua và về các cuộc triển lãm ở Praha.Ông Zaturecky lịch sự đồng ý với những lời tán chuyện của tôi, nhưng rất mau mắn ông tìm cách gán mỗi lời đó với bài báo của ông, cái bài báo đột nhiên nằm giữa chúng tôi trong cái bản chất vô hình của nó như là một thứ ái lực không thể cưỡng lại.- Tôi sẵn sàng viết một tóm tắt công trình của ông, - cuối cùng tôi nói, - nhưng tôi đã giải thích cho ông trong thư rằng không ai coi tôi là chuyên gia hội họa Czech thế kỷ XIX hết và hơn thế nữa, tôi không thực sự có quan hệ tốt với ban biên tập tờ Tư tưởng tạo hình; họ coi tôi là một kẻ hiện đại chủ nghĩa cứng đầu cứng cổ, cho nên một lời khen của tôi chỉ có thể làm hại cho ông thôi.- Ồ! anh quá khiêm tốn rồi, - ông Zaturecky trả lời. - Làm sao một chuyên gia tầm cỡ anh lại có thể bi quan về vị trí của mình như thế! Ở chỗ ban biên tập người ta đã nói với tôi rằng bây giờ tất cả đều phụ thuộc vào ý kiến của anh. Nếu anh khen bài báo của tôi, nó sẽ được in. Anh là cơ may duy nhất của tôi. Công trình này ngốn của tôi ba năm nghiên cứu đấy, ba năm trời tìm tòi. Giờ đây tất cả nằm trong tay anh.Những lời thoái thác của chúng ta mới ít thuyết phục làm sao! Tôi không biết phải trả lời ông Zaturecky thế nào nữa. Máy móc nhìn lên khuôn mặt ông, tôi nhìn thấy đôi kính lỗi mốt nhỏ xíu ngây thơ, và cả một nếp hằn đầy cương nghị, vạch một đường thẳng trên trán ông. Trong một khoảnh khắc minh mẫn ngắn ngủi, một cơn ớn lạnh chạy dọc sống lưng tôi: Nếp nhăn đầy chú tâm và bướng bỉnh đó không chỉ phản chiếu ý thức tử vì đạo mang tính trí thức của ông dành cho những bức tranh của Mikolas Ales, mà còn phản chiếu một sức mạnh ý chí lớn hơn mức bình thường. Không còn đủ tĩnh trí, tôi không tìm ra nổi những lời cáo lỗi đủ mức khéo léo. Tôi biết là mình sẽ không viết bài tóm tắt đó nhưng tôi cũng biết mình không đủ sức nói điều đó thẳng vào mặt con người nhỏ bé quỵ lụy kia.Tôi bèn mỉm cười và hứa hươu hứa vượn. Ông Zaturecky cảm ơn tôi, nói là ông sẽ sớm trở lại để xem tình hình ra sao; tôi tạm biệt ông, miệng cười hết cỡ.Quả thật vài hôm sau ông quay lại, tôi khéo léo tránh được ông, nhưng ông thông báo ngày hôm sau ông sẽ quay lại trường đại học nữa để hỏi tôi. Tôi hiểu là mọi chuyện đã bắt đầu diễn biến theo chiều hướng xấu. Tôi bèn đi gặp Madame Marie để thực thi các biện pháp cần thiết.“Marie, nếu ông đó còn quay lại hỏi tôi, bà hãy nói với ông ấy là tôi đi Đức để nghiên cứu nhé, một tháng nữa mới về. Thêm một việc nữa: tất cả các giờ giảng của tôi đều vào thứ Ba và thứ Tư. Kể từ nay, tôi sẽ dạy vào thứ Năm và thứ Sáu. Chỉ thông báo cho sinh viên thôi nhé, đừng nói với ai hết và cũng đừng sửa thời khóa biểu. Tôi phải đi vào hoạt động bí mật đây.”4Không lâu sau, ông Zaturecky quay lại thật và có vẻ tuyệt vọng khi bà thư ký nói rằng tôi đã đi Đức khẩn cấp. “Nhưng không thể thế được! Ông trợ giảng phải viết tóm tắt cho bài báo của tôi! Làm sao mà ông ấy có thể đi như thế được?” ”Tôi không biết gì hết, - Madame Marie trả lời, - nhưng một tháng nữa ông ấy sẽ về.” ”Mãi một tháng nữa, - ông Zaturecky than thở. - Thế bà có biết địa chỉ ở Đức của ông ấy không?” ”Tôi không biết đâu”, Madame Marie nói.Và tôi được yên tĩnh trong một tháng.Nhưng một tháng trôi nhanh hơn là tôi tưởng và ông Zaturecky đã lại có mặt ở văn phòng của bà thư ký. “Không, ông ấy vẫn chưa về”, Madame Marie nói, và khi nhìn thấy tôi, bà hỏi giọng cầu khẩn: “Cái ông khách của anh vẫn tới, anh muốn tôi nói gì với ông ấy bây giờ?” ”Marie ạ, hãy nói rằng tôi mắc bệnh sốt vàng và nằm bệnh viện ở Iéna rồi.” “Ở bệnh viện à? Nhưng không thể thế được, ông trợ giảng phải viết tóm tắt cho bài báo của tôi!”, - ông Zaturecky kêu lên khi bà thư ký báo tin cho ông, vài ngày sau đó. ”Ông Zaturecky ạ, - bà thư ký nói giọng trách móc, - ông trợ giảng đang bị ốm nặng ở nước ngoài, thế mà ông chỉ nghĩ đến bài báo của ông thôi!” Ông Zaturecky ra về, đầu rụt vào trong cổ, nhưng mười lăm ngày sau, ông đã quay lại: “Tôi đã gửi một lá thư bảo đảm đến Iéna. Thư bị gửi trả lại!” “Tôi phát điên vì ông khách của anh mất, - ngày hôm sau Madame Marie nói với tôi. - Anh đừng giận, nhưng anh muốn tôi nói gì với ông ấy nữa bây giờ? Tôi đã nói là anh đã về, giờ thì anh tự lo mọi việc nhé!”.Tôi không trách Madame Marie, bà đã làm những gì có thể, và hơn thế, còn lâu tôi mới chịu thừa nhận là mình thua cuộc. Tôi biết mình vẫn có thể thoát được. Tôi chỉ còn sống một cách bí mật, tôi bí mật dạy vào thứ Năm và thứ Sáu, còn thứ Ba và thứ Tư tôi bí mật đến rình dưới cổng một tòa nhà đối diện với trường đại học, vui sướng nhìn cảnh ông Zaturecky rình tôi ra khỏi trường. Tôi những muốn đeo một bộ tóc giả và dán hàng ria. Tôi tự coi mình là Sherlock Holmes, là Jack Mổ bụng, là Người vô hình đang đi ngang qua thành phố. Tôi cao hứng hết mức có thể.Nhưng đến một hôm, ông Zaturecky chán công việc rình mò và chơi đòn mạnh tay với Madame Marie. “Thế thực ra ông trợ giảng có đứng lớp không?” ”Ông xem thời khóa biểu thì biết,” Madame Marie trả lời và chỉ tay lên tường, trên đó có một tấm bảng lớn kẻ ô với lịch học được trình bày hết sức rõ ràng.- Tôi biết, - ông Zaturecky nói, không chịu để bị lừa, - nhưng đồng chí ấy không bao giờ đến dạy vào thứ Ba và thứ Tư cả. Ông ấy thôi dạy rồi à?- Không, - Madame Marie trả lời, cảm thấy rất phiền.Và người đàn ông bé nhỏ bèn bám chặt lấy Madame Marie. Ông trách bà đã không cập nhật thời khóa biểu. Ông mỉa mai hỏi làm sao mà bà lại có thể không biết các giảng viên dạy dỗ vào giờ nào cơ chứ. Ông nói sẽ khiếu nại bà. Ông nổi xung. Ông tuyên bố là cũng sẽ tố cáo đồng chí trợ giảng đã không chịu đến dạy. Ông hỏi hiệu trưởng có ở đó không.Thật bất hạnh, hiệu trưởng có ở đó.Ông Zaturecky gõ cửa văn phòng của ông và bước vào. Mười phút sau, ông quay trở lại văn phòng của Madame Marie và gắt giọng hỏi địa chỉ nhà riêng của tôi.- Số 20 phố Skalnikova ở Litomysl, - Madame Marie nói.- Sao lại Litomysl?- Ông trợ giảng chỉ có một phòng nhỏ ở Praha và không muốn tôi cho địa chỉ…- Tôi yêu cầu bà đưa địa chỉ nhà ông trợ giảng ở Praha, - người đàn ông bé nhỏ run người hét lên.Madame Marie mất hết bình tĩnh. Bà đưa địa chỉ gác xép của tôi, chỗ trú ẩn khốn khổ của tôi, cái ổ hạnh phúc của tôi, nơi tôi sẽ bị theo đuổi đến cùng.5Phải, địa chỉ thường trú của tôi là ở Litomysl. Tại đó tôi còn mẹ và ký ức về người bố; mỗi khi có thể, tôi lại rời Praha về làm việc ở nhà, trong căn nhà bé nhỏ của mẹ tôi. Thế nên tôi giữ địa chỉ của mẹ tôi làm địa chỉ thường trú. Nhưng ở Praha tôi không đủ sức tìm được một căn hộ ra hồn như cần thiết và phải có, tôi phải thuê lại một căn phòng tại một khu ven đô, ngay áp mái, một gác xép nhỏ hoàn toàn độc lập mà tôi cố hết sức giấu để những người khách không mời không chạm trán các cô bạn gái của tôi.Tôi không định vờ vịt rằng trong tòa nhà này tôi có tiếng tăm tốt đẹp. Ngoài ra, khi về Litomysl, đã nhiều lần tôi cho bạn bè mượn phòng, họ phá phách đến mức suốt đêm cả nhà không ai chợp mắt nổi. Tất cả những điều đó khiến một số người thuê nhà khác rất ghét tôi và chống lại tôi theo lối câm lặng, đôi khi thể hiện ra bằng những lời góp ý của ủy ban dân phố và thậm chí có cả một đơn kiện gửi lên ban quản lý nhà.Hồi đó Klara đã bắt đầu thấy việc đi từ Celakovice lên tận Praha để làm việc là quá nặng nhọc, nàng quyết định đến ngủ ở nhà tôi, thoạt tiên mới chỉ rụt rè và chỉ trong những trường hợp đặc biệt, thế rồi nàng để lại một cái váy, tiếp đó là nhiều cái váy, và sau một thời gian hai bộ đồ lễ của tôi đã bị bẹp rúm trong góc tủ và căn gác xép của tôi bị biến thành một phòng khách phụ nữ.Tôi rất yêu Klara; nàng đẹp; tôi rất thích thấy người khác ngoái nhìn hai chúng tôi trên đường phố; nàng kém tôi mười ba tuổi và điều đó càng làm tăng thêm uy tín của tôi trong mắt sinh viên; nói tóm lại, tôi có cả nghìn lý do để gắn bó với nàng. Tuy thế, tôi không muốn người khác biết nàng ở nhà tôi. Tôi ngại người ta sẽ nói lại cho ông chủ nhà, một người đàn ông đứng tuổi có vẻ kín đáo và không mấy ưa tôi; tôi run lên với ý nghĩ một hôm nào đó ông ta sẽ đến gặp tôi, vẻ rụt rè và rầu rĩ, đề nghị tôi mời cô bạn gái ra khỏi nhà để giữ gìn danh tiếng cho ông. Do đó tôi đã trầm trọng cảnh báo Klara và cấm nàng không được mở cửa cho bất kỳ ai.Hôm đó, nàng có một mình ở nhà. Trời rất đẹp, nhiều nắng và trong căn gác xép của tôi quả cũng hơi nóng. Thế nên nàng trần truồng nằm trên đivăng ngắm trần nhà.Chính vào lúc đó có người gõ cửa.Không việc gì phải lo lắng hết. Vì cửa phòng tôi không có chuông nên người ta buộc phải đập cửa. Cho nên Klara không mấy bận tâm về tiếng ồn ã này và không buồn nghĩ đến việc ngừng ngắm trần nhà. Nhưng những cú đập cửa không chịu ngừng; chúng tiếp tục với sự dai dẳng kinh người. Cuối cùng Klara phát bực mình; nàng tưởng tượng trước cửa đang có một người đàn ông chầm chậm và trang trọng lật mặt trong áo vest chìa thẻ cảnh sát và sau đó sẽ hỏi tại sao nàng không chịu mở cửa, nàng giấu diếm gì và đã khai báo tạm trú ở đây chưa. Nàng cảm thấy một cảm giác phạm tội, thôi không nhìn lên trần nhà nữa và đưa mắt tìm kiếm chỗ để quần áo. Nhưng những cú gõ cửa gan lỳ đến mức trong cơn bối rối nàng chỉ tìm được chiếc áo mưa của tôi treo ở lối vào. Nàng khoác nó lên người và ra mở cửa.Trên ngưỡng cửa, thay vì một khuôn mặt soi mói độc ác, nàng chỉ nhìn thấy một người đàn ông bé nhỏ chào nàng: “Ông trợ giảng có ở nhà không?” ”Không, anh ấy đi vắng rồi!” ”Tiếc thật, - người đàn ông bé nhỏ nói và lịch sự xin lỗi. - Ông trợ giảng phải viết tóm tắt cho một bài báo của tôi. Ông ấy đã hứa với tôi và bây giờ chuyện đó đã trở nên cấp bách rồi. Nếu cô không thấy phiền, xin cho phép tôi để lại cho ông ấy vài chữ.”Klara đưa cho người đàn ông bé nhỏ giấy bút và tối đến tôi có thể đọc được rằng số phận bài báo của ông về Mikolas Ales nằm trong tay tôi và ông Zaturecky trân trọng chờ tôi viết bài tóm tắt đã hứa. Ông viết thêm rằng ông sẽ lại đến tìm tôi ở trường đại học.6Ngày hôm sau, Madame Marie kể cho tôi là Zaturecky đã đe dọa bà, ông đã nổi xung và đã đi khiếu nại; người đàn bà khốn khổ nói giọng vẫn còn run lên, sắp trào ra thành nước mắt; lần này thì tôi nổi giận. Tôi quá hiểu là Madame Marie, cho đến lúc này vẫn vui thích với trò ú tim này (vì quý mến tôi nhiều hơn là vì thích thú chuyện đó), giờ đây cảm thấy bị xúc phạm và rất tự nhiên bà coi tôi là nguồn gốc của những phiền toái bà phải gánh chịu. Và nếu tôi thêm vào việc Madame Marie đã phải nói địa chỉ căn gác xép của tôi, việc người ta đến gõ cửa nhà tôi suốt mười phút và đã làm Klara khiếp sợ, thì sự bực mình của tôi đã chuyển sang thành nỗi tức giận.Trong khi tôi ở đó, đứng dựa vào bàn của Madame Marie, cắn môi lùng sục trong óc một cách trả thù, cửa mở ra và ông Zaturecky xuất hiện.Ngay khi nhìn thấy tôi, gương mặt ông bừng sáng vì hạnh phúc. Ông cúi người chào tôi.Ông đến quá sớm, trước khi tôi kịp có thời gian nghiền ngẫm kế hoạch trả thù.Ông hỏi tôi đã đọc mấy chữ ông để lại hôm qua chưa.Tôi không nói gì.Ông nhắc lại câu hỏi.- Rồi, - cuối cùng tôi cũng nói.- Thế anh sẽ viết bài tóm tắt đó chứ?Tôi nhìn thấy ông ở ngay trước mặt: gầy guộc, bướng bỉnh, đáng sợ; tôi nhìn thấy cái nếp nhăn thẳng đứng vạch trên trán ông niềm say mê duy nhất; tôi nhìn thấy cái nét đó và hiểu rằng đó là một đường thẳng được vẽ nên bởi hai điểm: bởi bài tóm tắt của tôi và bởi bài báo của ông; và rằng, ngoài tội lỗi của cái đường ám ảnh này, trong đời ông tất cả đều thuộc về một sự khắc kỷ giống với các vị thánh. Và tôi rơi vào một cơn thù nghịch, và bỗng nhiên tôi tìm ra lối thoát.- Tôi hy vọng ông hiểu rằng tôi không còn gì để nói với ông sau những gì xảy ra ngày hôm qua nữa, - tôi nói.- Tôi không hiểu anh nói gì.- Đừng đóng trò nữa đi. Cô ấy đã nói hết với tôi. Không cần phải chối đâu.- Tôi không hiểu anh nói gì, - người đàn ông bé nhỏ nhắc lại, lần này với giọng cương quyết hơn.Tôi lấy giọng vui vẻ gần như bạn bè: “Nghe này, ông Zaturecky, tôi không muốn trách cứ gì ông đâu. Cả tôi cũng là một kẻ hay tán gái và tôi hiểu ông. Nếu ở vào địa vị ông, tôi cũng sẵn sàng đề nghị như thế với một cô gái trẻ đẹp, nếu tôi chỉ có một mình với cô ấy trong một căn hộ và cô ấy lại còn trần truồng khoác mỗi chiếc áo mưa nữa chứ.”Người đàn ông bé nhỏ tái mặt: “Đó là một lời sỉ nhục!”.- Không, đó là sự thật, ông Zaturecky ạ.- Cô gái đó đã nói với ông như thế?- Cô ấy không giấu tôi bất cứ điều gì.- Đồng chí trợ giảng, đó là một lời sỉ nhục, tôi đã có gia đình! Tôi có vợ! Tôi có con! - Người đàn ông bé nhỏ bước lên một bước, buộc tôi phải lùi lại.- Đó là một tình tiết tăng nặng, thưa ông Zaturecky.- Anh muốn nói gì?- Tôi muốn nói rằng việc ông đã có gia đình là tình tiết tăng nặng đối với một kẻ tán gái.- Anh sẽ rút lại những lời đó! - ông Zaturecky nói giọng đe dọa.- Được thôi! - tôi nói, giọng hòa giải. - Hôn nhân không nhất thiết là một tình tiết tăng nặng đối với một kẻ tán gái. Nhưng quan trọng gì nào. Tôi đã nói là tôi không trách gì ông và tôi rất hiểu ông. Nhưng dù sao cũng có điều gì vượt quá sự chịu đựng của tôi, đó là việc ông đòi một người viết tóm tắt bài báo của ông, trong khi ông tìm cách quyến rũ bạn gái của anh ta.- Đồng chí trợ giảng! Chính ông Kalousek, tiến sĩ văn chương, tổng biên tập tạp chí Tư tưởng tạo hình, tờ báo xuất bản dưới sự bảo trợ của Viện Hàn lâm khoa học, đã yêu cầu anh viết bài báo đó và anh phải viết!- Hãy lựa chọn đi! Bài tóm tắt của tôi hay bạn gái của tôi. Ông không thể muốn cả hai cái cùng một lúc được!- Anh cư xử thật nhố nhăng! - ông Zaturecky kêu lên, vẻ giận dữ đến tuyệt vọng.Điều lạ lùng là đột nhiên tôi có cảm giác ông Zaturecky thực sự có ý định cưa cẩm Klara. Tôi cũng phát cáu lên và hét: “Ông tự cho phép mình rao giảng đạo đức cho tôi à? Ông, người nhẽ ra phải quỳ xuống xin lỗi tôi ngay trước mặt bà thư ký của chúng ta!”.Tôi quay lưng về phía ông Zaturecky đang lảo đảo, hoang mang bước ra khỏi phòng.“Hẹn sớm gặp nhé!”, tôi nói kèm với một tiếng thở phào sau trận chiến khó khăn nhưng thắng lợi, và tôi nói thêm với Madame Marie: “Tôi nghĩ ông ta sẽ để tôi yên với cái bài tóm tắt đó.”Sau một lúc im lặng, Madame Marie rụt rè hỏi tôi:- Thế tại sao anh không muốn viết bài báo đó?- Bởi vì bài báo của ông ta chỉ là một mớ nhảm nhí, Marie thân mến ạ.- Thế tại sao anh không viết một bài nói nó là nhảm nhí?- Tại sao tôi phải viết chứ? Tại sao chính là tôi phải tự tạo cho mình những kẻ thù?Madame Marie nhìn tôi với một nụ cười an ủi khi cánh cửa lại mở ra; ông Zaturecky xuất hiện, tay chìa ra đằng trước:- Chúng ta sẽ xem ai phải xin lỗi người kia!Ông run run dằn từng tiếng một và biến mất.7Tôi không nhớ chính xác là cùng ngày hôm đó hay sau này chúng tôi tìm thấy trong hòm thư một phong bì không đề địa chỉ. Cái phong bì đó đựng một tờ giấy trên đó có những chữ to cồ cộ: Thưa bà! Chủ nhật này xin hãy đến nhà tôi để chúng ta nói chuyện về lời sỉ nhục đối với chồng tôi! Tôi sẽ ở nhà suốt ngày. Nếu bà không đến, tôi sẽ bắt buộc phải hành động. Anna Zaturecky, Praha III, Dalimolova 14.Klara sợ và bắt đầu đổ tội cho tôi. Tôi phẩy tay bảo nàng đừng lo và tuyên bố ý nghĩa cuộc sống chính là chơi đùa với cuộc sống, và nếu cuộc sống quá lười biếng cho điều đó thì phải thúc cho nó một cái. Con người luôn phải đóng cương cho những cuộc phiêu lưu mới của mình, những chuyến phiêu du dũng cảm, nếu không có chúng anh ta sẽ chui vào trong lớp bụi như một anh lính mệt mỏi. Khi Klara trả lời mình không định đóng cương cuộc phiêu lưu nào hết, tôi đảm bảo với nàng rằng nàng sẽ không bao giờ phải gặp ông Zaturecky cũng như bà vợ của ông, và cuộc phiêu lưu mà chính tôi đã lựa chọn để cưỡi, tôi sẽ thuần hóa được nó không cần đến sự giúp đỡ của ai.Buổi sáng, lúc chúng tôi ra khỏi nhà, người gác cửa chặn chúng tôi lại. Người gác cửa không phải là một kẻ thù. Trước đó không lâu tôi đã khôn ngoan đưa ông năm mươi curon và kể từ đó có thể sống với niềm tin vui vẻ là ông đã học được cách lờ tịt tôi đi và không đổ thêm dầu vào lửa khi những kẻ thù khác trong nhà liên kết chống lại tôi.- Hôm qua có hai người đến tìm anh chị, - ông nói.- Ai thế?- Một lão lùn đi cùng bà vợ ông ta.- Bà ta trông thế nào?- Cao hơn ông ta hai cái đầu. Rất cương quyết. Nghiêm túc. Bà ta hỏi thông tin về tất cả mọi thứ. - Rồi ông quay sang Klara: - Nhất là về cô. Bà ta muốn biết cô là ai và cô tên là gì.- Chúa ơi, ông đã nói gì với bà ta? - Klara kêu lên.- Thế cô muốn tôi nói gì nữa nào? Tôi có biết ai đến nhà ông trợ giảng đâu? Tôi nói với bà ta là mỗi tối lại có một cô mới.- Tuyệt vời, - tôi nói và rút ra một tờ mười curon đưa cho ông. - Cứ tiếp tục thế nhé!- Đừng lo gì cả, - sau đó tôi nói với Klara, - Chủ nhật này em không cần đi đâu hết và sẽ không có ai quấy rầy em đâu.Chủ nhật tới, và sau Chủ nhật, thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư. Không có chuyện gì xảy ra hết. “Em thấy chưa”, tôi nói với Klara.Nhưng thứ Năm đã tới. Tôi đang giảng bài cho sinh viên trong một giờ học bí mật như thường lệ, về việc tại sao những con thú non, với tính cách nồng nhiệt và thói sống bầy đàn, lại giải phóng màu sắc cho chủ nghĩa ấn tượng miêu tả, thì Madame Marie mở cửa và thì thầm nói với tôi: “Vợ ông Zaturecky hỏi anh!“ ”Bà biết rõ là tôi không có ở đây cơ mà, cho bà ta xem thời khóa biểu đi.” Nhưng Madame Marie lắc đầu: “Tôi đã nói anh không có ở đây, nhưng bà ta đòi vào phòng anh xem và đã nhìn thấy áo mưa của anh treo trên mắc. Bà ấy vẫn đợi anh ngoài hành lang đấy.”Một ngõ cụt thường làm nảy ra những ý tưởng tuyệt vời. Tôi nói với cậu sinh viên thân nhất: “Cậu có thể giúp tôi một việc không? Hãy đi đến phòng làm việc của tôi, mặc áo mưa của tôi và đi ra khỏi trường! Sẽ có một người đàn bà cứ khăng khăng cậu là tôi, chỉ cần chối bay đi là được.”Anh sinh viên đi ra và mười lăm phút sau trở lại, thông báo nhiệm vụ đã hoàn thành, đường đã thông và người đàn bà đã đi khỏi.Lần này tôi đã thắng.Nhưng thứ Sáu đã tới và buổi tối khi đi làm về, Klara run lên vì sợ.Hôm đó, người đàn ông lịch thiệp chuyên tiếp khách hàng nữ trong phòng khách xinh đẹp của xí nghiệp may đột ngột mở cánh cửa dẫn đến góc xưởng nơi Klara đang gò lưng làm việc trước cái máy may cùng với mười lăm cô công nhân khác, và kêu lên: “Có ai trong số các cô ở nhà số 5 phố Lâu đài không?”Klara hiểu ngay là ông đang tìm nàng, vì số 5 phố Lâu đài là địa chỉ của tôi. Nhưng vì tính thận trọng mà tôi đã cẩn thận gieo rắc vào đầu nàng, nàng không nhúc nhích vì nàng biết rõ là mình đang sống chui ở nhà tôi và điều đó không liên quan đến ai hết. “Tôi cũng đã nói thế với bà ấy rồi mà”, người đàn ông lịch thiệp nói khi thấy tất cả các nữ công nhân đều im lặng, và ông bước ra. Sau đó Klara biết rằng một người đàn bà đã gọi điện đến yêu cầu ông kiểm tra địa chỉ của tất cả các nữ công nhân, và trong suốt mười lăm phút đồng hồ cố thuyết phục ông rằng có một cô sống ở số 5 phố Lâu đài.Cái bóng của ông Zaturecky in lên căn gác xép diễm tình của chúng tôi.“Nhưng làm cách nào mà bà ta phát hiện được nơi làm việc của em thế nhỉ? Ở đây, ở nhà này, có ai biết gì về em đâu!”, tôi lên giọng nói.Phải, tôi đã thực sự tin rằng không một ai biết gì về cuộc sống của chúng tôi. Tôi sống như những con người độc đáo, tin rằng thoát được khỏi những cái nhìn sỗ sàng, trốn được vào sau những bức tường cao, bởi vì họ đã quên tính đến một chi tiết nhỏ: những bức tường đó làm bằng kính trong suốt.Tôi cho tiền người gác cửa để ông không cho ai biết Klara sống ở nhà tôi, tôi bắt Klara phải kín đáo và bí mật cao độ, và mặc dù thế cả nhà đều biết sự có mặt của nàng. Chỉ cần một hôm nàng vô ý nói chuyện với một người thuê nhà khác ở tầng hai, thế là người ta biết ngay nàng làm việc ở đâu.Không nghi ngờ gì nữa, từ lâu chúng tôi đã bị phát giác. Chỉ duy nhất một điều mà những kẻ hành hình chúng tôi còn chưa biết: tên của Klara. Chính nhờ cái điều bí mật nho nhỏ duy nhất đó mà chúng tôi còn có thể thoát được bà Zaturecky, người đang tiến hành cuộc tranh đấu với một tinh thần đầy hệ thống và một sự bướng bỉnh khiến tôi nổi da gà vì sợ.Tôi hiểu rằng chuyện này sẽ rất nghiêm túc; rằng lần này con ngựa cuộc phiêu lưu của tôi đã được đóng cương.8Chuyện hôm thứ Sáu là như thế. Sang đến thứ Bảy, khi Klara từ chỗ làm về, nàng lại run lẩy bẩy. Chuyện đã diễn ra thế này:Bà Zaturecky, đi cùng ông chồng, đã đến tận xí nghiệp may mà bà ta đã gọi điện ngày hôm trước, và xin phép ông giám đốc được đi thăm xưởng may cùng với chồng để xem mặt các nữ công nhân may hiện có mặt. Chắc chắn là một đòi hỏi kỳ cục như thế khiến đồng chí giám đốc kinh ngạc, nhưng trước thái độ của bà Zaturecky, ông không thể từ chối. Bà bày tỏ sự lo ngại đối với vấn đề vu khống, cuộc sống gia đình tan nát và kiện tụng. Ông Zaturecky đứng bên cạnh, im lặng và nhíu lông mày.Thế là người ta dẫn họ vào xưởng. Các cô thợ may ngẩng đầu lơ đãng nhìn và Klara nhận ra người đàn ông bé nhỏ; nàng sợ hãi và tiếp tục may với vẻ thu mình quá lộ liễu.“Xin mời ông bà”, ông giám đốc lịch sự mỉa mai nói với cặp vợ chồng đang đứng ngây đơ. Bà Zaturecky hiểu là mình phải mở màn: “Nào, nhìn đi!”, bà nói để khích lệ chồng. Ông Zaturecky nhướng cái nhìn u tối lên và nhìn lướt qua cả phòng. “Cô ta có ở đây không?”, bà Zaturecky hạ giọng hỏi.Ngay cả khi đeo kính, ông Zaturecky cũng không có thị lực tốt đến mức chỉ cần nhìn qua một lần là thấy cả cái xưởng lộn xộn này, chất đầy những thứ linh tinh và quần áo treo trên dây, với những cô công nhân ham hoạt động không thể ngồi im mặt hướng ra cửa, mà phải quay đầu, nhúc nhích ghế, đứng lên, quay mặt đi. Cuối cùng ông Zaturecky phải quyết định bước lên trước, đi sâu vào xưởng để xem mặt từng cô một.Khi những người phụ nữ bị nhìn vào mặt như thế, hơn nữa lại bởi một nhân vật dị dạng đến vậy, họ cảm thấy một thứ cảm giác xấu hổ bối rối và thể hiện sự không vừa lòng của mình bằng những lời châm chọc và những cái nhăn mặt. Một người trong số họ, một cô gái rất trẻ, xấc xược kêu lên: “Lão tìm khắp nơi con điếm đã chơi lão kìa!”.Tiếng cười rộ và độc ác của đám phụ nữ dội lên cặp vợ chồng đang phải đối mặt, rụt rè và bướng bỉnh, với vẻ cao quý lạ lùng.“Bà ơi, - cô gái xấc xược kêu lên với bà Zaturecky, - bà không trông kỹ ông con của bà rồi! Nếu tôi có một thằng nhóc kháu như thế, tôi sẽ không bao giờ cho nó thò mũi ra đường đâu!”.”Nhìn đi”, bà vợ của ông chồng thì thào, và người đàn ông bé nhỏ, vẻ u tối và rụt rè, đi từng bước quanh xưởng, như thể đang tiến lên giữa hai hàng rào toàn những cú đánh và chửi thề, nhưng với một bước đi chắc chắn, không bỏ qua khuôn mặt nào hết.Trong suốt thời gian diễn ra cảnh đó, ông giám đốc mỉm cười vẻ không can dự; ông biết công nhân của mình và hiểu sẽ không làm được gì; giả bộ như không nghe thấy tiếng ồn ã họ gây ra, ông hỏi ông Zaturecky: “Thế cô gái đó trông như thế nào?”.Ông Zaturecky quay lại về phía ông giám đốc và trả lời giọng chậm rãi và nghiêm trang: “Cô ta đẹp… cô ta rất đẹp…”Trong thời gian đó, Klara co mình trong một góc phòng, và tạo hình ảnh trái ngược hẳn với tất cả những cô gái đang bùng phát vui vẻ, với dáng vẻ lo lắng, đầu cúi xuống, cử chỉ nóng nảy. Nàng đóng thật kém cái vai thiếu nữ không mấy quan trọng và bị lu mờ! Và thoắt cái ông Zaturecky đã ở cách chiếc máy may của nàng hai bước chân; lúc nào ông cũng có thể nhìn rõ được mặt nàng!- Ông nhớ là cô ấy đẹp nhưng điều ấy thì có ý nghĩa gì, - đồng chí giám đốc lịch sự lưu ý ông Zaturecky. - Có quá nhiều phụ nữ xinh đẹp! Cô ấy cao hay thấp?- Cao, - ông Zaturecky nói.- Tóc nâu hay vàng?- Tóc vàng, - ông Zaturecky trả lời sau một lát lưỡng lự.Đoạn này của truyện có thể được coi như là một thậm xưng về quyền lực của cái đẹp. Cái ngày ông Zaturecky nhìn thấy Klara ở nhà tôi, ông bị lóa mắt đến mức đã không hề nhìn thấy nàng. Cái đẹp đã thả một tấm màn mờ ảo trước mắt ông. Cái tấm màn ánh sáng đó đã che khuất nàng.Bởi vì Klara không cao, tóc cũng không vàng. Trong mắt ông Zaturecky, tầm vóc lớn lao của vẻ đẹp đã biến thành tầm vóc bên ngoài cao lớn. Và ánh nắng khơi gợi vẻ đẹp khiến tóc nàng như có vàng.Khi cuối cùng người đàn ông bé nhỏ đi đến góc phòng nơi Klara, trong bộ quần áo lao động màu nâu, người rúm lại, đầu cúi gằm xuống các chi tiết của một cái jupe may dở, ông không nhận ra nàng. Ông không nhận ra nàng bởi vì ông chưa bao giờ nhìn thấy nàng hết.
Milan Kundera
Sẽ không ai cười
Phần 2
9
Khi Klara kể xong chuyện của mình theo lối đứt đoạn và không được rõ ràng lắm, tôi nói với nàng: “Em thấy chưa, chúng ta gặp may rồi!”.
Nhưng nàng lại òa lên khóc: “Sao chúng ta lại gặp may được? Nếu hôm nay họ không tìm thấy em, thì ngày mai họ sẽ tìm thấy.”
- Anh muốn biết bằng cách nào.
- Họ sẽ đến tìm em ở đây, ở nhà anh.
- Anh sẽ không mở cửa cho ai hết.
- Thế nếu họ gọi cảnh sát? Nếu họ cứ khăng khăng bắt anh phải nói em là ai. Bà ấy đã nói sẽ kiện, bà ấy tố cáo em đã vu khống chồng bà.
- Thôi nào em! Anh sẽ biến bọn họ thành trò hề lố bịch. Tất cả chỉ là một lời đùa thôi.
- Thời này không phải thời của đùa cợt, người ta coi mọi chuyện đều nghiêm túc và đầu tư thời gian vào đó; họ sẽ nói là em cố tình muốn bôi nhọ thanh danh của họ. Khi người ta nhìn thấy ông ấy, làm sao người ta có thể tin là ông ấy muốn quyến rũ một người phụ nữ?
- Em có lý, Klara, - tôi nói, - có lẽ chúng ta phải dừng lại thôi.
- Anh nói vớ vẩn quá, - Klara trả lời. - Anh biết là em phải cẩn thận. Đừng quên bố em là ai. Rằng nếu em bị triệu tập đến một hội đồng xử phạt, ngay cả chỉ để điều tra, hồ sơ của em sẽ có vết ngay và sẽ không bao giờ em thoát được cái xưởng may đó. Nhân tiện, em cũng muốn biết cái nghề người mẫu mà anh hứa với em, chuyện đó đến đâu rồi? Với cả em cũng không muốn đến ngủ đêm ở nhà anh nữa, ở đây em sợ người ta đến tìm em, em sẽ quay về Celakovice.
Đó là cuộc tranh luận đầu tiên trong ngày.
Trong ngày còn có một cuộc tranh luận khác nữa, ngay buổi chiều, sau cuộc họp giáo viên khoa.
Ông trưởng khoa, sử gia nghệ thuật tóc muối tiêu, một con người rộng lượng, bảo tôi vào văn phòng của ông.
- Bài nghiên cứu mà anh vừa cho in cải thiện tốt tình hình cho anh đấy, tôi hy vọng là anh biết điều đó chứ? - ông nói với tôi.
- Có, tôi có biết, - tôi trả lời.
- Ở đây, ở trường, nhiều giáo sư cảm thấy bị chĩa mũi dùi và ông hiệu trưởng cho là đó là một đòn tấn công nhằm vào các ý kiến của ông ấy.
- Thế tôi có thể làm gì? - tôi nói.
- Không gì hết, - ông giáo sư trả lời. - Nhưng các trợ giảng được bổ nhiệm trong vòng ba năm. Đối với anh, thời kỳ đó đã sắp sửa hết, và vị trí đó sẽ được giao thông qua thi tuyển. Dĩ nhiên hội đồng có thói quen giao chỗ đó cho người nào đã từng dạy ở trường, nhưng anh có chắc là người ta sẽ tiếp tục làm như vậy với trường hợp của anh không? Nhưng đó không phải là điều tôi muốn nói. Cho đến hiện tại, vẫn có một điều có lợi cho anh: anh dạy hay, anh được sinh viên yêu quý, và họ học được điều gì đó từ anh. Nhưng anh không thể trông chờ vào đó đâu. Hiệu trưởng vừa thông báo với tôi là anh đã không đi dạy trong suốt ba tháng và điều đó thì không thể biện hộ được. Đó là một lý do đầy đủ để đuổi việc anh ngay lập tức.
Tôi giải thích cho ông giáo sư là mình đã không hề bỏ một giờ dạy nào, rằng tất cả chỉ là một chuyện đùa và tôi kể cho ông nghe toàn bộ cậu chuyện về ông Zaturecky và Klara.
- Tốt lắm, tôi tin anh, - ông giáo sư nói, - nhưng việc tôi tin anh không thay đổi được gì hết. Bây giờ cả trường người ta kháo nhau là anh không đi dạy rồi. Vấn đề đã được bàn ở hội đồng khoa và hôm qua đã lên tới ban giám hiệu.
- Nhưng tại sao người ta không nói với tôi về chuyện đó từ trước?
- Anh muốn người ta nói gì với anh nào? Tất cả đều rất rõ ràng đấy chứ. Bây giờ, người ta đang rà lại toàn bộ hạnh kiểm của anh trong quá khứ và tìm mối liên hệ giữa quá khứ của anh và thái độ hiện tại của anh.
- Người ta có thể tìm thấy điều gì xấu trong quá khứ của tôi? Chính ông cũng biết là tôi yêu nghề đến thế nào. Tôi chưa từng bỏ dậy một lần nào. Lương tâm tôi trong sạch.
- Đời ai cũng có vô vàn ý nghĩa, - ông giáo sư nói. - Tùy thuộc vào cách mà người ta trưng nó ra, quá khứ của bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể trở thành đời của một nguyên thủ quốc gia được yêu quý hay của một tên tội phạm. Hãy xem thử trường hợp của chính anh mà xem. Người ta không thấy anh đến dự các cuộc họp nhiều lắm, và ngay cả khi anh đến, phần lớn thời gian anh im lặng. Không ai có thể biết thực sự anh nghĩ gì. Tôi còn nhớ, khi đang thảo luận về những vấn đề nghiêm túc bỗng nhiên anh lại nói một câu khôi hài làm người khác phải nghi ngờ. Người ta quên ngay những nghi ngờ đó, nhưng hôm nay, khi người ta coi xét lại quá khứ, đột nhiên chúng sẽ mang một nội hàm chính xác. Hoặc là, anh hãy nhớ đến tất cả những người phụ nữ mà anh bảo thư ký trả lời là anh không có ở đó! Hoặc là, hãy xem riêng bài nghiên cứu gần nhất của anh, ai cũng có thể khẳng định nó được viết ra vì những tư tưởng chính trị đáng ngờ. Tất nhiên, đó chỉ là những sự việc riêng biệt; nhưng thế cũng đủ để kiểm tra chúng theo ánh sáng của tội lỗi hiện nay của anh để tất cả chúng tạo nên một tổng thể gắn bó minh họa hùng hồn cho đầu óc và thái độ của anh.
- Nhưng tội lỗi nào! - tôi kêu lên. - Tôi sẽ công khai giải thích mọi việc đúng như chúng đã diễn ra; nếu con người thực là con người, họ sẽ chỉ có thể cười mà thôi.
- Anh muốn thế nào cũng được. Nhưng anh sẽ thấy rằng con người không phải là con người hoặc anh không biết con người như thế nào hết. Họ sẽ không cười đâu. Nếu anh giải thích mọi chuyện cho họ như là chúng đã diễn ra, họ sẽ không chỉ không coi là anh rũ sạch được trách nhiệm của mình như được viết trong thời khóa biểu, nghĩa là anh đã không làm cái mà anh phải làm, mà, trên thị trường, anh đã đi dạy một cách bí mật, nghĩa là anh đã làm điều mà anh không được phép làm. Sau đó người ta sẽ cho là anh đã sỉ nhục một con người có việc nhờ anh giúp đỡ. Người ta sẽ cho là anh sống một cuộc đời trác táng, rằng một cô gái trẻ sống ở nhà anh mà không khai báo, điều đó sẽ gây ra một ấn tượng cực kỳ xấu đối với bà chủ tịch hội đồng khoa. Chắc chắn mọi chuyện sẽ ầm ĩ và Chúa mới biết người ta sẽ đồn đại gì, trong sự hả hê của tất cả những người ghét anh vì những ý kiến của anh nhưng lại thích tấn công anh bằng những cái cớ khác.
Tôi biết là ông giáo sư không tìm cách làm tôi sợ, cũng không định khiến tôi phạm sai lầm, nhưng tôi kết luận ông là một người khác người và không muốn nhường đường trước sự hoài nghi của ông. Chính bản thân tôi đã trèo lên con ngựa này; do đó tôi không thể chấp nhận ông cầm cương từ tay tôi và dẫn tôi đến nơi mà ông cho là tốt. Tôi đã sẵn sàng cho cuộc chiến đấu.
Và con ngựa không từ chối cuộc tranh đấu. Về đến nhà, tôi tìm thấy trong hòm thư một tờ giấy triệu tập cuộc họp ủy ban dân phố.
10
Ủy ban dân phố ngồi xung quanh một cái bàn dài trong một cửa hiệu đổ nát. Một người đàn ông tóc muối tiêu, đeo kính và cằm lẹm, chỉ cho tôi một cái ghế. Tôi cảm ơn, tôi ngồi xuống và ông bắt đầu nói với tôi. Ông thông báo với tôi là ủy ban dân phố đã để ý đến tôi từ lâu nay, rằng họ biết rõ tôi sống một cuộc đời trác táng, điều đó tạo nên một ấn tượng xấu cho xung quanh; rằng những người thuê nhà nơi tôi sống đã phàn nàn là không thể chợp nổi mắt cả đêm vì tiếng ầm ĩ phát ra từ phòng tôi; rằng tất cả những điều đó đã là đủ để người ta có được một nhận xét đúng đắn về tôi; và nhất là, nữ đồng chí Zaturecky, vợ của một người lao động khoa học, vừa cầu xin sự giúp đỡ của ủy ban dân phố: từ sáu tháng nay tôi phải viết một bài tóm tắt công trình khoa học của chồng bà mà không chịu làm, dù biết rất rõ là số phận của công trình đó nằm trong tay tôi.
- Tôi thấy khó mà coi đó là một công trình khoa học, đó là một mớ hổ lốn các loại ý tưởng cóp nhặt! - tôi ngắt lời người đàn ông cằm lẹm.
- Thật là lạ, thưa đồng chí, - một người đàn bà trạc ba mươi tuổi mặc đúng mốt can thiệp với một nụ cười sáng bừng dán chặt (có vẻ như là một lần là xong) lên khuôn mặt. - Cho phép tôi hỏi anh một câu: chuyên môn của anh là gì?
- Lịch sử nghệ thuật.
- Thế chuyên môn của đồng chí Zaturecky là gì?
- Tôi không biết. Có thể ông ấy làm cùng lĩnh vực với tôi.
- Anh thấy không, - người đàn bà tóc vàng kêu lên và nhiệt tình quay về phía các thành viên khác của ủy ban, - với đồng chí đây một người lao động khoa học cùng chuyên môn không phải là đồng chí mà là một người cạnh tranh.
- Tôi nói tiếp, - người đàn ông cằm lẹm nói. - Nữ đồng chí Zaturecky đã nói với chúng tôi rằng chồng bà đã đến nhà cậu và gặp một cô gái. Có vẻ như là sau đó cô gái đó đã vu khống ông ấy với cậu, nói rằng đồng chí Zaturecky tìm cách quấy rối tình dục với cô ta. Nữ đồng chí Zaturecky có thể đưa ra những bằng chứng không thể chối cãi cho thấy chồng của bà không thể là tác giả của hành động đó. Bà muốn biết tên cô gái đã vu khống chồng bà và kiện lên hội đồng luật pháp của Ủy ban quốc gia, bởi vì lời vu khống đó có nguy cơ làm hại đến chồng bà và khiến ông mất đi các phương tiện sống.
Dù sao tôi cũng cố thử một lần nữa tách vụ việc khỏi sự quá đà của nó: “Nghe này, đồng chí, - tôi nói, - tất cả những điều đó không đáng đâu. Công trình mà chúng ta đang nói kém đến mức sẽ không ai nhận quảng cáo, chứ không chỉ mình tôi. Và nếu có nảy sinh một hiểu lầm giữa cô gái đó và ông Zaturecky thì đó cũng không phải là lý do để triệu tập cả một cuộc họp thế này.”
- Thật may mắn, thưa đồng chí, cậu không phải là người quyết định có tổ chức những cuộc họp của chúng tôi hay không, - người đàn ông cằm lẹm trả lời. - Và nếu bây giờ cậu cứ cố tình nói công trình của đồng chí Zaturecky không đáng một xu, thì cần phải xem cái đó như là một đòn trả thù. Nữ đồng chí Zaturecky đã cho chúng tôi đọc một lá thư mà cậu viết cho chồng bà ấy sau khi biết về công trình của ông.
- Đúng vậy. Nhưng trong lá thư đó tôi không hề nói về chất lượng của nghiên cứu đó.
- Chính xác. Nhưng cậu đã viết cho đồng chí Zaturecky là cậu sẽ sẵn sàng giúp đỡ ông ấy; và rõ ràng là khi đọc lá thư đó có thể thấy cậu đánh giá cao công trình của ông ấy. Thế mà bây giờ cậu lại nói đó là một mớ hổ lốn. Tại sao cậu không viết cho ông ấy ngay sau đó? Tại sao không nói thẳng cho ông ấy?
- Đồng chí thật là người hai mặt, - người đàn bà tóc vàng nói.
Lúc đó một người đàn bà đứng tuổi tóc phidê can thiệp vào cuộc nói chuyện; ngay lập tức bà ta đề cập đến bản chất vấn đề: “Chúng tôi muốn đồng chí nói cô gái mà ông Zaturecky gặp ở nhà đồng chí là ai.”
Tôi hiểu là rõ ràng mình không còn đủ sức cứu câu chuyện này khỏi bị chụp cái mũ nghiêm trọng phi lý đó, và chỉ còn lại một lối thoát duy nhất: làm rối tinh các dấu vết, tách những người này xa ra khỏi Klara, đánh lạc hướng họ khỏi nàng, như con gà gô đánh lạc hướng con chó săn khỏi tổ của mình và chịu bị ăn thịt để cứu lũ con.
- Thật tệ, - tôi nói, - nhưng tôi không nhớ nổi tên cô gái đó nữa.
- Sao cơ? Cậu không nhớ tên cô gái mà cậu đã sống chung? - người đàn bà tóc phidê hỏi.
- Anh có vẻ có tư cách mẫu mực đối với các cô gái đấy, đồng chí ạ, - người phụ nữ tóc vàng nói.
- Có thể là tôi nhớ được, nhưng phải nghĩ đã. Hôm ông Zaturecky đến gặp tôi là ngày nào nhỉ?
- Đó là… đợi tí, - người đàn ông cằm lẹm nói và nhìn vào đống giấy tờ của mình. - Ngày 14, tức là buổi chiều thứ Tư.
- Thứ Tư ngày 14… Hượm đã…- tôi lấy hai tay vò đầu và suy nghĩ. - Được rồi, tôi nhớ ra rồi. Đó là Hélène. - Tôi nhận thấy tất cả đang nuốt từng lời của tôi.
- Hélène… Được rồi, rồi sao?
- Rồi sao? Thật không may là tôi không biết gì cả. Tôi không muốn hỏi cô ấy. Nói đúng ra thì tôi cũng không thật sự chắc đó có phải là Hélène hay không. Tôi gọi cô ấy là Hélène bởi vì tôi thấy chồng cô ấy tóc đỏ hệt như Ménélas. Tôi làm quen với cô ấy vào tối thứ Ba trong một sàn nhảy và nói được vài lời với cô khi Ménélas đi lấy một ly cognac ở quầy. Cô ấy đến gặp tôi vào ngày hôm sau và buổi chiều ở lại nhà tôi. Khoảng buổi tối, tôi phải để cô ở lại nhà một mình khoảng hai tiếng để đi họp ở trường. Khi về nhà, cô ấy rất tức tối, nói là có một ông đến và đề nghị khiếm nhã với cô. Cô tin là tôi thông đồng với ông ta, cô cảm thấy bị xúc phạm và không muốn nghe tôi nói gì nữa cả. Thế nên, các ông các bà cũng thấy đấy, tôi còn không có đủ thời gian để biết tên thật của cô ấy nữa.
- Đồng chí, dù điều anh vừa kể đúng hay sai, - người phụ nữ tóc vàng nói, - thì tôi cũng thấy không thể hiểu được làm thế nào mà một người như anh lại có thể dạy dỗ bọn trẻ được. Làm thế nào mà cuộc sống tại đất nước chúng ta chỉ khuyến khích anh uống rượu và quyến rũ phụ nữ? Hãy chắc rằng chúng tôi sẽ nói ý kiến của mình về điểm này cho những người có thẩm quyền.
- Người gác cửa không hề nói cho chúng tôi về ai tên là Hélène hết, - người đàn bà tóc phidê nói xen vào, - nhưng ông ấy nói là từ một tháng nay cậu chứa chấp một cô gái mà không khai báo, cô ta làm việc tại một xí nghiệp may. Đừng quên cậu đang thuê lại nhà nhé, đồng chí! Cậu nghĩ là có thể cho ai thuê lại cũng được hết à? Cậu coi nhà là động đĩ à? Nếu cậu không muốn cho chúng tôi biết tên của cô ta, cảnh sát sẽ biết cách để tìm ra.
11
Mặt đất chao đi dưới chân tôi. Chính tôi bắt đầu cảm thấy bầu không khí không có lợi mà ông giáo sư đã nói với tôi. Chắc chắn là chưa ai bị triệu tập, nhưng tôi đã nghe đây đó những lời ám chỉ và Madame Marie, nghe ngóng từ những lần uống trà tán chuyện của các giáo sư tại phòng bà, đã thông cảm cho tôi biết một số thông tin. Ban giám hiệu sẽ họp trong vài ngày tới và sẽ tiếp nhận mọi ý kiến và đánh giá; tôi tưởng tượng ra cảnh các thành viên ban giám hiệu đang ngồi đọc báo cáo của ủy ban dân phố, cái tờ giấy mà tôi chỉ biết một điều duy nhất: nó bí mật và tôi không thể nhận xét gì về nó hết.
Trong đời có những lúc phải vừa lùi bước vừa chiến đấu. Khi đó phải bỏ những vị trí ít quan trọng nhất để giữ lại cho được những vị trí thiết yếu. Với tôi vị trí then chốt dường như là tình yêu của tôi. Phải, trong những ngày nhiều biến động đó, đột nhiên tôi bắt đầu hiểu ra là tôi yêu cô thợ may của tôi, rằng tôi thật sự yêu nàng.
Ngày hôm đó, tôi hẹn gặp nàng trước một nhà thờ. Không phải ở nhà. Bởi vì nhà có phải là nhà đâu? Một căn phòng tường lắp kính bốn bên có phải là một ngôi nhà không? Một căn phòng mà những người quan sát nhòm ngó bằng ống nhòm? Một căn phòng mà bạn phải giấu giếm người đàn bà mà bạn yêu như giấu một món hàng lậu?
Thế cho nên ở nhà chúng tôi không phải ở nhà chúng tôi. Chúng tôi có cảm giác là những kẻ đột nhập đã chui vào một vùng đất lạ và có nguy cơ bị tóm bất cứ lúc nào, chúng tôi mất bình tĩnh ngay khi có tiếng bước chân vang lên trong hành lang, lúc nào chúng tôi cũng nghe có tiếng người gõ cửa, gõ thật dai dẳng. Klara đã trở về Celakovice và chúng tôi không muốn gặp lại, dù chỉ một lúc ngắn, tại nhà của chúng tôi mà giờ đã trở nên xa lạ. Chính vì thế tôi đã nhờ một anh bạn họa sĩ cho mượn xưởng vẽ của anh buổi tối. Và ngày hôm đó là lần đầu tiên anh giao chìa khóa cho tôi.
Thế là chúng tôi lại được ở trong nhà, trong một căn phòng rộng mênh mông với một chiếc đivăng nhỏ và một cửa sổ rộng nghiêng vào trong, từ đó có thể nhìn thấy cảnh Praha trong ánh sáng buổi tối; giữa một đống tranh dựa dọc tường, trong sự bẩn thỉu và lộn xộn vô lo của nhà nghệ sĩ này, tôi đột nhiên tìm lại những ấn tượng xưa cũ của mình về tự do dịu dàng. Tôi nằm thoải mái trên đivăng, lấy cái mở nút chai mở chai rượu vang. Tự do và vui vẻ, tôi nói huyên thuyên và tận hưởng buổi tối đẹp đẽ và buổi đêm đẹp đẽ mà chúng tôi sắp có.
Chỉ có điều, nỗi hoảng sợ vừa rời khỏi tôi lại rơi uỵch xuống Klara.
Tôi đã nói là nàng đã đến ở nhà tôi không chút đắn đo, thậm chí còn với vẻ tự nhiên nhất trên đời. Nhưng giờ đây khi chúng tôi đang ở một lúc trong một xưởng vẽ lạ, nàng lại cảm thấy khó chịu. Thậm chí còn hơn là khó chịu. “Em thấy nhục nhã,” nàng nói.
- Điều gì làm em thấy nhục nhã? - tôi hỏi.
- Vì anh đã mượn một căn nhà.
- Tại sao việc anh mượn một căn nhà lại làm em thấy nhục nhã?
- Bởi vì việc đó có cái gì đó gây nhục nhã.
- Chúng ta không thể làm khác.
- Em biết, nhưng trong một căn hộ đi mượn thế này em cảm thấy như mình là một con điếm.
- Chúa ơi! Tại sao em lại cảm thấy là một con điếm khi chúng ta ở trong một căn hộ đi mượn thế này? Gái điếm thường dẫn khách về nhà mình chứ không về một căn hộ đi mượn đâu.
Không thể tấn công một cách lý trí vào tấm barie vững chắc vô lý mà, như người ta nói, tâm hồn phụ nữ vốn thấm đẫm. Ngay từ đầu cuộc nói chuyện của chúng tôi đã có những điềm xấu.
Tôi kể cho Klara những gì ông giáo sư đã nói với tôi, tôi cũng kể cho nàng cuộc họp với ủy ban dân phố diễn ra như thế nào và cố thuyết phục nàng tin rằng cuối cùng chúng tôi cũng sẽ vượt qua hết tất cả các trở ngại.
Klara im lặng một lúc rồi khẳng định rằng tôi phải chịu trách nhiệm về mọi chuyện. “Ít nhất thì liệu anh có thể giải thoát em khỏi cái xưởng may đó không?”
Tôi trả lời hiện tại thì phải kiên nhẫn thêm một chút.
- Anh thấy chưa, - Klara nói, - chỉ toàn là hứa với hẹn thôi, cuối cùng thì anh cũng sẽ chẳng làm gì hết. Bây giờ thì làm sao em thoát ra được nữa chứ, ngay cả nếu có ai đó chấp nhận giúp em, vì với lỗi lầm của anh lý lịch của em đã có vết rồi.
Tôi hứa danh dự với Klara là nàng sẽ không dính dáng gì với những chuyện rắc rối giữa tôi và ông Zaturecky.
- Dù thế em cũng không sao hiểu được, - Klara nói, - tại sao anh lại từ chối không chịu viết bài tóm tắt đó. Nếu anh viết, chúng ta sẽ được yên ổn ngay lập tức.
- Dù sao đi nữa cũng đã muộn quá mất rồi, Klara ạ, - tôi nói. - Nếu bây giờ anh viết bài báo đó, họ sẽ cho là anh lên án công trình của ông ta để trả thù, và họ sẽ còn nổi giận hơn nữa.
- Thế tại sao anh nhất định phải lên án công trình đó? Nhận xét tốt cho ông ấy đi!
- Anh không thể làm được điều ấy đâu, Klara ạ. Bài báo đó không thể chấp nhận được.
- Thế thì sao nào? Anh định chơi trò người bảo vệ chân lý chắc! Khi anh viết cho ông già ấy nói là ý kiến của anh không hề có giá trị gì với tờ Tư tưởng tạo hình, không phải là anh nói dối à? Khi anh nói với ông ấy là ông ấy định cưa cẩm em, không phải là anh nói dối à? Khi nói về cô Hélène đó, không phải là anh nói dối à? Thế thì, khi mà anh đã nói dối lia lịa như thế, nói dối thêm một lần nữa thì có sao nếu anh nhận xét tốt về bài báo của ông ấy? Đó là cách duy nhất để dàn xếp mọi việc.
- Em biết không, Klara, - tôi nói, - em cứ nghĩ lời nói dối nào cũng giống nhau, nhưng em nhầm lẫn đấy. Anh có thể bịa ra đủ thứ trên đời, chơi xấu người khác, dựng lên đủ mọi thứ huyền thoại, làm đủ loại trò đùa, anh không hề có cảm giác mình là kẻ nói dối; những lời nói dối đó, nếu em cứ nhất định gọi chúng là những lời nói dối, chính là anh, là con người của anh; với những lời nói đó, anh không che giấu điều gì hết, khi nói những lời nói dối đó thực ra là anh đang nói thật. Nhưng có những điều mà anh không thể nói dối được. Có những điều mà anh biết đến tận chân tơ kẽ tóc, nên anh hiểu được ý nghĩa, và anh yêu quý. Anh không đùa với những điều đó. Nói dối về chúng sẽ hạ thấp chính bản thân anh, và anh không thể làm được, đừng đòi anh phải làm điều đó, anh sẽ không làm đâu.
Chúng tôi không hiểu được nhau.
Nhưng tôi thực sự yêu Klara và tôi quyết định sẽ làm tất cả để nàng không thể trách cứ tôi điều gì. Ngay ngày hôm sau, tôi viết thư cho bà Zaturecky để mời bà đến gặp lúc hai giờ chiều hôm sau, tại văn phòng của tôi.
12
Trung thành với tinh thần kỷ luật của mình, bà Zaturecky gõ cửa văn phòng của tôi chính xác vào giờ hẹn. Tôi mở cửa và mời bà vào.
Thế là cuối cùng tôi cũng nhìn thấy bà. Đó là một người đàn bà cao lớn, rất cao, đôi mắt xanh nhạt không ăn nhập với khuôn mặt gầy guộc và dài ngoẵng của một người nông dân.
“Bà tự nhiên đi”, tôi nói, và bà lóng ngóng cởi chiếc áo măngtô dài màu hạt dẻ đậm, bó chặt vào người và được cắt rất lạ, khiến tôi nghĩ tới những chiếc áo capốt nhà binh cũ.
Tôi không muốn là người đầu tiên mở màn; tôi muốn đối phương hạ bài trước. Khi bà Zaturecky đã ngồi, bằng vài lời tôi gợi cho bà vào câu chuyện.
Bà nói giọng nghiêm trang và không chút nóng nảy: “Anh cũng biết tại sao tôi tìm anh. Chồng tôi vẫn luôn rất kính trọng anh, với tư cách con người cũng như tư cách nhà bác học. Tất cả phụ thuộc ở bài tóm tắt của anh. Và anh đã từ chối không chịu viết. Chồng tôi đã cống hiến ba năm trời cho công trình đó. Ông ấy sống khó khăn hơn anh. Ông ấy là thầy giáo, ngày nào cũng phải đi sáu mươi cây số để đi dạy ở nông thôn. Năm ngoái tôi đã phải xin nghỉ làm để ông ấy có thể cống hiến hoàn toàn sức lực cho khoa học”.
- Ông Zaturecky không đi làm nữa à? - tôi hỏi.
- Không…
- Thế ông bà sống bằng gì?
- Bây giờ thì tôi phải giật gấu vá vai thôi. Khoa học là niềm say mê của ông ấy. Giá mà anh biết được ông ấy đã nghiên cứu những gì. Ông ấy luôn nói một nhà bác học thực thụ phải viết ba trăm trang chỉ để giữ lại ba mươi trang. Rồi bỗng xuất hiện cô gái đó. Hãy tin tôi đi, tôi biết ông ấy, chắc chắn là ông ấy không làm một việc giống như cô gái đó đã tố cáo, cứ thử để cô ta nhắc lại điều ấy trước mặt chúng tôi xem! Tôi biết đàn bà, có thể là cô ta yêu anh nhưng anh không yêu cô ta. Có thể cô ta muốn làm anh phát ghen. Nhưng anh có thể tin tôi, không bao giờ chồng tôi dám làm thế đâu!
Trong khi lắng nghe bà Zaturecky nói, chợt xảy đến với tôi một điều kỳ lạ: tôi quên mất là vì người đàn bà này mà tôi sẽ phải rời khỏi trường, vì người đàn bà này mà một bóng ma đã lẩn quất vào giữa Klara và tôi, vì người đàn bà này mà bao ngày qua tôi đã phải thường xuyên giận dữ và đau đớn. Toàn bộ mối liên hệ giữa bà và câu chuyện mà cả hai chúng tôi đang đóng vai đáng buồn giờ đây bỗng trở nên rối rắm, lỏng lẻo, không ý nghĩa. Đột nhiên tôi hiểu mình chỉ ảo tưởng khi tưởng tượng hai chúng tôi cùng cầm cương cho cỗ xe cuộc phiêu lưu và lèo lái đường đi; rằng những cuộc phiêu lưu đó có thể hoàn toàn không phải của chúng tôi, mà theo cách nào đó chúng đã được ấn cho chúng tôi từ bên ngoài; rằng chúng không thể chi phối chúng tôi dù bằng cách nào đi nữa; rằng chúng tôi không có chút trách nhiệm nào về đường đi kỳ quái của chúng; rằng chúng kéo chúng tôi đi, trong khi chính bản thân chúng lại bị dẫn dắt bởi ai đó không ai biết và từ nơi cũng không ai biết.
Mặt khác, khi nhìn thẳng vào mắt bà Zaturecky, tôi thấy dường như mắt bà không thể nhìn rõ được mọi thứ, rằng đôi mắt đó không nhìn thấy gì hết; rằng chúng chỉ lướt thoáng qua khuôn mặt mà thôi.
- Có thể là bà có lý, thưa bà Zaturecky, - tôi nói giọng hòa giải. - Có thể là bạn gái tôi đã nói dối. Nhưng bà cũng biết một người đàn ông ghen tuông thì thế nào; tôi đã tin cô ấy và đã tức điên lên. Đó là điều có thể xảy đến với bất kỳ ai.
- Vâng, tất nhiên là đúng thế, - bà Zaturecky nói, rõ ràng như thoát được một gánh nặng. -Bởi vì chính anh nhận ra điều đó, thế là tốt rồi. Chúng tôi cứ lo là anh tin lời cô gái đó. Cô ta có thể phá hoại cả cuộc đời của chồng tôi. Thậm chí là tôi còn chưa nói đến cái bóng ma ám ảnh ông ấy về mặt đạo đức. Điều đó thì còn có thể chịu được. Nhưng chồng tôi vô cùng chờ đợi bài tóm tắt của anh. Người ta đã đảm bảo với ông ấy như vậy, ở ban biên tập tờ tạp chí ấy, rằng chỉ còn phụ thuộc vào anh nữa thôi. Chồng tôi tin rằng nếu bài báo của ông ấy được đăng, cuối cùng ông ấy sẽ được nhận vào ngành Nghiên cứu khoa học. Bây giờ mọi việc đã được làm sáng tỏ, anh sẽ viết bài đó chứ? Và anh có thể viết nhanh được không?
Thời điểm để tôi trả thù và xả giận cuối cùng đã tới, nhưng vào phút đó tôi không còn cảm thấy chút giận dữ nào, và những gì tôi nói với bà Zaturecky, tôi chỉ nói vì tôi không thể đánh lừa mình: “Thưa bà Zaturecky, còn về bài tóm tắt đó, chỉ có một khó khăn duy nhất. Tôi sẽ nói thẳng với bà mọi chuyện đã diễn ra thế nào nhé. Tôi rất ghét phải nói thẳng cho ai đó những chuyện không mấy vui vẻ. Đó là điểm yếu của tôi. Tôi đã làm tất cả để không phải gặp ông Zaturecky và tôi nghĩ cuối cùng thì ông ấy cũng phải hiểu ra tại sao tôi cố tránh mặt. Sự thật là nghiên cứu của ông ấy kém quá. Nó không có chút giá trị khoa học nào hết. Bà có tin tôi không?”.
- Đó là điều tôi khó lòng mà tin được. Không, tôi không tin anh, - bà Zaturecky nói.
- Trước hết công trình đó không hề độc đáo. Bà có hiểu không? Một nhà bác học phải luôn mang lại một điều gì đó mới mẻ; một nhà bác học không có quyền sao chép lại những điều đã biết, những điều mà người khác đã viết.
- Chồng tôi chắc chắn là không sao chép bài báo đó.
- Thưa bà Zaturecky, chắc hẳn bà đã đọc nó… - Tôi muốn nói tiếp, nhưng bà Zaturecky ngắt lời tôi.
- Chưa, tôi chưa đọc.
Tôi ngạc nhiên. “Trong trường hợp đó thì bà hãy đọc đi.”
- Mắt tôi kém lắm, - bà Zaturecky nói. - Từ năm năm nay tôi không hề đọc gì hết, nhưng tôi không cần đọc để biết chồng tôi có trung thực hay không. Đó là những điều mà người ta có thể cảm thấy, không cần phải đọc mới biết. Tôi biết rõ chồng tôi, như một người mẹ biết rõ con mình, tôi biết tất cả về ông ấy. Và tôi biết tất cả những gì ông ấy làm đều luôn trung thực.
Tôi phải chịu đựng điều khốn khổ nhất là đọc cho bà Zaturecky nghe vài đoạn trong bài báo của chồng bà và các đoạn có liên quan của nhiều tác giả khác nhau mà ông Zaturecky đã vay mượn ý tưởng. Rõ ràng nó không phải là trò đạo văn cố ý, mà là một sự quy thuận mù quáng trước các bậc đại thụ, đã gây cho ông Zaturecky một niềm kính trọng chân thành và vô bờ bến. Dù sao cũng rõ ràng là không một tờ tạp chí khoa học nghiêm túc nào lại có thể cho đăng bài báo đó.
Tôi không biết bà Zaturecky quan tâm đến những giải thích của tôi đến mức độ nào, bà theo dõi chúng và hiểu chúng đến mức độ nào. Bà chỉ ngoan ngoãn ngồi trong ghế phôtơi, chịu đựng và vâng lời như một người lính biết là mình không được phép rời khỏi vị trí. Tôi nói mất nửa giờ đồng hồ. Rồi bà đứng dậy khỏi ghế phôtơi, hướng cặp mắt mờ về phía tôi và lạnh lùng xin lỗi tôi. Nhưng tôi biết là bà không hề mất lòng tin vào chồng mình. Nếu bà phải trách cứ ai đó, thì đó phải chính là bản thân bà, để không phải đối mặt với những luận cứ mà bà thấy là tối tăm và khó hiểu. Bà mặc lại chiếc áo capốt nhà binh và tôi hiểu rằng người đàn bà này là một người lính, một người lính từ bề ngoài đến tâm hồn, một người lính buồn tẻ và trung thành, một người lính mệt mỏi vì những chiến dịch dài dặc, một người lính không đủ khả năng hiểu được mệnh lệnh nhưng vẫn thực hiện chúng không chút chần chừ, một người lính thất bại nhưng ra đi không chút tì vết.
13
“Bây giờ thì em không còn phải lo gì nữa”, tôi nói với Klara ở Quán rượu Dalmatie, sau khi đã kể cho nàng nghe cuộc trò chuyện vời bà Zaturecky.
- Tôi không hiểu tại sao tôi lại phải lo lắng, - Klara trả lời với sự chắc chắn làm tôi ngạc nhiên.
- Sao cơ? Nếu không phải là vì em, sẽ không bao giờ anh gặp bà Zaturecky hết!
- Anh gặp bà ấy là việc tốt, bởi vì anh đã gây ra điều rất xấu cho họ! Tiến sĩ Kalousek nói rằng một người bình thường khó mà hiểu được chuyện ấy.
- Em gặp Kalousek lúc nào?
- Tôi đã gặp ông ấy, - Klara nói.
- Và em đã kể tất cả cho ông ta?
- Thế thì sao nào? Đó là bí mật chắc? Bây giờ thì tôi biết rõ anh là người thế nào rồi.
- Thế à?
- Anh muốn tôi nói không?
- Em nói đi.
- Anh là một kẻ vô sỉ điển hình.
- Kalousek nói với em thế à?
- Tại sao lại Kalousek? Anh không nghĩ là tôi có thể tự hiểu ra điều đó à? Anh tưởng là tôi không thể nhìn thấu trò chơi của anh à? Anh thích chơi xấu người khác. Anh đã hứa viết một bài tóm tắt cho ông Zaturecky…
- Anh chưa bao giờ hứa viết bài tóm tắt cả…
- Còn với tôi, anh hứa một chỗ làm. Anh đã sử dụng tôi để chống lại ông Zaturecky và dùng ông Zaturecky để chống lại tôi. Nhưng nếu anh muốn biết, thì tự tôi sẽ kiếm được chỗ làm đó.
- Nhờ Kalousek à? - tôi cố tỏ ra châm biếm.
- Tất nhiên là không nhờ anh! Anh thất bại ở mọi mặt trận rồi, thậm chí anh còn không thể biết tình hình tệ đến mức nào đâu.
- Còn em thì biết à?
- Phải, hợp đồng của anh sẽ không được gia hạn và anh sẽ thấy là hạnh phúc lắm nếu người ta nhận anh vào làm trong một galerie tỉnh lẻ. Nhưng anh phải hiểu là mọi điều xảy ra là do lỗi của anh. Nếu tôi muốn cho anh một lời khuyên, thì trong tương lai, anh nên chân thành hơn và đừng nói dối nữa, bởi vì phụ nữ không thể nào coi trọng một người đàn ông nói dối.
Nàng đứng dậy, chìa tay cho tôi (rõ ràng là lần cuối), quay lưng về phía tôi và đi.
Tôi phải mất một lúc mới hiểu rằng câu chuyện của tôi (cho dù im lặng băng giá đang vây quanh tôi) không thuộc loại bi kịch, mà đúng hơn là hài kịch.
Điều đó khiến tôi cảm thấy được an ủi một chút.
Mục lục
Phần 1
Phần 2
Sẽ không ai cười
Milan KunderaChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.Cao Việt Dũng dịch từ bản tiếng Pháp Personne ne va rire Nguồn: EvanĐược bạn: mọt sách đưa lên vào ngày: 8 tháng 8 năm 2004 | vanhoc |
Justin Casquejo là một diễn viên đóng thế và leo núi tự do người Mỹ, anh đã chinh phục một số tòa nhà chọc trời ở Manhattan, Thành phố New York cũng như một tháp nước ở quê hương, Weehawken, New Jersey. Anh đã bị bắt, buộc tội và kết án vì một số hoạt động của mình. Những người khác đã được đưa ra ánh sáng thông qua công bố trên phương tiện truyền thông xã hội, như Instagram và YouTube.
Trung tâm Thương mại Thế giới
Vào tháng 3 năm 2014, Casquejo đã leo lên đỉnh của Trung tâm Thương mại Thế giới số Một, khi chưa hoàn thành, cao 541m. Casquejo, khi đó 16 tuổi, vào địa điểm này qua một cái lỗ trên hàng rào. Anh ta sau đó đã bị bắt vì tội xâm phạm. Casquejo bị cáo buộc ăn mặc như một công nhân xây dựng, lẻn vào và thuyết phục một người điều hành thang máy nâng anh ta lên tầng 88 của tòa tháp, theo các nguồn tin. Sau đó, sử dụng cầu thang để lên tầng 104, đi qua một nhân viên bảo vệ đang ngủ, và leo lên một cái thang để đến ăng-ten, nơi anh ta chụp ảnh trong hai giờ. Người điều hành thang máy đã được chỉ định lại, và người bảo vệ đã bị sa thải. Sau đó, người ta tiết lộ rằng các quan chức đã không lắp đặt camera an ninh trong tòa tháp, điều này đã tạo điều kiện cho Casquejo vào được địa điểm này.
Vào tháng 7 năm 2014, trong một thỏa thuận nhận tội, Casquejo thừa nhận đã vi phạm luật của thành phố về việc vào các tòa nhà cao tầng mà không được phép. Anh ta bị kết án 23 ngày (đã hoàn thành 6 ngày). Casquejo đã nộp một bài luận dài 1.200 từ giải thích những gì đã học được từ tập phim.
Weehawken Water Tower
Vào tháng 9 năm 2014, Casquejo một lần nữa bị bắt vì leo lên Weehawken Water Tower cao 53m. Anh ta bị buộc tội bất chấp xâm phạm và chống lại sự bắt giữ.
70 Pine Street
Vào ngày 21 tháng 2 năm 2016, Casquejo bị buộc và xâm phạm vì leo lên trên tòa nhà tại 70 Pine Street, một căn hộ cao cấp 67 tầng, cao 260m ở Khu tài chính, Manhattan. Casquejo đã tránh được án tù trong phiên tuyên án vào ngày 6 tháng 9 năm 2017 sau khi nhận tội. Anh được cấp trạng thái phạm nhân trẻ tuổi; vụ án cuối cùng sẽ được niêm phong.
Paramount Tower
Vào tháng 6 năm 2017, Casquejo bị bắt tại tòa tháp Paramount cao 173m, tòa nhà chọc trời dân cư 52 tầng trên Phố Đông 39 ở Vịnh Turtle, Manhattan. Vào tháng 9 năm 2017, Casquejo đã nhận tội xâm phạm cấp độ hai để đổi lấy ba năm quản chế vì đã mở rộng quy mô tòa nhà căn hộ cao cấp.
Tòa nhà khác
Ngoài những vụ việc đã bị bắt, Casquejo đã đăng những hình ảnh leo lên Cầu George Washington và các tòa nhà gần Quảng trường Thời đại, Vòng tròn Columbus và Tòa nhà Empire State. Casquejo có một lượng lớn người theo dõi trên Instagram và YouTube.
220 Central Park South
Vào tháng 11 năm 2016, Casquejo treo từ một cần cẩu xây dựng tại 220 Central Park South độ cao 290m chưa hoàn thành.
Bắt giữ
Bất chấp sự quản chế, Casquejo đã thực hiện các cuộc leo khác. sau đó bị bắt.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Sinh năm 1998
Nhân vật còn sống
Diễn viên đóng thế | wiki |
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã ký hợp đồng tác quyền cho phép NXB khai thác các tác phẩm của ông trọn đời.
Ngày 14.11, tại tư gia của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, đại diện NXB Trẻ đã ký kết cùng tác giả hợp đồng tác quyền trọn đời các tác phẩm của ông.
Trước đó, NXB Trẻ cũng từng ký tác quyền trọn đời với các nhà văn, nhà nghiên cứu như Sơn Nam, Trần Kim Trắc, Trang Thế Hy. Việc ký tác quyền trọn đời cùng nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu thể hiện sự trân trọng và tấm lòng của đơn vị làm sách, thể hiện mong muốn đưa các tác phẩm nghiên cứu có giá trị đến với đông đảo bạn đọc.
Đây là một trong những sự kiện hiếm hoi tại
Việt Nam
khi mà đơn vị xuất bản mua tác quyền trọn đời các tác phẩm từ một nhà nghiên cứu còn tại thế.
Phan Thị Thu Hà – Giám đốc NXB Trẻ và nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu tại buổi ký hợp đồng – Ảnh: T.V
Nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đình Đầu là người gốc
Hà Nội
. Ông vào Nam sinh sống và gắn bó với
TP.HCM
từ giữa thế kỷ trước (khoảng năm 1955).
Ông là người có kiến thức sâu rộng về Sài Gòn với tư cách là một công dân, một người đang sống và làm việc giữa trung tâm thành phố (nhà ông ở P.Bến Thành,
Q.1
).
Sự kiện kỷ niệm 300 năm Sài Gòn – TP. HCM (tổ chức vào năm 1998) cũng là một dấu ấn trong hành trình nghiên cứu Sử – Địa của ông. Nhà nghiên cứu được TP.HCM “đặt hàng” tham gia thực hiện công trình nghiên cứu về địa chí thành phố. Trong công trình này ông cùng làm việc với một số nhà trí thức lớn, trong đó có GS.Trần Văn Giàu, học giả Trần Bạch Đằng – vốn là những người cộng tác với NXB Trẻ vào thời điểm đó.
Lãnh đạo của NXB Trẻ cho biết, để có được hợp đồng tác quyền trọn đời toàn bộ tác phẩm của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu là một vinh dự lớn của đơn vị này. Sau này, khi ông qua đời, nhuận bút xuất bản các tác phẩm của ông sẽ được NXB Trẻ chuyển vào quỹ văn hóa mang tên: “Quỹ Văn hóa Sử Địa Nguyễn Đình Đầu”.
Tiểu Vũ | vanhoc |
Vụ đánh bom Mitsubishi Heavy Industries năm 1974 () là vụ đánh bom khủng bố trụ sở tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries ở Tokyo, Nhật Bản vào ngày 30 tháng 8 năm 1974, giết chết 8 người và làm bị thương 376 người khác. Vụ đánh bom này do một tổ chức cực tả chống Nhật mang tên Mặt trận Vũ trang chống Nhật Đông Á thực hiện nhằm chống lại Tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries vì đã cung cấp vũ khí quân sự cho nước Mỹ dùng để đối đầu với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong chiến tranh Việt Nam. Sự kiện này từng được coi là vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất ở Nhật Bản cho đến vụ tấn công bằng khí sarin trên tàu điện ngầm Tokyo năm 1995.
Bối cảnh
Mặt trận Vũ trang chống Nhật Đông Á (; EAAJAF) là một tổ chức cực tả của Nhật Bản, chịu ảnh hưởng của phong trào Cánh tả Mới. Được thành lập vào năm 1972, nhóm này tán thành thuyết vong quốc phản Nhật của cộng sản, với khuynh hướng vô chính phủ. EAAJAF coi Đế quốc Nhật Bản là "ác quỷ hoàn toàn" và lên án chiến tranh Thái Bình Dương là một "cuộc chiến tranh xâm lược" do Nhật Bản gây ra. Năm 1971, tổ chức tiền thân của EAAJAF đã phát động chiến dịch ném bom phi sát thương chống lại nhà nước Nhật Bản, đặc biệt là nhắm vào các biểu tượng gắn liền với chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản, nhưng vào năm 1974 họ đã leo thang chiến dịch bao gồm cả việc sử dụng bạo lực.
Ngày 14 tháng 8 năm 1974, EAAJAF đã cố gắng cho nổ cây cầu mà đoàn tàu hoàng gia của Thiên hoàng Hirohito đang đi qua, mà họ đặt cho mật danh "Chiến dịch Cầu Vồng" nhưng kế hoạch này liền bị hủy bỏ vì có một thành viên để lộ tung tích trước khi khởi sự. Ngày hôm sau Mun Se-gwang, thành viên người Nhật gốc Hàn thuộc Chongryon và một tổ chức chiến binh cực tả gắn liền với EAAJAF, mưu toan ám sát Tổng thống Park Chung-hee của Hàn Quốc. Bất chấp việc Mun không giết được Park, cuộc tấn công đã làm xấu đi mối quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc vốn đã mong manh và khuyến khích chi bộ Sói của EAAJAF thực hiện các vụ đánh bom khủng bố mới để gây thiện cảm với Mun. EAAJAF bèn nhắm mục tiêu vào Mitsubishi Heavy Industries, một tập đoàn lớn của Nhật Bản chuyên sản xuất vũ khí quân sự mà sau này được phía Mỹ sử dụng để chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong chiến tranh Việt Nam vào đầu thập niên 1970.
Diễn biến
Các thành viên thuộc chi bộ 'Sói' () của EAAJAF đã đặt hai quả bom hẹn giờ tự chế cực mạnh (chứa 45 kg chất nổ) trong một chậu hoa ở lối vào khu trụ sở chính của tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries ở quận Marunouchi sầm uất của Tokyo. EAAJAF đã cảnh báo qua điện thoại cho những người bên trong tòa nhà tám phút trước khi vụ nổ xảy ra nhưng liền bị bác bỏ vì họ coi đây chỉ là trò đùa, và thêm một lời cảnh báo khác được đưa ra bốn phút sau khi lời cảnh báo đầu tiên bị phớt lờ, nhưng tổng đài điện thoại vẫn không thực hiện thủ tục sơ tán. Một trong những quả bom không phát nổ nhưng quả còn lại thì phát nổ lúc 12 giờ 45 phút (UTC+9), lúc đó là khoảng giờ ăn trưa. Tám người chết: năm người thiệt mạng ngay lập tức (bao gồm hai nhân viên của Mitsubishi) trong khi ba người khác chết sau khi nhập viện ngay sau đó. Ước tính có khoảng 376 người bị thương trong vụ nổ, với khoảng 330 người được đưa đến bệnh viện, trong đó có 116 người là nhân viên của Mitsubishi. Vụ nổ đã làm nổ tung tất cả kính của tòa nhà văn phòng cao 11 tầng, cũng như kính của các tòa nhà đối diện bao gồm trụ sở của Mitsubishi Electric, và đủ lớn để có thể nghe thấy từ Shinjuku, cách đó hơn . Xe cộ và một số cây cối trên đường phố cũng bị phá hủy.
Hậu quả
Vụ đánh bom gây ra nhiều thiệt hại hơn EAAJAF dự kiến do không có sơ tán, gây ra sự phẫn nộ trong giới truyền thông. Một biên tập viên cho biết "Vụ việc này là một thách thức nghiêm trọng nhất đối với xã hội của chúng ta. Bản thân xã hội là mục tiêu và nạn nhân". Tờ Japan Times đã kích động nhằm "thể hiện sự phẫn nộ của công chúng" đối với những kẻ khủng bố. Tuy nhiên, Thủ tướng cánh hữu Tanaka Kakuei cũng như lãnh đạo các đảng cánh tả vẫn giữ im lặng về vụ việc. Sự lo lắng của người dân Tokyo tăng lên sau hai vụ đánh bom khác do nhóm này thực hiện trong thành phố vào năm 1974, mà cảnh sát vẫn chưa thể bắt giữ được.
Các thành viên của EAAJAF mãi về sau mới bị bắt vào ngày 19 tháng 5 năm 1975. Năm 1987, Daidoji Masashi và Masunaga Toshiaki bị kết án tử hình. Daidoji, thủ lĩnh nhóm chi bộ Sói trước đây, cho biết trong các phiên tòa rằng vụ đánh bom này là "một sai lầm". Tháng 5 năm 1999 khi đang chờ đợi tử hình, lần đầu tiên anh ta xin lỗi các nạn nhân, nói rằng "Việc chúng tôi gây ra thương vong là điều tôi không thể biện minh được. Tôi muốn xin lỗi từ tận đáy lòng mình". Daidoji qua đời vào ngày 24 tháng 5 năm 2017 tại Nhà giam Tokyo.
Vụ đánh bom Mitsubishi Heavy Industries năm 1974 là vụ tấn công khủng bố nguy hiểm nhất dựa theo định nghĩa của tiêu chuẩn hiện đại đã xảy ra ở Nhật Bản vào thời điểm đó và vẫn là vụ tấn công nguy hiểm nhất trong hơn hai thập kỷ cho đến khi xảy ra vụ tấn công bằng khí sarin trên tàu điện ngầm Tokyo vào ngày 20 tháng 3 năm 1995 khiến 12 người thiệt mạng.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Video của hãng tin Associated Press về hậu quả của quả bom – YouTube
Tokyo năm 1974
Vụ nổ năm 1974
Thời kỳ Shōwa
Lịch sử Tokyo
Vụ thảm sát năm 1974
Vụ khủng bố cộng sản ở châu Á
Thảm sát ở Nhật Bản
Chính trị cực tả ở Nhật Bản
Vụ khủng bố ở Tokyo
Chiến tranh Việt Nam
Vụ sát hại ở Nhật Bản năm 1974
Vụ khủng bố ở Nhật Bản năm 1974
Sự kiện tháng 8 năm 1974 ở châu Á | wiki |
Cầu Như Ý () là cây cầu bộ hành ở Thai Châu, tỉnh Chiết Giang được tạo thành từ ba cây cầu. Đây là cây cầu bộ hành được xây dựng để bắc qua Thung lũng Thần Tiên Cư và có lối đi bằng kính. Lối đi uốn cong khác biệt được thiết kế trông giống như ý của Trung Quốc.
Cây cầu trở nên nổi tiếng ở phương Tây khi phi hành gia người Canada Chris Hadfield tải video lên Twitter.
Tổng quan
Kế hoạch xây dựng cây cầu bắt đầu vào năm 2017. Cây cầu được khánh thành vào tháng 9 năm 2020 và có 200.000 người đến thăm vào tháng 11 năm 2020. Cầu Như Ý được thiết kế bởi chuyên gia kết cấu thép, Hà Vận Xương và làm giống với ngọc thạch như ý, một biểu tượng may mắn của Trung Quốc. Đây là cây cầu kính hai tầng dài cách mặt đất . Cây cầu được xây dựng để trở thành địa điểm thu hút khách du lịch, bắc qua Thung lũng Thần Tiên Cư, và là một trong 2000 cây cầu đáy kính của Trung Quốc. Đây là điểm thu hút chính bắc qua hẻm núi phía tây của Thần Tiên Cư, trong Khu thắng cảnh Thần Tiên Cư.
Cây cầu được giới thiệu đến Internet phương Tây khi phi hành gia người Canada Chris Hadfield tải một đoạn video quay cảnh cây cầu bằng máy bay không người lái lên Twitter, video này sau đó lan truyền nhanh chóng. Đoạn video có chú thích: "Tôi cần tay vịn tốt hơn". Nhiều người xem tỏ ra nghi ngờ cây cầu là có thật hay không, cuối cùng Snopes mở một cuộc điều tra và xác định cây cầu hoàn toàn có thật không phải là một trò lừa.
Thiết kế
Cây cầu hình dạng lượn sóng và có ba lối đi bộ riêng biệt, một số phần có đáy bằng kính. Thiết kế được mô tả là ba cây cầu gợn sóng nhằm hòa hợp với phong cảnh thiên nhiên. Madeleine Grey của The Sydney Morning Herald mô tả vẻ ngoài cây cầu là "sự pha trộn giữa chuỗi DNA và Con mắt Sauron phong cách tương lai."
Nhà thiết kế cây cầu Hà Vận Xương cũng chính là kỹ sư xây dựng đã tham gia thiết kế "Tổ chim", một sân vận động được sử dụng cho Thế vận hội Mùa hè 2008 ở Bắc Kinh.
Chú thích
Liên kết ngoài
The Engineering of The Ruyi Bridge
Ruyi Bridge video
Snopes, Is the Ruyi Bridge in China Real?
Cầu tại Trung Quốc
Cầu khánh thành năm 2020 | wiki |
Liên minh Hộ chiếu Bắc Âu là một liên minh giữa các nước Bắc Âu nhằm bãi bỏ việc kiểm tra hộ chiếu ở biên giới giữa các nước trong khu vực Bắc Âu, cho phép các công dân của các nước hội viên được tự do đi lại trong khu vực và được quyền cư trú tại bất cứ nước hội viên nào, không cần phải xin giấy phép cư trú (residence permit), do đó tạo cho khu vực Bắc Âu thành một thị trường lao động chung.
Liên minh được thiết lập ngày 1 tháng 7 năm 1954, thay thế cho nghị định thư (protocol) về việc miễn hộ chiếu (passport) ngày 14 tháng 7 năm 1952 của Hội đồng Bắc Âu.
Cùng với Liên minh thuế quan Benelux (Benelux Customs Union) năm 1948, Liên minh Hộ chiếu Bắc Âu là tiền lệ cho Công ước Schengen (Schengen Convention) sau này.
Ban đầu, Liên minh gồm 4 nước Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch (không có đảo Greenland, Quần đảo Faroe) và Na Uy (không có Quần đảo Svalbar, đảo Jan Mayen, đảo Bouvet và Queen Maud's Land ở Nam Cực).
Iceland tham gia ngày 1 tháng 12 năm 1955, Quần đảo Faroe tham gia từ 1 tháng 1 năm 1966.
Tuy nhiên mãi tới ngày 1 tháng 5 năm 1958, việc bãi bỏ kiểm soát hộ chiếu tại biên giới của 4 nước Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy và Phần Lan mới có hiệu lực. Iceland kể từ ngày 24 tháng 9 năm 1965, và Quần đảo Faroe kể từ 1 tháng 1 năm 1966.
Tới ngày 19 tháng 12 năm 1996, các nước trong Liên minh Hộ chiếu Bắc Âu đã tham gia Công ước Schengen (ngoại trừ Quần đảo Faroe) và việc áp dụng Công ước tại 5 nước trên có hiệu lực từ ngày 25 tháng 3 năm 2001.
Cũng cần lưu ý là 2 nước Na Uy và Iceland không nằm trong Liên minh châu Âu.
Thành viên và ngày gia nhập
1 tháng 7 năm 1954: Thụy Điển
1 tháng 7 năm 1954: Phần Lan
1 tháng 7 năm 1954: Đan Mạch (không kể Greenland và Quần đảo Faroe)
1 tháng 7 năm 1954: Na Uy (không kể Quần đảo Svalbar, đảo Jan Mayen, đảo Bouvet, Queen Maud's Land)
1 tháng 12 năm 1955: Iceland
1 tháng 1 năm 1966: Quần đảo Faroe
Ngày áp dụng
1 tháng 5 năm 1958: Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan
29 tháng 9 năm 1965: Iceland
1 tháng 1 năm 1966: Quần đảo Faroe
Xem thêm
Liên minh kinh tế Benelux
Hiệp ước Schengen
Khối Schengen
Tham khảo
Bắc Âu
Khởi đầu năm 1954
Chính trị châu Âu | wiki |
Maja Hirsch (sinh năm 1977 tại Warsaw) là một diễn viên người Ba Lan.
Tiểu sử
Mẹ của Maja Hirsch là một người Nga và cha cô là một người Ba Lan gốc Đức.
Maja Hirsch tốt nghiệp Học viện nghệ thuật sân khấu quốc gia Aleksander Zelwerowicz ở Warsaw. Cô có vai diễn ra mắt từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường - biểu diễn với nhóm kịch Studio Teatralne KOŁO vào năm 1998. Maja Hirsch đã và đang hợp tác với Nhà hát Kịch Quốc gia Gustaw Holoubek ở Warsaw kể từ năm 2000. Cô cũng từng biểu diễn tại Nhà hát Syrena vào năm 2005.
Tham gia
2000 - Dom
2000 - Lokatorzy trong vai bạn gái của Jacek
2000 - Zaduszki narodowe
2001-2010 - M jak miłość trong vai Iza
2003 - Ciało trong vai Chị Morrison
2003 - Czarno to widzę trong vai Zofia
2003 - Kasia i Tomek trong vai cô gái đồng tính
2003 - Miodowe lata
2003 - Spotkania
2004 - Bulionerzy trong vai cảnh sát
2004 - Zakręcone trong vai Adam
2006 - Pogoda na piątek trong vai Ada Kaczmarczyk
2007 - Świadek koronny trong vai Iza
2007 - Prawo miasta trong vai Mutra
2008-2009 - BrzydUla trong vai Paulina Febo
2009 - Apetyt na życie trong vai Julia Mikas
2010 - Ojciec Mateusz trong vai Agata
2011 - Jak się pozbyć cellulitu trong vai Maja Minorska
2011 - Ki trong vai Kaja
2011 - Wiadomości z drugiej ręki trong vai Magda Szwed
2011 - Wszyscy kochają Romana trong vai Nina Serafin
2012 - Prawo Agaty trong vai Justyna Nałęcz
2012 - Na krawędzi trong vai Tamara Madejska
2014 - Komisarz Alex trong vai Wanda Gandecka
2014 - Na krawędzi 2 trong vai Tamara Madejska
2015 - Ojciec Mateusz trong vai Bożena Dembińska
2016 - Bodo trong vai Barbara Drewiczówna
Tham khảo
Sinh năm 1977
Nhân vật còn sống
Nữ diễn viên Ba Lan | wiki |
Bộ Cánh viền (Thysanoptera) là một bộ côn trùng bao gồm các loài có thân thanh mảnh, nhỏ với cánh có các viền. Tên khoa học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp thysanos (viền) + pteron (cánh)). Các tên gọi thông thường là bọ trĩ hay ruồi bắp. Các loài này ăn các loài thực vật và động vật bằng cách hút các chất bên trong chúng. Phần lớn các loài trong bộ này là loài gây hại, vì chúng ăn các loài thực vật có giá trị kinh tế. Một số loài ăn các loài côn trùng khác hoặc ve bét và được xem là có ích, trong khi đó, một số loài ăn bào tử nấm hoặc bào tử phấn hoa. Có khoảng 5.000 loài đã được miêu tả. Chúng dài khoảng dưới 1 mm và không bay giỏi, mặc dù chúng có thể được gió mang đi một khoảng cách xa.
Tiến hóa và phân loại
Thysanoptera được mô tả đầu tiên năm 1744 là một chi có tên Physapus theo De Geer, và sau đó được Linnaeus đổi tên thành Thrips năm 1758. Năm 1836, Haliday nâng chi này thành bộ, và đổ tên chúng thành Thysanoptera. Hiện có hơn 6000 loài trong bộ này được công nhận, được xếp vào 776 chi và 58 chi hóa thạch.
Các hóa thạch sớm nhất của các loài trong bộ này có từ kỷ Permi (Permothrips longipennis Martynov, 1935). Cho đến Creta sớm, các loài Thysanoptera thực sự trở nên phong phú hơn. Họ còn sinh tồn Merothripidae có nhiều điểm tương đồng với tổ tiên của chúng Thysanoptera, và có thể là nhánh cơ sở của bộ này.
Các họ được công nhận trong bộ này gồm (2006):
Phân bộ Terebrantia
Adiheterothripidae Shumsher, 1946 (11 chi)
Aeolothripidae Uzel, 1895 (29 chi)
Fauriellidae Priesner, 1949 (4 chi)
†Hemithripidae Bagnall, 1923 (1 chi hóa thạch, Hemithrips với 15 loài)
Heterothripidae Bagnall, 1912 (7 chi)
† Jezzinothripidae zur Strassen, 1973 (xem thêm Merothripidae)
†Karataothripidae Sharov, 1972 (1 loài hóa thạch, Karataothrips jurassicus)
Melanthripidae Bagnall, 1913 (6 chi)
Merothripidae Hood, 1914 (5 chi)
† Scudderothripidae zur Strassen, 1973 (xem thêm Stenurothripidae)
Thripidae Stevens, 1829 (292 chi trong 4 phân họ)
† Triassothripidae Grimaldi & Shmakov, 2004 (2 chi hóa thạch)
Uzelothripidae Hood, 1952 (1 loài, Uzelothrips scabrosus)
Phân bộ Tubulifera
Phlaeothripidae (447 chi trong 2 phân họ)
Tham khảo
Liên kết ngoài
Thrips of the World checklist
thrips species wiki
Thrips images from the "Pests and Diseases Image Library (PaDIL)" of Australia
University of California Pest Management Guidelines for Thrips
University of California Thrips Identification
Thiên địch
Côn trùng thụ phấn | wiki |
Fantasy Wars (; tiền thân là Mythic Wars) là một game chiến thuật theo lượt do hãng Ino-Co phát triển và 1C Company phát hành qua GamersGate vào ngày 2 tháng 10 năm 2007. Fantasy Wars có tới bốn chủng tộc chơi được (người, orc, elf và dwarf). Câu chuyện chơi đơn gồm ba phần chiến dịch, diễn ra trên một loạt bản đồ hình lục giác mang tính chiến thuật. Trò chơi sử dụng một game engine 3D và gồm cả những tính năng của lối chơi nhập vai như điểm kinh nghiệm và kỹ năng.
Fantasy Wars được GamersGate và GOG phân phối điện tử và Nobilis France phát hành ở châu Âu. Trò chơi được hãng Paradox Interactive phân phối tại Scandinavia và ở Bắc Mỹ bởi Atari.
Vào tháng 4 năm 2008, Paradox Interactive đã công bố một phần tiếp theo cho Fantasy Wars với tựa đề Elven Legacy. Elven Legacy được phát triển bởi 1C:Ino-Co và được phát hành vào tháng 4 năm 2009.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Fantasy Wars (trang chủ chính thức)
Кодекс Войны (website của Ino-Co; tiếng Nga)
Fantasy Wars (website của 1C)
Trò chơi điện tử năm 2007
Trò chơi trên Windows
Trò chơi điện tử được phát triển tại Nga
Trò chơi chiến thuật theo lượt | wiki |
Tuổi học trò của mỗi chúng ta luôn gắn bó với những cánh phuwojng, những bông hoa tím bằng lăng, những lúc mải chơi với bè bạn và về nhà bị mắng,… Và cả những phút giây dưới bóng mát của tán lá bàng xòe rộng cả một góc trời nữa. Cây bàng từ bao lâu đã gắn bó với chúng ta trong một hành trình thiết yêu của cuộc đời. Nhưng hơn một loài cây cho bóng mát, cây bàng còn có nhũng tác dụng nhất định đối với cuộc sống của con người ví dụ như quả bàng, hạt bàng,… Trong chương trình Tiếng Việt lớp 4, chúng ta sẽ được tiếp cận với đề bài tả cây bàng. Trong bài viết này, chúng ta cần chỉ ra được đặc điểm riêng biệt của cây, nêu được tình cảm, cảm xúc của bản thân,… Dưới đây là hai bài làm mẫu hy vọng sẽ giúp các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tập thật tốt!
Sân trường em trồng rất nhiều loại cây bóng mát nhưng em yêu nhất là cây bàng ở góc sân.
Cây bàng cao chừng ba mét. Tán cây xòe rộng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to bằng một vòng tay em. Vỏ cây xù xì, màu nâu sẫm. Trên lớp vỏ màu nâu ấy có những u cục nổi lên như người bị bướu. Nhưng mấy ai biết được đằng sau lớp gỗ màu nâu xấu xí ấy là dọng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để nuôi cây. Cành cây như những cánh tay khổng lồ đang vươn ra để đón lấy ánh nắng mặt trời. Lá bàng hình bầu dục. Có lá to bằng bàn tay người lớn, có lá chỉ nhỏ bằng bàn tay em. Màu của lá cũng phục thuộc vào kích thước của lá. Lá bàng to thường có mầu sẫm hơn những lá bàng non mới nhú. Quả bàng to bằng viên bi lu, càng về sau càng thon lại. Khi chín, quả có màu vàng trong rất đẹp mắt. Lũ học trò chúng em thường rủ nhau hái những trái bàng, đạp nát lớp vỏ bên ngoài để tìm đến phần tinh túy rất thơm và bùi ở bên trong. Chẳng biết từ bao giờ quả bàng đã trở thành một trong những món ăn bỏ túi của học trò chúng em. Có lẽ người ta hay thấy lá bàng và quả bàng, mà ít ai biết rằng cây bàng cũng ra hoa. Hoa bàng có màu trắng hơi xanh, không lộ rõ, không có cánh hoa. Chúng mọc trên các nách lá hoặc ở đầu cành. Phải thật tinh mới nhìn thấy những bông hoa bàng duyên dáng ẩn núp sau những tán lá rậm rạp.
Mùa đông, cây bàng khẳng khiu trụi lá. Khi xuân về lại như thay da đổi thịt. Những mầm non sau một kì đông được ấp ủ hé ánh mắt tinh nghịch đón chào nàng xuân ấm áp. Và khi hè sang, cả cây bàng bừng lên một màu xanh thẫm, tỏa bóng râm mát khắp một vùng rộng lớn. Khi những cơn mưa rào đã đi xa, những chiều gió se lạnh tràn đến, ấy là lúc thu đã vào mùa. Cả cây bàng nhuộm một màu vàng rực rỡ. Sắc vàng của lá thấm đẫm gió sương từ cuối thu sang đông, biến thành một màu đỏ ối. Những lúc ấy, cây bàng thật đẹp như một ngọn lửa sưởi ấm tiết trời giá lạnh của nàng Đông buốt giá.
Dưới gốc bàng tuổi thơ ấy, em đã có biết bao nhiêu kỉ niệm vui buồn bên thầy cô, bạn bè và mái trường. Rồi đây, mai này, khi lớn khôn, cây bàng nơi sân trường vẫn sẽ mãi là một tình yêu trong em, một nốt trầm để gợi nhớ về những năm tháng đầu đời đẹp đẽ.
Trên sân trường, nơi em học tập có rất nhiều cây xanh, nào là cây thông, cây bằng lăng, cây phượng. Cây nào cây nấy xanh tốt, tỏa bóng mát cả một góc sân, nhưng em thích nhất là cây bàng trồng ở trước cửa lớp em. | vanhoc |
Kẻ cắp tia chớp (tựa gốc tiếng Anh: The Lightning Thief) là một tiểu thuyết phiêu lưu kỳ ảo dựa trên thần thoại Hy Lạp được xuất bản năm 2005, đây là tập đầu tiên của bộ truyện Percy Jackson và các vị thần trên đỉnh Olympus. Nhân vật chính là Percy Jackson, một cậu bé 12 tuổi, á thần, con của vị thần Hy Lạp Poseidon. Percy cùng các bạn Annabeth Chase và Grover Underwood lên đường thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn một trận chiến giữa các vị thần Zeus, Poseidon, Hades.
The Lightning Thief được Miramax Books xuất bản vào tháng 6 năm 2005, các đợt tái bản sau này Disney Publishing phát hành. Truyện đã bán được hơn 1,2 triệu bản trong bốn năm, được dịch ra nhiều thứ tiếng, xuất hiện trên danh sách The New York Times Best Seller hạng mục sách thanh thiếu niên, đồng thời giành được nhiều giải thưởng về sách. Tác phẩm đã được chuyển thể thành bộ phim Percy Jackson & the Olympians: The Lightning Thief - phát hành tại Hoa Kỳ vào ngày 12 tháng 2 năm 2010. Phần tiếp theo của truyện là Biển quái vật.
Nội dung
Kẻ cắp tia chớp được tường thuật theo ngôi thứ nhất. Người kể trong truyện là Percy Jackson, một cậu bé 12 tuổi sống tại New York mắc chứng khó đọc và ADHD. Trong chuyến tham quan về lịch sử Hy Lạp - La Mã tại Metropolitan Museum of Art, cậu đã giúp đỡ Grover Underwood chống lại kẻ bắt nạt mình bằng cách hất kẻ ấy vào bồn nước. Một trong số giáo viên đi theo cô Dodds, đã tách cậu ra khỏi các học sinh khác, dường như chuẩn bị phạt Percy. Tuy nhiên, Percy đã rất ngạc nhiên khi cô ấy biến đổi thành một sinh vật huyền thoại Hy Lạp Furies và bắt đầu tấn công cậu. Một giáo viên khác dạy tiếng Latin có tên Brunner, đột nhiên xuất hiện và ném cho Percy một cây bút có thể biến đổi thành một thanh kiếm. Percy theo bản năng vung tay chém con quái vật trước mặt mình và cô Dodds tan thành tro bụi. Khi Percy trở lại với các bạn của mình, cậu phát hiện ra các bạn không biết gì về sự kiện trong bảo tàng đồng thời cũng không biết giáo viên mang tên Dodds. Trong suốt năm học, Percy đã tự thuyết phục mình rằng tất cả chỉ là ảo giác, ngoại trừ việc người bạn của cậu Grover dường như đang che giấu một thứ gì đó. Một vài ngày trước khi kết thúc năm học, cậu đã nghe lén cuộc nói chuyện của Grover và thầy Brunner về cậu, cô Dodds, một vật phẩm bị đánh cắp; điều đó giúp cậu xác thực mối nghi ngờ của mình.
Percy và mẹ, Sally, có một chuyến nghỉ hè tại một bãi biển. Trong một cơn bão khủng khiếp, cả hai đã bị đánh thức bởi một chuyến thăm bất ngờ của Grover—Percy đã biết được rằng Grover không phải là một cậu thiêu niên mà là một satyr trẻ. Grover nói rằng họ đang gặp nguy hiểm và cả ba cần phải tới một trại hè bí ẩn. Khi vừa đến nơi, họ bị tấn công bởi Minotaur. Trong trận chiến, Minotaur đã hất tung Grover, bắt lấy Sally và làm tan biến bà ấy trong một tia sáng chói lòa. Tin rằng mình đã mất mẹ mãi mãi, Percy đã rất tức giận, cậu tấn công con quái vật, chặt gãy một chiếc sừng và giết con quái vật ấy; sau đó, cậu kéo Grover tới một trang tại và bất tỉnh tại đó. Cậu tỉnh dậy sau ba ngày và biết được nơi này là Trại Con Lai, Percy cũng đã biết được mình là một á thần: con của người thường và thần Hy Lạp.
Percy hòa mình vào cuộc sống của trại và gặp được nhiều á thần như: Luke Castellan, con trai của Hermes; Annabeth Chase, con gái của Athena; và Clarisse La Rue, con gái của Ares. Một sự cố đã xảy ra và Percy đã lộ ra khả năng á thần của mình; một con quái vật tấn công trại mà không bị cản lối bởi các phép thuật bảo vệ; Percy sau khi đánh bại con quái vật đã được công nhận bởi cha mình, thần Poseidon. Vài ngày sau, thầy Brunner (người thực ra là Nhân mã Chiron) gọi Percy tới Nhà Lớn và nói cho cậu về lời thề sẽ không có một đứa con á thần nào cách đây 70 năm của ba vị thần lớn nhất (Poseidon, Zeus, Hades); việc có sự xuất hiện của Percy đã làm lời thề bị phá vỡ. Điều này, cùng với việc tia chớp của thần Zeus bị đánh cắp đã làm tăng sự nghi ngờ giữ các vị thần; Percy có nhiệm vụ tìm lại tia chớp, trao trả cho thần Zeus trước khi một trận chiến giữa các vị thần bắt đầu. Cậu đã chọn Annabeth và Grover là bạn đồng hành của mình trong nhiệm vụ này
Sau một chuyến đi khắp nước Mỹ, họ đã đến Los Angeles, đánh bại vài con quái vật huyền thoại (bao gồm Medusa và Chimera), bộ ba đã tìm thấy Hades và được biết rằng Helm of Darkness (Chiếc mũ tàng hình—biểu tượng quyền lực của vị thần này) cũng đã bị đánh cắp. Hades buộc tội Percy đã ăn cắp biểu tượng của mình và đe dọa giết Percy và mẹ (người hiện đang là con tin) cùng với việc đưa người chết trở lại trần gian nếu chiếc mũ không được trả lại. Percy và các bạn đã trốn thoát trở về L.A và phát hiện ra rằng chính thần Ares mới là người đang nắm giữ các món đồ bị đánh cắp. Cậu đã thách đấu với Ares trong một trận đấu tay đôi và giành chiến thắng. Ares đã bị thương sau trận chiến, trước khi quay trở về Olympus, hắn đã bỏ lại cả hai món đồ. Percy đưa chiếc mũ cho người hầu của Hades để trả về cho ông. Hades biết được rằng Percy không phải là kẻ trộm nên đã cho Sally trở về nhà của mình
Percy trao trả tia chớp về cho thần Zeus, và ông đã tặng cho cậu một món quà là không giết cậu vì lời thề bị Poseidon phá vỡ. Cậu trở về trại và tận hưởng kỳ nghỉ hè tại đây. Vào ngày cuối của trại. Luke tiết lộ mình chính là kẻ trộm thực sự, cậu đang làm theo yêu cầu của Kronos, vua của các Titans. Kronos cũng đã thao túng Ares, một vị thần luôn khao khát quyền lực, vào kế hoạch này. Percy không tin rằng Luke, một người luôn được mọi người khen về tính cách, lại làm việc này. Luke giải thích lý do rằng cậu giận dữ với các vị thần vì sự vô trách nhiệm của họ. Luke đưa ra đề nghị cùng tham gia vào đội quân của mình với Percy. Khi Percy từ chối, Luke cùng với một con bọ cạp chứa chất độc chết người đã xông vào tấn công. Percy tuy đã giết chết con bọ cạp nhưng cũng đã bị nó chích, chất độc khiến cậu cận kề cái chết. Sau khi đã hồi phục, Percy phải đưa ra lựa chọn giữa việc ở quanh năm trong trại hay trở về nhà để bắt đầu một năm học mới. Sau một thời gian suy nghĩ, cậu đã chọn trở về sống với mẹ, bắt đầu một năm học mới vì cậu đã không còn phải học nội trú, dù điều này sẽ rất nguy hiểm với cậu.
Đón nhận
Vào ngày 8 tháng 4 năm 2007, The Lightning Thief đã đứng thứ 9 trên dánh sách The New York Times Best Seller hạng mục sách thanh thiếu niên. Truyện cũng đã thắng giải Best Book 2005 của School Library Journal, cũng là một trong những cuốn sách nằm trong danh sách Best of the Best Books 2005 của Chicago Public Library. Truyện cũng nằm trong danh sách VOYA Top Shelf Fiction, thắng giải Red House Children's Book Award Winner (Anh Quốc) vào năm 2006; Askews Torchlight Award (Anh Quốc), 2006; và Mark Twain Award (Hiệp hội thư viện trường học bang Missouri), 2008. Đây là một cuốn sách đánh chú ý của American Library Association, 2006 và New York Times (2005). Truyện cũng đã nhận giải Young Reader's Choice Award vào năm 2008 và Rebecca Caudill Young Reader's Book Award vào năm 2009. Tạp chí Scholastic Parent & Child đã xếp truyện vào danh sách 100 " Sách tốt nhất dành cho trẻ em." Lúc được hỏi về cảm xúc của mình khi nhận các giải thưởng, Rick Riordan đã nói: "Lời khen lớn nhất của một nhà văn viết sách cho thiếu nhi chính là lời khen của chính lứa tuổi ấy."
Chuyển thể
Phim điện ảnh
Vào tháng 6 năm 2004, 20th Century Fox đã mua lại quyền chuyển thể truyện. Tháng 4, 2007 đạo diễn Chris Columbus được thuê để thực hiện dự án này. Logan Lerman đóng vai Percy Jackson, Brandon T. Jackson đóng vai Grover Underwood. Alexandra Daddario nhận vai Annabeth trong khi Jake Abel được chọn cho vai Luke Castellan. Pierce Brosnan nhận vai Chiron. Bộ phim có tựa đề Percy Jackson & the Olympians: The Lightning Thief được công chiếu tại Hoa Kỳ vào ngày 12 tháng 2 năm 2010. Bộ phim tuy nhận nhiều ý kiến trái chiều nhưng cũng đã thu về 226 triệu Đô la khắp thế giới. Phần tiếp theo, Percy Jackson: Sea of Monsters được công chiếu vào năm 2013, đạo diễn là Thor Freudenthal.
Sách nói
Vào ngày 28 tháng 6 năm 2005, phiên bản sách nói dài 10 giờ 25 phút với giọng đọc của diễn viên Jesse Bernstein được Listening Library phát hàng trên toàn thế giới.
Nhạc kịch
Một vở nhạc kịch dành cho thanh thiếu niên dài một giờ đã được lên kế hoạch trình diễn khắp Hoa Kỳ vào tháng 9 năm 2014. Buổi diễn đầu tiên được tổ chức tại New York.
Tập kế tiếp
Kẻ cắp tia chớp được được nối tiếp bởi Biển quái vật khi Percy và Annabeth giải cứu Grover khỏi Polyphemus, và đi tìm Bộ lông cừu vàng nhằm bảo vệ trại. Họ đã hợp tác với em họ của Percy, Tyson và Clarisse trong nhiệm vụ này.
Như Kẻ cắp tia chớp, truyện đã giành được nhiều giải thưởng lớn cùng với những nhận xét khen ngợi. Tập thứ hai cũng đã bán được hơn 100.000 bản bìa mềm.
Phiên bản tiếng nước ngoài
Kẻ cắp tia chớp được phát hành tại một số quốc gia như Đan Mạch, Trung Quốc, Pháp, Đức, Czech,.... Phiên bản tiếng Pháp, Đức, Tây Ban Nha được phát hành vào năm 2006. Các phiên bản dịch khác được phát hành vào năm 2008. Phiên bản tiếng Iceland được phát hành vào năm 2012. Truyện cũng đã được bán tại Đài Loan dưới tên nhà xuất bản Yuan Liou Publishing.
Tại Việt Nam, truyện được công ty Chibooks mua bản quyền và được nhà xuất bản Thời Đại phát hành theo bản dịch của dịch giả Vũ Kim Dung dưới phiên bản bìa mềm.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Rick Riordan Myth Master at publisher Penguin Books (UK)
Percy Jackson & the Olympians at publisher Disney-Hyperion Books (US)
Internet Speculative Fiction Database
Tiểu thuyết năm 2005
Percy Jackson và các vị thần trên đỉnh Olympus
Tiểu thuyết phiêu lưu | wiki |
Phá rừng là một trong những nguyên nhân chính của sự biến đổi khí hậu. Đó là nguồn cácbon dioxide có nguồn gốc từ con người lớn thứ hai chỉ sau việc đốt nhiên liệu hóa thạch. Phá rừng và suy thoái rừng đóng góp phát thải khí nhà kính vào không khí thông qua quá trình đốt cháy nhiên liệu sinh học của rừng và sự phân hủy những vật chất thực vật còn lại và đất carbon. Nó đã từng chiếm hơn 20% lượng khí thải cácbon dioxide, nhưng hiện giờ chỉ đang ở quanh cột mốc 10%. Đến năm 2008, phá rừng chiếm 12% tổng lượng CO2, hoặc 15% nếu bao gồm cả than bùn. Những con số này có khả năng đều giảm kể từ đó, do sự tiếp tục gia tăng của việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Trung bình trên tất cả đất đai và bề mặt đại dương, nhiệt độ ấm lên khoảng 1.53 °F (0.85 °C) từ năm 1880 đến 2012, theo Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu. Tại bán cầu Bắc, từ năm 1983 đến năm 2012 là quãng thời gian 30 năm nóng nhất trong vòng 1400 năm qua.
Tác động lên biến đổi khí hậu
Giảm đa dạng sinh học
Một nghiên cứu năm 2007 được tiến hành bởi Quỹ Khoa học Quốc gia thấy rằng đa dạng sinh học và đa dạng di truyền đồng phụ thuộc lẫn nhau—trong đó sự đa dạng giữa các loại yêu cầu sự đa dạng trong một loài, và ngược lại. "Nếu bất kỳ một loại nào bị loại bỏ khỏi hệ thống, chu kỳ có thể bị phá vỡ, và các cộng đồng trở nên bị thống trị bởi một loài duy nhất."
Chống lại biến đổi khí hậu
Tái trồng rừng
Tái trồng rừng là việc bổ sung tự nhiên hoặc có chủ ý các vùng rừng đã tồn tại mà bị cạn kiệt, thường thông qua việc phá rừng. Đó là việc tái lập độ che phủ rừng hoặc là tự nhiên hay nhân tạo. Tương tự như những phương pháp khác của việc trồng rừng, tái trồng rừng có thể rất có hiệu quả vì một cây duy nhất có thể hấp thụ nhiều nhất 48 pao (khoảng 21 kg) carbon dioxide mỗi năm và có thể loại bỏ 1 tấn carbon dioxide khi nó đạt 40 tuổi.
Trồng rừng
Trồng rừng là việc trồng một khu rừng hoặc một nhóm cây tại một khu vực mà trước kia không có rừng.
Trung Quốc
Mặc dù Trung Quốc đã đặt mục tiêu chính thức cho việc tái trồng rừng, nhưng những mục tiêu này được thiết lập với tầm nhìn 80 năm và được đáp ứng đáng kể tới năm 2008. Trung Quốc đang cố gắng để sửa chữa các vấn đề này với các dự án như "Vạn lý trường thành xanh", nhằm mục đích trồng lại rừng và ngăn chặn sự mở rộng của sa mạc Gobi. Một đạo luật được ban hành vào năm 1981, yêu cầu mọi học sinh hơn 11 tuổi phải trồng ít nhất một cây mỗi năm. Nhưng tỷ lệ thành công trung bình, đặc biệt là trong việc trồng cây được tài trợ bởi chính quyền, vẫn còn tương đối thấp. Và ngay cả những cây được trồng đúng cách cũng gặp nhiều khó khăn trong việc sống sót qua các tác động kết hợp của hạn hán kéo dài, sâu bệnh và cháy. Dù sao, Trung Quốc hiện đã có tỷ lệ trồng rừng cao nhất trong bất kỳ quốc gia hoặc vùng trên thế giới, với 4.77 triệu ha (47,000 km vuông) rừng trông trong năm 2008.
Nhật Bản
Mục tiêu chính của dự án trồng rừng tại Nhật Bản là để phát triển cấu trúc rừng của quốc gia và để duy trì sự đa dạng sinh học tìm thấy tại vùng hoang dã Nhật Bản. Rừng mưa ôn đới nằm rải rác khắp quần đảo Nhật Bản và là nhà của nhiều loài đặc hữu không tự nhiên tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác. Khi việc phát triển đất nước tạo ra một sự giảm trong độ bao phủ rừng, việc suy giảm đa dạng sinh học đã được phát hiện ở những khu vực đó.
Nông lâm nghiệp
Nông lâm nghiệp là một hệ thống quản lý sử dụng đất trong đó cây hoặc cây bụi được trồng xung quanh hoặc xen lẫn với hoa mầu hoặc vùng đồng cỏ. Nó kết hợp kỹ thuật nông nghiệp và lâm nghiệp để tạo ra những hệ thống sử dụng đất đa dạng hơn, hiệu quả hơn, lợi nhuận hơn, khỏe mạnh hơn và bền vững hơn.
Các dự án và tổ chức
Tổ chức Tết Trồng cây (Arbor Day Foundation)
Thành lập năm 1972, năm kỷ niệm một trăm năm Tết trồng cây trong thế kỷ 19, Tổ chức đã phát triển trở thành một cơ quan thành viên phi lợi nhuận lớn nhất cống hiến trong lĩnh vực trồng cây, với hơn 1 tỷ thành viên, người ủng hộ và các đối tác có giá trị. Họ làm việc với những dự án tập trung vào việc trồng cây xung quanh trường học, những cộng đồng thu nhập thấp, và những cộng đồng bị ảnh hưởng bởi thảm họa tự nhiên trong số nhiều nơi khác.
Chiến dịch Một tỷ Cây (Billion Tree Campaign)
Chiến dịch Một tỷ Cây đã được đưa ra vào năm 2006 bởi các Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) với tư cách là một sự hưởng ứng những thách thức của sự ấm lên toàn cầu, cũng như với một mảng rộng lớn hơn của các thách thức bền vững, từ việc cung cấp nước sạch cho tới việc mất đa dạng sinh học. Mục tiêu ban đầu của chiến dịch này là trồng một tỷ cây vào năm 2007. Chỉ một năm sau trong năm 2008, mục tiêu của chiến dịch đã được nâng lên thành 7 tỷ cây—một mục tiêu nhằm đáp ứng hội nghị biến đổi khí hậu được tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch vào tháng 12 năm 2009. Ba tháng trước hội nghị, cột mốc 7 tỷ cây được trồng đã bị vượt qua. Vào tháng 12 năm 2011, sau hơn 12 tỷ cây đã được trồng, UNEP chính thức trao việc quản lý chương trình cho tổ chức phi lợi nhuận Thực vật-cho-Hành tinh, có trụ sở ở Munich, Đức.
Quỹ Amazon (Braxin)
Được coi là nơi dự trữ đa dạng sinh học lớn nhất trên thế giới, Lưu vực Amazon cũng là quần xã sinh vật lớn nhất Braxin, chiếm gần một nửa lãnh thổ quốc gia. Lưu vực Amazon tương ứng với 2/5 lãnh thổ Nam Mỹ. Khu vực rộng xấp xỉ 7 triệu km vuông của nó chiếm một hệ thống thủy văn lớn nhất trên hành tinh, với 1/5 lượng nước ngọt chảy trên bề mặt thế giới. Phá rừng tại rừng mưa nhiệt đới Amazon là một nguyên nhân chính dẫn tới biến đổi khí hậu do giảm số lượng cây có sẵn để hút lượng cácbon dioxide đang tăng lên trong không khí.
Quỹ Amazon Quỹ hướng tới việc kêu gọi quyên góp những khoản đầu tư không hoàn lại trong nỗ lực ngăn chặn, theo dõi và chiến đấu với nạn phá rừng, cũng như để thúc đẩy việc bảo vệ và sử dụng bền vững rừng trong quần xã sinh vật Amazon, dưới những điều khoản của Nghị định N. º 6,527, ngày 1 tháng 8 năm 2008. Quỹ Amazon hỗ trợ những lĩnh vực sau đây: quản lý rừng công và những khu vực được bảo vệ, kiểm soát, theo dõi và thanh tra môi trường, những hoạt động kinh tế được tạo ra với việc sử dụng bền vững rừng, việc phân vùng sinh thái và kinh tế, hòa giải lãnh thổ và quy định về nông nghiệp, bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học bền vững, và khôi phục những khu vực rừng bị phá hủy. Ngoài ra, Quỹ Amazon cũng sử dụng khoảng 20% số tiền quyên góp của mình để hỗ trợ sự phát triển các hệ thống để theo dõi và kiểm soát nạn phá rừng ở những quần xã sinh vật Braxin khác và ở những quần xã sinh vật của các quốc gia nhiệt đới khác.
Xem thêm
Rừng Bắc cực Canada
Ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu đối với sức khỏe con người#Phá rừng
Làm giảm lượng khí thải từ phá rừng và suy thoái rừng
Ô nhiễm môi trường
Tham khảo
Phá rừng
Lâm nghiệp
Ấm lên toàn cầu | wiki |
Tiếng Valencia (nội danh: , hoặc thành ) là tên lịch sử, truyền thống và chính thức được sử dụng trong Cộng đồng Valencia (Tây Ban Nha) và chính thức thêm tại comarca El Carche ở Murcia (Tây Ban Nha), để chỉ một ngôn ngữ Rôman còn được gọi là tiếng Catalunya. Đạo luật tự trị năm 1982 của Cộng đồng Valencia và Hiến pháp Tây Ban Nha chính thức công nhận tiếng Valencia là ngôn ngữ khu vực.
Tên gọi Valencia thường được sử dụng để chỉ toàn bộ ngôn ngữ hoặc các dạng ngôn ngữ cụ thể của Valencia. Theo các nghiên cứu ngôn ngữ học, các loại ngôn ngữ này được nói trong Cộng đồng Valencia và El Carche không thể được coi là một phương ngữ giới hạn trong ranh giới các khu vực này này: một số phương ngữ tiếng Valencia (Valencia Alicante, Valencia Nam, Valencia Trung hoặc , Valencia Castellón và Valencian chuyển tiếp) có lẽ thuộc nhóm miền Tây của phương ngữ tiếng Catalan. Tiếng Valencia biểu hiện các đặc điểm chuyển tiếp giữa các ngôn ngữ Iberia-Rôman và các ngôn ngữ Gallo-Rôman. Sự tương đồng của nó với tiếng Occitan đã khiến nhiều tác giả nhóm nó vào nhóm ngôn ngữ Occitan-Rôman.
Tình trạng chính thức
Tình trạng chính thức của tiếng Valencia được quy định bởi Hiến pháp Tây Ban Nha và Đạo luật tự trị Valencia, cùng với Luật sử dụng và giáo dục tiếng Valencia.
Phân bố
Tiếng Valencia không được nói khắp Cộng đồng Valencia. Khoảng một phần tư lãnh thổ của nó, tương đương với 10% dân số (phần nội địa và các khu vực ở cực nam), theo truyền thống chỉ nói tiếng Castila, trong khi tiếng Valencia được nói ở các mức độ khác nhau ở nơi khác.
Ngoài ra, nó cũng được nói bởi một số người đang giảm ở Carche, một vùng nông thôn ở Vùng Murcia tiếp giáp với Cộng đồng Valencia; tuy nhiên tiếng Valencia không có bất kỳ sự công nhận chính thức nào trong khu vực này. Mặc dù tiếng Valencia là một phần quan trọng trong lịch sử của khu vực, nhưng ngày nay chỉ có khoảng 600 người có thể nói tiếng Valencia tại Carche.
Phương ngữ của Valencia
Valencia chuẩn
Viện hàn lâm nghiên cứu Valencia (Acadèmia Valenciana de la Llengua, AVL), được xác lập theo luật năm 1998 bởi chính phủ tự trị Valencia và được thành lập vào năm 2001, chịu trách nhiệm chỉ đạo các quy tắc chính thức điều chỉnh việc sử dụng tiếng Valencia. Hiện nay, phần lớn những người viết bằng Valencia sử dụng chuẩn này.
Tiếng Valencia chuẩn dựa trên tiêu chuẩn của Viện nghiên cứu tiếng Catalunya (Acadut d'Estudis Catalans, IEC), được sử dụng ở Catalunya, với một vài điều chỉnh. Tiêu chuẩn này gần như tuân theo Quy tắc Castelló (Normes de Castelló) từ năm 1932, một bộ hướng dẫn sử dụng được coi là sự thỏa hiệp giữa bản chất và phong cách của hướng dẫn của Pompeu Fabra, nhưng cũng cho phép sử dụng đặc điểm riêng của Valencia.
Các phương ngữ Valencia
Valencia chuyển tiếp (valencià de transició hoặc tortosí): chỉ được nói ở các khu vực cực bắc của tỉnh Castellón tại các thị trấn như Benicarló hoặc Vinaròs, khu vực Matarranya ở Aragon (tỉnh Teruel), và một khu vực biên giới phía nam của Catalunya bao quanh Tortosa, ở tỉnh Tarragona.
Valencia Bắc (valencià septentrional hoặc castellonenc): được nói ở một khu vực xung quanh thành phố Castellón de la Plana.
Valencia Trung (valencià central hoặc apitxat), được nói ở thành phố Valencia và khu vực quanh của nó, nhưng không được sử dụng như tiêu chuẩn của phương tiện truyền thông Valencia.
Valencia Nam (Valencià meridional): nói trong khu vực tiếp giáp comarques nằm ở mạn nam của tỉnh Valencia và phần cực bắc thuộc tỉnh Alicante. Phân nhóm này được coi là Valencia chuẩn.
Valencia Alicante (valencià alacantí): được nói ở miền nam của tỉnh Alicante và khu vực Carche ở Murcia.
Chú thích
Tham khảo
Tài liệu
Colomina i Castanyer, Jordi, (1995). Els valencians i la llengua Normativa. Textos Universalitaris. Alicante: Acadut de Cultura "Juan Gil-Albert". Mã số 84-7784-178-0.
Guinot, Enric (1999). Els gây quỹ del Regne de València. Đạo luật 3i4, Valencia 1999. Mã số 84-7502-592-7
Salvador i Gimeno, Carles (1951). Gramàtica valenciana. Associació Văn hóa Lo Rat Penat. Valencia 1995. Mã số 84-85211-71-5.
Saborit Vilar, Josep (2009), Millorem la negúncia, Acadèmia Valenciana de la Llengua
Salvador i Gimeno, Carles (1963). Valencian i la llengua autòctona durant els segles XVI, XVII i XVIII. Viện nghiên cứu Alfons el Magnànim. Valencia. Mã số 84-370-5334-X.
Sanchis i Guarner, Manuel (1934, 1967). La llengua dels valencian. Phiên bản 3i4, Valencia 2005. Mã số 84-7502-082-8.
Valor i Vives, Enric (1973). Curs mitjà de gramàtica catalana, giới thiệu đặc biệt al País Valencià. Phiên bản Grog, Valencia 1999. Mã số 84-85211-45-6.
Wheeler, Max; Yates, Alan; Dols, Nicolau (1999), Catalan: Một ngữ pháp toàn diện, London: Routledge
Liên kết ngoài
Acadèmia Valenciana de la Llengua
Valencian dictionary
Institut Joan Lluís Vives
Các tài liệu
Disputing theories about Valencian origin
The origins and evolution of language secessionism in Valencia. An analysis from the transition period until today
Article from El País (ngày 25 tháng 10 năm 2005) regarding report on use of Valencian published by Servei d’Investicació i Estudis Sociolinguístics
Cộng đồng Valencia
Ngôn ngữ học xã hội
Ngôn ngữ tại Tây Ban Nha | wiki |
Đoàn Thạch Biền
Ví Dụ Ta Yêu Nhau: Ví Dụ 6
Đánh máy: Nugget
Buổi tối khi tôi đến võ đường, cô bé đang tập nhảy dây cho dãn gân cốt. Em quay sợi dây theo hình số tám và càng lúc càng nhanh khiến người ngoài không còn nhìn rõ khuôn mặt. Đứng chung quanh em là các võ sinh đồng môn và một người đang to giọng đếm. Tiếng một trăm vừa dứt cô bé dừng lại, em trao sợi dây nhảy cho một người bạn rồi đến nơi treo quần áo lấy khăn lau mặt. Tôi gọi: - Ê nhỏ. Em đưa mắt tìm kiếm, khi nhìn thấy tôi đứng ở cuối phòng em chạy vội lại . - Em đã nói anh đừng đến đây mà. Hãy đợi tối mai đến võ đài xem em đánh có hơn không. - Tôi muốn tối nay đãi em một chầu cho thật no để lấy sức mai đánh cho hăng. - Tối mai hãy đi ăn. Em muốn ăn mừng chiến thắng như vậy mới ngon. - Nhỡ em bị đánh gục làm sao ăn được nữa . - A ! Anh về phe con nhỏ đó phải không, được rồi em chấp anh luôn. Em định đánh ăn điểm nó thôi giờ biết anh ở phe nó, em sẽ đánh nó gục. - Tôi chưa biết đối thủ của em là ai nhưng tôi cá em sẽ thua vì em "hăng tiết vịt" quá. Cô bé cười . - Anh khỏi cần chọc tức em. Em đã quyết định đánh nó gục là nó phải gục. Mặc cho anh cỏ năn nỉ xin tha . Có ai gọi lơ lớ giọng ngoại quốc vang lên. - Kim Oanh. Cô bé nói : - Thầy em gọi, anh đứng đây đợi em nghe . Ở giữa phòng tập một người cao lớn mặc võ phục đỏ, da sậm đen, tóc bạc trắng, đó là thầy cô bé. Ông là người Phi Luật Tân, tên là Bruno, trước kia là một võ sĩ quyền Anh hạng nặng nổi tiếng ở Đông Dương, bây giờ về già ông mở võ đường này để sinh sống. Ông cũng gần sáu mươi tuổi, có vợ người Việt và mặc dầu sống ở Việt Nam đã hơn ba mươi năm ông nói tiếng Việt vẫn theo giọng đa âm của người Phi . Ông đang nói gì với cô bé và em tỏ vẻ hết sức chăm chú lắng nghe . Trong khi nói chuyện em đưa hai tay cho hai người bạn quấn băng trước khi mang găng để khi đấm khỏi sai khớp xương hay gẫy ngón tay . Mang găng xong cô bé đến đứng thủ thế trước một bao cát dài treo lủng lẳng trên một đà ngang ngoài sân tập. Vị võ sư già móc túi lấy một đồng hồ quả quít cầm tay . Ông bấm nút và hô "Tem", cô bé nhanh như chớp lao vào bao cát đấm đá liên hồi . Đây là lối đánh mười giây để "nổc ao" đối thủ. Trong mười giây này em phải đem hết những cú ruột ra đánh như một cái máy để đối thủ không kịp trả đòn và chính em cũng không kịp thở. Kim Oanh đánh võ tự do nên ngoài môn quyền anh học của thầy Bruno em còn phải tập đấm đá theo lối võ ta dưới sự chỉ dẫn của cậu Bảy có biệt danh là Sói Vàng. Quyền của em đánh ra chưa được mạnh nhưng em đánh rất nhanh và chính xác. Tôi thích cú tạt cườm tay của em trông đẹp và độc. Đang đứng trước bao cát khẽ bước chân trái lên, lấy đầu chân phải làm trụ em xoay người thật nhanh tạt mạnh cườm tay phải vào bao cát, mượn đà dội ra, lấy đầu chân trái làm trụ em xoay người quật ngược cườm tay trái vào bao cát. Em xoay người như thế liên tiếp ba, bốn vòng rồi bắt đầu phang đòn ống quyển. Đòn này dùng đánh vào hông đối thủ, đòn dễ đỡ nhưng sẽ làm đối thủ mất thì giờ và dễ bị ăn đòn vào mặt. Cú ruột thứ hai của Kim Oanh là cú "đá giò lái", cũng dùng một chân làm trụ, em xoay người đá ngược gót chân kia vào đầu đối thủ, trúng cú này chắc đối thủ khó mà đứng dậy nổi . - "Tem". Vị võ sư già nhìn đồng hồ bấm nút và cô bé ngừng lại . Mặt em ướt đẫm mồ hôi nhưng em cố giữ hơi thở bình thường. Một người bạn đưa khăn cho em lau mặt, vị võ sư vỗ vỗ đầu em nói good, good rồi chỉ lại cho em những cú quyền anh ruột của ông mà lúc nãy em biểu diễn chưa đúng cách. Sau đó ông đến chỉ dẫn một số võ sĩ khác. Tối mai lò của ông có ba người thượng đài . Một võ sĩ quyền anh hạng ruồi, một võ sĩ đấu quyền tự do và Kim Oanh đánh quyền tự do tranh giải thiểu nhi, giải này dành cho các nữ võ sĩ từ mười lăm đến mười bảy tuổi . Kim Oanh đến chổ tôi ngồi, tôi đứng dậy nhường ghế cho em. Em lắc đầu . - Anh cứ ngồi đi . Võ sĩ cấm kỵ khi tập xong ngồi vì sợ to tim. Tôi nói : - Em cũng nên để trái tim em nó to ra một chút, con gái gì mà dữ hơn bà chằng ông nào dám lấy . Nhanh như chớp em xoay người tạt mạnh cườm tay đánh văng điếu thuốc tôi đang ngậm trên môi rồi bật cười khanh khách. - Nhỏ, em làm tôi sợ hết hồn. Nhỡ em đánh rụng răng tôi thì sao ? - Đáng kiếp, cho anh hết nói bậy . - Tôi nói vậy không phải sao . Em đấm đá kiểu đó ông nào dám yêu em. - Ông nào lỡ dại yêu em, em sẽ cho ăn đòn no . Tôi bật cười . - Tôi đang đói bụng đây, vậy mong em cho tôi "ăn no đòn" đễ đỡ tốn cơm. Cô bé đỏ mặt nói: - Xí, đòn chùa hay sao mà đem cho anh ăn. - Vậy thôi, chúng ta đi ăn mì vịt tiềm đi . - Anh đợi em dợt đấu với cô bạn một trận rồi chúng ta cùng về. Chúng tôi dời khỏi võ đường khoảng mười giờ. Cô bé mặc áo thun vàng, quần nhung xanh, vai đeo xách tay có chữ PANAM. Tóc em thả bay lõa xõa trước mặt trông rất "yểu điệu thục nữ" và chỉ có trời mới biết em là một võ sĩ sẽ thượng đài vào tối mai . Chúng tôi đi bộ dọc theo bờ sông tìm một xe mì quen, mỗi lần đến đón em về tôi đều dẫn em đi ăn mì ở nơi này . Thấy chúng tôi đến ông chủ người Tàu kéo ghế mời . - Cậu hai cô hai ăn như mọi bữa hả ? Tôi gật đầu . - Nhớ một tô có đầu vịt và nhiều hành nghe . - Ngộ nhớ tô đặc "piệt" của cậu hai mà. Chúng tôi ngồi ở chiếc bàn kê trên bờ đá. Trời oi nóng. Mặt sông nước đen thui, phẳng lặng như mặt ao tù. Ở phía cầu tầu có một tàu hàng ngoại quốc đang cặp bến mở nhạc oang oang nghe điếc tai . Làm xong hai tô mì ông chủ đem đến đặt trên bàn. Tôi hỏi: - Bà xã đâu mà ông bán một mình ? - Nó "pịng dồi". Ngộ xui quá lấy nhằm con vợ gì "pịng" hoài, làm ăn không khá nổi . - Còn cô gái xinh xinh, cười có đồng tiền giống Miêu Khả Tú đâu rồi ? - Tối nay nó phải ở nhà nấu thuốc cho vợ ngộ. - Tiếc quá, có cô ấy ở đây tôi sẽ ăn luôn một hơi ba tô mì để được nhìn cô ấy cười . Ông Tàu cười gãi đầu . - Được "dồi", tối mai ngộ sẽ nói nó ra đây "pán" hàng, cậu hai nhớ đến ăn. Giờ cậu hai uống gì để ngộ gọi cho . - Hai 33. Cô bé nói: - Một chai thôi, cho tôi ly đá chanh xí muội . Khi ông Tàu đi ra khỏi, tôi nói : - Em hãy uống một chai 33 để hăng máu mai đánh cho hay . - Em sợ uống vào hăng máu em sẽ đánh anh ngay bây giờ. - Giỡn nhỏ, sao em đòi đánh tôi . Cô bé trợn mắt quát: - Ai bảo anh nhắc đến cô gái của ông Tầu làm chi . - Ồ anh chỉ thương cho cô ta phải làm việc vất vả giúp đỡ gia đình. Nếu ở Hồng Kông cô ấy sẽ được chọn để đóng phim và tha hồ có tiền tiêu . - Dẹp trái tim hay thương người của anh đi, coi chừng có ngày em đấm nó bể lắm. - Thôi cho tôi xin đi cô nhỏ. Tim bể rồi tôi biết sống với ai . Cô bẻ háy mắt. - Đáng kiếp, cho anh khỏi thương lang bang. Buổi quyền thuật được tổ chức dưới sự bảo trợ của Tổng hội võ thuật Việt Nam nên vé đã bán hết từ lâu . Sân Tinh Võ tối nay đèn thắp sáng choang và đông nghẹt người xem. Tôi vào ngồi hàng ghế mời dành cho thân nhân các võ sĩ, một lúc sau ông thầy Bruno đi vào ngồi ở ghế bên cạnh. Ông mặc áo vét xám, thắt cà vạt nhiều màu trông bệ vệ xứng đáng tư cách ông bầu của một võ đường lớn. Tôi nói chào thầy, ông cười đưa tay bắt tay tôi . - Cậu là anh của Kim Oanh ? Tôi bối rối trả lời : - Dạ phải . Tối qua khi chúng tôi đi về, cô bé có dẫn tôi đến giới thiệu với ông thầy của em. Ông hỏi tôi là gì của cô bé và em đã nhanh miệng trả lời, anh hai của con đó. Anh Hai, cái tên nghe thật hàm hồ. Ra khỏi võ đường tôi đã phàn nàn với cô bé. Sao em không giới thiệu tôi là người yêu của em. Cô bé bĩu môi . Còn khuya, ai thèm thương anh yêu anh mà bắt người ta giới thiệu là người yêu . Giá em không biết võ chắc tôi đã cú lên đầu em một triệu cái cho bõ ghét. Tôi hỏi: - Cô bé đến chưa thầy ? Ông gật đầu . - Nó đang ở phòng đợi dành cho các võ sĩ. Mãi đến 8 giờ 30 buổi quyền thuật mới bắt đầu . Kim Oanh sẽ đấu ngay trận mở màn. Em nắm dây luồn lên võ đài nhanh như một con sóc. Tóc em cột thành hai bím gọn gàng, đong đưa trông thật đẹp mắt. Ở góc đối diện, đối thủ của em tóc búi cao đang chậm rãi bước lên. Tiếng máy phóng thanh oang oang bắt đầu giới thiệu . - Kính thưa quí vị khán giả, trận đánh mở màn buổi quyền thuật tối nay chúng tôi xin giới thiệu hai võ sĩ tranh giải thiếu nhi . Người đứng bên phải chúng tôi mặc quần áo đỏ là Tiểu Phụng, mười sáu tuổi, nữ võ sĩ của võ đường Linh Phụng. (Cô bé đứng dậy đi quanh võ đài cung tay cúi chào khán giả rồi trở về ghế ngồi). Người đứng bên trái chúng tôi mặc quần áo vàng là Kim Oanh, mười lăm tuổi, nữ võ sĩ của võ đường Bruno . (Cô bé cũng đứng dậy đi quanh võ đài cung tay cúi chào khản giả. Khi em quay về hướng tôi, tôi gọi to Kim Oanh và dơ cao hai ngón tay tạo thành hình chữ V. Em nháy mắt cười rồi trở về chổ ngồi). Trận đấu này sẽ gồm năm hiệp, mỗi hiệp kéo dài hai phút và dưới sự điều khiển của trọng tài Nguyễn Khôi . Lời giới thiệu vừa dứt, trọng tài mặc quần áo trắng nắm dây tung người vào võ đài . Ông giơ tay ra hiệu hai cô bé đến gần tháo găng để khám băng tay, sau đó hai em đeo găng lại và trở về hai góc đối nghịch. Cả hai đều nắm dây chăng làm những động tác dãn gân cốt. Tiểu Phụng buông dây, xuống tấn múa một bài xà quyền, còn Kim Oanh đánh gió những đòn quyền anh căn bản. Hiệp nhất bắt đầu . Chuông vừa reng lên cả hai em đều đã đứng ở giữa võ đài . Kim Oanh dơ tay đánh trước vào mặt đối thủ rồi em móc luôn tay trái vào cằm, Tiểu Phụng hơi ngả đầu về sau để tránh và trả đòn bằng cùi chỏ hất ngược lên. Kim Oanh xoay người tránh đòn đồng thời tạt ngay cườm tay phải vào màng tang đối thủ. Tiểu Phụng giơ tay đỡ, mượn đà dội Kim Oanh xoay người tạt luôn cườm tay trái vào màng tang bên trái của Tiểu Phụng rồi em lại xoay người tạt cườm tay phải . Khán giả vỗ tay ào ào . Lần này Tiểu Phụng trúng đòn, cô bé loạng choạng lui về sau, cũng may đòn của Kim Oanh còn nhẹ, nếu không em sẽ bị ngã. Kim Oanh xáp lại đánh tiếp, chuông reo hiệp nhất dứt em lui về ghế ngồi để các bạn săn sóc. Ông thầy quay sang nói với tôi . - Con nhỏ mới đánh lần đầu mà dạn đòn lắm. Chắc sau nó sẽ khá. - Con không ham cô bé theo nghiệp này . - Tại sao ? - Dữ dằn quá. Ông cười : - Ngó vậy chớ nó hay khóc lắm. Mỗi lần cải nhau với mấy cô bạn không xong là nó chạy đến tôi khóc nhờ phân xữ. Nhưng nó cũng lỳ lắm, có lần tập đánh bị lọi tay tôi phải xoa bóp nắn lại khớp xương đau chết người mà nó vẫn không thèm la một tiếng. Con nhỏ đó thật nhiều mâu thuẫn. Tiếng chuông vừa reng lên báo hiệu hiệp hai . Tiểu Phụng đã lao người đến tấn công trước. Em đánh võ ta nhiều hơn quyền anh. Đòn độc của em là đánh cùi chỏ vào hông đối thủ và có cú đá cạnh bàn chân chém xuổng cổ đối thủ để dứt điểm. Kim Oanh bị một cú đá tạt trúng má, em nổi điên đánh đòn "nốc ao". Xáp vào đối thủ em đánh liên tiếp như đánh vào bao cát bất kể đối thủ trả đòn. Lối đánh này gọi là "thí mạng cùi" một ăn hai thua . Tiểu Phụng hơi nhát đòn nên lùi dần để tránh né, đây chính là dịp để Kim Oanh đánh đòn ruột của em. Chân trái làm trụ hơi ngả người về phía trước, em quất ngược gót chân phải vào đầu Tiểu Phụng bằng một cú "đá giò lái" tuyệt đẹp. Khản giả vỗ tay ào ào khen thưởng. Tiểu Phụng trúng đòn đứng loạng choạng. Kim Oanh phang luôn đòn ống quyển vào hông khiến đối thủ ngã nhoài trên sàn. Kim Oanh nhào đến đánh tiếp, trọng tài kéo em ra vừa lúc chuông dứt hiệp nhì vang lên. - Reng... Hiệp ba bắt đầu . Kim Oanh xông vào đánh quyền anh dồn Tiểu Phụng vào dây đài để sử dụng cú đá ruột của em. Chân phải bật lên em giáng xuống trúng vai đối thủ, em xoay người đá móc chân trái lên cao, đột nhiên chân em hạ xuống và em loạng choạng lùi ra Tiểu Phụng được dịp ào đến trả đòn, Kim Oanh di chuyển chậm chạp bằng một chân phải nên bị trúng đòn hơi nhiều . Ông thầy Bruno la lên : - Chết rồi, con nhỏ bị chuột rút. Tôi lo lắng hỏi : - Có sao không thầy ? - Yếu điểm của nó là hay bị chuột rút, có thể nó phải bỏ cuộc. Trên đài, Kim Oanh phải dựa lưng vào dây để giữ thế thủ. Hai tay em che kín mặt nhưng thỉnh thoảng vẫn bị ăn đòn vì thế thủ hay nhất là phải đánh trả đòn nhưng em không dám rời khỏi dây vì sợ Tiểu Phụng xáp lại đánh đòn "nốc ao" trong khi chân em không thể di chuyển tránh né dễ dàng. Cú đá của Tiểu Phụng tung lên, chém mạnh xuống cần cổ Kim Oanh, em giơ tay ra đở được nhưng cũng bị văng ra khỏi dây . Mất chổ tựa, em đứng loạng choạng, Tiểu Phụng liền nhào đến đánh đòn dứt điểm. Khản giả vỗ tay la hét rầm rộ. Kim Oanh ngã dài . Trọng tài bắt đầu đếm. Đến tiếng thứ tám Kim Oanh cố gượng chống hai tay xuống sàn đứng lên, máu chảy ra ở môi dưới em. Tôi hốt hoảng lay tay thầy Bruno . - Thầy quăng khăn chịu thua đi . - Không được đâu . Tính con nhỏ đó ương lắm, tôi bắt nó chịu thua về nhà tức mình nó dám đấm vào bao cát đến gẫy tay . Hãy để nó tự quyết định. Kim Oanh vừa đứng dậy, Tiểu Phụng nhảy lên đạp mạnh vào vai em khiến cô bé ngã chúi xuống sàn cùng lúc chuông reng dứt hiệp ba . Một săn sóc viên chạy ra dìu Kim Oanh vào góc đài xoa bóp chân trái cho em. Tôi đứng lên định chạy đến nói Kim Oanh bỏ cuộc nhưng thầy Bruno đã giữ chặc vai tôi . - Cậu ngồi yên. Đừng làm nó chạm tự ái, nó sẽ khỏc. - Nhưng nếu tiếp tục đấu cô bé có thể bị đánh chết. - Tụi nhỏ không đánh độc ác đâu, tụi nó chỉ cần hơn điểm là đủ. Để cho nó tập chịu đựng. Chuông hiệp bốn vang lên. Kim Oanh uể oải nắm dây đài đứng dậy và tôi ngộp thở theo dõi từng bước đi khập khiễng của em ra giữa đài . Tiểu Phụng thừa thắng lao đến đánh dứt điểm. Như có phép lạ, Kim Oanh lanh lẹ tràn người qua một bên tránh đòn đồng thời em lên gối phải trúng ngay ngực đối thủ rồi xoay người đá móc gót chân trái vào đầu Tiểu Phụng. Khản giả vỗ tay vang lừng và tôi nắm tay thầy Bruno la lên : - Cô bé hết bị chuột rút rồi . Ông cười nói : - Con nhỏ giả đò hay thiệt, đối thủ của nó bị lừa rồi . Trên đài, Tiểu Phụng vừa loạng choạng ngã, Kim Oanh nhào đến đở đứng dậy và đấm liên tiếp dồn Tiểu Phụng vào dây đài rồi xoay người quất những cú bằng cườm tay vào đầu Tiểu Phụng. Không để cho đối thủ kịp nghỉ lấy sức, em phang liên tiếp những đòn ống quyển vào hông Tiểu Phụng và đánh dứt điểm bằng một cú đấm móc thật mạnh vào cằm. Chuông hiệp bốn dứt. Kim Oanh đi về chổ ngồi và Tiểu Phụng ngã gục xuống sàn, săn sóc viên phải ra nâng em dìu đi . Khi chuông hiệp năm vang lên, ông bầu Tiểu Phụng quăng khăn trắng ra đài . Trọng tài nắm tay Kim Oanh dơ tuyên bố thắng cuộc. Khản giả vỗ tay ào ào . Tôi cũng hét lên như điên vì mừng rỡ và chạy đến góc đài đón Kim Oanh đang leo xuống. Các đồng môn vây quanh em reo hò rồi công kênh em lên vai đi vào phòng dành cho các võ sĩ. Kim Oanh được đặt trên giường nệm. Em nằm thẳng người, mắt nhắm nghiền. Một cô bạn lấy dầu nóng thoa bóp những chổ trúng đòn trên thân thể em và một người băng vết thương ở môi dưới em. Một lúc thầy Bruno vào . Ông nói các đệ tử ra ngoài rồi đến đặt tay trên trán cô bé. - Con mệt không ? - Con đã đánh Tiểu Phụng bằng đòn thù không cho cô ấy ngã nghỉ lấy sức, trái với tinh thần thượng võ. Con đã không ngăn được lòng tức giận vì cô ấy đánh con lúc con bị chuột rút. - Ồ, con đâu có đánh trái luật. Trận đấu mà, con sẽ quen đi . - Con rất ân hận. Con xin thầy tha tội, từ nay con nhất định không bước lên võ đài nữa . Ông lắc đầu bước ra khỏi phòng, đến cửa ông quay lại vẫy tôi ra nỏi nhỏ. - Cậu hãy ở lại khuyên nó, nó còn hốt hoảng vì bị đòn nhiều . Tôi đóng cửa lại, trở vào nắm chặt tay em và nói thầm bên tai . - Nhỏ, em đau không ? Cô bé mở mắt nhìn tôi khẽ nhếch môi cười . - Anh thấy em giữ đúng lời hứa chưa . Em đã nói đánh gục nó là nó phải gục. Nhưng em hứa từ nay không đánh võ đài nữa, anh bằng lòng không ? Tôi vui mừng nói : - Rất bằng lòng. Tôi không thể nào chịu đựng nổi một lần nữa nếu thấy em bị ngã. Cô bé ngồi nhổm dậy đặt hai tay lên vai tôi . - Bỏ tập võ em sẽ đi học lớp gia chánh, tập nấu mì đủ kiểu cho anh ăn. - Vậy là nhất rồi còn gì nữa . Em nắm tay đấm nhẹ vào ngực tôi . - Nhưng anh coi chừng. Em vẫn còn dư sức đấm bể tim anh. - Tôi không sợ em đánh. Tôi chỉ sợ em bắt tôi nhịn đói thôi . Bây giờ em đi thay quần áo rồi tôi thuê taxi chở chúng ta đi ăn mì. Cô bé trợn mắt quát : - Anh lại muốn đến gặp con gái ông Tàu phải không ? - Đâu có, tối nay chúng ta vào Chợ Lớn tìm một tiệm ăn thật sang gọi mì bồ câu tiềm, mì gà tiềm, mì bò tiềm, mì heo tiềm, mì ếch nhái tiềm, mì "tả pí lù" tiềm. Cô bé ôm bụng cười . - Được rồi, tối nay em sẽ uống với anh một chai 33. Tôi xua tay : - Thôi nhỏ, em uống đá chanh xí muội đi . Uống 33 vào lỡ "say men chiến thắng" em đánh luôn tôi thì sao ?
Mục lục
Ví Dụ Ta Yêu Nhau: Ví Dụ 6
Ví Dụ Ta Yêu Nhau: Ví Dụ 6
Đoàn Thạch BiềnChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: Thời Áo TrắngĐược bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003 | vanhoc |
Agatha Christie
Bí mật chiếc bình xanh
Jack Haitinhtơn nhìn theo quả bóng sau cú đánh hớt chỏm một cách chán nản. Đứng bên quả bóng, anh nhìn lại điểm phát bóng, ước tính khoảng cách. Mặt anh xị xuống. Vừa thở dài, anh vừa vụng về vung gậy lên quất hai cái, phạt băng cả khóm bồ công anh lẫn bụi cỏ và cuối cùng thì nhắm chắc vào quả bóng. Thật là gay cấn khi bạn ở tuổi 24 và hoài bão của bạn ở đời này giảm bớt sự vụng về trong môn đánh gôn trong khi vẫn buộc phải dành thời gian và trí tuệ cho việc kiếm sống. Năm ngày rưỡi trong một tuần, Jack như bị cầm tù trong một thứ lăng tẩm cũ kĩ trong thành phố. Chiều thứ 7 và chủ nhật được dâng hiến một cách thành tín cho hoài bão đích thực ở đời và với nhiệt tình mong muốn "tiến bộ", anh đã thuê phòng tại một khách sạn nhỏ gần bãi Xtuatơn để anh sáng dậy vào lúc 6h, tập một tiếng đồng hồ trước khi đáp chuyến tàu 8h45 về thành phố.Chỉ có mỗi một trục trặc trong kế hoạch là hầu như anh không thể đánh trúng được một cái gì vào giờ ấy trong buổi sáng. Cứ hết một cú vung gậy khuyềnh khoàng lại đến một cú đánh hậu đậu, và hầu như mỗi quả bóng trước khi vào lỗ cũng phải xơi đến bốn cú vụt.Jack thở dài, 2 tay nắm chặt gậy và lẩm bẩm câu thần chú: "Tay trái vung thẳng, mắt không rời bóng".Anh vặn người, vung gậy và khựng lại như hoá thạch giữa một tiếng kêu rú xé rách sự bình lặng của buổi sáng mùa hè.- Giết người! Cứu tôi với! Giết người!Đó là giọng phụ nữ và tiếng kêu tắt đi như một tiếng thở dài nghẹn ức.Jack quẳng gậy, lao về phía tiếng kêu. Tiếng kêu từ đâu đó thật gần. Bãi gôn ở một vùng nông thôn dã hoàn toàn hoang sơ, chỉ thảng hoặc có đôi ba nóc nhà. Thực tế thì chỉ có mỗi một căn nhà gần đấy, một căn nhà xinh đẹp mà Jack thường để ý vì vẻ u nhã thời Cựu Thế giới của nó. Anh chạy về phía căn nhà ấy. Nó khuất sau sườn đất phủ đầy thạch nam. Anh chạy vòng quanh những bụi thạch nam và chưa đầy một phút đã đứng trước cánh cổng nhỏ có cài then.Một cô gái đứng trong vườn, và trong khoảnh khắc, Jack nảy ra kết luận tự nhiên là chính cô gái đã bật lên tiếng kêu cứu. Nhưng anh cũng thay đổi ý kiến ngay sau khoảnh khắc đó.Cô gái tay khoác một cái làn gần đầy cỏ và rõ ràng là vừa ngẩng lên sau khi đã làm cỏ cho một vạt hoa păngxê rộng. Jack nhận thấy cặp mắt cô gái cũng giống như những cánh hoa păngxê, dịu như nhung và đen huyền hơn là xanh. Cả thân hình cô trong bộ đồ lanh dài đỏ tía cũng như một nhành păngxê vậy.Cô gái nhìn Jack bằng thái độ nửa phiền muộn, nửa ngạc nhiên.- Xin lỗi cô - anh nói - có phải cô vừa mới kêu cứu không?- Tôi ấy à? Không hề!Sự ngạc nhiên thành thật của cô gái làm Jack bối rối. Giọng cô nhỏ nhẹ, mượt mà, có pha chút âm sắc nước ngoài.- Nhưng cô phải nghe thấy chứ, - anh kêu lên - Tiếng kêu chỉ phát lên quanh đâu đây thôi mà!Cô gái nhìn anh chằm chằm:- Tôi chẳng nghe thấy gì hết.Bây giờ thì đến lượt Jack nhìn chằm chằm vào cô gái. Hoàn toàn không thể tin được là cô ta lại hoàn toàn không nghe thấy tiếng kêu cứu vào giây phút lâm chung ấy. Nhưng thái độ bình thản hiển nhiên của cô khiến anh không thể nghĩ là cô đã dối anh.- Tiếng kêu phát lên từ rất gần quanh đây - anh khăng khăng.Giờ thì cô gái nhìn anh một cách nghi ngờ.- Kêu như thế nào? - Cô gái hỏi.- "Giết người! Cứu tôi với! Giết người!".- "Giết người! Cứu tôi với! Giết người!" - Cô gái nhắc lại - Thưa ông, người nào đó đã trêu ông đấy. Ai có thể bị giết ở đây được?Jack nhìn quanh. Ý niệm và và hình ảnh về một xác chết nằm trong vườn nhạt nhoà đi. Tuy nhiên, anh vẫn hoàn toàn đoán chắc rằng tiếng kêu anh đã nghe đích thực chứ không phải là tưởng tượng. Anh nhìn lên cửa sổ của căn nhà. Tất cả đều yên ắng, tĩnh mịch.- Ông có muốn khám xét nhà chúng tôi không ạ? - Cô gái hỏi một cách lạnh lùng.Sự khó chịu không dấu diếm của cô đã làm Jack càng lúng túng. Anh quay đi.- Xin lỗi, - anh nói - Có lẽ tiếng kêu từ xa hơn phía trong rừng chăng?Anh ngả mũ và rút lui. Liếc lại một lần cuối, anh thấy cô gái bình lặng trở lại công việc nhổ cỏ.Anh tìm kiếm trong rừng hồi lâu mà không thấy một biểu hiện gì bất thường đã xảy ra.Nhưng anh vẫn đinh ninh như đinh đóng cột là rõ ràng đã nghe thấy tiếng kêu. Cuối cùng, anh bỏ cuộc tìm kiếm, chạy vội về khách sạn, ngốn ngấu bữa ăn sáng và nhảy ra chuyến tàu 8h45 , chỉ hở có 1, 2 giây như thường lệ. Ngồi trên tàu lương tâm bắt đầu cắn rứt anh đôi chút. Đáng lẽ anh phải báo ngay cho cảnh sát nhưng gì đã nghe thấy chứ? Anh đã không làm thế chỉ vì thái độ hồ nghi của cô gái păngxê mà thôi. Rõ ràng là cô gái nghi ngờ anh diễn cái trò làm quen - rất có thể cảnh sát cũng nghĩ như vậy. Có chắc là anh đã nghe thấy tiếng kêu không? Đến bây giờ thì Jack không còn hoàn toàn chắc chắn như anh đã đinh ninh - phản ứng tự nhiên, do sự cố gắng nắm bắt lại một cảm giác đã mất. Phải chăng đó là tiếng kêu cứu của một con chim nào đó từ xa mà đầu óc anh đã uốn nắn thành tiếng kêu của một phụ nữ?Nhưng anh cáu kỉnh gạt ngay ý nghĩ đó. Đúng là giọng phụ nữ và anh đã nghe thấy! Anh còn nhớ, anh đã nhìn đồng hồ vừa trước lúc tiếng kêu vang lên. Lúc đó chắc chắn là khoảng 7h25 . Đấy là một chi tiết cụ thể, quan trọng đối với cảnh sát, nếu - nếu như điều gì đó phải được khám phá.Buổi tối về nhà, Jack lướt qua tất cả các báo buổi tối, tìm xem có tin tức gì về một tội ác nào đó trong ngày không. Nhưng chẳng có gì hết và anh cũng không hiểu là mình an tâm hay thất vọng nữa.Sáng hôm sau là một buổi sáng quá ẩm ướt - tới mức nhiệt tình của một tay mê gôn nhất đời cũng phải ẩm xì luôn. Jack bật khỏi giường vào nhũng phút cuối cùng, trệu trạo bữa sáng, chạy ra tàu và lại đọc vội các tờ báo. Vẫn chẳng thấy nói gì về một khám phá hãi hùng nào. Những tờ báo buổi tối cũng vậy.Kỳ thật, Jack nghĩ, nhưng tiếng kêu rõ như ban ngày có thể một bọn trẻ nghịch ngợm nào đó đã chơi một trò tinh quái ở trong rừng chăng.Sáng hôm sau, anh đi rất sớm. Khi qua căn nhà nọ, anh liếc thấy cô gái lại nhổ cỏ ở ngoài vườn. Rõ ràng là một thói quen của cô ta. Anh phát một quả bóng thật tuyệt và thầm mong cô gái nhìn thấy. Anh đặt bóng lên điểm phát bóng tiếp sau và liếc đồng hồ trên tay.- Đúng 7h25 - anh lẩm bẩm. Không chừng...Lời lẩm bẩm đóng băng trên môi anh. Từ phía sau lưng, lại ré lên tiếng kêu đã từng làm anh kinh hoàng. Giọng một phụ nữ trong sự hãi hùng vô vọng.- Giết người! Cứu tôi với! Giết người!Jack chạy bổ lại. Cô gái păngxê đang đứng bên cổng. Cô ngỡ ngàng, bối rối khi Jack chạy thẳng đến một cách tự tin và kêu lên:- Lần này thì cô nghe thấy chứ?Cặp mắt cô gái mở to vì một xúc động nào đó mà anh không thể hiểu được, nhưng anh thấy cô lùi lại khi anh tiến đến và thậm chí còn liếc về phía căn nhà như thể muốn chạy trốn.Cô gái lắc đầu, nhìn anh chằm chằm.- Tôi chẳng nghe thấy gì cả - Cô gái nói một cách hờ hững.Thật chẳng khác gì cô gái đấm một quả vào giữa mặt anh. Thái độ chân thật của cô quá hiển nhiên khiến anh không thể không tin cô. Tuy nhiên, anh không thể tưởng tượng ra tiếng kêu ấy được - anh không thể - anh không thể. Anh nghe cô gái nói với một giọng ôn tồn đượm đầy trắc ẩn.- Hình như ông bị đau đầu, có phải không ạ?Trong chớp mắt, anh hiểu ngay thái độ sợ hãi và luôn luôn nhìn lại căn nhà của cô gái. Hẳn cô cho là anh mắc chứng hoang tưởng.Và rồi, ý nghĩ hãi hùng dội xuống người anh như một gáo nước lạnh: cô nói đúng chăng? Anh bị bệnh ảo giác ư? Với ý tưởng hãi hùng đó ám ảnh, anh quay người, ủ rũ bước đi mà không nói lấy một lời. Cô gái nhìn anh, thở dài, lắc đầu rồi lại cúi xuống nhặt cỏ.Jack dũng cảm tự lý giải vấn đề. Nếu mình lại nghe thấy tiếng kêu chết tiệt ấy vào 7h25 , anh tự nhủ, thì rõ là mình đã mắc chứng ảo giác. Nhưng mình sẽ chẳng nghe thấy nữa.Cả ngày anh bần thần rồi đi ngủ sớm và quyết định sáng hôm sau sẽ đưa vấn đề ra thử nghiệm.Ở trường hợp như vậy thì cũng tự nhiên thôi - anh trằn trọc đến quá nửa đêm và cuối cùng thì ngủ thiếp đi, 7h20 anh mới ra khỏi khách sạn và chạy ngay đến bãi gôn. Anh nhận thấy là anh không thể đến đúng cái chỗ ma quái kia vào 7h25, nhưng chắc chắn nếu tiếng kêu chỉ đơn giản là một ảo giác thì anh có thể nghe thấy nó ở bất cứ đâu. Anh tiếp tục chạy, mắt không rời đồng hồ đeo tay.7h25. Từ rất xa dội lại tiếng kêu của một phụ nữ. Lời không rõ, nhưng anh đoán chắc đó vẫn là tiếng kêu anh đã nghe thấy, và nó vẫn phát ra từ một điểm, một nơi nào đó quanh căn nhà nọ.Thật là kỳ, thực tế này làm anh vững dạ. Cuối cùng thì rất có thể đó là một trò nghịch ngợm tinh quái. Biết đâu đấy, có thể chính cô gái chơi khăm anh. Anh lấy lại tư thế, rút gậy trong túi gôn ra. Anh có thể chơi một vài bàn hướng về phía căn nhà.Cô gái vẫn ở trong vườn như thường lệ. Sáng nay cô ngẩng lên và khi anh ngả mũ chào thì cô nói: "Chào ông" một cách e lệ. Anh cảm thấy cô gái đáng yêu hơn bao giờ hết.- Hôm nay trời đẹp đây chứ? - Jack nói một cách vui vẻ mà bụng thì rủa thầm cái chán nản không thể tránh khỏi của khung cảnh.- Vâng, đúng như vậy, trời đẹp lắm.- Rất tốt cho vườn tược chứ cô?Cô gái mỉm cười, để lộ một lúm đồng tiền mê hồn.- Ồ, không! Hoa của tôi cần mưa cơ. Ông xem kìa, hoa héo hết cả!Jack đáp lại cử chỉ tự nhiên của cô gái, bước đến chỗ hàng rào thấp ngăn vườn với bãi bóng, nhìn vào.- Hoa đẹp cả đấy chứ - anh nhận xét một cách vụng về vì bắt gặp cái nhìn thoáng thương hại của cô gái.- Nắng thật là tuyệt, phải không ông? - Cô gái nói - Vì đối với hoa thì có nắng cũng vẫn có thể tưới được, chứ với người thì nắng vừa tốt cho sức khoẻ vừa chữa được bệnh nữa. Hôm nay tôi thấy ông khá hơn nhiều.Giọng đầy khích lệ của cô gái càng làm Jack phiền muộn hơn. Khỉ thật, anh tự nhủ. Chắc chắn cô ta đang muốn chữa bệnh cho mình bằng ám thị.- Tôi hoàn toàn khoẻ mạnh - anh nói, giọng đầy kích động.- Vậy thì tốt - Cô gái đáp nhanh và dịu dàng.Anh chơi một vài bàn nữa rồi vội về ăn sáng. Ngồi ăn, anh cảm thấy, không phải là lần đầu, sự chăm chú gần như theo dõi của một người đàn ông ngồi bàn bên cạnh. Ông ta là một người đứng tuổi với một bộ mặt đầy quyến rũ và đầy sức thuyết phục. Một chòm râu đen, một cặp mắt xám, sắc như nước và phong độ thư thái, đường hoàng của ông ta đã đặt ông vào tầng lớp trên trong giới chuyên môn. Tên ông ta, Jack có biết, là Lavinhtơn và anh cũng có nghe mang máng người ta đồn ông ta là một chuyên gia y tế nổi tiếng. Nhưng Jack không phải là khách thường xuyên của phố Haly nên cái tên ấy cũng chẳng can dự gì đến anh.Nhưng sáng nay, anh thấy rất rõ mình đang bị quan sát một cách thầm lặng, và điều đó làm anh hơi sợ. Chả lẽ điều bí mật của anh lại lồ lộ trên mặt để mọi người đều thấy được sao? Người đàn ông này, do kinh nghiệm nghề nghiệp, biết được có một cái gì đó trong chất xám của não anh chăng?Anh rùng mình vì ý nghĩ ấy. Có thật không? Có thật anh hoá dại không? Chuyện này là một ảo giác hay là một trò chơi khăm?Bỗng anh nghĩ ra một giải pháp rất đơn giản để thử nghiệm. Từ trước, anh vẫn chỉ có một mình trên sân cỏ. Giả thử có một người nào đó cùng đi với anh? Như vậy thì một trong ba điều có thể xảy ra: Tiếng kêu có thể câm bặt ; cả hai có thể cùng nghe thấy tiếng kêu ; hoặc có thể chỉ có mình anh nghe thấy tiếng kêu.Tối hôm đó, anh bắt đầu thi hành kế hoạch. Anh muốn Lavintơn cùng đi với anh. Họ bắt chuyện nhau một cách dễ dàng - người đàn ông lớn tuổi hình như chỉ chờ có thế. Rõ ràng là vì một lý do nào đó Jack làm ông ta quan tâm. Ông ta nhận cùng chơi một vài bàn trước bữa ăn sáng một cách dễ dãi và tự nhiên. Họ nhất trí bắt đầu vào sáng hôm sau.Họ ra đi trước lúc 7h một chút. Đó là một ngày lý tưởng, trời cao thăm thẳm, yên ắng mà cũng không quá nóng. Ông bác sĩ chơi rất đẹp, còn Jack thì quá chật vật. Đầu óc anh căng ra đón cơn khủng hoảng sắp tới. Anh liên tục liếc trộm đồng hồ. Họ chơi đến điểm phát bóng thứ bảy - giữa điểm này và lỗ là căn nhà - khoảng 7h20 .Cô gái, như thường lệ, vẫn ở ngoài vườn. Cô không ngẩng lên khi họ đi qua.Hai quả bóng nằm trên sân cỏ. Bóng của Jack nằm gần lỗ, còn bóng của ông bác sĩ nằm xa hơn một chút.- Thế chứ, - Lavinhtơn nói. - Còn một cú cuối cùng nữa thôi!Ông cúi người tính đường bóng. Jack đứng trơ như phỗng, mắt dán vào đồng hồ. Lúc đó là đúng 7h25 phút. Quả bóng lăn nhanh trên bãi cỏ, dừng lại bên miệng lỗ ngập ngừng, rồi rơi xuống lỗ.- Tuyệt! - Jack nói. Giọng anh vừa khàn vừa lạc hẳn đi. Anh đẩy chiếc đồng hồ đeo tay cao lên cánh tay với một cái thở dài nhẹ nhõm. Không có gì xảy ra cả. Cơn mê thế là tan.Họ dừng một chút trước điểm phát bóng thứ tám. Jack nhồi tẩu thuốc rồi châm lửa với những ngón tay hơi run. Một sức nặng khủng khiếp đã được nhấc khỏi đầu anh.- Trời ơi, hôm nay thật là một ngày tuyệt diệu! - Anh vừa nhận xét vừa nhìn quang cảnh phía trước một cách mãn nguyện. - Tiếp tục đi, ông Lavinhtơn, đến lượt ông đấy.Và nó đã đến. Đúng vào giây khắc ông bác sĩ vụt quả bóng. Một giọng phụ nữ ré lên trong hấp hối:- Giết người! Cứu tôi với! Giết người!Chiếc tẩu rơi khỏi bàn tay không hồn của Jack khi anh quay phắt về phía tiếng kêu và rồi, chợt nhớ lại, anh nhìn chằm chằm vào người bạn mình. Lavinhtơn đang nheo mắt nhìn suốt bãi bóng.- Có lẽ phát bóng hơi nhẹ, bóng chỉ đến gần lỗ là cùng. Ông ta không nghe thấy gì cả!Jack thấy mọi vật xung quanh quay tít. Anh bước được một, hai bước chòng chành. Khi tỉnh lại, anh đang nằm trên một vạt cỏ ngắn và Lavinhtơn thì đang cúi nhìn anh.- Đấy, được rồi, tốt rồi!- Tôi làm sao thế?- Anh bị choáng, anh bạn trẻ ạ, đừng có quá cố gắng đến thế.- Lạy chúa! - Jack thều thào.- Sao thế? Có chuyện gì trong đầu phải không?- Tôi sẽ kể cho ông nghe ngay tức khắc, nhưng tôi có điều muốn hỏi ông trước đã.Ông bác sĩ châm tẩu thuốc của mình và ngồi xuống bên anh.- Anh có thể nói bất cứ điều gì anh muốn. - Ông nói một cách vỗ về.- Ông đã theo dõi tôi hai, ba hôm nay. Vì sao?Lavinhtơn hơi nheo mắt.- Đó là một câu hỏi gay cấn. Nhưng anh biết đấy, mọi người đều bình đẳng trong việc nhìn nhau chứ.- Đừng né tôi. Tôi thành thực đấy. Vì sao thế? Tôi hỏi vì một lý do quan trọng.- Tôi sẽ trả lời anh hoàn toàn thành thực. Tôi nhận thấy ở anh tất cả những biểu hiện của một người đang đánh vật với một cảm giác căng thẳng đến cực độ và nó làm tôi không thể không muốn biết sự căng thẳng ấy là cái gì.- Tôi có thể nói để ông biết điều đó một cách dễ dàng. - Jack nói một cách cay đắng. - Tôi bị điên!Anh dừng lại đột ngột, nhưng lời tuyên bố của anh dường như chẳng gây được một sự kinh ngạc hay một sự lưu tâm nào như anh chờ đợi. Anh nhắc lại:- Tôi nói để ông biết là tôi bị điên mất rồi!- Kỳ thật! - Lavinhtơn lẩm bẩm. - Lạ lùng thật!Jack cảm thấy phẫn nộ:- Có lẽ đối với ông thì chỉ có thế thôi. Cánh thầy thuốc các ông nhẫn tâm thật.- Đừng, đừng, anh bạn trẻ, anh nói lung tung quá. Này nhé, mặc dù tôi đã có bằng cấp, nhưng tôi không hành nghề. Nói đúng hơn, tôi là một bác sĩ, nhưng không phải là bác sĩ của cơ thể.- Bác sĩ tâm thần?- Đúng, nhưng đúng hơn nữa, tôi tự coi mình là bác sĩ của tâm hồn.- Ồ!- Tôi hiểu sự miệt thị trong giọng anh. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải dùng một từ nào đó để biểu thị cái cội nguồn khiến nó có thể đước phân biệt và tồn tại độc lập với khung vỏ của nó là cơ thể. Anh biết đấy, anh bạn trẻ ạ, người ta phải chung sống hoà bình với linh hồn. Đấy không phải chỉ là một thuật ngữ tôn giáo do các giáo sĩ bịa ra. Chúng ta thì gọi nó là tâm thần, là cái tôi vô thức, hay là bất cứ thuật ngữ nào mà anh thích. Anh vừa mới bẳn lên với tôi, nhưng tôi đoán chắc với anh là tôi thực sự kinh ngạc trước một thanh niên hoàn toàn bình thường, hoàn toàn cân bằng như anh, lại có thể bị chứng ảo giác, lại có thể mất trí.- Tôi mất trí rồi, hoàn toàn điên rồ rồi.- Anh bỏ qua cho, nhưng tôi không tin điều đó.- Tôi bị ảo giác.- Sau bữa ăn tối?- Không, vào buổi sáng.- Không thể thế được. - Ông bác sĩ vừa nói vừa châm tẩu thuốc vừa tắt.- Tôi nói cho ông biết là tôi nghe thấy những điều mà không ai nghe thấy cả.- Trong một ngàn người, có thể có một người nhìn thấy cả bốn vệ tinh của sao Thổ. Chỉ vì chín trăm chín mươi chín người không trông thấy, thì cũng không phải là lý do để hoài nghi sự tồn tại của các vệ tinh này, và rõ ràng là cũng không có lý do gì để bảo người thứ một ngàn là điên.- Bốn vệ tinh của sao Thổ là một thực tiễn đã được khoa học chứng minh.- Rất có thể là những ảo giác của hôm nay sẽ là những thực tiễn khoa học được chứng minh vào ngày mai.Thái độ tự tin một cách bình thản của Lavinhtơn có hiệu lực đối với Jack. Anh cảm thấy nhẹ hẳn người và vui vẻ hẳn lên. Ông bác sĩ chăm chú nhìn anh giây lát và gật đầu.- Đấy, vấn đề đối với cánh trẻ các anh là các anh cứ một mực cho rằng chẳng có gì có thể tồn tại ngoài triết lý của mình và khi điều gì đó xảy đến, hất các anh ra khỏi thứ triết lý chủ quan đó là các anh cũng lộn nhào luôn. Nào, bây giờ thì cần phải nghe tất cả duyên cớ để tin được rằng anh đang phát rồ, rồi thì chúng ta mới quyết định có nhốt anh lại hay không.Trung thành tới mức tối đa, Jack kể lại cả một chuỗi các sự kiện.- Nhưng có điều tôi không hiểu, - anh chấm dứt câu chuyện - là tại sao sáng nay nó lại đến vào lúc 7h30 , chậm 5 phút.Lavinhtơn suy nghĩ một, hai phút.- Đồng hồ anh bây giờ là mấy giờ? - Ông ta hỏi.- Tám giờ kém mười lăm. - Jack xem đồng hồ, trả lời.- Thế thì đơn giản thôi. Đồng hồ của tôi là tám giờ kém hai mươi. Đồng hồ anh nhanh năm phút. Đấy là một điểm rất thú vị và rất quan trọng - đối với tôi. Thực tế thì nó là vô giá.- Vì sao?Jack bắt đầu hứng thú.- Thế này nhé, sự minh giải rõ ràng là buổi sáng thứ nhất, anh đã nghe thấy tiếng kêu ấy, có thể là một trò đùa, có thể không. Những buổi sáng tiếp sai, anh đã tự kỷ ám thị là đã nghe thấy nó vào đúng thời điểm cũ.- Tôi chắc chắn là không phải vậy.- Không hề ý thức, tất nhiên, nhưng vô thức thỉnh thoảng cũng chơi khăm chúng ta lắm đấy, anh bạn ạ. Nhưng dù sao thì minh giải như vậy cũng không được trọn vẹn lắm. Nếu đấy là một trường hợp tự kỷ ám thị thì anh đã phải nghe thấy tiếng kêu vào lúc 7h25 theo đồng hồ của anh, và anh sẽ không bao giờ nghe thấy nó khi thời gian như anh nghĩ, đã qua đi.- Vậy thì sao nữa?- Đấy - thế là rõ như ban ngày rồi còn gì? Tiếng kêu cứu này chiếm một không gian và thời gian hoàn toàn cố định trong vũ trụ. Không gian là vùng quanh căn nhà kia và thời gian là 7h25 .- Vâng, nhưng tại sao lại chỉ có tôi nghe thấy tiếng kêu? Tôi không tin ở những thứ yêu ma quỷ quái. Tại sao tôi lại phải nghe thấy cái tiếng chết tiệt này?- A! Bây giờ thì chúng ta chưa nói được. Có điều là là rất nhiều những tay đồng cốt nổi tiếng lại nằm trong đám hoài nghi chủ nghĩa. Không phải những người say mê những hiện tượng thần bí nắm được những biểu hiện của nó. Một số người nhìn và nghe thấy những điều mà người khác không nhìn thấy, nghe thấy, chúng ta không hiểu vì sao, chín trong mười trường hợp, họ chẳng hề muốn thấy hay muốn nghe những điều đó, và thế là họ đinh ninh đã mắc chứng ảo giác - đúng như trường hợp anh vậy.Cũng giống như điện ấy. Có một số chất dẫn điện tốt, và đã biết bao lâu chúng ta chẳng hiểu tại sao, mà chỉ có cách thoả mãn và chấp nhận thực tiễn đó. Bây giờ thì chúng ta hiểu vì sao rồi. Chắc chắn đến một ngày nào đó, chúng ta sẽ hiểu vì sao anh nghe thấy điều này mà tôi và cô gái thì không. Tất cả mọi thứ đều phải tuân thủ quy luật tự nhiên, anh biết đấy- chẳng có cái gì thực sự là siêu nhiên cả. Tìm ra những quy luật đã chi phối cái gọi là hiện tượng tâm linh này là một công việc gay cấn- tuy nhiên, mỗi đóng góp nhỏ đều có ích.- Nhưng tôi phải làm gì bây giờ? - Jack hỏi.Lavinhtơn khúc khích cười.- Chẳng làm gì cả. Thế này nhé, anh cứ đi ăn sáng cho ngon rồi về thành phố, đừng có băn khoăn, vắt óc về những điều anh không hiểu nữa. Mặt khác, tôi sẽ tìm hiểu về căn nhà nọ. Đấy chính là trung tâm của điều bí ẩn, tôi dám thề là như vậy.Jack đứng dậy.- Vâng, tôi sẵn sàng. Nhưng...- Gì nữa?Jack đỏ mặt một cách ngượng ngập:- Tôi chắc cô gái hoàn toàn lành mạnh - Anh lúng búng.Lavinhtơn cười hóm hỉnh:- Anh không nói với tôi cô ấy là một cô gái xinh đẹp đấy chứ? Thôi, vui lên, tôi cho là điều bí ẩn bắt đầu từ trước khi cô ấy đến.Buổi tối về nhà. Jack như lên cơn sốt hiếu kỳ. Bây giờ thì anh đặt hoàn toàn tin tưởng vào Lavinhtơn. Ông bác sĩ đã chấp nhận sự việc một cách thật hiển nhiên và thái độ của ông thật thực tiễn và chẳng hề xao xuyến... Đó là điều đã gây ấn tượng mạnh cho Jack.Anh thấy người bạn mới đang đợi khi anh xuống ăn tối và đề nghị họ ngồi ăn cùng bàn.- Có tin gì không? - Jack lo lắng hỏi.- Tôi đã thu thập được lịch sử của căn nhà Hithơ.Đầu tiên, có một cặp vợ chồng già làm vườn ở thuê. Ông già chết đi và bà già về ở với con gái. Sau đó, người chủ nhà lấy lại nhà và sửa chữa tu bổ thêm rồi bán cho một người thành phố dùng để làm nơi nghỉ chủ nhật. Cách đây khoảng một năm, Ông này bán căn nhà cho một người tên là Tơnơ - ông và bà Tơnơ. Đây là một cặp vợ chồng khá bí ẩn. Ông ta là người Anh, còn vợ thì người ta cho là Digan, và là người có cái đẹp xa lạ. Họ sống rất thầm lặng, không hề tiếp ai mà hầu như cũng chẳng hề ra khỏi vườn nhà. Quanh vùng người ta đồn rằng họ sợ một cái gì đấy, nhưng tôi cho rằng chúng ta không nhất thiết phải tin vào điều đó.Và rồi, bỗng họ ra đi, vào một sớm nọ, và không bao giờ trở lại nữa. Nhà thầu ở đây nhận được thư của ông Tơnơ viết từ London, yêu cầu bán khu nhà càng sớm càng hay. Thế là đồ đạc được bán đi, còn căn nhà thì một ông Molivơ nào đó mua. Ông này thực ra cũng chỉ ở có nửa tháng rồi lại rao bán cùng đồ đạc. Hiện nay chủ của căn nhà hình như là một giáo sư người Pháp và người con gái của ông ta. Họ cũng mới chỉ đến ở có mười ngày nay.Jack ngốn câu chuyện trong im lặng- Tất cả những điều đó chẳng giúp chúng ta gì hơn - Cuối cùng anh nói - Đúng không?- Tôi muốn biết thêm về cặp vợ chồng nhà Tơnơ, - Lavinhtơn nói một cách bình tĩnh - Họ rời đi từ lúc tờ mờ sáng, anh nhớ chứ. Như chỗ tôi biết thì thực ra không ai trông thấy họ cả. Từ đó, cũng có người trông thấy ông Tơnơ, nhưng bà Tơnơ thì không ai thấy bao giờ.Jack tái mặt.- Không thể thế được - ông nói thế không có nghĩa là...- Bình tĩnh, anh bạn trẻ. Anh hưởng của bất kỳ người nào vào lúc lâm chung - nhất là một cái chết tàn bạo - đối với khung cảnh xung quanh rất mạnh. Khung cảnh xung quanh này có thể thâu tiếp ảnh hưởng đó, rồi phát lại. Chỉ một máy thu xứng hợp mới nhận được tín hiệu này - mà trong trường hợp này anh chính là máy thu đó.- Nhưng tại sao lại là tôi? - Jack lẩm bẩm một cách giận dữ - Tại sao lại không phải là một người nào đó khả dĩ có thể làm được một việc gì?- Anh coi đó là một lực đầy anh minh và đầy tính mục đích, trong khi nó vận hành một cách mù loà, một cách cơ khí. Tôi không tin những thứ hồn ma bóng quỉ ám ảnh không gian vì một mục đích đặc thù. Nhưng có một điều mà tôi thường gặp đi gặp lại nhiều lần đến mức khó mà tin được, đó chỉ đơn thuần là sự trùng lặp: một thứ dò dẫm mù loà tới công lý - một sự vận hành bí ẩn của các thế lực mù loà hướng tới kết cục đó một cách kỳ dị - Ông lắc đầu như thể xoá bỏ những ám ảnh đã chế ngự ông, rồi quay lại nhìn Jack với một nụ cười trên môi.- Muốn gì thì gì còn tối nay, ta hãy gạt chuyện này sang một bên đã - Ông đề nghị.Jack đồng ý ngay, nhưng thấy khó mà gạt bỏ chuyện này ra khỏi đầu mình. Anh vắt óc mãi, Cho đến cuối tuần cũng chỉ ra được quyết định hơn ông bác sĩ chút ít: Vĩnh viễn bỏ đánh gôn trước giờ ăn sáng.Mắt tiếp theo trong chuỗi xích đến từ khu vực bất ngờ. Một hôm, trở về khách sạn, Jack được báo là có phụ nữ trẻ đợi gặp anh. Nỗi kinh ngạc của anh càng tăng lên khi đó chính là cô gái của khu vườn, cô gái "păng xê" như anh vẫn thầm gọi cô. Rõ ràng, cô gái đang trong tình trạng cực kỳ bối rối, hoảng loạn.- Mong ông tha thứ cho vì sự đường đột này. Nhưng có đôi điều muốn nói với ông - tôi...Cô nhìn quanh như không yên tâm.- Xin mời cô vào - Jack nói và dẫn cô vào phòng khách của khách sạn dành cho phụ nữ đang trống không. Căn phòng xinh xắn đầy sắc đỏ.- Xin mời ngồi, cô - cô...- Macsô, thưa ông, Felice Macsô.- Xin mời ngồi, cô Macsô, và hãy kể cho tôi nghe tất cả đi.Felice ngoan ngoãn ngồi xuống. Hôm nay cô vận đồ màu lục thẫm và vẻ kiều diễm của khuôn mặt nhỏ kiêu hãnh của cô càng lồ lộ hơn bao giờ hết. Trái tim Jack đập gấp khi anh ngồi xuống cạnh cô.- Chuyện thế này ạ. - Felice trình bày - Chúng tôi mới chỉ ở đây một thời gian ngắn và ngay từ đầu, chúng tôi có nghe nói căn nhà - căn nhà xinh xắn, ấm cúng của chúng tôi - có ma. Không người làm nào chịu ở cả. Điều đó không hề gì - tôi, tôi có thể gánh vác công việc trong hà và nấu nướng một cách dễ dàng.Thiên thần, anh chàng trẻ mê si nghĩ trong đầu. Nàng thật tuyệt diệu. Nhưng anh cố giữ vẻ "công chuyện" trên nét mặt.- Chuyện ma quỷ này tôi cho là hão huyền cả. Cho đến hôm trước đây. Thưa ông, bốn đêm liền tôi trải qua cùng một giấc mơ. Một phụ nữ đứng đấy - bà ta đẹp, dong dỏng cao và rất mực hiền hậu. Hai tay bà ôm một bình gốm xanh. Bà ta sầu muộn - sầu muộn lắm, và cứ giơ chiếc bình về phía tôi như thể cầu xin tôi làm một điều gì đó. Nhưng than ôi! Bà ta không nói được, còn tôi, tôi không hiểu bà ta cần gì. Đó là giấc mơ của hai đêm đầu, nhưng đêm thứ ba thì còn hơn thế nữa. Bà ta và cái bình biến mất và tôi nghe thấy giọng bà ta kêu lên - tôi biết đấy là giọng bà ta, ông hiểu chứ ạ? - và, ôi! Thưa ông, những lời bà ta kêu là những lời mà ông nói với tôi buổi sớm nọ. "Giết người! Cứu tôi với! Giết người!" Tôi thức tỉnh trong hãi hùng. Tôi tự bảo: đó chỉ là một cơn ác mộng, những lời ấy chẳng qua là ngẫu nhiên. Nhưng hôm qua, cơn ác mộng y hệt lại xảy đến. Thưa ông, đó là cái gì? Cả ông cũng đã nghe thấy. Chúng ta làm sao đây?Khuôn mặt Felice thật hãi hùng. Đôi bàn tay nhỏ của cô đan vào nhau. Mắt cô nhìn Jack chăm chắm một cách cầu khẩn.- Được rồi, cô Macsô ạ, cô không nên quá lo lắng. Tôi nói để cô hay, nếu không có gì phiền, thì tôi muốn cô làm như thế này: kể lại toàn bộ câu chuyện cho một ông bạn tôi cũng ở đây, bác sĩ Lavinhtơn.Felice đồng ý và Jack chạy đi tìm Lavinhtơn. Vài phút sau, anh quay lại cùng ông bác sĩ.Lavinhtơn nhìn cô gái một cách dò xét khi Jack vội vã giới thiệu cô. Bằng một đôi lời an ủi, ông bác sĩ làm cô vững dạ, rồi đến lượt ông chăm chú nghe câu chuyện của cô.- Đầy bí ẩn - Ông nói khi cô gái chấm dứt câu chuyện. Cô đã kể cho ông cụ nhà chuyện này chưa?Felice lắc đầu.- Tôi không muốn làm cha tôi phiền muộn ; ông cụ vẫn còn ốm lắm - nước mắt dâng đầy cặp mắt cô - Tôi dấu cha tôi tất cả những gì có thể kích động cụ.- Tôi hiểu - Lavinhtơn dịu dàng nói - Tôi mừng là cô đã đến với chúng tôi, cô Macsô ạ. Anh Hatinhtơn đây, như cô biết đấy, cũng trải qua một chuyện tương tự. Bây giờ thì tôi có thể nói rằng chúng ta đã nắm chắc được vấn đề. Thế ngoài ra không còn chuyện gì nữa chứ?Felice chợt cử động.- Có chứ ạ, tất nhiên! Tôi thật là xuẩn. Đấy chính là cái nút của cả câu chuyện. Ông xem đây, thưa ông, tôi tìm thấy cái này rơi ở đằng sau tủ.Cô đưa ra cho họ một mảnh giấy bẩn thỉu có vẽ phác màu nước hình một người phụ nữ. Đấy là một bức vẽ bôi bác nhưng có lẽ hoàn toàn đủ giống. Bức vẽ thể hiện một người đàn bà đẹp, dỏng cao, nét mặt phảng phất một cái gì đó không phải đàn bà Anh. Bà ta đứng cạnh một cái bàn và trên bàn là chiếc bình gốm xanh.- Mãi sáng nay tôi mới thấy bức vẽ này - Felice giải thích. Thưa ông bác sĩ, đấy là khuôn mặt người đàn bà tôi thấy trong giấc mơ và chiếc bình xanh cũng y hệt.- Tuyệt - Lavinhtơn nhận xét - Chìa khoá của sự bí ẩn này rõ ràng là chiếc bình xanh. Trông nó như một chiếc bình gốm Trung Hoa, có thể là cổ. Hình như nó có những hoa văn nổi, đầy bí ẩn xung quanh.- Đúng là đồ Tàu rồi - Jack tuyên bố - Tôi đã được thấy một cái đúng như thế này trong bộ sưu tập của ông bác tôi - ông ấy là một nhà sưu tập đồ sứ Trung hoa lớn và tôi nhớ là vừa mới đây thôi, tôi thấy đúng một cái bình như thế này.- Một chiếc bình gốm Tàu! - Lavinhtơn vui vẻ. Ông lặng đi tới hai ba phút trong suy nghĩ, rồi bỗng ngẩng đầu lên, một ánh sáng bí ẩn long lanh nơi mắt ông.- Hatinhtơn, ông bác anh có chiếc bình ấy bao lâu rồi?- Bao lâu à? Tôi chịu thôi, không biết được.- Cố nghĩ xem. Ông ấy mới mua à?- Tôi không biết, vâng, tôi chắc thế, bây giờ tôi mới để ý đến nó. Bản thân tôi không quan tâm lắm đến đồ sứ, nhưng tôi nhớ là ông ấy cho tôi xem "bộ sưu tập mới" của ông và chiếc bình nằm trong bộ sưu tập này.- Chưa đến hai tháng nay chứ? Gia đình Tơnơ rời căn nhà Hithơ mới hai tháng nay.- Vâng, chắc là thế.- Ông bác anh thỉnh thoảng có dự các cuộc bán đấu giá ở các tỉnh chứ?- Ông ấy vẫn lái xe đi khắp nơi để mua bán.- Vậy thì chúng ta rất có thể giả định được rằng ông ấy đã mua chiếc bình này tại cuộc bán đấu giá đồ đạc của nhà Tơnơ. Một sự ngẫu nhiên bí ẩn, hoặc có lẽ như tôi vẫn gọi là sự mò mẫm mù loà tới công lý. Hatinhtơn, anh phải hỏi ông bác ngay xem ông đã mua chiếc bình này ở đâu?Mặt Jack chảy dài.- Tôi sợ là không thể. Bác Giooc đang đi châu Âu. Tôi thậm chí không biết bác ấy ở đâu mà viết thư nữa.- Ông ấy đi bao lâu?- Ít nhất là ba tuần đến một tháng.Yên lặng. Felice lo lắng nhìn hết người nọ đến người kia.- Chúng ta không thể làm được gì ư? - Cô rụt rè hỏi.- Được, có một điều - Lavinhtơn nói giọng như cố nén xúc động - Có lẽ là không bình thường, nhưng tôi tin là được.Hatinhtơn, anh phải lấy cái bình ấy, đem đến đây, và nếu tiểu thư cho phép, chúng ta sẽ đem theo chiếc bình và ở một đêm trong căn nhà Hithơ.Jack cảm thấy sởn gai ốc.- Ông cho là điều gì sẽ xảy ra? - Anh hỏi một cách khó khăn.- Tôi cũng chịu, nhưng tôi thành thực tin rằng điều bí ẩn sẽ được giải quyết và con ma phải được phát hiện. Rất có thể là bình có một cái đáy giả và có cái gì đó giấu ẩn ở trong. Nếu không có hiện tượng gì xảy ra thì chúng ta phải dùng đến trí thông minh của mình.Felice vỗ tay.- Ý kiến thật tuyệt. - Cô thốt lên.Cặp mắt cô long lanh, đầy nhiệt tình. Nhưng Jack thì lại cảm thấy không nhiệt tình mấy - Thực ra, trong thâm tâm, anh quá kinh hãi ý kiến của ông bác sĩ, nhưng không có gì có thể khiến anh chấp nhận sự thật ấy trước mặt Felice. Ông bác sĩ hành động như thể đề nghị của ông là tự nhiên nhất đời.- Bao giờ thì anh có thể lấy cái bình? - Felice quay lại phía Jack hỏi.- Ngày mai. - Jack nói một cách miễn cưỡng.Không thể khác được. Ký ức về tiếng kêu cứu hãi hùng từng ám ảnh anh mỗi buổi sáng vẫn là điều phải dập tắt ngay, không còn phương cách nào khác.Hôm sau, anh đến nhà ông bác và đem chiếc bình đi. Thấy lại chiếc bình, anh tin chắc hơn bao giờ hết nó y hệt bức vẽ thuốc nước, nhưng xem xét thật cẩn thận, anh vẫn không thấy có biểu hiện gì về một điều bí ẩn nào đó trong lòng nó.Khi anh và Lavinhtơn đến căn nhà Hithơ thì đã là mười một giờ đêm. Felice đang chờ và nhẹ nhàng mở cửa trước khi họ gõ cửa.- Mời vào - Cô thì thầm - Cha tôi nghỉ trên gác và chúng ta đừng đánh thức ông cụ. Tôi đã pha cà phê cho các ông trong nhà.Cô dẫn hai người vào một phòng khách nhỏ, ấm cúng. Bằng chiếc đèn cồn bên lò sưởi, cô hâm cho hai người một thứ cà phê thơm lạ.Jack mở nhiều lần bọc, lấy chiếc bình Trung Hoa ra. Felice sững người khi thấy chiếc bình.- Ồ đúng, ồ đúng - cô khẽ kêu lên, cuống quýt - Chính nó đấy, tôi nhận ra nó ngay.Trong khi đó, Lavinhtơn làm các công việc chuẩn bị của mình. Ông dẹp tất cả những đồ trang trí trên một chiếc bàn con và kê bàn ra giữa phòng. Quanh bàn, ông đặt ba chiếc ghế. Xong xuôi, ông lấy chiếc bình xanh từ tay Jack và đặt nó lên giữa bàn.- Nào, chúng ta sẵn sàng rồi - Ông nói - Tắt đèn đi và chúng ta hãy ngồi quanh bàn trong bóng tối!Hai người làm theo ông. Giọng Lavinhtơn nói tiếp trong bóng đêm.- Đừng nghĩ về cái gì cả - hoặc về tất cả. Đừng tập trung suy nghĩ. Có thể một trong chúng ta sẽ nhập đồng và người đó sẽ xuất thần. Nhớ là chẳng có điều gì đáng sợ cả. Gạt sự sợ hãi đi và hãy dạt trôi...Giọng ông ta tắt dần và chỉ còn yên lặng. Từng phút, bầu yên tĩnh như trương lên. Lavinhtơn bảo "gạt sự sợ hãi đi" thật dễ dãi. Jack không cảm thấy sợ - mà là kích động và anh hầu như chắc chắn là Felice cũng vậy.Bỗng anh nghe thấy giọng cô trầm và hoảng hốt.- Có cái gì đấy, khủng khiếp lắm. Tôi cảm thấy thế.- Gạt sự sợ hãi đi - Lavinhtơn nói - Đừng cưỡng lại bất cứ ảnh hưởng nào.Đêm tối như thẫm hơn, sự yên tĩnh như lạnh ngắt. Cảm giác về một mối đe doạ cứ tới gần.Jack cảm thấy ngột ngạt - nghẹn thở - con quỷ đang rất gần.Rồi khoảnh khắc kịch liệt qua đi. Anh đang trôi dạt - bồng bềnh ở cuối phòng - mắt anh nhắm lại - thanh bình - đêm tối...Jack cựa nhẹ. Đầu anh nặng - nặng như chì. Anh đang ở đâu đây?Nắng ấm... Chim ca... Anh đang nằm nhìn lên trời.Ký ức trở lại với anh. Ngồi đồng. Căn phòng nhỏ. Felice và ông bác sĩ. Chuyện gì đã xảy ra?Anh ngồi dậy, đầu nhức như búa bổ, nhìn quanh. Anh nằm giữa một bụi cây nhỏ gần căn nhà. Chẳng có ai quanh anh cả. Anh nhìn đồng hồ. Anh sửng sốt thấy đồng hồ chỉ hai giờ ba mươi.Anh vùng đứng dậy và chạy như bay về phía căn nhà. Chắc hẳn họ thấy anh không ra khỏi cơn "tham thiền nhập định" nên đã khiêng anh ra ngoài trời.Đến căn nhà, anh gõ cửa mạnh. Không ai trả lời và cũng không có bóng dáng của cuộc sống ở đây. Chắc hẳn họ đã đi gọi cấp cứu. Hay là... Jack cảm thấy một nỗi lo sợ mung lung xâm chiếm anh. Chuyện gì đã xảy ra đêm qua?Anh vội vã về khách sạn. Anh đang định hỏi người thường trực thì bỗng bị một cú đấm thôi sơn vào mạng sườn làm anh suýt ngã. Bực tức quay lại, anh bị một ông già râu tóc bạc phơ cười vui giữ lại.- Bất ngờ phải không, thằng nhỏ. Không nhận ra ai à? - Ông già nói.- Ô, bác Giooc, cháu tưởng bác ở đâu xa hàng ngàn dặm ấy chứ, ở đâu bên Italia kia mà.- À, nhưng lại không phải thế. Bác về Đôvơ tối qua và nghĩ thử về qua xem thằng cháu ra sao. Và sao thằng cháu bác đi chơi suốt đêm đấy à? Vui chứ?...- Bác Giooc - Jack nói một cách nghiêm trọng. Cháu kể bác nghe một câu chuyện phi thường nhất trên đời. Cháu dám nói là bác không thể tin được.Anh kể lại đầu đuôi câu chuyện.- Và chỉ có Chúa mới biết giờ họ ra sao - Anh kết thúc.Ông bác nhìn anh như bên bờ vực của cơn nhồi máu cơ tim.- Chiếc bình - Cuối cùng ông cố bật ra - Chiếc bình xanh! Giờ nó ra sao rồi?Jack nhìn ông chằm chằm, không hiểu gì cả, nhưng khi bị chìm ngập trong dòng thác từ ngữ gấp gáp, hối hả của ông bác, anh bắt đầu hiểu ra.- Đời Minh - độc nhất vô nhị - báu vật trong bộ sưu tập của tôi - Ít nhất là mười ngàn bảng - nhà tỷ phú Hoa Kỳ Hoocgenhâynơ đã van nài - cái duy nhất còn lại trên đời này - Quỷ tha ma bắt nó, thưa ông, ông đã làm gì chiếc bình xanh của tôi?Jack bổ về sở. Anh phải tìm Lavinhtơn. Cô thư ký trẻ nhìn anh một cách lạnh lùng.- Đêm qua bác sĩ Lavinhtơn rời đi khá muộn - bằng mô tô. Ông ấy có để lại mấy chữ cho ông.Jack xé phong bì. Bức thư ngắn gọn, đủ ý:"Anh bạn trẻ thân mến.Những năm tháng siêu nhiên đã qua chưa? Cũng không hẳn - nhất là nó được tung hứng trong ngôn từ khoa học mới. Gửi tới bạn lời chào thắm thiết nhất của tôi, Felice và người cha tàn tật. Chúng tôi có mười hai tiếng đồng hồ để ra đi và chắc chắn là hoàn toàn đủ".Thân áiLavinhtơn"Bác sĩ của tâm hồn".
Mục lục
Bí mật chiếc bình xanh
Bí mật chiếc bình xanh
Agatha ChristieChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: internetĐược bạn: Thanh Vân đưa lên vào ngày: 25 tháng 1 năm 2010 | vanhoc |
Manisa là một thành phố tự trị (büyük şehir) đồng thời cũng là một tỉnh (il) của Thổ Nhĩ Kỳ. Các tỉnh và thành phố giáp ranh là: İzmir về phía tây, Aydın về phía nam, Denizli về phía đông nam, Uşak về phía đông, Kütahya về phía đông bắc, và Balıkesir về phía bắc.
Hành chính
Trước năm 2012, trung tâm tỉnh Manisa trước đây là thành phố tỉnh lỵ (merkez ilçesi) Manisa. Năm 2012, Thổ Nhĩ Kỳ thông qua luật, công nhận các tỉnh có dân số trên 750.000 người là những đại đô thị tự quản (büyükşehir belediyeleri). Theo đó, thành phố tỉnh lỵ Manisa cũ được tách thành 2 huyện Şehzadeler và Yunusemre. Hiện tại, thành phố Manisa được chia thành 17 huyện hành chính:
Ahmetli
Akhisar
Alaşehir
Demirci
Gölmarmara
Gördes
Kırkağaç
Köprübaşı
Kula
Salihli
Sarıgöl
Saruhanlı
Selendi
Soma
Şehzadeler
Turgutlu
Yunusemre
Khí hậu
Tham khảo
Liên kết ngoài
Manisa Weather Forecast Information
About Everthing living in Manisa
Celal Bayar University
Mesir Festival web site - English language pages
Jewish community of Manisa
Lost City (Continent) Atlantis was in Manisa?
200 Manisa pictures, many of its monuments
www.manisahistory.com
Tỉnh của Thổ Nhĩ Kỳ
Tỉnh Manisa
Thành phố của Thổ Nhĩ Kỳ
Huyện thuộc tỉnh Manisa | wiki |
Bí hội, còn gọi là tổ chức bí mật, hiệp hội bí mật, mật hội, hoặc hội kín, là một câu lạc bộ hoặc một tổ chức che giấu các hoạt động, sự kiện, hoạt động bên trong hoặc tư cách thành viên của nó. Các thành viên có thể cố gắng che giấu sự tồn tại của mình hoặc không. Thuật ngữ này thường loại trừ các nhóm bí mật, chẳng hạn như cơ quan tình báo hoặc lực lượng nổi dậy làm chiến tranh du kích, tuy che giấu các hoạt động và tư cách thành viên của họ nhưng vẫn duy trì sự hiện diện công khai.
Định nghĩa
Các tiêu chuẩn chính xác để gắn nhãn cho một nhóm là một bí hội còn bị tranh cãi, nhưng các định nghĩa thường dựa vào mức độ mà tổ chức đó yêu cầu giữ bí mật và có thể liên quan đến việc lưu giữ và truyền tải kiến thức bí mật, việc từ chối tư cách thành viên hoặc kiến thức về nhóm, tạo ra mối liên kết cá nhân giữa các thành viên của tổ chức và sử dụng các nghi thức hoặc nghi thức bí mật để gắn kết các thành viên của nhóm.
Về mặt nhân chủng học và lịch sử, các bí hội có mối liên hệ sâu sắc với khái niệm Männerbund, "ban nhạc chiến binh" hay "xã hội chiến binh" toàn nam của các nền văn hóa tiền hiện đại (xem H. Schurtz, Alterklassen und Männerbünde, Berlin, 1902 ; A. Van Gennep, The Rites of Passage, Chicago, 1960).
Một "cây gia đình của các hội kín" đã được đề xuất, mặc dù nó có thể không toàn diện.
Alan Axelrod, tác giả của International Encyclopedia of Secret Societies and Fraternal Orders (Bách khoa toàn thư quốc tế về các bí hội và trật tự huynh đệ), định nghĩa bí hội là một tổ chức:
độc quyền
tuyên bố sở hữu những bí mật đặc biệt
thể hiện khuynh hướng ưu ái các thành viên của mình một cách mạnh mẽ.
Nhà sử học Richard B. Spence của Đại học Idaho đã đưa ra một định nghĩa ba mục tương tự:
Sự tồn tại của nhóm thường không được giữ bí mật, nhưng một số niềm tin hoặc thực hành được che giấu và yêu cầu lời thề giữ bí mật và lòng trung thành để học chúng.
Nhóm hứa hẹn vị thế hoặc kiến thức vượt trội cho các thành viên.
Tư cách thành viên của nhóm theo một cách nào đó bị hạn chế, chẳng hạn như theo chủng tộc, giới tính, tôn giáo hoặc chỉ được mời riêng.
Spence cũng đề xuất một danh mục phụ là "Bí hội ưu tú" (bao gồm những người có thu nhập cao hoặc có ảnh hưởng xã hội) và lưu ý rằng các hội kín thường có xu hướng nếu không muốn nói là phổ biến các chủ nghĩa bè phái, đấu đá nội bộ và tuyên bố có nguồn gốc lâu đời hơn những gì có thể được ghi lại một cách đáng tin cậy. Định nghĩa của Spence bao gồm các nhóm theo truyền thống được coi là bí hội ( Hội Tam điểm và Rosicrucians ) và các nhóm khác không được phân loại theo truyền thống như một số nhóm tội phạm có tổ chức ( Mafia ), các nhóm tôn giáo ( Order of Assassins và Thelema ) và các phong trào chính trị ( Bolsheviks và Hội rồng đen).
David V. Barrett, tác giả của Secret Society: From the Ancient and Arcane to the Modern and Clandestine, đã sử dụng các thuật ngữ thay thế để định nghĩa những gì đủ điều kiện cho một hội kín. Ông định nghĩa nó là bất kỳ nhóm nào sở hữu các đặc điểm sau:
Nó có "những lời dạy được phân loại cẩn thận và tăng dần".
Việc giảng dạy "chỉ dành cho những cá nhân được chọn".
Những lời dạy dẫn đến "sự thật ẩn giấu (và 'duy nhất')".
Sự thật mang lại "lợi ích cá nhân vượt quá tầm với và thậm chí vượt quá cả sự hiểu biết của những người không tham gia vào hội."
Barrett tiếp tục nói rằng "một đặc điểm chung nữa đối với hầu hết các hội này là việc thực hành các nghi lễ mà những người không phải là thành viên không được phép tuân theo, hoặc thậm chí biết sự tồn tại của nó." Định nghĩa của Barrett sẽ loại trừ nhiều tổ chức được gọi là bí hội; việc giảng dạy được phân cấp thường không thuộc các hội đồng đại học Hoa Kỳ, Carbonari , hoặc Know Nothing trong thế kỷ 19.
Nhà sử học Jasper Ridley lập luận rằng Hội Tam Điểm là, "Bí hội quyền lực nhất thế giới."
Tổ chức "Opus Dei" ( tiếng Latinh có nghĩa là "Công việc của Chúa") được ví von như một "hội kín" của Giáo hội Công giáo. Các nhà phê bình như Wladimir Ledóchowski của Dòng Tên đôi khi gọi Opus Dei như một hình thức Hội Tam điểm Công giáo (hoặc Cơ đốc giáo hoặc "da trắng"). Các nhà phê bình khác gán nhãn Opus Dei là "Holy Mafia" hoặc "Santa Mafia" vì tổ chức này có liên quan đến nhiều hoạt động đáng nghi vấn khác nhau bao gồm việc "tẩy não" mạnh mẽ các thành viên của mình để bóc lột sức lao động cũng như việc các thành viên trực tiếp tham gia vào các tội ác nghiêm trọng như buôn bán trẻ em ở Tây Ban Nha dưới thời nhà độc tài Francisco Franco.
Tham khảo
Hội kín | wiki |
Hoa hậu Hoàn vũ 1967 là cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ lần thứ 16 được tổ chức tại Nhà hát Thính phòng Miami Beach ở Miami Beach, Florida, Hoa Kỳ. Đêm chung kết của cuộc thi diễn ra vào ngày 15 tháng 7 năm 1967 với tổng cộng 56 thí sinh tham gia với chiến thắng thuộc về người đẹp Sylvia Hitchcock, Hoa hậu Mỹ và được trao vương miện bởi Hoa hậu Hoàn vũ 1966 Margareta Arvidsson đến từ Thụy Điển.
Kết quả
Giải thưởng đặc biệt
Giám khảo
Gladys Zender, Hoa hậu Hoàn vũ 1957 đến từ Perú
Thí sinh tham gia
- Amalia Yolanda Scuffi
- Ivonne Maduro
- Christl Bartu
- Elizabeth Knowles
- Mauricette Sironval
- Cheryl Michele Smith
- Marcela Montoya García
- Cristina Landwier
- Carmen Silva De Barros Ramasco
- Donna Marie Barker
- Ingrid Vila Riveros
- Elsa María Garrido Cajiao
- Rosa María Fernández
- Elina Salavarría
- Imelda Thodé
- Gitte Rhein Knudsen
- Jeannette Rey García
- Jennifer Lynn Lewis
- Ritva Helena Lehto †
- Anne Vernier
- Fee Von Zitzewitz
- Elia Kalogeraki
- Hope Marie Navarro Alvarez
- Irene Van Campenhout
- Denia María Alvorado Medina
- Laura Arminda Da Costa Roque
- Guðrún Pétursdóttir
- Nayyara Mirza
- Patricia Armstrong
- Batia Kabiri
- Paola Rossi
- Kayoko Fujikawa
- Hong Jung-ae
- Marie-Jossee Mathgen
- Monkam Anne Lowe Siprasome
- Valentina Vales Duarte
- Pamela McLeod
- Gro Goskor
Okinawa - Etsuko Okuhira
- Mirna Norma Castillero
- María Eugenia Torres
- Mirtha Calvo Sommaruga
- Pilar Delilah Veloso Pilapil
- Yvonne Coll
- Lena MacGarvie
- Bridget Ong Mei-Lee
- Windley Ballenden
- Francisca Delgado Sánchez
- Eva-Lisa Svensson
- Elsbeth Ruegger
- Ayse Yelda Gurani
- Mayela Berton Martínez
- Sylvia Louise Hitchcock †
- Mariela Pérez Branger
- Gail Garrison
- Denise Elizabeth Page
Thông tin về các cuộc thi quốc gia
Lần đầu tham gia
Bỏ cuộc
Bị loại
Những quốc gia đã cử đại diện nhưng bị loại do không đủ yêu cầu về độ tuổi (tối thiểu 18 tuổi và tối đa 28 tuổi):
- Laura Elena Baquero Palacios
- Prapussorn Panichkul
Không tham dự
- Maria Porras Rottman
Trở lại
Tham gia lần cuối vào 1962:
Tham gia lần cuối vào 1965:
Tham khảo
1967
Năm 1967 | wiki |
Các đội tham dự
Sơ đồ
Vòng loại trực tiếp
Vòng loại trực tiếp thứ nhất
Lễ bốc thăm vòng đấu loại trực tiếp đầu tiên của UEFA Champions League 2007-08 đã được tổ chức vào ngày 21 tháng 12 năm 2007 lúc 12:00 CET tại Nyon, Thụy Sĩ. Các trận lượt đi diễn ra vào hai ngày 19 và 20 tháng 2, các trận lượt về diễn ra vào các ngày mùng 4 và 5 tháng 3. Do có xô xát với AC Milan tại sân San Siro, nên trận lượt về của Inter Milan với Liverpool bị lùi tới ngày 11 tháng 3.
|}
Lượt đi
Lượt về
Arsenal thắng 2–0 chung cuộc.
Barcelona thắng 4–2 chung cuộc.
Fenerbahçe hòa 5–5 Sevilla chung cuộc. Fenerbahçe thắng 3–2 trên chấm luân lưu 11m.
Manchester United thắng 2–1 chung cuộc.
Schalke hòa 1–1 Porto chung cuộc. Schalke thắng 4–1 trên chấm luân lưu 11m.
AS Roma thắng 4–2 chung cuộc.
Chelsea thắng 3–0 chung cuộc.
Liverpool thắng 3–0 chung cuộc.
Tứ kết
Các trận lượt đi diễn ra vào hai ngày 1 và 2 tháng 4, các trận lượt về thi đấu ngày 8 và 9 tháng 4 năm 2008.
|}
Lượt đi
Lượt về
Liverpool thắng 5–3 chung cuộc.
Chelsea thắng 3–2 chung cuộc.
Manchester United thắng 3–0 chung cuộc.
Barcelona thắng 2–0 chung cuộc.
Bán kết
Các trận lượt đi diễn ra ngày 22 và 23 tháng 4, các trận lượt về diễn ra vào 29 và 30 tháng 4 năm 2008.
{{TwoLegResult|Liverpool|ENG|3–4|'Chelsea|ENG|1–1|2–3 (h.p.)|}}
|}
Lượt đi
Lượt vềManchester United thắng 1–0 chung cuộc.Chelsea thắng 4–3 chung cuộc.''
Trận chung kết
Trận chung kết UEFA Champions League 2008 được tổ chức vào ngày 21 tháng 5 năm 2008 trên sân vận động Luzhniki tại Moskva, Nga.
Xem thêm
Vòng loại UEFA Champions League 2007-08
Vòng bảng UEFA Champions League 2007-08
Chung kết UEFA Champions League 2008
Chú thích
Liên kết ngoài
Champions League năm 2008 tại uefa.com
UEFA European Competitions 2007-08 tại rsssf.com
UEFA Champions League 2007–08
Bóng đá năm 2007
Bóng đá năm 2008 | wiki |
Đáp án đề 10 – Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5
Hướng dẫn
Tiếng Việt từ nghĩa của từ tả cảnh mùa xuân
1. Đối với mỗi từ in đậm, em lần lượt đối chiếu với từng lời giải nghĩa. Nếu có sự phù hợp, tương ứng giữa từ và nghĩa của từ thì được. Cụ thể, có thể nối như sau:
(1) – b (2) – a
(3) – d (4) – c
2. Dựa vào câu mẫu đã cho, em đặt câu để phân biệt các từ đồng âm. VD:
a) Nghé
– Nghé con luôn quấn quýt bên trâu mẹ, không rời mẹ nửa bước.
– Đứa bé nghé mắt rihìn qua khe cửa.
b) Sáo
– Con sáo lông đen, mỏ vàng bay loạn xạ trong lồng tre.
– Đinh Thìn là một nghệ sĩ sáo tài ba.
– Câu văn này viết sáo quá.
3.Tham khảo:
Khi con thuyền lướt nhẹ trên Ba Bể, nhìn thấy cả mây trời, núi xanh in bóng trên mặt nước, tác giả cảm thấy mình được đi trên con thuyền đang trôi trên bầu trời và ngọn núi cao, mái chèo khua nước làm cho bóng núi rung rinh, cảnh vật thêm kì ảo, nên thơ. Đó là những cảm xúc trước cảnh hồ Ba Bể đẹp đẽ và thơ mộng, thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng của tác giả đối với thiên nhiên đất nước tươi đẹp.
4.
1. Xác định yêu cầu: Tả cảnh vật nơi em ở (hoặc nơi em đã đến) trong hoặc sau cơn mưa xuân (hoặc mưa rào mùa hạ).
Chú ý: Cần tả rõ những nét nổi bật của cảnh vật trong (hoặc sau) cơn mưa gắn với đặc điểm mùa xuân (mùa hạ) ở địa phương em hoặc nơi em đã đến.
2. Tìm ý, lập dàn bài. (Tương tự cách làm đã gợi ý ở Đề 1.)
3. Tham khảo (một số đoạn văn tả cảnh vật trong và sau cơn mưa) ;
* Mưa xuân
Mưa mùa xuân xôn xao phơi phới… Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đậu xuống lá cây ôi còng mọc lả xuống mặt ao. Mùa đông xám xỉn và khô héo đã qua. Mặt đât đã kiệt sức bừng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa âm áp, trong lành. Đất trở lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ…
(Nguyễn Thị Như Trang)
* Núi rừng Trường Sơn sau cơn mưa
Mưa ngớt hạt rồi dần dần tạnh hẳn. Màn mây xám đục trên cao đã rách mướp, trôi dạt cả về một phương, để lộ dần một vài mảng trời thấp thoáng xanh. Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống. Dưới mặt đất, nước mưa vẫn còn róc rách, lăn. tăn, luồn lỏi chảy thành hàng ngàn vạn dòng mỏng manh, buốt lạnh. Từ trong các bụi rậm xa gần, những chú chồn, những con dũi với bộ lông ướt mềm, vừa mừng rỡ, vừa lo lắng, nồi tiếp nhau nhảy ra rồi biến mất. Trên các vòm lá dày ướt đẫm, những con chim Klang mạnh mẽ, dữ tợn, bắt đầu dang những đôi cánh lớn giũ nước phành phạch… Xa xa, những chỏm núi màu tím biếc cắt chéo nền trời. Một dải mây mỏng, mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận ôm ấp, quấn ngang các chỏm núi như quyến luyến, bịn rịn… | vanhoc |
Scottish Football League Premier Division diễn ra từ năm 1975 đến năm 1998, bộ phận hàng đầu của giải bóng đá Scotland và toàn bộ hệ thống giải bóng đá Scotland. Nó nằm trên các giải hạng nhất, hạng hai và (từ năm 1994) hạng ba của bóng đá Scotland.
Lịch sử
Bối cảnh
Liên đoàn bóng đá Scotland (SFL) được thành lập vào năm 1890, ban đầu với 12 câu lạc bộ. Nhiều câu lạc bộ đã tham gia giải đấu ngay sau đó, được chia thành hai bộ phận (Phân khu một và Phân khu hai) vào năm 1893. Một bộ phận thứ ba đã được thêm vào năm 1923, nhưng điều này chỉ kéo dài ba năm trước khi nó sụp đổ dưới những tổn thất tài chính nặng nề. Từ năm 1926 cho đến Thế chiến thứ hai, SFL trở lại thành hai bộ phận. Một bộ phận thứ ba, bao gồm một số đội dự bị, đã được thêm vào năm 1949. Việc rút các đội dự bị vào năm 1955 đã chứng kiến sự trở lại của hai bộ phận, với 37 câu lạc bộ được chia gần như đều nhau.
Sau sự suy giảm về số lượng câu lạc bộ tham dự vào đầu những năm 1960, ủy ban quản lý SFL đã viết thư cho các câu lạc bộ thành viên của mình vào đầu năm 1965 đề xuất thay đổi thành một bộ ba, với 14 câu lạc bộ trong giải hàng đầu. Ủy ban đề xuất phân bổ các câu lạc bộ cho mỗi bộ phận dựa trên sự tham dự, thay vì vị trí giải đấu vào cuối mùa giải trước, bởi vì các đề xuất trước đó đã thất bại do không chắc chắn về nơi các câu lạc bộ sẽ kết thúc trong một mùa nhất định. Đề xuất này đã thất bại trong việc thu hút đủ sự hỗ trợ, cũng như một người đã thực hiện năm sau cho một giải hàng đầu gồm 16 câu lạc bộ.
Sự thống trị của Celtic vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970 đã dẫn đến những lời chỉ trích rằng giải đấu đã trở nên quá dễ đoán. Hầu hết các câu lạc bộ lớn, bao gồm cả Celtic, ghi nhận sự sụt giảm người xem trong mùa giải 1972-73. Vào mùa hè năm 1974, các câu lạc bộ đã bỏ phiếu ủng hộ việc thiết lập ba bộ phận, với 10 câu lạc bộ trong tầng cao nhất. Người ta đã quyết định đặt tên cho chuyến bay hàng đầu là Giải Ngoại hạng vì nhiều câu lạc bộ có những ký ức tồi tệ về các tên trước đây của Phân khu Ba, bao gồm các đội dự bị và sau đóđã không tồn tại. Việc phân bổ các câu lạc bộ trong các bộ phận mới được xác định bởi vị trí giải đấu của họ trong mùa giải 1974-75.
Tham khảo
Giải bóng đá vô địch quốc gia châu Âu không còn tồn tại | wiki |
Hoa hậu Du lịch Việt Nam (tiếng Anh: Miss Tourism Vietnam) là cuộc thi hoa hậu mang tầm quốc gia. Người thắng cuộc được đại diện du lịch Việt Nam tham dự cuộc thi Hoa hậu Du lịch Quốc tế. Đương kim Hoa hậu Du lịch Việt Nam là Lương Kỳ Duyên đến từ Thái Bình.
Mục đích
Quảng bá truyền thống, văn hoá, hình ảnh du lịch Việt Nam với người dân Việt Nam và bạn bè trên thế giới, thu hút khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam.
Tuyển chọn một nữ công dân xứng đáng đại diện Việt Nam tham gia cuộc thi Hoa hậu Du lịch Quốc tế.
Tôn vinh vẻ đẹp, trí tuệ, tài năng của Phụ Nữ Việt Nam.
Chọn ra những sứ giả định hướng về vẻ đẹp hình thể, trí thức, tâm hồn cho thanh niên Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hội nhập.
Chuyển tải thông điệp: "Mỗi công dân là một sứ giả quảng bá du lịch Việt Nam".
Gây Quỹ Hỗ Trợ Giáo dục - Nhân Đạo, trực thuộc TW Hội Khuyến Học Việt Nam.
Nội dung cuộc thi
Vòng sơ khảo: Phân loại hồ sơ, tuyển chọn, sơ khảo kiến thức của các thí sinh để chọn ra các thí sinh đủ tiêu chuẩn theo tiêu chí để dự thi vòng bán kết.
Vòng bán kết: gồm có 4 vòng thi tại các khu vực: Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam, Miền Tây Nam Bộ. Mỗi vùng sẽ chọn ra 10 thí sinh xuất sắc nhất để tham dự vòng chung kết tại TP Hồ Chí Minh
Vòng chung kết: (40 thí sinh). - Ban tổ chức sẽ công bố danh sách 20 thí sinh xuất sắc được Ban Giám khảo chấm điểm cao nhất lọt vào vòng trong.
Ban tổ chức sẽ công bố danh sách 10 thí sinh xuất sắc được Ban Giám khảo chấm điểm cao nhất tham dự phần thi hùng biện về kiến thức du lịch Việt Nam để phân định các danh hiệu Hoa hậu Du lịch, Á hậu 1, Á hậu 2 và các giải thưởng phụ khác do nhà tài trợ và các tổ chức cá nhân trao tặng.
Mỗi vòng thi sẽ là một chương trình thi tuyển đặc sắc của các thí sinh, kết hợp với các tiết mục nghệ thuật mang phong cách đặc trưng của từng khu vực được trình diễn bởi các ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng của Việt Nam và nước ngoài.
Các thí sinh sẽ tham gia vào các gameshow liên quan đến kiến thức du lịch Việt Nam để tìm ra các ứng cử viên xứng đáng với tiêu chí của cuộc thi về chủ đề du lịch Việt Nam.
Hoa hậu Du lịch Việt Nam sẽ tham gia vào các hoạt động văn hóa du lịch để quảng bá cho du lịch Việt Nam đến khách du lịch trong và ngoài nước.
Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2008 sẽ đại diện chính thức cho Việt Nam tham gia cuộc thi "Nữ hoàng Du lịch Quốc tế".
Thể lệ
Tất cả các nữ công dân có quốc tịch Việt Nam (Kể cả người đang sinh sống hay làm việc ở nước ngoài).
Độ tuổi từ 18 tuổi đến 25 tuổi (tính theo ngày tháng, năm sinh của giấy khai sinh).Độc thân, chưa có con.
Chiều cao: từ 1m62 cm trở lên, ngoại hình cân đối.
Trình độ học vấn: Tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên.
Chưa qua giải phẫu thẩm mỹ hoặc chuyển đổi giới tính.
Chưa có tiền án, tiền sự.
Vương miện
Khác với các cuộc thi sắc đẹp khác, vương miện của cuộc thi được sáng tác và sản xuất bởi các chuyên gia trong nước và được làm bằng pha lê
Người thắng cuộc
Liên kết ngoài
Trang chủ Hoa hậu Du lịch Việt Nam
Danh sách các thí sinh vào chung kết Hoa hậu Du lịch Việt Nam
Tham khảo
Du lịch Việt Nam
Hoa hậu Du lịch Việt Nam | wiki |
Thanh Khê là một xã miền núi thuộc huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, Việt Nam.
Xã Thanh Khê có diện tích: 873,45 ha, dân số năm 2014 là 6012 người.
Địa giới
Xã Thanh Khê, trước đây còn có tên là xã Thái Nhã thuộc tổng Võ Liệt, nằm ở phía Nam huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Phía bắc giáp các xã Thanh An và Thanh Chi; phía đông giáp xã Võ Liệt; phía nam giáp xã Võ Liệt (được ngăn cách bằng con sông Rộ) và xã Thanh Thủy. Phía tây giáp các xã Thanh Thủy và Thanh An. Được dải Dăng Màn và Thiên Trí ngăn cách. Xã Thanh Khê cách TP Vinh khoảng 45 km, cách thị Trấn Dùng khoảng 18 km và cách chợ Rộ khoảng 5 km về phía Tây Nam.
Hành chính
Tổ chức hành chính của xã Thanh Khê gồm 5 thôn
Bao gồm:;
thôn: Kim Thủy
Thôn: Thịnh Lương
Thôn: Yên Lĩnh
Thôn: Đức Thanh
Thôn: Long Nhã
Trụ sở Xã được đặt tại thôn Yên Lĩnh
Văn hiến
Thanh Khê là một xã đông dân của huyện Thanh Chương. Ở Thanh Khê bà con giáo dân sống tốt đời đẹp đạo, nhân dân chăm lo đồng rộng. Học sinh chăm lo học hành, là một xã có nhiều con em học tập ở các trường Đại học, cao đẳng trên cả nước... Hiện Thanh Khê có một di tích văn hóa lịch sử cấp Tỉnh là: Đền Phủ Quận thờ Đậu Quận công ở Thôn Đức Thanh. Ở đây còn có các công trình kiến trúc nhà thờ Thiên chúa giáo quy mô như nhà thờ Mô Vịnh, Bàn Thạch...Thời khoa cử Nho học, Thanh Khê có nhiều người học giỏi, đỗ đạt, nổi tiếng có cụ Giải nguyên (đỗ đầu kỳ thi Hương)- Cử nhân Hồ Sĩ Tạo,...
Thanh Khê có một số dòng họ nổi tiếng như họ Hồ Song Nhã (thời Nho học có 04 vị đỗ Cử nhân, làm quan), họ Phan Sĩ ở Thịnh Đại, họ Nguyễn Văn, họ Đặng...
Trường học
Trên địa bàn xã Thanh Khê có các trường Trường Mầm non Thanh Khê, Trường Tiểu học Thanh Khê, Trường Trung học cơ sở Thanh Khê.
Kinh tế
Kinh tế xã Thanh khê vẫn đang trong diện khó khăn. Nhân dân chủ yếu sinh sống bằng nghề nông, đi rừng. Về cơ bản hiện nay Thanh khê chỉ có khoảng 700m đường nhựa mà cũng không đi qua trụ sở UBND xã. Thanh khê là xã duy nhất của Thanh chương không có đường nhựa trên trục chinh., địa hình đồi núi, nhiều dốc, mùa mưa đi lại khó khăn. Kinh tế của xã vô cùng khó khăn. Trong các thôn đặc biệt khó khăn hơn cả là thôn Lương Điền, đời sống nơi đây còn thiếu thốn nhiều tỉ lệ hộ nghèo còn cao do thiếu phương tiên sản xuất cả xóm chỉ có vài hộ khá. Nhìn chung Thanh Khê hiện đang khó khăn về giao thông và kinh tế.
Tham khảo | wiki |
Trong hóa học, kim loại (chữ Hán: 金類, tiếng Hy Lạp: , Tiếng Anh: metal) là tập hợp các nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại, và đôi khi người ta cho rằng nó tương tự như là làm tăng kích thước của dương vật trong đám mây các điện tử. Các kim loại là một trong ba nhóm các nguyên tố được phân biệt bởi độ ion hóa và các thuộc tính liên kết của chúng, cùng với các á kim và các phi kim. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, đường chéo vẽ từ bo (B) tới poloni (Po) chia tách các kim loại với các phi kim. Các nguyên tố trên đường này là các á kim, đôi khi còn gọi là bán kim loại; các nguyên tố ở bên trái của đường này là kim loại; các nguyên tố ở góc trên bên phải đường này là các phi kim.
Các phi kim phổ biến hơn các kim loại trong tự nhiên, nhưng các kim loại chiếm phần lớn vị trí trong bảng tuần hoàn, khoảng 80 % các nguyên tố là kim loại. Một số kim loại được biết đến nhiều nhất là nhôm, đồng, vàng, sắt, chì, bạc, titan, urani, kẽm và thiếc.
Các thù hình của kim loại có xu hướng có ánh kim, tính dẻo (dễ kéo, dễ dát mỏng,...) và là chất dẫn điện và nhiệt tốt, trong khi đó các phi kim nói chung là dễ vỡ (đối với phi kim ở trạng thái rắn), không có ánh kim (trừ một số dạng thù hình đặc biệt, như kim cương), có tính dẫn nhiệt và dẫn điện kém.
Trên bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Trong các kim loại thì thủy ngân ở trạng thái lỏng.
Thuộc tính vật lý
Các kim loại có những đặc trưng sau: chúng thông thường có ánh kim, có khối lượng riêng tương đối lớn, dễ kéo dài và dát mỏng, thông thường có điểm nóng chảy cao, cứng, có khả năng dẫn nhiệt và điện tốt. Các thuộc tính này chủ yếu là do mỗi nguyên tử chỉ có liên kết lỏng lẻo với các điện tử ở lớp ngoài cùng của nó (các điện tử hóa trị); vì thế các điện tử hóa trị tạo ra một lớp mây xung quanh các ion kim loại. Phần lớn các kim loại về mặt hóa học là ổn định, với ngoại lệ đáng kể là các kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ, chúng nằm ở tận cùng bên trái trong bảng tuần hoàn và có độ hoạt động hóa học rất mạnh. Nói chung kim loại là những nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhường electron hóa trị để trở thành ion dương. Nguyên tử kim loại không thể nhận thêm electron, vì thế không bao giờ trở thành ion âm.
Hầu hết kim loại ở thể rắn tại nhiệt độ tiêu chuẩn (0 độ C), trừ thủy ngân (Hg) và Copernixi (Cn) là ở thể lỏng ở nhiệt độ phòng.
Trong tự nhiên,chỉ có một số ít kim loại như vàng, platin,...tồn tại ở dạng tự do,hầu hết các kim loại còn tồn tại ở dạng hợp chất.
Hợp kim
''Đọc bài chính về Hợp kim
Hợp kim là hỗn hợp hai hay nhiều nguyên tố mà trong đó có một kim loại là thành phần chính. Phần lớn các kim loại tinh khiết hoặc là quá mềm, giòn, hoặc phản ứng hóa học quá mạnh và không có ứng dụng thực tiễn. Kết hợp các kim loại với những tỉ lệ khác nhau tạo ra hợp kim nhằm thay đổi các đặc tính của kim loại tinh khiết và tạo ra các đặc tính mong muốn. Mục đích chính của việc tạo thành hợp kim là giảm độ giòn, tăng độ cứng, giảm thiểu sự ăn mòn, hoặc có khi nhằm tạo ra màu sắc hay ánh kim mong muốn. Một số ví dụ của hợp kim là thép, gang (sắt và carbon), đồng thau (đồng và kẽm), đồng thiếc (đồng và thiếc) và hợp kim Đura (nhôm và đồng). Một số hợp kim được đặc biệt thiết kế cho một số ứng dụng với yêu cầu rất khắt khe, như máy bay phản lực, có thể chứa trên 10 nguyên tố.
Tính chất hóa học
1. Tác dụng với phi kim
Phần lớn các kim loại hoạt động hóa học khá mạnh, phản ứng với oxi trong không khí để tạo thành oxit sau một khoảng thời gian khác nhau (ví dụ như sắt bị rỉ suốt mấy năm nhưng kali bùng cháy chỉ trong vài giây). Kim loại kiềm phải ứng mãnh liệt nhất, kế tiếp là kim loại kiềm thổ. Ví dụ:
3Fe + 2O2 -> Fe3O4
4K + O2 -> 2K2O
Những kim loại chuyển tiếp bị oxy hóa trong thời gian dài hơn (như sắt, đồng, chì, niken). Một số khác, như paladi, bạch kim hay vàng, không hề phản ứng. Một số kim loại hình thành một lớp màng oxit vững chắc trên bề mặt của chúng khiến phân tử oxi không thể xuyên qua được làm cho chúng vẫn giữ được ánh kim và tính dẫn điện tốt qua hàng thập kỷ (như nhôm, một số loại thép và titan). Các oxit của kim loại mang thuộc tính base (trái ngược với các oxit phi kim, vốn mang tính axit).Sơn hay phủ một lớp oxit lên kim loại là một cách khá hiệu quả nhằm ngăn ngừa sự ăn mòn. Tuy nhiên, phải chọn một kim loại hoạt động mạnh hơn trong dãy điện hóa kim loại để phủ lên, đặc biệt khi lớp phủ có thể bị mẻ. Nước và hai kim loại tạo nên một pin điện hóa, và nếu lớp phủ kém hoạt động hơn vật phủ thì lớp phủ thực ra sẽ đẩy nhanh sự ăn mòn.
2. Tác dụng với phi kim
Với kim loại đa hóa trị như Fe, Cr, Cu... thì tác dụng với halogen sẽ oxy hóa kim loại lên số oxy hóa cao. Kim loại (trừ Pt và Au) tác dụng với lưu huỳnh sinh ra muối sulfide.
VD :
2Al + 3Br2 -> 2AlBr3
Hg + S -> HgS
3. Tác dụng với acid cho khí H2
Điều kiện : Kim loại phải đứng trước hidro trong dãy hoạt động hoá học
VD :
Zn + 2HCl -> ZnCl2 + H2 ^
Phân loại
Kim loại cơ bản
Trong hóa học, cụm từ "kim loại cơ bản" được dùng để ám chỉ các kim loại bị oxy hóa hoặc ăn mòn khá dễ dàng và phản ứng khác nhau với axit clohidric loãng để tạo ra hydro. Một số ví dụ là sắt, niken, chì và kẽm. Đồng được xem là một kim loại cơ bản khi nó bị oxy hóa khá dễ dàng, mặc dù nó không phản ứng với HCl. Thông thường, cụm từ này trái nghĩa với kim loại hiếm.
Ngoài ra có hai loại khác: kim loại đen và kim loại màu.
Trong giả kim thuật, kim loại cơ bản là một kim loại thông dụng và rẻ tiền, đối lập với kim loại quý như vàng hay bạc. Suốt một thời gian dài, mục tiêu của các nhà giả kim thuật là tạo ra kim loại quý (thể loại gồm phần lớn kim loại màu) từ kim loại cơ bản.
Kim loại đen
Gồm sắt, titan, crôm, và nhiều kim loại đen khác. Kim loại đen là kim loại màu đen, có nguồn gốc từ hai trăm triệu năm trước. Nhà địa lý học (có bản ghi: nhà bác học) Lê Quý Đôn tìm thấy nó năm 1743, lúc ông 17 tuổi. Ông cùng cha là Lê Trọng Thứ đi tìm cổ vật.
Kim loại màu
Gồm bạc, vàng, đồng, kẽm, và nhiều kim loại màu khác. Kim loại màu là kim loại có các màu như màu vàng, màu ghi (bạc), đồng,.... Kim loại màu không có màu đen như kim loại đen
Kim loại đúc nên đồ vật
Trong ngành đúc tiền xưa, các đồng xu được định giá bằng lượng kim loại quý mà chúng chứa. Kim loại này được gọi tắt là kim loại đúc.
Dãy điện hóa chuẩn của kim loại
Dãy điện hóa chuẩn của kim loại là dãy những cặp oxy hóa-khử của kim loại được sắp xếp theo chiều thế điện cực chuẩn (E0Mn+/M (V)) của các cặp oxy hóa-khử tăng dần. Dưới đây là dãy điện hóa của một số kim loại thông dụng.
Tồn tại trong tự nhiên
Sắt là thành phần chính của lõi Trái Đất. Trong lớp vỏ Trái Đất, lượng kim loại nhỏ hơn phi kim, hầu hết các kim loại có dạng hợp chất trong các khoáng sản, quặng; một số kim loại tồn tại ở dạng nguyên chất (kim loại quý) như vàng, bạc, đồng, platin,...
Tham khảo
Liên kết ngoài
Bảng tuần hoàn
Kim loại
Bài cơ bản dài trung bình | wiki |
Liên hoan nhạc Jazz Od Nowa là một lễ hội âm nhạc được tổ chức thường niên trong mùa lễ hội Od Nowa của thành phố Toruń. Lễ hội được bắt đầu từ năm 2001 và được tổ chức bởi Câu lạc bộ sinh viên Jazz Od Nowa ở Toruń, nay là Trung tâm Văn hóa và Nghệ thuật"Od Nowa".
Lịch sử của lễ hội
Ý tưởng cho việc tổ chức lễ hội nhạc Jazz Od Nowa được đưa ra bởi Câu lạc bộ sinh viên Jazz Od Nowa ở Toruń (nay là Trung tâm Văn hóa và Nghệ thuật"Od Nowa") vào năm 2001. Đây là một trong những lễ hội nhạc Jazz trẻ nhất của Ba Lan, có sức thu hút một lượng lớn người hâm mộ. Mục đích của ban tổ chức đặt ra là để đáp ứng thị hiếu của những người yêu nhạc Jazz, cũng như quan tâm đến thể loại âm nhạc này, đồng thời quảng bá nhạc Jazz đến với những người trẻ yêu nhạc, để họ có bầu không khí cảm nhận nhạc Jazz thú vị nhất.
Ngay từ đầu, liên hoan nhạc Jazz Od Nowa đã được đặc trưng bởi một hình thức độc đáo và nhất quán đó là sự kết hợp các bản nhạc Jazz cổ điển với các bản đương đại. Trong các lần liên hoan, luôn xuất hiện những bản nhạc Jazz được xem là xuất sắc nhất và được thể hiện bởi những nghệ sĩ nhạc Jazz tài năng nhất, như ngôi sao nhạc Jazz Ba Lan Michał Urbaniak, Tomasz Stańko, Adam Makowicz, Jan Ptaszyn Wróblewski, bên cạnh đó còn có sự tham gia biểu diễn của các nghệ sĩ Quốc tế như Leszek Możdżer, Hiram Bullock, Victor Lewis, David Friesen, Giovanni Mirabassi, Peter Brötzmann.
Thời gian của lễ hội
Năm thứ nhất: diễn ra từ ngày 2 đến ngày 3 tháng 3 năm 2001.
Năm thứ 2: diễn ra từ ngày 1 đến ngày 2 tháng 3 năm 2002.
Năm thứ 3: diễn ra từ ngày 22 đến ngày 23 tháng 2 năm 2003.
Năm thứ 4: diễn ra từ ngày 20 đến ngày 21 tháng 2 năm 2004.
Năm thứ 5: diễn ra từ ngày 11 đến ngày 12 tháng 2 năm 2005.
Năm thứ 6: diễn ra từ ngày 24 đến ngày 25 tháng 2 năm 2006.
Năm thứ 7: diễn ra từ ngày 24 đến ngày 25 tháng 2 năm 2007.
Năm thứ 8: diễn ra từ ngày 22 đến ngày 23 tháng 2 năm 2008.
Năm thứ 9: diễn ra từ ngày 27 đến ngày 28 tháng 2 năm 2009.
Năm thứ 10: diễn ra từ ngày 24 đến ngày 27 tháng 2 năm 2010.
Năm thứ 11: diễn ra từ ngày 23 đến ngày 26 tháng 2 năm 2011.
Năm thứ 12: diễn ra từ ngày 22 đến ngày 25 tháng 2 năm 2012.
Năm thứ 13: diễn ra từ ngày 20 đến ngày 23 tháng 2 năm 2013.
Năm thứ 14: diễn ra từ ngày 26 tháng 2 đến 2 tháng 3 năm 2014.
Năm thứ 15: diễn ra từ ngày 25 đến ngày 28 tháng 2 năm 2015.
Năm thứ 16: diễn ra từ ngày 24 đến ngày 27 tháng 2 năm 2016.
Năm thứ 17: diễn ra từ ngày 22 đến ngày 25 tháng 2 năm 2017.
Năm thứ 18: diễn ra từ ngày 21 đến ngày 24 tháng 2 năm 2018.
Năm thứ 19: diễn ra từ ngày 20 đến ngày 23 tháng 2 năm 2019.
Năm thứ 20: diễn ra từ ngày 26 đến ngày 29 tháng 2 năm 2020.
Tham khảo
Lễ hội Ba Lan | wiki |
Eliot Lance Engel () (sinh ngày 18 tháng 2 năm 1947) là Đại diện Hoa Kỳ tại quận Quốc hội 16 của New York. Ông là một thành viên của Đảng Dân chủ. Quận mới của ông, Quận 16, có các quận Bronx và Westchester. Tại Westchester, nó bao gồm Yonkers, Mt. Vernon, New Rochelle, Scarsdale. Mamaroneck, Pelham, Pelham Manor, Larchmont, Tuckahoe, Bronxville, Eastchester, Hastings-on-Hudson, Ardsley, Hartsdale và Thành phố Rye. Ở Bronx, nó bao gồm Riverdale, Woodlawn, Edenwald, Baychester, Williamsbridge, Làng Van Cortlandt và Wakefield và Thành phố Co-op. Ông đại diện cho Quận 19 từ 1989 đến 1993, và Quận 17 từ năm 1993 đến năm 2013. Quận 17 bao gồm các phần của Bronx, Westchester County và Rockland County.
Năm 2013, ông trở thành thành viên thiểu số của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, thay thế ông Howard Berman, người thua cuộc bầu cử lại trong cuộc bầu cử năm 2012.
Đầu đời, giáo dục, và sự nghiệp giảng dạy
Engel sinh ra ở Bronx, con trai của Sylvia (née Blend) và Philip Engel, một thợ sắt. Ông bà của ông là người Do Thái Ucraina, di cư từ đế chế Nga. Ông lớn lên trong một dự án nhà ở thành phố Eastchester Gardens và tham dự các trường công lập New York City. Năm 1969, ông tốt nghiệp Đại học Hunter-Lehman của Đại học Thành phố New York với bằng Cử nhân Văn học trong lịch sử. Sau đó, ông đã nhận bằng thạc sĩ về hướng dẫn và tư vấn vào năm 1973,từ cùng một cơ sở nay đổi tên thành Trường cao đẳng Lehman sau khi ngừng mối quan hệ với Hunter College. Năm 1987, ông nhận bằng luật sư tại Trường Luật New York. Ông bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình trong các câu lạc bộ Dân chủ địa phương. Ông dạy học tại Khu Học chánh thành phố New York và là một cố vấn viên hướng dẫn. Ông dạy tại Trường Trung cấp 52 từ năm 1969 đến năm 1976 và tại Trường Trung cấp 174 sau đó.
Hội đồng Nhà nước New York
Năm 1977, Engel bước vào cuộc bầu cử đặc biệt cho một ghế trong Quốc hội Bang New York sau khi đương nhiệm của đảng Dân chủ Alan Hochberg bị buộc phải từ chức. Ông đã mạo hiểm tất cả các khoản tiết kiệm cuộc sống của mình và đã giành được 103 phiếu. Ông là ứng cử viên Đảng Tự do trong cuộc bầu cử đặc biệt, và vào ngày 1 tháng 3 năm 1977, ông đã đánh bại các ứng cử viên Dân chủ Ted Weinstein và ứng cử viên đảng Cộng hòa Arlene Siegel.
Engel là thành viên của Hội đồng Nhà nước New York từ năm 1977 đến năm 1988, ngồi ở các Văn phòng pháp luật bang 182, 183, 184, 185, 186 và 187 của New York. Ông chủ trì Ủy ban về Nghiện rượu và Lạm dụng Chất gây nghiện, cũng như Tiểu ban về Chương trình Nhà ở Mitchell-Lama.
Chú thích
Liên kết ngoài
Congressman Eliot Engel official House site
Eliot Engel for Congress
Profile at SourceWatch
Quotes at BrainyQuote.com
Engel's War Record Draws Red Flagg
Congressional incumbent Engel and challenger Micah Flagg clash over Engel's record
2008 congressional screening questionnaire response from the 504 Democratic Club
Người Mỹ gốc Do Thái
Sinh năm 1947
Chính khách Mỹ thế kỷ 20
Chính khách Mỹ thế kỷ 21
Nhân vật còn sống | wiki |
Hán Cao Tổ (chữ Hán:漢高祖) có thể là những vị hoàng đế nhà Hán sau:
Danh sách
Hán Cao Tổ Lưu Bang (Hoàng đế khai quốc của nhà Hán, ông có miếu hiệu Thái Tổ và thụy hiệu Cao Hoàng Đế, do Tư Mã Thiên khi viết Sử ký ghi thành Cao Tổ bản kỷ cho nên các thư tịch sau này đều chép là Hán Cao Tổ)
Hán Cao Tổ Lưu Uyên (Hoàng đế khai quốc nhà Hán Triệu thời Ngũ Hồ thập lục quốc, sau khi Lưu Diệu lên ngôi đổi truy miếu hiệu thành Thái Tổ)
Hán Cao Tổ Lưu Nghiễm (Hoàng đế khai quốc nhà Nam Hán thời Ngũ đại thập quốc, sử gọi là Nam Hán Cao Tổ để phân biệt với Hậu Hán và Bắc Hán cùng thời)
Hán Cao Tổ Lưu Tri Viễn (Hoàng đế khai quốc nhà Hậu Hán thời Ngũ đại thập quốc, sử gọi là Hậu Hán Cao Tổ)
Hán Cao Tổ Trần Hữu Lượng (Hoàng đế khai quốc của nhà Trần Hán thời Nguyên mạt Minh sơ)
Xem thêm
Cao Tổ
Hán Thủy Tổ
Hán Thái Tổ
Tần Cao Tổ
Tấn Cao Tổ
Thương Cao Tổ
Ngụy Cao Tổ
Lương Cao Tổ
Thục Cao Tổ
Triệu Cao Tổ
Hán Thế Tổ
Hán Thái Tông
Hán Trung Tông
Hán Liệt Tông
Miếu hiệu | wiki |
{{Infobox organization
|name = Viện Hàn lâm Khoa học Brasil Academia Brasileira de Ciências
|image = Símbolo ABC.jpg
|size = 200px
|alt =
|caption =
|map =
|msize =
|malt =
|mcaption =
|abbreviation = ABC
|motto =
|formation = 3/05/1916
|extinction =
|type = Viện hàn lâm quốc gia
|status =
|purpose =
|headquarters = Rio de Janeiro, Brasil
|location =
|region_served =
|membership =
|language = Tiếng Bồ Đào Nha, Anh
|leader_title = Chủ tịch
|leader_name = Luiz Davidovich
|main_organ =
|parent_organization = Chính phủ
|affiliations =
|num_staff =
|num_volunteers =
|budget =
|website = ABC Official website
|remarks =
}}Viện Hàn lâm Khoa học Brasil' (tiếng Bồ Đào Nha: Academia Brasileira de Ciências viết tắt ABC'') là viện hàn lâm quốc gia của Brasil. Viện có nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển các ngành khoa học ở Brasil.
Lịch sử
Viện được thành lập ngày 3/05/1916 bởi 27 nhà khoa học Brasil, với tên ban đầu là "Hội Khoa học Brasil", trụ sở đặt ở thành phố Rio de Janeiro. Năm 1921, viện đổi tên thành "Viện hàn lâm Khoa học Brasil" như hiện nay.
Ban đầu, Hội chỉ có 3 ban ngành: Toán học, Vật lý học, Hóa học và Sinh học. Mục tiêu chính của Hội là khuyến khích các hội viên tiếp tục công việc nghiên cứu khoa học và phổ biến khoa học cơ bản để thúc đẩy sự phát triển công nghệ Brasil.
Charles Henry Morize là chủ tịch đầu tiên của Hội. Năm 1928 Arthur Alexandre Moses lên làm chủ tịch Viện hàn lâm. Ông đã cho xuất bản lại "Tập san của Viện hàn lâm Khoa học Brasil".
Năm 1959 chính phủ cấp tiền cho Viện mua toàn bộ tòa nhà trụ sở của Viện hiện nay. Từ cuối thập niên 1960 tới đầu thập niên 1980, Viện do hai nhà khoa học nổi tiếng Aristides Pacheco Leão và Maurício Matos Peixoto thay nhau lãnh đạo.
Trong thập niên 1970, Viện đã nhận được trợ cấp tài chính quan trọng của chính phủ liên bang, giúp viện có phương tiện mở rộng những hoạt động, tham gia các chương trình khoa học quan trọng của quốc gia và quốc tế.
Tổ chức
Hiện nay, Viện có 10 ban ngành chuyên môn:
Toán học
Vật lý học
Hóa học
Khoa học Trái đất
Sinh học
Y học
Khoa học Sức khỏe (Health Science)
Khoa học Nông nghiệp
Khoa học kỹ thuật (Engineering Sciences) và
Khoa học Nhân văn.
Các chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học Brasil
Henrique Morize (1916-1926)
Juliano Moreira (1926-1929)
Miguel Osório de Almeida (1929-1931)
Eusébio Paulo de Oliveira (1931-1933)
Arthur Alexandre Moses (1933-1935/1941-1943/1947-1949/1951-1965)
Álvaro Alberto da Mota e Silva (1935-1937/1949-1951)
Adalberto Menezes de Oliveira (1937-1939)
Inácio Manuel Azevedo do Amaral (1939-1941)
Cândido Firmino de Melo Leitão (1943-1945)
Mario Paulo de Brito (1945-1947)
Carlos Chagas Filho (1965-1967)
Aristides Azevedo Pacheco Leão (1967-1981)
Maurício Matos Peixoto (1981-1991)
Oscar Sala (1991-1993)
Eduardo Moacyr Krieger (1993-2007)
Jacob Palis Jr. (2007-2013)
Một số viện sĩ nổi tiếng
Alain Meunier
Amir Ordacgi Caldeira
Aziz Nacib Ab'Saber
Carl Djerassi
Carlos Henrique de Brito Cruz
Charles D. Michener
Chen Ning Yang
Chintamani Nagesa Ramachandra Rao
Claude Cohen-Tannoudji
Constantino Tsallis
Crodowaldo Pavan
D. Allan Bromley
David Goldstein
David Henry Peter Maybury-Lewis
Edmundo de Souza e Silva
Eduardo Moacyr Krieger
Eduardo Oswaldo Cruz
Ernst Wolfgang Hamburger
Harold Max Rosenberg
Henry Taube
Jayme Tiomno
Jean-Christophe Yoccoz
Jens Martin Knudsen
John Campbell Brown
José Goldemberg
José Leite Lopes
Luiz Pinguelli Rosa
Marco Antonio Zago
Marcos Moshinsky
Maurício Rocha e Silva
Mayana Zatz
Mildred S. Dresselhaus
Nicole Marthe Le Douarin
Norman Ernest Borlaug
Nuno Alvares Pereira
Oscar Sala
Oswaldo Frota-Pessoa
Peter H. Raven
Pierre Gilles de Gennes
Ricardo Renzo Brentani
Richard Darwin Keynes
Richard Williams
Sérgio Henrique Ferreira
Simon Schwartzman
Stanley Kirschner
Warwick Estevam Kerr
William Sefton Fyfe
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trang chủ của Viện Hàn lâm Khoa học Brasil
List of publications
Thành viên của Hội đồng Khoa học Quốc tế
Tổ chức có trụ sở tại Brasil
Khởi đầu năm 1916
Brasil
Khoa học và công nghệ Brasil | wiki |
We Are the World 25 for Haiti là một ca khúc năm 2010 và là một đĩa đơn single từ thiện được ghi bởi nhiều nghệ sĩ Hoa Kỳ trong 1 tập hợp gọi là Artists for Haiti (Nghệ sĩ vì Haiti) cho Haiti. Đây cũng là tái hiện của ca khúc nổi tiếng We Are the World (Chúng ta là thế giới), đã được viết bởi Michael Jackson và Lionel Richie, và thu âm bởi nhóm nghệ sĩ Hoa Kỳ (USA for Africa) để cứu trợ nạn đói ở châu Phi năm 1985.
Bản mới này được ghi âm và ghi hình ngày 1 tháng 2 năm 2010 và với sự tham gia của trên 75 nghệ sĩ để cứu trợ cho nạn nhân cuộc Động đất Haiti 2010.
Các nghệ sĩ thể hiện
Thực hiện
Quincy Jones
Lionel Richie
Ca sĩ hát solo (theo thứ tự xuất hiện)
Justin Bieber
Nicole Scherzinger
Jennifer Hudson
Jennifer Nettles
Josh Groban
Tony Bennett
Mary J. Blige
Michael Jackson (ghép phim cũ)
Janet Jackson
Barbra Streisand
Miley Cyrus
Enrique Iglesias
Jamie Foxx
Wyclef Jean
Adam Levine
P!nk
BeBe Winans
Ashton chawda
Celine Dion
Orianthi (với guitar)
Fergie
Toni Braxton
Mary Mary
Isaac Slade
Lil Wayne
Carlos Santana (với guitar)
Akon
T-Pain
LL Cool J
Will.i.am
Snoop Dogg
Busta Rhymes
Swizz Beatz
Iyaz
Kanye West
Ca sĩ hát phần điệp khúc
Patti Austin
Bizzy Bone
Ethan Bortnick
Jeff Bridges
Zac Brown
Brandy
Kristian Bush
Natalie Cole
Harry Connick Jr.
Hayden Panettiere
Kid Cudi
Faith Evans
Melanie Fiona
Sean Garrett
Tyrese Gibson
Anthony Hamilton
Keri Hilson
Julianne Hough
India.Arie
Randy Jackson
Taj Jackson
Taryll Jackson
TJ Jackson
Al Jardine
Jimmy Jean-Louis
Joe Jonas
Kevin Jonas
Gladys Knight
Benji Madden
Joel Madden
Katharine McPhee
Jason Mraz
Mýa
Freda Payne
A. R. Rahman
Nicole Richie
Raphael Saadiq
Trey Songz
Musiq Soulchild
Jordin Sparks
Robin Thicke
Alex Williams
Rob Thomas
Vince Vaughn
Ann Wilson
Brian Wilson
Nancy Wilson
Nipsey Hussle
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trang web
Video: We Are The World 25 For Haiti [OFFICIAL VIDEO] HQ
Video: Behind the Scenes Interviews - Part One and Part Two
Đĩa đơn năm 2010
Bài hát Mỹ
Năm 2010
Bài hát của Michael Jackson
Đĩa đơn quán quân tại Na Uy
Pop ballad
Bản ghi âm hợp ca
Đĩa đơn từ thiện
Đĩa đơn đầu tay
Bài hát của Janet Jackson
Bài hát của Miley Cyrus
Bài hát chống phân biệt chủng tộc và người ngoại quốc
Bài hát do Michael Jackson sáng tác | wiki |
Sinapis alba là một loài thực vật có hoa trong họ Cải. Loài này được L. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753.
Phổ biến nhất ở châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông và Trung Á, cây có thể được tìm thấy trên toàn thế giới. Cây cũng được tìm thấy ở phía bắc xa xôi như Greenland, và được tập cho quen phong thổ trên khắp nước Anh và Ireland.
Mù tạc trắng là một cây thường niên, phát triển đến 70 cm cao với các cặp lá song song. Hạt của cây là một trong những nguyên liệu để tạo gia vị mù tạt. Thuật ngữ mù tạt trắng đề cập đến hạt có màu trắng, cũng còn được gọi là mù tạt vàng, vì hoa màu vàng của nó.
Mù tạt chứa protein, dầu béo và sinalbine glycoside (xem thành phần) và có vị cay nồng.
Mù tạc trắng là một đối tượng nghiên cứu quan trọng của sinh lý học thực vật. Nhiều phát hiện của quang hình thái (Photomorphogenesis) đã thu được, ví dụ, từ Hans Mohr và đồng nghiệp tại Viện Sinh học của Đại học Albert-Ludwigs ở Freiburg im Breisgau về loài thực vật này.
Chú thích
Liên kết ngoài
Sinapis
Thực vật được mô tả năm 1753
Gia vị
Cây thuốc | wiki |
Vương cung Thánh đường Thánh Stephen () còn được gọi là Nhà thờ Székesfehérvár là tên của một nhà thờ Công giáo ở Hungary. Đây là nhà thờ chính của thành phố Székesfehérvár và trụ sở của giáo phận Székesfehérvár.
Nhà thờ được xây dựng từ năm 1758 đến năm 1768 theo phong cách Baroque. Giáo đường do kiến trúc sư nổi tiếng người Áo Franz Anton Hillebrand thiết kế. Các bức bích họa bên trong nhà thờ mô tả cuộc đời của Vua Stephen Đệ nhất. Vinzenz Fischer thiết kế bức trang trí bàn thờ hình ảnh vua Stephen quỳ gối trước Mẹ Thiên Chúa. Johan Cymbala sáng tác các bức tranh trên trần nhà đầy uy nghiêm.
Bục giảng kinh
Bục giảng kinh được thiêt kế theo phong cách Baroque thời kỳ muộn, mang đầy sắc cổ điển, xa hoa tương tự như bàn thờ chính của Franz Anton Hillebrandt. Tượng điêu khắc trên đỉnh nóc tỏa giảng mang tên Sự khải hoàn của Nhà thờ trước Thần linh có cùng chủ đề với bức bích họa trên vòm đầu tiên. Các bức bích họa của nhà thờ được Johann Cymbal hoàn thành vào năm 1768..
Bục giảng kinh là một công trình kiến trúc bằng đá cẩm thạch đỏ hoành tráng với các tác phẩm điêu khắc bằng gỗ mạ vàng. Các thiên thần ngồi trên mỏm đá. Lan can được trang trí với ba bức phù điêu mạ vàng. Một cầu hoa tạo thành một chùm hoa treo dưới những vòng hoa sum suê. Phía trên cửa có một bức phù được điêu chạm khắc với các biểu tượng: Con mắt của Chúa trời, một chiếc sừng, một cây đàn vĩ cầm, một vòng hoa và một cành cọ. Mặt dưới của nóc bục giảng được trang trí bằng hình một con chim bồ câu, và có một bức điêu khắc trên đỉnh mô tả Sự khải hoàn của Nhà thờ. Bức điêu khắc nhằm ám chỉ đến việc Thánh Stephen đưa tôn giáo Hungary chuyển sang Cơ đốc giáo và sự sụp đổ của pagan giáo.
Xem thêm
Công giáo La mã ở Hungary
Thánh Stephen
Tham khảo
Hộp thông tin khung bản đồ không có ID quan hệ OSM trên Wikidata | wiki |
Đỗ Quang Hiển (sinh ngày 29 tháng 10 năm 1962 tại Hà Nội), hay còn được biết đến nhiều với tên bầu Hiển là một doanh nhân người Việt Nam. Ông là người nắm giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T (cổ phiếu 6,85%). Ông cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị của: Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (SHB); Công ty CP Quản lý Quỹ Sài Gòn - Hà Nội (SHF); Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS); Công ty CP Phát triển đô thị và khu công nghiệp SHB (SHB Land); Tổng Công ty Bảo hiểm BSH; Công ty TNHH MTV T&T Đà Nẵng; Công ty TNHH T&T Hồ Chí Minh. Ông cũng hiện là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ TP. Hà Nội; Uỷ viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Học vấn và sự nghiệp
Đỗ Quang Hiển học khoa Vật lý của Đại học Tổng hợp Hà Nội. Từ năm 1984–1987, sau khi tốt nghiệp ngành vật lý vô tuyến, ông làm việc tại Xí nghiệp sửa chữa máy thu hình, Đài Phát thanh Hà Nội. Sau đó, ông gia nhập Viện nghiên cứu công nghệ quốc gia. Năm 1993, ông mở hãng tư. Hãng T&T của ông lúc đầu buôn bán các mặt hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, thiết bị văn phòng, thiết bị viễn thông,...
Khi T&T đã vững vàng trên thị trường điện tử - điện lạnh, Đỗ Quang Hiển lấn sang thị trường xe gắn máy, đầu tư vào dây chuyền lắp ráp xe gắn máy.
Năm 2007, ông đầu tư vào lĩnh vực tài chính, trở thành cổ đông chính (14%) và Chủ tịch HĐQT của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB). Sau đó, T&T cùng SHB tham gia góp vốn thành lập một hệ thống định chế tài chính gồm Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội (SHS), Quản lý quỹ Sài Gòn-Hà Nội (SHF) và Bảo hiểm SHB-Vinacomin (SVIC).
Cùng năm, T&T thành lập liên doanh T&T Baoercheng xây dựng nhà máy sản xuất các sản phẩm ngành nhựa công nghiệp và dân dụng và thành lập CTCP Đầu tư Khai thác & Chế biến Khoáng sản T&T Hà Giang.
Tháng 8 năm 2015, T&T công bố đã mua cảng Quảng Ninh từ Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - Vinalines.
Ngoài ra, 2 công ty do bầu Hiển làm chủ tịch là T&T Group và Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH) cũng sẽ trở thành cổ đông chiến lược đối với một doanh nghiệp nhà nước lớn khác là Tổng công ty Rau quả Nông sản – Vegetexco, họ hiện đang đăng ký mua 50% cổ phần.
Ông Hiển là một người hâm mộ bóng đá. Đầu năm 2006, ông thành lập câu lạc bộ bóng đá T&T Hà Nội, tiền thân của câu lạc bộ Hà Nội hiện nay. Chỉ sau 3 năm thành lập, câu lạc bộ này đã thăng 3 hạng liên tiếp từ hạng ba lên chuyên nghiệp và thi đấu tại V.League 1 từ mùa giải 2009. Câu lạc bộ Hà Nội hiện là một trong những đội bóng thành công nhất lịch sử bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.
Đầu năm 2022, sau khi trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SHB nhiệm kỳ 2022–2027, ông Đỗ Quang Hiển đã xin từ nhiệm chức danh Chủ tịch, Tổng giám đốc tại một loạt công ty, trong đó có chức Chủ tịch tập đoàn T&T.
Gia đình
Ông Hiển kết hôn với bà Lê Thanh Hòa (có quê quán ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) và có hai người con trai. Con trai cả Đỗ Quang Vinh (sinh năm 1989) từng du học 3 năm ở Singapore, tốt nghiệp thạc sĩ ngành tài chính - ngân hàng ở Anh, hiện là Chủ tịch HĐTV SHB Finance nhiệm kỳ 2016–2021. Con trai thứ Đỗ Vinh Quang (sinh năm 1995) hiện là chủ tịch câu lạc bộ bóng đá Hà Nội.
Tham khảo
Người họ Đỗ tại Việt Nam
Người Hà Nội
Doanh nhân Việt Nam
Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng | wiki |
Công viên tưởng niệm Chiến hạm (Memorial Park Battleship) là công viên lịch sử quân sự và là một bảo tàng nằm trên bờ biển phía tây của Vịnh Mobile tại Mobile, tiểu bang Alabama của Hoa Kỳ. Nó có một bộ sưu tập máy bay và có hai tàu bảo tàng đáng chú ý bao gồm chiến hạm USS Alabama thuộc lớp thiết giáp hạm South Dakota và tàu ngầm USS Drum lớp Gato. Toàn bộ công viên là một Danh lam và Di sản đăng ký Alabama vào ngày 28 tháng 10 năm 1977, còn hai chiếm hạm USS Alabama và USS Drum cũng là hai Danh lam Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ được công nhận vào ngày 14 tháng 1 năm 1986.
Lịch sử
Trong tháng 5 năm 1962, tàu sân bay USS Alabama được cho nghỉ hưu vào cùng với thuộc lớp thiết giáp hạm South Dakota khác là USS South Dakota, USS Indiana và USS Massachusetts. Công dân của tiểu bang Alabama đã hình thành "Ủy ban thiết giáp hạm USS Alabama" để gây quỹ cho việc bảo tồn của Alabama như một tàu bảo tàng nhằm tưởng nhớ những người đã phục vụ trong Thế chiến II. Trong đó, đáng chú ý là có gần 100.000 đôla được quyên góp bởi trẻ em học sinh Alabama, hầu hết dưới dạng tiền lẻ; và tổng cộng có gần 1 triệu đôla đã được quyên góp từ các công ty và tổ chức. Con tàu được chính thức trao cho tiểu bang vào ngày 7 tháng 7 năm 1964 trong một buổi lễ tổ chức tại Seattle. Sau đó Alabama được kéo về bến neo đậu vĩnh viễn tại Công viên tưởng niệm Chiến hạm tại Mobile khi về đến vịnh Mobile vào ngày 14 tháng 9 năm 1964, và được mở cửa cho công chúng tham quan như là một tàu bảo tàng vào ngày 9 tháng 1 năm 1965. Đến năm 1969, có thêm chiếc tàu ngầm USS Drum cùng gia nhập và được cho neo đậu phía sau Alabama cho đến năm 2001, khi nó bị hư hại trong trận bão Georges, khiến phải chuyển sang một điểm trưng bày vĩnh viễn trên bờ.
Vào ngày 29 tháng 8 năm 2005, Cơn bão Katrina gây ra thiệt hại ước tính hơn 7 triệu đôla cho Công viên tưởng niệm Chiến hạm khi nó đổ bộ vào bờ biển đông nam nước Mỹ. Nó gần như phá hủy hoàn toàn khu vực trưng bày các khí cụ bay và khiến tàu Alabama phải rời khỏi vùng neo đậu thường thấy. Điều này buộc công viên phải tạm thời đóng cửa để tiến hành sửa chữa. Sau đó nó đã được mở cửa trở lại vào ngày 9 tháng 1 năm 2006.
Quản lý
Công viên thuộc sở hữu của tiểu bang Alabama và được điều hành bởi một cơ quan chính phủ độc lập có tên là Ủy ban thiết giáp hạm USS Alabama. Ủy ban bao gồm 18 thành viên từ khắp nơi trên toàn tiểu bang được chỉ định bởi Thống đốc bang Alabama, có nhiệm vụ giám sát tất cả các hoạt động tại công viên.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Battleship Memorial Park (Official website)
USS Drum (SS-228)
Bảo tàng Hàng hải Alabama
Bảo tàng Hàng không vũ trụ Alabama
Bảo tàng Quân sự và Chiến tranh tại Alabama
Danh lam Lịch sử Quốc gia tại Alabama
Bảo tàng Hải quân Hoa Kỳ | wiki |
Cách đây 10 năm (kể từ 2013), đã có hàng ngàn người Việt sang Angola cư trú để làm ăn buôn bán, hoặc lao động như công nhân xây dựng, hoặc làm các nghề như bác sĩ, kỹ sư nông nghiệp. Trong một hai năm gần đây thì con số người ở đây đã tăng lên khoảng 45 ngàn người, phần lớn bơ vơ, làm việc bất hợp pháp.
Những triệu phú đô la
Theo đại sứ Việt Nam ở Angola, có tới hơn 40 người Việt là triệu phú đô la hiện đang làm ăn tại Angola như Cường Viana, Phụng Avima, Đức Huambo, Thi Benguela, Thành Lubango...
Với nhiều thành công trên con đường kinh doanh, người Việt ngày càng có chỗ đứng cao trong xã hội Angola. Nhiều dự án lớn thầu các công trình xây dựng hàng chục triệu đô la, hay như năm 2006 ông Lê Thiết Thảo có thể xem là người giàu nhất Việt Nam.
Tình trạng người lao động Việt ở Angola
Một số người sang Angola với visa du lịch, rồi ở lậu. Một số khác làm cho các công ty xây dựng Trung Hoa mà đã bán phần cho các nhà thầu Việt.
Vì chính phủ 2 nước chưa có hiệp định chính thức về hợp tác lao động nên Đại sứ quán Việt Nam tại Angola chỉ có thể hỗ trợ trong trường hợp có thương vong.
Chú thích
Việt kiều
Người Angola gốc Việt | wiki |
Hướng dẫn
Xây dựng bài học theo chủ đề. Soạn giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh: Soạn bài Truyện Kiều ( phần 1,tác giả),Soạn bài Trao duyên Ngữ văn 10
CHỦ ĐỀ TRUYỆN THƠ NÔM
(Chương trình Ngữ văn 10)
Mục Lục
Từ kĩ năng đọc hiểu một số đoạn trích trong Truyện Kiều, hình thành kĩ năng đọc hiểu truyện thơ Nôm (bác học) Việt Nam.
Chủ đề bao gồm 05 tiết (80, 81, 82, 83, 84), trong đó có văn bản Truyện Kiều (Phần tác giả) và các đoạn trích từ Truyện Kiều: Trao duyên, Chí khí anh hùng, Thề nguyền (Đọc thêm).
Tích hợp các bài: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, Thực hành các phép tu từ điệp, đối
* Kiến thức
– Những hiểu biết về truyện thơ Nôm Việt Nam: hoàn cảnh ra đời, phát triển, giá trị nội dung, nghệ thuật,…
– Hiểu biết về đại thi hào dân tộc Nguyễn Du
–..
* Kĩ năng
– Kĩ năng tóm tắt truyện thơ, năng lực cảm thụ truyện thơ Nôm.
– Đọc – hiểu Truyện Kiều đặc trưng thể loại:
+ Nhận diện và phân tích ý nghĩa của hình tượng thơ trong từng đoạn trích.
+ Nhận diện, phân tích tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình trong đoạn trích.
+ Nhận diện và phân tích các biện pháp nghệ thuật: Liệt kê, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ,… qua các đoạn trích.
+ Đánh giá những sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du.
– Tạo lập văn bản nghị luận.
– Củng cố kĩ năng thuyết minh về tác giả văn học.
* Thái độ
– Có ý thức sử dụng các thông tin về truyện thơ Nôm Việt Nam vào việc đọc hiểu tác phẩm văn học.
– Yêu thích, say mê học Truyện Kiều.
– Tự hào về nền văn học dân tộc, tự hào về Nguyễn Du và di sản văn học quý giá của ông, đặc biệt là Truyện Kiều.
– Cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ, nhận ra giá trị thẩm mỹ trong văn học, biết rung cảm và hướng thiện.
– Có ý thức giữ gìn, góp phần phát triển các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc hài hòa trong điều kiện hiện nay.
* Năng lực chủ yếu cần hình thành
– Tự học: huy động kiến thức (văn học, văn hóa, Nguyễn Du, Truyện Kiều, thực tiễn đời sống,…)
– Cảm thụ thẩm mỹ
– Hợp tác, giải quyết vấn đề
– Tạo lập văn bản và thực hành Tiếng Việt
Với bài Truyên Kiều (Phần tác giả)
Với đoạn trích Trao duyên
Tiết 1: Sơ lược về Truyện thơ Nôm Việt Nam và Truyện Kiều (phần tác giả)
1.1. Sơ lược truyện thơ Nôm
GV trình chiếu một số bìa sách truyện thơ Nôm
Kể tên các tác phẩm thơ dài, có cốt truyện viết bằng chữ Nôm mà em biết?
Xác định giá trị nội dung chung của các tác phẩm trên?
Xếp các tác phẩm đã tìm được theo 2 nhóm: Có tác giả và khuyết danh. Chỉ ra sự khác biệt của 2 nhóm này ngoài yếu tố người sáng tác (Ngôn ngữ, đề tài, nội dung)
Thuyết minh về Nguyễn Du (đã giao bài trước)
Tiết 2, 3. Đọc hiểu Trao duyên
Tiết 4:Hướng dẫn đọc hiểu Chí khí anh hùng và đọc thêm Thề nguyền
4.1. Chí khí anh hùng: tập trung nội dung nghệ thuật xây dựng nhân vật người anh hùng lý tưởng (GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS trước, theo gợi ý)
Trước khi đọc
4.1.1. Xác định từ ngữ/hình ảnh/biện pháp nghệ thuật Nguyễn Du dùng để giới thiệu nhân vật Từ Hải?
4.1.2. Nhận xét ý nghĩa, giá trị của những hình ảnh đó?
4.1.3. Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong việc khắc họa nhân vật?
4.1.4. Bút pháp nghệ thuật vừa phân tích trrên được gọi chung là bút pháp nghệ thuật gì/Thường được Nguyễn Du dùng miêu tả loại nhân vật nào?
4.1.5. Hãy nêu biểu hiện của Chí khí của người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích?.
5.6. Hãy chọn và trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em về một trong các biểu hiện đó? Theo em trong điều kiện xã hội hiện tại, biểu hiện đó của Từ Hải còn hợp lí không? Vì sao? (Chia nhóm).
Trong khi đọc
Giải quyết các câu hỏi
Sau khi đọc
Từ kết quả đọc hiểu trong khi đọc, mỗi Học sinh tự hoàn thiện câu hỏi 5.6
Vẽ tranh,…
Chuyển thể đoạn trích
4.2. Thề nguyền
Khát vọng tình yêu tự do qua đoạn trích.
Tiết 6: Khái quát chủ đề và kiểm tra
6.1. Khái quát thông qua bài tập luyện tập (câu hỏi trắc nghiệm)
Cách đọc hiểu truyện thơ Nôm (10p)
6.2. Kiểm tra (30p)
Hãy tìm trong đoạn trích Thề nguyền những câu thơ thể hiện quan niệm tình yêu tiến bộ của Kiều thống nhất với đoạn trích Trao duyên. Phân tích để thấy bi kịch tình yêu của Thúy Kiều và tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du.
5 HOẠT ĐỘNG
Tiết 2, 3: TRAO DUYÊN
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Kiến thức
– Bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và sự hi sinh quên mình của Kiều vì hạnh phúc của người thân qua lời “trao duyên” đầy đau khổ.
– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, sử dụng thành công lời độc thoại nội tâm.
Kĩ năng
Đọc – hiểu một đoạn trích Truyện Kiều theo đặc trưng Truyện thơ Nôm bác học.
Thái độ
– Hiểu, cảm thông với tâm trạng, bi kịch và trân trọng đức hi sinh quên mình của Thúy Kiều.
– Trân trọng tài năng và tư tưởng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du.
– Có thái độ hành động phù hợp
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
– Đọc, nghiên cứu SGK, sách giáo viên và soạn bài.
– Một số tranh ảnh minh họa (nếu có)
– Bài giảng, máy chiếu.
Soạn bài: Xem trước, xem kỹ hệ thống câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Giáo án sưu tầm
Trọn bộ giáo án và chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Giáo án ngữ văn 10
Giáo án ngữ văn 11 | vanhoc |
là một tỉnh của Nhật Bản nằm ở tiểu vùng Hokuriku, vùng Chūbu trên đảo Honshu. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Fukui.
Địa lý
Fukui phía Tây trông ra vịnh Wakasa (biển Nhật Bản), phía Bắc giáp tỉnh Ishikawa, phía Đông giáp tỉnh Gifu, phía Đông Nam giáp tỉnh Shiga, phía Nam giáp tỉnh Kyoto.
Lịch sử
Xưa kia, trên địa bàn tỉnh Fukui là các xứ Wakasa và Echizen.
Hành chính
Fukui gồm 18 đơn vị hành chính cấp hạt, trong đó có 10 thành phố.
Làng và thị trấn:
Kinh tế Đa phần là làm nông nghiệp, bến cảng , sông vào đất liền, thiên nhiên hài hoà để làm du lịch,rất bình yên khi dưỡng già.
Văn hóa
Fukui có thành Maruoka, thành lập năm 1576, một trong những thành quách cổ nhất Nhật Bản vẫn còn đứng vững. Chùa Eihei thành lập từ năm 1244 là một trong những trung tâm đào tạo sư sãi Phật giáo của Nhật Bản. Trên địa phận của tỉnh Fukui, người ta đã khai quật được nhiều hóa thạch khủng long và đem trưng bày tại Bảo tàng Khủng long Fukui.
Kinh tế
Văn hóa
Giáo dục
Đại học Fukui
Du lịch
Bảo tàng Khủng long Fukui
Bờ biển của Fukui có nhiều cảnh đẹp.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Website chính thức của tỉnh (tiếng Nhật)
Website giới thiệu giấy truyền thống Echizen của vùng này.
Fukui
Tỉnh của Nhật Bản
Chubu | wiki |
Tiberius Julius Sauromates IV, còn được gọi là Sauromates IV (tiếng Hy Lạp: Τιβέριος Ἰούλιος Σαυροματης Δ ', thế kỷ thứ 3 - mất năm 276) là một hoàng tử và vị vua chư hầu La Mã của vương quốc Bosporos.
Sauromates IV là con trai cả của vua Bosporos Teiranes với một phụ nữ chưa rõ tên. Em trai của ông là hoàng tử Theothorses và còn là người mang huyết thống Hy Lạp, Iran và La Mã. Sauromates IV được đặt tên theo tên của Sauromates III, người ông bác bên nội của cha mình và cũng là một vị vua Bosporos trước đó. Sauromates IV là vị vua Bosporos cuối cùng cai trị với tên Tiberius Julius Sauromates.
Năm 276 người ông nội của Sauromates IV, vua Rhescuporis V qua đờu và Teiranes lên kế vị. Sauromates IV sau đó đã được đưa lên làm vua đồng cai trị, nhưng qua đời một năm sau đó. Trên tiền xu của mình, tước hiệu hoàng gia của ông trong tiếng Hy Lạp là: ΒΑΣΙΛΕΩΣ ΣΑΥΡΟΜΑΤΟΥ hoặc của vua Sauromates. Năm 278, người em trai Tiberius Julius Theothorses lên kế vị ông.
Xem thêm
Vương quốc Bosporos
Crimea thuộc La Mã
Tham khảo
Liên kết ngoài
The eighteenth coin is from the co-rule of Sauromates IV with his father
Nguồn
http://www.museum.com.ua/en/faces/tsar/index.html
http://www.wildwinds.com/coins/greece/bosporos/kings/i.html
Vua chư hầu La Mã
Vua Bosporos
Mất năm 276 | wiki |
Võ Phiến
Nằm Chơi
Hồi xưa, khi vừa biết chữ võng (Hán tự) có nghĩa là cái lưới, tôi liền hoan hỉ thấy công việc tầm nguyên chữ nghĩa xem ra thoải mái quá. Cái võng do cái lưới mà ra: Đích rồi. Mặt võng khác gì mặt lưới? Giằng ra bắt chim bắt thú, gọi là lưới; còn treo nó lên để nằm đu đưa thì gọi là võng. Cũng nó thôi. Thừa thắng xông lên, tôi phăng ngay ra quê quán của chiếc võng. Lại gốc từ phương bắc nữa đây. Tiếp xúc với văn minh Trung Quốc có nhiều cái lợi; ít nhất là cái lợi cho thuở bé nằm bú sữa mẹ, và khi lớn lên thỉnh thoảng được nằm toòng teng về nhà ngoại. Tôi hài lòng về sự học hỏi của mình, và xếp vấn đề qua một bên, cái bên những chuyện đã được giải quyết thoả đáng. Đến khi gặp bài thơ ‘Tức sự’ của Cao Bá Quát liền nhận ra sự lố lăng của mình. Cao Bá Quát mở đầu: Nhãn khan cao điểu độc phàn lung Tự ỷ thằng sàng bất ngữ trungHoá ra cái võng nó không hề là cái lưới bao giờ cả; nó là ‘thằng sàng’, là cái giường dây! Giường dây là cái quái quỉ gì lạ vậy? Văn thơ của Siêu của Quát, nó "vô Tiền Hán" có phải do chỗ này chăng? Trong vô vàn thơ phú từ đời Hán đời Đường đời Tống để lại, đâu có thơ nào có ‘thằng sàng’? Thua họ Cao là cái chắc. Thậm chí đi ngược lên tới thời cổ đại xa xưa, lục soát các câu hò câu hát của dân gian do cụ Khổng sưu tầm, e cũng không tìm ra cái giường dây. Các cụ ta xưa kia vung tay viết lách, hễ cái gì Tàu nói thì ta nói, Tàu không nói thì ta cho qua luôn. Tuyết, liễu, con chim oanh, con phượng hoàng, cây phong, lầu hồng, gác tía v.v... đầy dẫy trong thơ ta. Còn cái võng, cái áo tứ thân, tiếng sáo diều v.v... thì không thấy trong văn thơ cổ điển của ta bao giờ, mặc dù hằng ngày chúng sờ sờ ngay bên mình. Ông Cao đưa luôn cái võng vào câu thơ: ông tả chân, ông cách mạng, ông táo bạo quá. Trước ông Cao, Hải Thượng Lãn Ông lên kinh bốc thuốc, trông thấy cái võng trong phủ chúa, có kể lại. Nhưng đó chẳng qua là ký sự, là ghi chép sự việc thôi, không cốt ở văn chương. Tôi không biết trong nguyên bản Hán văn Lãn Ông dùng tiếng gì để gọi cái võng. Ngày nay, trong sách báo Trung Hoa, có nơi người ta gọi nó là điếu sàng, có nơi là bố sàng. Giường dây, giường treo, giường vải là... giường cả. Ối, võng là một thứ giường! Công việc loay hoay tìm đặt một cái tên cho loại giường kỳ cục nọ, nhọc nhằn thay, vất vả thay. Như vậy rõ ràng là ở Tàu võng không có tên, không có mặt. Người Tàu khi cần nói đến nó, phải tìm cách phiên dịch tiếng nước ngoài. Thế là cái võng mất quê quán ở phương bắc. Không sao. Sách Tây mách: Quê nó ở Nam Mỹ. Ngay chuyến đi tân thế giới đầu tiên, trông thấy cái võng, nằm thử, ông Kha Luân Bố lấy làm khoái, rước ngay nó về Âu châu. Cây hamack cung cấp chất liệu làm ra nó, Tây và Mỹ gọi nó là hamac, là hammock, là hamaca... Claude Lévi-Strauss nói gọn: Dân Indian ở Nam Mỹ phát minh ra cái võng (1). Đã có công ‘phát minh’, tất họ xài kỹ. Mọi giống Indian vùng nhiệt đới Mỹ châu đều nằm võng, ngoại trừ giống Nambikwara. Nhóm dân này toàn loã lồ nằm lăn ngay ra đất mà ngủ, sát cạnh bếp lửa cho được ấm; sáng ra mình mẩy lấm lem. Như thế thật tồi tệ, thật thảm hại. Nambikwara, có nhóm dân khác gọi họ là tụi ‘ngủ đất’ (uaikoakoré). Ngủ đất là biểu hiện cái nghèo khổ đến chỗ tuyệt mức, là một trình độ sinh sống đáng chê. Xài cái võng từ buổi sơ khai, người Nam Mỹ tiếp tục mang chiếc võng theo, qua các giai đoạn văn minh. Hơn nửa thế kỷ trước đây, ông Claude Lévi-Strauss đi khảo sát, đêm đến có những khách sạn ở Ba Tây cho khách tự do lựa chọn hoặc ngủ võng hoặc ngủ giường. Không biết ngày nay ở Nam Mỹ có còn tục lệ thú vị ấy nữa chăng? Nửa thế kỷ có là bao? Giá mà họ cố gắng vài ba năm nữa, chịu khó dìu chiếc võng sang luôn những khách sạn chọc trời của thế kỷ 21 thì vui biết mấy. Bảo người da đỏ Nam Mỹ phát minh ra võng, theo cái nghĩa da đỏ là thầy dạy võng cho dân Bắc Mỹ với dân Âu châu, bảo thế thì không sao, thì có lý lắm. Nhưng nếu muốn ngầm ý cho rằng da đỏ Nam Mỹ là thầy dạy võng toàn cầu, thì nhà nghiên cứu không nghiêm chỉnh đâu. Mà ý ấy, có vẻ là ý ngầm của ông. E tôi phải chê ông Claude Lévi-Strauss quá. Eo ôi! Châu Mỹ, nó chỉ là ‘tân thế giới’ đối với ông Kha Luân Bố và lớp người Âu châu sau Kha Luân Bố. Trước đó, Âu châu chưa biết tới nó; phải chờ tới thế kỷ 15 nó mới được ‘khám phá’ ra. Kỳ thực châu Mỹ không mới đến thế. Trong khoảng hai chục nghìn năm tách lìa với Âu châu, nó vẫn liên hệ mật thiết với Á châu. Claude Lévi-Strauss nói văn vẻ rằng trong khi Đại Tây Dương vắng lặng thì hai bên bờ Thái Bình Dương lại tấp nập xôn xao như bầy ong. Ông minh định là cái liên hệ rộn ràng này diễn ra ở Đông Nam Á châu chứ không phải ở Bắc Á. Trung Hoa bấy giờ không dính líu gì vào bầy ong này. Trong hoàn cảnh giao lưu rộn rịp ấy, cả hai bờ Thái Bình Dương đều có tiếng võng đưa kẽo kẹt. Võng anh đu qua võng nàng đưa lại, suốt hai chục thiên niên kỷ. Bỗng có kẻ chỉ tay riêng về một phía, kêu đích danh: Đây là phía ‘phát minh’. Như vậy phía bên kia là gì? Là phía ‘đạo võng’ (cũng như đạo văn) à? Không phát minh ra, cũng không mượn tạm, làm sao có võng mà đu đưa? Còn như mượn mà bóc đi cái nhãn hiệu sản xuất, mà không nêu lên danh hiệu của chủ nhân, thì... chả hoá ra là gian lận, là trộm cắp à? Nhà nghiên cứu nọ không nói toạc, nhưng quả có ý ngầm. Thế mới là lỗi lớn. Dân ta không có truyền thống đạo tặc. Mượn của ai cái gì, nói ngay cái ấy: dừa xiêm, táo tàu, váy đầm, giày tây, cái đi-văng, món lẩu, đĩa bíp-tếch v.v... Lớn như ông hoàng đế, nhỏ như đứa cu-li, chức phận nào mang nguyên tên gốc nấy, nhãn hiệu xuất xứ còn giữ rành rành, nhất nhất đều minh bạch. Sá gì một cái võng. Nếu vay mượn, tại sao nó không mang tên là cái ha-mã, cái hàn-mặc, cái hàm-mô? Tại sao sừng sững một cái tên lạ hoắc? Không Tàu, không Tây, không Mỹ; nó trương cờ độc lập một cõi, thấy không? Hung hăng như thế xong, nghĩ lại thấy không ổn. Bên này Thái Bình Dương đâu phải chỉ riêng dân ta nằm võng? Xem nào. Thái Lan có võng. Mở tự điển, không đọc được thứ chữ loằng ngoằng, nhờ mấy người bạn Thái Lan phiên âm giúp: kẻ bảo là pay yuan, người gọi play yuan. Phi Luật Tân cũng có võng. Tiếng Tagalog gọi là duyan. Một bạn Phi cùng sở, người Ilocano, gần Manila, bảo tiếng địa phương cô ta là indayon. Tôi cũng có thử tìm hỏi thêm về tiếng gọi của mấy giống dân khác, nhưng có lẽ không nên làm rườm tai người nghe. Mỗi tiếng nói có lắm cách nghe cách ghi: kẻ nghe ra Phnom Penh người lại nghe thành Nam Vang; kẻ viết ra Swar Tonnh, người lại nghe thành xà-tón, người khác ghi là Tri Tôn! Rắc rối quá lắm. Vả lại mình biết phận mình: có nghiên có khảo gì tới nơi tới chốn được đâu? Chẳng qua nhón lấy vài sự kiện trong tầm tay, nêu lên để gợi ý các bậc cao minh vậy thôi. Trong mấy tiếng Thái Lan, Phi Luật Tân vừa kể, bỏ qua những pay với play, những du với inda, tôi chú ý đến một âm cuối cùng thì thấy hoặc yuan hoặc yan, hoặc yon, đọc lên nghe vẫn gần với cái tên Việt Nam của ‘nó’ lắm. Từ nam Trung phần vào đến khắp Nam phần, chúng ta không có phụ âm ‘v’. ‘Đi về’, người dân quê ở Bình Định, Phú Yên bảo ‘đi dìa’ hay ‘đi gỳa’. ‘Mắm và rau’, giọng Nam đọc ‘mắm già rau’. Cho nên cái võng, từ Trung vào Nam, nó mang tên cái giõng. Cái giõng ấy, cùng với những cái yon, cái yan, cái yuan, coi bộ gần gũi đa. Tại sao chúng nó không thể cùng nhau lập nên một nhóm, đối lập với nhóm hamac, hammock, hamaca? Như thế là không dám có quyết ý cho rằng chúng ta đã ‘phát minh’ ra cái gì. Chẳng qua chỉ mong cái vinh dự nọ được san sẻ cho cả hai bờ Thái Bình Dương. Được chăng? Ở hai bờ, cái võng có hai địa vị khác nhau. Bên phía Nam Mỹ, cái võng là cái để nằm thiệt; bên phía Nam Á, cái võng là cái để nằm chơi. Võng Nam Mỹ xuất thân từ các bếp lửa của những bộ lạc thiểu sổ ở trình độ văn minh thấp nhất; nó là cái phương tiện căn bản để cứu con người khỏi cảnh lăn thân xuống đất lẫn lộn với tro bụi. Các bộ lạc sơ khai Nam Á, cũng như tổ tiên chúng ta thời xưa, thì không cần đến võng vẫn khỏi ngủ đất: chúng ta ở nhà sàn, nằm ngủ trên ‘chồ’ cao ráo, sạch sẽ. Võng không là phương tiện tối thiểu phải có của dân cùng; mà là tiện nghi để nghỉ ngơi lấy khoái ở những cuộc sống đã thảnh thơi. Cái võng Nam Á, nó ‘xuất thân’ ra sao? Không biết. Chỉ biết đến thời lẫy lừng, trong khoảng đôi ba trăm năm trở lại đây, nó đã được vinh thăng vào tận phủ chúa, vào khắp dinh thự các quan, khắp các chỗ quyền cao chức trọng. Trong tuồng Hộ sinh đàn của cụ thượng thư Đào Tấn, có chỗ tên Tiết Nghĩa cao giọng phách lối đối với Tiết Cương: "A! cái thằng mới dại chớ, lại còn xưng rằng tiện hữu mới gớm chớ. Bạn tao là võng điều ngán ngà, quạt lông, khăn chữ nhất, chớ tao làm bạn chi với cái thằng chân không, áo hạn, mà cũng xưng là bạn?" Cựu tổng đốc Phạm Phú Tiết giải thích rằng ngày xưa các quan to thì dùng võng giá nhuộm điều với cặp ngán bằng ngà voi, quan nhỏ thì võng xanh với cặp ngán bằng gỗ. Kẻ viết tuồng cùng người chú giải tuồng đều là quan lớn cả. Đều rành rẽ về phép tắc nhà quan cả. Duy cụ thượng Đào đã đem phép quan ta gán cho quan Tàu: Quan Tàu nào lại có thứ quan đi võng, dù võng đỏ hay võng xanh. Chuyện võng với cáng, với ngán nọ ngán kia, ông Đào đều xài tiếng Việt trong câu nói lối, tuyệt nhiên không đả động tới những món ấy bằng Hán văn trong các câu hát khách. Trong Hán ngữ làm gì có tiếng gọi cái võng và nhất là cái... ngán! Vả lại ông Đào thỉnh thoảng vẫn có lời đùa nghịch: trong tuồng Trầm hương các có sâm banh, với sữa bò ở chỗ cung điện Trụ vương cùng Đắc Kỷ, thì trong Hộ sinh đàn quan Tàu có lỡ ngồi lầm vào võng ngán ngà cũng dễ hiểu thôi. Nhưng đùa nghịch ấy chỉ xảy ra ở những câu nói lối. Còn ở các câu hát nam hát khách, ở các bài từ, thì nghiêm chỉnh, không có thế bao giờ. Cao sang như vua chúa, quan quyền, thì... chơi võng. Ông nghè mới đậu xong, lắm khi cảnh nhà hãy còn thiếu thốn, bà nghè đang cấy đang gặt ngoài đồng cũng vội rửa tay chải tóc, chỉnh đốn y trang, mà nằm võng một chuyến theo sau ngựa chàng cho vẻ vang. Con nhà thường dân, nếu cố gắng chơi nổi, khi đưa dâu về nhà chồng cũng chơi một chuyến đi võng cho sang. Ngoài ra, trong cuộc sống thường nhật, hoặc mẹ nằm võng ru con ngủ, hoặc bà nằm võng kể chuyện xưa tích cũ cho cháu nghe, hoặc ông Nhất Linh nằm võng bên suối Đa Mê mà viết văn, thổi sáo v.v..., đều không phải cốt đáp ứng một nhu cầu căn bản, thiết yếu nào cả. Chẳng qua là nằm chơi, nằm lấy thích lấy thú cả. Là cái nằm ở một xã hội đã có trình độ văn minh tương đối cao. Võng như thế là môi trường của câu hát, điệu ru, môi trường của cuộc sống tình cảm, cuộc sống tinh thần, của những cảm xúc tinh tế. Như thế e cái võng Nam Á, tuổi của nó không mấy cao chăng? Đáp ứng nhu cầu căn bản mới là xưa, chứ đáp ứng nhu cầu tinh thần thì xưa sao được? - Hầy, đã bảo chưa biết về cái xuất thân của nó. Ai mà dám chắc nó già trẻ đến đâu. Gác chuyện đó lại đi. Cái gì chưa có chứng cớ đích xác thì khoan nói. Nói qua chuyện khác, vui hơn. Bắt đầu, ông Cao Bá Quát có một câu thơ võng. Chẳng bao lâu sau, ông Bàng Bá Lân liền có cả một tập thơ võng: Tiếng võng đưa. Không phải ông Bàng là chuyên gia về võng. Chẳng qua khi văn thơ Việt Nam nó thoát ra khỏi vòng Hán ngữ thì nó dễ dàng đề cập tới cuộc sống dân tộc hơn. Ông Bàng có ba thi phẩm về tiếng nọ tiếng kia: Tiếng thông reo (1934), Tiếng sáo diều (1939), Tiếng võng đưa (1957). Trừ tiếng thông reo ra, hai tiếng sau đặc biệt thân thuộc với lỗ tai Việt Nam. Trong bài ‘Tiếng võng đưa’ có câu: ...Tiếng võng nhà ai ru trẻ Nặng nề chậm chạp đong đưa... Nặng nề chậm chạp đong đưa... Cót ca cót két nhịp thơ muôn đời.Lại có câu: Dân tộc Việt Nam Lớn trong tiếng võngTrong bài ‘Quê tôi’ có câu: Đêm dài, nhịp tiếng võng đưa Lời ru ời ợi ngàn xưa vọng về...Kẻ đề tựa cho tập Tiếng võng đưa là ông Lê Văn Siêu, một học giả từng có những công trình nghiên cứu về văn hoá, về văn minh, của nước Việt Nam văn hiến. Trong bài tựa có lời rằng: "Tiếng võng đưa kẽo kẹt ấy, vẫn là tiếng ngân dài của năm nghìn năm lịch sử trong lòng người con dân đất Việt." ‘Muôn đời’, ‘ngàn xưa’, rồi ‘năm ngàn năm’, rồi lại dân tộc ‘lớn trong tiếng võng’. Nghe ra vẫn chưa mấy đích xác. Chỉ biết võng là cái cố cựu, là mật thiết với dân tộc. Còn cái đích xác thì hãy chờ thôi. Võ Phiến
Mục lục
Nằm Chơi
Nằm Chơi
Võ PhiếnChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: Tienve.orgĐược bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 19 tháng 4 năm 2005 | vanhoc |
Bão Kai-tak, còn được biết ở Philippines với tên gọi Bão Edeng hay bão số 1 năm 2000 ở Việt Nam, là 1 cơn bão cuồng phong cấp 1 trong năm 2000.
Cấp bão
Cấp bão (Việt Nam): Bão cuồng phong.
Cấp bão (Nhật Bản): Bão cuồng phong.
Cấp bão (Trung Quốc): Bão cuồng phong.
Cấp bão (Hoa Kỳ): Bão cấp 1.
Lịch sử khí tượng
Vào ngày 2 tháng 7, một vùng thấp đã hình thành trên Biển Đông khu vực cách Philippines về phía Đông Bắc. Sang ngày mùng 3 vùng thấp đã mạnh lên thành một áp thấp nhiệt đới và nó bắt đầu di chuyển về phía Bắc, trở thành một cơn bão nhiệt đới trong ngày mùng 5 và là bão cuồng phong trong ngày mùng 6. Sau đó Kai-tak tiếp tục di chuyển lên phía Bắc, tấn công Đài Loan trong ngày mùng 9. Đến ngày 11, Kai-tak tan trên biển Hoàng Hải, sau khi đã gây lũ lụt khiến 188 người thiệt mạng. Tên của cơn bão được đặt theo tên một sân bay quốc tế cũ của Hong Kong, sân bay Kai Tak.
Những thiệt hại
Các tác động kết hợp của Kai-tak và Áp thấp nhiệt đới Gloring đã dẫn đến sự sụp đổ của một đống rác lớn, tàn phá một cộng đồng người nhặt rác với 300 ngôi nhà tồi tàn gần Manila. Ít nhất 116 người đã chết trong trận tuyết lở, một số người đã bị vùi trong tuyết và ít nhất 73 người khác bị thương.
Xem thêm
Bão Wukong (2000)
Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2000
Tham khảo
Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2000
Bão trên Biển Đông
Sự kiện 2000 tại Việt Nam
Sự kiện 2000 tại Philippines
Sự kiện 2000 tại Trung Quốc
Sự kiện 2000 tại Nhật Bản
Sự kiện 2000 tại Hàn Quốc
Sự kiện 2000 tại Triều Tiên | wiki |
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 1
Côn Luân Tam Thánh
Quách Tường, con gái thứ của Ðại hiệp Quách Tỉnh và nữ hiệp Hoàng Dung biệt hiệu Tiểu Ðông Tà. Hôm nay nàng đi chơi một mình là muốn nguôi sầu, giải muộn. Một người một lừa cứ thấy đường là đi. Hết núi này sang núi nọ. Cũng không biết đi bao xa và đi tới đâu. Nàng ngửng đầu lên nhìn thấy phía trước có một ngôi chùa tường vàng, ngói xanh lớn rộng vô cùng. Quách Tường ngẩn người nhìn giây lát, ngẫm nghĩ: - Thiếu Lâm Tự vốn dĩ là nơi nguồn gốc võ học của thiên hạ, nhưng không hiểu tại sao các tay cao thủ nhứt thời, hai lần luận kiếm ở trên núi Hoa Sơn lại không có mặt cao tăng của phái Thiếu Lâm? Chẳng lẽ các vị sư của Thiếu Lâm tự nhận thấy không đủ tài thi thố, và sợ làm mất oai danh của môn phái, nên họ mới không đi dự cũng nên? Hay là võ công của các vị sư đó rất cao thâm, nhưng không thích danh lợi, nên không muốn tranh hùng, đua thắng với các người bên ngoài Nghĩ tới đó nàng vừa đi đến cửa chùa, liền xuống lừa, từ từ vào bên trong. Cây cối rậm rạp, bóng cây bao trùm hai hàng bia đá lớn trồng hai bên lối đi. Ða số bia đá đã bị phá hủy, chữ khắc trên mặt bia cũng đã lu mờ, nên nàng không sao xem rõ được những chữ đó là những chữ gì? Nàng đang chăm chú xem bia, bỗng nghe tiếng xiềng xích lẫn tiếng tụng kinh.Nàng quay nhìn về hướng ấy thì thấy trên con đường núi nhỏ đi thẳng lên đỉnh có một vị sư đang gánh một đôi thùng lớn, miệng niệm kinh đi từ từ. Nàng liền đuổi theo đại sư ấy, khi còn cách nhau độ mười mấy trượng,nàng kinh hãi vô cùng.Thì ra đôi thùng ấy bằng sắt, to gấp ba thùng nước thường dùng, và cổ, tay, chân của vị sư đều quấn dây xích sắt, nên lúc ông ta đi là có tiếng kêu "xúc, xích"! Ðôi thùng sắt ấy ít ra cũng nặng tới mấy trăm cân, mà còn chứa đầy nước nữa thì thật đáng kinh người.Quách Tường lớn tiếng gọi:- Ðại hòa thượng, xin hãy lưu bước, Tiểu nữ có đôi lời muốn thỉnh giáo Nhà sư nọ quay đầu lại, thấy người gọi là Quách Tường, cả hai đều ngạc nhiên vô cùng. Không ngờ vị sư tăng ấy là Giác Viễn. Ba năm trước, Quách Tường ở trên núi Hoa Sơn, đã được gặp Giác Viễn một lần. Nàng biết vị hòa thượng này tánh rất hủ, nhưng nội công thì cao thâm khôn lường không kém bất cứ một vị cao thủ mạnh bạo nào! Nàng liền lên tiếng trước:- Cháu tưởng là ai, không ngờ lại là Giác Viễn đại sự Sao đại sư lại bị hành hạ như thế này?Giác Viễn gật đầu, mỉm cười, hai tay chấp vái, nhưng không trả lời câu nào đã quay mình đi liền.Quách Tường lại gọi:- Giác Viễn đại sư không nhận ra cháu hay sao? Cháu là Quách Tường đây mà!Giác Viễn lại quay đầu lại cười, gật đầu một cái rồi rảo cẳng đi ngay.Quách Tường chạy theo hỏi:- Ai xiềng xích đại sư? Sao người đó lại hành hạ đại sư đến thế này?Giác Viễn đưa tay về phía sau xua mấy cái, tỏ vẻ bảo nàng không nên hỏi han như vậy.Lòng hiếu kỳ thúc đẩy, Quách Tường vốn thích chuyện kỳ lạ, khi nào chịu bỏ qua. Nàng muốn rõ sự thể ra sao, liền phi thân đuổi theo liền, định vượt lên để cản đại sư lại.Ngờ đâu Giác Viễn đại sư tuy bị xiềng xích cả chân tay, lại gánh đôi thùng nước nặng như vậy, mà Quách Tỉnh rảo cẳng đến thế nào cũng không sao vượt lên trước đại sư được.Nàng không chịu thua, giở khinh công gia truyền, hai chân vọt một cái, thân hình như bay lên rồi giơ tay ra định nắm chặt lấy một thùng nước. nàng yên trí chỉ bắt một cái là nắm được mép thùng ngay, ngờ đâu nàng bắt liền mấy cái đều hụt hết. Cái nào cũng chỉ Thiếu có hai tấc là trúng đích. Nàng la lớn:- Ðại hòa thượng bản lĩnh tài ba thật. Thế nào cháu cũng phải đuổi theo kịp mới thôi!Giác Viễn đại sư đi rất thong thả, tiếng xiềng xích kêu như âm nhạc càng lúc càng cao.Y đi thẳng về hướng hậu sơn. Quách Tường càng đuối sức, hơi thở càng hổn hển, chân càng chạy nhanh hơn, nhưng có nhanh đến đâu thân hình nàng cũng cách Giác Viễn đại sư hơn trượng. Thấy vậy nàng không thể không thán phục được, liền nghĩ:- Lúc cha mẹ mình ở trên núi Hoa Sơn có khen Giác Viễn đại sư võ công rất cao, lúc ấy ta vẫn không tin, hôm nay thi thố khinh công ta mới biết không sai chút nào.Giác Viễn đại sư quay mình đi vô căn nhà nhỏ, khiêng hai thùng nước đổ vào giếng. Quách Tường ngạc nhiên vô cùng liền hỏi:- Hòa thượng sao lại gánh nước đổ vào giếng?Giác Viễn đại sư sắc mặt vẫn bình thản, chỉ lắc đầu. Quách Tường sực tỉnh ngộ ngay nên vừa cười vừa hỏi:- À, đại sư đang luyện một môn võ công rất cao thâm thì phải?Giác Viễn lại lắc đầu nữa. Quách Tường bực tức vô cùng liền nói:- Vừa rồi rõ ràng cháu nghe đại sư tụng kinh chớ có câm đâu, sao bây giờ không trả lời cháu?Giác Viễn chấp tay vái một vái, sắc mặt có vẻ sượng sùng nhưng vẫn không nói gì hết lại tiếp tục gánh đôi thùng sắt đi xuống núi.Quách Tường nhìn xuống giếng thấy nước trong suốt và có hơi lạnh bốc lên, tuyệt nhiên không có một điểm gì đặc biệt. Nàng ngẩn người ra nhìn Giác Viễn trong lòng thắc mắc vô cùng.Vừa rồi, vì cố hết sức đuổi theo Giác Viễn nên lúc này nàng cảm thấy mệt mỏi, hơi thở phì phào. Nàng đành ngồi lại trên bờ giếng nghĩ ngợi và ngắm phong cảnh xung quanh. Chỗ nàng ngồi cao hơn tất cả chùa chiền của Thiếu Lâm Tự, nhưng phía trên nàng vẫn còn đỉnh núi chọc trời.Tiếng chuông trong chùa ở dưới núi theo gió vọng lên khiến người nghe đều cảm thấy bao nhiêu chuyện trần tục đều tiêu tan. Quách Tường nghĩ thầm:- Ðệ tử của vị hòa thượng này không biết đi đâu? Ông ta không chịu nói thì mình tìm hỏi thiếu niên kia vậy.Ðoạn nàng lững thững xuống núi đến gần thiếu niên kia, người đó chính là Trương Quân Bảo, đệ tử của Giác Viễn.Nàng đi được một quãng đường lại nghe có tiếng xiềng xích kêu, thì ra Giác Viễn đã gánh nước lên núi rồi. Nàng núp sau một cây cổ thụ nghĩ thầm:- Rõ ràng hòa thượng này không chịu nói cho ta nghe, ta cứ ngấm ngầm theo dõi xem y giở những trò quái gì?Nàng nghe tiếng xiềng xích càng lúc càng gần. Xa xa nàng thấy Giác Viễn vẫn gánh đôi thùng nước, tay cầm một quyển sách vừa đi vừa đọc, có vẻ thích thú lắm. Nàng chờ lúc lão đi đến gần bên mình rồi thình lình nhảy ra la lớn:- Ðại hòa thượng xem sách gì thế?Giác Viễn thất thanh kêu lên:- ối chà, làm bần tăng giật mình! Cũng lại là cô.Quách Tường vừa cười vừa nói:- Ðại sư câm mà sao bây giờ lại nói được?Giác Viễn có vẻ kinh hãi, nhìn xung quanh rồi xua tay mấy cái. Quách Tường lại hỏi:- Ðại sư sợ hãi gì thế?Giác Viễn chưa kịp trả lời, thì đột nhiên từ trong bụi cây có hai vị sư áo vàng đi ra, người đi đầu quát lớn:- Giác Viễn không giữ pháp giới, tự tiện mở miệng nói chuyện, mà lại đối đáp với một người xa lạ, người đó lại là một thiếu nữ trẻ tuổi. Hãy theo bốn đại sư lên yết kiến thủ tọa của Giới Luật Ðường ngay!Giác Viễn nghe xong, cúi đầu tỏ vẻ buồn, rồi gật đầu một cái, theo hai người đó đi liền.Quách Tường vừa kinh hãi, vừa tức giận quát lên:- Trên đời này không có lệ luật gì cấm người ta nói chuyện như vậy, tôi quen với ông ta, có ăn thua gì đến hai ông mà xen vào?Người có thân hình to lớn trợn mắt đáp:- Nghìn năm nay Thiếu Lâm Tự vẫn cấm đàn bà con gái tự tiện bước vào, mời cô nương xuống núi ngay đi khỏi bị đuổi mà mắc cỡ.Quách Tường lại càng tức giận, lớn tiếng nói:- Ðàn bà thì sao? Chẳng lẽ đàn bà không bằng đàn ông? Các người dùng xiềng xích trói ông ta lại, còn cấm ông ta nói chuyện, thế là nghĩa lý gì?Tăng nhân nọ cười nhạt đáp:- Việc của bản chùa đến nhà vua cũng không được can thiệp, cô nương hà tất hỏi nhiều.Quách Tường cả giận đáp:- Tôi biết đại sư này là người rất hiền lành trung hậu, tại sao các người lại hành hạ ông ta như vậy? Còn Thiên Minh hòa thượng, Vô Sắc và Vô Tướng hòa thượng ở đâu? Các người hãy mời các ông ấy ra đây để tôi hỏi thử xem làm như vậy có hợp đạo lý không?Hai vị đại sư nghe nàng nói đâm ra kinh hãi vô cùng.Thì ra Thiên Minh đại sư là phương trượng của chùa Thiếu Lâm. Vô Sắc thiền sư là thủ tọa La Hán Ðường và Vô Tướng thiền sư là thủ tọa Ðạt Ma Ðường của nhà chùa.Ba người này địa vị rất cao, xưa nay các tăng lữ trong chùa thường gọi là Lão phương trượng, Ðạt Ma Ðường tọa sư và La Hán Ðường tọa sư, chứ không ai dám gọi ngay pháp danh như vậy.Ngờ đâu con nhỏ này dám lên núi kêu la om sòm, còn gọi cả pháp danh của ba vị.Người sư gầy và cao, pháp danh Hoàng Minh, là đệ tử của thủ tọa Giới Luật Ðường, thừa lệnh tọa chủ cùng sư đệ là Hoàng Duyên đi giám thị Giác Viễn. Lúc này y nghe thấy Quách Tường lớn tiếng cãi vã liền quát lớn:- Nếu nữ thí chủ còn ở trước cửa Phật thanh tịnh này quấy nhiễu thì đừng có trách! - Chẳng lẽ tôi lại sợ các hòa thượng hay sao? Các người có mau tháo xiềng cho Giác Viễn đại sư không? Bằng không thì tôi sẽ đi tìm Thiên Minh hòa thượng thanh toán ngay!Nhắc lại từ khi Quách Tường chia tay vợ chồng Dương Qua và Tiểu Long Nữ ở Hoa Sơn tới nay thấm thoát đã ba năm mà nàng không nhận được tin tức gì của vợ chồng Dương Qua cả, nàng nhớ nhung vô cùng, liền xin phép cha mẹ đi du ngoạn sơn thủy, nhưng thâm tâm nàng định dò la tin tức vợ chồng Dương Qua, mong biết đôi chút về hành hiệp của hai người trên giang hồ.Nhưng từ khi chia tay, vợ chồng Dương Qua không hề lộ mặt trên giang hồ và không ai biết họ ẩn cư nơi đâu! Quách Tường cứ đi từ Bắc chí Nam, từ Ðông sang Tây, lặn lội đã hơn phân nửa đất Trung Nguyên rồi mà chưa hề nghe nói đến Thần Ðiêu Ðại Hiệp Dương Qua! Một hôm nàng tới Hà Nam chợt nhớ năm xưa Dương Qua có quen biết với Phương Trượng chùa Thiếu Lâm, nàng định lên chùa hỏi may ra manh mối.Ngờ đâu nàng vừa đến chân núi đã gặp việc quái lạ là Giác Viễn đại sư bị hành hạ như kể trên.Hoàng Minh và Hoàng Duyên thấy nàng ...(~~~~~ Thiếu một đoạn ~~~~~)... Quách Tường cả mừng lên tiếng:- Nơi đây các lão hòa thượng bắt nạt sư phụ bạn, chúng ta mau xa chạy cao bay đi.Trương Quân Bảo lắc đầu, đáp:- Không ai bắt nạt sư phụ tôi hết.Quách Tường lại chỉ Giác Viễn:- Hai ác tăng này dùng xiềng xích buộc sư phụ bạn và không cho nói một lời nào, vậy không bắt nạt là gì?Giác Viễn lắc đầu chỉ tay xuống núi ra hiệu bảo Quách Tường mau chạy đi, đừng ở đây gây thêm tai họa nữa.Tiểu Ðông Tà Quách Tường là người rất nghĩa hiệp, biết trong chùa Thiếu Lâm có rất nhiều cao thủ tài ba hơn nàng nhiều nhưng nàng trông thấy sự bất bình trước mặt như vậy không thể nào bỏ đi được, mặc dầu nàng vẫn lo các cao thủ trong chùa ra ngăn cản. Một tay nàng kéo Giác Viễn, một tay kéo Quân Bảo dậm chân nói:- Mau chạy đi! Mau chạy đi! Có việc gì hãy xuống núi nói sau.Nàng vừa dứt lời thì thấy dưới sườn núi, phía bên cửa hông chùa đã có 7, 8 vị sư xông ra, tay cầm mộc, mồm quát lớn:- Con giặc cái ở đâu dám táo gan đến chùa Thiếu Lâm quấy nhiễu như vậy?Trương Quân Bảo lớn tiếng đáp:- Các vị sư huynh không được vô lễ, vị này là...Quách Tường vội nói:- Xin chớ nói tên của tôi ra.Vì nàng thấy tai họa gây nên rất lớn, kết quả không biết ra sao, nàng không muốn liên lụy đến cha mẹ nên nàng không muốn Trương Quân Bảo nói tới tên mình. Nàng tiếp nhanh:- Chúng ta vượt qua núi mà chạy. Xin hai vị chớ nhắc đến tên cha mẹ tôi và bạn tôi.Ðền đây, bỗng nghe trên đỉnh núi có tiếng quát to, thì ra có 7, 8 vị sư áo vàng xông ra nữa.Quách Tường thấy trước sau đều có các vị sư xuất hiện, cau mày nói:- Sao hai người cứ sợ sệt như đàn bà con nít vậy? Không có chí nam nhi gì cả! Chẳng hay các vị có định chạy hay không?Trương Quân Bảo nói:- Thưa sư phụ, Quách cô nương có lòng tốt như vậy...Nhưng dưới sườn núi, từ ngách chùa, bốn vị đại sư áo vàng đã xông ra, chạy nhanh như gió lên núi, không người nào cầm khí giới nhưng thân pháp nhanh vô cùng, đủ thấy võ công của họ cao cường biết bao. Quách Tường thấy tình hình bất lợi biết rằng có muốn thoát một mình cũng không được, liền đứng bên chờ coi diễn biến ra sao. Vị sư đi trước chạy đến cách nàng bốn trượng liền lên tiếng nói:- Thủ tọa sư tôn La Hán Ðường truyền dụ cho người lạ mặt hãy bỏ khí giới và xuống Lập Tuyết Ðình ở chân núi tường trình sự thể, rồi nghe pháp dụ định đoạt. Quách Tường nghe vậy, cười nhạt đáp:- Sao các vị đại hòa thượng ở chùa Thiếu Lâm này lại quan cách đến thế? Xin hỏi các vị hòa thượng, các vị làm quan chức gì cho Hoàng Ðế nhà Tống hay vua Mông Cổ thế?Chùa Thiếu Lâm ở trên đất đai do Mông Cổ cai quản. Mấy năm nay, quân Mông Cổ tấn công thành Tương Dương mãi mà không sao hạ nổi. Chúng bận điều binh khiạn tướng, nên không có thì giờ để ý đến các tùng lâm chùa am, nhờ vậy Thiếu Lâm Tự mới được như cũ.Nhà sư nghe Quách Tường mỉa mai một cách sâu sắc, xấu hổ vô cùng, mặt đỏ bừng lên, cảm thấy ra lệnh cho người ngoài như vậy cũng hơi quá một chút, y liền đổi giọng ôn hòa, chấp tay vái và lễ độ nói:- Không biết nữ thí chủ có việc gì giáng lâm tệ tự? Vậy xin hãy bỏ khí giới rồi mời nữ thí chủ xuống Lập Tuyết Ðình uống trà, nói chuyện sau.Quách Tường đáp:- Các vị không để tôi vào trong chùa thì thôi, tôi có cần gì đâu. Hừ, Chẳng lẽ trong chùa này có của báu hay sao? Dễ tôi thấy thì tôi được vẻ vang thêm hay sao?Nàng thấy tình thế bất lợi cho mình, muốn nhân lúc này rút lui cho êm, liền đưa mắt ra hiệu cho Trương Quân Bảo và khẽ hỏi:- Thế nào? Có đi hay không?Trương Quân Bảo lắc đầu và liếc nhìn Giác Viễn đại sư ngầm tỏ ý là còn phải ở lại phụng dưỡng sư phụ.Quách Tường lớn tiếng nói:- Thôi được! Tôi để mặc cho các người tùy liệu đấy.Nói xong, nàng liền chạy thẳng xuống núi. Nhà sư áo vàng thứ nhất né tránh sang bên. Nhà sư áo vàng thứ nhì và thứ ba đồng thời đưa tay ngăn lại và nói:- Hãy khoan, bỏ khí giới xuống đã.Quách Tường cau mày, tay nắm chặt lấy cán kiếm. Nhà sư áo vàng thứ nhất nói tiếp:- Chúng tôi cũng không dám giữ lại khí giới của nữ thí chủ đâu. Nữ thí chủ xuống tới chân núi là chúng tôi xin gởi trả lại thanh bảo kiếm ngay. Ðây là luật lệ của Thiếu Lâm Tự đã có từ ngàn năm nay rồi, xin nữ thí chủ lượng thừ cho.Quách Tường thấy vị sư đó ăn nói lễ phép, lòng phân vân vô cùng và nghĩ thầm:- Nếu không để lại đoản kiếm thì thế nào cũng có một trận đấu ác liệt, ta một mình làm sao địch lại bao nhiêu tăng chúng trong chùa? Nhưng nếu ta để lại đoản kiếm thì có phải là làm mất sĩ diện của cha mẹ, anh chị, anh rạ, đại ca và Long tỷ tỷ không?Nàng nghĩ ngợi, chưa quyết định thì đột nhiên trước mặt có cái bóng vàng thấp thoáng và có tiếng quát lớn:- Mi tới Thiếu Lâm Tự mà dám cầm kiếm đả thương người, thật là bướng bỉnh!Tức thì một bàn tay xỉa tới chụp bao kiếm của Quách Tường. Nếu nhà sư đó không làm ngang, có lẽ nàng sẽ nhượng bộ buông kiếm ra (bởi tính nàng khác hẳn tính chị nàng là Quách Phù, rất táo bạo nóng nảy), và bây giờ nàng đã để bị đoạt kiếm một cách dễ dàng vậy!Cầm nã thủ pháp của nhà sư nọ thật độc, lại tinh xảo nên vừa nắm được bao kiếm của nàng, liền nghĩ thầm:- Nàng này thế nào cũng giằng co, mà một sư một nữ giằng kéo nhau, coi sao được?Y liền vận nội công đẩy tréo sang trái, rồi kéo về bên phải. Quách Tường không cầm vững được bao kiếm, lúc nguy cấp nàng bàn nắm ngay cán kiếm, rút luôn thanh kiếm ra, nghe "xoẹt" một tiếng. Nhà sư nọ tay phải cướp được bao kiếm, nhưng năm ngón bên trái đều bị cắt đứt. Y đau đớn vô cùng. liền giơ bao kiếm lên chỉ vào mặt Quách Tường. Quách Tường cũng đưa kiếm lên đỡ. chỉ nghe "coong" một tiếng, bao kiếm bị chặt đứt làm đôi. Nhà sư nọ bước lùi lại một bước.Các tăng nhân thấy đồng môn của mình bị thương, ai nấy đều tức giận liền múa côn và trượng xông tới vây đánh Quách Tường. Nàng nghĩ:(~~~~~ Thiếu một đoạn ~~~~~)- Các người hãy ngừng tay!Các tăng nhân vội nhảy sang hai bên. Vô Sắc thiền sư liền hỏi:- Cô nương quý tánh là chi, lệnh tôn là ai? Cô nương giáng lâm Thiếu Lâm Tự Chẳng hay có việc gì thế?Quách Tường nghĩ thầm:- Ta không thể nào nói tên cha mẹ ta cho ông thày chùa này biết. Còn việc ta đến Thiếu Lâm Tự tìm tung tích đại ca ta, thì trước mặt mọi người làm sao nói rõ ra. Hôm nay ta gây rối như thế, sau này cha mẹ và đại ca ta hay biết, thế nào cũng trách mềng ta. Chi bằng ta lẳng lặng bỏ đi thì hơn.Nghĩ đoạn nàng liền đáp:- Tôi không tiện nói tên họ cho đại sư rõ. Còn tôi lên trên núi này là vì thấy phong cảnh quá đẹp nhân tiện đường du ngoạn. Không ngờ Thiếu Lâm Tự còn lợi hại hơn Hoàng Cung, động chút là có người đòi giữ khí giới! Xin hỏi lào sư, tôi đã bước vào tới sơn môn của Thiếu Lâm Tự chưa? Năm xưa Ðạt Ma sư tổ truyền lại võ nghệ chắc cũng muốn các vị tăng nhân được khỏe mạnh thôi, không ngờ tiếng tăm của Thiếu Lâm Tự ngày càng lớn, võ công càng cao. Ai ngờ cái danh là cậy ở người nhiều bắt nạt và hà hiếp kẻ khác cũng càng kêu to! Các nhà sư muốn giữ khí giới của tôi thì cứ giữ và cũng nên giết tôi luôn, bằng không câu chuyện ngày hôm nay giới giang hồ thế nào cũng biết đến.Nàng khéo ăn nói, vả lại việc này không phải do nàng gây ra trước, khiến Vô Sắc thiền sư không biết trả lời ra sao. Quách Tường lại nghĩ thầm:- Ta lên chùa quấy nhiễu như vậy sợ mọi người sẽ biết thì còn gì tên tuổi. Nhưng Thiếu Lâm Tự hẳn càng không muốn cho ai biết chuyện hàng chục hòa thượng vây đánh một thiếu nữ, nói ra không hay ho gì.Nghĩ đoạn nàng bàn hừ một tiếng như đe dọa vừa vứt kiếm xuống, vừa bỏ đi liền. Vô Sắc thiền sư tiến lên mấy bước, phất tay áo nhặt thanh kiếm ấy lên, thấy màu đất có lấm chấm máu tươi của mấy người đã bị thương vì lưỡi kiếm này, nhưng lưỡi kiếm sạch trơn. Ðại sư đưa hai tay đỡ lấy thanh kiếm và nói:- Cô nương không muốn cho lão tăng biết rõ sư môn và sư thừa thì xin thâu hồi lại thanh kiếm này. Lão tăng cung kính tiễn cô nương xuống núi.Quách Tường nhếch mép cười và đáp:- Dù sao hòa thượng cũng thông đạt tình lý hơn, vậy mới phải là phong cách của một danh gia.Nàng đang thắng thế nên thuận mồm khen Vô Sắc một câu, đoạn giơ tay ra cầm kiếm. Nhưng nàng kinh hãi vô cùng vì thiền sư phát ra một lực mạnh giữ chặt đoản kiếm. Quách Tường tay nắm được cán cũng không sao nhắc thanh kiếm lên nổi. Ðôi ba phen nàng dùng hết sức lực mà cũng không sao lấy thanh kiếm cho được liền nói:- Hay lắm! Ðại sư định biểu diễn võ công đấy!Nói xong nàng phảy tréo tay trái một cái, nhếm hai yếu huyệt Thiên Ðỉnh và Cự Cốt ở cổ bên trái của Vô Sắc thiền sư mà hất tới.Lão hòa thượng rùn mình né tránh. Nhờ vậy Quách Tường nhấc bổng thanh đoản kiếm lên được. Vô Sắc liền nói:- Tuyệt! Tuyệt thay thủ pháp Lan Hoa Hô Huyệt! Chẳng hay cô nương xưng hô với Ðào Hoa đảo chủ là gì?Quách Tường vừa cười vừa đáp:- Ðào Hoa đảo chủ ấy à? Tôi gọi ông ta là Lão Ðông Tà.Thì ra Ðào Hoa đảo chủ Ðông Tà Hoàng Dược Sư là ông ngoại của Quách Tường, nhưng tính rất quái dị, xưa nay Dược Sư không câu nệ lễ phép, nên thường gọi cháu ngoại là Tiểu Ðông Tà, còn bảo Quách Tường gọi mình là Lão Ðông Tà.Thấy cháu ngoại gọi mình như thế, ông rất thích. Vô Sắc thiền sư làm sao biết chuyện đó, nên khi nghe Quách Tường nói vậy, liền nghĩ:- Hẳn nàng không liên quan gì với Hoàng Dược Sư, mới dám vô lễ nói bậy như thế!Nghĩ đoạn Vô Sắc thiền sư không còn úy kỵ về phương diện Ðào Hoa đảo chủ nữa.Nguyên Vô Sắc thiền sư hồi Thiếu thời ở trong lục lâm, sau vào cửa thiền tu hành mấy chục năm, Phật học rất tinh thâm, nhưng hào khí xưa vẫn còn.Nay thấy nàng không chịu nói rõ sư thừa và lai lịch, đại sư càng muốn thử thách để cho nàng nói ra mới thôi. Vô Sắc thiền sư liền vừa cười vừa lớn tiếng:- Tiểu cô nương hãy tiếp thử mười hiệp xem nhỡn lực của lão hòa thượng có thể nói ra được môn phái của cô nương không?Quách Tường đáp lại:- Nếu trong mười hiệp mà lão sư không nhận ra thì sao?Vô Sắc thiền sư liền cười ha hả:- Nếu Tiểu cô nương đỡ được 10 hiệp của lão tăng thì còn nói gì nữa! Cô nương sai bảo điều gì lão cũng xin chịu.Quách Tường bàn chỉ Giác Viễn và nói:- Tôi với vị đại sư này năm xưa đã có duyên gặp nhau một lần, nên giờ đây tôi muốn xin giúp ông ta. Nếu trong 10 hiệp mà đại sư không nói rõ tên sư phụ tôi là ai thì đại sư phải nhận lời tôi đừng bắt tội vị đại sư kia. Ðược chăng?Vô Sắc thiền sư ngạc nhiên vô cùng và nghĩ thầm:- Lạ thật! Giác Viễn là người hủ nho, mấy chục năm nay trông coi sách vở trên Tàng Kinh Lầu, không hề giao du với người ngoài bao giờ, sao lại quen biết với cô bé này?Nghĩ đoạn đại sư đáp:- Thú thật, chúng tôi có hành hạ gì y đâu. Các tăng chúng trong chùa bất cứ ai, hễ phạm luật thì đều bị phạt cách ấy.Quách Tường chu miệng lại cười nhạt, không nói gì.Vô Sắc giơ chưởng lên và nói:- Thôi được, lão tăng vui lòng chịu Hết. Nếu lão tăng thua thì lão tăng sẽ gánh ba nghìn một trăm linh tám gánh nước thay cho Giác Viễn. Vậy cô nương cẩn thận, lão ra tay đây!Trong lúc Quách Tường nói chuyện với lão hòa thượng, trong lòng đã suy tính thầm:- Lão hòa thượng này nội công cao siêu như thế, võ công tất phải lợi hại lắm. Nếu để y ra tay trước, hẳn ta phải kiệt lực chống đỡ, lúc ấy thế nào cũng phải giở võ công của cha mẹ ra. Chi bằng ta ra tay trước tấn công luôn mười miếng.Nàng nghĩ tới đó thì bỗng nghe lão hòa thượng bảo:- Cô nương cẩn thận, lão ra tay đây.Nàng không để Vô Sắc thiền sư kịp ra tay, liền múa đoản kiếm nhằm ngực hòa thượng đâm, vẫn với Lạc Anh kiếm pháp của Ðào Hoa Ðảo. Lão sư biết thế công của nàng rất lợi hại nên không dám đỡ, liền nhảy sang bên né tránh.Quách Tường quát lớn:- Coi chừng thế thứ hai!Nàng liền múa đoản kiếm từ bên dưới đâm lên. Thế kiếm này là thế kiếm của Toàn Chân phái. Vô Sắc thiền sư liền nói:- Hay lắm! Ðó là Toàn Chân kiếm pháp.Quách Tường trả lời:- Chưa chắc!Nàng thấy đoản kiếm không đâm trúng, mà nhân lúc mình trả lời nên hơi chậm tay một chút. Vô Sắc thiền sư đã hóa thủ thành công và giơ tay định nắm lấy cổ tay nàng thì kinh hãi nghĩ thầm:- Lão hòa thượng này lợi hại thật. Dưới thế kiếm hung hiểm như vậy mà dám tay không xông vào phản công chứ!Nàng thấy ngón tay của đối phương sắp đến trước mặt, vội múa kiếm ra đòn Ðả Cẩu Bổng Pháp. Nguyên hồi còn nhỏ nàng được Tiền bang chủ Lỗ Hữu Cước dạy môn võ công này. Theo luật lệ của bang ấy, môn Ðả Cẩu Bổng Pháp là thần kỹ trấn bang nên chính bang chủ mới được truyền dạy, nhưng trong lúc trà dư tửu hậu, Lỗ Hữu Cước múa bổng thức này chơi, nàng ngồi đó học luôn. Huống hồ mẹ nàng là Hoàng Dung cũng là bang chủ nhiệm kỳ trước, còn bang chủ hiện thời là anh rể nàng, do được mục kích thường xuyên môn võ công này, nên nàng biết sử dụng một vài thế là thường.Lúc ấy ngón tay của Vô Sắc thiền sư gần đụng vào tay nàng, thì thấy đưòng kiếm thấp thoáng thần diệu vô phương, xuýt nữa năm ngón tay của đại sư bị chém đứt. Cũng may đại sư võ công cao siêu vội lùi lại hai bước để tránh. Nhờ vậy khỏi đứt tay nhưng tay áo cũng đã bị nhát kiếm cắt đứt. Ðại sư biến sắc, kinh hãi đến toát mồ hôi lạnh.Quách Tường đềc chí vô cùng, vừa cười vừa hỏi:- Vậy thế kiếm này là thế kiếm gì?Sự thực, trong thiên hạ làm gì có thế kiếm đó? Vì Quách Tường biến Ðả Cẩu Bổng Pháp, đến Vô Sắc thiền sư cũng ngẩn người không biết đó là thế kiếm gì.Quách Tường nghĩ thầm:- Ta cứ giở Ðả Cẩu Bổng Pháp ra là đánh bại y ngay, nhưng ngoài thế này ta không còn biết thế nào khác nữa.Nghĩ tới đó, nàng không để cho Vô Sắc được rảnh tay, liền múa kiếm nhảy tới, thân hình như tiên nữ hạ phàm vậy, kiếm phong của nàng cứ nhằm hạ bộ của Vô Sắc mà điểm lia lịa.Thế kiếm này là Ngọc Nữ kiếm pháp mà nàng học được của Tiểu Long Nữ.Ngọc Nữ kiếm pháp do nữ hiệp Lâm Chiêu Anh sáng tác từ hồi xưa, không những kiếm thế lợi hại mà dáng điệu lại nhanh nhẹn tao nhã. Quách Tường là một thiếu nữ trẻ đẹp như thế, sử dụng kiếm pháp này trông càng ngoạn mục vô cùng.Bọn tăng nhân đứng quanh đó thấy kiếm pháp vừa đẹp vừa lợi hại, trong đời chúng chưa hề mục kích bao giờ, nên càng kinh hãi, lại vừa mừng thầm được học hỏi thêm.Phải biết Ðạt Ma Kiếm Pháp và La Hán Kiếm Pháp phái Thiếu Lâm đều thuộc loại cương thuật, còn Ngọc Nữ Kiếm Pháp đã tuyệt tích giang hồ từ lâu. Tính chất của kiếm thuật đó lại tương phản các môn võ thuật của phái Thiếu Lâm. Quách Tường chỉ giở một thế Lăng Ba Chi Bộ là đã làm cho Vô Sắc thiền sư ngơ ngác ngẩn người.Sự thực Ngọc Nữ Kiếm Pháp không hơn gì hai bộ kiếm thuật của phái Thiếu Lâm, thoáng trông môn kiếm của nàng thì tuyệt mỹ tuyệt ảo tựa như trong kinh Phật đã mô tả: ...(~~~~~ Thiếu một đoạn ~~~~~)... Nghĩa là hình dáng và vẻ mặt trông rất đẹp một cách nhu mì, trang nghiêm, hòa nhã, đoan chính, vui vẻ khiến người ta càng nhìn càng ưa. Vô Sắc thiền sư thấy kiếm thuật đẹp đẽ và huyền diệu như thế, chỉ muốn xem lại một lần nữa. Lão liền nhảy sang bên để cho nàng đánh tiếp thêm một thế nữa.Quách Tường múa kiếm, đột biến thế kiếm đó chạy Ðông chạy Tây chém thêm mấy kiếm nữa.Trương Quân Bảo đứng cạnh đấy thấy võ công của nàng cao siêu như vậy cũng ngẩn người, bỗng y kêu "ủa" một tiếng.Thì ra Quách Tường sử dụng thế kiếm sau cùng là thế Tứ Thông Bát Ðạt mà ba năm trước đây trên núi Hoa Sơn Dương Qua đã truyền thụ cho y. Quách Tường đứng gần đó đã học lỏm được thế ấy giờ lại đem ra dùng. Nhưng lúc đó Dương Qua dạy Quân Bảo là chưởng pháp. mà giờ đây Quách Tường lại biến ra thành kiếm pháp nên oai lực kém đi mấy thành, huống hồ võ công của Vô Sắc thiền sư hơn nàng nhiều. trước Trương Quân Bảo dùng chưởng thế ấy khắc phục được Y Khắc Tây, bây giờ Quách Tường sử dụng thành kiếm pháp thì làm sao áp chế nổi Vô Sắc thiền sư?Nhưng kiếm thuật đó rất kỳ lạ khiến Vô Sắc thiền sư cũng kinh hãi thầm. Chỉ trong thoáng cái, Quách Tường sử dụng 5 thế kiếm liền mà Vô Sắc thiền sư vẫn chưa nhận được đó là kiếm pháp gì!Lão hòa thượng hồi trẻ tung hoành trên giang hồ nên kiến thức rất phong phú, mười mấy năm nay lão làm thủ tọa La Hán Ðường lại càng chú tâm nghiên cứu võ công. Vô Sắc đã tham chiếu và so sánh võ công các môn phái với võ công của chùa, rồi thâu lượm các sở trường của các môn võ công các phái bổ khuyết chỗ sở đoản của chùa, nên ông tự tin bất cứ cao nhân của môn phái nào chỉ giở vài thế ra là ông biết ngay lai lịch của đối phương.Nhưng bây giờ, lão hòa thượng hẹn với Quách Tường mười thế - ấy là lão cũng đề phòng dư rồi - ngờ đâu cha mẹ, sư phụ và bạn bè của Quách Tường đều là những tay cao thủ hạng nhất đương thời. Nàng chỉ giở ra của mỗi người một thế võ thôi là đủ làm cho Vô Sắc điên đầu nhức óc, hoa mắt, giở hết toàn lực ra mới đặng chống đỡ nổi, còn môn phái thì lão hòa thượng làm sao biết mà nói.Quách Tường vừa sử dụng xong bốn kiếm Bát Thức của môn Tứ Thông Bát Ðạt, Vô Sắc thiền sư liền nghĩ:- Nếu ta để cho nàng ra tay tấn công mãi như vậy thì sợ nàng cứ giở những quái thế ra thì đừng nói là mười thế, dẫu đến trăm thế ta cũng không sao biết rõ nguồn gốc ra sao. Bây giờ ta phải tấn công lia lịa thì nàng mới giở võ công của bản môn ra mà chống đỡ.Nghĩ đoạn thiền sư quay người sang trái giở thế Song Quán Quyền ra tấn công trở lại. Quách Tường thấy sức của quyền thế mạnh vô cùng, không dám chống đỡ, vội quay mình né tránh. Vô Sắc thiền sư cũng phải khen ngợi:- Thân pháp đẹp lắm! Hãy tiếp thêm một thế nữa của lão.Ðoạn thiền sư giở một môn quyền của Thiếu Lâm Tự là Hoàng Anh Lạc Dã (con chim Hoàng Anh hạ xuống cái khung). Vô Sắc thiền sư đứng đầu trong chùa Thiếu Lâm tuy biết nhiều rất nhiều môn võ công, không thua gì Quách Tường, nhưng mỗi thức của lão hòa thượng sử dụng đều là võ công thuần chính của bổn môn. Những pho quyền của phái Thiếu Lâm thoáng trông thì rất tầm thường, không có gì khác lạ, nhưng luyện đến chỗ tinh thâm thì quả thực oai lực vô cùng.Lão hòa thượng chỉ giơ chưởng trái lên quay một vòng, Quách Tường đã cảm thấy nửa mình bị bao vây trong chưởng lực của lão rồi, nàng đành phải quay cán kiếm lại dùng cán kiếm thay ngón tay ra đòn Nhất Dương Chỉ mà nàng đã học được của Võ Tu Văn, nhằm ba yếu huyệt ở cổ tay Vô Sắc điểm tới. Cách dùng Nhất Dương Chỉ nàng mới học được sơ sơ thôi. Môn Nhất Dương Chỉ của Nhất Ðăng đại sư lừng danh thiên hạ. Vô Sắc thấy nàng sử dụng thì kinh hãi vô cùng, vội thâu tay lại.Sự thực nếu Vô Sắc thiền sư không thâu tay lại mà cứ để cho nàng điểm vào ba yếu huyệt thì hòa thượng nhận ngay ra Nhất Dương Chỉ của nàng là giả chứ không phải thiệt. Nhưng hai bên đang giở hết toàn lực ra đấu, lão hòa thượng khi nào dám mạo hiểm như thế.Quách Tường mỉm cưòi nói:- Ðại hòa thượng đã biết lợi hại của ta chưa?Vô Sắc dùng giọng mũi "hừ" một tiếng lại đánh ra một thế Ðan Phong Trùy Giáng Hạ, hai tay giơ lên trên cao đánh xuống, như vậy Quách Tường không sao dùng Nhất Dương Chỉ được nữa.Nhưng Quách Tường lúc này giở thế Diêu Thủ Không Không của Châu Bá Thông dạy cho. Quyền pháp này là do Châu Bá Thông chế biến chưa lưu hành trong giang hồ bao giờ. Vô Sắc thiền sư dù uyên bác đến đâu cũng không nhận ra được, liền dùng môn Liên Hoa Thất Tinh, hai chương nhanh như chớp chặt thẳng vào bàn tay Quách Tường, nếu nàng dùng nội lực phản kháng thì bàn tay của nàng gãy liền.Vô Sắc đại sư giở những thế võ xem bình thường vô cùng, trông như chậm chạp, nhẹ nhàng, nhưng sự thực thì rất nhanh và rất nặng, thế nào cũng phải dùng đến nội lực, Quách Tường thấy bàn tay của mình bị đối thủ kiềm chế thì nghĩ thầm:- Chẳng lẽ mi đánh gãy được bàn tay ta hay sao?Nghĩ đoạn, nàng thuận tay phẩy một cái, giở Bồ Ðề Phiến Thủ (thủ pháp cái quạt sắt) dùng chưởng đối chưởng phản công tức thì. Thế võ này nàng học của vợ Võ Tu Văn là Hoàng Nhan Bình, vả lại Thiết Chưởng Công là một môn chưởng pháp mạnh nhất trong các môn chưởng pháp của các môn phái. Vô Sắc thiền sư nghiên cứu chưởng pháp tinh xảo như thế sao lại không biết. Lão hòa thượng thấy nàng giở Thiết Chưởng Công ra kinh hãi vô cùng, vội thâu chưởng lại vì hòa thượng không muốn đối chưởng với nàng, một là không muốn đả thương nàng, hai là lão cũng hơi sợ môn Thiết Chưởng Công. Là người rất trung hậu, thấy thế võ nào của Quách Tường cũng đều là đại diện cho một môn phái cả, nàng lại chưa đầy hai chục tuổi mà biết được nhiều võ công của nhiều môn phái như vậy thật là hiếm có. Lão hòa thượng thâu chưởng về, liền nhảy ra xa nửa trượng.Quách Tường mỉm cười la lớn:- Ðây là thế thứ mười, lão hòa thượng thử xem thế này của tôi là thế gì?Nói đoạn nàng giơ tay trái tiến lên một bước, tay phải đỡ luôn vào cằm của Vô Sắc thiền sư.Tăng chúng đứng bên xem và cả Vô Sắc thiền sư cũng đều la lớn. Thì ra thế đó là Khố Hải Hồi Ðầụ thế võ này xuất xứ ở cầm nã thủ pháp của phái Thiếu Lâm, chứ phái khác không có. Môn cầm nã này chỉ dùng khi sự sống chết kề bên, nên người sử dụng nếu không nắm chắc phần thắng hay không ở trong trường hợp khẩn cấp thì không bao giờ xài tới. Thế Khố Hải Hồi Ðầu là tay trái nắm đầu, tay phải đỡ cằm kẻ địch rồi bẻ mạnh một cái, nếu thành công thì cổ kẻ địch gãy liền, nếu không gãy thì cũng sai khớp xương. Thế sát thủ này lợi hại vô cùng.Vô Sắc thiền sư thấy nàng sử dụng thế đó không khác gì kẻ đọc cuốn Hiếu kinh trước nhà Khổng Tử và múa búa trước cửa Lỗ Ban. Lão hòa thượng tức cũng không phải mà giận cũng không nên vì thế võ đó lão đã mấy chục năm thao luyện làu thông dù đang ngủ gật cũng có thể sử dụng được. Lão thiền sư liền né mình tiền lên hai bước, tay trái luồn qua ngang người Quách Tường, và đụng vào xương hông của nàng. Ðây là thế Hiệp Sơn Liên Hải (kẹp núi vượt bể) dùng để phá giải thế Khố Hải Hồi Ðầu rất tuyệt diệu. lão hoà thượng khẽ nhắc một cái, thân hình của đối phương liền rời khỏi mặt đất. Ðáng lẽ Quách Tường dùng cánh tay đà khuỷu tay của đối phương xuống là thoát ngay và có thể phản công lại nữa, nhưng vì thân thủ của Vô Sắc thiền sư quá nhanh, chỉ chớp mắt thân hình của nàng đã bị nâng cao khỏi mặt đất rồi, thì làm gì còn giở được thế võ khác ra phản công nữa, như thế tất nhiên nàng thua rồi.vô Sắc thiền sư tuy chế phục được Quách Tường nhưng sực ngẩn người ra nghĩ:- Nguy tai, ta chỉ để ý đến sự hơn thua mà không nhận xét sư môn của nàng. Trong mười thế nàng dùng mười thứ kiếm pháp khác nhau như vậy ta biết nói sao đây? Không lẽ nói nàng thuộc phái Thiếu Lâm hay sao?Quách Tường dùng sức dãy dụa vừa la lớn. Bỗng nghe "keng" một tiếng, trong người nàng có một vật gì rơi xuống. Nhưng Quách Tường không nghe thấy cứ la tiếp:- Lão hòa thượng còn không buông ta ra ư?Vô Sắc thiền sư là một cao tăng đắc đạo, coi ai cũng bình đẳng chứ không phân biệt nam nữ, ngựa bò, heo gì cả. Lão hòa thượng ha hả cười nói:- Tuổi của lão tăng có thể nói được bằng tổ phụ cô nương thì còn sợ xấu hổ gì nữa.Nói xong Vô Sắc thiền sư hất hai tay một cái. Quách Tường bị băn ra hai trượng.Sau trận đấu, Quách Tường thua, nhưng qua 10 thế võ, lão sư vẫn chưa nhận ra được môn phái của nàng. Hòa thượng là một người có địa vị nên rất trọng lời nói, đang định lên tiếng chịu thua, nhưng vừa cúi đầu lão chợt thấy dưới chân có một vật gì đen thui, nhìn kỹ mới biết đó là hai vị La Hán bằng sắt.Bỗng Quách Tường lớn tiếng hỏi:- Ðại hòa thượng đã chịu thua chưa?Vô Sắc thiền sư ngẩng mặt lên, hớn hở vừa cười vừa đáp:- Lão hòa thương khi nào chịu thua! Lão biết lệnh tôn là đại hiệp Quách Tỉnh, lệnh đường là nữ hiệp Hoàng Dung. Còn Ðào Hoa đảo chủ là ông ngoại cô nương, lệnh tôn học kiếm Giang Hồ thất quái, Ðào Hoa đảo chủ, Cửu Chi Thần Cái và các vị tôn trưởng của phái Toàn Chân. Quách nhị Tiểu thư gia học uyên thâm, lệnh tôn quả nhiên danh bất hư truyền.Thấy lão thiền sư thao thao bất tuyệt, Quách Tường trợn mắt thè lưỡi một lúc lâu không nói được nửa lời, rồi nghĩ thầm:- Ðại hòa thượng này ghê gớm thật. Trong 10 miếng võ của ta, bao hàm mười võ công của các thân hữu ta thế mà lão vẫn nghĩ ra được.Vô Sắc thiền sư thấy Quách Tường ngẩn người như mất hồn, liền tủm tỉm cười, cúi xuống nhặt đôi La Hán nhỏ bằng sắt lên, rồi nói:- Quách nhị cô nương, lão không nói dối trẻ con đâu. Sở dĩ lão nhận ra cô nương là nhờ ở đôi La Hán này. Gần đây cô nương có gặp Dương đại hiệp không? Dương đại hiệp mạnh khỏe chứ?Quách Tường tỉnh ngộ, liền hỏi lại:- Chẳng hay lão hiệp có thấy Dương dại ca và Long tỷ tỷ của tôi đâu không? Tôi đến quý tự định thăm dò tin tức của hai người đó. thưa lão hiệp, hai người ấy là vợ chồng Dương đại hiệp ấy mà.Vô Sắc thiền sư liền đáp:- Mấy năm trước đây, Dương đại hiệp có tới bổn tự thăm lão tăng, và ở lại chơi vài ngày, rất hợp chuyện với lão tăng. Sau nghe nói, đại hiệp giết vua Mông Cổ ở ngoài thành Tương Dương, tiếng tăm lừng lẫy khắp thiên hạ. Tăng chúng của tệ tự hay tin đó, ai nấy đều hân hoan vô cùng. Nhưng không hay biết hiện giờ ở đâu? Thế ra đại hiệp đã kết hôn rồi đấy? Phu nhân của đại hiệp tất phải là một nữ hiệp văn võ song toàn.Hai người đều nóng lòng muốn hay biết tin tức của Dương Qua cả, mỗi người hỏi một câu, nhưng không ai trả lời câu hỏi của đối phương hết.Quách Tường đứng ở trên sườn núi, ngẩn người ra giây lát, mới tiếp:- Lão hòa thượng còn không biết đại ca của tôi đi đâu, thì còn ai mà biết được chứ?Ðịnh thần giây lát, nàng lại tiếp:- Thế ra lão hòa thượng là Vô Sắc thiền sư đấy? Thảo nào võ công của lão hòa thượng cao minh như vậy. À tôi còn chưa cám ơn lão thiền sư biếu quà sinh nhật, tiện đây xin cám ơn lão hòa thượng luôn thể.Vô Sắc thiền sư mỉm cười đáp:- Quả thật là không đánh nhau không biết nhau. Khi nào cô nương gặp Dương Qua chớ có nói lão tăng thị lớn bắt nạt nhé!Quách Tường ngước mắt nhìn những ngọn núi phía xa lìm bìm tự nói:- Không biết bao giờ mới gặp được anh ấy!Thì ra, ngày sinh nhật năm Quách Tường 16 tuổi. Dương Qua bỗng có một ý nghĩ mới lạ, là viết thiếp mời các giang hồ đồng đạo đến Tương Dương để mừng sinh nhật Quách Tường. Lúc ấy rất nhiều võ lâm cao thủ của Hắc, Bạch hai đạo nể mặt Dương Qua đến chúc thọ. Người nào dù có việc bận không thể đến cũng sai người mang lễ vật quý báu đến mừng. Vô Sắc thiền sư cũng sai người đem lễ vật đến mừng, món quà lễ chính là đôi La Hán bằng sắt mà Quách Tường đã làm rớt ra đó. Trong bụng đôi Thiết La Hán này có máy móc, cứ lên giây cót xong là đôi Thiết La Hán có thể đấu với nhau, trình diễn cả một pho La Hán Quyền của phái Thiếu Lâm.Ðôi La Hán này là của một vị tăng chủ chùa xưa kia, tốn bao nhiêu tâm huyết mới chế tạo ra. Tinh xảo tuyệt diệu vô cùng, nên Quách Tường rất ưa thích, cứ đem theo bên mình luôn. Không ngờ Thiết La Hán đó ở trong túi rơi ra để cho Vô Sắc thiền sư nhận được thân phận của nàng.Quách Tường vừa rồi sử dụng mười thế võ học của mười sư hữu khác nhau, nhưng thế võ nào cũng ảo diệu tuyệt luân, thế cuối cùng là thế võ của Thiếu Lâm. Thế này nàng học được là do tập theo đôi La Hán.Vô Sắc thiền sư vừa cười vừa nói:- Ngại vì qui củ của nhà chùa đã có từ các đời trước, nên lào tăng không thể mời Quách nhị cô nương vào chùa ngoạn cảnh được. Xin thứ lỗi.Quách Tường có vẻ buồn, đáp:- Không sao, việc tôi muốn hỏi đằng nào tôi cũng đã hỏi rồi.Vô Sắc thiền sư chỉ Giác Viễn đại sư tiếp:- Còn việc sư đệ đây thư thả lão tăng sẽ giải thích cho cô nương biết. Bây giờ lão cùng cô nương xuống núi, tìm phạn điếm đãi cô nương vài chun rượu, Chẳng hay cô nương nghĩ sao?Ðịa vị của Vô Sắc thiền sư ở trong chùa rất cao mà nay bỗng tôn kính một Thiếu nữ trẻ tuổi như Quách Tường, còn tiễn xuống núi long trọng khoản đãi. Các tăng chúng đứng quanh đó thấy vậy đều ngạc nhiên.Quách Tường liền đáp:- Ðại sư hà tất phải khách sáo. Tiểu nữ ra tay quá trớn thất lễ với mấy vị sư huynh, mong lão thiền sư xin lỗi hộ. Tiểu nữ xin cáo biệt từ đây. Sau này sẽ có ngày gặp gỡ nhau.Nói xong, nàng vái chào một cái rồi quay mình đi thẳng xuống núi. Vô Sắc thiền sư vừa cười vừa nói:- Dù cô nương không muốn lão tăng tiễn đưa, nhưng lão tăng cũng tiễn. Sinh nhật của cô nương lão tăng vì bận tọa quan nên không thân đến mừng được, trong lòng áy náy không yên. Hôm nay cô nương quang lâm tệ tự, nếu lão tăng không cung kính tiễn đưa ba mươi dặm thì trái với đạo đối xử chủ khách.Quách Tường thấy lão hòa thượng thật lòng mà lời nói lại hào phóng nên cũng muốn kết bạn vong niên với lão. nàng mỉm cười nói:- Vâng, mời lão sư đi cùng.Rồi hai người sát cánh xuống núi. Khi qua ngang Lập Tuyết Ðình bỗng nghe có tiếng chân người. Ca hai quay lại xem thì thấy Trương Quân Bảo đang theo sau, nhưng y không dám đến gần. Quách Tường thấy vậy vừa cười vừa nói:- Bạn họ Trương cũng định tiễn khách xuống núi phải không?Trương Quân Bảo mặt đỏ bừng, khẽ gật đầu. Lúc ấy, trước sơn môn có một tăng nhân chạy tới, vì y dùng khinh công nên đi rất nhanh. Vô Sắc thiền sư cau mày quay lại hỏi:- Làm gì mà hấp tấp thế?Tăng nhân nọ chạy tới trưóc mặt Vô Sắc thiền sư, cúi đầu khẽ nói vài câu. Vô Sắc thiền sư bỗng biến sắc bảo:- Lại có chuyện như thế à?Tăng nhân nọ đáp:- Lão phương trượng xin mời Thủ tọa hãy trở về để thương lượng.Quách Tường thấy vẻ mặt Vô Sắc thiền sư có vẻ phân vân thì biết ngay trong chùa tất có sự gì xảy ra, liền nói:- Lão thiền sư, chúng ta là bạn hữu tương giao, trọng nhất là chí tâm chứ như tục lệ này có nghĩa lý gì. Lão thiền sư có việc cứ quay trở lại. Ngày sau trên giang hồ hữu duyên chắc sẽ tái ngộ. Bấy giờ chúng ta sẽ cùng nhau uống rượu và phỉ tình đàm luận.Vô Sắc cả mừng đáp:- Dương đại hiệp quý trọng cô nương cũng phải. Cô nương quả thật là một anh hiệp trong nhân quần và cũng là nữ trượng phu nữa. Lão tăng rất vui lòng được kết bạn với cô nương.Quách Tường mỉm cười đáp:- Lão sư là bạn của đại ca thì tất nhiên cũng là bạn của tiện nữ.Nói xong hai người cáo biệt nhau. Vô Sắc thiền sư phất phới hai tay áo rộng trở lại sơn môn.Quách Tường tiếp tục xuống núi, Trương Quân Bảo theo sau nàng cách chừng năm, sáu bước, không dám đi sát bên. Quách Tường quay lại hỏi:- Trương sư huynh, tại sao bọn sư lại bắt nạt sư phụ của sư huynh như thế? Sư phụ của sư huynh nội công thâm hậu hà tất phải sợ chúng?Trương Quân Bảo tiền lên hai bước rồi mới đáp:- Giới luật trong chùa rất nghiêm ngặt, tăng chúng nào phạm phải lỗi lầm là bị phạt liền, chứ không phải ai cố ý hà hiếp ai đâu mà...Quách Tường ngạc nhiên hỏi:- Sư phụ của sư huynh là người hiền đức quân tử. Thật tôi không thấy ai tốt như ông. Ông ta phạm lỗi gì thế? Tôi chắc ông ta thế nào cũng chịu lỗi hộ ai đây, chứ người như ông còn phạm lỗi gì nữa.Trương Quân Bảo thở dài đáp:- Việc này chắc cô nương cũng biết căn nguyên của nó. Chỉ bởi cuốn kinh Lăng Già mà nên cả.- À, tôi nhớ ra rồi, có phải cuốn kinh bị Tiêu Tương Tử và Y Khắc Doãn lấy trộm không?- Phải đấy, ngày nọ trên đỉnh núi Hoa Sơn Tiểu nhân đã được Dương Qua chỉ bảo cho và chính Tiểu nhân khám xét người chúng, nhưng khi xuống núi Hoa Sơn không tìm thấy tung tích của chúng. Hai thầy trò tiểu nhân đành trở về bẩm cùng phương trượng và Giới Luật Ðường rằng cuốn kinh Lăng Già là bút tích của Ðạt Ma tổ sư đã mất. Thủ tọa Giới Luật Ðường khiển trách thầy trò tiểu nhân trông nom không cẩn thận, để mất cuốn kinh vô giá đó, nên mới phạt nặng như vậy. Sư phụ tiểu nhân biết đáng tội nên không oán than gì cả.Quách Tường thở dài một tiếng rồi nói:( Thiếu một đoạn )Ðột nhiên có một người hiện ra trên bực thang đá ở sườn núi lớn tiếng gọi:- Quách nhị cô nương hãy dừng bước.Ðó là Vô Sắc thiền sư vừa ở trong chùa chạy ra kêu gọị Quách Tường nghĩ thầm:- Lão hòa thượng này cũng đa sự thật, hà tất phải tiễn ta chứ!Vô Sắc thiền sư đi rất nhanh, chỉ giây lát đã đến trước mặt Quách Tường. Lão hòa thượng nói với Quân Bảo:- Ngươi hãy trở về chùa trước, đừng chạy loạn xạ trong núi, nguy hiểm!Chờ Quân Bảo đi rồi, Vô Sắc thiền sư lấy trong tay áo ra một mảnh giấy đưa cho Quách Tường và nói:- Quách nhị cô nương có biết giấy này ai viết không?Quách Tường nhảy xuống cầm tờ giấy xem, thấy đó là một lá thư, mực viết chưa khô, và có hai hàng chữ như sau: "Mười ngày sau, Côn Luân Tam Thánh sẽ thân hành đến Thiếu Lâm Tự thỉnh giáo võ lâm tuyệt học". Chữ viết đẹp và nét bút rất đậm đà. Nàng xem một lúc rồi hỏi:- Lão thiền sư, Côn Luân Tam Thánh là ai thế?Vô Sắc thiền sư hỏi lại:- Thế ra cô nương không quen biết họ?- Không những không quen mà cả cái tên Côn Luân Tam Thánh tôi cũng chưa hề nghe cha mẹ tôi nói đến bao giờ.Vô Sắc thiền sư liền hỏi:- Thế thì lạ thật.Quách Tường vội hỏi:- Có điều gì lạ thế hở lão thiền sư?Vô Sắc đáp:- Dù tôi mới gặp cô nương lần đầu nhưng tôi coi cô nương cũng như cố nhân. Việc này tôi có thể nói thật cho cô nương hay. Cô nương có biết tờ giấy này kiếm thấy ở đâu không?Quách Tường hỏi:- Côn Luân Tam Thánh phái người đem đến, phải không?Vô Sắc thiền sư đáp:- Nếu chúng phái người đem tới thì không có gì lạ. Chính vì Thiếu Lâm trụ trì mấy trăm năm nay được mệnh danh là nguồn gốc võ học võ lâm nên thỉnh thoảng có những bực cao thủ đến khiêu khích để so sánh tài nghệ. lần nào có người dền chùa tỷ võ thì chúng tôi cũng khoản đãi tử tắ, nếu có thể thoái thác cho xong, vì chúng tôi là người tu hành cần phải chú trọng đến hai điểm: Không hờn không giận và không được sinh cường tranh thếng. Nếu ngày ngày đánh nhau với người, còn gọi là đệ tử của Phật sao được.Quách Tường gật đầu nói:- Lão thiền sư nói rất phải.Vô Sắc tiếp:- Nhưng các võ sư đó đến chùa này không biểu diễn được vài thế võ thì trong người bứt rứt khó chịu. La Hán Ðường của Thiếu Lâm Tự chuyên môn dùng lễ tiếp đãi các võ sư tới khiêu chiền.Quách Tường vừa cười vừa đáp:- Thế ra lão thiền sư chuyên môn phụ trách đánh nhau với người đấy à?Vô Sắc thiền sư gượng cười đáp:- Nếu có một võ sư tới khiêu chiền thì đệ tử của bổn đường cũng có thể đối phó, lão không cần phải ra tay. nhưng hôm nay thấy thân thủ của cô nương khác thường nên lão mới lên đấu thử xem.Quách Tường vừa cười vừa đáp:- Thế ra lão thiền sư tâng bốc tôi quá.- Chà, lão tăng nói càng xa vấn đề mất rồi. Không dám giấu cô nương, tờ giấy này chúng tôi lấy được trong tay tượng Phật Giáng Long La Hán trong La Hán Ðường.- Ai để vào tay tượng Phật thế?Vô Sắc thiền sư gãi đầu một hồi rồi đáp:- Nào có biết. Thiết nghĩ chùa Thiếu Lâm có mấy trăm tăng chúng, nếu có người lên sao lại không ai trông thấy? Nhất là trong La Hán Ðường lúc nào cũng có 8 đệ tử luôn phiên canh gác cả ngày lẫn đêm. Vừa rồi có hai người thấy trong tượng Phật có tờ giấy bay phất phơ, mà không thấy ai, thế mới lạ. Chúng vội vào báo cho phương trượng hay và phương trượng cho người gọi lão về là thế.Quách Tường nghe đến đó đã hiểu rõ ý nghĩ của Vô Sắc thiền sư, liền hỏi:- Có phải lão thiền sư nghĩ tôi thông đồng với Côn Luân Tam Thánh chăng? Tôi ở ngoài chùa quấy nhiễu để cho ba tên kia lẻn vào đặt giấy phải không?Vô Sắc thiền sư đáp:- Có khi nào lão nghĩ cô nương, nhưng lão phương trượng và Vô Tướng sư huynh thì quả có nghi ngờ cô nương. Vì hai vị đó thấy cô nương vừa rời khỏi chùa bỗng phát hiện tờ giấy này, như vậy họ không nghi sao được?Quách Tường liền đáp:- Tôi đã nói thật với lão thiền sư là tôi không quen biết ba tên ấy. Ðại hòa thượng sợ quái gì? Mười ngày sau đây, nếu chúng dám tới, thì cứ đấu với chúng một trận, xem ai hơn ai kém, đã sao nào?Vô Sắc đáp:- Lão hòa thượng này có sợ gì hãi gì đâu? Nếu cô nương không liên can với chúng là lão cô nương này khỏi lo ngại nữa.Lúc này Quách Tường mới hay Vô Sắc thiền sư có lòng tốt với mình. Nàng nghĩ thầm:- Có lẽ lão hòa thượng chỉ sợ Côn Luân Tam Thánh quen biết mình, thì lúc đấu võ không biết xử trí ra sao cho phải! Lỡ tay một cái, có phải mất lòng ta không?Nghĩ đoạn, nàng liền nói:- Nếu bọn chúng tới đây, tỏ vẻ lịch sự mà yêu cầu nghiên cứu võ công với nhau thì thôi. Bằng không, đại hòa thượng cứ đánh cho chúng một mẻ nên thân. Cứ xem những chữ chúng viết trên tờ giấy này, đủ thấy chúng ngông cuồng bực nào...Ðoạn nàng bỗng nghĩ ra một việc, lại lên tiếng:- Hay là trong chùa này có người đã thông đồng với chúng nên đã gài tờ giấy này vào bàn tay tượng Phật?Vô Sắc liền đáp:- Chúng tôi cũng đã nghĩ tới điều ấy, nhưng trong chùa này không ai dám phản trắc đâu! Hơn nữa, bàn tay của Phật Giáng Long La Hán cách mặt đất hơn ba trượng, ngày thường quét bụi cũng phải đóng giá leo lên. Còn người có khinh công cao siêu đến đâu cũng không nhảy lên tới trên ấy. Trong chùa này dù có tên phản nghịch đi chăng nữa, y cũng không thể nào nhảy cao như thế.Thấy Vô Sắc nói kỳ lạ như vậy, Quách Tường lại càng muốn được gặp mặt Côn Luân Tam Thánh để xem chúng là những nhân vật ra sao? Ðồng thời nàng cũng muốn được xem Tam Thánh đấu võ với các tăng nhân trong chùa, xem ai được ai thua. Nhưng chùa Thiếu Lâm có lệ không tiếp đãi nữ khách, nàng chắc rằng không thể nào xem được trận đấu ngoạn mục ấy. Vô Sắc thiền sư thấy nàng cúi đầu nghĩ ngợi, lại tưởng lầm nàng đang nghĩ kế hộ bổn chùa, liền nói:- Chùa Thiếu Lâm trong một ngàn năm nay, đã trải qua không biết bao nhiêu phong ba bão táp, nhưng rút cuộc đều bình yên. Nay Côn Luân Tam Thánh đã quyết tâm khó dễ chúng tôi, thì chùa Thiếu Lâm này cũng không khi nào để cho họ làm mất oai phong đã gây trong ngàn năm qua được. Chỉ nửa tháng nữa là cùng, cô nương sẽ nghe thấy tin đồn của giang hồ, và sẽ biết Côn Luân Tam Thánh có phá hủy được chùa Thiếu Lâm này hay không?Nói tới đây, Vô Sắc thiền sư bỗng trở nên khẳng khái như hồi tráng niên. Thấy vậy, Quách Tường vừa cười vừa nói:- Hồi nãy đại hòa thượng nói không hờn giận tại sao bây giờ lại khẳng khái như thế? Chẳng lẽ bây giờ đại hòa thượng không phải là nhà sư sao? Thôi được, nửa tháng sau tôi xin chờ đợi tin mừng vậy!Nói xong, nàng nhảy lên lưng lừa rồi hai người cùng nhìn nhau tủm tỉm cười. Quách Tường thúc lừa phi thẳng xuống chân núi, lòng đinh ninh thế nào cũng phải xem cho kỳ được trận đấu này.Quách Tường nghĩ thầm:- Ta phải nghĩ ra một cách thật hoàn hảo để 10 ngày sau sẽ vào Thiếu Lâm Tự thưởng thức trận đấu hiếm có ấy. Nhưng chưa chắc bên Côn Luân Tam Thánh là những nhân vật cao thủ thực sự. Nếu chúng vừa ra tay tranh đấu đã bị bọn đại hòa thượng đánh ngã thì trận đấu ấy thật là chán ngắt! Quí hồ ba người đó có độ một nửa bản lãnh của ông ngoại hay của đại ca thì trận đấu đại náo chùa Thiếu Lâm mới náo nhiệt được.Nghĩ tới Dương Qua, nàng u uất vô cùng. Trong ba năm nay, nàng đã tìm kiếm khắp mọi nơi mà vẫn không thấy hình bóng của Dương Qua mà nàng vẫn nghĩ tới luôn:- Sự thật, ta có tìm thấy đại ca thì cũng thế thôi chứ có nghĩa lý gì dâu, mà ta còn mang mối tương tư sầu não nặng thêm! Sở dĩ Dương đại ca lánh mặt ta cũng chỉ muốn cho ta khỏi đau khổ. Huống chi chàng chỉ là hoa trong gương, trăng trong nước, rốt cuộc vẫn hoàn không. Nhưng không hiểu sao ta vẫn cứ nhớ, vẫn muốn tìm chàng cho được.Nàng vừa đi vừa nghĩ, mặc con lừa xám đi đâu thì đi. Con vật ấy ngao du khắp núi Thiếu Thất, rồi đi thẳng về phía Tây, không ...(Thiếu một đoạn)... trời và nói:- Ôm trường kiếm, trợn ngược lông mày, tại sao nước xanh và đá trắng lại rời rạc nhau như thế? Trên đời nếu không có bạn tri âm, dù sống lâu tới ngàn tuổi cũng vô ích!
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 2
Bạch Y Thư Sinh
Ðoạn người nọ rút thanh trường kiếm cất dấu dưới cây đàn. Quách Tường nghĩ thầm: -Không ngờ người này văn võ toàn tài, ta xem thử kiếm pháp của y ra sao? Vừa khi ấy người nọ ung dung đi tới miềng đất trống ở trước mấy cây thông cổ, dùng mũi kiếm vẽ xuống đất mấy vạch. Quách Tường ngạc nhiên vô cùng, nghĩ thầm: -Trên thế gian này làm gì có kiếm pháp lạ lùng thế ấy? Chẳng lẽ dùng mũi kiếm vẽ loạn xạ trên mặt đất là có thể khắc địch, thắng thù được chăng? Người này quái dị quá, ta không thể dùng lẻ thường mà suy đoán chàng ta. Nàng vừa nghĩ vừa đếm thầm những nét kiếm của chàng vẽ trên mặt đất, chỉ thấy chàng nọ vạch ngang một nét, rồi vạch rộng mười chín nét nữa. Kiếm thế vẫn không biến đổi, cứ từ trái vạch sang phải, mỗi một thế cách nhau một thước. Quách Tường liếc mắt nhìn xuống những nét vẽ suýt cười thành tiếng. Thì ra đó có phải là kiếm pháp quái dị gì đâu! Chàng ta dùng mũi kiếm vẽ một bàn cờ lớn rồi vẽ một cái vòng tròn phía bên góc trái và phía dưới góc phải kẻ vạch một chữ X. Lúc này Quách Tường đã biết bàn cờ này là bàn cờ vây. Tất nhiên nàng cũng muốn biết người nọ bày cờ ra sao, những khuyên tròn là quân trắng, những chữ X là quân đen. Ðoạn chàng ta khuyên một khuyên nữa ở trên góc trái, cách chỗ khuyên lúc nãy chừng ba ô và cách khuyên đó chừng hai ô lại vạch một chữ X. Khi chàng ta đặt đến quân thứ mười hai thì tỏ vẻ chần chừ, không biết bỏ quân lấy thế cờ hay tranh lấy nơi biên góc, chỉ thấy cầm mũi kiếm xuống đất, cúi đầu ngẫm nghĩ. Quách Tường nói thầm: -Thì ra người này cũng thích tịch mịch như ta, ở trong núi sâu đánh đàn, lấy chim chóc làm tri âm, đánh cờ mà không có đối thủ, đành phải đấu với mình. Người nọ nghĩ ngợi một hồi, liền giở những thế cờ kỳ lạ từ Nam chí Bắc rồi tranh cướp từng bước một cho tới phúc địa ở Trung Nguyên, nhưng vì lúc bố cục quân cờ trắng kém mất một nước nên trước sau vẫn bị lép về. Khi đánh tới nước thứ mười ba thì thế cờ quân trắng nguy hiểm vô cùng nhưng chàng vẫn cố hết sức nghĩ cách chống đỡ. Quách Tường thấy vậy không nhịn được buột miệng la lớn: -Sao không bỏ Trung Nguyên phản công lấy Tây Vực có hơn không? Người nọ rùng mình rồi thấy ở phía Tây bên bàn cờ có một chỗ trống rộng lớn. Nếu nhân lúc đánh cướp này mà đặt luôn hai quân cờ xuống trước, thì dù có bỏ chỗ giữa vẫn không phân thắng bại. Người nọ thấy Quách Tường lên tiếng nhắc nhở như vậy, liền ngẩng mặt lên trời, cả cười rồi luôn miệng nói: -Hay! Hay! Tiếp theo người nọ đi thêm mấy nước, đoạn đột nhiên nghĩ ra có người đứng bên cạnh vội vứt trường kiếm xuống đất và hỏi: -Vị cao nhân nào vừa chỉ nước cờ cao đó thế? Tại hạ cảm ơn vô cùng. Nói xong chàng ta quay về phía Quách Tường ẩn núp, cúi đầu vái. Quách Tường thấy người nọ mặc áo dài, mắt sâu, má hõm, trạc độ ba mươi tuổi. Xưa nay nàng vẫn quen tính phóng túng, không hề hiềm nghi nam nữ gì cả, nên từ trong bụi cây lướt ra, vừa cười vừa nói: -Vừa rồi nghe tiên sinh tấu đàn, khiến Bách cầm trong núi cũng phải đến quây quần nơi đây, tiểu muội thật cảm phục vô cùng. Sau thấy tiên sinh vẽ bàn cờ trên mặt đất, cầm kiếm đi nước cờ, tiểu muội thấy không sao nhịn được mới lên tiếng xen vào. Mong tiên sinh thứ lỗi cho!. Người nọ thấy Quách Tường là một thiếu nữ ngạc nhiên vô cùng. Về sau chàng nhận thấy Quách Tường là người biết thưởng thức ngón đàn của mình, lại càng cao hứng tiếp: -Chắc là cô nương rất thông hiểu cầm lý, vậy chẳng hay cô nương vui lòng cho tiểu sinh nghe vài bản đàn không ?Quách Tường vừa cười vừa đáp: -Tuy mẹ tôi có dạy tôi gảy đàn thật, nhưng so với tài thần kỳ của tiên sinh thì thật kém xa. Nhưng tôi đã được nghe điệu khúc của tiên sinh rồi, nên bây giờ không gảy một bản cho tiên sinh nghe lại thì thật không phải! Vậy tôi xin gảy một khúc vậy, nhưng xin tiên sinh chớ cười nhé! Người nọ đáp: -Ðâu dám! Chàng vội hai tay trao đàn tới trước mặt Quách Tường. Quách Tường thấy cây đàn rất cổ có nhiều chỗ nứt nẻ, càng tỏ ra thâm niên. Khi nàng giơ tay ra đón, thấy cây đàn đó nhẹ lắm. Nàng liền lên dây đàn và gảy luôn một khúc cho chàng nọ nghe. Thủ pháp của Quách Tường tất nhiên không có gì là xuất kỳ cả, nhưng người nọ vừa nghe, mặt vừa tỏ sắc kinh hãi, vừa mừng rỡ. Chàng biết bản đàn của Quách Tường gảy đây xuất xứ từ kinh thi, nghĩa của bài thi nói: Một đâng trượng phu đang ngao du ở trong núi, tại một dòng suối, một mình đi lại, tuy vẻ mặt tiều tuỵ và tịch mịch không có bạn, nhưng chí hướng của người đó rất cao khiết, không bao giờ cải biến. Người nọ thấy Quách Tường gảy đúng tâm trạng của mình, nên cảm khái vô cùng. Tới khi Quách Tường gảy xong, mà người nọ vẫn còn thấy ngây ngất đứng ngẩn người. Quách Tường đặt nhẹ cây đàn xuống, quay mình bước ra khỏi bụi cây thông, vừa lớn tiếng ca bài hát vừa rồi, vừa vẫy con lừa xám tới. Nàng nhảy lên lừa thủng thẳng đi vào trong rừng rậm. Hai ngày sau, nàng đang đi. Bỗng sực nhớ tới việc Côn Luân Tam Thánh hẹn ngày đấu với Thiếu Lâm cao tăng, liền bấm đốt ngón tay tính toán, mới hay từ ngày nàng đại náo Thiếu Lâm Tự đến nay đã được mười ngày. Sáng hôm sau, mới sáng tinh sương, nàng thức dậy, cúi đầu ngẫm nghĩ nhưng vẫn không tìm ra cách để lẻn vào trong chùa để xem một cuộc so tài hiếm có ấy. Bỗng nàng chợt nghĩ: "Ta tuy là con gái của mẹ ta nhưng sao ta không thông minh bằng mẹ ta? Bất cứ việc gì mẹ ta chỉ cau mày một cái là nghĩ ra được mười mấy diệu kế ngay. Còn sao ta lại dốt thế, nghĩ mãi mà không ra một kế nào. Thôi được bây giờ ta hãy đến chùa ngoài xem rồi sẽ liệu sau. Biết đâu các tăng nhân bận đối phó ngoại địch, chẳng quan tâm ngăn cản ta vào cũng nên".Sáng hôm đó nàng ăn qua loa chút lương khô cho đỡ đói rồi quay trở lại chùa Thiếu Lâm. Nàng đi tới chỗ cách chùa chừng mười dặm thì bỗng nghe tiếng vó ngựa, ngước mắt nhìn thấy có ba người ở đường núi bên phía trái cưỡi ngựa đi tới. Ba con ngựa đó, một xanh, một vàng một trắng đều to lớn khoẻ mạnh, bốn chân rất dài, bước đi nhanh nhẹn. Chỉ thoáng cái lướt qua mặt Quách Tường thẳng lên chùa. Ba người ấy đều tuổi năm mươi, mặc áo vai màu xanh lưng ngựa còn treo một cái túi đựng khí giới. Quách Tường nghĩ: -Ba người này đều là những tay võ nghệ cao cường, nên mới dám đem khí giới lên Thiếu Lâm như vậy, có lẽ là Côn Luân Tam Thánh cũng nên. Nếu ta chậm một bước có lẽ phải lỡ mất dịp may không?Nghĩ đoạn nàng bàn vỗ vào mông con lừa một cái, con vật đó nhửng lên, hí một tiếng thật dài, rồi phi bốn vó đuổi theo ba ông già nọ. Con lừa xám đó tuy thân hình rất nhỏ nhưng chạy rất nhanh. Chỉ trong nháy mắt đã đuổi theo tới phía sau ba người nọ. Lúc này Quách Tường mới thấy rõ ông già cưỡi ngựa xanh thân hình bé nhỏ, ông già cưỡi lừa xám rất gầy và rất cao. Cả ba người không ai dùng yên cả. Nàng nhìn kỹ ba con ngựa, thấy con nào con nấy lông bờm rất dài và lông chân phết dưới đất, khác hằn những con ngựa thường ở miền Trung Thổ. Ba con ngựa leo núi, vượt lãnh như đi ở đất bằng vậy. Ba ông già thấy Quách Tường phóng lừa đuổi theo, liền quất roi cho ba con ngựa phóng nhanh nước đại, lát sau con lừa xám của Quách Tường đã bị ba con ngựa kia bỏ rất xa, nàng liền quất roi liên tiếp vào con lừa nhưng không sao theo kịp được. Hai ông già cưỡi ngựa xanh và ngựa vàng quay đầu lại nhìn, thấy Quách Tường là một thiếu nữ trẻ tuổi mà một thân một mình dám lên núi này, kể cũng lạ. Quách Tường thúc lừa theo dăm ba dặm nữa thì đã mất hút hình bóng của ba ông già họ. Con lừa xám của nàng đã bắt đầu thấm mệt, hơi thở hổn hển, có vẻ uể oải. Quách Tường thét lớn: -Con súc sinh này thật vô dụng! Ngày thường thì hay giở trò giở quẻ, không bảo chạy nhanh thì cứ chạy nhanh, bây giờ cô nương muốn mày chạy nhanh thì lại không chạy nhanh được. Thật đáng ghét! Nàng thấy thúc mãi cũng vô dụng liền nhảy xuống khỏi mình lừa đi vào trong một cái đình đã nghỉ ngơi, để mặc con lừa xám uống nước suối cạnh đường. Lát sau nàng nghe tiếng vó ngựa vọng tới. Thì ra ba ông già phi ngựa lúc nãy đang quay lại, nàng ngạc nhiên vô cùng, liền nghĩ: -Ba người đó quay trở lại làm gì? Không lẽ chẳng đủ cao tăng của Thiếu Lâm Tự đấu chăng. Nàng còn đang nghĩ ngợi thì ba ông già vừa phi ngựa tới, rồi cùng nhảy xuống đất, để cho ngựa nghỉ ngơi. Nàng định thần nhìn mặt ba người nọ. Người lùn mặt đỏ như chu sa, mũi đỏ như lửa, mồm tủm tỉm cười trông lão thật đáng mến. Còn ông già cao như cây tre thì măt xám xanh hình như suốt năm không ra ánh nắng bao giờ. Thân hình và mặt mũi của ông này so với ông già lùn tương phản hẳn. Còn ông già thứ ba, dung mạo bình thường, không có gì lạ, chỉ phải sắc mặt vàng khè, tựa như đang ốm nặng vậy. Long hiếu kỳ thúc đẩy, Quách Tường lên tiền hỏi: -Ba bị lão tiên sinh đã tới Thiếu Lâm Tự chưa? Tại sao ba vị lên rồi trở xuống, Ông già áo xanh liếc nàng một cái, hình như có vẻ trách móc sao nàng dám hỏi bậy bạ, xen vào chuyện chẳng ăn thua gì với nàng?. Ông già mũi đỏ mặt hồng cười đáp: -Tại sao cô nương biết chúng ta lên Thiếu Lâm? Quách Tường đáp: -Con đường này là độc đạo, người đã theo đường này Nếu không lên Thiếu Lâm thì đi đâu chứ? Ông già mặt hồng đáp: -Cô nương nói rất đúng, còn cô nương đi đâu vậy? Quách Tường đáp: -Ba vị lên Thiếu Lâm Tự, tôi cũng lên đó. Ông già mặt xanh chen vào: -Xưa nay Thiếu Lâm Tự cấm đàn bà con gái lên đó và cũng cầm người ngoài mang khí giới vào chùa. Giọng ông già rất ngạo mạn, thân hình rất cao nên lúc nói chuyện mắt của ông nhìn qua đầu Quách Tường, chớ không nhìn vào mặt. Quách Tường có vẻ tức giận, tiếp: -Thế sao các ông lại cũng mang khí giới? Cái túi đeo trên lưng ngựa kia, chẳng phải khí giới là gì? Ông già mặt xanh lạnh lùng đáp: -Cô khác, chúng tôi khác, so sánh sao được. Quách Tường cười nhạt một tiếng rồi tiếp: -Ba người có gì khác nhau đâu? Chẳng nhẽ lại ngang tàng hơn tôi hay sao? Chẳng hay Côn Luân Tam Thánh đấu với bọn hòa thượng trên chùa Thiếu Lâm chưa? Ai thắng, ai bại? Nghe nói đến bồn chữ Côn Luân Tam Thánh ai nấy cũng đều biến sắc. Ông già mặt đỏ lại hỏi: -Cô bé kia, sao cô biết chuyện Côn Luân Tam Thánh? Quách Tường đáp: -Sao tôi lại không biết! Ông già mặt xanh đột nhiên tiến một bước quát lớn: -Tên họ của mi là gì? Môn hạ ai? Lên Thiếu Lâm Tự làm gì? Quách Tường trợn mắt ngược mắt lên, đáp: -Không việc gì đến ông! Ông già mặt xanh lại càng tức giận thêm, vì từ khi ra đời tới giờ, mấy chục năm được mọi người kính trọng, không ai dám chống chọi với ông nửa lời, nên giơ tay định tát nàng một cái bạt tai. Nhưng y sực nghĩ lại: -Chẳng lẽ ta là người lớn mà đi bắt nạt trẻ thơ như vậy thật không đẹp chút nào, vả lại thân phận ta cao quí như thế, khi nào lại gây gổ với một đứa trẻ nhỏ như vậy ? Nghĩ đoạn y lướt tới giơ tay định rút thanh kiếm đeo lưng Quách Tường ra. Ðộng tác của y nhanh vô cùng. Quách Tường chỉ thấy một luồng gió lạnh thoáng qua và bóng người thấp thoáng một cái, thanh kiếm của nàng đã bị người lấy mất. Ðột nhiên không kịp đề phòng, bị người ta cướp mất vũ khí, nàng xấu hổ vì từ khi bước chân vào giang hồ chưa bao giờ bị thất thế như vậy. Kể võ công và lịch duyệt của Quách Tường như thế mà bước chân vào giang hồ kể cũng táo bạo lắm. Nhưng người trong võ lâm đều biết nàng là con gái Quách Tỉnh, ngay trong giới Bàng môn tả đạo các tay cao thủ cũng biết tiếng nàng. Hơn nữa người ta cũng nể mặt Quách Tỉnh và Dương Qua. Quách Tường rất đẹp, tính hào phóng và hiếu khách, không bao giờ phân biệt giai cấp với bất cứ một ai. Thỉnh thoảng nàng còn mua rượu mời cả bọn côn đồ hay những kẻ buôn bán rong nhậu nhẹt. Vì thế nàng bước chân vào giang hồ, tuy gặp rất nhiều phong ba hiểm ác mà đều thoát khỏi và từ xưa tới nay nàng cũng chưa hề bị thất thế bao giờ. Lúc này ông già mặt xanh bỗng nhiên cướp mất thanh bảo kiếm của nàng, khiến nàng cuống lên, không biết xử lý ra sao? Nếu tiến lên giật lại thì nàng tin rằng tài nghệ võ công của mình còn kém xa người ấy, còn chịu thua như vậy thì nàng xốn xang lắm. Ông già mặt xanh dùng ngón tay giữa và ngón tay trỏ bên trái, kẹp chặt cái bao kiếm lanh lùng nói: -Thanh kiếm của mi, lão tạm giữ. Mi dám vô lễ với anh em ta, có lẽ tại cha mẹ và sư trưởng ngươi thiếu dạy dỗ mà nên! Mi về bảo cha mẹ hay sư trưởng mi tới hỏi ta để lấy lại thanh kiếm này; rồi ta sẽ dạy cho họ một bài học. Những lời đó khiến Quách Tường tức giận đến đỏ mặt. Ông già đã lớn tiếng mắng nhiếc nàng là đứa con không có gia giáo. Nàng nghĩ thầm: -Ðược lắm, người chửi ta mà còn chửi ông bà cha mẹ ta nữa! Người có bản lãnh thông thiên hay sao mà làm phách đến thế?Nàng định thần giây lát, cố nén long tức giận , rồi hỏi: -Ông tên là gì? Ông già mặt xanh dùng giọng mũi hừ một tiếng, rồi đáp: -Ai bảo mi hỏi tên họ ta một cách vô phép như vậy? Mi nên hỏi như thế này :-Cháu không dám, xin thỉnh giáo lão tiền bối quí tính đại danh là gì?Quách Tường cả giận vội trả lời: -Tôi cứ thích hỏi ông tên là gì đấy, ông nói hay không tùy ông, tôi cũng chẳng cần! Thanh kiếm đó có đáng là bao, ông lớn tuổi rồi mà không biết tự trọng, lấy trộm và cướp của người ta. Tôi cũng chẳng cần đòi lại làm gì nữa. Nói xong nàng quay mình định đi khỏi thạch đình. Bỗng nàng thấy một bóng đỏ thấp thoáng, thì ra ông già mặt đỏ đã nhảy ra phía trước ngăn lại, mắt lim dim, mồm tủm tỉm cười nói: -Con gái gì mà nóng tính thế? Sau này về nhà chồng làm dâu người ta, khi nào mẹ chồng để cho cô nóng nảy thế đâu. Ðể lão nói cho cô hay, chúng ta đây là ba anh em sư huynh đệ, mấy ngày hôm nay từ Tây Vực đi hàng vạn dặm đường tới Trung Nguyên này. Quách Tường bĩu môi, ngắt lời: -Ông không nói tôi cũng biết, trong Thần Châu Trung Nguyên chúng tôi xưa nay không ai nghe danh hiệu các ông. Ba ông già đưa mắt nhìn nhau, ông già mặt đỏ tiếp: -Xin hỏi cô nương, tôn sư là vị nào thế? Quách Tường ở chùa Thiếu Lâm đã không chịu nói rõ tên cha mẹ ra, lúc này vì quá tức giận nên nàng liền đáp: -Cha tôi họ Quách tên Tỉnh. Mẹ tôi họ Hoàng tên Dung, tôi không có sư phụ, võ nghệ của tôi là do cha mẹ tôi dạy qua loa đó thôi! Ba ông già đưa mắt nhìn nhau, ông già mặt xanh lẩm bẩm: -Quách Tỉnh? Hoàng Dung? Họ thuộc môn nào, phái nào thế! Là đệ tử của ai?Quách Tường nghe ông già mặt xanh nói như vậy, càng tức thêm, liền nghĩ: -Cha mẹ ta tiếng tăm lừng lẫy, chưa nói đến người trong võ lâm, ngay đến bá tánh tầm thường cũng biết tiếng Quách đại hiệp đã vì nghĩa thủ thành Tương Dương. Nhưng ba ông già nọ thấy không có vẻ gì là giả dối cả, nàng động lòng hiểu ngay: -Ba người này là Côn Luân Tam Thánh ở tận Tây Vực, võ nghệ của họ cao siêu như vậy mà xưa nay không hề nghe cha mẹ ta nói tới. Như vậy, họ không biết cha mẹ mình cũng không có gì lạ. Chắc họ ẩn nấp trong thâm sơn cùng cốc để tập luyện võ nghệ, nên không biết một tí gì về bên ngoài. Nghĩ đến đây nàng liền hết giận mới trả lời: -Tôi họ Quách tên Tường. Còn ba vị quí danh tên là gì? Ông già mặt đỏ cười hì hì đáp: -Tốt lắm, con bé mới đây dữ quá, mà đã hiền ngay. Vậy mới phải đạo tôn kính bề trên. Ông vừa nói vừa chỉ ông già mặc áo vàng tiếp: _Ðây là Ðại sư ca của chúng tôi họ Phan, tên Thiên Canh, tôi là nhị sư huynh họ Phương tên là Thiên Lao Ðoạn ông chỉ ông già mặt xanh nói: -Vị này là tam sư đệ, họ Vệ, tên là Thiên Vọng. Ba anh em chúng tôi lấy chữ Thiên làm đệm. Quách Tường vừa nghe vừa lẩm nhẩm, rồi nói tiếp: -Chẳng hay ba vị còn lên Thiếu Lâm nứa không? Và ba vị đã đấu với bọn hòa thượng chưa? Võ nghệ bên nào mạnh hơn? Ông già mặt xanh nghe nàng hỏi thế liền buột miệng kêu lên "ủa" một tiếng rồi lớn tiếng quát: -Sao chuyện gì ngươi cũng biết hết vậy hử? Chuyện thí võ của chúng ta với các hòa thượng ở Thiếu Lâm Tự trên thiên hạ này chưa ai biết tới, mà mi đã biết rồi, tại sao? Nói mau? Vừa nói ông già mặt xanh vừa tiến tới trước mặt Quách Tường, vẻ mặt giận dữ nhìn thẳng vào mặt nàng. Thấy thế Quách Tường liền nghĩ thầm: -Có khi nào ta chịu cho người uy hiếp dễ dàng. Sự thật ta nói cho mi biết cũng không sao, nhưng người có thái độ hung ác như thế mãi thì ta không thèm nói cho mi biết đâu. Ðoạn nàng trợn mắt nhìn ông già mặt xanh lạnh lùng đáp: -Cái tên ông xấu xí lắm, sao ông không đặt là Thiên Ác có hơn không? Vệ Thiên Vọng cả giận hỏi: -Ngươi nói gì hả? Quách Tường đáp: -Người hung ác như ông, quả thật tôi chưa từng trông thấy! Ðã lấy trộm và cướp của tôi mà lại còn hung hãn như vậy không phải là Thiên Ác trên trời xuống thế là gì? Thiên Vọng kêu mấy tiếng "Û, ồ" tựa như tiếng thú rống. Ngực y đột nhiên phồng căng lên to gấp đôi lúc bình thường, đầu tóc lẫn lông mày dường như dựng đứng. Ông già mặt đó, tức Phương Thiên Lao vội gọi: -Tam đệ chớ nổi nóng! Kế ông già mặt đỏ vội nắm tay Quách Tường giựt về phía sau hơn hai trượng, còn ông thì đứng chắn giữa. Quách Tường thấy Vệ Thiên Vọng nổi giận, đoán thầm :-Nếu y ra tay, thế khí mạnh không thể tưởng tượng. Nàng kinh hãi vô cùng. Liền đó Vệ Thiên Vọng dùng tay phải nắm cán vừa rút đoản kiếm khỏi bao, còn tay trái đưa hai ngón tay kẹp chặt lấy lưỡi kiếm, dùng sức bẻ nghe "cắc", thanh kiếm gãy làm đôi. Rồi y cắm thanh kiếm đó vào trong bao rồi nói: -Ai thèm lấy thanh đoản kiếm vô dụng này làm gì? Quách Tường thấy sức của hai ngón tay ông già đó mạnh đến thế cũng sờn lòng khiếp sợ và nghĩ thầm: -Ngón tay của y tuy không bằng môn Ðàn chỉ Thần thông của ông ngoại ta nhưng sức mạnh cũng hiếm thấy! Ta mà bị đâm một cái, Nếu không chết cũng bị thương rất nặng. Vệ Thiên Vọng thấy Quách Tường biến sắc, trong lòng khoái trí, cười ha hả một hồi. Ðột nhiên nghe "cạch" một cái, đỉnh thạch đình phát nứt và cả một vật gì rơi khiến mọi người thất kinh. Khi định thần nhìn kỹ xem vật gì từ trên nóc mới rơi, thì càng kinh dị thêm vì là một vị đại hán trạc trung niên, mặc áo trắng hai tay ôm đàn, đang nằm dưới đất ngủ say. -Kìa sao tiên sinh lại ở đây? Thì ra người đó là thư sinh gảy đàn mà Quách Tường đã mấy hôm trước gặp trong rừng thông. Mắt vẫn nhắm nghiền, mồm lẩm bẩm như ngâm nga, đột nhiên nghe Quách Tường gọi người ấy bèn mở mắt ra ngồi dậy, lên tiếng hỏi: -Cô nương ở đây à? Tiểu sinh đi tìm khắp nơi mà không thấy, không ngờ lại gặp nơi này. Quách Tường đáp: -Tiên sinh kiếm tôi có việc gì chăng? Người nọ đáp: -Vì tôi quên thỉnh giáo quí tánh đại danh của cô nương. Quách Tường lại nói: -Tiên sinh hà tất dùng đến câu quí tánh đại danh, nó có vẻ văn chương quá tôi chẳng thích chút nào. Người đó ngẩn người giây lát rồi vừa cười vừa nói: -Ừ phải đấy! Càng giở trò văn vẻ hão càng làm bộ làm tịch bao nhiêu lại càng không có thực tài thực học bấy nhiêu. Những hạng người đó chỉ lừa dối được những ông già nhà quê được thôi! Nói xong chàng liếc mắt nhìn Thiên Vọng rồi cười nhạt mấy tiếng. Quách Tường cả mừng nghĩ thầm:-Không ngờ người này hiểu biết nghĩa câu nói của mình nhanh chóng như vậy, còn lên tiếng giúp đở ta nữa. Vệ Thiên Vọng bị chàng thư sinh nọ mỉa mai, bèn trợn mắt, sắc mặt càng xám xanh hơn trước, cất tiếng hỏi: -Ngài là ai?Thư sinh nọ không thèm trả lời, cứ mải nói chuyện với Quách Tường, cất tiếng hỏi: -Cô nương tên gì nhỉ? Quách Tường đáp: Tôi họ Quách tên Tường. Người nọ vỗ tay la lớn: -Ủa tôi quả thật có mắt mà không thấy Thái Sơn. Thế ra cô nương đã lừng danh bốn bể. Lệnh tôn Quách Tỉnh đại hiệp, lệnh đường Hoàng Dung, trừ mấy tên vô ý, vô thức không biết đến thôi, còn trên giang hồ ai ai không biết lệnh tôn lệnh đường. Hai vị ấy văn vỏ song toàn: đao thương kiếm kích quyền chưởng khí công, cầm kỳ thi họa thi ca từ phú không môn nào không biết, thật là thiên hạ vô song. Có ngờ đâu mấy tên ngông cuồng không biết đến danh tiếng hai vị ấy. Quách Tường khoái chí vô cùng nghĩ :-Té ra người đã núp trên đình nghe thấy ta đối đáp với ba người kia rồi, chứ sự thực người có biết cha mẹ ta là người như thế nào đâu! Ta thứ hai mà gọi ta là Ðại cô nương, còn nói cha ta biết thi họa ca cầm nữa, thật là buồn cười quá! Nghĩ tới đó, nàng liền lên tiếng hỏi: -Thế tiên sinh tên gì? Người nọ đáp: -Tôi tên Hà Túc Ðạo. Quách Tường cười vừa giải nghĩa: -Hà Túc Ðạo là "không đáng nói tới" Sao tiên sinh lại dùng cái tên khiêm tốn như vậy? Hà Túc Ðạo đáp: -Vì tôi không muốn bắt chước những tên tự cao tự đại, ví mình như thiên, như địa, nói càn nói ẩu khiến người ta buồn nôn buồn mửa. Hà Túc Ðạo lên tiếng mỉa mai ba anh em Vệ Thiên Vọng. Thoạt tiên ba người đó thấy người đó đè vỡ được đỉnh đình mà xuống, tất không phải là tay tầm thường. Nhưng ban đầu còn nhìn được để xem lai lịch của bạch y quái khách đó ra sao, dần dần càng nghe càng thấy lời lẽ của quái khách này mỉa mai quả là không sao chịu được. Vệ Thiên Vọng bàn đưa tay trái nhắm má Hà Túc Ðạo giáng một cái tát. Hà Túc Ðạo cúi đầu chui qua cánh tay của y để né tránh. Thiên Vọng cảm thấy cổ tay trái hơi tê, đồng thời thanh kiếm của mình cũng bị đối phương cướp mất. Khi Thiên Vọng cướp thanh đoản kiếm của Quách Tường thì thân pháp nhanh vô cùng, khiến mọi người không sao thấy được. Trái lại, khi Hà Túc Ðạo cướp thanh kiếm của Thiên Vọng thì thân pháp và thủ pháp không có gì là quái dị, nên Thiên Vọng càng kinh hãi thêm. Thiên Vọng tiến lên một bước năm ngón tay như năm cái móc sắt nhắm vai Hà Túc Ðạo chộp tới liền. Thế là Thiên Vọng chụp hụt. Phan Thiên Canh và Phương Thiên Lao đột nhiên nhảy ra ngoài đình. Lúc ấy Vệ Thiên Vọng đã tấn công bảy tám thế rồi, nhưng Hà Túc Ðạo vẫn tránh né được, đến vạt áo chàng cũng không bị đụng tới. Tay chàng cầm thanh đoản kiếm mà không thèm sử dụng tới mặc cho kẻ thù tấn công như vũ bão, chàng chỉ né mình trốn tránh. Quách Tường còn trẻ, võ công chưa cao nhưng kiến thức lại rất cao vì từ nhỏ tới lớn nàng luôn được thấy những tay võ công cao thủ hạng nhất đương thời. Nay nàng thấy Hà Túc Ðạo thân pháp khéo léo vô cùng, võ công cao siêu khác hẳn các phái có tên tuổi trong Trung Nguyên, nàng càng xem càng thấy quái lạ và thích thú. Vệ Thiên Vọng tấn công liền hai mươi hiệp cũng không sao khiến đối phương ra tay tấn công lại, tức giận vô cùng,"hừ" một tiếng, rồi biến đổi quyền pháp, quyền lực rất nặng và mạnh. Quách Tường đứng trong đình mà cũng cảm thấy quyền phong đàn áp hơi gió tới người, đẩy nàng lùi dần ra khỏi đình mà không hay. Lúc này, Hà Túc Ðạo không dám né tránh như trước nữa, nhưng cũng không tấn công lại, chàng cắm đoản kiếm vào lưng, hai chân vẫn đứng yên như tảng đá, chàng quát lớn: -Ngươi biết sử dụng ngạnh công, chẳng lẽ ta không biết sử dụng hay sao? Nói xong chờ cho song chưởng của Thiên Vọng đẩy tới, mới giơ chưởng trái lên dùng ngạnh công đối địch. Chỉ nghe "Bùng" một tiềng, thân mình Thiên Vọng loạng choạng mấy cái, y lùi mấy bước, còn Hà Túc Ðạo thì vẫn đứng nguyên chỗ cũ. Thiên Vọng ỷ mình có ngoại môn ngạnh công rất cao siêu, từ xưa tới nay ít ai đối thủ, ngờ đâu ngạnh công của đối phương còn đẩy mình lùi 3 bước. Nhưng y không phục cứ hít mạnh một hơi, giơ song chưởng lên xông lại tấn công nữa. Hà Túc Ðạo cũng quát lớn một tiếng, phản kích lại một chưởng thì nghe thấy hai tiếng "lắc cắc", đỉnh đình cũng bị rung chuyển, cát bụi lỗ hổng trên đó bay mù mịt. Thiên Vọng lùi lại bốn bước mới đứng vững được, y đổi song chưởng, đầu tóc rồi bù hai mắt lồi ra trông thật rùng rợn. Hai tay y ôm đơn điền vận khí mấy cái, chỉ thấy ngực y lép vào, bụng phình ra như cái trống, các khớp xương kêu lách cách rồi từ từ tiến từng bước một tới trước mặt Hà Túc Ðạo. Hà Túc Ðạo thấy cử chỉ của đối phương như vậy, biết y đã dồn hết công lực bản thân ra tấn công nên không dám khinh thường như trước, chàng vội vận khí công để đối địch. Thiên Vọng từ từ tới trước mặt Hà Túc Ðạo, khi còn cách chừng bốn năm bước chân giơ tay ra tấn công. Chân của y vẫn không ngừng, lại tiến thêm hai bước nữa, đứng đối diện với Túc Ðạo, đột nhiên giơ song chưởng lên, một chưởng đánh vào mặt, một chưởng đánh vào bụng kẻ địch. Lần này hai tay tấn công, y muốn phân tán sức lực của Túc Ðạo. Thế công và chưởng lực thât tuyệt diệu. Túc Ðạo cũng giơ song chưởng ra một lúc, tay trên tay dưới tấn công luôn hai chưởng của Thiên Vọng, nhưng song chưởng của chàng một cương một nhu. Thiên Vọng thấy chưởng tấn công dưới bụng đối phương như đụng phải chỗ trống không, còn chưởng trên tựa như đụng phải tường đồng vách sắt. Lúc này y mới biết nguy tai và cảm thấy một sức mạnh đẩy trở lại khiến y bị bắn ra khỏi thạch đình, tới khi y vừa gượng đứng lại thì sức mạnh của chưởng đối phương còn đà vừa tới, đẩy y ngã một vòng, hộc máu tươi. Phan Thiên Canh và Phương Thiên Lao đồng thanh la lớn: -Xuất chưởng Hai anh em đẩy ra một chưởng, hai chưởng đó tạo thành một bức tường mềm để đỡ Thiên Vọng khỏi lăn thêm mấy vòng nữa. Nhờ có chưởng lực của Thiên Canh và Thiên Lao mà Thiên Vọng không bị thương nặng. Nhưng lục phủ ngũ tạng của y cũng đã đảo lộn, xương cốt hầu như bị nứt rạn, chân tay uể oải dường như bệnh nặng vậy. Thiên Lao thấy Thiên Vọng đại bại , trong lòng tức giận và kinh hãi thầm, nhưng mặt làm ra vẻ tươi cười nói: -Chưởng của các hạ mạnh như vậy, thế gian này ít thấy. Thán phục!thán phục! Quách Tường nghĩ thầm: -Nói đến sức mạnh chưởng lực thì mấy ai bằng Giáng Long Thập bát chưởng của cha ta, các người Côn Luân Tam Thánh chốn hoang vu, ếch ngồi đáy giếng nhìn trời tự kiêu, tự đại, thế nào cũng có ngày họ nhận thức tài ba của Trung Thổ. Nghĩ tới đây, nàng bỗng thấy đau lòng. Thì ra nàng muốn bọn Thiên Lao kiến thức tài ba Trung thổ không phải của cha nàng mà là Dương Qua. Nàng lại thấy Thiên Lao nói tiếp: -Tiểu lão nhi bất tài, muốn xin lãnh giáo kiếm pháp của các hạ. Túc Ðạo đáp: -Phương huynh đối xử với Quách cô nương tử tế quá, tại hạ đâu dám trách cứ. Chúng ta tỉ thí làm gì. Quách Tường nghĩ thầm: -Thế ra người này làm cho tên họ Vệ đau khổ như vậy là vì thấy y đối xử vô lễ với ta đấy a? Thiên lao đi tới cạnh ngựa, lấy thanh trường kiếm trong túi vải ra, một tay nắm cán kiếm, một tay dùng ngón kẹp cong lại, đoạn buông ra, nghe "oang oăng". Thiên Lao cầm kiếm trong tay, sắc mặt mất hết vẻ tươi cười, tay trái nắm kiếm quyết, từ từ đưa ra, tay phải cầm kiếm hướng lên trời không cử động. Ðó là thế "tiên nhân chỉ lộ" Túc Ðạo nói tiếp: -Nếu sư huynh buộc tôi phải đương đầu thì tôi xin lấy đoạn kiếm của Quách cô nương hầu vài thế vậy. Nói xong chàng rút thanh kiếm gãy của Quách Tường, thanh kiếm này nguyên dài hai mươi thước Ðã bị Thiên Vọng dùng ngón tay bẻ gãy, nên bây giờ còn lại khoảng bảy tám tấc thôi, mà mũi thì không nhọn. Tay trái, chàng vẫn cầm bao kiếm, tay phải cầm thanh kiếm gãy, đột nhiên nhảy tới tấn công. Lần này chàng ra tay nhanh vô cùng. Thiên Lao chỉ thấy bóng trắng thấp thoáng một cái. Túc Ðạo đã tấn công ba thế. Mặc dù thanh kiếm quá ngắn, không làm cho đối thủ bị thương được, nhưng Thiên Lao cũng ngấm ngầm kinh hãi và nghĩ :-Ba thế công của y nhanh nhẹn thực, khiến ta không kịp đề phòng. Ðó là kiếm pháp gì vậy? Nếu y cầm trường kiếm có lẽ ta đã toi mạng ở đây rồi. Túc Ðạo tấn công đủ ba thế liền nhảy ra ngoài đứng yên không cử động. Thiên Lao liền giở kiếm pháp ra nửa công nửa thủ, đâm chém Túc Ðạo tới tấp. Túc Ðạo chỉ né tránh, không tấn công lại chỉ thỉnh thoảng lại tấn công ba thế làm cho Thiên Lao cuống cả chân tay rồi chàng nhảy ra ngoài đứng yên. Mỗi phút qua, Thiên Lao càng tức giận, dùng những thế kiếm nhanh chóng và lợi hại hơn trước. Mặc dầu thân hình y nhỏ nhắn và lùn nhưng kiếm pháp của y lợi hại khôn tả. Quách Tường nghĩ thầm:-Thế kiếm của lão già này rất giống chưởng pháp họ Vệ, nhưng kiếm pháp nhanh nhẹn và lợi hại hơn nhiều. Nàng nghĩ tới đây bỗng nghe Túc Ðạo quát lớn một tiếng: -Cẩn thận nhé!. Chàng chưa dứt lời, giơ bao kiếm ở tay trái lên nhanh như điện chụp vào đầu trường kiếm của Thiên Lao, tay phải cầm đoản kiếm dí luôn vào cổ đối thủ. Bảo kiếm của Thiên Lao đã bị bao kiếm của Túc Ðạo chụp lại, không sao tự do được, y không thể rút kiếm chống đỡ, chỉ trợn trừng nhìn thanh đoản kiếm dí vào cổ mình, rồi lẹ làng buông thanh trường kiếm ra lăn xuông đất một vòng khỏi thế công đó. Thiên Lao lăn sang một bên chưa kịp đứng dậy đã thấy một bóng người thấp thoáng. Thì ra Thiên Canh đã nhảy ra nắm lấy cán thanh trường kiếm rút mạnh ra khỏi bao. Túc Ðạo với Quách Tường đồng thanh khen ngợi: -Thân pháp đẹp quá. Ông già mặt như người bệnh, trước sau không nói nửa lời, không ngờ võ công đứng trên hai người kia. Túc Ðạo nói tiếp: -Võ công của các hạ cao siêu, tại hạ thật thán phục. Nói xong, y quay đầu lại nói với Quách Tường: -Quách cô nương, từ ngày hôm nọ nghe cô gảy đàn, tôi đã làm một bài ca muốn nhờ cô nương phê bình. Quách Tường đáp: -Bài ca gì thế? Túc Ðạo ngồi xắp tròn, để đàn lên đầu gối, sửa soạn giây rồi gảy. Phan Thiên Canh nói: -Các hạ liên tiếp đánh hạ hai vị sư đệ, họ Phan này muốn xin lĩnh giáo vài thế võ, các hạ vui lòng chăng. Túc Ðạo xua tay, trả lời: -Tỷ võ xong rồi, tại hạ không thích cái trò ấy nữa, để tại hạ gảy đàn cho Quách cô nương nghe. Ðây là một bài ca mới, ba vị có thích nghe thì cứ ngồi xuống nghe, còn nghe mà không hiểu thì tùy quí vị. Nói xong tay trái nắm dây, tay phải gảy đàn, tức thì Quách Tường chỉ nghe mấy cung đã kinh hãi và mừng rỡ vì từ khi biết dạo cầm tới nay, nàng chưa hề nghe một khúc nào kỳ quái như vậy. Thì ra bản đàn này một nửa là bản đàn cổ mà nàng đã gảy, một phần là bài thơ trong tập Tân Phong, Hai điệu khác hẳn thế mà chàng phối hợp được thành một bản, một ứng một đáp nghe kỳ diệu vô song.Quách Tường nghe đến đây, thấy bản đàn tỏ vẻ âu yếm và nhớ nhung khôn tả, nàng đâm thẹn đến đỏ bừng má. Ba anh em Thiên Canh nghe đàn mà không hiểu gì cả. Chúng không biết tính của Túc Ðạo rất cuồng phóng và có chút hủ nho. Chàng mới sáng tác được bản đàn này, nên cố tìm ra Quách Tường để gảy cho nàng nghe. Huống hồ bản đàn này vì nàng mà sáng tác, nên chàng chỉ chăm chú vào việc gảy đàn, không nghĩ đến việc khác, cũng không coi Côn Luân Tam Thánh vào đâu. Ba anh em Côn Luân Tam Thánh thấy người nọ khinh thị mình ra mặt không sao chịu nổi. Phan Thiên Canh liền cầm trường kiếm đâm thẳng vào vai trái Túc Ðạo quát lớn: - Mau đứng dậy, ta đấu thử với các hạ một phen. Túc Ðạo đang gảy đàn say sưa theo tiếng nhạc, tâm hồn đang bay vút tận đâu dâu, bỗng nghe vai trái hơi đau, giật mình cảnh giác nhìn lên. Thì ra thanh trường kiếm của Thiên Canh đã đâm vào vai chàng cà rạch đứt ít da thịt. Nếu lúc này chàng không ra tay chống đỡ thì kiếm của đối phương sẽ đâm trọng thương.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 3
Vạch Ðá Thành Bàn Cờ
Nhưng khúc đàn chưa gảy xong, nay bỗng có người trần tục ở bên cạnh quấy nhiễu, làm sao Túc Ðạo không nổi giận, chàng liền rút thanh kiếm gãy ra.Lúc này Túc Ðạo mới giở hết tuyệt kỹ bình sinh, một tay gảy đàn, một tay sử dụng kiếm, không còn tay nào nắn dây nữa, nên khi nào gảy tới dây năm là chàng vận hơi thổi một cái cho dây đàn lõm xuống như dùng tay nắn vậy, tiếng đàn vẫn đủ âm điệu.Thiên Canh tấn công tới tấp mấy thế liền mà Túc Ðạo chỉ thuận tay đỡ, hai mắt vẫn chăm chú vào cây đàn, mồm vẫn thổi hơi nắn tiếng, không hề đánh loạn một cung.Thấy vậy, Thiên Canh càng tức giận, thế công càng nhanh càng lợi hại. Nhưng bất kể trường kiếm quay về phương hướng nào cũng bị kiếm gãy của Hà Túc Ðạo nhẹ nhàng gạt đi.Quách Tường mải mê tiếng đàn mà không để đến thế công của Thiên Canh, chỉ nghe tiếng va chạm của hai thanh kiếm kêu "keng keng" lẫn lộn cả tiếng đàn. Nhưng hai tay nàng vẫn đánh nhịp, thỉnh thoảng cau mày liếc mắt nhìn Thiên Canh, trách móc:-Ông già này ra kiếm bỗng nhanh bỗng chậm, chẳng lẽ không hiểu tý gì về âm nhạc? Nếu người biết đánh kiếm ra nhịp kiếm thay nhịp đàn mà tấn công có vui tai không?Thiên Canh mặc kệ nàng trách mắng, cứ chăm chú vào đối phương tấn công. Y thấy Hà Túc Ðạo chăm chú gảy đàn không thàm nhìn mình, tay cầm kiếm chống đở bâng quơ mà mình không làm gì được nên càng đánh y càng sốt ruột, rồi y bỗng thay đổi kiếm pháp tấn công luôn một chập nhanh như chớp nhoáng, tiếng va chạm của hai thanh kiếm kêu "leng keng" mau như tiếng mưa rơi.Tiếng đàn càng lúc càng nhanh, không hòa hợp với vận cầm. Túc Ðạo trợn ngược đôi mắt, truyền hết sinh lực vào thanh kiếm gãy, chỉ nghe "coong" một tiếng là trường kiếm của Thiên Canh gảy đôi, đồng thời giây đàn thứ năm cũng đứt, buông một tiếng khô khan. Thiên Canh mặt nhợt nhạt như người chết trôi, không nói nửa lời, liền quay mình ra khỏi thạch đình, cả ba đồng nhảy lên lưng ngựa, chạy thẳng lên núi. Quách Tường ngạc nhiên vô cùng hỏi:-Ủa, ba người bị đánh bại như vậy còn lên Thiếu Lâm Tự làm gì? Chẳng lẽ họ định đánh chí chết sao?Nàng quay sang Túc Ðạo đang rầu rĩ, tay cầm dây đàn đứt mà vẻ mặt đau đớn vô cùng. Nàng nghĩ thầm:-Ðứt một dây đàn đã làm sao hà tất phải rầu rĩ đến thế?Nàng liền đón lấy chiếc giam cầm, cởi khoảng dây đứt ra, rồi kéo khoảng dây trên xuống buộc vào cái trụ bên dưới, đoạn lên dây thử tiếng. Túc Ðạo thở dài nói:-Tu luyện bảy năm rút cục tâm vẫn không yên tĩnh. Tuy tay trái của tôi đánh gãy được kiếm của y, nhưng tay phải đã mất thăng bằng, nên làm đứt dây đàn thứ năm.Quách Tường mới hiểu Túc Ðạo buồn là vị nhận xét võ công của mình luyện chưa tơi mức thành thuộc, liền vừa cười vừa nói:-Tiên sinh nghĩ xem, tay trái tấn công địch mạnh và lợi hại như thế, tay phải còn thư thả gảy đàn, hỏi trong võ lâm có mấy ai làm được? Ðó là phương pháp phân tâm nhị dụng. Tiên sinh chưa đểt mức tuyệt kỹ cũng chưa đáng để buồn lòng. Theo thiếp, chỉ có 3 vị đạt được như vậy mà thôi.Túc Ðạo hỏi;-Ba vị ấy là ai hở cô nương?-Vị thứ nhất là lão Ngoan Ðồng Chu Bá Thông, vị thứ hai là cha tôi, còn vị thứ ba là Dương phu nhân Tiểu Long Nữ. Ngoài ba vị đó ra, đến cả ông ngoại là Ðào Hoa Ðảo chủ, mẹ tôi và thần điêu đại hiệp Dương Qua cũng không sao thực hiện được phương pháp ấy.Túc Ðạo ngạc nhiên tiếp:-Quả thật có người xuất quỷ nhập thần đến thế ư, cô nương? Không biết bao giờ tôi mới hân hạnh được cô nương giới thiệu để làm quen với những người đó.Quách Tường đáp;-Muốn gặp cha tôi không khó, còn hai vị kia không hiểu đã đi đâu biệt dạng.Nàng thấy Túc Ðạo có vẻ đăm chiêu liền an ủi:-Tiên sinh chỉ một tay mà đánh bại được Côn Luân Tam Thánh, thế cũng đã đắc lắm rồi, hà tất buồn bã vì chuyện đứt dây đàn nhỏ mọn.Túc Ðạo giật mình vội hỏi:-Côn Luân Tam Thánh? Sao cô nương?Quách Tường vừa cười vừa nói:-Ba ông già vừa rồi ở Tây vực, tức nhiên họ là Côn Luân Tam Thánh chớ ai vào đây? Tuy võ công của họ cao siêu, nhưng muốn khiêu chiến với Thiếu Lâm Tự thì e họ còn chưa đủ sức.Nói tới đây, nàng thấy vẻ mặt Hà Túc Ðạo càng kinh dị hơn trước:-Có gì lạ chăng, tiên sinh?Hà Túc Ðạo lẩm bẩm nói:-Côn Luân Tam Thánh Hà Túc Ðạo là tôi đây .Quách Tường ngạc nhiên:-Tiên sinh là Côn Luân Tam Thánh? Còn hai người kia đâu?Hà Túc Ðạo nói:-Côn Luân Tam Thánh xưa nay chỉ có một người. Tôi ở Tây vực tạo được chút danh tiếng. Các bạn nơi đó khen tôi cầm, kiếm, kỳ tam tuyệt, có thể cầm thánh, kiếm thánh, kỳ thánh. Nhưng tôi nghĩ chữ thánh không thế đúng trong trường hợp đó, Tuy người khác đặt cho tôi cái tên thơm tho như vậy, nhưng tôi vẫn thấy không xứng đáng, vì thế mới tự đặt cái tên Hà Túc Ðạo, nghĩa là "không đáng nói". Vậy, đọc cả biệt hiệu lẫn tên họ của tôi thì thành Côn Luân Tam Thánh Hà Túc Ðạo. Nghĩa là không đáng gọi là Côn Luân Tam Thánh. Tôi muốn thiên hạ không muốn coi tôi là kẻ tự kiêu.Quách Tường vỗ tay cười ha ha vừa tiếp;-Vậy mà tôi cứ tưởng Côn Luân Tam Thánh thế nào cũng là ba người. Vậy ba lão già vừa rồi là ai?Túc Ðạo nói;-Họ ư? Họ thuộc phái Thiếu Lâm.Quách Tường càng ngạc nhiên nói:-Ba lão ấy là đệ tử phái Thiếu Lâm ư?Suy nghĩ một lúc Quách Tường nói tiếp;-Võ công của họ chỉ có cương. Ðúng rồi, lão già mặt đó chẳng sử dụng Ðạt ma kiếm pháp là gì? Còn lão mặt vàng như người ốm tấn công lia lịa đó chẳng phải là Vi Ðà Phục ma kiếm là gì? Họ chỉ biến hóa ít nhiều, cho nên nhất thời tôi không thấy rõ. Tại sao họ từ tây vực tới.-Việc này nói ra dài dòng lắm. Mùa xuân năm ngoái, tôi đang gảy đàn trên đỉnh Kinh Thần Phong tại Côn Luân, bỗng thấy bên ngoài nhà tranh có tiếng đánh nhau, liẳn ta xem thì thấy hai người đang vật lộn. Người nào cũng bị thương rất nặng, nhưng người nào cũng kiệt lực tranh đấu. Tôi liền quát bảo hai người dừng tay nhưng họ không chịu. Tôi đành xông vào gỡ họ ra. một người nhìn tôi trợn mắt, rồi chết, còn một người được tôi cứu đưa và nhà cho uống một viên Thiếu Dương đơn. Nhưng vì vết thương quá nặng, rốt cục y cũng chết, y chỉ trối lại được tên họ của y là "Doãn Khắc Tây".Quách Tường ủa một tiếng hỏi:-Như vậy người đấu với y có lẽ là Tiêu Tương Tư. Có phải người ấy vừa gầy vừa cao, mặt trông như cái xác.Hà Túc Ðạo ngạc nhiên hỏi:-Phải đấy, sao cô nương biết?-Tôi có thấy họ, nhưng chẳng ngờ đôi lão bối ấy rôt cục đánh lẫn nhau mà chết.Túc Ðạo kể:-Doãn Khắc Tây trối rằng trong đời y làm rất nhiều việc ác, lúc chết có cũng muộn. Y với Tiêu Tương Tư lấy trộm một cuốn kinh thư của chùa Thiếu Lâm. Hai người cùng ganh tị lẫn nhau, người nào cũng không muốn cho đối phương đọc trước, vì họ sợ đối phương học trước tài ba sẽ hơn mình và sẽ diệt mình mà độc chiến cuốn kinh đó. Hai người ăn cùng bàn ngủ cùng giường, một bước cũng không rời khỏi nhau. Nhưng lúc ăn ai cũng lo sợ đối phương hãm hại. Lúc nào họ cũng lo sợ rồi ngủ không yên. Họ còn suy sợ các lão hòa thượng Thiếu Lâm Tự đuổi bắt, nên họ mới vượt chạy đến tận Tây vực. Lúc tới Kinh Thần Phong, hai người quá mỏi mệt. Họ biết nếu cứ tiếp tục chạy như thế thì thêm mười ngày nữa là cả hai chết mất. Nhưng mỗi người một kiến, kẻ thì quả quyết chạy, kẻ thì định ở lại. Vì thế hai người mới xáp đánh kịch liệt. Tên Doãn Khác Tây nói:-Võ công của Tiêu Tương Tư còn cao hơn y, ngờ đâu Tiêu Tương Tư ra tay trước mà kắt quả y thắng thế hơn. Về sau mới nghĩ ra Tiêu Tương Tư ở trên núi bị thương nặng, nên nguyên khí vẫn chưa hồi phục, nên y mới thắng dễ dàng. Hai người đố kỵ nhau nên mới lần mò vào trong núi Côn Lôn.Quách Tường cho Túc Ðạo nói xong tưởng cái cảnh sợ hãi của hai người, bỗng sinh lòng thương hại, thở dài nói:-Vì một cuốn kinh thư mà hai người phải khổ sở mất mạng, thật không đáng tí nào.Túc Ðạo đỡ lời, nói tiếp:-Lúc ấy tên Doãn Khắc Tây nói chuyện với tôi thì hơi thở của y có vẻ khó khăn, sau cùng y nhờ tôi đến chùa Thiếu Lâm một phen để nói với Giác Viễn hoà thượng rằng cuốn kinh thư đó vẫn ở trong dầu. Tôi nghe vậy ngạc nhiên tự hỏi: kinh thư làm sao ở trong dầu được? Tôi định hỏi thêm chi tiết thì y chịu không nổi, chết giấc. Tôi định chờ y ngủ một giấc đến khi tỉnh dậy hỏi chi tiết sau. Ngờ đâu giấc ngủ của y lại thành ngàn thu. Toi nghĩ: hay là cuốn kinh thư đó gói trong miếng vải dầu chăng? Tôi khám xét người chúng nhưng không thấy một mảnh giấy nào cả. Người ta đã nhờ thì mình phải trung thành giúp, nên dù bình sinh chưa bước vào trung thổ bao giờ, tôi cũng nhân cơ hội này thử đi một chuyền xem sao. Vì vậy, tôi mới đến Thiếu Lâm Tự.Quách Tường hỏi:-Thế sao tiên sinh lại tới Thiếu Lâm Tự hạ chiến thư tỷ thí võ nghệ với họ.Túc Ðạo đáp:-Việc ấy do ba người vừa rồi mà ra. ba người ấy là đệ tử tục gia của Thiếu Lâm. Nghe người trong võ lâm ở Tây Vực nói rằng họ đều là vai vế chữ thiền, đồng vai với Thiên Minh thiền sư Phương trượng hiện thời của chùa Thiếu Lâm. Hình như sư tổ của họ xưa kia vì gây gổ với sư huynh đệ trong chùa đã tức giận bỏ ra Tây Vực và sáng lập chi nhánh Thiếu Lâm ở đó. Chính võ công của Thiếu Lâm do Ðạt ma tổ sư từ Tây Trúc truyền sang Trung Thổ, rồi từ Trung Thổ phân chia một chi nhánh ở Tây Vực. Chuyện này không có chi lạ. Ba người nghe danh Côn Luân Tam Thánh của tôi, liền tới đòi tỷ võ. Họ bảo rằng không bao giờ cho tôi xưng kiếm thánh, bắt tôi phải bỏ danh hiệu đó. Vừa khi ấy xảy ra vụ Doãn Khác Tây, tôi cũng cần đến Thiếu Lâm Tự, nên tôi định tới tận nơi của họ để đấu võ với họ. Tôi mới tránh mặt không cho họ gặp và đi thẳng vào Trung Nguyên. Không ngờ ba vị đó đi cũng khá nhanh, tựa như âm hồn theo dõi tôi vậy.Quách Tường vừa cười vừa nói:-Thì ra đầu đuôi câu chuyện chỉ có thế. Bây giờ tôi mới biết tôi đoán trật hết. Ba lão già đó trở về Thiếu Lâm Tự không biết nói gì.Túc Ðạo đáp:-Xưa nay tôi không quen bọ hòa thượng ở Thiếu Lâm Tự và không có thù gì với họ nên tôi hẹn họ mười ngày là muốn chờ cho 3 lão già này tới nơi tôi mới ra tay. Bây giờ tôi mới có dịp đánh nhau với họ và họ cũng lên cả trên chùa rồi, vậy nên tôi lên đó để chuyện lại lời của Doãn Khác Tây rồi sẽ quay trở lại đây ngay.Quách Tường cau mày nói:-Luật lệ bọn hoà thượng rất nhiều và rất nghiêm, họ cấm cả đàn bà con gái và trong chùa.-Hừ lệ luật quái gì! Chúng ta cứ xông thẳng vào trong chùa, chẳng lẽ họ giết cô hay sao?Quách Tường vốn người hiếu sự, nhưng nàng đã kắt giao với Vô Sắc thiền sư nên không coi người trong Thiếu Lâm Tự là thù địch nữa, nàng vừa cười vừa lắc đầu;-Tôi ở ngoài chờ tiên sinh, tiên sinh cứ vào trong chùa mà chuyển lời, để khỏi gây thêm phiền phức.-Vậy cũng được. Bản đàn vừa rồi tôi chưa gảy hết, lát nữa tôi gảy cho cô nghe.Hai người từ từ lên núi. Dọc đường không một bóng người.Túc Ðạo liền nói:-Tôi cũng không vào chùa nữa, cứ mời một hòa thượng nào ra nói chuyện cũng được.Chàng lớn tiếng gọi:-Hà Túc Ðạo đến thăm chùa Thiếu Lâm. Có một lời muốn thưa cùng Giác Viễn đại sư.Bỗng nghe trong chùa mười mấy cái chuông cùng rền lên một lúc vang động cả dãy núi.Ðột nhiên cửa chùa mở toang, hai hàng tăng nhân mặc áo màu xám bước ra, hàng bên trái có chừng năm mươi tư người, hàng bên phải cũng vậy.Tất cả có khoảng một trăm lẻ tám người. Ðó là đệ tử của La Hán Ðường, theo đúng con số trăm lẻ tám vị La Hán. Theo sau đó có mười tám vị tăng nhân cũng mặc áo bào màu xám trên phủ cà sa màu vàng nhạt. Người nào người nấy cũng lớn tuổi hơn đệ tử của La Hán Ðường, đó là đệ tử Ðạt Ma đường cao hơn đệ tử của La Hán Ðường một vế. Giây lát sau, có bảy người sư mặc áo bào kẻ ô vuông, mặt đầy vết nhăn, tuổi ít nhất cũng ngoài bảy mươi, có người đến chín mươi. Bảy người này là Tâm thiền thất lão, vai vế rất cao, có người võ nghệ cao cường, có người không biết chút gì nhưng Phật học lại rất tinh thâm. Bảy vị sư này không những tất cả sư trong chùa mà Phương Trượng cũng phải tôn kính.Sau cùng, mới tới Phương Trượng Thiên Minh thiền sư bước ra. Cạnh thiền sư, bên trái là Vô Tướng thiền sư thủ toạ Ðạt Ma đường, bên phải Vô Sắc thiền sư, thủ toạ của La Hán Ðường.Còn Phan Thiên Canh, Phương Thiên Lao, Vệ Thiên Vọng đi phía sau. Chót hết, còn có bảy tám chục đệ tử tục gia nữa.Sự nghinh đón khách long trọng của chùa Thiếu Lâm quả là thật hãn hữu, vì xưa nay dù quan phủ đại viên hay bực hào hiệp rất có tên tuổi trong võ lâm, cũng chỉ có Phương Trượng với Vô Sắc, Vô Tướng ra nghênh đón thôi. Còn Tâm Thiền Ðường Thất Lão không bao giờ tiếp khách bên ngoài.Chỉ vì hôm nọ Túc Ðạo vào La Hán Ðường để lại bức thư trong tay La Hán, thế võ cao siêu ấy đã làm cho Phương Trượng và Vô Sắc, Vô Tướng kinh hãi rồi. Mấy ngày sau, bọn Thiên Canh ở Tây vực tới, kể lại cuộc dụng độ Côn Luân Tam Thánh cho mọi người hay. Các vị cao tăng trong Thiếu Lâm Tự lại càng lo ngại.Phải biết chi nhánh Thiếu Lâm ở Tây vực, đường sá xa xôi rất ít có ai lai vãng và thông tin với phái Thiếu Lâm ở Trung Châu.Nhưng những cao tăng ở trong chùa đều biết rõ vị sư thúc tổ năm xưa đi Tây vực lập chi phái, võ công cũng cao siêu khôn tả, những đồ đệ, đồ tôn của vị sư thúc tổ đó truyền xuống võ công cũng rất phi phàm.Lúc ấy các vị cao tăng nghe Thiên Canh thuật chuyện nên không dám khinh thường Côn Luân Tam Thánh, vả lại người hèn kém thì không bao giờ dám tới, mà người đã tới thì không phải thường.Lúc ấy bề ngoài của Thiếu Lâm Tự vẫn yên tĩnh như thường, nhưng bên trong các vị sư đều đề phòng rất nghiêm nhặt, đồng thời lão Phương Trượng còn hạ chỉ cho các đệ tử,cao tăng ở năm trăm dặm quanh đó đều phải trở về chùa để nghe lịnh điều động.Lúc đầu mọi người cũng tưởng Côn Luân Tam Thánh là ba ông già, sau nghe Thiên Canh nói mới biết là một người thôi. Còn diện mạo tuổi tác của Tam Thánh như thế nào thì chính Thiên Canh cũng không biết rõ.Chỉ biết người đó đã tự phụ là cầm, kiếm, kỳ tam tuyệt thôi. Hai môn đánh đàn và đánh cờ làm lòng người uỷ mị, nên trong cửa Phật rất cấm kỵ, vì vậy các sư trong chùa Thiếu Lâm xưa nay không biết mấy môn đó. Trong mấy ngày, môn đồ của Phái Thiếu Lâm người nào giỏi về kiếm thuật đều mài dũa và luyện tập lại các thế để chuẩn bị so tài cao thấp với một người tên là Côn Luân Tam Thánh.Sư huynh đệ Thiên Canh tự nghĩ việc này do mình mà nên thì phải do tay mình mà kắt thúc vì thế hàng ngày ba sư huynh đệ Thiên Canh cứ cưỡi ngựa đi tuần tiễu trước, sau núi. Họ muốn cản trở Côn Luân Tam Thánh, thâm tâm định hạ xong Tam Thánh xong họ sẽ về chùa thử tài các sư trong chùa, để xem võ công phái Tây Vực với võ công phái Trung châu, phái nào tài hơn. Ngờ đâu ở Thạch đình họ gặp Túc Ðạo, mà đối phương chỉ đánh ra có nửa lực đã đánh cho ba người tơi bời cuốn vó chạy dài. Thiên Minh thiền sư hay tin cho nên biết ngay hôm nay đã tới lúc vinh nhục thạnh suy của chùa Thiếu Lâm. Lão Phương Trượng liền nghĩ:-Chùa Thiếu Lâm là nguồn gốc võ học thiên hạ. Danh dự của phải Thiếu Lâm đã gây nên từ ngàn năm nay, ta quyết không để cho tiêu hủy trong tay ta.Nhưng Thiên Minh lại nghĩ:-Vô Sắc và Vô Tướng hai sư đệ với cả ta nữa chưa chắc đã giỏi hơn sư huynh đệ của Thiên Canh là bao.Vì vậy lão hoà thượng đành phải mời bảy vị lão hoà thượng ở Tâm Thiền Ðường ra áp trận nhưng võ nghệ của Tâm Thiền thất lão cao siêu tới mức nào không ai biết được và không ai dám cam đoan Tâm Thiền thất lão có thể chế ngự được Côn Luân Tam Thánh, ngay cả Phương Trượng và Vô Sắc, Vô Tướng cũng không quyết đoán được điều gì.Hãy nói Phương Trượng ra tới cửa chùa đã thấy Túc Ðạo và Quách Tường, liền chấp tay vái chào: -Vị này có phải là Hà cư sĩ, biệt danh Côn Luân Tam Thánh à? Lão tăng không kịp ra đón xin thứ lỗi cho lão?Túc Ðạo đáp lễ: -Vãn sinh nếu quấy nhiễu chùa, trong lòng hết sức bất yên, lại còn kích động các vị cao tăng ra đến tận cửa nghinh đón thế này, là qua đáng cho vãn sinh.Thiên Minh nghĩ thầm:-Cuồng sinh này ăn nói không ngông cuồng chút nào, tuổi của y trạc ba mươi mà sao lại có công lực cao thâm như thế được.Nghĩ đoạn, Thiên Minh nói tiếp:-Hà cư sĩ không phải khách sáo. Xin mời vào trong đàm đạo còn nữ cư sĩ này xin...Lão Phương Trượng nói tới đây hình như có vẻ khó xử. Túc Ðạo nghe Thiên Minh nói như vậy, hiểu Thiên Minh định không cho Quách Tường vào chùa. Thế là thái độ ngông cuồng của vị đó hiện ra ngay. Chỉ thấy Túc Ðạo ngửng mặt lên trời cả cười một hồi rồi nói:-Lão Phương Trượng vãn sinh tới chùa là do một người nhờ và tới đây để chuyện lại một lời trối. Khi đã nói xong lời nói đó, thì vãn sinh vỗ tay đi liền, nhưng chùa trọng nam khinh nữ, những qui luật vô lý đó quả thật quá đáng làm vãn sinh thấy ngượng lắm. Phải biết Phật pháp vô biên chúng sinh như một, chớ không phân biệt nam nữ gì cảThiên Minh thiền sư là người cao tăng hữu đạo, tính rất khoan dung, nghe Túc Ðạo nói vậy liền cả cười đáp:-Ða tạ Hà cư sĩ chỉ giáo cho. Thiếu Lâm Tự chúng tôi cứ phải phân biệt nam nữ như vậy thì cũng hơi hẹp lượng một chút, vậy xin mời Quách cô nương vào tệ tự luôn thể.Quách Tường liếc Túc Ðạo tủm tỉm cười :"Mồm bạn cũng khéo biết ăn nói đấy, chỉ một lời đã thuyết phục được lão hòa thượng rồi"Nàng thấy Thiên Minh Phương Trượng đứng sang một bên đưa tay mời khách vào trong chùa. Nàng đang định bước chân vào thì thấy một lão tăng, người rất gầy gò ở phía trái Thiên Minh bước lên nói:-Chỉ vì một lời nói của Hà cư sĩ mà chùa Thiếu Lâm phải bỏ luật lệ đã định từ ngàn năm, như vậy không phải là không được, nhưng phải xem người nói lời đó có bản lãnh thật sự không đã? Hay là người đó chỉ có hư danh không thôi. Vậy xin Hà cư sĩ hãy biểu diễn một thế võ để cho các tăng lữ chúng tôi được sáng mắt và cũng để cho mọi người được khâm phục một tay bản lãnh đã phá bỏ qui luật bổn chùa định từ nghìn năm nay.Người sư gày gò đó là Vô Tướng thiền sư thủ toạ Ðạt Ma Viện, tiếng nói rất hùng và khiến cho mọi người đứng gần nghe oang oang, đủ thấy trung khí của lão tăng ấy sung túc và nội lực mạnh biết bao, ba sư huynh đệ Thiên Canh nghe, mặt hơi biến sắc. Phải nói Vô Tướng nói như vậy là coi thường ba huynh đệ Thiên Canh, vì bảo Túc Ðạo tuy đánh bại Thiên Canh ba người nhưng chưa chếc đã có bản lĩnh hơn người.Quách Tường thấy mặt Vô Sắc thiền sư có vẻ âu sầu, liền nghĩ thầm:-Vị hoà thượng này rất tốt bụng, vả lại là bạn của đại ca ta, nếu Túc Ðạo với tăng chúng Thiếu Lâm vì ta mà giao đấu, thì bên nào được thua ta cũng không muốn.Nghĩ đoạn, nàng bèn xen vào:-Hà đại ca, tôi không nhất định là phải vào chùa Thiếu Lâm này. Ðại ca cứ chuyển xong lời nói rồi chúng ta đi ngay, hà tất còn vào trong làm gì.Nói xong nàng giơ tay chỉ Vô Sắc và tiếp:-Vị Vô Sắc thiền sư này là bạn tốt của tôi, nên tôi mong hai bên đừng vì tôi mà hao tổn chân khí.Túc Ðạo nghe vậy, ngẩn người giây lát rồi nói: -À ra là thế đấy.Rồi chàng quay lại nói vói Thiên Minh:-Lão Phương Trượng có một vị Giác Viễn thiền sư, vậy chẳng hay vị đó là vị nào? Tại hạ có người nhờ chuyện lời với vị thiền sư đó.Thiên Minh lẩm bẩm:-Giác Viễn thiền sư ư?Thì ra địa vị của Giác Viễn thiền sư rất hèn kém, mấy chục năm nay tăng nhân đó chỉ ẩn thân trong Tàng Kinh Các chuyên chú đọc sách thôi chứ ít khi lộ mặt nên không ai biết. Và xưa nay cũng không có ai gọi vị sư đó là thiền sư cả, nên Thiên Minh nghe Túc Ðạo nói vậy nhất thời không biết là ai. Lão Phương Trượng ngẩn người giây lát, mới sực nghĩ thầm:-À, bần tăng nhớ ra rồi, người ấy đã thất chức vì để người khác trộm mất cuốn kinh. Chẳng hay Hà cư sĩ kiếm y có liên quan gì tới cuốn kinh Lăng Già của bổn chùa đã mất không?Túc Ðạo lắc đầu:-Ðiều đó vãn sinh không được biếtThiên Minh thiền sư gọi một tên đệ tử đến bảo: -Con gọi Giác Viễn ra đây.Người đệ tử đó vâng dạ rồi đi liền.Vô Tướng thiền sư tiếp:Hà cư sĩ được tặng là cầm kiếm kỳ tam thánh. Theo bần tăng chữ Thánh đó người thường không ai dám tự nhận phải không? Hay Hà cư sĩ sở trường ba môn đó, tài ba còn siêu tuyệt hơn người đời. Hôm nay Hà cư sĩ đã giáng lâm sao không ban cho một vài thế để chúng tôi được chiêm ngưỡng tuyệt kỹ của cư sĩ.Túc Ðạo lắc đầu nói:-Cô nương đây đã nói rồi, hai bên chúng ta không nên để cho tổn chân khí.Vô Tướng nghe nói tức giận vô cùng nghĩ thầm: -Người đã để lại thư thách đánh, bây giờ gặp gỡ nơi đây lại thối thoát, một ngàn năm nay có ai vô lễ với Thiếu Lâm như vậy đâu, Hơn nữa ba sư huynh đệ Thiên Canh bị người đánh bại, chuyện này thiên hạ sẽ đồn đại rằng đệ tử phái Thiếu Lâm thua người, do đó hai chữ kiếm thánh của ngươi càng vang lừng hơn nữa? Có lẽ tất cả các đệ tử ở đây không phải là địch thủ của ngươi, trừ phi ta phải đích thân ra tay mới được.Nghĩ xong, Vô Tướng thiền sư tiến lên hai bước nói:-Tỷ thí võ công chưa chắc tổn thương đến hòa khí, Hà cư sĩ hà tất phải thối thoát.Nói xong lão thiền sư quay đầu lại quát bọn Ðạt Ma Ðường: -Lấy kiếm ra đây, các con sẽ được lãnh giáo kiếm thuật của kiếm thánh và xem kiếm thánh đây kiếm thuật cao siêu đến mức nào.Trong chùa các thứ khí giới đã sớm chuẩn bị sẵn. Chỉ vì xắp hàng đón khách nên không tiện đem ra vì sợ mang tiếng. Mấy người đệ tử nghe sư phụ nói thế liền đem ra bảy tám thanh trường kiếm hai tay đưa trước mặt Túc Ðạo nói:-Chẳng hay Hà cư sĩ sử dụng kiếm tự đem tới hay là mượn kiếm của tệ tự.Túc Ðạo không giơ tay ra tiếp những thanh kiếm đó, chỉ cúi mình xuống nhặt một viên đá rồi vẽ ngang vẽ dọc đủ mười chín vạch thành một bàn cờ lớn. Những vạch đó sâu tựa bị đục. Phải biết những đã xanh đó cứng như sắt, từ khi xây làm lối đi đến giờ đã trải qua mấy trăm năm, biết bao người đi lên thế mà không hao mòn chút nào. Nay thấy Túc Ðạo vạch thành bàn cờ thấy nội công của chàng đến bực nào. Có lẽ trong chùa Thiếu Lâm không ai được như thế.Túc Ðạo cười nói:-Dùng kiếm đấu với nhau hơi bá đạo một chút, mà thi thố tiếng cầm thì không có cách gì, nếu đại hòa thượng cao hứng chúng ta lại đây đánh cuộc cờ, vậy có phải thú hơn không?Thiên Minh, Vô Tướng, Vô Sắc và Tâm Thiền Ðương thất lão thấy Túc Ðạo dùng đá vẽ bàn cờ, giở môn tuỵêt kỹ đó ra đều trố mắt nhìn nhau kinh hãi. Thiên Minh thiền sư biết trong chùa không có người nào có nội lực hùng hậu như thế. Lão Phương Trượng là người rất khoáng đạt không quan niệm tới thắng bại , đang định lên tiếng chịu thua thì bỗng nghe tiếng "leng keng đã thấy Giác Viễn gánh đôi thùng sắt nặng cùng một thiếu niên thân hình rất cao, từ từ tới trước mặt Thiên Minh, Giác Viễn giơ một chưởng lên hành lễ: -Nghe Phương Trượng cho gọi, tiểu tăng đã tới nơi, chờ sai bảo.Thiên Minh thiền sư liền nói:-Vị Hà cư sĩ này muốn gặp đệ tử và có vài lời muốn nói với đệ tử.Giác Viễn quay lại nhìn Hà Túc Ðạo, thấy không quên biết, liền hỏi:- Tiểu tăng là Giác Viễn, chẳng hay cư sĩ có điều chi dạy bảo?Túc Ðạo vừa vẽ xong bàn cờ đang cao hứng liền đáp:-Câu chuyện này để hạ hồi đã. Bây giờ vản sinh đấu với đại hòa thượng Vô Sắc một ván cờ chơiSự thật chàng là người không thích phô trương tài ba mình, nhưng bình sinh rất mê ba môn cầm kiếm kỳ thích ba môn đó đến nỗi như điên như cuồng. Trong lúc cao hứng mặc cho trời có đổ chàng cũng mặc. Thiên Minh thiền sư liền nói:-Hà cư sĩ vạch đã thành bàn cờ thần công như vậy, bần tăng bình sinh chưa thấy, đệ tử trong tệ tự cam tâm bái phục cư sĩ.Giác Viễn nghe Thiên Minh nói vậy, lại nhìn xuống mặt đá thấy có bàn cờ đã vạch sẵn mới biết người tới đây tìm mình để biểu diễn võ công.Không nói năng gì cả, vai vẫn gánh đôi thùng sắt, Giác Viễn hít mạnh một hơi rồi vận hết công lực xuống hai chân bước theo những lằn gạch của bàn cờ.Dấu chân của Giác Viễn đại sư tới đâu là có dấu vết tới đó và xóa nhòa những vạch mà Túc Ðạo vừa vẽ. Các tăng nhân trong chùa thấy vậy đều vỗ tay lớn tiếng khen ngợi.Thiên Minh, Vô Sắc, Vô Tướng và các vị lão tăng vừa kinh hãi vừa mừng rỡ. Mọi người có ngờ đâu một lão tăng ngớ ngớ ngẩn ngẩn lại có nội công thâm hậu đến thế?Ai nấy đều ở chung với lão tăng, mấy chục năm trời mà không biết. Phải biết một người nội công mạnh đến đâu đi trên mặt đất mà muốn có vết chân như vậy không sao làm nổi.Nhưng Giác Viễn làm được như thế nhờ trên vai gánh đôi thùng sắt đựng nước, có sức nặng của năm sáu trăm cân đó từ trên vai Giác Viễn truyền xuống dưới chân, sang cả những cái xích sắt, mới có thể in sâu vết chân. Và cái xích sắt như dùi đục, mới xóa nhoà được những vạch của Túc Ðạo. Bằng Giác Viễn đi mình không thì không thể nào làm được như thế. Dù sao ai nấy cũng phải công nhận Giác Viễn có thần công hiếm có trên đời.Túc Ðạo không chờ Giác Viễn đi hết ba mươi tám vạch đó, đã lớn tiếng nói;-Ðại hòa thượng nội công thâm hậu thật, tại hạ không sao bằng!Giác Viễn đi tới đây, mặc dù thấy chân khí trong mình còn dồi dào, nhưng hai chân cảm thấy đau nhức. Nay y nghe Túc Ðạo nói vậy liền dừng lại mỉm cười và nói:-Hà cư sĩ còn định đấu cờ nữa hay thôi?Túc Ðạo liền đáp:-Ván cờ tại hạ xin chịu thua. Chỉ muốn lãnh giáo hòa thượng vài thế kiếm.Nói xong Túc Ðạo rút ra một thanh trường kiếm giấu dưới chiếc dao cầm ra, rồi để mũi kiếm vào dưới ngực, còn mũi kiếm thì từ tứ hướng ra bên ngoài. Chỉ một thế khởi đầu quái dị đó không khác gì dùng kiếm tự tử đủ khiến ai nấy phải ngạc nhiên rồi, vì kiếm pháp trong thiên hạ không khi nào có một thế kiếm kỳ quái như thế. Giác Viễn liền nói:-Lão tăng chỉ biết tụng kinh, phơi sách quét nhà, còn võ công thì quả thật không biết một thế nào.Túc Ðạo khi nào chịu tin, cười nhạt mấy tiếng rồi tung mình nhảy lại gần. Thanh trường kiếm đó đột nhiên cong lại rồi bắn tung ra, mũi kiếm đâm thẳng vào ngực Giác Viễn. Thế kiếm nhanh không tả, bất cứ một kiếm pháp nào cũng không lẹ bằng. Thì ra thế kiếm đó không phải đâm thẳng mà trước hết Túc Ðạo tụ nội công rồi mới hất ngọn kiếm ra đâm vào đối phương.Nếu là nhà sư tầm thường khác, Túc Ðạo chỉ cần một thế cũng đủ đánh trúng, nhưng nội công của Giác Viễn đã luyện tới mức muốn sao được nấy, thủ pháp tùy mình nên Túc Ðạo ra kiếm tuy nhanh nhưng ý nghĩ của Giác Viễn lại còn nhanh hơn.Mắt nhìn thấy thì ý nghĩ đã tới tay liền, vội thu tay phải hất thùng nước ra phía trước chống lại. Chỉ nghe "coong" một tiếng, mũi kiếm đã đâm trúng thùng nước. Túc Ðạo vội thu trường kiếm lại , thuận tay đâm tới, chỉ thấy Giác Viễn phất tay áo một cái, thùng nước bên trái hất về phía trước chông đỡ liền.Túc Ðạo nghĩ thầm:-Dù võ công của ngươi có cao tới đâu đi chăng nữa nhưng với đôi thùng nước nặng nề thế kia làm sao tránh kịp những thế công của ta. Nếu ngươi tay không đối địch, thì ta còn em chừng vài ba phần.Mọi người chỉ thấy chàng búng ngón tay vào lưỡi kiếm một cái, thanh trường kiếm có tiếng kêu như long ngâm, rồi chàng la lớn:-Ðại hòa thượng cẩn thận!Thanh trường kiếm của chàng rung động mũi kiếm ngả nghiêng về phía trước sau tả hữu chỉ trong nháy mắt chàng đã tấn công luôn mười sáu thế. Chỉ nghe leng keng" mười sáu tiếng liền. Không ngờ mười sáu thế kiếm của Túc Ðạo nhanh như chớp mà đều đâm trúng thùng sắt hết.Mọi người đứng cạnh thấy Giác Viễn cuống cuồng cả tay chân, thân hình loạng choạng, thật không có vẻ gì là người biết võ cả. Hình dáng của lão hòa thượng trong tức cười nôn ruột.Nhưng cũng lạ thật, thế mà không sao chạm được vào áo của Giác Viễn. Chính Túc Ðạo cũng ngạc nhiên không hiểu sao những thế kiếm của mình lanh lẹ như vậy mà cứ bị thùng sắt chậm chạp và nặng nề cản trở hết!.Vô Sắc thiền sư và mấy người đứng quanh đấy cũng lo ngại hộ Giác Viễn, liền đồng thanh la lớn:-Xin Hà cư sĩ nể nang mà thâu kiếm lại.Quách Tường cũng lên tiếng:-Xin Hà huynh đừng hạ thủ nhé.Mọi người thấy rõ Giác Viễn không biết võ gì cả, trái lại Hà Túc Ðạo ở trong cuộc, đã dùng hết sức tấn công mà không làm gì được đối phương. Nhưng ai ngờ đâu, chính Giác Viễn cũng chưa hề học qua võ công, so dĩ nhà sư đỡ được những thế kiếm đó là nhờ nội công thượng thừa của lão hoà thượng.Hà Túc Ðạo thấy mình tấn công nhanh như vậy mà không ăn thua gì, bàn nhằm bụng dưới của Giác Viễn mà đâm tới. Giác Viễn la hoảng:-Úi chà.Rồi hoà thượng chụp tay lại, chỉ nghe "keng" một tiến lớn hai cái thùng sắt chụm lại kẹp thanh kiếm vào giữa. Túc Ðạo có hết sức rút thanh kiếm ra nhưng không sao lay chuyển nổi.Chàng liền buông kiếm ra hai bàn tay đẩy mạnh một cái xô vào mặt Giác Viễn.Giác Viễn hai tay xách hai thùng nước kẹp chặt lấy thanh kiếm của đối phương còn tay đâu mà chống đỡ? Quân Bảo đứng cạnh đó thấy sư phụ lâm nguy liền dùng một thế Tứ Thông Bát Ðạt mà Dương Qua đã dạy cho, đánh luôn vào vai Túc Ðạo một chưởng. Ðồng thời nội công của Giác Viễn truyền vào thùng sắt, hai cây nước từ trong thùng bay ra công thẳng vào mặt Túc Ðạo. Nước và chưởng lực chạm nhau, nước bắn tung làm ướt cả mặt. Nhờ vậy chưởng lực Túc Ðạo mất hết nội lực. Trong khi Túc Ðạo đem toàn lực ra tấn công Giác Viễn không để tới Quân Bảo nên bị đối phương đánh trúng một chưởng vào vai, hai chân đứng không vững chàng phải lùi về phía sau ba bước. Giác Viễn lớn tiếng nói: -A Di đà Phật. Hà cư sĩ tha thứ cho lão tăng. Mấy thế kiếm đó quả thật làm lão tăng mất hết hồn vía.Nói xong Giác Viễn vội chạy sang dùng tay áo lau nước dính trên mặt. Túc Ðạo cả giận đáp:-Chùa Thiếu Lâm quả là nơi ngọa hổ tàng long có khác. Cả đến một cậu bé nhỏ tuổi như thế này mà thân thủ cũng nhanh nhẹn. Tiểu tử kia, có giỏi thì lại đây tỷ thí với ta, nếu người tiếp ta được mười hiệp thì Hà Túc Ðạo này thề không vào trung thổ nữa.Bọn Vô Sắc, Vô Tướng biết thằng nhỏ chỉ là một đứa quét trong chùa, không biết chút võ công nào, nhưng vừa rồi không hiểu tại sao y có thể đánh trúng Túc Ðạo một chưởng? Nhưng bảo y đấu võ thật sự thì nói chi mười hiệp, chỉ sợ một hiệp cũng đã chết dưới tay Túc Ðạo rồi. Vô Tướng liền tiến lên nói: -Hà cư sĩ nói sai rồi, ngài mệnh danh là Côn Luân Tam Thánh, võ học siêu tuyệt cổ kim sao lại đòi đấu với một tên nhỏ chỉ biết dọn nước quét nhà? Nếu cư sĩ vui lòng, lão tăng xin tiếp cư sĩ mười hiệp.Hà Túc Ðạo lắc đầu đáp:-Cái nhục một chưởng đó khi nãy khi nào tôi bỏ qua. Tiểu tử hãy coi chừng!Nói xong, chàng đấm luôn một quyền vào ngực Quân Bảo. Quyền đó rất nhanh mà Quân Bảo lại đứng gần chàng. Vô Sắc Vô Tướng thiền sư muốn ra tay cứu cũng không kịp. Mọi người đều lo ngại cho chàng trai nọ.Ngờ đâu Quân Bảo vẫn đứng yên một chỗ chỉ dùng đầu ngón chân chuyện động là thân hình quay sang phải, nhẹ nhàng tránh khỏi quyền đối phương.Tiếp theo, chàng dùng thế hữu xuyên hoa thủ của phái Thiếu Lâm, dáng điệu không khác một tay võ lâm cao thủ có thủ pháp lão luyện tinh vi.Từ lúc đấu một chưởng, Túc Ðạo biết võ công của Trương Quân Bảo cao hơn anh em Thiên Canh nên chàng dè dặt và suy tính thế nào trong mười hiệp có thể hạ được đối thủ.Ðồng thời, chàng thấy đối phương giở thế hữu xuyên hoa thủ, tuy là thế công võ nhập môn của phái Thiếu Lâm nhưng lúc phát chưởng và quay mình Quân Bảo tỏ ra rất trầm tĩnh và kín đáo, không sao kiếm được một sơ hở nào để tấn công, chàng buột miệng khen:-Quyền pháp đẹp lắm!Vô Tướng thấy Quân Bảo ra tay lão luyện như vậy liền nhìn Vô Sắc mỉm cười và nói:-Vô Sắc sư đệ, mừng sư đệ ngấm ngầm thu được đệ tử đắc ý.Vô Sắc lắc đầu đáp:-Không phải đệ đâu!Quân Bảo liên tiếp ra bốn thế võ kiểu cách rất đúng, xét lại tất cả những sư trong chùa không có ai có thể ra tay đẹp như vậy.Thiên Minh, Vô Sắc, Vô Tướng và Thiền Tâm Thất lão thấy Quân Bảo sử dụng mấy miếng quyền của Thiếu lâm mà thần oai lẫm lẫm liền nhìn nhau có vẻ ngạc nhiên. Vô Tướng kinh hãi nói:-Quyền pháp của y nghiêm cẩn như vậy cũng chưa lấy làm lạ. Lạ nhất là nội công của y đến mức siêu việt!Vô Tướng vừa dứt lời thì Túc Ðạo và Quân Bảo đã đánh tới hiệp thứ sáu. Thấy đánh luôn sáu hiệp mà chưa thắng nổi thiếu niên kia, Túc Ðạo nghĩ thầm:-Một thiếu niên còn hơi sữa mà cũng đối phó không xong, vậy mà dám đến khiêu chiến với cả chùa Thiếu Lâm, thật là đồng đạo anh hùng võ lâm cười ta đến rụng hết cả răng.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 4
Hoa Rụng Hoa Nở
Nghĩ đoạn, chàng đột nhiên quay mình lại dùng Thiền Sơn Tuyết Phiêu, chỉ thấy những chưởng của chàng bay múa bao vây chặt lấy thân hình Quân Bảo. Còn Quân Bảo khi ở Hoa Sơn chỉ được Dương Qua dạy cho bốn miếng võ, ngoài ra chàng chưa hề được thọ giáo một danh sư nào.Nay đột nhiên chàng gặp các thế võ của đối thủ kỳ ảo vô cùng, biến hóa không lường chàng làm sao chống đỡ cho nổi?Trong lúc nguy nan, chàng quay lưng về phía trái, song chưởng giơ lên trên trán tạo thành thế Song Khuyên Thủ, có dậy trong pho quyền của Thiếu Lâm. Thế võ này trịnh trọng như Thái Sơn, nên không cần phải giải phá thế võ của địch cũng tự giải lấy. Bất cứ Hà Túc Ðạo ở phía nào tấn công tới cũng đều bị Song Khuyển Thủ bao trùm.Các đệ tử của Ðạt Ma Ðường và La Hán Ðường đồng vỗ tay khen ngợi, vang động một góc trời vì thấy Quân Bảo đã khéo dùng một quyền thế rất tầm thường của Thiếu Lâm mà phá giải được một thế kỳ ảo của đối phương.Trong lúc mọi người đang khen ngợi, Túc Ðạo rú lên một tiếng, rồi giơ quyền nhằm ngực Quân Bảo đâm tới, sức mạnh vô biên. Quân Bảo liền dùng song chưởng đẩy ra chống đỡ. Quyền chưởng hai bên va chạm nhau, chỉ nghe thấy bùng một tiếng là Túc Ðạo loạng choạng nhưng vẫn đứng yên lại được, còn Quân Bảo phải lùi lại hai ba bước mới giữ được quân bằng.Túc Ðạo lại tiến lên đấm một quyền nữa. Quân Bảo vẫn dùng song chưởng đẩy ra và nghe bùng lớn hơn lần trước. Lần này Quân Bảo bị đẩy lùi năm bước còn Túc Ðạo thì đâm bổ về phía trước. Chàng biến sắc quát lớn một tiếng:- Chỉ còn một hiệp nữa, ngươi hãy dùng hết sức mà đỡ nhé!Ðoạn chàng bước lên hai bước, từ từ đấm một quyền. Lúc này mấy trăm người đứng trước Thiếu Lâm đều im hơi lặng tiếng, ai nấy đều biết quyền này của Túc Ðạo liên quan đến danh tiếng cả đời chàng, thế nào chàng cũng đem hết sức bình sinh ra đánh đối thủ.Quân Bảo lại cũng xử dụng song chưởng như trước, nhưng lần này quyền và chưởng chạm nhau mà không gây một tiếng vang.Mọi người chỉ thấy quyền chưởng hai bên dính chặt vào nhau rồi cả hai bên đều dùng tới nội công ra lấn át lẫn nhau. Quân Bảo học được tâm pháp của Cửu Dương chân kinh mà không biết, chàng chỉ cảm thấy nội công sung túc và liên miên đẩy ra.Lát sau Túc Ðạo lùi lại một bước, cảm thấy như có một cục máu xông lên tận cổ. Chàng phãi cố chặn lại, nhưng bỗng nhiên, tối tăm mặt mũi, rốt cuộc phải phun cục máu đó ra.Quân Bảo không ngờ vì mình mà đối phương bị thương nặng như vậy, lòng ăn năn vô cùng liền chạy đến toan giơ tay ra đỡ. Túc Ðạo giơ tay gạt, gượng cười nói:- Túc Ðạo ơi là Túc Ðạo, sao ngươi ngông cuồng đến thế? Nói đoạn chàng hướng về Thiên Minh Thiền Sư, cúi đầu vái rạp, rồi tiếp:- Võ công của chùa Thiếu Lâm vang danh hàng nghìn năm nay, quả thật phi thường. Hôm nay kẻ cuồng sinh này mới sáng mắt.Nói xong chàng nhún mình một cái nhảy đi thật xa. Nhưng chàng ngừng bước, quay đầu lại rồi nói với Giác Viễn:- Giác Viễn đại sư, người đó nhờ Hà mỗ chuyển lời rằng: Cuốn kinh thư gì đó ở trong đầu ấy .Rồi chàng nhún mình nhảy mấy cái nữa đã mất dạng. Thân pháp nhanh như vậy trong võ lâm thật hiếm thấy. Ðồng thời chúng tăng thấy chàng đã bị thương nặng mà còn giở được khinh công tuyệt diệu thì ai nấy khâm phục vô cùng.Kẻ địch đã đi, chúng tăng nhìn dồn vào Thiên Minh để nghe lệnh. Một lão tăng gầy gò trong bọn Tâm Thiền Thất tăng bỗng cất tiếng nói:- Võ công của đệ tử này ai truyền cho thế?Giọng nói của lão rất sắc bén, không khác gì tiếng kêu của chim, cú lúc ban đêm, ai nghe cũng phải rùng mình kinh sợ. Cả Thiên Minh, Vô Sắc , Vô Tướng cũng đều nghi ngờ quay lại nhìn Giác Viễn và Quân Bảo. Thầy trò Giác Viễn đứng ngẩn người ra, không sao trả lời cho xuôi. Thiên Minh liền hỏi tiếp:- Nội công của Giác Viễn tuy tinh xảo nhưng y chưa học qua quyền pháp.Còn Thiếu Lâm quyền của thiếu niên kia , ai đã truyền cho vậy?Các đệ tử của Ðạt Ma Ðường và La Hán Ðường đều nghĩ thầm:"Không ngờ hôm nay nhà chùa gặp nguy cơ mà thằng nhỏ kia lại cường địch. Chắc thế nào lão Phương trượng cũng ban thưởng cho y rất hậu. Còn sư phụ dậy nội công và quyền pháp cho y chắc càng thương mến y .Lão tăng nọ thấy Quân Bảo đứng ngẩn người không nói năng gì cả liền cau mày lại, mặt đầy sát khí quát lớn:- Ta hỏi ngươi pho La Hán quyền đó ai dậy cho ngươi thế?Quân Bảo liền móc trong túi ra đôi La Hán mà Quách Tường đã tặng và nói:- Ðệ tử theo phương pháp của đôi Thiết La hán này mà học được mấy thế võ đó, chớ không có ai dậy cả.Lão tăng nọ bước lên một bước, hạ giọng nói:- Ngươi hay nói rõ một lần nữa rằng không phải do một vị sư nào trong chùa dậy mi mà chính mi tự học lấy?Giọng nói tuy rất khẽ nhưng đầy vẻ dọa nạt, nhưng Quân Bảo vẫn thản nhiên và tự nghĩ:"Ta chưa làm một việc gì xấu cả, dù vị sư này có hung hăng ta cũng không sợ .Ðoạn chàng lớn tiếng đáp:- Ðệ tử ngày tối ở trong Tàng kinh các quét dọn đun nước và hầu hạ sư phụ Giác Viễn. Tại chùa không có vị sư phụ nào truyền dạy võ công cho đệ tử. Pho La Hán này là do đệ tử tự học lấy. Có phải đệ tử múa không đúng phép phải không? Mong lão sư phụ chỉ giáo.Lão tăng đó hừ một tiếng, hai mắt dường như nẩy lửa trợn trừng nhìn Quân Bảo một lát lâu không hề cử động.Giác Viễn biết vai vế của vị sư Tâm Thiên Ðường đó rất cao. Lão cũng là sư thúc của Phương trượng Thiên Minh Thiền sư nữa. Nay lão tăng bỗng nhiên quát tháo Quân Bảo, Giác Viễn ngạc nhiên vô cùng, nhứt là khi thấy hai mắt của lão lại chứa đầy oán độc.Giác Viễn sực nhớ lại năm nọ ở Tàng Kinh các ngẫu nhiên y có thấy một cuốn sách nhỏ, bên trong có ghi một đại sự về môn phái của chùa xảy ra như sau: Cách đây bảy mươi năm, Phương trượng của chùa Thiếu Lâm là Khổ Thừa Thiền Sư, sư tổ của Thiên Minh thiền sư hiện thời. Tết Trung thu theo lệ của chùa mỗi năm nào cũng có cuộc thử tài các đệ tử của Ðạt Ma đường do Phương trượng và hai vị thủ tọa của Ðạt Ma Ðường và La Hán Ðường làm chủ khảo để xét võ công của tất cả đệ tử trong chùa xem một năm qua tiến bộ đến mức nào.Ngờ đâu cuộc khảo thí Trung Thu năm đó xảy ra một thảm biến. Các để tử biểu diễn xong, Ðạt Ma Ðường chủ tọa Khổ Trí Thiền Sư thăng tọa phê bình võ công của các đệ tử, đột nhiên có một tên đầu đà đi tu mà tóc còn để dài, vượt mọi người xông ra lớn tiếng nói:- Lời phê bình của Khổ Trí thiền sư không thông chút nào. Chả biết võ công là cái quái gì mà cũng nhân là thủ tọa Ðạt Ma Ðường thật nhục nhã biết bao.Tất cả tăng nhân đều kinh hãi, nhìn kỹ lại mới hay người đó là Hỏa Công đầu đà chuyên nhóm lửa ở bếp Hương Tích. Các đệ tử của Ðạt Ma Ðường không chờ cho sư phụ lên tiếng đã đồng thanh quát tháo. Tên Hỏa Công đầu đà đó cũng không chịu kém liền quát lại:- Tên sư phụ không hiểu cái quái gì, bọn đệ tử các ngươi cũng thế thôi.Nói xong tên đầu đà đó nhảy vào giữa đám đệ tử. Các đệ tử Ðạt Ma Ðường liền xông lại tấn công, ngờ đâu đều bị y đánh cho vài ba quyền hay vài ngọn cước là bại ngay.Theo lệ của chùa thì ở Ðạt Ma Ðường đồng môn đấu với nhau chỉ đánh ngã đối phương rồi thôi, chớ không ai được hạ độc thủ. Trái lại tên đầu đà đó ra tay hung tợn đánh 9 người sư đó kẻ gãy tay, người què chân, ai nấy đều bị thương nặng.Khổ Trí Thiền sư thấy vậy vừa kinh hãi vừa tức giận. Lão thiền sư nhận ra tên đầu đà xử dụng toàn là quyền thuật của bổn môn chứ không phải y học của những cao thủ môn phái khác rồi có lẻn vào chùa phá quấy nên cố dằn tức khí và hỏi xem võ cố ý lẻn vào chùa phá quấy nênHỏa Công đầu đà nọ trả lời:- Không do ai truyền dậy võ công cho tôi cả, đó là tự tôi học lấy.Thì ra tên đầu đà đó giúp việc ở nhà bếp dưới quyền nhà sư quản công rất nóng tính hơi tý là đánh đập thủ hạ. Y là người biết võ lại có sức mạnh, nên người nào người nấy đều bị đánh trọng thương.Cả tên đầu đà này cũng bị tên quản công đánh hộc máu ba lần. Vì sự việc đó y ngấm ngầm học lóm võ công. Một người đã cố âm thầm làm việc gì tất nhiên phải thành công chóng hơn người khác, hơn nữa y lại có chí hơn người nên mười mấy năm liền y mới luyện được võ công thượng thừa như vậy.Nhưng y vẫn giấu giếm không cho ai hay biết, lặng lẽ tiếp tục bổn phận nhóm lửa ở bếp. Tên sư quản công dưới bếp dù có đánh đập, y cũng không đánh lại, nhưng nhờ có nội công tinh thâm nên y không bị thương như trước nữa.Tánh y rất thâm trầm, y suy tính có khi nào võ công giỏi hơn tất cả các tăng chúng trong chùa mới ra mặt biểu diễn cho mọi người biết. Bởi vậy Trung Thu này y mới ra mặt.Mấy chục năm tích uất trong lòng, nên y tức giận hầu hết các tăng chúng trong chùa, vì thế khi ra tay y không nể nang ai cả.Khổ Trí thiền sư hỏi rõ nguyên ủy rồi cười nhạt nói:- Ngươi đã khổ tâm học tập như vậy, quả thật đáng kính.Nói xong thiền sư đứng dậy ra khỏi đài tỷ võ với tên đầu đà. Lúc bấy giờ có thể nói võ công của Khổ Trí thiền sư là số một trong chùa Thiếu Lâm. Hai người cùng giở tuyệt học ra đấu được hơn năm trăm hiệp.Khổ Trí thiền sư đã già, còn tên đầu đà tuổi tráng niên hơn, lão Thiền Sư còn e dè nể nang, trái lại tên đầu đà luôn luôn hạ độc thủ.Sau đó hai người dùng tay chân quất vào nhau như hai con mực, hễ ai khỏe hơn sẽ thắng. Khổ Trí thấy tên đầu đà đã chịu khó tự tập mà đạt được thành tích đó nên đổi chiến lược, tháo giỡ ra rồi gạt song chưởng một cái, vừa quát to lên.Tên đầu đà hiểu rằng đối phương giở một thế trong Thần Chưởng Bát Ðá, vốn là một võ công tuyệt học của Thiếu Lâm. Tên đầu đà đã được dịp thấy các đệ tử Ðạt Ma Ðường xử thế võ này, chỉ bổ song chưởng một cái là đánh gãy cẫy mộc tang trồng dưới đất liền nhờ sức mạnh phi thường do chưởng lực phóng ra.Võ công của y tuy cao cường nhưng y chưa hề được danh sư nào chỉ giáo mà suốt mười mấy năm y chỉ ngầm học lóm thì dẫu y chăm chỉ đến đâu cũng không sao thấu triệt võ học của Thiêu Lâm rất cao thâm.Nhưng Khổ Trí sử dụng thế đó là để giải chưởng mượn sức đối phương để giải tán sức lực đối phương rồi hai bên cùng lùi cả ra và đều tỏ vẻ ngưng đấu. Ngờ đâu tên Hỏa Công đầu đà lại nhận lầm là Liệt Tân Chưởng, chưởng thứ sáu trong phái Thần chưởng Bát Ðả, liền nghĩ thầm:"Ngươi muốn giết ta, nhưng có dể gì"Ðoạn y phi thân đến, giơ song quyền đánh xuống. Khổ Trí thiền sư thất kinh vội quay chưởng lại chống đỡ nhưng đã muộn, chỉ nghe ``lắc cắc mấy tiếng là cánh tay trái và mấy cái xương trước ngực của thiền sư đều bị gãy.Tăng chúng đứng cạnh đó đều biến sắc, liền xông lại cứu nhưng nội tạng của Khổ Trí thiền sư đã bị thương nặng, hơi thở thoi thóp, không nói ra được một lời.Tên Hỏa Công đầu đà nhân lúc mọi người đang hỗn loạn bèn lẻn chạy mất. Tối hôm đó vì vết thương quá nặng, Khổ Trí thiền sư tạ thế. Trong lúc cả nhà chùa đang đau đớn về đám tang ấy, tên đầu đà lại lén trở về chùa giết tên quản công bếp Hương Tích và năm vị sư xưa nay có thù hằn với y.Tất cả chùa đều chấn động. Lão Phương trượng phái mấy chục cao thủ đi khắp nơi truy nã y, mà tìm khắp cả Giang Nam, Giang Bắc cũng không ra tung tích. Các cao tăng trong chùa vì việc này mà cãi lộn và đổ lỗi cho nhau. Thủ tọa Thiền Sư La Hán Ðường là Khổ Tuệ nổi giận bỏ chùa chạy ra Tây vực sáng lập một phái Thiếu Lâm khác.Bọn Thiên Canh, Thiên Lao là đồ tôn của Khổ Tuệ thiền sư đó.Sau biến cố tang tóc ấy, võ học của phái Thiếu Lâm suy đồi suốt mấy chục năm và cũng từ đó trở đi, nhà chùa mới định thêm một quy luật Phàm đệ tử nào không được sư phụ truyền dạy võ công mà tự học lóm thì khi phát hiện được sẽ bị xử tử, tội nhẹ cũng phải cắt đứt gân mạch để trở thành phế nhân.Mẩy chục năm nay, trong chùa phòng vệ nghiêm ngặt, không ai dám học lóm võ công nên dần dần ai nấy đều quên hẳn luật lệ ác nghiệt ấy. Lão tăng Tâm thiện Ðường là đệ tử ít của Khổ Trí Thiền sư , lão nhớ đến cái chết của ân sư năm xưa , mà mấy chục năm qua, lão không sao quên được. Ðộtnhiên lúc này lão thấy Quân Bảo không có sư phụ mà học lóm được võ công thì lòng riêng phẫn nộ vô cùng. Giác Viễn đại sư ở trong Tàng Kinh các nên không cuốn nào lão không đọc qua. Bỗng nhớ lại việc cũ mà toát mồ hôi lạnh, liền la lớn:- Lão Phương Trượng, việc này...việc này không thể trách Quân Bảo được.Giác Viễn chưa dứt lời, chủ tọa Ðạt Ma Ðường đã quát to:- Các đệ tử Ðạt Ma Ðường tiến lên bắt y.Mười tám đệ tử Ðạt Ma Ðường nghe lịnh liền tiến lên bốn phương tám mặt bao vây lấy thầy trò Giác Viễn. Phương vị của mười tám người đó rất rộng lớn, cả Quách Tường cũng bị bao vây vào giữa. Lão tăng Tâm Thiện Ðường cũng la lớn:- Các đệ tử La Hán Ðường sao cũng không tiến lên hợp sức?Một trăm linh tám đệ tử La Hán Ðường nhứt tề như sấm động, quây thành ba vòng bên ngoài các đệ tử Ðạt Ma Ðường.Quân Bảo cuống cả chân tay, cứ tưởng mình đánh đuổi Túc Ðạo là phạm quy luật của chùa, liền lên tiếng hỏi:- Sư phụ con ...con...Hơn mười năm nay Giác Viễn sống chung với đồ đệ, tình như cha con. Biết rằng nếu Quân Bảo bị bắt thì thế nào cũng bị xử tử hay thành phế nhân, lão chưa kịp xử trí thì Vô Tướng Thiền sư đã quát to:- Sao không ra tay còn chờ gì nữa?Mười tám tên đệ tử Ðạt Ma Ðường miệng niệm nam mô, chân bước tới từ từ. Không hề nghĩ ngợi, Giác Viễn đại sư đột nhiên quay tít cái thùng đẩy lùi mười tám tên tăng nhân khiến cho họ không sao tiến lên được.Ðoạn Giác Viễn nghiêng hai cái thùng bên trái múc Quách Tường, bên phải múc Quân Bảo, rồi quay thêm bảy tám vòng nữa. Hai cái thùng sắt tựa như hai trái chùy lớn sức mạnh nghìn cân, nên không ai dám giơ tay ra cản trở.Các đệ tử Ðạt Ma Ðường tránh cả sang hai bên. Nhanh như bay Giác Viễn gánh Quách Tường cùng Quân Bảo chạy xuống núi. Bọn tăng nhân vừa chạy theo vừa la, đuổi được bảy tám dặm tiếng xích vang lên càng lúc càng nhỏ dần, cuối cùng im bặt.Quy luật của phái Thiếu Lâm rất nghiêm, nên một khi thủ tọa Ðạt MaÐường đã ra lịnh tróc nã Giác Viễn tuy biết rằng đuổi không kịp, bọn tăng chúng vẫn cứ phải đuổi theo Giác Viễn.Thời gian càng kéo dài khinh công người nào cao thấp biết rõ ngay. Người nào khinh công kém bị bỏ xa dần. Ðuổi đến lúc trời tối sẩm, chỉ còn có năm tên đại đệ tử là còn tiếp tục đuổi theo.Giây lát sau, năm tên đó thấy trước mặt hiện ra năm ngả đường. Bọn chúng không biết Giác Viễn chạy về ngả nào, vả lại chúng dư biết nếu đuổi kịp họ cũng không địch nổi Quân Bảo và Giác Viễn, nên kéo nhau lủi thủi trở về chùa phục lịnh.Hãy nói Giác Viễn gánh hai người chạy hơn trăm dặm mới ngừng lại, định thần mới hay nơi đó là giữa khoảng núi rừng sương mù bao phủ tứ phía, chim về tổ từng đoàn kêu ríu rít. Giác Viễn tuy nội công rất mạnh, nhưng đã xả thân chạy một hơi xa, nên cũng thấy gân cốt mỏi mệt, nên nhất thời lão hòa thượng không sao hạ được gánh thùng sắt xuống.Quân Bảo và Quách Tường ở trong thùng bèn nhảy ra, rồi mỗi người một bên, gỡ hai thùng sắt ở đầu đòn gánh xuống. Vì trong thùng vẫn còn phân nửa nước, Quân Bảo lên tiếng nói:- Sư phụ hãy nghỉ ngơi giây lát, con đi kiếm cái ăn đã.Nhưng trong dãy núi hoang xa này, có cái gì có thể ăn được chứ? Nên Quân Bảo đi đến nửa ngày trời mà cũng chỉ mang về một ít củ măng. Ba người chia nhau dùng tạm cho đỡ đói, rồi tựa vào tảng đá nghỉ ngơi. Quách Tường nói:- Nè đại hòa thượng, tôi thấy các sư trong chùa Thiếu Lâm sao đều kỳ quặc quá tệ.Giác Viễn chỉ ừ hừ cho qua, tuyện nhiên không dám trả lời thẳng câu hỏi.Quách Tường liền tiếp:-Côn Luân Tam Thánh Hà Túc Ðạo tới chùa Thiếu Lâm khiên chiến, nhưng không một ai địch nổi, nhờ thầy trò hai người đánh lui được y mới bảo tồn danh tiếng chùa. Tăng chúng đã không cám ơn hai người thì chớ, trái lại còn hung hăng như lang, như hổ định tróc nã chú Quân Bảo để làm tội. Chúng không biết phân biệt trắng đen, thật là vô lý hết sức.Giác Viễn thở dài một tiếng rồi đáp:- Ta không thể trách lão Phương trượng với Vô Tướng sư huynh, vì chùa Thiếu Lâm có một điều lệ là... Nói tới đây lão hòa thượng ho luôn mồm, không sao nói hết lời được, Quách Tường vội chạy lại khẽ đấm vào vai Giác Viễn và nói:- Ðại hòa thượng mệt mỏi lắm rồi, hãy nghỉ ngơi giây lát ngày mai hẵng nói tiếp.Giác Viễn thở dài nói tiếp:- Phải, tôi cảm thấy rất mệt.Quân Bảo đi nhặt nhanh những cành khô gom lại đốt để sưởi. Ba người ngủ tạm dưới gốc cổ thụ. Ðến nửa đêm, Quách Tường nghe Giác Viễn lẩm bẩm tựa như tụng kinh, liền chỗi dậy. Nàng nghe hòa thượng nói nho nhỏ:- Sức của đối phương vừa mới chạm vào da ta thì niệm của ta đã vào tới trong xương y, hai tay chống đỡ, một hơi quán xuyến. Tả trọng thì hư hữu mà đi, hữu trọng thì hữu hư mà đi .Quách Tường rùng mình nghĩ:- "Ta cư tưởng lão hòa thượng tụng kinh, không ngờ y đang đọc võ học quyền kinh".Nàng bèn lắng tai nghe tiếp. Giác Viễn đọc:- Hơi như bánh xe theo khắp người, chổ nào không theo tứ thân liền thấy tán loạn ngay, muốn cứu vãn thì phải nhờ ở lưng và đùi. . .Nghe tới đây Quách Tường biết ngay Giác Viễn đang đọc một quyển sách võ, liền nói thầm:- "Vị hòa thượng này không biết một chút võ công nào, chỉ đọc sách thành si mê, những gì ghi ở trong sách y đều cho là thiên kinh địa nghĩa bất di bất dịch. Năm xưa ta ở trên đỉnh Hoa Sơn, lần đầu tiên gặp y, nghe y nói: Ðạt Ma lão tổ trong khi viết cuốn kinh Lang Ca, lại còn viết thêm cuốn Cửu Dương chân kinh nữa . Y bảo rằng muốn cho thân thể khỏe mạnh thì phải theo cuốn kinh đó tu luyện ắt được theo muốn. Nên hai thầy trò học theo sách đó, chớ không nhờ vả ai dạy cho cả. Vì vậy hai thầy trò y đã luyện tới cao thủ bậc nhất bậc nhì trong thiên hạ mà không biết. Như bữa nọ Tiêu Tương Tử đánh y một chưởng, y cứ đứng chịu đòn mà không việc gì, trái lại Tiểu Tương Tử bị thương nặng. Thần côngcao siêu như thế, có lẽ cha ta và đại ca cũng chưa chắc bì kịp. Hơn nữa cữ xem thầy trò y ngày hôm qua lẳng lặng đánh bại Hà Túc Ðạo, không biết có phải thầy trò y nhờ học ở Cửu Dương chân kinh mà luyện được tới mức độ đó không? Và lúc này, y đang lẩm bẩm đọc đây, không biết có phải Cửu Dương chân kinh không? .Nàng bàn ngồi dậy, lắng tai nghe những lời tụng niệm của Giác Viễn để cố nhớ, nàng lại suy tính:``Nếu những lời y tung đây quả là Cửu Dương chân kinh, thì cuốn kinh đó tinh vi lắm. Chỉ trong giây lát ta không thể nào thấu hiểu hết được. Ta cứ việc nhớ cho thật kỹ, ngày mai yêu cầu chỉ giáo cũng chưa muộn."Nàng lại nghe Giác Viễn lẩm bẩm đọc tiếp:- Trước hết dùng tâm sai khiến thân hình, theo người chớ không theo mình.Sau khi thân hình đã theo được, do mình vẫn theo người trong tay đã có mực thước. Ðo lường sức của đối thủ, to nhỏ không sai một chân lông kẽ tóc. Tiến trước, thoát hậu bước nào cũng đúng mực thước, càng luyện lâu bao nhiêu càng tinh xảo bấy nhiêu. . .Quách Tường nghe tới đây lắc đầu nghĩ thầm:- Không đúng không đúng. Cha và mẹ ta thường nói lúc đối địch ta phải kiềm chế người trước chớ đừng để người kiềm chế mình. Như vậy đại hòa thượng nói sai rồi.Nang còn đang lẩm bẩm lại nghe Giác Viễn tiếp:- Ðối phương không động ta không động, đối phương hơi động ta phải động trước. Sức lực trông như nhẹ nhàng, sự thực không phải nhẹ nhàng, làm như sắp giở sức ra, sự thật chưa giở sức ra. Hơi sức dứt, niệm vẫn chưa sứcQuách Tường càng nghe càng mơ màng. Phải biết nàng học võ từ thủa nhỏ, và ai dạy nàng cũng dạy kiềm chế người trước thế võ nào cũng phải ra tay trước đối phương. Những bí quyết quyền kinh mà Giác Viễn vừa đọc đây, trái hẳn với những lý thuyết mà nàng học bấy lâu nay. Cho nên nàng lại nghĩi"Nếu lúc sáp trận ra tay, hai bên đấu trí mạng với nhau mà ta lại hy sinh mình theo người, kẻ địch muốn ta Ðông ta phải theo Ðông, muốn ta Tây ta phải theo Tây. Như vậy có khác gì tha hồ cho kẻ địch tấn công không? Lý thuyết ra tay sau kiềm chế người cho mãi tới cuối đời nhà Minh, phái Võ Ðang đang thịnh hành vẫn áp dụng và coi trọng. Lúc này cuối đời nhà Tống, Quách Tường nghe lý thuyết đó lấy làm kinh ngạc. Chỉ vì lo nghĩ ngợi mà Giác Viễn đọc ra rất nhiều, nhưng nàng không sao nghe kịp. Bỗng nàng thấy Quân Bảo tỉnh giấc, ngồi xếp bằng tròn, lắng tai nghe. Nàng lại nghĩ :"Bất cứ lão hòa thượng nói đúng hay sai, ta cứ việc nhớ kỹ. Cứ biết Ðại hòa thượng đã làm cho Tiểu Tương Tử bị thương và Hà Túc Ðạo phải rút lui. Những cảnh chính mắt ta trông thấy, như vậy những lời lão hòa thượng đọc đây hẳn không phải là lý thuyết suông .Thế rồi nàng lại để nghe và nhớ nằm lòng .Giác Viễn vẫn tiếp tục đọc, thỉnh thoảng có xem vào mấy đoạn Lăng Ca, nói tới chuyện Phật tổ lên đảo Lăng Ca thuyết pháp. Thì ra Cửu Dương chân kinh xem vào cuốn kinh Lăng Ca Giác Viễn sức học lam nham, cứ thấy chữ là đọc, cho nên mới đọc lẫn lộn.Cũng may nàng rất thông minh, tuy kinh văn mà Giác Viễn đọc ra đảo đảo, điên điên nhưng nàng cũng đã hiểu được mấy đoạn.Mặt trăng lặn dần, bóng người càng giờ càng dài, tiến tụng niệm của Giác Viễn cũng khẽ dần, khẽ đến nỗi có câu không sao nghe rõ được. Quách Tường liền khuyên:-Suốt ngày tranh đấu đã mệt mỏi nhiều, lão hòa thượng hãy nghỉ ngơi chút đi.Giác Viễn hình như không nghe lời của Quách Tường nói, cứ thản nhiên tụng niệm:- ...Sức mượn của người, hơi do xương sống phát xa. Tại sao hơi lại do xương sống phát ra, vì hơi hướng xuống phía dưới mà trâm do hai vai thâu vào xương sống dồn xuống dưới lưng. Ðó là hơi từ trên xuống gọi là hợp. Rồi lại tự lưng từ dưới đi lên gọi là khai. Hợp tức là thàn, khai tức là buôn, biết được khai hợp là hiểu được âm dương ngay.Tiếng tụng niệm của lão hòa thượng càng chút càng nhỏ. Sau cùng không còn nghe tiếng nào cả, hình như lão hòa thượng đã thiếp đi. Quách Tường và Quân Bảo không dám lâm động, chỉ ngồi ôn lại kinh văn thôi.Trên trời sao đã lặn, trăng đã xuống. Tây sơn, mây đen tứ phía kéo tới.Mặt đất tối như mực. Qua một thời gian khá lâu, phía Ðông sáng dần. Chỉ thấy Giác Viễn ngồi yên không cử động chút nào, mặt lộ vẻ tươi cười. Quân Bảo khẽ nói:- Quách cô nương có đói không? Chúng ta hãy kiếm củ năng để ăn đi.Chàng quay đầu lại thấy phía sau một cây cổ thụ có bóng người thấp thoáng hình như đó là vạt áo cà sa màu vàng.Chàng giật mình kinh hãi, vội quát hỏi:- Ai đó?Chỉ thấy một ông sư, thân hình gầy gò và cao từ phía sau thân cây bước ra. Người đó chính là Vô Sắc Thiền Sư thủ tọa La Hán Ðường.Quách Tường vừa kinh hãi vừa cả mừng, vội lên tiếng hỏi:- Ðại hòa thượng sao cứ đuổi theo mãi thế này? Chẳng hay Ðại Hòa Thượng muốn bắt hai thầy trò trở về chùa sao?Vô Sắc liền đáp:- Thiện tai!Thiện tai!Lão hòa thượng này không như những hòa thượng chỉ biết câu nệ giới luật. Lão tăng tới đây đã được nửa đêm rồi, nếu định ra tay thì hẳn không phải chờ đến lúc này. Này Giác Viễn sư đệ, Vô Tướng thiền sư đã xuất lãnh một nhóm đệ tử Ðạt Ma Ðường đang đuổi về phía Ðông tìm kiếm đó. Các ngươi hay theo phía Tây mà chạy đi.Giác Viễn cứ nhắm mắt làm như không nghe gì cả. Quân Bảo liền tiến lại thưa:- Mời sư phụ thức tỉnh, thủ tọa La hán Ðường đang nói chuyện với sư phụ đấy.Giác Viễn vẫn cứ ngồi yên. Thấy vậy Quân Bảo kinh hãi vô cùng vội rờ tay vào trán sư phụ, thấy giá lạnh như băng. Thì ra Giác Viễn đã viên tịch từ lâu rồi.Quân Bảo đau đớn vô cùng, phủ phục xuống ôm lấy xác kêu lên:- Sư phụ!Sư phụ!Nhưng tiếng kêu của chàng làm sao cho sư phụ chàng thức tỉnh lại được. Vô Sắc thiền sư chắp tay hành lễ, miệng niệm:"Chư phương vô vân (bốn phía không có màn mây) Từ diện giai thanh minh (bốn phía đều trong sáng) Vi phong thôi hương khí (gió nhẹ thổi mùi thơm) Chung Sơn tĩnh vô thanh (tất cả các núi yên lặng như tờ) Kim nhất đai hoan hỉ (ngày hôm nay thật vui mừng) Xã vô nguy thúy thân (hy sinh cái thể xác vô vị và mỏng manh)Vô điền giựt vô ưu (không hờn cũng không lo) Ninh đang bất thân khánh (như vậy chả vui mừng lắm ru)".Nói xong lão hòa thượng lẳng lặng đi liền.Quân Bảo khóc một hồi, Quách Tường cũng chảy khá nhiều nước mắt.Theo lệ chùa Thiếu Lâm chúng tăng viên tịch đều hỏa táng, hai người liền nhặt những cành cây khô châm lửa thiêu thân pháp của Giác Viễn. Xong đâu đấy Quách Tường liền nói:- Này chú em họ Trương, tăng chúng Thiếu Lâm sẽ không buông tha chú đâu. Vậy phải cẩn thận lắm mới được. Chúng ta chia tay ở đây, sau này sẽ gặp gỡ lại.Quân Bảo vừa khóc vừa đáp:- Quách cô nương đi đâu thế? Bây giờ tôi biết đi đâu?Quách Tường nghe Quân Bảo hỏi cũng hơi mủi lòng đáp:- Tôi thì ở chân trời góc biển, hành tung không nhất định, tự tôi cũng không biết sẽ đi đâu. Chú em hãy còn ít tuổi lại không có chút lịch duyệt giang hồ biết đối phó cách nào? Hiện giờ tăng chúng chùa Thiếu Lâm đang tìm bắt chú chi bằng...Nói tới đây nàng rút cái vòng vàng ở cổ tay ra đưa cho Quân Bảo và tiếp:- Chú cầm cái vòng vàng này đi nơi thành Tương Dương kiếm cha mẹ ta thì thế nào cha mẹ ta cũng có cách giúp chú. Chú ở nhà tôi, có cha mẹ tôi che chở thì dù tăng chúng chùa Thiếu Lâm có độc ác đến đâu cũng không dám đến thành Tương Dương hại được chú.Quân Bảo ngậm lệ đỡ lấy cái vòng, Quách Tường nói tiếp:- Chú nói với cha mẹ tôi hay rằng tôi vẫn được bình yên như thường không khỏi lo nhớ nữa. Cha tôi rất thích những thiếu niên anh hùng, thấy chú có tài hẳn sẽ thâu làm đồ đệ. Em thì là người thật thà trung hậu thế nào cũng mến chú, riêng có chị tôi thì hơi khó tánh một chút. Có điều gì không bằng lòng là chị ấy chẳng nể nang ai cả. Nhưng chú cứ cẩn thận, đừng làm điều gì nghịch chị ấy là đư nghịchNói xong nàng quay mình đi liền.Quân Bảo cảm thấy trời đất mênh mông mà mình không có một chỗ nào nương tựa an thân, nên đứng trước hỏa táng của sư phụ mà ngẩn người ra nửa ngày mới bước chân đi. Chàng đi được mười mấy trượng bỗng quay trở lại lấy đôi thùng sắt của sư phụ gánh lên vai rồi từ từ đi thẳng. Giữa hoang sơn đã lạnh, một thiếu niên thân hình gầy gò đang lủi thủi đi về phía Tây, trông thật tội nghiệp vôcùng.Chàng đi được nửa tháng đã đến biên giới, cách thành Tương Dương không xa. Tăng chúng trong chùa Thiếu Lâm vẫn không sao đuổi kịp.Ðó cũng nhờ Vô Sắc thiền sư ngấm ngầm giúp đỡ, cố dẫn bọn sư Thiếu Lâm đi về phía Ðông trái ngược đường, nên chúng càng đuổi càng cách xa chàỡ,Trưa ngày nọ chàng tới một chân núi lớn, tựa lưng vào đó nghỉ ngơi giây lát rồi hỏi thăm người qua đường, mới hay đây là núi Võ Ðương cây cối um tùm, thế núi hùng vĩ. Trong lúc chàng còn đang thưởng thức cảnh lạ đó đây, bỗng thấy một nam một nữ ăn mặc theo lối quê mùa đi sát cánh nhau, qua con đường chỗ chàng ngồi. Trông thái độ hai người rất thân mật, đủ biết họ là một đôi vợ chồng. Người thiếu nữ mồm lẩm bẩm trách cứ chồng luôn, còn người chồng cứ cúi đầu lầm lũi.Thiếu nữ nọ lại nói:- Anh là nam nhi đại trượng phu, không thân mà cứ đi nương nhờ anh rể và chị. Cho nên mới bị họ hạ nhục như vậy. Chúng ta có phải là người thiếu tay thiếu chân đâu? Tự mình làm lấy mà ăn thì dù canh rau miếng dưa cũng được ung dung tự nhiên hơn. Nhưng anh không có một chất chí khí, quả thật hổ thẹn cho kiếp sống trên đời. Cổ nhân đã dạy: Cùng lắm là chết, khi chết thì hết ``, hà tất anh phải nhờ vả người vậy? Người đàn ông bị vợ mắng một hồi, không dám nói lại một lời, mặt đỏ tía tai, cứ lẳng lặng mà đi.Những lời người đàn bà nói câu nào cũng in sâu vào trí óc Quân Bảo, chàng nghĩ thầm:"Anh là một nam nhi đại trượng phu mà không thể tự lập được ư? ...Bỗng tự dưng bị một trận sỉ nhục như vậy, cổ nhân đã dậy:Cùng lắm là chết, mà chết thì hết? . . . Nghĩ tới đó chàng ngẩn người ra nhìn phía sau lưng hai người vọ chồng nọ.Sau rốt người chồng nói mấy câu gí đó rồi ưỡn ngực duỗi thẳng lưng lên. Thế là hai vợ chồng cười rộ một hồi. Hình như người chồng đã quyết chí tự lập, nên hai người tỏ vẻ hớn hở.Quân Bảo nghĩ tiếp:"Quách cô nương nói rằng tính nết của người chị rất khó, ăn nói chẳng nể nang ai cả , nhưng đừng làm nghịch cha là được .Ta là một nam nhi đại trượng phu, hà tất phải cúi đầu nhẩn nhịn một người đàn bà để được sinh sống ư?Vợ chồng thiếu niên quê mùa kia còn biết nỗ lực tự cường, huống hồ ta Quân Bảo đây khi nào chịu phải nhờ vả người và chịu chiều theo người như chịuNghĩ đến đây chàng quyết định gánh đôi thùng lên trên núi Võ Ðang, kiếm một cái hang trú ẩn, khát uống nước suối, đói kiếm trái cây ăn, những lúc rỗi rãi thì luyện theo Cửu Dương chân kinh mà Giác Viễn đã truyền cho. Chàng rất mực thông minh, mà môn học của chàng là môn võ học kỳ thú. Trong mười mấy năm trời, võ công của chàng tiến bộ rất khả quan và nhanh chóng.Và một hôm chàng đang lững thững dạo trong khe núi, thấy một con rắn và một con chim đang đấu ác liệt. Con chim từ tứ phía xông và tấn công mà không làm gì được con rắn, rốt cuộc mang thương tích mà bay đi.Chàng liền nghĩ ngay ra một thế võ, rồi ở trong động nghiền ngẫm luôn bảy ngày đêm, mới thấu cái lẽ "lấy nhu khắc cương" bàn ngửng mặt lên trời cười một hồi.Từ khi hiểu rõ nguyên lý đó rồi chàng căn cứ vào nội công trong Cửu Dương chân kinh mà phát minh ra những thế võ và sáng lập một môn phái làn lý đó rồi chàngPhái võ đó là phái Võ Ðang. Sau đó chàng lên du ngoạn miền Bắc, thấy ba ngọn núi rất thanh tú, đứng trơ trọi giữa bể, lại nghĩ ra được một thế võ nữa, đặt tên là Tam Phong. Thế rồi chàng trở lên là kỳ nhân Trương Tam Phong một người kỳ lạ nhất trong hạng võ sử của Trung Quốc.Sau đó mấy chục năm, Quách Tường đi khắp thiên hạ tìm kiếm vợ chồng Dương Qua và Tiểu Long nữ cho tới già mà vẫn không gặp. Mà giới giang hồ không ai rõ vợ chồng Dương Qua đã đi đâu và cũng không thấy xuất hiện ở nhân gian nữa.Cho tới năm bốn mươi tuổi, Quách Tường giác ngộ liền cắt tóc lên núi Nga Mi, nghiên cứu võ học , thâu nhận đồ đệ , sáng lập ra phái Nga Mi.Côn Luân Tam Thánh Hà Túc Ðạo sau khi đại bại ở chùa Thiếu Lâm, về tới Tây Vực theo đúng lời thề, không hề bước chân và Trung nguyên nữa. Cho tới tuổi già mới thu nhận một người đệ tử truyền dạy cầm, kỳ và võ học, ba môn tuyệt kỹ.Vì thế phái Côn Luân tuy ở tận biên giới, mà môn hạ nào cũng văn võ kiêm toàn và nho nhã hết sức.Sau đó trong võ lâm chỉ có môn phái Thiếu Lâm, Võ Ðương , Nga Mi và Côn Luân là hưng vượng hơn cả, đời nào cũng có nhân tài xuất chúng làm rạng rỡ môn phái.Hôm nọ, Giác Viễn đại sư ở trong núi hoang, đang lúc hấp hối tụng niệm Cửu Dương chân kinh, Quách Tường, Quân Bảo và Vô Sắc thiền sư đều nghe rõ mồn một, nhưng thiên tư và căn bản mỗi người khác nhau sự ghi nhớ và lãnh hội cũng có phần sai biệt, nên ba người truyền cho môn hạ đều có nhiều điểm khác nhau.Quách Tường vốn giòng dõi gia học uyên nguyên, tập luyện nhiều môn nên đệ tử của phái Nga Mi võ công hết sức phức tạp và tinh xảo, chỉ một thế cũng đủ nổi danh.Lúc Vô Sắc thiền sư nghe Giác Viễn đọc Cửu Dương chân kinh thì lão đã là một võ học đại sư, nên sau đó võ học của thiền sư càng tiến tới mức mức thượng thừa, nhưng hành công cơ bản của thiền sư không thay đổi chút nào.Chỉ một mình Quân Bảo trừ bốn thế võ do Dương Qua truyền dạy và pho La Hán quyền mà chàng học theo hai thiết La Hán ra, chưa hề học hỏi được võ công nào cả. Cũng vì thế chàng là người hiểu biết chân nghĩa của Cửu Dương chân kinh chậm nhứt, nhiều chỗ chàng mù tịt.Chàng thấy con chim đấu với rắn mới nghĩ ra một thế võ, nhưng đó là chuyện ba mươi năm về sau. Những kinh văn mà chàng đã nghe từ hồi còn trẻ đã quên lãng rất nhiều rồi.* **Năm Chí Nguyên nhị niên của Nguyên Thuận Ðế, tức cách năm nhà Tống diệt vong đúng sáu mươi năm tròn. Lúc ấy đang tháng ba, cuối mùa xuân, ở miền duyên hải tại Giang Nam có một tráng sĩ áo lam, tuổi trạc ba mươi chân đi giày rơm, đang lớn bước trên đường cái quan. Chàng thấy trời sắp tối đến nơi, nên không để tâm thưởng thức những cảnh đẹp ở hai bên đường.Vừa đi chàng vừa suy tính:- Hôm nay đã là hai mươi bốn tháng ba rồi, chỉ còn mười bốn ngày nữa.Trong thời gian ngắn ngủi ấy, ra phải nhanh chân mới mong kịp tới Ngọc Hư Cung núi Võ Ðang để chúc mừng ân sư hưởng thọ chín mươi.Tráng sĩ ấy họ Dư tên Ðại Nham, là đồ đệ thứ ba của Trương Tam Phong (Tức Trương Quân Bảo) tổ sư của phái Võ Ðang. Tới năm bảy mươi, võ công mới đạt thành , Tam Phong mới dám thâu nhận đồ đệ.Nên năm đó Tam Phong đã chín mươi mà Tống Viễn, đệ tử lớn nhất trong bảy sư huynh đệ cũng chưa đầy bốn mươi. Còn người đồ đệ ít tuổi nhất năm đó mới mười mấy thôi, tên Mạc Cốc Thanh.Tuy bảy đồ đệ của Tam Phong rất ít tuổi, nhưng đã gây tên tuổi ở giang hồ rồi. Cho nên các nhân sĩ võ lâm, hễ nhắc tới đều phải khen ngợi và nói:- Võ Ðang thất hiệp danh môn chính phái, có ai dám gây hấn với họ đâu?Dư Ðại Nham là đệ tử thứ ba. Năm ấy chàng thừa lịnh sư phụ đi tỉnh Phúc Kiến diệt trừ một bọn giặc chuyên môn bắt cóc và giết hại lương dân. Bọn cường đạo ấy võ công đã cao cường, lại đa mưu nhiều kế.Chúng hay tin Ðại Nham tới tiễu trừ, liền ẩn núp một nơi, không dám ló mặt ra nữa. Ðại Nham phải tốn công hai tháng trời tìm kiếm mới ra chốn ẩn núp của chúng, liền đến tận nơi khiêu chiến.Chàng giở Thái Cực Huyền hư đao pháp của sư môn, tới hiệp thứ mười một mới giết được tên đầu đảng và giải tán bọn cướp đấy.Thoạt tiên chàng dự tính chỉ tốn công mười ngày là xong, ngờ đâu trước sau hơn hai tháng trời mới hoàn thành công tác.Chàng tính đã gần tới ngày chúc thọ chín mươi của sư phụ, vì thế chàng mới phải hấp tấp để mong trở về kịp ngày.Chàng càng đi càng thấy đường lối hẹp dần, rồi bỗng thấy một miếng đất vuông chừng bảy tám trượng canh bờ bể, bằng phẳng và sáng loáng như gương. Chàng đã đi khắp địa Giang Nam Bắc rồi, mà chưa hề thấy có một miếng đất kỳ dị như vậy.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 5
Ðồ Long Bảo Đao
Chàng liền hỏi thăm thổ dân, suýt nữa chàng phải chết vì cười. Thì ra miếng đất ấy là ruộng muối. Dân chúng nơi đây tát nước bể phơi khô để lấy muối. Chàng nghĩ thầm: "ta ăn muối ba mươi năm nay mà không ngờ phải tốn công như vây mới có đưn, sut nữa chàngChàng đang đi, bỗng thấy con đường nhỏ phía Tây, có hơn hai mươi người đang gánh mỗi người hai cái thúng. Chàng định thần nhìn kỹ thấy họ đều mặc quần áo vải xanh, đầu đội nón lá. Hai cái thúng đều đựng muối. Chàng cũng biết nhà vua thu thuế tự muối rất nặng, nên dân chúng ở ngay bờ bể cũng không sao ăn được muối quan (đã đóng thuế), phải mua muối của bọn lái buôn lậu mà ăn. Chàng đoán chắc bọn người đang gánh muối là bọn buôn lậu. Ðến đòn gánh của bọn chúng cũng kỳ dị, đầu cứng rắn và đen thui. Chàng biết đó là đòn sắt.Có điều khiến chàng ngạc nhiên hơn nữa là bọn buôn lậu muối ấy, người nào cũng gánh hơn hai trăm cân nặng, mà hai chân như đi trên không, không thấy đụng đất chút nào, và chỉ trong nháy mắt, bọn họ đã vượt qua mặt chàng. Thấy vậy, Ðại Nham liền nghĩ:"Bọn buôn lậu muối thế nào cũng là những tay võ lâm cao thủ. Tuy đã lâu nghe bọn buôn lậu muối thanh thế rất lớn, trong phái của chúng có rất nhiều võ học danh gia. Nhưng không có lý nào hơn hai mươi tay cao thủ như thế này tụ tập cả vào một bọn như vậy ?Chàng là người hiếu sự, nếu lúc thường, chàng đã theo dõi bọn họ điều tra cho ra manh mối, nhưng lúc này, chàng phải vộ trở về núi chúc thọ sư phụ nên không lý do chàng để ý đến việc của người. Chàng cũng rảo bước thật nhanh để mong chóng về tới Võ Ðang. Chỉ trong nháy mắt, chàng đã vượt qua bọn gánh muối. Bọn buôn lậu thấy chàng đi nhanh như vậy đều ngạc nhiên vô cùng .Chiều hôm đó, Ðại Nham vừa tới một thị trấn. Chàng hỏi thăm thổ dân mới hay đây là trấn An Ðông, huyện Dư Diệu. Từ đây qua sông Tần Ðường, là tới Lâm an, quay sang phía Tây Bắc, qua Giang Tây và Hồ Nam mới tới Võ Ðang. Ðêm khuya không có thuyền quá giang, chàng bèn phải vào một tiểu khách sạn ở trấn An Ðông nghỉ tạm. Cơm nước xong, chàng vừa lên giường bỗng nghe tiếng ồn ào, mới hay có một bọn người tới nghĩ điếm. Tiếng nói đều là giọng quê Triết Ðông. Người nào người nấy đều trung khí rất mạnh. Chàng liền ló đầu nhìn ra mới hay bọn chúng là bọn buôn lâu muối khi nãy. Ðáng lẽ những khách buôn lậu rất hào phóng, đi tới đâu cũng ăn uống bừa bãi, sao bọn người này chỉ gọi ít rau đậu xào để ăn cơm. Cơm nước xong, bọn họ đi ngủ liền,không hề uống một giọt rượu nào cả. Ðại Nham không để ý tới điều đó, liền lên giường ngồi xếp bằng tròn theo tâm pháp của sư phụ dạy là luyện khí công ba lần, rồi mới để ý . Nửa đêm, chàng bỗng nghe phòng bên cạnh có tiếng kêu "cách một cái, liền thức dậy ngay. Chàng nghe một người khẽ nói:Chúng ta lẳng lặng mà đi, dừng lên tiếng làm kinh động người khách phòng bên mà sinh chuyện lôi thôi.Những người khác không nói gì cả , chỉ khẽ đẩy cửa đi ra ngoài sân. Ðại Nham nhìn qua khe cửa sổ thấy hơn hai mươi người buôn muối lậu quảy gánh lên vai, rồi cùng nhau nhảy qua bờ tường đi liền. Chàng biết võ công của bọn chúng không hơn mình. Ðáng lẽ chàng lại tiếp tục đi ngủ, nhưng vì lời nói của họ vừa rồi, khích động lòng nghĩa hiệp của chàng , nên chàng mới suy nghĩ thầm "Bon người buôn muối lậu này lén lén lút lút như vậy, chắc thế nào cũng có gì gian trá bên trong. Nay để ta bắt gặp, khi nào ta lại để chịu cho yên cho chúng hãm hại người lương thiện. Cứu được mạng người hiền, dù có lỡ ngày chúc thọ, ân sư mà hay biết cũng không trách mắng"Vì lúc mới bắt đầu truyền dạy võ công cho các môn đồ, Trương Tam Phong đã dặn bảo bọn chúng phải hành hiệp trượng nghĩa, cứu dân độ thế. Sở dĩ tên tuổi của Võ Ðang thất hiệp lừng lẫy khắp giang hồ, không những vị võ nghệ của họ cao cường mà còn vì lòng nghĩa hiệp hay giúp đỡ người của họ cũng được giới võ lâm hâm mộ. Lúc ấy Dư Ðại Nham nhớ tới lời dạy của sư phụ, liền vác túi vác khí giới lên vai, vọt qua cửa sổ, giở khinh công Tả Phi Thức nhanh nhẹn nhảy qua bờ tường đi ngay.Lắng nghe tiếng chân người đi về phía Ðông Bắc, Ðại Nham hít một cái thật dài, giở khinh công nhắm phía đó mà rảo chân đuổi theo. Ðêm ấy, mây đen phủ đầy trời, trăng sao đều mất dạng, trong bóng tối, Ðại Nham thấy hơn ba mươi cái bóng người vai gánh gánh đang chạy trên bờ ruộng muối. Chàng nghĩ thầm: "Bọn buôn muối lên đường trong lúc đêm khuya như vậy là chuyện rất thường, nhưng bọn người này tên nào tên nấy võ công cao cường, nếu chúng muốn làm những trò phi pháp, đừng nói chi vào nhà giàu trộm cướp, có muốn phá cướp ngân khố, quan quân cũng chẳng làm gì được chúng. Vậy chúng hà tất phải lén lút đi buôn lậu muối như thế này? Chắc thế nào bên trong cũng có mưu mô gì đây?Không đầy nửa tiếng sau, bọn buôn lậu đã đi được hơn hai mươi dặm đường. Cũng nhờ Ðại Nham khinh công giỏi, chân lại nhẹ nhàng nên chàng theo dõi bấy nhiêu lâu mà những người kia không hay biết gì. Lúc ấy mọi người đã đi tới bờ biển, bỗng thấy người đi đầu khẽ huýt sáo một tiếng, những người đi theo sau đều ngừng lại. Người đi đầu khẽ hỏi :-Ai đó?Trong bóng tối có tiếng khàn khàn hỏi lại:-Có phải nhóm có ba chìm thuỷ ở bên cạnh không?Người đi đầu đáp:-Phải các hạ là ai?Ðại Nham nghĩ thầm: " Có phải nhóm có ba chìm thuỷ ở bên cạnh là cái gì?Chàng suy nghĩ một hồi liền hiểu ngay: "Phải rồi, đó là Hải Sa Phái. Ba chữ Hải Sa Phái có ba chấm thuỷ ở bên cạnh"Chàng nghe người có giọng khàn khàn nói tiếp:-Việc bảo đao Ðồ Long, tôi khuyên các người đừng nhúng tay vào.Người đi đầu rùng mình kinh hãi, vội hỏi lại:-Thế ra ngài cũng vị Ðồ Long Ðao tới đây phải không?Trong bóng tối chỉ nghe tiếng cười khinh khỉnh của người có giọng khàn khàn, chớ không nghe y trả lời ra sao.Tiếng cười của người nọ kỳ lạ vô cùng, ai nghe cũng thấy khó chịu. Chàng đang ẩn thân sau tảng đá bỗng đi vòng ra phía trước. một người bé nhỏ gầy gò đứng ngăn cản giữa đường, trong bóng tôi chàng không rõ mặt mày, chỉ thấy tay y cầm một cái quải, mình mặc áo cẩm bào lóng lánh. Chàng lại nghe tên thủ lãnh phái Hải Sa nói tiếp:-Thanh Ðồ Long Ðao nguyên là bảo vật trấn phái của bổn phái, sau bị kẻ gian trộm mất chúng tôi phải đòi về cho được.Người mặc áo gấm cười khì khì, vẫn nghênh ngang đứng cản lối đi. Người đứng sau tên dẫn đường quát to:-Tránh ra, con chó kia! Có phải người muốn chết phải không?Y chưa dứt lơi, bỗng kêu rú lên một tiếng thảm thiết, rồi ngã lăn ra đất chết liền.Bọn hải Sa thấy đồng bạn bị đánh ngã vội vàng chạy lại, mới hay người nọ đã tắt thở rồi. Ai nấy đều kinh hãi và tức giận, có mấy người đặt gánh xuống, đuổi theo người mặc áo gấm. Ðại Nham ngạc nhiên vô cùng và nghĩ thầm: "người khách mặc áo gấm không sử dụng ám khí gì không thấy y giơ tay, cũng không thấy động thân mình, mà đối phương đã chết như vậy. Ta đứng cách y không xa, sao ta không thấy rõ?"Chàng lại lùi về phía sau tảng đá, không dám cử động gì cả, sợ bọn Hải Sa Bang thấy mà gây sự phiền phức. Chàng lại nghe người dẫn đầu nói:-Ta hãy bỏ xác chú tư sang bên, lo liệu việc lớn cần hơn rồi chốc nữa quay lại sẽ chôn cất chú sau. Kẻ thù ấy là ai, sau này chúng ta sẽ rõ thôi.Mọi người lại vâng lời gánh chạy thẳng về phía trước. Ðại Nham chờ họ đi xa rồi mới lại gần cái xác xem xét. Chàng thấy người nọi co rúm như con tôm, đoán ngay người đó trúng nọc độc gì rất lợi hại. Chàng sợ trúng phải nọc độc nên không dám mó vào cái xác đó. Chàng liền đuổi theo bọn buôn lậu muối nọ.Bọn người ấy đi mấy dặm, bỗng người dẫn đầu huýt một tiếng còi, mọi người rẽ sang hai bên, rồi tiến thẳng đến một căn nhà lớn ở phía Dông Bắc. Ðại Nham nghĩ thầm: "Bọn họ có nói tới Ðồ Long Ðao, chẳng lẻ con dao ở trong nhà này chăng ?Chàng đưa mắt nhìn căn nhà trước mặt thấy trên mái có một ống khói, khói đen bốc lên ngùn ngụt. Bọn buôn lậu muối đặt gánh xuống rồi mỗi người trong tay cầm một cái gáo gỗ, múc ra một chất trắng như muối, như bột rồi rải tứ phía. Ðó có phải là muối không vậy? Chàng lại nghĩ thầm: "Sao tối hôm nay có nhiều chuyện lạ kỳ như vậy? Ta về kể lại chắc các vị sư huynh không thể tin"Nhưng chàng thấy bọn buôn lậu kia trong khi rắc muối có vẻ cẩn thận lắm, như là chúng sợ muối bám vào nhiều vây. Lúc này chàng mới biết muối đó có chất độc rất mạnh, bọn này rắc muối định hại người trong nhà, tháy vậy lòng nghĩa hiệp thúc đẩy, chàng nghĩ thầm:"hai bên ai phải ai trái ta không cần biết tới, nhưng bọn người này giở trò quỉ quái thiếu quang minh chính đại dù sao ta cũng phải bảo cho người trong nhà biết để khỏi bị những người này hãm hại"chàng thấy bọn Hải Sa Bang rải sắp tới phía mình liền vòng quanh một vòng rồi nhảy qua bờ tường tức thì.Toà nhà lớn đó trước sau có năm căn, tổng cộng độ chừng ba bốn mươi gian. Trong nhà không có căn nào có lửa. Ðại Nham nghĩ thầm: "Ta thấy rõ ràng có khói ở căn nhà giữa bốc ra, thế nào cũng có người ở đó"Ðoạn chàng sợ bọn kia nghi là kẻ thù ra tay ám hại thì phiền lắm, liền nhặt một thanh củi đốt cháy để làm bó đuốc, giơ cao lên và nói:-Ðệ tử phái Võ Ðang, Dư Ðại Nham có việc cần gặp, tuyệt nhiên không có ý gì khác, xin chớ hiểu lầm .Chàng nói như vậy hai lần, dù người trong phòng kín cũng nghe nhưng chàng nhắc đến hai lần mà không có ai trả lời cả. Ðại Nham là một anh hùng hào kiệt danh môn, tuy trong toà nhà đó âm thầm tối đen trông rất rùng rợn nhưng không tỏ vẻ sợ hãi chút nào, liền vận chân khí nghinh ngang đi vào toà nhà đó qua một cái sân, đi tới tận hậu sảnh, vừa định thần nhìn kỹ phải kinh hãi lùi lại. Thì ra ở góc sảnh có hai cái xác nằm dưới đất, một mặc áo đạo sĩ, một mặc áo nhà quê. Hai người đều lớn tuổi mặt mày méo mó trông thật rùng rợn, chắc trong lúc chết dã đau khổ vô cùng. Nhưng chàng thấy hai cái xác đó không có một vết tích gì mà cũng không có chút máu, đoán rằng không phải họ chết vì khí giới. Chàng bàn tiếp tục tiến lên, thấy cửa nào cũng tối đen như mực, không biết bên trong có những gì. Ngoài ánh sáng của cây củi trong tay chàng soi sáng được vài thước, còn thì tứ phía đều tối om. Dù chàng can đảm và giàu kiến thức đến đâu gặp trường hợp này cũng phải giật mình. Chàng lại xuyên qua một cái vường đến sảnh bên thì thấy cảnh tượng này còn rùng rợn hơn nữa. Nói tới đây có hơn hai mươi xác chết nằm ngổn ngang, người này cầm dao kiếm đâm người kia. Chàng liền nghĩ:"Trong nhà này thể nào cũng có thảm trạng võ lâm rất lớn. Cứ xem những khí giới mà họ sử dụng ta cũng biết trong đó có nhiều danh gia đệ tử. Những khí giới đó là Ðục điểm huyệt, Ngũ Hành Luân, Phán Quan bút. Nếu không giỏi điểm huyệt làm sao họ sử dụng được những khí giới này? Nhưng tại sao họ lại chết nơi đây?"Lúc mới vào toà nhà này chàng rất ung dung bình tĩnh. Từ lúc thấy xác của nhiều tay cao thủ chết ngổn ngang chàng kinh hãi vô cùng, lại lớn tiếng:-Ðệ tử của phái Võ Ðang, Dư Ðại Nham có việc cần mong tiền bối cao nhân cho kính cáo.Chàng chỉ nghe ở bên sảnh phía giữa có tiếng :bít bếp" của củi cháy và tiếng thổi vù vù vọng tới chứ không có tiếng ai trả lời, chàng đi qua một tấm vách chiếu và tấm bình phong mới vào được trong chính sảnh, đột nhiên thấy sáng rõ, một luồng hơi nóng xông ra. Thì ra trong sảnh có một cái lò lúa xây bằng đá lửa đang bốc khói nghi ngút. Bên cạnh lò có ba người đứng ba góc đang vận khí thổi vào lò. Trên mặt lò có một con dao dài độ bồn thước bề ngang.Ba người đó đều là những ông già trạc sáu mươi tuổi người nào người nấy cũng mặc quần áo xanh, tro bụi phủ đầy mặt. Những đom đóm lửa trong lò văng tứ tung. Người nào cũng phùng mang thổi vào lò. Ngọn lửa trong lò bốc cao năm trượng và cứ chạy quanh đơn đao có tiếng kêu xì xì. Ðại Nham thấy cảnh của ba ông già nội công thâm hậu vô cùng, sức thổi mạnh hơn bất cứ ống bễ nào, chàng cách lò mấy trượng mà còn không chịu nổi, sức nóng không tưởng tượng được. Nhưng thanh đơn đao đó vẫn xanh biếc như trước. Lúc ấy bỗng trên mái nhà có tiếng quát lớn:-Có mau ngừng lại không? Các người thật là vô lương tâm, muốn phá huỷ bảo đao có phải không?Ðại Nham nghe tiếng nói đó kinh hãi vô cùng vì chàng biết người đó là người khách mặc áo gấm đã gặp giữa đường. Ba ông già luyện kiếm hình như không nghe gì cả, lại càng thổi mạnh và nhanh hơn trước.Chàng nghe thấy người trên mái như cười nhạt, rồi trước mái hiên như có 1 chiếc lá nhẹ nhàng rơi. Chỉ thoáng cái người khách đã lẻn vào trong sảnh. Nhờ ánh sáng lửa, Ðại Nham nhìn rõ mặt người nọ, khách mặc áo gấm là 1 thiếu niên tuổi ngoài hai mươi, mặt mày thanh tú. Thanh niên đó không cần hỏi han, lạnh lùng nói:-Trường Bạch Tam cầm, các người đã khổ công lấy được thanh Ðồ Long Ðao thì cứ giữ yên đấy, sao lại phá huỷ thần vật ấy?Vừa nói chàng vừa từ từ tiến lên.Ông già phía tây trong bọn Trường Bạch Tam cầm giơ tay trái ra, đưa thẳng năm ngón tay vừa nhọn vừa gầy nhắm mặt thiếu niên áo gấm cào tới. Thiếu niên áo gấm né tránh và tiến lên một bước. Ông già phía Ðông thấy chàng tới gần liền cầm cái búa rất lớn để cạnh đó bổ luôn vào đầu thiếu niên áo gấm.Chàng áo gấm rất nhanh nhẹn, chỉ thấy nủ một cái là búa ông già đánh hụt, nghe "bùng" một tiếng, cái búa to rơi xuống đất, đom đóm lửa bắn tứ tung. Ông già ở phía Tây bỗng xông lại giúp sức tấn công. Hai tay của y như hai cái chân gà, múa lên múa xuống thế trông lợi hại vô cùng.Ðại Nham thấy vậy kinh hãi nghĩ thầm: "những người này không biết có thâm thù gì mà ra tay ác độc thế? Thế nào cũng muốn giết đối phương cả?"Nhưng võ công của thiếu niên nọ rất đặc biệt và kỳ lạ. Lúc nào y cũng tươi cười mà ung dung ra tay ngăn đỡ. Hai ông già tấn công mãi mà không làm gì được chàng trai. Ðấu được mấy hiệp, ông già sử dụng búa sắt quát lớn:-Các hạ là ai? Muốn lấy được bảo đao cũng phải để lại tên họ cho anh em lão biết!Thiếu niên áo gấmcười nhạt, không trả lời, đoạn quay mình một cái, chỉ nghe "lắc cắc" hai tiếng, ông già ở phía tây dã bị đánh gãy hai tay. Cái búa sắt trong tay ông già ở phía Ðông cũng bắn lên, xuyên qua mái nhà rơi xuống sân ngoài. Ông già đó khôn ngoan vô cùng, thấy tình thế bất lợi dù có hợp sức ba người cũng không sao chống nổi, bèn vội dùng kềm gắp thanh Ðồ Long ở trong lò ra. Ông già phía Nam cầm sẵn ám khí chờ dịp may ném vào đối phương, nhưng thiếu niên quay mình như chong chóng không sao ra tay được. Ông ở phía Ðông dùng kềm gắp thanh Ðồ Long ở trong lò lên, y biết thanh bảo đao này mà lọt vào tay ông già đó cũng khó đòi lắm, liền nghĩ:"Y có bảo đao ra làm sao địch lại"Nghĩ đoạn, y cho tay vào lò nắm luôn cán đao đem ra trước. Tuy thanh Ðồ Long Ðao chưa đỏ nhưng nóng vô cùng. Tay ông già vừa cầm vào thấy khói trắng bốc lên rất khét chứng tỏ bàn tay ông già đã bị cháy xém. Nhưng y không chịu buông, tựa như điên như cuồng không còn biết đau đớn là gì.Tay vẫn cầm con Ðao Ðồ Long, y định nhảy về phía sau. Mọi người thấy vậy kinh hãi vô cùng. Nhưng ông già cứ cầm thanh đao chạy thẳng ra ngoài. Thiếu niên áo gấm cười nhạt nói:-Ðâu có dễ như thế!Ðoạn chàng duỗi cánh tay đã nắm được vai ông già nọ. Ông già thuận tay chém một đao ngược về phía sau. Ngọn đao chưa tới, hơi nóng đã phủ mặt tóc và lông mày thiếu niên đều cháy xém. Chàng hơi kinh hãi, không dám giơ chưởng lên chông đỡ, chỉ phất tay mạnh một cái, ông già nọ ngã lăn ra phía lò lửa.Ðại Nham đừng cạnh xem mấy người chiến đấu, thấy họ hung ác vô cùng, người nào người nấy cũng có vẻ rất gian tà. Tuy nhiên việc không liên quan gì đến mình, chàng cũng không cần ra tay can dự.Khi thấy ông già sắp thiệt mạng đến nơi, chàng không cần biết ai phải ai trái, cứ thấy có người lâm nguy là ra tay cứu giúp, liền tung minh tới giơ tay túm luôn tóc của ông già nọ xách lên.Rồi chàng nhẹ nhàng hạ chân xuống cạnh lọ. Khinh công thần tốc ấy của phải Võ Ðang có thạ nói là đứng đầu các phái võ trong thiên hạ, gọi tên là thế vân tung.Thiếu niên áo gấm và Trường Bạch Tam Cầm thấy chàng đứng đó đã lâu, nhưng không ai để ý đến, giờ đột nhiên chàng giở một món khinh công đó ra, ai nấy đều kinh hãi vô cùng. Thiếu niên áo gấm xếch ngược lông mày lên tiếng quát :-Khinh công này có phải là Vân Thế Tung nổi tiếng thiên hạ chăng?Ðại Nham thấy thiếu niên nói trúng khinh công của mình cũng phải giật mình, nhưng chàng cũng đắc y vô cùng và nghĩ:"võ công của phái Võ Ðang ta vanh danh trong thiên hạ ,ai mà không biết"Ðoạn chàng trả lời:_-không dám! Xin ngài cho biết tôn danh đại tánh.võ công nhỏ mọn của tại hạ không đáng nhắc tới.Thiếu niên áo gấm lại nói:-Hay lắm! Hay lắm! Khinh công của phái Võ Ðang được khen là thiên hạ vô song, quả nhiên khá thật.Giọng nói của người thiếu niên đó kiêu ngạo vô cùng, tuy khen khinh công của Ðại Nham nhưng giọng nói có vẻ như giọng người trên khen kẻ dưới.Thấy thái độ và lời nói của thiếu niên như vậy, Ðại Nham tức giận vô cùng, nhưng vẫn cố nén rồi nói:-Giữa đường, ngài đã ra tay đánh chết cao thủ của phái Hải Sa, võ công của ngài cũng thần xuất quỉ mạt, khiến cho người ta không thể đo lường được cao thâm ra sao.Người nọ nghe chàng nói như vậy, rùng mình nghĩ thầm" Hành động của ta y thấy rõ cả mà ta không thấy được y. như vậy không hiểu tiểu tử này lúc ấy núp ở đâu.Ðoạn y lạnh lùng nói:-Phải, võ công đó người khác không thể nào lãnh hội, không nói các hạ, đến ông già họ Trương phái Võ Ðang cũng chưa chắc lãnh hội được.Ðại Nham là người có tiếng nhịn rất giỏi, mặc dù nói xấu chàng như thế nào chàng cũng không lên tiếng cãi lại. Nhưng lần này chàng nghe thiếu niên nói nhục ân sư nên không nhịn được. Tuy nhiên đệ tử phái Võ Ðang trọng tu tâm dưỡng tánh hơn cả võ công, nên chàng nghĩ: Y có ý gây hấn, không hiểu có dụng gì không? Người này võ công quái dị, ta không nên vì mấy lời nói đó mà gây hấn thêm thù địch cho môn phái .Ðoạn chàng mỉm cười trả lời:-Võ công trong thiên hạ vô cùng tận, chính bọn tà đạo cũng có hàng nghìn hàng vạn. Môn võ học của phái Võ Ðang chúng tôi chỉ là một hạt thóc trong vựa thóc võ lâm. Võ công của ngài quả là tôn sư không biết.Mấy lời của chàng tuy rất khiên tốn, nhưng nghĩa sâu sắc. Tự chàng muốn nói "Phái Võ Ðang không thèm biết đến võ công của bọn bàng môn tả đạo .Ông già đứng bên Nam tay cầm cán Ðao Ðồ Long cháy hồng nên da thịt cũng bị cháy xém. Hai ông già đứng phía Ðông và Tây đang chuẩn bị xông tới, người nào cũng muốn thừa có cướp lấy bảo đao.Ðột nhiên có tiếng kêu vừa vù. Thì ra ông già ở phía Nam múa đao xông thẳng ra bên ngoài. Tuy y không định chém giết ai, nhưng Ðại Nham đứng ngày trước mặt y, thấy thể đao lợi hại võ công mà cứ nhắm mình chém tới. Chàng không ngờ mình ra tay cứu ông già đó thoát chết mà y lại giở mặt chém mình.Trong lúc nguy cấp, chàng vọt nhảy lên cao để tránh bảo đao. Ông già nọ tay nắm lấy cán đao chém bừa chém loạn như điên, một mặt xông thẳng ra ngoài. Thiếu niên áo gấm với hai ông già nọ đều kinh hãi, vì thế đao lợi hại nên không ai dám ngăn cản, chỉ đuổi theo phía sau hò hét.Ðại Nham cũng duổi theo, khinh công của chàng hơn những người kia rất nhiều nên tuy đi sau mà đến trước, chỉ thoáng cái chàng đã đến bên cạnh ông già cầm đao. Ông già này hai tay cầm đao, lúc chân vừa đụng đất lại loạng choạng suýt ngã như vì cây đao quá nặng. Ðột nhiên y thét lên một tiếng hình như đã bị thương .Thiếu niên áo gấm và hai ông già nọ vội nhảy tới cướp đao. Nhưng cả ba đều kêu la như bị rắn độc cắn phải. Riêng thiếu niên võ công cao siêu hơn, vừa ngã đã tung mình nhảy lên liền vội nhảy ra bên người. Cả ba ông già Trường Bạch Tam Cầm cứ nằm lăn lộn dưới đất.Ðại Nham định ra tay cứu người nhưng lại giật mình hãi kinh và chàng sực nghĩ ra chuyện người phái Hải Sa đã dùng muối độc có lẽ đụng lên da thịt là nguy. Chàng nghĩ thầm: "Xung quanh nhà đều có muối độc, muốn ra khỏi đây ra cũng không có cách gì"Ðoạn chàng đưa mắt nhìn bốn bề thấy sau cửa lớn mỗi bên có hai chiếc ghế mới nghĩ ra một cách, liền kéo hai cái ghế đó lại chồng lên rồi nhảy lên mỗi chân đứng trên một ghế, đi như cà khêu. Chàng thấy ba ông già kêu khóc thảm thiết lăn lộn liền liền, trông ghê rợn vô cùng. Ðại Nham biết lúc này nguy cơ đang phục bốn bên, không kịp nghĩ ngợi gì liền xé luôn một mảnh áo buộc vào tay, rồi nhanh tay túm luôn ông già ôm bảo đao rồi bằng hai cái ghế đó đi thẳng về phía Ðông.Hành động của chàng quả thật khiến phái Hải Sa không ngờ. Chúng thấy sắp được bảo đao đến nơi, dè đâu giữa đường chúng bị Ðại Nham cướp.Khi nào chúng chịu thua, nên cũng quát tháo và móc túi lấy ám khí nhắm lưng Ðại Nham ném lia lịa.Ðại Nham hai chân dùng sức nhún mình nhảy một cái, kẹp cả cái ghế nhảy về phía trước, thế là tất cả ám khí đều hụt. Nhờ có ghế bên dưới thành ra hai chân chàng đột nhiên dài thêm được bốn thước nên chàng lại càng đi nhanh hơn. Ði bốn năm bước chàng đã xa bọn Hải Sa.Nhưng chàng nghe phía sau bọn hải sa vẫn đuổi theo kêu la om sòm . Chàng tức giận vô cùng, liền tung mình nhảy lên cao, hai chân đá trở lại hất luôn hai cái ghế về phía sau, chỉ nghe "bình bình" đã có ba bốn người kêu la. Chắc chúng bị hai cái ghế đó ném trúng.Nhờ sự cản trở đó, lại thêm khinh công của Ðại Nham lợi hại vô cùng, nên thoáng cái chàng đã chạy xa mấy chục trượng. Mặc dầu tay chàng vẫn xách ông già nọ.Chàng càng chạy càng xa, biết bọn Hải Sa không sao đuổi kịp nữa. Ðại Nham chạy một hồi nghe tiếng kêu ảo não, phía sau không có người duổi theo, liền lên tiếng hỏi:-Ông có sao không?Ông già không trả lời, vẫn rên rỉ, tay ôm chặt bảo đao. Ðại Nham nghĩ thầm: "người này dính muối độc, trước hết phải tắm rửa cái đã.Chàng đi đến bờ biển chỗ nước cạn, nhúng ông già xuống nước, nhưng tay vẫn không dám đụng vào mặt nước. Ông già nọ nửa mê nửa tỉnh ở dưới nước một lúc lâu mà chưa bò dậy được. Ðại Nham định giơ tay kéo lên thì bỗng một làn sóng đẩy ông già lên bãi cát. Ðại Nham liền nói:-Bây giờ ông đã thoát nạn rồi, tại hạ có việc cần, thôi chúng ta chia tay ở đây.Ông già nọ gượng dậy nói:-Các hạ sao không cướp lấy bảo đao?Ðại Nham cả cười đáp:-Bảo đao tuy tốt thật, nhưng không phải của tôi, tôi cướp làm gì.Ông già nọ ngạc nhiên vô cùng, không thể tin được, lớn tiếng nói tiếp:-Các hạ có quỉ kế gì định làm gì lão thế?Ðại Nham liền đáp:-Tôi với ông không thù không oán thì tôi đói xử tệ với ông làm gì? Tối hôm nay tôi qua đây thấy ông trúng độc bị thương mới ra tay cứu giúp.Ông già nọ lắc đầu la lớn:-Số mạng của ta ở trong tay ngươi, muốn giết thì giết chứ đừng giở thủ đoạn ác độc ra làm hại ta. Ta dù có chết cũng hoá thành ác quỉ không tha người đâu.Ðại Nham biết ông già đó bị thương nặng, nên bấn loạn. Chàng không thàm cãi vã, mỉm cười đang định quay đi, đột nhiên có một ngọn sóng lớn bắn tới, làm ướt cả quần áo của chàng. Ông già nọ rên rỉ một tiếng rồi phục ở trong nước bể run cầm cập.Ðại Nham nghĩ thầm" cứu người phải cứu tới cùng. Ông già này trúng độc rất nặng nếu ta bỏ mặc mà đi thế nào ông ta cũng bị chôn thân dưới đáy biển.Chàng liền túm lấy áo ông già nọ, xách lên trên đồi nhỏ rồi đưa mắt nhìn chung quanh thấy phía Ðông Bắc có một tảng đá nhô ra, trên có một căn nhà như cái miếu, liền túm ông già chạy lên đó. Chàng thấy tấm bảng treo đó đã tróc sơn rất nhiều, có viết ba chữ Hải Thần Miếu, Liền đẩy cửa đi vào. Bên trong rất giản dị, cát bụi bám đầy tường và không có ông từ ở đó. Chàng liền đăt ông già nằm trên bục gỗ trước bàn thờ, rồi móc túi lấy đá lửa ra đánh lửa nhưng đã bị nước bể làm ướt cả rồi. Chàng đứng dậy di tới bàn thờ sờ tay một hồi quả nhiên thấy có đá lửa. Chàng liền đánh lửa châm đốt cây nến cháy dở ở đó. Nhờ ánh sáng nến chàng mới thấy rõ mặt ông già nọ đã tím bầm, hiển nhiên trúng độc rất nặng. Chàng kinh hãi vô cùng, vội móc trong túi lấy viên Thiên Tâm giải độc đơn vội vã nói:-Ông hãy uống viên giải độc đơn này đã. Ông già nọ đang nhắm nghiền hai mắt nghe chàng nói mở mắt nhìn và đáp:-Lão dù chết cũng không chịu uống viên thuốc độc dược hại người này.Ðại Nham nhịn giỏi đến đâu lúc này cũng phải nổi giận, trợn mắt và nói:-Ông tưởng tôi là ai. Võ Ðang thất hiệp có tồi bại đến đâu cũng không bao giờ làm những việc hại người hèn nhát. Viên thuốc này là giải độc đơn nhưng chưa chắc cứu ông thoát chết được. Ít ra nó cũng có thể giúp ông sống thêm ba ngày nữa nên tại hạ khuyên ông nên lấy con Ðao Ðồ Long đổi lấy thuốc giải độc của phải Hải Sa cứu mạng mình thì hơn.Ông già nọ đọt nhiên nhảy phắt lên quát tháo:-Lão nhất định không chịu cho ai lấy thanh Ðao Ðồ Long này.Ðại Nham lại nói:-Ông không còn tánh mạng thì bảo đao có lợi ích gì?Giọng run run, ông già nọ liền đáp:-Lão đánh chịu chết chớ con Ðao Ðồ Long này vốn là của lão.Nói xong ông già nọ ôm chặt thanh dao, dí má vào lưỡi đao ra chiều quí mến lắm.Ðại Nham thấy vạy, lòng hiếu kỳ thúc đẩy muốn biết lai lịch thanh đao này và sự quí báu của nó ra sao. Nhưng chàng thấy hai mắt ông già nọ chứa đầy vẻ tham lam hung ác, tựa con thú đói định kiếm mồi, trông rất đáng ghét, liền quay lưng bỏ đi.Ông già nọ quát lớn:-Ðứng lại, đi đâu thế?Ðại Nham cười nói:-Tại hạ đi đâu thì việc gì đến ông.Nói xong, chàng ung dung đi ngay nhưng đi được một khoảng lại nghe ông già lớn tiếng khóc. Tiếng khóc rất bi đát, tựa như con thú bị thương kêu rú, chứa đầy nỗi đau tuyệt vọng. Chàng xúc động, nổi lòng nghĩa hiệp quay lại hỏi:-Tại sao ông khóc có vẻ bi đát thế?-Lão khổ sở biết bao mới lấy được thanh bảo đao Ðồ Long này, nhưng trong chớp mắt tánh mạng không còn nữa thì thanh đao này có lợi ích gì?Ðại Nham lại hỏi:-Sao bây giờ có đem thanh đao này đổi lấy thuốc giải của phái Hải Sa không?Ông già nọ khóc lóc:-Nhưng lão không nỡ vứt bỏ thanh dao này.Trông hình dáng của ông già nọ thật buồn cười. Ðại Nham muốn cười nhưng không dám cười ra tiếng, lát sau mới nói:-Một người có võ học, phải biết dùng võ học của bản thân để khắc địch chế thắng hành đạo trượng nghĩa, lưu danh hậu thế. Còn bản thân bảo đao bảo kiếm chỉ là vật ngoại thân, được cũng không đáng mừng, mất cũng không đáng ngại. Lão trượng hà tất phải vì con đao này mà bận tâm dến thế?Lão già nọ cả giận đáp;-Các hạ có biết võ lâm chí tôn bảo Ðao Ðồ Long hiệu lệnh thiên hạ Mạc cảm bất tùng không? Chẳng hay các hạ đã nghe ai nói câu này chưa?Ðại Nham thất thanh cả cười đáp:-Mấy câu này tất nhiên tại hạ nghe nói, bên dưới còn hai câu nữa ỷ thiên bất xuất thuỳ dữ tranh phong . Những lời ấy có lẽ đề cập tới chuyện kinh thiên động địa xảy ra trong võ lâm mười mấy năm về trước chớ không phải nói Ðồ Long Ðao gì đâu.Ông già nọ lại tiếp:-Chuyện gì mà kinh động đến thế? Các hạ có thể kể cho lão nghe được không?Ðại Nham liền đáp:-Việc này ai ai trong võ lâm cũng biết. Mấy câu đó chỉ Thần Ðiêu Ðại Hiệp Dương Qua giết vua Mông Cổ là Hiếu Tân, khiến ai ai cũng hỉ hả vô cùng. Từ đó Dương đại hiệp có hiệu lệnh gì võ lâm anh hùng đều nghe theo. Do đó mới có câu "Mạc cảm bất tòng" (không dám không theo). Long tức là vua. Ðồ Long là chỉ việc giết vua Mông cổ, chớ trên thế gian này làm gì có rồng thiệt.Ông già nọ cười nhạt:-Lão hỏi các hạ, năm xưa Dương đại hiệp sử dụng khí giới gì?Ðại Nham ngẩn người giây lát mới đáp:-Tại hạ nghe sư phụ nói Dương đại hiệpcụt một cánh tay, bình thường không bao giờ sử dụng khí giới. Hôm đó Dương đại hiệp ở ngoài thành Tương Dương ác chiến với Kim Luân Pháp Vương thì sử dụng kiếm.Ông già nọ lại hỏi: -Ðúng đấy, nhưng Dương đại hiệp giết vua Mông Cổ bằng gì?Ðại Nham đáp:Dương đại hiệp dùng đá ném chết vua Mông cổ Hiếu Tôn, tất cả thiên hạ ai ai cũng biết.Ông già nọ có vẻ đắc chí hỏi tiếp:-Bình thường Dương đại hiệp dùng chưởng và kiếm. Khi giết vua Mông Cổ dùng đá. Như vậy Bảo Ðao Ðồ Long bốn chữ có phải là nói chuyện đó đâu?Câu này khiến Ðại Nham khó nghĩ. Nghĩ một lát chàng mới đáp:-Câu đó võ lâm thuận miệng nói vậy, chẳng lẽ người ta lại nói Thạch Ðâu đồ long sao? (hòn đá giết rồng). Nói vậy có phải khó nghe không?-Giảng nghĩa như vậy thật vô lý lắm, lão lại hỏi các hạ : Thiên bất xuất thuỳ dữ tranh phong nghĩa là gì ?Ðại Nham ngẩn người giây lát rồi đáp:-Thiên có lẽ là tên người. Nghe nói võ công của Dương đại hiệp do vợ truyền dạy. Như vậy, Thiên là tên của Dương phu nhân hay biệt hiệu của Quách Tỉnh?Ông già nọ lại tiếp:-Thế à? Tôi đoán các hạ không sao giảng giải được nên mới giải thích vớ vẩn như vậy. Hãy nghe lão nói đây: Ðồ Long là một thanh đao, tức thanh đao này đây. Còn hai chữ Thiên là chỉ thanh kiếm, sáu câu này là "Vật Chí tôn trong võ lâm là thanh Ðao Ðồ Long. Ai mà được thanh đao này bất cứ hiệu lệnh gì tất cả các anh hùng hảo hán thiên hạ đều phải theo lịnh mà thì hành. Quí hồ bảo kiếm yêu tinh không xuất hiện thì thanh đao Ðồ Long này là một khí giới sắc bén nhất trong thiên hạ .Ðại Nham bán tín bán nghi liền nói:-Lão trượng đưa thanh đao đó cho tại hạ xem có gì thần kỳ không nào?Ông già nọ cứ khư khư giữ chặt thanh đao, cười nhạt đáp:-Bạn ngỡ lão là đứa trẻ lên ba sao mà lừa lấy thanh đao này.Ông già nọ sau khi trúng độc gân cốt đã suy nhược, chỉ nhờ uống một viên giải đọc đơn của Ðại Nham, nên mới phấn chấn được một chút. Lúc này vì dùng quá sức nên lại rên liên tiếp.Ðại Nham mỉm cười đáp:-Không đưa cho tại hạ thì thôi. Lão trượng tuy được thanh đao Ðồ Long này nhưng có sai khiến được ai đâu? Chẳng lẽ tại hạ thấy lão trượng ôm thanh đao này mà phải nghe lời sao? Thật buồn cười vô cùng. Lão trượng là một người đã có tuổi mà còn nghe những lời đồn đại vô căn cứ đó, rốt cục mất mạng đến nơi mà cũng còn chấp nê không chịu tỉnh ngộ. Lão trượng ôm thanh đao kia mà không sai khiến được tại hạ đủ biết thanh đao này quả không có gì thần kỳ cả.Ông già nọ không còn nói được một tiếng gì nữa, một lúc sau mới lên tiếng:-Lão đệ, lão ước hẹn với lão đệ như sau: nếu lão đệ cứu lão khỏi chết lão sẽ chia cho lão đệ một nửa chuyện lợi ích của bảo đao này.Ðại Nham ngẩng mặt lên trời cả cười đáp:- Sao lão trượng coi rẻ đệ tử phái Võ Ðang chúng tôi như thế? Phò nguy tế khốn là phận sự của anh em chúng tôi. Lão trượng đã trúng phải muối độc mà tại hạ không biết những muối đó có chất độc gì. Bầy giờ lão trượng đi yêu cầu phái Hải Sa chữa trị cho.Ông già nọ liền đáp:-Thanh đao này do lão lấy trộm của phái Hải Sa, chúng đang hận lão vô cùng thì khi nào chúng lại chịu cứu lão.Ðại Nham nói:-Lão trượng trả lại thanh đao cho họ thì mối oan cứu đó được hoá giải ngay, như thế chùng còn hại lão làm gì nữa.-Lão thấy võ công của lão đên cao siêu như vậy hẳn đủ tư cách tới chỗ ở của phái Hải Sa để lấy trộm thuốc giải mà cứu lão.Ðại Nham đáp:-Một là tại hạ có việc cần phải đi không thể trì hoãn, hai là lão trượng lấy trộm bảo đao của người ta, đó là cái quấy. Nay tại hạ không thể nào làm thêm việc quấy nữa. Lão trượng mau mau đi kiếm người của phái Hải Sa đi, nếu trể chất độc phát ra chữa không kịp đấy.Ông già nọ thấy chàng định đi, vội lớn tiếng gọi:-Thôi được, lão xin hỏi lão đệ câu này: lúc lão đệ xách người lão có thấy gì khác lạ không?-Tại hạ cũng lấy làm ngạc nhiên vì lão là người bé nhỏ như thế, mà tại sao lại có thể nặng đến hai trăm cân? Mà tại hạ cũng thấy lão trượng không có mang theo vật nặng nào cả?
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 6
Thuyền Buồm Huyết Chưởng
Ông già nọ để thanh đao Ðồ Long xuống và nói: - Bây giờ lão đệ nhấc lão lên thử xem. Ðại Nham đưa tay nắm luôn ông già giở lên, quả nhiên thấy nhẹ vô cùng, chỉ vào khoảng tám mươi cân, chàng mới biết rõ liền nói: - Thế ra thanh đao đó nhỏ mà nặng hơn trăm cân, quả thật kỳ lạ. Bây giờ tại hạ mới biết đó không phải là một vật tầm thường. Nói xong chàng để ông già xuống. Ông già lại nói: - Thanh dao đó không những nặng mà thôi đâu. Chẳng hay lão đệ quí tính họ Dư hay họ Trương? Ðại Nham đáp: - Tôi họ Dư, tên Ðại Nham. Tại sao lão trượng hỏi vậy. Ông già vừa cười vừa nói; - Tống Ðại hiệp Võ Ðang thất hiệp, tuổi tác lớn quá, Mạc nhị vị Ðại hiệp tuổi chỉ trạc hai mươi, còn nhị Tam lương hiệp họ Dư và tứ ngũ Ðại hiệp họ Trương ai mà chẳng biết. Thì ra lão đệ là Dư Tam hiệp, thảo nào võ công siêu tuyệt đến thế, Võ Ðang thất hiệp quả là danh trấn thiên hạ, hôm nay lão được gặp mặt quả thật danh bất hư truyền. Ðại Nham tuy tuổi không lớn lắm, nhưng chàng cũng đã lão luyện giang hồ, nghe ông già khen ngợi mình như vậy biết ý lão chẳng qua muốn mình giúp đỡ. Nên chàng chỉ mỉm cười, lòng căm ghét thêm rồi lên tiếng hỏi: - Lão trượng quí tánh là gì? - Tiểu lão nhi họ Ðức, tên Thành, trên đường Liêu Ðông các bạn đặt cho biệt hiệu Hải Ðông Thanh. Hải Ðông Thanh là một con chim ưng lớn sinh trưởng ở vùng Liêu Ðông, tánh rất hung ác chuyên bắt các cầm thú nhỏ để ăn. Loại chim đó nổi tiếng hung ác nhất quan ngoại. Ðại Nham chắp tay vái chào và nói: - Ngưỡng mộ lão trượng đã lâu. Nói xong chàng ngẩn mặt lên trời nhìn. Ðức Thành biết chàng muốn đi, nếu không dùng lợi quyến rũ chàng ở lại thì không sao cầu được chàng ra tay giúp cho nên nói: - Lão đệ tưởng ai cầm thanh đao Ðồ Long rồi lên tiếng phát lệnh là ai ai cũng phải nghe theo chớ gì? Lão đệ hiểu như vậy là sai. Ông già nói tới đây, hạ thấp giọng tiếp: - Dư lão đệ, thanh đao Ðồ Long bên trong có dấu một cuốn bảo chọ bí kíp. Có người nói cuốn đó là Cửu Dương Chân Kinh. Nếu lấy được cuốn chân kinh đó ra mà học võ công sẽ cái thế, thì con ai địch nổi mà không tuân lịnh chứ. Cửu Âm , Cửu Dương hai bộ chân kinh đó Ðại Nham đã nghe sư phụ nói qua , chỉ vì năm xưa Giác Viển đại sư viên tịch, Võ Ðang, Thiếu Lâm , Nga My mỗi phái có một vài chương của cuốn kinh thôi. Nhưng cuốn kinh đó đã thất truyền từ lâu, còn Cửu Âm chân kinh mấy chục năm nay ít ai nhắc tới. Lúc trà dư tửu hậu, các người trong võ lâm thường đem chuyện đó ra bàn, bán tín bán nghi, mỗi người cho đó là lời đồn thôi. Ðức Thành thấy Ðại Nham có vẻ không tin, lại tiếp theo: - Chúng tôi là Trường Bạch Tam Cầm lấy trộm được bảo đao rồi định dùng lửa đốt cho bảo đao này chảy ra để lấy cuốn chân kinh đó nhưng vì không giữ được kín mà những người thèm muốn bảo đao theo bén gót. Dư lão đệ hãy đi lấy trỘm thuốc giải đến đây cứu cho tiểu lão nhi đó rồi anh em ta tìm chỗ vẵng cùng lấy kinh ra luyện công. Mấy năm sau trong võ lâm chỉ có anh em ta xưng hùng xưng bá, lão đệ nghĩ sao? Ðại Nham lắc đầu đáp: - Việc này không tin được. Dù trong đao có kinh thật, khi đao chưa nung chảy thì những giấy bên trong đã thành tro rồi. Ðức Thành đáp: - Con dao này sắc bén vô cùng. Dù có dùi đục sắc bén tới đâu cũng không đục nổi, chỉ có cách dùng lửa nung mà thôi. - Hai người nói tới đây, Ðại Nham biết sắc, tay phải giơ thẳng ra phảy một cái, ngọn đèn trên bàn thờ tắt phụt, rồi khẽ nói: - Có người đến đây! Nghe vậy Ðức Thành kinh hãi lắng tai nghe nhưng y không nghe thấy gì vì vậy có ý không tin. Nhưng mấy giây sau đó, y đã nghe thấy tiếng người kêu gọi nhau và tiếng chận chạy thẳng đến phía miếu. Ðức Thành kinh hãi vội nói: - Kẻ địch đã đuổi tới, chúng ta mau chạy ra sau miếu đi. Ðại Nham đáp: -Phía sau miếu cũng có người rồi. Ðức Thành có vẻ không tin: - Chưa chắc! Ðại Nham đáp: - Ðức Thành lão , những người tới đây là bọn phái Hải Sa đấy! Như vậy rất tiện cho lão trượng hỏi chúng lấy thuốc giải độc. Tại hạ không muốn dính vào. Câu chuyện đó phúc hoạ như thế nào là tuỳ vào lão trượng quyết định lấy. Ðức Thành giơ tay ra nắm chặt lấy cổ tay Ðại Nham, run run nói: -Dư tam hiệp xin chớ bỏ tiểu lão này. Mong tam hiệp không nên đành tâm như vậy. Ðại Nham thấy năm ngón tay của Ðức Thành giá lạnh như băng cắm sâu vào da thịt cổ tay mình, liền lộn tay giở thế Cử Chuyển Ðơn Thần quay một vòng, hất luôn ngón tay của đối phương ra. Ðức Thành cảm thấy nắm ngón tay đã như bị bẻ gãy, nhưng trong giai đoạn khẩn trương này y biết chỉ Ðại Nham ra tay mới cứu giúp y thoát chết. Nếu bảo y ngoan ngoãn hai tay dâng vật chí bảo của võ lâm mà y đã thí mạng mới cướp được thì còn đau khổ hơn là dứt đi một vài miếng thịt. Ông già nọ đưa hai tay ôm chặt lấy Ðại Nham. Ðại Nham giật mình định hất bắn hai cánh tay đối phương ra. Nhưng có ngờ đâu lúc này Ðức Thành tựa như một xác chết đuối vớ phải một vật gì không bao giờ chịu buông, nên xương lão bị chạm kêu "răng rác". Ðại Nham sợ dùng sức hất mạnh tí nữa hai tay đối phương sẽ gãy, chàng không nỡ nhẫn tâm liền quát lớn: - Lão trượng có buông tay ra không? Lúc ấy bên ngoài có tiếng chận người vọng vào, tiếp theo đó, một tiếng kêu bùng vang lên. Thì ra đã có người đá cánh cửa miếu, cú đá mạnh vô cùng, cánh cửa bị bay tung lên cao. Ðại Nham thấy vậy phát sợ, nghĩ thầm" "sức của người này khá mạnh ta chớ nên khinh địch" Chàng nghĩ xong, múi đã ngửi thấy một mùi tanh rồi thấy có một vật trong bóng tối ném tới. Chàng vội cúi mình xuống tựa như con lươn vậy lướt mình ra khỏi Ðức Thành. Thân pháp của chàng vừa kỳ lạ vừa nhạnh nhẹn đi trước ám khí đó, nhảy tới sau thân tượng Hải Thần Bồ Tát. Ðức Thành kêu ối chà một tiếng, tiếp theo đó có mấy tiếng soẹt soẹt thì ra những ám khí đó đã ném trúng ông già đó. Sau đó, chàng còn nghe tiếng ông già ấy ngã xuống đất. Tiếp theo nghe những ám khí tới tấp bay vào. Chàng càng ngửi mùi tanh hôi càng nồng thêm, hình như có mấy trăm ngàn con cóc chất chồng vào một nơi. Ðức Thành tránh Ðông né Tây tựa như một đại hán say sưa loạng choạng ngã tới ngã lui, nhưng Hải Thần Miếu quá chật hẹp, ông già đó bị ám khí ném đến choáng váng cả đầu óc nên bị ném trúng luôn luôn. Ðại Nham nghe tiếng ám khí rơi xuống liền nghĩ thầm:"Chẳng lẽ những ám khí này là đoạn mệnh độc xà? Nếu như vậy, Ðức Thành bị ném trúng nhiều như vậy làm sao chịu đựng nổi?" Chàng đang nghĩ ngợi đột nhiên tỉnh ngộ và nghĩ tiếp: "Ừ phải rồi, có lẽ là muối độc của phái Hải Sa". Chàng chỉ nghe tiếng gió kêu vù vù, muối độc cứ liên tiếp ném vào trong, dù có võ công cao cường chàng cũng không dám xông ra bên ngoài, tiếp theo đó chàng nghe trên mái nhà có tiếng kêu lách cách. Thì ra đã có người nhảy lên mái nhà lật ngói ra mà ném muối độc xuống. Ðại Nham giật mình nghĩ thầm:"Chả lẽ ta chết oan uổng ở chốn này? Thật không ngờ vô duyên vô cớ mà lại mang đại hoạ vào thân , vì chàng đã thấy thiếu niên áo gấm với Trường Bạch Tam Cầm bị hại bởi những muối độc như thế nào rồi. Trương Bạch Tam Cầm võ công tầm thường chịu không nổi cũng không lạ, nhưng thiếu niên áo gấm, võ công tuyệt luân mà khi bị dính muối độc cũng kêu la thảm khốc thì đủ biết muối độc đó lợi hại như thế nào rồi. Muối độc ở trong miếu nhỏ bay tứ tung khiến Ðại Nham buồn nôn. Chàng biết trước nếu cứ thế này thế nào cũng dính phải, chàng chợt nghĩ ra một kế, bèn giơ tay đập vỡ phía sau lưng tượng thần. pho tượng ấy trống rỗng ở bên trong, chàng chui ngay vào trong, không khác gì khoác một cái áo đất thật dày, mà muối độc không làm gì được chàng nữa. Muối độc của phái Hải Sa cốt dùng nhiều mà thắng địch, chứ phát động chậm, vì thế Ðức Thành ở trong miếu cứ kêu la luôn mồm mà chưa bị nằm liệt một chỗ. Mọi người của phái Hải Sa sợ võ công của Ðại Nham lợi hại, nên chúng không dám đương nhiên tấn công. Chúng định làm cho hai người bị độc ngã lăn nằm yên một chỗ rồi mới ung dung vào trói bắt và cướp thanh đao Ðồ Long. Những kim châm thiết xa có chất độc, khi bắn trúng vào thân thể con người thì chất độc đó theo mạch máu chạy khắp chân thân. Những thứ lợi hại đó hễ gặp máu là phát độc ngay. Còn những muối độc này do ngoài da truyền vào, chất độc từ từ phát ra rốt cuộc cũng có thể làm cho người ta chết được. Ðại Nham trốn trong ruột tượng thần biết đó không phải là thượng kế, nên vẫn đợi phái Hải Sa sơ suất một chút là nhảy luôn lên mái nhà. Chàng vội lấy ra hai viên linh đơn giải bách độc uống vào, một mặt chờ thời cơ. Sau khi uống thuốc chàng không còn thấy buồn nôn như trước nữa. Lúc ấy, chàng nghe bọn người phái Hải Sa đang lớn tiếng bàn tàn ngoài miếu: - Không còn tiếng la nữa chắc là bọn chúng đã mê man bất tỉnh rồi? Lại một tên nữa lên tiếng: - Tên trẻ tuổi võ công cao siêu lắm, hãy đợi một phút nữa, hà tất phải vội vàng. Lại một tên nữa nói: - Lần này chúng ta lập được đại công chắc xong đâu đấy đại ca sẽ trọng thưởng .Một lát sau lại nghe tiếng một người quát lên: - Này những đứa trong miếu, khôn hồn thì ra khỏi miếu đầu hàng, để khỏi phải chết oan chết uổng. Tiếp theo đó có một tiếng hiệu, mười mấy người xông cả vào miếu, những người này đều có thuốc giải nên không sợ muối độc. Ðại Nham nghĩ thầm: "Ta với phái Hải Sa không oán không thù, ta không nên tham thanh bảo đao Ðồ Long đó. Chi bằng ta nhảy ra ngoài đó nói rõ sự thực có phải hơn không? Nhưng chàng sực nghĩ lại: "Phái Võ Ðang danh trấn thiên hạ, bây giờ ta ra nói chuyện với chúng như thế có khác nào ta đầu hàng ? Như vậy có phải làm tổn thanh danh của sư môn không?" Trong lúc đang nghĩ ngợi, bỗng từ xa có tiếng rú vọng tới, tiếng rú đó rất nhỏ nhưng ai nghe cũng phải kinh hồn, động phách. Chàng nghe tiếng rú đó ngẩn người giây lát, chỉ trong thoáng cái tiếng rú ấy đã tới cửa miếu. Chàng ngạc nhiên vô cùng, vì thoạt tiên nghe tiếng rú đó, ai cũng đoán biết ở ngoài xa mười mấy dặm, nhưng chỉ trong thoáng cái tiếng rú đó đã đến trước mặt rồi. Trên thế gian này chỉ có chim bay nhanh nhất, trừ phi người đó cưỡi trên con chim mới nhanh như vậy. Bằng không, dù người ấy có cưỡi thiên lý mã cũng không nhanh như thế được. Trong khi đang thắc mắc, thì tiếng rú đó ngừng hẳn, chàng bỗng nghe tiếng Ðức Thành la lớn: - Người, người cũng muốn lấy thanh Ðồ Long Ðao. Bạch Mi.. Chàng nghe tới đây rồi im lặng. Trong miếu ngoài miếu mấy chục tên phái Hải Sa cũng im lặng nốt. Bốn bề tĩnh mịch như tờ. Hình như những người đó đột nhiên chết cứng, hay hoá thành đá, hay là chúng thấy vật gì rùng rợn, mà chúng sợ đến ngẩn người không nói được nửa lời? Trong khung cảnh yên lặng như tờ đó, bỗng nghe một tiếng "bốp". Trong miếu hình như có người bị thương, tiếp theo đó có giọng nói run run: -Bạch mi, Bạch mi.. anh em chúng ta mau đi thôi tiếng nói chưa dứt, đột nhiên ngừng ngay. Ðại Nham chắc bọn Hải Sa đã thấy quái vật vào tới trong miéu mà khiếp đảm. Mọi người không dám đào tẩu. Dư càng ngạc nhiên vô cùng, lại suy nghĩ tiếp: "Bạch Mi là cái gì? Chẳng lẽ một con mãnh thú hung ác? Hay y là một nhân vật rất lợi hại, khiến ai cũng phải thất kinh?" . Kế chàng nghe một người nói: - Giáo chủ hỏi các ngươi, con đao Ðồ Long hiện ở đâu? Mau lấy ra biếu giáo chủ, thì giáo chủ sẽ tha chết cho. Giọng nói nghe rất hiền từ và thân thiết, khiến người nghe không lấy gì làm sợ, nhưng rất oai nghiêm. Chàng lại nghe một người trong phái Hải Sa trả lời: - Chính y... y đã lấy trộm , chúng tôi đuổi theo tói đây. Thưa giáo chủ. Giáo chủ tiếng hiền từ lại tiếp: - Này, con đao Ðồ Long ở đâu? Ðại Nham đoán ngay ra người ấy đang hỏi Ðức Thành, nhưng không nghe Ðức Thành trả lời. Chỉ nghe bộp một tiếng, có tiếng ngã phịch xuống đất. Chàng buột miệng la nho nhỏ "nguy tai" vì chàng biết Ðức Thành đã bị chúng giết. Một mình chàng chống không nổi đối phương nhưng đã trót nhúng tay vào tuyết không thể khoanh tay mà chạy" Chàng liền nghĩ thầm: "Ta sợ như thế không phải là đấng trượng phu" . Ðoạn chàng định chui ra để hỏi cho rõ ngọn nguồn. Bỗng nghe giọng lanh lảnh nói: - Người này đã chết vì sợ hãi, thử khám xét mình y xem. Ðại Nham giật mình nghĩ thầm: "Sao lại hoảng sợ tới chết được". Chàng vừa nghe tới đó đã nghe tiếng sột soạt của người khám xét trong mình kẻ bạc mạng, rồi tiếng hiền từ nói tiếp: - Không có vật gì cả. Lát sau người đầu lãnh của phái Hải Sa nói run lên: - Thưa giáo chủ, chính y đã lấy trộm con dao đó, chúng tôi không giấu diếm đâu. Nghe giọng nói của người đó có thể đoán là y đang bị tầm mắt của giáo chủ soi mói mà đâm ra hoảng loạn. Sợ không dám tiếp thêm. Tuy Ðại Nham là người tài cao táo bạo nhưng nghe những tiếng động vừa rồi chàng cũng hơi sợ sệt và nghĩ tiếp: "Rõ ràng là con dao đó Ðức Thành đang cầm trong tay, sao lại biến mất lạ lùng kỳ ảo như vậy? Chàng nghe tiếng hiền từ cất lên: - Các người bảo con dao chính y đã lấy trộm sao không thấy trong mình y? chắc các người đã giấu đi rồi phải không? Vậy ai nói rõ con dao đó ở đâu ta sẽ tha chết cho. Trong các người, ta chỉ tha chết cho một người sống thôi, bây giờ ai nói trước người đó sẽ được toàn mạng. Trong miếu im lặng như tờ, tên thủ lãnh phái Hải Sa lên tiếng: - Bẩm giáo chủ, quả thật chúng tôi chẳng biết gì cả, nhưng thế nào chúng tôi cũng hết sức tìm cho ra. Vị giáo chủ chỉ dùng giọng mũi "hừ" một tiếng chớ không nói năng gì cả. Ðột nhiên một người la lớn: - Chúng ta hét sức cực nhọc tìm kiếm bảo đao, quả thật không thấy đâu cả. Bây giờ giáo chủ chủ nhất định không tin thì đằng nào cũng chết chi bằng hôm nay chúng ta liều mạng với mi, để Bạch Mi .Câu đó chưa dứt đã đột nhiên ngưng ngay. Ðại Nham đoán có lẽ tên đó đã bị kết liễu mạng sống rồi. Chàng nghe một giọng nói khác: - Vừa rồi có một đại hán trạc ba mươi tuổi đã cứu ông già này tới đây, võ công của y rất lợi hại nhưng không biết bây giờ y ở đâu. Chắc thanh bảo kiếm đó đã bị y cướp mất. Giáo chủ liền đáp: - Ðược lắm, ta sẽ để cho người này không chết. Giáo chủ nói xong, đi ngay. Ðại Nham kêu gọi: - Tôi ở đây, chớ giết hại người vô tội. Chàng biết thuộc hạ của giáo chủ đang ra tay độc thủ giết hại những người của phái Hải Sa nên vội chui ra ngoài. Ðại Nham ngạc nhiên vị không thấy ai ngoài bọn Hải Sa. Chàng đưa mắt nhìn quanh, thấy mọi người yên lành cả, nhưng không hề cử động chút nào, trông thật thâm trầm lạnh lùng vô cùng. Chàng kinh hãi hết sức, liền thắp đèn lên và kinh hãi hơn bèn thất thanh là "ủa" một tiếng. Thì ra hai mươi người của Hải Sa đều mê man cả như bị thuốc mê hay bị điểm huyệt. Người nào người nấy vẻ mặt trông rất rùng rợn. Dù Ðại Nham là người võ công cao, trống ngực cũng đập mạnh. Chàng nghĩ thầm:"giáo chủ Bạch Mi giáo không hiểu ba đầu sáu tay gì mà bọn Hải Sa tên nào tên nấy đều hung ác dũng mãnh thế này mà mới thấy giáo chủ đã hãi sợ đên thế?" Chàng liền giơ tay đẩy vào Cái huyệt của nàng đứng cạnh, định giải huyệt cho y. ngờ đâu người đó đã cứng đờ không đông đậy gì cả. Chàng vội rờ vào mũi thì thấy y hết thở, mới hay y bị điểm trúng tử huyệt. Chàng lại khám xét từng người một thấy hơn hai mươi người của phái Hải Sa đều chết ráo. Chỉ có một người đang phục dưới đất đang thở hổn hển thôi. Chắc người này lên tiếng sau cùng nên được giáo chủ tha chết. Ðại Nham kinh hãi thắc mắc vô cùng và nghĩ thầm:"Ta nghe giáo chủ nói để cho người này khỏi chết, thì biết ngay sinh mạng những người khác sẽ nguy liền chui ra ngay, nhưng ngờ đâu chỉ trong khoảnh khắc mà tên giáo chủ đó đã hạ độc thủ hơn hai mươi người. Thủ pháp của y thật trên đời hiếm thấy" Ðoạn chàng đỡ người còn sống sót dậy và hỏi : -Bạch Mi giáo là giáo gì? Giáo chủ chúng là ai? Nhưng tên nọ cứ trố mắt ra ngơ ngác như người rồ dại, Ðại Nham liền nắm tay thăm mạch, thì ra mạch của y loạn hết. Y tuy không chết nhưng đã có mấy đường mạch quan trọng của y đã bị đánh đứt, nên không nói được và thành người ngớ ngẩn. Ðại Nham không kinh hãi nữa, trái lại tức giận vô cùng và nghĩ thầm: "Bạch Mi Giáo là quái gì mà giáo chủ ra tay tàn độc như thế này?" Chàng lại nghĩ võ công của đối phương cao siêu như thế , còn chàng thì đơn thương độc mã làm sao địch lại. Chàng nghĩ ngợi giây lát rồi quyết định về núi Võ Ðang thưa lên sư phụ biết trước và điều tra rõ Bạch Mi Giáo là gì rồi cùng Võ Ðang thất hiệp để đấu với Bạch Mi Giáo một phen. Chàng nghĩ tiếp: "Dù Bạch Mi có lợi hại đên đâu, bảy anh em ta liên hiệp tranh đấu, cũng không đên nỗi nào. Như vậy, khỏi phải kinh động đến sư phụ" , nhưng chàng thấy những người của phái Hải Sa chết uổng mạng, trong lòng thật bất nhẫn, chàng lại thấy trong miếu tịch đấy muối độc như tuyết trắng, liền nghĩ: "Bọn người này chuyên làm việc ác nên rốt cục bị kẻ ác tiêu diệt. Nhưng những xác này cứ để yên trong miếu, chỉ sợ dân chúng không hiểu nguyên nhân mà đi bừa sẽ bị hoạ lây" đoạn chàng cúi xuống nhặt khí giới ở phía sau chùa đào một cái hố sâu, rồi vứt hết những cái xác vào hố. Khi khiêng xác ra ngoài chàng rất cẩn thận bởi sợ trúng phải muối độc. Khi chàng đem xong mười mấy cái xác ra, đến một cái xác nằm dưới đát thì thân mình hơi ngả về phía trước, xác đó nặng vô cùng. Chàng nhìn kỹ lại thấy người đó không có gì khác thường, không hiểi sao lại nặng như vậy? Chàng liền nhấc lên xem thì thấy phía sau lưng y có một vết thương mà rờ tay vào đó thì cảm thấy giá lạnh như băng và lấy ra được một con dao. Con dao đó nặng ít ra cũng trên trăm cân. Ðó chính là con dao Ðồ Long mà bao nhiêu người đã xả thân thí mạng., quên tất cả để tranh cướp. Thì ra Hải Ðông Thanh Ðức Thành xưa nay vẫn sợ hãi tên giáo chủ Bạch Mi, nên vừa thấy giáo chủ y đã sợ hãi mất cả hồn vía như chết khiếp. Con dao Ðồ Long trong tay y rơi xuống chém trúng ngay sau lưng một người trong bọn Hải Sa. Chỉ vì con dao đó quá nặng, lưỡi dao lại quá sắc bén nên đã cắm sâu vào mình tên nọ. Những tay thuộc hạ của Bạch My khám xét mọi người, nhưng không để ý đến cái xác ấy. Nếu Ðại Nham không động lòng từ thiện đem chôn thì con đao Ðồ Long từng làm chán động võ lâm đã phải mai một. Ðại Nham chống thanh đao xuống đất đứng ngơ ngẩn nghĩ: "Tuy con dao này võ lâm chí bảo, nhưng theo ta nhận xét lại là một vật rất xui. Hải Ðông Thanh với bọn phái Hải Sa đều mất mạng vì nó. Ta nên đem con dao này về dâng cho sư phụ để sư phụ định đoạt" . Sau khi chôn xong hết mấy cái xác chàng sợ muối độc trong miếu bay ra làm hại người và súc vật xung quanh nên chàng lượm cành khô chất vào miếu, châm lửa phóng hỏa. Lau chùi con dao Ðồ Long, đứng cạnh đống lửa hồng chàng xem xét thấy nó đen lánh không phải vàng, không phải bạc hay thép không hiểu chế bằng thứ gì? Từ mũi đao xuống tới cán có một cái ngấn xanh mờ mờ. Chàng thấy Trường Bạch Tam Cầm đã dùng lửa thiêu đốt mà không hề suy chuyển chút nào, quả thật là một vật báu. Chàng liền nghĩ: "Con dao này nặng như vậy, lúc lâm trận làm sao sử dụng? đến như quan Vân Trường có thần lực hơn người mà sử dụng thanh Long Ðao cũng nặng độ tám mươi cân thôi" . Ðoạn chàng gói con dao vào gói rồi hướng về mộ Ðức Thành vái; "Kính Ðức lão trượng, tôi không phải là người mưu đoạt con dao này, nhưng dao là vật kỳ báu trong thiên hạ nếu lọt vào tay kẻ ác ắt chúng sẽ gây hại cho nhân gian. Sư phụ của tôi là người đại trí sẽ xử trí một cách hoàn hảo" . Khấn xong, chàng liền vác áo lên vai, rảo chân về phía Bắc. Ði được nửa tiếng , đến bờ sông. Lúc ấy ánh sáng của trăng sao chiếu xuống mặt sông đẹp vô cùng. Chàng đưa mắt nhìn xung quanh không thấy có chiếc thuyền nào, đành thả bộ dọc ven sông. Chàng đi một lúc thấy phía xa có một chiếc thuyền câu đậu cách bờ mười trượng, ngư phủ đang mải mê thả câu. Chàng lên tiếng gọi: -Ngư phủ đại ca! Làm ơn cho tôi quá giang đệ xin hậu tạ., vì thuyền đậu khá xa ngư phủ hình như không nghe tiếng chàng gọi nên vẫn ngồi yên. Ðại Nham liền vận hết nội công, gọi vài tiếng nữa. Lát sau chàng thấy một chiếc thuyền nhỏ trương cao buồm từ trên thượng lưu theo ven bờ thả xuống. Lúc thuyền đó tới chỗ Ðại Nham đứng, người lái đó lên tiếng trước: - Có phải khách định quá giang đấy không? Ðại Nham cả mừng đáp: -Ðúng thế, phiền đại ca giúp cho. Người lái đó đáp: - Quá giang một chuyến thì phải trả một nén bạc. Ðại Nham thấy người lái đò đòi hơi đắt, nhưng nghĩ mình phải qua song cho kịp nên cũng bằng lòng. - Thôi được, một lạng bạc cũng được. Ðoạn chàng tung mình nhảy xuống thuyền mũi thuyền bị trầm xuống tức thì. Người lái đò không có phòng bị nên suýt bị ngã lộn xuống sông, kinh hãi hỏi: -Sao khách nặng thế, trên người khách mang vật gì vậy. Ðại Nham liền lấy ra một lạng bạc ra đưa cho người lái đò, vừa cười vừa nói: - Không có chi, chỉ vì khinh công của tôi non nớt đó thôi. Tuy vậy người lái đò vẫn tỏ vẻ hồ nghi đôi mắt cứ nhìn chằm chằm vào lưng Ðại Nham. Chiếc thuyền thuận buồm xuôi gió, đi tréo sang sông, nhanh nhẹn vô cùng. đi được một dặm bỗng thấy phía xa có sóng ngầm bủa tới, tiếng sóng càng lúc càng to. Ðại Nham liền hỏi: (Xin lỗi thiếu hai trang) Chàng thấy chiếc thuyền của chàng không thể nào tiếp tục lướt sóng được nữa, liền tung mình nhảy lên mũi thuyền bàn tay máu. Lúc ấy vừa có một ngọn sóng lớn đánh tới chiếc thuyền buốm bàn tay máu nhô cao hơn trượng. Ðại Nham đang ở trên không mủi thuyền nhô lên, chàng rớt xuống đáy thuyền. Trong lúc nguy ngập chàng vỗ hai cánh tay, giở khinh công Thế Vân Tung nhảy lên cao được hơn trượng, nhờ thế chàng mới hạ được chân trên mủi thuyền đó. Chàng thấy cửa khoang thuyền đóng kia không có ai cả, liền lớn tiếng gọi: - Có người ngã xuống nước, mau mau cứu vớt. Chàng nói liền hai ba câu, nhưng không có tiếng trả lời. Tức giận chàng liền giơ tay đẩy cửa khoang thuyền . nhưng chàng vừa đụng vào cửa khoang thì thấy gia lạnh vô cùng. Lúc ấy chàng mới hay cửa khoang thuyền cũng làm bằng gang thép. Chàng lại đẩy mạnh một cái nữa nhưng không sao đẩy nổi. Chàng dồn hết sức vào hai cánh tay quát lớn một tiếng song chưởng đẩy mạnh một cái, cánh cửa sắt đó vẫn không chuyển động, nên chàng nghĩ nếu tung một chưởng nữa có lẽ cửa khoang sẽ mở tung ra. Bỗng nghe từ trong khoang có người lớn tiếng nói: -Khinh công Thế Vân Tung và chưởng lực của Trấn Sơn chưởng của phải Võ Ðang quả danh bất hư truyền. Dư tam hiệp hãy để thanh đao Ðồ Long thì chúng tôi sẽ tiễn tam hiệp sang sông ngay. Tiếng nói rất ôn hoà và có vẻ thân thiện. Chàng nhận ra ngay tiếng nói của tên thuộc hạ của giáo chủ Bạch Mi Giáo. Thế ra thuyền bàn tay máu này là thuyền của Bạch Mi Giáo, vì thế tên lái đò vừa thấy đã mạo hiểm nhảy xuống sông mà lánh nạn. Nhưng không hiểu sao đối phương biết tên họ của mình và lại còn biết thanh đao Ðồ Long ở trong tay mình nữa? Chàng còn đang ngẫm nghĩ chưa kịp trả lời thì người nọ tiếp: -Dư Tam Hiệp chắc đang ngạc nhiên vì không biết tại sao chúng tôi biết tên họ của Tam Hiệp phải không? Sự thật không có gì kỳ lạ cả, vì khinh công Thế Vân Trung và chưởng lực Trấn Sơn chưởng ngoài cao thủ phái Võ Ðang thì không ai có thể sử dụng xuất thần nhập hoá như thế. Dư Tam Hiệp chưa bước chân vào tỉnh Triết Giang của chúng tôi thì ba hôm trước chúng tôi đã biết rồi, chỉ tiếc dọc đường chúng tôi không có dịp đón tiếp Dư Tam Hiệp, mong Tam Hiệp tha lỗi. Ðại Nham nghe người đó nói vậy, không biết trả lời ra sao cho phải, nhưng giây lát sau chàng cũng nói: - Những việc khác ta hãy khoan nói tới đây, bây giờ trước mắt mau cừu người lái đò kia. Người nọ ha hả cười rồi đáp: - Tên lái đò có cái tên là "ma nước" thường ngày đòi khách trên sông Tiền Ðường này. Y đã giết không biết bao nhiêu người rồi. Dư Tam Hiệp nhân nghĩa hơn người có lòng tốt muốn cứu y , nhưng y đã dóm gói tiền bạc của Tam Hiệp đấy. Ðại Nham thấy tên lái đó quỉ quyệt đã nghi ngờ, lại nghe người đó nói đúng sự suy đoán của mình liền hỏi: - Ngài quí danh là gì? Có thể hiện thân cho tại hạ nhìn mặt không? Người nọ đáp: -Bạch MI Giáo chúng tôi với quí phái sơ thân vô cớ, không thù không oán, chúng ta không nên gặp nhau thì hơn. Dư Tam Hiệp nên để thanh đao Ðồ Long lại ở trước mũi thuyền, chúng tôi sẽ tiễn Tam Hiệp qua sông ngay. -Ðại Nham nghe nói tức giận vô cùng liền nói: - Thanh đao Ðồ Long này có phải của quí giáo đâu ! Người nọ đáp: - Vẫn biết thế, nhưng con dao này là vô giá, người trong thiện hạ ai cũng muốn chiếm được. Ðại Nham lại hỏi: - Ðúng thế, con dao này lọt vào tay ai thì tại hạ cũng phải đem về Võ Ðang để sư phụ định đoạt. Tại hạ tuổi trẻ, hiểu biết ít, không biết tự mình giải quyết ra sao. Người nọ lên tiếng, nhưng tiếng rất nhỏ như tiếng muỗi kêu: Ðại Nham bèn lên tiếng hỏi: - Bạn nói gì thế? Người trong khoang thuyền lại nói nữa, nhưng tiếng còn nhỏ hơn, nên chàng chỉ thoáng nghe: - Dư Tam Hiệp Ðồ Long Ðao Chàng tiến lên hai bước bèn hỏi tiếp: -Bạn nói gì thế? Lúc ấy bỗng có một ngọn sóng đánh tới làm cho múi thuyền bắn hẳn lên. Ðại Nham bỗng thấy bụng ngực đùi mình như bị muỗi cắn. Lúc ấy đang là đầu xuân lẽ ra không có muỗi, nhưng chàng không để ý, thuận tay vỗ vào chỗ ngứa ấy hai cái rồi lớn tiếng nói: - Quí giáo vì con dao ấy mà giết không biết bao nhiêu người , để lại mấy chục cái xác ở Hải Thần Miếu, quả thật thủ đoạn của quí giáo ác độc vô cùng. Người trong khoang thuyền tiếp: - Xưa nay Bạch Mi Giáo ra tay không biết nặng nhẹ, đối với kẻ ác thì chúng tôi ra tay nặng, đối với người tử tế thì chúng tôi ra tay nhẹ. Như trường hợp của Dư Tam Hiệp chẳng hạn, nổi tiếng nghĩa hiệp khắp giang hồ thì chúng tôi không nỡ giết hại tánh mạng. Nếu Tam Hiệp để lại con dao đó, tại hạ sẽ tặng thuốc giải Kim Dâu muỗi ngay. Ðại Nham nghe nói Kim Dâu muỗi, rùng mình kinh hãi, vội rờ tay lên ngực và bụng chàng cảm thấy những chổ đó hơi tê, tự như muỗi đốt vậy. Chàng liền nghĩ: "Lúc này làm gì có muỗi, huống hồ ta đang ở trên sông lớn" , nhưng chàng tỉnh ngộ ngay "vừa rồi y cố ý nói thật nhỏ để dụ ta tới gần ném ám khí đó" chàng bỗng nghĩ đến bọn người của phái Hải Sa và tên lái đò đều sợ hãi Bạch My Giáo như rắn rết. Như thế, chất độc trong ám khí của chúng thế nào cũng lơi hại vô cùng. Chàng suy tính: "Bây giờ chỉ có cách ra tay bắt ép y phải đưa thuốc giải" đoạn chàng liền giơ song chưởng lên che mắt, che ngực tung mình vào trong khoang thuyền. Chân chàng vừa hạ xuống ván thuyền đã thấy một người từ trong khoang thuyền múa chưởng đánh tới. Chàng tức giận vô cùng dồn mười thành kình lực vào chưởng đẩy mạnh một cái, chỉ nghe kêu "Bùng" một tiếng, chưởng của hai người đã va chạm nhau, rồi cả hai cùng lui về phía sau mấy bước. Vì chân chàng chưa đứng xuống thuyền nên chàng bị đẩy trở lui về mũi thuyền. Chàng cảm thấy bàn tay đau buốt tận xương. Chàng không ngờ đã bị mắc mưu đối phương, vì chàng tay không mà đối phương cầm lợi khí trong tay, nên khi hai chưởng va chạm nhau, chưởng lực của người nọ với chưởng của Ðại Nham chỉ tám lạng nửa cân, nếu y không dùng quỉ kế thì thắng sao nổi Ðại Nham. Ðại Nham vừa đứng yên đã nghe người nọ lên tiếng với giọng rất nho nhã: - Chưởng lực của Dư Tam Hiệp quả thật kinh người, tại hạ xin bái phục. Nhưng thế tinh đinh trong tay tại hạ có một chất độc riêng. Ðại Nham tức giận vô cùng mở bọc áo lấy con đao Ðồ Long ra. Hai tay cầm chắc cán đao nhảy tới chém ngang một cái, cánh cửa sắt bị chém đứt đôi liền. Con dao này bề ngoài rất mộc mạc, nhưng sắc bén tuyệt luân. Ðại Nham càng chém càng cao hứng, chém luôn bảy tám nhát. Khoang thuyền bằng sắt gặp phải bảo đao hoá ra như giấy bị chém đứt từng mảnh rơi cả xuống sông. Người ngồi trong khoang không biết ẩn nơi đâu nữa, liền nhảy lui về đằng lái và la to: - Người bị trúng hai thứ độc, còn tác oai tác phúc gì chớ? Ðại Nham đáp: - Ðược, người đưa thuốc giải cho ta, ta đưa bảo đao. Chàng vừa nói vừa múa bảo đao nhảy tới nhắm lưng tên nọ chém liên tiếp. Người nọ thấy thế công của chàng mạnh vô cùng, thuận tay cầm luôn cái neo sắt lên đỡ chỉ nghe soẹt một tiếng cái neo sắt đã bị dao chém làm đôi. Người nọ nhảy sang bên và la lớn: - Người muốn lấy bảo đao hay muốn bảo tồn tánh mạng? Ðại Nham đáp: - Người đưa thuốc giải đây, ta trao bảo đao cho. Lúc ấy những vết muỗi đốt ở chân chàng đã thấy tê ngứa, chàng đoán biết chắc chất độc đã loang dần ra. Chàng vô tình lượm được thanh đao Ðồ Long này nên cũng không coi trọng lắm, có mất cũng không tiếc. Chàng bèn vất ngay thanh dao xuống mặt thuyền kêu loong coong. Người đó cả mừng cúi xuống nhặt lấy đao, dùng tay áo chùi ra vẻ quí trọng vô cùng. Người nọ đứng trước phía trăng nên không rõ mặt. Ðại Nham lấy làm lạ vì y mải xem đao mà không lấy thuốc giải. Lúc sau, chàng bỗng thấy vết thương ngày càng đau bèn lên tiếng hỏi: - Tại hạ đã đưa đao để đổi thuốc, vậy thuốc đâu? Người nọ ha hả cười hình như y cho lời nói của Ðại Nham có vẻ trào lộng mà thôi. Ðại Nham tức vô cùng, lớn tiếng hỏi tiếp: - Ta hỏi ngưoi lấy thuốc giải sao người cười hoài vậy. Người nọ giơ ngón tay trỏ ra chỉ mặt chàng vừa cười vừa nói: - Hì, hì sao ngươi ngốc thế, sao không chờ ta trao thuốc giải trước rồi hãy trao bảo đao cho ta? Ðại Nham giận dữ đáp: - Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy, đã nhận lời lấy dao đổi thuốc lý nào người lừa dối ta hay sao? Người nọ vừa cười vừa nói tiếp: - Trong tay ngươi có bảo đao ta còn sợ hãi ngươi ba phần vì nếu địch không lại nổi ta, ngươi sẽ vứt đao xuống sông, chưa chắc ta mò lên được. Còn giờ đây con dao đã về tay ta, người còn muốn ta đưa thuốc giải nữa hay sao? Ðại Nham nghe người đó nói vậy, một hơi lạnh từ đáy lòng bốc lên. Chàng nghĩ thầm: "phái Bạch Mi Giáo và Võ Ðang vô oán vô thù sao lại có chuyện giết hại nhau? Võ công của người này cũng khá cao, ta tưởng y là người có địa vị nên mới đưa thanh đao Ðồ Long cho y trước, ngờ đâu y là dối trá như vậy." Nghĩ tới đây, chàng nghe người nọ nói tiếp: - Này Dư Tam Hiệp, những Kim Dâu muỗi không lợi hại cho lắm, nhưng những chất độc trong thât tinh đinh thì lợi hại vô cùng. mười hai tiếng sau, những bắp thịt của Dư Tam Hiệp sẽ bị bong từng mảng một. Tai mũi chân tay cũng bị tiêu ma. Ngoại trừ thuốc giải của bổn giáo ra, dù có thần tiên hạ phàm cũng không sao cứu được, nhưng nếu có thuốc giải của bổn giáo giải độc cho, Dư Tam Hiệp cũng chỉ cứu được khỏi chết thôi, còn võ công tuyệt thế nổi danh thiên hạ của Dư Tam Hiệp từ nay không còn tồn tại trên thế gian nữa. Giọng nói của y nghe rất êm, tựa như người thân khuyên bảo. Ðại Nham cố nén căm tức rồi nói :-Ðại trượng phu sống chết có số, ta..... (Xin lỗi thiếu một trang)
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 7
Hoàng Kim Bảo Tiêu
Sau khi bị trúng phải đinh độc Ðại Nham đang chăm chú vào người nọ để cướp thuốc giải nên chàng không dè kẻ tiếp viện của người đó đã lẻn tới phía sau. Chiếc thuyền nhỏ nọ tới gần, chàng cũng không để ý. Nguời đi trên chiếc thuyền nhỏ đã tới ngay cạnh thuyền buồm, y chỉ nhún mình một cái đã nhảy lên cao rồi hạ chân xuống trên mặt thuyền. Lúc ấy chất độc đã lan khắp thân thể, Ðại Nham ngã lăn ra đuôi thuyền. Chàng thấy kẻ địch tới nơi, muốn ra tay nghênh đấu nhưng mặt mũi đã tối tăm, không thể nào gượng gạo được nữa, chết giấc luôn tại chỗ. Không biết bao thời gian trôi qua khi Ðại Nham mở mắt thì thấy một lá cờ của tiêu cục, trên thêu một con cá chép vàng. Ðại Nham nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra nhìn lần nữa thấy lá cờ tiêu cục đó, lá cờ nhỏ cắm trong một cái lọ hoa bằng sứ màu xanh sứt mẻ. Con cá chép thêu bằng sợi chỉ vàng, lóng lánh chói mắt hiện ra càng oai võ vô cùng. Chàng liền nghĩ: - Lá cờ này của Tiêu cục Long Môn ở phủ Lâm An. Lúc ấy đầu óc chàng hỗn loạn, không sao nghĩ tiếp được nữa. Chàng định thần lại giây lát mới phát giác ra mình đang nằm trên một cái cáng, trước sau có người khiêng và chàng đang ở giữa một đại sảnh. Chàng muốn quay đầu lại nhìn xung quanh xem sao nhưng cổ cứng ngắc không sao chuyển động được. Chàng kinh hãi vô cùng, định ngồi dậy và nhảy ra khỏi cáng nhưng chàng không sao điều khiển được chân taỵ Dù chàng giở hết sức ra cũng không sao cử động được liền nghĩ: - Ta ở trên sông Tiền Ðờng bị trúng phải chất độc rất mạnh của hai môn ám khí độc là Thất Tinh Ðinh và Kim Dâu Muỗi. Chàng đang nghĩ thì nghe hai người nói chuyện, một người giọng sang sảng lên tiếng hỏi: - Các hạ quí tính danh là chi? Người nọ đáp: - Tổng Tiêu Ðầu, khỏi cần hỏi tên tôi vội. Tôi chỉ hỏi cuộc chủ có chịu nhận bảo môn hàng này không đã? Ðại Nham ngạc nhiên vô cùng, nghĩ thầm: - Giọng nói của người này thánh thót quá! Chẳng lẽ y là một thiếu nữ? Người nói giọng sang sảng có vẻ phẫn ý, liền trả lời: - Tiêu cục Long Môn của chúng tôi không nhận món hàng này cũng không sao? Nếu các hạ không cho biết họ tên thì các hạ tới tiêu cục khác vậy! Người nói giọng đàn bà lại tiếp: - Vẫn biết thế, nhưng những tiêu cục khác trong phủ Lâm An này sao bằng được Tiêu cục Long Môn? Nếu ngài không phải là Tổng Tiêu Ðầu, không tự chủ được thì đi mời Tổng Tiêu Ðầu ra đây cho tôi! Thấy người đó ăn nói thiếu lễ phép, người nói giọng sang sảng không vui chút nào liền đáp: - Tại hạ là Tổng Tiêu Ðầu đây, nhưng vì có chút việc bận, không thể hầu chuyện được mong quí khách tùy tiện! Người nói giọng đàn bà vội tiếp: - Ủa, thế ngài là Ða Ty Hùng Ðỗ Ðại Cẩm ... Nói tới đây y ngừng giây lát mới tiếp: - Tôi hâm mộ đại danh đã lâu. Tổng Tiêu Ðầu, tôi họ Hân ... Ðỗ Ðại Cẩm hình như đã nguôi cơn giận liền hỏi: - Chẳng hay quí khách có gì sai bảo? Người khách họ Hân đáp: - Trước hết tôi phải hỏi Tổng Tiêu Ðầu câu này đã, chẳng hay ngài có đảm đương được không? Vì việc này quan trọng lắm, không thể nào chậm trễ được! Ðỗ Ðại Cẩm cố nén sự tức giận, trả lời: - Tiêu cục Long Môn của chúng tôi thành lập đã hai mươi năm nay, quan tiêu, diêm tiêu, kim ngân, châu báu vân vân, tiêu hàng to nhỏ đưa tiếp khá nhiều nhưng chưa hề mất mát một bận nào! Ðại Nham cũng được nghe danh Ðỗ Ðại Cẩm rồi, biết y là đệ tử tục gia của phái Thiếu Lâm, quyền chưởng đơn đao đều cao siêu, nhất là ám khí Hòn Châu Tiêu lại tài ba hơn người . Y có thể ném ra một lúc bốn mươi chiếc phi tiêu mà cái nào cũng trúng đích cả. Vì vậy giang hồ võ lâm mới ban cho y cái hiệu Ða Ty Hùng. Tiêu cục Long Môn của y ở miền Ðông Nam cũng có tiếng lắm. Chỉ vì môn phái khác nhau nên Ðại Nham chỉ nghe danh Ðỗ Ðại Cẩm mà thôi chứ không hề tới lui viếng. Người có giọng thánh thót lại tiếp: - Nếu tôi không tin tưởng quí tiêu cục thì tới đây làm gì? Bây giờ tôi nhờ Ðỗ Tổng Tiêu Ðầu bảo vệ hộ cho món tiêu hàng này, nhưng có ba điều kiện! Ðỗ Ðại Cẩm vội nói: - Bổn tiêu cục đã có lệ như sau: những tiêu hàng nào rắc rối lôi thôi là chúng tôi không tiếp, tiêu hàng nào lai lịch bất minh và tiêu hàng nào trở giá dưới năm vạn lạng cũng không tiếp! Người họ Hân lại nói: - Thật đáng tiếc là món tiêu hàng của tôi lôi thôi rắc rối lắm, lai lịch lại không thanh bạch cho lắm, mà còn không đáng giá năm vạn lạng bạc. Nhưng ba điều kiện của tôi cũng không phải dễ làm xong. Thứ nhất là phải do Ðỗ Tổng Tiêu Ðầu đích thân áp tải Ðiều thứ hai là từ phủ Lâm An này tới Phủ Tương Dương ở tỉnh Hồ Bắc cần phải đi gấp cả ngày lẫn đêm không được nghỉ ngơi để kịp trong mười ngày đưa hàng đến đích. Ðiều thứ ba là, nếu có gì sơ xuất thì ... hà, hà ... không những tính mạng của Tổng Tiêu Ðầu không vẹn toàn mà cả Tiêu cục Long Môn cũng không được yên! Chỉ nghe bùng một tiếng. Ðại Nham đoán chắc là Ðỗ Ðại Cẩm đang đập bàn rồi nghe y quát lên: - Bạn muốn đùa thì đi nơi khác, sao lại kiếm Tiêu cục Long Môn của ta để mà giỡn nghịch? Nếu không phải vì tôi thấy bạn gầy gò ốm yếu mà nể nang thì tất tôi đã không để yên cho đâu! Ðại Nham lại nghe người họ Hân cười nhạt hai tiếng rồi nghe người đó vứt cái gì lên trên mặt bàn, đoạn lên tiếng nói: - Ðây là hai nghìn lạng vàng. Tổng Tiêu Ðầu hãy nhận lấy trước món tiền chi phí cho cuộc bảo tiêu này! Ðại Nham nghe nói kinh hãi nghĩ thầm: - Hai nghìn lạng vàng! Tiêu cục này làm luôn mười năm cũng chưa kiếm nổi số bạc kếch sù đó! Ðỗ Ðại Cẩm thấy vàng lóa mắt, thái độ thay đổi ngay. Từ khi y lập tiêu cục này tới giờ, dù mắt thấy tay rờ không biết bao nhiêu tiền bạc nhưng những vàng bạc đó đều của người, nay bỗng dưng có hai nghìn lạng vàng đưa đến trước mặt, chỉ gật đầu nhận lời là tiền sẽ về tay làm sao y chẳng động lòng? Ðại Nham đầu cổ không sao chuyển động được, nên mở mắt ra nhìn chỉ thấy lá cờ có con cá chép vàng cắm trong bình hoa Lúc ấy trong đại sảnh yên lặng như tờ, chàng chỉ thấy tiếng những con ruồi xanh bay lướt qua mặt và nghe tiếng thở rất nặng của Ðỗ Ðại Cẩm. Tuy không thấy rõ mặt tên Tổng Tiêu Ðầu đó, chàng cũng đoán được lúc này y đang đứng thừ người ra, hai mắt trợn trừng nhìn hai nghìn lạng vàng sáng chói kia. Một lát sau chàng lại nghe Ðỗ Ðại Cẩm nói: - Hân đại gia định nhờ tôi bảo vệ tiêu hàng gì đây? Người họ Hân liền đáp: - Trước hết tôi phải hỏi lại Tổng Tiêu Ðầu câu này: chẳng hay Tổng Tiêu Ðầu có thể làm đúng theo ba điều kiện mà tôi vừa đưa ra hay không? Ðỗ Ðại Cẩm nghĩ ngợi giây lát liền vỗ mạnh đùi một cái rồi trả lời: - Hân đại gia đã chịu trả cho số tiền hậu như vậy thì dù có thiên lao vạn khổ tôi cũng phải vâng theo Chẳng hay bảo vật của Hân đại gia lúc nào mới đem tới đây được? - Món tiêu hàng mà tôi định nhờ Tổng Tiêu Ðầu bảo vệ đang nằm trên cáng kia kìa! Ðỗ Ðại Cẩm nghe nói thất thanh kêu một tiếng kinh ngạc vô cùng, riêng Ðại Nham lại kinh ngạc hơn hết, không sao nhịn được liền la lớn: - Tôi... tôi... Chàng há mồm thật lớn mà không sao nói ra lời, dù chàng cố gắng đến đâu, mồm và mình mẩy chân tay vẫn không nghe theo trí óc sai bảo . Tới lúc này, chàng mới biết chất độc trong Thất Tinh Ðinh lợi hại vô cùng. Không những chân tay mình mẩy tê liệt mà tiếng nói cũng bị câm nốt, riêng có hai tai chưa điếc và mắt chưa mù thôị Chàng lại nghe Ðỗ Ðại Cẩm lên tiếng hỏi: - Ðại gia nói... là... vị đại gia này phải không? Người họ Hân đáp: - Phải. Nhưng Tổng Tiêu Ðầu phải đích thân hộ tống và được phép đổi xe ngựa nhưng không được thay người . Ði suốt ngày đêm và hẹn trong vòng mười ngày phải tới núi Võ Ðang ở phủ Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc, trao cho tổ sư Trương Tam Phong tiên sinh trưởng môn của phái này! Ðại Nham nghe nói thở dài một tiếng, lòng chàng lúc này mới cởi mở. Chàng lại nghe Ðỗ Ðại Cẩm nói: - Phái Võ Ðang ? Chúng tôi là đệ tử phái Thiếu Lâm tuy với phái Võ Ðang không thù không oán gì, nhưng ... nhưng xưa nay chúng tôi với phái đó không lai vãng... việc này... Người họ Hân lạnh lùng nói: - Chậm chễ một giây lát, dù có vạn lạng vàng cũng không mua chuộc được, chẳng hay món tiêu hàng này Tổng Tiêu Ðầu có nhận hay không? Ðại trượng phu chỉ cần quyết định một . Lúc ấy thôi, hà tất phải ấm ớ như vậy làm gì? Ðỗ Ðại Cẩm đáp: - Thôi được nể mặt Hân đại gia Tiêu cục Long Môn chúng tôi xin nhận lệnh! Người họ Hân mĩm cười nói tiếp: - Hôm nay là hai mươi chín tháng ba, giờ ngọ mùng chín tháng tư nếu Tổng Tiêu Ðầu không tống tiễn được vị đại gia này bình yên tới núi Võ Ðang thì tôi sù không để cho bảy mươi mốt người già trẻ lớn bé của Tiêu cục Long Môn được yên đâu! Người họ Hân nọ vừa nói xong, chỉ nghe "soẹt soẹt" mấy tiếng là mười mấy cây trâm rất nhỏ đã bắn thẳng vào cái lọ sứ để cắm cờ của tiêu cục, liền đó nghe tiếng chiếc lọ sứ vỡ ra làm mấy chục mảnh, văng tứ tung ra đất. Tài ném ám khí quả thật kinh người, Ðỗ Ðại Cẩm cũng phải thất thanh kêu "ối chà" một tiếng. Ðại Nham cũng phải rùng mình kinh hãị Rồi chàng lại nghe ngời họ Hân quát lớn: - Ði thôi! Thế là người khiêng cáng liền đặt Ðại Nham xuống đất rồi theo người họ Hân ra khỏi Tiêu cục Long Môn tức thì. Một lát sau Ðỗ Ðại Cẩm mới định thần lại đi tới gần Ðại Nham lên tiếng hỏi: - Chẳng hay đại gia quí tính là gì? Có phải là người của Võ Ðang không? Ðại Nham chỉ trợn mắt lên nhìn Ðỗ Ðại Cẩm mà không sao trả lời được. Chàng nhìn thấy Tổng Tiêu Ðầu đó trạc năm mươi, thân hình vạm vỡ, bắp thịt ở hai cánh tay u lên, tướng mạo oai phong, trông bề ngoài cũng đủ biết là một tên đại gia cao thủ. Ðỗ Ðại Cẩm liền nói: - Không ngờ Hân đại gia trông người tuấn tú văn nhã như vậy mà võ công lại kinh người đến thế! Không biết Hân đại gia là đệ tử của môn phái nào thế? Y hỏi liền mấy câu Ðại Nham vẫn không sao trả lời được cứ nhắm mắt làm thinh. Ðỗ Ðại Cẩm thấy Ðại Nham không trả lời liền nghĩ thầm: - Ta đã là một tay hảo thủ ném ám khí có tiếng nên giang hồ võ lâm mới ban cho ta biệt hiệu Ða Ty Hùng, nhưng người họ Hân kia là một thiếu niên đẹp trai như thế chỉ vung tay một cái đã ném mấy chục cái kim bạc nhẹ như lông bò mà bắn vỡ ngay cái lọ sứ kia. Nếu mắt ta không thấy thì không bao giờ dám tin lại có người có tài ném ám khí tuyệt luân đến thế được. Nghĩ đoạn, y đi tới cạnh kỷ trà nhặt những mảnh vỡ kia lên xem thấy mảnh sứ còn có mấy cây kim bạc cắm vào như dùi sắt đục sâu vậy, đủ thấy công lực của người họ Hân đó mạnh biết chừng nào. Ðỗ Ðại Cẩm thành lập Tiêu cục Long Môn đã hơn hai mươi năm, vốn là người tinh minh cường cán, đã từng trải không biết bao phong ba bão táp trên giang hồ nhưng đối với việc người họ Hân đưa hai nghìn lạng vàng chỉ để nhờ bảo tiêu cho một người sống y vô cùng kinh dị. Nói chi tiêu cục của y bấy lâu nay chưa hề nhận một món nào bí ẩn như vậy, ngay các tiêu cục trong thiên hạ cũng cha ai gặp một việc kỳ lạ như thế này. Y cất vàng rồi sai người khiêng Ðại Nham vào trong phòng nghỉ ngơi, đoạn triệu tập các tiêu sư trong tiêu cục tới để sửa soạn xe ngựa đi ngay. Y ngấm ngầm bàn với hai tiêu sư lớn tuổi nhất trong tiêu cục. Hai tiêu sư đó cũng nhận thấy lời đe dọa của người khách họ Hân trước khi ra đi rất quan trọng. Thế rồi ba người bấm đốt ngón tay tính toán xem số người trong nhà, kể từ mẹ Ðỗ Ðại Cẩm trở xuống đến đứa con nít chưa đầy tháng, tất cả vừa đúng bảy mươi mốt người. Không hiểu sao người họ Hân lại biết rõ như vậy nên cả ba người cùng ngẩn người ra nhìn nhau trong lòng vô cùng kinh hãi. Trúc tiêu sư lên tiếng trước: - Thưa Tổng Tiêu Ðầu, theo ý tiểu đệ thì số tiền bảo tiêu này tuy hậu thật nhưng trên đường thế nào cũng sẽø gặp rất nhiều sự hiểm nguy. Chi bằng không nhận thì hơn. Tiêu sư họ Sử cũng góp ý tương tự: - Nhưng tiếc thay lúc này đã quá chậm rồi bây giờ không nhận cũng không được. Vả lại với cái danh của Tiêu cục Long Môn chúng ta chẳng lẽ vì một món tiêu hàng này mà dể cho tiêu tan hết sự nghiệp hay sao? Trúc tiêu sư tức giận đáp: - Sử ngũ đệ tiếc oai danh hai mươi năm của Tiêu cục Long Môn, chẳng lẽ Trúc mỗ này không tiếc sao? Chỉ vì việc này kỳ lạ quá, biết đâu người ta không làm sẵn cạm bẫy để chúng ta chui vào? Sử tiêu đầu cười nhạt đáp: - Chúng ta sống bằng nghề bảo tiêu thì ngày đêm phải kiếm ăn ở trước ngọn đaọ Nếu Trúc Tam Ca muốn cuộc đời được thái bình vô sự thì nên ở nhà giữ trẻ con đừng có ra cửa nữa! Hai người kẻ nói thế này, người nói thế nọ, cãi vã ồn lên. Ðỗ Ðại Cẩm liền khuyên: - Thôi hai người đừng cãi nhau, việc này đã trót nhận bảo tiêu cho người ta rồi, dù có nói cũng không thể thay lời được nữạ vậy thì bây giờ chỉ có cách theo lời cổ nhân: "Binh tới thì có nước cản, nước lên đã có đê ngăn". Phen này chúng ta đành phải dùng toàn lực của Tiêu cục Long Môn để bảo vệ vị đại gia kia lên núi Võ Ðang. Nếu Trúc Tam Ca e sợ vợ con nguy hiểm thì chúng ta gửi hết gia quyến già trẻ, lớn bé về quê. Ðó là một chính sách vẹn toàn. Tổng Tiêu Ðầu nói vậy liền phái ngay người hộ tống gia quyến về quê ở phía tây phủ Lâm An tạm trú một thời gian. Mọi người ăn cơm nước xong xuôi liền sửa sọan lên đường. Lúc bước ra khỏi cửa tiêu cục giuơng lá cờ hiệu lên, mọi người đồng thanh la lớn: - Long Môn Tam Dợt Lý Ngư Nhi Hóa Vi Long. Ðại Nham ngồi trong xe lòng cảm khoái vô cùng: - Ta tung hoành giang hồ bấy lâu nay, bình sinh có thèm coi bọn bảo tiêu hộ vệ ra gì đâu, không ngờ hôm nay gặp phải đại nạn này, phải nhờ chúng bảo vệ ta lên núi Võ Ðang. Chàng thở dài một tiếng rồi nghĩ tiếp: - Không hiểu bạn họ Hân cứu ta là ai . Nghe giọng nói thỏ thẻ của y thì hình như là con gái. Mà tên Tổng Tiêu Ðầu lại bảo mặt y rất tuấn nhã, nhưng võ công lại trác tuyệt, hành sự đặc biệt hơn người. Chỉ tiếc rằng ta không được cám ơn lấy một câu. Ðại Nham này nếu còn sống ở trên đời thì thế nào cũng báo ơn này! Chàng nghe thấy tiếng bánh xe kêu lốc cốc biết xe đã ra khỏi cổng thành chàng bỗng nghe tiếng Ðỗ Ðại Cẩm nói lớn: - Tại sao các người lại quay trở về? Ta đã bảo các người chớ có về phủ Lâm An cơ mà? Chàng lại nghe một người khác trả lời: - Bẩm Tổng... Tổng Tiêu Ðầu... chúng tôi... ba...cái tai... - Ðỗ Ðại Cẩm vừa kinh hãi vừa tức giận: - Tại sao lại như thế này ? Ba cái tai này của các ngươi bị ai cắt thế? Người nọ đáp: - Chúng con... hộ tống các cô, các cậu ra ngoài thành được hai dặm thì có người chạy ra ngăn cản, trông rất hung ác quát lớn: - Tất cả gia quyến của Tiêu cục Long Môn cấm không cho rời thành Lâm An một bước! Con có tranh luận với y thì người nọ lại rút dao ra cắt luôn tai của tiểu nhân và hai tên kia nữạ . Người nọ còn bảo tiểu nhân trở về báo cho Tổng... Tổng Tiêu Ðầu hay: nếu không đúng giờ đã hẹn đưa món tiêu này tới nơi chúng sẽ giết hết cả bọn. Ðỗ Ðại Cẩm thở dài một tiếng, y biết tất cả người trong Tiêu cục Long Môn hiện đang bị người ta theo dõi ngầm. Y liền phẩy tay nói: - Các người hãy trở về tiêu cục đợi chờ. Nếu không có việc gì thì đừng đi đâu đấy nhé! Người và ngựa của Tiêu cục Long Môn tiến thẳng về phía Tây, những người hộ tiêu, trừ Ðô, Trúc, Sử ba tiêu đầu ra có thêm bốn thiếu niên tiêu sư tuổi trẻ khỏe mạnh. Họ theo đúng lời dặn của người họ Hân, suốt dọc đường chỉ đổi xe thay ngựa chứ không đổi người, đi suốt cả ngày lẫn đêm. Trong lòng người nào cũng nơm nớp lo sợ, họ sợ lỡ xảy ra chuyện gì không những tính mạng của họ không được bảo tồn mà tất cả mọi người già trẻ lớn bé ở Tiêu cục Long Môn tại phủ Lâm An cũng không một ai có thể sống sót. Lúc mới bắt đầu lên đường Ðỗ Ðại Cẩm đoán chắc suốt dọc đường thế nào cũng phải có vài trận ác chiến chí tử, ngờ đâu cả bọn rời khỏi Chiết Giang qua An Huy vào Giang Tây mấy ngày liền được vô sự. Không những không gặp các giang hồ hảo thủ, lục lâm, hào khách mà cả bọn giặc cỏ cũng không có. Ngày hôm đó qua Phàn Thành tới Hổ Khẩu đi thêm đoạn đường nữạ Ðỗ Ðại Cẩm thấy chưa tới giờ ngọ đã đến Song Tinh Tư biết chỉ còn nửa ngày đường thì tới núi Võ Ðang. Suốt dọc đường tuy mệt nhọc nhưng may không bị lỡ ngày hạn định khách họ Hân. Vừa đúng mùng chín tháng tư thì đến núi Võ Ðang. Bấy nhiêu ngày trời mọi người đều cắm đầu đi thật nhanh, người nào người nấy chỉ đưa mắt nhìn nhau chứ không nói đến nửa lời vì ai nấy cũng đều sợ hãi, cho đến ngày này các tiêu sư mới được yên lòng. Lúc bấy giờ là cuối xuân đầu hạ, tiết trời rất ấm áp. Trên đường núi hoa mọc đầy dẫy tựa như đang chào đón khách ở xa mới tới vậy. Ðỗ Ðại Cẩm cầm roi ngựa chỉ lên Thiên Trụ Phong lẩn núp trong trùng mây nói với hai tiêu sư rằng: - Trúc tam đệ, mấy năm gần đấy thanh thế của phái Võ Ðang rất thịnh, tuy không bằng được phái Thiếu Lâm của chúng ta nhưng tên tuổi của Võ Ðang thất hiệp cũng đã vang rền khắp giang hồ. Cứ xem Thiên Trụ Phong cao chót vót ẩn núp trong đám mây kia mà nhận xét: Nhân kiệt đại linh. Võ công của phái Võ Ðang nhờ vậy mà cũng không thể khinh thường được. Trúc tiêu sư đáp: - Thanh thế của phái Võ Ðang gần đây tuy rất lớn, nhưng dù sao căn bản vẫn còn non, so làm sao được với phái Thiếu Lâm đã có gần hàng nghìn năm căn bản. Không nói chuyện xa xôi, cứ nói Giáng Ma Chưởng một lúc ném ra bốn mươi chín phi tiêu của Tổng Tiêu Ðầu, người của phái Võ Ðang làm sao bì kịp võ công trác tuyệt ấy? Sử tiêu đầu lại tiếp: - Phải đấy. Theo lời đồn của giang hồ tiếng tăm của Võ Ðang thất hiệp tuy rất lừng lẫy, nhưng sự thật tài ba của họ ra sao chúng ta đâu có thấy đâu. Chỉ sợ những người quê mùa cục mịch trong võ lâm chưa được thấy những võ công thượng thặng rồi cứ thêm mắm thêm muối, càng khen ngợi bản lãnh, nhờ vậy họ mới được nổi tiếng. Ðỗ Ðại Cẩm nghe nói chỉ mỉm cười, vì kiến thức của y rộng hơn Sử, Trúc nhiều. Y biết tên tuổi của Võ Ðang thất hiệp không phải do may mắn mà nên. Thế nào họ cũng có những võ nghệ kinh người, nhưng Ðỗ Ðại Cẩm bảo tiêu hơn hai mươi năm trời chưa gặp địch thủ nên cũng tự phụ, tự tin. Nay y nghe Sử, Trúc khen ngợi như vậy càng đắc trí. Ba người sát cánh nhau đi, càng lên cao đường núi càng chật hẹp, không thể đi song song như trước, Sử tiêu đầu đành lùi lại mấy bước, Trúc tiêu đầu liền hỏi: - Thưa Tổng Tiêu Ðầu, lát nữa chúng ta tới gặp lão đạo sư Trương Tam Phong thì nên dùng lễ gì mà chào hỏi? Ðại Cẩm đáp: - Chúng ta khác môn phái, không phải thuộc hạ của y. Nhưng Trương lão tuổi đã ngoài chín mươi, trong số hảo thủ võ lâm đương thời, có lẽ tuổi tác nhất thì chúng ta nên tôn trọng y là võ lâm tiền bối, cúi lạy vài cái cũng không sao. Trúc tiêu sư liền xen lời: - Theo ý tiểu đệ thì chúng ta nên lớn tiếng nói: "Hậu bối chúng tôi xin kính chào Chân Nhân". Thế nào y cũng giơ tay ra ngăn cản và trả lời: "Quí khách ở nơi xa tới, khỏi phải thủ lễ như vậy". Như vậy chúng ta chỉ gật đầu vài cái, có phải được miễn lạy không? Ðại Cẩm không nói gì, chỉ mỉm cười và gật đầu. Y đang suy nghĩ coi Dư Ðại Nham hiện nằm trong xe là người như thế nào? Sao mười ngày liền không thấy chàng ta nói năng cử động gì. Ðến việc ăn uống và đại tiểu tiện cũng nhờ bọn phu xe giúp đỡ. Không ai biết đến lai lịch của chàng, không biết chàng có phải là môn đồ của phái Võ Ðang hay là bạn của Trương lão đạo? Hay chàng là kẻ thù địch của phái Võ Ðang bị bắt được và đưa lên núi? Những sự nghi vấn trên, lúc gặp Trương Tam Phong thì sẽ hiểu rõ ngay. Nhưng là phúc hay họa, vẫn chưa có thể biết được, nên y lo ngại vô cùng. Trong khi mọi người đang thủng thẳng đi thì bỗng thấy trên đường núi ở phía Tây có tiếng vó ngựa, rồi có mấy con ngựa phi thẳng tới. Trúc tiêu sư liền phóng ngựa tiến lên xem. Lát sau, theo đường ngách, co sáu người cỡi ngựa chạy tới cách chỗ bọn họ chừng mời trượng thì bỗng gò cương lại. Ba người trước đứng ra ba chỗ ngăn cản lối đi. Ðỗ Ðại Cẩm nghĩ thầm: - Thật không ngờ đã đến chân núi Võ Ðang mà còn có chuyện rắc rối xảy ra. Y liền kề tai nói nhỏ với sử tiêu sư: - Chú cẩn thận bảo vệ cái xe lớn. Ðoạn y liền thúc ngựa tiến lên. Một tên phu xe của y cầm lá cờ thêu cá chép phất một cái, tỏ vẻ kính nể. Ðại Cẩm lên tiếng: - Long môn tiêu cục đi qua quí địa, lễ phép không được chu đáo, mong các bạn thứ lỗi cho. Ðại Cẩm thấy trong sáu người cản đường, hai người ăn mặc lối đạo sĩ, bốn người ăn mặc cách tục gia, lưng đều đeo đao kiếm, trông thật anh dũng. Ðại Cẩm nghĩ thầm: - Có lẽ sáu người này là lục hiệp trong bọn Võ Ðang thất hiệp chăng? Y bèn đến gần chắp tay vái chào và nói: - Tại hạ là Long Môn Tổng tiêu đầu Ðỗ Ðại Cẩm xin hỏi lục vị huynh trưởng quí tính đại danh là gì? Người cao lớn nhất trong bọn, má bên trái có một nốt ruồi lớn với ba sợi lông dài, nhìn Ðại Cẩm lạnh lùng đáp: - Ðỗ huynh tới núi Võ Ðang này làm gì thế? Ðại Cẩm đáp: - Có người ủy thác tệ cục đưa một vị bị thương tới quí sơn, muốn được gặp chưởng môn của quí phái là Trương Chân Nhân. Người nọ hỏi tiếp: - Ðưa một người bị thương ? Vậy người đó hiện giờ ở đâu và là ai thế? Ðại Cẩm đáp: - Chúng tôi được một vị khách họ Hân nhờ hộ tống một vị đại gia bị thương lên núi Võ Ðang. Vị đại gia đó là ai, tại sao lại bị thương, những điều đó chúng tôi đều không được biết. Phận sự tiêu cục chúng tôi quí hồ làm cho tròn theo khách hàng dặn bảo. Còn các việc tư của khách hàng thì xưa nay chúng tôi không hỏi tới. Ðại Cẩm lăn lộn trên giang hồ mấy chục năm, chuyên sống bằng nghề bảo tiêu tất nhiên lời lẽ của y khôn khéo vô cùng. Y nói vậy, mục đích cho thấy y không có trách nhiệm gì đối với việc khách hàng bị thương, thì dù Ðại Nham là bạn hay là kẻ thù của phái Võ Ðang cũng không liên can gì đến y. Người mặt có nốt ruồi đưa mắt nhìn ba người đồng bọn rồi lại hỏi Ðại Cẩm: - Người họ Hân ấy hình dáng như thế nào? Ðại Cẩm đáp: - Khách quan ấy tuổi trẻ, đẹp trai và tuấn nhã lắm, ném ám khí rất tài. - Thế bạn đã ra tay đối với y chưa? Ðại Cẩm vội đáp: - Chưa Khách quan ấy tự... Y chưa nói dứt câu thì người đứng giữa bọn người kia đã cướp lời: - Con đao Ðồ Long đâu? Hiện giờ ở trong tay ai? Ðại Cẩm ngạc nhên hỏi lại: - Con đao Ðồ Long nào? Có phải con đao mà người ta vẫn đồn "Võ Lâm Chí Tôn Bảo Ðao Ðồ Long" đó không? Người đứng giữa tính rất nóng, không muốn nói nhiều, đột nhiên nhảy xuống dưới đất, tiến tới trước xe, mở màn ra nhìn vào bên trong. Ðại Cẩm thấy thân pháp của người nọ nhanh nhẹn và đẹp mắt vô cùng, lòng càng hoài nghi, lại hỏi: - Chẳng hay quí vị có phải là Võ Ðang thất hiệp lừng danh giang hồ đấy không? Chẳng hay vị nào là Tống Ðại Hiệp? Tiểu đệ nghe đại danh đã lâụ lòng lúc nào cũng hâm mộ. Người mặt có nốt ruồi đáp: - Cái hư danh ấy, Ðỗ huynh hà tất phải nhắc tới làm gì, thật Ðỗ huynh khiêm tốn quá. Người xuống ngựa xem Ðại Nham quay về chỗ cũ và nhảy lên ngựa nói: - Y bị thương rất nặng, không thể chậm trễ giây phút nào nữa cả. Chúng ta phải đem y về nhà ngay. Người mặt có nốt ruồi đen chắp tay vái chào Ðại Cẩm và nói: - Ðỗ huynh đi xa như vậy, chắc mệt nhọc lắm? Tiểu đệ cám ơn vô cùng. Ðại Cẩm cũng chắp tay đáp lễ: - Có gì đâu mà quí vị phải cảm ơn! Người đó lại tiếp: - Vị đại gia này bị thương rất nặng, không thể chậm trễ được, chúng tôi phải đem lên núi trước. Ðại Cẩm chỉ mong thoát trách nhiệm, nên vội đáp: - Vâng, như vậy chúng tôi kể như đã giao người ấy cho phái Võ Ðang tại đây rồi. Người nọ liền đáp: - Ðỗ huynh yên trí! Cứ trao cho tiểu đệ phụ trách là được rồi. Chẳng hay tiền bảo tiêu đã trả cả cho Ðỗ huynh chưa? Ðại Cẩm trả lời: - Chúng tôi đã nhận đủ. Người nọ liền móc túi lấy một thoi vàng, ước chừng trăm lạng và nói: - Ðây gọi là chút tiền uống nước, mong Ðỗ huynh thưởng cho các anh em hộ. Ðại Cẩm từ chối: - Chúng tôi đã nhận hai ngàn lạng vàng rồi, thế là đủ. Ðại Cẩm này không phải người tham lam như giếng không đáy đâu. Người nọ liền hỏi: - Hả? Ðã trả cho Tổng tiêu đầu hai ngàn lạng vàng rồi à? Hai người đi bên cạnh người đó phóng ngựa tiến lên, rồi một người nhảy lên chỗ phu xe ngồi, tiếp lấy dây cương quất ngựa cho xe đi, còn các người khác thì hộ tống ở phía sau xe. Người mặt có nốt ruồi đen giơ tay lên khẽ ném thoi vàng đến trước mặt Ðại Cẩm vừa cười vừa nói: - Ðỗ huynh không nên khách sáo, xin trở về Lâm An đi. Ðại Cẩm thấy thoi vàng ném tới trước mặt, đành phải giơ tay ra bắt, định ném trả lại thì người nọ đã phóng ngựa đi rồi. Năm người hộ tống chiếc xe lớn, quay sang eo núi đi mất dạng. Ðại Cẩm xem lại nén vàng thấy có mười vết ngón tay in vào. Vàng tuy mềm hơn đồng và sắt, nhưng chỉ lực của người đó mạnh như vậy, quả thật đáng sợ. Ðại Cẩm ngẩn người nghĩ thầm: - Ðại danh của Võ Ðang thất hiệp không phải do sự may mắn mà có. Trong phái Thiếu Lâm chúng ta, có lẽ chỉ mình Viên Âm và Viên Tâm hai vị sư thúc, luyện tập Kim Cương mới có công lực mạnh như thế này. Trúc tiêu sư thấy Ðại Cẩm cầm thoi vàng, trợn mắt nhìn mấy vết ngón tay và nói: - Thật đệ tử của phái Võ Ðang không biết lễ phép gì cả! Gặp mặt mà cũng không thông báo tên họ. Chúng ta hàng nghìn dặm xa xôi tới đây, đã đến chân núi Võ Ðang, mà cũng không mời chúng ta lên núi nghỉ ngơi và ăn uống. Chúng ta với họ cùng một nguồn gốc võ lâm mà ra, họ đối xử nh thế thật kém xã giao quá. Ðại Cẩm trong lòng đã bất mãn, nhưng không tiện nói ra thôi, nên chỉ cười nhạt một tiếng rồi đáp: - Như vậy chúng ta lại đỡ phải đi thêm vài bước nữa, chẳng hơn hay sao? Chúng ta là đệ tử phái Thiếu Lâm mà đi vào đạo quang của phái Võ Ðang kể ra cũng khó coi thật. Chúng ta quay ngựa trở về ngay đi. Lần này đi bảo tiêu, tuy không xảy ra việc gì, nhưng Ðại Cẩm nhận thấy không được hiểu biết gì cả lại còn bị người ta coi rẻ. Ngay như anh em phái Võ Ðang đây chẳng hạn, cả tên họ chúng cũng không thèm thông báo, hiển nhiên là chúng không coi chúng ta ra gì cả. Y càng nghĩ càng bực mình vô cùng, vừa đi vừa suy tính xem có cách gì trả được mối căm hờn này không. Bọn nguời ngựa của Ðại Cẩm theo đường ... ----- thiếu một đoạn ----- ... danh hiệu, mà ai nấy cũng khen là người có võ công lợi hại vô cùng, không ngờ lại là một người nho nhã, lịch sự và yếu đuối như vậy. Ðại Cẩm bán tín bán nghi liền thúc ngựa tiến mấy bước lên tiếng nói: - Tại hạ là Ðỗ Ðại Cẩm, chẳng hay các hạ có phải là Trương ngũ hiệp mà người giang hồ vẫn gọi là Ngân Thiết Cân Hoạch đó không? Thiếu niên nọ mặt hơi đỏ bừng, liền đáp: - Ðỗ Tổng tiêu đầu quá khen đó thôi, chớ tôi đâu xứng đáng với uy hiệu ấy. Các vị tới núi Võ Ðang này, tại sao qua cửa lại không vào? ngày hôm nay là ngày chúc thọ của gia sư, nếu quí vị không bận gì, xin mời lên trên núi uống chén rượu lạt với chúng tôi chẳng hay quí vị có nhận lời không? Ðỗ Ðại Cẩm nghe thiếu niên nọ nói một cách thành khẩn như vậy, liền nghĩ thầm: - Sao nhân phẩm của phái Võ Ðang lại khác nhau như thế? Sáu người kia ngạo mạn vô lễ đến thế mà Trương ngũ hiệp lại khiêm hòa khả ái như thế được. Nghĩ đoạn y liền nhảy xuống ngựa, lên tiếng nói: - Chúng tôi ở Lâm An tới Tương Dương, nguyên ý là muốn bái kiến Tôn sư Trương Chân Nhân, nhưng... nhưng... chúng tôi chưa sửa soạn lễ vật chúc thọ nên không dám đường đột lên quấy nhiễu như vậy. Trương Thúy Sơn mỉm cười đáp: - Chúng ta cùng là người trong võ lâm với nhau, Ðỗ Tổng tiêu đầu hà tất phải câu nệ làm gì. Gia sư vẫn thường nói: "Võ công của phái Võ Ðang chúng tôi, xuất xứ từ phái Thiếu Lâm" và có dặn anh em chúng tôi hễ lúc nào thấy anh em ở phái Thiếu Lâm thì phải nên cung kính lắm mới được. Nếu gia sư sớm biết Tổng tiêu đầu đi qua dưới núi này thì đã sai anh em chúng tôi xuống cả đây nghinh đón. Ðại Cẩm nghe Thúy Sơn nói vậy, trong lòng tức giận vô cùng và nghĩ thầm: - Ta tưởng ngươi là một khiêm khiêm quân tử, không ngờ ngươi lại giảo hoạt hơn mấy tên kia nữa. Thật là sau cái cười có giấu con dao sắt, nếu sư phụ ngươi quả thật có nói như vậy thì tại sao sáu người vừa rồi thấy ta lại vô lễ như thế? Nay người đối xử với ta như vậy thì ta cũng báo đáp lại bằng sự giả dối chớ sao. Nghĩ đoạn y vừa cười vừa đáp: - Tuy võ công phái Võ Ðang nguồn gốc ở phái Thiếu Lâm thật, nhưng màu xanh xuất xứ ở màu lam. Cũng như Trương thiếu hiệp tuổi trẻ mà thiên hạ ai cũng ngưỡng mộ. Còn như bọn lão đây tuổi tuy hơn người, nhưng có khác gì thân trâu ngựa đâu. Trương Thúy Sơn liền đáp: - Ðỗ Tổng tiêu đầu khiêm tốn quá, cái cờ con cá chép nhảy long môn này vươn ra thì ai mà chẳng giơ ngón tay cái ra để khen ngợi. Ngoài ra môn Giáng Ma Chưởng và ám khí Liên Châu của Tổng tiêu đầu, ai nghe tới cũng phải khiếp đảm. Còn mấy vị đại ca này nữa, quí tính đại danh là gì, mong Tổng tiêu đầu giới thiệu luôn.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 8
Lục Hiệp Tầm Thù
Thấy chàng nói vậy, Ðại Cẩm liền giới thiệu Trúc,Sử tiêu đầu với chàng. Trương Thuý Sơn lại nói: - Ngày nay tiểu đệ mới được quen biết Trúc tiêu đầu,năm xưa với một thanh Kim đao đã đánh bại Dịch Dương ngũ hùng trên đường Tín An,và Sử tiêu đầu nổi tiếng về mười tám đường Tam Nghĩa côn Trương Thuý Sơn rất được sư phụ Trương Tam Phong thương và cưng ngày thường chàng được nghe sư phụ kể những chuyện trong võ lâm cho nghe.Chàng rất thông minh và trí nhớ rất dai,bất cứ việc to nhỏ gì,chàng chỉ nghe một lần là nhớ mãi không quên.Trương Tam Phong tuổi đã chín mươi,giao du khắp thiên hạ nên việc gì trong võ lâm cũng biết. Trương Thuý Sơn còn ít tuổi,nhưng chuyện của các môn phái trong thiên hạ chàng đều biết.Lúc này chàng nghe Ðại Cẩm giới thiệu với tên họ của Trúc,Sử hai tiêu đầu,chàng liền nhắc lại ngay hai việc đắc ý nhất của hai người. Ðại Cẩm là người có tên tuổi,những chuyện kiệt tác của y ai ai cũng hay biết,có nhắc lại không lấy gì làm lạ.Riêng Trúc,Sử hai tiêu đầu chỉ là những kẻ hảo thủ hạng tư,hạng năm trong võ lâm mà Thuý Sơn cũng nhớ được cả hành động của họ là quý hoá.Trúc,Sử hai người khoái trá vô cùng.Sử tiêu đầu liền lên tiếng: - Thưa Tổng tiêu đầu,Trương chân nhân phái Võ Ðang là Thái Sơn Bắc Ðẩu của đương kim võ lâm,ngày nay nhân ngày ăn mừng đại thọ của chân nhân,chúng ta nên lên núi vái chào,mừng tuổi thọ một phen mới phải. Thuý Sơn vội xen vào: -Sư phụ chúng tôi đâu dám nhận đại lễ của quí vị như vậy? Quí vị đến đây,bổn phận chúng tôi là địa chủ,lẽ tất nhiên phải thủ tiếp quí vị mới phải.Mấy sư huynh đệ của tiểu đệ rất hiếu khách,mời quí vị hãy tạm lên núi ở lại đó một đêm. Ðại Cẩm thấy Thuý Sơn ăn nói lanh lợi như vậy ,nghi ngờ vô cùng,liền nghĩ: - "Sao cả lai lịch và võ công của Trúc, Sử y cũng rõ hết? Thật kỳ lạ quá! Chẳng lẽ vì sáu người vừa rồi thất lễ với chúng ta,bị sư trưởng của chúng khiển trách,nên mới sai y xuống đây mời lên núi xin lỗi cũng nên?" Nghĩ đoạn,y khoái trí vô cùng,vừa cười vừa đáp: - Nếu mấy vị sư huynh của Trương đại hiệp cũng hiếu khách như đại hiệp thế này thì anh em chúng tôi sớm lên núi Võ Ðang rồi. Thuý Sơn ngạc nhiên hỏi: -Sao vậy? Tổng tiêu đầu đã gặp mấy vị sư huynh đệ chúng tôi rồi hay sao? Chẳng hay Tổng tiêu đầu gặp những vị nào thế? Ðại Cẩm nghĩ thầm: - "Tên này khéo diễn kịch thật ? Tới giờ phút này mà y còn bộ giả ngẩn ngơ như vậy ?" Nghĩ xong , y liền đáp: - Ngày hôm nay tại hạ thật hên quá,được gặp đủ mặt Võ Ðang thất hiệp. Thuý Sơn càng ngạc nhiên hơn nữa,thất thanh kêu "ủa" một tiếng,ngẩn người ra giây lát rồi mới hỏi tiếp: - Tổng tiêu đầu đã gặp Dư tam sư huynh của tiểu đệ rồi đấy à? Ðại Cẩm đáp: - Dư Ðại Nham,Dư tam hiệp phải không? Họ không thèm thông tên họ với chúng tôi,nên chúng tôi không biết vị nào là Dư tam hiệp cả.Chỉ thấy sáu vị cùng đi với nhau,chắc thế nào cũng có Dư tam hiệp trong đó?. Thuý Sơn lại hỏi: - Sáu người nào? Thế thì lạ thật? Sáu nguời như thế nào? Ðại Cẩm tỏ vẻ không vui,đáp: - Mấy vị sư huynh của đại hiệp ,không chịu nói rõ tên họ,thì tôi làm sao biết được là ai? Các hạ là Trương ngũ hiệp,như vậy sáu vị kia tất là Tống đại hiệp cho tới Mạc thất hiệp chớ còn ai vào đó nữa? Hễ nói tới chũ "hiệp", y đều kéo dài giọng và hơi ngừng trong giây lát,hình như có vẻ nhạo báng vậy.Nhưng Thuý Sơn đang thắc mắc nên không để ý tới,chỉ hỏi lại rằng: - Quả thật Tổng tiêu đầu đã gặp sáu vị sư huynh của tiểu đệ đấy à? Ðại Cẩm lại đáp: - Không những tôi đã thấy,mà cả bọn anh em tiêu cuộc chúng tôi,mấy chục đôi mắt đều mục kích cả. Thuý Sơn lắc đầu tiếp: - Không có lẽ,từ sáng tới giờ,mấy vị sư ca chúng tôi đều ở cả trong Ngọc Hư cung trên núi hầu hạ sư phụ chúng tôi,chưa hề xuống núi một bước.Sư phụ và Tống sư huynh thấy quá giờ ngọ mà vẫn chưa thấy Dư tam ca về mới sai tiểu đệ xuống dưới nầy đợi chờ.Như vậy làm sao Tổng tiêu đầu gặp được mấy vị sư ca của chúng tôi? Ðại Cẩm liền hỏi: - Chẳng hay người trên mặt có một nốt ruồi đen và trên nốt ruồi ấy có mọc một cái lông dài,là Tống đại hiệp hay là Dư tam hiệp? Thuý Sơn ngẩn người rồi trả lời: - Trong sáu sư huynh đệ của tiểu đệ không có ai có nốt ruồi mọc lông ở trên mặt như vậy cả. Thấy Thuý Sơn trả lời như vậy,Ðại Cẩm toát mồ hôi lạnh,vội nói tiếp: - Sáu người ấy tự nhận là Võ Ðang lục hiệp,và chúng tôi lại thấy họ xuất hiện dưới chân núi Võ Ðang,trong bọn lại có hai người mặc áo đạo sĩ mũ vàng,nên chúng tôi tin tưởng. Thuý Sơn mỉm cười rồi đáp: -Sư phụ chúng tôi là đạo nhân,nhưng anh em chúng tôi đều là đệ tử tục gia cả.Sáu người ấy tự nhận là Võ Ðang lục hiệp phải không? Ðại Cẩm hổi tưởng lại tình cảnh vừa qua , y liền nói: - "Chúng ta vừa lên trên núi,thấy sáu người nọ cứ tưởng là Võ Ðang lục hiệp,nhưng đối phương có nói câu tự bày tỏ chân tương đâu? Họ chỉ không nhận sự hiểu lầm của chúng ta thôi". Nghĩ tới đó,y liền nhìn hai tiêu đầu Sử,Trú,ngẩn người một hổi,giây lát sau y mới lên tiếng nói: - Theo như lời của Trương ngũ hiệp thì sáu người nọ không phải là những người chính đáng đâu,chúng ta may đuổi theo ngay đi. Nói xong,y liền lên ngựa quay đầu lại,tiến thẳng về phía núi Võ Ðang,định đuổi theo sáu người kia. Thuý Sơn cũng nhảy lên con Thanh Thông phóng ngang hàng với Ðại Cẩm và lên tiếng nói: - Sáu người nọ mạo danh chúng tôi,Ðỗ huynh hà tất phải đuổi theo làm gì. Ðại Cẩm thở hồng hộc đáp: - Nhưng,còn người nọ cơ mà.Có người nhờ mỗ hộ tống người nọ lên núi Võ Ðang này trao cho Trương chân nhân.Sáu người đã mạo nhận tên họ của quí vị,nhận luôn người nọ đem đi,tôi chỉ e đại sự nguy tai lắm!.. Thuý Sơn lại hỏi: - Ðỗ huynh tống tiễn ai tới đây để trao cho sư phụ tôi? Sáu người nọ nhận ai thế? Ðại Cẩm thúc ngựa cắm đầu chạy ,và vừa đi vừa kể lại câu chuyện của y. Thuý Sơn ngạc nhiên vô cùng liền hỏi tiếp: - Người bị thương tên là gì,bao nhiêu tuổi,mặt mũi như thế nào? Ðại Cẩm đáp: - Tôi cũng không biết tên là gì cả,vì chàng ta bị thương nặng nên không nói lên lời nào,chỉ có thở thôi,tuổi thì trạc độ ba mươi. Rồi y kể lại tướng mạo của Ðại Nham cho Trương Thuý Sơn nghe. Thuý Sơn thất thanh la lớn: - Người đó là. . .Dư tam ca chúng tôi. Tuy trong lòng chàng vô cùng kinh hãi nhưng ngoài mặt cố trấn tĩnh,giơ tay trái nắm luôn cương ngựa Ðại Cẩm lại.Con ngựa đang đà chạy nhanh bị Thuý Sơn nắm khẽ một cái,đứng dừng ngay lại,mồm rỉ máu tươi,có vẻ không chịu nổi,cất vó kêu hí luôn mồm. Ðại Cẩm liền xuống ngựa rút đơn đao ra,trong lòng cũng phải kinh hãi thầm và nghĩ: - "Không ngờ người này trông gầy gò ốm yếu như vậy,mà y chỉ khẽ nắm một cái con ngựa của ta phải dừng lại ngay". Thuý Sơn liền nói: - Ðỗ đại ca chớ hiểu lầm,đại ca từ ngàn dặm xa xôi,hộ tống Dư tam ca tôi tới đây,tiểu đệ cảm ơn vô cùng,chớ không có ý gì khác cả. Ðại Cẩm nghe Thuý Sơn nói vậy mới đẩy con dao vào trong bao,nhưng vẫn còn cầm cán. Thuý Sơn lại hỏi tiếp: - Tại sao Dư tam ca tôi bị thương và bị thương ở đâu? Kẻ thù là ai? Ai nhờ đại ca đưa tam ca tôi tới đây? Ba câu hỏi đó khiến Ðại Cẩm không biết trả lời ra sao. Thuý Sơn cau mày lại hỏi tiếp: - Sáu người vừa tiếp nhận Dư tam ca tôi hình dáng như thế nào? Sử tiêu đầu nhanh nhẩu cướp lời nói trước.Y kể lại hình dáng sáu người kia cho Thuý Sơn nghe. Thuý Sơn liền nói: - Ðể tiểu đệ đi trước một bước. Nói xong chàng cất vó phóng thẳng. Võ Ðang thất hiệp đồng môn học nghệ cùng hạ sơn hành hiệp,coi nhau như tình ruột thịt. Thuý Sơn nghe Dư tam ca bị thương nặng và bị bọn người lạ mặt đem đi,lòng nóng như thiêu,cứ thúc ngựa chạy nhanh. Lúc ấy dù con ngựa quí của chàng có chạy quá nhanh mà lăn đùng ra chết chàng cũng mặc.Chàng chạy một hồi tới thảo điếm,nơi đây là ngã ba đường,một con đường đi núi Võ Ðang,còn một con đường nữa đi theo phía Ðông Bắc tới Văn Dương tỉnh Hồ Bắc. Thuý Sơn nghĩ thầm: - Nếu sáu người nọ có lòng tốt đưa Tam ca về núi thì ta đã gặp. Nghĩ đoạn chàng liền quay ngựa chạy về phía Ðông Bắc. Chàng phóng ngựa đi được nửa tiếng đồng hồ,con ngựa của chàng tuy khỏe mạnh thật, nhưng cũng không sao chịu nổi,càng chạy càng chậm dần.Lúc ấy trời cũng đang chập tối. Con đường đó là đường núi,ít người đi lại nên chàng không sao hỏi thăm ai được. Chàng vừa đi vừa nghĩ: - "Võ công của Dư tam ca ta rất cao siêu,sao anh ấy bị người ta đánh một cách dễ dàng như thế.Xem sắc mặt và dáng điệu của Ðại Cẩm thì y không phải là người nói dối đâu. Chàng vừa nghĩ tới đó thì đã tới Trấn Thập Yêt.Con ngựa Thanh Thông bỗng hí một hồi dài rồi rời khỏi đường cái và rẽ vào con đường trong bãi tha ma mà đi. Thuý Sơn biết thế nào cũng có điều gì kỳ lạ đây. Quả nhiên,khi chàng ngước mắt nhìn thấy có một cái xe lớn đổ nghiêng trong bụi cỏ lau.Chàng tiến lên mấy bước nữa,thấy con lừa kéo xe đó đầu vỡ tan,óc lòi ra bên ngoài nằm chết dưới đất. Chàng tiến lên mấy bước,mở màn xe ra xem thấy không có người.Chàng vội quay lại kiếm,thấy có một người nằm phục trong đống cỏ lau không cử động chút nào,chắc đã chết từ lâu. Trống ngực chàng đập mạnh,liền rảo bước đến xem,trông hình bóng phía sau rất giống Ðại Nham. Chàng vội ẵm người đó lên,trong bóng chiều tối,chàng thấy người nọ hai mắt nhắm nghiền,mặt như gà bị cắt tiết. Chàng vừa đau lòng vừa kinh hãi,khẽ dí má mình xuống má người nọ,thấy hãy còn hơi thở ấm.Chàng cả mừng,rờ tay vào ngực kẻ đó,thấy tim lúc ngừng lúc đập,liền ứa nước mắt ra nói: -Tam ca,anh . . .làm sao thế này . . . em là ngũ đệ. . .ngũ đệ đây mà. Chàng xốc nách để cho Ðại Nhâm đứng thử,thì thấy thân hình Ðại Nham mềm nhũn, lúc ấy chàng mới hay chân của Tam sư huynh đã bị người ta đánh gãy,ngón tay,cổ tay,cẳng tay và đùi,chỗ nào cũng có máu rỉ ra cả.Hiển nhiên bị kẻ địch hạ thủ không bao lâu,thủ đoạn của địch độc ác vô cùng và thảm trạng đó khiến chàng không nỡ nhìn. Thuý Sơn tức giận vô cùng,mắt như đổ lửa,biết kẻ địch mới rời khỏi nơi đây không lâu, định phóng ngựa đuổi theo nhưng chàng nghĩ lại: -"Tam ca bị thương nặng như thế này,ta cần phải cứu anh ấy thoát chết đã,quân tử trả thù mười năm sau cũng không muôn." Nghĩ đoạn chàng móc túi định lấy thuốc ra cứu chữa cho Ðại Nhâm,nhưng vì định xuống núi giây lát,chàng không đem khí giới và túi thuốc theo. Chàng thấy Tam sư ca bị thương nặng như vậy,nếu để lên mình ngựa sẽ bị chấn động và bị xóc,càng đau đớn hơn. Chàng liền ẵm Ðại Nham lên,chạy thẳng lên núi.Con ngựa Thanh Thông cũng chạy theo sau,thấy chủ không cưỡi lên nó chắc nó cũng lấy làm lạ lắm. Hôm đó đúng là ngày chúc thọ chín mươi của Trương Tam Phong,tổ sư đã sáng lập ra phái Võ Ðang.Trời vừa tảng sáng,không khí Ngọc Hư cung vô cùng vui vẻ.Sáu người đệ tử lần lượt chúc thọ sư phụ. Ðáng lẽ là bảy người,nhưng vắng mặt Dư Ðại Nham.Tam Phong và các đồ đệ kia vẫn biết Ðại Nham là người xưa này rất trọng tín nghĩa.Hiện giờ chàng ta đi về phía Nam diệt một tên giặc không lợi hại lắm thì thế nào cũng kịp về đến nơi.Nhưng chờ mãi đến chính ngọ, vẫn chưa thấy hình bóng của chàng đâu cả,ai nấy thảy đều nóng lòng,sốt ruột vô cùng. Thuý Sơn liền xin phép sư phụ: -Xin sư phụ cho phép đệ tử hạ sơn đón Dư tam ca. Ngờ đâu chàng đi rồi cũng biệt tăm.Mọi người suy tính,chàng cưỡi con ngựa Thanh Thông đó đi rất nhanh,dầu có đến Lão Hà Khẩu thì giờ này cũng đã về. Không ngờ mọi người chờ đến giờ dậu mà vẫn chưa thấy Thuý Sơn trở về núi.Trên đại sảnh,tiệc chúc thọ đã bay,hai cây nến đỏ thật lớn cũng đã cháy quá nửa rồi.Ai nấy cũng đều tỏ vẻ không yên.Lục đệ tử Hân Lợi Hanh và Thất đệ tử Mạc Thanh Cốc cứ đi ra đi và trước cửa Ngọc Hư cung ngóng đợi,không biết đã bao nhiêu lượt rồi.Trương Tam Phong biết rõ tánh nết và nhân cách của hai đệ tử mình. Ðại Nham là người đáng tin cậy,có thể làm việc lớn.Còn Thuý Sơn là người thông minh và khôn ngoan,làm việc gì cũng nhanh chóng.Nhưng chờ mãi đến giờ này mà vẫn chưa thấy hai môn đệ về tới.Tam Phong liền đoán là thế nào cũng đã xảy ra việc gì rồi. Tống Viễn Kiều nhìn đôi nến đỏ vừa cười vừa nói: - Thưa sư phụ,chắc Dư tam đệ và Trương ngũ đệ gặp một việc gì bất bình,rồi ra tay cũng nên.Xưa nay,sư phụ vẫn dạy bảo chúng con phải tích đức tùng thiện.Ngày hôm nay là ngày ăn mừng đại thọ của sư phụ,hai sư đệ làm một việc nghĩa còn hơn là đem một phần lễ vật đến chúc thọ. Tam Phong vừa vuốt râu vừa cười đáp: - Năm ta ăn thọ tám mươi,con đã cứu một người quả phụ đâm đầu xuống giếng,vậy mới phải là một người hành hiệp.Nhưng mười năm mới làm được một việc thiện thì người thiên hạ chờ đến khô héo cả tim gan mất. Năm người đệ tử đều bật cười.Thì ra Trương Tam Phong là Ðại tôn sư của một môn phái, nhưng tính rất khôi hài,nên giữa tình thầy trò vẫn thường hay nói bông đùa. Tứ đệ Trương Tòng Khê nói: - Sư phụ thế nào cũng sống tới hai trăm tuổi là ít,như vậy mỗi mười năm chúng con sẽ làm một việc thiện,tới lúc ấy,tính cộng lại,cũng không ít đâu. Thất đệ tử Mạc Thanh Cốc vừa cười vừa nói: - Hà hà,chỉ sợ chúng con không sống được như thế thôi. . . Chàng chưa nói dứt,đại đệ tử Tống Viễn Kiều và nhị đệ tử Dư Liên Châu đều chạy cả ra ngoài hiên ,lớn tiếng hỏi: - Có phải Tam đệ đấy không? Chỉ nghe Thuý Sơn trả lời: - Em đây. Giọng nói của chàng có vẻ đau đớn vô cùng,mọi người thấy chàng đang ẵm một người trên tay bước vào,mặt dính đầy máu và mồ hôi,tiến tới trước mặt Tam Phong,khóc nức nở và nói: - Sư phụ.Dư. . .Dư tam ca bị người ta ám hại. . . Mọi người nghe nói đều kinh hãi. Chỉ thấy Trương Thuý Sơn loạng choạng một cái đã ngã về phía sau.Bởi chàng chạy một quãng đường khá xa,trong lòng lại mang nhiều đau thương không sao chịu đựng nổi, nhưng vẫn cố gắng chịu đựng,tới khi chàng thấy sư phụ và các đồng môn liền ngã lăn ra chết giấc. Tống Viễn Kiều và Dư Liên Châu đều là người rất có kiến thức,trước đại biến không bao giờ bị loạn tâm trí. Hai người biết Thuý Sơn vì quá khích động mới lăn ra chết giấc như vậy. Còn Tam sư đệ Dư Ðại Nham không biết sống chết ra sao nên hai người cùng giơ tay ẵm Ðại Nham lên.Thấy chàng hô hấp rất yếu ớt,gần như sắp tắt thở. Trương Tam Phong thấy đệ tử cưng của mình sắp chết đến nơi,trong lòng bị chấn động mạnh,không kịp hỏi han,đã vội vào trong nội đường lấy lọ thuốc Bạch Hổ Ðoạt Mệnh Ðơn ra.Lọ thuốc đó dùng sáp trắng trát trên miệng.Lúc này Tam Phong cũng không kịp bóc sáp đó,chỉ dùng hai ngón tay bóp cổ lọ một cái,lọ thuốc vỡ tan,rồi lấy ba viên thuốc trắng ra cho Ðại Nham uống liền. Lúc bầy giờ Ðại Nham đã mất hết tri giác thì làm sao mà nuốt ba viên thuốc đó được ? Trương Tam Phong dùng hai ngón tay cái và trỏ,điểm vào yếu huyệt ở sau tai Ðại Nham, rồi vận dụng nội lực đưa đẩy vài cái.Cách cứu chữa của Trương Tam Phong,dù đối với một người vừa mới tắt thở cũng có thể cứu sống lại được. Nhưng Tam Phong điểm tới hai mươi lần mà Ðại Nhâm vẫn nằm im không hể cử động chút nào.Tam Phong thở nhẹ một tiếng rồi hai tay nắm thanh kiếm quyết dùng chưởng tâm đẩy vào yếu huyệt dưới hàm của Ðại Nham,hai tay liên tiếp thay đổi một âm một dương.Gián tiếp như vậy liên tiếp mười hai lần.Lúc ấy Ðại Nham mới há mồm để cho ba viên thuốc chạy vào trong cổ. Hân Lợi Hanh với Mạc Thanh Cốc tính thần đang gay cấn,thấy vậy bỗng thất thanh la lớn một tiếng. Những bắp thịt ở yết hầu của Ðại Nham đã cứng ngắt,cho nên thuốc chỉ vào được tới cổ rồi dừng lại ở đó. Tứ đệ tử Trương Tòng Khê vội xoa bóp bắp thịt cổ cho Ðại Nham và điểm hai yếu huyệt trên vai cho chàng,để lúc chàng thức tỉnh không đến nỗi vì sự đau đớn của tứ chi mà chết giấc thêm một lần nữa. Tống Viễn Kiều và Dư Liên Châu từ khi thọ giáo với tôn sư tới giờ,thấy sư phụ dù có bất cứ đại sự gì,dù nguy hiểm đến đâu vẫn cứ ung dung như thường,nhưng lần này hai người lại thấy sư phụ hơi run,mắt lộ vẻ kinh hoảng.Cả hai đều biết vết thương của Tam sư đệ rất nghiêm trọng. Một lát sau,Thuý Sơn đã từ từ tỉnh dậy,cất tiếng hỏi: - Thưa sư phụ,chẳng hay Dư tam ca có thể cứu được không? Tam Phong không trả lời ngay câu đó,chỉ nói: - Thuý Sơn,con thử nghĩ xem,trên đời này ai mà chẳng phải chết một lần. Ðang lúc ấy bỗng có một tiểu đồng chạy vào báo: -Thưa Tổ sư,bên ngoài có một bọn tiêu khách xin vào yết kiến.Họ bảo họ là Tổng tiêu đầu của Long môn tiêu cục ở phủ Lâm An,họ Ðỗ ,tên Cẩm. Thuý Sơn nghe nói,đứng phắt dậy tỏ vẻ giận dữ quát to: - Chính là tên ấy đấy. Nói đoạn chàng tung mình nhảy ra,đoạn chỉ nghe bên ngoài có mấy tiếng xoảng khí giới rơi xuống đất.Hân Lợi Hanh với Mạc Thanh Cốc cũng xông ra giúp sư huynh.Giây phút sau Thuý Sơn đã túm lưng một tên đại hán xách vào,vứt xuống đất và giận dữ nói: - Chỉ tại tên này làm hư mất đại sự. Lợi Hanh là người nóng tính nhất trong Võ Ðang thất hiệp,nghe Thuý Sơn nói người nọ làm hại Tam sư ca,liền giơ chân ra đá vào mình Ðại Cẩm.Tống Viễn Kiều thấy vậy vội ngăn và quát: - Lục đệ hãy khoan đã. Lúc ấy ngoài cửa có người la lớn: - Các người Võ Ðang sao vô lý đến thế? Chúng tôi có hảo ý đến cầu kiến,sao lại bắt nạt như vậy? Tống Viễn Kiều cau mày lại giơ tay vỗ vào gáy và lưng Ðại Cẩm mấy cái,giải huyệt của Thuý Sơn đã điểm y rồi nói: - Khách bên ngoài chớ có ồn ào như thế vội,hãy đợi chờ giây lát,sẽ phân biệt ai phải ai trái. Lời của chàng rất oai nghiêm,nội lực lai sung túc,Trúc,Sử,nhị vị tiêu đầu đều sợ hãi và im lặng ngay.Chúng tưởng là Trương Tam Phong quát bảo,nên chúng không dám lôi thôi nữa. Viễn Kiều lại hỏi tiếp: - Ngũ đệ,tại sao tam đệ bị thương như vậy? Chú hãy thong thả nói ra đừng có nóng nảy như vậy. Thuý Sơn hậm hực đưa mắt nhìn Ðỗ Ðại Cẩm rồi mới kể lại có người nhờ Long Môn tiêu cục hộ tống Ðại Nham lên núi Võ Ðang,nhưng bị sáu tên giặc mạo danh đón Ðại Nham, kể hết cho mọi người nghe.Viễn Kiều thấy võ công của Ðại Cẩm tầm thường,tất nhiên không thể nào hại nổi Ðại Nham được, huống hồ y đã lên tận trên núi cầu kiến thì phải tình ngay mới dám.Chàng nghe thấy Thuý Sơn nói,vẻ mặt ôn tồn,hỏi lại Ðại Cẩm tình hình từ hôm bắt đầu cho đến khi gặp Thuý Sơn,trong mười ngày đó ra sao? Ðại Cẩm theo đúng sự thật kể lại cho Viễn Kiều nghe,sau cùng y dịu nét mặt lại tiếp: - Chúng tôi làm việc không được chu đáo,để luỵ đến Dư đại hiệp bị tai hoạ như vậy,thật tội đáng chết lắm.Còn gia quyến của chúng tôi,hiện đang ở trong tiêu cuộc tại phủ Lâm An không biết sống chết ra sao. Trương Tam Phong vẫn cứ dùng gan bàn tay đè vào hai yếu huyệt của Ðại Nham vận dụng nội lực dồn hơi nóng sang thân thể cho người đồ đệ đó.Khi Tam Phong nghe Ðại Cẩm nói như thế,bỗng lên tiếng nói: - Liên Châu,con cùng Thanh Cốc đi ngay Lâm An bảo vệ gia quyến của Long Môn tiêu cuộc đi. Liên Châu ngẩn người,nhưng chàng hiểu ngay lòng từ bi và nghĩa hiệp của sư phụ mình. Vì người khách họ Hân nói,nếu giữa đường việc đó có sơ xuất chút nào y sẽ giết hết bảy mươi mốt mạng già trẻ lớn bé trong Long Môn tiêu cuộc. Ðó tuy là lời doạ nạt,nhưng Ðại Cẩm với tất cả hảo thủ đều đi bảo tiêu cả,nếu trong tiêu cuộc quả có sự gì nguy hiểm thì không ai có thể che chở cho họ. Thuý Sơn liền thưa: - Thưa sư phụ,tên họ Ðỗ này quả thật hồ đồ,Tam sư ca đã bị y hại đến mức này rồi,dù có cho y ta không phải hữu ý,chúng ta không lôi thôi với y,như vậy cũng đã đại lượng lắm rồi.Tại sao còn đi bảo vệ gia quyến của y làm gì? Tam Phong lắc đầu không đáp.Viễn Kiều liền trả lời thay: - Ngũ đệ,sao chú hẹp hòi đến thế.Ðỗ Tổng tiêu đầu đi hàng ngàn dặm xa xôi là vì ai thế? Thuý Sơn cười nhạt đáp: - Y vì hai ngàn lạng vàng tiền bảo tiêu,chớ vì ai nữa. Ðại Cẩm nghe Thuý Sơn nói vậy,xấu hổ đến mặt đỏ bừng lên. Quả thật y nhận bảo vệ món tiêu này cũng vì số bạc kếch xù đó. Viễn Kiều quát lớn: - Ngũ đệ không được vô lễ với khách.Chú đã vất vả nửa ngày rồi,mau vào trong nghỉ ngơi đi. Trong phái Võ Ðang,quyền của sư huynh rất lớn,về võ công tuổi tác đức trọng của Viễn Kiều đều hơn sáu người kia,nên từ Liên Châu trở xuống,ai nấy đều tôn kính chàng vô cùng. Thuý Sơn nghe Ðại sư ca quát,không dám lên tiếng cãi lại,nhưng chàng vẫn quan tâm đến vết thương của Ðại Nham,nên không thể đi nghỉ. Viễn Kiều lại nói: - Cứu binh cũng như cứu hoả,sư phụ đã có lịnh thì chú cùng thất đệ lên đường ngay,đừng lỡ việc thì phiền lắm. Liên Châu và Thanh Cốc nhận lời ngay,liền về phòng riêng thu thập hành lý. Ðại Cẩm thấy Dư ,Mạc sửa soạn đi Lâm An để bảo vệ gia quyến mình,trong lòng cảm động vô cùng,liền chắp tay vái chào Trương Tam Phong và nói: - Kính thưa Trương chân nhân,việc riêng của hậu bối,không dám làm phiền đến Dư,Mạc nhị hiệp.Xin chân nhân cho phép hậu bối cáo từ trở về ngay. Viễn Kiều liền đáp: - Ðêm nay quí vị hãy ở lại đây nghỉ ngơi,chúng tôi còn có một chút việc thỉnh giáo. Tiếng nói của Viễn Kiều rất bình thường,nhưng có vẻ oai nghiêm,khiến cho người nghe không sao chối cãi được.Ðại Cẩm lẳng lặng không nói gì,ngồi xuống một bên.Y thấy Liên Châu và Thanh Cốc trước khi đi cứ nhìn Ðại Nham hoài,có vẻ luyến tiếc vô cùng,rồi mới từ biệt xuống núi.Y biết hai người này cách biệt sư huynh đó là sinh ly hay là tử biệt? Và không biết sau này làm nhiệm vụ xong trở về núi còn gặp được mặt Ðại Nham hay không? Lúc ấy,đại sảnh yên lặnh như tờ,mọi người chỉ nghe thấy tiếng hô hấp nặng nề của Trương Tam Phong,và thấy trên đầu của vị sư đó có hơi bốc lên. Nửa tiếng đồng hồ sau,mọi người bỗng nghe Ðại Nham kêu "ối cha" một tiếng thật lớn,làm chấn động cả mái nhà.Ðại Cẩm giật bắn mình,nhảy bắn người lên,y liếc mắt nhìn trộm Tam Phong,không thấy mặt Trương chân nhân lộ vẻ vui mừng hay buồn rầu gì cả,nên y không sao đoán được là kiết hay là hung, nay y lại thấy Ðại Nham kêu la lớn như vậy,càng không hiểu dữ lành ra sao. Lúc này Trương Tam Phong mới từ từ nói: -Tùng Khê,Lợi Hanh,hai con hãy khiêng Tam ca vào trong phòng ngủ đi. Trương Tòng Khê và Hân Lợi Hanh liền khiêng Ðại Nham vào trong phòng, rồi quay trở ra.Vừa ra tới sảnh,Lợi Hanh không nhịn được,liền hỏi sư phụ: - Thưa sư phụ,chẳng hay Dư Tam ca có toàn bộ phục hồi được không? Tam Phong thở dài một tiếng lặng thinh hồi lâu rồi mới chậm rãi đáp: - Tính mạng của y có bảo hồi được hay không thì phải đợi đến tháng sau mới rõ.Nhưng xương chân và xương tay của y đã gãy,không sao nối lại được nữa. ở đời này. . . Nói chưa dứt lời,Trương chân nhân đã tỏ ra buồn khổ,lắc đầu.Lợi Hanh đột nhiên ôm mặt "oà" lên khóc thét.Võ công của chàng lúc này đã luyện đến mức cao thủ hạng nhất,nhưng chàng vẫn nhẹ lòng như xưa,hơi xúc động một chút là khóc liền. Thuý Sơn đột nhiên tung mình nhảy lên,tát luôn Ðại Cẩm một bạt tai kêu bốp một tiếng.Cái tát của chàng nhanh như điện chớp,nên Ðại Cẩm có giơ tay lên chống đỡ cũng không kịp.Thuý Sơn vẫn chưa hết giận,co tay lại,định dùng khuỷu tay trái thích vào lưng Ðại Cẩm nữa.Thế công đó cũng rất nhanh nhưng Tùng Khê đã giơ chưởng đẩy vào vai Thuý Sơn một cái,tay đó bị đánh tạt ra ngoài,và Ðại Cẩm nhảy lùi về phía sau.Bỗng có tiếng keng trong người y rơi ra một nén vàng,Thuý Sơn dùng chân trái khẽ móc một cái thoi vàng bắn tung lên,chàng giơ tay ra bắt luôn rồi cười nhạt nói: - Quân tham tài vô nghĩa,người ta thưởng cho mi một thoi vàng này,mi liền trao Dư tam ca của chúng ta để. . . Chàng chưa nói dứt,đột nhiên kêu "ủa" một tiếng,thì ra chàng đã thấy thoi vàng đó có mười vết ngón tay,bèn tiếp: - Ðại Sư ca,đây . . .đây là Kim Cương Chỉ của phái Thiếu Lâm. Viễn Kiều cầm lấy thoi vàng xem xét một lát rồi trao Trương Tam Phong. Cầm thoi vàng đó,Tam Phong xem đi xem lại mấy lượt,lại liếc nhìn Viễn Kiều,nhưng cả hai thầy trò không nói năng gì cả. Thuý Sơn lớn tiếng hỏi: - Sư phụ,môn Kim Cương Chỉ này chỉ có phái Thiếu Lâm,chớ phái khác không sao biết sử dụng,có phải như thế không sư phụ?Có phải không sư phụ? Trong giây phút Trương Tam Phong đã hồi nhớ lại lúc còn nhỏ,lúc theo hầu Giác Viễn thiền sư trong Tàng Kinh Các trong chùa,Thiếu Lâm đánh bại Côn Luân Tam Thánh Hà Túc Ðạo như thế nào,sau bị tăng chúng chùa Thiếu Lâm đuổi bắt rồi chạy lên núi Võ Ðang nầy sao. . .Việc mấy chục năm xa đều hiện ra trước mắt chân nhân.Tam Phong lại nhìn những dấu ngón tay trên thoi vàng,quả thật là Kim Cương Chỉ pháp của Thiếu Lâm. Nhưng nếu bây giờ Trương chân nhân nói ra sự thật đó thì các đệ tử quyết không tha cho phái Thiếu Lâm,như vậy hai môn phái lãnh tụ Võ Lâm sẽ gây nên một trận phong ba rất lớn. Thuý Sơn thông minh vô cùng,thấy sư phụ trầm ngâm,biết rằng lời ước đoán của mình là không sai,lại hỏi tiếp: - Thưa sư phụ,trong Thiếu Lâm có kỳ nhân,dị sĩ nào luyện được Kim Cương chỉ lực này không? Tam Phong lắc đầu,từ từ đáp: - Môn Kim Cương Chỉ này của phái Thiếu Lâm đã có ngàn năm kinh nghiệm, truyền thống đời đời,chớ không phải một thời gian ngắn mà phát minh ra được.Cho nên dù người nào thông minh đến đâu cũng không sao tự sáng chế nổi. Nói đến đây,Tam Phong dừng lại giây lát,lại tiếp: - Năm xưa,sư phụ đã ở trong chùa Thiếu Lâm một thời gian,nhưng không được truyền dạy môn võ công đó,cho tới lúc này sư phụ cũng không hiểu sao xác định tầm thường của chúng ta tại sao lại luyện tới mức cứng rắn như thế được? Viễn Kiều bỗng hai mắt sáng hẳn lên và lên tiếng: - Có lẽ tay chân của Tam Ðệ bị người có Kim Cương chưởng lực bóp gẫy chăng? Lợi Hanh kêu ủa một tiếng,nước mắt tuôn ra như mưa,nức nở khóc liền. Ðại Cẩm nghe người đã làm tàn phế Ðại Nham là người của phái Thiếu Lâm,càng kinh hoảng trợn mắt há mồm một hồi lâu mới nói: - Không. . .quyết không phải đâu.Tôi ở trong chùa Thiếu Lâm học võ nghệ mười mấy năm chưa hề thấy mặt người đó bao giờ. Viễn Kiều ngắm nhìn Ðại Cẩm một hồi rồi quay lại nói với Lợi Hanh: - Lục đệ,hãy đưa Tổng tiêu đầu vào hậu viện nghỉ ngơi,dặn lão Vương phải tiếp đãi khách xa cho chu đáo nhé. Lợi Hanh liền nhận lời,dẫn bọn Ðại Cẩm vào hậu viện.Ðại Cẩm còn muốn biện bạch vài lời,nhưng gặp tình cảnh này y không sao nói thêm được. Lợi Hanh thu xếp chỗ cho các tiêu sư nghỉ ngơi,rồi quay trở ra phòng Ðại Nham thăm nom.Chàng chỉ thấy Ðại Nham trợn trừng mắt nhìn,tựa như mất hết hồn vía,vẻ anh hùng xưa kia đã biến đâu mất. Thấy tình cảnh đau thương ấy,Lợi Hanh không sao chịu được liền kêu lên đầy đau thương: - Tam ca! Rồi chàng ôm mặt chạy ra ngoài đại sảnh thì thấy bọn Viễn Kiều đang ngồi trước mặt sư phụ. Trương Tam Phong đang đưa mắt nhìn ra chỗ cây hoè ngoài sân,ngẩn người giây lát rồi nói: -Việc khó khăn lắm,Tùng Khê này,con bảo có phải không? Trong Võ Ðang thất hiệp chỉ có Tùng Khê là người đa mưu túc kế nhất. Xưa nay ít nói,nhưng bất cứ việc gì bảo chàng ước đoán,thế nào cũng trúng. Lần này từ khi Thuý Sơn ẵm Ðại Nham lên núi tới giờ,tuy trong lòng chàng rất đau đớn,nhưng chàng vẫn nghĩ ngợi mà chưa đoán ra đầu đuôi.Lúc ấy nghe sư phụ hỏi tới chàng liền đáp: - Theo sự suy đoán của đệ tử thì hung thủ không phải là người của Thiếu Lâm mà nguyên nhân là con đao Ðồ Long. Thuý Sơn và Lợi Hanh đều kêu lên một tiếng ngạc nhiên.Viễn Kiều lại tiếp: - Tứ đệ,việc này chắc chú đã đoán được phần nào,vậy chú hãy nói ra cho sư phụ quyết định. Tùng Khê liền đáp: - Dư tam ca hành sự rất thận trọng,đối với bạn rất hoà khí,nên không bao giờ kết thù kết oán với ai cả.Lần này Tam ca đi về phía Nam giết tên đạo tặc nọ, tên đó là một tên giặc vô sỉ đã bị các giới võ lâm khinh miệt,tất nhiên các phái võ lâm không vì tên đó mà hãm hại Dư tam ca đâu. Tam Phong gật đầu cho là phải,Tùng Khê lại tiếp: - Chân tay xương cốt của Tam ca bị gãy đều là ngoại thương,nhưng khi ở Lâm An phủ,tỉnh Chiết Giang,Tam ca đã trúng phải chất độc cực mạnh. Theo ý kiến của đệ tử thì chúng ta tới phủ Lâm An điều tra trước,xem tại sao Dư tam ca trúng phải chất độc? Và hung thủ là ai? Tam Phong gật đầu rồi nói: - Chất độc của Ðại Nham trúng phải đặc biệt lắm.Tới giờ phút này sư phụ vẫn chưa biết được đó là chất độc gì?Gan bàn tay của Ðại Nham có bảy cái lỗ nho nhỏ,lưng và đùi cũng có vài lỗ như bị kim châm.Trên giang hồ chưa có ta hảo thủ nào sử dụng những ám khí bé nhỏ và có chất độc mạnh đến thế? Viễn Kiều lại đỡ lời: - Việc này thật lạ quá.Cứ theo lý thuyết thường mà suy đoán thì kẻ ném ám khi nho nhỏ ấy phải là một tay cao thủ hạng nhất mới làm cho tam đệ không sao tránh né được.Nhưng những cao thủ hạng nhất trong giang hồ nầy,có khi nào sử dụng những ám khí có chất độc như thế đâu? Mọi người đều im lặng nghĩ ngợi xem nhân vật của môn phái nào lại sử dụng thứ ám khi có chất độc ấy? Một lát sau,năm người chỉ nhìn nhau,chớ không ai nghĩ được kẻ đó là ai. Tùng Khê lại nói: - Người trên mặt có nốt ruồi đen kia,tại sao lại bóp gẫy hết chân tay của Tam sư ca vậy?Nếu y quả có mối thù với Tam sư ca thì chỉ một chưởng cũng đủ đánh chết rồi.Nếu y muốn Tam sư ca đau khổ thêm,tại sao y không đánh gẫy xương sống hay xương sườn của Tam sư ca?Lý do rất rõ rệt,y bóp như thế là muốn hỏi khẩu cung Tam ca.Y muốn lấy gì? Theo sự nhận xét của đệ tử thì y muốn lấy con đao Ðồ Long.Theo lời nói của Ðại Cẩm thì một trong sáu tên ấy đã hỏi: - Con đao Ðồ Long còn trong đó không? Viễn Kiều tiếp lời: - Võ Lâm Chí Tôn,bảo đao Ðồ Long, ỷ Thiên bất xuất,thuỳ dự tranh phong. Bốn câu ấy đã truyền tụng trong mấy trăm năm rồi.Chẳng nhẽ bây giờ quả thật Ðồ Long đao mới xuất hiện sao? Tam Phong đáp: - Có phải mấy trăm năm đâu? Nhiều lắm là bảy tám mươi năm là cùng.Lúc ấy sư phụ hãy còn trẻ,không nghe ai nói bốn câu ấy cả. Thuý Sơn bỗng đứng dậy nói: - Tứ sư ca nói rất phải.Hung thủ đã giết hại Tam sư ca,thế nào cũng ở trong vùng Giang Nam thôi,chúng ta đi kiếm ngay mới được.Còn tên ác tặc của phái Thiếu Lâm tàn ác,chúng ta không thể nào buông tha y được. Tam Phong liền bảo Viễn Kiều: - Viễn Kiều,con thử nghĩ xem,bây giờ nên làm gì trước? Những năm gần đây,tất cả các việc nhỏ lớn của phái Võ Ðang.Tam Phong đều trao cho Viễn Kiều xử lý.Chàng làm việc gì cũng chu đáo,nên Tam Phong không phải bận tâm tới chút nào. Viễn Kiều thấy sư phụ nói vậy,liền đứng lên cung kính đáp: - Thưa sư phụ không riêng gì các con phải trả thù cho Tam sư đệ mà sự kiện này có liên quan đến môn phái nữa.Nếu chúng ta đối phó không khéo,chỉ e sẽ gây nên một trận tương sát tương tàn trong võ lâm.Cho nên thế nào sư phụ cũng phải ra chỉ thị mới được. Tam Phong liền nói: -Thôi được,con với Tùng Khê và Lợi Hanh cầm thư của sư phụ lên chùa Thiếu Lâm trên Tung Sơn bái kiến phương trượng Hồng Pháp thiền sư,báo cho thiền sư hay chuyện này rồi thỉnh thị thiền sư xem vị chủ trì ấy định đoạt ra sao? Việc này chúng ta không nên nhúng tay vào.Phái Thiếu Lâm môn hộ rất nghiêm cẩn,Hồng Pháp lão phương trượng là người đức cao vọng trọng trong võ lâm,tất nhiên có cách xử lý hoàn hảo. Viễn Kiều,Tùng Khê và Lợi Hanh đều nghiêm nghị đứng lên nhận lời.Tùng Khê nghĩ thầm: - "Nếu chỉ đem một phong thơ đi thì nội lục đệ cũng được rồi,sư phụ hà tất phải sai Ðại sư ca thân chinh như vậy?Ngoài ra còn bảo cả ta đi nữa?Chắc bên trong thế nào cũng có thâm ý gì đây.Hay là sư phụ e phái Thiếu Lâm hay binh người nhà,không chịu nhận lỗi,nên mới bảo Ðại sư ca và ta đi để tuỳ cơ ứng biến?" Chàng vừa nghĩ tới đó,quả nhiên Tam Phong lại lên tiếng: - Giữa bổn phái với Thiếu Lâm,có sự liên quan rất đặc biệt.Sư phụ là môn đồ của phái ấy,sau bỏ chạy,tức là đảo đồ của họ.Nhưng bấy nhiều năm nay có lẽ họ thấy sư phụ đã tuổi tác mà không lên núi Võ Ðang này tróc nã ta.Tuy vậy, giữa hai phái vẫn có sự mâu thuẫn bên trong. Nói tới đây Tam Phong tủm tỉm cười và tiếp: - Các con lên chùa Thiếu Lâm đối với Hồng Pháp lão chủ trì tất nhiên phải cung kính rồi,nhưng các con cũng không nên làm mất thanh vọng của môn phái mình nghe. Ba người đệ tử đều vâng dạ.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 9
Long Môn Tiêu Cuộc
Tam Phong lại quay đầu nói với Thúy Sơn: -Thúy Sơn,ngày mai con đi ngay Giang Nam điều tra việc này,nhưng con phải nghe lời dặn bảo của Nhị sư huynh,nghe chưa? Thúy Sơn buông xuôi hai tay xuống,vâng lời liền. Tam Phong lại nói: -Bữa tiệc chúc thọ đêm nay hãy dẹp đi,không ăn uống linh đình nữa.Một tháng sau,các con đều quay trở lại đây tụ họp.Nếu Ðại Nham có điều gì bất trắc,không sao chữa khỏi được,thì tất cả các con phải gặp mặt y lần chót. Nói tới đó,lão Chân nhân vẻ mặt rầu rĩ và nghĩ thầm: -Không ngờ ta oai trấn võ lâm mấy chục năm trời,tới lúc tuổi đã chín mươi này,mà tên đệ tử cưng của ta lại bị tai ách như vậy! .Lợi Hanh lấy tay áo chùi nước mắt và nức nở khóc liền,Tam Phong thấy vậy,vội phất tay áo một cái và nói: -Các con đi ngủ đi! Viễn Kiều khuyên: -Thưa sư phụ,suốt đời Tam sư đệ chỉ hành hiệp trượng nghĩa tích đức rất nhiều.Cổ nhân đã dạy "ở hiền gặp lành" thế nào trời phật chẳng phù hộ cho Tam sư đệ.Con chắc sư đệ ...không khi nào lại . . .chết yểu đâu! Chàng nói tới đây nước mắt chảy dài ra hai má.Mấy anh em của phái Võ Ðang ngày thường tung hoành trong giang hồ,hào khí rất cao,bất cứ gặp việc gì nguy nan tới đâu,cũng không bao giờ phải cau mày.Nhưng lúc này người nào cũng phẫn uất vô cùng và không sao cầm lệ được. Viễn Kiều biết có khuyên thêm nữa cũng chỉ làm cho sư phụ đau lòng thêm thôi,nên chàng cùng các sư đệ trở về phòng nghỉ luôn.Nhưng người nào cũng tâm sự ngổn ngang thì sao ngủ yên được. Trong các sư huynh đệ Thúy Sơn giao hảo với Ðại Nham và Lợi Hanh thân mật nhất,nên chàng không biết lấy gì để phát tiết những nỗi đau khổ ấy,sực nghĩ tới bọn Ðại Cẩm,chàng liền lén dậy đi kiếm bọn tiêu sư ấy đánh cho một mẻ để bớt giận.Nhưng chàng sợ Ðại và Tứ sư huynh biết ngăn cản, không dám đi nặng bước.Vừa ra tới đại sảnh,chàng đã thấy một người đang đi đi lại lại. Chàng định thần nhìn kỹ mới hay đó là sư phụ,liền núp ở cây cột lớn,không dám đi và cũng không dám trở về phòng vì chàng biết hơi cử động một tý là sư phụ phát giác ngay.Chàng thấy Tam Phong đi lại một hồi,rồi ngừng bước nhìn lên trần,giơ tay lên viết vào khoảng không,theo những nét viết của sư phụ,chàng thấy Chân nhân viết "tán loạn" hai chữ,viết mấy lần như vậy rồi lại viết chữ "đồ đạc".Chàng hiểu ngay sư phụ đang viết theo Tán Loạn thiếp của Vương Hy Chi Lục,chàng tập viết cũng phỏng theo cách này. Vương Hy Chi là người thời Ðông Tấn.Lúc bấy giờ đất Trung nguyên đã bị dị tộc xâm lấn.Vương từ chức trở về miền Nam tỵ nạn.Về tới quê hương, chàng thấy mồ mả của tổ tiên bị bọn phản loạn tàn phá trong khi loạn lạc, phẫn uất vô cùng,mới viết là Tán Loạn Thiếp để ký thác những nỗi lòng phẫn uất. Tam Phong viết luôn mấy lần,thở dài mấy tiếng,bước tới giữa cảnh trầm ngâm giây lát,lại giơ tay lên viết nữa.Nhưng lần này Chân nhân viết theo thể chữ khác,chữ đầu tiên là chữ "Võ " ,chữ thứ hai "lâm" và viết luôn hai mươi bốn chữ như sau " Võ Lâm chí tôn,bảo đao Ðồ Long,hiệu lệnh thiên hạ, mặc cảm bất tòng,ỷ Thiên bất xuất,thuỳ dự tranh phong". Thúy Sơn chắc sư phụ đang nghiền ngẫm ý nghĩa sâu sắc của hai mươi bốn chữ ấy và suy tính xem tại sao đại Nham lại bị thương. Thúy Sơn lại thấy sư phụ cứ viết đi viết lại hai mươi bốn chữ ấy mãi,nhưng càng viết chàng càng thấy rõ chân nhân có xen cả quyền cước vào trong. Chàng định thần nhìn kỹ,trong lòng vừa kinh hãi vừa cả mừng.Thì ra lúc này chân nhân đang biểu diễn một môn võ công rất kỳ ảo và cao siêu khôn lường.Mỗi chữ có mấy biến hoá,dù nét nhiều hay ít cũng vậy,nét nào cũng biến hoá kỳ ảo. Thúy Sơn cố nhớ những thế võ ấy.Chàng nhớ được hết nhưng mệt óc vô cùng.Trước kia,lúc võ công của chàng còn non,tuy thấy sư phụ múa quyền kiếm,nhưng chàng không sao lãnh hội được những chỗ tinh thâm huyên bát.Mấy năm gần đây,võ công chàng tiến bộ nhiều,mới nhận xét ra được.Nhứt là đêm nay ,hai thấy trò tâm ý tương thông,tình chí hợp nhất,vì gặp sự tán loạn và đồ độc mà bị phẫn uất.Tâm tình thúc đẩy,Tam Phong ngẫu nhiên đem hai mươi bốn chữ nọ biến hoá ra một pho võ công.Ngay lúc mới bắt đầu viết,chân nhân không có ý định như vậy,mà Thúy Sơn núp sau cột trụ được học hỏi võ công này cũng là một sự ngẫu nhiên.Hai thầy trò tâm thần đều say sưa trầm ngâm trong sự kết hợp của thủ pháp và võ công,rồi cùng đi tới chốn "vật và ta lưỡi vong" một cảnh giới cao siêu không thể tưởng tượng được. Trương Tam Phong biểu diễn đi biểu diễn lại pho quyền đó suốt hai tiếng đồng hồ liền,chờ tới khi mặt trăng lên cao tới đỉnh đầu,Chân nhân mới thở dài một tiếng ,thâu quyền lại.Rồi ngửng mặt nhìn phía xa và nói: -Thúy Sơn,con thấy thủ pháp của sư phụ ra sao? Thúy Sơn giật mình kinh hãi,vì sư phụ không quay đầu lại mà cũng biết mình núp.Chàng đành phải tiến gần Tam Phong và trả lời: -Thưa sư phụ,hôm nay đệ tử được xem lóm võ nghệ của sư phụ,quả thật là may mắn cho con vô cùng,xin phép sư phụ cho con đi mời các vị sư ca ra đây để chiêm ngưỡng pho quyền mới này nhé? Tam Phong lắc đầu đáp: -Sư phụ đã hết hứng rồi,dù có viết nữa cũng chưa chắc đã viết đẹp được như thế.Viễn Kiều và Tùng Khê không biết thủ pháp,dù có bảo chúng xem cũng không lãnh hội được như con đâu. Nói xong Trương chân nhân phất tay áo một cái đi và hậu đường liền. Thúy Sơn không dám trở về phòng ngủ vì sợ ngủ một giấc thì quên hết những thế võ tinh diệu lúc nãy,liền ngồi xếp tròn,nhắm mắt ghi nhớ từng nét, từng thế một. Lúc hứng lên chàng liền đứng dậy biểu diễn vài thế.Qua không biết bao nhiêu lâu chàng mới nhớ được hết hai trăm mười một nét tinh diệu của hai mươi bốn chữ đó. Chàng luyện tập mấy lần,thấy thân hình của mình nhẹ nhàng như đi trên mây,tay chân nhanh nhẹn và biến hoá không sao tưởng tượng được.Chàng mừng rõ vô cùng,ngẩng đầu lên thì đã thấy mặt trời mọc qua khỏi tường rồi. Chàng tưởng là xem lầm,liền giơ tay lên dụi mắt vài cái,định thần nhìn kỹ mới hay lúc này đã quá giờ ngọ.Thì ra chàng vừa ghi nhớ vừa luyện những thế võ đó mà mất hết nửa ngày trời rồi. Thúy Sơn giơ tay áo lên lau mồ hôi tươm trên trán,rồi chạy vào phòng Ðại Nham,thấy Trương chân nhân hai tay đang đè lên ngực và bụng của Tam sư huynh để vận công cứu chữa cho chàng.Chàng liền quay ra hỏi han mọi người thì mới hay Viễn Kiều,Tùng Khê và Lợi Hanh đã lên đường đi từ sáng sớm,cả bọ Tiêu Sư Long Môn tiêu cục cũng đã xuống núi. Thì ra sáng hôm đó,mọi người thức dậy ra khỏi đại sảnh thấy chàng đang ngồi yên trầm tư mặc tưởng,biết chàng đang luyện võ công,nên không ai muốn quấy nhiễu.Lúc này quần áo của chàng đã ướt đẫm mồ hôi,nhưng vì vội trả thù cho sư huynh,chàng không kịp đi tắm rửa và thay đổi,liền đi lấy khí giới và mấy chục lạng bạc,rồi quay vào phòng Ðại Nham xin phép sư phụ. -Thưa sư phụ,đệ tử xin đi ngay. Tam Phong gật đầu mỉm cười,tỏ vẻ cổ võ.Chàng đi tới cạnh giường thấy mặt Ðại Nham đầy hắc khí,hai gò má rất cao,hai bên má hõm lại,ngoài sự hô hấp ra,Ðại Nham không khác gì người đã chết.Chàng mủi lòng,nghẹn ngào nói: -Tam sư ca,dù có tan xương nát thịt,đệ cũng phải báo thù cho sư ca. Nói xong chàng quì xuống lạy sư phụ hai lạy rồi cắm đầu chạy thẳng ra ngoài. Thúy Sơn cưỡi con Thanh Long mã,bốn chân thật dài,phóng thẳng xuống núi. Lúc ấy trời đã sắp tối,chàng đi được năm mươi dặm thì trời đã tối hẳn.Chàng liền vào trọ trong một khách điếm. Bỗng nhiên có một đám mây đen thật lớn kéo đến,rồi sau một hồi sấm sét, mưa đổ như trút nước.Mưa càng lúc càng lớn,mãi đến sáng hôm sau vẫn chưa ngớt.Chàng liền nhờ phổ kỵ mua hộ nón và áo tơi để tiếp tục lên đường.Con ngựa Thanh Thông quả thật là thần mã,mưa to,mặt đường lầy lội mà nó vẫn lướt đi nhẹ nhàng. Thúy Sơn qua Hà Khẩu,Hán Thuỷ lúc tới Tương Phàm thì nghe người đi đường đồn đại "ở miền Hạ du vỡ đê có rất nhiều người bị thương". Ngay hôm đó chàng tới Nghi Thành,thấy những nạn nhân thuỷ tại bồng con dắt vợ chạy đầy đường,mà mưa vẫn chưa ngớt.Người nào người nấy đều ướt như chuột. Thúy Sơn bỗng thấy phía trước mặt có một bọn người đang đi,cờ tiêu cuộc bay phất phới,đó là bọn Long Môn tiêu cuộc. Chàng liền thúc ngựa tiến lên,qua mặt bọn họ rồi quay lại,đứng giữa đường ngăn cản. Ðại Cẩm thấy Thúy Sơn đuổi theo,lạnh lùng hỏi: -Chẳng hay Trương ngũ hiệp có việc gì dạy bảo? Thúy Sơn đáp: -Chắc Ðỗ tổng tiêu đầu đã thấy những nạn nhân thuỷ tai kia rồi? Ðại Cẩm không ngờ chàng lại hỏi như vậy,ngẩn người ra giây lát rồi hỏi lại: -Nhưng,để làm gì? Thúy Sơn lạnh lùng giây lát rồi nhếch mép cười và nói: -Tôi muốn xin Thiện Chương nhân ông đem chút vàng ra,cứu tế những nạn nhân này. Ðại Cẩm biến sắc đáp: -Chúng tôi đã sống về nghề bảo tiêu này,ra vào trong lưỡi giáo mũi tên,xả thân thí mạng mới kiếm được chút tiền bảo tiêu,thì lấy đâu ra tiền để cứu tế? Thúy Sơn trầm giọng nói: -Bạn lấy hai nghìn lạng vàng trong túi ra đưa cả cho tôi. Ðại Cẩm tay cầm cán đao,trả lời: -Trương ngũ hiệp,hôm nay nhất định làm phiền họ Tống này phải không? Thúy Sơn đáp: -Phải,tôi đã nói là bạn phải làm theo mới được. Trúc,Sử nhị tiêu đầu cũng rút khí giới ra,tiến lên đứng cạnh Ðại Cẩm, Thúy Sơn vẫn tay không,cười nhạt mấy tiếng rồi tiếp: (**** thiếu *****) Các tiêu sư mặt mày tái mét,sợ hãi nhìn nhau.Chúng không hiểu tại sao Thúy Sơn lại biết chỗ giấu vàng như vậy?Nhưng chúng có biết đâu tuy tuổi Thúy Sơn còn trẻ,nhưng đã theo các sư huynh hành hiệp khắp nơi,nên có rất nhiều kinh nghiệm giang hồ.Chàng thấy Ðại Cẩm trả lời như vậy,liền đưa mắt nhìn khắp nơi,xét coi bọn tiêu sư giấu vàng ở đâu. Chàng thấy xe lớn bánh ngập xuống bùn rất sâu mà khi nãy ba thanh niên tiêu sư thấy Ðại Cẩm bị đánh ngã lại không chạy đến cứu giúp,trái lại chúng lại chạy đến chiếc xe lớn,đứng canh gác thì đủ biết trong xe có chứa nhiều vật quý. Thúy Sơn thấy vàng thoi rơi đầy ra mặt đất,cười nhạt mấy tiếng,bèn lượm số vàng đó rồi nhảy lên mình ngựa ung dung đi luôn. Thúy Sơn vừa đi vừa nghĩ lại những thế võ biến hoá trong hai bốn chữ Ðồ Long,quả thật thần diệu.Tối hôm đó,chàng bắt chước sư phu luyện tập có ngờ đâu lúc sử dụng lại dữ dội đến thế,nên chàng vô cùng sung sướng còn hơn được báu vật trên đời. Trời mưa tầm tã,chàng đi liền mấy ngày đường không nghỉ ngơi.Con ngựa Thanh Thông mạnh mẽ thật cũng không sao chịu nổi,nên khi tới biên giới Giang tây,con ngựa của chàng đã sùi bọt mép,mình nóng như thiêu.Chàng thương con ngựa,đành phải cho nó đi từng bước một cốt cho nó nghỉ ngơi chút đỉnh,vì vậy cuộc hành trình càng chậm hơn.Khi chàng tới Lâm Sơn phủ là chiều ba mươi tháng tư rồi. Thúy Sơn vào trọ khách điếm,rồi nghĩ ngợi: -Ta đi chậm như vậy,không biết bọn Ðại Cẩm đã đi tới tiêu cuộc chưa?Nhị ca và Thất đệ không biết ở trọ nơi nào,chi bằng tối nay ta tới Long Môn tiêu cuộc dò xét xem sao? Cơm tối xong,chàng hỏi thăm điếm tiểu nhị mới hay Long Môn tiêu cuộc ở bờ Tây hồ,chàng liền lên phố mua khăn áo và một cây quạt giấy Hàng Châu rất trứ danh.Rồi chàng tắm rửa,mặc vào bộ quần áo nho sĩ,soi gương ngắm xem,thấy mình không khác gì một tục thế gia công tử chớ không giống hiệp sĩ như trước nữa.Sau đó chàng mượn bút viết một bài thơ lên quạt giấy.Ngờ đâu vô tình chàng đề luôn hai mươi bốn chữ "Võ lâm chí tôn ..."Viết xong chàng cầm quạt lên xem,nghĩ thầm: -Không ngờ sau khi học hết quyền pháp của sư phụ bút pháp ta tiến bộ hơn trước nhiều.Lúc ấy,đời nhà Tống đã luân vong,phủ Lâm An đã lọt vào tay người Nguyên.Người Mông Cổ thấy phủ Lâm An là do thành của chúa cũ nên đồn trú rất nhiều binh lính ở nơi này để dễ bề trấn áp.Muốn thị oai,quân Mông Cổ bạo tàn hơn ở nơi khác,cho nên dân chúng Lâm An chịu biết bao thống khổ,gấp mấy chỗ khác.Vì mười nhà trong thành có đến chín bỏ trống,đa số dân chúng di cư đến nơi khác.Những cảnh tượng phồn hoa xưa kia đã biến đâu mất. Thúy Sơn vừa đi vừa thấy hai bên đường phố,nhà cửa tan nát,cảnh vật điêu tàn,toà danh thành nổi tiếng nhất Giang Nam thời bấy giờ đã thành chợ hoang.Trời chưa tối hẳn,thế mà nhà nào nhà đấy đóng cửa im lìm,phố xá vắng tanh.Chỉ thấy kỵ binh Mông Cổ tung hoành khắp nơi đi lại tuần tiễu. Thúy Sơn không muốn gây hấn với chúng,hễ nghe tiếng võ ngựa tới là chàng nép mình vào vách tường hay lẩn trốn vào các ngõ hẻm. Xưa kia,cứ tối lại là trên mặt hồ Tây đầy những đèn đóm,nhưng lần này Thúy Sơn đi tới đê trắng mà cảnh vật vẫn tối đen như mực,không một bóng du khách.Chàng than thở thầm rồi theo lời chỉ của điếm tiểu nhị lần theo đến Long Môn tiêu cuộc. Long Môn tiêu cuộc là một toà nhà lớn năm căn,cửa hướng về phía Tây hồ, trước cửa có một đôi sư tử bằng ngọc thạch ngồi chồm hỗm hai bên khí thế rất oai võ. Thúy Sơn khỏi cần hỏi thăm ai cả,xa xa trông thấy đã nhận được ngay.Chàng đi tới gần,bỗng ngạc nhiên ngẩn người,vì trước cửa tiêu cuộc ở dưới hồ có một du thuyền đậu.Chiếc thuyền có thắp hai cây đèn lồng,dưới ánh sáng đèn,chàng thấy một người ngồi trước bàn uống rượu nhâm nhi. Chàng nghĩ thầm: -Sao lúc này người nọ nhàn nhã như vậy? Chàng lại nhìn cây đèn lồng treo ở cửa tiêu cuộc,không có nến,mà hai cánh cửa lớn cũng đóng kín,chắc người trong tiêu cuộc đã ngủ hết.Chàng đi tới trước cửa,lòng vẫn nghĩ thầm: -Một tháng trước đây có người đưa Tam ca đi thẳng vào cửa lớn này,nhưng không biết là ai? Nghĩ tới đó,chàng mủi lòng vô cùng,bỗng nghe phía sau có tiếng thở dài rất ai oán. Thúy Sơn quay người lại thì không thấy có ai cả.Chàng đưa mắt nhìn chung quanh,chỉ thấy có du khách ngồi uống rượu trên thuyền.Chàng kinh hãi vô cùng liếc nhìn du khách,thấy người đó ăn mặc theo lối nho sĩ như mình.Vì ánh đèn lờ mờ,chàng không thấy rõ nét mặt người đó,chỉ thấy sắc mặt của y nhợt nhạt trông không giống những người bình thường.Chàng định thần nhìn kỹ thì thấy người nọ lẳng lặng ngồi yên,ngoài gió thổi tà áo phấp phới,không cử động chút nào. Thúy Sơn đưa mắt nhìn người ngồi trên thuyền đó mấy cái,lòng hoài nghi vô cùng.Chàng định đi tới chỗ bóng tối và không có người,vượt tường vào trong Long Môn tiêu cuộc nhưng chàng nghĩ đêm khuya vượt tường như vậy là không quang minh chính đại chút nào.Chàng liền đi tới trước cửa lớn,cầm vòng đồng gõ mạnh vào cửa mấy tiếng.Ðợi một lát,chàng vẫn không nghe thấy có tiếng trả lời,lại gõ thêm ba tiếng nữa rồi lắng tai nghe,ngạc nhiên vô cùng.Chàng bèn đẩy mạnh cánh cửa một cái,cánh cửa mở toang ra.Thì ra bên trong không có gài then.Chàng liền bước thẳng vào bên trong lớn tiếng hỏi: -Ðỗ tổng tiêu đầu có nhà không? Chàng vừa nói vừa đi vào trong đại sảnh tối đen.Ngay lúc ấy chàng bỗng nghe "bình" một tiếng,thì ra hình như bị gió thổi cánh cửa tự động khép lại. Thúy Sơn liền nhảy luôn ra đại sảnh nhìn kỹ hai cánh cửa lớn,thì ra cánh cửa đã đóng chặt còn gài cả then ngang.Như vậy trong nhà hiển nhiên đã có người,chàng cười nhạt mấy tiếng rồi nghĩ tiếp: -Ðịnh giở trò khỉ gì đây? Nhưng,chàng ỷ có tài cao,nên không sợ hãi gì cả,liền quay vào bên trong sảnh.Chàng vừa bước vào đã thấy trước sau tả hữu có gió lạnh hắt tới,biết ngay có bốn người xông tơi đánh mình.Chàng né khỏi nhưng thế tập kích của địch và trong bóng tối,chàng thấy có ánh bạch quang thấp thoáng,mới hay bốn người đó đều cầm khí giới.Chàng liền giở môn quyền bí quyết chữ Bất , hữu chưởng từ phía trái quét ngang sang bên phải một cái,đánh trúng ngay thái dương huyệt của một người,người đó chết giấc liền.Tiếp theo đó,chàng lại sử dụng tay trái từ phía phải đánh tréo xuống góc bên trái,trúng ngang hông của một người khác,rồi chàng giơ tay trái lên móc thẳng,tay phải đấm một quyền,như điểm chót của chữ "Bất" .Viết xong bốn nét,chàng đánh té luôn cả bốn kẻ địch. Vì không biết những người vây đánh thuộc hạng người nào,chàng ra tay không mạnh lắm,thế đánh nào cũng chỉ dùng ba thành công lực.Người thứ tư bị chàng đấm phải,lùi về phía sau mấy bước,chỉ nghe "lạch cạch" người đó đã đè gẫy một cái ghế trong đại sảnh rồi quát lớn: -Ngươi ác độc thật nên mới ra tay nặng đến thế.Nếu ngươi là nam nhi đại trượng phu thì hãy cho biết dánh tánh. Thúy Sơn vừa cười vừa đáp: -Nếu ta ra tay ác độc thì các ngươi làm gì sống sót!Tại hạ là Võ Ðang Trương Thúy Sơn đây. Người nọ thất thanh kêu lên một tiếng kinh di,rồi hỏi lại: -Ngài là Trương Ngũ . . .Trương ngũ của phái Võ Ðang thật à? Có phải là Ngân Câu Thiết Hoạch Trương Thúy Sơn đấy không?Hay là giả mạo? Thúy Sơn mỉm cười,lấy ngay khí giới rồi tay trái cầm Hổ Ðầu Câu bằng bạc, tay phải cầm thiết Phán Quan Bút,để hai món khí giới tréo ngang lên cọ mạnh vào nhau nghe xoẹt đom đóm lửa bắn lên tung toé. Nhờ có anh sáng toé lửa đỏ,chàng đã nhìn thấy rõ bốn người bị đánh ngã đều là bốn hoà thượng mặc áo cà sa màu vàng cả.Có hai hoà thượng mặt dính đầy máu,mặt lộ vẻ u oán vô cùng.Chàng ngạc nhiên vội hỏi: -Chẳng hay bốn vị đại sư là ai thế? Chỉ thấy một hoà thượng lớn tiếng nói: -Mối huyết hải thâm thù này,hôm nay chưa trả được ngay đâu.Chúng ta đi thôi. Nói xong bốn người tung mình nhảy lên thẳng ra bên ngoài.Một hoà thượng chân tập tễnh,được vài bước liền té.Chắc y bị Thúy Sơn đánh mạnh tay quá. Hai tăng nhân đi trước vội quay trở lại đỡ hoà thượng đó dậy,rồi chạy thẳng ra ngoài đại sảnh. Thúy Sơn vội gọi theo: -Bốn vị hãy khoan đã . . .Có gì huyết hải . .. Chàng chưa dứt lời,bốn hoà thượng đó đã vượt tường nhảy ra bên ngoài. Thấy câu chuyện hôm nay kỳ lạ quá,chàng hoài nghi vô cùng,đi đi lại lại trong đại sảnh trầm tư nhưng không hiểu tại sao tiêu cuộc này lại có bốn hoà thượng mai phục?Mà chàng vừa tới cửa chúng đã tập kích ngay?Chúng lại nói cái gì huyết hải thâm thù.Chàng bèn nghĩ thầm: -Việc này phải hỏi người trong tiêu cuộc mới rõ. Ðoạn chàng cất tiếng gọi: -Ðỗ Tổng tiêu đầu có nhà không?Ðỗ tổng tiêu đầu có nhà không? Ðại sảnh khá lớn,nên tiếng nói của chàng văng vẳng có tiếng vọng lại, nhưng chàng hỏi liền mấy tiếng mà không có ai đáp,chàng lại nghĩ: -Chẳng lẽ họ sợ ta mà ẩn núp cả?Hay là tất cả già trẻ lớn bé trong tiêu cuộc này đều đi nơi khác để tỵ nạn chăng? Chàng liền móc túi lấy đá lửa ra đánh thấy trên bàn có một cây nến,chàng lại gần châm sáng cây nến đó lên,rồi cầm cây nến đi vào trong nhà.Mới đi được mấy bước chàng đã thấy một người đàn bà nằm phục dưới đất không hề cử động.Chàng liền gọi: -Chị ơi,làm sao thế? Vẫn không thấy người đó cử động,chàng liền đỡ vai người đó lên,và rọi nến xem mặt, chàng thất kinh la lớn một tiếng.Thì ra nàng nọ mặt vẫn tươi cười, nhưng đã chết cứng.Sở dĩ chàng thất kinh là vì chưa bao giờ thấy người chết lại tươi cười như vậy.Chàng đứng dậy,đi lại phía trưc,sau một cột trụ,lại có một cái xác nữa.Chàng lại gần đó xem thấy là một lão bộc,cũng tươi cười như người đàn bà kia. Thúy Sơn ngạc nhiên vô cùng,vội rút Hổ Ðầu Câu ra tay trái làm khí giới,tay phải cầm ngọn nến,rồi đi quan sát bốn bên thì thấy phía Ðông một người,phía Tây một người,trong ngoài có tất cả mấy chục cái xác ngổn ngang dưới đất. Long Môn tiêu cuộc lớn như vậy mà không một người nào sống sót.Chàng hành hiệp giang hồ bấy lâu nay,bình thường thấy rất nhiều chuyện thảm khốc,nhưng chàng chưa bao giờ gặp cảnh tượng cả nhà bị chết như thế,nên trống ngực chàng cũng phải đập mạnh,chàng thấy cái bóng của mình chiếu lên tường cứ rung động luôn luôn.Thì ra,bởi tay run,ngọn nến cũng run theo, chàng bèn đứng yên giây lát,bỗng sực nghĩ hai thứ: -Nếu dọc đường có điều gì sơ suất,ta sẽ giết hết người trong Long Môn tiêu cuộc của ngươi,già trẻ lớn bé bảy mươi hai mạng ,cả gà chó cũng không tha . Hiện giờ người trong tiêu cuộc chết hết,chắc bởi lão Ðại Cẩm tống tiễn Dư Ðại Nham không được chu đáo.Chàng bèn nghĩ: -Người đó hạ độc thủ đều do Tam sư ca của ta.Cứ theo lẽ xét đoán,thì y thế nào cũng là người rất thân của Tam sư ca.Như vậy đủ thấy bản lĩnh người này cao siêu hơn Ðại Cẩm nhiều,và y còn biết trước dọc đường thể nào cũng gặp hung hiểm.Nhưng tại y không thân chinh tống tiễn lấy?Tam ca của ta là người nhân hiệp chánh trực,coi kẻ gian ác như người thù của mình,có khi nào Tam sư ca lại làm bạn với những người lòng độc ác như rắn ấy? Chàng càng nghĩ càng thắc mắc.Chàng bước ra khỏi tây sảnh,dưới ánh sáng nên đột nhiên chàng thấy hai hoà thượng áo vàng ,đứng sát vào tường đang trợn mắt nhìn mình,nhe răng ra cười.Chàng vội lùi lại hai bước,giơ nến lên quát hỏi: -Chẳng hay hai vị đứng đây làm gì? Hai hoà thượng đó không cử động chút nào.Lúc ấy chàng mới biết hai tăng nhân đó đã chết từ lâu. Chàng tới gần xem ,mới hay thân hình của hoà thượng nọ đã ngập sâu vào trong tường chừng mấy tấc.Hiển nhiên hai tăng nhân bị địch dùng thủ pháp nặng đánh mạnh nên lún vào trong tường.Chàng khám xét hai hoà thượng, không thấy có vết thương nào cả,chỉ chỗ yếu huyệt ở bên hông có vết màu hồng nho nhỏ.Chàng gật đầu và nghĩ: -Những người này trong khi chết vẫn tươi cười như vậy vì bị kẻ địch điểm vào Yếu huyệt. Nghĩ tới đó,chàng đột nhiên cảm thấy lạnh buốt xương và la lớn: - Ối chà nguy tai,huyết hải thâm thù . . . Thì ra,chàng sực nhớ tới bốn vị hoà thượng gặp lúc đầu đã nói: - Ngươi ác độc thật nên mới ra tay nặng đến thế.Nếu ngươi là nam nhi đại trượng phu thì nên để lại tên họ đi. . . Mối huyết hải thâm thù này,hôm nay chưa trả được ngay đâu.Chúng ta đi thôi . Tới lúc này chàng mới biết món nợ máu mấy chục nhân mạng trong Long Môn tiêu cuộc đã bị bốn tên hoà thượng đổ cả cho chàng. Chàng không hay biết,lại báo danh họ cho chúng hay,nhưng chàng vẫn chưa hiểu lai lịch của bốn tăng nhân áo vàng đó.Vừa rồi vì chàng ra tay quá nhanh mới xử dụng bí quyết chữ "bất" mà đánh ngã bốn tăng nhân,nên chàng chưa kịp nhận thấy võ công của chúng thuộc môn phái nào.Nhưng lúc bốn hoà thượng xông đến tấn công,sức lực cương mãnh,hiển nhiên là võ công ngoại gia của Thiếu Lâm chớ không sao.Ðỗ đại Cẩm là đệ tử của Thiếu Lâm như vậy bọn hoà thượng Thiếu Lâm tới đây là để cứu viện cho y,nhưng không biết Dư nhị ca và Mạc thất đệ hiện giờ ở đâu?Sư phụ bảo hai người đến bảo vệ gia quyến của Long Môn tiêu cuộc mà.Chàng nghĩ: -Tài ba của nhị sư ca cao siêu như vậy mà còn để cho kẻ địch hạ độc thủ như thế này sao? Suy tính giây lát,Thúy Sơn mới tìm được câu giải đáp của những nghi vấn đó,chàng nghĩ thầm: -Bốn vị hoà thượng Thiếu Lâm đi rồi thế nào phái Thiếu Lâm cũng cho ta đã hạ độc thủ.Nhưng một ngày kía họ cũng sẽ biết rõ hung thủ chính là ai. Thiếu Lâm và Võ Ðang cùng ra tay thì thế nào cũng điều tra ra vụ này. Những xác ở đây ta đừng di động vội,trước hết ta hãy kiếm nhị ca và thất đệ trước đã. Ðoạn chàng liền thổi tắt nến,vượt qua tường ra bên ngoài. Chàng vừa xuống tới đất,đã nghe một tiếng vù thật lớn,thì ra có một thứ khí giới nặng đang nằm lưng chàng đánh tới.Ðồng thời kẻ địch quát lớn: -Thúy Sơn,nằm xuống đi. Thúy Sơn đang lơ lửng trên không,không sao tránh né được mà thế tấn công của địch mạnh và ác độc vô cùng.Trong lúc nguy cấp chàng vội giơ bàn tay trái ra đè lên khí giới của địch,mượn sức nhún mạnh một cái đã nhẹ nhàng nhảy lên đầu tường rồi.Thế võ là chữ "Qua" ở cạnh yếu huyệt chữ "võ",trong lúc nguy hiểm giở thế đó sẽ được bình yên.Bất đắc dĩ chàng mới mạo hiểm xử dụng thế đó,không ngờ lại thoát khỏi nguy hiểm một cách dễ dàng. Chân trái của Thúy Sơn vừa dẫm lên đầu tường,chàng đã rút Phán quan bút ra.Tuy chưa thấy rõ thế công của kẻ địch ra sao,nhưng cái đánh vừa rồi mạnh và ác độc quá,chàng đã đoán chắc kẻ địch là một tay cao thủ không thể khinh thường.Kẻ địch thấy Thúy Sơn tránh khỏi thế công của y một cách dễ dàng,cũng ngạc nhiên vô cùng,nên y kêu thất thanh một tiếng rồi quát lớn: -Tiểu tử khá thật,quả thật bất hư truyền. Tay trái Thúy Sơn cầm cân,tay phải cầm bút,trút xuống phía dưới,theo luật lệ của võ lâm là cung kính chờ đối phương chỉ bảo. Mặc dầu kẻ địch đánh lén,chàng tuy tức giận,nhưng vẫn làm theo lời thầy dậy là làm đúng lễ phép của võ lâm để khỏi thất lễ. Trong bóng tối,chàng thấy bên dưới có hai tăng nhân mặc áo cà sa đại hồng kim tuyến,tên nào cũng cầm một cây thuyền trượng lớn màu vàng chóe. Chàng kinh hãi nghĩ thầm: -Hai tăng nhân mặc áo cà sa đại hồng kim tuyến kia phải chăng là nhân vật trong Thiếu Lâm thập bát La Hán,tiếng tăm lừng lẫy trong thiên hạ. Chỉ thấy hoà thượng phía bên trái,gõ cây thuyền trượng xuống đất một cái rồi nói: -Trương Thúy Sơn,ngươi là Võ Ðang thất hiệp,cũng có thể gọi là nhân vật có tên tuổi ở giang hồ,sao lại hành động ác độc đến thế? Trương Thúy Sơn nghe đối phưng gọi tên tộc của mình,chứ không gọi mình bằng Trương ngũ gia,trong lòng đã hơi giận,liền lạnh lùng đáp: -Ðại sư chưa hỏi rõ nguyên nhân và cũng không biết chuyện xảy ra thế nào lại lén lút núp dưới chân tường đánh trộm tôi như vậy,cũng gọi là anh hùng hảo hán sao?Xưa nay tôi vẫn nghe nói võ công của phái Thiếu Lâm nổi danh thiên hạ,không ngờ thủ đoạn đánh lén đánh trộm này cũng đặc biệt hơn các phái khác. Tăng nhân nọ liền nổi giận,múa thiền trượng nhảy lên đầu tường,người chưa tới mà võ khí đã giơ lên tấn công trước. Thúy Sơn chỉ thấy một luồng gió mạnh điểm tới trước ngực,liền dùng Hổ Ðầu Câu phong chặt lấy thế công của cây thiền trượng đó.Ðồng thời chàng múa Phán Quan bút điểm mạnh vào thân cây thiền trượng.Chỉ nghe "koong" một tiếng,tăng nhân nọ cảm thấy cánh tay tê tái,không sao đứng vững được trên đầu tường,phải nhảy xuống đất. Thúy Sơn cũng cảm thấy cánh tay tê đi,trong lòng kinh hãi thầm,lúc này chàng mới hay sức lực đối phương mạnh lạ thường.Chàng liền nghĩ: -Nếu tăng nhân kia,công lực cũng ngang tăng nhân này mà chúng liên thủ tấn công mình,có lẽ ta chống đỡ không xuể. Nghĩ đoạn chàng liền lớn tiếng nói: -Chẳng hay hai vị đại sư là ai?Xin cho biết pháp hiệu. Người sư đúng bên phải dõng dạc nói: -Bần tăng là Viên Âm,còn đây là sư đệ Viên Nghiệp. Thúy Sơn liền chắp tay chào và nói: -Thế ra nhị vị đại sư trong Thập bát La Hán đã tới,hậu sinh ngưỡng mộ thanh danh đã lâu,chẳng hay hai vị có việc gì chỉ giáo? Viên Âm với giọng hình như có hơi mà không có sức,thở hổn hển đáp: -Việc này là một việc rất lớn,có liên quan đến Võ Ðang và Thiếu Lâm.Sư huynh đệ bần tăng là mạc học hậu tiến của phái Thiếu Lâm,không có quyền nói gì cả,nhưng hôm nay anh em bần tăng đã gặp được việc này,xin hỏi Trương ngũ hiệp có phải mấy chục tánh mạng của Long Môn tiêu cuộc và hai tên sư điệt của bần tăng đều chết trong tay Trương ngũ hiệp chăng?Cổ nhân thường nói:"Nhân mệnh quan thiên",chẳng hay Trương ngũ hiệp định ra sao,xin cho anh em bần tăng được biết. Giọng Viên Âm tuy rất khiêm tốn,nhưng có đôi chút ngạo mạn. Thúy Sơn đáp lại: -Chính hậu sinh cũng lấy làm lạ đại sư nhất định buộc cho hậu sinh hạ độc thủ những người trong Long Môn tiêu cuộc,có phải đại sư đã chính mắt trông thấy hậu sinh giết họ không? Viên Âm la lớn: -Tuệ Phong,con lại đây đối chất với Trương ngũ hiệp. Trong bụi cây có bốn tăng nhân áo vàng lù lù bước ra, Thúy Sơn thấy hình dáng của chúng y như những hoà thượng đã gặp ở đại sảnh trong tiêu cuộc. Rồi người sư pháp danh Tuệ Phong cúi chào Viên Âm và nói: -Thưa sư bá,mấy chục tính mạng của Long Môn tiêu cuộc và cả Tuệ Thông, Tuệ Quang hai sư đệ nữa,đều . . .do ác tặc họ Trương này hạ độc thủ. Viên Âm lại hỏi: -Có phải chính mắt các con thấy không? Tuệ Phong đáp: -Chính mắt chúng con thấy.Nếu chúng con không chạy nhanh,có lẽ bị tên ác tặc này giết rồi. Viên Âm tiếp: -Ðệ tử của Phật không được nói dối trá,vả lại việc này liên can tới hai đại môn phái Thiếu Lâm và Võ Ðang,các con chớ nói bậy nói bạ nghe chưa? Tuệ Phong quỳ luôn xuống đất,chắp tay vái và đáp: -Phật tổ chứng chiếu những lời đệ tử Tuệ Phong vừa rồi,quả thật không dám dối sư bá. Viên Âm lại nói: -Con thử đem những cái gì mà chính mắt con đã thấy kể lại cho ta nghe? Nghe đệ tử của phái Thiếu Lâm nói như vậy, Thúy Sơn liền nhảy ngay xuống mặt đất. Viên Nghiệp tưởng lầm Thúy Sơn định ra tay giết hại Tuệ Phong,vội múa thiền trượng nhắm cổ Thúy Sơn quét tới. Thúy Sơn chỉ cúi đầu tránh né và thoáng cái đã lẻn tới phía sau lưng Tuệ Phong,nếu đánh tiếp thế trượng nữa, Tuệ Phong thế nào cũng bị trúng đầu,nên đành phải thâu ngay thuyền trượng lại và quát lớn: -Ngươi định làm trò gì thế?
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 10
Thiếu Nữ Trẻ Tuổi
Thúy Sơn đáp: -Tôi muốn nghe cho thật rõ,coi y đã thấy tôi giết những người trong tiêu cuộc như thế nào? Tuệ Phong thấy Thúy Sơn đã tới đứng phía sau,chỉ cách mình hai thước,tuy có hai vị sư bá đứng trước mặt nhưng muốn cứu cũng không kịp được,y tức giận vô cùng nhưng vẫn làm ra vẻ nghêng ngang không hãi sợ và nói: -Viên Tâm sư thúc ở Bắc Giang nhận được thư cầu cứu của Ðỗ Ðại Cẩm, liền phái hai vị sư huynh Tuệ Phong và Tuệ Quang cấp tốc tới đây,sau lại truyền hiệu lệnh sai đệ tử cùng ba sư đệ mau tới Long Môn tiêu cuộc để tiếp viện. Chúng cháu vừa vào cửa tiêu cuộc đã nghe Tuệ Quang sư huynh nói đêm nay thế nào cũng có kẻ địch đến,liền sai đệ tử và ba đệ tử núp dưới chân tường phía Ðông để ứng địch và còn dặn bọn đệ tử phải cẩn thận,chớ có mắc phải mưu kế điệu hổ ly sơn của kẻ địch,không nên chạy đi chạy lại,cứ phải núp yên một chỗ. Viên Âm lại hỏi: -Sau rồi thế nào nữa?Con nói tiếp đi. Tuệ Phong lại tiếp: -Trời tối không lâu,chúng con đã nghe thấy Tuệ Phong sư huynh hò hét trong khi đấu với địch trong hậu sảnh,tiếp theo chúng con nghe Tuệ Phong kêu la thảm khốc,hình như anh ấy đã bị thương nặng. Con vội chạy vào trong hậu sảnh xem sao,chỉ thấy tên ác tặc họ Trương. . . Nói tới đó Tuệ Phong bỗng đứng ngay dậy,quay trở lại,chỉ thẳng vào mặt Thúy Sơn và tiếp: -Chúng ta đã thấy mi đánh Tuệ Phong sư huynh một chưởng đẩy hắn vào phía tường,nên anh ấy chết liền.Ta tự biết thế cô không địch nổi mi,nên đành nằm phục ở cửa sổ.Sau lại thấy mi chạy vào nhà trong giết người.Tiếp theo đó có tám người tiêu cuộc ở bên trong chạy ra,mi đuổi theo họ và giơ tay ra điểm chết những người đó.Mi giết toàn gia của tiêu cuộc rồi mi nhảy qua bờ tường chạy mất. Thúy Sơn vẫn đứng yên nghe,tha hồ cho Tuệ Phong nói đến nước miếng bắn tung toé vào cả mặt mũi chàng mà chàng vẫn không tránh né hay ra tay đánh lại,chỉ lạnh lùng nói: -Sau rồi sao nữa? Tuệ Phong phẫn uất tiếp: -Sau rồi sao ?Sau rồi ta quay trở về chỗ chân tường phía Ðông,bàn tán với ba vị sư đệ.Ai nấy đều nhận thấy võ công của mi cao siêu quá,chúng ta không địch nổi,đành ở lại tiêu cuộc để đợi chờ Tam sư bá tới,thỉnh ý xem sư bá liệu ra sao?Ngờ đâu,chúng ta đợi chờ được một lát thì mi lại phá cửa quay trở vào.Lần này mi lại kêu danh Ðỗ Tổng tiêu đầu.Bốn anh em chúng ta biết là đấu với mi thế nào cũng chết,nhưng vẫn phải xông lại vây đánh.Ta liền can đảm hỏi tên họ mi thì mi báo danh cái gì Ngân Câu Thiết Hoạch Trương Thúy Sơn phải không?Lúc đầu ta cũng không tin,chỉ tưởng mi mạo danh Võ Ðang thất hiệp,tới khi mi rút khí giới ra ta mới tin là thật. Thúy Sơn liền hỏi: -Tôi tự báo danh họ,lộ khí giới ra,không sai chút nào,và bốn vị cũng bị tôi ra tay đánh ngã thật.Còn vụ án giết mấy chục nhân mạng của tiêu cuộc này mà bạn bảo chính mắt trông thấy ,vậy bạn thử nói lại lần nữa xem? Viên Âm bỗng đẩy tay một cái,nâng luôn Tuệ Phong ra xa mấy thước,sầm nét mặt lại nói: -Con cứ nói lại lần nữa đi,để xem Trương ngũ hiệp lừng danh thiên hạ đây chối cãi như thế nào? Sở dĩ Viên Âm đẩy lui Tuệ Phong là để cho người tránh khỏi chốn nguy hiểm trước,sợ Thúy Sơn nổi giận đánh chết y ,thì lấy ai mà đối chứng. Tuệ Phong bèn lên tiếng: -Ðược,để ta nói lại lần nữa.Chính mắt ta thấy ngươi ra tay đánh chết Tuệ Thông và Tuệ Quang,và còn thấy mi giơ tay ra điểm huyệt chết của tám người tiêu cuộc nữa. Thúy Sơn liền hỏi: -Chẳng hay bạn có thấy rõ mặt mũi của ta không?Ta ăn mặc quần áo gì? Nói xong chàng bật đá lửa lên để xoi rõ bộ của mặt mình.Tuệ Phong trợn trừng hai mắt,nhìn thẳng vào mặt chàng và đáp: -Chính mi mặc áo dài trắng,đôi khăn vuông.Phải rồi,lúc ấy tay trái mi cầm cây quạt giấy,đúng cái quạt mà mi đang cắm trên cổ kia. Thúy Sơn tức giận không tả,chàng không hiểu tại sao y lại cứ vu khống mình như vậy,liền giơ cao ngọn lửa,tiến lên ba bước quát lớn: -Ngươi có gan dám nói lại lần nữa rằng kẻ giết người chính là Trương Thúy Sơn chớ không phải là ai khác không? Tuệ Phong hau mắt đột nhiên phát thần sắc kỳ dị,chỉ vào mặt Thúy Sơn và nói: -Mi . . . mi . . . Vừa nói tới đó,y đã bị Thúy Sơn đánh ngã ngửa ra phía sau,nằm lăn ra đất. Viên Âm và Viên Nghiệp kinh hãi vô cùng vội chạy lại đỡ Tuệ Phong dậy xem sao,ngờ đâu hai người chỉ thấy Tuệ Phong hai mắt trợn to,mặt lộ vẻ kinh hoảng và đã tắt thở. Viên Âm la lớn: -Ngươi . . . ngươi đánh chết y? Việc ấy xảy ra đột ngột quá,Viên Âm và Viên Nghiệp đều kinh hãi và tức giận vô cùng.Thúy Sơn cũng ngạc nhiên không kém,vội quay đầu trở lại thì thấy bụi cây hơi rung động,chàng liền quát to: -Hãy khoan! Rồi chàng tung mình nhảy xổ tới.Tuy chàng đã biết trong bụi cây có người mai phục,nhảy vào trong đó nguy hiểm vô cùng,nhưng tình thế bắt buộc chàng phải mạo hiểm.Nếu chàng không bắt được hung thủ bắn tên ngầm giết Tuệ Phong thì chàng không sao trốn khỏi tránh nhiệm.Ngờ đâu lúc chàng vừa nhảy lên cao đã nghe phía sau có tiếng gió "vù vù",hai cây thiền trượng ở hai bên tả hữu đã tấn công tới tấp.Cây thiền trượng bên phái trái của Viên Âm đánh ra mạnh hơn cây bên phải của Viên Nghiệp nhiều.Ðồng thời chàng còn nghe hai tăng nhân nói lớn: -Ác tặc chớ đào tẩu. Chàng vội giở bút và móc đánh lướt xuống,tay trái sử dụng luôn thế võ bí quyết chữ "Ðao". Cái móc thì móc lấy đầu gậy của Viên Nghiệp còn cây bút thì điểm vào đầu gậy của Viên Âm,rồi mợn sức địch nhảy thẳng lên đầu tường,nhìn vào bụi cây thì chỉ thấy cành cây rung động còn người ẩn núp đó đã chạy đi xa mất tích rồi. Viên Nghiệp còn quát tháo lia lịa,đang định nhảy lên tường để đấu với chàng,nhưng Thúy Sơn đã la lớn: -Hai vị chớ có ngăn cản tôi.Chúng ta cần phải đuổi bắt hung thủ đã. Viên Âm thở hổn hển và nói: --Ngươi. . . người giết người trước mặt ta,còn muốn chối cãi gì nữa? Thúy Sơn không trả lời,huy động chiếc hổ đầu câu mượn sức đánh sức,đẩy Viên Nghiệp không sao lên nổi bờ tường. Viên Âm lại nói: -Trương ngũ hiệp,ngày hôm nay chúng tôi cũng không bắt ngũ hiệp phải đền mạng mà chỉ mong ngũ hiệp theo chúng tôi lên chùa Thiếu Lâm một phen. Thúy Sơn cả giận đáp: -Hai vị cứ làm vướng chân vướng cẳng tại hạ để cho hung thủ tẩu thoát,còn nói lôi thôi mãi.Tại hạ theo hai vị lên chùa Thiếu Lâm làm gì? Viên Âm tiếp: -Mời ngũ hiệp lên chùa Thiếu Lâm để tuỳ theo Phương Trượng định đoạt. Ngũ hiệp đã giết hại ban nhân mạng của bổn phái như vậy,chúng tôi không có quyền giải quyết nổi việc này. Thúy Sơn cười nhạt và đáp: -Thật đại sư uổng là một trong Thập Bát La Hán của Thiếu Lâm.Hung thủ tẩu thoát ngay trước mặt mà đại sư không hay biết gì cả. Viên Âm tiếp lời: -Ðược lắm,được lắm.Ngũ hiệp đã giết hại người của chúng tôi,như vậy chúng tôi quyết không cho ngũ hiệp đi khỏi nơi này. Thấy Viên Âm cứ đổ diệt cho mình là hung thủ, Thúy Sơn lại càng tức giận, vừa đấu khẩu với hai hoà thượng vừa ra tay chống đỡ thế công của Viên Nghiệp.Chàng thấy Viên Nghiệp ra tay đánh hẳn,liền cười nhạt nói: -Hai vị đại sư có bản lãnh cứ việc bắt tôi đi. Viên Nghiệp chống thiền trượng một cái,mượn sức nhảy luôn lên bờ tường, Thúy Sơn cũng tung mình nhảy theo,khinh công của chàng cao siêu hơn Viên Nghiệp nhiều,rồi từ trên cao đánh xuống,nhanh như gió,Viên Nghiệp vội giơ gậy lên đỡ. Thúy Sơn liền quay luôn Hổ Ðầu Câu lại,chỉ nghe "soẹt" một tiếng,vai của Viên Nghiệp đã bị đánh trúng,máu tươi chảy ròng ròng.Ðau đớn chịu không nổi,y la lớn một tiếng,ngã ngay xuống đất. Cũng may Thúy Sơn còn nể nang,không hạ sát,bằng không chàng chỉ xoay tréo đầu cái móc là móc trúng yết hầu của Viên Nghiệp,y chết ngay. Viên Âm la lớn: -Nghiệp sư đệ,vết thương đó có nặng không? Viên Nghiệp giận dữ đáp: -Không sao cả,sư huynh sao không ra tay đánh với y đi,còn đứng đấy nói lải nhải như đàn bà làm gì? Hô một tiếng,Viên Âm liền múa thiền trượng xông lên tấn công.Tánh của Viên Nghiệp rất hung hăng,bị thương như thế,y cũng không chịu băng bó, vẫn múa thiền trượng tiến lên vây đánh Thúy Sơn. Thấy hai hoà thợng ấy sức vóc rất mạnh lại thêm hai cây thiền trượng đều là khí giới nặng, Thúy Sơn sợ để chúng lên được tới bờ tường thì một địch với hai e lòng khó thắng nổi nên chàng nhất địch không cho tăng nhân nào lên được trên bờ tường cả và cứ ở trên mà đánh bổ xuống. Sư huynh đệ Viên Nghiệp không sao lên nổi bờ tường,còn ba tăng nhân thuộc vai vế chữ Tuệ võ công rất kém,thấy hai sư bá không sao thắng nổi đối phương,muốn xông lên trợ giúp nhưng không sao kiếm ra được chỗ tấn công. Thúy Sơn vừa cầm cự vừa nghĩ: -Bây giờ ta phải đi kiếm hung thủ trước,chớ ở lại đây cầm cự với chúng thế này vô ích quá! Nghĩ đoạn chàng giao ngang bút và câu phong bế thế công của địch rồi hét lớn một tiếng,định tung mình nhảy lên bỗng nghe trong nhà phía sau bờ tường có người quát lớn,tiếng kêu như sấm động.Chàng lại thấy dưới chân lung lay,thì ra bờ tường chỗ chàng đang đứng bị một tăng nhân vạm vỡ đẩy đổ đồng thời tăng nhân đó đã leo qua chỗ tường đổ đó để nhảy ra bên ngoài, không đợi Thúy Sơn hạ chân xuống đất,đã chìa tay ra định cướp khí giới của chàng. Trong bóng tối, Thúy Sơn không thấy rõ tăng nhân đó ra sao,chỉ thấy mười ngón tay của y như mười cái móc,cứ nhằm khí giới của chàng mà cướp đoạt. Ðại chính là môn Hổ Chảo Công rất lợi hại của phái Thiếu Lâm. Viên Nghiệp la lớn: -Tâm sư huynh ,chớ có để tên ác tẩu thoát. Từ khi học thành nghề hạ sơn tới giờ Thúy Sơn chưa hề gặp địch thủ.Nửa tháng trước đây chàng lại học thêm được ỷ Thiên Ðồ Long công,võ nghệ nhờ đó mà cao siêu hơn trước nhiều. Lúc này chàng thấy nhà sư Thiếu Lâm vừa tấn công oai mãnh vô cùng, chàng nổi nóng muốn thắng kẻ địch,bèn cắm luôn cái móc và cây bút vào trong lưng,la lớn: -Bây giờ dầu tất cả mười tám La Hán có mặt ở đây,ta cũng không sợ. Chàng vừa dứt lời,đã thấy tay trái Viên Tâm cào tới,bèn vội giơ hữu chưởng ra quay một cái,đã xé rách một mảnh tay áo của đối phương. Ðồng thời tay phải của Viên Tâm sắp vồ tới vai chàng,chàng vội giơ chân lên đã trúng đầu gối tăng nhân ấy. Ngờ đâu hai chân của của Viên Tâm rất vững,y bị đá một cái mạnh như vậy mà chỉ loạng choạng mấy bước thôi chớ không ngã. Y thét lên một tiếng như hổ gầm,tay phải đã chộp tới liền.Cùng lúc ấy gậy của Viên Âm nhằm ngay hông chàng đánh tới và gậy của Viên Nghiệp thì đánh vào đầu gối chàng,cả ba tăng nhân cũng tấn công một lượt. Giọng nói của Viên Tâm kèm theo hơi thở hổn hển,hình như y đang bị bịnh nặng.Sự thực trong ba hoà thượng đó,võ công của y cao siêu hơn hết.Mới gặp địch thủ tương đương, Thúy Sơn bèn nghĩ thầm: -Phái Võ Ðang của chúng ta cũng nổi tiếng ngang với Thiếu Lâm,còn ai hơn ai kém thì chưa hề so tài qua bao giờ.Hôm nay là dịp may để ta được thử tài ba của các cao tăng Thiếu Lâm đây!. Chàng chỉ dùng hai bàn tay thịt đối phó với hai chiếc gậy cùng mười cái vuốt hổ,mà vẫn tung hoành như thường.Càng đấu chàng càng thấy thắng thế hơn là khác.Tuy một địch ba,chàng vẫn ung dung đấu như thường. Quí vị độc giả nên biết võ công của Võ Ðang và Thiếu Lâm đồng cân đồng sức.Nhưng lúc này Thúy Sơn đã là tay cao thủ nhất phái Võ Ðang,còn ba sư huynh đệ Viên Âm tuy là hảo thủ trong thập bát La Hán cũng chỉ là hảo thủ hạng nhì của phái Thiếu Lâm nên càng đấu Thúy Sơn càng thắng thế hơn là vậy. Ðang đấu,chàng bỗng giở cái móc bí quyết chữ Long ra,chộp lấy đầu gậy của Viên Nghiệp,thuận tay lôi mạnh một cái,đẩy vào gậy của Viên Âm để cho hai khí giới của địch tự va chạm vào nhau.Chỉ nghe kêu "coong" một tiếng thực lớn khiến ai nấy đều chát tai nhức óc.Anh em Viên Âm ra sức đã mạnh,lại thêm sức của Thúy Sơn dồn vào,nên hổ khẩu tay của Viên Âm và Viên Nghiệp đều bắn máu tươi,bốn cánh tay đau nhức khôn tả,hai cây thiền trượng cong cả lại. Viên Tâm thấy vậy kinh hãi vô cùng,vội nhảy xổ lại cứu, Thúy Sơn liền đưa chân ra móc,và vỗ chưởng vào giữa lưng tăng nhân ấy một cái,thế võ này chàng cũng mượn sức đả sức rồi nhân thế nhảy xổ lại chỗ Viên Tâm,chàng lại mượn sức khẽ đưa một cái,hoà thượng ấy ngã lăn xuống đất. Thúy Sơn đánh bại ba tăng nhân xong cười nhạt nói: -Muốn bắt ta đem lên núi Thiếu Lâm thì phải học thêm hai năm võ công nữa mới được. Nói xong chàng quay mình đi luôn.Viên Tâm tung mình nhảy lên và kêu gọi: -Hung đồ đừng mong chạy thoát. Viên Âm và Viên Nghiệp đuổi theo liền.Thấy vậy Thúy Sơn nghĩ thầm: -Ba tên hoà thượng này cứ quấy rầy ta mãi.Chẳng lẽ ta lại giết hết chúng hay sao?. Chàng tuy nghĩ vậy,nhưng hai chân vẫn giở khinh công ra phi tẩu.Viên Âm và Viên tiếp tục đuổi theo vừa la lớn.Khinh công của chúng làm sao bằng Thúy Sơn nên chúng chỉ chạy sau kêu la om sòm: -Bắt lấy hung thủ giết người.ác tăng chớ có đào tẩu. Chúng cứ chạy theo bờ Tây Hồ mà đuổi Thúy Sơn. Thúy Sơn vừa cười thầm và lẩm bẩm: -Thử xem các người có đuổi kịp ta không? Bỗng chàng nghe Viên Âm và Viên Nghiệp đang đuổi theo ở phía sau, la lớn: "ối chà" rồi Viên Tâm kêu "Hự" một tiếng hình như cả ba tăng nhân đó đều đau vô cùng. Chàng quay đầu lại nhìn,thì thấy ba tăng nhân đang giơ tay lên ôm mắt,hình như chúng bị ám khí ném trúng. Quả nhiên Viên Nghiệp đã lớn tiếng mắng chửi: -Họ Trương kia,mi có giỏi ném mù nốt mắt này của ta đi. Thúy Sơn ngạc nhiên vô cùng,chàng nghĩ: -Chẳng lẽ mắt của y bị người ta ném mù thật.Chẳng hay ai núp trong bóng tối ra tay trợ giúp ta thế? Chàng vừa nghĩ vừa lớn tiếng kêu gọi: -Thất đệ,thất đệ chú ở đâu thế? Trong bảy anh em Võ Ðang,chỉ người thứ bảy là Mạc Thanh Cốc,ném ám khí rất tinh xảo,bất cứ phi tiêu,tụ tiễn thiết đinh,kim tiến đinh,phi hoàng thạch . . . Vì thế Thúy Sơn mới đoán là Mạc Thanh Cốc giúp mình. Thúy Sơn gọi luôn mấy tiếng nhưng không nghe trả lời,bèn bước nhanh vòng quanh mấy cây liễu ở trên bờ hồ cũng không thấy bóng người nào. Còn Viên Nghiệp bị bắn mù mất một mắt,tức giận kêu la om sòm,không quản ngại sống chết cứ xông lên liều mạng với Thúy Sơn. Nhưng Viên Âm tự biết dù còn đủ hai mắt và cả ba anh em hợp sức lại cũng khỗng là đối thủ cuả Thúy Sơn,huống hồ bây giờ người nào cũng đau và ngứa ngáy khó chịu. Y cũng đoán ra phi tiêu đó có chất độc,nên vội kéo Viên Nghiệp lại gần và nói: -Nghiệp sư đệ,hà tất phải nóng lòng trả thù.Rồi đây thế nào lão Phương Trượng và hai vị sư bá cũng không để yên cho nó đâu. Thúy Sơn thấy ba tăng nhân không đuổi theo nữa,lòng hồ nghi và nghĩ thầm: -Ta tự thị khinh công rất lợi hại,nhưng người ẩn núp trong bóng tối lại cao siêu hơn ta nhiều,xem ra người đó không có ác ý gì đối với ta cả,nhưng không biết người đó là vị cao nhân nào thế? Ðoạn chàng liền rảo bước quay về khách điếm,nhưng đi được mấy chục trượng đã thấy bụi lau ở bờ hồ rung động,mà lúc bấy giờ trên mặt hồ không có gió,hiển nhiên trong bụi lau có người ẩn núp. Chàng lẳng lặng đi tới gần,định lên tiếng quát hỏi,thì từ trong bụi lau một người nhảy xổ ra múa đao nhằm đầu chàng chém tới,miệng thì la lớn: -Không phải mi chết thì ta chết. Thúy Sơn tránh né,phi chân phải đá vào cổ tay kẻ địch,con đao của người nọ bị bắn rơi xuống hồ.Chàng định thần nhìn kỹ té ra người đó là một vị hoà thượng Thiếu Lâm.Chàng quát lớn: -Nhà ngươi tới đây làm gì? Chợt thấy,trong bụi lau còn ba người nằm thẳng cẳng,không biết chết hay bị thương.Chàng thấy hoà thượng nọ võ công tầm thường nên không coi vào đâu,tiến lên mấy bước cúi mình xuống xem. Ba ngời nằm trong bụi lau đó chính là Ðổ Tổng tiêu đầu và Trúc,Sử tiêu đầu trưởng môn của Long Môn tiêu cuộc.Chàng kinh ngạc la lớn: -Ðỗ Tổng tiêu đầu,tại sao? Chàng chưa dứt,Ðỗ Ðại Cẩm đã nhảy phắt lên,hai tay nắm chặt lấy tay áo chàng,rồi nghiến răng mím môi nói: -Ác tặc giỏi thật,ta chỉ giữ lại có ba trăm lạng vàng mà mi hạ độc thủ như thế này? Thúy Sơn liền hỏi: -Bạn làm gì thế? Chàng định giở cầm nã thủ chống cự,nhưng chàng đã thấy đuôi mắt và hai bên mép của Ðại Cẩm đều dính máu tươi. Lúc ấy tuy là ban đêm nhưng chàng với Ðại Cẩm chỉ cách nhau có nửa thước nên trông rõ nhau,chàng kinh hãi hỏi: -Tổng tiêu đầu bị nội thương phải không? Ðại Cẩm liền bảo hoà thượng Thiếu Lâm kia: -Sư đệ đã nhận thấy rõ chưa?Người này là Ngân Câu Thiết Hoạch Trương Thúy Sơn.Chính là . . .chính y là hung thủ giết người,sư đệ chạy mau lên, đừng để cho y đuổi kịp. Ðột nhiên y nắm chặt ngựa rồi húc mạnh trán vào đầu của Thúy Sơn.Sở dĩ Ðại Cẩm liều lĩnh như vậy là vì y muốn cùng Thúy Sơn chết một lúc. Thúy Sơn vội xoay tay đẩy mạnh cánh tay trái Ðại Cẩm,chỉ nghe "soạt" một tiếng,Ðại Cẩm đã bị ngã bắn ra xa,còn vạt áo trước ngực của Thúy Sơn đã bị xé một mảnh. Bình sinh Thúy Sơn không biết sợ hãi là gì,nhưng tối hôm nay Thúy Sơn không hiểu sao khi thấy tình cảnh của Ðại Cẩm trống ngực của chàng lại đập mạnh. Chàng cúi đầu xuống xem đã thấy Ðại Cẩm trợn ngược hai mắt và tắt thở. Tất nhiên Ðại Cẩm bị thương rất nặng,nên y vừa ngã xuống là chết liền,chớ không phải do Thúy Sơn đẩy ngã mà thiệt mạng. Nhà sư Thiếu Lâm thấy vậy thất thanh kinh hãi la lớn: -Mi . . .lại giết Ðỗ sư huynh. Nói xong nhà sư quay người chạy thẳng,vì quá sợ nên chạy được mấy bước y đã vấp ngã. Thúy Sơn thấy vậy chỉ lắc đầu, xem lại Sử,Trúc đang ngâm mình dưới nước và đã chết từ lâu. Thúy Sơn nhìn ba cái xác,lòng rầu rĩ vô cùng.Tuy chàng với Ðại Cẩm không có giao tình với nhau mà khi Ðại Cẩm hộ tống Ðại Nham không làm tròn được nhiệm vụ cũng đã khiến chàng tức lắm rồi,nhưng bây giờ chàng thấy Ðại Cẩm chết một cách không minh bạch như vậy cũng phải thương tiếc. Chàng đứng trên bờ hồ,lẳng lặng giây lát rồi nghĩ: -Ðỗ Ðại Cẩm nói y chỉ giữ có ba trăm lạng vàng mà ta đã hạ độc thủ như vậy.Có lẽ khi ta bảo y đem hai nghìn lạng vàng chuẩn tế nạn nhân y lại tiếc của ngấm ngầm giữ lại ba trăm lạng.Sự thật ta không hay biết gì cả mà nếu có biết thì ta cũng chỉ cười chứ khi nào vì chuyện ấy mà đang tâm hạ độc thủ như vậy? Nghĩ tới đó chàng nhắc thử cái túi của Ðại Cẩm quả thấy nặng chình chịch. Chàng liền mở cái túi ra xem ,thấy có mấy thoi vàng rơi và lăn tới trước mặt Ðại Cẩm.Chàng bỗng thấy chua chát: "có nhiều người sống trên đời xả thân thí mạng cũng chỉ vì chút hoàng kim.Như bọn Ðại Cẩm đây chẳng hạn, hoàng kim lăn tới cạnh y mà y không sao hưởng được." Chàng lại nghĩ: -Vừa rồi ta đại chiến Thiếu Lâm tam tăng và toàn thắng,thật anh hùng, thật vẻ vang.Nhưng trăm năm sau ta có khác gì Ðại Cẩm đâu? Nghĩ tới đó chàng thở dài một tiếng,bỗng nghe có tiếng đờn từ bờ hồ vọng lên.Chàng liền ngẩng đầu nhìn. Thiếu niên văn sĩ mà chàng thấy ngồi mũi thuyền đậu trước tiêu cuộc đang ung dung gẩy đờn và hát.Giọng của người đó thanh thoát vô cùng,rõ ràng là giọng của một thiếu nữ.Chàng hơi kinh ngạc và nghĩ thầm: -Bài ca của người nọ rõ ràng là tâm sự của ta. Chàng nhìn xuống ba cái xác ở dưới chân và nghĩ tiếp: -Nếu người kia chèo thuyền tới đây thấy ba cái xác này,nhỡ y kêu la kinh động đến tuần binh của Mông Cổ thì lôi thôi phiền phức lắm. Chàng đang định bỏ đi,bỗng văn sĩ nọ khẽ gảy ba tiếng đàn rồi ngửng đầu lên và nói: -Ðại huynh đã có nhã hứng đi chơi trong đêm khuya sao không lên trên thuyền này với đệ. Nói xong,văn sĩ đó phẩy tay một cái,người lái đó đang nằm phục dưới thuyền liền ngồi dậy,cầm mái chèo bơi mấy cái,chiếc thuyền nhỏ đã lướt vào. Thúy Sơn nghĩ thầm: -Người này từ lúc nãy tới giờ cứ ngồi trên thuyền,chắc y được mục kích hết mọi chuyện ở đây.Chi bằng ta cứ thử hỏi dò ý xem sao? Ðoạn chàng liền đi đến dưới một gốc cây lớn,đợi chiếc thuyền nhỏ tới gần, khẽ nhẩy một cái đã đứng trên mũi thuyền kia. Thư sinh đứng dậy mỉm cười,chắp tay vái chào,tay trái chỉ chỗ mời khách. Dưới ánh đèn lồng, Thúy Sơn thấy thanh niên đó tay trắng hơn tuyết.Chàng lại nhìn mặt chàng kia,thấy mặt hơi gầy,lông mày cong,mũi dọc dừa,lúc cười hai má có đồng tiền,xa xa trông y như một phong lưu công tử. Nhưng,lúc này ngồi gần nhìn nhau,chàng đoán chắc đó là một trang nữ tuyệt giả dạng nam trang. Tuy là một phong lưu mã thượng, Thúy Sơn lúc nào cũng giữ đúng phép tắc của sư môn,bao giờ cũng giữ đúng câu "Nam nữ thọ thọ bất thân" .Võ Ðang thất hiệp hành đạo giang hồ lúc nào cũng tránh phạm nữ sắc. Khi nhân định đối phương là một thiếu nữ,mặt chàng đỏ bừng,có vẻ ngượng nghịu,bèn đứng dậy nhảy vào bờ,chắp tay vái chào và nói: -Tại hạ không biết cô nương cải nam trang nên mới đường đột như vậy. Thư sinh mỹ lệ kia không trả lời,lại ngồi xuống gẩy đàn và cất tiếng hát.Lời ca của nàng ngụ ý mời chàng xuống thuyền. Chàng liền nghĩ: -Sao đêm nay ta gặp lắm chuyện rắc rối thế?Biết đâu cô nương này chẳng giúp ta giải oan tiết hận? Chàng định phi thân nhảy xuống dưới thuyền,lại sực nghĩ: -Xưa nay ta không hề quen biết cô nương này,cô ta lại đẹp tuyệt trần,đêm khuya ta cùng nàng tương kiến e luỵ đến thanh danh nàng chăng? Chàng đang nghĩ ngợi phân vân,bỗng nghe tiếng mái chèo khua động,con thuyền nhỏ từ từ trôi ra giữa hồ,chàng lại nghe cô nương nọ gẩy đàn và hát tiếp: -Ðêm nay đã tận hứng ,đêm sau còn dài,dưới tháp Lục Hoè một chiếc thuyền đậu dưới một nhành liễu.Quân tử kia ơi,nên tới du ngoạn một phen.Chiếc thuyền càng lúc càng đi xa,tiếng ca cũng theo thuyền dần nhỏ hẳn. Không bao lâu thuyền đã khuất hẳn. Thúy Sơn đứng ngẩn người giây lát rồi mới quay lại khách điếm. Sáng hôm sau,vụ án lớn ở Long Môn tiêu cuộc với mấy chục nhân mạng bị ám sát,đã đồn khắp thành Lâm An.Cũng may bề ngoài của Thúy Sơn nho nhã như một thư sinh,nên không ai có thể nghi ngờ chàng cả. Chàng đi du ngoạn các thắng cảnh suốt ngày hôm đó,mục đích để tìm ra tung tích của nhị sư huynh và thất đệ.Không những không thấy tung tích của hai người mà cũng không tìm ra dấu vết gì để liên lạc.Ðến giờ thân chàng sực nhớ tới lời ca của thiếu nữ hôm trước liền nghĩ thầm: -Ta cứ giữ đủ lễ nghi thì gặp nàng cũng không sao.Nếu lúc này có nhị sư ca và thất sư đệ thì tiện biết bao.Nhưng ngoài nàng ra,có lẽ không còn người thứ hai để ta dò hỏi sự thực về vụ án Long Môn tiêu cuộc. Cơm chiều xong, chàng liền thủng thẳng đi tới Lục Hoà tháp ở cạnh sông Tiền Ðường. Lúc ấy,trời đã sắp tối,chàng thấy dưới ba cây liễu lớn ở phía Ðông có một chiếc thuyền nhỏ buộc ở đấy.Chiếc thuyền này cũng có treo một cái đèn lồng giống như chiếc thuyền của thiếu nữ hôm trước. Chàng đi tới gần đã thấy thiếu nữ nọ ngồi một mình trước mũi thuyền,hôm nay mặc áo màu xanh lợt và đã cải trang lại nữ giới hẳn hoi. Thúy Sơn định gặp nàng là hỏi ngay chuyện tối hôm trước,nhng lúc này chàng thấy nàng nọ đã bỏ cải trang nam giới thì lại ngần ngại không dám lên tiếng.Bỗng thiếu nữ nọ ngẩng mặt lên trời lẩm bẩm nói: -Ngồi ở đầu thuyền,muốn gặp quí khách,bỗng thấy gió mạnh thổi động làn sóng mới biết đã có người tới. Thúy Sơn liền lớn tiếng nói: -Tại hạ là Trương Thúy Sơn có việc muốn thỉnh giáo,nên mới đường đột như thế này. Thiếu nữ nọ liền trả lời: -Mời quí khách xuống thuyền. Thúy Sơn khẽ nhảy xuống mũi thuyền.Thiếu nữ nọ liền nói: -Ðêm hôm qua mây đen phủ kín,trời không có ánh trăng ,đêm hôm nay trời trong và đẹp hơn hôm qua nhiều. Tiếng nói của nàng rất thanh thoát và nũng nịu vô cùng nhưng lúc nói nàng lại ngẩng mắt lên nhìn trời,chớ không hề nhìn mặt chàng. Thúy Sơn liền lên tiếng nói: -Dám hỏi quí danh cô nương là gì? Thiếu nữ nọ đột nhiên quay mặt lại,hai mắt sáng quắc nhìn mặt Thúy Sơn hai ba lần,nhưng không trả lời câu hỏi của chàng.Thấy mặt nàng đẹp vô cùng,chàng không dám hỏi nữa,bỗng quay mình lên bờ rồi ù té chạy. Thúy Sơn chạy được mấy chục trượng liền dừng bước lại nghĩ thầm: - Thúy Sơn ơi! Thúy Sơn người là nam nhi đại trơựng phu đường đường bảy thước vây,mời mấy tung hoàng giang hồ không hề sợ hãi,tại sao hôm nay thấy cô nương trẻ này lại sợ hãi đến thế? . . . Chàng quay đầu lại nhìn,thấy chiếc thuyền thiếu nữ nọ đang thuận dòng nước từ từ trôi dọc theo sông Tiền Ðường. Chàng vẫn chưa định đoạt ra sao,đi từng bước một ở bờ sông. Còn thiếu nữ nọ vẫn ôm đầu gối ngồi ở đầu mũi thuyền,ngước mắt lên nhìn trăng. Ði được một lát, Thúy Sơn cũng bắt chước nàng nọ ngẩng đầu lên nhìn trăng,bỗng thấy phía Ðông Bắc có một đám mây đen kéo đến rất nhanh, không bao lâu đã che kín vầng nguyệt rồi một cơn gió thoảng qua,mưa bắt đầu rơi. Trên bờ không có nhà để trú, Thúy Sơn phân vân vô cùng.Chàng không ngờ mưa nhanh như vậy.Mưa lên thêm chút nữa thì người chàng sẽ ướt đầm. Chàng liếc thấy thiếu nữ kia vẫn ngồi ở đầu thuyền,mặc trời mưa.Chàng đột nhiên lớn tiếng gọi: -Cô nương vào trong thuyền mà tránh mưa đi. Thiếu nữ nọ mới tỉnh ngộ rồi đứng dậy ngẩn người nhìn chàng,hỏi: -Chẳng lẽ tiên sinh sợ ướt hay sao? Nói xong nàng đi vào trong khoang ,giây lát sau lại bước ra với một cái dù, rồi khẽ tung lên bờ. Thúy Sơn giơ tay ra bắt lấy và giương lên. Chàng thấy trên dù có vẽ sơn thuỷ và mấy cây dương,liễu với một câu thơ "Tà phong tế vũ bất tu quy"(gió xéo mưa nhỏ khỏi cần về).Những dù của Hàng Châu phần nhiều có vẽ sơn thuỷ và viết chữ,điều đó không có gì lạ. Nhưng bức hoạ và chữ viết trên dù này khác hẳn những dù kia vì nét vẽ nhỏ như ở các đồ sứ và rất đẹp,lại mềm mại như do một bàn tay thiếu nữ viết. Chàng ngửng đầu lên thưởng thức bức hoạ,chân vẫn tiếp tục đi.Nhưng chàng không ngờ trước mặt có một cái rãnh nên chân trái chàng bước hụt.Nếu là người khác thì thế nào cũng té nhào nhưng chàng là người có võ công cao siêu vừa bước hụt liền đá chân phải về phía trước để lấy đà cho thân mình tung lên rồi nhanh nhẹn nhảy sang bờ rãnh bên kia. Thiếu nữ ngồi trên mũi thuyền vội khen: -Giỏi lắm. Thúy Sơn liền quay đầu lại nhìn,thấy nàng nọ trên đầu độc một cái mũ,gió thổi tà áo phất phơ,trông không khác gì một thiếu nữ đang bay trên sóng nước. Thiếu nữ lên tiếng: -Chữ và bức họa cá làm bẩn mắt tiên sinh không? Thúy Sơn đáp: -Không những bức hoạ đã đẹp mắt mà nét bút đề thơ của cô nương đẹp không thể tả. Thiếu nữ thấy chàng nhận ra nét bút của mình,trong lòng mừng rỡ liền nói: -Trong bảy chữ đó có chữ "bất" là xấu nhất. -Không,chữ đó viết tự nhiên lắm,không giống hai chữ cuối,dự vận bất tận, khiến càng xem càng quên mỏi mệt. -Ðúng thế,tôi chỉ cảm thấy chữ đó không vừa ý,nhưng không sao nghĩ ra được nét nào khiến chữ đó không được công chính,nay tiên sinh nói ra tôi mới lĩnh hội được. Lúc ấy thuyền của nàng vẫn cứ thuận dòng mà trôi,còn Thúy Sơn thì đi trên bờ,theo sát hai người nói tới thủ pháp một vấn một đáp,không ngờ đã đi được mấy dặm mà cả hai đều không hay.Lúc ấy,trời càng tối,cả hai không còn thấy rõ mặt nhau nữa. Thiếu nữ bỗng nói: -Chuyện trò với tiên sinh một đêm còn hơn đọc mười năm sách.Ða tạ tiên sinh đã chỉ giáo,bây giờ xin tạm biệt. Chỉ thấy nàng giơ tay lên,người lái đò ở phía sau bắt đầu giương buồm, thuyền đi nhanh hơn trưc nhiều. Thúy Sơn thấy chiếc thuyền càng đi xa, lòng băn khoăn vô cùng,nghe thiếu nữ ở phía sau nói vọng lại: -Tôi họ Hân . . .Ngày khác được nhàn rỗi,thế nào cũng xin thỉnh giáo lại tiên sinh. Thúy Sơn nghe thiếu nữ tự xưng họ Hân,giật mình sực nghĩ: -Ðỗ Ðại Cẩm đã nói người nhờ y hộ tống Dư tam ca diện mạo rất đẹp cũng tự nhận là họ Hân,có lẽ người này chăng? Chàng không còn nghĩ tới vấn đề nam nữ thọ thọ bất thân nữa,vội nhanh chân đuổi theo.Chiếc thuyền chạy rất mau ,nhưng nhanh sao được bằng khinh công chàng,nên chẳng bao lâu chàng đã đuổi kịp,và lớn tiếng hỏi: -Hân cô nương,cô có biết Dư tam hiệp sư huynh tôi là Dư Ðại Nham không? Thiếu nữ nọ quay đầu lại,tuy không chắc nhưng chàng hình như có nghe nàng "ủa" một tiếng.Chàng lại nói: -Tôi đang có rất nhiều vấn đề nan giải mong cô nương giải thích hộ. Thiếu nữ đáp: -Hà tất phải hỏi tôi. -Có phải Hân cô nương đã nhờ Long Môn tiêu cuộc hộ tống Dư tam ca tôi về núi Võ Ðang không? Ơn đức này thế nào chúng tôi cũng phải báo đáp. Thiếu nữ nọ liền đáp: -Ân ân,oán oán lúc này khó nói lắm. Thúy Sơn lại hỏi: -Dư tam ca tôi về núi Võ Ðang đã bị người ta hạ độc thủ,chẳng hay Hân cô nương có biết chuyện đó không? Thiếu nữ nọ liền đáp: -Việc đó tôi rất đau lòng và ân hận. Hai người một hỏi một đáp.Lúc ấy gió mạnh thuyền càng đi nhanh,nhưng nội công của Thúy Sơn thật cao,trước sau vẫn song song cùng thuyền,lướt đi trong mưa gió. Tiếng nói của thiếu nữ không được lớn lắm nhưng từng câu từng chữ đều lọt vào tai chàng. Càng về miền hạ du sông Tiền Ðường càng rộng.Lúc ây gió mưa dần dần nổi thành cuồng phong bão vũ. Thúy Sơn lại hỏi: -Cả nhà Long Môn tiêu cuộc mấy mươi mạng đều bị giết trong đêm qua, vậy ai đã hạ độc thủ,chẳng hay cô nương có biết không? -Tôi đã dặn kỹ Ðỗ Ðại Cẩm từ trước là phải cẩn thận hộ tống Dư Tam hiệp đến núi Võ Ðang nếu nửa đưng có xảy ra chuyện gì . . . Thúy Sơn xen vào: -Cô nương sẽ giết cả nhà y và cả gà chó cũng không tha phải không? Thiếu nữ nọ đáp: -Phải! Y đã không cẩn thận bảo vệ Dư Tam hiệp để xảy ra chuyện đáng tiếc, vậy là y tự mang cái chết vào thân còn oán trách ai được? Thúy Sơn rùng mình hỏi tiếp: -Thế ra bao nhân mạng ở trong tiêu cuộc đều do . . . đều do . . . Thiếu nữ nọ ngắt lời: -Ðều do tôi giết. Thúy Sơn nghe như tiếng sấm nổ.Quả thật chàng không dám tin một thiếu nữ đẹp như hoa nở lại là một hung thủ giết người không chớp mắt. Yên lặng giây lát chàng mới hỏi thêm: -Vậy còn . . .còn hai tên hoà thượng của chùa Thiếu Lâm? Thiếu nữ nọ đáp: -Cũng do tôi giết cả! Sự thật,tôi không muốn kết oán với chùa Thiếu Lâm đâu,nhưng chúng đã đối xử vô lễ với tôi thì tha chúng sao được. -Như vậy tại sao bọn hoà thượng đó lại vu oan cho tôi? Thiếu nữ nọ mỉm cười đáp: -Ðiều này do tôi bày ra đó. Thúy Sơn tức giận vô cùng bèn lớn tiếng hỏi tiếp: -Cô bày ra để vu cáo cho tôi phải không? Thiếu nữ nọ đáp: -Phải! Thúy Sơn càng giận hỏi tiếp: -Tôi với cô nưng không oán không thù sao cô nương làm như vậy? Thiếu nữ phẩy tay áo một cái rồi chui ngay vào trong khoang. Thúy Sơn không thể nào không hỏi đầu đuôi câu chuyện nhưng chiếc thuyền đã đi cách xa bờ mười mấy trượng không sao nhảy tới được. Chàng tức giận bèn múa chưởng đánh mạnh vào mặt cây thông kêu "rắc rắc".Có hai cành cây đã bị chàng đánh gẫy. Ðoạn chàng nhanh tay vứt một cành thông xuống dưới sông tay trái cầm một cành nữa,rồi chàng mượn cành cây làm bàn đạp nhún mạnh một cái xa được mấy trượng. Ðồng thời,chàng vứt cành cây ở tay trái ra phía trước rồi hạ chân xuống đúng cành cây đó,lại mượn sức nhún nhảy một cái nữa,đã phi tới đầu thuyền. Chàng lớn tiếng hỏi: -Cô nương,tại sao cô nương lại xếp đặt như vậy? Chàng thấy trong khoang tối đen như mực yên lặng như tờ,đang định chui vào bên trong.Như tuy trong lòng tức giận chàng vẫn giữ được lễ độ và nghĩ thầm: -Ta tự tiện xông vào khoang thuyền của một người phụ nữ là vô lễ lắm. Bỗng trong khoang có ánh sáng.Thì ra nàng nọ vừa thắp một ngọn nến,rồi lên tiếng: -Mời tiên sinh vào trong khoang này ngồi chơi. Thúy Sơn vội sửa lại áo mũ chỉnh tề,cụp chiếc ô lại,đi thẳng vào trong khoang. . . Chàng ngẩn người ra ngạc nhiên vô cùng,vì chỉ có một thiếu niên thư sinh như mình,đầu chít khăn vuông,mặc áo dài xanh,cầm chiếc quạt giấy đang phe phẩy,thái độ trông rất nho nhã. Thì ra thiếu nữ nọ trong nháy mắt đã cải trang thành nam tử.Mặt và thân thể nàng không khác gì Thúy Sơn. Chàng mới vỡ lẽ vì sao,trong bóng tối sư Tuệ Phong của phái Thiếu Lâm và Ðỗ Ðại Cẩm không sao phân biệt được nên đều cho là chàng đã hạ độc thủ. Thiếu nữ chĩa quạt ra chỉ chỗ ngồi cho chàng. -Mời Trương Ngũ Hiệp ngồi chơi. Nàng lại rót chén nước trao cho Thúy Sơn và nói: -Hàn dạ khách lai trà dương tửu,chỉ tiếc trong thuyền không có rượu làm mất danh hứng của Ngũ hiệp đi. Thấy thái độ và lời ăn nói của nàng rất văn vẻ, Thúy Sơn lòng tức giận vô cùng mà không sao nổi khùng được,bèn khiêm tốn nói: -Cám ơn! Thiếu nữ nọ thấy quần áo của chàng ướt đẫm liền bảo: -Trong thuyền có nhiều quần áo,Trương ngũ hiệp ra sau thuyền mà thay đổi đi. Thúy Sơn lắc đầu đáp: -Không cần lắm! Ðoạn chàng vận công một làn khí trong đơn điền bốc lên toàn thân nóng hổi,chỉ trong giây lát áo quần chàng đã khô. Thiếu nữ nọ nói: -Nội công phái Võ Ðang đứng đầu võ lâm,tiểu muội mời Trương ngũ hiệp thay y,thật ngu muội quá. Thúy Sơn lại hỏi: -Chẳng hay cô nương thuộc tôn giáo nào,có thể cho tôi biết được không? Thiếu nữ nọ thấy chàng hỏi như vậy,quay mặt nhìn ra ngoài cửa sổ,lông mày cau lại tỏ vẻ âu sầu. Thúy Sơn thấy nàng có vẻ lo âu không tiện buộc nàng trả lời,nưng một lát sau,chàng không thể nhịn được nên lên tiếng hỏi: -Chẳng hay Dư tam ca bị ai đả thương,cô nương có thể cho biết được không? Thiếu nữ nọ đáp: -Không những Ðỗ Ðại Cẩm lầm mà sự thực cả tôi đây cũng bị mắc lừa nốt, tôi đã sớm biết thất hiệp của phái Võ Ðang anh phong lẫm liệt,chớ làm gì có nhân vật nham hiểm và thô lỗ như thế được.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 11
Ðộc Mai Hoa Tiên
Thúy Sơn thấy nàng nọ không hề trả lời câu hỏi của mình mà chỉ nói đến bốn chữ "anh phong lẫm liệt" hiển nhiên là nàng khen ngay phong thái của mình,trong lòng khoan khoái,mặt đỏ bừng,nhưng chàng không hiểu nàng nói mấy câu đó có ý nghĩa gì? Thiếu nữ nọ thở dài một tiếng và đột nhiên vén tay áo lên để lộ cánh tay trái nõn nà.Chàng vội cúi đầu xuống không dám nhìn. Thiếu nữ lại lên tiếng: -Trương tiên sinh có nhận ra thứ ám khí này không? Thúy Sơn thấy nàng nói đến ám khí mới ngửng đầu lên xem,thấy trên cánh tay trái của nàng có ba mũi phi tiêu nhỏ bằng gang đen cắm sâu vào da thịt trắng như tuyết của nàng. Những phi tiêu đó đen như mực,hình mai hoa. Phi tiêu dài độ tấc rưỡi mà đã cắm sâu vào thịt nàng đến một tấc. Thúy Sơn thấy vậy kinh hãi vô cùng,vội đứng dậy la lớn: -Ðây là Mai hoa tiêu của phái Thiếu Lâm, tại sao lại đen đến thế? Thiếu nữ đáp: -Phải, đây là mai hoa tiêu của phái Thiếu Lâm có chất độc rất mạnh. Dưới ánh sáng ngọn nến,ba mũi phi tiêu đen cắm trên da nõn nà trông càng diễm lệ và huyền bí. Thúy Sơn lại hỏi: -Thiếu Lâm là danh môn chánh phái, ám khí của họ quyết không bôi chất độc đâu,nhưng những Mai hoa tiên này chỉ có phái Thiếu Lâm mới biết xử dụng. Thiếu nữ nọ lại nói: -Việc này tôi cũng cảm thấy lạ lắm,cũng như tôn sư đã nói kẻ huỷ tứ chi của lệnh sư huynh cũng xử dụng Kim Cương chỉ,một môn thủ pháp tuyệt kỹ của chùa Thiếu Lâm. Thúy Sơn nghe nàng nói vậy lấy làm lạ và nghĩ thầm: -Sư phụ ta nói trên núi Võ đang chỉ có anh em sư đệ ta ở thôi, sao nàng lại biết rõ?. Chàng vội hỏi: -Chẳng hay cô nương có gặp nhị sư ca và thất đệ của tôi không? Thiếu nữ nọ lắc đầu đáp: -Tôi chỉ gặp hai người ấy trên núi Võ Ðang một lần, từ đó đến nay chưa gặp lại lần nào nữa. Thúy Sơn càng lấy ngạc nhiên liền hỏi tiếp: -Cô nương đã đến núi Võ Ðang chúng tôi ? Tại sao tôi không hay biết? Ủa, cô nương bị phi tiêu ném trúng bao lâu rồi,mau nghĩ cách giải độc đi chứ? Nói xong chàng lộ vẻ rất quan tâm, thiếu nữ nọ trong lòng cũng cảm động nên liền đáp: -Tôi bị trúng phải phi tiêu này đã hơn hai mươi ngày rồi,nhưng chất độc trong phi tiêu này bị thuốc độc của tôi chặn lại,nhất thời không thể lan ra được.Nhưng tôi không dám rút ba mũi phi tiêu này ra,vì nếu rút nó chất độc sẽ theo máu chạy khắp người ngay. Thúy Sơn cũng biết muốn giữ cho chất độc khỏi lan đi khắp nơi thì phải uống linh đơn và có một nội công tinh thâm. Nhưng thiếu nữ này mới mười tám mười chín tuổi mà nội công cao thâm như thế,chàng cũng phải phục thầm.Ðoạn lên tiếng nói: -Trúng phải phi tiêu độc mà đã hơn hai mươi ngày không rút ra,chỉ sợ . . .chỉ sợ . . sau này có chữa ở ngoài da sẽ có vết thẹo lớn chăng? Sự thật chàng muốn nói,vì chất độc đọng trong người quá lâu,cánh tay phải phế đi mới khỏi bị nguy hiểm. Chàng lại tiếp: -Cánh tay nõn nà đẹp như ngọc này mà có ba vết thẹo. Nghe chàng nói vậy,hai mắt thiếu nữ ướt lệ,nàng đáp: -Tôi đã hết sức,mà tối hôm qua tôi cũng đã khám xét mười mấy tên sư kia mà không tìm thấy thuốc giải. . .Cánh tay này có lẽ phải phế đi thôi. Nói xong nàng liền buông tay áo xuống. Thúy Sơn lại nói: -Hân cô nương,chẳng hay cô nương có tin tôi không? Nội công của tôi tuy còn non nớt, nhưng tôi tin có thể giúp cô nương đẩy những độc khí ở cánh tay ra ngoài. Thiếu nữ nọ mỉm cười ,hai má lúm đồng tiền. Hình như nàng rất mừng rỡ nên vội vã trả lời ngay. -Trương ngũ hiệp, sao ngũ hiệp đa nghi như thế? Trước hết tôi phải nói với ngũ hiệp câu này để khi ngũ hiệp giúp rồi khỏi phải ân hận. Thúy Sơn nhanh nhẩu đáp: -Trị bịnh của người, đó là nhiệm vụ của chúng tôi, sao lại ân hận chứ? Thiếu nữ nọ tiếp: -Hai mươi ngày mà tôi còn chịu đựng được thì chẳng cần phải vội vã trong lúc này.Tôi hãy nói cho ngũ hiệp rõ là sau khi tôi trao Dư tam hiệp cho Long Môn tiêu cuộc rồi,tôi vẫn theo sau tiêu đội. Quả thật dọc đường có mấy bóng người muốn hại Dư tam hiệp, nhưng đều bị tôi ngấm ngầm đánh đuổi đi cả. Thật tức cười,Ðại Cẩm như nằm trong giấc mơ, chẳng hay biết gì cả. Thúy Sơn chắp tay thi lễ nói: -Ðại ơn đại đức của cô nương, các đệ tử phái Võ Ðang chúng tôi cảm khái vô cùng. Thiếu nữ nọ lạnh lùng đáp: -Tôi không cần ngũ hiệp cám ơn tôi, lát nữa đây ngũ hiệp còn oán hận tôi nữa là khác. Thúy Sơn ngẩn người, không hiểu nàng nọ có ý gì.Thiếu nữ lại tiếp: -Suốt dọc đường tôi thường thay hình đổi dạng,có lúc giả làm nông phu, có khi giả làm lái buôn cứ xa xa theo bọn tiêu cuộc,ngờ đâu lúc đến chân núi Võ Ðang thì xảy ra chuyện không may đó. Thúy Sơn nghiến răng mím môi nói: -Cô nương có trông thấy rõ mặt mấy tên ác tăng đấy không? Ðáng hận thay Ðỗ Ðại Cẩm là người rất ngu xuẩn, nên khi chúng tôi hỏi tới y cũng không sao nói rõ được lai lịch sáu tên giặc kia như thế nào. Thiếu nữ nọ thở dài một tiếng rồi tiếp lời: -Không những tôi thấy chúng mà còn đấu với chúng một trận, nhưng tôi cũng ngu xuẩn như Ðại Cẩm vậy, cũng không sao rõ lai lịch của chúng được. Nói tới đây nàng cầm chén nước lên thấm giọng rồi nói tiếp: -Sáu người đó trên núi Võ Ðang xuống nghênh đón, bọn Ðại Cẩm lại gọi chúng là Võ Ðang lục hiệp chúng không phủ nhận gì.Tôi ở xa thấy chúng tiếp nhận cái xe Tam hiệp nằm,tôi nghĩ công việc đã xong liền lẩn sang một bên để bọn Ðại Cẩm đi qua. Nhưng tôi thoáng trông đã nhận ra có sự giả dối bên trong,liền nghĩ: -Sư huynh đệ đồng môn của Võ Ðang thất hiệp tình như cốt nhục. Dư tam hiệp bị thương như vậy,lẽ ra sáu người cùng đổ xô lại xem vết thương của chàng mới phải, nhưng lúc ấy chỉ có một người tới xem qua một cái, còn những ngời kia không để ý gì đến cả. Trái lại chúng còn tỏ vẻ mừng là khác và còn lớn tiếng bảo nhau cho xe chạy nhanh. Hành vi và thái độ của chúng thật là trái nhân tính thế thái. Thúy Sơn gật đầu đáp: -Cô nương nói rất phải. -Tiểu muội liền lên ngựa đuổi theo và quát hỏi tên họ chúng? Sáu tên đó cũng sành lắm,vừa thoáng trông đã biết tiểu muội là con gái rồi. Tiểu muội mắng sao chúng mạo nhận là môn đồ của Võ Ðang để cướp Dư tam hiệp, lập tâm bất lương như vậy làm gì. Thế rồi nói đi nói lại vài câu, tiểu muội liền xông lên đánh. Chỉ có một người gầy gò tuổi trạc hai mươi lên đấu với tiểu muội thôi. Một tên đạo sĩ đứng cạnh đó áp trận, còn bốn tên kia tiếp tục cho xe đi. Không ngờ tên gầy gò đấu với tiểu muội võ công khá lắm. Ðấu đến ba mươi hiệp mà tiểu muội cảm thấy cánh tay tê tái. Thì ra tay trái đã trúng ba mũi phi tiêu độc. Tên gầy gò còn thốt những lời vô lễ với tiểu muội và còn định bắt sống nữa. Sau tiểu muội ban cho y ba mũi kim châm mới thoát thân được. Nói tới đây hai má nàng đỏ hồng. Chắc tên đó thấy nàng đẹp và cô thân nên có ý định phi lễ chăng? Thúy Sơn ngẫm nghĩ giây lát rồi nói: -Dùng tay trái mà ném Mai Hoa tiêu khó hơn dùng tay phải nhiều? Sao môn hạ của phái Thiếu Lâm lại có đạo sĩ? Chẳng nhẽ y cải trang? Thiếu nữ nọ mỉm cười đáp: -Ðạo sĩ cải trang hoà thượng thì phải cạo trọc đầu mới được, trái lại hoà thượng giả dạng đạo sĩ thì dễ lắm, chỉ cần đội cái mũ lên đầu là xong. Thúy Sơn mỉm cười, thiếu nữ nọ lại tiếp: -Tôi biết có việc không lành, nhưng tôi không địch nổi tên gầy gò kia và đạo sĩ đứng áp trận hình như còn lợi hại hơn, vả lại bên chúng có tất cả sáu người thì làm sao tôi địch lại? Thúy Sơn mở mồm định nói, nhưng lại thôi. Thiếu nữ lại nói: -Tôi đoán tiên sinh muốn nói tại sao tôi không lên núi nói rõ với quí vị phải không? Nhưng tôi không thể lên núi Võ Ðang được, nếu tôi có thể ra mặt giúp quí vị thì hà tất tôi phải nhờ Ðại Cẩm họ Tống làm gì. Tôi đang bàng hoàng vô kế khả thi, buồn bực,nên đi trên đường một mình. Bỗng gặp tiên sinh nói chuyện với bọn Ðại Cẩm. Sau tiên sinh đi kiếm Dư tam hiệp tôi liền trà trộn vào đám đông người tiêu cuộc để lên núi Võ Ðang, trong lúc quí vị đang đau lòng kinh hãi nên không ai để ý đến tôi cả, chỉ tưởng tôi là người trong tiêu cuộc mà thôi. Còn bọn Ðại Cẩm cũng tưởng tôi là người Võ Ðang. Thúy Sơn sực nghĩ ra một việc liền hỏi: -Hôm đó cô nương giả dạng một phu xa đội cái nón thất thập phải không? Thiếu nữ nọ vừa cười vừa đáp: -Mắt của ngũ hiệp lợi hại thật, nếu hôm đó ngũ hiệp không bối rối việc Tam đại hiệp chắc đã phát giác ra tôi rồi. Nhưng sau tôi cũng bị Tống đại hiệp nhận ra. Thúy Sơn ngạc nhiên hỏi tiếp: -Ðại sư ca nhận ra cô nương sao không nói cho mọi người biết? Thiếu nữ liền đáp: -Tống đại ca là người rất trung hậu,nên không nói gì cả. Thúy Sơn liền nói: -Ðại sư ca tôi xa nay vẫn trung hậu như thế. Thiếu nữ lại nói: -Sau tôi theo bọn Ðại Cẩm xuống núi, thấy tiên sinh bắt chúng đưa ra hai ngàn lạng vàng ra để cứu tế nạn nhân. Hai nghìn lạng vàng đó là của tôi đấy. Thúy Sơn vừa cười vừa đáp: -Nếu vậy tôi thay mặt nạn nhân cám ơn cô nương. Thiếu nữ lại tiếp: -Nhưng, tiền vào tay bọn côn đồ, khi nào chúng chịu nói thực. Cũng may oai danh của ngũ hiệp quá lớn, nên y mới thú thực, giữ lại ba trăm lạng thôi. Khi về tới đây, tôi bảo người ta xem cái Mai Hoa tiên này thì có người nhận ra là ám khí độc của Thiếu Lâm. Nhưng phải có thuốc giải của người ném ám khí mới giải độc được. ở phủ Lâm An này chỉ có Long Môn tiêu cuộc là đệ tử của phái Thiếu Lâm nên tôi chờ đến đêm khuya mới tới Long Môn tiêu cuộc bắt chúng đưa thuốc giải, nào ngờ chúng không cho mà còn mai phục nhân mã để giết tôi. Thúy Sơn ngẫm nghĩ giây lát rồi hỏi: -Cô vừa bảo cô có ý sắp đặt để chúng nhận lầm tôi phải không? Thiếu nữ tỏ vẻ bẽn lẽn và tươi cười đáp: -Tôi thấy ngũ hiệp đi mua khăn áo, lúc ngũ hiệp mặc vào trông đẹp mắt lắm, thế rồi tôi cũng bắt chước thiếu hiệp mua một bộ để mặc. Thúy Sơn nói: -Thế thì đúng rồi nhưng tại sao cô nương ra tay giết mấy chục mạng người như vậy? Làm thế là quá ác độc vì người trong tiêu cuộc có thù oán gì với cô nương đâu? Thiếu nữ sầm nét mặt lại và tiếp: -Ngũ hiệp dạy tôi đấy à? Năm nay tôi đã mười chín tuổi đầu, chưa có ai dậy bảo tôi cả.Trương ngũ hiệp đại nhân nghĩ tôi là kẻ ác độc. Như vậy đâu có dám kết bạn với Ðại hiệp. Thúy Sơn bị nàng nói như vậy mặt đỏ bừng đứng dậy định ra ngoài khoang nhưng sực nhớ mình đã nhận lời cứu nàng, nên liều mạng dừng bước nói: -Cô làm ơn vén cánh tay áo lên. Thiếu nữ cau mày nói: -Ngũ hiệp thích mắng chửi người, tôi không cần ngũ hiệp chữa cho. Thúy Sơn lại nói: -Vết thương ở cánh tay cô nương đã trì hoãn lâu rồi, nếu không chữa chỉ sợ . . . .mất mạng cũng nên . . . Thiếu nữ hậm hực đáp: -Chết càng hay, dù sao cũng là ngũ hiệp hại tôi. Thúy Sơn ngạc nhiên hỏi: -Ủa,phi tiêu độc đó là do ác nhân của phái Thiếu Lâm ném, chớ tôi có liên can gì đâu? Thiếu nữ tiếp: -Nếu tôi không hộ tống Tam sư ca của ngũ hiệp ngàn dặm xa xôi lên núi Võ Ðang thì làm sao gặp sáu tên ác tăng đó được. Sáu người đó cướp sư ca của ngũ hiệp đi,nếu tôi khoanh tay đứng xem thì làm gì cánh tay của tôi trúng tiêu độc như vậy. Nếu ngũ hiệp đến sớm một bước giúp tôi đấu với kẻ thù thì tôi cũng không bị chúng ném phi tiêu như thế này. Lời nói của nàng có vài câu không khỏi vô lý, còn những câu khác đều hợp lý cả. Thúy Sơn chắp tay vái chào và nói: -Cô nương nói phải, thì bây giờ tại hạ giúp cô nương chữa vết thương đó gọi là báo đền đại đức của cô nương. Thiếu nữ nghiêng đầu đáp: -Ngũ hiệp đã nhận lầm rồi. Thúy Sơn hỏi: -Tôi nhận lầm cái gì? Thiếu nữ đáp: -Ngũ hiệp bảo tôi quá ác độc như vậy, ngũ hiệp đã lầm. Bọn hoà thượng Thiếu Lâm đó với tất cả người nhà cũng bọn Ðại Cẩm đều đáng ghét hết. Thúy Sơn lắc đầu nói tiếp: -Cánh tay của cô nương bị trúng độc nhưng còn có thể cứu chữa được,tam sư ca của tôi bị thương nặng nhưng chưa đến nỗi chết. Dù chữa không khỏi sư ca chúng tôi, chúng tôi cũng chỉ kiếm tên đầu đảng mà thanh toán thôi, chớ một lúc giết mấy chục người như thế này thì với đạo lý không hợp chút nào. Thiếu nữ trợn ngược lông mày đáp: -Ngũ hiệp bảo tôi giết lầm người hay sao? Chẳng phải người dùng Mai Hoa trâm ném tôi không phải là người trong phải Thiếu Lâm sáng lập ra Long Môn tiêu cuộc hay sao? Thúy Sơn vội trả lời: -Môn đồ của phái Thiếu Lâm đâu đâu cũng có, có thể nói là hàng nghìn hàng vạn người, cô nương chỉ bị ném ba mũi phi tiêu chẳng nhẽ cô nương muốn giết hết các đệ tử của phái Thiếu Lâm hay sao? Thiếu nữ nọ không cãi lại chàng, bỗng giơ tay phải lên đập mạnh vào tay trái, ba mũi Hoa tiêu cắm sâu vào thịt, vết thương càng nặng thêm. Thúy Sơn không ngờ tính nết của thiếu nữ nọ lại quái dị như vậy chỉ vì một lời không phải mà ra tay tiêu huỷ thân thể. Ðối với bản thân mà nàng còn làm như vậy thì nàng ra tay giết người không có gì lạ. Chàng định ra tay ngăn cản nhưng đã muộn rồi bèn vội nói: -Cô . . . cô hà tất phải làm như vậy. Lại thấy cánh tay của nàng rỉ ra những máu đen. Thúy Sơn biết vết thương đó quá nặng, nội lực của nàng không thể ngăn cản nổi chất độc đó chạy vào người,nếu không cứu gấp thì sẽ nguy đến tính mạng ngay. Chàng liền nắm luôn tay trái nàng và xé luôn tay áo ra, bỗng sau lưng có tiếng quát: -Cuồng đồ không được vô lễ như thế. Và nghe có tiếng vù vù, thì ra có người đang múa đao chém xuống sau lưng chàng. Thúy Sơn biết đó là người lái đò,nhưng việc khẩn cấp không kịp giảng giải, chàng vội đưa chân trái đá một cái người lái đò bắn ra ngoài khoang. Thiếu nữ vội nói: -Tôi không cần ngũ hiệp cứu cho, tôi thích chết thì chết đấy. Nói xong nàng giơ tay đánh chàng một bạt tay kêu bốp. Nàng ra tay nhanh vô cùng, thủ pháp lại quái dị khiến Thúy Sơn không sao tránh kịp, chàng ngẩn người và buông ngay tay nàng ra. Thiếu nữ sầm nét mặt lại nói: -Ngũ hiệp lên bờ đi,tôi không muốn thấy mặt ngũ hiệp nữa. -Ðời tôi chưa hề thấy cô nương nào ương ngạnh và vô lễ như vậy? Chàng vừa bước đến đầu thuyền thì nghe thiếu nữ cười nhạt nói: -Chưa thấy phải không? Ngày hôm nay thấy cũng chưa muộn? Thúy Sơn cầm tấm ván định vứt xuống sông để nhảy lên bờ,nhưng sực nghĩ: -Ta bỏ đi thì thế nào nàng cũng toi mạng. Ðoạn chàng cố nén tức giận trở vào khoang thuyền và nói: -Cô nương đánh tôi một chưởng tôi cũng không đếm xỉa tới làm gì. Thôi vén tay áo lên, cần nhất là cứu tính mạng cô trước. Thiếu nữ nọ hờn giận đáp: - Tôi sống hay chết có liên quan gì đến ngũ hiệp đâu? Thúy Sơn lại nói: -Cô nương không quản ngàn dặm xa xôi tống tiễn Tam ca tôi nên dù sao tôi cũng phải đền ơn đó. Thiếu nữ nọ cười nhạt đáp: -Ðược lắm, thì ra ngũ hiệp đến đây để trả nợ cho tam ca đấy à? Nếu tôi không hộ tống Tam ca của Ngũ hiệp thì dù tôi có bị thương nặng chút nữa chắc ngũ hiệp thấ tôi chết cũng không cứu phải không? Thúy Sơn ngẩn người ra, trả lời: -Cô nương nói thế cũng chưa đúng. Thiếu nữ bỗng hắt hơi mấy cái, người hơi run run, hiển nhiên là chất độc đang chạy vào trong cơ thể. Thấy vậy Thúy Sơn vội nói: -Mau vén tay áo lên,cô nương chớ đem tánh mạng ra làm trò đùa như thế. Thiếu nữ nghiến răng mím môi đáp: -Ngũ hiệp chớ có hiểu lầm, tôi không thích ngũ hiệp cứu chữa cho đâu. Sắc mặt của nàng lúc này trở nên xanh xao, thấy càng tội nghiệp thêm. Thúy Sơn thở dài nói: -Thôi được, coi như tôi đã nói lầm. Việc cô nương giết người như vậy là hợp lý. Thiếu nữ lại đáp: -Không được, lầm tức là lầm, tại sao lại coi như với không coi như? Tại sao ngũ hiệp thở dài một tiếng rồi mới nhận lời,hiển nhiên ngũ hiệp không thành tâm tán thành gì cả. Thúy Sơn thấy việc cứu mạng vẫn hơn hết nên không muốn cái nhau với nàng nữa, liền lên tiếng nói: -Hoàng thiên ở trên, thần sông ở dưới, tôi Trương Thúy Sơn đấy thành tâm thành ý xin nhận lỗi với Hân . . Nói đến đây chàng ngừng lại, thiếu nữ tiếp: -Hân Tố Tố. Thúy Sơn tiếp lời: -Phải, xin nhận lỗi với Hân Tố Tố cô nương. Hân Tố Tố thấy chàng thề như vậy trong lòng cả mừng liền tủm tỉm cười, bỗng hai chân nàng mềm nhũn ngã ngồi phịch xuống ghế. Thúy Sơn vội móc túi lấy ra một viên Bách Thảo hộ tâm đơn cho nàng uống. Chàng vén cánh tay áo nàng lên thấy nửa cánh tay đã biến thành màu tím đen, hơi đen bốc lên rất nhanh, Thúy Sơn dùng tay trái nắm lấy cánh tay của nàng và hỏi: -Cô cảm thấy thế nào? Tố Tố đáp: -Ngực tôi cảm thấy buồn bực khó chịu. Ai bảo ngũ hiệp không nhận lỗi sớm hơn tí nữa, nếu tôi có chết cũng tại ngũ hiệp đấy nhé. Trước tình cảnh này Thúy Sơn chỉ biết nhẹ lời đáp: -Không sao đâu,cô cứ yên lòng, buông thỏng chân và tay, cũng đừng dùng hơi sức, cứ coi như đang ngủ vậy. Tố Tố lườm chàng một cái nói: -Thì cứ coi như tôi chết vậy. Thúy Sơn nghĩ thầm: -Tới lúc này mà cô bé vẫn còn điêu ngoa bướng bỉnh, sau này ai làm chồng nàng thì suốt đời khổ sở. Nghĩ tới đây tim chàng bỗng đập mạnh,hai má nóng bừng, chàng sợ Tố Tố biết ý nghĩ mình nên mới ngước mặt lên nhìn mặt nàng.Thấy hai má nàng cũng đỏ bừng tỏ vẻ bẽn lẽn, chàng không biết nàng đang nghĩ gì. Không hẹn mà nên, bốn mắt vừa chạm nhau họ đều quay đi liền.Tố Tố bỗng khẽ nói: -Trương ngũ ca, em còn nhỏ tuổi không biết ăn nói, Ngũ ca đừng có trách nhé. Thúy Sơn thấy nàng vẫn còn gọi mình là ngũ đại hiệp, bây giờ là ngũ ca, tim chàng lại càng đập mạnh thêm, nên vội hít hơi thật mạnh, cố ý làm tâm thần được trấn tĩnh, một luồng hơi nóng từ đan điền bốc lên lan ra hai cánh tay. Tố Tố thấy trong mình cảm động vô cùng. Thấy chàng chăm chú chữa bịnh cho mình,nên nàng chỉ nhắm mắt không nói nửa lời, để khỏi phân tán tâm thần chàng. Bỗng nghe kêu "bốp" một tiếng thì ra một mũi Mai Hoa tiêu ở cánh tay của nàng đã được nhổ ra tiếp theo một tia máu đen ở vết thương cũng vọt theo. Máu đen ấy dần biến thành máu đỏ. Mũi tiêu thứ hai lại đẩy ra. Lúc ấy bỗng trên bờ sông có tiếng hỏi: -Hân cô nương có ở dưới đò không? Chu tước Ðàn chủ muốn gặp cô đấy. Thúy Sơn nghe, trong lòng hơi ngạc nhiên, nhưng vì đang bận vận sức chữa bệnh cho Tố Tố nên không để ý đến. Một lát sau người nọ lại gọi lần nữa. Sau đó chàng mới nghe người lái đò lên tiếng trả lời: -Có cường đồ ở đây định hại Hân cô nương.Thường đàn chủ mau tới đi. Người đứng thuyền bên kia lớn tiếng quát tháo: -Cuồng đồ không được vô lễ, nếu mi đụng tới một sợi tóc của Hân cô nương, mi sẽ chết vì hàng vạn lát dao. Tiếng người nọ kêu như chuông, trên sông quát tháo lại càng oai dũng. Hân Tố Tố mở mắt ra nhìn Thúy Sơn mỉm cười,như tỏ vẻ xin lỗi sự hiểu lầm đó. Mũi phi tiêu thứ ba vì bị Tố Tố đập mạnh quá nên cắm vào da thịt rất sâu. Thúy Sơn đã vận sức ba lần mà không đẩy được phi tiêu ra, chàng lại nghe tiếng chèo rất gấp và thuyền nọ như bay tới gần. Thúy Sơn chỉ thấy thân thuyền rung động, biết là có người nhảy sang rồi, nhưng vì bận dùng sức, nên cũng không để ý. Người nọ vừa nhảy sang liền chui ngay vào khoang,thấy hai tay Thúy Sơn đang nắm chặt tay Tố Tố, nhất thời người đó không nghĩ Thúy Sơn đang chữa bịnh cho Tố Tố. Ðang giận dữ,người nọ vội múa chưởng từ sau lưng Thúy Sơn đánh tới, đồng thời quát: -Ác tặc còn không chịu buông tay cô nương ra sao? Thúy Sơn không còn tay đâu mà chống đỡ, chỉ nín hơi cố hết sức chịu đựng một chưởng của người nọ, chỉ nghe "bùng" một tiếng, chưởng lực đó mạnh vô cùng đã đánh trúng ngay lưng Thúy Sơn. Thúy Sơn đã hiểu thấu tinh yếu về môn nội công của Võ Ðang, nên toàn thân không cử động đẩy sức tấn sức, dồn chưởng rất mạnh của người nọ xuống gan bàn tay mình để đẩy phi tiêu thứ ba. Chỉ nghe "bốp" một tiếng, mũi phi tiêu ở cánh tay cũng được lấy ra để ở ván thuyền. Người nọ vừa đánh xong chưởng thứ nhất liền đánh tiếp chưởng thứ hai nhưng y đã thoạt thấy sự thật liền thu chưởng lại và hỏi: -Hân cô nương,cô cũng bị thương đấy chứ? Nhưng y đã thấy vết thương ở tay Tố Tố phun ra máu độc.Người đó cũng là một tay lão luyền giang hồ,nên đã biết mình đánh nhầm người,đồng thời y lại suy tính: -Chưởng lực của ta có thể đánh tan một tảng bia đá,như vậy nội tạng của chàng kia có lẽ bị thương nặng rồi, đến tính mạng của y cũng không bảo tồn được nốt. Nghĩ đoạn y vội móc túi lấy thuốc cứu thương đưa cho Thúy Sơn uống nhưng Thúy Sơn lắc đầu. Thúy Sơn thấy vết thương của Tố Tố đã có máu tươi liền buông ra, quay đầu lại vừa cười vừa nói với người nọ: -Chưởng lực của bạn mạnh lắm. Người nọ cả kinh nghĩ thầm: -Bàn tay của ta đánh chết không biết bao nhiêu cao thủ võ lâm tên tuổi, tại sao thiếu niên này không tránh né gì cả và chịu được một chưởng mà không việc gì cả? Ðoạn y liền đáp: -Bạn . . .bạn . . . Y vừa nói vừa nhìn sắc mặt của Thúy Sơn lại còn đưa ngón tay bắt mạch Thúy Sơn thử xem. Thúy Sơn nghĩ thầm: -Ðã vậy ta đùa y một phen thử chơi. Chàng liền vận nội công làm cho tim ngừng đập,người nọ bắt mạch đã huyệt càng kinh hãi hơn nữa. Thúy Sơn vừa cười vừa nói: -Hân cô nương vị này là bạn của cô nương phải không? Sao cô nương không giới thiệu cho chúng tôi quen nhau. Chàng vừa nói vừa đưa cái khăn của Tố Tố để băng vết thương cho nàng. Người nọ thấy Thúy Sơn nói và cử động như thường nhưng tim thì ngừng đập, y liền đưa tay để lên ngực chàng thử một lần nữa vẫn thấy tim ngừng đập như thường.Y kinh ngạc đến nỗi không rút tay lại được. Tố Tố sầm nét mặt lại nói: -Thường Ðàn chủ không được vô lễ như vậy. Mau chào Trương ngũ hiệp của phái Võ Ðang đi. Người nọ rút tay lại,lùi về một bên và chắp tay vái chào: -Thì ra Trương ngũ hiệp trong Võ Ðang thất hiệp! Thảo nào nội công thâm hậu như vậy.Tiểu nhân Thường Kim Bàng vừa rồi đã thất lễ, xin ngũ hiệp tha thứ. Người nọ tuổi độ năm mươi mặt dài như mặt ngựa, hai bàn tay rất to tựa như hai cái nan quạt, những bắp thịt và tay nổi vồng lên, chứng tỏ y có ngoại môn công phu rất cao. Nếu nội công mà Thúy Sơn luyện được không phải là khắc tinh của môn ngạch công của chàng nọ thì Thúy Sơn đã mất mạng vì chưởng rồi. Thường Kim Bàng chào Thúy Sơn xong lại cung kính chào Tố Tố. Thái độ của Tố Tố rất kiêu ngạo,nàng chỉ gật đầu một cái đáp lễ thôi. Thúy Sơn ngạc nhiên vô cùng, vì chàng thấy người nọ võ công cao siêu như thế, tại sao Tố Tố đối với y lại có vẻ vô lễ như vậy. Nhưng người nọ vẫn như thường và cung kính nói với Tố Tố: -Quyền Võ Ðài, Bạch Ðàn chủ đã hẹn với phái Hải Sa, Bang Cự Kình và nhân vật của Thần Quyền Môn tỉnh Phúc Kiến sáng sớm ngày mai gặp nhau ở Vương Bàn Sơn đảo đại giang khẩu tìm đường để Dương đao lập oai. Nếu Hân cô nương thấy khó chịu để tiểu nhân hộ tống cô nương về Lâm An phủ trước còn việc trên Vương Bàn Sơn đảo chắc một mình Ðàn chủ cũng đủ đối phó. Tố Tố dùng giọng mũi hừ một tiếng rồi đáp: -Phái Hải Sa,Bang Cự Kình,Thần Quyền Môn,.. .Quá Tam Quyền, người chưởng môn của Thần Quyền Môn có tới không? Kim Bàng liền đáp: -Nghe nói chính y dẫn mười hai người đệ tử có tiếng của Thần Quyền Môn tới Vương Bàn Sơn phó hội. Tố Tố cười nhạt: -Tên tuổi của Thần Quyền Môn tuy lớn thật nhưng y không chịu nổi một cái đánh của Bạch đàn chủ. Còn có tay hảo thủ nào nữa không? Thường Kim Bàng nghĩ ngợi giây lát rồi nói: -Thưa cô nương,nghe nói có hai kiếm khách trẻ tuổi của phái Côn Luân cũng tới đây phó hội. Nghe nói họ muốn kiếm thức đồ . . .đồ . . . Nói tới đây y liếc nhìn Thúy Sơn ,không dám nói tiếp. Tố Tố lạnh lùng đáp: -Bọn chúng muốn xem Ðồ Long Ðao phải không? Chỉ sợ bọn chúng thấy lại nổi lòng . . . Nghe ba chữ Ðồ Long Ðao, Thúy Sơn hơi rùng mình. Chàng lại nghe Tố Tố tiếp: -Ừ, trong mấy năm nay trên võ lâm xuất hiện rất nhiều tài năng. Nhân vật của phái Côn Luân cũng lợi hại lắm, ta không thể coi thường được. Vết thương nhẹ ở cánh tay ta không sao cả, như vậy chúng ta ra tay giúp sức cho Bạch Ðàn chăng? Tới đây nàng quay đầu lại nói với Thúy Sơn: -Trương ngũ hiệp, chúng ta từ biệt nơi đây nhé? Ngũ hiệp đi chiếc thuyền của tôi trở về Lâm An, còn tôi sang chiếc thuyền của Bạch Ðàn chủ. Vụ này phái Võ Ðang không nên nhúng tay vào. Thúy Sơn liền hỏi: -Vết thương của Tam sư ca tôi hình như có liên quan đến Ðồ Long đao, chẳng hay nội tình ra sao,xin Hân cô nương cho biết rõ. Tố Tố đáp: -Việc này rất phức tạp, tôi cũng không được rõ lắm. Ngũ hiệp hãy về núi Võ đang chờ Tam sư ca của ngũ hiệp lành mạnh mà hỏi thì rõ hơn. Thúy Sơn thấy nàng không chịu nói dầu hỏi thêm nữa cũng vô ích, liền nghĩ thầm: -Người đả thương Tam ca với mục đích cướp Ðồ Long đao. Những bọn ác tặc hay tin con đao đó thế nào cũng tới tới ngay. Ðoạn chàng liền lên tiếng: -Ðạo sĩ ném ba mũi hoa tiêu này, theo ý cô nương liệu sẽ đến Vương Bàn Sơn không? Tố Tố nhếch mép cươi không trả lời mà hỏi lại: -Nếu ngũ hiệp muốn đi xem cuộc vui này thì chúng ta đi một thể? Rồi nàng quay lại nói với Kim Bàng: -Thương đàn chủ làm ơn dẫn đường đi trước. Kim Bàng vâng lời ngay rồi cúi mình vái chào lui ra, thái độ đối với Tố Tố không khác gì người đầy tớ đối với chủ nhân vậy. Tố Tố chỉ gật đầu thôi, chớ không nói gì cả. Trọng võ công của Kim Bàng, Thúy Sơn đứng tiễn y ra khỏi khoang. Tố Tố quát người lái đò: -Lại đây. Người lái đò sợ hãi đến mặt tái mét, tay chân run lẩy bẩy và đáp: -Tiểu . . .Lỗi đó tiểu nhân quả thật vô tâm,mong cô nương tha chết cho. Y thấy Tố Tố không nói gì cả, lại càng sợ hãi thêm, bèn đưa mắt nhìn Thúy Sơn tỏ vẻ cầu cứu, Thúy Sơn thấy vậy nghĩ thầm: -Tên thuyền chài này hiểu lầm ta xâm phạm Tố Tố nên kêu gọi Thường Kim Bàng tới cứu, ấy là vì lòng trung thành, hà tất phải sợ hãi như vậy? Nghĩ tới đó chàng lại nghe Tố Tố nói tiếp: -Ngươi có mắt mà không có con ngươi, có tai mà cũng như điếc, vậy để tai mắt đó làm gì? Tên lái đò tỏ vẻ mừng rỡ, vì biết Tố Tố nói như vậy là có ý tha chết cho mình. Y liền quì ngay xuống thưa: -Ða tạ ân trên của cô nương. Nói xong y rút một con dao găm ở đùi ra, nhanh tay đưa hai bên má một cái, liền cắt hai tai tức thì. Rồi y lộn ngược mũi dao lại định đâm vào mắt trái. Thúy Sơn thấy vậy kinh sợ, vội giơ tay cướp lấy con dao đó và nói: -Hân cô nương, tôi táo gan xin phép cô nương một phen. Tố Tố đáp: -Thôi được,ngũ hiệp muốn thế cũng được. Nói xong nàng quay lại bảo người lái đò: -Còn không mau cám ơn ngũ hiệp đi? Tên lái đò được bảo tồn đôi mắt đã quên hết đau đớn ở tai, quay lại và vẫn quì trên ván thuyền, cúi đầu rạp xuống dưới ván mấy cái,vái lạy Thúy Sơn. Rồi vái lạy Tố Tố xong,mới rút ra phía sau. Chỉ thấy y hớn hở uống nước rồi kéo buồm quay lại mừng như mới được thoát chết. Thúy Sơn liếc nhìn Tố Tố nghĩ thầm: -Cô nương này mặt đẹp như hoa mà hành sự việc độc ác vô cùng! Thủ hạ của nàng sợ nàng như thế chắc lúc bình thường nàng phải hung ác lắm. Ta lăn lộn trên giang hồ đã gặp khá nhiều kẻ độc ác, nhưng chưa thấy ai lại độc ác như thế này. Tố Tố thấy chàng liếc nhìn mình mà yên lặng không nói gì cả, kế nàng thấy vạt áo của chàng bị Kim Bàng đánh rách, liền lên tiếng nói: -Ngũ hiệp hãy cởi áo dài ra để tôi vá cho? Thúy Sơn đáp: -Khỏi cần. Tố Tố lại tiếp: -Có phải ngũ hiệp cho rằng tôi khâu vá không được khéo chăng? Thúy Sơn đáp: -Không dám. Chàng lẳng lặng không nói thêm tiếng nào nữa và nghĩ thầm: -Ðêm hôm qua, nàng đã giết mấy chục nhân mạng của Long Môn tiêu cuộc, hung thủ đại gian đại ác như thế này đáng lẽ ta phải ra tay tru diệt mới phải, nhưng lúc này không những ta đi cùng thuyền với nàng mà còn chữa thương cho nàng nữa.Tuy ta làm thế là để đền ơn đức nàng hộ tống sư ca ta,nhưng dầu sao thiện ác vẫn không phân minh,việc trên Vương Bàn Sơn xong thì ta mau mau chia tay nàng ngay. Thấy mặt của Thúy Sơn thay đổi luôn luôn,Tố Tố đã đoán ra chàng đang nghĩ ngợi gì,liền lạnh lùng nói: -Không những Ðỗ Ðại Cẩm,Sử,Trúc hai tiêu đầu,không những cả nhà Long Môn tiêu cuộc và hai tên hoà thượng Thiếu Lâm, mà Tuệ Phong cũng do tôi giết cả. Thúy Sơn liền nói: -Tôi đã nghĩ là do cô nương cả, nhưng không nghĩ ra cô nương dùng thủ đoạn gì thôi? Tố Tố đáp: -Có gì lạ,tôi núp ở dưới nước,cạnh bờ hồ nghe các người nói chuyện, sau Tuệ Phong phát hiện tướng mạo của chúng ta khác nhau, y định lên tiếng nói thì tôi ném luôn một mũi trâm vào miệng y. Ngũ hiệp ở trên cây, tôi trong bụi cỏ làm sao mà tìm ra tung tích của tôi. Thúy Sơn lại nói: -Như vậy phái Thiếu Lâm đã nhận định là chính tôi hạ độc thủ. Hân cô nương thông minh thật và thủ đoạn cũng cao cường lắm. Mấy lời nói đó của Thúy Sơn chứa đầy phẫn uất,Tố Tố giả vờ không hiểu từ từ đứng lên và nói: -Không dám,Trương ngũ hiệp quá khen thôi. Thúy Sơn không sao quên nén được tức giận, lớn tiếng quát tháo: -Họ Trương với cô nương không thù không oán, tại sao cô nương lại hãm hại tôi như vậy? Tố Tố mỉm cười nói: -Tôi có muốn làm hại ngũ hiệp đâu. Chỉ vì Thiếu Lâm và Võ Ðang hai phái xưa nay vẫn được coi là hai đại tôn phái võ lâm, tôi muốn cho hai phái đấu với nhau coi ai thắng ai bại. Thúy Sơn giật mình bao nhiêu tức giận đều tiêu tan hết, mà còn có vẻ hãi sợ, liền nghĩ thầm: -Thì ra nàng lại còn gian mưu trọng đại,không những định hãm hại một mình ta mà thôi, nếu Võ Ðang chúng ta và Thiếu Lâm vì chuyện này mà sinh ra ẩu đả, thế nào hai bên cũng bị tổn thương rất lớn. Ðó sẽ là một nghiệp chướng rất lớn của thiên hạ võ lâm nữa. Tố Tố cầm quạt phe phẩy, thái độ rất ung dung rồi nói: -Trương ngũ hiệp làm ơn cho tôi mượn cái quạt của ngũ hiệp để thưởng thức những tranh vẽ trên đó? Thúy Sơn chưa kịp trả lời, bỗng nghe trước thuyền Kim Bàng có tiếng quát: -Có phải thuyền của bang Cự Kình không? Vị nào trên thuyền đó? Bên phải trên mặt sông có người lớn tiếng đáp: -Thiếu Bang chủ của Bang Cự Kình đi Vương Bàn Sơn phó hội. Người trên thuyền của Kim Bàng lại lớn tiếng nói: -Có Hân cô nương với Chu Tước Ðàn Thường chủ ở đây, quí thuyền lui về phía sau đi. Người ở trên thuyền phía phải có vẻ hậm hực đáp: -Nếu là Hân giáo chủ của Bạch Mi giáo giá lâm thì chúng tôi phải lui lại nhường bước ngay, nếu là người khác thì chúng tôi không bao giờ nhường bước. Thúy Sơn nghe nói đến Bạch Mi Hân giáo chủ , sáu chữ,liền nghĩ thầm: -Bạch Mi giáo chủ gì thế? Tại sao ta không nghe sư phụ nói tới? Cứ xem thanh thế của chúng đủ biết lực lượng chúng không phải tầm thuờng. Có lẽ giáo phái này nổi lên chưa được lâu lắm, mà gần đây sư phụ của ta ở trên núi Thanh Tu ít đi xuống miền Giang Nam nên không biết chăng? Ðoạn chàng mở cửa nhìn ra bên ngoài, thấy chiếc thuyền ở phía bên phải đằng mũi có khắc hình một con cá kình lớn,với mấy chục con dao nhọn bóng nhoáng cắm ở mồm ca thay cho răng. Chiếc thuyền đó buồm lớn thân lại nhẹ nên đi nhanh hơn thuyền của Kim Bàng nhiều. Thì ra bang Cự Kình là một ban hải tặc ở miền duyên hải của ba tỉnh Tô Châu, Triết Giang và Phúc Kiến, chuyên giết người cướp của. Thuyền của chúng chế tạo rất đặc biệt nên đi rất nhanh, ngay như những hải thuyền của quan quân cũng không đuổi kịp. Nên chúng cướp thương thuyền rất dễ dàng, hoành hành ở Ðông Hải mấy chục năm nay. Thường Kim Bàng thân hành ra đứng trước mũi thuyền lớn tiếng nói: -Mạnh thiếu Bang chủ, có Hân cô nương mà thiếu bang chủ không nể mặt chút nào sao? Từ khoang thuyền Cự Kình, một thiếu niên áo vàng chui ra vừa cười vừa đáp: -Trên lục địa thì Bạch Mi giáo của các ngươi xưng hùng xưng bá, nhưng trên mặt bể thì bang Cự Kình của chúng tôi có quyền hơn, tại sao chúng tôi phải nhường các người chớ? Thúy Sơn nghĩ thầm: -Mặt sông rộng lớn thế này, mấy chục thuyền đi cũng được hà tất phải bắt người ta nhường mình? Bạch Mi giáo này cũng hoành hành quá. Lúc ấy thuyền của bang Cự Kình lại kéo thêm một chiếc buồm nữa, càng đi nhanh hơn trước. Hai thuyền càng lúc càng cách xa, không sao đuổi kịp nữa. Thường Kim Bàng hừ một tiếng rồi nói: -Cự Kình Bang, Ðồ Long đao. . . cũng Ðồ Long đao! Trên mặt sông vì gió to sóng cao, hai thuyền cách nhau lại xa, nên Thúy Sơn không nghe rõ Kim Bàng nói gì, còn Mạch Thiếu Bang chủ nghe Kim Bàng nói tới Ðồ Long đao liền bảo thuỷ thủ hãm tốc lực thuyền lại lái sát gần Kim Bàng rồi lớn tiếng hỏi: -Thường Ðàn chủ vừa nói gì thế? Thường Kim Bàng đáp: -Mạch thiếu bang chủ, chúng tôi, Huyền Võ Ðàn Bạch đàn chủ . . . con đao Ðồ Long . . . Thúy Sơn ngạc nhiên vô cùng, liền nghĩ: -Tại sao lời nói của y lại đứt đoạn như vậy? Chàng thấy chiếc thuyền của Cự Kình Bang càng lại càng gần, bỗng nghe "vù" một tiếng, thì ra Kim Bàng đã tung cái neo lớn sang thuyền Cự Kình. Ðồng thời hai tên thuỷ thủ trên chiếc thuyền trước kêu la thảm khốc và cái neo sắt lớn ấy đã móc luôn vào thân thuyền Cự Kình. Mạch thiếu bang chủ quát: -Ngươi làm gì thế? Thường Kim Bàng đã nhanh tay vứt luôn cái neo lớn ở phái trái sang hai cái néo sắt đó, đánh chết ba tên thuỷ thủ thuyền Cự Kình. Hai thuyền đi giáp vào nhau, Mạch Thiếu bang chủ chạy ra mũi thuyền nhổ hai cái neo của đối phương ném sang. Thường Kim Bàng không thèm đếm xỉa đến việc đó, tay phải phẩy một cái tung trái dưa hấu xanh biếc sang thuyền bên cạnh chỉ nghe "bùng" một tiếng thật lớn đã trúng ngay chính giữa cột buồm của thuyền Cự Kình. Trái dưa hấu lớn ấy,mà Kim Bàng vẫn hay sử dụng chế tạo bằng gang,bên ngoài dùng sơn sơn như màu trái dưa hấu thiệt và rất nặng. Y có một đôi, đằng đuôi có buộc một sợi dây xích, lúc sử dụng không khác gì một đôi Lưu tinh chuỳ. Trái bên trái nặng chín mươi lăm cân, trái bên phải nặng một trăm linh năm cân. Nếu hai cánh tay không có sức mạnh ngàn cân thì không sao ném nổi. Kim Bàng thấy trái dưa hấu bên tay phải đã ném gẫy cột buồm của kẻ địch, tiếp theo y ném luôn trái dưa hấu bên trái sang, cột buồm ngã gẫy gục luôn. Bọn hải tặc trên chiếc thuyền kinh hãi la om sòm. Tiếp theo Kim Bàng lại ném hai trái dưa hấu sang cột buồm ở phía sau thuyền của địch. Cột buồm này bé hơn, nên chỉ đụng một cái đã gẫy liền. Mạch thiếu bang chủ không phải tay tầm thường, bình thường y vẫn quen sử dụng một đôi Nga Mi trích, dài hơn thước rất tiện lợi khi tấn công kẻ địch ở dưới nước. Lúc bấy giờ, hai chiếc thuyền cách nhau khá xa, mà Thiếu bang chủ thấy hai cột buồm của mình đã gẫy, nên không thể nào chạy nhanh hơn được, đành lớn tiếng chửi mắng mà thôi. Kim Bàng cả giận đáp: -Có Bạch Mi ở đây thì trên mặt nước này, không đến lượt Bang Cự Kình xưng hùng xưng bá đâu. Nói xong y lại tung trái dưa hấu bằng gang ở tay phải ra, lần này y nhắm thân thuyền mà tấn công, chỉ nghe "bùng" một tiếng , thân thuyền Cự Kình bị thủng một lỗ khá lớn,nước sông cuồn cuộn chảy vào, bọn thuỷ thủ càng lớn tiếng kêu la. Mạch thiếu bang chủ rút cây Nga Mi trích ra, tung mình nhảy tới phía đầu thuyền của Kim Bàng, Kim Bàng chờ cho đối phương nhảy lên cao liền ném trái dưa hấu bên trái ra tấn công. Thế công này rất ác độc, lúc trái dưa hấu phi tới thì Thiếu bang chủ đang ở trên không, y hãi sợ la lớn: -Ối chà! Vừa kêu y vừa giơ Nga Mi trích ra cản trái dưa hấu, định mượn sức nhảy về thuyền mình. Nếu là Thúy Sơn với khinh công cao siêu chỉ cần giở tuyệt kỹ Thế Vân Tung ra không những có thế tránh được trái dưa hấu ấy mà còn có thể thuận thế tấn công lại là khác, nhưng khinh công của Mạch thiếu bang chủ tuy không phải là kém lắm nhưng bì sao được đệ tử của phái Võ Ðang.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 12
Dương Ðao Lập Oai
Trái dưa kia đã nặng hơn trăm cân, lại thêm sức tung của Kim Bàn, nên Mạch Thiếu Bang chủ cảm thấy tức thở, hai mắt hoa lên, vội lộn một vòng nhảy về thuyền mình. Thường Kim Bàng lại tung đôi dưa hấu tấn công thuyền địch mấy cái nữa. Thế là thuyền Cự Kình bị thủng luôn bảy tám lỗ ,nước tràn rất nhiều, không sao lướt nổi. Các thuỷ thủ trên thuyền Bạch Mi Giáo không chờ chủ dặn bảo, giương buồm quay lái tiến thẳng về phái trước. Thuý Sơn thấy Thường Kim Bằng đánh phá thuyền địch, thanh thế oai dũng như vậy, cũng phải kinh hãi và nghĩ thầm: -Nếu ta không được ân sư truyền dạy cho môn mượn sức địch làm tản mát sức địch thì cái chưởng của tên họ Thường đánh vào lưng ta làm sao chịu nổi. Chỉ trong nháy mắt mà y dụ địch phá địch như vậy, không những võ công kinh người mà lại là người rất nham hiểm và ác độc vô cùng. Có thể nói y là một người rất lợi hại trong tà giáo. Nghĩ tới đó chàng quay lại nhìn Tố Tố thấy sắc mặt nàng vẫn ung dung như thường, hình như nàng xem những chuyện xảy ra là lẽ thường. Lúc ấy đằng xa như có tiếng sấm ngầm vang động. Thì ra thuỷ triều ban đêm ở sông Tiền Ðường sắp tới. Tuy Bang chúng của Bang Cự Kình đều là những tay bơi lội giỏi,nhưng gặp làn sóng của thuỷ triều cao như ngọn núi, không sao chịu nổi, huống hồ nơi hai bên đấu nhau lại là nơi rộng lớn nhất, cách hai bờ rất xa, Bang chúng Bang Cự Kình nghe tiếng sóng thuỷ triều đều hãi sợ kêu la cầu cứu. Thường Kim Bàng và Hân Tố Tố không thèm đếm xỉa tới, cứ ra lịnh cho thuyền đi thẳng. Thuý Sơn ló đầu ra ngoài thấy thuyền Cự Kình Bang đã khẩm hơn nữa, chỉ chờ thuỷ triều lấn tới là chiếc thuyền ấy sẽ tan tành. Thuý Sơn thấy bọn thuỷ thủ của Cự Kình Bang kêu la cầu cứu một cách hết sức thảm khốc, trong lòng không thể nhẫn tâm được. Nhưng chàng biết Thường Kim Bàng và Tố Tố là những người rất độc ác,nếu bảo họ ngừng thuyền để cứu bọn kia, thì thế nào cũng bị họ cự tuyệt, nên chàng lẳng lặng không nói gì. Tố Tố thấy sắc mặt của chàng mỉm cười,rồi lớn tiếng gọi: -Thường Ðàn Chủ, quí khách của chúng ta là Trương ngũ hiệp đây, định mở lòng từ bi, vậy Ðàn Chủ hãy cứu vớt những tên thủ hạ của chiếc Cự Kình kia đi. Thuý Sơn nghe nàng nói, ngạc nhiên vô cùng. Kế chàng thấy Kim Bàng ở chiếc thuyền trước mặt lớn tiếng trả lời: -Xin tuân lệnh quí khách. Ðoạn y quay thuyền lại và lớn tiếng nói: -Bang chúng của Bang Cự Kình hãy nghe đây, Trương ngũ hiệp của phái Võ Ðang đã cứu tính mạng các ngươi, nếu tên nào muốn sống thì hãy mau bơi tới đây. Lát sau chiếc thuyền của Kim Bàng đã cứu được tám, chín mươi phần trăm bang chúng của Bang Cự Kình, chỉ còn sáu mươi thuỷ thủ bị sóng lớn cuốn đi mất tích. Thuý Sơn lên tiếng nói với Tố Tố: -Cám ơn Hân cô nương. Tố Tố lạnh lùng đáp: -Bang chúng Cự Kình, xưa nay giết người cướp của, không một tên thuỷ thủ nào mà hai bàn tay không nhuốm máu tanh hôi. Ngũ hiệp cứu chúng làm gi? Thuý Sơn lúng túng không biết trả lời ra sao cho hợp lý. Chàng cũng dư biết ác danh của Cự Kình là một trong bốn đại ác bang trên mặt nước. Kế Tố Tố tiếp: -Nếu không cứu chúng lên thuyền, thì thế nào Trương ngũ hiệp cũng chửi thầm tôi là " con bé ít tuổi mà ác độc hơn rắn rít. Lẽ ra Trương Thuý Sơn này không nên chữa thương cho con bé ấy, bây giờ nghĩ lại mà hối hận". Lời nói của Tố Tố trúng phóc tâm địa của Thuý Sơn, nên chàng đỏ bừng mặt lên, ấp úng nói tiếp: -Cô ăn nói lanh lợi như vậy, tôi xin chịu thua. Cứu sống bọn người kia là tích nhân đức cho cô, chớ có ăn thua gì đến tôi đâu. Ngay lúc ấy, tiếng thuỷ triều vang như sấm động.Thuý Sơn và Tố Tố đang ngồi trong khoang thuyền mà cũng bị nhồi tung lên, lời nói bị tiếng sóng lấn áp, không còn nghe rõ nữa. Thuý Sơn nhìn ra ngoài cửa sổ, thấy những làn sóng lớn tựa như những bờ tường cao. Bang chúng Cự Kình không được vớt lên thì bấy giờ đã làm mồi cho cá mập cá sấu. Tố Tố đi vào phía sau khoang thuyền, đóng cửa lại, giây lát trở ra,nhưng nàng đã cải trang thành nữ giới và ra hiệu cho Thuý Sơn cởi áo dài. Thuý Sơn không tiện cự tuyệt, đành cởi áo dài đưa cho Tố Tố vá hộ mình. Ngờ đâu nàng đưa cái áo của nàng vừa mặc cho chàng rồi đem cái áo rách của chàng cất đi. Bất đắc dĩ Thuý Sơn phải mặc cái áo dài giả nam trang của Tố Tố. Chàng ngửi thấy trong tay áo mùi thơm dâng lên mũi, ngây ngất cả đầu óc. Chàng không dám nhìn mặt nàng, chỉ cung kính ngồi rồi giả vờ xem những bức hoạ treo trên vách, nhưng tâm sự của chàng sôi nổi không khác gì những làn sóng dưới đáy thuyền, lúc lên lúc xuống.Tố Tố cũng không trò chuyện với chàng. Trong khoang thuyền chỉ thắp một ngọn nến, bỗng nhiên có một ngọn sóng lớn đánh tới, nhổi chiếc thuyền lên cao, ngọn nến đó tắt. Thuý Sơn thấy vậy,nói thầm: -Nguy tai! Ta với nàng là cô nam quả nữ mà cùng ngồi trong khoang thuyền thì tuy rằng ta không làm gì, nhưng chỉ sợ hại cho thanh danh Hân cô nương. Nghĩ đoạn chàng liền mở cửa khoang thuyền đi tới cạnh người lái đó để xem. Hơn một tiếng đồng hồ sau, thuỷ triều đã rút hết, thuận gió thuận nước, chiếc thuyền phóng rất nhanh. Trời vừa tảng sáng, thuyền đã tới Vương Bàn Sơn đảo, ở phía Ðông sông Tiền Ðường, vốn là cái đaỏ hoang nhỏ, núi đá lởm chởm xua nay không có người ở. Hai chiếc thuyền đi về phái Nam đảo, còn cách mấy dặm mới đến bờ đã nghe tù và thổi vang, kế có hai người cầm lá cờ đen lớn phất qua phất lại ra hiệu. Thuyền càng lúc càng tới gần, Thuý Sơn thấy hai lá cờ đỏ ở mép có thêu màu trắng liền nghĩ: -Cờ đen, mép trắng, ý nghĩ là kim sinh thuỷ. Thường Ðàn chủ nói rằng Huyền Võ Ðàn chủ ở trên đảo chủ trì Dương Ðao lập oai, Bắc Phương huyền Võ, Nhâm Quý ,Hợi Tý,Thuỷ thuộc màu đen. Xem ra nhân vật của Bạch Mi Giáo rất tinh thuật ngũ hành biến hoá, không phải là những tà giáo ngu dân tầm thường đâu . Chàng còn đang nghĩ ngợi thì thuyền đã đến gần bờ, lúc ấy chàng mới thấy rõ lá cờ có thêu một con rùa bay. Giữa hai lá cờ đen và lơn,một ông già đang đứng và nói: -Huyền Võ đàn, Bạch Quy Thọ cung kính nghênh đón Hân cô nương. Tiếng nói chậm rãi, tuy không to lắm, nhưng giọng nói rất rõ và đều đặn. Chỉ trong giây lát, thuyền đã vào tới bờ, ông già nọ thân hành bắc ván cầu lên thuyền. Tố Tố mời Thuý Sơn đi trước, lên tới bờ nàng liền giới thiệu Thuý Sơn với Bạch Quy Thọ, Bạch Quy Thọ thấy Tố Tố kính trọng Thuý Sơn,sau lại thấy Tố Tố giới thiệu chàng là Trương ngũ hiệp trong Võ Ðang thất hiệp thì rùng mình sợ hãi rồi nói: -Ngưỡng mộ thanh danh Võ Ðang thất hiệp đã lâu, hôm nay lão mới kiến diện thật là vinh hạnh. Thuý Sơn khiêm tốn đáp lại vài câu xa giao,Tố Tố mỉm cười nói: -Hai vị thực khách sáo quá, ăn nói không thiệt tình chút nào! Một người thì trong lòng đang nghĩ: "ối chà!Nguy tai, người của phái Võ Ðang tới nơi,lại thêm một nhân vật lợi hại đến tranh Ðồ Long Ðao!". Một người thì nói thầm: "Những nhân vật của tà giáo tà phái này ta đâu thèm kết giao làm gì! Các ngươi muốn nói sao thì nói, ta đâu thèm để ý!". Bạch Quy Thọ ha hả cười, Thuý Sơn vội nói: -Không dám! Bạch Ðàn chủ võ công tinh thâm, chỉ nghe danh môn cách hải truyền thanh của Bạch Ðàn chủ vừa rồi, tại hạ đã cảm phục vô cùng.Tại hạ tới đây là để cùng Hân cô nương xem trò vui thôi, chớ không có ý dòm ngó đến bảo đao đâu. Tố Tố nghe chàng nói vậy, mặt tươi như hoa nở, mừng rỡ vô cùng. Bạch Quy thọ xưa nay vẫn biết Tố Tố là người mặt lạnh, tâm địa độc ác, ít khi mở lòng khen ai, nhưng lúc này nàng đối với Thuý Sơn lại khác hẳn. Y đoán ngay Thuý Sơn là người được mến trọng. Giả dĩ, khen nội công của y cao siêu y lấy làm khoái trong lòng nên không còn coi Thuý Sơn là kẻ địch nữa. Rồi y hớn hở nói: -Thưa Hân cô nương, Hải Sa phái, Cự Kình bang, Thần quyền môn đều có phái người tới đây. Ngoài ra còn có hai thanh niên kiếm khách của phái Côn Luân nữa. Hai thằng đó kiêu ngạo vô cùng, chớ không lịch thiệp như Trương ngũ hiệp đây đâu. Ngũ hiệp danh tiếng đã vang khắp thiên hạ mà không hề tỏ vẻ kiêu ngạo, như vậy đu thấy người càng giỏi càng khiêm tốn. . . Y vừa nói tới đây bỗng nghe phía sau núi có hai người quát lớn: -Ở sau lưng lén lút chê bai người như vậy,không phải là đại trượng phu. Tiếng nói vừa dứt đã có hai người đi tới, thân hình dỏng cao, cùng mặc áo màu vàng. Cả hai người sắc mặt lạnh lùng đi tới, tuổi trạc mười tám mười chín,lưng đeo trường kiếm. Bạch Quy Thọ vừa cười vừa nói: -Nói tới Tào Tháo thì có Tào Tháo đến ngay. Mời hai vị lại đây để tôi giới thiệu. Hai kiếm khách của phái Côn Luân đang đinh gây sự, nhưng chúng đột nhiên thấy Tố Tố mặt đẹp như hoa nở, cả hai người cùng động lòng nên một gã thì ngẩn người ra nhìn nàng không chớp mắt, một gã thì liếc nàng một cái rồi vội quay đầu đi ngay, nhưng lại lén nhìn trộm nàng. Bạch Quy Thọ liền chỉ người đang ngẩn nhìn Tố Tố nói: -Vị này họ Cao, tên Tắc Thành, Cao đại kiếm khách. Rồi chỉ người thứ hai nói: -Còn vị này là Tương Ðào,Tương đại kiếm khách .Cả hai đều là cao thủ phái Côn Luân. Phái Côn Luân oai trấn Tây Vực, thiên hạ võ lâm ai cũng khâm phục nhưng võ học ít khi truyền cho bên ngoài. Cao,Tương hai vị đều là hai cao thủ xuất sắc của phái Côn Luân, quả thật là những nhân vật hiếm có. Hai vị tới Trung Nguyên thế nào cũng biểu diễn tài ba cho chúng ta sáng mắt. Lời nói của Bạch Quy Thọ hiển nhiên là chế nhạo hai người kia. Thuý Sơn nghĩ thầm: -Hai người này nếu không ra tay dụng ngay, thì thế nào cũng lên tiếng cãi vã lại. Ngờ đâu Cao,Tương cứ dạ dạ, vâng vâng, hình như không để ý đến lời của Bạch Ðàn chủ cả. Thuý Sơn ngạc nhiên vô cùng. Về sau, chàng thấy thần sắc của hai thanh niên kia mới bừng tỉnh. -Thì ra,cả hai thấy nhan sắc Tố Tố thì đã mất thần choá mắt. Thuý Sơn vừa cười vừa nghĩ thầm: -Phái Côn Luân lừng danh thiên hạ vẫn được tôn là kiếm thuật thần thông, ngờ đâu lại có những đệ tử hạ lưu như thế này! Sự thật Cao,Tương tuy tính nết kiêu ngạo một chút, nhưng quyết không phải là kẻ hạ lưu háo sắc.Tuy nhiên nhan sắc của Tố Tố quá mặn mòi, tựa như đá nam châm hút, mà chúng là thỏi sắt. Huống hồ Cao,Tương là những người trẻ tuổi , đa tình.Vả lại hai người tuy tâm hồn ngây ngất, nhưng chưa chắc trong bụng đã có ẩn ý bẩn thỉu. Từ thuở nhỏ đến giờ lại chưa gặp ai đẹp như Hân cô nương nên không thể nào bình tĩnh được. Bạch Quy Thọ lại nói: -Vị này là Trương Thuý Sơn tướng công của phái Võ Ðang, còn vị này là Hân cô nương và vị này là Thường Kim Bàng, đàn chủ của tệ giáo. Y giới thiệu lướt qua tên họ của ba người, chứ không dài giòng văn tự. Ðối với Thuý Sơn, y cũng chỉ gọi là "Tướng Công" hiển nhiên y đã coi Thuý Sơn là người rất thân cận vậy. Tố Tố cả mừng, liếc nhìn Thuý Sơn, đôi ngươi lóng lánh chứa đầy tình tứ. Cao Tắc Thành tính tình thô lỗ hơn, thấy Tố Tố có vẻ thân thiện với Thuý Sơn thì cho là hai người đã có liên lạc mật thiết nên lửa giận không hiểu vì sao bốc lên, bèn hậm hực nhìn Thuý Sơn một cái rồi nói: -Tương sư đệ, lúc chúng ta ở Tây Vực hình như phái Võ Ðang cũng là danh môn chánh phái của Võ Lâm Trung Nguyên. Tương Ðạo đáp: -Ðúng thế, hình như em cũng đã nghe như vậy. Cao Tắc Thành lại tiếp: -Thì ra tai nghe không bằng mắt thấy, những lời đồn đại không thể nào tin được. Tương Ðào vội nối lời: -Anh nói rất phải! Những lời đồn đại chốn giang hồ tám chín mươi phần trăm là không đúng. Cao sư ca nói phái Võ Ðang cái gì nhỉ? -Ðệ tử danh môn chính phái tại sao lại dây dưa với những nhân vật của tà giáo như thế? Hai ngời kẻ nói người đáp, đều ám chỉ Thuý Sơn để gây hấn, nhưng chúng đâu có biết Tố Tố là nhân vật trong Bạch Mi Giáo, mà chúng dùng hai chữ "tà giáo"để ám chỉ Bạch Thường thôi. Thuý Sơn nghe hai người ăn nói vô lễ như vậy, đang định đối phó, nhưng chàng sực nghĩ: -Ta lên Vương Bàn Sơn có mục đích điều tra cho ra ai là hung thủ đánh Tam ca ta trọng thương? Hai tên đệ tử Côn Luân này tuy tuổi lớn hơn ta thật, nhưng chúng chỉ là những kẻ mới ra đời, hà tất phải cãi vã với chúng làm gì? Huống hồ Bạch Mi giáo hành sự quả thật tàn ác, cứ xem Tố Tố với Thường Kim Bàng giết người như cơm bữa cũng đủ rõ. Ta quyết không thể nào thân thiết với bọn chúng được. Ðoạn chàng liền mỉm cười,đáp lại: -Tại hạ với mấy vị Bạch Mi giáo đây chỉ mới quen biết thôi, không khác hai vị nhân huynh đâu. Mọi người nghe chàng nói vậy ngạc nhiên vô cùng, vì chính Bạch, Thường nhị vị đàn chủ cũng tưởng Tố Tố với chàng giao tình rất thâm. Tố Tố nghe chàng nói thế, trong lòng tức giận vô cùng. Nàng biết Thuý Sơn nói vậy là chàng khinh thường Bạch Mi giáo. Còn Cao,Tương nhìn nhau cười nhạt và nghĩ thầm: -Tên tiểu tử này hèn thật, chỉ nghe danh của phái Côn Luân chưa chi đã hãi sợ . Bạch Quy Thọ bèn mời: -Các vị quí khách đã đến đầy đủ chỉ còn thiếu Mạch Thiếu Bang chủ phái Cự Kình thôi. Chúng ta cũng chẳng cần chờ y,vậy bây giờ quí vị cứ tự tiện dạo chơi quanh đảo, đến giữa ngọ thì xin mời đến sơn cốc bên kía uống rượu và xem đao. Thường Kim Bàng vừa cười vừa nói: -Thuyền của Mạch Thiếu Bang chủ đã bị đắm, nhờ có Trương tướng công sai người cứu vớt nên sống sót và lúc này đang ngồi trong thuyền, để lát nữa mời y cùng đi phó hội. Tuy Thuý Sơn thấy Bạch,Thường rất cung kính, còn Tố Tố thì rất tình tứ với mình nhưng chàng vẫn không muốn gần gũi những người đó, nên chàng lên tiếng thối thác: -Tiểu để muốn đi dạo một mình, xin các vị tự tiện. Chàng không chờ mọi người trả lời, giơ tay lên chào rồi đi thẳng về phía Ðông. Vương Bàn Sơn là một cái đảo rất nhỏ, ngoài những tảng đá và cây cối ra, không có cảnh trí gì đáng xem. Về phía Ðông Nam có một cái cảng nhỏ, nơi đó có mười mấy thuyền của Cự Kình bang và Hải Sa bang. Ðối với hành vi bạo tàn, giết người một cách bừa bãi của Tố Tố, chàng không vừa ý chút nào, nhưng có một điều lạ là trái tim của chàng lúc này đang lưu luyến hình ảnh của nàng, nên chàng nghĩ thầm: -Ðịa vị của Hân cô nương trong Bạch Mi giáo rất được tôn quí.Bạch,Thường hai vị coi nàng như một vị công chúa vậy. Tất nhiên nàng không phải là giáo chủ, vậy không biết nàng chiếm ngôi thứ nào trong giáo phái ấy?. Chàng lại nghĩ tiếp: -Bạch Mi giáo muốn khoe đao thị oai trên đảo này. Ðối phương là Hải Sa bang, Thần Quyền môn và Cự Kình bang đâu có phải những nhân vật trọng yếu đến phó hội. Nhưng Bạch Mi giáo chủ chỉ phái Ðàn chủ ra chủ trì, như vậy hình như họ rất coi thường những bang phái kia. Huyền Võ Ðàn Bạch đàn chủ công lực lại cao hơn Thường Ðàn chủ nhiều thì Bạch Mi Giáo này quả là một mối lo ngại rất lớn cho võ lâm vậy. Hôm nay ta cần điều tra cho rõ nội tình chúng, biết đâu sau này Võ Ðang thất hiệp sẽ không có ngày đấu chí tử với chúng một phen? Chàng còn đang ngẫm nghĩ, bỗng nghe từ bụi cây có tiêng khí giới va chạm vọng tới, hình như có ai đang đấu nhau. Lòng hiếu kỳ thúc đẩy,Thuý Sơn liền tiến thẳng về phía đó thì thấy giữa hai cây cổ thụ có hai kiếm khách của phái Côn Luân là Cao Tắc Thành và Tương Ðào đang luyện kiếm với nhau. Còn Tố Tố đang đứng cạnh đó tủm tỉm cười. Thuý Sơn nghĩ thầm: -Sư phụ ta vẫn thường nói phái Côn Luân có những kiếm pháp độc đáo của họ. Hồi thiếu thời sư phụ đã có lần đấu với một danh gia của phái Côn Luân mệnh danh là Kiếm Thành. Bây giờ cơ hội này thật là hiếm, vậy ta thử lại xem kiếm pháp của họ độc đáo như thế nào . Ðoạn chàng lại nghĩ: -Theo luật lệ võ lâm, trong lúc sư huynh đệ luyện tập võ công với nhau tối kỵ kẻ nào xem lén.Ta là đệ tử danh môn, khi nào lại để cho họ cười ta không biết quy luật? Tuy nhiên chàng cũng muốn nhận thức kiếm pháp Côn Luân, nhưng vì trọng quy củ võ lâm, chàng chỉ liếc mắt một cái rồi định quay mình đi sang phía khác. Ngờ đâu Tố Tố thấy chàng vội giơ tay lên vẫy và gọi. -Trương ngũ ca, lại đây xem. Nếu lúc này chàng lánh mặt sẽ bị hai kiếm khách hiểu nhầm là chàng đã tới xem trộm, nên chàng phải đến gần và đáp: -Hai vị đang luyện kiếm, chúng ta có mặt sẽ phiền lòng người, chi bằng ta đi nơi khác thì hơn. Tố Tố chưa trả lời thì đã thấy một làn bạch quang loé mắt kế tiếp tiếng kêu soẹt, thì ra Tương Ðào đã đâm trúng cánh tay trái của Tắc Thành khiến máu tươi phun ra như suối. Thuý Sơn kinh hãi, tưởng Tương Ðào lỡ tay đả thương sư huynh. Ngờ đâu Tắc Thành không rên rỉ chi cả, chỉ sầm nét mặt lại múa kiếm đâm luôn ba thế, thế nào cũng tinh diệu và độc ác, toàn nhằm vào những nơi hiểm yếu của Tương Ðào mà tấn công. Lúc này Thuý Sơn mới thấy rõ là người không phải đang luyện kiếm mà đánh nhau thực, chàng ngạc nhiên vô cùng. Tố Tố vừa cười vừa nói: -Xem vậy sư huynh không bằng sư đệ, kiếm pháp của Tương huynh cao hơn nhiều. Tắc Thành nghe Tố Tố nói bền nghiến răng bịm môi giở luôn thế Bạch Trương Phi Bốc (thác bay trăm trượng) từ trên không đâm xuống. Thuý Sơn thấy vậy vội khen: -Kiếm pháp cao siêu lắm. Tương Ðào co mình tránh né, nhưng lưỡi kiếm của Tắc Thành mới đâm tới lưng chừng lại quay sang thế khác ngay. Mũi kiếm của y rung động và đồng thời y quát lớn một tiếng "trúng" thì mũi kiếm đã đâm ngay vào đùi của Tương Ðào. Tố Tố vỗ tay cả cười nói: -Dù sao sư huynh thì phải có một hai miếng độc đáo chứ! Tương huynh đã chịu thua chưa? Tương Ðào cả giận đáp: -Ðã chắc ai thắng ai bại đâu! Chàng nói xong,giở luôn kiếm pháp Vũ lã phi Hoa của phái Côn Luân , thế kiếm đâm loạn xạ khiến người ta khó bề biết rõ được kiếm sẽ đâm về phương nào. Kiếm pháp này tất nhiên Tắc Thành cũng thành thuộc lắm, nên không có gì lúng túng, lấy thế gỡ thế thỉnh thoảng còn đâm trả lại một kiếm. Hai người đều bị thương, tuy vết thương rất nhẹ nhưng trong lúc đánh nhau kịch liệt, máu tươi tung toé dính vào mặt hai người. Hai sư huynh càng đấu càng hăng. Sau cùng hình như cả hai muốn giết nhau vậy. Tố Tố đứng bên cạnh cứ luôn mồm xúi giục, khen Tắc Thành mấy câu lại khen Tương Ðào vài lời, khiến cho hai anh em như điên như dại. Người này cũng muốn giết được ngươi kia để lấy lòng Tố Tố và để tỏ ra ta đây kiếm pháp cao siêu. Lúc này Thuý Sơn đã hiểu rõ hết nguyên do khiến hai sư huynh đệ ấy đột nhiên gây nên một trận ác chiến. Sỏ dĩ Tố Tố khiêu khích cho hai người đánh nhau chắc là vì anh em chúng đã ngỏ ý khinh thường Bạch Mi giáo. Chàng thấy hai người càng đánh càng hăng, lúc đầu hai người chỉ muốn đấu thử xem ai hơn ai kém, ngờ đâu về sau hình như hai người đã cuồng loạn, chỉ muốn giết đối phương mới hả dạ. Nếu để cho họ đấu thêm nữa thế nào cũng gây ra tai hoạ. Chàng thấy kiếm pháp của hai người rất tuyệt diệu, chỉ có lúc biến hoá không được linh động mà thôi. Nhưng nội lực hai người hãy còn non kém, nên chúng chỉ phát huy được hai thành công lực của kiếm pháp. Hân Tố Tố vỗ tay ha hả cười có vẻ cao hứng lắm và nói: -Trương ngũ ca xem kiếm pháp của phái Côn Luân ra sao? Thuý Sơn không trả lời, nàng liền quay đầu lại thì thấy Thuý Sơn đang cau mày tỏ vẻ chán ghét. Nàng lại tiếp: -Họ đấu đi đấu lại có mấy thế kiếm đó thôi, xem ngấy quá. Chúng ta sang đầu đằng kia xem mặt biển đi. Nói xong nàng kéo tay trái Thuý Sơn đi liền. Thuý Sơn thấy một bàn tay mềm mại nắm lấy tay mình liền hiểu ngay nàng làm như thế để trêu tức Cao,Tương nên chàng cũng không dằng ra, theo nàng đi về phía bờ biển. Tố Tố đứng ngẩn người ra nhìn bể cả mênh mông rồi bỗng nói: -Trong bài Thu Thuỷ của Trang Tử có nói: "Nước của thiên hạ không đâu lớn bằng biển, muôn vạn sông ngòi đều đổ về biển, không biết bao giờ những sông ngòi đó mới ngừng chảy và nước biển không đầy như thế này. Biển cả không kiêu ngạo chút nào liền trả lời " Ta ở giữa thiên địa không khác gì đá và gỗ nhỏ trong núi lớn".Trang Tử qủa thật là người rất tài nên mới có độ lượng rộng như vậy. Vừa rồi Thuý Sơn chứng kiến nàng khiêu khích Cao và Tương cho hai người tàn sát lẫn nhau để tiêu khiển, thì trong lòng đã bất mãn, nay chàng bỗng nghe Tố Tố nói mấy câu nói đó mới ngẩn người ra. Vì sách của Trang Tử những người chân tu đạo gia thế nào cũng phải đọc tới. Khi Thuý Sơn ở trên núi Võ Ðang,Trương Tam Phong thường đem sách Trang Tử giảng giải cho các sư huynh đệ nghe. Nhưng chàng không ngờ một nữ ma đầu giết người không chớp mắt, lại thuộc nằm lòng lời lẽ của Trang Tử. Chàng vội đáp ngay: -Phải đấy, dù ngàn dặm xa xôi cũng không so sánh với sự rộng lớn của bể cả. Dù ngàn trượng cũng không thể đo lường được mức sâu của lòng biển. Tố Tố nghe chàng đem lời của Trang Tử ra hình dung biển cả mà đáp lại thì tỏ vẻ hâm mộ và tiếp: -Phải chăng Ngũ hiệp đang nghĩ tới sư phụ. Thuý Sơn kinh ngạc, tự dưng giơ tay phải nắm luôn tay kia của Tố Tố và hỏi: -Tại sao cô biết? Thì ra năm xưa, chàng ở trên núi cùng đại sư huynh và Tam sư huynh đọc sách Trang Tử, khi tới hai câu trên thì Ðại Nham liền nói: -Chúng ta theo sư phụ học võ, càng học càng thấy kém sư phụ xa và hình như chúng ta mỗi ngày mỗi thoái độ. Chúng ta dùng hai câu của Trang Tử để hình dung tài ba của sư phụ thì thích đáng vô cùng. Viễn Kiều và Thuý Sơn gật đầu khen phải. Lúc này đọc tới câu đó chàng đột nhiên nhớ tới ngay sư phụ. Tố Tố liền trả lời: -Cứ xem sắc mặt Ngũ ca em đã đoán ra ngay. Ngũ ca không nhớ tới sư phụ thì là nhớ đến người sư trưởng. Mà quả thật hai câu so sánh biển ca đó trên thế gian này chỉ có Trương Tam Phong đạo trưởng là xứng đáng thôi. Thuý Sơn cả mừng nói: -Cô thật là thông minh. Lúc này chàng mới sực nhớ ra là mình đang nắm hai tay Tố Tố, nên hổ thẹn mặt đỏ bừng và buông tay ra ngay. Tố Tố nói: -Chẳng hay võ công của tổ sư anh xuất thần như thế nào? Ngũ ca có thể kể cho em không? Trầm ngâm giây lát,Thuý Sơn đáp: -Tài ba của sư phụ tôi, về mặt võ công chỉ là tiểu đạo thôi. Nhưng sư phụ tôi còn học nhiều thứ khác cao siêu hơn võ công nhiều, sư phụ tôi bác học tinh thâm, tôi không biết kể phương diện nào trước cho phải. Tố Tố mỉm cười rồi nói: -Tiên sinh bước, ta cũng bước, tiên sinh đi,ta cũng đi, tiên sinh chạy,ta cũng chạy, tiên sinh giở hết tốc lực ra phóng chạy như bay, lúc bấy giờ ta mới hay còn kém tiên sinh nhiều. Ðúng là nàng dẫn dụ đoạn Nhan Hồi khen ngợi Khổng Tử trong cuốn Trang Tử để tả tâm trạng của mình mà qủa thật chàng phục sư phụ sát đất như Nhan Hồi nên chàng cảm thấy khoan khoái vô cùng, liền hỏi tiếp: -Sư phụ tôi khỏi cần phải giở hết tốc lực ra phóng chạy, ông ra chỉ đi, tôi cũng không sao theo kịp. Tố Tố là người thông minh và khôn ngoan vô cùng, cố ý lấy lòng Thuý Sơn nên cứ đem những điều chàng thích ra làm đầu đề câu chuyện, nên hai người rất hợp, nói mãi cũng không thấy mệt. Hai người ngồi thích cánh trên tảng đá, không biết thời giờ đã trôi qua rất nhanh. Hai người bỗng nghe phía đằng xa có tiếng chân đi nặng nề và có mấy tiếng ho, rồi người đi đến lên tiếng: -Thưa Trương tướng công cùng Hân cô nương, đã tới ngọ xin mời nhị vị về nhâp tiệc. Thuý Sơn quay đầu lại nhìn thấy Thường Kim Bằng đứng ở phía sau, cách chàng chừng mời trượng, thái độ rất cung kính, nên tủm tỉm cười. Thái độ của y không khác gì một trưởng giả hiền từ đang thấy một đôi tình nhân nhỏ rất xứng đôi vừa lứa, mà cảm thấy cũng vui mừng lây. Xua nay Tố Tố vẫn coi thường Thường Ðàn chủ như kẻ hầu người hạ, ngạo mạn không thèm đáp lễ, nhưng lúc này nàng lại mắc cỡ cúi đầu. Tuy trong lòng rất quang minh, Thuý Sơn thấy thần sắc hai người như vậy cũng phải đỏ bừng hai má. Nhưng Kim Bàng là người rất hiểu đời, vội quay đi trước dẫn đường. Tố Tố khẽ nói: -Em đi trước mấy bước, Ngũ ca chớ đi theo em ngay nghe. Thuý Sơn ngẩn người giây lát, nghĩ thầm: -Tại sao cô ta bông dưng lại giữ kẽ như thế? Chàng vừa nghĩ vừa gật đầu trả lời Tố Tố. Thấy chàng nhận lời rồi, Tố Tố tiến nhanh mấy bước sát cánh cùng Kim Bàng đi luôn. Chỉ nghe nàng vừa cười vừa hỏi Thường đàn chủ: -Hai tên ngốc của phái Côn Luân đánh nhau kết quả ra sao? Thuý Sơn trong lòng mừng không phải là mừng, sầu cũng không phải là sầu, thật hoang mang khó tả. Chàng chỉ nhìn theo sau lưng hai người cho tới khi họ mất dạng rồi mới từ từ đứng dậy đi thẳng về phía sơn cốc. Chàng bước vào trong cốc khẩu, thây trên bãi cỏ đã bày bảy tám cái bàn vuông. Ngoài mâm thứ nhất ở phía Ðông, bàn nào cũng có người ngồi. Thường Kim Bàng thấy chàng đi tới,vội đứng dậy hô to: -Phái Võ Ðang Trương Ngũ hiệp giá lâm. Kim Bàng thốt ra như tiếng sấm động,khiến sơn cốc vang dội. Y vừa nói đã cùng Bạch Quy Thọ nhanh bước tiến lên nghinh đón, có năm Hương chủ theo sau, tất cả là mời hai người, chia ra hai bên, đứng ở cốc khẩu vái chào. Bạch Quy Thọ liền nói: -Bạch Mi Giáo Hân giáo chủ thuộc hạ Huyền Võ Ðàn Bạch Quy Thọ cùng Chu Tước Ðàn Thường Kim Bàng cung kính nghênh đón Trương ngũ hiệp đại giá. Tuy Tố Tố không ra tận cốc khẩu nghinh đón, nhưng nàng cũng đứng dậy ra khỏi bàn tiệc đợi chờ. Thuý Sơn nghe ba chữ Hân giáo chủ, lòng rất xúc động và nghĩ: -Thế ra giáo chủ của họ là họ Hân thật. Nghĩ đoạn chàng vội cúi đầu đáp lễ và nói: -Tôi không dám. Nói xong chàng từ từ đi vào trong sơn cốc, thấy những người ngồi mé bàn bên kia tỏ vẻ phẫn uất bất bình, chàng ngạc nhiên không hiểu tại sao họ lại có thái độ ấy đối với mình, nhưng chàng không thèm đếm xỉa tới. Thì ra lúc các thủ lãnh của phái Hải Sa, Cự Kình Bang, Thần Quyền Môn tới nơi, Bạch Mi Giáo chỉ phái một tên hương chủ ra đón và đưa vào chỗ ngồi, chớ không có nghi lễ cung kính như tiếp đón Thuý Sơn, nên chúng cho Bạch Mi giáo đã khinh khi nên tỏ thái độ phẫn uất. Thuý Sơn vì tới sau, nên không hay điều đó. Bạch Quy Thọ đưa Thuý Sơn đi tới mâm thứ nhất ở phía Ðông, rồi cung kính mời chàng ngồi. Mâm này chỉ bày có một cái ghế, là mâm thủ tịch tôn quí nhất. Thuý Sơn đưa mắt liếc xung quanh, thấy mâm nào cũng có bảy tám người ngồi, riêng mâm thứ sáu thì có Cao Tắc Thành và Tương Ðào thôi. Chàng liền lớn tiếng nói: -Tại hạ là kẻ mạt học hậu tiến, đâu dám ngồi mâm thủ tịch này, xin Bạch huynh dọn cho tại hạ xuống ngồi mâm dưới kia. Bạch Quy Thọ liền đáp: -Phái Võ Ðang là Thái Sơn Bắc Ðẩu của đương kim võ lâm. Trương ngũ hiệp lại oai trấn thiên hạ, nếu Ngũ hiệp không dám ngồi mâm này thì trong cử toạ không ai dám ngồi. Trong khi ấy Thuý Sơn nghĩ thầm: -Nếu sư phụ hay đại sư ca ta có mặt ở đây, thì hai vị ấy mới đáng ngồi mâm này, chớ ta không xứng chút nào. Nên chàng cứ cương quyết khiêm nhượng. Tắc Thành liếc mắt ra hiệu cho Tương Ðào,Tương Ðào bỗng cầm cái ghế của mình đang ngồi ném sang bên mâm thủ tịch. Mâm của chúng cách mâm thủ tịch những năm bàn, nhưng sức ném của y rất mạnh, cách ném của y quả thật tuyệt kỹ. Chờ cho Tương Ðào ném xong, Tắc Thành bèn lên tiếng: -Hì hì,Thái Sơn Bắc Ðẩu! không biết ai phong cái danh hiệu Thái Sơn Bắc Ðẩu ấy thế? Họ Trương kia không dám ngồi vào mâm thủ tịch, nhưng hai anh em ta đây không đến nỗi hèn kém mà từ chối đâu. Thì ra , hồi nẫy Tố Tố có hỏi hai anh em y coi ai võ công cao siêu hơn để nàng học hỏi vài thế kiếm của phái Côn Luân. Hai anh em Tắc Thành thấy nàng tuyệt đẹp đâm ra say mê vô cùng, nên cả hai ngời mới nhanh nhẹn rút kiếm ra đấu với nhau ngay. Lúc đầu tên nào cũng chỉ mong thắng được đối thủ một vài thế để làm vừa lòng người đẹp, ngờ đâu càng đấu càng hăng chúng không sao thâu tay lại được. Lại thêm Tố Tố đứng ngoài khiêu khích, nên cả hai đấu tới khi cùng bị thương . Sau đó chúng thấy Tố Tố cùng Thuý Sơn rất thân mật đi nơi khác, cả hai mới biết bị mắc mưu của Tố Tố, bèn thâu kiếm lại và băng bó vết thương cho nhau, trong lòng vừa tức giận vừa hổ thẹn, vừa đố kỵ, nhưng chúng không dám nổi giận với Tố Tố. Lúc này chúng nhân dịp Thuý Sơn thoái thác, liền nhảy xổ lại tranh cướp chỗ cao quý nhất. Hơn nữa, chúng cũng muốn trước mặt mọi người khiêu khích và làm nhục Thuý Sơn một phen cho bõ ghét. Thường Kim Bàng vội giơ tay ra ngăn cản và nói: -Hãy khoan! Tắc Thành cũng giơ tay ra định điểm vào cánh tay Kim Bàng. Thấy vậy Thuý Sơn liền xen vào: -Hai vị ngồi ở mâm này thật xứng đáng, tiểu đệ xin ngồi xuống mâm kia vậy. Nói xong chàng tiến thẳng tới mâm thứ sáu. Tố Tố bỗng giơ tay ra vẫy và gọi: -Trương ngũ ca lại đằng này. Thuý Sơn không biết nàng định nói gì, liền tới gần nàng. Thuận tay nàng kéo một cái ghế để cạnh rồi mỉm cười nói: -Ngũ ca ngồi đây vậy. Thuý Sơn không ngờ nàng lại bạo dạn đến thế. Trước mặt bao nhiêu người lạ mà nàng không mắc cỡ chút nào. Chàng nghĩ thầm: -Nếu ta ngồi cạnh nàng, thì có vẻ thân mật quá. Bằng không, ta làm nàng mất sĩ diện trước mặt mọi người, cũng không tiện. Chàng đang phân vân thì Tố Tố lại khẽ nói: -Ngũ ca ngồi xuống đây, em có câu chuyện muốn thưa cùng anh. Thuý Sơn thấy nàng có vẻ cầu khẩn, không nỡ chối từ, bèn ngồi ngay xuống cái ghế đó. Thuý Sơn ngồi rồi, Tố Tố hớn hở rót luôn một chén rượu trao chàng. Phía bên kia, tuy anh em Tắc Thành đã cướp được chỗ ngồi ở mâm thứ nhất, nhưng chúng chỉ thêm tức giận mà thôi. Khi ấy Bạch Quy Thọ dùng tay áo phủi bụi trên mặt ghế mấy cái, rồi vừa cười vừa nói: -Hai vị đại kiếm khách của phái Côn Luân muốn ngồi ghế chủ tịch, cũng phải lắm. Mời hai vị cứ ngồi. Nói xong, y cùng Kim Bàng và mười tên hương chủ quay chở về mâm chủ nhân. Tắc Thành và Tương Ðào nghĩ thầm: -Tên hèn nhát kia không dám ngồi mâm thủ tịch, hiển nhiên oai phong của Võ Ðang đã bị phái Côn Luân chúng ta đè bẹp rồi. Cả hai nghĩ xong, đều nhìn nhau một cái, rồi vênh váo ngồi xuống. Bất ngờ nghe kêu "lạch cạch" mấy tiếng,mấy cái chân ghế của chúng ngồi đã gãy làm đôi, nên cả hai đều ngã về phía sau. Cũng may, võ công của chúng không đến nỗi quá kém, nên khi lưng của chúng sắp đụng mặt đất, chúng đã dùng tay đẩy ngược trở lại một cái, rồi cả hai cùng nhảy lên cao, nhờ vậy mới khỏi ngã lăn ra đất. Tuy vậy, hai anh em chúng cũng xấu hổ lắm. Tất cả các hào khách ở các mâm khác đều ha hả cười. Lúc này Tắc Thành mới nghĩ ra Quy Thọ mời anh em chúng ngồi có dùng tay áo giả bộ phủi bụi mặt ghế mấy cái, là Bạch Ðàn Chủ đã ngấm ngầm làm gãy mấy cái chân ghế rồi. Quả thật âm kình của Quy Thọ lợi hại khôn tả, y cũng tự biết mình không có âm kình mạnh đến thế. Lúc mới tới đảo này anh em y rất tự phụ, coi Bạch Mi giáo chỉ là bàng môn tả đạo hạng ba thôi, nên chúng không coi người của Bạch Mi giáo ra gì, vì thế chúng mới có những thái độ kiêu ngạo. Nhưng giờ đây chúng thấy Quy Thọ giở chút ít công lực ra cho chúng thấy, lòng kiêu ngạo của chúng mới giảm bớt rất nhiều. Quy Thọ lại lạnh lùng nói: -Ai cũng biết võ công của phái Côn Luân rất cao, nhưng hai vị hà tất phải mượn hai cái ghế ấy mà biểu diễn tài ba làm gì? Nói tới môn ngồi gãy ghế như hai vị vừa biểu diễn thì cử toạ ai đâu cũng có thể thi thố. Ðoạn y chỉ tay vào mười hương chủ ngồi ở mâm cuối cùng và nói tiếp: -Các ngươi thử biểu diên cho hai vị xem nào. Chỉ nghe có mấy tiếng kêu "lách cách" thật lớn là mười cái ghế đều gãy tan tành ngay. Hình như mười tên Hương chủ ấy có chuẩn bị từ trước,nên chúng ấn ghế. Xong đứng lên tủm tỉm cười, thần khí rất ung dung đủ thấy công lực chúng hơn anh em Tắc Thành. Cử toạ quần hào đa số là người giàu kiến thức, biết Quy Thọ làm như thế để đùa hai anh em Tắc Thành, hơn nữa những cử chỉ ấy quả thật buồn cười, nên ai nấy đều ôm bụng cười lớn tiếng. Trong khi mọi người đang cười, lại thấy hai tên hương chủ ôm hai tảng đá lớn, đi tới cạnh mâm thứ nhất, giơ chân ra đá những mảnh ghế gẫy sang bên và nói: -Ghế gỗ mảnh khảnh, không sao chịu đựng nổi quí thể của hai vị. Mời hai vị hãy ngồi tạm hai tảng đá này vậy. Thì ra hai hương chủ đó là hai đại lực sĩ có tiếng trong Bạch Mi giáo, võ công của họ tuy tầm thường, nhưng thần lực của họ thì khoẻ vô cùng. Hai tảng đá của hai người ôm đó, mỗi tảng nặng đến bảy tám trăm cân là ít. Họ nói xong, giơ cao hai tảng đá đó đưa cho anh em Tắc Thành, để cho hai anh em họ đỡ lấy. Cao tương kiếm pháp tinh diệu nhưng sức lực kém nên không sao đõ nổi hai tảng đá lớn như vậy. Phải biết Bạch Mi giáo lấy sở trường tấn công sở đoản của địch, định tâm bêu xấu Côn Luân nhị kiếm khách. Cao Tắc Thành cau mày lại nói: -Buông ngay xuống. Hai tên hương chủ đại lực sĩ đều quát lớn một tiếng, nâng hai tảng đá cao quá đầu và nói: -Ðỡ lấy. Như vậy bắt buộc Cao,Tương phải lùi trở lại, vì chúng sợ một trong hai đại lực sĩ hơi sức kém một chút, lỡ tay thì tảng đá bảy tám trăm cân đó sẽ đè bẹp chúng tan xương nát thịt ngay. Hai anh em Tắc Thành, tuy tức giận hai lực sĩ vô cùng nhưng không dám ra tay tập kích họ. Vả lại hai tảng đá đang lơ lửng trên cao, chúng cũng không dám tới gần sợ nguy hiểm. Bạch Quy Thọ liền lớn tiếng nói: -Hai vị Côn Luân kiếm khách không dám ngồi ghế thủ tịch, như vậy xin mời Trương tướng công lên ngồi mâm đó. Thuý Sơn ngồi cạnh Tố Tố thấy có mùi thơm phảng phất, trong lòng khoan khoái ngấm ngầm và thần hồn phiêu diêu,bỗng nghe Bạch Quy Thọ quát lớn,liền tự cảnh giác ngay và nghĩ thầm: -Ta không thể nào tự dấn thân vào vòng nghiệp chướng dây dưa với nữ tà ma này. Ðoạn chàng liền đứng dậy đi tới mâm thứ nhất đó. Bạch Quy Thọ vẫn nghe Kim Bàng khen ngợi tài ba của Thuý Sơn nhưng y chưa được mục kích nên lúc này y muốn thử tài Thuý Sơn một phen. Y bèn liếc mắt ra hiệu cho hai Hương chủ đại lực sĩ kia. Hai tên hương chủ đó hiểu ý ngay, chờ Thuý Sơn tới gần liền lên tiếng: -Trương tướng công cẩn thận, xin tiếp lấy tảng đá này. Hai tảng đá lớn đã từ phía trên đầu Thuý Sơn đang rơi xuống. Quần hào thấy vậy kinh hãi không ai bảo ai đều đứng phắt dậy. Bổn ý của Quy Thọ chỉ muốn thử tài xem võ công của Thuý Sơn cao đến bực nào thôi, chớ không có chút ác tâm gì cả. Hơn nữa danh tiếng Võ Ðang thất hiệp lừng lẫy trên giang hồ, mà hôm nay y thấy Thuý Sơn chỉ là một thanh niên thư sinh nho nhã thì ngạc nhiên vô cùng. Hơn nữa,xưa nay Tố Tố coi ai cũng không ra gì, riêng đối với Trương ngũ ca có vẻ mến phục mà Thuý Sơn làm cho Hân cô nương say mê như vậy, sau này thế nào cũng có ảnh hưởng với Bạch Mi giáo. Nhưng khi hai hương chủ lỗ mãng kia buông rơi hai tảng đá xuống đầu Thuý Sơn, y mới hối hận vô cùng và kêu thầm: -Nguy tai! Nguy tai ! Rồi y nghĩ: - Thuý Sơn là đệ tử danh môn, tất nhiên không khi nào chàng lại bị hai tảng đó rơi nhằm đến nỗi trọng thương. Tuy nhiên trong lúc chàng nhảy nhót tránh né, thế nào cũng lộ vẻ hốt hoảng. Nếu không may vì chuyện nhỏ mọn này mà chàng bị bêu xấu trước mặt mọi người, thì không những Thuý Sơn trách cứ mà cả Hân cô nương cũng nổi giận. Y vốn là người thâm trầm ác độc, liền định sẵn một kế nếu tình thế mà xảy ra như vậy thì y quyết đổ lỗi cho tên hương chủ kia. Kế của y là đành hy sinh tên hương chủ dưới tay, chớ y không dám để đắc tội với Hân cô nương. Nhắc lại bỗng thấy hai tảng đá từ phía trên rơi xuống, Thuý Sơn cũng giật mình kinh hãi, nghĩ thầm: -Nếu ta nhảy về phía sau tránh né không khác gì Cao Tương thì sẽ mất hết oai vong của sư môn.Vả lại ,chàng cũng không kịp suy tính kỹ lưỡng. Người luyện võ tới lúc khẩn cấp, trong người bỗng dưng sức lực tích súc tăng gia. Chàng vội sử dụng cái móc phải ở bí quyết chữ "võ" giơ tay trái lên hất mạnh tảng đá bên trái, còn tay phải sử dụng cái móc trái ở bí quyết chữ "Ðao", hất mạnh tảng đá bên phải. Hai tảng đá lơn đó, mỗi tảng nặng hơn năm trăm cân, cộng thêm sức ném của hai tên Hương chủ nọ, thì mỗi tảng ít nhất cũng có sức nặng trên hai nghìn cân. Thuý Sơn không phải là đại lực sĩ, nếu bảo chàng đỡ thì một tảng cũng không kham. Nhưng pho quyền của Trương Tam Phong căn cứ thủ pháp mà biến hóa thật thần kỳ, vả lại võ công của phái Võ Ðang không cần sức mạnh và cũng không cần đánh nhanh. Hai tên Hương chủ của Bạch Mi giáo sức mạnh hơn người, sức lực của họ là do thiên phú, còn võ công của Thuý Sơn thì do luyện tập mà có, quí hồ biết cách sử dụng thì bốn lạng cũng có thể gạt nổi nghìn cân. Quần hào thấy vậy kinh hãi vô cùng, quên cả vỗ tay khen ngợi nữa. Hai tảng đá đó trước sau rơi xuống,tảng sau chồng lên tảng trước . Rồi Thuý Sơn tung mình nhảy lên ngồi tảng đá trên,vừa cười vừa nói: -Hai vị hương chủ thần lực thật kinh người! Phục lắm! Phục lắm! Hai tên hương chủ thấy vậy, kinh hãi hai mắt trợn to, mồm há hốc đứng ngẩn người không nói được nửa lời. Lúc ấy trong sơn cốc tĩnh mịch không có một tiếng động. Một lát sau mới thấy mọi người vỗ tay khen ngợi, như sấm vang. Tố Tố trợn mắt nhìn Quy Thọ tỏ vẻ đắc chí vô cùng.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 13
Kim Mao Sư Vương
Quy Thọ cũng cả mừng vì mình suýt gây nên một việc khá nguy hiểm,may mà võ công của Thúy Sơn kinh người khiến việc nguy hiểm đó thành ra một dịp để Quy Thọ được lòng Hân cô nương. Y bèn đi tới cạnh mâm thủ tịch rót một chén rượu rồi lớn tiếng nói: -Chúng tôi được nghe oai danh của Võ Ðang thất hiệp đã lâu, nay mới mục đích thần công của Trương ngũ hiệp, chúng tôi cảm phục võ công. Tiểu nhân xin kính chúc Trương ngũ hiệp một chén. Nói xong y uống cạn chén rượu. Thúy Sơn lên tiếng đáp: -Tôi không dám. Nói xong, chàng cũng nâng chén uống cạn. Trên mâm của Cự Kình bang bỗng có một đại hán áo vàng đứng lên lớn tiếng nói: -Võ công của Trương ngũ hiệp quả thật thần diệu, nhưng điều đó chỉ là một thứ yếu thôi, còn nhân tam hiệp cốt của ngũ hiệp mới thật khiến cho người ta kính nể hơn nữa. Ngũ hiệp không giống như nhưng tiểu nhân gian trá nham hiểm, quỷ kế đa đoan. Tại hạ cũng xin kính chúc ngũ hiệp một chén. Nói xong,y giơ chén rượu uống cạn. Người đó thân hình vạm vỡ, nhưng bộ áo của y đang mặc vừa ngắn vừa chật không xứng với người chút nào. Thúy Sơn đưa mắt nhìn kỹ mới hay người đó là Mạch thiếu bang chủ của Cự Kình bang mà đêm hôm qua bị lật thuyền, suýt chết đuối ở sông Tiền Ðường, sau nhờ mình lên tiếng, Thường Kim Bàng mới cho người vớt lên. Chàng biết Mạch thiếu bang chủ nói như vậy là để cám ơn mình đã cứu sống y,hay là trách mắng Thường Kim Bàng đã dùng gian kế khiến thuyền của y lật chìm. Chờ Mạch thiếu bang chủ uống cạn chén rượu đó rồi, Thúy Sơn tủm tỉm cười và nâng chén rượu khác lên, nói: -Không dám! Tại hạ xin kính lại Mạch thiếu bang chủ một chén. Chàng đưa chén lên uống cạn. Năm tên Hương chủ ngồi phía sau Kim Bàng lớn tiếng cười rồi chỉ tay vào Mạch thiếu bang chủ nói: -Tối hôm qua, bạn uống nước chưa no phải không? Cho nên hôm nay bạn còn ở đây uống rượu. Mạch thiếu bang chủ sầm nét mặt lại, đang định lên tiếng cãi vã, thì Bạch Quy Thọ đã đứng dậy lớn tiếng nói: -Tệ giáo gần đây được một thanh bảo đao tên là Ðồ Long. Người ta thường nói: "Võ lâm chí tôn bảo đao Ðồ Long, hiệu triệu thiên hạ, mặc cảm bất tòng". Ðoạn y ngừng lại giây lát, hai mắt lóng lánh liếc tả nhìn hữu. Thân hình của y không vạm vỡ lắm, nhưng tiếng nói của y rất lớn ,đôi mắt thật sáng oai nghiêm vô cùng. Thấy vậy Mạch thiếu bang chủ không dám nổi giận ra mặt, chỉ lẩm bẩm vài câu rồi ngồi xuống ghế. Bạch Quy Thọ lại tiếp: -Hân giáo chủ của tệ giáo định gởi thiếp mời tất cả anh hùng thiên hạ đến hành sơn đại hội, để cho mọi người được thưởng thức bảo đao. Nhưng làm như vậy thì tốn rất nhiều thời giờ. Tuy nhiên sợ anh hùng thiên hạ không biết tệ giáo đã có được bảo đao, tệ giáo mới mười quí vị giá lâm xem thanh bảo đao đó. Nói xong y phẩy tay một cái, tám tên đệ tử của y quay mình đi vào trong sơn động lớn ở về phía Tây. Mọi người tưởng tám tên đó đi lấy bảo đao, đều đưa mắt nhìn theo. Ngờ đâu mọi người thấy tám tên đó quay trở ra, mình trần trùng trục, đang khiêng một cái đỉnh sắt lớn. Trong đỉnh sắt có ngọn lửa lớn đang cháy và bốc cao hơn trượng. Tám người đệ tử đó đặt cái đỉnh sắt ở giữa quan trường. Hơi lửa bốc lên khiến mọi người ngồi quanh bị hơi nóng hắt vào. Tiếp theo, có bốn người ở trong động bước ra, hai người đi trước khiêng cái đe sắt, hai người đi sau khiêng cái búa lớn. Bạch Quy Thọ liền nói: -Thuờng Ðàn chủ làm ơn dương đao lập oai đi! Thường Kim Bàng đáp: -Tuân lệnh! Nói xong,y quay lại la lớn: -Lấy đao ra. Hai tên Hương chủ đại lực sĩ khiêng đá vừa đi thẳng vào trong sơn động, lúc chúng trở ra thì một tên nâng một cái bọc bằng lảnh vàng, còn một tên đi cạnh hộ vệ. Tên Hương chủ đi trước đưa bọc lảnh vàng đó cho Kim Bằng, rồi cùng tên nọ chia ra làm hai bên đứng ra bảo vệ. Thường Kim Bàng mở cái bọc ra, để lộ một thanh đao. Y nâng thanh đao đó lên, ngước mắt nhìn mọi người, rút thanh đao ra khỏi cái bao và nói: -Thanh đao này là Ðồ Long bảo đao, được tôn quí nhất trong võ lâm. Mời các vị nhìn kỹ. Nói xong, y giơ con đao lên thái độ rất là cung kính. Quần hào nghe tiếng Ðồ Long bảo đao đã lâu, nhưng bây giờ mới thấy tận mắt đen sì. Con đao không có vẻ gì đặc biệt cả, nên ai cũng tỏ vẻ hoài nghi và nghĩ: -Sao con đao này lại xấu xí thế? Không biết thực hay hư đây? Thường Kim Bàng từ từ đưa con đao đó giao cho người Hương chủ đứng cạnh và nói: -Ðem thử báu sắt đi Hương chủ nọ đỡ lấy đơn đao lên trên đe sắt, luỡi đao hướng lên trời. Một tên hương chủ đại lực sĩ khác liền giơ cái búa sắt khổng lồ lên bổ xuống lưỡi đao, chỉ nghe "soẹt" một tiếng rất nhẹ, cái búa sắt đứt ra làm đôi, một nửa còn dính ở cán, một nửa rơi xuống đất. Quần hào kinh hãi vô cùng, đều đứng dậy cả. Phải biết bảo đao, bảo kiếm chặt vàng chém ngọc tuy rất hiếm trong võ lâm, nhưng không phải tuyệt nhiên không có, còn đao Ðồ Long này cắt búa cũng như miếng tàu hủ vậy. Cả tiếng kêu "leng keng" cũng không có. Nếu con đao này không phải là thần vật thì chắc phái Bạch Mi làm giả cũng nên. Thần Quyền môn và Cự Kình bang đều có một người đi đến cạnh cái đe sắt, nhặt nửa mảnh búa lên xem, thấy đường cắt phẳng lì bóng nhoáng, quả thật búa sắt bị chém làm đôi. Hai tên Hương chủ cầm búa còn dính cán kia lên, đập mạnh vào lưỡi đao, mảnh búa đó lại ứt làm hai. Lần này quần hào đã chứng nhận là bảo đao thật, liền vỗ tay khen ngợi. Thúy Sơn nghĩ thầm: -Con đao quí như thế này quả thật ta chưa hề thấy và cũng chưa nghe nói đến bao giờ . Kim Bàng từ từ đi tới giữa quản trường, cầm thanh bảo đao đó lên và xử dụng thế Ðột Phích Hoa Sơn, chỉ nghe kêu "soẹt" một tiếng thật khẽ thì cái đe sắt đã bị y chém đứt làm đôi rồi. Y đột nhiên chạy sang trái, múa đao chém vào một cây thông cổ. Tiếp theo y chém luôn mười tám cây khác nhưng những cây ấy vẫn còn nguyên, không bị sứt mẻ và gẫy đổ. Ai nấy đang hoài nghi, bỗng Bạch Quy Thọ cả cười một hồi,rồi y đi tới cây thông thứ nhất, dùng tay áo khẽ phất một cái, cây thông đó gẫy đôi và đoạn trên rơi xuống đất. Mọi người mới hay là cây thông đã bị chém đứt làm đôi rồi. Mười mấy cây khác bị chấn động bởi cái đổ của cây trước cùng đổ theo. Bạch Quy Thọ vừa cười vừa cầm thanh bảo đao ném vào đống lửa ở giữa đỉnh sắt. Những tiếng cây đổ ầm ầm chưa dứt, mọi người bỗng nghe từ đằng xa cũng có tiếng ầm ầm vọng lại, tựa nh ở đàng ấy cũng có người đốn ngã vậy. Quy Thọ và Kim Bàng ngạc nhiên quay mình về phía có tiếng động thì thấy những cột buồm ở các thuyền đều gẫy cả. Những cột buồm ấy đều có treo những lá cờ của Bạch Mi giáo, Cự Kình bang, Hải Sa bang và Thần Quyền môn. Các thủ lãnh các môn phái thấy cột cờ của Bang phái mình bị gãy gục như vậy, đều kinh hãi và tức giận, liền sai thủ hạ đi điều tra. Nhưng, tiếp theo mọi người lại nghe tiếng kêu "bình bùng" liên tiếp. Chỉ trong chốc lát tất cả các cột buồm thuyền của các môn phái đều bị gãy sạch. Hình như những thuyền đó vì bão gió hay những con hải quái phá vỡ vậy. Quần hào đứng trên ngọn núi thấy tai biến đột nhiên xảy ra, đều ngẩn người nhìn nhau không ai nói được nửa lời. Lúc đầu mọi người còn nghi Bạch Mi giáo lập tâm phá huỷ thuyền của các bang phái,nhưng về sau họ thấy chính thuyền của Bạch Mi giáo cũng chung số phận, nên mới không còn nghi ngờ nữa. Bọn người thứ hai lại chạy đi điều tra và dò xét. Chỗ mọi người đang đứng cách hải cảng không xa mấy, không hiểu tại sao hai bọn người đi dò xét đã lâu mà không thấy có người trở về. Mọi người đang ngơ ngác nhìn nhau và thắc mắc vô cùng, Bạch Quy Thọ liền sai một tên hương chủ: -Ngươi thử đi dò xét xem sao? Hương chủ đó vâng lời đi ngay. Bạch Quy Thọ cố làm ra vẻ bình tĩnh vừa cười vừa nói: -Chắc ngoài biển có biến cố gì đây! Quí vị chớ lo âu, dầu tất cả các thuyền bị phá huỷ hết, chúng ta cũng có thể làm bè để về được. Nào lại đây, quí vị hãy cạn chén này đã. Quần hào trong lòng tuy sợ hãi, nhưng bề ngoài không ai dám tỏ vẻ hèn kém. Ai nấy cũng đều nâng chén, vừa đưa tới nơi, đã nghe phía hải cảng có tiếng kêu là thảm khốc vọng tới, hình như có người bị chém ngang lưng vậy. Quần hào đột nhiên đứng phắt dậy, những kẻ nhát gan làm rơi cả chén rượu. Những người đó, thấy một vài người bị giết là chuyện rất thường, nhưng chính vì những tiếng kêu là kia quá khủng khiếp nên họ mới kinh hồn hoảng vía. Bạch Quy Thọ và Thường Kim Bàng nhận thấy tiếng kêu la thảm khốc ấy chính là tiếng kêu của tên Hương chủ vừa được sai đi. Cả hai đang ngơ ngác nhìn nhau, thì có tiếng chân người đi rất nặng nề vọng tới. Tiếng chân càng lúc càng gần.tiếp theo đó là tên Hương chủ nọ đi tới trước mặt mọi người, hai tay ôm mặt, máu ở khe tay rỉ ra và đỉnh đầu, y mất một miếng da lớn, quần áo tả tơi, mình mẩy đầy những vết thương,đầm đìa những máu. Ai cũng tưởng y bị một con mãnh thú nào cào cấu phải. Bạch Quy Thọ vội chạy lại giơ tay định đỡ y thì tên Hương chủ giọng run run nói: -Kim Mao Sư Vương! (chúa sư tử lông vàng) ,Kim Mao Sư Vương. Bạch Quy Thọ liền hỏi: -Có phải là một con sư tử không? Hương chủ đáp: -Không, không phải! Ðó là một con người, chính nó đã giết những người đi do thám.Tất cả các thuyền cũng bị y đánh đắm cả rồi. Nói tới đó tên Hương chủ không sao gượng được,ngã gục chết. Bạch Quy Thọ liền nói lớn tiếng: -Ðể Bạch Mỗ ra ngoài bến xem sao? Thường Kim Bàng vội tiếp lời: -Cho đệ cùng đi với. Bạch Quy Thọ đáp: -Hiền đệ hãy ở lại bảo vệ Hân cô nương, để mình ngu huynh đi được rồi. Y biết tên Hương chủ vừa chết, võ công rất cao vốn là một tay hữu hạng của Bạch Mi giáo, thế mà còn bị đánh chí tử, đủ thấy kẻ địch không phải tầm thường. Trong khi Bạch Quy Thọ quay mình ra ngoài bến, bỗng nghe có tiếng ho rồi một giọng nói vang lên: -Kim Mao sư vương đã ở đây lâu rồi. Mọi người nghe thấy tiếng nói phát lên một cách đột ngột, kinh hãi vô cùng, đảo mắt nhìn chung quanh, nhưng không thấy hình bóng nào cả. Tiếng nói rõ ràng phát ra từ một nơi rất gần, nhưng không ai có thể đoán người đó núp chỗ nào. Tiếp theo đó mọi người lại nghe có tiếng thở dài và một giọng nói vang lên: -Ðồ ngu! Ðồ ngu ! Rồi đột nhiên nghe vù một tiếng, một tảng đá lớn bay lên một người từ đáy hòn đá chui ra. Thì ra người đó đã núp sau cổ thụ, đào đất chui xuống tảng đá lớn, vì thế y ở cạnh nách mà không ai hay biết. Mọi người càng kinh hãi thêm, Tố Tố cũng thất thanh kêu ủa một tiếng rồi nhanh chân chạy đến cạnh Thúy Sơn. Mọi người thấy kẻ vừa lộ diện, thân hình vạm vỡ vô cùng, bề cao và vai hơn người thường một thước.Tóc vàng khè, dài xuống tận vai, hai mắt xanh biếc. Tay y cầm một chiếc lang nha bổng, dài chừng trượng bảy, tám, trông rất oai phong không khác gì một vị thiên thần. Thúy Sơn thấy vậy nghĩ thầm: -Kim Mao sư vương? Có lẽ vì bộ tóc vàng của y mà y được biệt hiệu đó chăng? Y là ai,sao không nghe sư phụ ta nói tới? Nghĩ tới đó, chàng lại đưa mắt nhìn Kim Mao sư vương, thấy cái áo dài của người nọ vá víu bằng các lại da thú dữ tuy nhiên thủ công rất khéo léo, phải do người thợ cao tay lắm mới may được. áo đó có đủ các loại da thú dữ ở rừng chỉ thiếu có da sư tử thôi. Chàng đoán chắc người nọ tự xưng là Kim Mao sư vương nên tôn trọng sư tử mà không dùng da của con thú đó làm áo? Chiếc lang nha bổng của người nọ cũng quái dị vô cùng. Cái bổng đó từ đầu chí cuối đều sáng chói nhưng không phải là vàng. Lang nha bổng thường chỉ một đầu có đinh thôi mà cây bổng này không những vừa to vừa dài,hai đầu đều có đinh. Mọi người thấy người đó quá oai dùng, nên không ai dám lên tiếng. Bạch Quy Thọ cố gượng,tiến lên mấy bước cất tiếng hỏi: -Chẳng hay tôn giá quí tính đại danh là gì? Người nọ đáp: -Không dám, tại hạ họ Tạ tên Tốn, biệt hiệu là Thoái Tư và còn một ngoại hiệu nữa là Kim Mao sư vương. Thúy Sơn đưa mắt ra hiệu cho Tố Tố rồi cả hai đều nghĩ thầm: -Người này oai mãnh như vậy, nhưng sao tên của y lại nho nhã đến thế? Chỉ có ngoại hiệu là đúng như người của y thôi. Bạch Quy Thọ thấy người đó ăn nói lễ phép trong lòng mới bớt hãi sợ,nói tiếp: -Thế ra là Tạ tiên sinh? Ngài với chúng tôi xưa nay không quen biết nhau, sao ngài vừa tới đảo này đã đánh đắm thuyền và giết người như vậy? Tạ Tốn mỉm cười để lộ bộ răng trắng rất bóng loáng, rồi ung dung trả lời: -Quý vị tụ họp ở đây làm gì? Bạch Quy Thọ nghĩ thầm: -Việc này không thể giấu y được.Tuy võ công y lợi hại thật, nhưng y chỉ có một mình còn ta với Thường Ðàn chủ liên tay, thêm Trương ngũ hiệp và Hân cô nương ở cạnh tương trợ, thế nào cũng diệt trừ nổi y. Ðoạn Bạch Quy Thọ lớn tiếng đáp: -Gần đây, tệ giáo Bạch Mi mới tìm được một thanh bảo đao nên triệu tập các bạn trên giang hồ tới quan sát một phen. Tạ Tốn trợn trừng mắt nhìn con đao Ðồ Long đang nằm trong đỉnh sắt, lửa đang cháy rất hồng mà con đao đó không suy suyển chút nào, quả là thần vật, lợi khí. Y liền bước tới gần cái đỉnh sắt. Kim Bằng thấy y giơ tay định cầm lấy cán đao, liền là lớn: -Ngừng lại ! Ngừng lại ! Tạ Tốn quay đầu lại nhếch mép cười và hỏi: -Ngươi cản lại làm gì? Kim Bằng liền đáp: -Con đao này là sở hữu của tệ giáo, bạn họ Tạ chỉ có thể đứng xa mà nhìn, chớ không được động tới. -Các ngươi cướp được con đao này của người khác, bây giờ ta cướp lại của các ngươi, vậy rất công bằng, sao lại không được? Nói xong y quay mình lại, chộp luôn thanh bảo đao. Kìm Bằng thấy vậy liền rút Luu tinh chuỳ hình trái dưa hấu và quát lớn: -Bạn họ Tạ kia, nêu không ngừng tay lại thì bổn Ðàn chủ đành phải vô lễ vậy. Lời cảnh cáo của Thường Ðàn chủ vừa dứt, trái Lưu tinh chuỳ ở cánh tay trái của y cũng đã phi tới sau lưng Tạ Tốn. Ngờ đâu Tạ Tốn không thèm quay đầu lại, chỉ đưa lang nha bổng về phía sau, khẽ đỡ một cái liền nghe kêu "koong" một tiếng thực lớn, là trái Lưu tinh chuỳ của Kim Bàng đã vỡ làm mười bảy mười tám mảnh, bắn ra tứ phía. Thì ra nội lực của Tạ Tốn đã truyền từ lang nha bổng đẩy mạnh vào Lưu tinh chuỳ,mượn sức mạnh kháng sức mạnh nên Kim Bàng mới thiêt mạng ngay. Năm tên Hương chủ thuộc Chu Tước Ðàn, thấy Ðàn chủ của mình mới đánh có một chuỳ mà đã chết, đều thất kinh xông ngay lại định cứu Kim Bàng vừa tiến công Tạ Tốn. Hai tên chạy đến đỡ Kim Bàng còn ba tên kia múa binh khí nhắm Tạ Tốn đánh tới. Tạ Tốn tay trái cầm Ðồ Long Ðao, tay phải cầm Lang nha bổng thọc vào cái đỉnh sắt rồi hất mạnh, cái đỉnh nặng mấy trăm cân bỗng tung lên, rơi ngay vào đầu ba tên Hương chủ. Cái đỉnh sắt lăn lông lốc đẩy cả hai tên Hương chủ đang đỡ Kim Bằng, thế là năm tên Hương chủ và cái xác của Kim Bằng đều bị bén lửa. Bốn tên Hương chủ bị đỉnh sắt đè bẹp, chết không kịp ngáp, còn tên thứ năm lăn lộn trên mặt đất, kêu khóc thảm thiết. Mọi người thấy Tạ Tốn mạnh như thiên thần, ai nấy đều sợ hãi đến mất cả hồn vía. Năm tên giang hồ hảo thủ thế mà chỉ thoàng một cái bốn tên đã bị giết, còn tên Hương chủ kia, tuy chưa chết, nhưng bị thương quá nặng cũng khó bề thoát khỏi tử thần. Thúy Sơn tuy tuổi không lớn lắm, nhưng từ khi chàng ra giang hồ, cũng đã gặp rất nhiều cao thủ, nhưng chưa hề thấy ai có võ công kỳ lạ và thần lực ghê gớm như Tạ Tốn. Chàng nghĩ thầm: -Y mạnh như vậy, ta không phải là địch thủ của y đâu. Nếu có đại sư ca hay nhị sư ca ở đây, chắc cũng không đấu lại y, mà dù Võ Ðang thất hiệp có liên tay đối địch cũng chưa chắc thắng nổi y. Trên đời này, trừ phi sư phụ ta chắc không người thứ hai có thể địch nổi y? Tạ Tốn cầm thanh đao Ðồ Long đưa lên dùng ngón tay búng thử một cái, nghe tiếng kêu không giống kim khí bình thuờng và cũng không giống đồ gỗ, liền gật đầu khen: -Con đao này vô thanh vô sắc, quả là thần vật. Y ngẩng lên thấy cái bao của Ðồ Long đao ở cạnh Bạch Quy Thọ, liền hỏi: -Bảo đao kia có phải là của thanh đao Ðồ Long không? Ðem lại đây cho ta! Trước tình cảnh này, Bạch Quy Thọ biết tính mạng mình như chuông treo chỉ mành,nếu y nghe lời đưa bảo đao cho Tạ Tốn thì tên tuổi của y sẽ bị tiêu tan. Vả lại sau này khi giáo chủ truy ra, thế nào y cũng bị xử tử mà chết càng thảm khốc hơn. Vì thế, y biết dầu phản kháng Tạ Tốn mà có thể bị giết,cũng còn hơn là sẽ bị Giáo chủ xử tử về sau này. Nên y liền tỏ vẻ kiêu ngạo và trả lời: -Ngươi muốn giết thì giết, họ Bạch này không phải là kẻ huý tử tham sanh đâu! Và ta cũng không phải là đứa tiểu nhân để cho người khác bắt nạt một cách dễ dàng đâu. Tạ Tốn mỉm cười nói: -Cứng thật! Cứng thật! Bạch Mi giáo quả còn có vài nhân vật,tạm gọi là anh hùng. Y vừa dứt lời, liền giơ tay phải lên ném mạnh thanh đao Ðồ Long sang phía Bạch Quy Thọ, Bạch đàn chủ đã đề phòng từ trước, nên khi thấy bảo đao phóng ra khỏi tay đối phương, đã biết sức người rất mạnh, y không dám dùng khí giới chống đỡ, cũng không dám giơ tay ra đón bắt, bèn nhảy sang bên tránh né. Tiếp theo, Tạ Tốn giơ cây lang nha bổng, lẹ làng quất và móc một cái, thanh đao Ðồ Long lẫn cái bao đã trở lại trước mặt y. Tạ Tốn thuận tay bắt luôn thanh bảo đao, cắm vào lưng. Rồi y liếc nhìn quần hào một lượt và nói: -Tại hạ định lấy thanh bảo đao này, có vị nào phản kháng không? Y hỏi luôn mấy tiếng, không ai trả lời, bỗng ở mâm rượu của phái Hải Sa có người đứng lên lớn tiếng nói: -Tạ tiền bối đức cao vọng trọng, tiếng tăm lừng lẫy bốn bể, con đao này đáng thuộc sở hữu của Tạ tiền bối, anh em chúng tôi xin tán thành. Tạ Tốn hỏi tiếp: -Các hạ có phải là Nguyễn Quản Ba tổng trại chủ của phái Hải Sa đó chăng? Quản Ba thấy Tạ Tốn biết rõ tên tuổi của mình, vừa mừng vừa sợ, liền đáp: -Vâng,chính tại hạ đây. Tạ Tốn hỏi tiếp: -Ngươi có biết sư phụ của ta là ai không? Ta thuộc môn phái nào? Ta đã làm những việc thiện gì rồi? Nguyễn Quản Ba ấp úng đáp: -Việc này Tạ tiền bối . . . Sự thật Quản Ba không biết gì về người khách lạ. Lúc ấy Tạ Tốn lạnh lùng đáp: -Việc của ta ngươi không biết tí gì, sao ngươi dám bảo ta là đức cao vọng trọng, tên tuổi lừng lẫy bốn bể? Con đao này vốn do phái Hải Sa của ngươi cướp được trước nhứt, sau mới bị Trường Bạch Tam Cầm cướp, rồi lọt vào tay Dư Ðại Nham của phái Võ Ðang . . . Thúy Sơn nghe Tạ Tốn nói tới "lọt vào tay Dư Ðại Nham" bèn nghĩ thầm: -Lời nói của người họ Tạ có lẽ đúng đấy! Thì ra con đao này có liên can đến Tam sư ca mình. Chàng lại nghe Tạ Tốn nói tiếp: -. . . Bạch Mi giáo lén hạ độc thủ, cướp con đao này trong tay Dư Ðại Nham. Hừ,hừ phái Hải Sa các ngươi thấy không đủ tài cướp lại thanh đao, nên mới nói con đao này thuộc sở hữu của ta, và ai nấy đều tán thành. Bình sinh ta rất ghét những kẻ xu nịnh như mi, đặt điều nói bậy, vô sỉ khôn tả, có mau ra đứng đây không? Nguyễn Quản Ba không dám trái lệnh, cúi đầu đi tới trước mặt Tạ Tốn hãi sợ đến chân tay run lẩy bẩy. Thúy Sơn vừa ngẫm nghĩ lời nói của Tạ Tốn vừa liếc nhìn Tố Tố luôn, chàng thấy Tố Tố cũng đang suy tính việc gì. Tạ Tốn lại tiếp: -Võ nghệ của Hải Sa phái các ngươi rất tầm thường, chỉ nhờ có chút muối độc để hãm hại người. Cũng như năm ngoái chẳng hạn, các ngươi dùng muối độc giết cả nhà Trương Văn Ðăng, già trẻ mười một người. Hồi đầu tháng ngươi lại giết hại Âu Dương Thanh ở ngoài Hải Môn. Quản Ba kinh hãi vô cùng và nghĩ thầm: -Hai vụ đó ta ra tay rất bí mật, tại sao y lại biết rõ? Tạ Tốn quát lớn: -Ngươi bảo thủ hạ đem hai bát muối độc ra để ta xem đó là thứ muối gì? Bang chúng phái Hải Sa đi tới đâu cũng mang theo muối độc ấy. Quản Ba không dám trái lệnh, vội gọi thủ hạ đem hai bát muối độc ấy ra. Tạ Tốn cầm một bát lên ngửi, rồi đổ vào mồm mấy hớp nuốt thử rồi nói: -Chúng ta mỗi người hãy ăn một bát muối này. Quản Ba vừa kinh hãi vừa mừng thầm. Y hãi sợ là vì đối thủ bắt mình nuốt bát muối này, còn mừng là vì thứ muối này độc khôn tả, đối thủ nuốt một bát thế nào cũng chết ngay. Tạ Tốn cắm cây lang nha bổng xuống đất, giơ tay ra túm cổ và bẻ hàm dưới của Quản Ba rời khỏi khớp xương để y không sao mím lại được, rồi đổ cả bát muối độc vào mồm tên bang chủ phái Hải Sa. Gia đình của Trương Văn Ðăng bị giết sạch, và Hải Môn Âu Dương Thanh bị kẻ thù giết ở trong khách điếm là hai vụ nghi án lớn nhất trong võ lâm đương thời. Không ai ngờ lại do phái Hải Sa gây nên. Mọi người lại thấy Quản Ba bị bắt ép nuốt bát muối độc, ai nấy đều khoái trí vô cùng. Bắt Quản Ba nuốt hết bát muối độc rồi, Tạ Tốn cầm bát thứ hai lên và nói: -Ta họ Tạ đây, bình sinh làm việc gì cũng công bằng chính trực. Ngươi đã nuốt một bát, tất nhiên ta cũng phải nuốt một bát mới là công bằng. Nói xong y há mồm đổ bát muối độc ấy vào bụng. Mọi người không ngờ Tạ Tốn lại liều lĩnh như vậy. Thúy Sơn thấy Tạ Tốn ra tay hung ác thật, nhưng vẻ mặt lại rất chính khí, huống hồ những kẻ bị giết đều là những tên hung ác xưa nay nên chàng có vẻ thiện cảm với y ngay và lớn tiếng nói: -Tạ tiền bối, những kẻ gian này đáng chết lắm. Tiền bối hà tất phải bắt chước chúng làm gì? Tạ Tốn quay mặt lại, trợn mắt lên nhìn Thúy Sơn một cái. Ngờ đâu Thúy Sơn chỉ mỉm cười, chớ không hề sợ hãi chút nào. Tạ Tốn liền hỏi: -Các hạ là ai? Thúy Sơn đáp: -Hậu sinh là Võ Ðang Trương Thúy Sơn, kính chào tiền bối và chúc tiền bối mạnh giỏi. Tạ Tốn hỏi tiếp: -Ồ, bạn là Trương ngũ hiệp của phái Võ Ðang đấy? Bạn cũng đinh tới đây cướp thanh Ðồ Long bảo đao này phải không? Thúy Sơn lắc đầu đáp: -Hậu sinh tới Vương Bàn Sơn này, mục đích chỉ muốn điều tra nguyên uỷ Tam sư ca Dư Ðại Nham tại sao bị thương. Hình như Tạ tiền bối đã biết rõ mọi chuyện, vậy mong tiền bối chỉ giáo. Tạ Tốn chưa kịp trả lời, đã nghe Quản Ba rú lên một tiếng, hai tay ôm bụng, nằm xuống đất lăn đi lăn lại,rồi chân tay co lại mà chết. Thúy Sơn vội nói: -Tạ tiền bối mau uống thuốc giải đi. Tạ Tốn đáp: -Ta chẳng cần uống thuốc giải gì cả. Lấy rượu lại đây cho ta. Một tên thủ hạ của Bạch Mi giáo cầm chén và rượu đem ra. Tạ Tốn quát lớn: -Sao Bạch Mi giáo hà tiện thế? Mau đưa bình lớn cho ta. Tên thủ hạ của Bạch Mi giáo vội ôm một hũ rượu lớn tới, cung kính đưa cho Tạ Tốn và nghĩ thầm: -Ngươi đã uống thuốc độc,lại còn uống rượu như vậy thì chết sớm hơn . Tạ Tốn lại nói: -Mạc Bang chủ, hồi tháng năm năm nay, ngươi đánh cướp một chiếc thuyền của Viễn Ðông hải thuyền ở cửa biển tỉnh Phúc Kiến phải không? Mạc Kình sắc mặt như gà cắt tiết, rụt rè đáp: -Vâng. Tạ Tốn lại hỏi tiếp: -Các hạ làm nghề giặc biển, nếu không đánh cướp lấy gì mà mưu sinh? Ðiều ấy ta không chỉ trích các hạ, nhưng có một điều là ngươi đẩy tất cả các khách thương vô tội xuống biển rồi lần lượt hãm hiếp cả bảy thiếu nữ chí chết mới thôi. Nhân vật anh hùng trên giang hồ có bao giờ làm những việc luân thường bại lý thế không? Mạc Kình ấp úng đáp: -Việc này . . .việc ấy . . . do các anh em trong bang, chớ . . .tôi . . .không dính líu tới. Tạ Tốn lại hỏi: -Bộ hạ của bạn làm những việc mất sĩ diện như vậy, cũng bởi tại bạn không nghiêm mình. Hơn nữa như vậy có khác gì bạn đã đích thân ra tay hành động không? Vậy những tên nào đã dự cướp hôm đó? Trước hoàn cảnh éo le này, Mạc Kình chỉ mong làm sao cho riêng mình được khỏi chết, nên y rút luôn thanh đao ở bên lưng ra và nói: -Thái Tứ, Hoa Thanh Sơn, Hai Mã Hề Lục . . .ba người ra đây. Vụ cướp hôm đó, ba người có dính tay vào phải không? Y vừa nói dứt, không để cho ba tên thủ hạ đó biện bạch, đã giơ đao lên chém luôn, thoáng cái, mọi người đã thấy ba cái đầu lâu lăn lóc dưới đất. Tạ Tốn lớn tiếng khen: -Thế mới là anh hùng! Chỉ tiếc là bạn ra tay hơi muộn một chút. Nếu ngay sau lúc đánh cướp, bạn giết ngay ba tên nọ tại chỗ thì ngày hôm nay Tạ mỗ không đòi tỷ võ với Mạc bang chủ, chẳng hay bạn sở trường môn võ công nào nhất? Mạc Kình biết không sao tránh khỏi, liền nghĩ: -Ở trên lục địa tỷ võ, có lẽ ta địch không nổi ba hiệp, nhưng ở dưới đáy biển thì y địch đâu lại ta? Dẫu có đánh bại ta cũng có cách tẩu thoát. Chẳng lẽ ở dưới nước y cũng giỏi hơn ta sao? Ðoạn y đáp: -Tại hạ muốn lãnh giáo võ công ở dưới nước của Tạ tiền bối. Tạ Tốn nhận lời ngay: -Ðược lắm! Chúng ta ra ngoài biển tỷ thí ngay. Ði được vài bước,Tạ Tốn bỗng ngừng chân lại và nói: -Hãy khoan, ta đi khỏi đây, chỉ sợ những người kia tẩu thoát hết. Mọi người nghe thấy Tạ Tốn nói vậy, trong lòng kinh hãi vô cùng và nghĩ thầm: -Y sợ chúng ta bỏ chạy, chẳng lẽ y định giết hết chúng ta hay sao? Vớ được dịp may này, Mạc Kình vội đáp: -Sự thực xuống dưới nước tỷ võ, tại hạ cũng không phải là địch thủ của Tạ tiền bối. Như vậy chi bằng tại hạ chịu thua trước có hơn không? Tạ Tốn liền nói: -Thế lại càng đỡ tốn công. Nếu bạn đã nhận thua rồi thì giơ đao lên tự sát ngay đi. Mạc Kình nghe nói giật mình kĩnh hãi liền đáp: -Việc này . . .tỷ thí võ nghệ thắng bại là việc rất thường,hà tất phải tự sát . . . Tạ Tốn quát lớn: -Bậy nào! Người là cái thá gì mà dám đòi tỷ võ với ta? Ngày hôm nay ta tới đây mục kích chỉ đòi nợ mấy tính mạng của những kẻ đã làm việc luân thường bại lý hay đã giết những người vô tội. Ta không tha thứ một tên nào cả. Chỉ sợ các ngươi chết mà không chịu phục nên mới gọi từng người một để cho bọn mi giở hết bình sinh tuyệt kỹ ra. Quí hồ ai có một môn gì tài ba hơn ta là ta tha chết cho liền. Tạ Tốn nói xong bỗng cúi đầu nhặt hai nắm đất, đổ rượu vào cho ướt như hai nắm bùn rồi tiếp: -Thi tài dưới nước, ai chịu đựng được lâu là người đó thắng. Bây giờ ta với ngươi mỗi người dùng một nắm bùn này bịt kín mồm mũi, hễ ai chịu không nổi, bỏ nắm bùn ra trước thì người ấy phải tự sát ngay. Nói xong, y không cần hỏi Mạc Kình có đồng ý hay không giơ luôn nắm bùn ở bàn tay trái lên nhét vào mồm đối phương. Tiếp theo y cũng dùng tay phải tự bịt kín lấy mồm mũi của mình. Mọi người thấy vậy, tuy rất buồn cười nhưng không dám cười ra tiếng. Trước khi bị bịt kín mồm mũi, Mạc Kình đã hít một hơi thật mạnh, nên y vội ngồi xuống mặt đất để tỷ thí với Tạ Tốn. Mạc Kình đã yên trí thế nào cũng thắng trận này, vì y học bơi lội từ thuở lên nảy lên tám, có thể lặn xuống đáy biển từ lúc thắp nhén hương tới khi nén hương tắt mà cũng không hề ngộp. Vì thế y mới không sợ hãi và bình thản ngồi xuống. Còn Tạ Tốn không ngồi yên như Mạc Kình, đi tới trước mâm tiệc của Thần Quyền Môn, liếc mắt nhìn người trưởng môn Quá Tam Quyền một lúc. Quá Tam Quyền thấy Tạ Tốn nhìn, lòng kinh hãi vô cùng, vội đứng dậy chắp tay chào và nói: -Xin chào Tạ tiền bối. Tại hạ là Thần Quyền Môn Quá Tam Quyền. Tạ Tốn mồm đã bịt kín, không sao nói chuyện được chỉ dùng ngón tay trỏ nhúng vào chén rượu, rồi viết lên trên mặt bàn ba chữ. Quá Tam Quyền thấy ba chữ đó sắc mặt biến đổi như người chết đuối vì y sợ hãi khôn tả. Các thủ hạ của y đưa mắt nhìn ba chữ đó thì thấy là: Thôi Phi Yến. Mấy tên thủ hạ không hiểu gì cả, nghĩ thầm: -Thôi Phi Yến hình như là tên của thiếu nữ nào. Tại sao sư phụ thấy ba chữ ấy lại sợ hãi đến thế. Thì ra Thôi Phi Yến là con gái sư phụ của Quá Tam Quyền. Lúc sư phụ chết, Quá Tam Quyền đã dụ dỗ sư muội, phá trinh nàng xong lại bỏ rơi mà không cưới nàng làm vợ. Phi Yến vừa hổ thẹn vừa tủi thân, nên ngoài Quá Tam Quyền ra, không còn người thứ hai rõ chuyện. Không ngờ, chuyện xảy ra cách đây hai mươi năm, mà Tạ Tốn lại đột nhiên viết tên nàng. Quá Tam Quyền liền nghĩ: -Lát nữa, y thắng Mạc Kình xong, bỏ nắm bùn ra thế nào cũng loan tin đó cho mọi người biết. Dầu sao y cũng không buông tha ta chi bằng nhân lúc này ta đấm cho y mấy quyền thì thế nào y cũng thua Mạc Kình.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 14
Vực Băng Hang Lửa
Ðoạn y lớn tiếng hỏi: -Tại hạ chấp chưởng Thần Quyền môn, bình sinh chỉ học có một môn quyền pháp, nên tại hạ chỉ xin lãnh giáo quyền pháp của tiền bối vài hiệp. Vừa nói xong, y múa quyền đấm Tạ Tốn ngay. Quyền của y rất kỳ lạ, không tấn công thì thôi, đã ra tay là đấm luôn ba quyền một lúc, quyền sau mạnh hơn quyền trước rất nhiều, nhờ vậy y mới được mệnh danh là Quá Tam Quyền. Quyền của y có thể đánh chết một con bò đực, lợi hại vô cùng. Y cũng biết tình thế này phải tấn công thật lẹ mới hạ nổi đối thủ vì một khi Tạ Tốn còn bị nắm bùn bịt miệng thì y không thể vận hơi sức đánh lại được. Mà đối phương cứ nín hơi đấm ra, quyền lực không sao mạnh được. Quá Tam Quyền đấm được hai quyền, Tạ Tốn giơ tay ra chống đỡ hình như sức lực yếu ớt, chớ không mạnh như lúc quật chết Kim Bàng. Khi y đấm quyền thứ ba, liền quát lớn một tiếng: -Quyền thứ ba! Quyền thứ ba của Quá Tam Quyền lợi hại nhứt, đã có rất nhiều anh hùng bị thiệt mạng bởi quyền cuối này. Lúc ấy Mạc Kình mặt đỏ như gấc, hai mắt đã nảy đom đóm lửa, không sao chịu đựng được. Mạc Thiếu bang chủ thấy cha đang lâm nguy, mà Tạ Tốn đang mải đấu với Quá Tam Quyền, bèn nghĩ ra một kế để cứu cha. Y thuận tay rút một kim trâm trên đầu của một nữ trại chủ nhắm nắm bùn ở giữa miệng Mạc Kình ném tới, để soi lỗ hổng cho cha y hít không khí mới. Ngờ đâu, cái trâm ấy phi tới ngang Tạ Tốn, Tạ Tốn trông thấy vội đưa tay ra bắt và phóng ngược lại Mạch thiếu bang chủ. Mạch thiếu bang chủ thất thanh kêu lên một tiếng! Thì ra cái trâm đó đã đâm mù mắt y. Lúc ấy quyền thứ ba của Quá Tam Quyền vừa đánh trúng bụng dưới của Tạ Tốn, thế mạnh như sấm như gió. Quá Tam Quyền đoán chắc nếu Tạ Tốn không giơ tay ra đỡ cũng phải né tránh. Nhưng bất cứ y tránh trái né phải, hoặc nhảy cao hoặc lui về sau cũng không sao tránh nổi thế quyền đó. Ngờ đâu Tạ Tốn vẫn đứng yên như thường. Quá Tam Quyền cả mừng vì quyền đó thế nào cũng đánh trúng bụng dưới của kẻ địch. Nhưng khi quyền của y đấm trúng Tạ Tốn, y cảm thấy như đấm phải sắt đá và đau buốt tận xương. Y biết là nguy tai đến nơi ,vội thâu quyền lại nhưng không sao rụt tay lại được nữa. Tạ Tốn bỗng giơ tay ra, rờ vào lưng của Quá Tam Quyền, rút thắt lưng Quá Tam Quyền ra, rồi quấn vào cổ Quá Tam Quyền hai vòng, thắt một cái gút kế thả tay hắn ra. Quá Tam Quyền thâu quyền lại, nhưng cổ đã bị Tạ Tốn thắt bằng thắt lưng và nhấc bổng lên, nên thân hình y tựa như đằng vân. Tiếp theo đó Tạ Tốn xách Quá Tam Quyền ra treo ở một cành cây cạnh đó. Cái gút thắt chặt càng thâu càng chặt, Quá Tam Quyền cứ giơ quơ tay múa chân, muốn giơ tay cởi cái thắt gút đó ra nhưng không sao cởi được. Chỉ trong thoáng cái, y thấy hình bóng Thôi Phi Yến hiện ra trước mắt,và nàng đang tự tử chết một cách thảm khốc. Y vừa sợ vừa ăn năn, bên tai chỉ nghe nói văng vẳng: -Lưới trời không thưa chút nào, ác giả ác báo. Tạ Tốn quay đầu lại thì Mạc Kình hai mắt đã lòi ra và tắt thở lâu rồi. Y liền giở nắm bùn ở miệng Mạc Kình ra, rờ tay lên mũi tên đó thử xem, đoạn tự bỏ nắm bùn ở miệng ra, rồi ngẩng mặt lên trời cả cười và nói: -Hai người này bình sinh tác ác, tác quái, hôm nay bị báo ứng như vậy cũng đã muộn lắm rồi. Vừa nói xong, Tạ Tốn đã trợn mắt nhìn hai kiếm khách của Côn Luân một lúc lâu, Cao Tương mặt tái mét. Nhưng chúng vẫn hai tay cầm kiếm, tỏ vẻ không sợ gì cả. Thuý Sơn thấy chỉ trong nháy mắt, Tạ Tốn đã giết bốn thủ lãnh của bốn đại bang hội cùng một lúc, đủ thấy võ công của y cao siêu khôn cùng. Quả thực từ xưa tới giờ chàng chưa thấy ai tài giỏi đến thế, nên chàng thấy y sắp hạ Cao, Tương hai người liền đứng dậy lớn tiếng nói: -Theo lời Tạ tiền bối vừa nói, thì mấy người vừa bị Tạ tiền bối hạ sát đều là những tay tàn ác, tội đáng chết có dư, nhưng tiền bối cứ giết bừa như vây, không phân biệt nếp tẻ thì Tạ tiền bối có khác gì mấy người kia đâu? Tạ Tốn cười nhạt đáp: -Khác lắm chứ. Tôi võ công cao siêu, chúng võ công thấp kém, theo luật tự nhiên thì người mạnh thắng, kẻ hèn bại. Chỗ khác là ở đó. Thuý Sơn tiếp: -Người đời khác cầm thú ở chỗ biết phân biệt thị phi. Nếu cứ ỷ mình mạnh mà hiếp kẻ yếu thì có khác gì cầm thú đâu? Tạ Tốn lại cười nhạt đáp: -Chẳng lẽ trên thế gian này việc gì cũng có phân biệt thị phi hay sao? Cứ đem chuyện hiện thời ra mà nói, lúc này người Mông Cổ đang làm vua chúa giết bao người Hán thì cứ việc ra tay. Chẳng lẽ trước khi giết, vua Mông Cổ phải nói thị phi với Ngũ hiệp rồi mới ra tay hay sao? Vua Mông Cổ muốn lấy tiền bạc của người Hán, cứ việc giơ tay ra lấy là được, nếu người Hán nào không chịu đưa là y cầm đao chém luôn, chẳng lẽ y phải nói thị phi với Ngũ hiệp trước rồi mới ra ta cướp của giết người hay sao? Thuý Sơn lẳng lặng giây lát rồi nói tiếp: -Người Mông Cổ tàn bạo , hung ác, hành vi không khác gì cầm thú. Người có chí nào chẳng nghiến răng thống hận chúng, và chẳng ngày đêm mong mỏi xua đuổi bọn Mông Cổ ra khỏi bờ cõi, lấy lại sơn hà. Tạ Tốn vội vã tiếp: -Xưa kia, người Hán mình làm vua, chẳng lẽ vị vua chúa nào cũng biết phân biệt thị phi cả hay sao? Nhạc Phi là một vị đại trung thần như vậy, tại sao Tống Cao Tôn giết ông ta? Tần Cối với Giả Tự Ðạo là hai tên đại giân thần, tại sao chúng lại được quyền cao chức trọng, hưởng tận phú quý vinh hoa. Thuý Sơn vội đáp: -Các vua nhà Nam Tống trọng dụng bọn gian thần, giết hại người trung lương,bãi chức Hàn Thế Trung, giết Nhạc Phi, nên sơn hà xã tắc mới lọt vào tay dị tộc. Những vị vua này đã trồng ác nhân mới hái ác quả. Như vậy, thị phi chẳng phân biệt rõ ràng là gì? Tạ Tốn lại trả lời: -Kẻ ngu đần si muội và vô đạo là vua của Nam Tống, còn những người bị quân Nguyên và quân Kim tàn sát lại là người Hán. Xin hỏi ngũ hiệp, những dân ấy tội tình gì mà phải chịu đựng những tai hoạ như vậy? Thuý Sơn không biết trả lời sao cho phải, mặt đỏ tía tai đứng thừ người ra. Tố Tố thấy vậy vội xen vào: -Dân chúng vô quyền vô dũng, tất nhiên chịu để cho người ta tha hồ chém giết. Nên có câu: Bá tánh như cá nằm trên thớt, mặc cho bạo chúa chém giết. Như vậy là chuyện rất thường. Thuý Sơn liền tiếp lời: -Chúng ta chịu khổ chịu cực, học hỏi võ công, cũng chỉ mong thân oan cứu khổ cho người, diệt cường bạo, giúp kẻ yếu. Cũng như Trang Tử nói: kiếm cũng có ba loại, một là kiêm thiên lữ, hai là kiếm chư hầu, ba là kiếm thứ nhân. Kiếm của chúng ta học được, chỉ là kiếm thứ nhân thôi. Kiếm của chúng ta trên chém đầu cổ, dưới quyết can phế, không khác gì con gà đang chọi, nhưng cũng đủ tư cách khử trừ gian tà, giúp đạo chính nghĩa. Tạ tiền bối là một vị anh hùng vô địch, nếu đem võ công tuyệt thế ra hành đạo thiên hạ thì chúng sinh đều đội ơn đức. Tạ Tốn liền hỏi lại: -Hành hiệp trượng nghĩa có ích lợi gì nào? Tại sao chúng ta lại phải hành hiệp trượng nghĩa như thế? Thuý Sơn theo học sư phụ từ hồi còn thơ ấu, trước khi học võ, chàng đã biết sự trọng yếu của hành hiệp trượng nghĩa ra sao rồi. Sở dĩ chàng học võ cũng chỉ muốn dùng để hành hiệp thôi. Hành hiệp là căn bản, mà học võ là việc phụ. Trong thâm tâm không bao giờ chàng nghĩ tới câu hành hiệp có ích lợi gì? Tại sao lại phải hành hiệp? Vì vậy Tạ Tốn hỏi tới câu đó, chàng không sao trả lời được. Ngẩn người ra giây lát, chàng mới lên tiếng đáp: -Hành hiệp trượng nghĩa là để thân trường chinh nghĩa hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Tạ Tốn cười ha hả và hỏi tiếp: -Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo ? Thật là nói bậy. Phái Võ Ðang của các ngươi chỉ thích đọc sách Trang Tử, chắc người nào người nấy đều học thuộc lòng cuốn sách ấy, phải không? Nếu vậy, tôi hãy hỏi ngũ hiệp: Trong cuốn sách đó Trang Tử nói: "Người có địa vị cao cả nhất trên thế gian này là hoàng đế, mà hoàng đế vẫn chưa phải là người có toàn đức, vì trận đại chiến ở cánh đồng Trảo Lộc, Hoàng Ðế đã khiến máu chảy trăm dặm. Ngoài Hoàng Ðế ra, còn sáu mươi người nữa được thiên hạ cho là cao cả nhứt thời là : Nghiêu, Thuấn, Vũ ,Thang,Võ Vương và Văn Vương. Nhưng sáu người đó đều có những hành vi khả ố cả,vẫn không thể gọi là những kẻ toàn được". Mấy lời ấy nghĩa lý gì? Ngũ hiệp có hiểu chăng? Những người đại nhân, đại hiền quân như vậy mà còn giết người đổ máu hàng trăm dặm. Tôi giết có mấy người, máu chảy có một bước thôi, như vậy vẫn chưa thể nói là tàn bạo được? Thuý Sơn không ngờ Tạ Tốn hình thù thô lỗ, không khác người rừng mà học vấn lại uyên bác thế, nên chàng càng khâm phục Tạ Tốn vô cùng, bèn nói tiếp: -Bài học của tiền bối vừa nói là một bài nguỵ tác của người sau này, chớ không phải nguyên tác của Trang Tử. Tạ Tốn lại hỏi: -Dầu là nguỵ tác của người sau này đi nữa, những lời đó cũng có nghĩa lý phải không? Thuý Sơn đáp: -Tuy bài ấy có nghĩa lý, nhưng họ bảo Nghiêu,Thuấn là người bất tử bất hiếu, chỉ là lời nói cầu toàn trách bị thôi. Tạ Tốn cười nhạt một tiếng rồi tiếp: -Thế nào gọi là cầu toàn trách bị? Sự thật tội ác của Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang còn nhiều hơn nữa. Như là Thuấn phóng Nghiêu ở Bình Dương, Thang phóng Kiệt ở Nam Sào chẳng hạn. . .Như vậy chẳng là khuyết đức hay sao? Thuý Sơn ngẩn người giây lát, rồi đáp: -Tiểu tử học thức còn kém, chưa hề đọc tới những cổ thư ấy bao giờ, nên không sao biết rõ được hành vi của cổ nhân. Tạ Tốn tay cầm Lang nha bổng, tay cầm Ðồ Long đao nói tiếp: -Nếu Ngũ hiệp bảo chuyện cổ xưa không có bằng chứng cụ thể thì tôi nói chuyện bây giờ. Ngũ hiệp vừa nói, thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, nhưng sự thật việc thiên hạ có được như thế đâu? Ví dụ như chuyện Ngũ Tử Tư, Hàn Tín, Bạch Khởi chẳng hạn, họ đều là những người trung tín lương thiện mà rốt cuộc cũng bị ác báo. Thuý Sơn thấy Tạ Tốn nói rất phải cúi đầu nghỉ thầm: -Mấy người đó đều là danh tướng các đời, mà không có một người nào được chết yên ổn. Nghĩ tới đó, chàng cảm khái thở dài một tiếng, lại nghe Tạ Tốn hỏi tiếp: -Sau những người tôi kể trên, lại còn Văn Chúng đại phu phò Câu Tiễn,sau bị Câu Tiễn giết chết. Giới Từ Thôi theo hầu vua Tan châu du liệt quốc, sau cũng bị Tấn Văn Công thiêu chết. Hắc Quang tận trung với nhà Hán, sau cả nhà bị vua Hán chém chết. Lục Tốn bảo tồn giang sơn cho Ðông Ngô mà còn bị Tôn Quyền nghi kỵ, vì thế uất ức mà chết. . . Y cứ nói thao thao bất tuyệt. Có những cổ nhân Thuý Sơn chưa biết,cũng có người chàng chưa nghe nói tới bao giờ, đủ thấy Tạ Tốn rất thuộc kinh sử, còn thuộc hơn cả các túc nho nữa. Tuy Thuý Sơn ngẫm nghĩ không nói năng gì, nhưng trong lòng chàng bắt đầu hoài nghi tám chữ: "Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo" của cổ nhân dạy không chắc là đúng cả. Tạ Tốn lại nói: -Không có việc gì thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo cũng chưa chắc là đúng hẳn. Ngũ hiệp cứ thử nhìn xa một chút, sẽ thấy những kẻ làm việc ác chẳng đặng hưởng tận sự phú quí vinh hoa là gì? Ví dụ như Lưu Bang chẳng hạn, khi bại trận đẩy con cái xuống dưới bể để đào tẩu. Cha y bị bắt Hạng Võ tuyên bố sẽ đem giết và nấu ăn. Ngờ đâu y lại trả lời Sở Bá Vương rằng: "khi nào giết cha tôi và nấu ăn thì chia cho tôi một bát". Y là con người bất hiếu, bất tử, đại gian đại ác đến thế, mà không những được làm vua chúa khai quốc, công được thọ chung chính phẩm nữa. Như vậy có thấy ác báo gì đâu?. . . Thuý Sơn vội đỡ lời: -Tạ Tiền bối nói rất phải. Từ xưa tới nay vua chúa đa số là những kẻ gian ác, mà họ vẫn được hưởng sung sướng, trái lại các tướng soái rất trung thành mà không được thiện quả. . Nhưng, nói tóm lại, đó là đạo trời, chúng ta là người trần không thể nào biết rõ hết được. Quí hồ ta làm việc gì cũng vậy, chỉ mong yên lòng yên dạ thôi, và ta thấy việc nghĩa là phải làm mà đã làm thì không quản ngại gì tới hoạ phúc cả. Tạ Tốn liếc nhìn Thuý Sơn một hồi rồi nói: -Xưa nay tôi vẫn nghe nói tôn sư Trương Tam Phong tiên sinh võ công tuyệt thế. Tiếc thay tôi chưa có duyên phận gặp được ông ta. Ngũ hiệp là cao túc của ông ta, mà kiến thức tầm thường đến thế? Như vậy, Trương Tam Phong cũng chả hơn bạn là bao, tôi khỏi cần gặp ông ra nữa. Thấy võ công và văn học của Tạ Tốn đều cao siêu không lường,Thuý Sơn đã tỏ vẻ hâm mộ vô cùng. Bây giờ bỗng nhiên Tạ Tốn miệt thị tới sư phụ mình, chàng không sao nhịn được hậm hực đáp: -Sức học của sư phụ tôi cao bằng người trời, những kẻ phàm phu tục tử không sao biết rõ. Võ công của Tạ tiền bối quả thật cao siêu, tiểu tử hậu sinh tự thấy còn kém rất xa, nhưng trước mắt ân sư thì tiền bối chỉ là một thất phu thôi. Nghe chàng nói có vẻ quá kiêu ngạo, Tố Tố vội kéo tà áo chàng một cái, và nháy mắt ra hiệu bảo chàng đừng nói tiếp nữa. Chàng nghĩ thầm: -Ðại trượng phu dầu chết, cũng không khi nào để cho người nhục mạ đến ân sư . Ngờ đâu Tạ Tốn không hề tức giận chút nào, chỉ lẩm bẩm tự nói: -Trương Tam Phong là người sáng lập ra môn phái, chắc võ công đặc biệt hơn người. . . Có lẽ ra không giỏi bằng y, nhưng thế nào cũng có một ngày ra sẽ lên núi Võ Ðang lãnh giáo y một phen. Chẳng hay Trương Ngũ Hiệp giỏi nhất môn võ công nào? Ngũ hiệp có thể giở ra cho tôi kiến thức xem? Tố Tố thấy xác của Kim Bằng, Mạc Kình,Quá Tam Quyền và những người khác nằm ngổn ngang dưới đất, mà người nào đấu với tên mà đầu đó cũng đều thiệt mạng. Giờ đây Tạ Tốn khiêu chiến với Thúy Sơn, nàng biết võ công của Thuý Sơn tuy cao siêu, nhưng so với Tạ Tốn còn kém xa, nên nàng vội đỡ lời: -Tạ tiền bối, hiện giờ con đao Ðồ Long đã lọt vào tay tiền bối rồi, và ai ai cũng khâm phục văn học và võ công của tiền bối cao siêu uyên bác khôn lường thì tiền bối còn thử thách Ngũ hiệp làm chi nữa? Tạ Tốn vội hỏi: -Chẳng hay cô nương có biết mấy câu thơ của Ðồ Long đao, mà các cố lão vẫn tương truyền từ xưa tới nay không? Tố Tố lẹ miệng đáp: -Thưa có ạ. Tạ Tốn lại nói: -Con dao này là vật chí tôn của võ lâm, ai có con dao này trong tay có thể ra hiệu lịnh mà không ai dám làm trái. Vậy con dao này có bí mật gì khiến nổi quần hùng trên thiên hạ phải khâm phục đến thế? Tố Tố tiếp lời: -Tạ tiền bối bác học như vậy, tất phải hiểu biết sự bí mật ấy, chẳng hay Tạ tiền bối có thể nói cho chúng tôi biết được không? -Chính tôi cũng chưa biết rõ điều bí mật ấy. Sau khi lấy được con đao này, tôi phải kiếm một nơi thật thanh tịnh, để nghỉ ngơi mấy năm liền, xem có thể nghĩ ra điều bí mật ấy không? -Phải đấy. Tạ tiền bối tài trí hơn người, nếu tiền bối không nghĩ ra được thì người khác lại càng không hiểu nữa. -Hì hì, họ Tạ này vẫn chưa phải là kẻ ngông cuồng tự cao tự đại. Nói tới văn võ học thì Không Văn đại sư trưởng môn của phái Thiếu Lâm, Trương Tam Phong đạo trưởng của phái Võ Ðang và hai vị trưởng lão của hai phái Côn Luân và Nga Mi nữa, đều là những người tuyệt học đương thời. Nói tới thông minh trí tuệ thì Bạch My Ưng Vương giáo chủ Bạch Mi Giáo của cô nương cũng có thể gọi là một người rất giỏi về tài trí. Tố Tố vội đứng dậy đáp: -Ða tạ tiền bối đã quá lời khen ngợi. -Tôi chắc có rất nhiều nguời đang ghen tị tôi đã lấy được con dao này. Nhưng ngày hôm nay, trên đảo Vương Bàn Sơn này, không ai địch nổi ta cả. Hân giáo chủ có ngờ như thế đâu phải không? Ông ta yên trí một mình Bạch Ðàn chủ đã đủ đối phó với các người của các môn phái tới dự, nhưng có ngờ đâu giữa đường có họ Tạ này xen vào. . . Tố Tố xen lời nói: -Không phải Hân giáo chủ yên trí như thế đâu. Chỉ vì ông ta đang bận,không sao phân thân được tới đây. -Người ta vẫn thường khen ngợi mưu kế của Hân giáo chủ không bao giờ thất thố cả. Nhưng hôm nay, con dao này lọt vào tay tôi rồi thì Hân giáo chủ đã bị mất tiếng. Sở dĩ Tố Tố bàn cãi với Tạ Tốn là vì nàng muốn tên ma đầu này quên chuyện thử tài với Thuý Sơn, nên nàng lại tiếp: -Ðây là số trời đã định,Tạ tiền bối lấy được con đao này một cách dễ dàng, mà người khác tốn mất bao nhiêu tâm huyết cũng không chiếm nổi, đủ thấy phúc trạc của Tạ tiền bối thâm hậu biết bao? -Từ khi con dao này ra đời đến giờ, đã qua không biết bao nhiêu tay. Nhưng chủ nhân nào cũng bị mạng vào thân, thậm chí còn mất mạng nữa. Ngày hôm nay tôi lấy được con dao này, biết đâu mai kia chẳng có người tài ba hơn tới giết mà cướp con dao đi? Thuý Sơn và Tố Tố đưa mắt nhìn nhau, cả hai đều thấy lời nói của Tạ Tốn rất thâm ý. Thuý Sơn lại nghĩ tới tam sư ca Dư Ðại Nham chỉ vì liên can đến con dao này mà giờ này vẫn chưa biết ra sao, còn chàng mới thấy được con dao thôi, mà tánh mạng đã bị uy hiếp. Tạ Tốn lại thở dài một tiếng rồi nói: -Ngũ hiệp cùng Hân cô nương đều văn võ song toàn và tướng mạo đường đường cả. Nếu tôi ra tay giết cả hai người có khác gì đập vỡ một đôi châu báu quí giá không? Thật đáng tiếc! Nhưng tình thế bắt buộc, tôi biết làm sao được? Tố Tố kinh hãi vội hỏi: -Tại sao vậy? Tạ Tốn đáp: -Bây giờ tôi lấy được con dao này đem đi, nếu để cho một nguời nào ở trên đảo này sống sót, chỉ vài ngày sau, khắp thiên hạ sẽ đều hay biết tin con đao Ðồ Long đang ở trong tay Tạ Tốn. Thế rồi người này kiếm kẻ nọ tìm, họ Tạ này không phải là anh hùng vô địch, làm sao giữ trọn vẹn con đao Ðồ Long mà không bị người khác cướp mất? Không nói người khác xa lạ vội, hãy cứ nói Bạch Mi Ưng Vương trước. Họ Tạ này đâu chắc đã thắng nổi y? Thuý Sơn với giọng khinh khỉnh nói: -Thì ra tiền bối giết người là muốn giữ kín việc nầy đấy? Tạ Tốn đáp: -Chính thế! Thuý Sơn lại hỏi: -Như vậy tiền bối hà tất phải chỉ trích tội ác của phái Hải Sa, Thần Quyền Môn và Cự Kình Bang như vừa rồi làm gì? Tạ Tốn ha hả cười đáp: -Tôi muốn cho bọn chúng chết mà không oán trách gì được, chúng cũng yên tâm mà chết. Thuý Sơn liền nói mỉa: -Tiền bối có lòng từ bi lắm. Tạ Tốn vẫn ung dung đáp: -Người đời ai chẳng chết một lần. Chết sớm chết muộn có khác gì nhau đâu? Chỉ có Ngũ hiệp vói Hân cô nương tuổi còn trẻ như thế này mà đã phải bỏ mạng trên đão Vương Bàn Sơn mới thật đáng tiếc thôi. Nhưng một trăm năm sau, người đời cũng coi cái chết của hai vị như cái chết của mấy người kia thôi. Năm xưa nếu Tần Cối không hãm hại Nhạc Phi chết chẳng lẽ Nhạc Phi lại được sống cho tới ngày nay sao? Người ta chỉ cần lúc chết không oán hận gì và cũng không cảm thấy đau khổ gì là được rồi. Cũng vì lý lẽ này, tôi định tỷ thí võ công với hai vị một phen,ai thua thì người đó sẽ phải chết, như vậy chẳng công bằng hay sao? Hai vị tuổi ít hơn tôi, tôi để cho hai vị được lợi thế một chút. Nghĩa là hai vị muốn đấu bằng khí giới, quyền cước, nội công ám khí, khinh công, thuỷ công vân vân, tuỳ ý hai vị. Tố Tố vội hỏi: -Tiền bối tự phụ thực. Có phải tỷ thí môn gì tiền bối cũng nhận phải không? Thấy Tạ Tốn quả quyết nàng biết khó mà tránh khỏi tai ách. Bạch Mi Giáo thấy đảo Vương Bàn Sơn mọc trơ trọi giữa bể, và ỷ có Bạch Thường hai Ðàn chủ võ công cao siêu chắc chắn không có việc gì sơ suất, vì vậy Hân giáo chủ quyết định không cho người tới tiếp viện. Những điều đó Tố Tố đều biết hết. Nàng còn hỏi Tạ Tốn như vậy là có ẩn ý riêng, người ngoài không sao hay biết được. Nên cả Tạ Tốn cũng ngạc nhiên vô cùng. Nhưng y là người thông minh tuyệt thế liền hiểu ngay và nghĩ thầm: -Nếu nàng bắt buộc ta tỷ thí may vá thêu thùa, chải đầu thoa phấn thì nguy tai. Ðoạn y lớn tiếng nói: -Phải, nhưng chỉ tỷ thí trong phạm vi võ công thôi, chứ không phải thi ăn uống đâu. Y vừa nói tới đó, thoáng thấy Thuý Sơn đang cầm cái quạt phe phẩy, liền tiếp: -Hay là tỉ thí văn chương cũng được. Như là cầm kỳ, thi, hoạ, thơ, từ, phú khúc vân vân. Chúng ta chỉ tỷ thí với nhau một cuộc thôi. Nếu hai vị thua cuộc thì phải tự sát ngay. Hà,một đôi xinh đẹp tuấn nhã thế kia, tôi thực không nỡ ra tay hạ sát chút nào. Thuý Sơn và Tố Tố thấy Tạ Tốn nói hai người là "một đôi" đều mắc cỡ đỏ bừng mặt. Tố Tố cau mày hỏi: -Còn tiền bối thua có tự sát không? Tạ Tốn vừa cười vừa trả lời: -Khi nào tôi lại thua hai vị được? Tố Tố nói tiếp: -Tỷ thí tất phải có thua có được. Trương Ngũ Hiệp là danh gia đệ tử, văn tài võ học kiêm toàn, biết đâu anh ta lại có một điểm thắng tiền bối? Tạ Tốn đáp: -Ngũ hiệp ít tuổi nhu vậy, dù võ công cao siêu đến đâu, nhưng công lực sao bằng tôi được. Thấy hai người đang cãi lý với nhau,Thuý Sơn nghĩ thầm: -Nếu tỷ thí võ công, tất nhiên ta phải thua y rồi. Nhưng y đã nói muốn tỷ thí môn nào cũng được, chi bằng ta thi thố khinh công với y? Hay là môn chưởng pháp của ta mới học được? Nghĩ tới đó chàng liền lên tiếng nói: -Tạ tiền bối bắt buộc tiểu tử phải ra tay đấu nên tiểu tử không sao từ chối được. Nếu tiểu tử thua tất nhiên phải tự sát trước mặt tiền bối rồi. Nhưng lỡ tiểu tử đấu ngang tài với tiền bối thì sao? Tạ Tốn lắc đầu đáp: -Không khi nào! Nếu đấu hoà môn thứ nhất thì chúng ta tiếp tục đấu môn thứ hai. Dẫu sao cũng phải phân rõ thắng bại mới thôi. Thuý Sơn lại hỏi: -Vâng,nếu thắng được một thế hay nửa miếng võ, tiểu tử không dám bắt buộc tiền bối phải tự sát, nhưng chỉ mong tiền bối nhận lời cho một điều là mãn túc lắm rồi. Tạ Tốn đáp: -Ðược lắm. "Nhất ngôn vi định", vậy Ngũ hiệp cứ nói điều kiện ra đi. Tố Tố có vẻ lo âu, khẽ hỏi: -Anh định tỷ thí môn gì với y thế? Liệu có chắc chắn thắng nổi y không? Thuý Sơn đáp khẽ: -Chớ dám cả quyết, nhưng tôi cứ tận lực mà thi thố, chớ biết làm sao bây giờ? Tố Tố lại khẽ nói tiếp: -Nếu địch không nổi y, chúng ta phải thừa cơ đào tẩu, còn hơn là thúc thủ chịu chết. Thấy Tố Tố nói như vậy, Thuý Sơn chỉ gượng cười chứ không trả lời, trong lòng nghĩ thầm: -Thuyền bè đã bị tên hung đồ kia phá huỷ hết. Hòn đảo này lại mọc trơ vơ giữa bể, bây giờ chúng ta biết đi ngõ nào?. Ðoạn chàng chỉnh đốn lại khăn áo, lấy đôi bút phán quan ở bên lưng ra. Tạ Tốn thấy đôi bút phán quan của Thuý Sơn liền nói: -Trên giang hồ vẫn nghe danh Thiết Hoặch Ngân Câu Trương Thuý Sơn, hôm nay chiếc lang nha bổng hai đầu của tôi rất may mắn được lãnh giáo tài ba của Ngũ hiệp. Kìa, chiếc hổ đầu câu bằng bạc vụn của Ngũ hiệp đâu, sao không đem ra nốt? Thuý Sơn đáp: -Hậu sinh không tỷ thí võ khí với tiền bối, chỉ muốn thi viết vài chữ thôi. Nói xong chàng giơ bút phán quan ra viết vào vách đá, chỉ nghe "soẹt soẹt" mấy tiếng, đã viết xong chữ "Võ". Chàng đã vội dùng cây bút bên tay trái cắm vào khe đá, rồi dùng cây bút bên tay phải viết luôn chữ "Lâm". Một bút và một nét của hai chữ đó đều do Trương Tam Phong khổ công sáng tạo trong lúc đêm khuya, bao hàm đủ các âm dương, cương nhu, tinh thần, khí thế. Có thể nói những chữ ấy là kiệt tác thượng thừa của phái Võ Ðang, tuy nội lực của Thuý Sơn hãy còn non nên nét bút không được sâu lắm, nhưng bút lục của hai chữ ấy đã hùng biện và sắc bén như lưỡi kiếm mũi kích vậy. Chàng viết xong hai chữ đó, lại viết thêm hai chữ"Chí" và chữ "Tôn", càng viết càng nhanh, bụi đá rới tựa như rắn lượn vòng hoặc mãnh thú đứng chồm lên vậy. Chỉ trong giây lát chàng viết trọn hai mươi bốn chữ. Viết đến nét cuối cùng của chữ"Phong", Thuý Sơn dùng câu bạc và bút sắt đẩy mạnh vào vách đá. Tạ Tốn ngửng đầu lên nhìn ba hàng chữ đó một lúc lâu,lẳng lặng không nói nửa lời, sau cùng mới thở dài nói: -Tôi chịu thua! Tôi không thể nào viết được những chữ như thế này. Tôi xin chịu thua! Tố Tố cả mừng vỗ tay la lớn: -Tạ tiền bối đã thua rồi, vậy không được thoái thác đấy nhé! Tạ Tốn quay lại nói với Thuý Sơn: -Trương ngũ hiệp võ học biệt lập một phương pháp mới lạ khiến tôi sáng mắt vô cùng. Tôi rất thán phục, vậy Ngũ hiệp dạy bảo điều gì, xin nói mau. Trong đời Tạ Tốn luôn sai bảo chớ không bao giờ chịu nghe lịnh ai. Ðây là lần đầu vì lời hứa bắt buộc mà y phải làm đúng theo nên vẻ mặt y rất rầu rĩ. Thuý Sơn liền đáp: -Hậu sinh là kẻ hậu tiến, may mắn được tiền bối khen ngợi là quí lắm rồi, còn hai chữ dạy bảo quả thật hậu sinh không bao giờ dám nghĩ tới. Tạ Tốn lại hỏi: -Vậy Ngũ hiệp cần tôi làm việc gì? Thuý Sơn đáp: -Tiền bối cứ mang con đao Ðồ Long này đi, nhưng phải tha chết cho bọn người này và bắt họ thề độc không được tiết lộ cho ai biết. Chỉ có thế thôi. Tạ Tốn liền nói: -Tôi không ngốc như vậy, ai tin được lời thề của chúng chứ? Tố Tố vội nói: -Thế ra Tạ tiền bối nói rồi lại nuốt lời. Chính tiền bối nói ai thua thì phải nghe lời người thắng, sao chưa chi tiền bối đã nuốt lời thế? Tạ Tốn đáp: -Tôi muốn nuốt lời hứa thì cứ nuốt. Cô nương làm gì nổi tôi nào? Nhưng như sực nghĩ lại điều gì, y liền đổi giọng tiếp: -Tôi xin tha tánh mạng của hai vị, còn những tên kia tôi quyết không tha đâu. Thuý Sơn nói tiếp: -Hai vị kiếm sĩ của phái Côn Luân đều là danh môn đệ tử xưa nay chưa làm điều gì tàn ác cả. . . Tạ Tốn vội ngắt lời chàng: -Cái gì ác với thiện, tôi không biết. Hai vị mau xé một miếng giẻ nhét vào tai và bịt mũi kín lại, đừng để nghe một tiếng động nào cả, như vậy mới khỏi nguy đến tính mạng. Giọng nói của y rất khẽ hình như sợ người khác nghe thấy. Thuý Sơn và Tố Tố đưa mắt nhìn nhau không hiểu Tạ Tốn có ý gì. Nhưng lời nói của Tạ Tốn rất thận trọng, chắc bên trong thế nào cũng có dụng ý, nên cả hai liền xé vạt áo nhét vào tai và bịt mũi ngay, và còn lấy bàn tay bịt bên ngoài nữa. Ðột nhiên hai người thấy Tạ Tốn há mồm to tựa như đang rú, tuy hai người không nghe nhưng cũng cảm thấy khó chịu. Thừa lúc bọn Bạch Mi Giáo đang ngơ ngác vì tiếng rú kinh khủng, Tạ Tốn thổi thuốc độc vào mặt Cự Kình Bang,Hải Sa Bang và Thần Quyền Môn. Chỉ trong giây lát, người nào người nấy vẻ mặt hình như đau đớn khó chịu, lúc sau đều ngã lăn ra đất, chân tay co quắp, lăn lộn. Cao, Tương của phái Côn Luân thấy vậy kinh hãi vô cùng, vội ngồi xếp bằng tròn, nhắm nghiền hai mắt lại, vận dụng nội lực để chống lại tiếng rú và thuốc độc của Tạ Tốn. Thuý Sơn thấy trán của Cao,Tương hai người, mồ hôi ròng ròng và bắp thịt trên mặt run lên từng hồi, chứng tỏ nội lực của họ không chống nổi tiếng rú và chất độc kia. Tạ Tốn ngừng rú và thổi thuốc độc, đồng thời giơ tay ra hiệu bảo Thuý Sơn và Tố Tố buông tay và moi giẻ trong tai ra, rồi nói với hai người: -Những người này chết giấc cả, nhưng tính mạng vẫn được an toàn. Tuy vậy sau khi thức tỉnh, thần kinh của họ sẽ bị rối loạn, không nhớ và không nói được những chuyện đã qua. Trương ngũ hiệp bảo giờ tôi đã làm và tôi đã tha giết bọn họ ở trên Vương Bán Sơn đảo rồi đó. Thuý Sơn lẳng lặng nghĩ thầm: -Ngươi tuy không giết họ,nhưng những người đó sống cũng như chết, có lẽ còn thảm khốc hơn là bị giết. Chàng thấy Tạ Tốn tàn nhẫn như vậy, trong lòng đã oán hận vô cùng. Nếu lúc đầu chàng không dùng giẻ bịt tai bịt mũi, không biết chàng sẽ ra sao, khó mà đoán biết được. Chàng thấy bọn Cao Tắc Thành và Bạch Quy Thọ nằm chết giấc dưới đất, mặt vàng khè, trông thảm thê vô cùng. Tạ Tốn bình thản nói: -Chúng ta đi thôi. Thuý Sơn hỏi: -Ði đâu bây giờ? Tạ Tốn đáp: -Ði về chứ còn đi đâu nữa? Việc dương Ðao lập oai ở Vương Bàn Sơn Ðảo này đã kết thúc rồi, chúng ta ở lại đây làm gì? Thuý Sơn và Tố Tố nhìn nhau nghĩ thầm: -Chúng ta còn phải chung thuyền với tên ma đầu này một đêm thì trong mười hai thời giờ đó, không biết còn xảy ra bao nhiêu chuyện nữa? Tạ Tốn đưa hai người đên một ngọn núi nhỏ ở phía Tây của đảo. Ðó là một hải cảng nhỏ, nơi ấy đã có sẵn một chiếc thuyền ba buồm. Thuyền này của y dùng để đi đến đảo.Tạ Tốn đi tới gần thuyền liền cúi chào hai người và mời: -Mời hai vị xuống thuyền. Tố Tố cười nhạt đáp: -Sao lúc này Tạ tiền bối lại khách sáo thế? Tạ Tốn đáp: -Hai vị xuống thuyền của tôi, tất nhiên là khách quý, vậy bổn phận tôi là phải tiếp đãi tử tế. Ba người xuống thuyền rồi, Tạ Tốn liền ra lệnh cho thuỷ thủ nhổ neo. Trên thuyền có tất cả mười sáu, mười bẩy thuỷ thủ. Người cầm lái chỉ dùng tay ra hiệu, chớ không nói nửa lời, dường như họ đều câm cả. Tố Tố ngạc nhiên vô cùng nghĩ thầm: -Tên này giỏi thực! Sao y lại khéo chọn thuỷ thủ đều câm và điếc như thế? Tạ Tốn hình như đoán biết ý nghĩ của Tố Tố, liền cười nói: -Có gì khó đâu! Tôi chỉ việc tìm một chiếc thuyền, mà những thuỷ thủ trên đó không biết chữ, rồi đục vào màng nhĩ và cho chúng uống thuốc câm. Thuý Sơn nghe nói rùng mình kinh hãi, càng ghét hận thêm. Trái lại Tố Tố vừa vỗ tay vừa nói: -Hay lắm! Hay lắm! Những thuỷ thủ trên thuyền đã câm và điếc lại còn mù chữ nữa, như vậy tiền bối có điều gì bí mật hẳn không sợ bị tiết lộ. Và vì tiến bối cần chúng lái thuyền, chớ không thì chắc tiền bối cũng đã đâm cho chúng mù mắt luôn. Thuý Sơn lườm nàng một cái và khiển trách: -Hân cô nương, cô là một thiếu nữ sao lại tàn nhẫn đến thế? Ðây là một thảm khốc nhất trần gian, thế mà cô còn cười được? Tố Tố le lưỡi, rụt cổ, đang định lên tiếng biện bạch, nhưng nàng thấy sắc mặt Thuý Sơn giận dữ, vội dừng lại ngay. Tạ Tốn lại tiếp: -Sau này trở về đại lục, tôi sẽ dùng kim châm cho mắt chúng mù luôn. Thấy thuyền đã kéo buồm, Thuý Sơn liền đở lời: -Thưa Tạ tiền bối! Thế còn những người trên đảo thì sao? Tiền bối đã phá hết thuyền bè của họ thì làm sao họ trở về đại lục được? Tạ Tốn đáp: -Trương ngũ hiệp là người rất tốt, nhưng phải cái đa sự. Ta cứ để cho chúng ở trên đảo tự sinh tự diệt có hơn không? Thuý Sơn biết Tạ Tốn là người không thể khuyên bảo được nên đành làm thinh. Khi thuyền rời đảo chàng nghĩ thầm: -Những người trên đảo đa số là những người tác oai tác quái, nhưng họ bị đối xử như vậy quả thực là thảm khốc, nếu không ai tới cứu, mười ngày sau họ sẽ chết hết. Sau chàng lại nghĩ tiếp: -Nếu hai đệ tử của phái Côn Luân chết trên đảo này, thế nào sư phụ của họ cũng đi tìm. Lúc ấy một trận phong ba trong võ lâm sẽ vì đó nổi lên . Mấy năm gần đây, Võ Ðang thất hiệp tung hoành trên giang hồ,bất cứ việc gì họ cũng thắng thế. Thuý Sơn không ngờ hôm nay lại bị bó chân bó cẳng và tính mạng cũng nằm trong tay người. Chàng vừa bực mình vừa tức giận, cúi đầu suy nghĩ không hề để ý đến Tố Tố và Tạ Tốn đang nói chuyện hay làm việc gì. Lát sau tiểu đồng dọn thức ăn và rượu lên, rồi rót ba chén để lên trên bàn. Tạ Tốn liền lên tiếng: -Ðể tôi dạo đờn tiếp quí khách, mong Trương ngũ hiệp và Hân cô nương chỉ giáo cho. Ðoạn y lấy cây đờn treo trên vách xuống, thử dây rồi khảy luôn. Thuý Sơn không thạo âm nhạc, nên không hiểu Tạ Tốn khảy những gì, chàng chỉ nhận thấy tiếng đàn rất bi đát, u oán càng nghe càng thêm buồn. Nghe tới đoạn sau, chàng không sao cầm được lệ, nước mắt nhỏ dài trên hai má. Tạ Tốn gạt năm ngón tay một cái, một tiến "keng" vang lên, tiếng đờn dứt liền, rồi gượng cười nói: -Tôi định khảy đàn cho nhị vị được khuây khoả, ngờ đâu lại làm cho Trương tướng công sầu tư, tôi đáng phạt phải uống một chén. Nói xong, y cầm chén rượu lên uống cạn. Thuý Sơn liền hỏi: -Chẳng hay khúc đầu của Tạ tiền bối vừa khảy đó là khúc nhạc gì? Xin chỉ giáo cho tại hạ rõ. Tạ Tốn đưa mắt nhìn Tố Tố, hình như muốn nàng trả lời hộ, nhưng y thấy Tố Tố lắc đầu tỏ vẻ không biết liền trả lời Thuý Sơn rằng: -Khúc nhạc này là Kê Khang đời nhà Tấn, lúc Kê Khang sắp chết chém đã đờn bản nhạc này. Thuý Sơn kinh hãi hỏi tiếp: -Bản nhạc này có phải là Quảng Lăng Tấn không? Tạ Tốn đáp: -Phải đấy: Thuý Sơn lại hỏi tiếp: -Theo lời đồn đại cuả các người xưa thì sau khi Kê Khang bị chém, khúc nhạc Quảng Lăng Tán này không ai dám đờn lại nữa, vì sao Tạ Tiền Bối lại kiếm được bản nhạc này và kiếm được ở đâu? Tạ Tốn vừa cười vừa trả lời: -Kê Khang là người rất có ý tứ, trong sách sử nói y là một người rất giỏi về văn chương,hay nói tới lời lẽ của Trương Tử và cũng là người rất nghĩa hiệp. Như vậy Kê Khang chẳng là người hợp tánh với Trương tướng công là gì? Lúc Chung Hội làm quan to, ????????? Nghe nói Trương Tăng Dao vẽ rồng không điểm nhỡn. Hễ ông điểm nhỡn con mạc long nào là con ấy bay lên trời tức thì. Nhưng tôi không tin chuyện ấy có thật. Tuy vậy tướng công thử xem bút pháp của y không kém gì hai mươi bốn chữ mà tướng công đã viết trên vách đá. Thuý Sơn liền đáp: -Những chữ của hậu sinh viết đó xấu xí không tả, sánh sao được với cổ nhân. Từ khi vào trong thuyền tới giờ,Tạ Tốn thuyết cổ luận kim,bình thơ thuật văn, không khác gì một nhà đại nho giả. Thuý Sơn trong lòng rất khâm phục, nhưng hễ nghĩ đến hành vi tàn nhẫn của y thì lại ghét hận vô cùng. Sau đó Tạ Tốn bàn với Tố Tố về chuyện Ngu Hồ Loan Hoa Thạch Hổ cả giận một cái, liền giết bằng vạn người. Thuý Sơn không muốn nghe những chuyện ấy,liền quay mặt nhìn ra ngoài cửa sổ, ngắm phong cảnh. Chàng thấy mặt trời lúc bầy giờ sắp lặn xuống dưới bể. Ðang nhìn cảnh bỗng nhiên chàng giật mình kinh hãi nghĩ thầm: -Tại sao mặt trời lại xuống phía sau thuyền thế?
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 15
Sóng Cuồng Gió Lộng
Chàng bèn quay đầu lại nhìn Tạ Tốn và hỏi: -Tạ tiền bối có lẽ người lái đò đã sai lạc phương hướng. Thuyền của chúng ta đang đi về phía Ðông phải không? Tạ Tốn đáp: -Phải, tôi đã bảo y lái thuyền về phía Ðông. Tố Tố cũng giật mình kinh hãi vội hỏi: -Nếu đi về phía Ðông nghĩa là đi về biển cả, tiền bối đinh đưa chúng tôi đi đâu thế? Tạ Tốn rót 1 chén rượu nhấm nháp 1 vài hớp, tỏ vẻ đắc chí rối mới ung dung trẳ lời: -Rợu này là rượu nữ trinh, ở Triệu Hưng, cất từ hai mươi năm trước hai vị đừng tưởng là rượu mới. Tố Tố vội hỏi; -Tại sao tiền bối không bảo người lái thuyền quay đầu lại. Tạ Tốn đáp: -Khi ở trên đảo, tôi chẳng đã nói rồi là gì? Tôi lấy được thanh đao này cần phải kiếm 1 nơi yên tĩnh để nghĩ ngợi vài năm để được hiểu rõ tại sao bảo đao đó lại là võ lâm chí tôn? Tại sao trong các anh hùng thiên hạ không ai dám trái lịnh của người cầm đao? Ở trong đại lục mà nghiên cứu lỡ có ai biết tôi đã cướp được nó, tât nhiên ngày nào cũng có người đến mưu toan cướp lại thì suốt ngày cứ phải lo đối phó, tôi còn thời giờ đâu mà tĩnh tâm nghĩ ra những điều khó hiểu. Nếu Trương Tam Phong tiên sinh hay Bạch Mi giáo chủ tới cướp thì họ Tạ này chắc đâu thắng nổi họ! Vì thế tôi mới phải tìm 1 đảo hoang nào, không có vết chân người lui tới, để định cư. Tố Tố liền nói: -Nếu vậy tiền bối cho hai chúng tôi về trước. Tạ Tốn vừa cười vừa nói : -Nếu cho hai vị về tới Trung Nguyên, hành tung của tôi sẽ bị tiết lộ ngay. Thuý Sơn đột nhiên đứng dậy quát: -Tiền bối định đoạt như thế nào? Tạ Tốn từ từ đáp: -Ðành phải làm phiền hai vị một thời gian, mời hai vị ở trên đảo hoang với tôi vài năm. Khi nào tôi nghĩ ra được những bí mật của bảo đao lúc ấy ba chúng ta sẽ trở về lục địa. Thuý Sơn lại hỏi: -Nếu đến mười năm mà tiền bối không nghĩ thấu việc đó thì sao? Tạ Tốn vừa cười vừa nói: -Thì hai vị ở trên đảo này suôt thời gian đó. Nếu suôt đời tôi không nghĩ ra thì hai vị cũng phải ỏ với tôi suốt đời. Hai vị là trai tài gái sắc, tình đầu ý hợp, ở trên hoang đảo kết thành chồng vợ, sanh con đẻ cái, không tốt hay sao? Thuý Sơn cả giận vỗ bàn quát: -Tiền bối chớ nói bậy bạ như vậy. Chàng vừa nói vừa nhìn Tố Tố hổ thẹn cúi đầu xuống, hai má đỏ bừng. Thuý Sơn kinh hãi thầm tự nhủ: -Nếu ta cứ ở gần nàng mãi, thế nào ta cũng không sao kềm lòng được. Tạ Tốn là một cường địch, Tố Tố là một cường địch tâm hồn bất định của ta cũng là một cường địch. Như vậy nguy cơ mai phục bốn bề. Ta rời khỏi đây sớm giờ phút nào hay giờ phút nấy. Nghĩ đoạn, chàng cố nén lòng tức giận và cất tiếng nói: -Tạ tiền bối , tại hạ xin giữ chữ tín, quyết không tiết lộ hành tung của tiền bối. Bây giờ, tạ hạ xin thề rất nặng là quyết không thổ lộ cho một người nào biết những điều gì mà mắt và tai tại hạ thấy và nghe trong ngày hôm nay. Tạ Tốn đáp: -Tôi vẫn biết Truơng như là hiệp nghĩa danh gia, một lời hứa đáng giá nghìn vàng và cũng nặng như Thái Sơn, trên giang hồ đã có nhiều người đồn đại như vậy rồi. Nhưng năm tôi hai mươi lăm tuổi tôi đã lập lời thề rất nặng. Ðây, như thử xem ngón tay tôi. Nói xong, y giơ tay ra cho hai người xem. Thuý Sơn và Tạ Tốn thấy ngón tay út và ngón tay vô danh của Tạ Tốn đều bị cụt. Tạ Tốn thản nhiên tiếp: -Năm đó, tôi bị một người mà bình sinh tôi rất kính ngưỡng, rất yêu mến lừa dối, khiến tôi thân bại danh liệt, nhà tan cửa nát, mẹ và vợ con đều bị giết. Vì thế tôi mới chặt tay này và thề. Tôi thề từ lúc đó cho đến ngày chết, quyết không tín nhiệm một người nào. Năm nay tôi đã được bốn mươi lăm tuổi, trong hai mươi năm trời tôi chỉ làm bạn với cầm thú và tôi chỉ tin cầm thú, chứ không tin người nữa. Hai mươi năm qua , tôi không giết cầm thú mà chỉ giết người. Tôi ăn chay ăn rau cỏ, tuyệt đối không ăn thịt cầm thú. Trái lại tôi rất thích ăn thịt người. Thuý Sơn nghe nói rùng mình: -Thảo nào, lúc y gảy khúc Quảng Lăng Tán, tiếng đàn nghe bi đát đến thế và y có võ công tuyệt thế như vậy mà trên giang hồ này không ai biết tới tên tuổi y. chắc hai mươi năm trước y đã gặp một việc rất thê thảm nên bây giờ y mới chán ghét người đời như vậy. Chàng thấy Tạ Tốn tàn nhẫn mà sanh lòng oán ghét, nhưng bây giờ chàng thấy Tạ Tốn kể rõ như vậy, bỗng sanh lòng thông cảm và thương hại. Chàng ngẫm nghĩ giây lát , liền lên tiếng hỏi: -Tạ tiền bối bấy nhiêu lâu chắc tiền bối đã trả được mối thâm thù đại hận rồi phải không? Tạ Tốn đáp: -Chưa! Kẻ thù của tôi là người võ công rất cao, tôi vẫn còn kém y. Thuý Sơn và Tố Tố không hẹn mà nên, cùng đồng thanh kêu ủa một tiếng và nói: -Người đó là ai? Y lại giỏi hơn tiền bối ? Tạ Tốn đáp: -Việc GÌ tôi phải nói lên tên họ của y ra cho hai vị biết, để mà mang nhục vào thân? Nếu không vì mối thâm thù đại hận này, việc gì tôi phải mất công đi cướp thanh bảo đao Ðồ Long? Việc gì tôi phải khổ tâm để nghĩ ngợi những bí mật của bảo dao đó? Nàng không hiểu tai sao tôi vừa gặp như đã mến ngay, cứ theo tính nết ngày thường của tôi tôi quyết không để cho hai vị sống tới bây giờ, và không sống thêm vài năm nữa. Tại sao tôi lại phá thuờng lệ như thế? Có lẽ là số trời run rủi cũng nên. Tố Tố vội hỏi; -Sao lại sống thêm vài năm nữa? Tạ Tốn lạnh lùng đáp: -Chờ khi nào tôi thấu rõ được những bí mật trong thanh dao, và sắp rời khỏi hoang đảo là tôi sẽ giết hai vị. Tôi nghĩ muộn ngày nào, hai vị được sống thêm một ngày. Tạ Tốn liền đỡ lời: -Hừ, con dao này chỉ nặng nề, sắc bén, lửa đốt không cháy, chớ có bí mật gì đâu? Còn câu hiệu lịnh mà thiên hạ nói rằng ai cũng phải tuân theo chỉ ý nói con dao này có thể xưng vương xưng bá với tất cả các vũ khí trong thiên hạ thôi. Tạ Tốn thở dài đáp: -Nếu quả thật như vậy, chúng ta sẽ sống trên hoang đảo suốt đời mất. Nói tới đó, y đột nhiên tỏ vẻ rầu rỉ và thất vọng. Sỡ dĩ y có thái độ ấy là vì y cho rằng nếu mấy câu đó giản dị như lời giải của Tố Tố vừa rồi, thì y sẽ không còn hy vọng trả thù được nữa. Thuý Sơn thấy thần sắc Tạ Tốn biến đổi như vây, định lên tiếng an ủi vài lời. Ngờ đâu Tạ Tốn đột nhiên thổi tắt ngọn nến và nói: -Ði ngủ đi! Tốï Tố quần áo mỏng mảnh, chịu không nổi gió lạnh ngoài khoang thổi vào, mình mẩy chân tay run lẩy bẩy. Thấy vậy, Thuý Sơn bèn khẽ hỏi: -Hân cô nương thấy lạnh phải không? Tố Tố giọng run run đáp: -Em còn chịu nổi, không sao .Thuý Sơn cởi cái áo dài ra đưa cho nàng và nói: -Cô nương lấy cái áo này mặc cho đỡ lạnh. Cảm động vô cùng, Tố Tố đáp: -Khỏi cần, anh không thấy lạnh sao? Thuý Sơn trả lời -Tôi không sợ lạnh. Tố Tố đỡ cái áo của chàng và phủ luôn lên vai. Nàng thấy trong áo có hơi ấm của chàng (thiếu hai trag) Tựa vào vai mình, mùi thơm nhẹ nhàng bay lên đưa tận mũi. Chàng đang định nói vơi nàng mấy lời ân ái, nhưng sực nghĩ: "Kẻ địch trước mắt sao ta không cầm lòng được? Chẳng lẽ ta đã quên hét những lời dặn của ân sư hay sao? Dù nàng với ta có yêu nhau thật, nàng là ân nhân của Dư Tam ca ta thật nhưng nàng xuất thân từ tà giáo, hành vi không được chánh đáng, vậy ta cần thưa cùng ân sư hay rõ là phải được ân sư cho phép nhờ người làm mai mối đưa sính lễ, cưới hỏi đường hoàng. Chớ ta không nên ở trong bóng tối nghĩ những trò nhơ nhuốc ấy" .Nghĩ tói đó, chàng liền ngồi phắt dậy khẽ nói với Tố Tố: -Bây giờ chúng ta cần phải hạ kẻ địch mới mong thoát thân. Tiếng đang say mê đắm đuối trong bể tình, bỗng nghe chàng nói, ngẩn người ra và nói: -Sao cơ. Thuý Sơn trả lời: -Dù chúng ta ở trong hoàn cảnh ngặt nghèo, nhưng cũng phải hành sự một cách quang minh chính đại. Nhân lúc y ngủ say mà ra tay tấn công lén thì không phải là hành vi của một đấng đại trượng phu. Ðể anh đánh thức y dậy, rồi tỷ thí chưởng lực với y một phen. Lúc ấy em dùng kim châm bắn vào yếu huyệt của hắn. Chúng ta hai địch một dù có đắc thắng cũng không hay ho gì, nhưng võ công của chúng ta đối với y hơn kém quá xa, chúng ta đành phải hai đấu một vậy. Lời nói của chàng nhỏ như tiếng muỗi vo ve, và chàng lại kê miệng sát tận tai nàng mà nói, ngờ đâu Tố Tố chưa kịp trả lời thì Tạ Tốn đang ở khoang sau, bỗng ha hả cười và lên tiếng: -Các người giở trò đánh lén thì Tạ Tốn này tuy không bị các người hạ sát, nhưng các người cũng còn có hy vọng thắng. Chớ hai người mà đòi đương đầu một cách quanh minh chính đại để bảo tồn hiệp nghĩa môn phong của danh môn chính phái, tức là tự rước lấy cái khổ vào thân thôi. Y nói vừa dứt lời, đã lanh lẹ lướt tới trước mặt Thuý Sơn nhắm ngực chàng đánh luôn một chưởng. Trong lúc y nói chuyện, Thuý Sơn đã vận chân khí để hộ thân, nên khi Tạ Tốn giơ chưởng đánh lên, chàng liền giơ hữu chưởng ra dùng thế miên chưởng của sư môn mà đỡ. Song chưởng của hai người va chạm chỉ nghe kêu "suỵt" rất khẽ. Thuý Sơn cảm thấy ngực bị chấn động và chưởng của đối phương như bài sơn hải đảo đẹ mạnh xuống. Nhưng cánh tay của chàng đã rút về sau tám tấc, khiến sự phòng thủ của chàng càng tiện lợi hơn. Tuy chàng biết không sao đả thương đối phương, nhưng dù Tạ Tốn vận sức chưởng như thế nào , nhất thời không phá nổi chưởng lực phòng thủ của chàng. Tạ Tốn đẩy luôn ba lần chưởng lực và lấy làm lạ là chưởng của Thuý Sơn tuy yếu nhưng không suy đuối, không kiệt sức, mà chưởng lực của y càng nặng và mạnh bao nhiêu thì Thuý Sơn càng dẻo dai hơn. Lúc ấy thuyền dưới chân hai người kêu lách cách vị chịu không được sức tỷ thí của hai bên hình nh sắp gảy vậy. Nếu hai người còn tăng thêm sức mạnh thì đáy thuyền thế nào cũng bị lủng. Lúc ấy, Tạ Tốn giơ tả chưởng lên, nhắm đầu Thuý Sơn đè mạnh xuống. Thuý Sơn giơ cánh tay lên dùng thế Hoàng Gia Lim Lương (xà ngang đỡ trần nhà) chống đỡ, thì cảm thấy sức mạnh âm nhu tấn công phía trước ngực của đối phương tới liên miên bất tuyệt và sức mạnh của địch ở trên đầu đè xuống nặng ngàn cân, mạnh như vũ bão. Chàng thấy song chưởng của Tạ Tốn đồng thời phát sinh ra hai kình lực tương phản và oai mãnh khôn tả. Người có võ công như vậy quả trong đời chàng chưa nghe nói bao giờ. Cũng may võ công của Võ Ðang sở trường về liên miên và kín đáo, sức dẻo dai hơn các môn phái khác. Tuy võ công của hai người hơn kém nhau rất xa, Thuý Sơn vốn dĩ đứng ở vị trí kẻ bại nhưng chàng vẫn vận tâm pháp của sư môn ra, dùng sức đối phương làm tản mát sức đối phương, nên chỉ bốn lạng mà có thể chống đỡ nổi ngàn cân. Vì thế nhất thời Tạ Tốn không sao hạ nổi Thuý Sơn. Hai người cầm cự giây lát, Thuý Sơn mồ hôi toát ra như mưa vừa lo âu vừa nghĩ thầm: "Tại sao Hận cô nương không ra tay hại y , lúc này y đang vận toàn lực tấn công ta, nếu Hân cô nương dùng kim châm bắn bào yếu huỵet của y dù không thắng y ít nhứt cũng phải thâu tay lại chống đỡ. Chỉ cần một cơ hội mỏng manh ta sẽ phản công ngay." Còn Tạ Tốn cũng nghĩ y dùng song chưởng tấn công, thế nào Thuý Sơn cũng bị trọng thương ngay. Ngờ đâu Thuý Sơn tuổi tác còn trẻ mà nội công phi phàm đến thế, chịu đựng khá lâu rồi mà vẫn chưa thua . Hai người vừa đấu chưởng lực với nhau vừa để ý đến hành động của Tố Tố. Ðang lúc vận khí chống đỡ, Thuý Sơn không dám mở miệng ra nói, còn Tạ Tốn thì vẫn ung dung như thường và hỏi: -Cô bé kia, sao không giơ tay giơ chân ra tấn công đi? Nếu kim trâm của cô bay ra khỏi tay, tôi sẽ lập tức nhấn mạnh chưởng lực, người yêu của cô sẽ không sống được đến một giờ. Tố Tố liền đáp: -Tạ tiền bối, mau thâu chưởng lực lại ngay, chúng tôi bằng lòng theo tiền bối rồi. Tạ Tốn hỏi Thuý Sơn: -Còn Trương tướng công nghĩ sao? Thuý Sơn lòng sổt ruột vô cùng, vẫn nghĩ thầm:"Ném phi trâm đi! Ném phi trâm đi! Dịp may duy nhất này, chỉ thoáng cái là mất liền, sao nàng để lỡ như vậy?" Tố Tố xen lời: -Tạ tiền bối mau thâu chưởng lại, bằng không tôi sẽ thí mạng với Tạ tiền bối ngay. Sự thực, Tạ Tốn cũng sợ Tố Tố dùng kim trâm ném trộm. Vì khoang thuyền nhỏ hẹp, mà kim trâm lại nhỏ như sợi tơ, phát ra trong bóng tối như vô hình, không tiếng tăm, rất khó chống đỡ hay né tránh. Huống hồ hai tay y đang tấn công Thuý Sơn, nên y nghĩ thầm" "Cô bé này sợ oai ta, nên không dám ra tay. Nếu đến lúc nàng ra tay tấn công ta, có lẽ cả ba đều bị thương hết." Y định lên tiếng nói, nhưng Tố Tố đã lên tiếng trước: -Sự thực tôi không có ác tâm hại tiền bối đâu. Tạ Tốn lên tiếng: -Cô lập thệ hộ Trương tướng công đi. Ngẫm nghĩ giây lát, Tố Tố liền hỏi: -Trương ngũ ca, chúng ta không phải là đối thủ của Tạ tiền bối. Chúng ta phải theo Tạ tiền bối ra hoang đảo năm sáu tháng gì đó. Với trí thông minh của Tạ tiền bối, thì nghĩ ra sự bí mật của con đao Ðồ Long không phải là chuyện khó. Vậy em lập thệ hộ anh nhé. Thuý Sơn nghĩ thầm"Lập thệ làm quái gì, mau ném kim trâm đi" Thấy Thuý Sơn không nói năng gì, Tố Tố liền tiếp: -Chúng tôi Hân Tố Tố và Trương Thuý Sơn đều thề quyết chí ra đảo với Tạ tiền bối cho tới khi phát hiện sự bí mật của con dao Ðồ Long, nếu chúng tôi đem lòng phản trắc sẽ chết dưới đao kiếm. Tạ Tốn nghe vậy vừa cười vừa nói: -Người học võ như chúng ta, chết dưới đao kiếm không có gì lạ cả. Tố Tố nghiến răng mím môi thề lại: -Nếu chúng tôi giữa đường phản bội Tạ tiền bối sẽ không sống quá hai mươi tuổi. Như thế tiền bối đã mãn ý chưa? Tạ Tốn nghe xong cười ha hả thu chưởng lại. Thuý Sơn tuy thoát được sức nặng của đối phương, nhưng đã uể oải ngồi phịch xuống ván thuyền. Tố Tố vội quẹt lửa thắp đèn lên soi, thấy mặt Thuý Sơn nhợt nhạt không còn chút máu và hơi thở yếu ớt, thì lo âu vô cùng, hai hàng lệ từ từ tuôn dài trên má. Tạ Tốn vừa cười vừa nói: -Ðệ tử phái Võ Ðang quả thật danh bất hư truyền, đáng được xưng hùng xưng bá ở võ lâm Trung nguyên .Tố Tố móc trong túi lấy khăn ra lau mồ hôi cho Thuý Sơn. Thuý Sơn đang hận nàng bỏ lỡ dịp may, không dùng kim trâm đánh lén kẻ địch, nhưng lúc này thấy nàng hai hàng nước mắt rơi lã chã, mặt nàng lộ vẻ lo âu, và sự quan tâm của nàng rất chân thật nên cảm động vô cùng, thở dài một tiếng, lại định an ủi nàng vài câu, bỗng trước mắt tối sầm, rồi chàng mơ mơ màng màng, hầu như bất tỉnh. Chàng bỗng nghe Tố Tố la lớn: -Này họ Tạ,ngươi đã làm cho Trương ngũ ca ta mỏi mệt đến chết ngất như thế này, ta phải thí mạng với ngươi một phen mới được. Nhưng chàng bỗng nhiên nghe Tố Tố vÀ Tạ Tốn đồng thời thất thanh la lớn, trong tiếng hét của hai người có xen lẫn tiếng gió thổi, sóng nổi gió đập rất mạnh, hình như phong ba bão táp nổi lên. Chàng thấy lạnh buốt, miệng mũi đều có nước muối tràn vào, chàng đang mơ màng, bị lạnh tạt vào mặt thức tỉnh ngay. Chàng tự hỏi: "Có lẽ thuyền đắm" Chàng không biết bơi, nên hãi sợ vô cùng, liền nín hơi gượng đứng dậy, thấy thân thuyền nghiêng về phía trái, nước tràn vào và chỉ nghe cuông phong thổi ào ào, hình như trời đổ đất sụp. Chàng không hiểu làm sao cả, bỗng nghe Tạ Tốn quát: -Trương Thuý Sơn, mau ra đuôi thuyền giữ chắt lấy lái. Tiếng quát của y như sấm động, tuy giữa cơn gió bão ào ào mà vẫn nghe ró giọng uy nghiêm. Thuý Sơn không kịp nghĩ ngợi tung mình chạy ra phía sau thuyền, thoáng thấy thoáng thấy một bóng đen tung lên: gã lái đã bị làn sóng bạc lôi cuốn ra ngoài thuyền và bắn đi xa mấy trượng chìm xuống đáy bể .Thuý Sơn chưa đi tới đàng lái, một làn trận sóng như bờ tường đánh ập tới, khiến những ván gỗ bay tung toé. Chàng phải giở hết tài năng ra, hai chân đứng trên mặt thuyền, vững như đóng đinh, nhờ vậy mới khỏi bị làn sóng đó cuốn đi. Chờ cho làn sóng qua rồi, chàng nhanh chân đi tới cạnh lái, giơ tay nắm chặt lấy chiếc lái trong khi con thuyền đang tròng trành. Chàng bỗng nghe tiếng kêu "lạc cạch", thì ra Tạ Tốn đã múa chiếc Lang Nha Bổng đánh gảy hết cột buồm trước mũi thuyền và giữa thuyền. Hai cột buồn đó lôi cả hai tâm buồm rơi xuống mặt biển, nhưng thế gió quá lớn, cái buồm ở phía sau thuyền không chịu nổi, chiếc thuyền vẫn lắc lư như người say rượu. Tạ Tốn vội chạy đến định hạ nốt chiếc buồm đó. Nhưng dù võ công của y có lợi hại đến đâu trước oai lực của thiên nhiên, y cũng đành bó tay. Y thấy hạ mãi không được tấm buồm đó, liền lớn tiếng mắng chửi: -Lão tặc kia! Mi cứ thổi những gió quái quỉ này làm gì? Y thấy nếu còn do dự, thì chiếc thuyền sẽ bị lật úp nên giơ tay bổng lên đánh gãy nốt. Ba cột buồm bị đánh gãy, chiếc thuyền lênh đênh trên mặt sóng không khác gì du hồn chỉ theo gió mà phiêu lưu. Thuý Sơn lớn tiếng gọi: -Hân cô nương ở đâu? Chàng gọi luôn mấy tiếng mà không nghe tiếng trả lời của Tố Tố, tiếng kêu của chàng sau cùng có xen lẫn tiếng khóc. Ðột nhiên chàng thấy có một bàn tay nắm lấy đầu gối mình sau một làn sóng phủ qua đầu. Liền đó có một người ôm ngang lưng chàng rồi giơ tay khẽ ôm lấy cổ chàng và khẽ nói: -Trương ngũ ca anh nhớ em đến thế ? Nhận đúng tiếng của Tố Tố, Thuý Sơn cả mừng, tay phải nắm chặt lấy lái, đưa tay trái ra ôm lấy ngang lưng nàng mà nói: -Ða tạ trời đất! Mỗi lần sóng lớn đánh tới, cái chết gần kề, Thuý Sơn lo ngại cho sự sống còn của Tố Tố hơn là của mình. Chàng vừa mừng rỡ vừa kinh hãi và nghĩ thầm: "nàng vẫn ở cạnh ta đây, có rơi xuống bể đâu!" Tố Tố liền nói: -Trương ngũ ca ơi, có chết thì ta cùng chết một chỗ! Nếu gặp nhau ở cảnh ngộ tầm thường, hai người dù yêu thương nhau tới đâu cũng không thể hoà hợp với nhau một nhịp điệu nhanh như thế được. Lúc này, cả hai người ghì chặt lấy nhau, mặc dù xung quanh tối đen như mực, chiếc thuyền tròng trành như sắp bị sóng đánh vỡ hai lòng đều cảm thấy sung sướng vô cùng. Sau khi đối chưởng với Tạ Tốn, Thuý Sơn đã mỏi mệt đến kiệt sức, nhưng giờ đây có ân tình của Tố Tố khích lệ,chàng cảm thấy tinh thần phấn khởi khởi lại, nên dù sóng to gió mạnh đến đâu, chàng vẫn lái được thuyền. Những người chèo câm điếc đều bị sóng gió lôi cuốn, rơi cả xuống biển. Cũng may chiếc thuyền đó rất kiên cố, tuy ván và nóc thuyền đã bị sóng gió lôi cuốn đi hết mà thân thuyền vẫn trơ trơ. Trên trời mây đen phủ kín, mưa xuống như trút bốn bề sóng nổi cao như núi. Lúc ấy ba người không sao phân biệt ra phương hướng, vả lại dù có phân biệt Nam Bắc Ðông Tây nhưng cột buồm đã gãy hét, cũng không sao lái điều kiện con thuyền theo ý muốn. Tạ Tốn dọn dẹp đằng sau mũi xong, liền đi tới phía sau và nói: -Chú em họ Trương tài ba thật. Bây giờ hãy nhường cho tôi cầm lái, hai người nên vào trong khoang nghỉ ngơi lấy sức. Thuý Sơn đứng dậy trao tay lái, rồi cầm tay dắt Tố Tố định bước đi vào trong khoang. Bất ngờ một con sóng to đánh tới, chàng cùng Tố Tố bị bắn (xin lỗi, truyện thiếu hai trang) Thuý Sơn đi ra phía sau thuyền và nói: -Cám ơn Tạ Tiền bối đã cứu chúng tôi thoát nạn. Tạ Tốn lạnh lùng đáp: -Tướng công nói câu ấy hãy còn hơi sớm, vì tánh mạng của ba chúng ta chín muơi phần trăm vẫn còn trong tay lão tặc thiên kia. Từ thuở bé đến giờ, Thuý Sơn chưa nghe ai nói tới hai chữ "tặc thiên" bao giờ, nên nghĩ thầm:" người ghét đời đến nên giận cả trời" Rồi chàng sực nghĩ lại chiếc thuyền nhỏ này lênh đênh trên biển cả, chắc không còn hy vọng gì trở về đất liền được. Chàng đã yêu Tố Tố, nên càng lưu luyến thời gian gấp bội. Và chàng thấy Tạ Tốn gọi trời là lão tặc thiên cũng không quá đáng. Chàng thở dài một tiếng, rồi đỡ tay cho Tạ Tốn, cầm chặt tay lái. Cầm cự với sóng gió một đêm, Tạ Tốn cảm thấy mỏi mệt, liền vào trong khoang nghỉ ngơi. Tố Tố ngồi cạnh Thuý Sơn , ngẩng mặt lên nhìn trăng sao trên trời. Nàng hướng về phía Bắc định tìm sao Bắc Ðẩu. Sau khi tìm kiếm thấy vì sao đó rồi, nàng mới hay thuyền đang đi về phía Bắc, liền nói với Thuý Sơn: -Ngũ ca, thuyền của chúng ta đang đi về phía Bắc đấy. Thuý Sơn đáp: -Phải. Tốt hơn hết là đi về phía Tây. Về phía đó chúng ta mới có hy vọng trở về quê hương. Tố Tố ngẩn người ra giây lát, rồi hỏi tiếp: -Nếu thuyền này cứ thẳng về phia Ðông chúng ta sẽ di tới đâu? Thuý Sơn liền đáp: -Hướng Ðông là biển cả vô tận, chỉ phiêu lưu về phía đó bảy tám ngày nữa là chúng ta sẽ hết nước uống. Tố Tố đang say đắm trong hoàn cảnh trớ trêu, không muốn nghĩ tới những chuyện xui xẻo, nàng nói với Thuý Sơn: -Em nghe nói ở biển Ðông có một ngọn núi tiên. Trên núi có những tiên môn phái trường sinh bất tử. Chưa biết chừng chúng ta phải phiêu lưu tới núi tiên, được gặp các vị tiên đẹp đẽ. Nói tới đó, nàng ngẩng đầu lên nhìn dải ngân hà và tiếp -Chưa biết chừng thuyền chúng ta phiêu lưu tới dãy ngân hà cũng nên. Lúc đó chúng ta sẽ điều kiện gặp Ngưu lang Chức nữ gặp nhau trên cầu chim thước. Thuý Sơn vừa cười vừa nói: -Chúng ta sẽ tằng Ngưu Lang chiếc thuyền này để khi nào chàng muốn gặp chức nữ thì chèo thuyền qua ngân hà mà gặp nàng, khỏi phải đợi tới mùng bảy , một năm một lần như trước. -Anh tặng Ngưu lang chiếc thuyền này rồi khi chúng ta muốn gặp nhau thì làm cách nào? -Trên trời,dưới đất, nhân gian đáy biển, bất cứ ở đâu chúng ta cũng gần nhau thì chiếc thuyền này có ích lợi gì đâu? Tố Tố cười, mặt như hoa nở, cầm tay Thuý Sơn vuốt ve hoài. Hai người đắm đuối trong tình ý tốt đẹp, hình như có rất nhiều lời muốn nói vói nhau, là lại cảm thấy khỏi cần nói nửa lời. Lát sau, thấy Tố Tố im lặng không nói, Thuý Sơn cúi đầu nhìn mặt nàng mới hay hai mắt nàng đang đẫm lệ, kinh ngạc vô cùng, vội hỏi: -Em nghĩ ngợi gì thế? Tố Tố khẽ đáp: -Trên trời,dưới đất, nhân gian đáy biển em vẫn được gần anh, nhưng sau này khi chúng ta chết đi thì anh sẽ được lên thiên đàng, còn em phải xuống địa ngục. Thuý Sơn an ủi: -Em chớ nghĩ vớ vẩn như vậy. Tố Tố thở dài một tiếng rồi tiếp: -Em tự biết đời em làm rất nhiều điều ác, chém giết không biết bao nhiêu người vô tội, Thuý Sơn bỗng giật mình kinh hãi, cảm thấy hai người chánh tà khác xa, khó mà nên vợ nên chồng, những ngày gần đây, hai người đã yêu nhau rất khắng khít, hơn nữa, đang ở trên biển mênh mông, cửu tử nhất sinh thì nghĩ tời những điều đó làm gì, nên chàng an ủi nàng: -Từ giờ, em biết cải tà qui thiện, tích nhiều công đức vào thì sẽ khỏi bị lo âu về tương lai. Cổ nhân đã dạy "Thiếu mạc như chỉ qua năng cửi" Tố Tố im lặng một hồi rồi bỗng lên tiếng khẽ hát một khúc "Tình ca" cổ. Tạ Tốn nằm trong khoang thuyền bỗng lớn tiếng khen ngợi: -Bài ca hay lắm. Hân cô nương còn hợp ý tôi hơn là Trương tướng công là người giả nhân giả nghĩa. Tố Tố đáp: -Tôi với tiền bối là người ác sau này nhận hậu quả không được tốt. Thuý Sơn khẽ nó: -Nếu em bị hậu quả không tôt thì anh cũng không tốt gì hơn em. Tố Tố vừa kinh hãi vừa mừng rỡ, chỉ nói được hai tiếng: -Ngũ ca.. Nàng không sao tiếp thêm. Sáng hôm sau, Tạ Tốn dùng Lang Nha Bổng đánh chết một con cá 10 cân. Lang Nha Bổng đó phía đầu có gai nhọn, dùng để đánh cá có thể nói là bách phát bách trúng. Ba người nhịn đói hai ngày, nên ăn cá sống, cũng thấy ngon vô cùng. Trên thuyền không có nước ngọt, ba người đành phải ép nước cá ra để uống cho đỡ khát. Thuỷ triều chảy về hướng Bắc, nên chiếc thuyền cứ trôi theo giòng nước. Hễ tới khuya, sao Bắc đẩu lại hiện ra trên mũi thuyền chiếu chói lọi. Còn ban ngày, mặt trời mọc ở bên trái và lặn ở bên phải. 10 mấy ngày liền, thuyền trôi không thay đổi phương hướng. Khí hậu càng ngày càng lạnh, nhờ có nội công tinh thâm, Tạ Tốn và Thuý Sơn còn chịu được, riêng Tố Tố không chịu đựng nổi, nên càng ngày càng tiều tuỵ. Tuy Trương Thuý Sơn và Tạ Tốn đã cởi ào ngoài ra cho nàng mặc, mà nàng vẫn còn thấy lạnh. Nàng gượng cười ra vẻ làm vui can đảm chống chọi với tiết trời, Thuý Sơn cũng phải ái ngại cho nàng. Chàng chỉ nghĩ thuyền cứ trôi về phía Bắc như thế này thì vài ngày nữa là nàng sẽ chết rét. Ngờ đâu trời không diệt người, chiếc thuyền đột nhiên trôi tới gần một đàn hải báo. Tạ Tốn dùng Lang Nha Bổng đánh chết mấy con, rồi ba người lột da phủ lên mình. Da hải báo quả là thứ da rất ấm, thịt lại ngon, nên ba người hoan hỉ vô cùng. Ðêm hôm sau, ba người ở mũi thuyền nói chuyện phiếm, Tố Tố vừa cười vừa nói: -Trên thế gian này, tốt nhất là loại cầm thú nào? Rồi ba người đều khúc khích cười và cùng dáp: -Hải báo! Ðang lúc ấy, bỗng nghe có mấy tiếng lỏm bỏm, tiếp theo là tiếng Long cong. Cả ba ngẩn ngời, Tạ Tốn biến sắc nói: -Băng nổi.. Băng nổi.. Ðoạn y thọc cây Lang Nha Bổng xuống dưới nước máy cái quả nhiên va chạm những tảng băng rất cứng rắn. Ba người trong long cảm thấy giá lạnh như hàn băng. Vì ai nấy cũng biết nếu thuyền trôi càng về phía Bắc càng gặp những tảng băng tuyết nổi lênh đênh tren mặt biển. Rồi thế nào thuyền cũng bị những tảng băng này giữ chặt, không sao trôi đi được nữa. Tới lúc đó tánh mạng ba người sẽ hết. Ðêm hôm đó, ba người chỉ nghe tiếng "long cong" của các tảng băng va vào nhau liên miên. Sáng sớm hôm sau, ba người đã thấy những tảng băng nổi trên mặt biển to bằng cái chậu. Tạ Tốn gượng cười nói: -Tôi si tâm vọng tưởng, muốn nghiên cứu cho ra bí mât của thanh bảo đao Ðồ Long, không ngờ lại tới biển băng và làm người băng. Bây giờ thì danh chánh ngôn thuận, tôi đã làm băng nhân cho hai vị. Tố Tố mặt đỏ bừng, giơ tay nắm chặt tay của Thuý Sơn .Tạ Tốn tay cầm con dao Ðồ Long, hậm hực nói tiếp: -Bây giờ, thà ta cho ngươi xuống Long cung sâu muôn trượng để ngươi tìm Ðồ Long mẹ của ngươi. Y định nén con dao xuống biển nhưng y sực nghĩ lại không nỡ vứt đi, liền thở dài một tiếng , ném thanh đao vào trong khoang thuyền. Thuyền lại trôi về phía Bắc bốn ngày nữa, những băng nổi trên mặt biển đã to như cái mặt bàn hoặc bằng căn phòng nhỏ. Ba người biết không sao thoát khỏi nên không nghĩ đến chuyện sống chết nữa. Ðêm hôm ấy, ba người đang yên lành trong giấc ngủ thì bỗng có tiếng kêu "ùm" thật lớn, thân thuyền bị chấn động rất mạnh. Tạ Tốn bình tĩnh vội la lớn: -Hay lắm Hay lắm, đã va phải núi băng rồi. Thuý Sơn và Tố Tố nhìn nhau gượng cười, rồi ôm chặt lấy nhau. Hai người cảm thấy dưới chân, nước giá buốt đang dâng lên tới bắp đùi. Hai người biết thuyền bị thủng. Tạ Tốn lại la lớn: -Chúng ta mau nhảy lên núi băng, sống thêm ngày nào hay ngày nấy. Lão tặc thiên muốn ta chết ngay, nhưng ta nhứt định không chịu chết vội. Thuý Sơn va Tố Tố nhảy tới đằng mũi thuyền, thấy núi băng ở phía trước, dưới ánh sáng trăng chói lọi và đẹp vô cùng. Tạ Tốn nhảy lên trên một tảng băng ở bên rìa núi và chìa lang nha bổng ra đón hai người lên. Hai người vừa lên được trên núi băng thì thuyền đã dần dần chìm lỉm xuống đáy biển. Tạ Tốn trải tấm da báo trên mặt băng, rồi ba người sát cánh nhau ngồi. Núi băng đó tựa như một khoảng núi nhỏ trên lục địa, bề ngang rộng chừng 10 bảy 10 tám trượng, bề dọc chừng năm mươi trượng, rộng hơn chiếc thuyền của ba người nhiều. Tạ Tốn ngẩng mặt lên trời rú một tiếng thật dài rồi nói: -Ở trên thuyền chúng ta buồn chết được, bây giờ ở trên núi băng hình như thích thú lắm. Tuy núi băng rất trơn, nhưng bước đi của Tạ Tốn vững chắc như đi trên đất bằng. Núi băng đó cũng thuận gió mà trôi thẳng về phía Bắc, Tạ Tốn vừa cười vừa nói: -Lão tặc thiên đã tặng chúng ta đến gặp Bắc Cực Tiên ông. Hình như Tạ Tốn chỉ cần có người bên cạnh là đủ sung sướ¨ng, dù trời có sụp đổ đi nữa cũng không sợ hãi. Trong ba người, chỉ có Thuý Sơn là cau mày buồn rầu vì tình cảnh trước mắt. Núi băng lại trôi về phía Bắc bảy tám ngày nữa. Ban ngày phản chiếu ánh mặt trời da thịt của ba người bị cháy xém, đau đớn vô cùng. Vì thế, ba người lấy da hải báo phủ lên đầu nằm ngủ. Ðêm tối, ba người mới thức dậy bắt cá săn hải báo. Có một điều lạ là khi núi băng trôi về phía Bắc, ba người cảm thấy ngày dài hơn đêm nhiều. Thuý Sơn và Tố Tố chịu không nổi hoàn cảnh ấy nên mặt mũi tiều tuỵ vô cùng. Còn Tạ Tốn thì tinh thần cũng trở nên thất thường, hai mắt tia ra những ánh sáng chói lọi. Thỉnh thoảng y lại nhìn lên trời mẵng chửi cho tới khi mỏi miệng mới thôi. Một đêm nọ, vì ban ngày mất ngủ, Thuý Sơn đang ôm tấm da hải báo ngủ say, bỗng nghe Tố Tố kêu la: -Buông tôi ra! Buông tôi ra! Thuý Sơn nhảy phắt lên thì Tạ Tốn đang ôm chặt Tố Tố, mồm thở khò khè tựa như một con dã thú đang gầm gừ. Mấy ngày gần đây, Thuý Sơn thấy thái độ của Tạ Tốn thay đổi nhiều, lòng đã lo ngại, nhưng chàng không ngờ một võ lâm tiền bối như y mà lại giở trò phi lễ với một thiếu nữ! Chàng vừa kinh hãi vừa tức giạn, tung mình nhảy tới quát: -Có chịu buông ra không? Tạ Tốn vừa cười vừa đáp: -Dù sao chúng ta cũng phải chết, hà tất phải nói tới lễ phép quái gì? Trên lục địa, họ Tạ đã không tin cái trò lễ nghĩa liêm sĩ đói lừa người ấy, huống hồ ngày nay. Thuý Sơn lên tiếng: -Nếu tiền bối không buông tay, tôi thí mạng với tiền bối ngay. Tạ Tốn cười nhạt hỏi lại: -Nàng là người thế nào của ngươi, ai khiến ngươi dính tới việc này? Y vừa nói hai tay vừa ghì chặt thêm. Thuý Sơn hậm hực đáp: -Nàng là vợ tôi, tôi là chồng nàng. Tạ tiền bối nên rõ đại trượng phu lúc sống phải quang minh, lúc chết mới được thảnh thơi. Tuy trên núi băng này không có người thứ tư rõ biết, nhưng mình làm việc đê tiện phải hổ thẹn với lương tâm. Tạ Tốn cười ha hả và đáp: -Tại hạ xưa nay không biết cái gì là thiện ác. Ta thấy Hân cô nương đẹp như hoa nở thì chiếm đoạt cho được, dẫu ngươi là chồng của nàng, cũng phải đứng sang bên và ngoan ngoãn đứng yên đó mà nhìn. Nếu ngươi nói thêm một câu nào nữa, ta dùng chưởng đánh ngươi ngã ngay xuống dưới băng. Thuý Sơn nghe Tạ Tốn nói như vậy, liền la lớn: -Ðược lắm! Chúng ta cùng chết một thể! Ðoạn chàng vạn sức và cánh tay phải, nhằm sau lưng Tạ Tốn đánh tới. Tạ Tốn chỉ giơ tay về phía sau chống đỡ, thế mà Thuý Sơn loạng choạng lui về phía sau. Núi băng trơn, không sao đứng vững được, chàng té ngã ngay. Tạ Tốn lại giơ chân phải lên, nhắm lưng chàng mà đá tới. Thuý Sơn biến thế rất lẹ, dùng tay chống mạn một cái, thân mình vọt phắt lên, bèn giở chuởng ra điểm vào các yếu huyệt ở đầu gối của đối phương. Tay chàng chưa động, Tạ Tốn đã giơ hữu chưởng lên nhắm vào đầu chàng đánh tới, tay trái thì ôm chặt lấy ngang lưng Tố Tố. Tố Tố vội giơ hai ngón tay trái ra điểm vào yếu huyệt ở yết hầu Tạ Tốn, nhưng Tạ Tốn không thèm chống đỡ, cứ vận hết chưởng lực mà nhắm đầu Thuý Sơn đánh xuống. Thuý Sơn giơ song chưởng lên đỡ lấy chưởng của địch, bỗng cảm thấy khó thở. Tuy trong bóng tối, Tố Tố nhắm huyệt rất trúng. Hai ngón tay của nàng điểm trúng ngay huyệt yết hầu của Tạ Tốn, ngờ đâu cổ y vừa cứng vừa dai, khiến ngón tay của nàng cảm thấy tê buốt. Nàng kinh hãi vô cùng và nghĩ thầm: "Dù người có luyện kim chung chảo va thiết bố sam mà bị điểm huyệt cũng không chịu nổi hai ngón tay của ta. Không hiểu sao người này lại có tiềm lực đẩy bắn được ngón tay của ta ra thật võ công của lão quá kỳ lạ, bình sinh ta chưa nghe bao giờ? Lúc ấy nàng đang bị Tạ Tốn ôm chặt tay phải bị kẹp dưới nách của y, chỉ có tay trái là được tự do. Nàng điểm huỵệt không hiệu quả bèn nhìn vào mặt Tạ Tốn thì thấy dưới ánh sáng phản chiếu của núi băng, hai mắt y đỏ như máu, như xẹt lửa vậy. Nàng sực nhớ lúc còn nhỏ theo cha vào núi săn có thấy một con hổ bị thương nặng mà vẫn cố cầm cự, hai mắt hổ lúc bấy giờ cũng giỗng mắt Tạ Tốn. Nàng bỗng nghĩ: "Sao lúc thường y nho nhã và lễ phép, tuy tính tình hơi quái dị một chút, nhưng dẫu sao y cũng là một kỳ nam tử văn võ song toàn. Hôm nay y đột nhiên có những cử chỉ vô lễ, có lẽ bị kích thích thái quá cũng nên. Ðoạn nàng thấy phía Bắc có một ánh sáng ngũ sắc loé lên rất đẹp. Với giọng nhu mì, nàng khẽ nói: -Tạ tiền bối hãy nghỉ giây lát và nhìn xem cảnh trời rất đẹp như cảnh tiên. Tạ Tốn liền quay về phía Bắc nhìn thấy những tia sáng chói lọi nọ, bỗng rùng mình một cái, buông Tố Tố ra. Ðồng thời Thuý Sơn cũng cảm thấy chưởng lực của y giảm hẳn. Tạ Tốn khoanh tay ra phía sau, quay người về phía Bắc, rồi leo lên cao đứng nhìn về phía có ánh sáng chói lọi, đứng ngắm nghía một hồi. Thì ra lúc này ba người đã sắp tới bắc cực rồi. Ánh sáng ngũ sắc đó là một kỳ cảnh của Bắc cực. Tạ Tốn là người rất bác học mà cũng không biết tại sao lại có những ánh sáng đẹp như vậy. Thuý Sơn cầm tay Tố Tố, trống ngực hai người vẫn còn đập mạnh. Ðêm hôm đó, Tạ Tốn cứ đứng yên nhìn về phía Bắc cho tới sáng hôm sau, khi ánh sáng ngũ sắc đó lẫn khuất mới thôi. Y có vẻ hổ thẹn với cử chỉ đêm hôm trước, nhưng y cũng không nhắc tới mà cũng không dám nhìn Tố Tố. Lời ăn tiếng nói lại hoà nhã như trước. Mấy ngày hôm sau, núi băng vẫn cứ trôi về phía Bắc. Tạ Tốn luôn mồm mắng chửi trời xanh và tánh nết của y cũng điên cuồng lên. Thỉnh thoảng hai mắt của y lại tia ra những tía sáng hung ác. Tuy Thuý Sơn và Tố Tố không nhắc đến chuyện cũ nhưng cả hai lúc nào cũng ngấm ngầm đề phòng, chỉ sợ đột nhiên y giở thú tánh. Một hôm, sắp tới giờ tuất, mặt trời ngừng ở phía tây, mãi mà không lặn xuống đáy biển. Ðột nhiên Tạ Tốn tung mình nhảy lên chỉ mặt trời lên tiếng mắng chửi: -Cả thái dương kia, mi cũng hà hiếp ta. Tắc thái dương kia, nếu ta có cung tên. Ta sẽ bắn thủng ngay. Mắng chửi xong, y nhặt một miếng băng to bằng quả đấm, nhắm mặt trời ném liền. Thuý Sơn và Tố Tố nhìn nhau kinh hãi và đều nghĩ thầm: -Người này khoẻ thật, mới ném tảng băng đi xa như vậy. Nếu chúng ta thì chỉ ném được nửa đường là cùng. Luôn một hồi, Tạ Tốn đã ném 10 mấy tảng băng mà sức ném vẫn không suy giảm chút nào. Y thấy ném mải mà không trúng được mặt trời, lửa giận nổi lên, vừa nhảy vừa đá lung tung. Tố Tố thấy vậy liền khuyên: -Tạ tiền bối hãy nghỉ ngơi giây lát, giận thái dương làm gì cho mệt. Tạ Tốn quay lại, hai mắt đỏ ngầu, nổi đầy gân máu. Tố Tố thấy vậy kinh hãi, gượng cười một tiếng. Tạ Tốn đột nhiên la lớn nhảy lại ôm chặt lấy nàng và quát tháo: -Bóp chét mi! bóp chét mi! Tố Tố hình như bị một vòng sắt xiết chặt lấy thân. Thuý Sơn thấy vậy vội kéo tay Tạ Tốn để gỡ cho Tố Tố, nhưng không sao nhúc nhích được một ly. Chàng thấy Tố Tố đã trợn mắt lè lưỡi, sắp nghẹt thở đến nơi, liền vung quyền đánh vào thần đạo huyệt ở trên lưng Tạ Tốn một đấm. Ngờ đâu chàng cảm thấy tay mình đấm vào sắt đá. Tạ Tốn vẫn gầm gừ như một mãnh thú, hai tay ôm chặt Tố Tố. Thuý Sơn liền lớn tiếng nói: -Nếu tiền bối không buông thì tại hạ sẽ dùng khí giới đối phó. Thấy Tạ Tốn không thèm trả lời, chàng liền rút phán quan bút ra điểm vào hai yếu huyệt ở vai và khuỷ tay trái của Tạ Tốn một cái. Tạ Tốn lợi hại thật, vì người thường bị điểm huyệt như vậy cánh tay bị phế tức thì, nhưng y chỉ cảm thấy tê tái bèn quay tay phải lại chớp luôn cây phán quan bút của Thuý Sơn mà ném ra xa. Nhân đó Tố Tố liền chui thoát ra khỏi cánh tay của Tạ Tốn. Nhưng Tạ Tốn đã giơ tả chưởng đánh vào đầu Thuý Sơn, còn tay phải nhắm ngực của Thuý Sơn chộp tới, chỉ nghe soẹt một tiếng là miếng da hải báo trên ngực Thuý Sơn đã bị xé rách một mảnh. Thuý Sơn tự biết nếu chàng giở khinh công ra tránh né thì Tố Tố thể nào cũng bị đối phương bắt được, nên liền giở miên chưởng ra, để rút chưởng lực của Tạ Tốn. Ngờ đâu, bàn tay của chàng vừa đụng vào Tạ Tốn thì bị nắm chặt, không sao rút ra được. Chàng đành vận nội lực để phản kháng nhưng chàng cảm thấy đầu óc choáng váng tâm thần bất định. Lần này là lần thứ ba, Thuý Sơn đấu chưởng lực với y mà hai lần trước tình hình không như thế này. Có lẽ mấy ngày hôm nay vì trí óc của y rối loạn, nên có sự biết đổi lạ lùng như thế. Tạ Tốn chế ngự được Thuý Sơn rồi, vừa lôi vừa kéo chàng đi để đuổi bắt Tố Tố. Tố Tố vừa tung mình nhảy lên, hai chân chưa kịp xuống đất thì Tạ Tốn đã giơ chân lên đá mấy miếng băng nhỏ bay tới, trúng vào đùi bên phải của nàng. Nàng chỉ kêu được hai tiếng "ối cha" liền ngã lăn ra. Tạ Tốn đột nhiên dùng chưởng lực đánh bắn Thuý Sơn ra ngoài xa mấy trượng. Chỗ Thuý Sơn rơi xuống ở ngay rìa núi băng, vì quá trơn nên chàng trượt chân ngã xuống biển liền. Thuý Sơn kêu thầm "nguy tai". Chàng vội giơ cái móc bạc bên trái ra móc vào mép núi băng, mượn thế nhảy trơ lên vừa nghĩ thầm: "Chắc lúc này Tố Tố đã lọt vào tay tên quỉ đó rồi" Không ngờ dưới ánh sáng trăng, chàng lại thấy Tạ Tốn hai tay ôm mắt rên rỉ kêu đau, còn Tố Tố thì nằm gục dưới đất. Chàng vội chạy lại đỡ dậy. Tố Tố rỉ tai Thuý Sơn: -Em ... em đã ném mù hai mắt .. Nàng nói chưa dứt, Tạ Tốn đã thét lên một tiếng như hổ gầm, xông ngay lại. Thuý Sơn ôm Tố Tố lăn ra xa mấy vòng tránh né. Hai người nghe ở chỗ vừa rồi có mấy tiếng :Lốc cốc. Thì ra Tạ Tốn đã thọc 10 ngón tay vào trong núi băng và khi đứng dậy, hai tay y đang nâng một tảng băng hơn trăm cân và y đang lắng nghe để nghe tiếng động, xem Thuý Sơn và Tố Tố ở đâu để ném tảng băng vào hai người. Tố Tố đang định nhảy lên để tránh né Thuý Sơn đã túm lưng nàng, rồi hai người cùng núp cả vào trong cái khe núi băng không dám thở mạnh. Sau khi ném tảng băng, Tạ Tốn vẫn đứng yên lắng tai nghe hình như muốn tìm chỗ ẩn thân của hai người. Thuý Sơn thấy hai mắt của y nhỏ những dòng máu tươi, nên biết trong lúc nguy cấp, Tố Tố đã dùng kim trâm bắn mù hai mắt y rồi. Lúc đang đam mê y không quan tâm mới phải trúng kim trâm. Tuy vậy y vẫn linh mẫn, hễ nghe một chút tiếng đọng la nhảy xổ lại ngay. Cũng may có tiếng sấm, tiếng gió và tiếng băng va chạm vào nhau, che lấp tiếng thở của hai người, nên y mới không biết hai người ẩn núp ở đâu. Nếu ở trong tình hình khác có lẽ hai người không sao thoát khỏi y. Lắng nghe giây lát, Tạ Tốn vẫn không biết chỗ của hai người ẩn núp. Y cảm thấy hai mắt đau nhức khôn tả và trước mặt chỉ thấy tối đen, y vừa cuống giận vừa sợ hãi.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 16
Tiên Cảnh Cực Lạc
Tạ Tốn bỗng la lớn một tiếng, rồi cứ múa chân múa tay đánh đập lung tung, tiếng động làm váng cả tai Thuý Sơn và Tố Tố. Hai người nằm dưới khe ôm chặt lấy nhau kinh hãi đến biến sắc vì những tảng băng lớn cứ bay qua đầu liên tiếp, tiếng kêu vù vù. Họ cũng biết nếu trúng phải một tảng băng cũng đủ tan xương nát thịt ngay. Nhảy nhót, đấm đá lung tung một hồi, Tạ Tốn vẫn không sao biết được chỗ ẩn nấp của hai người. Thời gian đó, Thuý Sơn và Tố Tố cảm thấy dài hằng mấy năm, Tạ Tốn thấy ném mãi mà không trúng hai người, bỗng lên tiếng nói: -Trương tướng công và Hân cô nương, vừa rồi chỉ vì nhứt thời hồ đồ mà tôi nổi tánh khùng lên, xúc pham tới hai vị, mong hai vị đừng trách. Lời nói của y rất ôn hoà lễ phép. Thái độ của y trở lại như lúc thường. Nói xong y ngồi xuống để đợi hai người trả lời. Thuý Sơn hành động thường chú trọng đến hai chữ nhân nghĩa, nhưng chàng cũng tinh khôn vô cùng. Còn Tố Tố thì hay sử dụng quỉ kế nên trước tình thế hung hiểm này, hai người đâu dám lên tiếng trả lời. Tạ Tốn nói luôn mấy lần như vậy không nghe hai người trả lời, bèn đứng dậy thở dài một tiếng và tiếp: -Nếu hai vị không chịu tha thứ cho tôi, tôi cũng không còn cách gì nữa. Nói xong y đứng lên hô hấp một hồi, Thuý Sơn sực nghĩ tới chuyện đã xảy ra trên núi Bàn Sơn Ðảo trước khi dùng tiếng rú làm cho mọi người ngây ngất chết giấc, y cũng đã hô hấp mạnh như vậy. Chàng định bảo Tố Tố xe vạt áo ra bịt tai, nhưng đã muộn rồi. Chàng không còn nghĩ ngợi gì nữa, vội kéo ngay Tố Tố rồi cùng lăn xuống dưới đáy biển. Tố Tố chưa hiểu gì cả, định lên tiếng hỏi thì tiếng rú của Tạ Tốn đã bắt đầu vang lên. Thuý Sơn vội kéo nàng lặn xuống dưới nước, chỉ cần che được hai tai chứ không quản ngại gì đến sự giá lạnh nữa. Tay trái của Thuý Sơn vẫn cầm lấy cây móc bạc móc lấy rìa núi băng, tay phải nắm lấy tay Tố Tố. Tuy hai người đã lặn sâu xuống đáy nước mà vẫn còn nghe văng vẳng tiếng rú của Tạ Tốn. Như vậy đủ thấy tiếng rú đó lợi hại biết bao. Bui băng vẫn từ từ trôi về phía Bắc, và lôi kéo hai người theo. Thuý Sơn cũng mừng thầm, vì vừa rồi thỉ mất cây thiết bút, chứ không mất cây móc bạc, nếu không có móc bạc thì hai người đã chìm xuống đáy biển từ lâu rồi. Một lát sau, hai người lại ngửng đầu, đầu mũi và miệng ra ngoài mặt nước để hô hấp. Hai người hô hấp mấy lần như vậy, tiếng rú của Tạ Tốn mới dứt. Y rú như vậy rất hao tổn chân lực, y cũng cảm thấy mỏi mệt, nên không nghĩ gì tới sự giết chóc Thuý Sơn và Tố Tố nữa., bèn ngồi trên mặt băng mà luyện võ công để lấy lại sức lực không để ý tới hai người nữa, thấy vậy Thuý Sơn ra hịêu cho Tố Tố rồ hai người leo lên núi băng, rồi rút ít lông hải báo nhét vào lỗ tai. Thì ra hai người vẫn còn sợ tiếng rú của Tạ Tốn, chỉ phát ra một tiếng động nhỏ thì sẽ mang hoạ vào thân ngay, nên buồn rầu nhìn nhau. Lúc ấy tiết trời đã thay đổi hẳn, hai người không biết đã đến gần Bắc Cực, nơi đây ban ngày sáu tháng liền, rồi ban đêm suốt sáu tháng. Tố Tố bị hơi lạnh ngấm vào tim, không sao chịu đựng nổi hai hàm răng cứ đánh bò cạp kêu cạch cạch. Ngờ đâu tiếng động khẽ như vậy mà vẫn lọt vào tai Tạ Tốn, y bèn quát lớn một tiếng rồi cầm cây lang nha bổng xông lên đánh liền. Nhưng Thuý Sơn và Tố Tố phòng bị từ trước nên vội nhảy sang bên tránh né, chỉ nghe kêu bùng một tiếng thật lớn, chiếc lang nha bổng đã đánh mạnh vào chỗ trống làm cho bảy tám tảng băng lớn bị đánh văng ra bể. Thấy sức đánh quá mạnh, Thuý Sơn và Tố Tố đều kinh hãi , nhìn nhau tỏ vẻ sợ sệt. Tạ Tốn vẫn múa lang nha bổng xông tới tấn công hai người. Cả hai người phải lui về phía sau tránh né, nhưng họ lụi vài bớc tới rìa sau núi băng Tố Tố kinh hãi la lớn: -Nguy tai! Thuý Sơn đã lẹ tay nắm lấy cánh tay của nàng nhảy luôn lên không. Hai người vẫn còn nghe tiếng kêu "bình bình" và thấy những mảnh băng vụn bắn lên, rơi vào lưng. Lúc nhảy ra khỏi nũi băng, Thuý Sơn đã nhắm một tảng băng lớn để hạ xuống. Tạ Tốn nghe hai người đã nhảy xuống biển, bèn dùng lang nha bổng phá ít băng vụn để ném theo về phía hai người. Nhưng hai mắt y đã mù, y không thấy rõ, cứ ném một cách loạn xạ. Thuý Sơn và Tố Tố cứ đứng trên tảng băng, mặc cho dòng nước đẩy trôi đi. Vì tảng băng đó không lớn nên trôi rất mau. Hai người càng nhìn càng thấy núi băng trên ấy có Tạ Tốn càng phút càng xa dần. Lúc trời sắp tồi, hai người quay đầu lại thì thấy Tạ Tốn chỉ là một chấm đen nhỏ thôi. Và tảng núi băng đó vẫn toả ra những tía sáng lấp lánh. Tảng băng chở hai người trôi không bao lâu tới một núi băng nhỏ. Cả hai người bèn dùng tay bơi đưa tảng băng đến gần núi băng đó, rồi trèo lên, Thuý Sơn gượng cười nói: -Nếu trời không tuyệt chúng ta, tại sao lại cứ bắt chúng ta chịu khổ mãi như thế này. Thế nào, em có khoẻ không? Tố Tố đáp: -Chỉ tiếc chúng ta không đem theo một ít thịt hải báo để ăn cho đỡ đói. Chẳng hay cái móc bạc của anh có còn đó không? Hai người cứ hỏi nhau mà không ai nghe ai nói gì., vì bốn lỗ tai đã nhét đầy lông hải báo. Lúc này, hai người mới sực nhớ ra vộ moi lông hải báo ra. Thoát khỏi nạn, hai người thấy yêu nhau hơn. Thuý Sơn nói: -Tố Tố dù chúng ta phải chịu chết trên núi băng này, cũng không bao giờ rời nhau. Tố Tố nói: -Em xin hỏi Ngũ ca câu này, mong anh đừng lừa dối em. Nếu ở trên lục địa, và không trải qua đại nạn này, mà em nhứt tâm nhứt trí yêu anh, thì anh có thật yêu em không? Thuý Sơn ngẩn người giây lát, rồi giơ hai tay gãi đầu một hồi rồi đáp: -Anh chắc chúng ta không được âu yếm như thế này đâu. Vả lại thế nào chúng ta cũng gặp phải nhiều trở ngại, vì môn phái của chúng ta khác nhau. Tố Tố thở dài một tiếng rồi đáp: -Em cũng nghĩ như vậy, nên lúc ở trong thuyền, lần đầu tiên anh đấu chưởng lực với Tạ Tốn, có mấy lần em định dùng kim trâm giết chết y để giúp anh, nhưng rốt cục em vẫn không ra tay.. Thuý Sơn ngạc nhiên hỏi: -Tại sao thế? Anh cứ tưởng ở trong bóng tối em không thấy rõ sợ ném trúng anh. Tố Tố khẽ đáp: - Không phải thế, vì em sợ giết chết Tạ Tốn rồi hai chúng ta sẽ về đại lục và lúc ấy anh sẽ bỏ rơi em. Thuý Sơn khẽ gọi: - Tố Tố! - Có lẽ trong lòng anh vẫn còn giận em vì việc ấy? Nhưng lúc ấy em chỉ mong được gần anh luôn. Em muốn chúng ta sẽ đi đến một hoang đảo nào đó không có bóng người, rồi chúng ta đoàn tụ ở đấy mãi mãi. Sau Tạ Tốn bắt hai chúng ta cùng đi rất hợp ý nguyện của em nên em mới lập thệ. Thuý Sơn không ngờ Tố Tố yêu mình một cách tha thiết như vậy trong lòng rất cảm động và khẽ nói: - Tố Tố, anh không trách gì em đâu. Tố Tố dựa vào lòng chàng, ngửng mặt lên nhìn vào hai mắt chàng và tiếp: -Ông xanh đưa chúng ta vào địa ngục giá lạnh này, em không oán hận chút nào, trái lại còn mừng rỡ nữa là khác. Em chỉ mong núi băng này đừng quay vể phía Nam. A, nếu một ngày kia chúng ta có thể quay về Trung Nguyên, và nếu sư phụ anh cũng ghét em hay cha em định giết anh thì anh tính sao? -Cha em là.. - Bạch Mi Ưng Vương Hân Thiên Chính, giáo chủ Bạch Mi Giáo. - Em yên lòng, anh đã nói là chúng ta yêu nhau tha thiết quyết sống bên nhau trọn đời thì cha em dù hung ác tới đâu cũng không nỡ ra tay giết hại con rể của mình. Hai mắt Tố Tố tia ra hai luồng ánh sáng, hai má đỏ bừng, bèn hỏi: - Anh nói thật hay đùa em? - Tố Tố, bây giờ chúng ta kết thành vợ chồng ngay. Thế rồi hai người quì xuống vái trời, Thuý Sơn lớn tiếng khấn: - Hoàng thiên chứng chiếu hôm nay đệ tử là Trương Thuý Sơn và Hân Tố Tố xin thề kết thành vợ chồng, hoạ phúc cùng chịu suốt đời không ai phụ ai cả. Tố Tố cũng khấn: - Xin trời phù hộ cho chúng con. (Xin lỗi chuỵen thiếu bốn trang) - Nếu đốt rừng, ngọn lửa không thể nào cao như thế được. Thuý Sơn thở dài một tiếng rồi đáp: - Chúng ta cứ việc lần tới đó, sông chết do số trời. Nếu trời không bắt chúng ta phải chết rét mà bắt chúng ta chết cháy thì cũng đành. Sự thật, ngọn lửa bốc lên cao ở đó là một ngọn núi lửa gần Bắc Cực. Thuý Sơn và Tố Tố càng trôi tới gần càng thấy nước bể nóng. Hai người trôi thêm một ngày và một đêm nữa mới tới được chân núi lửa. Hai người mới hay nơi đây là một cái đảo lớn, cỏ mọc xanh rì. Tại Tây bộ đảo ấy có những tảng đã lởm chởm hình thù rất quái dị .Thuý Sơn đá đi khắp cả Trung Nguyên, nhưng chưa thấy ngọn núi nào kỳ đến thế, chàng như si cuồng, say sưa ngắm nhìn mãi. Những tảng đã lởm chởm là những phiến thạch kết tinh lâu ngày, thành những tảng đá dị hình. Còn Ðông bộ hòn đảo là một cánh đồng mênh mông, tuy ở Bắc Cực nhưng nhờ có hơi ấm của núi lửa nên cây cỏ mọc um tùm, có những kỳ hoa dị thảo không hề thấy ở Trung Nguyên. Lại có một đàn hươu đang ăn cỏ. Tố Tố ngắm nhìn giây lát, đột nhiên nhảy phắt lên, hai tay ôm chặt cổ Thuý Sơn và la lớn: - Ngũ ca, chúng ta đã tới non tiên. Thuý Sơn cũng khoan khoái vô cùng, hai mắt lim dim, sung sướng đến nối không nói nên lời. Ngoài tiếng động của núi lửa kinh người, chung quanh yên tĩnh lạ lùng không có vẻ gì là ghê rợn. Tố Tố vội nói: - Nguy tai! Chúng ta không thể đi tới đảo được. Vì núi băng chổ hai người trôi tới gần đảo thì bị dòng nước ở phía đảo đẩy lui lại khiến núi băng tạt về phía Bắc. Thuý Sơn vội dùng chưởng đánh vỡ một tảng băng lớn, đẩy xuống dưới nước, kế cả hai leo lên tảng băng đó, dùng tay bơi ngược dòng vào đảo. Ðàn nai hoa lộc thấy người tới trợn mắt lên nhìn chớ không có vẻ gì là sợ hãi. Tố Tố từ từ tiến đến gần, đưa tay lên vuốt lưng một con hươu mấy cái và nói: - Nếu có thêm mấy con hạc nữa thì em bảo nơi này là Cực Lạc tiên cảnh. Nàng vừa nói xong, thấy dưới chân mềm nhũn, liền ngã lăn ra đất. Thuý Sơn cũng thất kinh kêu to: - Tố Tố Thuý Sơn vừa la vừa chạy lại, định đỡ nàng dậy, ngờ đâu cũng loạng choạng mấy cái, không sao đứng vững. Bỗng nghe có tiếng kêu ùm ùm, mặt đất rung động, thì ra núi lửa lại phun lửa. Hai người phiêu lưu tren mặt biển mấy chục ngày, bị sóng đánh lênh đênh, khiến đầu óc lúc nào cũng như ngây ngất điên đảo. Lúc này cả hai người lên tới mặt đất, nên bước đi không được vững, đột nhiên mặt đất lại rung động, cả hai mới cùng ngã lăn ra. Hai người còn đang sợ hãi, sau thấy không có gì khác lạ mới tươi cười cùng đứng dậy. Hai người đã mỏi mệt, liền nằm luôn trên bãi cỏ, ngủ vùi hơn bốn tiếng đồng hồ. Lúc tỉnh lại vẫn thấy mặt trời chưa xuống núi. Thuý Sơn liền nói: -chúng ta hãy tìm xem ở đây có người không, và quan sát coi có độc trùng hay mãnh thú không? Tố Tố đáp: - Cứ xem đàn hươu nai hoa thuần hậu như vậy, đủ biết đảo tiên này bình yên .Thuý Sơn tiếp lời: -Anh cũng biết như vậy, nhưng dàu sao chúng ta cũng phải tìm bái kiến các vị tiên ông ở nơi này. Tuy ở trên núi băng lúc nào Tố Tố cũng sửa soạn đầu tóc và quần áo chỉnh tề. Lúc này lên đảo, nàng lại càng sửa soạn cẩn thận hơn, nàng còn chải tóc cho Thuý Sơn rồi cả hai mới cùng nhau đi tìm tiên ông. Tuy nàng cầm thanh kiếm đã bẻ cong còn tiếng thì bẻ một cành thông để là gạy phòng khi bất trắc. Hai người giở khinh công đi từ Nam tới Bắc, chạy một hơi được hai mươi dặm. Lúc này hai người được tung tăng trên cánh đồng mênh mông, trong lòng khoan khoái vô cùng. Suốt dọc đường hai người chỉ thấy những đồi cao ngoài những cổ thụ cao chót vót chỉ thấy những kỳ hoa dị thảo. Thỉnh thoảng có những con chim lớn những con thú nhỏ từ trong bụi cây bay lên và chạy ra con nào con nấy có vẻ hiền lành. Hai người chạy qua một cái rừng lớn thấy phía Tây Bắc có một ngọn núi đá, dưới chân núi có một thạch động. Tố Tố liền hỏi -Cảnh sắc nơi đây tuyệt đẹp. Ðoạn nàng liền chạy lên thạch động. Thuý Sơn liền vội khuyên can: - Tố Tố cẩn thận một chút. Chàng chưa nói dứt lời đã thấy một bóng trắng thấp thoáng, rồi một con gấu trắng ở trong động xông ra như một con bò mộng. Tố Tố giật mình kinh hãi vội nhảy lùi về phía sau. Con gấu đứng chồm dậy, đưa hai chân trước vào mặt Tố Tố. Nàng vội giơ thanh kiếm móc lên chém vào sau vai con gấu đó. Bình thường nàng vẫn sử dụng quen trường kiếm, bây giờ thanh kiếm đó đã bị bẻ cong, ngắn mất một đoạn. Trong lúc hoảng hốt, nàng không nhớ tới nên chém hụt. Trong khi nàng định chém nhát thứ hai, thì con gấu trắng đã đạp trúng thanh kiếm, thanh kiếm rơi ngay xuống đất. Thuý Sơn vội la lên: - Tố Tố lùi ra xa! Chàng vừa nói vừa múa cành cây xông lên đánh ngay đầu gối con thú một cái nghe lách cách mấy tiếng, làm cành cây gãy đôi và chân con gấu cũng què liền. Con gấu trắng bị thương nặng, vừa đau vừa kêu rú lên chấn động cả sơn cốc. Ðột nhiên tựa như một người rừng, con gấu múa nanh vuốt, xông lên vồ Thuý Sơn. Tố Tố nhặt thanh kiếm móc, đang định tiến lên giúp đỡ.Thuý Sơn vội la: - Mau quăng kiếm lên không. Tố Tố không hiểu Thuý Sơn bảo làm thế có nghĩa gì, ngơ ngác giây phút, nhưng nàng vẫn làm theo lời Thuý Sơn bảo. Thuý Sơn bèn nhún chân nhảy lên dùng khinh công thế vân tung tung mình lên cao hơn trượng, tay trái bắt thanh kiếm, lúc ấy một tay cầm kiếm , một tay dùng gậy ngắn, chàng giở thế bí quyết chữ "Phong" ra, từ trên cao đâm bổ xuống, nhắm đầu con gấu trắng điểm tới. Thế võ đó của chàng mạnh vô cùng, nên cành cây đâm sâu vào đầu con thú mấy tấc. Con gấu trắng rú một tiếng kinh thiên động địa rồi lăn mấy vòng nằm ngửa trên đất chét liền. Tố Tố vỗ tay nói: - Khinh công đẹp quá! Bút pháp hay quá. Nàng vừa khen xong, bỗng nghe Thuý Sơn thất kinh la lớn: - Mau nhảy sang đây! Tố Tố nghe giọng của Thuý Sơn có vẻ kinh hãi, không kịp hỏi lại cứ nhảy xổ tới ngã luôn vào lòng chàng rồi mới quay lại nhìn thì thấy đã có bảy con gấu trắng thật lớn đứng xếp hàng tại chỗ của nàng vừa đứng, con nào con nấy cũng đang nhe nanh múa vuốt, trông rất dễ sợ. Thì ra chúng nghe tiếng con gấu bị giết kêu rú mà tới cứu viện. Vừa rồi Thuý Sơn giết con gấu trắng như lấy đồ trong túi, nhưng đối phó một lần bảy con không phải là dễ. Thuý Sơn la tiếp: - Chạy mau! Chàng vừa nói vừa kéo Tố Tố rồi giở hết khinh công quay đầu lại chạy ngay. Những con gấu trắng rất cục mịch nhưng chúng chạy rất lẹ. Tất nhiên dù chúng nhanh đến đâu cũng không sao bằng hai người được. Nhưng chúng vẫn không chịu buông tha hai người vãn tiếp tục đuổi theo. Thuý Sơn nói: - Chúng ta đành chạy ra bờ bể, chưa biết chừng phải nhảy ùm xuống nước trốn tránh là khác. Tố Tố hỏi: -Mấy con gấu trắng biết bơi không? Thuý Sơn lắc đầu đáp: - Anh không rõ lắm, chỉ mong chúng không biết bơi. Hai người vừa nói vừa cắm đầu chạy. Tố Tố đột nhiên la lớn: - Nguy tai! Thuý Sơn ngạc nhiên hỏi: - Chuyện gì thế? Tố Tố đáp: - Anh có biết gấu trắng sống bằng thức ăn gì không? Hồi nhỏ em nghe một ông cụ kể cho biết gấu trắng rất thích ăn cá. Thuý Sơn vội dừng chân lại hỏi; - Ăn cá ? Rồi chàng nghĩ thầm: "Nều gấu trắng thích ăn cá thì phải biết bơi, chúng ta có nhảy xuống bể cũng không thoát khỏi chúng rượt theo" Trong lúc chàng chưa nghĩ ra được diệu kế. Tố Tố bỗng ngạc nhiên hỏi: - Ủa sao những con gấu ấy lại chạy ở phía trước mặt chúng ta thế này? Nàng vừa nói xong, Thuý Sơn đã thấy sáu con gấu trắng chạy tới, chàng liền nói: - Không phải đâu, chúng ta trước sau gì cũng bị chúng bao vây, nói tới đó, chàng thấy bên cạnh núi có một cây thông rất lớn, liền tung mình nhảy lên, hai chân móc vào cành người đu ngược xuống. Tố Tố nhảy lên mắm hai tay chàng rồi cả hai leo lên trên ngọn, chỗ cao bảy tám trượng. Tố Tố liền nói: - Chỉ mong gấu trắng không biết leo cây thôi. Thuý Sơn đáp: - Dù chúng có biết leo cây, cũng không sợ. Chúng lên con nào, ta giết con nấy, khỏi bị bao vây như ở dưới mặt đất. Chàng vừa nói dứt, phía đằng trước sáu con, phía đằng sau bảy con tất cả mười ba con đều qui tụ dưới gốc cây, ngẩng lên nhìn hai người, giận dữ gào thét, làm đinh tai nhức óc hai người. Hình như chúng chỉ muốn đánh chết hai người để trả thù cho con gấu bị chết mới hả dạ. Thuý Sơn vội bẻ một cành cây sử dụng như một cây thương rồi nhắm một con gấu lao xuống, nghe bốp một tiếng, cành cây dã cắm sâu vào mắt con gấu đó. Con gấu đau đớn gầm thét, giơ tay lên rút cành cây ra, rồi như điên như cuồng, húc vào cây thông một cái thật mạnh. Thuý Sơn bẻ cành cây thứ hai định ném xuống nữa, ngờ đâu lũ gấu trắng đã khôn ngoan hơn trước đều cúi đầu né tránh được. Cành cây của chàng ném trúng lưng của chúng không ăn thua gì cả. Tiếp theo đó, cả mười ba con gấu trắng đều nhe nanh ra cắn gốc cây, cắn một hồi, chúng lại húc. Thấy chúng vừa cắn vừa húc, hai người biết thế nào chỉ lát nữa thôi thế nào chúng cũng húc đổ được cây cổ thụ. Thuý Sơn khẽ thở dài nói: - Không ngờ vợ chồng chúng ta không chết ngoài bể, mà lại chết trong bụng đàn gấu này, thì thật oan uổng quá. Tố Tố cúi đầu nhìn thấy dáng điệu hung hăng của mười ba con gấu trắng rất khủng khiếp, nàng sợ hãi vô cùng. Nàng thấy cách xa chừng bảy tám trượng có một cây thông khác liền nói với Thuý Sơn: - Ngũ ca, anh giở khinh công ra nhảy xuống đất, rồi nhảy luôn một cái lên cành cây bên kia đi! Thuý Sơn cũng đã nghĩ tới tới nước đó rồi, nhưng chàng đã nghĩ nếu làm như vậy thì chỉ một mình chàng thoát thân được thôi, chớ không sao kèm theo Tố Tố mà nhảy sang bên kia được. Chàng lắc đầu đáp: - Không được! Anh không thể nhảy xa như thế . Tố Tố lại nói: - Anh để mặc em, cứ việc nhảy sang bên đó đi. Thà vậy còn hơn cả hai người cung chịu chết bên cây này ? - Chúng ta đã lập thệ rồi. Dù trên trời hay dưới đất chúng ta cũng không xa nhau. Không khi nào anh để em ở bên này chịu nạn một mình. Tố Tố nghe chàng nói, cảm động vô cùng, nước mắt trào ra, muốn khuyên chàng nữa, nhưng lời ra tới cổ họng thì tắc nghẹn. Lúc ấy thân cây rung chuyển, bầy gấu trắng đã sắp húc đổ được thân cây. Tố Tố thất thanh la lớn. Ngờ đâu từ đằng xa bỗng có một tiếng kêu thanh thoát vọng tới rất kỳ lạ vì đó không phải là tiếng hú mà giống như là tiếng đàn hay tiếng gió thổi vào lá tre, cũng từa tựa như tiếng khí giới va chạm nhau. Ðàn gấu trắng nghe tiếng đó, con nào con nấy cũng run lẩy bẩy. Thuý Sơn và Tố Tố ngạc nhiên nhìn nhau. Tiếp theo, Tố Tố cất tiếng kêu "Cứu chúng tôi với, đàn gấu trắng đang định giết chúng tôi!" đằng xa, tiếng kia vọng lại như để trả lời, tiếng kêu đó bay tới nhanh hơn cả chim bay thoáng cái hai người đã thấy trên cây ở phía trước mặt có một con thú như trái cầu lửa nhảy sang cành nơi hai người đang đứng. Lúc này hai người mới thấy rõ đó là một con vượn, cao chừng một thước tây, trừ bộ mặt trắng xoá như tuyết, còn lông khắp người đều đỏ hỏn. Hai mắt con vượn vàng khè và lóng lánh thật dễ thương. Thoạt tiên, Tố Tố thấy đàn gấu trắng hãi sợ tiếng kêu đó, nàng chắc là một quái vật hung ác hơn lũ gấu trắng đó nhiều, trong lúc vô kế khả thi, nàng kêu để dụ con vật đó tới, ngờ đâu lại là một con vượn đẹp.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 17
Ngọc Diện Hoả Hầu
Nàng mừng rỡ vô cùng, liền giơ tay ra vẫy. Con hoả hầu ở trên đảo này chưa hề gặp người bao giờ, thấy hai người tướng mạo rất đẹp, ngỡ hai người là đồng loại của nó, nên giơ tay ra vuốt tay Tố Tố. Nàng liền chỉ đàn gấu trắng ở dưới chân và nói: - Lũ gấu tai quái kia định căn chúng tôi, người đuổi chúng nó đi đi. Con ngọc diện hoả hầu rất khôn ngoan, tuy không biết nghe tiếng người nhưng thấy Tố Tố chỉ trỏ là hiểu được ngay, bèn rú lên một tiếng, rồi tung mình nhảy xuống gốc cây, hai tay túm lấy đầu một con gấu, xé mạnh một cái, óc con gấu phọt ra ngay. Nó moi bọ óc của con gấu đem lên cành cây đưa cho Tố Tố, hình như mời nàng thưởng thức vậy. Hai người thấy con ngọc diện hoả hầu chỉ giơ tay xé một cái đầu con gấu nứt ra làm đôi, đủ thấy sức mạnh và móng tay bén nhọn của nó lợi hại hơn bất cứ con mãnh thú nào. Quả thật là một thần thú hiếm có trên thế gian. Tố Tố không dám ăn bộ óc gấu còn nóng hổi ấy, nhưng nàng sợ mích lòng con hoả hầu đành phải cầm lấy bộ óc gấu mà gượng cắn một miếng rồi đưa ngay cho Thuý Sơn. Ngờ đâu ăn vào miệng, nàng mới thấy óc gấu ngon khôn tả, ngon hơn cả óc dê óc cá nhiều. Nàng vội cướp bộ óc mà Thuý Sơn đang ăn, vừa cười vừa nói với con hoả hầu: - Cám ơn! Cám ơn! Con hoả hầu lại tung mình xuống dưới gốc cây chỉ trong nháy mắt, nó đã đem được lên hai bộ óc gấu nữa, đưa một bộ cho Thuý Sơn tự ăn một bộ, có vẻ ngon lành. Có điều rất lạ là đàn gấu không dám kháng cự và cũng không dám đào tẩu, cứ nằm phục xuống đất run sợ cho con hoả hầu tha hồ giết hại. Tố Tố thấy vậy, vừa cười vừa nói: - Chú hoả hầu, chú giết hết lũ gấu ác ấy cho tôi . nếu chú không tới cứu có lẽ giờ đây hai chúng tôi đã bị đàn gấu này ăn thịt rồi. Con hoả hầu vâng lời rồi nhảy xuống lần lượt giết hết 10 con gấu kia. Lúc này Thuý Sơn với Tố Tố mới dám nhảy xuống. Hai người cùng nghĩ: " Trừ con hoả hầu này, dù là mãnh hổ hay sư tử thấy bấy nhiêu gấu trắng cũng phải cao bay xa chạy, chớ đâu dám vào giết chúng như giỡn chơi vậy" .Thấy 10 ba cái xác gấu nằm la liệt dưới đất, Thuý Sơn phải động lòng thương và nói: - Giết một cảnh cáo trăm, còn thì xua đuổi chúng đi cũng được, hà tất phải giết hết làm gì ? Tố Tố đang mải dắt tay con hoả hầu đi, tỏ vẻ thân thiện với nó, chợt nghe Thuý Sơn trách như vậy, giật mình nghĩ thầm:" Ngũ ca không bằng long ta hạ thủ quá nhiều, vậy từ nay ta phải thay tâm đổi tánh mới được" .Ðoạn nàng vừa cười vừa nói: - Lúc này anh lại thương lũ gấu rồi. Nếu không có chú hoả hầu tới cứu thì chúng có thương hại chúng ta không? Thuý Sơn đáp: - Nếu chúng ta cũng tàn nhẫn như bầy gấu trắng thì chúng ta có khác gì chúng đâu? Tố Tố vừa cười vừa nói: - Thú dữ có con lành. Anh xem chú hoả hầu này chẳng hạn, sức mạnh hơn anh và còn đẹp trai hơn anh nữa. Thuý Sơn cũng cười theo: -Ối chà, em không sợ anh ghen hay sao? Hai người đã thoát nạn lớn và khỏi chết, nên vừa cười vừa nói đùa với nhau, thích thú vô cùng. Ngọc diện hoả hầu cứ nhảy quanh hai người cũng tỏ vẻ vui lây. Hình như từ lâu nó sống cô độc trên hòn đảo này nay bỗng gặp được bạn thân tới thăm. Thuý Sơn lại nói: - Không biết trong thạch động kia có gấu con không? Chúng ta vào thử xem. Tố Tố bèn dắt tay con hoả hầu ỷ có nó làm hộ vệ nên cứ đi thẳng vào trong động. Trong động rất rộng, sâu chừng tám chín trượng ở khoang giữa có một lố hổng tựa như một cái cửa sổ, ánh sáng mặt trời chiếu vào. Trong thạch động có rất nhiều phân gấu, hôi thúi vô cùng. Tố Tố bịt mũi lại nói: - Hang này tốt thực, phải cái hôi thúi không sao chịu được. - Khó gì! Chúng ta cứ quét rửa sạch sẽ, chỉ năm bữa nửa tháng là hét múi hôi ngay. Tố Tố nghĩ thầm:" Từ nay ta cũng chàng ăn ở trên đảo này, qua những ngày tháng vô cùng vô tận, cho tới chết mới thôi!" Nàng vừa mừng vừa đau lòng khôn tả. Thuý Sơn bẻ cành cây bó thành cây chổi thật lớn bắt đầu quét phân gấu. Tố Tố cũng giúp một tay. Con hoả hầu tinh khôn cũng bắt chước quét dọn, nhưng càng quét càng bừa bãi thêm. Thấy nó là ân nhân đã cứu mình thoát chết, hai người để mặc cho nó phá phách thoả thích. Quét dọn sạch sẽ, hai người vẫn còn ngửi thấy mùi hôi thối. Tố Tố nói: - Nếu gần đây có suối thì ta lấy nước lên rửa cho thật sạch, nhưng chúng ta làm sao có thùng mà đi lấy nước đây? Thuý Sơn vội nói: - Anh có cách. Ðoạn chàng khuân mấy tảng băng lớn lên để trên đỉnh động, chổ có ánh sáng mặt trời chiếu vào. Tố Tố thấy Thuý Sơn có sáng kiến như vậy liền vỗ tay khen ngợi : -Hay lắm. Những tảng băng bị ánh sáng mặt trời chiếu vào tan ra thành nước chảy xuống dưới động. Thế là hai người đã có nước rửa sạch hang. Tố Tố dùng kiếm xẻ thịt và mỡ gấu để thành đống. Nơi đó, tuy có núi lửa nhưng dầu sao cũng thuộc miền Bắc Cực tiết trời vẫn giá lạnh, nên thịt để năm bảy tháng vẫn không hư. Làm xong thịt gấu, Tố Tố thở dài một tiếng nói: -Nếu chúng ta có một bếp lửa để thui bàn tay gấu để ăn thì ngon biết bao! Thuý Sơn ngước nhìn ngọn núi đang phun lửa liền đáp: - Lửa chẳng có kia là gì ? Nhưng chỉ tiếc ngọn lửa lớn quá. Dầu sao chúng ta cũng phải nghĩ ra cách đem lửa ấy về đây. Ðêm đó hai người ăn một bữa óc gấu no nên rồi leo lên cây ngủ. Sáng hôm sau, Tố Tố thức dậy, chưa mở hẳn hai mắt đã nói: - Thơm quá, thơm quá. Ðoạn nàng liền leo xuống dưới gốc cây ngửi thấy mùi thơm ở trong động xông ra bèn cùng .Thuý Sơn dắt tay nhau vào thạch động mới hay con hoả hầu đã hái rất nhiều hoa thơm cỏ lạ đem về, chất thành đống giữa thạch động. Lúc ấy nó đang cầm những bông hoa tung đi tung lại, nhảy nhót tỏ vẻ thích thú lắm. Tố Tố bình sinh rất yêu hoa thơm cỏ lạ, nay bỗng thấy con hoả hầu hái về nhiều như thế , tất nhiên mừng rỡ vô cùng. Thuý Sơn nói: - Em hãy xếp sự vui mừng đó qua một bên, anh có một việc muốn nói vói em .Tố Tố thấy chàng có vẻ nghiêm nghị hoài nghi vô cùng liền hỏi: - Có việc gì thế? - Anh nghĩ ra cách lấy lửa rồi. - Tưởng là việc gì quan trọng, vậy anh nói mau cho em nghe đi .- Miệng hoả diệm sơn bốc lửa rất lớn, chúng ta không sao tới gần được, bây giờ chúng ta có cách là dùng vỏ cây, kết thành một sợi dây thừng lớn, phơi khô rồi đem.. Tố Tố vỗ tay khen: - Hay lắm! Hay lắm! Rồi chúng ta cột một hòn đá vào đầu giây thừng mà tung vào miệng hoả diệm sơn, để cho lửa cháy dây, thế là chúng ta lấy được lửa ngay. Hai người ăn thịt sống đã lâu, nên rất nóng lòng lấy được lửa. Thế rồi hai người ra tay bóc vỏ cây kết thành một sợi dây thừng dài hơn trăm trượng. Ngày thứ tư, sợi dây đó mới thực sự khô, hai người đem cuộn dây thừng đó vể phía núi lửa. Miệng hoả diệm sơn trông không xa mấy, nhưng hai người đi hơn bốn mươi dặm mà vẫn thấy chưa tới. Hai người càng đi càng thấy nóng, thoạt tiên họ cởi hết áo da hải báo ra, sau cùng, chỉ còn một cái áo đơn mà vẫn còn thấy nóng. Hai người đi được hơn một dặm nữa đã thấy miệng khô mồ hôi toát ra như tắm và thấy nới ấy không có một ngọn cỏ xanh. Thuý Sơn kê vai vác cuộn dây thừng lớn đi sau, thấy tóc của Tố Tố cũng đã bắt đầu quăn lên, trong lòng rất ái ngại và nói: - Em đợi anh ở đây, mình anh lên được rôøi. Tố Tố nũng nịu đáp: - Anh nói như thế nữa, em không chịu đâu! Thà suốt đời ăn thịt sống chớ không khi nào em để anh một mình mạo hiểm đi lấy lửa như vậy. Thuý Sơn mỉm cười, rồi hai người tiếp tục đi hơn một dặm nữa. Lúc này cả hai đều thở hông hộc như bò rống. Tuy nội công rất tinh thâm, Thuý Sơn cũng cảm thấy hoa mắt đầu óc choáng váng. Chàng vội nói: - Thôi chúng ta hãy ngừng lại ở đây và cố hết sức tung dây thừng lên, nếu không tung được thì cũng đành vậy. Tố Tố liền xen lời: - Nếu không lấy được lửa, thì chúng ta sẽ làm người rừng ăn lông ở lỗ vậy, chớ biết phải làm sao bây giờ. Nói tới đây nàng đã loạng choạng suýt ngã vội bám lấy Thuý Sơn, đứng vững lại được. Thuý Sơn lượm một hòn đá, cột vào đầu dây thừng rồi nín hơn cố sức chạy mấy trượng vội quát lớn một tiếng: - Ði! Tuy sợi dây thừng đó dài trăm trượng nhưng vẫn còn cách miệng hoả diệm sơn khá xa. Hai người đứng đợi chờ mãi mà không thấy sợi dây đó bốc cháy. Hai người chờ một lúc lâu đã thấy hai măt nóng như bị thiêu. Thuý Sơn thở dài một tiếng và nói: - Phương pháp lấy lửa này đã thất bại. Chúng ta đành phải rút lui va theo phương pháp của cổ nhân , dùi cay hay đánh đá để lấy lửa vậy. Tố Tố cũng nản chí vô cùng, bèn đứng dậy, đang định gọi con hoả hầu quay về, nhưng nàng thấy con hoả hầu đó đang bắt chước Thuý Sơn nhặt đá ném lên trên ngọn núi lửa có càng ném càng thích thú và không có vẻ gì sợ nóng cả. Nàng sực nghĩ một điều: " Có lẽ con hoả hầu này chịu được sức nóng của núi lửa chăng ?" Ðoạn nàng gọi: - Chú hoả hầu ơi, chú có thể đem sơiï dậy thừng này lên trên miệng núi châm lửa cháy lên không? Nàng vừa nói vừa đưa tay ra dấu cho con hoả hầu làm theo. Nàng làm hiệu như vậy ba lần con hoả hầu hiểu ý cầm sợi dây chạy lên một mạch lên trên miệng núi lửa. Con hoả hầu đi rồi, hai người lai hối hận chỉ sợ nó không biết gì tới gần lửa quá sẽ bị chết cháy nên Tố Tố đã vội gọi lớn: - Chú hoả hầu ơi, mau quay trở lại. Nàng vừa kêu xong, đã thấy đầu sợi dây thừng bốc khói và con hoả hầu đang kéo sợi dây thừng bốc lửa đó quay trở lại. Trước sau không đầy nửa tiếng đồng hồ, thật là nhanh chóng vô cùng. Tố Tố chạy lên mấy bước đón con thú ôm vào trong lòng. Còn Thuý Sơn châm mấy bó đuốc đã đem theo sẵn vào lửa ở sợi dây thừng tiếp được lửa rồi, hai người mới để ý nhìn con hoả hầu, thấy lông của nó không bị cháy xém một sợi nào cả. Cả hai người ngạc nhiên vô cùng. Thế rồi hai người cùng con hoả hầu vui vẻ trở về động. Tố Tố châm lửa vào đống củi, không bao lâu đống củi đó đã cháy to khiến hang động ấm áp như giữa tiết trời xuân. Trên thế gian này bất cứ con dã thú nào cũng rất sợ lửa, riêng con hoả hầu này lại rất thích nghịch lửa cứ lăn đi lộn lại trên đống lửa mà không bị cháy một sợi lông nào cả. Thấy vậy Thuý Sơn sực nghĩ tới xưa kia sư phụ chàng có kể một câu chuỵen tương tự như vậy bèn đem kể lại cho Tố Tố nghe: - Sư phụ anh nói, có một thứ chuột, tên là hoả thử lông dài hơn tấc, vào lửa không việc gì người ta lấy lông của nó dệt thành vải thứ vải đó gọi là hoả hầu hoàn bố. Thứ vải này lúc dơ, lấy nước rửa không sạch phải bỏ vào lửa thiêu đốt một hồi thì sạch sẽ như mới. Anh chắc chú hoả hầu này cũng như con hoả thử vậy. Tố Tố vừa cười vừa nói: - Khi nào chú hoả hầu rụng lông em sẽ lấy những lông đó dệt thành hoả hoan bố may cho quần áo cho anh nhưng chờ tới khi lông của chú hoả hầu rụng đủ để dệt vải cũng ít ra phải hai ba trăm năm trường. Như vậy anh phải sống lâu như vậy mới được. Có lửa rồi, hai người nấu băng thành nước, và nướng thịt gấu ăn. Từ khi phiêu lưu trên mặt biển tới giờ, hai người chưa hề được ăn một bữa thịt chín nào cả. Lúc này được ăn một bàn tay chú gầu thui chín, cả hai cảm thấy thơm và ngon vô cùng, hai người ăn nhanh quá suýt nhai cả lưỡi. Con hoả hầu chỉ ăn óc gấu thôi, chứ không biết ăn thịt như hai người. Ngoài ra nó phải kiếm trái cây ăn thêm. Tối hôm đó, trong hang động mùi thơm của những bông hoa ngào ngạt, ánh sáng lửa chiếu lạp loè. Từ khi kết thành vợ chồng đến giờ, mãi tới đêm hôm đó hai người mới hưởng lạc thú của tuổi xuân. Sáng sơm hôm sau, Thuý Sơn ra ngòài cửa động ngắm cảnh trong lòng đang thảnh thơi, thì bỗng thấy xa xa, trên những tảng đá lởm chởm có một bóng người to lớn sừng sững đang đứng sừng sững chàng nhận ra ngay là Tạ Tốn, trong lòng kinh hãi khôn tả. Trải qua bao nhiêu giông ba bão táp, chàng với Tố Tố mới đến được hòn đảo này, tưởng sẽ được an cư lạc nghiệp nơi đây, nhưng ngờ đâu tên ma đầu ấy lại theo dõi tới đây. Chàng vừa ngẫm nghĩ vừa đứng như một tượng đá, không hề cử động chút nào. Sau thấy Tạ Tốn đang loạng choạng đi tới, đoán chắc sau khi bị mù, không sao bắt được thú và hải báo để ăn như trước, nên y mói bị đói rét như vậy và gầy còm đến nỗi không còn hơi sức như thế kia. Chàng thấy y đi được vài trượng, liền ngã nằm thẳng cảng ra đất. Thuý Sơn vội chạy vào động, Tố Tố thấy chàng vào nũng nịu gọi: - Ngũ ca, Ngũ ca. Nàng chợt thấy sắc mặt của Thuý Sơn rất nghiêm nghị nen không dám hỏi tiếp nữa, Thuý Sơn vội hỏi: - Tên Tạ Tốn đến rồi đấy. Tố Tố giựt mình rồi hỏi khẽ: - Anh đã thấy rồi ? Nhưng nàng nhớ lại Tạ Tốn đã bị mù, long mới bớt hốt hoảng, liền hỏi tiếp: - Chúng ta là người mắt sáng, chẳng lẽ không đối phó nổi với một tên mù sao? Huống hồ bây giờ chúng ta có thêm chú hoả hầu nứa. Thuý Sơn gật đầu nói: - Vì y quá đói mà y chết giấc. Tố Tố cướp lời: - Chúng ta tới gần đó xem sao. Ðoạn nàng xé bốn mảnh giẻ ở tay áo ra đưa hai mảnh cho Thuý Sơn rồi cả hai nhét vào lỗ tai. Tay cầm trướng kiếm tay dắt hoả hầu, nàng cùng Thuý Sơn ra khỏi động, tới cách chỗ Tạ Tốn chừng độ hơn bảy tám trượng. Thuý Sơn liền lên tiếng hỏi: - Tạ tiền bối có muốn ăn cái gì cho đỡ đói không? Tạ Tốn đột nhiên nghe có tiếng người, mặt tỏ vẻ kinh hãi và mừng rỡ. Về sau y nhận ra tiếng của Thuý Sơn , nét mặt liền sa sầm một lát rồi y mới gật đầu. Thuý Sơn liền ném cho y một miếng thịt gấu chớ không đến gần: - Tạ tiền bối hãy bắt lấy. Tạ Tốn gượng ngồi dậy theo hơi gió, giơ tay ra bắt luôn miếng thịt, rồi đưa lên miệng từ từ ăn. Thuý Sơn thấy Tạ Tốn là một đại hán hùng mạnh như rồng như hổ, nay bị đói rét đến nỗi suy nhược như thế. Tạ Tốn ăn hết nửa miếng gấu lớn, liền nằm phục xuống đất ngủ ngay, Thuý Sơn đốt lửa cạnh đó để y khỏi bị rét và cũng để cho quần áo y mau khô. Ngủ đến trưa hôm sau, Tạ Tốn mới thức dậy lên tiếng hỏi; - Ðây là nơi nào? Hai vợ chồng Thuý Sơn ngồi cạnh đó thấy y ngồi dậy và lên tiếng hỏi vội móc miếng giẻ ở tai ra để nghe, Thuý Sơn đáp: -Ðây là một hòn đảo ở Bắc Cực, không có một bóng người. Tạ Tốn "ủa" một tiếng,ngẩn người ra nghĩ ngợi một lát rồi tiếp: - Như vậy chúng ta không còn hy vọng trở vể Trung Nguyên nữa phải không? Thuý Sơn đáp: - Còn tuỳ lòng trời quyết định. Tạ Tốn liền lớn tiếng mắng chửi: - Trời là cái quái gì? Cẩu thiên tặc thiên cường đạo thiên thì có! Y luôn mồm chửi rủa, chửi chán, y lại đưa miếng thịt gấu lên ăn và hỏi: - Hai người định đối xử với ta ra sao. - Tạ tiền bối, vợ chồng chúng tôi. Tạ Tốn hỏi: - Ủa hai người thành vợ chồng rồi à? Mặt Tố Tố đỏ bừng, nhưng có vẻ đắc chí liền đáp; - Vạn sự nhờ Tạ tiền bối tác thành, Tạ tiền bối không khác gì ông tơ bà nguyệt chúng tôi rất cảm tạ tiền bối. Thuý Sơn đỡ lời tiếp: - Chúng tôi bắn mù mắt tiền bối nên bị lương tâm cắn rứt vô cùng, nhưng việc đã qua thì dù ăn năn cũng không cứu vãn được. Nếu số trời đã định chúng ta sống trên hoang đảo này và suốt đời chúng ta không có hy vọng về Trung Nguyên nữa, thì vợ chồng chúng tôi xin phụng dưỡng tiền bối mãi mãi. Tạ Tốn gật đầu thở dài đáp: - Ðành chịu vậy chớ biết làm sao bây giờ. Thuý Sơn lại nói: - Vợ chồng chúng tôi tình thâm nghĩa trọng thề cùng sinh cùng tử, nếu bịnh khùng của tiền bối tái phát mà tiền bối giết một trong hai chúng tôi thì người thứ hai sẽ phải chết theo. Tạ Tốn vội đỡ lời :-Theo lời Ngũ hiệp nếu hai vợ chồng Ngũ hiệp đều chết cả mà tôi lại mù, thì trên hoang đảo này cũng không sao sống được, phải không? Thuý Sơn đáp: - Ðúng thế! Tạ Tốn lại tiếp: - Bbiết vậy sao hai người còn nhét giẻ vào lỗ tai làm gì? Thuý Sơn và Tố Tố nhìn nhau cả cười, vội lấy những mảnh giẻ trong tai ra và cũng kinh hãi nghĩ thầm: - Người này tuy mù nhưng hai tai rất thính, nếu không phải trên đảo hoang này thì cũng chẳng cần chúng ta phụng dưỡng . Thuý Sơn thấy Tạ Tốn là một người bác học, liền yêu cầu y đặt cho hòn đảo một cái tên. Tạ Tốn nói: - Hòn đảo này có những tảng đá băng từ vạn năm đến giờ và có ngọn núi lửa rất đặc biệt, vậy chúng ta gọi là "băng hoả đảo .Từ đó trở đi, ba người an cư lạc nghiệp vói con khỉ lông vàng ở trên đảo. Hai vợ chồng Thuý Sơn trồng trọt ở cạnh hang, lấy đất nắn bát đĩa và hấp lò, lần lần có đủ cả đồ dùng hàng ngày. Tạ Tốn không còn cãi vã với hai người nữa, suốt ngày chỉ cầm thanh dao Ðồ Long, cúi đầu ngẫm nghĩ. Vợ chồng Thuý Sơn thấy y tội nghiệp như vậy thỉnh thoảng cũng khuyên y đừng để ý đến sự bí mật trong bảo đao làm gì. Nhưng Tạ Tốn trả lời: - Tôi cũng biết tìm ra được bí mật của bảo đao cũng vô ích, vì mình phải ở mãi trên hoang đảo này. Tuy nhiên suốt ngày tôi rảnh rỗi, không biết làm gì cho hết thời gian nên mới nghĩ ngợi để tiêu khiển thôi. Hai người nghe y nói cũng có lý nên không khuyên can nữa. Cách hang của ba người chừng nửa dặm có một cái động nhỏ. Thuý Sơn tốn 10 ngày quét dọn bài trí thành một căn nhà đủ tiện nghi cho Tạ Tốn ở. Thoáng cái đã mấy tháng. Vào một hôm, hai vợ chồng Thuý Sơn dắt tay nhau ra dạo chơi ở một khu rừng rậm rạp, cây cao chọc trời. Thuý Sơn định vào bên trong dò xét nhưng con hoả hầu cứ kêu chít chít và lắc đầu hoài, hình như báo cho hai người biết là vào trong đó rất nguy hiểm. Tố Tố có vẻ lo âu bèn nói: - Chú hoả hầu này cản trở, vậy ta không nên vào trong đó làm gì Thuý Sơn lấy làm lạ nghĩ thầm:- Tố Tố xưa nay là người rất tò mò, sao gần đây nàng có vẻ thẫn thờ lười biếng, không muốn dính líu tơi việc gì cả? Nghĩ tới đó, chàng lên tiếng hỏi: - Em có thấy khó thở không? Em có được khoẻ không? Tố Tố xấu hổ hai má đỏ bừng khẽ đáp: - Không sao cả! Thuý Sơn thấy nàng có vẻ e lệ lại hỏi tiếp. Tố Tố vừa cười vừa nói : - Trời xanh thấy chúng ta buồn tẻ nên cho thêm một người xuống với chúng ta cho vui vẻ.. Thuý Sơn ngơ ngác một hồi rồi như chợt hiểu ra, mừng rỡ vô cùng liền hỏi: - Em có thai phải không? Tố Tố vội nói: - Anh nói khẽ chứ, người ta nghe thì sao? Nói xong cau ấy, nàng cũng phì cười, vì nơi đây chỉ có hai vợ chồng nàng thôi, có người thứ ba nào đâu mà nghe. Tiết trời đã biết đổi, lúc bấy giờ ngày thì ngắn, đêm thì dài, khí hậu ngày càng rét mướt hơn trước nhiều. Tố Tố càng ngày càng thấy mỏi mệt, mọi việc nấu nướng khâu vá cứ phải gượng làm. Ðêm hôm đó, đã tới ngày khai hoa nở nhuỵ, bên đống lửa hồng, hai vợ chồng đang ngồi tựa lưng nhau trò chuyện. Tố Tố liền nói: -Ngũ ca thử đoán xem em sẽ sinh trai hay gái? Thuý Sơn đáp: - Nếu sinh gái thì thế nào cũng giống em, va sinh trai thì giống anh. Nhưng dù em sinh trai hay gái thì anh cũng vui mừng cả. - Không em muốn con của chúng ta sẽ là trai, vậy anh hãy đặt tên cho con trước đi. Thuý Sơn "ứ" một tiếng nhưng nghĩ mãi không ra được một cái tên nào cho thích hợp .Tố Tố lại nói: -Mấy hôm nay hình như anh có tâm sự gì, em thấy anh ngơ ngẩn suốt ngày. -Có gì đâu em. Chỉ vì anh nghĩ mình sắp làm cha nên trong long vui sướng quá thành ngớ ngẩn đấy thôi. Tuy chàng vừa cười vừa nói, nhưng Tố Tố vẫn thấy chàng có vẻ lo âu. Tố Tố vốn là người thông minh, liền dùng giọng êm dịu hỏi: - Có việc gì mà anh lại giấu em? Anh làm vậy em thêm lo sợ. Anh đã thấy có gì bát lợi cho chúng ta chăng? Thuý Sơn thở dài đáp: - Anh chỉ mong những điều lo âu đó sẽ không thành hiện thực, mấy ngày nay anh thấy Tạ tiền bối khác thương lắm. - Em cũng thấy sắc mặt của y càng ngày càng có vẻ hung ác, hình như y sắp phát khùng lên vậy. Thuý Sơn gật đầu ròi tiếp: - Có lẽ y nghĩ mãi không tìm ra được sự bí mật của con dao Ðồ Long, mới đâm ra phiền não cũng nên? Nước mắt của Tố Tố chảy dài trên má, nhưng Thuý Sơn đã trấn an nàng: - Anh đã có kế hoạch em đừng lo, kể từ ngày mai, chúng ta dọn vào động mà ở, đào một cái hố sâu bên ngoài động, lấy lông gấu và đốt mềm phủ lên. - Kế rất hay, nhưng hằng ngày anh phải ra ngoài săn ban, nếu bị y hành hung thì sao? - Một mình anh thì dể đào tẩu lắm, hễ thấy tình thế hơi bất lợi là anh leo lên trên suờn núi. Y đã mù, làm sao đuổi theo kịp anh. Sáng sớm hôm sau, Thuý Sơn liền đào một cái hố sâu ở ngoài động vì không có cuốc xẻng chàng chỉ dùng cành cây nên tốn khá nhiều công phu và thời gian , liền trong bảy ngày mới đào được có ba trượng. Chàng thấy Tạ Tốn càng ngày càng có vẻ khác thường, thỉnh thoảng cứ cầm con dao Ðồ Long múa tít lên. Thấy vậy chàng cố công đào cho cái hố sâu thêm nữa, chàng định đào sâu tới năm trượng thôi, rồi chàng trồng những cây nhọn và để những mẩu đá lởm chởm ở dưới đáy hang. Cái hố đó bên trên rộng bên dưới hẹp nếu Tạ Tốn toan xông vào động thì sa hố liền. Ngày hôm đó, vừa ăn xong bữa trưa, Tạ Tốn cứ lẩn quẩn ở bên ngoài động, thấy vậy, Thuý Sơn không dám đào nữa, sợ y nghe tiếng sinh nghi. Nhưng chàng cũng không dám ra ngoài . Tạ Tốn cứ luôn mồm mằn chửi trời đến chửi Ðông Hải quan âm, chửi Diêm Vương thập điện và chửi cả Tam Hoạng Ngũ Ðế, Nghiêu thuấn, không chừa một ai. Thuý Sơn chỉ yên lặng nghe Tạ Tốn chửi, đến khi Tạ Tốn chỉ đến tên sư phụ chàng là Trương Tam Phong chàng mới nổi giận định lên tiếng cãi lại thì bỗng Tạ Tốn quát lớn một tiếng và tiếp: - Trương Tam Phong là người không ra gì, đệ tử của y là Thuý Sơn lại càng tệ hơn, ta phải vào giết y rồi mới nói chuyện. Ðoạn y cầm con dao lướt vào trong động, Thuý Sơn vội theo vào. Nhưng Tạ Tốn đã rơi xuống hố. Dưới hố chưa trồng cây nhọn và đá lởm chởm nên Tạ Tốn không bị thương, chỉ giật mình kinh hãi thôi. Thuý Sơn vội lấy hai cành cây cạnh đó , chỉ chờ Tạ Tốn vừa leo lên là chàng nhắm đầu y đánh xuống ngay. Ngờ đâu Tạ Tốn nghe tiếng gió lẹ làng bắt được cành cây giựt mạnh một cái. Thuý Sơn buông cành cây ra nhưng hổ khẩu tay của chàng đã nứt và gan bàn tay đá bị cành cọ sát máu tươi chảy ròng ròng. Nhưng Tạ Tốn lại té xuống hang. Lúc ấy, Tố Tố sắp ở cữ, nàng đang đau bụng từ sáng nên nằm trong động. Thoạt tiên thấy Tạ Tốn cứ quanh quẩn ở ngoài cửa động, nàng đã biết Tạ Tốn có ý định gì rồi. Sau nàng lại thấy Tạ Tốn xông vào và té xuống hố, Thuý Sơn dùng cành cây đánh rốt cục bị Tạ Tốn cướp mất cành cây. Trong lúc tình thế nguy cấp, Tố Tố không còn biết đau bụng nữa vội chụp thanh trường kiếm để cạnh ném cho Thuý Sơn. Thuý Sơn bắt được thanh trường kiếm nghĩ thầm: - Tên này võ công cao siêu hơn ta gấp bội, y còn leo lên lần nữa, nều dùng kiếm chém y thì thế nào y cũng cướp được ngay .Nghĩ tới đó, chàng hoảng sợ, về sau đột nhien nghĩ ra một kế:- Mắt y đã mù, sở dĩ cướp được khí giới của ta là nhờ nghe tiếng gió của khí giới.Chàng vừa nghĩ tới đó đã nghe Tạ Tốn ha hả cười. Chàng nhắm chỗ y sẽ nhảy lên giơ mũi kiếm để yên nơi đó mà đón. Chỉ nghe soẹt một tiếng , Tạ Tốn nhảy lên vừa quát thật to. Thì ra mũi kiếm đã ngập vào trán y sâu chứng mấy tấc, bởi thế nhảy của Tạ Tốn rất mạnh nên mũi kiếm mới đâm vào sâu như vậy. Tạ Tốn lại té nhào xuống hố. Nhờ biết thế lẹ nên y chỉ bị thương nặng thôi, bằng không y đã bị mũi kiếm đâm sâu vào cổ họng là chết ngay. Thuý Sơn đứng ở miệng hố thấy thanh trường kiếm vẫn cắm ở trán Tạ Tốn, rung động không ngừng và máu tươi chảy ra rất nhiều. Tạ Tốn rút thanh trừơng kiếm ra rồi xé vạt áo buộc vết thương lại. Y thấy đầu óc choáng váng, cũng tự biết đã bị thương nặng, lại càng phát khùng thêm không còn đắn đo e dè gì cả, bèn rút thanh đao Ðồ Long ra giơ lên cao múa tít để bảo vệ đỉnh đầu rồi nhún mình nhảy lên lần thứ ba. Thuý Sơn vội vàng nâng một tảng đá lớn , ném xuống liền, nhưng tảng đá đã bị thanh đao Ðồ Long gạt băng ra hai bên và Tạ Tốn đã lẹ làng thảy lên đứng trên miệng hố, rồi xông tới tấn công Thuý Sơn. Chàng vừa lùi vừa đau lòng không tả, vì chàng đinh ninh hôm nay là ngày mà chàng cùng Tố Tố sẽ lìa dương thế về tay Tạ Tốn mà không thấy được mắt đứa con sắp chào đời. Tạ Tốn sợ vợ chồng Thuý Sơn lén chạy qua cạnh y để ra khỏi động thì y không sao đuổi theo kịp nên tay phải cầm bảo đao, tay trái cầm trường kiếm y múa thế võ đại khái đại hợp khiến trong vòng hai trựơng vuông đều bị đao kiếm của y phong bế. Y đoán chắc hai vợ chồng Thuý Sơn không sao đào tẩu được long mừng không tả. đang lúc ấy bên trong động có tiếng khóc "oa oa" của đứa hài nhi mới ra đời vọng ra. Tạ Tốn giật mình dừng lại lắng nghe tiếng trẻ nít khóc. Thuý Sơn và Tố Tố biết đại nạn đã tới nên cả hai không để ý đến Tạ Tốn mà cứ chăm chăm nhìn vào đứa con mới lọt lòng mẹ, một đứa bé trai, cứ múa tay múa chân lớn tiếng gào khóc. Hai vợ chồng Thuý Sơn nghĩ, nếu lúc này Tạ Tốn chỉ múa đao chém là cả hai vợ chồng cùng đứa con đều vong mạng. Hai vợ chồng không nói nửa lời, cũng không nhìn đì nơi khác, vì họ thấy được hưởng thêm phút nào sung sướng đoàn tụ phút nào hay phút nấy. Hai vợ chồng lấy làm mãn nguyện vì sự mong muốn đã thành, là trước khi nhắm mắt được thấy đứa con yêu quí chào đời. (xin lỗi chuyện thiếu hai trang) - Trương phu nhân nói rất phải, đời chúng ta kể như đã bỏ đi nhưng đứa trẻ này chúng ta không thể để nó sống cô quạnh và chết già trên hoang đảo này mà không được hưởng lạc thú nào của đời người. Vậy chúng ta phải nghĩ hết mưu kế và tận hết nhận lực để đưa nó về được Trung thổ mới nghe. Tố Tố cả mừng, thân mình run rẩy, vội đứng dậy. Thuý Sơn liền đỡ và kinh hãi nói: - Tố Tố em hãy nằm xuống nghỉ đi. - Không, chúng ta phải vái lạy Tạ tiền bối mấy lạy để cảm ơn tiền bối đã đối xử rất tốt với chúng ta. Tạ Tốn vội xua tay: - Khỏi cần! khỏi cần! Chẳng hay đã đặt tên cho đứa nhỏ này chưa? Thuý Sơn đáp: - Tại hạ sẽ đặt bừa cho nó cái tên Niệm Từ. Học vẫn của Tạ tiền bối uyên bác vậy tại hạ muốn tiền bối đặt tên cho nó một tên khác. Tạ Tốn vừa ngẫm nghĩ vừa lẩm bẩm: - Trương Niệm Từ . Trương Niệm Từ. Cái tên hay lắm, không cần phải đổi nữa. Tố Tố sực nghĩ: - Không ngờ quái nhân này thích con nít như vậy, nếu ý coi con ta như con y, thì chúng ta không sợ y giết hại nó. Ðoạn nàng nói: - Tôi yêu cầu tiền bối một việc, mong tiền bối không từ chối. - Việc gì thế? - Tôi mong tiền bối nhận đứa nhỏ này làm con nuôi. Sau này lớn lên nó sẽ cung phụng tiền bối như cha ruột vậy. Nếu nó được tiền bối dạy cho võ công suót đời nó sẽ không bị người hà hiếp. ngũ ca có tán thành ý kiến em không? Thuý Sơn trả lời: - Nên lắm! Nên lắm! Mong tiền bối chấp nhận. Tạ Tốn rầu rĩ đáp: - Con trai tôi bị người ta quật chết thân thể nát nhừ như một đống thịt vụn. Hai vị không được thấy đấy thôi. Thuý Sơn và Tố Tố đưa mắt nhìn nhau vì cả hai cảm thấy lời Tạ Tốn có vẻ điên khùng, nhưng hai người lại nghĩ tới cảnh ngộ bi đát của y mà thông cảm và tỏ vẻ thương tiếc, Tạ Tốn lại tiếp: (thiếu một trang) Học được võ công của quái nhân đó. Phàm là cha mẹ, hễ thấy có lợi ích cho con dù phải hy sinh tất cả thì cũng vui lòng. Nàng ẵm con lên, đưa cho Tạ Tốn và hỏi: - Tạ tiền bối có thích ẵm nó không? Tạ Tốn vội giơ tay ra ẵm đứa bé vao lòng, vui đến ứa nước mắt hai cánh tay run run nói: - Phải, Trương phu nhân mau ẵm nó đi. Hình dạng tôi như thế này, nó thấy thì phải chết khiếp. Sự thật đứa bé mới lọt lòng chưa đầy nửa ngày, đã hiểu gì đâu. Tạ Tốn nói như vậy chứng tỏ y yêu thương đứa bé vô cùng. Tố Tố mỉm cười và nói: - Thương nó thì cứ ẵm thêm một chút nữa. Say này thằng bé lớn lên tiền bối sẽ đưa nó đi chơi quanh khắp các nơi kia mà. Tạ Tốn lẩm bẩm: - Thằng bé đã đói, phu nhân cho nói bú đi, tôi xin phép ra ngoài trong chốc lát. Mắt y đã mù, dù Tố Tố có cho con bú trước mặt y cũng không sao. Lúc nổi khùng thì y định giở trò phi lễ, nhưng trái lại, lúc tỉnh táo y vẫn là một kể quân tử nho nhã. Thuý Sơn xen lời: - Tạ tiền bối. Tạ Tốn vội ngắt lời: - Không! Chúng ta đã là người nhà với nhau rồi thì từ nay trở đi hai vợ chồng đừng gọi tiền bối hay hậu bối lôi thôi. Bây giờ tôi có ý kiến này, chi bàng ba chúng ta kết nghĩa anh em với nhau, càng lợi cho đứa bé nhiều. Thuý Sơn đáp: - Tiền bối là bậc cao nhân, vợ chồng chúng tôi còn kém xa, tuy tiền bối cho phép như vậy .Chúng tôi chỉ em không được xứng đáng đó thôi. Tạ Tốn vội trả lời: - Ngũ hiệp là người có học võ sao lại hủ hoá đến thế. Tôi gọi vợ chồng là Ngũ đệ và hai người gọi tôi là đại ca có được không? Tố Tố vừa cười vừa nói: - Em gọi anh là đại ca trước, anh với em kết nghĩa anh em nếu nhà em còn gọi anh là tiền bối, em cũng là tiền bối của anh ấy vậy. Thuý Sơn vộ đỡ lời: (truyện thiếu 4 trang) Lên tám tôi sẽ bắt đầu dạy cho nó thì vừa. Tôi chỉ dạy hai năm là các người có thể về Trung thổ được rồi. Tố Tố ngạc nhiên hỏi: - Tại sao đại ca lại bảo chúng tôi trở về Trung Thổ được rồi? Còn đại ca? Tạ Tốn đáp: - Mấy năm nay ngày nào tôi cũng để ý đến hướng gió và chiều nước chảy. Hình như mỗi năm cứ đến mùa đêm dài là có gió Nam thổi tới, và thổi luôn trong máy mươi đêm ngày không phá khuấy thì các người có thể về được đấy. Tố Tố lại hỏi: - Nhưng, không lẽ đại ca lại không đi với chúng tôi sao? Tạ Tốn đáp: - Tôi đã mù về Trung thổ làm gì? Tố Tố tiếp:- Dù đại ca không đi chúng tôi cũng quyết không để đại ca ở lại. Và thằng Vô Kỵ cũng đòi cho được cha nuôi cùng đi, để chiều chuộng nó. Tạ Tốn thở dài một tiếng rồi đáp: - Tôi đã thương nó 10 năm cũng đủ lắm rồi. Lúc nào lão tặc thiên cũng muốn phá khuấy tôi nếu để nó ở vói tôi lâu hơn nữa thế nào lão tặc thiên cũng giận lây rồi sẽ mang hoạ vào thân. Tố Tố nghe Tạ Tốn nói bắt rùng mình, nhưng nàng sực nghĩ lại đó chỉ là lời bất thần thôi nên cũng không quan tâm tới nữa. Thuý Sơn truyền dạy võ công cho con, toàn những môn căn bản luyện nội công. Vì chàng thấy thằng nhỏ hãy còn bé, cốt sao cho nó có sức khỏe dồi dào. Tới năm Vô Kỵ lên năm, Tố Tố bắt nó học võ. Lúc nào dạy không để cho vợ chồng Thuý Sơn đứng cạnh xem. Theo đúng qui củ của võ lâm, không cần Tạ Tốn lên tiếng, vợ chồng Thuý Sơn cũng phải xa lánh. Vả lại vợ chồng Thuý Sơn cũng không bao giờ khảo sát võ công của Vô Kỵ tiến bộ ra sao, vì vợ chồng chàng rất tin tưởng Tạ Tốn. Thời gian thấm thoát thoi đưa, thoáng cái đã hơn 10 năm kể từ khi Vô Kỵ chào đời. Trong thời gian ấy Tạ Tốn không đếm xỉa đến thanh đao Ðồ Long. Ngờ đâu một đêm ngẫu nhiên Thuý Sơn không sao ngủ được, đi ra bên ngoài tản bộ cho mát. Dưới ánh trăng, chàng thấy Tạ Tốn ngồi xếp bằng trên đất. ( thiếu hai trang) Còn Không Kiến đại sư quả là một vị cao tăng, võ công danh khí tuy không bàng hai người sư đệ là Không Trí và Không Tính, nhưng theo nhận xét của ngu huynh , Không Trí và Không Tính còn kém Không Kiến nhiều. Thuý Sơn thấy Tạ Tốn không kính ngưỡng một người nào không ngờ lại khen phục Không Kiến đại sư, chàng cũng ngạc nhiên và nói :-Chắc Không Kiến đại sư ẩn cư trong chùa thanh tu, ít đi lại trên giang hồ, nên ít người biết võ công cao siêu tới mức nào. Tạ Tốn ngẩng mặt lên trời giây lát rồi lầm bầm tự nói: - Tiếc thay! Tiếc thay! Một vị kỳ tài cái thế của võ lâm mà bị ta đánh luôn 10 bao quyền, chết hết sức oan uổng. Võ công của đại sư cao thật nhưng không ngờ đại sư hủ hoá đến thế? Nếu lúc đó đại sư ra tay chống đỡ thì làm gì ta còn sống sót tói bây giờ. Thuý Sơn lại hỏi: - Chẳng lẽ võ công của vị cao tăng đó cao siêu hơn đại ca nhiều sao? Tạ Tốn đáp: - Ngu huynh làm sao sánh bằng! Ngay đệ tử của đại sư cũng còn giỏi hơn ngu huynh nhiều. Thuý Sơn càng ngạc nhiên, trong lòng có vẻ không tin và nghĩ thầm:- Ân sư ta võ học đã hãn hữu, nhnưg đem so với Tạ Tốn, chỉ hơn nữa mức là cùng. Nếu các đệ tử của Không Kiến đại sư võ nghệ cao siêu hơn Tạ Tốn nhiều, thì chẳng hoá ra những người đó còn giỏi hơn ân sư ta hay sao? Tạ Tốn hình như biết rõ ý nghĩ thầm kín của Thuý Sơn liền lên tiếng nói: - Chú không tin phải không? Ðược lắm, chú hãy kêu Vô Kỵ ra đây, để ngu huynh kể cho nó nghe chuyện này. Thuý Sơn nghĩ thầm: - Ðêm đã khua, Vô Kỵ đã ngủ say rồi bây giờ còn gọi nó ra đây nghe chuyện, có ích lợi gì cho nó đâu. Nhưng chàng vẫn không dám trái lời Tạ Tốn liền quay về động gọi con dậy.Vô Kỵ nghe nghĩa phụ cho gọi mừng rỡ vô cùng, liền gọi mẹ dậy đi theo. Thế là vợ chồng Thuý Sơn và đứa con đem đến cạnh Tạ Tốn. Tạ Tốn dõng dạc nói: - Vô Kỵ, không bao lâu nữa con sẽ về Trung thổ. Vô Kỵ ngạc nhiên: - Trung thổ là gì hả nghĩa phụ? Tạ Tốn xua tay bảo Vô Kỵ đừng ngắt lời, rồi tiếp : - Nếu bè gỗ của chúng ta rủi ro chìm xuống đại dương hay bị gió bão phiêu bạt, thì không nói làm gì, còn nếu về được trung thổ thì nghĩa phụ chỉ dặn con điều này : " Lòng người đời rất thâm hiểm, trừ cha mẹ con con đừng tin ai hết. Vì ai cũng định hãm hại con đó". Chỉ tiếc lúc cha còn nhỏ không được ai khuyên bảo như vậy. Hà ! Hà! Dù có ai khuyên cha đi nữa cũng cha chắc lúc bấy giờ cha nghe theo. Năm cha lên 10, thì có căn duyên mà cha được làm môn hạ của một người rất có tên tuổi trên võ lâm. Sư phụ thấy cha có tư chất hơn người nên đặc biệt cưng cha và truyền dạy võ công hết cho cha. Hai thầy trò coi như cha con ruột. Ngũ đệ , này, lúc bầy giờ ngu huynh kính ái sư phụ vô bờ bến, cũng như ngũ đệ kính ngưỡng Trương tôn sư vậy. Năm hai mươi ba tuổi, ngu huynh rời khỏi sư môn, trở về vói gia đình. Không bao lâu, ngu huynh lấy vợ, sinh con. Gia đình rất âm cúng đời sống thật hạnh phúc. Hai năm sau, sư phụ của ngu huynh qua làng, có ghé vào nhà thăm ngu huynh, ở chơi vài ngày. Ngu huynh với gia đình đều khẩn khoản tiếp đãi ân cần. Trong những lúc nhàn rỗi, sư phụ lại còn giả có đức độ trong võ lâm, nên đâu có ai ngờ y là người lòng lang dạ thú. Hôm rằm tháng bảy, sau khi rượu chè xong, sư phụ bỗng giở trò phi lễ với vợ ngu huynh. Thuý Sơn và Tố Tố đông thời là lên kêu" ủa" một tiếng, vì chuyện vì chuyện sư phụ hãm hiếp vợ của một đệ tử chưa hề xảy ra trong võ lâm bao giờ. Tạ Tốn nói tiếp: - Tất nhiên vợ của ngu huynh không chịu kêu la ầm ỹ. Cha của ngu huynh nghe vội chạy vào trong phòng. Lúc ấy sư phụ thấy chuyện đã bại lộ, liền dùng quyền đánh chết cha ngu huynh , liền sau lại giết cả mẹ ngu huynh và đứa con mới được một tuổi của ngu huynh và Vô Kỵ Vô Kỵ nghe Tạ Tốn nói tới tên mình: - Tạ Vô Kỵ nào thế, hở nghĩa phụ? Thuý Sơn liền mắng; - Im! để nghĩa phụ kể tiếp cho mà nghe! Tạ Tốn lại nói: - Ðứa con đẻ của cha cũng có tên là Vô Kỵ như con vậy. Sư phụ ta nắm lấy tay nó quật xuống đất, nát như một đống thịt vụn. Vô Kỵ không sao nhịn được, lên tiếng hỏi: - Thưa nghĩa phụ, anh ấy còn sống không? Tạ Tốn đáp: - Bị quật như thế thì sống làm sao được? Tố Tố ra hiệu bảo con đừng hỏi nữa. Tạ Tốn ngẩn người giây lát rồi tiếp: - Lúc đó trông thấy tình cảnh thảm khốc ấy, ta hoảng sợ mất hết hồn vía. Ta không biết đối phó ra sao cho phải, vì hung thủ là ân sư của ta mà bình sinh ta quí mến nhất. Ðột nhiên ông ta đấm một quyền vào ngực ta, thế là ta chết giấc đi lúc nào không hay. Tới khi tỉnh, thì sư phụ ta đã bỏ đi từ lâu, ta chỉ thấy xác chết đầy nhà! Cha mẹ vợ con em gái em trai cùng đầy tờ tât cả 10 ba người đều bị sư phụ ta đánh chết hết. Có lẽ sư phụ ta cũng tưởng ta đã chết nên không hạ thủ nữa. Sau một trận ốm nặng, ta khổ luyện võ công. Năm năm sau ta đi kiếm sư phụ để báo thù, nhưng võ công của ta còn kém lại mạng nhục vào thân. Sau đó ta chu du khắp thiên hạ tìm học với các danh sư. Quả nhiên có công mài sắt có ngày nên công, ta tiến bộ hơn trước nhiều. Ta lại đi kiếm sư phụ để trả thù, ngờ đâu võ công của ta giỏi thật, nhưng võ công của y mạnh hơn ta nhiều. Lần đó ta lại mang thương tích mà đi về. Sau ta lại khổ công tập luyện Thất Thương quyền, ba năm sau liền đã thành công. Ta tin tưởng là có thể ngang tài với những tay đệ nhất thiên hạ, sư phụ ta quyết không địch nổi ta. Lần thứ ba ta đi tìm kiếm thì y dọn nhà đi mất, không ai hay biết. Ta đi khắp giang hồ để kiếm y, nhưng không sao tìm ra tung tích y. Ta tức giận vô cùng, liền đi tới đâu cướp bóc gian dâm giết người phóng hỏa tới đó. Mỗi khi kết liễu một vụ án ta để lại tên họ của sư phụ ta tại đó. Thuý Sơn và Tố Tố lại kêu "ủa" một tiếng. Tạ Tốn lên tiếng hỏi: - Ngũ đệ và hiền muội có biết sư phụ của ngu huynh không? Tạ Tốn gật đầu đáp: - Có phải đại ca là đệ tử Hỗn Nguyên phích lịch Thủ Thành Khôn không? Thì ra hai năm trước đây, từ Liêu Ðông tới Lãnh Nam, trong nửa năm trời, liên tiếp xảy ra hơn ba mươi vụ, nhiều hào kiệt có tên tuổi đột nhiên bị giết một cách mờ ám, vụ nào hung thủ cũng để lại miếng giấy ghi tên Hỗn Nguyên Phích Lịch Thủ Thành Khôn. Người bị giết hại, hoặc là trưởng môn phái, hoặc là một lão anh hùng giao du rộng. Chỉ một vụ cũng đủ làm chấn động giang hồ huông hồ liên tiếp hơn ba mươi vụ. Lúc ấy Võ Ðang Thất Hiệp thừa lệnh sư phụ xuống núi điều tra, nhưng không tìm ra manh mối. Người trong võ lâm đều biết hung thủ cố ý gieo hoạ cho Thành Khôn vì Thành Khôn xưa nay là bạn tri kỷ của y nên ai cũng đoán hung thủ không phải là Thành Khôn nhưng không ai biết rõ là ai. Nếu hôm nay Tạ Tốn không kể lại chuyện này thì Tố Tố và Thuý Sơn làm sao biết rõ được. Tạ Tốn lại tiếp: - Ngu huynh mạo tên Thành Khôn đi giết người, gây ra các vụ như vậy là muốn bắt buộc y phải ra biện bạch, nhưng ngờ đâu y lại làm thinh mãi. Ðồng thời ngu huynh cũng nghĩ rằng : "Dù y có ẩn nấp nhưng một khi cả trăm cả ngàn người trong võ lâm đi kiếm thì chẳng phải có kết quả hơn một mình ngu huynh đi tìm " Tố Tố xen vào: - Kế của đại ca rất hay, nhưng chỉ tội nghiệp cho những người bị đại ca giết oan mà thôi. - Thế cha mẹ vợ con của ngu huynh bị Thành Khôn giết chẳng oan uổng sao? Vậy có ai thương tiếc đâu? Ngu huynh thấy hiền muội trước kia cũng nhanh nhẩu đấy, nhưng từ khi làm vợ Ngũ đệ tới giờ trong 10 năm tính nết đã thay đổi hẳn, suốt ngày mở mồm là nói những câu đạo đức hão huyền. Tố Tố liếc mắt nhìn chồng, mỉm cười rồi đáp: - Chẳng hay về sau đại ca có kiếm thấy Thành Khôn không? - Không. Sau ngu huynh ở lại Lạc Dương chỉ gặp Tống Viễn Kiều thồi. Thuý Sơn kinh ngạc hỏi: - Có phải đại sư ca Tống Viễn Kiều của đệ không? Tạ Tốn đáp: - Phải. Chính người đứng đầu Võ Ðang Thất hiệp. Ngu huynh thấy tạo nên mấy chục vụ án làm đảo lộn cả giang hồ mà vẫn chưa tìm thấy sư phụ của ngu huynh là Thành Khôn Vô Kỵ xen lời: - Thưa nghĩa phụ, y đã làm như vậy, tại sao nghĩa phụ còn gọi y là sư phụ? Tạ Tốn gượng cười đáp: - Nghĩa phụ quen gọi như vậy từ hồi nhỏ, hơn nữa võ công của nghĩa phụ phần lớn do y truyền dạy thì tuy y là người rất tồi bại. Tạ Tốn xoa đầu Vô Kỵ và thuật tiếp : - Ðêm hôm đó ta ăn cơm tối xong đang ngồi trong khách điếm dưỡng thần. Ta biết Tống Viễn Kiều là người đứng đầu trong Võ Ðang Thất hiệp, tất nhiên võ công của y cao siêu hơn người nếu ta ra tay đánh hắn một thế mà không trúng, hoặc để y tẩu thoát hay chỉ đánh y bị thương nặng thôi thì hành tung của ta sẽ bị tiết lộ ngay và mưu kế của ta sẽ hỏng. Lúc ấy, hào kiệt trên giang hồ sẽ nổi lên đánh ta thì dù có ba đầu sáu tay ta cũng không sao địch lại. Ta có chết cũng không ân hận nhưng buồn mối oan cừu không sao trả được. Vô Kỵ đột nhiên xen lời: - Nghĩa phụ đã hư đôi mắt, không còn thấy gì nữa. Vậy khi con lớn lên sẽ luyện võ công cho giỏi và đi trả thù thay cho nghĩa phụ. Vô Kỵ vừa nói dứt, Tạ Tốn và Thuý Sơn không hẹn mà cùng đứng lên, quay mặt về phía Vô Kỵ trầm giọng hỏi: - Vô Kỵ, con có lòng như vậy thật không? Thuý Sơn và Tố Tố đều lo ngại thầm. Hai người dư biết người trong võ lâm xưa nay vẫn tôn trọng chữ tín nghĩa, đã hứa điều gì thì phải thực hiên cho kỳ được. Bây giờ Vô Kỵ còn nhỏ nhưng đã nhận lời trả thù cho Tạ Tốn, thì như đã mang gánh nặng vai cân lên vai. Tạ Tốn là người tài ba xuất chúng mà con không sao trả thù được, Vô Kỵ là một đứa trẻ thơ cứ nhận lời bừa, khác gì dấn thân vào tuyệt địa.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 18
Trở Về Trung Thổ
Nhưng Vô Kỵ đã lẹ miệng nói tiếp: - Thưa nghĩa phụ,Vô Kỵ đã nhớ kẻ giết hại gia đình của nghĩa phụ và cũng giết y, không để cho người nào sống sót. Thuý Sơn cả giận quát to: - Vô Kỵ con nói gì thế? Người nào làm người ấy chịu. Tội ác của Thành Khôn dù lớn đến đâu, cũng do một tay y gây ra thì tại sao lại muốn giết những người vô tội? Vô Kỵ vội đáp: - Dạ ,cha nói rất phải. Y sợ hãi không dám nói tiếp. Tạ Tốn thấy thế liền thở dài: - Người chết có biết gì là đau khổ. Chỉ một khi cả nhà bị giết, một mình người sống trơ trọi mới thấy cuộc đời đen tối. Lúc ấy, ta chưa rõ chân lý đó, nên hai lần đi kiếm sư phụ để báo thù. Ðáng lẽ ta nên giết cả nhà của y, để cho y sống cô độc một mình, ngày đêm đau khổ nhớ nhung vợ con, ta mới hả dạ. Thuý Sơn vừa nghe vừa lắc đầu, nhưng chàng quá nể Tạ Tốn, nên không tiện cãi lại. Ðồng thời chàng cũng không muốn để cho Vô Kỵ ghi nhớ những lời lẽ độc ác ấy,nên liền lên tiếng nói lảng sang chuyện khác: - Lần ấy,đại ca đấu với đại sư huynh của tiểu để, kết quả ra sao? Sao không thấy đại sư huynh thuật lại cho tiểu đệ nghe chuyện đó? Tạ Tốn liền đáp: - Tống Viễn Kiều có biết ngu huynh định giết y đâu và y chắc cũng chưa bao giờ nghe nói qua cái tên Kim Mao sư vương Tạ Tốn. Lúc ấy ngu huynh không đi kiếm y. Thuý Sơn thở dài một tiếng và nói: - Ða tạ trời đất. Tố Tố mỉm cười và nói: - Ngũ ca nên cám ơn đại ca Tạ Tốn mới phải. Thuý Sơn và Vô Kỵ nghe Tố Tố nói vậy, bèn phì cười. Tạ Tốn không cười tiếng nào, chỉ từ từ nói tiếp: - Ðêm hôm đó ngu huynh ngồi trên giường điều hơi vận khí, sau lại ôn tập mấy lần Thất Thương Quyền. Chắc ngũ đệ chưa rõ Thất Thương quyền lợi hại ra sao. Chẳng hay ngũ đệ có muốn thưởng thức chăng? Thuý Sơn chưa kịp trả lời,Tố Tố vội xen vào: - Chắc Thất Thương quyền của đại ca thần diệu khôn tả, oai mãnh tuyệt luân? Sau đó tại sao đại ca không đi kiếm Tống đại hiệp? Tạ Tốn cười đáp: - Hiền muội sợ ngu huynh thử môn Thất Thương quyền sẽ làm chồng hiền muội bị thương phải không? Nếu quyền không được theo ý muốn của mình thì làm sao gọi được là Thất Thương quyền? Y vừa nói vừa đứng dậy đi tới cạnh một cổ thụ, quát lớn một tiếng tựa như sấm, rồi đánh luôn một quyền vào thân cây.Theo công lực của Tạ Tốn mà luận, quyền đó không đánh gẫy cây làm đôi thì cũng đánh lõm vào thân cây thật sâu. Ngờ đâu,khi y thâu quyền lại, mọi người thấy thân cây không suy suyển chút nào. Tố Tố đau lòng và nghĩ thầm: - Ðại ca ở trên đảo chín năm nay, không hề luyện tập võ công, tất nhiên công lực phải mất hết. Nàng sợ Tạ Tốn đau lòng, nên giả bộ lớn tiếng khen ngợi. Tạ Tốn hỏi: - Tố muội khen có vẻ gượng gạo lắm! Có phải hiền muội tưởng võ công của ngu huynh không bằng thủa xưa phải không? Tố Tố đáp: - Ở trên hoang đảo nơi cực Bắc này, quanh đi quẩn lại chỉ có bốn chúng ta, hà tất phải luyện võ công làm gì? Tạ Tốn hỏi Thuý Sơn: - Còn ngũ đệ, chú có nhận thấy kết quả ảo diện của môn quyền ấy không? Thuý Sơn đáp: - Ðệ thấy quyền của đại ca phát ra rất mạnh, nhưng khi đánh vào thân cây, cả lá cây cũng không hề rung động nên thắc mắc vô cùng. Ðừng nói ai, thằng Vô Kỵ đấm một quyền, ít ra cành cây cũng rung động một hồi. Vô Kỵ bèn la lớn: - Con đánh được. Nói xong, nó vội chạy tới trước cây cổ thụ, đấm luôn một quyền. Quả nhiên những cành trên cây rung động như cái lò so vậy. Tạ Tốn liền rút thanh bảo đao Ðồ Long ra chém mạnh vào thân cây một nhát, nửa thân cây rơi xuống mặt đất. Tạ Tốn bèn thâu đao lại nói: - Hai em thử xem oai lực Thất Thương quyền của ngu huynh ra sao? Hai vợ chồng Thuý Sơn và Vô Kỵ chạy lại xem chỗ vừa bị chém, thấy đa số gân mạch ở giữa thân cây đã bị đứt làm đôi, còn một số thì bị cong queo lại như bị vò nát, hiển nhiên là thế quyền của Tạ Tốn vừa rồi,bên trong bao hàm mấy thứ kình lực khác nhau. Hai vợ chồng Thuý Sơn thán phục vô cùng. Thuý Sơn lại nói: - Ngày hôm nay đại ca làm nhiều việc khiến tiểu đệ sáng mắt ra rất nhiều. Tạ Tốn có vẻ đắc chí đáp: - Thế quyền của ngu hunh vừa rồi, bên trong bao hàm bẩy kình lực khác nhau. Nếu kẻ địch chịu đựng nổi kình lực thứ nhất thì không thể chịu đựng nổi kình lực thứ hai và dù có chịu đợc kình lực thứ hai đi nữa cũng không sao chịu nổi Thất Thương quyền. Có phải ngũ đệ bảo môn quyền đó quá ác độc phải không? Vô Kỵ vội hỏi: - Chẳng hay nghĩa phụ sẽ truyền dạy cho con môn Thất Thương quyền đó không? Tạ Tốn lắc đầu đáp: - Không. Vô Kỵ tỏ vẻ thất vọng, định yêu cầu nhưng Tố Tố vừa cười vừa nói: - Vô Kỵ sao con ngu ngốc thế? Con phải biết võ công của nghĩa phụ tinh thâm biết bao, nếu con chưa có nội công thượng thặng, thì làm sao luyện được môn quyền đó? Vô Kỵ đáp: - Nếu vậy chờ đến khi con luyện nội công tới mức thượng thặng, lúc ấy nghĩa phụ sẽ dạy cho con nhé? Tạ Tốn vẫn lắc đầu và đáp: - Môn Thất Thương quyền này,con không nên luyện tập. Vì trong thân thể của mỗi người đều có âm dương nhị khí kim mộc thuỷ hỏa thổ ngũ hành. Tâm thuộc hoả, phế thuộc kim, thận thuộc thuỷ, tỳ thuộc thổ, can thuộc mộc, nếu con luyện môn Thất Thương quyền này, thì con phải bị thương ở bảy thứ đó trong người trước nhất. Chính vì nghĩa phụ tập luyện môn Thất Thơng quyền này mà tâm mạch bị thương, thỉnh thoảng phát khùng lên. Lúc bấy giờ, Thuý Sơn và Tố Tố mới rõ vì sao Tạ Tốn là một người văn võ song toàn mà thỉnh thoảng cứ phát khùng, không khác gì cầm thú. Tạ Tốn lại nói: - Nếu nội lực của ta luyện tới mức bằng Không Kiến đại sư hay Võ Ðang Trương chân nhân, rồi hãy luyện môn Thất Thuơng quyền này, thì có lẽ ta không đến nỗi bị tổn thương như thế, dù có bị tổn thương, cũng chỉ ngoại thương thôi, không sao cả. Nhưng vì năm xưa ta nóng lòng báo thù nên giết luôn bảy người mới cướp được cuốn Thất Thương quyền của các cao thủ phái Không Ðộng, rồi không nghĩ ngợi gì đến sự lợi hại, luyện tập ngay. Ta sợ để lâu,sư phụ ta chết yểu thì ta không trả thù được nữa. Tới khi ta nhận thấy nội tạng bị tổn thương rất nặng, không sao cứu vãn được, lúc ấy ta mới hiểu tại sao Không Ðộng có môn quyền lợi hại như thế mà không ai luyện thành công cả? Này Tố muội, sở dĩ ngu huynh gấp rút luyện môn quyền công đó là vì lúc phát quyền, thanh thế lẫm liệt có rất nhiều điểm lợi nên ngu huynh không suy tính gì cả, cố công luyện tập cho chóng thành công, vậy Tố muội có biết lý do gì không? Tố Tố ngẫm nghĩ giây lát liền đáp: - Có phải vì môn Thất Thương quyền tương tự với môn quyền Phích Lích gì đó của tôn sư phải không? - Chính thế! Sư phụ ngu huynh biệt hiệu là Hỗn Nguyên Phích Lích thủ, chưởng phong của y bao hàm phong lôi, oai lực rất kinh người, nếu ngu huynh đem môn Thất Thương quyền ra đối địch với y, thế nào y cũng tưởng ngu huynh sử dụng võ công y đã truyền dậy. Quí hồ quyền lực đánh trúng người y, lúc ấy dù y có cảnh giác cũng đã muộn. Ngũ đệ chớ có trách ngu huynh dụng tâm quá ác độc, ngũ đệ nên rõ bề ngoài của sư phụ ngu huynh trông rất thật thà, nhưng sự thật nội tâm y hiểm ác không lường. Nếu ngu huynh không dùng kế công độc dĩ độc thì mối thù của ngu huynh không sao trả được. Hà hà, bên trong còn nhiều chi tiết nữa. . .Hãy nói trở lại câu chuyện đêm hôm trước,ngu huynh luyện tâp ba lần Thất Thương quyền, rồi vượt tường đi kiếm Tống Viễn Kiều. Ta nhảy ra khỏi bờ tường, thân mình chưa xuống tới mặt đất, đã cảm thấy đầu và vai có người vỗ một cái. Ngu huynh kinh ngạc vô cùng,vì với công lực của ngu huynh lúc ấy mà có người đụng tới vai mình nhưng vẫn chưa hay biết, thì đủ thấy người đó võ công cao siêu hơn ngu huynh nhiều. Vô Kỵ, con thử nghĩ xem, may mà người đó khẽ vỗ vào đầu vai của nghĩa phụ thôi chớ nếu y vỗ mạnh, có phải là ta bị thương nặng rồi không? Ta vội quay tay lại gạt quyền của đối thủ, chân trái vừa chạm đất, ta đã quay mình lại. Lúc ấy lưng ta vừa bị kẻ nọ khẽ vỗ một chưởng, rồi người đó khẽ thở dài một tiếng và nói: - Bể khổ không bờ, chỉ có người biết hối cải là tới được bến thôi. Vô Kỵ thấy Tạ Tốn nói vậy, thích thú vô cùng ha hả rồi tiếp lời nói: - Nghĩa phụ, có phải người đó định đùa giỡn nghĩa phụ không? Thuý Sơn và Tố Tố đã đoán ra được người đó là Không Kiến đại sư rồi.Tạ Tốn lại tiếp: - Lúc ấy ta hoảng sợ khôn tả,vì người đó võ công cao siêu như thế, nếu muốn giết ta thì dễ như trở bàn tay. Ta nghe người đó nói tám chữ: "Khổ hải vô biên, hồi đầu thị ngạn" chứa đầy từ bi, nhưng lòng ta lại phẫn nộ. Khi ta quay lại thì thấy một tăng nhân mặc đồ trắng đứng cách đó năm trượng. Ta thấy thân pháp của tăng nhân đó lanh lẹ không sao tưởng tượng được, ta lại tưởng lầm tăng nhân đó là một oan hồn đến đòi mạng liền quát hỏi: -Yêu ma quỷ quái kia, có mau bước đi nơi khác không? Tạ Tốn này không biết sợ trời đất, khi nào sợ oan hồn giả quỷ như mi. Tăng nhân áo trắng chắp tay thi lễ và nói: - Tạ cư sĩ, lão tăng Không Kiến xin vái chào. Ta nghe hai chữ Không Kiến, liền nhớ tới hai câu mà giang hồ thường đồn đại "Thiếu Lâm thần tăng, kiến văn trí tính". Ngu huynh liền lên tiếng hỏi thăm tăng nhân áo trắng: "Lão sư có phải là Không Kiến thần tăng của phái Thiếu Lâm đó không?". Tăng nhân áo trắng liền đáp: - Bần đạo không dám nhận hai chữ thần tăng đó. Chính bần đạo là Thiếu Lâm Không Kiến đây! Ngu huynh liền hỏi: - Tại hạ với đại sư không hề quen biết nhau, sao đại sư đùa cợt tại hạ như thế? Không Kiến liền trả lời: "Bần tăng có dám đùa cợt cư sĩ đâu? Xin hỏi cư sĩ, đêm khuya khoắt thế này còn định đi đâu thế?" Ngu huynh liền đáp: "Tại hạ muốn đi đâu là tuỳ ý tại hạ, có liên can gì đến đại sư?" Không Kiến lại nói: " Có phải đêm nay cư sĩ định đi giết Tống đại hiệp của phái Võ Ðang đấy không?" Ngu huynh ngạc nhiên và kinh hãi vô cùng. Không Kiến lại nói tiếp: "Có phải cư sĩ muốn gây ra một vụ án lớn lao làm chấn động võ lâm để khiêu khích cho Thành Khôn xuất đầu lộ diện để cư sĩ được trả mối cựu thù chăng? Ngu huynh nghe y nói đến tên tuổi của sư phụ và ý định của ngu huynh như vậy, lại càng kinh hãi hơn. Phải biết việc sư phụ giết cả gia đình của ngu huynh cũng chưa hề nói cho người nào rõ, còn việc xấu này sư phụ đâu dám nói cho ai hay, như vậy tại sao Không Kiến biết rõ đến thế? Ngu huynh vừa kinh hãi vừa nói với Không Kiến đại sư rằng: "Nếu đại sư cho tại hạ biết tung tích của Thành Khôn ở đâu thì Tạ Tốn đây vui lòng làm trâu làm ngựa hầu đại sư suốt đời. Không Kiến thở dài và đáp: - Hành vi của Thành Khôn là một tội ác nghiệp chướng quá lớn, nhưng cư sĩ chỉ vì tức giận nhất thời mà giết hại bao nhiêu nhân vật võ lâm,cũng mang tội không lường. Ngu huynh thấy y đa ngôn đa sự như vậy, định đánh cho một trận để cảnh cáo, nhưng sau nghĩ lại, biết võ công của mình còn kém y xa, ngu huynh liền đáp: - Ðó là sự bất đắc dĩ, vì Thành Khôn ẩn trốn vô hình vô tung, trời đất bao la, tại hạ biết kiếm y ở đâu bây giờ? Không Kiến gật đầu đáp: - Bần tăng cũng biết cư sĩ vì uất ức mà hành động vô trí như vậy. Nhưng Tống đại hiệp là đồ đệ yêu quý của Trương chân nhân phái Võ Ðang, nếu cu sĩ giết y, mối hoạ sau này rất lớn. Ngu huynh liền đáp:- Mục đích của tại hạ là gây hoạ, càng gây hoạ lớn bao nhiêu, càng bắt buộc Thành Khôn phải xuất đầu lộ diện sớm .Không Kiến đại sư lại tiếp: - Nếu Tạ cư sĩ giết hại Tống đại hiệp, tất nhiên Thành Khôn phải xuất đầu lộ diện. Nhưng Thành Khôn ngày nay khác xưa kia nhiều, võ công của y giỏi hơn cư sĩ xa lắm. Như vậy mối thù cư sĩ vẫn không trả được đâu. Ngu huynh vội đỡ lời: - Thành Khôn là sư phụ của tại hạ,v õ công của y ra sao, tại hạ vẫn rõ hơn đại sư nhiều.Không Kiến lắc đầu đáp: - Y đã theo học một danh sư trong ba năm nay, võ công của y tiến bộ đến mức không thể tưởng tượng được.Tuy cư sĩ đã thành công vói Thất Thương quyền của phái Không Ðộng cũng không địch nổi y đâu. Ngu huynh kinh ngạc vô cùng,vì Không Kiến đại sư chưa hề gặp mặt mình bao giờ mà tại sao nhất cử nhất chỉ của mình,y đều biết cả.? Ngu huynh ngẩn người giây lát rồi hỏi : - Tại sao đại sư biết rõ như vậy? Y liền đáp:- Chính Thành Khôn đã nói với bần tăng. Tạ Tốn thuật tới đó,vợ chồng Thuý Sơn đồng kêu ủa một tiếng.Tạ Tốn lại tiếp: - Bây giờ hai em nghe đã kinh dị như thế thì phải biết lúc ấy ngu huynh kinh ngạc đến đâu. Ngu huynh bèn nhảy phắt người lên và quát hỏi: - Tại sao Thành Khôn lại biết rõ như vậy? Không Kiến đáp lại một cách rất thong thả: - Trong mấy năm nay, Thành Khôn vẫn theo sát cư sĩ, và thay đổi hình dạng luôn luôn, mà cư sĩ không nhận ra đấy thôi. Ngu huynh hậm hực đáp: - Hừ, tại hạ không nhận ra y à? Dầu y có hoá thành tro bay theo tại hạ cũng nhận ra được! Không Kiến lại tiếp: - Vẫn biết Tạ cư sĩ là người rất thận trọng, nhưng trong mấy năm nay cư sĩ cứ mải luyện võ để trả thù,không lưu ý tới những việc xảy ra chung quanh. Cư sĩ đứng ở chỗ sáng, y núp trong bóng tối,l àm sao cư sĩ nhận ra y được. Không Kiến nói rất có lý, vả lại y là một cao tăng tiếng tăm lừng lẫy trong thiên hạ, thì khi nào lại lừa dối ngu huynh, nên ngu huynh lại hỏi: - Thế tại sao y không giết tại hạ cho rảnh chuyện? Không Kiến đáp: - Nếu y định tâm hại cư sĩ thì dễ như trở bàn tay thôi. Cũng như hai lần cư sĩ kiếm y để trả thù, hai lần cư sĩ đều thất bại, nếu y muốn giết cư sĩ thì hai lần đó cư sĩ đã mất mạng rồi. Tại sao lúc ấy y không hạ độc thủ? Và lúc cư sĩ đi cướp cuốn quyền phổ Thất Thương , cư sĩ đấu với ba vị cao thủ của phái Không Ðộng nhưng phái Không Ðộng có tất cả ngũ lão, vậy hai người nữa đâu? Tại sao bọn họ không cùng vây đánh cư sĩ một lúc, nếu ngũ lão cùng ra tay vây đánh,liệu cư sĩ còn sống cho đến ngày nay không? Ngu huynh tự hỏi: - Hôm đó tại hạ đả thương Không Ðộng tam lão rồi, mới hay nhị lão kia cũng bị thương nặng,tại hạ thắc mắc vô cùng, cho tới ngày nay cũng còn không hiểu ai đã hạ độc thủ. Có phải ngũ lão huynh đệ tương tàn giết lẫn nhau không? Hay là có cao thủ ẩn danh nào núp trong ra tay giúp tại hạ? Chẳng lẽ nhị lão đó đã bị Thành Khôn đả thương? Thuý Sơn và Tố Tố càng nghe thấy chuyện càng ly kỳ, đồng thời hai người thấy kinh hãi thầm. Vì hai người cho Tạ Tốn đã lợi hại như thế mà Thành Không còn lợi hại hơn nhiều. Tố Tố liền hỏi: - Có phải nhị lão của phái Không Ðộng đã bị sư phụ của đại ca núp trong bóng tối đả thương không? Tạ Tốn đáp: - Ngu huynh đã hỏi Không Kiến , thì y liền đáp: - Chẳng hay Không Ðộng nhị lão bị thương ra sao? Tạ cư sĩ có được mục kích không? Sắc mặt của nhị lão lúc đó ra sao, cư sĩ còn nhớ không? Ngu huynh chợt nhớ lại Không Ðộng nhị lão nằm dưới đất, trên mặt nổi lên mấy vết huyết hồng, hiển nhiên là hai người đó đã dùng âm kình đánh người,sau bị đối thủ dùng Hỗn Nguyên Công phản công lại. Mà trong võ lâm chỉ có hai thấy trò ngu huynh biết Hỗn Nguyên Công thôi,chứ không ngời thứ ba. Không Kiến đại sư thở dài một tiếng rồi tiếp: - Sư phụ cuả cư sĩ vì quá say mà sanh tà dâm đến nỗi giết cả gia đình cu sĩ, sau khi tỉnh y cảm thấy lương tâm cắn rứt, nên cư sĩ hai lần ở chỗ báo thù mà y không giết cư sĩ. Về sau y còn theo sát cư sĩ và hai ba lần bị nạn, lại được y giải cứu cho. Lúc ấy ngu huynh nghĩ lại ngoài vụ đấu với Không Ðộng ngũ lão, qủa thật còn hai lần ngu huynh đang lâm nguy thì bỗng nhiên kẻ địch tự dưng rút lui. Không Kiến lại nói: - Y tự biết tội của y rất nặng, nên y không dám yêu cầu cư sĩ tha thứ cho, chỉ mong thời gian xoá dần hận thù của cư sĩ. Nhưng y không ngờ cư sĩ càng ngày càng gây nhiều tai hoạ, càng giết nhiều người, hôm nay nếu cư sĩ lại đi giết Tống Viễn Kiều Tống Ðại hiệp thì ác nghiệp này không thể nào cởi mở đuợc. Ngu huynh liền đáp: - Họ Tống với tại hạ không liên can gì, tại hạ cũng không đi kiếm y nữa, mong đại sư gọi sư phụ tại hạ đến đây để tại hạ gặp gỡ một phen. Không Kiến đáp: - Y xấu hổ không dám gặp mặt cư sĩ. Hơn nữa, không phải bần tăng coi thường cư sĩ mà thật ra cư sĩ có gặp mặt y, mối thù này cũng khó trả xong. Vì võ công của y lúc này cao siêu hơn cư sĩ nhiều. Ngu huynh hỏi: - Ðại sư là một vị cao tăng đắc đạo đương thời, chẳng lẽ đại sư lại bảo tại hạ buông tay đừng trả thù nữa hay sao? Thì Không Kiến đáp rằng: - Tình cảnh của cư sĩ thật quá bi đát, bần tăng cũng thông cảm lắm. Nhưng tôn sư của cư sĩ vì quá say nên làm bậy, đó không phải tự bản ý của ông ta muốn như thế, huống hồ ông ta đã biết ăn năn hối cải thì bần tăng mong Tạ cư sĩ cũng nể tình thầy trò xưa kia mà tha thứ cho ông ta. Ngu huynh thấy Không Kiến nói vậy, giận đến phát khùng và đáp: - Nếu tại hạ địch không nổi y thì sẽ vui lòng cho y đánh chết, còn mối thù nầy nếu không trả được, tại hạ cũng không sống làm gì. - Tạ cư sĩ nên rõ, võ công tôn sư đã tiến bộ hơn trước nhiều lắm. Dù cư sĩ đã luyện thành công Thất Thương Quyền nhưng không địch nổi ông ta đâu, nếu cư sĩ không tin hãy đánh thử với bần tăng mấy quyền xem sao. - Tại hạ với đại sư có thù oán gì đâu, mà tại hạ đâu dám đả thương đại sư? Võ công của tại hạ tuy thấp thật, nhưng Thất Thương quyền nầy không phải là một môn quyền để chống đỡ đâu. - Bây giờ bần tăng đánh cuộc với cư sĩ. Tôn sư đã giết mười ba người nhà của cư sĩ, bây giờ cư sĩ đánh tôi mười ba quyền. Nếu bị thương tôi sẽ buông tay và không dây dưa với việc này nữa và tôn sư cũng sẽ xuất hiện ra đây gặp cư sĩ. Bằng không, mối thù oán này xem như xong. Ngu huynh trầm ngâm một hồi, chưa dám trả lời ngay,vì ngu huynh biết võ công của vị cao tăng rất cao siêu. Thất Thương quyền tuy lợi hại nhưng nếu không đả thương được ông ta có phải mối thù lớn kia không trả được không? Không Kiến đại sư lại tiếp: - Nói thật cho cư sĩ rõ là một khi bần tăng đã nhúng tay vào việc này thì quyết không để cho cư sĩ tàn sát những võ lâm đồng đạo vô tội nữa. Nếu cư sĩ có lòng hướng thiện, từ đây ngừng hành động mạo muội thì việc qua khứ coi như đã xoá bỏ. Nếu cư sĩ cứ tìm giết người vô tội thì chẳng lẽ những con cháu và người nhà của những người đã bị tàn sát lại không biết kiếm cư sĩ mà trả thù sao? Ngu huynh nghe giọng nói của Không Kiến ???????????????????/ heo con chó. . . Hai vợ chồng Thuý Sơn và Vô Kỵ đều nín lặng và nghĩ thầm: - Tạ Tốn đã dùng quỷ kế để đánh chết vị cao tăng có đức từ bi đại lộ, quả thật thâm hiểm vô cùng. Tạ Tốn lại nói: - Không Kiến đại sư thấy ta khóc sướt mướt như vậy, lại mỉm cười và an ủi rằng: Người nào cũng phải chết một lần, cư sĩ hà tất đau lòng như vậy làm gì, sư phụ của cư sĩ sắp tới đây, cư sĩ phải trấn tĩnh để đối phó, chớ đừng lỗ mãng như đối với ta. Lúc ấy ta cũng nhận thấy sau khi đánh mười ba quyền ta đã hao tổn hết thần lực mà địch lại sắp tới nơi nếu ta còn khóc nữa thì sẽ bị hao tổn tinh thần thêm, nên ta vội ngồi xuống, điều hoà hơi thở và lấy lại sức. Ngờ đâu chờ mãi cũng không thấy sư phụ ta tới, ta liền quay lại nhìn Không Kiến đại sư, mặt tỏ vẻ ngạc nhiên. Lúc ấy Không Kiến đại sư hơi thở rất yếu, tiếng nói đứt đoạn: - Không . . . không ngờ y . . y lại thủ tín. . .chẳng lẽ . . .có người cầm chân y chăng. Ta cả giận quát hỏi: - Ngươi đánh lừa ta để ta đánh chết người, mà sư phụ ta vẫn chưa ra đây để gặp ta. Không Kiến lắc đầu và đáp: - Bần tăng không lừa dối cư sĩ đâu. Ta đang phát khùng, định lên tiếng mắng chửi y thêm một hồi nữa, nhưng về sau ta bỗng nghĩ lại, y lừa dối ta để ta đánh chết y mà y còn xin lỗi ta, thật là trái ngược. Ta hổ thẹn vô cùng, liền tiến tới trước mặt y quì xuống và nói: - Ðại sư có tâm nguyện gì, tại hạ thế nào cũng vui lòng làm tròn theo ý đại sư. Y chỉ mỉm cười đáp: - Tâm nguyện của bần tăng là chỉ mong từ nay cư sĩ lúc nào định ra tay giết người thì nhớ tới bần tăng. Vị cao tăng đó không những võ công tinh thâm, lại đại trí đại tuệ biết rõ hết hành vi của ta, y cũng muốn cho ta trở nên một con người lương thiện, không nghĩ gì đến sự báo thù là điều không sao làm được, nên y mới bảo ta khi nào giết người hãy nhớ đến y. Ngũ đệ, bữa nọ ngu huynh đấu chưởng lực với hiền đệ ở trong thuyền, sở dĩ ngu huynh không giết hiền đệ là vì ngu huynh chợt nhớ đến mấy lời trối trăng của Không Kiến đại sư đó. Thuý Sơn không ngờ lúc đó mình khỏi chết là nhờ Không Kiến đại sư, nên chàng càng nghe ,càng tỏ vẻ kính mộ vị cao tăng đó. Vô Kỵ liền lên tiếng hỏi: - Nghĩa phụ, tại sao nghĩa phụ lại đấu chưởng lực với cha con? Tố Tố vội xen vào: - Hôm đó, nghĩa phụ với cha con thử sức với nhau, xem võ công của ai lợi hại đấy thôi. Vô Kỵ có vẻ không tin lại hỏi tiếp: - Nghĩa phụ, lúc đó mắt của nghĩa phụ đã mù chưa? Tố Tố vội lên tiếng át lời Vô Kỵ và nói: - Vô Kỵ con chớ nói bậy. Tạ Tốn liền trả lời: - Cha mù.Tại sao con lại hỏi vậy? Vô Kỵ đáp: - Chắc là cha con địch không nổi nghĩa phụ, nên mẹ con ra tay giúp, bắn mù mắt nghĩa phụ. Thuý Sơn và Tố Tố lớn tiếng quát mắng: - Vô Kỵ! Thấy cha mẹ nghiêm khắc như vậy Vô Kỵ hãi sợ không dám nói tiếp. Nhưng Tạ Tốn lại nói: - Ngũ đệ và Tố muội chớ nên doạ nạt con trẻ. Vô Kỵ, con cứ việc nói đi. Vô Kỵ đưa mắt lườm cha mẹ một cái rồi nói: - Con . . . con . . . Tạ Tốn liền tiếp lời: - Con nói rất đúng ,lúc ấy cha con không địch lại nghĩa phụ, rồi mẹ con giúp cha con bắn mù mắt nghĩa phụ, nhưng chuyện này đã xảy ra lâu lắm rồi và cũng do lỗi ở nghĩa phụ mà ra, không thể trách cha mẹ con được. Chuyện này, có phải do mẹ con kể lại cho con nghe không? Y cũng biết rõ Tố Tố không bao giờ nói cho Vô Kỵ biết, nhưng y hỏi thế tất nhiên hai người không tiện lên tiếng ngăn cản nữa, Vô Kỵ liền đáp: - Không, mấy hôm trước đây mẹ nói sẽ dạy con ném kim châm, nhưng hôm sau không hiểu vì sao mẹ lại không dậy. Con đoán chắc thế nào cha con cũng ngăn cấm mẹ con. Vì sợ nghĩa phụ biết, trong lòng sẽ không vui. Tạ Tốn ha hả cười và tiếp: - Nè ngũ đệ và Tố muội, thằng Vô Kỵ thông minh gấp ta đến năm lần và gấp hai vợ chồng chú mười lần, như vậy về sau này nó lợi hại vô cùng. Vợ chồng Thuý Sơn không hẹn mà đều giơ tay ra nắm lấy tay Vô Kỵ. Hai người tuy rất sung sướng, nhưng trong lòng cũng cảm thấy âm thầm lo âu. Thuý Sơn chỉ sợ con mình quá thông minh, sau này sẽ hư thân mất nết, còn Tố Tố thì sợ con mình chết yểu. Vô Kỵ vừa cười vừa nói: - Theo lời nghĩa phụ vừa nói thì nghĩa phụ thông minh hơn cha mẹ con gấp bội phải không? Tạ Tốn đáp: - Có lẽ còn hơn thế nữa. Vô Kỵ lại hỏi: - Rồi về sau lão hoà thượng có chữa được không? Tạ Tốn thở dài một tiếng đáp: - Chữa làm sao được, hơi thở của y càng ngày càng yếu ớt. Ta đã dùng chưởng đè chặt lấy linh đài huyệt của y, ta cố hết sức mình,định đem chân lực của mình để cứu y thoát chết nhưng cũng vô hiệu. Lúc ấy y bỗng thở dài một tiếng và hỏi ta rằng Sư phụ của ngươi vẫn chưa tới sao? Tạ Tốn liền đáp: - Không thấy y tới. Y lại nói: - Như vậy chắc sư phụ của cư sĩ không tới đâu. Ta liền tiếp lời: - Ðại sư yên trí, tại hạ sẽ không giết bừa bãi nữa đâu. Tại hạ chỉ mong y xuất hiện để tại hạ hỏi y ít lời thôi. Nếu y không ta mặt thì tại hạ có phải đi khắp chân trời góc biển cũng không nài miễn tìm được y mới nghe.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 19
Trở Về Trung Thổ
Không Kiến nói tiếp: - Tốt lắm! Tốt lắm! Nhưng võ công của cư sĩ còn kém Thành Khôn nhiều trừ phi.. nói tới đây, giọng của y càng thấp nhỏ dần, đền nỗi ta kề tai sát miệng y mới nghe y nói: - Trừ phi.. cư sĩ kiếm được thanh đao Ðồ Long, tìm được sự bí mật trong đao nói tới câu đó, y tắt thở .Chờ Tạ Tốn kể hết chuyện, Thuý Sơn mới rõ tại sao Tạ Tốn cứ muốn tìm tòi cho ra sự bí mật trong thanh đao Ðồ Long và tại sao bình thường Tạ Tốn là người rất nho nhã lễ phép mà lúc phát khùng lại có hành vi như cầm thú tại sao y có võ công tuyệt đến thế mà suốt ngày rầu rĩ. Ba người kết nghĩa với nhau đã là mười năm, chuyện gì cũng kể cho nhau nghe hết, riêng có chuyện thân thế Tạ Tốn, mãi đến hôm nay y mới nói ra. Tạ Tốn lại tiếp: - Sau đó ta hay tin thanh đao Ðồ Long lọt về Vương Bàn Sơn đảo bèn vọi vàng tới đó cướp đoạt như chú thím đã biết rõ. Trước khi được con đao đó thì ta muốn kiếm cho được Thành Khôn. Nhưng sau khi cướp được rồi, ta lại sợ y kiếm gặp ta, vì thế ta mới đo kiếm một chỗ hẻo lánh để tìm cho ra sự bí mật của con đao này. Vì sợ chú thím tiết lộ hành tung của ta, ta mới đem chú thím theo tới đây. Không ngờ thoáng cái đã được mười năm. Tạ Tốn ơi là Tạ Tốn, trong bấy nhiêu lần ngươi không làm xong việc gì cả. Thuý Sơn lại hỏi: - Như vậy, lúc Không Kiến đại sư sắp chết, vẫn chưa nói hết lời phải không? Theo lời đại sư thì phải tìm ra sự bí mật của thanh đao Ðồ Long, ông ta nói vậy là có ý nghĩa gì khác chăng? Tạ Tốn đáp: - Trong mười năm qua, bất cứ việc gì ngu huynh cũng đều nghĩ tới cả, nhưng không có việc gì phù hợp với lời nói của Không Kiến. Trong đao này thế nào cũng có một sự bí mật gì rất lớn, nhưng ngu huynh nghĩ mãi vẫn không tìm ra được. Vô Kỵ, con thông minh hơn ta nhiều, sau này thế nào con cũng tìm ra được sự bí mật đó. Vô Kỵ bỗng hỏi: - Thưa nghĩa phụ, Thành Khôn được bao nhiêu tuổi rồi? Tạ Tốn biến sắc mặt đáp: - Con hỏi vậy hợp lý lắm, kể ra năm nay y đã sáu mươi lăm tuổi rồi, như vậy mối oán cừu của ta không có hy vọng báo được. Vợ chồng Thuý Sơn với Tố Tố đều biết rõ dù sau này Vô Kỵ cố tìm ra được sự bí mật của thanh đao Ðồ Long, luyện thành võ công cao siêu và trở về Trung thổ thì Thành Khôn đâu còn sống được tới lúc ấy? Bốn người chuyện trò đến lúc trời sắp sáng, Tạ Tốn lại nói: - Vô Kỵ, con đừng ngủ, để nghĩa phụ dạy thêm võ công cho con. Vợ chồng Thuý Sơn đưa mắt nhìn nhau, biết không sao ngăn cản được liền dắt tay nhau trở về động. Từ đêm hôm đó trở đi, Tạ Tốn không hề nhắc đến chuyện thù oán nữa. Y cứ gắng luyện tập cho Vô Kỵ và càng ngày càng nghiêm khắc. Lúc ấy, Vô Kỵ mới lên chín, tuy là người tài giỏi thông minh, nhưng trong1 thời gian ngắn ngủi, bắt nó lĩnh hội hết những võ công hiếm có của Tạ Tốn thì làm sao thành công được. Nhưng Tạ Tốn không đếm xỉa tới vấn đề đó, hễ thấy Vô Kỵ học sai là y vừa đánh vừa chửi chớ không chiều chuộng như trước. Tố Tố thấy con mình bị đánh đập như vậy, trong lòng rất thương xót, bèn nói với Tạ Tốn: - Ðại ca thần công cái thế như vậy mà bắt Vô Kỵ trong năm ba năm luyện cho thành công những võ công của đại ca thì nó tài nào làm được? Chúng ta ở trên hoang đảo này còn rất nhiều thơì giờ, đại ca thủng thẳng dạy nó cũng được. Tạ Tốn liền đáp: - Ngu huynh có dạy nó luyện tập đâu. Ngu huynh chỉ bắt nó học thuộc lòng đó thôi. Tố Tố ngạc nhiên hỏi tiếp: - Thế ra đại ca không dạy Vô Kỵ luyện võ công ? - Hừ, bắt nó luyện võ từng miếng một, có lẽ luyện tới khi nó đầu tóc bạc phơ cũng không học hết võ công của ngu huynh. Cho nên ngu huynh chỉ bảo nó nhớ trong đầu óc là đủ. Tố Tố không hiểu ý nghĩa lời nói của Tạ Tốn, nhưng biết y hành sự việc gì cũng hơn người, nên làm thinh không dám can thiệp vào nữa, nhưng hàng ngày nàng vẫn thấy Vô Kỵ mang nhiều thương tích, chỉ biết ôm lấy nó mà khóc thôi. Không ngờ Vô Kỵ lại hiểu hơn mẹ, khuyên mẹ: - Nghĩa phụ muốn cho con giỏi hơn nên đánh con đau như vậy là muốn con nhớ kỹ đó thôi .Nửa năm sau, Tạ Tốn bỗng nói với vợ chồng Thuý Sơn: - Ngũ đệ và Tố muội, chỉ còn bốn tháng nữa là có gió và nước thuỷ triều quay về phía Nam, chúng ta hãy bắt tay vào việc kết bè đi. Thuý Sơn nghe nói mừng rỡ vô cùng liền hỏi: - Ðại ca bảo làm bè gỗ để trở về Trung thổ phải không? Tạ Tốn lạnh lùng đáp: - Vấn đề này còn phải xem lão tặc thiên có chiều lòng ta hay không. Cổ nhân có câu: Mưu sự tại nhân thành bại tại thiên là thế. Nếu thành công thì trở về được Trung thổ, bằng không thì chết chìm giữa bể. Theo ý của Tố Tố, sống trên hoang đảo này không khác gì thần tiên. Nàng thấy đời sống ở đây dễ chịu lắm, nên nàng không muốn trở về Trung thổ làm gì. Nhưng nàng nghĩ đến sau này Vô Kỵ lớn lên, còn phải lấy vợ đẻ con, nên cứ để nó sốn già và chết cô đơn trên hoang đảo, chẳng đáng tiếc lắm . Cũng vị điều đó, nàng mới vui vẻ ra tay kết bè với mọi người. Tạ Tốn và Thuý Sơn suốt ngày vào trong rừng chặt cây lấy gỗ còn Tố Tố thì lấy gân cây để dệt thành buồm, kết thành thừng. Vô Kỵ chạy tới chạy lui truyền tin hay đỡ đần cho ba người. Cả con hoả hầu cũng ra tay giúp sức. Chỉ vì không có đao búa, Tạ Tốn và vợ chồng Thuý Sơn hao tốn rất nhiều sức lực. Trong khi làm bè, Tạ Tốn cứ bắt Vô Kỵ đứng cạnh bên hỏi han về võ công để xem thằng bé có nhớ không. Tố Tố và Vô Kỵ người hỏi kẻ trả lời đều dùng những khẩu quyết đặc biệt, vợ chồng Thuý Sơn không hiểu gì hết. Cái bè phải làm hơn hai tháng mới xong, dựng một cột buồm lớn và một cột nhỏ, tốn thêm nửa tháng nữa. Tiếp theo đó, mọi người lại đi săn, ướp thịt muối để làm lương khô lấy da thú làm thành túi đựng nước. Ba người ở bên cạnh bờ biển lập một cái nhà lá để che tạm chiếc xuồng chỉ chờ trời có gió là thả bè xuống liền. Lúc ấy Tạ Tốn với Vô Kỵ ngày đêm gần gũi nhau, lúc đi ngủ Tạ Tốn cũng bắt Vô Kỵ cùng ngủ chung. Vợ chồng Thuý Sơn thấy Tạ Tốn quí con mình như vậy và dạy bảo một cách nghiêm đành nhìn nhau mà gượng cười. Vào một đêm Thuý Sơn đang ngủ bỗng nghe có tiếng gió khác lạ, liền ngồi dậy lắng nghe. Chàng nhìn thấy luồng gió đó quả thật từ hướng Bắc thổi tới, liền gọi Tố Tố dậy và nói: - Tố Tố em thử nghe xem, Tố Tố còn đang mơ màng, chưa kịp trả lời đã nghe Tạ Tốn ở ngoài động gọi vào: - Gió đã đỏi chiều. Lão tặc thiên đang thổi gió Bắc tới đây. Sáng sơm hôm sau, hai vợ chồng Thuý Sơn vừa mừng vừa thu dọn đồ đạc nhưng cả hai đều nghĩ lại thời gian ở trên Băng Hoả Ðảo đã ngót mười năm trời, nen cả hai ai cũng lưu luyến. Khi dọn hết đồ đạc lên chiếc bè gỗ xuống bể, Vô Kỵ ôm con ngọc diện hoả hầu hắn nhảy lên trên bè trước tiên. Tiếp theo là Tố Tố, còn Thuý Sơn dắt tay Tạ Tốn nói: - Ðại ca, cái bè này đây chừng bảy thước, chúng ta cùng nhảy lên đi. Tạ Tốn bỗng đáp: - Ngũ đệ chúng ta vĩnh biệt từ đây, mong gia đình ngũ đệ bình an về Trung thổ. Thuý Sơn nghe nói vậy giật mình kinh hãi, ngực như bị đánh một quyền rất mạnh., áp úng hỏi: - Ðại ca... đại ca! Tạ Tốn bèn lên tiếng an ủi: - Ngu huynh cũng biết ngũ đệ là người rất nhân hậu, sau này phúc hoạ khôn lường, nhưng không ai có thể đoán biết hết những chuện trong tương lai, quí hồ ngũ đệ hãy cẩn thận thì hơn. Vô Kỵ đã học được hết võ công của ngu huynh, hơn nữa nó thông minh như vậy, sau này thế nào cũng thành công hơn chúng ta nhiều. Còn Tố muội muội là phái yếu nhưng không bao giờ nàng chịu kém ai đâu. ngu huynh lo ngại nhất là ngũ đệ. Thuý Sơn đáp: - Ðại ca nói gì thế, đại ca không theo cùng đi với chúng tôi sao? Tạ Tốn nhanh nhảu trả lời: - Mấy năm trước đây, ngu huynh há chẳng nói cho hiền đệ rồi rồi sao? Chẳng lẽ ngũ đệ đã quên? Mấy lời đó tựa như tiếng sấm vang dội bên tai Thuý Sơn, khiến chàng nhớ ra, năm xưa Tạ Tốn có nói, là y sẽ một mình ở lại trên đảo. Chàng tưởng Tạ Tốn nói đùa, ngay như lúc kết bè Tạ Tốn cũng không hề lộ ra là mình có ý định ở lại ở trên đảo này. Ngờ đâu lúc lên đường, y mới cho hay. Thuý Sơn vội nói: - Ðại ca, một mình đại ca ở lại đảo tịch mịch và thê lương này chịu sao nổi? Mau nhảy lên trên bè với em đi. Nói xong chàng cố hết sức kéo Tạ Tốn, nhưng Tạ Tốn đứng yên như một cổ thụ, Thuý Sơn không sao lay chuyển nổi một bước.Thuý Sơn bèn khẽ la lớn: -Tố muội và Vô Kỵ, mau trở lên đây, đại ca bảo không đi cùng chúng ta đó. Tố Tố và Vô Kỵ nghe nói cũng giật mình kinh hãi vội nhảy lên bờ biển. Vô Kỵ hỏi: - Tại sao nghĩa phụ không đi. Nếu nghĩa phụ không đi con cũng không đi đâu cả. Sự thật là Tạ Tốn cũng không thể chia tay với ba người, y cũng biết phen này ba người đi rồi là không bao giờ gặp lại được thì một mình y ở trên hoang đảo này sống cô độc cũng bằng chết. Nhưng y suy nghĩ lâu rồi, nếu y đi cùng gia đình Thuý Sơn về Trung thổ thì kẻ thù của y hay biết sẽ đến quấu nhiễu và sẽ gây rất nhiều tai hoạ cho gia đình Thuý Sơn. Tuy y là người rất ích kỷ nhưng lại có rất nhiều tình cảm. Từ khi kết nghĩa với Thuý Sơn và Tố Tố y thương hai người còn hơn là bản thân của . Còn đối với Vô Kỵ thì y quí hơn con đẻ. Y tự biết đã gây nên rất nhiều mối thù trên giang hồ, bất cứ là danh môn chính phái hay lục lâm hắc đạo có rất nhiều người đang muốn kiếm y giết cho hả dạ. Nếu xưa kia y chưa bị mù thì y không sợ gì hết, tự tin có thể đối địch được với những kẻ thù đó. Y cũng biết nếu lúc y bị kẻ địch vây đánh, vợ chồng Thuý Sơn tất không thể khoanh tay đứng yên được, mà một khi sự chiến đấu đã bùng nổi thì thế nào bốn người cũng bị hoạ lây và chết hết. Y đã suy tính mãi nhưng không dám cho vợ chồng Thuý Sơn hay, chờ đến khi chia tay y mới nói ra. Tạ Tốn thấy Vô Kỵ thổ lộ mấy câu chân thành, lòng cũng cảm động vô cùng, bèn ẵm Vô Kỵ lên và khẽ hỏi: - Vô kỵ, đứa con ngoan của ta, con hãy nghe nghĩa phụ nói, nghĩa phụ đã lớn tuổi, mắt lại mù ở đây cảm thấy dễ chịu hơn. Chớ nghĩa phụ về Trung nguyên, đi đâu cũng không được quen như ở đây thì chẳng sung sướng gì. Vô Kỵ đỡ lời: - Thưa nghĩa phụ, khi về tới Trung nguyên, con sẽ hầu hạ nghĩa phụ suốt ngay ở bên cạnh nghĩa phụ. Nghĩa phụ ăn uống gì con xin dâng tới liền, như vậy không sung sướng sao? - Không, ta nhận thấy ở đây sung sướng hơn. - Con cũng nhận thấy ở đây sung sướng Nói tới đó, Vô Kỵ quay lại nói với vợ chồng Thuý Sơn: - Thưa cha mẹ, chi bằng chúng ta cùng ở lại. Tố Tố đáp: - Ðại ca có điều chi lo ngại, xin cứ nói, chúng ta cùng tính toán. Nếu một mình đại ca ở lại đây, thì chúng tôi bất cứ người nào cũng không tán thành. Tạ Tốn - Ba người đối với ta tình nghĩa thâm trọng như vậy, thì khi nào họ can đảm bỏ ta mà đi! Chỉ sợ nói tới mồm mép khô hết cũng không sao khuyen nổi họ, ta phải nghĩ cách khác thì họ mới rời khỏi đây. Thuý Sơn bỗng nói: - Phải chăng đại ca sợ kẻ thù quá nhiều liên luỵ đến chúng tôi phải không? Bốn chúng ta trở về Trung nguyên kiếm một nơi thật hoang vu và ít người tới để ẩn cư, không giao dịch với người ngoài. Như vậy có phải là yên ổn không ? Hay tốt nhất là lên ở trên núi Võ Ðang vậy? Ai cũng không ngờ Kim mao sư vương lên ẩn núi Võ Ðang. Tạ Tốn nghe Thuý Sơn nói như vậy, vẻ mặt đầy kiêu ngạo đáp: - Hừ đại ca của ngũ đệ tuy không ra gì nhưng không phải nhờ đến và dưới trướng của Trương chân nhân. Thuý Sơn hối hận vì lỡ lời, bèn chữa lại: - Võ công của đại ca không kém sư phụ của đệ? Vậy thì chúng ta trở về Hồi Cương Tây Tạng, hay ra ngoài sa mạc đâu đâu chẳng có nơi để cho chúng ta ở một cách tự nhiên. Tạ Tốn tiếp lời: - Trên thế gian này không có nơi nào hoang vu như hòn đảo này. Chẳng hay các người có đi hay không? Thuý Sơn đáp: - Ðại ca không đi chúng tôi cũng ở lại hết. Tố Tố và Vô Kỵ cũng đều đông thanh: - Chúng tôi đều ở lại đây cả. Tạ Tốn thở dài một tiếng rồi nói: - Thôi được, như vậy tất cả đều ở lại chờ ta chết đã rồi các người hãy đi cũng không muộn. Thuý Sơn vội đỡ lời: - Ðại ca nói rất phải. Chúng tôi ở trên đảo này đã được mười năm, dù chúng tôi có ở lại thêm năm mười năm nữa cũng không sao hà tất phải vội vàng. Tạ Tốn bỗng quát lớn: - Sau khi ta chết rồi, các người không có còn lý do lưu luyến nơi đây chớ? Vợ chồng Thuý Sơn và Vô Kỵ đều ngạc nhiên, chỉ thấy Tạ Tốn rút thanh bảo đao Ðồ long ra kêu soẹt một tiếng rồi đưa đao vào cổ định cứa. Thuý Sơn kinh hãi la lên: - Chớ có chém phải Vô Kỵ. Chàng tự biết võ công của mình không thể nào ngăn cản nổi Tạ Tốn nên chàng mới vội kêu đừng chém phải Vô Kỵ. Quả nhiên Tạ Tốn ngẩn người thâu ngay đao lại quát hỏi: - Cái gì thế. Thấy y đã cương quyết như vậy, Thuý Sơn biết có khuyên cũng vô ích nên chàng nức nở khóc và nói: - Ðại ca đã quyết như vậy, tiểu đệ đành phải chấp nhận vậy. Nói xong, chàng quì xuống lạy mấy lạy. Trái lại Vô Kỵ lớn tiếng nói: - Nghĩa phụ không đi con cũng không đi. Nghĩa phụ tự tử con cũng tự tử theo. Ðại trượng phu đã nói được là làm được. Nghĩa phụ kề dao vào cổ con cũng kề dao vào cổ theo. Mấy lời của Vô Kỵ khiến Tạ Tốn không biết xử lý ra sao, liền nghĩ: - Tuy tuổi của Vô Kỵ còn nhỏ, nhưng thằng nhỏ này ăn nói rất mực thước. Ta lấy cái chết ra uy hiếp, không ngờ nó cũng bắt chước ta uy hiếp lại ta. Y vừa nghĩ vừa lớn tiếng nói: - Tiểu quỉ không được ăn nói như vậy! Ðoạn y túm cổ Vô Kỵ lên và tung mạnh thằng nhỏ xuống dưới bè, tiếp theo y lại nhanh tay tung cả Thuý Sơn và Tố Tố xuống bè nữa. Thấy ba người đã đứng yên trên bè gỗ, y liền lớn tiếng nói: - Ngũ đệ, Tố muội, Vô Kỵ! Ba người thuận buồm xuôi gió mà trở về Trung thổ nhé! Con ngọc diện hoả hầu cũng tung mình nhảy theo xuống bè. Vô Kỵ lớn tiếng khóc lóc và kêu gọi: - Nghĩa phụ! nghĩa phụ! Tạ Tốn giơ ngang con đao lên đe doạ: - Nếu con còn nhảy lên trên bờ này thì tình nghĩa của đôi ta sẽ cắt đứt từ đây! Lúc ấy sóng bể rất lớn, chỉ trong giây lát đã đẩy cái bè gỗ ra ngoài xa. Vợ chồng Thuý Sơn và Vô Kỵ thấy hình bóng của Tạ Tốn càng ngày càng xa nhỏ dần. Thuý Sơn với Tố Tố biết người nghĩa huynh đã quyết tâm như vậy, có nói nhiều cũng vô ích đành phải giơ tay gạt lệ ra đi. Chờ tời khi không còn thấy hình bóng Tạ Tốn nữa, ba người mới chịu quay mặt về phía trước. Vô Kỵ nằm gục vào lòng mẹ, khóc tới lúc mỏi mệt mới thôi. Cái bè gỗ cứ theo chiếu gió và chiều nước trôi thẳng về hướng Nam. Trên bể cả mênh mông tất nhiên Thuý Sơn không thể nào nhận ra được phương hướng, nhưng chàng cứ thấy hằng ngày mặt trời mọc lên ở phía tay trái và lặn ở phía tay phải. Tói đến, sao Bắc đẩu mọc ở phía sau lưng lập loè, mà cái bè gỗ cứ trôi đi không ngừng, chàng biết đất Trung nguyên càng ngày càng gần. Hai mươi ngày đầu, e sợ va chạm vào những tảng băng trôi, Thuý Sơn không dám giương buồm lên cho bè trôi nhanh. Tuy nhiên chiếc bè trôi chậm nhưng rất an toàn, mỗi khi va chạm vào tảng băng lớn là chỉ khẽ đụng một cái, bè gỗ lại lướt qua ngay. Cho tới khi không còn thấy những tảng băng trôi chàng mới dám giương buồm lên. Nhờ sức gió Bắc thổi suốt ngày đêm nên bè gỗ chạy bằng buồm nhanh hơn trước gấp bội. Cũng may dọc đường không hề gặp trận bão nào, chàng yên chí có hy vọng trở về được Trung nguyen. Trong một tháng trời vợ chồng Thuý Sơn chỉ sợ Vô Kỵ đau lòng nên không dám nhắc nhở tới chuyện Tạ Tốn. Hôm đó, Tố Tố thấy mặt bể yên lặng chiếc buồm gió thổi nên căng thẳng, bè gỗ nhanh nhẹn tiến thẳng về phía Nam. Nàng nghĩ tới Tạ Tốn không sao nhịn được, bèn lên tiếng : - Ðại ca không những võ công cao siêu mà lại biết cả thiên thời địa lý quả thật là một kỳ nhân. Vô Kỵ bỗng lên tiếng hỏi: - Thưa mẹ, cứ nửa năm trời thổi gió Nam nửa năm thổi gió Bắc, sang năm chúng ta trở lại Băng Hoả Ðảo thăm nghĩa phụ nhé. Thuý Sơn mừng rỡ đáp: - Vô Kỵ con nói rất phải, chờ tới khi con lớn lên trở thành người chúng ta lên miền Bắc .Tố Tố đột nhiên chỉ về phía Nam la lớn: -Cái gì kia thế? Mọi người đều nhìn theo phía đó, thấy đằng xa có hai chấm đen như ẩn như hiện, Thuý Sơn kinh hãi hỏi: -Chắc là cá kình? Nếu là cá kình tới đây phã bè gỗ thì chúng ta lâm nguy. Tố Tố nhìn một lát rồi đáp: - Không phải cá kình đâu. nếu là cá kình thì đầu phải có vòi nước phun lên chứ? Ba nàng cứ nhìn hai chấm đen ấy mãi cho tới một tiếng đồng hồ sau, Thuý Sơn mới la lên: - Thuyền đấy! thuyền đấy! chàng sung sướng đến nỗi nhảy tung lên lộn hai vòng. Từ khi sinh Vô Kỵ tới giờ suốt ngày bận rộn, chàng chưa hề có hành động như trẻ con như vậy bao giờ, Vô Kỵ thấy cha như vậy cũng cười ha hả và bắt chước nhảy theo, lộn hai vòng như thế. Tố Tố vội lấy củi và mỡ cá để thành một đống rồi đốt. Bè lại đi được hơn một tiếng đồng hồ nữa, mặt trời đã xế chiều. Mọi người đá thấy rõ hai chấm đen đó là hai chiếc thuyền lớn. Tố Tố bỗng run bây bẩy, sắc mặt thay đổi. Vô Kỵ thấy vậy ngạc nhiên hỏi: -Mẹ làm sao thế Ðôi môi của Tố Tố mấp máy mà nàng không nói ra lời. Thuý Sơn cũng có vẻ hoảng sợ, vội nắm tay vợ để trấn an. Tố Tố thở dài một tiếng rồi mới nói được: - Vừa về tới đã gặp liền. Thuý Sơn vội hỏi: - Cái gì thế? Tố Tố đáp: - Anh thử nhìn hai chiếc buồm đai xem. Thuý Sơn nhìn một hồi thấy hai chiếc buồm phía trái có vẽ một bàn tay đỏ như máu, năm ngón tay giương ra trông rất quái dị, liền hỏi: - Cái buồm của chiếc thuyền dó tại sao lại vẽ bàn tay đỏ kỳ lạ như vậy? Em nhận biết thuyền đó của ai ? Tố Tố khẽ đáp; - Thuyền của Bạch My Giáo , của cha em đấy! Thuý Sơn liền nghĩ ngợi lung tung: - Cha nàng là giáo chủ Bạch Mi Giáo, tà giáo đó chuyên làm những việc ác độc, vậy lúc ta gặp nhạc phụ nên đối xử ra sao? Ðối với cuộc hon nhân này, liệu ân sư có phê phán gì không?Chàng đang nghĩ, thấy bàn tay Tố Tố ở trong mình đang run. Lúc này nàng cũng đang nghĩ ngợi nhiều chuyện lắm. Chàng liền hỏi vợ: - Tố Tố con của chúng ta cũng lớn rồi, thì dù lên trời hay xuống đất, chúng ta cũng không bao giờ chia rẽ em nhé. như vậy em còn lo ngại gì nữa? Tố Tố thở dài một tiếng , quay đầu tủm tỉm cười và khẽ nói: - Chỉ mong anh thương thằng Vô Kỵ mà đừng có hành hạ khiến em đau lòng là em yên tâm rồi. Xưa nay Vô Kỵ chưa hề thấy thuyền bao giờ nên y cứ ngắm hai chiếc thuyền đó hoài, nên y không để ý đến cha mẹ đang nói gì. Cái bè gỗ càng phút càng tới gần chiếc thuyền . Nếu phương hướng không thay đổi thì chiếc bè sẽ đi tréo hướng với hai chiếc thuyền nọ. Thuý Sơn vội hỏi vợ: - Sao em không ra hiệu với hai chiếc thuyền đó, hỏi thăm tin tức của cha ra sao? Tố Tố đáp: - Khỏi ra hiệu làm chi. Chờ về tới Trung nguyên em sẽ dẫn anh và Vô Kỵ đi yết kiến cha. Thuý Sơn thấy Tố Tố nòi vậy cũng phải, bèn đáp: -Ừ, thế cũng được. Vô Kỵ bỗng la lớn: - Cha mẹ coi kìa. Người trên hai chiếc thuyền đang đánh nhau đấy. Thuý Sơn ngửng lên nhìn thấy trong một chiếc thuyền nọ có anh sáng đao thấp thoáng và hình như có bốn năm người đang đấu với nhau. Tố Tố có vẻ lo ngại nói: - Không biết cha em có trên thuyền đó không? Thuý Sơn vội đỡ lời: - Khi bè chúng ta tời gần, chúng ta thử nhảy sang bên thuyền ấy xem sao. Nói xong chàng co dây buồm để cho chiếc bè tiến thẳng về phía hai chiếc thuyền kia. Hai tiếng đồng hồ sau, chiếc bè mời tới gần hai chiếc thuyền thì người trên thuyền Bạch Mi Giáo lớn tiếng nói: - Chúng ta đang có cuộc buôn bán đứng đắn, những khách không liên quan tới nên tránh xa. Tố Tố lớn tiếng gọi: - Chẳng hay vị trại chủ nào đang thắp nhang thế? Lời nói của nàng là tiếng lóng của Bạch Mi Giáo, người trên thuyền Bạch Mi Giáo đã cung kính đáp: - Thưa Thiên thị đường Lý hương chủ và Thần xà Ðàn Phong đàn chủ, Thanh Long Ðàn Trình Ðàn chủ thống lãnh anh em đi ra khỏi làm ăn buôn bán. Chẳng hay bên đó là vị Hương chủ nào? Tố Tố liền đáp: - Tía vi Ðường hương chủ đây. Những người trên thuyền kia nghe Tía vi Ðường liền xôn xao loạn xạ một hồi. một lát sau có mười mấy người đồng thanh kêu la: - Hân cô nương đã về Hân cô nương đã về! Tuy ăn ở với nhau mười mấy năm trời, Thuý Sơn chưa hề nghe Tố Tố nói tới chuyện của Bạch Mi Giáo, và chàng cũng không bao giờ hỏi nàng về chuyện Bạch Mi Giáo. Lúc này chàng nghe hai bên đối đáp, mới biết vợ mình là Tía vi Ðường Hương chủ. Chàng cũng biết địa vị của Hương chủ cao hơn Ðàn chủ một bậc. Ở trên đảo Vương Bàn Sơn, chàng đã có dịp thấy võ công của hai đàn chủ Huyền Võ và Chu tước cao siêu hơn Tố Tố một chút. Sở dĩ Tố Tố được giữ chức Hương chủ là nhờ nàng là con gái giáo chủ. Như vậy, Lý Hương chủ của Thiên thị Ðường tất phải là một nhân vật lợi hại. Tiếp theo đó, trên chiếc thuyền ở phía đối diện có giọng già lên tiếng nói: - Nghe nói Hân cô nương của tệ giáo đã trở về, vạy chúng ta hãy tạm ngưng chiến chẳng hay quí vị nghĩ sao? Một giọng nói rất lớn đáp: - Ðược, chúng ta hãy ngừng chiến trước. Tiếng nói đó vừa dứt tiếng khí giới va chạm ngừng theo liền, các đấu thủ của hai bên đều đứng lui về phía sau. Thuý Sơn nghe giọng nói rất lớn đó quen thuộc lắm nên ngơ ngác giây lát và nhớ ra lớn tiếng gọi: - Có phải Dư Liên Châu sư ca đó không? Người đứng trên thuyền bên kia liền trả lời: - Ta chính là Dư Liên Châu ủa ủa ai ai Thuý Sơn vội tiếp; - Tiểu đệ là Trương Thuý Sơn đây. Chàng vừa trả lời vừa cảm động vô cùng. Chiếc bè trên cách hai chiếc Thuý Sơn chừng mười mấy trượng, chàng liền nhặt một tấm ván lớn ném xuống mặt bể, đông thời tung mình nhảy lên cao chờ tấm ván nọ rơi xuống mặt nước, liền hạ chân xuống mặt tấm ván đó mượn sức nhảy lên luôn một lần nữa, là đã lên được trên mặt thuyền rồi. Hai huynh đệ xa cách nhau hơn mười năm, đều không hay tin của nhau. Liên Châu vội chạy lại ôm choàng lấy Thuý Sơn. Hai người mừng rỡ không tả, người gọi "tam đệ" kẻ kêu "nhị ca" luôn mồm, cả hai cùng ứa nước mắt không sao nói nên lời. Còn người bên chiếc thuyền kia thì bận nghênh đón Hân Tố Tố, bốn cái tù và thổi vang động một góc bể, rồi tới Phong Trình hai Ðàn chủ sau cùng là hơn trăm giáo chúng của Bạch Mi Giáo. Giữa thuyền và bè có bắc ngang một chiếc lều gỗ, còn bảy tám thuỷ thủ tay cầm sào dài có móc, móc chặt vào cái bè cho khỏi trôi đi. Tố Tố dắt tay Vô Kỵ thủng thẳng đi trên cái cầu gỗ. Thì ra trong Bạch Mi Giáo, địa vị cao nhất tất nhiên là Giáo chủ Bạch Mi Giáo Ưng Vương Han Thiên Chính, sau đó ba nội đường là Thiên Vi, Tía Vi và Thiên Hương, năm ngoại đàn là Thần Xà, Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Võ và Chu Tước. Hương chủ Thiên Vị Dường là con trai của giáo chủ Hân Dã Vương. Hương chủ Tía Vi Ðường là Tố Tố, còn Thiên Hương Ðường chủ là Lý Thiên Viên, sư đệ của Hân giáo chủ. Võ công của Lý Hương chủ rất cao siêu nên Tố Tố không dám ra điều bề trên của ai cả. Thấy Tố Tố quần áo lam lũ, tay lại dắt đứa nhỏ, Lý Thiên Viên có vẻ ngạc nhiên nhưng vẫn làm ra vẻ hân hoan tiếp đón vừa cười vừa hỏi: - Bấy lâu nay cháu đi đâu thế? Thực là cám ơn Trời Phật đã phù hộ cho cháu được bình an trở về. Trong mười mấy năm nay, cha cháu nhớ cháu lắm. Tố Tố vái lạy và đáp: - Sư thúc cùng quí vị đều mạnh giỏi chứ? Nói tới đó nàng quay lại bảo Vô Kỵ: - Con mau vái lạy sư thúc tổ con đi. Vô Kỵ quì xuống vái lạy, hai mắt cứ nhìn thẳng Lý Thiên Viên. Ðứa bé đột nhiên thấy thuyền có nhiều người trong lòng không khỏi lấy làm lạ. Tố Tố đứng dậy rồi nói tiếp: - Thưa sư thúc, đứa con của cháu tên là Vô Kỵ. Lý Thiên Viên ngơ ngác nhìn Vô Kỵ giây lát, rồi ha hả cười và nói: - Hay lắm! Hay lắm! Thế nào cha cháu cũng mừng rõ đến phát điên lên được. Không những ông ta được thấy lại con gái bình yên trở về mà còn đem theo đứa cháu ngoại tuấn tú đến thế nữa. Tố Tố thấy mặt thuyền dính đầy máu tươi và trên thuyền của cả hai bên đều có mấy cái xác nằm ngổn ngang. Nàng khẽ hỏi : - Ðối phương là ai thế? Tại sao lại đấu nhau kịch liệt như vậy? Lý Thiên Viên đáp: - Ðối phương là người của Võ Ðang và Côn Luân. Tố Tố thấy chồng mình là nhảy sang thuyền phía trước đang cùng một người ôm chặt lấy nhau và gọi người đó là sư ca, nên đã biết bên đối phương có người của phái Võ Ðang rồi. Bây giờ nàng nghe Lý Thiên Viên nói rõ ra bèn cau mày đề nghị: - Tốt hơn hết chúng ta đừng đánh vội, xem có thể hoà giải ngay đi. - Tại hạ vâng lời ngay. Tuy là sư thúc nhưng địa vị của Thiên Vi Ðường kém hơn Tía Vi đường, Lý Thiên Viên phải tuân theo ý kiến của Tố Tố. Lúc ấy Thuý Sơn ở bên thuyền nọ lớn tiếng gọi: - Tố Tố dắt Vô Kỵ sang đây yết kiến sư ca của ta. Tố Tố dắt Vô Kỵ bước sang thuyền của phe kia, Lý Thiên Viên và Phong Trình nhị vị đàn chủ sợ nàng bị đối phương đánh lén nên cả ba cùng theo sang thuyền đó. Năm người vừa lên tới thuyền nọ thì đã có bảy tám người đứng chờ. Một người, cao và gầy, tuổi ngoài bốn mươi, đang cầm tay Thuý Sơn, trông có vẻ thân mật lắm. Thuý Sơn lên tiếng giới thiệu liền: - Tố Tố, đây là Dư nhị sư ca mà anh vẫn thường nói. Chàng lại nói vói Liên Châu: - Thưa nhị sư ca, đây là em dâu và cháu của nhị sư ca tên là Vô Kỵ. Liên Châu và Lý Thiên Viên nghe chàng giới thiệu xong, liền kinh ngạc vô cùng. Bạch Mi Giáo đang lúc chiến đấu vói phái Võ Ðang, ngờ đâu hai nhân vật quan trọng của hai bên lại là vợ chồng còn sinh hạ một đứa bé trai nữa. Liên Châu biết ẩn tình bên trong còn rất phức tạp, trong chốc lát không sao nói hết được những nguyên uỷ ấy, nên chàng cứ bình tĩnh giới thiệu các người đang có mặt tại đó cho Thuý Sơn. Lão đạo sĩ đội mũ vàng, vừa béo vừa lùn tên Tây Hoa tử, thuộc phái cđ. Trung niên ác phụ là sư muội của Tây Hoa Tử, một cao thủ khét tiếng trong võ lâm tên là Vệ Tử Nương, người trong giang hồ cứ gọi tên là Thiểm Diện Nương Nương (nàng sấm chớp). Còn mấy người kia đều là cao thủ của phái Côn Luân, nhưng kém Tây Hoa Tử và Vệ Tứ Nương xa. Tuy già nua, Tây Hoa Tử vẫn còn nóng như lửa, chờ Liên Châu giới thiệu xong, liền lên tiếng hỏi Thuý Sơn ngay :- Trương ngũ hiệp, tên ác tặc Tạ Tốn ở đâu? chắc ngũ hiệp phải biết rõ? Chưa về tới Trung thổ, còn ở lênh đênh trên mặt biển mênh mông mà Thuý Sơn đã gặp ngay hai vấn đề nan giải: thứ nhất là môn phái Võ Ðang xung đột kịch liệt với Bạch Mi Giáo, thứ hai là vừa lên thuyền người ta đã hỏi ngay Tạ Tốn ở đâu. chàng không biết trả lời ra sao cho phải, đành quay sang hỏi Liên Châu: - Nhị sư ca, chẳng hay chuyện gì thế? Tây Hoa Tử thấy Thuý Sơn không trả lời câu hỏi của mình liền nổi giận lớn tiếng quát tháo: - Ngũ hiệp không nghe lời nói của mỗ hay sao? Hiện giờ ác tặc Tạ Tốn ở đâu? Thì ra địa vị của y ở phái Côn Luân đã cao, võ công lại siêu tuyệt nên xưa nay y vấn ngang tàng quen thói. Thần xà Ðàn Phong đàn chủ của Bạch Mi Giáo vốn là người hay nói bóng nói gió và mỉa mai rất giỏi, đông thời y thấy trong trận đấu vừa rồi bên Bạch Mi Giáo có hai đệ tử bị kiếm của Tây Hoa Tử giết, nên tức giận vô cùng, liền lạnh lùng nói: -Trương ngũ hiệp là ái tế của Giáo chủ Bạch Mi Giáo, mong bạn ăn nói lễ phép một chút. Tây Hoa Tử cả giận quát lớn vừa đáp: - Yêu nữ của tà giáo phối hôn cùng với đệ tử của danh môn chính phái sao được? Cuộc hôn nhân này thế nào cũng có sự rắc rối bên trong. Phong đàn chủ cười nhạt đáp: - Hân Giáo chủ có cháu ngoại rồi, người còn nói bậy bạ như vậy ích gì? Tây Hoa Tử càng giận thêm: - Con yêu nữ này.. Vệ Tứ Nương đã biết ró dụng ý của Phong đàn chủ là muốn ly gián tình cảm giữa hai phái Võ Ðang và Côn Luân, đông thời y lại nhân dịp này lấy lòng Thuý Sơn và Tố Tố. Mụ thấy Tây Hoa Tử đang định giở những lời lẽ thô lỗ ra, nên vội nói: - Sư huynh hà tất phải cãi nhau suông với y làm gì? Chúng ta hãy đợi xem Dư đại hiệp chỉ thị ra sao đã. Liên Châu nhìn Thuý Sơn lại nhìn Tố Tố trong lòng hoài nghi rồi nói: - Quí vị hãy vào trong khoang ngồi chơi rồi chúng ta sẽ bàn thảo quyết định sau. Ðồng thời, chúng ta còn phải cứu chữa cho những anh em hai bên bị thương trước đã. Lúc này, phe Bạch Mi Giáo là khách mà người có địa vị cao nhất của phái này là Tố Tố Hương chủ của Tía Vi Dường, nên nàng dắt tay Thuý Sơn đi trước, rồi tới những người khác. Khi Phong đàn chủ vừa vào tới trong khoang thuyền đã cảm thấy có một luồng gió nhẹ đột nhiên thổi vào ngang lưng. Vốn là người giàu kinh nghiệm giang hồ nên y biết ngay là Tây Hoa Tử đánh trộm mình, nhưng y không ra tay chống đỡ chỉ nhảy về phía trước tránh khỏi thế công có thể Tây Hoa Tử và la lên: -Oi chà, đánh lén đấy à? Ai nấy đều quay đầu nhìn hai người, Vệ Tứ Nương trợn trừng mắt nhìn sư huynh một cái, Tây Hoa Tử hổ thẹn vô cùng hai má đỏ bừng. Vì bọn Phong đàn chủ đã tới trên thuyền này đều là khách cả, nay Tây Hoa Tử đánh lén đánh trộm như vậy đã tự làm mất phẩm giá của danh môn chính phái. Mọi người phân khách chủ ngồi lại hai bên, Tố Tố ngồi ghế thủ tịch bên phía khách, Vô Kỵ đứng ngay bên cạnh. Liên Châu ngồi ghế thủ tịch phía chủ, đoạn chỉ cái ghé ở bên dưới Tây Hoa Tử và Vệ Tứ Nương và nói với Thuý Sơn: - Ngũ sư đệ ngồi ghế này đi. Thuý Sơn vâng lời ngồi xuống ghế liền. Thế là hai vợ chồng Thuý Sơn chia ra hai phe đối địch nhau nữa. Trong mười năm Thuý Sơn mất tích, không biết tồn vong ra sao, Dư Ðại Nham bị thương nặng không hạ sơn, lộ diện ngoài giang hồ nữa. Còn lại Võ Ðang ngũ hiệp, nhưng tên tuổi của năm người đã lừng lẫy hơn xưa nhiều, đã nghiễm nhiên đương đầu được với các vị cao tăng thiếu lâm nên người trong giang hồ rất kính nể. Cũng vì thế vai vế của Tây Hoa Tử và Vệ Tứ Nương cao thực, nhưng hai người cũng phải nhường cho Liên Châu ngồi ghế đầu. Các đệ tử trong thuyền đều đem trà thơm ra đãi. Mọi người đều không nói đến chuyện chính chỉ khách sáo vài câu thôi. Liên Châu thầm suy tính "Thuý Sơn đã mất tích mười năm rồi, mà y đã ở với con gái Bạch Mi Giáo chủ thành chồng vợ. Lúc này trước mắt mọi người y cũng khó lòng nói ra sự thực được. Ðoạn chàng lớn tiếng nói: - Chúng tôi Thiếu lâm, Côn Luân, nga my, không động, Võ Ðang năm phái thân huyền, ngũ phụng đạo vân vân, chín môn và Hải sa phái, cự kình bang bảy môn tất cả hai mươi mốt bang hội họp tại đây mục đích là tìm tung tích của Kim mao sư vương Tạ Tốn, Bạch Mi Giáo Hân cô nương và tệ sư đệ Trương Thuý Sơn. Vì vậy, mới có sự hiểu lầm với Bạch Mi Giáo, hai bên giao đấu không may đều có người chết và bị thương. mười năm nay, võ lâm vì thế mà xáo trộn. Nói tới đây, chàng ngừng giây lát và tiếp: - May trời xanh còn run rủi, Hân cô nương và Trương sư đệ cùng xuát hiện trên mặt bể. Câu chuyện mười năm qua rất phức tạp tất nhiên không thể một đôi lời mà nói hết được. Theo ý tại hạ, chúng ta hãy trở về đại lục để Hân cô nương thưa rõ lại với Giáo chủ còn tệ sư đệ cũng về Võ Ðang bẩm báo lại gia sư, rồi hai bên chọn một địa điểm để gặp nhau, phân biệt phải trái nếu từ đó trở đi có thể hóa địch thành bạn thì may biết bao.. Tây Hoa Tử đột nhiên xen lời : - Hiện giờ ác tặc Tạ Tốn ở đâu? chúng tôi chỉ cần kiếm ác tặc đó thôi. Thuý Sơn lúc này mới biết hai mươi hai bang hội ở trung nguyên vì tìm kiếm ba người mà gây thành nhiều trận kịch đấu. Vì vậy chàng áy náy vô cùng, nay lại thay Tây Hoa Tử cứ hỏi tung tích Tạ Tốn luôn mồm, chàng lại càng phân vân và khó xử, chàng nghĩ: - Nếu ta nói ra thì sẽ có không biết bao nhiêu võ lâm cao thủ đi tìm nghĩa huynh trả thù. Nếu ta không nói, khi nào bọn họ chịu để yên. Chàng đang trù trừ không biết giải quyết ra sao thì Tố Tố đột nhiên lên tiếng nói: - Ác tặc Tạ Tốn giết người như rạ, chuyên tạo các tội ác, đã chết từ chín năm trước đây rồi. Liên Châu, Tây Hoa Tử, Vệ Tứ Nương đồng thanh hỏi: - Ác tặc Tạ Tốn chết thật ? Tố Tố nói: - Phải. Chính hôm tôi sinh đứa bé này, ác tặc Tạ Tốn phát điên định giết chết ngũ ca và tôi , y nghe tiếng tiếng trẻ con khóc bệnh tim của y nổi lên thế là ác tặc Tạ Tốn đã ngã lăn ra chết liền. Lúc ấy, Thuý Sơn mới rõ Tố Tố bảo ác tặc Tạ Tốn đã chết không phải là nói ngoa, vì từ lúc Vô Kỵ khóc chào đời, Tạ Tốn đã thay tâm đổi tánh cải ác hương thiện, nhất là khi ba người rời khỏi hoang đảo, lòng xả kỷ vị nhân của y và hành động đại nhân đại nghĩa đó quả thật có thể nói là ác tặc Tạ Tốn đã chết từ chín năm về trước và người hiền Tạ Tốn mới sinh ra tự lần đó. Tây Hoa Tử không tin lời Tố Tố, vì y cho nàng là tà giáo yêu nữ nên mới lớn tiếng hỏi Thuý Sơn: - Trương ngũ hiệp chẳng hay có thực ác tặc Tạ Tốn đã chết rồi không? Thuý Sơn thản nhiên đáp; - Phải, ác tặc Tạ Tốn đã chết từ chín năm nay rồi. Vô Kỵ đứng cạnh đó nghe các người thống mạ Tạ Tốn hoài và cha mẹ y lại còn bảo Tạ Tốn đã chết nên tuy thông minh nhưng y có biết đâu những chuyện rắc rồi lôi thôi ở trong võ lâm mà chỉ biết Tạ Tốn đối với y ân nghĩa thâm sâu coi y như con đẻ, vả lại bản tánh y lại rất trung hậu vì vậy y không sao nhịn được bèn khóc oà lên và lên tiếng kêu la: - Nghĩa phụ của Vô Kỵ không phải là ác tặc, nghĩa phụ không chết! Mấy tiếng khóc và kêu la đó khiến mọi người có mặt trong khoang thuyền đều ngạc nhiên vô cùng, Tố Tố quá giận tát Vô Kỵ một bạt tai và quát: - Câm mồm! Vô Kỵ vừa khóc vừa trả lời: - Mẹ tại sao mẹ lại bảo là nghĩa phụ chết rồi? nghĩa phụ vấn còn sống hẳn hoi mà. Bình sinh y chỉ ở với cha mẹ và nghĩa phụ, tuy trí lực của y hơn người thương rất nhiều nhưng long người hiểm độc thì y không thể hiểu nổi. Nếu là một đứa trẻ được lăn lóc trên giang hồ từ lâu, dù thông minh chỉ bằng nửa y thôi cũng phải biết nói dối trá không bao giờ gây nên mối tai hoạ như vậy. Tố Tố lại trách mắng con: - Người lớn đang nói chuyện, trẻ con lắm mồn như thế làm gì ? Chúng ta nói đây là ác tặc Tạ Tốn chứ có phải là nghĩa phụ của con đâu. Vô Kỵ ngơ ngác trong lòng không phục nhưng y cũng không dám nói tiếp nữa. Tây Hoa Tử cười nhạt và hỏi Vô Kỵ: - Em bé, có phải Tạ Tốn là nghĩa phụ của em không? Hiện giờ y ở đâu? Vô Kỵ liếc nhìn cha mẹ biết cha mẹ vừa nói như vậy rất quan trọng, nên y lắc đầu và trả lời: - Tôi không nói. Tuy y trả lời như vậy, nhưng sự thật y đã nói rõ cho mọi người hay Tạ Tốn chưa chết. Tây Hoa Tử trợn mắt nhìn Thuý Sơn và hỏi: - Trương huynh,chẳng hay Hân cô nương của Bạch Mi Giáo có phải là quí phu nhân không? Thuý Sơn không ngờ y hỏi cây hỏi ấy, liền trả lời: - Phải nàng chính là chuyết kinh (vợ tôi) Tây Hoa Tử lại lớn tiếng hỏi tiếp: - Hai đệ tử của phái côn luân chúng tôi bi tôn phu nhân đánh cho sống dở chết dở chẳng hay món nợ này thanh toán ra sao? Thuý Sơn và Tố Tố đều thất kinh, nhưng Tố Tố đã nhanh mồm nói ngay: - Chớ có nói bậy Thuý Sơn cũng nói: - Chắc bên trong thế nào cũng có sự hiểu lầm, vợ chông chúng tôi đã rời Trung Nguyên hơn mười năm trời thì làm sao đả thương người của quí phái. Tây Hoa Tử tiếp: - Mười năm trước Cao Tắc Thành và Tương đào bị Hân cô nương hạ độc thủ. Tố Tố hỏi: - Cao Tắc Thành và Tương đào ? Tây Hoa Tử đáp: - Trương phu nhân không còn nhớ hai người kó ? Có lẽ phu nhân giết người quá nhiều nên quên hẳn rồi cũng nên? Tố Tố lại hỏi: - Hai người ấy bị ra sao? Tại sao bảo là tôi hạ độc thủ? Tây Hoa Tử ngửng mặt lên trời cười ha hả: - Bảo tôi đổ vạ cho phu nhân ? Hà hà bây giờ Cao Tắc Thành và Tương Ðào hai người tuy đã ngớ ngẩn mất trí nhưng y còn nhớ ra được một việc và gọi ra tên của một người. Chúng biết chính người đó đã khiến chúng bị như vậy, người đó là Tố Tố.. Y nói với ba chữ Hân Tố Tố giọng nói chứa đầy oán hận, hai mắt nhìn thẳng vào Tố Tố hình như chỉ muốn rút kiếm ra đâm mấy nhát mới hả dạ. Phong đàn chủ của Bạch Mi Giáo đột nhiên tiếp lời nói: - Khuê danh của Tía Vi đường Hương chủ của bổn giáo thì khi nào một lão đạo sĩ mà thốt ra miệng được? Chẳng lẽ người không biết giữ thanh qui giới luật sao? Như vậy mi còn đòi làm võ lâm tiền bối ? Trình hiện đệ thử nghĩ coi trên thế gian này có người nào vô sỉ đến thế không? Trình đàn chủ liền đỡ lời: - Phong đàn chủ nói rất đúng. Không ngờ trong danh môn chính phái lại có những kẻ cuồng đồ như vậy, thực là buồn cười khôn tả. Tây Hoa Tử giận như điên và quát lớn: - Hai người mới là người vô sỉ. Phong đàn chủ vênh mặt nói với Trình đàn chủ chớ không thèm liếc Tây Hoa Tử chút nào: - Trình hiền đệ à, người ta đã có học được và thế kiếm pháp trẻ con đùa giỡn thì lúc hành sự và nói chuyện cũng phải tỏ ra người lớn chứ, hiền đệ bảo có dúng không? Trình đàn chủ đáp: - Khi Ngọc Hư đạo trưởng qua đời đến nay, quả thực đời sau kém đời trước nhiều. Ngọc Hư đạo trưởng là sư bá của Tây Hoa Tử, là một người võ công và đức vọng đều cao được người của giới võ lâm khâm phục. Tây Hoa Tử thấy hai người đối đáp như vậy tuy mặt đỏ tai tía nhưng không dám cãi lại câu đó vì y sợ nói lầm lỡ thì chẳng hoá ra minh tự khen mình giỏi hơn sư bá danh trấn thiên hạ năm xưa hay sao? Cho nên y cũng không nói năng gì hết, đi ra ngoài của khoang thuyền rút trường kiếm ra và gọi: - Ác tặc của tà giáo, có gan thì ra đây thi tài với ta. Phong đàn chủ với Trình đàn chủ chỉ chọc tức Tây Hoa Tử như vậy là muốn giải vây cho Tố Tố, nên hai người cùng nghĩ: - Trương Thuý Sơn và Hân hương chủ đã thành chông vợ thì tình giao hữu giữa Võ Ðang và Bạch Mi Giáo đã khác hẳn trước, vậy dù Liên Châu và Thuý Sơn không ra tay ít nhất cũng không giúp cho bên nào cả. Như vậy chúng ta chỉ đối phó với mấy tên Côn Luân thôi, chúng ta sẽ thế náo cũng đắc thắng . Vệ Tứ Nương cau mày nghĩ thầm: - Với tài ba của ta cùng bọn sư ca sáu bảy người quyết không địch nổi bấy nhiêu cao thủ Bạch Mi Giáo đâu. huống hồ Thuý Sơn thương vợ như vậy, thế nào y cũng ra tay giúp đối phương . Ðoạn Yoạn lên tiếng nói; - Sư ca người ta sang bên thuyền mình tức là tân khách vậy chúng ta nên nghe theo Dư nhị hiệp dặn bảo thì hơn. Mụ nói như vậy là muốn trút trách nhiệm lên Liên Châu vì mụ biết Liên Châu là người có danh vọng và địa vị. Ngờ đâu Tây Hoa Tử lại nông nổi đến thế chưa chi đã vội lớn tiếng nói: - Phái Võ Ðang với Bạch Mi Giáo đã kết thông gia với nhau rồi thế nào cũng bênh nhau, như vậy làm gì còn lời nói công chính để phân xử phải trái nữa? Liên Châu là người rất thâm, vẻ mặt không bao giờ lộ ra ngoài, chàng nghe Tây Hoa Tử nói, cứ lầm lì. Vệ Tứ Nương vội lên tiếng khiển trách sư huynh: - Sư ca sao ăn nói bạy bạ như vậy . sư ca phải biết phái Võ Ðang và phái Côn Luân chúng ta tựa như tay trái với tay phải, cùng bắt tay để giao hảo với nhau, nhất là trong mười năm gần đây cùng bắt tay nhau để đối địch kẻ thù, không hề có sự xích mích. Dư nhị hiệp lại là một đâng hảo hán tiếng tăm lừng lẫy khắp giang hồ, người trên thiên hạ ai mà chẳng ngưỡng mộ, ngay như ngũ hiệp của phái Võ Ðang cũng thế, xưa nay hành sự không hề thiên vị bao giờ. Tây Hoa Tử với giọng mũi hừ một tiếng rồi nói: - Chưa chắc đã đúng. Vệ Tứ Nương nghe sư huynh nói vậy chửi thầm: - Ðồ ngu !Rồi thấy Tây Hoa Tử không hiểu thấu ý nghĩa lời nói của mình nên mụ lên tiếng tiếp lời: - Sư ca không có lý do gì sư ca lại bõng dưng thất lễ với ngũ hiệp như vậy. Nếu chưởng môn sư thúc hay biết có trách cứ thì tiểu muội không biết đến đâu nhé! Tây Hoa Tử nghe sư muội đem chưởng môn ra doạ mới không dám nói tiếp: Liên Châu chờ sư huynh muội cãi vã xong, mới thủng thẳng nói: - Việc này liên can đên các đại môn phái, các đại bang hội của võ lâm. Tại hạ vô năng, đâu dám tuỳ tiện xử quyết. Dù sao việc này cũng dây dưa hơn mười năm rồi, bây giờ có đợi thêm một năm hay nửa năm nữa cũng không phải là muộn. Tại hạ cần phải trở về núi vừa bẩm rõ cho ân sư và đại sư huynh rõ để xem ân sư định đoạt ra sao. Tây Hoa Tử cười nhạt đáp: - Thủ đoạn của Dư nhị hiệp quả thật cao minh lắm. Thế võ "Nha phong tựa bể" để thoái thác rất tài. Liên Châu là người không hay nổi giận, nhưng chàng nghe Tây Hoa Tử có vẻ chế diễu Nha Phong tựa bể là thế thủ lừng danh của phái vừa và do ân sư chàng là Trương tam Phong sáng lập, liền nghĩ thầm "Nếu việc này xử trí không khéo, sẽ gây ra tai kiếp rất lớn cho võ lâm và không sao kêt thúc được. Tên đại nhân lỗ mãng này ăn nói bậy bạ ta chấp làm gì" Tây Hoa Tử thấy Liên Châu chỉ trợn mắt lên liếc nhìn mình một cái thật dài, nhưng y đã sợ hãi và nghĩ thầm: "Sư phụ ta với chưởng môn sư thúc là hai cao thủ mạnh nhất của bổn phái mà cũng không lợi hại bằng Liên Châu" Liên Châu dịu nét mặt lại và nhẹ nhàng nói: - Chẳng hay Tây Hoa đạo huynh có cao kiến gì, xin cứ phát biểu, tại hạ vui lòng rửa tai nghe. Vừa rồi Tây Hoa Tử trông thấy sắc mặt của Liên Châu lòng đã kinh hoảng nay Liên Châu hỏi vậy y liền quay đầu lại hỏi Vệ Tứ Nương: - Sư muội nghĩ sao? Chẳng lẽ bỏ qua chuyện cao đào hay sao? Vệ Tứ Nương chưa kịp trả lời bõng nghe ở phía nam các tiếng tù và vọng tới. Một tên đệ tử phái Côn Luân bèn ra ngoài cửa khoang xem và nói : - Phái Không Ðộng, phái Nga My đã tới tiếng ứng. Lý thiên Vọng và hai đàn chủ nhìn nhau hơi biết sắc. Tây Hoa Tử và Vệ Tứ Nương nghe nói có người tới giúp lòng cả mừng. Tứ nương liền lên tiếng: -Này Dư nhị hiệp, chi bằng đợi Không Ðộng và Nga My tới để xem cao kiến của họ ra sao? Liên Châu đáp: - Hay lắm. Còn Thuý Sơn nghe nói hai phái nọ tới, lòng lại thêm phân vân và nghĩ thầm: - Phái Nga My thì không sao, riêng có phái Không Ðộng đã kết thâm thù với đại ca đã đả thương không động ngũ lão cướp cuốn thất thương quyền của chúng tất nhiên thế nào chúng cũng phải hỏi ta tung tích của nghĩa huynh ta mới thôi . Tố Tố đang nghĩ ngợi, nhưng nàng nghĩ khác Thuý Sơn: - Nếu Vô Kỵ không lắm mồm lắm mép chuyên rất dể . Nhưng nàng nghĩ lại: - Xưa nay Vô Kỵ không biết nói dối bao giờ, đối với Tạ Tốn lại có tình nghĩa thâm trọng, nay bỗng nhiên nó nghe nói nghĩa phụ của nó đã chết, tất nhiên nó phải khóc lóc kêu la như vậy ta cũng không nên trách . Nghĩ tới đó , nàng đưa mắt nhìn thấy má của vô kỵ vẫn còn vết bàn tay vá sưng húp lên trông rất tội nghiệp nên nàng động lòng và hối tiếc vô cùng liền ôm ngay Vô Kỵ vào lòng. Vô Kỵ vẫn còn thắc mắc liền kề tai mẹ khẽ hỏi: - Thưa mẹ nghĩa phụ con chưa chết phải không? Tố Tố khẽ trả lời :- Nghĩa phụ của con chưa chết đâu, mẹ nói dối chúng đó thôi. Vị bọn người này rất độc ác chúng chỉ muốn tìm giết nghĩa phụ con. Lúc này Vô Kỵ mới hiểu tại sao cha mẹ lại bảo nghĩa phụ đã chết, liền đưa mắt nhìn Liên Châu đến tất cả mọi người một cách uất hận và trong lòng nghĩ thầm: - Thì ra các người đều độc ác, chỉ mong giết nghĩa phụ của ta thôi .Bắt đầu từ đó, Vô Kỵ đã bước chân vào giang hồ và cũng bắt đầu hiểu rõ lòng ác độc của người đời. Nó giơ tay lên vuốt má bị tát nghe chừng như còn rát lắm. Nó là một đứa trẻ thông minh nên nó đã biết cái tát đó tuy là do mẹ nó đánh nhưng sự thật là bởi bọn người kia gây nên, nó được cha mẹ và nghĩa phụ yêu thương từ khi mới lọt lòng nó nào biết trên đời này lại có kẻ địch mà họ ác độc như vậy. Tuy Tạ Tốn đã kể chuyện Thành khôn cho nó nghe, nhưng từ khi nó được nghe cho tới lúc này nó mới đối diện với kẻ địch mà nó đã nghe nói từ trước.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 20
Ân Oán Triền Miên
Một lát sau có bảy người của Không Ðộng và Nga My tới và đi vào trong khoang thuyền chắp tay chào Liên Châu, Tây Hoa Tử và Vệ Tứ Nương. Người đứng đầu phải Không Ðộng là một ông già áo vải gầy gò. Người đứng đầu phái Nga My là một ni cô, trạc ba mươi. Bọn người đó trông thấy Lý Thiên Viên với bọn Bạch My Giáo cùng ngồi trong khoang thuyền ngạc nhiên vô cùng. Tây Hoa Tử lớn tiếng nói: - Ðường Tam ca, Tĩnh Hư sư thái ơi, phái Võ Ðang đã bắt tay với Bạch My Giáo rồi đấy. Lần này thì chúng ta bị thiệt thòi rất lớn. Thì ra ông già áo vải vừa gầy vừa lùn kia họ Ðường, tên là Văn Lượng, một trong ngũ lão của phái Không Ðộng. Còn ni cô là Tĩnh Hư sư thái của phái Nga mi. Cả hai đều là cao thủ rất có danh vọng trong võ lâm. Hai người nghe Tây Hoa Tử có tiếng là nóng tính như thế nào rồi, nên ni cô cũng không thắc mắc cho lắm. Riêng Ðường Văn Lượng cũng là người nóng tính vừa nghe Tây Hoa Tử nói liền trợn mắt lên nhìn Liên Châu và hỏi: - Dư nhị hiệp có thật như vậy không? Liên Châu chưa trả lời, Tây Hoa Tử đã cướp lời: - Trương Thúy Sơn đã làm nghĩa tế của Hân giáo chủ.. Ðường Văn Lượng ngạc nhiên và hỏi tiếp: - Sao Trương ngũ hiệp mất tích mười năm nay đã có tin tức rồi hay sao? Liên Châu giới thiẹu: - Ðây là ngũ sư đệ của tôi, Trương Thúy Sơn còn đường tam gia đây là cao nhân tiền bối của phái Không Ðộng tên là Văn Lượng. Hai người vừa nói vài câu khách sáo với nhau thì Tây Hoa Tử đã lên tiếng: - Trương ngũ hiệp với Hân cô nương biết rõ chỗ ở của Tạ Tốn, nhưng họ không chịu nói ra mà còn bảo là Tạ Tốn đã chết. Ðường Văn Lượng nghe nói tới Tạ Tốn vừa kinh hãi vừa tức giận hỏi: - Y ở đâu? Thúy Sơn đáp: - Việc này tại hạ phải bẩm rõ cho gia sư hay đã, xin quý vị thứ lỗi, ngay bây giờ tại hạ không tiện báo cáo cùng quý vị hay. Ðường Văn Lượng hai mắt như nổ lửa hỏi tiếp: - Ác tặc Tạ Tốn hiện giờ ở đâu? Y đã giết cháu ta tất nhiên họ đường này không thể đội trời chung với y được! Y ở đâu? các người có chịu nói ra không? Mấy câu sau của y hầu như không có một chút lễ độ nào cả, Tố Tố tức giận vô cùng lạnh lùng đáp: - Y đã đả thương Không Ðộng ngũ lão, lấy đi Thất Thương quyền sao ngươi không nói luôn thể? Thì ra từ lúc Tạ Tốn đả thương Không Ðộng ngũ lão, lấy trộm Thất Thương quyền kinh. Mạo danh thành khôn, cho tới bốn 55 sau phái Không Ðộng mới hay. Nhưng vì ngũ lão bị thương quyền kinh lại mất quả thật là một sỉ nhục lớn cho phái Không Ðộng nên người trong phải đều giấu kín không để người ngoài biết, không hiểu tại sao Tố Tố lại biết rõ như thế? Vì vậy, Ðường Văn Lượng vừa nghe Tố Tố nói dứt đã tức giận không sao chịu nổi giương mười ngón tay ra định xông lại tấn công nàng. Nhưng y vừa ngẩng lên thấy Tố Tố là một thiếu phụ diễm lệ, liền nghĩ thầm: - Ta là một nhân vật có tên tuổi trên giang hồ lẽ nào lại ra tay đánh một thiếu phụ yếu ớt thế kia hay sao? Y cố nén lòng tức giận buông tay xuống, nhìn Thúy Sơn và hỏi: - Vị này là ai thế? Thúy Sơn đáp: - Chuyết kinh đó. Tây Hoa Tử xen vào: - Vị này là lệnh ái của Bạch My Giáo chủ đấy. Bạch My Giáo chủ Hân Thiên Chính võ công cao siêu vô cùng cho tới ngày nay trong giang hồ đối địch vợi y chưa ai chống đỡ nổi mười hiệp. Ðường Văn Lượng nghe nói thiếu phụ đó là con gái Hân Thiên Chính trong lòng cũng có vẻ hãi sợ, bèn gượng cười nói: - Ðược lắm! được lắm! Tĩnh Hư sư thái từ khi vào trong khoang thuyền tới giờ vẫn ngồi yên lúc này mới lên tiếng hỏi: - Việc này nguyên ủy ra sao? Mong Dư nhị hiệp cho biết rõ? Liên Châu đáp: - Việc này liên can rất rộng và đã trải qua mười năm trời rồi, thì trong chốc lát làm sao có thể mổ xẻ phân minh được? Bây giờ có một quyết định là ba tháng sau tệ phái sẽ thiết tiệc tên lầu Hoàng Hạc mời tất cả các môn phái có liên quan đến tiệc này bình luận, chẳng hay quý vị nghĩ sao? Tĩnh Hư sư thái gật đầu đáp: - Như vậy cũng tạm được? Ðường Văn Lượng liền nói: - Thị phi phải trái ra sao để ba tháng sau tái luận cũng được. Nhưng ác tặc Tạ Tốn ấn núp ở đâu, mong Trương ngũ hiệp cho tại hạ biết trước. Thúy Sơn lắc đầu đáp: - Lúc này không tiện nói ra. Ðường Văn Lượng tuy không bằng lòng nhưng y thấy Võ Ðang liên hiệp với Bạch My Giáo nên cũng không dám hung hăng như trước, liền nghĩ: - Hãy xem ba tháng sau các người sẽ nói với quần hùng như thế nào? Thế rồi y không nói thêm lời nào nữa, đứng dậy chấp tay vái chào, như vậy ba tháng sau chúng ta sẽ tái kiến. Xin chào quý vị. Tây Hoa Tử giơ tay lên vẫy gọi: - Ðường tam gia có vui lòng cho chúng tôi đo nhờ thuyền của tam gia không? Ðường Văn Lượng đáp: - Ðược lắm! Mời quý vị cứ tự tiện. Tây Hoa Tử liền bảo với Vệ Tứ Nương: - Sư muội chúng ta đi. Y với Liên Châu đi cùng thuyền tới đây, nay y lại bỏ sang đi nhờ thuyền của phái Không Ðộng hiển nhiên y đã coi phái Võ Ðang như kẻ địch rồi, Liên Châu không nói nửa lời. tiễn bọn chúng ra cửa thuyền và nói: - Chúng tôi trở về núi bẩm báo cùng gia sư rõ rồi sẽ gửi thiếp mời quý vị anh hùng tới dự yến. Tố Tố bỗng nói: - Tây Hoa Tử đạo trưởng, tiểu muội có một việc muốn thỉnh giáo. Tây Hoa Tử ngạc nhiên quay đầu lại hỏi: - Việc gì thế? Tố Tố đáp, Ðạo trưởng cứ luôn mồm nói tôi là ma giáo yêu nữ, nhưng không hiểu chúng tôi tà ở đâu, yêu chỗ nào? Xin Ðạo trưởng chỉ giáo cho. Tây Hoa Tử ngẩn người ra giây lát rồi đáp: - Tà ma ngoại đạo hồ my yêu dâm, đó tức là tà yêu chứ gì nữa, hà tất bần đạo phải nói nhiều làm gì? Bằng không Trương ngũ hiệp của phái Võ Ðang là một người anh hùng như vậy tại sao lại bị cô nương mê hoặc? Hà ha! Nói xong y cười luôn mồm, Tố Tố liền đỡ lời: - Tốt lắm, cám ơn đạo trưởng chỉ giáo! Tây Hoa Tử cũng lấy làm ngạc nhiên vô cùng, vì sao Tố Tố không nói gì nữa liền bước chân lên tấm ván cầu nối để sang thuyền của phái Không Ðộng. Hai chiếc thuyền đó đều là thuyền lớn ba buồm tuy đậu sát nhau nhưng vẫn còn cách hơn trượng. Tấm ván cầu rất dài. Vì mải nói chuyện với Tố Tố, Tây Hoa Tử phải đi sau cùng, các người đã sang thuyền bên kia rồi mà y vẫn còn ở giữa cầu. Y bỗng nghe phía sau lưng có gió lạnh thổi tới và có tiếng kêu "soẹt" rất khẽ. Y tuy thô lỗ nóng này nhưng võ công khá cao lịch duyệt cũng nhiều, nên biết có người ở sau lưng định hại ngầm, liền quay người lại rút trường tiên kiếm ra để phòng bị. Ngờ đâu y thấy dưới chân mềm nhũn, tấm ván cầu gãy làm đôi, y bèn vội tung mình nhảy lên, nhưng quãng đó trống không không có một vật gì có thể bám víu được, bên dưới là nước bể xanh ngắt. Y nhảy ròi không sao nhảy tiếp được nữa, nên rơi luôn xuống bể, kêu "bõm" một tiếng. Thân mình chìm luốn xuống dưới bể. Y vốn không biết bơi, vừa rơi xuống bể đã bị uống nước liền, hai tay đập loạn xạ. đột nhiên y với được một sợi dây cả mừng liền bám chặt lấy. Y cảm thấy hình như có người kéo sợi dây đó, rồi xách y lên khỏi mặt nước. Y ngửng đầu lên mới hay người đó là Trình đàn chủ của Bạch My Giáo, vẻ mặt nửa cười nửa diễu đang nhìn y. Thì ra Tố Tố hận Tây Hoa Tử đã dung lời lẽ vô lễ đối xử với mình nên chờ các người sang khỏi thuyền bên kia rồi nàng dặn thầm Phong Trình hai đàn chủ lập mưu kế để cho Tây Hoa Tử một bài học. Phong đàn chủ có môn phi đao rất thần diệu, lừng danh khắp giang hồ, không những ra tay nhanh và trúng đích mà ba mươi sáu con phi dao đó đều do một bàn tay thợ cao thủ chế tạo bằng một thứ thếp cứng mỏng như lá liễu, sắc bén vô cùng. Kẻ địch thấy phi dao của y phi tới nếu dùng khí giới chống đỡ thường thương khí giới của kẻ đó bị phi dao chém gãy làm đôi liền. Lúc này Phong đàn chủ liền dùng phi dao chém gãy tấm ván cầu, Trình đàn chủ đã chuẩn bị sẳn sợi dây, đợi Tây Hoa Tử uống mấy ngụm nước mới tung dây ra cứu vớt. Vệ Tứ Nương cùng bọn Ðường Văn Lượng thấy Tây Hoa Tử rớt xuống nước, tuy đã đoán ra là do đối thủ ra tay, nhưng cái cầu gãy nhanh quá, mà mắt của mọi người thì lo nhìn thẳng vào Tố Tố, nên không hiểu ra sao cả. Chờ tới khi mọi người la hét định cứu thì Trình đàn chủ đã dùng dây kéo Tây Hoa Tử lên. Tây Hoa Tử cố nén giận chỉ đợi lên tới thuyền là ra tay đánh đối phương ngay. Ngờ đâu Trình đàn chủ chỉ kéo y khỏi mặt nước chừng hơn thước rồi ngưng tay nói: - Ðạo Trưởng chớ có cử động. Hơi sức của tại hạ không đủ đâu, nếu bạn hơi cử động một chút tôi nắm không vững sợi dây thừng này thì sẽ buông ra ngay. Tây Hoa Tử cũng biết nếu Trình đàn chủ giả bộ lỡ tay vứt mình xuống bể thì nguy. Nên y cứ nắm chặt lấy sợ dây thừng đó, không dám leo lên như trước nữa. Trình đàn chủ lại la lớn: - Ðạo trưởng phải cẩn thận nắm chặt sợi dây nhé. Ðoạn y vận sức vung mạnh sợi dây thừng lên nửa vòng thân mình Tây Hoa Tử đã tung lên cao, tiếp theo y lại hất mạnh sợi dây một cái, Tây Hoa Tử đã bắn sang thuyền bên kia. Lúc ấy trường kiếm của Tây Hoa Tử rơi xuống biển, y tức giận như điên nhưng không làm gì được đối phương, trong khi người bên thuyền Bạch Mi Giáo hò reo hân hoan, vang cả một góc trời, y càng tức giận thêm bèn rút kiếm của Vệ Tứ Nương ra định xông qua thuyền địch để thí mạng, nhưng hai thuyền đã cách nhau rất xa, dù khinh công của y có giỏi đén đâu cũng không thể nhảy qua được. Nên y chỉ có nước chỉ tay sang thuyền đối diện mà mắng chửi om sòm. Tố Tố cố y đùa Tây Hoa Tử như vậy, Liên Châu thấy rõ mới nghĩ thầm: Thiếu nữ này quả thật là tà môn, đâu có thể là người vợ hiền của ngũ đệ ta được. Ðoạn chàng liền nói: - Phiền Hân Lý hai vị hương chủ bẩm báo cùng Han giáo chủ hộ về buổi họp trên hoàng Hạc Lâu ba tháng sau, thế nào cũng xin mời Hân giáo chủ đại giáng lâm. Còn hôm nay chúng tôi xin từ biệt ở đay. Ngũ đệ hãy theo ngu huynh về yết kiến ân sư trước nhé? Thúy Sơn đáp: - Vâng .Tố Tố nghe Liên Châu nói như vậy, biết ý chàng định bắt vợ chồng nàng phải chia rẽ, nên nàng ngửng đầu lên nhìn trời, rồi cúi đầu xuống thuyền. Thúy Sơn thấy thái độ của Tố Tố lãnh hội ngay, là nàng nhắc nhở tới câu thề ước "Trên trời dưới đất, không bao giờ chia rẽ nhau" nên chàng lên tiếng: - Nhị ca , đệ xin đem tệ phu cùng thằng cháu về bái yết ân sư trước. Nếu sư phụ cho phép thì đệ mới bái kiến nhạc phụ. Chẳng hay nhị ca xét có nên chăng? Liên Châu gật đầu đáp: - Như vậy cũng được. Tố Tố cả mừng. Chờ các người của Bạch Mi Giáo rời thuyền xong, Thúy Sơn mời lên tiếng hỏi Liên Châu: - Thưa nhị ca thương thế của tam ca ra sao? Tam ca đã đỡ nhiều chưa? Liên Châu chỉ ậm ự một tiếng chứ không trả lời. Thúy Sơn nóng lòng vô cùng, hai mắt nhìn thẳng vào mặt nhị sư ca, trong lòng hoài nghi, chỉ sợ tam ca đã chết. Thì Liên Châu từ từ đáp: - Tam đệ chưa chết, nhưng cũng không hơn gì đã chết rồi vì suốt đời tàn phế tay chân không sao cử động được. Hừ Dư Ðại Nham, Dư tam hiệp trên giang hồ này không còn cái tên ấy nữa. Thúy Sơn nghe nói tam ca chưa chết trong lòng mừng thầm nhưng chàng lại nghĩ một vị hảo hán anh phong hiệp cốt như vậy mà chịu một kết cục bi đát đến thế, nên không sao nhịn được hai hàng lệ nhỏ xuống, nghẹn ngào hỏi tiếp: - Kẻ thù hãm hại tam sư ca là ai? Chẳng hay nhị sư ca đã điều tra ra chưa? Liên Châu không trả lời quay đầu lại đột nhiên nhìn thẳng vào mặt Tố Tố hai mắt tia ra hai luồng ánh sáng khủng khiếp rồi đáp: - Hân cô nương cô biết kẻ đã hãm hại Dư tam đệ của mỗ là ai không? Tố Tố hơi rùng mình và đáp: - Nghe nói gân và xương chân tay của Dư tam hiệp đã bị phái Thiếu Lâm chặt đứt? Liên Châu tiếp lời: - Phải, nhưng cô nương có biết là ai không? Tố Tố lắc đầu, em không được rõ. Liên Châu không hỏi Tố Tố nữa quay sang Thúy Sơn hỏi: Ngũ đệ, phái Thiếu Lâm bảo đệ giết cả nhà Long Môn tiêu cuộc ở Lam An phủ và còn giết thêm mấy vị hòa thượng của phái Thiếu Lâm nữa, chẳng hay việc này thực hư ra sao? Thúy Sơn đáp: - Việc này. Tố Tố vội xen lời: - Không việc gì đến ngũ ca, những người đó đều do em giết. Liên Châu đưa mắt nhìn nàng đôi ngươi biểu lọ thần sắc hờn giận cực độ, nhưng chỉ thoáng thôi, vẻ mặt chàng trở lại ôn hòa như thường và nói: - Ngu huynh cũng biết ngũ đệ không giết người như vậy bao giờ. Việc này phái Thiếu Lâm đã ba lần sai người lên núi vừa chất vấn. Nhưng ngũ đệ đột nhiên mất tích trong võ lâm ai ai cũng đều rõ. Vì thế không có người đối chứng còn anh em chúng ta thì bảo phái Thiếu Lâm đã hại tam đệ, còn phái tiếng thì bảo ngũ đệ đã giết mấy chục nhân mạng của chúng. Cũng may Trưởng môn chủ trì của phái Thiếu Lâm là Không Văn đại sư rất lão thành trị trọng, tôn kính ân sư, đã hết sức cấm các môn hạ đệ tử tự tiện sinh sự nhờ vậy mười 5 nay mới khỏi gây tai họa là thế. Tố Tố lại tiếp: - Mọi sự chỉ trách hồi đó em còn ít tuổi và lỗ mãng, làm việc gì cũng không cân nhắc, bây giờ em thấy hối hận lắm. Nhưng những người đó đã bị em giết rồi, bây giờ chỉ còn một cách là chúng ta cứ chối tới cùng, quyết không nhận món nợ ấy là xong. Liên Châu ngạc nhiên, liếc mắt nhìn Thúy Sơn và nghĩ thầm: - Người con gái như thế này, sao chú có thể lấy làm vợ được . Tố Tố thấy Liên Châu có vẻ tẻ lạnh với mình và cứ luôn mồm gọi mình là Hân cô nương lòng đã tức giận, nên nàng lớn tiếng nói: - Một người làm thì một thân chịu, việc này em quyết không để liên lụy đến phái Võ Ðang. Cứ mặc cho phái Thiếu Lâm đến kiếm Bạch Mi Giáo chúng em là xong. Liên Châu lớn tiếng nói: - Việc gì trên giang hồ cũng không tránh khỏi cái "lý" đừng nói phái Thiếu Lâm là phái lớn nhất trong võ lâm đương thời dù là một cô nhi quả phụ vô quyền vô năng cũng vậy. Chúng ta cũng phải căn cứ ở cái "lý" xử sự chớ không thể ỷ mạnh mà hà hiếp người được. Nếu mười năm trước đây, Liên Châu dùng những lời liêm chính ấy mà khuyên bảo Tố Tố thì Tố Tố đã xấu hổ hóa giận, rút kiếm ra đấu liền. Nhưng bây giờ thì trong lòng tuy có tức giận nàng cũng cố nén. Nàng thấy Thúy Sơn cung kính nói: - Nhị ca dạy rất phải. Noi xong nàng nghĩ thầm: - Ta không thích nghe những lời nhân nghĩa đạo đức, nhưng nếu ta cãi lại thì chỉ khiến chồng ta khó xử thôi. Ta đành phải nhượng bộ ngươi vậy.Ðoạn nàng dắt tay Vô Kỵ ra ngoài khoang thuyền vừa đi vừa nói: - Vô Kỵ, mẹ dắt con ra đây xem chiếc thuyền lớn này. Từ bé tới giờ con chưa hề thấy thuyền phải không? Chờ vợ ra khỏi khoang, Thúy Sơn liền nói: - Thưa nhị ca, trong mười năm trời đệ.. Liên Châu giơ tay trái lên xua tay mấy cái tiếp: - Ngũ đệ chúng ta tình thân hơn cốt nhục, dù có hoạ lớn tay trời nhị ca cũng sống chết với đệ. Chuyện vợ chồng của ngũ đệ, đừng nói ngu huynh nghe vội, đợi về tới núi Võ Ðang hiền đệ hãy thưa ró mọi lẽ và chờ sư phụ quyết định sau. Nếu sư phụ có trách cứ hiền đệ, thì Võ Ðang thất hiệp đều quì xuống van lơn, xin sư phụ tha thứ cho hiền đệ. Con của hiền đệ lớn rồi, chẳng lẽ sư phụ lại bắt vợ chồng hiền đệ chia rẽ hay sao? Thúy Sơn cả mừng nói: - Cảm ơn nhị ca. Thì ra tính nết của Liên Châu, bề ngoài rất cứng rắn lạnh lùng, nhưng trong lòng rất hiền từ và quảng đại. Chàng là người ít nói và ít cười nhất trong bảy anh em, nên các sư đệ sợ chàng còn hơn sợ đại huynh Tống Viễn Kiều. Bảy người quý nhau hơn cả tình anh em ruột thịt. Khi hay tin Thúy Sơn mất tích, Liên Châu đau lòng như điên như cuồng nhưng bề ngoài mặt chàng vẫn thản nhiên như không. Ngày hôm nay sư huynh đệ trùng phùng, thực là một sự mừng nhất bình sinh của chàng. Nhưng chàng vẫn làm ra vẻ nghiêm nghị dạy bảo Tố Tố một phen. Tới lúc này, chỉ còn 2 anh em chuyện trò với nhau, chàng mới thổ lộ chan tình với Thúy Sơn. Việc khiến chàng không yên tâm nhất là việc Tố Tố giết nhiều đệ tử tiếng tất nhiên phái đó không thể nào để yên. chàng quyết định là phải hy sinh tánh mạng của mình để bảo vệ cho gia đình sư đệ được an toàn. Thúy Sơn lại hỏi: - Thưa nhị ca, sự tranh chấp giữa hai phái chúng ta với Bạch Mi Giáo, có phải là vì vợ chồng tiểu đệ gây ra không? Quả thật tiểu đệ không yên tâm chút nào. - Chẳng hay cuộc hội họp ở Vương Bàn Sơn ra sao, hiền đệ hãy kể cho ngu huynh nghe thử. Thúy Sơn bèn kể lại đêm đột nhập Long môn tiêu cục ở Lâm An rồi làm quen với Tố Tố ké cùng nàng đi Vương Bàn Sơn tham dự đại hội dương đao lập oai của Bạch Mi Giáo tới chuyện Kim Mao sư vương Tạ Tốn ra oai giết chết mọi người và cướp đợc Ðồ Long bảo đao, bắt ep chàng và Tố Tố ra ngoài băng đảo như thế nào. Nghe xong, Liên Châu lại hỏi Thúy Sơn về việc Cao Tắc và Tương Ðào của phái Côn Luân. Chàng ngẫm nghĩ giây lát và đáp: - Không ngờ câu chuyện lại rắc rối và phức tạp như vậy, nếu hiền đệ không về thì những sự bí ẩn này biết tới ngày nào mới được phanh phui. Thúy Sơn đáp: - Nhị ca nói rất phải, nghĩa huynh của đệ...á, thưa nhị sư ca Tạ Tốn không phải là người độc ác bất nhân đâu, sở dĩ tánh nết của anh ấy trở nên quái dị như vậy, là do một tấm thảm kịch rất lớn tạo nên. Lúc này em với anh ta kết nghĩa kim bằng .Liên Châu lại nghĩ thầm :- Việc này phức tạp thực . Thúy Sơn lại tiếp: - Nghĩa huynh của tiểu đệ rú lên một tiếng, thực là oai hùng khôn tả làm cho mọi người có mặt trên Vương Bàn Sơn đều mất thần trí. Anh ta nói những đó dù không chết cũng thành ngớ ngẩn như vậy những người đó mới khỏi tiết lộ chuyện thanh bảo đao Ðồ Long. Tạ Tốn hành sự rất độc ác, nhưng y quả thực là một bậc kỳ tài. Y làm như vậy, tưởng là chu đáo lắm, nhưng có ngờ đâu lại còn sơ hở, vì y đã quên hẳn một người. - Ai thế nhị ca? - Bành Qui Thọ. - Ðàn chủ Huyền Võ Ðàn của Bạch Mi Giáo? - Theo lời hiền đệ, những người có mặt dự buổi đại hội ở Vương Bàn Sơn hôm đó, chỉ có Bành Qui Thọ là nội công tinh thâm nhất phải không? Lúc y bị Tạ Tốn phun rượu chết giấc. Vì thế lúc Tạ Tốn kêu rú y không bị ảnh hưởng chút nào. Nếu không phải vậy, chắc y cũng không chịu nổi tiếng rú ấy đâu. Nghe tới đó, Thúy Sơn vỗ đùi và tiếp: - Phải đấy, lúc ấy Bành Qui Thọ nằm chết giấc dưới đất nên không bị ảnh hưởng của tiếng rú và được bảo tồn tính mạng. Nghĩa huynh của đệ tuy đã tinh vi hết sức nhưng lúc ấy anh ta cũng không ngờ tời vấn đề đó mà bỏ sót Bành Qui Thọ. Liên Châu thở dài đáp: Những người dự đại hội Vương Bàn Sơn chỉ có Bành Qui Thọ và Tương Cao của phái Côn Lôn là được sống sót trở về tới nhà. Tuy công lực có thể Tương Cao hãy còn non kém nhưng chúng nhờ nội công độc đáo của phái Côn Lôn mà thoát chết. Tuy vậy chúng cũng ngớ ngẩn thần trí mê sảng không biết gì. Có ai hỏi chúng tại sao bị hại như thế thì chúng chỉ lắc đầu không trả lời. riêng có Cao Hác Thành từ đầu chí cuối chỉ nói ra được tên của một người là Hân Tố Tố. Liên Châu ngừng giây lát, nói tiếp: - Cho tới giờ ngu huynh mới biết sở dĩ Cao Tắc Thành nói được mấy tiếng như vậy vì trong thâm tâm lúc nào y cũng nhớ đến hình bóng của Hân cô nương. Hừ! Lần sau Tây Hoa Tử còn ăn nói vô lễ nữa, ngu huynh sẽ cho y một bài học nên thân. Ðệ tử phái Côn Luân của y có những hành vi bất cẩn như vậy, là y còn đi trách cứ người khác. Thúy Sơn lại nói: - Bành Qui Thọ còn sống sót trở về thì tất nhiên phải biết rõ nguyên ủy. - Nhưng y nhất định không chịu nói ra hiền đệ có biết tại sao không? Thúy Sơn nghĩ ngợi giây lát, hiểu ngay và đáp: - Phải rồi, Bạch Mi Giáo muốn một mình đi cướp thanh đao Ðồ Long, y mới không chịu thổ lộ tin tức bữa ấy và cứ thối thác là không biết gì cả. Ngày nay trong võ lâm có sự tranh chấp lớn cũng do đó mà ra. Phái Côn Luân thì đổ cho Tố Tố đã hạ độc thủ hại Cao Tương còn anh em Võ Ðang chúng ta cũng tưởng hiền đệ bị Bạch Mi Giáo giết rồi. - Có phải Bành Qui Thọ đã nói ra việc đệ dự hội Bàn Sơn Ðảo không? - Không, y vẫn giấu kín việc đó. Sau ngu huynh với tứ đệ cũng đi tới Vương Bàn Sơn dò xét thì thấy hiền đệ đã dùng bút sắt viết hai mươi bốn chữ lớn trên vách núi mới hay hiền đệ quả thực có dự đại hội dương đao lập oai của Bạch Mi Giáo. Kiếm mãi không thấy tung tích của hiền đệ ở đâu, bọn ngu huynh liền kiếm Bành Qui Thọ chất vấn. Vì y ăn nói hàm hồ nên ta mới ra tay đánh một chưởng. Không bao lâu sau phái Côn Luân cũng cho người đến tận sào huyệt của Bạch Mi Giáo giết hết hai người. mười năm nay thù hằn đôi bên càng kết càng thâm. - Vì vợ chồng tiểu đệ mà đệ tử của các môn phái vô cớ bị chết oan. Tiểu đệ thật ăn năn vô cùng. Sau khi trở về núi thưa cùng sư phụ, tiểu đệ sẽ đi đến các môn phái để giải thích cởi mở sự hiểu làm này, và tiểu đệ cũng vui lòng cho họ khiển trách. - Sự lầm lỡ này, không thể trách cứ hiền đệ được. Nếu chỉ vì việc hai vợ chòng hiền đệ thì chỉ có hai phái Côn Luân và vừa xích mích với Bạch Mi Giáo thôi, nhưng Bạch Mi Giáo muốn cướp được thanh đao Ðồ Long trước sau không hề chịu nhắc nhở tới tên Tạ Tốn. Bọn Cự Kình Bang, Hải Sa bang, Thần Quyền môn đều muốn trả thù cho bang chủ hay người trưởng môn, đều đi kiếm Bạch Mi Giáo để gây hấn. Do đó Bạch Mi Giáo đã thành thế kẻ thù số một của các môn phái trên giang hồ. - Sự thực con đao Ðồ Long ấy có lợi hại như người ta đã tưởng tượng đâu mà nhạc phụ của hiền đệ tất phải chịu đựng hết những sự thù hằn của các bang phái như vậy? - Ngu huynh chưa hề gặp mặt lệnh nhạc bao giờ, nhưng ông ta thống lãnh Bạch Mi Giáo một mình chống chọi lại quần hùng như vậy, phách lự khí khái ấy tất cả kẻ địch đều khâm phục. - Nga My và Không Ðộng có dự đại hội ở Vương Bàn sơn đâu? Sao chúng cũng kết oán với Bạch Mi Giáo làm gì? - Việc này đều do nghĩa huynh của hiền đệ là Tạ Tốn cả. Bạch Mi Giáo muốn cướp được thanh đao Ðồ Long, đã đôi ba phen phái các hải thuyền đi tìm khắp nơi ngoài hải đảo, để kiếm cho ra tung tích Tạ Tốn, nhưng dù hoạt động có bí mật đến đâu, Bành Qui Thọ giữ kín đến đâu, tin tức đó cũng bị tiết lộ ra ngoài. Nghĩa huynh của hiền đệ còn mạo nhận Thành Khôn tạo nên ba mươi mấy vụ án lớn ở khắp Trung nguyên. Các nhân vật có tên tuổi của các môn phái chết về tay y kẻ không xiết. Chẳng hay việc này hiền đệ có biết rõ không? Thúy Sơn rầu rĩ khẽ hỏi lại: - Thế ra mọi người đã biết những vụ án đó là do tay Tạ Tốn gây ra à? - Hễ y gây nên một vụ án nào là viết mấy chữ: Kẻ giết người là Hỗn Nguyên Phịch lịch thủ Thành Khôn ta đây, lên trên vạch. Lúc ấy chúng ta cũng thừa lệnh sư phụ cùng xuống núi đi khắp nơi điều tra. Bấy giờ không ai biết hung thủ là kẻ nào, mà ngay như thành khôn, trước sau cũng không thấy xuát hiện. Nhưng tới khi cái tin Tạ Tốn xuất hiện đo Bạch Mi Giáo tiết lộ thì những người đa mưu của các môn phái liền liên tưởng ngay đến những vị an mạng đó và biết Tạ Tốn là người đệ tử duy nhất của Thành khôn, ngoài ra còn biết hai thầy trò không hiểu vì sao lại bất hòa dữ dội và trở mặt thành kẻ thù của nhau. Bởi thế họ mới cho hung thủ đã mạo danh Thành khôn là Tạ Tốn, chớ không ai vào đây nữa. Hiền đệ thử nghĩ xem, Tạ Tốn đã giết bao nhiêu người rồi? Riêng nội phái Thiếu Lâm đã có Không kiến đại sư một vị cao tăng vai vế cao nhất bị chết dưới quyền của Tạ Tốn. Như vậy hiền đệ tưởng tượng có biết bao nhiêu người muốn giết Tạ Tốn mới hả dạ. - Nghĩa huynh của đệ tuy đã cải tà qui chính nhưng hai bàn tay của anh ta đẫm rất nhiều máu rồi, nhị ca ơi lòng em bối rối như tơ vò bây giờ không biết phải làm sao cho phải? Liên Châu nói: - Các anh Võ Ðang vì hiền đệ, phái Côn Luân vì Cao Tương, bọn Cự Kình Bang vì cái chết của Bang chủ, còn các nhân vật Hắc Bạch võ lâm theo sau phái Thiếu Lâm để dò hỏi tung tích Tạ Tốn, tất cả đều đi kiếm Bạch Mi Giáo mấy năm nay hai bên đã đại chiến năm trận, còn tiểu chiến thì đếm không xiết. Tuy trận đại chiến nào Bạch Mi Giáo cũng lép vế hơn nhưng nhạc phụ của hiền đệ bị các môn phái vây đánh nh vậy mà vẫn cầm cự mãi. Lệnh nhạc quả là một nhân kiệt, tất nhiên phái Thiếu Lâm và Võ đang chúng ta vì thấy câu chuyện có nhiều uẩn khúc nên không muốn đi tới chỗ cực đoan, do đó nhiều khi cứ phải ngưng tay lại. Riêng các nhân vật giang hồ khác thì không vị nể chút nào. Lần này chúng ta hay tin Lý Hương chủ của Bạch Mi Giáo ra ngoài khơi, liền ngấm ngầm theo dõi mong điều tra ra chút manh mối của hiền đệ. Ngờ đâu Lý Hương chủ hay biết liền, nhứt định không cho chúng ta theo dõi, vì thế đệ tử của phái Côn Luân mới ra tay đấu với họ. Nếu vơ chồng hiền đệ không xuất hiện ngay lúc này thì hai bên sẽ gây nên một trận chiến giết hại nhau rất thảm khốc. Thúy Sơn lặng yên đưa mắt ngắm nhìn, thấy tóc của Liên Châu đã hoa râm và vầng trán có thêm cũng vết nhăn, chàng cảm khái vô cùng, bèn nói: - Nhị ca trong mười năm nay đã vất vả nhiều, cũng may tiểu đệ thoát chết trở về đây gặp lại nhị ca. Liên Châu thấy nước mắt chàng nhỏ hai bên má, và nghẹn ngào không sao nói tiếp được, liền đỡ lời: - Võ Ðang thất hiệp sắp đoàn tụ đến nơi, thực là vui mừng khôn tả. Từ khi tam đệ bị thương và hiền đệ mất tích trên giang hồ đã thay đổi và gọi chúng ta là Võ Ðang ngũ hiệp. Hà hà, từ nay trở đi thất hiệp lại trùng trấn thanh oai. Chàng nói đến đó chợt nghĩ Dư đại Nham đã bị tàn phế, con số thất hiệp tuy đầy đủ nhưng muốn như xưa bảy anh em cùng ra giang hồ hành hiệp, thì không thể nào được, nên chàng đau lòng vô cùng. Thuyền đi được mười mấy ngày đã tới Trường Giang, mọi người phải đi thuyền nhỏ mà ngược dòng lên miền trên. Vợ chồng Thúy Sơn đã thay đổi quần áo, phong thái không kém gì năm xưa. Vô Kỵ mặc quần áo mới đầu kết hai cái đuôi sam nhỏ, trong thật khả ái. Liên Châu quyết tâm học võ, nên không vợ con, vì vậy chàng thương yêu Vô Kỵ một cách đặc biệt. Nhưng phải tính nghiêm khắc và thản nhiên quen rồi, nên chàng rất yêu thằng bé mà vẻ mặt vấn lạnh lùng. Vô Kỵ vốn thông minh, biết Liên Châu tuy bề ngoài lạt lẽo nhưng rất mực yêu thương mình nên hễ rỗi rảnh là đến hỏi thăm sư bá ngay. Vì nó sinh trưởng trên hoang đảo nên khi trở về đại lục cái gì cũng lạ mắt cả. Liên Châu ẳm luôn có lúc đưa ra ngoài mũi thuyền để ngắm phong cảnh. Vô Kỵ hỏi tám câu, mười câu mà chàng chỉ trả lời gọn ghẽ một câu thôi. Hôm đó, thuyền đã tới chân núi đồng Quang, tỉnh An Huy vì trời tối quá nên đậu lại ở một thị trấn nhỏ. Người lái thuyền lên bờ mua rượu và thức ăn, vợ chống Thúy Sơn là Liên Châu ở trong khoang pha nước uống, chuyện trò với nhau. Một mình Vô Kỵ ở trên mũi thuyền đùa giỡn. Nó chợt thấy một người ăn mày già đang múa con rắn lớn trên bờ. Người ăn mày đó cứ ngồi dưới đất đùa với con rắn. Con rắn đen bò trên đầu y rồi luồn xuống dưới vai rất linh động. Thuở lọt lòng Vô Kỵ chưa hề thấy rắn bao giờ nên nó rất thích thú và cứ ngẩn người ngồi xem. Lão già ăn mày ngừng đầu lên nhìn Vô Kỵ và cười với nó, và búng ngón tay một cái, con rắn đen đột nhiên nhảy lên cao lộn mầy vòng và rớt xuống trước ngực ông già, quấn luôn mình ông ta mấy vòng. Thấy con rắn biểu diễn một cách lạ như vậy, Vô Kỵ lấy làm thích thú lắm. Lão già ăn mày vẫy gọi, ra hiệu cho y lên bờ chơi và biểu diễn nhiều trò lạ cho y xem. Vô Kỵ trẻ người non dạ, không biết gì cả, liền theo lên bờ tức thì. Lão già ăn mày voiä mở cái túi vải trên lưng xuống, mở miệng túi ra vừa cười vừa nói: - Cậu bé trong này rắn còn nhiều trò chơi là lắm, cậu dòm vào xem sẽ thấy ngay. Vô Kỵ hỏi: - Trong đó có gì thế? Lão già ăn mày đáp: - Cậu cứ cúi đầu xuống xem thì sẽ thấy ngay. Vô Kỵ liền cúi đầu xuống nhìn chỉ thấy trong túi tối om, không có gì cả. Nó lại gần thêm một bước để xem cho rõ, bất ngờ lão già ăn mày chụp luôn cái túi vải vào đầu Vô Kỵ. Vô Kỵ chỉ là được một tiếng đã bị lão già ăn mày bịt chặt lấy mồm nó rồi nhắc bổng người nó lên. Vô Kỵ vừa dãy dụa vừa kêu la, nhưng nó đã bị kẻ địch bịt chặt lấy mồm, không kêu thành tiếng được. Thúy Sơn và Liên Châu tuy ngồi trong khoang thuyền rất xa chỗ lão già ăn mày nhưng nghe tiếng kêu đầu tiên của Vô Kỵ, biết ngay thằng bé kêu cứu, bèn vội chạy khỏi khoang thuyền quả nhiên thấy Vô Kỵ bị ông già bắt cóc. Hai người đang định phi thân lên bờ, thì ông già quát lớn: - Muốn bảo tồn tính mạng thằng nhỏ thì hai vị phải đứng yên. Ðoạn y xé rách áo lòi lưng Vô Kỵ ra, dí miệng con rắn đen vào lưng thằng nhỏ để đe dọa. Lúc ấy Tố Tố cũng vừa chạy ra mũi thuyền, trông con mình bị người lạ mặt bắt giữ, tức giận vô cùng định ném kim trâm vào kẻ địch, thì Liên Châu đưa hai tay lên ngăn cản và quát lớn: - Không nên. Vì chàng nhận ra con Hắc xà đó là một loại rắn độc. Trong mười tám thứ rắn độc nhứt trong thiên hạ, con rắn này đứng vào hàng thứ mười một, tên là thất tý tinh, mình rắn càng đen, nhưng đốm trắng càng nhỏ thì càng độc. Thân mình của con rắn đen láy, nhưng chấm trắng cũng có ánh sáng chói lọi. Nó đang hả mồm thật lớn nhe bốn cái nanh ra toan ngoạm vào thịt của Vô Kỵ, nếu Vô Kỵ bị nó cắn phải thì trong chốc lát sẽ chết liền. Bây giờ dù có đánh chết lão già lấy được thuốc giải cũng chưa chắc cứu kịp nên chàng mới ngăn Tố Tố lại và quay đầu nói với lão già ăn mày: - Chẳng hay ngài hành hạ thằng nhỏ như vậy mà có mục đích gì? Lão già ăn mày đáp: - Thiếu hiệp hãy bảo người lái thuyền nhổ neo cho thuyền lui cách bờ bảy tám trượng rồi lão sẽ nói cho thiếu hiệp biết sau. Liên Châu biết đối phương bảo mình cho thuyền lui là vì sợ mình đột nhiên nhảy lên bờ tấn công. Chàng biết thuyền rời khỏi bờ thì rất khó cứu thoát Vô Kỵ, nhưng Vô Kỵ đang bị đối phương kiềm chế thế kia chàng đành phải nhận lời rồi sẽ tính kế sau. Chàng không đợi người lái đò đã vội nắm dây thừng của chiếc neo, khẽ giật một cái, chiếc neo nặng hơn 5 mươi cân đã theo tay chàng rời khỏi mặt nước bay tung lên mặt thuyền tức thì. Lão già ăn mày thấy công lực của Liên Châu mạnh mẽ như vậy, sắc mặt hơi thay đổi. Còn Thúy Sơn cầm cây sào, điểm vào bờ một cái, chiếc thuyền đã từ từ lui ra giữa sông: - Lùi thêm tí nữa. Thúy Sơn phẫn uất đáp: - Như vậy còn chưa đủ bảy tám trượng sao? Lão già ăn mày mỉm cười đáp: - Võ công của Dư nhị hiệp lợi hại như vậy, thì thuyền có cách bờ này bảy tám trượng tại hạ cũng chưa yên tâm. Thúy Sơn lại phải đẩy chiếc thuyền lui ra mấy trượng nữa. Liên Châu chắp tay chào và hỏi: - Chẳng hay quý tánh đại danh của ngài là chi? Lão già ăn mày đáp: - Tại hạ chỉ là một gã vô danh tiểu tốt trong cái bang thì cái tên xấu xí của tại hạ có nói cũng chỉ làm Dư nhị hiệp thôi.. Liên Châu thấy lão già ăn mày có đeo một cái túi vải, liền nghĩ thầm: - Những đệ tử cái bang lưng đeo túi vải thì địa vị đã khá cao. Nhưng tại sao lão già ăn mày này lại có những hành vi đê tiện đến thế? Huống hồ xưa nay Cái Bang chỉ chuyên làm việc nhân nghĩa. Vả lại bang chủ Cái Bang là Gia Luật Uyên lại là bạn rất thân của đại sư ca Tống Viễn Kiều. Sao y hành động như thế được? Lạ thật! Chàng đang suy nghĩ thì Tố Tố đã lên tiếng hỏi: - Có phải Mao Sơn bang ở Ðông Xuyên đã nhờ Cái Bang che chở cho không? Theo nhận xét của tôi thì Cái Bang không có tên tuổi các hạ. Lão già ăn mày kêu "ủa" một tiếng, chưa kịp trả lời thì Tố Tố lại tiếp: - Hạ lão tam đến đây quấy rối là có ý gì? Nếu người làm cho con ta rụng một lông chân thuyền chúng ta sẽ chém Mai Khạch Kiên của các người thành nhiều mảnh. Lão già ăn mày giật mình kinh hãi vừa cười vừa nói: - Hân cô nương, mắt sắc lắm, nhận ra Hạ Lão Tam nhưng mỗ đây chính đang nhận lệnh của Mai bang chủ đến đây nghênh đón công tử. Tố Tố cả giận đáp: - Người mau bỏ con rắn độc kia xuống hay không? Mao Sơn bang của các ngươi chỉ là một cái bang hội nhỏ mà các người dám trêu đến Bạch Mi giáo của chúng ta phải không? Hạ lão tam đáp: - Quý hồ Hân cô nương chỉ nói một lời thôi, lập tức tôi sẽ đưa trả công tử ngay mà Mai Bang chủ còn thân hành đến đây tạ tội là khác. Tố Tố hỏi: - Muốn ta nói gì? Lão già ăn mày trả lời: - Công tử duy nhất của Mai bang chủ chúng tôi bị Tạ Tốn giết, chắc Hân cô nương cũng rõ chuyện đó. Mai bang chủ chỉ muốn Trương ngũ hiệp và Hân cô nương, không tiểu nhân lỡ lời, đáng lẽ phải xưng Trương phu nhân mới đúng, yêu cầu hai vị khai ân cho biết chỗ ở của Tạ Tốn, thì toàn bang chúng tôi từ trên xuống dưới đều cấm ơn đại đức. Tố Tố trợn ngược đôi lông mày: - Chúng tôi không biết gì hết! Hạ lão tam lại nói: - Nếu như vậy thì mong hai vị dò xét hộ, chúng tôi xin hết sức hầu hạ công tử một cách chu đáo, chờ khi nào hai vị biết được tung tích của Tạ Tốn ở đâu và cho hay thì Mai bang chúng tôi sẽ thân hành đưa cong tử về tận nhà. Tố Tố thấy con rắn độc nhe nanh và chỉ cách lưng con mình mấy tấc trong lòng có vẻ sợ hãi nên nàng định đem chuyện Băng Hỏa đảo kể lại cho Hạ lão tam nghe nhưng nàng bỗng sực nghĩ lại đưa mắt nhìn chồng, thấy Thúy Sơn tỏ vẻ cương quyết. Nàng sống chung với Thúy Sơn hơn mười năm biết chàng là người có nghĩa khí nếu vì muốn cứu con mà nàng tiết lộ chỗ của Tạ Tốn, lỡ nghĩa huynh bị người ta giết thì tình vợ chồng của hai người khó mà bảo toàn được. Nên nàng nín thinh. Thúy Sơn lớn tiếng nói: - Ðược người cứ đem con ta đi đi , đại trượng phu khi nào bán bạn hữu như thế được, quả thật người xem thường Võ Ðang thất hiệp. Hạ lão tam nghe Thúy Sơn nói vậy, ngẩn người một hồi. Y tưởng bắt được Vô Kỵ là thế nào cũng buộc vợ chồng Thúy Sơn thổ lộ tung tích Tạ Tốn ngay ngờ đâu Thúy Sơn lại trả lời một cách như chém đinh chặt sắt, nên y lại tiếp: - Dư nhị hiệp tội ác của Tạ Tốn tày trời, mong phái Võ Ðang chủ trì công lý, như vậy người trong võ lâm sẽ đều kính ngưỡng. Xin nhị hiệp khuyên hai vị kia hộ. Liên Châu đáp: - Việc này xử trí ra sao anh em Võ Ðang của tại hạ đang định về núi Võ Ðang thưa cùng ân sư trước đã, chờ sự định đoạt của ân sư rồi sẽ mời anh hùng đại hội trên lầu Hoàng Hạc phán xét sau. Chừng đó xin mời Mai bang chủ quý bang với các hạ cùng tới dự để chúng tôi được bày tỏ tat cả điều thị phi phải trái, quý vị quyết định thế nào chúng tôi sẽ nghe theo, bây giờ thì các hạ hãy trả đứa trẻ lại cho chúng tôi. Còn đứng cách xa bờ hơn mười trượng, khi nói mấy câu đó không phải lấy hơi sức gì cả mà Hạ lão tam nghe rõ mồn một, tựa như hai người đang ngồi trên thuyền đối diện vậy, nên lão già ăn mày trong lòng rất kính phục, nghĩ thầm vừa thất hiệp oai trấn thiên hạ quả thật danh bất hư truyền. Lần này ta đã làm một việc quyết liệt chỉ Mai Sơn bang sẽ chịu đựng không nổi kẻ địch lớn mạnh. Nhưng mối thù sát tử của Mai bang không thể nào không trả được. Nghĩ đoạn, y liền chấp tay chào và nói: - Nếu vậy, tiểu nhân đành phải thất lễ với ba vị và xin mời Trương công tử về Ðông Xuân ở tạm. Trong khi y chấp tay chào, đầu của con rắn cách xa lưng Vô Kỵ hơn thước. Tuy bị chụp vào trong túi vải, Vô Kỵ vẫn nghe rõ lời đối đáp của bốn người. Y vừa thấy Hạ lão tam buông cánh tay ra, liền trái tay đánh luôn một chưởng vào linh đài huyệt của kẻ địch, đồng thời y mượn sức phản trả của cái chưởng đó mà tung mình về phía trước, thoát khỏi cánh tay của địch ngay. Y sợ Hạ lão tam tung rắn đuổi theo cắn nên không kịp bỏ cái túi đang chụp lên đầu ra cứ mang theo mà nhảy luôn ba cái, tiến ra ngoài xa. Vô Kỵ chay ra ngoài xa mười trượng rồi mới dám bỏ túi ra. Khi y quay lại thấy Hạ Lão tam đã nằm im dưới đất, không cựa quậy. Thúy Sơn vội chèo thuyền cặp vào bờ và cùng Liên Châu nhảy lên. Tố Tố chạy tới ôm con long mừng rỡ vô cùng, nàng thấy lưng Vô Kỵ không bị suy chuyển chút nào, liền khen: - Con ta giỏi thật Thúy Sơn múa trường kiếm chém hết hai con rắn độc đang quây quần bên cạnh Hạ Lão tam rồi cúi xuống nhìn lão ăn mày thấy mình y máu tươi chảy ra đôi ngươi nhìn quanh mặt tỏ vẻ đau đớn còn tay chân không cử động được. Liên Châu ngạc nhiên vô cùng lên tiếng hỏi: - Chẳng lẽ thằng nhỏ chỉ khẽ đánh một chưởng mà y đến nỗi nhu thế này ? Ðoạn chàng năm tay trái của Hạ Lão tam kéo lên, thấy chân tay của y cứng đờ, tựa như bị người điểm huyệt. Chàng giơ tay rờ hai yếu huyệt ở trước cổ và sau gáy lão ăn mày, đồng thời xoa bóp mấy cái để xem có thể giải được cho y không thì Hạ lão tam kêu la: - Ối chà, nhị... ngươi có gan thì giết ta đi, chứ đừng dày vò ta như thế này nữa y la xong, chân tay co rúm lại, mình mẩy run lẩy bẩy hai hàm răng nghiến còm cộp. Liên Châu kinh ngạc khôn tả, chàng lại xoa bóp hai ba yếu huyệt khác cho lão tam để giải huyệt cho y, ngờ đâu tay chàng vừa đụng tới người y là y kêu la mồ hôi lạnh toát ra như mưa. Biết y chịu không nổi, bèn điểm huyệt tê liệt cho y, để y khỏi bị đau đớn, rồi mới quay lại nhìn Thúy Sơn.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 21
Tiệc Chúc Thọ Bách Tuế
Thúy Sơn cũng không hiểu tại sao cả, liền hỏi Tố Tố: - Hiền muội em đã dùng kim trâm ném y phải không? Tố Tố đáp: - Không. Không biết có phải y bị rắn độc cắn không? Hạ lão tam liền nói: - Không, không phải đâu là... là con của ngũ hiệp đánh một chưởng vào lưng tiểu nhân đấy. Y nói xong, liếc mắt nhìn Vô Kỵ vừa ngạc nhiên vừa sợ hãi. Tố Tố nghe nói đắc chí lắm và hỏi Vô Kỵ: - Có phải con đã đánh y như vậy không? Con giỏi thật, con tài ba lắm. Thúy Sơn cũng lên tiếng nói: - Vô Kỵ, con nên giải huyệt cho y được khỏi? Chàng vừa hỏi xong, liền nghĩ thầm :- Con mình điểm huyệt người ta mình là cha mà không biết giải cứu thật là buồn cười quá . Nên chàng chỉ hỏi một câu chứ không hỏi tiếp nữa, Tố Tố vừa cười vừa nói: - Con cha bảo con giải huyệt thì con nên ra giải huyệt cho tên nọ đi, để y được biết thủ đoạn của tiểu anh hùng Tạ Vô Kỵ lợi hại như thế nào? Liên Châu lần đầu tiên nghe ba chữ Tạ Vô Kỵ trong lòng thắc mắc vô cùng, liền hỏi Thúy Sơn: - Sao tên của y là Tạ Vô Kỵ? Thúy Sơn đáp: - Vâng, đứa con đầu lòng của em đã cho nghĩa huynh làm con nuôi, nên nó mang họ của nghĩa huynh. Ba người nhìn Vô Kỵ, xem thằng nhỏ giải huyệt như thế nào nhưng Vô Kỵ lắc đầu đáp: - Con không biết? Thúy Sơn lại hỏi: - Tại sao không biết? - Nghĩa phụ chỉ day con đánh người, chứ không dạy con cứu người. Y ngừng giây lát lại nói: - Nhĩa phụ có dặn con rằng, dùng chưởng đánh trúng bốn yếu huyệt: Thái Dương, đại chùy, linh đài, đản trung của kẻ địch là sẽ toi mạng ngay. Con có hỏi nhĩa phụ cách cứu chữa, thì nghĩa phụ sầm nét mặt đáp: - Thủ pháp đả huyệt này, chỉ có ta với con biết mà thôi, hà tất phải học cách cứu chữa làm gì? Nếu kẻ địch của con thật con đã ra tay đánh thì còn cứu chữa cho y làm chi? Chẳng lẽ cứu người ta để sau này người ta giết con hay sao? Vợ chồng Thúy Sơn nghe Vô Kỵ nói, biết đúng là lời nói của nghĩa huynh mình, vì cả hai biết tính Tạ Tốn không ra tay thì chớ, nếu ra tay thì phải giết cho được kẻ địch mới nghe. Hạ lão tam cũng là tay hảo hán, nghe Vô Kỵ nói vậy, liền xem vào: - Dư nhị hiệp, Trương ngũ hiệp, tiểu nhân lập tâm bất lương tới đây bắt cóc công tử chẳng dè bị độc thủ của công tử đánh trúng, tiểu nhân đáng tội lắm. Mong hai vị ban cho một chưởng để tiểu nhân chết đi cho rảnh, chớ sống mà như thế này thì đau khổ không thể nào chịu được. Liên Châu cau mày đáp: - Tội của bạn chưa đến nỗi phải chết, cháu của mỗ còn nhỏ chưa biết gì, mỗ rất lấy làm ân hận, nhưng anh em mỗ thế nào cũng tận lực cứu cho bạn thoát nguy. Nói xong, chàng liền ẳm Hạ lão tam vào trong khoang thuyền ngay rồi chàng quay lại hỏi Vô Kỵ: - Con đã dùng chưởng pháp gì đánh ông già ấy thế? Vô Kỵ thấy mặt Liên Châu nghiêm nghị trong lòng sợ hãi vừa khóc vừa nói: - Cháu có cố ý đánh y đâu, y định thả rắn cắn cháu, cháu sợ quá.. cháu sợ quá.. Liên Châu thở dài, vội ẳm Vô Kỵ vào lòng và dùng tay aó lau nước mắt cho thằng nhỏ, rồi an ủi: - Bác hai có trách gì cháu đâu? nếu người đó thả rắn độc ra cắn bác, thì bác cũng ra tay đánh y như cháu vậy. Chàng an ủi rất lâu, Vô Kỵ mới chịu nín và nói: - Nghĩa phụ cháu nói chưởng pháp đó là Giáng Long thập bát chưởng đã thất truyền trong võ lâm lâu năm rồi. Liên Châu và vợ chồng Thúy Sơn nghe năm chữ Giáng Long thập bát chưởng đều thất sắc, Liên Châu liền đặt Vô Kỵ xuống đất. Thì ra chưởng pháp ấy là một môn võ tuyệt kỹ, nhờ đó Hồng Thất Công bang chủ cái bang hồi cuối đời Tống đã nổi danh khắp võ lâm. Với chưởng pháp đó mà môn đả cẩu bổng, Hồng Thất Công đã oai trấn thiên hạ. Các giới giang hồ nghe tới là táng đớm kinh hồn và cũng do đó mà Hông Thất Công đã trở nên một trong ngũ kỳ của võ lâm. Môn gậy đánh chó là của bang chủ cái bang, đời đời tương truyền cho tới ngày nay vẫn còn. Riêng có Giáng Long thập bát chưởng thì tự Hồng Thất Công chỉ truyền lại cho đệ tử là Quách Tỉnh thôi. đến đời Quách Tỉnh thấy trong hàng đệ tử không có nhân tài nào nên chàng không dạy cho ai cả. Thần điêu đại hiệp Dương Qua tuy là bề tôi cháu của chàng nhưng vì y bị cụt một cánh tay, nên không sao học được môn chưởng pháp đó. Hơn một trăm năm nay, các tiền bối trong võ lâm chỉ nghe nói tới tên Giáng Long thập bát chưởng mà không ai được thấy chưởng pháp ấy sử dụng. Không ngờ Vô Kỵ lại học được của Tạ Tốn. Liên Châu có vẻ không tin, liền nói: - Có phải cháu đã dùng một thế trong Giáng Long thập bát chưởng đánh Hạ lão tam không? Vô Kỵ đáp: - Cái thế đó nghĩa phụ cháu gọi là Thần Long bái vĩ. Liên Châu và Thúy Sơn có nghe sư phụ nói qua các tên thế võ trong Giáng Long thập bát chưởng và hình như có thế Thần Long bái vĩ này. Còn thế võ ra sao, thì không ai được biết cả. Nhưng Vô Kỵ tuổi hãy còn nhỏ mà chỉ thuận tay vỗ một chưởng đã đánh Hạ lão tam một hảo thủ trên giang hồ bị thương nặng thì dù chưởng pháp đó không phải là Giáng Long thập bát chưởng thì cũng không kém gì Giáng Long thập bát chưởng cả. Thúy Sơn liền nói với Liên Châu: - Trong những lúc nghĩa huynh của đệ đạy võ cho Vô Kỵ, vợ chồng đệ lánh xa nơi khác. Không ngờ anh ấy lại dạy thằng nhỏ thế võ thất truyền này. Vô Kỵ liền tiếp lời: - Nghĩa phụ cháu có nói :- Nghĩa phụ chỉ học được có ba chưởng trong mười tám chưởng ấy, của một vị ẩn sĩ, nhưng nghĩa phụ nhận thấy sự biến hóa bên trong hơi sai lạc, nên có hỏi lại vị ẩn sĩ đó thì không ngờ vị ẩn sĩ đó cũng chỉ biết có thế thôi . Liên Châu và Thúy Sơn ngẩn người ra nghĩ ngợi: - Không ngờ chưởng pháp thíếu sót mà có oai lực mạnh đến thế đủ thấy thần oai của Hông Thất Công và Quách Tỉnh xưa kia lợi hại không sao tưởng được . Tố Tố thấy con mình mới ra tay đã khiến ai nấy cũng phải kinh ngạc liền nghĩ thầm: - Chắc sau này nó sẽ là một cao thủ trấn kinh khắp võ lâm cũng nên . Nàng càng nghĩ càng hớn hở trong lòng, nên không để ý đến sư huynh đệ của Thúy Sơn. Thúy Sơn lại nói: - Tên họ Hạ kia đã ra tay định bắt cóc Vô Kỵ như vậy, chắc thế nào Mao Sơn bang cũng có người đến tiếp ứng. Cho bằng chúng ta sớm rời khỏi chốn này thì hơn. Liên Châu đáp: - Chính thế, còn riêng về lão Hạ, ngu huynh cho y uống đoạt mệnh thần tán, không biết y có thể sống được không? Thế rồi, bốn người quay trở vào trong khoang, thấy Hạ lão tam hô hấp rất yếu và cứ mửa máu ra luôn. Thúy Sơn liền quát mắng Vô Kỵ: - Lần này vì đối phương giở những hành vi gian xảo, là do lỗi của y trước, mà cũng vì tình thế khẩn cấp, con hạ độc thủ như vậy, cha không khiển trách con. Nhưng từ giờ trở đi phải vạn bất đắc dĩ con mới được ra tay đánh người và không được tùy tiện sử dụng ba thế võ do nghĩa phụ con truyền dạy, nghe không? Vô Kỵ liền nói: - Con đã nhớ kỹ. Y thấy mặt cha nghiêm nghị nên không sao nhịn được, liền khóc ré lên. Lúc ấy người lái đò đã mua rượu thịt về tới, Liên Châu liền bảo y nhổ neo cho thuyền đi ngay. Ăn cơm tối xong, liên châu liền xếp bằng tròn vận nội công để chữa vết thương cho hạ lão tam. Tố Tố thấy vậy trong lòng bất mãn và nghĩ thầm. Ông già họ Dư này không khác gì đàn bà. Ðối xử với những kẻ hạ lưu trong giang hồ hà tất phải tốn công đến thế. Vứt quách y xuống sông cho cá ăn, có phải tiện không? Những quân giở trò quỷ quyệt hại người này còn để sống làm gì? Vả lại, giết những kẻ khốn nạn như thế có phải lạm sát người vô tội đâu? Dùng nội công cứu y, dù có khỏi mình cũng tổn thương nguyên khí rất nhiều. Ngờ đâu liên châu chữa hơn tiếng đông hồ, rồi Thúy Sơn lại tiếp tay. đến lúc trời sáng, Hạ lão tam không còn thổ huyết nữa và sắc mặt hong hào trở lại, Liên Châu thấy vậy vừa mừng vừa nói: - Bây giờ bạn khỏi sợ chết rồi, nhưng khó phục hồi võ công. Hạ lão tam vừa cám ơn vừa nói: - Ôn đức của hai vị dù tới lúc chết, họ Hạ này cũng không dám quên. Bây giờ tiểu nhân không còn mặt mũi nào về yết kiến bang chủ nữa. Từ nay trở đi, tiểu nhân sẽ mai danh ẩn tích trở lại quê hương là nghề nông sinh sống, không ra lăn lộn ngoài giang hồ nữa. Thuyền tới Khánh An, Hạ lão tam liền vái chào ba người, rồi lên bờ tìm lang y chữa trị thêm. Hôm đó thuyền ngược dòng sông, lại gặp gió ngược nên đi rất chậm. Thúy Sơn cách biệt sư phụ và các sư huynh đệ đã ngót mười năm nên nóng lòng muốn gặp gỡ ngay. Tới An khánh, chàng định đi đường bộ cho nhanh hơn, nhưng Liên Châu vội khuyên bảo: - Ngũ đệ, chúng ta cứ tiếp tục đi bằng thuyền đỡ bị sự lôi thôi rắc rối. Ngày nay, trên giang hồ có rất nhiều người muốn dò hỏi tung tích nghĩa huynh của đệ. Tố Tố xen lời hỏi: - Chúng em đi cùng với sư huynh, chẳng lẽ có người dám cản trở Dư nhị hiệp hay sao? Liên Châu đáp: - Bảy anh em chúng ta nắm tay hợp sức thì bọn chúng không dám cản trở, chớ riêng mỗ với ngũ đệ thì làm sao địch lại bao nhiêu cao thủ tới tấp đến chất vấn? Huống hồ chúng ta chỉ mong việc này được dàn xếp ổn thỏa, hà tất phải kết nhiều thù oán! Thúy Sơn gật đầu đáp: - Nhị ca nói rất phải. Thuyền đi được mấy ngày đã tới Võ Huyệt, tỉnh Hồ Bắc. Tối hôm đó, thuyền đậu ở Phúc Trì khẩu mọi người định nghỉ đêm ở đó, sáng mai khởi hành sớm. Liên Châu bỗng nghe có tiếng ngựa hí và tiếng vó ngựa dồn dập từ xa vọng tới, liền ló đầu ra ngoài khoang thuyền thì thấy có hai người cỡi ngựa tới bờ sông, rồi quay lưng lại chạy về phía thị trấn, nhưng chân tay chúng rất lanh lẹ đủ thấy chúng là những tay võ công cao siêu. Chàng bèn quay lại nhìn Thúy Sơn và nói: - Nếu chúng ta còn đậu thuyền ở đây thế nào cũng có chuyện không hay xảy ra, chi bằng bảo người lái đò nhổ neo đi tốt hơn. Thúy Sơn đáp: - Vâng. Chàng nhìn thấy Liên Châu chu đáo như vậy, chàng vui mừng vô cùng. Phải biết từ khi Võ Ðang thất hiệp hạ sơn hành hiệp tới giờ, võ công cao siêu, hành sự chính đáng, nên chỉ người khác thấy anh em họ là phải xa lánh, chú chưa bao giờ thất hiệp phải lánh mặt ai cả. Nhứt là trong mấy năm gần đây, tiếng tăm của Liên Châu lại càng lẫy lừng hơn trước nhiều. Ngay đến người trưởng môn phái Côn Luân hay không động thấy chàng cũng không dám thất lễ. Nhưng lần này, mới thấy bóng hai tên vô danh tiểu tốt chàng đã bắt nhổ neo ra khỏi Phúc Trì Khấu ngay. Thúy Sơn cũng biết sư ca mình làm như vậy là vì muốn gia đình mình được an toàn. Liên Châu liền gọi người lái đò tới, thưởng cho 5 lạng bạc và bắt nhổ neo lên đường ngay. Tuy mỏi mệt, nhưng người lái đò thấy được thưởng tiền cả mừng nhổ neo đi ngay. Ðêm hôm đó, trăng thanh gió mát, Vô Kỵ đã ngủ say, Liên Châu va vợ chồng Thúy Sơn uống rượu thưởng trăng. Ba người đang nhìn mặt sông mênh mông thì Thúy Sơn bỗng lên tiếng: - Ngày chúc thọ bách tuế của ân sư sắp tới nơi rồi, tiểu đệ vừa về tới kịp dự buổi chúc thọ hiếm có trong võ lâm này. Như vậy trời xanh vẫn còn thương tiểu đệ lắm. Tố Tố tiếp lời: - Chỉ tiếc rằng chúng ta vừa mới về tới nơi, chân ướt chân ráo không kịp sửa soạn lẽ vật để chúc thọ ân sư. Liên Châu vừa cười vừa nói: - Tức muội có biết trong bảy anh em chúng tôi ai là người được ân sư cưng nhất không? Tố Tố đáp :- Trong mấy anh em, có lẽ nhị sư huynh là người được ân sư thương nhất. Liên Châu tủm tỉm cười và trả lời, Tức muội đã dối lòng. Sự thực tức muội biết rõ ai là người được ân sư cưng nhất nhưng cố ý nói sai. Trong bảy anh em chúng tôi chỉ có phu quân anh tuấn của tức muội là được sư phụ ngày đêm nhắc nhở tới luôn. Tố Tố trong lòng mừng thầm, nhưng cố ý lắc đầu đáp: - Em không tin. Liên Châu lại nói tiếp: - Trong bảy anh em, mỗi người một sở trường. Ðại sư ca giỏi về dịch lý, tính nết giản dị và biết nghĩ xa. Tam sư đệ là người tinh minh cường tráng, sư phụ giao cho việc gì là chú ấy không làm lỡ một lần nào cả. Tứ sư đệ là người khôn ngoan hơn người, lục sư đệ kiếm thuật rất tinh xảo, thất sư đệ mấy năm gần đây chuyên luyện võ công ngoại môn, sau này có lẽ chỉ có chú ấy là người kiêm cả nội ngoại công. Tố Tố vội hỏi: - Thế còn nhị sư ca? - Tôi ngu dốt đần độn, chả có gì là sở trường cả, chỉ chăm chỉ luyện tập võ công của ân sư truyền dạy mà thôi. Tố Tố vỗ tay nói: - Nhị sư ca là người giỏi võ nhất trong Võ Ðang thất hiệp mà lại cứ khiêm tốn, không chịu nhận. Chỉ nội công tinh đó anh đã kém nhị ca xa rồi. Liên Châu liền đáp: - Trong bảy anh em, chỉ có một mình chú là văn võ toàn tài. để anh nói cho tức muội nghe câu chuyện bí mật này. Năm năm trước đây, vào ngày chúc thọ sư phụ chín mươi lăm tuổi trong lúc các sư huynh đệ đang chúc thọ thì ân sư bỗng tỏ vẻ không vui nói: "Trong bảy đệ tử của ta, chỉ có Thúy Sơn là thông minh hơn hết, và cũng là người văn võ toàn tài nữa, ta định để cho y làm chức trưởng môn sau này. Hà, chỉ tiếc rằng y bạc phúc, đã mất tích , không biết có còn sống nữa hay không?" Ðấy tức muội xem, có phải là ân sư cưng ngũ đệ nhất không? Thúy Sơn cảm động vô cùng, nước mắt ứa ra, Liên Châu nói tiếp: - Bây giờ ngũ đệ được bình an trở về thì lễ vật chúc thọ ân sư không gì hơn hai chữ "bình yên". Chàng vừa nói tới đây, bỗng nghe có tiếng vó ngựa. Tiếng vó ngựa đó từ phía Tây, trong đêm tối lại càng nghe rõ thêm và cả ba cũng nhạn ra có bốn con ngựa đang phi tới. Ba người nhìn nhau, biết bốn người cưỡi ngựa đó thế nào cũng có liên quan đến bọn mình. Tuy ba người không muốn gây sự nhưng họ có phải là người yếu hèn, nhút nhát đâu, Liên Châu lại nói: - Lúc này lúc tôi xuống núi, sư phụ đang bế quan tu luyện võ công có lẽ chúng ta trở về núi Võ Ðang thì ân sư khai quan rồi cũng nên. Tố Tố nói tiếp: - Năm xưa, cha em chỉ khâm phục có tôn sư Trương chân nhân và Kiến Văn Trí Tính bốn vị cao tăng của phái Thiếu Lâm. Trương chân nhân năm nay đã bách tuế, võ công cao siêu quả thật trong đời này không ai hơn được. Hiện giờ chân nhân lại còn bế quan luyện tập chẳng hay có phải luyện trường sinh bất lão không? Liên Châu đáp: - Không phải, ân sư bế quan để luyện võ. Tố Tố hơi kinh hãi và hỏi tiếp: - Võ công của chân nhân đã cao siêu quá mức chẳng hay còn luyện tập thêm môn gì nữa? Chẳng lẽ trên đời này có người giỏi hơn chân nhân phải luyện võ công để đối địch hay sao? Liên Châu đáp: - Từ năm ân sư ta chín mươi lăm tuổi trở đi, thì năm nào cũng bế quan chín tháng. An sư vẫn thường nói: "Võ công của phái Võ Ðang chúng ta chủ yếu là bộ Cửu Dương chân kinh, nhưng năm xưa, lúc ta nghe Giác Viễn tổ sư đọc cuốn chân kinh này thì tuổi hãy còn nhỏ nên không nhớ hết được, vì thế võ công của bổn môn vẫn còn khiếm khuyết". Theo lời ân sư thì cuốn Cửu Dương chân kinh truyền từ Ðạt Ma lão tổ nhưng bên trong còn rất nhiều chỗ sơ hở, hình như lần đó Giác Viễn tổ sư mới đọc được có nửa bộ thôi, phải chi có thêm nửa bộ nữa thì võ công của phái chúng ta rất hoàn hảo. Bây giờ biết đi đâu để kiếm nữa cuốn Cửu Dương chân kinh kia? Vả lại không biết có nửa cuốn chân kinh nữa hay không? điều này không ai biết cả, Ðạt Ma lão tổ là một kỳ nhân xuất thế ra đời ở nước Thiên Trúc, thông minh và tài trí của ân sư chúng ta chưa chắc đã kém Ðạt Ma lão tổ, . Nên ân sư đã nói : "Ta không kiếm được nửa cuốn chân kinh chẳng lẽ không sáng tạo ra được nước võ công để điền vào những sơ hở trước hay sao?" vì thế hàng năm ân sư cứ bế quan để nghĩ ngợi và sáng tác chỉ mong tập hợp được những võ công của thiên hạ, hun đúc thành võ công riêng của phái chúng ta. Thúy Sơn và Tố Tố nghe Liên Châu nói như vậy, đều tắc lưỡi khen ngợi .Liên Châu lại tiếp: - Năm xưa, lúc Giác Viễn tổ sư truyền Cửu Dương chân kinh có tất cả ba người đứng quanh đó để nghe: đó là ân sư, Vô sắc đại sư của phái Thiếu Lâm và Quách Tường nữ hiệp tổ sư của phái Nga My. Sự thông minh và hiểu biết của ba người khác nhau, nên sự thành công của ba người sai biệt rất nhiều. Nói về võ công thì Vô Sắc đại sư cao hơn hết, còn Quách nữ hiệp là con gái Quách Tỉnh đại hiệp và Hoàng Dung nữ hiệp nên tài học nàng rất uyên bác. Còn sư phụ chúng ta, võ công chưa có căn bản, nhưng nhờ thế mà ân sư của chúng ta lại học những võ công tinh thuần nhất. Cho nên Thiếu :âm . Nga Mi, Võ Ðang, một phái thì cao siêu, một phái thì uyên bác một phái thì tinh thuần. Cả ba phái đều có sở trường sở đoản. Tố Tố lại hỏi: - Theo như lời nhị ca thì võ công của Giác Viễn Thiền sư cao tới mức không thể tưởng tượng được phải không? Liên Châu đáp: - Không. Giác Viễn Thiền sư hoàn toàn không biết chút võ công nào cả. Ông là một người trông nom kinh kệ trên Tàng Kinh các lại là một con mọt sách, rất thích đọc các kinh kệ, nên đã thuộc long tất cả những kinh tàng trữ trên Tàng Kinh các. Ông ngẫu nhiên đọc tới cuốn Cửu Dương chân kinh, liền đem cuốn kinh đó đọc lại cho ba người nghe còn những võ công tinh thâm trong cuốn kinh đó ra sao thì ông không biết. Thế rồi chàng đem chuyện Cửu Dương chân kinh thất lạc kể cho Tố Tố nghe. Chuyện này Thúy Sơn đã nghe sư phụ kể, nhưng Tố Tố mới nghe lần đầu nên thích thú vô cùng. Ngày thường Liên Châu rất ít nói. Có khi mấy ngày liền chàng không mở miệng một lần, nhưng từ hôm gặp lại Thúy Sơn có lẽ vì anh em xa cách lâu năm bây giờ mới tái ngộ nên lòng riêng hoan hỉ chăng mới nói luôn miệng. Ðã hơn mười ngày qua chàng mới thấy bản tính Tố Tố không phài là người ác độc, chỉ vì gần mực thì đen gần đèn thì sáng, từ bé cho đến lớn, tai nàng nghe mắt nàng thấy toàn những chuyện tà ác nên trước kia nàng mới hung tợn. Nhưng từ khi nàng làm vợ Thúy Sơn trong mười năm liền, tính cách đã biết đổi rất nhiều. Liên Châu càng ngày càng thấy nàng là người ngây thơ và thành thực, còn hơn những người hủ hoá ở các danh môn chính phái nhiều. Nên lúc này chàng mới đối xử với Tố Tố thân tình coi như là một đệ phu. Thúy Sơn thấy sư ca đang cao hứng thao thao bất tuyệt kể chuyện xưa cho vợ chồng mình nghe nên định hỏi về võ công của sư phụ tiến triển ra sao , bỗng có tiếng vó ngựa từ phía đông vọng tới. Không bao lâu tiếng vó ngựa chạy tới cạnh thuyền rồi lướt qua, đi thẳng về phía Tây.Thúy Sơn giả vờ như không nghe thấy cả, hỏi Liên Châu: - Nhị ca nếu ân sư chúng ta mời các cao thủ của phái Thiếu Lâm và Nga my đến để cùng nghiên cứu lấy sở trường của người bổ khuyết sở đoản của mình có phải võ công sẽ được tiến bộ nhanh không? Liên Châu nghe nói vỗ tay vào đùi rồi nói: - Phải đấy, thảo nào sư phụ bảo là sau này chú sẽ là người thừa kế vị trưởng môn của phái chúng ta. Quả thật ân sư sành sỏi biết bao. Thúy Sơn liền đỡ lời: - Chỉ vì tiểu đệ vắng mặt nên ân sư mới nhớ nhung mà dạy như vậy. Bao giờ người mẹ hiền cũng thương nhớ đứa con đi xa, hơn là những đứa con hiếu ở bên cạnh. Sự thật võ công của tiểu đệ kém đại ca, nhị ca và tứ ca rất xa, còn so với lục đệ và thất đệ tiểu đệ cũng không hơn hai chú áy là bao. Liên Châu lắc đầu đáp: - Ngũ đệ nói vậy không đúng sự thực chút nào. Vẫn biết bây giờ võ công của hiền đệ không bằng ngu huynh thật, nhưng hiền đệ sẽ là người thừa kế gánh vác trọng trách làm rạng rỡ võ học của phái ta, nên ân sư vẫn thường nói "Thiên hạ bao la, sự vinh nhục của một phái Võ Ðang có nghĩa lý gì đâu , nhưng ta có thể nghiên cứu hết được sự huyền ảo và bí quyết của võ học rồi truyền cho người một cách thận trọng khiến võ công của chính nhân quân tử cao siêu đến mức mà tà ác tiểu nhân không sao theo kịp. Tiến thêm một bước, ta giao kết vói tất cả nhân sĩ trong thiên hạ rồi cùng nhau xua đuổi quân Mông Cổ ra khỏi bờ cõi giành lại giang sơn cho dân tộc ta. Như vậy mới phải là phận sự của người học võ như chúng ta" Vì thế ân sư kén chọn người kế vị chú trọng tâm thuật sau mới đến thông minh. Nói đến tâm thuật, thì trong bảy anh em chúng ta, không ai hơn ai kém ai, riêng thông minh thì phải công nhận là hiền đệ hơn cả. Thúy Sơn xua tay nói: - Theo tiểu đệ nghĩ, lúc ấy ân sư vì quá nhớ tiểu đệ nên nhất thời cao hứng mà nói vậy thôi. Sự thật ân sư có định tâm như vậy, tiểu đệ cũng không dám táo gan nhận đâu. Liên Châu bỗng mỉm cười và nói với Tố Tố: - Tức muội hãy vô trông nom cho Vô Kỵ, đừng để nó hãi sợ, bên ngoài đã có ngu huynh và ngũ đệ rồi. Tố Tố ngước mắt lên nhìn về phía xa, dò xét coi có động tính gì không, nhưng nàng thấy bốn bề vấn yên lặng, trong lòng đang hoài nghi thì Liên Châu lên tiếng tiếp, Trong bụi cây trên bờ có những ánh sáng khí giới lấp lánh thế nào bên trong cũng có người đang mai phục. Còn trong đại lao ở phía trước, thế nào cũng có thuyền của đối phương ẩn núp. Tố Tố rảo măt nhìn chung quanh, vẫn không thấy động tịnh gì, nàng bèn nghĩ thầm : - Có lẽ mắt bác hai bị hoa chăng? Nàng còn đang nghĩ, bỗng nghe Liên Châu lớn tiếng nói: - Dư nhị và Trương ngũ của phái Võ Ðang qua ngang quý gia, có gì sơ suất hay thiếu lễ phép, xin quý vị tha thứ cho, chẳng hay bạn nào có hứng thú xin mời xuống thuyền uống chén rượu với chúng tôi. Chàng vừa nói xong, Tố Tố đã nghe trong bụi lau có tiếng mái chèo đang bơi rồi thấy có sáu chiếc thuyền nhỏ lướt ngang giữa dòng sông. Bỗng có một người đứng trên mái thuyền bắn một cây tên hiệu lên trời. Trong bụi cây ở bờ phía Nam, liền có mười mấy người ăn mặc võ phục mày đen, tay cầm khí giới mặt đều bao trùm khăn đen, lần lượt xông ra. Lúc ấy Tố Tố mới phục Liên Châu vô cùng nghĩ thầm: - Thảo nào anh ấy lừng lẫy giang hồ. Bây giờ ta mới chứng kiến, quả thật danh bất hư truyền . Nàng vừa nghĩ vừa đưa mắt nhìn thấy kẻ địch khá đông, vội chạy vào khoang thuyền thì thấy Vô Kỵ đã thức dậy. Nàng vội mặc quần áo cho con và khẽ nói: - Con ngoan, đừng sợ gì cả, nghe! Liên Châu lại lên tiếng: - Các vị phía trước mặt là những bạn nào thế? Chúng tôi là Dư nhị và Trương ngũ của phái Võ Ðang có lời thăm quý vị. Nhưng trong sáu chiếc thuyền nhỏ chỉ thấy có một chiếc sau cùng là có người cầm lái lộ mặt thôi, còn trên những chiếc thuyền kia, không có một ai cả. Liên Châu bỗng tỉnh ngộ và lớn tiếng nói: - Nguy tai. Rồi chàng nhảy ùm xuống dưới sông. Chàng vốn sinh trưởng ở vùng Giang Nam nơi có nhiều sông ngòi, nên bơi lội rất giỏi. Chàng vừa lặn xuống nước đã thấy bốn đại hán tay nắm dùi đục đang lặn dới nước và bơi tới. Hiển nhiên chúng định đi đục thuyền để bắt sống người. Liên Châu mỉm cười, ẩn mình cạnh thân thuyền chờ bốn người nọ bơi tới gần, vội phóng hai tay ra điểm huyệt của hai người trong bọn, đồng thời chàng giơ chân ra đá trúng yếu huyệt của người thứ ba. Người thứ tư thấy vậy định quay đầu bỏ chạy nhưng Liên Châu đã vươn tay trái ra, chộp lấy cổ chân của tên đó và vứt lên mạn thuyền. Chàng nghi rằng ba tên bị điểm huyệt thế nào cũng chết đuối dưới nước nên chàng vội bơi tới chộp từng tên một vứt lên trên thuyền luôn thể rồi mới nhảy lên sau. Ðại hán thứ tư vừa bị tung lên mũi thuyền lăn một vòng rồi tung mình nhảy lên ném mũi dùi đục đâm thẳng vào người Thúy Sơn. Thấy võ công của y tầm thường, Thúy Sơn không thèm tránh né chỉ giơ tay trái lên khoa một cái, đã chộp được cổ tay đang cầm dùi đục của tên nọ. Tiếp theo đó chàng dung khủy tay trái khẽ thúc vào ngực hắn một cái, tên ấy chưa kịp kêu la đã ngã lăn ra. Liên Châu liền nói :- Hình như trên bờ còn mấy tay hảo thủ, nhưng mặc chúng cứ việc cho thuyền đi. Thúy Sơn gật đầu, liền bảo người lái đò cứ cho thuyền tiến lên. Nhưng lúc ấy ngược gió và nước ngược nên thuyền đi rất chậm. Lúc thuyền đi tới sáu chiếc thuyền nho, Liên Châu liền xách bốn đại hán kia giải huyệt cho chúng rồi vứt trả sang thuyền nọ. Có điều lạ là những người tren thuyền nhỏ nọ không lên tiếng thì chớ cả mười mấy người áo đen ở tren bờ cũng không nói nửa lời, hình như người nào cũng câm cả. Bốn tên nọ chui cả vào trong khoang rồi mất dạng luôn. Trong khi thuyền của bọn Thúy Sơn qua ngang sáu chiếc thuyền nhỏ, đột nhiên tên cầm lái ném hai trái gì tới, chỉ nghe "bùng bùng " hai tiếng, là những mảnh gỗ vỡ bắn tung tóe, thuyền của bốn người bị vỡ thân thuyền bị thủng, nước chảy vào như thác. Thì ra tên lái đò đó ném hai trái ngũ phão mà những người đánh cá thường dùng đi giết cá. Liên Châu không nói gì cả, nhẹ nhàng nhảy sang thuyền đối phương, hai bàn tay không. Tên lái đò cầm mái chèo, nhìn thẳng về phía trước, thấy Liên Châu nhảy qua mà vẫn không them đếm xỉa tới. Liên Châu liền quát: - Ai vừa ném hai trái ngũ pháo? Tên lái đò vẫn cứ đứng thừ ra, không trả lời. Liên Châu biết tên đó giả vờ câm điếc, liền xông vào trong thuyền thì thấy có hai tên đại hán đang ngồi đối diện. Chúng thấy chàng vào vẫn ngồi yên không cử động và cũng không tỏ vẻ nghênh địch. Liên Châu túm lấy cổ một tên xách lên quát: - Thủ lãnh của các người đâu? Người nọ nhắm mắt không trả lời, Liên Châu là cao thủ hàng nhất trong võ lâm nên chàng không muốn dùg võ lực tra khảo bèn quay trở về thuyền mình thì đã thấy Thúy Sơn bế Vô Kỵ nhảy sang thuyền nhỏ rồi. Liên Châu cướp luôn cái mái chèo của tên lái đò bơi thuyền đi. Chàng vừa bơi được mấy cái, Tố Tố đã la lớn: - Bọn giặc đang tháo nước chảy vào thuyền. Nàng vừa nói xong, nước sông đã cuồn cuộn chảy vào. Thì ra những chiếc thuyền đó bên dưới có những nút gỗ, bọn giặc chỉ việc tháo ra là nước chảy vào trong khoang ngay. Liên Châu liền nhảy sang chiếc thuyền thứ hai, nhưng hai chiếc này cũng đã ngập nước đầy khoang rồi. Chàng quay lại nói: - Thôi chúng ta lên bờ đi. Mười mấy tên đại hán áo đen ở trên bờ đã đứng xếp hàng hình bàn nguyệt, chờ bốn người vừa lên bờ liền xúm lại bao vây. Liên Châu thấy những người đó đa số cầm trường kiếm một số tên dùng song đao hay nhuyễn tiên, không tên nào dùng khí giới nặng, Liên Châu khoanh tay đứng yên đưa mắt nhìn tả hữu một vòng, vẻ mặt lạnh lùng, không nói nửa lời. Một đại hán áo đen đứng ở giữa giơ tay lên ra hiệu, những tên kia liền đứng sang hai bên cúi đầu khẽ vái chào, chĩa mũi kiếm xuống, hành lễ một cách cung kính, rồi nhường lối cho Liên Châu đi. Liên Châu đáp lễ xong, liền nghênh ngang đi thẳng. Bọn đại hán áo đen chờ Liên Châu qua khỏi thì bọn đó liền vây bọn Thúy Sơn ba người và giơ mũi kiếm lên định tấn công. Thúy Sơn thấy vậy ha hả cười và nói: - Thế ra quý vị định đối phó với Trương mỗ đây? Nhưng các vị bày trận lớn như thế này thì quả là coi trọng Trương mỗ quá. Một tên đại hán áo đen trong bọn chần chờ giây lát, rồi buông xuôi mũi kiếm xuống tránh sang bên nhường lối cho Thúy Sơn đi nữa. Thúy Sơn vội quay lại nói: - Tố Tố em hãy đi trước. Tố Tố ẳm Vô Kỵ định đi, bỗng nghe có tiếng gió khua động, năm mũi trường kiếm đã chĩa thẳng vào Vô Kỵ. Tố Tố giật mình lùi về phía sau mấy bước. Năm người nọ nhanh bước đuổi theo năm mũi kiếm cứ bao vây lấy người Vô Kỵ. Liên Châu nhún chân một cái nhảy vượt qua đầu mọi người hai tay liên tiếp đập bốn cái trúng vào cổ tay của bốn người áo đen. Bốn thanh trường kiếm cùng một lúc tung lên. Tiếp theo đó, chàng dung tay trái nắm lấy cổ tay của người thứ năm thấy rất mềm mại, hình như đó là một thiếu nữ. Trong lúc chàng nắm tay người đó thì ngón tay giữa của chàng đã thuận thế điểm luôn huyệt của địch. Tới khi chàng phát giác người đó là thiếu nữ liền buông tay ra. Nhưng cổ tay của người nọ đã tê tái và trường kiếm rơi ngay. Năm người áo đen vội lùi ra tức thì. Tiếp theo đó, có hai người khác ở tả hữu đâm tới, đều dùng thế kiếm đại ma bình sa, Liên Châu thấy vậy, nghĩ thầm: "Ðây là kiếm pháp của phái Côn Luân, thì ra bọn người này là thủ hạ của phái Côn Luân đấy? " Nghĩ đoạn chàng chờ mũi kiếm cách ngực chừng ba tấc mới thót ngực lại để tránh, rồi giơ hai tay lên dùng ngón tay khẽ gõ vào hai thanh kiếm của đối phương. Hai cái gõ ấy trông rất nhẹ nhàng, nhưng Liên Châu đã dùng Võ Ðang tâm pháp dồn hết sức và hai ngón tay. Từ khi những người bơi sáu chiếc thuyền ra ngăn cản, và những người ở trên bờ song ra bao vây bọn Thúy Sơn đến giờ, chưa hề nghe ai lên tiếng cả. Chỉ có lúc này người chịu đựng không nổi sức lực của Liên Châu, mới lên tiếng kêu "ối chà" thôi. Nhưng giọng nói của y rất thanh thoát, nên bọn Thúy Sơn cũng nhận ra ngay người đó là thuộc phái yếu. Người áo đen đứng giữa thấy Liên Châu lợi hại như vậy, vội giơ tay trái lên phất một cái, các người kia quay mình chạy ngay, chỉ trong chốc lát đã biết mất dạng. Bọn chúng người nào người náy cũng mảnh khảnh hiển nhiên là đàn bà giả dạng đàn ông. Liên Châu liền lớn tiếng theo: - Dư nhị, Trương ngũ gởi lời hỏi thăm Thiết Cầm tiên sinh và xin thứ lỗi cho sự vô lễ này. Họ không trả lời, chỉ văng vẳng có tiếng cười vọng lại thôi. Nhưng tiếng cười đó cũng rõ ràng là tiếng cười của đàn bà. Tố Tố đặt Vô Kỵ đứng xuống đất tay vẫn còn nắm chặt tay con và nói: - Những người đó đa số là đàn bà con gái, có phải là môn hạ của phái Côn Luân hay không, thưa sư huynh? Liên Châu đáp: - Không, họ là phái Nga My đó .Tố Tố ngạc nhiên hỏi: - Thế tại sao vừa nãy nhị ca lại hỏi thăm Thiết Cầm tiên sinh làm gì? Liên Châu thở dài một tiếng: - Từ đầu chí cuối họ không nói một tiếng nào, mặt họ lại bịt khăn đen, như vậy đủ tháy họ không chịu cho người ta biết rõ mặt thật. Họ dùng mũi kiếm chỉ vào cháu Vô Kỵ là họ đã sử dụng Hàn Mai kiếm trận của phái Côn Luân. Về sau, hai người lại dùng thế kiếm đại mạc bình sa của phái Côn Luân đâm ngu huynh. Họ đã giả mạo là phái Côn Luân thì ta cũng giả bộ không biết mà hỏi thăm Thiết Cầm tiên sinh, trưởng môn của họ. Tố Tố lại hỏi: - Sao nhị ca biết họ là môn hạ của phái Nga Mi? Nhị ca có quen biết người nào trong đó không? Liên Châu đáp: - Không. Những người đó công lực rất tầm thường, có lẽ họ là những đồ tôn của Diệt Tuyệt sư thái, trưởng môn phái Nga Mi, tức là đệ tử đời thứ tư của phái Nga my thì ngu huynh làm sao biết được họ. Nhưng họ đã dùng nhu kình để hoá giải chỉ lực của ngu huynh, như vậy họ đã cho chúng ta thấy họ sử dụng tâm pháp của phái Nga my. Mặc dầu họ đã dùng trận pháp của phái khác để lừa dối chúng ta nhưng tới khi họ giở nội lực ra thì ngu huynh biết ngay họ là môn phái nào liền. Thúy Sơn gật đầu nói: - Vừa rồi nhị ca dùng ngón tay đánh vào hai thanh kiếm của họ nếu chúng vứt kiếm đi thì chỉ bị thương nhẹ thôi. Nội công của phái Nga Mi rất lợi hại, nhưng chưa tới lúc vận động mà họ đã đem ra sử dụng ngay, gặp cao thủ giỏi hơn họ là họ thất bại liền. Nếu vừa rồi nhị ca coi hai nàng đó là kẻ địch chính thức thì hai nàng ấy phải phơi xác tại đây. Nhưng phái Nga Mi với chúng ta xưa nay không có thù oán gì cả nên nhị ca không nỡ hạ độc thủ. Liên Châu gật đầu và tiếp: - Hồi xưa ân sư đã được Quách Tường nữ hiệp, tổ sư phái Nga Mi giúp đỡ nhiều, vì thế lúc nào ân sư cũng dặn bảo anh em chúng ta, đừng nên gây thù oán vói các đệ tử Nga Mi để bảo tồn tình giao hữu xưa kia. Vừa rồi, ngu huynh dùng ngón tay đánh vào hai thanh kiếm của họ, bỗng thấy họ sử dụng nhu kình liền biết ngay họ là người của phái Nga Mi. Tố Tố vừa tiếp: - Cũng may về sau nhị ca nói xin lỗi Thiết Cầm tiên sinh như vậy không phải chúng ta đã chính thức thất lễ với Nga Mi. Lúc ấy chiếc thuyền của mấy người đã bị quay lái, trôi xuống miền xuôi mất dạng. Còn sáu chiếc thuyền kia đã chìm đắm. Các tay lái bị ướt như chuột lột, đang lóp ngóp bơi vào bờ. Tố Tố liền lên tiếng hỏi. - Những người này có phải môn hạ của phái Nga Mi không? Liên Châu khẽ đáp: - Bọn này là người của Lương Thuyền bang ở Sào Hồ. Tố Tố cúi nhìn năm thanh trường kiếm đang nằm dưới đất định nhặt lên xem. Liên Châu ngăn lại và nói: - Tức muội chớ đụng vào khí giới của bọn họ. Nếu cán kiếm có khắc rõ phái Nga Mi thì sau này chúng ta không thể thoái thác được là không hay họ là người môn phái nào. Thôi chúng ta đi ngay đi. Tố Tố thấy Liên Châu xử sự như vậy trong lòng vô cùng thán phục liền vâng lời, dắt tay Vô Kỵ tiến thẳng lên con đường lớn bên cạnh bờ sông mà đi ngược lên. Vô Kỵ mừng rỡ la lớn: - Có ngựa , có ngựa mọi người thấy dưới gốc cây liếu cách nơi đó hơn mười trượng có ba con ngựa đang cột ở đó. Ở Băng Hỏa đảo chưa hề thấy ngựa khi tới trung thổ nó cứ muốn được cưỡi ngựa đi chơi, nhưng suốt dọc đường cứ phải đi thuyền nó bực bội vô cùng. Bốn người đi gần tới ba con ngựa, thấy trên cành liễu có dán một tờ giấy. Thúy Sơn vội lấy tờ giấy đó xuống xem, thấy trên giấy viết :- Xin kính tặng quý vị ba con ngựa để chuộc tội phả hủy chiếc thuyền . Liên Châu liền nói: - Không ngờ bọn họ cũng biết điều. Thế rồi ba người cởi dây buộc ngựa ra. Thúy Sơn Liên Châu mỗi người một con. Còn Tố Tố thì cưỡi chung với Vô Kỵ. Thúy Sơn nói: - Ðằng nào hành tung của chúng ta cũng đã lộ rồi. Ngồi thuyền hay đi ngựa cũng thế thôi. Liên Châu đáp: - Phải đấy, thế nào trên đường cũng xảy ra lôi thôi rắc rối nữa, nhưng bất đắc đĩ chúng ta mới ra tay, nhưng chớ nên đánh mạnh quá. Vì vừa rồi chàng vô ý đả thương hai môn hạ của phái Nga Mi trong lòng cứ thấy áy náy, Tố Tố cũng lấy làm hổ thẹn và nghĩ thầm: - Sư ca mới ra tay hơi nặng một chút chớ không phải có ý định đả thương người. Ðem so với ta, năm xưa giết người bừa bãi môn hạ của Thiếu Lâm, thì sự lỗi lầm này của ta quả thật nặng nề. Ta đã trót làm thì ta phải chịu đựng lấy, sau này không nên để cho sư ca gánh thế cho nữa . Ðoạn nàng liền tiếp: - Thưa sư ca, nước người định gây sự lôi thôi là do ở vợ chồng chúng em cả. Còn đối với sư ca thì họ cung kính lắm. Từ giờ trở đi, nếu có ai cản trở thì sư ca để cho em đối phó. Nếu em địch không lại chúng lúc ấy em sẽ mời sư ca ra tay giúp. Liên Châu đáp: - Sao tức muội nói vậy. Chúng ta là anh em thì phải đồng sinh đồng tử, sao tức muội lại phải phân biệt ra như thế làm gì? Tố Tố không tiện nói tiếp nữa liền hỏi: - Họ cũng biết sư ca đi với chúng em, tại sao họ chỉ phái đệ tử đời thứ tư ngăn cản vậy? Liên Châu đáp: - Chắc là việc xảy ra quá đột ngột họ không kịp điều động thủ hạ khác. Thúy Sơn thấy vừa rồi phái Nga Mi phái các nữ môn hạ tới quấy nhiễu như vậy, chắc là muốn hỏi tung tích Tạ Tốn nên chàng liền xen vào: - Thì ra nghĩa huynh của đệ có thù với phái Nga Mi, nhưng đệ ở trên đảo không thấy nghĩa huynh nói tới việc này. Liên Châu thở dài đáp: - Môn qui của phái Nga Mi rất nghiêm, người trong phái đó đa số là nữ đệ tử. Diệt Tuyệt sư thái xưa nay vẫn cấm các đệ tử bôn ba giang hồ. Lần này không hiểu tại sao phái Nga Mi lại phái người tới đây là khó dễ Bạch Mi giáo như vậy. Chúng tôi cũng lấy làm ngạc nhiên vô cùng. Cho tới gần đây mới biết rõ nguyên nhân. Thì ra Phương Bình, anh hùng ở Lan Phong tỉnh Hà Nam, bỗng bị người ta giết, trên vách có để lại mười một chữ viết bằng máu tươi "Kẻ giết người Hỗn Nguyên phích lịch thủ Thành Khôn" Tố Tố liền hỏi: - Thưa sư ca, Phương Bình có phải là người của phái Nga Mi không? Liên Châu đáp: - Không phải. Chàng ngừng giây lát lại tiếp: - Việc riêng của các tiền bối, chúng ta hậu bối đáng lẽ không nên bàn luận tới, nhưng ngu huynh chỉ biết hồi Diệt Tuyệt sư thái còn trẻ là một mỹ nhân nổi tiếng trong võ lâm. Sau này nàng bỗng cắt tóc đi tu, rồi Phương Bình lão anh hùng cũng tự chặt một cánh tay thề suốt đời không lấy vợ. Thúy Sơn, Tố Tố đông thanh kêu "ồ" một tiếng, vì cả hai người đều biết Diệt Tuyệt sư thái với Phương Bình lão anh hùng còn trẻ là đôi tình nhân. Nhưng không hiểu sao hai vị tiền bối đó không thành vợ chồng được, rồi một người đi tu, một người chặt đứt một tay. Sau Diệt Tuyệt sư thái hay tin Phương Bình lão anh hùng bị Tạ Tốn giết, mới quyết tâm trả thù.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 22
Cản đường bắt Vô Kỵ
Vô Kỵ bỗng lên tiếng hỏi: -Thưa bác hai, Phương lão anh hùng đó là người tốt hay xấu? Liên Châu đáp: -Sau khi chặt cánh tay, phương lão anh hùng chỉ ngày ngày cày cấy, còn dư thời gian thì lấy sách ra đọc. Xưa nay không lai vãng với ai cả, tất nhiên ông ta là người tốt. Vô Kỵ lại nói: -Có phải nghĩa phụ cháu giết người bừa bãi như vậy là bậy lắm phải không? Liên Châu cả mừng, liền giơ tay ra ẵm Vô Kỵ sang, rồi vừa vuốt đầu vừa nói với thằng bé: -Cháu đã biết không nên giết người bừa như vậy thật là tốt, bác thương cháu lắm. Cháu nên biết người đã chết không thể sống lại được. Khi nào cháu thấy kẻ địch mang tội rất nặng không thể nào tha thứ, cháu mới ra tay giết kẻ đó, bằng không cháu nên cho kẻ đó một dịp may để hối cải. Vô Kỵ tiếp: -Bác hai, cháu muốn cầu bác một việc. Liên Châu hỏi; -Việc gì thế? Vô Kỵ đáp: -Khi nào những người đó kiếm thấy nghĩa phụ, bác làm ơn bảo họ đừng có giết nghĩa phụ nhé! Vì nghĩa phụ đã mù hai mắt đánh không lại bọn họ đâu. Liên Châu ngẫm nghĩ giây lát rồi nói: -Việc này bác không thể nhận lời. Còn bác thì không khi nào giết nghĩa phụ cháu cả. Vô Kỵ đứng ngẩn người, nước mắt nhỏ ròng xuống má. Sáng sớm hôm sau, bốn người vào thị trấn, liền vào khách điếm ngủ trọ. Chiều hôm đó, bốn người lại tiếp tục lên đường. Cũng có lúc Tố Tố và Thúy Sơn cưỡi chung một ngựa để cho Vô Kỵ một mình một ngựa cho thoả chí. Dù sao Vô Kỵ vẫn còn ít tuổi, được phóng ngựa trong chốc lát đã quên hết việc lo âu cho Tạ Tốn. Không bao lâu, bốn người đã đến Hán Khẩu. Chiều hôm đó họ sắp tới An lộc, bỗng có mười mấy khách thương đang ở phía trước chạy tới, thấy Liên Châu bèn vội xua tay bảo: -Các người hãy mau quay trở lại, phía trước mặt đang có binh lính Mông cổ chặn đường cướp của giết người. Lại có một người nói với Tố Tố: -Nương tử này lớn mật thật, nếu nương tử gặp phải bọn lính Mông Cổ thì nguy tai,, Liên Châu vội hỏi: -Có bao nhiêu quân Mông Cổ? Một người đáp: -Có chừng mười đứa, nhưng trông chúng rất hung ác. Nói xong, người đó liền cắm đầu ù té chạy. Xưa nay Võ Ðang thất hiệp ghét nhất là quân nguyên tàn sát lương dân. Ngày thường Trương Tam Phong đốc huấn các môn hạ rất nghiêm cấm các đệ tử ra tay đánh người nhưng dặn các đệ tử nếu gặp quân nguyên thì cứ việc ra tay tha hồ chém giết. Vì thế nếu gặp đại đội quân nguyên, Võ Ðang thất hiệp đành phải xa tránh, nếu gặp một số ít quân Mông Cổ hành hung, bấy giờ anh em Võ Ðang thất hiệp liền ra tay trừ diệt ngay. Lúc ấy Liên Châu và Thúy Sơn nghe mấy người nói phía trước có mười mấy tên quân Mông Cổ thôi, nên cả hai định tâm giết những tên quân tàn ác đó để trừ hại cho dân. Ði trước ba dặm quả nhiên phía trước có tiếng kêu la thảm khốc, Thúy Sơn bèn phóng ngựa lên trưc thì thấy mười mấy tên quân Mông Cổ, tay cầm đao và trường mâu đang đâm chém và cướp giật của cải dân lành. Dưới đất máu tươi chảy lai láng. Ðã có bảy tám người bị chém đứt đầu. Một tên Mông Cổ tay cầm một thằng bé độ ba bốn tuổi giơ lên cao và đá mạnh một cái. Thằng bé bị đá lên trên không, kêu la thảm khốc, lúc rơi xuống bị chúng bồi thêm một cái đá nữa. Thằng bé cứ bị bọn lính Nguyên đá đi đá lại tựa như trái cầu. Nó chỉ bị đá vài cái đã chết ngay. Thúy Sơn tức giận ứa gan, liền phi thân xuống, khi chưa tới đất đã múa quyền đấm vào ngực một tên lính đang giơ chân định đá cái xác thằng bé. Tên lính Nguyên đó không kịp kêu la đã ngã gục xuống đất. Một tên lính Mông Cổ khác múa cây xà mâu nhằm lưng chàng đâm tới. Vô Kỵ thấy vậy la lên: -Cha hãy cẩn thận. Thúy Sơn vội quay mình lại vừa cười vừa nói: -Con xem cha đánh lính Mông Cổ đây. Lúc ấy, cây xà mâu của địch chỉ cách người chàng không đầy nửa thước. Chàng vội giơ tay trái lên bắt luôn cả cây xà mâu đó, thuận tay đẩy về phía trước một cái, cán xà mâu đụng ngay vào ngực tên lính. Tên lính Mông Cổ đó chỉ kêu lên được một tiếng ngã lăn ra đất tức thì. Các lính Nguyên thấy Thúy Sơn dũng mãnh như vậy, đông thanh la lớn một tiếng, cùng xông cả lại bao vây. Tố Tố cũng vội nhảy xuống ngựa cướp một con dao dài của tên lính nguyen và chém liền một lúc hai tên. Các lính Nguyên thấy mấy người này đều là tay giỏi võ, tuy biết địch không lại liền quay đầu bỏ chạy. Nhưng bọn lính nguyên vẫn tính hung ác, trong khi đào tẩu thuận tay chúng chém thêm vài người dân lành. Liên Châu thấy vây, cả giận quát: -Ðừng để chúng chạy thoát! Ðoạn chàng chạy thẳng về phía tây cản trở lối đi của bốn tên lính Nguyên. Tố Tố và Thúy Sơn cũng chia nhau đón đường đánh bọn Mông Cổ đó. Ba người biết quân nguyên tuy hung ác nhưng võ công của chúng rất tầm thường, còn kém vả Vô Kỵ nhiều, nên cả ba người không cần phải trông nom thằng nhỏ nữa. Vô Kỵ nhảy xuống ngựa thấy bác với cha mẹ mình đang đuổi đánh bọn quân nguyên, liền vỗ tay khen: - Hay lắm! Hay lắm! Nó la xong, tên lính Mông Cổ bị Thúy Sơn thúc cán xà mâu vào ngực khi nãy đột nhiên đứng ngay dậy, giơ tay ra ôm ngang lưng Vô Kỵ. Vô Kỵ kinh hãi xoay tay đánh luôn một thế Thần Long bái vĩ nghe "bộp" một tiếng, trúng ngay ngực tên lính Nguyên. Nó thấy bác với cha mẹ nó đang hăng tiết chém giết quân nguyên nên nó cũng dùng hết sức mà đánh vào kẻ đã ôm nó. Ngờ đâu tên lính đó không kêu là một tiếng nào mà thân mình y cũng không thấy rung chuyển. Y lẹ làng tung mình lên ngựa rồi quất roi cho ngựa chạy thẳng. Liên Châu và vợ chồng Thúy Sơn đồng thanh la lên và đuổi theo. Liên Châu chỉ nhún nhảy hai cái đã tới sau lưng ngựa, giơ tay trái đánh luôn một chưởng. Nhưng tên lính Mông Cổ không quay đầu lại chỉ trái tay đánh một chưởng trả lại, chưởng của hai người va chạm nhau, Liên Châu cảm thấy chưởng lực của đối phương mạnh như bài sơn hải đảo, khí huyết trong người chàng đảo lộn, thân mình rung chuyển mấy cái và bị bắn về phía sau ba bước. Con ngựa của tên lính Mông Cổ đó cũng chịu không nổi sức chấn động của chưởng lực Liên Châu, nên hai chân trước của nó đột nhiên quì xuống đất. Tên lính nguyên tay vẫn ẵm Vô Kỵ, thuận thế nhảy luôn về phía trước, y nhún nhảy một cái đã ra ngoài xa hơn trượng, rồi y giở khinh công cắm đâu chạy thoát. Thúy Sơn thấy sắc mặt nhị ca lợt lạt, biết đã bị thương nặng vội chạy đến đỡ. Tố Tố vì thương con nên cứ cắm đầu đuổi theo, nhưng khinh công của tên lính Nguyên đó cao khôn tả. Càng đuổi nàng càng thấy kẻ địch bỏ xa mình rất nhiều. Giây lát sau, nàng chỉ còn thấy kẻ địch là một cái chấm đen rồi biết mất hẳn qua một con đường cong. Nhưng Tố Tố không chịu buông tha, cứ cắm đầu đuổi theo hoài, nàng không nghĩ rằng tên lính Nguyên đó có thể đả thương được Liên Châu thì dù rằng nàng có đuổi kịp cũng không sao địch nổi. Lúc ấy Liên Châu khẽ nói: -Ngũ đệ, mau gọi đệ phụ trở lại, chúng ta thong thả hãy bàn tính sau,.. Thúy Sơn liền cầm cây xà mâu đâm thẳng vào hai tên lính Nguyên đang nằm trước mặt kế quay lại hỏi Liên Châu: -Nhị ca có bị thương nặng lắm không? Liên Châu đáp: -Không lấy gì làm nặng lắm, nhưng ngũ đệ hãy chạy theo gọi đệ phu trở lại trước đã. Thúy Sơn thấy trong bọn lính Nguyên có một vài cao thủ ẩn núp, e những tên đó sẽ tới giết hại Liên Châu nên trước khi đi gọi Tố Tố, chàng liền giết hết những quân Mông Cổ còn sống sót nằm quanh đó, rồi mới nhảy lên mình ngựa tiến thẳng về phía Tây. Chàng đuổi mười mấy dặm đã thấy Tố Tố đầu bù tóc rồi đang cắm đầu chạy như điên, bước loạng choạng hình như đã mỏi mệt lắm rồi. Chàng phi ngựa tới cạnh ôm xốc nàng lên trên yên. Tố Tố vừa khóc vừa chỉ về phía trước và nói: -Không thấy nữa rồi, không còn đuổi kịp .Nói xong nàng chết giấc liền, Thúy Sơn vẫn lo ngại cho Liên Châu, trong lòng nghĩ thầm : - Trước hết phải chăm sóc nhị ca đã rồi sẽ kiếm Vô Kỵ sau .Ðoạn chàng liền quay đầu ngựa phi trở lại, thì thấy ba tên lính Nguyên hai tên cầm xà mâu một tên cầm đao, bao vây lấy Liên Châu đang ngồi dựa gốc cây nhưng chúng không dám tấn công. Thúy Sơn thấy vậy nổi giận quát lớn: - Quân Mông Cổ kia, có mau nạp mạng không? Chàng bèn múa cây xà mâu đâm té luôn hai tên lính Mông Cổ, còn một tên nữa quay mình định chạy. Chàng quát lớn một tiếng rồi lao cây xà mâu theo. Chàng còn đang tức giận nên đã dùng hết toàn lực cây xà mâu xẹt trên không kêu vù vù đâm vào sau lưng tên lính, xuyên ra trước ngực rồi cắm thẳng xuống dưới đất. Tố Tố từ từ tỉnh dậy mồm vẫn kêu la: - Vô Kỵ! Vô Kỵ! Liên Châu nhắm mắt ngồi vận khí đièu hơi rồi móc túi lấy viên thuốc Thái ất đoạt mệnh đơn ra uống. Sắc mặt của chàng đã đỏ dần lên. Chàng từ từ mở mắt ra khẽ nói: - Chưởng lực của kẻ địch lợi hại thật. Thúy Sơn nghe sư huynh đã lên tiếng được rồi, biết không còn nguy hiểm nữa trong lòng lúc bấy giờ mới được yên nhưng chàng vẫn chưa dám nói chuyện vội. Liên Châu liền từ từ đừng dậy khẽ hỏi: - Có phải tên lính Mông Cổ đõ đã chạy mất rồi không? Tố Tố vừa khóc vừa đáp; - Sư ca, biết làm sao bây giờ đây? Liên Châu nói tiếp: - Tức muội hãy yên tâm, Vô Kỵ không việc gì đâu. Người đó võ công cao siêu như vậy, chắc không khi nào giết hại trẻ nhỏ. Tố Tố lại nói: - Nhưng nhưng y đã bắt cóc Vô Kỵ đi rồi! Liên Châu gật đầu, giơ tay ra để lên vai Thúy Sơn nhắm mắt ngẫm nghĩ. Một lát sau, Liên Châu mở mắt ra và nói: - Ngu huynh cũng không nghĩ ra được người đó thuộc phái nào. Chúng ta hãy trở về Võ Ðang, hỏi ân sư sẽ rõ. Tố Tố nóng lòng sốt ruột thúc giục Liên Châu: - Sư ca, phải nghĩ cách gì để cướp lại thằng Vô Kỵ trước đã? Còn kẻ địch ấy thuộc môn phái nào sau này hỏi lại ân sư. Liên Châu lắc đầu mấy cái, Thúy Sơn vội đỡ lời: - Hiện giờ nhị ca đang bị đau nặng, người đó lại có võ công cao siêu như thế, dù chúng ta có đuổi theo kịp cũng không làm gì nổi y. Tố Tố vừa khóc vừa hỏi: - Chẳng lẽ chúng ta để yên như vậy sao? Thúy Sơn đáp: - Chúng ta khỏi tìm kiếm, tự y sẽ đến kiếm chúng ta. Tố Tố là người rất thông minh và sáng suốt vì thấy đứa con yêu quí bị bắt cóc mà kinh hãi đến nỗi mất hết bình tĩnh. Lúc này nàng nghe Thúy Sơn nói vậy mới tỉnh ngộ. Nàng cũng biết tên lính Mông Cổ đõ võ công cao siêu, đến Liên Châu cũng địch không nổi, thì đủ thấy không phải là tên lính Mông Cổ thật sự. Sau khi y đả thương Liên Châu, nếu y định giết hại hai vợ chồng nàng dễ như trở bàn tay. Nhưng y chỉ bắt Vô Kỵ đi, đủ thấy muc đích của y là muốn biết rõ tung tích Tạ Tốn. Thúy Sơn liền ẵm Liên Châu để lên lưng ngựa rồi ba người đi từ từ về phía trước. Tới Lục An cả ba vào trong một khách sạn nhỏ để nghỉ ngơi. Thúy Sơn liền bảo điếm tiểu nhị đem cơm nước vào phòng, rồi đóng chặt của lại. Sở dĩ chàng làm như vậy là sợ bên ngoài gặp phải lính Nguyên, lại có sự rắc rồi nữa. Ba người giết mười mấy tên lính Mông Cổ nên mấy ngày sau đại đội quân Nguyên liền tới nơi ấy chém giết và cướp bóc một lần nữa trả thù, dân chúng gần đó chịu không biết bao khổ hình. Thật là cảnh thảm khốc của kẻ mất nước, không sao tả xiết. Liên Châu vận nội công để chữa vết thương. Thúy Sơn ngồi bên cạnh để bảo vệ còn Tố Tố thì ngồi trên ghế nghỉ ngơi, dầu nhắm mắt nhưng Tố Tố không sao ngủ được. Ðến nửa đêm Liên Châu liền đi lại trong phòng ba vòng cho dãn gân dãn cốt một lát, rồi nói: -Ngũ đệ, ngoài sư phụ, ngu huynh chưa hề gặp một địch thủ nào lợi hại như vậy bao giờ. Thì ra lúc Thúy Sơn thuận tay thúc cây xà mâu vào ngực tên lính Mông Cổ đó thì y chỉ giả bộ chết giấc thôi. Lúc ấy vợ chồng Thúy Sơn với Liên Châu không để ý tới. Bây giờ ba người mới hồi tưởng lại thì đều nhớ ra người đó hình như râu mọc đầy cằm, Tố Tố liền lên tiếng: - Tên lính Nguyên đó bắt được Vô Kỵ đi, chắc thế nào cũng hạch hỏi tra gạn cho ra tung tích của nghĩa huynh. Không biết thằng Vô Kỵ có chịu nói không? Thúy Sơn liền đáp: - Nếu Vô Kỵ chịu nói cho tên đó rõ, thì nó đâu phải là con của chúng ta. Tố Tố lại tiếp: - Ngũ ca nói phải, chắc nó không chịu nói đâu. Nàng nói tới đó, đột nhiên oà lên khóc. Thúy Sơn vội hỏi: - Làm sao thế? Tố Tố nức nở khóc và đáp: - Vô Kỵ không chịu nói thì thế nào tên ác tặc đó cũng đánh nó và buộc nó phải nói. Nó sẽ dùng độc hình cũng nên? Thúy Sơn và Liên Châu cùng thở dài một tiếng đồng thanh nói: - Ngọc có dũa mới quí. Cứ để cho nó trải qua những sự gian nan khổ sở sau này nó mới khá được. Thúy Sơn tuy nói như vậy, nhưng nghĩ đến con trong lòng rất xót xa. Nên chàng vừa ngẫm nghĩ vừa suy tính: - Nếu lúc này tên lính Nguyên đó đem con ta có lẽ ta sẽ cho y biết tung tích của Tạ Tốn. Không! Thà chết chớ ta không thể là kẻ tiểu nhan vô nghĩa .Nghĩ tới đó, chàng liền quay lại nhìn vợ, thấy hai mắt của Tố Tố đang van lơn chàng bỗng giật mình kinh hãi và nghĩ tiếp: - Nếu tên ác tặc đó quay lại láy tính mạng của Vô Kỵ để uy hiếp chưa biết chừng Tố Tố sẽ khuất phục và nói rõ ra. Ðoạn chàng liền nói lảng sang chuyện khác. -Thế nào, nhị ca đã đỡ chưa? Liên Châu thấy thần sắc của hai vợ chồng chàng đã biết được hai người đang lo ngại nếu tên lính Mông Cổ tra hỏi Vô Kỵ không ra manh mối sẽ đem thằng nhỏ tới đây để uy hiếp. Tất nhiên Tố Tố không khi nào chịu để cho tên ác tặc đó giết Vô Kỵ trước mặt mình. Rồi thế nào nàng cũng phạm lỗi vô nghĩa mà nói rõ tung tích Tạ Tốn. Liên Châu liền nghĩ ra được một kế để cởi mở bèn vội nói: - Thôi được, chúng ta lên đường ngay bay giờ đi. Ba người liền trả tiền phòng tiền cơm nước rồi rời khách điếm lên đường ngay. Họ chọn những đường nhở và lối đi hẻo lánh nhất. Không phải vì sợ kẻ địch đuỏi theo mà họ chỉ sợ tên ác tặc bắt Vô Kỵ tới dùng những thủ đoạn thảm khốc mà uy hiếp. Ba người cứ ngày nghỉ đêm đi cũng may suốt dọc đường không việc gì xảy ra cả. Vì thương con và đi đêm sương gió, nên Tố Tố ngã bệnh. Thúy Sơn đành thuê hai xe lừa, một cho Liên Châu, một cho Tố Tố còn chàng thì cưỡi ngựa theo họ tống. Ngày hôm đó, đã tới Tương Dương, liền nghé lại trọ ở một khách sạn tại trấn Thái Bình điếm. Thúy Sơn xếp đặt lại chổ cho Liên Châu yên nghỉ đang định trỏ về phòng mình bỗng thấy một đại hán vén cửa màn xông vào. Ðại hán đó mặc quần áo xanh tay cầm chiếc roi ngựa trông như một phu xe. Y trợn mắt nhìn Liên Châu và Thúy Sơn mỉm cười một cái rồi bỏ đi. Thúy Sơn biết tên đó thế nào cũng thuộc phe địch nhưng chàng tức y vô lễ, bèn vận sức đảy mạnh theo một cái trúng giữa lưng tên đại hán ngã sấp xuống. Y lóp ngóp bò dậy quát tháo: -Võ Ðang tiểu tặc chết đến nơi rồi mà còn hành hung! Y nói cứng như vậy, nhưng chân vẫn cứ rảo cẳng chạy luôn ra bên ngoài, bước rất loạng choạng, đủ thấy y bị thương không nhẹ. Liên Châu thấy vậy, không nói năng gì cả. Chiều hôm đó, Thúy Sơn vào phòng Liên Châu và nói: - Nhị ca chúng ta nên khởi hành bây giờ đi. Liên Châu đáp: - Không. Tối nay không nên đi vội, để sáng mai lên đường thì hơn. Thúy Sơn ngẫm nghĩ giây lát hiểu ngay ý của sư ca mình, liền trả lời: - Nhị ca nói phải, nơi đây cách bổn sơn có hai ngày đường thôi. Sư huynh đệ chúng ta dù hèn kém tới đâu cũng không thể nào làm giảm uy phong của sư môn. Ở ngay chân núi Võ Ðang mà chúng ta lại đêm đi ngày nghỉ một cách thầm lén nước làm gì? Liên Châu mỉm cười đáp; - Dù sao hành tung của chúng ta cũng bị bại lộ. Chúng ta thử xem đệ tử phái Võ Ðang sẽ chết như thế nào? Thế rồi anh em liền sát cánh nhau, ngồi lên trên giường nhắm mắt tham thiền để dưỡng thần. Ðêm hôm đó ngoài cửa sổ trên mái nhà có tất cả bảy tám người đi lại canh giữ và dòm ngõ nhưng chúng vẫn sợ oai danh của Võ Ðang, nên không dám xông vào trong phòng quấy nhiễu, còn Tố Tố thì bị nóng lạnh ngủ li bì không hay biết gì cả. Liên Châu , Thúy Sơn không thèm đếm xỉa đến bọn ác tặc bên ngoài. Ngày hôm sau, cơm nước xong, ba người lại tiếp tục lên đường. Liên Châu ngồi trong xe lừa, nhưng bảo phu xe bỏ hết những vải bọc xung quanh ra, đẻ tiện trông trước thấy sau. Ba người vừa đi khỏi Thái Bình điếm mấy dặm đã thấy có ba người cưỡi ngựa từ phía Ðông đến liền, cứ theo sau xe lừa, tựa như người hộ tống vậy. Ði được vài dặm nữa, liền thấy trước mặt có bốn người đang đứng đợi ở bên. Chúng chờ xe chở Liên Châu qua rồi mới thúc ngựa theo sau. Ði được mấy dặm đường nữa, lại tháy có tên khác nhập bọn. Thế là trước sau có tất cả mười một tên. Hai tên phu có vẻ kinh hoàng liền khẽ nói vời Thúy Sơn: - Khách quan trông mấy người đó có thái độ bất chính chăng? Không khéo chúng là đạo tặc cũng nên. Khách quan nên đề phòng cẩn thận. Thúy Sơn đáp: - Anh đừng lo, không phải chúng định cướp tiền bạc gì đâu. Trưa hôm đó, trong lúc nghỉ ngơi lại có thêm sáu người nữa nhập bọn kia. Những người này ăn mặc rất lịch sự không giống bọn người trước , nhưng người nào người nấy đều có mang theo khí giới. Bọn người theo dõi đó không hề thốt nửa lời. thân hình người nào người nấy bé nhỏ màu da đen xì, hình như ở phía Nam tới. đi suốt buổi chiều hôm đó, lại có thêm hai mốt người nữa theo sau. Có mấy tên hơi táo gan một chút, dám thúc ngựa đi gần tới hai chiếc xe, nhưng chỉ cách độ hai ba trượng là chúng gò cương ngựa lại, không dám tới gần .Liên Châu ngồi trong xe cứ nhắm mắt dưỡng thần, không thèm liếc nhìn bọn người kia. Lúc trời sâm sẫm tối, phía trước có hai người phi ngựa tới. Người đi đầu là một ông già râu dài tới bụng người thứ hai là một thiếu phụ ăn mặc rất lịch sự. Ông già đó không cầm khí giới và thiếu phụ tay trái cầm song đao. Họ vừa đi tới đã gò cương lại ngăn cản lối đi. Thúy Sơn cố nén giận, chăp tay chào và hỏi: -Võ Ðang Dư nhị Trương ngũ xin kính chào hai vị, và xin lỗi lão gia quí tánh đại danh là chi? Ông già nọ bèn tủm tỉm cười, nhưng đa mặt không thấy rung động chút nào, lên tiếng hỏi: -Chẳng hay Kim Mao sư vương Tạ Tốn hiện giờ ở đâu? Xin bạn nói cho lão hay thì tất cả anh em có mặt tại đây đều không dám làm khó dễ hai vị. -Việc này tại hạ không dám định đoạt, phải trở về núi hỏi ân sư đã. Ông già nọ lại tiếp: Dư nhị bị thương còn một mình Trương ngũ như vậy làm sao địch nổi bấy nhiêu anh em chúng tôi. Ðoạn y thò tay vào lưng, lấy ra một đôi phán quan bút. đôi bút của y rất lạ, trên đầu bút khắc hình con rắn. Ngoại hiệu của Thúy Sơn là Ngân câu thiết hoặc và chàng đã nổi tiếng về môn điểm huyệt, nay chàng bỗng thấy bút của địch có đầu rắn như vậy cũng phải thắc mắc. Năm xưa chàng có nghe sư phụ nói, là ở Cao Ly có một phái chuyên sử dụng phán quan bút đầu rắn, thế đánh và thủ pháp điểm huyệt rất khác các phái ở Trung nguyên. Có lẽ họ căn cứ vào tính ác độc và âm nhưng của rắn độc mà tạo nên cũng thủ pháp ấy. Họ tự đặt cho môn phái cái tên Thần Long. Còn người trưởng môn họ Tuyền tên là gì sư phụ của chàng cũng không rõ. Chàng bèn vái chào lần nữa rồi hỏi. Ông già nọ hơi kinh hoảng, nghĩ thầm: - Tuổi người này chỉ độ ngoài ba mươi, sao lại hiểu biết rộng đến thế? Y còn biết cả lai lịch của ta nữa . Thì ra ông già ấy chính là người Trưởng môn của phái Thần Long bên cao ly, họ Tuyền tên Kiến Nam. Bang Tam giang ở Lĩnh Nam đã dung hậu lễ rước y tới Trung thổ này đã mấy năm rồi nhưng chưa hề ra tay bao giờ. Không ngờ hành động của Bang Tam giang bí mật đến thế mới mời Tuyền Kiến Nam ra tay lần đầu lại bị Thúy Sơn biết rõ cả. Kiến Nam liền cầm ngang song bút đầu rắn trả lễ và đáp: -Lão phu chính là Tuyền Kiến Nam đây. Thúy Sơn lại tiếp: -Xưa nay phái Thần Long bên Cao Ly không giao vãng với võ lâm Trung thổ, không biết phái Võ Ðang chúng tôi có điều chi thất lễ với Tuyền lão anh hùng? Mong lão anh hùng chỉ cho? Kiến Nam nhếch mép cười, nhưng vẻ mặt vẫn lì lì và nói: - Lão phu với các hạ không oán không thù gì cả. Hơn nữa chúng tôi là người Cao Ly cũng biết Võ Ðang thất hiệp là những người hành hiệp trượng nghĩa. Lão phu chỉ hỏi các hạ một câu này thôi: Hiện giờ Kim Mao sư vương Tạ Tốn ẩn núp nơi đâu? Lời nói của y tuy không vô lễ lắm, nhưng hai tay y vẫn lăm lăm phán quan bút thủ thế, những người theo sau lại bao vây hai chiếc xe, như vậy khác gì có ý hăm doạ nếu không hỏi được tin Tạ Tốn thì sẽ dùng vũ lực đối phó. Thúy Sơn liền hỏi: - Nếu tại hạ không nói thì sao? Kiến Nam đáp -Võ công của Trương ngũ hiệp có tiếng là siêu quần, người của chúng tôi tuy nhiều cũng tự biết là không giữ nổi ngũ hiệp đâu, nhưng ngũ hiệp nên nhớ Dư nhị hiệp đang bị thương, còn Tôn phu nhân đang ốm nặng, nếu Trương ngũ hiệp không làm cho chúng tôi thỏa mãn, thì nhân dịp may hiếm có này chúng tôi đành phải giữ hai vị đó lại, ngũ hiệp nghĩ kỹ đi. Y nói tiếng Hán không được sành sỏi lắm giọng nói rất bén nhọn nghe rất chói tai. Thúy Sơn nghe Kiến Nam noi vậy liền tiếp: - Ðược, nếu lão tiền bối muốn vậy, tại hạ đành phải xin lãnh giáo những thế võ cao siêu của Cao Ly. Nếu lão anh hùng nhường nhịn cho tại hạ một thế hay nửa miếng thì sao? Kiến Nam vừa cười vừa nói: - Nếu lão phu thua, tất cả anh em tại đâu sẽ ùa lại đánh. Chúng tôi không có lề lối "một đánh với một". Nếu phái Võ Ðang có nhiều người thì cứ việc xông vào mà đánh chúng tôi. Trước kia vua Ðường Thái Tông nhà Tuỳ hay vua Ðường Cao Tông sang đánh nước Cao Ly, lần nào cũng đem theo mấy chục vạn quân để đánh mấy vạn quân mà chiếm được nước của lão phu. Từ xưa tới nay trận đấu nào người nhiều vẫn thắng kẻ ít. Thúy Sơn biết dù có nói nhiều cũng vô ích, nên chỉ trông cậy vào tài ba của mình thôi. Nếu mình bắt được tên Cao Ly này để uy hiếp, thì có thể bắt buộc thủ hạ của chúng không được xâm phạm đến nhị ca và Tố Tố. Chàng vừa nghĩ vừa phi thân xuống mặt đất, tay trái cầm móc bạc tay phải cầm phán quan bút, lên tiếng: -Lão anh hùng là khách, xin ra tay trước. Kiến Nam liền nhảy xuống ngựa, múa song bút, xông lại tấn công Thúy Sơn.Thúy Sơn nghĩ thầm: - Ngày hôm nay vì sự an ninh của nghĩa huynh mà chiến đầu, Tố Tố với ta là vợ chồng mà nàng với nghĩa huynh cũng có nghĩa kim bằng. Nay ta vì nghĩa huynh mà chết cũng không sao. Nhưng nhị ca với nghĩa huynh xưa nay không liên hiệp với nhau, nếu để nghĩa huynh mà nhị ca bị nhục thì ta không phải chút nào.Chàng vừa nghĩ tới đó Kiến Nam đã múa bút xông tới tấn công. Chàng liền né tránh sang bên .Kiến Nam thấy vậy cả mừng nghĩ thầm :- Bọn Tam Giang bang khen ngợi Võ Ðang thất hiệp quá lẽ, té ra tài nghệ của họ cũng chỉ có thế thôi. Chắc người Trung nguyên ưa sĩ diện hão cứ khen ngợi người của bổn quốc để vẻ vang lây cũng nên? . Y bèn tấn công luôn ba thế bằng bút bên trái, Thúy Sơn vấn tránh né bên phải, miễn cưỡng chổng đỡ và phản công lại một thế móc và một thế bút, nhưng sức lực rất yếu ớt. Kiến Nam thây vậy liền thay đổi ý kiến, không muốn thì người nhiều mà đàn áp đối phương nữa, nên y nghĩ thầm: - Ngày hôm nay nếu ta đánh bại được Trơng ngũ hiệp của Võ Ðang thất hiệp thì chỉ một trận đấu này thôi ta đã nổi danh. Như vậy Tam Giang bang thế nào cũng phải kính nể ta . Y liền múa song bút lại tấn công Thúy Sơn lia lịa. Thúy Sơn chỉ chống đỡ chớ không tấn công, một mặt chàng để ý xem thế bút của đối phương ra sao, chàng nhận thấy thế bút của đối phương chỉ chú trọng đến hạ tam lộ ở phía sau lưng, khác hẳn lối điểm huyệt của các phái Trung thổ. Ðấu thêm một lúc nữa, Thúy Sơn càng nhận xét rõ thêm biết thủ pháp của Kiến Nam là một cây bút một tay phụ trách điểm những huyệt khác nhau. Tuy bề ngoài thấy rất phức tạp, nhưng khi đã hiểu rõ thủ pháp của đối phương thì không có gì là huyền ảo. Nên chàng nghĩ thầm: - Năm xưa ân sư nói:"Phương pháp điểm huyệt của phái Thần Long , Cao Ly tuy rất ác độc nhưng không đáng ngại . ngày hôm nay ta được mục kích mới thấy lời sư phụ không sai chút nào .Chàng đã hiểu bí quyết thủ pháp của đối phương rồi, chàng không còn e ngại như trước nữa, tuy Kiến Nam càng đấu càng hăng hái, mồm quát tháo làm ra vẻ rất oai phong. Thúy Sơn thấy vậy bèn nghĩ thầm: - Với chút võ công đó mà cũng đòi tới chân núi dương oai!" đoạn, chàng liền sử dụng bí quyết chữ "Long" giơ móc trái lên tấn công vào yếu huyệt đùi bên phải của Kiến Nam. Kiến Nam lêu ối chà rồi quị ngay chân phải. Thúy Sơn lẹ dùng bút bên phải sử dụng bí quyết chữ "Phong" điểm luôn vào mấy yếu huyệt nữa của đối phương. Thế là Kiến Nam không sao cử động được nữa, chản nản vô cùng và nghĩ thầm :- Thôi thôi thế là hết, có ngờ đâu thủ pháp điểm huyệt của y cao siêu và nhanh nhẹn thế, chỉ trong thoáng cái đã điểm mười mấy yếu huyệt của ta. Sự thực tài của ta kém đồ đệ Võ Ðang xa . Thúy Sơn dí cây móc bạc vào yết hầu Kiến Nam, quát lớn: - Các vị có mau lui ra không? Bây giờ tại hạ nhờ Tuyền lão anh hùng tiến đến chân núi Võ Ðang. Nếu quí vị không quấy nhiễu anh mỗ thì mỗ sẽ giải huyệt cho lão anh hùng ngay. Chàng vừa nói vừa nghĩ :- chắc mấy người kia là thuộc hạ của y thấy ta uy hiếp y như vậy, thế nào cũng rút lui .Ngờ đâu, thiếu phụ ăn mặc lịch sự kia đột nhien giơ song đao lên và la lớn: -Các anh em tiến lên bắt lấy hai cái xe lừa kia. Thúy Sơn quát lại: -Ai dám tiến lên ta sẽ giết Tuyền lão anh hùng trước. Thiếu phụ nọ cười nhạt một tiếng vấn tiếp tục ra lệnh: -Các anh em tiến lên. Nàng vừa nói vừa múa song đao lên trước, không đếm xỉa tới sự sống của Kiến Nam. Thì ra thiếu phụ là một vi trại chủ của Tam Giang Bang, sở dĩ cho xuất động nhiều như vậy là muốn bắt sống Liên Châu và Tố Tố để dò hỏi tung tích Tạ Tốn, Kiến Nam chỉ là khách của Tam Giang Bang. Nàng thấy Kiến Nam bản lĩnh kém cỏi thì dù có chết về tay địch cũng không đáng tiếc. Thúy Sơn giật mình, vì chàng biết dù có giết Kiến Nam cũng không ăn thua gì. Ðồng thời chàng thấy bảy tám tên đại hán xông tới trước xe của Tố Tố còn bảy tám tên nữa thì bao vây xe của Liên Châu, ngoài ra còn sáu bảy tên cùng thiếu phụ xông lại bao vây mình. Ðang lúc băn khoăn, không biết ứng xử ra sao thì Liên Châu bỗng lớn tiếng nói: -Lục đệ hãy mau ra mặt càn quét bọn này đi! Thúy Sơn ngạc nhiên nghĩ thầm: - Nhị ca định xài kế không thành ?Chàng vừa nghĩ tới đó, bỗng nghe trên không có một tiếng rú thánh thót: - Ngũ ca, vẫn được mạnh giỏi đấy chứ? Tiểu đệ nhớ ngũ ca quá. Liền đó một bóng người ở trên một cổ thụ cách đó hơn mười trượng nhảy xuống, tay múa trường kiếm xông lại chém giết bọn người kia. Người đó chính là lục hiệp Hân Lợi Hanh. Thúy Sơn thấy vậy cả mừng và la lớn: -Còn lục đệ cũng mạnh giỏi đấy chứ? Tam Giang Bang chia ra mấy người ngăn cản Hân Lợi Hanh, nhưng chỉ nghe tiếng "ối chà" liên tiếp và tiếng khí giới rơi lẻng xẻng. Thì ra mấy tên đó đã bị lục hiệp đâm trúng cổ tay vứt binh khí giới liền. Lợi Hanh hạ xong mấy tên đó rồi múa kiếm tiến lên, hễ gặp kẻ nào cản trở thì chàng chỉ khẽ vung trường kiếm một cái, khí giới của kẻ địch rơi ngay. Thiếu phụ nọ thấy vây quay đầu lại quát hỏi: -Người là Võ Ðang .. Nàng mới nói được mấy tiếng, đã nghe lẻng xẻng hai tiếng là song đao của nàng đã bị đánh rơi. Thúy Sơn cả mừng và nói: -Thần môn thập tam kiếm của sư phụ sáng chế thành công rồi, phải không? Thì ra Thần môn thập tam kiếm có tất cả mười ba thế mà thế kiếm nào cũng lợi hại và không thế nào giống thế nào. Mũi kiếm nào cũng đều đâm trúng thần đạo huyệt ở cổ tay của kẻ địch. mười năm trước đây, khi Thúy Sơn rời khỏi núi Võ Ðang, Trương Tam Phong đã có y định sáng tạo ra môn kiếm này rồi, và đã họp các đệ tử lại để thảo luận mấy lần, nhưng còn mấy chổ vẫn chưa nghĩ ra được. Lúc này Lợi Hanh đem môn kiếm này ra sử dụng, các đệ tử và các tay cao thủ của Tam Giang Bang đều không sao chổng đỡ nổi. Thúy Sơn thấy môn kiếm đó lợi hại như vậy đứng ngẩn người ra xem. Chàng thấy thế kiếm nào của Lợi Hanh cũng tinh diệu, chàng sử dụng hết mười ba thế kiếm của Thần môn thập tam thức mà mười mấy bộ hạ của Tam Giang Bang đã bị thương và vứt hết khí giới. Thiếu phụ liền la lớn: - Khẩn trương, khẩn trương, rút lui mau! Những bang chúng của Tam Giang Bang đều cắm đầu ù té chạy. Thúy Sơn giải huyệt cho Kiến Nam, cầm đôi bút đầu rắn trả lại cho y. Kiến Nam xấu hổ vô cùng, cũng cắm đầu bỏ chạy, nhưng không chạy theo đường của bang chúng Tam Giang Bang. Lợi Hanh cầm kiếm vào bao, nắm tay Thúy Sơn vừa mừng vừa nói: -Ngũ ca, em nhớ anh lắm. Thúy Sơn vừa cười vừa nói: -Lục đệ, tài nghệ đã cao hơn xưa nhiều. Lúc hai người chia tay, Lợi Hanh mới được mười bảy tuổi, cách biệt mười năm, nay Lợi Hanh trở nên một thanh niên anh tuấn. Thúy Sơn dắt tay Lợi Hanh đến giới thiệu với vợ, nhưng Tố Tố bệnh rất nặng, chỉ tủm tỉm cười gật đầu một cái khẽ nói: -Xin chào lục đệ. Lợi Hanh vừa cười vừa nói: -Ngũ tẩu cũng họ Hân, thế thì hay lắm, không những là chị dâu của đệ mà còn là chị họ của đệ nữa, Thúy Sơn xen lời: -Nhị ca tài thật. Chú ẩn nấp ở tren cây lớn, ngu huynh không hay biết gì cả thế mà nhị ca thấy chú rồi. Lợi Hanh bèn đem chuyện tại sao lại tới đây cứu mọi người kể lại cho vợ chồng Thúy Sơn nghe.Thì ra tứ hiệp Trương Tòng Khê xuống núi mua các lễ vật để chúc thọ cho sư phụ, ngẫu nhiên gặp hai nhân vật giang hồ hành động lén lút. Tứ hiệp sinh nghi và nghĩ thầm:- Phái Võ Ðang của chúng ta oai trấn thiên hạ sao lại có hai kẻ dám táo gan đến núi Võ Ðang vuốt râu cọp như vậy? Thế rồi chàng ngấm ngầm theo dõi và nghe trộm câu chuyện của hai tên đó mới rõ Thúy Sơn đã ở hải ngoại về, đang cùng Liên Châu trở về Võ Ðang. Tam Giang Bang với Ngũ Phụng đao đều muốn chặn đường, ép hỏi Thúy Sơn tin tức Tạ Tốn.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 23
Thất Hiệp Ðoàn Tụ
Tứ hiệp vội quay về núi. Lúc ấy trên núi chỉ còn một mình Lợi Hanh. Thế rồi hai người liền chia đường xuống núi cứu viện. Trương Tòng Khê thì đối phó với Ngũ Phụng đao, còn Lợi Hanh thì theo dõi Tam Giang Bang. Liên Châu nghe kể, thở dài một tiếng rồi xen vào: - Nếu tứ đệ không thông minh một chút có lẽ phái Võ Ðang chúng ta hôm nay đã bị bêu xấu trước mọi người rồi. Thúy Sơn hổ thẹn đáp: - Một mình tiểu đệ bảo vệ nhị ca không nổi! Than ôi, cách biệt sư phụ mười năm võ nghệ của tiểu đệ đã kém anh em xa quá! Lợi Hanh vừa cười vừa nói: - Sao ngũ ca lại nói thế? Vừa rồi ngũ ca đã chẳng đánh lão già Cao Ly là gì? Những miếng võ ngũ ca dùng , sư phụ có dạy cho người thứ hai đâu? Lần này ngũ ca trở về núi thế nào sư phụ cũng mừng lắm. Vài hôm nữa sư phụ sẽ dạy cho ngũ ca rất nhiều võ công tinh diệu, chỉ sợ ngũ ca học không kịp thôi. Môn kiếm thần môn thập tam này nếu ngũ ca thích học thì tiểu đệ xin chịu thua ngũ ca ngay. Ðêm hôm đó, bốn người nghĩ ngơi ở khách sạn, Lợi Hanh đòi ngủ chung một giường với Thúy Sơn. Thúy Sơn cũng mến lục đệ vô cùng, Võ Ðang thất hiệp chỉ có mạc thanh cốc là trẻ nhưng Thanh Cốc đã chững chạc từ hồi còn ít tuổi. Trái lại Lợi Hanh lại ngây thơ hơn nhiều. Thúy Sơn chỉ hơn Lợi Hanh có vài tuổi nên hai người rất thông cảm nhau. Liên Châu thấy Lợi Hanh đòi ngủ chung với Thúy Sơn liền vừa cười vừa nói: - Ngũ đệ đã có vợ, không còn như mười năm trước nữa đâu. phen này ngũ đệ về thật đúng lúc, vừa được uống rượu mừng lục đệ. Thúy Sơn nghe nói vừa vỗ tay vừa nói: - Hay lắm! hay lắm! Chẳng hay cô dâu là con gái của thế gia nào thế? Lợi Hanh mặt đỏ bừng, xấu hổ quá đến mức không trả lời được. Liên Châu liền trả lời giúp: - Cô dâu là con gái của quý Kim Tiên Kỷ lão anh hùng ở Hán Dương. Thúy Sơn thè lưỡi vừa cười vừa nói: - Nên lục đệ không ngoan ngoãn nghe lời là sẽ bị cô dâu dùng roi vàng đập cho vỡ đầu đấy. Liên Châu mỉm cười, bỗng sực nghĩ ra một chuyện gì bèn lên tiếng: - Kỷ cô nương sử dụng kiếm, chứ không phải sử dụng roi đâu, ngu huynh chỉ mong trong số các thiếu nữ ngăn cản chúng ta ở bờ sông hôm nọ không có Kỷ cô nương. Thúy Sơn cũng hơi giật mình và hỏi: - Thế ra Kỷ cô nương là môn hạ của phái Nga My đấy à? Liên Châu gật đầu đáp: - Những thiếu nữ của phái Nga My mà chúng ta gặp trên bờ sông bữa nọ võ công rất tầm thường, chắc không có Kỷ cô nương trong đó. Lục tức muội tương lai của chúng ta chẳng những tướng mạo rất đẹp mà võ công cũng cao siêu, đúng là đệ tử danh môn. Nàng với lục đệ thật xứng đôi vừa lứa. Chàng vừa nghĩ tới đây, bỗng sực nhớ Tố Tố là con gái của giáo chủ tà giáo mà mình mải khen Kỷ cô nương như vậy em mích lòng Thúy Sơn nên liền nói sang chuyện khác ngay. Bỗng có một người đi tới cửa phòng lên tiếng: - Dư nhị gia có mấy vị đến thăm nhị gia đây. Các vị ấy bảo là bạn của nhị gia. Mọi người đưa mắt nhìn mới hay người đó là tiểu nhị. Liên Châu liền hỏi: - Ai đó? - Tất cả sáu người họ nói là môn hạ của Ngũ Phụng Ðao gì đó. Ba anh em Liên Châu nghe nói liền nghĩ thầm: - Trương Tòng Khê nhận lời đi đối phó với bọn người của Ngũ Phụng Ðao không hiểu tại sao những người đó lại đến đây. Chẳng lẽ Tòng Khê thất thế rồi chăng? Thúy Sơn liền nói: - Ðể đệ ra xem sao? Chàng sợ vết thương của nhị ca chưa được khỏi vả lại đấu với kẻ địch trong khách sạn thật là bất tiện. Liên Châu vội nói: - Mời các vị ấy vào trong này. Lát sau có năm đại hán và một thiếu phụ rất xinh đẹp bước vào. Thúy Sơn cùng Lợi Hanh tuy tay không cầm võ khí nhưng đã đứng cạnh Liên Châu, giữ thế phong bị. Ngờ đâu sáu người đều cúi đầu, vẻ mặt bẽn lẽn lưng không đeo khí giới và không có vẻ gì là muốn gây sự cả. Người lãnh đầu, tuổi trạc bốn mươi, nhưng tóc đã trắng xoá, cung kính chắp tay vái chào và nói: - Ba vị có phải là dư nhị hiệp, Trương ngũ hiệp và Hân lục hiệp không? Tại hạ là Mạnh Chính Phi, đệ tử của Ngũ Phụng Ðao tới đây vấn an các vị. Ba anh em Liên Châu cũng chắp tay đáp lễ, và cũng lấy làm lạ thầm. Liên Châu liền mời: - Mời Mạnh lão sư cũng quý vị ngồi chơi. Mạnh phi không dám ngồi đáp: - Xưa nay tệ môn vẫn ở phủ Hà Ðông, tỉnh Sơn Tây nhưng môn phái chúng tôi bé nhỏ, xưa nay vẫn ngưỡng mộ Trương chân nhân cũng Võ Ðang thất hiệp. Oai danh của quý vị thật là lừng lẫy như tiếng sấm vọng bên tai, chỉ hận không có dịp may để bái kiến. Ngay hôm nay, chúng tôi được đến chân núi Võ Ðang, đáng lẽ phải lên núi vái chào Trương chân nhân nhưng vì chúng tôi nghe Trương chân nhân đã bách tuế không tay tiếp khách, đồng thời chúng tôi là những kẻ thô lỗ không dám đường đột lên núi quấy nhiễu đại nhân. Khi ba vị trở về núi, xin làm ơn thỉnh an Trương chân nhân hộ chúng tôi, và nói giúp là môn hạ của Ngũ Phụng Ðao ở Sơn tây chúc phúc cụ thiên thu an khang, phúc lộc vô cương. Liên Châu bị thương chưa khỏi, đang ngồi trên giường nghe Mạnh phi nói đến sư phụ, liền vịn tay Lợi Hanh, đứng ngay xuống đất thái độ rất cung kính đáp: - Không dám! không dám! Tại hạ xin thay mặt ân sư cảm ơn quý vị. Chính phi lại tiếp: - Chúng tôi ở chốn thôn quê, tỉnh Sơn Tây không khác nào ếch ngồi đáy giếng không biết trời cao đất dày lại dám táo gan tới đây quấy nhiễu. Ngày nay được các vị hào hiệp của phái Võ Ðang khoan hồng tha thứ, lại còn giải cứu mối nguy của chúng tôi tại hạ cám ơn vô cùng, vì vậy mới tới đây trước để cảm ơn quý vị sau là tạ lỗi mong ba vị là người lớn tha thứ cho chúng tôi là những kẻ vụng dại. Nói xong, y quì xuống vái lạy, Thúy Sơn vội giơ tay ra đỡ hỏi: - Mạnh lão sư hà tất phải thủ lễ như thế. Chính Phi ngập ngừng mãi muốn nói rồi lại thôi. Thấy vậy, Liên Châu liền hỏi: - Mạnh lão sư cứ việc tự nhiên nói ra hà tất phải ấp úng như vậy? Chính Phi liền nói: Tại hạ chỉ yêu cầu Dư nhị hiệp ban cho một câu để chúng tôi trở về thưa lại với sư phụ. Liên Châu cau mày lại vừa cười vừa hỏi: - Có phải quý vị không ngại quãng đường xa xôi tới đây là muốn biết tung tích của Tạ Tốn đấy không? Nhưng không hiểu Kim Mao Sư Vương với quý môn phái có thù hận gì? Chính Phi rầu rĩ dáp: - Gia huynh Mạnh Chính Nhân đã bị Tạ Tốn dùng chưởng đánh chết một cách thảm khốc vô cùng. Liên Châu nghe nói giật mình kinh hãi và tiếp: - Quả thực chúng tôi có nỗi khổ tâm nên không sao thưa cùng quý vị về tung tích của Tạ Tốn được. Vậy mong Mạnh lão sư cùng quý vị thứ lỗi cho. Còn quý vị có trách cứ hay không, chúng tôi cũng đành chịu. Khi mạnh lão sư về gặp tôn sư Ôn lão gia thì xin nói hộ, là chúng tôi Dư nhị , Trương ngũ và Hân lục vấn an. Chính Phi lại tiếp: - Như vậy tại hạ xin cáo biệt, sau này phái Võ Ðang có việc gì cần sai bảo thì cho chúng tôi hay. Tuy năng lực rất kém cỏi, nhưng chúng tôi cũng sẽ tới ngay để chờ lệnh của quý phái. Nói xong, y với năm người nọ vái chào mọi người rồi rút đi ngay. Thiếu phụ nọ đi được mấy bước liền quay lại quì xuống và nói: - Tiện thiếp được bảo tồn danh tiết là nhờ quý hiệp sĩ phái Võ Ðang ban cho. Tiện thiép còn sống ngày nào trên đời này thì không bao giờ dám quên ơn đại đức của quý vị. Ba người của phái Võ Ðang không hiểu nguyên nhân ra sao cả, nhất là khi nàng nói đến hai chữ danh tiết, tuy ngạc nhiên nhưng không tiện hỏi lại nên khiêm tốn ậm ừ vài tiếng thôi. Thiếu phụ nọ liền vái mấy vái rồi ra đi ngay. Sáu người của Ngũ Phụng Ðao vừa đi khỏi, thì màn cửa lại kéo lên. Một người lách mình bước vào, chạy lại ôm chặt lấy Thúy Sơn. Thấy rõ mặt người nọ Thúy Sơn mừng rỡ vô cùng la lên: - Tứ ca! Thì ra người đó là Trương Tòng Khê. Thúy Sơn lại nói, tứ ca quả thật là người đa mưu túc trí thần ké diệu toàn nên mới khiến được môn hạ của Ngũ Phụng Ðao từ địch hóa thành bạn. Việc này không phải chuyện dễ. Tòng Khê đáp: - Ðó cũng là do sự ngẫu nhiên, chớ tiểu huynh có công gì đâu. Thế rồi chàng kể rõ đầu đuôi cho ba người. Thiếu phụ nói trên họ Ôn, con gái thứ hai của người trưởng môn Ngũ Phụng Ðao. Chồng nàng là Mạnh Chính Phi, tất cả bọn chúng sáu người xuống Hồ Bắc tìm kiếm tung tích của Tạ Tốn. Giữa đường chúng gặp trại chủ Tam Giang Bang mới hay Trương Thúy Sơn của phái Võ Ðang biết rõ tung tích Tạ Tốn. Thiếu phụ họ Ôn được cha mẹ nuông chiều quen rồi, liền chủ trương lập kế bắt Thúy Sơn tra hỏi, Chính Phi xưa nay vấn có tiếng là sợ vợ nhưng không hiểu sao lần này y cưỡng lại kế hoạch của vợ. Theo lời Chính Phi thì đệ tử Võ Ðang lợi hại lắm chi bằng lễ phép mà yêu cầu thì hơn. Nếu đối phương không chịu nghe theo lúc đó mới nghĩ cách đối phó. Nhưng Ôn Thị lại chủ trương: - Dịp may này rất hiếm có, nếu để Thúy Sơn về tới núi Võ Ðang thì sư huynh đệ của Thúy Sơn sẽ họp nhau lại có Trương Tam Phong làm bùa hộ mạng làm sao tra hỏi được. Thế rồi hai vợ chồng mỗi người một ý kiến, gây thành cuộc cãi vã, còn bốn người đi theo là sư đệ và sư điệt không ai dám lên tiếng cản ngăn. Ôn Thị cả giận liền nói: - Anh là một con mà nhát gan! Trả thù đây là là trả thù cho huynh trưởng của anh chớ có phải của em đâu. hừ anh sợ các đệ tử phái Võ Ðang đến thế, thì dù Thúy Sơn có nói rõ tung tích Tạ Tốn thử hỏi anh có đủ can đảm đi tìm y không? Tôi lấy phải anh, một con ma nhát gan, thật là xui xẻo cho đời tôi. Chính Phi vẫn quen sợ vợ nghe vợ nói như vậy không dám cãi đành phải nghe theo ý Ôn Thị mà hành động. Theo kế hoạch của Ôn Thị là dọc đường ngầm ngầm bỏ thuốc mê để cho vợ chồng Thúy Sơn uống, nhưng Chính Phi nhứt định không chịu làm như vậy, vì thế Ôn Thị mới nổi giận, nhân lúc chồng ngủ say liền lẻn đi một mình. Ngờ đâu một tên trại chủ Tam Giang bang biết được, lại thấy Ôn Thị xinh đẹp mới nổi lòng tà dâm bèn ngấm ngầm theo sau. Ôn Thị định dùng thuốc mê là mê vợ chồng Thúy Sơn ngờ đâu chính nàng lại uống phải thuốc mê đó. Nhưng cả nàng lẫn tên trại chủ Tam Giang bang không ngờ Trương Tòng Khê ẩn núp trong bóng tối xem xét hành động của chúng. Chờ tới khi Ôn Thị sắp bị tên trại chủ kia hãm hiếp, Tòng Khê mới ra tay tương cứu. Chàng trừng trị tên trại chủ đó một phen rồi đuổi cổ đi. Chàng không nói rõ tên họ của mình cho On Thị hay chỉ cho nàng biết là đệ tử của phái Võ Ðang thôi. Ôn Thị vừa kinh hãi vừa xấu hổ, trở về gặp chồng nói rõ nguyên nhân. Rồi hai người bàn tán nhau đều công nhận phái Võ Ðang là người đại ơn đại đức của bổn môn, nên hai vợ chồng cùng mấy tay bộ hạ tới quán trọ để cám ơn anh em Liên Châu. Tòng Khê chờ sáu người của Ngũ Phụng Ðao đi khỏi mới xuất hiện. Sở dĩ chàng lánh mặt là sợ Ôn Thị thấy chàng đâm ra xấu hổ. Thúy Sơn nghe Tòng Khê nói xong, thở dài và nói: - Ðối phó với Tam Giang bang không phải là chuyện khó, nhưng tứ ca hành sự rất khôn khéo để cho tên đó có dịp hối cãi và phùng hưng hoán cải như vậy, thật đúng lối của sư phụ. Tòng Khê vừa cười vừa nói: - Mười năm không gặp nhau, thế mà vừa gặp mặt ngũ đệ đã tâng bốc ta rồi. Ðêm hôm đó, bốn sư huynh đệ nằm chung một giường chuyện trò suốt đêm. Tòng Khê tuy là người đa mưu túc trí nhưng vẫn không đoán ra vị cao thủ nào đã giả dạng quân Nguyên để bắt cóc Vô Kỵ. Sáng hôm sau, Thúy Sơn giới thiệu Tòng Khê với Tố Tố rồi năm người thủng thẳng về phía núi Võ Ðang. Giữa đường còn phải nghỉ trọ ở khách sạn 1 đêm, đến hôm sau mới tới núi. Cách biệt nơi sinh trưởng ngót mười năm trở về đây Thúy Sơn sắp được bái kiến sư phụ gặp gỡ các anh em lòng mừng vui vô hạn. Tuy vợ vẫn còn đau, con mất tích nhưng trong lòng vẫn cảm thấy vui nhiều hơn buồn rầu. Lúc năm người lên tới trên núi thấy ngoài cửa quan đã có cột tám con ngựa, biết ngay đó là ngựa bổn sơn, nên Tòng Khê lên tiếng nói: - Chắc có khách tới thăm, chúng ta nên vào cửa hông thì hơn, khỏi mất công chào họ. Thế rồi Thúy Sơn đỡ vợ theo cửa hông vào trong quan. Các đạo nhân và người làm trong quan thấy Thúy Sơn bình yên trở về đều hoan hỉ vô cùng. Thúy Sơn muốn đi bái kiến sư phụ ngay, nhưng tên đạo đòng hầu hạ Trương Tam Phong cho chàng hay là Trương chân nhan chưa khai quan. Thúy Sơn đành phải quì lạy ở ngoài cửa, nơi sư phụ toạ quan. Ðoạn chàng mơi tới thăm đại Nham. đạo đồng hầu hạ Dư đại Nham liền ngăn lại: - Tam sư thúc đang ngủ, ngũ sư thúc để lúc khác hãy vào thăm thì hơn. Hay là để cháu vào gọi tam sư thúc dậy. Thúy Sơn vội xua tay, rồi rón rén đi vào phòng. Ðại Nham đang nhắm mắt ngủ say, sắc mặt lợt lạt hai mà hõm lại. Tội nghiệp thay một đại hiệp trước mạnh như rông như hổ, giờ còn lại thân tàn, như có xác mà không có hồn. Thúy Sơn ngắm nhìn Ðại Nham một hồi rồi ôm mặt đi ra và hỏi đạo đồng rằng: - Ðại sư bá với thất sư thúc hiện ở đâu? Tiểu đông đáp: - Hiện đang ở khách sảnh. - Chẳng hay khách nào thế? - HÌnh như những người đi bảo tiêu. Lợi Hanh lúc ấy vừa trở lại nghe Thúy Sơn đang hỏi liền đỡ lời: - Ba người đó là Kỳ Thiên Bưu, tổng tiêu đầu của Hổ phiêu tiêu cục ở Kim Lăng, Văn Hạt tổng tiêu đầu của Tần Dương Thái Nguyên và Cung Cửu Giai, tổng tiêu đầu của của Yếu Vân ở Kinh sư. Thúy Sơn hơi kinh hãi và hỏi lại: - Hiện giờ ở trong số các tổng tiêu đầu toàn quốc, phải công nhận ba người đó võ công cao nhất, và danh vọng cũng lớn nhất. Chẳng hay việc gì mà họ cùng một lúc đưa nhau lên núi Võ Ðang? Lợi Hanh vừa cười vừa đáp, chắc họ mất ngân tiêu gì đó mà người cướp đoạt quá mạnh nên họ biết địch không lại mới đến đây cậy sư huynh chúng ta cũng nên? Mấy năm nay, đại ca chúng ta hay giúp giới giang hồ bất cứ ai gặp việc gì nguy nan, hễ đến mời đại ca ra mặt giúp là đại ca nhận lời ngay. Thúy Sơn mỉm cười tiếp: - Ðại ca là người từ bi, không bao giờ thỏi thoát. mười năm không gặp, không biết đại ca có già thêm chút nào không? Nghĩ tới đó, chàng muốn được gặp đại ca ngay, liền nói thêm: - Lục đệ, chúng ta đi ra ngoài khách sảnh để ngu huynh núp sau bình phong xem mặt đại ca đi. Thế rồi, hai người rón rén ra ngoài khách sảnh, đứng núp sau bình phong ngó ra. Thúy Sơn thấy Tống Viễn Kiều và Mạc Thanh Cốc ngồi phía dưới chỗ chủ nhân, để tiếp khách. Tống Viễn Kiều mặc quần áo đạo sĩ, vẻ mặt không thay đổi gì mầy chỉ mập mạp hơn xưa, và hai bên mái tóc hơi hoa râm một chút. Sự thực Viễn Kiều không muốn đi tu, nhưng vì thấy sư phụ là người đạo đức vả lại ở trong đạo quan, nên khi nào ở trên núi là chàng ăn mặc theo đạo sĩ, còn lúc xuống núi mới ăn mặc theo người tục. Còn Mạc Thanh Cốc cao lớn vạm vỡ hơn xưa nhiều. Tuy tuổi mới hai mươi mà đã mọc đầy râu, trông già hơn Thúy Sơn. Thúy Sơn và Lợi Hanh đang để ý mọi người bên ngoài thấy Thanh Cốc lớn tiếng nói: - Ðại sư ca của chúng tôi nói một là một hai là hai, đã có ba chữ Tống Viễn Kiều bảo đảm, ba vị còn không tin sao? Thúy Sơn nghĩ thầm: - Tính nết có thể thất đệ vẫn không thay đổi chút nào, không hiểu vì việc gì y cãi vã với những người ấy như thế? Chàng lại đưa mắt nhìn mấy người khách, thấy ba người đó tuổi trạc năm mươi, một người khí độ oai mãnh, một người vừa cao vừa gầy, một người diện mạo trông rất thanh tao, nhưng tựa như một người bịnh vậy. Sau ba người lại có năm người, chắc là theo hầu mấy người kia. Chàng vừa nhìn tới đó, thì nghe người vừa cao vừa gầy lên tiếng: - Nếu Tống đại hiệp đã nói vậy, chúng tôi đâu đám không tin nhưng không biết bao giờ Trương ngũ hiệp mới về tới ? Chẳng hay hai vị có thể cho chúng tôi biết ngày giờ đích xác không? Thúy Sơn nghe người đó nói tới Trương ngũ hiệp thì kinh ngạc vô cùng và nghĩ thầm: "Thì ra ba tổng tiêu đầu đó vì ta mà tới đây, chắc họ định dò hỏi tung tích nghĩa huynh ta chăng?" Chàng lại nghe Thanh Cốc nói tiếp: - Bảy anh em chúng tôi tuy bản lĩnh rất hèn kém nhưng việc hành hiệp trượng nghĩa thì xưa nay không chịu kém ai cả nên cũng được các bạn giang hồ quá khen mà cho ngoại hiệu là Võ Ðang thất hiệp, bốn chữ Võ Ðang thất hiệp đó nói ra thật hổ thẹn, thật tình chúng tôi đâu dám nhận .Thúy Sơn lại nghĩ tiếp :- Mười năm không gặp mặt nhau, không ngờ thật đệ lại khéo ăn nói đến thế. Xưa kia người ta mới hỏi một câu y đã đỏ mặt nửa ngày, mới trả lời được một câu. Trong mười năm qua, ngoài ta và tam ca ai nấy đều tiến bộ nhanh chóng vô cùng. Thanh Cốc lại tiếp: - Nhưng chúng tôi đã lỡ mang cái tên đó thì phải thừa nghiêm huấn của ân sư mà hành sự, quyết không lầm nửa bước. Trương ngũ ca là một trong Võ Ðang thất hiệp, anh ta văn võ song toàn nho nhã hòa thuận. Trong bảy anh em chúng tôi, chỉ có tính nết của anh ấy là thuần nhất. Tại sao quý vị cứ nhất định vu cho anh ấy giết cả nhà Long Môn tiêu cuộc? Thúy Sơn nghe nói rùng mình và nghĩ thầm: - Thì ra bọn ngay vì việc Ðỗ Ðại Cẩm của Long Môn tiêu cuộc mà tới đây. Xưa nay ta vẫn nghe ở phía Nam sông Trường Giang các tiêu cuộc đều tôn Hổ Phiêu ở Kim Lăng là thủ lãnh, chắc họ mới nghe tin ta ở hải ngoại về, nên Hổ Phiêu mới rủ hai tổng tiêu đầu của Tấn Dương và Yên Văn tới đây vấn tội . Ðại hán có khí độ oai mãnh lên tiếng: - Cái oai của Võ Ðang thất hiệp đã lừng lẫy bốn phương, người trong võ lâm ai mà không ton kính, còn chúng tôi thì đã nghe từ lâu, như sấm động bên tai. Thanh Cốc nghe tổng tiêu đầu đó chế nhạo mình như vậy, liền biết sắc trả lời: - Kỳ tổng tiêu đầu muốn gì, cứ nói thẳng ra. Ðại hán có khí độ oai mãnh đó chính là Kỳ Thiên Bưu tổng tiêu đầu của Hổ Phiêu tiêu cục. Y bèn lớn tiếng: - Võ Ðang thất hiệp nói một là một nói hai là hai. Nhưng chẳng lẽ quý vị cao tăng của phái thiếu lâm lại chuyên môn nói dối, nói trá sao? Tăng nhân của phái phái Thiếu Lâm đã chính mắt trông thấy cả nhà già trẻ lớn bé của Long Môn tiêu cuộc ở Lâm An đều bị Trương ngũ hiệp giết! Y nói đến ba tiếng Trương ngũ hiệp lại kéo dài ra hiển nhiên là chế nhạo Thúy Sơn, cho chàng không đáng là một hiệp sĩ. Lợi Hanh đứng sau bình phong, nghe Thiên Bưu nói như vậy, tức giận vô cùng muốn chạy ra tát tai y ba cái liền. Nhưng Thúy Sơn đã vội nắm tay chàng lại, lắc đầu ngầm bảo chàng chớ nên nóng. Lợi Hanh thấy Thúy Sơn có vẻ khó chịu và đau đớn, không hiểu tại sao trong lòng nghĩ thầm:- Lòng nhẫn nại của đại ca càng ngày càng khá hơn trước, thảo nào sư phụ cứ khen anh ấy hoài . Thanh Cốc đứng dậy lớn tiếng nói :- Ðừng nói ngũ ca mỗi lúc này chưa về núi, mà dù anh ấy có về núi rồi, anh ấy cũng trả lời quý vị như thế thôi. Mạc mỗ với Thúy Sơn cùng sinh tử có nhau, việc anh ấy tức là việc của mỗ. Ba vị muốn tới đây để kiếm Thúy Sơn trả thù, thì cứ đối phó với mỗ đây đủ rồi. Nếu ba vị phân biệt phải trái thì cứ nhất định vu khống cho ngũ ca mỗ là kẻ giết hại cả nhà Long môn tiêu cuộc thì cứ coi như tất cả những việc đó mạc mỗ gây ra vậy. Ba vị muốn trả thù cho Long Môn tiêu cuộc thì cứ việc giết Mạc mỗ đây là xong. Kỳ Thiên Bưu cả giận, đột nhiên đứng lên quát: - Ngày hôm nay Kỳ mỗ lên núi Võ Ðang quấy rầy các nhân sĩ trong thiên hạ đều cười là kẻ múa rìu qua mắt thợ không biết tự lượng sức mình chút nào, nhưng cả nhà của Long môn tiêu cuộc bị giết trước đây mười năm vẫn bị trầm oan cha ai rửa hận, nên Kỳ mỗ không sao nhịn được. đằng nào phái Võ Ðang cũng đã giết bảy mươi hai mạng người của Long Môn tiêu cuộc rồi thì bây giờ giết thêm Kỳ mỗ cũng không sao. Ngày hôm nay Kỳ mỗ được tưới máu của mình ở núi Võ Ðang cũng coi như là chết phải chỗ lắm. Lúc chúng tôi lên núi, vì tôn trọng đức cao trọng vọng của Trương Chân Nhân nên không đem khí giới theo, vậy bây giờ Kỳ mỗ xin lãnh cái chết dưới tay Mạc thất hiệp bằng quyền pháp vậy. Nói xong, y bước tới giữa khách sảnh. Tống Viễn Kiều vẫn ngồi yên, không nói nửa lời, lúc này thấy hai người đã đi đến chỗ quyết liệt và sắp đánh nhau, bèn giơ tay cản Thanh Cốc lại mỉm cười nói: - Ba vị lên tới tệ sơn, nói đi nói lại và cứ nhất định đổ riệt cho ngũ sư điệt chúng tôi giết cả nhà Long Môn tiêu cuộc ở Lâm An, cũng may tệ sư đệ cũng sắp về tới núi rồi, ba vị hãy tạm nhịn ít lâu, để gặp mặt tệ sư đệ rồi hãy phân biệt phải trái sau, chẳng hay ba vị nghĩ sao? Cung Cửu Giai tổng tiêu đầu của Yến Văn tiêu cục người gầy gò trông như có bệnh nhưng rất nhiều mưu trí liền đứng lên nói: - Kỳ tổng tiêu đầu hãy ngồi xuống, Trương ngũ hiệp chưa về tới núi thì việc này vẫn chưa thể dứt khoát được, chi bằng chúng ta hãy bái kiến Trương chân nhân và xin ông ta cho một chỉ thị rõ ràng. Trương chân nhân là một vị Thái sơn bắc đẩu trong võ lâm ngày nay thiên hạ anh hùng hảo hán ai mà chẳng kính ngưỡng, chẳng lẽ cụ đi bênh vực đệ tử sao? Mấy lời nói của y, tuy rất khách sáo, nhưng bên trong bao hàm ý nghĩa rất lợi hại, làm sao Thanh Cốc không hiểu ý nghĩa đó, chàng liền trả lời: - Gia sư hiện đang tịnh tu chưa tới ngày khai quan. Hơn nữa những năm gần đây việc của phái Võ Ðang chúng tôi đều do đại sư ca xử lý. Trừ những cao nhân có danh vọng thật lớn trong võ lâm gia sư rất ít tiếp khách. Y nghĩa lời chàng nói là ba người không có tư cách gặp sư phụ. Văn Gạt tổng tiêu đầu của Tấn Dương tiêu cuộc cười nhạt đáp: - Việc thiên hạ kể cũng khéo ngẫu nhiên, vừa lúc chúng tôi lên trên núi, thì Trương chan nhân lại bế quan! Nhưng đối với bảy mươi mấy nhân mạng của long môn tiêu cục không thể dùng sự bế quan mà trốn tránh được đâu. Cung Cửu Giai nghe Văn Hạt nói vậy vội đưa mắt cấm thị. Nhưng Thanh Cốc đã không còn nhịn được nữa lớn tiếng quát liền: - Người bảo sư phụ ta vì việc ấy mà bế quan phải không? Cung Cửu Giai cười nhạt một tiếng, nhưng không trả lời. Tống Viễn Kiều tuy rất nhẫn nại nhưng khi nghe Văn Hạt nhục mạ ân sư, chàng cũng không sao chịu được. Chàng nhận thấy hơn mười năm nay chưa ai dám thốt lên lới thất kính với Trương Tam Phong trước mặt Võ Ðang thất hiệp, nên chàng từ từ nói: - Ba vị ở xa tới là khách, chúng tôi không dám mích lòng chút nào vậy xin tiễn khách. Tống Viễn Kiều nói xong, vung tay ném một cái ba hòn đạn liên tiếp bay ra xượt qua đầu của ba vị tổng tiêu đầu. Ba vị này không thấy kịp nên không sao tránh được nếu Tống Viễn Kiều cố ý hại cả ba. Cả ba đều kinh hãi vô cùng. Ba tổng tiêu đầu lúc này mới biết Tống Viễn Kiều đứng trước mặt kia thật nho nhã hiền lành và khiêm tốn mà võ công tuyệt luân không thể tưởng tượng được. Thiên Bưu là người nhanh nhảu hơn vội chắp tay vái chào nói: - Cám ơn Tông đại hiệp đã nể nang không hạ độc thủ xin cáo biết từ đây. Viễn Kiều và Thanh Cốc tiễn ba người ra tận mái hiên. Thiên Bưu vội quay lại nói: - Hai vị hãy lui bước, khỏi phải tiễn xa. Viễn Kiều đáp, mấy khi được ba vị tổng tiêu đầu giáng lâm tệ sơn, chúng tôi thế nào cũng phải tiến tới bên ngoài và một ngày gần đây tại hạ sẽ đi Kinh Sư Thái Nguyên và Kim Lăng ba nơi sẽ tới các quý cuộc đáp lễ. Thiên Bưu liền đỡ lời: - Chúng tôi đấu dám phiền đến Tống đại hiệp. Y lãnh giáo võ công của Viễn Kiều rồi, cảm thấy vị Tống đại hiệp này, tuy võ công cao siêu như vậy mà ăn nói rất lễ phép không có vẻ gì là kiêu ngạo cả, lòng y đã cảm phục Viễn Kiều vô cùng và vẻ mặt không còn hung hăng như lúc mới tới núi vấn tội nữa. Hai người đang chuyện trò khách sáo, đột nhiên bên ngoài có một chàng thanh niên, mặt rất anh tuấn người bé nhỏ nhanh nhẹn đang hấp tấp đi tới, Viễn Kiều thấy người nọ liền lên tiếng ngay: - Tứ đệ đã gặp ba bạn này chưa? Nói xong, chàng giới thiệu bọn Thiên Bưu với Tòng Khê. Tòng Khê vừa cười vừa nói: - Ba vị tới thật đúng lúc, tôi đang có mấy vật và vài việc để giao cho quý vị. Chàng vừa nói vừa móc trong túi ra, giao cho mỗi người một gói nhỏ, Thiên Bưu liền hỏi: - Cái gì thế hở Trương tứ hiệp. Tòng Khê đáp: - Ở đây giở ra xem không tiện, quý vị xuống núi hãy giở ra xem. Tiếp theo đó, ba anh em Võ Ðang tiễn ba tổng tiêu đầu ra khỏi cửa đạo quan, rồi mới từ biệt. Chờ ba người đi khỏi, Thanh Cốc vội hỏi: - Tứ ca, ngũ ca đâu? anh ấy đã về núi chưa? Tòng Khê vừa cười vừa nói: - Thất đệ hãy vào gặp ngũ đệ trước, ngu huynh với đại ca ở lại ngoài khách sảnh chờ ba vị tổng tiêu đầu trở lại. Thanh Cốc ngạc nhiên hỏi: - Ba người đó còn quay lại làm gì? Nhưng chàng vẫn nhớ Thúy Sơn nói xong không chờ Tòng Khê trả lời, đã chạy thẳng vào trong nhà. Thanh Cốc vừa bước vào trong nội đường thì quả nhiên bọn Thiên Bưu ba người đang trở lại, quì lạy Viễn Kiều và Tòng Khê ngay. Hai anh em Viễn Kiều vội đáp lễ. Văn Hạt nói, đại ân đại đức của các vị đại hiệp của phái Võ Ðang thật khôn lường đến bây giờ Văn mỗ vì quá nóng đã lỡ lời xúc phạm đến Trương chân nhân thật không bằng con heo con chó. Nói xong, y giơ tay thẳng lên, tự tát vào má mười mấy cái liền. Anh em Viễn Kiều thấy Văn Hạt đánh hai má đỏ bừng và sưng húp vẫn chưa ngừng tay. Viễn Kiều ngạc nhiên không hiểu tại sao cả vội giơ tay ngăn cản .Tòng Khê nói: - Văn tổng tiêu đầu là một nam nhi có chí khí lớn về việc xua đuổi bọn Mông cổ ra khỏi bờ cõi lấy lại giang sơn đất nước cho chúng ta, thì bất cứ người trai nào của nước Trung Hoa cũng đều phải gánh vác. Việc nhỏ mọn ấy là phận sự của chúng tôi phải làm Văn tổng tiêu đầu hà tất tự khiển trách như vậy? Văn Hạt đáp: - Mẹ già con thơ và tính mạng gia đình Văn mỗ đều được quý vị ban cho. Văn mỗ ngu si dốt nát trong 55 nay tựa như nằm mơ vậy. Nghĩ đến vừa rồi Văn mỗ ăn nói vô lễ nếu được hai vị đánh cho một trận thật đau thì lương tâm Văn mỗ mới được yên phần nào. Tòng Khê mỉm cười: - Việc đã qua, Vân lão tiêu đầu đừng nhắc tới nữa. Chính gia sư đã đích tai nghe hai câu nói đó, va cũng kính mến hành vi của Văn tổng tiêu đầu nên gia sư không bao giờ để bụng chuyện đó đâu. Nhưng Văn Hạt vẫn nơm nớp không yên, cứ tự khiển trách hoài. Viễn Kiều không hiểu nguyên nhân bên trong, chỉ thuận miệng khiêm tốn nói vài cây nữa thôi. Nhưng chàng thấy Cửu Giai và Thiên Bu cứ cám ơn luôn miệng. Trái lại Tòng Khê không kính trọng và thân mật hai người đó như đối với Văn Hạt. Sau đó ba vị tổng tiêu đầu nhất định đòi tới chỗ Trương tam Phong tọa quan để được quì lạy ở ngoài cửa và gặp cho được Thanh Cốc để tạ tội. Nhưng Tòng Khê nhất nhất từ chối hết, lúc ấy ba người mới cáo lui xuống núi. Ba người đi khỏi ròi, Tòng Khê thở dài một tiếng nói: - Tuy ba người ấy trong lòng rất cám ơn chúng ta nhưng không thấy họ nhắc nhở tới nhân mạng của Long Môn tiêu cuộc gì cả. Xem ra họ cảm ơn là một việc còn vụ án kia họ coi như một việc. Viễn Kiều định hỏi nguyên nhân ra sao, đã thấy Thúy Sơn ở trong nội đường chạy ra quì xuống đất vái lạy và nói: - Tiểu đệ nhớ đại ca quá. Viễn Kiều là người rất khiêm tốn mặc dầu đối với đồng môn sư đệ cũng vậy đã vội cung kính đáp lễ nói: - Ngũ đệ đã trở về. Thúy Sơn liền kể qua loa chuyện cách biệt bấy lâu cho mấy anh em nghe. Thanh Cốc nóng lòng vội hỏi: - Ngũ ca, ba tên tiêu khách đó vô lễ lắm, chúng nhứt định vu khống cho ngũ ca giết gia đình Long môn tiêu cuộc. Ngũ ca tốt nhịn thật tại sao không ra cho chúng một bài học hể chúng sáng mắt ra. Thúy Sơn mặt rầu rĩ thở dài một tiếng rồi đáp: - Nguyên ủy của vụ này rất phức tạp chỉ vài lời không sao nói hết được, hãy đợi chờ tam ca thức tỉnh đệ sẽ báo cáo tường tận, để quý vị huynh đệ cùng suy nghĩ một mưu kế hay mà giải quyết cho xong. Lợi Hanh liền an ủi Thúy Sơn: - Ngũ ca cứ yên tâm. Long Môn tiêu cuộc hộ giá tam sư ca bất lực nên tam sư ca mới bị tàn phế suốt đời. Dù có phải là ngũ ca giết cả nhà Long Môn tiêu cuộc đi chăng nữa, cũng chỉ vì tình nghĩa anh em chúng ta quá thâm sâu mà dụng lòng nghĩa hiệp cũng phẫn uất. Liên Châu vội quát mắng: - Lục đệ chớ nói lung tung. Nếu những lời của đệ vừa nói tới tai sư phụ thì lục đệ bị giam vào trong phòng tối ngay. Anh em chúng ta có khi nào làm những trò giết toàn gia người như thế đâu mà lục đệ lại nói ví dụ. Năm anh em đều đưa mắt nhìn Thúy Sơn chỉ thấy thần sắc của chàng rất thê thảm. Một lát sau chàng lại nói: - Ðệ không giết một người nào ở Long Môn tiêu cuộc cả. Không bao giờ đệ dám quên lời dạy bảo của sư phụ và cũng không dám làm lụy tới thịnh đức của quý anh em. Năm người nghe chàng nói vậy, đều cả mừng, và cũng thở ra nhẹ nhõm. Tuy tất cả anh em đều không tin Thúy Sơn đã ra tay giết cả gia đình Long Môn tiêu cuộc nhưng họ thấy các cao tăng của phái Thiếu Lâm nói chắc chắn như vậy, và còn nói chính mắt thấy. Hơn nữa họ lại thấy lúc ba Tổng tiêu đầu tới vấn tội, không thấy Thúy Sơn xông ra đính chính thị phi gì cả nên người nào người nấy trong lòng đều có chút hoài nghi. Bây giờ họ nghe Thúy Sơn nói như vậy đều yên tâm và cũng nghĩ: - Chắc bên trong có nhiều chuyện khó nói, nhưng quý hồ không phải Thúy Sơn ra tay giết những người đó là yên trí rồi. Sau này thế nào cũng có ngày giải quyết minh bạch ngay . Tiếp theo đó, Thanh Cốc liền hỏi Tòng Khê về nguyên do tại sao ba tổng tiêu đầu đã đi khỏi lại quay trở lại. Tòng Khê vừa cười vừa nói :- Trong ba tổng tiêu đầu ấy, chỉ có Văn Hạt là ăn nói vô lễ nhất, lại tốt bụng hơn ai cả. Y ở Thiểm tây rát có danh vọng, đã ngấm ngầm liên lạc với các anh hùng hào kiệt ở Sơn Tây và Thiểm Tây cắt máu ăn thề để khởi nghĩa phản kháng quân mông cổ. Tống Viễn Kiều và bốn anh em kia đều vỗ tay khen ngợi. Thanh Cốc còn lên tiếng nói: - Không ngờ y có nghĩa khí như vậy, thật đáng kính trọng. Tứ ca đừng nói chuyện này vội đợi tiểu đệ về đã rồi hãy nói sau. Nói xong chàng chạy thẳng ra ngoài. Tòng Khê chỉ hỏi han Thúy Sơn về những phong vật trên Băng Hỏa đảo thôi. Thúy Sơn để tới chuyện con Ngọc diện hỏa hầu linh dị như thế nào bốn người kia kinh ngạc vô cùng. Thúy Sơn lại nói tiếp: - Chúng tôi định đem con Ngọc diện hỏa hầu về Trung thổ, nhưng khi bè gỗ trôi được mấy ngày thì tiết trời ấm áp dần, nó không quen khí hậu nóng nên nhảy xuống biển leo lên một tảng băng đi ngược về phía bắc. Chắc bây giờ nó đã về tới Băng Hỏa đảo cũng nên? Lợi Hanh xen vào: - Ðáng tiếc thật! Viễn Kiều cũng lên tiếng: - Một con khỉ nhỏ như vậy mà xé nổi óc con gấu, thật không thể tưởng tượng. Thúy Sơn lại tiếp: - Con hỏa hầu ấy tuy hình thù là con khỉ nhưng đẹ tưởng nó không phải là loài hầu vượn đâu? Chắc Băng Hỏa đảo khí hậu kỳ lạ nhờ linh khí của thiên địa sinh ra giống kỳ thú đó chăng? Viễn Kiều gật đầu đáp: - Ngay trong Trung thổ, ở những nơi thâm sơn cùng cốc cũng có những thứ linh vật nhưng người không ra người thú không ra thú. Mọi người đang nói chuyện, Thanh Cốc đã chay về nói: - Ðệ đuổi theo Văn tổng tiêu đầu vái chào và xin lỗi còn khen y là một nam nhi đại trượng phu nữa. Mọi người đều biết người tiểu sư đệ này tính rất thẳng thắn và đoán ngay y vừa đi đâu về. Vừa đi vừa về hơn sáu dặm đường Thanh Cốc không mệt mỏi chút nào. Chàng nghĩ Văn Hạt là người có huyết tính, nếu không đuổi kịp theo xin lỗi và xử hòa thì có lẽ mấy đêm liền chàng cũng không sao ngủ yên được. Lợi Hanh lại nói: - Thất đệ, câu chuyện của tứ ca vẫn còn đợi hiền đệ về mới nói, nhưng câu chuyện Ngọc diện hỏa hầu của ngũ ca nghe còn thú hơn nhiều. Thanh Cốc nghe nói nhảy bắn lên và hỏi: - Thực thế? Tòng Khê thấy Thanh Cốc đã trở về liền lên tiếng nói tiếp câu chuyện vừa rồi: - Văn hạt vừa trù tính xong mọi kế hoạch Thanh Cốc xua tay nói: - Xin lỗi tứ ca, hãy chờ em một lát nữa .Thúy Sơn mỉm cười nói: - Thất đệ không bao giờ chịu thiệt thòi. Thế rồi chàng đem chuyện con Ngọc diện hỏa hầu kể cho Thanh Cốc nghe. Thanh Cốc liền tiếp: - Lạ thạt lạ thật! Bây giờ đến lượt tứ ca nói tiếp đi. Tòng Khê lên tiếng: - Văn Hạt vừa trù tính xong mọi kế hoạch, chỉ đợi ngày giờ tới là ra lệnh cho Thái Nguyên đại đồng và Phần Dương đông thời khời nghĩa, không ngờ trong bọn người đồng minh đó lại có một tên đại phản đồ. Ba đêm trước ngày khởi nghĩa tên ấy lấy trộm danh sách của mọi người và tờ kế hoạch chính tay Văn Hạt thảo đem dâng cho quân Mông Cổ để cáo mật.. Thanh Cốc vỗ đùi la lớn: - Ối chà nguy quá! Tòng Khê lại tiếp: - May thay lúc ấy đệ ở Thái Nguyên, liền cho quan Tri phủ một bài học. Nửa đêm đệ lén vào trong phủ nha, thấy tên phản đồ đó đang bàn tán với quan Tri phủ định một mật báo cho nhà vua biết, một mặt điều binh khiển tướng định bắt trọn ổ bọn người khởi nghĩa. Ðệ liền chui quá cửa sổ vào cho mỗi đứa một nhát, rồi cướp luôn tờ danh sách và bản kế hoạch đem về miền Nam. Bọn Văn Hạt phát giác tờ danh sách với kế hoạch bị mất, biết đã hỏng đại sự không những cuộc khởi nghĩa không thành mà những người trong danh sách đó sẽ bị hoạ. Nhà người nào cũng sẽ bị đem chém đầu hết. đêm hôm ấy, bọn Văn Hạt liền báo tin để họ cao chạy xa bay mà tị nạn. Nhưng lúc bấy giờ cửa thành đóng kín, không sao đưa được tin ấy lọt ra ngoài thành để báo cho mọi người được. Sáng sớm hôm sau, dân chúng hay tin quan Tri phủ bị ám sát thành Thái Nguyên đóng kín cửa để lùng bắt thích khách, bọn người Văn Hạt lại càng nóng lòng sốt ruột, họ nghĩ thầm: "Phen này cả nhà chúng ta bị chém giết đã đành, nhưng còn làm lụy đến bao nhiêu anh hùng nghĩa sĩ ở Sơn Tây và Thiểm Tây." Không ngờ chúng lo sợ trong mấy ngày liền mà vẫn được bình an vô sự, đều ngạc nhiên vô cùng, sau quân lính trong thành khám xét mãi mà không bắt được thích khách vụ án đó liền bỏ qua. Bọn Văn Hạt thấy tên phản đồ chết trong phủ nha đoán rằng có lẽ có người ngấm ngầm ra tay cứu giúp nhưng dù sao chúng không thể đoán biết được là do đệ ra tay. Lợi Hanh liền nói: - Còn Cung Cửu Giai thì sao? Tứ ca giúp y những gì? Võ công của Cung Cửu Giai cao siêu thật, nhưng nhân phẩm của y không sao bằng được Văn hạt. Sáu năm trước đây, y bảo tiêu đến tỉnh Vân Nam. Sau đó có một nhà buôn châu báu lớn ở Côn Minh nhờ y đem ngầm một món châu báu giá trị hơn sáu mươi lạng bạc đi Bắc Kinh. Nhưng khi y đi tới Giang Tây đến bờ hồ Bá Dương, thì bị ba anh em trong Bá Dương tứ nghĩa vây đánh, rồi tam nghĩa cướp món châu báu đó đi. Cung Cửu Giai có bán hết gia sản cũng không sao đền cho đủ. Huống hồ Yến Vân tiêu của y đứng đầu trong các tiêu cuộc ở Bắc phương nay y bị người chận đường cướp tiêu hàng như vậy, thì sau này còn ai dám nhờ y bảo tiêu nữa? Vì hai lẽ đó y suy đi tính lại không còn cách nào khác giải thoát bèn định tự tử trong khách điếm ở Giang Tây. Bá Dương tam nghĩa, không phải là lục lâm thảo khấu mà cướp món châu báu ấy làm chi? Thì ra người anh trong tứ nghĩa, phạm tội lớn bị giam trong ngục, và sắp bị xử trảm đến nơi. Hai lần cướp đề lao, tam nghĩa không sao cứu được người anh cả. Trái lại quan Tri phủ lại đề phòng nghiêm ngặt hơn trước nhiều. Sau Tam nghĩa biết quan Tri phủ đó tham tài định dùng châu báu đó để hối lộ cho tên quan tham lam để giảm khinh tội lỗi cho người anh kết nghĩa. Ðệ thấy bốn người đó rất có nghĩa khí liền lập kế cứu lão đại ra khỏi lao và bảo chúng đem trả món của báu đó lại cho Cung Cửu Giai. Tuy trông mặt của tổng tiêu đầu này rất đáng ghét và không biết ăn nói nữa, nhưng trong đời y không làm một điều gì gian ác và cũng không có giao kết với quan phủ bắt nạt luơng dân, nên đệ mới cứu y thoát chết. đệ dặn Bá Dương tứ nghĩa đừng nhắc tới tên đệ làm gì, và đệ chỉ giữ lại miếng cẩm đoan bọc những châu báu ấy thôi. Vừa rồi đệ trao cho y miếng đoạn bọc châu báu đó tất nhiên y phải hiểu ngay ai đã ra tay cứu y rồi. Liên Châu gật đầu nói: - Việc này tứ đệ làm rất khéo. Không nói gì Cung Cửu Giai mà Bá Dương tứ nghĩa là những người rất có nghĩa khí hiền đệ cứu họ như vậy là rất phải. Thanh Cốc lại xen lời: - Còn Kỳ Thiên Bưu, thì tứ ca giao cho y cái gì thế? Tòng Khê đáp: - Chín mũi đoạn ngô công tiêu. Năm người nghe nói đều kêu "ủa" một tiếng. Vì đoạn hồn Ngô công tiêu rất nổi danh trên giang hồ, cùng là một môn ám khí đã làm Ngô Nhất Manh nổi tiếng ở Lương châu. Tòng Khê lại tiếp, việc này đệ làm quả thật táo bạo. đến bây giờ nghĩ lại đệ vẫn còn kinh hãi. Ngày hôm ấy, quả thật là may mắn, Kỳ Thiên Bưu bảo tiêu đi qua Ðông Quan vô hình trung y đã gây hân với đệ tử của Nhất Manh và đấu với nhau. Ngờ đâu Kỳ Thiên Bưu dùng chưởng đánh đệ tử của Nhất Manh bị thương. Sau đó Kỳ Thiên Bưu đã biết mình gây nên tai họa lớn rồi, vội vàng trao trả tiêu ngân cho sư chủ ngay đêm ấy trở về Kim Lăng liền. Rồi y triệu tập các bạn hữu chí giao để hợp lực đối phó Nhất Manh. Ngờ đâu, y vừa về đên Lạc Dương đã bị Nhất Manh đuổi tới hẹn ngày hôm sau tỷ thí ở ngoài cửa Tây thành Lạc Dương. Lợi Hanh lại hỏi: - Võ công của Nhất Manh chưa chắc đã kém anh em mình như vậy Kỳ Thiên Bưu làm sao địch nổi.?
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 24
Tính Toán Xa Xôi
Tòng Khê đáp: - Kỳ Thiên Bưu cũng tự biết tài ba của mình không chống đỡ nổi một phi tiêu của Nhất Manh, nên y phải đi mời anh em họ Kiến ở Lạc Dương giúp sức. Anh em họ Kiến nhận lời ngay và nói: - Với tài ba của chúng ta, không sao địch nổi Ngô Nhất Manh đâu. Nếu Kỳ đại ca nhất định bắt anh em chúng tôi ra trợ giúp, thì chúng tôi phải vâng lời tới lúc đó sẽ đứng ở bên cạnh hò hét trợ oai. Ðược đúng trưa ngày mai anh em chúng tôi sẽ tới cửa Tây thành Lạc Dương này . Thanh Cốc xen lời nói, anh em họ Kiến đều là những tay sử dụng ám khí rất giỏi. Có anh em y giúp sức cho thì bên Thiên Bưu ba đấu một may ra có thể đánh ngang ngửa với Nhất Manh được, nhưng không hiểu bên Nhất Manh có người nào giúp sức không? Tòng Khê đáp: - Nhất Manh chỉ có một mình thôi, nhưng anh em họ Kiến đã nuốt lời hứa. Sáng sơm hôm sau, Thiên Bưu đến nhà anh em họ Kiến định bàn về phương pháp đối địch ngờ đâu y vừa đến nhà họ Kiến thì người gác cửa đã nói: - Ðại gia với nhị gia chúng tôi hôm nay bỗng có việc cần sáng hôm nay đã đi Tịnh Châu rồi, mong Kỳ lão gia đừng đợi chờ. Thiên Bưu nghe người gác của nói như vậy, tức giận đến nổ bụng. Mấy năm trước, anh em họ Kiến bị một tai nạn ở Giang Nam, nhờ Thiên Bưu giúp đỡ cho mới thoát được. Ngờ đâu lúc này y có việc nhờ vả hai người khi gặp mặt hai anh em họ Kiến ăn nói rất sốt sắng mà tới giờ hen ước lại ẩn núp không ra tiếp. Thiên Bưu cũng biết Nhất Manh là người rất ác độc, mà cuộc hẹn ước này không sao trốn tránh được, nên y liền ở khách điếm viết lại tờ chúc thư dặn hậu sự rồi nhờ phổ kỵ đưa tới nhà y còn y thì một mình ra cửa Tây. Việc đó từ đầu chí cuối ra sao đều lọt vào ắt tiểu đệ. Ngày hôm đó, đệ giả giạng một tên ăn mày nằm dưới gốc cây cổ thụ tại ngoài cửa Tây để đợi chờ. Không bao lâu sau Nhất Manh và Thiên Bưu trước sau lần lượt tới. Hai người liền ra tay đấu với nhau, chưa được vài hiệp Nhất Manh đã hạ độc thủ ném luôn một chiếc phi tiêu đoạn hồn ngô công. Thiên Bưu biết không sao chống lại được đành nhắm mắt chờ chết. đệ liền tiến lên đưa tay bắt luôn mũi phi tiêu đó. Nhất Manh vừa kinh hãi vừa quát hỏi đệ có phải là người của bên Thiên Bưu không? đệ chỉ cười khỉnh mà không trả lời. Nhất Manh lại ném luôn tám mũi phi tiêu độc, nhưng đệ đều bắt hết. Ám khí khiến y nổi tiếng quả thực là lợi hại vô cùng. Nếu đệ dùng võ công của bổn môn thì không khó gì hết, nhưng đệ sợ y biết mình là người phái nào nên mới giả bộ làm như chân trái đau, tay phải què chỉ sử dụng tay trái thôi, dùng võ công của Thiếu Lâm để bắt những phi tiêu đó. Tuy đệ bắt được hết những mũi phi tiêu đó nhưng suýt tí nữa mấy mũi phi tiêu độc đó là sướt da ở bên tay thất là nguy hiểm vô cùng. Quả nhiên y quát lời hỏi đệ thuộc đệ tử của cao tăng nào trong phái Thiếu Lâm. đệ giả bộ câm điếc cứ ậm ừ không chịu trả lời ngay. Sau y về tới Lương Châu, đóng cửa không đi đâu nữa, không tiếp ai cả. Mấy năm liền không thấy y hiện thân trên giang hồ nữa. Thanh Cốc lắc đầu và xen vào: - Tuy Nhất Manh không phải là người lương thiện nhưng Thiên Bưu cũng không phải là một người tốt. Nếu ngày hôm đó lỡ tứ ca bị phi tiêu ngô công là sướt bàn tay, có phải tứ ca mạo hiểm mà không có ích lợi gì không? Tòng Khê vừa cười vừa đáp: - Lúc ấy nguy huynh hiếu sự và trước khi vào cuộc không ngờ phi tiêu ngô công lợi hại đến thế? Thanh Cốc tính nhanh nhảu và thẳng thắn, không hiểu thâm ý của Tòng Khê như thế nào trái lại Thúy Sơn đã hiểu rõ ngay và nghĩ thầm: - Sở dĩ tứ ca mạo hiểm như vậy là muốn giải trừ mối thù của Long Môn tiêu cuộc. Anh ấy biết Hổ Phiêu tiêu cục đứng đầu các tiêu cục ở Giang Nam. Ở Hà Bắc Sơn Ðông các nơi thì Yến Vân tiêu cục đứng đầu. Còn các tỉnh Tây Bắc thì Tấn Dương tiêu cục làm thủ lãnh. Sau này mối thù của Long Môn tiêu cuộc thế nào cũng do những tiêu cục đó đứng ra đảm đương, nên tứ ca gây ra ba ơn huệ cho ba tiêu cục đó. Ba câu chuyện ấy mới thoảng qua ai cũng tưởng là tình cờ, nhưng tứ ca đã tốn bao công phu và thời gian điều tra để lợi dụng cơ hội chữ có phải dễ mà làm được ba việc như vậy đâu? Ðoạn Thúy Sơn nghẹn ngào nói: - Anh em mình như là một khối, đệ chẳng cần phải nói đến hai chữ cám ơn nữa. Tất cả mọi sự đều do đệ trẻ tuổi bồng bột mới gây nên những đại hoạ như vậy. Nói tới đó, chàng bèn kể chuyện ngày nọ Tố Tố giả dạng mình đêm khuya đến giết cả nhà Long Môn tiêu cuộc cho mọi người nghe. Sau cùng chàng tiếp: - Làm thế nào mà giải quyết được những việc đó, mong tứ ca giúp cho. Tòng Khê ngẫm nghĩ giây lát rồi đáp: - Việc này, để thưa lên sư phụ đã, nhưng ngu huynh thiết nghĩ người đã chết không sao sống lại được, mà tức muội đã biết cải ác rồi. Cố nhân đã dạy "Chỉ quá nang cải, thiện mạc đại yên". Ðại ca cho lời nói của đệ như thế có đúng không? Viễn Kiều thấy việc này có liên quan đến mấy chục nhân mạng nên trù trừ không dám trả lời ngay. Liên Châu gật đầu đáp: - Tứ đệ nói rất phải. Lợi Hanh sợ nhất là nhị ca. Chàng biết đại ca là người hiền lành dễ bắt chuyện còn nhị ca thiết diện vô tư, coi kẻ ác như kẻ thù. Chàng sợ Liên Châu làm khó dễ ngũ tẩu nên từ nãy giờ cứ nơm nớp lo sợ, không ngờ Liên Châu gật đầu đã sớm rõ việc này và thấthứ cho Tố Tố. Bây giờ Liên Châu gật đầu và nói như vậy, trong lòng cả mừng bèn xen vào: - Nếu người khác có hỏi tới việc này ngũ ca chỉ trả lời là không phải ngũ ca giết mấy người đó có thế thôi. Mà ngũ ca nói như vậy không phải là nói dối vì sự thực ngũ ca có giết người đâu? Viễn Kiều đưa mắt lườm Lợi Hanh rồi nói: - Cứ chối quanh mãi như vậy, thì lòng ngũ đệ sao yên? Vả chúng ta đã mang danh nghĩa hiệp cũng sao yên đực? Lợi Hanh liền hỏi: - Vậy theo ý của đại ca thì nên làm như thế nào? Viễn Kiều đáp: - Theo ý của ngu huynh thì chờ chúc thọ sư phụ rồi, sáu anh em chúng ta hãy đi kiếm đứa con của ngũ đệ trước đã, kế chúng ta đại hội anh hùng ở Hoàng Hạc lâu giải quyết việc Kim Mao sư vương Tạ Tốn với quần hùng xong, đoạn sáu anh em chúng ta cùng ngũ đệ phu nhân xuống Giang Nam. Trong ba năm chúng ta mỗi người phải làm mười việc thiện. Tòng Khê vỗ tay tán thành: - Phải đấy, Long Môn tiêu cuộc có bảy mươi hai người chết oan uổng. Chúng ta mỗi người làm mười việc thiện. Nếu cứu thoát hai trăm người bị nạn, miễn cưỡng có thể xí xoá được vụ giết chóc. Liên Châu cũng lên tiếng nói: - Ðại ca nghĩ rất phải, không còn ý kiến nào hay hơn nữa. Chắc sư phụ cũng tán thành. Bằng không dù bắt ngũ đệ phu nhân đền mạng cho bảy mươi hai người chết oan đó, thì chết thêm một người mà không có ích lợi cho ai cả. Thúy Sơn vẫn áy náy trong lòng, nay nghe Viễn Kiều sắp đặt như vậy liền cả mừng và nói, Ðể đệ vào báo tin cho Tố Tố hay. Thúy Sơn vọi vàng chạy vào phòng đem ý kiến của Viễn Kiều kể cho vợ nghe, còn nói Tố Tố biết các sư huynh đệ chờ cuộc chúc thọ sư phụ xong sẽ xuống núi tìm Vô Kỵ liền. Tố Tố nghe nói tinh thần liền phấn khởi và nghĩ thầm :- Với bản lãnh của Võ Ðang lục hiệp thì thế nào cũng đem được Vô Kỵ về cho ta . Sự thật Tố Tố không bệnh gì cả chỉ vì quá nhớ Vô Kỵ mà nên. Nay nàng nghe Thúy Sơn nói vậy, lòng được an ủi ngay, nên bịnh ngày một thuyên giảm. Mấy hôm sau, đã đến mùng tám tháng tư, Trương Tam Phong biết ngày mai là đại thọ bách tuế của mình, các đệ tử thế nào cũng vui vẻ náo nhiệt một phen. Tuy Ðại Nham tàn phế Thúy Sơn mất tích là một khuyết điểm nhỏ, nhưng lão anh hùng cảm thấy sống được trăm tuổi quả là hiếm có. đồng thời trong lúc bế quan, Trương Tam Phong đã nghiên cứu ra được môn Thái Cực thần công mà lão anh hùng nhận thấy môn võ công đó sẽ làm rạng rỡ cho Võ Ðang rất nhiều. Nên sáng sớm ngày hôm đó lão anh hùng đã mở quan ra liền. Mọi người chỉ nghe một tiếng rú thanh thoát .Trương Tam Phong đã dùng hai tay đẩy mạnh một cái, hai cánh cửa vừa dầy vừa nặng vừa mở ra. Người mà Trương lão anh hùng trông thấy trước tiên là Thúy Sơn, người đồ đệ đã mất tích mà ông đã tưởng nhớ hơn mười năm trời. Tưởng là hoa mắt nhìn lầm, Trương Tam Phong liền giơ tay lên dụi mắt, thì Thúy Sơn chạy lại ngã vào lòng sư phụ nức nở khóc và gọi luôn mồm: - Sư phụ! Sư phụ! Chàng quá cảm động, quên cả quì lạy thầy. Viễn Kiều và bốn sư đệ cũng chạy lại xúm quanh sư phụ và đông thanh nói: - Hôm nay sư phụ đại hỉ ngũ đệ trở về Trương Tam Phong đã sống được trăm tuổi, mà tu luyện võ công hơn tám mươi năm trời tới mức hư vô không bị việc trần tục làm phiền luỵ nữa, nhưng lão anh hùng đối với bảy đồ đệ như con đẻ, nay bỗng thấy Thúy Sơn đã trở về, mừng khôn tả, ôm luôn đồ đệ cưng ấy vào lòng nước mắt chảy xuống hai bên má. Các anh em hầu hạ sư phụ tắm rửa thay khăn áo xong, Thúy Sơn không dám đem chuyện của mình kể cho sư phụ nghe, chàng chỉ dám nói chuyện kỳ lạ ở Băng Hỏa đảo thôi. Nghe Thúy Sơn nói đã có vợ, Trương Tam Phong lạ càng mừng thêm nói: - Vợ con đâu? Mau bảo chị ấy ra đây để sư phụ xem mặt. Thúy Sơn vội quì xuống thưa: - Thưa sư phụ, đệ tử táo gan vô cùng, lúc có vợ không xin phép sư phụ trước. Trương Tam Phong vuốt râu vừa cười vừa nói: - Con ở trên Băng Hỏa đảo không sao về được, chẳng lẽ đợi hết mười năm con về tới đây thưa cùng ta rồi mới cưới vợ ? Con đứng dậy khỏi phải cáo lỗi nữa. Trương Tam Phong làm gì có đứa đồ đệ hủ lậu như thế? Thúy Sơn vẫn quì và thưa tiếp: - Nhưng lai lịch của vợ con không được chánh đáng cho lắm. Nàng nàng là con gái Hân giáo chủ Bạch Mi Giáo. Trương Tam Phong vẫn vuốt râu đáp: - Như vậy đã sao đâu? Quý hồ nhân phẩm của vợ con cao cả là được rồi. Mà dù nhân phẩm của chị ấy không tốt đi nữa lên tới núi Võ Ðang này cũng sẽ thay đổi, trở nên con người nết na ngay. Còn Bạch My giáo thì sao? Thúy Sơn con nên nhớ là ta không nên hẹp lượng quá và cũng đừng tự phụ mình là danh môn chính phái rồi coi khinh cũng kẻ khác. Sự thất chánh tà rất khó phân biệt. Nếu các đệ tử trong chánh phái mà tâm địa không được chánh đáng thì những kẻ ấy cũng là tà đó. Nếu người trong tà phái mà nhất tâm hướng thiện thì người đó là chánh nhân quân tử đó. Thúy Sơn cả mừng, chàng không ngờ mối bận tâm sự lo ngại trong mười năm nay bây giờ sư phụ chỉ nói có vài lời đã khiến chàng khỏi thắc mắc và lo âu, liền hớn hỏ đứng dậy. Trương Tam Phong lại tiếp: - Cha vợ của con là Hân giáo chủ thân giao với ta đã lâu, ta cũng phục võ công của ông ta. Ông ta lỗi lạc vả lại tính nết ông ấy rất khẳng khái. Tuy tánh của ông ta hơi thiên lệch và hành sự khác người, nhưng chúng ta không thể coi ông ấy là tiểu nhân ti tiện được. Những người như vậy chúng ta có thể kết bạn lắm. Mấy anh em đứng cạnh đó nghe thầy nói như vậy nghĩ thầm: - Quả sư phụ rất cưng ngũ đệ, vì vậy có lòng khoan hồng đến thế. Với tên ma đầu nhạc phụ của ngũ đệ một tên hung ác trên giang hồ mà sư phụ cũng chịu kết giao . Mọi người đang nghĩ tới đó, bỗng có một tên đạo đồng hấp tấp chạy vào báo cáo: - Thưa sư tổ, Hân giáo chủ của Bạch Mi Giáo sai người đem lễ vật đến tặng ngũ sư thúc. Trương Tam Phong cười nói: - Nhạc phụ của con đã cho người đem lễ vật đến cho con đấy Thúy Sơn, con ra tiếp khách đi. Thúy Sơn vâng lời ngay. Lợi Hanh liền nói: - Xin phép sư phụ cho con đi cùng với ngũ ca xem sao. Tòng Khê vừa cười vừa xem vào: - Có phải Kỷ lão anh hùng tới đâu mà chú vội vàng hấp tấp thế? Lợi Hanh nghe mặt đỏ bừng, nhưng vẫn theo Thúy Sơn ra ngoài. Hai người vừa đi tới đại sảnh liền thấy hai ông già, ăn mặc lối gia nhân đứng đợi. Hai ông già đó vừa thấy Thúy Sơn bước ra, liền tiến tới quì xuống và nói: - Trương công tử vẫn mạnh giỏi? Tiểu nhân Hân Vô Phúc, Hân Vô Lộc xin bái kiến. Thúy Sơn đáp lễ và nói: - Mời quản gia đứng dậy. Nói xong chàng nghĩ thầm:- Tên của hai gia nhân này kỳ lạ thất. Ai cũng đặt cho người nhà đầy tớ cái tên như Bình An, Cát Thánh, Phúc Lộc Thọ Hỷ chẳng hạn, chó ai đặt tên như hai người này là Vô Phúc Vô Lộc đâu . Chàng vừa nghĩ vừa đưa mắt nhìn hai người. Chàng thấy mặt Vô Phúc có một cái thẹo đao chém rất dài, từ góc trán bên phải tréo xuống, đi qua sống mũi sang tới mép bên trái. Còn Vô Lộc thì mặt rỗ cả hai xấu xí khôn tả, tuổi đã ngoài năm mươi. Ngắm nhìn một lúc chàng lên tiếng hỏi hai gia nhân: - Nhạc phụ cùng nhạc mẫu của cô gia vẫn mạnh giỏi đấy chứ? Tôi định thu xếp xong sẽ cùng tiện nội về bái kiến xong nhạc. Không ngờ nhạc phụ nhạc mẫu lại cho người tới hỏi thăm trước như vậy, tôi thất đáng tội. Hai vị ở xa tới đây rất vất vả, hãy ngồi xuống dùng chén nước đã. Vô Phúc và Vô Lộc không dám ngồi, bèn lấy lễ đưa ra cung kính đưa cho Thúy Sơn rồi nói: - Lão gia và thái thái sai đem những lễ vật mọn này đến biếu ngũ hiệp mong công tử tiếp nhận. Thúy Sơn vừa cám ơn vừa giở lễ ra xem. Chàng giật mình vì thấy hơn mười tờ giấy đỏ, viết đầy những tên lễ vật tất cả có tới hơn hai trăm món. Món thứ nhất là một đôi Bích ngọc sư tử, món thứ hai là một đôi Phỉ Thúy phượng hoàng và rất nhiều châu báu một trăm bút lông sài lang, mười thỏi mực ống phẩm một trăm thếp giấy chế bằng vỏ cây dâu tám nghiên mực. Thì ra Bạch Mi giáo chủ biết rể của mình hay chữ nên mới biếu bút mực. Ngoài những thứ đó lại có cả đồ dùng hàng ngày và quần áo mùng màn, không thiếu vật nào. Vô Phúc quay mình đi ra rồi dẫn mười tên phu khiêng đồ vào. Tên phu nào cũng gánh một đôi mâm, trên bày la liệt lễ vật đặt cả ở khách sảnh. Thấy vậy Thúy Sơn trù trừ nghĩ thầm :- ta là con nhà nghèo chất phác quen rồi, lấy bấy nhiêu đồ châu báu làm chi? Nhưng song nhạc ở tận chốn xa nôi sai người đến ban tặng nếu ta không nhận e mang lỗi . Chàng đành phải nhận hết lễ vật đó và nói: - Tiểu thơ của hai vị vị đi đường mệt nhọc nên không được khoẻ lắm, mời hai vị ở lại vài ngày để gặp mặt tiểu thư của hai vị. Vô Phúc đáp: - Cụ ông cụ bà chúng cháu rất nhớ tiểu thơ, căn dặn chúng cháu phải trở về hồi báo ngay. Nếu cô gia cho phép, tiểu nhân xin vào yết kiến tiểu thư sau đó chúng cháu xin trở về miền Nam ngay. Thúy Sơn đáp: - Hai vị muốn như vậy cũng được xin hãy ngồi chờ giây lát. Nói xong, chàng quay trở lại phòng báo cho Tố Tố hay, nàng cả mừng vội ngồi dậy chải đầu thay áo, rồi ra ngoài đại sảnh gặp hai lão gia nhân ấy. Nàng hỏi hai gia nhân về cha mẹ và huynh trưởng có được mạnh không, rồi nàng giữ hai người lại dùng cơm. Thúy Sơn nghĩ thầm: - Nhạc phụ nhạc mẫu cho nhiều lễ vật như vậy, ta phải ban thưởng rất nhiều cho chúng mới được. Nhưng tiền bạc của phái Võ Ðang lại tập trung cả vào một nơi, ta không tiện lấy ra thưởng cho hai người này . Chàng liền vừa cười vừa nói: - Tiểu thư của hai vị lấy phải người chồng nghèo, không có tiền để thưởng mong hai vị đừng cười nhé. Vô Phúc vội đáp: - Chúng cháu không dám, Chúng cháu không dám. Chúng cháu được yết kiến Võ Ðang thất hiệp còn sướng hơn được thưởng nghìn vàng. Thúy Sơn thấy Vô Phúc nói như vậy nghĩ thầm: - Người này ăn nói cũng phong nhã, hình như cũng là người có ăn học . Ðoạn chàng tiễn chân hai gia nhân ra cửa, Vô Phúc liền nói: - Xin cô gia lui bước, chúng cháu rất mong cô gia và tiểu thư sớm giáng lâm, để hai cụ chúng cháu khỏi nhớ mong. Người trong tệ giáo từ trên xuống dưới ai cũng ngưỡng mộ phong thái của ngũ hiệp. Thúy Sơn thấy Vô Phúc khéo ăn nói liền cả cười, Vô Lộc liền lên tiếng nói: - Còn một việc nữa, phải thưa cùng công tử hay biết là lúc anh em đem lễ lên đây tặng ngũ hiệp khi qua thành Tương Dương trọ tại khách điếm thì gặp ba tên tiêu khách, nghe chúng nói đến ngũ hiệp Thúy Sơn vội hỏi: - Họ nói gì về tôi? Vô Lộc đáp: - Một người trong ba người nói, Võ Ðang thất hiệp có ơn lớn với chúng ta thật, nhưng chúng ta không thể nào để cho bảy mươi mấy mạng Long Môn tiêu cục trầm oan. Sau đó họ bàn tán một hồi rồi quyết định không nhúng tay vào việc trả thù ấy nhưng sẽ đi Khai Phong phủ, nơi Thần Thương Trần Bát Phương Ðàm lão anh hùng tới để lý luân việc đó với ngũ hiệp. Thúy Sơn chăm chú nghe, không trả lời. Vô Lộc móc túi lấy ra ba lá cờ nhỏ và tiếp: - Anh em tiểu nhân thấy ba tiêu đầu khách ấy táo gan quá định vuốt râu cọp, bèn cho họ biết là nếu họ muốn lý luận về việc đó thì cứ kiếm Bạch Mi giáo. Thúy Sơn thấy ba lá cờ nhỏ đó, kinh ngạc vô cùng: lá cờ thứ nhất thêu một con hổ quay đầu lại có lẽ đang gầm thét chàng hiểu ngay đó là tiêu kỳ của Hổ Phiêu tiêu cục. Lá cờ thứ hai thêu một con hạc trắng bay lượn trên không, chàng biết ngay là cờ của Tấn Dương tiêu cục, còn là cờ thứ ba thì dùng kim tuyến thêu chín con én, là cờ của Vân Yến tiêu cục. Ngắm ba lá cờ đó giây lát, chàng liền hỏi anh em Vô Phúc: - Sao hai vị lại lấy được những tiêu kỳ của họ tới đây như vậy? Vô Phúc liền đáp: - Ngũ hiệp là rể quý của Bạch Mi giáo, Thiên Bưu, Cửu Giai và Vân Hạt ba tên ấy là cái thớ gì? Vả lại chúng đã biết Võ Ðang thất hiệp đã có ơn lớn với chúng mà còn định đi mời tên Ðàm Thuỵ Lai ở phủ Khai Phong đến lý luận với ngũ hiệp. Như vậy có phải chúng không biết điều chút nào không? Nên chúng cháu.. Thúy Sơn vội xen lời: - Chúng làm như thế không phải là không biết đều đâu .Vô Phúc lại tiếp: - Ngũ hiệp khoan hồng đại lựơng hơn người nên mới không chấp trách chúng, nhưng anh em chúng cháu không chịu nhịn được, liền xử trí luôn ba tên tiêu khách đó và lấy luôn ba tiêu kỳ của chúng. Thúy Sơn nghe nói giật mình và nghĩ thầm: - Bọn Thiên Bưu đều hùng cứ nhứt phương, nổi tiếng trên giang hồ đã lâu tuy chúng không phải là những tay xuất sắc trong võ lâm nhưng tên nào tên nấy cũng có những tuyệt nghệ riêng chớ có phải là những tay tầm thương đâu? sao người nhà của Hân Thiên Chính lại xử trí chúng một cách hết sức dễ dàng như vậy? Nếu Vô Phúc nói dối và bịa đặt câu chuyện làm quà thì sao chúng lấy được ba lá tiêu kỳ tới đây? Những là cờ này là bảo hiệu của ba tiêu cục ấy, đừng nói là ra tay cướp mà muốn thầm lén lấy trộm cũng không phải dễ. Hay là chúng dùng mê hồn hương làm cho ba tổng tiêu đầu mê man rồi mới lấy trộm ba lá cờ này chăng? Ðoạn chàng liền hỏi: - Chẳng hay ba vị lấy ba lá cờ này bằng cách nào? Vô Phúc liền đáp: - Lúc ấy nhị đệ cháu là Vô Lộc ra mặt gây hấn hẹn chúng ra ngoài cửa Nam thành Tương Dương để tỷ võ. Ba anh em chúng cháu đối địch với ba anh em chúng và đã nói trước, hễ chúng thua thì phải để lại một tiêu kỳ và tự chặt một cánh tay suốt đời không được bước chân vào Hồ Bắc này. Thúy Sơn càng nghe càng ngạc nhiên không dám coi thường mấy gia nhân này liền lên tiếng hỏi tiếp: - Rồi kết quả ra sao? Vô Phúc đáp: - Kết quả là chúng phải để lại tiêu kỳ và tự chặt một cánh tay còn hứa suốt đời không bước chân vào Hồ Bắc này nữa. Thúy Sơn kinh hãi và nghĩ thầm: - Những nhân vật của bạch mi giáo hành sự quả thất ác độc vô cùng . Vô Phúc lại tiếp: - Nếu ngũ hiệp cho chúng cháu đối xử như vậy quá nhẹ, thì chúng cháu sẽ đuổi theo và chặt cổ chúng liền.? Thúy Sơn vội xua tay nói: - Không nhẹ đâu, không nhẹ đâu. Vô Phúc lại tâu: - Vì chúng cháu thấy lần này đem lễ vật đến biếu ngũ hiệp và chúc thọ lão tiền bối, toàn là việc vui mừng cả nếu chúng cháu giết ba tên tiêu đầu ấy thì sẽ không được hên. - Phải. Mấy vị nghĩ rất chu đáo, vừa rồi hai vị có nói có tất cả ba vị đem lễ vật tới đây, sao bây giờ chỉ có hai, còn một người nữa đâu? - Thưa ngũ hiệp còn một chú em là Hân Vô Thọ. Chúng cháu đuổi ba tên tiêu khách ấy đi rồi cháu và Vô Lộc thì đến đây chào trước, nhưng chúng cháu sợ lão gia họ Ðàm hay tin không phân biệt phải trái dấn thân tới đây quấy nhiễu nên cháu mới bảo chú Vô Thọ đi ngay phủ Khai phong để xử trí lão già họ Ðàm. Chú Vô Thọ nhờ cháu vấn an ngũ hiệp hộ. Nói xong y cúi xuống vái lạy, Thúy Sơn cũng vội đáp lễ và nói, tôi không dám. Chàng vừa nói vừa nghĩ thầm: - Thần thương Trấn Bát Phương Ðàm Thuỵ Lai đã lừng danh trên giang hồ bốn mươi năm rồi, nay Vô Thọ đi phủ Khai Phong, đối địch với lão anh hùng ấy, bất cứ bên nào bị thương ta cũng không an lòng?Nghĩ vậy chàng liền nói: - Thần thương Trấn Bát Phương Ðàm Thuỵ Lai là một chính nhân quân tử ta ngưỡng mộ đã lâu. Hai vị mau đi Khai Phong phủ bảo Vô Thọ khỏi phải nói chuyện với Ðàm lão anh hùng nữa, vì sợ hai người cùng nóng tính lỡ có chuyện gì xảy ra dù bên nào thắng cũng không nên cả. Vô Lộc nghe vậy, liền tủm tỉm cười và đáp: - Ngũ hiêp khỏi phải lo ngại. Lão già họ Ðàm không dám ra tay đấu với Tam ca cháu đâu. Tam ca cháu bảo y đừng dính liếu tới việc của Long Môn tiêu cuộc là y ngoan ngoãn vâng lời ngay. Thúy Sơn liền hỏi: - Thật à? Hình như Vô Phúc đoán biết Thúy Sơn không tin, liền nói: - Hai mươi năm trước lão già họ Ðàm là bại tướng dưới tay Vô Thọ , y còn bị anh em chúng tôi nắm giữ được những sự kiện rất quan trọng có liên can đến đời sống của y. Kính chào ngũ hiệp vạn an. Nói xong hai người cáo lui, ra lối cửa giữa. Thúy Sơn tay cầm ba lá cờ nhỏ trù trừ giây lát. Chính ra chàng định nhờ Vô Phúc , Vô Lộc dò la tin tức của Vô Kỵ, nhưng chàng e câu chuyện này tiết lộ ra ngoài sẽ mất tiếng tăm của mình và của cả nhị ca đi, nên chàng từ từ quay trở về phòng chàng. Tố Tố đang dựa trên giường đọc tờ kê khai các món của cha mẹ cho người đem tới. Nàng thấy cha mẹ cho nhiều vật báu như vậy cảm động vô cùng. Nhưng nàng bỗng nghĩ tới Vô Kỵ bị bắt cóc, hiện giờ không biết sóng chết ra sao, nên nàng nóng lòng như thiêu. Ðúng lúc ấy thấy chồng bước vào vẻ mặt không yên, nàng vội hỏi: - Có việc gì thế hở phu quân? Thúy Sơn đáp: - Chẳng hay lai lịch của Vô Phúc, Vô Lộc, Vô Thọ như thế nào, em có thể kể cho anh biết không? Tố Tố với Thúy Sơn kết nghĩa đã được mười năm nhưng nàng biết chồng không ưa Bạch My Giáo nên nàng không hề đả động đến chuyện nhà và chuyện trong giáo phải và Thúy Sơn cũng không bao giờ hỏi tới những chuyện đó. Nay bỗng nhiên chàng hỏi, nàng vội đáp: - Hơn hai mươi năm trước đây, ba người đó là ba tướng cướp rất có tên tuổi, hoành hành ở vùng Tây Nam. Sau chúng bị rất nhiều cao thủ vây đánh và sắp nguy đến tính mạng. Lúc ấy cha em ngẫu nhiên đi ngang qua đó, thấy ba anh em chúng thà tử chiến chớ không chịu khuất phục khen chúng là người có nghĩa khí liền ra tay trợ giúp. Chúng là ba anh em kết nghĩa với nhau, mỗi người có một họ riêng, chúng cảm ơn cha em cứu mạng nên liền thề rất nặng cam tâm suốt đời là nô bộc cho cha em. Chúng ta bỏ họ tên cũ và tự đặt ba cái tên bây giờ Hân Vô Phúc, Hân Vô Lộc và Hân Vô Thọ, nên cha em đối với anh em chúng rất nể nang, không dám coi chúng như nô bộc. Mẹ em nói võ công và danh vọng của chúng xưa kia còn hơn nhiều nhân vật tiếng tăm lừng lẫy bây giờ. Thúy Sơn gật đầu: - Ra là thế. Thế rồi chàng thuật lại chuyện ba người đã bắt ba tổng tiêu đầu phải tự chặt cánh tay và cướp tiêu kỳ cho vợ nghe. Tố Tố cau may lại và nói: - Ba người đó hành động như vậy là có lòng tốt, muốn giúp vợ chồng chúng ta, nhưng chúng có biết đâu đệ tử của danh môn chính phái hành sự khác hẳn tà giáo. Chúng chỉ làm cho phu quân thêm phiền . Em không biết nói sao cho phải? Chờ tìm thấy thằng Vô Kỵ, chúng ta quay trở lại Băng Hỏa đảo sinh sống thì hơn. Nàng vừa nói tới đó, bỗng nghe Lợi Hanh ở ngoài cửa phòng gọi: - Ngũ ca, mau ra ngoài cửa đại sảnh viết hộ mấy đôi liễn chúc thọ.. kéo ngũ ca đi ngũ tẩu không trách em chứ? Ai bảo anh ấy có tiếng là ngân câu thiết hoạch chi! Chiều hôm đó, sáu anh em Thúy Sơn xuống bếp dặn bảo làm tiệc chúc thọ còn các đạo đồng khác quét dọn và bày trí mọi nơi. Trên khách sảnh dán mấy câu đối chúc thọ của Viễn Kiều sáng tác và do Thúy Sơn viết. Quang cảnh khác hẳn ngày thường. Sáng sớm hôm sau mấy anh em Viễn Kiều đã mặc quần áo mới đang định đỡ Dại Nham ra ngoài chúc thọ sư phụ, bỗng một tên đạo đồng chạy vào tay cầm một danh thiếp đưa cho Viễn Kiều xem. Tòng Khê đứng cạnh đó liếc mắt thấy danh thiếp đề: Côn Luân hậu học..Hà Thái Xung cùng môn hạ đệ tử cung chúc Trương Chân nhân thọ tỷ nam sơn. Chàng kinh ngạc nói: - Người trưởng môn của phái Côn Luân đích thân không quản ngại đường sá xa xôi mà tới đây thầt là kính trọng sư phụ ta lắm. Viễn Kiều cũng nói: - Vị tân khách này không phải là người tầm thường nên chính sư phụ ra đón mới phải. Nói xong chàng liền đi bẩm báo với Trương Tam Phong. Trương Tam Phong nói :- Nghe nói vị trưởng môn của phải Côn Luân này chưa hề tới Trung thổ bao giờ, không hiểu tại sao y lại biết sanh nhựt của sư phụ lão nhỉ? Nói đoạn Trương Tam Phong liền dẫn sáu đồ đệ ra nghênh đón thấy Hà Thái Xung mặc áo đạo sĩ màu vàng, tinh thần rất sảng khoái khí tượng trung hòa, đáng là vị tôn chủ của một danh môn chính phái. Tám tên đệ tử đi theo có cả Tây Hoa tử và Vệ tứ nương. Trương Tam Phong vừa ra tới cửa đã tiến lên vái chào hành lễ ngay. Còn sáu anh em Viễn Kiều quì cả xuống, Hà Thái Xung đáp lễ rồi nói: - Võ Ðang lục hiệp danh trấn hoàn vũ bần đạo đâu dám nhận đại lễ của quý vị. Trương Tam Phong liền mời thầy trò Thái Xung vào trong đại sảnh, phân khách chủ chia hai bên ngồi uống nước xong, một tiểu đạo đồng cầm danh thiếp vào đưa cho Viễn Kiều mới hay ngũ lão của phái không động đã tới. Trong võ lâm lúc bấy giờ chỉ có phái Võ Ðang và phái Thiếu Lâm là tên tuổi hơn cả, sau đó là phái Côn Luân và Nga Mi, còn phái Không Ðộng thì kém vế nhất. Kể vai vế của Không Ðộng ngũ lão thì chỉ bằng anh em Viễn Kiều, nên đi tới đâu ngũ lão đều ngồi hay đứng ngang với Viễn Kiều. Nhưng Trương Tam Phong là người rất khiêm tốn nên nghe Không Ðộng ngũ lão tới, bèn đứng dậy nói với Thái Xung: - Không Ðộng ngũ lão đã tới, xin hà huynh hãy ngồi chơi xơi nước, bần đạo thất lễ giây lát để ra nghênh tiếp tân khách. Thái Xung nghĩ thầm: - Những nhân vật như không động ngũ lão chỉ đáng cho môn đồ ra tiếp, hà tất Trương Tam Phong phải đích thân ra nghênh đón như thế. Lát sau, Không Ðộng ngũ lão đã cùng mấy đệ tử bước vào. Thái Xung không đứng dậy chỉ hơi cúi mình một cái đáp lễ thôi. Tiếp theo đó Thần Quyền môn. Cự Kình bang , Mao Sơn bang và rất nhiều thủ lãnh của các môn phái tới để chúc thọ. Thoạt tiên anh em Viễn Kiều chia nhau ra tiếp, nhưng khách nhiều nhiều nhà ít nên không sao tiếp cho nổi, ai nấy đều cuống quýt lên và vất vả khôn tả. Trương Tam Phong ghét nhất cái trò lễ nghĩa này, nên mấy lần đại thọ bảy mươi tám mươi chín mươi chẳng hạn, lão anh hùng cấm các môn đồ báo cho người khác hay, chỉ mấy sư đồ ăn nhậu với nhau thôi. Ngờ đâu kỳ đại thọ bách tuế này lại có nhiều tân khách đến thế? Khách đông đến nỗi những ghế của Ngọc Hư Quán không đủ cho người ta ngồi. Bất đắc dĩ anh em Viễn Kiều phải ra ngoài bưng những tảng đá tròn vào làm ghế. Những trưởng môn của các phái, những bang chủ của các bang thì được ngồi ghế còn các môn hạ đệ tử phải ngồi những tảng đá. Không những thiếu ghế còn thiếu cả chén uống nước nữa, đành phải lấy bát ăn cơm ra mời khách. Tòng Khê kéo Thúy Sơn vào phòng khẽ nói: - Ngũ đệ có biết tại sao khách tới đông như thế không? Thúy Sơn đáp: - Hình như họ đã hẹn nhau từ trước. Tuy có vài người thấy mặt nhau giả bộ ngạc nhiên để che mắt chúng ta. Tòng Khê nói: - Phải họ không phải thành tâm đến chúc thọ thấy chúng ta đâu. Thúy Sơn đáp: - Họ tới đây lấy danh nghĩa là chúc thọ thực ra là để vấn tội. - Nếu chỉ vì vụ án Long Môn tiêu cục thì họ không bao giờ mời được Hà Thái Xung đích thân đến đây. - Vâng, những người này có lẽ vì Kim Mao sư vương Tạ Tốn đấy. - Chúng khinh thường phái Võ Ðang chúng ta quá. Dù chúng ỷ nhiều để nắm phần thắng, chẳng lẽ đệ tử của phái Võ Ðang lại sợ chúng mà bán một người bạn hay sao? Dù Tạ Tốn có là kẻ gian đồ độc ác đến không sao thất hứa được đi nữa nhưng y đã là nghĩa huynh của ngũ đệ rồi thì không khi nào ta lại để lộ hành tung của y cho bọn tân khách này biết. - Tứ ca nói phải. Nhưng chúng ta phải đối phó ra sao? Tòng Khê ngẫm nghĩ giây lát rồi đáp: - Chúng ta nên cẩn thận hơn. Võ Ðang thất hiệp đã chịu đựng phong ba bão táp nhiều rồi, khi nào sợ những người đã tới đây. Ðại Nham tuy đã tàn phế nhưng anh em vẫn coi chàng là người trong Võ Ðang thất hiệp, vả lại sau lưng bảy anh em còn có Trương Tam Phong, vốn là người võ công siêu tuyệt. Nhưng anh em Võ Ðang thất hiệp thấy sư phụ mình tuổi đã một trăm, mặc dầu trước mặt có việc rất quan trọng họ cũng định tự xử trí lấy, chớ không muốn để sư phụ ra tay mà cũng không muốn để sư phụ phải bận lòng. Tuy Tòng Khê an ủi Thúy Sơn như vậy, nhưng chàng cũng biết câu chuyện ngày hôm nay rất khó giải quyết. đồng thời chàng cũng biết muốn bảo tồn được danh dự của sư môn cũng không phải chuyện dễ. Trên đại sảnh Viễn Kiều , Liên Châu và Lợi Hanh đang tiếp các tân khách. Ba anh em biết bọn tân khách này tới đây là có sự bất lợi cho mình, nên người nào người nấy đều suy tính cách đối phó trước. đang lúc ấy một tên đạo đồng chạy vào báo cáo: - Tĩnh huyền sưthái, trưởng môn đại đệ tử phái Nga Mi cùng năm vị đệ muội tới chúc thọ sư tổ. Viễn Kiều và Liên Châu mỉm cười. Lúc ấy Thanh Cốc đang đi cùng bảy tám vị tân khách bước vào trong sảnh mà Tòng Khê và Thúy Sơn cũng đang ở hậu đường đi ra. Mấy anh em nghe đệ tử của phái Nga mi đều mỉm cười. Lợi Hanh mặt đỏ bừng xấu hổ vô cùng. Thúy Sơn chạy lại nắm tay chàng vừa cười vừa nói: - Lục đệ lại đây, anh em mình ra tiếp khách đi.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 25
Chỉ Danh Khiêu Chiến
Các đệ tử nghe sư phụ thốt những lời nản chí như thế đều kinh ngạc vô cùng. Vì từ khi lên núi tòng sư học võ đến giờ chưa ai nghe sư phụ nói ra những lời đau đớn như vậy. Hân Lợi Hanh lại hỏi: - Thưa sư phụ, chẳng lẽ thằng nhỏ không thể cứu chữa được nữa sao? Trương Tam Phong vẫn ôm chặt Vô Kỵ đi lại lung tung trong đại sảnh, không biết đang nghĩ ngợi gì, nghe thấy Hân Lợi Hanh nói liền đáp: - Trừ phi... Trừ phi sư phụ ta, Giác Viễn đại sư phục sinh truyền dạy cho ta hết cuốn Cửu Dương Chân Kinh! Mấy đệ tử nghe Trương Chân Nhân nói như vậy, trong lòng đều nặng trĩu, vì ai nấy đều biết rằng Giác Viễn đại sư qua đời đã hơn tám mươi năm rồi, làm sao mà phục sinh được. Nay sư phụ nói vậy khác gì nói vết thương của Vô Kỵ vô phương cứu chữa. Dư Liên Châu lên tiếng hỏi: - Thưa sư phụ ngày nọ đệ tử có đấu chưởng với tên đó, thấy chưởng lực của y quả thật âm độc vô cùng. Có lẽ trên đời này khó có người thứ hai. Nhưng lúc này vết thương của đệ tử đã lành mạnh, hình như không còn hậu họa gì nữa. Ðệ tử đã thử vận khờ, dùng sức thử, không thấy có gì lạ hết. Trương Tam Phong liền nói: - Ðó là con nhờ hồng phúc của đại danh thất hiệp đấy! Con phải biết kẻ địch đã dùng Huyền Minh Thần Chưởng thì nếu nội lực của con thắng y chưởng lực đó sẽ chạy ngược trở lại, y sẽ bị thương trước và không có thuốc gì chạy chữa. Từ nay trở đi, nếu các con còn gặp tên đó, phải cẩn thận lắm mới được. Dư Liên Châu rùng mình kinh hãi nghĩ thầm: - Thế ra tên đó vì quá thận trọng, sợ chưởng lực của ta thắng nên chưa giở Huyền Minh Thần Quyền ra. Bằng không có lẽ lúc đó cũng bị thương mà chết rồi không chừng. Nếu lần sau còn gặp y ta nhất định không nhẹ tay đâu. Sáu người đứng ngẩn người hồi lâu, Vô Kỵ bỗng lên tiếng kêu rên: - Cha, cha! Con đau lắm ... Y vừa kêu vừa ôm chặt lấy Trương Tam Phong rồi rúc đầu vào lòng ông. Trương Tam Phong lại càng thương nó, nghiến răng mồm cười nói: - Chúng ta cứ tận lực cứu chữa cho nó xem ông trời xanh có thương mà cho nó sống không? Nói tới đó Trương Chân Nhân thở dài mấy tiếng, ẳm Vô Kỵ vào thư phòng rồi điểm luôn mười mấy yếu huyệt để cho thằng bé bớt đau. Sau khi bị điểm huyệt, Vô Kỵ không còn run rẩy như trước nữa, mặt đỏ dần lên. Trương Tam Phong cũng biết nếu mầu tía biến thành màu đen thì không còn có cách gì cứu chữa nên lão anh hùng cởi áo Vô Kỵ ra, và cũng cởi luôn đạo bào của mình, dùng ngực mình áp vào lưng thằng nhỏ. Lúc ấy Tống Viễn Kiều và Hân Lợi Hanh ở bên ngoài lo khâm liệm vợ chồng Trương Thúy Sơn. Còn Liên Châu, Tòng Khuê, Thanh Cốc cùng vào thư phòng, thấy sư phụ cởi đạo bào ra để cứu chữa cho Vô Kỵ thì biết sư phụ mình dùng Thuần Dương Vô Cực công ra để hút âm độc trong người Vô Kỵ ra. Tuy đã sống trăm tuổi, Trương Tam Phong chưa hề cưới vợ, vẫn còn là đồng nam và đã tu luyện hơn tám mươi năm trời, tất nhiên Thuần Dương Vô Cực công của lão anh hùng đã được luyện tới tột bực. Ba anh em Liên Châu đứng hầu cạnh biết dùng nội lực chữa thương rất nguy hiểm, hễ sơ suất một chút, không những kẻ bở thương nguy tính mạng mà cả người cứu chữa cũng bở tẩu hỏa nhập ma là khác. Vì vậy ba sư huynh đệ đều nghĩ: - Nội công của sư phụ có thể nói là cao nhất thiên hạ, nhưng năm nay thầy đã trăm tuổi rồi, tất nhiên khí huyết phải suy kém, không khéo cả thằng nhỏ lẫn sư phụ đều lâm nguy . Ba người càng nghĩ càng sợ hãi thầm nên đều đứng im hơi lặng tiếng đứng hầu. - Liên Châu, con lại đây thay thế cho thầy, khi nào con thấy không chịu đựng nổi thì bảo Tòng Khuê thay, chớ có cố gượng nghe! Liên Châu vội cởi áo ra, ẳm Vô Kỵ vào lòng. Chàng vừa đụng vào người thằng nhỏ đã rùng mình một cái, cảm thấy như vừa đụng phải một tảng băng, vội bảo Mạc Thanh Cốc: - Thất đệ, mau mang mấy lò than lại đây! Lát sau, Thanh Cốc đã đem mấy lò than hồng vào để cạnh Liên Châu. Tuy vậy Liên Châu vẫn thấy giá lạnh đến không sao chịu đựng nổi. Lúc này chàng mới biết Huyền Minh Thần Quyền lợi hại như thế nào. Trương Tam Phong ngồi cạnh, dùng chân khí đẩy những hơi độc trong người ra. Chờ tới khi đẩy hết hơi độc đó rồi lão anh hùng liền đứng dậy. Mạc Thanh Cốc đang tiếp tay ãm Vô Kỵ vào lòng, còn Liên Châu và Tòng Khuê đang ngồi đẩy những hơi độc trong người ra. Không bao lâu, Trương Chân Nhân nhận thấy Mạc Thanh Cốc chịu không nổi liền sai đạo đồng ra gọi Hân Lợi Hanh và Tống Viễn Kiều vào tiếp sức. Cách dùng nội công cứu chữa này, ai hay ai dở biết ngay. Mạc Thanh Cốc chố chịu đựng được một khắc đồng hồ là cùng, Viễn Kiều có thể chịu đựng được ngót hai giờ. Hân Lợi Hanh mới ãm Vô Kỵ vào lòng đã thất thanh la lớn, người run lẩy bẩy. Trương Tam Phong kinh ngạc nói: - Hãy đưa thằng nhỏ cho ta và con ngồi cạnh đấy tập trung tinh thần mà vận công, đừng có nghĩ ngợi gì cả! Thì ra Hân Lợi Hanh đau lòng vì cái chết của Ngũ ca mà tâm thần bất định, công lực gần như mất hết nên mới không chịu đựng nổi. Chờ tới khi tâm thần ổn định rồi chàng mới dám ẳm Vô Kỵ vào lòng. Sáu thầy trò lần lượt thay nhau dùng nội công chữa cho Vô Kỵ suốt ba ngày ba đêm. Người nào người nấy mỏi mệt khôn tả, nhờ vậy hơi hàn độc trong người Vô Kỵ đã mất dần. Ðến sáng hôm thứ tư, sáu thầy trò mới được luân phiên nhau đi ngủ và nghĩ ngơi. Từ ngày thứ tám trở đi mỗi ngày mỗi người mất hai tiếng đồng hồ để chữa trở cho Vô Kỵ, ngoài ra những giờ khác đều tĩnh tọa để tu bổ lại những chân khí đã hao tổn. Vô Kỵ đã khỏi dần, hơi lạnh trong người đã bớt, thần trí đã khôi phục và đã ăn uống lại. Sáu thầy trò tưởng đã cứu sống được Vô Kỵ ngờ đâu đến ngày thứ ba mươi sáu, Dư Liên Châu bỗng phát hiện ra bất cứ dùng nội lực của mình thúc đẩy như thế nào cũng không sao hút được dù chố một chút hơi lạnh trong người Vô Kỵ ra, mà người thằng nhỏ vẫn lạnh, gương mặt vẫn xanh xao. Thoạt tiên Liên Châu tưởng công lực của mình hao tổn quá đỗi, nên không hút được hàn độc ấy. Sau chàng phải nói cho sư phụ hay. Trương Tam Phong chạy đến xem thử, quả thấy đúng như lời Liên Châu, vô kế khả thi. Liên tiếp năm ngày năm đêm như vậy, sáu người dùng hết thiên phương bách kế mà không có công hiệu chút nào cả. Vô Kỵ liền nói: - Thưa Thái sư phụ, chân tay của cháu đã thấy ấm áp riêng có trên đỉnh đầu, ngực và bụng càng cảm thấy lạnh dần thêm. Trương Tam Phong nghe nói kinh hãi thầm nhưng vẫn an ủi thằng nhỏ: - Vết thương của cháu đã khỏi rồi, các sư bá, sư thúc cháu không phải ẳm cháu suốt ngày như trước nữa. Bây giờ cháu hãy lên trên giường của thái sư phụ ngủ chốc lát đi! Vô Kỵ vâng lời, nhưng trước khi lên giường ngủ, y liền quỳ xuống lạy Trương Tam Phong và mấy bác, chú và nói: - Thưa Thái sư phụ và các sư bá sư thúc, Nhờ quý vị cứu nên tính mạng của Vô Kỵ mới được bảo tồn, sau này xin quý vở dạy võ công cho Vô Kỵ để Vô Kỵ trả thù cho cha mẹ! Thấy Vô Kỵ còn nhỏ mà đã biết lễ phép như vậy ai cũng mủi lòng và an ủi thằng nhỏ vài lời. Trương Tam Phong và các đồ đệ ra ngoài khách sảnh. Lão anh hùng thở dài một tiếng và nói: - Bây giờ hơi hàn độc đã xâm nhập đỉnh môn, giữa tim và đơn điền của thằng nhỏ rồi, Với ngoại lực của chúng ta, không thể nào giải được! Mấy thầy trò ta đã tốn công trong bốn mươi ngày thật là vô ích. Sư phụ đã suy ngẫm nửa ngày rồi mà vẫn không sao nghĩ ra được vì sao mà không xua đuổi được chất hàn độc đó! Mọi người đang suy nghĩ nhưng không ai hiểu được nguyên nhân. Nếu bảo dùng Thuần Dương Vô Cực công để cứu chữa không thể nào loại trừ được hơi hàn độc đó thì tại sao lúc đầu lại công hiệu, mãi tới ngày thứ ba mươi bảy mới mất hiệu dụng như thế? Tại sao tứ chi, cổ và khắp mình đều ấm áp, riêng có đỉnh môn, giữa tim và đơn điền là giá lạnh vô cùng. Ngẫm nghĩ một hồi Dư Liên Châu lên tiếng nói: - Thưa sư phụ, hay là say khi Vô Kỵ bị Huyền Minh Thần Quyền đánh trúng, nó tự vận nội lực để chống đỡ, nhưng không biết cách nên hơi hàn độc đó mới uất kết lại ở ba nơi trông huyệt mà không sao hút ra nổi? Trương Tam Phong lắc đầu nói: - Nó còn bé dù Thúy Sơn có dạy cho nó một chút vận khí nhưng làm sao nó có nội lực lớn như vậy? Liên Châu lại tiếp: - Thưa sư phụ, nội lực của thằng nhỏ này mạnh lắm! Ðoạn chàng kẻ lại chuyện Vô Kỵ đã dùng Thần Long Bãi Vĩ đánh một tên đệ tử của Mao Sơn bang bị thương nặng như thế nào. Trương Tam Phong vỗ dùi một cái liền nói: - Phải rồi! Thì ra nó toàn học những võ công kỳ môn của Tạ Tốn. Nếu nội công của nó do Thúy Sơn dạy cùng nguồn gốc với võ học của chúng ta mà chúng ta dùng Thuần Dương Vô Cực công cứu chữa cho tất nhiên rất chóng khỏi. Nhưng võ công của nó lại do Tạ Tốn dạy, không hiểu những võ công đó thuộc môn phái nào? Nói xong, lão anh hùng quay trở lại thư phòng hỏi Vô Kỵ: - Thái sư phụ muốn thử xem võ công của cháu ra sao, vậy cháu hãy thử đánh Thái sư phụ ba chưởng xem sao! Vô Kỵ đáp: - Cháu không dám đánh Thái sư phụ. Trương Tam Phong cười đáp: - Nếu cháu không dùng toàn sức lực đánh thì thái sư phụ làm sao biết được võ công của cháu như thế nào để dạy bảo thêm cho cháu? Vô Kỵ đáp: - Vâng cháu xin đánh ngay, nhưng Thái sư phụ đừng dùng sức đánh lại cháu nhé! Trương Tam Phong vừa cười vừa nói đáp: - Cháu chớ sợ! Vô Kỵ liền múa chưởng, sử thế Kiếm Long Tạ Ðiền trong Giáng Long Thập Bát Chưởng từ phía bên phải Trương Tam Phong mà đánh tréo xuống phía bên trái. Trương Tam Phong vừa giơ tả chưởng lên chống đỡ chưởng lực của Vô Kỵ đã bị tiêu tan một cách vô hình ngay. Trương Tam Phong gật đầu và nói: - Khá lắm! Vô Kỵ thấy thế đánh của mình vô hiệu liền quay người lại hất tay về phía sau, dùng thế Thần Long Bái Vĩ. Trương Tam Phong lại dùng hữu chưởng ra tiếp đỡ. Thế đánh của Vô Kỵ tựa như bị đánh hụt và y không cảm thấy sức lực của Trương Tam Phong đánh bật lại. Nhưng Trương Tam Phong đã khen: - Giỏi lắm! Cháu bé như thế này mà luyện được võ công đến như thế cũng là đặc sắc lắm rồi! Vô Kỵ mặt đỏ bừng đáp: - Thưa Thái sư phụ, cháu không đánh nữa, vì đánh mãi mà không trúng cái nào cả thì đánh làm chi nữa! Trương Tam Phong lại nói: - Cháu hãy đánh thêm một chưởng nữa cho thái sư phụ xem! Vô Kỵ liền múa chưởng dùng thế Kháng Long Hữu Hối. Trương Tam Phong hơi kinh ngạc và hỏi: - Cháu biết cả những chưởng pháp này nữa ư? Lão anh hùng vừa nói vừa giơ tay lên đỡ, thấy thế chưởng này của Vô Kỵ tuy rất cương mãnh nhưng sức lực và độ tinh xảo kém hơn hai thế trước nhiều liền lắc đầu nói: - Thế võ này của cháu kém hơn hai thế trước, chắc cháu chưa được học hết phải không? Vô Kỵ vội đáp: - Không phải thế đâu, thưa Thái sư phụ. Ðó là tại nghĩa phụ cháu chưa học hết. Nghĩa phụ nói rằng Giáng Long Thập Bát Chưởng là một môn võ công lợi hại nhất trong thiên hạ, nhưng tiếc thay nghĩa phụ cháu chỉ học được có mấy miếng đó thôi. Miếng Kháng Long Bữu Hối chính nghĩa phụ cháu cũng không hiểu hết tinh vi của nó nhưng bảo cháu cứ học trước đi rồi sau này sẽ hiểu được. Trương Tam Phong gật đầu đáp: - Nếu vậy ta đoán mới không sai. Từ giờ trở đi cháu đừng giở thế võ này ra đối địch với người, bằng không cháu sẽ bị thất bại. - Vậy thì Thái sư phụ dạy lại thế võ ấy cho Vô Kỵ đi! - Thái sư phụ không biết môn võ công này. Từ khi đại hiệp Quách Tỉnh tuẫn quốc ở thành Tương Dương tới giờ, môn Giáng Long Thập Bát Chưởng này đã thất truyền rồi. Sau đó Trương Tam Phong hỏi Vô Kỵ một cách cặn kẽ, xem y đã học qua những môn võ công nào rồi. Vô Kỵ kể rõ hết cho Trương Tam Phong nghe. Trương Tam Phong càng nghe càng lấy làm lạ nghĩ thầm:- Không ngờ Kim Mao Sư Vương lại bác học đến thế. Võ công môn nào y cũng biết. Không ngờ Vô Kỵ tuổi còn nhỏ mà những quyển kinh, khẩu quyết lại thuộc đến thế, quả thật có nhiều môn võ nó vừa đọc ra, ta chưa hề nghe tới bao giờ. Thì ra năm xưa Tạ Tốn vì muốn khiêu khích cho Thành Khôn ra mặt nên giết hại rất nhiều cao thủ của các phái và sau khi giết người xong thuận tay lấy luôn những kinh kiếm phổ của người ta đem về nghiên cứu, phòng sau này gặp phải các đồng môn của họ đến tầm thù thì biết trước mà đối phó. Lúc Tạ Tốn truyền võ công cho Vô Kỵ chỉ dạy y học thuộc lòng những khẩu quyết của những thế võ đó thôi còn biến hóa ra sao thì chàng không kịp truyền lại cho thằng nhỏ. Trương Tam Phong cứ gật đầu lia lịa khen: - Hay lắm! Hay lắm! Trương Chân Nhân cũng phải khen phục Tạ Tốn đã khổ tâm vì Vô Kỵ. Y không muốn mất thời gian nên trong mấy năm trời đã bắt thằng nhỏ học cả những gì y học cả đời người. Chắc sau này Vô Kỵ lớn lên với tư chất thông minh như thế này thế nào cũng biết xử dụng hết những thế võ đó. Sau khi tiếp đỡ ba chưởng của Vô Kỵ .Trương Tam Phong đã biết nội công của Vô Kỵ rất phức tạp tinh xảo. Lão anh hùng cũng biết sở dĩ hơi hàn độc uất kết nơi trông huyệt của thằng nhỏ là tại nó vận dụng nội công định xua đuổi ra ngoài. Ngờ đâu lại làm uất kết vào nơi yếu huyệt như thế nên không sao hút được hơi hàn độc đó ra ngoài. Trừ phi Vô Kỵ phải ngừng hết hơi thở mới hút hết được hơi độc từ ba chỗ đó ra khỏi thân thể. Nhưng người ta ngừng hơi thở thì chết ngay, dù có hút được hơi độc ra cũng vô ích. Trương Tam Phong ngẫm nghĩ giây lát rồi tự nhủ: - Muốn giải được hơi hàn độc trong người Vô Kỵ thì thằng nhỏ phải tự luyện tập lấy Cửu Dương Chân Kinh mới có thể dùng nội công chí dương của mình mà hóa tan những âm độc trong người. Nhưng lúc Giác Viễn đại sư đọc cuốn kinh văn đó ta lại không nhớ được bao nhiêu. Tuy từ trước tới nay ta đã bế quan mấy lần để nhớ lại mà chỉ có thể nhớ được ba bốn thành thôi. Bây giờ vô kế khả thi thì ta đành dạy nó học đỡ ba bốn thành kinh văn đó, may ra sống được ngày nào hay ngày ấy! Ðoạn Trương Chân Nhân bèn đem Cửu Dương Chân Kinh khẩu quyết truyền lại cho Vô Kỵ. Vô Kỵ theo phương pháp của Trương Tam Phong dạy, tu luyện hơn hai năm tuy nơi đơn điền đã bớt lạnh nhưng da mặt càng ngày càng xanh thêm. Mỗi lúc hơi hàn độc đó phát lên thằng nhỏ khổ sở vô cùng. Trong hai năm ấy Trương Tam Phong cố công luyện nội công cho Vô Kỵ càng ngày càng tiến bộ, còn anh em Viễn Kiều thì đi khắp nơi tìm linh đơn dược liệu để chữa trị cho Vô Kỵ nhưng vẫn không thấy công hiệu gì cả. Càng ngày Vô Kỵ càng ốm yếu, ai cũng lo ngại cho dòng dõi của Trương Thúy Sơn sẽ bị tuyệt mất. Trong lúc mọi người trong phái Võ Ðang bận chữa trở cho Vô Kỵ không ai để ý tới việc tìm kẻ thù đã đả thương Dư Ðại Nham và Vô Kỵ. Trong hai năm đó Giáo Chủ của Bạch Mi Giáo đã mấy lần phái người đến chăm nom cháu ngoại và tặng nó khá nhiều lễ vật quý giá. Nhưng anh em phái Võ Ðang còn tức hận Bạch Mi Giáo vì Dư Ðại Nham và Trương Thúy Sơn bị hại đều do giáo phái đó gián tiếp gây nên. Vì vậy lần nào sứ giả của Bạch Mi Giáo lên núi Võ Ðang là anh em Viễn Kiều xua đuổi, trả lại hết lễ vật. Có một lần Mạc Thanh Cốc còn ra tay đánh sứ giả một trận nên từ đó trở đi Hân Thiên Chính không phái người lên núi Võ Ðang nữa.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 26
Tái Thượng Thiếu Lâm
Ngày hôm đó là tết Trung Thu, Trương Tam Phong với mầy đồ đệ đang sửa soạn thưởng trăng, chưa kịp dọn tiệc ra ăn đã thấy Vô Kỵ đột nhiên phát bệnh, mặt thằng nhỏ càng xanh thêm, chân tay run lẩy bẩy hoài. Vô Kỵ sợ làm mất hứng của các vị bề trên nên cố nghiến răng chịu đựng nhưng mọi người đã thấy rõ. Hân Lợi Hanh vội kéo Vô Kỵ vào trong phòng, đặt nó lên giường nằm, lấy chăn bông phủ kín còn đốt thêm một lò than hồng để cạnh giường. Trương Tam Phong bỗng nói với các đồ đệ: - Ngày mai ta sẽ đem Vô Kỵ lên Thiếu Lâm Tự ở Tung Sơn một phen. Các đồ đệ nghe sư phụ nói như vậy liền hiểu ngay, biết sư phụ mình bất đắc dĩ mới chịu lép vế phái Thiếu Lâm mà thân hành lên núi Tung Sơn cầu cứu với Không Văn đại sư mong cao tăng của phái Thiếu Lâm bổ túc cho những phần kinh mà lão anh hùng đã quên hầu cứu vãn tính mạng của Vô Kỵ. Hai năm trước, phái Thiếu Lâm lên trên núi Võ Ðang bắt ép Trương Thúy Sơn nhận tội và nói rõ tung tích của Tạ Tốn vì vậy mà Thiếu Lâm và Võ Ðang bất hòa. Trương Tam Phong là một vị tôn sư, nay chịu tự giáng địa vị tôn quí của mình mà đi cầu cứu với kẻ bề dưới như vậy là rất mất sĩ diện. Mấy anh em nghĩ đến tình nghĩa của Trương Thúy Sơn , biết rõ phen này sư phụ mình lên trên Tung Sơn cầu cứu như thế , thì từ nay trở đi người của phái Võ Ðang có gặp người phái Thiếu Lâm không dám nghênh ngang như xưa nữa. Ðáng lẽ phái Nga Mi cũng được truyền dạy một phần chân kinh nhưng Diệt Tuyệt sư thái không nể nang chút nào. Trương Tam Phong đã viết mấy bức thư lên hỏi thăm và định nhờ vả và còn sai cả Lợi Hanh thân hành đi nữa. Ngờ đâu Diệt Tuyệt sư thái không thèm đọc thư thì chớ mà còn trả thư lại. Nếu anh em Viễn Kiều lên Tung Sơn cầu kiến thì đỡ mất sĩ diện nhưng đã chắc đâu Không Văn đại sư chịu truyền lại khẩu quyết của Cửu Dương Chân Kinh nên Trương Tam Phong đành phải đích thân đi. Mọi người nghĩ đến oai danh hiển hách của phái Võ Ðang đã gây dựng nên trong hai ba mươi năm nay mà rầu rĩ vô cùng. Vì vậy bữa tiệc trung thu cũng mất vui, người nào người nấy chỉ uống vài chén rượu rồi cho dọn ngay. Sáng hôm sau Trương Tam Phong dắt Vô Kỵ lên đường. Anh em Viễn Kiều tiễn sư phụ xuống núi. Năm người định xin đi theo hầu sư phụ , Trương Tam Phong vội cản: - Nếu các con cùng đi, phái Thiếu Lâm thế nào cũng sinh nghi. Chi bằng để mình Vô Kỵ với sư phụ , một già một trẻ đi thì hơn. Thế rồi Trương Tam Phong với Vô Kỵ mỗi người cưỡi một con lừa đi về phía Bắc. Thiếu Lâm với Võ Ðang hai võ học tôn phái rất lớn và rất gần nhau. Chỉ đi vài ngày đường là tới. Lên tới Thiếu Lâm thất sơn, Trương Tam Phong với Vô Kỵ cột hai con lừa vào gốc cây rồi thủng thẳng đi lên trên núi. Trương Tam Phong tái hồi đất cũ, vừa đi vừa nghĩ lại chuyện hơn tám mươi năm về trước, sư tôn của mình là Giác Viễn đại sư gánh một đôi thùng sắt đưa Quách Tường và mình chạy xuống núi Thiếu Lâm. Lúc này lão anh hùng nhớ lại chuyện xưa tựa như mới xảy ra hôm nào. Trương Chân Nhân cảm thấy cảm khái vô cùng từ từ đi lên núi, thấy cảnh vật vẫn như xưa còn Giác Viễn đại sư và Quách Tường thì đã lìa bỏ nhân gian! Hai người đi tới Lập Tuyết Ðình đã thấy Thiếu Lâm Tự phái hai tăng nhân trẻ tuổi ở đằng xa tươi cười bước tới. Trương Tam Phong chắp tay chào và nói: - Phiền hai vị sư phụ thông báo rằng có Trương Tam Phong của phái Võ Ðang có việc tới đây cầu kiến Phương Trượng đại sư! Hai tăng nhân đó nghe ba tiếng Trương Tam Phong giật mình kinh hãi , trố mắt nhìn lão anh hùng. Thấy ông cao lớn lạ thường, râu tóc bạc như tuyết, mặt hồng hào, bóng bẩy, mồm tủm tỉm cười. Riêng có cái áo đạo bào xanh thì cũ và dơ bẩn. Trương Tam Phong là đại tôn sư của phái Võ Ðang , mà Võ Ðang và Thiếu Lâm kém giao hảo từ lâu nên hai tăng nhân bán tín bán nghi, vội phi thân về chùa thông báo. Một lát sau, cửa chùa rộng mở, Phương Trượng Không Văn đại sư cùng Không Trí, Không Tín bước ra. Sau ba người có năm lão hòa thượng mặc áo vàng. Trương Tam Phong biết ngay năm lão hòa thượng đó là năm vị hộ pháp của Ðạt Ma Viện, vai vế còn cao hơn cả vị Phương Trương nữa. Năm vị này chỉ ở trong chùa nghiên cứu võ học, xưa nay không hề can dự tới việc bên ngoài. Nay nghe có người trưởng môn của phái Võ Ðang tới biết việc không phải tầm thường nên cả năm người mới cùng xuống núi đón tiếp. Trương Tam Phong vội chạy ra ngoài đình lên tiếng vái chào và nói: - Phiền Phương Trượng cùng mấy vị đại sư ra nghênh tiếp, tiểu đạo thật áy náy vô cùng. Sư huynh đệ Không Văn và năm vị hộ pháp đều chắp tay đáp lễ rồi Không Văn lên tiếng hỏi: - Trương Chân Nhân ở xa tới khiến anh em tiểu tăng ngạc nhiên vô cùng, Chẳng hay Chân Nhân có điều gì chỉ bảo? Trương Tam Phong đáp: - Tiểu đạo tới đây có một việc thỉnh cầu Phương Trượng. Không Văn đại sư liền mời Trương Tam Phong vào trong đình. Một tăng nhân bưng trà tới mời uống. Trương Tam Phong trong lòng tức giận nghĩ thầm: - Dầu sao ta cũng là một tiền bối của các người, tại sao không mời ta vào trong chùa, lại bắt ta ngồi ở chổ lưng chừng núi này? Không nói ta đi nữa, dù là khách tầm thường các người cũng không nên tiếp đãi một cách thiếu lễ độ như vậy!Nhưng Trương Chân Nhân là người rất khoáng đạt tuy nghĩ như vậy nhưng không lộ ra mặt. Không Văn lại nói: - Trương Chân Nhân giáng lâm tệ sơn đáng lẽ anh em bần tăng phải nghênh đón Chân Nhân vào trong chùa mới hợp lẽ, nhưng Chân Nhân hồi nhỏ không tháo lui mà tự tiện rời khỏi Thiếu Lâm , đã phạm vào quy củ mấy trăm năm của bổn phái, chắc Chân Nhân cũng biết rõ điều lệ đó rồi. Phàm những môn đồ hay phản đồ của bổn phái tự tiện rời khỏi nơi đây thì suốt đời không được phép vào chùa một bước, nếu trái lệnh người đó sẽ bị hình tội cắt gân chân. Trương Tam Phong hà hà cười và đáp: - Ra là thế. Hồi nhỏ tiểu đạo tuy ở chùa Thiếu Lâm hầu hạ Giác Viễn đại sư thật nhưng tiểu đạo chỉ là một thằng nhỏ tạp dịch, chuyên môn quét nhà pha nước thôi, chưa cắt tóc đi tu và cũng chưa chính thức bái sư. Như vậy tiểu đạo chưa phải là đệ tử của phái Thiếu Lâm. Không Trí lạnh lùng xen vào: - Nhưng Trương Chân Nhân đã học lóm võ công của chùa Thiếu Lâm rồi mới ra đi! Trương Tam Phong có vẻ tức giận nhưng sực nghĩ lại: - Võ công của phái Võ Ðang tuy tới năm bốn mươi ta mới sáng tạo ra được nhưng dầu sao ta cũng phải nhờ cuốn Cửu Dương Chân Kinh của Giác Viễn đại sư truyền dạy cho. Và còn được Quách Tường nữ hiệp tặng cho một đôi thiết La Hán cũng giúp cho rất nhiều. Nhưng võ công căn cứ ở cuốn chân kinh với đôi thiết La Hán đó chỉ là lúc đầu còn những võ công của phái Võ Ðang về sau đều do ta nghĩ ra cả. Nay mấy hòa thượng này bảo võ công của ta xuất thân từ Thiếu Lâm cũng không lấy gì làm ngoa lắm . Nghĩ tới đó Chân Nhân nguôi cơn giận liền đỡ lời: - Ngày hôm nay tiểu đạo tới đây cũng vì vấn đề đó. Không Văn, Không Trí đưa mắt nhìn nhau cùng nghĩ thầm: "Không biết y tới đây làm gì? Chắc y không có hảo ý gì đâu?Không Văn liền hỏi: - Xin Chân Nhân cho biết rõ! Trương Tam Phong đáp: - Vừa rồi Không Trí đại sư nói võ công của tiểu đạo xuất xứ từ Thiếu Lâm quả không sai tí nào. Năm xưa tiểu đạo hầu hạ Giác Viễn đại sư, được đại sư truyền dạy cho cuốn Cửu Dương Chân Kinh của Ðạt Ma lão tổ tự bút để lại. Nhưng lúc bấy giờ tiểu đạo còn thơ dại chưa học được hết cho tới ngày nay vẫn còn ân hận vô cùng. Tiểu đạo còn nhớ lúc Giác Viễn đại sư tụng kinh ở trong núi hoang tất cả có ba người được nghe. Một là Quách Tường nữ hiệp , vị tổ sư của phái Nga Mi , hai là Vô Sắc thiền sư của quí phái còn ba là tiểu đạo. Lúc ấy tiểu đạo là người nhỏ tuổi nhất, thiếu căn bản võ học, đầu óc lại ngu si nên chỉ có tiểu đạo là người tiếp thu được ít nhất. Không Trí giọng lạnh lùng nói tiếp: - Chân Nhân nói vậy không được đúng cho lắm. Thiết nghĩ Chân Nhân hầu hạ Giác Viễn từ hồi còn nhỏ, trong mấy năm đó, Giác Viễn thế nào chẳng truyền dậy cho Chân Nhân đôi chút. Võ công của Võ Ðang được lừng danh thiên hạ ngày nay cũng là công của Giác Viễn hết. Vai vế của Giác Viễn đại sư lớn hơn Không Trí ba bực, đáng lẽ lão hòa thượng phải gọi Giác Viễn bằng đại sư thúc tổ mới phải, nhưng vì Giác Viễn đào tẩu khỏi Thiếu Lâm bị coi như đệ tử bỏ đi nên vai vế trong phái cũng bị loại. Do đó Không Trí đối với Giác Viễn không cần giữ lễ. Trương Tam Phong nghe nói đến tên sư phụ mình vội cung kính đứng dậy nói: - Ân đức của tiên sư tiểu đạo không bao giờ dám quên cả. Trong bốn đại thần tăng của phái Thiếu Lâm chỉ có Không Kiến đại sư là người từ bi nhất nhưng tiếc rằng ông ta qua đời rất sớm. Còn Không Văn là người rất thâm, hỉ nộ không hề lộ ra ngoài mặt. Không Tín lại là người ngu si đần độn không biết một tí gì về việc đời. Còn Không Trí là người rất hẹp lượng, y thấy Trương Tam Phong học lóm võ công của phái Thiếu Lâm ra đi mà danh vọng của phái Võ Ðang lại lừng lẫy hơn cả phái Thiếu Lâm nên trong lòng lúc nào cũng hậm hực bất mãn. Y nhận định phen này Trương Tam Phong tới Thiếu Lâm Tự là để rửa thù cho Trương Thúy Sơn. Huống hồ bữa nọ lúc Hân Tố Tố sắp chết nàng giả vờ nói rõ tung tích Tạ Tốn cho Không Văn hay, đã sử dụng kế di họa Giang Ðông rất ác độc. Từ đó đến giờ hơn hai năm rồi, tháng nào cũng có cao thủ võ lâm tới Thiếu Lâm Tự quấy nhiễu. Hoặc van lơn cầu khẩn hoặc dọa nạt để hỏi tung tích của Tạ Tốn. Không Văn cứ phải thề thốt với những người đó luôn mồm là mình không biết gì cả. Nhưng hơn một trăm cặp mắt đã được chứng kiến Hân Tố Tố kề tai Không Văn nói nhỏ tung tích của Tạ Tốn ngày hôm đó rồi. Như vậy Không Văn có hết hơi giảng giải các cao thủ võ lâm cũng không sao tin được. Cũng chính vì thế có người đã ra tay đấu với mấy vị thần tăng. Tháng nào cũng có một vài trận. Do đó số người bị chết và bị thương rất nhiều, nhưng bên Thiếu Lâm cũng có khá nhiều cao thủ bị thương và giết hại. Suy cho cùng thì mối di họa đó do phái Võ Ðang gây nên cả. Anh em Không Văn hậm hực hơn hai năm trời, nay bỗng thấy Trương Tam Phong mang thân đến tận cửa chùa thật là một dịp may cho anh em họ rửa hờn rửa nhục. Không Trí liền nói: - Trương Chân Nhân đã tự thừa nhận võ công của mình là do học lóm của phái Thiếu Lâm , nhưng chỉ tiếc lúc này không có người ngoài ở cạnh đây, để họ đem lời nói của Chân Nhân đồn ra ngoài cho thiên hạ hay biết. Trương Tam Phong liền đỡ lời: - Hoa sen trắng hay hoa sen đỏ cũng đều là hoa sen. Võ học của thiên hạ cũng thế thôi, xuất xứ cùng ở một nguồn gốc. Hàng mấy nghìn năm nay, đời này truyền sang đời khác, mỗi đời có người giỏi bổ khuyết những sở đoản của người trước nên võ học mới lập ra các môn phái và đã mất hết nguồn gốc xưa. Phái Thiếu Lâm là lãnh tụ võ lâm thì thiên hạ ai cũng công nhận rồi. Ngày hôm nay tiểu đạo lên núi Tung Sơn này cũng vì ngưỡng mộ võ học của quí phái. Và tự biết võ công của mình còn kém nên mới đến đây cầu giáo mấy vị đại sư. Không Văn, Không Trí hiểu lầm lời nói của Trương Tam Phong, tưởng ông nói hai chữ cầu giáo đó là ngụ ý khiêu chiến nên người nào người nấy đều kinh hãi biến sắc nghĩ thầm: - Lão đạo sĩ này tuổi đã bách tuế võ công cao siêu khôn lường, trên đời này còn ai địch nổi y. Nay một mình y tới đây hẳn phải tự thị lắm. Chắc trong hai năm nay y đã tu luyện được võ công rất lợi hại mới định tới đây để đấu với anh em chúng ta thử xem.Ba anh em đều nghĩ như vậy nên không ai dám lên tiếng trả lời. Sau cùng Không Tín mới đáp: - Lão đạo sĩ giỏi lắm, muốn thử tài anh em chúng ta phải không? Lão tăng Không Tín này không sợ lão đâu. Nay chùa Thiếu Lâm chúng ta có tất cả hơn ba ngàn hòa thượng cùng xúm lại đánh, chắc lão đạo sĩ lật đổ được Thiếu Lâm Tự . Tuy Không Tín nói ngoài miệng là không sợ nhưng trong lòng đã run rẩy lắm rồi nên y mới phải đem con số hơn ba ngàn người ra để dọa nạt Trương Tam Phong. Trương Chân Nhân vội cải chính: - Các vị đại sư chớ có hiểu lầm! Tiểu đạo vừa nói hai chữ cầu giáo là có ý tới đây thỉnh cầu quí vị dậy thật sự. Chỉ vì lúc tiên sư truyền dậy Cửu Dương Chân Kinh bên trong có nhiều chổ nghi nan không hiểu nên tiểu đạo phải tới đây yêu cầu mấy vị chỉ giáo cho để Trương Tam Phong được thấu triệt toàn pho chân kinh đó thì cám ơn vô cùng. Nói xong, Trương Tam Phong đứng dậy vái chào. Lời nói của Trương Tam Phong khiến mấy thần tăng của phái Thiếu Lâm đều ngạc nhiên vô cùng vì ai cũng biết rằng thần công của Trương Tam Phong đã cái thế và lại là người khai sáng một phái, tu luyện ngót hơn mươi năm trời, là người có địa vị cao nhất, danh vông lớn nhất trong võ lâm đương thời, không ngờ hôm nay ông ta lại thân hành đến Thiếu Lâm Tự để cầu giáo như vậy. Không Văn vội lễ độ đáp: - Trương Chân Nhân nói bông đùa phải không? Anh em bần tăng là hậu bối và võ học rất non kém đáng lẽ còn phải lãnh giáo Chân Nhân rất nhiều mới phải chứ đâu dám nhận hai chữ chỉ giáo như thế! Trương Tam Phong biết thế nào đối phương cũng không tin đành phải đem rõ sự thật nói hết cho mấy vị thần tăng nghe và bảo chỉ có Cửu Dương Thần Công mới có thể chữa khỏi được vết thương và bảo toàn tính mạng cho Vô Kỵ. Bây giờ Trương Chân Nhân bằng lòng đem những võ công mà mình học được trong Cửu Dương Chân Kinh nói lại cho các cao thủ của phái Thiếu Lâm hay và mong phái Thiếu Lâm cũng cho mình hay những đoạn mà phái Thiếu Lâm đã học hỏi được trong Cửu Dương Chân Kinh để trao đổi. Không Văn nghe xong ngẫm nghĩ giây lát rồi nói tiếp: - Phái Thiếu Lâm chúng tôi có tất cả bảy mươi hai tuyệt kỹ, nhưng trong hơn nghìn năm nay chưa có một danh tăng hay tục đệ tử nào học hết tới mười. Tài học của Trương Chân Nhân đã siêu tuyệt kim cổ nhưng võ công của tệ phái thì các vị học hết một phần mười cũng không phải là chuyện dễ. Nay Chân Nhân muốn trao đổi võ công với tệ phái để học nốt cuốn Cửu Dương Chân Kinh , thịnh tình này anh em bần tăng rất cảm tạ nhưng bổn phái đã có nhiều môn võ công chưa ai học tới được vậy Chân Nhân có ban cho chúng tôi thêm cũng chỉ là thừa thôi. Nói tới đó Không Văn ngừng giây lát lại tiếp: - Võ công của phái Võ Ðang xuất xứ từ Phái Thiếu Lâm , nay hai bên trao đổi võ học e sau này những người trên giang hồ không hiểu rõ thực hư sẽ hiểu lầm là phái Võ Ðang được phái Thiếu Lâm truyền nghề và phái Thiếu Lâm được Trương Chân Nhân dậy bảo cho khá nhiều chăng? Thần tăng là trưởng môn của phái Thiếu Lâm sợ gánh vác không nổi những lời đàm tiếu đó. Trương Tam Phong thở dài nghĩ thầm: - Không ngờ Không Văn là một trong bốn thần tăng mà lại hẹp lượng đến thế!Nhưng lúc bấy giờ, Trương Chân Nhân đang cần phái Thiếu Lâm giúp cho nên không tiện trách mắng Không Văn đành phải nói rõ ra: - Ba vị là thần tăng đương thời, mong ba vị mở lòng từ bi cứu thằng nhỏ này vì nó sắp chết đến nơi. Cũng mong ba vị thể niệm lòng cứu nhân độ thế của phật tổ mà nhận lời. Thằng nhỏ này được cứu thoát chết lúc nào tiểu đạo cũng nhớ tới long cao nghĩa của ba vị. Không Trí lạnh lùng nói: - Vẫn biết người đi tu lúc nào cũng phải có lòng từ bi, nhưng tại sao vợ chồng Trương Thúy Sơn năm xưa lại giết hại quá nhiều đệ tử của phái Thiếu Lâm ? Nay vợ chồng Ngũ hiệp đã tự tử chết để tạ tội và chúng tôi cũng không muốn truy cứu tới việc đó nữa, bằng không cứ theo sự công bằng mà nói thì giết một phải đền một. Bây giờ thằng nhỏ này có đền mạng vào vụ đó cũng không phải là quá đáng!
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 27
Ðiệp Cốc Y Tiên
Vô Kỵ tuy rất thông minh nhưng tuổi vẫn còn nhỏ nên nhất thời y không nghĩ ra được cách gì đối phó lại phái Thiếu Lâm đành phải nghe lời thái sư phụ mà theo bọn tăng nhân đó lên chùa. Không Văn đem Vô Kỵ tới một căn phòng nhỏ rồi nói: - Tiểu thí chủ đi đường mệt nhọc, hãy ở lại đây nghố ngơi trong chốc lát, lão tăng sẽ phái người đến đây truyền dậy võ công cho thí chủ ngay. Nói xong, Không Văn dùng tay áo phất vào trước ngực và sau lưng thằng nhỏ mấy cái, điểm huyệt cho nó ngủ thiếp đi. Không Văn đại sư là một trong ba đại thần tăng của phái Thiếu Lâm có tài điểm huyệt có thể nói là thiên hạ vô song. Dù những tay cao thủ có tên tuổi khác, chỉ bị Không Văn dùng tay áo hất phải yếu huyệt một cái , công lực mất ngay, hoặc chết hoặc mê man bất tỉnh. Ngờ đâu Vô Kỵ theo Tạ Tốn học võ, nội công của y quái dở khôn lường, các huyệt đạo của y vẫn thường thường đổi chổ. Bữa nọ y bị tên lính Nguyên giả hiệu bắt cóc đem lên núi Võ Ðang và điểm huyệt cho y cấm khẩu, nhưng Vô Kỵ đã tự biết di chuyển vị trí của các yếu huyệt nên vẫn lên tiếng kêu cứu được. Lúc này Vô Kỵ tình cờ bị Không Văn hất phải yếu huyệt liền mê man ngủ ngay. Ðúng ra phải bốn tiếng đồng hồ sau y mới có thể tỉnh lại nhưng chỉ hơn tiếng sau, máu trong người Vô Kỵ đã lưu thông, huyệt đạo liền đổi chổ nên y tỉnh lại ngay. Y vừa thức tỉnh đã nghe Không Trí nói: - Ðạo sĩ dơ bẩn là tôn sư nhất đời, y đã nhận lời trao đổi võ công với chúng ta thì những gì y viết ra chắc không có chút nào giả dối đâu. Cho dù y viết ra không được rõ ràng cho lắm chúng ta cũng có thể đoán ra. Vô Kỵ liền nghĩ thầm: - Tại sao họ lại điểm huyệt cho ta ngủ như vậy. Hay là chúng định bàn tán âm mưu gì với nhau chăng?Vô Kỵ nhắm mắt làm như ngủ mê man thực nhưng vẫn lắng tai nghe các vị thần tăng của phái Thiếu Lâm trò chuyện với nhau. Sự thật giữa Thiếu Lâm và Võ Ðang tuy có chút hiềm thù với nhau nhưng Không Văn, Không Trí, Không Tín cũng là cao tăng nhất thời, khi nào họ lại dùng quỉ kế hại Trương Tam Phong? Họ còn phải lo giữ danh tiếng đã gây nên hơn nghìn năm nay của các vị đại sư tổ chứ? Không Văn liền nói: - Sư đệ nói rất đúng, những võ công và bí quyết của Trương Chân Nhân tất nhiên là thật rồi nhưng anh em chúng ta đã luyện qua Cửu Dương Thần Công của Thiếu Lâm đâu? Nếu người ngoài biết được chuyện này thì chúng ta không còn mặt mũi nào đứng trước mặt các anh hùng giang hồ võ lâm nữa? Bây giờ đành phải nhờ vả Viên Chân vậy. Dù có bị y la lối cũng đành phải chịu chứ biết làm sao bây giờ ? Vô Kỵ nghe nói như vậy lại nghĩ tiếp: - Té ra mấy lão hòa thượng này không biết Cửu Dương Thần Công của phái Thiếu Lâm , chẳng lẽ chúng lại dạy ta những võ công giả để để đánh lừa Thái sư phụ , lấy võ công thật của phái Võ Ðang cũng nên.Y lại nghe Không Trí nói tiếp: - Sư huynh là một vị Phương Trượng trưởng môn, cứ truyền pháp chỉ xuống thì Viên Chân phải tuân lệnh ngay. Vả lại chuyện này chúng ta định làm rạng rỡ võ học của bổn môn chứ có phải vì việc riêng của chúng ta đâu. Không Văn thở dài một tiếng rồi đáp: - Nếu Không Kiến sư huynh chưa khuất núi thì ta việc gì phải nhờ vả tới gã Viên Chân ấy ... Ngẫm nghĩ giây lát người trưởng môn của Thiếu Lâm lại tiếp: - Tam sư đệ, hãy cầm cây thiết thần trượng này của ngu huynh đi ra lệnh cho Viên Chân. Bảo y truyền dạy Cửu Dương Thần Công cho thiếu niên họ Trương này! Không Trí đáp: - Xin tuân lệnh! Thì ra năm xưa, Giác Viễn đại sư truyền Cửu Dương Chân Kinh ở ngoài núi hoang, phần kinh mà Trương Tam Phong học được trở thành Cửu Dương Công của phái Võ Ðang , phần Quách Tường nữ hiệp học được thành Cửu Dương Công của phái Nga Mi, phần Vô Sắc đại sư học được thành Cửu Dương Công của phái Thiếu Lâm. Môn Cửu Dương Thần Công này rất bác đại và cao thâm, mỗi phái chỉ truyền lại cho vài ba người thôi. Phái Thiếu Lâm vì có tới bảy mươi hai tuyệt kỹ nên người chuyên luyện Cửu Dương Thần Công lại càng ít hơn hai phái kia. Từ Vô Sắc đại sư truyền xuống đến Không Kiến, mỗi đời chỉ có một người học thôi. Các đệ tử tăng tục của phái Thiếu Lâm đều coi Giác Viễn là đệ tử bị đuổi ra khỏi phái nên không mấy ai chịu học môn thần công của lão truyền lại. Tuy thật tinh diệu đấy nhưng không phải ai cũng muốn học cả vì tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm còn nhiều lắm dù học hết đời cũng không sao học được . Tuy vậy đời nào cũng có một đệ tử học môn Cửu Dương Thần Công này để khỏi bị thất truyền. Lúc ấy trong chùa Thiếu Lâm chỉ có đệ tử của Không Kiến là Viên Chân theo học môn Cửu Dương Thần Công này thôi. Nhưng tính nết của hòa thượng này rất kỳ dị, suốt năm bế quan không chịu đi ra ngoài. Ðối với ba vị thần tăng thì còn có chút đỉnh lễ phép, ngoài ra tất cả những tăng nhân khác trong chùa đều ít có ai được nói chuyện với Viên Chân. Hằng năm, cứ đến ngày kỷ niệm Ðạt Ma Tổ Sư quá giang là trong chùa có cử hành thi thố võ nghệ và do ba vị thần tăng làm giám khảo. Tất cả tăng nhân trong chùa đều tới dự. Riêng có Viên Chân lần nào cũng cáo ốm, không chịu ra dự thi. Không ai biết y đau thật hay giả nên không ai rõ được võ công của y đã luyện tới mức nào. Vì vậy anh em Không Văn mới nghĩ đến nhờ Viên Chân truyền dậy võ công cho Vô Kỵ mặc dù cả ba đều biết Viên Chân rất khó sai bảo. Lát sau Không Trí quay trở lại nói: - Tính nết của Viên Chân quái dở thật. Y bảo đi tu rồi không muốn gặp mặt người ngoài nữa. Nay vì pháp chỉ của Phương Trượng ban xuống nên y đành phải tuân theo. Nhưng y chỉ nhận lời cách vách truyền dậy thôi. Không Văn suy tính giây lát liền nói: - Y muốn thế đành phải chiều theo vậy thôi. Lát nữa sư đệ cho Trương Tam Phong viết xong kinh văn đem vào đây xem qua nếu không sai thì sư đệ đưa thiếu niên này đi cho Viên Chân truyền dậy Cửu Dương Chân Kinh. Sau đó sư đệ lại bảo bọn nhà bếp làm một mâm cỗ chay, đem lên Lập Tuyết Ðình để khoản đãi Trương Tam Phong. Dù sao lão đạo sĩ ấy cũng là một tôn trưởng của một đại môn phái, chúng ta không nên thất lễ. Tiếp theo đó ba người bàn tán chuyện khác, được một lúc thì rời khỏi gian phòng liền. Vô Kỵ nằm trên giường đợi chờ. Một lát sau mới thấy có người đi vào trong phòng. Y mở mắt ra nhìn, thấy đó là một chú tiểu, đem cơm vào cho y ăn. Ăn no rồi, Vô Kỵ nghe chú tiểu bảo: - Tiểu thí chủ hãy theo tiểu tăng đi tới đằng kia! Vô Kỵ hỏi: - Ði đâu thế? - Phương Trượng chúng tôi bảo đưa tiểu thí chủ đi gặp một người. - Người đó là ai? - Tiểu tăng không được rõ, Phương Trượng đã ra lệnh không cho tiểu tăng nói nhiều. Vô Kỵ thấy chú tiểu làm ra vẻ bí mật liền nghĩ thầm: - Các người cố ý làm ra vẻ bí mật nhưng ta đã biết rõ hết rồi. Bây giờ ngươi định đưa ta gặp một quái hòa thượng tên là Viên Chân gì đó chứ còn ai nữa!Nghĩ đoạn, Vô Kỵ liền theo sau chú tiểu đi qua một căn phòng và mấy cái sân. Vừa đi y vừa nghĩ: - Chùa Thiếu Lâm lớn hơn Ngọc Hư Cung của phái Võ Ðang chúng ta nhiều . Y đi theo chú tiểu tới trước một tiểu viện, xung quanh cây cối um tùm. Ngoài cửa viện có treo tấm mành trúc. Ði tới trước tấm mành trúc đó chú tiểu liền lớn tiếng bẩm: - Bẩm đại sư, Trương tiểu thí chủ đã tới. Trong nhà có một giọng nói rất trầm đáp: - Vào ngay đi! Vô Kỵ liền đẩy cửa vào bên trong, chú tiểu ở bên ngoài thuận tay khép của lại và đi liền. Vô Kỵ nhìn chung quanh thấy căn nhà đó trống không, chỉ dưới đất có một tấm bồ đoàn còn bốn vách thì tiêu điều liền nghĩ thầm: - Sao trong nhà lại không có một ai thế này? Và phía sau cũng không có cửa ngõ gì hết? Người vừa lên tiếng ở đâu?Y đang thắc mắc bỗng nghe giọng nói trầm khi trước nói: - Thí chủ hãy ngồi xuống, nghe bần tăng thuật lại bí quyết Cửu Dương Thần Công của phái Thiếu Lâm . Bần tăng chỉ nói một lần thôi, thí chủ phải cố nhớ lấy. Nhớ được nhiều hay ít là do sự thông minh và trí nhớ của thí chủ. Phương Trượng sau bần tăng truyền dậy võ công, bần tăng chỉ biết tuân lệnh. Thí chủ có lĩnh hội được hay không, không can hệ gì đến bần tăng. Vô Kỵ quay mặt lại nhìn về phía có tiếng nói đó mới hay hòa thượng ở căn phòng bên, đằng say tấm vách đó nói sang. Tiếng nói đó xuyên qua vách thì không có gì là lạ cả, ai cũng có thể làm được nhưng lời nói của Viên Chân rất rõ ràng, tựa như ngồi đối diện vậy, như thế mới thật vậy, trong lòng thán phục vô cùng nên yên lặng không nói gì đến nữa. Y thừa lệnh Không Văn đại sư truyền Cửu Dương Thần Công cho Vô Kỵ mà trong lòng y không muốn chút nào. Lệnh của Phương Trượng chỉ bảo truyền dậy chứ không nói là phải chỉ cho Vô Kỵ biết mới được vì thế y nói luôn một thôi dài và chắc rằng Vô Kỵ là một đứa nhỏ, tuổi trạc mười hai mười ba , giỏi lắm nhớ được một vài câu là cùng. Y có ngờ đâu Vô Kỵ lại thông minh đến thế. Y cũng phải công nhận Vô Kỵ là một kỳ tài hiếm có trên thiên hạ. Vô Kỵ thấy chú tiểu nằm dưới đất chân tay co quắp liền động lòng thương nên lên tiếng hỏi: - Thưa thiền sư, chẳng hay tiểu sư phụ này làm sao mà bị co quắp người như thế? Viên Chân lạnh lùng đáp: - Y ở ngoài cửa nghe lỏm bần tăng truyền võ công cho tiểu thí chủ nên bần tăng mới dùng Kim Cương Thiềm Xướng (Bài ca Phật Kim Cương) để cho y chịu chút đau khổ nhưng chỉ một lát thôi y sẽ tự khỏi ngay. Nói tới đó, Viên Chân ngẫm nghĩ giây lát rồi tiếp: - Bần tăng không hiểu tại sao Phương Trượng lại ra lệnh cho bần tăng truyền Cửu Dương Thần Công cho thí chủ làm gì? Tên họ của thí chủ tất nhiên bần tăng không biết , còn pháp danh của bần tăng thí chủ cũng khỏi cần biết tới. Bần tăng không biết trước kia thí chủ đã học qua những võ công gì? Nhưng bần tăng thấy thí chủ thông minh như vậy chắc tương lai sẽ rạng rỡ lắm. Tiện đây bần tăng vui lòng giúp thí chủ một phen để đả thông kinh kỳ bát mạch khác người của thí chủ, như vậy sau này thí chủ luyện tập Cửu Dương Thần Công sẽ tiến bộ nhanh gấp bội. Vô Kỵ chưa kịp trả lời đã thấy hòa thượng dùng tay đấm mạnh mấy cái vào tường cho nứt ra rồi lần cạy văng mấy viên gạch làm thủng một lỗ trên tường. Vô Kỵ chưa hết kinh ngạc thì Viên Chân đã truyền thần công cho Vô Kỵ, giúp đả thông kinh kỳ bát mạch. Vô Kỵ liền quỳ xuống và nói: - Tiểu tử đa tạ thiền sư đã truyền võ công cho và đả thông bát mạch cho Vô Kỵ, ơn đức này không bao giờ dám quên! Viên Chân không muốn nhận lễ bái của Vô Kỵ liền quay đi và bảo Vô Kỵ: - Ngươi đi thưa lại với Phương Trượng, bảo việc truyền võ công của bần tăng đã xong. Trí nhớ của thí chủ quả thật kinh người! Thí chủ đã nhớ được hết khẩu quyết của môn Cửu Dương Thần Công rồi. Vô Kỵ nghe Viên Chân nói vậy đang ngơ ngác không hiểu liền nghe chú tiểu đứng phía sau lên tiếng: - Vâng! Thì ra Viên Chân dặn bảo chú tiểu đó đi thưa lại với Phương Trượng. Vô Kỵ thấy mặt chú tiểu nhợt nhạt như người chết đuối và có vẻ sợ hãi khôn tả. Vô Kỵ theo chú tiểu ra khỏi chùa, suốt dọc đường gặp khá nhiều tăng nhân, người nào người nấy đi ở bên lề đường, cúi đầu nhìn xuống. Tuy ở trong chùa có hơn nghìn tăng chúng mà không nghe một tiếng cười đùa nào cả. Ngay cả những đệ tử tục gia tới chùa học võ cũng vậy, không ai dám ưởn ngực đi lại một cách nghênh ngang như những đệ tử của các môn phái khác. Lúc Vô Kỵ đi qua các tăng nhân hay đệ tử tục gia không thấy họ đưa mắt nhìn mình chút nào cũng phải khen thầm: - Phái Thiếu Lâm đứng đầu thiên hạ có khác, luật qui trong chùa quả thật nghiêm ngặt vô cùng!Nghĩ tới đó, Vô Kỵ mới nhận thấy phái Võ Ðang tự do hơn phái Thiếu Lâm nhiều. Trên núi Võ Ðang muốn nói muốn cười, muốn chạy muốn đùa cũng không ai lý tới. Ngay cả cách ăn mặc cũng thế, đệ tử của phái Võ Ðang không phải ăn mặc chỉnh tề như phái Thiếu Lâm. Chú tiểu và Vô Kỵ đi tới Lập Tuyết Ðình thấy Trương Tam Phong viết được hơn ba mươi trang giấy thế mà vẫn chưa hết những khẩu quyết của hai môn võ công. Vô Kỵ cảm động vô cùng, nước mắt ứa ra lớn tiếng nói: - Thái sư phụ, thiền sư đã truyền dậy cho con đủ mười hai thức Cửu Dương Thần Công của phái Thiếu Lâm rồi. Trương Tam Phong nghe nói cả mừng: - Tốt lắm! Tốt lắm! Trương Chân Nhân lại viết tiếp, không bao lâu lão anh hùng đã viết xong. Tăng nhân đứng hầu cạnh liền vào trong chùa bẩm báo cho Phương Trượng hay. Một lát sau, ba vị thần tăng trở ra đem theo một thanh niên tuổi trạc hai mươi lăm, hai mươi sáu, đệ tử tục gia của chùa Thiếu Lâm. Trương Tam Phong ngạc nhiên vô cùng vì Chân Nhân biết luật lệ của chùa Thiếu Lâm vẫn qui định, hễ chưa học thành tài thì các đệ tử tục gia không được phép ra khỏi cửa chùa lấy một bước. Những đệ tử tục gia đó, được vào chùa Thiếu Lâm không phải là chuyện dễ mà ra khỏi cửa chùa lại càng khó khăn hơn. Vậy sao lúc này trưởng môn Phương Trượng lại đem một đệ tử tục gia ra khỏi chùa như thế làm gì? Trương Tam Phong liếc mắt ngắm nhìn thiếu niên đó một hồi, thấy thiếu niên đó người gầy gò, hai má rất cao, tay dài, chân ngắn, đôi ngươi rất sắc, hiển nhiên là một người tài hoa. Không Văn đi vào trong Lập Tuyết Ðình, chắp tay vái chào và nói: - Trương Chân Nhân vất vả quá! Trương Tam Phong mỉm cười đáp: - Ða tạ Phương Trượng từ bi, đã cho phép thằng nhỏ được học hỏi thần công của quí phái, không khác gì là cứu được tính mạng của nó! Nói xong, Trương Chân Nhân đưa hơn ba mươi tờ giấu vừa viết xong cho Không Văn và nói tiếp: - Tiểu đạo đã viết rõ những tinh yếu của Thái Cực Quyền thập tam thức và Võ Ðang Cửu Dương Thần Công vào đây mong ba vị sư huynh xem qua và chỉ giáo cho! Không Văn đỡ lấy những tờ giấy đó rồi đưa ngay cho thiếu niên dứng ở phía sau chứ không đọc. Thiếu niên nọ giở từng trang một ra xem. Trương Tam Phong liền nói: - Trời đã tối, tiểu đạo xin cáo lui! Không Văn vội nói: - Trương Chân Nhân giá lâm Thiếu Lâm Tự anh em bần tăng chưa kịp tiếp đãi Trương đã đi ngay. Vậy xin Chân Nhân hãy nán lại một chút, để anh em bần tăng được kính ba chén rượu lạt. Không Văn vừa dứt lời một tăng nhân bưng khay rượu lên. Thế rồi Trương Tam Phong cùng Không Văn đối ẩm ba chén. Tiếp theo Trương Chân Nhân lại uống với Không Trí và Không Tín, mỗi người ba chén nữa. Sau rốt Trương Tam Phong bảo Vô Kỵ vái chào ba vị cao tăng. Hai ông cháu đang định quay đi bỗng nghe thanh niên đứng phía sau Không Văn lên tiếng nói: - Thưa sư bá, những khẩu quyết Trương Chân Nhân viết ra trong này đều là võ công mà sư phụ con đã dậy con rồi. Trương Tam Phong nghe nói kinh ngạc biến sắc mặt nghĩ thầm: - Làm gì có chuyện như thế?!Không Văn vội quát mắng: - Bậy nào! Thái Cực Quyền thập tam thức là môn võ công chấn sơn của phái Võ Ðang mà Trương Chân Nhân đã mất bao nhiêu tâm huyết mới sáng tạo ra được, sao con lại bảo đã được học qua? Thiếu niên nọ đưa xấp giấy đó cho Không Văn nói tiếp: - Xin sư bá cứ đọc qua sẽ rõ ngay! Không Văn liền cầm giấy đó lên đọc qua loa rồi đưa cho Không Trí, Không Tín. Hai người thần tăng đó cũng giở ra đọc đại khái, mỗi trang họ chỉ đọc một vài chữ đầu thôi. Không Trí liền khẽ nói: - Thưa sư huynh, võ công viết trong này quả thực là võ công của phái Thiếu Lâm chúng ta. Trương Tam Phong vừa kinh hãi vừa tức giận nghĩ thầm: - Ta tốn hơn ba mươi năm mới nghiên cứu ra môn Thái Cực Quyền thập tam thức này, khác hẳn những môn võ học của Thiếu Lâm Tự , tại sao chúng lại bảo là võ công của phái Thiếu Lâm được? Ngay như môn Cửu Dương Thần Công của ta tuy xuất xứ từ Cửu Dương Chân Kinh của Ðạt Ma nhưng tám mươi năm nay ta đã thêm thắt, sửa chữa rất nhiều. Phái Thiếu Lâm các người làm sao mà biết được?Không Trí đưa tập giấy đó trả lại cho Trương Tam Phong với giọng lạnh lùng nói: - Võ học của phái Võ Ðang nguồn gốc xuất xứ từ phái Thiếu Lâm , anh em bần tăng tưởng võ công của quí phái thay đổi nhiều, không ngờ không có gì là lạ cả! Trương Tam Phong nghĩ ngợi giây lát liền hiểu ngay ý định của đối phương nghĩ thầm: - Phái Thiếu Lâm các người sợ mang tiếng với giang hồ là học lại tâm pháp của phái Võ Ðang chúng ta cho nên mới phải nói bừa là đã biết những võ công này rồi .Ðoạn Trương Chân Nhân ngửng đầu lên vừa cười vừa nói: - Từ xưa tới nay Trương mỗ đã nói ra không bao giờ thay đổi, những võ công này vốn thô thiển, những người cao siêu , đọc thế nào cũng chê cười. Nếu ba vị cho là những môn võ công này không ra gì thì vứt nó đi cũng không sao. Tuy lão anh hùng nói như vậy nhưng vẫn không đưa tay ra đón lấy tập giấy của Không Trí đưa ra. Không Trí lại nói: - Trương Chân Nhân nói vậy hình như không tin lời nói của anh em chúng tôi? Y quay lại nói với thanh niên kia: - Hữu Lượng, con thử đọc lại những lời quyết Cửu Dương Thần Công và Thái Cực Quyền thập tam thức mà sư phụ đã truyền dậy để Trương Chân Nhân nghe, xem có giống những võ công của Chân Nhân viết ra không? Thiếu niên nọ vâng lời, lớn tiếng đọc hết hai pho Cửu Dương Thần Công và Thái Cực Quyền , không sai một câu, không sót một chữ. Chờ thiếu niên đó đọc xong Vô Kỵ liền nói với Trương Tam Phong: - Thưa Thái sư phụ , vừa rồi người này đọc xong kinh văn của Thái sư phụ viết ra đã ghi sâu vào trong lòng rồi lại đi bảo những võ công đó là của phái Thiếu Lâm có trước, thật không biết xấu hổ chút nào! Lúc này Trương Tam Phong đã biết rõ ý định của ba vị thần tăng kia rồi. Thì ra đồ đệ của Không Trí có trí nhớ rất kinh người. Bất cứ bài văn khó đến đâu, y chỉ cần đọc qua một lần là thuộc ngay. Sau khi y đọc hết ba mươi mấy trang giấy của Trương Tam Phong, nhớ kỹ xong liền trả lại để tỏ rằng cuộc trao đổi này không ích gì cho phái Thiếu Lâm hết. Trương Chân Nhân ha hả cười và nói: - Trong lúc ba vị thần tăng mời mỗ uống rượu thì các hạ đã học thuộc lòng hai pho võ công của mỗ viết. Người thông minh tài trí như các hạ đây Trương Tam Phong đây cũng phải hổ thẹn, thật., không sao bằng được. Chẳng hay quí tính đại danh của các hạ là chi? Thiếu niên nọ đáp: - Không dám, hậu sinh họ Trần tên Hữu Lượng. Trương Tam Phong nghiêm nét mặt tiếp: - Chú em họ Trần tài trí như vậy, say này sẽ trở nên một đại anh hùng, nhưng chú em đừng đi lầm đường, vậy lão đạo này xin tặng chú mười chữ: "Ðối với người phải thành, đối với mình phải khiêm!" Hữu Lượng đưa mắt nhìn Trương Tam Phong thấy Trương Chân Nhân cũng nhìn mình y liền rùng mình kinh hãi nghĩ thầm: - Ngươi đã mắc lừa nên mới nổi giận mà dậy bảo ta như thế . Ðoạn y lạnh lùng đáp: - Ða tạ Trương Chân Nhân đã chỉ bảo nhưng hậu bối là đệ tử của phái Thiếu Lâm thì đã có sư bá và sư thúc chỉ bảo cho rồi. Trương Tam Phong vừa cười vừa nói tiếp: - Phải, phải, lão đão lắm mồm lắm miệng. Lão đạo làm gì có quyền dậy bảo chú như thế. Trương Chân Nhân vừa nói xong thì Không Trí đưa xấp giấy ra. Ông liền đỡ lấy và lập tức truyền nội công sang khiến Không Trí ngã ngửa người về phía sau. Hữu Lượng đứng cạnh bèn giơ tay đỡ sư phụ. Tuy y là người thông minh nhưng võ công còn kém, lại không ngờ Không Trí bị nội công của Trương Chân Nhân đánh. Sức mạnh của Thái Cực Công đánh Không Trí và luôn cả y ra khỏi Lập Tuyết Ðình ngã lăn ra đất. Dù sao Không Trí cũng là người đã tu luyện lâu năm, nên lúc bị ngã lăn ra đất đã mượn luôn được sức, nhấn mạnh một cái đứng thẳng lại được ngay. Trương Tam Phong mỉm cười nói: - Thế võ vừa rồi của tiểu đạo là một thế võ trong Thái Cực Quyền thập tam thức đấy. Thế ra hiền sư đồ tuy đã thuộc lòng môn võ công này nhưng không có thì giờ luyện tập nên mới thất thố như vậy. Thôi xin chào quí vị. Nói xong, Trương Chân Nhân dùng tay bóp tập giấy trong tay nát vụn. Thì ra Trương Tam Phong đã vận dùng ngầm thần công bóp nát ba mươi mấy tờ giấy đó thành những mảnh nhỏ bay tứ tung. Trương Tam Phong dắt tay Vô Kỵ, thủng thẳng ra đi. Không Văn, Không Trí và Không Tín ngơ ngác nhìn nhau. Cả ba anh em thấy thần công của Trương Tam Phong quá lợi hại , đều kinh hãi và thán phục. Họ hối hận nghĩ thầm: - Võ công của lão đạo sĩ dơ bẩn lợi hại đến thế, không biết Hữu Lượng có nhớ hết được không? Nếu y sai lầm hay quên một vài chổ thì rõ là công dã tràng. Trương Tam Phong và Vô Kỵ xuống tới chân núi Tung Sơn, liền đến trọ tại một khách điếm. Ngay tối hôm đó Trương Chân Nhân bảo Vô Kỵ luyện tập lại theo các khẩu quyết của Viên Chân truyền dậy. Nhưng lão anh hùng không muốn thấy lối tập của Vô Kỵ và không muốn nghe nó đọc lại các khẩu quyết chỉ bảo Vô Kỵ ngồi thở và vận khí để cho mình xem qua là đủ đoán được bí quyết của Cửu Dương Thần Công của phái Thiếu Lâm như thế nào là vì ông muốn giữ đúng lời hứa với Không Văn. Vì vậy lão anh hùng phải thuê hai căn buồng, hai ông cháu mỗi người một căn, để mặc Vô Kỵ luyện lại võ công đó một mình. Trương Tam Phong tin chắc rằng tuy ba thần tăng ấy hơi hẹp lượng nhưng dù sao họ cũng là cao nhân nhất thời của võ lâm , khi họ đã nhận lời truyền võ cho Vô Kỵ, tất nhiên họ không bao giờ dám lừa dối mình. Ngày hôm sau hai ông cháu liền trở về Võ Ðang. Suốt dọc đường Trương Chân Nhân thấy sắc mặt của Vô Kỵ hồng dần, trong lòng vui vẻ vô cùng liền nghĩ thầm: - Nay Vô Kỵ học được cả Cửu Dương Thần Công của cả hai phái, oai lực của y sẽ ngày một tăng tiến, đồng thời thằng nhỏ nhờ được thần công đó mà xua đuổi hết âm độc của Huyền Minh Thần Chưởng đánh phải cũng nên. Ngày hôm đó, tới bờ sông Hán Thủy hai ông cháu gọi thuyền quá giang. Trương Tam Phong nhớ lại lúc mình còn nhỏ, theo thầy chạy khỏi chùa Thiếu Lâm, cũng tới sông Hán Thủy này thật vất vả. Bấy giờ tuổi của Chân Nhân chỉ lớn hơn Vô Kỵ mà ngờ đâu ngày nay lại trở thành vị tôn sư khai sáng phái Võ Ðang , phái võ đang ganh đua ngôi thứ với phái Thiếu Lâm. Ngày hôm nay Vô Kỵ lại học được võ công của hai phái, sau này sự thành đạt của y chắc hơn cả mình nữa. Lão anh hùng vừa nghĩ vừa vuốt râu mỉm cười. Ðang lúc ấy bỗng Vô Kỵ hét lớn: - Thái sư phụ, cháu ...cháu ... Giọng nói của Vô Kỵ run lẩy bẩy, thần sắc mất hẳn. Trương Tam Phong thấy vậy giật mình kinh hãi. Ông thấy mặt thằng nhỏ nêng như thiêu, đỏ như lửa, thỉnh thoảng lại có thanh khí hiện ra, vội hỏi: - Cháu làm sao thế? - Cháu ... cháu thấy khó chịu lắm, chịu không nổi...chịu không nổi! Y vừa nói tới đó, vùng chạy ra ngoài khoang thuyền, Trương Tam Phong vội giơ tay trái ra nắm lấy cổ tay thằng nhỏ, còn tay phải đè lên yếu huyệt nơi lưng của nó, dồn nội lực sang chống đỡ hàn độc hộ thằng bé. Không ngờ, nội lực của lão anh hùng vừa truyền sang đã thông ngay kinh kỳ bát mạch của Vô Kỵ. Thằng nhỏ lớn tiếng kêu lên rồi ngã lăn ra chết giấc tức thì. Trương Tam Phong kinh hãi khôn tả, lẹ tay điểm luôn mười hai huyệt lớn trên người Vô Kỵ nghĩ thầm: - Sao kỳ kinh bát mạch của nó lại đã thông hết như thế này? Người nó bị hàn độc làm nguy thì sao lại đả thông được như thế này? Bát mạch của y đã thông, hơi hàn độc thế nào cũng chạy vào ngũ tạng lục phủ, như vậy thì làm sao mà hóa giải cho được? Trương Tam Phong là người giầu kinh nghiệm mà lúc này cũng vô kế khả thi, tâm thần bấn loạn, mồ hôi trán toát ra như tắm nghĩ tiếp: - Chẳng lẽ Cửu Dương Công của Thiếu Lâm lợi hại đến thế sao? Vô Kỵ mới tập luyện được mấy ngày mà đã đả thông được kinh kỳ bát mạch sao? Nhưng trên thế gian này, không thể có chuyện lạ như thế được. Lợi Hanh và Thanh Cốc theo ta mười mấy năm trời mà vẫn chưa đả thông được kinh kỳ bát mạch. Nay Vô Kỵ luyện Cửu Dương Công của phái Thiếu Lâm mấy ngày mà đã đả thông được, chẳng lẽ Cửu Dương Công của phái Thiếu Lâm lại còn lợi hại hơn Cửu Dương Công của phái Võ Ðang mà ta đã dầy công tu luyện mấy chục năm ư? Quí vị độc giả nên rõ, nếu Trương Tam Phong dùng công lực của bản thân để trợ giúp đả thông kinh kỳ bát mạch của Lợi Hanh và Thanh Cốc thì không phải là một chuyện khó, nhưng nhờ sức người ngoài để đả thông kinh kỳ bát mạch như vậy không vượng chắc bằng mình tự tập luyện lấy, vận nội công của bản thân ra mà đả thông lấy. Tính của Trương Tam Phong không mong dậy các đồ đệ chóng thành mà chỉ muốn cho đồ đệ tuần tự tiến rồi sẽ trở thành cao thủ, như vậy các đồ đệ sau này mới không kiêu ngạo.Lúc ấy thuyền đã tới giữa sông, nước chảy rất mạnh, sóng gió không kém gì ngoài biển. Chiếc thuyền nhỏ bị nhồi lên hụp xuống như sắp chìm. Trương Tam Phong cũng thấy choáng váng khó chịu, mỗi khi gió thổi tới cũng thấy ớn lạnh. Một lát sau, Vô Kỵ từ từ tỉnh lại, mười hai trông huyệt đã bị phong bế nên hơi hàn độc tạm thời không thể xâm nhập vào trong tạng phủ được nhưng chân tay của y không sao cử động được. Trương Tam Phong vội hỏi: - Vô Kỵ, cháu học Cửu Dương Chân Kinh của phái Thiếu Lâm như thế nào? Sao kinh kỳ bát mạch của cháu lại đả thông được như thế? Vô Kỵ thuật lại từ lúc mình giả bộ ngủ say, nghe anh em Không Văn, Không Trí thương lượng thế nào đến lúc Viên Chân thiền sư thò tay qua vách truyền thần công cho mình. Một lát sau, Trương Tam Phong mới hỏi tiếp: - Ðả thông kinh kỳ bát mạch cho cháu có phải thái sư phụ không biết đâu? Không hiểu Viên Chân giúp cháu như vậy là có lòng tốt hay có ác ý? Vô Kỵ nói tiếp: - Thiền sư còn nói với cháu rằng :- Ta khỏi cần biết tên họ và môn phái của thí chủ, và thí chủ cũng khỏi cần biết pháp danh của ta . Trương Tam Phong lẩm bẩm: - Viên Chân? Viên Chân? Xưa nay ta không hề nghe trong phái Thiếu Lâm có một cao thủ nào tên Viên Chân cả. Y không cho cháu thấy mặt và cũng không cho cháu biết pháp danh, cũng không cần biết môn phái và tên tuổi của cháu, tất nhiên y không biết nguồn gốc của cháu với Thái sư phụ có liên can ra sao mà y hao tổn mấy năm công lực giúp cháu đả thông kinh kỳ bát mạch thì y có lòng tốt chứ không phải định hại cháu đâu. Trương Tam Phong ngừng giây lát rồi hỏi đến các khẩu quyết Cửu Dương Công của phái Thiếu Lâm. Vô Kỵ đọc vanh vách , nhưng mới đọc đến khẩu quyết thứ ba thì Trương Chân Nhân vội xua tay ngăn lại và nói: - Cháu khỏi cần đọc nữa, Thái sư phụ muốn kiểm tra xem người truyền thần công đó cho cháu có thật lòng không đấy thôi. Từ này trở đi cháu đừng truyền lại cho ai mười hai thức thần công này vì cháu đã thề nặng với ba thần tăng của phái Thiếu Lâm rồi. Vô Kỵ gật đầu tỏ vẻ vâng lời nhưng nghe giọng nói của thái sư phụ run run và nước mắt chảy quanh, vốn là người rất thông minh, y biết tính mạng của y sắp kết liễu đến nơi dù y không thề nặng lời cũng không thể truyền lại cho ai. Y bỗng nghĩ ra một việc liền hỏi: - Thưa Thái sư phụ , chẳng hay con còn sống sót mà về tới núi Võ Ðang được không? Trương Tam Phong cố ngăn nước mắt ứa ra liền đáp: - Cháu không nên nói như vậy! Bất cứ trường hợp nào thái sư phụ cũng phải chữa cho cháu. Vô Kỵ lại tiếp: - Cháu chỉ mong gặp lại Dư Tam sư bá một lần nữa thôi. - Cháu muốn gặp Tam bá để làm gì? - Dù sao cháu cũng không thể sống được nữa, cháu định nói lại mười ba thức Cửu Dương Thần Công cho Tam bá nghe để Tam bá tự chữa chân cho khỏi tàn tật. Nói xong cho Tam sư bá nghe cháu liền theo lời thề tự tử chết như cha cháu vậy. Và có như thế cháu mới chuộc được lỗi lầm của mẹ cháu. Trương Tam Phong giật mình kinh hãi , không ngờ Vô Kỵ tuổi còn nhỏ mà đa mưu lắm kế nên buột miệng hỏi: - Sao cháu lại nói như vậy? Vô Kỵ đáp: - Ngày hôm đó, cháu đã nghe rõ mẹ cháu nhận đã dùng độc trâm làm Tam bá bị thương mới khiến cho Tam bá bị đánh tàn phế, vì vậy cha cháu ăn năn vô cùng nên mới tự sát ... Trương Tam Phong bị xúc động mạnh nên không cầm nổi nước mắt, nghẹn ngào nói: - Cháu, cháu ..chớ có nghĩ vẩn vơ như vậy! Trương Tam Phong định thần lại nghiêm nét mặt nói tiếp: - Ðại trượng phu hành sự phải quang minh, cháu đã nhận lời với ba vị thần tăng của phái Thiếu Lâm là quyết không truyền lại Cửu Dương Thần Công cho kẻ khác thì cháu phải giữ lấy chữ tín cho tới cùng, dù chết đi nữa cũng không được thay đổi. Mấy lời nói đó rất chính khí nên Vô Kỵ không sao cãi lại được chỉ gật đầu thôi. Trương Tam Phong lại nghĩ: - Thằng nhỏ này biết sắp chết đến nơi mà nó không sợ hãi chút nào, còn nghĩ đến việc chữa bệnh cho Ðại Nham, đủ thấy tính nó thật trông nghĩa, ít người sánh bằng.Trương Chân Nhân đang định khen thằng nhỏ vài câu, bỗng có tiếng người rất lớn ở đằng xa vọng tới: - Mau ngừng thuyền lại, ngoan ngoãn trao trả đứa bé thì Phật gia tha mạng cho khỏi chết, bằng không đừng có trách Phật gia vô tình! Nghe giọng nói Trương Tam Phong biết ngay người nói có nội công rất cao thâm. Lão anh hùng cười nhạo một tiếng và nghĩ thầm: - Ai dám táo gan bắt ta để đứa bé lại vậy!Trương Chân Nhân ngẩng đẩu lên nhìn thấy một chiếc thuyền nhỏ đang chạy như bay tới. Trên thuyền có một chàng râu xồm dùng thân mình bảo vệ hai đứa bé, một trai một gái còn hai tay chèo thật nhanh. Phía sau chiếc thuyền nhỏ đó, một chiếc thuyền khá lớn đuổi theo, trên thuyền ấy có bốn phiên tăng và bảy tám tên lính Mông Cổ. Những tên võ quan đó tay cầm ván thuyền làm chèo ra sức đuổi theo. Nhưng chàng râu xồm mạnh kỳ lạ, hai tay chèo một cái chiếc thuyền đã đi được hơn trượng. Tuy vậy chiếc thuyền đuổi theo phía sau có nhiều người và người chèo thuyền đều có võ công cao siêu nên càng lúc càng tới gần. Một lát sau những tên võ quan Mông Cổ và mấy tên phiên tăng kia giương cung lên bắn vào chàng râu xồm. Tiếng tên bay nghe vèo vèo đủ thấy sức mạnh của những tên bắn cung kinh khủng biết bao. Trương Tam Phong nghĩ thầm: - Thì ra chúng bảo chàng râu xồm kia để lại hai đứa trẻ cho chúng.Trương Chân Nhân bình sinh rất ghét người Mông Cổ tàn sát người Hán, định ra tay cứu giúp chàng râu xồm kia nhưng lão anh hùng nghĩ lại. Vô Kỵ sắp chết đến nơi mình còn không kịp cứu thằng nhỏ, hơn nữa thuyền mình cách thuyền chàng nọ rất xa, dù có ra tay cũng không thể giúp kịp. Trương Tam Phong vừa suy nghĩ vừa nhìn chàng râu xồm nọ giơ chiếc chèo bên tay phải gạt tên, lanh lẹ vô cùng, còn tay trái vẫn tiếp tục chèo. Lão anh hùng cũng phải khen thầm và nghĩ tiếp: - Người này có võ công khá đấy. Chẳng lẽ ta thấy anh hùng bị nạn mà không ra tay giúp hay sao?Nghĩ đoạn Trương Chân Nhân liền bảo người lái đò: - Bác lái đò, hãy chèo thuyền sang bờ bên kia để cứu người nọ! Người lái đò thấy tên bay loạn xạ như vậy đã sợ hãi lắm rồi, chân tay rủn cả ra, lo tránh tai vạ chưa xong, gan đâu mà dám chèo thuyền sang bên đó nên y vừa lắc đầu vừa nói: - Cháu, cháu ... không dám ... Trương Tam Phong thấy tình thế nguy cấp vội cướp lấy tay chèo, chèo vài cái thuyền của Chân Nhân đã tới đầu thuyền của chàng kia rồi. Ngờ đâu đã có tiếng kêu thảm khốc vang lên, đứa bé trai đã bị một mũi tên bắn trúng giữa lưng. Chàng râu xồm thất kinh cúi xuống xem vì vậy vai chàng cũng bị bắn trúng một mũi tên ngay lập tức. Cây chèo ở tay chàng rơi ngay xuống nước, thuyền ngừng lại tức thì. Chiếc thuyền ở phía sau đã đuổi tới, bảy tám tên võ quan Mông Cổ và bốn tên phiên tăng vội vã nhảy sang thuyền chàng râu xồm nọ nhưng chàng ta vẫn không chịu đầu hàng, tay vẫn đấm, chân vẫn đá lia lịa để Chống đỡ. Trương Tam Phong lớn tiếng nói: - Anh hùng chớ kinh hoảng, có lão đến trợ giúp đây! Trương Chân Nhân vừa nói vừa ném hai chiếc ván thuyền xuống mặt nước để làm bàn đạp rồi phi thân nhảy sang bên thuyền của chàng râu xồm. Trong lúc lão anh hùng đang phi thân trên mặt nước có hai tên võ quan Mông cổ giương cung bắn. Chờ hai mũi tên bay tới gần Trương Chân Nhân giơ tay lên phất một cái , hai mũi tên đó liền rơi ngay xuống sông. Chân Nhân vừa nhảy sang tới mép thuyền của chàng kia đã dùng tả chưởng đánh mạnh một cái , hai tên phiên tăng đã bị đánh văng ra ngoài thuyền xa hai trượng mới rơi tõm xuống nước. Các võ quan Mông Cổ thấy Trương Tam Phong như phi tướng quân trên trời giáng xuống, vừa ra tay một cái đã đánh tung hai tên phiên tăng võ nghệ rất cao cường ra đằng xa nên tên nào tên nấy hoảng sợ vô cùng. Tên võ quan cầm đầu thét lớn: - Lão đạo kia có ý gì mà can thiệp? Trương Tam Phong liền mắng lại: - Quân chó má! Chúng bay tới đây hành hung, tác ác, giết hại lương dân. Có mau rời khỏi nơi này không!? Tên võ quan lại hỏi tiếp: - Lão đạo sĩ có biết ba người này là ai không? Chúng là dư đảng của Ma Giáo phản tặc và cũng là khâm phạm, hoàng thượng đã hạ chỉ tróc nã. Trương Tam Phong nghe bốn chữ "Ma Giáo phản tặc" giật mình nghĩ thầm:- Chàng râu xồm này là bộ hạ của Chu Tí Vương ở Trần Châu chăng? Nghĩ đoạn, Chân Nhân quay lại hỏi chàng râu xồm: - Tên Mông Cổ kia nói có đúng không? Chàng nọ mình mẩy máu me đầm đìa, tay ẵm thằng nhỏ vừa ứa nước mắt vừa trả lời: - Tiểu chúa công đã bị chúng bắn chết rồi! Trương Tam Phong kinh hãi hỏi tiếp: - Cậu bé này là lệnh lang của Chu Tí Vương đấy à? Chàng râu xồm đáp: - Vâng! Tại hạ không làm tròn bổn phận nên cũng không muốn sống làm chi? Chàng để nhẹ cái xác của thằng nhỏ xuống, xông lại tấn công mấy tên võ quan Mông Cổ. Nhưng vì vết thương quá nặng, hai mũi tên cắm ở vai chàng vẫn chưa được rút ra nên chàng vừa tung mình nhảy lên đã kêu lên một tiếng "ối chà" rồi ngã lăn luôn xuống khoang thuyền. Con bé mà chàng ẵm trong tay cũng bị bắn trúng một mũi tên vào tay vừa khóc vừa gọi: - Anh ơi! Anh ơi! Trương Tam Phong thấy cảnh tượng bi đát quá nghĩ thầm: - Nếu ta sớm biết hai đứa bé này là con của Chu Tí Vương thì ta chẳng can thiệp vào làm gì. Nhưng bây giờ ta đã trót nhúng tay vào rồi thì dù sao cũng phải cứu thoát cho họ mới được . Ðoạn Trương Chân Nhân quay lại nói với mấy tên võ quan Mông Cổ kia: - Thăng bé đã chết rồi, còn hai người này cũng đã bị trúng tên độc, sắp chết đến nơi. Như vậy các người đã lập được đại công, thì cũng nên đi đi cho rồi! Võ quan nọ đáp: - Không được! Bổn quan đã được lệnh phải lấy ba thủ cấp của chúng đem về phúc mạng mới ổn. Trương Tam Phong lại nói: - Sao các người cứ hay dồn người ta vào con đường cùng như thế? - Lão đạo sĩ là ai? Chuyện gì đến ông mà can thiệp vào việc của chúng ta? - Việc thiên hạ thì ai ai cũng có quyền can thiệp, nếu tha thứ được người thì nên tha cho tốt hơn. Võ quan nọ đưa mắt ra hiệu cho mấy tên bộ hạ rồi hỏi tiếp: - Chẳng hay đạo hiệu của đạo trưởng là gì? Xuất gia ở đạo quan nào? Y vừa nói dứt lời đã thấy hai tên quân Mông Cổ rút trường đao ra nhắm đầu và vai Trương Tam Phong chém xuống. Thế công của chúng vừa mạnh lại vừa nhanh, mà hai bên đối phương lại gần nhau nên chúng yên trí là là Trương Tam Phong không sao tránh khỏi. Ngờ đâu Trương Chân Nhân chỉ nghiêng người sang bên một chút, trông rất tầm thường nhưng đã tránh được hai lưỡi đao kia của địch nhân. Trương Chân Nhân thuận tay, túm luôn lưng áo của hai tên võ quan ấy rồi quát lớn: - Ði! Chỉ thấy lão anh hùng khẽ đẩy một cái, hai tên kia đã bị bắn tung lên rơi xuống mặt thuyền. Ðã mấy chục năm Trương Tam Phong chưa hề ra tay đấu với người nào, lần này vì bất đắc dộ mới phải đối địch với bọn võ quan Mông Cổ. Mấy tên phiên tăng và bọn võ quan này đều là cao thủ của vua Nguyên nhưng thấy võ công của Trương Tam Phong quá cao siêu nên chúng biết địch không nổi. Tên võ quan cầm đầu quá hoảng sợ ấp úng mãi mới lên tiếng hỏi được: - Ngươi ...ngươi có phải là ... Trương Tam Phong phẩy mạnh tay áo, lớn tiếng đáp: - Lão đạo bình sinh chỉ giết quân Mông Cổ thôi! Nói xong, Trương Chân Nhân đánh tới tấp vào bọn võ quan Mông Cổ. Bọn chúng tranh nhay nhảy về thuyền chúng, cứu mấy tên ngã xuống nước rồi chèo thuyền bỏ đi ngay. Trương Tam Phong thấy đại hán với con nhỏ trúng phải tên độc, liền lấy thuốc giải độc ra cứu. Ðoạn Trương Tam Phong chèo chiếc thuyền đó tới cạnh thuyền của mình. Lão anh hùng vừa định đỡ chàng nọ, ngờ đâu chàng râu xồm đó, bị thương nặng như vậy mà không chịu để cho Trương Tam Phong đỡ, hai tay vẫn ôm hai đứa bé nghiến răng mờm môi nhún chân một cái là nhảy luôn sang bên đó. Thấy vậy Trương Tam Phong cũng phải gật đầu khen thầm: - Người này bị thương nặng như vậy mà vẫn trung thành với ấu chúa, quả thật là một anh hùng hảo hán hiếm có. Tuy y là người của Ma Giáo nhưng ta ra tay cứu cũng không phải là uổng công!Trương Chân Nhân cũng nhảy trở về bên thuyền mình, rút hai mũi tên độc cắm trên vai chàng râu xồm và trên cánh tay con bé rồi lấy thuốc cao dán lên vết thương. Chiếc đò tớ bờ bên kia sông Hán Thủy, Trương Tam Phong lại nghĩ tiếp: - Hiện giờ Vô Kỵ đã bị điểm hết các yếu huyệt, không sao đi lại được. Từ đây tới Lão Hà Khẩu mới có khách điếm để trọ, một mình ta phải trông nom cho ba người mà chàng râu xồm với con bé kia lại là khâm phạm, chắc khó bề chu toàn được.Trương Chân Nhân bèn móc túi lấy ba lạng bạc đưa cho người lái đò nói: - Này bác lái đò, phiền bác chở chúng tôi đi ven sông cho tới Thái Bình điếm! Người lái đò thấy Trương Tam Phong đánh bọn quan quân Mông Cổ tơi bời, trong lòng vừa kính nể vừa sợ hãi, lại được tặng nhiều tiền nên y nhanh nhẩu nhận lời. Ði được một quãng, chàng râu xồm đã tỉnh táo đôi chút vội quỳ xuống vái lạy Trương Tam Phong và nói: - Ơn đức trưởng lão cứu ấu chúa chúng tôi thoát nạn, Thường Ngộ Xuân này không biết lấy gì báo đền. Trương Tam Phong vội đỡ chàng ta đậy và đáp: - Thường anh hùng không phải hành đại lễ như vậy! Trương Chân Nhân nắm tay chàng thì thấy bàn tay lạnh buốt, kinh hãi vô cùng vội hỏi: - Thường anh hùng còn bị nội thương nữa phải không? Ngộ Xuân đáp: - Tiểu nhân hộ tống hai tiểu chúa từ Tần Dương xuống miền Nam, suốt dọc đường đã tiếp chiến với bọn chó săn do quân Mông Cổ phái đuổi theo. Ngực và sau lưng của tiểu nhân bị một tên phiên tăng đánh trúng hai chưởng. Trương Tam Phong nắm lấy tay Ngộ Xuân thăm mạch, thấy mạch của chàng rất yếu, vội cởi áo chàng ra để xem vết thương lại càng kinh hãi thêm. Vết thương của Ngộ Xuân sưng vù rất nặng, nếu là người khác thì đã không sao chịu đựng được lâu như vậy . Lão anh hùng liền bảo chàng nằm yên không được nói năng gì cả để cho vết thương chóng lành. Canh hai đêm đó, đò tới Thái Bình điếm. Trương Tam Phong và Ngộ Xuân sửa soạn lên bờ tìm khách sạn. Trương Tam Phong bảo Ngộ Xuân hãy trông nom hộ Vô Kỵ một lát rồi vào thở trấn hốt mấy thang thuốc đem xuống đò sắc cho Ngộ Xuân, con bé và Vô Kỵ uống. Con bé tuổi trạc chừng mười tuổi, nhưng mặt mũi rất xinh đang ngồi yên lặng cạnh xác anh nó. Trương Tam Phong thương hại liền lên tiếng hỏi: - Cháu bé tên gì? Con bé vội đứng lên đáp: - Cháu họ Chu tên Chỉ Nhược. Chẳng hay pháp hiệu của lão đạo trưởng là chi? Trương Tam Phong thấy cô bé còn nhỏ lại gặp lúc loạn ly và có tang anh mà vẫn tỏ ra khí độ ung dung và rất lễ phép nên đâm ra mến, liền mỉm cười đáp: - Lão đạo là Trương Tam Phong. Ngộ Xuân ngồi ngay dậy lớn tiếng nói: - Thế ra lão đạo trưởng đây là Trương Chân Nhân của phái Võ Ðang, thảo nào võ công cái thế. Hôm nay Ngộ Xuân thật may mắn được yết kiến tiên đạo trưởng nơi đây. Trương Tam Phong mỉm cười đỡ lời: - Nhờ đạo trời cho lão được sống lâu như vậy , chứ có phải tiên gì đâu. Thường anh hùng mau nằm xuống, chớ có làm nứt vết thương thì nguy lắm đấy! Trương Chân Nhân thấy Ngộ Xuân là người khảng khái, hào phóng, anh phong lẫm lẫm và Chu Chỉ Nhược thông minh, đẹp đẽ, nhu mì, văn nhã nên rất mến, nhưng nghĩ tới chuyện cả hai đều là người của Ma Giáo, nếu kết thân với họ sau này e sẽ bị vạ lây cũng nên. Vì vậy lão anh hùng chỉ lạnh lùng nói: - Hai vị bị thương khá nặng, nên ít nói thì hơn. Trương Tam Phong là người rất khoáng đạt, không hay phân biệt chính tà, nên năm xưa đã nói với Trương Thúy Sơn rằng: - Hai chữ chính tà khó phân biệt, nếu đệ tử của chính phái mà tâm địa bất chính thì người đó là tà đồ. Nếu trong tà phái có một người lương thiện thì người đó là chính nhân quân tử. Cũng như Hân Thiên Chính, Giáo Chủ của Bạch Mi Giáo, tuy hành sự hơi quái đản một chút nhưng tính nết hơi thiện và dù sao y cũng là người quang minh lỗi lạc. Những người như thế ta có thể kết làm bạn lắm.Nhưng từ khi Trương Thúy Sơn tự tử, Trương Tam Phong vì thương đồ đệ yêu quý bị chết một cách thảm khốc như vậy, sinh ra ghét hận Bạch Mi Giáo vô cùng. Dư Ðại Nham bị tàn phế, Trương Thúy Sơn chết và mang tiếng cũng đều do Bạch Mi Giáo cả. Tuy lão anh hùng đã cố nén lòng không đi vấn tội và phục thù với Hân Thiên Chính, nhưng dù khoáng đạt đến đâu vì việc các đồ đệ bị hại mà đã thay đổi tâm tính, ghét hận Ma Giáo vô cùng. Chu Tí Vương là đệ tử của Di Lạc Tôn trong Ma Giáo, mấy năm trước đây, y ở Châu Viên, tỉnh Giang Tây, khởi nghĩa Chỉng lại quân Nguyên, tự xưng là vua lập quốc hiệu là Châu. Nhưng không bao lâu quân của y bị quân Nguyên đánh tan, y bị bắt và xử tử. Di Lạc Tôn với Bạch Mi Giáo tuy không cùng một giáo phái nhưng có liên quan rất thân. Lúc Tí Vương khởi sự, Hân Thiên Chính ở phía Tây Triết Giang đã có tuyên bố trợ giúp. Hôm nay sở dộ Trương Tam Phong cứu Ngộ Xuân và Chỉ Nhược thoát nạn là do lòng hào hiệp mà thôi. Hơn nữa, lúc ra tay Trương Tam Phong chưa biết rõ lai lịch của hai người. Khi biết rõ nguồn gốc của hai người rồi, lão anh hùng hối hận vô cùng, lại nghĩ đến hai người đệ tử yêu mà mình coi như con đẻ, nay một chết, một tàn phế còn Vô Kỵ bị hơi hàn độc nan y, nên thở dài và không sao cầm lệ nổi. Lúc ấy, người lái đò đã làm cơm nước xong xuôi liền dọn ra cho mọi người ăn. Trương Tam Phong bảo Ngộ Xuân và Chu Chỉ Nhược ăn trước vì mình còn phải bón cơm cho Vô Kỵ. Ngộ Xuân hỏi tại sao Vô Kỵ lại như thế, Trương Tam Phong liền trả lời là y bị hơi hàn độc xâm nhập tạng phủ nên phải điểm các yếu huyệt để tạm bảo tồn tính mạng cho y. Vô Kỵ nghe thái sư phụ nói như vậy đau đớn vô cùng, không sao nuốt nổi cơm nên cứ lắc đầu không chịu ăn. Chu Chỉ Nhược thấy vậy vội đỡ bát cơm của Trương Tam Phong và nói: - Mời đạo trưởng ăn trước, để cháu bón cơm cho đại ca này cho! Vô Kỵ vội đáp: - Tôi ăn no rồi, không ăn đâu! Chu Chỉ Nhược lại nói: - Nếu Trương đại ca không chịu ăn, để đạo trưởng trong lòng không yên, tất không ăn được, như vậy có phải vì đại ca mà lão đạo trưởng đói không? Chu Chỉ Nhược nói rất phải, nên khi Chu Chỉ Nhược đưa cơm tới miệng Vô Kỵ liền há mồm ăn ngay. Chu Chỉ Nhược cẩn thận vô cùng, gỡ hết xương cá, xương gà rồi mới bón cho Vô Kỵ ăn. Bát nào nàng cũng chan thêm ít nước canh cho ngon miệng. Vô Kỵ ăn thấy ngon nên ăn hết một bát lớn. Trương Tam Phong thấy vậy trong lòng hơi an ủi, nhưng lại sực nghĩ: - Số kiếp Vô Kỵ hẩm hiu thật. Mồ côi cha mẹ từ thủa nhỏ, nay lại ốm nặng như thế này. Ðáng lẽ nó phải được một người đàn bà rất cẩn thận chăm sóc mới phải!Ngộ Xuân tuy bị thương rất nặng mà còn ăn được bốn bát cơm lớn, y không ăn thịt, cá chỉ ăn hết sạch rau dưa. Trương Tam Phong tuy là đạo sĩ nhưng không kiêng cá thịt, thấy Ngộ Xuân ăn khỏe như vậy , liền khuyên chàng ta ăn thêm chút cá, thịt. Ngộ Xuân liền đáp: - Thưa Trương Chân Nhân, chúng cháu lễ phật, nên không ăn mặn. Trương Tam Phong lại nói: - à phải! Lão đạo quên ... Thì ra quy luật trong Ma Giáo rất nghiêm. Mỗi ngày giáo chúng chỉ được ăn một bữa cơm chiều thôi và phải kiêng thịt, cá. Từ đời nhà Ðường tới giờ, người trong Ma Giáo đều tuân theo luật lệ đó. Ðến cuối đời Tống, đại thủ lĩnh của Ma Giáo là Phương Lạp khởi nghĩa ở Triết Ðông, lúc bấy giờ quan dân đều gọi những người có đạo là "ăn rau thờ ma", nghĩa là những người trong đạo giáo coi việc ăn rau với phụng sự thờ thần lửa là hai việc quan trọng. Những quan phủ của các triều đình thời bấy giờ xử tội những người gia nhập Ma Giáo rất nghiêm, cả người trong võ lâm cũng khinh thở họ, vì vậy những giáo đồ của Ma Giáo hành sự rất bí ẩn, hễ có ai hỏi họ tại sao lại ăn chay thì chỉ nói là thoái thác đi là tụng kinh , thờ phật nên phải ăn chay, chứ không dám cho người ngoài biết mình là giáo đồ. Ngộ Xuân lại nói: - Trương Chân Nhân đã ra ơn cứu tiểu nhân thoát nạn, nay đã biết rõ lai lịch của tiểu nhân rồi thì tiểu nhân cũng chẳng cần giấu giếm chi nữa. Tiểu nhân là người trong Minh Giáo, thờ đức Minh Tôn tất nhiên quan phủ của triều đình coi chúng tôi là những kẻ thập ác, ngay cả các danh môn chính phái của hiệp nghĩa đạo cũng khinh thường chúng tôi. Thậm chí bọn người trong hắc đạo, chuyên môn giết người cướp của mà cũng bảo chúng tôi là yêu ma qụ quái. Nay Chân Nhân đã biết rõ thân phận của chúng tôi mà còn ra tay cứu giúp, ơn đức này chúng tôi báo đền thế nào cho xứng! Thì ra giáo đồ của Minh Giáo vẫn thờ Ma Ni, người trong giáo phái gọi là đức Minh Tôn và tự cho giáo phái của mình là Minh Giáo. Người ngoài gọi giáp phái của họ là Ma Giáo. Trương Tam Phong vội đáp: - Thường anh hùng ... Ngộ Xuân liền đỡ lời: - Xin đạo trưởng đừng gọi tiểu nhân là anh hùng hay hào kiệt nữa, cứ gọi thẳng tên tiểu nhân. - Anh Ngộ Xuân, nay anh bao nhiêu tuổi? - Năm nay tiểu nhân vừa đúng hai mươi tuổi. Sở dĩ Trương Tam Phong hỏi tuổi của Ngộ Xuân là vì thấy chàng ta mặt mũi đầy râu, nhưng ăn nói và cử chỉ rất non. Chân Nhân gật đầu nói tiếp: - Anh mới trưởng thành, chắc vào Minh Giáo cũng không lâu. Bây giờ anh có hối cải cũng chưa muộn ...Lão đạo nói vậy là muốn anh bỏ tà giáo đi, nếu anh không hiềm phái Võ Ðang chúng tôi bản lãnh thấp kém thì lão đạo sẽ bảo đại đồ đệ Tống Viễn Kiều nhận anh làm đệ tử . Sau này anh được vang danh trên giang hồ, không ai còn dám khinh thị anh nữa. Tống Viễn Kiều là người đứng đầu Võ Ðang thất hiệp, tiếng tăm lừng lẫy thiên hạ, những người tầm thường trong võ lâm, muốn được gặp mặt chàng đâu phải dễ. Võ Ðang thất hiệp gần đây bắt đầu thu nạp đồ đệ, nhưng kén chọn rất nghiêm, nếu người nào không có cân, cốt, tư chất, phẩm hạnh, tính tình tốt thì không nhận. Ngộ Xuân xuất thân từ Ma Giáo, người thường thấy chàng đã cau mày ngay, nay chàng bỗng dưng được Trương Tam Phong thương mến, nhận cho làm môn hạ của đại đệ tử Võ Ðang như vậy thật hiếm có. Ngờ đâu Ngộ Xuân lại lớn tiếng đáp: - Ngộ Xuân được Trương Chân Nhân coi trông như vậy , thật cảm động vô cùng, nhưng tiểu nhân đã gia nhập Minh Giáo thì suốt đời không dám phản. Trương Tam Phong còn khuyên thêm vài câu nữa nhưng Ngộ Xuân cứ cương quyết không nhận. Thấy y chấp nê như vậy , Trương Chân Nhân lắc đầu thở dài rồi ẵm Vô Kỵ lên và nói: - Nếu vậy, chúng ta từ biệt nơi đây. Ðoạn Trương Tam Phong ẵm Vô Kỵ lên bờ. Ngộ Xuân quì xuống vái lạy cảm tạ lần nữa, Chu Chỉ Nhược còn dặn dò Vô Kỵ: - Trương đại ca bữa nào cũng nên ăn no, đừng để lão đạo trưởng buồn, nghe! Vô Kỵ ứa nước mắt và nức nở đáp: - Cám ơn lòng tốt của cô nương, nhưng ... nhưng tôi chỉ ăn được vài bữa cơm nữa thôi! Trương Tam Phong nghe nói cũng rầu rĩ vô cùng, vội giơ tay áo lên chùi nước mắt cho Vô Kỵ. Chu Chỉ Nhược kinh ngạc hỏi: - Sao? ...anh lại ... Trương Tam Phong đáp: - Cô nương là người có lương tâm như vậy, thật hiếm có lắm. Mong sau này cô đi trên con đường chính, đừng sa chân vào hang hố tà ma nữa! Chu Chỉ Nhược vừa vái lạy vừa nói tiếp: - Cám ơn lão đạo trưởng đã dậy bảo. Ngộ Xuân bỗng lên tiếng nói: - Võ công của Chân Nhân thâm hậu, thần thông quảng đại như vậy, tại sao Chân Nhân không hóa giải được chất độc khí trong người tiểu gia chủ? Trương Tam Phong đáp: - Lão đạo đã tận lực rồi. Trương Chân Nhân vừa nói vừa xua tay ra hiệu cho Ngộ Xuân biết là bệnh của Vô Kỵ không thể nào cứu chữa được nữa. Ngộ Xuân kinh hãi nói: - Nội thương của tiểu nhân cũng nặng, đanh định đi nhờ một vị thần y cứu chữa cho. Chi bằng lão đạo trưởng để cho tiểu gia chủ cùng đi với tiểu nhân nhờ thần y ấy chữa luôn cho một thể? Trương Tam Phong lắc đầu đáp: - Kinh kỳ bát mạch của y đã đả thông, hàn độc đã chạy tán loạn trong tạng phủ, thuốc thang tầm thường không thể nào chữa khỏi được đâu, có lẽ khắp thiên hạ không còn người nào có thể chữa khỏi cho y được. - Nhưng vị thần y mà tiểu nhân định cầu chữa đây rất giỏi về mạch lý, đã cứu chữa khỏi lắm bệnh thập tử nhất sinh. Trương Tam Phong nghe nói ngạc nhiên, chợt nghĩ ra liền hỏi: - Người mà Thường anh hùng nói có phải là y tiên ở Ðiệp Cốc không? - Chính ông ta đấy. Thế ra lão đạo trưởng cũng biết sư bá của tiểu nhân ư? Trương Tam Phong đang trù trừ nghĩ thầm:- Ta thường nghe nói Ðiệp Cốc Y Tiên Hồ Thanh Ngưu là người trong Ma Giáo, vẫn bị người võ lâm khinh miệt, huống hồ tính nết của y lại quái dở vô cùng. Nếu bệnh nhân là người Ma Giáo thì y hết sức cứu chữa, không lấy một đồng tiền nhỏ, trái lại người ngoài giáo đến cầu chữa, dù có đem cả đống vàng thỏi đến, y cũng không thèm ngó tới. Ðành để cho Vô Kỵ độc phái mà chết chứ ta quyết không để cho y gia nhập Ma Giáo đâu!Ngộ Xuân thấy Trương Tam Phong trù trừ, hiểu ngay là Trương Chân Nhân đang nghĩ gì rồi vội đỡ lời: - Thưa Trương Chân Nhân, tuy Hồ sư bá của tiểu nhân xưa nay không chữa bệnh cho người ngoài giáo phái, nhưng Trương Chân Nhân đã ra ơn lớn, cứu giúp Chu cô nương thì phen này Hồ sư bá thế nào cũng phải phá lệ, chữa cho tiểu gia. Nếu Hồ sư bá không chịu cứu chữa thì Ngộ Xuân này nhất định không để yên. Trương Tam Phong lại nói: - Y thuật của Hồ tiên sinh quả thật thần diệu, lão đạo đây đã nghe nhiều người khen ngợi, nhưng hơi hàn độc trong người Vô Kỵ không phải là chất độc tầm thường ... Ngộ Xuân lớn tiếng nói tiếp: - Ðằng nào tiểu gia cũng đã không hy vọng chữa khỏi rồi, bây giờ có chữa hay không tiểu gia cũng phải chết, vậy cứ đi nhờ y tiên chữa cho, họa chăng khỏi được? Chẳng hay lão đạo trưởng còn trù trừ gì nữa? Chàng là người thẳng thắn, nóng nẩy, bụng nghĩ gì, miệng nói ra ngay, không nghi kỵ gì cả. Trương Tam Phong nghe Ngộ Xuân nói rằng dù sao Vô Kỵ cũng chết, trong lòng kinh hãi vô cùng nghĩ thầm:- Lời nói của chàng lỗ mãng này cũng có lý. Xem bệnh của Vô Kỵ thì nó chỉ có thể sống thêm được một tháng nữa thôi. Biết đâu số nó chưa chết, may ra được Hồ Thanh Ngưu chữa khỏi cho . Ðoạn lão anh hùng liền đáp: - Nếu vậy, nhờ Thường anh hùng đưa y đi chữa hộ, nhưng lão đạo phải nói rõ trước là Hồ tiên sinh không được bắt buộc Vô Kỵ nhập giáo nghe! Nếu y tiên chữa khỏi được cho Vô Kỵ, phái Võ Ðang chúng tôi cũng không hàm ơn của quí giáo đấy nhé! Trương Tam Phong biết người của Ma Giáo hành sự rất xảo quyệt, nếu người nào liên can đến người của Ma Giáo thì tên giáo đồ ấy tựa như bóng ma, luẩn quẩn xung quanh người nọ luôn luôn và người đó sẽ bị hậu họa thê thảm vô cùng. Cũng như Trương Thúy Sơn, chỉ vì dây dưa với người của Ma Giáo mà kết quả là thân bại danh liệt mà còn làm nhục tới cả sư môn nữa. Ngộ Xuân nhanh nhẩu đáp: - Trương Chân Nhân coi thường người Minh Giáo chúng tôi quá! Nói tới đó, chàng quay lại nói với Chu Chỉ Nhược: - Chu cô nương, hãy tạm đi theo Trương Chân Nhân lên núi Võ Ðang trước nhé! Chu Chỉ Nhược chưa kịp trả lời, Trương Tam Phong đã ngạc nhiên hỏi: - Sao vậy? - Trương Chân Nhân không muốn đi gặp Hồ sư bá của tiểu nhân chúng tôi là vì lẽ gì, tiểu nhân đã rõ. Từ xưa tới nay, tà và chính không bao giờ đi đôi. Trương Chân Nhân là đại tôn sư của một môn phái lớn thì khi nào chịu đi cầu cứu một người trong Minh Giáo, đồng thời tính nết của Hồ sư bá chúng tôi cũng kỳ lạ lắm. Nếu ông ta thấy mặt Chân Nhân thì chưa biết chừng sẽ thất lễ với Chân Nhân cũng nên. Hai bên bất hòa thì việc cứu chữa cho tiểu gia này hỏng bét. Vậy bây giờ tiểu nhân có một ý này. Tiểu nhân xin đem chú em họ Trương đi, muốn cho Chân Nhân được yên lòng, tiểu nhân định mời Chu cô nương lên núi Võ Ðang ở tạm một thời gian. Chờ khi nào bệnh của chú em họ Trương lạnh hẳn, tiểu nhân sẽ đưa về núi Võ Ðang rồi tiếp Chu cô nương đi. Nói trắng ra, tiểu nhân định để Chu cô nương lại núi Võ Ðang làm con tin. Xưa nay Trương Tam Phong giao dịch với ai cũng vậy, chỉ có tin người, không bao giờ ngờ vực nhưng Vô Kỵ là cốt nhục duy nhất của đệ tử cưng của mình. Nay giao thằng nhỏ cho một đệ tử Ma Giáo, tất nhiên lão anh hùng không sao yên tâm được. Trương Tam Phong chưa kịp trả lời thì Ngộ Xuân lại tiếp: -Chu Tí Vương, Chu đại ca của chúng tôi là người nhân nghĩa, khởi nghĩa ở Tần Dương đã thất bại, cả nhà hai tám người đều bị quân Mông Cổ giết hại. Bà cụ thân mẫu của Chu đại ca tới tuổi ngót tám mươi cũng không thoát khỏi. Tiểu nhân phải thí mạng mới cứu thoát được hai người con, ngờ đâu tiểu công tử lại bị quân Mông bắn chết. Bây giờ chỉ còn lại Chu cô nương là hòn máu duy nhất của Chu đại ca tôi. Vì là người của Minh Giáo, Chu đại ca tôi bị nhiều người oán ghét. Cho nên không chỉ quân Mông Cổ muốn truy nã con cái của anh ấy mà các kẻ thù khác hay tin, thế nào cũng tìm đến làm phiền Trương Chân Nhân. Tuy phái Võ Ðang oai trấn thiên hạ thật nhưng Chân Nhân cũng nên cẩn thận tốt hơn. Trương Tam Phong không sao nhởn cười được nghĩ thầm: - Ta chưa nhận lời mà chàng trực tính này đã dặn bảo đủ điều. Vẫn biết nhiều người muốn bắt cho được Chu Chỉ Nhược mới hả dạ, nhưng Ngộ Xuân có ngờ đâu Vô Kỵ lại còn bị nhiều người theo dõi hơn nữa. Hiện giờ Vô Kỵ đau nặng, không thể thoát chết, chi bằng ta cứ cho chàng này đem đi cầu y tiên chữa thử xem ...Nghĩ tới đó, Chân Nhân liền đáp: - Thôi được, chúng ta nhất ngôn vi định. Lão đạo trông nom Chu cô nương hộ Thường anh hùng, còn Thường anh hùng phải cẩn thận săn sóc cho Vô Kỵ. Khi nào bệnh của y lành mạnh thì Thường anh hùng đưa ngay y lên núi Võ Ðang hộ! - Lão đạo trưởng cứ yên tâm , tiểu nhân thế nào cũng làm tròn bổn phận để lão đạo trưởng được yên lòng. Nói xong, chàng nhảy lên trên bờ, dùng dao đào một hố sâu, chôn Chu công tử. Chàng và Chu Chỉ Nhược quỳ trước mộ chờ, xá mấy cái.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 28
Rừng hoang tử chiến
Sáng hôm sau, Trương Tam Phong dắt Chu Chỉ Nhược còn Ngộ Xuân ẵm Vô Kỵ, hai người chia tay nhau. Từ khi cha mẹ tự tử, Vô Kỵ coi Trương Tam Phong như ông nội, nay bỗng phải lìa xa không sao cầm được, nước mắt cứ tuôn ra như suối. Trương Tam Phong an ủi: - Cháu cứ theo Ngộ Xuân thúc thúc đi, khi nào khỏi bệnh chú ấy sẽ đưa cháu trở về núi Võ Ðang ngay. Ấng cháu ta xa nhau lâu lắm là vài tháng hà tất cháu phải đau đớn! Vô Kỵ tay chân không cử động được ,chỉ gật đầu vâng lời, nhưng nước mắt vẫn nhỏ ròng. Chu Chỉ Nhược vội chạy xuống đò, móc túi lấy chiếc khăn tay nhỏ ra, chùi nước mắt cho Vô Kỵ, nhìn y mỉm cười rồi nhét chiếc khăn đó vào người y, đoạn quay lại lên bờ. Trương Tam Phong thấy vậy cảm động vô cùng nghĩ thầm: - Con bé này xinh đẹp như vậy, sau này thế nào cũng là một tuyệt sắc giai nhân. Nhờ trời Vô Kỵ được lành mạnh, chừng ấy ta quyết không cho chúng được gặp nhau nữa, bằng không thế nào chúng cũng có tình ý với nhau và Vô Kỵ sẽ đi theo dấu của Thúy Sơn ...Vô Kỵ đưa mắt nhìn theo thái sư phụ dắt Chu Chỉ Nhược lên bờ tiến thẳng về phía Tây. Chu Chỉ Nhược còn quay đầu lại vẫy tay hoài. Y nhìn theo cho tới khi khuất bóng hai người mới thôi. Lúc này y cảm thấy cô quạnh vô cùng, không sao nhởn nổi, lại òa lên khóc. Ngộ Xuân cau mày hỏi: - Chú em họ Trương năm nay bao nhiêu tuổi? Vô Kỵ nức nở đáp: - Mười hai tuổi. - Mười hai tuổi không còn là trẻ con nữa, chú khóc như vậy không sợ người ta chê cười sao? Năm mỗ mười hai tuổi đã chịu mấy trăm trận đòn mà chưa hề rơi một giọt lệ. Nếu chú còn khóc lóc như con gái thế này mỗ sẽ đánh cho mấy quyền. Thấy hình thù Ngộ Xuân rất hung tợn Vô Kỵ trong lòng đã sợ hãi liền nghĩ thầm:- Thái sư phụ ta vừa mới đi khỏi ngươi đã đối xử với ta hung ác rồi. Sau này không biết ta còn phải chịu đựng bao nhiêu sự khổ sở đau đớn vì ngươi nữa.Ðoạn y lớn tiếng nói: - Tôi thương nhớ thái sư phụ mới khóc chứ người ta đánh tôi đau thế nào, tôi cũng chịu được không hề khóc nửa tiếng. Ðại ca muốn đánh, cứ đánh đi. Nhưng hôm nay đại ca đánh tôi một quyền, sau này tôi sẽ đánh trả đại ca mười quyền cho xem. Ngộ Xuân ngạc nhiên giây lát rồi ha hả cười đáp: - Thế mới phải, chú nói vậy mới đúng là người đàn ông có cốt khờ. Chú lợi hại như vậy tôi đâu dám đánh chú nào. - Chân tay của tôi cử động không được, sao đại ca không đánh tôi đi? - Hôm nay tôi mà đánh chú, sau này chú học được võ công của thái sư phụ , chú sẽ giở môn thần quyền của phái Võ Ðang ra, tôi chịu đựng sao nổi mười quyền? Vô Kỵ nghe Ngộ Xuân nói năng vui vẻ cũng phì cười. Y thấy tướng mạo của Ngộ Xuân tuy hung ác nhưng tâm địa của chàng ta lại rất tốt. Ngộ Xuân thuê một chiếc thuyền, đi thẳng Hán Khẩu. Tới nơi chàng lại ẵm Vô Kỵ sang một chiếc giang thuyền lớn để đi xuống miền Ðông. Thì ra chổ ẩn cư của y tiên Hồ Thanh Ngưu ở ngay trong Ðiệp Cốc, một thung lũng cạnh hồ Nữ Sơn tại phía bắc tỉnh An Huy. Không bao lâu đã tới biên giới tỉnh An Huy. Hai năm trước đây Vô Kỵ đã được đi giang thuyền ngược lên miền nhưng lúc bấy giờ y cùng cha mẹ và Dư Liên Châu nhở sư bá suốt dọc đường vui vẻ xiết bao. Lần này y lại đi trên sông Trường Giang nhưng xuôi dòng, cha mẹ chết hết mà các yếu huyệt trong người y lại bị bế hết, đau đớn khổ sở, một thân một mình theo Ngộ Xuân đi chữa bệnh. Nghĩ tới đó, y thấy đau lòng vô cùng nhưng lại sợ Ngộ Xuân nổi giận không dám để cho nước mắt ứa ra. Một ngày hai lần, cứ giờ tý, giờ ngọ là hơi hàn độc trong người phát tác làm y lâm nguy, đau đớn ngót một tiếng đồng hồ, nhưng vẫn phải nghiến răng chịu đựng. Vì vậy môi của y có rất nhiều vết răng cắn sứt. Hơi hàn độc trong người y càng ngày càng nặng thêm. Vài ngày sau, thuyền đã tới thở trấn, Ngộ Xuân liền lên bờ thuê một chiếc xe lớn để đi về phía Bắc. Ði được vài ngày đã gần tới Ðiệp Cốc, Ngộ Xuân biết tính của Hồ Thanh Ngưu rất kỳ lạ, không thích người ta biết chổ ẩn cư của mình nên khi đi tới cách Ðiệp Cốc chừng hai mươi dặm, chàng bèn trả tiền xe, cho xe quay lại rồi vác Vô Kỵ lên vai đi bộ. Ngày thường chàng đi bộ hai mươi dặm đường có nghĩa lý gì đâu, chỉ thoáng cái đã tới. Nhưng bây giờ chàng bị nội thương khá nặng nên mới đi được hơn dặm đường đã thấy xương cốt đau nhừ, hơi thở hồng hộc, bước chân loạng choạng. Vô Kỵ thấy vậy rất thương hại liền lên tiếng nói: - Thường đại ca cứ thong thả, hà tất phải đi nhanh như vậy làm gì? Lỡ vết thương của đại ca nặng thêm thì sao? Ngộ Xuân nêng lòng nổi giận đáp: - Ngày thường tôi đi hàng trăm dặm cũng không hề biết mỏi mệt chút nào, nay bị hai tên tặc hòa thượng đánh cho hai chưởng chẳng lẽ tôi không đi nổi nữa hay sao? Chàng tức khí lại càng cố sức đi nhanh thêm. Nhưng càng dùng sức, càng tai hại nên mới đi thêm được mấy chục trượng đã cảm thấy chân tay tựa như rời rã, các xương cốt hầu như long hết. Tuy vậy chàng vẫn không chịu ngồi xuống nghố ngơi cứ gắng sức lê bước đi mãi. Ngờ đâu tới lúc trời tối mịt mà hai người vẫ chưa đi được nửa đường, mà tới Ðiệp Cốc đường càng đi càng gồ ghề khó đi. Tới một khu rừng rậm, không sao gắng sức được nữa, Ngộ Xuân đành phải đặt Vô Kỵ xuống rồi nằm lăn ra mặt đất nghĩ ngơi. Chàng móc túi lấy túi lương khô ra cùng ăn với Vô Kỵ. Nghĩ ngơi chừng nửa tiếng đồng hồ chàng định lên đường. Vô Kỵ hết sức khuyên ngăn, bảo hãy nghố tạm trong rừng này một đêm, sáng mai hãy đi tiếp. Ngộ Xuân nghĩ thầm:- Dù đêm nay có tới nơi, nửa đêm gà gáy, làm mất giấc của Hồ sư bá, khiến ông ta nổi giận không chịu chữa bệnh cho Vô Kỵ thì thật uổng công.Chàng đành phải nghe lời Vô Kỵ rồi hai người ngồi tựa lưng vào một gốc cây ngủ tạm cho tới sáng hôm sau. Nửa đêm hàn độc trong người Vô Kỵ lại phát tác, khiến chân tay y run lẩy bẩy, nhưng y không dám rên sợ làm mất giấc ngủ của Ngộ Xuân nên cứ phải gắng chịu. Ðang lúc ấy bỗng nghe đằng xa có tiếng khí giới chạm nhau, tiếp theo có người quát lớn: - Ngươi còn chạy đi đâu nữa! - Chận lấy phía đông, dồn y vào trong rừng! - Lần này nhất định không để cho tên giặc sói đầu này tẩu thoát! Vô Kỵ lại nghe tiếng chân chạy rộn rịp, hình như có mấy người đang rảo bước chạy vào trong rừng về phía y với Ngộ Xuân đang nghĩ. Tiếng động của mấy người kia đã làm cho Ngộ Xuân thức dậy. Chàng vội rút đơn đao và ẵm Vô Kỵ lên định tâm vừa chiến đấu vừa chạy. Vô Kỵ liền khẽ nói: - Thường đại ca, hình như không phải chúng định tới kiếm chúng ta đâu! Ngộ Xuân gật đầu. Hai người liền núp vào sau một cây cổ thụ chờ xem, liền thấy có bảy tám người đang vây đánh một người. Trời đã tối om không sao nhận rõ mặt nên không thể biết được những người đó là ai. Ngộ Xuân thấy người bị vây đánh với hai bàn tay không, chống đỡ bảy tám kẻ địch, thế mà những người kia không sao lại gần y được. Một lát sau, nhờ có ánh sáng trăng rọi xuống, hai người mới thấy rõ người bị đánh là một tăng nhân áo trắng, tuổi trạc năm mươi, người gầy và cao. Còn những người vây đánh gồm có cả tăng nhân, đạo sĩ lẫn mặc áo thường tục. Trong mọn họ lại có hai thiếu nữ . Càng xem Ngộ Xuân càng kinh hãi , vì chàng thấy những người vây đánh tăng nhân kia võ nghệ rất cao cường. Hai hòa thượng một cầm thiền trượng, một cầm giới đao. Một đạo nhân cầm trường kiếm, thân pháp rất lanh lẹ. Một chàng nhỏ bé và lùn, hai tay cầm đơn đao, lăn lộn dưới đất để tấn công hạ bàn địch thủ. Còn hai thiếu nữ mảnh khảnh, tay cầm trường kiếm, kiếm pháp cũng lợi hại khôn tả. Lúc ấy một thiếu nữ quay mặt lại, Vô Kỵ thấy rỗ suýt la lớn: - Kỷ cô nương! Thì ra nàng đó chính là Kỷ Hiểu Phù, vợ chưa cưới của Hân Lợi Hanh. Thoạt đầu Vô Kỵ thấy tám người vây đánh một cho là họ ỷ nhiều hiếp kẻ thế cô. Y công phẫn hết sức, chỉ mong hòa thượng kia thoát khỏi vòng vây chạy. Nhưng khi đã nhận ra trong bọn người vây đánh có Kỷ Hiểu Phù cô nương y liền cho hòa thượng kia là phí đồ nên mong bọn Kỷ cô nương sớm đắc thắng. Ngộ Xuân lẩm bẩm: - Tám đánh một, không biết xấu hổ! Không biết những người ấy là ai thế!? Vô Kỵ khẽ đáp: - Hai thiếu nữ kia là người phái Nga Mi, hai hòa thượng nọ là người của phái Thiếu Lâm. Y nhìn một hồi lại nói: - Ðạo nhân cầm kiếm là người của phái Côn Luân. Ðại ca thử xem thế Ðại Mạt Phi Xà của đạo nhân đó ác độc biết bao. Thế kiếm ấy chính là một tuyệt thế của phái Côn Luân đấy. Còn chàng cầm đơn đao lăn lộn dưới đất nhằm chân của hòa thượng kia chém tới hoài thì không biết là người của môn phái nào. Ngộ Xuân đỡ lời: - Người của phái Không Ðộng. Vô Kỵ lắc đầu nói: - Ðao pháp của phái Không Ðộng là tay phải cầm đao, tay trái cầm quài, mà người này lại xử dụng song đao đủ thấy y không phải là người của phái Không Ðộng đâu. Ngộ Xuân nghe Vô Kỵ nói trong lòng cũng phải khen phục thầm và nghĩ: - Quả thật là đệ tử của danh môn, kiến thức thật hơn người.Nhưng chàng đâu có biết, võ công của Vô Kỵ là do Tạ Tốn truyền dậy. Võ học của Tạ Tốn bác học tinh thâm, vì y nhất tâm đối địch với các phái nên võ công của phái nào y cũng học qua cho biết. Vô Kỵ được y truyền dậy bí quyết của tất cả các môn phái đó. Tuy Vô Kỵ chưa biết vận dụng và thông hiểu hết những võ công của các môn phái nhưng kiến thức của y không kém ai cả. Vô Kỵ thấy bọn Kỷ Hiểu Phù đấu mãi mà không thắng nổi tên hòa thượng kia, càng xem y càng phục võ công của hòa thượng. Y thấy chưởng lực của nhà sư đó rất hùng mạnh, bỗng nhanh bỗng chậm, hư hư thực thực, biến hóa khôn lường. Ðánh tới lúc thật nhanh Vô Kỵ không sao thấy rõ những thế võ của hòa thượng ấy nữa. Bỗng nghe một người trong bọn Hiểu Phù quát lớn: - Chúng ta dùng ám khí đối phó đi! Y vừa quát xong, một chàng và một đạo sĩ nhảy sang bên rồi lấy ám khí ra nhắm hòa thượng nọ ném lia lịa. Hòa thượng nọ cuống cả chân tay, đạo nhân cầm kiếm liền quát lớn: - Bành hòa thượng hãy nghe bần đạo nói đã. Chúng ta không muốn giết hòa thượng đâu. Hà tất hòa thượng phải thí mạng làm gì? Hòa thượng hãy giao Bạch Quy Thọ thì chúng ta sẽ tha chết cho, như vậy có phải hơn không? Ngộ Xuân nghe vậy kinh ngạc vô cùng và khẽ nói với Vô Kỵ rằng: - Vị này là Bành hòa thượng đây. Trong khi Vô Kỵ theo cha mẹ và Dư Liên Châu trở về núi Võ Ðang, dọc đường đi thuyền trên sông y nghe cha mẹ kể chuyện Bạch Mi Giáo ở trên núi Vương Bàn dương đao lập oai, sau bị nghĩa phụ y tới giết chết hết những người có mặt tại đó, riêng có Bạch Quy Thọ của Bạch Mi Giáo là và hai kiếm khách của phái Côn Luân là sống sót thôi. Nhưng hai người này vì tiếng rú của Tạ Tốn đã trở thành ngớ ngẩn không biết gì cả. Vì thế mười mấy năm trời, các môn phái cứ đấu với Bạch Mi Giáo hoài để bắt Bạch Quy Thọ phải tiết lộ tung tích của Tạ Tốn. Vô Kỵ nghĩ thầm: - Chẳng lẽ Bành hòa thượng này cũng là người trong giáo phái của mẹ ta chăng?Y lại nghe Bành hòa thượng lớn tiếng nói: - Bạch đàn chủ đã bị các người đánh đến bị thương nặng, dù y không phải là người của Bạch Mi Giáo đi nữa, hoặc y là người không có liên quan gì cũng vậy, Bành mỗ này không thể thấy y chết mà không ra tay cứu. Ðạo nhân vội đỡ lời: - Cái gì là thấy chết mà không ra tay cứu? Chúng ta có định giết y đâu? Chúng ta chỉ muốn y cho chúng ta biết tung tích của một người thôi. Bành hòa thượng lại nói: - Các người định hỏi tung tích của Tạ Tốn phải không? Tại sao các người không đi hỏi Phương Trượng của chùa Thiếu Lâm? Hai tăng nhân của phái Thiếu Lâm đang vây đánh y vội la lớn: - Ðó là kế ly gián của Hân Tố Tố, yêu nữ của Bạch Mi Giáo, giá họa cho phái Thiếu Lâm chúng tôi. Nhưng có ai thèm tin những lời vô căn cứ ấy đâu. Vô Kỵ nghe hòa thượng Thiếu Lâm gọi đến tên mẹ mình, y vừa kiêu ngạo vừa đau lòng nghĩ thầm: - Tuy mẹ ta khuất núi đã hai năm rồi nhưng vẫn làm cho các ngươi loạn óc, nhức đầu. Hòa thượng đối đáp với bọn người kia nhưng tay vẫn tiếp tục chống đỡ lại họ, không hề nao núng chút nào. Ðạo nhân nọ, muốn nhân lúc Bành hòa thượng là người võ công rất cao, tâm trí không kém người, cái trò tiểu xảo của đạo sĩ nọ làm sao lừa dối nổi. Những người vây đánh tăng nhân họ Bành đều là những tay cao thủ của các phái nên Bành hòa thượng mấy lần muốn phá vòng vây để đào tẩu mà không được. Ðạo sĩ ở vô cùng vòng ngoài ném ám khí la lớn: - úi chà, nguy tai, ám khí đã ném hết rồi. Bảy người nghe thấy đạo sĩ la như vậy cùng nằm phục xuống đất. Tiếp theo đó thấy năm lưỡi phi đao lần lượt ném tới. Thì ra đạo sĩ ấy nói: - Ám khí ném hết rồi .chính là ám hiệu bảo mọi người nằm xuống đất. Năm phi đao đó nhằm ngực Bành hòa thượng bắn tới, nguy hiểm vô cùng. Nếu lúc thường Bành hòa thượng chỉ việc cúi đầu hay nằm sấp xuống về phía trước hoặc ngả người về phía sau là có thể tránh được, nhưng lúc này sau kẻ thù đang đứng gần thì làm sao mà giở những phương pháp đó ra được? Vô Kỵ thấy vậy kinh hoảng vô cùng nhưng Bành hòa thượng đã đột nhiên tung mình nhảy lên cao hơn trượng. Những phi đao kia đều bay lướt qua dưới chân y. Tuy tránh được phi đao, Bành hòa thượng vẫn bị thiền trượng , đơn đao của Thiếu Lâm tăng, trường kiếm của đạo nhân phái Côn Luân nhắm chân y tấn công tới tấp.. Bành hòa thượng bắt buộc phải giở thế võ liều lĩnh ra, tả chưởng vỗ mạnh vào đầu Thiếu Lâm tăng một cái còn tay hữu giơ ra đoạt con đao của tăng nhân đó rồi thừa thế giơ con đao lên đẩy mạnh vào thiền trượng một cái. Nhờ sức mạnh đó y mới bắn ra ngoài xa mấy trượng. Tên hòa thượng của phái Thiếu Lâm bị Bành hòa thượng đánh một chưởng vào đầu, vỡ sọ chết ngay. Bảy người kia tức giận vô cùng liền đuổi theo. Bành hòa thượng vừa chạy được mấy bước vấp phải một tảng đá suýt té nhào. Vì vậy sáu người nọ đuổi kịp và tiếp tục vây đánh hòa thượng. Tăng nhân của phái Thiếu Lâm tay cầm thiền trượng thấy Bành hòa thượng đánh chết sư đệ của mình, nổi khùng như con trâu điên, xông lại tấn công và quát lớn: - Bành hòa thượng, mi đã giết sư đệ của ta, ta phải thí mạng với mi! Ðạo sĩ của phái Côn Luân liền nói: - Y đã bị Yết Vĩ Câu của bần đạo đánh trúng dùi, chỉ trong chốc lát là chất độc chạy vào trong người y sẽ chết ngay. Ngay lúc ấy mọi người nhìn thấy chân của Bành hòa thượng đã sưng vù, chưởng pháp tán loạn. Ngộ Xuân vội thì thầm: - Bành hòa thượng là sư phụ của đại ca tôi. Tôi phải làm thế nào cứu y thoát chết mới được. Vô Kỵ biết Ngộ Xuân là một người anh hùng, tuy chàng ta bị thương nặng nhưng vẫn muốn xông ra cứu người. Nhưng trường hợp này chàng ta chỉ thí mạng thôi, không ích lợi gì. Vô Kỵ nghĩ ra một kế bèn kề tai Ngộ Xuân khẽ nói: - Thường đại ca, muốn đi cứu Bành hòa thượng phải không? Ngộ Xuân đáp: - Không cứu không được, Bành hòa thượng đã bị ám khí độc bắn trúng, nhưng tôi .. tôi ... Vô Kỵ lại hỏi: - Tôi chỉ cho đại ca một phương pháp, đại ca có thể có thần lực trong nửa tiếng đồng hồ nhưng sau đó sẽ hao tổn nguyên khí rất nhiều đấy. Vừa rồi Ngộ Xuân nghe Vô Kỵ nói về võ công của các môn phái rất rõ ràng, do đó chàng ta tin y là môn đồ của Trương Tam Phong thì thế nào cũng có bản lĩnh đặc biệt nên chàng ta vừa mừng vừa đáp: - Phương pháp gì? Chú em nói mau lên để tôi ra cứu người. Sau đó dù có hao tổn một chút nguyên khí cũng không sao! Vô Kỵ lại nói: - Ðại ca kiếm một hòn đá nhọn đầu cho tôi! Ngộ Xuân nhặt một hòn đá đưa cho Vô Kỵ và hỏi: - Hòn này được chưa? - Ðược rồi. Ðại ca cầm hòn đá này gõ mạnh vào hai bên đùi một cái! Ngộ Xuân chỉ vào cạnh đùi hỏi: - Có phải là chổ này không? - Thấp xuống một chút! Phải rồi, nhưng sang bên trái nửa tấc! Ðược rồi, gõ đi! Ngộ Xuân theo lời Vô Kỵ gõ mạnh một cái thấy đùi bên phải tên tái vô cùng. Vô Kỵ lại nói tiếp: - Cách điểm huyệt này gọi là đề thần đả huyệt pháp, đại ca lại gõ vào chân trái đi! Ngộ Xuân có vẻ ngần ngừ. Tuy chàng chưa học qua cách điểm huyệt nhưng cũng biết trong võ lâm không có môn điểm huyệt đó liền nghĩ thầm: - Phái Võ Ðang tiếng tăm lừng lẫy thiên hạ, tất nhiên cách điểm huyệt của họ phải khác người.Nghĩ đoạn, chàng gõ mạnh vào đùi bên trái một cái. Không ngờ chàng gõ xong, thấy từ lưng trở xuống tê tái vô cùng, nhất là hai chân cứng đờ không sao cử động được. Ðang lúc ấy chàng thấy Bành hòa thượng nhảy một cái ra xa mấy trượng nhưng đã ngã lăn ra đất. Chàng lo âu vô cùng đang định nhảy ra để cứu viện nhưng hai chân như bị tê liệt hẳn. Chàng kinh hãi vô cùng hỏi: - Chú em họ Trương, sao thế này? ... Vô Kỵ cười thầm nghĩ: - Ta đánh lừa đại ca, bảo đại ca tự điểm huyệt , thế là hai chân đại ca đã tê liệt rồi!Y vừa nghĩ vừa giả bộ kinh hoảng đáp: - úi chà! Có lẽ đại ca không biết điểm huyệt nên không biết cách dùng sức của mình. Cứ đợi thêm một lát nữa thì sẽ thấy sức mạnh gấp bội ngay. Ngộ Xuân không phải người ngu nên hiểu ngay mình đã bị chú bé kia lừa. Nhưng chàng cũng hiểu sỡ dĩ Vô Kỵ đánh lừa mình là vì sợ mình bị toi mạng một cách vô ích. Chàng vừa kinh hãi, vừa lo âu vừa tức giận và cũng buồn cười nữa. Lúc ấy Bành hòa thượng đã ngã lăn ra đất, nằm im hình như bị chất độc ở ám khí phát ra giết hại rồi. Bảy người nọ thấy vậy nhưng không dám tới gần. Ðạo nhân của phái Côn Luân liền lên tiếng nói: - Hứa sư đệ, thư ném thêm hai phi đao nữa, xem y đã chết thật chưa? Ðạo nhân ném phi đao liền giơ tay phải lên, phẩy một cái. Hai tiếng "phập phập" vang lên. Một lưỡi phi đao đã trúng vai bên phải, một mũi nữa bắn trúng chân bên trái của Bành hòa thượng. Mọi người thấy Bành hòa thượng vẫn nằm im, tin chắc là y đã chết. Ðạo sĩ phái Côn Luân lại nói tiếp: - Tiếc thay y đã chết, không hiểu y giấu Bạch Quy Thọ ở đâu? Thế rồi bảy người xúm lại để xem xét. Bỗng nghe "Bùng, bùng, bùng, bùng, bùng" năm tiếng lớn, năm người trong bọn họ đã bị đánh bắn ra xa. Vừa lúc ấy Bành hòa thượng đã đứng thẳng dậy, trông rất oai phong lẫm liệt, đầu vai và đùi trái của y vẫn còn hai mũi phi đao cắm sâu. Thì ra Bành hòa thượng bị ám khí độc bắn trúng tự biết gượng không nổi liền giả bộ chết để dụ kẻ địch tới gần rồi dùng Ngũ Hành Chưởng đánh vào giữa ngực năm đối thủ. Còn Hiểu Phù và Ðinh Mẫn Quân là đàn bà nên hòa thượng không tiện đánh vào ngực họ. Sư tỷ muội Hiểu Phù thấy năm kẻ đồng bọn bị đánh ngã kinh hãi vô cùng vội vàng nhảy ra xa. Lúc ấy năm người đàn ông kia đang nằm phun ồng ộc máu tươi ra. Có hai người trong bọn họ, nội công hơi kém không sao đứng dậy được. Về phần Bành hòa thượng đã giở hết sức lực đánh năm địch thủ cùng một lúc nên cũng hết hơi sức, loạng choạng sắp ngã. Ðạo sĩ phái Côn Luân gượng nói: - Ðinh, Kỷ cô nương mau giết y đi! Trong bọn người đối địch, một hòa thượng phái Thiếu Lâm đã chết, Bành hòa thượng cùng năm địch thủ bị thương nặng chỉ còn Ðinh Mẫn Quân và Kỷ Hiểu Phù là không suy suyển chút nào. Nghe đạo nhân của phái Côn Luân bảo vậy, Ðinh Mẫn Quân nghĩ thầm: - Chẳng lẽ ta không biết dùng kiếm giết chết y hay sao mà ngươi phải bảo?Ðoạn nàng liền múa kiếm xông lại chém vào cổ Bành hòa thượng. Bành hòa thượng thở dài nghĩ thầm: - Vì hai người này là đàn bà, ta không tiện tấn công vào ngực hai người để khỏi mang tiếng và tha chết cho họ. Ngờ đâu lòng nhân từ đó lại là tai họa diệt thân cho ta!Bành hòa thượng thấy mũi kiếm của Mẫn Quân đã đâm tới, đành nhắm mắt đợi chết. Ngờ đâu nghe kêu "keng keng" hai tiếng, đúng là tiếng khí giới chạm nhau liền mở mắt ra nhìn mới hay Hiểu Phù đã giơ kiếm ra gạt kiếm của Mẫn Quân. Mẫn Quân ngạc nhiên vô cùng vội hỏi: - Cô làm gì thế? Hiểu Phù đáp: - Ðinh sư tỷ, Bành hòa thượng đã không nỡ ra tay giết chúng ta, thì chúng ta cũng không nên đuổi tận, giết tuyệt như vậy! - Chị có định giết y đâu chỉ muốn bắt y thổ lộ chổ giấu Bạch Quy Thọ thôi. - Y trúng phải ám khí có chất độc bị thương rất nặng, bây giờ chúng ta phải giải độc cho y rồi hãy hỏi sau. Nói đoạn Hiểu Phù đi tới trước mặt đạo sĩ phái Côn Luân lên tiếng nói: - Tây Linh sư huynh làm ơn đưa thuốc giải độc của sư huynh cho tôi! Thì ra đạo nhân đó là Tây Linh Tử, còn người xử dụng phi đao là Tây Tiệp Tử đều là sư đệ của Tây Hoa Tử. Tây Linh Tử đáp: - Trước hết cô nương phải trói chân tay hắn lại, bằng không tên hòa thượng ấy nhiều qụ kế, khó mà đề phòng lắm đấy... Y vừa nói vừa thở hổn hển, tay đè lên vết thương trên ngực để mấu khỏi phun ra. Y bị Bành hòa thượng dùng Ngũ Hành Chưởng đả thương rất nặng. Hiểu Phù ngẫm nghĩ giây lát, gật đầu lấy thắn lưng ra tới cạnh Bành hòa thượng, nhẹ nhàng nói: - Bành đại sư, thông cảm nhé, không phải tự ý tôi muốn trói đại sư như thế này đâu. Lúc ấy Bành hòa thượng thấy thuốc độc ở trên đùi bốc lên, mình mẩy chân tay tên tái dần, tự biết không có thuốc giải độc thì sẽ chết ngay. Vả lại, không để cho nàng ta trói thì nàng sẽ dùng kiếm chặt đứt gân tay, gân chân còn đau khổ hơn nhiều. Ðồng thời hòa thượng muốn ra tay đánh lén Hiểu Phù nhưng y thấy Ðinh Mẫn Quân cầm kiếm đứng cạnh, đành gượng cười đưa tay cho Hiểu Phù trói. Tây Linh Tử lấy thuốc giải ra và nói rõ cách xử dụng. Hiểu Phù rút hai phi đao ở trên vai và chân Bành hòa thượng rồi lại rút ám khí độc ra rồi mới rịt thuốc giải lên. Ðinh Mẫn Quân lớn tiếng quát: - Bành hòa thượng, sư muội của ta có lòng nhân từ, đã cứu ngươi thoát chết, vậy mi giấu Bạch Quy Thọ ở đâu, mau nói cho chúng ta rõ! Bành hòa thượng ngẩng mặt lên trời cả cười đáp: - Ðinh cô nương coi rẻ Bành Doanh Ngọc này quá! Trương ngũ hiệp của phái Võ Ðang đành tự tử chết chứ không chịu nói rõ chổ ở của nghĩa huynh mình. Doanh Ngọc này rất ngừng mộ lòng nghĩa khí của Trương ngũ hiệp. Tuy mỗ là kẻ bất tài nhưng cũng muốn bắt chước Trương Ngũ hiệp một phen. Vô Kỵ nghe Bành hòa thượng nói máu nóng trong người sôi sùng sục, phát lòng mến mộ Bành hòa thượng vì từ khi cha mẹ y chết đến giờ y chưa thấy có ai có lòng thực hâm mộ cha y như vậy. Ðinh Mẫn Quân cười nhạt đáp: - Trương Thúy Sơn mù quáng nên mới kết hôn với yêu nữ của Ma Giáo, hay ho gì mà ngươi còn muốn bắt trước phái Võ Ðang của y ... Hiểu Phù vội xen lời ngăn cản: - Sư tỷ ... Ðinh Mẫn Quân lại nói: - Cô yên tâm, tôi không đả động tới Hân lục hiệp của cô đâu. Nói xong, nàng quay lại dí mũi kiếm vào mắt phải của Bành hòa thượng và nói: - Nếu ngươi không nói, ta đâm mù mắt phải của ngươi trước, rồi đâm mù mắt trái, cắt hai tai và cả mũi của ngươi. Nói tóm lại là ta sẽ hành hạ mà không làm cho ngươi chết ngay. Mũi kiếm của nàng chỉ cách mắt của Bành hòa thượng chừng nửa tấc nhưng Bành hòa thượng không sợ hãi chút nào, trợn trừng mắt lên lạnh lùng trả lời: - Bành mỗ nghe nói Diệt Tuyệt sư thái của phái Nga Mi hành sự rất độc ác đã lâu, những đệ tử của mụ ta thủ đoạn chắc cũng không kém gì. Ngày hôm nay, Doanh Ngọc này đã lọt vào tay mi thì mi muốn hành hạ như thế nào cũng được. Mi cứ việc giở những kiệt tác của mi ra đi. Ðinh Mẫn Quân nhướn đôi lông mày, quát lớn: - Tên giặc sói đầu táo gan thật, dám nhục mạ tới sư môn của ta phải không? Nàng vừa nói vừa đâm kiếm vào mắt phải của Bành hòa thượng, tiếp theo lại dí mũi kiếm vào mắt trái của địch thủ. Tuy bị đâm mù một mắt, con mắt thứ hai đang bị kẻ địch uy hiếp, Bành hòa thượng vẫn lớn tiếng cả cười, càng trợn con mắt còn lại lên nhìn kẻ thù, không có vẻ gì nao núng. Ðinh Mẫn Quân thấy Bành hòa thượng nhìn mình như vậy kinh hãi thầm nhưng vẫn quát hỏi tiếp: - Ngươi không phải là người của Bạch Mi Giáo, hà tất phải hy sinh tính mạng cho Bạch Quy Thọ làm chi? Doanh Ngọc ngang nhiên đáp: - Ðạo làm người của một đại trượng phu phải như vậy, dù ta có giảng giải chắc ngươi cũng không hiểu gì đâu? Mẫn Quân thấy đối thủ tuy không phản kháng được nhưng tinh thần vẫn bất khuất, lại có vẻ khinh miệt mình vô cùng nên nàng phẫn nộ khôn tả, đâm luôn vào mắt thứ hai của Bành hòa thượng. Hiểu Phù vội đưa kiếm ra gạt và nói: - Sư tỷ, hòa thượng này bướng bỉnh như vậy, dù sư tỷ có đâm chết y, y cũng không chịu nói đâu. Hà tất sư tỷ phải phí công làm chi? Mẫn Quân đáp: - Y mỉa mai sư phụ chúng tôi cố thủ đoạn ác độc, thì chở muốn cho y biết thủ đoạn tàn ác của chúng tôi như thế nào. Những kẻ yêu tà của Ma Giáo này sống trên đời chỉ chuyên làm hại người, nên chúng ta giết được tên nào là tích thêm được công đức từng ấy. - Người này bướng bỉnh như vậy cũng là một anh hùng hảo hán. theo y tiểu muội thì nên tha cho y một phen. - Phía chúng ta, hai vị sư huynh của phái Thiếu Lâm , một người bị giết, một người bị thương, còn hai đạo trưởng của phái Côn Luân và hai đại ca của phái Hải Sa đều bị thương nặng. Y ra tay như vậy chẳng độc ác bằng trăm ngàn lần chúng ta sao? Ta phế nốt mắt trái của y rồi lại tra hỏi, xem y có chịu nổi không? Nàng vừa nói vừa nhanh tay nhắm mắt trái của Bành hòa thượng đâm luôn. Nhưng trường kiếm của Hiểu Phù còn nhanh hơn đã khéo léo gạt trường kiếm của Mẫn Quân sang bên rồi nàng nói tiếp: - Thưa sư tỷ, người ta bị trói chặt chân tay như vậy mà chúng ta ra tay giết hại, thế nào người trên giang hồ cũng chê cười chở em phái Nga Mi mình. Ðinh Mẫn Quân trợn ngược đôi mắt quát lớn: - Cô đứng ra xa, mặc tôi! - Sư tỷ, chớ ... - Cô đã gọi tôi là sư tỷ thì cô phải nghe lời tôi, đừng nói lôi thôi làm gì nữa. - Vâng! Ðinh Mẫn Quân liền múa kiếm đâm thẳng vào mắt của Bành hòa thượng, lần này nàng tăng thêm ba thành công lực. Hiểu Phù không nỡ nhẫn tâm nhìn lại giơ kiếm ra gạt. Thế kiếm của sư tỷ nàng rất mạnh nên lúc ra kiếm nàng cũng dùng nội công để tăng cường sức mạnh. Hai thanh kiếm chạm nhau nghe "keng" một tiếng, tia lửa bắn tung tóe. Cánh tay hai người đều bị chấn động đến tê tái và cả hai cùng phải lui về phía sau hai bước. Mẫn Quân cả giận quát lớn: - Sư muội, sao cô đôi ba phen bênh vực yêu tăng của Ma Giáo này vậy? Chẳng hay cô có dụng tâm gì vậy? Hiểu Phù đáp: - Tôi khuyên chở đừng đối xử với người quá tàn nhẫn như vậy thôi. Chớ muốn người ta nói chổ giấu Bạch Quy Thọ ở đâu thì cứ việc thong thả mà hỏi. Ðinh Mẫn Quân cười đáp: - Cô tưởng tôi không biết tâm ý của cô hay sao? Cô hãy gác tay lên trán thử nghĩ xem. Hân lục hiệp của phái Võ Ðang đã mấy lần cho người tới xin cưới, tại sao cô cứ mượn cớ này cớ nọ để trì hoãn. Tại sao cha cô thúc giục cô, cô lại bỏ nhà ra đi? - Ðó là việc riêng của tiểu muội, không liên can gì đến việc trước mắt đây, sao sư tỷ lại lôi kéo chuyện đó ra làm gì? - Ai còn lạ gì cô ở trong phái Nga Mi mà lòng cô lại hướng về Ma Giáo. - Chớ là sư tỷ, lúc nào tôi cũng kính nể, tại sao hôm nay chở bỗng dưng đem chuyện đó ra bêu xấu tôi như vậy? - Nếu cô không có lòng hướng về Ma Giáo thì cô đâm ngay mắt tên hòa thượng này đi! - Từ Quách sư tổ khai tôn lập phái đến giờ, các tôn tổ của các đời trước đều có rất nhiều người không xuất giá. Mộ cao đức của các tiền nhân, tiểu muội cũng muốn bắt chước mà không xuất giá. Ðó là lẽ thường tình, chứ có gì lạ đâu mà chở cứ hỏi dồn tôi như vậy? - Tha hồ cô muốn nói rồng nói phượng tôi cũng mặc, nếu cô không đâm nốt mắt trái của tên tặc hòa thượng này thì tôi sẽ vạch hết những sự bí mật của cô cho mọi người hay. Hình như Hiểu Phù đã trót làm một việc gì trái lương tâm nên nghe Ðinh Mẫn Quân nói vậy nàng không cãi bướng nữa, liền dịu giọng đáp: - Mong chị nghĩ tình đồng môn, đừng có dồn ép tôi nữa. - Tôi có bảo cô làm việc gì khó khăn đâu? Sư phụ sai chúng ta đi dò xét xem Tạ Tốn đang ẩn núp ở đâu. Hiện giờ vì hòa thượng này là người đã biết tin tức ấy nhưng y không chịu thổ lộ thì chớ, lại còn đả thương và giết chết mấy người trong bọn chúng ta. Tôi đâm mù mắt phải, cô đâm mù mắt trái của y như vậy rất công bằng, tại sao cô lại không dám hạ thủ? - Tiểu muội không thể nhẫn tâm nên không nỡ hạ thủ đấy thôi. - Nhẫn tâm ư? Sư phụ vẫn thường khen ngợi kiếm pháp của cô rất ác độc, tính nết rất cương nghở, không khác gì sư phụ. Nên sư phụ mới có ý định truyền ngôi trưởng môn cho cô ... Hai sư tỷ muội cãi nhau, những người có mặt đều ngạc nhiên vô cùng. Lúc này mọi người mới hiểu rõ đôi chút, biết Diệt Tuyệt sư thái người trưởng môn của phái Nga Mi rất cưng Hiểu Phù, có ý định truyền lại ngôi trưởng môn cho nàng, vì vậy Ðinh Mẫn Quân ghen tức. Không hiểu lần này Ðinh Mẫn Quân đã biết rõ một việc bí mật gì của Hiểu Phù mà định bêu riếu sư muội ở trước mặt mọi người như vậy. Vô Kỵ tuy còn nhỏ, nhưng rất trông ân oán, y nghĩ tới lúc cha mẹ y tự sát, Hiểu Phù đối với y rất tử tế. Nay y lại thấy Hiểu Phù bị Ðinh Mẫn Quân áp bức như vậy chỉ muốn nhảy ra tát tai Ðinh Mẫn Quân mấy cái mới hả dạ. Ðinh Mẫn Quân lại nói tiếp: - Tôi hãy hỏi cô điều này, ba năm trước đây sư phụ triệu tập tất cả môn đồ, tụ họp trên kim đỉnh để truyền dậy hai pho kiếm pháp mà sư phụ mới sáng tác là Diệt Kiếm và Tuyệt Kiếm. Hôm đó tại sao cô lại không tới? Thấy cô vắng mặt sư phụ đã nổi trận lôi đình, bẻ gãy cả thanh trường kiếm và nói rằng từ nay trên đời này sẽ không có hai pho kiếm pháp đó nữa. Hiểu Phù vội đáp: - Hôm ấy tiểu muội đang ở Cam Châu, bỗng sinh bệnh, chân tay không cử động được. Việc này tiểu muội đã thưa cùng sư phụ rồi, tại sao sư tỷ còn nhắc lại? - Việc ấy cô chỉ có thể giấu được sư phụ thôi, chứ giấu tôi sao được? Có một điều có điều nữa tôi định hỏi cô, nếu cô đâm mù mắt trái của tên hòa thượng này thì tôi không hỏi nữa. - Sao chị không nghĩ đến tình đồng môn với nhau gì cả? - Cô có chịu đâm không? - Chị yên trí, dù sư phụ có truyền ngôi trưởng môn cho tiểu muội, tiểu muội cũng không dám nhận đâu. - Giỏi lắm! Nói đi nói lại, cô cứ cho là tôi ghen tức với cô phải không? Có chổ nào tôi không bằng cô mà phải được cô nhường cho thì tôi mới chiếm được ngôi trưởng môn ấy ...Cô có chịu đâm hay không? - Nếu tiểu muội có làm việc gì không nên không phải, sư tỷ khiển trách tiểu muội đâu dám không thuận lòng, ở đây có mấy bạn của các môn phái, hà tất chở cứ phải áp bức tôi ... Nói tới đó, Hiểu Phù đã ứa nước mắt. Ðinh Mẫn Quân cười nhạt hỏi tiếp: - Hừ, sao tôi lại không biết, trong lòng cô đang chửi rủa cô. Ba năm trước đây, cô ở Cam Châu có sinh bệnh ư? Sinh thì có sinh, nhưng không phải sinh bệnh mà là sinh ra một đứa con. Nghe Ðinh Mẫn Quân nói chưa dứt, Hiểu Phù quay mình cắm đầu chạy ngay. Biết nàng thế nào cũng bỏ chạy, Ðinh Mẫn Quân đã nhanh chân, tiến lên giơ kiếm ra ngăn lại và nói: - Tôi khuyên cô ngoan ngoãn nghe lời tôi mà đâm ngay mắt của tặc hòa thượng này đi, bằng không tôi phải hỏi cho ra, coi cha của đứa bé là ai? Và hỏi cô tại sao một đệ tử của danh môn chính phái lại đi bảo vệ cho một yêu tăng của Ma Giáo như vậy? - Chị ...Chị có để cho em đi không? Ðinh Mẫn Quân dí mũi kiếm vào ngực Hiểu Phù lớn tiếng hỏi tiếp: - Con đẻ mà cô sinh ra hiện giờ ở đâu? Cô là vợ chưa cưới của Võ Ðang lục hiệp Hân Lợi Hanh tại sao cô lại đẻ con với người khác? Vô Kỵ ngẩn người ra nghĩ thầm: - Kỷ cô nương là một người hiền lành ngoan ngoãn, tại sao cô lại thất tiết, bất trinh như thế được?Vô Kỵ chỉ là đứa trẻ mới mười ba tuổi, tất nhiên chưa hiểu rõ việc trai gái ra sao nhưng Ngộ Xuân, Bành hòa thượng và bọn Tây Linh Tử thì ngạc nhiên hết sức. Hiểu Phù mặt nhợt nhạt , cứ tiến về phía trước. Ngờ đâu, Ðinh Mẫn Quân không nể nang chút nào đã đâm ngay một kiếm vào cánh tay nàng, sâu đến tận xương. Bị thương khá nặng, Hiểu Phù không sao nhịn được nữa, liền rút kiếm ra và nói: - Nếu sư tỷ còn áp bức tôi nữa tôi sẽ không vị nể nữa đâu! Ðinh Mẫn Quân biết chuyện ngày hôm này không sao hàn gắn lại được nữa liền nghĩ thầm: - Ta đã vạch rõ việc bí mật của nàng cho mọi người rỗ tất nhiên nàng phải giết ta để diệt khẩu. Võ công của ta lại kém nàng nhiều nếu ra tay đấu thì thế nào ta cũng bị bại trận. Nghĩ như vậy, nhân lúc Hiểu Phù không đề phòng, Ðinh Mẫn Quân đâm ngay vào cánh tay phải của nàng một nhát kiếm. Sau nàng thấy Hiểu Phù nói như vậy liền múa kiếm tấn công luôn. Hiểu Phù bị đâm nhát kiếm đó rất đau, lại thấy sư tỷ của mình ra tay toàn giở những thế kiếm rất ác độc nên nàng cũng phải dùng tay trái để chống đỡ. Nàng biết nếu nhường nhởn thế nào nàng cũng bị người sư tỷ ác dộc bất nhân đó giết hại. Nàng nhanh tay múa kiếm, chống đỡ luôn mười hai thế. Những người có mặt tại đó đều là hàng hảo thủ của võ lâm thấy Hiểu Phù bị thương nặng như vậy biết là có khuyên giải cũng vô ích, hơn nữa không biết bênh ai cho phải nên người nào người nấy chỉ giương mắt nhìn nghĩ thầm:- Phái Nga Mi là một trong bốn đại môn phái, kiếm pháp tất nhiên phải siêu tuyệt.Hai chị em Hiểu Phù càng đấu càng kịch liệt. Phần vì vết thương chảy máu ra nhiều, phần vì dùng tay trái cầm kiếm đối địch nên Hiểu Phù võ công tuy hơn hẳn Mẫn Quân thật nhưng nhất thời không sao thắng nổi đối thủ. Cũng may, xưa nay Ðinh Mẫn Quân vẫn e ngại tài ba của sư muội nên không dám dồn ép quá. Nàng chỉ muốn chống đỡ và cầm cự cho tới khi Hiểu Phù mất máu nhiều rồi kiệt lực mà thảm bại. Nàng đã thấy Hiểu Phù bắt đầu đuối sức, kiếm pháp rối loạn, hình như chịu đựng không nổi nữa, liền giở thế kiếm độc ra tấn công lia lịa. Ðầu vai phải của Hiểu Phù lại bị đâm trúng một kiếm, máu tươi chảy ra như suối, chẳng trong mấy chốc đã ướt nửa cái áo, trông thật thảm thương. Bành hòa thượng bỗng lên tiếng nói: - Kỷ cô nương, mau lại đây đâm nốt mắt trái của mỗ đi, Bành mỗ cám ơn cô nương nhiều lắm rồi nên không thể nhìn cô nương bị giết thê thảm. Tuy nhiên Hiểu Phù cũng dư hiểu là cả hai đều lâm vào ngõ cụt. Lúc này dù nàng có đâm mù mắt của Bành hòa thượng đi nữa, Ðinh Mẫn Quân cũng không để cho nàng yên. Nếu hôm nay nàng không nhân dịp này mà diệt trừ Ðinh Mẫn Quân thì sau này Ðinh Mẫn Quân sẽ gây họa lớn. Thấy Ðinh Mẫn Quân càng đánh càng giở toàn thế kiếm hiểm độc, Bành hòa thượng vừa hét vừa chửi rủa: - Con ác phụ không biết hổ thẹn! Thảo nào giang hồ đã đặt cho mi biệt hiệu Ðộc Thủ Vô Diệm Ðinh Mẫn Quân! Quả nhiên mặt mũi mi xấu như Chung Vô Diệm, lòng của mi độc như rắn rít. Nếu trên giang hồ này thiếu nữ nào cũng như mi, ai thấy cũng phải nôn mửa thì đàn ông trên thiên hạ đều phải đi tu. Sự thực Ðinh Mẫn Quân tuy không phải là tuyệt sắc giai nhân, nhưng cũng không đến nỗi tệ lắm. Bành hòa thượng rất hiểu đời và tâm lý của thiếu nượ. Bất cứ đàn bà con gái nào, dù xấu hay đẹp cũng không ưa người ta chê mình. Y thấy tình thế nguy ngập đành đặt điều và gọi bừa cái biệt hiệu Ðộc Thủ Vô Diệm như vậy là để chọc tức Ðinh Mẫn Quân, khiến nàng ta tức giận mà quay lại đối phó với mình mà để cho Hiểu Phù có dịp thoát thân hay ít ra cũng có thời gian mà băng bó vết thương. Ngờ đâu Ðinh Mẫn Quân cũng khôn ngoan và giảo hoạt vô cùng. Nghe Bành hòa thượng nói xấu mình như vậy, trong lòng tức giận vô cùng nghĩ thầm: - Ðể ta giết xong con nhãi Hiểu Phù này đã, còn tên hòa thượng khốn nạn kia, đã bị trói nằm đấy đào tẩu đi đâu cho được ...Nghĩ đoạn, nàng vẫn tiến lên tấn công Hiểu Phù mặc cho Bành hòa thượng tiếp tục mắng nhiếc: - Kỷ nữ hiệp là một thiếu nữ trong sạch, trên giang hồ ai mà chẳng biết. Nhưng Ðộc Thủ Vô Diệm Ðinh Mẫn Quân không biết xấu hổ, tưởng mình xinh đẹp, chọc ghẹo Hân Lợi Hanh của phái Võ Ðang, định cướp người yêu của sư muội.Ngờ đâu Hân Lợi Hanh không thèm đếm xỉa tới nên Ðinh Mẫn Quân mới tức giận đem lòng oán hận mà hại nữ hiệp. Hà hà! Mi không soi gương mà xem ... Hai gò má cao như trứng vịt, mồm to như tô máu, da mặt vàng khè, mình mẩy gầy gò như que củi. Con người xấu xí như thế, khi nào Hân lục hiệp thèm để ý đến? Không biết thân biết phận mi còn theo đuổi người ta mà tống tình luôn. Ðinh Mẫn Quân nghe tới đó, không sao nhịn được, liền quay lại nhảy tới trước mặt Bành hòa thượng , giơ kiếm đâm luôn vào mồm y. Ðột nhiên từ trong bụi rậm một người phi ra, vừa quát lớn vừa nhảy tới trước mặt Bành hòa thượng đỡ ngọn kiếm của Ðinh Mẫn Quân. Thân pháp của người đó nhanh khôn tả. Ðinh Mẫn Quân không kịp thu kiếm lại nên mũi kiếm đâm sụt vài trán của người đó, dồng thời người đó cũng kịp múa chưởng đánh vào ngực Ðinh Mẫn Quân một cái nghe "bình" một tiếng thật lớn. Ðinh Mẫn Quân bị đánh bắn tung ra ngoài xa mấy bước ngã lăn ra đất, mồm hộc máu tươi, thanh kiếm của nàng vẫn còn cắm sâu trên trán của người kia. Ai có mặt tại đó đều đoán chắc người lạ mặt ấy không thể sống sót được. Tây Linh Tử nhìn kỹ mặt người nọ rồi kinh ngạc la lớn: - Bạch Quy Thọ! Bạch Quy Thọ!
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 29
Ðiệp Cốc Chữa Bệnh
Thì ra người phi tới đỡ thế kiếm của Ðinh Mẫn Quân cho Bành hòa thượng là Bạch Quy Thọ, đàn chủ Huyền võ công của Bạch Mi Giáo. Sau khi bị thương nặng, y được Bành hòa thượng che chở cho mới thoát được mấy cao thủ của các môn phái theo đuổi. Sau y thấy Bành hòa thượng bị bốn môn phái vây đánh nên mới theo dõi tới đây, vừa gặp lúc Bành hòa thượng lâm nguy nên y mới xông ra can thiệp. Ðinh Mẫn Quân bị một chưởng chí mạng, gãy mấy xương sườn. Hiểu Phù vừa hoảng hơn vội xé mấy vạt áo buộc vết thương trên cánh tay và vai rồi giơ tay cắt dây trói cho Bành hòa thượng rồi lẳng lặng bỏ đi. Bành hòa thượng vội lớn tiếng gọi: - Hãy khoan, Kỷ cô nương! Hãy để cho Bành hòa thượng có một lạy cám ơn đã nào! Nói xong, y liền quỳ xuống lạy. Hiểu Phù nhẹ nhàng tránh sang bên. Bành hòa thượng lượm trường kiếm của Tây Linh Tử ở dưới đất và nói tiếp: - Ðinh Mẫn Quân đã làm nhục cô nương, còn để cho ả sống làm gì? Nói xong, y liền nhắm yết hầu của Ðinh Mẫn Quân múa kiếm đâm tới. Hiểu Phù vội vã giơ kiếm gạt ra và nói: - Nàng là sư tỷ của tôi, tuy vô tình với tôi thật nhưng tôi thì không thể vô nghĩa với nàng. Bành hòa thượng lại nói: - Chuyện đã xảy ra như vậy , nếu cô nương không giết ả, thì sau này ả sẽ làm hại cô nương, cô nương sẽ không trở tay kịp. Hiểu Phù ứa nước mắt đáp: - Tôi là một thiếu nữ bất hạnh nhất trần gian nhưng tất cả những gì xảy ra đều do số mệnh, xin Bành hòa thượng tha chết cho sư tỷ tôi. - Kỷ nữ hiệp đã dậy, Bành mỗ đâu dám không tuân theo. Hiểu Phù cúi đầu khẽ nói với Ðinh Mẫn Quân: - Sư tỷ, mong sư tỷ bảo trông lấy thân! Nói xong, nàng cắm kiếm vào bao, quay mình đi luôn. Bành hòa thượng liền nói với bọn Tây Linh Tử: - Bành mỗ với các ngươi không có thâm thù đại oán gì cả. Còn thiếu nữ họ Ðinh này vô cớ nói nhục Kỷ nữ hiệp, điều đó quí vị đã nghe rõ ràng. Sau này những lời nói đó quí vị sẽ truyền đến tai mọi người trên giang hồ thì Kỷ nữ hiệp còn mặt mũi nào mà sống ở trên đời này nữa. Vì vậy mỗ mới phải hạ độc thủ, giết quí vị bởi hoàn cảnh bắt buộc mà thôi. Mong quí vị xuống suối vàng cũng đừng trách mỗ! Nói xong, y liền múa kiếm giết một lượt Tây Linh Tử, Tây Tiệp Tử, một tên tăng nhân của phái Thiếu Lâm và hai hảo thủ của phái Hải Sa. Còn Ðinh Mẫn Quân thì y chỉ rạch một đường kiếm trên má vì y phải nghe theo lời của Hiểu Phù. Ðinh Mẫn Quân thấy Bành hòa thượng cầm kiếm xông tới trước mặt, tưởng mình cũng sẽ bị giết nốt, sợ hãi đến mất hơn vía, nhưng nàng bị thương nặng quá, không sao kháng cự lại được đành phải nằm yên lớn tiếng chửi: - Tên giặc sói đầu, mi đừng hành hạ ta làm chi, có giỏi thì giết ta ngay đi! Bành hòa thượng vừa cười vừa đáp: - Người xấu xí như ngươi, ta không dám ra tay giết đâu. Chỉ sợ mi xuống âm phủ làm cho muôn vàn ác qụ hoảng sợ mà chạy lên trên này thì nhân gian khốn khổ. Và ta còn sợ mi làm cho Diêm Vương cùng các phán quan nôn mửa nữa. Nói xong, Bành hòa thượng cười ba tiếng lớn rồi vứt kiếm xuống đất, ôm xác Bạch Quy Thọ lên, khóc ba tiếng đoạn mới quay mình bỏ đi thẳng. Lát sau, Ðinh Mẫn Quân hồi sức lại, lóp ngóp bò dậy, cầm kiếm chống xuống đất, loạng choạng bước ra khỏi rừng. Trận dạ chiến kinh hơn động phách trong rừng đã kết thúc, Ngộ Xuân cùng Vô Kỵ đều thấy rõ. Chờ Ðinh Mẫn Quân đi khỏi, hai người mới thở hắt ra một cái. Vô Kỵ nói: - Thường đại ca, Kỷ cô nương là vợ chưa cưới của Hân lục thúc tôi. Nhưng vừa rồi tại sao ả họ Ðinh lại nói là ...Kỷ cô nương đã ngủ với người khác, đẻ được một đứa con, chẳng hay chuyện đấy có thật không? Ngộ Xuân đáp: - Thiếu nữ họ Ðinh nói bậy, chú đừng để ý tới làm chi? - Ðại ca nói rất phải, nếu tôi gặp Hân lục thúc, thế nào cũng bảo chú ấy đánh cho Ðinh Mẫn Quân một trận để trả thù cho Kỷ cô nương. - Ðừng! Ðừng! Chú em đừng có bao giờ cho Hân lục thúc hay chuyện này nghe không? - Tại sao vậy? - Câu chuyện đó không hay ho gì đâu, bất cứ gặp ai chú cũng không nên nhắc lại nhé! - Vâng...Mà có phải đại ca sợ chuyện đó là thật không? - Ðiều này tôi cũng không được rõ. Tới ngày hôm sau Ngộ Xuân mới thấy các huyệt đạo được giải khai, chân tay không bị tê liệt như trước nữa. Chàng bèn cõng Vô Kỵ lên, đi tới chổ sáu cái xác đang nằm ngổn ngang, ngắm nhìn một hồi mà thở dài nói: - Tạ Tốn đã mất tích ở giang hồ đã hơn mười năm rồi mà người trong võ lâm vẫn vì y mà toi mạng rất nhiều. Không hiểu mối họa này tới ngày nào mới dứt được? Sau đó chàng cùng Vô Kỵ ở lại trong rừng nghố đến nửa đêm, chờ sức khỏe khôi phục lại mới tiếp tục lên đường. Ði được vài dặm tới đường cái quan, chàng liền nghĩ thầm: - Hồ sư bá ẩn cư trong Hồ Ðiệp Cốc, chổ ở của ông ta tất phải là nơi khuất nẻo. Nay ta đi tới đường cái quan này, hay là ta đã đi lầm đường chăng?Chàng đang định tìm kiếm một người thôn quê để dò hỏi, bỗng nghe có tiếng vó ngựa rồi có bốn tên lính Mông Cổ cầm trường kiếm phi ngựa tới mồm quát lớn: - Cút mau , cút mau! Chúng vừa phi ngựa đến phía sau Ngộ Xuân vội giơ kiếm lên chém vờ xuống xua đuổi chàng chạy về phía trước. Ngộ Xuân vừa chạy vừa kêu khổ nghĩ thầm: - Không ngờ hôm nay ta lại sa vào miệng hùm làm chú em họ Trương bị vạ lây nữa! Lúc này võ công của chàng đã tiêu mất hết., dù có đấu với một tên lính Nguyên tầm thường cũng không địch nổi, đành phải lên bước một mà chạy về phía trước. Chàng thấy trên đường cái có rất nhiều dân đang bị quân Nguyên xua đuổi tựa như đuổi một đàn cừu. Chàng lại nghĩ tiếp:- Như vậy quân Thát Ðát này chỉ hành hạ dân chúng thôi chứ không có dụng tâm bắt ta đâu.Nghĩ đoạn, chàng liền theo đám đông dân chúng chạy. Tới ngã ba đường, chàng lại thấy một tên quan Mông Cổ cởi ngựa, dẫn theo sáu, bảy mươi tên quân, tên nào cũng cầm đại đao. Ai đi tới trước mặt tên quan đó cũng phải quỳ xuống vái lạy. Một người Hán làm thông ngôn đứng cạnh quát hỏi: - Họ gì? Khi một người dân trả lời xong thì tên lính Nguyên đứng cạnh bèn đá đít một cái hay tát tai rồi cho đi. Sau rốt có người trả lời họ Trương liền bị tên lính bắt lại, đứng sang một bên. Sau đó một người thường dân, tay cầm một cái bị có một con dao làm rẫy mới mua cũng bị tên lính Nguyên bắt đứng sang bên. Vô Kỵ thấy tình thế nghiêm trông liền kề tai Ngộ Xuân nói nhỏ: - Thường đại ca hãy giả bộ té ngã, lăn vào trong bụi cỏ, mở ngay bao vứt con đao đi! Ngộ Xuân liền quỳ xuống, lăn luôn vào trong bụi cỏ lau, tay cởi con đao đcó trên lưng ra giấu rồi giả bộ lóp ngóp bò dậy, mồm suýt xoa kêu đau đi khập khiễng tới trước mặt tên quan Mông Cổ. Tên người Hán thông ngôn thấy vậy liền lên tiếng mắng chửi: - Tên khốn nạn này không biết lễ phép gì cả! Ðến trước mặt đại nhân mà không cúi lạy vái chào! Ngộ Xuân nghĩ đến chúa cũ của mình là Chu Tý Vương, cả nhà đều bị quân Mông Cổ giết sạch, thảm khốc vô cùng nên thà bị chúng giết chết chứ không chịu cúi đầu vái lạy tên quan Mông Cổ đó. Một tên lính Nguyên thấy chàng bướng bỉnh liền giơ chân đá gạt chân chàng một cái. Ngộ Xuân quỵ ngay và quỳ xuống tức thì. Người Hán thông ngôn lại quát hỏi: - Ngươi họ gì? Ngộ Xuân chưa kịp trả lời thì Vô Kỵ đã lên tiếng đỡ lời: - Anh ấy là đại ca của tôi, họ Tạ. Tên lính Nguyên đá vào mông Ngộ Xuân một cái quát lớn: - Bước đi! Ngộ Xuân tức giận vô cùng lóp ngóp bò dậy, trong lòng thề thầm: - Trong đời ta, nếu không xua đuổi được quân Mông Cổ ra khỏi bờ cõi ta thề không làm người!Rồi chàng cõng Vô Kỵ rảo chân tiến về phía Bắc. Vừa đi được vài chục bước thì nghe phía sau có tiếng kêu khóc rất thê thảm, cả hai bèn quay lại thì thấy mấy người dân thường hồi nãy bị bọn lính Nguyên bắt đứng sang bên đều bị chặt đầu, xác ngã ngổn ngang. Thì ra chính sách của nhà Nguyên lúc ấy rất tàn bạo, định tâm giết sạch người Hán nhưng không sao giết hết được nên tên Thái Sư Ba Diên liền hạ mật chỉ lệnh cho phép quan binh người Mông hễ thấy người Hán nào mang họ Trương, Vương, Lưu, Lý, Triệu là giết hết không ghê tay vì y nhân thấy người Hán chỉ có mấy họ đó là đông nhất, còn họ Triệu là họ của vua Tống Triều. Ba Diên tính giết sạch người của những họ đó thì nguyên khí của Hán tộc bị tổn thương rất nặng. Sau này vua Nguyên hay tin liền hạ chiếu chỉ thủ tiêu lệnh giết người bừa bãi của Ba Diên, nhưng số người thuộc năm họ nói trên đã bị chém giết rất nhiều rồi. Lúc ấy chính sách cai trở của nhà Nguyên tàn bạo không kể siết, dân chúng người Hán chịu khổ sở vô cùng. Ngộ Xuân không dám ngừng bước, vội rẽ ngang đi thẳng vào rừng. Ði được mấy dặm, chàng gặp một người tiều phu, liền hỏi thăm đường tới Hồ Ðiệp Cốc nhưng bác tiều phu đó lắc đầu. Ngộ Xuân biết chổ ẩn cư của Hồ Thanh Ngưu thế nào cũng gần đây, chàng đành phải kiên tâm đi từ từ tìm kiếm. Càng đi càng thấy cảnh đẹp vô cùng nhưng hai người nghĩ tới thảm trạng vừa rồi nên không còn tâm trí nào mà thưởng thức. Không bao lâu, đi tới trước một vách núi, Ngộ Xuân thấy không còn có đường đi nữa, đang phân vân bỗng có mấy con bướm bay lượn. Vô Kỵ liền lên tiếng nói: - Chổ ở của Y tiên là Hồ Ðiệp Cốc, vậy chúng ta cứ theo đàn bướm này mà đi, xem có thể tới được không? Ngộ Xuân nghe Vô Kỵ nói rất phải liền đi xuyên qua bụi hoa quả nhiên thấy có một con đường núi nhỏ tiếp liền theo con đường cũ. Hai người càng đi càng thấy rất nhiều bướm, dồng thời hương thơm của hoa xông lên ngào ngạt. Có một điều rất lạ khiến cả hai cùng ngạc nhiên vô cùng là những con bướm ở đây không sợ người chút nào, lúc bay tới đậu trên đầu, lúc lại đậu trên vai, vài con lại bay lượn quanh hai người hoài. Hai người biết đã vào tới Hồ Ðiệp Cốc nên trong lòng phấn chấn vô cùng. Ði đến quá ngọ hai người đã thấy bảy tám căn nhà lá cất bên cạnh một con suối trong veo. Quanh những căn nhà đó có trồng rất nhiều hoa thơm cỏ lạ. Ði tới trước căn nhà chính giữa Ngộ Xuân cung kính vái chào và nói: - Ðệ tử là Ngộ Xuân xin bái kiến Hồ sư bá! Lát sau trong nhà có một thằng bé chạy ra nói: - Mời sư huynh vào! Ngộ Xuân liền cõng Vô Kỵ lên đi thẳng vào trong căn nhà lá ấy, hai người thấy một người tuổi trạc trung niên, mặt mũi thanh tú, đang đứng xem một tên tiểu đồng sắc thuốc. Trong nhà sặc mùi thuốc khó ngửi vô cùng. Ngộ Xuân đặt Vô Kỵ ngồi xuống chiếc ghế cạnh đó rồi chàng quỳ lạy người trung niên kia và nói: - Hồ sư bá vẫn được mạnh giỏi! Vô Kỵ liền nghĩ thầm: - Người này chắc là thần y, tiếng tăm lừng lẫy thiên hạ, mà người ta vẫn thường gọi là Ðiệp Cốc Y Tiên Hồ Thanh Ngưu đây.Vô Kỵ vừa nghĩ tới đó người kia đã gật đầu trả lễ Ngộ Xuân và lên tiếng nói: - Việc của Chu Tý Vương ta cũng đã biết rõ. Âu cũng tại số trời. Quân Mông Cổ chưa tới hồi tuyệt tận và bổn giáo chưa gặp lúc vinh quang. Y vừa nói vừa chìa tay nắm lấy cổ tay Ngộ Xuân để thăm mạch, còn tay kia thì cởi áo chàng để xem vết thương rồi nói: - Cháu bị Phiên tăng dùng Triệt Tâm chưởng đánh phải. Ðáng lẽ vết thương rất nhẹ nhưng vì sau khi bị thương cháu còn dùng sức quá nhiều để cho hơi lạnh công tâm nên lúc này có chữa cũng phải tốn nhiều thì giờ. Ðoạn y lại khám tất cả các huyệt đạo trên người Ngộ Xuân một lượt. Lát sau Hồ Thanh Ngưu bỗng hỏi: - Tối hôm qua, cháu đã ra tay đấu với ai? Có phải người của phái Võ Ðang không? Ngộ Xuân đáp: - Thưa sư bá, không ạ! Hồ Thanh Ngưu lại rờ tay vào hai bên dùi của Ngộ Xuân chàng khám một hồi , kế gầm nét mặt lại nói tiếp: - Ngộ Xuân! Ta đã không gặp cháu bảy, tám năm rồi, không ngờ cháu lại biết nói dối như vậy. Vết thương của cháu sư bá chữa không nổi. Mời cháu ra khỏi nhà ngay! Ngộ Xuân kinh hãi vô cùng vội đáp: - Thưa sư bá, cháu đâu dám nói dối sư bá. Quả thật đêm hôm qua cháu chưa hề đánh nhau với ai, cháu đã mệt nhọc như vậy thì còn hơi sức đâu mà đánh với người nữa. Hồ Thanh Ngưu lại nói tiếp: - Hai yếu huyệt ở hai bên dùi cháu rõ ràng đêm hôm qua bị người ta điểm trúng và kẻ địch của cháu đã xử dụng thủ pháp điểm huyệt của phái Võ Ðang. Lúc y điểm huyệt cháu vào lúc giữa giờ tý và sửu phải không? Nghe Hồ Thanh Ngưu nói như vậy, Ngộ Xuân thất thanh cả cười và đáp: - Ðó là tự cháu điểm huyệt cháu đấy! Nói xong, chàng bèn kể chuyện đã xảy ra đêm hôm trước. Hồ Thanh Ngưu nghe Ngộ Xuân nói Vô Kỵ bảo chàng cách điểm mấy yếu huyệt đó liền đưa mắt nhìn Vô Kỵ đôi ba lần. Sau y lại nghe Ngộ Xuân kể tới chuyện Bành hòa thượng bị Ðinh Mẫn Quân đâm mù mắt phải liền thở dài nói: - Bành hòa thượng là một tay hảo thủ kiệt xuất của bổn giáo, với chúng ta tuy không phải đồng tôn, nhưng cũng là đồng giáo, nếu lúc bấy giờ Bành hòa thượng được ta chữa ngay cho thì mắt của y có thể lành được. Bây giờ đã qua mấy tiếng đồng dù y có tới đây cầu chữa ta cũng không sao chữa khỏi được. Nói tới đó y bèn quay lại hỏi Vô Kỵ: - Ai dậy cậu bé thủ pháp điểm huyệt của phái Võ Ðang thế? Ngộ Xuân đỡ lời đáp: - Thưa sư bá, chú Vô Kỵ đây nguyên là con của Trương ngũ hiệp phái Võ Ðang. Hồ Thanh Ngưu ngẩn người, mặt lộ vẻ tức giận hỏi tiếp: - Y là người của phái Võ Ðang thực à? Sao cháu đem y tới đây làm chi? Ngộ Xuân liền kể lại chuyện mình bảo vệ hai con của Chu Tý Vương đào tẩu, bị quân chặn bắt, may nhờ có Trương Tam Phong cứu. Sau cùng chàng nói tiếp: - Ðệ tử chịu ơn của Thái sư phụ của chú ấy nên mới đem chú ấy tới đây để nhờ sư bá phá lóỷ cứu chữa chú ấy một phen. Hồ Thanh Ngưu lạnh lùng đáp: - Cháu khảng khái thật. Nhưng Trương Tam Phong cứu cháu thoát chết chứ có cứu ta đâu. Cháu thấy sư bá có bao giờ phá lệ mà cứu chữa cho người ngoài nào không? Ngộ Xuân vội quỳ xuống, lạy lia lịa van lơn: - Thưa sư bá, cha của chú bé này không chịu xuất mại bạn hữu mà vui lòng tự tử, quả thật là một trang hảo hán hiếm có. Chính chú bé đây, tuy tuổi còn nhỏ như vậy nhưng cũng hào khí hơn người nên cháu mới dám đưa chú ấy đến đây nhờ sư bá cứu chữa. Hồ Thanh Ngưu cười nhạt đáp: - Thiên hạ có biết bao anh hùng hảo hán, ta thì giờ đâu đi chữa cho nhiều người? Nếu y không phải là người của phái Võ Ðang thì không sao. Y đã là nhân vật của "danh môn chính phái" thì sao còn tới đây cầu những người "tà ma ngoại đạo" như ta cứu chữa làm chi? Ngộ Xuân lại nói: - Mẫu thân của chú em họ Trương là con gái của Hân Giáo Chủ Bạch Mi Giáo. Như vậy chú ấy một nửa là người của bổn giáo chứ có phải là người hoàn toàn xa lạ đâu. Nghe Ngộ Xuân nói như vậy, Hồ Thanh Ngưu đã bớt giận liền đáp: - Cháu hãy đứng dậy, nếu y là con của Hân Tố Tố của Bạch Mi Giáo tất nhiên là ta lại đối xử một cách khác. Ðoạn y đi tới trước mặt Vô Kỵ dịu giọng nói tiếp: - Này cậu bé, xưa nay mổ vẫn có cái lệ này là nhất định không chữa cho người ngoài, tự nhận là hiệp nghĩa, danh môn chính phái. Mẹ của cậu là người trong bổn giáo, tất nhiên mỗ coi cậu cũng như người của bổn giáo vậy. Nhưng cậu phải nhận một điều này, khi nào mỗ chữa cho cậu khỏi bệnh thì cậu phải tới ở với ông ngoại của cậu là Hân Giáo Chủ của Bạch Mi Giáo. Cậu phải vào Bạch Mi Giáo chứ không được làm đệ tử của phái Võ Ðang nữa nghe không! Vô Kỵ chưa kịp trả lời Ngộ Xuân đã đỡ lời nói: - Thưa sư bá, sư bá ra điều kiện như vậy không được đâu, vỗ cháu đã nói trước với Trương Chân Nhân rồi nên Trương Chân Nhân cũng đã dặn trước là Hồ sư bá không được bắt Vô Kỵ nhập giáo và nếu Hồ sư bá chữa khỏi cho Vô Kỵ thì phái Võ Ðang cũng không mang ồn bổn giáo đâu. Hồ Thanh Ngưu tức giận vô cùng, trợn ngược mắt la lớn: - Hừ! Trương Tam Phong là cái thớ gì mà khinh thường chúng ta như thế? Việc gì ta phải chữa bệnh cho mọn hạ của y? Cậu bé, cậu nghĩ xem ta nói có đúng không? Vô Kỵ biết hàn độc đã xâm nhập vào ngũ tạng lục phủ của mình rồi, đến Thái sư phụ là người võ công phi phàm mà cũng thúc thủ. Bây giờ mình có sống được hay không là nhờ ở vị y tiên này. Nhưng lúc lên đường, Thái sư phụ đã dặn ta luôn luôn đừng có gia nhập Ma Giáo mà bị trầm luân đời đời kiếp kiếp. Không hiểu sao Ma Giáo tồi bại ra sao mà Thái sư phụ với các vị sư bá, sư thúc lại ghét thậm tệ đến vậy. Nhưng Vô Kỵ đối với Thái sư phụ lại rất thành kính, y tin chắc vào lời nói của Chân Nhân nên y lại nghĩ thầm: - Ðành để cho hàn độc trong người ta lan ra mà chết, chứ ta không thể nào trái lời dậy bảo của Thái sư phụ được!Ðoạn y lớn tiếng đáp: - Thưa Hồ tiên sinh, mẹ cháu là Hương chủ của Bạch Mi Giáo, cháu chắc Bạch Mi Giáo cũng là một giáo phái rất tốt. Nhưng Thái sư phụ cháu đã dặn bảo cháu không được gia nhập Ma Giáo, và trước khi đi, cháu đã nhận lời của Thái sư phụ rồi. Ðại trượng phu ở đời cần phải trọng chữ tín, nếu Hồ tiên sinh không chịu chữa cho cháu thì đành vậy. Nếu cháu là kẻ tham sống sợ chết, miễn cưỡng tuân theo lời của tiên sinh. Tiên sinh có chữa khỏi cho cháu đi nữa thì trên thế gian này cũng chỉ có thêm một kẻ bất tín bất nghĩa thôi, chứ không ích lợi gì cho ai! Hồ Thanh Ngưu nghe Vô Kỵ trả lời như vậy cười nhạt nghĩ thầm: - Thằng nhỏ này làm bộ làm tịch, ăn nói như một đấng anh hùng hảo hán. Ta cứ không chữa cho mi, thử xem mi có quỳ xuống đất mà van lơn không? Ðoạn y liền nói với Ngộ Xuân: - Cậu bé này đã quyết định như vậy, không gia nhập bổn giáo vậy cháu hãy cõng cậu ấy ra ngoài kia. Nhà ta không để cho người chết vì bệnh tật đâu! Ngộ Xuân biết tính nết của sư bá mình rất ương ngạnh, y đã không chịu nhận lời chữa thì dù có cầu khẩn mãi cũng uổng công mà thôi. Chàng liền quay sang Vô Kỵ nói: - Này chú em, những nhân vật trong Ma Giáo tuy hành đạo khác mọi người nghĩa hiệp trong các danh môn chính phái, nhưng từ đời nhà Ðường đến giờ, đời nào trong Ma Giáo cũng có các nhân sĩ hùng kiệt, huống hồ ông ngoại của chú lại là Giáo Chủ của Bạch Mi Giáo, mẹ chú là Hương chủ của giáo phái ấy thì chú nhận lời Hồ sư bá của mỗ đi. Sau này Trương Chân Nhân có khiển trách mỗ xin chịu hết. Vô Kỵ đáp: - Vâng, Thường đại ca làm ơn dùng ngón tay gõ vào đốt xương sống thứ tám và thứ mười ba của tiểu đệ vài cái đi! Ngộ Xuân cả mừng, theo lời Vô Kỵ, gõ luôn vào xương sống y vài ba cái. Chàng bỗng thấy hai chân của Vô Kỵ cử động được và y đứng ngay dậy nói: - Thường đại ca đã tận tâm như vậy. Thái sư phụ của tiểu đệ cũng không trách đại ca đâu! Nói xong, y liền ngang nhiên đi ra. Ngộ Xuân giật mình kinh hãi vội hỏi: - Chú đi đâu thế? Vô Kỵ đáp: - Nếu tôi chết ở trong Hồ Ðiệp Cốc này sẽ làm mất danh tiếng của Ðiệp Cốc y tiên. Nói tới đó Vô Kỵ liền giở khinh công cắm đầu chạy thẳng, Hồ Thanh Ngưu thấy vậy cười nhạt và nói: - Hồ Thanh Ngưu này đã lừng danh giang hồ là kẻ thấy chết không cứu rồi! Những người chết ở trong căn nhà nhỏ này có riêng gì một thằng nhỏ này đâu? Ngộ Xuân không để ý tới lời nói của y tiên vội cắm đầu đuổi theo Vô Kỵ. Hai người tuy đều bị thương , nhưng vết thương của Ngộ Xuân nhẹ hơn, và bước đi lớn hơn nên chàng chỉ đuổi theo vài bước là đã đuổi kịp Vô Kỵ. Chàng liền ẵm Vô Kỵ quay trở lại. Vỗ hai tay không cử động được, Vô Kỵ không làm sao kháng cự lại được. Ngộ Xuân thở hồng hộc, ẵm Vô Kỵ trở lại nói với Hồ Thanh Ngưu: - Hồ sư bá nhất định không cứu chữa cho y phải không? Hồ Thanh Ngưu vừa cười vừa đáp: - Ta thành danh là thấy chết không cứu, chẳng lẽ cháu quên rồi sao? Ngộ Xuân lại hỏi: - Còn vết thương của cháu thì sư bá bằng lòng cứu chữa phải không? - Phải! - Ðệ tử đã nhận lời với Trương Chân Nhân là thế nào cũng giúp chú bé này. Ðệ tử không muốn người của danh môn chính phái bảo đệ tử của Ma Giáo là những kẻ vô tín vô nghĩa. Vậy bây giờ đệ tử không cần chữa nữa, chỉ xin sư bá cứu chữa cho chú em này, coi như đã chữa cho đệ tử vậy - Cháu bị kẻ thù dùng Triệt Tâm chưởng đánh trọng thương, trong bẩy ngày tới nếu có lương y hạng nhất chữa cho thì sẽ khỏi. Nhưng quá bẩy ngày nữa mới cứu chữa thì dù vết thương có lành, võ công của cháu cũng bị phế hết. Qua mười bốn ngày không có thầy lang mát tay chữa cho, vết thương sẽ làm cháu toi mạng. - Ðó là công quả của sư bá không cứu. Nhưng đệ tử có chết cũng không oán hận chút nào! Vô Kỵ nghe hai người nói liền xen vào nói: - Tôi không cần ông chữa cho, không cần ông chữa! Nói xong, y lại quay đầu nói với Ngộ Xuân: - Thường đại ca tưởng Vô Kỵ này là một tiểu nhân vô loài hay sao? Ðại ca đem tính mạng của mình ra đổi lấy tính mạng của đệ, thì dù đệ có còn sống cũng vô vị mà! Sự trao đổi đó thật vô nghĩa, vô lý hết sức! Ngộ Xuân là một người rất có hào khờ, không thèm cãi với Vô Kỵ, vội cởi thắt lưng của mình ra, trói ngay Vô Kỵ vào ghế. Vô Kỵ nói: - Nếu đại ca không cởi trói cho tiểu đệ, đệ sẽ chửi ngay cho đấy! Ngộ Xuân không thèm trả lời, Vô Kỵ liền lớn tiếng chửi bới: - Hồ Thanh Ngưu thấy chết không cứu, thật ra không phải là người, không bằng súc sinh. Trong Ma Giáo có những người như thế, muốn tiểu gia nhập giáo thì khi nào tiểu gia chịu. Có ngờ đâu con người lại khốn nạn đến thế. Mười tám đời ông tổ nhà mi không biết lầm lỡ điều gì mới sinh ra mi, như chó như lợn vậy ... Y càng chửi càng lắm điều, chửi đến cả Hồ Thanh Ngưu lẫn Ngộ Xuân tức giận quá đỗi mà hóa ra phì cười. Trói xong Vô Kỵ, Ngộ Xuân liền nói: - Xin chào Hồ sư bá, xin cáo biệt chú em họ Trương, bây giờ tôi đi kiếm thầy lang để chữa đây. Hồ Thanh Ngưu lạnh lùng nói: - Trong tỉnh An Huy này không có một thầy lang nào mát tay cả. Nhưng cháu đi liền bẩy ngày chưa chắc đã ra khỏi tỉnh An Huy này. Ngộ Xuân ha hả cười nói tiếp: - Có một sư bá thấy chết không cứu, tất phải có một sư điệt đáng chết mà không chết. Nói xong, chàng lớn bước đi ngay. Vô Kỵ thấy vậy la lớn: - Hồ Thanh Ngưu nếu ngươi không chịu chữa cho Thường đại ca sẽ có ngày ngươi bị ta giết ...Ta ... ta .... Vì quá lo lắng cho Ngộ Xuân, Vô Kỵ chỉ hét được mấy tiếng đã chết ngất. Hồ Thanh Ngưu thấy vậy "hừ" một tiếng rồi lẩm bẩm nói: - Trong Hồ Ðiệp Cốc này đã có nhiều kẻ chết rồi, nay thêm một người chết cũng không sao. Ðoạn y thuận tay cầm nửa đoạn nhung hươu lớn, nhắm yếu huyệt ở sau chân Ngộ Xuân ném tới. Ngộ Xuân bị ném trúng yếu huyệt, ngã quị xuống đất, không sao bò dậy được. Tính nết của Hồ Thanh Ngưu rất lạ, nếu y đã không định cứu chữa thì dù bệnh nhân có van lơn, hay uy hiếp thế nào cũng mặc cho người đó chết, còn y đã có ý định cứu thì dù bệnh nhân có thất lễ hay đánh đập y, y cũng cứu chữa cho khỏi mới nghe. Lời nói sau cùng của Vô Kỵ đã in sâu vào lòng y. Y lại thấy Vô Kỵ tuy còn nhỏ tuổi, nhưng rất anh hùng, huống hồ Vô Kỵ lại là con của đồ đệ cưng của Trương Tam Phong, tất sau này Vô Kỵ đủ tư cách để gây họa cho y. Y là một người đa mưu túc kế, suy tính một hồi lâu mới quyết định: - Cả hai ta cùng không chữa cho. Trong Hồ Ðiệp Cốc này sẽ có thêm hai oan hồn nữa cũng chẳng hề chi.Y bèn cởi trói cho Vô Kỵ rồi nắm lấy hai tay và hai chân thằng nhỏ, định vứt nó ra ngoài, để mặc sống chết. Nhưng y cảm thấy mạch cổ tay Vô Kỵ đập rất lạ nên vô cùng kinh ngạc liền đặt nó xuống đất, thăm mạch thử. Y thấy mạch của Vô Kỵ khác hẳn mọi người, ngạc nhiên vô cùng nghĩ thầm: - Chẳng lẽ y nhỏ tuổi thế này mà đã đả thông hết cả kinh kỳ bát mạch? Ta khổ tu chục năm nay mà vẫn chưa đả thông được kinh kỳ bát mạch, vậy mà thằng bé mới hơn mười tuổi đã đả thông được ư? Ừ phải, có lẽ lão Trương Tam Phong cưng thằng nhỏ này quá, nên không tiếc tiêu hao công lực mà đả thông cho nó cũng nên.Y liền khám lại các huyết mạch của Vô Kỵ một hồi, thấy kinh kỳ bát mạch quả thật thông thương, không hề bị cản trở chút nào. Y lại cởi hết áo quần của Vô Kỵ khám kỹ lưỡng một lần nữa rồi cười nhạt lẩm bẩm nói- Trương Tam Phong ngu thật! Thương thằng nhỏ quá mà lại hóa ra làm hại nó. Nếu kinh kỳ bát mạch của thằng nhỏ chưa đả thông thì còn hy vọng cứu chữa được, bây giờ âm độc đã chạy vào ngũ tạng, lục phủ rồi thì chỉ có thần thánh hạ trần mới cứu nổi thằng nhỏ này thoát chết được. Ha, ha! Trương Tam Phong của phái Võ Ðang võ công thần thông cái thế như thế nào chứ theo sự nhận xét của ta thì y quả thật ngu xuẩn vô cùng. Một lát sau, Vô Kỵ từ từ thức tỉnh, thấy Hồ Thanh Ngưu đang ngồi trên ghế nhìn thẳng vào lò thuốc trước mặt, ngẩn người ra nghĩ ngợi. Ngộ Xuân thì đang nằm ở ngoài bãi cỏ. Cả ba đều có ý nghĩ khác nhau, không ai nói chuyện với ai cả. Thì ra Hồ Thanh Ngưu là một thầy lang rất giỏi, bất cứ bệnh gì, nghi nan. quái đản y cũng đều chữa khỏi nên y mới được người ta ban cho biệt hiệu là Y Tiên. Nhưng chất hàn độc của Huyền Minh Thần Chưởng hiếm có trên thế gian này. Người bị đánh trúng mà kinh kỳ bát mạch lại được đả thông như Vô Kỵ, mười năm có một. Phàm là người giỏi về cờ, gặp thế khó thì dù quên ăn, quên ngủ cũng cố tìm ra cách phá. Hồ Thanh Ngưu là người rất giỏi về y lý, tâm lý cũng như vậy. Y thấy Vô Kỵ mắc một bệnh lạ lùng nên y không muốn đuổi Vô Kỵ đi liền nghĩ thầm: - Trước hết ta hãy chữa cho y khỏi đã, rồi sẽ nghĩ cách giết y sau!Nhưng muốn xua đuổi những hồi hàn độc trong lục phủ ngũ tạng của Vô Kỵ ra có phải là chuyện dễ đâu. Hồ Thanh Ngưu suy nghĩ hơn tiếng đồng hồ, lấy mười hai miếng đồng nhỏ ra, vận nội lực vào ấn vào mười hai thường mạch với bát mạch, không cho thông thương với nhau. Cái gì là mười hai thường mạch? Ðó là tim, phế, tỳ , can, thận (ngũ tạng) với tâm bao là sáu bộ phận thuộc âm. Còn đại trường, tiểu trường, đởm, bàng quang, tam tiêu là thuộc dương duy âm kiểu, dương kiểu là bát mạch. Bát mạch này không thuộc hệ chính kinh âm dương, không phân biệt biểu lý phối hợp hay đạo kỳ hành nên mới gọi là kinh kỳ bát mạch. Sau khi thường mạch với kinh kỳ bát mạch bị ngăn cách, những âm độc nằm trong ngũ tạng, lục phủ không thể liên lạc với nhau mà làm nguy đến tính mạng Vô Kỵ nữa, Hồ Thanh Ngưu giải hết huyệt đạo bị bế tắc ở chân tay rồi đốt ngải cứu chích vào hai yếu huyệt Vân Môn, Trung Phủ và các huyệt nhỏ ở hai cánh tay và các ngón tay của Vô Kỵ. Y chích như vậy có thể làm giảm bớt âm độc trong lục phủ ngũ tạng Vô Kỵ nhưng vì thế mà Vô Kỵ cảm thấy đau đớn hơn cả những lần trước rất nhiều. Nhưng Hồ Thanh Ngưu để mặc Vô Kỵ chịu đau, vẫn cứ dùng ngải chích khắp người Vô Kỵ như trước, chích đến nỗi người thằng nhỏ xám đen. Vô Kỵ không chịu tỏ ra hèn nhát, nên nghĩ thầm: - Ngươi chích ta như vậy để cho ta kêu đau, rên rỉ chứ gì? Nhưng ta cứ không rên và kêu la, coi ngươi còn giở trò gì nữa?Vô Kỵ vẫn tươi cười chuyện trò, luận bàn về các huyệt đạo và kinh mạch với Hồ Thanh Ngưu. Tuy y không biết tí gì về y lý nhưng y đã theo Tạ Tốn học qua thuật điểm huyệt nên cũng biết rõ hết vị trí các huyệt đạo. So với vị thần y này, nhận xét của Vô Kỵ tuy vẫn còn non kém, nhưng Hồ Thanh Ngưu thấy Vô Kỵ bàn luận rất hợp với y mình nên cũng lấy làm thích. Vừa chích ngải cho Vô Kỵ vừa nói thao thao bất tuyệt. Vô Kỵ nghe, thỉnh thoảng biện luận vài câu, ra điều ta đây vốn là môn đồ phái Võ Ðang nên việc gì cũng hiểu thấu. Hồ Thanh Ngưu lại phải giảng giải tường tận từng ly từng tý cho Vô Kỵ rõ. Tới khi y biết là Vô Kỵ không hiểu tý gì về y lý cả, chỉ cãi bướng thôi thì y đã tốn không biết bao hơi sức. Nhưng ở chốn thâm sơn cùng cốc, ngoài một tên tiểu đồng sắc thuốc ra Hồ Thanh Ngưu không có một người bạn nào để trò chuyện, hôm nay được nghe Vô Kỵ nói bậy nói bạ, nên y cũng cảm thấy bớt cô độc và khoan khoái vô cùng. Hồ Thanh Ngưu chích xong mấy trăm huyệt đạo của Vô Kỵ thì trời đã sẩm tối. Tiểu đồng đã dọn cơm ra mời hai người và đem ra một mâm cơm rau dưa ra ngoài cửa, để trên bãi cỏ cho Ngộ Xuân vẫn đang ở ngoài trời. Lúc bấy giờ chân tay Vô Kỵ đã cử động được như thường, y liền xin phép Hồ Thanh Ngưu ra ngủ cạnh Ngộ Xuân. Hồ Thanh Ngưu bằng lòng ngay, thế là Vô Kỵ ra ngoài bãi cỏ ngủ với Ngộ Xuân để tỏ vẻ có phúc cùng hưởng, có nạn cùng gánh với chàng. Hồ Thanh Ngưu giả bộ không thấy nhưng trong lòng cũng nghĩ thầm: - Thằng nhỏ này quả thật khác thường! Sáng sớm hôm sau, Hồ Thanh Ngưu lại tốn nửa ngày trời để chích nốt các yếu huyệt ở kinh kỳ bát mạch cho Vô Kỵ. Sau đó y lại cố công nghĩ ra một toa thuốc, liền sai tiểu đồng hốt thuốc và sắc cho Vô Kỵ uống. Nhờ vậy Vô Kỵ thấy khỏe hơn trước nhiều. Chiều hôm đó Hồ Thanh Ngưu lại châm cứu cho Vô Kỵ nữa. Vô Kỵ nhân lúc ấy dùng lời lẽ khích bác để Hồ Thanh Ngưu cứu chữa cho Ngộ Xuân, nhưng Hồ Thanh Ngưu vẫn giữ vẻ mặt lầm lì, không hề tỏ vẻ bị kích động chút nào, hì hì cười và nói: - Người ta ban cho ta cái ngoại hiệu là Ðiệp Cốc y tiên, không đúng chút nào. Trái lại ai bảo ta là kẻ thấy chết không cứu ta thích chí vô cùng. Lúc ấy đang chích tới yếu huyệt nơi hội hợp thiếu dương với đới mạch của Vô Kỵ, Vô Kỵ lớn tiếng hỏi: - Nơi đới mạch này thật kỳ dị. Hồ tiên sinh có biết người nào không có đới mạch này không? Hồ Thanh Ngưu ngạc nhiên đáp: - Nói bậy nào! Ai lại không có đới mạch. Vô Kỵ liền bịa đặt: - Thiên hạ bao la, chuyện kỳ lạ gì cũng có, huống hồ đới mạch này, với cháu thấy nó không có ích lợi gi cả. - Sao cậu lại bảo đó là mạch vô dụng? Ta đã chước tác được một cuốn đới mạch luận, cậu đọc qua sẽ hiểu ngay. Nói xong, y đi vào trong buồng lấy ra một cuốn bản thảo mỏng, đưa cho Vô Kỵ xem. Vô Kỵ giở trang thứ nhất thấy có viết: "Thập nhị kinh với kỳ kinh thất mạch đều thượng hạ cân lưu, duy có đới mạch là khởi ở bốn cạch bụng nhỏ, đi vòng quanh hông một vòng, tựa như một cái thắt lổng vậy ..." Tiếp theo đó Hồ Thanh Ngưu vạch rõ những chổ sai lầm của các y lý từ cổ đến giờ. Vô Kỵ vừa ghi nhớ cặn kẻ. Xem xong một lữt y liền trao trả cho Hồ Thanh Ngưu và lắc đầu nói: - Cuốn sách này cháu đã đọc rồi. Thái sư phụ cháu, năm ba mươi tuổi có chước tác một cuốn sồ học đới mạch nhập môn thiển thuyết, cũng y như cuốn này của tiên sinh vậy. Không biết , có phải tiên sinh chép của Thái sư phụ cháu hay Thái sư phụ cháu chép của tiên sinh? Hồ Thanh Ngưu ngẩn người giây lát trổi tức giận nghĩ thầm: - Năm nay ta mới năm mươi tuổi, mà ngươi bảo Trương Tam Phong năm ba mươi đã chước tác sách này rồi. Năm nay Trương Tam Phong đã ngoài trăm tuổi, như vậy cuốn sách đó y đã chước tác hơn bảy mươi năm về trước? Có khác nào ngươi bảo ta chép trộm của Trương Tam Phong không? Ðới mạch luận này của ta soạn rất công phu, câu chữ nào trong đó cũng đều do ta cố nghĩ ra, mà tiền nhân chưa hề nói tới bao giờ. Ngươi bảo cuốn sồ học đới mạch nhập môn thiển thuyết của Trương Tam Phong cũng y như cuốn đới mạch của ta vậy. Cuốn sách của y đã là sồ học mà còn là nhập môn thiển thuyết thì đủ thấy thằng nhỏ này ăn nói bậy bạ quá chừng!Y tức giận vô cùng, cố ý châm mạnh mũi kim vào bốn cạnh huyệt đạo của Vô Kỵ để cho máu tươi rỉ ra. Vô Kỵ đau quá, suýt kêu thét nhưng y phải cố nhởn và mỉm cười nói: - Nếu tiên sinh cho cháu nói bậy và không tin thì cháu xin đọc lại cuốn sồ học đới mạch nhập môn của Thái sư phụ cho tiên sinh nghe. - Ðược, nếu cậu đọc sai một chữ hoặc sót nửa câu thì ta giết cậu ngay! Thì ra, vừa rồi lúc Vô Kỵ cầm cuốn sách đới mạch luận lên coi, y sực nhớ tới Trần Hữu Lững, đệ tử của phái Thiếu Lâm đối phó với Thái sư phụ của y trên núi Tung Sơn như thế nào, y liền quyết định bắt chước Hữu Lượng để chọc tức Hồ Thanh Ngưu chơi. Vì vậy y mới cố đọc kỹ từng chữ một, đọc tới đâu nhớ tới đó. Cho nên Hồ Thanh Ngưu vừa nói xong y liền ung dung lớn tiếng đọc hết cuốn đới mạch luận, không sai một chữ, không sót một câu. Hồ Thanh Ngưu ngẩn người ra một hồi nghĩ thầm: - Thằng nhỏ này chỉ đọc có một lần mà đã nhớ hết cuốn sách đó, quả là một kỳ tài vô song!Nhưng Hồ Thanh Ngưu có biết đâu, ở Thiếu Lâm Tự còn có Trần Hữu Lượng tài ba không hề kém Vô Kỵ. Nghĩ đoạn, Hồ Thanh Ngưu luôn miệng khen ngợi: - Thông minh thật! Thông minh thật! Nghĩ ngợi giây lát Hồ Thanh Ngưu muốn thử tài Vô Kỵ một lần nữa liền nói: - Ta còn có một cuốn Tý Ngọ Châm Cứu kinh không biết Trương Tam Phong có chép miệng được của ta không? Nói xong, y vào trong buồng lấy ra một bộ sách, mười hai cuốn đưa cho Vô Kỵ xem. Vô Kỵ thấy chữ viết chằng chịt, các bộ vị huyệt đạo, các phân lượng của các vị thuốc, giờ giấc nên châm cứu đều rất khó nhớ, nhưng y sực nghĩ: "Mười hai cuốn kinh này, đọc từ đầu chí cuối phải tốn ba bốn ngày trời, làm sao mà nhớ hết được? Ta hãy xem coi trong này có cách gì để chữa cho Thường đại ca không?Nghĩ đoạn, y giở hết các cuốn, tới cuốn thứ chín thấy có nói về cách chữa chưởng thương. Quả nhiên trong đó có bài nói về cách chữa vết thương do Triệt Tâm chưởng, liền cả mừng, liền đọc đi đọc lại hai ba lượt để nhớ kỹ rồi y lại nghĩ tiếp:- Bây giờ ta phải nghĩ cách chữa cho Thường đại ca chứ không nên dùng lời lẽ chọc tức vị y tiên này làm gì?Y đọc đến trang cuối cùng thấy có viết về Huyền Minh Thần Chưởng. Dưới tả rõ vết thương như thế nào, triệu chứng như thế nào nhưng đến cách chữa thì thấy đề chữ "không"."Vô Kỵ gấp cuốn sách lại, để bộ kinh y đó lên bàn và nói: - Võ công của Hồ tiên sinh không bằng Thái sư phụ cháu, nhưng y học của Thái sư phụ cháu thì không bằng tiên sinh. Bộ kinh Tý Ngọ Châm Cứu này rất đại tinh thâm, quả thật Thái sư phụ cháu không thể chước tác nổi. Nhưng nói tới môn chữa các chưởng thương thì những tài học của tiên sinh cũng không hơn được Thái sư phụ cháu đâu. Y bèn đọc hết hơn trăm thứ chưởng thương cho Hồ Thanh Ngưu nghe rồi nói tiếp: - Về môn Huyền Minh Thần Chưởng mà cháu bị người ta đả thương, Thái sư phụ cháu không có cách gì chữa khỏi, không ngờ ngay cả Hồ tiên sinh cũng phải thúc thủ! Hồ Thanh Ngưu cười nhạt đáp: - Cậu khỏi cần nói khích ta làm gì? Rồi cậu sẽ thấy ta có thúc thủ và có chữa khỏi được cho cậu hay không? Nhưng ta chỉ sợ ta chữa khỏi được độc chưởng cho cậu mà tính mạng của cậu cũng không còn được bao lâu mà thôi! Tuy thông minh nhưng Vô Kỵ cũng không sao hiểu thấu được ý nghĩa lời nói của Hồ Thanh Ngưu. Vì Hồ Thanh Ngưu định chữa bệnh cho Vô Kỵ để thỏa mãn ý thích riêng, nhưng sau đó, để theo đúng luật lệ của mình không chữa cho người ngoài giáo, sẽ giết chết thằng nhỏ ngay. Lúc ấy Vô Kỵ nhất tâm nhất chí, chỉ mong sao chữa khỏi bệnh cho Thường Ngộ Xuân nên y liền đáp: - Nếu tiên sinh bảo là tính mạng của tôi không được bao lâu, thì dù tôi có đọc bộ Tý Ngọ Châm Cứu vô tiền khoáng hậu này chắc cũng không hại gì cho tiên sinh phải không? Hồ Thanh Ngưu nghĩ thầm: - Dù sao mi cũng không sống mà ra khỏi Hồ Ðiệp Cốc của ta thì dù mi có nhớ hết những y thuật của ta cũng chỉ có thể đem xuống âm ty mà chữa bệnh cho Diêm Vương hay Phán Quan thôi! Ðoạn y gật đầu: - Tất cả những y thư của ta để ở trong thư phòng, cậu muốn xem quyển nào cứ việc tự tiện lấy mà xem. Hồ Thanh Ngưu tính nết rất cổ quái nhưng học thuật uyên bác, kiến thức cao siêu, quả thật là một kỳ tài trong thiên hạ. Nhưng y gia nhập Minh Giáo nên rất ghét quan lại, phú thương và các đại phu. Các cao thủ võ lâm của các danh môn chính phái cũng bị ghét thậm tệ. Tính nết của y càng ngày càng quái dị. Y là người có tuyệt học như vậy nhưng không ai nghiên cứu cùng với y, và y cũng không có một môn đồ nào cả. Do đó y thường cảm thấy lẻ loi và buồn bã. Nay y bỗng dưng có Vô Kỵ ở bên, tuy là một đứa bé, không biết tờ gì về y lý nhưng Vô Kỵ thông minh hơn người, lại tỏ ra khâm phục tài học của y nên y cũng lấy làm vui mừng thầm. Ðược Hồ Thanh Ngưu cho phép đọc những sách thuốc ở trong thư phòng, Vô Kỵ ngày đóm chăm chú nghiền ngẫm đống sách quí báu đó, nhiều khi quên cả ăn lẫn ngủ, mỏi mệt vô cùng. Y quyết tâm tìm cho ra phương pháp chữa khỏi vết thương cho Ngộ Xuân. Còn Hồ Thanh Ngưu tưởng lầm là Vô Kỵ xem không hiểu sách thuốc của mình mà cứ giả bộ ngày đêm chăm chú học hỏi và làm như đã hiểu hết những điểm khó khăn bón trong, không thèm hỏi han gì đến mình cả nên y cũng để mặc cho Vô Kỵ đọc xuông, đọc hão. Vả lại y thấy Vô Kỵ ham mê đọc những chước tác của y như vậy cũng lấy làm khoái chí lắm, nên y mới để yên cho Vô Kỵ tự do. Mấy ngày hôm sau Vô Kỵ đếm đốt ngón tay thì thấy mình đến Hồ Ðiệp Cốc được sáu ngày rồi, y chợt nhớ lại lời nói của Hồ Thanh Ngưu khi y vừa mới tới: "quá bẩy ngày nữa mới cứu chữa thì dù vết thương có lành, võ công của cháu cũng bị phế hết. Qua mười bốn ngày không có thầy lang mát tay chữa cho, vết thương sẽ làm cháu toi mạng." Mấy ngày qua tuy Vô Kỵ đã kiếm ra đơn thuốc để chữa cho Ngộ Xuân nhưng y vẫn chưa dám ra tay, vỗ sợ nhỡ chữa lầm thì nguy hại cho Ngộ Xuân suốt đời. Ðêm hôm đó, trời mưa rất lớn, Hồ Thanh Ngưu vẫn làm thinh không để cho Ngộ Xuân vào trong nhà ngủ nhờ. Vô Kỵ liền nghĩ thầm: - Bây giờ ta đành phải đánh liều chữa cho Thường đại ca vậy!Thế rồi y lén mởi tủ thuốc của Hồ Thanh Ngưu lấy tám mũi kim châm cứu đi tới cạnh Ngộ Xuân nói: - Thường đại ca, mấy ngày nay tiểu đệ đã kiệt tâm, tận lực nghiền ngẫm những y thư của Hồ tiên sinh. Tuy tiểu đệ không thông hiểu cho lắm nhưng ngày giờ cấp bách, không thể nào trì hoãn được nữa, bây giờ tiểu đệ đành phải mạo hiểm châm cứu cho đại ca. Nếu không may đại ca có mệnh hệ nào thì tiểu đệ cũng xin chết theo. Ngộ Xuân ha hả cười đáp: - Sao chú em lại nói vậy!? Chú cứ việc chữa cho ngu huynh này đi. May trời run rủi, chú chữa khỏi được cho ngu huynh thì ngu huynh sẽ bêu xấu Hồ sư bá một phen cho mà coi! Bằng không may chú có châm nhầm huyệt đạo, ngu huynh có chết cũng cảm thấy sung sửng hơn là nằm ở ngoài trời, trên đất bùn lầy lội như thế này. Vô Kỵ hai tay run lẩy bẩy, cầm kim nhắm huyệt đạo của Ngộ Xuân từ từ đỏm xuống. Người ta châm cứu thì không có máu rỉ ra, nhưng Vô Kỵ vỗ chưa quen nên có một vài chổ y châm trữt ra ngoài một chút vỗ thế có máu rỉ. Nhất là khi châm yếu huyệt dưới bụng, là nơi hiểm yếu của thân người, Vô Kỵ thấy máu rỉ nhiều quá, sợ hãi vô cùng, cuống cả chân tay. Bỗng nghe phía sau có tiếng người cười rất lớn, vội quay đầu lại nhỗn y mới hay đó là Hồ Thanh Ngưu. Vô Kỵ thấy Hồ Thanh Ngưu ra vẻ tự đắc nên xấu hổ vô cùng, nhưng cũng đánh liều hỏi: - Thưa tiên sinh, nơi Quan Nguyên huyệt này của Thường đại ca sao cứ rỉ máu ra như vậy? Có cách gì cứu chữa không? Hồ Thanh Ngưu đáp: - Tất nhiên phải có cách, nhưng việc gì ta phải nói cho cậu biết? Vô Kỵ nghe Hồ Thanh Ngưu nói như vậy liền hiên ngang nó: - Bây giờ xin một mạng đổi lấy một mạng. Tiên sinh làm ơn cứu mạng Thường đại ca hộ, cháu xin chịu chết ngay tức thì, như vậy tiên sinh có bằng lòng không? Hồ Thanh Ngưu lạnh lùng nói: - Ta đã nói không chữa là không chữa, cậu có chết cũng không ích lợi gì cho ta cả. Dù mười Vô Kỵ chết ngay tại đây ta cũng không chữa cho Ngộ Xuân đâu! Vô Kỵ biết nói nhiều cũng vô ích liền nghĩ thầm: - Chắc vì kim mềm quá nên ta mới châm trật như vậy, bây giờ biết đi đâu mà tìm kiếm kim khác?Ðoạn y bèn bẻ ngay một cành trúc, lấy dao vót mấy cái châm thật nhọn. Nhờ có những châm trúc vừa cứng vừa dai nên Vô Kỵ châm luôn bốn yếu huyệt mà không trượt cái nào, cũng không thấy máu rỉ ra. Một lát sau, Ngộ Xuân nôn ra mấy đống máu đen. Vô Kỵ không biết mình châm như vậy có chữa khỏi được vết thương của Ngộ Xuân hay lại làm cho Ngộ Xuân bị nặng thêm vội quay lại nhỗn Thanh Ngưu. Thấy mặt y tiên có vẻ chế nhạo nhưng hai mắt đã hiện ra đôi chút khen ngợi, Vô Kỵ mới yên tâm phần nào. Y liền chạy vào trong nhà, giở những sách thuốc của Hồ Thanh Ngưu ra xem một hồi, rồi thảo một đồn thuốc, đưa cho tên tiểu đồng, nhờ gã theo đó mà sắc hộ. Ðạo đồng đó cầm toa thuốc đưa cho Hồ Thanh Ngưu xem và hỏi có nên bốc và sắc không. Hồ Thanh Ngưu chỉ "hừ" một tiếng và đáp: - Buồn cười thật! Thôi được mi cứ bốc và sắc cho y. Nhưng Ngộ Xuân uống xong thang thuốc này mà không chết thì số của y lớn thật! Vô Kỵ nghe Hồ Thanh Ngưu nói vội giằng lấy toa thuốc, hấp tấp giảm bớt cân lượng mỗi vị rồi giao lại cho tiểu đồng đi sắc. Chờ thuốc sắc xong, y liền mang tới trước mặt Ngộ Xuân nghẹn ngào nói: - Thường đại ca hãy uống thuốc đi! Có khỏi hay không, đệ không dám cam đoan trước ... Ngộ Xuân vừa cười vừa nói đáp: - Hay lắm! Hay lắm! Chú cứ yên trí đi, dù có là lang mù chữa cho ngựa chột cũng không sao mà! Nói xong, chàng ta nhắm mắt bưng bát thuốc lón uống cạn. Ðêm hôm đó, Ngộ Xuân bị đau bụng như có dao cắt và mửa ra máu liên tục. Trời mưa tầm tã, sấm sét liên hồi, nhưng Vô Kỵ vẫn ở bên cạnh chàng hầu hạ, phục dịch cho tới sáng hôm sau. Ngộ Xuân đã bớt đau bụng và khi mửa ra máu cũng không đau đớn như trước nữa và đã thấy nôn ra máu đỏ tươi rồi. Ngộ Xuân cả mừng nói: - Chú em! Thuốc của chú không giết ngu huynh mà bây giờ ngu huynh cảm thấy vết thương bớt đau hơn trước nhiều. Vô Kỵ cả mừng vội hỏi: - Ðại ca thấy tiểu đệ là thầy lang được đấy chứ? Ngộ Xuân lại nói tiếp: - Cha của ngu huynh đã đoán trước là ngu huynh thế nào cũng hay gặp tai nạn nhưng luôn gặp may mà được cứu thoát nên mới đặt tên cho ngu huynh là Ngộ Xuân , theo sự giải thích của cha ngu huynh thì ngu huynh luôn được những lang y mát tay cứu chữa khỏi chết và được hồi xuỏn. Hình như thang thuốc của chú em cân lượng hơi nặng một chút thì phải. Vì khi uống vào, bụng ngu huynh cảm thấy như có mấy chục con dao đâm chém loạn xạ ở trong dạ dầy. Vô Kỵ lại hỏi: - Tiểu đệ giảm bớt cân lượng mà đại ca còn bảo là quá nặng ư? Sự thật, cân lượng toa thuốc của Vô Kỵ không những nặng gấp bội mà y lại không biết thêm những vị khác để diều hòa làm thuốc dẫn. Nếu Thường Ngộ Xuân không khỏe mạnh hơn người thường, có lẽ uống xong thang thuốc đó chàng đã ra ma rồi. Hồ Thanh Ngưu rửa mặt xong từ từ bước ra thấy sắc mặt của Ngộ Xuân hồng hào nên kinh ngạc vô cùng nghĩ thầm: - Một tên thông minh táo gan, một tên khỏe mạnh như trâu nên vết thương Triệt Tâm chưởng mới chữa khỏi được!Ngày hôm đó, Vô Kỵ lại viết một toa thuốc cho Ngộ Xuân uống. Uống luôn sáu bẩy ngày Ngộ Xuân đã lành mạnh như thường, chàng bèn nói với Vô Kỵ: - Này chú em, vết thương trên người ngu huynh đã lành hẳn rồi, từ nay trở đi chú khỏi phải ra ngoài này ngủ đất với ngu huynh nữa. Chúng ta chia tay nhau từ đây. Trong hơn một tháng trời, Vô Kỵ và Ngộ Xuân đã cùng chung hoạn nạn với nhau, kết thành bạn tâm giao, nay chia tay, cả hai cùng quyến luyến không nỡ rời nhau. Sau cùng Ngộ Xuân đành gạt lệ nói: - Chú em đừng đau lòng, ba tháng sau ngu huynh sẽ tới đây gặp mặt chú. Nếu lúc ấy hơi hàn độc trong người của chú đã tan hết thì ngu huynh sẽ đưa chú trở về núi Võ Ðang để gặp Thái sư phụ liền. Nói xong, chàng vào trong nhà bái biệt Hồ Thanh Ngưu và nói: - Vết thương của đệ tử được lành mạnh là do chú em họ Trương ra tay chữa, nhưng cũng phải nhờ sách thuốc của sư bá! Hồ Thanh Ngưu gật đầu đáp: - Vết thương của cháu quả thật đã lành mạnh rồi, nhưng chỉ phải cái là cháu sẽ tổn thọ ba mươi năm. Ngộ Xuân không hiểu vội hỏi: - Sư bá nói thế là nghĩa làm sao? Hồ Thanh Ngưu đáp: - Theo sức khỏe của cháu mà nói thì cháu có thể sống được đến năm tám mươi tuổi. Nhưng vì thằng nhỏ dùng thuốc sai lầm, châm cứu sai chổ, từ nay trở đi, hễ những ngày mưa bão là cháu sẽ thấy mình mẩy đau đớn khôn tả. Do đó cháu chỉ sống được đến năm mươi tuổi là cùng. Ngộ Xuân lớn tiếng cả cười một hồi rồi khảng khái nói: - Ðại trượng phu sống ở đời, mục đích là giúp người và đền ơn nước, nếu có thể kiến công lập nghiệp thì sống đến bốn mươi tuổi cũng là đủ lắm rồi, hà tất phải sống tới năm mươi, tám mươi làm gì? Nếu sống một cuộc đời tầm thường thì dù sống lâu trăm tuổi cũng chỉ ăn hại cơm gạo của thiên hạ mà thôi. Hồ Thanh Ngưu nghe nói gật đầu, cho là Ngộ Xuân có lý nhưng y không nói thêm lời nào nữa. Vô Kỵ tiễn Ngộ Xuân ra tới đầu đường vào Hồ Ðiệp Cốc rồi gạt lệ chia tay. Ngộ Xuân đi rồi, Vô Kỵ đứng yên lặng một hồi nghĩ thầm:- Ta chữa bậy, chữa bạ, làm lụy đến Thường đại ca mất tới ba mươi năm thọ. Vậy ta phải cố hết sức học cho thành nghề y để sau này chữa lại cho Thường đại ca được như bình thường. Từ đó trở đi, hàng ngày Hồ Thanh Ngưu châm cứu, bốc thuốc cho Vô Kỵ để tiêu hết âm độc trong người thằng bé, còn Vô Kỵ thì suốt ngày chỉ đọc hết các sách thuốc, nhớ hết các vị thuốc, gặp vấn đề nào khó, không hiểu thì hỏi Hồ Thanh Ngưu ngay. Hồ Thanh Ngưu cũng vui lòng cho Vô Kỵ biết. Thoạt tiên Hồ Thanh Ngưu định chữa khỏi bệnh cho Vô Kỵ xong là hạ độc thủ giết hại thằng nhỏ liền, nhưng lúc này y cảm thấy nếu Vô Kỵ chết đi thì Hồ Ðiệp Cốc sẽ thiếu một người bạn tốt để chuyện trò với mình. Vì vậy y không muốn Vô Kỵ chóng lành mà chỉ từ từ chữa cho thằng nhỏ thôi. Mấy tháng sau, một hôm bỗng Hồ Thanh Ngưu phát giác, Quan Xung huyệt ở cạnh ngón vô danh, Thanh Lãnh Uyên ở khụu tay là Ly trúc ở đằng sau lông mày Vô Kỵ lúc châm cứu không thấy có phản ứng gì cả. Y nghĩ mãi mà không tìm được cách gì để dồn những âm độc ở mấy yếu huyệt đó ra khỏi người Vô Kỵ nữa. Sau đó luôn mười ngày, trên đầu đã xuất hiện thêm cả mấy trăm sợi tóc bạc mà y vẫn chưa nghĩ ra cách gì, nên y thở dài nói với Vô Kỵ: - Thái sư phụ của cậu tuy có võ công cao, nhưng không biết tý gì về y lý cả. Ông ta cưng cậu quá mà hóa ra hại cậu. Sau khi cậu bị thương, ông ta lại giúp cậu đả thông kinh kỳ bát mạch, thật là ông ta đưa cậu tới chổ chết rồi! Vô Kỵ lắc đầu đáp: - Không phải Thái sư phụ cháu đả thông kinh kỳ bát mạch cho cháu đâu! Vô Kỵ ăn ở với Hồ Thanh Ngưu vài tháng, thấy tính nết của vị y tiên đó rất quái dị, nhưng y không phải là kẻ tiểu nhân, gian hiểm độc ác nên Vô Kỵ tin cậy mới đem thân thế của mình và vụ lên chùa Thiếu Lâm học Cửu Dương Thần Công như thế nào kể hết lại cho Hồ Thanh Ngưu nghe. Hồ Thanh Ngưu ngẫm nghĩ giây lát rồi đột nhiên vỗ vào đùi đánh "đét" một cái rồi nói: - Như vậy, chính lão tăng của phái Thiếu Lâm cố ý hại cậu đấy! Vô Kỵ giật mình kinh hãi vội hỏi: - Xưa nay cháu có quen biết đại sư ấy đâu? Tại sao đại sư ấy vô cớ lại hại cháu? Hồ Thanh Ngưu đáp: - Việc này thì lạ thực. Cậu kể lại đầu đuôi câu chuyện ra sao một lần nữa cho tôi nghe xem! Vô Kỵ nghĩ ngợi giây lát, rồi kể rất cặn kẽ câu chuyện cho Hồ Thanh Ngưu nghe, ngay cả những lời nói của mấy lão hòa thượng y cũng không bỏ sót. Hồ Thanh Ngưu khoanh tay về phía sau, đi đi lại lại trong phòng mấy vòng, đột nhiên lớn tiếng nói: - Nhất định là lão hòa thượng của phái Thiếu Lâm cố tình hãm hại cậu rồi. Thái sư phụ cậu là người không hiểu y lý và lại là người rất thành thật nên mới không nghĩ tới điều đó. Thiếu Lâm tăng Viên Chân là người rất giỏi về Cửu Dương Thần Công lại giúp cậu đả thông kinh kỳ bát mạch , tất nhiên nội công của y rất cao thâm, thì trong khi nắm tay cậu, tất nhiên y phải biết trong người cậu đang có chất âm độc làm lâm nguy. Vậy mà y vẫn đả thông kinh kỳ bát mạch cho cậu, như vậy y chẳng chủ tâm định hãm hại cậu là gì? Vô Kỵ lại nói: - Nhưng lúc y thọc tay qua vách tường, y đã có y định giúp cháu đả thông kinh kỳ bát mạch rồi. Lúc ấy y chưa nắm tay cháu thì làm sao biết cháu bị Huyền Minh Thần Chưởng đánh trúng? Hồ Thanh Ngưu lắc đầu đáp: - Tại sao Viên Chân định tâm hại cậu? Cậu bảo cậu với y không quen biết nhau bao giờ thì không lý gì định tâm hại câu ư? Nhưng cậu đã học được Cửu Dương Thần Công của phái Thiếu Lâm mà y không muốn cho môn thần công đó được truyền ra ngoài nên y mới có dã tâm ám hại cậu như thế. - Theo ý cháu, phái Thiếu Lâm thế nào cũng có vài người hẹp lượng và độc ác, nhưng không khi nào họ lại hành sự đê hèn như thế. Dù sao Thiếu Lâm cũng là một danh môn chính phái. - Danh môn chính phái thì sao? Cha mẹ cháu chẳng bị những người danh môn chính phái bức tử là gì? Họ tưởng họ là danh môn chính phái thì đối phó với những người mà họ coi là tà mà ngoại đạo, thì họ tha hồ hạ độc thủ, không nể nang chút nào được sao? Nhưng sự thật, người của chính phái chưa chắc hoàn toàn tốt, và người của Ma Giáo chưa chắc xấu hoàn toàn! Mấy lời nói của Hồ Thanh Ngưu làm xúc động Vô Kỵ. Nó nghĩ đến cha mẹ nó tự sát trên núi Võ Ðang mà những người có mặt đều thuộc danh môn chính phái cả, nhưng thấy cha mẹ nó tự tử lại không thèm ra tay ngăn cản. Ngay cả các sư bá, sư thúc của nó cũng chỉ đứng trơ mắt ra nhìn. Tuy người nào người nấy cũng tỏ vẻ rầu rĩ, nhưng trong lòng họ thế nào cũng cho rằng cái chết của hai vợ chồng Trương Thúy Sơn là xứng đáng lắm. Lúc ấy Vô Kỵ đã có những tình cảm bất mãn, nhưng y không dám lộ ra cho Thái sư phụ và các sư bá, sư thúc rõ. Lúc này Hồ Thanh Ngưu bỗng nhiên nhắc lại tâm sự Vô Kỵ ấp ủ bấy lâu nên y xúc động lớn tiếng khóc òa lên. Hồ Thanh Ngưu đứng cạnh lạnh lùng nói: - Thế sự là như thế đấy! Cậu gặp một việc đã lên tiếng khóc rồi, nếu cậu không chết thì sau này tha hồ mà khóc! Vô Kỵ liền nờn thinh, vội lấy tay áo lau nước mắt cho thật khô. Hồ Thanh Ngưu lại nói tiếp: - Từ đầu chờ cuối, cậu có được thấy mặt của Viên Chân không, mà cậu quyết đoán y là một người không xấu? Y không chịu để cho cậu thấy mặt, tất nhiên bên trong là có sự ám muội. Cậu bảo vô duyên vô cớ không khi nào y hạ độc thủ hại cậu. Ngay như tôi đây, cậu có biết tôi định giết cậu không hả? Vì bệnh của cậu quá kỳ lạ nên tôi mới chịu tận tâm chữa cho cậu, nhưng mà tôi cũng đã quyết định hễ chữa khỏi cho cậu là tôi sẽ giết cậu ngay. Vô Kỵ nghe nói rùng mình kinh hãi, y cũng biết Hồ Thanh Ngưu là người như thế nào rồi, đã nói ra là phải làm cho bằng được nên y thở dài một tiếng và nói: - Theo sự nhận xét của cháu thì chất âm độc trong người cháu không có cách gì xua đuổi hết được đâu, vậy tiên sinh không ra tay giết, cháu cũng sẽ chết, hình như người đời chỉ mong người khác chết mới sung sướng. Chúng tôi học võ luyện công há chẳng phải vì muốn giết người hay sao?
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 30
Ðiệp Cốc Y Tiên
Hồ Thanh Ngưu đưa mắt nhìn lên trời, nghĩ ngợi giây lát rồi u oán nói: - Hồi thiếu thời mỗ định tâm học y lý là để cứu nhân độ thế, nhưng mỗ cảm thấy càng cứu người bao nhiêu càng thấy trái với ý thiện của mình bấy nhiêu. Những người mà mộ cứu sống khi lành mạnh, lại quay trở về định giết hại mỗ. Có một thanh niên bị chém mười bẩy nhát đao, vết thương trầm trông sắp chết đến nơi, mỗ đã ba ngày ba đêm không ngủ, hao tổn biết bao tâm huyết cứu chữa cho y thoát chết. Sau đó mỗ lại kết nghĩa kim bằng với y, đối đãi thương mến nhau như hai anh em ruột. Ngờ đâu y lại ra tay giết hại em gái mỗ! Cậu có biết người đó là ai không? Người đó là một nhân vật thủ lĩnh của một danh môn chính phái đấy, và cũng là một anh hùng tiếng tăm lừng lẫy ngày nay. Vô Kỵ thấy những thớ thịt trên mặt của Hồ Thanh Ngưu rung động luôn, thần sắc của y rất đau khổ, liền tỏ vẻ thương xót và nghĩ thầm: - Không ngờ đời y lại trải qua những thảm cảnh như thế nên y mới khư khư ý định thấy chết không cứu!Ðoạn Vô Kỵ liền hỏi: - Tên vong ân bội nghĩa , lòng lang dạ sói ấy là ai? Sao tiên sinh không đi kiếm y mà trả thù? Hồ Thanh Ngưu đáp: - Khi em gái tôi hấp hối, nó đã bắt tôi thề nặng là không được đi kiếm tên đó để trả thù, nếu tên đó gặp phải nguy hiểm tôi còn phải kiệt lực giúp y nữa. Ðáng lẽ tôi không nhận lời thề như thế nhưng em tôi thấy tôi làm thinh, cứ mở mắt trân tráo. Tôi thương em gái tôi, nó ...nó ... tốt bụng quá! Anh em chúng tôi mồ côi cha mẹ từ hồi còn nhỏ, khi nó sắp chết, chỉ yêu cầu tôi như vậy, tôi không nhận lời sao đành. Y nói tới đó, nước mắt nhỏ ròng xuống hai má, Vô Kỵ thấy vậy nghĩ thầm: - Sự thật, Hồ tiên sinh không phải là người vô tình đâu! Chắc kẻ bất nghĩa kia là chồng hay người yêu của em gái y.Hồ Thanh Ngưu đột nhiên quát lớn: - Câu chuyện ngày hôm nay mà tôi thuật cho cậu nghe, từ giờ trở đi cấm cậu nhắc đến. Nếu cậu tiết lộ cho ai biết thì tôi sẽ có cách khiến cậu sống dở, chết dở. Vô Kỵ định cãi lại vài câu, nhưng thấy Hồ Thanh Ngưu xúc động tột độ liền lặng thinh một hồi rồi dịu giọng nói: - Vâng, cháu sẽ giữ gìn, không nói cho ai biết cả. Hồ Thanh Ngưu xoa đầu Vô Kỵ một hồi, thở dài một tiếng rồi nói: - Tội nghiệp! Tội nghiệp! Ðoạn y liền quay mình vào trong. Sau một ngày chuyện trò, tâm sự với Vô Kỵ, Hồ Thanh Ngưu nhận thấy âm độc trong người thằng nhỏ đã tản mác vào tam chiêu rồi, khó bề xua đuổi hết được, dù lão có giở hết tài ba y thuật ra cũng vô hiệu, nhiều lắm là giúp được thằng nhỏ sống thêm vài năm nữa thôi. Ðồng thời lão cũng thấy Vô Kỵ thông minh và khôn ngoan vô cùng biết chiều theo ý lão nên thái độ của lão đối xử với Vô Kỵ đã bắt đầu thay đổi. Từ hôm đó trở đi, hễ nhàn rỗi đôi chút là Hồ Thanh Ngưu đem hết tài nghệ y lý và châm cứu ra chỉ dậy Vô Kỵ. Vô Kỵ cũng chịu khó học tập nên lĩnh hội nhanh chóng hơn người. Hồ Thanh Ngưu rất vui, không hề giấu giếm chút gì. Khi thấy Vô Kỵ tiến bộ rất nhanh, Hồ Thanh Ngưu thở dài nói: - Với tài trí thông minh của cậu, lại được gặp một danh sư thật lòng dậy bảo, chưa đến năm hai mươi tuổi cậu đã trở nên một danh y tài ba không kém gì Hoa Ðà và Biển Thước. Nhưng ...hà, hà! Ðáng tiếc thật! Thâm ý của Hồ Thanh Ngưu là bảo Vô Kỵ dù có học giỏi y thuật đến đâu mà số mệnh ngắn ngủi như vậy, thì sự khổ học ấy cũng vô dụng thôi. Còn Vô Kỵ sở dộ chịu khó học y lý là mong sau này sẽ chữa cho Ngộ Xuân được trở lại như thường. Ngày giờ thấm thoắt thoi đưa, thoáng cái đã được hai năm. Vô Kỵ thêm hai tuổi, vừa tròn mười bốn tuổi. Trong hai năm đó Ngộ Xuân có tới thăm y hai lần, có cho Vô Kỵ hay là Trương Tam Phong đã biết bệnh của Vô Kỵ chưa khỏi hẳn nên bảo Vô Kỵ cứ yên tâm ở lại Hồ Ðiệp Cốc để cho Hồ tiên sinh chữa cho. Bao giờ lành mạnh hẳn hãy trở về núi Võ Ðang. Vô Kỵ lại hỏi về tin tức ở bên ngoài, Ngộ Xuân liền nói: - Hai năm gần đây, người Mông áp bức người Hán ngày càng tàn bạo hơn trước. Ðời sống của dân chúng rất là cơ cực nên đâu đâu cũng có giặc giã nổi lên. Có lẽ thiên hạ sắp đại loạn đến nơi. Ðồng thời, các danh môn chính phái trên giang hồ đấu tranh với các tà giáo ngày một quyết liệt hơn trước, hai bên đều có rất nhiều người chết. Mối oán thù ngày càng kết, càng khó gỡ. Mỗi lần Ngộ Xuân tới Hồ Ðiệp Cốc đều ở lại mấy ngày chơi với Vô Kỵ. Lần cuối cùng chàng tới thì thấy y thuật của Vô Kỵ đã tiến bộ rất nhiều. Vô Kỵ cẩn thận chuẩn mạch cho chàng rồi viết một toa thuốc, bảo chàng cứ theo đó mà uống thì thế nào cũng được tráng kiện như xưa. Ngộ Xuân vừa cám ơn vừa bỏ toa thuốc vào trong túi. Lần này Ngộ Xuân vào gặp Hồ Thanh Ngưu, hai người ở trong nội thất, đóng cửa lại chuyện trò thật lâu, mãi tới khuya mà vẫn chưa chịu tắt đèn đi ngủ. Vô Kỵ ngạc nhiên vô cùng nghĩ thầm: - Xưa nay Thường đại ca bất hòa với Hồ sư bá, tại sao lần này hai người lại nói chuyện với nhau lâu như thế? Có lẽ trong Ma Giáo đã xảy ra chuyện gì rất quan trông chăng? Ta không phải là người trong Ma Giáo nên không tiện hỏi lại Thường đại ca ... Sáng hôm sau, Ngộ Xuân từ biệt ra đi ngay. Vô Kỵ tiễn chàng tới cửa Hồ Ðiệp Cốc. Trước khi chia tay, Ngộ Xuân nói: - Chú em, mấy ngày nữa sẽ có một kẻ thù rất lợi hại, tới đây tìm Hồ sư bá. Ðáng lẽ ngu huynh đem chú ra bên ngoài tạm tránh vài ngày, nhưng Hồ sư bá có nói: - Tuy kẻ thù lợi hại nhưng không làm gì nổi ta đâu, không việc gì phải sợ .Tuy vậy, chú cũng nên cẩn thận tốt hơn! Lòng hiếu kỳ thúc đẩy, Vô Kỵ bèn hỏi lại: - Kẻ thù của Hồ sư bá là hạng người thế nào? - Ngu huynh cũng không rõ. Khi ngu huynh tới đây, dọc đường được hay tin đó vội đến đây báo cho sư bá rõ. Hồ sư bá là một người đao mưu túc trờ, ông ta bảo không hề gì thì việc này cũng không ngại lắm đâu. Tuy vậy huynh vẫn không yên tâm. Vô Kỵ thấy Ngộ Xuân lo lắng cho mình như vậy, trong lòng cảm động vô cùng, Hai người trò chuyện một hồi lâu nữa rồi mới chịu chia tay. Vô Kỵ trở về, thấy Thanh Ngưu vẫn bình tĩnh như thường, hình như Hồ y tiên không chuẩn bị chút nào để đối phó với kẻ địch cả. Vô Kỵ không sao bình tĩnh được, mấy lần định hỏi nhưng y vừa lên tiếng là Thanh Ngưu ngăn cản ngay. Y biết Thanh Ngưu không muốn y nhắc nhở đến chuyện ấy, nên cũng không dám hỏi tới nữa. Sáu bẩy ngày sau, không những không có kẻ địch tìm đến Hồ Ðiệp Cốc gây sự mà cả những người thôn quê ở gần đấy cũng không ai đến nhờ Hồ Thanh Ngưu chữa bệnh cả. Ðêm hôm ấy, Vô Kỵ đang đọc một cuốn y thư, bỗng cảm thấy nặng đầu, chân tay mỏi mệt, liền lên giường nằm ngủ. Sáng hôm sau, y thức dậy thấy nhức đầu vô cùng, đang định tìm kiếm thuốc giải cảm để uống nhưng ra đến ngoài khách sảnh thì thấy mặt trời đã xế bóng về phía tây, mới hay đã xế chiều. Y kinh ngạc vô cùng nghĩ thầm: - Sao giấc ngủ của ta lại dài thế? Chẳng lẽ ta bị bệnh chăng?Ðoạn y bèn tự xem mạch, thấy vẫn khỏe mạnh như thường nên càng kinh hãi nghĩ tiếp: - Hay là âm độc trong thân thể ta lại tái phát trở lại và ta đã tới ngày sắp chết chăng? Nghĩ tới đó, Vô Kỵ định đi tìm kiếm Hồ Thanh Ngưu để hỏi lại, nhưng tìm mãi vẫn không thấy lão đâu cả. Mấy ngày gần đây, Vô Kỵ chỉ lo ngay ngáy suốt ngày, bây giờ bỗng không thấy hình bóng Hồ Thanh Ngưu đâu cả nên càng lo sợ. Y đi ra ngoài vườn hoa, thấy một tên tiểu đồng đang khom lưng nhỏ cỏ, liền lên tiếng hỏi: - Tiên sinh đâu? Tiểu đồng đáp: - Hồ tiên sinh không có ở trong phòng sao? Vừa rồi cháu đem nước vào cho tiên sinh, tiên sinh còn dậy cháu đừng có vào quấy nhiễu tiên sinh nữa. Vô Kỵ ngẩn người giây lát rồi phì cười lẩm bẩm nói : - Ta thật ngu quá! Sao lại không vào trong tìm kiếm ông ta mà lại đi khắp nơi làm gì? Vô Kỵ đi tới trước cửa phòng của Hồ Thanh Ngưu, thấy hai cánh cửa đóng kín, liền nghĩ tới lời nói của tên tiểu đồng vừa rồi. Y không dám lên tiếng gọi mà chỉ khẽ dặng hắng một tiếng. Y liền nghe Hồ Thanh Ngưu ở trong phòng lên tiếng nói: - Vô Kỵ, hôm nay tôi thấy khó chịu, cổ họng thấy đau. Cậu cứ việc một mình đọc sách như thường đi! Vô Kỵ vâng lời ngay, nhưng y sợ bệnh của Hồ Thanh Ngưu có gì nặng chăng nên lại hỏi: - Tiên sinh để cháu khám cổ họng xem nhé! Hồ Thanh Ngưu trầm giọng nói: - Khỏi cần! Tôi đã soi gương rồi và thấy không sao cả. Tôi cũng đã uống một liều Ngưu Hoàn Tây Giác Tán rồi. Tối hôm đó, tiểu đồng mang cơm vào cho Hồ Thanh Ngưu. Vô Kỵ cũng theo vào thì thấy sắc mặt của Hồ Thanh Ngưu rất tiều tụy. Thấy lão đang nằm trên giường Vô Kỵ nghĩ thầm: - Chẳng lẽ đêm hôm qua, lúc ta ngủ say, kẻ địch đã tới quấy nhiễu chăng? Hồ tiên sinh đã đuổi được kẻ địch nhưng ông ta cũng bị thương chăng?Vô Kỵ chưa kịp hỏi thăm thì Hồ Thanh Ngưu đã xua tay và nói: - Cậu đi ra ngoài ngay! Cậu có biết tôi bị bệnh gì không? Bệnh đậu mùa đấy! Vô Kỵ thấy tay và mặt của Hồ Thanh Ngưu quả có đầy những chấm đỏ. Y nghĩ thầm: - Bệnh đậu mùa này nguy hiểm lắm, nếu chữa không khéo thì rất dễ bị toi mạng, bằng không cũng bị rỗ mặt . Vô Kỵ thấy Hồ Thanh Ngưu bị bệnh thật chứ không phải bị kẻ địch đả thương mới yên dạ. Hồ Thanh Ngưu lại nói tiếp: - Từ nay trở đi, cậu với tiểu đồng đừng vào phòng tôi nữa. Những bát đĩa, chén tách mà tôi dùng, đều phải rửa bằng nước sôi, mà các người cũng đừng dùng chung những thứ đó ...Cậu Vô Kỵ, chi bằng cậu ra khỏi Hồ Ðiệp Cốc tới ở nhờ nhà người ta độ nửa tháng, đề phòng sự truyền nhiễm. Vô Kỵ vội đáp: - Khỏi cần! Tiên sinh bị bệnh mà cháu lại lánh mặt thì lấy ai hầu hạ tiên sinh? Dù sao cháu cũng hiểu rõ y lý hơn hai tiểu đồng kia. Hồ Thanh Ngưu lại nói: - Tốt hơn hết cậu hãy nghe lời tôi mà tránh khỏi chổ này thì hơn! Dù Hồ Thanh Ngưu nói thế nào, Vô Kỵ cũng không chịu nghe. Thanh Ngưu lại nói tiếp: - Thôi được, nhưng cậu không được bước chân vào phòng ta đấy! Từ ngày hôm đó, ba ngày liền, sáng nào Vô Kỵ cũng đứng ngoài phòng hỏi thăm. Y nghe giọng nói của Thanh Ngưu tuy hơi khàn, nhưng tinh thần vẫn sảng khoái. Lúc ăn còn ăn nhiều hơn ngày thường nên y đoán bệnh của Thanh Ngưu chắc cũng không nguy hiểm lắm. Ngày nào Hồ Thanh Ngưu cũng ở trong phòng đọc những vị thuốc cho tiểu đồng bốc, sắc đưa vào trong phòng cho lão uống. Ðến chiều ngày thứ tư, Vô Kỵ đang đọc cuốn Hoàng Ðế Nội Kinh, bỗng nghe có tiếng ngựa từ phía xa vông tới. Y vội thu xếp sách lại nghĩ thầm: - Hồ Ðiệp Cốc này là một nơi rất kờn đáo, trong hai năm nay, ngoài Thường đại ca ra, không một người lạ mặt nào tới đây thì những người đang đi tới có lẽ là những kẻ thù của Hồ tiên sinh cũng nên! Hiện giờ Hồ tiên sinh đang lâm bệnh nằm trong phòng, biết làm sao đây?Ðoạn y liền chạy tới cửa phòng Hồ Thanh Ngưu lớn tiếng nói: - Thưa tiên sinh, có mấy người cừi ngựa đang vào trong Hồ Ðiệp Cốc này, tiên sinh dậy nên đối phó ra sao? Hồ Thanh Ngưu chưa kịp trả lời thì mấy người cừi ngựa đã tới trước cửa lều tranh. Vô Kỵ nghe một người lớn tiếng nói: - Anh em võ lâm đồng đạo chúng tôi tới đây cầu kiến Y Tiên, yêu cầu Hồ tiên sinh mở lòng từ bi chữa bệnh cho chúng tôi. Lúc này Vô Kỵ mới an tâm, vội đi ra ngoài thi thấy một chàng mặt đen, tay dắt ba con ngựa, trên yên không có người, còn hai con nữa đều có người nằm phục, quần áo dính đầy máu. Hiển nhiên là hai người đó đã bị thương rất nặng. Vô Kỵ liền tiến lên trả lời: - Thật không may cho quí vở, các vị tới vừa lúc Hồ tiên sinh đang ốm nặng, nằm trong phòng, không sao chữa trở được cho các vở. Mong quí vị hãy đi kiếm danh y khác thì hơn. Người nọ lại nói: - Chúng tôi đi mấy trăm dặm đường mới tới được chốn này, hai người bạn tôi đang bị thương nặng, sắp chết tới nơi, mong cậu vào nói giúp với y tiên, hãy cứu chữa cho chúng tôi. Vô Kỵ đáp: - Hồ tiên sinh, đang mắc bệnh đậu mùa mấy ngày nay. Bênh của ông ta trầm trông lắm. Ðó là sự thật, chứ tôi không có ý nói dối với ông đâu! Chàng nọ trù trừ giây lát, thở dài một tiếng rồi lại nói: - Ba anh em chúng tôi đây là đồng môn. Sư huynh đệ chúng tôi lần này bị thương nặng, nếu không được y tiên cứu chữa cho thì thế nào chúng tôi cũng phải chết. Mong chú em hãy vào nói giúp một lời xem Hồ tiên sinh dậy ra sao? Vô Kỵ lại hỏi: - Vậy chẳng hay quí tính đại danh của ngài là gì? Chàng nọ liền trả lời: -Tên họ của chúng tôi không đáng nói ra, xin chú em cứ thưa cùng tiên sinh rằng chúng tôi là đệ tử của Tiên Vu trưởng môn của phái Hoa Sơn. Nói tới đó, chàng ấy lảo đảo như sắp ngã, hình như y không sao chịu đựng được nữa. Bỗng y há mồm, hộc ra một đống máu tươi. Vô Kỵ tiến lên một bước, giơ tay ra điểm một lúc sau yếu huyệt ở trước và sau lưng người đó. Chàng nọ liền cảm thấy khoan khoái dễ chịu ngay. Y thấy Vô Kỵ còn nhỏ mà đã có tài như thế kinh ngạc vô cùng. Vô Kỵ đi đến trước cửa phòng lên tiếng hỏi: - Thưa tiên sinh, ngoài cửa có ba người bị thương rất nặng, tới đây định nhờ tiên sinh chữa cho, họ bảo họ là đệ tử của tên Tiên Vu trưởng môn phái Hoa Sơn. Hồ Thanh Ngưu liền nổi giận đáp: - Không chữa! Không chữa! Bảo họ đi ngay! Vô Kỵ vâng lời, quay ra cửa trả lời với người nọ: - Hồ tiên sinh chúng tôi đang đau nặng, không thể nào tiếp khách được, mong quí vị lượng thứ cho! Chàng nọ cau mày, đang định tiếp tục cầu khẩn, nhưng người bé nhỏ nằm phục trên lưng ngựa, bỗng ngẩng đầu lên, giơ tay búng một cái. Vô Kỵ thấy trước mặt có kim quang thấp thoáng và nghe "bộp" một tiếng. Một mũi ám khí nho nhỏ rơi ngay giữa mặt bàn nơi phòng khách. Người gầy gò ném ám khí đó liền nói: - Cậu cầm bông kim hoa này vào cho anh chàng "thấy chết không cứu" và bảo cho y biết là chúng tôi đã bị chủ nhân của bông kim hoa này đả thương đấy! Và vị chủ nhân của ám khí này cũng sắp đến đây kiếm y đấy! Nếu y chịu chữa cho anh em chúng tôi thì anh em chúng tôi sẽ ở lại đây giúp chống lại kẻ địch. Tuy võ công của anh em chúng tôi không ra gì nhưng thêm ba người giúp sức, cũng đỡ lo phần nào. Vô Kỵ thấy người ấy ăn nói ra vẻ tự đắc, trong lòng không thích chút nào. Nhưng y cũng đi đến cạnh bàn như ám khí lên. Bông kim hoa bằng vàng diệp, nhỏ như bông mai thật, rất tinh xảo và đẹp vô cùng. Ðoạn y đi tới trước phòng Hồ Thanh Ngưu cho lão hay. Hồ Thanh Ngưu liền nói: - Cậu đem vào cho tôi xem! Vô Kỵ khẽ đẩy cửa phòng, vén màn cửa lên, thấy trong phòng tối đen như mực, Hồ Thanh Ngưu mặt buộc một tấm vải xanh, chỉ để ló đôi mắt thôi. Y kinh hãi nghĩ thầm: - Không biết mặt của Hồ tiên sinh có những nốt đậu ra sao? Sau khi khỏi bệnh chẳng biết mặt Hồ tiên sinh có bị rỗ không?Hồ Thanh Ngưu lại nói: - Cậu hãy để bông hoa vàng ấy xuống bàn và mau lùi ra khỏi phòng. Vô Kỵ vâng lời, trở ra và kéo khép cửa lại. Hồ Thanh Ngưu gọi theo: - Ba người đó dù sống hay chết có liên quan gì đến họ Hồ này đâu! Mà họ Hồ này sống hay chết cũng không cần ba vị đó quan tâm tới! Hồ Thanh Ngưu vừa nói dứt, Vô Kỵ đã nghe "bộp" một tiếng, bông mai hoa vàng đã xuyên qua cửa, bay ra ngoài rơi xuống đất. Vô Kỵ ở với Hồ Thanh Ngưu hơn hai năm nhưng chưa hề thấy y tiên trổ tài võ nghệ bao giờ. Y không ngờ, người trông văn nhã, yếu ớt như Hồ Thanh Ngưu mà lại có võ công cao siêu như thế. Nay Hồ Thanh Ngưu đang bị bệnh mà võ công không kém chút nào. Vô Kỵ vội nhặt bông hoa mai vàng lên, đem trả lại người gầy gò. Y vừa lắc đầu vừa nói: - Quả thật y tiên chúng tôi bệnh rất nặng... Y đang nói bỗng nghe có tiếng vó ngựa nhộn nhịp, tiếng bánh xe "lốc cốc" ở đằng xa vông tới, liền bước ra ngoài nhìn xem thì thấy một chiếc xe ngựa đã tới trước cửa, ngừng lại. Một chàng thanh niên mặt vàng khè, ẵm một ông già đầu hói từ từ bước xuống xe lên tiếng hỏi: - Chẳng hay Ðiệp Cốc Y Tiên Hồ tiên sinh có nhà không? Chúng tôi là Thánh Thủ Giả Lam Giản Tiệp của phái Không Ðộng tới nhờ Hồ tiên sinh cứu chữa cho ... Chàng đó chưa nói dứt lời đã ngã lăn ra đất, ông già đầu hói nằm trong tay y cũng bị ngã té nhào theo. Cả hai con ngựa kéo chiếc xe đo cũng mỏi mệt đến sùi cả bọt mép, quở cả bốn chân xuống. Vô Kỵ nghe ba chữ phái Không Ðộng liền nghĩ đến những người đã lên núi Võ Ðang bức tử cha mẹ mình trong đó có cả vị trưởng môn của phái ấy. Ông già đầu sói đây, tuy hôm đó không có mặt trên núi Võ Ðang nhưng y đoan chắc ông ta cũng không phải là người tử tế gì. Y định cự tuyệt thì bỗng thấy trên đường núi có bốn năm người khập khiễng đi tới. Trong đám đó có người phải đỡ nhau mới bước đi được. Nhưng người nào người nấy đều bị thương. Vô Kỵ cau mày không đợi những người đó tới gần, đã lớn tiếng nói: - Hồ tiên sinh đang mắc bệnh đậu mùa, chưa biết sống chết ra sao thì làm sao mà cứu chữa cho các vị được, mong quí vị mau đi tìm danh y khác! Lúc ấy mọi người đã tới gần, Vô Kỵ thấy tất cả có năm người, người nào người nấy mặt cũng nhợt nhạt như không có máu. Tuy trên người không có thương tích gì và cũng không có vết máu như vậy đủ thấy họ bị nội thương rất kỳ dị. Người đi đầu vừa cao vừa béo, thấy Thánh Thủ Giả Lam Giản Tiệp và người gầy gò vừa ném ám khí kim hoa liền gật đầu chào. Ba người nhìn nhau gượng cười. Thì ra bọn người này đều quen biết nhau. Vô Kỵ ngạc nhiên vô cùng vội hỏi: - Quí vị đều bị chủ nhân của kim hoa đả thương phải không? Người to béo đáp: - Phải! Người đó quay đầu lại hỏi Giản Tiệp rằng: - Giản huynh đã được gặp Hồ tiên sinh chưa? Giản Tiệp lắc đầu nói: - Ông chủ họ Lương vào thì may ra Hồ tiên sinh nể mặt mới chịu tiếp, chứ chúng tôi thì bao giờ ông ấy thèm chữa cho. Vô Kỵ liền xen lời nói: - Chủ nhân của kim hoa nọ là ai thế? Tại sao người đó lại hoành hành như vậy? Người to béo nói: - Chú em làm ơn vào bẩm với Hồ tiên sinh một tiếng là chủ tiệm vàng: "Nguyên Thịnh" ở Vu Hồ, tới cầu Hồ tiên sinh chữa bệnh cho. Người vừa bị hộc máu biết Vô Kỵ không phải là một thiếu niên tầm thường liền đỡ lời ngay: - Chú em quí tính đại danh là gì và có liên quan gì đến Hồ tiên sinh thế? Vô Kỵ đáp: - Tôi cũng là bệnh nhân của Hồ tiên sinh. Ông ấy chữa tôi đã hơn hai năm mà bệnh vẫn chưa khỏi. Mà một khi Hồ tiên sinh sinh đã nói là không chữa thì không bao giờ ra tay chữa đâu, vậy quí vị còn ở đây làm gì nữa? Trong khi Vô Kỵ đang nói, trước sau lại có bốn người nữa đi tới, có người cừi ngựa có người đi xe. Vô Kỵ ngạc nhiên vô cùng nghĩ thầm: - Hồ Ðiệp Cốc ở nơi hẻo lánh như vậy, ngoài những người trong Ma Giáo ra, người trên giang hồ ít ai biết. Những người này thuộc phái Không Ðộng và phái Hoa Sơn chứ không phải là người Ma Giáo, nhưng không hiểu tại sao họ đều bị thương và cùng tới đây một lúc cầu Hồ Thanh Ngưu chữa cho?Trong lúc đêm khuya, trong căn nhà tranh chỉ nghe tiếng mở sách thuốc của Vô Kỵ và những tiếng rên rỉ của mấy người bị thương. Ðột nhiên bên ngoài bỗng có tiếng chân hai người đi rất nhẹ tới, Vô Kỵ vội ngẩng đầu lên nhìn thì thấy một con nhỏ, với giọng thánh thót lên tiếng nói: - Mẹ ơi, trong nhà này có đèn, có lẽ đã tới nơi rồi? Tiếp theo một giọng thiếu phụ hỏi: - Con có mệt không? Tiếng con nhỏ đáp: - Con không mệt. Thày lang chữa bệnh cho mẹ xong, mẹ sẽ khỏi đau ngay! Thiếu phụ kia lại lên tiếng nói: - Mẹ đỡ đau nhiều rồi ...Thật tội nghiệp cho con tôi quá! Vô Kỵ nghe nói tới đó, không còn hồ nghi gì nữa liền chạy vội ra ngoài cửa lớn tiếng gọi: - Kỷ cô nương! Có phải Kỷ cô nương đó không? Cô nương cũng bị thương sao? Dưới ánh sáng xanh mờ, Vô Kỵ thấy một thiếu phụ mặc áo xanh, tay dắt một đứa bé gái. Thiếu phụ đó chính là Nga Mi nữ hiệp Kỷ Hiểu Phù. Khi lên núi Võ Ðang, Kỷ cô nương có gặp Vô Kỵ, lúc ấy mới có mười tuổi. Từ đó đến nay đã bốn năm rồi, Vô Kỵ đã trở thành một thiếu niên. Hai người gặp nhau trong đêm tối, đều ngạc nhiên vô cùng. Giây lát sau, Vô Kỵ mới lên tiếng hỏi: - Kỷ cô nương không nhận được cháu sao? Cháu là Trương Vô Kỵ đây. Hôm ở trên núi Võ Ðang, cha mẹ cháu tự tử, cháu đã gặp cô một lần. Hiểu Phù nghe Vô Kỵ tự giới thiệu kinh ngạc vì không ngờ gặp lại Vô Kỵ nơi đây. Nàng là gái chưa chồng, mà tay lại dắt theo một đứa con. Vô Kỵ thì lại là sư điệt của Hân Lợi Hanh, hôn phu của nàng. Tuy y vẫn chưa hiểu sự đời nhưng dù sao sau này cũng khó mà giải thích nổi, nên nàng vừa xấu hổ vừa ngượng, mặt đỏ bừng. Nàng bị thương nặng, đột nhiên kinh hãi, không sao gượng nổi nên lảo đảo như sắp ngã. Con gái của nàng mới lên sáu, bẩy tuổi vội nắm lấy tay nàng. Nhưng nó nhỏ người sức yếu nên đỡ không nổi. Vô Kỵ liền giơ tay ra đỡ lấy vai nàng và nói: - Mời Kỷ cô nương vào trong nhà nghố một lát. Dưới ánh sáng đèn, y thấy vai và cánh tay trái của nàng bị thương nặng, máu tươi rỉ ra thấm cả vải băng, ướt đẫm một khoảng vai. Nàng ho luôn. Lúc này, y thuật của Vô Kỵ đã tiến nhiều, y nghe tiếng ho của Hiểu Phù là biết ngay là phổi bên trái của nàng cũng bị thương liền nói: - Kỷ cô nương đã đối chưởng với kẻ địch bằng tay phải mà sức của đối phương quá mạnh nên cô nương đã bị thương ở thái âm, phế mạch! Ðoạn y đi lấy bẩy mũi kim vàng, cách áo châm luôn vào bẩy yếu huyệt của Hiểu Phù. Nàng liền cảm thấy dễ chịu và đỡ đau đớn ngay. Nàng vừa mừng rỡ vừa phục thầm và nói: - Thật không ngờ tôi lại được gặp cậu ở đây, mà ngày nay bản lĩnh y thuật của cậu lại cao siêu như thế! Ðột nhiên con nhỏ khẽ rỉ tai Hiểu Phù hỏi: - Mẹ, anh kia cũng làm được thầy lang hả mẹ? Mẹ đã bớt đau chưa? Hiểu Phù nghe con gọi mẹ, mặt càng đỏ nhưng nàng biết giờ phút này không thể nào giấu Vô Kỵ được nữa nên nàng giới thiệu: - Anh này tên là Vô Kỵ, cha anh ấy là bạn thân của mẹ đấy. Rồi nàng quay lại nói với Vô Kỵ: - Cháu ...cháu nó tên là Bất Hối ... Nghĩ ngợi giây lát, nàng lại nói tiếp: - Cháu nó họ Dương. Vô Kỵ vừa cười vừa nói: - Tên của cô em với tên của cháu thật là xứng đôi, cháu là Trương Vô Kỵ còn cô em là Dương Bất Hối. Hiểu Phù thấy thần sắc của Vô Kỵ như thường, không có vẻ gì là trách móc mình nên mới yên tâm chút đỉnh. Nàng lại nói với con gái: - Anh Vô Kỵ tài ba lắm, mẹ đã khỏi đau rồi! Dương Bất Hối tròn xoe đôi mắt to, long lanh nhìn Vô Kỵ một hồi. Vô Kỵ thấy Bất Hối thơ ngây và lanh lợi cũng lấy làm thích, vì từ thủa bé đến giờ y không hề có một người bạn nhỏ nào cả. Chỉ có hôm ở trên đò được làm quen với Chu Chỉ Nhược nhưng hai người gặp gỡ nhau có một ngày rồi lại chia tay luôn. Y vừa khoái chờ vừa nghĩ thầm: - Nếu ta có một người em gái như thế này ta sẽ dắt nó đi chơi luôn.Hiểu Phù thấy bọn Thánh Thủ Giả Lam Giản Tiệp bị thương nằm ngổn ngang trên mặt đất, chắc họ chưa được y tiên chữa cho nên nàng cũng không muốn được ưu đãi hơn, liền nói với Vô Kỵ: - Mấy vị này đến trước tôi, sao cậu không chữa cho họ, bây giờ tôi đã đỡ nhiều rồi. Cậu chữa cho họ xong rồi hãy chữa cho tôi cũng không muộn. Vô Kỵ đáp: - Họ đến đây cầu Hồ tiên sinh chữa cho, nay Hồ tiên sinh đang lâm bệnh nặng thì làm sao chữa cho họ được? Nhưng mấy vị ấy nhất định không chịu đi, cháu đành phải để cho họ ở lại đây. Còn Kỷ cô nương tới đây không phải là cầu Hồ tiên sinh chữa cho nên cháu mới dám giúp cô nương như vậy. Có điều là cháu chỉ biết chút ít y lý thôi, nếu cô nương tin ở cháu thì cháu mới dám chữa. Tiếp theo đó y viết một toa thuốc, bảo tiểu đồng đi bốc và sắc cho nàng uống. Lần đầu tiên chữa thương, nối xương cho người Vô Kỵ không thể nào tránh khỏi sự bỡ ngỡ chậm chạp nên y phải tốn hơn hai tiếng đồng hồ mới chữa xong cho Hiểu Phù.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 31
Vợ chồng tranh hơn
Băng bó xong xuôi y lại nói với Hiểu Phù: - Cô nương yên trí nghỉ một lát, chỉ chút nữa thuốc tê hết công hiệu thì cô sẽ bị đau đớn lắm đấy. Mặc dù cương quyết không chịu cứu những người tới nhờ mình, nhưng Hồ Thanh Ngưu vẫn ngầm ưng thuận cho Vô Kỵ đem hết tài ba, sở học thu thập được trong suốt hai năm y ở Hồ Ðiệp Cốc ra chữa trở cho tất cả những bệnh nhân lục tục đến xin được điều trở. Năm sáu ngày sau, vết thương của mọi người đã bớt, riêng có nội thương của Hiểu Phù là chưa thấy thuyên giảm chút nào. Vì nàng bị kẻ thù chấn thương nội tạng xong, lại còn bắt nàng phải uống thuốc độc nữa. Vô Kỵ đã tìm ra căn bệnh của nàng rồi liền dung sinh long, cốt tô mộc, thổ cầu, ngũ linh chi, thiên kim tử và cáp phấn cho nàng uống để hóa giải những chất độc trong tạng phủ. Nhờ vậy nội thương của nàng mới thuyên giảm dần. Lúc ấy mọi người đều ở bên ngoài, dựng tạm một cái lều mà ở dưới lớp rạ. Còn Hiểu Phù ở riêng trong một căn nhà lá nhỏ cách đó hơn trượng chung với con gái. Căn nhà lá này do Vô Kỵ bảo các bệnh nhân kia giúp sức cất cho nàng. Tuy Vô Kỵ vất vả vô cùng nhưng y cũng thu được rất nhiều kinh nghiệm các cách cứu chữa vết thương kỳ dị nhờ hỏi ý kiến của Hồ Thanh Ngưu. Hôm đó, y vừa thức dậy, thấy mặt Hiểu Phù có một làn hắc khí hiện ra giữa đôi lông mày, thì kinh ngạc vô cùng. Y tưởng thương thế của nàng tái phát trở lại, vội nắm lấy tay nàng bắt mạch thử, rồi bảo nàng nhổ ít nước bọt, hòa vào bách hợp tán để khám xem. Quả nhiên y thấy độc khí trong người nàng lại mạnh hơn trước nên thắc mắc vô cùng liền vào trong nhà để hỏi Thanh Ngưu. Thanh Ngưu thở dài mấy tiếng, chỉ cách chữa cho Vô Kỵ. Nhờ đó bệnh của Hiểu Phù giảm hơn trước nhiều. Còn Giản Tiệp thì đầu lại loét hơn trước nhiều, hôi thối vô cùng. Cứ như vậy, qua được vài ngày, mười lăm người bị thương, lúc đỡ lúc nặng thêm, có người đã khỏi được bẩy tám phần, ngờ đâu chỉ qua một đêm, bệnh tình trở lại trầm trọng. Vô Kỵ hoài nghi vô cùng, bèn đi hỏi Hồ Thanh Ngưu. Nhưng Thanh Ngưu chỉ trả lời vắn tắt: - Những người đó bị thương kỳ lạ lắm, nếu vừa chữa đã khỏi ngay thì hà tất họ phải tới Hồ Ðiệp Cốc này van lơn chúng ta, cầu chữa làm gì? Tối hôm đó, Vô Kỵ nằm trên giường suy nghĩ mãi, không sao ngủ được. Y nghĩ thầm: - Vết thương lành rồi lại đau trở lại là sự thường, nhưng không có lý nào mười lăm người đều như thế cả? Huống hồ đau đi đau lại mấy lần như vậy mới thật là lạ!Trong khi y đang suy nghĩ, bỗng nghe bên ngoài cửa sổ có tiếng chân người dẫm lên lá khô. Tuy người đó đi rất nhẹ nhưng y vẫn nghe rất rõ. Lòng hiếu kỳ thúc đẩy, y bèn đứng dậy, đi tới cạnh cửa sổ, khoét một cái lỗ ngó ra bên ngoài. Vô Kỵ thấy một bóng người lẩn khuất đằng sau cây hòe, hình dáng giống hệt Hồ Thanh Ngưu. Y ngạc nhiên vô cùng nghĩ thầm:- Hồ tiên sinh đi ra ngoài làm gì? Bệnh đậu mùa của ông ta đã khỏi rồi chăng?Nhưng hành động của Hồ Thanh Ngưu có vẻ lén lút và lão đang tiến về phía căn nhà lá nhỏ của mẹ con Kỷ Hiểu Phù. Vô Kỵ nghĩ tiếp:- Hồ tiên sinh định đi hiếp Kỷ cô nương chăng? Tuy ta địch không nổi y nhưng mà mắt ta đã thấy, thế nào ta cũng phải can thiệp.Ðoạn y liền vượt cửa sổ ra ngoài, rón rén đi theo Hồ Thanh Ngưu thì thấy y tiên lén vào căn nhà lá. Căn nhà đó cất qua loa để ở tạm, nên không có tường và không có cửa. muốn ra vào lối nào cũng được. Vô Kỵ lo ngại vô cùng, vội chạy đến phía sau nhà, nằm phục xuống đất, ngó vào bên trong thì thấy mẹ con Hiểu Phù đang nằm ôm nhau ngủ say. Trong lúc ấy Hồ Thanh Ngưu móc túi lấy ra một viên thuốc bỏ vào bát thuốc để bên cạnh bàn rồi quay mình đi ra. Vô Kỵ thấy mặt Hồ Thanh Ngưu vẫn che bằng một tấm vải xanh nên y không biết bệnh đậu mùa của y tiên đã khỏi hẳn chưa. Chỉ trong thoáng cái, Vô Kỵ đã đoán ra được là Hồ tiên sinh nửa đêm lẻn ra ngoài để bỏ thuốc độc cho bệnh nhân uống. Thảo nào những đó đỡ rồi lại bị ốm lại. Sau đó Hồ Thanh Ngưu lại đi đến chổ ngủ của bọn Giản Tiệp và Công Viễn. Chờ mãi, y không thấy Hồ Thanh Ngưu ra, lại đoán chắc là một lúc đầu độc mười bốn người hẳn Hồ Thanh Ngưu phải tốn rất nhiều thời giờ Vô Kỵ bèn lẳng lặng đi tới căn lều của Hiểu Phù, cầm bát thuốc lên ngửi. Bát thuốc đó nguyên là bát tiên thang, thuốc bổ để cho Hiểu Phù sáng hôm sau thức dậy uống liền. Nhưng y ngửi thấy bát thuốc đó có một mùi lạ xông lên. Ðang nghĩ ngợi xem đó là thuốc gì thì bỗng nghe tiếng chân người đi rất nhẹ lướt qua, đoán là Hồ Thanh Ngưu đã đầu độc xong mười bốn người kia và trở về phòng ngủ. Vô Kỵ đặt bát thuốc xuống, chui ra ngoài rồi mới lên tiếng khẽ gọi: - Kỷ cô nương! Kỷ cô nương! Hiểu Phù là người học võ, đáng lẽ tai mắt phải rất tinh, tuy ngủ say đến đâu, chỉ một tiếng động rất nhỏ là nàng cũng phải thức dậy liền. Nhưng không hiểu tại sao Vô Kỵ gọi luôn mấy tiếng mà nàng vẫn không tỉnh lại. Vô Kỵ đành phải chui vào trong lều, để tay lên vai nàng khẽ lấy gọi bẩy tám cái. Hiểu Phù thức tỉnh, kinh hãi hỏi: - Ai thế? Vô Kỵ khẽ đáp: - Cháu đây mà! Mời cô nương ra ngoài này, cháu có chút chuyện muốn nói! Hiểu Phù thấy đêm khuya mà Vô Kỵ tới gọi mình và giọng nói có vẻ khẩn cấp thì biết là có việc quan trông nên nàng khẽ đặt Bất Hối xuống rồi ra ngoài lều. Vô Kỵ liền nói: - Bát thuốc của cô đã có người bỏ thuốc độc, vậy cô đem ra ngoài suối mà đổ đi. Nhưng cô nương đừng để cho ai thấy, còn nguyên nhân thì để đến ngày mai cháu sẽ thưa sau. Hiểu Phù gật đầu, Vô Kỵ sợ người khác biết vội trở về phòng ngủ và cũng vào bằng cửa sổ. Sáng hôm sau, mọi người ăn uống xong, Vô Kỵ và Bất Hối đang đuổi bướm, càng đuổi càng đi xa. Hiểu Phù biết dụng ý của Vô Kỵ liền đi theo sau. Ba người đi được hơn một dặm, đến một sườn núi, Vô Kỵ liền ngồi xuống đám cỏ. Hiểu Phù liền bảo Bất Hối: - Bất nhi, con đừng đuổi bướm nữa! Con hãy đi hái một tí hoa dại, kết thành ba cái hoa cầu để cho mỗi người chúng ta đcó một cái . Bất Hối nghe mẹ bảo, mừng rỡ vô cùng liền chạy đi. Vô Kỵ chờ cho con nhỏ đi xa rồi mới lên tiếng hỏi: - Thưa Kỷ cô nương, chẳng hay Hồ tiên sinh với Kỷ cô nương có thâm thù, đại oán gì chăng mà y định đầu độc cô như vậy? Hiểu Phù ngẩn người giây lát đáp: - Tôi với Hồ tiên sinh có quen biết nhau bap giờ đâu? Cho đến ngày hôm nay tôi cũng chưa được biết mặt ông ta ra sao cả. Như vậy tôi với ông ta làm sao có thù oán gì với nhau? Nàng ngẫm nghĩ giây lát, nói tiếp: - Cha tôi với sư phụ tôi có nói về Hồ tiên sinh, vẫn khen y thuật của ông ta như thần là một đệ nhất cao thủ đương thời. Nhưng cha tôi và sư phụ tôi cũng không quen biết ông ta bao giờ, như vậy tại sao ông ta lại đầu độc tôi? Vô Kỵ bèn đem chuyện đêm qua kể cho nàng nghe rồi kết luận: - Ðêm qua cháu ngửi thấy bát tiên thang của cô nương có mùi thiết tuyến thảo và thấu cốt khân xông lên. Hai vị thuốc đó cũng là thuốc chữa thương đó nhưng tính chất rất độc, nên khi dùng tới hai vị đó chỉ dùng rất ít thôi. Nhưng hai vị đó không thể nào uống lẫn với bát tiên thang đại bổ được. Tuy uống phải không đến nổi toi mạng nhưng có thể làm cho vết thương càng nặng và càng khó chữa. Hiểu Phù nghĩ ngợi giây lát rồi hỏi: - Theo lời cậu thì cả mười bốn người kia cũng bị tiên sinh đầu độc sao? Việc này lạ lùng thật? Dù cha tôi hay phái Nga Mi chúng tôi ngẫu nhiên có điều gì thất lễ với Hồ tiên sinh đi chăng nữa thì ông ta chỉ hại một mình tôi thôi, tại sao ông ta lại hại cả mười bốn người kia làm gì? - Thưa Kỷ cô nương, Hồ Ðiệp Cốc này là một nơi rất hẻo lánh, tại sao cô nương lại biết mà tới đây? Còn chủ nhân của bông kim hoa đã ra tay đả thương cô nương, chẳng hay là ai thế? Những việc này không liên quan gì đến cháu, đáng lẽ cháu không nên hỏi, nhưng cháu cảm thấy việc trước mắt rất kỳ dị nên mới dám tò mò như thế. Hiểu Phù mặt đỏ bừng, suy nghĩ giây lát rồi đáp: - Cậu đã cứu tôi thoát chết, tôi đâu dám giấu cậu điều gì. Tuy tuổi cậu tuy nhỏ, nhưng cậu đối với con Bất Hối của tôi rất tử tế. Tôi có tâm sự đau khổ, nên ngoài cậu ra, trên đời này tôi không bao giờ thổ lộ cho người thứ hai nào rõ đâu. Nói tới đó, hai hàng nước mắt của nàng nhỏ ròng xuống má. Nàng lấy khăn tay ra, lau sạch những giọt lệ đó rồi mới nói tiếp: - Hơn hai năm trước đây, vì gây hấn với một vị sư tỷ, tôi không dám về núi Nga Mi gặp sư phụ và cũng không dám về nhà. Vô Kỵ liền chặn lời: - Hừ con Ðộc Thủ Vô Diệm Ðinh Mẫn Quân vô liêm sĩ, cô nương đừng sợ nó! Hiểu Phù ngạc nhiên hỏi: - Ủa, sao cậu biết tên sư tỷ tôi? Vô Kỵ bèn đem chuyện đêm hôm ẩn trong rừng, cùng Ngộ Xuân thấy Kỷ cô nương cứu Bành hòa thượng nói cho Hiểu Phù nghe. Hiểu Phù chờ Vô Kỵ kể xong, khẽ thở dài một tiếng đáp: - Cổ nhân dậy không sai chút nào, muốn người không biết chuyện thì đừng có làm, tai mắt thiên hạ rất tinh, không thể nào giấu được. Vô Kỵ lai hỏi: - Thưa cô nương, Hân lục thúc của cháu tuy là người rất tốt, nhưng cô nương không thích chú ấy thì khỏi phải làm vợ chú ấy, có sao đâu? Lần sau, cháu có gặp lục thúc, cháu bảo chú ấy đừng ép cô nương nữa. Hiểu Phù nghe Vô Kỵ nói một cách ngây thơ như vậy, không sao nhịn được cười, mặc dù đang buồn rầu. Nàng nói: - Không phải thế đâu! Không phải tôi không ưa lục sư thúc của cậu và cũng không phải tôi cố ý làm chuyện không nên không phải với anh ấy đâu. Nói tới đó, nàng thấy vẻ mặt của Vô Kỵ rất ngây thơ liền nghĩ thầm: - Tâm trí thằng nhỏ này như một tờ giấy trắng, ta không nên đem những chuyện yêu đương ra kể lể cho nó nghe làm gì? Huống hồ việc của ta không liên can gì đến việc trước mắt cả.Ðoạn nàng kể tiếp: - Tôi với Ðinh sư tỷ cãi nhau xong, tôi không trở về núi Nga Mi nữa, liền đem con Bất Hối tới núi Thuấn Canh ở cách đây ba trăm dặm để ẩn náu. Hơn hai năm qua, suốt ngày tôi chỉ làm bạn với những người nông dân cầy cấy và mót củi ở đó. Ðời sống của tôi cũng được yên ổn. Không ngờ nửa tháng trước đây, tôi dẫn con Bất Hối lên thở trấn mua vải thì thấy trên tường có vẽ một cái vòng thuật quan và một thanh kiếm nhỏ. Ðó là tín hiệu của phái Nga Mi dùng để triệu tập các đồng môn. Tôi ngạc nhiên và hoảng sợ vô cùng liền suy nghĩ: - Tuy tôi với Ðinh sư tỷ bất hòa, nhưng không phải lỗi tại tôi. Ngày nay thấy ám hiệu đó, tôi chắc là có đồng môn nào đó đang ngộ nạn nên tôi không thể nào không ra tay cứu viện ...Nghĩ tới đó, tôi liền đi thẳng tới thành Phục Dương. Ðến trong thành Phục Dương, tôi lại thấy nhiều ám hiệu nữa hẹn đến tụ họp ở Lâm Hoài Cát tửu lầu. Tôi liền đánh liều, dắt con Bất Hối tới đó. Khi tới nơi, tôi đã thấy có bẩy tám người trong võ lâm đang chờ. Có cả Giản Tiệp cảu phái Không Ðộng và mấy anh em Tiết Công Viễn đã quen biết nhau từ lâu. Tôi liền đánh bạo lên tiếng hỏi xem họ đợi chờ ai? Thì ra họ cũng như tôi, thấy ám hiệu cầu cứu của đồng môn gọi nên họ mới cùng nhau tới đây. Họ chỉ biết có thế thôi. Tôi và mấy người nọ đợi mấy ngày liền, không có đồng môn của mình tới, sau đó lại có mấy người nữa lần lượt đến. Những người đó cũng là đồng môn của Thần Quyền Môn và phái Nam Thiếu Lâm. Họ cũng bảo là thấy ám hiệu cầu cứu của đồng môn nên tới đây phó ước. Ngày hôm sau, lại có mấy người nữa tới, chúng tôi bàn tán một hồi, ai nấy đều hoài nghi vô cùng, chắc là bị kẻ địch đùa cợt cũng nên? Lúc bấy giờ chúng tôi có tất cả mười lăm người thuộc chín môn phái. Nếu quả thật có kẻ địch ngấm ngầm mưu hại thì kẻ địch đó làm sao lại biết được ám hiệu của cả chín môn phái? Tôi có dắt theo con Bất Hối, nên rất sợ gặp phải việc hung hiểm, hơn nữa tôi cũng không muốn gặp các bạn đồng môn của tôi nên khi thấy không phải là là đồng môn ngộ nạn cầu cứu, tôi liền dắt con Bất Hối xuống lầu đi về nhà. Tôi đang xuống lầu bỗng nghe phía dưới lầu có tiếng kêu lốc cốc, tựa như có người cầm gậy gõ vào bậc thang, tiếp theo đó lại có tiếng ho, rồi tôi thấy một bà cụ tóc bạc phơ, lưng gù, từ từ đi lên lầu. Bà ta đi mấy bước lại ho một tiếng, trông rất tội nghiệp. Một cô bé độ mười hai mười ba tuổi đỡ bà ta đi. Tôi thấy bà cụ đau nặng như vậy liền tránh sang bên, nhường đường cho bà ta liền. Còn cô bé rất đẹp, thân thanh cốt tú, dễ mến. Bà cụ đó tay phải chống một cây gậy gỗ, ăn mặc rất mộc mạc, có vẻ là một bà cụ nghèo nàn. Nhưng tay trái bà ta lại cầm một chuỗi hạt vàng chói lọi. Tôi ngừng chân lại, nhìn chuỗi hạt đó, hạt nào cũng có hình hoa mai. Vô Kỵ nghe nói tới đó, liền xen lời hỏi: - Bà cụ ấy có phải là chủ nhân của bông mai vàng không? Hiểu Phù gật đầu mấy cái, móc túi lấy ra một bông mai vàng đưa cho Vô Kỵ xem. Bông mai đó cũng như bông của người hộc móc tươi đã đưa cho Hồ Thanh Ngưu. Vô Kỵ không ngờ chủ nhân của bông mai vàng lại là một bà cụ ốm yếu nặng như vậy chứ không như y đã tưởng tượng là một người rất hung ác nên y ngạc nhiên vô cùng. Hiểu Phù lại nói tiếp: - Bà cụ đó vừa lên tới trên lầu lại ho luôn mồm một hồi. Cô bé nói: - Bà hãy uống một viên thuốc nhé!Bà cụ gật đầu, cô bé liền lấy một cái lọ sứ, đổ ra một viên thuốc đưa cho bà cụ nuốt. Bà ta uống xong viên thuốc đó liền lẩm bẩm nói: - A di đà Phật!A di đà Phật!Hai mắt bà ta lim dim, mồm vẫn lẩm bẩm tiếp: - Chỉ có mười người lăm người thôi à? Cháu thử hỏi xem sao người của phái Côn Luân và phái Võ Ðang không thấy tới?Lúc bà cụ lên tới lầu, không ai để ý tới, tưởng là mình nghe lầm. Cô bé kia thấy mọi người làm thinh bèn hỏi: - Này, các người kia, bà tôi hỏi các người tại sao phái Côn Luân và phái Võ Ðang không có người nào tới cả?Mọi người đều ngơ ngác nhìn nhau, không một ai trả lời được câu hỏi đó. Một lát sau, Giản Tiệp mới lên tiếng: - Cô bé nói gì thế? Cô bé đó trả lời: - Bà tôi hỏi tại sao không thấy người nào của phái Võ Ðang và phái Côn Luân tới đây? -Chẳng hay cô với bà cụ là nhân vật thế nào? Bà cụ lại ho một hồi nữa rồi ra tay thật nhanh như một cái bóng, lướt sang Ðông đánh một quyền, chạy sang Tây đánh một quyền. Chỉ trong chốc lát mười bốn người kia và tôi đã bị đánh ngã hết. Bà ta ra tay một cách đột ngột, thân pháp lại nhanh, sức lực rất mạnh. Không những tôi chưa hề thấy mà cả mấy người kia cũng vậy, không một ai có thể chống đỡ được nên tất cả đều bị bà ta điểm huyệt hay bị bở thương. Tiếp theo đó, bà cụ ấy giơ tay trái lên, tung một cái, mười lăm bông mai vàng ở trong chuỗi hạt của bà ta bay ra, bắn vào cánh tay của mười lăm người chúng tôi, nhưng không làm ai bị tổn thương chút nào . Sau đó bà ta quay lại, vởn vào vai cô bé kia và nói: "A di đà Phật!" Ðoạn bà ta ngất ngưởng đi xuống lầu. Một lát sau, mọi người chỉ còn nghe tiếng gậy chống kêu lốc cốc và tiếng ho của bà ta ở đằng xa vông lại. Hiểu Phù nói tới đó, Bất Hối đã kết xong ba cái vòng hoa, vừa cười vừa chạy tới nói : - Mẹ, để con đcó vòng hoa này cho mẹ nhé! Nói xong, cô bé liền quàng vòng hoa lên cổ mẹ. Hiểu Phù vừa cười vừa nói tiếp: - Lúc ấy trên tửu lầu, mười lăm người đều nằm ngổn ngang, không sao cử động được ... Bất Hối liền xen lời nói: - Mẹ đang kể chuyện về bà cụ độc ác ấy phải không? Thôi mẹ ạ, đừng kể nữa, con sợ lắm! Hiểu Phù liền bảo: - Con ngoan, hãy đi kiếm hoa và kết thành vài vòng cho anh Vô Kỵ đi! Bất Hối nhìn Vô Kỵ hỏi: - Anh thích hoa mầu gì? Vô Kỵ đáp: - Anh thích màu hồng, nhưng cũng phải có màu trắng và vòng càng to anh càng thích. Bất Hối giang hai tay ra và hỏi: - To chừng này phải không? Vô Kỵ gật đầu , Bất Hối vui vẻ chạy đi. Hiểu Phù lại nói tiếp: - Trong lúc tôi mơ mơ màng màng liền thấy có mấy người đi tới. Những người đó đều là phổ kỵ, đầu bếp...của tửu lầu đó. Chúng khiêng chúng tôi vào trong bếp, lúc ấy con Bất Hối cứ khóc thét lên và bám sát bên cạnh tôi. Tên trưởng quầy, tay cầm một tờ giấy, mồm dặn bảo những tên phổ kỵ còn tay kia chỉ Giản Tiệp nói: "Bôi vào đầu tên này một ít thuốc cao!" Một tên phổ kỵ đứng cạnh đó cầm sẵn hộp thuốc cao liền bôi lên trên đỉnh đầu Giản Tiệp. Tên trưởng quầy lại xem tờ giấy chỉ một người khác và nói: "Chặt tay phải lắp sang tay trái, chặt tay trái lắp vào tay phải cho y!" Hai tên đầu bếp liền lấy hai con đao thật bén, thi hành theo lời tên trưởng quầy ngay. Cũng may là tôi không bị khổ hình kỳ quái gì cả. Y chỉ bắt tôi uống một bát thuốc thật ngọt. Nhưng lúc ấy tôi không còn hơi sức đâu mà chống cự lại. Mười lăm người bị bọn đó hành hạ xong, tên trưởng quầy lại nói: "Mỗi người trong các vị đã bị một vết thương không thể cứu chữa được và chỉ có thể sống sót được mười ngày hay nửa tháng mà thôi. Nhưng chủ nhân của kim hoa đã nói là bà ta thương hại các người nên chỉ cho một con đường sống. Vậy các người hãy mau mau đến Hồ Ðiệp Cốc, van lơn Hồ Thanh Ngưu, một lang y có biệt hiệu là Ðiệp Cốc Y Tiên, cứu chữa cho. Nếu y chịu ra tay thì các ngươi mới mong sống được. Nhưng y có cái tật là thấy chết không cứu nên nếu các người không van xin tới cùng thì không bao giờ y chịu chữa cho đâu. Các người cứ việc nói rõ cho Hồ Thanh Ngưu biết là chủ nhân của kim hoa không bao lâu sẽ tới kiếm y. Bảo y sớm lo hậu sự đi." Tên trưởng quầy nói xong, liền thuê xe cho chúng tôi đi tới đây. Vô Kỵ càng nghe càng ngạc nhiên vô cùng liền hỏi: - Theo như cô nương vừa nói thì tên trưởng quầy và bọn đầu bếp, phổ kỵ đều là thủ hạ của bà già độc ác ấy? Hiểu Phù đáp: - Tất nhiên chúng là thủ hạ của bà ta rồi, nhưng không hiểu tại sao bà ta lại đối xử với chúng tôi như vậy? Nếu bảo bà ta có thù với chúng tôi, thì bà ta giết chết chúng tôi dễ như trở bàn tay, tại sao bà ta lại chỉ cho chúng tôi đến đây cầu y tiên chữa cho? Hơn nữa bà ta lại nói là bà ta cũng sẽ tới đây kiếm Hồ tiên sinh trả thù? Chẳng lẽ bà ta làm cho chúng tôi bị thương kỳ lạ như vậy là vì muốn thử xem tài của Hồ tiên sinh có đúng như biệt hiệu của ông ta không? Vô Kỵ ngẫm nghĩ giây lát rồi đáp: - Cháu nghe Thường đại ca nói rằng Hồ tiên sinh có một kẻ thù và người đó sắp tới đây tìm ông ta để báo thù. Người đó tất nhiên là bà cụ này rồi, vậy lẽ ra Hồ tiên sinh phải mau mau chữa khỏi cho các người, để đồng tâm hiệp lực chống đỡ kẻ thù chung chứ? Nhưng tại sao ông ta lại bảo không chữa rồi lại ngấm ngầm dạy cháu những phương pháp cứu chữa như thế? Rồi tại sao, nửa đêm ông ta lại lén ra đầu độc các vị? Cốt để cho các sinh vị dở chết, dở sống, cứ dở dở dang dang như vậy? Bên trong thể nào cũng có sự bí ẩn gì đây? Hai người bàn tán một hồi lâu, vẫn không nghĩ ra được nguyên do. Lúc ấy Bất Hối đã làm được một cái vòng hoa lớn đem tới đeo vào cổ Vô Kỵ. Vô Kỵ liền dặn Hiểu Phù: - Từ giờ trở đi, nếu bát thuốc nào không phải do tay cháu bưng tới thì cô nương đừng uống nhé! Ðêm khuya , lúc ngủ cô nên để khí giới bên cạnh, phòng khi đối phó với những kẻ đến hãm hại. Bây giờ cô không nên bỏ đi vội, hãy chờ cháu bốc thêm vài thang thuốc cho cô uống, chữa nội thương lành hẳn rồi hãy đem em Bất Hối lén trốn đi cũng chưa muộn. Hiểu Phù gật đầu rồi dặn lại Vô Kỵ: - Người họ Hồ này độc ác, cậu ở với y cũng nguy hiểm lắm, chi bằng cậu cùng bỏ đi với chúng tôi, có phải hơn không? Vô Kỵ trầm ngâm không trả lời... Ðêm hôm đó, Vô Kỵ không ngủ, chờ đến canh ba quả nhiên lại thấy Hồ Thanh Ngưu từ trong phòng lén ra và xuống dưới căn nhà tranh của Hiểu Phù đầu độc như đêm trước . Ba ngày liền, Hiểu Phù vì không uống thuốc độc của Hồ Thanh Ngưu nên vết thương lành rất nhanh. Còn bọn Giản Tiệp, Công Viễn và mấy người kia thì lúc khỏi lúc đau lại nên đã có người nổi giận mà thốt ra những lời oán trách. Họ đổ lỗi tại y thuật của Vô Kỵ quá kém. Vô Kỵ không thèm để ý tới những lời oán trách đó trong bụng nghĩ thầm:- Qua được đêm nay ta có thể cùng mẹ con Kỷ cô nương lén trốn đi xa được rồi. Bệnh của ta không khỏi được thì ta cũng không trở về núi Võ Ðang nữa, để khỏi làm đau lòng Thái sư phụ và các sư bá sư thúc. Ta sẽ kiếm một nơi rất lẩn khuất, ẩn náu để từ từ đợi chết.Nghĩ tới đó, Vô Kỵ rầu rĩ vô cùng, liền đi tới trước cửa phòng y tiên hỏi thăm vài câu. Y lại nghĩ tới ác bà kim hoa sớm muộn cũng sẽ tới đây tầm thù. Không biết y tiên sẽ đối phó ra sao, nên y lên tiếng hỏi: - Hồ tiên sinh ở Hồ Ðiệp Cốc này bấy nhiêu lâu, chẳng lẽ không thấy buồn phiền hay sao? Sao tiên sinh không đi nơi khác du ngoạn một phen cho đỡ buồn? Hồ Thanh Ngưu ngạc nhiên vô cùng liền đáp: - Tôi đang mắc bệnh đi sao được? Vô Kỵ lại nói: - Tiên sinh cứ mướn một chiếc xe lừa, lấy vải bịt hết cửa xe lại, không cho gió lọt vào thì không còn lo sợ gì nữa! Hồ Thanh Ngưu thở dài một tiếng rồi đáp: - Cậu có lòng tốt đối với tôi như vậy, nhưng thiên hạ rộng lớn, đi tới đâu cũng thế cậu ạ. Mấy ngày hôm nay ngực cậu có thấy đau không? Hơi độc ở đan điền có xông lên không làm nguy không? Vô Kỵ trả lời: - Hàn độc đó càng ngày càng mạnh hơn trước nhiều, dù sao cũng không có thuốc gì chữa rồi nên cháu cũng mặc cho nó hoành hành. Hồ Thanh Ngưu ngẫm nghĩ giây lát rồi lại nói: - Bây giờ tôi đọc cho cậu một cái toa, cậu cho tiểu đồng đi bốc và sắc ngay. Toa đó là Ðương Quy, Viễn Chí, Sinh Ðịa, Ðộc Hoạt, Phòng Phong, canh hai khi uống thì cần Xuyên Sơn Giác làm dẫn, nghe chưa! Và phải uống một cách thật mau chóng đấy nhé! Vô Kỵ ngạc nhiên vô cùng vì biết rằng năm vị thuốc đó không những không phải là thuốc chữa bệnh cho mình mà còn có một hai vị xung khắc với căn bệnh của mình nữa. Ðồng thời dùng Xuyên Sơn Giác làm dẫn thì càng vô lý nên y hỏi lại: - Thưa tiên sinh, mỗi vị thuốc đó cân lạng bao nhiêu? Hồ Thanh Ngưu nổi giận đáp: - Ta đã nói rồi, có mau bước đi không? Vô Kỵ thấy Hồ Thanh Ngưu nổi giận, càng ngạc nhiên vì từ khi tới Hồ Ðiệp Cốc đến giờ, hàng ngày y với Hồ Thanh Ngưu đàm luận y lý, dược tính thì Hồ Thanh Ngưu coi y nửa như đồ đệ, nửa như bằng hữu. Lúc nào Hồ Thanh Ngưu đối với y cũng tử tế, không bao giờ quát mắng và hò hét. Vô Kỵ tức giận vô cùng, trở về phòng ngủ, nghĩ thầm: - Ta có lòng tốt khuyên y đi xa để lánh nạn, không ngờ lại bị y mắng và còn khai bừa một toa thuốc lừa cho ta uống. Khi nào ta lại mắc mưu y?Nghĩ tới đó, Vô Kỵ nằm trên giường trằn trọc mãi, không sao ngủ được. Sau y sực nghĩ lại: - Ðương quy, Viễn Chí ... có tên thuốc mà không có cân lượng! Cổ kim không có toa thuốc nào giống như thế cả. Hay là y muốn ngầm bảo ta ...Ðương Quy nghĩa là nên đi về chăng? Viễn Chí là bảo ta nên để chí vào phương xa, tức là cao chạy xa bay. Còn Sinh Ðịa và Ðộc Hoạt lại càng rõ ràng hơn nữa, nghĩa là y tiên bảo ta chỉ có cách đó mới có thể sống sót. Còn Phòng Phong có nghĩa là gì? Phải rồi, y bảo ta đề phòng, đừng tiết lộ ra phong thanh. Ông ta lại nói, canh hai dùng Xuyên Sơn Giác làm dẫn, mau uống ...tức là y bảo ta xuyên qua núi mà chạy nhanh đừng có đi theo con đường cái quan, và canh hai này phải đi ngay!Nghĩ đoạn, Vô Kỵ hiểu rõ hảo ý của Hồ Thanh Ngưu vội ngồi dậy mặc quần áo định đi ngay, nhưng y sực nghĩ lại: - Chắc Hồ tiên sinh biết thế nào đại họa cũng sẽ tới, nên mới bảo ta cao bay xa chạy. Nhưng lúc này kẻ địch chưa tới tại sao ông ta không nói rõ cho ta biết mà lại phải nói úp úp mở mở như vậy? Nếu ta ngu xuẩn mà không đoán ra được có phải là lỡ mất đại sự không? Lúc này đã qua canh hai, ta cần phải hành động mau mới được.Vô Kỵ tuy nhỏ tuổi nhưng lòng hiệp nghĩa rất cao nên y lại nghĩ tiếp: - Chắc thế nào Hồ tiên sinh cũng có ẩn tình chi đây nên không nói được, vì thế bấy lâu ông ta vẫn chưa chịu đào tẩu, hoặc ông ta ngấm ngầm xếp đặt một kế hoạch rất khéo để đề phòng kẻ địch rồi chăng? Còn ta, ta đâu bỏ được mẹ con Kỷ cô nương mà đi một mình?Y liền lẻn ra ngoài phòng, đi tới lều tranh của Hiểu Phù, khẽ vỗ vai nàng một cái và kề tai nói nhỏ: - Kỷ cô nương, mau thức dậy! Hiểu Phù vội ngồi dậy hỏi: - Có phải cậu Vô Kỵ đấy không? Vô Kỵ chưa kịp trả lời thì đã cảm thấy sau lưng có tiếng gió, định quay lại chống đỡ nhưng y đã thấy trên vai và lưng tê tái. Thì ra y đã bị kẻ địch điểm huyệt, ngã xuống đất. Kẻ địch ra tay rất nhanh, điểm huyệt xong lại gạt thế chưởng của Hiểu Phù sang một bên và thuận tay điểm nốt yếu huyệt của nàng. Ðêm hôm đó, trăng khuyết, ánh trăng không sáng lắm nhưng Vô Kỵ cũng thấy rõ là kẻ địch chính là Hồ Thanh Ngưu nên y hoài nghi vô cùng. Y lại thấy Hồ Thanh Ngưu dùng hai tay bóp miệng Hiểu Phù, buộc nàng phải há ra, rồi móc túi lấy một viên thuốc nhét vào. Hiểu Phù ngửi mùi thuốc đó đã thấy nhức óc, biết ngay đó là thuốc rất độc. Nhưng chân tay nàng không cử động được, nàng không sao chống cự nổi nên đưa mắt nhìn đứa con gái nằm cạnh, lòng rầu rĩ nghĩ thầm: "Bất Hối con ơi, số kiếp của mẹ con hẩm hiu thật, số kiếp con lại càng khổ hơn. Từ nay, mẹ không sao trông nom con được nữa.Người nọ đang nhét viên thuốc vào mồm nàng, chợt thấy Vô Kỵ đột nhiên nhảy lên. Người nọ kinh hãi quay đầu lại nhìn, rồi nghe "bịch" một tiếng lưng người đó đã bị Vô Kỵ đánh trúng một chưởng thật mạnh. Thì ra Vô Kỵ nhờ được học cách giải huyệt của Tạ Tốn, nên sau khi bị điểm huyệt y liền vận nội công tự giải được ngay. Rồi y dùng Thần Long Bái Vĩ nhằm yếu huyệt ở sau lưng đối phương đánh tới. Tuy võ công của kẻ địch giỏi gấp bội Vô Kỵ nhưng y không ngờ Vô Kỵ bị điểm huyệt rồi mà lại tự giải huyệt được, hơn nữa chưởng pháp của Vô Kỵ rất thần kỳ, ảo điệu. Ðồng thời y đang mải ép Hiểu Phù uống thuốc nên không sao chống đỡ được thế công của Vô Kỵ. Bị đánh trúng vào yếu huyệt, y uể oải ngã ngay ra đất tức thì. Y vừa ngã, cái khăn buộc mặt cũng bị tung ra. Vô Kỵ thấy rõ mặt y bỗng kinh hãi kêu thất thanh một tiếng. Thì ra người đó không phải là Hồ Thanh Ngưu mà lại là một thiếu phụ rất đẹp, Vô Kỵ liền lớn tiếng hỏi: - Bà ...bà là ai? Người đàn bà đó bị đánh trúng một chưởng vào đúng yếu huyệt sau lưng, đau đến mặt tái mét, không nói nên lời. Vô Kỵ liền giải huyệt cho Hiểu Phù và nói: - Cô nương hãy lấy kiếm dí vào ngực người đàn bà này, đừng để bà ta cử động, cháu vào thăm Hồ tiên sinh xem ra sao? Vô Kỵ lo âu vô cùng, sợ Hồ Thanh Ngưu đã bị người đàn bà này giết hại vì y tưởng người đàn bà đó là đồng đảng của ác bà kim hoa. Vô Kỵ chạy thẳng một mạch đến trước cửa phòng Hồ Thanh Ngưu, đập mạnh một cái và lớn tiếng gọi: - Tiên sinh! Tiên sinh có việc gì không? Y không nghe Hồ Thanh Ngưu trả lời, sợ hãi vô cùng, vội lấy đá lửa ở trên bàn thắp sáng ngọn nến tại đó rồi mở chăn ra xem, cũng không thấy Hồ Thanh Ngưu đâu cả. Trong lúc Vô Kỵ chạy vào trong phòng, trong lòng đoán chắc Hồ Thanh Ngưu đã bị người đàn bà kia giết hại, xác bỏ nằm trên mặt đất. Nhưng bây giờ, vào tới phòng y tiên, không thấy ông ta đâu cả y yên tâm hơn trước nghĩ thầm: - Hồ tiên sinh đã bị kẻ địch bắt cóc đi rồi chăng? Có lẽ lúc này ông ta chưa bị giết đâu! Ðoạn y định cầm nến chạy ra bên ngoài xem bỗng nghe dưới gầm giường có tiếng thở rất nhẹ, liền cầm nến rọi xem thì thấy Hồ Thanh Ngưu , chân tay bị trói chặt, đang nằm dẫy giụa trên mặt đất. Y cả mừng vội nói: - Tiên sinh! Cháu đến cứu tiên sinh đây! Kế đó y liền kéo Hồ Thanh Ngưu ra, thấy mồm của Hồ Thanh Ngưu bị nhét một quả hạnh đào rất lớn nên y tiên không nói được. Vô Kỵ lấy quả hạnh đào đó ra rồi mới cởi trói cho Hồ Thanh Ngưu. Tay chân của Hồ Thanh Ngưu bị trói bằng những sợi gân bò và dây tơ chằng chịt, không sao cởi được. Vô Kỵ đành phải lấy dao nhỏ cắt hết những sợi dây đó mới cởi trói được cho Hồ Thanh Ngưu. Hồ Thanh Ngưu vội hỏi: - Người đàn bà kia đâu? Vô Kỵ đáp: - Nàng ta đã bị cháu điểm huyệt, chắc không thể nào đào tẩu được đâu! Hồ Thanh Ngưu vội nói: - Cậu dẫn nàng vào đây cho tôi. Mau lên! Nếu chậm thì không kịp đâu! Vô Kỵ ngạc nhiên hỏi: - Tại sao vậy? Hồ Thanh Ngưu đáp: - Mau dẫn nàng lại đây. Bằng không, cậu hãy lấy ba viên Ngưu Hoàn Huyết Kiệt đơn đưa cho nàng uống. Thuốc để ở ngăn kéo thứ tư ấy, may lên! Y tiên luôn mồm thúc giục, còn thần sắc thì có vẻ hoảng sợ . Vô Kỵ biết Ngưu Hoàn Huyết Kiệt đơn là một thứ thuốc giải độc rất linh nghiệm, chỉ một viên là đủ để chữa được bệnh ngộ độc rất nặng. Y không dám hỏi thêm, liền đi lấy thuốc và chạy thẳng đến lều tranh đưa cho thiếu phụ đó và quát lớn: - Mau uống đi! Thiếu phụ nọ mắng lại: - Bước ra! Ai khiến tiểu tặc có lòng tốt như vậy? Vô Kỵ liền đáp: - Ðây là Hồ tiên sinh bảo tôi đem đến cho bà uống đấy. Thiếu phụ lại quát lớn: - Bước ra! Bước ra! Vô Kỵ không hiểu dụng ý của Hồ Thanh Ngưu ra sao nhưng y cũng đoán trong khi nữ tặc này trói Hồ Thanh Ngưu đã trúng phải ám khí độc của y tiên. Nhưng chắc Hồ Thanh Ngưu không muốn nữ tặc này chết nên y liền điểm huyệt luôn vào hai yếu huyệt ở trên vai của thiếu phụ nọ để cho đối thủ không sao kháng cự được rồi y nhét luôn ba viên thuốc vào mồm. Những tiếng động của Vô Kỵ đã làm cho Bất Hối thức dậy, trợn tròn mắt, ngơ ngác nhìn. Vô Kỵ liền nói với Hiểu Phù: - Cô nương, chúng ta đem nữ tặc này lên trên nhà để Hồ tiên sinh xét xử. Thế rồi y cùng Hiểu Phù mỗi người xách một tay thiếu phụ, đem vào trong buồng ngủ của Hồ Thanh Ngưu. Hồ Thanh Ngưu vẫn nằm ngửa trên mặt đất, vừa thấy mặt thiếu phụ đã vội hỏi: - Ðã uống thuốc chưa? Vô Kỵ đáp: - Bà ta uống rồi. Hồ Thanh Ngưu có vẻ yên tâm nói tiếp: - Ðược lắm! Ðược lắm! Vô Kỵ liền đỡ Hồ Thanh Ngưu dậy, Thanh Ngưu đi tới trước mặt thiếu phụ, vạch mi mắt nàng lên xem, sau lại nắm tay thăm mạch, bỗng kinh hãi hỏi: - Em ...Tại sao em lại bị ngoại thương như thế này? Ai đã đả thương em? Giông nói của y tiên có vẻ kinh hoảng và thương xót lắm. Thiếu phụ nọ bĩu môi đáp: - Hỏi đồ đệ quí của anh sẽ biết! Hồ Thanh Ngưu quay lại hỏi Vô Kỵ: - Có phải cậu đả thương nàng không? Vô Kỵ đáp: - Vâng, bà ta đang định ... Vô Kỵ vừa nói tới đó, Hồ Thanh Ngưu đã giơ tay lên tát luôn hai cái. Vô Kỵ không để ý nên không sao tránh được. Bị hai cái tát đó, Vô Kỵ thấy nổ đom đóm mắt, tối tăm mặt mũi muốn chết giấc. Hiểu Phù thấy vậy vội rút trường kiếm ra quát hỏi: - Ngươi làm gì thế ? Hồ Thanh Ngưu không coi lưỡi kiếm của Hiểu Phù ra gì, vẫn ung dung quay lại hỏi thiếu phụ: - Em có thấy đau ngực không, Ðừng ngại thế nào anh cũng chữa cho em khỏi! Thái độ của Hồ Thanh Ngưu đối với thiếu phụ nọ rất ân cần, chứ không lì lì như mọi ngày. Trái lại, mặt thiếu phụ kia lạnh lùng khôn tả. Vô Kỵ rờ tay lên mặt, thấy hai má sưng húp, y càng mơ hồ không hiểu gì cả. Hồ Thanh Ngưu giải huyệt cho thiếu phụ kia, rồi lấy mấy viên thuốc giải độc cho nàng uống. Sau đó, y tiên lại ẵm nàng đặt lên giường, lấy chăn đắp phủ lên người. Hồ Thanh Ngưu nhìn thiếu phụ nọ một hồi khẽ nói: - Lần này em đã uống thuốc độc, lại thêm bị đả thương, nếu anh chữa khỏi thì từ nay trở di chúng ta đừng đua với nhau nữa nhé! Thiếu phụ kia vừa cười vừa nói: - Chút ít thương tích nhẹ đó nghĩa lý gì nhưng còn thuốc độc gì, anh làm sao mà chữa cho em khỏi thì em phục anh lắm. Nhưng em chỉ e bản lĩnh của Y Tiên không làm sao bằng được Ðộc Tiên mà thôi! Nói xong, nàng tủm tỉm cười, trông rất nhu mì và lẳng lơ. Vô Kỵ thấy vậy, biết tình cảm giữa hai người rất mật thiết. Y lại nghe Hồ Thanh Ngưu nói tiếp: - Mười năm trước anh đã nói là Y Tiên không sao bằng được Ðộc Tiên nhưng em cứ không tin. Ðấu với nhau như vậy làm gì? Lần này anh chỉ mong Y Tiên thắng Ðộc Tiên, bằng không anh cũng không muốn sống một mình làm chi nữa? Thiếu phụ khẽ cười đáp: - Nếu em đi đầu độc người khác thì anh để mặc em và giả bộ thua em phải không? Hà, hà, lần này em tự đầu độc thì anh phải giở hết tài ba mới được! Hồ Thanh Ngưu khẽ vuốt tóc nàng, thở dài một cái và nói: - Anh lo ngại lắm, em đừng nói nhiều nữa, mau nhắm mắt lại. Nếu em ngấm ngầm vận nội công để cho khó chữa thì anh đến phải bó tay chịu thua, như vậy không được công bằng chút nào. Thiếu phụ mỉm cười đáp: - Không khi nào em lại làm thế đâu, anh yên chờ! Nói xong, nàng nhắm nghiền hai mắt, mồm vẫn tủm tĩm cười. Hiểu Phù và Vô Kỵ thấy hai người đối đáp với nhau như vậy đều ngẩn người, không hiểu gì cả. Hồ Thanh Ngưu quay lại, vái Vô Kỵ một cách rất lễ phép rồi nói: - Vừa rồi tôi nóng nảy, đã lỡ tay đánh cậu, mong cậu lượng thứ cho! Vô Kỵ hậm hực đáp: - Cháu thật không hiểu tiên sinh làm cái trò quỷ gì thế? Hồ Thanh Ngưu giơ tay lên tát luôn vào má mình hai cái nói tiếp: - Cậu đã có ơn lớn cứu tôi thoát chết nhưng vì tôi quá lo ngại cho nhà tôi mà lỡ tay xúc phạm tới cậu. Vô Kỵ quá ngạc nhiên hỏi: - Bà ...bà đây là quý phu nhân? Hồ Thanh Ngưu gật đầu đáp: - Chính nhà tôi đấy! Xưa nay Hồ Thanh Ngưu rất nghiêm trang nên Vô Kỵ rất kính nể. Lúc này Vô Kỵ thấy Hồ Thanh Ngưu tự tát má mình như vậy, đủ thấy y tiên đã thành tâm xin lỗi rồi, lại thấy thiếu phụ kia là vợ của Hồ Thanh Ngưu nên lửa giận của y đã tắt hết. Hồ Thanh Ngưu lấy hai cái ghế ra mời Hiểu Phù và Vô Kỵ ngồi và tiếp: - Câu chuyện ngày hôm nay, chắc hai vị lấy làm lạ lắm. Bây giờ chúng tôi cũng không giấu giếm làm gì nữa. Nhà tôi họ Vương, tên Nạn Cô, là sư muội của tôi khi hai chúng tôi còn còn đang học võ. Ngoài luyện tập võ công, tôi còn chuyên theo y lý còn nàng thì chuyên học độc dược. Nàng nói, người ta học võ là để giết người và môn độc dược cũng là để giết người, quý hồ tinh thông độc thuật thì võ công cao siêu gấp bội. Nhưng y đạo là thuật để chữa bệnh cứu người trái hẳn với võ thuật. Tôi thấy lời nói của nàng cũng phải nhưng tôi đã trót học y đạo rồi nên đành phải theo học tới cùng. Hai chúng tôi mỗi người học một môn nhưng chúng tôi lại rất yêu nhau. Sư phụ tôi liền đứng chủ hôn cho phép chúng tôi cưới nhau. Trên giang hồ người ta gọi tôi là Y Tiên còn vợ tôi là Ðộc Tiên. Thuật xử dụng độc của nàng thần diệu vô cùng, không những không ai sánh kịp mà có lẽ nàng còn giỏi hơn cả sư phụ tôi là khác. Ðã mấy lần nàng đầu độc kẻ thù bằng thuốc độc chết người, kẻ bị trúng độc kiếm tôi cứu chữa cho. Tôi chẳng biết nếp tẻ gì cả, liền chữa cho người đó khỏi. Lúc ấy tôi bất đắc dộ lắm nhưng tôi có biết đâu lại làm phật ý vợ tôi. Ðộc Tiên đầu độc người mà Y Tiên lại chữa khỏi, nàng cho như vậy là tôi tự cho tôi giỏi hơn nàng. Hiểu Phù nghe Hồ Thanh Ngưu giải thích, lắc đầu vì trong lòng cho rằng Hồ Thanh Ngưu vô lý và làm bậy. Hồ Thanh Ngưu lại nói tiếp: - Xưa nay nàng đối với tôi rất nhu mì ôn thuận, tình thâm nghĩa nặng. Sau cùng tôi biết làm như vậy là không đẹp với nàng nên tôi đã thề nặng rằng những người đã bị nàng đầu độc thì tôi quyết không ra tay cứu. Cũng chính vì thế tôi mới nổi tiếng là "thấy chết không cứu". Nhà tôi thấy tôi đã hối cải nên đã tha thứ cho những việc đã qua. Ngờ đâu, tôi hối cải được vài năm lại xẩy ra câu chuyện em gái tôi bị Tiên Vu Thông, người của phái Hoa Sơn dụ dỗ, và cuối cùng chết về tay y. Nhưng cho tới lúc thở hơi cuối cùng em tôi vẫn còn yêu y, bắt tôi phải thề nặng, nhận lời lo lắng cho tên giặc ấy. Tôi thấy em gái tôi chết mà không chịu nhắm mắt nên đành phải nhận lời. Bất ngờ nhà tôi lại cho Vu Thông uống một thứ độc rất lợi hại nên những bắp thịt của y cứ bị thối dần và y chỉ sống được ba năm là cùng. Vu Thông biết tôi đã nhận lời của em tôi nên y liền tới cầu cứu khiến tôi khó sử vô cùng. Hiểu Phù liền xen lời nói: - Vu Thông hiện giờ là trưởng môn của phái Hoa Sơn, võ công rất lợi hại , cũng có đôi chút tên tuổi trên giang hồ. Có người bảo y là một tay nghĩa hiệp nữa. Ngờ đâu, y lại là một kẻ tiểu nhân ty tiện đã làm hại em gái của tiên sinh. Tiên sinh còn cứu y làm gì? Huống hồ em gái của tiên sinh đã chết rồi thì làm sao còn biết được chuyện đó nữa. Vô Kỵ cũng xen vào: - Không, không. Người tuy đã chết xuống âm phủ, nhưng vẫn còn biết chuyện trên thế gian chứ không phải không biết tí gì như Kỷ cô nương nói đâu! Hồ Thanh Ngưu thở dài nói tiếp: - Tuy chúng ta không biết rõ chuyện dưới âm thực hư ra sao, nhưng tôi nghĩ, nếu tôi làm trái ý nhà tôi thì sau này tôi còn có thể cứu vãn chứ tôi làm trái ý em tôi thì .. tủi cho vong hơn của nó dưới suối vàng. Vì vậy, tôi mới phải giở hết tài ba ra để cứu tên gian tặc Vu Thông kia. Không ngờ lần ấy nhà tôi không cãi vã với tôi nửa lời chỉ nói: "Ðược lắm! Y đạo của Ðiệp Cốc Y Tiên quả thật thần thông quảng đại. Nhưng tôi, Ðộc tiên Vương Nạn Cô đây vẫn không chịu phục. Chúng ta lại thi tài một lần nữa xem ai cao tay hơn ai?" Tôi đã hết sức xin lỗi nhưng nhà tôi nhất định không nghe. Thế là từ đó, nhà tôi cứ cố công nghiên cứu các loại thuốc độc để đầu độc các nhân vật giang hồ rồi bảo họ phải tìm tới đây nhờ tôi cứu chữa cho. Nói tới đó, y tiên có vẻ ăn năn hối hận khôn tả. Hiểu Phù đưa mắt nhìn Vương Nạn Cô đang nằm ở trên giường và nghĩ thầm: - Bà này hành động quái gở như vậy, thật xứng đáng với biệt hiệu Ðộc Tiên. Nhưng nàng không đầu độc ai là đã phúc đức cho người đó rồi, chứ có ai dám đầu độc nàng mà nàng lại bị thảm độc như vậy. Còn Hồ tiên sinh sợ vợ đến nước đó kể cũng tức cười.Hồ Thanh Ngưu nói tiếp: - Bảy năm trước, có một đôi vợ chồng già đi bắn trúng khí độc, tới đây cầu tôi cứu chữa. Hai vợ chồng ấy là chủ nhân của Linh Xà đảo ngoài Ðông Hải, võ công rất cao siêu và lạnh lùng khác hẳn các môn phái ở Trung Nguyên này. Cả hai đều là những nhân vật thuộc vai vế là Kim Hoa lão bá, chồng là Ngân Diệp tiên sinh, đã lừng danh khắp thiên hạ từ mấy chục năm về trước. Người trên giang hồ đều sợ hãi. Tôi không dám cự tuyệt một cách trắng trợn. Nhưng tôi đâu dám chữa vì ngại làm cho nhà tôi tức giận thêm nữa nên tôi liền thăm mạch cho ông bà ta xong liền nói: "Ðảo chủ Ngân Diệp tiên sinh bị độc thương quá nặng, không có thuốc gì cứu chữa nổi. Còn phu nhân Kim Hoa bà bà trúng độc không nặng lắm, có thể dùng nội công của bản mình mà đẩy chất độc ra ngoài là khỏi ngay!" Sau đó tôi hỏi họ xem ai đã hạ độc thủ, hãm chất độc lợi hại đến thế thì Kim Hoa lão bá cho tôi rõ đó là một nhân vật rất lợi hại của phái Bạch Ðà bên Tây Vực chứ không liên quan gì tới nhà tôi cả. Nhưng tôi đã thề là chỉ chữa cho đệ tử của Minh Giáo thôi nên tôi không phá lệ mà chữa cho hai ông bà ấy. Lão phu nhân ấy hứa tặng tôi một món quà rất hậu nhưng tôi nghĩ tới tình vợ chồng của chúng tôi nên từ chối. Người chồng không ép tôi chữa chỉ lắc đầu chán nản rồi rầu rĩ bỏ đi ngay. Tôi biết là không chữa cho họ thì sau này thế nào cũng mang họa vào thân nhưng tôi coi tình nghĩa vợ chồng nặng hơn nên không ngại gì cả. Hiểu Phù và Vô Kỵ thấy Hồ Thanh Ngưu ương ngạnh quá chừng cũng nực cười. Hồ Thanh Ngưu lại nói tiếp: - Gần đây Ngộ Xuân tới Hồ Ðiệp Cốc thăm Vô Kỵ, dọc đường có gặp một bà lão, bà ta nhờ y truyền lời cho tôi hay là tôi nói không sai chút nào. Ngân Diệp tiên sinh đã chết. Ngộ Xuân đi khỏi vài ngày thì nhà tôi bỗng trở về. Nàng thấy có người lạ thì dùng thuốc mê làm cho Vô Kỵ bất tỉnh ... Nghe tới đó, Vô Kỵ mới sực nhớ: - Thảo nào đêm hôm ấy ta ngủ say đến thế, mãi tới sáng ngày hôm sau mới tỉnh. Hôm ấy ta cứ ngỡ ta bị bệnh tái phái mà không biết tí nào!Hồ Thanh Ngưu lại nói tiếp: - Tôi thấy nhà tôi trở về một cách đột ngột mừng rỡ vô cùng. Nàng liền cho tôi hay tin Kim Hoa bà bà đã quay trở lại Trung Nguyên. Vì vậy dù vẫn còn tức giận tôi mà nàng cũng phải về nhà cho tôi hay tin đó. Nàng bắt tôi phải giả bộ bị bệnh đậu mùa, không tiếp kiến ai cả để chúng tôi được ở yên trong phòng mà nghĩ cách đối phó lại bà ta. Chúng tôi biết võ công của bà ta cao siêu vô cùng, chúng tôi làm cách nào cũng không thể trốn thoát được, nhưng Kim Hoa bà bà có một tính nết rất lạ lung là bà ta muốn giết ai cũng vậy chỉ đánh có ba thế võ thôi. Nếu người đó chống đỡ nổi ba thế ấy, bà ta sẽ tha liền. Mấy ngày sau bọn Công Viễn, Giản Tiệp và Kỷ cô nương lần lượt tới đây. Tôi nghe nói về những vết thương của bọn họ thì biết ngay là Kim Hoa bà bà có ý thử thách, coi tôi có giữ lời hứa năm xưa, không chữa cho người ngoài mà chỉ chữa cho đệ tử của Minh Giáo không. Bà ta hạ độc thủ kỳ lạ khiến mỗi người bị một vết thương rất quái dị. Vì bà ta biết rằng tôi rất thích chữa những bệnh kỳ lạ, hễ thấy những bệnh quái dở đó là thế nào tôi cũng ra tay chữa thử. Nhưng tôi đã biết đó là ý định của bà ta, nếu tôi ra tay chữa cho một người là tôi sẽ bị bà ta trả thù một cách thảm khốc. Vì vậy tuy tôi muốn chữa lắm mà vẫn phải bó tay. Sau Vô Kỵ hỏi tôi cách chữa ra sao tôi mới gián tiếp bảo cậu ấy nhưng tôi đã phải thanh minh trước rằng Vô Kỵ là đệ tử của phái Võ Ðang, không liên quan gì đến tôi cả. Vương Nạn Cô thấy Vô Kỵ theo cách của tôi mà chữa khỏi cho nhiều người như vậy nàng có vẻ không vui nên đêm đêm lẻn ra ngoài bỏ thuốc độc cho mọi người uống. Ðó là nàng vẫn tiếp tục tranh được thua với tôi. Hồ Thanh Ngưu ngưng lại giây lát rồi nói tiếp: - Mấy ngày gần đây nàng thấy Kỷ cô nương lành mạnh một cách nhanh chóng lạ thường chắc là thuốc độc của mình không công hiệu. Nàng liền điều tra mới rõ cậu Vô Kỵ đã phát giác ra hành động bí mật của nàng. Vì vậy nàng mới định hạ độc thủ hại Vô Kỵ. Ðáng lẽ tôi không can thiệp vào nhưng đêm hôm qua lúc Vô Kỵ tới trước cửa phòng khuyên tôi nên đi ra ngoài du ngoạn để tránh đại họa thì tôi bỗng động lòng thương cậu bé, khai một toa thuốc ngầm bảo cậu Vô Kỵ đào tẩu ngay. Sở dĩ lúc ấy tôi không dám nói trắng ra là vì lúc ấy có Vương Nạn Cô đứng cạnh. Nhưng nàng là người rất thông minh, lại biết rành dược nên nghe toa thuốc tôi đọc cho Vô Kỵ biết ngay là vô lý nên nàng chỉ suy nghĩ giây lát thì hiểu ngay ý định và mưu kế của tôi. Nàng vội lấy dây trói chân tay tôi lại, rồi lấy mấy thứ thuốc độc ra uống và nói: "Lang quân! Chúng ta nên vợ nên chồng hơn hai mươi năm trời, dù bể cạn, đá mòn tình nghĩa của đôi ta cũng không thể nào phai nhạt, không hiểu tại sao lang quân cứ coi thường độc thuật của em. Bất cứ em dùng độc gì để hại người anh cũng chữa khỏi được. Lần này em quyết uống thứ độc này, nếu anh chữa khỏi thì em mới chịu thua anh". Tôi nghe nàng nói vậy kinh hãi vô cùng, liền định chịu thua nàng nhưng mồm tôi đã bị nàng nhét trái hạnh đào, không sao nói ra tiếng được. Y tiên vừa nói vừa lắc đầu. Hiểu Phù và Vô Kỵ ngẩn người nhìn nhau, vừa bực mình vừa tức cười vì họ thấy hai vợ chồng Hồ Thanh Ngưu quả thật kỳ lạ. Hồ Thanh Ngưu vì quá yêu vợ mà hóa ra sợ vợ còn Vương Nạn Cô thì luôn luôn muốn giỏi hơn chồng, sau cùng còn không tiếc thân, tự phục độc để thử thách chồng nữa. Vô Kỵ sực nghĩ ra một kế vội khẽ nói: - Chẳng hay sư mẫu uống thứ độc gì thế? Phải dùng thứ thuốc gì mới chữa khỏi? Hỏi xong y vội giơ tay ra hiệu bảo Hồ Thanh Ngưu đừng nói. Thanh Ngưu đưa mắt nhìn vợ, đã hiểu được ngầm ý của Vô Kỵ nên đáp: - Mấy năm nay nhà tôi nghiên cứu độc học, tiến bộ hơn trước nhiều nên tôi không thể nào biết rõ nàng đã uống thứ thuốc độc nào? Vì vậy tôi không còn biết dùng vị thuốc nào để cứu chữa cho nàng. Vô Kỵ liền dùng ngón tay chấm vào nước trè, viết lên trên mặt bàn: - Tiên sinh viết vị thuốc ấy ra cho cháu đi!Y viết như vậy nhưng mồm thì nói tiếp: - Nếu vậy sư mẫu không có thứ thuốc nào cứu chữa được sao? Hồ Thanh Ngưu nói: - Bây giờ chỉ có mình nhà tôi là mới biết dùng thứ thuốc gì để cứu chữa thôi. Nhưng tính nết nàng rất bướng bỉnh, nàng thà chịu chết chứ không bao giờ chịu nói ra cho tôi biết đâu. Mồm y tiên nói thế mà tay lại viết: - Nàng đã uống tam trùng là rết, rắn, nhện độc và tam thảo là Thất Bộ, Ðoạn Trường và Tẩu Hỏa Khuẫn ...Y lại viết thêm một cái toa chữa. Vô Kỵ lại viết tiếp: - Tiên sinh cũng uống tam trùng và tam thảo đi để cháu thử cứu chữa cho tiên sinh trước!Hồ Thanh Ngưu ngẫm nghĩ giây lát đã hiểu rõ mưu của Vô Kỵ liền nghĩ thầm: - Phương pháp này tuy nguy hiểm nhưng có thể cứu vãn được tình thế nan giải này!Vô Kỵ lại nói: - Y thuật của tiên sinh như thế mà không biết được sư mẫu đã uống những thứ thuốc gì ư? Hồ Thanh Ngưu đáp: - Tôi đoán là nhà tôi uống những thứ độc nhất như tam trùng tam thảo chẳng hạn chứ không còn thứ thuốc nào khác đâu. Cậu thử nghĩ xem, tam trùng thuộc âm tính, tam thảo thuộc dương tính, người ta chỉ uống một trong sáu thứ đó cũng khó chữa lắm rồi, huống hồ uống liền sáu thứ một lúc! Nếu dùng thuốc chữa độc tính của tam trùng thì phải làm cho âm suy dương thịnh, như vậy là lại làm cho độc tính của tam thảo nặng thêm. Trái lại cũng thế. Cậu thử nghĩ xem, thân người ta là máu và thịt thì chịu làm sao nổi sự xung đột của sáu thứ độc dược ấy. Nói tới đó, y xua tay nói tiếp: - Hai vị đã ra đi nếu Vương Nạn Cô chết tôi cũng không sống đâu! Hiểu Phù và Vô Kỵ đồng thanh nói: - Mong tiên sinh bảo trông thân thể và tiên sinh cũng nên khuyên sư mẫu vài lời. Hồ Thanh Ngưu đáp: - Nếu nhà tôi chịu nghe lời khuyên của tôi thì đâu đến nỗi này! Nói tới đó, y tiên nghẹn ngào, Hiểu Phù và Vô Kỵ liền cáo lui ra ngay. Hồ Thanh Ngưu lẹ tay điểm luôn hai yếu huyệt ở lưng và ở vai một cái rồi nói: - Hiền nội! Người chồng này bất tài, không sao chữa khỏi cho em được, nên anh chỉ còn có một cách là theo em xuống âm phủ một thể để có vợ có chồng ở dưới âm với nhau. Nói xong, y móc túi Vương Nạn Cô lấy mấy gói thuốc bột. Quả nhiên y tiên đoán không sai, những gói thuốc ấy chính là tam trùng và tam thảo. Vương Nạn Cô bị điểm huyệt không sao cử động được nhưng miệng nàng vẫn nói được như thường vội lên tiếng nói: - Lang quân chớ có uống những thuốc độc này! Hồ Thanh Ngưu không nghe, cứ việc mở mấy gói thuốc độc ấy ra, uống một hơi. Vương Nạn Cô cả kinh la lớn: - Sao anh uống nhiều thế? Bấy nhiêu thuốc đủ giết chết hơn ba mươi người đấy! Hồ Thanh Ngưu cười nhạt rồi ngồi xuống cái ghế đầu giường. Lát sau y thấy trong bụng như bị dao cắt, biết là Ðoạn Trường lâm nguy trước. Một lát sau nữa, năm thứ thuốc độc kia cũng lần lượt phá phách. Y tiên không sao chịu đựng nổi. Vương Nạn Cô liền la lớn: - Lang quân, em có thứ thuốc cứu được sáu thứ độc này! Hồ Thanh Ngưu đau đớn run rẩy, hai hàm răng cũng run cầm cập , lắc đầu đáp: - Anh không ...tin...anh sắp chết đến nơi rồi ... Vương Nạn Cô lại la lên: - Anh mau chóng uống Ngọc Long Tô hợp tán và dùng kim châm vào yếu huyệt giải độc thì khỏi liền. Thanh Ngưu lại đáp: - Khỏi cũng vô ích mà! Vương Nạn Cô vừa cười vừa nói tiếp: - Em uống lượng rất ít, anh hãy cứu chữa cho em trước rồi em chữa cho anh sau. Mau lên kẻo không kịp cứu chữa cho anh đấy. Hồ Thanh Ngưu lại trả lời: - Anh nhất tâm, nhất trí yêu thương em, mà em thì cứ hiếu thắng đòi thi đua với anh hoài, anh nhận thấy sống như thế này thật vô vị quá thì chết còn hơn. ối chà! ...ối chà ...
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 32
Nhờ vả lúc hấp hối
Vô Kỵ thấy trong bọc áo của Hiểu Phù có bảy tám lạng bạc, liền lấy bỏ vào túi để sử dụng.Tuy y không biết núi Côn Luân cách đó bao xa, nhưng y nghĩ mấy lạng bạc đó cũng đủ làm lộ phí đi đến nơi. Hai đứa bé đi nửa ngày mới ra khỏi Hồ Ðiệp Cốc. Bất Hối chân nhỏ, bước đi rất ngắn nên đã mỏi mệt không đi nữa được. Nghỉ ngơi lâu một lúc, hai đứa bé lại tiếp tục lên đường. Tối hôm đầu, hai đứa không tìm được khách điếm để trọ, đi mãi đến trời tối hẳn mà vẫn còn lang thang trong rừng núi, bốn bề chỉ nghe tiếng sài lang rú và tiếng cú kêu. Bất Hối kinh hãi đến khóc òa lên, Vô Kỵ cũng sợ, nhưng trong hoàn cảnh này y phải gượng làm ra gan dạ. Y thấy bên cạnh đường có một cái hang, liền kéo Bất Hối vào đó ẩn nấp. Y ôm Bất Hối vào lòng và lấy tay bịt tai con nhỏ lại để nó không nghe tiếng rú của thú dữ.Ðêm đó, hai đứa bé vừa đói vừa sợ nên không sao ngủ được. Sáng hôm sau, Vô Kỵ hái ít trái cây rừng cùng Bất Hối ăn, xong hai đứa lại tiếp tục đi. Ði đến chiều tối mà vẫn chưa ra khỏi rừng núi. Bất Hối đột nhiên thất thanh la lớn và chỉ tay vào một cỗ thụ bên đường.Vô Kỵ đưa mắt nhìn rồi cũng hoảng sợ, vội kéo Bất Hối ù té chạy. Thì ra trên cây đó có hai cái xác đang treo lủng lẳng. Hai đứa chạy được mười bước thì vấp phải đá, cùng té một lượt.Vô Kỵ đánh bạo quay đầu lại nhìn, y càng kinh ngạc và buột miệng la lớn:- Hồ tiên sinh.Thì ra hai cái xác treo lủng lẳng trên cành cây đó vừa bị gió thổi, một cái quay mặt trở lại, nên Vô Kỵ mới nhận ra là Hồ Thanh Ngưu. Còn một cái xác nữa, tóc dài xõa xuống lưng, y nhận ngay ra là xác của một thiếu phụ. Nhìn y phục y lại nhận ra là Vương Nạn Cô, vợ của Thanh Ngưu. Trong lúc trời tranh sáng tranh tối, gió thổi ào ào làm hai xác phất phới, trông lại càng rùng rợn.Vô Kỵ định trần một lát rồi tự an ủi:- Không sợ, không sợ.Kế y bò dậy, từ từ đi tới gần, quả nhiên thấy hai cái xác treo lơ lửng trên cây chính là vợ chồng Hồ Thanh Ngưu. Y thấy mặt hai vợ chồng Thanh Ngu có ánh sánh vàng lấp lóe, nhìn kỹ mới rõ mặt của hai người đều có cắm bông mai vàng. Lúc nầy Vô Kỵ mới hiểu và nghĩ thầm:- "Thì ra hai vợ chồng Hồ tiên sinh vẫn không sao thoát khỏi bàn tay độc ác của Kim Hoa lão bà".Y lại thấy một cái xe lừa mục nát nằm dưới khe suối, còn con lừa thì bị chết chìm dưới nuớc.Trời đã tối, biết không thể nào tiếp tục đi nữa, y đành cùng Bất Hối nằm ngủ dưới gốc cỗ thụ. Ngủ tới nửa đêm bỗng nghe có tiếng dã thú cắn nhau. Vô Kỵ thức tỉnh, mở mắt ra nhìn thì thấy có năm sáu con sài lang đang kêu rú và tranh ăn xác con lừa. Y vội cõng Bất Hối leo lên cành. Mấy con sài lang nghe tiếng động liền chạy lại quây quần dưới gốc cây, ngửng đầu lên nhìn. Một lát sau chúng lại quay trở xuống khe núi tiếp tục ăn xác con lừa. Nhưng chúng vẫn thèm ăn thịt người hơn nên lại quay lại gốc cây chầu chực. Chờ trời sáng hẳn chúng mới bỏ đi.Vô Kỵ thấy rõ lũ sài lang đã đi xa rồi liền cõng Bất Hối leo xuống.Ðoạn, y cởi sợi dây treo vợ chồng Thanh Ngưu để buông hai cái xác xuống, bỗng nghe kêu "bộp" một tiếng, trong người Nạn Cô có một cuốn sách rơi ra, Vô Kỵ vội lượm lên xem, mới hay đó là một quyển sổ viết chữ bằng tay, ngoài bìa đề "Ðộc vật đại toàn". Y mở ra xem, thấy viết chằng chịt các thứ độc vật, cách sử dụng và cách phá giải. Y liền bỏ vào trong túi rồi đặt hai cái xác vào một chỗ, nhặt những cục đá và đất, đắp lên thành một cái mộ. Y quỳ xuống lạy rồi mới dắt Bất Hối lên đường.Trưa hôm đó chúng đã đi tới đường cái quan, không bao lâu thì vào một thị trấn nhỏ. Y định mua cơm ăn, nhưng tới nhà nào cũng thấy bỏ trống không một bóng người. Bất đắc dĩ y đành tiếp tục lên đường nữa. Suốt dọc đường ruộng lúa đều bị khô héo và đất nứt nẻ. Lúc nầy đang là mùa gặt mà sao ruộng chỉ mọc đầy những cây gai và cỏ khô thôi.Cảnh hoang vu lạnh lùng! Vô Kỵ kinh hãi thầm, nhưng y thấy Bất Hối có thể nhịn đói được mà không kêu khóc, nên cũng đỡ phiền. Hai đứa bé đi được một lát, lại thấy bên đường có mấy cái xác nằm ngổn ngang, khô héo, hai má hóm lép, chỉ thoáng trông, Vô Kỵ cũng biết ngay những người đó chết vì đói. Càng đi xa thêm, Vô Kỵ càng thấy người chết đói càng nhiều trong lòng càng hoảng sợ và nghĩ:- Không có thức ăn như thế này, có lẽ ta với Bất Hối cũng chết đói như họ mất!Ði tới chiều hôm đó, đến một nơi rừng rậm, Vô Kỵ thấy xa xa có khói bốc lên, trong lòng cả mừng. Lúc đi tới gần chỗ đó y thấy năm người đang quây quần một nồi nồi nước sôi và đang bỏ thêm củi vào lò. Những người đó nghe có tiếng chân đi tới, đều quay đầu lại nhìn, thấy Vô Kỵ và Bất Hối là hai đứa trẻ, đều tỏ ra hớn hở. Hai tên trong bọn liền đứng dậy vẫy tay gọi:- Bé con, mau lại đây.Vô Kỵ hỏi:- Anh em chúng cháu đi mấy ngày đường rồi, không có chút gì ăn cả. Các chú làm ơn cho chúng cháu ăn một ít, cháu xin tạ lại bằng tiền bạc.Một người đáp:- Cháu có tiền bạc đấy à? Hãy lấy ra cho ta xem nào?Vô Kỵ vội móc túi lấy ra một nén bạc. Người nọ vội cướp nén bạc, miệng thì la:- Hay lắm! Người lớn đi cùng hai cháu đâu! Họ đi đâu thế ?Vô Kỵ đáp:- Chúng cháu chỉ có hai anh em thôi, chớ không có người lớn nào cả.Năm người nọ đều ha hả cả cười. Hai người trong bọn lại còn ca hát nhảy múa. Ðói bụng quá, Vô Kỵ nhìn vào cái nồi, xem bên trong nấu những gì? Y chỉ thấy toàn là cỏ xanh. Một người trong bọn túm cổ Bất Hối nói:- Con dê non này vừa béo vừa non. Bữa ăn tối nay của chúng ta thật là ngon lành quá!Người thứ hai xen lời:- Phải đấy, còn thằng nhỏ thì để ngày mai hãy ăn.Vô Kỵ nghe nói, kinh hãi vô cùng bèn quát lớn:- Ngươi bắt em ta làm gì? Có buông ra không?Người đó không thèm trả lời, xé luôn cái áo rách của Bất Hối rồi thò tay vào trong lấy ra một con dao găm vừa cười vừa lẩm bẩm nói:- Ðã lâu ta không được ăn thịt dê non như thế này.Y vừa nói vừa xách Bất Hối đem sang bên để giết. Liền đó, một người cầm cái bát, chạy theo nói:- Ðệ hứng máu dê để nấu bát canh tiết chẳng hơn bỏ phí của trời sao? Các huynh có biết canh tiết dê ngon lắm không?Vô Kỵ sợ hãi đến nỗi mất hết hồn vía. Y thấy bọn người kia định giết chàng thực, chớ không phải bông đùa, liền lớn tiếng hỏi:- Các ngươi định ăn thịt người? Các ngươi không sợ phải tội hay sao ?Một người gầy còm đến nỗi chỉ còn da bọc xương đứng dậy đáp:- Ba tháng nay ông chưa được ăn một hạt gạo nào, không ăn thịt người thì thịt bò thịt dê đâu ăn?Y vừa nói vừa sợ Vô Kỵ chạy, vội giơ tay ra túm cổ thằng nhỏ. Vô Kỵ né sang bên tránh, rồi giơ tay trái lên gạt tay của đối phương, tay phải tát luôn vào lưng tên đó một chưởng.Tên ấy bị đánh một chưởng đã nằm gục xuống đất không sao cử động được, Vô Kỵ lại tung mình nhảy tới cạnh Bất Hối. Tên nọ thấy y lại gần, vội quát lớn:- Mi tới gần, ta sẽ giết mi.Y vừa nói vừa giơ dao đâm vào ngực Vô Kỵ.Vô Kỵ giơ chân đá vào cổ tay tên ấy một cái. Tên nọ đau chịu không nổi, vội tung con dao đi. Vô Kỵ bồi thêm một đá nữa, trúng ngay càm dưới của đối thủ. Tên ấy đang hả mồm định quát tháo, bị Vô Kỵ đá phải càm dưới, hàm răng dập ngay lại, đứt một tí đầu lưỡi máu phun ra rất nhiều, ngã lăn ra đất chết giấc ngay. Vô Kỵ đỡ Bất Hối dậy. Ðang lúc ấy y nghe phía sau lưng có tiếng gió liền thấy hai tên nữa nhảy xổ lại định tấn công.Vô Kỵ chỉ né sang bên, hai tên kia đã đánh hụt. Nhanh tay, Vô Kỵ túm cổ hai tên ấy, và đập mạnh vào nhau một cái. Hai đầu va vào kêu "bốp" một tiếng, hai kẻ địch cùng chết giấc. Chỉ còn lại một tên. Tên này thấy Vô Kỵ võ công khá cao siêu, nhưng y khi thị đối thủ hãy còn nhỏ, nên không sợ hãi, vội rút dao găm ra, hung hăng tiến tới chém. Thấy mình tay không, Vô Kỵ trong lòng hơi sợ, nhảy sang phải, né sang trái, tránh luôn ba thế dao của địch. Nhát dao thứ tư của tên nọ tấn công càng mạnh hơn, nhưng Vô Kỵ vẫn tránh né khỏi.Tên nọ đâm hụt, té luôn về phía trước. Vô Kỵ thuận tay đánh mạnh vào mông đít kẻ địch một cái, tên nọ bị bắn tung lên, rồi té về phía trước, đầu cắm vào trong nồi nước. Cả nồi nước sôi lẫn cái lò lửa đều đổ lăn, nước bắn tung toé. Tên nọ chỉ dẫy dụa được vài cái rồi chết tốt.Lúc ấy Vô Kỵ chợt nghe có tiếng chân nhiều người đi tới. Vừa thoát chết xong, Bất Hối lại nghe có tiếng người, liền nhảy xổ vào lòng Vô Kỵ. Ngửng đầu lên nhìn, Vô Kỵ nhận ra người quen, lòng mới yên, vội lên tiếng gọi:- Dãn đại gia, Tiết đại gia.Thì ra năm người đi tới đó là Dãn Tiệp, Tiết Công Viễn với hai người đồng môn của Hoa Sơn đều được Vô Kỵ chữa khỏi, còn người đi sau cùng là một thanh niên tuổi trạc hai mươi, diện mạo oai hùng, trán rộng mà Vô Kỵ chưa hề gặp.Với giọng không thân thiện cho lắm, Dãn Tiệp lên tiếng hỏi:- Chú em họ Trương cũng ở đây à? Còn mấy người này tại thế sao?Y vừa nói vừa chỉ năm người bị Vô Kỵ giết. Vô Kỵ hậm hực kể hết đầu đuôi, sau cùng nói:- Ăn cả thịt người sống thì chúng còn có coi pháp luật và trời ra gì nữa đâu !Dãn Tiệp liếc nhìn Bất Hối, đột nhiên nhỏ dãi rồi lại thè lưỡi ra liếm môi và lẩm bẩm:- Khốn nạn thật, năm ngày năm đêm chưa được ăn một hột gạo nào, chỉ ăn vỏ cây và rễ cỏ.Hà! thịt non và trắng trẻo như thế kia...Vô Kỵ thấy mắt Dãn Tiệp tia đầy lửa trông không khác gì một con sài lang thật rùng rợn, biết điềm chẳng lành, Vô Kỵ vội ôm Bất Hối vào lòng, Công Viễn hỏi:- Mẹ con nhỏ đâu?Vô Kỵ nghĩ thầm:- Nếu ta nói thật là Kỷ cô nương đã chết thì thế nào chúng cũng không buông tha cho Bất Hối đâu.Ðoạn y liền đáp:- Kỷ cô nương đi đong gạo sắp quay trở lại.Bất Hối vội cãi:- Không, không, mẹ em bay lên trên trời rồi!Bọn Dãn Tiệp và Công Viễn rất giàu kinh nghiệm, nghe lời nói của hai đứa trẻ, biết ngay Hiểu Phù đã chết nên Công Viễn cười lạt và tiếp:- Ðong gạo? Quanh đây năm trăm dặm, nếu chú kiếm ra được một hạt gạo thì tôi chịu chú tài giỏi lắm.Dãn Tiệp đưa mắt ra hiệu, rồi cùng Công Viễn nhảy xổ lại. Dãn Tiệp hai tay như hai cái kềm sắt, nắm chặt lấy hai cánh tay Vô Kỵ, Công Viễn thì một tay bịt mồm, một tay aÜm luôn con Bất Hối lên.Vô Kỵ cả kinh hỏi:- Hai vị làm gì thế ?Dãn Tiệp vừa cười vừa đáp:- Phủ Phụng Dương này mất mùa, đi hàng nghìn dặm cũng không thấy một ruộng lúa, tất cả dân chúng ở đây đều đói khát. Ngay anh em chúng tôi cũng vậy, không sao chịu nhịn đói nổi, mới phải làm như vậy. Vả lại con nhỏ này có phải là người nhà hay em cậu đâu mà cậu phải bảo vệ? Ðể yên chúng tôi hành động. Lát nữa tôi sẽ chia cho cậu một phần ăn cho đỡ đói.Vô Kỵ lớn tiếng mắng:- Các người uổng là anh hùng hảo hán. Cô bé mồ côi yếu ớt như thế mà các ngươi cũng không buông tha. Nếu tin này lan truyền khắp mọi nơi, tôi thử hỏi các người có thể làm người được không?Dãn Tiệp cả giận, tay trái vẫn nắm chặt hai cánh tay của Vô Kỵ, tay phải giơ lên đấm cho Vô Kỵ mấy quyền, rồi quát mắng:- Chúng ta sẽ thiến cả tiểu súc sinh này một thể. Chúng ta đang hiềm con dê con kia không đủ ăn.Vì Dãn Tiệp là một cao thủ của phái Không Ðộng, nên Vô Kỵ không thể nào chống cự lại.Hai tên sư đệ của Công Viễn đã lấy dây tới trói Bất Hối và Vô Kỵ lại. Biết không còn hy vọng thoát nạn, Vô Kỵ vừa tức giận vừa hối hận đã trót chữa khỏi cho bọn người này. Y có ngờ đâu bọn người này lại đem ơn báo oán như thế. Dãn Tiệp lại chửi tiếp:- Tiểu súc sinh, mi chữa khỏi cho lão gia nên mi cho là đã thi ơn với lão gia phải không?Chắc lúc nầy mi đang chửi rũa thầm lão gia chớ gì ?Vô Kỵ đáp:- Như vậy không phải là đem ơn báo oán hay sao? Ta với các ngươi vô thân vô cố, nếu ta không ra tay cứu chữa cho, thì bây giờ các ngươi có còn sống sao được?Công Viễn xen lời nói:- Hừ, lúc chúng tôi bị thương, chúng tôi đã để lộ thái độ rất xấu và lố bịch là khác. Cậu đã thấy hết, nếu cậu đem những chuyện ấy nói ra cho thiên hạ rõ, thì sau nầy chúng tôi còn mặt mũi nào mà làm người nữa? Hôm nay quả thực chúng tôi đói quá, nếu không có mấy miếng thịt ăn cho đỡ lòng thì chúng tôi cũng chẳng sống được. Cậu đã cứu giúp chúng tôi thì cũng nên cứu tới cùng.Lúc nầy, mặt của Dãn Tiệp hung ác vô cùng còn Công Viễn cười khì khì, lộ vẻ nham hiểm hết sức. Càng nhìn mặt chúng, Vô Kỵ càng sờn lòng lớn tiếng nói:- Tôi là đệ tử của phái Võ Ðang, cô bé là đệ tử của phái Nga Mi. Các ngươi giết hai chúng tôi không sao, nhưng Võ Ðang thất hiệp và Diệt Tuyệt sư thái khi nào chịu để yên cho các người?Công Viễn vừa cười vừa nói:- Việc nầy chỉ trời biết, đất biết, cậu biết, tôi biết, chờ tới khi chúng tôi đã nuốt cậu vào bụng rồi, cậu hãy đi nói cho Trương Tam Phong hay cũng chưa muộn.Dãn Tiệp ha hả cười và đỡ lời:- Trong lúc bụng đói như cào thế nầy, dù là anh em ruột hay con ruột ta cũng phải xẻo một miếng thịt mà ăn tạm.Nói xong, y quay lại quát bảo hai sư đệ của Công Viễn:- Mau nhóm lửa lên. Còn đợi chờ gì nữa ?Một tên vội nhặt cái chảo dưới đất đem ra suối lấy nước, còn một tên thì nhóm lửa.Trong khi ấy, người thanh niên hiên ngang kia vẫn ngồi yên lặng, chẳng nói chẳng rằng.Dãn Tiệp trợn mắt hỏi:- Từ Tiểu Xá, dù chú không thích thịt dê cũng bị dính mùi hôi vào người.Thanh niên nọ không hiểu nghĩ sao vội rút một lưỡi dao găm ra và nói:- Ðệ tài nhứt là chọc tiết heo và dê.Nói xong, y để dao lên mồm, một tay xách Vô Kỵ, một tay xách Bất Hối, tiến thẳng ra phía suối.Thanh niên nọ xách Vô Kỵ và Bất Hối đi được mười mấy bước thì Công Viễn bỗng gọi theo:- Tiểu Xá, chú chọc tiết chúng ở chỗ ấy được rồi, hà tất phải đi đâu xa nữa.Tiểu Xá quay đầu lại trả lời, nhưng mồm y cắn lưỡi dao nên nói không rõ tiếng, không ai biết y nói gì. Nhưng chân y vẫn tiếp tục đi. Công Viễn lại nói:- Bảo chú chọc tiết ở chỗ ấy, sao chú lại đi nữa ?Thì ra y là người giảo hoạt, đa mưu kế, thấy thần sắc của Tiểu Xá có vẻ khác, nên y ngại một mình thanh niên đó nuốt chửng mồi ngon. Nhưng Tiểu Xá đã đặt Vô Kỵ và Bất Hối xuống, cắt dây trói cho hai đứa và khẽ nói:- Chạy mau đi!Vô Kỵ cám ơn thiếu niên xong, dắt tay Bất Hối cắm đầu ù té chạy. Dãn Tiệp và Công Viễn thấy vậy tức giận vô cùng, tung mình đuổi theo nhưng Tiểu Xá đã giơ dao cản lại và quát lớn:- Hai người ngừng chân lại !Dãn Tiệp và Công Viễn ngạc nhiên. Dãn Tiệp quát hỏi:- Chú làm gì thế?Tiểu Xá đáp:- Chúng ta không nên bắt nạt trẻ nít, bằng không thiên hạ sẽ cười cho đấy!Công Viễn cả giận:- Ðói lắm rồi, đến mẹ ta, cũng phải chọc tiết để ăn thịt.Y vừa nói vừa ra hiệu cho hai sư đệ:- Mau đuổi theo bắt ngay chúng lại.Vô Kỵ thấy Bất Hối vừa chạy vừa té, liền aÜm nó lên để chạy cho nhanh nhưng vì thế lại càng chậm thêm, nên không bao lâu đã bị hai tên đệ tử của phái Hoa Sơn đuổi kịp. Vô Kỵ bèn đặt Bất Hối xuống rồi quay lại đánh luôn hai người kia mỗi người một chưởng. Một trong hai người giơ chưởng lên đỡ, bị chưởng lực của Vô Kỵ đẩy lui mấy bước, tên đó cả giận và quát lớn:- Thằng khốn nạn này cũng khá lợi hại đấy!Rồi cả hai tên đều rút dao ra xông lại chém. Vô Kỵ đã định tâm thí mạng nên không sợ hãi gì hết, một mặt chống đỡ hai kẻ địch, một mặt bảo Bất Hối chạy mau.Ðàng kia, Dãn Tiệp và Công Viễn cũng rút khí giới ra tấn công thanh niên họ Từ. Thanh niên đó đã nhịn đói mấy ngày, nên không còn hơi sức, không như bọn Dãn Tiệp và Công Viễn đi tới đâu giết người cướp của đến đó, tuy cũng đói, nhưng còn mạnh hơn Tiểu Xá nhiều. Ðấu được một lúc, y đã bị Dãn Tiệp đâm trúng một dao vào đùi, máu tươi chảy ra rất nhiều. Chàng thấy địch không lại hai tên nọ, nếu tiếp tục đấu nữa sẽ bị toi mạng, nên y đột nhiên ném dao vào người Công Viễn. Công Viễn vội né tránh. Thừa dịp đó, Tiểu Xá liền ù té chạy. Bọn Dãn Tiệp không thèm đuổi theo, lo tiến về phía Vô Kỵ.Tiểu Xá vừa chạy vừa quay đầu lại nói với Vô Kỵ:- Chú em họ Trương đừng hoảng sợ, mỗ đi gọi người tới cứu chú đây.Dãn Tiệp và Công Viễn tiến lên vây đánh nên không bao lâu bắt được Vô Kỵ và Bất Hối trói lại. Rồi Dãn Tiệp trợn trừng mắt lên mắng chửi:- Tên họ Từ phản trắc !Lần thứ hai bị bắt trói, Vô Kỵ bị chúng đánh sưng cả mặt mũi, quần áo rách tơi bời, tiền bạc trong túi rơi cả ra mặt đất. Y nghĩ thầm:- Thì ra vị Từ đại ca đó tên là Từ Ðạt. Người này hào khí can vân, quả là một người bạn tốt, nhưng chỉ tiếc ta sắp chết đến nơi không thể kết bạn với y.Y vừa cúi xuống thấy dưới gốc cây ở cách đó chừng bốn năm thước, có mười mấy cây nấm màu rất đẹp, y liền nghĩ ra một kế và nghĩ thầm:- Không biết những nấm này tên gì độc hay không? Nhưng trong sách nói những loại nấm độc đều có màu sắc rất tươi đẹp. Vậy những nấm kia tất nhiên là những cây nấm rất độc rồi, như vậy Bất Hối may ra được sống sót.Y không nghĩ đến cứu sống cho mình vì y yên trí là chất hàn độc trong người không sao khỏi được dù hôm nay y có thoát nạn cũng chỉ sống thêm được vài tháng nữa thôi. Nên y chỉ mong cứu thoát được Bất Hối để hoàn thành nhiệm vụ mà Hiểu Phù phó thác cho y.Ðoạn y đi lần đến chỗ gốc cây, thuận tay hái luôn mớ nấm đó. Lúc ấy trời tối, mọi người đang đói bụng nên không để ý đến hành động của y.Vô Kỵ bỗng nhìn về phía Từ Ðạt đào tẩu, nhảy phắt lên và la lớn:- Từ đại ca đã đem người tới đây à? Cứu tôi với, cứu tôi với!Bọn Dãn Tiệp tưởng là thật, vội nhặt khí giới nhảy lên để chuẩn bị chống đỡ. Nhân lúc bốn người đang nhìn về phía xa, Vô Kỵ nhảy lui về sau hai bước bỏ những cây nấm vào chảo nước. Bọn Dãn Tiệp không thấy có kẻ địch tới liền quay lại mắng chửi:- Thằng khốn nạn, mi điên hả? Dù mi có kêu la đến đâu cũng không có người đến cứu đâu!Vô Kỵ vội nói:- Tiết đại gia, tôi khát lắm, hãy cho tôi uống một bát nước nóng thì dầu có chết tôi cũng không hiện hồn lên khuấy nhiễu đại gia đâu!Công Viễn vừa cười vừa đáp:- Ðược, mi muốn uống một bát nước sôi à? Có hại gì đâu.Nói xong, y liền múc một bát nước sôi đưa cho Vô Kỵ. Vô Kỵ vói cầm và vừa đưa bát nước sôi tới mũi, đã lớn tiếng khen:- Thơm quá, thơm quá!Những nấm trong chảo, khi nấu chín, quả thật tiết ra mùi thơm xông lên. Bọn Dãn Tiệp đang đói vô cùng, bỗng ngửi thấy mùi nấm thơm vội giựt bát nước của Vô Kỵ lại, rồi Dãn Tiệp uống trước, vừa lấy lưỡi liếm môi vừa nói:- Ngọt và thơm thực !Nói xong, y lại múc thêm một bát nữa, uống liền. Công Viễn cũng nhanh tay tìm bát, múc uống mấy bát. Tiếp sau đó, hai đệ tử của phái Hoa Sơn, mỗi người cũng uống hai bát.Trong lúc chúng đang đói, bỗng uống được hai bát canh nấm, tên nào tên ấy đều thấy dễ chịu. Dãn Tiệp còn vớt những nấm trong chảo ra, ăn lấy ăn để! Không người nào hỏi coi tại sao trong chảo bỗng dưng lại có nấm như thế ?Ăn xong ít nấm, Dãn Tiệp vừa vỗ bụng vừa nói:- Cũng may, uống được hai bát nước và ăn được ít nấm, nên đỡ đói lòng, có như thế lát nữa ăn thịt dê mới ngon.Nói xong, Dãn Tiệp ngó Vô Kỵ, mai mỉa:- Xưa nay đệ tử của Võ Ðang và Nga Mi ở trên giang hồ vẫn xưng hùng xưng bá, ngờ đâu ngày hôm nay chúng lại bị chúng ta ăn từng miếng thịt ngon, hưởng từng miếng mỡ béo, chắc khi Trương Tam Phong và Diệt Tuyệt lão ni hay chuyện này thế nào cũng ức chết đi đấy nhỉ, cậu bé họ Trương?Vô Kỵ tức giận vô cùng, quát lớn:- Dãn đại gia, nếu ngươi không ngại võ lâm cười chê và thật tình đói đến mờ ám lương tri và muốn ăn thịt người thật, thì cứ đem tôi ra mà ăn trước đi. Tôi chỉ yêu cầu các người buông tha cô em nầy ra. Nó còn bé, thịt không thơm ngon đâu. Như vậy tôi có chết cũng không oán hận chút nào mà còn biết ơn đại gia nữa.Công Viễn bèn hỏi:- Sao lạ vậy?- Là vì lúc mẹ cô ta hấp hối có nhờ tôi đưa cô ta đi đến tận nơi giao cho cha cô ta. Vậy các người ăn thịt tôi cũng đủ no lòng, ngày mai các người sẽ mua được bò, dê và gạo ngay, với số tiền của tôi mang theo. Vậy các người hãy thả cô ta đi cho tôi được tròn chữ tín.Dãn Tiệp thấy Vô Kỵ sắp chết đến nơi mà còn không sợ hãi và vẫn biết giữ tình nghĩa như vậy, nên cũng chút động lòng và định hỏi lại ý kiến Công Viễn.Vô Kỵ thấy Dãn Tiệp cũng lưỡng lự, bèn nói tiếp:- Nhị vị đại gia, người nằm đàng kia bề nào cũng chết rồi, mấy vị có còn đói thì ăn thêm thịt của y.Dãn Tiệp vừa cười vừa đáp:- Mấy người nằm chết đằng kia chỉ có da bọc xương thôi, chúng vừa già vừa dai, vừa hôi vừa cứng, ai dại gì không ăn thịt dê non lại ăn thịt dê già làm chi? Nhưng để ta hỏi lại ý kiến của Công Viễn xem.Công Viễn nghe vậy liền chận lời:- Tha cho con nầy thì cũng được, nhưng chỉ e nó tiết lộ cho người khác và người khác truyền đi thì sau nầy bọn Viễn Kiều, Liên Châu tìm chúng ta mà trả thù, liệu Dãn đại ca có thể đối phó được chúng không?Dãn Tiệp gật đầu và lẩm bẩm nói:- Ừ! Sao tôi hồ đồ thế mà không chịu nghĩ đến hậu quả tai hại?Vô Kỵ là người có cốt khí, dù y có bị giết hay đánh đập cũng không bao giờ van lơn kẻ địch nữa câu, nhưng lúc nầy y thấy bọn vô loại sắp đem mình ra ăn sống nuốt tươi, nên trong lòng cũng hơi sợ, muốn van lơn vài câu, may ra có cứu vãn được không. Nhưng bây giờ thì cậu thấy sự thể đã khẩn cấp lắm rồi liền lớn tiếng bảo Bất Hối:- Em Bất Hối, em thề với họ là sau nầy quyết không nói lại câu chuyện bữa nay đi !Bất Hối ngơ ngơ, ngác ngác không hiểu gì cả, vừa khóc vừa nói:- Không thể ăn anh tôi được! Không thể ăn anh tôi được!Trong khi Vô Kỵ bối rối vì bọn vô loại không chấp nhận lời đề nghị của cậu, còn Bất Hối thì phân vân không hiểu gì cả; hết ngó Vô Kỵ đến nhìn bọn Dãn Tiệp, Công Viễn.Thình lình Dãn Tiệp cười ha hả, vừa nói:- Thôi, không nói lôi thôi gì nữa, chúng ta hãy ăn thịt con bé trước, rồi hãy xử trí thằng tiểu tử sau.Nói xong, y dùng tay trái túm lấy gáy Bất Hối, tay phải giơ dao lên. Bỗng y la lớn:- Oái chao ơi!...Y la được một tiếng đã loạng choạng, nên buông Bất Hối ra và vứt con dao xuống đất.Công Viễn kinh hãi hỏi:- Dãn huynh sao thế?Y vừa hỏi vừa cúi xuống xem, ngờ đâu y cũng không sao đứng thẳng dậy được, kế ngã lên trên người Dãn Tiệp. Hai tên đệ tử của phái Hoa Sơn cũng vậy, không rên rỉ được nửa tiếng, đã lăn chết liền.Vô Kỵ thấy vậy, liền la lớn:- Cám ơn trời đất !Ðoạn y lăn tới cạnh con dao, nhặt lên, cắt đứt dây trói cho Bất Hối trước, rồi bảo Bất Hối cắt dây cho y. Bất Hối run bây bẩy, nên lỡ tay cắt sướt da của Vô Kỵ hai chỗ. Hai đứa thoát chết, mừng rỡ khôn tả, ôm chặt lấy nhau. Một lát sau, Vô Kỵ tới gần bốn tên nọ xem thì thấy tên nào tên ấy mặt xám xịt, chân tay co quắp chết một cách rùng rợn.Vô Kỵ bèn dắt Bất Hối ra khỏi rừng, đang tìm đường đi thì bỗng thấy ở phía Ðông có ánh lửa. Kế đó bảy tám người, tay cầm khí giới, đang rảo bước đi tới. Vô Kỵ và Bất Hối mới thoát chết nên còn sợ hãi, liền chui vào bụi trốn.Bọn người kia tới gần, Vô Kỵ mới nhận ra người đi đầu chính là Từ Ðạt, tay cầm bó đuốc, tay cầm cây thương, lớn tiếng quát bảo:- Những ác tặc ăn thịt người, có mau nộp mạng không?Bảy tám người theo Từ Ðạt chạy vào trong rừng rậm, thấy bọn Dãn Tiệp và Công Viễn nằm sóng sượt trên mặt đất, đều ngạc nhiên vô cùng. Từ Ðạt lớn tiếng gọi:- Chú em họ Trương, chú không việc gì đấy chứ? Chúng tôi đến cứu chú đây.Vô Kỵ thấy Từ Ðạt có lòng tốt, cảm động đến ứa nước mắt nên vừa chui ra vừa trả lời:- Từ đại ca, tiểu đệ ở đây nè !Từ Ðạt cả mừng, vừa ôm Vô Kỵ vào lòng vừa nói:- Chú em họ Trương, không ngờ chú em còn bé mà lại có lòng hiệp nghĩa. Tôi chỉ sợ chú bị bọn ác tặc giết và ăn thịt! Không ngờ ác giả ác báo, thiện giả thiện báo, cố nhân dạy không sai chút nào.Sau chàng hỏi Vô Kỵ vì sao bọn Dãn Tiệp lại chết ráo, thì Vô Kỵ bèn kể cho mọi người nghe, ai nấy đều khen là cậu thông minh.Từ Ðạt lại nói:- Mấy người này đều là bạn chí thân của tôi, chơi nhau từ hồi nhỏ đến giờ. Hôm nay, các bạn ấy giết một con bò và đang nấu ăn trong chùa hoàng Giác, tôi tới gọi một tiếng là các anh em đi ngay với tôi. Nhưng, nếu chú em không khôn ngoan lanh lợi thì chúng tôi có đến đây cũng đã muộn rồi.Nói xong, chàng liền giới thiệu Vô Kỵ với bảy tám người bạn kia. Người mặt to lớn, họ Thanh tên hòa, người thứ hai họ Ðặng tên Dư, người thứ ba mặt đen, dong dỏng cao, họ Hoa tên Vân. Còn hai anh em người mặt trắng là Ngô Lương và Ngô Trinh. Người đi sau cùng là một hòa thượng mặt rất xấu xí, càm dưới vênh ra đằng trước.Bất Hối thấy những người mới tới đều có vẻ hung tợn và xa lạ nên càng run sợ. Vả lại, khi vừa trải qua một trận hãi hùng và suýt chết vì bọn đòi ăn thịt người bởi quá đói, nên chạy vào núp sát mình Vô Kỵ.Vô Kỵ thấy vậy, bèn vỗ về:- Em đừng sợ gì cả. Những người này toàn là bà con với mình, đến đây để cứu mình đó. Em yên lòng, mình đã thoát khỏi bọn vô loại ăn thịt người rồi.Ðoạn Vô Kỵ day qua vái Từ Ðạt và mấy người kia, vừa nói:- Hai chúng tôi hết sức cám ơn quý vị đã động lòng háo nghĩa mà không ngại điều nguy hiểm, đồng tâm hiệp lực để cứu thoát khỏi bị ăn thịt. Về sau nầy, nếu may ra tôi có thể về được tới núi Võ Ðang, gặp lại thái sư phụ và các vị sư bá, sư thúc của tôi thế nào tôi cũng thưa lại để được dịp tìm quý vị đền ơn xứng đáng.Từ Ðạt cười ha hả và nói:- Chú em họ Trương khéo khách sáo thì thôi. Chính mỗ cũng không dè bọn ấy lại ác độc, vô lương tâm đến thế.Dù có đói thì ăn rau, ăn cỏ đỡ lòng, chớ sao lại nỡ tâm ăn thịt đồng loại như vậy !
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 33
Cùng đi Côn Luân
Từ Ðạt day lại chỉ nhà sư mặt mày hung tợn, có rất nhiều vết thẹo, hai mắt hỏm sâu nhưng rất có thần nói thêm:- Ðây là Chu đại ca, tên là Nguyên Chương, hiện đang tu ở chùa hoàng Giác, hình thù xấu xí nhưng bụng dạ rất tốt.Hoa Vân vừa cười vùa xen vào:- Anh ấy là Hòa thượng rất phong lưu vì không phải tụng kinh niệm Phật mà suốt ngày chỉ ăn thịt, uống rượu bằng thích.Bất Hối thấy Nguyên Chương xấu xí như vậy, trong lòng thêm hãi sợ càng núp sát vào sau lưng Vô Kỵ . Nguyên Chương vừa cười vừa nói:- Tôi là hòa thương, tuy ăn thịt, nhưng không thèm ăn thịt người như những kẻ khác đâu, cô em đừng sợ mỗ.Thanh Hòa cũng lên tiếng:- Nồi thịt bò của chúng ta đang nấu ở trong chùa, chắc đã chín rồi.Hoa Vân đã vội tiếp:- Thôi, chúng ta hãy trở về chùa đánh chén đi. Cô em nầy để tôi cõng cho.Y vừa nói vừa cõng Bất Hối, rồi lớn bước đi ngay. Vô Kỵ thấy những người ấy vui vẻ và tốt bụng trong lòng cũng mừng thầm, liền đi theo bọn họ. Ði được bốn năm dặm, đã tới một cái chùa, xuyên qua đại điện, đã ngữi được mùi thịt bò rất thơm ngon. Ngô Lương vội la:- Thịt đã chín rồi!Từ Ðạt nói:- Chú em họ Trương ở đây nghỉ ngơi, để chúng tôi đi bưng thịt bò ra cho ăn.Vô Kỵ với Bất Hối, ngồi sát nhau trên một tấm thảm bồ đoàn ở giữa đai điện.Nguyên Chương, Từ Ðạt, Thanh Hòa, Ðặng Dư, mỗi người một tay bưng từng bát, từng chậu thịt bò ra. Anh em Ngô Lương, Ngô Chính thì xách tĩn rượu trắng đi theo. Thế rồi, mọi người xúm quanh lại trước bàn thờ ăn nhậu một cách sung sướng vô cùng.Hoa Vân nói:- Từ đại ca, Vô Kỵ , với Bất Hối đã đói bụng mấy ngày rồi, lúc này hai đứa nó được ăn thịt bò, tất nhiên đều sung sướng hơn cả những người kia.Hoa Vân bỗng lên tiếng:- Từ đại ca này, giáo quy của chúng ta điều nào cũng tốt riêng có điều cấm ăn thịt là hơi hỏng thôi.Vô Kỵ nghe nói, rùng mình kinh hãi thầm nghĩ:- Thì ra những người này đều theo Minh Giáo cả. Quy luật của Minh Giáo chỉ cho phép ăn rau đậu và lễ Ma vương. Sao họ lại ăn thịt bò như thế này? Từ Ðạt đáp:- Yếu nghĩa thứ nhứt của Minh Giáo chúng ta là phải hành thiện khứ ác, ăn thịt như thế này tuy không nên phải thực, nhưng điều này chỉ là điều cấm thứ yếu thôi. Hiện giờ nơi đây, không có gạo, không có rau đậu, nếu chúng ta không ăn thịt bò thì ngồi chịu chết đói sao?Ðặng Dư vỗ tay tán thành:- Từ đại ca sáng suốt và nói rất hợp lý. Thôi, chúng ta ăn đi.Trong lúc mọi người đang cao hứng ăn nhậu, bỗng nghe có tiếng chân người đi tới, tiếp theo có tiếng gõ cửa.Thanh Hòa nhảy phắt lên la lớn:- Nguy tai! Người nhà của Trương viên ngoại tới kiếm con bò chăng?Chàng vừa nói dứt, đã nghe tiếng cửa chùa bị có người đẩy ra, và liền theo đó gia đinh vênh váo đi vào. Một trong hai tên đầy tớ ấy lên tiếng trước:- Giỏi lắm! Thì ra con bò đực lớn của Trương viên ngoại đã bị các ngươi ăn trộm và hiện đang ăn vụng ở nơi đây! Chứng cớ hẳn hòi, các ngươi không còn chối cãi được nữa đấy nhé?Nói xong, tên ấy túm luôn ngực Nguyên Chương còn tên kia thì lớn tiếng mắng chửi:- Ngày hôm nay tang chứng đầy đủ, xem các người còn chạy chối đàng nào. Ngày mai chúng ta sẽ đưa các ngươi lên quan, để các nha sai đánh cho các ngươi một trận đòn chí chết mới thôi.Nguyên Chương vừa cười vừa đáp:- Hai ngươi nói bậy thật, sao hai ngươi dám vu oan cho chúng ta ăn trộm con bò của Trương viên ngoại? Ta là người tu hành, ngươi đổ cho ta ăn thịt không sợ mang tội?Tên ác bộc chỉ vào bát và chậu thịt bò, quát hỏi:- Những bát và chậu nầy không đựng thịt bò thì còn thịt gì nữa ?Nguyên Chương đưa mắt ra hiệu, rồi lại cười hì hì đáp:- Ai bảo là thịt bò?Hai tên Ngô Lương, Ngô Chính đi tới phía sau lưng hai tên ác bộc, quát lớn một tiếng, rồi nắm chặt hai cánh tay, khiến chúng không sao cử động được.Nguyên Chương rút một con dao găm ra, vừa cười vừa nói:- Không dám nói dối hai vị đại ca, thịt chúng tôi đang ăn đây là thịt người, chớ không phải thịt bò ! Hôm nay, chúng tôi đã để cho hai vị thấy, đành phải ăn nốt hai vị để diệt khẩu, chớ biết làm sao bây giờ?Vừa nói dứt chàng đã xé toạt áo của một tên ác bộc ra, và đưa mũi dao lên khẽ cứa qua một cái, máu tươi rỉ ra.Tên ác bộc ấy hãi sợ vô cùng, vội quỳ xuống van lạy:- Xin... quý vị... tha...Nguyên Chương vội lượm một nắm thịt bò nhét luôn vào mồm hai tên ác bộc và quát lớn:- Nuốt ngay đi.Hai tên ấy không dám nhai, cứ vội nuốt trọng, mặt nhăn nhó, trông thật tức cười.Nguyên Chương lại đi xuống bếp, lấy một nắm lông bò lên, cũng nhét vào mồm, bắt hai tên ấy nuốt như trước. Thấy hai tên ác bộc đã cố nuốt hết nắm lông bò ấy rồi, Nguyên Chương lại nói tiếp:- Hai ngươi đi nói cho viên ngoại hay là chính ta đã ăn trộm con bò đực của ông ta và cũng đã làm thịt ăn mất trồi. Chúng ta vui lòng mỗ bụng ra đối chất, xem ai ăn thịt bò mà không cạo sạch lông?Nói xong chàng lật ngược con dao, dùng sóng dao lướt qua bụng tên nọ một cái. Tên ấy vừa cảm thấy con dao lạnh buốt lướt qua bụng, đã sợ hãi, thết lớn một tiếng.Anh em họ Ngô ha hả cười, giơ chân lên đá vào đít hai tên nọ một cái thật mạnh. Hai tên nọ bị đá bắn ra ngoài điện, mọi người mới yên trí ăn nhậu, vừa cười vừa mắng chửi hai tên ác bộc, thường ngày đã ỷ vào thế lực của Trương viên ngoại hà hiếp người lành. Lần nầy, chúng sợ bị mỗ bụng đối chất, nhứt định chúng không dám nói cho viên ngoại biết chuyện chúng ta ăn trộm bò đâu. Vô Kỵ vừa buồn cười vừa phục thầm hành động của những người đó, liền nghĩ:- Mặt mũi của hòa thượng họ Chu nầy tuy khó coi, nhưng anh ta hành sự rất nhanh nhẩu và chế ngự hai tên kia không cử động được và cũng không nói lời nào vào đâu được. Thủ đoạn của anh ta lợi hại vô cùng.Bọn Thanh Hòa, Ðặng Dư đã nghe Từ Ðạt kể cho biết rồi, nên họ đều rõ chuyện Vô Kỵ hy sinh tánh mạng để cứu Bất Hối, ai nấy đều yêu mến Vô Kỵ là một thiếu niên hiệp nghĩa và coi cậu như một người bạn thân, cứ tiếp mời rượu thịt luôn. Mọi người uống đã ngà ngà say.Ðặng Dư thở dài và nói:- Người Hán chúng ta bị bọn Mông Cổ đè nén đau khổ biết bao, hôm nay còn làm cho chúng ta không có cơm ăn, hoàn cảnh thế này làm sao sống được?Hoa Vân vỗ đùi tiếp lời:- Chúng ta đã thấy dân chúng ở phủ Phụng Dương nầy chết gần phân nửa. Theo ý tôi thì trên thiên hạ nầy đâu đâu cũng thế thôi, nếu cứ ngồi yên mà chịu chết đói thà đi thí mạng với bọn Thát Ðát còn hơn.Từ Ðạt cũng lớn tiếng nói:- Ngày nay, mạng người không bằng mạng chó, mạng heo cũng như chú em và cô em đây, suýt tí nữa thì bị chui vào bụng người khác rồi. Khắp thiên hạ, có không biết bao nhiêu lương dân trở thành bò dê, chúng ta là đấng nam nhi đại trượng phu, nếu lúc nầy không ra tay cứu mọi người thì còn gọi làm sao được là anh hùng hào kiệt nữa ?Thanh Hòa cũng xen lời nói:- Phải đấy! Hôm nay chúng ta may mắn trộm một con bò đực về ăn. Ngày mai, chưa chắc chúng ta sẽ lấy trộm được như vậy nữa. Vả lại, vô số anh hùng hào kiệt cũng không đủ ăn đủ mặc như ta, chẳng lẽ họ đi làm giặc hết sao ?Mọi người càng nói càng tức giận, cứ luôn mồm chửi bọn quan binh Mông Cổ hại người.Nguyên Chương bèn lên tiếng nói:- Chúng ta cứ ở đây chửi đổng như vậy, chẳng hay đã làm rụng được cái lông nào của bọn Mông Cổ chưa? Nếu ai là người có cốt khí đi giết quân Mông Cổ ngay có hơn là ngồi đây chửi đổng không?Thanh Hòa, Ðặng Dư, anh em họ Ngô, Hoa Vân đều đồng thanh la lớn:- Ði! Ði!Từ Ðạt lại nói:- Chu đại ca, đại ca còn làm cái trò hòa thượng nầy nữa không? Chắc đại ca đã chán ghét cái trò ấy phải không? Trong tất cả anh em đây, anh là người lớn tuổi, chúng tôi xin ủng hộ anh làm thủ lãnh.Nguyên Chương không từ chối, liền đáp:- Ngày hôm nay chúng ta cùng đồng sinh cộng tử, có phúc cùng hưởng, có họa cùng gánh.Mọi người cùng cầm bát rượu lên uống cạn, rút dao ra chém xuống mặt bàn thật là hào khí vô cùng.Bất Hối cứ trợn tròn hai mắt nhìn mọi người, không hiểu họ nói những gì, trong lòng có vẻ sợ hãi. Còn Vô Kỵ đang nghĩ:- Thái sư phụ đã dặn ta luôn, là chớ có làm quen với những người trong Ma Giáo, nhưng ta thấy Ngộ Xuân đại ca và Từ đại ca đây đều là người trong Ma Giáo cả, mà lại tốt bụng gấp bọn Dãn Tiệp, Công Viễn những đệ tử của danh môn chánh phái gấp vạn lần!Xưa nay Vô Kỵ vẫn kính phục Trương Tam Phong, nhưng từ khi được từng trải thì y nhận thấy sự nhận xét người trong Ma Giáo của thái sư phụ hơi thiên một chút. Tuy vậy y vẫn không dám trái lời dạy bảo của thái sư phụ. Nguyên Chương lại nói:- Người hảo hớn đã nói là phải làm. Lúc nầy chúng ta đều no bụng cả rồi thì chúng ta phải hành sự ngay đi. Ngày hôm nay, nhà Trương viên ngoại đang thiết tiệc đãi bọn quan quân Mông Cổ, chúng ta hãy đi tới đó giết bọn giặc cướp nước ấy trước.Hoa Vân đáp:- Hay lắm! Hay lắm !Nói xong y bèn cầm dao đứng dậy, Từ Ðạt vội cản lại:- Khoan đã!Ðoạn chàng vào trong bếp lấy ra một tay nảy đựng mười mấy cân thịt bò, đưa cho Vô Kỵ và nói:- Chú em họ Trương còn ít tuổi nên không thể nào theo chúng tôi để chém giết bọn cướp nước được. Vậy chú em hãy đi đi. Trước khi chia tay, chúng tôi đã nghèo xác xơ, trong túi không có nửa phân bạc, chỉ có mấy cân thịt bò nầy để tặng chú em lên đường. Nếu may ra chúng tôi không chết thì sau nầy chúng ta sẽ được dịp gặp nhau, và sẽ lại ăn một bữa thịt bò thật no nữa.Vô Kỵ đỡ lấy tay nảy thịt bò, đáp:- Mong các vị thành công đuổi được bọn Mông Cổ ra khỏi bờ cõi để bá tánh đều có bữa cơm ăn.Nguyên Chương, Từ Ðạt, Thanh Hòa nghe Vô Kỵ nói đều rùng mình sờn lòng và đồng thanh đáp:- Chú em họ Trương nói rất phải. Chúng ta sẽ tái ngộ một ngày gần đây.Mọi người rút khí giới và đi ra khỏi chùa. Thấy bọn họ đi rồi, Vô Kỵ nghĩ thầm:- Lần nầy họ đi giết quân Mông Cổ, nếu ta không vướng Bất Hối thì cũng theo họ ngay.Họ chỉ có bảy người, chắc không địch lại kẻ địch quá đông đâu. Rồi đây bọn Mông Cổ với tráng đinh của nhà Viên ngoại sẽ đuổi theo tới đây chém giết cho kỳ sạch. Ta không ở lại đây được .Ðoạn Vô Kỵ xách tay nải thịt bò, dắt Bất Hối ra khỏi chùa đó. Trong đêm tối, hễ thấy đường là đi, hai đứa trẻ đi được năm sáu dặm bỗng thấy phía Bắc có ánh sáng đỏ rực trời, ngọn lửa bốc lên rất mạnh.Vô Kỵ biết là bọn Nguyên Chương, Từ Ðạt đã thành công, hiện giờ có lẽ đang đốt nhà Viên ngoại. Vô Kỵ mừng rỡ vô cùng. Ðêm hôm đó, hai đứa lại ngủ trong rừng. Sáng sớm hôm sau, cả hai lại đi về phía Tây. Suốt dọc đường chịu đói, chịu rét khổ sở khôn tả. Cũng may cha mẹ Bất Hối đều là những tay võ nên con nhỏ cũng khỏe mạnh hơn người, vì vậy đi xa như thế mà không hề sinh bệnh, thỉnh thoảng cảm mạo sơ sài. Vô Kỵ hái thuốc sống trong rừng cho cô bé uống là khỏi ngay.Hai đứa nhỏ cứ ngày đi đêm nghỉ, đi một chốc lại nghỉ một chốc nên mỗi ngày chỉ đi được độ hơn hai mươi dặm. Chúng đi được mười lăm, mười sáu ngày mới tới biên giới tỉnh Hà Nam. Lúc ấy Hà Nam cũng đang lâm vào tình trạng mất mùa, xác người chết đói nằm ngổn ngang đầy đường.Vô Kỵ đã tự chế cung tên để bắn chim và giết thú, nướng ăn đỡ lòng. Cũng nhờ vậy, bữa no bữa đói, hai đứa lại may mắn giữa đường không gặp một quan quân Mông Cổ nào, cũng không gặp một nhân vật giang hồ nào. Còn những tên gian đồ vô loại thường, thì địch sao nổi Vô Kỵ.Một hôm, ở giữa đường Vô Kỵ gặp một ông già đang nói chuyện phiếm, y bèn hỏi thăm Tọa Vọng Phong trên núi Côn Luân ở đâu thì ông già trợn trừng đôi mắt, kinh hãi trả lời:- Núi Côn Luân ở cách đây hàng mười vạn dặm. Nghe nói hồi xưa, chỉ có Ðường Tăng đi thỉnh kinh mới qua đó thôi. Cậu với cô bé chẳng lẽ điên rồi hay sao mà định đi đến đó? Nhà các cháu ở đâu, mau mau đi về đi.Vô Kỵ nghe nói, nản chí vô cùng và nghĩ thầm:- Núi Côn Luân xa như vậy, chắc không thể nào đi đến nơi được. Ta đành về núi Võ Ðang gặp Thái sư phụ trước rồi hãy quyết định sau.Nhưng y lại sực nghĩ:- Người ta đã nhờ vã mình lúc hấp hối, thì dù đường sá khó khăn đến đâu mình cũng không thể giữa đường bỏ dở như thế được. Ðời sống của mình rất ngắn ngủi, nếu trước khi chết mình không đưa được Bất Hối tới nơi tới chốn thì thật là không nên không phải với Kỷ cô nương.Thế rồi, y không nói chuyện với ông già kia nữa, liền dắt tay Bất Hối đi luôn. Hai đứa đi được hơn mười ngày, quần áo rách tả tơi, mặt mũi tiều tụy khôn tả. Ðiều đó không khiến Vô Kỵ phiền não, y chỉ bực mình nhứt là Bất Hối cứ hỏi mẹ luôn, mà hễ không thấy mẹ là con bé lại khóc lóc hàng nửa ngày.Ngày nào cũng vậy, y phải tốn biết bao hơi sức mới khuyên Bất Hối nín khóc. Một hôm cả hai tới sông Trú Mã, trời về cuối thu sang đông, gió bấc rét mướt. Hai đứa bé quần áo rách rới, càng không chịu nổi giá lạnh.Vô Kỵ liền cởi chiếc áo rách của mình cho Bất Hối mặc. Bất Hối thấy vậy hỏi:- Ðại ca không rét sao?Vô Kỵ đáp:- Anh không rét, anh đang nóng lắm.Nói xong, chàng ta nhảy nhót vài cái cho đỡ run. Bất Hối lại nói:- Anh đối đãi với em tử tế quá, anh cũng rét mà lại đưa áo cho em mặc.Ðột nhiên Bất Hối biết nói như người lớn. Vô Kỵ ngạc nhiên vô cùng. Ðang lúc ấy bỗng nghe phía sau sườn núi có tiếng khí giới va chạm và có tiếng chân di động, kế Vô Kỵ lại nghe một thiếu nữ la lớn:- Ác tặc, mi đã trúng Tán Môn Ðinh tẩm độc của ta rồi. Mi càng chạy nhanh bao nhiêu càng chóng chết bấy nhiêu.Vô Kỵ liền kéo Bất Hối nằm phục xuống bụi lau ẩn núp. Hai người chưa nằm yên đã thấy một chàng tuổi trạc ba mươi, thân hình vạm vỡ, đang chạy tới.Cách sau chàng ta chừng mấy trượng, có một thiếu nữ tay cầm song đao đuổi theo. Người đàn ông chạy loạng choạng mấy bước, đột nhiên ngã lăn ra mặt đất. Thiếu nữ đuổi tới nơi vừa cười vừa nói:- Ác tặc, ta bảo mi thế nào mi cũng chết bởi tay cô nương có sai đâu?Chàng nọ đột nhiên nhảy phắt lên, múa song chưởng đánh vào ngực thiếu nữ một cái. Thế võ của chàng ta phát ra trước khi chết nên sức lực càng mạnh lạ lùng. Thiếu nữ nọ bị đánh trúng hai chưởng vứt song đao ra xa rồi ngã lăn ra đất. Chàng nọ thở hổn hển, thò tay về phía sau lưng, rút mũi Ðinh Tán Môn ra, hậm hực nói:- Ðưa thuốc giải cho tôi !Thiếu nữ đáp:- Muốn giết thì giết, ta nhứt định không đưa thuốc giải.Chàng nọ nhặt luôn con dao, dí mũi dao vào cổ nàng, tay phải thì cho vào túi khám xét, khám mãi không gặp thuốc giải. Thiếu nữ liền cười nhạt, nói:- Lần nầy sư phụ phái chúng tôi đi bắt anh, chỉ trao ám khí độc mà không trao thuốc giải.Bây giờ tôi bị anh kềm chế thì tôi cũng không muốn sống nữa, còn anh cũng chưa chắc thoát chết được đâu.Chàng thanh niên tức giận vô cùng, cầm mũi đinh Tán Môn có độc kia ném vào vai thiếu nữ và quát lớn:- Này cho cô nếm mùi độc của Tán Môn. Cô là người trong phái Côn Luân...Chàng ta nói chưa dứt thì chất độc trên lưng đã bộc phát, người anh mềm nhũn, anh ngã lăn ra đất nằm sóng sượt. Thiếu nữ muốn bò dậy, nhưng vết thương ở ngực quá nặng cũng khạc ra một đống máu tươi rồi ngồi phịch xuống.Thế là, một nam một nữ đều nằm lăn ra bên lề đường, hô hấp nặng nề như sắp chết. Từ khi chữa khỏi cho bọn Dãn Tiệp và Công Viễn rồi bị chúng trả ơn bằng cách định giết mình mà ăn thịt Vô Kỵ càng ngán người võ lâm nên chàng ta cứ núp một bên, ló đầu ra xem chớ không dám can thiệp cứu chữa cho hai người ấy. Lát sau, nghe chàng thiếu niên thở dài mấy tiếng và nói:- Ngày hôm nay Tô Tập Chi chết ở điếm Trú Mã nầy mà vẫn ân hận vì không hiểu rõ mình lỗi gì với phái Côn Luân của cô, nên không nhắm mắt êm xuôi. Chẳng hay Chiêm cô nương có thể nào cho tôi biết rõ nguyên nhân chăng?Lời của chàng lúc này không có vẻ gì tức hận. Thiếu nữ nọ, họ Chiêm tên là Xuân, cũng biết thứ ám khí có chất độc rất lợi hại nàng sẽ cùng chàng kia chết đến nơi, nên nản chí và u oán đáp:- Ai bảo anh lén xem sư phụ luyện kiếm! Trong khi sư phụ luyện pho Long Hình Nhứt Bút kiếm thì ai không được phép, dù là đệ tử ruột đi nữa mà lén xem cũng bị tội tức thì. Huống hồ anh là người ngoài.Tập Chi kêu lên một tiếng rồi nói tiếp:- Khốn nạn thật! Ðáng chết! Ðáng chết !Chiêm Xuân càng nổi giận, nói:- Anh sắp chết đến nơi mà còn cả gan mắng sư phụ tôi phải không?Tập Chi đáp:- Tôi chửi thì đã sao nào? Chẳng lẽ tôi chửi oan? Tôi đi qua núi Bạch Ngưu thì ngẫu nhiên thấy sư phụ cô luyện kiếm. Lòng hiếu kỳ thúc đẩy tôi mới đứng lại xem một hồi. Tôi đâu phải là một người thông minh tài trí tới mức chỉ đứng xem một lúc mà đã học được hết pho kiếm pháp đó? Nếu quả thật tôi có bản lãnh như thế thì mấy tên đệ tử Côn Luân đã làm gì nổi tôi nào? Chiêm cô nương, nói thật cho cô nương hay, sư phụ của cô là Thiên Cầm Tiên Sinh nhỏ nhen quá. Ðừng có nói là tôi chưa học được một thế hay nửa miếng của pho kiếm ấy mà dù tôi có học được đôi chút đi nữa, tội của tôi cũng không đến nỗi chết kia mà.Chiêm Xuân lẳng lặng, lòng nghĩ thầm:- Sư phụ mình cũng quá câu chấp. Thấy anh Tập Chi lén xem luyện kiếm liền phái sáu sư huynh ta đuổi theo và bắt giết. Nếu không, ta đâu đến nỗi toi mạng như thế này? Người nầy nói là y chưa học lóm võ công của sư phụ chắc thật chớ không phải bịa đặt đâu .Tập Chi lại tiếp:- Thế sư phụ cô đưa ám khí bôi độc cho các cô mà không đưa cho thuốc giải phải không ?Ðấy, cô xem, trong võ lâm có một trưởng môn nào lại có thủ đoạn hèn như thế không? Ðồ khốn nạn...Chiêm Xuân dịu giọng nói:- Tô đại ca, tiểu muội hại anh như vậy, trong lòng bứt rứt vô cùng. Nhưng, bây giờ tôi cũng chết theo anh, có lẽ là số kiếp chúng ta như vậy. Chỉ tội nghiệp cho đại tẩu, công tử và tiểu thơ ở nhà thôi. Tôi thật ăn năn quá.Tập Chi thở dài nói:- Hai năm trước, nhà tôi đã chết vì đau ốm, chỉ còn lại một đứa con trai và một đứa con gái thôi. Ngày mai, chúng nó sẽ mồ côi, đã không mẹ nay còn mất cha!- Nhà anh còn những ai nữa? Có ai trông nom hai đứa trẻ đó không?- Lúc nầy, chúng đang được chị dâu tôi trông nom. Tánh nết của chị dâu tôi nóng nảy và điêu ngoa. Lúc nhà tôi còn sống, chị dâu tôi còn nể nang phần nào. Ôi! Từ nay trở đi hai đứa trẻ sẽ khổ sở vô cùng.Chiêm Xuân là người rất tốt bụng, nghe Tập Chi nói, ứa nước mắt và khẽ đáp:- Tất cả mọi việc đều do em gây nên cả.- Ðiều nầy không thể trách cô được. Cô thừa lệnh rất nghiêm của sư phụ cô chớ cô có thù gì tôi đâu. Sự thật tôi bị cô ném phải ám khí có chất độc tôi chết đã đành, hà tất tôi còn đánh cô một chưởng và dùng ám khí ném lại cô như thế. Bằng không nếu tôi nói thật sự tình cho cô hay, thì cô là người nhân từ chắc cô cũng chịu trông hộ hai trẻ cho tôi.- Tôi là hung thủ đã giết anh, sao anh lại còn bảo tôi là người nhân từ?- Tôi không trách cô. Thực đấy! Tôi không trách cô đâu!Lúc nãy hai người đánh nhau trí mạng, bây giờ hai người lại an ủi nhau.Nghe tới đó Vô Kỵ liền nghĩ thầm:- Hai người nầy tâm địa đều hiền lành cả, huống hồ nhà người họ Tô lại còn hai đứa trẻ mồ côi không ai nuôi nấng dạy bảo.Ðoạn, Vô Kỵ nghĩ tới đời sống cô đơn của mình với Bất Hối, quả thật là gian truân khổ sở vô cùng, nên y liền đi ra khỏi bụi lau lên tiếng hỏi:- Chiêm cô nương, thuốc độc bôi trên Tán Môn Ðinh kia là thứ thuốc độc gì thế ?Tập Chi và Chiêm Xuân đột nhiên thấy từ trong bụi lau có một thiếu niên và một thiếu nữ chui ra, ngạc nhiên vô cùng. Lại nghe Vô Kỵ hỏi, cô càng kinh ngạc thêm. Vô Kỵ nói tiếp:- Tại hạ hơi biết chút y học, vết độc thương của hai vị may ra có thể chữa khỏi được, hồ quý cô nương nói rõ thuốc đó thuộc loại gì?Chiêm Xuân đáp:- Thuộc loại thuốc độc gì? Tôi cũng không được biết, chỉ thấy vết thưng ngứa lắm mà không đau chút nào. Theo lời nói của sư phụ tôi thì ai bị Tán Môn Ðinh ném trúng, chỉ sống được bốn tiếng đồng hồ là cùng.Vô Kỵ nói tiếp:- Ðể tôi xem thử vết thương của hai vị ra sao?Tập Chi và Chiêm Xuân thấy Vô Kỵ còn ít tuổi, quần áo lại lam lũ, mặt mũi tiều tụy, trông như một tên ăn xin vậy thì làm sao tin được y có thể chữa khỏi cho mình.Tập Chi lại nói:- Hai chúng tôi chết đến nơi rồi, cậu đừng ở đây nói lôi thôi nữa. Cậu làm ơn đi xa hộ chúng tôi.Vô Kỵ không trả lời, cứ việc cúi xuống nhặt mũi Tán Môn Ðinh đưa lên mũi ngửi. Những ngày gần đây, hễ được rỗi rãi là Vô Kỵ giở cuốn Ðộc Vật Ðại Toàn của Nạn Cô ra nghiên cứu, nên rõ hết tất cả những độc vật, độc dược trên đời. Y ngửi mùi thơm thơm đó, biết ngay thuốc độc bôi ám khí lấy ở một thứ hoa độc tên là Thanh Ðà La. Thứ hoa nầy vốn dĩ không có độc tính; dù uống cả một bát nước hoa đó cũng không việc gì, nhưng chất ấy hòa hợp với máu tươi thì biến thành một chất độc rất nặng, và mùi đang tanh hôi biến thành mùi thơm của hoa Lan. Vô Kỵ liền lên tiếng nói:- Ám khí nầy bôi chất độc của hoa Thanh Ðà La đấy.Chiêm Xuân không biết ám khí đó bôi bằng thuốc độc gì, nhưng nàng biết trong vườn hoa của sư phụ có trồng Thanh Ðà La nên nàng ngạc nhiên và hỏi:- Sao cậu lại biết ?Vì nàng biết hoa Thanh Ðà La này là một thứ hoa độc, xuất xứ ở Tây Vực chớ ở trong Trung Thổ nầy hiếm lắm. Vô Kỵ gật đầu đáp:- Tất nhiên tôi có biết thì tôi mới nói.Nói xong, y dắt tay Bất Hối và bảo:- Chúng ta đi thôi!Chiêm Xuân vội gọi lại:- Chú em nếu chú biết cách chữa thì làm ơn cứu hai chúng tôi với.Sự thật Vô Kỵ có lòng muốn cứu hai người đó nhưng y sực nghĩ tới bộ mặt hung ác của Dãn Tiệp và Công Viễn đang đòi ăn thịt người, liền sờn lòng quyết không chữa cho hai người nầy nữa. Tập Chi cũng lên tiếng:- Cậu em, vừa rồi tại hạ có mắt mà không biết Thái Sơn, xin cậu đừng trách cứ nữa nhé !Vô Kỵ nghe hai người nói như vậy, nghĩ ngợi giây lát rồi đáp:- Thôi được, để tôi chữa thử xem.Nói xong, y liền giơ tay ra điểm vào yếu huyệt giữa ngực và hai bên vai của Chiêm Xuân để cho nàng khỏi đau đã, rồi lên tiếng nói:- Chất hoa Thanh Ðà La nầy hễ gặp máu mới sinh ra độc, nên dù có uống vào trong bụng cũng không hề gì. Hai vị trước hết hãy lấy mồm hút chất độc ở vết thương ra, hút tới khi nào thấy vết máu trong vết thương đã tươi mới thôi!Tập Chi và Chiêm Xuân nghe vậy đều ngượng ngập, nhưng họ nghĩ lại cứu sống tánh mạng quan trọng hơn mà vết thương của người nào cũng vậy, tự mình không thể nào hút lấy được, đành phải lần lượt hút máu độc lẫn cho nhau.Vô Kỵ kiếm quanh đó lấy được hai vị thuốc, bỏ vào mồm nhai nát rồi rịt lên vết thương cho hai người, kế nói:- Ba vị thuốc nầy có thể khiến cho hơi độc tạm thời không thể lâm nguy. Chúng ta hãy tới thị trấn phía đàng kia, tôi sẽ đến tiệm thuốc hốt vài thứ thuốc để chữa độc thương cho hai vị.Vết thương của hai người đang ngứa ngáy khó chịu, sau khi rịt thuốc sống của Vô Kỵ vào liền cảm thấy mát mẻ dễ chịu ngay, đồng thời cũng cảm thấy chân tay không còn tê tái nữa.Cả hai đồng cảm ơn Vô Kỵ luôn mồm đoạn bẻ một cành cây làm gậy để chống, rồi từ từ tiến về phía thành thị.Trong khi đi đường, Chiêm Xuân hỏi Vô Kỵ là học trò của ai. Vô Kỵ không muốn nói rõ, chỉ bảo mình biết chữa từ hồi nhỏ thôi.Ði được một lúc lâu, bốn người tới Sa Hà Ðiếm, liền vào khách điếm nghỉ ngơi. Vô Kỵ vội viết một toa thuốc bảo phổ kỵ đi hốt.Cũng may, năm đó tỉnh Hà Nam chưa hề bị thiên tai nên dân cư còn bát cơm và manh áo mặc. Mặc dầu thỉnh thoảng cũng bị quan binh Mông Cổ tới quấy nhiễu, nhưng ở thị trấn Sa Hà Ðiếm nầy các tiệm buôn bán vẫn mở cửa như thường. Phổ kỵ cầm toa thuốc của Vô Kỵ đi hốt thuốc về, Vô Kỵ liền đem thuốc vào bếp sắc hộ, rồi mang ra cho Chiêm Xuân và Tập Chi uống.Bốn người ở khách điếm đó luôn ba ngày, ngày nào Vô Kỵ cũng thay đổi toa thuốc hay thay thuốc rịt bên ngoài.Ðến ngày thứ tư, Tập Chi và Chiêm Xuân đã lành mạnh như thường, cả hai đều cám ơn Vô Kỵ khôn tả. Họ hỏi Vô Kỵ và Bất Hối định đi đâu thì Vô Kỵ liền cho biết là mình và Bất Hối định lên Tọa Vong Phong trên núi Côn Luân.Chiêm Xuân liền nói:- Tô đại ca, tánh mạng của chúng ta còn là nhờ chú em nầy. Nhưng năm vị sư huynh của tôi còn đang đi khắp nơi tìm kiếm đại ca, như vậy việc nầy vẫn chưa kết liễu đâu, chi bằng đại ca đi cùng chúng tôi lên núi Côn Luân một phen có hơn không?Tập Chi nghe nói kinh ngạc hỏi:- Lên núi Côn Luân?Chiêm Xuân đáp:- Phải, tôi dẫn đại ca lên núi Côn Luân bái kiến sư gia và thưa rõ với sư gia là đại ca chưa học lóm được một thế hay nửa miếng Long Hình Nhất Bút kiếm. Nếu được gia sư lượng thứ cho, đại ca không còn bị quấy nhiễu nữa. Bằng không, hậu quả sẽ không sao tưởng tượng được.Tập Chi nghe nói, trong lòng tức giận vô cùng, hầm hực nói:- Phái Côn Luân của cô nương hà hiếp người ta quá lắm, tôi chỉ nhìn có một cái thôi mà suýt tý nữa bị xuống âm phủ.Chiêm Xuân với giọng nhu mì khuyên chàng:- Tô đại ca nên nghĩ hộ tiểu muội, việc nầy, kể ra rất khó. Tôi nói cho gia sư hay là đại ca chưa học một thế kiếm nào, chưa chắc gia sư đã tin đâu. Tiểu muội bị khiển trách cũng không sao, nhưng rủi năm vị sư huynh của tiểu muội lỡ tay đã thương đại ca thì tiểu muội thật áy náy vô cùng.Hai người vào chết ra sống cùng chung hoạn nạn trong mấy ngày liền nên đã nẩy nở tình yêu, yêu dấu lẫn nhau do đó Tập Chi nghe Chiêm Xuân nói như vậy, bao nhiêu sự tức tối đều tiêu tan.Chàng lại nghĩ:- Phái Côn Luân người nhiều thế mạnh, nếu chúng cứ theo dõi mà quấy nhiễu ta, không sớm thì chầy tánh mạng ta cũng sẽ bị kết liễu .Chiêm Xuân thấy Tập Chi ngẩn người ra nghĩ ngợi, liền nói tiếp:- Ðại ca cứ đi cùng tôi một phen, nếu đại ca có việc gì rất khẩn cấp, thì chờ đi Côn Luân xong tiểu muội sẽ giúp đại ca làm xong việc đó.Tập Chi cả mừng đỡ lời:- Ðược, cứ thế vậy. Nhưng không biết tôn sư có chịu tin lời nói đó không?- Xưa nay sư phụ vẫn cưng em, nếu em cứ khăng khăng van cầu thì chắc gia sư cũng sẽ tha thứ cho anh.Tập Chi biết là nàng đã có lòng yêu mình, nên chàng cũng cảm thấy cởi mở vô cùng, liền nói với Vô Kỵ :- Chú em, chúng ta cùng lên núi Côn Luân cả.Chiêm Xuân cũng xen lời nói:- Dãy núi Côn Luân dài hàng nghìn dặm và có rất nhiều ngọn không biết Tọa Vong Phong ở nơi nào. Mình cứ tới đó đã rồi hỏi thăm thì thế nào cũng sẽ kiếm ra được.Ngày hôm sau, Tập Chi thuê một chiếc xe lớn để cho Vô Kỵ và Bất Hối ngồi, còn mình và Chiêm Xuân cưởi ngựa. Ði tới thị trấn lớn ở phía trước, Chiêm Xuân lựa mua mấy bộ quần áo mới cho Vô Kỵ và Bất Hối mặc. Hai người tắm rửa và thay quần áo xong, Tập Chi thấy Vô Kỵ rất anh tuấn và Bất Hối cũng xinh đẹp lạ lùng, đều vỗ tay khen ngợi. Bắt đầu từ lúc này trở đi, hai đứa nhỏ mới khỏi cảnh đi đường khổ sở, ăn được ngon, ngủ kỹ, thân thể cũng khỏe mạnh và béo tốt dần.Càng đi, tiết trời càng lạnh. Suốt dọc đường nhờ Tập Chi và Chiêm Xuân trông nom cho, vì hai người đều là những nhân vật có tên tuổi trong võ lâm nên đi suốt dọc đường được bình an. Khi tới Tây Vực, Vô Kỵ mới hay thế lực của phái Côn Luân quả thật hùng hậu nên bốn người đi đến đâu cũng không bị ngăn cản.Nhưng ở miền Tây Bắc nầy, cát vàng rất nhiều và gió lạnh buốt xương. Vô Kỵ còn có thể chịu nổi, chớ Bất Hối thì suốt ngày run cầm cập. Không bao lâu, đã tới eo núi Tam Thánh của dãy núi Côn Luân, rồi khi vào trong eo núi, mọi người chỉ thấy cỏ xanh mọc khắp nơi có rất nhiều hoa thơm cỏ lạ. Tập Chi với Vô Kỵ đều không ngờ trong cõi hoang vu giá lạnh nầy lại có cảnh đẹp nh động tiên. Thì ra eo núi Tam Thánh nầy bốn bề đều có vách núi ngăn cản gió lạnh nên cảnh trong eo nầy mới được tươi đẹp như thế. Ðồng thời, từ khi Côn Luân Tam Thánh Hà Túc Ðạo lập môn phái, trong bảy tám mươi năm trời, đã tốn không biết bao hơi sức để chỉnh đốn và còn sai đệ tử đi Giang Nam, Thiên Trúc bứng đem về những hoa thơm cỏ lạ trồng cho thêm đẹp.Chiêm Xuân đưa ba người tới Thiết Cầm Cư, chỗ ở của Thiết Cầm Hà Thái Xung. Vừa vào đến cửa đã thấy các sư huynh đệ của nàng có vẻ gay cấn vô cùng. Những người đó chỉ gật đầu chào nàng chớ không hề nói năng gì cả.Chiêm Xuân nghĩ thầm:- Không biết đã xầy ra chuyện gì mà các sư huynh đệ ta có vẻ gay cấn như thế.Ðoạn nàng kéo một người sư muội lại gần hỏi:- Sư phụ có ở nhà không ?Người sư muội đó chưa kịp trả lời, nàng đã nghe tiếng quát tháo của Thái Xung từ trong nhà vọng ra:- Ðồ vô dụng, vô dụng! Có việc gì bảo các ngươi làm là không ai làm nên trò trống gì cả !Như vậy, ta còn thâu các ngươi làm đệ tử làm chi?Tiếp theo đó, nàng lại nghe tiếng đập bàn rất lớn, nàng khẽ nói với Tập Chi:- Sư phụ em đang nỗi giận, chúng ta không nên vào yết kiến lúc nầy để sáng mai xem sao.Thái Xung đột nhiên lớn tiếng hỏi:- Con Chiêm Xuân đâu? Nó về chưa? Tại sao nó không vào gặp ta? Nó lén lút nói với ai bên ngoài thế? Không biết nó có mang thủ cấp của họ Tô về đây không?Chiêm Xuân nghe sư phụ nói vậy biến sắc, vội vào nội đường quỳ xuống vái lạy và thưa:- Ðệ tử xin bái kiến sư phụ.Thái Xung lại hỏi:- Ta sai con đi làm việc đó, chẳng hay con làm xong chưa? Còn tên tiểu tặc họ Tô đâu?Chiêm Xuân đáp:- Người họ Tô đang chờ đợi ngoài kia để vào thỉnh tội với sư phụ. Y nói chỉ là người ngu dốt, chỉ tình cờ thấy sư phụ luyện kiếm, nhưng kiếm pháp của bổn phái tinh diệu vô cùng, chẳng hiểu gì hết và cũng không học được nửa miếng.Nàng theo sư phụ lâu năm biết tánh sư phụ rất tự phụ vì thế nàng cố ý nói Tập Chi khen ngợi võ công của thầy để Thái Xung trong lòng cởi mở thì sẽ vui vẻ mà tha tội cho Tập Chi.Nếu là lúc thường mà nàng nói vậy thì Thái Xung trúng kế nàng ngay. Nhưng hôm nay, Thái Xung đang nóng nảy, nên nghe Chiêm Xuân nói vậy, chỉ dùng giọng mũi hừ một tiếng và nói:- Việc này con đã làm xong, đáng khen lắm. Con hãy giam tên họ Tô vào thạch thất ở phía hậu sơn để mai mốt ta sẽ xử y sau.Chiêm Xuân thấy sư phụ đang nổi giận, không dám van lơn nữa, vâng lời ngay rồi nàng lại hỏi thăm:- Thưa sư phụ, năm vị sư mẫu đều mạnh giỏi cả? Ðể con vào trong vái lạy.Thì ra Thái Xung có vợ và nàng hầu, tất cả năm người. Y cưng nhất người thiếp thứ năm .Muốn cầu sư phụ tha tội cho Tập- Chi, Chiêm Xuân định vào nhờ sư mẫu nói giúp.Ngờ đâu nàng vừa nói xong, Thái Xung tỏ vẻ rầu rĩ, thở dài một tiếng và đáp:- Con vào thăm cô Năm đi, cô ấy đang đau nặng. Cũng may con về kịp mới được gặp mặt cô ta.Chiêm Xuân ngạc nhiên hỏi lại:- Cô Năm đau ra sao, chẳng hay bệnh gì thế, thưa sư phụ.Thái Xung thở dài đáp:- Nếu biết là bệnh gì thì may mắn lắm rồi. Ta mời bảy thầy lang tên tuổi đến khám bệnh mà thầy nào cũng không biết cô ta bệnh gì. Một người đẹp như hoa như ngọc mà sưng... Hà!Thôi, không nói nữa...Y vừa nói vừa lắc đầu lia lịa rồi tiếp:- Ta thâu bấy nhiêu đồ đệ mà không một tên nào là hữu dụng. Bảo chúng đi Trường Bạch Sơn kiếm nhân sâm, mà gần hai tháng rồi chưa đứa nào trở về. Bảo chúng đi kiếm Tuyết Liên, Thủ Ô về chữa cho cô Năm mà những tên đó đều về tay không cả.Chiêm Xuân nghĩ thầm:- Từ đây đi tới núi Trường Bạch xa hàng vạn dặm, đi trong bao nhiêu lâu làm sao mà về kịp được.Dù có tới núi Trường Bạch cũng chưa chắc tìm đưc những củ nhân sâm thật già. Còn Tuyết Liên và Thủ Ô là những thứ thuốc rất quý báu có thể cải tử hồi sinh, kiếm cả đời chưa chắc đã thấy, nhứt thời đi tìm kiếm thì làm sao mà ra.Sư phụ yêu tiểu thiếp đó còn hơn cả tính mạng mình, nay bà ta mắc bệnh nặng và bất trị thì tất nhiên ông ta phải nổi giận mà mắng lây những người khác.Thái Xung lại nói tiếp:- Ta đã dùng nội lực để thăm kinh mạch của cô Năm thì thấy không có triệu chứng gì khác lạ. Hừ, nếu cô Năm mà không khỏi thì ta sẽ giết hết cả những thầy lang trên thiên hạ nầy.Chiêm Xuân chờ Thái Xung nói xong, liền nói theo:- Con xin phép sư phụ vào thăm cô Năm.- Ðược, để sư phụ dẫn con vào.Chiêm Xuân vừa bước vào phòng đã ngửi thấy sặc mùi thuốc. Nàng bèn vén màn lên, thấy mặt cô Năm sưng vù tựa như Trư Bát Giái vậy, hai mắt sâu hõm, xung quanh mắt sưng đến mí, mắt không sao mở lên được, hơi thở rất nặng. Cô Năm là một giai nhân tuyệt đẹp, bằng không Thái Xung đâu đến nỗi say mê nàng như vậy, nhưng lúc này nàng đau ốm, mặt mũi trở nên xấu xí, cả Chiêm Xuân cũng phải thương tiếc thầm.Thái Xung lại bảo Chiêm Xuân:- Con ra bảo những thầy lang băm ấy vào coi mạch lại xem sao.Nhưng, vú già hầu hạ trong phòng đã lẹ làng đi ra. Một lát sau, Chiêm Xuân nghe tiếng xích kêu "loon coon", tiếp theo đó là bảy thầy lang mặc áo dài đi vào, chân đều bị xiềng xích sắt quấn chặt vào nhau. Người nào người nấy mặt mũi tiều tụy, thần sắc đau khổ.Thì ra bảy người nầy đều là những thầy lang có tên tuổi ở các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Cam Túc... Thái Xung sai đệ tử đi các nơi nửa thỉnh nửa bắt cóc đem lên núi Côn Luân.Bảy vị danh y đó mỗi người phát biểu một ý kiến, có người bảo cô Năm bị phù, có người bảo cô Năm bị trúng tà. Nhưng các toa thuốc của họ đã viết đem đi hốt thuốc cho cô Năm uống đều không làm cho bệnh cô Năm thuyên giảm tí nào trái lại, người của cô Năm càng ngày càng sưng vù thêm, nên Thái Xung nổi giận xiềng chặt bọn họ lại và bảo:- Nếu họ không chữa khỏi bệnh cho cô Năm, thì ta sẽ chôn sống họ theo trong mộ của cô Năm.Bảy thầy lang đó đã nghĩ hết phương pháp mà không sao chữa cho cô Năm thuyên giảm.Họ cũng biết không thể nào sống sót mà trở về quê quán nếu cô Năm có bề gì, nên mỗi lần họ vào thăm bệnh xong trở ra ngoài là bàn tán về toa thuốc nầy, về toa thuốc kia và lớn tiếng tranh luận, ông nầy công kích ông kia, vu cho nhau đã làm cho căn bệnh của cô Năm nặng thêm chớ không ai chịu lỗi về mình cả.Lần nầy cũng vậy, vừa xem mạch xong là họ ra ngoài lại cãi vã nhau. Thái Xung vừa lo, vừa giận, vừa lớn tiếng mắng chửi họ. Nhờ vậy, bảy lang y đó mới không cãi vã nhau nữa.Chiêm Xuân thấy vậy liền nghĩ tới Vô Kỵ , nàng bèn thưa với Thái Xung:- Thưa sư phụ con ở Hà Nam có đưa về đây một vị lang y, tuổi tuy còn nhỏ nhưng mát tay, thế nào cũng giỏi hơn những lang y kia nhiều.Thái Xung cả mừng nói:- Sao con không nói sớm cho thầy hay! Mau mời ông ta vào đây đi!Thì ra, mỗi khi một danh y mời tới là Thái Xung đối xử rất cung kính, nhưng khi danh y đó trở nên lang băm thì y trở mặt.Chiêm Xuân ra ngoài khách sảnh đưa Vô Kỵ vào. Vừa thấy mặt, Vô Kỵ nhận ngay ra Thái Xung là người trong bọn năm xưa đã lên núi Võ Ðang và bức tử cha mẹ mình nên y tức giận thầm. Nhưng Thái Xung không nhận ra y vì đã cách bốn năm năm rồi, vả lại tướng mạo và thân hình của Vô Kỵ đã thay đổi rất nhiều. Vô Kỵ là một thiếu niên mười bốn mười lăm tuổi, gặp Thái Xung mà không thèm chấp tay thi lễ còn liếc mắt nhìn về phía khác.Nhưng lúc nầy vì phải nhờ đến Vô Kỵ nên y cũng không chấp nhất, bèn hỏi Chiêm Xuân:- Con nói đưa thầy lang vào, vậy thầy lang ấy đâu ?Chiêm Xuân đáp:- Chú em nầy là thầy lang đấy! Tuy nhỏ tuổi nhưng y học của chú ấy rất cao, có lẽ giỏi hơn cả các vị danh y kia nhiều.Có vẻ không tin, Thái Xung chỉ dùng giọng mũi hừ một tiếng. Chiêm Xuân lại nói:- Ðệ tử bị trúng phải chất độc của hoa Thanh Ðà La may nhờ chú em này chữa khỏi.Thái Xung nghe nói cũng giật mình và nghĩ thầm:- Trúng phải chất độc của Thanh Ðà La mà không có thuốc giải độc của ta thì người trúng độc thể nào cũng chết. Thằng nhỏ nầy chữa khỏi được chất độc đó kể cũng lạ thật .Ðoạn y ngắm Vô Kỵ một hồi rồi hỏi:- Thiếu niên kia, cậu biết chữa bịnh thật à?Nghĩ đến cảnh cha mẹ mình đã chết một cách thê thảm nay lại thấy bộ mặt của Thái Xung hung ác, Vô Kỵ càng ghét y. Nhưng vốn là người lương thiện, xa nay thù ai cũng vậy, chỉ một thời gian ngắn thôi, bằng không, khi nào cậu chịu chữa bệnh cho Hiểu Phù và bọn Dãn Tiệp. Cậu biết rõ phái Côn Luân cũng có liên can tới cái chết của cha mẹ nhưng cậu không thể bắt chước Hồ Thanh Ngưu, thấy chết không cứu, nên rốt cuộc cậu đã cứu chữa cho Tập Chi và Chiêm Xuân. Cũng như lúc nầy chẳng hạn, cậu nghe Thái Xung nói mình như một đứa con nít, trong lòng tuy không vui, nhưng cậu vẫn gật đầu nhận chữa.Vô Kỵ vừa bước chân vào trong phòng đã ngửi thấy mùi kỳ lạ xông lên mũi nhưng một lát sau cậu đã thấy mùi kỳ lạ ấy phai lạt dần, rồi giây phút sau lại nồng lên như trước. Y ngạc nhiên vô cùng, bèn tiến tới giường cô Năm, ngắm nhìn mặt cô ta một hồi, kế nắm tay thăm mạch rồi đột nhiên lấy một cây kim vàng ra chăm luôn vào bộ mặt sưng vù của nàng.Thái Xung kinh hãi, vội quát hỏi:- Cậu làm gì thế?Y vừa quát vừa giơ tay định kéo Vô Kỵ lại, nhưng Vô Kỵ đã rút mũi kim kia ra. Có một điều lạ là mặt Cô Năm không có nước vàng hay máu mủ gì rỉ ra cả. Thái Xung để một tay ở phía sau lưng Vô Kỵ , định điểm vào yếu huyệt của cậu, nếu y thấy nàng thiếp của y lâm nguy. Sau y thấy cô Năm vẫn nằm yên, nên thâu tay lại. Vô Kỵ đưa mũi kim lên mũi ngửi, gật đầu mấy cái. Lúc nầy, Thái Xung mới thấy có chút ít hy vọng, và lên tiếng hỏi:- Cậu... cậu... em... xem bệnh của tiện nội có hy vọng chữa khỏi không?Y là tôn trưởng của một môn phái, mà chịu Vô Kỵ là cậu em như thế, kể ra cũng nể Vô Kỵ vô cùng.Vô Kỵ không trả lời, bỗng cúi mình chui luôn vào gầm giường cô Năm xem xét một hồi rồi lại mở cửa sổ ngó ra ngoài vườn hoa. Thấy cử chỉ của Vô Kỵ , Thái Xung cũng ngạc nhiên vô cùng. Vô Kỵ lại nhảy qua cửa sổ, thưởng thức các thứ hoa thơm cỏ lạ ngoài vườn. Cô Năm ưa trồng hoa, nên trong vườn đó đều trồng những thứ hoa rất quý.Một lát sau, Vô Kỵ gật đầu mấy cái, hình như đã nghĩ ra được phơng pháp cứu chữa, rồi quay trở vào trong phòng, và trả lời Thái Xung:- Bệnh này có thể chữa khỏi, nhưng tôi không muốn chữa. Chiêm cô nương, chúng ta đi ra thôi.Chiêm Xuân vội khuyên:- Chú em họ Trương, nếu chú chữa khỏi bệnh cho cô Năm thì phái Côn Luân này, từ già chí trẻ, đều chịu ơn đức của chú vô cùng.Vô Kỵ chỉ vào mặt Thái Xung, đáp:- Thiết Cầm tiên sinh đây cũng là người đã bức tử cha mẹ tôi, như vậy, tôi chữa bịnh cho người của ông làm gì !Thái Xung nghe Vô Kỵ nói vậy, giật mình kinh ngạc và vội hỏi:- Chú em quý tính danh là gì? Lệnh tôn và lệnh đường là ai?Vô Kỵ đáp:- Tôi họ Trương, phụ thân tôi đệ tử thứ năm của phái Võ Ðang.Thái Xung rùng mình nghĩ thầm:- Thế ra thiếu niên này là con trai của Trương Thúy Sơn !Ðoạn, y bèn vái chào Vô Kỵ và nói tiếp:- Hồi lệnh tôn còn sống cùng tại hạ kết giao rất thân. Từ khi lệnh tôn tự sát qua đời tới giờ, tại hạ vẫn thương tiếc luôn...Muốn nhờ vả Vô Kỵ cứu chữa cho người hầu thiếp cưng của mình, Thái Xung mới nói láo như vậy. Chiêm Xuân cũng nói giúp sư phụ:- Sau khi lệnh tôn và lệnh đường quá cố, gia sư đã khóc mấy ngày và thường nói với chúng tôi rằng: "Trương ngũ hiệp là bạn tri kỷ nhất trong đời của gia sư đấy."Vô Kỵ bán tín bán nghi, nhưng xưa nay tính cậu không hay nhớ dai những mối thù hận, nên ngẫm nghĩ giây lát, liền đáp:- Phu nhân không phải mắc bệnh quái dị gì đâu. Bà bị rắn độc Kim Ngân Huyết xà cắn đấy.Thái Xung với Chiêm Xuân đồng thanh hỏi:- Kim Ngân Huyết xà?
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 34
Kim Ngân Huyết Xà
Bởi họ chưa hề nghe nói tới thứ rắn quái lạ ấy bao giờ. Vô Kỵ đáp:- Phải, loại rắn độc này tôi chưa hề thấy, nhưng khi tôi đâm kim vào mặt bà, rồi ngửi mũi kim thì nghe có mùi thơm đàn hương. Hà tiên sinh thử xem mười ngón chân của phu nhân coi có phải đầu ngón chân nào cũng có vết răng nhỏ không?Thái Xung vội dở mền đắp người thiếp cưng ra xem thì quả nhiên ngón chân nào cũng có một vết răng nhỏ và đen, bằng hạt gạo thôi, nếu không nhìn kỹ, không sao thấy được.Thái Xung, lại càng tin tưởng Vô Kỵ thêm, liền nói:- Phải, phải, quả thực ngón chân nào cũng có một vết răng. Chú em cao minh lắm. Chú đã biết rõ căn bệnh của tiện thiếp rồi, tất có thể chữa khỏi bệnh. Nếu tiện thiếp được lành mạnh như thường, tôi sẽ trọng thưởng chú.Nói tới đó, y quay lại quát bảo bảy lang y kia:- Các người chỉ được cái nói dóc là không ai bằng. Người thì bảo nàng phong hàn. Toàn là nói bậy nói bạ. Thế sao các người không kiếm thấy những vết răng ấy?Vô Kỵ vội đỡ lời:- Bệnh của phu nhân vốn dĩ kỳ lạ lắm, mấy vị lang y ấy không biết rõ căn bệnh đó là sự thường, tiên sinh không nên trách họ mà nên tha họ về nhà ngay thì hơn.Thái Xung đáp:- Ðược, được, đã có đại giá giáng lâm thì tại hạ còn giữ chúng ở lại làm chi. Những lang băm này chỉ được cái tài nói dóc, ăn hại là không ai bằng. Xuân, con cho chúng nó mỗi người một trăm lạng bạc để làm lộ phí rồi bảo chúng đi về tức thì.Bảy thầy lang thoát chết đều mừng rỡ vô cùng hấp tấp đi liền vì họ sợ Vô Kỵ cũng là lang băm như họ thì họ sẽ bị vạ lây, chưa biết chừng bị Thái Xung giết cả lũ cũng nên.Vô Kỵ nói:- Tiền bối làm ơn bảo người dọn cái giường của phu nhân sang bên. Dưới gầm giường có hai lỗ nhỏ, đó là lối ra vào của hai con rắn Kim Ngân Huyết Xà đấy!Thái Xung liền tự tay mình xách cái giường dời sang bên, vì sợ gọi đầy tớ làm sẽ chậm trễ thì người thiếp cưng của y đau đớn thêm chút nữa. Quả nhiên, y vừa đem cái giường ra khỏi chỗ cũ là thấy chỗ chân tường có hai cái lỗ nhỏ. Y vừa mừng vừa giận, vội lớn tiếng kêu gọi:- Chúng bay mau lấy diêm sinh ra để ta hun cho rắn độc chạy ra rồi ta bầm chém nó ra là nghìn vạn mảnh.Vô Kỵ xua tay cản:- Không được, không được. Cần phải có hai con rắn độc ấy mới chữa khỏi cho phu nhân.Nếu tiền bối giết chúng đi thì bệnh của phu nhân không thể nào chữa khỏi được.- À thế! Vậy chú em cho tôi biết nguyên nhân tại sao tiện thiếp lại trúng phải nọc độc của hai con rắn ấy?Vô Kỵ chỉ tay ra vườn hoa bên ngoài cửa sổ:- Hà tiên sinh, bệnh của Tôn phu nhân là do tám cây hoa Linh Chi Lan kia gây nên.- Tám cây đó tên là Linh Chi Lan à. Tôi có biết tên những cây đó đâu! Có người bạn thấy rồi lúc trồng hoa ở Tây Vực đem về tám cây lan đó tặng tôi. Hoa của những cây đó có mùi thơm như trầm, màu sắc của cánh hoa rất đẹp, không ngờ những cây đó lại là mối họa như vậy.- Theo sách thuốc nói thì những cây Linh Chi Lan này gốc tròn như trái cầu, màu đỏ như lửa, trong có chất độc rất mạnh. Ðể hậu sinh cho đào lên xem có đúng thế không?Lúc ấy, các đệ tử của Thái Xung đã biết tin Vô Kỵ chữa bệnh quái dị cho ngũ sư mẫu của chúng bèn tới cả nơi đây để xem. Các nam đệ tử thì không tiện vào phòng, còn sáu nữ đệ tử với Chiêm Xuân đứng bên cạnh sư phụ.Họ nghe Vô Kỵ nói vậy liền có hai nữ đệ tử đi lấy xuổng cuốc đào luôn cây lan độc lên.Quả nhiên gốc cây tròn như trái cầu và đỏ như lửa. Hai nữ đệ tử nghe nói cây này rất độc nên không dám mó tay vào.Vô Kỵ lại dặn:- Hai vị làm ơn đào cả tám cây lên lấy hết gốc cây để bỏ vào trong cối giã và cho thêm năm hột gà, một bát tiết gà, trộn chung vào giã, cho tới lúc nát thành hồ. Nhưng hai chị nên cẩn thận, đừng để nước bám vào người thì nguy đa!Chiêm Xuân lại đi lấy hai cái ống tre nhỏ ra cho Vô Kỵ sử dụng.Một lát sau, hai đệ tử đó đã giã xong tám gốc cây, Vô Kỵ liền đổ xuống đất quây thành một vòng tròn, một đầu để hở một miệng rộng chừng hai tấc, rồi dặn mọi người rằng:- Lát nữa quý vị có thấy điều chi khác lạ thì xin quý vị cứ việc đứng yên mà xem, đừng nói chuyện và kêu la, e hai con rắn độc ấy kinh hoảng rồi xông lại cắn nghe! Bây giờ các vị mau đi lấy chút cam thảo, bông gòn nhét vào lỗ mũi đi.Ai nấy đều làm theo lời dặn cảu Vô Kỵ cũng dùng bông gòn và cam thảo nhét vào lỗ mũi.Sau y lấy lửa đốt những lá cây lan ở trước hai cái lỗ. Chỉ trong giây lát, từ lỗ hỗng bên trái một con răn chui ra, da đỏ hồng như máu, đầu có mòng vàng chóe. Con rắn ấy từ từ bò ra, mọi người mới thấy rõ nó có bốn chân, mình dài chừng tám tấc.Con rắn ấy vừa bò ra khỏi lỗ, thì bên phải cũng có con rắn nữa bò ra. Con rắn sau này nhỏ và ngắn hơn một chút, màu bạc.Thấy hai con rắn quái dị ấy, Thái Xung và các môn đồ đều im hơi lặng tiếng.Hai con rắn thè lưỡi liếm vai nhau, trông rất thân mật và âu yếm, rồi chúng từ từ bò vào giữa vòng thuốc dưới đất. Chờ chúng vào trong vòng rồi, Vô Kỵ vội cầm một cái que trúc khẽ gạt đuôi con rắn màu bạc. Nhanh như chớp, mọi người chỉ thấy thấp thoáng ánh sáng bạc một cái là nó đã chui vào trong ống tre.Con màu vàng cũng định chui vào nhưng ống tre chỉ có thể đựng một con thôi, nên con thứ hai ngẩng đầu kêu vù vù.Tiếng kêu cảu nó tựa như tiếng ống tiêu nghe rất êm tai.Vô Kỵ lại đưa ống tre thứ hai đến trước mặt con màu vàng rồi lấy que tre gạt đuôi nó, con này cũng chui vào trong ống tre.Vô Kỵ vội lấy nút nhét chặt hai ống tre, mọi người mới dám thở mạnh.Vô Kỵ lại bảo:- Hay lấy cho tôi mấy thùng nước nóng, rửa sạch những thuốc độc dưới này đi, bằng không rất nguy hiểm!Sáu nữ đệ tử vội xuống bếp xách sáu thùng nước nóng lên và rửa sạch căn phòng đó liền.Vô Kỵ bảo mọi người đóng kín cửa sổ lại, sai người lấy mấy vị thuốc: Hồng hoàn , Minh Phàn, Ðại hoàn , Cam Thảo... v.v... giã thành bột trộn với vôi sống bỏ vào ống tre có con rắn màu bạc.Mọi người liền nghe con rắn bên trong kêu vù vù con màu vàng ở ống tre bên kia cũng lên tiếng kêu như vậy.Ðoạn Vô Kỵ mở nút ống tre có con rắn màu vàng thì con rắn ấy bò ra tới cạnh ống tre kia, vòng quanh mấy bận tỏ vẻ lo lắng, rồi đột nhiên nó chạy ngay lên trên giường, chui ngay vào trong chăn cô Năm. Thái Xung kinh hãi toan can thiệp, nhưng Vô Kỵ vội xua tay và khẽ lật cái chăn bông lên thì thấy con rắn màu vàng đó đang cắn chặt ngón chân giữa bên chân trái cảu cô Năm.Vô Kỵ mừng rỡ nói:- Những chất độc của hai con rắn này ở trong người cô Năm bây giờ đã được chính con rắn đó hút ra.Lát sau mình con rắn đó sưng vù lên to gấp năm sáu lần lúc nó chưa hút máu. Lúc này, màu của nó lại càng vàng và chói lọi thêm. Vô Kỵ lại mở cái nút tre thứ hai, con rắn vàng ở trên giường nhảy xuống bò tới ống tre, mồm nhả máu độc để cho con rắn bạc ăn. Vô Kỵ liền bảo với Thái Xung:- Thế này ta có thể yên bụng. Mỗi ngày cứ cho chúng hút độc ra hai lần. Hữu sinh xin viết một toa thuốc cho Tôn phu nhân uống để chóng khỏi sưng và cho được khỏe mạnh thêm.Liền sau đó, Vô Kỵ kê đơn trao Thái Xung sai người đi hốt thuốc về sắc cho cô Năm uống.Từ khi chính mắt mình theo dõi Vô Kỵ chữa bịnh cho người ái thiếp thứ năm vị trưởng môn của phái Côn Luân không ngớt vừa ngạc nhiên vừa kinh dị trước phương pháp lạ đời và rợn người của thầy lang tí hon, tuổi chưa thành nhơn mà y thuật không đo lường được.Thật Thái Xung không ngờ trên đời võ lâm của mình đã từng gặp biết bao trường hợp vượt quá sức tưởng tượng nhưng ông chưa hề chứng kiến một cảnh tượng nào quái đản như cảnh Vô Kỵ chữa bịnh.Sau đó, Thái Xung đưa Vô Kỵ ra ngoài thư phòng rồi khen ngợi:- Tài ba của chú em thần diệu thật. Tại sao chú em lại biết cách chữa như vậy, có thể cho tại hạ rõ được không?Vô Kỵ đáp:- Trong sách Ðộc Vật Ðại Toàn có ghi rõ đôi Kim Ngân Huyết Xà nầy là độc vật thứ ba mươi bảy của tất cả các thứ độc vật trên thiên hạ. Tuy vậy, nó có một đặc điểm là thích ăn những thứ độc như: Nhân Ngôn, Hạ Ðỉnh Hồng, Mật Công, v.v... Ngoài vườn có trồng Linh Chi Lan cũng là thứ hoa lan có chất độc rất lợi hại, nên mới dụ đôi rắn này tới.- Thì ra là thế!- Loại Kim Ngân Huyết Xà bao giờ cũng có đôi, sống chung với nhau. Vừa rồi tôi dùng Hồng hoàn , Cam Thảo đổ vào trong ống tre để cho con cái có màu bạc đau đớn, con đực màu vàng hay tin vội đi hút máu độc ở chân phu nhân ra cứu con cái. Ba tiếng đồng hồ nữa, tôi lại lấy thuốc trị con đực, con cái thế nào cũng đi hút mau độc để chữa cho con đực. Như vậy, cứ cho chúng lần lượt hút máu, chất độc trong người phu nhân sẽ hết dần.Ngày hôm đó, Thái Xung liền thiết tiệc khoản đãi Vô Kỵ và Bất Hối.Vô Kỵ không muốn nói rõ lai lịch của Bất Hối cho mọi người rõ vì cô bé đó là đứa con ngoại tình của Hiểu Phù, nếu nói ra sợ tai tiếng cho phái Nga Mi, nên lúc Thái Xung hỏi lai lịch Bất Hối thì Vô Kỵ chỉ trả lời một cách mơ hồ.Mấy ngày sau, bịnh của cô Năm lành mạnh dần và cô đã bắt đầu ăn uống được, tới ngày thứ mười thì khỏi hẳn. Cô Năm bèn cho dọn một mâm cơm thật thịnh soạn để mình đích thân cảm tạ Vô Kỵ và có cho Chiêm Xuân ngồi tiếp.Tuy còn tiều tụy nhưng nàng vẫn đẹp như xưa. Thái Xung mừng rỡ vô cùng, nhân lúc sư phụ cao hứng. Chiêm Xuân yêu cầu sư phụ thâu nhận Tạp Chi làm môn đồ, Thái Xung ha hả cười và nói:- Xuân, mưu kế cảu con khôn khéo thật. Ta thâu thằng nhỏ họ Tô làm môn đồ tất nhiên sau này ta phải truyền pho kiếm Long Hình Nhất Bút cho nó, như vậy trước kia nó có xem lỏm một lần cũng không sao mà!Chiêm Xuân vừa cười vừa đáp:- Thưa sư phụ, nếu người họ Tô ấy không xem lỏm sư phụ luyện kiếm đệ tử không phải lùng bắt và làm sao gặp được Trương thế huynh đây? Tất nhiên cũng phải nói đó là sư phụ và cô Năm có hồng phúc, nhưng kể ra thì tên họ Tô ấy cũng có một phần công lao.Cô Năm liền bảo Thái Xung:- Tướng công thâu bấy nhiêu đồ đệ, rốt cuộc không đứa nào giúp ích mình cả. Chiêm cô nương đã nói vậy, chắc thằng nhỏ họ Tô không phải là người tầm thường thì tướng công có thâu thêm một đồ đệ nữa cũng không sao. Biết đâu sau này tên họ Tô ấy lại chẳng là người đệ tử đắc lực nhất của tướng công?Xưa nay cô Năm nói gì, Thái Xung cũng đều nghe nên cô Năm vừa nói xong, y đã nhận lời liền:- Nếu em bảo thâu thì tôi thâu nó, nhưng có một điều nầy...Cô Năm vội hỏi:- Ðiều gì thế?Thái Xung nghiêm nét mặt đáp:- Y là môn hạ của tôi thì phải nhứt tâm nhứt chí học tập chớ không được si mê Chiêm Xuân và định lấy con nhỏ này làm vợ. Việc ấy tôi cấm triệt để.Chiêm Xuân mặt đỏ bừng, cuối đầu e lệ. Cô Năm khúc khích cười và tiếp lời:- Ối chà! Sao tướng công lại nói thế? Mình là sư phụ thì phải làm gương mẫu cho đồ đệ mới được. Mình đã tam thê, tứ thiếp mà lại cấm đồ đệ lấy nhau nghĩa lý gì?Lời nói vừa rồi của Thái Xung là nói bông nói đùa Chiêm Xuân thôi, nên y nghe cô Năm nói vậy liền ha hả cười và nói sang chuyện khác:- Thôi, tiếp tục uống rượu đi!Lúc ấy bỗng con sen bưng một cái khay gỗ, trên khay có một ấm rượu, đem tới trước mâm cơm rồi con sen rót luôn cho mỗi người một chén. Vô Kỵ thấy thứ rượu đó màu vàng khè, đặc như hồ, mùi thơm xông lên mũi.Thái Xung nói:- Chú em họ Trương, đây là rượu Hổ Phách Mật Lê tửu của bổn phái, chế bằng một thứ lá sản xuất trên đỉnh núi tuyết, chỉ có núi Côn Luân này mới có. Thứ lê ấy gọi là Hổ Phách Mật Lê. Rượu này ngon vô cùng, nhưng không thể uống nhiều được.Vô Kỵ không biết uống rượu, nhưng y đưa lên mũi ngửi, mùi thơm xông lên và tim phế cảm thấy mát rợi. Y định uống một hớp bỗng nhiên nghe hai con rắn Kim Ngân ở trong lồng, đồng thanh khẽ kêu "vù, vù".Vô Kỵ sực tỉnh ngộ, liền nói lớn:- Rượu này không thể uống được.Mọi người đều ngạc nhiên, đặt chén rượu xuống bàn liền. Vô Kỵ lấy hai cái ống tre ra, mở nút cho con rắn đực bò ra. Con Huyết xà màu vàng liền uống cạn chén rượu của Vô Kỵ, rồi lại bò tới phía trước mặt bàn uống cạn ba chén rượu của những người kia nữa. Vô Kỵ nhốt con rắn ấy xong, lại thả con rắn cái ra để cho nó uống nốt ba chén còn dư. Ðôi Huyết xà này rất quyến luyến nhau, chỉ thả một con ra, cái hay đực cũng vậy, thì không còn nào chịu bỏ đi hết. Ðồng thời chúng rất ngoan ngoãn nghe lời chủ nhân của chúng. Nhưng cùng thả một lúc không những khó bắt chúng lại vào lồng, mà không biết chừng chúng còn nổi khùng cắn cả chủ nhân của chúng nữa.Cô Năm vừa cười vừa nói:- Chú em, đôi rắn độc của chú biết uống rượu thật là kỳ thú lắm.Vô Kỵ lại nói:- Lão tiền bối làm ơn bảo người nhà đem một con chó hay một con mèo ra đây.Một lát sau, người nhà của Thái Xung đem ra một con chó màu vàng. Vô Kỵ lấy một chén rượu ở trước mặt Thái Xung đổ vào mồm con chó ấy. Con chó vàng chỉ rên rỉ vài tiếng mồm mũi hộc máu tươi, tai cũng rỉ máu rồi nằm lăn ra chết ngay.Cô Năm hãi sợ vô cùng, giọng run run nói:- Rượu này có độc hay sao? ... Ai... ai định hãm hại chúng ta thế? Chú em, sao chú biết trước như vậy?Vô Kỵ đáp:- Ðôi rắn Kim Ngân Huyết Xà này rất thích ăn uống những thứ có độc. Chúng ngửi trong rượu có chất độc, nên chúng thích thú và kêu vù vù...Thái Xung sầm nét mặt lại, giơ tay nắm chặt lấy cổ tay con thị tỳ nọ, khẽ hỏi:- Ai bảo mi đem rượu độc này ra thế?Thị tỳ hãi sợ, đến mất hồn vía, ngập ngừng đáp:- Con..., con không biết rượu đó có chất độc bên trong... con đem ở trong bếp ra.Thái Xung lại hỏi tiếp:- Mi đi từ trong bếp ra tới đây, có gặp ai không?Thị tỳ đáp:- Lúc con đi qua hành lang có gặp chị Hạnh Phương, chị ấy níu con lại nói chuyện, rồi chị ấy mở cái nắp ấm rượu ra ngửi một hồi.Thái Xung, cô Năm và Chiêm Xuân đều đưa mắt nhìn nhau. Thì ra Hạnh Phương là thị tỳ thân cận của người vợ cả.Vô Kỵ nói:- Thưa Hà tiên sinh, hậu bối trù trừ mãi không muốn nói ra, mà chỉ ngấm ngầm dò xét thôi.Tiên sinh thử nghĩ xem, tại sao bỗng dưng đôi Kim Ngân Huyết Xà tới đây hút máu cắn đầu ngón chân của phu nhân?Vấn đề này rất dễ giải đáp. Trước hết phu nhân có ngộ phải chất độc chậm phát, trong máu mới có chất độc, mới dụ hai con rắn tới hút máu và truyền độc sang người phu nhân như vậy. Tôi chắc người bỏ thuốc độc chậm phát trước kia với người bỏ thuốc độc vào trong ấm rượu này là một.Thái Xung chưa kịp trả lời, đã thấy tấm màn cửa vén lên, có một bóng người thấp thoáng.Vô Kỵ cảm thấy bên dưới vú đau nhức, biết có người đã điểm trúng yếu huyệt mình. Tiếp theo đó một giọng nói rất nhọn:- Phải, chính ta đã bỏ thuốc độc đấy.Người đó vừa nói vừa bước vào phòng. Vô Kỵ thấy người đó là một người đàn bà trung niên, hai mắt rất oai, mặt đầy sát khí. Người đàn bà ấy vừa bước vào, đã lên tiếng hỏi Thái Xung:- Tôi bỏ nước dãi con rít độc vào trong ấm rượu đấy. Anh làm gì được tôi nào?Thấy mặt người đàn bà đó, cô Năm có vẻ sợ hãi vội đứng dậy cung kính chào:- Thái thái.Thì ra người đàn bà đó chính là vợ cả của Thái Xung, họ Ban tên Thục Nhân, võ công còn cao siêu hơn Thái Xung nhiều. Xưa nay Thái Xung rất sợ nàng ta. Tuy sợ vợ, nhưng y vẫn thích lấy nàng hầu, vợ lẽ, nên y lấy hết người này đến người khác nhưng y lấy thêm một người thì càng sợ vợ cả thêm.Thấy vợ đột nhiên tới, Thái Xung không dám nói nửa lời, Thục Nhân đã lên tiếng hỏi trước:- Tôi hỏi anh, chính tôi đã bỏ thuốc độc vào trong ấm rượu đấy, anh làm gì được tôi nào?Thái Xung đáp:- Em không thích thanh niên này thì thôi. Nhưng em hành sự không phân nếp tẻ gì hết. Nếu anh không kịp hay biết, lỡ uống phải chén rượu có thuốc độc thì sao?Thục Nhân nói tiếp:- Tất cả người có mặt tại đây đều khốn nạn. Dù các người có chết cũng không sao, tôi lại được an nhàn hơn.Nàng vừa nói vừa cầm ấm rượu lên thử xem thấy trong ấm còn hơn nửa.Nàng liền rót đầy một chén đem tới trước mặt Thái Xung và nói:- Thoạt tiên ta định đầu độc cho 5 người chết một lúc, nhưng tên tiểu quỉ này đã phát giác thì ta tha chết cho bốn người, còn một người thể nào cũng phải chết. Chén rượu này, ai uống cũng thế thôi. Lão quỷ quyết định bảo ai uông thì lên tiếng ngay đi?Nói xong, nàng rút thanh kiếm ra, cầm nơi tay.Thì ra Thục Nhân là nữ đệ tử võ công kiệt xuất nhất của phái Côn Luân tuổi còn lớn hơn Thái Xung, và nhập môn cũng trước hơn. Hồi Thái Xung còn trẻ rất anh tuấn, nên y rất được người sư tỷ này yêu mến. Sư phụ của họ đấu với một tay cao thủ của Minh Giáo mà đột nhiên chết không để lại một lá chúc thư nào, nên các đệ tử mới tranh giành ngôi chưởng môn mà tàn sát lẫn nhau. Thục Nhân cực lực giúp Thái Xung hai người liên hiệp ra tay, tất nhiên sức mạnh phải hơn các sư huynh đệ khác. Kết quả Thái Xung cướp được ngôi chưởng môn ấy. Y mang ơn người sư tỷ này bèn lấy nàng làm vợ. Hồi thiếu thời, hai người rất yêu nhau, nhưng bây giờ cả hai đã có tuổi, nhất là Thục Nhân chóng già hơn, y tự biết mình có lỗi với vợ, nên lúc nào cũng vậy, y kính sợ người sư tỷ này như một vị sư trưởng hay một con cọp vậy.Lúc ấy, y thấy vợ để chén rựơu ở trước mặt mình, không dám phản đối gì cả, trong lòng nghĩ thầm:- Tất nhiên ta không rồi. Ta cũng không để cho cô Năm, và con Xuân uống. Vô Kỵ là ân nhân của ta, khi nào ta lại bắt y uống, chỉ có con bé đi với Vô Kỵ không phải họ hàng thân thích hay môn đồ của ta, thì ta bắt nó uống là phải hơn hết.Nghĩ đoạn y bèn đứng dậy, cầm chén rượu độc đưa cho Bất Hối và nói:- Cô bé kia, uống chén rượu này đi.Bất Hối thất kinh, vì nàng mới thấy con chó vàng vừa to vừa béo đã uống xong chén rượu là chết liền, khi nào nàng dám uống, nên vừa khóc vừa đáp:- Rượu có thuốc độc, tôi không uống, tôi không uống!Thái Xung liền túm ngực và định đổ rượu vào mồm bắt nó uống nhưng Vô Kỵ đã nghiêm nghị nói:- Ðể tôi uống cho.Thái Xung trù trừ, lòng không nỡ. Thục Nhân ghét nhứt cô Năm, tưởng phen nầy thế nào cũng giết được ả thị tỳ đáng ghét ấy, ngờ đâu Vô Kỵ ở đâu cứu nàng thoát nạn, nên Thục Nhân ghét lây Vô Kỵ. Bây giờ, nàng thấy Vô Kỵ đòi uống chén rượu độc ấy mà Thái Xung thì không nỡ, liền lên tiếng:- Thiếu niên này kỳ lạ lắm, biết đâu ngươi chẳng có thuốc giải trong người, nên mới dám đòi uống thay thế. Nhưng, ngươi uống một chén không đủ ngấm đâu, vậy phải uống hết ấm rượu kia mới được.Vô Kỵ đưa mắt nhìn Thái Xung, mong y nói hộ vài lời để Thục Nhân khỏi bắt mình uống.Ngờ đâu y lại cúi đầu, có lẽ sợ hãi không dám nói nửa lời. Chiêm Xuân và cô Năm cũng không dám nói gì cả bởi sợ lên tiếng là sẽ bị Thục Nhân ghét lây bắt uống nốt nửa ấm rượu độc kia. Vô Kỵ thấy mọi người bạc bẽo và ích kỷ như vậy, trong lòng chán nản và cũng nghĩ thầm:- Tính mạng mấy người này đều do ta cứu cho, nay tới phiên ta ngộ nạn thì chúng khoanh tay bỏ mặc, không nói nửa lời.Ðoạn y liền dặn Chiêm Xuân:- Này Chiêm cô nương, sau khi tôi chết, cô làm ơn đưa cô em này đến Tọa Vong Phong để gặp cha em. Chẳng hay cô có giúp được việc này không?Chiêm Xuân đưa mắt nhìn Thái Xung, thấy sư phụ gật đầu, liền đáp:- Ðược, tôi nhận lời.Nàng nói vậy, nhưng trong lòng lại nghĩ:- Dãy núi Côn Luân dài hàng nghìn dặm, ta biết ngọn Tọa Vong ở đâu mà đưa cô bé này đến đó.Vô Kỵ thấy Chiêm Xuân nhận lời một cách thiếu thành thật như vậy, biết những người nầy đều là những kẻ bạc bẽo, có nói nhiều cũng vô ích thôi, y liền cười lạt và tiếp:- Bây giờ tôi mới thấy bộ mặt thật của một môn phái vẫn tự hào là môn phái chính đại trong võ lâm xưa nay. Hà tiên sinh, đưa chén rượu kia cho tôi.Thấy Vô Kỵ khinh thị mon phái mình, Thái Xung cả giận chỉ mong Vô Kỵ chóng chết giờ phút nào hay giờ phút ấy, nên y cầm cả ấm rượu đổ luồn vào mồm Vô Kỵ tức thì. Bất Hối ôm lấy Vô Kỵ khóc.Thục Nhân cười lạt nói:- Dù y thuật của người có cao siêu đến đâu cũng không thể nào giải được rượu độc này.Nàng vừa nói vừa giơ tay ra điểm luôn mấy yếu huyệt ở sau lưng Vô Kỵ, rồi lại dùng cán kiếm điểm Thái Xung, cô Năm, Chiêm Xuân và Bất Hối bốn người, mỗi người hai yếu huyệt, và nói:- Hai giờ sau, ta sẽ trở lại giải huyệt cho các người.Lúc nàng đưa tay điểm huyệt, Thái Xung và Chiêm Xuân hãi sợ đến nỗi đứng yên cho nàng điểm chớ không dám tránh né. Ðiểm huyệt mọi người xong, Thục Nhân quát bảo hai thị tì bên cạnh:- Ði thôi.Chờ cho hai con nhỏ ra khỏi phòng, nàng mới đi ra và đóng luôn hai cánh cửa lại, rồi vừa đi vừa cười lạt.Rượu độc vào trong bụng, Vô Kỵ cảm thấy đau nhức không sao chịu đựng được, sau y lại thấy Thục Nhân ra khỏi và đóng kín cửa lại, liền nghĩ:- Mi đã đi khỏi, chắc ta chưa phải chết đâu.Ðoạn y theo phương pháp giải huyệt của Tạ Tốn, ngấm ngầm vận hơi sức để giải các yếu huyệt vừa bị Thục Nhân điểm, rồi y lấy mấy sợi tóc thò vào mồm ngoáy cổ họng vài cái.Giây phút sau, y đã nôn rượu ra gần hết.Thấy Vô Kỵ tự giải huyệt được, Thái Xung và Chiêm Xuân đều kinh ngạc vô cùng. Thái Xung định chạy lại ngăn cản, nhưng y đã bị điểm huyệt rồi, dù có võ công rất cao cũng không làm gì được, đành trố mắt nhìn thôi.Vô Kỵ thấy trong bụng vẫn còn đau như bị dao cắt, nên cố gắng mửa thêm, nhưng chất độc đã dính chặt vào ruột rồi, không thể nào mửa ra được nữa.Y quyết định rời khỏi chốn nguy hiểm này trước, rồi hãy nghĩ cách giải độc sau, nên vội giải huyệt cho Bất Hối, nhưng thủ pháp điểm huyệt của Thục Nhân rất kỳ lạ. Vô Kỵ giải mãi không sao giải được cho con nhỏ, đành phải ẳm nó lên, ngó qua cửa sổ, thấy bên ngoài không một bóng người nào, y bèn để con nhỏ ra phía ngoài cửa sổ ấy.Nếu Thái Xung vận hơi sức tự giải huyệt thì trong khoảng nửa tiếng đồng hồ cũng có thể giải được, nhưng y thấy Vô Kỵ sắp đào tẩu, lỡ nó thoát khỏi lát nữa vợ y vào hỏi, lại có sự phiền phức.Huống hồ để cho một thằng nhỏ tay không của phái Võ Ðang bị bắt giữ trong Tam Thánh Ðường của phái Côn Luân mà tự đào tẩu thoát rồi đem sự vong ân phụ nghĩa của mình tuyên bố cho thiên hạ rõ thì mình là tôn sư nhứt thời của một đại môn phái còn mặt mũi nào xuất đầu lộ diện trên giang hồ nữa? Nên dù sao đi nữa y cũng phải ngăn cản Vô Kỵ mới được. Y vừa hít mạnh hơi một cái, đang định lên tiếng kêu gọi vợ và các môn hạ, nhưng Vô Kỵ đã biết trước như thế, nên vội móc túi lấy ra một viên thuốc màu đen nhét luôn vào mồm cô Năm và nói:- Viên thuốc này là Tín Thạch hoàn , uống vào bụng, mười hai giờ sau sẽ nát gan đứt ruột chết. Thuốc giải độc của nó tôi sẽ để trên một cây lớn cách đây chừng ba mươi dặm, và có ghi dấu để dễ kiếm. Ba giờ sau, Hà tiên sinh có thể phái người tới chỗ đó lấy về đây cho cô Năm uống thì vô sự. Nếu không may, tôi chưa ra khỏi núi này và bị bắt lại, thì sẽ có thêm một người chết theo tôi.Thái Xung không ngờ Vô Kỵ lại khôn ngoan đến thế. Y ngẫm nghĩ giây lát, rồi khẽ nói:- Phái Côn Luân chúng tôi tuy không phải là đầm rồng hang hổ gì, nhưng cậu và cô bé kia chưa chắc đã qua khỏi được các chòi canh của bổn sơn.Vô Kỵ biết Thái Xung không nói ngoa, liền lạnh lùng tiếp:- Tôi thiết nghĩ, ngoài tôi ra không ai có môn thuốc giải độc nào có thể chữa khỏi cho phu nhân.- Thôi được chú giải huyệt hộ tôi, để tôi đưa chú ra khỏi bổn sơn.Thái Xung bị điểm ở hai yếu huyệt Phong Trì và Kinh Môn, Vộ Kỵ lại giải Thiên Trụ, Thương Khốc mấy yếu huyệt khác, nên cứ xoa bóp mãi không thấy công hiệu gì cả.Cả hai người đều kinh hãi vô cùng, sau Vô Kỵ nghĩ:- Thủ pháp điểm huyệt của phái Côn Luân lợi hại thật, Hồ tiên sinh đã dạy ta bảy phương pháp giải huyệt, mà bây giờ ta đã sử dụng cả bảy phương pháp ấy cũng không thấy công hiệu gì cả.Thái Xung cũng nghĩ:- Thằng nhỏ này biết phương pháp giải huyệt như thế, và thủ pháp y lại quái dị lạ thường đủ thấy y cũng tài ba lắm. Thục Nhân điểm bảy tám yếu huyệt mà không làm gì nổi y. Ta thấy các người có tên tuổi trong võ lâm đều khen ngợi và kính phục Trương Tam Phong vô cùng, trước kia không tin chút nào, bây giờ mới rõ lời đồn của thiên hạ không ngoa. Cũng may, bữa nọ trên núi Võ Ðang ta không ra tay đối với các cao thủ của họ, bằng không ta bị đánh tơi bời rồi. Nay cứ xem thằng nhỏ này đã lợi hại như thế rồi, sau này nó lớn lên, tất nhiên thế nào cũng lợi hại gấp chín gấp mười.Y có biết đâu, môn phản điểm huyệt của Vô Kỵ là do Tạ Tốn dạy, mà phương pháp giải huyệt thì do Hồ Thanh Ngưu truyền. Sự thực Vô Kỵ chưa học được một thành bản lãnh nào của phải Võ Ðang.Thái Xung thấy Vô Kỵ giải huyệt cho mình không công hiệu chút nào liền nghĩ ngay được một kế, vội bảo:- Chú em đưa ấm nước cho tôi uống vài ngụm.Không hiểu tại sao Thái Xung lại bỗng nhiên đòi uống nước như vậy, Vô Kỵ có vẻ hòai nghi, nhưng y nghĩ lại tính mạng của thị thiếp cưng của đối thủ đang nằm trong tay mình, chắc đối thủ không khi nào dám ra tay ám hại mình, nên y đem ấm nước lại, cầm cho Thái Xung uống, nhưng y không uống hẳn chỉ ngậm trong mồm, rồi phun thẳng vào yếu huyệt ở khủyu tay.Cánh tay vừa hoạt động được, Thái Xung liền quay mấy vòng để giải nốt yếu huyệt bị điểm kia.Từ khi lên Tam Thánh Ðường trên núi Côn Luân này tới giờ Vô Kỵ thấy Thái Xung lo âu buồn phiền vì bệnh quái dị của cô Năm hoài, y sợ vợ, cưng nàng hầu, nhu nhược hèn nhát, không khác gì một người đàn ông thường không chút chí khí chút nào. Ðến giờ Vô Kỵ mới thấy Thái Xung ra tay tỏ lộ võ công, y cũng phải kinh hãi và nghĩ thầm:- Không ngờ vị chưởng môn của phái Côn Luân lợi hại đến thế, ta cứ khinh thường y hoài, nay mới biết võ công của y quả cao siêu hơn người và đáng là chưởng môn của một phái lớn. Nếu ngụm nước vừa rồi y phun vào mặt hay ngực ta thì chắc ta chết ngay.Thái Xung giải xong hai yếu huyệt, liền bảo Vô Kỵ:- Chú em hãy cho cô Năm uống nước giải độc trước, rồi tôi đa chú em ra khỏi sơn cốc này.Vô Kỵ từ từ lắc đầu, không chịu nghe. Thái Xung nóng lòng vô cùng nói tiếp:- Tôi là chưởng môn của phái Côn Luân, có khi nào lại thất tín với cậu bé như chú? Lỡ chất độc bộc phát, mà chú đã đi khỏi thì sao?- Tiên sinh cứ yên trí, thứ thuốc độc này không bao giờ bột phát một cách bất ngờ đâu.- Thôi được, chúng ta lẳng lặng đi ngay vậy.Hai người nhảy qua cửa sổ, Thái Xung giơ tay hốt qua lưng Bất Hối một cái, yếu huyệt của con nhỏ được giải liền. Thủ pháp của y lẹ làng và mạnh mẽ vô cùng, Vô Kỵ thấy vậy cũng phải thán phục, hai mắt tỏ vẻ ngưỡng mộ. Từ khi y gặp Thái Xung tới giờ, chưa hề có vẻ kính phục nh thế bao giờ. Thái Xung nhìn mặt y hiểu ngay nên có vẻ đắc chí, mồm tủm tỉm cười, mỗi tay dắt một đứa nhỏ đi vòng qua vườn hoa phía sau, rồi dò cửa ngách đi ra.Tam Thánh Ðường có tất cả chín căn. Ba người ra khỏi cửa ngách vườn hoa, lại phải đi qua một con đường khúc khủyu trồng hoa, rồi lại xuyên qua rất nhiều sảnh hay phòng, nếu không có Thái Xung dẫn đường cho, Vô Kỵ phải lạc lối, dù không bị một đệ tử nào của phái Côn Luân ngăn cản, hai đứa nhỏ cũng chưa chắc ra khỏi được Tam Thánh Ðường này.Muốn đi nhanh hơn, Thái Xung ẳm Bất Hối lên tay trái dắt Vô Kỵ giở khinh công ra, chạy thẳng về phía Tây Bắc. Nhờ có Thái Xung nắm tay và dắt đi, Vô Kỵ cảm thấy như lơ lửng trên không, một cái nhảy nhót là đi xa hơn trượng. Vừa đi y vừa nghe gió thổi qua tai kêu vù vù hình như còn nhanh hơn cưỡi ngựa nữa. Chỉ trong thoáng cái, ba người đã đi hơn hai mươi dặm. Không những không tốn một tí hơi sức nào, Vô Kỵ còn cảm thấy như là đi mây về gió, dễ chịu vô cùng.Ba người đang đi thật nhanh, bỗng nghe có tiếng đàn bà gọi:- Hà Thái Xung! Hà Thái Xung, có mau đứng lại không...Tiếng gọi ấy theo gió truyền tới, hình như người đàn bà ấy đang ở phía đàng xa, và cũng hình như đang ở bên cạnh vậy. Vô Kỵ nhận ngay ra người đàn bà ấy chính là Thục Nhân.Trù trừ giây lát, Thái Xung đành phải ngừng chân lại thở dài và nói:- Chú em mau dắt cô bé chạy đi. Nhà tôi đã đuổi theo tới, tôi không thể nào tiếp tục đưa hai người đi nữa.Vô Kỵ nghĩ thầm:- Như vậy y cũng không đến nỗi đểu giả lắm.Vừa nghĩ y vừa đáp:- Hà tiên sinh cứ quay trở lại đi. Viên thuốc tôi cho cô Năm uống không phải là thuốc độc và cũng không phải là Thạch Tín hoàn gì cả, tiên sinh cứ yên trí mà quay trở lại.Thái Xung nghe Vô Kỵ nói vậy vừa tức giận vừa kinh ngạc, quát hỏi:- Có thực không phải thuốc độc không?- Chính tay tôi đã cứu cô Năm thoát chết, khi nào tôi lại đang tay đầu độc để giết hại cô?Lúc ấy, tiếng gọi của Thục Nhân càng ngày càng gần.- Hà Thái Xung... Thái Xung... liệu ngươi có chạy thoát được không?Sở dĩ Thái Xung phải đem Vô Kỵ và Bất Hối đào tẩu nhu vậy là hoàn toàn chỉ vì cô Năm của y.Bây giờ, Thái Xung đã biết viên thuốc của Vô Kỵ cho nàng hầu cưng của mình uống không phải là thuốc độc, và biết mình đã bị mắc lỡm thì trong lòng tức giận khôn tả, bèn giơ tay lên tát luôn Vô Kỵ mấy cái bạt tai. Bị đánh bốn cái tát liền, hai má Vô Kỵ sưng húp, máu tươi rỉ ra đầy mồm, đau đớn vô cùng.Y lại thấy cái tát thứ năm của Thái Xung đánh tới vội giở thế võ Kháng Long Hữu Hối trong Giáng Long Thập Bát Chưởng của Tạ Tốn dạy ra chống đỡ.Nếu y học được toàn vẹn môn võ này thì công lực mạnh không thể tưởng tượng được, nhưng y chỉ học được một chút thôi thì địch sao nổi người chưởng môn của phái Côn Luân?Thái Xung thấy thằng nhỏ giơ chưởng phản công lại, thế võ rất đặc biệt, hiển nhiên là một tay cao thủ thuộc hạng thượng thặng nên y khẽ kêu "ủa" một tiếng, rồi né người tránh sang bên. Thuận tay y lại đánh luôn một chưởng vào mắt bên phải của thằng nhỏ.Vô Kỵ thấy thế võ của mình không ăn thua gì mà còn bị đối phương đánh thêm một chưởng, mắt bên phải sưng húp ngay. Y tự biết võ công và hơi sức của mình còn kém quá, nên y buông xuôi tay xuống, không phản kháng nữa.Không ngờ Thái Xung vẫn đánh lấy đánh để, mặc dầu thằng nhỏ đã không phản kháng rồi.Y ra tay không vận dụng nội lực, bằng không y chỉ đánh một chưởng là Vô Kỵ chết liền.Tuy vậy, Vô Kỵ bị đánh chưởng nào cũng thấy tối tăm mặt mũi. đau đớn vô cùng.Ðang lúc Thái Xung đánh sướng tay thì Thục Nhân đã dẫn hai môn đồ đuổi theo tới. Nàng đứng cạnh xem, không nói nửa lời, nhưng thấy Vô Kỵ cứ đứng yên chịu đòn, trong lòng không cảm thấy thích thú chút nào, nàng bèn lên tiếng bảo Thái Xung:- Anh đánh con nhỏ thử xem?Thái Xung quay lại đánh luôn Bất Hối một cái tát. Con nhỏ chịu không nổi khóc òa lên. Vô Kỵ cả giận:- Ngươi muốn đánh cứ việc đánh ta, hà tất bắt nạt một con nhỏ như thế?Thái Xung lại đánh thêm Bất Hối cái nữa. Vô Kỵ không sao nhịn được, xông lại dùng đầu hút luôn vào bụng Thái Xung một cái.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 35
Tuyết Lãnh Song Nữ
Thục Nhân cười nhạt nói:- Người ta, một thằng nhỏ nh thế mà còn có tình nghĩa biết cứu bạn lúc lâm nguy, chứ có phải như anh là kẻ vô tình bạc nghĩa như thế đâu.Thái Xung thấy vợ mắng nhiếc mình như vậy, mặt đỏ bừng liền chộp lấy gáy Vô Kỵ quăng ra ngoài xa, quát lớn:- Thằng nhãi con này đi mà gặp cha mẹ mi đi!Y ném một cái thật mạnh, đầu Vô Kỵ nhằm một tảng đá lớn mép núi đâm tới. Vô Kỵ không sao cự được, bị Thái Xung ném ra như bay và trông thấy đầu của mình sắp va vào tảng đá vỡ sọ vọt óc đến nơi...Bỗng nhiên có một sức mạnh ở bên cạnh phi tới lôi mạnh người Vô Kỵ sang bên. Vô Kỵ chưa hoàn hồn, hai chân đã đứng xuống mặt đất, mắt sưng húp, chỉ trông thấy được chút xíu thôi, nhưng y cũng quay đầu lại nhìn xem người nào đã ra tay cứu giúp mình. Y thấy một thư sinh trạc trung niên, mặc áo dài trắng đứng cách chỗ mình chừng năm thước. Thục Nhân, Thái Xung đều nhìn nhau kinh ngạc vô cùng vì vợ chồng họ không biết thư sinh đó tới lúc nào và ở đâu tới mà dù người đó có núp sẳn đàng sau tảng đá thì vợ chồng y thế nào cũng biết.Tại sao từ nãy giờ không ai hay một tí gì cả nên cả vợ chồng y mới ngạc nhiên như thế. Vả lại cái ném của Thái Xung ít nhất cũng có năm sáu trăm cân sức mà thư sinh chỉ dùng tay áo khẽ cuộn một cái đã tiêu giải được sức mạnh đó và đặt Vô Kỵ đứng sang bên một cách nhẹ nhàng vô cùng đủ thấy thế võ của y cao siêu biết bao. Nhưng vợ chồng Thái Xung thấy chàng ta tuổi trạc bốn mươi, mặt mũi trông rất thanh tú bảnh trai, đôi mày vừa dài vừa xuôi xuống hai bên, cạnh mép có mấy vết hằn khá sâu. Thư sinh cứ đứng yên ở đó chẳng nói chẳng rằng, ngửng mặt nhìn nơi khác hình như đang nghĩ ngợi điều gì vậy.Thái Xung ho một tiếng rồi hỏi:- Các hạ là ai, tại sao lại ra tay can thiệp đến việc của phái Côn Luân chúng tôi?Thư sinh nọ cúi đầu vái chào đáp:- Thế ra ngài là Thiết Cầm tiên sinh Hà tiền bối đấy. Tại hạ ngưỡng mộ anh danh đã từ lâu, chẳng hay vị này có phải là Hà phu nhân không? Còn tại hạ đây là Dương Tiêu.Chàng ta vừa nói xong hai chử Dương Tiêu, Thái Xung, Thục Nhân và Vô Kỵ ba người không hẹn mà nên, đều thất thanh kêu ủa một tiếng. Tiếng kêu của Vô Kỵ vừa kinh ngạc vừa mừng rỡ, còn tiếng kêu của vợ chồng Thái Xung vừa kinh ngạc vừa tức giận, chỉ nghe tiếng kêu "xọet xọet" hai tiếng, hai nữ đệ tử của phải Côn Luân đã rút trường kiếm ra khỏi bao rồi chúng xoay ngược hai thanh kiếm đưa cho sư phụ và sư mẫu. Vợ chồng họ Hà cầm hai thanh kiếm đó rồi múa kiếm xông vào tấn công luôn bảy tám thế, thế kiếm nào của họ cũng nhằm những yếu huyệt của kẻ địch mà điểm tới.Dương Tiêu tựa như không hay biết gì hết, y nghe tiếng kêu của Vô Kỵ chứa đầy sự mừng rỡ, trong lòng cũng lấy làm ngạc nhiên bèn liếc nhìn thằng nhỏ, thấy mặt dính đầy máu tươi, mặt sưng húp không còn ra vẻ người chút nào. Nhưng y vẫn trông thấy vẻ vui mừng lộ ra trên bộ mặt sưng vù đó.Vô Kỵ lại hỏi:- Ngài... có phải là Quang Minh Sứ Giả của Minh Giáo Bát Dương Tiêu đấy không?Dương Tiêu gật đầu đáp:- Cậu bé, sao cậu biết tên họ của tôi như vậy?Vô Kỵ chỉ Bất Hối rồi tiếp:- Cô bé này là con gái của bác đấy!Nói xong y kéo tay bất hối tới gần và nói tiếp:- Em Bất Hối, mau lại chào cha em đi! Chúng ta đã kiếm thấy cha em rồi đấy.Bất Hối trợn tròn đôi mắt nhìn chòng chọc vào Dương Tiêu và nói:- Ông có phải là cha tôi không? Mẹ tôi đâu? Tôi phải đi tìm mẹ tôi.Thì ra Bất Hối cứ nghĩ đến mẹ là khóc, suốt dọc đường, Vô Kỵ cứ dỗ dành bảo nó tới đây là để tìm mẹ nó.Dương Tiêu nghe nói giật mình, túm lấy đầu vai Vô Kỵ vội hỏi:- Cậu em, nên nói rõ ra một chút, con bé này là con của ai? Mẹ nó là ai thế?Chàng dùng sức nắm, Vô Kỵ đau buốt tận xương nhưng vẫn không chịu hèn kém nên không kêu đau. Nhưng rút cuộc y vẫn phải kêu "ớ" một tiếng rồi mới nói ược.- Bất Hối là con gái của bác, mẹ em là Kỷ Hiểu Phù nữ hiệp của phái Nga Mi đấy.Mặt đã nhợt nhạt, Dương Tiêu nghe Vô Kỵ nói như vậy lại càng nhợt nhạt hơn nữa, giọng run run đáp:- Nàng... nàng có con gái thật? Hiện giờ... nàng đang ở đâu?Chàng ta vừa nói vừa giơ hai tay ra ẳm Bất Hối thấy hai má con nhỏ bị Thái Xung đánh hai chưởng sưng húp lên nhưng vẫn còn vẻ giống Hiểu Phù.Chàng đang nghĩ đi nghĩ lại, đột nhiên thấy trên cổ Bất Hối có một sợi dây tơ màu đen, liền khẽ kéo ra xem. Quả nhiên thấy đầu dây có một cái thiết bài, trên mặt có khắc một cái mặt nạ ma quỷ đang múa nanh múa vuốt.Ðó là Thiết Ma lệnh của Minh Giáo mà chàng đã tặng cho Hiểu Phù đeo. Lúc này chàng không còn hoài nghi gì nữa, liền ôm chặt Bất Hối và hỏi :- Mẹ con đâu? Mẹ con đâu?Bất Hối đáp:- Mẹ con mất rồi, con đang đi tìm mẹ con, cha có thấy mẹ con không?Dương Tiêu thấy con mình tuổi quá nhỏ, ăn nói không rõ rệt liền đưa mắt nhìn Vô Kỵ có ý hỏi xem sao. Vô Kỵ thở dài một tiếng rồi đáp:- Thưa bác họ Dương, tôi nói ra bác đừng đau lòng nhé! Kỷ cô nương đã bị sư phụ của nàng đánh chết rồi, lúc sắp chết...Dương Tiêu quát lớn:- Ngươi nói dối, ngươi nói dối.Chỉ nghe cắc một tiếng, bả vai của Vô Kỵ bị chàng bóp vỡ. Tiếp theo đó cả Dương Tiêu lẫn Vô Kỵ đều ngã ra đất. Dương Tiêu tay vẫn ôm chặt con gái mình.Dương Tiêu đột nhiên nghe tin Hiểu Phù đã chết y liền chết giấc tức thì. Vô Kỵ bị chàng bóp đau quá mà té ngã, vợ chồng Thái Xung đưa mắt nhìn nhau rồi cả hai cùng chĩa mũi kiếm dí vào giữa mí mắt và yết hầu của Dương Tiêu.Thì ra Dương Tiêu là một nhân vật rất quan trọng trong tay Minh Giáo, có thù oán rất lớn với phái Côn Luân. Năm xưa Du Long Tử cao nhân tiền bối của phái Côn Luân đấu với Dương Tiêu thất bại, vì thế uất ức mà chết liền.Sư phụ của Thục Nhân và Thái Xung hai người cùng chết trong tay Minh Giáo nhưng họ không biết đích thực hung thủ là ai, tuy vậy họ vẫn nghi ngờ hung thủ là Dương Tiêu, nay vợ chồng y đột nhiên gặp kẻ thù giữa đường, trong lòng phân vân không biết đối xử ra sao vì vợ chồng y biết võ công của Dương Tiêu rất cao thâm. Tuy Dương Tiêu là kẻ thù của sư môn nhưng hai vợ chồng không dám ra tay đấu ngay. Ngờ đâu vợ chồng y thấy kẻ địch đột nhiên chết giấc ngã lăn ra trước mặt, thật là dịp may trời ban cho nên cả hai đều gí mũi kiếm vào chỗ hiểm của Dương Tiêu tức thì.Thục Nhân liền bảo Thái Xung rằng:- Chúng ta hãy chặt đứt cánh tay của y rồi hãy tính sau.Thái Xung vâng lời liền. Lúc này Dương Tiêu vẫn chưa hồi tỉnh, Vô Kỵ thì đau đến toát mồ hôi lạnh nhưng đầu óc vẫn tỉnh táo. Tuy y đã bị Dương Tiêu bóp vỡ xương trên bả vai, nhưng y không bao giờ nhớ thù cũ nên y thấy tình thế của Dương Tiêu nguy cấp như vậy, y dùng ngón chân điểm vào huyệt Bách Hội trên đỉnh đầu Dương Tiêu một cái. Bách Hội huyệt ở ngay giữa, chỉ khẽ đụng vào một cái là người ta thức tỉnh liền, nên Dương Tiêu tỉnh dậy ngay mở mắt ra nhìn, thấy một mũi kiếm đang dí ở giữa lông mày và lại thấy một thanh kiếm đang nhằm cánh tay trái mình chém xuống.Chàng định ra tay chống đỡ nhưng tình thế không cho phép vì mũi kiếm của Thục Nhân đang dí vào chỗ yếu hiểm ở giữa lông mày của mình khiến chàng không thể nào cử động được, chàng liền vận chân khí vào cánh tay. Thái Xung vừa chém xuống cánh tay trái của chàng, bỗng thấy lưỡi kiếm bị trượt tuột sang bên tựa như chạm phải vật gì trơn vậy, nhưng tay áo của chàng cũng đỏ ngầu vì dù sao tay chàng cũng bị chém trầy da đôi chút.Lúc ấy thân hình của Dương Tiêu đột nhiên lướt về phía trước hai trượng hình như có người dùng dây cột vào cổ chàng mà kéo đi vậy. Mũi kiếm của Thục Nhân đang dí giữa đôi lông mày, rạch phải mũi mồm, ngực sâu chừng nữa tấc. Nếu lúc này Thục Nhân không bỡ ngỡ mà dí thanh kiếm xuông sâu chừng nửa tấc nữa thì chàng đã bị thảm họa phân thây mổ bụng rồi.Chàng vừa lướt ra khỏi chỗ nguy hiểm liền đứng thẳng người dậy, thân pháp của chàng nhanh nhẹn như điện chớp. Người khác chưa chắc đã có ai làm được như chàng. Chàng vừa đứng dậy, hai chân đã nhảy lên dẫm mạnh xuống một cái, hai thanh kiếm cuả vợ chồng Thái Xung đã bị gãy. Với kiếm pháp của vợ chồng Thái Xung cao như vậy mà võ công của Dương Tiêu có cao siêu hơn thế nữa cũng chưa chắc chỉ một thế đã dẫm gãy kiếm của hai người được, nhưng vì thế võ Dương Tiêu quá quái dị nên vợ chồng Thái Xung kinh ngạc, đứng ngẩn người, không kịp thâu kiếm lại mới bị đại bại như vậy. Ðồng thời Dương Tiêu còn đá tung hai khúc kiếm gãy lên bắn thẳng vào hai vợ chồng Thái Xung. Cả hai đành giơ thanh kiếm gãy lên chống đỡ. Tuy đã gạt được hai khúc kiếm gãy nhưng tay họ cũng cảm thấy tê tái. Họ kinh hãi vô cùng, vội lùi về phía sau rồi một người đứng phía tây bắc, một người đứng phía đông nam, tay vẫn cầm thanh kiếm gãy xử dụng Lưỡng Nghi kiếm phép của phái Côn Luân ra đối địch.Dương Tiêu cũng biết kiếm pháp Lưỡng Nghi của phái Côn Luân rất lợi hại, tuy chàng không sợ, nhưng muốn thắng hai người ít nhất phải đấu năm sáu mươi hiệp mới được.Nhưng lúc này chàng mãi nghĩ tới sự sống chết của Hiểu Phù, làm gì còn có tâm chí mà đấu tranh nữa, huống hồ tay và mặt chàng đều bị thương khá nặng, nếu cứ để máu chảy hoài thì cũng phiền lắm, nên chàng lạnh lùng nói:- Phái Côn Luân ngày càng thoái hóa? Hôm nay, ta hãy tạm tha cho hai ngươi. Sau này thế nào ta cũng tìm tới vợ chồng nhà người thanh toán chuyện hôm nay.Rồi một tay vẫn ẳm Bất Hối, một tay dẫn Vô Kỵ, chân chàng không thấy cử động mà chàng đã lùi về phía sau hơn trượng, rồi quay mình lẹ một cái, đã đi xa mấy trượng. Vợ chồng Thái Xung thấy vậy đều nhìn nhau kinh hãi, chỉ mong tên đại ma đầu ấy mau mau rời khỏi nơi này, nên vợ chồng y đâu dám đuổi theo. Dương Tiêu tay ẳm, tay dắt hai đứa nhỏ, một hơi chạy thẳng mấy dặm rồi ngừng lại hỏi Vô Kỵ:- Cậu hãy kể cho tôi biết chuyện Hiểu Phù ra sao?Dương Tiêu đi rất nhanh mà chàng vừa nói ngừng là ngừng ngay, riêng có Vô Kỵ không sao đứng yên lại được, vẫn bị cái đà đưa mình lớt thẳng về phía trước. Nếu Bất Hối không giơ tay ra kéo y lại thì y đã té ngã rồi. Y vừa đứng vững, mồm vẫn thở hồng hộc, đã phải trả lời liền:- Kỷ cô nương đã chết rồi! Bác tin cũng được mà không tin cũng đươc. Tại sao bác bóp vỡ xương bả vai của cháu như thế?Dương Tiêu có vẻ ăn năn rồi hỏi tiếp:- Tại sao nàng lại bị giết?Uống phải rượu độc của Thục Nhân, Vô Kỵ tuy đã nôn ra gần hết ở giữa đường, lại uông thêm thuốc giải độc rồi mà chất độc vẫn chưa tan hết, nên trong bụng vẫn thấy đau như thường. Y liền lấy Kim Ngân Huyết Xà ra cho chúng cắn ngón tay trái mình để hút độc.Một mặt y từ từ kể rõ câu chuyện tại sao quen biết Hiểu Phù, chữa bịnh cho nàng ra sao và Diệt Tuyệt sư thái giết nàng... nhất nhất đều nói cho Dương Tiêu rõ. Y vừa nói hết câu chuyện thì cũng vừa lúc hai con rắn đã hút hết chất độc trong người y ra rồi. Dương Tiêu lại hỏi Vô Kỵ lúc Hiểu Phù sắp chết có nói gì không, rồi chàng ứa nước mắt và tự nói:- Ác ni Diêt Tuyệt bắt ép nàng tới đây giết hại ta, nếu nàng nhận lời thì nàng đã lập công lớn với phái Nga Mi và có thể thừa kế địa vị chưởng môn. Hà! Em Hiểu Phù ơi, em đành chết cũng không chịu nói cho ác ni hay sự thật. Em chỉ cần giả bộ nhận lời đưa ác ni tới đây, như vậy có phải chúng ta được gặp nhau và em cũng không bị ác ni giết không?Vô Kỵ xen lời nói:- Kỷ cô nương là chính trực, nàng không chịu ngấm ngầm hạ độc thủ giết ác bá và cũng không muốn lừa dối ân sư.Dương Tiêu gượng cười và nói:- Cậu quả thật là tri kỷ của Hiểu Phù. Có ngờ đâu ân sư của nàng lại nỡ động thủ giết nàng như vậy.Vô Kỵ lại nói:- Cháu nhận lời của Kỷ cô nương đem em Bất Hối đến đây cho bác.Dương Tiêu rùng mình vội hỏi:- Em Bất Hối là ai thế?Chàng vừa hỏi vừa quay đầu lại hỏi Bất Hối:- Con họ gì? Tên là gì?- Con họ Dương tên là Bất Hối.Dương Tiêu ngẩng mặt lên trời rú một tiếng thật dài, những lá cây ở chung quanh đều bị tiếng rú của chàng rụng tơi bời. Một lát lâu chàng lại nói tiếp:- Con quả thật họ Dương. Dương Bất Hối, Bất Hối. Hay! Hiểu Phù, em tuy bị ta cưỡng bách nhưng em vẫn không hối hận chút nào.Khi Vô Kỵ nghe Hiểu Phù kể cho biết mối tình nghiệp duyên của hai người rồi, lúc này thấy Dương Tiêu anh tuấn đẹp trai như vậy, tuy tuổi của chàng ta hơi lớn một chút, nhưng vẫn là người đẹp trai và đầy đủ phong độ so sánh với lục sư thúc của y thì chàng này vẫn dễ được thiếu nữ yêu mến hơn, nên Vô Kỵ nhận thấy Hiểu Phù bị hãm hiếp mất trinh và lại nhất tâm yêu chàng, như vậy cũng không thể trách cứ nàng được.Xương bả vai trái bị bóp gãy, Vô Kỵ đau đớn chịu không nổi, lúc này muốn tìm kiếm ra thuốc để nối xương và trị đau không phải là chuyện dễ, nên y đành phải nắn nót cho những xương vỡ ăn vào khớp trước và hái một ít thuốc rịt lên cho khỏi sưng đã rồi y lại bẻ hai cành cây lấy vỏ và cành cây buộc lên bả vai. Thấy Vô Kỵ tuổi hãy còn nhỏ nhưng thủ pháp chữa thương rất thuần thục, Dương Tiêu trong lòng cũng kinh ngạc vô cùng.Vô Kỵ băng bó xong liền nói:- Bác Dương Tiêu, cháu không phụ lời Kỷ cô nương đã đem em Bất Hối tới đây cho bác rồi. Cháu xin từ biệt ở đây.Dương Tiêu vội nói:- Cậu đi xa hàng vạn dặm đem con gái đến cho tôi, thế nào tôi cũng phải đền lại ơn đó.Cậu muốn gì cứ việc nói đi, trừ phi những việc gì mà Dương mỗ làm không được hay trên thế gian này không có vật đó thì tôi đành chịu.Vô Kỵ cười ha hả đáp:- Bác Dương Tiêu, bác coi thường Kỷ cô nương quá, thực uổng cho cô ta hy sinh tính mạng vì bác.Dương Tiêu biến sắc mặt quát hỏi:- Cậu nói gì thế?Vô Kỵ đáp:- Kỷ cô nương không coi thường cháu mới nhờ cháu đưa Bất Hối tới đây cho bác. Nếu cháu định cầu lợi thì cháu không là người mà Kỷ cô nương đã dám nhờ vả.Y vừa nói, trong lòng vừa nghĩ:- Suốt dọc đường em Bất Hối gặp bao nhiêu tai nạn, lần nào cũng đem thân ra gánh vác hộ, nếu ta là quân tham lợi vô nghĩa, ngày hôm này cha con bác làm sao mà trùng phùng được như vầy.Y không thích đem những công lao của mình ra nói cho Dương Tiêu hay là ngay giữa đường bị hung hiểm như thế nào cũng không nhắc nhở tới, y chỉ nói qua loa vài câu rồi cúi mình vái chào đi luôn. Dương Tiêu gọi lại:- Hãy khoan đã, cậu giúp tôi nhiều việc như vậy, ta Dương Tiêu xưa nay có thù cấp báo,có ơn phải đền. Cậu hãy theo tôi về đàng nhà ở một năm để tôi truyền thụ cho cậu vài thế võ hay hiếm có trên thiên hạ này.Vô Kỵ đã chính mắt trông thấy chàng ta dẫm gãy trường kiếm trên tay vợ chồng Thái Xung, võ công hiếm thấy trên thiên hạ. Học được một thế hay nửa miếng sau này cũng có ích lợi cho mình, nhưng Vô Kỵ nghĩ đến lời dặn của thái sư phụ đừng nên đi lại với người trong ma giáo. Huống hồ y tự nhận đời sống chỉ có nửa năm thôi, dù có học được võ công vô địch thiên hạ cũng vô ích nên y bèn trả lời:- Ða tạ bác đã có lòng như vậy, nhưng cháu là đệ tử của phái Võ Ðang không dám học võ của phái khác.Dương Tiêu ủa một tiếng, rồi nói tiếp:- Thế ra cậu là phái Võ Ðang đấy. Hân Lợi Hanh, Hân Lục Hiệp.Vô Kỵ vội đỡ lời:- Hân Lục hiệp là sư thúc của cháu. Từ khi cha cháu khuất núi, Hân lục thúc đối đãi với cháu như con vậy. Cháu lại nhận lời Kỷ cô nương đưa em Bất Hối đến Côn Luân này, như vậy đã hổ thẹn với lương tâm.Dương Tiêu thấy Vô Kỵ nói vậy liền xua tay và nói tiếp:- Như vậy sau này chúng ta sẽ tái ngộ.Nói xong chỉ thấy chàng nhún mình một cái, đã đi xa mấy trượng. Bất Hối lớn tiếng kêu gọi:- Vô Kỵ đại ca, Vô Kỵ đại ca...Nhưng Dương Tiêu đã giở khinh công ra đi nhanh như bay, không bao lâu tiếng kêu Vô Kỵ đại ca của Bất Hối và hình bóng của cha con Dương Tiêu đã mất dạng rồi.Vô Kỵ đứng yên giây lát. Y với Bất Hối đi hàng vạn dặm như hình với bóng khắn khít vô cùng, nay đột nhiên chia tay tất nhiên trong lòng cũng buồn. Lúc ấy y lại thấy xương bả vai đau nhức, liền đi vòng qua sơn lãnh tìm một chỗ thật hẻo lánh để kiếm thuốc rịt cho khỏi đau, nhưng y lại sợ gặp phải bọn Thái Xung nên cứ phải đi vào chỗ có cây cỏ rậm rạp nhất.Núi Côn Luân này có rất nhiều hoa cỏ, cây lá, nhưng hoa cỏ nơi đây khác hẳn những thứ ở Trung Nguyên. Y kiếm mãi không có một vị thuốc nào ghi trong sách thuốc của Thanh Ngưu cả. Ði được hai mươi dặm đường rồi, vết thương không thể chịu được, Vô Kỵ liều ngồi vào trong đống đá lởm chởm để nghỉ ngơi, bỗng nghe phía tây bắc có tiếng chó sủa vọng tới, chỉ thoáng nghe y đã đoán ngay ra trong đó có trên mười con và tiếng sủa chúng càng ngày càng gần hình như chúng đang đuổi theo con mồi.Trong lúc chó sủa bỗng có một con khỉ chạy tới, Vô Kỵ thấy trên đùi nó có mang theo mũi tên. Con khỉ ấy chạy đến chỗ cách Vô Kỵ hơn mười trượng cứ chạy quanh dưới gốc cây, không sao leo được lên trên cành nữa, phần vì bị thương nặng, phần vì quá mỏi mệt nên nó chỉ chạy quanh được hai vòng đã nằm phục xuống đất. Vô Kỵ chạy lại xem, thấy con khỉ tỏ vẻ van lơn cầu khẩn.Vô Kỵ thấy vậy động lòng nghĩ thầm: - Ta bị người của phái Côn Luân đuổi cũng tơi bời như mi, chứ có khác gì đâu .Y lại nghĩ đến con Ngọc Hỏa Hầu ở ngoài Băng Hỏa đảo liền ẳm con khỉ lên khẽ rút mũi tên ra và lấy thuốc Kim Thương Dược rịt vào vết thương cho con vật. Lúc ấy lũ chó đã tới gần, Vô Kỵ vội phanh áo ra giấu con khỉ vào trong người rồi cài khuy lại. Y vừa cài tới cái nút dưới đã có mười mấy con chó săn to lớn phi tới bao vây và sủa lia lịa, hình như chúng đã ngửi thấy hơi con khỉ nên cứ chạy quanh Vô Kỵ nhe răng múa nanh dương oai. Tuy vậy, chúng vẫn không dám nhảy xổ lại. Thấy lũ ác khuyển đó rất hung ác, Vô Kỵ cũng sợ hãi nếu vứt con khỉ giấu trong người ra đàng xa, lũ chó sẽ không bao vây mình nữa. Nhưng y được cha mẹ dạy bảo nên có lòng hiệp nghĩa từ hồi nhỏ, mặc dầu đối với con dã thú, y cũng không muốn phụ bạc, nên y nín thở nhảy vượt qua đầu lũ chó cắm đầu chạy thẳng. Lũ chó săn lại kêu sủa đuổi theo.Người chạy nhanh sao bằng chó, Vô Kỵ chỉ chạy được hơn mười trợng đã bị mười mấy con ác khuyển đuổi theo tới và cảm thấy dưới đùi đau nhức vô cùng.Thì y đã bị một con chó dẫn đầu cắn phải, liền quay lại đánh một chưởng vào đầu con ác khuyển ấy. Con chó nọ bị đánh lộn một vòng chết giấc tức thì, những con chó khác không sợ hãi gì hết đều xông cả lại tấn công. Vô Kỵ tay đấm chân đá cố hết sức chống đỡ cầm cự, nhưng vì bả vai trái bị thương, cánh tay trái không cử động được nên không bao lâu tay trái của y đã bị một con chó cắn phải. Thế là những con khác đều xông vào lại nhằm đầu, mặt, vai, lưng y mà cắn lia lịa. Trong lúc y bị cắn túi bụi, mơ mơ màng màng thì nghe tiếng quát tháo rất thánh thót rồi tiếng quát đó hình như càng ngày càng xa rồi y cảm thấy mắt mũi tối tăm không biết gì hết cả.Trong lúc mê man bất tỉnh, Vô Kỵ mơ thấy vô số sài lang hổ báo xông lại cắn xé, y há mồm kêu la nhưng không sao kêu thành tiếng được. Trải qua không biết bao lâu y mới thấy lũ thú dữ đó rút lui. Rồi bỗng nghe có tiếng người nói:- Bớt nóng rồi, có lẽ không chết đâu.Vô Kỵ mở mắt ra nhìn, thấy mình đang nằm trong căn phòng nhỏ, có một người tuổi trạc trung niên đứng trước mặt, y liền hỏi:- Ðại.. đại thúc làm.. làm sao...Y mới nói được mấy câu đã thấy người nóng như lửa và khắp mình đau đớn. Lúc này y mới từ từ nghĩ tới lúc mình đã bị một đàn chó vây cắn. Người nọ liền xua tay hỏi:- Cậu, cậu hãy nằm yên, cũng may số cậu rất lớn nên không chết. Thế nào, bây giờ cậu thấy bớt phải không?Vô Kỵ không trả lời, vẫn mơ màng hỏi:- Tôi.. tôi đang ở đâu thế? ...Y vừa nói tới đó cảm thấy vết thương đau nhức không chịu được liền ngất xỉu.Ðến khi thức tỉnh, Vô Kỵ không thấy người trung niên nữa, liền nghĩ thầm:- Rõ ràng số mạng ta không còn bao lâu nữa hà tất ta chịu dày vò như thế này hoài .Y cúi đầu trông thấy trước ngực, cổ, cánh tay và đùi đều băng bó, mùi thuốc xông lên mũi, lúc này y mới biết đã có người cứu y về đây và rịt thuốc cho.Vô Kỵ ngửi mùi thuốc đó biết ngay người chữa thương cho mình không biết nhiều về thuốc, vì y ngửi trong những thuốc đó có mùi Hạnh Nhân, Phòng Phong, Mã Tiền, Nam Tinh.Những vị thuốc này chỉ có thể chữa chó điên cắn thôi, nhưng những con chó của y không phải là chó điên.Những vết thương trên người y là bị thương chớ không phải trúng độc, vậy thuốc này không hợp chữa cho y nên càng khiến y đau đớn thêm. Nhưng y không biết hiện giờ đang ở đâu và không đủ sức để ngồi dậy, đành phải đợi đến sáng mai, người tuổi trung niên kia tới sẽ hỏi sau.Sáng hôm sau, quả nhiên người đó đã vào thăm, Vô Kỵ liền lên tiếng:- Cám ơn đại thúc đã cứu cháu.Người nọ lạnh lùng đáp:- Không phải tôi cứu cậu đâu, cậu đừng cám ơn tôi làm chi.Vô Kỵ lại hỏi:- Ðây là nơi nào thế? Ai đã cứu tôi tới đây?- Ðây là Hồng Mai sơn trang, tiểu thư chúng tôi cứu cậu đấy. Cậu thấy đói chưa, ăn một bát cháo cho đỡ một chút nhé.Nói xong y liền đưa bát cháo thịt cho Vô Kỵ. Ăn được mấy muỗng, Vô Kỵ thấy khó chịu, đầu óc choáng váng, liền để bát cháo xuống không ăn nữa.Vô Kỵ nằm tại đó tám ngày liền mới miễn cưỡng ngồi dậy được, nhưng tay vẫn còn yếu ớt, không còn sức lực nào, y tự biết vì mất máu quá nhiều nhất thời không sao khỏi được.Người trung niên hàng ngày đem cơm và thay thuốc cho y, tuy sắc mặt người đó rất đáng ghét nhưng Vô Kỵ vẫn cám ơn.Ðồng thời Vô Kỵ thấy người đó không thích nói chuyện nên dù chàng có rất nhiều nghi vấn cũng không dám hỏi. Hôm đó, y thấy người nọ vẫn đem những thuốc Phong Phong, Nam Tinh, v.v... vào rịt cho mình, không sao nhịn được liền hỏi:- Ðại thúc, những thuốc này không hợp chữa vết thương của tôi, mong đại thúc đổi mấy vị thuốc khác hộ tôi.Chàng nọ trợn trừng mắt lên nhìn Vô Kỵ một hồi rồi trả lời:- Những thuốc này là ông chủ khai toa cho tôi đi hốt, lầm sao được? Cậu bảo thuốc này không hợp chữa bệnh cho cậu, tại sao cứu cậu khỏi chết? Thật đấy, cậu hãy còn nhỏ,trẻ con cứ hay ăn nói bậy bạ. Ông chủ chúng tôi tuy là người rất đại lượng và rất khoan hồng, dù có nghe cậu nói như vậy cũng không trách cứ cậu đâu, nhưng cậu cũng nên biết điều một tí từ rày không nên hỏi như thế nữa.Nói xong y rịt thuốc đó lên vết thương. Vô Kỵ đành gượng cười để cho y rịt thuốc. Người nọ rịt thuốc cho Vô Kỵ xong liền nói:- Cậu em, vết thương của cậu cũng đã lành lặn rất nhiều, cậu nên đi cảm ơn ông chủ, bà chủ và tiểu thư đã cứu sống cậu đó.Vô Kỵ đáp:- Vậy đại thúc làm ơn dẫn tôi đi cám ơn ngay đi.Người nọi đưa Vô Kỵ ra khỏi căn phòng nhỏ, đi qua một hành lang thật dài, liền xuyên qua hai khách sảnh, rồi mời đi đến một cái phòng ấm.Lúc ấy đã là mùa đông, dãy núi Côn Luân lại càng giá lạnh hơn những nơi khác, nhưng trong phòng này thì lại ấm áp như mùa xuân.Vô Kỵ đưa mắt nhìn xung quanh không thấy lò sởi để nơi đâu mà tại sao căn phòng này ấm áp như vậy, nên y ngạc nhiên vô cùng. Y thấy chính giữa có một bức tranh cổ, trên bàn nhỏ có một lọ hoa mai, trên giải huyệt đều phủ đệm gấm, trong đời y chưa hề trông thấy nhà ai lại phú quý xa hoa như vậy. Y cúi nhìn thấy quần áo rách rưới nên thấy hổ thẹn vô cùng.Trong phòng ấm không có một ai, người trung niên vẻ mặt vẫn cung kính hết sức vừa chào vừa nói:- Thằng nhỏ bị chó cắn đã lành mạnh, con dẫn y tới để cảm tạ lão gia và thái thái.Nói xong mấy lời đó, y buông xuôi tay đứng yên, không dám thở mạnh. Một lát sau bỗng thấy một thiếu nữ trạc mười sáu tuổi từ sau bình phong đi ra, nàng liếc nhìn Vô Kỵ một cái và hỏi:- Anh Kiều Phúc, sao anh đưa y tới đây như vậy? Anh không thấy người y đầy chí rận hay sao?Kiều Phúc cung kính đáp:- Dạ dạ!Vô Kỵ đã tự tủi, trong lòng áy náy không yên rồi, nay nghe thiếu nữ nói lại càng xấu hổ, mặt đỏ bừng thêm. Y cũng biết bộ áo của y bên trong quả có rất nhiều rận chí thực, liền nghĩ thầm:- Tiểu thư này nói rất phải, trong mình ta quả thật có rất nhiều chí rận.Y đưa mắt nhìn cô bé nọ, thấy gương mặt trái xoan và xinh đẹp vô cùng, không biết nàng mặc lụa nhiễu hay thứ gì cứ thấy có ánh sáng lấp lóe, tay nàng đeo một đôi vòng vàng, những đồ trang sức quý báu ấy Vô Kỵ cũng chưa hề trông thấy bao giờ. Y lại nghĩ:- Trong lúc ta bị lũ chó vây cắn, hình như có nghe tiếng quát tháo của một thiếu nữ mà Kiều Phúc đại thúc lại bảo tiểu thư của y cứu ta thoát chết, vậy ta phải cám ơn tiểu thư mới phải.Nghĩ đoạn y liền quì xuống vái lạy rồi nói:- Cám ơn tiểu thư cứu tôi thoát chết. Trương Vô Kỵ suốt đời không bao giờ quên ơn.Thiếu nữ kia ngơ ngác rồi đột nhiên khúc khích cười nói:- Kiều Phúc, bác làm gì thế? Bác đùa tên ngốc tử này phải không?Kiều Phúc vừa cười vừa đáp:- Chị Tiểu Phụng, thằng ngốc này vái chị mấy lạy chị chịu không nổi hay sao? Thằng này quê mùa lắm, nó tưởng chị là tiểu thư ấy.Vô Kỵ nghe nói giật mình kinh hãi vội đứng lên nghĩ thầm:- Nguy tai, mình cứ tưởng con sen này là tiểu thư.Y xấu hổ và ngượng nghịu vô cùng.Tiểu Phụng nhịn cười, ngắm nhìn Vô Kỵ, thấy mình Vô Kỵ đầy những vết máu, băng bó khắp nơi, mùi hôi xông lên rất khó ngửi nên con nhỏ phải bịt mũi lại và nói:- Lão gia thái thái đang bận việc, cậu khỏi cần vào cám ơn, để tôi dẫn cậu đi chào tiểu thư trước.Nói xong, Tiểu Phụng rảo chân đi trước dẫn đường, vì không dám đi gần Vô Kỵ nó sợ những con rận chí nhảy sang người nó.Vô Kỵ theo sau Tiểu Phụng và Kiều Phúc, đi đến đâu cũng trông thấy những thị tỳ, đầy tơ đều ăn mặc sa hoa và những đài lầu các đều trang hoàng lịch sự. Vô Kỵ sinh trưởng ở Băng Ðảo mười năm liền, rồi lên núi Võ Ðang và ở Hồ Ðiệp Cốc ăn uống và ở đều giản dị, chất phác nên y có ngờ đâu trên thế gian lại có nhà hào quý như thế này.Ði được một lát tới trước một đại sảnh lớn, thấy trên có tấm bảng đề ba chữ "Hãn Kháng Cư", Tiểu Phụng đi thẳng vào trong sảnh một lát sau trở ra vẫy tay gọi.Kiều Phúc liền dẫn Vô Kỵ vào tới cửa sảnh, trong lòng kinh hãi vô cùng, vì y thấy có hơn ba mươi con chó dữ chia làm ba hàng ngồi chồm hổm trên mặt đất. Một thiếu nữ mặc áo lông hồ ly trắng, ngồi trên cái ghế da hổ, tay cầm một cây roi da, mồm khẽ quát:- Yết hầu!Một con chó bỗng tung mình nhảy lên nhắm yết hầu của một người đứng cạnh tường cắn luôn. Vô Kỵ thấy tình cảnh tàn nhẫn như thế, không sao chịu được, thất thanh kêu "ối chà"một tiếng. Ðồng thời y thấy con chó đã cắn được một miếng thịt đang nhai ngồm ngoàm rồi, y định thần nhìn kỹ mới hay người đứng sát tường đó là một hình nhân làm bằng da.Khắp hình nhân đó chỗ nào là yếu huyệt đều có treo một miếng thịt. Thiếu nữ nọ lại quát:- Bụng dưới!Con chó thứ hai nhảy vồ miếng thịt ở bụng dưới của hình nhân kia tức thì. Lúc này Vô Kỵ mới biết những con chó dữ này đã luyện tập quen rồi nên nàng kia bảo chúng cắn đâu là cắn trúng chỗ đó. Y ngẩn người ra đứng nhìn một hồi, nhận ngay ra trong lũ chó này có mấy con đã cắn mình trong núi ngày nọ. Y lại hồi tưởng tiếng quát lũ chó ngày nọ và nghe tiếng quát của thiếu nữ này y như một, y mới biết ngày hôm đó chính thiếu nữ này đã chỉ huy mấy con chó ấy.Ðáng lẽ Vô Kỵ tới đây là cám ơn thiếu nữ đã cứu mình khỏi chết, nhưng bây giờ y đã biết mình bị thương như vậy là do thiếu nữ tạo ra cho nên y tức giận vô cùng và nghĩ thầm:- Thôi, thôi, nàng có lũ chó dữ trợ giúp ta là gì nổi nàng đâu, sớm biết như vầy thì đành chết trong núi hoang còn hơn về nhà nàng dưỡng thương.Nghĩ đoạn y liền giật hết những vải băng bó trên người vứt ngay xuống đất, quay người đi ra liền. Kiều Phúc kinh hãi vội gọi:- Này, này, cậu làm gì thế? Tiểu thư ngồi kia sao cậu không đến mà vái lạy đi?Vô Kỵ giận dữ đáp:- Hừ! Bảo ta đa tạ nàng hày sao? Thế những con chó dữ đã cắn ta không phải của nàng à?Thiếu nữ nghe Vô Kỵ nói như vậy, quay đầu lại nhìn, trông thấy Vô Kỵ tức giận vô cùng liền vẫy tay gọi:- Chú em lại đây!Vô Kỵ quay đầu lại, bốn mắt nhìn nhau, y bỗng thấy trống ngực đập rất mạnh, vì y thấy thiếu nữ đó tuổi trạc mười bảy, mười tám, mặt mũi xinh đẹp vô cùng, da nàng trắng như ngọc ngà. Y đã gặp rất nhiều người đẹp mà trong đời y chưa thấy một người nào đẹp như nàng, khiến y vừa trông thấy đã động lòng nên y cúi đầu xuống không dám nhìn nàng nữa, hai má cứ đỏ bừng lên. Thiếu nữ lại nói:- Chú em lại đây!Vô Kỵ ngẩng đầu lên nhìn, thấy mắt nàng tựa như có pháp thuật cầu hồn khiến y không sao kháng cự được, nên tiến tới từ từ mà không hay biết. Thiếu nữ đứng dậy nắm hai tay y, y cảm thấy khắp mình mẩy run bây bẩy như bị điện giật. Y định rút tay lại nhưng thấy hai bàn tay của thiếu nữ mềm mại không nỡ rút tay ra.Thiếu nữ nọ lại hỏi:- Chú em giận tôi phải không?Bị một lũ chó cào cấu xé đau đớn như vậy, Vô Kỵ làm sao mà không tức giận?Nhưng lúc này y cảm thấy người nàng có mùi thơm như hoa lài đưa tới, khiến y ngây ngất hầu như sắp chết giấc tại chỗ nên không tức giận được, liền lắc đầu đáp:- Không!Thiếu nữ lại hỏi tiếp:- Tôi họ Chu tên là Cửu Chân, còn chú em tên họ là chi?- Tôi là Trương Vô Kỵ.- Vô Kỵ, Vô Kỵ! cái tên này tao nhã lắm, chú hãy ngồi xuống đây.Nói xong nàng chỉ cái ghế bên cạnh bảo Vô Kỵ ngồi.Thấy nàng bảo ngồi xuống cái ghế bên cạnh, Vô Kỵ trong lòng mừng rỡ liền ngồi xuống ngay.Cửu Chân chờ Vô Kỵ ngồi yên rồi lại khẽ quát:- Giữa ngực!Lại một con chó nhảy lên cắn vào giữa ngực hình nhân. Nhưng miếng thịt trên ngực hình nhân đó đã bị con chó trước ngoạm mất rồi. Con chó liền cắn luôn miếng thịt ngang hông ăn luôn. Cửu Chân nổi giận quát mắng:- Ðồ tham ăn, không nghe lời ta dạy.Nàng vừa nói, vừa cầm roi lên quất con chó ấy hai cái, chiếc roi ấy có rất nhiều gai nhỏ, nàng chỉ quất có hai roi, lng con chó đã chảy máu ra liền. Có lẽ con chó đói đã lâu nên dù bị đòn vọt nh vậy vẫn không buông mồi ra trái lại còn gầm gừ nữa, Cửu Chân nói:- Mi không nghe lời ta phải không?Nàng lại giơ tay lên quất trên lng con chó mấy roi nữa, con chó lăn lộn dưới đất, máu me đầm đìa, thủ pháp quất roi của nàng rất linh động, bất cứ con chó lăn lông tránh né thế nào cũng không tránh khỏi đòn vọt. Sau cùng con chó bị đánh đau qua nằm phục xuống đất kêu là rất khẽ. Cửu Chân vẫn không ngừng tay, đánh con chó chỉ còn thoi thóp mới nói tiếp:- Kiều Phúc, đem con chó xuống rịt thuốc.Kiều Phúc vâng lời ôm con chó ra khỏi sảnh. Lũ chó kia thấy vậy đều sợ hãi nằm yên không cử động.Cửu Chân quay trở lại cái ghế lông hổ ngồi xuống quát tiếp:- Ðùi bên trái! Cánh tay phải... mắt...Từng con một theo lời nàng nhảy lên cắn vào những bộ vị của hình nhân, Cửu Chân thấy những con chó đã nghe lời liền vừa cười vừa nói với Vô Kỵ:- Chú em, chú xem những con súc sinh này có khốn nạn không? Không cho chúng một trận roi độc thì chúng không nghe lời mình.Vô Kỵ tuy bị lũ chó này cắn mình đau đớn như vậy, nhưng nay thấy chúng bị đánh thảm thiết như thế, trong lòng cũng không nỡ. Cửu Chân thấy Vô Kỵ không trả lời vừa cười vừa hỏi:- Chú đã bảo không giận tôi rồi, sao tôi hỏi chú không trả lời? Tại sao chú lại lên tới Tây Vực này, cha mẹ chú hiện giờ ở đâu, có được mạnh giỏi không?
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 36
So tài trong vườn hoa
Vô Kỵ thấy Cửu Chân hỏi như vậy, nghĩ thầm:- Mình rách rới tiều tụy như thế này, nếu nhắc đến tên tuổi của cha mẹ và Thái sư phụ thì chỉ làm nhục cho mấy vị tiền bối thôi.Nghĩ đoạn y liền đáp:- Cha mẹ tôi đã mất sớm, thấy ở Trung Nguyên không thể sống được, phiêu lưu đây đó, rồi ra tới đây.Cửu Chân vừa cười vừa nói tiếp:- Tôi bắn con khỉ, ai bảo cậu giấu diếm nó vào trong người làm chi? Suýt tí nữa bị đàn chó xé tan xương nát thịt.Cửu Chân khẽ vỗ vai Vô Kỵ một cái, với giọng đùa cợt, nói tiếp:- Trước mặt tôi, chú em cứ nhận đi thì hơn, chối làm chi nữa?Nàng đang nói, bỗng sực nghĩ ra một việc, vội hỏi tiếp:- Chú đã học qua võ công chưa? Chú đánh một chưởng võ sọ tả tướng quân của tôi, chắc chưởng lực của chú cũng mạnh lắm?Vô Kỵ ngạc nhiên hỏi:- Tả tướng quân nào thế?Cửu Chân mỉm cười, quay đầu kêu gọi:- Tiền tướng quân.Nàng vừa dứt lời, đã có một con chó to lớn dữ tợn, nhảy ra nằm phục dưới chân nàng.Nàng lại gọi tiếp:- Sa kỵ tướng quân.Lại có một con chó nữa nhảy ra lúc này Vô Kỵ mới biết những chó của nàng đều được phong làm tướng quân cả. Nào là Chinh Ðông tướng quân, Bình Khấu tướng quân, Oai Viễn tướng quân... Nàng chỉ huy rất giỏi, tựa như một vị đại nguyên soái vậy. Vô Kỵ thấy nàng bảo mình đánh chết con chó cưng của nàng, trong lòng lấy làm ăn năn vô cùng, liền nói:- Lúc ấy trong lòng tôi rối loạn, có lẽ ra tay hơi nặng một chút. Hồi nhỏ, tôi có theo cha tôi học hai ba năm quyền đạo, chứ sự thật tôi không biết gì là võ công hết.Cửu Chân gật đầu, rồi nói với Tiểu Phụng rằng:- Tiểu Phụng, đưa chú em đi tắm rửa thay y phục nhé!Tiểu Phụng bịt mồm cười đáp:- Vâng.Rồi con thị ty dẫn Vô Kỵ đi ra, Vô Kỵ vẫn còn quyến luyến tiểu thư kia, ra tới sảnh mà còn quay đầu lại nhìn, ngờ đâu lúc ấy Cửu Chân cũng nhìn theo Vô Kỵ chỉ thấy đôi ngươi của nàng lóng lánh và xinh đẹp khôn tả.Vô Kỵ xấu hổ vô cùng, mặt đỏ bừng, quay đầu đi luôn, y không để ý phía trước mặt nên vấp vào bậc cửa tẽ ngã xuống đất, đồng thời y cũng cảm thấy các vết thương đau đớn vô cùng, nhưng y không dám rên rỉ, vội vàng đứng dậy ngay. Tiểu Phụng khúc khích cười và nói:- Ai trông thấy tiểu thư chúng tôi, cũng đều mất hồn mất vía, không ngờ cậu nhỏ tuổi như vậy mà đã có bụng dạ bẩn như thế rồi.Vô Kỵ xấu hổ, liền nhanh chân đi trước. Ði được một lát Tiểu Phụng ở phía sau vừa cười vừa gọi:- Cậu định vào thư phòng của bà chủ hay sao? Quay trở lại theo tôi đi lối này cơ.Vô Kỵ biết mình đã nhầm đường, vội vàng quay trở lại.Tiểu Phụng liền đưa Vô Kỵ tới một cái phòng nhỏ rồi bảo với Kiều Phúc rằng:- Tiểu thư bảo đưa y đi tắm rửa và thay cho y một bộ quần áo sạch sẽ.Một lát sau, Vô Kỵ tắm rửa xong, thấy Kiều Phúc đem bộ quần áo vải xanh tới, kiểu đầy tớ cho Vô Kỵ mặc, Vô Kỵ ngạc nhiên vô cùng và nghĩ thầm:- Ta có phải là đầy tớ của các ngươi đâu, sao lại cho ta mặc quần áo thế này.Y định không mặc, nhưng bộ quần áo cũ đã rách rới, hở hang, nên y lại nghĩ:- Nếu lát nữa tiểu thư gọi ta vào nói chuyện mà ta mặc quần áo dơ bẩn và hở hang như thế này, chắc thế nào nàng cũng không vui. Sự thực dù ta có làm đầy tớ cho nàng đi nữa, cũng không sao mà.Nghĩ đoạn, Vô Kỵ liền mặc luôn bộ quần áo đó.Ngờ đâu, ngày này qua ngày nọ, trong mười mấy ngày liền, Vô Kỵ không thấy tiểu thư gọi tới mặt mà cả mặt Tiểu Phụng cũng không gặp được nốt.Vô Kỵ suốt ngày ngớ ngẩn, chỉ nghĩ đến bộ mặt, tiếng cười, giọng nói của tiểu thư, y cảm thấy trên đời này không có người nào đáng yêu bằng tiểu thư.Lại qua hơn một tháng nữa, những vết thương của Vô Kỵ đã lành hẳn, nhưng những vết sẹo trên mặt không sao mất đi được... Trong những ngày ở trong sơn trang này, cứ một tuần hơi hàn độc trong ngươi Vô Kỵ lại nổi lên một lần, càng ngày càng trầm trọng thêm. Ngày hôm đó, hơi hàn độc lại nổi lên, Vô Kỵ nằm trên giường, đắp chăn trùm kín mít, rét quá, y chịu không nổi hai hàm răng cứ run cầm cập.Kiều Phúc vô phòng để bọc áo, quay mình đi ra liền.Vô Kỵ chịu đựng cho đến nửa đêm mới thấy đỡ rét, liền ngồi dậy, mở bọc áo ra xem. Y thấy một bộ áo lông dê mới may, trong lòng mừng rỡ vô cùng. Nhưng phải nói bộ áo này cũng may kiểu đồng bộc, y đoán chắc nhà họ Chu này đã coi y như một tên tôi tớ trong nhà rồi. Tánh Vô Kỵ xa nay vẫn ôn hòa, trong lòng không tức giận chút nào, mà chỉ nghĩ:- Không ngờ ta mới ở đây có một tháng mà Tết đã đến nơi rồi, Hồ tiên sinh bảo ta chỉ sống được sang năm là cùng. Vậy ta chỉ được ăn nốt cái Tết này thôi, chứ sang năm ta không còn ở trên đời này mà đón Tết nữa rồi.Trong nhà của các phú hộ, chỉ có ngày Tết là vui vẻ náo nhiệt nhất, từ trên chí dưới, người nào cũng bận rộn, quét vôi sơn cửa giết bò mổ heo tưng bừng và tấp nập khôn tả. Vô Kỵ cũng phải ra tay giúp Kiều Phúc làm các việc vặt, y mong ngày Tết chóng tới, vì y nghĩ:- Ngày mùng một Tết, người nhà thế nào cũng phải vào trong đại sảnh mừng tuổi ông bà chủ và tiểu thư, ta chỉ mong được gặp nàng một lần nữa, rồi ta bỏ đi liền. Ta sẽ vào trong thâm sơn cùng cốc kiếm chỗ chết cho thực tĩnh mịch, khỏi suốt ngày phải làm bạn với bọn đồng bộc như bọn Kiều Phúc chẳng hạn.Lâu lâu Vô Kỵ mới nghe tiếng pháo nổ, ngày Nguyên Ðán đã tới y liền theo người quản gia vào trong đại sảnh để mừng tuổi chúc Tết chủ nhân.Y thấy một đôi vợ chồng tuổi trạc trung niên, mặt mũi thanh tú đang ngồi ở chính giữa sảnh, bảy tám chục gia nhân đều quỳ cả xuống vái lạy. Người nhiều quá ông bà chủ không nhận ra ai là ai cả. Vô Kỵ chỉ thấy vợ chồng người đó tủm tỉm cười và nói:- Mọi người đều vất vả suốt năm ai nấy đều biết thủ phận làm lụng thực đáng khen ngợi.Ông bà chủ nói xong, đã có hai người phụ trách phân phát lỳ xì cho mọi người. Vô Kỵ cũng được thưởng bốn lạng bạc. Nhưng y không thấy mặt tiểu thư, trong lòng thất vọng vô cùng, tay cầm bốn lượng bạc cứ đứng ngẩn người ra như một tượng đá. Ðang lúc ấy y bỗng nghe có tiếng nói vừa yểu điệu vừa nhu mì ở bên ngoài vọng vào:- Biểu ca, năm nay anh tới sớm thế?Vô Kỵ nhận ngay ra tiếng nói ấy là của Cửu Chân, rồi y lại nghe tiếng nói của một người đàn ông lên tiếng:- Ðến mừng tuổi cậu và mợ, anh đâu dám tới chậm bao giờ.Vô Kỵ mặt đỏ bừng, trái tim đập mạnh như sắp nhảy ra khỏi lồng ngực, hai tay toát mồ hôi lạnh. Y trông mong đã hai tháng nay rồi, bây giờ mới lại nghe được tiếng nói của Cửu Chân, làm sao y không như con người mất hồn mất vía? Y lại nghe giọng nói của một thiếu nữ khác lên tiếng:- Sư ca tới sớm thế? Không biết sư ca nhất tâm tới đây chúc Tết cậu mợ, hay là mừng tuổi cô em họ kia?Nàng ấy vừa nói dứt lời, Vô Kỵ đã trông thấy ba người bước vào. Bọn đầy tớ đều lui xuống nhà dưới, hay ra ngoài cổng hết, riêng có Vô Kỵ như người mất hồn cứ đứng yên nơi đó mà nhìn, tới khi Kiều Phúc kéo áo y một cái, y mới biết tránh sang một bên.Vô Kỵ thấy Cửu Chân đi bên trái, một thiếu niên lạ mặt đi ở giữa, còn phía bên kia là một thiếu nữ. Cả ba người tuổi sấp sỉ nhau.Ngày hôm nay Vô Kỵ thấy Cửu Chân mặc cái áo lông màu hồng khiến bộ mặt càng xinh đẹp thêm. Từ khi nàng vào tới trong sảnh hai mắt của Vô Kỵ cứ chăm chú nhìn thẳng vào mặt nàng, nên y không biết thiếu nữ, và thanh niên kia xấu đẹp ra sao? Hai người ấy mặc áo hồng hây lục? Ðến cả hai người ấy chúc Tết cho ông bà chủ như thế nào, nói những gì ông bà chủ nói lại những gi ra sao, y đều không để ý tới.Lúc ấy mắt của y chỉ trông thấy một Cửu Chân và tai chỉ nghe lời nói của một mình nàng ta thôi. Sự thực lúc bấy giờ tuổi của y còn trẻ lắm, chưa biết tình yêu là gì cả và y cũng không phải là kẻ hiếu sắc. Nhưng lần này là lần đầu mà y nhận thấy sắc đẹp khả ái đáng ngưỡng mộ có thế thôi. Người nào cũng thế, không riêng gì Vô Kỵ, mối tình đầu tiên của đời mình bao giờ cũng thiết tha, say đắm hơn, nên y cứ ngẩn ngơ như người mất hết hồn vía, ngắm nhìn bộ mặt xinh đẹp như tiên của của Cửu Chân. Y cảm thấy nhìn thêm giờ phút nào trong lòng cảm thấy khoan khoái giờ phút ấy, chứ sự thực trong lòng y không có một chút tà tâm nào hết.Lúc ấy tất cả kẻ hầu người hạ đều đi khỏi, chỉ còn lại một mình Vô Kỵ đang đứng trong đại sảnh ngắm nhìn và nghe Cửu Chân nói chuyện với cha mẹ cùng hai nười kia thôi. Cửu Chân nói:- Cha mẹ cho phép con với biểu ca và Thanh muội đi vào trong vườn dạo chơi một lát nhé?Cha mẹ nàng chỉ mỉm cười và gật đầu nhận lời thôi, chứ không nói gì cả.Ba thanh niên nam nữ đó, sát cánh nhau đi thẳng vào vườn phía sau, không bảo mà nên, Vô Kỵ cũng lưng thửng theo sau. Nhưng y không dám đi gần.Hôm ấy đúng là ngày mùng một Tết, tất cả người hầu kẻ hạ ở trong sơn trang được tự do chơi đùa, kẻ cờ bạc, người nhậu nhẹt không ai để ý đến ai hết. Lúc này Vô Kỵ mới trông thấy rõ mặt người thiếu niên kia quả thật anh tuấn và ôn nhã. Chàng ta chỉ mặc một cái áo bào đoạn màu vàng, mà không thấy giá lạnh, đủ thấy nội công của chàng ta cao thâm như thế nào. Còn thiếu nữ lạ mặt nọi, mặc áo lông điểm màu đen, thân hình mảnh khảnh, ăn nói và cử chỉ rất tao nhã, mặt đẹp không kém gì nàng Cửu Chân. Nhưng lúc này Vô Kỵ chỉ nhận thấy có mỗi một mình Cửu Chân là đẹp như tiên, và đẹp nhất thiên hạ mà thôi.Ba người vừa đi, vừa nói, tiến thẳng vào trong vườn hoa. Thiếu nữ nọi hỏi Cửu Chân rằng:- Chị Cửu Chân, chị đã luyện thêm được hai môn Nhất Dương Chỉ công chưa? Chị biểu diễn cho chúng tôi xem để chúng tôi sáng mắt ra có được không?Cửu Chân đáp:- Sao cô cứ bắt tôi phải bêu xấu như vậy để làm gì, dù tôi có luyện thêm mười năm nữa, cũng không thể nào giỏi bằng môn Lăng Hoa Hốt Huyệt của nhà họ Võ cô được.Thiếu niên nọ vừa cười vừa xen vào nói:- Hai cô nương đừng có khiêm tốn như thế nữa. Ai chả biết hai vị đều khét tiếng là Tuyết lãnh Song Chu, võ công của hai vị đều lợi hại không thể tưởng tượng được.Cửu Chân đáp:- Tôi cứ luyện tập lấy một mình, như người mù chống gậy mò đường như thế bằng sao được sư huynh, muội? Lúc nào tập cũng có nhau, tất nhiên võ công của anh với cô em phải tiến bộ nhanh gấp mười tôi.Hình như thanh niên nọ sợ Cửu Chân nổi giận vội đỡ lời:- Cô Cửu Chân nói như vậy không đúng, vì cô có hai sự phụ, cậu và mợ cùng dạy cô trong một lúc, chả hơn chúng tôi nhiều hay sao?Cửu Chân cướp lời nói:- Em nói đùa cô Thanh đấy thôi, chưa chi anh đã bênh vực cô ta rồi.Nói xong nàng quay đi, không nói thêm nữa. Thanh niên nọ vội cười và nói tiếp:- Biểu muội cũng thân mà sư muội cũng thế, đối với hai cô tôi đều mến ngang nhau.Cửu Chân bỗng quay đầu lại hỏi:- Biểu ca, nghe nói sư phụ anh lại thâu thêm một nữ đệ tử nữa phải không?Thanh niên nọ đáp:- Phải.Thiếu nữ nọ hình như định chọc tức nàng ta, vội đỡ lời:- Chị Chân ơi! Tiểu sư muội của em đẹp lắm, lại khéo ăn nói nữa, ai thấy cô ta cũng phải mến.Chàng thanh niên nghe nói như vậy, biết nói móc mình, vội xoay sang vấn đề khác, vừa cười vừa hỏi Cửu Chân rằng:- Biểu muội, đưa anh vào thăm những vị đại tướng quân giữ cửa cho cô, có được không?Cửu Chân tười cười đáp:- Ðược lắm.Thế rồi nàng dẫn hai người đi thẳng vào Hãn Kháng Cư.Vô Kỵ vẫn ở đàng xa theo sau nhưng y thấy ba người vừa nói vừa đùa, vì xa quá, nên không sao nghe rõ họ nói những gì. Nhưng chân vẫn tiếp tục đi theo, tiến thẳng về phía chuồng nhốt chó. Cửu Chân ra dấu cho tên giữ chó, thả lũ chó dữ ra. Ðàn chó nghe lệnh nàng nằm sắp hết. Thiếu niên nọ cứ khen ngợi luôn mồm. Cửu Chân thấy biểu ca khen lại càng đắc chí thêm.Thiếu niên vừa cười vừa nói:- Biểu muội này, chúng ta lâu lắm không gặp nhau. Tôi hỏi cô vấn đề này, bấy lâu nay cậu mợ đã truyền thụ cho cô những môn võ công gì? Cô hãy biểu diễn cho chúng tôi xem thử, có được không?Cửu Chân ngẫm nghĩ giây lát rồi đáp:- Mấy hôm trước cha em có dạy em một môn bút pháp, nhưng em chưa thuộc lắm, bấy giờ biểu ca với Thanh muội chỉ điểm hộ em.Thiếu niên và thiếu nữ đều tán thành và nói:- Cô đừng khiêm tốn như thế nữa, biểu diễn cho chúng tôi được sáng mắt đi.Cửu Chân chỉ giơ tay ra hiệu, người đầy tớ nuôi chó vội lấy đôi bút phán quan treo trên vách xuống. Vô Kỵ thấy trên vách có treo rất nhiều khí giới, nhưng đều là Phán quan bút cả, cái thì dài, cái thì ngắn, nên y mới đoán ngày thường Chu tiểu th thiện xử dụng Phán quan bút.Cha y, Trương Thúy Sơn, có biệt hiệu là Ngân Câu Thiết Hoạch, một tay xử dụng Phán quan bút khét tiếng trong thiên hạ. Nên lúc giảng võ công cho y thường nói tới Phán quan bút và móc sắt nhiều. Vì thế y cũng thuộc rất nhiều thế võ Phán quan bút, nên nghĩ thầm:- Ta thấy cha nói, từ xa tới nay, trong võ lâm cha hề có người đàn bà nào xử dụng Phán quan bút cả, nay Chu tiểu thư này dám xử dụng tới môn khí giới đó, chắc võ công của nàng phải cao siêu lắm.Y đã say mê Cửu Chân, nay thấy nàng xử dụng khí giới như của cha mình, lại càng thêm mến phục. Cửu Chân cầm xong bút vào tay, khẽ giơ bút bên trái lên và nói:- Thanh muội, cô làm ơn ra đối địch với tôi, vì biểu diễn Phán quan bút này một mình không sao biểu diễn được.Thiếu nữ nọ cũng biết nàng định tâm bêu xấu mình, nên lắc đầu đáp:- Võ nghệ của em non nớt lắm, đối địch với chị sao được?Cửu Chân thúc giục mãi, thiếu nữ kia vẫn không chịu ra đấu. Thiếu niên nọ thấy vậy, sợ hai người sẽ vì vấn đề nhỏ mọn này mà gây gổ với nhau, nên chàng vội tiến ra, chắp tay chào và nói:- Biểu muội, để tôi hầu cô đấu chơi vài hiệp, nhưng cô phải nương tay đôi chút mới được, bằng không, yếu huyệt của tôi bị Phán quan bút của nhà họ Chu này điểm trúng,thì Vệ Bích tôi sẽ không được ăn Tết đấy.Thấy biểu huynh khen ngợi mình một cách khéo léo như vậy, Cửu Chân khoái chí vô cùng, vừa cười vừa giả bộ quát mắng:- Biểu ca xảo quyệt lắm, thôi hãy coi thế võ của em mà chống đỡ đi.Nói xong nàng múa bút xông lại tấn công tức thì.Thấy song bút của nàng nhanh như điện chớp, Vệ Bích vẫn không tránh né gì hết, hình như chàng đã đoán biết nàng không dám giết hại mình. Ngờ đâu thế bút của Cửu Chân rất ác độc, cứ nhằm đúng các yếu huyệt mà tấn công. Chỉ thoáng cái song bút của nàng đã sắp tấn công trúng vào yếu huyệt của Vệ Bích rồi. Nguy hiểm đến tính mạng tới nơi, Vệ Bích vẫn ung dung cười và hỏi:- Có thật cô em định giết chết biểu ca này không?Mọi người chỉ thấy ánh sáng xanh thấp thoáng và nghe kêu keng mấy tiếng thì ra Vệ Bích đã rút trường kiếm ra, gạt song bút của Cửu Chân sang bên liền.Thấy chàng lanh lẹ như vậy, Cửu Chân cũng phải lớn tiếng khen ngợi:- Thủ pháp của biểu huynh cao siêu lắm.Nàng vừa nói vừa múa song bút, trông như hai luồng khói trắng, bao vây lấy Vệ Bích, Vô Kỵ thấy vậy, cũng phải khen phục thầm. Y sực nghĩ đến lời nói của cha y xưa kia:- Phán quan bút là lợi khí dùng để điểm huyệt, sở dĩ võ khí mà lại gọi là bút là vì trong cái võ lại có cái văn, nên thế võ của môn khí giới hay chú trọng nhất là ung dung, tao nhã, nếu người không biết xử dụng cứ đánh bừa đánh bãi, giở toàn lực ra thi thố thì võ công của người đó không sao đi tới mức cao siêu được.Lúc này Vô Kỵ thấy đường bút của Cửu Chân rất hoạt và rất đẹp, liền nghĩ thầm:- Môn bút pháp này của nàng cũng tựa nh môn bút pháp ỷ thiên đồ long công của cha ta, đều thoát thai ở thủ pháp mà ra cả.Chàng lại ngắm nhìn kiếm pháp của Vệ Bích thấy kiếm pháp của chàng này tinh vi lắm, vì y không biết xử dụng kiếm nên không thể biết rõ cái hay của kiếm pháp được.Hai người đấu được một lúc, Vệ Bích đã có vẻ nao núng dần, và Cửu Chân càng đánh càng hăng hái và càng thắng thế. Bỗng Vệ Bích kêu ối chà một tiếng và vội nhảy lùi ra phía sau ba bước, Cửu Chân không chịu ngưng tay, lại còn nhảy tới định điểm vào hai yếu huyệt ở ngực và bụng của chàng kia. Vệ Bích vội giơ kiếm lên, thè lưỡi, nói:- Tôi xin đầu hàng, tiểu thư tha thứ cho.Nói xong, chàng ta hơi khuỵu hai chân, làm như quỳ lại vậy.Cửu Chân khoái chí vô cùng, vừa cười vừa nói:- Cảm ơn anh đã nương tay cho.Nàng vừa nói vừa quay người ném luôn đôi bút vào thẳng vách bên phía đó một cái, chỉ nghe kêu coong, coong hai tiếng, hai cây bút đã cắm ngập tận đuôi. Không ngờ tay nàng mảnh khảnh như vậy mà sức lực lại mạnh như thế. Vô Kỵ đứng phía sau nàng, bỗng buột miệng lớn tiếng khen ngợi:- Giỏi quá!Y theo sau Cửu Chân tới chuồng chó này đã lâu, nhưng không ai để ý tới y hết. Lúc này y thấy lỡ nói như vậy, ân hận vô cùng. Mọi người đều quay đầu lại nhìn. Thoạt tiên Cửu Chân tưởng y chỉ là một tiểu đồng khác, nên không thèm để ý tới, và sự thực nàng đã quên bẳng câu chuyện Vô Kỵ bị chó cắn hồi hai tháng trước rồi. Nàng chỉ quay lại nói với Vệ Bích rằng:- Biểu ca, mấy thế bút pháp của em có nhiều chỗ còn trống và dại lắm, mong anh chỉ điểm cho để em biết mà sửa lại.Vệ Bích vừa cười vừa đáp:- Nếu tôi biết chỉ điểm cô thì tôi chả đến nỗi bị bại trận như thế? Biểu muội, môn võ công của cô lợi hại và trông đẹp mắt lắm. Chẳng hay gọi là thế bút gì nhỉ?Cửu Chân hay tay chống nạnh không trả lời mà còn hỏi lại:- Anh thử đoán xem, tên nó là gì?Vệ Bích gãi đầu, gãi tai một hồi rồi đáp:- Cậu có tiếng là người giỏi bút pháp, môn bút pháp nầy hình như thoát thai trong sách vỡ nào ra phải không?- Phải. Vậy anh có biết dựa theo thủ pháp của nhà nào không?- Thôi, cô đừng có khảo văn như thế nữa. Tôi ngu xuẩn như thế này biết sao được mà cô cứ bảo tôi đoán?Vô Kỵ đứng cạnh đó thấy Cửu Chân chuyện trò với Vệ Bích vui vẻ như vậy trong lòng bỗng cảm thấy bực tức một cách khôn tả. Lúc này y chỉ muốn làm thế nào đánh bại được thanh niên kia mới hả dạ thôi. Lúc ấy trong ngực thấy nóng hổi, liền buột miệng nói ra:- Căn cứ vào cuốn chữ thiếp Ðại Giang Ðông Khứ.Thì ra Cửu Chân là dòng dõi của Chu Tử Liễu, thiếu nữ họ Võ kia tên là Võ Thanh Anh dòng dõi Võ Tam Thông, cả hai đều thuộc dòng Thư hương cùng Võ Tu Văn nhất cả. Võ Tam Thông với Chu Tử Liễu đều là đệ tử và triều thần của Nhất Ðăng đại sư, võ công cũng xuất xứ của một môn phái nhưng hơn trăm năm sau truyền mấy đời con cháu, võ công của hai nhà thay đổi và biến hoá rất nhiều. Ví dụ Võ Ðôn Nho và Võ Tu Văn đều vái đại hiệp Quách Tĩnh làm sư phu tuy cùng học môn Nhất Dương Chỉ thần công, nhưng võ công của họ lại gần giống như phái Thần Cái Hồng Thất Công, Vệ Bích là anh con cô cậu với Cửu Chân vái cha nàng Thanh Anh là sư phụ. Chàng là người anh tuấn, tính nết lại ôn nhu hòa thuận, nên Cửu Chân với Thanh Anh đều ngấm nghé yêu chàng.Cửu Chân với Thanh Anh, cả hai tuổi ngang nhau, sắc cũng đẹp như nhau, võ học của hai ngời cũng không hơn kém gì nhau mấy. Hai ba năm trước đây đã được các người trong võ lâm ở dãy Côn Luân này ban cho hai nàng cái biệt hiệu Tuyết Lãnh Song Chu. Vệ Bích đã so sánh thầm nhưng thấy hai nàng đều đẹp như tiên cả, không nỡ cự tuyệt lòng yêu của nàng nào hết, nên ba người cứ gần nhau, tuy bề mặt thì rất khách khứa, nhưng hễ có dịp là hai nàng dùng lời lẽ châm biếm nhau liền và không nàng nào chịu nhường nhịn nàng nào hết, riêng Thanh Anh thì kín đáo hơn. Nàng là bạn đồng học với chàng Vệ Bích, ngày đêm được gần gũi chàng nên nàng được nhiều dịp may hơn Cửu Chân.Ba người đột nhiên nghe tên tiểu đồng thốt ra câu chữ thiếp Ðại Giang Ðông Khứ đều ngạc nhiên vô cùng. Sự thật, Vệ Bích với Thanh Anh võ nghệ đều song toàn, sao lại không biết võ công của Cửu Chân thoát thai ở hai chữ thiếp Ðại Giang Ðông Khứ, nhưng không chịu nói ra mà thôi.Lúc ấy Vô Kỵ tuổi mới mười bốn mười lăm, tướng mạo cũng không có gì đặc biệt hơn người bỗng nhiên lại nói ra được câu chữ thiếp Ðại Giang Ðông Khứ như vậy. Thoạt tiên ba người đều cảm thấy kỳ lạ vô cùng, nhưng Vệ Bích và Thanh Anh chỉ hơi ngẩn người ra giây phút đã hiểu ngay và nghĩ thầm:- Chắc tiểu đồng này xưa nay vẫn hầu hạ lão gia với tiểu thư luyện võ, trong lúc truyền thụ võ công cho Cửu Chân, cha nàng thể nào chả nói cái tên ấy cho nàng nghe nên tiểu đồng này mới biết được như vậy.Còn Cửu Chân thì biết khi cha mình truyền võ công cho mình rất bí mật quyết không có người thứ ba nghe thấy được, nàng liền nghĩ:- Chẳng lẽ thằng nhỏ này ngấm ngầm nghe lóm xem trộm và đã học được võ công của bổn môn rồi chăng? Việc này ta phải điều tra cho ra mới được.Nghĩ đoạn liền quát hỏi:- Nhỏ kia, tên mi là chi? Tại sao mi biết môn võ công đó là dựa theo chữ thiếp Ðại Giang Ðông Khứ?Vô Kỵ nghe tiểu thư hỏi tên họ mình như vậy, mủi lòng vô cùng, nghĩ thầm:- Ta đã nói cho cô biết rồi, sao cô không ghi nhớ trong lòng chút nào.Nghĩ đoạn y bèn trả lời:- Tên tiểu nhân là Trương Vô Kỵ, vừa rồi tiểu nhân buột mồm nói đó thôi. Chẳng biết có trúng hay không?Cửu Chân kêu ủa một tiếng rồi hỏi:- Thế ra cậu là thằng nhỏ bị các tướng quân của ta cắn trọng thương phải không?Nàng nghĩ đến việc Vô Kỵ dùng chưởng đánh vỡ sọ con chó tả tướng quân, biết y là người có võ công nên mới hoài nghi liền nghĩ thầm:- Chẳng lẽ y là người mà kẻ thù của cha ta phái tới đây nằm vùng để dọ thám hay sao,bằng không, cái tên của môn võ công độc đáo của cha ta, y là một đứa trẻ nhỏ như thế làm sao mà biết được.Nghĩ đoạn nàng liền nói:- Ta nghĩ ra rồi, ta nghĩ ra rồi.Nàng định dò hỏi thêm, liền thoáng thấy Vệ Bích với Thanh Anh sát cánh ngồi bên nhau và đang thì thầm to nhỏ không biết đang nói những gì. Lòng ghen nổi lên, nàng không hỏi Vô Kỵ nữa mà lại lên tiếng hỏi:- Biểu muội, vừa rồi chị với biểu ca đã biểu diễn xoàng xĩnh võ công ra rồi, bây giờ biểu muội biểu diễn một pho võ công để chúng tôi được thưởng thức chứ?Thanh Anh với Vệ Bích đang chuyện trò thân mật, không biết họ cố ý hay vô tình cứ trò chuyện mãi không đếm xỉa tới nàng Cửu Chân.Cửu Chân thấy họ không thèm trả lời mình, cả giận liền cười nhạt nói:- Ðường bút pháp của tôi tuy tầm thường, nhưng tôi chắc võ công của nhà họ Võ chưa chắc đã chống đỡ nổi.Thanh Anh ngẩng đầu lên, cũng khinh khỉnh đáp:- Sư ca biết chị là người hiếu thắng nên mới nhường nhịn cho chị như vậy. Thế mà chị còn tỏ vẻ đắc chí như thế.Cửu Chân hậm hực hỏi:- Ai khiến anh ấy nhường tôi? Cô thử hỏi anh ấy xem, anh ấy có thể chống được thế Song Khuyết Quy Nguyệt không?Thanh Anh đáp:- Chị tưởng chúng tôi đều là những kẻ ngu ngốc cả hay sao? Sao không nhận ra thế võ của chị xuất xứ ở bài văn Ðại Giang Ðông Khứ của Tô Ðông Ba. Nếu sư huynh tôi quả thật không biết rõ thế võ đó thì tại sao chờ chị xử dụng tới bí quyết chữ Nguyệt trong câu văn "Nhất Tốn hoàn Trù Giang Nguyệt" mới buông tay chịu thua?Cửu Chân nghe nói ngẩn người ra nghĩ thầm:- Phải đấy, mình vừa xử dụng tới bí quyết chữ Nguyệt thì biểu ca nhận thua liền. Thì ra sư huynh muội nàng đã sớm biết rõ rồi, như vậy có khác gì họ đã coi mình là một con ngu ngốc mà đùa giỡn hay sao? Rồi chắc lúc vắng mặt mình thế nào họ chaÜng bịa đặt những câu chuyện nói xấu mình Nghĩ tới đó nàng xấu hổ quá hoá giận, liền lớn tiếng nói:- Dù có biết, biểu ca chưa chắc đã gỡ được miếng võ đó của tôi, mà dù biểu ca có thật tâm nhường tôi đi chăng nữa thì Thanh muội chưa chắc đã bằng được biểu ca, cứ khẩu thuyết như vậy mà vô bằng. Ðấy! Cô thử xem đến thằng nhỏ nhà tôi nó cũng biết rõ miếng võ đó, biết nói mà không biết là thì có gì là lạ đâu.Thanh Anh đứng dậy, sầm nét mặt lại nói:- Biểu ca, chúng ta đi về nhà đi. Người ta ví chúng ta như là một tên tiểu đồng đầy tớ, chúng ta hà tất ở đây để bị sỉ nhục làm chi?Vệ Bích vừa cười vừa đáp:- Sư muội hà tất giận dữ làm gì? Biểu muội nói đùa chúng ta đấy thôi. Còn thằng nhỏ chân lấm tay bùn này là cái thá gì, trong nhà cô ấy có không biết bao nhiêu mà kể thì chú ý tới nó làm chi?Vô Kỵ nghe Vệ Bích khinh thị mình như vậy, không sao chịu nhịn được, tức giận vô cùng.Y lại nghe Cửu Chân nói:- Ðược lắm, các người khinh thị thằng nhỏ chân lắm tay bùn này của tôi phải không? Cô Thanh Anh, cô đấu với y ba hiệp chưa chắc cô đã thắng nổi y.Thanh Anh đáp:- Hừ! Khi nào tôi thèm ra tay đấu với những hạng người này. Chị Cửu Chân, chị đừng có khi em như thế nhé!Vô Kỵ lớn tiếng xen lời nói:- Võ cô nương, tôi cũng là người có cha mẹ sinh ra. Ai mà chẳng là người cơ chứ, đã chắc đâu cô là hạng người cao quý hơn tôi.Thanh Anh không thèm nhìn Vô Kỵ chỉ nói với Vệ Bích rằng:- Sư ca, chịu để em bị thằng nhỏ kia nó cãi lại như thế hay sao, sao sư ca không giúp em chút nào.Vệ Bích thấy nàng sắp khóc, đã mềm lòng. Vẫn biết trong lòng y đối với hai nàng này đều coi trọng như nhau, nhưng y biết võ công của sư phụ y cao siêu khôn lường, y mới học ược đôi ba thành thôi, muốn học võ công giỏi thêm thì thế nào cũng phải lấy lòng sư muội này nên y nói với Cửu Chân rằng:- Biểu muội, có phải võ công của thằng nhỏ này khá cao siêu không để cho tôi đấu thử nó xem sao nhé!Cửu Chân biết Vệ Bích định tâm giúp sư muội liền nghĩ thầm:- Thằng nhỏ họ Trương này không biết lai lịch nó ra sao, chi bằng để biểu ca thử nó ta sẽ biết lai lịch của nó ngay.Nghĩ đoạn nàng liền đáp:- Ðược lắm, để y lĩnh giáo võ công tuyệt học của nhà họ Võ xem sao? Sự thật em cũng không biết nó là đệ tử của môn phái nào.Vệ Bích ngạc nhiên hỏi:- Thế ra thằng nhỏ này không phải học võ công nhà cô hay sao?Cửu Chân nhìn Vô Kỵ và nói:- Ngươi trả lời biểu thiếu gia, ngươi là môn hạ của ai và thuộc môn phái nào đi.Vô Kỵ nghĩ thầm:- Các người khinh thị ta như vậy khi nào ta lại nói rõ môn phái và cha mẹ ta để làm nhục thái sư phụ và cha mẹ đã khuất núi của ta đi. Huống hồ ta đã chính thức luyện võ công của phái Võ Ðang bao giờ đâu.Nghĩ đoạn y liền đáp:- Tôi mồ côi cha mẹ từ hồi còn nhỏ, lưu lạc giang hồ không có học qua võ công gì hết,chỉ có nghĩa phụ của tôi chỉ điểm qua loa thôi. Nhưng mắt nghĩa phụ tôi đã mù, không trông thấy tôi luyện võ công có đúng hay không.Cửu Chân lại hỏi:- Nghĩa phụ của ngươi tên là gì, thuộc môn phái nào?Vô Kỵ lắc đầu đáp:- Tôi không thể nói ra được.Vệ Bích cả cười xen lời nói:- Với tầm mắt của ba người chúng ta, dù sao cũng nhận xét ra được y thuộc môn phái nào ngay.Nói xong y từ từ đi tới trước mặt Vô Kỵ rồi vừa cười vừa hỏi:- Nhỏ kia, ngươi hãy tiếp ta ba hiệp thử xem.Nói xong, y quay lại đưa mắt ra hiệu cho Thanh Anh. ý của y định nói cho nàng hay rằng:- Sư muội chớ có giận dữ, để tôi đánh cho thằng nhỏ này một trận cho sư muội khỏi tức.Nhưng y có biết đâu người đã sa vào trong lới tình thì lúc nào cũng để ý đến lời ăn lẽ nói và hành động của người yêu, nên lúc y đưa mắt ra hiệu cho sư muội. Cửu Chân đều để y hết. Cửu Chân thấy Vô Kỵ ra đấu liền vẫy tay bảo y lại và rỉ tai khẽ dặn bảo:- Võ công của biểu ca tôi cao cờng lắm, vừa rồi cậu đã trông thấy rồi. Cậu đừng có mong thắng nổi anh ấy, quý hồ cậu chống đỡ được ba hiệp như vậy cũng là gỡ sĩ diện cho tôi rồi.Nói xong, nàng khẽ vỗ vai Vô Kỵ một cái tỏ vẻ cổ võ.Vô Kỵ cũng biết mình không phải là địch thủ của Vệ Bích, nếu ra đấu với đối thủ thì chỉ có mang lấy cái nhục và để cho bọn người kia giỡn đùa giải trí thôi. Nhưng đứng trước mặt Cửu Chân, y đã cảm thấy tinh thần mê man hỗn loạn, sau lại thấy nàng rỉ tai nói, hơi thơm xông lên mũi, y không còn chủ kiến gì, trong lòng liền nghĩ thầm:- Tiểu thư đã bảo ta gỡ sĩ diện cho nàng, như vậy ta không nên để nàng thất vọng. Rồi y cứ như là người mất hồn, lửng thửng đi ra tới trước mặt Vệ Bích tựa như một phỗng đá vậy.Vệ Bích liền cười và nói:- Tiểu tử hãy tiếp thế võ của ta.Nói xong y tát luôn Vô Kỵ hai cái kêu "bộp, bộp" hai tiếng. Vô Kỵ định giơ tay lên chống đỡ nhưng đối phương đánh nhanh quá, mặt y đã bị đánh hai cái, hai má sưng vù và đều có vết ngón tay đỏ hồng. Vệ Bích biết Vô Kỵ không phải là người được truyền thụ võ công của nhà họ Chu nên không sợ mất sĩ diện của cậu mình và của Cửu Chân nên mới ra mạnh như thế. Tuy vậy, hai chưởng của y vẫn chưa xử dụng tới nội lực, bằng không Vô Kỵ đã bị đánh rụng cả răng và chết giấc tức thì liền.Cửu Chân lớn tiếng gọi:- Vô Kỵ đánh lại đi!Vô Kỵ nghe tiếng tiểu thư gọi, tinh thần lại phấn chấn liền múa quyền đánh luôn. Vệ Bích né mình tránh khỏi và khen ngợi rằng:- Tiểu tử này cũng có một hai miếng võ đấy.Nói xong y len nhảy sang phía sau Vô Kỵ liền. Vô Kỵ vội quay người lại, nhưng Vệ Bích nhanh tay túm lấy sau gáy y và nhắc bổng y lên cao vừa cười vừa nói:- Cho mi té xuống như chó ăn phân vậy.Nói xong y vứt Vô Kỵ xuống đất một cái thật mạnh.Vô Kỵ theo Tạ Tốn và cha học võ công mấy năm nhưng vì thời gian quá ngắn, hai là vì lúc ấy y hãy còn ít tuổi, ba vì Tạ Tốn chỉ dạy y nhớ kỹ những thế võ và khẩu thuyết thối chứ không để y thực tập đối địch nên vừa gặp Vệ Bích, một đệ tử của danh môn, võ nghệ cao siêu, tất nhiên y phải cuống quýt không biết giở thế võ nào ra chống đỡ cho phải. Lúc này y bị ném không biết nên dùng tay hay dùng chân chống xuống đất cho khỏi té. Nhưng tới khi y vừa quyết định thì trán và mũi của y đã va mạnh xuống đất, máu tươi chảy ròng ra rồi Thanh Anh vỗ tay khen ngợi và khúc khích cười nói:- Chị Cửu Chân, võ công của nhà họ Võ chúng em có được không?Cửu Chân vừa xấu hổ vừa tức giận, nàng biết nếu bảo võ công của nhà họ Võ không ra gì thì sợ mất lòng Vệ Bích. Nếu bảo võ công của họ cao siêu thì bực mình với Thanh Anh nên nàng cứ sầm nét mặt lại không nói năng gì hết. Vô Kỵ vừa bò dậy có vẽ sợ hãi liếc nhìn Cửu Chân thấy nàng rầu rĩ liền nghĩ thầm:- Dù có hy sinh đến tính mạng đi chăng nữa, ta cũng phải cố lấy lại sĩ diện cho tiểu thư mới thôi.Nghĩ đoạn y lại nghe Vệ Bích vừa cười vừa nói:- Biểu muội, thằng nhãi kia đến mấy miếng võ tầm thường cũng không biết thì còn nói cái gì môn phái nữa.Vô Kỵ đột nhiên xông lên đá luôn một cái vào bụng đối thủ, Vệ Bích vừa cười vừa kêu la:- Oái chà!Người chàng ngửa về phía sau tránh né, đồng thời giơ tay ra bắt cái chân của Vô Kỵ chưa kịp thâu hồi và thuận tay vứt luôn ra bên ngoài. Chàng mới dùng có ba thành sức lực thôi, Vô Kỵ đã bị văng đi nhanh như mũi tên đam thẳng vào vách tường liền. Cũng may trong lúc nguy cấp y vội dùng sức xoay người nhảy lên nên lưng y mới va vào vách trước.Tuy tránh khỏi vỡ đầu vỡ mặt nhưng y cũng cảm thấy đau như bị búa giáng và những xương hầu như bị nứt vỡ vậy, thế là y tựa như một đống bùn nằm gục xuông dưới chân tường một cách mềm nhũn không sao đứng dậy được nữa.Tuy bị đau hầu như chết giấc, Vô Kỵ vẫn lo ngại Cửu Chân nên trong lúc mơ mơ màng màng y còn nghe nàng nói:- Thôi, chúng ta đi vào trong vườn hoa chơi đi!Giọng nói của nàng có vẻ tức giận vô cùng. Không hiểu sức lực ở đâu tới, Vô Kỵ bỗng nhảy phắt lên tung mình về phía trước múa chưởng đanh luôn Vệ Bích một cái. Chưởng ấy của y là một thế trong Giáng Long Thập Bát Chưởng. Môn chưởng pháp này có oai lực mạnh nhất trong các môn chưởng pháp của thiên hạ. Năm xưa Hồng Thất Công và Quách Tỉnh đã đánh bại quần hùng cũng nhờ pho chưởng này, đủ thấy pho chưởng ấy lợi hại biết bao, chỉ tiếc rằng Tạ Tốn chưa học được hết pho chưởng pháp đó nên chỉ day được cho Vô Kỵ có một chút xíu thôi.Lúc này Vô Kỵ đánh chưởng đó ra oai lực của y chưa được một thành của nguyên chưởng pháp. Tuy vậy khi chưởng y đánh ra vẫn có tiếng gió kêu vù vù.Vệ Bích vội múa chưởng lên chống đỡ kêu "bộp" một tiếng, thân hình của chàng cũng phải lảo đảo mấy cái và lui về phía sau một bước. Thanh Anh thấy vậy cũng phải thất thanh kêu ủa một tiếng và ngạc nhiên vô cùng.Thì ra ông tổ của nàng là Võ Tu Văn tuy có vái Quách Tỉnh làm sư phụ thực nhưng vì tư chất rất kém nên chưa học hết đợc pho chưởng pháp Giáng Long Thập Bát Chưởng này, truyền đến cha nàng lại càng kém thế hơn nữa, tuy biết thế chưởng trong Giáng Long Thập Bát Chưởng này thật, nhưng không hiểu sao không có một chút oai lực nào cả. Thanh Anh vẫn thường thấy cha mình luyện pho chưởng pháp này ở trong mật thất, luyện vài thế lại nghĩ ngợi một hồi. Mười mấy năm trời ngày nào cũng luyện và nghĩ ngợi như vậy mà rốt cuộc vẫn không thu lượm được kết quả gì hết. Từ Tu Văn đến Thanh Anh, hơn một trăm năm nay nhà họ Võ truyền năm đời rồi, người đời nào cũng cố công nghiên cứu mà rốt cuộc cũng vẫn không đi đến đâu.Ðiều này không phải con cháu nhà họ Võ ngu ngốc đần độn mà do sự chưa hiểu thấu tinh yếu của pho chưởng đó chứ không liên can gì đến thông minh trí tuệ hết, chưa biết chừng người càng thông minh bao nhiêu lại càng không sao luyện được. Cũng như Quách Tỉnh với vợ là hoàng Dung, hoàng Dung thông minh hơn Quách Tỉnh nhiều mà không sao học biết được pho chưởng pháp này, sau đó Quách Tỉnh dạy cho các đồ đệ, đồ tôn nhưng không một người nào có thể học hiểu pho chưởng pháp này cả. Vì vậy Giáng Long Thập Bát Chưởng mới thât truyền dần như thế.Vô Kỵ không biết lại lịch của pho chưởng đó, cứ giơ song chưởng lên chống đỡ, liền thấy cánh tay tê tái, ngực bị đè khó thở, máu trong người đảo lộn vội nhảy tréo sang bên múa quyền đánh mạnh vào phía sau lưng Vô Kỵ một cái. Vô Kỵ lại đưa chưởng về phía sau cũng xử dụng một thế trong Giáng Long Thập Bát Chưởng mà hất tay của đối thủ đi.Vệ Bích thấy chưởng của Vô Kỵ thần diệu vô cùng, vội nhảy về phía sau tránh né, nhưng đầu vai của chàng đã bị ba ngón tay của Vô Kỵ quét phải. Tuy chàng không thấy đau đớn gì cả nhưng Cửu Chân với Thanh Anh đã trông thấy rõ Vệ Bích quả thật đã thua thế võ ấy rồi.Trước người đẹp, chịu sao nổi sự thất bại ấy, thoạt tiên Vệ Bích thấy Vô Kỵ tuổi còn nhỏ và lại là tôi tớ, dù có thắng nổi thằng nhỏ cũng không vẻ vang gì nên chàng chỉ muốn giỡn đùa y một chút để cho Thanh Anh cười một trận thôi. Vì thế chàng chỉ giở có hai ba thành sức lực ra mà đánh Vô Kỵ, ngờ đâu, lúc này thua liền hai thế, quát lớn một tiếng:- Tiểu quỷ, mi không sợ chết hay sao?Quát xong, chàng múa quyền đánh thẳng vào ngực Vô Kỵ một cái, thế quyền này của chàng bên trong bao hàm ba luồng sức lực. Nếu kẻ địch dùng toàn lực chống đỡ, chỉ chống đỡ được luồng thứ nhất thôi, tất nhiên không thể nào ngờ được có luồng sức thứ hai dồn dập lấn áp tới, mà dù kẻ địch có chống đỡ được luồng thứ hai thì cũng không sao chống đỡ được luồng sức thứ ba, nếu người nào võ học kém cỏi bị quyền pháp này đánh dù không chết cũng bị thương nặng.Thế quyền ấy chàng ta đã xử dụng toàn lực ra nhưng dù sao chàng cũng không phải là kẻ hung ác, chàng chỉ mong gỡ lại sĩ diện chứ không muốn đánh chết tên tiểu đồng của nhà biểu muội, cho nên chàng chỉ xử dụng tới luồng sức thứ hai thôi chứ không cho luồng sức thứ ba ra. Vô Kỵ thấy quyền pháp của đối phương lợi hại, y vội xử dụng thế thứ ba của Giáng Long Thập Bát Chưởng ra chống đỡ. Vệ Bích thấy Vô Kỵ giơ chưởng ra nghênh đón, thế chưởng của y quái dị vô cùng, và thấy luồng chưởng lực thứ nhất của mình tựa như đã vứt vào trong bể lớn, vô hình vô ích ngay. Chàng kinh hãi vô cùng chưa kịp nghĩ ngợi gì thì luồng sức thứ hai của mình đã bị đánh bắn trở lại rồi và chỉ nghe kêu "cách" một cái, xương cánh tay trái của chàng đã bị gãy. Cũng may vì lòng nhân từ, chàng không xử dụng nốt luồng sức thứ hai, bằng không sức phản chấn càng mạnh hơn thế nữa và chàng còn bị thương nặng hơn thế này.Cửu Chân với Thanh Anh thấy vậy đều kinh hãi la lớn và chạy lại xem Vệ Bích bị thương ra sao, thì thấy Vệ Bích gượng cười nói:- Không sao, chỉ vì nhất thời tôi sơ ý đó thôi.Cửu Chân và Thanh Anh thấy người yêu bị thương càng đau lòng vô cùng. Cả hai không hẹn mà nên, giơ chưởng lên đánh Vô Kỵ cùng một lúc.Lúc ấy, Vô Kỵ thấy mình dùng chưởng đánh gãy tay Vệ Bích đã sợ hãi đến ngẩn người ra, tuy cũng thấy song chưởng của hai nàng đánh tới nhưng y không hề né chút nào nên y bị một chưởng đánh vào ngực và một chưởng trúng vai nên y liền thổ huyết ra ngay. Y vừa phẫn uất vì bị hai người đả thương, phần vì vết thương trong người, liền nghĩ thầm:- Ta vì cô nương mà chiến đấu một cách chí mạng như vậy, cũng vì gỡ lại sĩ diện cho cô nương, ta cố hết sức để chiến thắng mà bây giờ cô nương lại đánh ta.Vệ Bích thấy hai nàng đánh Vô Kỵ thổ huyết ra liền la lớn:- Hai vị hãy khoan tay.Hai nàng đều nghe lời ngừng tay lại ngay, chàng giơ chưởng trái lên, mặt lầm lì, đánh luôn Vô Kỵ một chưởng. Vô Kỵ vội tránh né, Cửu Chân liền lên tiếng gọi:- Biểu ca bị thương như vậy hà tất phải chấp trách một thằng nhỏ như thế làm chi, tất cả mọi lẽ là do em lầm lỗi hết, xin anh đừng ra tay đánh nó nữa.Ngày thường nàng là người rất kiêu ngạo không bao giờ cúi đầu nhận lỗi với ai hết, ngày hôm nay nàng đã chịu nhận lỗi như thế thực là hiếm có lắm nếu nàng không trông thấy người yêu bị đánh gãy tay nàng cũng không chịu lép vế như vậy. Ngờ đâu, Vệ Bích nghe nàng nhận lời như vậy càng tức giận thêm, cười nhạt và nói:- Biểu muội, tiểu đồng của biểu muội bản lãnh cao cường thật, em có lầm lỗi gì đâu, chỉ vì anh không chịu phục nên mới bị đánh như thế đấy thôi.Nói xong, chàng dùng cánh tay trái đẩy Cửu Chân sang bên và múa quyền đánh Vô Kỵ tiếp.Vô Kỵ muốn lùi về phía sau tránh né, ngờ đâu Thanh Anh đã dùng song chưởng đỡ khiến y không có đường lui vì vậy quyền của Vệ Bích mới đánh trúng mũi của Vô Kỵ khiến máu mũi chảy ra ròng ròng. Thì ra Thanh Anh là người đa mưu hơn Cửu Chân nhiều, nàng ngầm ngầm trợ giúp Vệ Bích mà không hề lộ hành tích trợ giúp đó cho Vệ Bích lấy lại được sĩ diện thì trong lòng cũng cám ơn nàng.Võ công của Vô Kỵ vốn dĩ kém Vệ Bích xa lại thêm có hai nàng trợ giúp ra mặt nên chỉ trong thoáng cái Vô Kỵ đã bị ba người chân đá tay đấm trúng luôn bảy tám miếng, lại thổ luôn mấy lần huyết nữa. Nhưng y là người rất có cốt khí, dưới sự phẫn uất vẫn cứ cố nghiến răng mím môi chịu đựng, tuy một địch ba nhưng đến giai đoạn chí tử này, y bèn đem hết võ công của Tạ Tốn và quyền pháp của Võ Ðang do cha y dạy mà đối phó.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 37
Tạ Tốn thiệt Tạ Tốn giả
Mặc dầu công lực của y không đủ, chân tay không có sức lực nhưng những võ học của các đại môn phái nhất là ba miếng võ trong Giáng Long Thập Bát Chưởng lại càng lợi hại thêm, nên mới chống đỡ được ngót một tiếng đồng hồ mà chưa bị đánh té.Cửu Chân quát hỏi:- Thằng nhỏ khốn kiếp này, mi ở đâu tới Liên hoàn trang này quấy nhiễu. Có phải mi không muốn sống nữa đấy không?Nàng thấy Vệ Bích giơ tay trái lên nhằm vai trái của Vô Kỵ đánh xuống nhưng Vô Kỵ đã nhanh tay đẩy mạnh vào người chàng ta một cái, chàng thấy chỗ vết thương đau không thể nào chịu được, tức giận vô cùng, liền vận hết mười thành công lực vào cánh tay bên kia rồi nhằm kẻ địch đánh tới. Vô Kỵ định tránh né nhưng đã thấy phía sau có Cửu Chân và Thanh Anh giữ chặt lấy hai vai không để cho y tránh đi đâu hết. Vô Kỵ biết phen này không sao tránh nổi và lại tức hận Cửu Chân nên cứ nhắm mắt đưa người về phía trước để mặc cho Vệ Bích đánh chết.Ðang lúc chưởng của Vệ Bích sắp đánh tới người Vô Kỵ thì bỗng có tiếng quát tháo rất oai nghiêm:- Hãy khoan.Vô Kỵ liền thấy có một bóng vàng phi tới và giơ chưởng lên gạt chưởng của Vệ Bích sang bên. Y thấy người đó giơ tay ra gạt một cách nhẹ nhàng mà Vệ Bích không đứng yên được, loạng choạng lùi về phía sau mấy bước rồi ngã phịch xuống đất. Nhưng người nọ đã lẹ chân đi tới cạnh chàng ta và nhanh tay túm lấy đầu vai chàng ta kéo lên. Nhờ vậy Vệ Bích mới khỏi ngã ngồi xuống. Cửu Chân vừa thấy người đó, đã vội lên tiếng:- Cha!Thanh Anh cũng gọi:- Chu bá phụ, Chu bá phụ!Vệ Bích thở hổn hển một hồi rồi cũng lên tiếng chào:- Chào cậu!Thì ra người đó là Chu Trường Linh, cha của Cửu Chân. Thấy Vệ Bích bị đánh gãy tay tên đầy tớ vội chạy lên phi báo cho trang chủ hay nên Trường Linh mới vội vàng xuống dưới này, y thấy ba người vây đánh Vô Kỵ liền đứng cạnh xem, sau y thấy Vô Kỵ nguy hiểm đến tính mạng mới ra tay cứu như vậy.Trường Linh thấy Vô Kỵ người dính đầy vết máu, thân mình loạng choạng nhưng vẫn nghiến răng mím môi cố giữ thăng bằng để đứng vững chứ không chịu ngã ngồi xuống, y cũng phải khen ngợi Vô Kỵ là một thằng nhỏ rất có cốt khí. Y liếc nhìn con gái mình với Thanh Anh, thấy cả hai đang có vẻ tức giận, liền đột ngột giơ tay ra tát cho Cửu Chân một cái và quát mắng:- Giỏi lắm, giỏi lắm. Mày làm như vậy, sau này còn mặt mũi nào gặp tổ tiên ở dưới chín suối nữa?Cửu Chân được cha cưng từ nhỏ chưa hề bị mắng một câu nào, không ngờ hôm nay trước mặt người ngoài, bị cha mắng còn đánh một bạt tai làm nàng choáng váng đầu óc, không còn biết gì nữa. Lát sau, nàng mới khóc oà lên. Trường Linh lại mắng tiếp:- Tao cấm mày không được khóc.Tiếng nói của y oai nghiêm và mạnh đến nỗi chấn động cả nóc nhà, khiến bụi trên trần bay xuống mù mịt. Cửu Chân sợ hãi không dám khóc nữa.Trường Linh nói tiếp:- Họ Chu chúng ta là giòng thế gia, đời nào cũng tự mệnh là hiệp nghĩa, cụ Cao tổ của con Liễu Công phò trợ Nhất Ðăng đại sư tới quan Tể tướng nước Ðại Lý. Sau lại trợ thủ thành Tương Dương, tiếng tăm lừng lẫy trong thiên hạ. Ðến đời ta lại có đứa con bất hiếu bất nghĩa như thế kia. Ba người lớn vây đánh một thằng nhỏ, lại còn muốn giết chết nó nữa, mày thử nghĩ xem, có xấu hổ không? Có hổ thẹn không?Y tuy lớn tiếng trách mắng con gái mình, nhưng Vệ Bích và Thang Anh đứng cạnh đó, nghe những lời mắng ấy, tựa như từng lưỡi dao cắm sâu vào trái tim chúng, cũng xấu hổ vô cùng. Vô Kỵ thấy Trường Linh vẻ mặt chính khí như vậy, trong lòng cũng thán phục vô cùng và nghĩ thầm:- Phải, thị phi phân minh như thế mới là người hiệp nghĩa chứ.Y thấy Trường Linh càng giận bao nhiêu, da mặt vàng khè bấy nhiêu, người run bây bẩy, hơi thở hõn hễn. Còn bọn Vệ Bích ba người cứ cúi đầu nhìn xuống đất, chứ không dám liếc nhìn. Vô Kỵ thấy mặt Cửu Chân một bên sưng vù, chắc cái tát của cha nàng mạnh lắm, nên mới sưng to như thế. Nhưng y thấy nàng vừa xấu hổ, vừa sợ hãi trông thật tội nghiệp, muốn khóc mà không dám, y đành nghiến răng mím môi, tiến lên nói với Trường Linh rằng:- Thưa lão gia, việc này không việc gì đến tiểu thư.Y vừa lên tiếng tự giựt mình kinh hãi. Thì ra lúc này y mới hay giọng nói của y đã khan, không sao nói thành tiếng được vì cổ họng đã bị Vệ Bích đả thương rất nặng mà nên.Trường Linh thấy Vô Kỵ nói, tuy không nghe rõ y nói gì, nhưng cũng quay lại hỏi:- Chú em nhỏ biết xử dụng Giáng Long Thập Bát Chưởng, chắc chú là đệ tử của Cái Bang phải không?Vô Kỵ không muốn thổ lộ môn phái của mình cho ai nghe, nay Trường Linh lại hỏi mình có phải là đệ tử của Cái Bang không, liền ầm ừ gật đầu. Trường Linh thấy y nhận là đệ tử của Cái Bang liền mắng bọn Vệ Bích tiếp:- Môn chưởng pháp đó do Bang Chủ của Cái Bang là Cửu Chỉ thần cái Hồng Thất Công truyền lại, năm xưa cụ ấy oai trấn đại giang Nam Bắc, với hai họ Chu, Võ của chúng ta có liên can rất mật thiết.Nói tới đó, y quay đầu lại, nói với Thanh Anh rằng:- Quách Tỉnh, Quách đại hiệp là sư phụ của Từ Văn Công, ông tổ của cháu. Cháu đã biết cậu bé xử dụng Giáng Long Thập Bát Chưởng, tại sao cháu còn ra tay đánh y như vậy?Lời lẽ của y rất nghiêm nghị, đối với Vệ Bích và Thanh Anh cũng không nể nang chút nào. Vô Kỵ nghe vậy cũng phải hoảng sợ, không yên.Trường Linh lại hỏi Vô Kỵ tại sao tới sơn trang này mà mặc quần áo tiểu đồng như thế? Y một mặt bảo người lấy thuốc thiết đả và thuốc cao tiếp xương ra chữa cho Vô Kỵ và Vệ Bích. Cửu Chân biết cha mình còn tức giận, nàng không dám giấu diếm, bèn kể rõ câu chuyện mình đi săn gặp Vô Kỵ giấu con khỉ trong người, rồi bị lũ chó vây cắn như thế nào, rồi đưa y về sơn trang cứu chữa kể rõ cho cha hay.Cửu Chân, Vệ Bích, Thanh Anh xấu hổ vô cùng, đứng dậy một cách bẻn lẻn. Trường Linh lại quát mắng ba tên đầy tớ nuôi lũ chó:- Lũ ác khuyển đâu, thả chúng ra đây.Ba tên đầy tớ đó vâng lời, liền thả lũ chó ra ngay. Cửu Chân thấy cha mình mặt vẫn lầm lì, không biết cha định làm gì lũ chó, liền khẽ gọi:- Cha...Trường Linh không để cho Cửu Chân nói tiếp, đã cười nhạt và nói:- Mày nuôi lũ chó này, lại thả chúng đi cắn người, mày còn bảo chúng đến cắn tao nữa phải không?Cửu Chân vừa khóc vừa nói:- Thưa cha, con đã biết lỗi rồi.Trường Linh, chỉ dùng giọng mũi "hừ" một tiếng, chứ không nói gì cả đi thẳng đến chỗ bọn chó đang đứng, múa hai chưởng, chỉ nghe kêu "lốp bốp" bốn tiếng, Bốn con chó săn đã bị y đánh vỡ sọ nằm lăn ra đất chết liền. Mọi người thấy vậy đều hoảng sợ, đứng yên không dám nói nửa lời. Trường Linh vẫn tiếp tục, chân đá, tay đấm, hơn ba mươi con chó dữ đều bị y đánh chết hết. Vệ Bích với Thanh Anh nhìn nhau sợ hãi và nghĩ thầm:- Tuy chúng ta biết võ công của ông rất cao siêu nhưng chưa bao giờ thấy ông ta ra tay bao giờ. Không ngờ võ công của ông ta lại lợi hại như vậy, không biết tới năm nào tháng nào ta mới luyện tới mức đó được.Chỉ trong chốc lát, Trường Linh đã giết chết hết lũ chó, ẳm Vô Kỵ lên đem về phòng dưỡng thương. Không bao lâu Chu phu nhân và Cửu Chân cũng đều tới trông nom thuốc thang cho Vô Kỵ vì lũ chó cắn, nên mất máu quá nhiều, người đã yếu đuối, lại thêm lần này bị thương khá nặng nên y mê man bất tỉnh liền mấy ngày. Tới khi hồi tỉnh y liền tự khai toa thuốc chữa lấy cho mình hốt thuốc và sắc uông, nhờ vậy vết thương của y mới chóng lành.Trường Linh thấy y dùng thuốc như thần càng phục và kính trọng thêm. Vô Kỵ dưỡng thương hơn hai mươi ngày liền. Trong những ngày đó, Cửu Chân cứ đến ngồi cạnh giường kể chuyện cổ tích hoặc thổi sáo cho y nghe.Sau khi lành mạnh, Vô Kỵ đã đi lại được, ngày ngày Cửu Chân cũng ở gần y nửa ngày. Theo quy tắc của nhà họ Chu, thì buổi sáng học võ, buổi chiều học văn, tập viết, võ công của nhà họ Chu thoát thai ở bút pháp, chữ càng đẹp bao nhiêu thì võ công càng cao siêu bấy nhiêu. Thư phòng của Cửu Chân bày biện rất đẹp và đầy đủ tiện nghi, bên trong có treo bài thơ của Ðỗ Mục và hai bức tranh sơn thủy. Cửu Chân ngày nào tập viết cũng đưa cho Vô Kỵ một cây bút và một tờ giấy, bảo y học viết.Hai người ngồi đối diện nhau ở trước một cái bàn nhỏ, thỉnh thoảng ngước đầu nhìn nhau, mỉm cười. Sự thích thú này bút mực không sao tả hết được. Ngay những lúc Cửu Chân theo cha học võ, cũng cho Vô Kỵ đi theo và cho Vô Kỵ ngồi cạnh lúc xem cha biểu diễn. Thỉnh thoảng nàng gọi Vô Kỵ ra tập tay đôi với mình, tất nhiên võ công của nàng cao siêu hơn Vô Kỵ nhiều nên nàng chỉ điểm cho y luôn.Từ khi rời khỏi Băng Hỏa Ðảo, bước chân vào Trung thổ đến giờ, số kiếp Vô Kỵ thật hẩm hiu, suốt ngày bôn ba đây đó, khổ sở, đau đớn biết bao, có bao giờ được sống cuộc đời an nhàn sung sướng như thế này đâu.Thoáng cái đã tới trung tuần tháng hai, ngày hôm đó Cửu Chân với Vô Kỵ đang tập viết trong phòng, bỗng thấy Tiểu Phụng chạy vào bẩm:- Thưa tiểu thư, Dao nhị gia ở Trung Nguyên đã về tới đây.Cửu Chân mừng rỡ vô cùng, vứt bút xuống la lớn:- Trời ơi, mừng quá, tôi chờ ông ta suốt nửa 5 trời, bây giờ mới thấy ông ta về tới.Nói xong, nàng kéo tay Vô Kỵ và nói:- Chú Vô Kỵ, chúng ta ra ngoài đó thăm Dao nhị thúc đi, xem nhị thúc có mua đủ đồ cho tôi không?Hai người dắt tay nhau, chạy ra ngoài đại sảnh, Vô Kỵ hỏi:- Dao nhị thúc là ai thế?Cửu Chân đáp:- Là anh em kết nghĩa của cha tôi, biệt hiệu của ông ta là Thiên Lý Truy Phong, tên là Dao Thanh Toàn, năm ngoái cha tôi nhờ chú ấy, đem lễ vật vào Trung Nguyên biếu một người bạn, tôi có nhờ chú ấy mua phấn son dùm rồi đi qua Hàng Châu mua kim chỉ thêu và bút mực cùng sách vở, không biết chú ấy có mua đủ những thứ ấy cho tôi không?Nên biết Chu gia trang xây ở trong dãy núi Côn Luân tại Tây Vực, những đồ dùng của các cô tiểu thư phải đi xa hàng nghìn dặm cũng không sao mua được. Nên mỗi khi muốn mua, phải sai người đi Trung Nguyên mới mua được. Mỗi lần đi mua như vậy tính đến hai ba năm trời. Vì vậy, hễ người nào có dịp đi Trung Nguyên là Cửu Chân nhờ mua tất cả những đồ trang sức dùm.Hai người vừa đi vừa nói chuyện, lúc sắp tới gần cửa đại sảnh, đã nghe tiếng khóc hu hu, cả hai đều ngạc nhiên và kinh hãi. Khi hai người vào tới trong sảnh lại càng kinh ngạc thêm, thì ra hai người trong thấy Trường Linh với một người tuổi trạc trung niên vừa cao vừa gầy, đang quỳ dưới đất, ôm nhau khóc nức nở. Người nọ mặc quần áo trắng như để tang vậy, lưng cột một sợi dây kết bằng cỏ. Cửu Chân đi đến gần hai người liền gọi:- Dao nhị thúc.Trường Linh vẫn lớn tiếng khóc và bảo với Cửu Chân rằng:- Cửu Chân con ơi, đại nhân Trương Ngũ gia của chúng ta... Trương Ngũ gia đã... chết rồi.Cửu Chân kinh ngạc hỏi:- Khi... nào... lại có chuyện đó? Ông ta... mất tích mười mấy năm người ta nói ông ta chả bình yên về tới núi Võ Ðang rồi là gì?Người mặc áo tang, tức Dao Thanh Toàn nức nở khóc và đáp:- Chúng ta ở nơi xa xôi hẻo lánh này, chả biết tin tức gì hết. Thì ra bốn năm trước đây, Trương ân nhân của chúng ta đã cùng phu nhân tự vận chết rồi. Chú chưa lên tới núi Võ Ðang, ở dọc đường đã nghe tin ấy rồi. Sau khi chú lên đến trên núi, gặp Tống đại hiệp và Dư đại hiệp, mới biết rõ sự tình, hà...Vô Kỵ càng nghe càng kinh hãi, sau cùng y không còn nghi ngờ gì cả, y biết những người này vừa nói đại ân nhân Ngũ gia đó chính là cha mình, Trương Thúy Sơn! Ðồng thời y lại trông thấy Trường Linh với Thanh Toàn khóc một cách thê thảm như vậy và Cửu Chân cũng ứa nước mắt, y không sao nhịn được nữa, định tiến lên thổ lộ thân phận của mình cho mọi người hay, nhưng y sự nghĩ:- Từ trước tới giờ ta tự nhận là đệ tử của Cái Bang, bây giờ nói rõ chân tướng của mình ra, chỉ sợ Chu bá phụ với chị Cửu Chân không tin thôi, và còn bảo ta mạo nhận là con Thúy Sơn để cầu ơn, và còn bị họ khinh và coi thường là đằng khác.Một lát sau, y lại nghe trong nhà tiếng khóc vang dội, Chu phu nhân, do hai con sen đỡ vừa khóc vừa đi ra ngoài đại sảnh, rồi Chu phu nhân hỏi Thanh Toàn những tin tức đó ra sao?Vì qua đau đớn, Thanh Toàn quên cả hành lễ với người chị dâu kết nghĩa đó. Chỉ mải kẻ rõ tình hình vợ chồng Thúy Sơn tự vận ra sao cho Chu phu nhân nghe. Vô Kỵ tuy cố nhịn, không khóc ra tiếng, nhưng nước mắt lả chả tuông xuống hai má rồi. Y thấy mọi người trong sảnh đều khóc nên không ai để ý đến cái khóc của y.Trường Linh đột nhiên giơ chưởng lên, đánh mạnh vào mặt bàn một cái, cái bàn gãy ra làm hai tức thì. Ðánh gãy cái bàn đó xong, Trường Linh lại bảo với Thanh Toàn rằng:- Nhị đệ hãy kể cho ngu huynh hay những người nào đã lên núi Võ Ðang bức tử nghĩa công nghĩa tẩu như vậy?Thanh Toàn đáp:- Sau khi đệ hay tin chẳng lành đó, đáng lẽ về đây ngay để báo tin cho đại ca hay, nhưng đệ cần phải điều tra xem tên họ của những người đó trước đã. Thì ra những người lên núi Võ Ðang bức tử ân công của chúng ta không ai xa lạ, chính là ba vị thần tăng của phái Thiếu Lâm với mấy người đệ tử của chúng, ngoài ra còn có nhiều người khác nứa. Ðệ ngấm ngầm đi khắp nơi dò hỏi, nên mới mất nhiều thì giờ như vậy.Thế rồi Thanh Toàn kể hết những người của phái Thiếu Lâm, Không Ðộng, Nga Mi, Côn Luân, Hải Sa, Cự Kinh, Thần Quyền... Phàm những người nào đã lên núi Võ Ðang bức tử Thúy Sơn, như Không Văn đại sư, Hà Thái Xung, Tỉnh huyền sư thái, tất cả những người đó y cũng đều nói hết.Trường Linh thở dài mấy tiếng lại hỏi tiếp:- Nhị đệ, những người mà nhị đệ vừa kể ra đều là những hảo thủ số một số hai trong thiên hạ, đáng lẽ chúng ta không dám trêu ngươi tới một người nào trong những người đó cả, nhưng ngũ gia có ơn với chúng ta lớn như vậy, thì chúng ta dù có tan xương nát thịt cũng phải trả thù hộ Ngũ gia mới phải.Thanh Toàn đáp:- Ðại ca nói rất phải, nhờ có Ngũ gia, anh em ta mới còn sống sót đến ngày nay. Thì bây giờ chúng ta có hy sinh vì Ngũ gia chúng ta cũng được ơn Ngũ gia sống thêm mười mấy năm rồi. Tiểu đệ ân hận nhất là không được gặp mặt Trương công tử thôi, bằng không đệ cũng có thể truyền đạt ý kiến của đại ca cho công tử hay, và tốt hơn hết là chúng ta mời công tử đến đây ở, để hầu hạ phụng dưỡng suốt đời, như vậy mới tạm gọi là đền ơn được một phần nào của Ngũ gia.Chu phu nhân lại luôn mồm hỏi tình hình của vị Trương công tử đó.Thanh Toàn đáp:- Ðệ chỉ biết Trương công tử hiện giờ đang bị thương nặng, còn đi chữa và nhờ ai chữa thì đệ không được rõ lắm, hình như năm nay Trương công tử mới lên chín thôi. Có lẽ Trương Tam Phong đã truyền thụ võ công tuyệt thế cho công tử rồi, như vậy sau này Trương công tử sẽ là người chưởng môn của phái Võ Ðang cũng nên?Vợ chồng Trường Linh vội quỳ xuống đất cảm tạ trời đất đã cho giòng họ Trương có người nối tông nối dõi.Thanh Toàn lại nói tiếp:- Ðại ca sai đệ đem nhân sâm vương trông ngàn năm Thiên Sơn Tuyết Liên giấy ngọc sư trấn, dao găm ô kim v. v... đi biếu Trương Ngũ gia. Tiểu đệ đã đem lên núi Võ Ðang giao cho Tống đại hiệp, nhờ chuyển giao cho Trương công tử rồi.Trường Linh nghe Thanh Toàn nói như vậy liền gật gù:- Như vậy thì tốt lắm.Ðoạn y quay lại nói với con gái rằng:- Nhà ta đã thụ ơn lớn của Trương Ngũ gia, con hãy kể chuyện này cho chú em họ Trương nghe nhé.Cửu Chân vâng lời và dắt Vô Kỵ vào thư phòng của cha mình. Rồi nàng chỉ cho Vô Kỵ xem một bức tranh lớn treo trên tường. Vô Kỵ thấy bức tranh đó, trên góc phải đề rằng: "Trương công Thúy Sơn ân đức độ". Thấy tên cha mình, Vô Kỵ ứa nước mắt, nên thấy lờ mờ bức tranh đó vẽ một võ sĩ thiếu niên anh tuấn, tay trái cầm móc bạc, tay phải cầm bút sắt, đang kịch chiến với năm kẻ hung ác, Vô Kỵ biết chàng thiếu niên anh tuấn đó là cha mình tuy gương mặt vẽ không giống lắm nhưng quần áo và hình dáng cũng phảng phất phần nào.Dưới đất có hai người đang nằm, đó là Trường Linh và Thanh Toàn cạnh đó có hai người nữa, đầu đã bị chặt lìa. ở góc dưới về phía bên trái, có lẽ một thiếu phụ mặt lộ nét sợ hãi, người đó chính là Chu phu nhân, trong tay bồng một đứa bé.Vô Kỵ lấy tay áo chùi nước mắt để nhìn rõ mặt đứa bé ấy. Chàng thấy mặt của đứa bé đó có một cái nốt ruồi đen, nên biết ngay con bé đó tức là nàng Cửu Chân đang ở cạnh mình. Bức tranh đó đã vàng khè, đủ thấy là một bức tranh đã lâu lắm rồi.Cửu Chân chỉ bức tranh, giải thích cho Vô Kỵ biết rõ những chuyện gì đã xảy ra.Thì ra lúc Cửu Chân mới ra đời và vì lánh mặt kẻ thù, nên Trường Linh phải đem vợ con chạy lên miền Tây Vực này. Ngờ đâu giữa đường kẻ thù đuổi kịp, hai sư đệ bị kẻ địch giết chết. Y với Thanh Toàn cũng bị đánh té, và kẻ địch đang định ra tay giết luôn hai người. Nhưng may nhờ Thúy Sơn đi ngang qua, đánh lui kẻ địch, cứu cả nhà Trường Linh thoát nạn. Lúc ấy là lúc Thúy Sơn chưa đi Băng Hỏa Ðảo.Kể xong câu chuyện đó Cửu Chân có vẻ buồn, rồi lại nói tiếp:- Chúng tôi phải đi tới chỗ hẻo lánh này để ẩn náu. Mãi đến hồi năm ngoái chúng tôi mới hay tin tức Trương ân công ở hải ngoại về. Cha tôi đã thề không bước chân vào Trung Nguyên nữa, nên mới nhờ Dao nhị thúc đi núi Võ Ðang để biếu lễ vật cho Trương ân công. Ngờ đâu...Nói tới đây, đã có một thư đồng vào mời nàng ra lịnh đường để hành lễ. Cửu Chân vội vàng trở về phòng, thay bộ quần áo trắng, rồi cùng Vô Kỵ vào trong hậu đường. Khi tới nơi, Vô Kỵ đã thấy linh vị đã bày ra với hai cây nến trắng vừa cao vừa to, đang cháy. Trên bài vị có viết "ân công Trương đại hiệp, huý Thúy Sơn chi linh linh vị". Vợ chồng Trường Linh và Thanh Toàn đang quỳ dưới đất, khóc lóc rất thê thảm. Cửu Chân và Vô Kỵ cũng quỳ xuống vái lạy. Trường Linh vuốt đầu Vô Kỵ vừa nức nở:- Chú em quỳ lại như vậy là nên lắm, nên lắm! Bởi Trương đại hiệp này là người khẳng khái lỗi lạc, xứng đáng là một kỳ nam tử có một không hai trên đời này. Tuy chú không quen biết ông ta và cũng vô thân vô cố, nhưng chú vái ông ta như vậy cũng nên lắm.Trước hoàn cảnh này, Vô Kỵ càng không dám nhận mình là con của Thúy Sơn, chàng nghĩ thầm:- Dao nhị thúc này nghe tin đồn hơi sai, bảo ta năm nay mới lên tám lên chín thôi. Nếu lúc này ta nói rõ ra, chưa chắc họ đã tin.Vô Kỵ vừa nghĩ tới đó bỗng nghe Thanh Toàn hỏi:- Ðại ca, vị Tạ gia kia...Trường Linh vội ho một tiếng, nháy mắt ra hiệu. Thanh Toàn hiểu ý ngay liền đổi giọng nói:- Ta nên xử trí vị Tạ Nghi ấy ra sao? Có nên phát tang hộ ân công không?Trường Linh đáp:- Tùy chú, cứ dựa theo tình thế mà làm.Vô Kỵ nghĩ thầm:- Rõ ràng ta nghe nói y là Tạ gia mà sao bây giờ y lại gọi Tạ Nghi như vậy? Tạ gia? Tạ gia. Chẳng lẽ y nói đến nghĩa phụ ta chăng?Ðêm hôm đó, Vô Kỵ nghĩ đến cha mẹ đã khuất núi và nghĩa phụ đang sống cơ cực một mình trên Băng Hỏa Ðảo. Chàng cứ trằn trọc mãi không sao yên giấc được. Sáng hôm sau Vô Kỵ nghe bước chân ai rón rén và ngửi thấy mùi thơm xông lên mũi, vội quay đầu lại nhìn, thì thấy Cửu Chân bưng trên tay cái thau nước rửa mặt đi vào. Chàng ngạc nhiên hỏi:- Chị Cửu Chân, sao... chị... lại bưng...Cửu Chân đáp:- Ðầy tớ và con sen đều đi hết rồi. Tôi phục dịch chú như vậy đã sao nào?Vô Kỵ càng kinh ngạc vội hỏi:- Tại sao những người ấy lại đi hết?Cửu Chân đáp:- Ðêm hôm qua, cha tôi cho họ đi hết, mỗi người đều được một số tiền tối hậu để về nhà làm ăn sinh sống, chớ ở đây nguy hiểm cho họ lắm.Ngừng giây lát, nàng lại nói tiếp:- Chú rửa mặt đi, cha tôi có việc muốn nói với chú đấy.Vô Kỵ rửa mặt qua loa. Cửu Chân cầm sẳn cái lược chải đầu cho y. Xong đâu đấy, hai người liền bước ra khỏi phòng.Sơn trang rất rộng lớn. Từ trước tới giờ vẫn có hơn trăm đầy tớ và thị nữ, bây giờ chúng đi hết, nên toà nhà rộng lớn đó trở nên vắng vẻ và lạnh lùng. Trường Linh thấy hai người đi vào liền nói:- Chú em họ Trương, tôi kính trọng chú là một thiếu niên anh hùng, nên định giữ chú ở lại đây mười năm Nhưng bây giờ, bỗng có một việc xảy ra rất đột ngột, bắt buộc chúng ta phải chia tay. Chú đừng có trách phiền tôi nhé.Nói xong, y bưng một cái mâm, trên bàn có đựng mười hai nén vàng và mười hai nén bạc cùng một thanh kiếm, rồi nói tiếp:- Ðây gọi là chút quà của gia đình tôi! Chú hãy nhận lấy mà tiêu dùng. Nếu lão phu thoát nạn, sau này chúng ta còn có dịp được gặp mặt nhau...Nói tới đây y nghẹn ngào, không thể nói tiếp được nữa.Vô Kỵ vội né mình tránh sáng bên, dõng dạc đáp:- Thưa bác, tuổi cháu tuy còn trẻ và vô dụng thực Nhưng cháu không phải là kẻ ham sống sợ chết. Bây giờ quý phủ đang bị nguy nan, lẽ nào cháu lại tự tránh nạn, dù không giúp được bác chút nào, nhưng cháu cũng xin ở lại để cùng bác và chị cùng sinh cùng tử...Trường Linh khuyên mãi, Vô Kỵ nhất định không nghe liền thở dài và nói tiếp:- Hà, chú còn bé, không biết cái gì là nguy hiểm cả. Ðể tôi nói cho chú rõ đầu đuôi câu chuyện, nhưng trước hết chú phải thề sẽ không tiết lộ câu chuyện này cho ai nghe hết và không được hỏi thêm một câu nào.Vô Kỵ vội quỳ xuống đất, lớn tiếng thề:- hoàng thiên ở trên xin chứng minh, nay bác Trường Linh kể cho tôi biết chuyện này, nếu tôi tiết lộ với người khác nghe, hay là tôi lắm mồm hỏi thêm thì tôi sẽ bị nghìn lưỡi dao phân thây. Trường Linh vội đỡ y dậy và nhìn ra ngoài cửa sổ. Ðoạn y lại phi thân nhảy lên mái nhà xem xét sợ có người nghe lóm, rồi mới nhảy xuống, đi vào thư phòng, rỉ tai Vô Kỵ:- Tôi nói chú nghe câu chuyện này, chú chỉ ghi nhớ trong đầu óc chứ đừng hỏi lại tôi, đề phòng những kẻ khác nghe trộm.Vô Kỵ gật đầu, Trường Linh lại nói tiếp:- Hôm qua Dao nhị đệ về cho chúng tôi hay tin Trương ân công đã quá cố. Ðồng thời chú ấy còn đem theo một người họ Tạ tên là Tốn biệt hiệu Kim Mao sư vương...Vô Kỵ giật mình kinh hãi, mình mẩy và tay chân run lẩy bẩy. Trường Linh lại nói tiếp:- Vì Tạ đại hiệp này là anh em kết nghĩa với Trương ân công, nhưng Tạ đại hiệp đã kết thù kết oán với các môn phái. Sở dĩ vợ chồng Trương ân công tự sát là cũng vì không muốn tiết lộ chỗ ở của nghĩa huynh. Không hiểu sao Tạ đại hiệp lại về đến Trung thổ này và đã ra tay báo thù cho Trương ân công, giết rất nhiều kẻ thù địch. Nhưng chỉ có một mình Tạ đại hiệp thì làm sao địch nổi bấy nhiêu người, nên rốt cuộc đã bị thương nặng. Dao nhị đệ là người rất khôn ngoan, đã cứu người đem về đây. Không bao lâu nữa kẻ địch của y sẽ đuổi tới đây. Kẻ địch người đông thế mạnh, với lực lượng chúng tôi như thế này thì làm sao chống nổi những kẻ đó? Tôi đã xả thân để báo ơn, quyết chí vì Tạ đại hiệp mà chết. Nhưng chú với y không có liên can gì hết, hà tất phải hy sinh làm gì? Chú em họ Trương ơi, lời tôi đã nói hết rồi, chú hãy mau mau đi đi! Kẻ địch mà tới đây thì sẽ tan xác hết, đi muộn một tí thì thiệt mạng ngay.Vô Kỵ nghe Trường Linh nói như vậy, nóng lòng sốt ruột vô cùng. Vừa kinh hãi, vừa mừng rỡ, chàng không ngờ nghĩa phụ lại tới đây, nên lên tiếng hỏi:- Hiện giờ ông ta ở...Trường Linh vội giơ tay phải lên bịt miệng y, và rỉ tai khẽ nói:- Ðã bảo chú đừng có hỏi, kẻ địch thần thông quảng đại lắm. Nếu lỡ lời một chút là nguy đến tính mạng của Tạ đại hiep ngay. Chú đã quên lời thề vừa rồi sao?Vô Kỵ gật đầu, Trường Linh lại nói tiếp:- Tôi đã nói rõ cho chú hay rồi. Tôi coi chú như một người bạn thân, tôi không hề giấu diếm chú một tí gì hết. Vay chú hãy rời khỏi nơi đây mau đi.Vô Kỵ đáp:- Bác nói rõ cho cháu hay rồi, cháu lại càng không muốn đi nữa.Trường Linh thở dài một tiếng, lại tiếp:- Việc này không thể trì hoãn được, ta phải hành động ngay.Nói đoạn y liền cùng Cửu Chân và Vô Kỵ chạy thẳng ra ngoài cửa lớn, đã thấy Chu phu nhân và Thanh Toàn, ôm mấy bọc áo đang chờ sẳn, hình như định đi xa. Nhìn trước nhìn sau, Vô Kỵ không thấy hình bóng nghĩa phụ mình đâu cả. Trường Linh lấy đá ra, quẹt lửa, châm một bó đuốc lên, rồi đốt luôn cánh cửa lớn, chỉ trong giây lát, ngọn lửa đã bốc lên chọc trời và lan đi khắp nơi. Thì ra trang viện lớn bên trong có mấy trăm nóc nhà ấy đã tưới sẳn dầu, nên ngọn lửa cháy ngùn ngụt tới đó liền.Ở dãy núi Côn Luân tại Tây Vực, từ xưa tới nay vẫn sản xuất dầu hỏa. Người ta thấy mạch dầu ở dưới đất phun lên, nên dân cư ở vùng đó đều lấy về để thắp và đun nấu. Chu gia trang thật rộng lớn, từ cổng chính đến cổng sau dài ngót hai dặm, nhưng nhờ có dầu lửa trợ giúp, ngọn lửa cháy rất nhanh, không bao lâu sơn trang trang hoàng và đồ sộ đó đã hoá ra tro. Vô Kỵ thấy vậy, cảm động và nghĩ thầm:- Bao nhiêu tâm huyết và của cải mấy đời nhà họ Chu đều hoá ra tro cả, sở dĩ họ hy sinh như vậy cũng chỉ vì nghĩa phụ ta. Người khí khái như thế này trên thế gian hiếm có.Ðêm đó, vợ chồng Trường Linh, Cửu Chân, Vô Kỵ, bốn người vào nằm nghỉ trong một cái hang núi. Còn Thanh Toàn thì điều khiển năm tên đệ tử thân tín của Trường Linh. Tay nào tay nấy đều cầm khí giới, đi lại ngoài cửa động canh gác.Ba ngày sau, ngon lửa tiêu Chu gia trang mới tắt hẳn. Cũng may kẻ địch chưa tới nơi. Tối hôm đó Trường Linh đem vợ con, đệ tử, Thanh Toàn và Vô Kỵ đi sâu vào trong hang núi, qua một đường hầm vừa dài vừa tối om, rồi mới đến mấy cái phòng xây bằng đá ở dưới mặt đất. Trong mấy căn thạch thất đó, đã có sẳn lương thực, nước uống đầy đủ cả. Chỉ có một điều là oi bức vô cùng. Cửu Chân thấy Vô Kỵ cứ dùng tay áo lau mồ hôi vừa cười vừa nói:- Chú Vô Kỵ, chú có biết tại sao lại oi bức như thế không? Chú có biết nơi đây là ở đâu không? Thấy Cửu Chân hỏi như vậy, Vô Kỵ lại ngửi thấy mùi khen khét, Vô Kỵ liền tỉnh ngộ ngay, đáp:- Thế ra chúng ta đang ở dưới mặt đất của trang viện đấy à?Cửu Chân gật đầu trả lời:- Chú thông minh thật.Thấy Trường Linh dụng tâm chu đáo vậy, Vô Kỵ càng phục thêm. Kẻ địch có tới tấn công, thấy Chu gia trang đã bị thiêu rụi, thì chúng thể nào cũng đi những nơi xa để tìm kiếm, chứ quyết không đoán tới Tạ Tốn lại núp ở dưới sơn trang cháy đó. Y thấy thạch thất đằng kia có cửa sắt đóng kín, đoán chắc nghĩa phụ mình đang núp trong đó, tuy trong lòng y rất mong được gặp nghĩa phụ, nhưng hiện giờ vẫn còn nhiều nguy cơ lắm, đến cả Trường Linh cũng không dám chuyện trò với Tạ Tốn, thì mình đâu dám. Nhỡ vì hở cơ mà làm lỡ đại sự thì mình có toi mạng cũng không sao, nhưng luỵ tới nghĩa phụ và tính mạng của gia đình họ Chu thì tội nghiệp biết bao!Mọi người trong hầm được nửa ngày, hơi nóng đã giảm dần, đang giở chăn ra định ngủ, bỗng nghe tiếng vó ngựa dồn dập ở xa vọng lại, không bao lâu đã tới trên đỉnh đầu rồi, và còn nghe một người với giọng ồ ồ nói:- Chắc lão tặc Chu Trường Linh đã bảo vệ Tạ Tốn chạy mất rồi, chúng ta phải chạy mau mới được.Mọi người tuy ở dưới đất, nhưng vẫn nghe tiếng nói và tiếng động bên trên. Sở dĩ nghe rõ như vậy, là cố nhiên ống sắt thông hơi thông lên trên mặt đất. Một lát sau, mọi người lại nghe tiếng vó ngựa nhộn nhịp và dần dần đi ra, rồi mất liền.Ðêm hôm đó, trước sau có đến năm bọn người, tới rồi lại đi. Những bọn người đó, có phái Côn Luân, Cự Kình bang, và còn hai bọn người nữa, không ai hiểu bọn đó thuộc môn phái nào. Nhưng chỉ biết mỗi bọn ít nhất cũng có bảy tám người, nhiều thì hơn mười người. Chúng đều có cầm khí giới và cưỡi ngựa, nên bên dưới nghe tiếng kêu loảng xoảng và tiếng ngựa hí liên tiếp.Không bọn nào là không chửi rủa một hồi rồi mới đi, thấy vậy Vô Kỵ nghĩ thầm:- Nếu nghĩa phụ ta không bị thương nặng, thì chúng ta coi bọn yêu ma tiểu xú ấy ra cái thá gì đâu.Chờ bọn người thứ năm đi xa rồi, Thanh Toàn liền lấy những nút gỗ đậy mấy cái ông thông hơi lại. Như vậy tiếng nói của mọi người ở dưới hầm này không sợ bị những người ngẫu nhiên đi qua trên mặt đất nghe được. Nhưng Thanh Toàn vẫn phải hạ thấp giọng xuống nói:- Ðể đệ đi xem vết thương của Tạ đại hiệp xem có đỡ chút nào không?Trường Linh gật đầu. Thanh Toàn đi tới cạnh cửa sắt, giơ tay lên bấm cái nút ở trên tường, cửa sắt đó từ từ mở ra liền. Rồi y tay cầm ngọn đèn, tiến vào thạch thất. Lúc này Vô Kỵ không sao chịu nhịn được nữa, bèn đứng dậy tiến tới phía sau Thanh Toàn dòm ngó. Y thấy một chàng vừa cao vừa vạm vỡ, đang nằm quay mặt vào trong. Ðột nhiên trong thấy nghĩa phụ, y không sao cầm được nước mắt, Thanh Toàn lên tiếng khẽ hỏi:- Thế nào Tạ đại hiệp đã đỡ nhiều chưa, có muốn uống nước không?Ðột nhiên có một luồng gió ở bên trong thổi ra, ngòn đèn dầu trong tay Thanh Toàn tắt liền. Vô Kỵ nghe kêu "bùng" một tiếng mới hay Thanh Toàn đã bị Tạ Tốn dùng chưởng đánh bắn ra ngoài cửa sắt, rồi ngã xuống đất một cái thật mạnh.Vô Kỵ lại nghe Tạ Tốn lớn tiếng kêu la:- Các bọn cẩu tặc của phái Thiếu lâm, phái Côn luân, phái Không động lại cả đây đi, ta Kim mao sư vương Tạ Tốn có khi nào sợ chúng bây.Trường Linh cũng lên tiếng:- Nguy tai. Tạ đại hiệp lại mê sảng rồi.Nói xong, y liền đi tới trước cửa, nói vọng vào trong phòng.- Chúng tôi đay là bạn chứ không phải là địch đâu.Tạ Tốn ha hả cười và đáp:- Bạn cái quái gì, các mi tưởng nói khéo là lừa dối được ta hay sao?Nói xong, y bước ra ngoài cửa sắt, giơ chưởng lên đánh mạnh vào ngực Trường Linh một cái. Chưởng lực đó mạnh vô cùng khiến ngọn đèn trong phòng cũng nhấp nháy suýt tắt. Trường Linh không dám chống đỡ, chỉ quay mình tránh né. Tạ Tốn lại múa cả quyền, nhằm Chu phu nhân đánh tới. Chu phu nhân không biết võ công, nếu bị Tạ Tốn đánh trúng quyền đó, thế nào cũng toi mạng. Bất đắc dĩ Trường Linh và Cửu Chân đành phải giơ tay lên chống đỡ thế quyền đó. Vô Kỵ thấy sự biến cố đột ngột như vậy, cũng phải hãi sợ đến đứng đờ người ra.Tạ Tốn múa song chưởng như gió, lợi hại vô cùng, nên Trường Linh không dám phản kháng, chỉ lui tránh thôi. Chưởng của Tạ Tốn đánh không trúng Trường Linh, quét phải vách đá, những đá bụi trên tường rơi cả xuống mặt đất, đủ thấy chưởng lực của y mạnh như thế nào. Nếu người bị y đánh trúng, không chết cũng bị thương nặng. Lúc ấy Vô Kỵ đã trong thấy rõ, Tạ Tốn tóc dài phủ vai, hai mắt như điện, mặt dính đầy vết máu, mồm thở hổng hộc, càng đánh chưởng thế của y càng hùng mạnh.Chu phu nhân và Cửu Chân sợ hãi vô cùng, phải núp trong góc. Trường Linh thấy chưởng lực của Tạ Tốn đánh tới đành phải đẩy một cái bàn gỗ ra chống đỡ. Bị Tạ Tốn đánh trúng hai quyền, cái bàn đó vỡ tan tành.Vô Kỵ không biết xử trí ra sao cho phải, mồm há hốc, cứ đứng ngẩn người ra nhìn. Y đã nhận thấy Tạ Tốn này phải là nghĩa phụ của y, vì nghĩa phụ của y hai mắt đã mù, mà đôi mắt của người này sáng quắt, trông thật oai vệ. Lúc ấy y lại thấy người đó đánh một chưởng tới, Trường Linh đã lui tới vách đá không còn đường lối mà tránh né nữa liền giơ tay lên chống đỡ và la lớn:- Tạ đại hiệp, tôi không phải là kẻ địch của đại hiệp, tôi không chống cự đâu.Người nọ không thèm đếm xỉa tới, đánh luôn một chưởng vào ngực Trường Linh.Ðau đớn không chịu nổi, Trường Linh cau có mồm la lớn:- Tạ đại hiệp có tin lời nói của tôi không?Người nọ lại quát tiếp:- Cẩu tặc, hãy chịu một quyền của ta đã.Vừa nói y vừa múa quyền đánh Trường Linh. Trường Linh bị quyền đó đánh mạnh quá nên mồm phun máu tươi với giọng run run đáp:- Ðại hiệp là nghĩa huynh của ân công chúng tôi, dù đại hiệp có đánh tới chết đi chăng nữa, tôi cũng không chống đỡ chút nào.Y vừa nói vừa bị người kia đánh thêm một quyền và một chưởng nữa. Chỉ thấy y rú lên một tiếng rất thảm khốc rồi người mềm nhũn, ngã gục xuống đất.Người nọ vẫn không buông tha, còn tiến lên bồi thêm một quyền nữa. Vô Kỵ chạy lại múa quyền chống đỡ quyền của đối phương. Quyền lực của người nọ mạnh vô cùng, khiến Vô Kỵ bị chấn động suýt tắt thở, nhưng y vẫn không sợ chết, mồm la lớn:- Ngươi không phải là Tạ Tốn, ngươi không phải...Người nọ nổi giận đáp:- Tiểu quỷ, mi biết cái gì?Y vừa nói vừa giơ chân đá, Vô Kỵ vội né tránh sáng bên, mồm vẫn nói tiếp:- Ngươi giả mạo Tạ Tốn định mưu mô gì thế? Ta bảo ngươi là giả... giả...Trường Linh đang nằm gục dưới đất nghe Vô Kỵ nói như vậy, từ từ gượng ngồi dậy, chỉ vào mặt người kia và nói:- Ngươi... ngươi không phải, ngươi lừa ta...Nói tới đó, y liền hộc một đống máu tươi nữa và phun cả vào mặt người giả mạo Tạ Tốn rồi người ngả về phía trước. Ðồng thời y thuận tay điểm luôn vào yếu huyệt dưới vú bên phải của người giả mạo kia. Sau khi bị thương nặng, Trường Linh đã địch không lại người nọ, nhưng nhờ lúc phun máu té ngã, xuất kỳ bất y xử dụng thủ pháp Nhất Dương chỉ gia truyền ra điểm luôn vào yếu huyệt đối phương.Thủ pháp Nhất Dương chỉ điểm huyệt quả thật thiên hạ vô song, người giả mạo kia tuy võ công cao cường thật, nhưng vừa bị điểm huyệt một cái, đã cứng đờ ra không cử động được. Trường Linh còn giơ tay ra điểm thêm hai chỉ vào hai bên hông của người đó nữa. Thế là Tạ Tốn giả hiệu chịu đựng không nổi chết giấc tức thì, Cửu Chân và Vô Kỵ vội đỡ Trường Linh dậy.Một lát sau, Trường Linh đã từ từ hồi tĩnh liền lên tiếng hỏi Vô Kỵ:- Y... Y...Vô Kỵ đáp:- Thưa bác, bây giờ cháu không còn dấu diếm được nữa, người có ơn với bác, chính là cha của cháu, còn Kim Mao sư vương chính là nghĩa phụ của cháu, cháu nhận nhầm sao được?Trường Linh lắc đầu, có vẻ không tin, Vô Kỵ lại nói tiếp:- Cha nuôi cháu hai mắt đã mù, người này mắt vẫn lành mạnh, đó là một điềm sơ hở lớn nhất. Cha nuôi cháu, lúc đi ra Băng đảo mới bị mù. Người ngoài không ai hay biết điều đó, cả người giả mạo cũng vậy.Cửu Chân nắm tay Vô Kỵ và hỏi:- Chú Vô Kỵ, chú quả thật là con của đại ân nhân chúng tôi đấy à? Thế thì tốt quá, tốt quá. Trường Linh vẫn chưa tin, Vô Kỵ liền kể hết câu chuyện của mình ra cho mọi người nghe. Thanh Toàn đứng cạnh, hỏi y về tình hình trên núi Võ Ðang, vợ chồng Thúy Sơn tự vẫn ra sao, thấy y nói đúng hết, lúc ấy mọi người mới tin hẳn, riêng Trường Linh vẫn còn hồ nghi, lên tiếng nói:- Nếu lời nói của thằng nhỏ này không đúng sự thật, chúng ta thất lễ với Tạ đại hiệp thì sao? Thanh Toàn rút con dao găm ra dí vào mắt phải tên nọ và hỏi:- Bạn kia, Kim mao sư vương hai mắt đã mù, bạn muốn bắt chước ông ta thì phải bắt chước đến nơi đến chốn chứ. Ngày hôm nay ta hủy đôi mắt này của ngươi đã. Ta họ Dao, đã bị mắc hởm ngươi, nếu không có chú em này biết rõ có phải tính mạng của Chu đại ca ta bị mất một cách oan uổng không?Nói xong, y kề mũi dao vào tận mí mắt của tên nọ, tên kia ha hả cười đáp:- Ngươi có gan thì cứ việc giết ta đi, ngươi tưởng ta Khai bia thủ Hổ báo này là hạng người hèn nhát mà sợ mi doạ nạt như thế này.Trường Linh kêu ủa một tiếng rồi hỏi:- Ồ thế ra ngươi là Khai bia thủ Hổ báo, là người của phái Không động đấy?Hổ Báo lớn tiếng đáp:- Phải, các môn phái của thiên hạ đều biết rõ, ngươi Chu Trường Linh định trả thù cho Trương Thúy Sơn nên chúng ta mới phải ra tay hạ ngươi trước, cổ nhân đã dạy, kẻ ra tay trước là anh hùng, ngươi đã biết chưa?Thanh Toàn quát mắng:- Tên này ác độc thật.Vừa nói y vừa hạ thấp con dao găm, định đâm vào ngực Hổ Báo, Trường Linh giơ tay trái ra nắm lấy cổ tay của Thanh Toàn và khuyên rằng:- Nhị đệ, hãy khoan đã, nếu y quả thật là Tạ đại hiệp thì tội của anh em chúng ta đến vạn kiếp cũng không sao chuộc được.Thanh Toàn đáp:- Chú em này đã nói rõ rồi, đại ca còn hồ nghi gì nữa? Nếu không quả quyết thì tránh sao được đại hoạ đã tới trước mắt đây?Trường Linh lắc đầu nói tiếp:- Chúng ta đành chịu chém nghìn nhát đao, chứ đừng có lỡ đã thương đến một sợi tóc của nghĩa huynh ân công chúng ta.Vô Kỵ vội xen lời nói:- Thưa bác, người này nhất đinh không phải là nghĩa phụ cháu, nghĩa phụ cháu biệt hiệu là Kim Mao sư vương, vì tóc vàng mới được cái biệt hiệu đó, bác xem, người này tóc đen nhánh như thế kia, như vậy phải sao được?Ngẫm nghĩ giây lát, Trường Linh gật đầu mấy cái rồi dắt tay Vô Kỵ đi và nói tiếp:- Chú em hãy theo tôi lại đàng này.Hai người ra khỏi thạch thất lại ra khỏi hang đá, đi tới một sườn núi cao chót vót, ở phía sau núi, rồi người ngồi sát cạnh nhau trên một tảng đá. Nhìn trước nhìn sau, thấy không có ai theo cả, Trường Linh mới lên tiếng hỏi:- Chú em, nếu người này không phải là Tạ đại hiệp, thì chúng ta phải giết y mới được. Nhưng trước khi hạ thủ giết y, chúng ta cần phải biết rõ sự thể, không còn hoài nghi một tí gì nữa, chú cho lời nói của tôi có phải không?Vô Kỵ đáp:- Ðó là bác đã tôn kính chau và nghĩa phụ cháu, bác cẩn thận như vậy rất phải, nhưng người đó nhất định không phải là nghĩa phụ của cháu, bác cứ yên tâm mà giải quyết y đi.Trường Linh khẽ thở dài một tiếng và nói tiếp:- Chú em có biết không, hồi tôi còn trẻ tôi đã bị mắc lừa nhiều người lắm, cho nên ngày hôm nay tên giả mạo ấy đánh tôi như thế mà tôi vẫn không chị đánh lại là vì sợ lỡ tay đánh nhầm người mà nên. Vì việc này quan trọng lắm, hễ lỡ tay một cái không thể nào cứu vớt được nữa. Sự sống chết của tôi không quan trọng lắm, nhưng điều cần nhất là phải làm thế nào, bảo vệ cho chú với Tạ đại hiệp được bình yên vô sự, nên tôi cần phải hỏi rõ chú xem, hiện giờ Tạ đại hiệp ở đâu? Như vậy tôi mới thực yên tâm. Nhưng tôi không tiện mở miệng hỏi như vậy.Vô Kỵ cảm động vô cùng liền đáp:- Bác vì cha và nghĩa phụ đã thiêu hủy gia tài và sự nghiệp trị giá trên trăm vạn và người bác lại bị thương nặng như vậy, chẳng lẽ cháu không tin hay sao? Nên tình hình của nghĩa phụ ra sao, bác không cần hỏi cháu cũng sẽ nói cho bác hay.Thế rồi y đem chuyện cha mẹ y với Tạ Tốn, phiêu lưu trên Băng hỏa đảo, ở luôn trên đảo đó mười năm ra sao, rồi ba người làm bè để quay trở về như thế nào, đều kể rõ cho Trường Linh nghe hết. Tất nhiên câu chuyện đó, là do cha mẹ y kể lại cho y biết, nhưng y nói ra vẫn linh động và rõ ràng vô cùng.Trường Linh đã trải qua bao nhiêu hoạn nạn, nên làm việc gì cũng hết sức thận trọng, y nghe Vô Kỵ kể rõ câu chuyện, nhận thấy không sai một ly một tí nào, mới ngửng lên trời, thở nhẹ một tiếng, rồi lẩm bẩm nói:- Ân nhân trên trời linh thiêng, xin minh giám cho Chu Trường Linh tôi ngày nay vẫn chưa chết, thế nào cũng tận hết năng lực của tôi nuôi dưỡng chú em Vô Kỵ nên người, nhưng lúc cường địch đang theo dõi, mà võ nghệ của tôi lại non kém, mong ân nhân phù hộ chúng tôi được bình yên vô sự.Nói xong y quỳ xuống vái lại. Vô Kỵ vừa đau lòng vừa cảm động cũng quỳ xuống vái theo. Trường Linh đứng dậy nói:- Bây giờ trong lòng tôi không còn nghi ngờ gì nữa Côn Luân, Không động, Thiếu lâm, Nga mi, những phái đó phái nào cũng nhiều người thế mạnh.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 38
Xảo ngôn lừa dối
Chú em, trước kia tôi đã quyết định hy sinh cái thân già nầy, quỉ hổ giết được một kẻ thù nào hay kẻ ấy, để báo đáp ơn lớn của lệnh tôn. Nhưng ngày hôm nay việc trông nom và nuôi dưỡng cô nhi còn quan trọng hơn là việc trả thù nhiều. Nhưng trời đất bao la như vậy, biết nơi nào mới là động đào nguyên, để cho chúng ta lánh nạn, đến cả chỗ chúng tôi ở đây là một nơi hẻo lánh như thế, mà những kẻ thù vẫn còn tìm tới đây được, như biết chỗ nào mới là chỗ chúng ta sinh sống yên ổn được.Nói tới đó, y ngừng giây lát rồi mới nói tiếp: -Tạ đại hiệp sống trơ trọi một mình trên Băng hỏa đảo bấy nhiêu năm nay, chắc đời sống của ông ta cũng thê thảm lắm. Hà, vị đại hiệp ấy đối với ân công ăn tẩu tôi cao nghĩa như vậy, thật tôi chỉ mong gặp anh ta một lần, dù chết cũng cam tâm.Vô Kỵ nghe Trường Linh nói tới nghĩa phụ của mình ở Băng hảo đảo mũi lòng vô cùng liền buột miệng đề nghị rằng:- Bác Trường Linh, hay là chúng ta cùng đi Băng hỏa đảo tị nạn, chẳng hay bác nghĩ sao? Tôi sống ở trên đảo ấy mười năm nhận thấy ở trên đó sung sướng lắm. Tới khi tôi về tới Trung Thố, mặt tôi chỉ thấy những cuộc đổ máu và giết chết chóc lẫn nhau. Suốt ngày nơm nớp sợ hãi.Trường Linh liền hỏi:- Có thực chú em muốn trở lại Băng hỏa đảo không?Vô Kỵ trù trừ không trả lời ngay, trong bụng suy tính thầm:- Ðời sống của ta chả còn bao lâu nữa, huống hồ con đường thủy đi tới Băng hỏa đảo hung hiếm gian truân như vậy, chưa chắc đã đi tới nơi được. Ta không nên làm lụy đến gia đình. Trường Linh phải đi vào con đường mạo hiểm ấy. Nên biết bể cả vô tình, chỉ sơ xuất một chút, bao nhiêu tính mạng sẽ bị chôn vùi xuống bể ngay .Trường Linh nắm chặt hai tay Vô Kỵ, ngắm nhìn mặt y một hồi rồi hỏi tiếp:- Chú em chúng ta không phải là người xa lạ, có việc gì thắc mắc, chú cứ cho tôi hay đi. Có phải chú muốn về Băng hỏa đảo không? Lời nói của y thành khẩn vô cùng. Lúc này trong lòng Vô Kỵ đã chán ghét đời rồi, vì toàn gặp những kẻ hiểm ác gian trá, trước khi chết, y mong làm sao thấy mặt nghĩa phụ thì y lại càng mong muốn hơn. Trước mặt Trường Linh y không thể nào giả dối vả giấu diếm tâm sự của mình nữa, liền gật đầu:Trường Linh không nói thêm nữa, dắt tay Vô Kỵ quay trở về thạch thất và nói với Thanh Toàn rằng:- Tên gian tặc kia quả thật đã giả mạo Tạ đại hiệp, không còn nghi ngờ gì nữa.Thanh Toàn gật đầu, tay cằm dao găm đi vào thạch thất. Vô Kỵ liền nghe Hồ Báo kêu ra thảm khốc, y biết tên gian tặc đó đã bị giết rồi. Thanh Toàn ở trong thạch thất đi ra, thuận tay đóng kín cửa sắt lại, và y giơ gót dày lên lau chùi máu tươi dính trong con dao găm. Trường Linh lại nói tiếp:- Tên gian tặc ấy tới đây nắm vùng, tung tích của chúng ta chắc đã bị tiết lộ rồi, không thể nào ở lại đây được nữa.Nói xong, y liền dẫn các người ra khỏi hang đá, đi luôn hơn hai mươi dặm, qua hai ngọn núi tới một thung lũng.Vô Kỵ thấy có bốn năn căn nhà nhỏ ở dưới một cây hòe rất lớn. Lúc ấy trời đã tảng sáng, mọi người vào cả trong nhà nhỏ đó, Vô Kỵ thấy trong nhà để đầy những nông cụ như liềm xuống, cuốc, cây bừa...v...v… Nhưng lương thực và những đồ để nấu nướng cũng có ở đây nữa. lúc này y mới biết vì phòng kẻ thù, Trường Linh đã xếp đặt sẳn khá nhiều chỗ tị nạn gần sơn trang của mình. Vì bị thương quá nặng, Trường Linh bị nằm liệt giường chiếu lên mấy ngày. Chu phu nhân lấy áo quần, khăn và giầy ra cho mọi người thay đổi. Cả gia đình Trường Linh từ phu nhân và tiểu thư trở xuống đều biến thành nông phu thôn nữ.Ở mấy căn nhà nhỏ đó vài ngày, nhờ có thuốc thiết đả Vân Nam của tổ tiên truyền cho, nên bịnh tình của Trường Linh bình phục rất mau. Cũng may kẻ địch không đuổi theo tới, trong lúc rỗi rãi, Vô Kỵ thấy Thanh Toàn vẫn đi dò lạ xem xét, Chu phu nhân thì sai bảo các đệ tử thu xếp và gói ghém các hành lý, hình như sắp có một cuộc di chuyển vậy. Y biết Trường Linh muốn báo ơn và tránh kẻ thù, đã quyết chí đem cả nhà đi Băng hỏa đảo ở hải ngoại, trong lòng mừng rỡ vô cùng.Ðêm hôm đó, y nằm trên giường nghỉ đến trong vài hôm nữa sẽ khởi hành tiến về Băng hỏa đảo, nếu trời phụ hộ cho mình khỏi chết, thì suốt đời sẽ chung sống với chi Cửu Chân, một thiếu nữ đẹp đẽ trên đảo đó. Nghĩ tới đó, mặt y dỏ bừng, trống ngực đập mạnh, lát sau y lại nghĩ.- Bác Trường Linh, chú hai Thanh Toàn, sau khi gặp nghĩa phụ ta, thế nào cũng kết thành bạn tốt với nhau và quả cuộc đời vô lo vô lự sung sướng biết bao. Lúc ấy vừa không sợ bọn Mông Cổ tàn sát, đèn nén, và cũng không lo bọn cường địch trong võ lâm đánh trộm. Nếu được như thế, ta cũng không còn muốn gì hơn nữa .Y đang mơ mơ màng màng, bỗng nghe tiếng kêu "kẹt" từ cánh cửa vọng và thấy có một bóng người lẽn vào trong phòng. Y ngạc nhiên vô cùng nhưng mũi đã ngữi một mùi thơm y biết ngay là Cửu Chân đã vào. Y bỗng cảm thấy xấu hổ như thế. Y chỉ thấy Cửu Chân rón rén đi tới trước giường và khẽ hỏi:- Chú Vô Kỵ chú đã ngủ chưa?Vô Kỵ vừa kinh hãi vừa mừng rỡ, vừa xấu hổ vừa sợ sệt, lúc nào Vô Kỵ cũng mong được gần gũi Cửu Chân nhưng không hiểu tại sao bây giờ y muốn Cửu Chân mau mau ra khỏi căn phòng này.Y bỗng nghĩ:- Chẳng lẽ Cửu Chân có việc gì khẩn cấp, nên trong đêm khuya thế nào mà còn tìm ra để nói chăng? Ðang lúc ấy, y đột nhiên thấy yếu huyệt trước ngực tê tái, tiếp theo đó hai bên hông, bụng dưới, hai chân, hai tay, lần lượt bị nàng điểm huyệt hết. Y ngạc nhiên vô cùng, không hiểu tại sao trong lúc nữa đêm, Cửu Chân lại vào điểm huyệt mình như vậy? Y nghĩ thầm:- À, có lẽ chị Cửu Chân thử ta xem lúc ngủ say có biết cảnh giác không? Rồi đến sáng mai chị ấy sẽ vào giải huyệt cho ta và sẽ chế nhạo ta Thu phên? Nếu sớm biết như vậy, lúc nàng vừa vào trong phòng này, ta dọa nạt nàng một cái, cho nàng hết hồn và không thể chế nhạo ta được .Y thấy Cửu Chân điểm huyệt y xong, khẽ mở cửa sổ rồi nhảy qua mà đi.Vô Kỵ nghĩ thầm:- Ta mau giải huyệt lấy, theo sau nàng, dọa nàng chơi một phen .Nghĩ đoạn, y liền sử dụng các tự giải huyệt cho Tạ Tốn dạy cho, đem ra tự giải huyệt lấy. Không ngờ môn điểm huyệt Nhất dương chỉ gia truyền của nhà họ. Chú này quả thật lợi hại vô cùng. Vô Kỵ phải tốn hơn nữa tiếng đồng hồ mới giải được hết yếu huyệt bị điểm đó. Ðấy cũng là vì điểm thứ nhất, võ công của Cửu Chân chưa được cao siêu lắm, điểm thứ hai nàng không muốn Vô Kỵ bị đau đớn chút nào, nên ngón tay điểm của nàng rất nhẹ. Bằng không, nếu là tay cao thủ khác dùng Nhất dương chỉ điểm huyệt, thì cách giải huyệt của Vô Kỵ dù tinh xảo đến đâu cũng không sao giải được những huyệt đó. Chờ tới khi giải hết các yêu huyệt rồi, Vô Kỵ liền ngồi dậy, mặc quần áo vào và nhảy qua cửa sổ đi ra ngoài. Y chỉ thấy bồn bề yên lặng như tờ, không thấy hình bóng Cửu Chân đâu cả, chán nản vô cùng, nhưng may thay, y vừa sực nghĩ:- Ngày mai thế nào chị Cửu Chân cũng chế nhạo ta là kẻ vô dụng, thôi cứ để cho nàng chế nhạo đã sao nào, hà tất phải tranh cường đấu thắng với nàng làm chi? Ngày thường muốn làm cho nàng vui, cũng không phải là một chuyện dễ. Nếu đêm nay, ta đuổi kịp nàng, nàng sẽ tức giận cũng nên .Nghĩ đoạn, y đỡ thắc mắc liền. Lúc ấy đang là đầu Xuân, các hoa rừng ở trong thung lũng đang đua nỡ, hương thơm tỏa ra ngào ngạt. Trong đêm khuya canh vắng, Vô Kỵ quay trở về phòng ngủ, nhưng không sao ngủ được, lại ra khỏi nhà, thủng thẳng đi vào trong thung lũng. Ði tới một cái suối nhỏ, y men theo bờ suối, đi ngược lên. Ði ngược một lát, y bỗng nghe rừng cây phía bên trái có tiếng cười khúc khích nổi lên. Y nhận ngay ra đó là tiếng cười Cửu Chân. Y giật mình kinh hãi và nghĩ thầm:- Chẳng lẽ chi Cửu Chân đã thầy ta rồi chăng? Vừa nghĩ tới đó, y đã nghe tiếng nàng khẽ quát mắng:- Biểu ca, cấm anh không được bậy bạ như thế, bằng không em cho anh mấy cái bạt tai bây giờ.Tiếp theo đó, y lại nghe giọng người đàn ông, không cần hỏi rõ y biết người thành niên đó là Vệ Bích. Y bỗng đau lòng vô cùng, suýt bật lên tiếng khóc, khiến giấc mộng đẹp vừa rồi sắp ta vỡ hết. Lúc này y mới tỉnh ngộ và nghĩ thầm:- Thì ra chị Cửu Chân điểm huyệt ta, có phải là để đùa giỡn với ta đâu, vì nàng ra đây để gặp Biểu ca chuyện trò, sợ ta biết đấy thôi .Nghĩ tới đó, y bỗng cảm thấy chân tay bủn rủn và nghĩ tiếp:- Ta là thằng nhỏ xác xơ, không gia đình, không nhà cửa, nói tới văn tài võ công, nhân phẩm, điện mạo đều kém Vệ tướng cống xa. Chị Cửu Chân với y là anh em con cô cậu, và hai người lại nhà là trai tài gái sắc, thực là xứng đôi vừa lứa .Y tự nhủ một hồi, khẽ thở dài mấy tiếng, sau y bỗng nghe tiếng chân người rất khẽ ở phía sau, biết ngay có người đang đi về phía mình. Ðồng thời Cửu Chân và Vệ Bích cùng khoác tay nhau đi tới, y không muốn gặp mấy người đó, liền chui vào một cây cổ thụ để ẩn núp. Rồi y nghe tiếng chân đã tới sát gần và có tiếng Cửu Chân nói:- Cha…Tiếng nói của nàng run rẩy hình như nàng đang hãi sợ lắm thì phải.Lúc ấy Vô Kỵ mới hay người ở phía sau mình đi tới lại là Trường Linh. Trường Linh thấy con gái mình đêm khuya ra hội họp thầm lén với cháu họ ngoại như vậy tức giận vô cùng, dùng giọng mũi "hừ" một tiếng rồi hỏi:- Hai người ở đây làm gì thế?Cửu Chân gượng trấn tĩnh, vừa cười vừa đáp:- Thưa cha, đã lâu, Biểu ca không gặp con, ngày hôm nay, may mắn anh ấy lại tới đây, nên mới chuyện trò với nhau trong chốc lát.Trường Linh liền mắng:- Con bé này táo gan thực, nhỡ để cho Vô Kỵ hay biết…Cửu Chân đỡ lời:- Thưa cha, con đã khẽ điểm năm lại huyệt của y rồi, lúc nầy y đang ngủ say lắm đấy cha ạ. Ðể lát nữa con sẽ trở lại giải huyệt cho y, chắc y không hay biết gì đâu.Vô Kỵ nghĩ thầm:- Thế ra bác Ttường Linh cũng đã biết ta thích Cửu Chân rồi, vì cha ta có ơn với bác ấy, nên không muốn làm cho ta đau lòng, thất vọng. Sự thật ta tuy thích chi Cửu Chân, nhưng ta không có một chút ta niệm gì hết, bác Trường Linh đối đãi với ta tử tế quá .Nghĩ tới đó, y lại nghe Trường Linh nói tiếp:- Tuy vậy, việc gì con cũng nên cẩn thận thì hơn, chớ có để sắp thành công đến nơi mà trông thấy sự sơ hở mà hỏng hết đấy.Cửu Chân vừa cười vừa đáp:- Việc nầy con đã biết rồi.Vệ Bích liền xen lời nói:- Em Cửu Chân, muốn lắm rồi, anh cũng phải về đây.Cửu Chân có vẽ quyến luyến chàng nọ, vội đỡ lời ngay:- Ðể em tiễn anh đi một quãng đường.Trường Linh lại nói:- Ðược, ta cũng đi nói chuyện với sư phụ cháu một lát, vì phen nầy chúng ta đi Băng hỏa đảo ở Bắc Hải. Cái gì cũng phải chuẩn bị đầy đủ, không thiếu sót một tí gì hết.Nói xong ba người đều đi về phía Tây.Vô Kỵ nghe ba người nói như vậy, ngạc nhiên vô cùng, y biết sư phụ của Vệ Bích, tên là Võ Liệt, là cha của nàng Thanh Anh. Nghe lời nói của Trường Linh vừa rồi thì cha con Vệ Bích cũng không thấy Trường Linh cho ta hay về chuyện đó .Việc này để cho nhiều người biết thì thế nào cũng bị tiết lộ ra ngoài, nên y chỉ mong chuyện này đừng làm liên lụy đến nghĩa phụ y, nghĩ đoạn y ngục đầu vào thân cây cổ thụ, suy nghĩ. Y sực nghĩ tới Trường Linh đã nói câu: " Ðừng để y trông thấy sự sơ hở " , y thắc mắc vô cùng, không hiểu chữ sơ hở đó có ý nói chuyện gì? Càng nghĩ bao nhiêu, đầu óc y càng mơ hồ và thắc mắc bấy nhiêu. . Ðột nhiên đầu óc y bỗng hiện ra một bức tranh ân đức đỏ treo trong thư phòng của Trường Linh.Y nhận thấy, họa sĩ vẽ mặt của những người trong tranh thật giống, nhưng có mặt cha y vẽ thành vuông vắn, thật ra mặt cha y là mặt trái soan, còn lông mày với đôi mắt thì hơi giống thôi. Phải, hai cha con y mắt mũi giống nhau thực, nhưng có khuôn mặt thì Thúy Sơn là trái soan, còn y mới là vuôngvắn.Y lại nghĩ đến lời nói của Trường Linh:- Bức tranh này do tay tôi vẽ ra, mà từ hồi mười mấy năm về trước .Y lại nghĩ tiếp:- Dù bút pháp của y không tài ba lắm, cũng không bao giờ vẽ mặt một ân nhân khác hẳn như vậy ?Y thấy bức tranh đó vẽ mặt cha y tựa như lúc y đã lớn lên vậy. Lại còn một điều khiển y khó nghĩ nữa, cây bút sắt của cha y xử dụng, giống như một cây bút lông, quán bút rất ngắn. Mà trong tranh vẽ khí giới của cha y sử dụng lại là phán quang bút tầm thường. Ông là một người sử dụng phán quang bút rất lão luyện, có khi nào ông vẽ nhầm được. Và có khi nào vẽ sai cây bút phán quang của cha y vẫn sử dụng.Nghĩ tới điểm đó, trong lòng Vô Kỵ đã thấy sợ hãi, đồng thời trong lòng y đã tìm ra một giải đáp thật đáng sợ. Bất cứ sao, y trong lòng dám nghĩ tới giải đáp đó nữa, mà cứ tự an ủi rằng:- Ta chớ có nghĩ bậy bạ như vậy, bác Trường Linh đãi tử tế với ta như thế, sao ta lại nghi ngờ bậy cho bác ta như vậy? Bây giờ ta hãy trở về ngủ đã, nếu ta để cho họ biết ta đã ra ngoài này, thì có thể bị nguy đến tánh mạng cũng nên? Nghĩ tới bị nguy hại tánh mạng, y rùng mình sợ hãi, y cũng không hiểu làm sao tự dưng lại sợ sệt như thế được.Y đứng ngẩn người ra một hồi lâu, nhìn theo về phía cha con Trường Linh vừa đi, bỗng thấy trong rừng có ánh sáng lửa thấp sáng, thì ra trong đó lại có nhà cửa nữa. Trống ngực đập rất mạnh, Vô Kỵ rón rén đi về phía có ánh sáng lửa đó. Ði tới phía sau căn nhà đó, y liền định thần ló đầu nhìn qua khe cửa sổ, thấy bên trong cha con Trường Linh, và Vệ Bích ngồi đối diện cửa sổ đang nói chuyện với hai người.Y không trông thấy rõ mặt hai người ấy, nhưng y nhận ra một thiếu nữ, là Thanh Anh, còn người nữa là đàn ông, thân hình vạm vỡ. Y lắng tai nghe, thấy Trường Linh đang nói:- Chúng ta nên giả dạng khác thương, đi tới miền duyên hải tỉnh Sơn Ðông…Người nọ không nói năng gì cả, cứ giật đầu hoài, Vô Kỵ liền nghĩ:- Có lẽ vì ta ngu dốt mà đâm ra họ ngại rằng như vậy, người này có lẽ là Võ trang chủ là bạn với bác Trường Linh. Bác Trường Linh rủ y đi Băng hỏa đảo đó là chuyện rất thường, hà tất ta hoài nghi làm chi? Y lại nghe thấy Thanh Anh xen lời nói:- Thưa cha, chúng con đều đi Băng hỏa đảo cả, nếu ở giữa bể cả mênh mông ấy, tìm kiếm không thấy tiểu đảo kia, mà về cũng không được, thì lúc bây giờ biết làm sao?Vô Kỵ nghĩ thầm:- Người trong lớn quả thật là Võ trang chủ, cha của nàng Thanh Anh.Võ trang chủ lại lên tiếng nói:- Nếu con sợ hãi thì con đừng nên đi, bất cứ việc gì ở trên đời cũng vậy, không trải qua gian nan, đau khổ thì làm gì đạt tới được an lạc và vinh quang?Thanh Anh nũng nịu đáp:- Con chỉ hỏi cho biết thế thôi, chưa chi cha đã mắng con rồi!Võ Liệt ha hả cười lớn và tiếp:- Phen này, cũng như chúng ta đánh canh bạc chót. Nếu số mạng của chúng ta hên, thì chúng ta tới được Băng hỏa đảo, thiết nghĩ Tạ Tốn có võ công cao siêu đến đâu, mà chỉ có mình y thôi, huống hồ hai con mắt của y đã mù, tất nhiên y không thể địch nổi chúng ta bấy nhiêu người.Nghe tới đây, y cảm thấy như có một cục đá rớt vào trong cổ áo, khiến lưng y lạnh buốt, người run lẩy bẩy, hai hàm răng cũng run cầm cập. Y cố nghiến răng mím môi để nghe Võ Liệt tiếp tục nói nốt…Tới lúc ấy thanh đao Ðồ Long sẽ lọt vào tay chúng ta ngay. Chúng ta ra lịnh thiên hạ, ai mà chả phải tuân theo? Ta với bác Trường Linh sẽ sát cánh trở thành võ công chí tôn. Nếu chúng ta xui, chúng ta sẽ chết trong bể cả. Hừ trên đời này ai mà chả phải chết một lần.Vệ Bích xen lời nói:- Nghe nói Kim Mao sư vương Tạ Tốn võ công cao siêu lắm, ở trên đảo Vươn Bàn Sơn y chỉ rú lên một tiếng khiến mấy tay hảo thủ bị vang tai nhức óc mà chết. Hai đệ tử có tên tuổi của phái Côn Luân cũng bị tiếng rú đó làm cho suốt đời ngớ ngẩn. Theo ý kiến của đệ tử, nếu chúng ta tới được hòn đảo đó, chúng ta khỏi cần ra tay đấu thắng với y, chúng ta chỉ cần lén bỏ thuốc độc vào thức ăn, để cho y ăn, đừng nói y là người mù, dù y có lành mạnh, hai mắt trông thấy rõ ràng cũng không bao giờ đến con nuôi của y đem người giết hại y như vậy.Trường Linh gật đầu đáp:- Mưu kế của cháu Vệ Bích rất hay. Nhưng nhà họ Chu và họ Võ của chúng ta đều là dòng giõi hiệp sĩ danh chính phái, xưa nay không bao giờ sử dụng tới thuốc độc gì khiến y ăn phải mà không hay biết, về món thuốc độc này thì ta không hiểu tí gì hết.Vệ Bích nói tiếp:- Trước kia cha cháu vẫn đi lại ở Trung Nguyên chắc thế nào cũng biết có nơi nào bán thuốc độc rất linh nghiệm, vậy nhờ cha cháu mua hộ chắc thế nào cũng xong.Võ Liệt đứng dậy vỗ vai Cửu Chân vừa cười cừa nói:- Cháu Cửu Chân…Lúc ấy y quay đầu lại, Vô Kỵ trông thấy rõ mặt, giật mình kinh hãi. Thì ra người này chính là người giả dạng nghĩa phụ y mà lấy tên là Khai Bia Thủ Hồ Báo. Lúc này Vô Kỵ mới hay tấn kịch Trường Linh bị đả thương nặng chỗ huyết và Hồ Bảo giả này bị Thanh Toàn dùng dao giết chết v.v… đều là giả dối hết. Họ làm như vậy là muốn lừa dối mình, y cũng phải phục thầm bọn họ diễn kịch rất khéo. Y lại nghe thấy Võ Liệt vừa cười vừa nói với Cửu Chân rằng:- Cho nên bác bảo tấn kịch này còn phải giả bộ thân mật với tên tiểu quỷ ấy cho đến khi nào kết liễu tánh mạng của Tạ Tốn mới thôi. Cháu chớ để lộ bí mật ra cho tên tiểu quý ấy biết. Bằng không, những tấn tuồng trước đều mất công hết.Cửu Chân đáp:- Ba phải nhận lời con một việc này đã.Trường Linh hỏi:- Việc gì thế?Cửu Chân đáp:- Cha sai con hầu hạ tên tiểu quỷ đó, con thật khốn khổ vì nó. Từ giờ tới khi đi đến Băng hỏa đảo, con còn chịu không biết bao nhiêu khổ sở như vậy, chớ khi cha lấy được thanh đao Ðồ Long rồi cha phải cho con dùng đao giết chết tên tiểu quỷ ấy.Vô Kỵ nghe Cửu Chân nói như vậy, hai mắt tối sầm lại hầu như sắp chết giấc nơi đó liền. Y còn văng vẳng nghe Trường Linh nói tiếp:- Chúng ta dùng xảo kế như vậy mới lừa được thằng nhỏ ấy cũng không phải là người xấu xa gì đâu, sau khi ta giết chết được Tạ Tốn và lấy thanh đao Ðồ Long rồi, chúng ta chỉ đâm mù hai con mắt nó ở lại Băng hỏa đảo như vậy cũng đủ hiểu rồi.Võ Liệt tán thành ý kiến đó:- Chu đại ca là dòng giỏi hiệp nghĩa có khác, trong lòng lúc nà cũng nhân từ.Trường Linh thở dài nối tiếp:- Chúng ta đi nước cờ này quả thiệt là bất đắc dĩ lắm. Võ nhị đệ sau khi chúng ta ra ngoài khơi, thuyền của nhị đệ nên theo cách xa thuyền của chúng tôi, bằng không thằng nhỏ đó sẽ nghi ngờ ngay, nhưng cớ có cách xa quá nhớ mất liên lạc thì phiền lắm đấy!Võ Liệt đáp:- Vâng, Chu đại ca nghĩ rất chu đáo.Lúc này đầu óc Vô Kỵ hỗn loạn vô cùng, liền nghĩ:- Từ trước đến nay ta đã thổ lộ thân phận cho họ biết đâu, tại sao họ lại biết lai lịch của ta như vậy? Hừ, có lẽ lúc ta đấu với Vệ Bích và hai nàng kia, ta đã sử dụng Võ Ðang tâm pháp, và Giáng Long thập bát chưởng, bác họ Chu là người rộng kiến thức biết ngay lai lịch của ta cũng nên… Bác ấy biết cha mẹ ta đành hy sinh tánh mạng cũng không chị thổ lộ ở của nghĩa phụ. Nếu họ dùng sức mạnh nhất định không thể nào áp bức ta tiết lộ chân tướng, nên họ mới giả tạo bức tranh đốtcha1yr nhà. Sau họ lại dùng khổ nhục kể để làm cho ta cảm động, bác họ Chu không cần hỏi ta một lời mà trái lại ta yêu cầu bác ta đem ta đi Băng hỏa đảo. Chu Trường Linh ơi. Chu Trường Linh, gian kế của người thật độc ác vô cùng .Lúc ấy Trường Linh, Võ Liệt vẫn còn tiếp tục bàn tán các kế hoạch đi Băng hỏa đảo. Vô Kỵ không dám nghe lõm nữa, y phải hơi lắng tiếng nghe rón rén đi từng bước một. Ði được một bước y lại lắng tai nghe xem trong nhà có động tịnh gì không rồi mới dám bước, bước thứ hai. Y biết võ công của Trường Linh và Võ Liệt rất cao cường, chỉ đấm mạnh một cái hay đâm gãy một cành cây, hai người đó cũng hay biết liền. Từ căn nhà tới chỗ cách đó mười mấy trượng tất cả chỉ có hơn ba mươi đi thôi, nhưng bước nào y cũng đi chậm vô cùng. Tới khi y nhận thấy đã cách xa rồi, y mới cắm đầu chạy một mạch. Chạy hơn tiếng đồng hồ mà vẫn không dám dừng chân nghỉ ngơi. Y chạy một mạch cho tới sáng ngày hôm sau, thấy mình chạy tới một khu rừng ở trên một ngọn núi tuyết.Y quay đầu lại nhìn xem bọn Trường Linh có đuổi theo sau hay không. Không quay ại nhìn thì chớ, y quay đầu lại, mồm kêu khẽ luôn luôn, thì ra y thấy đi tới đâu đều có vết chân tới đó. Thì ra đêm hôm qua y cứ cắm đầu, chạy không dám ở lại trong thung lũng và đất bằng cố sức leo lên núi, ngờ đâu lại để lại những vết chân tiết lộ hành tung của mình như vậy.Lúc ấy y văng vẳng nghe tiếng chó sủa, y đứng trên một mõm đá ở trên vực thẳm nhìn về phía trước, thấy trong sơn cốc có bảy đám con sài lang đang ngửng đầu lên nhìn múa nanh múa vuốt hình như muốn nuốt chửng được y vậy. Chỉ vì chỗ đứng của y cách một cái thung lũng sâu hơn vạn trượng nên mấy con chó sói đó không trèo lên được. Y quay đầu nhìn, trống ngực bỗng đập rất mạnh. Thì ra y thấy dưới sườn núi có năm cái bóng đen đang từ từ bò lên. Lúc ấy những cái bóng đó còn cách xa, tuy vậy cũng đoán ra không đầy một tiếng đồng hồ sau năm người đó sẽ đuổi tới liền và y cũng đoán chắc những người đó là người nhà của họ Chu và họ Võ. Ðịnh thần một lúc. Vô Kỵ mới quyết định:- Thà ta bị mầy con sài lang đói kia xé ra mà ăn còn hơn là lọt vào tay chúng? Nghĩ tới đó y lại nghĩ đến mình kính trọng và si mê nàng Cửu Chân như vậy, ngờ đâu mặt nàng đẹp như tiên mà lòng nàng ác độc như loài rắn rít. Y càng nghĩ càng hổ thẹn và đau lòng thêm, rồi y rảo bước chạy luôn vào trong rừng rậm.Trong rừng cỏ mọc rất cao, tuy trong đó cũng có tuyết nhưng không thấy vết chân nữa. Chạy được một lúc, hơi hàn độc trong người lại bốc lên, hai chân đã mỏi đến không sao cử động được, y liền chui ngay vào trong đống cỏ và nhặt một hòn đá nhọn cầm sẳn trong tay. Y đã quyết định, nếu bọn Trường Linh đuổi tới kiếm thầy y núp sau nơi đây thì y sẽ dùng hòn đá nhọn đó đập mạnh vào thái dương tự tử.Y đã quyết định xong liền thấy đầu óc sáng suốt và hồi tưởng lại những chuyện ở nhờ nhà họ Chu trong hai tháng vừa rồi. Y càng nghĩ càng thấy đau lòng và nghĩ thầm:- Cao tăng của chúa Thiếu Lâm ám hại ta, việc đó cũng không cần nói tới làm chi, mà cả Không Ðộng, Côn Luân, Nga Mi, nhưng ta đối với chị Cửu Chân thành tâm như vậy rốt cuộc ta mới biết chân tướng của nội dung thì ra là thế. Hà hà, lúc mẹ ta sắp chết đã dặn ta những gì? Thế mà ta lại quên bẳng lời dặn bảo đó .Nghĩ tới đó y lại văng vẳng nghe tiếng nói của mẹ y là Hân Tố Tố lúc sắp chết nói với y rằng:- Con nên nhớ kỹ, sau này con trưởng thành làm người cần phải đề phòng đàn bà lừa dối con, đàn bà càng đẹp bao nhiêu càng khéo lừa dối bấy nhiêu .Vô Kỵ không sao nhịn được nước mắt nhỏ ròng xuống hai má, hai mắt lờ mờ và nghĩ tiếp:- Lúc mẹ ta dặn bảo ta mấy lời đó thì lưỡi dao găm đã cắm sâu vào ngực mẹ rồi. Mẹ ta cố nhìn đau dặn bảo ta như vậy, ngờ đâu ta lại không coi những lời huyệt và quỷ xui thầy khiến nghe thấy âm mưu của Trường Linh thì thế nào ta cũng bị mắc hởm mà đưa họ đi Băng hỏa đảo, như vậy có phải ta giết chết nghĩa phụ của ta không? Nghĩ tới đó y đã hiểu hết những hành vi của cha con Trường Linh. Khi Trường Linh đã đoán ra mình là con của Trương Thúy Sơn rồi, liền ra tay đánh chết lũ chó và tát con gái mấy cái để cho mình tin y là người thị phi nhân mình, còn y đốt tòa sơn trang đồ sộ như thế kể cũng đáng tiếc thật, nhưng tòa nhà đó so sánh với thanh bảo đao Ðồ Long thì thanh đao võ lâm chí tôn đó còn quý giá hơn nhiều.Vô Kỵ lai nghĩ tiếp:- Lúc ta ở trên đảo hàng ngày cứ thấy nghĩa phụ ôm thanh đao đó ngẩn người ra nghĩ ngợi, trong mươi năm liền mà nghĩa phụ vẫn không sao hiểu thấu được sự bí mật ở trong con dao, nhưng Trường Linh là người đa mưu trí, mưu kế của y còn hơn nghĩa phụ ta nhiều, bảo đao ở trong tay của nghĩa phụ đến tay Trường Linh thì có lẽ y nghĩ ra được. Lúc ấy y bỗng nghe tiếng chân người ở xa đi tới và đã biết Trường Linh và Võ Liệt hai người đã vào trong rừng tìm kiếm rồi, Võ Liệt khẽ nói:- Thế nào thằng nhỏ ấy cũng núp trong rừng chứ không chạy đi đâu xa…Trường Linh cắt lời của y:- Hà! Không biết con Cửu Chân nó nói lầm cái gì mà mích lòng chú em ấy, tôi thật lo ngại quá, chú ấy hãy còn bé nhỏ như vậy mà chạy vào rừng núi này nhớ có điều chi sơ xuất thì tôi có tan xương nát thịt ra cũng không sao nữa được tiếng oan này và như vậy tôi cũng có lỗi với Trương ân công lắm.Lời nói của y có vẻ lo âu và tự trách vô cùng, nhưng lúc này Vô Kỵ vẫn thấy sờn lòng và hãi sợ vô cùng, nghĩ thầm:- Lòng y chưa chết, còn muốn dùng lời lẽ ngon ngọt lừa dối ta nữa .Nghĩ tới đó, Vô Kỵ nghe Chu, Võ hai người tay cầm gậy gỗ khua vào bụi cỏ, y cứ cuộn tròn người lại không dám cử động chút nào. Cũng may cái rừng đó khá lớn rộng nên hai người khua mãi mà không tìm thấy Vô Kỵ, không bao lâu, Vệ Bích và hai nàng Tuyết Lãnh Song Chu cũng tới, năm người khám xét hàng nữa ngày không sao thấy Vô Kỵ được, ai nấy đều mỏi mệt, ngồi cả trên tảng đá nghỉ ngơi. Sự thật chỗ ngồi của năm người chỉ cách chỗ Vô Kỵ ẩn trốn chỉ độ hai trượng thôi, nhưng vì cỏ vừa cao vừa rậm nên họ không sao trông thấy Vô Kỵ được.Trường Linh nghĩ ngợi giây lát đội nhiên quát lớn:- Cửu Chân, mầy đã làm gì thất lễ chú em họ Trương để chú ấy đêm khuya canh vắng không từ biệt mà bỏ đi như thế?
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 39
Vàng ở trong dầu
Vô Kỵ đáp:- Gian mưu của các bác đã bị tôi biết hêt, những mưu kế đó vô dụng rồi. Dù bác có bắt ép tôi đi Băng Hỏa đảo thì tôi cứ chỉ đông, nam, tây, bắc bừa đi để cho mọi người cùng chết cả, bác tưởng tôi không dám làm thế sao?Trường Linh nghĩ thầm:- Y nói cũng phải, bây giờ ta không nên giở mặt với y vội, hãy bảo con gái ta nghĩ cách khác đối phó.Nghĩ đoạn y liền dùng sức đơn điền lớn tiếng nói vọng lên:- Chúng ta ở đây bình yên cả, các người ở trên đó cứ yên tâm.Tiếng nói của Trừng Linh làm chấn động sơn cốc và chỉ nghe xung quanh có tiếng vang dội trở lại:- Các người cứ yên tâm.. các người cứ yên tâm.. .Trường Linh sực nghĩ ra một điều:- Ối chà, nguy tai. Ta không nên kêu gọi như vậy, nhỡ những tuyết hai bên sườn núi lở xuống thì sao?Quả nhiên hai bên vách núi đã có tuyết lác đác rơi xuống. Cũng may vì vách núi thẳng tắp không có tuyết nhiều mấy nên chưa gây nên tuyết băng, tuy vậy Trường Linh cũng không dám kêu gọi tiếp. Y đưa mắt nhìn bốn phía xung quanh để xem địa thế, y thấy vách núi quá dốc không thể nào leo lên được nữa, mà bên dưới thì sâu không đáy. Dù xuống tới đáy thung lũng chắc cũng không có lối ra. Y nhận thấy chỉ có cách duy nhất là men theo sườn núi bò lên, nên y liền nói với Vô Kỵ rằng:- Chú em chớ có nghi ngờ vớ vẫn làm chi. Nói tóm lại tôi không bao giờ bắt chú em đưa đi tìm Tạ Tốn làm chi. Nếu quả thật có việc ấy thì tôi, họ Chu đây, sẽ bị muôn vạn mũi tên bắn chết và sau khí chết sẽ không có đất chôn.Y thề nặng như vậy không phải là nói dối Vô Kỵ đâu, vì sự thật y biết có bắt ép Vô Kỵ cũng vô ích, đành chỉ có dùng kế dụ dỗ cho thằng nhỏ tự bằng lòng dẫn mình đi mới hy vọng. Vô Kỵ thấy Trường Linh thề nặng như vậy mới hơi khoan tâm. Trường Linh lại nói tiếp:- Chúng ta cứ từ từ bò lên, chú đừng có nhảy xuống nữa nghe chưa?Vô Kỵ đáp:- Nếu bác không bắt ép tôi thì tôi tự tự làm chi?Trường Linh gật đầu, lấy dao găm lột vỏ cây thành một sợi dây thừng, một đầu cột vào lưng mình. Hai người cứ theo sườn núi từ từ leo lên. Leo như vậy liệu có thoát hiểm không, chính Trường Linh cũng không sao biết được, nhưng chỉ thấy một cách là cứ thấy lối đi cứ việc leo lên thôi. Vách núi rất dốc lại thêm tuyết phủ càng trơn tuột thêm, đã có hai lần Vô Kỵ trượt chân suýt té nhưng nhờ có Trường Linh giữ lại nên không việc gì. Vô Kỵ không cám ơn Trường Linh chút nào, trong lòng còn nghĩ thầm:- Ngươi chỉ biết lấy được con đao Ðồ Long chớ đâu có thực tâm cứu ta? Hai người bò hàng nửa ngày, tay chân đầu gối đều bị sướt rỉ cả máu ra mà vẫn không bò đi được bao xa vì sườn núi quá dốc. Trường Linh trong lòng kêu khổ thầm vì hai người vừa bò tới một chỗ núi bằng rộng chừng mấy trăm trượng, ba mặt là trời, một mặt là núi cao chót vót. Lúc này lên không được, xuống cũng không xong, nơi đây cây cối cũng không có, dã thú cũng không, lấy gì mà ăn? nơi đây chắc chết đói mất.Thấy Trường Linh rầu rĩ, Vô Kỵ lại mừng rỡ vô cùng, vừa cười vừa nói:- Bác Trường Linh, bác dùng bao mưu kế và hy sinh bao tiền bạc mà kết quả đi tới trên bàn đá này, bây giờ dù bác có được con đao Ðồ Long chăng nữa, liệu bác có làm gì được không?Trường Linh quát mắng:- Chú đừng có nói bậy nói bạ nữa.Ăn hai nắm tuyết rồi vận khí, nghỉ ngơi trong giây lát, trong lòng Trường Linh nghĩ thầm:- Tuy lúc này ta mỏi mệt thật, nhưng tinh lực ta vẫn còn, nếu ở đây có đói thêm một ngày nữa cũng chưa chắc đã nghĩ ra được cách thoát khỏi chốn nguy hiểm này .Nghĩ đoạn y bèn đứng dậy nói tiếp:- Nơi đây không có lối đi, chi bằng ta quay về lối cũ để tìm lối thoát vậy!Vô Kỵ đáp:- Chúng ta cứ ở đây chơi có hơn không? Hà tất phải quay về làm chi?Trường Linh nghe Vô Kỵ nói như vậy càng tức giận thêm, nhưng y biết nếu còn dồn ép nữa thì thằng nhỏ thế nào cũng nhảy xuống vực sâu liền nên y đành phải dịu giọng mà khuyên bảo Vô Kỵ rằng:- Thôi được, chú em hãy ở đây nghỉ ngơi một lát để tôi tìm đường thoát rồi quay trở lại rước chú em sau. Chú đừng có đi ra ngoài mép núi nhỡ lỡ chân ngã xuống thì nguy hiểm lắm đấy!Vô Kỵ vừa cười vừa đáp:- Tôi sống hay chết không dám làm phiền bác lo tới. Lúc này bác còn mơ mộng tôi sẽ dẫn bác đi Băng Hoa đảo nữa hay sao. Xin bác hãy dẹp ý nghĩ đó đi!Trường Linh không trả lời, quay trở lại con đờng cũ, đi tới cạnh cây thông lớn mà hồi nãy y nhờ nó mà thoát hiểm. Y ngó về phía bên trái thấy đờng lên lại càng hung hiểm. Một mình y đi không phải vướng víu tất nhiên phải nhanh hơn. Vừa bò đi được nửa tiếng đồng hồ y đã tới một sườn núi. y thấy đằng trước không còn lối đi nữa. Y thở dài đứng ngẩn người ra một hồi, chán nản vô cùng rồi quay trở lại chỗ cũ. Vô Kỵ thấy mặt y rầu rĩ như vậy không cần hỏi cũng biết phía trước cũng không còn lối thoát rồi. Vô Kỵ nghĩ thầm:- Trong người ta có âm hàn cực độc, chữa mãi cũng không khỏi, đếm đốt ngón tay thì ngày hôm nay số mạng của ta cũng sắp kết thúc đến nơi, dù có chết ở đây hay đâu cũng vậy mà thôi. Nhưng bác họ Chu này có phúc không chịu hưởng chỉ vì tham tâm mà đến nỗi theo ta đến chỉn trên trời dưới tuyết này thật là đáng thương hại thôi .Lúc đầu y rất ghét Trường Linh vì thấy Trường Linh dùng gian kế đánh lừa y cho nên y định sau khi thoát hiểm sẽ chế nhạo Trường Linh vài câu cho bõ tức. Nhưng bây giờ y thấy không có lối thoát nữa mà Trường Linh thì rầu rĩ nản chí vô cùng nên y đã quên hết sự tức giận hỗi nãy, trái lại còn thương hại Trường Linh nữa là khác. Y liền dịu giọng khuyên bảo Trường Linh rằng:- Bác Trường Linh, tuổi bác như vậy cũng đã được hưởng các thứ vinh hoa phú quý rồi, lúc này dù bác có phải rời bỏ chốn trần tục này chăng nữa cũng không lấy gì làm ân hận cho lắm, hà tất bác phải rầu rĩ nh thế làm chi?Sở dĩ Trường Linh vẫn chịu nhường nhịn Vô Kỵ là vì y vẫn còn mong dụ dỗ được thằng nhỏ đưa mình đi Băng Hoa đảo. Bây giờ y thấy không còn hy vọng sống sót nên nghĩ thầm:- Sở dĩ ta bị sa chân xuống chỗ tuyệt vọng này hoàn toàn vì thằng nhỏ này mà nên hết .Y càng nghĩ càng tức giận vô cùng, hai mắt hầu như đổ lửa, giận dữ nhìn thẳng vào mặt Vô Kỵ. Xưa nay Vô Kỵ thấy mặt Trường Linh lúc nào cũng hiền từ, nay đột nhiên thấy mặt y bỗng nhiên biến thành hung ác không khác gì dã thú, y sợ hãi vô cùng, vừa kinh hãi vừa kêu la đứng dậy quay đầu ù té chạy. Trường Linh vừa đuổi theo vừa quát lớn:- Làm gì có đường mà mi hòng tẩu thoát!Y vừa quát vừa giơ tay ra đình chộp Vô Kỵ, quyết tâm dày vò Vô Kỵ một hồi cho dể cho thằng nhỏ sống dở chết dở chịu đựng đau đớn rồi mới ra tay giết chết sau.Vô Kỵ vừa lướt về phía trước một bước bỗng thấy thấy vách núi bên trái hình như có một cái hang tối om, y không hề nghĩ ngợi chút nào, liền đâm đầu chui vào cái hang đó tức thì.Chỉ nghe "xoẹt" một tiếng ống quần của Vô Kỵ đã bị Trường Linh chộp phải và xé rách.Ðùi của thằng nhỏ cũng bị cào xước một miếng thật lớn. Vô Kỵ cứ thí màng mà bò vào bên trong đồng thời tay trái y dùng thế Thần Long Bái Vĩ đánh ra một chưởng. Tuy võ công của Trường Linh cao siêu hơn Vô Kỵ nhiều nhưng y cũng phải kiêng nể thế Thần Long Bái Vĩ này mà không dám đuổi sát thằng nhỏ. Tuy vậy y vẫn khom mình bò vào đuổi theo.Vô Kỵ cứ cắm đầu bò thẳng vào bên trong, bỗng nghe "bộp" một tiếng, trán của y đã va phải một mỏm đá. Y thấy mắt nỏ đom đóm, đau đến tận tim, nhưng y biết lúc này Trường Linh đã giở mặt thì thế nào y cũng dùng thủ đoạn độc ác dể đối phó với mình. Tuy y không sợ chết thật nhưng nếu bị Trường Linh giở thủ đoạn hạ độc thủ đánh gãy chân, gãy tay, vỡ sọ ra chết dần chết mòn thì y chịu sao nổi. Vì vậy y cứ nhịn đau mà chui thẳng vào, chỉ mong thoát thân khỏi bàn tay độc của Trường Linh thôi. Cũng may hang đá đó càng vào bên trong càng nhỏ lại. Bò vào được mấy trượng Vô Kỵ thấy bên trong chỉ mình có thể chui lọt thôi. Y biết Trường Linh to béo như thế không thể nào chui thêm vào được nữa nên mới bớt lo. Y lại bò vào sâu thêm mấy trượng nữa, thấy đằng trước có ánh sáng, trong lòng mừng rỡ vô cùng lại càng cố sức bò nhanh hơn. Trường Linh thấy hang quá nhỏ, không thể nào chui thêm được vừa lo vừa tức giận. Y lớn tiếng kêu gọi:- Chú em, đừng bò vào nữa! Tôi không đánh đập chú đâu!Vô Kỵ khi nào chịu nghe lời y, vẫn cứ tiếp tục bò vào bên trong. Trường Linh liền vận sức vào bàn tay đánh mạnh vào vách đá. Ngờ đâu đá trong hang đá đó rắn vô cùng, y chỉ thấy bàn tay đau nhức nhối chứ không thấy vách đá suy suyển chút nào. Y liền lấy con dao găm trong túi ra định đục rộng hang núi để chui vào đuổi bắt bằng được Vô Kỵ. Nhưng y chỉ đục được vài cái thì con dao đã gãy làm đôi liền còn vách núi chỉ có mấy vết sạt nhỏ thôi.Y lại càng nổi giận thêm, liền vận sức vào hai vai rồi chui mạnh vào bên trong. Quả nhiên người y chui sâu thêm được hơn thước nhưng y muốn tiếp tục chui thêm vào thì không thể nào chui thêm được nữa. Không những y không thể chui vào được mà y cũng không ngờ vách đá lại đè chặt lấy ngực và lưng không sao thở được.Trường Linh cảm thấy muốn tắt thở, khó chịu, muốn lùi trở ra nhưng người y đã bị kẹp chặt trong vách đá. Lúc này y muốn tiến cũng không được mà thoát cũng không xong, sợ hãi đến mất vía. Y dùng hết sức bình sinh đẩy mạnh vào vách đá, nhờ vậy mới lui ra được một chút.Y thấy ngực đau rát vô cùng và xương sườn cũng đã bị gãy mất một cái rồi.Lại nói Vô Kỵ bò thêm mấy trượng nữa thấy phía trước càng ngày càng sáng thêm. Y bò thêm một quãng nữa đột nhiên thấy ánh sáng mặt trời chiếu lòa mắt. Y nhắm mắt lại định thần giây lát rồi mới mở mắt ra nhìn, mới hay trước mặt là một thung lung mọc đủ các loại hoa muôn mầu muôn vẻ. Y lớn tiếng hoan hô rồi chui ra khỏi hang đá. Cửa hang đá đó cách mặt đất chừng hơn trượng, y chỉ khẽ nhảy một cái đã xuống tói mặt đất liền. Y thấy dưới chân là những ngọn cỏ nhỏ, êm dịu vô cùng. Mũi y thấy những mùi hoa thơm ngào ngạt, tai lại nghe thấy tiếng muôn chim đua hót, xung quanh trên cây nào cũng có đầy trái chín treo lủng lẳng. Y thật không ngờ chui vào cái hang đá tối tăm mà lại tới được một nơi đầy hoa thơm, cỏ lạ, đẹp không khác gì động tiên như thế này.Lúc ấy Vô Kỵ quên cả đau đớn, rảo bước chạy thẳng về phía trước. Y chạy được hơn hai dăm đường mới thấy một tòa núi cao ngăn lối đi. Thì ra thung lung xanh biếc này được bao vây bởi những ngọn núi cao chót vót, hình như từ thời Bành tổ tới giờ chưa có bước chân người tới đây vậy. Những ngọn núi này vừa cao vừa dốc, thật người thờng không thể tới được.Vô Kỵ mừng rỡ vô cùng, thấy trên mặt đất có bẩy tám con dê đang ăn cỏ. Chúng trông thấy Vô Kỵ đi tới cũng không sợ hãi chỉn chạy tờ nào. Y lại thấy trên cây cạnh đó có mười mấy con khỉ đang nhảy nhót chơi đùa một cách bạo dạn vô cùng. Y đoán những loài thú dữ như hổ báo không thể nào vượt được núi cao như thế này để vào trong thung lung nên lũ dê rừng và khỉ kia mới bạo dạn như thế. Y liền nghĩ thầm:- Trời xanh tử tế với ta thật, xếp đặt cho ta được vào trong tiên cảnh này như vậy dù ta có chôn thân nơi đây cũng được mãn nguyện lắm rồi . Nghĩ đoạn, y từ từ quay lại chỗ cửa hang thì nghe thấy Trường Linh ở bên trong nói vọng ra:- Chú em Vô Kỵ ơi chú đã ra được ngoài đó rồi, chú đành để tôi một mình ở trong hang đá này sao? Chú không sợ tôi chết đói luôn ở đây hay sao?Vô Kỵ lớn tiếng cả cười đáp:- Ở đây thú lắm bác Trường Linh ạ!Rồi y hái trái cây lạ để ăn. Y chưa đưa tới mồm đã có một mùi thơm ngọt bay lên tận mũi rồi. Trái cây đó ngon và còn giòn hơn đào, thơm hơn táo, mềm hơn lên. Y ném một trái vào trong hang, mồm lớn tiếng nói:- Bác Trường Linh, hãy nhặt lấy mà ăn đi!Trái cây đó va vào hai bên vách đá, khi lăn tới trước mặt Trường Linh thì đã bị dập nát hết cả rồi nhưng Trường Linh vẫn nhặt lấy, ăn cả vỏ lẫn hột. Ngờ đâu, ăn xong trái cây đó y càng thấy đói tợn liền lớn tiếng kêu gọi:- Chú em ơi, hãy cho tôi thêm vài quả nữa đi!Vô Kỵ đáp:- Bụng bác xấu như vậy có chết đói cũng đáng lắm, nếu muốn ăn nữa thì cứ ra đây mà hái lấy!Trường Linh vội trả lời:- Người tôi to quá, không sao chui lọt qua cái hang này được.- Bác hãy cắt đôi người thì chui ra được ngay.Trường Linh nghe thấy Vô Kỵ nói như vậy liền nghĩ thầm:- Mưu cơ của ta đã bại lộ, thế nào Vô Kỵ nó cũng bỏ mặc ta, để ta chết đói dần nó mới trả được mối thù ta đã lừa dối nó .Nghĩ vậy y liền không thèm van lơn nữa mà lại lớn tiếng mắng chửi:- Tên tiểu quỉ kia, dù trong động ấy có trái cây để cho mi ăn thật nhưng liệu có đủ cho mi ăn suốt đời không? Ta ở nơi đây tuy bị đói mà chết nhưng mi có hơn gì ta đâu, rồi mi cũng sẽ bị chết đói như ta vậy.Vô Kỵ tha hồ cho Trường Linh mắng chửi. Y ăn hơn mười trái cây lạ thấy bụng đã no liền nằm dài trên thảm cỏ nghỉ ngơi. Một lát sau y thấy trong động có một làn khói tỏa ra. Y ngạc nhiên vô cùng nhưng liền hiểu ngay. Thì ra Trường Linh đã lấy cành cây khô đốt cháy đình dùng khói hun cho Vô Kỵ chết ngạt. Nhưng y đâu có biết trong hang lại thông ra một thung lũng tiên. Như vậy dù y có đốt nghìn vạn gánh củi cũng chả làm gì nổi Vô Kỵ, huống hồ y chỉ đốt có một đống cành cây nhỏ nhỏ thôi. Vô Kỵ thấy vậy buồn cười vô cùng liền giả ví bị ngạt ho một hồi, làm như bị ngạt thở vậy. Trường Linh thấy vậy liền lớn tiếng nói:- Chú em mau ra đây, tôi xin thề không giết hại chú đâu!Vô Kỵ lại lớn tiếng kêu: "ối chà.." rồi giả như chết giấc, giây lát sau y liền bỏ đi nơi khác không thèm đếm xỉa tới Trường Linh nữa.Vô Kỵ đi được hơn hai dặm, thấy trên vách núi có nớc tuyết tan chảy xuống thành một cái thác. Dưới ánh sáng mặt trời trông như một con rồng ngọc lớn, thật là tráng lệ. Nước thác ấy chảy xuống một cái đầm xanh biếc. Không hiểu tại sao nước chảy xuống rất nhiều mà cái đầm ấy vẫn không sao đầy nổi. Vô Kỵ đứng ngắm cảnh tiên ấy một hồi rồi y cúi xuống thấy chân tay mình mẩy bị bùn đất dính đầy, bẩn thỉu vô cùng do lúc chui qua hang núi mà nên.Vô Kỵ liền cởi giầy vớ ra, thò chân xuống đầm đình rửa. Ngờ đâu y vừa thò chân xuống nước vội kêu "ối" một tiếng rồi nhảy bắn lên liền. Thì ra nước ở trong đầm đó lạnh như đá, chân y vừa nhúng vào đã đau nhức hơn nhúng vào nước sôi. Y vội giơ bàn chân lên xem thấy da thịt đã đỏ hồng và sưng vù lên. Nếu ngâm lâu chút nữa thì chân của y sẽ bị nứt da cũng nên. Y thè lưỡi lẩm bẩm nói:- Lạ thực! Lạ thực...Y sinh trưởng ở Băng Hoa đảo, những nước băng tuyết lạnh đến thế nào cũng đã dùng rồi, nhưng chưa hề thấy lạnh như nước trong đầm này bao giờ. Còn một điều lạ hơn nữa, tuy nước trong đầm lạnh như vậy mà tại sao lại không bị đóng băng? Y biết trong nước ở đây chắc có chất gì lạ nên lui ra xa hai bước. Bỗng nghe mấy tiếng "ộp ộp" liền có ba con nhái cực lớn, mình đỏ như máu từ trong đầm nhảy ra. Thân mình những con nhái này to gấp bốn năm lần những con nhái thường. Chúng vừa lên khỏi mặt nước, từ người chúng liền có một luồng hơi, tựa như băng tuyết bốc lên. Vô Kỵ thấy những con nhái đó kỳ dở như vậy, lòng hiếu kỳ thúc đẩy liền tiến lên định bắt lấy một con đểnh chơi. Y rón rén bước tới, nhanh tay vồ luôn một con. Tay của y vừa đè trúng con nhái đó đã thấy một luồng hơi ấm áp truyền qua cánh tay chạy thẳng vào trong người y. Ngờ đâu con nhái đó rất hung ác, dùng sức duỗi mạnh một cái đã thoát khỏi bàn tay của Vô Kỵ rồi quay lại cắn chặt lấy tay Vô Kỵ không chịu nhả.Vô Kỵ cả kinh vội dùng tay trái lôi kéo. Không ngờ răng con nhai đó vô cùng sắc bén, bám chắc vào thịt của y nên y kéo mãi mà không sao gỡ nó ra được. Y sợ kéo mạnh thì cả một miếng thịt ở cánh tay sẽ bị con nhái dứt đứt ra. Ðang lúc Vô Kỵ không biết sử trí ra sao thì hai con nhái kia nhanh như điện chớp đã nhảy lại cắn luôn vào hai chân y.Y kinh hoảng vô cùng, dồn sức vào năm ngón tay trái, bóp mạnh bụng con nhái đỏ đang cắn tay minh. Y bỗng thấy bàn tay nóng hổi và dính đầy máu tươi. Lúc này y mới biết những con nhái này chuyên hút máu những sinh vật khác để sống cho nên người chúng mới đỏ như máu và chúng mới có thể sống được trong đầm nước giá lạnh kia. Y lại lấy chân lần lượt dẫm chết hai con khác rồi mới từ từ kéo răng chúng ra khỏi người. Y thấy những vết răng của ba con nhái vẫn còn in sâu vào thịt mình nên trong lòng vừa sợ hãi vừa tức giận vô cùng. Y chỉ ba con nhái chết mắng chửi:- Nhái kia! Mi dám hà hiếp ta phải không? Chó dữ đã cắn ta, cả mi, một con nhái nhỏ như vậy mà cũng cắn ta nữa sao? Ðằng nào ta cũng đang đói, để ta ăn thịt các ngươi xem các người còn bắt nạt được ta nữa hay không?Y trông thấy ba con nhái đỏ béo mập nghĩ rằng thịt chúng chắc phải ngon lắm liền nhặt ít cành cây khô, rồi móc túi lấy đá lửa ra để nhóm nướng ba con nhái ấy. Nướng được một lát mùi thơm đã bốc lên ngào ngạt. Vô Kỵ biết thịt nhái đã chín, không cần nghĩ xem chúng có độc hay không, xé ngay một cái dùi, đưa lên mồm nhai ngấu nghiến. Y thấy thịt những con nhái đó ngon lạ thường. Y cảm thấy không có thứ thịt nào thơm ngon cho bằng nên chỉ trong nháy mắt y đã ăn hết cả ba con.Nửa tiếng đồng hồ sau, Vô Kỵ thấy trong người nóng ran như lửa thiêu. Hơi nóng từ trong bụng phát ra, chạy rần rật lan ra khắp tứ chi. Rồi y cảm thấy dễ chịu vô cùng, tựa như đang được ngâm mình trong bồn nước ấm vậy. Hóa ra loại nhái đỏ này là giống vật kỳ lạ nhất trên thế gian này. Chúng sinh sống ở những nơi vô cùng giá lạnh, nhưng lại chí dương, bằng không làm sao chúng sống được ở những nơi lạnh như thế. Nếu là người thường chỉ ăn một con, cũng đổ máu mồm, tai, mũi ra mà chết ngay tức thì. Nhưng may thay cho Vô Kỵ bị Huyền Minh Thần Chưởng đánh trúng, trong người tích tụ rất nhiều âm độc nên thành ra dĩ độc trị độc. Chất nhiệt độc của thịt nhái thì tiêu tan hết còn hơi hàn độc trong người y cũng giảm bớt rất nhiều.Ngẫu nhiên gặp may như vậy Vô Kỵ vẫn không rõ nguyên ủy, chỉ thấy mình mẩy mỏi mệt, hai mắt buồn ngủ thôi. Nhưng y sợ trong lúc ngủ say, những con nhái khác từ trong đầm nhảy ra hút máu mình nên gắng gượng thức tỉnh đi rời xa cái đầm ấy. Nhưng y chỉ đi được một dặm thì không còn cố nổi nữa liền nằm lăn ra bãi cỏ, nhắm mắt ngủ ngay.Ðến lúc Vô Kỵ thức tỉnh y đã thấy mặt trăng ở trên đỉnh đầu rồi. Y biết lúc này đã nửa đêm, cảm thấy trong bụng vẫn còn hơi nóng cho nên biết loài nhái đỏ rất bổ cho y. Vừa rồi y ngủ được một giấc khá lâu, trong người tâm thận tương giao, thủy hỏa tương tế khiến tinh thần y sang khoái vô cùng. Y giơ chân, duỗi tay thây sức lực của mình dồi dào hơn trước rất nhiều liền ngồi xuống để vận khí. Y muốn dồn hơi nóng đó chạy khắp người qua các kinh mạch thử xem nhưg y chỉ thử được giây lát đã thấy mặt mũi tối tăm, đầu óc choáng váng, mồm buồn nôn đành ngừng vận khí, thở dài một tiếng rồi tự nói:- Ta tưởng đã may mắn ăn được những con nhái chí dương đó là ta có thể vận hơi nóng đó qua kinh mạch để chữa khí lạnh trong người. Nhưng âm độc của Huyền Minh Thần Chưởng độc như thế ta làm sao mà chữa được!Cũng may y đã coi thường việc đó rồi nên cũng không thất vọng cho lắm.Ðến trưa ngày hôm sau, y cảm thấy đói liền bẻ một cành cây khá dài, thọc vào trong đầm nước. Khuấy vài cái đã thấy có ba bôn con nhái đỏ cắn dính vào cành cây liền. Vô Kỵ liền lấy đá đập chết mấy con nhái đó rồi nhúm lửa lên nướng, trong lòng nghĩ thầm:- Nhất thời ta chưa thể chết được thì cũng phải giữ lại một chút lửa mồi .Nghĩ đoạn y liền lấy ít tro phủ lên đống than đủ để cho lửa khỏi tắt. Y nghĩ đến Trường Linh, có lẽ lúc này đói lắm, thương hại liền hái mấy trái cây ném cho Trường Linh.Mấy ngày hôm sau, Vô Kỵ đang mải đắp một cái lò thì bỗng nghe thấy có tiếng kêu của một con khỉ. Tiếng kêu có vẻ đau đớn lắm. Y lần theo tiếng kêu đó, chạy tới cạnh đầm nước thấy một con khỉ nhỏ đang kêu la nhảy nhót. Thì ra lưng nó đã bị ba con nhái đỏ cán chặt và đang hút máu. Trong đầm lại còn có hai con nhái nữa đang định nhảy ra cắn theo. Vô Kỵ phi thân chạy tới, tay phải nắm lấy con khỉ xách ra cách đầm nước thật xa rồi đập chết ba con nhái đỏ. Y thấy ngón và cổ tay phải của con khỉ đã bị một con nhái cắn đứt. Con khỉ đau đớn kêu "chít chít" liên tục.Vô Kỵ nghĩ thầm:- Ta ở nơi đây một thân một mình không có bạn buồn tẻ vô cùng. Bây giờ có con khỉ này làm bạn cũng được khuây khỏa phần nào đây .Nghĩ đoạn y liền bẻ hai cành cây, ghép vào cổ tay và kiếm ít thuốc sống, nhai nát đắp vào vết thương cho con thú. Tuy nhiên trong thung lũng này muốn kiếm đủ các vị thuốc cũng rất khó khăn. Mấy vị thuốc mà Vô Kỵ đã kiếm được chưa chắc đã được linh hiệu cho lắm nhng nhờ y băng bó và nối xương rất khéo léo nên chỉ sáu bẩy hôm sau vết thương của con khỉ đã lành lặn rồi. Con khỉ biết ơn y, ngay ngày hôm sau liền hái rất nhiều trái cây tươi đem đến cho y. Có lẽ no còn cho những con khác hay nên vài ngày sau Vô Kỵ đã trở thành thầy lang của đa số khỉ và vượn nơi đây. Vượn khỉ bị bệnh cũng tương tự như người vậy.Chúng có mụn nhọt thì Vô Kỵ rịt thuốc hút mủ, khi chúng bị ngã thì Vô Kỵ dùng thuốc chỉ huyệt và băng bó cho. Tuy hơi bận rộn nhưng Vô Kỵ rất thích thú nghĩ thầm:- Ta học được y thuật chữa cho người thật không bằng chữa cho thú vật vì ít nhất loài thú không biết phản trắc, trái lại chúng còn biết ơn, đem thức ăn đến cho ta nữa .Vô Kỵ sống cuộc đời như vậy được hơn một tháng, ngày nào cũng nướng nhái đỏ ăn nên chất kịch độc trong người đã giảm dần.Hôm đó trời mới sáng tinh sương, y vân còn chưa thức giấc bỗng thấy có một bàn tay lưới rờ vào mặt. Y giật mình thức tỉnh trợn mắt ra nhìn thấy có một con vượn trắng to gần bằng người ngồi ở bên cạnh, tay ẳm con khỉ nhỏ. Con khỉ đó chính là con khỉ bị nhái cắn đã được Vô Kỵ chữa khỏi. Con khỉ nhỏ luôn mồm kêu chít chít chỉ tay vào bụng con vượn trắng. Vô Kỵ đã ngửi thấy mùi hôi thối thấy trên bụng con vượn trắng có đầy máu mủ chảy ra. Y thấy bụng con thú đó có một cái nhọt rất lớn liền vừa cười vừa nói:- Ðược! Ðược, khỉ con, thì ra mày lại đem bệnh nhân đến đây cho ta xem mạch phải không?Con vượn trắng liền chìa tay ra, trong lòng bàn tay nó có một trái bàn đào to bằng quả bưởi, cung kính đưa cho Vô Kỵ. Vô Kỵ chưa hề thấy trái bàn đào nào lại to như thế nghĩ thầm:- Hồi xưa, lúc mẹ ta còn sống có kể chuyện cho ta nghe ở dãy núi Côn Luân có một nữ tiên gọi là Vương Mẫu chuyên trồng đào, bầy tiệc đào tiên cho quần tiên tới dự. Tuy chuyện đó không phải là chuyện thật nhưng trên núi Côn Luân là nơi xuất sứ của bàn đào thì quả đúng là sự thật . Nghĩ đoạn y vừa cười vừa nói tiếp:- Ta không thu tiền chữa bệnh, dù không có trái đào tiên này thì ta vẫn chữa cho mi như thường.Nói xong, y rờ tay vào bụng con vượn trắng, khẽ nắn bóp mấy cái, liền giật mình kinh hãi.Thì ra cái mụn nhọt ở trên bụng con vượn trắng to bằng cái đấu, sờ tay vào thấy nó cứng vô cùng. Vô Kỵ đã đọc rất nhiều sách thuốc nhưng chưa thấy có cuốn nào nói tới loại mụn to như thế này bao giờ. Y nhận thấy nếu cái mụn đó mà hóa mủ thì sợ không còn có thể nào mà chữa cho nổi. Y lại thăm mạch cho con vượn thấy mạch của nó không lấy gì làm nguy hiểm cho lắm. Y gạt lông con thú sang hai bên để tìm kiếm miệng cái mụn. Y càng ngạc nhiên và kinh hãi thêm khi thấy cái mụn đó vuông chằn chặn như miệng một cái hộp.Bốn bề lại có những đường chỉ khâu. Như vậy hiển nhiên là đã có tay người nhúng vào chứ không sai. Con vượn này tuy khôn ngoan thật nhưng nó cũng không thể nào tự khâu cho mình như vậy được. Vô Kỵ xem xét kỹ cái mụn mới biết là do trong mụn có chứa một vật.Chính vật gồ lên ấy làm lâm nguy huyết mạch khiến chúng không lưu thông đều được, khiến cho trong bụng con vượn cứ thối mãi không khỏi. Vậy muốn chữa cái nhọt này thì phải lấy vật được khâu vào trong bụng con thú ra mới mong chữa được.Nói đến dùng dao mổ cắt những vết thương hay mụn nhọt thì Vô Kỵ đã được Hồ Thanh Ngưu truyền dạy rồi. Y muốn mổ bụng con thú ra để lấy vật được díu trong bụng nó nhưng không nỗi lúc ấy y không có dao và cũng không có đủ thuốc nên không sao mổ cho con thú được. Ngẫm nghĩ giây lát y liền lượm một hòn đá nhọn, mài cho thật sắc, dùng làm dao mổ bụng cho con vượn. Con vượn đó đã già lắm và rất tinh khôn. Nó biết Vô Kỵ sẽ chữa bệnh cho nó nên tuy bụng đau nhức nhưng nó cúng cố chịu đựng không dẫy dụa chút nào. Vô Kỵ cắt hai đường chỉ bên phải và phía trên ra rồi lật da bụng con vượn lên xem. Y thấy trong bụng con vượn có một cái bọc vải dầu, y càng ngạc nhiên vô cùng nhưng chưa mở cái bọc đó ra vội, để sang một bên trước rồi lại lo khâu bụng con vật lại. Không có kim chỉ y phải lấy răng con nhái đỏ làm kim. lấy sợi vỏ cây làm chỉ. Y dùng răng con nhái đỏ xuyên thủng lỗ, luồn sợi vỏ cây vào rồi thắt nút ngay lại. Miễn cừơng lắm y mới khâu được lại cái bụng con thú. Vì vậy y phải mất nửa ngày mới làm xong. Con vượn tuy rất khỏe nhưng lúc này nó cũng đau đến nỗi nằm yên không cử động chút nào.Vô Kỵ đem cái bọc vải dầu đi ra đầm nước rửa sạch máu rồi mở ra xem. Thì ra trong cái bọc vải đó có ba cuốn kinh thư mong mỏng. Nhờ có tấm vải dầu bọc kỹ nên để trong bụng bấy nhiêu lâu mà vẫn không hề suy suyển chút nào. Trên bìa sách có viết mấy chữ hình dáng cong queo nên Vô Kỵ không hiểu đo là những chữ gì. Y vội mở những cuốn kinh đó ra xem, thấy bên trong đều là văn tự quái dị, nhưng mỗi hàng chữ đó đều được chú thích bằng một hàng chữ hán nho nhỏ. Vô Kỵ định thần xem mấy trang đầu mới hay những dòng chữ đó đều dùng để dạy người ta luyện khí công. Y từ từ đọc, đột nhiên trống ngực đập mạnh vì trong đó có hai hàng chữ mà hình như y đã được đọc ở đâu rồi. Y cố nhớ lại mãi mới nhớ ra được lào Thiếu Lâm Cửu Dương Công mà mình đã học được ở Thiếu Lâm Tự.Nhưng khi y tiếp tục đọc thì ở bên dưới lại không giống. Y thuận tay giở mấy trang sau ra xem lại thấy có mấy dòng kinh hoảng văn rất quen thuộc. Y nhận ngay ra đó chính là Võ Ðang Nội Công Tâm Pháp mà cha y đã truyền cho y hồi hãy còn nhỏ. Y vội đóng cuốn kinh hoảng thư đó lại suy nghĩ:- Kinh thư này là kinh hoảng thư gì mà trong lại có cả Thiếu Lâm Cửu Dương Công và Võ Ðang Nội Công Tâm Pháp như thế ?Nghĩ tới đó y sực nhớ ra lúc Trương Tam Phong thái sư phụ dắt y lên chùa Thiếu Lâm chữa bệnh có kể cho y nghe một câu chuyện như sau:- Sư phụ của thái sư phụ là Giác Viễn đại sư, học được Cửu Dương Chân Kinh, trước khi viên tịch có đọc lại kinh văn của cuốn chân kinh đó. Lúc ấy có thái sư phụ y cùng với Quách Tường nữ hiệp và Vô Sắc Ðại sư của Thiếu Lâm Tự. Ba người đứng cạnh đó lắng nghe, mỗi người ghi nhớ được một phần vì thế võ công của Võ Ðang, Nga Mi và Thiếu Lâm ba phái tiến bộ rất nhiều. gần trăm năm nay ba phái được nổi danh trên võ lâm là thế. Chẳng lẽ đây lại là bọ Cửu Dương Chân Kinh đã bị người ta lấy trộm đi chăng? Phải, thái sư phụ ta nói: Cửu Dương Chân Kinh giết hại chú ở trong một cuốn kinh tên là Lăng Già. Có lẽ cuốn kinh này là Lăng Già Kinh cũng nên còn những chữ hán ghi chú nhỏ này là Cửu Dương Chân Kinh đây. Nhưng tại sao lại được khâu ở trong bụng con vượn như thế này ?Hóa ra cuốn chân kinh đó quả nhiên là Cửu Dương Chân Kinh, còn tại sao lại được giấu ở trong bụng con vượn như vậy thì lúc bấy giờ không một ai được biết hết. Nguyên chín mươi năm về trước, Tiêu Tương Tử cùng Doãn Khắc Tây lẻn vào trong chùa Thiếu Lâm lấy trộm đực cuốn chân kinh hoảng này, Giác Viễn Ðại sư hay biết liền đuổi theo chúng tới đỉnh núi Hoa Sơn.Tới đó chúng không còn cách nào chạy thoát thân được. Nhân nhìn thấy một con vượn ở gần đó, Tiêu Tương Tử và Doãn Khắc Tây nghĩ ra đực một kế, liền mổ bụng con vượn, díu bộ kinh hoảng văn vào bên trong rồi khâu lại. Sau đó Giác Viễn, Trương Tam Phong và Dương qua ba người đuổi tới khám xét người chúng không tìm thấy cuốn chân kinh đó liền buông tha. Chúng đem con vượn xuống núi. Sự mất còn của Cửu Dương Chân Kinh trở thành một nghi án rất lớn trong võ lâm gần một trăm năm nay. Sau Tiêu Tương Tử với Doãn Khắc Tây đem con vượn đó lên Tây Vực, . Vì chúng nghi ky lẫn nhau, người nào cũng sợ người kia giết mình hay học được võ công trước mình nên không ai dám mổ bụng con vượn lấy kinh đó ra cả. Rốt cuộc đi tới đỉnh núi Thần Phong trong dãy Côn Luân chúng cùng giở âm mưu ra giết hại lẫn nhau. Thế là cả hai tên gian tặc đó đều bị giết chết và cuốn kinh thư vẫn còn nằm trong bụng con vượn đến tận ngày hôm nay.Ðúng ra võ công của Tiêu Tương Tử giỏi hơn Doãn Khắc Tây một bực nhưng vì ở trên núi Hoa Sơn y đã bị Giác Viễn đại sư đánh trúng một quyền trong người đã bị trọng thương nên tới khi hai người trở mặt y đíu với Doãn Khắc Tây bị đối thủ giết chết trước. Lúc Doãn Khắc Tây sắp chết có gặp Côn Luân Tam Thánh Hà Túc Ðạo. Bởi lương tâm cắn rứt nên y nhờ Hà Túc Ðạo nói cho Giác Viễn đại sư hay cuốn kinh thư đang ở trong bụng con vượn.Nhưng lúc y nói thần trờ đã mê sảng nên lời nói không được rõ ràng cho lắm. Hà Túc Ðạo nghe y nói "Kinh ở trong hầu" mà lại nghe thành "Kinh ở trong đầu". Sau đó Hà Túc Ðạo có giữ lời hứa tới chùa Thiếu Lâm nói lại cho Giác Viễn đại sư nghe lời nói ấy, nhưng Giác Viễn đại sư không hiểu "Kinh ở trong đầu" là gì. Cũng vì cuộc gặp gỡ này mà Hà Túc Ðạo đã gây nên một cuộc phong ba rất lớn trên Thiếu Lâm Tự. Trong võ lâm mới có thêm hai phái Võ Ðang và Nga Mi là thế.Còn về phần con vượn thì nó cũng gặp may lắm. Nó ở trên dãy núi Côn Luân, chuyên hái đào tiên để ăn. Nên từ đó đến giờ hơn chín mươi năm nay vẫn khỏe mạnh như thường. Lông trên mình nó từ đen đã biến thành trắng như tuyết rồi. Lúc ấy cuốn kinh thư ở trong bụng làm cho nó đau bụng luôn luôn và mụn nhọt trên đó cứ khi khỏi khi đau. Ngày hôm nay, nó lại may mắn được Vô Kỵ mổ bụng lấy kinh văn ra cho. Với con vượn như vậy là nó đã lại gặp được một sự may mắn lớn lao.Nhưng những chuyện dĩ vãng khúc khuỷu như thế thì Vô Kỵ nghĩ làm sao cho ra được.Trong khi y nghĩ ngợi liền cầm lấy trái đào của con vượn trắng tặng cho lên ăn. Y thấy thơm ngon vô cùng, còn ngon hơn cả những trái cây vô danh ở trong thung lung này nữa, ăn xong quả đào tiên đó y thấy bụng đã lưng lưng liền nghĩ thầm:- Năm xưa thái sư phụ đã nói: nếu ta học được Cửu Dương Thần Công của Võ Ðang, Thiếu Lâm và Nga Mi ba phái thì những khí âm độc ở trong người ta sẽ hết ngay. Nhưng Cửu Dương Thần Công của cả ba phái đó đều thoát thai từ Cửu Dương Chân Kinh hết. Nếu cuốn kinh văn này quả thật là Cửu Dương Chân Kinh thì ta cứ theo sách mà học còn hơn là học thần công của ba môn phái kia. Ðằng nào ở trong thung lũng này ta cũng không có việc gì để làm hết, thì ta cứ theo kinh này mà luyện tập vậy, dù ta có đoán sai đi chăng nữa, và bộ kinh này không có lợi gì cho ta, thậm chí có hại đi nữa thì cực lắm chết cũng là thôi .Thế là từ đó trở đi y cứ theo ba cuốn kinh văn đó mà luyện tập thần công. Vô Kỵ sợ trong lúc ngủ say bị bọn khỉ vượn lấy trộm nghịch xé mất sách nên y phải lấy ba hòn đá thật lớn đè lên hai cuốn thứ hai và thứ ba còn tay thì cầm cuốn thứ nhất. Trước hết y đọc đi đọc lại vài ba lần cho thật thuộc lòng rồi theo phương pháp trong sách mà luyện tập. Y nghĩ thầm:- Dù ta có học được hết thần công va xua đuổi được những hàn khí âm độc ra khỏi tạng phủ nhưng ta bị giam giữ ở trong thung lũng này dù võ công của ta có cao siêu đến đâu cũng không thể nào thoát ra được. ở trong thung lũng này ta còn có rất nhiều thì giờ, ta cứ thong thả mà luyện tập cũng không muộn .Y đã có ý định như vậy nên càng luyện tập càng tiến bộ nhanh chóng vô cùng.Chỉ trong bốn tháng ngắn ngủi như vậy mà y đã luyện được hết cuốn kinh thứ nhất rồi.Năm xưa Ðạt Ma Tổ Sư viết hai cuốn Cửu Âm Chân Kinh và Cửu Dương Chân Kinh võ học kỳ thư, một âm một dương, tương hỗ tương thành, tương sinh tương khắc, không phân biệt cao thấp hơn kém gì hết. Nhưng võ công ở trong cuốn Cửu Dương Chân Kinh thì chú trọng dùng khí, bảo vệ tính mạng của con người còn cuốn Cửu Âm Chân Kinh thì chú trọng chiến thắng khắc địch.Về mặt nội công thì Cửu Dương Chân Kinh hơn Cửu Âm Chân Kinh, còn về thế võ kỳ ảo và biến hóa nhanh chóng thì Cửu Âm Chân Kinh lại hơn. Năm xưa vợ chồng Trần Huyền Phong lấy trộm được quyển hạ Cửu Âm Chân Kinh tụ tập các thức võ công kỳ diệu mà trong cuốn Cửu Dương Chân Kinh không có đã gây nên bao phong ba bão táp trên giang hồ.Nhưng nếu luyện thành công Cửu Dương Chân Kinh thì bất cứ võ công kỳ lạ huyền ảo đến đâu cũng không thể nào đả thương được.Vô Kỵ luyện xong cuốn kinh văn thứ nhất, y bấm đốt ngón tay tính ngày giờ, nhận thấy ngày mà Thanh Ngưu bảo y chết vì hơi độc trong người phát tán đã qua lâu rồi. Nhưng y chỉ thấy người khỏe mạnh, chân khí toàn thân lưu thông như thường không có vẻ gì là đang có trọng bệnh cả. Khi xưa hơi hàn độc thỉnh thoảng làm y lâm nguy bây giờ hai ba tháng rồi y mới cảm thấy có một lần thôi nhưng rất nhẹ. Lúc này y đã biết cuốn kinh thư đó dù không phải là Cửu Dương Chân Kinh thì cũng rất có ích cho sức khỏe của mình. Hơn nữa y lại thường thường ăn những con nhái huyết, trong người càng thấy ấm áp thêm. Ngoài ra con vượn trắng cám ơn y đã chữa khỏi bệnh cho nó nên nó thường đem Bàn đào lớn đến cho y ăn. Cho tới khi y đã luyện đến cuốn thứ hai thì y thấy hơi hàn độc trong người đã mất hẳn.Ðúng ra lúc này nếu y còn tiếp tục ăn nhái huyết thì thế nào cũng sẽ trúng độc chí dương nhưng vì y đã luyện thành công một nửa Cửu Dương Thần Công, hai lại được ăn thứ Bàn đào dở chủng đó luôn nên không sợ chất độc nào làm hại hết. Thịt nhái huyết có tính chí dương như vậy lại càng tăng thêm công lực Cửu Dương Thần Công cho y.Hàng ngày Vô Kỵ ngoài việc luyện Cửu Dương Thần Công ra thì đùa rỡn với khỉ vượn.Nhưng khi y hái được trái cây vẫn thường chia cho Trường Linh nên y vô lo vô lự, tự do tự tại sống một cuộc đời sung sướng như tiên vậy. Riêng có Trường Linh sống ở đình đài nho nhỏ, lên không được, xuống cũng không xong, y cảm thấy một ngày lâu tựa một năm vậy.Ðến mùa đông băng tuyết phủ đầy núi, gió rét thấu xương càng khốn khổ thêm. Vô Kỵ luyện đến cuốn kinh thứ ba đã không sợ nóng lạnh gì nữa. Y muốn tắm thì nhảy xuống đầm nước lạnh. Y không thấy lạnh chút nào vì trong người y chân khí lưu động tự nhiên sinh ra một sức mạnh để chống đỡ lại giá rét bên ngoài. Răng của những con nhái huyết tuy sắc bén thật nhưng lúc này cũng không cắn nổi y nữa. Nước trong đầm lạnh buốt như thế cũng không làm gì nổi y.Nhưng cuốn Cửu Dương Chân Kinh này càng luyện trở về sau càng thấy khó vô cùng. Y tập luyện chậm hơn trước nhiều nên cuốn thứ hai y phải mất trọn một năm mới luyện xong.Cuốn sau cùng y phải luyện hơn hai năm mới hoàn toàn thành công. Nửa đêm ngày hôm đó Vô Kỵ giở đến trang cuối cùng của cuốn chân kinh mà luyện tập, trong lòng nửa mừng rỡ nửa cảm thấy hoang mang. Y lọt vào thung lung này đã được hơn bốn năm Từ một thằng nhỏ đã trở thành một thanh niên thân hình khá to lớn. Trong bốn năm nay không biết thế giới bên ngoài biến đổi như thế nào y ở bên trong luyện thành công Cửu Dương Thần Công.Trong những ngày giờ đó thỉnh thoảng y cũng theo lũ khỉ leo lên vách núi, đứng trên cao nhìn xuống phía xa. Với công lực của y bây giờ muốn đi ra khỏi thung lung này không phải là chuyện khó nhưng y thấy người đời nham hiểm, xảo trá. Hễ nghĩ tới những chuyện dĩ vãng là y rùng mình sợ hãi. Y thường nghĩ thầm:- Ta hà tất phải đi ra bên ngoài tìm kiếm những sự phiền não đó làm gì? Chi bằng ta sống cho hết đời ở thung lũng thần tiên này có hơn không ?Vô Kỵ đào một cái hốc ở vách núi sâu đôi ba thước, rồi lấy miếng vải dầu bao Cửu Dương Chân Kinh cùng cả cuốn Y Kinh của Y tiên Hồ Thanh Ngưu và cuốn Ðộc Kinh của Vương Nạn Cô lại, dấu vào trong rồi lấp lại. Làm xong chàng còn dùng ngón tay viết lên trên vách đá mấy chữ thật lớn: "Nơi chôn kinh của Trương Vô Kỵ"Trong lúc chàng luyện tập thần công chỉ chăm chú vào mấy cuốn kinh thư không cảm thấy buồn tẻ chút nào, bây giờ chàng đã luyện thành môn Cửu Dương Thần Công đó rồi, không có việc gì làm nữa nên cảm thấy buồn chán vô cùng liền nghĩ thầm:- Lúc này bác Trường Linh có tới hãm hại ta, ta cũng không sợ gì hết chi bằng ta sang bên đó nói chuyện với y cho đỡ buồn có hơn không? Nghĩ đoạn chàng liền khom người chui vào trong hang núi. Lúc chàng vào thung lũng chàng mới có mười lăm tuổi, thân hình còn bé nhỏ. Bây giờ đến khi đi ra thì chàng đã là một thanh niên mười chín tuổi rồi. Thân hình chàng còn vạm vỡ cao lớn hơn người thường nữa nên không sao chui lọt cái hang động đó được nữa. Chàng vội nín hơi vận Xúc Cốt Công lên (Thần công rút cho khớp thu nhỏ lại). Chỉ trong thoáng cái người của chàng còn thu nhỏ hơn cả khi xưa nên chàng chui qua cái hang đó một cách rất dễ dàng. Lúc ấy Trường Linh đang ngồi tựa bên vách đá ngủ gật. Y đang mơ thấy trong nhà có thết tiệc, kẻ hầu người hạ tấp nập, thân bằng cố hữu xu nịnh khiến y cảm thấy oai phong sung sướng vô cùng. Y đột nhiên cảm thấy đầu vai có người vỗ mấy cái. Y giật mình thức tỉnh vội mở mắt ra nhìn liền thấy một cái bóng đen vừa cao vừa gầy đang đứng trước mặt. Y đứng dậy, vẫn còn chưa hoàn hồn lớn tiếng hỏi:- Ngươi... Ngươi là...Vô Kỵ mỉm cười đáp:- Bác Trường Linh! Bác không nhận ra được tôi hay sao? Tôi là Trương Vô Kỵ đây mà.Trường Linh vừa kinh hãi vừa mừng rỡ vừa nổi giận. Y hậm hực nhìn Vô Kỵ hồi lâu rồi mới lên tiếng hỏi:- Sao? Chú em đã cao lớn như thế này rồi à? Hừ! Sao bấy nhiêu lâu chú không sang đây nói chuyện với tôi? Tôi đã van lơn chú mãi mà chú vẫn cứ bỏ mặc tôi một mình ở ngoài này?Vô Kỵ mỉm cười nói:- Tôi sợ vào đây lại bị bác đánh đập!Trường Linh bỗng nhiên giơ tay phải ra giở môn cẩm nã thủ túm chặt đầu vai Vô Kỵ quát hỏi:- Thế sao hôm nay chú không sợ ...Y đột nhiên cảm thấy bàn tay nóng hổi, cánh tay rung động rất mạnh. Y vôi buông tay ra thây ngực vẫn còn đau ngầm. Y sợ hãi vội lui về phía sau ba bước ngẩn người ra nhìn Vô Kỵ rồi hỏi tiếp:- Chú... Chú...Ðây là môn võ công gì thế?Sau khi luyện thành công Cửu Dương Thần Công ngày hôm nay lần đầu tiên Vô Kỵ mới sử dụng tới. Chàng thấy oai lực của nó tuyệt luân. Trường Linh là một cao thủ hạng nhất trong võ lâm mà bị thần công của chàng chấn động nhẹ một cái mà đã phải buông ra. May mà chàng mới sử dụng có một thành công lực thôi, nếu chàng sử dụng toàn lực chắc chắn tay của đối thủ phải bị chấn động gãy luôn. Chàng thấy Trường Linh có vẻ sợ hãi trong lòng khoái chí vô cùng vừa cười vừa hỏi tiếp:- Thế nào? Môn võ công của tôi có khá không?Trường Linh lại hỏi:- Môn võ công đó tên là gì vậy?Vô Kỵ đáp:- Tôi cũng không được biết, có lẽ là môn Cửu Dương Thần Công cũng nên.Trường Linh giật mình kinh hãi vội hỏi tiếp:- Sao chú lại luyện tới mức thành công môn đó được Vô Kỵ không giấu giếm liền kể chuyện mình chữa bệnh cho con vượn trắng như thế nào, thấy trong bụng nó có mấy cuốn kinh rồi theo mấy cuốn kinh đó luyện tập như thế nào kể hết lại cho Trường Linh nghe. Trường Linh nghe Vô Kỵ kể như vậy vừa tức giận vừa đố kỵ, trong lòng nghĩ thầm:- Ta chịu khổ sở ở trên ngọn núi cao chót vót này bốn năm trời mà thằng nhỏ thì lại luyện được thành công môn thần công kỳ ảo nhất thiên hạ
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 40
Thôn nữ áo vải
Do chỉ biết oán trách Vô Kỵ, y không nghĩ tới tự y nghĩ hết kế này, mưu nọ để hãm hại Vô Kỵ nên mới có kết cục ngày nay như vậy. Mà y chỉ thấy đối phương quá may mắn còn mình thì quá sui xẻo tuy vậy y vẫn cố nén lửa giận xuống làm ra vẻ tươi cười hỏi tiếp:- Vậy cuốn Cửu Dương Chân Kinh đâu? Cho tôi xem chốc lát có được không?Vô Kỵ liền nghĩ thầm: - Cho ngươi xem cũng không sao, chẳng lẽ trong chốc lát mà ngươi lại nhớ được hết ngay hay sao?Nghĩ đoạn chàng liền đáp:- Tôi đã chôn ở trong thung lung kia rồi, để ngày mai tôi sẽ mang sang đây cho bác xem.Trường Linh lại hỏi:- Sao chú chóng lớn thế? Mà người chú to lớn như vậy thì làm sao mà chui được vào cái hang nhỏ kia?- Cái hang đó cũng không nhỏ hẹp cho lắm. Quý hồ cứ rụt người lại dùng sức chém mạnh một cái thì sẽ qua được ngay.- Chú bảo tôi có thể chui qua được không?- Ðược, ngày mai chúng ta thử xem. Bên trong đó rộng lớn và có nhiều cảnh đẹp lắm, chứ quanh năm ngày tháng ở trên cái bình đài nho nhỏ này chịu sao nổi.Nói tới đó chàng nghĩ thầm: - Chắc Trường Linh không thể nào chui lọt được đâu nhưng ta vận công nắn bóp xương vai, ngực và hông cho y may ra có thể giúp y chui qua được .Trường Linh thấy Vô Kỵ đang nghĩ ngợi vừa cười vừa nói tiếp:- Chú em tử tế thật, không nhớ những mối thù cũ. Trước kia có những điều gì không phải xin chú lượng thứ cho!Nói xong, y vội chắp tay vái chào. Vô Kỵ trả lễ xong liền đáp:- Bác Trường Linh! Hà tất bác phải đa lễ như thế làm gì? Ngày mai chúng ta nghĩ cách ra khỏi nơi đây.Trường Linh cả mừng vội hỏi:- Chú bảo có thể rời khỏi nơi đây?- Những con khỉ còn có thể ra vào thung lũng được thì tại sao chúng ta lại không qua được?- Sao chú không ra ngay từ những ngày trước mà lại phải chờ đến bây giờ mới ra?- Trước kia tôi không muốn đi ra là vì tôi không muốn bị người ta hà hiếp. Nhưng bây giờ tôi không sợ nữa, muốn ra thăm Thái sư phụ cùng sư thúc, sư bá tôi nữa.Trường Linh ha hả cười vỗ tay tán thành:- Hay lắm! Hay lắm!Rồi y lui lại hai bước, đột nhiên thấy thân hình y lảo đảo kêu "ối chà" một tiếng. Vô Kỵ thấy y một chân dẫm hụt về phía sau, người té xuống vực thẳm. Vô Kỵ kinh hãi vô cùng vội nhoài người ra ngoài sườn núi cúi đầu xuống gọi:- Bác Trường Linh, bác có việc gì không?Chàng liền nghe thấy bên dưới có tiếng kêu rên rất nhỏ vọng lên. Chàng mừng rỡ vô cùng nghĩ thầm:- Cũng may, y không té xuống vực, nhưng lúc này chắc thế nào y cũng bị thương nặng .Nghe thấy tiếng rên rỉ của Trường Linh chàng đoán Trường Linh bị té cách sườn núi chừng mấy trượng thôi. Chàng liền định thần nhìn kỹ thì thấy bên dưới có một cây thông lớn mọc nhô ra lưng chừng núi. Trường Linh đang nằm vắt ngang trên cành cây, không hề cử động chút nào. Vô Kỵ nhận xét tình thế, chàng biết mình với công lực bây giờ có thê nhảy xuống bên dưới ẳm Trường Linh rồi lại nhảy lên bình đài được nên chàng nhịn hơi, nhằm một cành cây bên dưới rồi tung mình nhẹ nhàng nhảy xuống.Ngờ đâu lúc chân chàng sắp đụng tới cành cây, chỉ còn cách độ nửa thước nữa là đến nới thì đột nhiên thấy cành cây đó gãy rời rơi xuống vực liền. Thế là chàng không còn có chỗ nào để hạ chân nữa. Dù chàng có luyện được Cửu Dương Thần Công tuyệt đỉnh rồi nhưng chàng cũng vẫn là người đâu phải là chim chóc đâu mà lúc đang rơi có thể bay lên được. Sự việc xảy ra nhanh như điện chớp, chàng hiểu ngay gian kế của Trường Linh. Chàng nghĩ thầm:- Thì ra y dùng gian kế để hại ta. Y đã bẻ gãy cành cây đó cầm trên tay chờ lúc ta nhảy xuống liền buông tay cho cành cây rơi xuống .Lúc này tuy đã biết rõ gian kế của Trường Linh nhưng đã quá muộn rồi vì người chàng đang lao vun vút xuống vực thẳm.Trường Linh ở trên bình đài nhỏ này suốt bốn năm ròng nên một ngọn cỏ, một hòn đá y đều biết rõ hết.Trong lúc đêm tối y liền giả tảng bị té ngã bị thương xuống vực. Y đoán chắc Vô Kỵ thế nào cũng nhảy xuống cứu y. Quả nhiên y đã thi hành được gian kế đó. Vô Kỵ đã bị mắc lỡm ngã xuống vực thẳm muôn trượng. Y ha hả cười, leo theo sợi dây mây dài ở cạnh cây thông lên trên bình đài. Vừa leo y vừa nghĩ thầm:- Lần đầu tiên ta không thể chui lọt được cái hang ấy chắc vì ta nóng lòng sốt ruột chui qua mà bị gãy xương sườn. Lúc này thằng nhỏ còn to lớn hơn ta nhiều, nó có thể chui qua được thì tất nhiên ta cũng có thể chui qua được. Ta lấy được cuốn Cửu Dương Chân Kinh rồi sẽ tìm đường về nhà. Sau này ta luyện thành công môn Cửu Dương Thần Công đó sẽ là thiên hạ vô địch. Như vậy cũng không phí công ta bị giam lỏng nơi này mấy năm trời. Thực khoái quá, hà hà...Y càng nghĩ càng khoái chí liền chui ngay vào trong hang, bò được một quãng đã tới chỗ bốn năm trước y bị đè gãy xương sườn. Y liền nghĩ thầm:- Người thằng nhỏ to lớn hơn ta, nó chui lọt tất nhiên ta chui lọt chứ !Y nghĩ như vậy rất phải trừ một điều y không nghĩ tới là Vô Kỵ đã luyện thành công phương pháp Xúc Cốt Công trong Cửu Dương Thần Công rồi còn y thì chưa.Trường Linh bình tâm tĩnh trươnø từ từ chui vào trong động. Y từng tấc một tiến vào phía trong. Quả nhiên lần này y đã tiến bộ hơn bốn năm trước nhiều. Y đã len vào hơn được một trượng nhưng chỉ tới mức đó chứ không thể nào tiến lên thêm được một li nào nữa. Trường Linh tự biết nếu cố gượng len vào thì cũng sẽ bị gãy xương sườn như bốn năm trước nhưng y vẫn định thần và cố hết sức ép người lại chui thêm. Quả nhiên y lại bò thêm được ba thước nữa nhưng lúc này y đã thấy nghẹt thở, tim đập mạnh như trống đánh, sắp sửa chết giấc đến nơi. Y biết có vào nữa thì chỉ có ngạt thở mà chết thôi nên phải lui ra trước rồi tính toán sau. Ngờ đâu lúc vào thì dùng sức đầu ngón chân đẩy có thể đưa người vào được, bây giờ lui ra thì hai tay không thể nào lấy sức như chân mà đẩy ngược lại được. Thế là y đành thúc thủ nằm yên tại chỗ chịu chết nghĩ thầm:- Thân hình của Vô Kỵ cao lớn hơn ta nhiều, y đã chui qua được sao ta lại không chui được? Tại sao ta lại chịu bó tay nằm nơi đây ?Có ngờ đâu trên đời có nhiều chuyện khiến người ta không thể tưởng tượng được. Cũng vì thế mà một tay cao thủ võ lâm, văn võ toàn tài bị kẹt chặt trong hang đá, tiến không được mà thoái cũng không xong.Lại nói về Vô Kỵ mắc phải gian kế của Trường Linh, người bị rơi thẳng xuống vực. Trong lúc chàng đang bị rơi trong lòng cứ tự hận nghĩ thầm:- Vô Kỵ ơi! Vô Kỵ ơi! Mi thật là đồ vô dụng quá. Mi đã biết rõ Trường Linh là một kẻ gian trá vô cùng, tại sao ngươi lại còn mắc hỡm y? Ðáng chết lắm! Ðáng chết lắm!Tuy chàng vẫn tự mắng chửi thầm nhưng chàng vẫn cố nghĩ cách để cứu mình. Chàng cảm thấy chân khí trong người vẫn lu thông như thường liền vận khí tung mình nhảy lên để khỏi rơi nhanh như vậy thì lúc tới mặt đất sẽ tan xương nát thịt. Nhưng người đang lơ lửng ở trên không, không có chỗ để mượn sức thì làm sao mà nhảy trở lên được. Chàng chỉ nghe tiếng gió thổi qua tai kêu vù vù và hai mắt lòa đi vì ánh sáng do tuyết phản chiếu tới.Vô Kỵ biết lúc này sự sống chết của mình như chỉ mảnh treo chuông. Chàng bỗng thấy chỗ cách xa hơn trượng có một đống tuyết lớn. Chẳng cần biết dưới đống tuyết đó là vật gì chàng liền lộn một vòng đâm thẳng về đống tuyết đó, cố tung mình nhảy lên một cái.Nhưng chàng từ trên cao muôn trượng rớt xuống, sức mạnh biết bao nếu là người thường thì đã nát bấy thành đống thịt vụn trên đống tuyết đó rồi.Nhưng Vô Kỵ nhờ có oai lực của Cửu Dương Thần Công nên chàng chỉ nghe mấy tiếng "cách" và hai dùi thì đau nhức vô cùng. Thì ra xương dùi của chàng đã bị gãy hết.Tuy chàng bị thương nặng nhưng thần chí vẫn tỉnh táo. Chàng thấy những thanh củi bay tứ tung cùng với tuyết. Hóa ra dưới đống tuyết chàng rơi xuống là củi và cỏ khô của người nông dân nào đó tích trữ cho mùa đông. Chàng nghĩ thầm:- Nguy hiểm thật! Nếu dưới đống tuyết này không phải là củi và cỏ khổ mà là một tảng đá thì có phải ta đã ô hô ai tai rồi không!Chàng dùng tay từ từ bò ra khỏi đống củi và lăn xuống dưới đất rồi chàng xem xét lại hai chân. Thở nhẹ một cái chàng bắt đầu nối lại những chỗ gãy và nghĩ thầm:- Ít nhất ta cũng phải nằm yên nơi đây một tháng hai chân mới có thể lành lại và đi lại được.Như vậy cũng không sao, dù hai chân chưa kịp khỏi không đi lại được chăng nữa, hai tay của ta vẫn còn lành lặn chả đến nỗi bị ngồi yên một chỗ mà chết đói đâu. Ðống củi này tất nhiên là củi nhà nông tích trữ như vậy gần đây thế nào cũng có người ở .Chàng định kêu la cầu cứu nhưng chợt nghĩ:- Trên thế gian này người ác nhiều quá. Một mình ta nằm ở nơi đây trên đống tuyết này dừơng thương còn hơn là cầu cứu nhầm phải người ác còn nguy hại hơn .Vì vậy chàng cứ nằm yên trên mặt tuyết đợi cho những chỗ xương gãy từ từ liền lại chứ không lên tiếng kêu cứu. Chàng ngủ liền ba hôm thấy bụng đã đói ran nhưng chàng biết lúc mới tiếp xương không nên cử động làm ảnh hưởng đến chỗ nối. Chỉ một sơ xuất nhỏ có thể là lệch xương khiến suốt đời tàn tật liền. Cho nên chàng chỉ ăn tạm vài nắm tuyết cho đỡ đói. Trong ba ngày đó chàng ngẫm nghĩ :- Từ nay trở đi ta phải cẩn thận lắm mới được bằng không ta sẽ bị mắc hỡm phải kẻ khác ngay. Phải biết rằng sau này ta chưa chắc đã được gặp may như từ trước đến nay, gặp toàn những chuyện thật nguy nan nhưng đều thoát chết như vậy .Ðêm hôm thứ tư chàng đang nằm yên sử dụng thần công cảm thấy trong người nhẹ nhàng dễ chịu, vết thương ở dùi chàng tuy nặng thật nhưng thần công của chàng lại luyện cao thêm được mấy thành. Trong lúc bốn bề im lặng như tờ chàng bỗng nghe thấy đằng xa có tiếng chó sủa vọng tới. Tiếng chó càng ngày càng gần. Hình như là có mấy con chó săn đó đang đuổi theo thú dữ vậy. Vô Kỵ giật mình kinh hãi nghĩ thầm:- Chẳng lẽ lại là mấy con chó săn của chị Chu Cửu Chân nuôi chăng? Chó của chị ta đã bị Trường Linh đánh chết hết cả rồi nhưng có lẽ trong bốn năm qua biết đâu chị ta lại chẳng nuôi được lứa khác rồi .Chàng ngửng đầu lên nhìn về phía tiếng chó sủa thì thấy có một người đang chạy tới, đằng sau có ba con chó rất to đuổi theo, vừa sủa vừa cắn. Người đó có vẻ mệt mỏi vô cùng nên hai chân loạng choạng, chạy được vài bước lại ngã một cái nhưng người đó sợ mấy con chó dữ kia lại gượng đứng dậy chạy tiếp. Vô Kỵ nghĩ tới mấy năm trước mình cũng bị lũ chó bao vây tấn công, lửa giận bốc lên ngùn ngụt. Chàng định ra tay cứu người kia nhưng khổ nỗi hai chân chàng bị gãy không sao đi lại được. Ðột nhiên chàng nghe thấy người kia rú lên một tiếng rất thảm khốc rồi ngã lăn ra đất tức thì. ba con ác khuyển liền nhảy lên lưng người đó cắn xé luôn. Vô Kỵ cả giận quát gọi:- Ác cẩu, có giỏi lại đây!Ba con chó hình như nghe hiểu tiếng người, chúng tức thì quay đầu lại nhảy xổ tới nhanh như bay. Chúng đánh hơi thấy Vô Kỵ không phải là người quen thuộc liền sủa lên mấy tiếng rồi xông vào định cắn. Vô Kỵ muốn thử xem môn thần công của mình mới luyện được có oai lực ra sao liền chìa tay ra búng vào mũi mỗi con ác khuyển một cái. Ba con chó lần lượt chết liền. Vô Kỵ không ngờ mình chỉ ra tay rất nhẹ như vậy mà đã giết chết ba con chó liền. Chàng thấy oai lực của Cửu Dương Thần Công như thế cũng phải kinh hãi thầm. Chàng lại nghe thấy tiếng người nọ rên rỉ . Tiếng kêu của anh ta rất yếu ớt, chàng liền lên tiếng hỏi:- Vị đại huynh kia, bị chó cắn ra sao? Có bị nhiều vết thương không?Người nọ đáp:- Tôi... tôi...có lẽ chết mất... tôi...- Hai đùi của tôi đã gãy mất không làm sao đi lại được. Mời huynh hãy cố bò lại đây để tôi xem xét vết thương cho!- Vâng.. vâng...Người nọ vừa trả lời vừa thổ ra máu cố gượng bò về phía Vô Kỵ. Nhưng y chỉ có thể bò tới cách chỗ Vô Kỵ nằm chừng hơn trượng kêu "ối chà" một tiếng rồi gục xuống đất không sao cựa quật được nữa. Hai người cách nhau hơn trượng, một người không thể bò tiếp được nữa còn một người không thê lết lại được. Vô Kỵ lại hỏi:- Ðại ca bị thương ở đâu thế?- Tôi...ngực...bụng... đều bị chó cắn...ruột đã lòi ra ...Vô Kỵ nghe nói giật mình kinh hãi. Chàng biết ruột đã lòi ra thì khó mà sống được lắm nên chàng lại hỏi tiếp:- Tại sao lũ chó ấy lại đuổi theo cắn huynh như vậy?- Tôi...nửa đêm đi đuổi theo heo rừng...có một tiểu thư với một công tử đang ngồi dưới một gốc cây trò chuyện...Tôi thấy không thấy rõ mới chạy tới gần xem...Tôi...ối chà!Y kêu lớn một tiếng rồi nằm yên lặng ngay. Người nọ chưa dứt lời Vô Kỵ đã đoán được thế nào hai người đó cũng là Cửu Chân và Vệ Bích đêm khuya rủ nhau ra nơi đó hò hẹn chứ không sai. Sau vì người quê mùa này không may bắt gặp Cửu Chân mới thả chó cắn chết y.Chợt có tiếng vó ngựa ngày một gần rồi chàng thấy có hai người cỡi ngựa tiến đến nơi. Từ khi luyện Cửu Dương Thần Công tới giờ mắt chàng sắc bén hơn lúc trước rất nhiều. Tuy ở trong đêm tối chàng vẫn trông thấy rõ hai người cưỡi ngựa đó một nam một nữ. Thiếu nữ nọ đột nhiên thất thanh la lớn:- Ủa tại sao cả ba Bình Tây tướng quân của em đều chết hết thế này?Người lên tiếng đó chính là Chu Cửu Chân và ba con chó bị Vô Kỵ giết chết là của nàng.Người đi cạnh nàng chính là Vệ Bích. Y vôi xuống ngựa kinh ngạc nói:- Lạ thật, có hai người chết tại đây nữa!Vô Kỵ nghe thấy Vệ Bích nói như vậy liền nghĩ :- Nếu bây giờ chúng lại hãm hại ta thì phen này ta nhất định không tha cho chúng đâu . Cửu Chân thấy người nhà quê bụng bị chó cắn rách, lòi cả ruột ra chết rất thảm khốc còn Vô Kỵ thì quần áo rách rới khôn tả, mặt mũi đầy râu mọc xồm xoàm đang nằm yên dưới đất không thấy cử động, chắc cũng bị chó cắn chết. Nàng còn muốn tiếp tục chuyện trò với Vệ Bích nên không muốn ở lại đó lâu. Nàng vội nói:- Biểu ca, chúng ta đi thôi! Hai tên chân lấm tay bùn này láo thực! Lúc sắp chết còn cố gắng đánh chết ba vị tướng quân của em.Nói xong, nàng quay đầu ngựa về phía tây di liền. Tuy Vệ Bích thấy ba con chó đều chết một cách kỳ lạ trong lòng đang thắc mắc nhưng thấy Cửu Chân đã phóng ngựa đi xa. Y không kịp xem xét kỹ nữa cũng vội vàng nhảy lên mình ngựa phóng theo luôn.Vô Kỵ nghe tiếng cười nói của Cửu Chân ở đằng xa vọng tới trong lòng càng tức giận thêm.Chàng cũng lấy làm lạ, bốn năm trước đây lúc mới gặp Cửu Chân chàng coi nàng như một nàng tiên. Lúc bấy giờ nàng chỉ giơ một ngón tay lên chỉ, dù nàng có bảo Vô Kỵ nhảy vào núi lửa hay vào vạc dầu sôi chàng cũng làm ngay không do dự chút nào. Nhưng tối hôm nay gặp lại, không hiểu sao sức hấp dẫn của Cửu Chân như biến mất rồi. Chàng cứ tưởng là nhờ đã luyện thành Cửu Dương Thần Công mà nên. Nhưng chàng đâu có biết mối tình đầu bao giờ cũng vậy, tới rất nhanh mà đi cũng vậy. Sau này khi đầu óc tỉnh táo mỗi khi nghĩ tới những chuyện si mê của mình trước đây Vô Kỵ lại tự cười thầm.Sáng sớm hôm sau, trên trời đã thấy một con chim ưng lượn di lượn lại định ăn có xác người và mấy con chó chết ở trên mặt đất. Nhưng có lẽ nó không ăn xác chết cũng nên vì nó không lao xuống mổ xác người nông phu và mấy con chó mà lại bay xà xuống mổ Vô Kỵ.Chàng ta giơ tay ra đã bắt ngay được cổ con ác điểu, chỉ khẽ bóp một cái, con chim ưng đã chết liền.Chàng vừa mừng vừa lẩm bẩm nói:- Thật là trời tặng cho ta bữa ăn sáng này.Chàng vội nhổ lông chim ưng và xé đùi nó ra ăn ngấu nghiến.Tuy thịt con chim còn sống, nhưng chàng đã nhịn đói ba ngày nên thấy ngon vô cùng.Chàng chưa ăn hết con thứ nhất thì con thứ hai đã bay tới, một mặt chàng bắt chim ăn cho đỡ đói, một mặt nằm yên trên tuyết để dưỡng thương, đợi chờ xương gãy liền lại.Mấy ngày liền trên cánh đồng hoang đó không có người nào đi qua cả, bên cạnh có ba cái xác chó chết và một cái xác người, may lúc đó đang mùa đông giá lạnh nên mấy cái xác đó không hui thúi và chàng là người đã từng quen sống cô độc nên cũng không thấy buồn tẻ và đau khổ gì.Chiều một ngày nọ, chàng đang luyện công bỗng thấy hai con chim ưng bay lượn trên không một hồi lâu mà không dám bay xà xuống.Mải nhìn con chim ưng ở trên không lượn đi lượn lại, thấy những điệu bay bổng của nó rất đẹp, Vô Kỵ đang ngẩn người ra nhìn, bỗng nghe từ đằng xa có tiếng chân người đi tới, tiếng chân đi rất nhẹ, hình như tiếng chân phụ nữ vậy. Chàng quay đầu lại nhìn, quả nhiên thấy có một thiếu nữ, tay đang xách một cái giỏ đi tới.Nàng nọ trông thấy xác người và xác chó nằm ngổn ngang trên mặt đất liền kêu "ủa" một tiếng rồi ngừng bước lại, ngẩn ra nhìn. Vô Kỵ định thần ngắm kỹ, thấy thiếu nữ nọ tuổi chạc độ mười bẩy mười tám, ăn mặc quần áo vải, hiển nhiên là một thiếu nữ nghèo nàn ở trong làng.Tóc vàng và bù rối, da mặt ngăm ngăm đen, trán và gò má gồ cao, mồm méo, mũi xếch trông thật xấu xi vô cùng.Nhưng đôi mắt nàng rất đẹp và thân hình lại đẹp khôn tả.Nàng thôn nữ đó tiến gần một bước, thấy Vô Kỵ trợn mắt nhìn mình, liền giật mình kinh hãi và hỏi:- Người...người chưa chết hay sao?Vô Kỵ đáp:- Tôi chưa chết.Người hỏi đã vô lý mà người trả lời cũng rất lý thú.Cả hai người nghĩ lại đều không sao nhịn được cười rồi đồng thanh cười xoà.Thiếu nữ nọ cười xong mới lên tiếng hỏi tiếp:- Thế anh nằm ở đây làm chi? Có đói không?- Tất nhiên là đói lắm chứ nhưng tôi không đi được đành phải nằm đây phó thác số mạng cho trời.Thiếu nữ xấu xí liền nhếch mép cười rồi nàng lấy trong giỏ ra ba cái bánh bao đưa cho Vô Kỵ. Vô Kỵ liền nói:- Cám ơn cô nương!Chàng vừa nói vừa đỡ lấy mấy cái bánh đó nhưng không ăn ngay. Thiếu nữ đó lại hỏi tiếp:- Anh sợ bánh của tôi có thuốc độc hay sao mà không dám ăn như thế?Vô Kỵ đã bốn năm không nói chuyện với ai cả, thỉnh thoảng chỉ nói với Trường Linh ở trong hang núi vài câu nhưng chàng không thấy có thú vị gì hết. Bây giờ chàng thấy thiếu nữ mặt mũi tuy xấu xí nhưng lời lẽ ăn nói rất phong phú trong lòng mừng rỡ vô cùng liền đáp:- Cô nương cho bánh này tôi quý lắm nên không nỡ ăn!Lời nói của chàng hơi có vẻ đùa giỡn. Xưa nay chàng là một người rất thành thật, trung hậu, không bao giờ biết lẻo mép như thế cả. Nhưng không biết tại sao trước mặt một thiếu nữ xấu xí như thế này chàng lại cảm thấy trong lòng nhẹ nhõm và bỗng nhiên lại thốt ra những lời đùa cợt như trên.Thiếu nữ nọ nghe chàng nói như vậy hai mắt bỗng lộ vẻ tức giận, bằng giọng mũi "hừ" một tiếng. Vô Kỵ hối hận vô cùng vội cầm bánh lên ăn vì hoảng sợ chàng ăn ngấu nghiến nên bị tắc nghẹn ở trong họng, sặc sụa một hồi. Thiếu nữ nọ thấy vậy đang nổi giận bỗng bật cười rồi nói:- Cám ơn trời đất! Ngươi tên bát quái xấu xí kia chắc cũng không phải là người tử tế gì cho nên ông trời mới phạt ngươi như vậy! Tại sao người khác không bị té gãy dùi mà ngươi lại bị té ngã như vậy?Vô Kỵ thấy nàng cười, hai mắt lộ vẻ rất giảo hoạt tinh quái, trong lòng kinh hãi nghĩ thầm:- Sao đôi mắt của nàng lại giống mắt của mẹ ta thế? Lúc mẹ ta sắp tắt thở lừa dối lão hòa thượng Thiếu Lâm Tự đôi mắt của người cũng giống hệt như thế này .Nghĩ tới đây chàng bỗng ứa nước mắt ra. Thiếu nữ nọ hiểu lầm vội nói:- Tôi không cướp bánh lại của anh nữa đâu, anh đừng khóc! Không ngờ anh lại là một tên ngu ngốc vô dụng đến thế!Vô Kỵ đáp:- Có phải tôi sợ cô nương cướp lại bánh mà tôi khóc đâu. Ai thèm mấy chiếc bánh này. Tôi đang nghĩ tới việc riêng của tôi đấy chứ.Thiếu nữ nọ đã bỏ đi được mấy bước rồi bỗng nghe chàng nói như vậy vội quay người lại hỏi:- Tâm sự gì thế! Không ngờ anh ngô nghê ngốc nghếch như thế này mà cũng có tâm sự gì nữa !Vô Kỵ thở dài một tiếng rồi đáp:- Tôi nghĩ đến mẹ tôi. Mẹ tôi đã khuất núi rồi!Thiếu nữ nọ phì cười hỏi tiếp:- Mẹ anh vẫn hay cho anh ăn bánh luôn phải không?Vô Kỵ đáp:- Tất nhiên mẹ tôi vẫn cho tôi bánh luôn nhưng vừa rồi sở dĩ tôi nhớ đến mẹ tôi là vì lúc cô cười trông giống mẹ tôi lắm!Thiếu nữ nọ nổi giận hỏi tiếp:- Chết đến nơi mà còn lẻo mép như thế phải không? Tôi già lắm phải không? Già như mẹ anh có phải không?Nói xong, nàng cúi xuống nhặt một que củi đánh Vô Kỵ mấy cái. Lúc này chàng muốn cướp que củi của nàng dễ như trở bàn tay nhưng chàng cứ để nguyên cho nàng đánh mồm vẫn ung dung nói:- Lúc mẹ tôi qua đời, mặt xinh đẹp lắm!Thiếu nữ nọ vênh mặt hỏi tiếp:- Anh cười tôi xấu xí lắm phải không? Như vậy tức là anh không muốn sống nữa, để tôi lôi cái dùi anh cho anh biết thân!Nói xong, nàng cúi xuống định kéo dùi Vô Kỵ. Thấy vậy Vô Kỵ kinh hãi vô cùng đến biến sắc mặt vì lúc ấy xương dùi của chàng mới bắt đầu liền, sợ nàng ta kéo một cái thì công tiếp xương của mình đều tiêu tan hết. Cho nên chàng nhặt vội một nắm tuyết vo lại chờ, nếu thiếu nữ mà đụng vào dùi mình thì chàng ném luôn vào nhân trung nàng cho nàng chết giấc luôn tại chỗ. Cũng may thiếu nữ nọ chỉ có y định dọa nạt Vô Kỵ thôi, thấy chàng biến sắc mặt như vậy liền cất tiếng hỏi ngay:- Xem anh chàng hoảng sợ đến thế kia kìa! Ai bảo anh nói bông tôi?Vô Kỵ đáp:- Nếu tôi định tâm nói bông cô nương thì cái dùi của tôi khỏi rồi sẽ bị té ngã luôn ba lần nữa và suốt đời không bao giờ lành lặn lại được!Thiếu nữ nọ thấy chàng thề độc như vậy cười khúc khích rồi hỏi tiếp:- Mẹ anh là một mỹ nhân, tại sao anh lại lấy ba ta mà ví với tôi? Chẳng lẽ anh thấy tôi cũng đẹp hay sao?Vô Kỵ ngẩn người ra trong giây lát rồi đáp:- Tôi cũng không hiểu tại sao? Chỉ nhận thấy cô có vẻ rất giống mẹ tôi thôi. Tuy cô không đẹp bằng mẹ tôi nhưng tôi thích nhìn mặt cô lắm.Thấy hình dáng và điệu bộ của nàng ta trông giống như mẹ mình nên Vô Kỵ ngẩn người ra nhìn một cách ngây ngất. Thiếu nữ quay đầu lại thấy mặt chàng ngớ ngẩn như vậy vội hỏi:- Tại sao anh lại thích ngắm nhìn tôi? Anh phải kể cho tôi nghe đi!Ngơ ngác giây lát Vô Kỵ lắc đầu đáp:- Tôi không thể nói ra được! Tôi chỉ cảm thấy trông cô rất giống mẹ tôi, trông thấy cô là trong lòng tôi khoan khoái và dường như được an ủi vô cùng, chỉ mong cô đừng có lừa dối khinh miệt và hãm hại tôi thôi!- Hà! Hà! Thế thì anh nhầm to rồi! Tôi là người thích hãm hại người khác.Nói tới đây nàng đột nhiên gõ luôn hai que củi vào dùi gãy của Vô Kỵ. hành động của nàng quá đột ngột và thanh củi nàng gõ đúng vào chỗ xương gãy làm cho Vô Kỵ thất kinh la lớn:- Ối chà!Chàng thấy thiếu nữ cười khúc khích quay đầu lại làm mặt xấu trêu mình. Rồi nàng đi xa dần mà chân chàng thì đau nhức không chịu nổi.Vô Kỵ đang nằm mơ chợt tỉnh giấc nghĩ tới một việc mà xưa nay chàng chưa hề nghĩ tới bao giờ:- Không hiểu tại sao mẹ ta lại cứ thích làm cho người khác đau khổ như thế? Mắt của nghĩa phụ chính mẹ ta đã làm mù. Dư tam sư bá bị tàn phế cũng chính do mẹ ta mà nên. Cả nhà Long Môn Tiêu Cục ở phủ Lâm An cũng bị mẹ ta tàn sát giết sạch. Không hiểu mẹ ta là người tốt hay người xấu? Nghĩ tới đó chàng lại nhìn lên trời ngắm trăng sao một hồi lâu rồi thở dài một tiếng lẩm bẩm:- Bất cứ mẹ ta là người xấu hay tốt cũng vậy, bà vẫn là mẹ của ta!Rồi chàng lại nghĩ tiếp:- Nếu mẹ ta còn sống trên cõi đời này thì ta thương yêu mẹ ta biết bao!Chàng nghĩ tới thôn nữ kia không hiểu tại sao nàng bỗng dưng đánh vào hai đùi gãy của mình như thế nên chàng lại nghĩ ngợi triền miên. Vô Kỵ cứ nghĩ vơ vẫn như vậy và nằm trên mặt tuyết hai ngày nữa cũng không thấy thiếu nữ kia quay trở lại nữa. Chàng đoán chắc nàng ta không bao giờ trở lại nữa.Ngờ đâu chiều ngày thứ ba thôn nữ kia tay cầm cái rổ ở phía sau núi đi tới hỏi:- Trư Bát Giới xấu xí ới, đã chết đói chưa?- Mới chết đói nửa người thôi còn nửa kia chưa chết!Thiếu nữ nọ thấy chàng trả lời như vậy cười khúc khích ngồi xuống cạnh chàng. Ðột nhiên nàng giơ chân đá bộp vào chân đau của chàng một cái và hỏi:- Nửa này chết hay còn sống?Vô Kỵ lớn tiếng kêu la:- Ối chà! Cô nương này vô lương tâm thực!Thiếu nữ lại hỏi:- Sao anh bảo tôi vô lương tâm? Anh đối với tôi đã tử tế gì chưa?Vô Kỵ ngẩn người ta giây lát rồi nói:- Hôm trước cô nương đánh tôi đau như vậy mà tôi không giận cô. Hai ngày hôm nay tôi còn nhớ cô nữa là khác!Thiếu nữ mặt đỏ bừng đang định nổi giận nhưng cũng cố nén nói:- Ai khiến anh, Trư Bát Giới xấu xí nhớ nhung tôi làm chi? Những cái gì mà anh nghĩ tới chắc không hay ho gì cả? Chắc trong bụng anh đang chửi tôi vừa xấu vừa độc ác chứ gì?Vô Kỵ đáp:- Cô không xấu nhưng không hiểu tại sao cô cứ muốn làm cho người khác đau đớn mới thích thú như thế?Thiếu nữ nọ cười khúc khích trả lời:- Người khác không đau khổ thì làm sao tỏ được niềm thích thú của tôi?Nàng thấy Vô Kỵ có vẻ không vui nên nàng không nói tiếp nữa. Sau nàng lại thấy tay chàng đang cầm chiếc bánh ăn dở, nàng thấy cách ba ngày rồi mà chàng ta vẫn chưa ăn hết chỗ bánh đó liền hỏi:- Miếng bánh này để mãi đến giờ mà chưa ăn hết! Có phải vì bánh không ngon đấy không?- Không phải thế! Vì tôi thấy bánh này là của cô nương nên không nỡ ăn đấy thôi!Thiếu nữ biết chàng nói thật bỗng cảm thấy bẽn lẽn nói tiếp:- Tôi đã đem bánh mới đến đây cho anh ăn.Nói xong, nàng lấy trong rổ ra rất nhiều thức ăn. Ngoài mấy thứ bánh lại còn có một con gà quay và một cái đùi dê thui thơm phưng phức cầm trên tay vẫn còn nóng hổi. Vô Kỵ mừng rỡ vô cùng vì hơn bốn năm nay chàng chỉ ăn có hoa quả với nhái huyết và thật chim nướng ngoài ra chưa được ăn thật gia súc chín. Bây giờ chàng được ăn đùi gà quay nên thấy thơm ngon vô cùng. Thiếu nữ nọ thấy chàng ăn có vẻ rất ngon lành liền tủm tỉm cười ngồi xếp chân bằng tròn xuống ngắm chàng ăn và nói:- Trư Bát Giới xấu xí kia ăn trông ngon miệng thế! Tôi trông anh ăn cũng lấy làm thích thú lắm. Tôi đối với anh đúng là khác hẳn. Dù tôi không hại anh, anh cũng có thể làm cho tôi vui thú được.Vô Kỵ vội đỡ lời:- Người ta thích thú cô cũng thích thú thật chứ?Thiếu nữ nọ cười nhạt đáp:- Hừ! Tôi đã nói cho anh biết trước rồi trong lòng tôi lúc này đang thích thú nên không hại anh. Chưa biết chừng một ngày nào nếu tôi cảm thấy không còn thích nữa tôi lại làm cho anh bán sống bán chết ngay. Lúc ấy anh đừng có trách cứ tôi nhé!Vô Kỵ lắc đầu nói:- Từ thủa bé tới giờ tôi đã bị những người xấu hãm hại cho tới lớn rồi. Càng bị hãm hại bao nhiêu tôi càng cứng cỏi bấy nhiêu...- Thôi anh đừng tự phụ nữa! Ðấy, rồi anh sẽ thấy!- Chỗ đùi tôi lành hẳn tôi sẽ đi thật xa. Lúc ấy cô nương có muốn hành hạ tôi hay hại tôi cũng không kiếm thấy nổi tôi nữa.- Nếu vậy trước hết tôi chém gãy lìa chân của anh trước để anh không thể rời xa tôi được nữa.Nghe nàng nói vậy Vô Kỵ rùng mình sợ hãi vì chàng biết ai chứ cô thôn nữ này đã nói thì làm. Thiếu nữ kia thấy Vô Kỵ ngẩn người ra nhìn mình liền thở dài biến sắc mặt lên tiếng hỏi:- Bát Giới xấu xí kia, anh không xứng đáng để tôi chặt gãy đôi cẳng chó của anh chút nào cả!Nói xong, nàng bỗng đứng phắt dậy, cướp lại những miếng thật gà, đùi dê mà Vô Kỵ chưa kịp ăn tới vứt ra xa và còn nhổ một bãi nước bọt vào mặt Vô Kỵ nữa. Vô Kỵ ngẩn người ra nhìn, thấy nàng không có vẻ giận giữ, cũng không có vẻ khinh mình. Trái lại mặt nàng trông rất khổ não như đang có nỗi đau đớn phải giấu điếm đi không thể thổ lộ ra cho ai biết.Vô Kỵ vốn là người hay động lòng trắc ẩn nên định khuyên giải nàng vài câu nhưng lúc này không nghĩ ra câu gì thích hợp để khuyên nhủ cả. Thiếu nữ thấy thái độ của Vô Kỵ như vậy liền đột nhiên quát hỏi:- Bát Giới đang nghĩ ngợi gì thế?- Tại sao bỗng dưng cô nương lại buồn bực? Cô nương có thể cho tôi biết được không?Thấy lời nói của chàng dịu dàng ngọt ngào nàng không sao giữ được lòng sắt đá nên ngồi phịch xuống cạnh Vô Kỵ ôm mặt khóc. Thấy nàng thiểu não như vậy Vô Kỵ lại hỏi:- Ai hà hiếp cô nương? Cứ cho tôi hay, sau khi chân tôi lành lặn tôi sẽ đi trả thù cho cô nương.Thiếu nữ nín khóc ngay quay mình lại đáp:- Không ai hà hiếp tôi cả, chỉ tại số kiếp của tôi xui xẻo mà nên, vì tôi nhớ thương một người và không bao giờ quên nổi người đó được.Vô Kỵ gật đầu hỏi:- Có phải hắn còn trẻ tuổi và đối đãi với cô nương rất bất nhân phải không?- Phải, hắn còn trẻ, tính tình rất kiêu ngạo. Tôi bảo hắn theo tôi đi để gần gũi bên nhau suốt đời, hắn không chịu đi theo thì chớ lại còn sỉ nhục tôi, mắng tôi, đánh tôi, lại còn cắn tôi chảy máu nữa!Vô Kỵ cả giận nói tiếp:- Người đó hung ác và bướng bỉnh như vậy từ giờ trở đi cô nương đừng nghĩ tới hắn nữa!Thiếu nữ nọ nước mắt lng tròng đáp:- Nhưng...Nhưng không hiểu tại sao tôi cứ nhớ hắn. Hắn đi thật xa lánh mặt tôi còn tôi thì tìm hắn khắp nơi mà không thấy.Nghe thiếu nữ nói Vô Kỵ nghĩ thầm: - Tình yêu lạ thật, mình không thể nào cưỡng ép được.Cô nương đây mặt tuy xấu xí nhưng lòng dạ thật chí tình. Tính nết nàng có vẻ lạ lùng nhưng cũng có lẽ vì mối đau thương này gây nên cả . Nghĩ đoạn chàng liền dịu giọng khuyên nhủ:- Cô nương khỏi phải đau lòng như thế làm chi! Trên thế gian này thiếu gì đàn ông, cô nương hà tất phải lưu luyến một người đàn ông độc ác và phụ bạc như thế làm chi?Thiếu nữ thở dài, ngước mắt nhìn về phía xa bâng khuâng. Vô Kỵ biết nàng vẫn không sao quên được người yêu nên mới nói thêm:- Dù sao người đàn ông đó cũng chỉ mới đánh cô nương có một lần thôi, hoàn cảnh của tôi còn bi đát hơn hoàn cảnh của cô nương nhiều.- Anh nói gì? Anh bị một cô gái đẹp lừa dối hay sao?- Thật ra nàng không định tâm lừa dối tôi mà chính tôi vì thấy nàng đẹp quá mà mê mẩn.Ngẫm cho cùng tôi không xứng kết duyên với nàng. Trong lòng tôi cũng không nghĩ tới điều đó nhưng hai cha con nàng đã ngầm bày độc kế đặng hãm hại tôi một cái thảm khốc vô cùng.Nói xong, chàng vén tay áo lên cho thiếu nữ kia xem những vết sẹo chằng chịt trên cánh tay và nói:- Cô nương xem, đây là những vết răng lũ chó của cô ta nuôi. Chúng đã cắn tôi, làm tôi đau đớn quằn quại.Thiếu nữ nọ thấy tay chàng có nhiều vết sẹo như vậy liền nổi giận:- Có phải con tiện tỳ Chu Cửu Chân hại anh đấy không?Vô Kỵ ngạc nhiên hỏi:- Tại sao cô lại biết rõ như vậy?- Con tiện tỳ ấy ưa thích nuôi chó dữ. Quanh vùng này mấy trăm dặm ai ai cũng đều biết rõ.- Những vết thương này lành lặn đã lâu rồi và tôi cũng đã từ lâu không thấy đau nữa. Tôi còn sống sót là đủ, tôi cũng không giận cô ta làm chi.Thiếu nữ và Vô Kỵ nhìn nhau không chớp mắt, nàng không tìm thấy có vẻ gì hằn học thoáng qua trong đôi mắt chàng nên hỏi:- Tên họ anh là gì? Sao anh lại tới đây?Vô Kỵ nghĩ thầm: - Từ khi ta trở về Trung Thổ đến giờ, ai ai cũng muốn dò la tung tích của nghĩa phụ ta. Họ dùng tới tất cả Những mưu kế hoặc quyến rũ, hoặc lừa gạt hoặc cưỡng bức nên ta mới khổ sở thế này. Từ nay về sau ta cứ coi như là Trương Vô Kỵ đã chết rồi. Trên thế gian này không còn ai biết đến chỗ ở của Tạ Tốn, nghĩa phụ ta nữa. Dù sau này có gặp người lợi hại gấp mười lần Trường Linh ta cũng sẽ không lọt vào âm mưu của người đó nữa. Chúng cũng không thể nào hại nghĩa phụ ta nổi . Nghĩ đoạn chàng liền trả lời:- Tên tôi là A Ngưu, cô cứ gọi là thằng Bò cũng được!Thiếu nữ nọ mỉm cười hỏi tiếp:- Thế họ là gì?Vô Kỵ nghĩ thầm: - Ta không nên dùng họ "Trương", họ "Hân" hay họ "Tạ". Chữ "Trương"Với chữ "Hân" thiết âm là "Tăng" thì ta cứ dung họ là "Tăng" vậy. Nghĩ đoạn chàng liền đáp:- Tôi họ Tăng, còn cô nương tên họ là gì?Thiếu nữ thấy Vô Kỵ hỏi như vậy rùng mình một cái đáp:- Tôi không có!Một lát sau nàng lại từ từ nói tiếp:- Cha tôi không nhận tôi là con, hễ thấy tôi là định giết chết tôi ngay, như vậy tôi theo họ của cha tôi sao được. Mẹ tôi lại bị tôi giết chết, tôi không thể theo họ mẹ được. Tôi xấu xí như thế này, từ nay trở đi anh cứ gọi tôi là Xú cô nương hay cô bé xấu xí cũng được rồi!Vô Kỵ kinh ngạc hỏi tiếp:- Cô...Cô giết chết mẹ cô? Làm gì có chuyện ấy!- Việc này nói ra thì dài lắm. Tôi có hai người mẹ, người mẹ sinh ra tôi là cả, mãi cũng không có con. Tới khi cha tôi lấy bà mẹ hai, bà này sinh được hai anh và một chị đều được cha tôi mừng lắm. Sau này mẹ tôi sinh ra tôi mà tôi lại là con gái. Bà mẹ hai được cha tôi tin cậy và nuông chiều và bên ngoại của bà ta lại có vây cánh nên mẹ tôi thường bị bà ta hà hiếp. Mẹ tôi chỉ có khóc thầm thôi. Hai anh và chị tôi lại lợi hại lắm cứ giúp bà hai hà hiếp mẹ tôi. Anh bảo tôi biết làm sao được cơ chứ?- Ðáng lẽ cha cô phải công bằng đối xử mới phải.- Chỉ vì cha tôi bênh bà hai nên tôi mới dùng dao đâm chết mẹ hai tôi.Vô Kỵ nghe nàng kể tới đó kêu "ủa" lên một tiếng kinh ngạc vô cùng. Chàng tuy là người Võ lâm, mấy năm nay cũng đã được trông thấy người ta giết người luôn. Ðáng lẽ không lấy gì làm lạ nhưng chàng nghe một cô gái quê tầm thường như thế này mà dám dùng dao giết người đã là lạ rồi mà trong lúc kể chuyện vẻ mặt nàng trông lại rất bình thản không có vẻ gì là khích động cả. Sau chàng lại nghe nàng từ từ nói tiếp:- Mẹ tôi thấy tôi gây ra mối họa lớn ấy liền bảo vệ tôi đào tẩu ngay. Nhưng chi tôi đã theo dõi đuổi tới, bắt tôi đem trở về. Mẹ tôi ngăn cản không được nên đã tự tử chết ngay tại chỗ.Anh thử nghĩ xem có phải tính mạng của mẹ tôi cũng do tôi giết hại không? Nếu cha tôi trông thấy tôi thế nào cũng giết chết tôi ngay có phải thế không?Vô Kỵ nghe lời nói đó trống ngực đập rất mạnh nghĩ thầm:- Tuy số ta xui xẻo thật, cha mẹ đều mất sớm nhưng hồi còn sống êm ai biết bao. cả hai người đều thơng yêu ta khôn tả. So sánh với cảnh ngộ của cô bé này thì cuộc đời ta còn sung sướng hơn nhiều .Nghĩ tới đó chàng càng thông cảm với thiếu nữ kia liền dịu giọng hỏi:- Cô rời khỏi nhà từ bao lâu rồi? Từ khi rời khỏi nhà cô vẫn sống một mình bên ngoài hay sao?Thiếu nữ nọ gật đầu. Vô Kỵ lại hỏi tiếp:- Cô định đi đâu thế?- Tôi cũng không biết nên đi đâu cả. Trên thế gian này bao la biết bao. Tôi chạy hết Ðông lại sang Tây chỉ mong đừng có gặp phải cha, anh chị tôi thôi.Nàng càng kể Vô Kỵ càng cảm thấy nàng rất đáng thương. Năm xưa chàng không quản vạn dặm xa xôi hộ tống Bất Hối lên tới miền tây này cũng chỉ vì thấy cô bé tội nghiệp thôi. Lúc này chàng thấy thiếu nữ kia rất tội nghiệp liền lên tiếng hỏi tiếp:- Chờ chân tôi lành lặn, tôi sẽ đưa cô đi tìm đại ca nọ, hỏi xem y có còn thương cô nữa không?- Nếu anh ấy đánh tôi cắn tôi thì sao?- Hừ! Nếu y dám động đến người hay một sợi tóc của cô thì tôi cũng không để cho y yên đâu!- Nếu anh ấy không nghĩ đến tôi, không thèm nói chuyện với tôi nửa lời thì sao?Thấy nàng hỏi như vậy Vô Kỵ ngẩn người ra không biết trả lời ra sao cho phải. Chàng nghĩ thầm: - Dù Võ công của ta cao siêu đến đâu ta cũng không thể bắt buộc một người đàn ông yêu một thiếu nữ mà y không ưng được...Nghĩ đoạn chàng liền cương quyết đáp:- Tôi sẽ cố hết sức giúp cô!Thiếu nữ đột nhiên ha hả cười hoài, cời đến nỗi cúi mình người ngả nghiêng trông như người khùng. Vô Kỵ ngạc nhiên vô cùng hỏi:- Tại sao cô lại cười như thế?- Anh thử nghĩ xem, anh là người như thế nào mà bắt buộc được người khác phải nghe theo lời anh? Hơn nữa tôi đã đi tìm kiếm chàng ta khắp nơi cũng không thấy. Không biết bây giờ anh ấy có còn sống ở trên đời nữa không? Anh có tài ba gì mà anh bảo sẽ cố hết sức giúp tôi? Ha..Ha...Vô Kỵ định trả lời tiếp nhưng thấy thiếu nữ kia cười đến mặt đỏ bừng không nói nên lời nên chàng cũng không dám nói tiếp nữa. Thấy chàng ngập ngừng như vậy nàng liền mỉm cười hỏi:- Anh muốn nói gì thế?- Nếu cô còn cười tôi tôi sẽ không nói nữa!- Hừ! Anh bảo tôi đừng cười nhưng tôi đã trót cười rồi...- Tôi có lòng tốt và thành tâm muốn giúp cô như thế thật mà cô lại cười tôi như vậy thì cô thật không phải với tôi.- Tôi hỏi anh, vừa rồi anh định nói gì thế?- Tôi thấy cô sống cô đơn, có nhà mà không được về như vậy thật đáng thương vô cùng.Còn tôi đây cũng giống cô, cha mẹ tôi cũng khuất núi rồi. Tôi không có một người anh chị em nào hết. Vừa rồi tôi định nói nếu chàng hung ác kia không còn đếm xỉa gì tới cô nữa thì chúng ta cùng kết bạn với nhau. Lúc cô buồn tôi có thể nói chuyện để cô khỏi sầu muộn nhưng cô bảo tôi không xứng đáng thì tùy cô vậy!
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 41
Oai lực vô biên
Thiếu nữ nọ thấy Vô Kỵ nói như vậy liền cả giận đáp:- Anh không xứng đáng thật chứ không phải là tôi nói ngoa chút nào. Dù sao chàng hung ác kia cũng còn đẹp trai hơn anh trăm nghìn lần. Không hiểu tại sao bỗng nhiên tôi lại ngu xuẩn đến thế. Cứ ở đây nói chuyện phiếm với anh làm chi cho bực mình thêm?Nói xong, nàng vứt chỗ thật gà dê còn lại xuống đất lấy chân dẫm nát be bét rồi mới quay đầu chạy thẳng. Những cử chỉ vô lý của thiếu nữ nọ không làm cho Vô Kỵ tức giận mảy may. Chàng nghĩ thầm:- Cuộc sống của cô ta quá đau khổ nên tính nết của cô ta mới hay cáu kỉnh như thế. Ta cũng không nên trách cứ cô ta làm chi!Vô Kỵ vừa nghĩ xong thì có tiếng chân người chạy lại, thì ra thiếu nữ nọ đã quay lại vẻ mặt hậm hực lớn tiếng hỏi Vô Kỵ:- Bát Giới xấu xí kia! Chắc trong lòng anh vẫn tấm tức, bảo tôi xấu xí như vậy mà còn khinh rẻ anh phải không?Vô Kỵ lắc đầu đáp:- Ðâu có! Cũng vì mặt của cô không đẹp lắm nên mới gặp nhau tôi đã muốn làm bạn với cô ngay. Nếu mặt cô không bỗng dưng xấu như thế này...Thiếu nữ bỗng kinh hãi vội hỏi:- Anh...Sao anh lại biết tôi trước kia không xấu xí như thế này?- Vì lần này tôi gặp cô thấy mặt cô sưng lên hơn lần trước nhiều, da cũng đen hơn nhiều.Nếu mặt cô vốn dĩ xấu xí như thế này thì không bao giờ có sự thay đổi như thế được.- Tôi...tôi...Mấy ngày tôi không dám soi gương, không ngờ bộ mặt tôi lại xấu xí hơn trước!- Mặt xấu hay đẹp không can hệ gì cả, quý hồ có lòng tốt là được rồi. Mẹ tôi dạy tôi, thường bảo những người đàn bà càng đẹp thì trong lòng càng độc ác, càng khéo lừa dối người. Vì vậy mẹ tôi đã dặn tôi phải đề phòng những người đàn bà ấy mới được.Thiếu nữ kia không có tâm chí đâu mà nghe những lời nói đó của Vô Kỵ nên nàng vội hỏi:- Lần đầu tiên anh gặp tôi thấy tôi không đến nỗi xấu xí như thế này phải không?Vô Kỵ biết nếu trả lời "phải" thì nàng ta thế nào cũng đau lòng lắm. Nên chàng chỉ ngẩn người ra nhìn và trong lòng thì đau xót thay cho nàng thôi. Thiếu nữ đó rất thông minh, thấy sắc mặt Vô Kỵ như thế đã biết chàng muốn nói gì rồi nên nàng hai tay bưng mặt khóc hậm hực nói:- Tôi hận anh lắm! Tôi hận anh lắm!Nói xong, nàng nọ bỏ đi, không thấy quay trở lại nữa. Vô Kỵ nằm thêm hai ngày nữa, tối hôm đó có một con sói đói kiếm ăn, vừa đi vừa hếch mõm lên đánh hơi. Chờ cho tới khi con sói tới cạnh mình Vô Kỵ giơ quyền lên đấm một cái con sói đó chết tốt. Nhờ vậy mà chàng lại có thức ăn.Mấy ngày hôm sau, chân của Vô Kỵ đã lành nhiều rồi, có lẽ chỉ bẩy tám ngày nữa là có thể đi lại được như thường. Chàng nghĩ thầm:- Thôn nữ nọ không thấy quay trở lại nữa. Tiếc rằng hôm đó ta không hỏi tên họ nàng là gì.Không hiểu tại sao mặt nàng càng ngày lại càng xấu thêm như vậy?Nghĩ mãi chàng không hiểu tại sao cả rồi chàng ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Ngủ tới nửa đêm chàng bỗng nghe có tiếng động làm chàng thức tỉnh. Chàng lắng tai nghe biết ngay có nàng ở đàng xa đi tới. Lúc này Cửu Dương Thần Công của chàng đã luyện tới mức ba thành Hỏa Hầu rồi, dù có ngủ say tới đâu xung quanh trong vòng chục trượng hễ có tiếng động gì dù nhỏ là chàng hay biết ngay. Chàng thấy có mấy người đi tới giật mình kinh hãi.Tuy chân vẫn chưa đi được nhưng chàng đã có thể ngồi dậy. Chàng nhìn về phía đó thấy dưới ánh trăng lờ mờ có bóng bẩy người đang đi tới. Người đi trước thân hình mảnh khảnh, chàng nhịn ngay ra là thiếu nữ xấu xí kia, nhưng sau người theo sau nàng hình như có vẻ canh gác nàng sợ nàng bỏ trốn vậy. Vô Kỵ nghĩ thầm:- Chẳng lẽ nàng đã bị cha và anh chị bắt được chăng? Nhưng tại sao lại tới nơi đây làm chi?Chàng đang nghĩ thì thiếu nữ nọ với sáu người kia đã tới gần. Trông thấy rõ mặt sau người kia Vô Kỵ giật mình hoảng sợ vô cùng. Thì ra sáu người đó không phải ai xa la. Phía bên trái ba người là Võ Thành Anh với cha nàng là Võ Liệt và sư huynh là Vệ Bích còn ba người đi bên phải là vợ chồng người trưởng môn của phái Côn Luân là Hà Thái Sung với Ban Thục Nhàn và người đi ngoài cùng là Ðinh Mẫn Quân người của phái Nga Mi.Vô Kỵ ngạc nhiên vô cùng nghĩ thầm:- Sao nàng lại quen với những người này? Chẳng lẽ nàng là người trong Võ lâm, đã biết rõ tung tích ta mới đem bọn người này tới để bắt ta để hỏi chỗ ở của nghĩa phụ ta chăng? Nghĩ tới đó, Vô Kỵ hồ nghi và tức giận vô cùng. Chàng lại nghĩ tiếp:- Ta với ngươi không thù không oán gì với nhau, thế mà người dám hại ta như vậy... Hiện nay tuy hai chân ta vẫn cha cử động được. Sáu người kia người nào cũng võ nghệ cũng rất cao cường mà cả thôn nữ kia chưa biết chừng cũng là một cao thủ trong võ lâm. Hay là ta cứ giả bộ nhịn lời họ đi kiếm nghĩa phụ ta. Chờ cho chân ta lành hẳn lúc ấy ta sẽ xử với chúng sau .Nếu là bốn năm về trước thế nào Vô Kỵ cũng sẽ thí mạng cho đối phương hành hạ ép buộc chàng ta vẫn nghiến răng không chịu nói. Nhưng lúc này tuổi chàng đã lớn hơn nữa chàng đã luyện thành mấy thành công lực của Cửu Dương Thần Công tất nhiên tâm trí ổn định vững vàng hơn trước nhiều. Dù chàng có gặp nguy nan gì cũng biết trầm tĩnh mà đối phó.Vì vậy chàng chỉ cười nhạt mà không sợ hãi chút nào nên ngoài sự tức giận chàng còn đau lòng cho nhân tình thế thái nữa. Chàng đành liều, nằm ngửa người ra khoanh tay lên gối đầu không thèm đếm xỉa gì tới bọn người đang đi tới nữa.Thôn nữ nọ chạy tới trước mặt Vô Kỵ, lẳng lặng nhìn chàng hồi lâu rồi mới từ từ quay người đi. Vô Kỵ thấy nàng thở dài một tiếng tuy rất nhẹ nhưng chàng cũng thấy được tiếng thở đó chứa đầy ai oán. Chàng bèn cười nhạt nghĩ thầm:- Muốn chém giết cứ việc ra tay đi hà tất phải giả bộ thương tiếc ta như thế làm chi?Lúc ấy Vệ Bích đã múa trường kiếm và nói:- Ngươi bảo trước khi chết thế nào cũng phải gặp mặt một người đã. Ta tưởng người đó phải là một thiếu niên anh tuấn đẹp trai như Phan An chẳng hạn, có ngờ đâu lại là một tên Trư Bát Giới. Hà Hà! Buồn cười thật. Quả thật người này với ngươi đúng là một đôi có một không hai ở trên mặt đất này...Thôn nữ không hề tức giận chút nào chỉ lạnh lùng đáp:- Phải! Trước khi chết tôi muốn tới đây trông thấy y một phen vì tôi muốn hỏi rõ y một câu này. Khi hiểu rõ câu chuyện đó rồi thì tôi dù có bị giết chết cũng cam lòng.Vô Kỵ ngạc nhiên vô cùng vì chàng không hiểu ý nghĩa của lời nói của hai người. Hình như chàng nhịn thấy tình hình khác hẳn tưởng tượng của chàng vừa rồi. Sáu người kia vây bắt nàng và định giết hại nàng rồi nàng đòi phải tới đây để gặp mình nói có việc cần phải hỏi mình đã. Chàng nghĩ vậy liền hỏi:- Cô nương có việc gì thế?Thôn nữ đáp:- Tôi có một câu muốn hỏi anh. Anh phải thật lòng trả lời cho tôi nhé!- Nếu cô hỏi tôi viẹc của tôi việc gì tôi cũng có thể trả lời cô ngay được. Nếu cô hỏi việc người khác thì dù cô có chém tôi một nghìn nhát đao hay dù bắn tôi hàng vạn mũi tên tôi cũng không thổ lộ nửa câu cho cô biết đâu.Sở dĩ chàng nói như vậy là vì chàng sợ thôn nữ kia hỏi tung tích của Tạ Tốn. Cho nên chàng phải nói như thế để chận họng thôn nữ kia trước. Thôn nữ đó cười nhạt và nói tiếp:- Việc của người thì quan hệ gì, hà tất tôi phải quan tâm tới. Tôi hỏi anh câu này, hôm nọ anh nói hai chúng ta đều là trẻ mồ côi khốn khổ, là những kẻ vô gia cư. Anh hứa bằng lòng kết bạn với tôi phải không? Lời của anh nói có thật không?Vô Kỵ ngồi dậy, thấy hai mắt của nàng kia chứa đầy những đau đớn chàng vội đáp:- Phải! Tôi nói thật đấy.- Anh không chê tôi xấu xí mà bằng lòng sống với suốt đời đấy chứ?Vô Kỵ thấy nàng nói như vậy ngạc nhiên vô cùng nhưng chàng không muốn làm nàng đau lòng bèn an ủi:- Tôi không quan tâm đến vấn đề xấu hay đẹp ấy. Nếu cô muốn tôi gần cô để trò chuyện thì lúc nào tôi cũng sẳn sàng.Thôn nữ với giọng run run hỏi tiếp:- Vậy anh có bằng lòng cưới tôi làm vợ không?Vô Kỵ nghe nói giật mình kinh hãi, không lên tiếng được. Chàng lẩm bẩm tự nói:- Tôi, tôi... không nghĩ tới... việc lấy vợ...Chàng nghe Vệ Bích và Thanh Anh cùng thất thanh cả cười. Vệ Bích còn chế nhạo:- Ðấy ngươi xem, đến một anh chàng quê mùa xấu xí như thế này mà cũng không thèm cưới ngươi thì dù chúng ta không giết, ngươi sống ở trên đời này cũng chán lắm chi bằng đập đầu vào tảng đá lớn này chết quách còn hơn.Vô Kỵ ngắm nhìn thôn nữ một hồi, thấy nàng ta cứ cúi đầu xuống, nước mắt nhỏ ròng trông thật tội nghiệp. Không biết nàng đau lòng vì sắp chết đến nơi hay vì bị người ta chê là xấu xí hoặc giơ nàng không chịu nổi những lời mỉa mai của Vệ Bích và Thanh Anh chăng?Chàng cảm động vô cùng nghĩ thầm:- Sau khi cha mẹ ta khuất núi, ta phải lưu lạc đây đó, đã chịu đựng không biết bao nhiêu đau khổ, bị không biết bao nhiêu người hà hiếp. Thiếu nữ này người mảnh khảnh yếu ớt như thế kia, tuổi lại kém mình mà cuộc đời của nàng lại còn đáng thương hơn mình nhiều. Giờ phút này không hiểu tại sao nàng lại hỏi ta vấn đề đó? Ta không nên làm nàng đau lòng nhỏ lệ và bị người khác làm nhục như thế. Huống hồ lời nói của nàng vừa rồi là thành thật hỏi chứ không giả dối chút nào hết. Có lẽ ngoài cha mẹ và nghĩa phụ ra ta cha hề được một người nào quan tâm đến ta như thế. Sau này ta đối đãi với nàng rất tử tế tất nhiên nàng cũng đối đãi với ta như vậy. Hai người cùng sống chung cho tới bạc đầu nhưvậy chẳng hơn là ta sống trơ trọi một mình hay sao? Chàng thấy thiếu nữ kia chân tay run lẩy bẩy đang định cất bước rời khỏi chỗ mình ngồi chàng vội giơ tay trái ra nắm chặt lấy tay phải nàng lớn tiếng nói:- Cô nương, tôi thành tâm vui lòng cưới cô làm vợ, chỉ mong cô đừng bao giờ bảo tôi là người không xứng đáng với cô là được.Thiếu nữ nọ nghe chàng nói như vậy đôi ngươi bỗng sáng quắc, vẻ mặt hớn hở khẽ đáp:- A Ngưu đại ca, anh không nói dối tôi đấy chứ?- Tôi không biết lừa dối ai bao giờ. Từ nay về sau tôi sẽ hết sức thương yêu cô, trông nom cô, bất cứ có ai đến hà hiếp cô dù kẻ địch có bao nhiêu người và có lợi hại đến đâu tôi cũng bảo vệ cho cô được chu toàn. Dù có phải hy sinh tính mạng tôi cũng không sao miễn là thấy cô sung sướng, quên hết đau khổ trong dĩ vãng là được.Thiếu nữ nọ liền ngồi ngay xuống mặt đất, dựa vào vai chàng, tay trái của nàng nắm luôn tay phải của Vô Kỵ. Nàng định thần giây lát lại lên tiếng nói:- Anh A Ngưu, anh đã bằng lòng lấy em làm vợ, em rất cám ơn. Người xấu xí như em thế này mà anh không hiềm tỵ chút nào. Mấy năm trước đây trái tim của em đã thuộc về người khác, nhưng lúc ấy người đó không thèm đếm xỉa đến em, nếu bây giờ người đó thấy em xấu xí như thế này chắc đến liếc nhìn em cũng không muốn. Tên tiểu quỉ chết non ấy...Thanh Anh thấy hai người âu yếm nhau như vậy lạnh lùng nói:- Y đã bằng lòng cưới ngươi rồi, chuyện tình cũng đã nói xong thì ngươi phải đứng đậy đi ngay chứ.Thôn nữ nọ từ từ đứng dậy, nhìn Vô Kỵ và nói:- Anh A Ngưu, em sắp chết đến nơi rồi, dù không chết em cũng không thể lấy anh được, nhưng em rất thích nghe những lời của anh vừa nói. Xin anh đừng giận em, lúc nào nhàn rỗi chỉ mong anh nhớ đến em trong chốc lát cũng đủ lắm rồi.Nghe lời nói đó của thôn nữ rất nhu mì và ảo não. Vô Kỵ không sao nhịn được liền ứa nước mắt ra. Ban Thục Nhàn đã lên tiếng khàn khàn hỏi:- Thế nào? Chúng ta đã để cho ngươi được toại nguyện rồi. Ðể cho ngươi gặp người này một lần thì ngươi cũng phải giữ lấy chữ tín mà nói cho chúng ta hay chỗ ở của ngươi chứ.Thôn nữ nọ đáp ngay:- Ðược, tôi đã ẩn núp ở nhà người kia.Nàng vừa nói vừa chỉ vào Võ Liệt. Võ Liệt bỗng biến sắc mặt vội mắng chửi:- Nói bậy nào!Vệ Bích lại hỏi :- Chúng ta hỏi ngươi tại sao ngươi lại giết chết cô em họ ta là Chu Cửu Chân? Chẳng hay ai đã xúi bẩy ngươi như thế?Vô Kỵ giật mình kinh hãi vội hỏi:- Giết chết cô... Cửu Chân thật?Vệ Bích trợn trừng mắt nhìn chàng hậm hực hỏi:- Người cũng biết cô Cửu Chân hay sao?Vô Kỵ đáp:- Ðại danh của Tuyết Lãnh Song Chu lừng lẫy như thế, ai mà chẳng biết tới.Thanh Anh nhếch mép tủm tỉm cười nhưng lại quát hỏi:- Này! Chẳng hay ngươi bị ai xui khiến?Thôn nữ đáp:- Người xúi ta đi giết chết Cửu Chân chính là vợ chồng Hà Thái Sung thuộc phái Côn Luân và Diệt Tuyệt sư thái của phái Nga Mi.Võ Liệt quát lớn:- Ngươi đừng có giở giọng ly gián như thế nữa, không ai tin đâu.Nói xong, y múa chưởng đánh mạnh thôn nữ kia. Chưởng của y đi tới đâu làm tuyết bay tung tới đó. Thôn nữ đó không dám chống đỡ chưởng của Võ Liệt, vội lẹ chân tránh luôn.Thân pháp của nàng rất kỳ ảo nên không ai trông thấy rõ nàng tránh né ra sao. Vô Kỵ nghĩ thầm:- Thế ra...nàng quả là người trong Võ lâm. Nàng đã giết chết Chu Cửu Chân cũng vì ta mà nên. Ta đã cho nàng hay ta bị Chu Cửu Chân đánh lừa, những vết sẹo trên người ta là những vết chó cắn của lũ ác khuyển do Cửu Chân nuôi. Nhưng ta đâu có bảo nàng đi giết người đâu? Ta cứ tưởng vì bộ mặt xấu xí mà khiến tính nết của nàng quái dị nh thế nhưng có ngờ đâu nàng lại ra tay giết người như vậy .Vệ Bích và Thanh Anh cùng múa trường kiếm chia ra tả hữu xông lại tấn công. Vô Kỵ ngồi yên xem. Thấy nàng thôn nữ đó nhảy sang đông, tránh sang tây chỉ chú ý tránh né chưởng lực của Võ Liệt thôi chứ không đếm xỉa đến hai thanh trường kiếm của Thanh Anh và Vệ Bích. Ðột nhiên nàng xoay người một cái đã tới cạnh Thanh Anh liền. Nàng giơ tay lên tát đối thủ một cái như trời giáng, thuận tay cướp luôn cả trưng kiếm của Thanh Anh nữa.Thanh Anh kinh hãi thất thanh kêu la ngã ngửa người về phía sau. Sự thật nàng ta có bị thương nặng đâu, nhưng vì nàng sợ bộ mặt bị thương trở nên xấu xí, và thấy trên má, chỗ bị tát, đau như dao cắt.Trong lòng lại càng kinh hãi thêm.Võ Liệt giơ chưởng trái ra, định ấn vào người thôn nữ.Nhưng nàng nọ né luôn, đồng thời múa trường kiếm chém vào kiếm Vệ Bích một cái. Vô Kỵ thấy cổ tay của thôn nữ nọ xoay một cái rất kỳ lạ, thanh trường kiếm của Vệ Bích đã rời khỏi tay y, bay tung lên trên trời liền đồng thời đúng lúc ấy hai yếu huyệt nơi đùi nàng cũng đã bị Võ Liệt dùng Nhất Dương chỉ điểm trúng. Nàng chỉ kêu hự một tiếng rất khẽ rồi ngồi phịch xuống đùi Vô Kỵ. Thân hình nàng mềm nhũn không sao cử động được đủ thấy Nhất Dương chỉ của Võ Liệt lợi hại biết dường nào.Nhưng Võ Liệt cũng là người khá quang minh nên y chỉ điểm cho nàng mất hết sức lực phản kháng thôi chứ không hề bị đau đớn chút nào. Bằng không y chỉ điểm chếch lên một chút nàng không những bị phế hết võ công mà còn toi mạng nữa là khác. Thanh Anh nhặt thanh trường kiếm của Vệ Bích lên hậm hực nói:- Con nhãi xấu xí này, ta không thể để cho ngươi chết một cách chóng vánh đâu! Ta phải chặt hai tay, hai chân của ngươi đi, để mặc ngươi ở đây cho chó sói ăn thật.Nàng vừa nói vừa giơ thanh kiếm lên nhằm cổ tay của thôn nữ nọ chém xuống. Võ Liệt vội ngăn cản:- Hãy khoan!Y vừa nói vừa gạt thanh kiếm của con gái sang một bên, đồng thời y nói với thôn nữ:- Ngươi cứ nói người xúi giục ngươi là ai, ta sẽ cho người chết một cách chóng vánh, bằng không hừ..hừ... ta sẽ chặt chân tay ngươi trước để cho ngươi lăn lộn trên mặt tuyết kêu đau, muốn chết cũng không được.Tuổi tuy còn trẻ nhưng thôn nữ kia can đảm vô cùng. Nàng mỉm cười nói:- Nếu các người cứ bắt tôi phải nói ra tôi không thể giấu diếm các người mãi được. Sự thật như thế này, Cửu Chân muốn lấy một người đàn ông, không ngờ có một cô nương xinh đẹp khác cũng muốn lấy chàng ấy. Hai người thiếu nữ đẹp ngang nhau nên chàng thanh niên kia không biết lấy ai bỏ ai. Thế cho nên nàng thiếu nữ xinh đẹp kia liền xúi tôi giết chết cô nương Cửu Chân. Ðáng lẽ việc này tôi phải giữ bí mật...Nàng đang định nói tiếp Thanh Anh đã mất hết sắc mặt, giơ kiếm lên, nhằm giữa ngực nàng ta đâm tới.Xem thái độ của Thanh Anh, Vệ Bích và của Cửu Chân ba người thiếu nữ nọ đã đoán biết tám chín phần về chuyện bí mật của ba người nên bây giờ nàng mới đặt điều như vậy là để chọc tức Thanh Anh, thế nào Thanh Anh cũng nhịn không được mà đâm chết nàng luôn.Như vậy nàng không sợ bọn chúng hành hạ bằng cách chặt gãy chân tay nữa. Thanh kiếm của Thanh Anh sắp đâm tới ngực thôn nữ kia thì bỗng thấy có vật giơ phải tới mà không hề có chút tiếng động gì cả. Vật đó vừa đụng vào lưỡi kiếm Thanh Anh đã thấy hổ khẩu tay bị chấn động rất mạnh, thanh kiếm của nàng cũng bị gãy bắn ra đằng xa hơn hai mươi trượng mới rơi xuống đất.Trong bóng tối, không ai nhìn rõ thanh bảo kiếm của Thanh Anh làm sao mà lại bị bắn tung đi như thế. Mọi người biết Thanh Anh có dùng sức ném thanh kiếm đi cũng không sao đi xa như thế được. Mấy người thấy thiếu nữ kia được một người nào đó rất mạnh giúp sức ngấm ngầm cả sáu đều kinh ngạc vội lui về phía sau mấy bước, nhìn trước nhìn sau tìm kiếm kẻ cường địch kia. Nhưng không thấy hình bóng người nào cả. Ai nấy đều ngơ ngác nhìn nhau, hòai nghi vô cùng, Võ Liệt khẽ hỏi:- Thanh Nhi, con có việc gì không?Thanh Anh đáp:- Hình như có một cái ám khí nào đó rất lợi hại đã đẩy bật thanh kiếm của con đi. Võ Liệt lại đưa mắt nhìn xung quanh quả thực không thấy có hình bóng ai cả lẩm bẩm nói:- Hay là con nhãi này có phép thuật chăng?Võ Liệt kinh ngạc vô cùng nghĩ thầm:- Rõ ràng là vừa rồi nó đã bị ta dùng Nhất Dương chỉ điểm trúng thì còn hơi sức đâu mà đẩy được trường kiếm của Thanh Anh con gái ta văng đi xa như thế được. Võ công của con nhãi này tà quái thật .Nghĩ đoạn y liền tiến lên giơ chưởng đánh vào vai trái của thôn nữ kia một chưởng. Nếu chưởng đó đánh trúng thì xương đầu vai của thôn nữ kia thế nào cũng bị vỡ tan. Y định phế hết Võ công của đối phương rồi để cho con gái mình đánh đập cho bõ tức.Bàn tay của Võ Liệt chỉ còn bẩy tám tấc là đánh tới vai của thiếu nữ kia. Y yên trí xương vai của nàng thế nào cũng vỡ ngờ đâu thôn nữ nọ giơ chưởng trái lên chống đỡ chưởng của Võ Liệt liền. Hai chưởng vừa chạm nhau Võ Liệt đã thấy trước ngực nóng ran, chưởng lực của đối phương mạnh không sao tưởng tượng được. Y chỉ kêu "ủa" một tiếng người đã bị chưởng lực của đối phương đẩy bắn lên cao, bay ra ngoài xa mới rơi xuống. Cũng may Võ công của y rất thâm hậu nên lưng vừa chạm mặt đất đã đứng dậy được ngay. Nhưng y vẫn cảm thấy khí huyết trong người đảo lộn, mặt mũi tối sầm. Y định vận nội công để chống lại nhưng vẫn không đủ sức mà phải ngã gục xuống đất. Vệ Bích và Thanh Anh thấy vậy cả kinh vội chạy lại đỡ Võ Liệt dậy nhưng Hà Thái Sung đã la lớn:- Hãy để cho ông ta nằm nghỉ giây lát dưỡng thương đã!Thanh Anh quay đầu lại giận dữ hỏi:- Ông nói gì thế?Tuy nàng nói như vậy nhưng trong lòng nghĩ thầm:- Cha ta đã bị kẻ địch ám hại ngươi lại còn muốn đổ thêm dầu vào lửa? Không tới đây cứu giúp thì chớ lại còn nói mỉa mai nữa? Hà Thái Sung đáp:- Trong lúc khí huyết đảo lộn nên để ông ta nằm yên mới khỏi nguy hiểm.Vệ Bích tình ngộ ngay khẽ đặt sư phụ xuống đất. Hà Thái Sung với Ban Thục Nhàn hai vợ chồng đưa mắt nhìn nhau, trong lòng kinh ngạc vô cùng. Vì hai người đã ra tay đấu với thôn nữ đó rồi, tuy thấy võ công củ đối thủ khá tinh diệu thật nhưng nội công chưa thể tới mức thượng thừa như thế. Vừa rồi hai vợ chồng thấy thôn nữ kia đấu chưởng với Võ Liệt rõ ràng nàng ta đã dùng nội công thượng thặng đánh bắn Võ Liệt ra xa hơn trượng nên hai người mới hoài nghi như thế. Không riêng hai người mơ hồ mà cả thôn nữ nọ cũng ngạc nhiên hết sức vì sau khi bị Võ Liệt dùng Nhất Dương chỉ điểm trúng yếu huyệt đã phải té ngã luôn vào lòng Vô Kỵ, chân tay không thể cử động được. Nàng trông thấy rõ Thanh Anh múa kiếm xông tới định giết chết mình. Nhưng nàng không thể trông thấy từ đâu có vật gì đó bay tới đánh bật thanh kiếm của Thanh Anh bắn đi. Sau đó nàng lại cảm thấy hai yếu huyệt nơi đùi vừa bị điểm bỗng có một luồng hơi nóng hổi như lửa đỏ, dồn vào trong người nàng và giải luôn huyệt cho nàng nữa. Nàng vội cúi đầu nhìn xuống mới hay hai tay của Vô Kỵ đang nắm cổ chân mình, hơi nóng từ đó cứ ngùn ngụt bốc lên khiến nàng cảm thấy dễ chịu vô cùng. Nàng chưa kịp nghĩ ngợi đã thấy chưởng của Võ Liệt đánh tới liền thuận tay chống đỡ luôn. Nàng quyết dù bị gãy cổ tay cũng không để cho kẻ địch đánh vỡ xương vai mình.Ngờ đâu lúc hai chưởng chạm nhau, nàng đã thấy Võ Liệt bị chưởng của mình đẩy bắn ra xa hơn một trượng. Nàng ngạc nhiên nghĩ thầm:- Chẳng lẽ tên Bát Giới xấu xí này lại là một đại cao thủ Võ lâm cao siêu không thể tưởng tượng được chăng? Hà Thái Sung có vẻ sợ hãi chưởng lực của thôn nữ kia không dám đối chưởng với nàng vội rút kiếm ra khỏi bao và nói:- Ðể ta lãnh giáo Võ công của cô nương này.Thôn nữ vừa cười vừa và nói:- Tôi không có kiếm.Hà Thái Sung dùng chân trái móc trường kiếm của Thanh Anh đang nằm dưới đất hất mạnh một cái, thanh kiếm đó cán kiếm ở phía trước, lưỡi ở phía sau là là bay tới trước ngực thôn nữ nọ. Thiếu nữ giơ tay ra bắt luôn lấy thanh kiếm đó. Dù sao Hà Thái Sung cũng là trưởng môn của một đại môn phái nên y không muốn tấn công tiểu bối trước bèn nói:- Cô tấn công trước đi, tôi nhường cho cô ba thế trước rồi mới phản công.Thôn nữ liền múa kiếm đâm thẳng luôn vào bụng dưới đối thủ. Hà Thái Sung nổi giận trầm giọng nói:- Tiểu bối thật vô lễ!Y liền giơ kiếm lên chống đỡ ngay, chỉ nghe thấy "cách" một tiếng hai thanh kiếm đều gãy cả. Hà Thái Sung biến sắc mặt nhảy lùi ra ngoài xa chừng hơn trượng. Thiếu nữ lẩm bẩm nói:- Tiếc thực!Tiếc thực!Thì ra Vô Kỵ truyền Cửu Dương Thần Công vào trong người nàng nhưng nàng không biết phát huy oai lực của thần công nên mới để cho cả hai thanh kiếm cùng gãy như thế. Nếu nàng biết vận sức tấn công thì chỉ kiếm của địch thủ gãy thôi chứ thanh kiếm của nàng không việc gì hết. Ban Thục Nhàn ngạc nhiên hỏi Hà Thái Sung rằng:- Làm sao thế?Hà Thái Sung vẫn thấy cánh tay tê tái gượng cười đáp:- Nó có tà thuật chắc!Ban Thục Nhàn rút trường kiếm ra, sầm nét mặt nói:- Ðến lượt tôi lãnh giáo xem!Thiếu nữ nọ giơ hai tay lên tỏ ý muốn nói rằng mình không có kiếm. Ban Thục Nhàn chỉ thanh kiếm của Vệ Bích nằm ở trên mặt đất chỗ cách nàng chừng hai mươi trượng nói tiếp:- Cô nương hãy lấy thanh kiếm kia mà sử dụng.Thiếu nữ nọ biết hễ rời khỏi Vô Kỵ là mình không còn công lực lợi hại như thế nữa nên nàng không dám ra nhặt lấy đành phải giơ thanh kiếm gãy lên nói:- Thôi để tôi sử dụng thanh kiếm gãy này cũng được vậy.Ban Thục Nhàn cả giận nghĩ thầm:- Con nhãi này làm bộ thật, nó khinh thường ta quá .Ban Thục Nhàn không như Hà Thái Sung lúc nào cũng phải giữ thân phận của một cao nhân tiền bối nên nàng không nói không rằng đã múa kiếm nhắm cổ địch thủ đâm luôn. Thôn nữ giơ đoạn kiếm gẫy lên chống đỡ. Kiếm pháp của Ban Thục Nhàn lanh lẹ vô cùng thấy đối thủ giơ kiếm lên chống đỡ vội xoay thế đâm luôn xuống vai trái của địch thủ. Thôn nữ lại lấy thanh kiếm gãy chống đỡ. Ban Thục Nhàn lại xoay kiếm từ dưới hông bên phải lên. Mụ tấn công liền tám đường kiếm nhng không hề dám cho kiếm của mình động vào thanh kiếm của địch.Thì ra Ban Thục Nhàn thấy nàng thôn nữ vừa ra tay, tuy không rõ nguyên nhân ra sao nhưng cũng đoán được nội lực của nàng ta mạnh vô cùng. Vì vậy mụ mới quyết định phát huy những sở trường của kiếm pháp của mình không cho đối phương có dịp may giở nội lực ra thi thố. Quả nhiên thôn nữ kia cứ phải đỡ trái, đỡ phải nên bị nguy hiểm luôn.Với kiếm pháp của nàng tuy không bằng Ban Thục Nhàn cũng có thể chống đỡ hơn trăm hiệp đấu nhưng khổ nỗi tay nàng chỉ có một đoạn kiếm gãy, hai chân lại không dám xê dịch nhiều vì thế kiếm pháp cũng kém đi. Ðấu thêm một lát, kiếm của Ban Thục Nhàn đã đâm trúng cánh tay trái của nàng một nhát. Kiếm pháp của phái Côn Luân có phải tầm thường đâu. Ban Thục Nhàn đã đâm trúng địch thủ một kiếm thì khi nào mụ để cho địch thủ có dịp trở tay. Tiếp theo đó nàng thôn nữ kêu "ối" một tiếng đầu vai nàng đã bị đâm trúng một kiếm nữa. Nàng lớn tiếng hỏi:- Này, anh không giúp tôi nữa hay sao. Anh cứ để yên cho người ta hà hiếp tôi vậy hay sao?Ban Thục Nhàn lùi lại phía sau hai bước giơ kiếm lên ngang hông nhìn bốn phía xung quanh không thấy có một bóng người nào cả. Tiếp theo đó mụ ta liền múa kiếm xông lại đâm chém thôn nữ nọ liên tiếp.Thôn nữ múa kiếm lên chống đỡ luôn ba thế. Kiếm của đối phương nhanh kỳ lạ, nàng chống đỡ cũng nhanh tuyệt luân. Ban Thục Nhàn thấy kiếm nào đâm sắp trúng đến nơi cũng bị đối phương chống đỡ được nên mụ cũng phải buột miệng khen:- Con nhãi này đỡ cũng khá nhanh đấy.Thôn nữ cũng không vừa mắng lại:- Mụ giặc cái kia, kiếm pháp của mụ cũng khá nhanh đấy.Dù sao Ban Thục Nhàn cũng là một tay kiếm lão luyện hơn nên thôn nữ kia cứ chăm chú mà chống đỡ thì không sao chứ nàng lên tiếng nói, hơi sao lãng một chút đã thấy cổ tay đau nhức, thanh kiếm gẫy bắn luôn ra xa.Thôn nữ vừa kinh hãi thất thanh kêu "ủa" một tiếng thì kiếm thứ hai của Ban Thục Nhàn đã đâm tới bên dưới hông của nàng. Ðinh Mẫn Quân đứng cạnh đó xem thấy lúc này có dịp may không kịp rút kiếm ra liền múa chưởng sử dụng thế Thôi Song Vọng Nguyệt xông lại tấn công vào lưng thôn nữ kia. Ðồng thời Thanh Anh cũng tung mình nhảy lên phải chân đá vào hông nàng thôn nữ. Bị mấy người cùng tấn công một lúc, thôn nữ nọ sợ hãi không tưởng tượng được, hầu như trái tim nàng muốn nhảy bật tung ra khỏi lồng ngực vậy. Nhưng nàng bỗng cảm thấy khắp mình mẩy nóng ran như ngã vào đống lửa vậy, nàng vội giơ tay lên búng luôn vào trường kiếm của Ban Thục Nhàn nhưng lúc đó nàng cũng bị chưởng của Ðinh Mẫn Quân và cước pháp của Thanh Anh đánh trúng. chỉ nghe thấy mấy tiếng "ối chà...ối" thảm khốc vô cùng, Ðinh Mẫn Quân và Thanh Anh đã bị đẩy bắn lùi về phía sau và thanh kiếm trong tay Ban Thục Nhàn cũng bị gãy làm đôi. Thì ra Vô Kỵ thấy tình thế quá nguy ngập liền dồn hết chân khí sang người thiếu nữ kia.Lúc này Vô Kỵ đã luyện Cửu Dương Thần Công đã được ba thành công lực rồi, oai lực mạnh vô cùng nên nàng thôn nữ giơ tay búng một cái mà thanh trường kiếm của Ban Thục Nhàn phải gãy làm đôi. Còn hai tay của Ðinh Mẫn Quân và chân của Thanh Anh đều bị sức mạnh của Cửu Dương Thần Công chín động đến gãy rục cả. Hà Thái Sung, Võ Liệt và Vệ Bích ba người thấy oai lực của Cửu Dương Thần Công như vậy đều kinh hãi đến đờ người ra.Ban Thục Nhàn vứt thanh kiếm gãy xuống đất hậm hực nói:- Ði thôi, như vậy còn không đủ xấu hổ hay sao?Mụ ta trợn mắt nhìn chồng tỏ vẻ oán hận vô cùng. Hà Thái Sung không dám trái lệnh, hai người liền quay mình đi luôn. chỉ trong thoáng cái vợ chồng Hà Thái Sung đã đi thật xa và mất bóng liền còn Vệ Bích tay đỡ sư phụ, tay đỡ sư muội từ từ đi khỏi. cả ba đều sợ hãi thôn nữ kia thừa thắng mà đuổi theo nhưng họ không thể nào bắt chước vợ chồng Hà Thái Sung mà đào tẩu được nên cứ một bước là hãi sợ một bước. Ðinh Mẫn Quân bị gẫy hai tay nhưng chân vẫn lành lặn nên nàng ta nghiến răng mím môi chịu đựng một mình rời khỏi chốn ấy.Thôn nữ nọ đắc chí vô cùng ha hả cười một hồi:- Anh Bát Giới xấu xí ơi, anh thực....Nàng mới nói được có thế đã thấy nghẹt thở chết giấc liền. Thì ra Vô Kỵ giúp nàng đẩy lui cường địch rồi chàng liền rụt tay lại. Trong người của thôn nữ đang chứa đầy Cửu Dương chân khí nay Vô Kỵ bỗng buông tay ra, nàng cảm thấy như người bị hư thoát, chân tay rã rời không còn một chút hơi sức nào cả. Vô Kỵ giật mình kinh hãi nhưng chàng biết liền vội dùng ngón tay khẽ dờ vào nhân trung nàng và vận thần công dồn sang. Lúc này thôn nữ kia mới từ từ tỉnh giấc. Nàng mở to mắt ra nhìn thấy mình đang nằm trong lòng Vô Kỵ và thấy chàng ta đang nhìn mình khúc khích cười mới xấu hổ vô cùng liền tung mình đứng dậy rồi đột nhiên giơ tay lên nắm lấy tai chàng mà véo một cái thật mạnh, mồm thì mắng:- Anh Bát Giới xấu xí, anh lừa dối em. anh có võ công lợi hại như vậy mà anh không cho em biết.Vô Kỵ bị nàng ta véo tai đau quá la lớn:- Em làm gì thế?- Ai bảo anh gạt em?- Anh có gạt em bao giờ đâu. Anh chỉ không nói cho em biết là anh có biết võ công thôi.Mà em cũng vậy có nói cho anh biết là em có võ công đâu.- Ðược! Em tha thứ cho anh lần này, vừa rồi nhờ anh giúp cho một tay em mới hạ được kẻ cường địch. Như vậy là lấy công chuộc tội, em không truy cứu việc ấy nữa. Bây giờ chân của anh đã đi được chưa?- Chưa.- Cũng may, người có lòng tốt bao giờ cũng được đền bù. Nếu em không nhớ anh, quay lại đây tìm thăm anh lạnh lung cuối thì anh cũng không ra tay cứu em được. Nếu em sớm biết anh có bản lĩnh cao cường như thế này thì em không thèm đi giết con nhãi Chu Cửu Chân hộ anh làm gì.- Anh có bảo em đi giết nàng đâu!- Anh vẫn còn nhớ nhung con bé đẹp đẽ đó. chỉ tại em không phải nên đã giết hại ý trung nhân của anh.- Chu cô nương không phải là ý trung nhân của anh, dù nàng có đẹp đến đâu cũng không liên can gì đến anh hết.- Thế thì lạ thực, con nhỏ ấy đã hãm hại anh đến mức đó, em giết nó đi để trả thù cho anh như vậy không nên hay sao?- Người hãm hại anh quá nhiều, nếu người nào cũng phải giết hết cho bõ tức thì giết làm sao cho xuể. Huống hồ có Những người định tâm hại anh mà về phần anh thì lại thấy họ tội nghiệp và đáng thương lắm. Cũng như Cửu Chân chẳng hạn, suốt ngày nàng cứ nơm nớp lo sợ không yên, chỉ sợ Vệ Bích không yêu nàng và chàng ta sẽ lấy nàng Thanh Anh làm vợ.Ðấy em thử xem, nàng ta sống như thế có cái gì sung sướng nào?Thôn nữ nọ sầm nét mặt nổi giận hỏi:- Có phải anh mỉa mai em đấy không?Vô Kỵ ngẩn người ra giây lát, chàng không ngờ nói tới Cửu Chân lại khiến cho cô bé này nổi giận như vậy nên chàng vội đổi giọng:- Không! Không! Tôi nói mỗi người có một số kiếp riêng đó thôi. Người khác không làm mất lòng cô, cô giết hại người ta như vậy thì không tốt.Thôn nữ cười nhạt đáp:- Anh học võ nếu không dùng để giết người thì học làm chi?- Chúng ta học võ là để tự vệ chứ có phải để giết người đâu?- Tôi phục anh lắm, thế ra anh là một người rất chính nhân quân tử, một người rất tốt bụng đấy.Vô Kỵ cúi đầu liếc nhìn nàng thấy thái độ và cử chỉ của cô ta trông rất quen, nhưng chàng không nhớ đã gặp ở đâu rồi thôi. Nàng thôn nữ bỗng ngửng mặt lên hỏi:- Anh làm gì thế?- Mẹ tôi vẫn thường cho tôi là người quá hiền lành. Lúc mẹ tôi nói chuyện thái đọ cũng giống như em vậy!
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 42
Nhện độc phản kháng
Nàng nọ bất giác đỏ bừng mặt, trách mắng:- Anh đừng có nói bậy! Thế ra anh nói tôi giống mẹ anh còn anh thì giống cha anh phải không?Miệng tuy khiển trách nhưng mặt nàng vẫn tỏ vẻ vui cười. Vô Kỵ vội cải chính:- Trời ơi! Nếu tôi có lòng như thế thì trời đánh thánh vật tôi ngay.- Nói bông một tý không sao, việc gì anh phải thề nặng như vậy...Nàng vừa nói tới đó phía Ðông Bắc có một tiếng rú lảnh lót. Hai người nhận ngay ra tiếng rú đó của một người đàn bà. Sau đó hai người lại nghe thấy có tiếng rú ở gần đó đáp lại. Người rú sau là Ðinh Mẫn Quân mới đi khỏi. Thôn nữ biến sắc mặt:- Phái Nga Mi lại có người tới đấy!Hai người nhịn thấy tiếng rú đằng xa lại còn lớn hơn tiếng rú của Mẫn Quân ở gần đó, đủ thấy công lực của người đó cao Mẫn Quân nhiều. Mẫn Quân nghe tiếng rú đó liền ngương bước lại không đi nữa. Vô Kỵ cùng thôn nữ nọ nhìn về phía Ðông Bắc xem là ai tới. Lúc ấy trời đã bắt đầu tảng sáng, hai người thấy một bóng người màu xanh lướt tới cạnh Mẫn Quân. Vô Kỵ trông thấy thiếu nữ đó nói với Mẫn Quân vài lời, đưa mắt nhìn nàng thôn nữ và Vô Kỵ rồi nàng ta tiến lại gần. Bước đi của nàng ta rất nhỏ nhưng rất nhanh. chỉ trong thoáng chốc nàng đã tới chỗ cách hai người chừng bốn năm trượng. Vô Kỵ thấy nàng đó xinh đẹp vô cùng, tuổi trạc mười by, mười tám. Chàng ngạc nhiên vô cùng nghĩ thầm: - Nghe tiếng rú và thấy thân pháp của nàng ai cũng phải đoán chắc nàng lớn tuổi hơn Mẫn Quân, ngờ đâu nàng ta lại còn nhỏ tuổi hơn cả mình nữa . Chàng thấy thiếu nữ đó đeo một thanh đoản kiếm, nhưng không rút khí giới ra, chỉ tay không tới gần. Mẫn Quân thấy nàng đó đi tới gần hai người liền lên tiếng cảnh báo:- Chu sư muội hãy cẩn thận, Võ công của nó như là có yêu thuật vậy.Thiếu nữ nọ gật đầu với giọng nói rất văn vẻ hỏi:- Chẳng hay hai vị quý tính đại danh là gì? Tại sao hai vị lại đả thương sư tỷ tôi như vậy?Nàng nọ tới gần, trông thấy mặt nàng ta rất quen, chờ tới khi nàng nọ lên tiếng hỏi Vô Kỵ mới nghĩ ra:- Thế ra nàng là Chu Chỉ Nhược cô nương mà ta đã gặp gỡ trên sông Hán Thủy. Trương thái sư phụ ta dẫn nàng lên núi Võ Ðang, tại sao nàng lại thành môn hạ của phái Nga Mi được? Chàng nóng lòng muốn dò hỏi tình hình của Trương Tam Phong gần đây ra sao. Nhưng chàng lại nghĩ thầm:- Trương Vô Kỵ đã chết rồi. Ta bây giờ chỉ là một người nhà quê, Bát Giới xấu xí, họ Tăng tên A Ngưu. Nếu ta không nhẫn nại chỉ để sơ hở một chút thì cho người ta biết tên tuổi thật của mình thì sau này tai họa đến tới tấp. Bất cứ trước mặt ai ta cũng không thể tiết lộ thân phận của ta được. Như vậy nghĩa phụ mới khỏi bị tai vạ và cha mẹ ta mới khỏi chết oan và uất hận mãi mãi.Nghĩ tới cái chết của cha mẹ, nghĩ tới nghĩa phụ đang sống độc thân ngoài hoang đo, dù có nguyên nhân lớn đến đâu chàng cũng không dám cho ai biết mình là ai cả. Nàng thôn nữ nọ cười nhạt một tiếng và trả lời Chu Chỉ Nhược:- Hồi nãy lệnh sư tỷ dùng song chưởng sử thế Võ Thôi Song Vọng Nguyệt đánh vào sau lưng của ta rồi tự nhiên gãy hai tay chứ có việc gì đến ta đâu mà trách cứ ta được? Cô nương thử hỏi lại lệnh sư tỷ xem ta có đánh nửa miếng, một thế võ nào vào người y thị chưa?Chỉ Nhược quay lại, đưa mắt nhìn Mẫn Quân có ý hỏi. Mẫn Quân nổi giận xen lời nói:- Sư muội hãy đưa hai người này đi gặp sư phụ để sư phụ định đoạt xử trí với chúng.Chỉ Nhược đáp:- Nếu hai vị này quả thật không định tâm thất lễ với sư tỷ thì theo ý tiểu muội ta chỉ nên cười xòa một tiếng, bỏ qua mà hóa thù thành bạn ...Mẫn Quân cả giận quát mắng:- Sao sư muội lại giở mặt định giúp người ngoài như thế? !Vô Kỵ thấy thần sắc của Mẫn Quân hung ác như vậy lại nghĩ tới năm xưa ở trong rừng rậm, mọi người vây đánh Bành hòa thượng vì vậy mà Hiểu Phù gây gổ với Mẫn Quân. Ngày hôm nay việc cũ tái diễn, Mẫn Quân cũng áp bức người sư muội nhỏ tuổi này. Chàng liền lo thầm cho Chỉ Nhược. Không ngờ chàng thấy Chỉ Nhược tôn kính Mẫn Quân vô cùng. Nàng còn vái Mẫn Quân và nói:- Tiểu muội xin nghe lời dặn bảo của sư tỷ chứ không dám trái lệnh sư tỷ đâu.- Ðược, cô hãy ra tay bắt ngay con nhãi này và đánh gãy hai tay của nó đi!- Vâng! Sư tỷ làm ơn lược trận hộ cho tiểu muội!Nói xong, Chu Chỉ Nhược quay lại nói với nàng thôn nữ kia:- Tiểu muội vô lễ, muốn lãnh giáo mấy thế võ cao siêu của chị.Thôn nữ cười nhạt đáp:- Muốn đánh cứ việc đánh, việc gì mà phải nói lôi thôi như thế ?Nói xong, nàng ta nhanh như chớp, xông lại tấn công Chu Chỉ Nhược liền ba chưởng. Chỉ Nhược nhảy sang bên để né tránh, giơ tay trái lên giở thế Cẩm Nã Thủ ra lấy công làm thủ, thế nào cũng tinh xảo vô cùng. Vô Kỵ nội công cao cường, nhưng Võ công lại không biết mấy, nay chàng thấy Chỉ Nhược đấu với thôn nữ kia, hai người ra tay đấu nhanh vô cùng. Chỉ Nhược dùng miên chưởng của phái Nga Mi, chân tay và thân hình rất nhanh nhẹn, còn chưởng pháp của nàng thôn nữ kia thì quái dị vô cùng. Càng xem Vô Kỵ càng thấy thán phục, càng quan tâm. Chàng cũng không biết mong cho ai được ai thua nên chàng chỉ muốn hai người đó đừng có ai bị thương cả. Hai nàng đấu được hơn hai mươi hiệp người nào cũng ngộ hiểm luôn. Chàng bỗng nghe thôn nữ kêu "trúng" một tiếng chưởng của nàng đã chặt đúng đầu vai của Chu Chỉ Nhược. Ðồng thời chàng cũng lại nghe thấy "xoẹt" một tiếng. Thì ra tay áo của thôn nữ đã bị Chỉ Nhược xé rách một mnh. Hai người không hẹn mà nên, cùng lui lại phía sau, mặt đỏ bừng. Thôn nữ nọ lên tiếng khen ngợi:- Lợi hại thật! Lợi hại thật!Nàng định tiến lên tấn công tiếp nhưng nàng đã thấy Chỉ Nhược loạng choạng mấy bước, hầu như sắp té ngã. Vô Kỵ thấy vậy không đành liền lớn tiếng gọi:- Cô ...cô...Lòng quan tâm của chàng hiện rõ lên mặt. Chu Chỉ Nhược thấy một người đàn ông, quần áo lam lũ, râu tóc rất dài, bỗng nhiên quan tâm đến mình như vậy, nàng ngạc nhiên thầm. Mẫn Quân liền hỏi Chỉ Nhược:- Sư muội có việc gì không?Chu Chỉ Nhược tay trái vởn vào đầu vai của sư tỷ, loạng choạng và lảo đảo một hồi. Ðinh Mẫn Quân bị nội công của thiếu nữ kia làm gãy hai tay đã biết đối thủ lợi hại vô cùng. chỉ có sư muội mà sư phụ vẫn khen hàng ngày, bảo nàng thông minh, ngộ tính rất cao, tiến bộ thần tốc là may ra chống đỡ nổi kẻ thù thôi. Phần vì nàng thấy sư phụ có ý định truyền ngôi trưởng môn cho người sư muội này, bề ngoài nàng làm ra vẻ rất mến thương người sư muội nhưng sự thật trong lòng nàng ghen ghét một cách thậm tệ. Cho nên nàng muốn bảo người sư muội đánh thắng người thiếu nữ nọ thì nàng có thể trả được thù bị đánh gãy tay, bằng không sư muội có bị nguy hiểm hoặc bị thương mất mạng nàng cũng hả dạ. Như vậy đủ thấy tâm địa của Mẫn Quân ác độc vô cùng. Nay nàng thấy Chỉ Nhược đấu với thôn nữ nọ hơn hai mươi hiệp mới bại, thấy Võ công của sư muội cao siêu hơn mình nhiều. Nàng ghen tức vô cùng. Nay lại thấy người sư muội đó vịn vào vai mình để giữ thăng bằng cho khỏi ngã mới hay sư muội đã bị thương rất nặng. Nàng sợ thiếu nữ nọ truy kích vội nói luôn:- Chúng ta đi thôi!Thế rồi hai sư tỷ muội dìu nhau đi ngay về phía Ðông Bắc. Thôn nữ nọ đã thấy sắc mặt của Vô Kỵ liền cười nhạt và mỉa mai :- Anh Bát Giới xấu xí ơi, trông thấy cô gái đẹp hồn anh đã bay lên trời rồi.Vô Kỵ đang định giải thích nhưng nghĩ lại: - Nếu ta không thổ lộ thân thế việc này không thể nói rõ ra được, chi bằng ta không nói thì hơn . Nghĩ đoạn chàng liền đáp:- Nàng ta đẹp hay không, có việc gì đến tôi. Tôi quan tâm lo ngại cô bị thương đấy chứ?- Anh nói thật hay nói dối thế?Vô Kỵ lại nghĩ tiếp: - Sự thật là ta quan tâm tới cả hai nàng .Nghĩ xong chàng mới đáp:- Tôi nói dối cô làm chi? Không ngờ phái Nga Mi lại có những người môn hạ trẻ tuổi mà vô cùng cao siêu như thế rồi.- Cao siêu, cao siêu cái gì?Vô Kỵ nhìn theo Chu Chỉ Nhược thấy lúc tới nàng đi rất lẹ mà bây giờ sao bước đi loạng choạng như thế. Chàng nghĩ tới khi xưa, lúc ở trong thuyền trên sông Hán Thủy, nàng ta cho mình ăn uống, còn được nàng ta tặng cho khăn tay để lau nước mắt. Vì vậy chàng vội khấn thầm, chỉ mong nàng ta bị thương nhẹ thôi.- Bỗng dưng nói chuyện đó ra làm chi? chỉ trong vài ngày nữa chân anh sẽ khỏi, chúng ta đi đây đi đó, thưởng ngoạn phong cảnh như vậy chẳng thích thú biết bao?Thôn nữ quay đầu lại vẻ mặt u sầu:- Anh Ngưu, em muốn nhờ anh một việc này nhưng anh đừng có giận em nhé!- Việc gì cô cứ nói, nếu tôi có thể làm được tôi không bao giờ từ chối đâu.Thôn nữ nắm tay Vô Kỵ và hỏi:- Anh A Ngưu, em ở Trung Nguyên đi xa hàng vạn dặm tới đất Tây Vực này chỉ có tìm kiếm anh ta thôi. Trước kia em còn dò biết được một chút tông tích, nhưng đến bây giờ thì không hay tin của anh ấy nữa. Không khác gì kim chìm dưới đáy biển vậy. Sau khi chân đã lành mạnh, anh giúp em tìm kiếm anh ấy rồi em sẽ đi du ngoạn sơn thủy với anh. Chẳng hay anh có nhận lời không?Vô Kỵ nghe nàng nọ nói xong, chàng không sao nén nổi lòng tức giận được chỉ kêu "hừ" một tiếng. Thôn nữ vội nói tiếp:- Anh đã nhịn lời không tức giận rồi, sao bây giờ lại tức giận như vậy?- Ðược, tôi nhận lời giúp đỡ cô đi tìm kiếm y.Thôn nữ mừng rỡ vô cùng la lớn:- Anh A Ngưu, anh thật tốt với em quá!Nói xong, nàng nhìn về phía chân trời, hai mắt đăm chiêu, mồm khẽ nói:- Chúng ta tìm thấy anh ấy rồi, anh ấy biết tôi đi tìm anh ấy bất nhiêu lâu liệu anh ấy có còn giận tôi không? Anh ấy nói gì tôi sẽ ngoan ngoãn nghe lời anh ấy!- Chẳng hay người yêu của em tốt như thế nào mà em cứ nhớ nhung hắn hoài như vậy?- Anh ấy tốt như thế nào em không thể nói ra được. Anh A Ngưu, anh bảo chúng ta có thể tìm thấy anh ấy không? Khi anh ấy gặp em liệu có còn mắng chửi em như trước nữa không?Vô Kỵ thấy thiếu nữ đó si tình như vậy không muốn làm mất hứng của nàng nên an ủi rằng:- Em có lòng kiên trì như vậy thì thế nào anh ta cũng phải cảm động mà thương em chứ.Thôn nữ nghe chàng nói như vậy mồm lẩm bẩm:- Anh ấy động lòng thương em...Vô Kỵ nghĩ thầm: - Cô bé này si tình với người yêu như vậy. Nếu ở trên đời này ta cũng có một người quan tâm đến ta như thế, nhớ nhung ta như vậy thì đời ta dù có phải chịu khổ sở thêm chút nữa ta cũng rất vui lòng . Chàng vừa nghĩ vừa đưa mắt nhìn vết chân của Chu Chỉ Nhược với Ðinh Mẫn Quân ở trên mặt tuyết rồi lại nghĩ tiếp - Nếu vết chân của Mẫn Quân là vết chân của ta để lại, ta được đi sát cánh với nàng Chỉ Nhược..Chàng đang nghĩ ngợi đột nhiên nghe thôn nữ la lớn:- Phải đi mau mới được, nếu muộn thì không kịp đâu.Vô Kỵ đưng o tưởng, bị tiếng kêu la của thôn nữ làm cho thức tỉnh vội hỏi:- Việc gì thế?- Thiếu nữ của phái Nga Mi đã chịu tha mạng cho chúng ta, giả bị thương để rút lui, nhưng còn Ðinh Mẫn Quân nhất định bảo nàng ta phải bắt đem chúng ta về trình sư phụ chúng, như vậy Diệt Tuyệt sư thái thế nào cũng ở gần đây. Lão ni đó hiếu thắng lắm, thế nào nó chẳng tới đây?Vô Kỵ nghĩ tới Diệt Tuyệt sư thái dùng chưởng giết chết Hiểu Phù, tàn nhẫn và độc ác biết nhường nào, mãi cho tới bây giờ chàng vẫn còn sợ hãi nên vội đáp:- Lão ni đó lợi hại lắm, chúng ta địch không lại đâu.- Anh đã gặp mụ ta rồi hay sao?- Tôi chưa gặp mặt bà ta bao giờ, nhưng bà ta là trưởng môn của phái Nga Mi thì có phải tay tầm thường đâu?Thôn nữ cau mày nghĩ ngợi giây lát liền chạy lại chỗ đống củi lấy mấy cành củi lớn, lột vỏ cây bện thành dây thừng, cột mấy thanh củi đó lại thành một cái xe trượt tuyết vậy. Ðoạn nàng bảo Vô Kỵ duỗi thẳng chân nằm trên xe đó rồi nàng ở phía trước kéo chạy như bay. Khinh công của nàng ta lợi hại vô cùng chỉ trong khoảnh khắc đã chạy được bốn năm chục dặm liền. Vô Kỵ không nghe thấy tiếng nàng thở mạnh cũng khen phục thầm. Chàng sợ nàng mệt vội lên tiếng:- Này, hãy nghĩ chân giây lát đã!- Cái gì này với chả này? Chẳng lẽ em không có tên hay sao?- Em không nói thì làm sao tôi biết được tên em là gì? Chẳng lẽ em bảo tôi cứ gọi em là cô bé xấu xí mãi hay sao? Trong mắt tôi, tôi nhịn thấy em đẹp lắm!Thôn nữ phì cười, ngừng chân giây lát giơ tay lên vuốt tóc trả lời:- Thôi được, nói cho anh biết tên tôi cũng không sao. Tên tôi là Thù Nhi.- Thù Nhi, Thù Nhi, chắc em lầm, tên em là Châu thì đúng hơn. Chứ có ai đặt tên con là Thù đâu?- Không phải là Châu đâu, mà chính là Thù thật đấy. Thù là Tri Thù. Con nhện ấy mà...Vô Kỵ ngạc nhiên nghĩ thầm: - Sao lại có người lấy tên con nhện làm tên mình như vậy?Thù Nhi đáp:- Tên của em đúng như thế đấy, nếu anh sợ hãi thì đừng có gọi nữa.- Cái tên đó có phải do cha mẹ em đặt cho không?- Hừ! Nếu không do cha mẹ đặt cho thì khi nào em chịu cái tên đó. Cái tên đó là do mẹ em đặt cho đấy. mẹ em dậy em luyện môn Thiên Thù Tuyệt Hộ Thủ môn Võ công này phải bắt đủ một nghìn con nhện độc để luyện tập" nên mới đặt cho em cái tên ấy.Nghe thấy Thù Nhi nói tới Thiên Thù Tuyệt Hộ Công, Vô Kỵ rùng mình kinh hãi. Thù Nhi lại tiếp:- Em luyện môn Võ công đó từ hồi còn nhỏ nhưng Võ công của em còn kém lắm. Khi nào em học thành công môn Võ công này thì em không còn sợ mụ Diệt Tuyệt sư thái nữa. Anh có muốn xem không?Nói xong, nàng móc túi lấy ra một cái hộp nhỏ vàng chói ra. Nàng vừa mở nắp hộp lên Vô Kỵ đã thấy trong cái hộp đó có hai con nhện to bằng hai ngón tay cái đang nhúc nhích bò lên. Trên lưng con nào cũng có vân ngũ sắc trông rất sáng. Các con nhện thường chỉ có tám chân nhưng hai con nhện này lại có tới mười hai chân. Chàng sực nghĩ tới cuốn độc kinh của Vương Nạn Cô. Trong cuốn kinh đó có nói tới Những con nhện độc, con nào có trên mình vân hoa thì độc khôn tả. Nếu nó lại có đủ mười chân thì lại độc kỳ lạ, bị nó cắn phải không có thuốc gì chữa khỏi. Chàng thấy hai con nhện này có tới mười hai chân và không thấy cuốn kinh nói tới nhưng chàng cũng đoán chắc hai con này còn độc hơn nhiều. Thù Nhi thấy chàng có vẻ sợ hãi liền vừa cười vừa nói:- Anh cũng là tay sành sỏi đấy. Biết được những con nhện của em là báu vật. Anh hãy đợi chờ một lát.Nói xong, nàng nhảy lên cao, quan sát xung quanh một hồi rồi mới nhảy xuống nói tiếp:- Chúng ta hãy đi thêm một quãng đường nữa đã, rồi em sẽ kể chuyện hai con nhện này cho anh nghe.Nàng lại kéo cái xe tuyết chạy thêm bảy tám dặm, tới cạnh một sơn cốc, nàng đỡ Vô Kỵ sang một bên, nhặt mấy hòn đá lớn đặt lên trên xe rồi chạy thẳng vào trong sơn cốc. Chạy tới sườn núi nàng bỗng ngương lại nhảy sang một bên để mặc cái xe trượt và mấy hòn đá kia rơi thẳng xuống vực , chỉ nghe bên dưới có mấy tiếng động ầm ầm một hồi lâu. Vô Kỵ quay đầu nhìn lại thấy trên mặt tuyết có vết hằn in xuống, tựa như vết xe nặng vậy. Chàng nghĩ thầm: - Không ngờ cô bé này lại thông minh đến thế. Diệt Tuyệt sư thái có theo dấu vết mà đuổi tới thì cũng chỉ tưởng chúng ta đã rơi xuống vực, chết một cách đau đớn rồi . Thù Nhi ngồi xổm xuống nói:- Anh nằm lên lưng em để em cõng cho!- Em cõng tôi như vậy thì mệt chết.Thù Nhi lườm chàng:- Mệt hay không tôi không biết hay sao?Vô Kỵ không dám nói nhiều liền nằm phục lên lưng nàng.- Anh sợ ôm chặt quá tôi chết ngạt hay sao mà cứ nhẹ tay nhẹ chân như thế làm người ta nhột không chịu được!Thấy nàng nói như vậy Vô Kỵ liền ôm chặt lấy cổ nàng để mặc nàng cõng chạy. Ngờ đâu nàng ta lại tung mình nhảy lên trên cây. Từ cành này chuyền qua cành khác, nàng nhảy qua by tám chục ngọn cây mới đến cạnh một vách núi. Nàng liền nhảy xuống dưới đất, khẽ đặt Vô Kỵ xuống, mồm tủm tỉm cười:- Chúng ta làm một cái chuồng bò nơi đây anh nghĩ sao?- Làm chuồng bò để làm gì?- Ðể cho một con bò đực ở! Tên anh là A Ngưu, anh chẳng là con bò là gì?- Khỏi phải lợp mái làm chi, chỉ bốn năm ngày nữa là cùng, chân anh sẽ lành lặn ngay. Sự thật ra thì lúc này anh cũng có thể miễn cưỡng đi được rồi.- Hừ, miễn cưỡng ư? Ðã là Bát Giới xấu xí lại què thêm cái cẳng bò nữa thì thật là đẹp quá!Nói xong, nàng bẻ một cành cây quét sạch đống tuyết cạnh đống đá đi. Vô Kỵ thấy Thù Nhi săn sóc mình chu đáo như vậy, trong lòng cũng cảm động vô cùng. Rồi chàng lại thấy nàng miệng ca hát, tay bẻ cành cây để lợp lên trên hai tảng đá làm thành một cái nóc nhà con con có thể nằm lọt được hai người. Thù Nhi lợp xong căn nhà đó lại ôm một tảng băng tuyết thật lớn để lên trên nóc nhà. Nàng khuân hết tảng này tới tảng khác, chỉ trong giây lát nàng đã khuân được rất nhiều tuyết để lên trên đó. Nàng làm như vậy để cho người ngoài không còn biết có một căn nhà dưới đống đá này rồi nàng mới ngừng tay, lấy khăn tay ra lau mồ hôi dặn bảo Vô Kỵ:- Anh hãy đợi chờ em ở đây để em đi kiếm thức ăn về!- Anh cũng không đói lắm, em đã mệt rồi, hãy nghỉ ngơi chốc lát đã rồi hãy đi kiếm cũng chưa muộn!- Anh đối xử với em như vậy thì anh phải thật lòng mới được, chứ chỉ tốt đầu lưỡi, bụng giả dối như thế em không thích đâu.Nói xong, nàng giở khinh công ra chạy thẳng vào trong rừng rậm. Vô Kỵ ngồi trên tảng đá nghĩ đến giọng nói của Thù Nhi nhu mì yểu điệu, cử chỉ nhẹ nhàng, thái độ ung dung, không có một điểm nào không phải là của một tuyệt sắc giai nhân cả. Nhưng không hiểu tại sao bộ mặt trái xoan của nàng lại xấu xí đến như thế? Chàng lại nghĩ tới lúc mẹ chàng sắp tắt thở có dặn bảo chàng rằng: - Người con gái nào càng xinh đẹp bao nhiêu càng khéo lừa dối người ta bấy nhiêu. Con cần phải cẩn thận nhớ kỹ lời của mẹ mà đề phòng Những hạng con gái đó!Thù Nhi này mặt không đẹp, nhưng đối với chàng rất tốt nên chàng đã có lòng muốn lấy Thù Nhi rồi. Nhưng chàng lại nghĩ Thù Nhi đã có một người nhân tình, lúc nào nàng ta cũng nhớ nhung tới người đó mà không coi mình vào đâu cả. Chàng ngồi nghĩ vẫn nghĩ vơ một hồi thì Thù Nhi đã xách hai con gà tuyết về. Rồi nàng đốt lửa nướng gà để ăn. thật gà ấy ngon tuyệt trần. chỉ trong nháy mắt Vô Kỵ đã ăn hết một con mà vẫn còn thòm thèm. Thù Nhi thấy vậy tủm tỉm cười, lại ném luôn hai cái đùi gà định để dành cho chàng ăn nốt. Hai cái đùi đó là đùi con gà phần nàng, Vô Kỵ định từ chối, nàng cả giận:- Anh muốn ăn cứ việc ăn đi! Ai khiến anh giơ bộ tốt bụng như thế làm chi? Tôi rất ghét Những người giơ dối như vậy. Hễ gặp những người đó là tôi lấy dao đâm thủng người chúng vài ba nhát ngay.Vô Kỵ không dám nói thêm liền cắm cúi ăn nốt hai cái đùi đó. Ăn xong thấy mồm dính đầy mỡ gà, chàng lấy một nắm tuyết ở trên mặt đất để rửa mặt rồi dùng tay áo lau chùi. Thù Nhi ngẫu nhiên quay đầu lại, thấy mặt Vô Kỵ đã rửa sạch liền ngẩn người ra nhìn chàng. Thấy nàng cứ nhìn mình chòng chọc như vậy Vô Kỵ ngượng vô cùng liền hỏi:- Em nhìn anh như thế làm gì?- Năm nay anh bao nhiêu tuổi?- Vừa đúng hai mươi!- Thế thì anh lớn hơn em vừa hai tuổi, tại sao anh lại giữ bộ râu ria xồm xoàm như thế kia làm gì?- Tôi vẫn sống một mình ở trong thâm sơn cùng cốc, không thấy một bóng người nào cả nên cũng không nghĩ tới chuyện cạo râu.Thù Nhi lấy ra con dao con, cán vàng giắt ở trong người rồi đè mặt Vô Kỵ xuống từ từ cạo râu cho chàng. Vô Kỵ thấy lưỡi dao rất sắc bén, đi tới đâu râu ria rụng tới đó. Chàng thấy hai bàn tay nàng da rất mởn và mềm mại. Chàng nhịn không nổi nên động lòng liền. Chàng vốn dĩ là người thật thà chất phác, nhưng từ khi gặp Thù Nhi đến giờ chàng không hiểu tại sao cứ cảm thấy Thù Nhi như là người bạn rất thân của mình, quen biết từ hồi còn nhỏ vậy. Cho nên chàng mới tìm chuyện nói đùa với nàng. Thù Nhi cạo râu cho Vô Kỵ xong, nàng nhìn mặt chàng ngẩn người ra một lát rồi thở dài một tiếng. Vô Kỵ hỏi:- Sao em lại thở dài như vậy?Thù Nhi không trả lời, tiếp tục cạo những lọn tóc con ở hai bên thái dương và sau gáy cho chàng rồi mới búi cho chàng một cái búi tóc. Không có thoa vàng hay thoa bạc để cắm vào giữa búi tóc cho chàng nàng liền lấy một cành cây vót nhọn để dùng tạm. Lúc này Vô Kỵ được nàng sửa soạn cho, tuy áo quần còn rách rưới nhưng thần thái khác hẳn, anh tuấn hơn người. Chàng đã biến thành một thiếu niên đẹp trai ngay rồi. Thù Nhi vừa thở dài vừa nói:- Anh A Ngưu! Không ngờ anh lại là người đẹp trai như thế này!Vô Kỵ thấy nàng nói như vậy liền nghĩ thầm: - Chắc thế nào nàng cũng đau lòng vì bộ mặt xấu xí như thế của nàng .Nghĩ đoạn chàng bèn lấy lời lẽ giảng giải để an ủi nàng:- Trên thế gian này Những vật gì thật đẹp thường thường có cái xấu ở bên trong. Người ta mặt đẹp hay xấu có can hệ gì đâu? chỉ nhất là phải có tấm lòng lương thiện thì mới tốt.Nghe chàng nói như vậy Thù Nhi cười nhạt hỏi lại:- Tâm địa lương thiện tốt là như thế nào? Anh thử nói cho tôi nghe xem!Thấy nàng hỏi như vậy Vô Kỵ ngẩn người ra không biết trả lời ra sao cho phải, giây phút sau chàng mới thốt ra được một câu:- Tâm địa lương thiện là không đi giết hại người khác. Không đi giết hại người ta em cảm thấy trong lòng thư thái và vui vẻ yên lòng lắm!- Em không giết hại người trong lòng thấy khó chịu liền! phải giết hại kẻ thù thật thơm khốc em mới cảm thấy yên dạ và vui tươi. Trong lòng mới được thảnh thơi...- Lý lẽ của em thật vô lý hết sức!- Nếu không vì giết hại người em luyện môn Thiên Thù Tuyệt Hộ Thủ này để làm gì? Và em cũng không bị khổ sở, đau đớn vô cùng trận như thế này. Chẳng lẽ vì em thích chơi đùa mà theo học môn Võ công ấy hay sao?Nói xong, nàng lấy cái hộp vàng nho nhỏ ra. Nàng mở nắp hộp, dùng hai ngón tay trỏ, thò vào trong hộp. Hai con nhện hoa ở trong từ từ bò tới, cắn luôn hai đầu ngón tay nàng , chỉ thấy nàng hít mạnh một hi, hai ngón tay rung động, vận nội công để chống lại chất độc của hai con nhện kia. Hai con nhện cứ hút máu ở tay nàng đồng thời huyết mạch ở hai đầu ngón tay Thù Nhi cũng chuyển vận đem theo chất độc ở trong người hai con nhện vào trong máu nàng. Vô Kỵ thấy mặt nàng rất nghiêm trang, đồng thời ở giữa ấn đường và hai bên huyệt thái Dương của nàng có một làn hắc khí nhợt nhạt hiện lên. Nàng cứ nghiến răng chịu đựng đau đớn. Một lát sau thấy mũi nàng nhỏ mồ hôi từng hạt xuống. Nàng luyện công như vậy chừng nửa tiếng đồng hồ. Hai con nhện hút máu nàng, bụng phình lên, mình no tròn như hai trái cau rồi mới rớt xuống đáy hộp và ngủ say liền. Thù Nhi vận công hồi lâu, hắc khí ở trên mặt mới mất dần, da mặt của nàng lại hồng như trước rồi nàng thở một hơi thật dài. Vô Kỵ ngửi thấy hơi thở của nàng thơm ngọt vô cùng nhưng có một điều lạ, càng ngửi chàng càng cảm thấy đầu óc choáng váng, hình như trong hơi thở của nàng cũng có chất độc rất mạnh. Thù Nhi mở trừng hai mắt, mồm tủm tỉm cười. Vô Kỵ liền hỏi:- Phải luyện tới mức nào mới gọi là hoàn toàn thành công?- Luyện tới khi hai con nhện hoa kia biến thành mầu đen, hết đen thành trắng lúc ấy chất độc trong người chúng đã hết, chúng sẽ chết liền. Bao nhiêu chất độc ở trong người chúng đều chạy sang người em cả. phải luyện đủ một nghìn con, lúc ấy mới gọi là tiểu thành. Muốn Võ công của mình luyện tới mức thượng thừa thì phải luyện tới sáu by nghìn con hay cả vạn con mới mong thành công được.Vô Kỵ nghe Thù Nhi nói như vậy cũng phải sờn lòng, sởn tóc gáy hỏi tiếp:- Ở đâu ra được nhiều nhện hoa như thế?- Một mặt thì tìm kiếm khắp ni, một mặt cũng phải nuôi chúng nữa, chúng cũng đẻ trứng, nở con như Những con nhện thường vậy.- Trên thiên hạ này có biết bao nhiêu thứ võ công cao siêu không thể tưởng tượng được, sao em không theo học, lại cứ đi theo học chi thứ độc này như vậy? Thứ độc của loài nhện hoa này mạnh vô cùng. Vẫn biết em có phương pháp chế ngự chất độc này nhưng dù sao trong người mang độc mạnh như vậy cũng chỉ có hại hơn là có lợi.- Vẫn biết trên thiên hạ này có nhiều môn võ công lợi hại nhưng không có môn nào lợi hại hơn môn Thiên Thù Tuyệt Hộ Thủ này. Khi em đã luyện thành công thì nội công thâm hậu của anh đã chắc gì đã chịu nổi một ngón tay em đâm vào người?Nói xong, nàng vận khí vào ngón tay đâm ngay vào thân cây cạnh nàng. Tuy công lực của nàng chưa luyện đến mức thành công nhưng nàng cũng đâm sâu vào thân cây đến nửa tấc. Vô Kỵ hỏi tiếp:- Môn võ công này do má em dậy cho phải không? Vậy võ công này có phải tự bà luyện thành không?Thấy Vô Kỵ nói tới mẹ mình, hai mắt của Thù Nhi đột nhiên lóe lên như hai tia chớp ác độc. Trông nàng không khác gì một con thú dữ trực vồ mồi. Nàng hậm hực nói:- Luyện môn Thiên Thù Tuyệt Hộ Thủ này có một điều khiến người ta không được mãn ý cho lắm là khi luyện tới tám trăm con trở lên, mặt của mình cứ xấu xí dần đi. Khi luyện tới nghìn con thì lại còn xấu xí khủng khiếp nữa. Mẹ em đã luyện được năm trăm con thì gặp cha em. Mẹ em sợ bộ mặt xấu xí sẽ bị cha em chán mà ghét bỏ nên đã tự phế võ công của mình đi mà trở thành một người đàn bà bình thường, tay không đủ sức trói gà. Mặt mẹ em tuy đẹp trở lại nhưng khi bị mẹ ghẻ và anh chị tôi hà hiếp bắt nạt không còn sức lực đâu nữa mà đánh trả lại. Rốt cuộc còn bị toi mạng nữa là khác. Hừ! Ðấy anh xem, bộ mặt đẹp có ích lợi gì không? Mẹ em là một người rất xinh đẹp và tao nhã, chỉ vì hiếm hoi, cha em mới phải lấy nàng hầu....Vô Kỵ đưa mắt liếc nhìn bộ mặt nàng một lần nữa rồi khẽ nói:- Thế ra...em vì luyện võ công ...- Phải! Vì luyện võ công mà bộ mặt em mới xấu xí như thế này. Hừ! Nên người phụ bạc kia mới không thèm đếm xỉa đến em. Sau này em luyện thành công võ công này rồi, sẽ đi kiếm y, nếu không có người đàn bà khác ở cạnh y thì thôi, bằng không...- Em chưa thành hôn với người ta và cũng không có hẹn ước chi hết, chẳng qua chỉ...chỉ ...- Cứ việc nói thẳng ra, sợ gì mà anh cứ ấp úng như thế? Có phải anh định nói chẳng qua chỉ có em yêu dấu chàng ta chứ chàng ta có yêu em đâu, có phải không. Ðơn tư cũng vậy mà tương tư cũng vậy đã sao nào? Em yêu anh ấy thì em không muốn trong trái tim anh ấy có người đàn bà thứ hai, nếu anh ấy phụ bạc em, em sẽ cho anh ấy nếm mùi Thiên Thù Tuyệt Hộ Thủ của em.Vô Kỵ mỉm cười, không cãi vã với nàng nữa, trong lòng nghĩ thầm: - Tính nết của Thù Nhi thật lạ, lúc tử tế thì hiền lành ngoan ngoãn, lúc trở mặt thì hung ác, dã man, bướng bỉnh không thể tưởng tượng được...Chàng lại nghĩ tới Trương thái sư phụ và đại sư bá, nhở sư bá mọi người vẫn thường nói Những sự phân biệt phải trái chính tà trong võ lâm như thế nào. Nay chàng thấy môn Thiên Thù Tuyệt Hộ Thủ của Thù Nhi là một môn võ rất độc ác nên chàng cho đó thế nào cũng thuộc tà phái và mẹ nàng cũng thuộc nhân vật tà phái nốt. Chàng càng suy nghĩ càng sợ hãi và gớm nàng biết mấy.Thù Nhi không biết Vô Kỵ đang nghĩ gì, nàng cứ chạy ra chạy vào một hồi. Thì ra nàng đã hái rất nhiều hoa rừng để bày biện cho căn nhà nhỏ đó. Vô Kỵ thấy nàng xếp đặt và bày biện căn nhà đó rất tao nhã và xinh tươi vô cùng. Ðủ thấy yêu đẹp là thiên tính của con người, nhưng nàng lại để cho bộ mặt bị chất độc làm cho xấu xí như thế nên chàng liền nói:- Em Thù Nhi! Sau khi anh khỏi chân, anh sẽ đi kiếm thuốc để chữa cho khuôn mặt em khỏi phải sưng lên như thế.Thù Nhi nghe thấy Vô Kỵ nói như thế mặt bỗng tỏ vẻ sợ hãi vội nói:- Không...Không! Em không cần! Em chịu đựng bao nhiêu khổ sở mới luyện được tới mức này. Anh định phế hết cả Thiên Thù Tuyệt Hộ Thủ của em hay sao?- Anh sẽ nghĩ cách chữa cho em để võ công của em không bị tan mất và mặt em không bị sưng như thế này.- Không được đâu! Nếu có cách gì thì ông tổ của mẹ em lại không biết hay sao? Vì môn võ công này là môn gia truyền của mẹ em. Trên thiên hạ này chỉ có Ðiệp Cốc Y Tiên Hồ Thanh Ngưu mới có bn lĩnh kinh người đến thế, nhưng... ông ta chết lâu rồi!- Em biết Hồ Thanh Ngưu đấy à!Thù Nhi trợn tròn mắt lên nhìn chàng:- Cái gì thế? Có chuyện kỳ lạ gì thế? Ðiệp Cốc Y Tiên Hồ Thanh Ngưu tiếng tăm lừng lẫy khắp trên thiên hạ ai mà chẳng nghe biết tới tên họ của ông ta.Nói xong, nàng lại thở dài một tiếng rồi nói tiếp:- Nhưng dù ông ta còn sống đi chăng nữa, ông ấy vốn có tiếng là thấy chết không cứu thì cũng chẳng mong mỏi gì được.Vô Kỵ nghe thấy nàng nói như vậy liền nghĩ thầm: - Cô bé này tử tế với ta như thế, thể nào ta cũng nghĩ cách gì để báo đền cho nàng. Nàng không biết tài ba của Hồ Thanh Ngưu đã truyền thụ hết cho ta rồi. Nhưng bây giờ ta không nên cho nàng biết rõ chuyện ấy làm chi. Ðể sau này khi ta đã nghĩ được cách chữa cho mặt nàng, chừng ấy ta nói cho nàng hay, hẳn nàng sẽ mừng rỡ và ngạc nhiên vô cùng chứ chẳng chi . Hai người chuyện trò một hồi thấy trời đã tối đen như mực liền chui vào trong cái nhà con đó, ngồi tựa lưng vào một tảng đá mà ngủ. Ngủ đến nửa đêm Vô Kỵ bỗng nghe thấy có tiếng nức nở khóc, chàng liền thức tỉnh định thần nhìn kỹ mới hay Thù Nhi đang khóc thầm. Chàng vội ngồi dậy, khẽ vỗ vào vai nàng hai cái, an ủi rằng:- Thù Nhi! Em đừng khóc nữa! Tại sao em lại đau khổ như vậy?Ngờ đâu Thù Nhi nghe giọng nói êm dịu của chàng lại càng đau lòng thêm. Rồi nàng gục đầu vào vai Vô Kỵ lớn tiếng khóc lóc thơm thiết. Vô Kỵ lại hỏi:- Thù Nhi! Có việc gì thế em? Có phải em đang nhớ tới mẹ em không?Thù Nhi gật đầu nức nở đáp:- Mẹ em chết lâu rồi, em chỉ còn có một thân một mình, cơ khổ thế này, ai cũng ghét bỏ em, ai cũng không thương em!Vô Kỵ kéo áo của mình lên lau nước mắt cho nàng:- Anh thương em! Anh sẽ đối đãi với em rất tử tế.- Em không cần anh đối đãi với em tử tế! Người mà em yêu, y không thèm đếm xỉa đến em, đánh em, mắng em và người đó lại còn cắn cả em nữa.Với giọng run run, Vô Kỵ đỡ lời Thù Nhi:- Em nên quên người phụ bạc đó đi. Anh sẽ cưới em làm vợ, anh sẽ đối xử với em rất tử tế.Thù Nhi lớn tiếng nói:- Không...Không! Em không quên y được đâu. Nếu anh còn bảo em quên y đi nữa thì em không chơi với anh nữa.Vô Kỵ xấu hổ vô cùng, cũng may ở trong bóng tối, Thù Nhi không trông thấy bộ mặt sượng sùng đỏ như gấc của chàng. Một lát sau cả hai người cùng im lặng. Thù Nhi bỗng nói:- Anh A Ngưu có phải anh giận em không?- Anh tự hỏi tại sao anh lại nói những lời ấy ra làm chi? Không nên khuyên bảo em như vậy mới phải.- Không! Không, anh vừa nói anh bằng lòng lấy em làm vợ, sẽ đối đãi tử tế với em. Em thích nghe những lời ấy, anh nói lại cho em nghe đi!Vô Kỵ nổi giận:- Em đã không chịu quên người nọ rồi, còn bảo anh nói lại những lời lẽ đó làm chi?Thù Nhi giơ tay ra nắm lấy tay Vô Kỵ với giọng rất em dịu:- Anh A Ngưu, anh đừng giận em! Em đã lỡ lời, em không nên, không phải, em xin lỗi anh nhé! Nếu anh cưới em thật, em sẽ đâm mù hai mắt anh ngay và còn giết chết anh nữa là khác.Vô Kỵ giật mình kinh hãi vội hỏi lại:- Em nói gì thế?- Anh đui mù rồi không trông thấy được mặt em xấu xí như thế nào và anh cũng không lên núi Nga Mi tìm kiếm con bé họ Chu xinh đẹp kia nữa. Nếu anh còn nhớ nhung con nhỏ ấy em sẽ dùng ngón tay độc đâm chết anh luôn, rồi em cũng tự tử theo.Nàng nói tự nhiên lắm, hình như nàng cho làm như thế là hợp với kinh thiên địa nghĩa lắm. Vô Kỵ nghe thấy nàng nói tới con nhỏ họ Chu trên núi Nga Mi giật mình kinh hãi đến thót một cái. Ðang lúc ấy phía đàng xa có tiếng nói của một người già vọng tới:- Phái Nga Mi của Chu cô nương tới đây có làm cản trở công việc của các người không?Thù Nhi nghe nói giật mình kinh hãi nhảy ngay lên khẽ nói:- Diệt Tuyệt sư thái đã tới đấy!Tiếng nói của nàng rất khẽ nhưng người bên ngoài vẫn nghe được liền nghiêm nghị trả lời:- Phải! Diệt Tuyệt sư thái đây!Người bên ngoài nói câu thứ nhất hãy còn cách Vô Kỵ xa lắm nhưng khi người đó nói câu thứ hai đã tới gần căn nhà nhỏ của hai người rồi. Thù Nhi biết phen này nguy tai đến ni, nàng ôm lấy Vô Kỵ định kiếm cách đào tẩu nhưng đã muộn mất rồi. Một lát sau, hai người nghe thấy tiếng người bên ngoài nói tiếp:- Có ra ngay không? Các người còn núp làm chi nữa?Thù Nhi nắm tay Vô Kỵ vén cỏ lau lên từ từ bước ra ngoài. Nàng thấy một lão ni đầu tóc bạc ph ph đứng cách căn nhà nhỏ chừng hai trượng. Người đó chính là đưng kim trưởng môn của phái Nga Mi, Diệt Tuyệt sư thái. Phía sau sư thái chừng mấy chục trượng có mười hai người chia làm hai hàng đang đi tới. Khi tới gần những người đó đều đứng sang hai bên, ở cạnh sư thái. Trong Những người đó có bốn nơi cô, bốn thiếu nữ và bốn người đàn ông, tất cả đều là đệ tử của sư thái. Ðinh Mẫn Quân và Chu Chỉ Nhược đều có mặt trong đó. Bốn người đàn ông đứng ở phía sau các ni cô và mấy thiếu nữ. Trong phái Nga Mi từ Quách Tường sư tổ sáng lập ra đã truyền được mấy đời, người trưởng môn bao giờ cũng là đàn bà hết vì vậy các nam đệ tử không được học hỏi những môn Võ công thượng thặng nên địa vị cứ phải kém về các nữ đệ tử. Diệt Tuyệt sư thái vẻ mặt lạnh lùng ngắm nhìn Thù Nhi một hồi nhưng không nói năng gì cả. Vô Kỵ đã được mục kích sư thái dùng chưởng đánh giết Hiểu Phù, thủ đoạn tàn nhẫn và ác độc vô cùng nên chàng thấy mặt sư thái đã sợ hãi rồi, chàng cứ đứng núp ở phía sau Thù Nhi trong lòng nghĩ thầm: "Nếu lão ni ra tay đánh Thù Nhi dù ta có địch không nổi cũng phải thờ mạng với mụ một phen " Diệt Tuyệt sư thái với giọng mũi "hừ" một tiếng rồi quay lại hỏi Ðinh Mẫn Quân:- Có phải con nhãi này không?Ðinh Mẫn Quân cung kính đáp:- Vâng!Mọi người chỉ kịp nghe thấy kêu "lách cách" hai tiếng còn Thù Nhi chỉ "hự" lên một tiếng người đã bắn ra xa ngoài ba trượng, cổ tay gãy nát, nằm chết giấc ở trên mặt tuyết. Vô Kỵ chỉ thấy một cái bóng người thấp thoáng, mới hay Diệt Tuyệt sư thái giở khinh công chớp nhoáng, lướt tới cạnh Thù Nhi giở Võ thuật ảo diệu ra đánh gãy hai tay của nàng, làm nàng bắn tung chết giấc ngoài xa. Xong rồi sư thái lại lẹ làng trở về chỗ cũ, đứng thẳng, vượng chãi như một cây cổ thụ trông thật vô cùng hùng dũng. Những động tác của sư thái nhanh như điện chớp, không ai trông thấy rõ, lại cứ tưởng như sư thái đã dùng phép thuật hạ Thù Nhi. Riêng có Vô Kỵ là trông thấy rõ mồn một, nhưng chàng cũng phải công nhận thần tốc của Những động tác ấy nhanh ngoài óc tưởng tượng. Vì vậy mà chàng khiếp sợ liền.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 43
Vây Tiểu Ma Giáo
Diệt Tuyệt sư thái quắc mắt nhìn Vô Kỵ quát lớn:- Bước ra đây!Chu Chỉ Nhược tiến lên một bước bẩm báo:- Thưa sư phụ! Người này đã bị gãy hai chân nên không đi lại được.Diệt Tuyệt sư thái liền ra lệnh:- Làm hai cái cáng tuyết đem chúng nó đi!Trừ Ðinh Mẫn Quân các đệ tử khác đều vâng lời, mười một người nhanh nhẩu làm hai cái cáng tuyết, hai nữ đệ tử khiêng Thù Nhi còn hai người nam đệ tử khiêng Vô Kỵ kéo chạy theo sư thái về phía Tây. Vô Kỵ chỉ quan tâm đến tính mạng của Thù Nhi chứ không nghĩ đến sự sống chết của mình. Ði được hơn mười dặm chàng mới nghe Thù Nhi rên rĩ . Chàng lớn tiếng hỏi:- Thù Nhi, em bị thương ra sao? Có bị nội thương không?- Em bị đánh gãy hai xương cổ tay, nhưng nội tạng không việc gì.- Em dùng khủyu tay trái thúc vào phía dưới khủyu tay phải chừng ba tấc rưỡi, chỗ co cánh tay rồi lại dùng tay phải thúc như vậy sẽ thấy bớt đau đớn liền.Thù Nhi chưa kịp trả lời thì Diệt Tuyệt sư thái đã kêu "ủa" một tiếng quay đầu lại trợn mắt lên nhìn Vô Kỵ và hỏi:- Thằng nhỏ này sao lại tinh thông y lý như vậy? Tên họ ngươi là gì?- Tại hạ họ Tăng, tên A Ngưu.- Sư phụ của ngươi là ai?- Sư phụ của tại hạ là một lưng y vô danh, suốt đời ở một tiêu trấn nơi thôn dã, dù có nói ra sư thái cũng không biết được đâu.Sư thái chỉ dùng giọng mũi "hừ" một tiếng rồi quay đi không thèm hỏi Vô Kỵ nữa. Mọi người đi một hơi cho tới sáng tỏ mới ngừng chân để nghỉ ngơi. Họ lấy lưng khô ra ăn. Chu Chỉ Nhược chia cho Vô Kỵ với Thù Nhi mỗi người ba cái bánh bao. Người miền bắc Trung Quốc không ăn cơm như người miền nam. Họ ăn bánh bao hấp không nhân. Nàng thấy Vô Kỵ đã cạo râu và búi tóc lên, vẻ mặt bây giờ khác hẳn đi, trông không khác gì một thiếu niên đẹp trai dũng mãnh, trong lòng cũng kinh ngạc thầm. Mọi người nghỉ ngơi được hai tiếng đồng hồ lại lên đường nhằm phía tây trực chỉ. Họ đi như vậy luôn ba ngày ba đêm, hình như có việc khẩn cấp cần giải quyết ngay vậy. Bất cứ là đi đường hay lúc nghỉ ngơi Vô Kỵ không thấy đệ tử của phái Nga Mi nói năng gì cả. Người nào người nấy như ngậm thẻ. Chàng muốn dò biết họ đi như thế chằm mục đích gì nhưng không sao dò la ra được. Bấy giờ chân chàng đã lành lặn, có thể đi lại được rồi nhưng chàng vẫn giơ vờ như chưa khỏi, thỉnh thoảng lại rên rố như trước để Diệt Tuyệt sư thái không để ý đề phòng. Nếu có dịp may thì chàng sẽ giải cứu cho Thù Nhi và đào tẩu luôn. Chàng thấy những nơi đi ngang qua đều là hoang mạc mênh mông, không có một bụi cây ngọn cỏ nên chàng sợ tẩu thoát chưa được bao xa đã bị người của phái Nga Mi đuổi theo. Chàng chưa dám hành động ngay chỉ nắn xương nối khớp cho Thù Nhi. Diệt Tuyệt sư thái liếc mắt trông thấy nhưng không ngăn cản.Mọi người đi được hai ngày nữa. Trưa hôm đó đã tới một bãi sa mạc mênh mông rộng lớn, tuyết ở dưới đất đã tan hết, hai cái cáng tuyết vẫn y nguyên nên Vô Kỵ và Thù Nhi vẫn được nằm yên như trước. Bọn người đang đi bỗng nghe thấy tiếng vó ngựa từ phía tây chạy tới. Sư thái ra tay ra hiệu, các đệ tử liền ẩn thân phía sau đồi cát, phái hai người cầm đoản kiếm dí vào lưng Vô Kỵ va Thù Nhi. Họ làm như vậy với mục đích rất rõ rệt, trong khi phái Nga Mi phục kích kẻ địch Vô Kỵ và Thù Nhi đừng có lên tiếng báo hiệu cho kẻ địch của họ biết bằng không hai người đệ tử kia sẽ dùng đoản kiếm giết chết ngay. Lúc ấy tiếng vó ngựa càng lúc càng nhộn nhịp nhưng vẫn còn cách xa lắm. Họ phải phải khá lây mới tới trước mặt bọn người phái Nga Mi. Một lát sau, bọn người cưỡi ngựa đã tới, một người trong bọn đột nhiên trông thấy vết chân trên cát liền ngừng ngựa lại để quan sát. Tĩnh Hư sư thái giơ phất trần lên, phất một cái, mười một đệ tử của phái Nga Mi đã nhảy xổ ra vây chặt lấy bọn kỵ sĩ kia. Vô Kỵ ngửng đầu lên nhìn thấy bọn họ chỉ có bốn người thôi, người nào người nấy đều mặc áo bào trắng. Trên mũ và áo đều có thêu một bó lửa đỏ hồng. Bốn người đó biết trúng đã lọt vào ổ phục kích của địch liền đồng thanh hò reo và rút khí giới ra nghênh địch. Tĩnh Hư sư thái lớn tiếng ra lệnh:- Bọn chúng đều là người của Ma Giáo, không được để cho tên nào chạy thoát hết!Tuy người của phái Nga Mi nhiều hơn nhưng họ không lợi dụng số đông mà vây đánh số ít kẻ địch kia. Họ nghe lời của Tĩnh Hư sư thái kia liền có hai nữ đệ tử và hai tên nam đệ tử xông lên chặn lối đi của kẻ địch. Bốn người bên Ma Giáo cầm giáo cong cong ra tay rất hung ác nhưng mười hai đệ tử của phái Nga Mi được phái đi Tây Vực lần này đều được lựa chọn rất kỹ nên người nào người nấy Võ nghệ rất cao cường. Hai bên đấu với nhau được by tám mươi hiệp đã có ba người của Ma Giáo bị đâm chém ngã ngựa, còn một người cuối, Võ công rất lợi hại, chém một nam đệ tử của phái Nga Mi bị thương nơi vai trái rồi tháo đường bỏ chạy. Y chạy được vài trượng Tĩnh Huyền sư thái quát lớn:- Ri xuống!Vở sư thái ấy thân pháp rất nhanh, chỉ nhún mình nhảy đôi ba cái, đã lướt tới sau lưng người kia, giơ phất trần lên quýt luôn vào dùi trái của y. Người nọ vội khua đao chống đỡ nhưng Tĩnh Huyền sư thái đã đổi thế khác. chỉ nghe "xoẹt" một tiếng, sau ót người kia đã bị Tĩnh Huyền đánh trúng. Thế là người ấy đã bị ngã ngựa liền. Không ngờ người đó rất hung tợn, đã bị thương như vậy mà còn muốn thờ mạng với kẻ địch, y giưng hai cánh tay nhảy xổ lại định chộp lấy Tĩnh Huyền. Nhưng Tĩnh Huyền đã nhanh chân tránh sang bên, tay trái phất cái phất trần vào mặt đối thủ. Lúc ấy cái lồng chim cột ở cổ ngựa bỗng có ba con bồ câu trắng bay ra, đang định vỗ cánh bay đi thì Tĩnh Hư đã lớn tiếng hỏi:- Lạ thật, chúng làm cái trò ma quái gì thế kia?Sư nữ ấy vừa nói vừa móc túi lấy ba viên Thiết Liên Tử ra ném mấy con chim kia. Hai con chim trúng phải ám khí rơi ngay xuống đất tức thì. Còn viên Thiết Liên Tử thứ ba bị kẻ địch dùng tay áo phất mạnh một cái nên mũi viên ám khí đó không bắn trúng được con chim cuối. Như vậy con chim sau cùng đã thoát chết. Các đệ tử khác của phái Nga Mi đều lấy ám khí ra ném theo nhưng không sao ném trúng được. Con chim đó đã bay lên trên mây và đi về phía đông bắc mất hút liền. Tĩnh Hư phất tay trái một cái, các nam đệ tử đã lôi bốn tù nhân trước mặt nữ trưởng môn. Từ đầu chờ cuối Diệt Tuyệt sư thái chỉ khoanh tay đứng đó xem chứ không hề lên tiếng và ra tay đánh địch. Vô Kỵ nghĩ thầm: - Ðối với Thù Nhi bà ta lại đích thân ra tay đánh, như vậy là ba ta coi trọng Thù Nhi lắm. Có lẽ vì Ðinh Mẫn Quân bị chín gẫy hai tay nên lão ni mới coi trọng Thù Nhi như vậy. Nếu lúc nãy lão ni ra tay thì con chim bồ câu kia bay thoát làm sao được. Nhưng không hiểu tại sao bà ta cứ để mặc cho các đệ tử ra tay đối phó mọi việc như thế? Nên biết rõ Tĩnh Hư và Tĩnh Huyền đều là những tay cao thủ có tên tuổi trên giang hồ, có thể đảm đương hoặc chủ trì một việc lớn của Võ lâm được. Nay họ thấy Ma Giáo chỉ có bốn người tới thôi tất nhiên họ phải xông ra vây đánh, chứ không phải đợi chờ Diệt Tuyệt sư thái ra tay nữa. Mà lúc ấy cả Tĩnh Hư và Tĩnh Huyền cùng ra tay một lúc như thế họ đã coi bốn người kia khá cao rồi. Lúc này có một nữ đệ tử nhặt hai con bồ câu chết đem ti và rút một cái ống nho nhỏ buộc ở dưới cánh chim ra, đưa trình lên cho Tĩnh Hư xem. Tĩnh Hư xem xong tờ giấy đó liền thưa với Diệt Tuyệt sư thái:- Thưa sư phụ, Ma Giáo đã biết chúng ta vây đánh Quang Minh Ðỉnh rồi. Lá thư này là thư chúng gửi cho Bạch Mi Giáo yêu cầu phái đó ra tay giúp sức.Sư nữ đó lại xem tờ giấy thứ hai, lại bẩm tiếp với sư phụ:- Thưa sư phụ, thư này cũng giống với thư trước, chỉ tiếc rằng đã để cho một con chim đưa tin bay thoát.Diệt Tuyệt sư thái lạnh lùng đáp:- Có gì đáng tiếc nào? Ðể cho quần ma tụ tập lại cả một nơi, rồi chúng ta tiêu diệt cả một lúc như vậy chẳng thích thú hay sao? Như vậy chúng ta đỡ phải chạy Ðông, chạy Tây đi khắp mọi nơi lùng bắt chúng.Vô Kỵ nghe nói thư đó gửi cho Bạch Mi Giáo để cầu cứu liền giật mình nghĩ thầm: - Giáo Chủ của Bạch Mi Giáo là ông ngoại của ta. Hừ, lão ni này kiêu ngạo như vậy chắc đâu địch nổi ông ngoại ta!Chàng muốn thừa cả cứu Thù Nhi đào tẩu nhưng lúc này chàng thấy sắp có tín tuồng vui diễn ra nơi đây nên chàng cũng muốn ở lại xem. Chàng lại nghe Tĩnh Hư hỏi bốn người mặc áo trắng kia:- Các người còn gọi ai tới giúp sức nữa? Tại sao các người lại biết tin sáu đại môn phái đến vây đánh Ma Giáo?Bốn người mặc áo bào trắng ngửng mặt lên trời ha h cười, tiếng cười nghe rất bi thơm rồi đột nhiên bốn người đó đều ngã lăn sấp xuống đất, không cử động chút nào. Mọi người thấy vậy đều giật mình, hai tên nam đệ tử của phái Nga Mi chạy lại cúi xuống xem liền la lớn:- Sư tỷ, bốn người này đều chết cả rồi!Thì ra bốn người áo bào trắng đó đã tắt thở cả , nhưng người nào người nấy đều lộ vẻ vui cười. Tĩnh Huyền thấy vậy nổi giận nói:- Bọn yêu ma này đã phục độc tự tử chết rồi. Không ngờ những thuốc độc này lại lợi hại đến thế, chúng vừa uống vào đã chết liền. Tĩnh Hư liền ra lệnh:- Mau khám người chúng coi xem có gì không?Bốn sư đệ kia vâng lời khám xét bốn cái xác kia ngay, mỗi người khám một cái. Họ đang định thò tay vào túi những cái xác đó thì Chu Chỉ Nhược đã lớn tiếng kêu gọi:- Các vị sư huynh hãy cẩn thận đề phòng trong túi có thuốc độc đấy!Bốn người đàn ông kia giật mình kinh hãi vội thu tay lại và lấy khí giới ra gạt thử túi áo của Những cái xác đó xem sao, thấy túi nào cũng có cái gì đó ngọ nguậy. Thì ra trong túi của bọn người Ma Giáo, túi nào cũng có hai con rắn nhỏ rất độc. Nếu không được Chu Chỉ Nhược báo cho kịp thời thì bốn đệ tử kia đã bị rắn độc cắn chết rồi. Các đệ tử khác thấy vậy đều kinh hãi đến biến sắc mặt, cùng nhau chửi rủa những giáo đồ của Ma Giáo hành sự quá ác độc. Diệt Tuyệt sư thái thấy vậy liền lạnh lùng nói:- Các con ở Trung Nguyên tới đây, ngày hôm nay lần đầu tiên được gặp giáo đồ của Ma Giáo. Bốn tên kia chẳng qua chỉ là vô danh tiểu tốt thôi mà đã âm độc thế rồi. Nếu các con gặp phải Những nhân vật thủ lĩnh của chúng thì liệu các con có còn xác đem về núi Nga Mi chôn cất không?Ngừng giây lát sư thái lại nói tiếp:- Tĩnh Hư đã lớn tuổi như vậy mà làm việc còn sơ suất như thế, thật không bằng Chỉ Nhược chút nào.Tĩnh Hư bị sư phụ mắng, mặt đỏ bừng, vái lạy nhịn lỗi. Tối hôm đó, mọi người ngủ lộ thiên trên bãi sa mạc, đốt một đống lửa lớn để canh phòng vì ai cũng biết nơi đây là sào huyệt của Ma Giáo, giáo chúng của Ma Giáo xuất hiện luôn. Ðến lúc canh hai, đàng xa có tiếng chuông lạc đà kêu" lon con" vọng tới. Mọi người nghe thấy tiếng động đó đều giật mình thức giấc. Tiếng chuông lạc đà đó ở phía Tây Nam vọng tới, hừm một lát sau phía Tây Bắc cũng có tiếng chuông lạc đà nhanh hơn. Mọi người càng thêm ngạc nhiên, giây lát sau cả phía tây bắc cũng có tiếng chuông như vậy đổ dồn. Rồi bỗng nhiên cả bốn phía tựa như có ma tri vậy. Lúc ấy tiếng chuông lạc đà lại lúc gần lúc xa, càng lâu càng nhỏ rồi đột nhiên phía đông nam lại có tiếng chuông thật lớn tựa như đàn chim bay tới chứ không phải là lạc đà. Các đệ tử của phái Nga Mi chưa hề tới sa mạc lần nào, nay lại nghe thấy tiếng chuông lạc đà kêu quái dị như vậy ai nấy đều tỏ vẻ sợ hãi thầm. Diệt Tuyệt sư thái liền la lớn tiếng hỏi:- Vị cao nhân nào đi tới, xin cứ hiện thân ra tưng kiến, hà tất phải giơ dạng thần quỉ như thế để làm chi? Như vậy không được lễ phép chút nào!Tiếng nói của sư thái vọng đi rất xa, những người ở trong vong mấy chục dặm đều nghe rõ mồn một. Quả nhiên bà ta vừa dứt lời tiếng chuông đã im bặt ngay, hình như chủ nhân tiếng chuồn đó sợ hãi sư thái không dám giở trò ma quỉ nữa. Sáng ngày hôm sau mọi người bình yên vô sự, nhưng đến canh hai đêm hôm đó, trống vừa điểm canh hai, tiếng chuồn lạc đà lại vang lên như đêm hôm trước, bỗng xa bỗng gần, bỗng Ðông, bỗng Tây. Diệt Tuyệt sư thái cũng lên tiếng trách mắng như hôm trước nhưng lần này người lắc chuông không nghe lời bà ta như trước nữa. Tiếng chuông vân kêu không ngớt có lúc tựa như một đàn lạc đà ào ào phóng tới, nhưng sắp tới lại biến mất khiến cho mọi người đầu óc căng thẳng đinh tai nhức óc vô cùng. Vô Kỵ và Thù Nhi nhìn nhau cười, tuy hai người không hiểu tiếng chuông của ai, tại sao lại kêu quái dị như vậy nhưng hai người cũng biết đó là cao thủ Ma Giáo ra tay làm cho các môn đồ phái Nga Mi lục thần bất an, vì vậy cả hai đều nguồn cười vô cùng. Diệt Tuyệt sư thái phẩy ta ra hiệu cho các đệ tử nằm xuống nghỉ ngơi đừng để ý tới những tiếng động đó làm chi. Tiếng chuông đó kêu một hồi và biến đổi rất nhiều trò lạ nhưng vì môn đồ phái Nga Mi không đếm xỉa tới nên người rung chuông đó cũng cảm thấy thiếu hứng thú. Ðột nhiên ở phía chính Bắc có mấy tiếng chuông thật lớn rồi im lặng ngay. Như vậy đủ thấy thủ đoạn của sư thái vẫn cao cường hơn khiến kẻ địch không giở trò đó ra được nữa.Sáng sớm hôm sau mọi người quýn khăn áo lại đang định lên đường. Vô Kỵ và Thù Nhi bỗng thấy cạnh mình có một người đang nằm ngủ say và ngáy rất lớn. Từ đầu đến chân người đó phủ bằng một cái chăn rất bẩn không lộ ra một cái chân, cái tay nào cả còn đít thì chổng rất cao. Tiếng ngáy càng ngày càng lớn, ai nấy thấy vậy đều kinh ngạc hết sức vì tối hôm qua, phút nào cũng có người canh gác hết mà người đó vào lúc nào không ai hay biết hết. Diệt Tuyệt sư thái là người có Võ công cao siêu như thế dù có gió thổi ngọn cỏ lung lanh, hoa ri, lá rụng cũng không thể thoát được tai mắt của bà ta được. Không hiểu tại sao trong đám đông lại có thêm một người như vậy mà đến lúc này bà ta mới biết. Vì thế ai nấy đều kinh hãi, cả Diệt Tuyệt sư thái cũng kinh ngạc và hổ thẹn vô cùng. Lúc ấy đã có hai người tay cầm trường kiếm đi tới gần người kia quát hỏi:- Ai đấy? Ðịnh làm trò gì thế này?Người đó vẫn ngáy khò khó như thường, không thèm trả lời các đệ tử của phái Nga Mi. Một tên đệ tử liền giơ kiếm lên hất cái chăn đó lên. Liền thấy một người đàn ông nằm trên cát ngủ rất say sưa. Tĩnh Hư thấy người đó táo gan như vậy chắc phải là tay có Võ công cao siêu lắm nên vị sư nữ đó tiến lên một bước và hỏi:- Các hạ là ai thế, đến đây có việc gì thế?Tiếng ngáy của người kia càng kêu to hn, tựa như sấm vậy. Tĩnh Huyền thấy người đó vô lễ như vậy, tức giận vô cùng liền múa phất trần xông lại chằm mông người đó đánh luôn. Bỗng nghe kêu "vù" một tiếng, cái phất trần ở trong tay Tĩnh Huyền đã bay thẳng lên trên cao hơn mười trượng. Mọi người đều ngửng đầu lên nhìn theo bỗng nghe Diệt Tuyệt sư thái la lên:- Tĩnh Huyền hãy cẩn thận!Tiếng nói của sư thái vừa dứt thì người đàn ông mặc áo bào dài kia đã đi xa mấy trượng rồi, Tĩnh Huyền đã bị hắn ôm đi theo. Tĩnh Hư với Tô Mộng Thanh một nữ đệ tử niên trưởng khác tay cầm khí giới vội giở khinh công ra đuổi theo người đàn ông kia, nhưng thân pháp của người đó nhanh không thể tưởng tượng ra được nên hai người không sao đuổi kịp. Diệt Tuyệt sư thái rú lên một tiếng rất thanh thoát rồi rút thanh bảo kiếm Thiên ra đuổi theo liền. Sư thái là người trưởng môn của phái Nga Mi võ công khác hẳn mọi người, chỉ trong giây lát sư thái đã vượt qua mặt Tĩnh Hư với Tô Mộng Thanh hai người rồi. chỉ thấy ánh sáng lấp loáng một cái, sư thái đã múa kiếm đâm vào sau lưng người kia liền. Nhưng vì người nọ chạy quá nhanh nên mũi kiếm của sư thái chỉ thiếu có hơn thước là đâm trúng nên người nọ không bị thương chút nào. Người nọ tuy ẳm Tĩnh Huyền nhưng chân vẫn chạy nhanh không kém gì sư thái. Hình như y định khoe khoang Võ công của mình với Diệt Tuyệt sư thái vậy. Y không chạy xa mà cứ chạy vòng quanh mọi người. Diệt Tuyệt sư thái đã đâm liền mấy kiếm mà không sao đâm trúng y được. chỉ nghe "bộp" một cái phất trần của Tĩnh Huyền đã rơi xuống đất. Lúc ấy Tĩnh Hư với Mộng Thanh cũng ngừng chân lại. Hai người đứng thở hổn hển mà nhìn hai cao thủ đang đuổi nhau. nơi đây tuy là sa mạc mà hai tay cao thủ kia chạy nhanh như bay như thế mà không thấy có chút bụi cát nào bị tung lên cả. Các đệ tử của phái Nga Mi thấy Tĩnh Huyền bị người ta bắt đi mà nằm yên trong lòng kẻ địch như một cái xác không hồn, không hề cử động chút nào, ai nấy đều lo lắng và kinh hãi vô cùng. Vì mọi người xưa nay vẫn biết vị sư tỷ đó đã học gần hết võ công của sư phụ rồi mà không hiểu tại sao vừa rồi người sư tỷ đó mới chỉ đánh có một thế võ đã bị người kia bắt cóc liền. Mọi người đang định tiến lên ngăn cản nhưng nghĩ đến oai danh của sư phụ và sợ sư phụ trách phạt nên không người nào dám tiến lên hết. Ai nấy chỉ đứng mà lo ngại thôi. Ðồng thời họ cũng mong sư phụ của họ đuổi kịp kẻ địch và đâm chết hắn đi thì lòng họ mới h. chỉ trong thoáng cái người nọ với Diệt Tuyệt sư thái đã chạy được ba vòng rồi. Mọi người thấy Diệt Tuyệt sư thái chỉ cần chạy nhanh thêm một bước nữa là đâm được kẻ địch rồi nhưng đuổi mãi cũng chỉ xa nhau có một bước thôi. Tuy người nọ chạy trước Diệt Tuyệt sư thái nhưng trong lòng người đó còn ôm thêm Tĩnh Huyền nặng hơn trăm cân như vậy mà sư thái đuổi mãi vẫn không đuổi được hắn đủ thấy khinh công của Diệt Tuyệt sư thái vẫn kém hắn một mức. Vô Kỵ khẽ kéo vạt áo Thù Nhi rổ tai:- Lúc này chúng ta không chạy đi còn chờ tới bao giờ nữa?- Khi có trận đấu vui như vậy, ta hãy ở lại xem đã!Vô Kỵ cũng có ý muốn như vậy nên chàng liền gật đầu tán thành không nói gì nữa. Khi chạy hết vòng thứ tư người nọ bỗng quay đầu lại rồi bất thình lình y ném Tĩnh Huyền lại cho sư thái. Sư thái thấy sức ném của đối phương mạnh như vũ bão, mạnh vô cùng vội ngừng chân lại sử dụng thế Thiên Cân Trụy đứng cho thật vượng rồi mới giơ tay lên nhẹ nhàng đỡ lấy Tĩnh Huyền. Người nọ ha ha cười và nói:- Sáu đại môn phái vây đánh Quang Minh Ðỉnh có phải là dễ dàng như các người tưởng đâu?Nói xong, người đó chạy thẳng về phía Bắc. Lúc người đó bị Diệt Tuyệt sư thái đuổi theo, dưới chân y không có một tờ cát bụi nào hết, nhưng lúc này y bỏ đi thì chạy tới đâu, cát bụi bay tung tới đó, không khác gì một con rồng vàng cuồn cuộn theo sau che lấp hình bóng của y. Các đệ tử phái Nga Mi liền theo tới trước mặt sư phụ chỉ thấy Diệt Tuyệt sư thái sầm nét mặt không nói năng gì hết. Mộng Thanh đột nhiên thất thanh kêu la:- Tĩnh Huyền sư tỷ....Mọi người đều nhìn vào mặt Tĩnh Huyền thấy vị mặt sư nữ đó vàng khè, cổ có vết thương và đã tắt thở rồi. Tất cả các đệ tử của phái Nga Mi đều lớn tiếng khóc lóc. Diệt Tuyệt sư thái thấy vậy quát lớn:- Các ngươi còn khóc làm gì nữa? Có mau chôn y ngay đi không?Mọi người liền ngừng khóc ngay vội đào một cái hố ở gần chôn xác Tĩnh Huyền cùng lập mộ chờ để ghi nhớ. Tĩnh Hư cúi xuống vái lạy và hỏi:- Thư sư phụ, yêu nhân đó là ai, xin sư phụ cho biết, đặng chúng con nhớ kỹ sau này sẽ tìm cả hội trả thù cho sư muội.Diệt Tuyệt sư thái lạnh lùng đáp:- Người đó có lẽ là Thanh Dực Bức Vương Vi Nhất Tiếu, một trong tứ đại pháp vưng của Ma Giáo. Khinh công của y đã nổi tiếng khắp thiên hạ có một không hai. Hôm nay ta mới được mục kích, quả là danh bất hư truyền. khinh công của y còn hơn cả ta nhiều.Vô Kỵ xưa nay vẫn ghét Diệt Tuyệt sư thái nhưng lúc này thấy bà ta gặp Những sự tai biến như thế này mà vẫn bình thường mặt không hề biến sắc và còn tán Dương kẻ địch như thế. Chàng cũng tự nhịn là mình không sao làm được như vậy. Mô phạm của một vị tôn sư trưởng môn phái vẫn khác nên chàng cũng phải kính phục thầm. Ðinh Mẫn Quân hậm hực nói:- Y không dám ra tay đấu với sư phụ cứ cắm đầu bôn tẩu như thế thì còn anh hùng gì nữa!Diệt Tuyệt sư thái dùng giọng mũi "hừ" một tiếng rồi đột nhiên đánh vào mồm Ðinh Mẫn Quân một cái "bốp" và nói:- Ta không đuổi kịp y, không cứu nổi tính mạng của Tĩnh Huyền như vậy là y đã thắng rồi. Ai thắng ai bại tất cả thiên hạ đều hay biết cả. Chẳng lẽ anh hùng hay hảo hán là tự mình phong lấy cho mình được hay sao?Ðinh Mẫn Quân bị tát sưng vù một bên má nhưng vẫn cúi đầu vái lạy:- Sư phụ dậy rất phải! Ðồ đệ đã biết lỗi rồi!Tĩnh Hư lại hỏi tiếp:- Sư phụ cho chúng con biết lai lịch của Thanh Dực Bức Vương ra sao?Diệt Tuyệt sư thái chỉ xua tay, không thèm trả lời Tĩnh Hư mà đi về phía trước liền. Các đệ tử thấy sư tỷ bị hắt hủi như vậy chỉ yên lặng không dám nói gì, lẳng lặng đi theo sau sư phụ thôi. Ði tới chiều hôm đó mọi người phải ngủ lộ thiên ở trên một cái đồi cát và cũng đốt một đống lửa để canh gác. Diệt Tuyệt sư thái ngồi trước đống lửa như một tượng phịt không hề cử động một chút nào. Vô Kỵ thấy vậy nghĩ thầm: - Chắc lúc này bà ta đau lòng lắm vì tên tuổi của phái Nga Mi lừng lẫy trong thiên hạ như vậy, ngày hôm nay đã đem hết cả đệ tử môn phái đi Tây Vực, bà ta chưa đánh được hiệp nào đã phải chịu để mất một đệ tử có tên tuổi rồi. Mọi người ngồi hơn một tiếng đồng hồ đột nhiên Diệt Tuyệt sư thái giơ tay lên đẩy một cái. chỉ nghe "bùng" một tiếng đống lửa to như thế liền tắt phụt ngay. Vô Kỵ và Thù Nhi giật mình kinh hãi nghĩ thầm: - Không ngờ chưởng lực của lão ni lại mạnh kinh người như thế!"Ðống lửa đó tắt ngóm, mọi người ngồi ở trong bóng tối đều im lặng như tờ hết. Ánh sáng trăng chiếu vào, Vô Kỵ trông thấy Những đệ tử của phái Nga Mi rất tội nghiệp, liền thương hại nghĩ thầm: - Chẳng lẽ phái Nga Mi tiếng tăm lẫy lừng như thế mà lại thất bại ở Tây Vực này chăng? Chàng đang suy nghĩ bỗng nghe Diệt Tuyệt sư thái quát lớn:- Ðánh tắt yêu hỏa này, diệt hết ma hỏa này!Bà ta quát mắng xong ngương lại giây lát lại từ từ nói tiếp:- Ma Giáo lấy lửa làm thánh, tôn hỏa làm thần. Từ khi Dương Giáo Chủ đời thứ ba mươi ba của Ma Giáo chết đến giờ Ma Giáo chưa có Giáo Chủ mới nối tiếp. Hai đại quang minh sứ giơ với bốn đại pháp vưng cùng năm trưởng kỳ sứ phụ trách trông nom năm lá cờ Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, mấy người đó ai cũng muốn cướp được địa vị Giáo Chủ vì vậy họ tàn sát lẫn nhau. Cho nên Ma Giáo càng ngày càng suy đồi. Ðây cũng là lúc các đại môn phái của chúng ta hưng thịnh. Số kiếp của Ma Giáo tất phải bị tiêu diệt. Nếu trong Ma Giáo không có loạn thì chúng ta muốn tiễu trừ chúng cũng không phải là một chuyện dễ.Vô Kỵ nghe thấy người ta nói tới tên của Ma Giáo từ hồi còn nhỏ ngay đến mẹ chàng cũng là người của Ma Giáo. Mỗi lần chàng hỏi đến chuyện của Ma Giáo thì cả cha lẫn mẹ chàng đều lộ vẻ không vui. Hỏi tới nghĩa phụ thì chàng nhịn thấy Tạ Tốn cứ ngẩn người ra hoặc là nổi giận. Vì vậy Ma Giáo là cái gì cho đến ngày hôm nay chàng cũng không hề biết rõ. Sau đó chàng theo thái sư phụ Trương Tam Phong, chàng nhịn thấy thái sư phụ cũng có vẻ rất hận Ma Giáo, hễ thấy ai nhắc nhở tới Ma Giáo là chàng thấy thái sư phụ nghiêm nét mặt và khuyên bảo đừng nói nữa ngay. Sau chàng gặp Hồ Thanh Ngưu, Vương Nạn Cô, Thường Ngộ Xuân lại nghe Diệt Tuyệt sư thái nói, Từ Ðạt, Chu Nguyên Chưng... mấy vị hảo hán cao thủ đều ở trong Ma Giáo. Chàng thấy mấy người đó đều có tác phong khng khái và trượng nghĩa hết. Như vậy Những người trong Ma Giáo chưa hẳn là hung ác và xấu xa hết, chỉ phải hành động của họ hơi bí mật một chút nên người ngoài mới đem dạ hiểu lầm đấy thôi. Bây giờ chàng lại nghe thấy nói đến Ma Giáo nên chàng mới để ý lắng nghe. Chàng nghe Diệt Tuyệt sư thái nói tiếp:- Các đời Ma Giáo tôn Giáo Chủ đều dùng Thánh Hỏa Lệnh làm tín vật truyền ngôi cho nhau nhưng đến đời Giáo Chủ thứ ba mươi mốt thì trời đoạt hồn phách của y nên y mới đánh mất Những thanh Thánh Hỏa Lệnh đó. Thế là từ đời thứ ba mươi hai đến đời thứ ba mươi ba Giáo Chủ hai đời ấy trở nên có quyền vô lệnh. Sau Giáo Chủ đời thứ ba mươi ba là Dương Phá Thiên chết một cách đột ngột không kịp chỉ định ai thừa kế. Trong Ma Giáo nhiều nhân tài như thế, Những người có tư cách làm Giáo Chủ cũng có đến năm sáu người. Những người đó chưa bầu được ai làm Giáo Chủ cả. Người ngày hôm nay chúng ta được gặp cũng là người muốn được làm Giáo Chủ lắm. Y là một trong tứ đại hộ pháp vưng tên họ là Vi Nhất Tiếu, biệt hiệu là Thanh Dực Bức Vương (Con dơi chúa cánh xanh) Các đệ tử nghe thấy sư phụ nói như vậy đều ng ngác nhìn nhau, vì không một người nào nghe thấy cái tên Vi Nhất Tiếu Thanh Dực Bức Vương bao giờ. Diệt Tuyệt sư thái lại nói tiếp:- Người này chưa hề bước chân vào Trung Nguyên bao giờ, hơn nữa hành động của Những người trong Ma Giáo huyền bờ và lén lút lắm, vì vậy người này Võ công tuy cao cường mà ở trong Trung Nguyên y không có tên tuổi chi hết. Còn Bạch Mi Ưng Vương Hân Thiên Chính và Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn hai người đó chắc các con đều biết hết phải không? Vô Kỵ nghe nói liền giật mình kinh hãi , chàng chưa kịp nghĩ đã nghe thấy Thù Nhi kinh hãi kêu "ủa" một tiếng. Diệt Tuyệt sư thái đã nghe thấy tiếng kêu "ủa" của Thù Nhi liền đưa mắt liếc nhìn nàng một cái. Tên tuổi của Hân Thiên Chính với Tạ Tốn rất lớn nên người trong võ lâm ai ai cũng biết tiếng cả. Tĩnh Hư ngạc nhiên hỏi:- Thưa sư phụ, hai người cũng là người của Ma Giáo hay sao?Diệt Tuyệt sư thái đáp:- Ma Giáo tứ vưng lấy bốn chữ "Tía, Bạch, Kim, Thanh" làm tên hiệu như Bạch, Kim hai người đều là người trong tứ đại hộ pháp vưng đó cả. Thanh Dực Bức Vương vừa rồi cũng vậy. Nhưng Thanh Dực Bức Vương là người kém nhất trong bốn người đó, còn tài ba của y ra sao thì trong ngày hôm nay các con đã được trông thấy cả rồi. Như vậy Bạch Mi và Kim Mao tất nhiên phải giỏi hơn y. Vậy các con đủ thấy Võ công của hai người đó lợi hại như thế nào. Kim Mao Sư Vương bỗng táng tận lưng tâm như điên như cuồng, hai mươi năm trước đây y đột nhiên chém giết bừa bãi, giết chết rất nhiều kẻ vô tội rồi không hiểu tại sao lại mất tích đến bây giờ, người trong Võ lâm không biết y sống chết ra sao. Hân Thiên Chính không được làm Giáo Chủ liền nổi giận đứng tách riêng ra lập Bạch Mi Giáo để được làm Giáo Chủ của một giáo phái. Chúng ta cứ tưởng Hân Thiên Chính đã phản Ma Giáo thể nào cũng bất hòa với Quang Minh Ðỉnh. Không ngờ Ma Giáo ngộ nạn lại sai người cầu cứu Bạch Mi Giáo.Lúc này Vô Kỵ đầu óc rối bời vô cùng. Chàng đã biết nghĩa phụ và ông ngoại hành sự rất quái dở, không được các danh sĩ dung thứ không ngờ cả hai đều là Hộ Pháp Vương của Ma Giáo. Chàng mi nghĩ đến chuyện đó không để ý gì tới các đệ tử của phái Nga Mi nói những gì nữa. Một lát sau chàng lại nghe thấy Diệt Tuyệt sư thái lên tiếng nói tiếp:- Lần này chúng ta sáu đại môn phái đem quân tiễu trừ Quang Minh Ðỉnh, ai nấy cũng định tâm quyết thắng, như vậy bọn yêu tà có đồng tâm hiệp lực đến đâu cũng không hề sợ hãi hết. Nhưng dù sao lúc quyết tử thế nào cũng tổn thương rất nhiều vậy các con trước hết phải có lòng quyết chiến, chứ đừng mong mỏi vào may mắn để đến nỗi sợ hãi làm mất oai phong của phái Nga Mi chúng ta đi!Các đệ tử của phái Nga Mi đều đứng dậy vái lạy vâng lời. Diệt Tuyệt sư thái lại nói tiếp:- Võ công cao siêu hay hèn kém có liên quan đến tư chất và thiên thông của mỗi người, mình là người ngu si không có khiếu học tới mức cao siêu được thì không thể miễn cưỡng được. Cũng như Tĩnh Huyền chẳng hạn, chưa đấu được hiệp nào đã phải chết trong tay của tên ác ma khát máu, nhưng không vì thế mà có ai cười và khinh thở Tĩnh Huyền cả. Chúng ta học Võ để làm gì? Tất nhiên ai cũng biết là để hạ cường địch, phù trợ người hèn yếu và tiêu diệt yêu tà. Ngày hôm nay, sáu đại môn phái Thiếu Lâm, Võ Ðang, Nga Mi, Côn Luân, Không Ðộng và Hoa Sn lên trên Tây Vực này vây đánh Ma Giáo, phái Nga Mi chúng ta đây không coi cát hung họa phúc vào đâu cả. Tĩnh Huyền là người chết đầu tiên chưa biết chừng người thứ hai sẽ là sư phụ của các con ...Các đệ tử nghe thấy sư phụ nói như vậy đều đứng cả dậy chắp tay. Dưới ánh sáng trăng Vô Kỵ thấy mặt người nào người nấy đều nhợt nhạt vô cùng. Diệt Tuyệt sư thái lại nói tiếp:- Trên đời này ai mà chẳng có một lần phải chết. Nhưng chết trước các con ch hơn là chờ tới lúc các con đều bị chết hết, lão ni này lại sống tr trọi được một mình hay sao? Tuy vậy dù có chết cả cũng không đáng tiếc vì hơn trăm năm trước đây làm gì có phái Nga Mi này? Phen này dù phái Nga Mi có phải bị tiêu diệt mà ai nấy đều chết ở mặt trận một cách oanh liệt thì phái của chúng ta có bị tiêu diệt hết cũng không sao cả mà!Các đệ tử nghe sư phụ nói như vậy ai nấy đều hăng hái rút khí giới ra đồng thanh hô lớn:- Ðệ tử thề quyết tử, không tham sống sợ chết, không thèm sống chung với yêu ma tà đạo!Diệt Tuyệt sư thái thấy đệ tử hăng hái như vậy liền mỉm cười nói:- Ðược lắm! các con hãy ngồi xuống!Vô Kỵ thấy các đệ tử của phái Nga Mi đa số là đàn bà yếu đuối nhưng chàng thấy họ khng khái quyết tử, vẻ anh hùng hào khí đó không kém gì bọn tu mi nam tử cả nên chàng nghĩ thầm: "Phái Nga Mi được đứng vào hàng sáu đại môn phái không phải là một sự ngẫuả nhiên! Họ không Những nhờ vào Võ lực thắng kẻ thù mà thôi, ngay như trong tình cảnh này, trông khí phách của họ không khác gì Kinh Kha trước lúc sang Tần vậy. Xem như vậy đủ thấy thế lực của Ma Giáo rất lợi hại nên lão sư thái mới phải dùng lời lẽ mà khích lệ đệ tử như thế!" Chàng lại nghe sư thái nói tiếp:- Thanh Dực Bức Vương đã tới thì Bạch Mi ặng Vương và Kim Mao Sư Vương cũng sẽ tới sau. Ngoài ra còn Tía Sam Long Vương với năm đại trưởng kỳ sứ thế nào cũng sẽ tới đây. Thoạt tiên chúng ta định dồn hết sức lực của sáu đại môn phái vây đánh Quang Minh Ðỉnh để tiêu diệt Quang Minh tả sứ Dương Tiêu trước rồi mới lần lượt quét các dư đẳng của Ma Giáo sau. Ngờ đâu mưu cả của Thiên cả tiên sinh phái Hoa Sơn lần này lại thất linh, đoán việc không trúng. Hà, hà, nên mới sai lầm hết thy!Tĩnh Hư lại lớn tiếng hỏi:- Thưa sư phụ, Tía Sam Long Vương không ác độc bằng ba người kia vì không thấy ai nói tới Những hành động nào của y c, cũng chỉ nghe nói tới tên tuổi của y thôi, chứ không hề gặp mặt y lần nào cả. Nghe nói y tranh cướp ngôi Giáo Chủ không được đã chạy ra hơi ngoại không lai vãng với mấy người của Ma Giáo nữa. Nếu lúc này mà y không về hợp tác với bọn kia thì thật là may mắn cho chúng ta!- Y là người đứng đầu trong tứ vương thì tất nhiên Võ công của y phải giỏi hơn ba người kia. Ngoài Quang Minh tả sứ của Ma Giáo là Dương Tiêu ra còn có một người nữa. Quang Minh Ðỉnh của Ma Giáo thế nào cũng có một t một hượu để thờ Giáo Chủ. Ðịa vị của Quang Minh hữu sứ giơ trên tứ Ðại Hộ Pháp Vương. Dương Tiêu là Quang Minh tả sứ còn Quang Minh hữu sứ của họ là ai thì không ai được biết cả. Ngay như Không Văn đại sư của phái Thiếu Lâm, Tống Viễn Kiều của phái Võ Ðang đều là những nhân sĩ bác học, rộng kiến văn mà cũng không biết được tên họ của Quang Minh hượu sứ của họ là gì cả. Chúng ta đối địch với Dương Tiêu là Minh thương giao chiến, thắng hay bại là phải xem võ công của mình tài ba hay hèn kém.Cùng không hẹn mà nên, tất cả đệ tử của Diệt Tuyệt sư thái đều quay đầu lại phía sau hình như họ tưởng tượng Quang Minh hữu sứ của Ma Giáo đánh lén ở phía sau vậy. Diệt Tuyệt sư thái lại lạnh lùng nói tiếp:- Dương Tiêu giết chết Hiểu Phù, bây giờ Tĩnh Huyền lại bị Vi Nhất Tiếu giết hại. Mối thù của phái Nga Mi với Ma Giáo đã trở nên bất cộng đáo thiên. Ngôi trưởng môn của bổn phái sau này là ai ta sẽ truyền cho người nào lập được công lớn nhất trong phen này. Nếu một nam đệ tử nào hăng hái không coi sự sống chết vào đâu may mắn giết chết được một trong tứ Ðại Hộ Pháp Vương của Ma Giáo ta cũng sẽ phá lệ từ xưa tới nay mà truyền ngôi cho người đệ tử đó ....Ngừng giây lát sư thái lại nói:- Trưởng môn của bổn phái xưa nay vẫn do đàn bà đảm nhiệm. Từ Quách sư tổ sáng lập ra môn phái của chúng ta đến giờ đều như thế c, không riêng gì nam đệ tử không được làm trưởng môn mà ngay cả nữ đệ tử đã xuất giá rồi cũng vậy. Nhưng lần này bổn phái đã đứng trước ngừng cửa tuyệt vong không thể nào cứ giữ mãi tục lệ cũ được! Vậy bất cứ là ai, nam hay nượ, hễ người nào lập được công lớn là được ta truyền cho bát, y ngay.Các đệ tử của bà đều ngồi im lặng không nói năng gì hết vì họ thấy sư phụ xếp đặt hậu sự một cách trịnh trọng như vậy đủ thấy sư phụ không còn mong sống sót mà trở về Trung Thổ nữa nên người nào người nấy rầu rộ vô cùng. Diệt Tuyệt sư thái bỗng lớn tiếng cả cười một hồi, tiếng cười đó vang lừng khắp bãi sa mạc. Các đệ tử ngơ ngác nhìn nhau trong lòng kinh hãi thầm. Sư thái phẩy tay một cái quát lớn:- Tất cả hãy đi ngủ đi!Cũng như ngày thường Tĩnh Hư lại phân phát các sư đệ sư muội canh gác. Ngờ đâu sư thái đã quát bảo:- Khỏi cần canh gác làm chi!Tĩnh Hư ngẩn người ra giây lát nhưng hiểu ngay liền vâng mệnh. Nếu những cao thủ như Thanh Dực Bức Vương nửa đêm mò tới đánh lén các đệ tử làm sao mà hay biết được. Như vậy có cho người canh gác cũng như không mà thôi! Tối hôm đó, bề ngoài phái Nga Mi tựa như không hề canh gác chi hết nhưng bên trong giới bị rất nghiêm mịt. Nhưng nửa đêm đó không có việc gì xảy ra cả. Ngày hôm sau mọi người lại tiếp tục đi về phía tây. Ði được hơn trăm dặm lúc ấy đã đến chính ngọ, mặt trời chiếu trên đỉnh đầu tuy là mùa đông mà cũng nóng nực khiến người ta không sao chịu nổi. Mọi người đang đi bỗng nhiên có tiếng hò hét và tiếng khí giới va chạm từ phía Tây Bắc vọng tới. Mọi người không đợi Tĩnh Hư ra lệnh ai nấy đều rảo cẳng tiến nhanh về phía đó. Không bao lâu mọi người đã trông thấy những hình bóng của hai bên đối địch hiện lên ở trước mặt. Mọi người tới gần thấy có ba người đạo sĩ mặc áo bào trắng tay cầm những khí giới rất kỳ lạ đang vây đánh một người tuổi trạc trung niên. Tay áo bên trái của ba đạo sĩ đều có thêu hình ba bó lửa đỏ hồng nên không cần nghĩ ngợi mọi người đều đã biết ba người đạo sĩ kia là của Ma Giáo rồi. Còn người trung niên kia tay cầm trường kiếm múa, ánh kiếm thấp thoáng. Chàng đấu với ba người kia nhưng không hề tỏ ra lép vế chút nào. Vô Kỵ ngồi ở trên cáng tuyết. Vết thương ở đùi đã lành hẳn nhưng chàng không muốn để cho người của phái Nga Mi hay biết vẫn ngồi trên cái xe đó như là không thể nào lê chân được. Lúc ấy chàng bị nam đệ tử của phái Nga Mi đứng trước ngăn cản che mất nên chàng không trông thấy, chàng đành phải né người ló đầu sang bên mới có thể trông thấy trận đấu của bốn người. Trường kiếm của chàng trung niên kia càng đánh càng nhanh, đột nhiên chàng ta quay mình lại hét lới một tiếng. Mọi người chỉ nghe "xoẹt" một tiếng ngực của một đạo sĩ Ma Giáo đã bị đâm thủng. Các đệ tử của phái Nga Mi không sao nhịn được khẽ thất thanh kêu la:- Thế kiếm này là Thuận Thủy Thôi Châu Thế kiếm đó chính là một thế kiếm rất tuyệt của phái Võ Ðang còn chàng trung niên đang đấu với ba đạo sĩ kia chính là Hân Lợi Hanh, lục hiệp của phái Võ Ðang. Các đệ tử của phái Nga Mi đứng ở đàng xa xem hai bên đánh nhau nhưng không tiến lên trợ giúp. Hai tên đạo sĩ Ma Giáo còn lại thấy bên mình đã có một người bị thương mà đối phương lại có người giúp sức nên cả hai đã hong sợ rồi. Ðột nhiên chúng cùng kêu rú lên một tiếng thật lớn chia nhau theo hai hướng nam bắc mà đào tẩu. Hân Lợi Hanh đuổi theo đạo sĩ chạy về phía Nam. Khinh công của chàng cao siêu hơn đối phương rất nhiều nên chàng chỉ chạy by tám bước đã tới sau lưng kẻ địch liền. Chàng giơ chưởng lên chằm lưng của đạo sĩ đó đánh luôn. Ðạo sĩ ấy quay trở lại chống đỡ chờ mạng muốn cùng Hân Lợi Hanh chết một lúc. Các đệ tử của phái Nga Mi trông thấy Hân Lợi Hanh cùng lúc một mình khó có thể đuổi theo kịp hai đạo sĩ vì tên đạo sĩ chạy về hướng bắc khinh công cao siêu vô cùng, càng chạy càng nhanh. Ai cũng đoán chắc với tình thế này chờ tới khi Hân Lợi Hanh giết chết được kẻ địch ở phía nam thì không thể đuổi kịp tên thứ hai đã đào tẩu về hướng Bắc. Các đệ tử phái Nga Mi đã coi người Ma Giáo như kẻ thù nên ai nấy đều đưa mắt nhìn về phía Tĩnh Hư để chờ nàng ta ra lệnh đi đón bắt tên đó. hơn nữa có mấy nữ đệ tử ngày thường chi rất thân với Hiểu Phù, biết Hân Lợi Hanh đã có hôn ước với Hiểu Phù. Vì vậy Hân Lợi Hanh của phái Võ Ðang có quan hệ đặc biệt với phái Nga Mi mà Hiểu Phù thì bị Dương Tiêu Quang Minh tả sứ của Ma Giáo dâm ô rồi nhục nhã mà chết một cách oan uổng nên ai nấy lại càng thương cảm Hân Lợi Hanh hơn, chỉ muốn giúp được chàng ta một tay. Tĩnh Hư cũng trù trừ không biết nên định đoạt ra sao cho phải. Nàng nghĩ thầm: - Ðịa vị của Võ Ðang lục hiệp rất lớn, ở trong Võ lâm chàng được tôn sùng biết bao. Nếu chàng ta không lên tiếng cầu giúp mà ta bỗng nhiên ra tay bắt hộ kẻ địch kia cho chàng như vậy rất bất kính với chàng . Nàng ta vì nghĩ như vậy nên không ra lệnh cho các sư muội sư đệ đuổi bắt tên đạo sĩ nọ. Nàng nghĩ tiếp: - Ðành để cho yêu đạo đó chạy thoát chứ ta không nên thất lễ với Hân lục hiệp!Ðang lúc ấy bỗng thấy một luồng ánh sáng xanh thấp thoáng, trường kiếm ở trong tay của Hân Lợi Hanh đã tung ra, bay thẳng về phía Bắc. Thanh kiếm đó nhanh như điện chớp đâm trúng giữa lưng đạo sĩ nọ. Thanh kiếm ở trong tay Hân Lợi Hanh bay ra nhanh vô cùng đến khi đạo sĩ đó hay biết định tránh né thì mũi kiếm đã xuyên qua lưng y tới ngực mà người y vẫn lao về phía trước. Y chạy hơn hai trượng mới ngã sấp xuống đất mà chết. Thanh trường kiếm sau khi xuyên qua ngực đạo sĩ đó vẫn còn bay thêm ba trượng nữa mới rớt xuống, cắm sâu vào cát. Mọi người thấy trận đấu kinh hồn động phách ấy ngây ngất đứng nhìn, không nói ra được nửa lời.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 44
Ngọc Diện Mạnh Thường
Mọi người quay đầu lại nhìn Hân Lợi Hanh thấy đạo sĩ đang đấu với chàng đã loạng choạng như người say rượu, hai tay giơ lên trên không múa may quay cuồng còn chàng không thèm đếm xỉa đến kẻ địch mà đi ngay về phía bọn người phái Nga Mi. Chàng đi được vài bước đạo sĩ nọ đã hết hơi sức cầm cự rồi kêu "hự" lên một tiếng ngã ng ra đất chết ngay tức khắc. Không hiểu Hân Lợi Hanh đã sử dụng thủ pháp gì mà giết chết được y vì lúc đó mọi người ai nấy đều đưa mắt nhìn về phía tên đạo sĩ chạy về phía Bắc bị thanh trường kiếm kia đâm chết. Mọi người thấy hai đạo sĩ bị chàng ra tay giết chết một lúc như thế liền đồng thanh lên tiếng hoan hô khen ngợi. Diệt Tuyệt sư thái cũng phải gật đầu khen sau đó bà ta lại thở dài một tiếng. Tiếng thở dài của sư thái có thể hiểu là phái Võ Ðang có đệ tử giỏi như vậy mà phái Nga Mi của ta thì không hoặc cũng có thể hiểu là Hiểu Phù xấu số nên không lấy được người chồng như thế này mà lại bị kẻ thù dâm đãng của Ma Giáo giết hại. Trong lòng sư thái cứ xem như Hiểu Phù đưng nhiên là bị Ma Giáo giết hại chứ không phải do chính tay mình giết chết. Vô Kỵ vừa mở miệng định gọi Lục sư thúc nhưng chàng đã vội kìm ngay lại. Trong các sư bá, sư thúc chỉ có Hân Lợi Hanh là người chi thân nhất với cha chàng, coi chàng như cháu ruột vậy. Chàng với Hân Lợi Hanh cách biệt đã tám năm rồi có lẽ ông ta vì quá phong trần mà tóc hai bên thái Dương đã thấy hoa râm. Chàng đoán chắc Hân Lợi Hanh vì cái chết của Hiểu Phù mà đau lòng quá nên mới chóng già như vậy. Chàng vừa mới trông thấy thân nhân của mình đang định tiến lên kêu gọi nhưng sau chàng nghĩ lại: - Ta không nên để lọ chân tướng của ta ra khỏi phải gây tai họa ghê gờm về sau .Nghĩ như vậy chàng mới không dám lên tiếng nhịn sư thúc của mình nữa. Hân Lợi Hanh đến trước mặt Diệt Tuyệt sư thái cúi chào hành lễ thưa rằng:- Ðại sư huynh của hậu bối đã đem theo các sư huynh đệ và vài đệ tử đời thứ ba, tất cả ba mươi hai người tới chân núi Nhất Tuyến rồi. Hậu bối thừa lệnh sư huynh tới đây nghênh đón quý phái. Diệt Tuyệt sư thái đáp:- Tốt lắm! Như vậy phái Võ Ðang đã tới trước chúng tôi. Chẳng hay quý phái đã đấu với Ma Giáo mấy trận rồi?. Tệ giáo đã giao chiến ba lần với Mộc, Hỏa hai kỳ của Ma Giáo và đã giết chết được mấy tên yêu ma. Thất sư đệ Mạc Thanh Cốc cũng đã bị thương nhẹ... Diệt Tuyệt sư thái gật đầu mấy cái. Bà ta tuy nghe Hân Lợi Hanh nói rất thường như vậy nhưng bà ta biết sự thật có lẽ ba trận đấu ấy thế nào cũng khốc liệt lắm chứ chẳng phải tầm thường như vậy đâu. Với tài ba của ngũ hiệp phái Võ Ðang như thế mà vẫn chưa giết chết hết được trưởng kỳ sứ của Ma Giáo mà Mạc Thanh Cốc lại còn bị thương. Như vậy dù không được tận mắt xem các trận đấu nhưng đủ rõ chúng khốc liệt như thế nào rồi. Sư thái lên tiếng hỏi tiếp:- Chẳng hay quý phái đã dò xét được thực lực của Quang Minh Ðỉnh chưa?. Nghe nói Bạch Mi Giáo và các chi phái Ma Giáo khác như Cửu Ðộc hội chẳng hạn đã đem binh tới Quang Minh Ðỉnh cứu viện. Có người còn nói Thanh Dực Bức Vương và Tía Sam Long Vương cũng đã tới rồi. Diệt Tuyệt sư thái thấy Hân Lợi Hanh nói vậy ngẩn người giây lát rồi mới hỏi tiếp:- Tía Sam Long Vương cũng đã tới rồi đấy à? Hai người vừa đi sát cánh bên nhau vừa trò chuyện còn các đệ tử theo sau nhưng còn cách hai người rất xa, không dám nghe chuyện của hai người. Hai người trò chuyện chừng nửa tiếng đồng hồ Hân Lợi Hanh mới giơ tay từ giã. Chàng còn định đi liên lạc với phái Hoa nữa. Tĩnh Hư vội lên tiếng:- Hân lục hiệp vất như vậy chắc là đã đói rồi., vậy mời Hân lục hiệp hãy xi chút điểm tâm rồi hãy đi. Hân Lợi Hanh thấy Tĩnh Hư mời mình như vậy không khách khứa chút nào liền ngương chân lại. Các nữ hiệp của phái Nga Mi vội lấy lưng khô ra. Có người lấy đất đắp thành một cái nói lò, nổi lửa lên đun nấu. Họ ăn uống rất gin dở, nhưng khi khon đãi Hân Lợi Hanh thì lại rất trọng hậu. Tất nhiên các nữ đệ tử phái Nga Mi tiếp đãi chàng một cách trọng hậu như vậy cũng vì cảm tình với Hiểu Phù mà nên. Hân Lợi Hanh biết tình ý của họ hơi xấu hổ, mặt đỏ bừng rồi nói:- Cám ơn các vị sư tỷ, sư muội. Thù Nhi đứng cạnh đó không nói năng gì, lúc này mới lên tiếng hỏi Hân Lợi Hanh:- Hân lục hiệp! Tôi muốn hỏi Hân lục hiệp một người này có được không? Hân Lợi Hanh đang cầm bát mì nước, quay đầu lại thái độ rất khoan hòa đáp:- Chẳng hay tiểu muội này quý tính đại danh là gì? Không biết cô định hỏi việc gì? Nếu việc tôi biết rõ thì thế nào tôi cũng nói cho cô biết ngay. Thù Nhi nói tiếp:- Tôi không phải là người của phái Nga Mi đâu mà còn là địch thủ của họ nữa. Tôi bị họ bắt tới đây, hiện giờ là tù binh của lão ni cô kia. Thoạt tiên Hân Lợi Hanh tưởng nàng là đệ tử của Diệt Tuyệt sư thái nay nghe thấy nàng nói như vậy liền ngẩn người ra nghĩ thầm: "Cô bé này cũng thẳng bụng đây!" Nghĩ đoạn chàng vội hỏi:- Cô có phải là người của Ma Giáo không?- Không phải! Tôi là kẻ thù của Ma Giáo! Hân Lợi Hanh không dám hỏi lai lịch của nàng vì tôn trọng chủ nhân nên chàng đưa mắt nhìn Tĩnh Hư có ý hỏi ý kiến vị nữ sư đó ra sao.Tĩnh Hư liền lên tiếng:- Cô bé kia, cô muốn hỏi gì Hân lục hiệp thế? Thù Nhi lại hỏi Hân Lợi Hanh tiếp:- Tôi xin hỏi Hân lục hiệp chẳng hay lệnh sư huynh Trương Thúy Sơn , Trương ngũ hiệp có tới núi Nhất Tuyến này không? Thấy Thù Nhi hỏi như vậy Hân Lợi Hanh và Vô Kỵ cùng ngạc nhiên vô cùng. Hân Lợi Hanh nghĩ ngợi giây lát liền hỏi lại:- Cô muốn hỏi thăm ngũ ca tôi có việc gì thế?Tôi muốn biết công tử của ông là công tử Vô Kỵ có tới đây không? Vô Kỵ nghe nàng hỏi như vậy lại càng kinh ngạc thêm nghĩ thầm: - Thế ra nàng đã biết rõ chân tướng của ta và bây giờ muốn lột mặt nạ ta cũng nên .Hân Lợi Hanh lại hỏi:- Lời nói của cô có thực không?. Tôi thành thật hỏi thăm Hân lục hiệp, chứ tôi có nói bông nói đùa gì đâu mà lục hiệp lại hỏi tôi như thế?Ngũ ca của tôi tạ thế đã ngót mười năm nay, ngôi mộ của anh ấy cây cối đã um tùm rồi. Chẳng lẽ cô nương không biết chuyện này hay sao? Thù Nhi kinh ngạc đứng phắt dậy thất thanh kêu "ủa" một tiếng rồi đáp:- Thế ra Trương ngũ hiệp khuất núi đã lâu rồi à? Nếu vậy...y ...anh ấy đã là cô nhi từ lâu rồi!. Thế cô nương có quen biết với cháu Vô Kỵ tôi hay sao?Năm năm trước đây tôi có gặp anh ấy một lần cùng Y tiên Hồ Thanh Ngưu tại Hồ Diệp cốc, bây giờ anh ta ở đâu tôi không được rõ!. Tôi thừa lệnh gia sư đã tới Hồ Diệp cốc thăm nom y nhưng vợ chồng Hồ Thanh Ngưu đã bị người ta giết chết và Vô Kỵ không biết đi đâu mất tích. Sau này chúng tôi dò la mãi mà không thấy tung tích của y đâu cả. Hà, ngờ đâu...ngờ đâu... Nói tới đây mặt của Hân Lợi Hanh rầu rộ khôn tả, không sao nói tiếp được nữa. Thù Nhi đỡ lời nói tiếp:- Thế...có phải lục hiệp đã hay tin gì không lành về anh ấy phải không? Hân Lợi Hanh ngắm nhìn mặt nàng một hồi rồi mới hỏi tiếp:- Tại sao cô nương lại quan tâm tới cháu tôi như vậy? Chẳng hay cháu Vô Kỵ của chúng ta có n hay có thù với cô nương? Thù Nhi ngẩng mặt lên nhìn về phía xa, với giọng ai oán đáp:- Tôi có rủ anh ấy đi Linh Xà đảo với tôi! Hân Lợi Hanh ngắt lời nàng và hỏi:- Linh Xà đảo nào? Thế cô là người như thế nào với Ngân Diệp tiên sinh với Kim Hoa bà bà? Thù Nhi không trả lời chỉ lẩm bẩm tự nói:- Không Những anh ấy không chịu đi với tôi mà còn dám đánh tôi, chửi tôi và còn cắn tay tôi đến bịt máu thành sẹo nữa! Nàng vừa nói vừa giơ tay trái lên rồi dùng tay phải khẽ vuốt ve và nói tiếp:- Nhưng...Nhưng tôi vẫn còn nhớ nhung anh ấy. Có phải tôi rủ anh ấy đi là định giết hại anh ấy đâu? Tôi định đưa anh ấy đi Linh Xà đảo để cho Kim Hoa bà bà dậy võ công cho anh ấy và nghĩ cách chữa khí hàn độc trong người anh ta. Ngờ đâu anh ấy lại hung ác đến thế, không Những không cám ơn tôi mà lại còn đối xử với tôi một cách tàn tệ như vậy. Thấy nàng nói như vậy lúc này Vô Kỵ mới hay Thù Nhi chính là thiếu nữ A Ly ngày trước đã định bắt chàng ở Hồ Diệp cốc. Không ngờ người yêu mà nàng nhớ nhung lại chính là chàng ta. Chàng vừa suy nghĩ vừa ngắm nhìn bộ mặt nàng sưng húp, không còn một chút vẻ đẹp như hồi mới gặp. Nhưng đôi mắt lóng lánh sắc xo thì vẫn thế chứ không thay đổi gì mấy. Diệt Tuyệt sư thái với giọng lạnh lùng xen lời nói:- Thế ra con bé này là đồ đệ của Kim Hoa bà bà, đáng lý ra nó với Ma Giáo cũng có liên quan nhưng Kim Hoa bà bà không phải là người Ma Giáo lại chúng ta cũng không cần kết nhiều kẻ thù làm chi vì vậy nên mới tạm giữ nó lại. Hân Lợi Hanh lại nói:- Ra là thế đấy! Cô nương có lòng tốt với cháu Vô Kỵ của chúng tôi như vậy, nhưng chỉ tiếc nó vô phúc đã chết non chết yểu rồi. Vì mấy hôm trước tôi có gặp Thiết Cầm tiên sinh Hà Thái Sung người trưởng môn của phái Côn Luân mới hay bốn năm trước đây cháu Vô Kỵ chúng tôi đã trượt chân ngã xuống vực thẳm sâu hơn vạn trượng tan xưng nát thật rồi. Tôi với cha y thương nhau hơn anh em ruột thật ngờ đâu trời không phù hộ cho người lành, anh ấy chỉ còn có một chút cốt nhục.... Chàng chưa nói dứt lời, Thù Nhi đã ngã ngửa ra chết giấc liền. Chu Chỉ Nhược chạy lại đỡ nàng dậy, xoa bóp một hồi.Vô Kỵ đau lòng vô cùng, trông thấy Hân Lợi Hanh với Thù Nhi thương mình như thế mà mình thì lòng dạ sắt đá, cứ khoanh tay đứng ở ngoài mà nhìn thôi. Ðang lúc ấy chàng bỗng thấy có mấy giọt nước mắt nhỏ xuống tay. Chàng ngửng đầu lên nhìn thấy một khuôn mặt trái xoan, hai mắt rất xinh đẹp, chứa lệ đang nhỏ xuống hai bên má. Người đó chính là Chu Chỉ Nhược. Chàng liền nghĩ: - Thế ra rốt cuộc cô bé họ Chu này vẫn không quên ta tuy chỉ gặp nhau một lần từ hồi còn nhỏ trên sông Hán Thủy . Thù Nhi nghiến răng mím môi hỏi:- Hân lục hiệp, có phải anh Vô Kỵ bị Hà Thái Sung giết chết đấy không? Hân Lợi Hanh đáp:- Không phải đâu! Y cũng nghe người ta nói đấy thôi. Y bảo chính mắt Võ Liệt chủ nhân của Liên hoàn trang đã trông thấy Vô Kỵ trượt chân ngã xuống vực cùng một lúc vi Chu Trường Linh, một người có tên tuổi trong Võ lâm. Thù Nhi thở dài một tiếng uể oi ngồi xuống .Hân Lợi Hanh liền hỏi:- Chẳng hay quý tính danh của cô nương là gì? Thù Nhi lắc đầu không trả lời, hai mắt đẫm lệ ngẩn người ra giây lát rồi nằm phục xuống mặt cát mà khóc. Hân Lợi Hanh liền khuyên:- Cô nương không nên đau lòng như thế nữa, cháu Vô Kỵ tôi dù không trượt chân xuống vực mà chết thì lúc này hơi hàn độc trong người y cũng đã làm cho y không thể nào mà sống được. Thây rơi xuống vực thẳm, thật nát xưng tan như vậy chưa chắc đã là vô phúc. Y chết như thế chẳng hơn là bị hơi hàn độc dày vò cho tới chết hay sao? Diệt Tuyệt sư thái bỗng lên tiếng nói:- Tên nghiệp chướng Vô Kỵ chết sớm ngày nào hay ngày ấy. Nếu nó còn sống trên đời này nó cũng chỉ là một tai họa di hại cho người thôi. Thù Nhi nghe nói cả giận quát mắng liền:- Lão tặc nơi chớ có nói bậy như vậy! Các đệ tử của phái Nga Mi thấy nàng dám nhục mạ sư tôn của mình như vậy tức giận vô cùng. Có năm người rút trường kiếm ra đâm tới hướng vào trước ngực và sau lưng nàng. Thù Nhi không sợ hãi chút nào hết tiếp tục mắng chửi:- Lão tặc ni, cha của anh Vô Kỵ là sư huynh của Hân lục hiệp đây, danh hiệu đã lừng lẫy khắp thiên hạ, có cái gì là không tốt mà lão tặc dám nói như thế? Diệt Tuyệt sư thái không thèm trả lời nàng. Tĩnh Hư liền đỡ lời:- Vẫn biết cha của y là đệ tử của danh môn chính phái nhưng còn mẹ của y thì sao? Y là con của yêu nữ Ma Giáo như vậy không là nghiệp chướng thì là cái gì nữa? Thù Nhi vội nói:- Mẹ của anh ấy là ai? Sao lại là yêu nữ của Ma Giáo được? Các đệ tử của phái Nga Mi đồng thanh cả cười. Vô Kỵ khi nghe thấy nói đến mẹ mình như vậy, liền đỏ mặt tía tai, nước mắt nhỏ ròng xuống hai má. Nếu chàng không quyết giấu thân phận của mình thì chàng đã đứng dậy lớn tiếng cãi lại rồi. Tĩnh Hư là người trung hậu thấy Thù Nhi có vẻ không biết rõ sự thật liền ôn tồn nói:- Vợ của Trương ngũ hiệp là con gái của Hân Thiên Chính, Giáo Chủ Bạch Mi Giáo đó. Thù Nhi kêu "ủa" một tiếng, biến sắc mặt sợ hãi như trông thấy yêu quái vậy. Tĩnh Hư lại nói tiếp:- Vì lấy yêu nữ đó mà Trương ngũ hiệp đã thân bại danh liệt rồi tự vẫn ở trên núi Võ Ðang mà chết. Câu chuyện này, trên giang hồ ai cũng đều biết hết. Chẳng lẽ cô nương không hay biết gì hay sao? Thù Nhi đáp:- Tôi...tôi ở trên Linh Xà đo nên không hay biết một tờ gì về việc Võ lâm Trung Nguyên cả. Tĩnh Hư lại nói tiếp:- Cô không biết gì hết. Thù Nhi lại hỏi:- Vậy Hân Tố Tố hiện giờ ở đâu?. Nàng với Trương ngũ hiệp cùng tự tử một lúc. Thù Nhi đột nhiên nhảy phắt người lên và hỏi:- Hà..hà...bà ta chết rồi à? Tĩnh Hư ngạc nhiên hỏi:- Thế ra cô nương quen biết với Hân Tố Tố đấy à? Ðang lúc ấy phía Ðông Bắc bỗng nhiên có ánh sáng xanh bốc lên chọc trời. Hân Lợi Hanh liền nói:- Ðó là ngọn lửa báo hiệu của phái Võ Ðang chúng tôi, sư điệt của chúng tôi bị kẻ địch bao vây cũng nên. Chàng vừa nói vừa quay người lại cúi chào Diệt Tuyệt sư thái rồi chạy thẳng đến chỗ có ngọn lửa xanh đó. Tĩnh Hư giơ tay lên ra lệnh, các đệ tử phái Nga Mi cũng đều đi theo Hân Lợi Hanh ngay. Phái Nga Mi ghét hận Ma Giáo lắm và lại là đồng minh với phái Võ Ðang nay thấy sư điệt của Hân Lợi Hanh bị bao vây tất nhiên mọi người đi tiếp sức liền. Mọi người tới gần thấy có ba người vây đánh một người ở giữa như hồi nãy Hân Lợi Hanh đấu với ba tên Ma Giáo vậy. Nhưng ba tên này lại ăn mặc lối tiểu đồng, tay tên nào cũng cầm một thanh đơn đao. Mọi người chỉ xem bọn người kia đấu chừng vài hiệp ai nấy đều kinh hãi thầm. Ba người đó tuy ăn mặc võ phục theo lối tiểu đồng nhưng võ công cao siêu lắm không kém gì những tay cao thủ đệ nhất đưng thời. Ba người cứ quây quần vây lấy một thư sinh mà đánh trông không khác gì đèn kéo quân vậy. Tuy thư sinh nọ đã kém thế nhưng thế kiếm của chàng vẫn kờn đáo lắm, nhất thời chưa đến nỗi lâm nguy. Trong khi bốn người đấu với nhau rất hăng thì có ba người mặc áo bào vàng, trên tay áo có thêu một bó lửa đỏ chỉ đứng khoanh tay nhìn thôi chứ không xông vào trợ giúp ba người kia. Tất nhiên sáu người đó đều là người của Ma Giáo. Sáu người đó thấy Hân Lợi Hanh và bọn người phái Nga Mi tới, một người vừa béo vừa lùn trong bọn sáu người kia liền lớn tiếng nói:- Anh em họ Hân ơi! Mấy vị đánh mãi không hạ nổi đứa con nít kia nên mau cụp đuôi bỏ chạy ngay đi! Lão phu sẽ biện hộ cho! Một người trong bọn mặc lối tiểu đồng nổi giận đáp:- Hậu thổ kỳ bò chậm nhất, vậy họ Hân này mời bạn hãy bò trước đi! Tĩnh Hư với giọng nói lạnh lùng lên tiếng:- Bọn chúng chết đến nơi mà còn cãi nhau om sòm như vậy. Chu Chỉ Nhược hỏi:- Sư tỷ, mấy người mặc lối tiểu đồng ấy là ai thế?. Ba tên kia là nô bộc kia của Hân Thiên Chính, tên họ của chúng là Hân Vô Phúc, Hân Vô Lộc, Hân Vô Thọ đấy. Chu Chỉ Nhược kinh ngạc vô cùng:- Ba tên nô bộc mà đã lợi hại như.... vậy... Tĩnh Hư lại tiếp:- Ba tên này vốn là Những đại đạo khét tiếng trong hắc đạo, chứ có phải là những tên nô bộc tầm thường đâu? Còn sáu tên mặc áo bào vàng kia đều là yêu nhân Ma Giáo thuộc Hậu Thổ Kỳ. Có lẽ tên béo lùn vừa lên tiếng nói là Nhan Bồn, trưởng kỳ sứ của Hậu Thổ Kỳ. Sư phụ thường nói, năm trưởng kỳ sứ của Ma Giáo vì tranh ngôi Giáo Chủ đã bất hòa với Bạch Mi Giáo từ lâu rồi. Ni cô nói tới đây đã thấy thư sinh nọ ngộ hiểm liên tục. Bỗng nghe thấy kêu "xoẹt" một tiếng, tay áo bên trái chàng đã bị lưỡi đao của Vô Thọ cắt đứt một đoạn. Hân Lợi Hanh rú lên một tiếng thật lớn rồi múa trường kiếm xông lên tấn công Vô Thọ. Vô Thọ liền giơ đao lên chống đỡ. Ðao kiếm chạm nhau kêu "keng" một tiếng. Lúc này nội công của Hân Lợi Hanh hùng hậu hơn trước rất nhiều nên con đao của Vô Thọ bị cong như cái thước gập vậy. Vô Thọ kinh ngạc vô cùng nhảy sang một bên ba bước để tránh né. Ðột nhiên Thù Nhi nhảy xổ tới nhanh như điện chớp dùng ngón tay trỏ ở tay phải điểm luôn vào chỗ yếu huyệt ở phía sau lưng Vô Thọ rồi lại nhanh như chớp trở về chỗ cũ. Võ công của Vô Thọ không đến nỗi hèn kém lắm nhưng Thù Nhi đột nhiên thừa cả đánh lén như vậy, ai cũng không ngờ nổi. Huống hồ y đang kinh ngạc vì con đao của mình bị đánh cong nên mới bị Thù Nhi đâm trúng vào yếu huyệt. Y giơ chưởng trái hộ thân, tay phải vẫn cầm thanh đao cong, đứng yên như tượng gỗ, chỉ trong giây lát mọi người đã thấy mặt y biến sắc thành đen như mực. Vô Phúc, Vô Lộc thấy vậy kinh hãi vô cùng vội bỏ thư sinh trẻ tuổi kia không vây đánh nữa mà chạy tới xem Vô Thọ ra sao. Chúng thấy Vô Thọ đã tắt thở chết tốt rồi bèn đưa mắt nhìn Thù Nhi rồi đột nhiên đồng thanh gọi:- Thế ra là Ly tiểu thư đấy! Thù Nhi đáp:- Hừ! Các ngươi còn nhịn ra ta đấy ư? Mọi người thấy vậy nghĩ thầm:- Thế nào hai người này cũng phải đấu chờ mạng với Thù Nhi . Ngờ đâu hai người đó liền ôm xác Vô Thọ lên, không nói nửa lời giở khinh công ra chạy về phía Bắc liền. Sự biến đó xảy ra quá đột ngột nên mọi người đứng cạnh đó ngây người ra nhìn không hiểu tại sao cả. Người béo lùn giơ tay lên vẫy một cái, tay của y cầm một cái cờ vàng thật lớn. cả năm người kia cũng lấy cờ ra phe phẩy. Tuy bọn họ chỉ có sáu người nhưng tiếng cờ quạt gió kêu xào xạc thật là oai võ vô cùng. Rồi bọn họ từ từ lui cả về phía Bắc. Vài người của phái Nga Mi thấy trận cờ đó kỳ lạ, ai nấy đều ngẩn người ra nhìn. Ðột nhiên có ba đệ tử nam bỗng nhiên la lớn một tiếng rồi ro cẳng đuổi theo. Hân Lợi Hanh cũng giở khinh công ra đuổi theo. Nhưng chàng khởi bước sau mà lại tới trước mấy người kia, giơ tay lên khẽ đẩy một cái làm hai nam đệ tử lui lại đến vài bước, xấu hổ mặt đỏ bừng. Tĩnh Hư liền quát bo:- Hai sư đệ hãy quay lại! Hân lục hiệp có ý khuyên bảo hai sư đệ đừng có đuổi theo vì bọn Hậu Thổ Kỳ này lợi hại lắm. Hân Lợi Hanh cũng xen lời:- Mấy hôm trước tôi với Mạc thất đệ đuổi đánh Liệt Hỏa kỳ cũng bị thiệt hại rất lớn. Tóc và lông mày của Mạc thất đệ tôi cũng bị cháy mất một nửa. Nói tới đó chàng giơ tay trái ra vén tay áo lên mọi người xem. Mọi người thấy cánh tay của chàng hãy còn vết sẹo bị cháy xem đỏ lòm. Hai tên nam đệ tử của phái Nga Mi thấy tài ba của Hân Lợi Hanh như thế mà còn bị thương như vậy nên cả hai đều kinh hãi. Diệt Tuyệt sư thái lầm lì nhìn Thù Nhi rồi lạnh lùng hỏi:- Vừa rồi ngươi đã sử dụng Thiên Thù Tuyệt Hộ Thủ phải không? Thù Nhi đáp:- Tôi chưa luyện thành công!. Nếu luyện thành công thì còn lợi hại hơn nữa phải không? Tại sao ngươi lại giết chết người đó?. Tôi thích giết thì giết không việc gì đến bà! Diệt Tuyệt sư thái nhảy tới cạnh Tĩnh Hư, cầm lấy thanh trường kiếm của người đồ đệ chém tới. Thù Nhi thấy vậy vội nhảy lùi lại về phía sau, mặt nhợt nhạt không còn một chút máu nào. Thì ra chỉ trong nháy mắt, Diệt Tuyệt sư thái đã chém một nhát kiếm trúng vào ngón tay trỏ của Thù Nhi liền. Thủ pháp của Diệt Tuyệt sư thái nhanh đến nỗi không ai kịp trông thấy. Ngờ đâu ngón tay đó của Thù Nhi có úp một cái bao tay bằng gang mà Diệt Tuyệt sư thái lại không sử dụng Thiên kiếm nên tuy chém trúng ngón tay của Thù Nhi mà nàng không việc gì hết. Sư thái ném trường kiếm lại cho Tĩnh Hư rồi dùng giọng mũi "hừ" một tiếng đoạn lên tiếng nói:- Lần này thì ta tha cho ngươi, lần sau khôn hồn thì đừng có gặp ta! Sở dĩ Diệt Tuyệt sư thái không muốn chém tiếp nhát kiếm thứ hai là vì bà ta là người trưởng môn của một đại môn phái. Ðối với tiểu bối đánh một lần không trúng tất không bao giờ ra tay lần thứ hai vì phải coi trọng thân pháp của mình. Hân Lợi Hanh thấy Thù Nhi đã luyện môn Võ công ác độc như thế trong lòng cũng không ưa chút nào nhưng chàng thấy Thù Nhi đã giết chết Vô Thọ giúp mình, hơn nữa lại thấy nàng nhớ nhung Vô Kỵ như thế nên chàng ta cũng phải động lòng thương hại mà không muốn Diệt Tuyệt sư thái đ thương nàng. Chàng liền nói với sư thái:- Thưa sư thúc, cô bé này đã học lầm môn võ công ác độc ấy, chúng ta bảo nàng nên kiếm danh sư khác mà học những môn Võ công xứng đáng hơn cũng không muộn! Hay là để tôi giới thiệu nàng làm môn hạ cho Thiết Cầm tiên sinh vậy! Nói xong, chàng lại kéo thư sinh trẻ tuổi nọ tới và nói tiếp:- Thanh Thư, cháu mau bái kiến sư thái với các vị sư bá sư thúc đi! Thư sinh nọ tiến lên ba bước vái lạy sư thái. Chờ tới khi thư sinh đó định vái lạy Tĩnh Hư mọi người đều đồng thanh nói:- Chúng ta không dám! Rồi ai nấy đều lần lượt đáp lễ thư sinh nọ. quý vị nên biết năm đó Trương Tam Phong tuổi đã ngoài trăm, nếu tính vai vế ra thì đại sư còn hơn Diệt Tuyệt sư thái hai vế. Vì Hân Lợi Hanh định lấy Hiểu Phù nên chàng mới coi mình là bề dưới của sư thái. Vừa rồi mọi người trông thấy chàng ta một mình đấu với ba anh em họ Hân, pháp độ nghiêm can, thế võ tinh kỳ, đúng là một đệ tử danh môn chính phái có khác.Bởi ba tay cao thủ vây đánh như thế chàng vẫn không hề nao núng chút nào thật lá hiếm có. Khi chàng đi tới gần, mọi người đều khen ngợi thầm: "chàng này đẹp trai thật!" Vì ai nấy thấy mặt mũi chàng rất thanh tú, ngoài vẻ đẹp ra còn có khí độ hiên ngang nữa nên ai thấy chàng cũng có thiện cảm ngay. Hân Lợi Hanh lại nói:- Cháu Thanh Thư này là con trai duy nhất của Tống đại sư ca tôi. Tĩnh Hư đỡ lời:- Thế ra thiếu hiệp là Ngọc Diện Mạnh Thường? Gần đây chúng tôi vẫn nghe giang hồ đồn đại Tống thiếu hiệp là người khng khái trượng nghĩa, rất hay tế bần giải nguy cho người. Hôm nay chúng tôi được làm quen ở đây thật là vinh hạnh vô cùng. Các đệ tử khác của phái Nga Mi đều tắc lưỡi khen ngợi. Tên tuổi của Ngọc Diện Mạnh Thường Tống Thanh rất lừng lẫy trên giang hồ. Bây giờ mọi người được trông thấy chàng không ngờ lại là một thanh niên trẻ tuổi và đẹp trai đến thế cho nên ai nấy đều rầm rộ bàn tán. Nhất là các nữ đệ tử của phái Nga Mi lại càng thêm hâm mộ chàng. Thù Nhi đứng cạnh Vô Kỵ khẽ nói:- A Ngưu, anh xem người ta đẹp trai hơn anh biết bao. Vô Kỵ đáp:- Lẽ dĩ nhiên rồi, hà tất em phải nói như vậy làm chi?. Anh thấy em khen chàng ta như vậy anh có ghen tức không?. Buồn cười thật, anh ghen với y cái nỗi gì kia chứ?. Anh thử xem kìa, Chu cô nương đang nhìn trộm chàng ta có vẻ say mê lắm. như thế liệu anh đã ghen chưa? Lúc ấy quả thật Chu Chỉ Nhược đang nhìn trộm Thanh Thư, mà tiếng nói của Thù Nhi lại rất khẽ nên không ai nghe thấy cả. Nhưng không hiểu tại sao hình như chỉ có một mình Chỉ Nhược nghe thấy nên nàng đột nhiên quay lại đưa mắt nhìn Thù Nhi và Vô Kỵ, hai má đỏ bừng. Từ khi Vô Kỵ biết Thù Nhi tức là nàng A Ly mà năm xưa mình đã gặp gỡ trong Hồ Diệp cốc. Chàng liền nghĩ ngay đến tình cảnh lúc bấy giờ. Lúc ấy Thù Nhi cưỡng bách chàng đi Linh Xà đảo. Chàng đương giằng co mãi nhưng không được liền cúi đầu xuống, cắn nàng một cái thực mạnh. Ngờ đâu câu chuyện cách đã 55 rồi mà nàng vẫn nhớ nhung như vậy. Lúc này chàng thấy mọi người đều quanh quẩn xung quanh Thanh Thư nên chàng mới nghĩ tới việc của mình, không để ý tới mọi người nữa. Bỗng nghe Hân Lợi Hanh lên tiếng:- Cháu Thanh Thư, chúng ta đi thôi! Thanh Thư đáp:- Theo sự hẹn ước của phái Không Ðộng thì trưa ngày hôm nay sẽ gặp chúng ta nhưng không hiểu tại sao tới giờ này vẫn chưa thấy người của họ đến. Cháu chỉ sợ họ gặp phải sự gì không may thôi. Hân Lợi Hanh với vẻ mặt lo âu nói tiếp:- Việc này cũng đáng ngại lắm vì lúc này chúng ta đã đi sâu vào đất của đối phương rồi, đâu đâu cũng có nguy cả. Ta không nên sơ ý thì hơn. Chi bằng chúng ta cùng phái Nga Mi đi về phía tây. Từ đây đi về phía đó chừng mười lăm mười sáu dặm, hoặc giơ có kẻ địch mai phục ở đấy cũng nên.... Tĩnh Hư ngạc nhiên xen lời hỏi:- Tại sao thiếu hiệp lại biết rõ như thế? Thanh Thư đáp:- Hậu sinh đoán bậy vậy thôi, chưa chắc đã đúng. Tĩnh Hư biết cha chàng là Tống Viễn Kiều, không những Võ công rất trác tuyệt mà lại còn giỏi cả binh pháp nữa. Chàng là giòng Tống Viễn Kiều thế nào mà ch học hỏi được Những tài ba của cha chàng nên Những sự ước đoán của chàng tất khó sai được . Vì vậy ni cô cũng không hỏi thêm nữa. Hân Lợi Hanh nói:- Cũng được, chúng ta đi cùng đường với các vị tiền bối phái Nga Mi vậy. Diệt Tuyệt sư thái với Tĩnh Hư nghĩ thầm: - Ba bốn chục năm gần đây, Trương Tam Phong Chân Nhân đã không lý gì đến mọi việc rồi, việc gì cũng giao hết cả cho Tống Viễn Kiều nên Tống đại hiệp không khác gì người trưởng môn của phái Võ Ðang. Hiện thời xem ra người trưởng môn thứ ba của phái Võ Ðang thế nào cũng là chàng cho nên sư thúc mi nghe lời sư điệt là thế .Sự thật Hân Lợi Hanh là người rất ôn hòa và hay chiều lòng người nên ai nói gì chàng ít khi phản đối. Mọi người đi về phía Tây, đi được mười bốn mười lăm dặm thấy đàng trước có một dãy đồi rất lớn xuất hiện. Tĩnh Hư thấy Thanh Thư rảo chân đi trước và chạy thẳng lên trên đồi cát gần đó, giơ tay lên phẩy một cái, hai nam đệ tử của phái Nga Mi không chịu lép vế cũng chạy đuổi theo ngay lên. Ba người vừa lên tới đỉnh đồi cát đều kinh hãi thất thanh la lớn. Thì ra họ thấy phía trước bên kia đồi có mấy cái xác nằm ngổn ngang. Ba người biết điềm chẳng lành vội chạy tới đó xem sao. Thấy Những xác chết đó, già có, trẻ có, đầu hoặc ngực bị có những vết thương sâu vào như là người nào cũng bị đánh chết bởi một cây côn lớn vậy. Hân Lợi Hanh là người giầu kinh nghiệm hơn nên khi chàng vừa tới trước những cái xác đó đã lên tiếng nói ngay:- Ðây là Những người của bang Bá Dương tỉnh Giang Tây bị Cự Mộc kỳ của Ma Giáo đánh chết. Hình như toàn quân của bang Bá Dương bị tiêu diệt hết thì phải? Diệt Tuyệt sư thái cau mày nói:- Không hiểu bang Bá Dương tới đây làm gì? quý phái có hẹn họ tới không? Nghe giọng nói của sư thái Hân Lợi Hanh biết ngay bà ta không vui lòng chút nào. Vì các danh môn chính phái không muốn đi cùng với họ. Hân Lợi Hanh vội đáp:- Thưa sư thái, tệ phái không hẹn ước với bang Bá Dương. Nhưng nghe nói Lưu bang chủ của bang phái này là đệ tử kỳ danh của phái Thiếu Lâm. Có lẽ họ tự động tham gia là muốn giúp sức cho môn phái họ đấy thôi. Diệt Tuyệt sư thái nghe nói chỉ bằng giọng mũi "hừ" một tiếng không nói năng gì nữa cả. Mọi người nhanh tay đem chôn những xác người của bang Bá Dương. Lúc ấy đệ tử của phái Nga Mi đều phục tài của Thanh Thư. Một nam đệ tử họ Vỹ bỗng lên tiếng hỏi:- Bạn họ Tống chẳng hay từ đây trở đi còn bao nhiêu dặm đường chúng ta không gặp kẻ địch? Thanh Thư ngắm nhìn mười bẩy ngôi mộ đang suy nghĩ chưa kịp trả lời thì đột nhiên thấy ngôi mộ ở phía Tây bỗng nứt vỡ. Bên trong có một người nhảy ra, chộp ngay người đệ tử họ Vỹ đó đem đi luôn. Sự đột biến khiến ai nấy đều kinh động đứng đờ người ra. Nhất là mấy đệ tử của phái Nga Mi lại càng kinh hãi thất thanh la lớn. Riêng có Diệt Tuyệt sư thái, Hân Lợi Hanh, Thanh Thư và Tĩnh Hư bốn người không hoảng sợ chút nào đã giở khinh công ra đuổi theo kẻ địch kia liền. Ðuổi được một hồi mọi người mới tỉnh ngộ. Thì ra người trong mộ nhảy ra chính là Thanh Dực Bức Vương của Ma Giáo. Y mặc quần áo của bang chúng bang Bá Dương, nằm xen vào giữa những xác chết, nín hơi nhịn thở, giơ vờ như chết thật vậy nên các đệ tử của phái Nga Mi mới không hay biết mà chôn y vào trong mộ. Y là người tài cao, rất táo gan nên cứ để cho mọi người chôn mình để đùa giỡn một hồi y mới đột nhiên phá mộ nhảy ra. Thoạt tiên bọn Diệt Tuyệt sư thái bốn người cùng sát cánh đuổi theo, nhưng đuổi vài vòng trong bốn người đã phân biệt ai hơn ai kém ngay. Hân Lợi Hanh với Diệt Tuyệt sư thái chạy trước, Thanh Thư và Tĩnh Hư theo sau. Khi đuổi theo kẻ địch tới vòng thứ hai thì Tĩnh Hư đã bị Thanh Thư bỏ rơi ri và thiếu hiệp đã gần đuổi kịp hai người tiền bối ở phía trước .Như vậy đủ thấy nội công của chàng cao thâm như thế nào. Tuy tuổi chàng còn trẻ nhưng tài ba của chàng dã cao siêu lắm. Nhưng khinh công của Thanh Dực Bức Vương quả thật cao siêu không thể tưởng tượng được. Có thể nói trên giang hồ này có một không hai. Tay y ôm người mà bọn Hân Lợi Hanh với Diệt Tuyệt sư thái chạy không vẫn không sao đuổi kịp được . Lúc đuổi hết vòng thứ hai Thanh Thư bỗng nhiên ngừng chân lại la lớn:- Triệu Linh Trâu sư thúc và Hoàng Yẽ Văn sư thúc, hai vị làm ơn ra đón bắt địch nhân. Tôn Lưng Trinh sư thúc là Lý Minh Hà sư thúc là n ra đón bắt... Thanh Thư thuận mồm kêu gọi ra lệnh cho mười mấy đệ tử của phái Nga Mi đứng chặn đón mười hai phương vị bát quái. Vốn dĩ các đệ tử của phái Nga Mi đang như lũ rắn mất đầu, nay nghe thấy vị thiếu hiệp đó ra lệnh oai nghiêm nên ai nấy liền theo ngay. Như vậy Vi Nhất Tiếu không dám chạy vòng quanh như trước nữa liền lớn tiếng cả cười một hồi và tung nam đệ tử mà y đang kẹp dưới nách lên trên trời rồi y cắm đầu chạy thẳng. chỉ thoáng chốc đã mất dạng liền. Diệt Tuyệt sư thái vội giơ tay lên đón người đệ tử của mình đồng thời sư thái nghe thấy Vi Nhất Tiếu ở đàng xa nói vọng lại:- Hì hì! Hậu sinh kh úy thật, không ngờ phái Nga Mi lại có nhân tài như thế. Diệt Tuyệt lão ni lợi hại thật! Mấy lời nói của Thanh Dực Bức Vương hiển nhiên là khen ngợi Thanh Thư đã khéo sắp xếp người đón bắt mình. Diệt Tuyệt sư thái sầm nét mặt lại, cúi đầu nhìn người đệ tử trong tay mình, thấy cổ họng y có mấy dấu răng và đã tắt thở rôi. Mọi người đứng vây lấy cái xác chết đó không nói năng gì cả. Một lát sau Hân Lợi Hanh lên tiếng nói:- Nghe người ta đồn, mỗi lần Thanh Dực Bức Vương giở Võ công tuyệt trác ra là phải hút máu tươi của một người sống mới được. Thoạt tiên tôi cũng không tin là thật, nay được mục kích mới thấy lời đồn đại đó không sai chút nào. Diệt Tuyệt sư thái vừa xấu hổ vừa tức giận. Vì từ khi bà ta tiếp nhịn chức trưởng môn tới giờ chưa hề bị thất bại như thế này bao giờ. Hai tên đệ tử bị hút máu mà chết mà mặt mũi kẻ địch ra sao mình vẫn chưa thấy rõ nên bà ta đứng ngẩn người ra giây lát. Ðột nhiên bà ta trợn trừng mắt lên nhìn Thanh Thư hỏi:- Tại sao thiếu hiệp lại biết hết tên các đệ tử của tôi như vậy? Thanh Thư đáp:- Thưa sư thái, sỡ dĩ hậu sinh biết được tên họ các vị sư bá sư thúc là do vừa rồi Tĩnh Hư sư thúc đã giới thiệu cho biết rồi. Diệt Tuyệt sư thái nói tiếp:- Nghe một lần mà thiếu hiệp đã nhớ được kỹ như vậy, nhân tài như thế này quả thật phái Nga Mi chúng tôi vẫn chưa có. Tối hôm đó trước khi mọi người đi ngủ Thanh Thư cung kính đi tới trước mặt Diệt Tuyệt sư thái vái chào nói:- Thưa lão tiền bối, hậu sinh có một điều muốn thỉnh cầu nhưng e không tiện. Diệt Tuyệt sư thái lạnh lùng nói:- Nếu không tiện thì đừng nói nữa! Thanh Thư cung kính vái chào một cái nữa liền quay trở lại. Chàng đi đến cạnh Hân Lợi Hanh ngồi xuống. Mọi người thấy chàng cầu khẩn mà sư thái lại cự tuyệt nhưng không ai biết chàng cầu khẩn điều gì. Lòng hiếu kỳ thúc đẩy người nào cũng muốn hỏi thử xem chàng yêu cầu điều gì? Ðinh Mẫn Quân là người nóng tính nhất, không sao chịu được liền tới trước mặt Tống thiếu hiệp và lên tiếng hỏi:- Chú em họ Tống! Chẳng hay chú muốn yêu cầu sư phụ chúng tôi có việc gì thế? - Trong khi gia phụ truyền dậy cho hậu sinh có nói rằng người kiếm thuật hay nhất trong đời này ai cũng phải công nhịn là sư tổ của bổn phái là đứng thứ nhất, thứ nhì là Diệt Tuyệt lão tiền bối của phái Nga Mi. Kiếm pháp của phái Võ Ðang với quý phái Nga Mi đều có sở trường và có sở đoản. Ví dụ như thế kiếm Thu Thủy Huy Ngũ Huyền của bổn phái với thế kiếm Khinh La Tiểu Phiến của quý phái không khác nhau mấy. Thế kiếm của chúng tôi mạnh hơn thế kiếm của quý phái, trái lại thế kiếm của quý phái lại hoạt bát hơn thế kiếm của chúng tôi. Chàng vừa nói vừa rút trường kiếm ra biểu diễn hai thế kiếm đó cho Mẫn Quân xem. Mẫn Quân thấy chàng múa thế kiếm Khinh La Tiểu Phiến không được giống lắm nên nàng vừa cười vừa nói:- Chú em múa thế kiếm này sai rồi. Nói đoạn nàng đỡ lấy thanh kiếm của Thanh Thư và múa luôn thế kiếm đó cho chàng ta xem rồi nói:- Cổ tay tôi còn đau, không dùng sức được nhưng thế kiếm đó là phải như thế này mới đúng. Thanh Thư tắc lưỡi khen ngợi và đỡ lời:- Gia phụ vẫn thường ân hận mình kém phúc, không được thưởng thức Những thế kiếm tuyệt diệu của tôn sư. Ngày hôm nay hậu bối được thấy Ðinh sư thúc múa thế kiếm này thật mới sáng mắt ra. Vừa rồi hâu bối định nhờ sư thái chỉ điểm cho vài thế kiếm để khỏi thắc mắc mấy điểm kiếm pháp mà hậu bối vẫn cứ hoài nghi hoài. Nhưng hậu bối không phải là đệ tử của phái Nga Mi nên định nói lại thôi. Diệt Tuyệt sư thái đứng ở đàng xa nhưng nghe rõ mồn một. Bà ta nghe Thanh Thư khen mình là tay giỏi kiếm pháp thứ nhì trong thiên hạ trong lòng mừng thầm vì Trương Tam Phong là Thái Bắc Ðẩu ở trong Võ lâm đưng thời, ai ai cũng đều nhìn nhịn vì vậy bà ta cũng không dám nhịn giỏi hơn giỏi hơn vị Ðại cổ kim kiếm pháp đó. Bây giờ bà ta thấy người của phái Võ Ðang đã công khai nhịn kiếm thuật của bà ta trừ Trương Tam Phong ra thiên hạ không ai bằng, như vậy sao không khoái chờ? Nay bà ta trông thấy Ðinh Mẫn Quân múa thế kiếm đó cả tinh thần lẫn kinh hoàng lực chỉ được ba bốn thành hỏa hầu thôi. kiếm pháp của phái Nga Mi oai trấn thiên hạ có khi nào lại tầm thường đến thế. Ba ta liền đi tới gần, không nói gì hết, cầm lấy thanh kiếm trong tay Mẫn Quân rồi giơ tay lên ngang đầu, mũi kiếm khẽ rung lên một cái đã có tiếng kêu vo vo liền. Rồi Diệt Tuyệt sư thái đưa mũi kiếm lên từ phải sang trái rồi từ trái qua phải liên tiếp phẩy chín cái nhanh vô cùng. Nhưng phẩy cái nào bà ta cũng cố ý làm cho người ta trông thấy rõ hết. Các đệ tử của phái Nga Mi thấy sư phụ của mình giở tuyệt kiếm ra, ai nấy đều im hơi lặng tiếng trố mắt lên nhìn. Hân Lợi Hanh liền lớn tiếng khen ngợi:- Tuyệt diệu! Tống Thanh Thư cứ định thần nhìn, trong lòng cũng phải kinh hãi thầm. Thoạt tiên chàng khen Diệt Tuyệt sư thái như vậy cốt để lấy lòng của vị sư thái ấy thôi chứ chàng không thật tâm khen ngợi, ngờ đâu bây giờ chàng được tận mắt thấy Diệt Tuyệt sư thái biểu diễn kiếm pháp đó quả thật tinh diệu khôn tả . Chàng liền thành tâm lãnh giáo sư thái luôn. Chàng hỏi tới đâu, Diệt Tuyệt sư thái trả lời tới đó. Bà ta tận tâm dậy bảo chàng còn hơn là lúc dậy bản đệ tử của bổn môn. Thanh Thư Võ học đã cao, người lại thông minh nên Diệt Tuyệt sư thái chỉ bảo đến đâu chàng hiểu tới đó ngay tức khắc. Các đệ tử của phái Nga Mi đứng bên cạnh hai người, thấy sư phụ của họ biểu diễn Võ công, thế kiếm nào cũng tinh vi kỳ o mà họ theo học sư phụ hơn mười mấy năm nay mà chưa hề thấy sư phụ của họ thi triển kiếm pháp tuyệt diệu như thế bao giờ. Thù Nhi đứng ngoài vòng đám đông bỗng lớn tiếng nói với Vô Kỵ:- Anh A Ngưu này! Nếu khinh công của em mà luyện bằng Thanh Dực Bức Vương thì em đây có chết cũng cam lòng! Vô Kỵ đáp:- Những Võ công tà môn ấy học để làm gì! Hân lục hiệp nói: - mỗi lần Vi Nhất Tiếu giở khinh đại ca ông đó ra là phải uống máu người một lần.Như vậy y ch ra ma quỷ là gì!. Võ công của người đó cao siêu nên y mới giết chết được đệ tử của phái Nga Mi, nếu khinh công của y kém thì y cũng bị bọn lão ni này giết chết ngay. Ðấy anh xem, danh môn chính phái hay tà ma ngoại đạo có gì khác nhau đâu! Ðang lúc ấy bỗng thấy trong đám người có một thanh trường kiếm bóng nhoáng bay lên không. Thì ra Tống Thanh Thư đấu kiếm với Diệt Tuyệt sư thái, mới đấu đến hiệp thứ năm thì thanh trường kiếm của chàng đã bị Diệt Tuyệt sư thái đánh văng lên trên không. Mọi người đều ngẩng đầu lên nhìn thanh kiếm đó. Ðột nhiên phía Ðông Bắc cách chỗ mọi người đang đứng chừng hơn mười dặm bỗng có một ngọn lửa vàng bốc lên trời. Lần này sáu đại môn phái đi tới Tây Vực để vây đánh Ma Giáo, trước khi đi đã quyết định hành động của môn phái nào cũng phải kờn đáo đôi chút và sử dụng chiến lược "phân tiến hợp kích" đồng thời mỗi phái dùng hỏa pháo một màu để làm tín hiệu với nhau. Hỏa pháo màu bảo vàng này là tín hiệu của phái Không Ðộng nên vừa mới trông thấy Hân Lợi Hanh đã la lớn:- Phái Không Ðộng đã gặp địch, chúng ta hãy mau đi tiếp viện ngay đi! Thế rồi mọi người đều chạy về phía có hỏa pháo tín hiệu đấy. Khi tới gần chỉ thấy bãi cát vàng mênh mông chứ không thấy một hình bóng của ai cả. Hân Lợi Hanh liền lớn tiếng kêu gọi:- Ôn lão tiền bối của phái Không Ðộng ở đâu? Ấn lão tiền bối ở đâu? Tiếng gọi của chàng vọng rất xa nhưng không thấy ai trả lời cả. Rồi đột nhiên ở phía tây, chỗ cách nơi đó hơn mười dặm lại có một hỏa pháo màu vàng bắn lên. Tĩnh Hư liền la lớn:- Thế ra chúng ta chạy tới đây thì họ đã kéo nhau sang hướng Tây rồi! Ai nấy đều tức giận kẻ địch lại kéo nhau chạy thẳng về hướng Tây. Người nào khinh công kém bị bỏ rơi ở phía sau. Tĩnh Hư cầm kiếm đi sau cùng vì sợ Những vị sư muội sư đệ võ công kém lỡ gặp kẻ địch thì nguy. Bọn Diệt Tuyệt sư thái và mọi người chạy tới chỗ có hỏa pháo bắn lên khi nãy cũng không thấy hình bóng nào hết chỉ thấy trên mặt đất còn vưng lại một ít giấy vụn và vài mnh trúc cháy xem, đó chính là xác pháo mới được bắn lên ở đây. Mọi người đang suy nghĩ thì Tống Thanh Thư đã lên tiếng nói:- Thưa quý vị tiền bối! Chúng ta đã trúng phải gian kế của kẻ địch rồi! quý vị cứ xem vết chân ở dưới đất sẽ thấy chỉ có vết chân của một người thôi. Nếu phái Không Ðộng gặp địch nhân thì ít nhất cũng phải có vết chân của bốn năm người mới phải... Diệt Tuyệt sư thái cả giận hậm hực nói:- Yêu nhân giỏi thực! Tống Thanh Thư bỗng sực nghĩ ra một điều liền nói tiếp:- Nguy tai! Phái Không Ðộng đã bị trúng ổ mai phục của Ma Giáo rồi! Mời quý vị hãy đi lại đây xem! Nói xong, chàng chạy thẳng về hướng nam. Hân Lợi Hanh cũng chạy theo và hỏi:- Sao cháu lại biết phái Không Ðộng đã trúng phải ổ phục kích của kẻ địch rồi? Tống Thanh Thư đáp:- Hỏa pháo khói vàng này chính là hỏa pháo của phái Không Ðộng thật vì các tay thợ trên Tây Vực không thể nào chế tạo được Những hỏa pháo như thế! Hân Lợi Hanh hỏi tiếp:- Có phải cháu bảo bọn đệ tử của phái Không Ðộng bị Ma Giáo bắt được nên đã tịch thu hỏa pháo phải không? Vâng! Bọn Ma Giáo đánh lừa chúng ta chạy hết sang đông lại sang tây để chúng ta mệt nhọcả. Sự thật thì chúng núp ở phía Tây Nam này để giết hại đệ tử của phái Không Ðộng cũng nên. Diệt Tuyệt sư thái đi cách hai người chừng hai trượng bà ta đã nghe được rõ hết câu chuyện của Lợi Hanh và Thanh Thư gật đầu xen lời nói:- Yẽ kiến của Thanh Thư nói rất phải! Thế rồi mọi người lại chạy cả về phía Nam. Chạy hơn mười dặm trừ Diệt Tuyệt sư thái, Hân Lợi Hanh và Tống Thanh Thư ra tất cả mọi người đều có vẻ mệt nhọc, thở hồng hộc cả rồi. Trong lúc đang đi mọi người lại thấy có một người đứng ở trên một cái đồi cát nhỏ, bên cạnh lại có một người đang nằm. Diệt Tuyệt sư thái tiến thật nhanh tới đó xem là ai, thì thấy đó chính là Thù Nhi với Vô Kỵ. Vậy ra bọn đệ tử của phái Nga Mi cứ mi lo đi giết địch, không ai để ý tới Thù Nhi và Vô Kỵ nên không có ai canh gác hai người cả , không hiểu tại sao hai người lại tới trước mọi người được như vậy. Diệt Tuyệt sư thái liền lớn tiếng hỏi:- Tại sao hai người lại ở đây? Bà ta hỏi như thế nhưng trong lòng kinh hãi thầm, nghĩ bụng: - Chẳng lẽ hai đứa nhãi ranh này khinh công lại còn giỏi hơn cả bọn chúng ta chăng? Vô Kỵ mỉm cười đáp:- Chúng tôi đã ở đây nghỉ ngơi nửa ngày rồi! Các người chạy mệt lắm phải không? Diệt Tuyệt sư thái quát lớn:- Con nhãi kia! Mi đã đoán ra được tại sao không sớm nói cho chúng ta hay! Thù Nhi vừa cười vừa nói:- Bà có hỏi tôi đâu, huống hồ lúc ấy dù tôi có nói ra đi chăng nữa thì bà cũng không tin mà! phải để cho bà với mấy người chạy đi chạy lại, thở hồng hộc ra, chân tay mỏi mệt rồi mới hiểu rõ được, như vậy mới là không từng tri mọi việc thì không thể sáng trí thêm! Diệt Tuyệt sư thái thấy Thù Nhi nói như vậy trong lòng tức giận vô cùng nhưng không tiện ra tay đánh nàng. Ðang lúc ấy bỗng nhiên nghe thấy ở phía tây nam có tiếng khí giới chạm nhau vang tới, Thù Nhi liền nói:- Bà nổi giận với tôi nào có ích gì đâu! Những bằng hượu của bà sắp bị người ta giết chết hết ở đằng kia kìa! Diệt Tuyệt sư thái với Hân Lợi Hanh nghe nói không thèm lý sự với Thù Nhi nữa, chạy thẳng về phía tây nam, càng tới gần càng nghe thấy tiếng gào thết rất to. Hình như có rất nhiều người đang rên rố đau đớn trước khi chết vậy. Mọi người đi tới gần, đều giật mình kinh hãi vì thấy trước mặt là một trận đấu rất lớn. Hai bên đều có mấy trăm người dự cuộc chiến. Dưới ánh sáng trăng chỉ thấy ánh đao kiếm lấp lánh, người nào người nấy đều đem toàn lực ra tranh đấu trí mạng. Trận đấu thật thảm khốc. Hân Lợi Hanh vừa quan sát chiến cuộc vừa nói:- Bên địch là Nghệ Kim, Hồng Thủy, Liệt Hỏa tam kỳ. Bên ta phái Không Ðộng cũng có ở đây, phái Hoa đã tới và cả phái Côn Luân cũng đã tới nốt. Như vậy bên ta ba phái hợp sức đấu với ba kỳ của địch. Này Thanh Thư chúng ta xông vào trợ chiến đi! Nói xong, chàng rút trường kiếm ra múa lên trên không một cái kêu "vo vo". Tống Thanh Thư cũng lên tiếng nói:- Hãy khoan! Ðể chờ đủ các sư bá, sư thúc của phái Nga Mi tới rồi chúng ta hãy xông vào dự chiến, phen này thế nào cũng đắc thắng! Từ thủa bé đến giờ Vô Kỵ chưa bao giờ được trông thấy một trận đánh lớn như thế. Chàng chỉ thấy đao kiếm bay múa, máu thật rơi đầy mặt cát, trông thật là thơm khốc vô cùng. Chàng không mong tam kỳ của Ma Giáo đắc thắng đồng thời chàng cũng không mong Hân lục thúc đắc thắng vì một bên là phái của cha chàng, còn bên kia là phái của mẹ chàng. Nhưng cả hai bên bây giờ đang ác chiến, mỗi một người bị giết chết là chàng lại thấy lòng mình quặn đau liền. Chàng bỗng nhiên nghe thấy Tống Thanh Thư chỉ tay về phía Ðông và nói:- Lục sư thúc thử nhìn về bên kia xem! Bên đó còn có rất nhiều kẻ địch chờ cơ xuất động! Vô Kỵ đưa mắt nhìn về phía đó, quả nhiên phía bên đó chỗ cách bãi chiến trường mấy chục trượng có ba đội kỵ binh xếp hàng chỉnh tề đang đứng yên tại chỗ. Mội đội có chừng hơn trăm người. Lúc ấy trong cuộc chiến, ba phái đấu với ba kỳ hai bên sức lực còn ngang nhau nhưng nếu ba đội kỵ binh của Ma Giáo kia mà tiến lên dự cuộc chiến thì thế nào ba phái Côn Luân, Không Ðộng, Hoa cũng bị tiêu diệt. Nhưng không hiểu tại sao ba đội binh mã đó cứ án binh bất động chứ không thấy tiến lên. Diệt Tuyệt sư thái với Hân Lợi Hanh đồng kinh hãi thầm, hỏi Tống Thanh Thư rằng:- Tại sao mấy người kia lại cứ đứng yên đó mà không chịu lâm trận như vậy? Tống Thanh Thư cũng không hiểu lắc đầu đáp:- Cháu cũng không nghĩ ra duyên cớ tại sao? Thù Nhi đột nhiên nói:- Có thế mà nghĩ cũng không ra! Thật là dễ hiểu quá! Tống Thanh Thư mặt đỏ bừng im lặng, không dám lên tiếng nói điều gì nữa. Diệt Tuyệt sư thái định lên tiếng hỏi Thù Nhi nhưng lại không dám hỏi. Hân Lợi Hanh liền hỏi:- Cô nương làm ơn chỉ bảo cho chúng tôi biết! Thù Nhi đáp:- Ba đội kỵ binh đó là người của Bạch Mi Giáo, tuy Bạch Mi Giáo là một nhánh của Ma Giáo thật nhưng họ bất hòa với Ngũ Hành Kỳ, nếu các người có giết sạch Ngũ Hành Kỳ thì Bạch Mi Giáo còn thêm vui mừng. Chưa biết chừng lại giúp cho Hân Thiên Chính được làm Giáo Chủ của Ma Giáo nữa là khác.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 45
Nghĩa Khí Can Vân
Lúc này mọi người mới vỡ lẽ, Hân Lợi Hanh liền cảm ơn:- Ða tạ cô nương đã chỉ giáo cho!Lúc ấy các đệ tử khác của phái Nga Mi đã tề tựu đông đủ. Mọi người đều đứng ở phía sau lưng Diệt Tuyệt sư thái. Tĩnh Hư lên tiếng nói:- Tống thiếu hiệp, nói đến cách bố trận, xếp đặt binh đội thì chúng tôi ai cũng không bằng thiếu hiệp, vậy chúng tôi vui lòng nghe theo hiệu lệnh của thiếu hiệp, quý hồ giết chết được kẻ địch thì thôi! Mong thiếu hiệp cứ việc ra lệnh đi!Tống Thanh Thư liền hỏi Hân Lợi Hanh:- Lục sư thúc! Việc này...Việc này... cháu đâu dám nhận.Diệt Tuyệt sư thái nói tiếp:- Lúc này việc gì phải nghĩ tới hư lễ ấy nữa! Thiếu hiệp mau ra lệnh đi!Tống Thanh Thư trông thấy trong tình thế nguy cấp như thế này, phái Côn Luân có vẻ thắng thế, phái Hoa Soon đấu với Hồng Thủy kỳ thì ngang tay còn phái Không Ðộng càng đấu càng lép vế dần, bị Liệt Hỏa kỳ bao vây vào giữa và đang ra tay chém giết. Chàng liền lớn tiếng nói:- Bây giờ chúng ta chia làm ba đường xông xuống, tất cả đều tất công vào Nghệ Kim kỳ. Sư thái dẫn người ở phía đông xông vào, Lục sư thúc dẫn người từ phía tây xông tới còn Tĩnh Hư sư thúc với hậu bối thì ở phía nam ...Tĩnh Hư nghe nói ngạc nhiên hỏi:- Phái Côn Luân đang thắng thế mà, chúng ta chỉ thấy phái Không Ðộng nguy cấp thôi!...Tống Thanh Thư vội đỡ lời:- Vâng! Vì phái Côn Luân đang thắng thế, lại được chúng tôi xông tới giúp sức thế nào cũng hạ ngay được Nghệ Kinh kỳ, còn lại hai kỳ thấy vậy thế nào cũng bỏ chạy, nếu bây giờ chúng ta lại đi tiếp cứu phái Không Ðộng trước tất nhiên chưa chắc chúng ta đã hạ ngay được Liệt Hỏa kỳ, lúc ấy Bạch Mi Giáo sẽ nhúng tay vào, như thế là chúng là ngư ông thủ lợi mà chúng ta với ba kỳ khác gì con cò với con trai, như vậy có phải là nguy tai không?Tĩnh Hư thấy Tống Thanh Thư nói như vậy trong lòng khâm phục vô cùng bèn nói:- Tống thiếu hiệp nói rất phải!Thế rồi mấy người liền dẫn mọi người của phái Nga Mi xông vào tấn công Ma Giáo ngay. Thù Nhi kéo cái cáng tuyết của Vô Kỵ đi và nói:- Chúng ta đi thôi! Còn ở đây làm gì nữa?Nói xong, nàng liền quay trở lại phía sau rồi liền rút lui ngay. Tống Thanh Thư thấy vậy liền đuổi theo, đưa kiếm ra ngăn lại và nói:- Cô nương hãy ngưng bước lại, không được đi đâu hết!Thù Nhi ngạc nhiên vội hỏi:- Thiếu hiệp ngăn cản tôi làm gì thế?- Lai lịch của cô nương kỳ lạ lắm, tôi không thể để cho cô nương bỏ đi trong lúc này được!Lai lịch của tôi kỳ lạ đã sao nào? Thiếu hiệp cũng không có quyền ngăn cản tôi như vậy được!Diệt Tuyệt sư thái trong lòng nóng như lửa đốt, chỉ muốn xông ngay vào trận giết sạch bọn Ma Giáo đi mới hả giận. Bỗng nhiên bà ta thấy Thù Nhi với Tống Thanh Thư tranh cãi nhau liền nhảy ngay tới bên, điểm luôn by tám yếu huyệt ở trên người Thù Nhi để cho nàng khỏi cãi vã và cũng không bỏ đi đâu được nữa võ công của Thù Nhi với Diệt Tuyệt sư thái cách nhau rất xa nên nàng biết sư thái ra tay điểm huyệt mà không sao chống đỡ. Nàng liền thấy đầu gối mình mềm nhũn rồi té ngửa ra đất ngay. Diệt Tuyệt sư thái múa kiếm lên, miệng quát lớn:- Ngày hôm nay chúng ta mở sát giới trừ diệt tà ma!Nói xong, bà ta với Tĩnh Hư, Hân Lợi Hanh ba người kéo nhau xông vào đánh chém Nghệ Kim kỳ. Vợ chồng Hà Thái Sung của phái Côn Luân cùng môn hạ đấu với Nghệ Kim kỳ đã chiếm phần thượng phong, nay thấy Nga Mi và Võ Ðang xông lại trợ chiến, thanh oai lại càng lợi hại thêm. Kiếm pháp của Diệt Tuyệt sư thái lanh lợi tuyệt luân, không có một tên Ma Giáo nào có thể chống đỡ nổi mũi kiếm của bà ta. Thân hình của sư thái vừa to vừa cao ở trong đám đông người đi đi lại lại đâm phía đông một kiếm, chém phía tây một nhát, chỉ trong nháy mắt bà ta đã giết chết bảy tám tên giáo chúng của Ma Giáo rồi. Sau đó Diệt Tuyệt sư thái lại giở kiếm pháp của phái Nga Mi ra, càng đánh càng nhanh, cố hết sức tấn công Trang Tranh, chưởng kỳ sứ của Nghẹ Kim kỳ. Trang Tranh Võ công rất tinh xo, đấu với bà ta thật đồng sứcả. Lúc ấy Hân Lợi Hanh, Tĩnh Hư, Thanh Thư, Thục Nhàn đều ngưng tay. Tuy Nghệ Kim kỳ cũng có rất nhiều tay cao thủ nhưng họ địch sao nổi các tay cao thủ của phái Nga Mi, Côn Luân và Võ Ðang đang nên chỉ trong giây lát người của họ đã bị thương và giết chết rất nhiều. Trang Tranh tấn công luôn ba gậy, đẩy Diệt Tuyệt sư thái lui một bước. Tiếp theo đó y lại giơ gậy lên, nhắm đầu sư thái bổ mạnh xuống. Diệt Tuyệt sư thái liền nhảy sang bên tránh, dùng thế Thuận Thủy Thôi Châu, gạt câu lang nha bổng của đối phương sang bên, nhưng bà ta đâu có biết Trang Tranh chưởng kỳ sư một kỳ, là một nhân vật rất lợi hại trong Ma Giáo. Y ở Võ lâm cũng có thể gọi là cao thủ đệ nhất. Trời sinh cho y có hai cánh tay rất khỏe, y lại được dị nhân truyền thụ võ công từ nhỏ, nội ngoại công đều rất tinh xo. Lúc ấy y thấy Diệt Tuyệt sư thái đang định đè lang nha bổng của mình xuống, y liền quát lớn một tiếng, dùng cánh tay hất bắn trở lại. chỉ nghe một tiếng "cách", trường kiếm của Diệt Tuyệt sư thái đã gãy làm ba đoạn rơi xuống đất. Diệt Tuyệt sư thái thấy khí giới của mình bị gãy, cánh tay tê tái trong lòng sợ hãi vô cùng. Tuy vậy bà ta vẫn không lùi tránh, nhanh tay rút ngay thanh trường kiếm Ỷ Thiên ở trên vai ra, sử thế Thiết Tỏa hoành Giang chống đỡ luôn. Trang Tranh cảm thấy ta mình bỗng nhiên nhẹ bỗng mới hay cây lang nha bổng của mình đã bị Ỷ Thiên kiếm chặt gãy làm đôi rồi. Tiếp theo đó đầu lâu của y cũng bị thanh trường kiếm đó chém đứt đôi luôn. Bọn Nghệ Kim kỳ thấy chưởng kỳ sứ của mình bị một lão ni giết chết ai nấy đều kinh hong và phẫn uất vô cùng. Rồi vừa lớn tiếng hò la vừa hăng hái xông lên chiến đấu. Thanh Thư, Diệt Tuyệt sư thái với mọi người cứ tưởng giết chết được chưởng kỳ sứ là Nghệ Kim kỳ ta rã ngay, rồi tiếp theo đó Hồng Thủy kỳ với Liệt Hỏa kỳ cũng sẽ hong sợ mà rút lui nốt. Ngờ đâu kẻ địch không những không bỏ chạy mà còn xông lên chiến đấu liều mạng là khác, nên đã có mấy môn hạ của ba phái bị giết chết liền. Một người trong Hồng Thủy kỳ lớn tiếng nói:- Trang kỳ sứ đã tuẫn giáo về chầu trời, Nghệ Kim kỳ hãy rút lui trước, Hồng Thủy kỳ xin đoạn hậu.Cờ hiệu của Liệt Hỏa kỳ bỗng biến đổi, tất cả bộ hạ của Liệt Hỏa kỳ đều rút lui về phía Tây, Những người của Nghệ Kim kỳ càng đấu càng hăng, không hề chịu rút lui khỏi trận chiến. Người trong Hồng Thủy kỳ kia lại lớn tiếng nói:- Ðường kỳ sứ của Hồng Thủy kỳ đã có lệnh, các người của Nghệ Kim kỳ hãy mau rút lui rồi sẽ trả thù cho Trang kỳ sứ sau!Có mấy người trong Nghệ Kim kỳ đều đồng thanh lớn tiếng đáp:- Xin Hồng Thủy kỳ hãy rút lui trước, sau này sẽ trả thù cho chúng tôi, còn người của Nghệ Kim kỳ đã thề sống chết với Trang kỳ sứ rồi!Trong Hồng Thủy kỳ đột nhiên có cờ đen phất lên, rồi có một người tiếng nói như sấm la lớn:- Các anh em của Nghệ Kim kỳ cứ yên chờ chiến đấu tới cùng, Hồng Thủy kỳ chúng tôi quyết phục thù cho các anh em!Lúc ấy Nghệ Kim kỳ chỉ còn lại hơn by mươi người, ai nấy đều đồng thanh lớn tiếng đáp:- Chúng tôi đa tạ Ðường kỳ sứ!Mọi người chỉ thấy cờ của Hồng Thủy kỳ phất động rồi tất cả những người của kỳ sứ đó đều rút lui về phía Tây. Phái Hoa Sơn và phái Không Ðộng thấy trận đồ của kẻ địch nghiêm chỉnh, hơn hai mươi người đoạn hậu tay đều cầm ống đồng tròn sáng quắc không biết là cái gì nên không dám đuổi theo. Mọi người đành phải quay lại xông vào bao vây Nghệ Kim kỳ. Lúc ấy tình thế đã rõ ràng hẳn. Côn Luân, Nga Mi, Võ Ðang, Không Ðộng và Hoa Sơn năm phái vây đánh Nghệ Kim kỳ của Ma Giáo. Chỉ có phái Võ Ðang là chỉ có bốn người tham dự còn lại bốn phái kia đều xuất động hết những tinh anh trong phái đi dự trận. Nay chưởng kỳ sứ đã mất, Nghệ Kim kỳ sứ không khác gì rắn mất đầu tất nhiên không địch nổi năm phái kia. Nhưng các thủ hạ của Nghệ Kim kỳ đều trọng nghĩa coi cái chết là thường nên quyết chờ theo Trang Tranh tuẫn giáo. Hân Lợi Hanh giết chết vài tên giáo chúng, nhịn thấy mình thắng như thế này không phải là anh hùng liền lớn tiếng kêu gọi:- Các yêu nhân của Nghệ Kim kỳ hãy nghe ta nói đây! Các người cứ đấu như thế này chỉ có chết thôi, có mau vứt vũ khí đầu hàng đi không? Nếu các người chịu đầu hàng thì chúng ta sẽ tha mạng cho!Phó kỳ sứ của Nghệ Kim kỳ ha hả cười đáp:- Các người coi khinh giáo chúng của Minh Giáo chúng ta quá. Trang đại ca đã chết, chúng ta khi nào lại muốn sống.Hân Lợi Hanh lại nói tiếp:- Các bạn của phái Côn Luân, Nga Mi, Hoa Sn và Không Ðộng hãy lui về phía sau mười bước để cho bọn yêu nhân này đầu hàng!Mọi người của các môn phái vội lui về phía sau chỉ có Diệt Tuyệt sư thái ghét hận Ma Giáo nên cứ múa kiếm chém giết hoài. Ỷ Thiên kiếm sắc bén vô cùng, lưỡi kiếm đưa đến đâu là khí giới của đối phương gãy tới đó. Ðầu, mình, chân tay của các giáo chúng Nghệ Kim kỳ cũng bị chém đứt bay tứ tung. Các đệ tử của phái Nga Mi đã lui về phía sau, thấy sư phụ mình vẫn chém giết nên tất cả lại tiến lên tiếp tay, cục diện trở nên chỉ có một mình phái Nga Mi độc đấu với Nghệ Kim kỳ. Giáo chúng của Nghệ Kim kỳ chỉ còn lại hơn sáu mươi người, trong đó có hơn hai mươi người là Những tay cao thủ rất lợi hại do phó kỳ sứ Ngô Kình Tho thống lãnh, chống đỡ với mấy mươi người của phái Nga Mi. Như vậy là năm người đối một. Ðáng lẽ Nghệ Kim kỳ phải thắng thế mới phải nhưng ỷ Thiên kiếm trong tay Diệt Tuyệt sư thái quá sắc bén nên bà ta đi tới đâu là kẻ địch bị chém giết đến đấy, chỉ trong nháy mắt đã có by tám người bị chém chết dưới thánh kiếm đó. Vô Kỵ thấy vậy liền nói với Thù Nhi:- Chúng ta đi thôi!Chàng vừa nói vừa giơ tay ra giải huyệt cho Thù Nhi. Ngờ đâu chàng thoa bóp mấy cái mà Thù Nhi chỉ cảm thấy tê buồn thôi chứ huyệt đạo không sao giải được. Thì ra Diệt Tuyệt sư thái ra tay rất nhẹ nhưng nội lực của bà ta rất mạnh nên sức lực đã đặt sâu trong huyệt đạo, nay Vô Kỵ tuy giải huyệt cho Thù Nhi đúng nhưng chàng coi như người thường điểm thì làm sao giải được cho Thù Nhi. Chàng thở dài một tiếng quay đầu lại nhìn trận đấu. Chàng lại thấy mấy chục người của Nghệ Kim kỳ trong tay chỉ còn khí giới bị chém gãy hết, đồng thời người của Côn Luân, Hoa Sơn và Không Ðộng đã tiến sát lại bao vây chặt. Nhưng giáo chúng của Ma Giáo không ai muốn đào tẩu cả , vẫn tay không tiếp tục chiến đấu với các đệ tử của phái Nga Mi. Tuy Diệt Tuyệt sư thái ghét hận Ma Giáo nhưng bà ta cũng thấy mình là người trưởng môn của một đại môn phái, không tiện dùng khí giới chém giết những kẻ tay không nên bà ta cắm ỷ Thiên kiếm vào bao rồi dùng ngón tay điểm huyệt và nhanh chân chạy quanh bọn Ma Giáo một vòng. Chỉ trong thoáng cái bà ta đã điểm huyệt hết năm mươi mấy giáo chúng ấy rồi. Mấy mươi người đó đứng yên như tượng gỗ, không sao cử động. Các người của bốn môn phái kia thấy Diệt Tuyệt sư thái giở võ công cao siêu như thế đều lớn tiếng khen ngợi. Lúc ấy trời đã bắt đầu sáng tỏ, bỗng thấy bóng người lô nhô, Ðông, Tây, Nam, Bắc đều có bóng kẻ địch tới dần. Mọi người mới hay những bóng người đó là giáo chúng của Bạch Mi Giáo. Lúc phái Nga Mi đang kịch chiến với Nghệ Kim kỳ, Tống Thanh Thư thấy rõ tình thế ấy, trong lòng lo âu thầm, mắt cứ để ý đến động tĩnh của Bạch Mi Giáo, sau chàng khẽ bàn với Thần cả Tử Tiêu Vũ Thông của phái Hoa Sơn để nghĩ cách đối phó với Bạch Mi Giáo. Giáo chúng của Bạch Mi Giáo đã tới gần mọi người, chỉ còn cách độ mươi trượng, chúng liền dừng chân lại, không tiến lên nữa. Hiển nhiên là chúng đứng đó để xem chứ không tiến lên khiêu chiến ngay. Thù Nhi liền nói:- Anh A Ngưu, chúng ta mau rời khỏi nơi đây đi! Nếu lọt vào tay Bạch Mi Giáo thì nguy tai lắm đó!Vô Kỵ trong lòng đối với Bạch Mi Giáo có một cảm giác thân thiện không thể hình dung. Nguyên nhân đó là vì mẹ của chàng là người của Bạch Mi Giáo và từ xưa tới nay chàng chưa hề gặp một giáo đồ của Bạch Mi Giáo cả. Mỗi lúc nghĩ tới mẹ thì chàng thường nghĩ: - Ta không thể gặp mẹ ta được nữa, vậy không biết khi nào ta mới được gặp ông ngoại và cậu ta?Lúc này chàng biết giáo chúng của Bạch Mi Giáo đã ở gần đó nên chàng muốn chờ xem ông ngoại cà cậu mình có ở đó không? Tống Thanh Thư tiến lên một bước nói với Diệt Tuyệt sư thái rằng:- Thưa tiền bối, chúng ta mau sử lý Nghệ Kim kỳ ngay đi để còn quay lại đối phó Bạch Mi Giáo, bằng không trước sau đều bị tấn công tới đấy.Diệt Tuyệt sư thái gật đầu. Mặt trời đã lên cao, chiếu vào thân hình cao lớn của Diệt Tuyệt sư thái, tạo nên một cái bóng rất dài, trông bà ta oai võ vô cùng, nhưng vẻ mặt lại có vẻ rất rầu rộ rùng rợn. Bà ta định tâm làm cho Ma Giáo hết nhuệ khí chứ không muốn dùng kiếm chém chết bọn chúng ngay nên lớn tiếng quát bo:- Các người của Ma Giáo hãy nghe ta nói đây, ai muốn sống cứ việc lên tiếng van lơn thì ta tha chết cho ngay!Ngờ đâu bà ta vừa nói xong đã nghe có rất nhiều tiếng cười nổi dậy. Thì ra bọn Ma Giáo đều lớn tiếng cả cười. Diệt Tuyệt sư thái cả giận:- Các người cười cái gì!Ngô Kình Tho, phó kỳ sư của Nghệ Kim kỳ lớn tiếng đáp:- Chúng ta với Trang đại ca đã thề cùng sống chết, mi mau dùng kiếm giết chết chúng ta đi, chứ chúng ta không cần sống đâu!Diệt Tuyệt sư thái dùng giọng mũi "hừ" một tiếng rồi nói tiếp:- Giỏi thật! Lúc này mà các người còn tự nhịn là anh hùng hảo hán nữa ư? Các người muốn chết một cách nhanh chóng phải không? Làm gì có chuyện dễ như thế!Nói xong, chỉ thấy bà ta rút trường kiếm khẽ rung động một cái, cổ tay của Kình Tho đã bị chém đứt rời. Không ngờ sắc mặt của y vẫn như thường, y ha hả cười nói:- Minh Giáo thay trời hành đạo, tế thế cứu dân, coi sự sống chết nhẹ như lông, lão tặc nơi muốn chúng ta khuất phục đầu hàng thì thực là ngu xuẩn!Diệt Tuyệt sư thái càng tức giận thêm, liền múa kiếm chém thêm ba nhát nữa. Lại có thêm ba tên Ma Giáo nữa cạnh đó bị chém đứt bàn tay. Rồi bà ta lại hỏi người thứ năm có van lơn không?Người đó vừa cười vừa nói:- Ðừng có giở mồm chó ra hỏi nữa!Tĩnh Hư vội tiến lên giơ kiếm chém vào cánh tay phải người đó, và nói với Diệt Tuyệt sư thái:- Xin sư phụ cho đệ tử chém giết Những tên yêu ta này!Nói xong, ni cô nơi cô liền hỏi mấy người giáo chúng nữa, người nào cũng không chịu khuất phục hết. Tĩnh Hư chém luôn mấy người đó đến nhũn tay, liền quay đầu lại hỏi:- Thưa sư phụ, Những tên yêu nhân này ngoan cố lắm ...Ý của ni cô là muốn xin sư phụ nới tay, nhưng Diệt Tuyệt sư thái vẫn khăng khăng đáp:- Hãy chém hết tay phải của chúng, nếu tên nào còn bướng bỉnh thì chém nốt tay trái.Tĩnh Hư bất đắc dĩ phải chém thêm vài người nữa. Vô Kỵ không nhịn thêm được liền tung mình nhảy tới trước mặt Tĩnh Hư ngăn cản, miệng la lớn:- Hãy khoan!Mọi người đều ng ngác không ngờ, mà cả Tĩnh Hư cũng giật mình nhảy lui về phía sau một bước . Vô Kỵ lại lớn tiếng nói tiếp:- Các người tàn nhẫn vô nhân đạo như vậy thật không biết xấu hổ chút nào!Mọi người đột nhiên thấy một thiếu niên, quần áo lam lũ nhảy ra. Ai nấy đều ngạc nhiên, sau thấy hình dạng của chàng quái dị như vậy không sao nhịn được cười. Nhưng khi thấy chàng dùng lời lẽ nghiêm chỉnh chất vấn Tĩnh Hư, các danh túc cao thủ của các môn phái thấy khí thế của chàng như vậy cũng phải khiếp sợ phần nào. Tĩnh Hư cả cười và hỏi:- Tà ma ngoại đạo, ai cũng có quyền tru diệt, chứ có phải là vẫn đề tàn nhẫn hay không tàn nhẫn đâu?Vô Kỵ lại hỏi tiếp:- Các vị đại ca tiền bối đây, người nào cũng nghĩa khí can vân, khẳng khái cầu chết, như vậy mới thật là anh hùng hảo hán, tại sao các người lại bảo họ là tà ma ngoại đạo được ?Tĩnh Hư lại đáp:- Chúng là đồ chúng của Ma Giáo, chẳng lẽ không phải là tà ma chứ là gì? Cứ như tên Thanh Dực Bức Vương hút máu giết người, hại chết sư đệ sư muội của tôi như thế nào chắc cậu đã trông thấy rồi, như vậy chẳng phải là yêu tà sao?Vô Kỵ lại đáp:- Thanh Dực Bức Vương chỉ giết hại có hai mạng người mà bây giờ các người giết chết nhiều gấp mấy lần như vậy rồi, Bức Vương dùng răng giết người còn tôn sư thì dùng ỷ Thiên kiếm giết người. Nói tóm lại dùng gì để giết người cũng là giết mà thôi, sao lại phân biệt thiện ác được?Tĩnh Hư cả giận quát lớn:- Tiểu tử này giỏi thật, dám đem sư phụ ta so sánh với tà ma như thế? !Vừa nói ni cô vừa múa chưởng đánh luôn vào mặt Vô Kỵ. Vô Kỵ vội né mình để tránh. Ngờ đâu Tĩnh Hư là môn hạ của phái Nga Mi, võ công học được khác nhiều của trưởng môn Diệt Tuyệt sư thái rồi. Vì vậy thế chưởng của nàng chỉ là thế hư, nàng chỉ chờ Vô Kỵ nhảy sang bên tránh né là phải chân lên đá vào ngực đối thủ ngay. Quả nhiên Vô Kỵ không sao tránh khỏi cái đá đó. Chỉ nghe "bịch" một tiếng tiếp theo đó có mấy tiếng "lách cách", Tĩnh Hư chân trái đã gãy rục, người bị bắn về phía sau mấy trượng. Thì ra Vô Kỵ tuy bị đá trúng nhưng Cửu Dương Thần Công ở trong người chàng lập tức phản công. Tất nhiên Võ công của chàng còn kém Tĩnh Hư xa lắm, nhưng oai lực của Cửu Dương Thần Công lợi hại biết bao. Sức mạnh của địch đánh vào người chàng mạnh bao nhiêu thì sức phản chín của Cửu Dương Thần Công càng mạnh bấy nhiêu. Nên cú đá của Tĩnh Hư đó tựa như tự đá mình vậy, cũng may Tĩnh Hư không định tâm đá chết Vô Kỵ nên cú cước đó chỉ sử dụng có năm thành công lực thôi. Vì vậy nên ni cô đó mới không bị nội thương nặng. Mọi người đứng quanh đó đều biết Tĩnh Hư là môn hạ cao thủ số một số hai của Diệt Tuyệt sư thái, hôm nay không hiểu tại sao lại tầm thường đến thế. Mới đánh có một thế Võ đã bị thiếu niên rách rưới kia đánh cho văng ra ngoài xa hơn trượng rồi. Nếu nói ni cô đó là người hượu danh vô thực thì lại không phải vì vừa rồi khi nàng đấu với Nghệ Kim kỳ, kiếm pháp rất lợi hại, ai cũng trông thấy rõ cả. Chẳng lẽ thiếu niên này lại là một tay Võ công tuyệt thế mà bề ngoài trông rất tầm thường nên không ai biết tới đấy thôi. Diệt Tuyệt sư thái cũng kinh hãi nghĩ thầm: - Thiếu niên này là hạng người thế nào mà Võ công lại lợi hại như thế? Ta bắt giữ y đã lâu ngày chứ không để ý tới y bao giờ, không ngờ y lại là nhân vật lợi hại như vậy. Tới bây giờ y mới lộ chân tướng ra. Ngay cả ta muốn đá văng Tĩnh Hư đi xa như vậy cũng khó, đời nay có lẽ chỉ có một mình lão đạo sĩ Trương Tam Phong mới có thể đánh bại cao đồ của ta một cách nhanh chóng như vậy...Gừng già bao giờ cũng cay hơn gừng non có khác . Sư thái không dám khinh thường Vô Kỵ nhưng đã quyết tâm đấu thử với chàng ta một phen rồi nên bà ta ngắm nhìn Vô Kỵ từ đầu tới chân một hồi. Lúc ấy chàng đang bận băng bó cho những người của Nghệ Kim kỳ bị thày trò sư thái chém gãy tay. Mọi người thấy phương pháp cứu thương của chàng rất lão luyện, nhất là cách điểm huyệt chỉ huyết của chàng lại càng nhanh chóng và lạ lùng hơn người. Trong những người có mặt tại đấy cũng có một số khá đông giỏi về môn cứu thương, nhưng ai cũng tự nhịn tài ba của mình còn kém chàng xa. Phó kỳ sứ Ngô Kình Tho liền tiến lại gần chàng hỏi:- Cám ơn thiếu hiệp đã trượng nghĩa, xin thiếu hiệp cho biết quý tính đại danh là gì?- Tại hạ họ Tăng tên là A Ngưu!Diệt Tuyệt sư thái liền xen lời nói:- Tiểu tử kia giỏi thật! Quay người lại đây hãy tiếp ta ba kiếm!Vô Kỵ vội đáp:- Hãy khoan đã!Rồi chàng tiếp tục băng bó cho những người bị thương, xong đâu đấy chàng mới quay đầu trở lại, chắp tay vái sư thái nói tiếp:- Thưa sư thái tôi không thể nào địch nổi sư thái mà không muốn đấu với sư thái thì đúng hơn. Tôi chỉ mong hai bên bãi chiến, uống ly rượu giảng hòa thôi!Nói tới câu "hai bên bãi chiến" giọng nói của chàng rất thành thật. Thì ra chữ "hai bên" mà chàng vừa nói là chàng có y nghĩ: một bên là danh môn chính phái, phái Võ Ðang của cha chàng, còn bên kia là tà ma ngoại đạo, bên của Ma Giáo là bên của mẹ chàng. Diệt Tuyệt sư thái liền đáp:- Thằng nhỏ không biết tự lượng sức mình thật! Hà! Hà! ngươi tưởng chỉ nói một lời như vậy là hai bên sẽ bãi chiến với nhau hay sao? Chẳng lẽ ngươi là Võ lâm chí tôn chăng?Thấy sư thái nói như vậy Vô Kỵ sực nghĩ tới một chuyện nhưng chàng vẫn hỏi lại:- Nếu quả tôi là Võ lâm chí tôn thì sao?Dù người có thanh bảo đao Ðồ Long ở trong tay cũng phải quyết thắng bại với thanh Ỷ Thiên kiếm của ta một phen đã! Nếu ngươi thắng thì ngươi mới có thể trở nên Võ lâm chí tôn được. Lúc bấy giờ người hãy phát hiệu lệnh cũng chưa muộn.Các đệ tử của phái Nga Mi nghe thấy sư phụ nói mỉa mai Vô Kỵ như vậy ai nấy đều cả cười. Vô Kỵ bỗng sực nghĩ: - Chẳng lẽ người trong Võ lâm ai ai cũng muốn kiếm nghĩa phụ ta và lấy cho được thanh bảo đao Ðồ Long để mong thành được Võ lâm chí tôn chăng? Họ nghĩ lúc họ lấy được thanh đao đó là họ có thể hiệu lệnh thiên hạ, ai cũng sẽ tuân mệnh chăng?Lúc ấy tiếng cười đã làm ồn quá, chàng không sao nghĩ tiếp. Với thân phận địa vị của một người không có tên tuổi như Vô Kỵ mà dám nói ra câu: "Hai bên bãi chiến" như vậy thật không xứng chút nào. Nên chàng nghe thấy mọi người cười rộ lên chế nhạo mình liền đỏ mặt tía tai. Chàng đột nhiên trông thấy Chu Chỉ Nhược đứng trong đám đệ tử của phái Nga Mi đang tỏ vẻ ngưỡng mộ mình, hai mắt của nàng như muốn cổ vũ chàng là khác . Thế là chàng lại hăng hái buột miệng hỏi:- Tại sao sư thái lại giết hại người như thế này? Người nào chẳng có cha, mẹ, vợ con, sư thái giết chết họ, vợ con họ ở nhà sẽ trở nên cô quả , khổ sở, bị người khác hà hiếp! Sư thái là người tu hành, chẳng lẽ chém giết như thế mà lòng của sư thái được yên hay sao?Mọi người thấy chàng nói như vậy ai nấy đều cảm động! Chàng là người không biết ăn nói, chỉ nghĩ đến thân phận của mình nên thốt ra những lời thành tâm như thế. Chu Chỉ Nhược nghe chàng nói, hai mắt đỏ ngầu, trái tim đập mạnh, nàng cảm động hơn ai hết. Riêng có Diệt Tuyệt sư thái mặt lì lì hình như không còn thất tình, lục dục gì hết, nên bà ta chỉ lạnh lùng nói:- Tiểu tử giỏi thật! Chẳng lẽ ta phải có người chỉ bảo mới biết hay sao? ngươi tự phụ có công lực cao thâm, ở đây nói khoác, nói láo... Ðược lắm! ngươi đã có lòng từ bi với người như vậy thì ngươi hãy tiếp ta ba chưởng xem, nếu ngươi tiếp nổi ta sẽ tha cho bọn người kia ngay!Vô Kỵ đáp:- Vừa rồi tôi đã tránh không nổi một chưởng của đệ tử của sư thái thì tôi đây đâu dám tiếp chưởng của sư thái . Tôi chỉ mong sư thái mở lòng từ bi của nhà Phật mà tha chết cho Những người kia thôi! Ðó là điều tôi thỉnh cầu sư thái đấy!Kình Thảo lớn tiếng xen lời đáp:- Tăng tướng công khỏi cần nói nhiều với lão tặc nơi kia làm chi! Anh em chúng tôi đành chết trong tay lão tặc nơi chứ chúng tôi không cần bà ta từ bi và khoan hồng giả dối!Diệt Tuyệt sư thái khẽ liếc nhìn Vô Kỵ và hỏi tiếp:- Sư phụ của ngươi là ai?Vô Kỵ nghĩ thầm: - Tuy cha ta và nghĩa phụ đã dạy Võ công cho ta, nhưng cả hai vẫn không phải là sư phụ của ta.Nghĩ vậy chàng liền trả lời:- Tôi không có sư phụ!Thấy chàng nói như vậy ai nấy đều kinh ngạc vô cùng vì lẽ ra tất nhiên chàng phải là đồ đệ của một cao nhân nào. Ngờ đâu chàng lại bảo là mình không có sư phụ, người trong Võ lâm trọng nhất là Sư Ðạo, nên cũng có nhiều người không chịu nói cho người ngoài biết sư môn của mình e rằng mình nhỡ thua làm nhục đến tên tuổi của sư phụ. Chứ không ai ngờ chàng không có sư phụ thật. Diệt Tuyệt sư thái không muốn nói nhiều với chàng chỉ bảo rằng:- Ra tay chống đỡ đi! Ta bắt đầu tấn công đấy!Nói xong, sư thái giơ tay phải ra khẽ vỗ một cái. Vô Kỵ trước tình thế này không đỡ cũng không được nên chàng không dám sơ xuất vội giơ song chưởng lên đẩy mạnh một cái, dùng hai tay đỡ một cánh tay của vị lão ni cô. Không ngờ bàn tay của Diệt Tuyệt sư thái không khác gì một con cá nhỏ, rất lanh lẹ xuyên qua song chưởng của chàng đánh luôn vào ngực chàng một cái kêu " bộp". Chàng kinh hãi vô cùng, nhưng Cửu Dương Thần Công ở trong người chàng đã tự nhiên phát động để chống lại chưởng lực đó của đối phương. Trong lúc hai chưởng chạm nhau, Diệt Tuyệt sư thái thấy chưởng lực của mình bỗng nhiên bị tiêu tan một cách vô hình vô hình, còn Vô Kỵ thì ngẩn người ra ngửng đầu lên nhìn bà ta, cảm thấy ngực mình như bị một cái búa tạ đập phải. Chàng không sao đứng vượng được, té lộn nhào về phía sau hai vòng, khạc luôn ra một đống máu tươi. Rồi chàng thấy thân hình mềm nhũn, uể oải như một con lươn, nằm phục ngay xuống dưới đất. Mọi người thấy chưởng lực của sư thái tấn công đối phương một cách ghê gờm như vậy đều vỗ tay khen ngợi. Thù Nhi vội chạy tới đỡ chàng dậy và hỏi:- Anh A Ngưu! Anh ...A...Vô Kỵ chỉ thấy máu nóng ở trước ngực đo lộn như nước sôi sùng sục vậy. Chàng vội xua tay và an ủi Thù Nhi rằng:- Em khỏi lo, anh không chết đâu!Nói xong, chàng từ từ bò dậy liền nghe thấy Diệt Tuyệt sư thái đang dặn bảo ba nữ đệ tử:- Các con mau ra tay chặt gãy hết tay phải của bon yêu nhân kia đi!Ba tên đệ tử đó liền vâng lời múa kiếm xông tới trước mặt bọn người của Nghệ Kim kỳ. Vô Kỵ vội nói:- Sư thái! Sư thái..bà... bảo tôi nếu chịu được ba chưởng của sư thái thì sư thái sẽ tha cho Những người đó, tôi... tôi mới chịu có một chưởng, còn... còn hai chưởng nữa.Diệt Tuyệt sư thái vừa đánh trúng chàng được một chưởng đã biết nội công của chàng rất chính đại và thâm hậu chứ không như những người yêu đạo. Thậm chí nội công của chàng ta còn hơi giống nội công của Ma Giáo nhưng bà ta biết chàng không phải là người của Ma Giáo nên liền trả lời:- Người thiếu niên kia, không nên lý tới việc người khác như thế làm gì! Ranh giới chính tà phải phân biệt rõ ràng, chưởng vừa rồi ta mới sử dụng có ba thành công lực thôi, ngươi đã biết chưa?Vô Kỵ biết sư thái là trưởng môn của một đại môn phái tất không khi nào nói dối ai cả. Bà ta dùng ba thành chưởng lực thật, nhưng ta đã chịu nổi rồi, tuy vậy dù hai chưởng sau có mạnh đến đâu, dù ta có bị toi mạng ta cũng phải cố mà chịu nốt, chẳng lẽ lại cứ trố mắt ra nhìn thấy bọn người của Nghệ Kim kỳ bị đệ tử của bà ta chém giết bừa như thế ư? Vì vậy chàng lại trả lời sư thái tiếp:- Tại hạ không tự lượng sức mình mà muốn chịu...chịu thêm hai chưởng nữa của sư thái!Kình Thảo lớn tiếng nói:- Tăng tướng công! Chúng tôi rất cám ơn đại đức của Tăng tướng công, tướng công quả là người anh hùng trượng nghĩa, ai ai cũng cảm phục, nhưng tướng công nên rõ hai chưởng sau lại còn khó chịu hơn chưởng trước, xin tướng công chớ có vì chúng tôi mà chịu đựng đau khổ như thế làm gì?Vô Kỵ lại lên tiếng:- Sư thái...Mới kêu được có mấy tiếng đó, chàng đã thổ thêm một đống máu tươi ra. Thù Nhi lo sợ vô cùng! Nàng vội chạy lại đỡ chàng dậy, nhưng đầu gối của nàng vẫn còn tê tái nên vừa đứng được dậy đã ngã ngay. Thì ra, tuy nàng được Vô Kỵ giải huyệt cho nhưng vì Diệt Tuyệt sư thái điểm quá sâu nên nhất thời huyết mạch chưa tuần hoàn . Nàng đang ngồi vận khí huyết nhưng trông thấy Vô Kỵ bị thương nặng như vậy, nàng lo âu nóng lòng vội chạy tới ngay, quên cả việc khí huyết vẫn chưa lưu thông nên làm sao nàng chẳng té ngã. Tuy bị ngã nhưng nàng vẫn cố lê gối tới gần cạnh Vô Kỵ, giây lát sau nàng đã đứng dậy được rồi. Diệt Tuyệt sư thái thấy nàng tới cạnh Vô Kỵ hiềm nàng làm vướng chân vướng cẳng của mình nên bà ta dùng cánh tay bên trái hất một cái vào người nàng, thân hình nàng bị bắn tung về phía sau tức thì. Cũng may Chu Chỉ Nhược đã tiến lên giơ tay ra đỡ lấy rồi khẽ đặt nàng xuống. Thù Nhi vội nói với Chỉ Nhược:- Chị họ Chu! chị làm ơn khuyên anh ấy, bảo anh ấy đừng chịu thêm hai chưởng nữa, vì anh ấy chỉ nghe lời khuyên của chị mà thôi.Chỉ Nhược ngạc nhiên hỏi lại:- Sao anh ấy lại chỉ nghe lời tôi thôi?- Anh ấy rất yêu chị! Thế chị không hay biết gì cả hay sao?Chu Chỉ Nhược mặt đỏ bừng, hờn dỗi đáp:- Làm gì có chuyện ấy!Hai người đang nói chuyện với nhau thì lại nghe thấy Diệt Tuyệt sư thái lên tiếng:- Nếu cứ muốn làm anh hùng hảo hán thì ngươi tự rước lấy cái chết vào thân, chứ không thể trách cứ ta điều gì hết đấy nhé!Nói xong, bà ta giơ tay phải lên, tiếng gió kêu lào rào rồi đánh thẳng vào ngực Vô Kỵ. Lần này Vô Kỵ không dám đưa tay lên chống đỡ, chỉ né mình một cái định tránh chưởng lực của đối phương. Ngờ đâu chưởng của sư thái đã xoay chéo lại, đánh trúng ngay vào lưng Vô Kỵ kêu đến "bộp" một tiếng. Vô Kỵ nhảy sang bên như thế, chắc mẩm thế nào cũng tránh né được chưởng này của đối thủ, ngờ đâu thủ pháp của Diệt Tuyệt sư thái tinh diệu đến thế. Nên người Vô Kỵ đã bị đánh tung lên, bay ra thật xa và rơi xuống đất kêu "phịch" một tiếng thật mạnh. Mọi người vỗ tay khen ngợi thế chưởng tinh diệu của sư thái và cũng phải kính phục Vô Kỵ là người nghĩa hiệp hiếm có trên thế gian này. Ðồng thời mọi người thấy chàng bị đánh thảm thương như thế, ai nấy đều thở dài và kinh ngạc nên ngừng vỗ tay và khen ngợi sư thái ngay. Thù Nhi lại nói với Chu Chỉ Nhược:- Chị mau ra xem anh ấy có bị thương không? Em van lơn cầu khẩn chị đấy!Chu Chỉ Nhược nghe trống ngực của mình đập rất mạnh và thấy Thù Nhi yêu cầu mình khẩn thiết như thế cũng muốn chạy tới để xem vết thương của người thanh niên đó ra sao, nhưng trước mặt biết bao nhiêu con người đang nhìn chòng chọc vào chàng ta như vậy mà mình lại là một thiếu nữ mười tám đôi mươi, đâu dám tới xem một thanh niên lạ mặt bị thương như thế được? Huống hồ người đ thương chàng ta lại là sư phụ của mình, nếu bây giờ tới thăm chàng tuy không phải là người phản môn nhưng như vậy thì làm sao tránh khỏi bất kính với sư phụ nên nàng cứ do dự mãi. Không quả quyết, nàng cứ tiến lên một bước lại lui lại một bước về chỗ cũ ngay. Mọi người thấy Vô Kỵ rung động vai một cái rồi gượng ngồi dậy, nhưng tay chàng mới chống lên cao được một chút lại không đủ sức nên té nhào xuống ngay. Lúc ấy trời đã sáng tỏ, ánh sáng mặt trời chiếu xuống, ai ai cũng trông thấy chỗ cạnh chàng có một đống máu tươi mà chàng thì mê man nằm gục tại đó, không hề cử động chút nào. Tuy vậy trong lòng chàng vẫn còn nhớ rằng chàng còn phải chịu thêm một chưởng nữa mới cứu được những người trong Nghệ Kim kỳ. Chàng bèn hít mạnh một hơi, với ý chờ vô cùng kiên nhẫn lại cố gắng ngồi dậy, nhưng người chàng vẫn run lẩy bẩy, lo đo như sắp ngã. Mọi người đều im hơi lặng tiếng, im lặng đến mức nếu có một cái kim rơi xuống đất cũng có thể nghe thấy được. Vô Kỵ đột nhiên nhớ tới mấy lời dạy trong Cửu Dương Chân Kinh: "Người ta mạnh mặc người ta mạnh, gió mát thổi qua mỏm núi, nó có ngang tàng mặc nó ngang tàng, ánh trăng vẫn chiếu xuống sông lớn..." Trong khi chàng rời khỏi thung lủng, mồm vẫn lẩm bẩm mấy câu kinh văn nhưng vẫn không hiểu chúng có ý nghĩa gì. Lúc này chàng sực nghĩ tới sức mạnh và cái ác của Diệt Tuyệt sư thái khôn lường, mình không thể nào địch nổi bà ta. Theo nghĩa của mấy câu trong Cửu Dương Chân Kinh thì hễ cứ kẻ địch cường mạnh hay hung ác đến đâu, ta chỉ coi nó như luồng gió mát thổi qua mỏm núi, như ánh trăng chiếu xuống sông lớn thôi. Tuy những sức mạnh đó có thể đánh đập vào người ta được nhưng không thể làm hại người ta. Nhưng làm thế nào để thân mình không bị tổn thương thì câu kinh văn dưới đã dạy cho hay rằng: "Nó mạnh mặc nó mạnh, nó ác mặc nó ác, quý hồ ta đã có một hơi chân khí đầy đủ..." Nghĩ tới đó Vô Kỵ liền tỉnh ngộ ngay, vội xếp chân bằng tròn rồi theo lời kinh văn trong Cửu Dương Chân Kinh mà điều vận chân khí để dừng thương. Chàng liền cảm thấy trong đn điền có một luồng hơi nóng bốc lên rồi chân khí lưu động khắp người. chỉ trong chốc lát chàng đã cảm thấy chân tay mình mẩy dễ chịu và oai lực thần công bắt đầu phát huy, tuy ngoại thương của chàng rất nặng, máu tươi mà chàng vừa hộc ra hơn một đống thật nhưng chân khí và nội lực của chàng không hề bị suy suyển chút nào. Diệt Tuyệt sư thái thấy chàng vận khí chữa thương, trong lòng cũng kinh ngạc nghĩ thầm: - Thiếu niên này quả thật có tài năng phải thường .Nên biết sư thái đánh Vô Kỵ chưởng đầu là dùng một thế trong môn Phiêu Tuyết Xuyên Văn Chưởng, chưởng thứ hai của sư thái lại còn lợi hại hơn, đó là thức thứ ba trong Triệt Thủ Cửu Thức. Môn chưởng pháp đó là một Võ công tinh hoa nhất của phái Nga Mi, hơn nữa thế công thứ nhất bà ta mới chỉ dùng có ba thành công lực mà chưởng thứ hai đã dùng đến by thành công lực . Bà ta yên chờ rằng với chưởng thứ hai Vô Kỵ dù không bị đánh chết ngay tại chỗ thì ít ra Vô Kỵ cũng phải gãy xưng, đứt gân, người mềm nhũn không thể cử động được nữa. Ngờ đâu bà ta thấy chàng nằm phục dưới đất có một lát đã ngồi dậy ngay được, nên bà ta kinh ngạc vô cùng.Theo luật lệ tỷ đấu trong Võ lâm thì Diệt Tuyệt sư thái khỏi cần chờ đợi cho đối phương vận chân khí, nhưng bà ta tự trọng thân phận của mình không khi nào nhân lúc kẻ địch đang nguy nan, vả lại là một hậu bối nên bà ta cứ đứng đợi chờ mà không ra tay đánh luôn chưởng thứ ba. Ðinh Mẫn Quân thấy vậy liền lớn tiếng hỏi Vô Kỵ:- Này họ Tăng kia! Nếu ngươi không tiếp nổi chưởng thứ ba của sư phụ ta thì mau bước đi! Còn ngồi đấy dừng thương như vậy làm chi? Chẳng lẽ ngươi cứ ngồi đấy dừng thương suốt đời mà chúng ta cũng phải ở đây để chờ đợi ngươi hay sao?Chu Chỉ Nhược vội khuyên bảo Ðinh Mẫn Quân với giọng nói rất khẽ:- Ðinh sư tỷ! Ðể cho y nghỉ ngơi giây lát cũng không sao mà!Mẫn Quân nổi giận đáp:- Sư muội nói gì? Cô...cô bênh vực người ngoài phải không? Chẳng lẽ cô thấy thằng nhỏ...Nàng định nói: - Cô thấy thằng nhỏ anh tuấn liền mê nó phải không? Nhưng nàng sực nghĩ có rất nhiều nhân vật tên tuổi của các đại môn phái đang đứng cạnh đó nên chỉ nói có thế thôi, tuy vậy ai ai cũng hiểu hết. Chỉ Nhược thấy Mẫn Quân nói như vậy vừa xấu hổ vừa bực tức, mặt biến sắc nhưng vẫn ung dung đáp:- Tiểu muội muốn giữ cho oai danh của bổn môn và của sư tôn, không muốn để cho người ngoài nói nửa lời nên mới khuyên như vậy!Lời nói của nàng rất khôn ngoan, rất nghiêm chỉnh và nghĩa khờ, không những gạt bỏ được những lời nhạo báng của Mẫn Quân sang một bên mà còn tỏ ra mình là người thẳng thắn đứng đắn nữa là khác. Mẫn Quân ngạc nhiên hỏi:- Ai nói gì chúng ta chứ?Chu Chỉ Nhược đáp:- Võ công của bổn môn đã vang danh thiên hạ, sư phụ là người tiền bối cao nhân số một số hai đưng thời, có khi nào lại đi cân nhắc với một tên tiểu tử hậu sinh như thế? Nhưng vì thấy y quá ngông cuồng nên mới ra tay dạy bảo y như vậy chứ có phải định lấy mạng của y thật đâu. Tiếng tăm nghĩa hiệp của bổn môn đã lừng lẫy mấy trăm năm nay, lòng nhân hiệp và khon đãi của tôn sư khiến ai ai cũng phải kính ngừng. Người trẻ tuổi kia tựa như ánh sáng của con đom đóm thôi, chứ đua với ánh sáng mặt trời mặt trăng sao được? Dù y có luyện thêm một trăm năm nữa chưa chắc đã địch nổi sư phụ của chúng ta, dù cho y có nghỉ ngơi thêm chốc lát đã sao nào?Lời nói của nàng khiến ai nghe cũng phải gật đầu khen ngợi thầm. Nhất là Diệt Tuyệt sư thái lại càng mừng thầm. vì bà ta nhìn thấy người đồ đệ nhỏ ấy lại biết được đại cục trước mặt các tiền bối cao nhân. Nàng biết nói như vậy thật là đã làm tăng thêm oai danh của phái Nga Mi rất nhiều. Vô Kỵ thấy chân khí ở trong người chuyển động như thường rồi liền cảm thấy sng khoái vô cùng nên lời nói của Chu Chỉ Nhược chàng nghe rõ mồn một. Chàng biết nàng đang cực lực bênh vực mình, dùng lời lẽ để ngăn cản Diệt Tuyệt sư thái đừng ra tay đánh mình. Chàng cảm động vô cùng bèn đứng dậy lên tiếng nói:- Thưa sư thái! Hậu sinh lại xả thân xin bồi tiếp sư thái một chưởng nữa.Diệt Tuyệt sư thái thấy chàng chỉ nghỉ ngơi giây lát như vậy mà đã khỏe khoắn ra như thường, trong lòng nghĩ thầm:- Lạ thật, nội lực của tiểu tử này thâm hậu lắm nên nên y mới chóng lành mạnh như vậy .Nghĩ đoạn sư thái liền đáp:- Ngươi cứ việc ra tay đánh ta đi có ai bảo ngươi chịu đòn đâu? Sao không ra tay đánh đi !Vô Kỵ gượng cười đáp:- Võ công của hậu sinh thô sơ như vậy, muốn chạm vào vạt áo của sư thái cũng không được, đâu dám nói đến chuyện đánh lại sư thái cả chứ.Nếu ngươi quả đã biết như vậy thì hãy mau mà đào tẩu ngay đi! ngươi ít tuổi như vậy mà có cốt cách như thế kể cũng hiếm có thật. Dưới chưởng Diệt Tuyệt sư thái này xưa nay chưa hề tha thứ cho ai hết. Ngày hôm nay đặc biệt đối với ngươi như thế là ta đã đặc cách phá lệ rồi đấy!Vô Kỵ cúi đầu vái và nói:- Ða tạ tiền bối! Chẳng hay sư thái có thể tha thứ cho tất cả các vị đại ca của Nghệ Kim kỳ không?Diệt Tuyệt sư thái chau đôi lông mày rồi cười nhạt đáp:- Ngươi có biết pháp hiệu của ta là gì không? Tôn danh của tiền bối là Thượng Diệt Hạ Tuyệt. Ngươi đã biết như vậy thì được lắm! Yêu ma là Những kẻ mà ta phải diệt trừ cho tuyệt chứ không bao giờ tha thứ cho chúng cả. Bằng không bốn chữ đó chỉ là gọi suông hay sao?- Nếu vậy xin tiền bối cứ đánh tiếp chưởng thứ ba đi!Diệt Tuyệt sư thái đưa mắt liếc nhìn thấy Vô Kỵ là một thiếu niên ưng ngạnh và ngoan cố như vậy thật trong đời bà ta chưa hề gặp ai như vậy bao giờ. Bà ta là người có trái tim sắt đá, nhưng không hiểu tại sao lúc này bà ta lại có lòng yêu tài như thế nên bà ta nghĩ thầm: - Ta đánh chưởng thứ ba này thì y cũng chết mất! Dù sao thiếu niên này cũng không phải là tà ma ngoại đạo, tuổi trẻ như thế mà toi mạng thì thật là đáng tiếc .Nghĩ đoạn sư thái đã quyết tâm đánh chưởng thứ ba vào yếu huyệt trên đơn điền của Vô Kỵ để cho chàng bế hi, chết giấc tức thì ngay tại chỗ, chờ tiêu diệt hết người của Nghệ Kim kỳ rồi cứu chàng tỉnh lại sau.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 46
Kỳ Nhân Quái Sự
Cho nên bà ta phất tay áo trái một cái, giơ chưởng lên định đánh luôn, thì bỗng nghe có một người lên tiếng kêu gọi:- Diệt Tuyệt Sư thái! Hãy khoan tay ngừng chưởng lại!Tiếng nói đó như những mũi kim nhọn đâm vào tai mọi người, khiến ai nấy đều cảm thấy khó chịu vô cùng!Thì ra ở phía Tây Bắc có một người đàn ông mình mặc áo trắng tay cầm quạt giấy phe phẩy xuyên qua đám đông người đi tới. Người đó trên tà áo bên trái có thêu một bàn tay màu nho đỏ, trông rất rùng rợn!Mọi người thấy người ấy không có cát bay lên tựa như đi trên mặt nước vậy! Ai nấy đều biết y là cao thủ của Bạch Mi Giáo!Thì ra quần áo của Giáo chúng Bạch Mi Giáo cũng áo trắng như các Giáo chúng của Ma Giáo thôi, nhưng tà áo của Ma Giáo thì thêu một bó đuốc lửa đỏ mà áo của Bạch Mi Giáo thì thêu một bàn tay máu! Người nọ đi tới chỗ cách Diệt Tuyệt Sư thái chừng ba trượng thì ngừng chân lại chắp tay chào Sư thái và nói:- Xin chào Sư thái! Chẳng hay chưởng thứ ba của Sư thái có thể để cho tôi nhận chịu được không?Diệt Tuyệt Sư thái hỏi:-Người là ai?- Tại họ là Hân tên là Dã Vương!Người đó vừa xưng tên xong, mọi người đứng quanh đó đều đồng thanh kêu ồ lên!Nên rõ: tên tuổi của Dã Vương đã lừng lẫy trên giang hồ, trong hai mươi năm nay, cha y Bạch Mi Ưng Vương Hân Thiên Chính, vì mãi nghiên cứu võ học đã giao hết việc cho Bạch Mi Giáo cho con trai là Dã Vương trông nom. Về danh nghĩa Dã Vương chỉ là Hương chủ Thiên Vị Ðường thôi, nhưng sự thật thì y đã đại diện cho giáo chủ. Diệt Tuyệt Sư thái thấy người đó tuổi trạc bốn mươi nhưng đôi mắt lóng lánh như hai luồng điện! Khí thế của y khiến ai trông thấy cũng kinh hoảng nên Sư thái cũng không dám khinh thường, vả lại ngày thường bà ta cũng nghe đến tuổi lẫy lừng của y nên bà ta chỉ lạnh lùng hỏi:- Tiểu tử kia là người thế nào của ngươi? Mà người lại định tiếp một chưởng hộ cho y như vậy?Vô Kỵ cảm động vô cùng nghĩ thầm:- Ông ta là cậu của ta, chẳng lẽ ông ta đã nhận ra ta chăng? Dã Vương ha hả cười đáp:- Tôi với y không quen biết nhau nhưng thấy y tuổi trẻ như thế mà lại cứng đầu cứng cổ như vậy, chứ không như những kẻ giả nhân giả nghĩa mau danh bán lợi trong võ lâm nên tôi thích y mà định ra đây lãnh giáo công lực của Sư thái xem ra sao đấy!Lời nói cuối cùng của Dã Vương rất hách dịch hình như không coi Sư thái vào đâu cả!Diệt Tuyệt Sư thái không tức giận, trái lại vẫn ôn tồn nói với Vô Kỵ rằng:- Tiểu tử! Nếu ngươi muốn sống thêm vài năm thì lúc này người đào tẩu cũng hay còn kịp đấy!Vô Kỵ liền đáp:- Hậu bối không phải là kẻ tham sống sợ chết, hơi tý là vong ân bội nghĩa ngay!Diệt Tuyệt Sư thái gật đầu tỏ vẻ khen ngợi, rồi nói với Dã Vương rằng:- Tiểu tử này còn thiếu lão ni một chưởng, món nợ nào ra món nợ ấy, miễn sao lát nữa lão ni không để cho ngài thất vọng thì thôi!Dã Vương cười khì khì đáp:- Sư thái có giỏi thì đánh chết thiếu niên kia, nếu thiếu niên kia không sống sót nữa, tôi sẽ cho các người của Sư thái chết không có chỗ mà chôn!Nói xong mấy câu đó, Dã Vương liền rút lui ngay, xuyên qua đám đông người, mồm quát lớn:- Hiện thân!Ðội nhiên trong bãi cát có vô số đầu người nhô lên, mỗi người phía trước có chống một cái mộc, tay cầm cung tên đang nhắm mọi người định bắn. Thì ra người của Bạch Mi Giáo đào hố cát ẩn núp và đã bao vây chặt hết tất cả mọi người rồi!Mọi người đang chú ý Diệt Tuyệt Sư thái đối chưởng với Vô Kỵ, không ai để ý tới sự đó. Ngay như Thanh Thư là người khôn ngoan cũng chỉ phòng bị Bạch Mi Giáo đột nhiên xông lại tấn công thôi! Chứ chàng không ngờ Bạch Mi Giáo lại đào hầm dưới đường cát, rần rần tới gần để vây chặt bọn mình như vậy! Bây giờ mọi người bỗng thấy Giáo chúng của Bạch Mi Giáo bao vây gần như vậy và giương cung lên chỉ vào bọn mình ai ai cũng đều kinh hãi biến sắc mặt vì họ đã nhận thấy đầu mũi tên của Giáo chúng Bạch Mi Giáo đều có ánh sáng xanh tỏa ra! Hiển nhiên những mũi tên đó có tẩm chất độc rất mạnh, Dã Vương chỉ ra lệnh một tiếng cho chúng bắn tên thì ngoài mấy người có võ công cao siêu nhất mới may ra thoát chết, còn thì những người khác khó để bảo tồn được tính mạng.Trong những tay cao thủ của năm môn phái có mặt tại đó thì chỉ có Diệt Tuyệt Sư thái là người có vai vế cao hơn hết và cũng là người tôn trưởng nhất đám nên ai nấy đều đưa mắt nhìn bà ta để chờ ra lệnh, Diệt Tuyệt Sư thái là người rất cố chấp, tuy trông thấy tình thế xảy ra rất hiểm nghèo thế mà bà ta vẫn làm ra vẻ bình tĩnh và nói với Vô Kỵ rằng:- Tiểu tử! Bây giờ ngươi chỉ cứ việc tự oán là số mệnh của ngươi xui thôi!Nói xong bà ta vận sức vào cánh tay kêu răng rắc một hồi tựa như người ta rang bắp nổ dòn vậy rồi bà ta múa chưởng nhắm ngực Vô Kỵ đánh luôn!Chưởng thứ ba này của Diệt Tuyệt Sư thái là chưởng Phật Quang Phổ Chiếu, một chưởng tuyệt học của Phái Nga Mi.Thế chưởng này chỉ có một thế thôi, không biến hóa như các môn chưởng pháp hay kiếm pháp khác, tuy trông bề ngoài đó rất bình thường nhưng chưởng đó mà đánh trúng ngực, lưng, vai hay mặt của địch thì dù kẻ địch có mạnh, có tài ba đến đâu cũng khó thể thoát khỏi hay tránh né được! Vì chưởng đó lấy Cửu Dương công của phái Nga Mi làm căn bản nên lợi hại không tưởng tượng được! Thời bấy giờ trong phái Nga Mi chỉ có một mình Diệt Tuyệt Sư thái là biết xử dụng thế ấy mà thôi. Thoạt tiên Sư thái định đánh vào chỗ yếu huyệt chỗ đơn điền của Vô Kỵ, khiến chàng mê man bất tỉnh thôi, nhưng vì Dã Vương bỗng hiện thân dọa nạt, nếu Sư thái còn nương tay thì chẳng hóa ra bà ta tham sống sợ chết mà chịu khuất phục đầu hàng kẻ địch hay sao? Vì thế cho nên bà ta mới phải giở hết toàn lực và dùng thế chưởng siêu huyệt nhất ra để đánh Vô Kỵ chứ không còn nể nang gì nữa cả.Vô Kỵ thấy chưởng của Sư thái chưa đánh ra, xương tay đã kêu trước. Biết ngay chưởng đó không phải là một chưởng tầm thường, sự sống chết của mình chỉ quyết định ở trong giây phút này, nên chàng không dám sơ hở chút nào.Trong lúc Vô Kỵ thấy thế chưởng của Diệt Tuyệt Sư thái rất lợi hại liền nghĩ tới ngay hai câu kinh ở trong Cửu Dương Chân Kinh: "Ðối phương hung ác mặc kệ dối phương hung ác, ta chỉ cần giữ đủ chân khí của ta thôi".Hai câu kinh văn đó dã nói rõ không cần phải nghĩ đến thế võ nào để chống đỡ hết, chỉ cần vận đủ chân khí dồn vào ngực bụng mà xong!Nghĩ đoạn chàng liền vặn chân khi vào ngục ngay, thì bỗng nghe kêu "bốp" một tiếng chưởng của Diệt Tuyệt Sư thái đã đánh trúng vào ngực chàng. Mọi người đứng cạnh đó đều kinh hãi thất thanh la lớn, vì ai cũng đoán chắc thế nào xương cốt của chàng cũng bị tan nát hết chẳng sai, bằng không người của chàng ít ra cũng bị gãy ra làm đôi! Ngờ đâu chưởng của Diệt Tuyệt Sư thái vừa đánh xong, mọi người đều thấy vẻ mặt của Vô Kỵ không trong vẻ kinh ngạc và vẫn đứng yên như thường. Diệt Tuyệt Sư thái thấy vậy mặt nhợt nhạt như người chết đuối, tay chân run rẩy như có lắp lò so vào vậy!Thì ra thế Phật Quang Phổ Chiếu của Diệt Tuyệt Sư thái hoàn toàn lấy Cửu Dương Công của phái Nga Mi làm căn bản, bà ta có ngờ đâu Vô Kỵ lại là người luyện Cửu Dương Thần Công chính tông, còn Cửu Dương công của phái Nga Mi chỉ là một vải mảnh vụn của Cửu Dương Công chính tông thôi, nên so sánh với Cửu Dương Công của Vô Kỵ, tất nhiên không thể nào so sánh được, vì thế chưởng lực của Sư thái đánh trúng vào người của Vô Kỵ chẳng khác nào như muối bỏ vào bể. Liền biến mất một cách vô hình vô bóng tức thì!Vô Kỵ thấy ngực mình chỉ khẽ chấn động một cái rồi đột nhiên lại thấy thân thể sảng khoái vô cùng! Tinh thần thoải mái không thể tưởng tượng được! Thì ra nội công ở trong chưởng lực của Sư thái vô hình chung đã bị công lực của Vô Kỵ hút mất, nên Vô Kỵ thấy khỏe hơn mà trái lại Diệt Tuyệt Sư thái thì hầu như bị mất hết hồn vía vậy!Lúc bấy giờ không ai hiểu rõ được chân lý đó cả, vì các nhân sĩ trong Võ Lâm ai ai cũng biết Cửu Dương Chân Kinh là Tổng bí quyết trong võ học nhưng đã thất truyền từ cuối đời Nam Tống rồi, hơn nữa cũng không ai được trông thấy Cửu Dương Chân Kinh lần nào, duy chỉ có một vài cao thủ đã được thấy Giác Viễn Ðại sư là người đã được học Cửu Dương Chân Kinh thôi, còn thì tình cảnh như vừa rồi chưởng lực của Diệt Tuyệt Sư thái bị nội lực của đối phương hút đi như vậy thì thật chưa ai bao giờ nghe nói và trông thấy lần nào.Chính Vô Kỵ cũng không hay biết gì hết, ngay cả Diệt Tuyệt Sư thái dù là người kiến thức rất rộng mà cững chỉ tưởng nội lực của Vô Kỵ rất tinh thâm mà mình không thể đã thương được chàng ta thôi. Với nội lực của bà ta thâm hậu như vậy thi dù bà ta có đánh luôn một trăm chưởng cũng không bị hao chút nào, ngờ đâu giờ đây chỉ đánh có một chưởng mà đã hao tổn nội lực như thế nên bà ta cũng thắc mắc như Vô Kỵ vậy!Tất cả những người có mặt tại đó kể cả vòng ngoài vòng trong có đến mấy trăm người, ngoài Diệt Tuyệt Sư thái ra ai ai cũng tưởng bà ta nương tay hạ độc thủ đó thôi. Cũng có người tưởng ba ta vì không muốn người của năm phái bị Bạch Mi Giáo dùng tên độc bắn chết hay bị thương nặng nên mới phải nương tay như thế, cũng có người cho là bà ta nhút nhát sợ sệt nên chịu khuất phụ sự đe đọa của Dã Vương.Vô Kỵ cúi đầu vái chào và nói :- Ða tạ tiền bối đã nương tay cho:Diệt Tuyệt Sư thái chỉ đáp bằng giọng mũi "hừ" một tiếng nhưng gương mặt đã lộ vẻ ngượng và xấu hổ vô cùng rồi!Bà ta liền nghĩ thầm:- Ta đã đánh y ba chưởng rồi, chẳng lẽ lại còn đánh tiếp nữa hay sao? Vì ta đã trót nói chỉ đánh có ba chưởng mà thôi! Nếu bỏ mặc y coi chuyện này như là đã xong thì có khác gì là ta đã khuất phục Bạch Mi Giáo, như vậy thì nhục nhã biết bao? Sư thái đang tần ngần không biết nghĩ sao cho phải thì Dã vương đã ha hả cười và nói rằng:- Người thức thời mới là người tuấn kiệt, Diệt Tuyệt Sư thái quả không hổ thẹn là một cao nhân đương thời!Nói xong chàng quay lại quát lớn ra lệnh với các Giáo chúng rằng:- Mau bỏ hết cung đi!Giáo chúng của Bạch Mi Giáo nghe thấy mệnh lệnh của Dã Vương đều thu hết cung tên, lùi ra phía xa đứng xếp hàng rất chỉnh tề.Như vậy đủ thấy Giáo chúng của Dã Vương rất có kỷ luật và đã có huấn luyện, nhất tiến nhất thoái, nhất cử nhất động của chúng đều theo thủ pháp trong binh thư tất cả.Diệt Tuyệt Sư thái không còn vẻ hăng hái kiêu ngạo như trước nữa! Nhưng bà ta cũng không biết dùng lời lẽ gì để giải thích cho mọi người biết là chưởng của mình vừa đánh không phải là nương tay gì cả, vì ai nấy cũng thấy rõ hai chưởng trước bà ta chỉ khẽ đánh mà Vô Kỵ đã bị thương nặng như thế rồi, nhưng sau khi bi Dã Vương dọa nạt, chưởng thứ ba của mình dù giở hết công lực ra đánh rồi mà đối phương không thấy bị suy suyển gì hết, thì bây giờ bà ta cố hết sức biện bạch cũng không một ai tin đâu! Huống hồ xưa nay bà ta ương ngạnh quen rồi, có khi nào .Bà ta chỉ hâm hực, quắc mắt nhìn Vô Kỵ một cái rồi lớn tiếng nói với Dã Vương rằng:- Hân Dã Vương! Vừa rồi ngài muốn lãnh giáo nội lực của lão ni đây thì bây giờ xin mời ngài hãy lại đây!Dã Vương đáp:- Ngày hôm nay tôi đã cám ơn Sư thái nể lời của tôi thì tôi đâu dám thất lễ với Sư thái nữa! Chúng ta sau này sẽ có dịp tái ngộ, vậy bây giờ xin mạn phép Sư thái , chào Sư thái trước!Diệt Tuyệt Sư thái liền giơ tay trái lên phẩy một cái, không thèm nói năng gì nữa, dẫn các môn đồ chạy thẳng về phía Tây ngay!Các môn hạ của phái Côn Luân, Hoa Sơn, Không Ðộng, và Lợi Hanh cùng Thanh Thư cũng theo Sư thái đi luôn.Lúc này Thù Nhi đã đi lại được như thường vì yếu huyệt của nàng đã giải xong rồi, nên nàng gọi:- Anh A Ngưu ơi! Hãy mau dắt em đi thôi!Vô Kỵ đang còn muốn nói chuyện với Dã Vương vài lời nên chàng vội trả lời nàng rằng:- Hãy khoan đã!Nói xong chàng liền đi tới gần Dã Vương và lên tiếng cám ơn:- Ða tạ tiền bối đã cứu giúp có đức này hậu bối không bao giờ dám quên.Dã Vương nắm lấy tay chàng, ngắm nhìn một hồi rồi hỏi chàng:- Chú em họ Tăng có phải không?Vô Kỵ chỉ muốn ngã lưng vào lòng Dã Vương và lên tiếng kêu gọi:- Cậu ơi! Cậu ơi!…Nhưng chàng vẫn cố gượng nén tình cảm, không dám xúc động, vì vậy, hai mắt chàng đỏ ngầu!Thấy Vô Kỵ như thế Dã Vương tưởng Vô Kỵ cám ơn mình đã ra tay cứu cho khỏi chết nên không để ý chỉ quay nhìn Thù Nhi đang nằm dưới đất, rồi cười nhạt nói:- A Ly! Con không nhận được ta sao?- Cha!…Vô Kỵ thấy Thù Nhi gọi Dã Vương là cha, vội giật mình kinh hãi đồng thời chàng nghĩ thầm:- Thế ra Thù Nhi là con gái của cậu ta? Và cũng là em con cô cậu với ta. Nàng đã giết mẹ ghẻ và làm mẹ đẻ bị liên lụy mà chết. Nàng đã cho ta hay là hễ cha nàng thấy mặt nàng sẽ giết chết nàng ngay…nàng đã dùng Thiên Thù Tuyệt Hộ Thủ giết Vô Lộc, có lẽ vì ba người gia nhân đó cũng bắt chước chủ nhân mà xử bạc với mẹ nàng cũng nên. Tuy Vô Phúc, Vô Thọ rất ghét nàng, nhưng không dám đấu với nàng. Chúng chỉ nói có một câu: "Ra là Tiểu thư đấy". Rồi chúng ẳm xác của Vô Lộc đi ngay.Nghĩ đoạn chàng lại quay đầu lại nhìn Thù Nhi, bỗng lại nghĩ tiếp:- Thảo nào ta thấy hình dáng và cử chỉ của nàng sao lại giống mẹ ta thế! Ngờ đâu nàng lại là anh em họ với ta. Mẹ ta lại con là cô ruột của nàng nữa!Vừa nghĩ tới đó, chàng đã nghe thấy tiếng Dã Vương cười nhạt và nói tiếp:- Mi còn biết gọi ta là cha dấy! Hừ! Ta chỉ tưởng mi đã theo Kim Hoa Bà Bà, không còn coi Bạch Mi Giáo vào đâu cả! Ðồ mất dạy! Y như mẹ mi vậy!.. Luyện cái trò gì Thiên Thù Tuyệt Hộ Thủ! Hừ! Mi thử lấy cái gương mà tự xem bộ mặt của mi như thế nào? Con cái nhà họ Hân ta làm gì lại có người xấu xí như Trư Bát Giới thế này.Thù Nhi hãi sợ run lẩy bẩy rồi đột nhiên ngẩng đầu lên ngắm nhìn một hồi lớn tiếng hỏi:- Cha không nhắc tới chuyện xưa, con cũng không nhắc đến làm gì, nếu cha nhất định nói thì con xin hỏi cha câu này đã. Mẹ con lấy cha có điều gì thất thố, tại sao cha lại lấy thêm Dì Hai làm chi?Dã Vương đáp:- Con.. con… nhãi này! Mi láo gan thật! Người đàn ông nào mà chỉ năm thê bảy thiếp. Mi bất hiếu bất đạo, ngày hôm nay dù mi có ngụy biện thế nào cũng vô ích thôi! Cái gì là Kim Hoa bà bà? Cái gì là Ngân Diệp Tiên Sinh? Bạch Mi Giáo chúng ta không coi những người ấy vào đâu cả!Nói xong y quay tay phất một cái ra hiệu bảo Vô Phúc và Vô Thọ hai người rằng:- Ðem con nhãi này đi cho ta!Vô Kỵ giơ hai tay lên ngăn cản và la lớn:- Hãy khoan! Hân… Hân tiền bối định bắt cô ta đi đâu thế và bắt để làm gì?Dã Vương đáp:- Còn nhãi ấy là đứa con gái bất hiếu của mỗ! Nó đã giết chết mẹ thứ, còn mẹ đẻ ra nó cũng chịu liên lụy mà chết nốt! Ðứa con khốn nạn ấy không bằng cầm thú. Như vậy thì còn để nó sống làm chi?Vô Kỵ lại nói:- Lúc ấy Hân cô nương còn ít tuổi, thấy mẹ bị người ta hà hiếp, nhất thời căm phẫn mới lỡ lầm làm những điều oan trái. Xin tiền bối hãy nghĩ tới tình cha con mà dung thứ cho nàng một phen, xử phạt cô ta rất nhẹ thôi!Dã Vương ngẩng mặt lên trời cả cười một hồi rồi mới đáp:- Tiểu tử này giỏi thật! Chẳng hay cậu là hạng người như thế nào mà dám can thiệp vào việc riêng của họ Hân chúng tôi như vậy? Cậu có phải là Võ Lâm chí tôn đấy không?Vô Kỵ xúc động vô cùng! Chàng định nói rằng:- Tôi là cháu gọi ông là cậu ấy chớ không có phải là người ngoài đâu!Nhưng chàng vừa há mồm định nói lại cố nhịn không dám nói tiếp nữa. Dã Vương vừa cười vừa nói tiếp:- Tiểu tử! Tính mạng của cậu ngày hôm nay là may mắn nhất trở lại đấy, nếu từ đây cậu hay lý vào việc của giang hồ thì cậu có đến mười mạng đi nữa cũng không có đủ mà chết đâu!Nói xong, y xua tay một cái, Vô Phúc, Vô Thọ hai người đã ra tay xốc nách Thù Nhi đi.Vô kỵ biết Thù Nhi lọt vào trong tay cha nàng thì khó mà thoát chết được, cho nên chàng nóng lòng sốt ruột vô cùng, liền xông ngay lại định cướp Thù Nhi .Dã Vương cau mày đột nhiên giơ tay trái ra túm lấy ngực Vô Kỵ và tung luôn ra bên ngoài một cái. Thế là người của chàng tựa như đằng vân giá vũ, bay thẳng ra phía xa, rơi xuống bãi cát kêu đến "bốp" một tiếng. Nhờ có Cửu Dương Thần Công, tuy chàng không bị thương nhưng đầu và mặt mũi bị cắm sâu vào đống cát, khó chịu vô cùng! Chàng không bị thương nhưng đầu và mặt mũi bị cắm sâu vào đống cát, khó chịu vô cùng! Chàng không chịu yên, lại bò dậy quay trở lại định cứu Thù Nhi một lần nữa!Dã Vương thấy vậy liền cười nhạt và nói tiếp:- Tiểu tử! Lần thứ nhứt ta nương tay cho, chứ lần thứ hai ta không dung thứ đâu nhé!Vô Kỵ van lớn:- Cô ta… cô ta là con gái ruột của tiền bối, tôi đã ẳm cô ta, đã thương cô ta. Vậy xin tiền bối hãy tha thứ cho cô ta đi!Dã Vương thấy Vô Kỵ van lơn như vậy, hơi động lòng đưa mắt nhìn Thù Nhi, thấy mặt nàng sưng húp, tỏ vẻ chán ghét ngay, liền quát lớn:- Ði ra đằng khác!Vô Kỵ chẳng những không nghe lời, lại còn tiến lên định cướp Thù Nhi một lần nữa.Thù nhi thấy vậy bèn la lớn:- Anh A Ngưu! Anh hãy để mặc tôi! Bao giờ tôi cũng nhớ đến lòng tốt của anh! Bây giờ anh hãy mau mau tránh xa đi! Anh địch không nổi cha tôi đâu.Ðang lúc ấy từ trong bãi cát vàng đội nhiên bỗng có một người mặc áo bào xanh chui ra, người đó vươn hai tay ra túm lấy cổ Vô Phúc và Vô Thọ hai người rồi đập hai cái đầu lại thật mạnh kêu đến "bốp" một cái. Thế là hai người nhà trung thành của Dã Vương bị chết ngất tức thì, rồi người áo bào xanh vội ẳm Thù Nhi chạy đi luôn! Dã Vương nổi giận quát lớn:- Thanh Dực Bức Vương cũng dám can thiệp vào việc chúng ta hay sao?Vy Nhất Tiếu lớn tiếng cả cười, cứ việc ẳm Thù Nhi chạy thẳng về phía trước. Bức Vương tên là Nhất Tiếu nên tiếng cười của y cứ luôn luôn liên tiếp nhau tựa hồ như muôn ngàn tiếng cười cùng nổi lên vậy! Dã Vương và Vô Kỵ cùng giở khinh công ra đuổi theo. Lần này Vi Nhất Tiếu không chạy vòng quanh như mấy lần trước mà chạy thẳng về phía Ðông Nam.Thân pháp của y nhanh đến nỗi không thể tưởng tượng được. Dã Vương nội công thâm hậu khinh công cũng lợi hại lắm, còn Vô Kỵ chân khí ở trong người lưu chuyển nên càng chạy càng nhanh hơn trước! Lúc đầu Nhất Tiếu chỉ cách hai người có hai trượng thôi, nhưng về sau càng chạy càng cách xa hai người từ hơn mười trượng đến hai mươi trượng, ba mươi trượng…Rốt cuộc không còn thấy hình bóng của y đâu nữa, Dã Vương giận quá hóa cười, thấy trước sau Vô Kỵ chạy vẫn sát cánh với mình trong lòng kinh ngạc, lúc ấy y biết không làm sao đuổi kịp Nhất Tiếu nữa, liền định thử xem khinh công của Vô Kỵ đến đâu, y giở hết tốc lực ra, thân hình nhanh như mũi tên bay thẳng về phía trước. Nhưng y thấy Vô Kỵ vẫn chạy sát cánh với y như thường, y bỗng nghe thấy Vô Kỵ lên tiếng:- Hân tiền bối! Khinh công của Thanh Dực Bức Vương tuy nhanh thật, nhưng công lực của y chưa chắc đã hơn chúng ta, vậy chúng ta cứ việc đuổi theo mãi thế nào cũng kịp y ngay!Dã Vương thấy chàng nói như vậy liền giựt mình hinh hãi, vội ngừng bước lại và nghĩ thầm:- Ta giở hết tốc lực mà chạy như vậy, ta đã phải dùng hết sức lực bình sinh của ta rồi, đừng nói là mở mồm nói chuyện mà chỉ đổi hơi lầm một tí cũng không tiếp tục chạy nhanh được nữa! Thằng nhỏ nầy vừa chạy vừa lên tiếng nói như vậy mà chân của nó cũng không chậm lại một tí nào, thế thì lạ thật!Vì nghĩ ngợi mà y ngừng chân lại, trong lúc ấy Vô Kỵ đã chạy lướt đi xa hơn mười trượng. Chàng không thấy Dã Vương chạy nữa liền quay đầu lại thấy Dã Vương đã ngừng chân ở phía đằng sau. Chàng vội quay trở lại đi tới trước mặt Dã Vương có dặn bảo điều gì không?Dã Vương liền hỏi:- Chú em họ Tăng? Sư phụ của chú là ai thế?Vô Kỵ đáp:- Không! Không! Tiền bối đừng có gọi tôi là em như thế! Tên tôi là A Ngưu, không có sư phụ!Dã Vương lại nghĩ tiếp:- Võ công của tiểu tử này thật là quái dị, nếu để cho y sống thì thế nào cũng có nhiều chuyện loạn. Vậy ngay bây giờ ta xuất kỳ bất ý, dùng chưởng đánh chết y ngay tại chỗ này thì hơn .Ðang lúc ấy hai người bỗng nghe thấy có mấy tiếng kêu thổi bằng ốc bổ vọng tới, đó là tín hiệu báo động của Bạch Mi Giáo .Dã Vương cau mày lại nghĩ tiếp:- Chắc thế nào Hồng Thủy, Liệt Hỏa của các kỳ trách ta không ra tay cứu Nhuệ Kinh Kỳ, cho nên họ quay trở lại gây rối loạn cũng nên, nếu bây giờ ta ra tay đánh không chết tên tiểu tử này thì ta có còn thì giờ đâu ở lại gây rắc rối với y? chi bằng ta mượn dao giết người, bảo y một mình đuổi theo để cho Nhất Tiếu giết chết y thì hơn!Nghĩ đoạn y liền nói:- Hiện giờ Bạch Mi Giáo đang gặp phải kẻ địch, nên tôi phải trở về đối phó, một mình chú em đuổi theo Nhất Tiếu cũng được. Tên đó nguy hiểm hung ác, hễ chú em gặp y thì ra tay giết chết y ngay mới được!Vô Kỵ đáp:- Bản lãnh của hậu sinh hèn kém, đánh y sao nổi? Chẳng hay Bạch Mi Giáo có kẻ địch nào đến tấn công thế?Dã Vương lắng tai nghe Thu hồi tiếng báo động rồi đáp:- Quả nhiên là Hồng Thủy, Liệt Hỏa, Hậu Thổ ba Kỳ đều tới hết.- Người của ba kỳ đó với Bạch Mi Giáo đều là ma Giáo cả tại sao tàn sát lẫn nhau như thế?Thấy Vô Kỵ hỏi như vậy Dã Vương liền sầm nét mặt xuống đáp:- Trẻ con thì biết gì mà cũng xen vào?Nói xong y liền theo đường lối cũ đi luôn.Vô Kỵ thấy vậy nghĩ thầm:- Thù Nhi lọt vào tay đại ác ma Vy Nhất Tiếu, nếu nàng bị tên ác ma đó cắn cổ họng hút máu thì làm sao mà còn sống được nữa .Nghĩ tới đó chàng càng nóng lòng sốt ruột thêm, chàng hít mạnh một hơi, cằm đầu chạy luôn. Cũng may khinh công, của Nhất Tiếu tuy nhanh thật, nhưng vì còn ẳm một người nên y không thể đi không có vết chân như lúc thường được. Vì vậy y chạy tới đâu đếu có vết chân in trên mặt cát hết. Vô Kỵ vừa đuổi vừa nghĩ:- Y nghỉ ngơi, ta không nghỉ ngơi, y ngủ ta không ngủ, ta chắc chỉ đuổi ba ngày ba đêm là cùng thế nào cũng phải đuổi kịp.Chạy luôn ba ngày ba đêm dưới mặt trời nóng như thiêu và trên mặt cát cũng không kém nóng của ánh nắng, có phải là chuyện dễ đâu! Chàng chạy tới chiều tới tối hôm đó đã thấy mồm không cổ khát, mồ hôi chảy ra như tắm, nhưng có một điều lạ là chàng thấy hai chân không hề mỏi mệt chút nào. Thì ra, Cửu Dương Thần Công đã kích thích trong người chàng từ mấy năm nay bây giờ mới phát ra càng dùng đến sức bao nhiêu chàng thấy tinh thần sảng khoái bấy nhiêu, khi đợi tới mội nơi có nước, chàng liền uống nước no rồi lại tiếp tục ngay.Chạy tới nữa đêm hôm đó mặt trăng đã mọc trên đỉnh đầu, chàng cảm thấy hoảng sợ vì đột nhiên chàng bỗng tưởng tượng thấy xác chết Thù Nhi đã bị hút hết máu đang hiện ra, phía sau văng vẳng có tiếng chân người chạy, chàng quay đầu nhìn lại nhưng không thấy có bóng người nào hết, nhưng chàng nhìn kỹ thấy trên bãi cát có ba đường vết chân, một đường là của Nhất Tiếu, một đường của chàng và một đường nữa là của ai?Mà phía đằng trước chàng thì chỉ có một đường vết chân của Nhất Tiếu thôi, như vậy đủ thấy có người đang theo dõi mình, nhưng tại sao không trông thấy hình bóng người ấy, chẳng lẽ người ấy có pháp thuật ẩn thân chăng?Chàng vừa hồ nghi vừa cất bước tiếp tục chạy, lại nghe thấy đằng sau có tiếng chân người chạy theo ngay, chàng liền cất tiếng hỏi:- Ai đó?Phía đằng sau cũng có tiếng người nói theo:- Ai đó?Chàng kinh ngạc vô cùng liền quát hỏi:- Ngươi là người hay ma?Chàng vội quay mình trở lại, lần nầy chàng trông thấy dưới đất thoáng có một cái bóng người mới hay người đứng đó núp ở phía sau lưng mình.Chàng vội hỏi:- Ngươi theo ta làm chi?Người nọ đáp:- Ta theo ngươi để làm chi?Vô Kỵ vừa cười vừa hỏi tiếp:- Ta biết sao được, cho nên mới hỏi ngươi!…- Ta biết sao được cho nên mới hỏi ngươi!Vô Kỵ thấy người đó hình như không có ác ý gì lắm, bằng không y theo mình từ bấy lâu, muốn giết mình lúc nào lại chẳng được cho nên chàng mới nói tiếp:- Tên bạn là gì thế?Người nọ đáp:- Nói không được!- Tại sao nói không được?- Nói không được là nói không được, chứ không có tại sao cả! Thế tên mi là chi?- Tôi … tên tôi là Tăng A Ngưu!- Láo! Tên giả!Vô Kỵ giật mình kinh hãi nghĩ thầm:- Tại sao lại là giả được?- Giả tức là giả! Thật thật giả giả cũng thế thôi! Ta thử hỏi người đêm khuya thanh vắng, ngươi lại cắm đầu cắm cổ chạy loạn xạ như vậy làm chi?Vô Kỵ biết người này là một dị nhân, võ nghệ rất cao siêu, vội đáp:- Tôi có người bạn bị Thanh Dực Bức Vương bắt đi, nên tôi định chạy theo cứu người bạn đó!Người cứu không nổi đâu!- Tại sao?- Võ công của Bức Vương cao siêu hơn ngươi nhiều, ngươi địch sao nổi?- Ðánh không nổi y, tôi cũng cứ đánh!- Giỏi lắm! Ngươi có chí khí như vậy thực hiếm có! Thế ngươi là bạn của cô bé ấy à?- Phải! Tại sao bạn biết?- Nếu không phải là bạn của cô nương ấy thì tại sao bạn lại chạy theo như thế! Hay là cô ta đẹp lắm phải không?- Xấu lắm!- Thế còn ngươi có xấu không?- Bạn hãy tới trước mặt tôi thì tự khắc bạn sẽ nhận thấy tôi xấu hay không ngay1- Ta không cần xem! Cô nương ấy có biết võ không?- Biết! Nàng là con gái của tiền bối Hân Dã Vương của Bạch Mi Giáo đã theo Kim Hoa bà bà học võ ở Linh Xà Ðảo một thời gian khá lâu rồi!- Ngươi khỏi cần chạy theo làm gì nữa vô ích! Nhất Tiếu đã bắt được nàng ta thì không đời nào tha đâu!- Tại sao vậy?- Ngươi ngu ngốc lắm! Không biết nghĩ ngợi chút nào!- Ngươi có biết Hân Dã Vương là người thế nào của Hân Thiên Chính không?- Hai người đó là cha con với nhau!- Vậy người có biết võ công của Bạch Mi Ưng với Thanh Dực Bức Vương ai cao ai thấp không?- Tôi không biết! Xin hỏi tiền bối cho biết người nào giỏi hơn người nào?- Ta cũng không biết rõ, nhưng thế lực của hai người đó ai lớn hơn, người có biết không?- Ưng Vương lớn hơn!- Phải! Vì vậy Nhất Tiểu bắt được cháu gái của Thiên Chính sẽ xem nàng ta như một báu vật chứ không chịu trả lời Ưng Vương ngay đâu! Có lẽ y còn muốn lợi dụng cô bé đó mà uy hiếp Thiên Chính là khác!Vô Kỵ lắc đầu đáp:- Tôi chỉ e Nhất Tiếu làm không nổi! Dã Vương tiền bối đang định giết chết con gái mình!Người nọ ngạc nhiên hỏi:- Tại sao thế?Vô Kỵ liền đem chuyện của Thù Nhi giết chết mẹ ghẻ và làm cho mẹ đẻ của nàng vì liên lụy mà chết theo.Người nọ nghe xong tắc lưỡi khen ngợi:- Khá thật! Khá thật! Quả thật là một mỹ chất lương tài?- Cái gì mà mỹ chất lương tài?Cô bé đó tuổi nhỏ như vậy mà đã đầu độc mẹ thứ chết và làm lụy mẹ đẻ chết như thế, bây giờ cô ta lại lên Linh Xà Ðảo được Kim Hoa bà bà dạy bảo như vậy thật cũng phải thương hại! Thế nào Nhất Tiếu cũng thu nàng làm đồ đệ!Vô Kỵ giật mình kinh hãi vội hỏi?- Sao tiền bối biết rõ như vậy?- Nhất Tiếu là bạn thân của ta, tất nhiên ta biết rõ tâm lý của y ra sao rồi.Vô Kỵ ngẩn người ra giây lát rồi bỗng lớn tiếng kêu la:- Nguy tai!Chàng liền chạy luôn. Người nọ vẫn chạy theo sau lưng chàng.Chàng vừa chạy vừa lên tiếng hỏi:-Tại sao tiền bối lại theo tôi làm chi?Lòng hiếu kỳ thúc đẩy, ta lại thích xem những trò vui nên theo ngươi để xem ngươi Nhất Tiếu làm chi?Vô Kỵ nổi giận hỏi tiếp:- Thù Nhi đã có chút tà khí rồi! Tôi quyết không để cho nàng với Nhất Tiếu làm sư phụ nữa! Nếu sau này nàng học thành tài của ác ma ấy cứ chuyên môn hút máu người như vậy thì có phải là nguy tai không?- Ngươi yêu Thù Nhi lắm hay sao? Tại sao ngươi quan tâm đến nàng nhiều thế?Vô Kỵ thở dài một tiếng rồi đáp:- Tôi không yêu nàng… nhưng nàng… hơi giống mẹ tôi!- Ờ thế ra mẹ ngươi cũng xấu như TrưBát Giới phải không? Như vậy thì mặt của nhà ngươi cũng chả đẹp đẽ gì đâu?- Bậy nào! Mẹ tôi xinh đẹp lắm!- Tiếc thật! Tiếc thật!- Ðáng tiếc cái gì?- Ngươi ít tuổi như vậy mà đã có huyết tính như thế, kể cũng hiếm khi có thật! Chỉ tiếc rằng thoáng nhìn cái ngươi sẽ trở nên một cái xác không hồn rồi!Vô Kỵ thấy người đó nói như vậy liền nghĩ:- Lời của y nói rất phải, dù ta có đuổi kịp nhất Tiếu đi chăng nữa, ta cũng không làm sao cứu nổi Thù Nhi! Như vậy có phải chết oan chết uổng một cách vô ích không? Nghĩ đoạn chàng liền nói:- Thưa tiền bối! Tiền bối giúp tôi một tay có được không?- Không được! Ðiều thứ nhứt Vi Nhất Tiếu là bạn thân của ta, điều thứ hai chưa chắc ta đã địch nổi y.- Nếu Nhất Tiếu là bạn thân của tiền bối thì sao tiền bối không khuyên bảo y đi?Người nọ thở dài một tiếng rồi đáp:- Dù ta có khuyên y cũng bằng vô ích mà thôi! Sự thật Nhất Tiếu có muốn uống máu người đâu? Ðó chẳng qua là một sự bất dắc dĩ đó thôi! Y có nỗi khổ tâm riêng, người ngoài không sao hiểu biết được!- Y bất đắc dĩ mới hút máu người ư? Sao lại có chuyện lạ lùng như thế?Vì Nhất Tiếu luyện nội công bị tảo hỏa nhập ma, nên mỗi lần y khích động nội lực thì phải uống máu người một lần, bằng không y sẽ run lẩy bẩy như giá lạnh và thậm chí chết ngay tại chỗ.- Có phải những mạch ở Tam Âm của y đã bị tổn thương không?- Ủa sao ngươi biết rõ như thế?- Tôi chỉ ước đoán vậy thôi, không biết có đúng hay không?- Ta đã ba lần vào núi Trường Bạch muốn kiếm cho y một con Hỏa Thiềm Nhỡn Mục để chữa bệnh đó, nhưng ba lần đó ta đều mất công toi. Lần thứ nhất ta có trông thấy Hỏa Thiềm, nhưng chỉ cách nhau có hai trượng mà ta bắt không đuợc để cho nó chạy mất.Lần thứ hai, lần thứ ba ta chúng thấy hình bóng con Hỏa Thiềm đâu cả đợi chờ tai nạn gần đây qua khỏi, thế nào ta cũng đi tới đó một phen nữa.Vô kỵ hỏi:- Thế tôi có thể cùng đi với tiền bối được không?- Ừ, nội lực của ngươi khá đủ, nhưng khổ nỗi khinh công hãy còn kém lắm! Tới lúc ấy hãy hay! À ta hãy hỏi ngươi, tại sao ngươi muốn đi theo giúp ta bắt con Hỏa Thiềm làm chi?- Nếu bắt được Hỏa Thiềm không những chữa được bịnh cho Nhất Tiếu và cũng cứu được nhiều người khỏi chết vì lúc ấy Nhất Tiếu không cần phải hút máu người nữa! À! Thưa tiền bối! Bức Vương chạy lâu như vậy. Thế nào cũng kích động đến nội lực thì ông ta bắt buộc phải hút máu Thù Nhi thì mới sống được phải không?- Vấn đề này không thể nói trước được! Tuy y muốn nhận Thù Nhi làm độ đệ, nhưng đến lúc y thấy giá lánh sợ máu của bị đóng băng đông đặc lại, tới lúc bây giờ có lẽ ngay con gái của y…Vô Kỵ càng nghe nói càng hoảng sợ, cứ cắm đầu ù té chạy. Người nọ bỗng la lớn hỏi:- Ủa! Ðằng sau ngươi là gì thế?Vô kỵ quay đầu lại nhìn, đột nhiên chàng thấy trời đã tối tăm, thân hình của mình bị một cái gì như cái túi lớn úp chụp. Rồi chàng thấy cả người hình như bị nằm trong một cái túi vải, rồi bị người nọ vác luôn lên trên vai. Chàng cố hết sức định xé rách cái túi vải đó để chui ra. Ngờ đâu cái túi ấy không phải là nhiễu, cũng không phải là da, nhưng dai vô cùng. Chàng rờ tay vào xem thử thì thấy túi đó quả thật làm bằng một thứ vải sô, nhưng không hiểu tại sao xé mãi mà nó cũng không rách? Người nọ quàng tay về phía sau đánh mạnh vào mông chàng một cái, vừa cười vừa nói:- Tiểu tử! Hãy ngoan ngoãn nằm trong túi Càn khôn của ta, đừng có cử động làm chi, ta sẽ đưa ngươi đi tới một nơi này, nếu ngươi lên tiếng nói cho người ta hay biết thì ta muốn cứu ngươi cũng không thể cứu được nữa đâu!- Tiền bối định đưa tôi đi đâu thế?Người đã lọt trong túi Càn khôn của ta tính mạng của ngươi trong tay ta liệu ngươi có thể đào tẩu được klhông? Quý hồ ngươi đừng cử động đừng lên tiếng thì rồi đây người sẽ được ta tặng cho những cái hay!Vô Kỵ thấy người đó nói vậy, biết mình không thể nào thoát được, nên chàng đành nằm im, không dám cựa quậy nữa.Người nọ bỗng vứt cái túi xuống đất rồi ha hả cả cười nói.- Ngươi chui ra được cái túi vải này của ta thì ta sẽ cho ngươi là tài ba vô cùng!Vô Kỵ vận nội công, hai tay đẩy mạnh mấy cái, vì cái túi đó mềm nhũn nên không thể nào dùng sức đẩy được, chàng lại giơ chân phải lên đá thử, chỉ nghe thấy kêu "bộp". Một tiếng, nhưng cái túi vẫn không hề hấn gì hết, tha hồ chàng cấu xé, đấm đá, chỉ tốn hơi sức thôi, chứ không sao làm rách nổi cái túi đó. Người nọ vừa cười vừa hỏi:- Ngươi đã phục chưa?- Phục rồi!Ngươi chui được vào trong túi vải này của ta, đó là duyên phúc của ngươi!Nói xong y liền vác cái túi lên vai rồi cầm đầu chạy luôn.Vô Kỵ lại hỏi:- Còn Thù Nhi thì sao?- Ta biết sao được? Nếu ngươi còn nói lôi thôi nữa, ta vứt ngươi ra khỏi cái túi vải này ngay!Vô Kỵ nghĩ thầm:- Ta đang rất mong ngươi vứt ta ra khỏi cái túi vải này .Tuy vậy chàng không dám nói nữa, cảm thấy người nọ đi rất nhanh, chàng cũng phục khinh công của người đó quả thật lợi hại vì chàng thấy người đó vác thêm chàng ở trên vai mà vẫn chạy nhanh như trước.Người đó chạy độ vài tiếng đồng hồ, dần dần Vô Kỵ thấy nóng hổi, chàng biết bây giờ đã là ban ngày rồi nên mặt rtời chiếu ánh nắng nóng đó xuống cái túi vải nên mới nóng như thế. Lại qua được một lát lâu nữa, chàng cảm thấy người đó càng chạy càng lên dần trên cao, hình như người đó đang chạy lên núi vậy. Khi lên trên đỉnh núi, chàng lại cảm thấy giá lạnh vô cùng, chàng lại nghĩ thầm:- Có lẽ bây giờ ta đang ở trên một cái núi cao, phủ đầy tuyết nên mới lạnh quá như thế này.Chàng đang nghĩ ngợi, đột nhiên lại thấy thân hình của mình bị bay lên. Chàng giật mình kinh hãi, thất thanh định la lớn, nhưng chàng chưa kịp la, đã thấy thân hình của mình rơi xuống lưng người nọ ngay. Lúc ấy chàng mới biết người nọ đang nhảy nhót và mình với người đó cứ nhảy nhót liên tiếp, lúc cao, lúc thấp, lúc gần, lúc xa.Một lát sau, chàng bỗng nghe từ đằng xa có tiếng người hỏi rằng:- Nói Không Ðược, tại sao lúc này mới đến?Người nọ đang vác Vô Kỵ đáp:- Ở giữa đường gặp một chuyện nhỏ mọn, chẳng hay Nhất Tiếu đã đến chưa?- Chưa thấy y tới! Lạ thật! Sao cả y cũng tới muộn như vậy. Nói Không Ðược, anh có gặp y không?Người đằng xa vừa hỏi vừa đi tới gần, Vô Kỵ ngạc nhiên nghĩ thầm:- Thế ra người nầy tên là Nói Không Ðược! Thảo nào ta hỏi tên y là gì, y cư bảo là Nói Không Ðược! Ta lại còn hỏi y tại sao lại nói không được, y lại trả lời: Nói Không Ðược là nói không được, chứ không tại sao cả! Tại sao y lại lấy cái tên quái lạ như thế nhỉ? … Thế là y với Nhất Tiếu đã hẹn gặp nhau ở nơi đây, nhưng không biết Thù Nhi có việc gì không? Hiện giờ ta lọt vào trong túi của y, y là bạn thân nhất của Nhất Tiếu, không biết rồi đây y sẽ đối xử với ta ra sao? Chàng lại nghe Nói Không Ðược lên tiếng:- Thiêt Quan Ðạo huynh: chúng ta đi kiếm Nhất Tiếu huynh đi! Ðệ chỉ e y lại gặp chuyện gì không hay xảy ra cũng nên!Thiết Quan Ðạo nhân đáp:- Thanh Dực Bức Vương là người tinh khôn, thông minh, võ công trác tuyệt thì khi nào lại có chuyện gì không hay xảy ra!- Ðệ vẫn nhận thấy chuyện này có vẻ bất lành…Bỗng dưới chân núi có tiếng người vong lên kêu la rằng:- Nói Không Ðược hòa thượng kia là đạo sĩ già Thiết Quan nữa, có mau lại đây giúp ta không? Thật là nguy tai lắm! Ngay tai lắm!…Nói Không Ðược với Thiết Quan Ðạo nhân đều kinh hãi hỏi nhau rằng:- Tiếng của Chu Ðiên đấy! Không hiểu việc gì mà y lại la nguy tai như thế?Nói Không Ðược lại nói tiếp:- Hình như y bị thương thì phải, cho nên giọng nói của y yếu ớt lắm!Y không đợi Thiết Quan trả lời, đã vác Vô Kỵ chạy xuống chân núi, Thiết Quan Ðạo nhân cũng chạy theo sau, đến chân núi lại lên tiếng hỏi:- Ủa! Chu Ðiên cõng ai thế? Có phải là Vi Nhất Tiếu đấy không? Chu Ðiên khỏi hoảng sợ! Chúng ta xuống đây tiếp bạn đấy!Chu Ðiên vừa cười đáp:- Ta hoảng sợ cái cóc khô à? Ta mà hoảng sỡ cái gì? Con dơi hút máu sắp sửa về chầu trời thì có!Nói Không Ðược kinh hãi vội hỏi:- Vi huynh làm sao thế? Bị thương gì thế?Nói xong. Y liền rảo cẳng chạy nhanh thêm. Vô Kỵ ở trong túi lại tưởng như mình đang đằng vân giá võ vậy! Chàng không sao chịu được, liền khẽ nói:- Tiền bối hãy để tôi xuống đất rồi không dưới ấy cứu người ấy!Nói Không Ðược đột nhiên đưa cái túi lên quay ba vòng. Vô Kỵ càng kinh hãi thêm, chàng chỉ sợ Nói Không Ðược tuột tay thì mình bị rơi ngay xuống vực thẳm, tan xương nát thịt mất thôi!Chàng lại nghe Nói Không Ðược trầm giọng nói tiếp:- Tiểu tử! Ta là Hòa thượng túi vải Nói Không Ðược, con người ở phía sau nói chuyện bên dưới kia là Chu Ðiên! Chúng ta ba người lại thêm Lãnh Diện tiên sinh Lãnh Thiêm, Bành Doanh Ngọc, Bành Hòa Thượng đều là Ngủ nhân trong Ma Giáo! Ngươi có biết Ma Giáo không?Vô Kỵ đáp:- Biết rồi! Thế ra Ðạo sư cũng là người ở trong Ma Giáo đấy!- Ta với Chu Ðiên không ưa giết người, còn Thiết Quan Ðạo nhân với Lãnh Diện tiên sinh Bành Hòa Thượng ba người thì xưa nay giết người không chớp mắt, nếu ba người đó biết ngươi núp ở trong túi Càn khôn của ta thì bất cứ người nào, họ chỉ khẽ tay đánh một cái, ngươi bị đánh tan xương nát thịt ngay! Biết chưa?- Tôi có mang tội gì với quý giáo đâu? Tại sao…- Bọn Thiết Quan Ðạo nhân giết người không cần câu hỏi là có tội gì cả. Từ giờ trở đi, nếu người muốn được sống thì đừng có nói nữa hiểu chưa?Vô Kỵ gật đầu chứ không đáp. Nói Không Ðược lại hỏi:- Sao ngươi không trả lời ta?- Tiền bối đã cấm tôi không được nói nữa mà!- Ngươi biết như vậy thì được lắm… ủa Nhất Tiếu huynh làm sao thế?Vô Kỵ lại nghe Chu Ðiên với giọng khàn khàn nói tiếp:- Y… y… nguy hiểm lắm! Nguy hiểm lắm!…- Ủa! Trước ngực của anh Nhất Tiếu vẫn còn ấm áp, Chu Ðiên! Có phải anh đã cứu y không?Thiết Quan Ðạo nhân Trương Trung liền xen lời hỏi:- Chu Ðiên! Nhất Tiếu bị thương gì thế?Chu Ðiên đáp:- Ðệ thấy y nằm cứng ngắt ở bên vệ đường. Giá lạnh đến nghẹt thở, không ngờ một tên cường đạo như tôi mà lại bỗng dưng có lòng từ thiện! Tôi liền vận khí trợ giúp y, ngờ đâu chất âm độc trong người Nhất Tiếu lợi hại lắm! Ðấy, đầu đuôi câu chuyện có thế đấy! Nói Không Ðược lại lên tiếng:- Chu Ðiên! Lần này anh đã làm việc thiện thật sự rồi!Chu Ðiên đáp:- Việc thiện việc dữ cái quái gì? Con dơi hút máu người này vừa làm âm độc cổ quái, ngày thường thấy y là không ưa rồi, nhưng không hiểu sao lần này Chu Ðiên tôi lại mến y? nên Chu Ðiên này mới ra tay cứu giúp y như vậy. Không ngờ chưa cứu y khỏi bệnh thì hơi âm hàn đã chuyển sang người của Chu Ðiên này có lẽ phen nầy tính mạng thằng già này cũng sẽ bị toi vì y!Thiết Quan Ðạo Nhân nghe nói vội kinh hãi hỏi:- Chu huynh bị thương có nặng không?Chu Ðiên đáp:- Báo ứng! Báo ứng! Con dơi hút máu với Chu Ðiên bình sinh chuyên làm những việc tai ác nên vừa làm việc thiện là bị tai họa ngay.Nói Không Ðược lại hỏi:Chu Ðiên đáp:- Hơi độc âm hàn ở trong người y đột nhiên làm nguy, y phải hút máu người mới khỏi được, nhưng rõ ràng bên cạnh y có một thiếu nữ nằm đó mà y chịu hy sinh tính mạng, không hút máu càng, vì thế Chu Ðiên thấy y đã làm việc thiện thì Chu Ðiên tôi cũng thay tâm đổi dạ làm việc thiện ra tay cứu nguy một phen!Vô Kỵ nằm ở trong túi vải nghe nói Nhất Tiếu không hút máu của Thù Nhi, trong lòng mới yên dạ .Nói Không Ðược vội đưa tay về phía sau vỗ mạnh vào cái túi vải, rồi lên tiếng hỏi:- Thiếu nữ đó là ai? Và hiện giờ nàng đi đâu rồi?Chu Ðiên đáp:- Chu Ðiên này có hỏi y về vần đề đó thì y đáp: còn bé ấy là cháu gái của lão Bạch Mi, tên họ nó là Hân Ly, con dơi hút máu đã nhận nó là đồ đệ rồi nên không nỡ hút máu của nó là thế!Nói Không Ðược với Thiết Quan Ðạo Nhân đều vỗ tay khen ngợi và nói:- Anh! Nhất Tiếu có lòng tiện như vậy, có lẽ Giáo phái của chúng ta có cơ trùng hưng. Thanh Bức với Bạch Ưng, hai vương bắt tay nhau thanh thế của Minh Gíáo chúng ta càng phấn chấn thêm!Nói Không Ðược nói xong liền đỡ Nhất Tiếu, thấy người của Bức Vương giá lạnh như vậy liền nói tiếp:- Ủa? Sao ngươi của y giá lạnh như thế nầy? Biết làm sao đây?Chu Ðiên liền nói:- Cho nên tôi đã bảo các người mừng sớm quá mà! Tánh mạng của con dơi hút máu nầy đã mất chín phần rồi, chỉ còn một phần sống thôi. Một con dơi bắt tay với Bạch Ưng thì cũng chả có lợi gì cho phái chúng ta!Thiết Quan Ðạo Nhân lại xen lời nói:- Các người ở đây đợi chờ một chút! Ðể tôi xuống núi kiếm một người sống đem lên đây cho anh Nhất Tiếu hút máu!Nói xong, y liền tung mình chạy xuống dưới núi ngay, Chu Ðiên vội nói gọi vói theo:- Hãy khoan! Ðạo sĩ Thiết Quan kia! Nơi đây hoang vu nếu chờ đến khi ngươi đem được người sống lên đây thì Nhất Tiếu đã biến thành Bất Tiếu rồi! Nói Không Ðược! Anh hãy đem thằng nhỏ ở trong túi vải của anh ra cho Nhất Tiếu hút máu, có hơn không?Vô Kỵ giựt mình kinh hãi nghĩ thầm:- Thế ra bọn chúng đã biết ta núp ở trong cái túi vải nầy rồi .Nói Không Ðược vội đáp:- Không được! Người này có ơn với bổn giáo, nếu Nhất Tiếu huynh hút máu y htì Ngũ Hành Kỳ sẽ thí mạng với Nhất Tiếu huynh ngay!Thế rồi y bèn kể chuyện Vô Kỵ chịu ba chưởng của Diệt Tuyệt Sư thái như thế nào cho mọi người nghe. Nhờ vậy Vô Kỵ mới cứu được bao nhiêu mạng người của Nhuệ Kinh Kỳ thoát chết. Kể xong y lại nói tiếp:- Lúc ấy tôi núp ở trong đội ngủ Bạch Mi Giáo, tôi trong thấy rõ ràng như vậy, Ngủ Hành Kỳ chẳng thành tâm mà bái phục thằng nhỏ này hay sao?Thiết Quan Ðạo Nhân lại hỏi:Vì thế Nói Không Ðược huynh mới giấu y ở trong túi để làm của báu mà thu phục Ngũ Hành Kỳ phải không?Nói Không Ðược đáp:- Nói Không Ðược! Nói Không Ðược! Nói tóm lại bổn giáo đã chia xẻ làm năm làm ba, hiện giờ đại nạn sắp tới nơi, Bạch Mi Giáo lại đánh nhau với Ngũ Hành Kỳ kịch liệt như vậy, sao chúng ta cũng phải nhất tâm nhất trí, tay dắt tay nhau như vậy mới khỏi bị các Giáo phái tiêu diệt! Người ở tromg núi nầy rất có lợi cho các đạo nhân mã của bổn phái hòa hợp, đều đó không ai nghi ngờ gì hết!Nói xong y liền giơ tay ra dí vào Linh đài huyệt phía sau lưng cuả Nhất Tiếu và vận chân khí giúp Bức Vương đẩy những nơi độc ra.Chu Ðiên thở dài và nói tiếp:- Nói Không Ðược huynh ơi! Vì bạn mà mạo hiểm như vậy thì tốt nhưng huynh cũng nên thận trọng mới được.Thiết Quan Ðạo Nhân hăng hái nói:- Ðể đệ tử giúp huynh một tay cho!Nói xong lão đạo sĩ giơ tay phải ra nắm lấy tay trái của Nói Không Ðược, hai sức lực chuyển sang nhau rồi dồn cả vào cho Nhất Tiếu.Một lát sau Nhất Tiếu đã khẽ rên rỉ và tỉnh dậy rồi! Nhưng y vẫn rét run, hai hàm răng vãn run cầm cập đủ thấy trong người y vẫn còn rét đến nỗi y không sao chịu được. Y khẽ nói:- Chu Ðiên, Thiết Quan Ðạo Nhân! Cám ơn hai bạn đã ra tay cứu giúp!Y không cám ơn Nói Không Ðược là vì y với Nói Không Ðược là bạn thâm giao. Công lực của Thiết Quan Ðạo Nhân rất tinh thâm nhưng bị âm độc của người Nhất Tiếu đẩy sang, lão đạo sĩ phải cố hết sức chống dỡ nên không sao lên tiếng trả lời Nhất Tiếu được và cả Nói Không Ðược cũng vậy!Ðang lúc ấy bỗng thấy trên đỉnh núi ở phía Ðông có mấy tiếng đàn vọng xuống. Trong những tiếng đàn lại còn xen một tiếng rú rất thanh thót, Chu Ðiên liền lên tiếng nói:- Lãnh Diện tiên sinh với Bành Hòa Thượng đã tới đây kiếm chúng ta rồi đó.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 47
Nghĩa Khí Thâm Trọng
Nói xong, y lại lớn tiếng hướng về phía Ðông kêu:- Lãnh Diện Tiên Sinh, Bành Hòa Thượng! Có người bị thương hai người mau xuống đây!Phía đằng đó liền có tiếng kêu đàn kêu "con" Tiếng đàn ra điều là đã nhận thấy lời kêu của Chu Ðiên rồi, Bành Hòa Thượng vừa đi vừa lên tiếng hỏi:- Ai… bị… thương thế?Tiếng nói của Bành Hòa Thượng từ đằng xa vọng tới khiến sơn cốc vang động. Chu Ðiên thấy vậy hạ thấp giọng khẽ mắng chửi:- Con quỷ nóng tánh, đợi một lúc cũng không được.Bành Hòa Thượng hấp tấp chạy tới và hỏi:- Ai bị thương thế? Nói Không Ðược không việc gì đấy chớ? Thiết Quan huynh đây? Chu Ðiên! Tại sao tiếng nói của bạn lại trung khí bất túc như thế?Y vừa hỏi đến câu cuối cùng thì đã nhảy tới gần mấy người rồi! Bành Hòa Thượng vừa tới gần đã thất kinh la lớn:- Ối chà Vi Nhất Tiếu bị thương đấy à?Chu Ðiên đáp:- Lúc nào Bành huynh cũng vậy. Hoảng hoảng sợ sợ, người ta chưa lo mình đã lo. Lãnh diện huynh, hãy tới đây nghĩ cách cứu hộ chúng tôi với.Y thấy Lãnh Diện tiên sinh Lãnh Thiêm đã tới mới nói như vậy. Lãnh Thiêm chỉ trả lời bằng một tiếng "ừ" thôi chớ không hề hỏi thêm một lời nào cả, vì biết Bành Hòa Thượng thế nào cũng đã hỏi cặn kẽ rồi, mình có lên tiếng hỏi cũng chỉ là thừa mà thôi!Quả nhiên Bành Hòa Thượng đã hỏi liên tiếp mà Chu Ðiên thì lại nói như điên nên chờ hai người nói xong thì Nói Không Ðược với Thiết Quan Ðạo Nhân đã vận khí xong. Bành Hòa Thượng lại nói:- Tôi ở phía Ðông Bắc tới hay tin Không Văn Ðại Sư, người Chưởng môn của phái Thiếu Lâm thân hành đem theo sư đệ Không Văn Ðại Sư và hơn một năm đệ tử đang đi về phía Quang Minh Ðỉnh để liên hiệp với các môn phái vậy đánh môn phái của chúng ta.Lãnh Thiêm cũng lên tiếng nói:- Phía chính Ðông có Võ Ðang Ngũ Hiệp!Lời nói rất giản dị, vì tánh Lãnh Thiêm bao giờ cũng muốn vắn tắt. Võ Ðang Ngũ Hiệp là Tống Viễn Kiều, Trương Tống Khê, Dư Liên Châu, Hân Lợi Hanh và Mạc Thanh Cốc. Bành Hòa Thượng lại lên tiếng nói:- Sáu môn phái chia sáu đường tới đây hợp sức tấn công chúng ta, chúng đã bao vây được giáo phái của chúng ta rồi. Ngũ Hành Kỳ đã tiếp chiến với họ mấy trận, tình thế rất bất lợi. Bây giờ chỉ có một cách là chúng ta hãy lên Quang Minh Ðỉnh trước.Chu Ðiên nổi giận, lớn tiếng át giọng Bành Hòa Thượng và nói:- Bậy nào, Bành Hòa Thượng chỉ được nói lếu, nói láo, tên tiểu tử Dương Tiêu không đến cầu chúng ta, chúng ta Minh Giáo Ngũ Tảng Nhân, việc gì phải lên giúp nó?Bành Hòa Thượng vội cãi:- Chu Ðiên, hiện giờ Minh Giáo chúng ta đang có họa lớn. Nếu để sáu phái phá được Quang Minh Ðỉnh dập tắt thanh hỏa thì chúng ta còn mặt mũi nào sống nữa. vẫn biết Dương Tiêu thất lễ với Ngũ Tảng Nhân, nhưng chúng ta vẫn lên trợ giúp y để bảo vệ Quang Minh Ðỉnh là giúp Minh Giáo.Nói Không Ðược cũng nói:- Bành Hòa Thượng nói rất phải. Tuy Dương Tiêu vô lễ nhưng việc hộ giáo là việc cần. Ðừng vì oán nhỏ mà không quan tâm việc lớn.Chu Ðiên vẫn còn cáu kỉnh, mắng chửi tiếp:- Láo! Hai con lừa sói đầu đều nói láo hết. Thiết Quan Ðạo Nhân còn nhớ năm nọ Dương Tiêu đã đánh gãy xương vai trái của bạn không?Thiết Quan Ðạo Nhân trầm ngâm hồi lâu mới đáp:- Hộ giáo phản công là việc lớn, còn mối thù với Dương Tiêu, chờ thanh toán xong ngoại địch rồi sẽ tính sau. Lúc ấy Ngũ Tảng Nhân chúng ta đều ra tay đánh y. Bần đạo chắc tiểu tử ấy thế nào cũng đại bại.Chu Ðiên lại hỏi Lãnh Thiêm:- Lãnh Thiêm, bạn nghĩ sao?Lãnh Thiêm đáp:- Cùng đi.Chu Ðiên lại hỏi tiếp:- Thế bạn cũng khuất phục Dương Tiêu hay sao? Năm xưa, chúng ta đã thề, Ngũ tảng nhân chúng ta quyết không nhúng tay vào việc của Minh Giáo nữa. chẳng lẽ những lời thề đó, bây giờ đã hủy?Lãnh Thiêm lại đáp:- Phải coi như không có.Chu Ðiên thấy Lãnh Thiêm cũng nói như vậy, cả giận đột nhiên đứng dậy và nói tiếp:- Các người coi như là không có mặc các người, chớ Chu Ðiên nầy không khi nào chịu theo các người đâu.Thiết Quan Ðạo Nhân lớn tiếng át giọng Chu Ðiên:- Việc này không nên chậm trễ, chúng ta lên ngay Quang Minh Ðỉnh.Bành Hòa Thượng bèn khuyên Chu Ðiên rằng:- Chu huynh, năm xưa vì việc tranh lập giáo chủ, mà chúng ta với Dương Tiêu đã trở nên thù nghịch vì y hẹp lượng. Nhưng nghĩ lại thì Ngũ Tảng Nhân chúng ta cũng có điều không phải…Nói Không Ðược hỏi:- Chu Ðiên: Chẳng hay bạn có phải đệ tử hạ thuộc của Minh Tôn Thiên Thánh không?Chu Ðiên:- Phải.Nói Không Ðược lại nói tiếp:- Ngày nay bổn giáo sắp bị đại họa, chúng ta không thể khoanh tay đứng yên. Nếu bạn sợ hãi sáu phái Trung nguyên thì bạn đừng đi. Còn chúng tôi thế nào cũng lên Quang Minh Ðỉnh dù có bị sáu đại phái đó đánh chết, chỉ xin bạn nhặt xác chúng tôi về chôn.Chu Ðiên không sao chịu được giơ chưởng đánh vào mặt Nói Không Ðược, mồm thì chửi luôn:- Nói láo.Chỉ nghe thấy kêu "bộp" một iếng. Nói Không Ðược bị y đánh cho một cái tát. Y há mồm nhổ luôn mười mấy cái răng xuống đất, không hề nói năng gì cả. Mọi người thấy má của y sưng húp, đang trắng biến thành đỏ, rồi lại biến thành tím.Bành Hòa Thượng thấy vậy giựt mình kinh hãi. Chu Ðiên thấy vậy cũng ngẩn người ra phải biết võ công của Nói Không Ðược, không kém gì võ công của Chu Ðiên. Chu Ðiên đánh y, nếu y định chống đỡ hay tránh né thì Chu Ðiên không sao đánh nổi, không ngờ y cứ để yên cho Chu Ðiên Ðánh, nên mới bị thương nặng như vậy.Chu Ðiên ngượng vô cùng, liền nói:- Nói Không Ðược đánh tôi lại đi, nếu bạn không đánh lại thì bạn không phải là người nữa.Nói Không Ðược chỉ cười nhạt một tiếng và đáp:- Hơi sức của tôi để dành đi đánh kẻ địch, chớ đánh người nhà làm chi?Chu Ðiên cả giận, liền giơ tay tát mạnh vào mặt y một cái, rồi cũng phung ra mười mấy cái răng.Bành Hòa Thượng thấy vậy, ngạc nhiên hỏi:- Chu Ðiên, làm gì thế?Chu Ðiên tức giận đáp:- Tôi đã lỡ tay đánh Nói Không Ðược, bảo y đánh lại tôi y lại không chịu, nên tôi phải ra tay tự đánh như thế.Nói Không Ðược vội đỡ lời:- Chu Ðiên, chúng ta coi nhau như anh em ruột thịt, tôi với ba bạn kia sắp đi lên Quang Minh Ðỉnh chiến đấu tới chết mới thôi. Trong lúc sinh ly tử biệt, thì bạn đánh tôi một chưởng như vậy có nghĩa lý gì đâu.Chu Ðiên cảm động vô cùng, liền khóc òa lên và nói tiếp:- Tôi cũng đi Quang Minh Ðỉnh, mối thù của Dương Tiêu chúng ta hãy tạm gác qua một bên.Bành Hòa Thượng cả mừng, vỗ tay nói:- Như thế mới phải là anh em bạn tốt chớ.Vô Kỵ ở trong túi vải, nghe tiếng nói của năm người kia, trong bụng nghĩ thầm:- Năm người này võ công rất cao, mà lại nghĩa khí như vậy, thật là hiếm có. Trong Minh giáo có nhiều tay cao thủ như thế, chẳng lẽ người nào cũng là tà ma ngoại đạo hay sao? Chàng đang nghĩ ngợi, bỗng thấy thân hình của mình bị nhắc bổng lên, đoán chắc là Nói Không Ðược đã vác mình lên vai rồi, và họ đang đi lên trên Quang Minh Ðỉnh.Bọn Nói Không Ðược có năm người, vác hai người lên vai và lên đường. Ði được một ngày một đêm, tới trưa ngày hôm sau. Vô Kỵ thấy cái túi vải được đặt xuống đất và Nói Không Ðược kéo lê cái túi chứ không vác như trước nữa:- Chàng định ngồi xổm dậy thì đầu bị va vào tảng đá rất mạnh và đau nhức vô cùng. Lúc này chàng mới biết thì ra các người lôi mình đi ở trong một con đường hầm, trong đó giá lạnh. Ði được nửa tiếng, chàng đoán chắc đã khỏi đường hầm đó rồi. Lại thấy Nói Không Ðược lôi chàng lên trên cao, rồi lại chui vào đường hầm. Trước sau chui tất cả năm cái đường hầm, rồi chàng lại nghe Chu Ðiên lớn tiếng gọi:- Dương Tiêu ơi, con dơi hút máu với năm anh em Ngũ Tảng Nhân tới kiếm ngươi đây.Một lát sau chàng nghe phía đàng trước có tiếng người trả lời rằng:- Thực không ngờ có Bức Vương và Ngũ Tảng Nhân đại giá giáng lâm, Dương Tiêu không thể đi ra xa nghênh đón được, mong quý vị thứ lỗi cho.Thế rồi Dương Tiêu mời Bức Vương và Ngũ tảng nhân vào bên trong và gọi đạo đồng bưng nước lên mời khách.Ðột nhiên tên đạo đồng bưng nước ra, kêu "ối cha" một tiếng rất thảm khốc.Vô Kỵ ở trong túi vải, nghe cũng phải sờn lòng, không hiểu tại sao cả. Một lát sau chàng nghe Vy Nhất Tiếu nói:- Tả sứ giả mỗ đã giết hai một sứ đồng của đại sứ giả, xin khất một ngày gần đây sẽ báo đền.Nghe giọng nói của Bức Vương rất hùng mạnh, khác hẳn lúc mới tới, hơi thở thoi thóp, giọng nói như người sắp chết vậy.Vô Kỵ giật mình nghĩ thầm:- Y đã hút máu nóng của tên tiểu đồng kia rồi, giết chết một mạng như vậy mới hết hơi hàn độc trong người…Chàng nghĩ tới đó thì nghe giọng thản nhiên của Dương Tiêu đáp:- Chúng ta là anh em đồng chí với nhau Bức Vương hà tất phải nói báo đền như thế làm chi? Ðược Bức Vương lên trên Quang Minh Ðỉnh này tôi thực may mắn lắm rồi.Bảy người nầy đều là những tay cao thủ thượng thặng ở trong Minh Giáo, tuy không ưa nhau, nhưng lúc này có kẻ địch ở trước mặt thì nhứt đám đuợc tụ họp nơi đây, ai nấy đều tinh thần phấn chấn. Bảy người ăn một chút điểm tâm xong liền bàn tán mưu kế để đối phó địch.Nói Không Ðược để cái túi vải nhốt Vô Kỵ xuống cạnh chân , tuy Vô Kỵ vừa đói vừa khát nhưng chàng vẫn nhớ lời dặn bảo của Nói Không Ðược, nên chàng phải cố nhịn. Chàng lại nghe sáu người lần lượt bàn tới thực lực của địch, chỉ có một mình Lãnh Thiêm là người ngồi yên nghe, không phát biểu nửa lời.Bảy người thương lượng một hồi, Bành Hòa Thượng lên tiếng nói:- Tía Sam Long Vương à Kim Mao sư vương không biết đi đâu, Quang Minh Hữu sứ sống hay chết không ai hay biết cả. Ba vị đó chúng ta khỏi cần nói tới nữa, hiện giờ có một điều không may nhứt cho chúng ta là Ngũ Hành Kỳ với Bạch Mi Giáo càng ngày càng thù oán nhau thêm. Trận đại chiến mấy ngày hôm trước, hai bên đều tổn thất nặng nề. Nếu Ngũ Hành Kỳ với Bạch Mi Giáo cũng lân cả trên Quang Minh Ðỉnh bảo vệ, thì đừng nói kẻ địch có sáu môn phái mà hình như chúng có đến mười hai hoặc mười tám phái, chúng ta cũng có thể chống nổi.Nói Không Ðược khẽ đá vào cái túi vải một cái và nói:- Thằng nhỏ trong túi nầy có liên can rất mật thiết với Bạch Mi Giáo. Gần đây nó có ơn với Ngũ Hành Kỳ nữa, muốn điều đình cho hai bên khỏi thù oán nhau, theo ý tiểu đệ thì phải nhờ vả đến thằng nhỏ nầy.Nhất Tiếu lạnh lùng xen lời nói:- Ngôi thứ của giáo chủ chưa định đoạt xong, thì sự tranh chấp của bổn giáo không sao giải quyết được một cách ổn thỏa. Dù thằng nhỏ nầy có bản lãnh tày trời, cũng không sao giảng hòa được cho hai nhóm ấy đâu. Tả sứ giả, tại hạ hỏi sứ giả câu này: Sau khi đánh lui kẻ địch rồi, sứ giả định ủng hộ ai làm giáo chủ?Dương Tiêu thong thả đáp:- Ai lấy được Thánh Hỏa lệnh thì đệ ủng hộ người đó làm giáo chủ. Ðó là luật lệ cổ truyền của bổn giáo, chẳng hay Bức Vương hỏi đệ như thế để làm chi?Nhất Tiếu vừa cười vừa đáp:- Thánh Hỏa lệnh thất lạc đã ngót trăm năm chẳng lẽ không thấy Thánh Hỏa lệnh thì Minh Giáo chúng ta không bao giờ có giáo chủ hay sao? Sở dĩ sáu đại môn phái dám táo gan đánh Quang Minh Ðỉnh nầy, không coi bổn giáo ra gì là vì chúng biết Minh Giáo không có người thống lãnh chỉ huy, nội bộ chia rẽ, thù oán nhau.Nói Không Ðược xen lời nói:- Lời nói của Nhất Tiếu huynh rất phải, Hòa Thượng túi vải nầy không phải là thuộc phe họ Hân và cũng không phải thuộc phe họ Vy. Thì ai làm giáo chủ cũng vậy, nói tóm lại là cần phải có giáo chủ mới được, bằng không hiệu lệnh không được thống nhất như vậy chống ngoại xâm sao được.Thiết Quan Ðạo Nhân cũng lên tiếng:- Lời nói của Nói Không Ðược huynh rất hợp tâm ý cảu bần đạo.Dương Tiêu biến sắc mặt, liền cất tiếng hỏi mọi người:- Chẳng hay các vị lên trên Quang Minh Ðỉnh nầy giúp đệ chống lại kẻ địch, hay là lên đây làm khó dễ tiểu đệ đây?Chu Ðiên ha hả cả cười đáp:- Dương Tiêu, ý của ngươi không muốn bầu giáo chủ, chả lẽ Chu Ðiên nầy không biết hay sao? Minh Giáo không có giáo chủ, thì người Quang Minh tả sứ là người có địa vị cao cả nhất, hừ hừ, tuy chức của ngươi cao thực, nhưng người ta không chịu nghe hiệu lệnh của ngươi thì dù ngươi có địa vị cao như htế cũng có ăn thua gì đâu và tứ đại Hộ giáo Pháp Vương có phục tùng để ngươi chỉ huy không? Chúng ta Ngũ Tảng Nhân đây, đều là những kẻ ưa thích nay đây mai đó, cũng có coi Quang Minh tả sứ của ngươi là cái thá gì đâu.Dương Tiêu bỗng đứng dậy, trả lời mọi người.- Ngày hôm nay, ngoài địch tới xâm lấn. Dương Tiêu không được nhàn rỗi ở đây bàn cãi với quý vị, nếu quý vị cam tâm khoanh tay đứng nhìn Minh Gíao tồn vong, thì mời quý vị hãy xuống Quang Minh Ðỉnh này ngay. Quý Hồ Dương Tiêu không bị tự trận, sau này thế nào cũng đến thăm từng vị một.Bành Hòa Thượng vội đứng dậy khuyên:- Dương tả sứ, hà tất phải vội giận như vậy làm chi? Sáu môn phái vây đánh Minh Giáo, phàm là đệ tử của Minh Giáo thì ai ai cũng có trách nhiệm thì phải bảo vệ bổn giáo, chớ không riêng gì một mình tả sứ đâu.Dương Tiêu cười nhạt và nói tiếp:- Tôi chỉ e bổn giáo vẫn có người mong mỏi Dương Tiêu bị lục đại môn giết chết. Cũng tựa như muốn nhổ cái gai trước mắt đi vậy.Chu Ðiên vội hỏi:- Ngươi nói người đó là ai thế?Dương Tiêu đáp:- Người ấy là ai quý vị đã biết rồi, hà tất quý vị phải hỏi nhiều lời làm chi?Chu Ðiên nổi giận hỏi tiếp:- Ngươi nói ta phải không:Dương Tiêu quay đầu đi nơi khác và không trả lời.Bành Hòa Thượng thấy hai mắt của Chu Ðiên hầu như nổ lửa và Hòa Thượng họ Chu đó muốn đánh nhau với Dương Tiêu ngay. Y lại khuyên bảo rằng:- Cố nhân đã dạy, dù anh em có gì bất hòa với nhau cũng nên đóng cửa lại mà giải quyết thôi và trong lúc có ngoại xâm thì dù có thù hằn đến đâu cũng phải nên dứt bỏ. Chúng ta có đánh nhau vỡ đầu sứt tay đi thì nghĩ lại cũng là anh em trong bổn giáo, anh em nhà với nhau cả. Theo ý đệ thì chúng ta hãy xếp câu chuyện bầu giáo chủ sang bên đã để chúng ta bàn định cách chống kẻ địch thì hơn.Dương Tiêu gật đầu tán thành:- Lời nói của Bành đại sứ rất phải, tiểu đệ rất tán thành.Chu Ðiên không phục, lớn tiếng nói:- Phải, chỉ lời nói của lão sói đầu họ Bành kia là phải thôi, chớ lời nói của Chu Ðiên nầy đều sai hết.Tánh nết của Chu Ðiên rất nóng nảy, khi đã phát khùng, y không suy nghĩ gì cả, lại quát tháo tiếp:Ngày hôm nay thế nào cũng phải quyết định việc bổn giáo chủ. Chu Ðiên nầy tán thành Vy Nhất Tiếu lên làm giáo chủ của Minh Giáo. Bức Vương võ công cao cường, lại đa mưu trí, người trong bổn giáo có ai hơn y được không?Sự thực ngày thường Chu Ðiên với Nhất Tiếu không ưa nhau và còn ác cảm với nhau là khác, nhưng bây gờ y giận Dương Tiêu cho nên mới bầu Nhất Tiếu như thế.Dương Tiêu hà hà cả cười và đỡ lời:- Theo ý tôi, tốt hơn hết nên bầu cho Chu Ðiên làm giáo chủ, hiện giờ Minh Giáo chúng ta đang chia tư, xẻ năm mà Chu Ðiên giáo chủ điên rồi lại đảo, và đảo lại điên một phen thì mới thực là đẹp.Chu Ðiên càng giận thêm:- Người đứng có nói láo.Nói xong y liền múa chưởng nhắm đầu Dương Tiêu đánh tới.Sở dĩ hồi nãy Chu Ðiên đánh cho Nói Không Ðược rụng mười mấy cái răng, là vì lúc ấy Nói Không Ðược không tránh né hay chống đỡ chứ Dương Tiêu đâu phải có dễ đánh đâu. Thấy Chu Ðiên đột nhiên ra tay đánh mình, lại tưởng Ngũ Tảng Nhân rủ cả Vy Nhất Tiếu để tới đây định diệt trừ mình, cho nên y vừa kinh hãivừa tức giận, vừa giơ hữu chưởng lên chống đỡ hữu chưỡng của Chu Ðiên.Nhất Tiếu đứng cạnh đó thấy bàn tay của Dương Tiêu có thanh khí lưu truyền, biết Tả sứ đã luyện thành công môn Thanh Trúc Thủ. Bức Vương biết Chu Ðiên bị đả thương mới khỏi thì địch sao nổi chưởng của Dương Tiêu, nên y vội giơ chưởng ra đỡ luôn chưởng của Dương Tiêu. Bàn tay của hai người đụng nhau rất êm ru, và dính chặt vào nhau.Thì ra Dương Tiêu với Chu Ðiên vẫn có thù hằn với nhau, nhưng Tả sứ nghĩ tới đối phương dù sao cũng là anh em trong Minh Giáo nên y không muốn dùng chưởng của mình đánh chết Chu Ðiên ngay. Vì thế chưởng của y không xử dụng hết toàn lực, nhưng Nhất Tiếu không nghĩ như thế, y giở đủ mười hai thành công lực, dùng Hàn Băng Miên Chưởng ra tấn công luôn. Dương Tiêu tay phải rung động và thấy có một luồng hơi lạnh dồn sang bên cánh tay của mình, y vội vận nội lực chống đỡ. Công lực của hai người ngang nhau nên không ai thắng ai bại.Chu Ðiên la lớn:- Họ Dương kia, hãy chịu một chưởng này của ta đã.Vừa rồi chưởng của y đánh hụt, nên chưởng thứ hai của y lại nhắm ngực của Dương Tiêu đánh tới.Nói Không Ðược thấy vậy vội lớn tiếng khuyên ngăn:- Chu Ðiên không nên làm bậy như thế.Bành Hòa Thượng cũng xen lời nói:- Dương tả sứ, Vi Bức Vương, hai vị hãy ngừng tay lại, đừng tổn thương hòa khí như thế.Hòa Thượng họ Bành vừa nói vừa giơ tay ra định cản chưởng của Chu Ðiên, thì Dương Tiêu đã né người tránh và giơ cánh tay trái lên, dùng tả chưởng dính luôn vào hữu chưởng của Chu Ðiên liền. Nói Không Ðược lại nói tiếp:- Chu Ðiên, hai người tấn công một người như thế không phải là anh hùng hảo hán.Y vừa nói vừa giơ tay ra túm vai Chu Ðiên định kéo sang một bên, ngở đâu tay của y chưa đụng tới đầu vai của Chu Ðiên, đã thấy Hòa Thượng họ Chu, người run lẩy bẩy, hình như đã bị nội thương rồi, y kinh hãi vô cùng, vì xưa nay y vẫn biết. Quang Minh tả sứ, công lực cao siêu không thể tưởng tượng được. Và là một tay cao thủ tuyệt đỉnh của Minh Giáo, nên y chỉ sợ Chu Ðiên bị tả sứ đả thương. Y lại thấy bàn tay của Chu Ðiên dính chặt tay của Dương Tiêu, nên y lại nói tiếp:- Chu Ðiên anh em nhà với nhau, hà tất phải thí mạng già làm chi?Rồi y vừa kéo vai Chu Ðiên vừa nói với Dương Tiêu rằng:- Dương tả sứ , hãy nể mặt tôi mà nương tay đôi chút.Y sợ Dương Tiêu không chịu thâu chưởng lực lại còn thuận thế đánh Chu Ðiên nữa.Nói Không Ðược không ngờ kéo mãi mà không kéo được Chu Ðiên lùi về phía sau, đồng thời y lại còn cảm thấy một luồng hơi lạnh chạy luồng qua gan bàn tay chuyển thẳng lên trên ngực, nên y càng kinh hãi thêm và nghĩ thầm:- Hơi lạnh này là hơi lạnh của Hàn Băng Miên chưởng của Vy huynh đấy. Tại sao Dương Tiêu cũng luyện được như vậy, nếu y biết thêm môn âm độc chưởng này thì lại càng như hổ thêm cánh, không thể nào chế ngự y được nữa .Nghĩ đoạn, y vận hơi sức để chống đỡ hơi lạnh đó. Nhưng y thấy hơi lạnh đó càng ngày càng giá thêm. Chỉ trong giây lát, Nói Không Ðược, đã rét run đến hai hàm răng và chạm nhau nghe cồm cộp rồi, y đã có vẻ chịu không nổi hơi lạnh đó. Thiết Quan Ðạo Nhân với Bành Hòa Thượng liền tiến lên, một người bảo vệ Chu Ðiên, một người bảo vệ Nói Không Ðược, hợp sức với bốn người mới chống đõ được hơi lạnh đó, và Nói Không Ðược mới khỏi bị giá lạnh như trước, nhưng mọi người cảm thấy sức lực ở gần bàn tay Dương Tiêu chuyển sang người mình, lúc nặng lúc nhẹ, lúc nhanh lúc chậm, biến hóa vô cùng, vì vậy bốn người không dám rút tay ra thâu chưởng lại, vì họ sợ trong lúc thâu chưởng nhỡ Dương Tiêu đột nhiên giở hết công lực ra thì trong bốn người không chết cũng bị thương nặng.Nói Không Ðược cố chịu đựng thêm một lát nữa rồi lên tiếng nói:- Dương tả sứ chúng tôi với huynh…Y chỉ nói được mấy tiếng đó đột nhiên thấy trước ngực lạnh buốt, hình như trong ngực bị đóng băng. Thì ra y vừa lên tiếng, chân khí tạm ngừng một cái liền chịu không nổi hơi lạnh ở gân bàn tay của Dương Tiêu truyền sang nên mới bị như thế.Mấy người đấu chưởng lực với nhau như vậy một hồi lâu, Nhất Tiếu với Tảng nhân thần sắc đều khẩn trương, trái lại Dương Tiêu vẫn ung dung như thường. Lãnh Diện tiên sinh vẫn đứng cạnh đó liếc mắt nhìn trận đấu trong lòng hồ nghi vô cùng. Võ công của Dương Tiêu tuy cao siêu thật, nhưng so với Nhất Tiếu cũng ngang nhau thôi, tại sao lại thắng nổi Bức Vương và thêm có bọn Nói Không Ðược bốn người giúp sức nữa, theo đúng lý ra thì Dương Tiêu phải bại mới phải, tại sao bây giờ y một địch năm mà có vẻ thắng như thế vậy, chắc bên trong cũng có mánh lới gì đây.Y là người thông minh tuyệt đỉnh trong lòng hồ nghi như vậy liền cúi đầu suy nghĩ, nhưng nghĩ mãi y vẫn chưa nghĩ ra được nguyên nhân tại sao? Y lại nghe thấy Chu Ðiên lên tiếng gọi:- Con quỷ mặt lạnh kia, đứng yên ở đấy làm gì, có mau… đánh vào sau lưng y không?Lãnh Diện chưa nghĩ ra được nguyên nhân, không muốn ra tay vội. Y vẫn biết trong Ngũ Tảng Nhân chỉ có một mình y đứng ngoài thôi, muốn giải nguy thì phải nhờ đến sức mình, nhưng y thấy Dương Tiêu có vẻ thắng thế như vậy, y biết dú có thêm y vào cũng chưa chắc thắng nổi đối phương, nhưng y thấy sắc mặt của Chu Ðiên với Bành Hòa Thượng đã tái mét, nếu chống đỡ thêm tí nữa, hơi âm độc thế nào trong nội tạng, thì nguy tai lắm, nên y thọc tay vào trong túi lấy năm bút bằng bọc cũ kỹ ra để ở trên tay và nói:- Năm cây bút bạc này đánh vào năm nơi yếu huyệt: Khúc trì, Cự cốt, Dương cốc, Ngũ lý, và Trung bộ của bạn đấy.Năm huyệt đó đều ở trên tay và chân không phải là những yếu huyệt chí mạng, chưa ném, y đã nói ra như vậy trước, có ý báo cho Dương Tiêu hay là tôi không muôn gây thù với bạn đâu, nhưng bạn nên thâu tay ngừng kiếm thì hơn. Ngờ đâu Dương Tiêu chỉ mỉm cười chứ không cần điếm xỉa tới llời nói của Lãnh Diện, nên Lãnh Diện tiên sinh la lớn:- Nếu vậy đệ xin thất lễ đây.Tay trái ném một cái tay phải phẩy một cái có năm điểm ánh sáng bạc, nhắm Dương Tiêu bắn tới. Dương Tiêu chờ năm cây bút đó phi tới một đột nhiên giơ tay trái khua ngang một cái y đá bọn Chu Ðiên ra ngoài chống đỡ liền nghe thấy Chu Ðiên và Bành Hòa Thượng đều kêu "hừ" một tiếng, thì ra năm cái bút bằng bạc nho nhỏ dó bắn trúng hai người.Chu Ðiên bị bắn trúng hai cây và Bành Hòa Thượng bị trúng ba cây cũng may Lãnh Diện cũng không định giết người, nên ra tay nhẹ và những chỗ của hai người bị những cây bút trúng lại không là những yếu huyệt, tuy có bị thương và chảy máu thật nhưng không nguy hiểm lắm. Bành Hòa Thượng khẽ nói:- Ðây là môn công Càn Khôn Ðại Nã Di.Lãnh Diện nghe thấy Càn Khôn Ðại Nã Di năm chữ liền hiểu ngay. Thì ra Càn Khôn Ðại Nã Di là một võ công lợi hại nhất của Minh Giáo do giáo chủ của các đời truyền lại cho nhau môn võ công chuyên môn mượn sức đánh sức, nghĩa là lấy sức người đánh lại người, và cũng còn một yếu chỉ nữa là bốn lạng chống nửa cân. Nhưng sự biến hóa trong rất thần ký và khiến người ngoài không thể tưởng tượng được.Mấy chục năm nay chưa hề nghe thấy người trong Minh Giáo lại học được môn võ võ công này. Cho nên người nào người nấy đềtu không biết võ công đó ra sao cả, mà bây giờ Dương Tiêu đã biết xử dụng thì y không cần dùng hơi sức gì hết đã dồn hơi lại ở người Nhất Tiếu sang bên người của Tảng nhân rồi y lại lấy sức của Tứ tảng nhân mà tấn công Nhất Tiếu, y đứng ở giữa ung dung để xem hai bên đấu với nhau chứ không phải y tấn công.Lãnh Thiêm vội nói:- Mừng bạn, không có ác ý, xin các người, ngừng tay.Lời nói của y rất giản dị, hai chữ mừng bạn trên, là mừng Dương Tiêu đã luyện đuợc võ môn võ công của Minh Giáo đã thất truyền trên một trăm năm nay, còn không có ác ý là nói phen này anh em lên núi đối với Dương Tiêu không có ác gì, chỉ nhất trí lên đây hợp tác để chống ngoại xâm thôi. Xưa nay Dương Tiêu vẫn biết tính của Lãnh Thiêm, lời nói của y rất giản dị và rất rõ ràng quyết không nói thêm một chữ và cũng không thừa một chữ. Dương Tiêu liền ha hả cười và nói:- Vi huynh! Bốn vị tảng nhân, tôi nói một, hai, ba, thì tất cả mọi người đều buông tay và thâu chưởng lực lại như vậy mới khỏi bị thương lầm.Thấy Nhất Tiếu với Chu Ðiên các ngươi đã gật đầu Dương Tiêu từ từ nói lớn:- Một, hai, ba.Y vừa nói xong chữ thứ ba đã thâu ngay môn Càn Khôn Ðại Nã Di liền. Ðột nhiên y thấy giữa lưng giá lạnh và thấy một ngón tay sắc bén đã đâm trúng thần huyệt đạo ở trên lưng mình rồi. Y giật mình kinh hãi nghĩ thầm:- Bức Vương độc thật, lại thừa dịp ta thâu tay lại mà đánh lén ta như thế.Y định quay chưởng lại phản công, nhưng y đã thấy Nhất Tiếu loạng choạng ngã ngay. Hiển nhiên, Bức Vương đã bị người khác tấn công lén rồi. Vì Dương Tiêu là người đã tự không biết bao nhiêu trận lớn nhỏ rồi, tuy câu chuyện vừa xảy ra rất đột ngột nhưng y không kinh hãi chút nào, vội ngả người xuống để tránh ngón tay của địch kiềm chế mình. Lúc y quay người lại nhìn, đã thấy Chu Ðiên, Bành Hòa Thượng, Thiết Quan Ðạo Nhân, Nói Không Ðược đều té lăn ra đất hết, còn Lãnh Thiêm thì đang đấu chưởng với một người mặc áo bào xám. Người đó quay tay gạt một cái Lãnh Thiêm đã kêu "hự" một tiếng liền.Dương Tiêu biết Lãnh Thiêm kêu như vậy là trong người đã hơi đau đớn rồi. Y liền nhảy xổ lại đánh xổ lại định ra tay giúp Lãnh Thiêm nhưng bỗng cảm thấy có một hơi lạnh ở thần huyệt đạo chạy ngược lên, người đều giá lạnh hết, y biết nguy tai đến nơi. Ðồng thời y cũng biết kẻ địch võ công rất cao siêu mà tâm địa cũng ác độc. Kẻ địch đã nhân lúc mình với Nhất Tiếu thâu tay lại để nghỉ ngơi đã nhanh tay tấn công lén luôn, vì vậy sáu người đều bị kẻ địch đánh bại hết.Dương Tiêu vừa tiến lên giơ tay bàn tay phải định tấn công địch, ngờ đâu cánh tay phải đánh ra đã thấy mình mẩy chân tay rét run và chưởng lực cũng tiêu tan hết. Lúc ấy Lãnh Thiêm đã đấu với đích được hai mươi hiệp rồi, càng đấu, Lãnh Thiêm càng lép vế dần. Dương Tiêu thấy vậy lo ngại vô cùng y lại thấy Lãnh Thiêm giơ chân lên đá nhưng kẻ địch đã nhảy sang bên tránh né, đồng thời người đó tiến lên một bước giơ một ngón điểm vào đầu vai của Lãnh Thiêm. Lãnh Thiêm loạng choạng một cái ngã người về phía sau ngay.Dương Tiêu vừa kinh hãi vừa tức giận nghĩ thầm: - Lãnh Diện tiên sinh đấu với người này hơn hai mươi hiệp. Người đó võ công tuy cao cường thật nhưng không khi nào chưa đấu với y một hiệp mà ta đã bị tấn công như thế được. Bây giờ ta có bản lãnh đến đâu cũng không bao giờ ra được nữa?Vô Kỵ ở trong cái túi vải, thoạt tiên chàng nghe Nhất Tiếu Ngũ Tảng Nhân đang cãi vã với Dương Tiêu, sau đó chàng lại nghe mấy người ra tay đánh nhau, chàng sốt ruột vô cùng, chàng sợ hai bên thế nào cũng có người bị thương. Ðồng thời chàng lại muốn xem bảy tay cao thủ của Minh Giáo đấu với nhau ra sao. Nhưng chàng ở trong túi vải chỉ thấy tối om chứ không trông thấy gì hết mặc dầu tai chàng vẫn nghĩ rõ mồn một. Một lát sau chàng lại nghe Lãnh Thiêm lại lên tiếng bảo hai ngừng đấu, ngờ đâu lại có kẻ địch đến đánh lén. Người đó tới một cách đột ngột nên trước khi y tới Vô Kỵ không biết gì hết. Sau đến Nhất Tiếu và Tứ Tảng Nhân bị trúng huyện té ngã. Tiếp theo đó đến Lãnh Thiêm đấu với kẻ địch rồi cũng té ngã nốt. Tuy Dương Tiêu chưa té ngã nhưng Vô Kỵ đã nghe tiếng hàm răng của y va chạm nhau kêu "ken két" hơi thở rất nặng nề đủ thấy y không còn hơi sức gì.Một lát sau có tiếng chân của một người ở bên trong đi ra rồi người đó lên tiếng gọi:- Cha ơi! Ai đã tới thế? Sao cha không cho con gặp mặt?Vô Kỵ đã nhận ra người đó là một thiếu nữ và giọng nói của nàng rất quen chàng sực nghĩ:- Không biết có phải là em Bất Hối không? Chàng nghe Dương Tiêu thở hổn hển đáp:- Ði mau! Ði mau! Con phải chạy thật xa… Càng xa… càng hay.Bất Hối thấy tính tình ở trên khách sảnh như vậy liền kinh hãi lớn tiếng hỏi:- Cha! Cha… có bị thương không? Nàng quay lại nhìn người mặc áo bào xám, giận dữ hỏi:- Có phải ngươi đả thương cha ta không?Người nọ cười nhạt một tiếng nhưng không trả lời. Dương Tiêu lại nói:- Bất Hối! Con hãy nghe lời cha, chạy khỏi nơi đây!Bất Hối định xông lại dùng chưởng đánh người áo bào kia, nhưng nghe cha nói như vậy, nàng trù trừ giây lát rồi giơ tay ra đỡ cha. Người áo xám sầm nét mặt lại quát bảo:- Bé con! Ði ra ngoài kia!Bất Hối đỡ Dương Tiêu vừa nói:- Cha! Chúng ta đi ra ngoài kia cho cha nghỉ ngơi đã!Dương Tiêu gượng cười đáp:- Con hãy đi ra trước đi!Y biết bị hẻ địch kiềm chế khó mà thoát thân được, Bất Hối quay mình lại hỏi người áo bào xám kia:- Hòa Thượng! Tại sao Hòa Thượng lại ám hại cha tôi như vậy?Người áo bào xám đó cười nhạt đáp:- Ðược lắm! Mắt mi sắc sảo thật! Ðã nhận ra ta là Hòa Thượng như vậy ta không thể để cho mi ra khỏi đây được!Nói xong y phất tay áo trái một cái nhắm Bình phong huyệt của Bất Hối điểm luôn. Dương Tiêu thấy nếu con gái mình bị điểm trúng ngón tay đó thì thế nào cũng bị chết ngay tại chỗ mà bây giờ nội lực của mình tuy chưa khôi phục hẳn, nhưng tình thế này không thể nào không ra tay cứu con gái mình được nên y vội đưa khủyu tay của y lên thúc ngực người áo xám một cái.Người áo xám giơ tay trái lên búng một cái trúng ngay vào Tiểu Hải huyệt ở khủyu tay của Dương Tiêu, nhưng tay phải của y đã bị Dương Tiêu thúc tréo sang bên, dù vẫn còn điểm trúng Bất Hối nhưng cô bé không đến nỗi bị nguy hiểm như trước kia nữa!Dương Tiêu nóng lòng cứu con gái, gượng chịu đựng thân thể giá lạnh và tê buốt, phi chân trái lên đá con gái ra ngoài sảnh đồng thời thân hình cản cửa sảnh, không để cho người áo bào đuổi theo đánh con gái mình nữa.Người áo bào xám cười nhạt nói:- Con bé ấy đã bị ta dùng Nhất Âm điểm trúng chỉ còn có thể sống được ba ngày ba đêm thôi!Nói xong y liền nhìn thẳng vào mặt của Dương Tiêu rồi nói tiếp:- Quang Minh Sứ giả danh bất hư truyền có khác! Bị trúng luôn hai ngón tay của ta mà vẫn đứng vững được.Dương Tiêu đáp:- Không ngờ Thiếu Lâm Thần Tăng Không Kiến đại sư là người bị hiền đức lại có người đồ đệ bất hiếu như ngươi! Ngươi là vai vế chữ Viên, vậy tên ngươi là Viên chi?Người áo bào xám giật mình kinh hãi thầm nhưng cũng khen ngợi:- Giỏi thật! Giỏi thật! Không ngờ ngươi lại biết rõ lai lịch của ta vậy! Bần tăng là Viên Chân.Vô Kỵ nghe Dương Tiêu nói đến Thiếu Lâm Thần Tăng đã chăm chú nghe. Nay lại nghe thấy người nọ tự nhận là Viên Chân, chàng lại càng kinh hãi thêm và nghĩ thầm:- Chính nhà sư này đã truyền Thiếu Lâm Cửu Dương Công cho ta. Y đã biết trong người ta có hơi âm độc của Huyền Minh Thần Chưởng mà y lại còn đã thông kỳ kinh bát mạch cho ta để cho hơi âm độc chạy khắp người khiến ta không sao chữa khỏi được! Người này võ công cao siêu kỳ lạ mà lại nhan hiểm ác độc không thể tưởng tượng được. Y là một tay lợi hại nhất trong sáu đại môn phái. Lần này sáu đại môn phái lên vây đánh Minh Giáo người này đột nhiên xuất hiện, Dương Tiêu và cả bọn bị kiềm chế. Minh Giáo đại bại, không còn cách gì cứu vãn được nữa.Chàng lại nghe thấy Dương Tiêu nói:- Sáu đại môn phái đối địch với môn phái của chúng tôi, thì cương quyết đấu một trận mới phải là hành vi của trượng phu, người phải Thiếu Lâm…Nói tới đó y không thể nào gượng được nữa, hai chân mềm nhũn ngồi sụp xuống đất liền. Viên Chân ha hả cười và đáp:- Xuất kỳ chế thắng, cổ nhân cũng làm như vậy chứ có phải là ta sáng tạo ra đâu. Một mình ta đánh đổ bảy tay cao thủ của Minh Giáo, chẳng lẽ các người thua như vậy mà chưa chịu phục hay sao?Dương Tiêu lại guợng nói:- Làm sao ngươi lẻn lên trên Quang Minh Ðỉnh này được?Ai chỉ con đường bí mật cho ngươi biết thế? Nếu ngươi cho Dương Tiêu tôi hay, thì Dương Tiêu tôi mới yên tâm chết.Viên Chân lẻn lên đây được và đánh lén thành công như vậy là vì y có võ công tuyệt đỉnh nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất là y biết được con đường bí mật lẻn trên Quang Minh Ðỉnh vượt qua mười mấy chòi canh của Minh Giáo mà không ai hay biết hết.Viên Chân vừa cười và trả lời:- Các ngươi tưởng trên Quang Minh Ðỉnh của Ma Giáo này có bảy đỉnh núi, mười ba sườn núi cản trở như vậy thì không có thể lên được phải không? Nhưng với mặt của Hòa Thượng phải Thiếu Lâm này thì coi nó như một con đường cái quan chớ không có hiểm trở gì hết. Bây giờ đã bị ta dùng Nhất âm chỉ điểm trúng, trong ba ngày các người sẽ lần lượt trở về trời Tây liền. Bây giờ, bần tăng hãy lên trên Toạ Vọng Phong chôn mấy chục cân thuốc nổ để tiêu diệt ma hỏa của Ma Giáo đi, thế là Bạch Mi Giáo Ngũ Hành Kỳ, đều hấp tấp lên Quang Minh Ðỉnh này trợ cứu, chúng sẽ bị bần tăng đốt thuốc nổ tiêu diệt chúng. Như vậy Thiếu Lâm tăng một mình tiêu diệt Ma Giáo.Bọn Dương Tiêu nghe Viên Chân nói ai nấy đều kinh hoảng vô cùng, vì họ biết tên Hòa Thượng này nói được là làm được dù bảy người có bị hy sinh tánh mạng đi chăng nữa cũng không sao nhưng họ sợ nhứt Minh Giáo từ sáng lập đến giờ đã được ba mươi ba đời rồi mà tới giờ lại bị tiêu diệt do tay Thiếu Lâm .Viên Chân Hòa Thượng càng nói càng đắc chí:Trong Minh Giáo có nhiều tay cao thủ như thế nếu các ngươi không tàn sát lẫn nhau chia năm chia bảy thì đâu đến nổi bị tiêu diệt như ngày nay. Cũng như chuyện cừa rồi chẳng hạn, nếu bảy người không đấu với nhau thì bần tăng không thể nào ra tay một cái đánh bại đuợc bảy người các ngươi được. Như vậy là trời tác nghiệp còn mong được sống sót chứ tự người tác nghiệp thì không còn sống được. Ha hả… không ngờ Minh Giáo khi xưa oai phong lẵm liệt như thế, ngờ đâu từ khi Dương Phá Thiên chết đến giờ tan rã như vậy thật là đáng tiếc quá.Chu Ðiên và bọn Dương Tiêu đứng trước đại họa, thân sắp chết Minh Giáo sắp bị tiêu diệt, nghe thấy kẻ địch nói như vậy ai nấy đều hồi tưởng những chuyện dĩ vãng về hai mươi năm xưa, hối hận vô cùng và nghĩ thầm:- Hòa Thượng này nói không sai chút nào .Chu Ðiên lớn tiếng nói với Dương Tiêu rằng :- Dương Tiêu, ta Chu Ðiên đây sống bấy nhiêu tuổi rồi cũng đáng lắm. Xưa kia, Chu Ðiên này có điều gì không phải mong bạn tha thứ cho. Nay bạn lên làm giáo chủ còn hơn là không có giáo chủ gì cả mà để đến nỗi toàn thể bị đại bại như thế này.Dương Tiêu gượng cười đáp:- Tôi có tài ba nhân đức gì mà làm được giáo chủ chứ, bây giờ tất cả chúng ta ai cũng lỗi lầm hết, mới để cho Minh Giáo bị tiêu diệt như vậy. Khi chúng ta chết dưới chín suối thì hỏi còn mặt mũi nào gặp các vị Minh tôn Giáo chủ của chúng ta nữa!Viên Chân vừa cười, vừa đáp:- Các vị biết hối hận thì muộn rồi. Năm xưa lúc Dương Phá Thiên mới lên làm thủ lãnh thì Minh Giáo hiển hách và hăng hái biết bao. Ngờ đâu, Phá Thiên lại chết sớm như vậy không đuợc đích mắt trông thấy Minh Giáo thảm bại như thế này.Chu Ðiên nổi giận lên tiếng chửi luôn:- Ðừng có nói bậy, nếu Dương giáo chủ chưa khuất núi, thì tất cả anh em đều nghe hiệu lệnh ông ta. Như vậy tặc Hòa Thượng làm sao mà lên đây đánh lén được?Viên Chân cười nhạt nói tiếp:- Dương Phá Thiên chết cũng vậy mà sống cũng thế, ta đều có cách làm cho y thảm bại danh liệt…Ðột nhiên có tiếng kêu bộp rất lớn tiếp theo đó lại có tiếng kêu "ối chà"nữa. Thì ra Viên Chân đã bị Nhất Tiếu đánh một chưởng vào giữa lưng, và Nhất Tiếu cũng bị Viên Chân dùng ngón tay trỏ điểm trúng vào yếu huyệt truớc ngực. Cả hai cùng lùi về phía sau một bước rồi ngã lăn ra đất, thì ra Nhất Tiếu là người đa mưu trí, y bị Viên Chân điểm trúng một chỉ xong, tuy bị thương rất nặng, nhưng dù sao nội lực của y vẫn cao siêu hơn người một mức không phải lúc bấy giờ y không có sức phản công lại. Mà bị đánh chết giấc như vậy là giả bộ chờ tới khi Viên Chân càng nói càng khoái chí không phòng bị, y liền nhảy lên đánh lén luôn. Chưởng ấy giở hết toàn lực ra để mong cứu vãn Minh Giáo sắp bị tiêu diệt, và y cũng muốn cùng kẻ địch chết một lúc. Viên Chân tuy lợi hại thật nhưng chịu sao nổi cái đánh dùng hết toàn lực của Bức Vương như thế, Bức Vương nổi tiếng ngang với Hãn Thiên Chính và Tạ Tốn, hơn nữa Hàn Băng Miên chưởng của y cũng lợi hại lắm ai bị y đánh trúng chỉ thấy trong người giá lạnh, và bị hơi lạnh đó làm cho bị buồn nôn. Sau khi bị đánh trúng chưởng lực đó Viên Chân đã mấy lần cố hết sức vận nội công chống đỡ để cho khỏi té ngã. Nhưng y càng vận nội công bao nhiêu càng thấy mặt mũi tối tăm cứ chực ngã bấy nhiêu. Y đành phải ngồi xếp bằng tròn, vận nội công để chống lại hơi độc chưởng lực của Bức Vương.Còn Nhất Tiếu bị đối phương điểm hai lần Nhất âm chỉ đã thoi thóp hầu như sắp tắt thở và bàn chân tay cũng không thể nào cử động được nữa.Giây phút sau trong khách sảnh yên lặng không có tiếng động nào. Tám đại cao thủ đều bị thương nặng, người nào cũng không lẽ được nửa bước đều đứng yên một chỗ hết. Bất Hối ở ngoài đại sảnh, vì nội công non kém, nên bị thương nặng hơn, Viên Chân với các tay cao thủ của Minh Giáo người nào người nấy đều vận nội công để chữa vết thương mong sớm để khỏi đi lại được.Bất cứ người nào khỏi giết chết được đối phương. Lúc này có thể nói sự tồn vong của Minh Giáo tựa như buộc trên sợi chỉ.Nếu Viên Chân có thể đi lại được trước, dù vết thương của y chưa khỏi hẳn, y vẫn có thể cầm bảo kiếm giết chết bảy tay cao thủ của Minh Giáo. Nếu một người nào trong bảy cao thủ của Minh Giáo Có thể cử động được trước, thì người đó cũng có thể ra tay giết chết Viên Chân được, như vậy Minh Giáo mới được cứu vãn. Nhất Âm chỉ đả thương, người nào người nấy đều mất hết công lực, chỉ có Dương Tiêu với Vy Nhất Tiếu nội công thâm hậu hơn, nhưng cả hai bị Viên Chân điểm trúng hải chỉ, đáng lẽ kinh lực của Hàn Băng Chưởng với Nhất Âm chỉ ngang nhau, nhưng chưởng lực của Nhất Tiếu đánh ra yếu hơn là vì lúc ấy y đã bị thương rồi tất nhiên nội lực của y bằng sao được Viên Chân, người chưa bị gì hết. Xét như vậy thì thế nào Viên Chân cũng cử động được trước mọi người và y thắng thế hơn.Bọn Dương Tiêu nóng lòng sốt ruột vô cùng, nhưng vận công cứu thương có phải là chuyện dễ đâu, càng nóng lòng bao nhiêu càng khó bề vận lên nổi khí công.Bảy người đều là nội gia cao cường, tất nhiên họ phải hiểu lý thuyết đó. Bọn Lãnh Thiêm vận công mấy lần biết mình không sao cử động trước Viên Chân được, nên người nào người nấy chỉ mong có một thủ hạ nào của Dương Tiêu lên trên Quang Minh Ðỉnh mà vào trong sảnh này. Dù người đó không biết chút võ công nào cũng được, quý hồ người đó cầm một cây gậy gỗ khẽ đánh vào Viên Chân là kẻ địch chết liền.Nhưng họ đợi chờ mãi cũng không thấy hình bóng một người nào lên trên Quang Minh Ðỉnh này cả. Lúc ấy đã là giữa đêm, những giáo chúng của Minh Giáo ở trên Quang Minh Ðỉnh người thì bận gác, kẻ thì đi ngủ. Nếu không thấy Dương Tiêu truyền gọi thì không ai dám tự tiện bước vào nghị sảnh này cả. Còn những tiền công hầu hạ Dương Tiêu một đứa đã bị Nhất Tiếu. Hút máu chết, nên tất cả những tên tiểu đồng khác đểu hoảng sợ mất hết hồn vía và đã sớm lánh ra đằng xa rồi. Nếu bây giờ có rung chuông kêu người, dù chúng có tới nơi chưa chắc chúng đã dám bước vào trong sảnh đi ngang mặt tên ma vương hút máu này.Vô Kỵ nằm ở trong túi vải nghe bên ngoài yên lặng như tờ, chàng biết sự yên lặng như vậy thế nào cũng bao hàm một mối nguy cơ rất lớn, . Một lát sau, chàng bỗng nghe Nói Không Ðược lên tiếng:- Này chú bạn nhỏ trong túi vải kia, phen này nhờ tay chứ cứu chúng tôi mới được!Vô Kỵ hỏi:- Cứu bằng cách nào?Viên Chân đang vận khí thấy chân khí ở trong Ðơn Ðiền đang từ từ chuyển động, y bỗng nghe thấy trong túi có người lên tiếng, kinh hãi vô cùng, chân khí trong người đi ngược ngay, nên y càng sợ hãi thêm, chân tay run lẩy bẩy.Võ công của Viên Chân tuy rất cao cường nhưng sau khi lẻn vào được nghị sự sảnh này, nhất tâm đối phó bọn Nhất Tiếu và các tay cao thủ nên không để tâm quan sát đến cái túi ở dưới đất. Nay đột nhiên nghe thấy trong túi có người lên tiếng nên y giật mình kinh hoảng như thế và nghĩ thầm:- Phen nầy ta lại chết mất.Y lại nghe thấy Nói Không Ðược nói tiếp:- Miệng túi cột bằng nút Thiên Tiên bách khấu chỉ có một mình tôi cởi được thôi chứ người khác không cởi được đâu. Nhưng bây giờ em có thể đứng dậy được không?Vô Kỵ đáp:- Ðược!Chàng ở trong túi vải đứng dậy liền, Nói Không Ðược lại nói tiếp:- Chú em, chú đã xả thân cứu mạng anh em Nhuệ Kinh Kỳ thật nghĩa liệt cao phong ai ai cũng khen chú. Bây giờ đây tính mạng của mấy anh em chúng tôi cũng đều nhờ chú cứu giúp cho. Chú cứ đi lại gần tên ác tăng kia dùng quyền, dùng chưởng đánh tên ấy chết đi là xong.Vô Kỵ suy nghĩ không nói nửa lời. Nói Không Ðược lại nói tiếp:- Tên ác tăng lúc mọi người đang lâm nguy liền giơ tay đánh trộm, hành động đê tiện của y Nhưng thế nào chắc chú nghe rõ hết. Nếu chú không đánh chết thì mấy vạn người của Minh Giáo đều bị người ta giết chết hết. Chú đánh chết là một hành vi đại nghĩa nhơn đại dũng…Vô Kỵ vẫn trù trừ không trả lời, Viên Chân không ngoan vô cùng xen lời nói ngay:- Lúc này tôi không vận công được, nếu cậu em đánh chết tôi thế nào cũng bị hảo hán trên thiên hạ mỉa mai cười cho.Chu Ðiên nổi giận mắng chửi:- Tên giặc đầu sói khốn nạn, phái Thiếu Lâm vẫn tự xưng là môn phái chính đại, mà người lại lén lút lên trên cây này đánh trộm như thế, như vậy người không sợ hảo hán trên thiên hạ mỉa mai cười cho hay.Vô Kỵ từ từ trước mặt Viên Chân rồi nói:- Nói Không Ðược đại sư thị phí quý giáo với sáu đại môn phái ra sao, cái đó quả thật không biết rõ. Tôi rất muốn đả thương vị Hòa Thượng của phái Thiếu Lâm này.Bành Hòa Thượng vội nói:- Chú em không biết rõ đấy thôi, nếu lúc này không giết chết đi chờ công lực của y khôi phục y sẽ giết cả chú cũng nên.Viên Chân vừa cười vừa nói:- Bần tăng với tiểu thí chủ này không cóthù oán gì hết, khi nào bần tăng lại ra tay giết chết tiểu thí chủ.Huống hồ tiểu thí chủ không phải là người trong Minh Giáo, có lẽ thiểu thí chủ đã bị tên Hòa Thượng túi vải này bắt nhốt đem lên trên này chắc? Các ngươi, người trong Ma Giáo chuyên làm những việc ác thì các ngươi đưa tiểu thí chủ này lên đây thế nào cũng có ác ý chứ không sai.Lúc ấy cả hai bên đều thở hổn hển nên lời nói của mấy người đó rất khó nghe, nhưng người nào người nấy cũng cố hết sức nói để mong lấy được lòng Vô Kỵ.Vô Kỵ khó xử quá. Chàng vẫn biết Viên Chân Hòa Thượng là người rất gian ác, nhưng chàng không muốn một chưởng đánh tên Hòa Thượng ác độc chết, vì nếu đã đánh chết tên đó thì suốt đời mình phải đứng về phía Minh Giáo, công nhiên đối địch với sáu Ðại môn phái, Thái sư phụ, Võ Ðang Lục Hiệp, Chu Chỉ Nhược các người sẽ trở nên kẻ địch của mình. Xưa nay Minh Giáo vẫn bị người trong võ lâm gọi là tà ma dị đoan. Nhưng Nhất Tiếu hút máu người, nghĩa phụ Tạ Tốn giết bừa giết bãi những người vô tội. Những hành động đó quả thật không phải chút nào.Năm xưa Thái sư phụ vẫn khuyên bảo chàng luôn, đừng có kết giao với người Ma Giáo để khỏi suốt đời mang tại họa. Nhưng cha mình lấy mẹ mình là Ma Giáo mà phải tự vận ở núi Võ Ðang. Tấm gương đó lúc nào cũng hiện lên trong đầu óc chàng, chàng lại nghĩ đến Viên Chân là đệ tử của Thần Tăng Không Kiến mà Không Kiến Ðại sư cam chịu đựng mười ba quyền về môn Thất Thương Quyền để mong cảm hóa nghĩa phụ mình, kết quả Thần Tăng bị chết dưới mười ba miếng quyền đó. Lòng từ bi đại nhân đại nghĩa quả thật hiếm có trong võ lâm này.Nhưng vậy khi nào chàng dám đả thương đệ tử của Thần Tăng nữa. Hơn nữa chàng nghĩ đến Viên Chân Hòa Thượng đã dạy Thiếu Lâm Cửu Dương Công cho mình. Như vậy cũng có thể nói là có tình nghĩa sư đồ rồi, tuy vị sư này đã đả thông kỳ kinh bát mạch cho ta để cố ý làm hại ta nhưng có vì thế làm ta bị hãm hại chết đâu?Chàng là người không bao giờ quên ơn của một người nào hết. Vì vậy đối với Viên Chân ám hại chàng năm xưa, chàng cũng rộng lòng tha thứ cho y nốt.Chàng đang nghĩ ngợi lại nghe Nói Không Ðược thúc giục chàng liền hỏi:- Nói Không Ðược đại sư ơi! Ðại sư dậy hậu bối một cách làm thế nào khiến Hòa Thượng này không bị thương mà ông ta vẫn không làm gì được lão tiền bối thì tiểu bối sẽ tuân theo.Nói Không Ðược thấy Vô Kỵ hỏi như vậy liền nghĩ thầm:- Bây giờ đã tới lúc phải một bên sống một bên chết mới giải quyết được, làm gì đó có cách mà bảo tồn cả hai bên như thế? Nếu lúc này Viên Chân không chết thì thế nào chúng ta cũng phải chết!Lão Hòa Thượng đang ngẫm nghĩ chưa trả lời, thì Bành Hòa Thượng đã xen lời nói:- Chú em là người nhân đức như vậy thật đáng khen lắm. Nếu vậy chú em làm ơn đưa thẳng tay ra điểm vào yếu huyệt Ngọc Ðường ở trước ngực Viên Chân một cái, chú điểm như vậy y không bị thương gì đâu, y chỉ bị tê liệt mấy tiếng đồng hồ thôi, chúng tôi sẽ sai người đưa y xuống dưới Quang Minh Ðỉnh và nhất định không khiến y bị rụng một cái lông chân!Vô Kỵ là người thông thạo y lý biết điểm và Ngọc Ðường huyệt Nhưng vậy chỉ tạm ngăn cản chân khí ở đơn điền đi lên thôi chứ không gây tổn thương gì hết.Chàng đang định tiến tới lại nghe Viên Chân nói:- Tiểu thí chủ chớ có mắc hỡm chúng! Tiểu thí chủ điểm vào yếu huyệt đóa của bần tăng tất nhiên bần tăng không bị suy suyển gì thật, nhưng khi chúng đã phục hồi được nội lực thì chúng sẽ giết bần tăng ngay! Lúc nầy tiểu thư chỉ cản trở chúng sao được?Chu Ðiên lớn tiếng mắng chửi:- Tên tặc Hòa Thượng kia không được nói láo! Chúng ta đã bảo không đả thương người thì tất nhiên không khi nào chúng ta lại đả thương ngươi! Ta thử hỏi ngươi, Ngũ Tảng Nhân của Ma Giáo có khi nào nói dối ai không?Vô Kỵ thấy hai người cãi nhau như vậy liền nghĩ thầm:- Dương Tiêu với Ngũ Tảng Nhân đều là những người nói sao làm vậy, chỉ có một mình Nhất Tiếu là hay làm bậy thôi!.Nghĩ đoạn chàng lên tiếng hỏi:- Vi tiền bối nghĩ sao?Nhất Tiếu với giọng run run vừa đáp:- Tạm thời tôi cũng nhận lời không đả thương y như lần khác gặp y thì tôi nhất định sống mãi với y một phen!Nói đến mấy chữ cuối cùng vì y đuối sức quá Vô Kỵ phải để ý lắm mới nghe rõ được .Vô Kỵ nói tiếp:- Tôi xin tuân theo quý vị lão tiền bối, Quang Minh Sứ giả Thanh Dực Bức Vương và Ngũ Tảng Nhân bảy vị, vị nào cũng là anh hùng hào kiệt đương thời, tất nhiên không bao giờ thất hứa để thất tín với người đương thời như vậy. Viên Chân Hòa Thượng, hậu bối xin thất lể đại sư đây.Nói xong chàng từ từ bước tới trước mặt Viên Chân vì cái túi rất hẹp, chàng không sao bước lớn được nên cứ phải nhảy từng bước một mà tới.Ngọc Ðường huyệt ở giữa ngực của người ta thuộc về châm mạch, huyệt này không phải là huyệt lớn khiến người ta có thể chết được, nhưng nơi đây bị người ta điểm trúng, chân huyết trong người sẽ bị bế tắc liền!Vô Kỵ chờ tới khi đi tới gần Viên Chân, mới lên tiếng nói:- Viên Chân Ðại sư! Vì bảo toàn cho hai bên nên hậu bối mới phải ra tay như vậy, mong Ðại sư đừng có oán trách nhé!Nói xong chàng từ từ giơ tay lên để điểm huyệt.Viên Chân gượng cười đáp:- Lúc này bần tăng không cử động được nữa, tha hồ cho tiền bối muốn hoành hành thế nào thì hoành hành.Từ khi học hỏi được y học của Hồ Thanh Ngưu tới giờ, Vô Kỵ đã nhận biết các huyệt đạo rất giỏi, có thể nói là trên đời có một không hai, tuy giữa chàng với Viên Chân cách nhau một cái túi vải nhưng chàng giơ tay ra điểm vào Ngọc Ðường huyệt vẫn không sai một ly một tí nào. Chàng giơ tay ra điểm bỗng nghe Dương Tiêu, Lãnh Thiêm và Nói Không Ðược đồng thanh la lớn:- Ối chà! mau rút tay lại!Vô Kỵ bỗng thấy ngón tay của mình bị rung động một cái và cảm thấy có một luồng hơi lạnh dồn sang nhanh như điện chớp, rồi chàng cảm thấy khắp mình mẩy đều giá lạnh. Chàng lại nghe Chu Ðiên, Thiết Quan Ðạo Nhân cũng đồng thanh lên tiếng mắng chửi:- Tặc Hòa Thượng dám táo gan ám hại một cậu bé như thế thật là xảo quyệt không thể tưởng tượng được!Vô Kỵ thấy trong người cứ rét run lẩy bẩy, chàng đã đoán biết Viên Chân tuy không đi được nhưng y vẫn có thể gượng giơ tay ngón tay lên để ở trước ngực. Vì ở trong túi chàng không trông thấy gì cả nên chàng mới đểm phải Nhất Âm Chỉ của tên Hòa Thượng xảo trá đó và bị hơi lạnh chuyền sang người liền như vậy.Tuy Vô Kỵ bị thiệt hại thật, nhưng Viên Chân lại còn thiệt hại hơn, vì y đã dồn hết nội lực và tinh thần vào ngón tay đó sau khi y đã chuyển được hơi lạnh sang người Vô Kỵ rồi, y liền cảm thấy thân thể tê liệt, mặt nhợt nhạt như không có sắc máu, đứng đở người như một cái xác chết vậy. Thoạt tiên trong khách sảnh có tám người bị thương, không sao cử động được. Bây giờ lại thêm một Vô Kỵ vào đó nữa. Chu Ðiên càng nóng nảy giận dữ thêm, cứ lớn tiếng chửi Thiếu Lâm giả trá, vô sỉ.Tuy Viên Chân mỏi mệt quá, hầu như sắp chết, nhưng trong lòng vẫn mừng thầm và tự nghĩ: - Thằng nhỏ này hãy còn ít tuổi lắm chắc võ nghệ nó cũng tầm thường thôi, nay nó bị trúng phải Nhất Âm chỉ của ta chắc nó chỉ có thế chịu đựng được một ngày là chết ngay. Còn mình bị tán chân khí chỉ trong một tiếng đồng hồ sau có thể tụ ngay được. Mình vẫn chi phối được cuộc diện này .Thế là trong khách sảnh lại yên lặng như trước. Lại qua được nửa tiếng đồng hồ nữa, đèn đã lần lượt tắt, trong khách sảnh tối đen như mực. Bọn Dương Tiêu nghe thấy tiếng hô hấp của Viên Chân càng ngày càng đều. Mọi người biết chân khí của y đang tự động tụ lại, còn mấy người này vừa vận nội công đã thấy hơi lạnh xâm nhập vào đơn điền ngay, nên người nào người nấy lại run lẩy bẩy ngay, trong lòng lại càng thất vọng, và rầu rĩ không thể tưởng tượng dược. Vì thế, họ lại mong Viên Chân sớm lành mạnh tiến tới đấm cho mỗi người một quyền được chết cho mau, khỏi bị rét run khổ sở như thế này. Nghĩ như vậy, Lãnh Thiêm và Chu Ðiên đành nhắm mắt đợi chết. Riêng Nói Không Ðược với Bành Hòa Thượng hai người chưa nằm yên. Thì ra, trong năm người của Ngũ Tảng Nhân, chỉ có Nói Không Ðược với Bành Hòa Thượng là người xuất gia mà thôi.Vô Kỵ cứ mím mồm dùng hơi nóng trong người để dồn hơi lạnh Nhất Âm chỉ ra khỏi người.Chàng lại nghe Bành Hòa Thượng bảo Nói Không Ðược:- Nói Không Ðược ơi, đệ đã nói từ trước kia rồi, sức lực của Minh Giáo chúng ta không thể nào đuổi được quân Mông Cổ ra khỏi bờ cõi đâu. Thế nào cũng phải liên lạc tất cả anh hùng hào kiệt trong thiên hạ cùng ra tay một lúc mới thành được đại sự. Cũng như sư huynh của bạn với sư đệ của đệ là Chu Tử Vượng năm xưa khởi đánh quân Mông Cổ, thanh thế của họ mạnh biết bao, rốt cục cả hai đều thất bại. Sở dĩ họ thất bại là vì không người cứu viện.Vô Kỵ thấy Bành Hòa Thượng nói như vậy liền nghĩ thầm:- Chu Tử Vương không biết có phải là cha nàng Chu Chỉ Nhược không? Vì mãi nghĩ ngợi chàng không để ý nghe những lời sau của Bành Hòa Thượng, chàng lại bỗng nghe thấy Chu Ðiên lớn tiếng nói:- Chết đến nới, hai tên giặc sói đầu này lại còn bàn tán, một người thì bảo Minh Giáo làm chủ, một thì bảo phải liên lạc với các môn phái chính, theo ý kiến đó đều phi lý hết. Minh Giáo của chúng ta đã chia năm chia bảy còn là chủ ai được nữa. Bành Hòa Thượng muốn liên lạc các môn chính cũng vậy nốt. Hiện giờ sáu đại môn phái đang vây đánh chúng ta, chúng ta liên lạc với họ sao được.Thiết Quan Ðạo Nhân cũng xen lời nó:- Nếu Dương giáo chủ còn sống thì chúng ta cũng đánh cho sáu đại môn phái chạy tán loạn ngay. Thì lúc bấy giờ lo gì họ không nghe mệnh lệnh của Minh Giáo chúng ta.Chu Ðiên ha hả cười nói tiếp:- Ðạo sĩ lên tiếng làm gì, ý kiến của bạn không thể nghĩ được. Nếu Dương giáo chủ còn sống thì việc gì cũng thay đổi người ta mới biết làm sao… ối cha…ối cha…Vì y cười nên chân khí tản mát, hơi lạnh chạy luôn vào trong tim phế y chịu không nổi mới kêu la như thế Lãnh Thiêm bực mình liền quát lớn:- Câm mồm đi!Y vừa nói xong ai nấy điều im lặng liền.Vô Kỵ nghe những lời nói của mấy người đầu óc hoang mang thầm nghĩ: - Thế ra Minh Giáo còn có nhiều quân tử như vậy chứ không phải người nào cũng tồi bại như những người đã tưởng đâu . Nghĩ đoạn chàng liền nói:- Nói Không Ðược đại sư, có thể cho tôi biết được tôn chỉ của quý giáo ra sao không?Nói Không Ðược đáp:- Hà hà, thế ra chú chưa biết à. Chú chết với Minh Giáo chúng tôi một cách oan uổng như vậy, chúng tôi đang ăn năn vô cùng. Dù sao chú chỉ sống thêm vài tiếng nữa thôi, tôi có cho chú biết sự bí mật của bổn giáo cũng không sao. Lãnh Diện tiên sinh. Ðệ nói như thế có phải không.Lãnh Thiêm đáp:- Nói đi!Lời nói của y giản dị vô cùng đáng lẽ y phải trả lời Nói Không Ðược là: "Anh muốn nói gì thì nói". Mà y chỉ có nói tiếng "nói đi" thôi.Nói Không Ðược đằng hắng một tiếng rồi nói tiếp:- Chú em, nguồn gốc của Minh Giáo chúng tôi xuất xứ ở nước Ðại Thục truyền vào Trung thổ từ đời nhà Ðường, lúc ấy vua Ðường cho lập chùa Ðại Vân Quang Minh ở khắp mọi nơi, những chùa đó là của Minh Giáo chúng tôi. Giáo nghĩa của chúng tôi là chúng sinh bình đẳng, nếu có tiền bạc thì phải đem ra cúng tế.Người nghèo ăn chay, kiêng rượu, sùng bái Minh Tôn, chỉ vì tham quan ô lại của các triều đại đè nén Giáo phái chúng tôi. Từ đời Bắc Tống cùng với Tống Giang nổi danh một lúc, nên chàng hỏi tiếp:- Thế ra Phương Liệp là giáo chủ của quý giáo à?Phải, đến năm Kiến Ðiện thời Nam Tống có vị giáo chủ tên Vương Tôn Thạch khởi nghĩa ở Tín Châu, Năm Triệu Hưng, giáo chủ Dư Ngũ Bà khởi nghĩa ở Từ Châu. Ðến năm Thiệu Ðịnh lại có giáo chủ Trương Tam Thương khỏi nghĩa ở Quảng Ðông và các nơi khác. Từ xưa tới nay, bổn giáo vẫn đối lập với triều đình nên triều đình gọi bổn giáo là Ma Giáo và bị cấm chỉ hoạt động.Vì sự sống, chúng tôi phải hoạt động bí mật mới tránh được tai mắt của quân binh. Các môn phái lớn tích oán cứu với bổn giáo tất nhiên bổn giáo cũng có một số người có hành vi bất chính bị các đại môn phái bắt quả tang nên danh dự của bổn giáo mới bị suy vi…Dương Tiêu đột nhiên lạnh lùng hỏi:- Nói Không Ðược ám chỉ tôi đấy không?Nói Không Ðược đáp:- Tên của tôi là Nói Không Ðược, phàm những việc gì nói không được là tôi không nói hết. Các người đã làm việc gì thì các người tự hiểu lấy…Dương Tiêu không nói gì nữa. Vô Kỵ bỗng giựt mình kinh ngạc và nghĩ thầm: ủa, sao mình mẩy ta không giá lạnh nữa thế này?Lúc đầu chàng bị Nhất Âm chỉ của Viên Chân điểm trúng giá lạnh chịu không nổi. Cách có một thời gian không lâu mà hơi lạnh bỗng tiêu tán ngay.Quý vị còn nhớ năm chàng lên mười tuổi bị trúng độc của Huyền Minh thần chưởng, cho nên tới năm 17 tuổi chàng mới đẩy hết được hơi âm độc ra khỏi người chàng. Trong bảy năm trời ngày đêm chàng phải chống cự với hàn độc ấy dần dần thành một thói quen cũng tựa như hô hấp thường vậy. Hễ hơi độc lâm nguy là nội lực của chàng tự nhiên vận lên chống đỡ ngay. Sau chàng lại được ăn nhái huyết một thời gian khá lâu và luyện môn Cửu Dương Thần công, nên dương khí ở trong người chàng rất sung túc. Vì vậy, dương khí đó xua đuổi hơi giá lạnh đi mà chàng không hay.Vô Kỵ lại nghe Nói Không Ðược nói tiếp:- Từ khi nước Ðại Tống của chúng ta bị quân Mông Cổ tiêu diệt Minh Giáo chúng tôi càng trở nên kẻ địch số một của Nguyên Triều. Các đời giáo chủ chúng tôi bắt liên lạc với các hào hiệp giang hồ để đuổi Mông Cổ. Nhưng tiếc thay mấy năm gần đây Minh Giáo chúng tôi tựa như một lũ rồng không đầu. Các tay cao thủ tranh cướp ngôi giáo chủ, tàn sát lẫn nhau. Vì vậy có nhiều người chán nản về quê ẩn dật, và cũng có người ra lập chi phái khác, để tự tên là giáo chủ.Sau khi bổn giáo mất hết quy luật, kết thù kết oán với giáo phái khác ngày càng sâu nên mới có câu chuyện xảy ra như thế này Viên Chân Hòa Thượng, tôi kể như vậy có sai không?Viên Chân dùng giọng mũi "hừ" một tiếng rồi đáp:- Ðúng lắm! Các người chết đến nơi rồi còn sai làm chi.Rồi Viên Chân từ từ đứng dậy bước về phía trước, Dương Tiêu với Ngũ Tảng Nhân đều thất thanh kêu "ủa" một tiếng, tuy ai nấy đã biết rõ kẻ địch thế nào cũng tự động đi được trước mình, nhưng không ngờ công lực của y lại thâm hậu đến thế. Y đã bị Thanh Dực Bức Vương đánh trúng một "Hàn Băng miễn chưởng" mà y lại khôi phục sức lực một cách nhanh chóng như vậy. Mọi người thấy Viên Chân đã bước được một bước chân trái, nhưng người của y không lắc lư chút nào. Dương Tiêu thấy vậy cười nhạt nói:- Ðồ đệ của Không Kiến Thần Tăng quả nhiên lợi hại thật. Nhưng Hòa Thượng kia vẫn chưa trả lời những câu nói hồi nãy của ta, chẳng lẽ bên trong có sự gì ám muội nói không được chăng?Viên Chân ha hả cười, bước lên một bước nữa và nói:- Nếu ngươi không biết rõ nguyên nhân câu chuyện đó tức nhiên chết cũng không an tâm. Ngươi hỏi ta tại sao biết con đường bí mật trên Quang Minh Ðỉnh này để lên một cách thần bí phải không? Ðược, để ta nói thật cho các ngươi nghe chính vợ chồng giáo chủ Dương Phá Thiên của các ngươi đã đích thân đưa ta đi qua đường bí mật đó.Dương Tiêu rùng mình nghĩ thầm:- Với thân phận của y chắc không khi nào y qua con đường bí mật đó.thật là kỳ lạ!Chu Ðiên nghe Viên Chân nói, không nhịn được bèn lớn tiếng mắng chửi:- Ngươi không được nói bậy. Con đường bí mật trên Quang Minh Ðỉnh là đưa người qua con đường ấy.Viên Chân thở dài một tiếng hai mắt nhìn lên trời, nghĩ ngợi một lúc rồi đáp:- Nếu các ngươi muốn biết rõ nguyên nhân câu chuyện đó, hãy nghe ta kể câu chuyện hai mươi năm về trước cho các ngươi nghe. Chu Ðiên ngươi nói rất phải! Con đường bí mật đó quả thật là một nơi rât nghiêm trang của Minh Giáo. Xưa nay chỉ có một mình giáo chủ mới có thể ra vào được thôi.Nếu người khác ra vào con đường đó sẽ chịu chết liền, nhưng Dương phu nhân đã ra vào qua con đường đó mà các người không biết. Dương Phá Thiên dã phạm quy luật của giáo phái lén đem phu nhân đi trộm qua con đường bí mật này…Viên Chân nói tới đó, Chu Ðiên lại lớn tiếng mắng chửi:- Nói láo! Nói láo!Bành Hòa Thượng liền lớn tiếng mắng át:- Chu Ðiên, không được phá rối để y nói nốt.Viên Chân nói tiếp:- Sau Dương phu nhân lại lén đưa mỗ qua con đường bí mật này.Chu Ðiên lại định quát mắng thì mọi người trợn mắt nhìn y, nên y đành phải câm mồm, Viên Chân lại nói tiếp:- Ta không phải là người của Minh Giáo, ta đi vào con đường bí mật đó nên không thể nói là phạm giáo quy được. Hà, dù ta có là người của Minh Giáo và đã phạm tội nặng đi chăng nữa, ta cũng không sợ mà.Nói đến đây giọng của y có vẻ bi đát lắm, Thiết Quan Ðạo Nhân bèn hỏi:- Tại sao Dương phu nhân lại đưa bạn qua con đường bí mật này?Viên Chân đáp:- Câu chuyện lúc bấy giờ… đã lâu… lâu lắm rồi, hồi đó lão tăng này mới ra ngoài hai mươi năm mà Bây giờ đã ngoài bảy mươi rồi… lúc ấy… Thôi được để ta nói hết cho các người nghe vậy. Các người có biết lão tăng đây là ai không? Dương Phá Thiên là sư huynh của ta. Dương phu nhân là sư muội của ta. Lúc lão tăng chưa đi tu họ của ta là Thành và tên là Khôn, biệt hiệu là Hỗn Nguyên Phích Lích Thủ đấy.Viên Chân vừa nói tới đây mọi người hết sức kinh ngạc và cả Vô Kỵ cũng suýt thất thanh la lớn. Những chuyện của Tạ Tốn kể cho chàng bỗng xuất hiện ra trước mặt. Những ảo ảnh đó là Thành Khôn, sư phụ của Tạ Tốn giết chết cha mẹ Tạ Tốn như thế nào. Nên Tạ Tốn đi giết bừa, giết bãi các nhân vật trong võ lâm, để cho Thành Khôn ra mặt. Sau Tạ Tốn đánh Không kiến Thần tăng bị thương và Thành Khôn không chịu giữ lời hứa hiện ra…Vô Kỵ tưởng tượng tới đó sực nhớ đến:- Thế ra lúc ấy, tên ác tặc Thành Khôn này đã vái Không Kiến làm sư phụ rồi. Muốn hóa giải oan nghiệt ấy Không Kiến mới cam tâm chịu mười ba miếng Thất thương quyền của nghĩa phụ ta, ngờ đâu Thành Khôn đánh lừa cả sư phụ của y. Nên không Kiến Thần tăng mới mang hận mà chết.Nghĩ tới đó chàng lại nhớ đến đêm nọ mình dã hứa với nghĩa phụ rằng:- Mắt của nghĩa phụ không trông thấy gì, chờ khi nào con lớn lên thành người luyện giỏi võ công, con sẽ đi trả thù cho…nghĩa phụ. Kẻ giết cả nhà nghĩa phụ tên là Hỗn Nguyên Phích Lích Thủ Thành Khôn. Lúc nào Vô Kỵ cũng nhớ cái tên đó trong lòng để sau này trả thù cho nghĩa phụ… Sở dĩ nghĩa phụ ta vẫn hay nổi khùng giết bừa bãi như thế, và sau tất cả đều do tên Thành Khôn núi Võ Ðang bức tử cha mẹ ta, xét ra tất cả đều do tên Thành Khôn này gây ra hết. Chàng càng nghĩ càng phẫn uất, đột nhiên thấy người nóng như lửa thiêu. Cái túi Càn Khôn của Nói Không Ðược kín mít không hơi gió. Vô Kỵ ở trong túi khá lâu đáng lẽ bị chết ngạt rồi nhưng chàng nhờ có nội công tinh thông và chàng xử dụng lối hô hấp kiểu con rùa nghỉ ngơi, nên chỉ cần có một ít không khí cũng đủ chịu đựng được. Lúc này chàng bỗng thấy tâm thần hỗn loạn Cửu Dương Công chứ ở trong đơn điền không nghe lời sai khiến của mình.Cứ thế mà bốc lên, chỉ trong giây lát chàng cảm thấy như ở trong lò lửa. Chàng không chịu được cứ lớn tiếng rên rỉ hoài.Chu Ðiên quát mắng:- Chú em, hiện giờ người nào cũng sắp chết đến nơi, đều đau khổ không sao chịu nổi được. Nhưng chú xem có ai rên rỉ như chú không. Nếu chú là hảo hán thì cũng nên nghiến răng mà chịu như chúng tôi đi.Vô Kỵ đáp :- Vâng!Chàng liền dùng Chân Niếp Tâm thần để vận chuyển Cửu Dương Công không cho bốc lên như thế nửa. Ngày thường chàng chỉ chuyển vận giây phút là Cửu Dương Thần Công hạ xuống và tâm thần yên lặng liền. Ngờ đâu lần này chàng càng vận công bao nhiêu càng thấy chân tay và mình mẩy khó chịu bấy nhiêu.Mỗi nơi yếu huyệt hình như bị mấy trăm năm mũi thiêu hồng đâm vậy. Thì ra chàng tập luyện Cửu Dương Thần Công này được mấy năm tuy chàng đã được học một môn võ thượng thặng và huyền hảo nhất thiên hạ, nhưng vì chàng chưa được danh sư chỉ dạy mà một mình học lấy, Cửu Dương chân khí tích súc ở trong người càng ngày càng nhiều nhưng chàng không biết vận dụng. Ðã thế thì chớ vừa rồi chàng lại bị Nhất Âm của Viên Chân điểm phải.Nên rõ Nhất Âm chí là một môn âm độc nhất trong võ lâm, khi môn võ công âm độc ấy điểm vào người Vô Kỵ không khác gì một thùng thuốc nổ mà bị châm một ngọn lửa vào, hơn nữa chàng bị nhốt ở trong túi Càn Khôn kín mít khiến Cửu Dương chân khí không có nơi phát tiết, nơi chân khí đó mới chạy ngược vào người chàng. Trong một thời gian ngắn ngủi ấy Vô Kỵ đang trải qua một cuộc đời khó khăn nhất của các người tu đạo luyện công. Giai đoạn này là giai đọan nguy hiểm nhất, sư sinh tử thành bại chỉ cách nhau có một ly thôi. Bọn Chu Ðiên có ngờ đâu Vô Kỵ không muốn và cũng không sớm lại ở ngay lúc này trải qua một giai đoạn lớn của người tu đạo luyện công.Nếu thành công chàng sẽ trở nên Tam hoa Tụ Ðỉnh Ngủ khí triều nguyên và Long hổ gia hội. Nói tóm lại nếu thành công chàng luyện tới mức cao siêu nhất thiên hạ, nhưng bọn Chu Ðiên lại tưởng lầm chàng bị điểm trúng Nhất Âm chỉ của Thành Khôn bị thương quá nặng, sắp chết đến nơi, mới kêu rên như vậy.Vô Kỵ cố hết sức chống đỡ những nóng bức chí dương đó. Tuy vậy lời nói của Viên Chân chàng vẫn nghe rõ, chàng lại nghe Viên Chân nói tiếp:- Sư muội với lão tăng vốn là bạn thế giao với nhau nên hồi còn nhỏ hai bên cha mẹ đã hứa hôn cho nhau rồi. Ngờ đâu Dương Phá Thiên cũng yêu sư muội của lão tăng. Tới khi y được làm giáo chủ của Minh Giáo, oai trấn thiên hạ mà cha mẹ của sư muội lão tăng lại là người thế lợi, đồng thời sư muội của lão tăng cũng là người ham hư danh, nên nàng nhận lời lấy Phá Thiên ngay.Sau khi kết hôn, nàng thấy không được hạnh phúc như ý muốn của mình, thỉnh thoảng mới gặp lại lão tăng. Muốn gặp gỡ thầm lén như thế thì phải có một nơi thật kín đáo mới được, bằng không để Phá Thiên hay biết thì cả hai cũng đều bất tiện, Phá Thiên rất cưng sư muội của lão tăng, nàng muốn gì được nấy, nên nàng mới bảo y đưa xuống đường hầm bímật này chơi. Tuy Phá Thiên không muốn, nhưng y vẫn phải chiều lòng vợ mà đưa nàng vào đường hầm bí mật đó. Thế là, từ đó trở đi, nơi thánh địa, nơi trang nghiêm nhất của Minh Giáo đã trở nên chốn hội họp của lão tăng với giáo chủ phu nhân, hà hà, hà hà… lão tăng đi lại trong đường hầm này, trước sau có tới mấy chục lần, nên ngày hôm nay trở lại Quang Minh Ðỉnh, lão tăng không tốn một chút hơi sức nào là thế.Chu Ðiên và Dương Tiêu các người nghe Thành Khôn kể lại câu chuyện đó đều câm miệng. Chu Ðiên nhịn không nổi, liền lớn tiếng mắng chửi:- Nói…Y không dám nói tiếp nữa, vì y biết câu chuyện đó là thật chứ không phải do Thành Khôn bịa đặt. Tuy vậy, mọi người đều tức giận không thể tưởng tượng được, vì không có một dịp nào làm nhục Minh Giáo bằng việc này. Ngày hôm nay, Minh Giáo bị tiêu diệt cũng do sự tiết lộ con đường hầm bí mật này.Tuy mọi người tức giận đến hai mắt hầu như nổ lửa, nhưng ai nấy cũng biết lời nói của Viên Chân không phải bịa đặt.Viên Chân lại nói tiếp:- Các người tức giận làm chi, lão tăng đây mới là người đáng tức giận hơn các ngươi vạn lần nữa. Nhân duyên của lão tăng thành tựu mà bị Phá Thiên cướp mất. Rõ ràng là người vợ yêu của ta, mà chỉ vì Phá Thiên được làm thủ lãnh của Minh Giáo mà cướp được, nên ta coi Minh Giáo như kẻ thù bất cộng đái thiên. Ngày Phá Thiên kết hôn với sư muội ta, ta cũng có đến mừng, đến uống rượu, ta dã thề ngầm: "Thành Khôn còn sống sót giờ phút nào, thế nào cũng giết cho được Dương Phá Thiên cùng bọn Minh Giáo này mới thôi."Tứ lúc ta lập thề tới nay đã được hơn năm mươi năm rồi, ngày hôm nay ta mới thấy thành công lớn, hà hà tâm nguyện của Thành Khôn dã hoàn thành, dù có chết cũng an tâm.Dương Tiêu liền đỡ lời:- Cám ơn bạn đã giải đáp thắc mắc bấy nhiêu năm Sở dĩ Dương giáo chủ bị chết một cách đột ngột như vậy, không ai hiểu biết tại sao cả, bây giờ mới hay là do ngươi hạ độc thủ.Viên Chân lại nói tiếp:- Năm xưa, võ công của Dương sư huynh rất cao siêu hơn ta nhiều lắm, vì ta với y là sư huynh đệ, tất nhiên ta phải hiểu rõ ai hết…Chu Ðiên liền xen lời:- Vì thế mà ngươi đã ngấm ngầm giết hại Dương giáo chủ phải không? Nếu ngươi không cho ông ta uống thuốc độc, thì thế nào ngươi cũng đánh trộm vừa rồi.Viên Chân lắc đầu thở dài đáp:- Không phải, sư muôi ta sợ ta bỏ thuốc độc ngầm giết Dương sư huynh. Nàng vẫn khuyên ta và còn dọa ta, nếu Dương Phá Thiên bị ta giết chết thì nàng nhất định không tha thứ cho ta đâu. Nàng bảo nàng thầm lén gặp ta như vậy đã là có lỗi với chồng rồi. Nếu ta còn hạ độc thủ, giết chồng nàng, thời thế nào cũng không dung tha cho ta. Dương sư huynh hà, Dương sư huynh… tự tử chết… Nếu Dương Phá Thiên chết ở trong tay ta thì ta đã tha thứ cho Minh Giáo của các người rồi.Nói tới đó, giọng của y càng nói càng nhỏ, hình như y đang hồi tưởng lại những chuyện mấy chục năm về trước.Viên Chân nói tiếp:- Tối hôm đó, ta với sư muội đang gặp nhau ở trong đường hầm bí mật này, đột nhiên nghe thấy phía bên trái có tiếng hô hấp nặng nề vọng tới. Tình hình đó không bao giờ có cả, vì người thứ hai của Minh Giáo biết cách nào được, mà dù giáo đồ của Minh Giáo có biết lối vào đi chăng nữa,cũng không dám vào. Nên chúng ta nghe thấy tiếng hô hấp ấy, giật mình kinh hãi và vội đi dò xét mới hay Dương sư huynh đang ngồi trong một cái phòng nhỏ, tay cầm một cây cờ da dê, mặt đỏ bừng. Y vừa trông thấy chúng ta, liền nói:- Hai người giỏi lắm, dám thầm lén gặp nhau ở dưới này…Y nói được mấy câu đó, bỗng mắt xám xanh lại, nhưng chỉ biến sắc giây phút thôi, mặt y lại biến thành đỏ hồng ngay, trong thoáng cái, mặt y thay đổi luôn ba lần như vậy. Dương tả sứ có biết môn võ công ấy không?Dương Tiêu đáp :- Luyện thành công môn thần công đó có phải là chuyện dễ đâu. Năm xưa Dương giáo chủ vì thương đệ, đã truyền thụ cho một vài khẩu thuyết. Nếu nhập môn của môn thần công đó, để luyện hơn mười năm mà chỉ luyện đến lớp thứ hai thôi, nếu tiếp tục luyện thêm, chân khí trong người sẽ phá vỡ óc ra, dù dùng cách nào cũng không kiềm chế nổi. Sở dĩ Dương giáo chủ có thể thay đổi sắc mặt ba lần trong giây phút như vậy, vì ông ta đã luyện tới lớp thứ năm rồi. Ông ta còn nói, các vị giáo chủ của bổn giáo từ xưa tới nay chỉ Chung giáo chủ đời thứ tám là võ nghệ cao cường nhất. Nghe nói Chung giáo chủ luyện thành công từng lớp đó thì bị tẩu hỏa nhập ma, chết liền. Nên từ đó đến giờ, chưa thấy ai đã luyện tới lớp thứ nămChu Ðiên xen lời hỏi :- Sao lại khó đến thế?Thiết Quang Ðạo Nhân đáp:- Nếu không khó như vậy thì môn thần công đó làm sao có thể gọi là thần công hộ giáo của Minh Giáo chúng ta.Các tay võ học cao thủ trong Minh Giáo được nghe thấy nói môn thần công Càn Khôn Ðại Nã Di đó đã lâu, nhưng chưa hề nghe thấy ai nói cặn kẽ như vậy. Vì thế lúc này tuy người nào người nầy sắp chết đến nơi mà họ vẫn cố chịu nhịn để đàm thoại về môn thần công đó.Bành Hòa Thượng cũng lên tiếng hỏi:- Dương tả sứ, Dương giáo chủ luyện môn thần công đó tới lớp thứ năm rồi, tại sao lại đổi sắc mặt như thế?Sở dĩ Bành Hòa Thượng lên tiếng hỏi là vì y biết Viên Chân tiến lên mấy bước nữa thì người nào người nấy bị giết chết. Y mới bới chuyện ra hỏi như vậy, để hoãn thời gian khỏi bị Viên Chân giết chết. Y mong trong bảy người trong nhóm y có thể khôi phục được hành động, thì may ra có thể cứu thoát được cả bọn.Dương Tiêu cũng là người thông minh, thấy Bành Hòa Thượng hỏi như vậy, liền hiểu ngay, vội đáp:- Nếu không khó như vậy thì môn thần công đó làm sao có thể gọi là thần công hộ giáo của Minh Giáo chúng ta.Tôn chỉ chính môn thần công này là điên dảo một nhu một cương một dương một âm nhị khí. Sở dĩ Dương giáo chủ lúc xanh, lúc đỏ như thế vì máu trong người của ông ta trầm xuống nên chân khí mới thay đổi và mặt mới có hiện tượng như vậy.Nghe nói người nào luyện tới lớp thứ sáu thì mình mẩy cũng có thể lúc đỏ, lúc xanh như thế được. Nhưng khi luyện tới lớp bảy thì âm dương nhị khí thay đổi một cách kín đáo, trái lại mặt và người không có những màu sắc ấy hiện ra nữa.Bành Hòa Thượng sợ Viên Chân không chịu nói thêm lại hỏi tiếp:- Viên Chân dại sư, chẳng hay Dương giáo chủ của chúng tôi vì lý do gì mà quy thiên?Viên Chân cười nhạt đáp:- Các người bị Nhất Âm chỉ của ta điểm trúng rồi, trên thế gian này chỉ có bốn hạng người giải cho các gươi được thôi, bốn hạng người đó là những người của phái Võ Ðang, Thiếu Lâm, Nga Mi, vì họ có Cửu Dương Thần Công và thêm Nhất Dương chỉ của phái Ðại Lý tỉnh Vân Nam do Nhất Ðăng đại sư truyền xuống, phải có thần công của bốn hạng người đo tương trợ mới có thể cứu các người được. Nếu các người muốn kéo dái thời gian để tự vận chân khí để giải cứu, lão tăng nói thất cho các ngươi biết làm như thế cũng vô ích thôi.Các ngươi đều là võ học cao thủ, dù có bị thương nặng đến đâu, dùng nội công chuyển bấy lâu như vậy, đáng phải đỡ một phần nào rồi. Nhưng cá ngươi có thấy càng vận chân khí bao nhiêu càng thấy tay chân cứng đờ phải không?Dương Tiêu và Bành Hòa Thượng cũng đã nghĩ tới điểm đó, nhưng chỉ mong chưa tắt thở, còn hy vọng thoát chết.Viên Chân lại nói tiếp:- Lúc ấy lão tăng thấy Dương sư huynh sắc mặt biến đổi như vậy, trong lòng cũng kinh hoảng sư muội của lão tăng biết Dương sư huynh võ công rất cao, chỉ ra tay một thế võ là có thể giết chết được hai người liền. Cho nên nàng vội nói ngay.- Ðại sư ca, tất cả mọi việc đều do em tạo nên hết, mong sư ca tha cho Thành sư ca xuống núi, rồi sư ca muốn hành phạt như thế nào em cũng xin cam tâm chịu đựng.Dương sư huynh nghe nàng nói như vậy, dõng dạc đáp:- Tôi chỉ có thể lấy được người em, chớ không thể lấy được lòng em.Nói xong, hai mắt anh ta trợn trừng, máu tươi trong mắt rỉ ra rồi người cứng đờ, và không thấy cử động nữa.Sư muội của lão tăng kinh hãi vội lớn tiếng kêu gọi:- Ðại sư ca, Ðại sư ca, Phá Thiên, Phá Thiên… anh làm sao thế?Viên Chân nói xong mấy câu đó bỗng im bặt, mọi người đều tưởng tượng cảnh tượng bi đát đó và hình như trông thấy Dương Phá Thiên hai mắt rỉ máu tươi ra thật, nên người nào người nấy đều rùng mình sợ hãi.Viên Chân lại nói:- Sư muội của lão tăng kêu mấy tiếng như vậy, thấy Dương sư huynh vẫn không cử động. Sau nàng đánh bạo, tiến lên kéo tay Dương sư huynh dã cứng đờ, nàng vội đưa tay lên mũi dò xem, mới hay Dương sư huynh đã tắt thở rồi. Lão tăng liền tiến đến gần an ủi nàng và nói rằng:- Có lẽ Ðại sư ca đang luyện một môn võ công rất khó luyện rồi đột nhiên bị tẩu hỏa nhập ma, chân khí chạy ngược, nên mới chết cách nhanh chóng như thế.Sư muội liền đáp: - Phải, anh ấy đang luyện môn Càn Khôn Ðại Nã Di của Minh Giáo, đang lúc biến chuyển khó khăn nhất thì đột nhiên phát hiện chúng ta lên họp mặt nhau ở đây, tuy chúng ta không ra tay giết chết Ðại sư ca, nhưng Ðại sư ca vì chúng ta mà chết.Lão tăng đang định khuyên nàng giải năng thì nàng bỗng chỉ về phía sau của lão tăng quát hỏi:- Ai thế?Lão tăng quay đầu lại lại nhìn, không thấy hình bóng ai cả, lúc lão tăng quay đầu lại thì thấy nàng đã đâm một con dao găm vào ngực tự tử rồi.Hà hà, theo Dương Phá Thiên nói: Ta lấy được người em, nhưng không lấy được lòng em. Còn lão tăng đây lấy được lòng sư muội mà không lấy được người sư muội. Nàng là người đáng yêu đáng kính nhất của lão tăng, nếu không bị Phá Thiên phá bĩnh thì đâu đến nỗi nào có tần thảm kịch ấy, vì nếu Phá Thiên không được làm giáo chủ của Minh Giáo, thì sư muội của ta cũng không bao giờ chịu lấy một người sư huynh lớn hơn nàng hai mươi tuổi. Phá Thiên đã chết rồi, tất nhiên lão tăng không làm gì được y, nhưng Minh Giáo vẫn còn hoành hành trên thế gian này. Vì vậy ta mới chỉ vào hai cái xác mà nói rằng: "Tôi Thành Khôn xin thề rằng, sẽ tận dụng năng lực tiêu diệt Minh Giáo của sư huynh và sư muội. Khi nào thành công, tôi sẽ tới trước xác hại hai vị, tự vẫn để tạ tội." Hà hà… Dương Tiêu, Nhất Tiếu các ngươi sắp chết đến nơi, Thành Khôn này cũng chỉ sống được không bao lâu nữa, nhưng ta đã hoàn thành đựoc tâm nguyện, nên ta vui lòng không giờ phút nào ta không nghĩ cách tiêu diệt Ma Giáo. Ðời của Thành Khôn Thật xui vô cùng. Vợ yêu bị người cướp mất, độ đề cưng duy nhật lại coi ta như kẻ thù!…Vô Kỵ nghe Viên Chân nói đến Tạ Tốn, chàng để ý nghe thêm, nhưng Cửu Dương Chân khí trong người chàng tập trung sung túc thêm. Chàng cảm thấy tay chân mình mẩy như bị phồng lên, sắp nứt vỡ vậy. Một sợi tóc mà cũng hình như vươn mọc lên gấp bội. Chàng nghe thấy Viên Chân nói tiếp:- Sau khi đó lão tăng liền rời khỏi Quang Minh Ðỉnh trở về Trung Nguyên để tìm kiếm đồ đệ là Tạ Tốn, đã lâu năm không gặp. Ngờ đâu sau khi chuyện trò, mới hay y đã làm một pháp vương trong bốn đại Hộ giáo pháp vương của Ma Giáo. Và còn hết sức khuyên bảo lão tăng gia nhập Ma Giáo nữa. ta tức giận vô cùng, nhưng sau ta lại nghĩ thầm:- Nguồn gốc của Ma Giáo rất vững chắc, các cao thủ trong Ma Giáo đông như kiến cỏ, một mình ta không thể nào tiêu hủy được, mà dù ta có liên lạc với các anh hùng hào kiệt trong thiên hạ cũng không thể nào phá hủy nổi Ma Giáo. Bây giờ ta chỉ có một cách là dùng lời lẽ khiêu khích, để cho người trong Ma Giáo tự tàn sát lẫn nhau, như vậy ta mới mong tiêu diệt nổi Ma Giáo.Dương Tiêu, các người nghe tới đây đều giật mình kinh hãi, bấy nhiêu năm nay người nào người nấy như ngủ ở trong mơ, không biết kẻ địch lúc nào cũng dòm ngó ở bên cạnh, định tâm tiêu điệt Minh Giáo. Các người lại cướp địa vị giáo chủ, làm cho cực diện hỗn loạn khôn tả.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 48
Nã Di Càn Khôn
Lời nói của Viên Chân không khác gì tiếng chuông gióng lên trong lúc trời còn mờ sáng, khiến ai nấy cũng đều cảnh tĩnh.Lúc ấy ta không nói năng gì cả chỉ vài ngày sau ta giả bộ say rượu, định cưỡng hiếp vợ của Tạ Tốn, đồ đệ cưng của ta, rồi thừa cơ giết chết cha mẹ vợ con và cả nhà, làm thế nào cũng phải kiếm ta để trả thù. Nếu y kiếm không thấy ta, thế nào y cũng làm bậy, hà hà chỉ có cha mới biết tính con và chỉ có sư phụ mới biết tính đồ đệ thôi. Tạ Tốn tốt đủ mọi bề, chỉ phải cái tính nóng nảy, thiếu suy nghĩ là khuyết điểm duy nhất của y…Nghe tới đây, Vô Kỵ tức giận, không sao chịu nhịn được, liền nghĩ thầm:- Thế ra nghĩa phụ ta gặp tất cả những sự không may như trước đều do tên Thành Khôn lão tặc này dàn xếp ngầm cả đấy!Chàng vừa nghĩ tới đó, lại nghe thấy Viên Chân kể tiếp với vẻ đầy đắc chí:- Tạ Tốn giết bừa giết bãi các anh hùng hảo hán trên giang hồ, đi đến đâu viết tên họ ta đến đấy. Y định làm như thế để ta phải lộ mặt ra. Có khi nào ta dại dột như y nghĩ đâu. Nhưng muốn người ta khỏi biết thì mình đừng có làm. Tạ Tốn đã kết bao nhiêu kẻ thù địch, những mối thù đó người ta đều ghi vào quyển sổ của Minh Giáo. Trong nội bộ Ma Giáo cũng lục đục đánh nhau vì tranh ngôi giáo chủ!Chúng ta rơi vào kế của ta mà không hay, chỉ có một điều đáng ân hận nhất là Tạ Tốn không giết chết Tống Viễn Kiếu thôi, nhưng y đã giết chết Không Kiến Thần tăng của phái Thiếu Lâm, đánh Không Ðộng ngũ lão bị thương ở trên núi Bần Sơn, y đả thương và giết chết vô số hảo thủ của các môn phái, cả Ðàn chủ của Bạch Mi Giáo cũng bị y giết hại khá nhiều… đồ đệ ngoan ngoãn ơi… hà hà hà…Trong tiếng cười cuồng loạn của ác tăng ấy, Vô Kỵ chỉ cảm thấy hai tai kêu ù ù thật lớn, rồi đột nhiên chết ngất đi, nhưng chỉ trong giây phút, chàng lại thức tỉnh ngay, trong đời chàng bị bao nhiêu sự lừa gạt, nhục nhã, chàng cũng đều coi thường hết, nhưng chàng nghĩ đến nghĩa phụ của mình là một tay anh hùng hảo hán như thế, mà bị âm mưu độc của Thành Khôn nên làm cho nhà tan người chết, thân bại danh liệt.Hai mắt mù, sống trơ trọi một mình trên hoang đảo để chờ chết, mối thâm thù đại hận kia không sao báo thù được. Vì quá tức giận, hơi bốc lên lại càng làm cho Cửu Dương Chân khí muốn tìm đường thoát, chân khí của chàng thở ra không thể nào thoát đi đâu được, nên cái túi ấy càng lúc càng trong lên, nhưng bọn Dương Tiêu vì chăm chú nghe Viên Chân kể chuyện, nên không ai để ý đến cái túi cả. Viên Chân lại tiếp:- Thế nào? Dương Tiêu Chu Ðiên, Nhất Tiếu, các ngươi còn muốn nói ai nữa không?Dương Tiêu thở dài một tiếng đáp:- Việc đã xãy ra như vậy, còn biết nói năng làm sao nữa?- Viên Chân đại sư có thể tha thứ con gái tôi khỏi chết không?Mẹ của nó là nàng Kỷ Hiếu Phủ của phái Nga Mi, xuất thân trong danh môn chính phái, không thuộc Minh Giáo của chúng tôi.Viên Chân đáp:- Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc, bằng không sẽ nuôi ong tay áo!Nói xong, y tiến lên một bước, giơ thẳng bàn tay ra, từ từ vỗ lên đầu Dương Tiêu.Vô kỵ ở trong cái túi vải nghe thấy Viên Chân nói như vậy biết sự thể cấp bách lắm, chàng không còn nghĩ tới người mình đang nóng như thiêu, liền tung mình nhảy tới trước mặt Viên Chân để ngăn cản. Chàng giơ tay trái gạt bàn tay của Viên Chân đánh phải một thế Hàn Băng Miên chưởng rồi, trong người đã bị thương nặng. Lúc này y miễn cưỡng hành động, nhưng dù sao nguyên khí của y vẫn chưa khôi phục được. Bây giờ y bị Vô Kỵ gạt một cái như thế, y đành phải loạng choạng lui về phía sau, một bước lớn tiếng quát hỏi:- Tiểu tử giỏi lắm… mi… mi…Vô Kỵ mồm đã không ran, chân khí ở trong người chạy càng nhanh thêm. Viên Chân định thần, tiến lên đánh mạnh vào cái túi vải một cái. Cái túi vải tròn như một cái banh, lăn đi lăn lại, nên chưởng của Viên Chân không đánh trúng vào người của Vô Kỵ. Ác tăng ấy kinh ngạc vô cùng, không hiểu vì lý đo gì? Nhưng y có biết đâu, thiếu niên ở trong túi vải bây giơ đã trở nên một người có Cửu Dương thần công mạnh nhất trong thiên hạ. Lúc ấy chân khí Cửu Dương trong người Vô Kỵ phát tiết ra quá nhiều, khiến cái túi vải sắp nổ. Nếu túi Càn Khôn đó nổ tung, Vô Kỵ sẽ thoát liền. Bằng không chàng giá ngự không nổi chân khí mãnh liệt trong người, thì thế nào da thịt của chàng cũng nứt từng tắc và người bị cháy như cụt than vậy.Viên Chân thấy cái túi vải lạ lùng như vậy, tiến lên hai bước, giơ chưởng lên đánh tiếp. Lần này y lại lùi về phía sau một bước. Cái túi vải cũng bị y đánh trúng chưởng mà lăn lóc về phía sau tựa như một trái banh. Vô Kỵ ở trong túi vải không đứng vững được, y như đang đứng trên một chiếc thuyền nhỏ ở giữa những ngọn sóng. Chàng thấy ở ngực bực tức khó chịu, chỉ muốn thở chân khí ra khỏi người. Nhưng lúc ấy, cái túi vải đã căn phồng thật trong, bên trong chứa đầy những chân khí, nên Vô Kỵ muốn thở một hơi, cũng thấy khó, Viên Chân đánh luôn ba quyền và đá hai cái nhưng không hiểu tại sao tay và chân của y đều bị chân khí trong túi vải kia đánh bật trở lại. Vô Kỵ ở trong túi vải không hay biết gì hết. Mấy thế công vừa rồi của Viên Chân chỉ có đụng vào túi vải thôi, chứ không sao đánh trúng vào người Vô Kỵ được. Nếu y đánh trúng vào người Vô Kỵ sẽ bị chân khí của chàng thanh niên làm cho chân của y bị thương ngay.Dương Tiêu, Bành Hòa Thượng, Chu Ðiên… các ngươi thấy cái túi phồng tròn như vậy đều kinh ngạc ngẩn người ra. Vì cái túi Càn Khôn này là túi của Nói Không Ðược chính y cũng không ngờ cái túi lại phồng tròn như cái banh được và mấy người đó cũng không hiểu Vô Kỵ ở trong túi vải còn sống hay đã chết rồi. Mọi người lại thấy Viên Chân rút con dao găm trong lưng ra đâm vào một cái túi vải một nhát, ngờ đâu cái túi vải chỉ lõm xuống một tí thôi chứ không bị thủng.Chắc quý vị còn nhớ cái túi vải của Nói Không Ðược chế bằng một vật báu đao kiếm chém không thủng, trừ phi con dao của Viên Chân là bảo đao, mới mong đâm thủng được, Viên Chân thấy mình dùng chưởng và đao cũng không sao đâm thủng được cái túi vải kia trong lòng ngạc nhiên và nghĩ thầm:- Hà tất ta phải dây dưa với tên tiểu tử này làm chi? Nghĩ đoạn, y liền phi chân lên đạp mạnh một cái, cái túi vải nằm cửa sảnh lăn ra ngoài, nhưng cái túi vừa đụng phải cửa sảnh lại bắn trở lại và nhằm người Viên Chân lăn tới. Viên Chân thấy thế lăn của cái túi đó rất mạnh, vội giơ hai chưởng đẩy cái túi đó trở lại. Ngờ đâu, chỉ nghe thấy một tiếng nổ rất lớn, kêu đến "bùng" một tiếng, vang động như tiếng sấm và những mảnh vải bay tứ tung. Thì ra cái túi vải Càn Khôn ấy đã bị Cửu Dương chân khí của Vô Kỵ phá vỡ, nổ thành muốn mảnh. Viên Chân, Chu Ðiên các người đều bị một lần hơi nóng hắt vào mặt và đã thấy Vô Kỵ đứng yên trên mắt đất, quần áo tả tơi, vẻ mắt ngơ ngác, hình như chàng không biết tí gì những biến cố vừa xảy ra cả.Vô Kỵ đã luyện thành công Cửu Dương Thần Công rồi, sự kỳ ngộ nầy ở trên đời này chỉ có một mình chàng được gặp may mắn như vậy thôi.Viên Chân là người giàu kinh nghiệm, đang mưu trí lại xảo quyệt nữa. y thấy thần sắc của Vô Kỵ bất định, nên không bỏ lỡ dịp may này, tiến lên một bước, dùng ngón tay trỏ điểm luôn vào yếu huyệt ở trước ngực Vô Kỵ. Vô Kỵ giơ chưởng lên gạt một cái. Thế võ của chàng rất bình thường, nên chàng giơ tay ra gạt ngón tay của đối thủ, liền bị đối thủ điểm trúng vào huyệt yếu ở tay, chàng rùng mình mấy cái, lùi về phía sau mấy bước nhưng Cửu Dương Thần Công ở trong người chàng rất thâm hậu nên âm khí của Cửu Dương Thần Công làm tan biến ngay.Viên Chân thấy ngón tay của mình bỗng nóng hổi, công lực trong người hình như bị tan rã hết. Hơn nữa y vừa bị thương nặng, trong người chỉ còn có một thành công lực thôi, thì biết tình thế trước mắt đây rất bất lợi cho mình, y liền quay mình chạy ngay.- Thành Khôn, ngươi là một tên đại ác tặc, khôn hồn thì ở lại đây chịu chết.Mắng xong, chàng liền rảo chân đuổi theo. Chàng thấy hình bóng của Viên Chân đã lẻn vào cánh cửa bên. Chàng vừa đuổi tới, không kịp ngừng chân lại nên đầu chàng va mạnh vào cánh cửa đó một cái.Thì ra chàng vẫn chưa biết mình luyện thành môn Cửu Dương Thần Công rồi, một cái đánh một cái đá của chàng mạnh hơ6n lúc thường gấp bội, nên đầu chàng vừa va vào cánh cửa đó đã mở toang liền. Chàng đi qua cánh cửa đó, vào tới bên trong đó chỉ có một cái phòng nhỏ. Chàng nhất tâm nhất chí muốn trả thù cho nghĩa phụ, nên không nghĩ tới Viên Chân núp ở một xó đánh lén mình, nên chàng cứ cắm đầu mà đuổi theo thôi.Ðằng sau cái phòng nhỏ đó là một cái ăn, những hoa trồng ở trong sân vừa kỳ lạ vừa thơm tho. Chàng lại thấy một cái phòng bên phía Tây có ánh sáng đèn rọi ra ngoài cửa sổ. Chàng tung mình nhảy tới xem, chỉ thấy Viên Chân vén một cái mùng lên chạy thẳng vào trong mùng liền.chàng định thần nhìn kỹ, trong lòng ngạc nhiên vô cùng.Thì ra căn phòng đó là của một tiểu thư nhà giàu, cạnh cửa sổ có một bàn trang điểm, trên bàn có một cây đèn cầy đỏ đang cháy, trong căn phòng này thật là lịch sự, đẹp đẽ hơn cả phòng riêng của nàng Chu Cửu Chân nữa. Còn bên kia là một cái giường bằng ngà voi, trên giường có chiếc mùng buông thỏng.Như vậy chắc trên giường thế nào cũng có người đang ngủ vì dưới giường có để một đôi hài thêu, trong phòng này chỉ có một cửa sổ, cửa sổ thì đóng kín, rõ ràng chàng vừa trông thấy Viên Chân vào trong phòng, tại sao y mất tích một cách nhanh chóng vậy? Chẳng lẽ y có phép thần chăng? Hay là y sợ hãi quá, không cần nghĩ tới mình là người tu, leo đại vào giường của người ta để ẩn núp chăng! Chàng còn đang do dự, không biết có nên vén mùng lên để khám không? Ðang lúc ấy, chàng bỗng nghe thấy chân người rất nhẹ từ bên ngoài đi vào. Chàng vội núp ngay vào sau tấm vài trên ở phía Tây, liền thấy môt thiếu nữ vừa ho hen vừa bước vào, đi sau nàng lại có thêm một nàng nữa.Hai thiếu nữ đó, một người tuổi trạc mười sáu mười bảy, ăn mặc áo lụa màu vàng, cứ ho luôn. Tay trái vịn lên vai nàng kia, nàng kia tuổi nhỏ hơn, chỉ độ mười bốn mười lăm tuổi, mặc áo vải xanh, chỉ thoáng trông cũng biết ngay thiếu nữ đi sau là một con sen. Con sen đó liền lên tiếng nói trước:- Tiểu thư hãy nghỉ ngơi giây lát. Chớ có nóng lòng như vậy.Tiểu thư nọ vừa ho vừa xoay tay tát luôn con sen một cái rất mạnh. Con sen bị đánh, loạng choạng lùi về phía sau một bước.Dưới ánh sáng nên Vô Kỵ đã thấy rõ tiểu thư kia chính là nàng Dương Bất Hối mà chàng đã hộ tống lên Tây vực trong năm nọ.Lúc này đã cách nhau mấy năm thân hình của nàng đã cao nhiều, nhưng thái độ và thần sắc của nàng không hề thay đổi chút nào. Chàng lại nghe thấy Bất Hối vừa thở hổn hển vừa lên tiếng mắng chửi:- Mầy bảo tao đừng lo, tất nhiên đối với mầy mà lo âu cái gì, mầy còn muốn cha tao bị người ta giết chết, mầy mới hả dạ. Lúc ấy ở nơi đây sẽ là thế giới của mầy phải không?Con sen không dám cãi lại, vẫn tiếp tục đỡ nàng ngồi xuống, Bất Hối lại nói tiếp.- Mau lấy kiếm lại đây cho tao.Con sen đi tới trước vách, lấy thanh trường kiếm treo ỡ trên đó xuống. Lúc này Vô Kỵ mới thấy hai chân của con sen có cột một cái xích sắt nhỏ. Hai cổ tay của con bé cũng được xích bằng sợi dây sắt và thấy chân trái của nó đi khập khểnh, lưng thì gù. Lúc con sen lấy thanh kiếm xuống quay trở lại, khiến chàng càng kinh ngạc thêm, vì chàng thấy mắty con bé bên phải nhỏ, bên trái lỗ mũi mà mồm cũng đều méo mó, trông thật ghê sợ, chàng liền nghĩ thầm:- Mặt cô bé này xấu xí hơn cả Thù Nhi, nhưng Thù Nhi mặt mũi bị sưng phù, vẫn có thể chữa được, còn cô bé nầy trời sinh ra đã méo mó như thế thì làm sao mà chữa được? Bất Hối đỡ lấy thanh trường kiếm, ho hai tiếng, rồi móc túi lấy hai viên thuốc bỏ vào mồm uống luôn. Vô Kỵ lại nghĩ tiếp:- Nàng có linh đơn trong người, nên sau khi bị Nhất Âm của Viên Chân điểm trúng mà còn đi lại được là thế, chắc thuốc này là một thứ thuốc chỉ dương .Quả nhiên, Bất Hối uống xong hai viên thuốc đó, sắc mặt liền đỏ dần và trán có hơi nóng bốc lên luôn luôn. Rồi nàng từ từ đứng dậy và bảo con sen rằng:- Hãy đỡ tao đi ra ngoài sảnh xem sao?Con sen đáp:- Thưa tiểu thư, có lẽ kẻ địch vẫn còn ở ngoài đó, để con thử ra dò xét xem, rồi con quay trở lại đỡ tiểu thư ra ngoài đó.Giọng nói của con sen khàn khàn rất khó nghe, Bất Hối lại nói tiếp:- Ai khiến mầy có lòng tốt như thế, cứ đỡ tao ra ngoài ấy đi.Con sen bất đắc dĩ phải đỡ nàng, hai tay nó bị xích, khi nó giơ tay phải ra thì tay trái cũng giơ theo.Bất Hối liền đưa tay trái lên nắm ngay vào mạch môn ở cổ tay phải của con sen, con sen bị nắm trúng ba yếu huyết, liền thấy cả thân hình, chân tay đều tê tái, không sao cử động được, nê nó nói giọng run run, khẽ rên:- Tiểu thư, cô… cô… cô…Bất Hối cười nhạt, đỡi lời ngay:- Cha con tao bị kẻ địch ám hại, sắp chết đến nơi, thế nào mầy chẳng nhân dịp này mà trả thù. Nhưng cha con tao có khi nào chịu để cho mầy hành hạ được, nên bây giờ tao phải giết chết mầy trước.Nói xong, nàng đâm mũi kiếm vào cổ con sen. Vô Kỵ thấy con sen tàn tật như vậy, trong lòng đã động lòng thương, bây giờ chàng lại thấy Bất Hối đưa kiếm định giết nó, chàng không còn nghỉ ngợi gì nữa, liền phi thân ra, giơ tay lên búng vào thanh kếm một cái. Thanh kiếm của Bất Hối Liền bị bắn rơi xuống đất. Tuy nàng bị thương, nhưng tay nàng vẫn còn nhanh nhẹn, đã chỉa luôn hai ngón tay, đưa vào mặt Vô Kỵ, định móc hai mắt chàng.Vô Kỵ giật mình kinh hãi, chàng lui về phía sau tránh né, mồm khẽ kêu:- Em Bất Hối, anh đây mà.Bất Hối nghe giọng quen quen gọi mình, ngẩn người ra hỏi lại:- Có phải anh Vô Kỵ đấy không?Nàng chỉ nhận được tiếng của chàng, chứ không nhận ra mặt của chàng. Lúc này Vô Kỵ trong lòng hơi hối hận, nhưng chàng thấy Bất Hối đã biết mình là Vô Kỵ, rồi chàng cũng không chối cãi nữa, liền đáp:- Phải, anh đây. Em Bất Hối bao nhiêu năm cách xa. Em vẫn được mạnh chứ?Bất Hối định thần nhìn kỹ, thấy quần áo Vô Kỵ rách rưới, mặt mũi bẩn thỉu, trong lòng hồ nghi vô cùng, nên nàng lại hỏi tiếp:- Anh… có thật anh là anh Vô Kỵ không? Tại sao… anh lại tới đây được?Vô Kỵ đáp:- Do Nói Không Ðược đưa tôi lên trên Quang Minh đỉnh này đấy. Không hiểu tại sao tên Hòa Thượng Viên Chân chạy vào trong phòng này rồi biến mất luôn. Chẳng hay phòng này có cửa nào khác không?Bất Hối ngạc nhiên hỏi tiếp:- Viên Chân bỏ chạy rồi à?- Phải, y bị Thanh Dực Bức Vương đánh một chưởng, y liền bị thương nặng nên tôi đuổi theo tới đây, nhưng vào tới trong phòng nầy thì không còn thấy tung tích của y đâu nữa. y là kẻ thù bất cộng đái thiên của tôi, thế nào tôi cũng tìm cho được y mới thôi.Bất Hối lo lắng cho cha mình, nên nàng chỉ trả lời rằng:- Trong phòng này không có cửa nào khác cả, thôi để em ra bên ngoài xem cha em sao đã.Nói xong, nàng thuận tay bổ vào óc con sen, nàng ra tay rất độc ác, Vô Kỵ thấy vậy kinh hãi, la lớn:- Không nên đánh nó như vậy.Chàng vừa nói vừa giơ tay ra đẩy vai nàng một cái, nên chưởng của nàng liền đánh bạt ra ngoài ngay.Bất Hối thấy hai lần định giết con sen đều bị Vô Kỵ ngăn cản, tức giận vô cùng:- Anh Vô Kỵ có phải anh với con sen này là đồng bọn với nhau không?Vô Kỵ ngạc nhiên , hỏi lại:- Cô bé này là a hoàn của em, ngày hôm nay anh mới gặp nàng ta lần đầu, tại sao em bảo anh cùng bọn với nó được?- Nếu anh chưa biết rõ chuyện, thì xin anh đừng có lý đến việc của em. Con sen này là kẻ thù của nhà em, nên cha mẹ em mới phải dùng xích sắt, xích chân tay nó lại như thế, để nó khỏi hại em đấy.Bây giờ em với cha mẹ bị kẻ địch dùng Nhất Âm chỉ đả thương thế nào nó chả nhân dịp nầy mà trả thù. Cha em với em lọt vào tay nó, anh thử tưởng xem, sẽ thảm khốc như htế nào?Vô Kỵ thấy con sen rất tội nghiệp, tuy mắt mũi nó xấu xí thật, nhưng không phải là kẻ hung ác, nên chàng liền hỏi:- Cô bé, cô có định nhân dịp nầy mà trả thù không?Con sen lắc đầu đáp:- Không khi nào.Vô Kỵ liền nói với Bất Hối rằng:- Em Bất Hối, em nghe chưa, cô bé đã bảo không bao giờ cô ta trả thù, vậy em nên tha cho cô ta đi.Bất Hối đáp:- Ðược, nếu anh đã nói hộ nó, ối cha...Nàng vừa kêu vừa loạng choạng súyt té ngã. Vô Kỵbiết nàng bị Nhất Âm chỉ điểm phải, thương tích rất nặng, liền đưa tay ra đỡ.Chàng đột nhiên thấy hai yếu huyệt ở phía sau lưng đau nhức, và ngã sấp xuống đất liền. Thì ra Bất Hối không muốn chàng mó vào người nàng, vì thấy người chàng dơ bẩn, nên nàng vội rút hai chiếc cà rá sắt ra ném luôn vào hai yếu huyệt sau lưng chàng. Nàng đánh lén Vô Kỵ xong, quay tay phải định đánh vào thái dương bên phải của con sen.Bất Hối vừa giơ tay lên đánh, đã thấy nơi đơn điền có hơi lạnh buốt xương, rồi chân tay mình mẩy đều tê tái. Bất Hối đánh tay con sen ra, ngồi phịch xuống chiếc ghế cạnh đó.Nàng bị thương rất nặng, nhờ có những viên thốc chỉ dương mới cầm cự được một hồi lâu. Vừa rồi nàng dùng hết sức ném cà rá sắt vào yếu huyệt của Vô Kỵ, nên không còn hơi sức nào đánh con sen.Con sen với nhặt thanh kiếm ở dưới đất lên và nói:- Tiểu thư nghi con định hại tiểu thư phải không? Nếu lúc này con giết tiểu thư thì thật không tốn hôi sức gì cả, nhưng con không có ý đó.Nói xong, con sen cắm thanh kiếm vào trong bao và đem treo lên trên vách. Vô Kỵ đứng dậy, và nói:- Ðấy em xem, anh nói có sai đâu:Thì ra Vô Kỵ bị điểm trúng yêu huyệt rồi, nhưng trong phút chốc chàng đã dùng chân khí giải được ngay.Bất Hối thấy chàng tự nhiên đứng dậy được như vậy, ngạc nhiên vô cùng, trợn trừng lên nhìn, Vô Kỵ vài chào con sen và hỏi:- Cô nương, tôi muốn bắt tên Hòa Thượng gian ác kia, chẳng hay cô nương có biết nơi đây còn có đường lối nào khác không?Con sen hỏi lại:- Có thật công tử muốn đuổi bắt cho kỳ được tên ác tăng ấy không?Vô Kỵ đáp:- Người đó là kẻ thương thiên bại lý, đã tạo nên rất nhiều nghiệp ác… dù có đuổi đến chân trời góc biển, tôi cũng phải theo cho kỳ được ác tặc ấy thôi.Con sen cắn môi suy nghĩ giây lát, rồi gật đầu, thổi tắt ngọn nến, kéo tay Vô Kỵ dẫn đi.Vô Kỵ đi theo con sen. Chàng thấy đi được vài bước tới trước giường, con sen vén mùng lên chui vào bên trong, tay nó vẫn nắm tay Vô Kỵ kéo đi. Vô Kỵ cả kinh hãi, nghĩ thầm:- Làm sao ta nằm chung một giường với con sen nầy được? Nghĩ tới đó chàng rút tay về, nên con sen liền nói ngay.- Con đường ngách ở ngay trong giường này.Nghe con sen nói như vậy, chàng lại thấy con sen lật chăn nằm ngang lên trên giường, chàng cũng bắt chước nằm cạnh đó, không hiểu nó bấm chốt máy như thế nào, đột nhiên tấm phản chệch vào bên trong, cả hai người cùng rớt vào bên trong tức thì.Hai người rớt xuống chừng mấy trượng, ngay trên một đống củi rất dầy và mềm không đau đớn chút nào cả. Tiếp theo đó, Vô Kỵ nghe phía trên đỉnh có tiếng động rất khẽ.Vô Kỵ mới hay tấm phản lại trở về vị trí cũ, cha cũng phải khen thầm và nghĩ:- Máy móc này bố trí tinh điệu thật, cóai ngờ lối đi vào đường hầm lại ở trên giường của một tiểu thư như thế? Nghĩ đoạn, chàng kéo tay con tiểy hoàn chạy về phái trước, chạy được mười mấy trượng, chàng nghe thấy tiếng xích cột ở dưới chân con nhỏ lẽ ở dưới đất kêu "lẻn xẻn" chàng bỗng sực nhớ: Cô bé này vừa què vừa gù, lại bị cùm xích, tại sao lại chạy nhanh được như thế nhỉ?Tiểu hoàn đã đoán được ý nghĩa của chàng liền cười vừa nói ngay:- Chân của cháu què, là do cháu giả vờ làm như thế để đánh lừa ông chủ và tiểu thư đấy.Trong bóng tối, chàng không thấy rõ mặt Tiểu hoàn, liền nghĩ thầm:- Thảo nào mẹ ta bảo con gái trên thiên hạ hay lừa dối người nhất, ngày hôm nay cả en Bất Hối cũng ra tay đánh lén ta như vậy .Chàng mãi đuổi theo kẻ địch, nên không nghĩ tiếp vấn đề ấy nữa, mà cứ rảo chân chạy về phía trước. Chàng thấy trong đường hầm quanh co khúc khủyu, đi được mấy chục trượng dã đến chỗ đường cùng rồi mà không thấy hình bóng Viên Chân đâu cả. Tiểu hoàn lại nói:- Trong đường hầm này cháu chỉ tới đấy thôi, chắc phía dằng trước còn lối đi nữa, nhưng cháu tìm mãi mà không thấy nút cơ quan nào cả.Vô Kỵ đưa tay ra lần mò, thấy phía trước mặt chỉ là vách đá lồi lõm, không thấy có một khe hở nào cả. Chàng dùng sức đẩy thử vào những chỗ lồi lõm, nhưng không ăn thua gì cả. Tiểu hoàn thấy vậy, thở dài và nói tiếp:- Cháu đã thử thách mấy chục lần rồi, nhưng không thể nào tìm ra được cái chốt của cơ quan thật là kỳ lạ. Cháu có đem theo lửa đuốt vào đây, và đã xem xét kỹ, cũng không thấy có chỗ nào đáng nghi cả.Vô Kỵ nghe Tiểu hoàn nói như vậy liền nghĩ thầm:- Nàng đã nói kiếm mãi mà không thấy chốt cơ quan nào cả, có lẽ nơi đây không có cửa cơ quan thật .Nghĩ đoạn, chàng vận sức vào hai cánh tay, đẩy thử bên trái một cái, liền thấy vách đá hơi chuyển động. Chàng cả mừng hít hai chân chân khí, dùng sức đẩy thêm. Quả nhiên vách đá từ từ lùi về phía sau, mới hay cái vách đá đó là một cánh cửa đá vừa đầy vừa lớn, vừa nặng. Ðường hầm bí mật trên Quang Minh Ðỉnh này, kiến trúc khéo léo vô cùng, có chỗ xử dụng những chốt cơ quan rất bí ẩn, nhưng cũng có nơi tựa như cánh cửa đây nầy, thì không có cơ quan máy móc gì cả. Nếu không có sức khỏe như thế thì không thể nào đẩy được cánh cửa này ra. Sỡ dĩ nơi đây được kiến trúc như vậy là vì sợ người ngoài biết cơ mật của đường hầm nầy, cũng như Tiểu hoàn kia chẳng hạn, đâu vào được trong đường hầm rồi, nhưng vì sức lực yếu, nên không sao đẩy được cửa đá nầy. Lúc này Vô Kỵ đã luyện thành Cửu Dương thần công, sức chàng mạnh không thể tưởng tượng nên mới đẩy nỗi cánh cửa bằng đá này.Chàng đẩy được cánh cửa lùi về phía sau ba thước, chàng vội giơ chưởng lên đánh luôn một chưởng, sợ Viên Chân núp sau tảng đá đánh lén. Không thấy có sự phản ứng, nên chàng cùng với Tiểu hoàn lách mình đi qua.Qua được vách đá đó, phía đằng trước hiện ra một con đường hầm rất dài. Hai người càng đi càng thấy lối đi dốc xuống, đi được hơn một trăm trượng thấy phía đằng trước có mấy lối rẽ, Vô Kỵ đếm thử thấy có tất cả có bảy lối rẽ.Chàng còn đang thắc mắc, không biết nên đi vào lối vào cho phải, bỗng nghe thấy lối bên tay trái có tiếng ho the thé, tuy vậy ở trong chỗ yên tĩnh như tờ ấy, tiếng ho của người đó nhỏ thật, nhưng Vô Kỵ và Tiểu hoàn đã nghe rõ mồn một. Chàng liền rỉ tai Tiểu hoàn khẽ nói:- Chúng ta đi lối này.Chàng vừa nói vừa kéo tay Tiểu hoàn đi về phía đó tức thì.Lối đi ở đường này khúc thì nhô lên khúc thì lõm xuống, khó đi vô cùng. Vì nóng lòng trả thù cho nghĩa phụ. Vô Kỵ không ngại nguy hiểm gì hết, cứ cắm đầu đuổi theo về phía đó.Tiếng xiềng xích ở dưới chân Tiểu hoàn kêu "lẻng xẻng", chàng liền quay lại bảo Tiểu hoàn rằng:- Kẻ địch ở phía đằng trước, tình thế này nguy hiểm lắm, cô em hãy thủng thẳng đi sau.Tiểu hoàn liền đáp:- Chúng ta đi chung với nhau, có tai nạn thì cũng chịu sợ cái gì cơ chứ?Vô Kỵ nghĩ thầm:- Chẳng lẽ con bé này cũng muốn lừa dối ta chăng? Chàng vừa nghĩ vừa theo đường hầm tiến về phía trước, càng đi càng thấy lối đi xoay tròn ốc và dốc xuống bên dưới, đồng thời càng đi về phía trước, chàng thấy lối đi chật hẹp hơn nhiều. Sau cùng lối đi chỉ vừa cho một người thôi, tựa như một cái miệng giếng vậy, rồi đột nhiên chàng cảm thấy ở trên đầu có luồng gió lạnh đè xuống, chàng nhanh tay ẳm Tiểu hoàn lên, nhảy xuống bên dưới. Chỉ nghe thấy kêu bùng một tiếng thật lớn, cát bụi rơi xuống đầy đầu hai người.Vô Kỵ đang định thần, liền nghe thấy Tiểu hoàn rỉ tai nói:- Nguy hiểm thật, tên giặc đầu sói núp ở một bên, đầy tảng đá lớn xuống, định đè bẹp chúng ta.Vô Kỵ theo đường dốc quay mình trở lại, đi được vài bước chàng đụng phải một tảng đá rất nhám. Chàng lại nghe thấy tiếng của Viên Chân ở sau tảng đá nói vọng ra:- Tặc tiểu tử, ngày hôm nay để cho mi vùi thần trong này, có một con bé chết theo với mi, như thế kể mi cũng tốt phúc lắm. Dù sức lực của mi có mạnh đến đâu cũng không đẩy được tảng đá này ra, nếu mi cho một tảng không đủ thì ta cho thêm một tảng dá nữa.Vô Kỵ và Tiểu hoàn nghe thấy tiếng kim khí đẩy đá tiếp theo đó lại có một tiếng kêu thật lớn vang lên nữa. thế là lại có một tảng đá lớn đè lên.Con đường hầm đó chỉ đi được một người. Vô Kỵ đưa tay lên sờ mó thấy chỉ có một chỗ có khe hở, thò được một cánh tay thôi, chứ không đủ cho một thân người. chàng hít một hơi chân khí, giơ hai tay lên đẩy thử tảng đá đó, chỉ thấy những cát bụi và đá nhỏ rớt xuống chứ không sao lay chuyển nổi tảng đá ấy. Chàng đoán tảng đá đó nặng ít nhất cũng vài vạn cân, tuy chàng đã học thành công Cửu Dương thần công thật, nhưng hai tảng đá quá nặng, chàng không thể lay chuyển được. Chàng lại nghe thấy Viên Chân ở bên trên mặt tảng đá, thở hổn hển, mới hay sau khi bị thương nặng, y còn dùng sức đẩy đá nên mới mệt mỏi như vậy. Y thở được vài hơi, lại lên tiếng hỏi:- Tiểu tử… tên… mi… là chi? …Hỏi tới đó, y không còn hơi sức để nói tiếp nữa, Vô Kỵ nghĩ thầm:- Dù lúc này y đã thay tâm đổi tính, đột nhiên nổi lòng từ bi, định cứu hai chúng ta ra khỏi nơi đây, nhưng y không còn hơi sức đâu làm giúp được, hà tất cả ta phải tốn hơi sức nói với y làm chi? Chi bằng ta thử xem bên dưới đường hầm nầy có đường lối khác không? Thế rồi chàng quay mình theo con đường hầm đi thẳng xuống bên dưới.Tiểu hoàn lên tiếng:- Trong người cháu có mang theo đá lửa, tiếc thay không có nến và đuối để thắp, chỉ sợ châm ngòi lửa cháy sáng đựoc một chút thì lại tắt ngọn ngóm ngay.Vô Kỵ đáp:- Bây giờ không cần đèn vội.Rồi hai người lần mò xuống đường hầm đó, đi được mấy chục bước, đã đến đường cùng. Hai người sờ mó bốn bên. Vô Kỵ sờ thấy một cái thùng gỗ, mừng rỡ vô cùng, vôi la lên:- Có rồi.Chàng vừa nói vừa giơ tay chưởng lên chẻ thùng gỗ, thấy trong thùng có những bột rơi ra. Chàng không biết bột đó là vôi hay bột gì. Chàng vội nhặt một miếng gỗ nhỏ và nói:- Hãy đốt thanh gỗ nầy lên xem.Tiểu hoàn bền lấy đá lửa và bồi nhùi ra đánh lên thành lửa để đốt miếng gỗ kia, đột nhiên thấy lửa lóe mắt. Miếng gỗ đó cháy rất mau, ngọn lửa bốc lên ngùn ngụt, giật mình kinh hãi. Hai người lại thấy có mùi diêm sanh bốc lên, Tiểu hoàn lại nói:- Ðây là thuốc nổ đấy.Nàng vừa nói vừa giơ miếng gỗ lên thật cao, đưa mắt nhìn vào thùng gỗ, thấy bột trong thùng gỗ đó là chất nổ đen sì. Nàng vừa cười vừa nói tiếp:- May quá, nếu vừa rồi chúng ta đánh lửa ngay cạnh thùng thì có lẽ lúc này ác Hòa Thượng ở bên ngoài cũng bị chất nổ làm chết.Nàng thấy Vô Kỵ đứng ngẩn người ra nhìn mình, vẻ mặt rất kinh ngạc, thần sắc rất kỳ lạ. Nàng liền mỉm cười và hỏi:- Công tử làm sao thế?Vô Kỵ thở dài một tiếng, đáp:- Thật không ngờ…cô em lại đẹp như vậy.Tiểu hoàn nhếch mép cười và tiếp:- Vừa rồi cháu hoang quá, nên quên cả làm bộ mặt xấu.Nói xong nàng đứng thẳng người dậy, lúc này Vô Kỵ mới hay nàng không phải gù và cũng không phải què, hai mắt đẹp, mặt mũi ngay ngắn, hai má có lúm đồng tiền trông tuyệt đẹp. Nhưng tuồi nàng còn bé thân hình chưa được nẩy nở, tuy mặt nàng tuyệt đẹp, nhưng vẫn lướt không nổi vẻ ngây thơ. Vô Kỵ lại hỏi:- Tại sao cô em lại phải làm ra vẻ xấu xí như thế làm chi?- Tiểu thư ghét cháu lắm, như thấy cháu xấu xí như vậy, tiểu thư lại cao hứng, nếu cháu không gải vờ xấu xí thì cháu bị giết từ lâu rồi.- Tại sao cô ấy định giết cô em?- Cô ta nghi ngờ cháu định giết hại ông chủ và cô ta.Bất Hối đã nghi thật, vừa rồi trường kiếm ở trong tay cô em mà nàng ta thì không cử động được, nhưng thấy cô em không giết hại nàng ta, có lẽ từ giờ trở đi nàng ta không nghi ngờ cô em nữa đâu.Tiểu hoàn vừa cười vừa nói tiếp:- Cháu đưa công tử tới đây, chắc tiểu thư lại nghi ngờ thêm, nhưng không biết chúng ta thoát khỏi nơi đây được không? Nếu cô ta nghi hay không nghi cũng chả cần.Nàng vừa nói vừa cầm miếng gỗ đang cháy, giơ cao lên soi bốn xung quanh, thấy chỗ hai người đang đứng hình như là một thạch thất, vì có chứa đầy những cung tên và khí giới. Những khí giới của Minh Giáo giấu ở trong nầy đề phòng bị lúc địch tần công đem ra nghinh địch. Nàng lại xem xét bốn vách tường, thấy không có khe hờ nào hết, biết nơi đây là đường cùng rồi. Sở dĩ Viên Chân hỏi lên như thế nào là cốt ý dụ hai người đi vào con đường tử lộ.Tiểu hoàn lại hỏi:- Thưa công tử, cháu tên là Tiểu Siêu, cháu nghe thấy tiểu thư gọi công tử là anh Vô Kỵ, vậy có phải đại danh của công tử là Vô Kỵ không?Phải, tôi họ Trương…Chàng vừa nói tới đó, bỗng sực nghĩ ra một kế, cúi xuống nhặt một cây trường mâu, cây trường mâu đó nặng ít nhất cũng bốn mươi cân. Chàng liền nói:- Chỗ thuốc này may ra có thể cứu chúng ta được.Tiêu Siễu vỗ tay khen ngợi:- Ý kiến của công tử hay lắm.Thấy nàng vỗ tay có tiếng xích kêu "lẻng xẻng", Vô Kỵ liền đề nghị:- Sợi xích sắt này làm vướng chân vướng tay như vậy, chi bằng bứt vứt nó đi có hơn không?Không, không, nếu bứt đứt ông chủ thế nào cũng nồi giận đấy. Cô em đừng sợ, cứ bảo là tôi bứt đứt chứ không phải tự cô em bứt.Nói xong, hai tay chàng nắm lấy hai đầu dâu xích đó, kéo mạnh một cái. Lạ thật, dây xích chỉ trong bằng chiếc đũa, sức lực của Vô Kỵ ít nhất cũng phải có hai ba trăm cân , mà không hiểu tại sao bứt mãi không chưa đứt?Chàng lại cố gắng thêm, nhưng vẫn không sao bứt đứt. Tiểu Siêu liền nói:- Không biết sợi xích nầy làm bằng cái quái gì mà dùng bảo đao chém nó cũng không đứt, còn chìa khóa của dây xích nầy thì do tiểu thư giữ.- Nếu chúng ta ra khỏi được nơi đây, thế nào tôi cũng hỏi cô ta chìa khóa để mở cái xích nầy cho cô em.- Chỉ sợ cô ta không chịu đâu.Thế nào cô ta cũng bằng lòng, vì tôi với cô ta thân với nhau lắm.Nói xong, chàng cầnm cây trường mâu đi tới tảng đá lớn đứng lắng tai nghe giấy lát, không thấy tiếng hô hấp của Viên Chân nữa. Chàng biết tên ác tăng đó đã bỏ đi lâu rồi. Tiểu Siêu giơ miếng gỗ đang cháy lên chiếu xem. Vô Kỵ lại nói:- Ðốt một lần thuốc nổ, không làm vỡ tảng đá nầy thì chúng ta đốt đôi ba lần.Nói xong, chàng dùng cây trường mâu đeo một lỗ hỏng, rồi bảo Tiêu Siêu lấy thuốc nổ tới, chàng bỏ thuốc nổ trong lổ hỏng đó, liền dùng chuôi cây trường mâu thọc vào cho thật chặt. Rồi chàng để một cái ngòi thòng sang bên thạch thất.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 49
Luyện Võ Trong Ðường Hầm
Xong đâu đó chàng mới lấy thanh gỗ đang cháy trong tay Tiểu Siêu để châm. Tiểu Siêu vội giơ hai tay lên bịt tai lại. Hai người chỉ nghe thấy kêu đến "đùng" một tiếng thật lớn và ngã đè lên Tiểu Siêu. Ðồng thời chàng vội ôm chặt lấy lưng nàng. Vì sự chấn động đó, thanh gỗ đang cháy cũng bị tắt ngóm.Vô Kỵ vội hỏi:- Cô em có việc gì không?Tiểu Siêu ho mấy tiếng, rồi đáp:- Cháu…cháu… không có việc gì cả.Vô Kỵ thấy giọng nói của nàng hình như đang khóc, ngạc nhiên vô cùng, vội đánh lửa thắp mảnh gỗ lên chiếu xem. Chàng thấy hai mắt Tiểu Siêu đỏ hồng, vội hỏi:- Cô em làm sao thế? Có việc gì không?- Trương công tử, sao… công tử không quen biết cháu bao giờ, tại sao… công tử đối đãi với cháu tử tế như thế.- Tôi cũng không hiểu tại sao nữa.- Trương công tử.Lúc ấy hai người thấy khói của thuốc nổ đã tan hết, cùng chạy ra chỗ tảng đá chặn lối đi để xem tảng đá ấy có xê dịch được chút nào không? Ngờ đâu tảng đá vẫn nằm y nguyên không xê dịch được chút nào hết. Vô Kỵ rầu rĩ nói:- Có lẽ phải cho nổ bảy tám lần thì chúng ta mới chịu lọt qua được. Nhưng chỗ thuốc nổ này thì có thể dùng hai lần nữa thôi.Nói xong, chàng lại dùng cây trường mâu, một cái lỗ khác trên tảng đá ấy, bỗng có một miếng đá vừa rớt xuống để lộ một khoảng trống. Vô Kỵ mừng rỡ vô cùng, vội thò tay vào trong lỗ hổng đó kéo những mảnh đá khác, quả nhiên chàng lại lôi được một mảnh đá nữa xuống. Chàng liên tiếp lôi được ba tảng đá nữa, lỗ hổng đó có thể một người chui qua được.Thì ra phía bên kia lại còn một con đường nữa. Vô Kỵ tay cầm mảnh gỗ đang cháy, chui qua phía bên kia trước, rồi gọi Tiểu Siêu chui sau. Lần này Vô Kỵ khôn ngoan hơn trước, tay trái cầm trường mâu đưa thẳng phía trước, để đề phòng Viên Chân ám hại. Ði được bảy tám mươi trượng, tới một cửa đá, chàng vội đưa đuốc lửa và trường mâu cho Tiểu Siêu rồi dùng sức đẩy chiếc cửa đá ra bên trong lại có một thạch thất nầy rất rộng lớn trên đỉnh có nhiều thạch nhũ tủa xuống. Hiển nhiên nơi đây là một thạch động thiên nhiên. Chàng đi được mấy bước, đột nhiên thấy dưới đất có hai bộ xương người. Quần áo mặc bên ngoài hai bộ xương đó còn nguyên vẹn nên Vô Kỵ mới nhận ra hai cái xác đó là một nam một nữ. Hình như Tiểu Siêu có vẻ sợ hãi. Nàng vội đứng sát vào cạnh người Vô Kỵ. Vô Kỵ giơ cao miếng gỗ đang cháy lên, khám xét trong động đó một vòng rồi nói:- Nơi đây hình như là chỗ đường cùng, không biết chúng ta có kiếm thấy lối ra không?Chàng vừa cầm trường mâu vừa gõ vào bốn bên vách thử xem, nhưng chàng thấy nơi đâu cũng là vách đặc hết, chàng đi tới gần hai bộ xương đó, thấy tay phải người đàn bà cầm một con dao găm bóng nhoáng và mũi dao cắm sâu vào trong ngực của bà ta. Chàng ngẩn người, nghĩ lại câu chuyện của Viên Chân kể lại cho mọi người nghe hồi nãy: "Y với Dương phu nhân hẹn hò nhau dưới hầm bí mật này, sau khi Dương Phá Thiên bắt gặp. Phá Thiên vì tức giận quá mà "Tẩu hỏa nhập ma". Dương phu nhân liền dùng dao găm tự tử chết theo chồng".Hồi tưởng đến đó, Vô Kỵ liền nghĩ:- Chẳng lẽ hai người nầy là vợ chồng Dương Phá Thiên chăng? Nghĩ đoạn, chàng đi tới trước xác người đàn ông, chàng thấy người đó tay cầm một tờ da dê, chàng vội nhặt tờ da dê lên xem, thấy một bên có lông , một bên trơn tuột, ngoài ra không có gì lạ cả. Tiểu Siêu liền chạy tới gần, mừng rỡ nói:- Mừng cho công tử, đây là võ công vô thượng tâm pháp của Minh Giáo đấy.Nói xong, nàng giơ ngón tay trỏ ở bên tay trái chỉ vào một cái lổ hổng ở trước ngực Dương phu nhân, khẽ đụng vào lưỡi dao găm đó một cái, ngón tay trỏ của nàng liền bị đứt và chảy máu ngay, nàng liền nhỏ những máu ấy lên tấm da dê, giây phút sau tấm da dê đó liền có chữ nổi lên, hàng thứ nhất là:- Minh Giáo Thanh hỏa tâm pháp. Càn Khôn Ðại Nã Di . Vô hình chung Vô Kỵ tìm thấy võ công tâm pháp của Minh Giáo nhưng chàng không có vẻ gì mừng rỡ cả, trong lòng chỉ nghĩ thầm:- Trong đường hầm nầy, không có nước, không có gạo, nếu không ra khỏi nơi đây, ta với Tiểu Siêu giỏi lắm chỉ cầm cự được bảy tám ngày là cùng, rồi cả hai sẽ chết đói chết khát, như vậy dù có học võ công cao siêu mấy chàng nửa cũng không làm gì được.Nghĩ đoạn, chàng nhìn hai bộ xương kia một hồi rồi lại nghĩ tiếp:- Sao Viên Chân không lấy Càn Khôn Ðại Nã tâm pháp đi? Có lẽ vì đã làm một việc trái với lương tâm, nên không bao giờ dám tới đây nhìn xác hai vợ chồng họ Dương nữa cũng nên? tất nhiên y không biết tấm da dê có võ công tâm pháp, bằng không vợ chồng họ Dương đã chết mà y thì còn sống, thế nào y cũng lấy trộm tâm pháp này? Nghĩ đoạn, chàng lại hỏi Tiểu Siêu rằng:- Sao cô em lại biết được sự bí mật của tấm da dê nầy như thế?Tiểu Siêu cúi đầu, ngầm nghĩ giây lát và đáp:- Ông chủ với tiểu thư thường nói tới sự bí mật đó, cháu núp ở trong bóng tối nghe lỏm được, vì ông chủ với tiểu thư là giáo đồ của Minh Giáo, nên không phạm phải qui luật của giáo phái mà lẻn vào đây tìm kiếm.Vô Kỵ nhìn hai bộ xương, trong lòng cảm khoái vô cùng và nói:- Chúng ta hãy chôn cất hai cái xác ông bà giáo chủ trước.Hai người liền nhặt những cát và đất vụn vừa bị thuốc nổ hắn tung lên, để vào một đống, rồi khiêng hai bộ xương của vợ chồng Phá Thiên để vào một nơi. Tiểu Siêu bỗng nhặt được một vật gì trong người Phá Thiên, liền nói:- Trương công tử, còn một lá thư nữa.Vô Kỵ cầm lá thư lên xem, thấy ngoài bao thơ có viết bốn chữ: "Phu nhân thân khải".Vì lâu ngày, bao thơ đã mục rồi, bốn chữ đó cũng phai mất chỉ lờ mờ thấy khung chữ thôi, nhưng lá thư bên trong niêm phong kỹ lưỡng và có dán khằn hẳn hòi. Thấy vậy Vô Kỵ liền nói:- Thế ra phu nhân chưa kịp xem lá thơ vào trong bộ xương, định lấp cát và đá lên, nhưng Tiểu Siêu đã vội nói:- Công tử hãy bóc lá thư ra xem, không biết chừng Dương giáo chủ dặn điều gì quan trọng cũng nên?Xem như thế chỉ sợ mạng tôi bất kính với giáo chủ.Nếu Dương giáo chủ có tâm nguyện gì chưa hoàn thành, công tử xem xong nói lạị cho ông chủ và tiểu thư cháu hay, như vậy có hơn là chôn lấp nói đi không?Vô Kỵ thấy Tiểu Siêu nói như vậy cũng có lý liền khẽ bóc bao thư, rút lá thư bên trong ra để đọc, mới hay bức thư viết trên một miếng lãnh. Trên thư viết rằng:- Phu nhân, Từ khi phu nhân về làm dâu họ Dương nầy, tôi thấy phu nhân ngày đêm buồn rầu, tôi cũng biết lỗi đó tự ở nơi tôi, không đủ tài làm cho phu nhân được vui vẻ. Trước khi vĩnh biệt, tôi mong phu nhân theo định mệnh của Chu giáo chủ đời thứ ba mươi hai, bảo tôi luyện thành tâm pháp Càn Khôn Ðại Nã Di thần công nầy xong, là phải đi ngay tổng trại của Cái Bang, nghênh đón duy vật của Thạch giáo chủ đời thứ ba mươi mốt về.Bây giờ tôi mới luyện tới lớp thứ năm của môn thần công nầy thì vừa hay chuyện của Thành sự đệ, bỗng khí huyết sôi nổi, tôi không thể nào kiềm chế được, để cho chân khí tản mát gần hết mà sắp phải lìa cõi trần, đó cũng do số trời định như vậy, biết nói làm sao được nữa.Ðọc tới đó, Vô Kỵ thở dài một tiếng và nói với Tiểu Siêu :Thế ra trước khi Dương giáo chủ viết thư này đã biết chuyện Dương phu nhân lén gặp Thành Khôn dưới đường hầm này.Chàng thấy Tiểu Siêu muốn hỏi lại nhưng không dám hỏi, chàng liền kể qua loa chuyện Dương Phá Thiên với Thành Khôn cho Tiểu Siêu nghe. Tiểu Siêu nghe xong liền phát biểu ý kiến của mình:- Theo ý cháu, thì do Dương phu nhân không phải trước, nếu phu nhân nhất tâm nhất trí yêu Thành Khôn, thì đừng lấy Dương giáo chủ nữa. Mà phu nhân đã lấy Dương giáo chủ rồi thì không nên gặp Thành Khôn lén lút như thế nữa.Vô Kỵ gật đầu và nghĩ thầm:- Không ngờ Tiểu Siêu ít tuổi như htế kà lại biết nhiều như vậy.Nghĩ đoạn, chàng lại đọc tiếp:- Chu giáo chủ thần dũng cũng cái thế, trí mưu hơn người, nhưng không may bị chết dưới tay bốn trưởng lão Cái bang, nên ông ta không nghênh đón được di vật của bổn giáo vẫn biệt vô tăm tích, bây giờ tôi ngoắc ngoải sắp chết đến nới, đã phụ lòng dặn bảo của Chu Giáo chủ, tôi quả thật là một tội nhân của bổn giáo, mong phu nhân cầm đi thư này của tôi triệu tập tả hữu Quang Minh sứ giả, đại hội giáo pháp vương, năm Ngũ Hành Kỳ sử, năm vị Ngũ Tảng Nhân và đọc tờ di mệnh này cho họ hay rằng:- Bất cứ ai nghênh đón được di vật của Thạch giáo chủ về, hoặc kiếm lại được Thánh hỏa lịnh, thì người đó sẽ làm giáo chủ đời thứ ba mươi tư. Ai không chịu phục, đem người đó ra chém ngay chứ không tha, bảo Tạ Tốn hãy tạm nhận chức vị Phó giáo chủ, gánh vác và chỉ huy mọi trọng cách của bổn giáo…Ðọc tới đây, Vô Kỵ giật mình, nghĩ thầm:- Thế ra Dương giáo chủ đã ra lệnh cho nghĩa phụ ta tạm nhận chức Phó giáo chủ, nghĩa phụ ta văn võ toàn tài, vốn dĩ là một nhân vật tài ba nhất trong Minh Giáo. Tiếc thay Dương phu nhân không kịp đọc di thư này, bằng không các anh em trong Minh Giáo đâu đến nỗi tàn sát nhau như thế và để cho người ngoài thừa cơ vây đánh như vậy.Chàng nghĩ tới Dương Phá Thiên coi trọng nghĩa phụ mình như vậy, trong lòng rất mừng rỡ, nhưng chàng lại đau thương, ngẩn người ra nghĩ ngợi giây lát rồi mới đọc tiếp:- … Tạ Tốn hãy tạm giữ Càn Khôn Ðại Nã Di tâm pháp nầy, về sau sẽ chuyển giao Giáo chủ mới, để rạng rỡ giáo phái của chúng ta, xua đuổi quân Thái Ðát ra khỏi bờ cõi, làm việc thiện, diệt trừ kẻ ác, duy trì chánh nghĩa, đó là những tôn chỉ mà ta mong tân Giáo chủ phải thi hành đúng như vậy…Vô Kỵ lại nghĩ tiếp:- Theo tờ di lệnh của Dương giáo chủ thì tôn chỉ của Minh Giáo quả thật quang minh chánh đại. Các đại môn phái khác hoặc vì thiển cận, hoặc vì lòng ích kỷ, cứ làm khó dễ Minh Giáo như vậy, các giáo phái đó thật không nên không phải chút nào.Chàng lại đọc tiếp:- Ta dùng thần công còn dư trong người, đóng cửa đá lại, để Thành Khôn sư đệ ở chung với ta trong nầy, cho mãn đời mãn kiếp. Còn phu nhân cứ theo tờ bản đồ đường hầm nầy mà đi, sẽ được thoát nạn. Trên thế gian nầy không còn người thứ hai, có thần công Càn Khôn Ðại Nã Di, tức là không còn người thứ hai đủ sức đẩy cánh cửa đá nầy ra. Ðợi chờ tới khi các hào kiệt hậu thế, luyện thành môn võ công đó mà mở được cánh cửa đấy nầy, thì lúc ấy ta với sư đệ chỉ còn lại hai đống tro tàn thôi…Phá Thiên.Ngày… tháng.. 5…Sau lá thư, có một bản đồ đường hầm, viết rõ các lối đi và cửa ra vào, Vô Kỵ cả mừng và nói tiếp:- Dương giáo chủ định giam cầm Thành Khôn ở trong đường hầm này, để cùng chết nơi đây, ngờ đâu ông ta gắng chịu không nổi, nên đã chết trước. Vì vậy Thành Khôn mới sống và được tự do tự toại đến ngày nay, nhưng may cho chúng ta, có bản đồ này, chúng ta có thể ra khỏi được đường hầm này.Chàng cúi đầu xem kỹ bản đồ, tìm tới chỗ mình đang đứng rồi lại: xem lối cửa thoát, thì chàng như bị chậu nước lạnh đổ từ đầu xuống chân.Thì ra, con dường duy nhất để cho chàng với Tiểu Siêu thoát nạn đã bị Viên Chân dùng đá lớn bịt kín rồi. Lúc này chàng mới hay Thành Khôn Ác độc và xảo trá vô cùng, không những bịt cửa hầm dưới chỗ chàng với Tiểu Siêu đã lách qua mà cả cửa ở phía trên đỉnh đầu chàng bây giờ là chỗ thoát thân duy nhất cũng bị ác tăng đó bịt nốt. Bây giờ đâu còn thuốc nổ mà phá cửa hầm này? Như vậy chàng được tấm bản đồ đó cũng như không thôi.Tiểu Siêu liền an ủi.- Công tử chớ nên lo âu như thế vội công tử thử xem kỹ lại bản đồ, may ra tìm được lối thoát khác cũng nên?Thế rồi hai người liền cúi đầu chăm chú nhìn vào trong bản đồ để tìm kiếm lối thoát, nhưng trong đó đã viết rõ, ngoài lối thoát ở trên đỉnh đầu ra, không còn lối thoát thứ hai nữa. Vô Kỵ thấy mặt Tiểu Siêu lộ vẻ thất vọng, liền mỉm cười an ủi nàng rằng:- Trong di thư Dương giáo chủ có nói, nếu ai luyện thành công tâm pháp Nã Di nầy mới có thể mở được cánh cửa đá để ra khỏi nơi đây. Trên thế gian nầy hiện giờ chỉ có Dương Tiêu là người có học đôi chút, nhưng công lực của y hãy còn non kém, nên dù y có ở đây cũng chưa chắc mở nổi cánh cửa đá này. Hơn nữa trong bản đồ này không nói cửa đá đó ở về phía nào, chỉ nói ở phương vị vô vong thôi, thì chàng ta làm sao mà tìm kiếm ra được.- Phía vô vong ư? Ðó là một trong sáu vị của sáu mươi tư quẻ trong Bát quái, do Phục Hy phát minh. Như vậy càng tận Ngộ Trung khôn tận Tí Trung, dương khí của nó ở phía Nam, âm khí của nó ở phía Bắc, như vậy phía vô vong ở giữa phía Minh Di và Tùy…Nàng vừa nói vừa bước đi bước lại trong thạch thất, rồi nàng chạy tới góc phía Tây Bắc và nói tiếp:- Phía vô vong ở đây rồi.Vô Kỵ phấn khởi vô cùng, vội hỏi:- Có thật không?Hỏi đoạn chàng đi nhặt cây xà mâu sắt và một cái búa tới vách đá chỗ Tiểu Siêu đứng, rồi dùng trường mâu và búa đẽo khoét đất cát bám ở trên vách đó đi, quả nhiên, thấy trên vách đá đó có dấu vết một cánh cửa thật, tha hồ chàng giở hết công lực ra đẩy, đẫy đến nỗi hai cánh tay tê tái, những khớp xương kêu "lách cách" mà cánh cửa đá đó vẫn nằm lì trên vách, không thấy hé mở một ly một tý nào hết.Vô Kỵ thất vọng vô cùng, nắm lấy Tiểu Siêu và khẽ nói:- Tiểu Siêu, chỉ tại tôi nên bảo cô dẫn đường nay mới lụy đến cô, bị giam giữ trong hầm nầy.Tiểu Siêu trợn tròn đôi mắt nhìn chàng và đáp:- Trương công tử không nên nói như vậy. Ðáng lẽ cháu là người bị công tử trách mắng mới phải, nếu cháu không đưa công tử vào đây… thì đâu đến nỗi…Nói tới đó, nàng sụt khóc, nhưng giây phút sau nàng đã vội dùng tay áo chùi khô nước mắt và cười khì mấy tiếng, rồi nói tiếp:- Chúng ta không ra được nơi đây, có lo âu cũng vô ích, hay là để cháu ca một bản nhạc cho công tử nghe nhé?Vô Kỵ còn tâm trí đâu mà nghe nàng ca xướng nữa, nhưng chàng không muốn làm phật ý Tiểu Siêu, liền gượng cười đáp:- Hay lắm.Tiểu Siêu liền ca một bản khuyên người không nên thối chí Vô Kỵ thấy lời lẽ trong bản ca đó nói rất phải. Chàng lại đứng dậy, đi ra chỗ cánh cửa đá, vận hết công lực để đẩy lần nữa, nhưng chàng thử luôn ba lần thấy không ăn thua gì hết, nản chí vô cùng, liền quay về cạnh Tiểu Siêu ngồi phịch xuống, chàng thấy Tiểu Siêu cắn đầu ngón tay cho chảy máu và bôi máu đó lên tấm da dê. Giây phút sau nàng liền bảo Vô Kỵ rằng:- Công tử hãy luyện thử tâm pháp Càn Khôn Ðại Nã Di nầy xem. Chưa biết chừng, vì công tử thông minh hơn người, chỉ luyện trong chốc lát, đã thành công ngay.Vô Kỵ vừa cười vừa đáp:- Các vị Giáo chủ trước của Minh Giáo đã luyện tập suốt đời, mà chưa thấy người nào luyện thành công hoàn toàn cả, họ đã làm được giáo chủ, tất nhiên tài trí và võ công của họ phải trác tuyệt hơn người. Còn người ngu xuẩn như tôi, vì sao được với các vị thánh hiền ấy, và thành công sao nổi trong chốc lát như cô em vừa nói được.Tiểu Siêu khẽ nói tiếp:- Công tử quên câu văn trong bản ca của cháu vừa ca rồi hay sao? Trong đó chả khuyên ta sống một ngày nên học hỏi thêm một ngày, hiểu biết thêm như vậy, được xử dụng thêm một ngày cũng không uổng công học tập của mình…Vô Kỵ mỉm cười đỡ lấy tấm da dê lên xem, mồm lẩm bẩm đọc. Chàng thấy trong đó dạy cách vận khí và dẫn chân khí đi khắp người, đồng thời lại dạy những cách xử dụng sức của mình như thế nào cho khỏi mỏi mệt. Lại còn có chỉ dạy mình mượn sức người để làm cho sức của mình mạnh thêm…Chàng theo những tâm pháp đó mà luyện tập thử. Quả nhiên chàng thấy không tốn chút hơi sức nào và đã làm được như trong đó dạy ngay. Chàng lại thấy trong tấm da dê viết tiếp:- Ðây là lớp thứ nhất của thần công, người nào ngộ tính cao thì bảy năm có thể luyện thành, ngộ tính kém một chút, phải luyện trong mười bốn năm mới thành được.Vô Kỵ ngạc nhiên và nghĩ thầm:- Lạ thật, ta thử luyện không thấy khó khăn gì hết, mà sao trong này lại bảo luyện tới bảy năm mới thành được? Chàng lại xem tiếp Pháp môn của lớp thứ hai và theo lời chỉ dạy trong đó mà luyện tập thử. Chỉ trong chốc lát, chàng đã thấy chân khí chạy quanh người liền. Ðồng thời chàng lại thấy trong mười ngón tay hình như có hơi tia ra. Chàng lại cúi đầu xem lại tâm pháp, thấy trong đó đặc biệt chú rõ rằng:- Luyện lớp thứ hai của thần công này, người ngộ tính cao phải luyện bảy năm mới thành, người ngộ tính cao phải luyện bảy năm mới thành, người ngộ tính kém phải luyện tới mười bốn năm mới thành. Nếu luyện tới năm thứ hai mươi mốt mà vẫn chưa thấy thành công chớ luyện sang lớp thứ ba, bằng không sẽ bị "Tẩu hỏa nhập ma" không có cách gì cứu chữa được .Vô Kỵ mừng rỡ vừa kinh ngạc, rồi chàng lại luyện tiếp lớp thứ ba. Chàng thấy những chữ trên tấm da mờ và khó coi đang định lấy con dao găm cắt đầu ngón tay, nhưng Tiểu Siêu đã nhanh hơn, cắn đầu ngón tay của mình và bôi máu tươi ở trên đầu ngón tay đứt đó vào tấm da dê trrước. Quả nhiên, chữ trên tấm da hiện rõ lên liền. Vô Kỵ vừa đọc vừa luyện hết lớp thứ tư, chàng thấy thành công một cách dễ dàng và nhanh chóng vô cùng. Lúc ấy Tiểu Siêu đã thấy mặt chàng một nửa đỏ như máu, một nửa xám xì như sắt vậy.Nàng hơi sợ hãi, nhưng thấy Vô Kỵ bình tĩnh lắm, hai mắt vẫn có tinh thần như thường, nên nàng mới đỡ lo sợ. Chờ tới khi nào thấy Vô Kỵ luyện tới lớp thứ năm của thần công thì mặt của chàng ta bỗng xanh bỗng đỏ. Khi nào mặt chàng xanh thì người chàng hơi run run, như đang ở trong hộc tuyết giá lạnh chịu không nổi. Giây phút sau, mặt chàng lại đỏ bừng, trán toát mồ hôi ra như tắm. Tiểu Siêu vội móc lấy khăn tay ra lau chùi mồ hôi trán cho chàng. Ngờ đâu khăn tay của nàng vừa đụng tới trán của chàng, nàng đã thấy cánh tay đột nhiên bị rung động thật mạnh, người ngã ngữa về phía sau, suýt tí nữa thì té lăn ra đất.Vô Kỵ đứng dậy, lấy tay áo lau chùi mồ hôi, chính chàng cũng không hiểu tại sao lại luyện thành công tới lớp thứ năm của thần công như vậy.Thì ra môn thần công Ðại Nã Di này là pháp môn vận sức dùng lực rất khéo léo, nguyên lý căn bản của nó là phát huy tiềm lực chứa đựng trong bổn thân của mình đem ra xử dụng.Quý vị độc giả nên rõ, tiềm lực tích súc trong người của mình mạnh vô cùng, nhưng mình không biết cách đem ra xử dụng thôi, chỉ những khi gặp tai nạn hay những khẩn cấp sắp nguy đến tánh mạng, mới biết đem ra xử dụng một cách không ngờ. Những lúc đó sức lực cảu một người xưa nay trói gà không nổi, mà có thể địch ngay năm bảy người khỏe hơn mình. Sau khi luyện thành công Cửu Dương thần công, Vô Kỵ tích súc một sức lực mạnh vô cùng trong người, sức lực đó của chàng có thể bằng bất cứ cái mạnh nhất trong thời ấy.Nhưng chàng chưa được cao nhân thì điểm cho mới không biết đem ra xửa dụng, bây giờ chàng xem và luyện xong tâm pháp Càn Khôn Ðại Nã Di này rồi tiềm lực trong người chàng tựa như nước hồng thủy ở trên núi đổ xuống, mạnh không sao tưởng tượng được. Sở dĩ môn thần công này khó học và khó luyện thành công là vì lỡ một tí sẽ bị tai nạn tàu hỏa nhập ma ngay, mà đã bị tàu hỏa nhập ma thì vô phương cứu chữa. Sỡ dĩ khó luyện là vì cách vận sức vừa phức tạp vừa xảo diệu vô cùng. Sở dĩ nhiều người không dám luyện môn thần này, là vì sợ nội lực của mình có hạn, cứ miễn cưỡng luyện tập, sẽ trở nên tâm hữu dư mà lực bất túc. Nên có nhiều tay cao thủ đã biết tự lượng rút lui ngay không dám tập là thế.Xưa kia, các Giáo chủ của Minh Giáo cũng hiểu nguyên nhân đó, nhưng vì thân làm Giáo chủ không chịu thua người, không chịu mời những tay võ học cao thủ tới chỉ điểm cho, cứ cắm cụi từ từ luyện lấy, nhưng họ có biết đâu sức người có hạn, cứ định "nhằm định thắng thiên" rồi kết quả ân hận, mà chết.Sở dĩ Vô Kỵ luyện tập có nửa ngày trời mà đã luyện thành công tới lớp thứ năm như thế, là nhờ ở sự thông minh, tài trí hơn người, lại sẳn luyện thành môn Cửu Dương thần công nên sự thành công của chàng bằng những người khác tu luyện mấy chục năm là thế. Hơn nữa, chàng là người nội lực có thừa, mà những vị Giáo chủ của Minh Giáo trước kia thì nội lực bất túc.Sau khi luyện thành công lớp thứ năm Vô Kỵ cảm thấy tinh thần và nội lực của mình muốn phát huy thế nào cũng được. Muốn phát thì phát ngay và muốn thâu là thâu liền, tùy theo tâm ý của chàng, đồng thời chàng cảm thấy trong người dễ chụi vô cùng. Lúc mầy chàng đã quên chuyện đẩy cánh cửa đá, mà nhất tâm trí để luyện tập sang lớp thứ sáu. Hai tiếng đồng hồ sau, chàng lại luyện tới lớp thứ bảy, lớp này xảo diệu gấp bội lớp thứ sáu. Trong chốc lát, chàng không hiểu thấu hết được. Cũng may chàng là người tinh thông ý lý và hiểu biết các huyệt đạo, hễ gặp chỗ nào khó hiểu, chàng lại đem y lấy ra ấn chứng, thì chàng lại hiểu thấu ngay.Khi luyện tới già nửa chàng đột nhiên thấy có một hàng chữ, chàng theo hàng chữ đó luyện thử, bỗng thấy khí huyết đảo lộn, trống ngực đập mạnh vô cùng. Chàng định thần một lát, rồi bắt đầu tập lại, nhưng cứ tới chỗ đó là thấy có triệu chứng như trên ngay.Chàng bỏ hàng chữ đó không theo mà theo những hàng chữ bên dưới, luyện tiếp, chàng thấy thuận lợi vô cùng, nhưng chỉ được ba câu thôi, đến câu thứ tư lại bị trắc trở như trên.Sau cùng càng luyện xuống bên dưới càng thấy khó khăn và trắc trở, còn mười ba câu chót, chàng không sao luyện đúng như những câu đó được. Chàng suy nghĩ giây lát, liền để tấm da dê đá đó lên trên mặt đá, quỳ xuống vái lạy và khấn:- Ðệ tử Trương Vô Kỵ ngẫu nhiên được dòm ngó tâm pháp thần công của Minh Giáo, đệ tử theo học tâm pháp nầy chỉ có một mục đích là thoát khỏi nơi đây, để khỏi chết oan chết uổng thôi, chứ không có dã tâm gì khác. Sau khi thoát hiểm, đệ tự nguyện đem thần công nầy ra giúp sức cho quý giáo, không dám phụ ơn vun đắp của các vị Giáo chủ.- Trương công tử, công tử bảo còn mười ba câu nữa chưa luyện thành, sao công tử không nghĩ ngơi chốc lát, để bồi dưỡng tinh thần rồi hãy tái luyện?- Hôm nay tôi luyện tới lớp thứ bảy của thần công, tuy có bỏ sót mười ba câu, chưa luyện thành như vậy hơi ân hận thật, nhưng cũng như bài ca của cô em vừa ca hồi nãy, trong đó có câu "trăng tròn rồi lại khuyết" đủ thấy trên đời nầy không có việc gì là toàn mỹ cả, nên ta sống ở trên đời nầy không có việc gì toàn mỹ cả, nên ta sống ở trên đời này, đừng có quá tham lam mới được. Thử nghĩ tôi Trương Vô Kỵ đây có phúc đức gì lại học được môn thần công nầy của Minh Giáo như vậy? Cho nên cũng phải để thiếu sót mười ba câu mới hợp lý.công tử nói rất phải.Nói xong, nàng đỡ tấm da dê và bảo Vô Kỵ chỉ cho nàng xem mười ba câu mà chàng bỏ không luyện? Nàng lẩm bẩm, đọc mười ba câu đó, rồi nhờ kỹ trong lòng. Vô Kỵ thấy vậy vừa cười vừa hỏi:- Cô em nhớ kỹ như vậy để làm chi?Tiểu Siêu mặt đỏ bừng, đáp:- Cháu thấy công tử không luyện được, cháu thử xem những câu đó luyện như thế nào đấy thôi.Sự thật, Tiểu Siêu cố nhớ kỹ mười ba câu đó là có thâm ý riêng, nàng biết Vô Kỵ là người thành thật vô tư, sau khi ra khỏi đường hầm nầy, thế nào chàng cũng trao tấm da dê nầy trả cho Dương Tiêu. Chàng đã luyện tới lớp thứ bảy của thần công, nhưng thiếu sót mười ba câu như vậy, vẫn là sự mỹ trung bất túc vì thế nàng mới cố nhớ kỹ những câu đó, để sau nầy khi Vô Kỵ tái luyện mà da dê đã đưa cho người khác, thì lúc ấy nàng sẽ đọc lại cho chàng ta luyện tập. Nhưng nàng có biết đâu, Vô Kỵ là người rất biết tự mãn tự túc, ứng ngay câu "chi túc bất nhục".Thì ra vị cao nhân sáng chế ra tâm pháp Càn Khôn Ðại Nã Di nầy, tuy nội công của cao nhân ấy rất mạnh, nhưng y vẫn chưa luyện tới mức hiểu biết Cửu Dương thần công, cho nên y luyện tới lớp thứ bảy này, chính y cũng không sao luyện thành, nên những lời dạy trong đó đều do trí tưởng tượng của y mà viết ra chứ không phải là những kinh nghiệm của y đã luyện qua.Cho nên mười ba câu sau cùng mà Vô Kỵ không luyện thành công được, chính là những câu của vị cao nhân ấy tưởng tượng mà viết ra thôi, chứ không phải là những phương pháp mà y đã luyện thành công rồi. Nếu Vô Kỵ là người tham lam, không biết mãn túc, cứ cố gắng theo những lời đó luyện cho thành công, thì sau cùng chàng sẽ bị tẩu hỏa nhập ma, bằng không chàng sẽ điên khùng rồi tê liệt mà chết.Thế rồi hai người đi bốc cát và đá vụn đem đến chôn lấp thì hài vợ chồng Dương Phá Thiên. Xong đâu đấy, Vô Kỵ mới đi tới trước cửa đá, giơ tay phải lên để trên mặt cửa, theo tâm pháp của môn thần công vừa luyện thành, khẽ vận sức một cái, đã thấy cánh cửa kêu kèn kẹt. Chàng lại dồn thêm sức vào cánh tay, cánh cửa từ từ mở liền. Tiểu Siêu cả mừng, tung mình nhảy lên vỗ tay khen ngợi, nhưng xích sắt cột chân tay nàng va chạm nhau kêu "lẻng xẻng". Vô Kỵ đề nghị:- Ðể tôi bứt thử sợi dây xích đó cho cô em.Lần này công tử thế nào cũng thành công.Ngờ đâu, Vô Kỵ hai tay nắm chặt sợi xích sắt, vận sức kéo mạnh một cái, sợi xích đó càng kéo càng dài, chứ không thể nào kéo đứt được. Tiểu Siêu vội nói:- Ối cha! Thôi công tử đừng kéo nữa, sợi xích càng dài bao nhiêu bất tiện cho cháu bấy nhiêu.Sợi xích nầy, quái dị thật, có lẽ kéo dài thành mấy chục trượng vẫn không kéo được nó đâu. Thì ra sợi xích sắt đó do Giáo chủ đời trước của Minh Giáo đã dùng một thứ sắt bị sét đánh mà chết tạo. Không hiểu thứ sắt đó là kim khí gì phải dùng lửa nung thật lâu mới chế tạo nên sợi xich. V kéo sợi xích đó dài được như vậy đã là hiếm có rồi. Chàng thấy Tiểu Siêu có vẻ thất vọng liền an ủi rằng:- Cô em cứ yên trí, tôi xin cam đoan thế nào cũng tháo được sợi xích sắt này ra cho cô. Chúng ta bị nhốt ở trong đường hầm này mà còn ra được, thì hai sợi sắt nhỏ nầy làm khó chúng ta sao nổi. Tiểu Siêu thấy Vô Kỵ an ủi như vậy tươi cười liền đáp:- Trương công tử đã nhận lời cháu rồi. Trương công tử phải nhớ giúp cháu đấy nhé.Tôi sẽ nói cô Bất Hối, bảo cô ấy đưa chìa khóa mở sợi xích này cho em.Nóng lòng kiếm Viên Chân trả để trả thù. Vô Kỵ vội vận thần công đẩy hai cánh cửa đá lại, rồi chàng theo tấm bản đồ mà đi. Tuy trong đường hầm có rất nhiều lối ngách, nhưng nhờ có tấm bản đồ đó hai người đi dễ dàng ra tới hang động. Lúc ấy ánh áng mặt trời chiếu chói lọi nên không sao mở mắt ra được. Một hồi lâu hai người mới dám mở mắt nhìn.Chàng quay đầu nhìn lại Tiểu Siêu cười dưới ánh sáng mặt trời, chàng thấy mặt nàng đẹp như tiên vậy, liền khen ngợi:- Tiểu Siêu, trông cô em đẹp quá.- Trương công tử không nói dối cháu đấy chứ!Từ giờ trở đi cô em đừng giả bộ gù lưng, què chân, làm mặt xấu xí như trước nữa đấy, cô em xem bộ mặt của cô em bây giờ có phải đẹp không.- Công tử đã ra lệnh như vậy, cháu xin tuân theo liền tiểu thư cho giết cháu đi chăng nữa cháu cũng không chịu làm bộ mặt xấu như trước nữa.Cô em đừng có nói bậy như thế, không khi nào cô Bất Hối lại giết cô em một cách vô lý như thế được.Vô Kỵ nói song đi tới mép sườn núi đưa mắt nhìn xung quanh để dò xét địa thế. Thì ra nơi đó là giữa lưng của một ngọn núi cao. Lúc chàng lên Quang Minh Ðỉnh là do Nói Không Ðược bỏ chàng trong túi vải mà mang lên, nên suốt dọc đường địa như thế nào chàng không hay biết gì cả. Lúc này chàng cũng không biết chàng ở trên ngọn núi nào. Chàng đưa măt nhìn về phía xa, thấy trên đồi ở phía Tây Bắc có mấy người đang nằm yên trên đó. Hình như mấy người đó đã chết rồi, chàng mới nói với Tiểu Siêu rằng:- Chúng ta di tới đằng kia, để xem mấy người đó đi!Nói xong chàng nắm tay Tiểu Siêu giở khinh công ra, chạy thẳng về phía đồi núi nọ. Lúc nầy Cửu Dương chân khí ở trong người chàng đã lưu chuyển theo ý muốn của chàng rồi. Ðồng thời chàng đã luyện tới lớp thứ bảy của Thần Công Càn Khôn Ðại Nã Di rồi, nên một cái giơ tay và một buộc chân đi của chàng đã khác xưa rất nhiều. Chàng dắt theo Tiểu Siêu Mà vẫn thấy mình nhẹ nhõm như con chim én. Hai người tựa như hai con chim đại bàng bay thẳng sang bên đồi núi phía Tây Bắc.Hai người đi tới gần thấy có bốn người nằm chết trên mặt tuyết, máu me vẫn còn dính be bét ở cạnh đó. Hai người xét thấy bốn người đó đều bị đao kiếm chém chết, trong đó có ba người mặc áo Minh Giáo, còn một người nữa ăn mặc áo nhà chùa, hình như là đệ tử của phái Thiếu Lâm thì phải?Vô Kỵ kinh hãi và hỏi:- Nguy tai! Trong lúc chúng ta bị giam giữ ở trong đường hầm, không ngờ người của sáu Ðại môn phái đã tấn công lên trên đỉnh núi rồi!Chàng vừa nói vừa rờ ngực của bốn người kia thấy người nào người nấy đều lạnh như băng, đủ thấy mấy người đó chết đã lâu, chàng vội kéo tay Tiểu Siêu theo những vết chân chạy thẳng lên trên đỉnh núi.Hai người đi được mấy chục trượng lại trông thấy trên mặt đất có bảy cái xác chết nữa. sự chết chóc của họ trông rất thảm thương và ghê sợ.Vô Kỵ lo âu vô cùng vội nói:- Không biết Dương Tiêu tiên sinh với cô Bất Hối các người hiện giờ ra sao?Chàng vừa cười vừa chạy, càng chạy càng nhanh, thân hình của Tiểu Siêu tựa như bay lơ lửng ở trên không, đến chỗ đường rẽ ngang, hai người lại thấy năm cái xác của Giáo đồ Minh Giáo.Năm cái xác đo bị treo ngược ở trên cây, mặt bị bằm nát không còn nhận ra được ai nữa.Tiểu Siêu vội lên tiếng:- Năm người này bị đệ tử của phái Hoa Sơn dùng môn Hổ Chảo Thủ cào cho nát mặt.Tiểu Siêu! Cô em ít tuổi như vậy sao lại rộng kiến thức đến thế! Ai dạy cô em vậy?Tuy chàng hỏi Tiểu Siêu như vậy nhưng chàng vẫn lo lắng không biết nhưng người trên Quang Minh Ðỉnh hiện giờ ra sao?Chàng không đợi chờ Tiểu Siêu trả lời đã giở tốc lực khinh công ra mà chạy thẳng lên trên đĩnh núi.Càng lên cao bao nhiêu càng thấy hai bên đường có nhiều xác chết bấy nhiêu, nhưng những xác chết đó đa số là Giáo đồ cùa Minh Giáo. Còn những xác kia thì là những đệ tử của sáu đại môn phái.Chàng đoán chắc vì bọn Dương Tiêu và Nhất Tiếu các người đang bị thương nặng nên không có người chỉ huy, vì thế Minh Giáo mới đại bại như vậy, tuy thất bại lớn lao, giáo đồ của Minh Giáo vẫn không chịu đầu hàng mà vẫn cứ tiếp tục chiến đấu, vì thế nên mới phải chết nhiều như vậy!Sắp lên tới đình núi, Vô Kỵ đã nghe thấy tiếng khí giới va chạm nhau và tiếng hò hét của hai bên vang rền làm cho chàng dinh tai nhức óc, tuy vậy chàng đã hơi yên tâm nghĩ thầm:- Trận đấu chưa chấm dứt, chắc người của sáu đại môn phái chưa tấn công vào trong sảnh đâu.Nghĩ đoạn chàng chạy tới chỗ mọi người đang giao chiến. Ðột nhiên chàng thấy có hai mũi phi tiêu ném tới, tiếp theo đó lại có người quát hỏi.- Ai thế! Mau ngừng chân lại!Vô Kỵ không chịu ngừng chân chỉ lấy tay trái đưa về phía sau khẽ hất một cái, hai mũi phi tiêu bị chưởng phong của chàng đẩy bắn trở lại, chỉ nghe thấy một tiếng kêu rú thảm khốc và có một tiếng kêu "bùng" đã có một người đó đã bị hai mũi phi tiêu gang cắm sâu vào, chàng ngẩn người ra suy nghĩ, vì vừa rồi chàng chỉ phẩy tay một cái, gạt cho hai phi tiêu đó khỏi bắn trúng mình thôi, có ngờ đâu phi tiêu đó lại bị hất bắn trở lại mà đả thương kẻ đã đùng ám hại khí giết trộm mình. Chàng vội chạy tới cạnh tăng nhân đó xin lỗi:- Tại hạ lỡ đả thương Ðại sư, ân hận vô cùng!Nói xong chàng dùng ngón tay rút hai ngọn phi tiêu ra hộ cho nạn nhân.Hai vai của nhà sư Thiếu Lâm đó máu chảy ra như suối liền! Chàng không ngờ tăng nhân ấy lại hung ác đến thế, y không cám ơn chàng thì chớ mà còn phi chân đá chàng một cái, kêu đến "bùng" một tiếng, bụng của chàng bị đối thủ đá trúng liền.Vì chàng đứng gần tăng nhân đó và cũng không ngờ y lại trở mặt như thế mới tránh không kịp. Chàng ngẩn người ra nhìn, còn tăng nhân kia tuy đá trúng chàng, nhưng trái lại người của y lại bị bắn ra đằng xa. Lưng y đụng mạnh vào một thân cây, chân phải của y đã gậy lọi, mồm phun máu tươi ra như suối.Thì ra, lúc này chân khí ở trong người Vô Kỵ tự động lưu chuyển, nên gặp ngoại lực xâm phạm là tự động phản kích ngay.Chàng thấy tăng nhân kia bị thương nặng, trong lòng càng không yên vội tới vực nhà sư đó dậy xin lỗi. Tăng nhân ấy vẫn hầm hực trợn mắt lên nhìn, trong lòng y kinh hãi hơn là tức giận. Tuy vậy y vẫn còn muốn nghĩ cách để đánh lại kẻ địch, nhưng y bị thương quá nặng không còn hơi sức đâu mà đánh Vô Kỵ thêm nữa.Ðang lúc ấy chàng nghe thấy trong bờ tướng có ba tiếng kêu "Hự! Hự! Hự!" vọng ra. Chàng không còn tâm trí đâu mà để ý tới tăng nhân ấy nữa liền kéo Tiêu Siêu chạy thẳng vào trong cửa lớn.Xuyên qua hai khách sảnh, đi tới một cái sân rộng, trên sân đứng đầy người, nhưng những người đó chia đứng ra làm hai bên.Số người đứng bên phía Tây thưa hơn số người bên phía Ðông nhiều, họ chia nhau đứng ra thành sáu tốp. Chàng thấy vậy đoán chắc người của sáu Ðại môn phái đã đến đông đủ. Chàng lại thấy Dương Tiêu, Bất Hối và Nói Không Ðược các người đều ngồi ở trong bọn giáo chúng của Ma Giáo. Nhưng người nào người nấy cứ ngồi yên một chỗ, hình như vết thương của họ vẫn chưa lành mạnh.Giữa sân có hai người đang đấu với nhau rất kịch liệt, còn mọi người thì đứng yên để xem trận đấu ghê gớm ấy. Chàng với Tiểu Siêu bước vào trong sân, không ai để ý tới cả, Vô Kỵ từ từ đi tới gần định thần nhìn kỹ, thấy hai người đang đấu đó đều tay không đấu với nhau nhưng chưởng phong của người nào cũng dũng mãnh vô cùng. Oai lực đi xa tới ngoài mấy trượng, đủ thấy hai người đó đều là tay cao thủ tuyệt đỉnh. Hai người đó ra tay rất nhanh rồi đột nhiên bốn bàn tay va chạm nhau, cả hai người đứng yên lại, không cử động nữa. Thế công của họ đang nhanh như máy bỗng sang ngừng lại. Mọi người đứng xem quanh đó đều vỗ tay khen ngợi, tiếng vang chấn động cả trời đất. Vô Kỵ nhìn rõ mặt hai người đó, trong lòng kinh hãi thầm.Thì ra người bé nhỏ mặt rất oai nghi tuổi trạc trung niên kia chính là Trương Tòng Khê, Tứ Hiệp của phái Võ Ðang. Còn người đối thủ với Tứ hiệp là một ông già đầu sói, thân hình vạm vỡ, lông mi dài và trắng như tuyết, mũi rất cao. Chàng nghĩ thầm:- Không ngờ trong Minh Giáo lại còn có tay cao thủ như thế này! Chẳng hiểu người nọ là ai thế?Chàng đang nghĩ bỗng nghe thấy có người trong phái Hoa Sơn lớn tiếng kêu gọi.- Lão già Bạch Mi kia, mau chịu thua đi! Người địch sao nỗi Trương Tứ Hiệp của phái Võ Ðang cơ chứ?Lúc này Vô Kỵ mới biết người đó là Bạch Mi Ưng Vương, ông ngoại của mình, lòng nhớ nhung thúc đẩy, chàng muốn chạy lại nhận ông ngoại. Lúc đó Bạch Mi Ưng Vương Hân Thiên Chính với Trương Tòng Khê hai người trên đầu đều có hơi khói hắt lê. Trong phút chốc hai người đã giở hết nội gia chân lực khổ luyện suốt đời ra để giải quyết một trận sinh tử với nhau, một người là giáo chủ của Bạch Mi Giáo, một trong bốn đại Hộ pháp của Minh Giáo, còn một người là một đệ tử đắc chí của TrươngTam Phong và cũng là một Võ Ðang thất hiệp, ai cũng nhận thấy chỉ trong phút chốc nữa là trận đấu đã phân thắng bại liền.Minh Giáo và cả sáu Ðại môn phái đều im hơi, lặng tiếng cùng lo âu cho người bên mình. Quý vị nên rõ trận đấu này không những liên can đến oai danh của Bạch Mi Giáo với phái Võ Ðang, va bên nào bại thì còn hại đến tánh mạng của mình nữa. Lúc ấy hai người đứng yên tựa như hai pho tượng đá, cả tóc lẫn tà áo cũng không lung lay chút nào.Hân Thiên Chính thân oai lẫm lẫm, hai mắt long lanh như điện chớp, còn Trương Tòng Khê thì chàng theo đúng tôn chỉ tâm pháp của Võ Ðang, là dùng nhân hạ đối phó với động lực, lấy tĩnh để đối phó với động, chàng chỉ thủ vệ một cách nghiêm mặt thôi, chàng biết Hân Thiên Chính lớn hơn mình hai mươi mấy tuổi, nội công tất phải cai siêu hơn, nhưng mình đang lúc tuổi trẻ sức lực dồi dào mà đối phương thì tuổi đã già sức yếu rồi.Nhưng chàng có biết đâu Bạch Mi Ưng Vương lại là một kỳ nhân hiếm có trong võ lâm, tuổi tuy lớn thật, nhưng tinh lực không kém gì những thiếu niên vẫn dồi dào tựa như nước bể, hết làn sóng này đến làn sóng khác, dồn dập đưa song chưởng sang Tòng Khê.Thoạt tiên Vô Kỵ Tòng Khê đấu với Hân Thiên Chính trong lòng mừng rỡ vô cùng, nhưng vừa mừng xong chàng lại lo âu ngay vì một người là ông ngoại, một người là sư huynh của cha mình, người sư bá nầy lại còn coi chàng như con ruột nữa, năm xưa chàng bị kẻ gian hùng Huyền Minh Thần Chưởng đánh trúng, các vị sư bá, sư thúc đã không tiếc hao tổn nội công mà cứu chữa cho chàng.Trong hai người nầy bất cứ ai hoặc bị thương hoặc bị chết chàng cũng đều không muốn cả, chàng lẩm bẩm suy nghĩ đang tìm cách để tiến lên gỡ cho hai người, chàng bỗng nghe thấy hai người cùng quát lớn một lúc và cùng lui về phía sau bảy bước. Tòng Khê lên tiếng nói trước:- Thần công của Hân lão tiền bối thật trác tuyệt, hậu sinh thán phục vô cùng!Hân Thiên Chính với giọng nói kêu như tiếng chuông, đáp:- Nội công của Trương huynh đã tu luyện đến mức siêu thần nhập thánh, lão phu tự nhận thấy còn kém Trương huynh xa, các hạ là sư huynh của tiểu tế, chẳng lẽ ngày hôm nay chúng ta nhất định phải phân thắng bại mới thôi hay sao?Vô Kỵ nghe thấy Bạch Mi Ma Vương nhắc nhở tới cha mình, hai mắt của chàng đã đỏ ngầu, trong lòng đã kêu thầm:- Ðừng đấu nữa! Ðừng đấu nữa!Tòng Khê lại nói tiếp:- Vừa rồi hậu sinh lui nhiều hơn tiền bối nửa bước, như vậy hậu sinh đã thua lão tiền bối nửa thế rồi.Nói xong chàng cúi đầu vái chào, ung dung rút lui liền.Ðột nhiên trong phái Võ Ðang lại có một người nữa chạy ra chỉ mặt Hân Thiên Chính giận dữ nói:- Lão già họ Hân kia! Ngươi không nhắc nhỏ tới Trương Ngũ ca ta thì thôi, nhưng ngươi đã nhắc nhở tới, chúng ta lại càng tức giận thêm. Dư tam ca và Trương Ngũ ca của chúng ta đều bị người của Bạch Mi Giáo đả thương, mối thù nầy chưa trả được. Mạc Thanh Cốc này thật uổng mang danh Võ Ðang thất hiệp kia.Chàng vừa nói xong đã rút thanh bảo kiếm ra khỏi bao, đứng lấy thế, lửa giận bốc lên bừng bừng trông rất oai võ. Trước mặt mọi người, nhất cử nhất chỉ của chàng vẫn phải giữ đúng lễ phép của Võ Lâm .Thiên Chính thở dài một tiếng, mặt tỏ vẻ rầu rỉ từ từ đáp:- Từ khi tiểu nữ tạ thế đến giờ, lão phu không muốn động tới đao kiếm chút nào, nhưng đối địch với các vị hiệp sĩ của phái Võ Ðang mà lão phu không dùng đến khí giới, người ta sẽ hiểu lầm lão phu đây làm bộ và bất kính.Nói tới đó lão Giáo chủ chỉ tay vào một tên giáo đồ cầm một chiếc gậy sắt và nói tiếp:- Ðưa ta mượn chiếc gậy sắt một lát!Tên giáo đồ ấy vội dùng hai tay giơ cao lên tận lông mày cung kính đi tới trước mặt Thiên Chính rồi khom lưng đưa gậy đó cho lão Giáo chủ. Thiên Chính cầm gậy sắt, hai tay bẻ một cái, chiếc gậy sắt kêu "cắc" một tiếng gãy ra làm đôi. Những người có mặt ở đó đều kêu "ủa" một tiếng, hết sức ngạc nhiên vì thấy ông già đầu bạc như thế mà còn có thần lực kinh người như vậy.Thanh Cốc biết Bạch Mi Ma Vương không bao giờ ra tay đánh mình trước, nên chàng múa kiếm giở thế Bạch Ðiều Triều Phụng. Chỉ thấy mũi kiếm của chàng rung động một hồi, trông như mấy mũi kiếm bao vây chặt trong bổn của đối thủ. Thế kiếm này tuy lợi hại nhưng vẫn giữ đủ lễ độ của một người quân tử.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 50
Chính Tà Quyết Ðấu
Thiên chính tay trái cầm khúc gậy sắt giơ lên chống đỡ và nói:- Mạc Thất Hiệp khỏi phải khách khứa như thế.Nói xong, Thiên Chính giơ chiếc gậy gảy bên tay phải lên, tà tà đánh xuống. Mọi người thấy hai người đấu với nhau liền xôn xao bàn tán, vì họ thấy kiếm của Thanh Cốc rất lẹ và rất đẹp. Trái lại Thiên Chính múa hai gậy sắt nặng nề, thế đánh chậm chạp trông không ra một thế gì hết. Nhưng người sánh võ chỉ thoáng trông đã biết ngay thế công của Giáo Vương Bạch Mi đâylà môt thế công rất cao thâm tuy chân tay chậm chạp, nhưng kín đáo và lợi hại vô cùng.Hai người một già một trẻ, đấu với nhau rất kịch liệt, chỉ thoáng cái đã đấu hơn mươi hiệp.Hai người lại tái chiến thêm mấy chục hiệp nữa, kiếm pháp của Thanh Cốc càng đấu càng nhanh. Phái Côn Luân và phái Nga Mi vẫn nổi danh về kiếm pháp, đệ tử của mấy phái đó thấy trường kiếm của Thanh Cốc biến hóa khôn lường như vậy ai nấy cũng khen thầm và nghĩ: "Kiếm pháp của phái Võ Ðang quả thật danh bất hư truyền. Ngày hôm nay chúng ta mới được sáng mắt ra." Nhưng dù Thanh Cốc tấn công lẹ như thế nào, kiếm pháp lợi hại như thế nào, vẫn không thể thắng nổi đôi gậy sắt nặng nề của Thiên Chính. Thanh Cốc vừa đấu vừa nghĩ thầm: - Ông già này đánh bại luôn ba tay cao thủ của phái Hoa Sơn và Thiếu Lâm, sau lại thi thố nợi lực với Tứ ca bấy lâu đã hao tồn rất nhiều chân lực, rồi lại đấu với ta, là người thứ năm Như vậy ta đã được lợi thế nhiều, nếu ta không thắng nổi ông ta thì thanh danh của sư môn sẽ mất hết.Nghĩ đoạn, chàng bỗng rú lên một tiếng thanh thót, kiếm pháp của chàng bỗng biến đổi hẳn.Thanh trường kiếm đó bỗng như một sợi dây mềm nhũn; nhẹ nhàng kiếm pháp đó chính là bảy mươi hai thế "Nhiễu Chỉ Nhu Kim" của phái Võ Ðang.Những người đứng xem quanh đó, thấy chàng mới xử dụng tới thế thứ mười hai, mười ba đã không sao nhịn được liền lớn tiếng khen hay ngay… lúc ấy, Hân Thiên Chính không còn ung dung như trước, đã phải chạy vòng quanh và giở khinh công thượng thặng ra đối phó. Hai người càng đấu càng nhanh vô cùng. Ðột nhiên Thanh Cốc múa kiếm xông vào đâm vô ngực Thiên Chính, nhưng khi mũi kiếm đâm vào vào vai phải của đối phương. Bạch Mi Ma Vương chưa hề trông thấy kiếm pháp kỳ lạ như thế này bao giờ nhưng lão anh hùng cũng phải vội trầm vai xuống để tránh né, không ngờ chỉ có một tiếng "keng" rất nhỏ, thân kiếm bỗng bắn trở lại đâm ngay vào cánh tay trái của Bạch Mi Thiên Chính vươn cánh tay phải ra, không hiểu tại sao tay của vị giáo chủ này lại dài được hơn nửa thước.Lão anh hùng liền dùng tay đó chặt vào cổ tay của Thanh Cốc và cướp thanh trường kiếm của chàng, còn tay trái của giáo chủ đã nắm trúng yếu huyệt trên vai.Ưng Chảo Cầm Nã thủ của Bạch Mi Ưng Vương là một môn võ công lúc bấy giờ không có người thứ hai nào thạo môn ấy bằng lão anh hùng. Thanh Cốc thấy vai của mình đã bị đối phương nắm chặt, đối phương chỉ khẽ bóp mật cái thì vai của mình sẽ bị thương và suốt đời phải tàn phế liền. Các vị đại hiệp của phái Võ Ðang thấy vậy giật mình kinh hãi, đang định ra tay cứu Thanh Cốc nhưng mọi người đã thấy Thiên Chính thở dài một tiếng và nói:- Ðã lầm lỡ một lần thì thôi không nên tái phạm nữa.Nói Xong, y liền buông tay phải rút trường kiếm ra. Máu tươi ở trên cánh tay trái chảy ra như xối. Y cầm trường kiếm ngắm nhìn giây phút rồi nói:- Hà… Lão phu tung hoành nửa đời người chưa hề thua ai một miếng hay nửa thức. Trương Tam Phong giỏi thật.Sở dĩ Bạch Mi Giáo chủ khen ngợi Trương Tam Phong như vậy là khen bảy mươi hai thế Nhiễu Chi Nhu Kim biến hóa khôn lường, mà cả mình đây cũng không chống nổi.Thanh Cốc đứng ngẩn người ra ở đó và nghĩ: - Tuy ta thắng một thế trước, nhưng dù sao đối phương đã cố ý không đả thương ta .Nghĩ tới đó, chàng liền lên tiếng:- Cám ơn lão tiền bối đã nương tay cho.Thiên Chính không nói nửa lời, trao trường kiếm trả lại cho chàng. Thanh Cốc rất giỏi về kiếm pháp, có ngờ đâu ngày hôm nay khí giới của mình bị cướp mất,chàng xấu hổ vô cùng lủi thủi lui ngay.Vô Kỵ một mảnh vạt áo đang định tiến lên băng bó cho ông ngoại mình. Chàng bỗng thấy trong phái Võ Ðang có một người bước ra, râu đen dài tận ngực, mặc quần áo đạo sĩ. Người đó là Tống Viễn Kiều, anh cả của Võ Ðang Thất hiệp đi tới trước mặt Bạch Mi Giáo chủ và nói:- Cho phép lại hạ được băng bó lão tiền bối.Chàng vừa nói vừa móc túi lấy thuốc ra rịt vết thương cho Thiên Chính, xong đâu đó rồi mới lấy khăn tay băng bó cho Thiên Chính.Giáo chúng của Bạch Mi và Minh Giáo thấy mặt Viễn Kiều rất chính khí đều đoán ra ngay chàng là người đứng đầu trong Võ Ðang Thất hiệp, chắc không khi nào lại dùng thuốc độc hãm hại Giáo chủ của mình và chúng ta nghe thấy Thiên Chính lên tiếng:- Cám ơn Tống Ðại hiệp.Vô Kỵ thấy vậy cả mừng nghĩ thầm: - Tống sư bá băng bó cho ông ngoại ta như vậy, chắc sư bá vì cám ơn ông ngoại ta không đả thương. Thất sư thúc. Có lẽ từ nay hai bên hòa hiệp nhau rồi. Ngờ đâu Viễn Kiều băng bó cho Bạch Mi Giáo chủ xong. Lùi lại một bước chắp tay chào và nói:- Tống mỗ xin lãnh giáo lão tiền bối vài thế võ cao siêu.Vô Kỵ thấy sư bá mình nói như vậy ngạc nhiên vô cùng., không sao chịu nhịn được vội lên tiếng nói:- Quý vị lần lượt đánh một ông cụ già như vậy không công bằng chút nào.Mọi người quay đầu lại nhìn thấy chàng là một thiếu niên, quần áo rất lam lũ. Chỉ có các người của phái Nga Mi với Tống Thanh Thư, Hận Lợi Hanh, Nói Không Ðược… vv một số ít người đó là biết lai lịch chàng thôi, còn những người khác không ai hay biết chàng là ai cả. Viễn Kiều liền đáp:- Lời nói của bạn nhỏ này không sai chút nào. Mỗi tư thù của phái Võ Ðang và Bạch Mi Giáo hãy dẹp sang một bên trước. Bây giờ là sáu đại môn phái quyết chiến sinh tử với Minh Giáo. Phái Võ Ðang chúng tôi đại diện sáu môn phái ra đây khiêu chiến với Minh Giáo.Thiên Chính đưa mắt nhìn về phía Minh Giáo, thấy Dương Tiêu, Nhất Tiếu các người đó đều bi tê liệt. Các cao thủ của Ngũ Hành Kỳ người thì bị giết chết, người thì bị thương nặng. Còn con trai của mình là Hân Dã Vương đang nằm mê man ở dưới đất chưa biết sống chết ra sao. Trong Minh Giáo và Bạch Mi Giáo ngoài mình ra không còn người thứ hai nào đủ năng lực để đấu với Viễn Kiều, còn mình thì đấu với liền năm tay cao thủ chân khí đã kém sút, vết thương cánh tay trái cũng không nhẹ.Trong lúc Hân Thiên Chính đang suy nghĩ, một ông già bé lùn của phái Không Ðộng đã lớn tiếng nói:- Ma Giáo đã thế cùng lực kiệt rồi, không chịu đầu hàng còn chờ tới bao giờ nữa. Không Trí đại sư chúng ta đi hủy tuần vị của ba Giáo chủ Ma Giáo đi.Thì ra Không Văn đại sư phương trượng của chùa Thiếu Lâm tọa trấn chùa chính ở núi Trung Sơn. Lần này đệ tử của Thiếu Lâm đi cùng các đại môn phái kia vây đánh Ma Giáo là do Không Trí chỉ huy. Các môn phái khác, kính ngưỡng thanh vọng và địa vị của phái Thiếu Lâm nên đã bầu Không Trí làm người ra lệnh tấn công Quang Minh Ðỉnh. Không Trí đang do dự thì một người trong phái Hoa Sơn lên tiếng nói:- Không cho đầu hàng! Quý vị nên nhớ nhổ cỏ phải nhổ tận rễ. Bọn Ma Giáo kia, các người khôn hồn mau tự tử đi, để càc đại gia đây khỏi bẩn tay.Thiên Chính ngầm ngầm vận chân khí, cảm thấy mình bị mũi kiếm đâm sâu tận xương. Khí đó Bạch Mi Giáo chủ nghĩ Viễn Kiều theo hầu Trương Tam Phong lâu nhất đã học được hết võ học chân truyền của sư phụ, Bạch Mi Giáo chủ đang nghĩ thì nghe thấy Viễn Kiều lên tiếng nói:- Hân lão tiền bối, vẫn biết mối thù của Võ Ðang với Bạch Mi Giáo rất lớn, nhưng chúng tôi không bao giờ nhân lúc người ta nguy nan mà thanh toán mối thù này. Lần này chúng tôi cùng sáu đại môn phái lên đây để đối địch với Minh Giáo thôi. Còn Bạch Mi Minh Giáo thoát ly Minh Giáo đã lâu trên giang hồ ai ai cũng đều biết. Hân lão tiền bối hà tất phải nhúng tay vào, mong lão tiền bối hãy đem người của quý giáo xuống núi ngay.Các môn phái nghe Viễn Kiều muốn cứu Bạch Mi Giáo thoát nạn như vậy ai nấy đều kinh ngạc vô cùng. Nhưng mọi người liền nhớ lại Viễn Kiều là người quang minh lỗi lạc không bao giờ chịu làm việc tiểu nhân. Thiên Chính thấy Viễn Kiều nói như vậy liền cười và đáp:- Lão phu rất cám ơn Tống đại hiệp có lòng tốt như vậy. Nhưng lão phu là một trong bốn Hộ Pháp Vương ở trong Minh Giáo. Tuy chúng tôi đã đứng riêng ra thật, nay bổn giáo gặp đại nạn, chúng tôi không thể nào khoanh tay đứng ngoài nhìn được. Ngày hôm nay lão phu chỉ có một đường là chết mà thôi, xin Tốâng đại hiệp cứ việc tấn công đi!Nói xong, lão Giáo chủ bước lên một bước đứng lấy thế, đôi lông mày trắng hơi rung động trông rất oai phong.Viễn Kiều lại nói:- Như vậy thì tiền bối xin thất lễ!Nói xong, chàng múa quyền xông vào. Võ công của phái Võ Ðang khác hẳn các môn phái khác, và Thiên Chính chưa hề thấy thế vô khởi đầu của Tống đại hiệp như là vái chào một cách lễ phép nên lão Giáo chủ liền nói:- Tống đại hiệp khỏi khách khứa như thế nữa!Ngờ đâu, Bạch Mi Giáo chủ chưa dứt lời đã thấy Tống đại hiệp xông lại tấn công ngay, thế công của Viễn Kiều nhanh như điện chớp, Thiên Chính thấy vậy kinh hãi và nghĩ thầm:- Không ngờ quyền thuật của phái Võ Ðang lại lỡi đến thế. Chẳng lẽ đối thủ đã luyện thành công môn Thần Công Cách Sơn Ðả Ngưu rồi chăng . Bạch Mi Giáo chủ không dám khinh thường vội giơ hữu chưởng lên chống đỡ quyền lực của Viễn Kiều.Không ngờ chưởng của Thiên Chính phất hụt, y đã thấy phía đằng trước trống không, không thấy quyền của đối phương đâu cả. Y đang ngạc nhiên vô cùng chĩ thấy Viễn Kiều lên tiếng nói:- Ngưỡng mộ võ học của lão tiền bối đã lâu, Gia sư vẫn thường khen ngợi luôn, nhưng bây giờ lão tiền bối đã đấu mấy người rồi mà hậu bối sức lực hãy còn nguyên vẹn nên xét thấy trận đấu này không được công bằng chút nào, vậy bây giờ chúng ta chỉ nên tỉ thí võ thôi chứ không tỉ sức lực!Chàng vừa nói vừa giơ chân lên đá một cái, nhưng cái đá đó chì là một cái đá hờ thôi. Hai người cách nhau đếnhơn một trượng nên không thể nào đá trúng đối phương được!Nhưng cái đó rất tinh diệu, nên đứng gần nhau mà tấn công thì đối phương dù tài ba đến đâu cũng khó mà thoát nổi. Thiên Chính lên tiếng khen ngợi:- Cước pháp tinh diệu lắm!Nói xong lão Giáo chủ lấy công làm thủ, múa quyền phản công. Viễn Kiều vội né tránh và đánh trả lại một chưởng.Chỉ trong thoáng cái, hai người đã đấu mấy chục hiệp. Hai người vẫn đứng cách nhau hơn trượng, tuy không gần nhau và thế đánh nào cũng đều đánh giả, nhưng thân pháp của hai người có như những tay tâm thường đâu! Thế nào thất lợi? Thế nào thắng địch hơn? người nào người nấy đều tự biết hết. Hai người rất cẩn thận để ý từng ly từng tí. Những người đứng cạnh xem đều là những tay võ học cao siêu cả, thấy đường thế của Viễn Kiều dùng nhu thế cương, chân tay đánh ra rất nhanh còn Thiên Chính thì dùng cương làm căn bản nên thế võ nào của y cũng lớn rộng và chậm chạp hơn. Hai người lúc thủ công, người ngoài trông cứ tưởng hai người đang luyện quyền chứ không phải đối địch với nhau, nhưng sự thật, trận đấu của họ rất kịch liệt.Thoạt tiên Vô Kỵ thấy Thiên Chính đấu với Tòng Khê và Thanh Cốc hai người chàng đều thế võ của hai bên. Lúc nầy vì chàng thấy Thiên Chính với Viễn Kiều hai người đứng cách xa nhau đấu. Chàng biết đấu như thế chỉ có phân biệt được thua thôi chứ không ai bị thương hết nên chàng mới yên trí xem xét thế võ của hai bên. Xem một hồi lâu, chàng thấy thế võ của đôi bên càng đấu càng nhanh, chàng càng thắc mắc không hiểu thêm và nghĩ thầm:- Lạ thật! Ông ngoại ta với Tống đại sư bá đều là cao thủ hạng nhất trong võ lâm, sao thế võ của hai người lại có nhiều chỗ sơ hở như thế? Như quyền này, nếu ông ngoại đánh chếch sang bên trái nửa thước có phải là đánh trúng được ngực của Tống sư bá không? Nếu cái chộp này của sư bá ra tay chậm một chút có phải bắt được cánh tay trái của ông ngoại rồi phải không? Chẳng lẽ hai người cố ý nhường nhau chăng? Nhưng xem rõ tình hình thì không ai nhường ai cả? Sự thật Thiên Chính với Viễn Kiều đấu hở như vậy nhưng không người nào chịu nương tay nhường nhịn người nào hết. Từ khi học biết được tâm pháp Càn Khôn Ðại Nã Di đến giờ. Vô Kỵ đã trở nên tay cao thủ giỏi hơn hai người kia một mức nên chàng mới nhận thấy những chỗ sơ hở của họ như vậy!Sự thật những thế võ mà chàng vừa nghĩ ra đó để cho người thường xử dụng tất không thể nào làm được như ý muốn. Lúc ấy chàng bỗng thấy Viễn Kiều thay đổi thế võ, hai bàn tay bay múa tựa như tuyết bay vậy! Hai bàn tay của chàng ta trông mềm như bông gòn không cóchút hơi sức, môn chưởng đó chính là môn chưởng của phái Võ Ðang. Thiên Chính thét lớn một tiếng đánh ra một quyền, hai người một dùng cương một dùng nhu, đem hết binh sinh ra mà đấu với nhau, đấu được một hồi lâu nữa, Viễn Kiều dùng tả chưởng đánh ra trước, hữu chưởng đánh sau nhưng lại tới trước, tiếp theo đó tả chưởng của chàng lại tấn công tới. Thiên Chính thấy thượng tam lộ của mình đều bị chưởng lực của đối phương bao trùm liền rống lên một tiếng thật lớn, song quyền dùng thế Ðinh Giáp Khai đánh ra, hai người song chưởng song quyền cứ dính chặt ở trên không.Thì ra hai người vừa đấu tới đây chỉ còn một cách thi thế nội lực thôi, hai người đứng cánh nhau hơn trượng, bốn cánh tay giơ lên làm như đang đấu sức với nhau, trông thật kỳ quái nếu là đấu thật thì không là hung hiềm đến đâu.Viễn Kiều mỉm cười một cái rồi nhảy lui về phía sau, một bước và nói :- Quyền pháp của lão tiền bối quả thật tinh diệu! Hậu bối thán phục vô cùng!Thiên Chính cũng thu quyền lại tiếp lời nói:- Chưởng pháp của phái Võ Ðang quả thật siêu tuyệt cổ kim.Hai người không tỉ thí nội lực, cho nên đấu đến lúc không thể không đúng nội lực mà đấu nữa, nên cả hai đánh phảithâu taykết cục trận đấu bằng huề cuộc!Trong phái Võ Ðang còn có Dư Liên Châu và Hân Lợi Hanh hai tay cao thủ chưa ra tay đấu nhưng hai người thấy Thiên Chính mặt đỏ bừng đầu bốc hôi nóng lên ngùn ngụt vì trận đấu vừa rồi tuy không hao tốn nội lực, nhưng mệt trí, mệt óc vô cùng, bây giờ bất cứ người nào trong hai người đó ra đấu với Thiên Chính sẽ thắng một cách dễ dàng và còn được tiếng là đánh bại Bạch Mi Ưng Vương nữa. Nhưng Liên Châu với Lợi Hanh đưa mắt nhìn nhau rồi lắc đầu và nghĩ thầm:- Nhân lúc người ta lâm nuy mà mình đánh thắng thì không hay ho gì cả, không vinh hạnh gì hết!Võ Ðang nhị hiệp đều có tác phong quân tử nên không nhảy ra khiêu chiến với Thiên Chính, nhưng bên phái Không Ðộng đã có một ông già bé lùn nhảy ra, người đó chính là người đã kêu gào đòi đốt cháy những bài vị của các vị Giáo chủ Minh Giáo hồi nãy, y lẹ làng nhảy tới trước mặt Thiên Chính và nói:- Ta họ Ðường muốn đấu chơi với Hân lão vài hiệp!Giọng nói của y rất đểu cáng và khinh lờn, Thiên Chính lườm y một cái, dùng mũi kêu "Hừ" một tiếng rồi nghĩ thầm:- Nếu là lúc thường ta có coi Không Ðộng Ngũ Lão ra gì đâu, ngày hôm nay ta không khác gì hổ xuống đồng bằng bị bầy chó khinh khi, thanh danh một đời của Hân mỗ nếu bị tiêu tán dưới tay Võ Ðang Thất Hiệp ta cũng không ân hận cho lắm, nhưng bị thua tên Ðường Văn Lượng này thì thật ra chết cũng không cam tâm .Bạch Mi Ưng Vương đã thấy mình mẩy xương cốt đau nhừ, chỉ muốn nằm xuống ngủ một giấc thật dài, nhưng hào khí của ông ta đã bốc lên, hai cái lông mày trắng bỗng dựng ngược, mồm quát lớn:- Tiểu tử cứ việc xông vào tấn công đi!Văn Lượng đã nhận xét thấy nội lực của Thiên Chính đã hao mất tám chín mươi phần trăm, bây giờ y chỉ cần đấu với đối thủ giây lát, đối thủ cũng tự ngã gục liền, nên y mua song chưởng nhảy tới phía sau Thiên Chính nhắm sau lưng đánh luôn. Thiên Chính xoay tréo người móc chân lên đá một cái, nhưng Văn Lượng đã nhảy ra xa tránh né rồi! Chân y nhanh nhẹn vô cùng, người y không khác gì một con vượn cứ nhảy nhót đây đó, loanh quanh bên ngoài người đối thủ thôi, chứ y không đến sát bên người thẳng tay đấu thật. Ðấu như thế được vài hiệp, Thiên Chính đã thấy hai mắt tối sầm cổ họng hơi mặn, mồm phun máu tưới ra ngay và không sao đứng vững được nữa ngồi phịch xuống mặt đất. Văn Lượng thấy vậy cả mừng quát lớn:- Hân Thiên Chính! ngày hôm nay người đã chết dưới quyền của Ðường Văn Lượng rồi.Vô Kỵ trông thấy Văn Lượng tung mình nhảy lên cao, rồi nhắm đầu ông ngoại mình đánh bổ xuống. Chàng đang định nhảy ra cứu ông ngoại thì đã thấy Bạch Mi Ưng Vương giơ tay phải tà tà đánh tréo lên trông đẹp vô cùng. Thế đó là một tuyệt thế để tấn công kẻ địch trên cao đánh xuống, và chỉ nghe "rớp rớp" kêu hai tiếng hai cánh tay của Văn Lượng đã bị Hân Thiên Chính xử dụng Ưng Chảo Cầm Nã Thủ đánh gãy. Tiếp theo đó lại có hai tiếng "rớp rớp" kêu như thế nữa, hai cái xương đùi của tên họ Ðường ấy cũng gãy nốt, rồi có tiếng kêu "bốp", Ðường Văn Lượng rớt xuống chỗ cạnh Thiên Chính chừng mấy thước, tứ chi gãy hết. Các người đứng xem thấy Thiên Chính bị thương nặng như thế, mà vẫn còn thần oai như vậy, ai nấy đều kinh hãi.Ðường Văn Lượng là người thứ ba trong Không Ðộng Ngũ lão này bị đại bại như vậy, người của phái Không Ðộng xấu hổ vô cùng. Một lúc sau bên phái Không Ðộng lại có một ông già cao lớn khòm lưng đi bước một, bước đi nặng chình chịch, đi gần tới Thiên Chính y liền dùng chân phải đá một tảng đá vào người đối thủ, miệng quát lớn:- Bạch Mi, lão nhị ta họ Tôn ra đây thanh toán món nợ cũ với ngươi.Thì ra người này là người thứ hai trong Ngũ lão họ Tôn tên là Duy Hiệp.Hòn đá bay tới kêu đến "bốp" một tiếng trúng ngay vào góc trán Thiên Chính máu tươi chảy ròng xuống. Ai nấy thấy vậy đều kinh ngạc vô cùng, vì không ai ngờ Duy Hiệp đá hòn đá đó lại trúng được Thiên Chính như vậy nhưng họ có biết đâu lúc này Thiên Chính đã nửa mê, nửa tĩnh thì tránh sao được mà chả bị hòn đá đó trúng. Dưới hình thức này Duy Hiệp chỉ cần tiến lên dùng ngón tay khẽ dí một cái cũng có thể giết chết được đối phương liền. Nhưng y vừa bước lên một bước, thì trong phái Võ Ðang đã có một người mặc áo dài, trông mặt rất thật thà chất phác, từ từ bước ra. Người đó là Nhị Hiệp Dư Liên Châu, chỉ thấy chàng ta khẽ nhún vai đã phi htân tới Duy Hiệp vừa ngăn cản vừa nói:- Tôn huynh, Hân Giáo chủ đã bị thương nặng như vậy dù huynh có thắng cũng không vẻ vang chút nào, Hân Giáo chủ với tệ giáo có mối thù trong lớn. Xin Tôn huynh nể mắt đệ trao y cho đệ, để tiểu đệ được trả thù.- Y có bị thương nặng gì đâu, người này khéo giả bộ chết lắm. Không thế Ðường Tam đệ tôi không khi nào mắc mưu y như vừa rồi. Dư Nhị hiệp, quý phái với y có thù thì anh em lão cũng có thù, Nhị hiệp hãy để cho lão y ba quyền cho đã tức.Liên Châu không muốn Thiên Chính một anh hùng nhất thế mà bị toi mạng nơi đây, nên chàng vội đáp:- Thất thương quyền của Tôn huynh đã lừng danh trong thiên hạ. Bây giờ Hân Giáo chủ bị thương nặng như thế, thì chịu sao nổi ba quyền của Tôn huynh. Thôi, y đã đánh gãy tay chân Ðường Tam đệ của lão, thì lão bây giờ cũng đánh gãy hai tay, hai chân của y, để cho y biết sự báo oán nhỡn tiền nhanh chóng.Liên Châu thấy Duy Hiệp nói như vậy, đang do dự khó xử thì tên họ Tôn lớn tiếng hỏi:- Dư Nhị hiệp, trước khi sáu đại môn phái đến Tây vực này, đã có lập thề với nhau rồi. Ngày hôm nay sao Nhị Hiệpo lại định trái lời thề đó mà bênh vực tên chủ của Ma Giáo nầy?Liên Châu thở dài và đáp:- Thôi được, bây giờ huynh muốn sao đệ cũng không ngăn cản nữa , nhưng khi về tới Trung Nguyên thế nào đệ cũng lãnh giáo Thất thương quyền thần công của Tôn nhị tiên sinh.Duy Hiệp nghe thấy Liên Châu nói như vậy, rùng mình kinh hãi và nghĩ thầm: - Sao họ Dư nầy cứ bênh lão già của Bạch Mi Giáo nầy hoài? Xưa nay y vẫn có vẻ sợ phái Võ Ðang nhưng trước mặt mọi người đông đảo như vậy, bắt buộc y phải làm ra vẻ không sợ hãi gì hết nên y cười nhạt và nói tiếp:- Ở trên đới nầy viêc gì cũng phải nói lý, phải Võ Ðang của bạn dù mạnh đến đâu cũng không thể thị thế hoành hành như vậy.Mấy lời nói của y và chạm đến danh dự của Trương Tam Phong, Viễn Kiều liền tiến lên mấy bước nói:- Nhị đệ để mặc y.Liên Châu lớn tiếng nói tiếp:- Anh hùng thật! Hảo hán thật!Chàng vừa nói vừa rút lui liền. Lời nói của chàng là khen Hân Thiên Chính và cũng có thể nói là chế nhạo Tôn Duy Hiệp. Nhưng Duy Hiệp không dám gây hắn với Võ Ðang nên giả bộ không nghe gì cả. Y chờ Liên Châu rút lui xong, liền tiến tới trước mặt Thiên Chính. Không Trí đại sư của phái Thiếu Lâm đã lên tiếng ta lịnh:- Các vị của phái Hoa Sơn và phái Không Ðộng làm ơn diệt trừ những dư đảng của Ma Giáo đang có mặt tại đây. Còn quý vị của phía Võ Ðang khám xét từ phía Tây sang Ðông. Quý vị của phía Nga Mi khám xét từ phía Ðông sang phía Tây, đừng để cho một người nào của Ma Giáo lọt lướt. Phái Cô Luân sửa soạn để thiêu hủy sào huyệt của Ma Giáo.Nhà sư dặn bảo năm môn phái xong liền chắp tay lễ Phật và nói tiếp:- Các đệ tử của phái Thiếu Lâm ai nấy lấy nháp khí để tụng niệm kinh văn sinh để siêu độ cho các vị anh hùng tử nạn của sáu phái và giáo chúng của Ma Giáo để hóa trừ oan nghiệt.Mọi người chỉ đợi chờ Duy Hiệp đâm chết Thiên Chính là sáu đại môn phái vây đánh Ma Giáo sẽ thành công lớn. Nhưng Giáo chúng của Minh Giáo đã gượng bò dậy, chỉ có những người bị thương nặng không sao cử động thành phải chịu nằm yên thôi. Còn ai nấy đều ngồi xếp bằng tròn, hai tay duỗi thẳng mười ngón giơ lên trước ngực làm như ngọn lửa bốc cháy vậy. Rồi tất cả cùng theo Dương Tiêu đọc kinh của Minh Giáo:- Ðốt tàn xác của ta, ngọn lửa thành bốc cháy hồng hồng, sống đã chi làm sướng,chết không lấy chi làm khổ. Vì thiện trừ ác, chỉ vì quang minh mà nên. Hì, lạc, bỉ, sầu đều trở về cát bụi. Tội nghiệp thay người đời hoạn nạn quá nhiều…Các giáo chúng của Minh Giáo tử Dương Tiêu, Nhất Tiếu, Nói Không Ðược các người trở xuống cho tới đầu bếp, phụ dịch đều có thái độ trang nghiêm, không coi cái chết vào đâu hết và cũng không thấy chúng sợ hãi chút nào. Không trí đại sư lại chắp tay trái và nói tiếp:- Thiên tai, thiên tai.Liên Châu thấy vậy nghĩ thầm: - Mấy câu kinh văn của giáo chúng Minh Giáo vừa đọc đây, chắc là kinh văn của họ tụng niệm trước khi chết. Họ không nghĩ đến cái chết của mình mà lại thương hại đến người khác đa ưu, đa hoạn. Như vậy quả thật là đại nhân, đại dũng chắc người sáng lập Minh Giáo năm xưa, tất phải là một nhân vật lợi hại. Chỉ tiếc rằng truyền đến hậu thế, giáo chúng lại biến thành những kẻ làm bậy . Ðứng trước các cao thủ sáu môn phái Vô Kỵ có lòng kính sợ nên không dám ra can thiệp. Sau chàng thấy Duy Hiệp định tiến lên đánh chết ông ngoại của mình, và chàng thấy Không Trí ra lệnh cho mọi người cứ việc chém giết sạch các người của Minh Giáo, nên chàng không còn nghĩ tới vần đề người ít sức yếu mà lớn bước tiến lên ngăn cản Duy Hiệp, và nói:- Hãy khoan ra tay, người đối phó với một người bị thương nặng như thế này không sợ người ta cười ngươi là một tên nhu nhược vô sĩ hay sao?Giọng nói của chàng nghiêm chỉnh, làm chấn động toàn giáo trường, khiến các người của các môn phái đã thừa lịnh của Không Trí định ra tay chém giết giáo chúng của Minh Giáo, đột nhiên ngừng bước quay đầu lại nhìn.Duy Hiệp thấy thiếu niên ăn mặc áo quần lam lũ nên y có vẻ khinh thường giơ tay ra đẩy một cái. Ðịnh đẩy Vô Kỵ sang bên, rồi tiến lên đánh chết Thiên Chính. Sau khi luyện thành công hết lớp thứ bảy của môn Thần Công Ðại Nã Di, Vô Kỵ đã trở nên một cao thủ. Muốn thâu phát kinh lực của mình như thế nào cũng được. Bất cứ đối phương dùng tinh diệu đến đâu tấn công chàng, chàng cũng đối phó lại một cách khéo léo và như ý muốn. Cho nên vừa thấy chưởng của Duy Hiệp đẩy tới chàng chỉ giơ tay khẽ phẩy một cái đã có tiếng kêu "bộp", Duy Hiệp đã phải lui về phía sau hai ba bước.Y định lấy tấn để đứng vững, nhưng không ngờ chưởng lực của đối phương lại hùng mạnh đến thế. Duy Hiệp cố gắng mãi cũng không sao đứng vững được, chỉ thấy nửa người trên hình như có sức mạnh kéo ngửa về phía sau. Y phải mượn thế nhảy lùi ra xa hơn trượng mới khỏi té ngã, nhưng vẫn còn loạng choạng lùi mấy bước rồi mới đứng vững được.Vì sự lùi bước đó nên chỗ y đứng đã cách xa chỗ Vô Kỵ hơn ba trượng rồi, y kinh hãi và tức giận vô cùng.Duy Hiệp lớn bước tiến lên chỉ mặt Vô Kỵ hỏi:- Tiểu tử! Mi là ai?Vô Kỵ đáp:- Tôi là Tăng A Ngưu!Chàng vừa nói vừa để chưởng lên Linh Ðài Huyệt trên lưng Thiên Chính để chuyển sức nóng sang người của ông ngoại.Cửu Dương chân khí trong người chàng rất mạnh nên Thiên Chính phải rùng mình mấy cái.Bạch Mi Ưng Vương mở mắt ra nhìn Vô Kỵ, trong lòng ngạc nhiên vô cùng! Vô Kỵ nhìn ông ngoại mỉm cười. Lại tiếp tục dồn nội lực của mình sang bên người của Hân Giáo chủ.Thiên Chính nhận thấy nội lực của thiếu niên đó mạnh kinh người. Duy Hiệp chưa đi tới gần ông mà ông đã cảm thấy trong người klhoan khoái dễ chịu vô cùng, ông khẽ nói:- Cám ơn bạn nhỏ!Nói xong, Thiên Chính đứng dậy kêu ngạo hỏi Duy Hiệp rằng:- Họ Tôn kia! Thất Thương Quyền của phái Không Ðộng các ngươi có nghĩa lý gì mà các ngươi cũng làm phách, lão phu vui lòng tiếp ba quyền của ngươi!Duy Hiệp không ngờ chỉ trong thoáng cái đối thủ đã tinh thần sảng khoái, đứng dậy được rồi. Y biết lúc nầy không thể rằng đối phương một cách dễ dãi như vừa rồi nữa. trong lòng y lại sợ hãi. Ưng Chảo Cầm nã Công của đối thủ rất lơiï hại, nên Duy Hiệp phải trả lời ngay:- Vâng! Vẫn biết Thất Thương Quyền của phái Không Ðộng chúng tôi không ra gì thật, tôi chỉ mong ông tiếp tôi ba quyền thốiDuy Hiệp mong Thiên Chính dùng chưởng đấu quyền với y rồi y sẽ tỷ thí nội lực vì đối phương mới bị thương nặng như thế nào cũng bị Thất Thương Quyền của y đánh bại.Vô Kỵ nghe thấy Duy Hiệp nhắc nhở ba chữ Thất Thương Quyền hoài, chàng liền nghĩ tới đêm nọ ở trên Băng hỏa đảo, nghĩa phụ gọi mình dậy kể chuyện ông ta đã dùng Thất Thương Quyền đánh chết Không Kiến thần tăng. Sau Tạ Tốn lại bảo chàng tập thuộc lòng Thất Thương Quyền nhưng chàng ngái ngủ học mấy lần không thuộc nên bị Tạ Tốn đánh luôn mấy cái bạt tai. Lúc nầy Quyền Quyết ở trong lòng chàng lưu động, chàng liền hiểu hết ý nghĩa chính của nó liền.Quý vị nên rõ, trong Cửu Dương thần công gồm tất cả nội công. Còn Càn Khôn Ðại Nã Di thần công thì tập hợp tất cả những thế võ tinh vi của các môn võ thiên hạ. Một pháp thông thi vạn pháp cũng thông, nên lúc nầy bất cứ môn võ công nào biểu diễn ra trước mặt Vô Kỵ, chàng chỉ ngó qua một cái đã biết hết những mánh lới huyền bí của môn võ công đó liền.Hân Thiên Chính nói tiếp:- Ðừng nói ba quyền, ngươi đánh luôn ba mươi quyền, lão phu đây cũng dám tiếp .Nói xong, lão Giáo chủ quay đầu lại nói với Không Trí đại sư rằng:- Không Trí đại sư! Họ Hân nầy còn chưa chêt vẫn chưa chịu thua đâu! Chính mồm đại sư đã nói mà đại sư đã phản khẩu ngay. Có phải các người muốn thị nhiều mà thắng chúng ta không?Không Trí giơ tay trái lên phất một cái và nói:- Ðược! Tất cả các người hãy tạm ngừng tay giây lát cũng không sao!Thì ra sau khi Hân Thiên Chính lên tới trên Quang Minh Ðỉnh thấy bọn Dương Tiêu bị thương nặng, thế lực của phái bên mình rất đơn bạc, nên y liền dùng lời nói khích Không Trí đừng ỷ chúng hiếp cô.Bắt buộc Không Trí phải tuân theo luật lệ của võ lâm để từng đôi một đấu với nhau. Kết quả bên Bạch Mi Giáo với Ngũ Hành Kỳ vẫn bị thua, người nào không chết thì cũng bị thương nặng. Sau cùng chỉ còn lại một mình Hân Thiên Chính. Nhưng y vẫn chưa chịu thua, nên bên sáu Ðại môn phái vẫn chưa được phép tiến lên chém giết ồ ạt được!Vô Kỵ biết ông ngoại mình tuy đã đỡ hơn trước nhiều nhưng không thể dùng sức lực được.Sở dĩ ông ta muốn tiếp Duy Hiệp mấy quyền là vì bảo vệ Minh Giáo mà chiến trận, đấu chí chết thì thôi! Nên chàng vội khẽ nói với ông ngoại rằng:- Hân lão tiền bối! Ðể hậu bối thay lão tiền bối tiếp kẻ địch cho khi nào hậu bối thua thì tiền bối hãy ra tay cũng chưa muộn!Thiên Chính biết nội lực của chàng rất thâm hậu, trong lúc mình bị thương như thế nầy tất nhiên không sao bằng được chàng ta nên ông ta liền nghĩ:- Ta vì bổn giáo mà chết, đó là lẽ dĩ nhiên rồi! Còn thiếu niên này không biết chàng ta có liên can gì đến chúng ta không, bản lĩnh của chàng ta dù có mạnh đến đâu cũng không thể nào địch hết kẻ nầy đến kẻ khác của đối phương được, rốt cuộc rồi chàng cũng kiệt sức bị thương nặng, tha hồ để cho người ta chém giết như ta thôi! Thiếu niên này tuổi trẻ và anh tuấn như thế, ta không nên để cho y bị chết oan chết uổng ở trên Quang Minh Ðỉnh nầy!Nghĩ đoạn Thiên Chính vội hỏi:- Bạn nhỏ là môn hạ của vị nào thế? Hình như bạn không phải là giáo đồ thì phải?- Tuy hậu bối không phải là người trong Minh Giáo, nhưng vì ngưỡng mộ tiền bối đã lâu, nên ngày hôm nay hậu bối nhận sát cánh cũng lão tiền bối chống với kẻ địch. Hậu bối nhận thấy việc này nên làm lắm.Thiên Chính ngạc nhiên định hỏi thêm, nhưng Duy Hiệp đã tiến lên một bước lớn tiếng nói liền :- Họ Hân kia! Quyền thứ nhất của ta đã đánh tới đây!Vô Kỵ vội đỡ lời:- Hân lão tiền bối bảo ngươi không xứng đấu quyền với ông ta, ngươi phải thắng ta trước rồi mới đủ tư cách đấu với lão tiền bối!Duy Hiệp cả giận quát lớn:- Tiểu tử! Mi là cái thá gì? Ðược! Ðể coi mi biết Thất Thương Quyền thứ nhất của Không Ðộng lợi hại như thế nào!Vô Kỵ thấy đối thủ nói như vậy liền nghĩ thầm:- Ngày hôm nay muốn dẹp lui kẻ địch, chỉ có một là bộc lộ âm mưu gian trả của ác tặc Viên Chân ra cho mọi người hay rồi mới có thể nghĩ cách khiến cho hai bên ngừng tay được!Nếu ra tay đấu sức với họ, một mình ta làm sao mà hạ nổi bấy nhiêu anh hùng của sáu Ðại môn phái? Huống hồ các sư bá, sư thúc của phái Võ Ðang đều có mặt ở đây, ta đối địch với các vị ấy sao được? Nghĩ đoạn chàng liền lớn tiếng đáp:- Tại hạ ngưỡng mộ Thất Thương Quyền của phái Không Ðộng đã lâu, tại hạ cũng biết môn quyền pháp này rất lợi hại, ngay thần Tăng Không Kiến Ðại sư của phái Thiếu Lâm cũng còn phải hy sinh Thất Thương Quyền của quý phái.Thấy chàng nói như vậy, mọi người của phái Thiếu Lâm đều xúc động. Xưa nay họ chỉ biết Không Kiến Ðại sư chết trong tay Tạ Tốn nên lần nầy phái Thiếu Lâm mới phái hết cao thủ lên đây để vây đánh Ma Giáo, mục đích của phái Thiếu Lâm là muốn phục thù cho Không Kiến Ðại sư. Hồi Không Kiến Ðại sư mới chết, mấy người sư đệ của đại sư thấy xương của đại sư đều bị gãy hết mà bên ngoài không có thương tích gì cả hình như trúng phải độc thủ của Thất Thương Quyền của phái Không Ðộng vậy.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 51
Ðứng Giữa Giảng Hòa
Nhưng lúc bây giờ, Không Văn, Không Trí, Không Tĩnh ba người đã bàn tán mấy ngày, nhưng họ nhận thấy phái Không Ðộng không có cao thủ nào có đủ khả năng đánh chết được Không Kiến. Hơn nữa Ðại sư đem đệ tử đi điều tra ngầm, biết lúc Không Kiến viên tịch ở Lạc Dương thì Không Ðộng Ngũ Lão đều ở miền Tây Nam. Vì thế phái Thiều Lâm mới không ngờ phái Không Ðộng nữa.Sau, họ thấy trên vách núi chỗ Không Kiến viên tịch, Tạ Tốn có viết: "Thành Khôn giết Thần Tăng Không Kiến ở nơi đây " .Sau phái Thiếu Lâm lại điều tra ra Tạ Tốn đã giết rất nhiều người và vụ án nào cũng đều viết lại mười chữ như trên, vu cho Thành Khôn đã hạ độc thủ, nên mấy đại sư của Thiếu Lâm mới không nghi ngờ nữa. Bây giờ mọi người bỗng nghe thấy Vô Kỵ nói như vậy, ai nấy đều giật mình và ngạc nhiên thầm.Duy Hiệp giận dữ hỏi:- Không kiến Ðại sư bị ác tặc Tạ Tốn ám hại, người trên giang hồ ai cũng biết như vậy. Tại sao ngươi lại bảo phải Không Ðộng của chúng ta có dính lýu vào vụ đó? Có phải ngươi đã được mục đích Tạ tiền bối đánh chết Không Kiến Thần tăng không? Có phải lúc ấy ngươi đứng ở cạnh lược trận không?Duy Hiệp nghĩ thầm:- Thằng nhỏ áo rách nầy lại dám đôi co với ta, có lẽ phải Võ Ðang đã xui khiến nó khiêu khích cho phái Không Ðộng với phái Thiếu Lâm bất hòa. Ta phải cẩn thận đối phó mới được, bằng không sẽ bị mắc hởm ngay.Vì thế tuy y vẫn khinh thường Vô Kỵ nhưng y phải nghiêm nét mắt đáp:- Không Kiến thần tăng khuất núi ở Lạc Dương. Lúc ấy Ngũ lão Không Ðộng đang là khách ở nhà Liễu Ðại Hiệp của phái Ðiểm Thương tỉnh Vân Nam, thì chúng ta mục đích làm sao được?Vô Kỵ lại lớn tiếng nói tiếp:- Phải đấy, lúc ấy ngươi ở Vân Nam, thế tại sao ngươi trông thấy được Tạ tiền bối giết chết Không Kiến Ðại sư? Còn vị Thần Tăng bị thiệt mạng bởi Thất Thương Quyền của phái Không Ðộng thì đều nầy ai cũng biết hết. Tạ tiền bối không phải là người của phái Không Ðộng của cá ngươi, sao các ngươi lại vu oan giá họa cho ông ta như thế?- Nói bậy! Nói bậy! Chỗ Không Kiến Thần Tăng viên tịch trên tường có viết mười chữ: Thành Khôn giết Thần Tăng Không Kiến ở nơi đây . Tạ Tốn vẫn mạo danh sư phụ của y, để gây nên án mạng ở đâu cũng viết những chữ như vậy ở đó, như vậy nếu không phải là y thì còn là ai nữa?Vô Kỵ giật mình nghĩ thầm:- Nghĩa phụ không cho ta hay đã viết mười chữ đó ở trên tường, chỉ bảo: Sau khi đánh chết Không Kiến, trong lòng hối hận vô cùng . Chắc không khi nào nghĩa phụ lại viết những chữ vu oan giá họa như thế.Nghĩ đoạn chả liền ngẩng mặt lên trời ha hả cả cười một hồi rồi đáp:- Ai cũng có thể viết được những chữ đó, vậy có ai chính mắt trông thấy Tạ tiền bối viết những chữ ấy? Ta cứ bảo phái Không Ðộng đã viết mười chữ ấy, có được không? Ai cũng biết viết những chữ đó thì rất dễ mà luyện Thất Thương Quyền thì là rất khó…Nói tới chàng quay lại nói với Không Trí rằng:- Không Trí Ðại sư! Có phải lệnh sư huynh bị Thất Thương Quyền đả thương mà chết không? Thất Thương Quyền có phải là môn võ nghệ tuyệt kỹ của phái Không Ðộng, chẳng bao giờ dạy cho người ngoài phải không?Không Trí chưa kịp trả lời, đã có một người cao lớn mình mắc áo cà sa Kim Tiền Ðại Hồng bước ra, tay cầm một cây thiên thượng vàng chóe, dộng xuống đất một cái thật mạnh lớn tiếng quát hỏi:- Tiểu tử! Mi là môn hạ của môn phái nào? Mi là cái thá gì mà dám nói chuyện với sư phụ ta như thế?Vô Kỵ dưa mắt nhìn sư đó thấy vai khòm, trong khi nói thở hổn hển, chàng nhận ngay ra đó là Viên Âm trong Thập Bát Hán của phái Thiếu Lâm. Năm xưa y đã lên núi Võ Ðang vấn tội, chính y đã chỉ Thúy Sơn đánh chết đệ tử của phái Thiếu Lâm. Hồi đó Vô Kỵ tức giận Viên Âm không thể tưởng tượng được nên chàng đã nhớ kỹ mặt mấy tăng nhân của phái Thiếu Lâm, lúc này chàng vừa thấy mặt kẻ thù, máu nóng trong người của chàng đã bốc lên sùng sục, mặt đỏ bừng, thân hình hơi run, trong lòng nghĩ thầm:- Vô Kỵ! Vô Kỵ! Việc lớn nhất của mi ngày hôm nay là phải điều giải mối thù của sáu Ðại môn phái với Minh Giáo, mi chớ có nên vì tư thù riêng của mình mà làm hỏng hết đại sự! Mối thù của phái Thiếu Lâm để sau này sẽ trả cũng chưa muộn!Tuy chàng biết nghĩ như vậy, nhưng cái chết thảm thương của cha mẹ lại xuất hiện theo hình bóng của Viên Âm hiện ra trước mặt chàng, khiến chàng không sao nhịn được, nước mắt cứ nhỏ ròng như mưa, suýt tí nữa chàng không sao tự kiềm chế được!Viên Âm dộng cây thiền trượng xuống đất một cái thật nặng rồi quát hỏi tiếp:- Tiểu tử! Nếu mi là yêu nghiệt của Ma Giáo thì mau mau giơ cổ chém đi! Bằng không chúng ta người đi tu lấy lòng từ bi làm đầu cũng không làm khó dễ mi đâu, như vậy mi mau xuống núi chạy đi!Y thấy Vô Kỵ ăn mặc không giống người của Minh Giáo và thấy chàng cố hết sức nén lòng bi đát, lại hiểu lầm là chàng sợ hãi, nên y mới nói như thế!Vô Kỵ lại hỏi tiếp:- Bạn có phải là Viên Âm Ðại sư không? Quý phái có một vị tên là Viên Chân Ðại sư phải không? Làm ơn mời y ra đây, tại hạ có mấy câu chuyện muốn nói.Viên Âm đáp:- Viên Chân sư huynh không có ở đây, ngươi có việc gì cứ nói đi. chúng ta không có thì giờ nói chuyện phiếm với thiếu niên rừng rú này, chẳng hay người là môn hạ của ai thế?Vô Kỵ đáp:- Tại hạ không phải là người của Minh Giáo và cũng không phải là môn hạ của môn phái nào ở Trung Nguyên hết! Nhưng tại hạ với Minh Giáo và Võ Ðang, Thiếu Lâm, Nga Mi, Côn Luân, Hoa Sơn sáu đại môn phái đều có chút liên quan cả. Lần này sáu Ðại môn phái liên hợp lên Quang Minh Ðỉnh nầy đánh Minh Giáo là bị một kẻ gian đã khiêu khích và xúi bẩy, nên mới có sự hiểu lầm nhau lớn như thế! Tuy tại hạ còn ít tuổi thật, nhưng hạ rất rõ nguyên ủy đó, cho nên mới dám táo gan yêu cầu hai bên ngừng chiến trước, rồi điều tra ra sự thật, ai phải ai trái sẽ có công luận phán đoán.Chàng vừa dứt lời thì người trong sáu Ðại môn phái cười nói chế diễu chàng là khùng.Những lời nói nhạo báng của sáu Ðại môn phái từng câu một đâm sâu vào lỗ tai và trái tim của Chỉ Nhược. Nàng liếc mắt nhìn trộm Vô Kỵ, thấy Vô Kỵ đứng giữa quãng trường nghêng ngang nhìn tứ phía không có vẻ gì sợ hãi cá, chàng ta lại lớn tiếng nói tiếp:- Bây giờ chỉ cần Viên Chân Ðại sư của phái Thiếu Lâm ra đây đối chất với tại hạ vài lời thôi, thì gian mưu của y xếp đặt sẽ được phô bày cho người đời hay biết liền.Mấy lời đó Vô Kỵ thốt ra từng câu từng chữ một tuy vẫn có mấy trăm năm người đang cười ồn ào mà ai nấy đều nghe rõ mồn một. Các tay cao thủ của sáu Ðại môn phái thấy vậy đều giận mình kinh hãi và không dám khinh thường chàng như trước nữa, ai nấy đều nghĩ thầm: - Thằng nhỏ nầy tuổi trẻ như thế mà nội công của nó lại thâm hậu như vậy hiếm có thật . Viên Âm đợi chờ mọi người dứt tiếng cười và tiếng nói xong, mới thở hổn hển nói tiếp:- Tiểu tử hối thối kia, dù mi xảo quyệt đến đâu, cũng không lừa dối nổi chúng ta đâu. Mi đã biết rõ Viên Chân sư huynh không có mặt ở đây, mi mới anh ấy ra đối chất. Thế sao mi không gọi Trương Thúy Sơn của phái Võ Ðang ra đối chất đi.Hòa Thượng vừa nói dứt lời, Không Trí đại sư quát lớn:- Viên Âm con ăn nói phải cẩn thận đôi chút.Nhưng đã có rất nhiều người của phái Hoa Sơn, Không Ðộng… đã lớn tiếng cười ồ rồi. Chỉ có người của phái Võ Ðang là tỏ vẻ hâm hực không nói năng gì cả. Thì ra, mắt bên phải của Viên Âm bị Tố Tố dùng ám khí ném mù ở trên bờ Tây hồ. Nhưng y tưởng lầm Trương Thúy Sơn đã ra tay ném mũi ám hại đó. Vì thế lúc nào y cũng nhớ tới mối thù nấy. Vô Kỵ nghe thấy đối thủ nói nhục đến cha mình tức giận vô cùng liền quát lớn:- Ngươi là cái thá gì mà dám nói danh húy của Ttương Ngũ hiệp loạn xạ như thế? Ngươi… ngươi…Viên Âm cười nhạt, và đỡ lời:- Trương Thúy Sơn tự cam tâm hạ mình làm kẻ hạ lưu mới bị yêu nữ của Ma Giáo mê hoặc, có hiếu sắc mới có quả báo…Lúc này tuy Vô Kỵ đã tự nhủ lòng rằng:- Mục đích của ta ra đây là giảng hòa cho hai bên để họ đừng đánh nhau nữa. ta chớn nên ra tay đả thương người .Nhưng chàng nghe thấy Viên Âm nói tới câu cuối cùng không sao chịu nhịn được nữa, liền tung mình nhảy tới trước mặt tên ác tăng đó. Chàng giơ tay trái túm lấy sau lưng của Viên Âm nhấc bổng lên, tay phải chàng cướp lấy cây thiên trượng của đối thủ, rồi giơ cây gậy đó lên nhằm đầu kẻ địch đánh xuống. Viên Âm bị chàng túm lưng nhấc bổng lên như một con gà con vịt bị diều hâu bắt được vậy.Y không còn hơi sức mà chống đỡ lại được, cứ để yên cho Vô Kỵ túm lên và đánh thôi. Có hai nhà sư trong bọn Thiếu Lâm đã cùng nhảy ra, tay cầm thiền trượng vàng bóng nhoáng, chia làm tả hữu tấn công Vô Kỵ. Thì ra, hai nhà sư đó ra cứu Viên Âm đã xử dụng một phương pháp rất cao siêu, gọi là Vây Ngụy, cứu Triệu bắt buộc Vô Kỵ phải buông Viên Âm ra, hai nhà sư đó là Viên Tâm và Viên nghiệp. Vô Kỵ tay trái vẫn túm chặt lưng Viên Âm tay phải vẫn cầm thiền trượng, mọi người chỉ thấy chàng nhún chân một cái nhảy lên trên cao, hai chân nhằm hai cây thiền trượng của hai đối thủ đá luôn. Chỉ nghe thấy kêu Bộp, bộp hai tiếng, Viên Tâm với Viên Nghiệp cùng bị té ngửa. Cũng may hai tăng nhân võ công cũng cao siêu trong khi bị đá té như thế, họ vẫn bình tĩnh dùng cây thiền trượng đập mạnh xuống đất một cái. Hai cây thiền trượng dội trở lại nhắm người Vô Kỵ bắn tới.Mọi người thấy vậy đều kinh hãi và thất thanh kêu la, nhưng họ thấy Vô Kỵ tay xách Viên Âm trong lớn như thế mà lúc hạ chân xuống đất lại nhẹ như bông vậy. Ðã có sáu bảy người trong sáu đại môn phái đó la lớn:- Ðây là khinh công Thế Vân Tung của phái Võ Ðang.Thì ra Vô Kỵ hồi nhỏ theo cha, Thái sư phụ và các sư thúc, sư bá học võ, tuy chàng chưa chính thức lần lượt học hết võ công của phái Võ Ðang, nhưng chàng đã mắt thấy tai nghe rất nhiều, bây giờ lại luyện thành công môn thần công Càn Khôn Ðại Nã Di nên bất luận võ công môn phái nào chàng muốn xử dụng tức thì xử dụng được ngay. Chàng được trông thấy võ công của phái Võ Ðang nhiều hơn hết.Cho nên lúc này chàng không nghĩ ngợi gì hết chàng xử dụng ngay khinh công của phái Võ Ðang, Thế Vân Tung khinh công rất nổi tiếng của phái Võ Ðang, nên chàng vừa giơ khinh công đó ra đã có mấy người muốn nhảy lên như chàng và còn ở trên không lượn mấy vòng không khó chút nào. Nhưng bảo họ một tay xách một tên Hòa Thượng trong béo thế kia, một tay cầm thiền ttrượng nặng như vậy, muốn bắt chước chàng nhảy lẹ như thế, thì cả mấy anh em Liên Châu cũng đều phải lắc đầu chịu phục.Các tăng nhân của phái Thiếu Lâm thấy Viên Âm đã lọt vào tay Vô Kỵ mà đối thủ chỉ giơ thiền ttrượng lên khẽ gõ xuống một cái đầu óc của Viên Âm thì vỡ đầu óc ra ngay. Chúng muốn nhảy xổ lên cứu Viên Âm nhưng vì chỗ chúng đứng cách Vô Kỵ chừng bảy tám trượng xa. Chờ tới khi chúng đến gần được chàng thì Viên Âm đã bị chàng giết rồi. Cho nên chúng chỉ còn một cách là dùng ám khí bắn vào người Vô Kỵ thôi. Nhưng chúng lại sợ Vô Kỵ dùng thân hình của Viên Âm ra chống đỡ như vậy có phải là chúng giết Viên Âm không? Bên chúng tuy có Không Trí, Không Tính mấy tay cao thủ tuyệt mức đứng cạnh đó nhưng việc xảy ra đột ngột, không ai ngờ nhà sư trẻ đó có võ công cao siêu, mà bị Vô Kỵ tấn công đến nỗi cuống cả chân tay, rồi rốt cuộc vẫn chậm một bước.Chỉ thấy Hòa Thượng đó nghiến răng mím môi, vẻ mặt hậm hực, mà Vô Kỵ thì giơ cây thiền ttrượng lên. Các tăng nhân của phái Thiếu Lâm, có người không dám nhìn, nhắm nghiền đôi mắt lại. Có người định xông lên phục thù cho Viên Âm, ngờ đâu Vô Kỵ chỉ giơ cây thiền ttrượng lên chứ không đánh xuống. Hìmh như chàng có việc gì nghi nan, chưa quyết định hẳn, rồi thấy nét mặt của chàng hiền từ đầu, và tay chàng cũng từ từ đặt Viên Âm xuống.Thì ra, chỉ thoáng cái, Vô Kỵ đã nén được lửa giận, chàng lại nghĩ thầm:- Nếu ta đánh chết bất cứ một người nào trong sáu đại môn phái, ta sẽ trở nên kẻ địch của sáu đại môn phái ngay. Và ta sẽ không thể nào làm được gn trung gian để hòa giải đôi bên nữa .Chàng nghĩ như vậy nên buông Viên Âm xuống và nói:- Mắt của bạn không phải do Trương Ngũ Hiệp đánh mù đâu. Trương Ngũ Hiệp đã tự tử chết rồi, oán thù gì cũng nên hòa giải hết mới phải. Ðại sư là người tu hành tứ đại giả không, không còn luyến tiếc ham muốn gì cả, hà tất đại sư còn nhớ chuyện cũ lâu năm làm chi?Viên Âm thoát chết, đứng ngẫn người ra nhìn Vô Kỵ, không biết nói năng gì cả. Y lại thấy Vô Kỵ trả cây thiền ttrượng, liền giơ cây ra cầm lấy, cúi đầu rút lui, trong lòng bứt rứt vô cùng.Tôn Duy Hiệp của phái Không Ðộng thấy Vô Kỵ giở thế võ cao siêu đó ra, trong lòng cũng kinh hãi thầm. Nhưng y thấy mình đứng giữa trận đấu rồi, không lẽ rút lui một cách hèn kém. Y liền lớn tiếng hỏi:- Họ Tăng kia, ngươi ra đây đương đầu như vậy là do ai xúi bảo thế.Vô Kỵ đáp:- Không ai sai xúi cả, tại hạ chỉ theo sự công bằng mà nói thôi. Tại hạ chỉ mong sáu đại môn phái bắt tay xử hòa với Minh Giáo.Hừ, muốn gì chứ, muốn chúng ta bắt tay xử hòa với Ma Giáo khó lắm. Lão tặc họ Hân còn thiếu ta ba quyền Thất Thương Quyền, hãy để ta đánh ba quyền đã, rồi hãy nói đến chuyện khác.Nói xong, Duy Hiệp liền vén tay áo lên ngay. Vô Kỵ liền nói tiếp:- Tôn tiền bối cứ mở miệng ra là nói Thất Thương Quyền đóng miệng lại là Thất Thương Quyề. Theo sự nhận xét của tiểu bối thì Tôn tiền bối luyện môn Thất Thương Quyền đó chưa đến nơi đên chốn. Tiền bối nên rõ, ngũ hành trong thân người thuộc hỏa, phế thuộc kim, thận thuộc thủy, tỳ thuộc thổ, can thuộc mộc, lại thêm âm dương nhị khí. Nếu người nào luyện Thất Thương Quyền thì bảy thứ đó đều bị thương cả. Luyện môn Thất Thương Quyền nầy quyền công càng cao cao siêu bao nhiêu, nội tạng càng bị thương nặn bấy nhiêu.Sự thật, người nào luyện Thất Thương Quyền, trước hết phải luyện cho nội tạng của mình bị thương trước rồi mới đả thương nội tạng của người khác được. Cũng may môn Thất Thương Quyền của Tôn tiền bối chưa luyện tới mức cao siêu cho lắm còn có thể cứu được.Duy Hiệp nghe thấy Vô Kỵ nói đến lý thuyết luyện Thất Thương Quyền đều đúng như ở trong sách mà mình đã được đọc vậy. Quả thật, người nào không luyện tới mức, khí huyết có thể chạyđược vào các yếu huyệt, rồi muốn môn Thất Thương Quyền. Nhưng Duy Hiệp không tự lượng sức lực của mình mới thấy nội công có chút thành tựu, liền luyện ngay môn Thất Thương Quyền này. Y mới bắt đầu luyện, đã nhận thấy môn quyền pháp nầy oai lực vô cùng.Y say mê ma luyện tập hoài, nhưng y chỉ mới thấy cái lợi của nó mà không cảm thấy cái hại, đã quên hết những lời dặn bảo trong sách. Lúc nầy y thấy Vô Kỵ nhăc nhở tới như vậy, y rùng mình kinh hãi hỏi lại:- Sao ngươi lại biết rõ như vậy?Vô Kỵ không trả lời câu hỏi đó mà nói rằng:- Tôn tiền bối không tin, thử lấy tay bóp vào Vân Môn huyệt ở trên đầu vai, xem có đau không? Vân Môn huyệt thuộc phế đó là mạch phế của tiền bối bị thương rồi. Tiền bối lại thử rờ vào Thanh Linh huyệt thuộc tâm, đó là tâm mạch đã bị thương, còn Ngũ Lý huyệt ở dưới đùi, mỗi khi trời âm u và mưa, có phải tiền bối thấy nơi đó tê tái và hơi ngứa không? Ngũ Lý huyệt thuộc can cận mạch đó, mạch đó bị thương rồi. Tiền bối càng luyện thêm bao nhiêu, càng thấy những nội thương đó hiện lên mạnh bấy nhiêu. Nếu luyện đến năm thứ sáu thứ bảy, thì mình mẩy bị tê liệt hết.Duy Hiệp lắng tai nghe Vô Kỵ nói, mồ hôi trên trán toát ra như mưa. Thì ra Vô Kỵ đã được Tạ Tốn truyền thụ cho quyền lý của Thất Thương Quyền này, vả lại, chàng lại giỏi về y thuật, chàng biết rõ những kinh mạch sau khi bị thương sẽ có triệu chứng như thế nào, nên chàng mới biết nói rành mạch như vậy.Mấy năm trước đây, Duy Hiệp đã cảm thấy có những triệu chứng đó rồi, nhưng thấy bệnh không nặng lắm và hơn nữa y sợ thầm, nhưng lại không chịu chữa thay. Bây giờ y nghe thấy Vô Kỵ chỉ rõ từng điểm như vậy, nên y kinh hãi đến biến sắc mặt, nghĩ ngợi giây lát rồi mới hỏi tiếp:- Ngươi… ngươi… sao ngươi biết rõ thế?Vô Kỵ cười nhạt một tiếng rồi đáp.- Hậu bối hơi hiểu về y lý, nên mới biết rõ như vậy, nếu tiền bối tin lời nói của tiểu bối, thì chờ công việc nơi đây xong xuôi, tiểu bối sẽ nghĩ cách chữa những bệnh đó cho tiền bối. Nhưng luyện môn Thất Thương Quyền này thì chỉ có hại chứ không có lợi gì cả, mong tiền bối đừng nên luyện nữa.Thất Thương Quyền là môn tuyệt kỹ của phái Không Ðộng chúng ta, sao ngươi lại bảo là có hại và vô ích như vậy? Năm xưa chưởng môn Sư tổ của chúng ta là mộc Linh Tử, đã lừng danh khắp thiên hạ bởi môn Thất Thương Quyền này, mà còn thọ đến chín mươi một tuổi. Vậy lời của ngươi vừa nói tổn thương tới bổn thân như thế, đủ thấy ngươi nói bậy nói bạ, không đúng chút nào.Chắc nội công của Mộc Linh Tử tiền bối cao thâm lắm, nên luyện thành công Thất Thương Quyền không bị hại là thế, trái lại còn trường thọ là đằng khác. Nếu tiền bối thích thì cứ tiếp tục luyện đi. Theo ý kiến tiểu bối, nếu nội công của tiền bối chưa luyện tới mức thượng thặng thì dù có luyện môn Thất Thương Quyền cũng thế mà thôi.Duy Hiệp là một tay cao thủ danh túc của phái Không Ðộng tuy biết lời nói của Vô Kỵ là có lý, nhưng thấy chàng ở trước mặt các cao thủ của các môn phái, mà chỉ trích võ công tuyệt kỹ của môn phái mình như vậy, y không tức giận sao được, nên y quát lớn và nói tiếp:- Ngươi là cái thá gì mà bảo tuyệt kỹ của chúng ta hữu dụng với vô dụng. Người nói nhiều vô ích, hãy thử môn Thất Thương Quyền của ta trước đã.Tất nhiên Thất Thương Quyền là một môn võ công thần diệu và kỹ ảo vô cùng, tiểu bối có dám nói Thất Thương Quyền vô dụng đâu. Tiểu bối chỉ nói, nếu nội công chưa tới mức thật xao siêu thì không nên luyện, mình có luyện cũng vô ích thôi.Nhưng đệ tử trẻ tuổi của môn phái Không Ðộng, thấy Vô Kỵ vô lễ như vậy, không sao chịu nổi, định lên tiếng quát mắng. Nhưng chúng thấy mặt Duy Hiệp nghiêm nghị và còn lắng tai nghe đối thủ nói, nên chúng không dám khinh thường và cũng không dám mắng chửi nữa, sau chúng thấy Duy Hiệp nói tiếp:- Theo lời nói của ngươi thì nội công của ta chưa luyện tới mức phải không?Nội công của tiền bối đã luyện tới mức nào, điều này tiểu bối làm sao mà biết rõ được. Nhưng tiền bối lúc luyện môn Thất Thương Quyền này, đã thấy trong người bị thương, thì còn luyện tiếp chi nữa…Chàng ta vừa nói tới đây, bỗng nghe thấy phía sau một người quát lớn:- Nhị ca, nói lôi thôi với Tiểu tử này mãi làm chi? Y đã coi thường Thất Thương Quyền của chúng ta thì để y tiếp thử một thế võ của đệ xem sao?Người đó vừa rồi dứt,đã múa quyền đánh tới, quyền phong của y kêu vù vù và trái đấm đã đánh tới sau lưng Vô Kỵ rồi. Quyền của người đó đánh nhanh vô cùng, và nhắm Linh Ðài huyệt sau lưng Vô Kỵ mà đánh tới. Linh Ðại huyệt đó là một tử huyệt, chỉ bị người thường đánh trúng một quyền không chết cũng bị thương nặng liền.Vô Kỵ định tâm dùng Cửu Dương thần công để làm cho người của các môn phái khiếp phục. Chàng biết rõ phía sau có người đánh lén nhưng không quay người lại, mà vẫn nói với Duy Hiệp rằng:- Tôn tiền bối…Chàng mới nói tới đó, đã nghe tiếng xích sắt kêu lẻng xẻng và có một người nhảy ra, với giọng thanh thoát quát lớn:- Ngươi dám đánh trộm phải không?Người đó giơ xích sắt lên, chụp vào đầu người đánh lén Vô Kỵ chính là Tiểu Siêu.Người đánh lén kia, giơ tay trái lên gạt xích sắt của nàng sang bên và quyền bên phải của y đánh vào lưng Vô Kỵ kêu bùng một tiếng. Tuy quyền đó đã đánh trúng Linh Ðài huyệt rồi, mà mọi người thấy Vô Kỵ hình như không hay gì hết. Thân hình của chàng không rung động và cũng không thấy chàng dùng sức đẩy người đánh lén ra, nhưng người nọ đã bắn ra ngoài xa liền. Chàng còn nhìn Tiểu Siêu mỉm cười và nói:- Tiểu Siêu khỏi lo ngại cho tôi, môn Thất Thương Quyền nầy của họ không lợi hại gì đâu.Tiểu Siêu thở nhẹ một cái, bỗng hai má đỏ bừng cúi đầu khẽ nói:- Cháu đã quên công tử đã luyện…Nói đến đây nàng bỗng im ngay.Vô Kỵ quay đầu lại nhìn, mới hay người đánh mình là một ông già, người gầy gò, đầu trong hơn người. Thì ra, y là Thường Kính Chí người thứ tư trong nhóm Ngũ Lão của phái Không Ðộng. Y thấy đánh trúng Vô Kỵ một quyền eồi, mà đối thủ hình như không hay biết gì cả, y kinh ngạc và lẩm bầm tự nói. Nhưng y lại buột miệng nói lớn tiếng:- Ngươi… ngươi đã luyện thành công môn Kim Cương Bất Hoại Thể chăng? (Môn nội công của phái Thiếu Lâm đao kiếm chém không vào) Vậy ngươi là người của phái Thiếu Lâm chăng?Vô Kỵ đáp:- Tại hạ có học chút ít võ công trong Thiếu Lâm thật, nhưng không phải là đệ tử của phái đó…Kính Chi biết phàm người nào luyện những thần công hộ thân ấy, nín hơi lấy sức hễ mở mồn nói chuyện là chân khí tản mắc ngay. Y không đợi Vô Kỵ nói xong, đã múa quyền đấm luôn vào ngực Vô Kỵ một cái nữa. Chỉ thấy Vô Kỵ vừa cười vừa nói tiếp:- Kim Cương Bất Hoại Thể của phái Thiếu Lâm rất đặc biệt khi người nào đã luyện thành công môn thần công đó rồi, dù y nói chuyện các thứ tà ma bên ngoài cũng không thể nào xâm nhập vào trong người được. Nếu bạn không tin đấm thêm một quyền nữa xem sao.Kính Chi lại múa quyền đấm luôn hai cái một llúc. Thế là trước sau y đã đánh bốn quyền và rõ ràng đã đánh trúng ngực Vô Kỵ, mà chỉ thấy Vô Kỵ tít mắt lên cười chịu đựng mấy trái đấm đó một cáh thản nhiên. Hình như chàng ta không thấy đau ngứa gì cả.Kính chi có một biệt hiệu là Nhất Quyền Ðoạn Ngục, (đánh quyền có thể gãy núi). Tuy người ta đặt cho y biệt hiệu đó, không đúng sự thật, nhưng quyền của y mạnh hơn người thì người ngoài mới đặt cho y cái biệt hệu ấy. Mọi người thấy Kính Chi đánh Vô Kỵ luôn bốn quyền một lúc mà không ăn thua gì cả nên ai nấy đều kinh hãi vô cùng.Xưa nay phái Côn Luân với Phái Không Ðộng vẫn bất hòa với nhau, lần này tuy họ liên hiệp vây đánh Minh Giáo, nhưng hai bên vẫn không hòa hảo. Nay phái Côn Luân thấy người của phái Không Ðộng đánh bốn quyền liền mà không làm gì nổi đối thủ, nên đã có một người trong phái đó với giọng lạnh lùng lên tiếng nói liền:- Nhất Quyền Ðoạn Ngục lợi hại quá.Lại có một người thứ hai trong phái đó đỡ lời nói ngay:- Vậy bốn quyền thì đánh gãy cái gì nhỉ?Cũng may mặt của Kính Chi đen sẳn, nên y có xấu hổ, đỏ mặt bùng mà cũng không ai thấy rõ cả. Còn các người của phái Thiếu Lâm thấy vậy cũng hoài nghi và nghĩ thầm: - Người này vừa nói y đã tới chùa chúng ta học võ công rồi? Chẳng hay y là ai thế?Thần công Kim Cương Bất Hoại Thể của chúng ta không truyền thụ cho người ngoài bao giờ cả.Huống hồ từ trước đến nay đã có người nào của bổn giáo phái học được môn thần công này đâu. Ngót một năm trăm nay, chỉ có một mình Không Kiến đại sư đã học được môn thần công này thôi. Còn thiếu niên ít tuổi như vậy không khi nào y lại luyện thành công môn thần công này, phải luyện bốn chục năm mới thành được? Duy Hiệp chắp tay chào Vô Kỵ mà nói tiếp:- Thần công của Tăng huynh cao siêu thật, lão thán phục lắm. Chẳng hay huynh có thể để cho lão lãnh giáo ba thế công võ không?Y tự biết Thất Thương Quyền của y cao siêu hôn Kính Chi nhiều, tuy người sư đệ thứ tư của mình hạ không nổi đối thủ. Nhưng đắc đâu mình cũng hạ không nổi đối thủ như Kính Chi vậy.Sau này tiền bối đã luyện thành công tuyệt kỹ Thất Thương Quyền của quý phái rồi. Lúc ấy, tiền bối vừa thấy mặt lão tiền bối đã tránh xa ngay. Nhưng bây giờ, thì tiểu bối cũng có thể miễn cưỡng tiếp được ba quyền của tiền bối.Lời nói của Vô Kỵ có nghĩa là Thất Thương Quyền rất lợi hại nhưng võ công của ngươi bây giờ hãy còn kém xa. Duy Hiệp thấy Vô Kỵ khinh miệt như vậy tức giận vô cùng, liền hít một hơi thật mạnh bước lên một bước. Xương trong cánh tay của y kêu răng rắc rồi y đấm luôn một quyền vào ngực của Vô Kỵ tức thì. Duy Hiệp cảm thấy người của đối thủ hình như có mộr sức dính hút mạnh. Y không sao thâu tay lại được, kinh hãi vô cùng. Ðồng thời y lại thấy bên người của đối thủ có một hơi nóng êm dịu truyền qua tay mình chạy thẳng vào trong tâm mạch. Nhưng y bỗng thấy tinh thần phấn chấn vô cùng, trong người dễ chịu khôn tả, y vội thâu tay trở lại.Ðứng ngẫn người ra nhìn giây lát, rồi y lại đánh tiếp một quyền nữa, quyền này của y nhằm bụng Vô Kỵ đánh tới. Lần này, y htấy hơi nóng trong người Vô Kỵ truyền sang mạnh hơn trước nhiều. Nên kéo y chân tay lại, lần này y phải lui về phía sau một bước rồi mới đứng vững được.Kính Chi đứng cạnh Vô Kỵ, thấy mặt của Duy Hiệp lúc đỏ lúc trắng, hình như đã bị nội thương rồi, nên y chờ sư huynh lúc đó ra tay đánhquyền thứ ba, y cũng đấm luôn Vô Kỵ một quyền nữa. thế là y cùng với Duy Hiệp, hai người kẻ đánh tước người đánh sau, cùng tấn công đối thủ một lúc. Mọi người đều thấy quyền của Duy Hiệp và Kinh Chi đánh rất mạnh và còn lợi hại phi thường là khác. Ngờ đâu, hai người thấy quyền của mình, đánh trúng người đối thủ tựa như đánhtrúng vào chỗ không có gì vậy, quyền lực của chúng ta bị Vô Kỵ hóa giải một cách vô hình, vô tích ngay.Kính chi cũng tự biết địa vị và thân phận của mình cao cả như thế nào. Y đánh trộm lần đầu đã không phải rồi, nhưng vẫn còn miễn cưỡng nói được là vì tức giận đối phương. Còn lần đánh trộm thứ hai này, không còn có lý do gì mà chối cãi được nữa. hành vi nầy quả thật là đê tiện hạ lưu. Sự thật y muốn hợp sức hai người giở oai lực Thất Thương Quyền ratấn công cùng một lúc, đối thủ thế nào cũng phải chết tốt. Quý hồ đánh chết được kẻ địch, dù hành vi của mình có bất chính đi chăng nữa nhưng cũng có thể nói được là đã diệt trừ một chướng ngại vật cho sáu đại môn pháivà đã lập được công lớn với tất cả mọi người. Ngờ đâu, quyền của chúng ta đánh trúng người của đối thủ, nhưng chúng cảm thấy kinh lực bỗng tiêu tan một cách vô hình, khiến chúng thắc mắc vô cùng.Vô Kỵ hỏi Duy Hiệp tiếp:- Tiền bối cảm thấy thế nào?Duy Hiệp trầm ngâm giây lát rồi mới ung dung trả lời:- Cám ơn Tăng huynh đã dùng nội công chữa vết thương cho tại hạ, thần công của huynh caosiêu hơn người, điều đó khỏi nói, những hành vi đại nhân đại nghĩa, lấy đức báo oán của huynh mới càng khiến tãi hạ cảm động thêm.Mọi người thấy Duy Hiệp nói như vậy đều kinh ngạc vô cùng.Thì ra lúc Duy Hiệp đánh Vô Kỵ ba quyền liền, chàng ta đã vận Cửu Dương chân khí dồn vào người đối thủ. Tuy thời gian rất ngắn ngủi, nhưng Cửu Dương chân khí của chàng mạnh không thể tưởng tượng Ðược, nên Duy Hiệp đã được lợi ích rất nhiều. Tới lúc này y mới biết nếu không bị Kính Chi đánh lén Vô Kỵ, thì lúc y đánh tới quyền thứ ba còn được hưởng nhiều lợi ích hơn.Vô Kỵ lại nói tiếp:- Tại hạ đâu dám nhận đại nhân đại nghĩa bốn chữ ấy. Lúc này Kỳ Kinh bát mạch của Tôn tiền bối bị chấn động rất mạnh. Tốt hơn hết, tiền bối phải vận khí chạy quanh khắp người thì những dư độc Thất Thương Quyền nói có thể dồn dần ra ngoài thân thể. Như vậy cũng phải hai, ba năm nữa hoàn toàn khỏi.Duy Hiệp tự biết bệnh trong mình của y ra sao, nên y nghe thấy Vô Kỵ dặn bảo như vậy, trong lòng càng cảm động thêm, liền chắp tay chào và nói tiếp:- Cám ơn Tăng huynh, cám ơn Tăng huynh.Vô Kỵ cúi mình xuống nắn bóp những xương gãy cho Văn Lượng, mồm thì nói với Kính Chi rằng:- Tiền bối làm ơn đưa cho tôi một chút Hồi dương ngũ long cao.Kính Chi vội móc túi lấy thuốc cao đưa cho chàng, chàng lại dặn bảo tiếp:- Tiền bối làm ơn đi xin phái Võ Ðang một liều Tam hoàng Bảo lập hoàn và xin phái Hoa Sơn một chút Ngọc Chấn Tán đem lại đây cho tại hạ.Kính Chi liền nghe lời Vô Kỵ đi xin hai thứ đó xem lại cho chàng ngay.Chàng lại nói tiếp:- Trong Hồi dương ngũ long cao quý phải dùng vị thuốc Ô thảo rất hay. Trong Tam hoàng Bảo Lập hoàn của phái Võ Ðang có ba môn thuốc Thiên Trúc hoàng, Hồng hoàng và Ðằng hoàng cũng hay lắm. Lại thêm Ngọc Chân Tán nấy thì vết thương của Ðường tiền bối thì cần điều dưỡng trong hai tháng, tứ chi sẽ lành lặn ngay.Nói xong, chàng tiếp tục rịt thuốc, bó cốt cho Văn Lượng, chỉ trong thoáng cái đã xong liền.Những người đứng xem quanh đó, thấy cách băng bó và nối xương của Vô Kỵ rất khéo léo. Bất cứ một danh y nào cũng không thể thạo bằng chàng được. Tài ba như vậy đã là hiếm có rồi, mà môn phái nào có ngạc nhiên. Phái Hoa Sơn không dám ra tay đấu với chàng nữa. Kính Chi ẳm Văn Lượng lên, ngượng nghịu rút lui phái vị trí của phái mình mà đứng im.Văn Lượng đột nhiên lớn tiếng nói:- Họ Tăng kia, ngươi bó các xương gãy lại ta, Văn Lượng nầy cám ơn vô cùng, về sau thế nào cũng tìm cách để báo ơn. Nhưng phái Không Ðộng với Ma Giáo có mối thù sâu hơn biển cả. Không vì một chút ân huệ nhỏ nhen mà chúng ta chịu buông tay không đánh Ma Giáo nữa dẫu ngươi khuyên giải như vậy, vẫn biết ngươi có lòng tốt, nhưng chúng ta quyết không chịu nghe. Nếu bảo là ta vong ơn phụ nghĩa, thì ngươi cứ việc lại đây đánh gãy tay chân ta trở lại đi.Vô Kỵ hỏi lại:- Theo ý tiền bối thì phải làm thế nào, tiền bối mới nghe lời khuyên bảo tại hạ?Văn Lượng nói tiếp:- Người hãy biểu diễn một môn võ công, nếu phái Không Ðộng chúng ta không bằng được, lúc ấy ta sẽ không nói.Trong phái Không Ðộng, số cao thủ đông như thế nào bảo hệu sinh phải làm sao hơn mọi người, thì hậu sinh khó làm rồi, đành phải thí cái thân thể này để thử thách một phen vậy.Nói xong, chàng đưa mắt nhìn bốn chung quanh, thấy phía Ðông quảng trường có một cây thông cao hơn ba trượng, cành lá um tùm trông tựa như một cái lọng. Chàng bèn từ từ đi tới cây thông đó và lớn tiếng nói:- Hậu sinh có học môn Thất Thương Quyền của quý phái rồi, nhưng còn non nớt lắm, vậy xin các vị của phái Không Ðộng đừng có chê cười hậu sinh nhé.Người của các phái khác nghe chàng nói như vậy càng ngạc nhiên thêm và nghĩ thầm:- Thế ra thằng nhỏ này cũng biết cả Thất Thương Quyền của phái Không Ðộng đấy à? Nó học của ai thế .Mọi người đang nghĩ tới đó đã nghe thấy Vô Kỵ lớn tiếng đọc:- Chân khí ngũ hành điều độ âm dương, làm tổn thương, tim, phổi, còn làm nát gan và lòng. Tính khí trong ly tản nát mất, người sẽ thấy bàng hoàng ngay. Tâm tiêu cùng đảo lộn, hồn phách bay phất phới .Các môn phái thấy chàng đọc như vậy, không biết chàng đọc để làm gì, nhưng Ngũ lão của phái Không Ðộng nghe chàng đọc bài quyền quyết đó đều giật mình kinh hãi.Quý vị nên rõ, quyền quyết Thất Thương Quyền của phái Không Ðộng. Xưa nay vẫn giữ bí mật, không bao giờ truyền thụ ra ngoài. Nay bỗng thấy thiếu niên này thuộc lòng như vậy, tất nhiên chúng phải kinh hãi. Nhưng có biết đâu quyền quyết đó, tiến lên một bước đấm mạnh một quyền vào thân cây thông. Nửa khúc trên của cây thông đó bắn ra ngoài xa kêu đến ùm một tiếng.Cây thông lúc bấy giờ chỉ còn lại khúc dưới độ chừng bốn thước thôi. Chỗ thân cây bị đánh gãy phẳng như dao cắt. Kính Chi lẩm bẩm nói:- Quyền đó… không phải là Thất Thương Quyền .Y nói xong, liền đến cành cây thông để xem, bỗng há hốc mồm lên, không sao ngậm lạ được. Vì y thấy khúc cây còn lại đó, những thân và thở ở giữa, đều bị chấn động nát hết. Như vậy Thất Thương Quyền của Vô Kỵ đã luyện tới mức cao siêu rồi. Thì ra Vô Kỵ định tâm dương oai để cho tất cả mọi người đều kinh sợ. Nếu chàng hoàn toàn dùng Thất Thương Quyền đánh cây thông này, thì ít nhất cũng năm bữa nửa tháng sau, cây thông mới không héo, lúc ấy mới biết công lực của mình cao siêu như thế nào. Cho nên trong khi chàng dùng Thất Thương Quyền đánh cây thông đó, còn dùng thêm sức Chí Dương công để đánh gãy thân cây nữa.Mọi người vỗ tay khen ngợi không ngớt. Văn Lượng liền lên tiếng:- Giỏi lắm, thế quyền đó thật là Thất Thương Quyền pháp đã luyện tới mức tuyệt cao. Văn Lượng đây bái phục lắm, nhưng mỗ còn thỉnh giáo Tăng tiểu hiệp một điều nữa, chẳng hay vị nào đã dạy cho tiểu hiệp môn quyền pháp này thế?Vô Kỵ chỉ mỉm cười chứ không trả lời, Văn Lượng liền quát hỏi tiếp:- Hiện giờ Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn ở đâu, mong Tăng điêu hiệp cho lão hay?Vô Kỵ nghe y hỏi như vậy, giật mình kinh hãi và nghĩ thầm:- Nguy tai, ta biểu diễn Thất Thương Quyền công này, ngờ đâu lại bị y hỏi tới nghĩa phụ của ta. Nếu ta nói rõ ta là con nuôi của nghĩa phụ, như vậy có khác gì ta là kẻ thù chung của sáu đại môn phái không? Thì công việc giảng hòa của ta sẽ bị hỏng hết .Nghĩ đoạn, chàng liền lớn tiếng đáp:- Thế ra Thất Thương Quyền phổ của quý phái bị Kim Mao sư vương cướp đi đấy à? Hà ha… quý vị lầm trong rồi, người cướp quyền phổ đó chính là Hỗn Nguyên Phích Lích Thủ Thành Khôn chủ không phải Tạ Tốn đâu. Quý vị thử nghĩ lại xem, trong lúc quý vị kịch chiến cướp lại cuốn quyền quyết trong Thanh Dương Quang ở trên núi Không Ðộng. Trong các vị, có hai người bị Hỗn Nguyên Công đả thương chẳng hay có đúng thế không?Thì ra Tạ Tốn khi cướp cuốn quyền quyết của phái Không Ðộng, Thành Khôn định tâm làm rối loạn võ lâm, nên y mới ngấm ngầm trợ giúp Tạ Tốn, dùng Hỗn Nguyên Công đả thương Văn Lượng với Kính Chi. Lúc ấy Tạ Tốn cũng không hay biết gì hết, sau Không Kiến thần tăng cho hay Kim Mao sư vương mới biết rõ chuyện. Bây giờ Vô Kỵ nghĩ tới Thành Khôn suốt đời gian trá, chỉ hay vu oan giá họa cho người, nên chàng dùng thủ đoạn đó để trả miếng Thành Khôn. Huống hồ lời nói của chàng không có câu nào là giả dối cả.Việc của Văn Lượng với Kính Chi thắc mắc hơn hai mươi năm nay, nhưng họ vẫn giấu kín trong lòng. Bây giờ hai người nghe thấy Vô Kỵ nhắc nhở đến chuyện ấy, đều đưa mắt nhìn nhau, không biết nói sao cho phải.Như vậy xin hỏi Tăng tiểu hiệp, hiện giờ Thành Khôn ở đâu?Vô Kỵ đáp:- Hỗn Nguyên Phích Lích Thủ Thành Khôn nhất tâm nhất trí khiêu khích cho sáu đại môn phái bất hòa với Minh Giáo, rồi y vào làm môn hạ cho phái Thiếu Lâm lấy pháp danh là Viên Chân. Chính tại hạ đây đã học võ của y ở trên núi Thiếu Lâm rồi, việc này trăm phần trăm là sự thật. Nếu tại hạ có nói sai nửa lời, tại hạ không bằng giống chó, giống heo và có chết xuống âm ty vạn kiếp không được tiêu sinh.Mấy lời nói của chàng, khiến ai nghe thấy cũng cảm động vô cùng. Chỉ có bọn phái Thiếu Lâm là xôn xao bàn tán thôi.Quý vị nên rõ Viên Chân là đệ tử duy nhất của Không Kiến, Phật học rất tinh thông. Chỉ có lần này y mới theo mọi người đi viễn chinh Minh Giáo Thôi, chứ từ xưa tới nay, không hề ra khỏi cửa chùa một bước. Như vậy sao bảo y là Hỗn Nguyên Phích Lích Thủ Thành Khôn được.Bỗng có một người, mồm niệm A Di Ðà Phật từ từ bước ra. Mọi người thấy tăng nhân nầy mặc áo bào xám, mặt mũi trông rất oai nghiêm. Tay trái cầm một chuỗi hột. Ai nấy định thần nhìn kỹ mới hay tăng nhân đó là Không Tín đại sư bước vào giữa vào quảng trường dõng dạc tiếng hỏi:- Tăng thí chủ, sao thí chủ lại nói bậy bạ cứ liên tiếp mỉa mai môn hạ của phái Thiếu Lâm bần tăng như vậy? Chẳng hay thí chủ lên trên chùa Thiếu Lâm chúng tôi học hỏi hồi nào? Trước mặt các anh hùng thiên hạ, bần tăng không khi nào để cho thí chủ làm ô nhục đến thanh danh của phái Thiếu Lâm.Vô Kỵ vỗ tay vái chào Không Trí, rồi nói:- Ðại sư chớ nên nổi giận như vậy, xin đại sư cho mời Viên Chân tăng nhân ra đây để đối chất với tiểu bối, thì đại sư sẽ rõ hết thật sự.Không Tín đại sư sầm nét mặt lại, hỏi tiếp:- Cứ thấy Tăng thí chủ nhắc nhở đến sư điệt Viên Chân hoài, tuổi thí chủ chú trẻ như vậy mà thí chủ lại có tâm địa hiểm ác đến thế.- Tại hạ chỉ muốn mời cho được Viên Chân ra đây, tại hạ sẽ cũng Hòa Thượng ấy tranh luận thị phi trắng đen ở trước mặt thiên hạ anh hùng. Chớ tiểu bối có định tâm hiễm ác gì đâu?Viên Chân sư điệt đã đại diện bổn phái, khổ chiến bọn yêu ma, vì thế mà kiệt lực và đã viên tịch rồi. Khi nào bần tăng chịu để cho thí chủ làm ô nhục thanh danh của người đã khuất…Vô Kỵ nghe thấy Không Tín nói đến Viên Chân vì kiệt lực mà viên tịch, tai chàng như bị sét đánh, sắc mặt nhợt nhạt, đứng đờ người ra. Sau đó Không Tín còn nói tiếp, nhưng chàng không nghe thấy gì cả chỉ lẩm bẩm tự nói:- Thật… y chết thật à? Không… không có lẽ.Không Tín chỉ vào đống xác của các Hòa Thượng ở phía Tây lớn tiếng nói:- Thí chủ không tin, thì ra đống xác kia mà xem.Vô Kỵ đi tới trước đống xác, đưa mắt tìm tòi. Quả nhiên thấy trong đống xác có một cái xác lồi lỏm, hai mắt nhìn ngược. Xác đó chính là Hỗn Nguyên Phích Lích Thủ Thành Khôn và sau khi vào lâm môn hạ của phái Thiếu Lâm hóa danh là Viên Chân.Chàng cúi người rờ tay vào mũi cái xác của Thành Khôn, thấy không có hơi thở nữa. chàng còn rờ thử vào người y, cũng không thấy giá lạnh nốt. Ðủ thấy ác tăng chết đã lâu rồi, chàng vừa đau lòng vừa mừng rỡ. chàng không ngờ kẻ thù lớn đã giết hại cả một cuộc đời nghĩa phụ mình, rốt cuộc phải đền tội ở nơi đây. Tuy kẻ thù không chết dưới tay mình, nhưng thù lớn của nghĩa phụ đã coi như trả được rồi. Máu trong ngực sôi sùng sực chàng ngửng mặt lên trời ha hả cười lớn:- Gian tặc ơi là gian tặc, mi tác ác suốt đời, mi không ngờ lại có ngày hôm nay phải không?Tiếng cười và tiếng nói làm rung động cả sơn cốc khiến ai nấy cũng rùng mình kinh hãi.Cười xong, Vô Kỵ quay đầu lại hỏi:- Ai đã đánh chết Viên Chân thế?Không Tín chỉ sầm nét mặt lại chứ không trả lời. Lúc ấy Thiên Chính đã lui sang một bên, thấy Vô Kỵ hỏi như vậy, liền lên tiếng đáp:- Y đấu chưởng với Tiểu nhi Dã Vương, kết quả một chết một bị thương.Vô Kỵ cúi mình vái chào Thiên Chính và nói:- Dạ.Chàng nghĩ thầm:- Chắc Viên Chân bị Vy Nhất Tiếu dùng Hàn Băng Miên chưởng đả thương rồi, vết thương lại nặng. Hơn nữa chưởng lực của cậu ta cũng lợi bại lắm, nên y chịu không nổi mới chết như thế. cậu ta đã trả thù hộ ta, như vậy cũng hay lắm.Nghĩ đoạn, chàng đi đến cạnh Hân Dã Vương bắt mạch người cậu đó thử xem. Biết không đến nỗi phải chết, nên mới được yên tâm và nói:- Cám ơn tiền bối.Không Tín đứng cạnh thấy vậy càng tữc thêm, liền lớn tiếng quát tháo:- Tiểu tử lại đây nộp mạng đi.Tiếng nói của không Tín kêu như sấm động, Vô Kỵ ngạc nhiên vô cùng, quay đầu lại hỏi:- Ðại sư muốn gì?Ngươi đã biết Viên Chân sư điệt viên tịch rồi, ngươi liền đổ hết tội lỗi vào người y. người ác độc như vậy, ta tha thứ sao được. Ngày hôm nay, lão Hòa Thượng này thế nào cũng phải sát giới. Ngươi muốn tự tử hay địnnh lão Hòa Thượng này ra tay mới chịu chết.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 52
Lấy Ðức Phục Người
Vô Kỵ thấy Không Tín nói như vậy, vừa trù trừ vừa suy nghĩ:- Viên chân đã bị giết chết, đáng lẽ là một việc đáng mừng, vì kẻ thủ lớn đó đã bị báo ứng rồi. Nhưng từ đây trở đi, không còn có người nào để đối chất với ta. Như vậy càng khó làm cho mọi người hay rõ thị phi phải trái. Bây giờ ta biết phải làm sao đây?Chàng đang ngẫm nghĩ, thì Không Tín đã tiến lên một bước, giơ tay lên định chộp lấy đầu chàng. Chàng thấy từ cổ tay cho tới ngón tay của đối thủ, duỗi ra rất thẳng, kình lực mạnh vô cùng.Chàng đang nghĩ cách đối phó thì Thiên Chính đã quát lớn:- Ðây là Long Chảo Thủ, bạn nhỏ chớ nên coi thường.Vô Kỵ vội nhảy sang một bên tránh né. Mọi người không biết chàng dùng thân pháp gì mà tránh sang bên một cách nhẹ nhàng như vậy. Nhưng Không Tín Ðại Sư là một trong đại thần tăng của phái Thiếu Lâm, và môn Long Chảo Thủ của y lại là một võ công thượng thặng của phái Thiếu Lâm. Nếu bị y chộp trúng thì đầu và óc sẽ bị vỡ nát liền Ðại Sư thấy cái chộp của mình không trúng, lại chộp luôn cái thứ hai. Thế sau của y còn mạnh và lợi hại hơn thế trước nhiều.Vô Kỵ lại né mình một cái, đã lướt sang được bên trái luôn. Ngờ đâu Không Tín liên tiếp chộp cái thứ ba, thứ tư, thứ năm và chỉ thoáng cái, thân hình của Không Tín như một con hạc xám bay lượn múa nanh múa vuốt , nhằm đầu Vô Kỵ chộp lia lịa, khiến Vô Kỵ không biết tránh né nơi nào cho phải. Mọi người bỗng nghe có tiếng kêu "soẹt", Vô Kỵ đã phi thân tà tà ra bên ngoài. Tay áo bên phải của chàng đã bị Không Tín chộp trúng cánh tay phải của chàng đã có năm vết thương thật dài, máu tươi rỉ ra không ngớt.Các Tăng Nhân của Thiếu Lâm đều vỗ tay khen ngợi. Trong những tiếng ồn ào đó có xen lẫn cả một tiếng thất thanh kêu la của một thiếu nữ. Vô Kỵ đưa mắt nhìn về phía có tiếng kêu ấy, mới hay người đó là Tiểu Siêu. Nàng đang tỏ vẻ hoảng sợ, mồm thì la lớn:- Trương công tử... công tử phải cẩn thận.Vô Kỵ thấy vậy nghĩ thầm:- Cô bé này tử tế với ta thật .Vừa rồi Long Chảo Thủ của Không Tín lợi hại phi thường, Vô Kỵ chưa hề thấy qua bao giờ, nên cứ cố hết sức tránh né. Không ngờ càng tránh, dối phương càng tấn công già thêm. Vì vậy chàng cuống quýt và để cho đối thủ chộp trúng cánh tay như vậy. Năm ngón tay của Không Tín còn sắc bén hơn dùi đục. Tuy Vô Kỵ bị cái chộp đó không bị thương gì đến gân cốt, nhưng da thịt cũng bị thương, chàng cảm thấy đau nhức vô cùng. Không Tín vừa thắng thế đó, đã tung mình tới tấn công tiếp, Vô Kỵ không tránh được thế đó, nên đành lui về phía sau mấy bước.Không Tín lại chộp hụt thế đó , vị thần tăng thấy chụp không trúng, lại nhảy tới chụp tiếp. Vô Kỵ cứ lui về phía sau tránh né. Thế là một người tấn công tới, một người thụt lùi. Thoáng cái đã được bảy tám thế chộp liền, nhưng Không Tín vẫn không sao chộp trúng chàng được. Những thế công của y quá nhanh, khiến Vô Kỵ không có dịp nào để nghỉ. Mọi người đứng xem đã phân biệt khinh công của ai hơn, ai kém rồi. Hơn nữa, cái lui nào của chàng cũng để cho đối thủ cách mình hai ba thước, như vậy mới thật là khó.Thoáng cái Không Tín đã sử dụng đến thế ba mươi sáu rồi. Những thế sau của y lợi hại hơn những thế trước nhiều. Lúc này Vô Kỵ đã nhận ra Long Chảo Thủ của Không Tín chỉ có ba mươi sáu thế chộp thôi. Nhưng, chàng tìm kiếm mãi vẫn chưa tìm ra được chỗ sơ hở của đối thủ. Chàng liền nghĩ thầm:- Bây giờ ta muốn giết chết lão Hòa thượng này thật không khó chút nào, nhưng y là một trong ba vị thần tăng của phái Thiếu Lâm tiếng tăm lừng lẫy trên khắp giang hồ. Nếu ta làm y thua trước mặt các anh hùng thiên hạ này thì sĩ diện của phái Thiếu Lâm không còn nữa. Như vậy tất cả tăng nhân của phái đó thể nào cũng thù hằn ta. Chi bằng ta chỉ cho y biết lợi hại má rút lui nhưng võ công của y giỏi hơn những người của phái Không Ðộng nhiều. Ta nghĩ mãi mà vẫn chưa nghĩ được cách gì hoàn hảo để đối phó y .Chàng đang phân vân khó xử, đã nghe Không Tín quát lớn:- Tiểu tử, ngươi cứ đào tẩu hoài, như thế cũng gọi là tỷ võ ư?Vô Kỵ đáp:- Muốn tỷ võ...Nhân lúc chàng lên tiếng nói, chân khí không được duy nhất Không Tín liền tấn công luôn hai thế. Không ngờ Vô Kỵ vẫn tung mình thụt lui và mồm vẫn trả lời như thường:- Cũng được, nếu tiểu bối thắng được đại sư thì sao?Không Tín thấy vậy liền đáp:- Khinh công của ngươi cao siêu thật, nhưng về võ công ngươi đừng hòng thắng nổi ta.- Nếu là tỷ võ thì ai có thể đoán được sống chết thắng bại đâu. Tiểu bối ít tuổi hơn đại sư nhiều, võ nghệ của tiểu bối tuy kém hơn đại sư thật, nhưng hơi sức của tiểu bối lại thắng thế hơn.- Nếu đấu võ với nhau mà ta thua ngươi thì tha hồ ngươi muốn chém giết, muốn mổ bụng cũng được.- Tiểu bối đâu dám vô lễ như thế. Nếu tiểu bối thua, tha hồ đại sư muốn xử trí ra sao cũng được. Nhưng nhờ may mắn tiểu bối thắng được một thế nửa thức, thì yêu cầu phái Thiếu Lâm rút lui xuống Quang Minh đỉnh ngay.- Việc của phái Thiếu Lâm, do sư huynh ta chỉ huy, ta chỉ biết lý đến việc của ta thôi. Ta không tin Long Chảo Thủ ta thua mi.Vô Kỵ vừa nghe Không Tín nói vừa sực nghĩ ra một kế, liền đáp:- Ba mươi thế Long Chảo Thủ của phái Thiếu Lâm không có một chỗ nào sơ hở cả. Quả thật là một tuyệt kỷ thiên hạ vô song, nhưng phải nỗi đại sư chưa luyện tới nơi tới chốn thôi.Không Tín nổi giận quát lớn:- Thôi được, nếu ngươi phá được Long Chảo Thủ của ta, ta sẽ về ngay chùa Thiếu Lâm, suốt đời không ra cửa chùa nửa bước.- Ðại sư không nên nóng tính như thế.Trong lúc hai người đối đáp, mọi người đứng chung quanh đều vỗ tay khen ngợi, kêu vang như sấm động. Thì ra trong khi hai người đối đáp, vẫn kẻ tấn công người lùi bước như trước và càng lúc càng nhanh hơn.Hai người nói có mấy câu chuyện như thế, Không Tín đã tấn công luôn bốn thế liền, và Vô kỵ đều tránh được cả, nên mọi người mới khen ngợi như vậy. Ngay cả Thanh Dực Bức Vương xưa nay vẫn tự phụ khinh công của mình giỏi nhất thiên hạ, lúc này thấy khinh công của Vô Kỵ lẹ như vậy, cũng phải gật đầu khen ngợi.Vô Kỵ vừa hạ chân xuống đất đã nhảy tới trước mặt Không Tín. Nhân lúc đối thủ chưa kịp tấn công, chàng lớn tiếng hỏi:- Chúng ta bắt đầu tỷ thí nhé?Không Tín đáp:- Ngươi muốn thế nào cũng được.- Nếu vậy xin đại sư hãy tấn công đi.- Ngươi còn nhảy lùi như trước không?- Nếu tiểu bối còn nhảy lùi nửa bước thì coi như tiểu bối đã thua cuộc.Dương Tiêu, Lãnh Khiêm, Chu Ðiên, Nói Không Ðược các người của Minh Giáo, chân tay mình mẩy không sao cử động được, nhưng mắt vẫn nhìn thấy, tai vẫn nghe được. Mấy người đó nghe Vô Kỵ nói như vậy đều giật mình kinh hãi thầm. Vì họ biết oai lực Long Chảo Thủ của Không Tín lợi hại vô cùng. Muốn tiếp đỡ một thế của hòa thượng đó cũng không phải là chuyện dễ. Tuy họ biết võ công của Vô kỵ cao siêu thật, nhưng dù có thắng nổi Không Tín thì ít nhất cũng phải đấu hơn trăm hiệp và trong hơn trăm hiệp đó, hoặc tấn công hoặc bảo thu, hoặc tránh né không khó chút nào, riêng không lùi nửa bước mới thật là khó.Mọi người nghe Vô Kỵ nói như thế, đều cho chàng quá tự phụ như vậy, ắt phải bại trận. Không Tín không muốn chàng làm như thế nên lên tiếng nói liền:- Ngươi khỏi cần phải chịu bó buộc như vậy. Lão tăng muốn trận đấu này dù thắng hay bại cũng phải công bằng thì người thua mới khỏi tấm tức không phục.Y vừa nói dứt, đã lớn tiếng quát bảo Vô Kỵ ngay:- Hãy tiếp thế võ này của ta.Y giơ tay đánh hờ một thế, và tay phải đã nhanh như gió chộp vai của Vô Kỵ ngay.Vô Kỵ thấy đ6ói thủ giơ tay trái ra tấn công, biết ngay thế đó là thế hư, nhưng chàng cũng bắt chước giơ tay trái ra tấn công luôn một htế hờ như vậy, và tay phải cũng nhằm đầu vai của địch chộp luôn. Thế võ của hai người y như nhau, không khác một ly một tý nào, nhưng Vô Kỵ ra tay tấn công sau mà lại đánh tới thân địch sớm hơn tay của Không Tín. Tay phải của Không Tín thiếu hai tấc nữa mới chộp trúng đầu vai của đối thủ, mà tay của Vô Kỵ đã chộp tới đầu vai của y rồi. Không Tín thấy đầu vai của mình bị tê tái, tay phải mất hêt kình lực tức thì. Nhưng may cho y, Vô Kỵ chỉ khẽ chộp một cái đã rút tay lại ngay.Không Tín đứng ngẩn người ra giây phút, rồi hai tay cùng đưa ra một lúc, nhằm hai huyệt thái dương của đối thủ tấn công luôn. Ngờ đâu, Vô Kỵ cũng xử dụng một thế võ như của y mà tay chàng lại đụng vào hai yếu huyệt ở Thái Dương của y trước. Thủ pháp Càn Khôn Ðại Nã Di của chàng quả thật thần diệu vô cùng, tùy theo ý thích của mình, muốn sao được vậy. Yếu huyệt trên Thái dương là yếu huyệt rất quan trọng, hễ bị địch đánh trúng là chết ngay tức thì, không còn phương pháp nào cứu chữa được.Hai tay của Vô Kỵ vừa đụng tới hai huyệt ở hai bên thái dương, chàng đã vội co ngón tay lại khẽ phát một cái, và xoay ra phía sau ót của địch, biến ra thế võ khác, chộp hờ Phong Phủ huyệt ở sau ót Không Tín ngay. Lúc bị địch thủ khẽ phất hai huyệt ở Thái Dương của mình, Không Tín đã ngẩn người ra rồi. Sau y lại thấy đối thủ biến thế võ định chộp Phong Phủ huyệt của mình, lại càng hãi sợ thêm, y vội nhảy ra xa nửa trượng để tránh né, mồm thì quát lớn:- Sao... ngươi lại học lỏm Long Chảo Thủ của phái Thiếu Lâm của chúng ta như thế?Vô Kỵ mỉm cười đáp:- Võ công của thiên hạ bất cứ của môn phái nào cũng đều xuất xứ bởi một nguồn gốc hết. Nhưng người ta cứ cố phân biệt ra phái này phái nọ đấy thôi., cũng như môn Long Chảo Thủ này chẳng hạn, chưa chắc đã là võ công độc hữu của quý phái.Không Tín cúi đầu ngẫm nghĩ, nhưng lão hòa thượng cứ nghĩ mãi mà vẫn không nghĩ ra nguyên do ấy. Vì y biết môn Long Chảo Thủ này đến như sư huynh y là Không Tiến, Không Văn cũng không sao giỏi bằng y được. Sao thiếu niên này đấu với mình hai thế, đều ra tay sau mà lại tấn công được mình trước, vả lại, thế võ của y vừa nhanh vừa vũng chắc. Hình như y đã khổ luyện mấy chục năm môn võ này vậy ?Y cứ ngẩn người ra, không nói năng gì cả, mấy trăm người đều nhìn thẳng vào mặt y. Vừa rồi, hai người đấu võ với nhau, chỉ đấu hai miếng rồi cùng lui ra liền. Trừ những tên cao thủ hạng nhất ra thì những người khác không sao thấy được ai thắng ai bại cả. Chúng chỉ thấy Vô Kỵ ung dung coi như không có chuyện gì xảy ra cả, còn Không Tín thì cau mày nghĩ ngợi, hiển nhiên là lép vế hơn đối thủ rồi.Long Chảo Thủ của phái Thiếu Lâm trải qua mấy trăm năm mấy mươi đời hảo thủ nghiên cứu và điêu luyện đã trở nên một võ công không thể nào bại được. Nếu Vô Kỵ không dùng Long Chảo Thủ đối địch mà dùng võ công khác để đấu, thì khpông thắng được Không Tín. Ðột nhiên Không Tín quát lớn một tiếng, tung mình nhảy tới, hai tay như vũ, như bão tấn tấn công luôn tám thế liên hoàn một lúc. Thế công của y nhanh không thể tưởng tượng được, nhưng Vô Kỵ vẫn ung dsung như thường, cứ theo từng thế một của địch mà tấn công lại liên hoàn tám thế. Thế võ nào của chàng cũng trúng đối thủ.Không Tín thần tăng ra tay nhanh nhẹn vô cùng và liên miên bất tuyệt, y như một thế võ mà có tám thế biến hóa vậy. Ngờ đâu, y càng đánh nhanh bao nhiêu, Vô Kỵ lại nhanh bấy n hiêu và thế võ nào của chàng cũng chiếm phần thắng cả. Không Tín bị đối thủ dồn ép cứ lui bước về phía sau. Khi y lui đến bước thứ bảy, liền đứng tấn vững như quả núi, hai thế cuối cùng này là thế ba mươi lăm và ba mươi sáu trong Long Chảo Thủ. Mới thoáng trông ai cũng tưởng người xử dụng hai thế võ đó đã hở rất nhiều chỗ trống, chân tay còn làm ra vẻ cuống quýt và hầu như kiệt lực chống đỡ không được vậy.Nhưng sự thật hai thế võ này lợi hại vô cùng và sở dĩ y làm ra vẻ mệt nhọc như thế là để làm cạm bẫy để đón địch thủ vào tròng . Mọi người bỗng thấy Vô Kỵ rú lên một tiếng thật thanh thót và tiến lên từ từ tấn công thẳng vào phía giữa mặt địch.Không Tín thấy vậy cả mừng nghĩ thầm: - Phen này thì mi đã lọt vào cạm bẫy của ta rồi . Y nghĩ tới đó, đã thấy cánh tay phải của Vô Kỵ đã sa vào trong vòng vây không thể nào rút ra được nữa rồi, y liền múa tít song chưởng nhắm cánh tay của địch đánh luôn. Thì ra, Không Tín là một cao tăng hữu đạo, y thấy Vô Kỵ tinh thông võ công của Thiếu Lâm như vậy, y sợ đối thủ là người có liên can đến bổn môn chăng. Huống hồ mấy thế trước, y rõ ràng thấy những yếu huyệt của mình đã bị đôi thủ chộp trúng.Nhưng đi thủ lại nương tay, không tấn công mạnh nữa, cũng vì thế mà thế võ này y cũng không hạ sát đối thủ thôi. Ngờ đâu, song chưởng của y vừa đụng tới cánh tay phải của Vô Kỵ, bỗng thấy một kình lực nhu hòa và mạnh vô cùng ở cánh tay đối thủ phát ra chống đỡ song chưởng của y đánh xuống. Ðồng thời năm ngón tay phải của Vô Kỵ đã ấn vào yếu huyệt trước ngực mình rồi.Lúc ấy Không Tín nản chí vô cùng, vì y đã khổ luyện công này mấy chục năm định đem ra sử dụng trên giang hồ mong xưng hùng, xưng bá một phen, nhưng bây giờ giấc mộng đó đã tan vỡ nên y gật đầu mấy cái và thủng thẳng nói:- Tăng thí chủ cao minh hơn bần tăng nhiều lắm.Nói xong, y dùng tay trái nắm năm ngón tay phải của mình, định dùng sức bẻ gãy luôn. Y đột nhiên thấy cổ tay trái tê tái, không sao vận sức ra được. Thì ra yếu huyệt ở cổ tay của y đã bị mấy ngón tay của Vô Kỵ khẽ phớt qua. Y lại nghe thấy đối thủ lớn tiếng nói:- Tiểu bối dùng Long Chảo Thủ của phái Thiếu Lâm đã thắng Ðại sư, như vậy phái Thiếu Lâm có mất tiếng tăm gì đâu. Nếu Tiểu bối không dùng tuyệt kỷ đối địch với Ðại sư thì trên thiên hạ này không còn môn võ công nào thắng được Ðại sư nửa thế.Vì phẫn uất nhất thời, Không Tín định bẻ gãy năm ngón tay của mình và suốt đời không nói đến võ công nữa. Sau y nghe thấy Vô Kỵ nói như vậy, y cảm thấy lời nói và hành sự của đối phương đều bênh vực bổn môn bằng không oai danh của Thiếu Lâm đã gây được hàng gnhìn năm nay, vừa rồi đã do mình làm mất hết. Nghĩ tới đó, y cảm ơn Vô Kỵ, lòng cảm động đến ứa nước mắt và chắp tay nói rằng:- Tăng thí chủ, nhân nghĩa hơn người, bần tăng vừa cám ơn vừa kính phục.Vô Kỵ cũng vái chào và lễ phép đáp:- Mong Ðại sư thứ lỗi cho Tiểu bối cái tội bất kính và phạm thượng.Không Tín mĩm cười vội trả lời:- Không ngờ môn Long Chảo Thủ do Tăng thí chủ sử dụng lại có oai lực như thế.Thật trước kia bần tăng nằm mơ cũng không tưởng tượng môn võ công này lại lợi hại như vậy. Sau này nếu có rảnh mong thí chủ giáng lâm tệ chùa để bần tăng được tiếp rước và mong thí chủ chỉ giáo cho nữa.Trong võ lâm nói đến hai tiếng chỉ giáo là có ý khiêu chiến, nhưng khi Không Tín nói đến hai chữ đó với thái độ rất thành khẩn, quả thật y có vẻ kính phục đối phương chứ không có vẻ gì khiêu khích cả. Vô Kỵ thấy Không Tín nói như vậy vội đáp:- Tiểu bối không dám.Không Tín ở trong phái Thiếu Lâm có một địa vị rất cao. Võ công và nhân phẩm của y xưa nay được tăng chúng kính phục. Phái Thiếu Lâm từ Không Tín Ðại sư trở xuống ai nấy thấy thái độ của Không Tín với Vô Kỵ đều biết ngay, ngày hôm nay bổn môn không tiện ra tay đấu với Vô Kỵ nữa. Lần này Không Tín Ðại sư là thủ lãnh của sáu đại môn phái vây đánh Minh Giáo. Nay vị Ðại sư lãnh tụ đó thấy vậy,trong lòng thật khó xử vô cùng, vì y thấy Ma Giáo sắp bị tiêu diệt tới nơi, bỗng có một thiếu niên vô danh ra tay cản trở. Nếu vì thế mà phải ngừng chiến để rút lui thì thế nào cũng bị hào kiệt trên thiên hạ mỉa mai chê cười.Nên nhất thời, Không Trí không biết quyết định thế nào cho phải, y đưa mắt nhìn người chưởng môn của phái Hoa Sơn là Thần Toán Tử Tiên Vu Thông là người túc trí đa mưu và cũng là quân sư của sáu đại môn phái vây đánh Minh Giáo lần này. Y thấy Không Trí Ðại sư đưa mắt hỏi ý kiến mình.Vô Kỵ thấy Vu Thông là một văn sĩ tuổi trạc trung niên, mày thanh mục tú trông rất tuấn nhã. Mới thấy mặt, chàng đã có thiện cảm với đối phương ngay, liền chắp tay chào và hỏi:- Không hiểu vị tiền bối định chỉ giáo tiểu bối điều gì thế?Vu Thông chưa kịp trả lời, Hân Thiên Chính đã xen lời vội nói:- Người này là chưởng môn của phái Hoa Sơn họ Tiên tên là Vu Thông, võ công rất bình thường nhưng nhiều diệu kế lắm.Vô Kỵ nghe Thiên Chính nói đến cái tên Tiên Vu Thông liền nghĩ thầm:- Cái tên này quen lắm, không biết ta nghe thấy ai đã nói cho ta hay thế? Chàng vừa nghĩ tới đó, đã thấy Vu Thông đi tới cách mình một trượng, ngừng chân lại chắp tay chào và trả lời liền:- Xin chào Tăng thiếu hiệp.Vô Kỵ đáp lễ:- Tôi không dám. Chào Tiên Vu Thông chưởng môn.- Võ công của Tăng thiếu hiệp quả thật cái thế. Vừa rồi thiếu hiệp đã đánh bại chủ lão của phái Không Ðộng, thậm chí thần tăng của phái Thiếu Lâm cũng phải chịu lép vế với thiếu hiệp. Tại hạ kính phục thiếu hiệp vô cùng. Không hiểu vị tiền bối cao nhân nào đã may mắn có một môn hạ như thiếu hiệp. Thiếu hiệp là một thiếu niên anh hiệp, võ công cái thế, quả thật hiếm có trên thế gian này.Vô Kỵ vẫn còn nghĩ ngợi xem ai đã nói với mình cái tên Tiên Vu Thông này, nên chàng không kịp trả lời đối phương. Vu Thông thấy vậy ngẩng mặt lên trời ha hả cả cười một hồi, rồi lại lớn tiếng hỏi tiếp:- Không hiểu Tăng thiếu hiệp có điều gì mà cứ không cho chúng tôi biết sự thực và lai lịch như vậy.Vô Kỵ nhớ lại, hồi năm trước, khi còn ở Hồ Ðiệp Cốc, Thanh Ngưu đã nói với chàng rằng: "Tên Tiên Vu Thông khả ố lắm, nếu sau này y không bị báo ứng thì thật ông trời không có mắt". Chàng chỉ nghĩ ngợi giây phút đã nhớ hết lại những lời nói mấy năm về trước của Thanh Ngưu: "Một thiếu niên bị chém mười bảy lát dao, sắp chết đến nơi, ta đã ba ngày ba đêm quên ăn quên ngủ tốn bao nhiêu tâm huyết mới cứu được y thoát chết. Sau còn kết nghĩa anh em với y nữa. Ngờ đâu, sau đó y đã giết hại người em gái của ta... Hà, em gái ta tội nghiệp thật. Anh em chúng ta mồ côi cha mẹ từ hồi còn nhỏ nên rất thương nhau. Thanh Ngưu nói tới những lời đó, nước mắt đã ràn rụa, Vô Kỵ thấy vậy cũng mủi lòng. Sau vợ của Thanh Ngưu là Vương Nạn Cô đã nấm ngầm dùng thuốc độc giết Vu Thông để trả thù cho em chồng. Ngờ đâu Thanh Ngưu thấy Thông tội nghiệp như vậy lại ra aty cứu chữa cho. Cũng vì thế mà hai vợ chồng Y Tiên đã cãi lộn nhau rồi thầy lang quái dị đó còn chịu đựng rất nhiều đau khổ nữa. Sau cùng, cả hai vợ chồng đều chết một cách bất đắc kỳ tử, cũng do bởi tên gian tặc này gây nên.Vô Kỵ nghĩ tới đó liền trợn trừng hai mắt nhìn thẳng vào mặt Vu Thông, chàng lại nghĩ tới Vu Thông đã có một đệ tử họ Tiết tên Công Viễn, bị Kim Hoa bà bà đả thương sau lại được mình cứu cho khỏi chết. Ngờ đâu, sau đó tên phản bội ấy còn định cắt tiết mình để nấu ăn. Hai thầy trò y đều là những kẻ lấy ơn báo oán và cũng là những kẻ đê tiện vô sỉ, nhưng Công Viễn đã chết rồi bây giờ chỉ còn thầy y là Tiên Vu Thông ở đây thôi, nên chàng quyết định thế nào cũng phải trừng phạt tên ác tặc này một phen cho hả dạ. Chàng liền mỉm cười và đáp:- Trên người tôi chưa hề bị chém mười bảy nhát dao và tôi cũng không giết hại người em gái của người anh kết nghĩa với tôi. Như vậy tôi có gì khó nói như ai đâu?Tiên Vu Thông thấy Vô Kỵ nói như vậy, giật mình kinh hãi lưng toát mồ hôi lạnh.Thì ra năm mà y bị người ta chém mười bảy nhát thoi thóp sắp chết, sau y được Thanh Ngưu cứu chữa cho khỏi chết. Y quyến rũ em gái của Thanh Ngưu là Thanh Dương. Thấy y đã nhận lời lấy mình làm vợ, Thanh Dương liền hiến thân cho Vu Thông đến nỗi mang bầu. Ngờ đâu, Thông tham muốn ngôi chưởng môn của phái Hoa Sơn đã bỏ rơi Thanh Dương mà kết hôn với đứa con gái duy nhất của người chưởng môn của phái đó. Vì thế mà Thanhh Dương đã hổ thẹn tử tự chết gây nên một tấm thảm kịch một xác hai mạng.Việc đó là một việc rất xấu hổ cho nhà họ Hồ, nên Thanh Ngưu không hề nói cho ai biết cả. Tất nhiên Vu Thông càng giữ kín hơn ai hết. Không ngờ câu chuyện đó đã trải qua mười mấy năm rồi, nay thiếu niên này bỗng tiết lộ chuyện bí mật này ra trước mặt mọi người như thế. Như vậy làm sao mà y không kinh hãi? Nhưng Tiên Vu Thông là một người đa mưu lắm kế, chỉ trong phút chốc y đã nghĩ ra một kế độc, liền nghĩ thầm: - Không hiểu tại sao thiếu niên này lại biết chuyện bí mật này của ta như vậy. Ta phải dùng thủ đoạn ác độc để diệt trừ y mới được, bằng không y sẽ tiết lộ chuyện cũ của ta, thì đời ta sẽ tiêu tan mất .Nghĩ đoạn, y liền làm ra vẻ trấn tĩnh và nói:- Tăng thiếu hiệp không chịu cho chúng tôi biết lệnh sư là ai và thuộc môn phái nào, thì tại hạ đành phải giở hết võ nghệ hèn mọn của phái Hoa Sơn ra lãnh giáo mấy thế võ cao siêu của Tăng thiếu hiệp vậy. Thiết nghĩ, tài ba như Không Tín thần tăng còn không địch nổi thiếu hiệp thì võ nghệ thô sơ của tại hạ đây có nghĩa lý gì với thiếu hiệp đây? Tại hạ chỉ mong thiếu hiệp nương tay đấu đến mức được thua thôi.Nói xong y múa chưởng tấn công vào Vô Kỵ liền, mồm thì lớn tiếng nói:- Mời thiếu hiệp ra tay cho.Nhưng y không để cho Vô Kỵ kịp trả lời đã tấn công tới tấp rồi, Vô Kỵ biết thâm ý của đối thủ, chỉ thuận tay giơ chưởng lên khẽ gạt một cái, mồm trả lời:Võ nghệ của phái Hoa Sơn cao minh lắm. Có lãnh giáo hay không cũng thế thôi. Riêng có Vu chưởng môn mang ơn trả oán, cái tài vong ơn trả oán của ngài mới thật là cao siêu không ai bì kịp.Tiên Vu Thông không để cho chàng nói hết, đã giở hết tài ba của y ra, tấn công tới tấp. Y sử dụng một thế tuyệt kỹ trong bảy mươi hai miếng Ưng Xà Công của phái Hoa Sơn. Y cụp quạt giấy lại nắm trong chưởng phải, chỉ lộ một khúc cán quạt ra dùng làm đầu xà, tay trái của y chĩa năm ngón ra làm như bàn chân con chim Ưng. Hai tay sử dụng hai thế võ khác nhau, tấn công rất lợi hại. Môn võ công Ưng Xà Sinh Tử Bất của Vu Thông sử dụng trên đây là một môn tuyệt kỹ của phái Hoa Sơn đã truyền lại hơn trăm năm nay do Hoa Sơn Ðại hiệp Văn Bá Thiên sáng tạo. Một hôm, đại hiệp đang dạo chơi trên núi Phục Ngưu thấy một con chim Ưng với một con độc xà đang đấu chí tử, rồi đại hiệp mới sáng tạo nên pho võ công này.Nhưng vì pho võ công này cả hai tay cùng tấn công cùng một lúc, tuy sức lực thế nào cũng phải yếu hơn, nhưng có thể khiến cho địch thủ không biết chống đỡ ra sao cho phải, đỡ được đông, không tránh được tây. Vô Kỵ chỉ tiếp được vài hiệp đã biết rõ hết pho võ công ấy rồi, chàng liền thủng thẳng nói:- Tại hạ có một việc này muốn thỉnh giáo Tiên Vu chưởng môn. Năm xưa ngài đã bị chém mười bảy dao, đã thập tử nhất sinh rồi, người ta không quản mệt nhọc, cố hết sức chạy chữa cho ngài ba ngày ba đêm liền, sau người ta lại kết nghĩa kim lang với ngài và coi ngài như ruột thịt. Vậy tai sao ngài độc tâm nỡ giết chết em gái người ta vậy.Tiên Vu Thông không biết trả lời ra sao, liền trợn mắt nhìn chàng quát mắng:- Hồ...Tuy y là người rất khôn ngoan và bẻm mép nhưng nhất thời y cũng không nghĩ ra lời nói để biện bạch lại. Nhưng y chỉ muốn trêu tức Vô Kỵ cho chàng phẫn nộ, rồi nhân lúc chàng phân trần thừa dịp hạ độc thủ ngầm để giết chàng. Nhưng không ngờ, y nói được một câu như vậy, y đã tức tối và phẫn nộ trước. Nên y cứ phải vận nội lực để chống đỡ. Tai y vẫn nghe rõ lời nói của Vô Kỵ.- Phải... phải... thế ra là ngài vẫn còn nhớ là họ Hồ đấy à? Sao ngài không nói nốt Hồ tiểu thư bị ngài hãm hại chết một cách tang thương. Chẳng lẽ trong bấy nhiêu năm nay, ngài không thấy hổ thẹn với lương tâm hay sao?Tuy Vô Kỵ vẫn biết đối thủ định bảo là mình ăn nói hồ đồ nhưng chàng cố ý bẻ quẹo để chọc cho đối thủ tức thêm.Tiên Vu Thông tức tối đến ngạt thở, y vội tấn công liền ba thế. Vô Kỵ thấy vậy phải nhảy lùi về phía sau để cho y có dịp được thở, bằng không sẽ ngạt thở mà chết giấc ra tại chỗ ngay.Vô Kỵ lại hỏi tiếp:- Ðại trượng phu đã làm thì phải có can đảm tự chịu. Phải là phải, trái là trái, tại sao ngài ngập ngừng không trả lời được như thế. Năm xưa Hồ Thanh Ngưu tiên sinh ở Hồ Ðiệp Cốc đã cứu ngài khỏi chết phải không? Em gái của Hồ tiên sinh đã bị ngài hãm hại chết phải không?Vô Kỵ không biết em gái Thanh Ngưu bị giết hại ra sao, mà chàng chỉ biết Tiên Vu Thông hãm hại nàng thôi. Còn Vu Thông lại tưởng lầm chàng đã biết hết cả chuyện xấu của mình, cho nên y cứ tái mét mặt ra.Các người có mặt tại đó, xưa nay vẫn biết Tiên Vu Thông có tài hùng biện, ăn nói rất giỏi, lúc này chỉ thấy y có vẻ bẽn lẽn, nghe thấy đối phương chất vấn như vậy mà không sao trả lời được, nên ai nấy đều tin lời nói của Vô Kỵ là thật, thì ra Vô Kỵ đã dùng tuyệt đỉnh thần công dồn ép cho đối thủ thở không được, khiến y tựa như thằng câm không sao nói nên lời được. Người ngoài chỉ thấy Vô Kỵ múa động song chưởng cứ tưởng chàng đỡ thế công của đối thủ, chứ có biết đâu chàng đã dùng mẹo làm cho đối thủ không nói được. Các tay cao thủ của phái Hoa Sơn thấy người chưởng môn của mình bị một thiếu niên bêu xấu ở trước mặt đông người như vậy mà không biện bạch được nửa lời, nên những người đó càng hổ thẹn thêm. Ngoài ra còn có một số ít xưa nay vẫn biết Thông là người đa mưu kế, chúng tưởng lầm Thông nhẫn nhục như vậy chắc đang nghĩ một độc kế gì để trả thù đây.Mọi người lại nghe thấy Vô Kỵ nghiêm nghị trách mắng tiếp:- Chúng ta người trong võ lâm cần phải chú trọng có ơn báo ơn, có oán báo oán. Y Tiên là người trong Minh Giáo, ngài đã thụ đại ơn của Minh Giáo như vậy, trái lại ngày hôm nay ngài lại đem người trong môn phái đến đây vây đánh Minh Giáo. Người ta đã cứu ngài thoát chết trái lại, ngài lại giết chết thân nhân của ân nhân đó. Như vậy ngài không bằng cầm thú chút nào, mà mặt mũi nào ra làm chưởng môn của một đại môn phái.Chàng mắng chửi Tiên Vu Thông một hồi như vậy và trong lòng nghĩ thầm: - Nếu Hồ tiên sinh nghe thấy ta minh oan huết hận cho ông ta như vậy, chắc thế nào ông ta cũng hài lòng lắm. Nếu ngày hôm nay ta không đả thương hay giết chết tên cầm thú này, thì sau này khó tìm được y . Nghĩ đoạn, chàng vội thâu chưởng lực lại và nói tiếp:- Hôm nay ngươi đã tự biết hổ thẹn rồi, ta hãy gởi tạm cái đầu ở trên cổ ngươi.Tiên Vu Thông thấy ngực không bị đè nén và dễ hô hấp rồi, liền quát mắng:- Tiểu tặc, mi chỉ được cái ăn nói hồ đồ...Y vừa nói vừa múa quạt song lại tấn công vào mặt Vô Kỵ một cái rồi lại nhảy sang bên luôn. Vô Kỵ đột nhiên ngửi thấy một mùi thơm ngào ngạt. Chàng liền cảm thấy đầu óc choáng váng bước đi loạng choạng, mắt nổ đom đóm...Chàng bỗng nghe thấy Tiên Vu Thông quát lớn:- Tiểu tặc, bây giờ để cho mi biết môn võ Ưng Xà Sinh Tử Bất của phái Hoa Sơn ta lợi hại như thế nào.Nói xong, y tung mình nhảy đến giơ tay trái ra định chụp vào yếu huyệt ở hông bên trái của Vô Kỵ. Ngờ đâu, y thấy Vô Kỵ không phản kháng gì cả, mà chỗ yếu huyệt chàng trơn trượt như da cá vậy, không sao bóp vào được. Lúc ấy y nghe thấy các đệ tử của phái Hoa Sơn đang vỗ tay đồng thanh khen ngợi:- Ngày Hôm nay môn võ công Ưng Xà Sinh Tử Bất đã dương danh trên thiên hạ. Tiên Vu chưởng môn của phái Hoa Sơn tài ba thật kinh người...Ðể cho tên tiểu tặc nhận thức võ nghệ chân thật.Vô Kỵ chỉ mỉm cười thổi một hơi thật mạnh vào mồm, mũi Tiên Vu Thông một cái, tên vô ơn phụ nghĩa đó liền ngửi thấy một mùi thơm đầu óc choáng váng ngay. Lúc này, y hoảng sợ đến mất hết hồn vía, há mồm định kêu la cầu cứu. Vô Kỵ dùng tay áo trái khẽ phất vào hai đầu gối của y một cái. Thế là Tiên Vu Thông ngã quỵ xuống quỳ ngay ở trước mặt chàng tựa như vái lạy vậy.Sự biến chuyển đột ngột ấy khiến ai ai cũng ngạc nhiên vì họ rõ ràng trông thấy Vô Kỵ bị thương nặng loạng choạng như sắp té, ngờ đâu chỉ thoáng cái đã biến ra Tiên Vu Thông quỳ ở trước mặt chàng nên ai cũng tưởng chàng có yêu thuật. Mọi người lại thấy chàng cướp luôn cái quạt trong tay Vu Thông, rồi cả cười nói:- Phái Hoa Sơn tự phụ là một danh môn chính phái, khôn ngờ lại có môn tuyệt kỹ thả trùng, phóng độc như thế này. Mời các vị thử xem đây.Nói xong chàng khẽ phẩy một cái, cái quạt xoè ngay ra, trên quạt một mặt vẽ núi Hoa Sơn, một mặt viết sáu câu thơ, chữ viết rất đẹp. Chàng xếp cái quạt lại và nói tiếp:- Có ngờ đâu cái quạt phong nhã như thế này, mà bên trong lại có máy móc đê tiện âm độc.Chàng vừa nói vừa đi tới cây hoa, chỉ cán quạt vào cây hoa. Giây lát sau, những hoa trên cây đều héo hết và những lá cây cũng úa vàng luôn. Mọi người thấy như vậy đều kinh hãi và nghĩ thầm:- Không hiểu Tiên Vu Thông giấu thuốc độc gì ở trong cái quạt này mà lợi hại như thế .Lúc ấy mọi người lại nghe thấy Tiên Vu Thông nằm dưới đất kêu la thảm khốc như heo kêu lúc bị chọc tiết, khiến ai nấy cũng phải hoảng sợ. Mọi người càng thắc mắc: - Với một tay cao thủ như Tiên Vu Thong dù có bị dao kề cổ cũng phải gượng chịu nhịn, chứ có bao giờ lại kêu đau để mất sĩ diện như thế .Mỗi tiếng kêu của Tiên Vu Thông, các môn hạ của phái Hoa Sơn như bị người ta lột một lằn da trên mặt vậy.Tiên Vu Thông kêu rú vài tiếng và gượng nói:- Mau... Giết ta đi... Mau đánh chết ta đi...Vô Kỵ liền trả lời:- Ta có cách cho ngươi khỏi đau khổ, nhưng không biết thuốc độc ở trong quạt của ngươi là loại gì, thì ta biết dùng thuốc gì mà chữa cho ngươi chứ. Vậy ngươi phải cho ta biết thuốc độc đó là thứ thuốc gì đã.Ðó là...là Kim Tầm...Kim Tầm trùng độc...mau đánh chết ta đi...ái! Ái!Mọi người nghe thấy bốn chữ "Kim Tầm trùng độc" đều sợ hãi đến biến sắc. Còn những người chính trực hữu đức không sao chịu nhịn được đã lớn tiếng mắng nhiếc ngay! Thì ra, Kim Tầm trùng độc xuất xứ ở khu người Mèo tại tỉnh Quý Châu là một độc dược lợi hại nhất thiên hạ. Nó không có hình, cũng không có sắc. Kẻ bị trúng độc tựa như bị nghìn vạn con tằm cắn khắp người, đau đớn không sao chịu nổi!Người trong Võ Lâm hễ nghe nói đến thứ trùng độc này là ai cũng ghét, vì nó` không có hình, không có sắc, biết đâu mà phòng bị tránh né. Dù mình võ công cao siêu đến đâu cũng không thể nào địch nổi thứ độc vật ấy, dù người bỏ độc vật là đàn bà hay trẻ con mình cũng cam đành chịu thất bại ngay!Những thứ trùng độc này khó kiếm lắm nên người ta chỉ nghe độc danh của nó thôi, chứ ít ai đã được trông thấy. Ngày hôm nay mọi người mới thấy Tiên Vu Thông trúng phải trùng độc đó, và đau đớn một cách khổ sở. Vô Kỵ lại hỏi tiếp:- Ngươi dấu Kim Tầm trùng độc ở trong cái quạt sao ngươi lại bị trùng độc đó hại như vậy?- Mau...giết tôi đi! Tôi không biết...Tôi không biết...Nói đến đó, y đưa tay cào cấu khắp mình mẩy và cứ lăn lộn ở trên mặt đất hoài.Vô Kỵ lại hỏi tiếp:- Ngươi bấm cơ quan ở cái quạt thả Kim Tầm trùng độc sang hại ta nhưng bị ta dùng nội lực dồn nó trở lại nên ngươi mới bị như vậy, chẳng hay ngươi còn nói gì nữa không?Tiên Vu Thông lớn tiếng kêu la:- Tự tôi làm nên tội ác... làm nên tội ác...Y vừa nói vừa giơ hay tay lên bóp cổ định tự tử nhưng đã trúng phải Kim tầm trùng độc rồi thì chân tay không còn hơi sức gì nữa nên tha hồ y bóp và cấu xé, da y cũng không bị suy suyển chút nào. Thứ độc vật này lợi hại đến thế khiến người trúng phải độc của nó dù muốn sống cũng không được, mà muốn chết cũng không xong.Ðầu óc rất tỉnh táo, trong mình mẩy nơi nào bị đau đớn cũng đều hay rõ hết. Vì vậy nó còn độc ác hơn những thứ độc dược khác hễ trúng phải là chết ngay tức thì.. Thì ra, năm xưa khi Tiên Vu Thông giết hại Hồ Thanh Dương em gái của Thanh Ngưu, cô bé ấy biết y là người bạc tình bạc nghĩa nhưng nàng vẫn không sao dứt được ân tình với y, lúc sắp chết nàng còn yêu cầu người anh che chở cho người yêu bạc bẽo ấy.Vợ Thanh Ngưu là Nạn Cô thấy vậy bực mình không sao chịu được liền dùng Kim Tầm trùng độc giết hại Tiên Vu Thông.Thanh Ngưu thấy vậy nhớ việc mình đã hứa với người em gái trong lúc nó đang hấp hối, nên y lại cứu sống kẻ bạc tình ấy. Tiên Vu Thông khôn ngoan vô cùng, nhân lúc dưỡng thương nằm ở nhà Thanh Ngưu, y đã lén lấy trộm một đôi Kim Tầm trùng độc của Nạn Cô rồi y theo phương pháp của Nạn Cô mà nuôi đôi trùng độc ấy. Sau y biến nó thành bột độc dấu ở cái quạt. Cái quạt của y có máy móc, chỉ khẽ bấm cáo chốt nhỏ, thuốc độc Kim Tầm đã bắn ngay vào người đối phương liền mà kẻ địch không hề hay biết gì cả. Vừa rồi, y đã thả trùng độc làm cho Vô Kỵ khó thở, nội lực hầu như mất hết, y yên chí thế nào cũng hại được đối thủ rồi.Cũng may mà nội lực của Vô Kỵ thâm hậu vô cùng, trong lúc lâm nguy chàng còn nín hơi vận sức được dồn khí độc ra khỏi người và thổi luôn trùng độc đó bắn trở lại người Tiên Vu Thông.Nhưng tên bạc tình phụ nghĩa ấy nội lực kém hơn nên bị trúng ngay Kim Tầm trùng độc đó. Thế là người kêu la rên xiết không phải là Vô Kỵ mà lại là Tiên Vu Thông, người đã thả Kim Tầm trùng độc ra hại Vô Kỵ.Vô Kỵ đã học thuộc lòng cuốn độc kinh của Nạn Cô, biết rõ Kim Tầm trùng độc lợi hại như thế nào rồi nên chàng ngấm ngầm vận thử chân khí để đẩy dư độc ra ngoài. Chàng thấy trong người không có gì khác lạ cả, lúc ấy chàng mới thật yên tâm.Sau chàng lại thấy Tiên Vu Thông chịu đau khổ thảm khốc như vậy liền động lòng thương và nghĩ:- Ta có thể cứu y thoát nạn được, nhưng y phải xưng hết tội lỗi năm xưa thì ta mới ra tay giải cứu cho y .Nghĩ đoạn chàng liền lớn tiếng nói tiếp:- Ta có thể chữa cho ngươi khỏi được, nhưng ta hỏi điều gì ngươi cũng phải thật thà trả lời, nếu có nửa lời gian dối thì ta buông tay ngay, để mặc cho ngươi chịu khổ sở như thế này bảy đêm ngày liền rồi sau đó mới tắt thở, đau đớn như thế ngươi có đủ sức chịu đựng hay không?Tuy mình mẩy chân tay bị đau đớn không thể chịu nổi được, Nhưng Tiên Vu Thông đầu óc vẫn sáng suốt, nghe thấy Vô Kỵ hỏi như vậy y liền nghĩ thầm:- Năm xưa khi ta bị trúng phải thứ trùng độc này, lúc ấy Nạn Cô cũng bảo ta bảy ngày sau mới chết y hệt như lời thằng nhỏ này nói vậy!Tuy y nghĩ như vậy, nhưng y vẫn không tin Vô Kỵ có thể trị khỏi cho y, nên y vội nói:- Bạn...không cứu được tôi đâu!Nghe y nói thế Vô Kỵ mỉm cười và dùng cái cán quạt khẽ điểm vào yếu huyệt ở ngang lưng của đối thủ một cái rồi nói:- Rạch nơi đây ra một chút, đổ ít thuốc vào trong đó, lấy kim chỉ khâu lại, thế là xua đuổi trùng độc ngay!Tiên Vu Thông thấy chàng nói như vậy vội xen lời:- Phải...phải! Ðúng là chữa như thế đấy...Bạn làm ơn chữa ngay cho tôi đi!- Nếu vậy ngươi phải nói thật ra đi! Trong đời người, ngươi đã làm những việc gì trái với lương tâm?- Không!...không có...- Nếu vậy tôi xin cáo lỗi và ngươi cứ việc nằm ở đây bảy ngày bảy đêm đi!- Không nên... bạn không nên đi vội! Tôi...tôi xin nói... Nhưng trước mặt đông người như vậy bảo y phải kể những chuyện đã làm trái với lương tâm của mình như vậy thì quả thật là một việc rất khó, cho nên y ngập ngừng một hồi vẫn không dám nói ra. Ðang lúc ấy bỗng có hai tiếng rú lên rất lớn ở phía Hoa Sơn đang đứng vọng tới, đồng thời có hai người tay cầm đao, phi thân tới trước mặt Vô Kỵ.Một người cao và một người lùn, tuổi chừng năm mươi. Ông già lùn, lớn tiếng quát mắng:- Họ Tăng kia! Người phái Hoa Sơn chúng ta đành chịu chết chứ không thể nào chịu nhục như vậy! Ngươi đối phó với chưởng môn chúng ta như vậy, hành vi của ngươi không phải là bậc anh hùng hảo hán.Vô Kỵ chắp tay chào và hỏi:- Chẳng hay hai vị quý tính đại danh là gì?Ông gìa lùn vẫn tức giận đáp:- Ngươi chưa xứng hỏi đến danh sư huynh của chúng ta!Nói xong y cúi mình xuống giơ tay trái ra định ẳm Tiên Vu Thông lên, Vô Kỵ vội đánh một chưởng đẩy lui ông già đó và nói:- Người y dính đầy những trùng độc, bạn chỉ khẽ va chạm vào người của y một cái thì cũng sẽ bị tai hại như y liền!Ông già lùn ấy ngơ ngác nhìn chàng, y lại nghe thấy Tiên Vu Thông kêu la:- Mau cứu tôi...mau cứu tôi...! Bạch Bồn, Bạch sư ca! Tôi...dùng Kim Tầm trùng độc này giết y chết đấy. Ngoài ra không còn có gì nữa và cũng không có việc gì trái lương tâm cả!Thấy y nói như vậy, hai ông già cao lùn và các đệ tử của phái Hoa Sơn đều kinh ngạc. Ông già lùn lại nói tiếp:- Thế ra ngươi đã giết chết Bạch Bồn đấy à? Việc có thật không? Sao ngươi lại bảo Bạch Bồn chết trong tay Minh Giáo?Tiên Vu Thông lại la lớn:- Bạch...Bạch sư ca...tha thứ cho tôi...Y vừa nói vừa vái lạy van lơn, mồm lại nói tiếp:- Bạch sư ca...sư ca chết thảm thương lắm! Nhưng ai bảo lúc bấy giờ sư ca cứ dồn ép tôi hoài... Sư ca bảo se đem chuyện của Hồ tiểu thư công bố cho mọi người hay. Nếu sư phụ mà biết thì thế nào cũng không tha thứ cho tôi... bắt buộc tôi phải giết sư ca để diệt hậu hoạn. Bạch sư ca, tha thứ cho tôi...Y hai tay vừa bóp cổ vừa tiếp tục nói:- Tôi giết hại sư ca để giá họa Minh Giáo, nhưng... tôi đã đốt rất nhiều vàng mã và cũng rất nhiều lần giải oan cho sư ca rồi! Sao sư ca còn tới đây đòi mạng tôi làm chi? Vợ con và gia đình của sư ca cũng đã được tôi trông nom chu đáo.Tuy lúc bấy giờ mặt trời đang chiếu sáng, trên quảng trường đâu đâu cũng có bóng người, nhưng mấy lời kêu van của Tiên Vu Thông tực như gío âm u, ảm đạm khiến ai nghe thấy cũng phải rùng rợn như oan hồn của Bạch bồn đã hiện ra trước mắt mọi người. Nhất là những người của phái Hoa Sơn quen biết Bạch bồn lại càng hoảng sợ thêm!Vô Kỵ nghe thấy Tiên Vu Thông nói như vậy cũng phải ngạc nhiên vô cùng! Vì chàng chỉ muốn tên vô ân bội nghĩa này tố cáo việc giết hại em gái Thanh Ngưu ra thôi, ngờ đâu chàng lại nghe tên Vu Thông đã xưng tội là đã giết hại sư huynh của y. Thì ra, tuy Thanh Dương vì y mà chết, nhưng cái chết của nàng là tự tử, còn Bạch Bồn mới do tay y giết chết! Mà cái chết của Bạch Bồn cũng chết bởi Kim tầm trùng độc này, và cũng đã phải lăn lộn kêu gào thảm khốc như vậy. Ngày hôm nay chính bổn thân y cũng chịu đựng như thế nên trong đầu óc y mới tưởng ra Bạch Bồn! Và hình như y trông thấy có oan hồn của Bạch Bồn hiện ra trước mắt vậy.Vô Kỵ không biết Bạch Bồn là ai cả, nhưng nghe thấy lời nói của Tiên Vu Thông chàng mới hay y ám hại Bạch Bồn rồi vu tội cho Minh Giáo. Vì vậy phái Hoa Sơn mới theo năm môn phái kia lên trên Quang Minh Ðỉnh này vây đánh Minh Giáo là thế! Chàng suy nghĩ giây lát liền lớn tiếng nói:- Các vị của phái Hoa Sơn đã nghe thấy chưa? Cái chết của Bạch Bồn không phải do Minh Giáo giết hại. Như vậy quý vị đừng có trách lầm ngườikhác nữa!Ông già cao lớn lẹ tay múa đao chém luôn vào đầu Tiên Vu Thông một nhát. Vô Kỵ thấy vậy vội chìa chiếc quạt ra điểm vào con dao của ông già đó một cái, con đao ấy liền bị hất bắn sang một bên và chém xuồng mặt đất kêu đến "bốp" một tiếng, lưỡi đao đã cắm sâu xuống đất hơn một thước!
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 53
Lưỡng Nghi Ðao Pháp
Ông già cao lớn đó nổi giận quát hỏi:- Người này là phản đồ của bổn phái, ai cũng có quyền giết chết cả. Người hà tất phải ra tay can thiệp đến làm chi?Vô Kỵ đáp:- Tôi đã nhận lời chữa khỏi trùng độc cho y. Lời của tôi đã nói ra là tôi phải làm cho kỳ được! Việc tranh chấp của quý phái mong lão tiền bối để về đến núi Hoa Sơn hãy thông thả thanh toán với nhau sau.Ông già lùn liền xen lời nói:- Sư đệ! Người này nói cũng có lý!Nói xong y liền phi chân đá luôn vào yếu huyệt sau lưng của Tiên Vu Thông một cái. Người của Tiên Vu Thông bị đá bay tung lên, bắn ra đằng xa, rơi xuống đất kêu đến "bốp" một tiếng, rớt xuống ngay chỗ trước mặt của phái Hoa Sơn!Vu Thông bị đá trúng yếu huyệt, tuy mình mẩy vẫn chưa hết đau đớn, nhưng đã câm miệng không kêu la như trước nữa! Chỉ ở dưới đất co dãn rung động thôi! Tuy y cũng có một vài đệ tử thân tín, nhưng sợ người y có chất độc rất lợi hại nên không ai dám tiến lên cứu giúp y cả.Ông già lùn nói với Vô Kỵ rằng:- Anh em chúng tôi là sư thúc của tên Tiên Vu Thông này, bạn đã giúp phái hoa sơn chúng tôi khám phá được một sự bí mật rất quan trọng, khiến Bạch Bồn sư điệt của chúng tôi được giải oan, chúng tôi rất cám ơn bạn!Nói xong cả hai cùng vái chào Vô Kỵ. Vô kỵ vội đáp lễ và trả lời:- Có gì đâu mà quý vị cám ơn tôi như vậy?Ông già lùn giơ đao lên chém luôn một thế hư, rồi mồm quát lớn:- Nhưng danh dự của phái Hoa Sơn chúng ta đã bị tên tiểu tử này làm bại hoại hết, trước mặt đông đảo như vậy, nên dù sao anh em chúng ta cũng phải thí cái mạng già này với ngươi!Ông già cao cũng tiếp lời nói luôn:- Hôm nay anh em chúng ta thể nao cũng thí cái mạng già này đấu với người chí chết thì thôi!Ông này tuy to lớn vạm vỡ nhưng việc gì cũng nghe theo ông già lùn, ông già lùn nói gì y cũng bắt chước nói theo ngay!Vô Kỵ lại hỏi:- Phái Hoa Sơn, người thanh vẫn là thanh, người tục vẫn là tục, ngẫu nhiên có một tên bại hoại như thế nhưng có ảnh hưởng gì đến quý phái đâu? Bất cứ đại môn phái nào ở trong võ lâm cũng đều có nhưng kẻ mất dạy như vậy nên hai vị hà tất phải áy náy trong lòng như thế làm chi?Ông già cao liền hỏi lại chàng:- Theo ý người nói thì không ảnh hưởng phải không?Vô Kỵ đáp:- Vâng!Ông già cao quay lại nói với ông già lùn rằng:- Sư ca! tiểu tử này bảo không ảnh hưởng gì cả, như vậy chúng ta bỏ qua cho y thôi!Thì ra tính nết ông già cao rất thẳng thắn. Y có vẻ sợ hãi thầm Vô Kỵ, nên không dám ra tay đánh chàng ngay! ông già lùn lại quát lớn:- Hãy diệt trừ kẻ địch bên ngoài trước rồi mới quét dọn trong nhà sau. Nếu ngày hôm nay phái Hoa Sơn chúng ta thắng không nổi tên Tiểu tử này thì phái Hoa Sơn chúng ta đứng làm sao ở trong võ lâm được?Ông già cao thấy sư huynh mình nói như vậy, liền quay lại nói với Vô Kỵ rằng:- Ðược lắm! Này tiểu tử kia! Chúng ta hai người đánh một mình ngươi! Nếu ngươi cho rằng không công bằng thì ngươi hãy chịu đầu hàng đi!Ông già lùn cau mày lại quát mắng:- Sư đệ!...Vô Kỵ vội tiếp:- Hai người đánh một mình tôi cũng được! Nếu hai vị thua thì từ giờ hai người đừng có gây thù hằn với Minh Giáo nữa nhé!Ông già cao thấy chàng nói như vậy cả mừng liền lớn tiếng đáp:- Hai anh em ta đánh một mình ngươi, thế nào ngươi cũng chết mất! Anh em chúng ta có một pho Luỡng Nghi Ðao Pháp biến hóa khôn lường. Hai người liên đao tấn công kẻ địch thì hàng vạn kẻ địch cũng không sao chống đỡ cho nổi! Ta chỉ lo ngươi đòi một đấu với một thôi, nhưng bây giờ ngươi đã đòi một đấu với hai anh em ta thì thế nào ngươi cũng thua đứt đi rồi! Nhưng ngươi đã nói ra rồi không được đòi đổi lại và cũng không được hối hận đấy nhé!Vô Kỵ đáp:- Tiền bối cứ yên chí, không bao giờ tôi đòi hỏi và hối hận đâu! Chỉ mong tiền bối nương tay cho một chút thôi!Ông già cao lại nói tiếp:- Ta đã ra tay đánh thì không bao giờ biết nương tay là gì cả! môn Lưỡng nghi đao pháp này càng đánh càng lợi hại chứ ta không có khách khứa gì đâu! Ta thấy ngươi cũng khá đấy! Nếu ta giết chết ngươi thì kể ra cũng đáng tiếc và tội nghiệp thật!...Ông già lùn lại quát mắng tiếp:- Câm mồm đi!Mắng xong, y quay đầu lại nói với Vô Kỵ rằng:- Mời chú em ra tay trước!Nói xong, y liền múa đao xông lại chém luôn.Vô Kỵ chỉ dùng cái quạt của Tiên Vu Thông khẽ đè lên ngang lưng đao và lôi ngang một cái, ông già cao liền lớn tiếng quát bảo:- Này, này! Không được! Không được!... Ðấu như vậy thà không đấu còn hơn!Vô Kỵ ngạc nhiên hỏi:- Sao vậy?Ông già cao trả lời:- Cái quạt này có thuốc độc, lỡ tay một tí là nguy lắm đấy chứ không phải chơi đâu!- Vâng! Thứ thuốc độc lợi hại này để lại trên đời chỉ có hại cho người thôi!Vô Kỵ vừa nói vừa dùng hai ngón tay kẹp cán quạt ném xuống đất một cái. Cái quạt đó cắm phập vào trong đất, trên mặt đất chỉ còn lại có một cái lỗ nhỏ không thôi!Chàng biểu diễn cái ném đó khiến tất cả những người có mặt tại đó đều phải vỗ tay khen ngợi! Vì ai cũng biết chưa chắc đã có người thứ hai có đủ công lực ném được như vậy!Ông già cao kẹp thanh đao ở dưới nách vỗ tay khen ngợi và nói:- Ngươi mau đi lấy khí giới khác lại đây đấu đi!Vô Kỵ là một người rất thành thật không muốn khoe khoang trước mặt mọi người, nhưng cục diện lúc này nếu không biểu diễn một chút bản lĩnh để trấn áp mọi người thì khó mà bảo được sáu môn phái ngừng tay, và mình muốn trở về Trung Nguyên càng khó thêm, nên chàng hỏi lại ông già cao rằng:Thưa tiền bối! Theo ý tiền bối thì tôi nên dùng khí giới gì?Ông già cao, giơ tay lên vỗ vai chàng vài cái rồi vừa cười vừa nói:- Thằng nhỏ này cũng lý thú đấy! Ngươi muốn dùng khí giới gì thì cứ việc dùng, sao lại đi hỏi ta như vậy?Vô Kỵ thấy ông già vỗ vai mình như vậy, biết ông ta đã có thiện cảm với mình nên chàng vẫn cứ đứng yên cho ông già nọ vỗ vai. Cử chỉ của hai người khiến các người đứng quanh đó đều giật mình kinh hãi và cùng nghĩ thầm.- Hai người đối địch với nhau, dù sao cũng không thể để cho kẻ địch tùy tiện vỗ vai mình như thế được! Mà Vô Kỵ lại không nghi ngờ gì cả, cứ để yên cho ông già kia vỗ vai. Nếu ông già kia dùng nội công vỗ mạnh xuống hay là thừa cơ vỗ lén vào yếu huyệt của chàng thì sao? Như vậy không cần tỷ võ mà hai người đã phân thắng bại rồi không? Nhưng họ có biết đâu Vô Kỵ có thần công hộ thân, dù ông già có manh tâm ám hại chàng như thế nào cũng không làm gì chàng được!Mọi người lại nghe thấy ông già cao vừa cười vừa nói tiếp:- Ta bảo ngươi dùng khí giới gì ngươi cũng nghe theo mà dùng khí giới ấy hay sao?Vô Kỵ mỉm cười và đáp:- Cái đó không sao!- Thằng nhỏ này cao cường lắm biết xử hết mười ban võ khí, nhưng bắt ngươi tay không đấu với chúng ta như vậy thì thật là bất công.- Không sao, mời hai lão tiền bối cứ tấn công.Ông già cao đưa mắt nhìn xung quanh định kiếm một thứ khí giới gì nặng và khó xử dụng để đưa chàng dùng. Ðột nhiên y thấy ở phía trái quảng trường có mấy tảng đá lờn, mỗi tảng đá nặng ước độ hai ba trăm cân, y liền chỉ tảng đá và nói:- hôi được, lão phu cũng để ngươi được hơn một chút ngươi hãy xử dụng món khí giới này.Nói xong, y ngẩng mặt lên trời cười tỏ ý muốn bông đùa Vô Kỵ.Những tảng đá đó nặng như thế chỉ có thể dùng làm ghế ngồi chớ làm sao mà dùng làm khí giới được.Không ngờ, Vô Kỵ mỉm cười đáp:- Món khí giới này cũng lý thú đấy! Có phải lão tiền bối muốn thử võ công của tiểu bối không?Nói xong, chàng từ từ tiến lại gần tảng đá. Ông già cao vội xua tay gọi Vô Kỵ:- Tôi nói đùa với chú em đấy chứ. Thôi, chú em mau mượn đao tới đây thử đao pháp với sư huynh đệ của lão.Vô Kỵ vẫn đi tới đống đá dùng tay trái nắm lấy một tảng đá lớn nhất, nhẹ nhàng đưa lên trên cao, rồi quay trở lại nói với hai ông già rằng:- Mời hai vị tấn công đi.Chàng vừa dứt lời, thì cả người lẫn đá nhảy tới trước mặt hai ông già.Mọi người thấy chàng sức mạnh như vậy đều há hốc mồm ra nhìn, quên cả khen ngợi. Ông già cao giơ tay lên nắm lấy râu của mình kéo thẳng và la lớn:- Thế này... thế này thì thật kỳ lạ quá.Tới lúc này ông già lùn mới biết, ngày hôm nay đã gặp một đối thủ tài ba cao siêu. Y im lặng nhìn Vô Kỵ rồi nói:- Lão xin thất lễ trước.Nói xong, ông già ấy múa đao xông lại tấn công hông bên phải của Vô Kỵ. Ông già cao bỗng lên tiếng hỏi sư huynh:- Sư ca đánh thật à!Ông già lùn gật đầu đáp:- Chẳng lẽ đánh nhau lại đánh giả hay sao?Ông già lùn vừa nói vừa múa đao nhắm đầu vai Vô Kỵ chém xuống. Vô Kỵ vội nhảy lùi sang bên để tránh. Ngờ đâu chàng đã thấy ông già cao múa đao chém tới. Chàng quát lớn:- Hay lắm.Chàng vừa quát vừa đưa tảng đá lên chống đỡ. Chỉ nghe thấy kêu "coong" một tiếng, lưỡi dao của ông già cao đã chém trúng tảng đá bể vụn và bụi bay mịt mù, Vô Kỵ thuận tay đẩy mạnh tảng đá sang phía bên địch. Ông già cao lớn tiếng hỏi:- Ối chà! Ðây là thế Thuận Thủy Thôi Châu (đẩy thuyền đi trên dòng nước xuôi). Thế ra cậu em xử dụng tảng đá lớn này mà cũng có thế võ đấy à?Ông già lùn lại quát bảo ông già cao rằng:- Sư đệ mau giở thế Hỗn Nguyên Nhất Phá ra.Y vừa nói vừa múa đao vòng ngược trở lại nhằm người Vô Kỵ chém luôn.Ông già cao cũng vội đỡ lời:- Lưỡng Nghi Hợp Ðức...Ông già lùn lại tiếp lời sư đệ:- Nhựt Nguyệt Hối Minh.Hai ông già mỗi người nói một câu là giở một thế đao ra, liên miên bất tuyệt tấn công đối thủ. Vô Kỵ giở Cửu Dương thần công vận chuyển tảng đá lớn dễ dàng theo ý chàng. Tha hồ hai ông già giở hết Lưỡng Nghi đao pháp ra, nhưng vì tảng đá trong tay quá lớn, Vô Kỵ chỉ khẽ chếch tảng đá sang bên là chống đỡ được thế công của hai ông già.Hai bên đấu được một hồi lâu, Vô Kỵ bỗng ném tảng đá lên cao hai tay túm lấy cổ hai ông già, dí mặt hai người vào nhau rồi điểm huyệt cho hai người không sao cử động được. Chàng nhảy lùi về phía sau. Tảng đá lớn trên cao đang rơi xuống đầu hai ông già. Vì bị đối thủ điểm huyệt, hai ông già không sao tránh né được nữa. Tảng đá nặng hơn hai trăm cân ấy mà rớt xuống người thì hai ông già bị tan xương nát thịt. Mọi người thấy vậy đều thất thanh kêu la. Nhưng Vô Kỵ đã nhanh tay dùng tả chưởng đánh mạnh về phía trước. Tảng đá đang rơi chỉ còn mấy tấc nữa là trúng đầu hai ông già đã bị chưởng phong của Vô Kỵ đẩy tảng đá văng ra xa hơn trượng rớt xuống đất lún sâu quá nửa. Chàng mỉm cười, lại gần khẽ vỗ vai hai ông già và nói: - Hai cụ chớ kinh hoàng! Tiểu bối đùa giỡn mà thôi.Nói xong chàng vỗ mạnh vào người hai ông già một cái, hai ông già đã cử động được liền. Ông già lùn tái mặt thở dài nói:- Hết rồi... hết rồi!!!Ông già cao lắc đầu xen lời nói:- Như thế không kể.Vô Kỵ vội hỏi:- Sao lại không kể?Ông già cao đáp:- Vừa rồi cậu thị sức khoẻ mang tảng đá lớn lên, định đánh bẹp anh em lão chứ đâu phải thắng anh em lão bằng những thế võ cao siêu?Vô Kỵ vừa cười vừa nói:- Nếu lão tiền bối không kể thì xin tái đấu vậy.Tái đấu cũng được nhưng phải nghĩ cách gì mới lạ để đấu bằng không, chú em cứ chiếm phần thắng, thì anh em lão có thua cũng không phục chút nào.Lão tiền bối nói rất phải.Ông già cao nói với Vô Kỵ rằng:- Nếu chú em không phục thì khỏi cần đấu nữa, dù sao chú cũng không thua mà chúng tôi cũng không được. Hai bên huề nhau chờ mười năm sau, chúng ta lại tái đấu cũng không muộn...Ông già lùn thấy sư đệ mình càng nói càng hồ đồ, vì y tự thấy dù sao em y cũng là tiền bối của phái Hoa Sơn, không thể nào đã đấu thua rồi mà lại bảo là chưa thua như thế được. Nên y vội xen lời nói với Vô Kỵ rằng:- Anh em chúng ta đã nhận thua rồi. Câu bé họ Tăng kia muốn xử trí chúng ta như thế nào, cứ việc ra tay đi!Vô Kỵ vội đáp:- Xin lỗi hai vị tiền bối, sự thật tại hạ chỉ muốn giảng hòa quý phái với Minh Giáo thôi, chứ không có ý định gì khác cả.Ông già cao lại vội tiếp lời:- Không được! Chưa đấu qua một keo khác, chú bé đã vội đánh trống rút lui như vậy hay sao? Như vậy, chú chả chịu thua là gì?Vô Kỵ lại hỏi tiếp:- Chẳng hay lão tiền bối muốn sao?Ông già cao đáp:- Tuyệt nghệ Phản Lưỡng Nghi đao pháp của phái Hoa Sơn của chúng ta lợi hại như thế nào, vừa rồi chú em đã nếm mùi. Nhưng không biết chú em có biết Chính Lưỡng Nghi đao pháp của phái Côn Luân không? Kiếm pháp đó biến hóa tinh kỳ, ảo diệu lắm không kém đao pháp của phái Hoa Sơn. Nếu đao kiếm hợp bích thì lưỡng nghi hóa tứ tượng, tứ sinh bát quái, âm dương tương điều, thủy hỏa đồng chế... Hà...Nói tới đó y cứ lắc đầu tắc lưỡi khen ngợi hoài rồi mới nói tiếp:- Oai lực mạnh vô cùng, mạnh vô cùng, không biết chú em có dám chống đỡ hai pho đao kiếm cùng một lúc không?Vô Kỵ quay đầu lại nhìn phái Côn Luân và lớn tiếng nói:- Chẳng hay vị cao nhân nào của phái Côn Luân vui lòng ra chỉ giáo?Ông già cao vọi cướp lời:- Người trong phái Côn Luân, chỉ có hai vợ chồng Thiết Cầm tiên sinh mới xứng liên hiệp với anh em lão thôi. Chẳng hay Hà chưởng môn có can đảm không?Mọi người thấy ông già cao nói như vậy đều mừng thầm và nghĩ: - Không ngờ ông già này vớ vẫn như thế mà lại khôn ngoan. Chưa biết chừng ông ta lại nói khích vợ chồng chưởng môn của phái Côn Luân cùng ra nhập trận đấu cũng nên?Hà Thái Sung và Ban Thục Nhàn đưa mắt nhìn nhau. Tuy vợ chồng không biết hai ông già này là ngươi thế nào của phái Hoa Sơn, nhưng họ thấy hai ông ấy là sư thúc của người chưởng môn của phái Hoa Sơn vai vế cao như vậy, chắc võ nghệ phải cao cường lắm. Có lẽ vì hai anh em ông ta ít bôn tẩu trên giang hồ, nên ít người biết tới tên tuổi họ đấy thôi. Ðồng thời vợ chồng Thái Sung cũng tự cho mình là ít vào Trung Nguyên nên không biết tên tuổi của hai ông già ấy. Vì vậy cả hai vợ chồng nghĩ:- Hai ông già địch không nổi thiếu niên họ Tăng kia lại còn muốn lôi kéo vợ chồng ta cùng xuống nước nếu thắng được đối thủ anh em họ sẽ vẻ vang, nhỡ thua thì sao? Hừ, hừ với Lưỡng Nghi kiếm pháp của vợ chồng chúng ta chẳng lẽ lại thua thiếu niên này hay sao?Ông già cao lại lên tiếng nói tiếp:- Có lẽ vợ chồng họ Hà của phái Côn Luân không dám đấu với chú em đâu. Ðiều này cũng không thể trách được họ, vì Lưỡng Nghi kiếm pháp của họ tuy lợi hại thật, nhưng hiềm một nỗi là hơi chậm một chút, so sánh với pho Lưỡng Nghi đao pháp của phái Hoa Sơn thì Lưỡng Nghi kiếm pháp của họ hơi kém một mức.Thục Nhàn nghe nói cả giận, tung mình nhảy vào trong vòng đấu, chỉ tay vào mặt ông già cao và hỏi:- Các hạ quý tính danh là gì?Ông già cao đáp:- Tôi họ Hà, xin chào Hà phu nhân.Mọi người nghe thấy ông già nói như vậy không sao nhịn được, đều cười ồ lên vì thấy ông ta đã cầu lợi Thục Nhàn như vậy. Thục Nhàn là Thái Thượng chưởng môn (Tổ sư của người chưởng môn) của phái Côn Luân. Ngày thường chồng của nàng cũng phải sợ nàng ba phần, mấy chục năm nay nàng đã kiêu ngạo quen đi rồi. Xung quanh núi Côn Luân mấy trăm dặm, dân cư đều xem nàng như một nữ hoàng, nên khi nào nàng lại để cho ông già kia diễu cợt mình như vậy. Nàng đột nhiên rút kiếm ra đâm thẳng vào vai trái ông già một nhát. Nàng ra tay nhanh không thể tưởng tượng được, chỉ thoáng cái mũi kiếm của nàng đã sắp đâmtrúng đối thủ rồi. Ông già kinh hãi vô cùng vội giơ đao lên chống đỡ, chỉ nghe thấy kêu "coong" một tiếng, đao kiếm va chạm nhau rất mạnh.Nhờ vậy, ông già cao mới khỏi bị kiếm của Thục Nhàn đâm phải. Hồi nãy ông già cao đấu với Vô Kỵ thì như bị bó tay bó cẳng, võ công của ông rất tầm thường, nhưng lúc này ông già cao đấu với Thục Nhàn thì khác hẳn, đao pháp của ông ta lợi hại vô cùng.Hai người vừa đấu xong một thế đao kiếm, đều lùi về phía sau một bước nhìn nhau tỏ vẻ thán phục tài ba của nhau. Hai người môn phái khác nhau, võ công cũng khác lạ, bình sinh chưa gặp nhau bao giờ, nhưng hai người mới đấu với nhau một thế đã cảm thấy võ công của đôi bên nếu liên hiệp đấu với địch thì không còn một chút sơ hở nào cả. Thục Nhàn liền nghĩ:- Phản Lưỡng Nghi đao pháp của phái Hoa Sơn thật lợi hại. Nếu đao pháp của y liên hiệp với kiếm pháp của ta tấn công kẻ địch có thể nói bất cứ võ công của môn phái nào lợi hại đến đâu cũng không sao địch nổi chúng ta .Nghĩ đoạn, nàng quay đầu lại bảo với chồng rằng:- Này, anh Thái Xung lại đây.Tuy không dám trái lệnh vợ, nhưng trước mặt mọi người đông đảo như vậy, Thái Xung vẫn làm ra vẻ của một chưởng môn. Y chỉ dùng giọng mũi trả lời "hừ" một tiếng rồi từ từ đứng dậy. Lúc ấy bốn tên tiểu đồng dẫn đường đi trước, một bưng trường kiếm, một bưng Thiết Cầm, còn hai tên kia cầm hai phất trần. Ði tới giữa quảng trường, bốn tên tiểu đồng vái chào một cái, lui về đứng sau lưng Thái Xung. Thục Nhàn liền nói:- Phản lưỡng Nghi đao pháp phái Hoa Sơn cũng khá lợi hại đấy.Ông già cao vừa cười vừa xen lời nới:- Cám ơn Hà phu nhân đã tán thưởng như vậy.Thục Nhàn liếc y một cái rồi nói tiếp:- Chúng ta bốn người ra tay đấu với thằng nhãi này để thử xem sự hợp tác của phái Côn Luân với phái Hoa Sơn ra sao.Nàng vừa nói tới đó, đột nhiên "ủa" một tiếng rồi trợn trừng mắt lên nhìn Vô Kỵ và hỏi:- Ngươi... ngươi...Tuy Vô Kỵ đã thay đổi rất nhiều, thân hình đã cao lớn hơn và trên mép đã có lún phún râu, nhưng hình ảnh của chàng vẫn còn in sâu trong đầu óc, nên vừa thoáng thấy nàng đã nhận ngay ra liền. Vô Kỵ thấy Thục Nhàn hỏi như vậy vội đáp:- Việc trước kia bà có cần tôi nói ra cho mọi người nghe không? Tôi đây là Tăng A Ngưu.Thục Nhàn đã hiểu ý định của chàng, biết chàng không muốn cho mọi người biết tên họ chàng. Nếu bây giờ mình vạch rõ tên họ của chàng ra thì thế nào chàng ta cũng tuyên bố những việc thất đức của vợ chồng nàng cho mọi người biết ngay, nên nàng vội giơ trường kiếm lên nói rằng:- Võ công của Tăng thiếu hiệp đã tiến bộ khá nhiều, thật đáng mừng. Bây giờ hãy xin thiếu hiệp chỉ giáo chúng tôi trước.Lời nói của Thục Nhàn hiển nhiên là nàng chỉ muốn tỷ thí võ nghệ thôi chứ nhắc nhở đến chuyện cũ làm chi. Vô Kỵ mỉm cười trả lời:- Tại hạ vẫn ngưỡng mộ kiếm pháp thần công của Hà phu nhân đã lâu. Vậy bây giờ mong hai vị hãy nương tay cho.Thái Xung vọi quay lại lấy thanh kiếm ở tay tiểu đồng rồi hỏi:- Chẳng hay Tăng thiếu hiệp dùng khí giới gì thế?Vô Kỵ trông thấy mặt Thái Xung, đã nghĩ ngay tới chuyện hai con rắn Kim Quang, Ngân Quang hút độc, mình bị đối thủ ném xuống vực thẳm. Ðôi rắn nhỏ đó không có thức ăn bị chết đói vân.. vân... Vì vậy, chàng càng nghĩ càng thương hai con rắn nhỏ ấy, đồng thời chàng lại nghĩ tới vợ chồng Thái Xung lên núi Võ Ðang bức tử cha mẹ mình, bắt mình uống rượu độc, Thái Xung còn đánh mình mặt mày sưng tím và ném mình xuống núi... Nếu không nhờ được Dương Tiêu đứng cạnh đó ra tay cứu thì lúc này mình đã tan xương nát thịt rồi. Bây giờ còn người đâu mà đứng ở đây làm kẻ giảng hòa nữa? Vô Kỵ nghĩ tới đó, lửa giận bốc lên bừng bừng và nghĩ thầm:- Hà Thái Xung mi giỏi lắm bữa nọ mi đánh ta lợi hại như thế nào, ngày hôm nay tuy ta không giết chết mi, nhưng ít ra ta cũng đánh mi một trận tơi bời cho hả tức .Chàng nghĩ tới đó, đã thấy hai ông già với hai vợ chồng Thái Xung đứng ở bốn góc: hai người cầm đao, hai người cầm kiếm, ở dưới ánh sáng mặt trời phản chiếu lại thành tia sáng lấp loáng. Chàng đột nhiên giương hai cánh tay lên, người thẳng như cây gậy, nhảy lên trên cao, khi lướt qua cây mai gần đó, giơ tay trái bẻ luôn một cành rồi mới nhảy xuống.Mọi người thấy chàng giở kinh công tuyệt diệu ra như vậy, đều thán phục vô cùng. Rồi lại thấy chàng tay cầm cành hoa mai từ từ đi tới giữa bốn người kia rồi nói:- Tại hạ dùng cành hoa mai nầy làm khí giới để lãnh giáo võ nghệ cao siêu của hai phái Côn Luân và Hoa Sơn.Cành hoa mai đó có chừng mười bông hoa, nửa số hãy còn là nụ chưa nở. Mọi người thấy chàng nói vậy kinh ngạc vô cùng và nghĩ thầm:- Cành mai này khẽ va chạm là gãy liền, đem ra so sánh với kiếm và đao sắc bén như thế kia sao được . Thục Nhàn cười nhạt đáp:- Hay lắm, thiếu hiệp không coi võ công của hai phái Côn Luân và Hoa Sơn vào đâu cả.Vô Kỵ lại nói tiếp:- Tại hạ nghe tiên phụ nói, năm xưa Hà Túc Ðạo tiên sinh, một vị tiền bối phái Côn Luân với Cầm, Kỳ, kiếm tam hiệp đã lừng danh thiên hạ, mà được người trong võ lâm xưng là Côn Luân Tam Thánh. Chỉ tiếc rằng chúng tôi hậu sinh quá muộn, không được chiêm ngưỡng những tài ba của vị tiền bối đó, rất lấy làm ân hận.Mấy lời nói của chàng khiến mọi người đều hiểu chàng có ý khen những tiền bối của phái Côn Luân như vậy là muốn bảo những nhân vật của phái Côn Luân bây giờ không chống đỡ nổi một cái đánh của chàng. Ðang lúc ấy, trong phái Côn Luân bỗng có một người lên tiếng quát lớn:- Tên gà con kia, mi có tài ba gì mà dám vô lễ với sư phụ ta như thế?Giọng của người đó khàn khàn như tiếng thanh la bị bể vậy. Y vừa quát xong, đã ở trong đám đông nhảy ra liền. Lúc đó, mọi người mới thấy rõ y là một đạo sĩ, ăn mặc áo đạo bào màu vàng, râu mọc rất rậm, trông thật hung tợn. Y vừa ra tới đã múa kiếm nhằm sau lưng Vô Kỵ đâm luôn. Thân pháp của y rất nhanh, tuy y có lên tiếng cảnh cáo trước rồi mới tấn công sau, nhưng sự thật không khác vào đánh lén vậy.Vô Kỵ không thèm quay lại nhìn, chờ mũi kiếm của đạo sĩ sắp đụng vào lưng mình mới đưa chân trái về phía sau hất một cái, rồi lại dẫm luôn thanh kiếm ấy xuống đất. Ðạo sĩ ấy dùng hết sức bình sinh để rút kiếm về, nhưng không sao rút được, lúc này Vô Kỵ mới từ từ quay lại nhìn mặt Ðạo sĩ đó.Chàng mới hay Ðạo sĩ này không phải ai xa lạ chính là Tây Hoa Tử, khi chàng ở bể về Trung Nguyên gặp y lần đầu ở trên thuyền. Tính y rất nóng nảy hễ lên tiếng là vô lễ với mẹ chàng ngay. Nên chàng vừa trông thấy mặt Tây Hoa Tử đã mủi lòng ngay và hỏi:- Ðạo trưởng có phải là Tây Hoa Tử không?Tây Hoa Tử mặt đỏ bừng không trả lời cố hết sức rút gươm, Vô Kỵ bỗng rụt chân lại, thuận thế dùng mũi giày điểm vào lưỡi kiếm một cái. Tây Hoa Tử không ngờ đối thủ lại buông chân ra như vậy, nên y bị bắn giựt lùi về phía sau. Cũng may, y không phải là tay tầm thường, đã vội dùng tấn Thiên Cân Trụy ra giữ thăng bằng để cho khỏi té ngã. Nhưng y đã thấy một luồng sức mạnh truyền qua đẩy người y một cái thật mạnh nên y vẫn phải ngồi ngã phịch xuống đất, tiếp theo đó, có mấy tiếng kêu "keng! keng!" vang lên. Thì ra thanh trường kiếm trong tay y đã bị gãy làm mấy khúc, trong bàn tay y lúc bấy giờ chỉ còn cầm cái cán kiếm không mà thôi!Tây Hoa Tử hổ vừa kinh hãi vừa xấu hổ vô cùng. Y liếc nhìn thấy sư nương mặt đầy vẻ hờn giận, y biết phen này mình đã làm mất sĩ diện cho sư môn rất lớn, chắc sau khi về tới núi, thế nào cũng sẽ bị khiển trách nặng nề, nên y càng hoảng sợ thêm, vội tung mình nhảy lên và quát lớn:- Ðồ tiểu tặc...!Ðáng lẽ Vô Kỵ định tha cho y quay trở về chỗ cũ, nhưng chàng nghe thấy y mắng mình là "đồ tiểu tặc" là đã làm nhục đến cha mẹ mình, nên chàng cầm cành mai khẽ phất một cái, thế là ba nơi yếu huyệt ở ngực và bụng của y đã bị chàng điểm trúng!Nhưng mặt chàng vẫn làm bộ như không hay biết gì hếtmà quay lại nói với hai ông già và vợ chồng họ Hà rằng:- Mời quý vị hãy xông vào tấn công đi!Thục Nhàn vội lên tiếng quát mắng Tây Hoa Tử rằng:- Ði ngay! Mi làm như vậy không đủ làm mất sĩ diện cho các người lớn rồi hay sao?Tây Hoa Tử đáp:- Vâng!Nhưng y không sao có thể lê bước đi được. Thấy vậy Thục Nhàn càng nổi giận thêm:- Ta bảo ngươi đi ra ngay! Có nghe chưa?- Vâng, vâng! Thưa sư nương, vâng!Mồm y tuy nói như vậy nhưng chân y vẫn không sao cử động được, Thục Nhàn tức giận hết sức liền nghĩ thầm:- Sao Tây Hoa Tử bữa nay lại bỗng nhiên đâm ra bướng bỉnh với ta như vậy? Thì ra vì Vô Kỵ điểm huyệt Tây Hoa Tử rất nhanh, Thục Nhàn mắt nhanh như vậy mà cũng không trông thấy kịp, nên khi nàng nghĩ xong, liền giơ tay ra đẩy vào vai Tây Hoa Tử một cái thật mạnh và quát:- Bảo đứng ra đằng kia! Ðừng có ở đây làm vướng tay người khác!Tây Hoa Tử bị Thục Nhàn đẩy xô ra ngoài xa mấy bước, chân tay vẫn cứng đờ tựa như một khúc gỗ!Lúc này vợ chồng Thái Xung mới biết đồ đệ mình đã bị Vô Kỵ điểm huyệt mà mình không hay gì cả, nên cả hai cùng kinh hãi thầm. Thái Xung giơ tay ra định giải huyệt cho Tây Hoa Tử nhưng y xoa đi xoa lại hoài mà Tây Hoa Tử vẫn nằm cứng đờ như trước.Vô Kỵ liền chỉ Bất Hối đứng tựa Dương Tiêu và nói:- Năm xưa, cô bé kia bị hai vị phong bế huyệt đạo cưỡng ép uống thuốc độc. Tôi không có cách nào giải huyệt đạo cho nàng, thì ngày hôm nay lệnh môn đồ cũng vậy. Cách điểm huyệt của quý phái và bổn phái khác nhau, nên ngài giải không được, cái đó có gì là lạ.Mọi người nghe thấy chàng nói như vậy liền quay lại nhìn Bất Hối, thấy nàng trạc mười lăm, mười sáu thôi.Như vậy, năm xưa khi nàng bị vợ chồng Thái Xung điểm huyệt tất nhiên còn bé nhỏ hơn bây giờ nhiều. Vợ chồng Thái Xung là chưởng môn của một đại môn phái như vậy, mà lại hà hiếp một cô bé nhỏ thế kia thì quả thật mất hết giá trị một vị chưởng môn. Thục Nhàn thấy mọi người nhìn mình bằng cặp mắt khinh thị liền nghĩ thầm:- Nói nhiều chuyện cũ làm chi có ích lợi gì đâu? Nghĩ đoạn, nàng múa kiếm nhằm mặt Vô Kỵ đâm luôn, đồng thời kiếm của Thái Xung cũng đâm vào phía sau lưng đối thủ. Còn hai ông già phái Hoa Sơn cũng ra tay tấn công một lúc. Vô Kỵ chỉ nhún mình một cái đã xuyên qua được hai đao và hai kiếm, còn múa cành mai qua trước mặt Thái Xung một cái bắt buộc Thái Xung phải đưa tréo thanh kiếm ra đâm vào lưng chàng để chàng phải hạ cành mai mà gạt kiếm của mình. Vô Kỵ dùng ngón tay trỏ bên tay trái búng con dao của ông già lùn và cành mai của chàng thì gạt trường kiếm của Thái Xung, Thái Xung định dùng lưỡi kiếm chém vào cành mai, bụng nghĩ thầm:- Võ công của mi dù cao siêu đến đâu, cành mai của mi dù thế nào cũng không thể chống đỡ nổi thanh kiếm sắc bén của ta.Ngờ đâu, cành mai của Vô Kỵ cứ theo lưỡi kiếm của y mà quay tít. Thái Xung bỗng cảm thấy trên cành mai có một luồng sức dịu dàng đẩy lưỡi kiếm của mình bắn sang bên. Chỉ nghe thấy kêu "coong" một tiếng, kiếm của y vừa đụng lưỡi đao của ông già cao chém tới, ông già đó thấy vậy vội la lớn:- Ối chà, Hà Thái Xung sao ngươi lại giúp địch chém đao của ta như vậy?Thái Xung mặt đỏ bừng không dám tự nhận kiếm của mình bị nôi lực của địch bắn ra, nên y chỉ trả lời:- Nói bậy!Y lại múa kiếm đâm mạnh vào người Vô Kỵ một nhát, lúc ấy Thục Nhàn đang đợi chờ ở phía sau, hễ Vô Kỵ lùi bước là tấn công luôn. Hai ông già cao, lùn cùng giở Lưỡng Nghi đao pháp ra tấn công, hai môn đao pháp và kiếm pháp của Lưỡng Nghi ấy, tuy chính phản Lưỡng Nghi khác nhau, nhưng đều thoát thai ở trong Bát quái, cho nên bốn người đó càng đấu càng thuận tay, đao kiếm phối hợp tương phùng.Vô Kỵ cũng đoán biết bốn người này phối hợp ra tay, thế nào cũng lợi hại lắm nên có mấy lần chàng suýt bị nguy hiểm. nếu khí giới ở trong tay chàng là đao kiếm thì chàng còn vân dụng nội công mà chấn gãy khí giới của đối phương. Nhưng lúc đầu chàng quá tự phụ chỉ dùng một cành mai để đối phó với địch thôi, nên lúc này có hối hận thì đã muộn rồi. Ðột nhiên chàng thấy đao của ông già lùn ở dưới đất chém tới, chàng vội tung mình nhảy lên tránh né, Thục Nhàn lẹ tay đâm luôn một kiếm quát lớn:- Trúng!Quả nhiên kiếm đó đã đâm trúng đùi Vô Kỵ. Vô Kỵ vội quay ngón tay lại điểm kiếm của Thục Nhàn thì trường kiếm của Thái Xung đã đâm tới một lúc. Nhất thời, không thể nào chống đỡ luôn bốn thế công của bốn đối thủ như vậy, chàng sực nghĩ ra một kế vội nhảy đến phía sau Tây Hoa Tử, Thục Nhàn đuổi theo đâm một kiếm, thế kiếm này của nàng độc và mạnh vô cùng. Nàng chỉ muốn giết chết Vô Kỵ ngay tại đây. Vô Kỵ ở phía sau Tây Hoa Tử thấy vậy vội co dúm người lại, nên kiếm của Thục Nhàn suýt chút nữa thì đâm trúng Tây Hoa Tử. Nàng vội gạt kiếm sang bên, Tây Hoa Tử hoảng sợ đến thất thanh kêu:- Ối chà!Khi Thái Xung ở trái tấn công tới, Vô Kỵ vội nhảy sang cạnh Tây Hoa Tử tránh né. Lúc này chàng vẫn chưa tìm ra yếu chỉ của hai môn chính phản Lưỡng Nghi võ công ấy. Chàng chưa nghĩ ra được cách phá giải nên chàng chỉ nhảy qua nhảy lại bên người Tây Hoa Tử tránh né. Chàng phải lấy tạm người Tây Hoa Tử làm cái mộc tạm chống đỡ và tránh né những đao kiếm kia. Tuy vậy chàng vẫn tự nhủ trách thầm.Vết thương trên đùi của chàng tuy không nặng lắm nhưng máu tươi vẫn nhỏ giọt, trông tình thế của chàng lúc này rất tơi bời. những người đứng xem cạnh đó không sao nhịn được đều cất tiếng cười ồ. Thì ra lúc đó Tây Hoa Tử đứng cạnh đó cũng như tảng đá, còn Vô Kỵ cứ chạy đi, chạy lại quanh người y. Khi đao kiếm của bọn Thái Xung bốn người đâm chém tới chỉ còn một ly một tí là đâm trúng Vô Kỵ hay Tây Hoa Tử, thì Tây Hoa Tử đã thất thanh kêu la:- Ủa!- Ố!- Ối chà!Nhưng y chỉ kêu la như vậy thôi chứ không sao cử động được, quả thật là nguy hiểm và hoạt kê vô cùng. Thục Nhàn càng tức giận thêm, thấy mấy lần sắp đâm được Vô Kỵ rồi, đều bị người của Tây Hoa Tử làm vướng chân vướng tay. Nàng chỉ muốn một kiếm chém người đồ đệ đó ra làm đôi cho bõ ghét. Nhưng vì tình thấy trò, nàng không thể nào hạ độc thủ được. Ông già cao của phái Hoa Sơn thấy vậy liền cất tiếng nói:- Hà phu nhân, nếu phu nhân không ra tay chém thì lão phải ra tay chém đây.Thục Nhàn hậm hực đáp:- Ngươi muốn làm gì thì làm ta không biết!Ông già cao liền múa đao chém luôn vào ngang lưng Tây Hoa Tử. Vô Kỵ thấy vậy nghĩ thầm:- Nguy tai! Nếu để cho y chém chết Tây Hoa Tử có phải ta mất cái mộc để chống đỡ đao kiếm không? Vả lại Tây Hoa Tử vì mình mà chết thì mối oán thù này lại càng rắc rối thêm.Nghĩ đoạn, chàng dùng tay áo bên trái phất mạnh một cái, một luồng gió đã đẩy lưỡi đao của ông già sang một bên.Ông già lùn lẳng lặng múa đao tấn công luôn Vô Kỵ. Vô Kỵ vội nhảy sang bên phải tránh né, đao của ông già lùn vẫn không thay đổi phương hướng mà chw1m luôn vào vai của Tây Hoa Tử, còn là giả bộ như lỡ tay, mồm thì lớn tiếng nói:- Tây Hoa Ðạo huynh cẩn thận!Thì ra ông già lùn là người rất đa mưu trí, y biết nếu chém chết Tây Hoa Tử thế nào cũng kết thù oán với phái Côn Luân nên y mới phải giả bộ làm như lỡ tay như thế, thì dù y có chém chết Tây Hoa Tử phái Côn Luân cũng không thể trách cứ y được. Nhưng Vô Kỵ đã quay lại dùng chưởng đẩy mạnh vào ngực ông già lùn ấy.Ông già lùn bỗng ngạt thở vội dùng chưởng trái đẩy tay của Vô Kỵ ra, còn tay kia vẫn nhắm người Tây Hoa Tử chém xuống. Nhưng khi chưởng của y va chạm vào chưởng của đối thủ thì người y bị đẩy bắn về phía sau, suýt tí nữa té liền.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 54
Ðộc chiến cao thủ
Tây Hoa Tử thấy Vô Kỵ hai lần ra tay cứu mình thoát chết trong lòng có vẻ cảm động nghĩ thầm: - Nếu ngày hôm nay ta thoát chết thì thế nào ta cũng không để yên cho hai lão tặc cao, lùn của phái Hoa Sơn kia."Lúc ấy vợ chồng Hà Thái Xung thấy Vô Kỵ nhất trí bảo vệ Tây Hoa Tử như vậy cả hai đều nghĩ thầm: - Tiểu tử này thêm một sự lo lắng như vậy tất nhiên y càng bó tay bó chân hơn trước, và như thế chúng ta có thể dễ hạ được y hơn."Hai vợ chồng Hà Thái Xung không cám ơn Vô Kỵ đã ra tay cứu đồ đệ mình thì chớ, lại còn nhân dịp này mà tấn công mạnh mẽ và ác độc hơn trước. Những tay cao thủ của các môn phái Thiếu Lâm, Võ Ðang, Nga Mi, v.v... thấy vợ chồng Hà Thái Xung đê hèn như vậy đều lắc đầu thở dài, và ai nấy cũng tỏ vẻ hổ thẹn nữa, và cảm thấy trong tình thế này bốn người kia có giết chết Vô Kỵ đi chăng nữa mình càng cảm thấy hổ thẹn với lương tâm. Thế đao của hai ông già cao, lùn không chịu buông lỏng, lúc tấn công Vô Kỵ lúc chém Tây Hoa Tử. Tuy trong đó Vô Kỵ là vai chính thật nhưng hai ông già muốn đả thương chàng rất khó. Nên chúng mới tấn công Tây Hoa Tử để dụ chàng ra tay cứu, như vậy mới dễ thành công hơn. Vì vậy, hai con đao của hai ông già tấn công Tây Hoa Tử nhiều hơn là đâm chém Vô Kỵ. Vô Kỵ thấy càng đấu tình thế càng bất lợi, liền nghĩ thầm: - Ta địch không nổi dù có chết cũng không sao, nhưng hà tất ta phải bắt đạo sĩ này chết lây vì ta?Nghĩ đoạn, chàng liền dùng chưởng đẩy hai ông già cao và dùng cây mai giải huyệt đạo cho Tây Hoa Tử. Lúc ấy con dao của ông già lùn vừa chém tới bên dưới của Tây Hoa Tử, chàng vội phi thân đá vào cổ tay đối thủ, ông già lùn vội rút tay lại. Không ngờ, Tây Hoa Tử vừa thấy chân tay cử động được đã giở quyền đấm một cái vào mũi ông già đó liền, máu mũi chảy ra như suối. Sự thật, võ công của ông già ấy cao siêu hơn Tây Hoa Tử nhiều, nhưng vì y không ngờ Tây Hoa Tử cử động được, nên khi Tây Hoa Tử đấm, y không kịp chống đỡ nên mới bị thương như thế. Mọi người thấy vậy đều ha hả cười. Ban Thục Nhàn thấy vậy cũng không nhịn được cười vội lên tiếng bảo Tây Hoa Tử rằng: - Tây Hoa Tử ngươi mau lui ngay! Tây Hoa Tử đáp: - Vâng! Nhưng ông già cao còn nợ đệ tử một quyền. Nói xong, y giơ tay ra định đánh ông già cao, nhưng ông già lùn đã xông lại dùng khuỷu tay thích mạnh vào ngực y một cái. Y loạng choạng mấy bước suýt té ngã, mồm hộc máu tươi liền. Hà Thái Xung dùng tả chưởng để vào sau lưng y đẩy mạnh một cái. Người của y đã bị đẩy ra ngoài xa mấy trượng. Hà Thái Xung đẩy Tây Hoa Tử ra ngoài xong, liền múa kiếm xông lại đâm Vô Kỵ luôn. Hai ông già cao, lùn cũng xông lại tấn công Vô Kỵ. Chướng ngại vật là Tây Hoa Tử đi khỏi, đao, kiếm bốn người lại càng phối hợp chặt chẽ vô cùng, nội lực của Vô Kỵ rất sung túc, nên dù có đấu cả ngày đêm cũng không mệt nhọc, nhưng thế công của bốn người kia quá tinh diệu và biến hoá vô cùng. Cho nên càng đấu càng cảm thấy áp lực đối phương nặng. Mọi người đứng ngoài xem cũng nhận thấy đấu thêm vài trăm hiệp nữa thì thế nào chàng cũng bi đối phương giết chết. Sự thật, đao kiếm Chính Phản Lưỡng nghi pháp của phái Hoa Sơn và phái Côn Luân đây đều dựa theo Bát quái mà phát minh ra nên nó còn tinh diệu hơn Càn Khôn Ðại Nã Di của Tây Vực nhiều. Nhưng vợ chồng Hà Thái Xung và hai ông già cao, lùn mới luyện tới mức hai ba thành thôi, bằng không Vô Kỵ đã bị chúng chém hay đâm chết từ lâu rồi. Mặc dầu Vô Kỵ có nội lực kinh người như thế mà cũng không sao thoát khỏi vòng vây của chúng được. Ðấu thêm hồi lâu nữa, Vô Kỵ đã thử mấy lần biết muốn xông ra khỏi vòng vây không khó chút nào, nhưng chàng bỏ chạy như thế thì làm sao mà giải được mối nguy cơ cho Minh giáo? Nên chàng mới quyết định cứ nghiêm mật mà bảo vệ, đấu cho đối phương mỏi mệt hết rồi mới tuỳ cơ phản công lại. Nhưng kẻ địch bốn người không phải là tay tầm thường đấu mãi chưa có vẻ gì tỏ ra mỏi mệt cả. Mặc dầu đã đấu được trên bốn trăm hiệp rồi, dù bọn chúng thắng thế hơn, nhưng chúng vẫn không sao đâm chém Vô Kỵ được. Lúc ấy, các trưởng lão và cao thủ của các môn phái đứng xem quanh đó, đều giơ tay chỉ trỏ những thế võ đang đấu, thế nào lợi hại, thế nào kém linh động, để dạy các đệ tử của phái mình. Diệt Tuyệt sư thái của phái Nga Mi nói với các đệ tử rằng: -Võ công của thiếu niên này quái dị lắm, nhưng vẫn không hơn được bốn người của phái Côn Luân và Hoa Sơn. Hiện giờ y còn bị địch thủ tấn công đến nỗi bó chân bó tay, võ công của Trung Nguyên bác đại tinh thâm lắm. Võ công bàng môn tả đạo của Tây Vực so sánh sao bằng. Lưỡng nghi hoá tứ tượng, tứ tượng hoá bát quái, chính biến có tất cả sáu mươi tư thế, kỳ biến cũng vậy. Chính kỳ tương hợp, sáu mươi tư nhân với sáu mươi tư, hoá ra bốn nghìn lẻ chín mươi sáu thế biến hoá tất cả. Các thế võ công trên thiên hạ này biến hoá phức tạp đến đâu cũng không thể nào nhiều bằng Chính Phản Lưỡng nghi đao kiếm pháp này được. Từ khi thấy Vô Kỵ ra đấu với mọi người đến giờ, Chỉ Nhược lúc nào cũng quan tâm đến thắng bại của chàng. Nàng là môn hạ của phái Nga Mi, đã được Diệt Tuyệt sư thái cưng nhất nên nàng đã được Sư Thái truyền thụ cho rất nhiều môn võ bí truyền. Lúc này liền lớn tiếng hỏi: -Thưa sư phụ! Thế võ của Chính Phản Lưỡng nghi này tuy nhiều thật, nhưng dù sao cũng không thoát khỏi nguyên lý thái cực hoá thành âm dương lưỡng nghi. Dương chia làm thái dương và thiếu âm, còn âm thì chia làm thiếu dương và thái âm, bốn thứ đó hợp thành tứ tượng. Ðệ tử thấy thế võ của bốn vị tiền bối này quả thật tinh diệu, nhưng lợi hại nhất là những phương vị ở dưới chân. Giọng nói của nàng rất thanh thoát, nên ai ai cũng đều nghe thấy rõ và đồng quay lại nhìn nàng. Tuy đang kịch chiếu với bốn tay cao thủ, Vô Kỵ vừa nghe thấy những lời nói đó, chàng liếc nhìn mới hay người vừa nói đó chính là Chỉ Nhược. Chàng liền nghĩ thầm: - Tại sao nàng lại nói lớn tiếng như vậy? Phải chăng nàng có ý chỉ điểm cho ta biết cũng nên!Chàng còn nghe thấy Diệt Tuyệt Sư thái nói tiếp: - Mắt con cũng tinh tường đấy. Ðã nhận xét ra được những điểm cốt yếu võ công của các vị tiền bối như vậy! Chỉ Nhược lại lẩm bẩm nói tiếp: - Càn nam, Khôn bắc, Ly đông, Khảm tây, Chấn đông bắc, Ðoài đông nam, Tốn tây nam, Cấn tây bắc, từ Chấn đến Càn là thuận, từ Tốn đến Khôn là nghịch. Thưa sư phụ, đúng như sư phụ đã dạy, Chính Lưỡng nghi kiếm pháp của phái Côn Luân lúc nẫy đi từ Chấn vị tới Càn vị, như vậy là thuận, còn Phản Lưỡng nghi đao pháp của phái Hoa Sơn thì từ Tốn vị tới Khôn vị, như vậy là nghịch. Thưa sư phụ, chẳng hay ý kiến của con có đúng không? Diệt Tuyệt Sư thái thấy đồ đệ của mình chỉ rõ được như vậy, trong lòng mừng thầm liền gật đầu đáp: -Con thông minh lắm! Không uổng công sư phụ đã dạy bảo cho con bấy lâu nay! Xưa nay Diệt Tuyệt Sư thái rất ít khen ngợi người, mà hôm nay phải lớn tiếng khen ngợi Chỉ Nhược như vậy, thấy Sư thái cưng người đồ đệ này biết bao!... Diệt Tuyệt Sư thái quá mừng rỡ nên không để ý đến cái nguyên cớ gì sao Chỉ Nhược lại nói lớn tiếng như thế, nhưng những người đứng quanh đó đã có một số người biết được nàng lớn tiếng nói như vậy thì chắc thế nào cũng có một dụng ý gì ở bên trong? Chỉ Nhược thấy có nhiều người đang đưa mắt nhìn mình nàng liền giả bộ sung sướng một cách ngây thơ vừa vỗ tay vừa la lớn: - Phải rồi! Phải!... Trong Tứ Tượng chưởng của phái Nga Mi chúng ta, trong cái tròn có cái vuông, âm dương tương thành, tròn ở bên ngoài là dương, vuông ở bên trong là âm. Tròn chuyển động nên là trời. Vuông nằm yên bên trong là đất. Thiên địa âm dương, vuông tròn động tịnh hình như còn hơn Chính Phản Lưỡng nghi này! Xưa nay Duyệt Tuyệt Sư thái vẫn tự phụ Tứ Tượng chưởng của mình là tuyệt học của thiên hạ, nay bà ta nghe thấy Chỉ Nhược nói như vậy, gãi đúng lòng tự kiêu của mình nên rất hả lòng tự đắc, liền nói tiếp: - Nguyên lý của nó là thế thật, nhưng cần phải xem người sử dụng công lực với kinh nghiệm ra sao trước? Hồi còn nhỏ, Vô Kỵ có nghe thấy cha giảng giải Bát quái phương vị, nhưng vẫn chưa tin tưởng lắm, nay chàng nghe thấy Chỉ Nhược nói đến nguyên lý Tứ tượng thuận nghịch như thế nào, chàng liền rùng mình tỉnh ngộ vội để ý xem bước đi của bốn kẻ địch. Quả nhiên theo Tứ tượng bát quái mà biến ra, nên Càn Khôn Ðại Nã Di tâm pháp của mình không thể nào thi thố được. Sự thật võ học của Tây Vực dù sao cũng không thể nào tinh thâm bằng võ học của Trung thổ được. Sở dĩ Vô Kỵ đấu lâu như thế mà không bại là vì chàng đã luyện được tới mức rất cao siêu, trái lại võ công của bốn người kia hãy còn non nớt. Bây giờ chàng đã biết nguyên lý võ công đối phương rồi, chỉ trong thoáng cái chàng đã nghĩ ra được bảy tám cách đối địch. Cách nào của chàng cũng có thể đánh cho bốn người kia té ngã, nhưng chàng lại nghĩ tiếp: - Nếu lúc này ta giở những thế võ này hạ đối thủ, chỉ sợ Diệt Tuyệt sư thái trách cứ Chỉ Nhược. Bà già ấy độc ác lắm, việc gì bà ta cũng có thể làm được, như vậy có phải là ta đã làm liên luỵ đến nàng hay không?"Thế rồi chàng vẫn giữ nguyên những thế võ cũ, không thay đổi tý nào, còn một mặt thì chàng chăm chú quan sát những thế của bốn kẻ địch, chàng đã biết rõ nguyên lý võ công của đối thủ rồi, nên chàng không còn bối rối như trước nữa. Chỉ thoáng cái chàng hiểu thấu được hết những bí quyết về võ công của Trung Thổ liền. Chỉ Nhược thấy chàng vẫn chưa thay đổi thế võ để đối phó cùng kẻ địch, trong lòng nàng đã thấy nóng như lửa đốt, nàng liền nghĩ thầm rằng: - Có lẽ chàng ta đang mải đối phó nên chưa nghĩ ra được thế võ tinh vi để phá thế võ của địch cũng nên!Nàng thấy vợ chồng Hà Thái Xung càng bao vây càng chặt chẽ, còn Vô Kỵ thì hình như cầm cự không nổi, nàng bỗng đánh liều múa kiếm nhảy ra lớn tiếng nói: - Bốn vị tiền bối của phái Côn Luân và Hoa Sơn đấu mãi vẫn không hạ nổi tiểu tử này, chi bằng hãy để cho phái Nga Mi chúng tôi đấu với y thử xem! Hà Thái Xung cả giận quát mắng: -Ngươi chớ có nói lôi thôi phá bĩnh! Mau bước ra đằng kia! Ban Thục Nhàn cũng cau mày trợn mắt hỏi: - Tiểu tử này là người thế nào của mi mà mi lại định ra đây bênh vực cho y? Mi muốn phản phải không? Phải biết phái Côn Luân chúng ta không phải dễ đối phó đâu! Chỉ Nhược thấy vợ chồng Hà Thái Xung nói đúng tâm sự của mình, xấu hổ vô cùng, hai má đỏ bừng. Diệt Tuyệt sư thái cũng lớn tiếng quát bảo: - Chỉ Nhược! Mau quay trở lại! Phái Côn Luân của người ta không phải dễ đối phó đâu! Con có nghe thấy không? Lời nói của sư thái vừa nhạo báng Ban Thục Nhàn vừa có vẻ bênh vực môn đồ của mình. Vô Kỵ thấy vậy cảm động vô cùng, liền nghĩ tiếp: - Nếu ta còn giả bộ địch không nổi đối thủ, chỉ e Chỉ Nhược thế nào cũng nghĩ cách khác ra tay trợ giúp ta. Nếu để Diệt Tuyệt sư thái biết rõ tâm sự của nàng thì nàng sẽ bị nguy hiểm lắm!Nghĩ đoạn, chàng ha hả cười rồi lớn tiếng nói: - Tôi là thủ hạ bại tướng của phái Nga Mi, đã bị Diệt Tuyệt sư thái bắt giữ, như vậy tất nhiên võ công của phái Nga Mi phải cao siêu hơn phái Côn Luân chứ! Nói xong, chàng bước sang trái hai bước, dùng cành mai ở bên tay phải kéo mạnh một cái, đã có một luồng sức mạnh đánh phủ vào phía sau lưng ông già. Thế công này của chàng chỉ vừa đúng mức, nên đao của ông già bỗng xoay chiều nhằm vai của Ban Thục Nhàn chém xuống luôn. Thì ra, thế công này Vô Kỵ đã sử dụng Càn Khôn Ðại Nã Di theo phương vị bát quái mà đẩy thế đao của ông già lùn sang phương khác. Ban Thục Nhàn kinh hãi vô cùng, vội xoay gươm lại chống đỡ. Ngờ đâu đao của ông già cao lại nhằm người nàng chém tới. Hà Thái Xung thấy bị nguy hiểm vội múa kiếm xông lại gạt đao của ông già cao sang bên. Vô Kỵ lại thuận tay đánh luôn một chưởng, đẩy mũi đao của ông già lùn đâm vào bụng Hà Thái Xung. Ban Thục Nhàn cả giận, nhanh tay đâm luôn ba kiếm một lúc, dồn ông già lùn chân tay cuống quýt lên. Ông ta vội la lớn: -Chúng ta chớ có mắc hỡm thằng nhỏ này! Lúc này Hà Thái Xung mới tỉnh ngộ, vội xoay kiếm lại đâm Vô Kỵ. Nhưng lưỡi kiếm của y mới đâm tới nửa đường đã bị Vô Kỵ dùng Càn Khôn Ðại Nã Di đẩy mũi kiếm của y sang bên trái. Mũi kiếm đâm trúng cánh tay trái của ông già cao kêu đánh "soẹt" một tiếng, ông già đau đớn chịu không nổi kêu la om sòm, vội giở đao lên nhằm đầu Hà Thái Xung chém mạnh xuống, ông già lùn vội gạt đao của sư đệ mình, quát: - Sư đệ chớ có loạn óc như vậy, đó là tiểu tử kia dở trò ma quỷ để hại chúng ta đấy. Ôi chà!... Thì ra trong lúc ông già lùn đang nói, Vô Kỵ đã đẩy thế kiếm của Ban Thục Nhàn đâm ngay vào sau vai ông ta một nhát. Chỉ trong thoáng cái, hai ông già của phái Hoa Sơn đã một trước một sau bị thương. Những người đứng xem quanh đó đều kêu lên. Vô Kỵ lại dùng cành mai khẽ gạt một cái, đao của ông già cao liền nhằm hông bên trái Ban Thục Nhàn đâm luôn, và chàng lại khiến kiếm của Hà Thái Xung đâm vào bụng dưới của ông già lùn. Ðấu thêm vài hiệp nữa, vợ chồng Hà Thái Xung lại bỗng nhiên dùng kiếm đâm nhau. Và ông già cao với ông già lùn cũng chém lẫn nhau nốt. Tới lúc này, mọt người đã thấy rõ, sở dĩ bốn người đó đâm chém nhau như vậy là do Vô Kỵ dùng tay và khí giới xui nên. Nhưng không ai biết rõ chàng dùng phương pháp gì mà khiến đối thủ lại đâm chém lẫn nhau như vậy. Chỉ có một mình Quang Minh tả sứ Dương Tiêu đã học qua môn Càn Khôn Ðại Nã Di mới biết chàng dùng võ thuật gì thôi. Nhưng y không dám tin trên thế gian này có người luyện võ công tới mức tinh xảo như vậy. Lúc ấy, trong trận đấu, vợ chồng họ Hà với sư huynh đệ hai ông già cao lùn càng đâm chém lẫn nhau càng hăng, khiến những người đứng xem bên ngoài không sao nhịn được đều ôm bụng cười ồ. Tha hồ Ban Thục Nhàn cứ luôn mồm chỉ bảo Hà Thái Xung rằng: -Xoay sang vị trí Vô vọng, tiến lên vị trí Mông, cướp lại vị trí Quy muội... Nhưng bốn người vẫn bị võ công Càn Khôn Ðại Nã Di của Vô Kỵ bao trùm bốn mặt, tám phương. Bất luận họ cố gắng xoay sở đến đâu, đao kiếm của họ vẫn không nghe theo lời sai bảo của họ mà cứ đâm vào nhau. Ông già cao lại lớn tiếng kêu gọi: -Sư ca chém nhẹ một tý có được không? Ông già lùn đáp: -Ta chém tên tiểu tặc chớ có phải chém ngươi đâu. -Sư ca cẩn thận, con đao của đệ đã chuyển hướng, sắp chém phải sư ca đấy... Quả nhiên, ông già đó chưa nói dứt lời, lưỡi đao của ông ta đã chéo vào lưng ông già lùn liền. Hà Thái Xung cũng lên tiếng: - Nương tử, tiểu tặc này... Ban Thục Nhàn vội ném trường kiếm xuống đất, ông già lùn thấy vậy liền nghĩ thầm: - Phải đấy, chúng ta không dùng khí giới, chỉ dùng quyền và chưởng tấn công y thì y không còn dùng tà pháp như trước được nữa.Nghĩ đoạn, ông ta vứt ngay đao xuống, múa quyền nhắm ngực Vô Kỵ đấm luôn. Ngờ đâu, trường kiếm của Hà Thái Xung vừa chém tới, ông ta không có khí giới chống đỡ đành phải thâu quyền lại, vội cúi đầu tránh né. Ban Thục Nhàn vội la lớn: -Chúng ta vứt hết khí giới đi! Hà Thái Xung hất mạnh một cái, trường kiếm ném ngay ra đằng xa, ông già cao cũng vứt đao, tay trái dùng Cầm nã thủ nhắm cổ Vô Kỵ chộp luôn. Ông ta thấy năm ngón tay đã nắm trúng cổ của đối thủ, vội dùng sức bóp chặt, thấy cổ của đối thủ cứng như gỗ, ông ta định thần nhìn kỹ, mới hay tay mình đang nắm cán đao của mình thì ngạc nhiên vô cùng. Thì ra trong khi ông ta vứt đao đi, Vô Kỵ đã nhanh tay nhặt lấy và nhét luôn vào bàn tay đối thủ. Vì chàng ra tay quá nhanh nên ông già cao mới tưởng lầm đã nắm trúng cổ của kẻ địch rồi. Ông già cao nói: - Ta đã bảo không dùng khí giới mà. Nói xong, ông ta lại vứt đao xuống dưới đất, ngờ đâu Vô Kỵ lại nhanh tay nhặt lên nhét luôn vào tay ông ta. Kẻ ném người nhặt mấy lần như vậy, ông già cao không sao vứt được đao của mình đi. Ông ta kinh ngạc vô cùng và cũng tự cho đó là chuyện rất quái lạ nên ông ta cười và nói: - Lạ thật, thằng nhỏ hôi thối này có phép thuật chăng? Lúc ấy, ông già lùn với vợ chồng họ Hà, người múa chưởng, kẻ dùng quyền cùng xông lại tấn công Vô Kỵ một lúc. Quyền chưởng của phái Hoa Sơn và phái Côn Luân không kém gì khí giới của họ nên cũng lợi hại vô cùng, nhưng thân hình của Vô Kỵ không khác gì một con cá cứ trơn tuột. Nhiều khi những người đứng xem bên ngoài trông thấy chàng bị ba bốn đối thủ đánh trúng đến nơi, mà không hiểu chàng dùng cách gì tránh thoát hết được. Ðồng thời, hễ chàng ra tay tấn công thì bốn kẻ địch không sao chống đỡ nổi. Ðấu tới đây bốn người biết khó bề thắng nổi chàng, nên người nào người nấy chỉ muốn rút lui một cách toàn vẹn mà thôi. Ông già cao đột nhiên la lớn: - Tiểu tử hôi thối kia, coi chừng ám khí của ta. Y vừa nói vừa khạc một cái, một cục đờm nhằm Vô Kỵ nhổ tới, Vô Kỵ đành phải né mình để tránh, nhân dịp đó ông già cao liền vứt thanh đao về phía sau lưng, mồm thì vừa cười vừa nói: -Thế nào! Mi còn bắt buộc ta... Ôi chà! Xin lỗi... Thì ra Vô Kỵ vừa tránh né, vừa lôi tay kéo người Ban Thục Nhàn đến phía sau mình nên cục đờm của ông già cao trúng ngay vào giữa lông mày nàng. Ban Thục Nhàn tức giận quá mức, quyết tâm cùng hi sinh tính mạng với kẻ địch một lúc, nàng vội giơ mười đầu ngón tay ra nhắm mặt Vô Kỵ chộp luôn. Phía sau chàng lại có ông già lùn đang giơ hai tay định chộp vai cản đường nên chàng không còn đường lui nữa. Ông già cao và Hà Thái Xung thấy từ khi đấu đến giờ mới có dịp may như vậy đều xông lại tấn công một lúc, bụng nghĩ thầm: - Lần này mi bị chúng ta vây, tha hồ chúng ta cấu xé. Tuy không đẹp người xem, nhưng khi nào chúng ta chịu bỏ lỡ dịp may này. Phen này xem mi còn giở trò gì ra tránh né nữa không?Mọi người chỉ nghe thấy Vô Kỵ rú lên một tiếng thánh thót, người thì nhảy lên trên cao, hai tay cùng giở thần công Càn Khôn Ðại Nã Di ra một lúc. Mọi người chỉ thấy chàng ở trên không khẽ xoay mình một cái đã bắn ra ngoài xa và hạ chân xuống chỗ cách trận đấu chừng hơn trượng. Lúc ấy trong trận, mọi người trông thấy Hà Thái Xung đang ôm chặt lưng vợ, Ban Thục Nhàn túm đầu vai chồng, hai ông già ôm nhau vật lộn, cả bốn người đều lăn lộn trên mặt đất. Vợ chồng họ Hà đã nhận ra đối thủ của mình không phải là kẻ địch mà là người nhà, vội buông tay đứng dậy liền, còn ông già cao thì lớn tiếng la: - Bắt được rồi, lần này xem mi còn đào tẩu đi đâu? Ôi chà, không phải... Ông già lùn nổi giận quát mắng: - Chú có buông ta ra không? - Sư huynh không buông tay trước, tôi buông làm sao được? - Nói ít một câu có được không? Lúc này ông già cao cũng nổi giận trả lời: - Anh cũng hơn tôi là mấy mà cứ làm bộ mình là sư ca, hơi tí là lên tiếng mắng tôi liền. Ông già lùn buông hai tay ra quát lớn: - Ðứng dậy đi! Dù sao ông già cao cũng tung mình đứng dậy. Ông già cao quay người lại nói với Vô Kỵ: - Này tiểu tử hôi thối kia, ngươi chỉ giở tà pháp ra chứ có phải là đấu võ đâu, như vậy không phải là anh hùng hảo hán. Ông già lùn biết có đấu thêm nữa cũng chỉ bêu xấu với thiên hạ thôi nên y đường hoàng tiến lên chắp tay chào Vô Kỵ và nói: - Võ công của các hạ quả thật cái thế, lão chưa hề được thấy ai có tài ba như các hạ! Phái Hoa Sơn chúng tôi xin chịu thua!... Vô Kỵ vội đáp lễ: - Hậu bối không dám! Cái thắng của hậu bối hôm nay cũng là do sự may mắn đấy thôi. Vừa rồi bốn vị không nương tay thì hậu bối đã bị mất mạng dưới Chính-Phản Lưỡng nghi đao kiếm pháp của quý vị rồi. Mấy lời nói của chàng rất khiêm tốn và khôn khéo vô cùng. Ông già cao lấy làm đắc chí, vội xen lời nói: - Thực à? Ngươi cũng bảo là mình đã thắng một cách may mắn à? Vô Kỵ lại hỏi: - Chẳng hay hai lão tiền bối quý tính đại danh là gì? Xin cho tiểu bối được hay để sau này nếu có gặp mặt thì tiểu bối biết mà tiện bề xưng hô! Ông già cao đáp: - Sư ca lão là Oai trấn... Ông già cao vừa nói đến đấy đã bị ông già lùn quát mắng: - Câm mồm! Y mắng xong, liền quay lại nói tiếp với Vô Kỵ rằng: -Anh em lão đây là kẻ bại tướng hổ thẹn vô cùng, nên tiện danh không đáng nói ra làm bẩn tai các hạ. Nói xong y liền quay người trở vào đám đông của phái Hoa Sơn. Ông già cao thấy vậy vừa vỗ tay cười vừa nói: -Thắng bại là sự thường của binh gia! Lão đây không hề bận tâm đến vấn đề đó! Y vừa nói vừa cúi mình xuống nhặt lấy hai thanh đao đã cong queo rồi thủng thẳng đi về phía chỗ ông già lùn liền. Vô Kỵ đi tới cạnh Tiên Vu Thông, cúi xuống điểm vào chỗ hai yếu huyệt của y và nói: - Việc ở đây xong xuôi ta sẽ chữa độc cho ngươi! Lúc này ta điểm huyệt như vậy là để ngăn chặn không cho độc khí chạy vào trong trái tim của ngươi. Chàng đang nói bỗng phía sau lưng có gió lạnh thổi tới và cảm thấy hơi đau nhức, chàng kinh hãi vô cùng, không kịp tránh né, vội nhún chân nhảy lên trên cao. Thân hình của chàng nhanh như điện chớp bay tà tà lên trên không. Chàng liền nghe thấy hai tiếng kêu "bộp... bộp..." rất khẽ và một tiếng kêu "Ôi chà!", chàng vội quay đầu lại nhìn, liền thấy hai thanh trường kiếm của Hà Thái Xung và Ban Thục Nhàn đã song song cắm vào ngực Tiêu Vũ Thông rồi. Thì ra vợ chồng họ Hà, nửa đời người tung hòanh thiên hạ chưa gặp địch thủ, nào ngờ ngày hôm nay lại bại dưới tay Vô Kỵ trước mặt mọi người nên cả hai người đều tức giận. Trong lúc vợ chồng họ cúi xuống nhặt kiếm, vừa thấy Vô Kỵ đang cúi mình điểm huyệt cho Tiên Vu Thông liền thuận tay dùng hai thanh kiếm, sử dụng một thế vô thanh vô sắc, nhằm ngay ngực Tiên Vu Thông ném luôn... Thế kiếm vô thanh vô sắc là một tuyệt chiêu của phái Côn Luân, cần phải hai người cùng sử dụng một lúc mới được và công lực hai người phải ngang nhau và nội kình cũng phải ngang nhau mới có thể sử dụng được thế kiếm này. Thế kiếm ấy không hề phát ra tiếng động, nếu sử dụng trong bóng tối thì kẻ địch dù lợi hại đến đâu cũng bị hạ ngay. Nếu sử dụng thế kiếm này ban ngày mà đánh trộm sau lưng kẻ địch thì kẻ địch cũng không sao hay biết mà phòng bị cho được. Nhưng vợ chồng y có ngờ đâu Vô Kỵ có Cửu Dương thần công hộ thân nên đao kiếm của họ vừa đâm rách áo của chàng, thấy đau chàng đã vận thần công ra bảo vệ thân thể ngay. Vợ chồng y lúc ấy đã không sao thu thế kiếm ấy lại kịp mới lỡ tay giết chết người đồng môn của họ rồi. Khi Vô Kỵ hạ chân xuống đất đã thấy những người đứng quanh đó xôn xao chê vợ chồng Hà Thái Xung là đê hèn. Ðã trót thì phải trét, vợ chồng Hà Thái Xung không đếm xỉa gì đến lời chê trách của mọi người xôn xao lúc bấy giờ, cùng xông lại tiếp tục tấn công Vô Kỵ, trong bụng của cả hai đều nghĩ thầm rằng: - Ở phía sau lưng đánh lén như vậy đã là đê hèn vô cùng rồi mà cũng không hạ được y, sau này chúng ta còn mặt mũi nào sống ở trên đời được nữa? Chi bằng bây giờ vợ chồng mình cố gắng giết chết y, rồi vợ chồng mình cũng tự tử chết đi cho rồi!"Vô Kỵ tránh né luôn mấy thế, thấy thế kiếm nào của vợ chồng họ Hà cũng đều đấu một cách thí mạng, hình như muốn mình với địch cùng chết một lúc vậy. Chàng bỗng nghĩ ra một kế, liền ngồi xổm xuống, hốt lấy một nắm đất, dùng mồ hôi của bàn tay vo thành hai viên nho nhỏ, lúc ấy chàng thấy Hà Thái Xung ở bên trái, Ban Thục Nhàn ở bên phải cùng tấn công tới, chàng vội nhảy tới cạnh xác của Tiên Vu Thông, giả bộ thò tay vào túi của cái xác đó rồi mới quay mình lại dùng song chưởng tấn công hai người. Vợ chồng họ Hà thấy ngực như bị đè nén, làm nghẹn hơi rất khó thở liền cùng há hốc mồm ra để phun hơi. Vô Kỵ liền nhanh ném luôn hai viên bi đất đó vào mồm của hai người. Hai vợ chồng Hà Thái Xung cùng ho lên mấy tiếng nhưng không làm sao mà nhổ hai viên đất ấy ra cho được. Cả hai đều kinh hãi thất sắc vì họ thấy hai viên thuốc đó Vô Kỵ lấy trong người của Tiên Vu Thông ra thì chắc thế nào cũng là một thứ thuốc độc gì đây? Nên hai người cùng nghĩ đến tình trạng thảm khốc của Tiên Vu Thông vừa rồi, lại càng kinh hãi thêm lên. Ban Thục Nhàn hoảng sợ đến suýt chết giấc. Vô Kỵ chờ vợ chồng Hà Thái Xung thực hoảng sợ rồi mới thủng thẳng nói: -Tiên Vu chưởng môn vẫn hay nuôi Kim Tầm, lúc nào cũng đem theo trong người, giấu ở trong một viên bao sáp. Vừa rồi hai vị đều nuốt phải, nếu vội nhổ ra trong lúc bao sáp chưa tan hết thì hoạ may còn có phương cứu chữa! Vợ chồng Hà Thái Xung thấy Vô Kỵ nói như vậy càng hoảng sợ thêm, vội cố gắng vận nội lực để cố sức nhổ viên độc dược ấy ra, nhưng hai viên đất đó vào tới trong bụng họ đã tan hết rồi, thì làm sao mà còn có thể nhổ ra cho được! Ông già cao của phái Hoa Sơn liền tới gần hai người, thấy hai người nôn oẹ những đất bùn ra liền chỉ vào đất bùn đó rồi vừa cười vừa nói: - Ối chà! Ðây là phần của con Kim Tầm, Kim Tầm vừa vào đến bụng của hai người đã vội phóng uế ra ngoài rồi!... Ban Thục Nhàn nghe nói liền kinh hãi và tức giận vô cùng, không biết lấy ai để tiết hờn, vừa gặp ông già cao bước tới và nói như vậy bao nhiêu sự tức giận đều đổ trút lên đầu của ông già đó, vội dùng tay trái đánh vào người ông già đó rất nặng. Ông già cao cúi đầu tránh rồi vừa chạy vừa lớn tiếng nói: - Ác phụ của phái Côn Luân kia! Mi đã giết chết đệ tử của bổn phái, phái Hoa Sơn của chúng ta nhất định không chịu để yên cho mi đâu! Vợ chồng họ Hà nghe thấy ông già cao nói như vậy, trong lòng càng buồn bực thêm, nên cả hai cùng nghĩ thầm: - Tuy Tiên Vu Thông là người gian ác thực, nhưng dù sao y cũng là chưởng môn của phái Hoa Sơn, vợ chồng chúng ta đã lỡ tay giết chết y gây nên một mối hoạ hiếm có trong võ lâm..."Nhưng lúc này vợ chồng y thấy rằng mình đi nuốt phải Kim Tầm và cũng sắp phải chết đến nơi, nên vợ chồng y thấy cũng không cần bận nghĩ đến sự việc ấy nữa. Cả hai bây giờ chỉ có Vô Kỵ mới có thể cứu họ thoát chết mà thôi, nhưng họ cũng thừa biết từ trước đến nay mình toàn bạc đãi với Vô Kỵ như vậy thì có khi nào chàng ta lại chịu ra tay cứu chữa cho mình? Vô Kỵ cười nhạt và nói: - Hai vị khỏi phải kinh hoàng! Tuy Kim Tầm đã chui vào bụng của hai vị nhưng chất độc của nó phải sáu tiếng đồng hồ sau mới lan ra. Chờ hậu bối kết liễu việc lớn ở đây xong, thế nào cũng nghĩ cách mà cứu chữa giúp cho hai vị! Chỉ mong Hà phu nhân đừng có để rượu độc cho hậu bối uống như trước nữa thì hậu bối cám ơn vô cùng! Vợ chồng họ Hà nghe chàng nói thế cả mừng vô cùng, tuy họ bị Vô Kỵ nói mỉa mai vài lời, nhưng họ vẫn can tâm chịu nhịn! Còn câu cám ơn thì vợ chồng họ ngượng mồm không dám lên tiếng nói, nên chỉ ầm ừ rồi trở về chỗ các đệ tử của mình mà đứng. Vô Kỵ nói với theo họ rằng: - Hai vị mau xin phái Không Ðộng bốn viên Ngọc Ðộng Hắc Thạch đơn uống trước đi! Như vậy chất độc mới không chạy vào trái tim. Hà Thái Xung khẽ đáp: - Cám ơn đã chỉ giáo cho! Nói xong y liền phái đại đệ tử đi xin phái Không Ðộng mấy viên thuốc để uống. Vô Kỵ cười thầm, vì chàng biết Hắc Thạch đơn đó là một thứ thuốc giải độc, nhưng uống xong, hai tiếng đồng hồ sau bụng sẽ đau như dao cắt! Một lát sau, quả nhiên vợ chồng họ Hà thấy bụng đau không sao chịu nổi, lại tưởng là Kim Tầm trúng độc ở trong bụng đang bắt đầu lâm nguy, chớ họ đâu có dè là mình đã bị mắc mưu Vô Kỵ! Sở dĩ Vô Kỵ làm như thế, chỉ để cảnh cáo vợ chồng Hà Thái Xung và cũng để doạ nạt cho họ một phen thôi, chứ sự thật chàng không hề có ý định tâm trả thù. Nếu chàng định tâm báo thù thì khi nào lại đối xử với vợ chồng Hà Thái Xung nhẹ tay như vậy! Phía bên kia Diệt Tuyệt sư thái nói với Tống Viễn Kiều rằng: -Tống đại hiệp! Sáu đại môn phái chỉ còn quý phái với bổn phái hai phái thôi! Lão ni là phái nữ lưu, vậy mong Tống đại hiệp đứng ra chủ trì toàn cục! Tống Viễn Kiều đáp: -Tiểu đạo đã bị Hân giáo chủ đánh thua một trận rồi, kiếm pháp của sư thái thần thông như vậy chắc thế nào cũng chế phục nổi tên tiểu bối này! Diệt Tuyệt sư thái cười nhạt một tiếng, rút ỷ Thiên kiếm ở trên lưng xuống, từ từ đi ra đấu trường. Nhị hiệp Dư Liên Châu của phái Võ Ðang từ đầu chí cuối cứ ngắm nhìn cử chỉ của Vô Kỵ hoài, chàng thấy võ công của Vô Kỵ tinh kỳ như thế cũng lấy làm ngạc nhiên và nghĩ thầm: - Kiếm pháp của Diệt Tuyệt sư thái tuy mạnh thât, nhưng chưa chắc đã giỏi bằng bốn tay cao thủ của hai phái kia liên hiệp chiến đấu, nếu bà ta thất bại lần nữ, phái Võ Ðang lại chế phục không nổi thằng nhỏ này thì sáu đại môn phái chúng ta đều thua nó hết hay sao? Ðể ta hãy thử hư thật của nó ra sao trước mới được!Nghĩ đoạn, chàng nhanh chân đi vào đấu trường trước, vừa nai nịt lại cho gọn gàng vừa nói: - Thưa sư thái! Xin sư thái để cho năm sư huynh đệ chúng tôi thử tài cùng thiếu niên kia trước, rồi sư thái ra đấu với y, như vậy chỉ đấu một trận là thắng liền! Mấy lời nói của chàng đã tỏ ra nội lực của phái Võ Ðang xưa nay vẫn được người ta khen ngợi là dẻo dai và lớn rộng. Từ Tống Viễn Kiều cho tới Mạc Thanh Cốc, năm người lần lượt đấu với Vô Kỵ, dù không thắng cũng có thể làm cho đối thủ mỏi mệt. Rồi khi ấy Diệt Tuyệt sư thái mới dùng kiếm thuật rất lợi hại ra đấu với đấu thủ, như vậy trận đấu của phái Nga Mi thế nào cũng chiến thắng. Diệt Tuyệt sư thái hiểu dụng ý của Liên Châu liền nghĩ thầm. - Phái Nga Mi của ta hà tất phải chịu mang ơn phái Võ Ðang như thế làm chi? Mà làm như vậy thì đã cho chúng ta có thắng đi nữa thì cũng chẳng vẻ vang chút nào! Ðối với một hậu sinh tiền bối, chưởng môn của phái Nga Mi hà tất phải cầu lợi như thế làm chi?Tuy nhận thấy võ công của Vô Kỵ lợi hại, nhưng bà ta đoán chắc người của các môn phái sở dĩ bị chàng đánh bại là vì chính họ võ công rất tầm thường. Bà ta nghĩ tới ngày nọ ở trên mặt tuyết, mình chỉ cần giơ tay ra là bắt được thằng nhỏ này liền... Càng nghĩ bà ta càng yên trí rằng thế nào cũng thắng Vô Kỵ dễ như chơi, nên bà ta liền phất tay áo một cái và nói với Dư Liên Châu rằng: - Xin Dư nhị hiệp hãy trở về chỗ , ỷ Thiên Kiếm của lão ni một khi đã rút ra khỏi bao rồi, không thể nào tự tiện cắm lại vào bao lại một cách suông sẻ được! Liên Châu nghe thấy Diệt Tuyệt sư thái nói như vậy liền chắp tay chào và rút lui liền. Diệt Tuyệt sư thái cầm kiếm ỷ Thiên từ từ đi tới trước mặt Vô Kỵ. Có rất nhiều giáo chúng của Minh Giáo đã bị hy sinh dưới mũi kiếm ỷ Thiên nên khi thấy và ta ra khiêu chiến, ai nấy đều tức giận .Diệt Tuyệt sư thái quay về phái những người cười nói, bàn tán đó rồi cười nhạt một tiếng, nói: - Kêu la cái gì? Ðể lão sư thái này giải quyết thằng nhỏ kia xong sẽ kết liễu các ngươi sau. Các ngươi hiềm vì chưa được chết đó ư? Thiên Chính biết thanh kiếm ỷ Thiên của bà rất lợi, đã có nhiều tay cao thủ của Minh giáo bị giết hay bại trận bởi thanh kiếm ác độc ấy rồi, nên lão anh hùng liền khẽ hỏi: - Tăng thiếu hiệp định dùng khí giới gì để đối phó với kẻ địch thế? Vô Kỵ đáp: - Cháu không có khí giới, vậy cụ bảo cháu nên dùng thứ gì để đối phó với thanh kiếm trong tay bà ta bây giờ? Chàng đã từng được mục kích thanh ỷ Thiên Kiếm của Diệt Tuyệt sư thái và biết nó sắc bén vô cùng. Trong lòng chàng lúc ấy quả thực chưa biết nghĩ rằng mình sẽ dùng gì để đối phó với bà ta cả. Thiên Chính thấy vậy, liền từ từ rút thanh kiếm của mình ra và đáp: - Lão tặng cho chú em thanh kiếm Bạch Hồng này! Kiếm này tuy không nổi tiếng bằng thanh ỷ Thiên của tặc ni thực, nhưng nó cũng là một thanh kiếm hữu hạng trong giang hồ! Nói xong, lão anh hùng dùng ngón tay búng vào thanh kiếm một cái, thanh kiếm đó cong queo như làn sóng ngay và có tiếng kêu rất thanh thoát! Vô Kỵ cung kính đỡ lấy thanh kiếm ấy: - Xin cám ơn cụ đã cho cháu thanh kiếm báu! - Thanh kiếm này theo lão đã mấy chục năm và đã giết chết khá nhiều tiểu nhân gian trá. Ngày hôm nay lão lại muốn trông thấy nó được uống máu nơi cổ họng của lão ni kia thôi! Như vậy dù lão có chết cũng không còn thấy thiếu thốn cái gì nữa cả! -Hậu bối thế nào cũng xin tận lực làm hài lòng lão tiền bối! Nói xong, chàng cầm thanh kiếm Bạch Hồng, quay người lại, hai tay nắm cán kiếm chào sư thái và nói: - Kiếm pháp của hậu bối không sao địch nổi kiếm pháp của sư thái và cũng không dám đối địch tay đôi với tiền bối như vậy. Tiền bối đã ngừng tay không giết giáo chúng của Nhuệ Kim Kỳ của Minh giáo rồi. Vậy lúc này cũng mong sư thái nương tay cho! Diệt Tuyệt sư thái lạnh lùng đáp: - Bọn giặc của Nhuệ Kim Kỳ là do mi cứu giúp chứ Diệt Tuyệt sư thái này không hề tha thứ cho ai hết! Bây giờ nếu người thắng nổi trường kiếm của ta thì lúc ấy người muốn gì cũng được cả. Giáo chúng của Ngũ Hành Kỳ thấy Diệt Tuyệt sư thái nói như vậy càng tức giận thêm, đều đồng thanh la lớn: - Lão tặc ni kia! Có dám đấu tay không với Tăng thiếu hiệp không? Diệt Tuyệt sư thái mặt trở nên lầm lì. Bà ta làm ra vẻ như không để ý đến những lời nói khích bác đó mà chỉ lớn tiếng quát bảo Vô Kỵ rằng: - Tấn công đi! Vô Kỵ chưa chính thức luyện kiếm pháp bao giờ. Lúc này đột nhiên bảo chàng sử dụng kiếm thì bảo sao chàng không cuống quít? Sau chàng bỗng sực nghĩ đến Lưỡng Nghi kiếm pháp của Hà Thái Xung vừa rồi, thế kiếm nào cũng rất tinh kỳ, chàng liền bắt chước một thế kiếm Lưỡng Nghi, đưa thanh kiếm tà tà ra đâm đối thủ. Diệt Tuyệt sư thái thấy vậy liền ngạc nhiên và thất thanh nói: - ủa! Ðây là thế kiếm Tiêu Bích Ðoạn Vân của phái Côn Luân đây mà! Bà ta vừa nói, vừa múa kiếm nhằm yếu huyệt của Vô Kỵ mà đâm tới chớ không thèm đỡ thế kiếm của chàng vừa đâm mình! Bà ta ra tay vừa mạnh vừa nhanh, lợi hại vô cùng! Vô Kỵ rất kinh hãi, vội lướt sang bên để tránh né, nhưng mũi kiếm của Diệt Tuyệt sư thái đã đâm đến yết hầu của chàng rồi. Chàng thất kinh vội ngã người về phía sau, lộn mấy vòng để tránh né. Ðang định đứng dậy, chàng lại nghe thấy ở phía sau cổ lại có một luồng gió mạnh ùa tới, biết nguy tai đến nơi, chàng vội đạp mạnh chân một cái, người bắn lên cao và ngoài xa luôn. Thế tránh này của chàng rất tuyệt diệu, các người đứng xem quanh đó đang định lên tiếng khen ngợi nhưng họ đã thấy Diệt Tuyệt sư thái phi thân nhảy tới, không đợi chờ người của Vô Kỵ hạ chân xuống đất, đã múa kiếm bao vây lấy người chàng rồi. Vô Kỵ đang lơ lửng trên không, chàng thấy mình không còn cách nào tránh né được nữa, chàng biết lúc này nếu hạ thân xuống nửa thước là hai chân sẽ bị đối phương chém gãy ngay, mà nếu mình hạ thân xuống ba thước thì lưng của mình thể nào cũng bị chém đứt làm đôi tức thì. Ðang lúc kinh hiểm vô cùng, chàng lại bỗng sực nhớ đến một điều. Chàng liền vội giở Càn Khôn Ðại Nã Di ra, không cần nghĩ ngợi, chàng vội giơ trường kiếm ra điểm luôn. Mũi kiếm Bạch Hồng của chàng đụng vào mũi kiếm ỷ Thiên, thanh kiếm của chàng cong như cái cung rồi kêu "coong" lên một tiếng, thanh kiếm đó đã bắn ngược trở lên, chàng liền mượn sức ấy mà tung mình nhảy lên trên cao! Diệt Tuyệt sư thái vẫn không nương tay, đuổi theo tấn công luôn ba kiếm liền. Khi bà ta sắp tấn công đến thế kiếm thứ ba thì người của Vô Kỵ cũng vừa trầm xuống, chàng đành phải dùng kiếm Bạch Hồng ra chống đỡ. Lại nghe thấy tiếng "coong" một tiếng nữa, thanh kiếm của chàng giờ đây chỉ còn lại một khúc thôi! Nhân cơ hội, chàng liền thuận tay giơ chưởng lên đánh luôn một cái vào đầu Diệt Tuyệt sư thái. Bà ta thấy vậy định khoa kiếm chặt cổ tay chàng. Vô Kỵ chờ ỷ Thiên kiếm sắp chém tới nơi liền dùng ngón tay búng mạnh một cái, người chàng đã bay ngược trở lại tức thì. Riêng về Diệt Tuyệt sư thái thì bà ta cũng thấy cánh tay tê tái, hồ khẩu tay rung động rất mạnh, bảo kiếm suýt rời khỏi tay bởi cái búng rất lợi hại vừa rồi của đối phương. Bà ta kinh hãi vô cùng, nhưng đã thấy Vô Kỵ đứng ở ngoài xa hơn hai trượng tay cầm thanh kiếm gãy, đứng ngẩn người ra nhìn. Trận đấu này vừa bắt đầu, Diệt Tuyệt sư thái ra tay đã tấn công luôn tám thế, thế kiếm nào cũng độc ác vô cùng, thế mà Vô Kỵ đều hoá giải được hết, mặc dầu chàng đứng ở địa vị lép vế hơn. Nhưng rõ ràng mọi người trông thấy chàng sắp sửa bị đối thủ đâm chết đến nơi, mà chàng lại tránh né được một cách hết sức tài tình. Hai người, kẻ thì tấn công vô cùng tinh xảo, mà người tránh cũng lại hết sức kỳ ảo. Mọi người đứng xem, tới lúc này mới hòan hồn và mới cùng vỗ tay khen ngợi. Vừa rồi trong lúc Vô Kỵ búng thanh kiếm khiến đối thủ bán thân tê tái nếu chàng biết nhân dịp may ấy phản công lại thì thế nào cũng thắng lợi. Nhưng khốn nỗi, chàng thiếu kinh nghiệm đối địch, nên mới không biết nắm lấy dịp may hi hữu đó. Diệt Tuyệt sư thái thấy võ công của Vô Kỵ tiến bộ một cách nhanh chóng và kỳ lạ như vậy, trong lòng cũng ngạc nhiên vô cùng. Nhưng bà ta đã định thần ngay được và bảo Vô Kỵ rằng: - Ngươi hãy đổi thanh kiếm khác rồi hãy tái đấu với ta! Vô Kỵ nhìn thanh kiếm gãy và nghĩ thầm: - Thanh bảo kiếm này là của ông ngoại cho ta, vừa ra đấu, ta đã để cho kẻ địch làm huỷ thanh kiếm liền, như vậy ta thật có lỗi với ông của ta lắm. Bây giờ làm gì có bảo đao kiếm sắc bén nào chống đỡ nổi ỷ Thiên Kiếm kia chớ?Chàng đang ngẫm nghĩ, Chu Ðiên bỗng lớn tiếng nói: - Lão có một thanh bảo đao đây, chú em hãy sử dụng thanh bảo đao này của lão mà đối địch với lão tặc ni! Vô Kỵ đáp: - Ỷ Thiên Kiếm sắc bén lắm, chỉ sợ làm hư bảo đao của lão tiền bối thôi. - Hư hỏng cũng không sao, chú em cứ lấy mà sử dụng đi. Nếu chú em địch không nổi lão tặc ni, thì chúng ta đây đều chết hết còn tính mạng đâu nữa mà bảo vệ thanh bảo đao này? Vô Kỵ thấy Chu Ðiên nói nghe cũng phải, liền đến đỡ lấy thanh bảo đao của ông ta. Dương Tiêu thấy chàng tới gần, vội khẽ dặn: - Trương công tử, đừng có nhường nhịn cứ việc ra tay mà tấn công đi. Vô Kỵ thấy Dương Tiêu gọi mình là Trương công tử, có vẻ ngạc nhiên, nhưng khi nghĩ lợi, chàng liền hiểu ngay. Chàng biết Bất Hối đã nhận ra mình, tất nhiên nàng phải nói cho cha nàng hay. Nghĩ đoạn, chàng vội trả lời: - Ða tạ lão tiền bối đã chỉ dạy! Nên rõ, Quang Minh sứ giả Dương Tiêu với Thanh Dực Bức Vương Vi Nhất Tiếu võ công thâm hậu, có thể đấu ngang tài với Diệt Tuyệt sư thái, nhưng bây giờ hai người đã bị Viên Chân ám hại rồi. Sau khi bị thương nặng, hai người đều mất sức lực, nhưng mắt của hai người vẫn sắc bén, đầu óc tỉnh táo vô cùng, hai người liền chỉ điểm mánh lới cho Vô Kỵ để đối phó Diệt Tuyệt sư thái. Vô Kỵ cầm đao lên, thấy thanh đao đó nặng chừng bốn mươi cân, từ cán đao cho tới mũi đao đều đen nhánh, trông rất cổ kính, dù thấy thanh đao này là một vật báu lâu năm. Chàng liền nghĩ thầm: - Hồi nãy ta để đối thủ chém gãy Bạch Hồng Kiếm, tuy đáng tiếc thật, nhưng dù sao thanh kiếm đó ông ngoại đã cho ta rồi, còn bảo đao này là báu vật của Chu Ðiên, ta không thể nào để cho đối thủ chém gãy được!Nghĩ đoạn, chàng liền thở nhẹ một tiếng rồi lẳng lặng tiến tới trước mặt Diệt Tuyệt sư thái và lên tiếng nói: - Sư thái cẩn thận! Tiểu bối xin tấn công đây! Nói xong, chàng giở khinh công tột bực ra, thân hình của chàng tựa như một làn khói, lướt ra phái sau lưng Diệt Tuyệt sư thái, không đợi đối thủ quay người trở lại, chàng đã múa đao chém luôn rồi lại quay về bên phải chém một đao, quay sang phái trái chém một nhát. Diệt Tuyệt sư thái thấy Vô Kỵ giơ đao lên chém mình, vừa định đón đỡ thì địch thủ bỗng biến mất, nhưng bà ta lại thấy đối thủ ở phía bên phải giơ đao chém mình rồi. Bà ta chưa kịp chống đỡ đối thủ đã vòng ra phía trái ngay. Thân hình đối thủ nhanh như gió, thế đao cũng lẹ như chớp nhoáng, khiến bà ta không biết đối thủ tấn công mình ở phái nào để giơ đao lên chống đỡ nữa! Vi Nhất Tiếu là người tự phụ khinh công của mình nhanh nhất thiên hạ, bây giờ thấy khinh công Vô Kỵ nhanh như vậy cũng phải nhìn nhận chàng ta nhanh hơn mình nhiều. Lúc này vì khinh công của Vô Kỵ quá nhanh, Diệt Tuyệt sư thái không sao phản công lại được. Nhưng cũng may, thế đao của Vô Kỵ chỉ chém hờ hết và chàng cũng không dám đến gần sư thái. Sở dĩ, Vô Kỵ không dám tới gần đối thủ là vì chàng sợ thanh ỷ Thiên kiếm quá sức bén. Nhờ có nội công thâm hậu, chàng chạy mấy chục vòng như vậy mà cũng không thấy mệt nhọc chút nào. Các đệ tử của phái Nga Mi thấy sư phụ mình đã bị lép vế, để đấu thêm thì thế nào cũng bị thua đối thủ ngay. Ðinh Mẫn Quân vội la lớn: - Cục diện ngày hôm nay là tiêu diệt Ma giáo chứ không phải là đấu võ so tài, quý vị tỷ muội, chúng ta cùng xông lên vây đánh tiểu tử kia đi. Ðừng để cho y giở mánh lới tiểu xảo ra và bắt y phải ngoan ngoãn giở thật tài ra mà đấu với sư phụ ta. Nói xong, nàng múa kiếm xông lên, các nam nữ đệ tử của phái Nga Mi cũng giở khí giới ra theo sau nàng tiến lên và đứng thành tám mặt bao vây lấy Vô Kỵ. Chỉ Nhược đứng ở gần phía tây nam, Mẫn Quân thấy vậy liền cười nhạt nói: - Chu sư muội muốn cản trở kẻ địch hay không là tuỳ ở sư muội, ta không muốn bắt buộc! Chỉ Nhược vừa tức giận, vừa xấu hổ đáp: - Sư tỷ cứ nhắc nhở đến tôi mãi như thế làm chi? Lúc ấy Vô Kỵ đã tiến tới trước mặt, Mẫn Quân vội giơ kiếm lên đâm luôn. Vô Kỵ giơ tay ra cướp lấy thanh trường kiếm của nàng và thuận tay ném luôn vào mặt Diệt Tuyệt sư thái. Sư thái vội giơ kiếm lên chém gãy thanh kiếm đó ra làm hai đoạn. Nhưng sức ném của Vô Kỵ quá mạnh, tuy sư thái đã chém gãy được thanh trường kiếm của chàng vừa ném tới, nhưng cổ tay của bà ta cũng đã bị sức mạnh của đối thủ chấn động đến tê tái. Vô Kỵ vẫn không ngừng chân lại chạy tới trước mặt của người khác cướp luôn khí giới của người đó và thuận tay ném ngay vào mặt của sư thái. Những đệ tử của Nga Mi tới Tây Vực phen này đều là tay cao thủ có hạng của môn phái đó. Nhưng những người đó thấy Vô Kỵ giơ tay ra cướp khí giới của mình mà không sao tránh né được, cứ để cho chàng cướp lấy khí giới. Chỉ trong thoáng cái, mấy chục thanh kiếm đã bị chàng cướp và ném lên trên không, ánh sáng lập loè, cứ nhằm người Diệt Tuyệt sư thái mà phi xuống. Lúc này mặt của sư thái lạnh lùng như sương tuyết, cứ thấy kiếm bay tới là chém gãy luôn, nhưng sức của bà ta có hạn, chém một hồi lâu bà ta đã thấy cánh tay phải tê tái đau nhức, không còn hơi sức đâu mà chém tiếp nữa, bà ta vội đưa kiếm sang bên tay trái... Chỉ trong thoáng cái, các đệ tử của phái Nga Mi đều bị cướp hết khí giới, người nào cũng chỉ còn trơ lại có hai bàn tay không mà thôi, chỉ có một mình Chỉ Nhược là không bị chàng cướp nên kiếm của nàng vẫn còn cầm ở tay. Sở dĩ chàng không cướp kiếm của nàng là muốn thầm đền ơn vì hồi nãy nàng gián tiếp chỉ điểm cho mình. Ngờ đâu chàng làm như vậy khiến ai cũng phải để ý đến Chỉ Nhược. Chỉ Nhược là người rất thông minh, biết Vô Kỵ làm như vậy mình sẽ bị sư phụ trách mắng nên nàng cũng định tiến về phía chàng, tấn công mấy cái, nhưng thân pháp của Vô Kỵ nhanh vô cùng, huống hồ chàng lại cố ý tránh xa nàng, hễ nàng còn gần năm thước, chàng đã vội tránh né ngay. Chỉ Nhược hai má đỏ hồng, chân tay cuống quýt, không biết phải làm thế nào cho phải. Mẫn Quân thấy vậy lại cười nhạt nói tiếp: - Chu sư muội! Ta nói có sai đâu! Y đối xử với sư muội vẫn khác hẳn mọi người! Lúc ấy tuy Vô Kỵ bị các đệ tử của phái Nga Mi ngăn cản, nhưng chàng vẫn chạy đi chạy lại, coi những người đó hình như không có vậy và thế đao của chàng cũng cứ nhắm yếu điểm của sư thái mà chém tới nên sư thái đã biến thành người chịu đòn, không sao phản công lại được, trong lòng rất bực tức và hậm hực. Mẫn Quân lại lên tiếng trách mắng Chỉ Nhược: - Sư muội xem! Sư phụ đang bị tiểu tử kia tấn công lia lịa như vậy, sao sư muội không tiến lên trợ giúp sư phụ mà sư muội cứ cầm khí giới đứng ngẩn người ra như thế làm chi? Hay là sư muội mong tiểu tử đánh bại sư phụ chăng? Diệt Tuyệt sư thái thấy Mẫn Quân nói Chỉ Nhược như vậy liền nghĩ thầm:- ừ, tại sao tiểu tử để yên cho Chỉ Nhược mà không cướp kiếm của nó đi như thế? Chẳng lẽ hai đứa nó đã ngấm ngầm thông đồng với nhau rồi chăng? Ta cứ thử qua sẽ biết ngay.Nghĩ đoạn, bà ta liền lớn tiếng quát hỏi: - Chỉ Nhược! Sao con dám lừa dối sư phụ như thế? Nói đoạn, bà ta liền múa kiếm, xông lại đâm vào hông Chỉ Nhược. Chỉ Nhược thấy vậy kinh hãi vô cùng nhưng không dám giơ kiếm chống đỡ, chỉ la lớn: - Thưa sư phụ, con... Thời gian cấp bách này làm gì có thì giờ để cho nàng biện bạch. Nhưng vừa nói tới chữ con thì trường kiếm của Diệt Tuyệt sư thái đã đâm tới trước ngực. Vô Kỵ không biết kiếm đó là sư thái định thử tình thực hư của hai người, mà bà ta chỉ đâm kiếm tới trước ngực của nàng ta là rụt tay lại ngay. Nhưng chính mắt chàng đã trông thấy Diệt Tuyệt sư thái nhẫn tâm đánh chết Kỷ Hiểu Phù. Chàng biết bà ta là người rất độc ác nên không kịp nghĩ ngợi đã tung mình nhảy tới ôm lấy Chỉ Nhược nhảy ra ngoài xa mấy thước. Diệt Tuyệt sư thái chờ mãi mới có dịp may phản công lại được.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 55
Ỷ Thiên Bảo Kiếm
Bà ta liền múa trường kiếm đâm luôn vào phía sau lưng Vô Kỵ. Mục đích cứu người, Vô Kỵ quên sự tấn công của đối thủ. Vì vậy đi hơi chậm một chút, chàng biết không còn tránh né kịp nữa nên liền giơ đao lên quay lại chống đỡ. Chỉ nghe thấy kêu "Coong" một tiếng, thanh bảo đao của chàng đã bị chém gảy ra làm hai đoạn, trường kiếm của Sư thái lại tiếp tục đâm tới, Vô Kỵ đành phải trái tay ném luôn thanh bảo đao gãy đó vào người đối thủ. Diệt Tuyệt Sư thái bỗng thấy có một luồng sức mạnh đẩy tới làm nghẹt thở không dám giơ kiếm lên gạt thanh đao gãy của Vô Kỵ mà phải nằm phục xuống đất để tránh né.Thanh bảo đao gãy đó bay lướt qua đầu bà ta, luồng gió bay theo làm cho mặt bà ta đau nhức. Vô Kỵ thấy có dịp may không kịp để Chỉ Nhược xuống đã nhanh nhẹn nhảy tới giơ tay phải đánh xuống một chưởng thật mạnh! Sư Thái vội xoay lưỡi kiếm lên để chặt gãy cổ tay của chàng. Nhưng Vô Kỵ đã biến thế đánh thành ra thế bắt, cướp ngay thanh kiếm của đối phương. Vì lúc này chàng đã giở lớp thứ bảy của môn Càn khôn Ðại Nã Di thần công ra, nên dù Diệt Tuyệt Sư thái võ công cao siêu đến đâu cũng không chống lại được! Và bà ta cũng không ngờ chàng ta lợi hại đến thế!Tuy Vô Kỵ đã thắng thế đó nhưng chàng cũng không dám khinh địch, vì chàng biết Diệt Tuyệt Sư thái rất lợi hại, nên chàng đã vội dí mũi kiếm vào yết hầu của đối thủ, vì sợ bà ta lại giở những thế võ kỳ lạ khác. Chàng từ từ lùi ra phía sau hai bước nữa, Chỉ Nhược vừa dãy dụa vừa nói:- Anh mau buông tôi ra!Vô Kỵ giật mình vội đáp:- Ủa!... Vâng! Vâng!...Mặt chàng đỏ bừng vội đặt Chỉ Nhược xuống, mũi chàng còn nghe thoảng mùi thơm da thịt nàng. Chàng cảm thấy mớ tóc mềm mại của nàng phất qua má trái của chàng một cái rất êm dịu. Không hẹn mà nên cả hai cùng đưa mắt liếc nhìn nhau!... Chỉ Nhược thẹn vô cùng, hai má nàng đỏ hồng lên một cách thật đáng yêu.Diệt Tuyệt Sư thái từ từ đứng dậy không nói nửa lời, đưa mắt lạnh lùng liếc nhìn Chỉ Nhược rồi lại liếc sang Vô Kỵ, sắc mặt của bà ta cứ thâm tím dần lên! Vô Kỵ xoay đầu kiếm lại, đưa chuôi kiếm vào tay của Chỉ Nhược rồi nói:- Chu cô nương! Bảo kiếm này của quý phái nhờ cô nương trao trả lại cho quý phái hộ!Chỉ Nhược đưa mắt nhìn sư phụ, thấy mặt Sư thái lầm lì không tỏ vẻ cho phép mà không tỏ vẻ cấm đoán, vì vậy nàng hoang mang, không biết nên xử trí sao cho phải?Bỗng Chỉ Nhược nghe Diệt Tuyệt Sư thái quát lớn:- Chu Chỉ Nhược! Hãy dùng kiếm mà đâm chết đi! Năm xưa, Chỉ Nhược theo Trương Tam Phong lên núi Võ Ðang, vì thấy trên núi Võ Ðang không có phụ nữ nên Tam Phong viết thơ giới thiệu nàng sang phái Nga Mi để vái Diệt Tuyệt sư thái làm sư phụ. Nàng là người rất thông minh, lại đang ôm ấp mối thâm thù của cha mẹ, nên nàng rất chịu khó học tập. Vì vậy nàng được lòng Diệt Tuyệt Sư thái. Trong tám năm qua, nàng không hề rời xa sư phụ một bước. Nàng coi lời nói và cử chỉ của Diệt Tuyệt Sư thái là khuôn vàng, thước ngọc. Nàng không bao giờ dám làm trái ý của sư phụ. Bởi vậy, khi nghe thấy sư phụ quát bảo như vậy trong lúc hoảng hốt, không kịp suy nghĩ Chỉ Nhược vội giơ kiếm lên đâm luôn vào ngực Vô Kỵ.Vô Kỵ không tin nàng dám ra tay đâm mình, nên không tránh né, nhưng chỉ thoáng cái mũi kiếm đã đâm tới trước ngực. Chàng kinh hãi muốn tránh né cũng không kịp, Chỉ Nhược tay run run trong lòng nghĩ thầm:- Chẳng lẽ ta lại đâm chết anh ấy chăng? Ðầu óc của nàng vẫn mơ mơ hồ hồ, nhưng mũi kiếm đã hơi chệch sang bên. Mọi người chỉ nghe "Soẹt" một tiếng rất khẽ, thanh Ỷ Thiên Kiếm đã đâm sâu vào ngực bên phải của Vô Kỵ máu tươi chảy ra như suối. Tất cả mọi người có mặt tại đó đều thất kinh. Vô Kỵ đưa tay lên ôm lấy vết thương, loạng choạng bước vẻ mặt chàng ngơ ngác...Chỉ Nhược cũng hốt hoảng muốn chạy lại xem vết thương của Vô Kỵ, nhưng lại không dám. Nàng ôm mặt quay đầu chạy luôn. Tiểu Siêu biến sắc mặt, vội chạy ngay lại đỡ Vô Kỵ và hỏi:- Trương công tử sao... sao...Cũng may Chỉ Nhược chếch tay sang bên một chút, nên mũi kiếm không đâm trúng trái tim. Nhưng lá phổi bên phải của chàng đã bị thương rất nặng. Vô Kỵ nhìn Tiểu Siêu hỏi:- Tại sao cô lại muốn giết tôi...Chàng mới nói được mấy tiếng đó, vết thương đã bị gió thổi vào, nên chàng cúi khòm lưng xuống ho rũ rượi. Vì bị thương quá nặng, Vô Kỵ không phân biệt được Chỉ Nhược và Tiểu Siêu nên chàng mới hỏi như thế. Máu tươi chảy ra đã nhuộm đỏ nửa người Tiểu Siêu rồi.Những người đứng quanh đó, bất cứ là người của sáu đại môn phái, hoặc Minh Giáo hoặc người của Bạch Mi Giáo, ai nấy đều đứng nghiêm nghị không nói nửa lời. Vừa rồi, Vô Kỵ đánh bại luôn mấy tay cao thủ của các đại môn phái võ công cao cường, lòng quảng đại bác ái nên bất cứ là bạn hay thù, ai cũng phải kính nể chàng. Lúc này thấy chàng bỗng dưng bị Chỉ Nhược đâm một kiếm ai nấy đều tỏ vẻ phẫn hận. Vết thương của chàng rất nặng nên mọi người đều lo chàng sẽ chết.Tiểu Siêu đỡ chàng từ từ ngồi xuống rồi ngẩng đầu lên, lớn tiếng hỏi:- Vị nào có thuốc cứu thương tốt nhất.Thần tăng Không Tín của phái Thiếu Lâm vội bước ra, móc túi lấy một gói thuốc bột đưa cho Tiểu Siêu và nói:- Ðây là Ngọc Linh đơn của tệ phái là một môn thánh dược cứu thương.Nói xong Thần tăng xé áo của Vô Kỵ ra xem, thấy vết thương sâu mấy tấc. Lão Hòa Thượng vội rịt Ngọc Linh đơn vào chỗ vết thương, nhưng vì máu chảy quá nhiều, nên thuốc bột cũng bị trôi đi. Không Tín thấy vậy cuống cả chân tay lên, mồm thì nói:- Biết làm sao đây... Biết làm sao đây?Vợ chồng Thái Xung của phái Côn Luân lại càng lo âu thêm, vì vợ chồng họ đã uống phải Kim Tẩm trùng độc, nếu Vô Kỵ bị thương nặng mà chết sẽ không có người giải độc cho họ nữa, như vậy họ sẽ bị chết theo. Thái Xung chạy đến trước mặt Vô Kỵ, vội hỏi:- Dùng thuốc gì mới cứu chữa được Kim Tầm trùng độc, nói mau, nói mau.Tiểu Siêu vừa khóc vừa quát tháo:- Ði ra! Ông vội hỏi những cái ấy làm chi. Nếu Trương công tử không sống được, thì ai nấy cũng đều phải chết cả.Nếu lúc thường, khi nào Thái Xung chịu lại chịu để cho một đứa nhỏ mắng như vậy. Nhưng lúc này y không đếm xỉa đến vấn đề ấy mà vẫn luôn mồm hỏi:- Kim Tầm trùng độc chữa bằng cách nào?Không Tín cũng nổi giận quát bảo:- Thiết Cầm tiên sinh có tránh ra không? Nếu tiên sinh còn đứng ở đây làm vướng chân vướng tay thì bần tăng sẽ không nể tiên sinh đâu.Lúc này Vô Kỵ đã mở mắt ra nhìn, giơ tay trái lên dùng ngón tay trỏ điểm vào bảy yếu huyệt chung quanh vết thương của mình, máu tươi liền chảy chậm lại. Không Tín thấy vậy cả mừng vội rịt Ngọc Linh đơn vào vết thương. Tiểu Siêu xé ngay một mảnh áo băng bó vết thương cho chàng. Thấy mặt của chàng nhợt nhạt, như không có sắc máu, trong lòng nàng lại càng sợ hãi và lo ngại thêm.Lúc này thần trí của Vô Kỷ đã tỉnh dần. Chàng liền ngầm ngầm vận thần công sang ngực bên phải để cứu chữa vết thương. Ðồng thời chàng lại nghĩ thầm:- Quý hồ ta còn thở, ta cũng không thể để cho sáu đại môn phải giết chết những người của Minh Giáo .Nghĩ đoạn, chàng lại vận chân khí chuyển từ ngực bên trái xuống bụng mấy lần, rồi mới từ từ đứng dậy mà nói:- Nếu phái Nga Mi và phái Võ Ðang còn có vị nào không phục sự điều đình của tại hạ xin mời vị đó ra đây so tài.Thấy chàng nói như vậy, ai nấy đều kinh hãi hết sức, vì họ thấy chàng bị Chỉ Nhược đâm một nhát kiếm chàng bị thương nặng như vậy mà còn dám khiêu chiến như thế.Diệt Tuyệt sư thái lạnh lùng đáp:- Ngày hôm nay phái Nga My đã thua trận rồi. Nếu ngươi chưa chết sau này chúng ta sẽ thanh toán sau. Bây giờ chúng ta chỉ còn phái Võ Ðang thôi. Sự thành bại của sáu đại môn phái hoàn toàn trông mong vào sự quyết định của phái Võ Ðang.Lời nói của Sư Thái rất trắng trợn...Sáu đại môn phái vây đánh Quang Minh Ðỉnh thì các cao thủ của năm phái kia đều thua Vô Kỵ hết, chỉ còn lại phái Võ Ðang là chưa đấu với chàng thôi. Lúc này chàng đang bị thương nặng, khỏi cần cao thủ mà chỉ mấy tên thường cũng đánh bại được chàng, vì chàng chịu đựng được chốc lát là cùng. Dù không có người đối địch, vết thương chảy hết máu chàng cũng tự té xuống chết. Bây giờ Ngũ hiệp của phái Võ Ðang bất cứ một người nào tiến lên cũng có thể đánh chết chàng được, rồi các người của mấy môn phái theo kế hoạch đã định mà tiêu diệt Minh Giáo. Nhưng phái Võ Ðang xưa nay vẫn trọng hai tiếng hiệp nghĩa., khi nào họ lại chịu mất thanh danh, ra tay đánh chết một thiếu niên bị thương nặng. Nhưng nếu phái Võ Ðang không ra tay thì công cuộc sáu đại môn phái vây đánh Quang Minh Ðỉnh làm náo động võ lâm như vậy, lại chịu để người nào người nấy bị đánh bại tơi bời mà trở về hay sao? Mấy lời của Diệt Tuyệt Su Thái đã ám chỉ: Sự vinh nhục sau này của sáu đại môn phái võ do Võ Ðang. Hãy coi phái Võ Ðang có ai chịu hy sinh tiếng tăm của cá nhân mà ra gánh vác đại cục không?Năm sư huynh đệ của Tống Viễn Kiều đều ngơ ngác nhìn nhau không ai dám quyết định cả. Con trai của Viễn Kiều là Thanh Thư đột nhiên lên tiếng:- Thưa cha và quý vị sư thúc, cho phép con ra giải quyết y!Ngũ hiệp của phái Võ Ðang hiểu ý Thanh Thư liền, vì chàng chỉ là hậu bối của phái Võ Ðang cho chàng ra tay còn hơn là lụy tới thanh danh của Nhũ hiệp, Liên Châu vội đáp:- Không được! Chúng ta để cho cháu ra tay chẳng khác gì chúng ta ra tay cả.Tòng Khê cũng xen lời nói:- Theo hiểu ý thì tiếng tăm của năm anh em chúng ta không quan trọng bằng đại cục.Thanh Cốc cũng lên tiếng:- Tiếng tăm là vật ngoại thân, nhưng đối phó với một thiếu niên bị thương nặng như vậy lương tâm mình yên sao được.Mọi người bàn tán mãi không sao quyết định, rốt cuộc đưa mắt nhìn Viễn Kiều đợi chờ sự quyết định của người đại ca đó. Viễn Kiều thấy Lợi Hanh trước sau không nói năng gì cả, vẻ mặt hậm hực vô cùng biết ngay người em đó, vì sợ chưa cưới là Hiểu Phù bị thất tiết với Dương Tiêu của Minh Giáo, rồi vì thế mà chết nên chàng ta muốn rửa mối hận này. Chàng chỉ muốn giết sạch Minh Giáo, quét sạch hết bọn gian ác dâm đồ, mới hả dạ. Vì vậy, chàng vừa thấy đại sư ca đưa mắt hỏi ý kiến mình, liền trả lời ngay:- Ma Giáo rất tàn ác, chúng ta trừ ác, phải giết cho hết. tất nhiên lúc này chúng ta không thể nào giữ tròn được cả thanh danh lẫn đại nghĩa. Vậy ta pảhi xem thứ nào quan trọng hơn mà làm trước Thanh Thư cháu cứ cẩn thận mà hành sự.Thanh Thư vái chào tuân lời. Chàng đi tới trước mặt Vô Kỵ, lớn tiếng nói:- Tăng thiếu hiệp! Nếu thiếu hiệp không phải là người của Minh Giáo thì cứ việc rời khỏi nơi đây xuống núi mà tự dưỡng thương. Sáu đại môn phái chúng tôi chỉ diệt trừ giáo chúng của Ma Giáo thôi, chứ không liên can gì đến thiếu hiệp.Vô Kỵ lấy tay bịt vết thương, khẽ đáp:- Ðại trượng phu đã ra tay giúp người, có bao giờ sợ chết đâu. Cám ơn Tống huynh đã có lòng tốt. Nhưng tại hạ đã quyết chí với sự tồn vong với Minh Giáo rồi.Giáo chúng của MInh Giáo và Bạch Mi Giáo đều lớn tiếng nói:- Tăng thiếu hiệp đối đãi với chúng tôi như vậy, đã là chí tình, tận nghĩa rồi. Tới lúc này thiếu hiệp khỏi cần tái đấu nữa.Thiên Chính đi thất tha thất thểu tới cạnh Vô Kỵ rồi lên tiếng nói với Thanh Thư rằng:- Bạn trẻ họ Tống kia, lão phu vui lòng tiếp vài thế võ cao siêu của bạn.Ngờ đâu lão anh hùng vừa nói dứt lời, sức đã đuối, chân mềm nhũn, ngã lăn ra đất liền.Thanh Thư đưa mắt nhìn Vô Kỵ rồi nói tiếp:- Vì đại cục bắt buộc tiểu đệ phải ra tay, vậy tiểu đệ xin thất lễ tăng huynh.Tiểu Siêu tiến lên trước mặt Vô Kỵ, ngăn cản Thanh Thư và la lớn:- Có giỏi ngươi hãy giết ta đi đã, rồi nói chuyện sau.Vô Kỵ khẽ nói với nàng rằng:- Tiểu Siêu, cô khỏi lo ngại bản lãnh của thiếu niên này rất tầm thường, tôi đủ sức đối phó với y.Tiểu Siêu vội đáp:- Không được, Trương công tử đã quên công tử đang mang thương nặng hay sao?Vô Kỵ mỉm cười, nói tiếp:- Cô khỏi lo.Thanh Thư nghe Vô Kỵ bảo mình bản lãnh tầm thường, dư sức đối phó, trong lòng tức giận vô cùng, liền quát lớn:- Ðược lắm, tại hạ bản lãnh tầm thường thật, nhưng vẫn muốn lãnh giáo người dư sức xem sao.Vô Kỵ khẽ an ủi Tiểu Siêu và hỏi rằng:- Tiểu Siêu, sao cô tử tế với tôi như thế?Thanh Thư vội quát bảo với Tiểu Siêu:- Cô bé này có tránh ra đằng khác không?Vô Kỵ khẽ mắng lại Thanh Thư:- Sao bạn lại nhẫn tâm quát mắng một cô bé như vậy?Thanh Thư giơ tay đẩy vai Tiểu Siêu gạt sang bên vào nói tiếp:- Yêu nam, tà nữ cá mè một lứa cả , mau đứng dậy chống đỡ thế công của ta.Thấy Thanh Thư nói như vậy, Vô Kỵ lại nói tiếp:- Cha bạn là một quân tử khiêm khiêm, không ngờ bạn là một thiếu niên nóng nảy thô lỗ như vậy. Ðấu với bạn, ta chả cần đứng dậy.Tuy chàng nói như thế, nhưng sự thật chàng không đủ sức vận nội công và tự biết mình không đủ sức đứng dậy.Vô Kỵ bị thương nặng, người đã yếu ớt, không còn hơi sức gì nữa. Ai ai cũng đều trông thấy rõ mà cả Thanh Thư cũng vậy. Ðang lúc ấy, Liên Châu bỗng lớn tiếng nói:- Cháu Thanh Thư, mau điểm huyệt y, khiến y không cử động được chỉ nên làm như thế thôi, chứ không nên đả thương hay giết chết y.Thanh Thư tuân lời, giơ tay trái lên đánh một thế, rồi dùng tay phải đểm luôn vào yếu huyệt ở trên đầu vai Vô Kỵ.Vô Kỵ vẫn ngồi yên chờ ngón tay của đối thủ sắp điểm tới yếu huyệt ở trên vai mình, mới buông thõng kình lực. Thanh Thư thấy ngón tay của mình như nhúng vào nước, không sao dùng sức được. Vì xuất kỳ bắt ý, nên người chàng bị đâm bổ về phía trước, suýt nữa thì té vào người Vô kỵ. Chàng vội lấy tấn đứng yên, mặt ngượng nghịu.Thanh Thư định thần xong, giơ chân nhằm Vô Kỵ đá luôn. Cái đá này chàng đã xử dụng đến bảy thành công lực. Tuy Liên Châu đã dặn chàng không nên đả thương, hay giết chết Vô Kỵ, nhưng không hiểu tại sao trong lòng chàng vô cùng ghét hận Vô Kỵ. Sở dĩ chàng ghét hận đối thủ, không phải vì đối thủ khinh mình tầm thường mà hồi nãy chàng thấy Chỉ Nhược với đối thủ hình như rất có tình tứ với nhau. Từ khi thấy mặt Chỉ Nhược, Thanh Thư lúc nào cũng chăm chú nhìn vào người nàng. Tuy chàng tự nhủ, không nên nhìn nàng ta luôn, để khỏi bị người khác chê mình là kẻ vô loại. Nhưng nhất cử nhất động, một tiếng cười, một lời nói của Chỉ Nhược đều in sâu vào đầu óc của chàng. Nên khi chàng thấy Chỉ Nhược đâm Vô Kỵ xong, tỏ vẻ ăn năn và đau đớn khôn tả. Chàng biết trong lòng nàng ta không sao xoá nhòa được hình bóng của Vô Kỵ. Lửa ghen đã làm cho chàng mất hết lý trí. Chàng không chịu bỏ qua dịp may này để hạ độc cước giết Vô Kỵ.Vô Kỵ chờ chân Thanh Thư đá tới trước ngực, mới khẽ giơ tay trái lên, hất sang bên. Thanh Thư liền xoay hướng, lướt qua cạnh chàng, cách xa chừng ba tấc, hụt ra ngoài. Tình thế bắt buộc, Thanh Thư phải tâu lại, bước một bước và dùng gót chân trái tấn công luôn sau lưng Vpô Kỵ. Thế công ấy vừa nhanh, vừa độc, không ai có thể ngờ chàng lại đá như thế được! Nhưng Vô Kỵ chỉ khẻ phất mấy ngón tay, Thanh Thư đã bị hất sang bên. Sau ba thế công của Thanh Thư, những người đứng xem đều kinh ngạc.Viễn Kiều liền lớn tiếng gọi:- Thanh Thư, họ Tăng không còn một chút kình lực nào, nhưng y đã dùng phương pháo bốn lạng chống nghìn cân để chống lại con.Viễn Kiều đáng bậc cao thủ nên đã thấy Vô Kỵ không còn hơi sức nữa, chàng xử dụng Càn Khôn Ðại Nã Di, tương tự thủ pháp bốn lạng ngàn cân của võ học Trung nguyên để mượn sức đánh sức.Thanh Thư thấy cha mình nhắc như vậy, vội đổi ngay thế võ, xử dụng miên chưởng của Võ Ðang cũng như thủ pháp bốn lạng chống nghìn cân của môn phái khác , nên lúc này Vô Kỵ muốn mượn sức, cũng không sao mượn được nữa. Không ngờ Thanh Thư vẫn không sao đánh trúng được người Vô Kỵ. Vô Kỵ đã luyện tới lớp thứ bảy của thần công Càn Khôn Ðại Nã Di rồi, nên võ công của chàng rất cao siêu. Miên Chưởng tuy nhẹ, nhưng dù sao nó cũng có hình, và cả độc khí hay tiếng kêu quái dị có thể giết một cách vô hình cũng không làm gì nổi chàng.Chàng có thể hòa giải tùy theo ý muốn. Mọi người chỉ thấy chàng nhắm mắt mỉm cười., năm ngón tay trái như đang gãi đàn, phất đi phất lại, quét lên quét xuống, người vẫn ngồi yên. Trong chốc lát, chàng hòa giải được hết ba mươi sáu thế Miên chưởng của Thanh Thư.Thanh Thư kinh hãi vô cùng. Ngẫu nhiên quay đầu lại nhìn, Thanh Thư thấy Chỉ Nhược đang nhìn Vô Kỵ tỏ vẻ vô cùng quan tâm. Chàng ghen tức thêm, liền hít mạnh một hơi, giơ tả chưởng tát mạnh vào má Vô Kỵ, đồng thời hữu chưởng của chàng điểm luôn vào yếu huyệt sau vai đối thủ. Thế võ này hai tay tấn công một lúc, lợi hại vô cùng. nếu tấn công không trúng, hai tay có thể đổi ngược để tấn công lại, tay trái điểm huyệt, tay phải tát mặt đối thủ..Bốn thế liên hoàn của Thanh Thư đánh như vũ, như bão. Mọi người thấy Thanh Thư giở thế võ lợi hại ấy ra đều thất thanh hãi kêu "ủa" một tiếng. Và không hẹn mà nên cùng tiến cả lên một bước...Chỉ nghe thấy hai tiếng kêu "bộp bộp" rất dòn, mọi người định thần nhìn kỹ, mới hay Thanh Thư dùng tay trài tát má phải, dùng tay phải tát má trái của mình, đồng thời hai tay của chàng lại tự điểm hai yếu huyệt trên hai vai. Thế là bốn thế võ đó đều đánh trúng cả, nhưng chàng đánh trúng vào người chàng chứ không phải đánh trúng vào người Vô kỵ .Vô Kỵ đã sử dụng Càn Khôn Ðại Nã Di, khiến Thanh Thư tự đánh mình như vậy. Thế là Thanh Thư tay chân đều mềm nhũn, ngã ngửa người về phía sau kêu đến "bộp" một tiếng. Chàng cố gượng dậy nhưng không sao đứng dậy nổi.Viễn Kiều vội tiến lên giơ tay trái xoa bóp mấy cái đã giải được huyệt cho con mình. Mọi người thấy hai má của Thanh Thư sưng vù và còn in rõ dấu năm ngón tay. Viễn Kiều biết con mình chỉ bị thương xoàng thôi, nhưng tính Viễn Kiều rất kiêu ngạo và nóng nảy. Hôm nay Viễn Kiều bị nhục trước mặt mọi người như vậy còn khổ sở hơn là bị người chém giết. Tống đại hiệp khôn g nói năng gì cả, dắt con trở về chỗ phái Võ Ðang đứng.Tiếng khen ngợi bốn phía vang lên. Giữa lúc mọi người đang ồn ào khen ngợi thì Vô kỵ đã hộc ra mấy cục máu tươi. Chàng vội bịt tay vào vết thương và ho rũ rượi.Mọi người đều lo lằng cho chàng...Nhiều người nhìn Vô Kỵ rồi lại nhìn sang phía phái Võ Ðang. Họ không biết phái Võ Ðang đã chịu thua chưa, hay là còn định phái người khác ra đấu tiếp nữa.Tống Viễn Kiều thấy vậy liền lên tiếng:- Việc hôm nay, phái Võ Ðang chúng tôi đã tận lực rồi. Có lẽ khí số của Ma Giáo chưa tận, nên trời mới cho thiếu niên kỳ lạ này tới cứu viện , nếu còn cho người ta đấu hoài thì danh môn chính phái chúng ta chẳng khác gì Ma Giáo.Liên Châu cũng nói:- Ðại ca nói rất phải! Chúng ta phải trở về núi ngay, để xin sư phụ dẫn thêm võ công, sau chúng ta sẽ quay lại chờ thiếu niên này lành mạnh lúc ấy sẽ quyết thắng bại với y.Liên Châu nói rất quang minh lỗi lạc, hào khí hơn người.Tòng Khê và Thanh Cốc cũng đồng thanh nói:- Nhị ca nói rất phải.Hai người vừa nói xong bỗng có tiếng "soẹt", Lợi Hanh đã rút trường kiếm ra khỏi bao, hai mắt ứa lệ, bước tới trước mặt Vô Kỵ, giơ kiếm lên chỉ vào mặt Vô Kỵ và nói:- Họ Tăng kia! Ta với ngươi không thù không oán. Lúc nãy ta còn ra tay đả thương ngươi thì Lợi Hanh này không đáng là người hiệp nghĩa. Nhưng Dương Tiêu với ta có mối thù rất lớn, ta phải giết y mới được. Vậy ngươi hãy tránh sang bên. Vô Kỵ lắc đầu đáp:- Tôi còn sống một giờ phút nào, không bao giờ tôi để các người giết một người Minh Giáo nào cả.Lợi Hanh lại nói:- Nếu vậy ta phải giết ngươi trước.Vô Kỵ lại hộc thêm một bụm máu tươi nữa. Lúc này, chàng đã choáng váng, tâm thần mơ màng, nên chàng khẽ trả lời:- Vâng, Hân Lục thúc cứ ra tay giết cháu đi.Lợi Hanh nghe tiếng Hân Lục thúc thì ra giọng nói đó rất quen, liền nghĩ thầm:- Hồi còn nhỏ Vô Kỵ vẫn thường gọi ta như vậy. Chẳng lã thiếu niên này...Nghĩ đoạn, chàng ngắm nhìn Vô Kỵ. Càng trông càng giống. Tuy cách biệt tám năm trời Vô Kỵ đã thành một thiếu niên vạm vỡ lại thêm không cạo râu, tóc không sửa, mặt mũi khác trước kia rất nhiều. Nhưng Lợi Hanh đã nghĩ chàng là Vô Kỵ rồi, nên càng nhìn lại càng ân hận thấy rõ bộ mặt của Vô Kỵ.Lục hiệp run run khẽ hỏi:- Cháu là Vô Kỵ à!Vô Kỵ không còn một chút hơi sức nào nữa, tự biết sắp chết đến nơi, nên chàng cũng không muốn đấu kiếm, liền gọi lại Lợi Hanh:- Hân Lục thúc, cháu...lúc nào cháu cũng nhớ Lục thúc.Lợi Hanh là người giàu tình cảm, nên vừa nghe Vô Kỵ nói như vậy, nước mắt đã tuôn trào, vứt ngay thanh kiếm xuống và cúi người xuống ẳm Vô Kỵ lên.Hân Lợi hanh nói:- Cháu là Vô Kỵ, cháu là con trai của Ngũ ca ta.Viễn Kiều, Liên Châu, Tòng Khê, Thanh Cốc đều quay lại. Ai nấy vừa ngạc nhiên, vừa mừng rỡ. Thấy Lợi Hanh gọi tên Vô Kỵ tất cả mọi người đều kinh ngạc không ai ngờ thiếu niên xả thân cứu Minh Giáo lại là con trai của Trương Thúy Sơn, Ngũ hiệp phái Võ Ðang.Lợi Hanh thấy Vô Kỵ thiếp đi, vội lấy viên thuốc Thiên Ðơn Hộ Thân Vương ra nhét vào mồm Vô Kỵ, rồi đưa chàng cho Liên Châu ẳm và cúi xuống nhặt thanh trường kiếm, xông tới trước mặt Dương Tiêu mắng:- Họ Dương kia, quân dâm đồ tồi bại hơn cả heo chó, ta... ta...Nói tới đó Lục hiệp không sao mắng được nữa, liền nhắm ngực Dương Tiêu đâm luôn một kiếm. Dương Tiêu không cử động được, vẫn mỉm cười, nhắm hai mắt kại, đợi chờ cái chết. Ðột nhiên có một hiếu nữ ở gần chạy lại, lấy người che chở cho Dương Tiêu và lớn tiếng nói:- Chớ có đâm cha tôi!Lợi Hanh định thần ngừng liếm nhìn kỹ, bỗng kêu "ủa" một tiếng, rồi Hân Lục hiệp ngẩn ngơ. Chàng thấy thiếu nữ đó giống Hiểu Phù năm xưa. Từ khi chàng đính hôn với Hiểu Phù, lúc nào nhàn rỗi, cũng nghĩ đến hình bóng của người vợ chưa cưới ấy. Sau chàng biết nàng đã thất thân với Dương Tiêu , Quang Minh Sứ giả của Minh Gáio, rồi vì thế mà chết, nên chàng vừa thấy mặt Dương Tiêu đã phẫn uất không sao nhịn được.Nay bỗng thấy thiếu nữ kia chàng tưởng Hiểu Phù tái thế, đầu óc choáng váng, thất thanh lớn tiếng gọi:- Em Hiểu Phù, em... em...Nhưng, thiếu nữ ấy là Bất Hối. Nàng thấy Lục hiệp gọi như vậy, liền trả lời:- Tôi họ Dương, mẹ tôi là Hiểu Phù, chêt từ lâu rồi.Lợi hanh đứng ngẩn người ra một lúc, mới hiểu ra người đứng trước mặt không phải là người yêu của mình, liền lẩm bẩm nói:- Ủa, phải rồi, tôi hồ đồ thật. Cô tránh ra để tôi trả thù cho má cô.Bất Hối chỉ Diệt Tuyệt Sư thái và nói:- Thế thì còn gì bằng nữa! hân thúc thúc mau mau iết chết lão tặc ni kia đi.Lợi Hanh ngạc nhiên hỏi:- Tại sao...tại...sao thế?- Má tôi bị lão tặc ni này dùng chưởng đánh chết đấy.- Cô chớ có nói bậy, cô còn bé biết gì?- Trong Hồ Ðiệp Cốc, lão tặc ni bắt mẹ tôi phải đâm chết cha tôi. Mẹ tôi không chịu. Lão tặc ni liền dùng chưởng đánh chết mẹ tôi ngay. Chính mắt tôi đã trông thấy, mà cả anh Vô Kỵ cũng thấy. Nếu thúc thúc không tin thì thử hỏi lão tặc ni mà xem?Lợi Hanh quay đầu lại nhìn Diệt Tuyệt sư thái, đôi mắt lộ vẻ nghi ngờ rồi hỏi:- Thua Sư Thái... Cô bé nói... Kỷ cô nương bị...Diệt Tuyệt Sư thái, với giọng khàn khàn đáp:- Phải, nghiệt đồ vô liêm sỉ ấy, để nó sống cũng vô dụng. Nó với Dương Tiêu tình nguyện lấy nhau. Nó phản bội sư môn, không chịu tuân lệnh sư phụ, giết chết tên dâm ô gian tặc, nên lão ni đã đánh chết nó. Vì giữ sĩ diện cho Lục hiệp, từ trước đến nay, lão không nói ra cho ai hay hết. Hừ, lục hiệp còn nhớ còn nhớ con vô sĩ làm chi.Lợi Hanh sầm nét mặt lại, lớn tiếng nói:- Tôi không tin! Tôi không tin!Sư thái lại nói tiếp:- Lục hiệp thử hỏi xem, con bé kia tên là gì.Lợi Hanh quay lại nhìn Bất Hối, trong lúc đôi mắt của chàng bị nước mắt che lấp, nên chàng thấy Bất Hối không khác gì Kỷ Hiểu Phù tái sinh. bên tai chàng lại văng vẳng nghe rõ tiếng trả lời rằng:- Tên tôi là Dương Bất Hối. Mẹ tôi nói, không bao giờ mẹ tôi hối việc này cả.Mọi người nghe "coong" một tiếng, Lợi Hanh đã vứt trường kiếm, hai tay ôm mặt chạy thẳng xuống núi. Viễn Kiều và Liên Châu gọi với theo:- Lục đệ... Lục đệ...Lợi Hanh không tra lời cứ cắm đầu chạy. Bỗng chàng vướng một hòn đá, té lăn ra đất, nhưng lại bò dậy ngay. Một lát sau, chẳng thấy hình bóng chàng đâu. Chuyện của chàng với Hiểu Phù, người trên giang hồ đều hay biết. Nhưng họ không ngờ câu chuyện đã qua mười năm rồi, mà chàng vẫn còn đau lòng., nay thấy chàng chung thủy như vậy ai cũng thương.Lúc ấy Viễn Kiều, Liên Châu, Tòng Khê, Thanh Cốc ngồi bốn góc cùng giơ một chưởng ra ấn vào bốn yếu huyệt để cứu thương Vô Kỵ. Bốn vị anh hùng vừa dí tay vao người Vô Kỵ, đã thấy trong người Vô Kỵ có một sức hút rất mạnh, hút hết nội lực của mình đi làm làm tứ hiệp kinh hãi nghĩ thầm:- Nếu nội lực của chúng ta bị hút như thế này, chỉ một hai tiếng đồng hồ là cùng, sẽ bị kiệt sức hết .Nhưng thấy Vô Kỵ chưa biết sống chết ra sao không ai rụt tay lại. Ðang lúc bốn người hoang mang thì Vô Kỵ từ từ mở mắt ra kêu "ủa" một tiếng. Bốn anh em Viễn Kiều liền rùng mình, thấy gan bàn tay mỗi người đều có một luồng sức nóng ở người Vô Kỵ truyền sang.Viễn Kiều vội nói:- Cháu không nên giúp chú, bác. Cháu hãy tự tịnh dưỡng đã.Bốn người vội rụt tay, và cảm thấy chân tay minh mẩy dễ chịu vô cùng. Hiển nhiên Vô Kỵ không những trả lại nội lực của bốn người mà còn truyền thêm cửu dương chân khí để tăng cường thêm nội công cho mọi người nữa. Bọn Viễn Kiều ngơ ngác nhìn nhau trong lòng kinh hãi, vì họ thấy Vô Kỵ bị thương nặng sắp chết mà nội lực của chàng còn dồi dào đến thế.Lúc ấy, tuy ngoại thương của Vô Kỵ hãy còn nặng nhưng nội thương của chàng đã vận chuyển như thường rồi., chàng từ từ đứng dậy nói:- Tống đại bá, Dư nhị bá, Trương tứ bá, Mạc thất thúc xin thứ lỗi cháu. Chẳng hay Thái sư phụ có mạnh giỏi không?Viễn Kiều đáp:- Sư phụ vẫn mạnh giỏi. Vô Kỵ cháu... Cháu đã lớn như vậy rồi...Tống Ðại Hiệp cảm động không nói nên lời. Bạch Mi Ưng Vương Hân Thiên Chánh thấy thiếu niên cứu mình thoát chết lại là cháu ngoại mình, nên mừng rỡ, lớn tiếng cười ha hả. Nhưng lão giáo chủ vẫn không sao đứng dậy được.Diệt Tuyệt Sư thái mặt tái mét, giơ tay lên phẩy một cái ra lệnh cho các đệ tử phái Nga Mi theo bà xuống núi, Chỉ Nhược cúi đầu mà đi.Nhưng đi vài bước bỗng dưng nàng quay đầu lại ngó Vô Kỵ. Vô Kỵ đưa mắt nhìn theo, nên bốn mắt nhìn nhau chăm chú, Chỉ Nhược mặt đang tái nhợt bỗng đỏ bừng. Ðôi mắt của nàng hìnhnhư muốn nói: "Tôi đâm anh bị thương nặng như vậy, tôi cũng lấy làm đau lòng lắm. Mong anh cẩn thận mà gìn giữ lấy cơ thể".Hình như Vô Kỵ cũng đã hiểu ý nàng, nên khẽ gật đầu. Chỉ Nhược thấy vậy, mừng thầm quay đầu rảo bước đi luôn. Cử chỉ của hai người đều không qua đôi mắt của Thanh Thư. Chàng ghen giận, nhưng không dám lộ cho mọi người biết.Phái Võ Ðang với Vô Kỵ là chỗ thân tình, nay phái Nga Mi bỏ đi, thế là vụ này đánh Minh Giáo tan rã. Phái Không Ðộng với phái Hoa Sơn cũng lần lượt cáo lui. Hà Thái Xung tới gần Vô Kỵ khẽ nói:- Chú! Chúc chú với thân nhân đã... đã nhận được nhau.Vô Kỵ không đợi chờ y nói tiếp bèn móc túi lấy hai viên thuốc trừ độc thương đưa cho y và nói:- Hai vị mỗi người uống một viên. Kim Tầm trùng độc trong người se tiêu giải liền.Thái Xung cầm lấy hai viên thuốc đó thấy đen nhánh, không tin là linh dược có thế giải được Kim Tầm trùng độc, Vô Kỵ thấy vậy vội nói tiếp:- Tại hạ đã bảo thuốc này có thể giải được trùng độc thì hai vị cứ tin.Thấy chàng oai nghiêm đáng kính, Hà Thái Xung không thể nào không dám tin nữa.Thái Xung gượng cười nói tiếp:- Cám ơn chú em!Nói xong, y cùng Thục Nhàn uống luôn hai viên thuốc đó, rồi vợ chồng Thái Xung cáo từ xuống núi.Liên Châu lại nói:- Vô Kỵ, cháu bị thương nặng như vậy không thể xuống núi ngay đượcc, hãy ở lại đây điều dưỡng. Chúng ta ohải trở về núi Võ Ðang. Mong cháu sớm bình phục, trở về núi Võ Ðang để Thái sư phụ cháu được gặp mặt.Vô Kỵ ngậm lệ gật đầu. Bỗng có một người trong phái Thiếu Lâm lớn tiếng kêu la:- Ủa, sao không thấy xác của Viên Chân sư huynh?Người thứ hai cũng tiếp:- Vâng, sao không thấy nhục thể của Viên Chân sư bá đâu cả?Thanh Cốc liền tới gần xem thấy bảy tám hòathương của phái Thiếu Lâm đang nhặt những xác chết của người torn gphái nên họ đã phát giác thiếu xác của Viên Chân.Viên Âm chỉ vào bọn Minh Giáo lớn tiếng quát hỏi:- Có mau trao trả nhục Viên Chân sư huynh ta ngay không? Các ngươi chớ làm cho hòa thượng này nổi giận. Ta chỉ một bó đuốc sẽ đốt các người chảy ra tro ngay.Chu Ðiện vừa cười vừa đáp:- Hà, hà buồn cười thật. đến ngươi, tên giặc sống mà chúng ta không thèm lấy thì hòa thượng chết chúng ta lấy làm gì? Chẳng lẽ chúng ta lấy cái xác đó đem ra làm thịt như làm heo, làm dê để ăn hay sao?Mọi người của phái Thiếu Lâm nghe Chu Ðiện nói như vậy rất có lý, nên họ phái mười mấy người đi kiếm ở mọi nơi, nhưng chúng tìm mãi không thấy xác Viên Chân đâu cả. Sao họ đoán hoặc phái Hoa Sơn hay Không Ðộng, lúc nhặt xác của người bổn môn, đã lượm lầm cả xác của Viên Chân đi luôncũng nên? Thế rồi, người của Thiếu Lâm , Võ Ðang hai phái, cùng xuống núi một lúc. Vô Kỵ gượng tiến lên mấy bước, cúi đầu vái chào tiễn biệt.Viễn Kiều bảo chàng rằng:- Cháu Vô Kỵ, trận đấu ngày hôm nay tên cháu đã lừng khắp thiên hạ và cháu đã gây ơn rất lớn với Minh Giáo. Mong cháu vì đạo nghĩa nên khuyên bảo họ cải tà qui chánh, ít làm việc ác.Vô Kỵ đáp:- Cháu xin vâng lời sư bá.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 56
Tỵ Họa Dưới Hầm Mật
Dương Tiêu với Thiên Chính chờ người của sáu đại môn phái đi khỏi, đưa mắt nhìn nhau, rồi đồng thanh nói:- Toàn thể giáo chúng của Minh giáo với Bạch Mi giáo xin cảm tạ Trương đại hiệp đã hộ giá cứu mạng. Hai người vừa nói xong đã thấy mọi người đều quỳ xuống lạy Vô Kỵ. Thấy mọi người lạy như vậy Vô Kỵ cuống cả chân tay, không biết xử trí ra sao. Huống hồ trong những người đó còn có ông ngoại và cậu mình nên Vô Kỵ cũng vội quỳ xuống đáp lễ. Ngờ đâu khi chàng vừa quì xuống vết thương ở trước ngực lại rách lớn ra. Chàng hộc luôn mấy búng máu tươi và chết giấc tức thì. Tiểu Siêu vội chạy lại đỡ chàng. Hai giáo chúng của Minh giáo chưa bị thương đã vội khiêng một cái giường vải tới và đặt chàng năm lên. Dương Tiêu thấy vậy cau mày lại và nói:- Mau đỡ Trương đại hiệp vào trong phòng ta để tịnh dưỡng. Phải để cho đại hiệp tịnh dưỡng mấy ngày, trong những ngày đó không ai được vào kinh động đại hiệp cả. Hai tên giáo chúng vâng lời, khiêng Vô Kỵ vào phòng Dương Tiêu ngay. Tiểu Siêu liền theo sau. Khi Bất Hối đi qua mặt, nàng đã lạnh lùng nói:- Tiểu Siêu, mi làm bộ khéo thật, ta đã nghi ngờ lâu rôi nhưng có ngờ đâu một con nhỏ xấu xí như ma lem lại là một mỹ nhân xinh đẹp thế này. Tiểu Siêu vẫn cúi đầu đi. Nàng đi tới đâu, tiếng xích vang lên tới đó. Trong mấy ngày đó, Giáo chúng của Minh giáo bận cứu chữa cho những người bị thương, nên Quang Minh Ðỉnh nhộn nhịp vô cùng. Mọi người đều quan tâm đến vết thương của Vô Kỵ. Vô Kỵ đã luyện thành Cửu Dương Thần Công, tuy nhát kiếm của Chu Chỉ Nhược đâm vào rất sâu, khiến chàng bị thương rất nặng. Nhưng chàng chỉ cần tịnh dưỡng trong bảy tám ngày, vết thương đó đã lành lặn liền. Thiên Chính, Dương Tiêu, Nhất Tiếu và Nói Không Ðược, các người đều bị thương và cũng phải nằm trên giường vải, nhưng ngày nào cũng bắt người khiêng họ vào thăm nom Vô Kỵ. Họ thấy Vô Kỵ lành mạnh chóng như vậy, ai nấy đều tỏ vẻ hân hoan vô cùng . Sáng hôm thứ sáu, Vô Kỵ đã ngồi dậy được. Tối hôm đó Dương Tiêu với Nhất Tiếu lại vào trong phòng Vô Kỵ để hỏi thăm. Vừa thấy mặt hai người, Vô Kỵ đã lên tiếng hỏi:- Sau khi bị đánh trúng Nhất âm chỉ tới giờ, mấy ngày hôm nay hai vị có thấy gì khác không?. Thì ra Dương Tiêu và Nhất Tiếu thấy vết thương của mình càng trầm trọng thêm, nhưng sợ Vô Kỵ bận tâm đến, nên cả hai đều giấu chàng và đồng thanh đáp:- Thưa đại hiệp, anh em chúng tôi đã đỡ nhiều. Vô Kỵ thấy mặt hai người phủ đầy hắc khí, lời nói rất yếu, nên chàng vội nói tiếp:- Tôi đã khỏi được sáu bảy phần rồi, bây giờ tôi có thể chữa cho hai vị được. Dương Tiêu vội đỡ lời:- Không, không! Trương đại hiệp cứ để mặc anh em chúng tôi, chờ khi nào quý thể lành mạnh hẳn, đại hiệp hãy cứu chữa cho anh em chúng tôi cũng chưa muộn. Lúc này đại hiệp dùng sức quá sớm, nhỡ vết thương đau lại thì anh em chúng tôi yên lòng sao được. Nhất Tiếu xen lời nói:- Chữa sớm và chữa muộn cũng vậy, chậm vài ngày cũng không sao, cần nhất Trương đại hiệp phải tịnh dưỡng cho quý thể được an khang đã. Vô Kỵ đáp:- Năm xưa, nghĩa phụ của tôi đồng vai vế với hai vị, như vậy hai vị là bề trên của tôi. Nếu hai vị còn gọi cháu là đại hiệp như thế nữa, cháu nhất định không chịu nhận lời đâu. Dương Tiêu mỉm cười nói tiếp:- Sau này chúng tôi đều là thuộc hạ của ngài, trước mặt ngài chúng tôi cũng không dám ngồi như thế này. Vậy đâu dám nói bề trên với bề dưới. Vô Kỵ ngạc nhiên hỏi:- Dương bá bá nói gì thế? Nhất Tiếu đáp:- Thưa Trương đại hiệp, trách nhiệm của Giáo chủ của Minh giáo nặng nề lắm, ngoài đại hiệp ra không ai có thể đảm đương nổi chức vị ấy. Vô Kỵ vội xua tay, lắc đầu và nói:- Quý vị chớ nên làm như vậy .Ðang lúc ấy, bỗng nghe thấy đằng phía Ðông có những tiếng còi vọng tới. Trên Quang Minh Ðỉnh hễ có việc gì khẩn cấp là thổi còi báo động như vậy. Dương Tiêu với Nhất Tiếu ngạc nhiên nghĩ thầm:- Chẳng lẽ sáu đại môn phái không phục thua lại quay trở lại chăng? Hai người đều là cao thủ hạng nhất, tuy nghe thấy có tiếng báo động như vậy, cả hai đều thản nhiên, mặt không biến sắc chút nào. Dương Tiêu lại nói tiếp:- Hôm qua đại hiệp uống nhâm sâm có thấy dễ chịu hơn không? Tiểu Siêu, mi vào trong phòng thuốc, lấy thêm nhân sâm để ta sắc cho đại hiệp uống. Lúc ấy phía Tây và phía Ðông cũng có tiếng còi báo động nổi lên. Vô Kỵ vội hỏi:- Có phải ngoại địch đến tấn công không? Nhất Tiếu đáp:- Bổn giáo với Bạch Mi giáo còn có nhiều hảo thủ canh phòng, Trương đại hiệp khỏi ngại, chắc có mấy tên giặc đến quấy nhiễu đây. Một lát sau tiếng còi lại nổi lên ở giữa lưng chừng núi, Kẻ địch đến nhanh như vậy, hiển nhiên không phải là giặc cỏ rồi. Dương Tiêu vừa cười vừa nói:- Ðể tôi ra xem sao, Nhất Tiếu huynh cứ ở đây tiếp đại hiệp, chẳng lẽ Minh giáo đê hèn đến nỗi ai ai cũng có thể đến hà hiếp hay sao?Tuy y bị thương đến cử động cũng thấy khó, mà lời nói vẫn đầy hào khí. Vô Kỵ thấy vậy nghĩ thầm:- Phái Thiếu Lâm và phái Võ Ðang là danh môn chính phái không khi nào lại không nghĩ đến tín nghĩa, mà quay trở lại báo thù như vậy có lẽ những kẻ tới đây đa số là những quân gian ác tàn nhẫn. Hiện giờ những tay cao thủ trên Quang Minh Ðỉnh đều bị thương nặng cả. Bảy tám ngày qua chưa ai lành mạnh hết. Như vậy bất cứ kẻ địch mạnh hay yếu, chúng ta đều không có cách nào chống đỡ lại được. Nếu miễn cưỡng ra chiến đấu, sẽ bị địch giết hết mà thôi. Chàng vừa nghĩ tới đó, đã thấy bên ngoài có tiếng chân nhộn nhịp. Một người liền chạy vào, mặt dính đầy máu, trên ngực còn có một thanh đao cắm vào. Người nọ vừa chạy vào vừa lớn tiếng nói:- Kẻ địch ở mặt tấn công tới, tất cả anh em chống đỡ không lại. Nhất Tiếu vội hỏi:- Kẻ địch nào thế? Người nọ chỉ ra cửa phòng, đang định nói, những y đã ngã gục xuống chết liền. Mọi người lại thấy bên ngoài tiếng còi báo động kêu vang khắp nơi. Chắc tình thế cấp bách lăm. Ðột nhiên có hai người chạy vào trong phòng. Dương Tiêu nhận ra người đi trước là Chưởng kỳ phó sứ của Hồng Thủy Kỳ tay phải của y đã bị chém gãy, sắc mặt nhợt nhạt như xác chết. Người đi sau cũng mình mẩy đẫm những máu, người Chưởng kỳ phó sứ ấy, tuy bị thương nặng, nhưng vẫn cố trấn tĩnh, khẽ cúi chào và bẩm rằng:- Thưa Trương đại hiệp, Dương tả sứ, Dư Pháp Vương, kẻ địch tấn công lên núi là các nhân vật của Cự Kình bang, Hải Sa phái và Thần Quyền môn .Dương Tiêu trợn ngược đôi lông mày lên, dùng giọng mũi kêu "hừ" một tiếng rồi nói tiếp:- Những yêu ma tiểu xú ấy cũng dám bắt nạt tới tận cửa như vậy à? Chưởng kỳ phó sứ nói tiếp:- Lãnh tụ của chúng là những Phiên tăng Tây Vực, tên nào tên nấy võ nghệ cao cường lắm, Tên Phiên tăng lãnh đầu, tay cầm ỷ Thiên bảo kiếm .Bọn Vô Kỵ ba người, nghe thấy bốn chữ ỷ Thiên bảo kiếm, đồng thanh kêu "ủa" một tiếng. Dương Tiêu lại hỏi:- Có phải Ỷ Thiên bảo kiếm thật không? Ngươi đã trông thấy rõ chưa? Người phó sứ đáp:- Thưa ba vị, có chú em họ Vương đứng cạnh tiểu nhân cầm bó đuốc, tiểu nhân đã thấy rõ phiên tăng ấy đã chém gãy con đáo quỷ đầu với cánh tay phải của tiểu nhân. Tiểu nhân còn trông thấy trên lười kiếm của y có khắc hai chữ ỷ Thiên rõ ràng, như vậy chắc là kiếm thực chứ không phải là kiếm giả đâu. Y nói tới đây, Lãnh Thiêm, Thiết Qua đạo nhân, Trương Xung, Bành Doanh Ngọc, Nói Không Ðược và Chu Ðiên, Ngũ Tảng Nhân đều lần lượt được người khiêng vào, Chu Ðiên hơi thở hồng hộc la lớn:- Bọn Cái Bang đã liên kết với Tam Môn bang, Mao Sơn bang, thừa cơ đến đây tấn công chúng ta. Ta, Chu Ðiên còn một hơi thở cũng phải thí mạng với chúng...Y chưa nói dứt, Thiên Chính và Dã Vương, hai cha con tay chống gậy đi vào trong phòng. Thiên Chính vừa vào tới nơi đã vội nói:- Cháu Vô Kỵ, hãy nằm yên. Khốn nạn thật, Ngũ Phụng Ðao với Ðoạn Hỗn Thương, hai tiểu môn phái ấy cũng đòi lên vây đánh chúng ta, thực chúng không biết lượng sức chút nào. Dương Tiêu nghe nói nghĩ thầm:- Lần này những môn phái to nhỏ tới vây đánh Quang Minh Ðỉnh không phải số ít. Bực mình là chúng ta đều bị thương cả. Trong các người của Minh giáo, Dương Tiêu là người địa vị lớn nhất, Thiên Chính là Giáo chủ của Bạch Minh giáo. Bành Doanh Ngọc là người mưu trí nhất, cả ba người ấy bình sinh gặp không biết bao nhiêu trận phong ba bão táp, nhưng phen nào họ cũng nghĩ ra được cách đối phó mà chuyển nguy thành bình yên ngay. Nhưng cục thế bây giờ đã đi tới chỗ không sao giải quyết rôi. Vì ai cũng đều bị thương nặng mà kẻ địch vây đánh lại đông đảo như vậy. Bây giờ chỉ còn cách là thúc thủ chờ chết thôi. Lúc ấy, người nào cũng mặc nhiên coi Vô Kỵ như giáo chủ chính thức vậy. Không hẹn mà nên, ai nấy đều nhìn vào mặt Vô Kỵ, mong chàng nghĩ ra được kế gì để giải mối nguy này. Vô Kỵ suy nghĩ một hồi, chàng tự biết võ công của mình tuy cao siêu hơn Dương Tiêu, Nhất Tiếu các người thất, những nói đến kiến thức và mưu kế thì những cao thủ kia giỏi hơn mình nhiều. Họ đã không có cách gì thì mình nghĩ ra được cách nào hoàn hảo để cứu các người thoát nguy nữa? Chàng đang suy tính, bỗng sực nghĩ ra một kế, liền buột miệng nói:- Chi bằng chúng ta hãy tạm vào trong đường hầm bí mật ẩn núp, chưa chắc kẻ địch đã phát giác được đường hầm đó. Mà dù chúng có phát giác được đi chăng nữa, chưa chắc chúng đã vào được.Chàng nhận thấy chỉ có phương pháp ấy là hoàn hảo hơn hết, nên chàng nói xong, vẻ mặt phấn khởi vô cùng. Không ngờ những người kia nghe chàng nói như vậy, chỉ ngẩn người ra nhìn nhau, hình như họ cho phương pháp đó không thể nào thi hành được vậy. Vô Kỵ lại nói tiếp:- Ðại trượng phu chớ nên câu nệ những chuyện nhỏ nhặt, chúng ta hãy tạm gác vào trong đó trốn tránh, chờ vết thương lành mạnh xong, rồi hãy ra quyết chiến một phen sống chết với kẻ địch. Như vậy vẫn chưa phải là mất hết oai phong mà.Dương Tiêu đáp:- Kế của Trương đại hiệp tuyệt diệu. Nói xong, y quay đầu lại bảo Tiểu Siêu rằng:- Mi hãy đỡ đại hiệp vào trong đường hầm trước. Vô Kỵ lại nói:- Tất cả cùng vào một thể. Dương Tiêu lại tiếp:- Ðại hiệp vào trước, chúng tôi sẽ vào sau. Vô Kỵ thấy Dương Tiêu nói như vậy, biết họ không chịu vào đường hầm. Sở dĩ y nói như thế, chỉ muốn một mình mình vào núp trong đó thôi, nên chàng lại lớn tiếng nói tiếp:- Các vị tiền bối, Vô Kỵ tôi tuy không phải là người trong quý giáo, nhưng đã cùng quý giáo chịu qua một trận hoạn nạn, như vậy có thể nói chúng ta là sinh tử chi giao, chẳng lẽ riêng mình tôi tham sống sợ chết, bỏ quý vị ở đây mà một mình đ i trốn tránh hay sao?Dương Tiêu lại nói:- Trương đại hiệp chưa hiểu rõ điều này, theo luật lệ của Minh giáo chúng tôi, thì con đường hầm trên Quang Minh Ðỉnh này, chỉ có một mình giáo chủ được ra vào, nếu ai trái lệnh phải mang tội chết. Ðại hiệp với Tiểu Siêu không phải là người trong bổn giáo nên không bị hạn chế và phải giữ đúng quy luật ấy. Lúc ấy tiếng hò reo chém giết đã ở bốn mặt tám phương văng vẳng vọng tới, nhưng vì đường lên Quang Minh Ðỉnh rất khó đi, địa thế lại hiểm trở, nơi nào cũng có rào sắt để chống giữ, tuy Minh giáo địch không nổi thế công mãnh liệt ấy, những những kẻ tấn công muốn lên được ngay Quang Minh Ðỉnh cũng không phải là chuyện dễ. Vì vậy chúng cứ tiến một bước và đi đến đâu, kêu la hò reo tới đó. Thấy kẻ địch sắp tấn công tới nơi, Vô Kỵ liền nghĩ thầm:- Nếu không vào ngay trong đường hầm ẩn tránh, chỉ một tiếng đồng hồ nữa là cùng, người của Minh giáo sẽ bị hy sinh hết. Nghĩ đoạn, chàng liền nói:- Chẳng lẽ luật cấm vào đường hầm ấy không sao thay đổi được ư? Dương Tiêu mặt rầu rĩ, lắc đầu mấy cái, Bành Doanh Ngọc bỗng lên tiếng:- Quý vị hãy nghe tôi nói một lời: Trương đại hiệp là người võ công cái thế, nghĩa bạc vân thiên có ơn rất lớn với bổn giáo nên tôi đề nghị chúng ta bầu Trương đại hiệp làm giáo chủ đời thứ ba mươi tư của bổn giáo. Nếu giáo chủ ra lệnh bảo tất cả mọi người vào trong đường hầm trốn tránh, khi đó thì không còn vấn đề vi phạm luật lệ của bổn giáo nữa. Dương Tiêu, Thiên Chính, Nhất Tiếu đều có ý định này, nên khi nghe Bành hòa thượng đề nghị, ai nấy đều vỗ tay tán thành. Vô Kỵ vội xua tay đáp:- Tiểu tử tuổi trẻ, học thức ít, không có tài gì hết thì đảm nhiệm trọng trách ấy sao đặng? Hơn nữa năm xưa Thái sư phụ tôi là Trương chân nhân luôn luôn dạy bảo đừng có gia nhập Minh giáo, tôi đã nhận lời rồi, nên nay tôi đành phải phụ lòng tốt của quý vị, mong quý vị hiểu cho! Thiên Chính vội đỡ lời:- Ông ngoại bảo cháu gia nhập Minh giáo, dù ông ngoại không bằng Thái sư phụ của cháu đi nữa, nhưng cũng có thể nói người tám lạng kẻ nửa cân. Vở cháu nên coi lời nói của Thái sư phụ cháu với ta như chưa ai nói gì với cháu cả. Như thế quyền gia nhập Minh giáo hay không là tuỳ cháu quyết định lấy! Hân Dã Vương xen lời nói:- Bây giờ lại thêm một người cậu đây, như vậy cân lạng của bên này vẫn nặng hơn bên Thái sư phụ của cháu. Cổ nhân thường nói: "Thấy cậu như thấy mẹ". Mẹ cháu đã mất, bây giờ cháu nên coi lời nói của cậu như là lời nói của mẹ cháu. Vô Kỵ nghe thấy ông ngoại và cậu nói như thế, không biết trả lời ra sao, chàng suy nghĩ giây lát rồi lại nói tiếp:- Năm xưa, Dương giáo chủ có để lại một tờ di thư, tôi đã kiếm ra được ở trong đường hầm, định chờ quý vị lành mạnh mới đưa quý vị xem. Theo di mệnh của Dương giáo chủ thì nghĩa phụ tôi là Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn tạm quyền giáo chủ trước.Nói xong, chàng móc túi lấy lá thư ra đưa cho Dương Tiêu. Bành hoà thượng coi rồi nói tiếp:- Thưa Trương đại hiệp! Gặp lúc đại biến, là một trượng phu không nên câu nệ tiểu tiết quá. Tạ Sư Vương không có mặt ở đây, mời đại hiệp theo lời trối trăng của Dương giáo chủ mà tạm quyền ngôi giáo chủ trước. Mọi người đều đồng thanh:- Lời nói của hoà thượng rất phải. Vô Kỵ thấy mọi người đều tán thành liền nghĩ thầm:- Lúc này, việc cứu người quan trọng nhất. Những việc khác xếp sang bên, hoặc chờ tới khi thoát khỏi tai nạn này rồi hẳn bàn tán lại sau. Nghĩ đoạn chàng liền lớn tiếng nói:- Quý vị đã có lòng như vậy, nếu tiểu tử không nhận, người có tội lớn của Minh giáo. Tiểu tử xin tạm nhiếp chánh vai giáo chủ của Minh giáo để tránh khỏi tai ách ngày hôm nay trước. Thoát nạn rồi mong quý vị bầu một người tài đức khác! Thấy chàng nhận lời, mọi người đều hoan hô. Tuy họ thấy kẻ địch đã đánh tới nơi, tai hoạ ở ngay trước mắt, ai nấy đều vui vẻ và sung sướng vô cùng. Từ khi Dương Phá Thiên bị chết một cách đột ngột, Minh giáo không có ai trông nom thống lĩnh, vì vậy các bộ hạ tàn sát lẫn nhau, chia năm xẻ bảy, không ai chịu phục tòng ai hết. Cũng có một số nhỏ tác oai tác quái nữa, vì vậy tôn giáo lớn nhất giang hồ này ngày càng suy đồi. Ngày hôm nay, mọi người nhận thấy đã có giáo chủ mới, giáo phái của mình sẽ được phục hưng nên hầu hết mọi người đều phấn khởi. Tất cả giáo chúng của Minh giáo đều quỳ xuống vái lạy Vô Kỵ, Thiên Chính với Dã Vương tuy là người chí thân của chàng cũng phải quỳ xuống vái lạy như mọi người hết. Vô Kỵ vội nói:- Mời quý vị hãy đứng dậy. Dương tả sứ hãy truyền lệnh hộ tôi, bảo tất cả người của Minh giáo đều rút lui vào trong đường hầm hết. Chỉ sai Liệt Hỏa Kỳ phóng hoả để cản trở địch thôi. Ðốt hết cả nhà cửa trwn Quang Minh Ðỉnh này. Dương Tiêu vội đáp:- Xin tuân lệnh giáo chủ. Nói xong, y liền ra bảo Hồng Thủy , Liệt Hỏa hai kỳ đoạn hậu. Còn các người khác đều rút lui vào trong hầm bí mật hết. Minh giáo là chủ, Bạch Mi giáo là khách, nên chàng ra lệnh cho Bạch Mi giáo rút lui trước. Tiếp theo đó đến Nhuệ Kim, Cự Mộc, Hậu thổ ba kỳ rồi mới đến các thành viên trên Quang Minh Ðỉnh và Ngũ tảng nhân lần lượt chui vào trong hầm. Sau cùng Vô Kỵ với Dương Tiêu mới chui nốt vào, rồi đến các người của Hồng Thủy Kỳ cũng theo vào nốt. Lúc ấy hai phía Ðông, Tây ngọn lửa bốc lên chọc trời. Trận lửa càng cháy càng mạnh. Các bộ hạ của Liệt Hỏa Kỳ tay cầm ống phun thụt những dầu đã vào các nơi chưa cháy. Lửa gặp dầu đá là bén ngay nên ngọn lửa càng cháy càng lớn rộng dần ra. Người đến tấn công của các môn phái tuy nhiều thật, nhưng chúng sợ lửa nên không dám tới gần. Tuy vậy, chúng vẫn vây chặt bốn bên, không để cho người của Minh giáo chạy thoát. Các bộ hạ của Liệt Hỏa Kỳ ung dung lui vào trong hầm bí mật rồi mới đóng kín cửa hầm lại. Không bao lâu các nhà cửa ở trên mặt hầm sập đổ hết, vì vậy cửa hầm đã bị lấp kín, nên người của các môn phái không biết các người của Minh giáo đã rút lui bằng đường nào cả.Trận cháy đó, cháy trọn hai ngày hai đêm mà vẫn chưa tắt. Quang Minh Ðỉnh là Tổng Ðàn của Minh giáo. Giáo chúng của Minh giáo đã cây dựng lên cách đây đã hơn một trăm năm . Trên đó có tất cả mấy trăm căn nhà và sảnh đường, vừa đồ sộvừa lịch sự mà nay đã tiêu thổ hết. Những kẻ địch chờ cho lửa gần tắt mời vào trong đống lửa tìm kiếm, nhưng chúng tìm mãi cũng không thấy một xác chết nào của người trong Minh giáo cả, chỉ có thấy một số người đã bị chết trận bị cháy đen thui thôi. Bọn chúng lại tưởng giáo chúng của Minh giáo thà chết chớ không chịu đầu hàng đành bị thiêu mà chết hết cả, chúng cũng tưởng bọn Dương Tiêu và Nhất Tiếu cũng đều chung số phận mà bị chết cháy hết cả rồi. Tiểu Siêu tay cầm bản đồ, dẫn mọi người vào trong các thạch thất, mỗi nhóm người ở một phòng. Lúc đó mọi người đã ở dưới đất rất sâu nên không thấy nóng.Ðem đủ lương thực và nước uống, các giáo chúng của Minh giáo, dù có ẩn núp trong hầm đôi ba thang cũng không hề lo sợ bị chết đói hoặc chết khát. Tuy ở dưới hầm, giáo chúng của Minh giáo và Bạch Min giáo đều biết giữ trật tự nên không có một tiếng động nào phát ra hết. Mọi người đều biết đường hầm này là nời Thánh Ðịa, xưa nay không hề cho một người nào vào hết. Nay nhờ ơn đức của Tân Giáo chủ mới được vào ẩn núp trong đó. Vì thế ai nấy đều ngồi yên, không dám chạy đi chạy lại. Các nhân vật thủ lãnh như bọn Dương Tiêu đều tụ tập ở bên cạnh di hài của Dương Phá Thiên và nghe Vô Kỵ kể lại câu chuyện đã qua, Vô Kỵ kể xong, liền đưa tấm da dê có ghi võ công tâm pháp cho Dương Tiêu, nhưng Dương Tiêu không dám nhận, vái chào và nói:- Di thư của Dương tiền giáo chủ viết rõ: "Càn Khôn Ðại Nã Di Tâm Pháp hãy tạm giao cho Tạ Tốn giữ, sau này bầu được giáo chủ mới, mới được giáo cho giáo chủ ấy". Vậy bài Tâm Pháp này phải do tân giáo chủ giữ mới đúng. Sau đó mọi người cũng xem di thư của Dương Phá Thiên, ai nấy đều thở dài và nói:- Không ngờ Dương giáo chủ thần dũng đa trí như thế mà chỉ vì tình vợ chồng để cho đến nỗi tẩu hoả nhập ma mà chết. Nếu chúng ta sớm đọc được thư thì ngày nay đ âu đến nỗi bị thất bại như thế này.Mọi người nghĩ tới mấy người bạn bị chết một cách thảm thương như vậy và mình phải chui xuống dưới hầm mà ẩn núp một cách nhục nhã như thế này, ai nấy đều nghiến răng mím môi và lớn tiếng mắng chửi Thành Khôn hoài. Dương Tiêu lại nói:- Tuy Thành Khôn là sư đệ của Dương giáo chủ và sư phụ của Kim Mao Sư Vương thực, nhưng chúng ta chưa được gặp mặt y bao giờ, đủ thấy y là người đa mưu lắm kế như thế nào, chưa có ai ngờ trong mấy chục năm nay, y đã định tâm lật đổ Minh giáo. Chu Ðiên xen lời nói:- Dương tả sứ, Vi Bức Vương hai vị đều bị Thành Khôn lừa dối mà không hay biết gì hết. Như vậy cũng có thể bảo hai vị bất tài.Ðáng lẽ y còn định nhiếc móc cả Hân Thiên Chính, nhưng vì nể mặt vị giáo chủ mới nên y vừa định nói nữa lại thôi. Dương Tiêu mặt đỏ bừng vội đỡ lời:- Cũng may lưới trời lồng lộng nên ác tặc Thành Không mới bị Dã Vương huynh đánh chết.Tân Nhiên, Chưởng Kỳ Sứ của Liệt Hỏa Kỳ hậm hực nói:- Nhưng ác tặc Thành Khôn chết như vậy là số của y vẫn còn hên, đáng lẽ với tội ác của y phải đem ra mà tùng xẻo mới xứng đáng. Mọi người bàn tán một hồi rồi mới ngồi yên luyện nội công để cứu thương. Mọi người ở trong đường hầm được bảy tám ngày, vết thương của Vô Kỵ đã khỏi được chín phần, trên ngực của chàng đã kết thành một vết sẹo dài chừng hơn tấc.Chàng đã lành mạnh liền cứu chữa cho mọi người. Tuy trong hầm thiếu thuốc men, nhưng môn châm cứu và thần công của chàng cũng có thể cứu khỏi được mọi người. Thoạt tiên mọi người chỉ biết vị giáo chủ thiếu niên này rất giỏi về võ thuật thôi, chứ có ngờ đâu chàng lại còn biết rõ về y lý nữa. Lại qua vài ngày nữa, Vô Kỵ đã hoàn toàn lành mạnh, chàng liền vận Cửu Dương Thần Công để xua đuổi hàn độc của Nhất âm chỉ ở trong người của Dương Tiêu, Nhất Tiếu, Bất Hối và Ngũ tảng nhân ra. Trong ba ngày liền, nội thương của các người đó đều đã khỏi hết. Ai nấy đều hăng hái muốn ra khỏi đường hầm để phản công lại kẻ địch. Vô Kỵ khuyên bảo:- Tuy nội thương của các vị đã lành mạnh rồi, nhưng nội công chưa khôi phục, vậy xin quý vị hãy nhẫn nại vài ngày nữa, chờ cho nội lực thật dồi dào rồi hãy trở ra đối địch với kẻ thù cũng chưa muộn. Ai nấy đều nghe theo lời của Vô Kỵ, luyện tập nội công và võ công luôn mấy ngày liền. Còn những bộ hạ thì lo mài dao mài kiếm cho thật sắc bén. Từ khi sáu Ðại môn phái vây đánh Quang Minh Ðỉnh cho tới giờ, các giáo phái của Minh giáo đều bị đánh một cách hết sức nhục nhã, nên ai nấy đều hết sức phẫn uất. Ðêm đó, Dương Tiêu ngồi cạnh Vô Kỵ, đem hết quy củ của Minh giáo, thế lực của các nơi chi đàn, tài ba và tính nết của các nhân vật quan trọng trong Minh giáo ra nhất nhất bẩm rõ hết cho Vô Kỵ hay. Ðúng lúc ấy, hai người nghe thấy tiếng xiềng xích kêu loong koong. Thì ra Tiểu Siêu đã bưng hai chén nước vào cho hai người uống.Vô Kỵ sực nghĩ ra một việc, liền nói:- Dương tả sứ, gần đây cô gái này không có một lỗi lầm gì hết, vậy tôi muốn Tả sứ mở khoá xiềng xích cho nàng ngay. Dương Tiêu đáp:- Giáo chủ có lệnh, chúng tôi đâu dám không tuân theo. Nói xong, y liền gọi Bất Hối và bảo rằng:- Bất Hối! Giáo chủ đã xin phép cho Tiểu Siêu. Con mau mở khoá cho nó đi.Bất Hối đáp:- Con để chìa khoá ở hộc tủ trong phòng của con, lúc xuống đây vì quá hấp tấp nên con không có đem theo. Vô Kỵ lại nói:- Ðiều đó không sao, vì chìa khoá bằng sắt, chắc không bị lửa thiêu rụi đâu. Dương Tiêu chờ con gái mình với Tiểu Siêu đi ra khỏi phòng mới khẽ nói tiếp với Vô Kỵ:- Thưa giáo chủ! Con nhỏ Tiểu Siêu tuy nhỏ tuổi thật, nhưng tính nết nó kỳ dị lắm. Vậy xin giáo chủ hãy đề phòng nó cho cẩn thận. Vô Kỵ vội hỏi:- Lai lịch của cô bé ấy ra sao?. Nửa năm trước, tôi với Bất Hối xuống núi du ngoạn thấy nó đang ngồi vuốt ve hai cái xác mà khóc giữa bãi sa mạc. Cha con tôi tiến lên hỏi, nó bảo hai cái xác chết đó là cha mẹ nó. Gia đình nó bị quan phủ ở Trung Nguyên khép tội và đày ải tới Tây Vực. Mấy hôm trước đây, cha mẹ nó và nó chịu không nổi quân Mông Cổ hà hiếp mới đào tẩu tới đây. Cha mẹ nó bị thương nặng nên đã cùng chết hết. Tôi thấy nó còn nhỏ như thế mà tội nghiệp. Tuy nó rất xấu xí, nhưng lời ăn lẽ nói của nó cũng không đến nỗi ngu xuẩn lắm. Thế rồi tôi chôn hộ cha mẹ nó, rồi giữ nó ở lại để hầu hạ Bất Hối. Vô Kỵ gật đầu mấy cái và nghĩ thầm:- Thế ra cha mẹ Tiểu Siêu đã chết hết, số kiếp của nàng cũng tội nghiệp thật, không khác gì ta cả. Dương Tiêu lại nói tiếp:- Chúng tôi đem Tiểu Siêu về trên Quang Minh Ðỉnh. Một hôm tôi dạy võ Bất Hối, nó đứng cạnh xem. Ngờ đâu lúc tôi giải thích các phương vị của sáu mươi bốn quẻ, Bất Hối chưa hiểu thấu mà mắt của Tiểu Siêu đã ngó vào chỗ phương vị đó liền. Vô Kỵ xen lời nói:- Có lẽ nàng thông minh hơn em Bất Hối nên nàng mới hiểu thấu trước cũng nên. Thoạt tiên tôi cũng nghĩ như vậy, trong lòng có vẻ mừng thầm, nhưng tôi nghĩ lại liền nghi ngờ ngay. Tôi liền cố ý nói mấy câu khẩu quyết thật khó mà xưa nay chưa hề dạy qua Bất Hối bao giờ, và tôi còn nói sai phương vị nữa, tôi liền thấy nó cau mày lại, hình như nó đã phát giác ra được sự lầm lỗi của tôi. Từ đó trở đi tôi liền để ý biết con bé này thế nào cũng đã được cao nhân truyền thụ võ công của nó rất cao siêu. Nó có võ công tột bực như thế mà chịu lên trên Quang Minh Ðỉnh này làm con sen, con đòi như vậy, chắc là nó phải có mục đích gì ám muội cũng nên. Hoặc giả cha mẹ của nàng tinh thông dịch lý, nàng đã được học hỏi của gia truyền cũng chưa biết chừng? Xong giáo chủ nên rõ, dịch kinh của nhà văn khác hẳn dịch kinh trong võ công. Nếu tài học nó do cha mẹ nó truyền thụ cho thì cha mẹ nó phải là tay cao thủ bậc nhất trong võ lâm. Lúc ấy tôi lẳng lặng không nói gì hết. Vài ngày sau tôi mới hỏi lai lịch và thân thế của cha mẹ nó. Nó chối cãi luôn mồm và không chịu để lộ qua một chút lai lịch gì hết. Lúc ấy tôi cũng không nổi giận, chỉ dặn bảo Bất Hối hãy ngấm ngầm để ý đến nó thôi. Lại một hôm tôi kể một câu chuyện rất buồn cười, Bất Hối ha hả cất tiếng cười, nó đứng cạnh đó cũng không sao nhịn được, liền há mồm cười theo. Lúc ấy nó đứng ở phía sau tôi và Bất Hối, nó tưởng cha con tôi không nhìn thấy nụ cười của nó, ngờ đâu Bất Hối đang cầm một thanh kiếm mà thành kiếm đó bóng nhoáng như gương vậy nên đã trông thấy rõ nụ cười của nó không phải là một con bé xấu xí như tôi đã từng lầm tưởng, mặt nó còn xinh đẹp hơn Bất Hối là khác, tới khi tôi quay đầu lại nhìn thì lại thấy nó bỗng dưng méo mó và xấu xí y như lúc trước vậy. Vô Kỵ mỉm cười và nói:- Suốt ngày giả bộ xấu xí như thế, quả thật không phải là một chuyện dễ. Nói đoạn chàng liền nghĩ:Dương Tiêu là một người đa mưu lắm kế như thế, Tiểu Siêu ít tuổi như vậy thì làm sao mà qua mặt được y? Tất nhiên là nàng không thể giấu diếm mãi được. Dương Tiêu lại nói tiếp:- Nhưng tôi vẫn không nói ra vội, chờ đến tối hôm đó đêm khuya canh vắng, tôi lẳng lặng vào trong phòng của Bất Hối để xem động tịnh ra sao. Tôi thấy nó vừa ở trong phòng của Bất Hối đi ra, đi thẳng về những căn phòng ở phía Ðông để tìm kiếm một cái gì đó mà tôi không được rõ. Cứ thấy nó đi vào từng phòng một và đến từng chỗ hẻo lánh để tìm kiếm, sau tôi không nhịn được liền tiến lên hỏi nó tìm cái gì và tra hỏi nó xem ai đã sai nó lên Quang Minh Ðỉnh này để dò xét như vậy? Không ngờ nó rất bình tĩnh trả lời tôi rằng:- Không ai phái tôi cả chỉ vì lòng hiếu kỳ nên tôi cứ muốn đi đây đi đó như thế mà thôi . Tha hồ tôi dọa nạt hay dụ dỗ thế nào nó cũng không chịu tiết lộ nửa câu, tôi lại giam nó vào một nơi để cho nó nhịn đối bảy ngày bảy đêm. Sắp chết đối đến nơi mà nó cũng không chịu nói gì cả. Sau cùng tôi mới phải làm ra một bộ xiềng xích để xích nó lại để nó đi tới đâu cũng có tiếng kêu tới đó. Như vậy nó không còn có thể ngấm ngầm giết hại Bất Hối được! Thưa giáo chủ! Tôi dám chắc con nhỏ này là do kẻ địch phái đến dò xét. Tôi căn cứ vào nó tinh thông các môn vị của Bát Quái, tôi e rằng nếu không phải là người phía Võ Ðang thì nó cũng là người của phái Nga Mi. Nhưng với một con bé nho nhỏ như thế cũng chả làm nên được cái trò trống gì. Thấy nó hầu hạ giáo chủ tận tâm như vậy và giáo chủ đã cư xử với nó một cách từ bi như thế, đó cũng là do số nó may mắn lắm! Vô Kỵ đứng dậy vừa cười vừa nói:- Chúng ta bị giam trong hầm này bấy nhiêu ngày, bây giờ cũng nên đi ra ngoài cho nó dãn chân dãn tay! Dương Tiêu nghe nói cả mừng vội hỏi:- Ra ngay bây giờ hay sao, thưa giáo chủ?- Những người nào chưa lành mạnh hẳn, không nên ra tay đấu với kẻ địch vội! Hồng Mộc và Cự Mộc, hai vị Chưởng kỳ sứ chưa khỏi hẳn không nên tham chiến vội! Còn các người có thể theo tôi đối địch được. Dương Tiêu vội ra truyền lệnh, trong hầm ai nấy nghe tin đều mừng rỡ làm ồn cả dưới đường hầm. Vô Kỵ vận thần công đẩy cánh cửa lớn ra, một mình ra ngoài trước, chàng chờ mọi người ra hết lại đóng cánh cửa đá lại như trước. Nhan Bồn Trưởng kỳ sứ của Hậu Thổ Kỳ là đại lực sĩ số một của Minh giáo. Y thấy Vô Kỵ đẩy cánh cửa nhẹ nhàng như vậy, cũng đẩy thử xem, nhưng đã ra hết dức đẩy mà cánh cửa vẫn đứng yên, y liền thè lưỡi lắc đầu không dám đẩy nữa nên càng phục vị giáo chủ trẻ tuổi này thêm. Mọi người ra khỏi đường hầm sợ kẻ địch hay biết, ai ai cũng yên lặng đến tiếng ho cũng không nghe thấy nốt. Vô Kỵ đứng trên một tảng đá lớn, bên dưới là người của Bạch Mi giáo, Minh giáo. Người của Bạch Mi giáo đứng ở phía Tây, người của Minh giáo đứng ở phía Ðông. Họ đứng xếp thành hàng rất trật tự, dưới ánh sáng trăng trông rất hùng dũng. Tuy trận đấu vừa rồi họ bị thương và chết rất nhiều, những người nào người nấy tinh thần đều phấn chấn. Thanh Dực Bức Vương Vi Nhất Tiếu với Ngũ tảng nhân đứng sau lưng Vô Kỵ để bảo vệ giáo chủ. Ai nấy đều nghiêm nghị đợi chờ Vô Kỵ ra lệnh. Vô Kỵ từ từ nói:- Kẻ địch đến tấn công trong địa của bổn giáo, tuy chúng ra muốn ngừng tay mà không được. Nhưng tôi không muốn tàn sát nhiều nếu bất đắc dĩ lắm, các vị mới nên ra tay giết địch thôi. Hân giáo chủ của Bạch Mi giáo, đem giáo chúng tấn công từ phía Tây, Ngũ Hành Kỳ do Chưởng kỳ của Cự Mộc Kỳ thống lãnh, tấn công từ phía Ðông, Dương tả sứ thống lãnh người của bốn cửa Thiên, Ðịa, Phong, Lôi tấn công từ phía Bắc. Ngũ tảng nhân tấn công từ phía Nam, Bức Vướng với bổn nhân ở giữa điều động và tiếp ứng. Mọi người đều vái chào tuân lệnh nhưng không có một tiếng động và tiếng nói nào hết. Vô Kỵ giơ tay lên phẩy một cái và khẽ nói:- Chúng ta đi thôi. Mọi người chia thành bốn đội, từ bốn phía bao vây Quang Minh Ðỉnh. Vô Kỵ nói với Nhất Tiếu rằng:- Tôi với Bức Vương đi phía đường hầm lên đánh một trận bất ngờ, cho chúng hết đường chống đỡ. Nhất Tiếu cả mừng đáp:- Kế này hay lắm. Hai người quay lại lối cửa hầm ở phòng nàng Bất Hối. Hai người ra khỏi hầm thấy trên mặt đất đầy những gạch và ngói vụn, mùi hôi khét xông lên mũi. Trong kẻ địch cũng có rất nhiều tay hảo thủ, lúc ấy người của Minh giáo cách chúng còn xa nhưng chúng đã phát giác rồi kêu la om sòm, cảnh cáo lẫn nhau. Vô Kỵ với Nhất Tiếu nhìn nhau cười và nghĩ thầm:- Bọn này kêu la om sòm như vậy, không cần phải ra tay đấu cũng biết mình thắng rồi. Hai người ẩn sau một bức tường đổ. Dưới ánh sáng trăng, Vô Kỵ và Nhất Tiếu chỉ thấy những bóng đen chạy đi chạy lại. Thoáng lát hai người đã thấy Nói Không Ðược với Chu Ðiên sát cánh nhau ở phía Nam tấn công tới, xông vào trong đám đ ông của địch chém giết như chẻ tre.Còn Hân Thiên Chính, Dướng Tiêu, Ngũ Hành Kỳ mỗi người cũng đã tới cả, xông vào chém giết địch như hổ vào đàn dê vậy. Những kẻ chiếm cứ Quang Minh Ðỉnh là Cái Bang, Mao Sơn bang, Hải Sa phái Tất cả mười mấy bang phái to nhỏ. Thoạt tiên chúng thấy Quang Minh Ðỉnh đã cháy thành bình địa, người của Minh giáo không một tên nào thoát chết, chúng đã tưởng toàn thắng rồi nên đã có nửa số người của Cái Bang và Cự Kình bang xuống núi. Trên Quang Minh Ðỉnh còn Thần Quyền bang, Tam Giang bang, Mao Sơn bang và Ngũ Phụng đao, bốn bang hội môn phái thôi. Nay chúng bỗng thấy người của Minh giáo ở bốn mặt vây đánh tới, tuy trong bọn chúng cũng có nhiều tay hảo thủ nhưng địch sao nổi Dương Tiêu và Thiên Chính. Ðấu không đầy một tiếng đồng hồ, bọn chúng đã bị chết quá nửa. Vô Kỵ vội xuất hiện, lớn tiếng nói:- Hiện giờ cao thủ của Minh giáo đã tụ họp đầy đủ trên Quang Minh Ðỉnh, xin các bang hội, môn phái hãy nghe tôi khuyên bảo, có đấu nữa cũng vô ích, tốt hơn nên bỏ khí giới mà đầu hàng đi. Chúng ra sẽ tha cho các người khỏi chết và tiễn các người xuống núi. Bỗng có một phiên tăng vừa lùn, vừa nhỏ nhảy ra nói giọng Trung Nguyên rất sõi, quát lớn:- Tiểu tặc là ai? Dương Tiêu quát mắng:Phiên tăng kia không được vô lễ, đây là Trương giáo chủ, tân giáo chủ của bổn giáo. Phiên tăng nọ lại quát lớn:- Trương giáo chủ, Lý giáo chủ, ta đều không biết, hãy đỡ ta một kiếm này đã. Nói xong, y nhanh như điện chớp múa kiếm xông tới đâm Vô Kỵ. Dưới ánh trăng ai cũng thấy rõ thanh kiếm đó chính là ỷ Thiên kiếm của phái Nga Mi. Vô Kỵ né mình tránh thế công đó và quát hỏi:- Kiếm này là thần vật của phái Nga Mi, tại sao lại lọt vào tay đại sư được. Phiên tăng không nói gì cả, cứ xông lên tấn công luôn ba kiếm. Thế kiếm nào cũng lợi hại vô cùng. Vô Kỵ biết thanh bảo kiêm đó rất bén. Chàng tránh né mấy cái rồi đột nhiên giơ tay trái bắt luôn vào cổ tay phải của phiên tăng. Phiên tăng thấy cánh tay tê dần liền vứt ngat thanh Ỷ Thiên kiếm xuống đất kêu "keeng" một tiếng. Ngờ đâu võ công của tên phiên tăng cũng lợi hại lắm. Tuy tay phải của y đã bị Vô Kỵ nắm chặt, mà y còn múa tay trái nhằm ngực Vô Kỵ đấm tới liền. Nhờ có thần công hộ thể, quyền của phiên tăng đánh trúng ngực chàng, bắn trở lại ngay. Phiên tăng đó loạng choạng mấy bứoc ngã lăn ra đất liền. Y lăn lộn mấy vòng lại nhảy ngay lên được và đã nhặt được thanh bảo kiếm ngay. Bành Doanh Ngọc múa kiếm lên cản trở. Nhưng kiếm của y vừa đụng vào bảo kiếm của phiên tăng, thanh kiếm của y đã gãy làm đôi liền. Tuy vậy phiên tăng không dám chiến đ ấu nữa chạy thẳng xuống núi đào tẩu.Vô Kỵ lo ngại cho Chỉ Nhược, không hiểu tại sao thanh ỷ Thiên kiếm ở trong tay nàng lại bị tên phiên tăng ấy cướp mất? Chàng quyết đuổi theo bắt cho được tên phiên tăng, để hỏi rõ căn nguyên. Chàng vừa tung mình nhảy xuống núi, bỗng nghe eo núi bên trái có tiếng kêu la như tiếng của Bất Hối. Tiếp theo, chàng lại thấy một thường kiếm bị bay tung lên. Hiển nhiên Bất Hối đã bị kẻ địch đánh rơi khí giới. Chàng vội nhảy qua eo núi, đến một bụi cây nhỏ. Vì bụi cây quá rậm, Vô Kỵ không sao thấy rõ bên trong. Không sợ nguy hiểm, chàng nhảy luôn vào bụi. Bỗng một luồng gió mạnh thổi tạt vào mặt Vô Kỵ và một lưỡi đao nhằm mặt chàng chém tới. Chàng vội né sang bên chộp luôn cánh tay người đó và hất văng người đó xa mấy trượng. Trong bụi cây có tiếng mắng chửi. Tiến vào, Vô Kỵ thấy một người to lớn hai tay múa hai cái búa nhằm Bất Hối chém lia lịa. Bất Hối tay không nên nàng chỉ nhảy tránh. Vô Kỵ nhảy đến trước mặt người đó lớn tiếng quát bảo:- Ngừng tay lại. Tiếng quát của Vô Kỵ oai nghiêm làm người nọ phải ngẩn người trong giây lát rồi thuận tay giơ búa lên chém vào người Vô Kỵ. Chàng giơ tay trái giở Càn Không Ðại Nã Di, hất búa của địch thủ sang bên, chỉ nghe thấy "coong" một tiếng thật lớn, hai búa của địch thủ chém vào núi đá vụn bay tứ tung và mép hai lưỡi búa bị uốn cong. Hai cánh tay của người nọ tê tái không còn đủ sức cầm búa nữa. Bất Hối giơ quyền đấm luôn vào thái dương kẻ địch. Tên đó lòi mắt ra và chết luôn, không kịp la một tiếng. Vô Kỵ vội hỏi:- Bất Hối, cô có bị thương không? Bất Hối đáp:- Không! Cám ơn anh đã đến cứu tôi. Thôi chúng ta quay trở lại đi.Vì cứu Bất Hối, Vô Kỵ biết tên phiên tăng đã chạy khá xa rồi, có đuổi cũng không sao đuổi kịp. Chàng cùng Bất Hối quay trở lên đỉnh núi. Những người của Mao Sơn bang đã đại bại, đang định đào tẩu, bỗng nghe thấy tiếng kêu gọi như tiếng ma khóc, đột nhiên tinh thần phấn chấn, quay trở lại đấu chí chết mới thôi, nhưng dù người của Mao Sơn bang hăng hái đến đâu cũng chỉ như ngọn lửa nến sắp tàn, đánh được một lúc đã bị giết chết hết. Vô Kỵ lớn tiếng nói:- Ðấu làm gì nữa? Các người hãy mau đầu hàng đi! Kẻ địch mắt đã đỏ ngầu mà vẫn chưa chịu ngừng tay, nhờ có ánh sáng trăng nên Vô Kỵ đã trông thấy rõ mặt chúng, tên nào tên nấy đều có vẻ hoảng sợ, hình như chúng tưởng tượng đằng sau có một tên ác quỉ đang thúc giục cho chúng phải đấu cho đến chết mới thôi. Chàng động lòng thương liền nhảy lại gần chúng giơ tay ra điểm lung tung, chỉ thoáng cái chàng đã điểm hết yếu huyệt của tất cả kẻ địch nên tên nào tên nấy cũng đều vứt hết khí giới mà ngã lăn ra tức thì. Chỉ có ba tên cao thủ tránh kịp, không bị chàng điểm trúng, nhưng cũng không bao lâu chúng đã bị Dương Tiêu, Nhất Tiếu và Dã Vương giết chết. Trận đấu đó Minh giáo toàn thắng, bên địch chỉ có một số ít người là chạy thoát thân thôi. Hơn ba trăm kẻ địch không bị giết chết cũng đều bị bắt giữ. Trên Quang Minh Ðỉnh đen đuốc sáng choang, mọi người đều cảm tạ Minh tôn đã bảo vệ cho. Trong mười mấy ngày đó, bang chúng của Mao Sơn bang đã xây dựng mấy chục căn nhà lá ở trên núi để ở tạm, nên Minh giáo mới có nhà ở ngay. Giáo chúng của Ngũ Hành Kỳ cũng chặt cây đan trúc xây dựng thêm nhà của. Nữ giáo chúng của Ðịa Tự Môn thì phụ trách việc nấu nướng các món ăn. Sau khi đắc thắng, tuy cả đ êm không ngủ, mọi người cũng không ai thấy mỏi mệt gì cả.Bạch Mi Ưng Vương Hân Thiên Chính đồng đứng dậy lớn tiếng nói:- Các giáo chúng của Bạch Mi giáo hãy nghe ta nói: Bổn giáo với Minh giáo tuy là hai nhưng sự thất chỉ có một mà thôi. Hơn mai mươi năm trước đây, ta với mấy người bạn trong Minh giáo mâu thuẫn nhau, ta mới tự lập môn phái. Hiện giờ Minh giáo đã do Trương đại hiệp đứng ra làm giáo chủ ai ai cũng đều bỏ hết oán hận cũ, hợp tâm hợp sức để phò Trương giáo chủ. Từ nay trở đi cái tên Bạch Mi giáo không còn nữa. Tất cả mọi người ở đây đều là giáo chúng của Minh giáo hết. Ai ai cũng phải tuân hiệu lệnh của Trương giáo chủ. Nếu người nào không chịu phục tùng thì phải bước xuống núi tức thì. Giáo chúng của Bạch Mi giáo nghe Hân Thiên Chính nói xong đều hoan hô ầm ĩ, tiếng kêu la của họ lớn như sấm động. Hoan hô xong, mọi người đều cùng nói:- Chúng tôi đều vào Minh giáo, thực là hân hạnh biết bao. Hân giáo chủ với Trương giáo chủ đều là người nhà chí thân. Như vậy, chúng tôi nghe hiệu lệnh của vị giáo chủ nào cũng thế thôi.Thiên Chính lại lớn tiếng nói tiếp:- Từ nay trở đi chỉ có Trương giáo chủ chớ không có Hân giáo chủ nữa, mọi người chớ phạm trượng như thế. Vô Kỵ chắp tay chào và nói:- Bạch Mi giáo với Minh giáo đã hợp nhất, thật là một việc rất đáng mừng. Nhưng tại hạ vì tình thế bắt buộc nên tạm quyền giáo chủ đấy thôi. Lúc này chúng ta đã diệt xong kẻ địch nên bầu lại một vị giáo chủ chính thức mới phải. Trong Minh giáo với Bạch Mi giáo có rất nhiều anh hùng hào kiệt, tiểu tử trẻ tuổi sức học hãy còn non kém, đâu dám đảm nhiệm chức vụ nặng nề đó. Chu Ðiên là người nhanh mồn nhanh miệng, thấy Vô Kỵ nói như vậy vội đỡ lời ngay:- Trương giáo chủ làm ơn nghĩ hộ chúng tôi, vì ngôi giáo chủ mà chúng tôi đã phải chia năm xẻ bảy mãi mới kiếm ra được một người như giáo chủ mà ai ai cũng phải phục tòng. Nếu bây giờ giáo chủ từ chối mà bầu một giáo chủ khác hừ hừ bất cứ là ai thì Chu Ðiên này sẽ là người đầu tiên không thèm chịu phục. Nếu bầu Chu Ðiên tôi ra làm giáo chủ thì tất nhiên cũng sẽ có người khác không phục rồi.Bành Doanh Ngọc cũng đứng dậy nói:- Nếu Trương giáo chủ không chịu đảm nhận trọng trách này thì Minh giáo chúng tôi sẽ lại tàn sát lẫn nhau như trước liền. Chẳng lẽ lúc ấy lại mời giáo chủ đến cứu chúng tôi hay sao? Vô Kỵ thấy mọi người nói như vậy liền nghĩ thầm:- Những người này nói cũng có lý. Trong lúc này ta không thể nào khoanh tay đứng yên cho được. Nghĩ đoạn chàng lớn tiếng đáp:- Quý vị đã có lòng như vậy, tiểu tử không dám từ chối nữa. Tiểu tử xin nhận lãnh trọng trách này. Nhưng có ba việc này xon quý vị hãy nhận lời tôi trước, còn bằng không thì nhất định không chịu nhận lời đâu. Mọi người vội đáp:- Giáo chủ ra lệnh dù ba mươi việc chúng tôi cũng xin tuân theo. Không hiểu ba việc đó là ba việc gì, xin giáo chủ cho chúng tôi hay. Vô Kỵ liền nói:- Xưa nay bổn giáo vẫn bị người ta gọi là tà ma ngoại đạo, tuy bảo những người đó vì hẹp lượng hay không hiểu chân tướng của bổn giáo nên mới gọi bổn giáo như thế. Nhưng người của bổn giáo rất nhiều, bên trong thế nào chả có kẻ bất lương, có những hành vi khả ố hay tàn sát những người vô tội. Ðó là thứ nhất. Từ nay trở đi bất cứ người nào cũng phải tuân theo luật lệ của bổn giáo, hành hiệp trượng nghĩa, làm việc thiện chứ không được tàn ác, tác quái, và cũng từ nay trở đi tôi xin nhờ Lãnh Thiêm tiên sinh đảm nhận hộ Hình Ðường Chấp Pháp Hương Chủ. Bất cứ ai vi phạm luật lệ của bổn giáo và gây thù gây oán với anh em khác đều phải chịu phạt trọng hình. Dù là các tôn trưởng của tôi như ông ngoại hay cả cậu tôi cũng vậy. Mọi người nghe xong đều vái chào và đồng thanh nói:- Ðiều đó nên lắm, nên lắm! Bành Doanh Ngọc cũng xen lời nói:- Năm xưa lúc Dương giáo chủ còn sống, luật lệ của bổn giáo rất nghiêm. Từ khi Dương giáo chủ mất, người của bổn giáo mới không còn tuân theo luật lệ, khiến bổn giáo suýt bị diệt vong. Bây giờ mong Trương giáo chủ với Lãnh huynh nên chỉnh đốn lại. Ðây là một việc rất quan trọng của bổn giáo. Lãnh Thiêm tiến lên một bước và nói:- Xin tuân lệnh giáo chủ! Vô Kỵ lại nói tiếp:- Việc thứ hai nói ra thì khó khăn hơn việc trước nhiều. Bổn giáo với sáu đại môn phái ở Trung Nguyên kết thù kết oán đã lâu, môn hạ đệ tử của hai bên chém giết hoặc đả thương lẫn nhau đã khá nhiều. Bây giờ chúng ta xoá bỏ chuyện cũ đi. Không gây thù gây oán với sáu đại môn phái ấy nữa. Mọi người nghe thấy điều ấy, trong lòng có vẻ không phục nên vẫn không thấy có ai lên tiếng trả lời cả. Chu Ðiên lại lên tiếng:- Nếu sáu đại môn phái tự ý đến gây hấn với chúng ta thì sao? Vô Kỵ đáp:- Lúc ấy chúng ta sẽ tuỳ cơ ứng biến. Nếu đối phương cứ nhất định dồn ép, tất nhiên chúng ta không thể nào chịu thúc thủ mà chờ chết được. Thiết Quan Ðạo nhân cũng xen lời nói:- Thôi được! Ðằng nào tính mạng của chúng tôi đều do giáo chủ cứu sống. Giáo chủ muốn thế nào chúng tôi cũng xin tuân theo. Bành Doanh Ngọc bỗng lớn tiếng nói:- Thưa các anh em! Sáu đại môn phái giết người của chúng ta khá nhiều mà ta đã giết người của họ cũng không ít. Nếu hai bên cứ dây dưa mối oán thù như thế thì càng chết nhiều mà thôi. Giáo chủ đã ra lệnh bảo chúng ta đừng có tầm thù nữa. Ðó là người muốn ban phúc cho chúng ta chứ có phải là muốn cho chúng ta chết đâu.Mọi người thấy Doanh Ngọc nói rất phải, nên ai nấy đều nhận lời hết. Vô Kỵ chắp tay chào và nói:- Quý vị khoan hồng đại lượng như vậy thật là phước cho vỗ lâm và cũng rất may mắn cho chúng sinh. Còn việc thứ ba là theo di lệnh của Dương tiền giáo chủ nói: Bất cứ ai kiếm lại được Thánh Hỏa Lệnh rồi đi Cái Bang thỉnh di vật của giáo chủ thứ ba mươi mốt. Người đó sẽ được làm giáo chủ đời thứ ba mươi tư này. Và trong di thư còn nói: "Sau khi Dương giáo chủ tạ thế, địa vị giáo chủ do Kim Mao Sư Vương tạm quyền". Vậy chúng ta phải đi ra hải ngoại đón Tạ Sư Vương về để ông ta tạm quyền giáo chủ, rồi chúng ta nghĩ cách tìm kiếm lại Thánh Hoả Lệnh và di vật của giáo chủ đời trước. Lúc ấy tiểu tử sẽ thoái ngôi nhượng quyền, không còn ai dị nghị nữa. Mọi người nghe thấy Vô Kỵ nói như vậy đều ngẩn người ra nhìn nhau và nghĩ thầm:- Chúng ta không có thủ lãnh đã mấy chục năm , mãi mới kiếm ra được một người trí dũng song toàn. Nếu sau này một kẻ nào bất tài mà kiếm ra được Thánh Hỏa Lệnh chẳng lẽ để cho tên bất tài đó ra làm giáo chủ hay sao?Tới lúc này Dương Tiêu mới lên tiếng:- Di chúc của Dương tiền giáo chủ đã viết vào hai mươi năm trước đây. Lúc ấy thế cuộc khác hẳn bây giờ nhiều. Việc đi đón Kim Mao Sư Vương và việc tìm kiếm Thánh Hỏa Lệnh chúng ta vẫn tiếp tục thi hành. Nhưng để cho người khác làm giáo chủ, tôi e mọi người không phục tòng. Vô Kỵ cương quyết phải tuân theo di lệnh của Dương tiền giáo chủ mà hành sự. Mọi người thấy chàng cương quyết như vậy đành phải nghe theo, nhưng ai nấy đều nghĩ:- Có lẽ Kim Moa Sư Vương đã chết lâu rồi và Thành Hỏa Lệnh đã mất gần trăm năm , làm sao mà tìm ra được vật ấy? Bây giờ ta hãy cứ y theo lời giáo chủ. Sau này nếu có việc gì biến đổi thì sẽ định liệu sau vậy. Thế rồi Vô Kỵ sai người đốt cháy Thánh Hỏa lên, giết bò, giết dê uống máu ăn thề với nhau, và bắt mọi người không được trái với ba lời ấy. Thề xong trời vừa sáng tỏ, bỗng nghe trong rừng có tiếng kêu la kinh khủng. Thiết Quan đạo nhân thét hỏi:- Ai kêu la dữ dội như thế? Trong rừng có hai người chạy ra. Ðó là bộ hạ của Hồng Thủy Kỳ. Chúng chạy đến trước mặt Chưởng kỳ sứ của Hồng Thủy Kỳ là Ðương Dương bảo:- Thưa ngài, số tù binh của Mao Sơn bang và Ngũ Phụng Ðao đã tự tử hết.Ðường Dương ngạc nhiên hỏi:- Có việc ấy thật ư?Hỏi xong, Ðường Dương ra lệnh cho ba mươi mấy thủ hạ đi bốn mặt tám phương ồng thời lại ra lệnh cho những người khác bố trí trận thế. Ðường Dương đem theo mấy người vào rừng quan sát. Hồng Thủy Kỳ khổ chiến mấy trận nên người của Kỳ đó chỉ còn mấy chục người thôi, nhưng Ðường Dương chỉ huy rất khéo, trông vẫn oai nghi và chỉnh tề. Một lát sau, Ðường Dương từ trong rừng vắng đi ra, tiến đến trước mặt Vô Kỵ thưa rằng:- Bẩm giáo chủ, thuộc hạ Ðường Dương xin lãnh tội. Vô Kỵ hỏi:- Việc gì, Ðường ký sứ?. Thuộc hạ phái người trông nom bọn tù binh, không ngờ bọn chúng đột nhiên cướp khí giới của người canh gác, rồi tự tử hết. Người canh gác không sao cản trở kịp nên đã thất chức. Thật kỳ lạ. Vô Kỵ cùng mọi người đi vào trong rừng, chỉ thấy bọn tù binh của Mao Sơn bang và Ngũ Phụng Ðao nằm chết ngổn ngang. Tám giáo chúng của Hồng Thủy Kỳ thừa lệnh canh gác có sáu người bị thương. Tất cả tám người đó đều quỳ dưới đất để chịu tội.Vô Kỵ hỏi:- Những người này tự tử hay bị các ngươi giết? Người lãnh đầu canh gác thưa:- Thưa giáo chủ, bọn tù binh này bỗng lẳng lặng nhảy tới tấn công thuộc hạ rồi cướp đao kiếm tự tử, từ đầu tới cuối chúng không nói nửa lời. Vô Kỵ nghe nói gật đầu và nói tiếp:- Việc xảy ra đột ngột như vậy, lỗi không phải của các ngươi. Thôi các ngươi đứng dậy. Vô Kỵ cúi nhìn bọn tù binh thấy vết thương của chúng quả thật do tự tử mà chết. Chàng thấy trong đống xác có một cánh tay hãy còn khuấy động, biết người đó chưa chết hẳn, vội cúi xuống giơ chưởng điểm luôn ở Linh Ðài yếu huyệt của người đó, và dồn Cửu Dương chân khí sang để cứu chữa. Người nọ trợn mắt lên ngơ ngác nhìn chàng. Chàng vội hỏi:- Tại sao lại tự sát? Người nọ, thở hổn hển đáp:- Có ai tham sống sợ chết ra tay giết ta đừng có nương tay Vô Kỵ ngẩn người ra, nghĩ ngợi. Chàng sực nhớ lúc kịch chiến hồi nãy giữa lưng núi bỗng có người quát bảo, đối phương liều đối chí mạng. Chàng đoán chắc trong đó thế nào cũng có sự bí mật gì đây nên chàng lại hỏi tiếp:- Ai đã hạ thủ quyết không nương tay?Người nọ đáp:- Cả nhà tôi Già trẻ lớn bé vợ, con cái đều nằm ở trong tay người ta. - Ở trong tay ai? Chúng tôi sẽ cứu gia đình bạn ra khỏi chốn nguy hiểm. Người nọ lắc đầu, gượng cười, rồi gục đầu xuống tắt thở.Dương Tiêu và mọi người nghe người đó nói như vậy liền ngơ ngác nhìn nhau thắc mắc. Vô Kỵ cùng Thiên Chính, Dương Tiêu, Nhất Tiếu quay về lều tranh. Bành Doanh Ngọc nói:- Gia quyến của những người này đã lọt vào tay kẻ khác nên mới bị kềm chế. Không cảm tử thì vợ con cũng không thể nào sống được. Không hiểu trên giang hồ này, người nào lại có quyền lực chỉ huy được hào kiệt của các bang phái thế này?Chu Ðiên cũng lên tiếng nói:- Tên phiên tăng cầm ỷ Thiên bảo kiếm hồi nãy chắc có thông đồng với phái Nga Mi. Theo ý tôi thì sáu đại môn phái thế nào cũng đứng sau lưng bọn này để điều khiển. Diệt Tuyệt lão tặc ni âm độc lắm. Mụ ta địch không nổi giáo chủ mới xúi bọn này đến gây hấn. Lãnh Thiêm vội đáp:- Không phải! Chu Ðiên lại hỏi:- Tại sao bạn lại bảo là không phải?Lãnh Thiêm vẫn không trả lời. Nói Không Ðược cũng xen lời nói:- Tôi thiết nghĩ bắt giữ gia đình của những người ở các bang phái chỉ là chuyện nhỏ. Sự thật, những bang phái ở Trung Nguyên đã có dự mưu sẵn. Sáu đại môn phái vây đánh bổn giáo, yên trí thế nào cũng toàn thắng. Bọn Diệt Tuyệt lão ni tự phụ lắm. Chúng quyết không nghĩ đến chữ thất bại đâu. Vì vậy chúng không mai phục sẵn bọn này. Mọi người gật đầu khen phải. Chu Ðiên lại nói tiếp:- Vậy những người gây thù với ta là ai?Mọi người bàn tán nửa ngày vẫn không tìm được lý do. Vô Kỵ nói:- Việc này chúng ta tạm gác lại. Bây giờ hãy tiếp tục làm những việc đại sự. Ai đi hải ngoại nghênh đón Kim Mao Sư Vương Tạ Pháp Vương. Bổn nhân phải đi mới được. Chẳng hay có vị nào bằng lòng đi với bổn nhân?Mọi người đều đứng dậy nói:- Chúng tôi nguyện theo giáo chủ cùng đi hải ngoại. Vô Kỵ lại đáp:- Ði hải ngoại không cần nhiều người. Huống hồ, Quang Minh Ðỉnh còn cần nhiều người xử lý. Vở y, Dương tả sứ thống lãnh Thiên, Ðịa, Phong, Lôi, Mộc, Thủy , Hỏa, Thổ, năm kỳ chia nhau đi các nơi chiêu tập những giáo chúng tán lạc, truyền dụ ba việc của bổn nhân đã hẹn ước với mọi người. Còn ông ngoại với cậu đem quân đi do thám xem kẻ địch nào ngấm ngầm gây thù với chúng ta, nhất là tìm coi Tía Sam Long Vương và Quang Minh Hữu Sứ hiện ở đâu. Vi Bức Vương đi gặp người trưởng môn của sáu đại môn phái nói rõ với họ, bổn giáo chỉ muốn làm bạn với các môn phái chứ không muốn gây thù, gây hấn như trước nữa. Việc này rất khó giải quyết, nhưng với tài của Bức Vương, tôi tin thế nào cũng thành công. Việc đi hải ngoại nghênh đón Tạ Pháp Vương, do bổn nhân với Ngũ vị tảng nhân cùng đi.Mọi người đều tuân lệnh Vô Kỵ. Bất Hối nói với cha rằng:- Thưa cha, con muốn đi hải ngoại để được xem cảnh núi non, bể cả. Dương Tiêu mỉm cười đáp:- Việc này con hãy hỏi giáo chủ chứ cha không có quyền. Bất Hối phùng mồm, bĩu môi không nói gì nữa. Vô Kỵ thấy vậy mỉm cười, hồi tưởng lại mấy năm trước đưa Bất Hối lên Tây Vực. Lúc đi đường Vô Kỵ có kể chuyện Băng Hoa đảo cho nàng nghe. Lúc ấy, nàng đã muốn được đi xem rồi. Nghĩ vậy chàng liền nói:- Cô Bất Hối! Ði đường biển nguy hiểm lắm. Nếu cô không sợ hãi và Dương tả sứ muốn được cho yên tâm cho cô đi thì Tả sứ với cô cùng đi hải ngoại cũng được.Bất Hối thấy Vô Kỵ nói như vậy vội đáp:- Tôi chả sợ gì hết. Cha, chúng ta hãy theo anh Vô Kỵ à theo giáo chủ đi đi. Dương Tiêu đưa mắt nhìn Vô Kỵ để chờ giáo chủ ra lệnh chứ không trả lời Bất Hối. Vô Kỵ liền nói:- Nếu vậy, phiền Lãnh tiên sinh ở lại trấn thủ Quang Minh Ðỉnh và cai quản Thiên, Ðịa, Phong, Lôi bốn môn. Lãnh Thiêm vâng lời, Chu Ðiên vỗ tay dậm chân la lớn:- Hay lắm! Hay lắm! Hôm đó mọi người ăn uống no say, rồi người nào người nấy về chỗ ở của mình mà nghỉ ngơi. Vô Kỵ muốn Bất Hối cởi xiềng xích cho Tiểu Siêu, nhưng chìa khoá bị mất trong đống gạch vụn, không sao tìm thấy được. Tiểu Siêu lại thấy Vô Kỵ đã hết sức tìm chìa khoá cho mình mà không thấy, liền lạnh lùng nói:- Không sao! Tôi cứ mang theo cái xiềng xích này đi đường kêu "loong coong" càng thêm vui tai. Vô Kỵ liền an ủi nàng ta rằng:- Tiểu Siêu! Cô cứ yên tâm ở trên Quang Minh Ðỉnh này chờ tôi đón Tạ Pháp Vương về rồi sẽ mượn con đao Ðồ Long mà chém đứt sợi xiềng xích ấy cho cô. Tiểu Siêu lắc đầu không nhận lời. Sáng sớm ngày hôm sau, Vô Kỵ lại dẫn mọi người đến chia tay Lãnh Thiêm để xuống núi. Lãnh Thiêm liền nói:- Thưa giáo chủ! Giáo chủ là người liên can đến sự an nguy tồn vong của bổn giáo. Vậy xin giáo chủ nên bảo trọng thân thể. Vô Kỵ đáp:- Lãnh Thiêm tiên sinh tọa trấn Tổng Ðàn, công việc mệt nhọc lắm đấy. Lãnh Thiêm với các thủ lãnh của Thiên, Ðịa, Phong, Lôi bốn môn tiễn đưa mọi người xuống Quang Minh Ðỉnh rồi mới chia tay.Ði được hơn trăm dặm, Vô Kỵ ra lệnh căng lều trên bãi sa mạc nghỉ ngơi. Ngủ đến nửa đêm, chàng bỗng nghe thấy từ phía Tây có tiếng kim khí va chạm vọng tới. Sau khi luyện thành Cửu Dương Thần Công, tai mắt của chàng thính hơn tai mắt của người thường gấp bội. Chàng lắng tai nghe giây phút rồi lẳng lặng đi ngay về phía đó. Ði được vài dặm, chàng đã trông thấy một bóng người đang đi tới. Chàng nhận ra là Tiểu Siêu, liền tiến lên hỏi:- Tiểu Siêu! Tiểu Siêu vừa trông thấy Vô Kỵ đã oà lên khóc. Nàng gục ngay vào lòng chàng mà nức nở. Vô Kỵ an ủi nàng rằng:- Ðừng khóc nữa. Tiểu Siêu càng lớn tiếng khóc thêm, giây phút sau mới trả lời Vô Kỵ rằng:- Công tử đi đâu tôi cũng đi đó .Vô Kỵ nghĩ thầm:-Cô bé này mồ côi cha mẹ, lại bị cha con Dương tả sứ nghi ngờ, thật tội nghiệp vô cùng. Nàng thấy ta tử tế với nàng như vậy nên nàng mới quyến luyến. Nghĩ đoạn chàng liền an ủi tiếp:- Thôi! Cô đừng khóc nữa. Tôi nhận đưa cô đi hải ngoại. Tiểu Siêu cả mừng, ngửng đầu nhìn Vô Kỵ, chàng thấy bộ mặt của nàng quả thật đẹp tuyệt vời. Bỗng có tiếng vó ngựa từ phía Ðông Bắc nhộn nhịp vọng tới, hình như có một đội ngựa rất đông đang chạy từ phía Tây sang Ðông. Càng tiếng vó ngựa càng xa dần. Chàng cũng đoán ra được là đội người đó ít ra cũng đến hàng trăm. Một lát sau, Nhất Tiếu và Dương Tiêu đã lần lượt chạy tới nói:- Thưa giáo chủ, đêm khuya có đại đội người ngựa phi chạy như thế, chưa biết chừng là kẻ địch của chúng ta cũng nên! Vô Kỵ liền bảo Tiểu Siêu hợp bọn với Bành Doanh Ngọc. Còn mình cùng Dương Tiêu và Nhất Tiếu tiến thẳng về phía có tiếng vó ngựa. Khi mấy người đi tới gần, quả nhiên thấy trên bãi sa mạc còn để lại nhiều dấu vó ngựa, Nhất Tiếu cúi mình xuống xem, bỗng y nhặt lên một nắm cát và nói:- Có vết máu. Ba người theo những vết chân ngựa in trên cát mà đi luôn mấy dặm. Dương Tiêu bỗng thấy trên mặt cát phía bên trái có nửa thanh đao gãy, vội chạy lại nhặt lên xem, thấy lưỡi dao có khắc ba chữ "Phùng Nhân Hào". Y liền nói:- Nhân Hào là người của phái Không Ðộng, thưa giáo chủ. Có lẽ phái Không Ð ộng để sẵn ngựa xe ở đây để chuẩn bị trở về Trung Nguyên cũng nên.Ba người đã điều tra ra những người đó của phái Không Ðộng rồi mới yên tâm trở về chỗ cũ.Mọi người đi tới ngày thứ năm bỗng thấy trên cánh đồng cỏ ở phía trước, có đám đông người. Vô Kỵ đã nhận ra những người đó đều ăn mặc áo ni cô, trong bọn lại có bảy tám người là đàn ông. Khi mọi người đi tới cách bọn ni cô chừng mười mấy trượng, đã nghe ni cô la lớn:- Kìa, ác tặc Ma giáo kìa! Mọi người vừa định rút khí giới ra bao vây bọn Vô Kỵ. Vô Kỵ biết rõ đối phương là người của phái Nga Mi rồi. Nhưng không hiểu tại sao họ đã đi rồi mà còn ở lại. Và những người của phái Nga Mi này rất lạ mặt, chàng chưa hề thấy bao giờ. Chàng liền lớn tiếng hỏi:- Các vị có phải là môn hạ của phái Nga Mi không? Một ni cô người bé nhỏ, đã vượt mọi người chạy tới trước mặt Vô Kỵ quát hỏi lại rằng:- Ác tặc của Ma giáo kia hỏi nhiều làm chi? Có giỏi thì mau ra đây lãnh chết đi.Vô Kỵ đáp:- Chẳng hay sư thái quý danh là gì? Tại sao lại nổi giận như thế? Ni cô kia lại quát hỏi tiếp:- Tà ác gian tặc. Mi là cái thứ gì lại dám hỏi danh hiệu của ta? Chẳng hay mi là ai thế?Nhất Tiếu thấy ni cô vô lễ với giáo chủ của mình như vậy liền dở khinh công ra, thân hình nhanh như điện chớp, xuyên vào trong đám quân, điểm huyệt luôn hai tên nam đệ tử rồi túm cổ chúng chạy luôn ra đằng xa mới vứt chúng xuống đất rồi quay về chỗ cũ, lại ra tay như trước, điểm luôn yếu huyệt hai tên nam đệ tử nữa. Bọn người phái Nga Mi thấy Nhất Tiếu có khinh công lợi hại như vậy, chỉ thoáng cái, hai tên nam đệ tử của họ đã bị Nhất Tiếu xách cổ đi như đằng vân, giá vũ và đem ra ngoài xa mấy chục trượng rồi bị vứt xuống đất, nằm im một chỗ không sao cử động được nữa nên người nào người nấy đều ngơ ngác nhìn nhau. Họ lại nghe Nhất Tiếu cười nhạt và nói:- Vị này là một kỳ nam tử, võ công giỏi nhất thế gian và can đảm nhất thiên hạ, và cũng là giáo chủ cả Minh giáo chúng ta. Trương giáo chủ đã thống lãnh tả hữu Quang Minh Sứ, Tứ Ðại Hộ Giáo Pháp Vương, Ngũ tảng nhân, Ngũ Hành Kỳ, Thiên, Ðịa, Phong, Lôi tứ môn. Giáo chủ chúng tôi đã đuổi được phái Nga Mi xuống núi, đã cướp được thanh ỷ Thiên kiếm trong tay của Diệt Tuyệt sư thái, một nhân vật như thế mà không xứng hỏi pháp danh của sư thái hay sao? Các đệ tử của phái Nga Mi nghe thấy Nhất Tiếu nói như vậy rất kinh hãi vì vừa rồi chúng đã trông thấy khinh công và thủ đoạn của Nhất Tiếu huyền ảo như thế, chúng không thể nào dám không tin lời nói của Nhất Tiếu nữa. Ni cô trạc tuổi trung niên kia định thần giây lát rồi mới lên tiếng hỏi tiếp:- Các hạ là ai thế? Nhất Tiếu vừa cười vừa đáp:- Tại hạ họ Vi, biệt hiệu là Thanh Dực Bức Vương! Những người trong phái Nga Mi đã có mấy người vừa nghe Nhất Tiếu xưng danh xong liền thất thanh la lên. Tiếp theo đó, bốn người vội chạy đến chỗ bốn đồng môn bị Nhất Tiếu túm đi vứt hồi nãy xem sao.Nhất Tiếu thấy vậy, vừa cười vừa nói tiếp:- Ta thừa lệnh Trương giáo chủ, Minh giáo chúng ta không gây hấn sáu đại môn phái nữa, nên Bức Vương đây không có hút máu chúng đâu. Thì ra từ khi Nhất Tiếu được Vô Kỵ dùng Cửu Dương thần công cứu chữa cho, không những đã xua đuổi hết những hàn độc của Nhất âm chỉ mà còn chữa khỏi già nửa hơi âm độc ở trong người y nữa, cho nên từ đó đến giờ, y khỏi cần phải hút máu người để kháng cự lại với hơi hàn độc như trước kia nữa. Bốn người nọ đỡ bốn tên bị điểm huyệt trở về chỗ đồng bọn rồi mọi người đang nghĩ cách giải huyệt cho bốn tên đó. Ngờ đâu chúng chỉ nghe thấy có tiếng "Xoẹt! Xoẹt!" đã thấy bốn viên đất nhỏ bay tới bắn trúng vào yếu huyệt của bốn người kia, tức thì bốn người đó đã đứng dậy. Dương Tiêu đã dùng Ðàn Chỉ Thần Công, ném đá điểm huyệt, giải huyệt cho bốn tên đệ tử của phái Nga Mi. Người ni cô trung niên thấy số người của đối phương tuy ít nhưng võ công đều kỳ lạ, huống hồ còn có giáo chủ của họ nữa, nếu ra tay đấu, bên mình thế nào cũng thua to, nên ni cô liền nói:- Bần ni pháp danh là Tĩnh Không. Dám hỏi vị thí chủ vừa ném đá giải huyệt kia là ai thế? Dương Tiêu chưa kịp trả lời, Chu Ðiên đã ha hả cười và đáp:- Y là Quang Minh sứ giả của bổn giáo, cũng có thể nói là người nhà của quý phái đấy. Tĩnh Không lui lại một bước trợn ngược đôi lông mày quát lớn:- Thế ra mi là ác tặc Dương Tiêu đã giết chết Kỷ sư muội ta đấy? Vô Kỵ vội lên tiếng nói:- Câu chuyện của Kỷ cô nương đầu đuôi như thế nào, Tĩnh Không sư thái cứ hỏi tôn sư sẽ rõ, khỏi cần ở đây sinh sự lôi thôi làm chi. Tĩnh Không lại hỏi:- Sư phụ của ta đâu? Vô Kỵ đáp:- Tôn sư ở trên Quang Minh Ðỉnh xuống núi tới giờ đã được hơn nửa tháng trời. Có lẽ lúc này tôn sư đã tới Ngọc Môn Quang rồi cũng nên. Chẳng lẽ các vị không có gặp tôn sư ở góc đường hay sao? Một thiếu nữ tuổi trạc ba mươi ở phía sau Tĩnh Không xen lời nói:- Sư tỷ chớ có nên nghe lời nói của chúng. Chúng ta đã chia làm ba đường tiếp ứng, hễ có tin gì là dùng hoả pháo liên lạc, tại sao chúng ta lại không gặp tôn sư?Tĩnh Không mặt đầy vẻ hoài nghi, vội hỏi lại:- Gia sư với các sư tỷ muội chả bị Minh giáo bắt cóc rồi là gì. Ðại trượng phu phải nên quang minh chính trực, các người hà tất phải giấu diếm chúng ta làm chi?Chu Ðiên xen lời nói:- Nói thật cho các người biết, phái Nga Mi không tự lượng sức mình, lên tấn công Quang Minh Ðỉnh, từ Diệt Tuyệt sư thái trở xuống, người nào người nấy đều bị bắt giữ hết, hiện đang bị giam cầm ở thuỷ lao để cho mấy thầy trò bà ta chịu tội và hối cải, ít nhất cũng phải giam giữ trong tám năm hay mười năm . Tới lúc đó có thả hay không còn tính lại. Bành Doanh Ngọc vội lớn tiếng nói át lời của Chu Ðiên và bảo với các môn hạ của phái Nga Mi rằng:Quý vị chớ có nghe Chu huynh nói đùa, Diệt Tuyệt sư thái thần công cái thế như vậy và các môn hạ người nào võ nghệ cũng cao cường, có khi nào lại bị Minh giáo bắt giữ được. Lúc này quý phái với Minh giáo chúng tôi, hai bên đã ngừng chiến, các vị hãy về núi Nga Mi sẽ gặp tôn sư và các đồng môn kia ngay. Tĩnh Không bán tín bán nghi, vẫn còn do dự, không biết phải quyết định ra sao. Nhất Tiếu lại lên tiếng nói tiếp:- Xin quý vị nên tin lời giáo chủ chúng tôi, chẳng lẽ Trương giáo chủ đường đường là một giáo chủ, lại nói dối các vị hay sao? Ni cô tuổi trung niên lại hỏi tiếp:- Xưa nay Ma giáo vẫn có tiếng xảo trá và lắm kế, chúng ta tin sao được? Ðường Dương chưởng kỳ sứ của Hồng Thủy Kỳ giơ tay trái lên phất một cái, ra hiệu cho Ngũ Hành Kỳ. Chỉ trong thoáng cái, các đệ tử của phái Nga Mi đã thấy giáo chúng của Cự Mộc Kỳ ở phía Ðông, Liệt Hỏa Kỳ ở phía Nam, Nhuệ Kim Kỳ ở phía Tây, Hồng Thủy Kỳ ở phía Bắc và Hậu Thổ Kỳ ở giữa, người nào ngưòi nấy đ ều rút khí giới ra xông lại bao vây chặt sư huynh đệ nọ. Bạch Mi Ưng Vương Hân Thiên Chính lớn tiếng nói:- Lão phu là Bạch Mi Ưng Vương chỉ cần một mình lão ra tay cũng đủ bắt bọn tiểu bối các ngươi rồi. Nhưng ngày hôm nay Minh giáo chúng ta nương tay tha thứ cho các ngươi là những người ít tuổi, ăn nói phải cẩn thận. Mấy lời nói của Thiên Chính, khiến các đệ tử của phái Nga Mi đều ù tai nhức óc, tâm thần hoang mang chịu không nổi. Chúng thấy Hân Thiên Vương râu và lông mày trắng xoá, thần oai lẫm liệt thì kinh hoảng vô cùng. Vô Kỵ chắp tay chào và nói tiếp:- Xin chào quý vị và mong quý vị đệ lời Trương Vô Kỵ của Minh giáo hỏi tăm tôn sư nhé. Nói xong, chàng liền quay người đi về phía Ðông luôn. Ðường Dương chờ Nhất Tiếu, Thiên Chính, mọi người đi khỏi mới phẩy tay ra hiệu triệu hồi Ngũ Hành Kỳ.Các đệ tử của phái Nga Mi thấy vậy kinh hãi thầm.Bành Doanh Ngọc thưa với Vô Kỵ rằng:- Thưa giáo chủ, tôi chắc việc nầy bên trong thế nào cũng có bí mật gì đây. Diệt Tuyệt sư thái với môn hạ đi về phía Ðông sao không gặp bọn đệ tử này. Vả lại, các môn phái, đi đến đâu cũng đều có để lại dâu hiệu riêng để liên lạc, không có lý do nào bọn họ lại mất tích như thế được. Mọi người vừa đi vừa bàn vấn đề đó, không ai hiểu vì sao người của phái Nga Mi lại đột nhiên mất tích trong bãi sa mạc. Hơn nữa, lại thấy thanh bảo kiếm Ỷ Thiên lọt vào tay tên phiên tăng nên mọi người nhận thấy đó là một triệu chứng chẳng lành. Vì mãi nhớ đến sự an nguy của Chỉ Nhược, Vô Kỵ vừa đi vừa nghĩ nên không chuyện trò với mọi người. Ngày hôm đó, mọi người đi cho tới chiều tối mà vẫn chưa dừng chân nghỉ ngơi. Nói Không Ðược bỗng lên tiếng nói:- Nơi đây có vẻ lạ lùng lắm. Nói xong, y liền chạy đến giữa bụi cây để xem xét. Y lấy chiếc xẻng sắt trong tay một giáo chúng để đào đất. Một lát y đã đào thấy một cái xác người. Xác đó đã thối nát, không sao nhận rõ mặt được. Nhưng căn cứ quần áo của cái xác đó, y đã nhận ra người đó là đệ tử của Côn Luân. Y liền bảo mấy tên giáo chúng lấy xẻng đào thêm. Không bao lâu đã đào thấy một cái hố thật rộng. Trong hố có mười lăm, mười sáu xác đều là môn hạ của phái Côn Luân. Nếu phải của họ chôn lấp, không khi nào lại chôn một cách cảu thả như thế đủ thấy bọn họ bị địch giết chết, rồi đào hố chôn như vậy. Mọi người ngơ ngác nhìn nhau, không hiểu kẻ địch của phái Côn Luân là ai? Trong khi mọi người đang hồ nghi, Doanh Ngọc bỗng lên tiếng nói:- Nếu việc này chúng ta không tìm cho ra manh mối thế nào các môn phái khác cũng nghi cho Minh giáo chúng ta đã giết đệ tử của họ. Mọi người đều công nhận lời nói của Doanh Ngọc là phải. Nói Không Ðược nói:- Tất cả mọi người hãy nghe tôi nói đây. Nếu dùng đao dùng thương giao chiến với kẻ địch chúng ta quyết không khi nào chịu thua. Riêng có ám khí của kẻ địch thì rất khó đề phòng. Vở y từ giờ phải đề phòng kẻ địch đầu độc và ám hại. Các giáo chúng đều vâng lời. Mọi người lại đi thêm một quãng nữa, thì mặt trời đã lặn, liền kiếm chỗ để nghỉ ngơi. Bỗng thấy phía Ðông Bắc có ba bốn con chim ưng đang bay, đột nhiên đâm bổ xuống dưới đất, kêu la không ngớt, hiển nhiên bên dưới đã có vật gì ném trúng con chim ấy, nên nó mới bị rớt và kêu là như thế. Trang Tranh chưởng kỳ sứ của Nhuệ Kim Kỳ, bị Diệt Tuyệt sư thái dùng Ỷ Thiên kiếm giết chết. Vô Kỵ đã truyền lệnh Ngô Kình Thảo phó ký sứ lên đảm nhiệm chức chính kỳ sứ. Lúc ấy Kình Thảo thấy mấy con chim ưng kỳ lạ như vậy, liền nói với Vô Kỵ rằng:- Ðể tôi tới đó xem sao. Nói đoạn, y liền đem theo hai giáo chúng chạy về phía đó xem xét. Một lát sau, một tên giáo chúng quay trở lại thưa với Vô Kỵ rằng:- Thưa giáo chủ, Hân lục hiệp của phái Võ Ðang bị ngã ở thung lũng. Vô Kỵ nghe nói giật mình kinh hãi, vội hỏi:- Có đúng là Hân lục hiệp không? Ông ta bị thương ư? Thưa giáo chủ, hình như Hân lục hiệp bị thương rất nặng. Ngô kỳ sứ thấy là Lục hiệp nên mới sai thuộc hạ cấp báo giáo chủ hay. Hiện giờ, Ngô kỳ sứ đã xuống dưới thung lũng để liệu bề cứu chữa. Vô Kỵ nóng lòng như đốt không đợi chờ tên giáo chúng nói hết lời, đã vội chạy thẳng xuống thung lũng. Dương Tiêu, Thiên Chính mọi người cũng chạy theo sau.Khi Vô Kỵ chạy tới thung lũng đã thấy Kình Thảo, tay trái ẵm Lợi Hanh, tay phải vịn những cành cây leo lên sườn núi. Vô Kỵ lo âu vô cùng, vội chạy xuống nắm cánh tay của Kình Thảo kéo lên và một tay rờ vào mũi Lợi Hanh để xem sư thúc còn sống hay chết? Chàng thấy Lợi Hanh hãy còn thở thoi thóp, trong lòng mới được yên tâm. Chàng đỡ tay, ẵm Lợi Hanh, nhảy nhót mấy cái đã lên tới đỉnh núi liền. Chàng đặt Lục hiệp nằm xuống đất, định thần nhìn kỹ, vừa kinh hãi vừa tức giận và trong lòng còn thấy lo âu nữa. Vì chàng thấy đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, cổ chân, ngón tay và chân của Lợi Hanh đều bị kẻ thù bẻ gãy hết, nên người của Lục hiệp mềm nhũn và hơi thở rất yếu hầu như sắp chết đến nơi rồi. Kẻ địch hạ thủ một cách độc ác vô cùng, ai trông thấy cũng phải rùng mình kinh hãi. Tuy Lợi Hanh chưa kịp tỉnh táo hẳn, nhưng chàng vừa trông thấy Vô Kỵ đã tỏ vẻ mừng, đồng thời thả ra hai hòn đá. Thì ra sau khi chàng bị thương, còn bị đẩy xuống thung lũng, nhờ có nội công tinh thâm, nên chưa chết ngay. Mấy con chim ưng muốn đáp xuống ăn thịt chàng, nhờ có những viên đá nhỏ ở chung quanh, chàng đã dùng chúng mà thổi bắn bọn chim ưng. Chàng cầm cự với lũ chim đó suốt mấy ngày liền. Dương Tiêu thấy bốn con chim ưng còn đang bay lượn trên không, hình như chúng còn đợi chờ các người vứt xác của Lợi Hanh đi rồi chúng sẽ bay xuống xé thịt ra để ăn. Y tức giận vô cùng, liền nhặt bốn viên đá nhỏ lên, nhắm bốn con chim ưng đó bắn luôn. Bốn con chim ấy đều bị vỡ sọ rớt xuống dưới đất liền. Lợi Hanh thấy vậy gật đầu tỏ vẻ cám ơn Dương Tiêu đã trả thù hộ mình. Trước hết Vô Kỵ cho Lục hiệp uống viên thuốc Chỉ thống hộ tâm để cho chàng khỏi đau đớn đã. Rồi Vô Kỵ mới tiếp xương nối cốt cho chàng, nhưng khi xem đến khớp xương, thì thấy hai mươi chỗ bị gãy hết, không thể nào nối lại được. Lợi Hanh thấy Vô Kỵ có vẻ rầu rĩ, liền nói:- Lục thúc cũng bị kim cương chỉ lực của phái Thiếu Lâm đả thương như Dư tam ca vậy Vô Kỵ sực nghĩ đến năm xưa lời nói của cha mình, Tam sư bá Dư Ðại Nham cũng bị Kim cương chỉ của phái Thiếu Lâm bẻ gãy, nên phải nằm liệt giường hơn hai mươi năm , lúc ấy cha mẹ chàng chưa biết rõ Ðại Nham bị môn phái náo đả thương như vậy. Không ngờ câu chuyện đã qua bấy nhiêu năm rồi, bây giờ lại thêm một người sư thúc nữa bị thương như vậy, nhưng lần này chàng đã biết Kim cương chỉ của phái Thiếu Lâm đả thương. Vô Kỵ định thần giây lát rồi an ủi Lợi Hanh rằng:- Lục thúc khỏi phải lo âu, việc này cứ giao cho cháu, thế nào cháu cũng phải tìm cho ra kẻ thù, chẳng hay Lục thúc có biết kẻ thù đó là ai trong phải Thiếu Lâm không? Lợi Hanh lắc đầu chết giấc. Chàng cầm cự với con chim ưng trong mấy ngày liến, đã mỏi mệt hết sức. Nay gặp Vô Kỵ, chàng mới yên trí nhưng chàng không thể nào chịu đựng được nữa, mới chết giấc ngay như vậy. Vô Kỵ nghĩ đến thân thể của mình và sở dĩ cha mẹ mình tự tử chết là thấy có lỗi với Tam sư bá. Chàng không ngờ mấy hôm nay, Lục sư thúc lại ngộ nạn như vậy, nếu chàng không bắt ép phái Thiếu Lâm trao tên hung thủ đó ra, thì chàng không những có tội với Dư sư bá và Hân sư thúc hai vị mà còn có lỗi với cha mẹ đã khuất núi nữa. Thấy Lợi Hanh tuy chết giấc, Vô Kỵ biết người sư thúc này không đến nỗi nguy hiểm đến tính mạng, nhưng sẽ bị tàn tật suốt đời, cùng chung một số phận như Dư Ðại Nham vậy. Chàng khoanh tay về phía sau, thủng thẳng đi ra đằng sau, vừa đi vừa suy tính. Ði đến một cái đồi con, chàng ngồi xuống, suy nghĩ. Có nên đi chùa Thiếu Lâm tìm kiếm hung thủ để trả thù cho cha mẹ và chú sáu không? Nếu phái Thiếu Lâm thẳng thắn nhận lỗi trao hung thủ ra, thì câu chuyện không đến nỗi lôi thôi cho lắm, bằng không Minh giáo với Võ Ðang phải liên hiệp cũng đối phó phái Thiêu Lâm chăng? Ta với các anh em đã uống máu ăn thề, quyết không tầm thù với sáu đại môn phái nữa. Nay việc xảy ra như vậy lại là việc riêng của mình mà ta xoá bỏ lời thề đó đi thì các anh em trong Minh giáo không phục. Vả lại, vụ tai hoạ này đã khơi mào thì sau này oan oan kết mãi đời đời máu chảy và sẽ có nhiều anh hùng hảo hán bị mạng vong Lúc ấy trời đã tối hẳn, giáo chúng của Minh giáo, kẻ thắp đèn đuốc người nhóm bếp thổi nấu. Vô Kỵ vẫn ngồi trên đồi nhỏ, thấy mặt trăng đã mọc cao rồi mà vẫn chưa nghĩ ra được một kế hoàn hảo. Ðến nửa đêm, chàng mới quyết định:- Chúng ta hãy tới chùa Thiếu Lâm, yêu cầu yết kiến chưởng môn là Không Văn thần tăng, nói rõ tiền nhân hậu quả để xem ông ta xử trí ra sao. Nếu giải quyết không xong, thế nào cũng phải dùng tới võ lực. Vở y lúc đó ta xử trí ra sao? Nghĩ đoạn, chàng thở dài một tiếng rồi đứng dậy.Chàng đến cạnh Lợi Hanh, thấy Bất Hối đang cho Lợi Hanh ăn. Lúc ấy Lợi Hanh chưa tỉnh hẳn. Chàng vừa mở mắt ra nhìn, thấy Bất Hối bỗng lớn tiếng kêu gọi:- Hiểu Phù, lúc nào anh cũng nhớ đến em có biết không? Bất Hối mặt đỏ bừng, có vẻ xấu hổ nhưng tay phải nàng vẫn cầm thìa cháo và khẽ nói:- Lục đại hiệp hãy ráng ăn thêm mấy thìa cháo nữa. Em hãy nhận lời cùng anh là từ nay đừng rời khỏi anh nhé? Vâng, vâng, Lục hiệp hãy cố ăn hết bát cháo này đã Lợi Hanh có vẻ mừng rỡ, há mồm ra uống luôn thìa cháo đó. Ngày hôm sau, Vô Kỵ ra lệnh bảo mọi người đừng phân tán vội, hãy cùng nhau lên chùa Thiếu Lâm, hỏi ai đã ám hại Lục hiệp, rồi sẽ tiếp tục cuộc hành trình sau. Nhất Tiếu, Chu Ðiên mọi người đều là những tay hiệp nghĩa, thấy Lợi Hanh bị thương nặng như vậy, ai nấy cũng đều phẫn uất. Nay nghe giáo chủ bảo đi Thiếu Lâm vấn tội, ai nấy đều tán thành. Suốt dọc đương không có chuyện gì xảy ra. Ngày hôm đó mọi người đã đi tới Ngọ Môn Quan, mua thêm ít lừa ngựa để cưỡi. Còn Lợi Hanh lúc mê sảng, lúc tỉnh, hễ Vô Kỵ hỏi tới chàng tại sao bị thương như thế, thì chàng lại ngớ ngẩn như khó nói lắm và chỉ cho Vô Kỵ hay rằng:- Năm người sư phái Thiếu Lâm chứ không phải người của phái khác. Mọi người sợ người của các môn phái khác để ý tới, nên mua những quần áo của nhà buôn và phu khiêng để cải trang. Sáng sớm ngày hôm đó, mọi người đang đi trên đường cái Cam Lương, mặt trời chiếu rọi xuống, nóng như thiêu. Ði được hai tiếng đồng hồ, trông thấy phía đằng trước co dãy liễu, chừng hai mươi cây. Ai nấy đều mừng rỡ, thúc ngựa đi tới dưới gốc liễu để nghỉ ngơi. Khi mọi người tới gần, thấy dưới những gốc liễu đó đã có tám chín người ngồi trước ở đây rồi. Trong đó có tám người ăn mặc lối đi săn, lưng đeo đơn đao và cung tên. Họ còn đem theo năm sáu con chim ưng săn, con nào con nấy lông đen nhánh, móng vuốt sắc bén, trông rất dữ tợn. Còn người kia là một công tử trẻ tuổi, mặc áo nhiều màu, tay cầm quạt, đang phe phẩy, trông rất ung dung, quí phái.Vô Kỵ vội xuống ngựa, đột nhiên mắt của chàng chạm tầm mắt của công tử kia.Chàng thấy đôi mắt của chàng công tử kia rất có thần, ánh mắt thấp thoáng như điện chớp. Nhưng chỉ thoáng cái đôi mắt của chàng ta đã hiền lành và thái độ cũng nho nhã hết sức. Chàng thấy công tử đó đẹp kỳ lạ, chiếc tay trắng cầm cái cán quạt bằng ngà, khiến người ta khó phân biệt được tay chàng trắng hơn hay là cán quạt.Thấy Vô Kỵ đã xuống ngựa, bọn người theo sau cũng xuống ngựa hết, nhưng người nào người nấy vừa xuống tới mặt đất, đều trố mắt nhìn vào thanh kiếm đeo ở lưng của chàng công tử nọ. Vì thanh kiếm đó là ỷ Thiên kiếm. Sở dĩ người của Minh giáo rất quen thuộc với thanh kiếm này là vì Diệt Tuyệt sư thái đã sử dụngthanh kiếm này giết nhiều người trong Minh giáo. Sau đó Chỉ Nhược dùng thanh kiếm này đâm Vô Kỵ bị thương nặng. Giáo chúng của Minh giáo đang ngạc nhiên, Chu Ðiên nhịn không nổi, đang định lên tiếng hỏi thì lúc ấy ở phí Ðông trên đường cái đã có vó ngựa nhộn nhịp vọng tới. Tiếp theo đó có một đám đông đang phong ngựa phi tới. Mọi người quay mặt nhìn về phía đó, thấy đám đông là đội quân binh của triều đình Nguyên. Bọn người có độ chừng năm sáu mươi đàn ông và hơn một trăm phụ nữ. Những người phụ nữ đang bị lính Nguyên dùng dây trói tay và lôi kéo đi. Ða số phụ nữ phần thì chân nhỏ, phần thì yếu ớt, làm sao mà đuổi kịp được ngựa của lính Nguyên, cho nên có người té ngã ra đất, nhưng lính Nguyên cứ thế mà lôi đi, chứ không chờ cho người đó đứng lên. Tất cả những người phụ nữ đó đều là người Hán, không cần nói rõ, ai cũng biết những phụ nữ đó là lương dân bị lính Nguyên bắt cóc. Số phụ nữ bị lôi kéo, quần áo rách tả tơi, thân hình loã lồ nên người nào người nấy khóc lóc thê thảm. Còn bọn lính Nguyên có tên tay cầm bình rượu, vừa uống vừa cười cợt với đám phụ nữ. Cũng có tên cầm roi da quất họ nữa. Những người Mông Cổ rất giỏi cưỡi ngựa và tài ba quất roi cũng đặt biệt giỏi hơn người, nên chúng chỉ quất một roi, đã xé được một mảnh áo trên người một thiếu nữ rồi. Những tên khác thấy tên nọ biểu diễn như vậy, không thương hại thiếu nữ kia thì chớ, chúng còn hoan hô giễu cợt, lấy làm thích thú là khác. Người Mông Cổ xâm nhập Trung Quốc đã gần trăm năm , xưa nay vẫn coi người Hán như thú vật vậy. Nhưng chưa bao giờ thấy chúng hà hiếp và đánh đập người giữa ban ngày ban mặt thế này. Giáo chúng của Minh giáo thấy chúng ngông cuồng như vậy, người nào người nấy tức giận vô cùng, nhưng họ còn phải chờ Vô Kỵ ra lệnh mới dám xông lên.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 57
Nữ Cải Trang Nam
- Lục Phá, ngươi đi bảo chúng thả những đàn bà kia ra, ban ngày ban mặt mà chúng quấy nhiễu như vậy thì còn ra cái thể thống gì nữa.Giọng nói của chàng đó vừa thanh thoát vừa trong trẻo, không khác gì giọng của một thiếu nữ vậy. Một tên đại hán đã vội vâng lời:- Vâng.Y liền mở con ngựa buộc dưới gốc cây liễu rồi tung mình nhảy lên trên lưng ngựa và lớn tiếng quát bảo bọn lính Nguyên kia:- Này, sao lúc ban ngày ban mặt mà các ngươi lại quấy nhiễu như vậy, bộ các ngươi coi không có quan trên hay sao? Các ngươi có mau thả bọn phụ nữ này ra không?Một tên ăn mặc lối quan quân trong đám lính Nguyên, phi ngựa tiến tới, tay y vẫn còn ôm một thiếu nữ, có vẻ say sưa, mồm cười ha hả và đáp:- Tên tử tù này không muốn sống nữa chắc? Mi táo gan thực, dám can thiệp đến việc của quan lớn này sao?Ðại hán lạnh lùng nói tiếp:- Ðạo tặc nổi lên khắp thiên hạ đều do tụi chúng bây không thương xót dân chúng mà gây nên cả. Ngươi khôn hồn mau nghe lệnh ta, thả ngay những phụ nữ này đi.Tên quan quân ấy thấy đại hán nọ nói cứng rắn như vậy, y liền đưa mắt ngắm nhìn những người ngồi hóng mát dưới bóng cây, trong long hơi ngạc nhiên và nghĩ thầm:- Dân chúng thường, hễ thấy quan binh làđã trốn tránh rồi, sao bọn người này lại dám táo gan can thiệp của quan quân như thế.Nghĩ tới đó y vừa đưa mắt nhìn tới chàng thiếu niên công tử kia, thấy hai hạt minh châu to bằng hai trái long nhãn khâu trên khăn cột trên đầu. Y liền nổi lòng tham, cả cười một hồi rồi nói tiếp:- Tướng công đĩ đực kia, hãy theo quan lớn đi, thể nào nhà ngươi cũng được hưởng phúc muôn đời.Nói xong y thúc ngựa tới trước mặt chàng công tử nọ. Chàng công tử đang tươi cười, bỗng thấy tên quan quân vô lễ như vậy, liền xếch ngược đôi lông mày thanh tú lên và lớn tiếng nói:- Ðừng để một tên nào sống sót.Chàng ta vừa nói dứt lời, đã có một mũi tên bắn xuyên qua ngực tên quan quân nọ liền. Lúc ấy Vô Kỵ với giáo chúng Minh Giáo mới hay người bắn tên đó là người mặc đồ đi săn, đứng cạnh công tử nọ. Cứ xem cách bắn tên nhanh và mạnh như vậy, y phải là một tay cao thủ hạng nhất trong võ lâm chứ không phải là một tay tầm thường. Tên quan quân nọ không kêu được nửa tiếng đã té xuống chân ngựa, tay y vẫn còn ôm thiếu nữ. Tiếp theo đó tám tên mặc đồ săn kia giương cung lên bắn. Phát tên nào cũng trúng một tên lính Nguyên. Bọn lính Nguyên kia thấy vậy, giật mình kinh hãi, vội ra lệnh giương cung bắn trả lại.Tám người mặc đồ săn đều phi thân lên ngựa, vừa phóng tới vừa giương cung bắn. Chỉ trong giây lát, chúng đã bắn chết hơn ba mươi tên lính Nguyên rồi, còn những tên lính khác, thấy tình thế nguy cấp như vậy, vội rủ nhau, bỏ lại bọn phụ nữ đó mà quay ngựa chạy luôn. Tám người mặc đồ săn cũng phóng ngựa đuổi theo. Ngựa của họ đều là thần mã, nên không bao lâu họ đã đuổi kịp bọn lính Nguyên và giương cung lên bắn lạot nào là có tám tên lính Nguyên chết ngay loạt đó. Vì vậy họ đuổi không tới một dặm đã giết sạch bọn lính Mông Cổ.Chàng thiếu niên công tử cũng tung mình lên ngựa đi ngay, chứ không hề quay đầu lại nhìn bọn Vô Kỵ. Hơn nữa mọi người thấy bọn chúng chỉ trong nháy mắt đã giết chết hơn năm mươi tên lính Mông Cổ và vẻ mặt người nào người nấy không có gì nghiêm trọng và gay cấn hết. Thấy bọn họ đi vội như vậy, Chu Ðiên liền vội gọi với theo:- Này, này! Hãy khoan đã tôi có vài lời muốn hỏi.Chàng công tử nọ không thèm trả lời, cứ thúc ngựa chạy thẳng, tám người kia cũng phi ngựa theo sau. Chỉ thoáng cái bọn họ đã mất dạng liền.Vô Kỵ, Nhất Tiếu, các người muốn đuổi theo, vẫn có thể đuổi kịp, nhưng vì mọi người thấy tám người mặc đồ săn bắn giết chết bọn lính Mông Cổ một cách hăng hái như vậy, ai nấy cũng đều kính ngưỡng, nên không tiện đột nhiên xâm phạm bọn họ.Mọi người đang bàn tán xôn xao, không ai đoán nổi lai lịch của chín người ấy. Dương Tiêu lên tiếng nói trước:- Chàng công tử nọ rõ ràng là nữ cải nam trang. Còn tám tay cao thủ ăn mặc đồ săn kia đối với nàng rất cung kính, tiên pháp của tám người đó thần diệu như vậy, họ không giống một nhân vật nào ở Trung Nguyên cả.Lúc ấy Bất Hối với các người đàn bà thủ hạ của Hậu thổ Kỳ đã chạy tới cạnh bọn thiếu nữ bị bắt để an ủi, và hỏi nguyên nhân ra sao. Mọi người mới hay những thiếu nữ đó đều là dân cư của các làng lân cận đấy. Thế rồi mọi người liền lấy hết vàng bạc tiền ở trong người lính Nguyên đem chia cho những thiếu nữ đó và bảo họ đi đường tắt mà về nhà.Từ hôm đó trở đi, suốt mấy ngày liền, các hào kiệt đều đàm luận đến chín người giết bọn lính Nguyên ấy. Thấy họ anh hùng như vậy, ai nấy cũng tiếc là không được kết bạn với họ.Chu Ðiên liền nói với Dương Tiêu rằng:- Dương huynh, kể ra lệnh ái cũng có thể gọi là một mỹ nữ tuyệt sắc rồi, nhưng đem so sánh với người nữ cải nữ nam trang kia thì nàng nọ đẹp hơn lệnh ái nhiều.Dương Tiêu đáp:- Chu huynh nói rất đúng, nếu bọn người đó chịu tham gia bổn giáo, với tài ba của tám người mặc đồ săn như vậy vai vế của họ có thể được đặt trên cả Ngũ Tảng nhân cũng nên.Chu Ðiên nổi giận đáp:- Nói bậy, tài cỡi ngựa và bắn cung của họ đã giỏi hơn ai mà Dương huynh lại khen như thế? Huynh thử bảo chúng thử so tài với Chu Ðiên, xem ai thắng ai bại nào?Dương Tiêu lẩm bẩm nói tiếp:- Kể ra tài của họ so sánh với Chu Huynh thì tất nhiên họ còn kém đôi chút, nhưng võ công của họ, có lẽ còn hơn Lãnh Thiêm huynh một mức.Nên rõ, trong năm người của Ngũ Tảng nhân thì võ công của Lãnh Thiêm cao siêu hơn hết, điều này ai cũng phải công nhận rồi. Xưa nay Dương Tiêu với Chu Ðiên vẫn thường hay gây gổ nhau, tuy không ra mặt tranh giành nhau, nhưng hễ có cơ hội nào là Dương Tiêu đã đấu khẩu với Chu Ðiên liền.Lúc này Chu Ðiên thấy Dương Tiêu bảo võ công của tám người còn cao siêu hơn Lãnh Thiêm như vậy có khác gì bảo tám người đó có thể thắng được cả ngũ tảng nhân. Cho nên Chu Ðiên càng tức giận thêm đang định cãi lại, Bành Doanh Ngọc liền xen lời nói:Chu huynh lại bị mắc hởm của dương Tả Sứ rồi, Dương huynh nói như thế là có ý muốn chọc tức huynh đấy.Chu huynh ha hả cả cười, nói tiếp:- Thật à? Như vậy đệ tử không tức thì y làm gì được đệ nào?Nhưng chỉ trong giây phút sau, Chu Ðiên lại chỉ trích tài cỡi ngựa của Dương Tiêu không được tinh xảo.Mọi người thấy vậy đều tủm tỉm cười, vì ai nấy đều biết Chu điên xưa nay vẫn điên điên rồ rồ, nhưng y lại hay gây gổ với Dương Tiêu, mà lần nào đấu khẩu cũng bại cả.Lúc ấy Lợi Hanh được Vô Kỵ chữa cho không ngừng một ngày nào, nên thần trí của chàng đã tỉnh lại rất nhiều. Thì ra từ hôm ở Quang Minh Ðỉnh chạy xuống, như người mất hết hồn vía, cứ thế mà chạy thẳng vào sa mạc, lạc lối cũng không hay. Chàng càng chạy càng xa, chạy trong bãi cát chừng bảy tám ngày, chàng mới tỉnh ngộ là mình đã lạc lối, muốn quay trở lại cũng không được, vì vậy chàng mới mất liên lạc với anh em trong phái Võ Ðang là thế. Hôm ấy ngẫu nhiên gặp một bọn sư Thiếu Lâm, bọn hòa Thượng đó không nói nửa lời tiến lên khiêu chiến liền. Lợi Hanh đánh bại được bốn người, nhưng qua bất địch chúng, rốt cuộc chàng bị thương nặng. Chàng thấy bọn tăng nhân đó đều xử dụng võ công của phái Thiếu lâm, nhưng chúng rất lạ mặt, chàng chưa hề thấy mặt chúng trên Quang Minh Ðỉnh bao giờ. Chàng đoán bọn tăng nhân này là bọn viện binh của phái Thiếu lâm vừa tới. Nhưng chàng không hiểu tại sao bọn hòa thương đó lại hạ độc thủ định giết mình như vậy.Suốt dọc đường, Bất Hối hầu hạ chàng rất chu đáo. Nàng biết mẹ mình xưa kia đã phụ Lợi Hanh và lại thấy chàng bị thương nặng và tình cảnh bi đát như vậy, lại càng động lòng thương thêm.Chiều tối ngày hôm đó, các vị hào kiệt đã đi qua Vĩnh Ðằng rồi còn định thúc ngựa để tới Giang Thành Tử nghỉ ngơi. Mọi người đang đi bỗng nghe thấy có tiếng vó ngựa ở đằng xa vọng tới. Giây phút sau đã thấy có hai người sát cánh nhau chạy tới. Họ chạy được mấy chục trượng liền nhảy xuống đất, dắt ngựa đứng sang bên đường chờ đợi, thái độ của họ rất cung kính.Các vị hào kiệt định thần nhìn kỹ, thấy hai người đó ăn mặc lối đi săn và nhận ra họ chính là người trong bọn đã giết quân Mông Cổ bữa nọ. Ai nấy mừng rỡ vô cùng, đều xuống ngựa và tiến lên chào hai người kia. Hai người nọ đi tới trước mặt Vô Kỵ, rồi một trong hai người đó lớn tiếng nói:- Bề trên chúng tôi ngưỡng mộ Trương giáo chủ của Minh Giáo là người nhân hậu và trọng nghĩa và quý vị hào hiệp lại rất anh hùng, nên mới sai tiểu nhân tới đây mời hai vị đến sơn trang nghỉ ngơi, để tỏ lòng kính ngưỡng.Vô Kỵ đáp lễ:- Chúng tôi không dám! Xin cho biết cao tính, quý danh của quý bề trên.Người nọ đáp lại:- Bề trên chúng tôi họ Triệu, còn khuê danh thì chúng tôikhông dám thưa cùng.Mọi người thấy y nhận ngay thiếu niên công tử kia là nữ lang, thì mọi người đều mừng rỡ. Vô Kỵ lại hỏi tiếp:- Từ khi chúng tôi được thấy kỹ thuật thần tiển của quý vị dến giờ, ngày nào chúng tôi cũng khen ngợi. Nay lại được quý vị cho kết giao thì may mắn cho chúng tôi biết bao. Nhưng chỉ sợ chúng tôi nhiều người, đến quấy nhiễu như vậy rất bất tiện.Quý vị đều là anh hùng cái thế, bề trên chúng tôi muốn mời quý vị đến xơi chén rượu nhạt để tỏ tình hữu nghị.Phần vì muốn làm quen với mấy nhân vật anh hùng này, phần nữa là muốn dò biết chuyện Ý thiên kiếm tại sao lại sang tay đám này, Vô Kỵ lại nói tiếp:- Nếu được như vậy còn gì bằng nữa, thế nào chúng tôi cũng đến quý trang thăm viếng.Hai người nọ cả mừng, liền lên ngựa đi trước. đi được hơn một dặm đường, mọi người lại thấy có hai người nữa đến nghênh đón. Hai người đó cũng ở đàng xa, xuống ngựa đợi chờ. Vô Kỵ và quần hào tới gần mới hay hai người này cũng là nhân vật trong bát hùng kia.Mọi người lại đi được hơn một dặm đường nữa, bốn người cuối cùng của bát hùng cũng xuất hiện nghênh đón. Quần hào của Minh Giáo thấy họ lễ phép như vậy, ai nấy cũng mừng. Mọi người lại đi theo một con đường lót đá xanh, tiến thẳng tới một trang viện lớn . Chung quanh trang viện có con sông nhỏ bao quanh. Trên bờ sông có trồng nghiều dương liễu. Ở đất Cam lương mà thấy một trang viện có cảnh sắc như Giang Nam, quần hào đều mừng rỡ vô cùng.Cửa sơn trang mở rộng, cầu treo vừa thả xuống, tiểu thư vẫn mặc nam trang đứng trước cửa nghênh đón. Tiểu thư vừa thấy quần hào tới, đã vội tiến lên, cúi mình vái chào và lớn tiếng nói:- Quý vị hào hiệp của Minh Giáo, ngày hôm nay giáng lâm Lục liễu sơn trang, khiến trang chúng tôi vô cùng vẻ vang. Xin mời Trương giáo chủ, Dương sứ giả, Hân lão tiền bối, Vi Bức Vương.Không cần phải giới thiệu mà nàng ta đã quen biết hết cả tên tuổi của các vị anh hùng của Minh Giáo, không những thế, địa vị của ai cao ai thấp, nàng cũng biết rõ hết. Nàng không hề lầm lẫn thứ tự, người trên thì mời trước, người dưới thì mời sau, nên ai nấy cũng ngạc nhiên vô cùng. Chu Ðiên không sao chịu được, liền lên tiếng hỏi:- Ðại tiểu thư lại biết rõ kiến danh chúng tôi như vậy chẳng lẽ tiểu thư tiên tri chăng?Triệu tiểu thư mỉm cười đáp:- Quần hiệp của Minh Giáodanh tiếng lừng lẫy khắp giang hồ ai mà chả biết. Nhất là trận giao tranh trên Quang Minh Ðỉnh gần đây. Trương Giáo chủ dùng thần công tuyệt thế, khiến sáu đại môn khiếp sợ. Tiếng tăm ấy đã truyền khắp võ lâm. Các vị định vào Trung nguyên, suốt dọc đường có rất nhiều bạn võ lâm ngưỡng mộ muốn được tiếp đón, có riêng gì tiểu nữ muốn tiếp rước quý vị đâu.Hỏi tới tên họ và sư phụ cùng môn phái của thần tiển bát hùng nọ, một người thân hình cao lớn đứng dậy nói lớn:- Tại hạ là Triệu nhất thương, còn những chú em đây là Tiền nhị Bái, Tôn tam Hủy, Lý tứ Thôi.Tiếp theo đó người nọ chỉ bốn người khác và nói thêm:- Mấy chú đây là Chu ngũ Thủ, Ngô lục Phá, Trịnh thất Diệt, Vương bát Suy.Quần hùng của Minh Giáo vừa nghe người đó giới thiệu tên của tám người kia xong, thì buồn cười và nghĩ thầm:- Tên họ của tám người này đều lấy theo Bát gia Tính Triệu, Tiền, Tôn, Lý, Chu, Trịnh, Vương, như vậy đã là hiếm có rồi. Còn những tên của họ lại dùng toàn những chữ không hên chút nào. Thật là không thể tưởng tượng được?Quần hùng cũng biết những tên họ đó không phải là tên họ thật, nhưng người trong giang hồ, tránh kẻ thù, lấy tên họ như vậy là một sự rất thường, nên không ai hỏi rõ làm gì.Tiệu tiểu thư thân mời các người vào đại sảnh. Quần hào vừa vào tới trong sảnh, ở giữa treo một bức tranh vẽ tám con ngựa. Hình dáng tám con ngựa đó đều khác nhau. Vách bên trái có treo một bức đại tự, chữ trên bức đại tự viết rất đẹp, nhưng Vô Kỵ là người có học, nên nhận ngay ra nét chữ đó là do một thiếu nữ viết. Và chàng cũng đoán ra bức đại tự đó là do Triệu tiểu thư đã lấy được Ỷ thiên Kiếm, nên mới viết ra những câu rất tự hào như thế. Chàng vừa ngắm bức đại tự vừa tự nghĩ:- Triệu cô nương là người văn võ toàn tài, đáng hken đáng phục thật, thế ra cô ta là con cháu của một thế gia tại kinh đô cũ là Kinh châu .Triệu tiểu thư thấy Vô Kỵ ngẩn người ra nghĩ ngợi, liền mỉm cười và nói:- Trương giáo chủ, tôn đại nhân có tiếng là Ngân câu thiết hoạch, ai cũng biết Trương lão anh hùng là một người viết chữ rất đẹp. Trương Giáo chủ có gia truyền về thư nghệ như vậy, lát nữa tiểu nữ còn yêu cầu Giáo chủ ban cho vài chữ.Vô Kỵ nghe Triệu tiểu thư nói như vậy, mặt đỏ bừng. Vì chàng đã mồ côi cha mẹ từ năm lên mười, chưa được cha mẹ dạy tập viết bao giờ. Sau đó chàng chỉ được học y lý và võ học thôi, còn về văn học thì chàng kém lắm, nên chàng vội đáp:- Cô nương muốn tôi viết chữ, có khác gì giết tôi, vì tiên phụ mất quá sớm, nên tôi chưa hề được thừa kế tài học của tiên phụ nói ra tôi rất xấu hổ.Trong lúc mọi người đang nói chuyện, tráng đinh bưng chè lên mời. Nước chè xanh biếc, thơm. Quần hào thấy vậy kinh ngạc và nghĩ thầm:- Nơi đây cách Giang Nam hàng mấy nghìn dặm, sao Triệu tiểu thư lại cố chế Long Tĩnh cho chúng ta uống như thế? Tiểu thư này lạ lùng thật, việc gì của cô ta cũng kỳ lạ hơn người?Mọi người đang nghĩ, Triệu Minh tên của tiểu thư đã cầm chén lên uống một ngụm trước, để chứng tỏ chè đó không độc. Chờ quần hào uống nước xong, Triệu tiểu thư lại nói tiếp:- Các vị ở đường xa tới, tệ trang thiếu thốn đủ mọi thứ, không tiếp đãi quý vị được chu đáo, mong quý vị tha thứ cho. Chắc bây giờ quý vị đã đói rồi, xin mời quý vị đi sang phòng bên kiađể dùng cơm và rượu.Nói xong, nàng đứng dậy dẫn quần hào đi qua một hành lang một cái sân rộng, rồi tới một cái vườn hoa thật lớn, trong có cả núi đá ao suối và đủ các thứ cây cỏ trông rất tao nhã. Vô Kỵ chưa nhận thấy những cái hay cái lạ của vườn hoa này, nhưng Dương Tiêu đã nhận ra rồi, gật đầu lia lịa và khen thầm:- Chủ của vườn hoa này không phải là tay phàm phu tục từ mà phải là một người có đại chí .Mọi người đã thấy trong Thủy cát đã bày sẳn hai mâm rượu. Triệu Minh liền mời Vô Kỵ ngồi, còn Triệu nhất Thương, Tiền nhị Bại và sáu người kia thì ở khách sảnh bên cạnh, tiếp giáo chúng của Minh Giáo ăn uống ở bên đó.Lợi Hanh không thể đi lại được, nên Bất Hối mớm cơm cho chàng ở phòng bên.Triệu Minh rót một ly rượu lớn, một hơi uống cạn rồi nói:- Rượu này là nữ trinh thần tửu ở Diệu Hương, đã để được mười tám năm mời quý vị thử uống xem rượu này có ngon không?Dương Tiêu, Nhất Tiếu, Thiên Chính, tuy đã tin tưởng Triệu tiểu thư là người hiệp nghĩa rồi, nhưng ai nấy vẫn phải cẩn thận đề phòng xem kỹ ấm rượu và ly, thấy không có gì lạ và Triệu tiểu thư đã uống cạn ly rượu, nên họ mới hết nghi và bắt đầu ăn uống. Theo quý giáo của Minh Giáo là ai nấy đều phải ăn chay cử rượu, nhưng đến Thạch Giáo chủ thì bãi bỏ quy luật ấy rồi, vì lúc ấy Minh Giáo dọn vào dãy núi Côn Luân, quanh năm giá lạnh, nên không ăn dầu mỡ thịt dê bò thì chịu sao nổi tiết trời giá lạnh như thế.Hồ bao chung quanh thủy cát, cón trồng bảy tám cây hoa như thủy tiên vậy. Hoa nào cũng trắng tinh, mùi hương thơm ngào ngạt. Trong khi ăn uống, quần hào nghe có gió mát đưa mùi thơm tới, lại càng thấy khoan khoái thêm. triệu tiểu thư ăn nói rất lưu loát, khi nói đến chuyện võ công của các môn phái ở Trung Nguyên, có nhiều chuyện cả Thiên Chính lẫn Dã Vương chưa hề hay biết qua. Ðối với võ công của Thiếu Lâm, Nga Mi và Côn Luân, nàng chỉ khen qua loa thôi, nhưng nàng rất tán dương Trương Tam Phong và Võ Ðang thất hiệp.Quần hào nghe nàng nói, thấy nàng biết rộng như vậy, ai nấy cũng phục thầm. Nhưng khi hỏi tới võ công của nàng thì nàng chỉ cười chứ không trả lời, nói lảng sang chuyện khác ngay.Uống qua mấy tuần rượu, Triệu Minh chén nào cũng uống cạn đủ thấy tửu lượng nàng rất mạnh, hễ món ăn nào đưa ra, nàng cũng gắp ăn trước. Sau khi uống vài chén rượu, hai má nàng ửng đỏ lên trông lại càng đẹp thêm. Nàng không những đẹp mà còn có thêm anh khí, thái độ lại cao quý. Vì vậy ai trông thấy nàng cũng đều tỏ ra kính mến.Vô Kỵ lên tiếng nói:- Thưa Triệu cô nương, tệ giáo từ trên chí dưới, được cô nương hậu đãi như vậy, thật cảm tạ vô cùng. Tại hạ có một lời muốn hỏi cô nương, nhưng không tiện lên tiếng.Triệu Minh liền hỏi:- Trương Giáo chủ không nên khách sáo như vậy, chúng ta cùng là người trong giang hồ, tục ngữ có câu: "Tứ hải chi nội giai huynh đệ". Nếu quý vị vui lòng cho phép tiểu muội được cùng kết bạn, thì tiểu muội rất lấy làm hân hạnh. Chẳng hay Trương Giáo chủ có việc gì hỏi, nếu tiểu muội hay biết thì tiểu muội xin thành thật trả lời ngay.Vô Kỵ nói tiếp:- Nếu được như vậy, tại hạ xin hỏi cô nương về chuyện Thanh Ý thiên kiếm, chẳng hay cô nương được thanh bảo kiếm đó ở đâu thế?Triệu Minh mỉm cười, cởi thanh kiếm ở trên lưng ra để trên mặt bàn và nói:- Từ khi gặp quý vị tới giờ, tiểu muội rất lấy làm thắc mắc, chẳng hay quý vị có thể cho tiểu muội biết trước nguyên nhân tại sao không?Vô Kỵ đáp:- Không dám dấu kiếm cô nương, kiếm này nguyên là vật sở hữu của Diệt Tuyệt Sư thái phái Nga Mi. Anh em của tệ giáo có rất nhiều đã chết dưới lưỡi kiếm này. Chính tại hạ đây cũng bị nó đâm thủng ngực, suýt mất mạng, nên vừa thấy nó, ai cũng chăm chú nhìn vào là thế.Triệu Minh lại hỏi tiếp:- Trương giáo chủ thần công vô địch, nghe nói Giáo chủ đã dùng Càn Khôn Ðại Nã Di thủ pháp, cướp được thanh kiếm này đâm thủng ngực như vậy. Tiểu muội còn nghe người ta nói người dùng kiếm này đâm Giáo chủ là một đệ tử trẻ tuổi của phái Nga Mi, võ nghệ cũng tầm thường thôi. Tiểu muội hay tin đó rất lấy làm thắc mắc...Nói xong, nàng nhìn thẳng vào mặt Vô Kỵ, hai mắt không chớp, mồm hình như cười mà thực ra không phải cười.Vô Kỵ mặt đỏ bừng và nghĩ thầm:- Tại sao nàng biết rõ như vậy? Nghĩ đoạn, chàng liền đáp:- Ðối phương tấn công một cách đột ngột, tại hạ không để ý tới, nên mới bị như vậy.Triệu Minh mỉm cười hỏi tiếp:- Chị Chu Chỉ Nhược xinh đẹp lắm không?Vô Kỵ càng xấu hổ thêm, ngượng ngùng đáp:- Cô nương cứ nói bông hoài.Nói xong, chàng nâng chén rượu uống một ngụm để che dấu sự xấu hổ. Ngờ đâu tay trái của chàng hơi run, nên có mấy giọt rượu bắn xuống vạt áo.Triệu Minh thấy vậy mỉm cười nói tiếp:- Tiểu muội quá chén, nên ăn nói hơi thất lễ đôi chút, xin phép Giáo chủ cùng quý vị cho tiểu muội vào trong thay áo nhé? Một lát sau tiểu muội sẽ ra ngay, mời quý vị cứ tự tiện dùng, đừng nên khách sáo làm chi.Nói xong, nàng đứng dậy vái chào mọi người, rồi đi ra thủy cát, xuyên vào những cây liễu mà đi.Thanh Ỷ Thiên kiếm vẫn còn để trên bàn, chứ nàng không đem theo. các gia đình cứ tiếp tục mang thức ăn lên đại khách như thường...Quần hào đưa mắt nhìn nhau và không ai dám tiếp tục ăn những thức vừa mang lên nữa. Chờ một lát lâu vẫn chưa thấy Triệu Minh trở ra Chu Ðiên nhịn không được, liền lên tiếng nói:- Nàng để bảo kiếm ở đây mà nàng yên tâm không sợ chúng ta lấy mất.Nói xong, y liền cầm thanh kiếm đó lên, đột nhiên kêu "ủa" một tiếng và nói tiếp:Sao nhẹ thế này?Y vừa nắm cán kiếm vừa rút thử ra xem, lưỡi kiếm vừa được rút ra khỏi bao, quần hào đứng dậy ngơ ngác nhìn hau. Thì ra thanh kiếm đó làm bằng gỗ và có một mùi thơm xông lên mũi. Mọi người nhìn kỷ mới hay thanh kiếm đó chế bằng gỗ đàn hương.Chu Ðiên cuống cả tay chân, vội vã cắm tra thanh kiếm vào trong bao, mồm lẩm bẩm nói:- Dương...Dương... Tả sứ...thế...là cái trò gì vậy?Tuy y suốt ngày đấu khẩu với Dương Tiêu, nhưng sự thật y vẫn chịu phục Dương Tiêu là người biết rộng. Lúc này bỗng gặp vấn đề nan giải, nên y mới buột miệng hỏi Dương Tiêu như vậy. Dương Tiêu vẻ mặt nghiêm trang, khẽ đáp:- Thưa Giáo chủ, tôi thấy Triệu tiểu thư này hình như có vẻ định giở thủ đoạn gì bất lợi với chúng ta. Lúc này chúng ta đang ở chốn nguy hiểm, chúng ta mau rời khỏi nơi đây thì hơn.Chu Ðiên vội xen lời:- Việc gì phải sợ nàng ta định giở thủ đoạn gì bất lợi gì cho chúng ta, chúng ta có nhiều người như thế này, sợ gì mà không đánh cho nàng mê tơi?Dương Tiêu lại nói tiếp:- Từ khi bước chân vào trong Lục liễu trang này tới giờ, tôi thấy bất cứ cái gì ở trong này đều bí mật và kỳ lạ lắm. Có nhiều cái trông như thực mà đều là giả, trôn gnhư tà mà không phải là tà ma khó mà biết rõ được. Ðồng hthời chúng ta chưa biết Lục liễu trang này thuộc chốn nào. Chúng ta hà tất ở lại nơi đây làm chi, để việc gì cũng bị người ta kềm chế.Vô Kỵ gật đầu đáp:- Lời nói của Dương ta sứ rất phải, chúng ta đã dùng cơm rượu no say rồi, chi bằng cáo lui là hơn.Nói xong, chàng bèn đứng dậy, Thiết Quan đạo nhân liền lên tiếng:- Chẳng lẽ Giáo Chủ không muốn tìm Ý Thiên kiếm thật hay sao?Bành Văn Ngọc cũng xen lời nói:- Theo ý của thuộc hạ thì Triệu tiểu thư này có ý bày nghi trận, tất cô ta phải có mưu mô gì, mới định tâm làm ra như thế, dù chúng ta không đi tìm nàng thì nàng cũng đi tìm chúng ta.Vô Kỵ đáp:- Ðúng thế, chúng ta nên bình tĩnh chờ họ ra tay trước, rồi liệu mà ra tay sau.Mọi người cùng đi ra khỏi Thủy các , rồi sai gia đinh báo cho Triệu Minh hay, là người của Minh Giáo rất cám ơn Triệu cô nương đã tiếp đãi như vậy, nhưng vì có việc bận, nên người của Minh Giáo phải cáo biệt ngay.Triệu Minh ở trong nhà, vội vàng bước ra, nàng đã thay một cái áo lụa màu vàng nhạt, trông lại càng xinh đẹp hơn.Vừa ra tới nơi nàng đã lên tiếng:- Vừa mới gặp gỡ sao lại đi ngay như vậy! Chẳng lẽ Giáo Chủ ghét tiểu nữ thù tiếp kém lịch sự hay sao?Vô Kỵ đáp:- Ða tạ cô nương đã tiếp đãi hậu hĩ, hiềm vì chúng tôi còn đang bận nhiều việc, nên không thể nào ở lại đây lâu được! Sau này xin tái ngộ, thế nào tôi cũng xin lãnh giáo tiểu thơ rất nhiều!Triệu Minh tủm tỉm cười không nói gì hết, tiễn mọi người ra khỏi trang. Thần Tiến Bát Hiền đã đứng chực sẳn ngoài cửa, thái độ rất cung kính, đợi tiễn khách.Quần hào chắp tay chào bái biệt rồi lẳng lặng tung mình nhảy lên ngựa đi luôn. Không bao lâu mọi người đã đi tới một cánh đồng bằng, không một bóng người, Chu Ðiên liền lớn tiếng nói:- Triệu Ðại tiểu thơ này chưa chắc đã có lòng định ám hại gì chúng ta. Cứ lấy chuyện nàng dùng thanh kiếm gỗ đùa giỡn giáo chủ, mà nói thì con gái chưa trưởng thành nào chả hay đùa giỡn như thế. Chúng ta không nên vì thế mà giận nàng làm chi, Dương Tiêu! Lần này bạn đã nhận xét sai rồi!Dương Tiêu ngẫm nghĩ giây lát rồi mới đáp:- Cho tới phút này tôi vẫn chưa hiểu nàng ta có ý gì với chúng ta?Chu Ðiên xen lời nói tiếp:- Sau trận đại chiến ở trên Quang Minh Ðỉnh, Dương ta hiệp, một người có tiếng tăm lừng lẫy của chúng ta đã biến thành "kinh cung chi..." ối chà!Vừa nói tới đó, người y đã loạng choạng và té xuống dưới ngựa liền!Nói Không Ðược đi gần nhất vội nhảy xuống ngựa đỡ y dậy và hỏi:- Chu huynh! Làm sao thế?Chu Ðiên vừa cười vừa đáp:- Không! Không sao cả! Có lẽ vì tôi uống quá chén nên mới thấy hơi hcoáng váng đó thôi!Y vừa nói đến hai chữ "choáng váng" thì quần hào đều nhìn nhau thất sắc, vì từ khi rời khỏi Lục liễu trang đến giờ, ai nấy đều cảm thấy đầu óc mình hơi choáng váng! Thoạt tiên họ đều tưởng vì mình uống quá chén như thế nên không ai để ý. Bây giờ, thấy Chu Ðiên võ công cao cường, tửu lượng lại rất lớn mà uống có mấy chén rượu, sao lại có thể choáng váng đến ngã ngựa như vậy? Chắc là bên trong thế nào cũng có cái gì đây!Vô Kỵ ngẩng đầu lên nghĩ ngợi và tìm tòi những môn thuốc độc ở trong Ðộc Kinh của Nạn Cô, để xem có thứ thuốc độc nào không sắc, không màu, không mùi không? Nhưng chàng nhớ lại từ đầu đến cuối không có một vị thuốc độc nào tương tự như thế cả. Vả lại rượu và thức ăn của chàng với quần hào không khác gì nhau, tại sao chàng không thấy bị choáng váng? Ðột nhiên chàng sực nghĩ ra một việc, giật mình kinh hãi, lớn tiếng nói:- Những vị nào uống rượu ở trong Thủy Các , phải xuống ngựa hết, ngồi xếp bằng tròn, nhưng chớ có vận khí lấy sức, cứ để mặc cho nó tự nhiên!Rồi chàng lại ra lệnh tiếp:- Các anh em của Ngũ Hành Kỳ và Bạch Mi Kỳ bố trận các mặt, bảo vệ các thủ lãnh, hễ có người nào tới gần, cứ việc chém giết không tha!Từ khi Bạch Mi Giáo trở về với Minh Giáo, được đổi thành Bạch Mi Kỳ. Giáo chúng của Ngũ hành Kỳ với Bạch Mi Kỳ thấy Giáo Chủ ra kệnh nghiêm mặt như vậy đều răm rắp vâng lời. Ai nấy đều vội rút khí giới ra, bố trận bảo vệ các thủ lãnh.Vô kỵ lại la lớn:- Ai nấy cứ ở yên tại chỗ, khi nào tôi về tới nơi mới được giải tán?Quần hào không hiểu Vô Kỵ bỗng dưng lại ra lệnh như thế làm chi?Ðồng thời họ chỉ thấy đầu hơi choáng váng chứ không có gì khác lạ cả, mà tại sao Giáo chủ lại làm ra vẻ quan trọng như thế làm gì? Họ đang hoài nghi thắc mắc như thế thì Vô Kỵ lại dặn bảo thêm một câu nữa:- Quý vị dù thấy trong người khó chịu đến đâu cũng đừng có vận khí lấy sức, bằng không chất độc sẽ lan tràn khắp mình mẩy, không còn cách nào cứu chữa được nữa!Quần hào nghe nói đều giật mình kinh hãi và nghĩ thầm rằng:- "Ta bị trúng độc lúc nào nhỉ? Vô Kỵ sợ đi ngựa quá chậm nên đã giở khinh công tuyệt kỹ của mình ra quay trở lại Lục liễu trang. Chàng vô cùng nóng lòng sốt ruột, biết Dương Tiêu và Thiên Chính, các người đã bị trúng độc rất mạnh. Nếu không cứu chữa ngay, chỉ một giờ, nửa khắc là chết liền chứ không phải như Nhất Âm Chỉ điểm trúng mà có thể kéo dài từ ngày này qua ngày khác được! Từ chỗ mọi người nghỉ ngơi tới Lục liễu trang cách xa chừng hơn hai mươi dặm. Chỉ giây lát Vô Kỵ đã đi tới trước gia trang rồi.Thân hình của chàng tựa như một mũi tên bắn thẳng vào trong trang. Hai tên tráng đinh đứng canh gác trước cửa chỉ thấy mắt hoa một cái vì một cái bóng đen lướt qua thôi, chứ không hề trông thấy rõ thân hình của chàng. Vô Kỵ vào thẳng trong vườn chạy tới Thủy Các , thấy một thiếu nữ tay phải cầm chén, tay trái cầm sách, vừa uống nước vừa xem sách.Nàng đó chính là Triệu Minh. Nghe thấy tiếng động nàng quay đầu trở lại, trông thấy Vô Kỵ, nàng liền mỉm cười. Vô Kỵ liền hỏi:- Triệu cô nương! Tôi muốn xin cô nương vài cây hoa cỏ!Chàng không đợi chờ Triệu Minh trả lời đã tung mình nhảy vào Thủy Các . Trong khi người chàng lướt qua những cây hoa cỏ giống như Thủy Tiên trồng ở trong nước, chàng đã nhanh tay nhổ luôn sáu bảy cây hoa ở đó liền!Chàng đang hạ chân xuống Thủy Cát đã nghe thấy mấy tiếng kêu "xoẹt!". Thì ra, phía trước mặt đã có mấy mũi ám khí nho nhỏ nhằm ngay mặt chàng bắn tới. Chàng vội giơ tay phải lên phất tay áo mấy cái, mấy mũi ám khí đó đều chui vào trong tay áo của chàng. Chàng lại phất tay áo bên trái một cái, tấn công vào mặt Triệu Minh luôn! Vội né mình sang bên tránh, Triệu Minh nghe thấy tiếng gió kêu "vù vù" và thấy ấm chén, đĩa trái cây ở trên mặt bàn đều bị gió ở tay áo của Vô Kỵ hất rơi xuống dưới ao hết!Vô Kỵ vừa hạ chân xuống đất, liền đưa mắt nhìn mấy cây hoa cỏ ở trong tay, thấy gốc cây nào cũng có một cái rễ tròn và to như hột gà, nhưng màu đỏ như màu máu vậy! Chàng mừng rỡ vô cùng, vì thấy mình đã lấy được thuốc giải độc, chàng vội bỏ mấy cây hoa cỏ đó vào trong túi và nói:- Ða tạ cô nương đã cho thuốc giải, xin cáo từ nơi đây, Triệu Minh vừa cười vừa đáp:Giáo chủ tới thì dễ mà đi thì khó lắm đấy!Nói xong nàng vứt quyển sàch xuống, hai tay thuận thế, rút hai đoản kiếm mỏng như giấy ở trong cuốn sách ra và xông lên ngăn cản chàng liền!Vô Kỵ lo ngại vết thương của Thiên Chính và các người nên chàng không muốn ở lại đấu với Triệu Minh, vội dùng tay áo bên phải phất luôn một cái, mười mấy mũi kim ở bên trong liền nhằm mặt Triệu Minh bắn tới. Triệu Minh vội né mình tránh, thân hình nàng lướt ra ngoài Thủy Cát, rồi lại dùng chân phải dẫm vào bục đá để quay trở vào Thủy Cát, vừa lui ra vừa nhảy vào như vậy nàng đã tránh khỏi những mũi kim châm kia. Những ám khí đó đều rơi cả xuống ao. Vô Kỵ thấy vậy vội lên tiếng khen ngợi:- Thân pháp của cô nương đẹp tuyệt!Chàng thấy nàng múa kiếm tấn công tới liền nghĩ thầm:- Con nhỏ này tâm địa ác độc như vậy, nếu ta không luyện qua Cửu Dương và đọc qua cuốn Ðộc Kinh của Vương nạn Cô, thì các vị anh hào của Minh Giáo, ngày hôm nay đều bị tiêu hủy trong tay nàng ta một cách bất minh, bất bạch .Chàng vừa nghĩ, vừa giơ hai tay ra cướp võ khí của đối phương. Triệu Minh võ công cũng lợi hại lắm, vội xoay tay múa song kiếm nhằm tay của Vô Kỵ chém luôn. Thấy mình ra tay cướp không được khí giới của đối thủ, Vô Kỵ cũng kinh ngạc thầm, nhưng thần công của chàng biến ảo kỳ diệu khôn tả, tuy chàng cướp không được song kiếm của Triệu Minh, nhưng ngón tay của chàng đã phất trúng hai yếu huyệt ở hai cổ tay nàng. Triệu Minh không sao cầm vững song kiếm, thuận thế vứt luôn đôi khí giới vào mặt Vô Kỵ. Vô Kỵ vội né đầu tránh hai thanh đoản kiếm bắn luôn vào cột trụ ở giữa Thủy Cát, sức ném hai thanh kiếm đó vẫn còn sung động không ngớt. Vô Kỵ kinh hãi thầm, chàng không phải kinh hãi vì võ công của đối thủ bởi võ công của Triệu Minh còn kém hơn Dương Tiêu,Nhất Tiếu và Thiên Chính các người rất xa. Nhưng chàng kinh hãi bởi trí khôn của nàng. Thấy phải vứt khí giới mà nàng còn thuận thế ném vào mặt mình được, đủ thấy nàng thông minh và khôn ngoan biết bao! Nếu chàng tránh né chậm một chút đã bị song kiếm đó giết chết liền!Thấy song kiếm của mình đã mất, Triệu Minh vội cầm lấy thanh Ỷ Thiên kiếm bằng gỗ, nhằm yếu huyệt ở ngang lưng của Vô Kỵ điểm tới. Vô Kỵ dùng hai ngón tay trái điểm luôn vào yếu huyệt ở trên vai nàng, chờ nàng né mình để tránh, chàng vội giở thủ pháp Càn Khôn Ðại Nã Di, giơ tay phải ra chộp luôn thanh kiếm gỗ trong tay của Triệu Minh. Thấy kiếm của mình đã bị cướp mất, Triệu Minh liền ngừng chân lại tủm tỉm cười và hỏi:- Trương công tử dùng môn võ công gì thế? Có phải môn võ công đó là Càn Khôn Nã Di Thần công không? Theo sự nhận xét của tôi, võ công đó rất tầm thường chứ không có gì là kỳ lạ cả.Vô Kỵ giở bàn tay trái ra, giữa bàn tay trái có một bông hoa kết bằng hạt châu đang rung động. Bông hoa trân châu này vốn dĩ cắm ở trên mái tóc của Triệu Minh. Thấy thế nàng bỗng kinh hãi và nghĩ thầm:- Y lấy bông hoa hạt châu của ta mà ta không hay biết gì cả, nếu y định tâm giết chết ta, có phải dễ như trở bàn tay không? Và có lẽ lúc này hồn ta đã du âm phủ rồi cũng nên!Nàng nghĩ như vậy nhưng vẻ mặt làm ra như thản nhiên, chỉ cười nhạt một tiếng và nói tiếp:- Nếu công tử thích bông hoa hạt châu này thì tôi xin biếu công tử ngay, hà tất công tử phải ra tay cướp giật như vậy?Vô Kỵ thấy nàng nói như vậy có vẻ ngượng, liền giơ tay trái lên, ném bông hoa hạt châu đó trả lại cho Triệu Minh và nói:- Trả cô đấy!Nói xong chàng liền quay người đi ra khỏi Thủy Các.Triệu Minh giơ tay ra đỡ lấy bông hoa hạt châu đó và gọi:- Hãy khoan đã!Vô Kỵ vội quay người lại.Triệu Minh vừa cười vừa nói tiếp:- Sao công tử lại lấy trộm hai hạt châu to nhất trên bông hoa hạt châu của tôi như vậy?Vô Kỵ đáp:- Cô chớ có nói bậy! Tôi không có thì giờ ở đây nói bông đùa với cô nữa!Triệu Minh giơ cao bông hoa hạt châu lên, vẻ mặt nghiêm nghị nói tiếp:- Công tử xem! Bông hoa này chả thiếu hai hạt châu là gì?Vô Kỵ đưa mắt nhìn, quả thấy trên bông hoa đó đã bị mất hai hạt châu thật. Chàng biết nàng đã cố ý ngắt đi rồi dụ mình đến gần để giở quỷ kế gì ra đùa giỡn hay ám hại mình, nên chàng chỉ dùng giọng mũi "hừ" một tiếng rồi quay mình định đi luôn. Triệu Minh vội nắm mép bàn lớn tiếng quát hỏi:- Trương Vô Kỵ! Có giỏi thì hãy đến trước mặt tôi ba bước!Ngờ đâu Vô Kỵ vẫn chịu đựng được, tha hồ cho nàng ta thích sát, vẫn không thèm theo lời nàng tiến lên. Chàng trả lời rằng:- Dù cô có bảo tôi là kẻ nhát gan sợ chết đi nữa thì tôi cũng mặc!Nói xong chàng lại bước đi hai bước.Triệu Minh thấy kế thách thức của mình vô công hiệu, mặt nàng liền biến sắc, với giọng rầu rĩ nàng nói tiếp:- Thôi, thôi! Ngày hôm nay tôi đã hoàn toàn thất bại rồi! Vậy tôi còn mặt mũi nào nhìn mặt người khác nữa!Nói xong nàng rút thanh kiếm đang cắm ở trên cột ra, mồm thì lớn tiếng nói:- Trương Vô Kỵ! Cám ơn công tử đã cho tôi được mãn nguyện!Vô Kỵ quay đầu lại nhìn, thấy Triệu Minh đã giơ kiếm tự đâm vào ngực, chàng cười nhạt và nói:- Không khi nào tôi lại mắc...Chàng chưa kịp nói nốt câu đó, đã thấy đoạn kiếm đâm sâu vào ngực nàng và nàng ta rú lên một tiếng và ngã gục ngay xuống mặt bàn. Chàng thấy vậy kinh ngạc vô cùng, khôn ngờ nàng lại nóng nảy như thế! Vừa mới thua có một trận mà nàng đã tự vận như vậy, nên chàng nghĩ thầm:- Nếu thanh kiếm này không đâm trúng giữa tim thì may ra còn có thể cứu chữa được!Nghĩ đoạn, chàng vội vã chạy lại xem nàng bị thương ra sao. Chàng đã đi tới còn cách chỗ bàn đá ba thước, đang định giơ tay ra nắm lấy tay nàng, chàng đột nhiên thấy dưới chân mềm nhũn và cả người chàng bị rơi ngay xuống bên dưới.Chàng vội kêu thầm:- Nguy tai!Chàng phất hai cánh tay áo một cái, thân hình mới hơi ngừng lại và đồng thời dùng chưởng đánh luôn vào mép bàn một cái. Chàng chỉ cần đánh trúng chưởng là có thể mượn sức đó nhảy lên và khỏi bị rớt xuống hố.Ngờ đâu Triệu Minh tự sát giả và nàng cũng đoán trước thế nào Vô Kỵ cũng đánh chưởng vào bàn để mượn sức, nên nàng không để cho tay của chàng va chạm vào mép bàn, lúc ấy thân hình của Vô Kỵ đã rớt xuống dưới hố một nửa, nhưng chàng đã nhanh tay nắm lấy được bốn ngón tay của Triệu Minh. Nhưng tay của nàng ta mềm nhũn và trơn tuột, chàng vừa nắm trúng đã bị tuột ra ngay! Tuy vậy, chàng vẫn còn đưa tay ra chộp lấy cánh tay của Triệu Minh được. Vì người chàng nặng mà thân hình của Triệu Minh thì nhẹ, nên cả hai người đều cùng rớt xuống dưới hồ một lúc. Chàng thấy bốn chung quanh tối như mực, đồng thời chàng nghe thấy trên đầu có tiếng kêu "bộp". Thì ra tấm nắp phía trên đã đậy kín miệng hố lại rồi!Hố đó sâu hơn mười trượng, khi rớt xuống mặt đất, Vô Kỵ liền đứng ngay dậy và giở khinh công Bích Hổ Du Tường ra leo lên trên miệng hố. Chàng vội giơ tay ra lật vội nắp hố, nhưn gkhi tay chàng đụng vào thì thấy tấm ván đó là một tấm sắt và có máy móc giữ chặt. Tuy chàng đã dùng Càn Khôn Ðại Nã Di ra rồi, nhưng vì người chàng lơ lửng ở trên, không có điểm tựa cho chàng mượn sức nên chàng không sao mở cái nắp hầm đó ra được, chàng đành phải nhảy xuống bên dưới. Triệu Minh thấy vậy liền khúc khích cười và nói:- Bên trên có tám thanh sắt to bằng cánh tay giữ chặt, công tử ở bên dưới làm sao mà mở ra cho được?Vô Kỵ thấy nàng giảo hoạt như vậy thì tức giận vô cùng, chàng không thèm trả lời nàng mà cứ việc đi khắp chung quanh, đưa tay rờ mó khắp nơi để tìm lối thoát thân, nhưng xung quanh cái hố này đều xây bằng gang thếp cứng rắn vô cùng! Triệu Minh lại nói:- Trương Công tử! Bích Hổ Du Tường công của công tử lợi hại thật. Cái hố này toàn bằng gang không có một khe hở nào hết, trơn tuột như vậy mà công tử vẫn leo lên trên tới đỉnh được thì... Hì... hì... Hà... Hà...!!Vô Kỵ nổi giận hỏi:- Cô cũng bị rớt xuống hầm với tôi, cô còn cười gì nữa!Chàng đột nhiên nghĩ tới:- Con nhãi này giảo hoạt lắm! Cái hố này chắc thế nào cũng có lối ra! Ta chớ nên để cho nó tẩu thoát một mình .Nghĩ đoạn chàng tiến lên hai bước nắm chặt lấy hai tay của Triệu Minh. Triệu Minh thấy chàng làm như thế, kinh hãi vội hỏi:- Công tử nắm tay tôi làm gì thế?Vô Kỵ đáp:- Cô đừng có hòng một mình ra khỏi nơi đây! Muốn sống thì cô mau mở ngay nắp hầm lên cho tôi.Triệu Minh vừa cười, vừa đáp:- Công tử hoảng sợ làm chi? Dù sao chúng ta cũng không bị chết đói ở đây đâu. Chờ lát nữa nếu chúng tìm không thấy tôi chúng sẽ thả chúng ta ra ngay. Tôi chỉ lo thủ hạ của tôi tưởng lầm tôi đã đi vắng, như vậy mới thật tai hại.- Trong đường hầm này, không có cửa nào khác hay sao?Trông mặt công tử thông minh như vậy, không ngờ lại thốt lên những câu hỏi ngu ngốc đến thế. Hầm này xây ra để bắt kẻ địch chứ có phải xây để ở chơi đâu? Nếu dưới này có cửa ngõ khác thoát thân được, có khác gì đánh bẫy kẻ địch rồi lại để cho chúng thoát thân không?Vô Kỵ nghe Triệu Minh nói rất phải, lại hỏi tiếp:- Chúng ta rơi xuống hầm này, cửa hầm sập mạnh như thế mà các bộ hạ của cô nương không hay biết gì ư?- Bộ hạ của tôi đã được phái đi công tác hết. Ngày mai chúng mới trở về. Công tử khỏi lo, cứ yên chí ở đây nghỉ một lát, vừa rồi đã ăn uống chắc chưa đói đâu.Vô Kỵ cả giận nghĩ thầm:- Ta ở đây một ngày nửa buổi cũng không sao. Nhưng lấy ai ra cứu ông ngoại và các người .
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 58
Khởi Binh Vấn Tội
Nghĩ đoạn, chàng nắm chặt tay lại và đã dùng đến hai thành sức lực, mồm thì quát lớn:- Cô nương không thả tôi ra, tôi phải giết cô nương trước.Triệu Minh vừa cười vừa đáp:- Nếu công tử giết tôi, công tử sẽ bị ở dưới này suốt đời. Này, nam nữ thụ thụ bất thân. Công tử cứ nắm chặt tay tôi làm chi?Vô Kỵ thấy nàng trách mắng, xấu hổ vô cùng, vội buông tay nàng và lùi lại hai bước ngồi phịch xuống đất. Nhưng hầm đó hình vuông có mấy thước thôi. Vô Kỵ vừa lo âu vừa tức giận, mũi lại ngửi thấy mùi thơm da thịt ở người Triệu Minh tỏa ra xen lẫn mùi thơm ở trong túi, khiến tâm thần của chàng hầu như bị phiêu bạt. Chàng vội đứng dậy, giận dữ hỏi:- Tôi và Minh Giáo chúng tôi với cô không quen biết bao giờ và cũng không có thù oán gì cả. Tại sao cô nương lại định tâm giết hại tôi như vậy?- Có nhiều việc công tử không hay biết gì tới, bây giờ công tử đã hỏi đến, để tôi kể rõ cho công tử nghe. Chẳng hay có biết tôi là ai không?Tuy Vô Kỵ rất muốn biết lai lịch và dụng ý của thiếu nữ đó, nhưng chờ nàng thủng thẳng kể xong thì bọn Thiên Chính các người đã bị độc phá chết hết. Huống hồ không biết lời nói của nàng thật hay giả. Nếu câu chuyện nàng sắp kể là chuyện bịa đặt, có phải hao tốn thì giờ của mình một cách vô ích không? Chàng biết, lúc này không còn cách gì hơn là bắt buộc nàng ta phải mở nắp hầm cho mình ra nên chàng vội đáp:- Tôi không biết cô là ai hết và lúc này tôi cũng không có thì giờ nghe cô nương kể chuyện. Chẳng hay cô nương có chịu mở nắp hầm cho tôi ra không?Bây giờ tôi có gọi cũng không có ai thưa cả. Hơn nữa đứng dưới này gọi to đến đâu bên trên cũng không nghe.Vô Kỵ càng tức giận thêm, liền nhảy xổ lại. Triệu Minh thấy vậy thất kinh la lớn vội giơ tay lên chống đỡ. Nhưng nàng đã bị chàng điểm trúng yếu huyệt ở hông, không sao cử động được nữa. Vô Kỵ dùng tay trái bóp chặt lấy yết hầu của nàng và khẽ nói:- Tôi chỉ bóp mạnh một cái, cô nương sẽ chết liền.Lúc đó hai người cách nhau rất gần. Chàng ngửi thấy hơi thở của nàng thơm như hoa lan. Chàng kinh hoảng, vội ngẩng đầu lên để xa lánh.Triệu Minh đột nhiên khóc hu hu và nói:- Công tử hà hiếp tôi! Công tử hà hiếp tôi!Thấy nàng khóc và nói như vậy, Vô Kỵ ngạc nhiên vô cùng, vội buông tay ra, không bóp cổ nàng nữa và nói:- Tôi có muốn hà hiếp cô nương đâu, tôi chỉ muốn cô nương tha cho tôi khỏi nơi đây thôi.Triệu Minh vẫn còn nức nở:- Tôi rất muốn tha công tử ra khỏi nơi đây lắm. Nhưng... thôi được, để tôi lên tiếng gọi người vậy...Nàng liền ngẩng mặt lên và cất tiếng kêu gọi:- Này bên trên có ai không? Mau mở nắp hầm ra, ta đã rơi xuống hầm này đây...Tha hồ cho nàng kêu gào lớn tiếng đến đâu, bên ngoài cũng không có động tịnh gì hết. Nàng vừa cười vừa nói với Vô Kỵ rằng:- Ðấy, công tử xem, tôi nói có sai đâu.Vô Kỵ càng tức giận thêm, vội trả lời:- Không biết xấu hổ, vừa khóc vừa cười. Trông mặt cô nương đẹp nhỉ?- Công tử mới không biết xấu hổ. Một thanh niên như vậy còn lợi hại hơn mười người đàn ông nữa.Cám ơn Trương Giáo chủ đã khen ngợi như vậy, tiểu nữ đây rất lấy làm hổ thẹn, không dám nhận lời ban khen đó.Vô Kỵ nghiến răng mím môi, nghĩ thầm:- Sự thể khẩn cấp như thế này, nếu ta không giở thủ đoạn độc ác thì các tay cao thủ của Minh Giáo sẽ chết hết .Nghĩ đoạn, chàng giơ tay ra, xé váy của Triệu Minh rách một mảnh lớn. Triệu Minh tưởng định hãm hiếp mình, kinh hoảng vô cùng, liền nói:- Là...công tử định làm gì thế?- Nếu cô bằng lòng tha tôi ra thì gật đầu đi.- Công tử muốn làm gì?Vô Kỵ không trả lời, nhổ ít nước bọt, làm ướt miếng vải rách đó, rồi đáp:- Bất đắc dĩ tôi đành phải thất lễ với cô vậy.Nói xong, chàng dùng miếng vải ướt đó bịt mồm mũi Triệu Minh, khiến nàng ta không sao thở được.Giây lát sau nàng đã nghẹt thở và khó chịu vô cùng, nhưng nàng vẫn bướng bỉnh, không chịu gật đầu và gắng chịu đựng cho đến cùng. Một lát sau, nàng đã thấy mắt nổ đom đóm và chết giấc tức thì.Vô Kỵ nắm cổ tay Triệu Minh, thấy mạch máu của nàng rất yếu ớt, vội bỏ miếng vải ướt ra.Một lát sau, Triệu Minh từ từ tỉnh lại, mở mắt nhìn hậm hực liếc Vô Kỵ một cái.Vô Kỵ liền hỏi:- Thế nào? Có dễ chịu không? Bây giờ cô nương có bằng lòng thả tôi ra khỏi đây không?Triệu Minh hậm hực đáp:- Dù tôi có bị chết giấc một trăm lần, tôi cũng buông tha công tử. Có giỏi thì công tử cứ giết chết tôi đi.Vô Kỵ thấy nàng bướng bỉnh như vậy, nghiến răng, nói tiếp:- Vì cứu các thuộc hạ của tôi khỏi chết, tôi đành phải lỗ mãng một phen, dù có vô lễ chăng nữa, cô nương cũng không thể nào trách tôi được.Nói xong, chàng nắm chặt chân trái cởi giày vớ của nàng ra.Triệu Minh vừa kinh hoàng vừa kinh hoảng và hỏi:- Tiểu tử hôi thối này! Ngươi định làm gì ta thế?Vô Kỵ không trả lời, tiếp tục tháo giày vớ bên chân phải của nàng, rồi dùng hai ngón tay trỏ điểm vào yếu huyệt ở dưới bàn chân nàng. Chàng còn vận Cửu Dương thần công truyền sang chân của đối phương. Triệu Minh cảm thấy yếu huyệt ở hai bàn chân có một luồng hơi ấm chạy đi chạy lại. Nơi yếu huyệt đó là chỗ dễ nhột nhất, lấy ngón tay gãi vào chỗ đó cũng đủ làm đối phương tê tái khó chịu rồi. Huống hồ lúc này Vô Kỵ lại dùng Cửu Dương thần công xát động vào hai nơi yếu huyệt ấy, lại còn nhột hơn dùng tóc hay lông quét đi quét lại.Quả nhiên, Triệu Minh không sao chịu nổi, cười khúc khích ngay. Nàng muốn rụt chân lại, nhưng khốn nỗi yếu huyệt đã bị điểm, không sao cử động được. Càng nhột bao nhiêu nàng càng cảm thấy khó chịu bấy nhiêu, tựa như có mấy trăm nghìn con chí rúc vào ngũ tạng, lục phủ. Sự khó chịu này còn đau khổ hơn đao chém hay đòn vọt, nên nàng cười được vài tiếng đã khóc liền. Vô Kỵ không thèm để ý, cứ tiếp tục dồn thần công sang hai bên chân của đối phương. Triệu Minh thấy như trái tim của mình hầu như đang phá lồng ngực để nhảy ra ngoài. Nàng thấy khắp mình mẩy nhột đến nỗi như những lông ở tron gngười sắp rụng hết vậy. Nàng liền cất tiếng mắng chửi:- Tiểu tử hôi thối... Quân giặc.... thế nào cũng có một ngàyta sẽ dùng muôn nghìn thanh đao... băm vằm ngươi ra làm muôn mảnh. Thôi htôi tha...cho ta đi... Trương...công tử... Trương Giáo chủ... hu...hu...- Cô nương đã bằng lòng tha tôi khỏi nơi đây chưa?- Tôi... tha... mau.... ngừng tay lại...Thấy Triệu Minh đã bằng lòng tha mình rồi, Vô Kỵ mới yên tâm và nói:- Xin lỗi cô nương...Nói xong, chàng xoa chân Triệu Minh mấy cái, rồi giải huyệt cho nàng.Triệu Minh htở dài một tiếng rồi lại mắng tiếp:- Quân giặc, có mau mang giày vớ vào cho ta không?Vô Kỵ tay cầm chiếc vớ, tay nắm chân nàng. Vừa rồi chàng mải hành tội nàng, nên không để ý tới, bây giờ chàng đã yên chí sắp được thoát thân, nên tay vừa đụng tới chân nhỏ mềm mại của nàng, chàng đã cảm thấy ngây ngất. Triệu Minh vội rụt chân lại, xấu hổ đỏ mặt bừng lên. Cũng may ở trong bóng tối, Vô Kỵ không trông thấy rõ. Nàng lẳng lặng đi mang giày vớ vào. Nhưng không hiểu tại sao, nàng bỗng có ý nghĩ lạ. Hình như chỉ muốn Vô Kỵ mó chân mình lần nữa. Thấy nàng mang giày vớ vào xong, Vô Kỵ liền quát bảo:- Mau lên, mau lên, hãy tha cho tôi gấp.Triệu Minh không nói năng gì, giơ tay lên rờ cái khuyên tròn thắt ở trên vách gang, rồi nàng lại dùng cán kiếm gõ vào giữa cái vòng đó bảy tám tiếng. Quả nhiên trên đỉnh đầu hai người có tiếng kêu "lách cách", liền đó ánh sáng rọi xuống. Thì ra cái nắp hầm đã mở rồi. Vô Kỵ không ngờ Triệu Minh bảo mở là mở liền, nên ngạc nhiên vô cùng, nói tiếp:- Chúng ta đi thôi.Triệu Minh cúi đầu xuống đứng sang một bên, không nói năng gì hết. Nghĩ đến chuyện vừa rồi. Vô Kỵ nhận thấy mình hơi quá đáng, vội vái chào nàng và nói:- Triệu cô nướng! Vừa rồi vì bất đắc dĩ mà tại hạ phải thất lễ với cô nương.Triệu Minh làm ra vẻ giận hờn, quay mặt vào vách, hai vai xúc động như đang khóc vậy. Vô Kỵ thấy tội nghiệp động lòng thương, liền an ủi:- Triệu cô nương! Tôi đi đây. Trương mõ đã thất lễ với cô nương rất nhiều, xin cô nương tha lỗi cho.Triệu Minh không chịu quay đầu lại.Không dám trì hoãn, Vô Kỵ giở khinh công Bích Hồ Du Tường leo trên miệng hầm. Khi chàng leo tới chỗ cách miệng hầm còn hơn một trượng, liền nhún chân một cái, tung mình nhảy ra bên ngoài. Chàng dùng hai tay che mặt và đầu, vì sợ trên miệng hầm có người phục kích. Lúc lên tới bên trên, hai chân còn chưa hạ xuống đất, chàng đưa mắt nhìn bốn phía chung quanh thấy không có một bóng người nào ở trong Thủy Các hết. Chàng không muốn gây sự, vội vượt qua bờ tường, nhảy ra bên ngoài, cắm đầu chạy thẳng về quần hào của Minh Giáo nghỉ ngơi. Vừa đi chàng vừa lo âu, không biết tánh mạng của quần hào ra sao, nên chàng giở khinh công tột bực chạy thẳng về chỗ cũ. Chỉ thoáng lát chàng đã chạy về tới nơi. Nhưng chàng kinh hãi vô cùng, vì thấy quân Mông Cổ cưỡi ngựa chạy vòng quanh, quần hào của Minh Giáo bị vây ở giữa. Các lính Nguyên vây ở vòng ngoài, đang giương cung bắn tên vào giáo chúng.Chàng thấy vậy nghĩ thầm:- Những nhân vật thủ lãnh của bổn giáo đều bị trúng độc, nên không có người dẫn đầu thì giáo chúng làm sao mà chống cự được với đại đội quân Nguyên đó?Chàng vừa nghĩ, vừa nhanh chân chạy tới, khi chàng chạy tới gần, đã nghe thấy trong đám đông có một thiếu nữ với giọng thanh thoát la lớn:- Nghệ Kinh Kỳ, tấn công phía Ðông Bắc, Hồng Thủy Kỳ tấn công bọc phía Tây Nam.Chàng đã nhận ra nàng đó chính là Tiểu Siêu. Nàng ta ra lệnh xong, trong Minh Giáo đã có một đội giáo chúng cầm cờ tấn công về phía Ðông Bắc để phá vòng vây. Mỗi đội giáo chúng cờ đen để chống đỡ. Ðột nhiên Hậu Thổ Kỳ cờ vàng, Kỳ Mộc Kỳ cờ xanh, hai đội giáo chúng đó ở giữa sát cánh xông ra chém giết hai đội quân đó tựa như một con rồng vàng và rồng xanh, dũng mãnh vô cùng, đánh quân Nguyên loạn xạ, nên chúng vội rút lui ngay.Vô Kỵ nhảy mấy cái đã tới trước mặt giáo chúng. Mọi người thấy Giáo chủ đã quay trở về, tinh thần càng phấn khởi thêm, ai nấy hò reo ầm ĩ. Vô Kỵ thấy Thiên Chính và Dương Tiêu các người đang ngồi vòng tròn dưới đất, còn Tiểu Siêu tay cầm một cờ nhỏ, đứng trên một ngọn đồi chỉ huy giáo chúng chống địch. Trận Kỳ môn Bát quát của Tiểu Siêu làm quân Nguyên tấn công mãi không sao vào được.Tiểu Siêu thấy Vô kỵ về tới, liền lớn tiếng nói:- Mời Trương công tử lên đây chỉ huy cho.Vô Kỵ đáp:- Cô nương cứ tiếp tục đi, để tôi ra bắt giữ tên tướng lãnh binh, uy hiếp kẻ địch phải rút lui.Chàng đang nói, bỗng nghe mấy toiếng kêu "soẹt soẹt". Thì ra có mấy mũi tên của địch, nhắm chàng bắn tới. Chàng vội giựt lấy một cái xà mâu của một tên giáo chúng , múa quanh một vòng, những mũi tên bắn tới đều bị rớt xuống đất hết, rồi chàng lao chiếc xà mâu đó, nhanh như một mủi tên, phi thẳng tới trước mặt quân địch. Một tên Bách phu trường của quân Nguyên bị chiếc xà mâu đó ném xuyên qua ngực. Chiếc xà mâu vẫn chưa hết đà còn bay thẳng ra ngoài xa mấy trượng mới cắm xuống đất.Quân Nguyên thấy vậy, thất kinh kêu lên, rút lui ra xa mấy chục trượng.Bỗng có tiếng tù và vang động và mười mấy người cưỡi ngựa đằng xa chạy tới. Vô Kỵ nhanh mắt, trông thấy rõ những người đó chính là Thần tiễn bát hùng, bộ hạ của Triệu Minh. Chàng cau mày, nghĩ thầm:- Tiễn pháp của tám người này lợi hại lắm. Nếu ta để cho chúng có cơ hội bắn tên thì anh em chúng ta thế nào cũng bị thương. Ta cần phải hạ thủ trước mới được .Chàng đang nghĩ, đã thấy người dẫn đầu của Thần tiễn bát hùng là Triệu Nhất Thương múa một cây đoàn trượng đầu đồng màu vàng, mồm thì la lớn:- Chủ nhân có lệnh lập tức thâu binh.Tên Thiên Phu trưởng, chỉ đội lính Nguyên đó, liền lớn tiếng nói mấy câu tiếng Mông Cổ. Lính Nguyên liền quay đầu rút lui ngay. Tiền Nhị Bái, người thứ hai của Bát hùng, tay bưng một khay, vội xuống ngựa đến trước mặt Vô kỵ, cúi chào và nói:- Chủ nhân chúng tôi xin Giáo chủ giữ lấy vật này để làm kỷ niệm.Vô Kỵ thấy cái khay đó phủ bằng cầm đoạn màu vàng, trên có để một cái hộp vàng. Hộp đó khắc hoa rất đẹp. Chàng không sợ đối phương giở quỷ kế ám hại mình, cứ giơ tay ra cầm lấy cái hộp đó luôn.Tiền Nhị Bái cúi đầu vái chào, lui ba bước, rồi mới quay mình lên ngựa đi luôn. Vô Kỵ đưa luôn hộp vàng đó cho Tiểu Siêu. Vì chàng đang mải mê xem bịnh tình của quần hào, nên không có thì giờ xem trong hộp đó đựng vật gì. Chàng vội sai người lấy một chậu nước, móc túi lấy mấy cây hoa cỏ hình thủy tiên ra. Chàng bóp nát những củ tròn đỏ như máu hòa vào chậu nước trong kia, rồi cho mọi người uống. Những người dự tiệc ở trên Thủy Cát, chỉ có một mình Vô Kỵ nhờ có Cửu Dương thần công hộ thế, nên các chất độc không hành nổi chàng. Còn những người khác, ai nấy đều trúng độc hết. Bất hối trông nom Lợi Hanh ở bên ngoài Tiểu Siêu cũng ăn uống với giáo chúng ở khách sảnh nên không việc gì.Nửa tiếng đồng hồ sau, quần hào đã khỏi. Riêng chân tay hãy còn yếu ớt, sức lực chưa khôi phục. Quần hào liền hỏi Vô Kỵ về thuốc độc và phép giải. Vô Kỵ thở dài đáp:- Chúng ta đã đề phòng cẩn thận ngờ đâu thứ thuốc độc của thiếu nữ, chúng ta lại không hay biết gì hết. Thứ hoa giống Thủy Tiên này là Túy Tiên Linh Phù, không có độc tính. Còn thanh Ỷ Kiếm giả kia làm bằng một thứ gỗ thơm dưới đáy bể, gọi là Kỷ Lăng hương mộc. Gỗ ấy cũng không có độc tính, nhưng mùi thơm của hai thứ đó, hòa hợp lại liền thành một thứ thuốc độc lợi hại khôn tả.Chu Ðiên vỗ đùi la lớn:- Tất cả mọi việc đều do Chu lỗ ngứa tay rút thanh Ỷ Thiên kiếm giả đó ra.Vô Kỵ nói tiếp:- Nàng ta đã định tâm giết hại chúng ta, dù Chu huynh không rút thanh kiếm đó ra, nàng ấy cũng sai người đến rút kiếm để đầu độc. Như vậy chúng ta làm sao biết mà đề phòng.Chúng ta đi đến nhà con nhỏ đốt cháy Lục liễu trang cho bỏ tức đi.Y vừa nói dứt, đã thấy phía đằng xa, khói bốc lên cao. Tiếp theo đó ngọn lửa bốc lên rực trời. Thì ra ngọn lửa đó là của Lục liễu trang đang bốc cháy. Quần hào thấy vậy đều ngẩn người ra ngạc nhiên vô cùng.Quần hào đang nghi ngờ, bỗng sực nghĩ:- Cô bé họ Triệu đó khôn ngoan thật, việc gì cũng biết trước ý của địch thủ. Nàng biết chúng ta giải độc xong, thế nào cũng tức giận và sẽ đi đốt sơn trang, nên nàng đã phóng lửa đốt cháy Lục liễu trang trước. Tuy nàng còn trẻ và lại phái yếu, nhưng nàng quả thật là một kình địch của bọn mình.Nghĩ đoạn, Chu Ðiên vỗ đùi lớn tiếng hỏi:- Nàng đốt cháy Liễu gia trang, tưởng chúng ta sẽ không trả thù nữa, nhưng, chúng ta cứ đến đó đánh cho nàng một trận.Dương Tiêu trả lời:- Nàng đốt cháy sơn trang đủ thấy nàng đã phòng bị trước. Chúng ta có đuổi theo cũng mất công thôi! Thế nào cũng đã chạy xa rồi.Mọi người lên đường, quần hào hỏi Vô Kỵ tại sao lại biết mọi người trúng độc như vậy? Vô Kỵ liền giảng giả cho họ nghe:- Tôi sực nhớ trong Ðộc Kinh có ghi rằng: "Kỳ lăng hương mộc gặp phải một thứ hoa gì có mùi thơm như hoa phù dung, có thể làm cho người ta say sưa mấy ngày, như say rượu vậy. Ðộc khí đó chạy vào thân thể người ta, có thể làm cho tâm phế bị tổn hại. Cho nên tôi mới bảo qúy vị đừng có vận hơi lấy sức. Vì vận hơi lấy sức như thế mùi thơm của hoa đó sẽ lan vào các kinh mạch, càng khó chữa thêm.Nhất Tiếu vừa cười vừa nói:- Không ngờ lần này không ngờ Tiểu Siêu, một cô nhỏ lại lập được kỳ công. Nếu trong lúc nguy nan nó không đứng ra chỉ huy, có lẽ chúng ta bị thương và chết không kể xiết.Thoạt tiên, Dương Tiêu ngờ Tiểu Siêu là kẻ địch. Nhưng trải qua trận đấu ngày hôm ấy, y mới nhận ra cô bé là công thần của Minh Giáo.Tối hôm đó, mọi người vào khách điếm nghỉ trọ. Tiểu Siêu lấy nước rửa mặt đem vào phòng Vô Kỵ.- Thấy vậy, Vô Kỵ vội nói:- Tiểu Siêu, cô đã lập kỳ công thì từ nay cô khỏi phải làm việc này nữa.Tiểu Siêu tủm tỉm cười đáp:- Ðược phục dịch Giáo chủ, tôi lấy làm sung sướng lắm rồi. Tôi không coi công việc này là công việc của tôi đòi đâu.Chờ cho Vô Kỵ rửa mặt xong, nàng lấy hộp vàng của Triệu Minh tặng đưa ra, nói tiếp:- Không biết trong hộp có thuốc độc, tên độc hay ám khi độc gì không?Vô Kỵ đáp:- Phải đấy, nên cẩn thận thì hơn.Nói xong chàng bảo Tiểu Siêu để hộp đó trên mặt bàn, rồi cùng Tiểu Siêu đứng ra xa. Chàng móc túi lấy một đồng tiền, nhắm kẽ hộp ném luôn. Nắp hộp đó bật ra. Thấy bên trong không có gì lạ. Chàng tiến gần lại xem, thấy trong hộp có một cái hoa kết bằng hạt châu đang rung động, mới hay chính cái hoa này mình đã lấy từ trên tóc của Triệu Minh. Chàng ngẩn người ra, không hiểu Triệu Minh tặng mình cái hoa này là có dụng ý gì? Tiểu Siêu thấy vậy vừa cười vừa nói:- Trương công tử, Triệu cô nương quý Trương công tử lắm nên cô ta mới phái người đem hoa hạt châu đến biếu như vậy.- Tôi là đàn ông, dùng nữ trang làm chi? Tiểu Siêu, cô lấy mà đeo.Tiểu Siêu vội xua tay, cười đáp:- Không được, người ta có lòng thành biếu công tử như vậy tôi đâu dám nhận.Vô Kỵ cầm chiếc hoa hạt châu đó nhắm đầu tóc Tiểu Siêu ném luôn. Chiếc hoa cắm vào tóc nàng tựa như có bàn tay rất khéo léo cài lên vậy.Tiểu Siêu định gỡ chiếc hoa đó xuống, Vô Kỵ xua tay và nói tiếp:- Chẳng lẽ tôi biếu cô một vật mọn mà cô lại từ chối hay sao?Tiểu Siêu hai má đỏ bừng, đáp:- Nếu vậy xin cám ơn công tử, nhưng chỉ sợ tiểu thơ thấy được sẽ nổi giận.- Hôm nay cô đã lập công lớn như vậy, cha con Tả sử không dám ngờ vực cô nữa đâu.Tiểu Siêu mừng rỡ vô cùng, liền nói tiếp:- Tôi thấy công tử đi rất lâu, trong lòng tôi lo âu vô cùng. Sau tôi thấy quân Mông Cổ đến tấn công, không biết làm thế nào chống đỡ, nên đành can đảm đứng lên chỉ huy. Bây giờ nghĩ lại tôi hãy còn sợ. Trương công tử làm ơn nói hộ Ngũ Hành kỳ và Bạch Mi kỳ hay. Mong các vị ấy đừng có trách Tiểu Siêu đã bạo gan như vậy.- Cô cứ yên trí, họ cảm ơn cô còn chưa đủ chứ nào dám trách cứ?Suốt dọc đường không có chuyện gì xảy ra. Mọi người đem chuyện Triệu Minh ra bàn tán. Không ai biết lai lịch của nàng hết.Ði tới tỉnh Hà Nam, thiên hạ đang ở vào tình cảnh đại loạn, các vị anh hùng bốn phương nổi lên, vì vậy sự kiểm soát của quân Mông Cổ lại càng nghiêm nhặt hơn nhiều. Quần hào thấy bọn mình đông người như vậy tất nhiên thế nào cũng khó mà qua được những trạm kiểm soát. Nên quyết định chia ra từng bọn, Vô Kỵ mới sai người đem danh thiếp của mình lên chùa Thiếu Lâm.Vô Kỵ biết lần này đến chùa Thiếu lâm vấn tội, tuy không muốn gây thù, nhưng nếu hòa thượng của phái Thiếu Lâm nhất định đòi giải quyết bằng võ lực thì Minh Giáo phải ứng chiến. Chàng bèn truyền lệnh cho giáo chúng của Ngũ hành kỳ và Bạch Mi kỳ giả làm du khách lên núi xem phong cảnhđể bao vây ngầm chùa Thiếu Lâm.Vô Kỵ dặn mọi người hễ khi nào nghe chàng hú lên ba tiếng thì xông vào tấn công chùa Thiếu lâm. Giáo chúng nhận lệnh của chàng, chia làm mấy ngả tiến vào chùa Thiếu Lâm.Lát sau, một lão hòa thượng theo Ngô Kinh Thảo, người của Vô Kỵ, cùng xuống núi. Lão Chi khách tăng vừa đi tới trước Vô Kỵ, liền lên tiếng nói luôn:- Phương trượng và các trưởng lão của bổn chùa đang bế quan tịnh tọa nên không tiếp. Xin quý vị thứ lỗi cho.Quần hào nghe lão hòa thượng nói như vậy đều biến sắc mặt. Chu Ðiên lên tiếng trước:- Vị này là Giáo Chủ của Minh Giáo, thân hành đến Thiếu Lâm bái sơn. sao các lão hòa thượng trên đó lại khôn gtiếp kiến. Như vậy thật quá đáng.Chi khách tăng nọ cúi đầu xuống, vẻ mặt rầu rĩ, trả lời:- Không tiếp kiến.Chu Ðiên càng tức giận thêm, giơ tay lên định chộp ngực Chi khách tăng kia. Nói Không Ðược vội giơ tay cản và khuyên rằng:- Chu huynh không nên lỗ mãng như vậy.Bành Doanh Doanh cũng lên tiếng;- Nếu phương trượng của quý chùa đang tọa quan, thì lão hòa thượng cho chúng tôi gặp hai vị Không Trí và Không Tín vậy. Chi khách tăng chắp hai tay vái chào Doanh ngọc, với giọng lạnh lùng đáp:- Không tiếp kiến.Doanh Ngọc lại nói tiếp:- Thế còn Thủ tọa của Ðạt Ma Vương và La Hán Ðường đâu?Chi khách tăng vẫn trả lời như trước:- Không tiếp kiến.Thiên Chính cũng quát lớn:- Thế nào? Có tiếp kiến hay không?Lão anh hùng vừa giơ tay ra chém cây thông cạnh đó gãy làm đôi.Chi khách tăng thấy Thiên Chính lớn tuỗi như vậy mà vẫn còn sức mạnh như thế, có vẻ hoảng sợ đáp:- Quý vị ở xa đến đây, đáng lẽ bổn phái của chư tăng phải theo đúng lễ nghênh đón, nhưng vì các tướng lão đều tọa quan hết. Vậy xin đợi lần sau.Nói xong, y chắp tay vái chào định đi. Nhất Tiêu đã lướt mình một cái tới trước mặt Chi Khách tăng và nói:- Chẳng hay Ðại sư xưng hô thế nào? Chi Khách tăng đáp:- Không dám, tiểu tăng pháp danh là Tuệ Hiền.Quần hào nghe thấy lão Hòa thượng đó xưng danh xong, ai nấy cũng tức giận và nghĩ thầm:- Hòa thượng này thuộc vai vế chữ Tuệ là đệ tử đời thứ ba của phái Thiếu Lâm hiện thời. Ðáng lẽ phái Thiếu Lâm ít nhất phải phái đệ tử đời thứ hai, vai vế chữ Viên xuống núi để tiếp khách mới phải. Nay chúng lại phái đệ tử đời thứ ba xuống như vậy, đủ thấy chúng khinh thường Minh Giáo. Như thế này thì nhịn sao được? Nhất Tiếu khẽ vỗ vào vai vị hòa thượng đó rồi vừa cười vừa hỏi tiếp:- Hay lắm hay lắm, đại sư chỉ giỏi nói có câu "không tiếp kiến" không biết vua Diêm Vương sai người đến Phật giá, chẳng hay đại sư có tiếp kiến hay không?Tuệ Hiền bị Nhất Tiếu vỗ một cái, đã thấy một luồng hơi lạnh ở trên đầu vai chuyển xuống dưới tim, mình mẩy run lẩy bẩy, hai hàm răng đánh cồm cộp. Nhưng y vẫn cố nhịn, cắm đầu chạy thẳng lên núi. Tuy bước đi của y loạng choạng suýt ngã nhưng y không dám dừng chân.Vô Kỵ liền nói:- Vi Bức Vương đánh y hai chưởng như vậy, sư phụ và sư thúc bá của y thế nào cũng không để yên. Chi bằng chúng ta cứ lên thẳng trên núi xem có phải họ không muốn tiếp kiến ta thực không?Mọi người đoán chắc trận ác chiến này không sao tránh khỏi. Vì xưa nay phái Thiếu Lâm đứng đầu các môn phái khác, và tự hào là Thái Sơn Bắc Ðẩu trong võ lâm. Hơn nghìn năm nay, phái ấy vẫn tự cho mình là một môn phái trường thắng bất bại. Nên quần hào yên trí ngày hôm nay thế nào cũng có trận đại chiến và xem Minh Giáo với phái Thiếu Lâm ai mạnh ai yếu. Vì vậy, người nào người nấy tinh thần phấn chấn, lẹ bước lên núi.Không bao lâu mọi người đã đi tới cái đỉnh bằng đá đặt trước cửa chùa. Vô Kỵ nghĩ tới năm xưa theo Thái sư phụ lên núi Tung sơn này, được ba thần tăng của phái Thiếu Lâm tiếp ở Thạch Ðỉnh này. Ngày hôm nay chàng lại lên núi Thiếu Lâm lần nữa, trước sau cách nhau có mấy năm thôi. Năm xưa, chàng là một thằng nhỏ đau yếu gầy gò. Ngày hôm nay chàng là Giáo chủ của Minh Giáo, oai nghi và cao quý.Quần hào ở trong Thạch Ðỉnh nghỉ ngơi đợi chờ, đoán chắc trong chùa thế nào cũng có một số lớn cao thủ ra nghênh chiến. Ai nấy đều quyết định tiên lễ hậu binh và trách hỏi các hòa thượng tại sao lại hạ độc thủ giết Lợi Hanh? Nếu các hòa thượng của phái Thiếu Lâm bướng bỉnh không chịu nhận lỗi, lúc ấy ra tay động võ cũng chưa muộn. Ngờ đâu quần hào đợi chờ hằng nửa ngày, không thấy trong chùa có một bóng người nào ra cả! Thấy vậy Vô Kỵ liền ra lệnh:- Chúng ta tiến vào chùa.Dương Tiêu, Nhất Tiếu đi bên trái, Thiên Chính, Dã Vương đi bên phải, Thiết Quan Ðạo nhân, Bành Doanh Ngọc, Chu Ðiên, Nói Không Ðược, Tứ Tảng nhân đi sau. Tất cả những người đó tiền hô, hậu ứng phò Vô Kỵ vào chùa. Mọi người đi đến Ðại Hồng bảo điện cũng không thấy một bóng người nào cả. Vô Kỵ liền lớn tiếng hỏi:- Minh Giáo Trương Vô Kỵ cùng tọa hạ Dương Tiêu, Thiên Chính các ngươi lên đây bái sơn, cầu kiến Phương trượng sư.Tuy lời nói của chàng không ngon lắm, nhưng chàng dùng nội công, đưa tiếng nói đó đi, những người cách đó hai ba dặm cũng đều nghe rõ hết.Dương Tiêu, Nhất Tiếu đưa mắt nhìn nhau, trong lòng nghĩ thầm:- Nội lực của Giáo chủ tinh thâm như vậy, thực là hiếm có. Dương tiền giáo chủ còn sống, chưa chắc bằng Trương Giáo chủ bây giờ. Xem như vậy trận đấu hôm nay Minh Giáo thế nào cũng thắng trận .Vô Kỵ nói xong mấy câu đó, đợi chờ một lát nữa vẫn không thấy một nhà sư nào ra hết. Chu Ðiên không sao chịu được, liền lớn tiếng quát hỏi:- Thiếu Lâm là một môn phái lớn như thế chẳng lẽ cứ rụt đầu rụt cổ chui rúc vào một xó ẩn nấp mãi hay sao?Tiếng nói của y lớn hơn Vô Kỵ, nhưng không thể nào đi xa được.Quần hào lại đợi chờ một hồi lâu, nhưng vẫn không thấy có ai ra. Thiên Chính liền lên tiếng:- Khỏi cần biết chúng xếp đặt quỷ kế gì, chúng ta cứ xông vào bên trong.Quần hào đều tán thành. Thiên Chính một mình lớn bước đi trước, tiến thẳng vào trong hậu viện. Nhưng lão anh hùng chỉ thấy bên trong vắng ngắt như tờ, không có một bóng người nào cả. Quần hào thấy vậy càng kinh ngạc thêm, nghĩ thầm:- Chẳng lẽ phái Thiếu Lâm định bày trận chùa không chăng? Vì vậy quần hào đi một bước là đề phòng một bước, khi đi tới Ca Lâm điện vẫn không thấy một người nào hết. Nhất Tiếu liền nói với Nói Không Ðược rằng:- Nói Không Ðược, tôi với bạn lên trên cao lược trân.Nói Không Ðược gật đầu, rồi cả hai nhún mình nhảy lên mái nhà liền. Nói Không Ðược thấy khinh công của Nhất Tiếu lợi hại hơn mình nhiều, trong lòng khen thầm và lớn tiếng nói:- Vi Bức Vương, khinh công của bạn quả thật tinh xảo, hòa thượng túi vải tôi không thể nào so tài với bạn được.Chu Ðiên ở bên dưới la lớn:- Này các hòa thượng chùa Thiếu Lâm, sao ẩn núp làm chi? Có mau ra đây tiếp chúng tôi không?Vô Kỵ với quần hào khám xét hết điện này tới điện nọ, vẫn không thấy tung tích của một hòa thượng nào cả và cũng không thấy điểm gì khác lạ hết. Khi đi tới La Hán Ðường, nơi đây là chỗ luyện võ của các cao thủ của phái võ lâm. Thấy giá khí giới đều bỏ trống, không còn lại một thanh đao mũi kiếm nào hết. Quần hào khôn gnói năng gì đi thẳng váo Ðạt Ma Ðường. Trong Ðạt Ma Ðường chỉ còn lại chín cái thảm đã rách vỉ đã mấy trăm năm rồi! Ngoài những bồ đoàn không còn một vật gì nữa. Dương Tiêu liền lên tiếng hỏi:- Nghe nói những hòa thượng trong Ðạt Ma Ðường này đều là ký túc tiền bối của phái Thiếu Lâm, tu luyện ở đây bằng mười năm không hề bước ra ngoài. Vậy tại sao những lão hòa thượng trong đường này chưa đấu với Minh Giáo chúng ta nửa trận, mà đã bỏ chạy?Bành Doanh Ngọc đỡ lời:- Tôi cũng cảm thấy hình như chùa này đã xảy ra một việc gì rồi rất xui xẻo thì phải!Vô Kỵ nghĩ tới năm xưa mình tới đây theo Viên Chân học Cửu Dương thần công của phái Thiếu Lâm liền nói với mọi người rằng:- Chúng ta hãy đi sang phía bên kia thử xem!Nói xong, chàng dẫn quần hào đi tới chỗ Viên Chân tịnh tu năm xưa, thấy trên tường vẫn còn hai cái lỗ hổng, vết hai bàn tay của Viên Chân để lại, riêng người thì mất, chỉ còn lại bốn vách trơ vơ!Chu Diên lại vừa cười vừa lên tiếng:- Sư chùa này chạy đâu hết? Có lẽ sau trận đại chiến ở trên Quang Minh Ðỉnh, tiếng tăm của Giáo chủ lừng lẫy khắp nơi, nên phái Thiếu Lâm mới phải treo bằng "Miễn Chiến"?Dương Tiêu nói:- Chúng ta đi tới Tàng Minh Các xem sao?Tàng Kinh Các ở phía sau núi. Khi quần hào tới nơi, chỉ thấy còn lại những giá gỗ không thôi, còn mấy nghìn, mấy vạn cuốn Phật kinh đã mất hết, không sót lại lấy một cuốn! Thấy vậy, quần hào lại càng thắc mắc thêm, không ai hiểu nguyên nhân? Nếu bảo sư của phái Thiếu Lâm tị họa chạy trốn thì chẳng lẽ họ cam tâm bỏ lại cơ nghiệp đã gây dựng hơn nghì năm nay sao? Hơn nữa, dù mấy thủ lĩnh có chạy trốn thì cũng phải để lại mấy người quét tước và trông nom bếp nước ở lại mới phải chứ? hay họ sợ để lại những người đó sẽ bị Minh Giáo tra hỏi mà bí mật của họ sẽ bị lộ chăng?Mọi người quay trở lại Ðại Hồng Bảo Ðiện, Nhất Tiếu và Nói Không Ðược đã lên trên nóc hcùa để tìm kiếm đều không thấy gì hết.Lão hòa thượng ra tay tiếp kiến hồi nãy cũng mất dạng nốt! Dương Tiêu quay ra ngoài gọi Chưởng kỳ sứ của Hận Thổ Kỳ là Nhân Bồn vào. Rồi y bảo Chưởng Kỳ Sứ đó đem giáo chúng, bộ hạ đi mọi nơi khám xét xem có hầm bí mật không.Nhân Bổn vâng lệnh đi được hai tiếng đồng hồ lại quay trở lại thưa rằng:- Thưa Giáo chủ cùng Dương Tả sứ, tiểu nhân đã phái các anh em đi tìm khắp mọi nơi mà không thấy có hầm hố gì hết! Những mật thất để toạ quan tĩnh tu cũng không có một người nào cả!Lúc này quần hào mới h iểu rõ chùa Thiếu Lâm này quả thật không còn lại một người sư nào cả. Dương Tiêu, Thiên Chính, Doanh Ngọc các ngươi đều là những nhân vật đa mưu túc trí.Nay gặp tình hình này, ai nấy đều hoang mang, khôn ghiểu các nhà sư Thiếu Lâm định quỷ kế gì?Mọi người đang ngơ ngác nghi ngờ nhìn nhau, bỗng nghe thấy bên phía Tây có tiếng kêu lách cách ở chỗ cách xa mọi người đứng chừng mấy chục trượng, một cây thông đổ xuống. Mọi người kinh ngạc chạy tới thấy cây đó mọc giữa sân, xung quanh không có một bóng người, không hiểu vì sao lại đổ? Tường cạnh đó cũng bị sụp.Mọi người tới xem chỗ cây bị chặt gãy, thấy già nửa cây đã bị khô héo. Rõ ràng cây đã bị người dùng Trọng thủ pháp chấn gãy từ lâu chớ không phải mới chặt gãy. Mọi người còn thấy chung quanh đó có những vết đao, nhát kiếm và những dấu vết bàn tay. Hiển nhiên nơi đây đã có một trận đấu rất kịch liệt và đối thủ đều là những tay cao thủ hạng nhất hết, nên mới để lại đây những vết in sâu như vậy!Nhất Tiếu nằm phục xuống ngửi hơi đất, lại phát hiện thêm nhiều nơi có nhiều máu tanh nhưng vì hôm trước trời mưa to đã rửa sạch hết những vết máu nên không ai trông thấy dấu vết nên phải ngửi như Nhất Tiếu mới hay được.Doanh Ngọc hỏi Dương Tiêu rằng:- Dương Tả sứ nói sao?Dương Tiêu đáp:- Ba bốn ngày trước đây trong chùa thế nào cũng có một trận đấu rất kịch liệt, chẳng lẽ người của phái Thiếu Lâm bị tiêu diệt hết sao mà trong chùa không còn thấy một bóng người nào?Doanh Ngọc lại nói tiếp:- Ý kiến của tôi cũng giống như ý kiến của Dương Tả sứ, dựa vào tình thế này mà ước đoán thì kẻ thù của phái Thiếu Lâm phải là một Bang phái rất lợi hại! Chẳng lẽ là Cái Bang?Chu Diên cũng xen lời nói:- Thế lực của Cái bang tuy lớn, cao thủ của họ tuy nhiều nhưng họ vẫn không thể nào đánh và giết sạch được phái Thiếu Lâm, trừ phi Minh Giáo chúng ta mới có bản lĩnh ấy! Nhưng Minh Giáo chúng t akhông bao giờ có thủ đoạn độc ác như vậy!Thiết Quan Ðạo nhân cũng lên tiếng:- Chu Ðiên! Bạn n ói ít thế có được không? Bổn giáo có bao giờ làm những trò ác độc ấy mà bạn lại lấy bổn giáo mà ví như vậy. Không ngờ những lời nói của....Chu điên nghe thoáng thì tựa như là thừa, nhưng đã khiến Dương Tiêu nhớ lại một chuyện, y liền kêu "ủa" một tiếng rồi thưa với Vô Kỵ rằng:- Thưa Giáo chủ! Chúng ta hãy quay trở lại Ðạt Ma Vương xem xét lại một lần nữa.Thấy Dương Tiêu nói như vậy, tất nhiên bên trong phải có nguyên do gì? Vô Kỵ gật đầu nhận lời. Chàng dẫn quần hào đi tới Ðạt Ma Viện. Mọi người vẫn thấy dưới đất có sáu cái khảm rách trên bàn thờ có pho tượng bằng đá của Ðạt Ma Tổ Sư, tượng này mặt hướng vào trong, lưng chìa ra ngoài.Sở dĩ pho tượng này để trái ngược như vậy là để kỷ niệm năm xưa Ðạt Ma Tổ Sư diện bích chín năm nhờ có sự tu luyện cần cù đó mà Ðạt Ma Tổ Sư đã nghĩ ra được nhiều pho võ truyền thụ cho các đời sao. Ðiều này ai cũng biết hết nên không ai lấy làm lạ cả.Chu Ðiên lại lên tiếng hỏi:- Vừa rồi chúng ta vào đây xem tình hình trong này cũng chỉ có thế này mà thôi, có gì là khác lạ đâu?Dương Tiêu liền nói với Dã Vương rằng:- Hân thế huynh giúp cho tôi một tay xoay pho tượng Ðạt Ma này quay trở lại xem sao?Thiên Chính vội khuyên bảo:- Chúng ta không nên làm gì thế! Vì Ðạt Ma Tổ sư là vị Tổ Sư sáng lập phái Thiếu Lâm, không những páhi này coi tổ sư như Thần thánh mà tất cả nhân vật trong võ lâm ở khắp trong thiên hạ cũng không dám xúc phạm tới.Dương Tiêu đáp:- Ưng Vương cứ yên chí! Việc gì cũng đã có tiểu đệ chịu hết trách nhiệm!Nói xong, y tung mình nhảy lên trên bàn thờ nắm lấy vai tượng đá, định quay mặt pho tượng đó ra, nhưng tượng này quá nặng nên y không sao lay chuyển nổi.Thấy vậy, Thiên Chính liền bảo dã Vương rằng:- Dã Vương! Con lên giúp Dương Tả sứ một tay đi!Dã Vương vâng lời, nhày ngay lên trên bàn thờ rồi hai người cùng giở hết sức lực ra mới xoay pho tượng đá ấy quay trở lại.Quần hào đều biến sắc vì thấy bộ mặt của pho tượng đá đã bị người dùng đao đẽo phẳng lì không còn trông thấy mặt mũi gì nữa. Trên mặt có khắc bốn hàng chữ lớn:- Quét sạch Thiếu Lâm trước, Tiêu diệt võ lâm sau, Duy có Minh Giáo ta, Xưng hùng bá võ lâm .Mọi người nhìn kỹ mới hay bốn hàng chữ đó viết bằng đầu ngón tay chứ không phải dùng đao hay đục mà khắc đẽo. Thiên Chính, Thiết Quan đạo nhân các ngươi không hên mà nên đều đồng thanh kêu lên:- Ðây là độc kế Di họa Giang đông, chúng định đổ tội cho chúng ta đấy!Dương Tiêu với dã Vương cùng nhảy xuống đất. Chu Ðiên có vẻ tự đắc nói với Thiết Quan đạo nhân rằng:- Thiết Quan đạo sư xem đấy! Nếu vừa rồi tôi không nói thì Dương Tả sứ làm sao biết được kẻ địch định di họa chúng ta như vậy?Thiết quan buồn rầu lên tiếng hỏi Dương Tiêu rằng:- Dương Tả sứ! Sao tả Sứ lại nghĩ ra được đằng sau pho tượng có những hàng chữ này?Dương Tiêu đáp:- Lần đầu tiên vào trong ma Viện này, tôi đã thấy pho tượng này có dấu vết di dịch rồi. Nhưng tôi cũng không ngờ kẻ địch lại có âm mưu như vậy.Doanh Ngọc cũng xen lời hỏi:- Tiểu tăng còn một việc này rõ, muốn Tả Sứ chỉ giáo cho! Người viết bốn hàng chữ này nếu định tâm di họa bổn giáo khiến bổn giáo mang tội lớn là tiêu diệt các phái võ lâm để các môn phái nổi lên vây đánh chúng ta. Nhưng tại sao người đó lại xoay pho tượng quay mặt vào trong tường như vậy? Nếu Dương Tả sứ không tinh tế thì chúng ta làm sao mà biết được có những hàng chữ như vậy?Dương Tiêu nghiêm nét mặt lại đáp:- Tôi chắc pho tượng này là do một người khác quay đi ngấm ngầm còn co một vị võ công rất cao cường khác đã tương trợ. Bổn giáo đã chịu một ơn rất lớn của người đó mà mãi cho đến bây giờ chúng ta mới biết.Quần hào đồng thanh hỏi:- Người đó là ai? Tại sao Tả Sứ lại biết như vậy?Dương Tiêu thở dài đáp:- Nguyên ủy này khúc chiếc lắm, tôi vẫn chưa nghĩ ra được tại sao mà nên...Y chưa nói dứt, Vô Kỵ đã đột nhiên kêu "ủa" một tiếng, rồi lớn tiếng nói:- Theo ý nghĩa của bốn câu nói đó có lẽ phái Võ Ðang cũng sắp mang họa đến nơi!Nhất Tiếu vừa cười đỡ lời:- Việc này tất nhiên chúng ta không còn từ chối gì mà phải đi ngay cứu viện, chúng ta tìm cho ra bọn khốn nạn nào đã cố ý muốn hại ngầm bổn giáo như vậy?Thiên Chính cũng xen lời nói:- Việc này cũng không thể trì hoãn được! Chúng ta phải đi ngay! Có lẽ bọn gian tặc ấy đã đi trước chúng ta mấy ngày rồi!Vô Kỵ nghĩ đến phái Võ Ðang từ Thái sư phụ trở xuống, ai ai đối với mình đều có ơn nặng cả. Chàng không biết mấy người sư thúc, sư bá về tới núi Võ Ðang chưa? Vì suốt dọc đường chàng không hề nghe thấy tin của mấy người đó. Nếu dọc đường có xảy ra việc gì mà mấy người đó chưa thể về tới núi Võ Ðang được thì trên núi chỉ còn một mình Thái sư phụ với các đệ tử đời thứ ba thôi. Còn Tam sư bá Dư Ðại Nham đang tàn phế nằm liệt giường liệt chiếu. Nhỡ cường địch đột nhiên đến tấn công, số người ít ỏi như thế thì làm sao mà địch cho nổi?Nghĩ tới đó chàng càng nóng lòng sốt ruột thêm.Chàng vội lớn tiếng nói:- Các vị tiền bối, huynh trưởng! Phái Võ Ðang là nơi xuất thân của Tiên phụ, nay đang đại nạn, nếu có sự gì thất thố sau này bổn tọa khó mà làm người được! Cổ nhân đã dạy: "Cứu binh như cứu hỏa" tới sớm giờ nào hay giờ ấy. Bây giờ hãy mời Vi Bức Vương đi cùng bổn tọa tới đó cứu viện trước, còn qúy vị chia làm mấy nhóm, lần lượt tới sau. Tất cả mọi việc xon lời dương Tả sứ và ông ngoại tôi chỉ huy cho!Nói xong, chàng chắp tay chào mọi người rồi lẻn mình đi ra cửa.Nhất Tiếu cũng giở khinh công ra đi theo sau ngay!Quần hào vâng lời, đã thấy hai người đi ra tới ngoài thạch đỉnh rồi, khinh công của hai người nhanh không thể tưởng tượng được! Có lẽ lúc bấy giờ khó mà có người thú ba nhanh được như thế!
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 59
Võ Ðang Cứu Viện
Hai người xuống tới dưới chân núi trời đã tối dần, không dám trì hoãn chút nào, vẫn tiếp tục đi luôn. Trong đêm đầu, hai người đã đi được mấy trăm dặm. Thoạt tiên Nhất Tiếu vẫn đi với Vô Kỵ nhưng càng đi lâu bao nhiêu, y càng cảm thấy kém hơi đuối sức bấy nhiêu!Vô Kỵ thấy vậy nghĩ thầm:-Từ đây đi tới núi Võ Ðang, đi nhanh như vậy cũng mất trọn một người một đêm mới tới nơi, với xương thịt của một người không thể nào chạy liên tiếp như thế mà không nghỉ ngơi.Huống hồ cường địch ở trước mặt ta phải giữ lại sinh lực để đại chiến chứ!Nghĩ đoạn chàng vừa cười vừa nói với Nhất Tiếu rằng:-Ði tới thị trấn đằng kia, chúng ta hãy mua hai con ngựa để cỡi, như vậy chúng ta mới có thời giờ nghỉ ngơi và dưỡng sức.Nhất Tiếu cũng muốn như vậy nhưng không tiện nói ra thôi, nay y thấy Vô Kỵ nói như vậy liền đáp:-Thưa Giáo chủ! Ði bằng ngựa như vậy sợ mất nhiều thì giờ lắm!Hai người đi được một hồi lâu, thấy phía đằng trước có năm sáu người cỡi ngựa đi tới, Nhất Tiêu tung mình nhảy nhanh lên tay chộp được hai người đang cỡi ngựa và khẽ đề xướng dưới đất. Rồi y quay đầu lại nói với Vô Kỵ rằng:-Mời Giáo chủ hãy lên ngựa đi thôi!Vô Kỵ có vẻ chần chừ, chàng nhận thấy giưa đường cướp ngựa như vậy thì khác gì bọn cường đạo.Nhất Tiêu lại nói tiếp:-Việc lớn khỏi cần để ý tới tiểu tiết.Nói xong, y lại hét thêm một tiếng, xách luôn hai tên cỡi ngựa nữa đặt xuống đất. Mấy người này cũng biết đôi chút võ nghệ, nên khi bị đặt xuống đất bèn rút khí giới ra, lớn tiếng mắng chửi, xông lại tấn công Nhất Tiếu. Nhưng, Nhất Tiêu hai tay dắt bốn con ngựa, chỉ dùng chân đá ngược trở lại, khí giới của bọn người kia cũng bị đá tung đi rồi!Mọi người trong bọn đó liền quát lớn:-Hảo hán nào đã cướp ngựa lại còn hành hung như thế? Có mau xưng danh cho ta hay không?Vô Kỵ thấy vậy nghĩ thầm:-Nếu còn dây dưa thì thế nào cũng mang tội với rất nhiều người .Ngựa đoạn chàng tung mình nhảy lên trên lưng ngựa tay dắt theo một con. Thế là hai người bốn ngựa phóng đi luôn. Những người nọ chỉ lớn tiếng chửi theo không dám đuổi theo hai người.Vô Kỵ nói với Nhất Tiếu rằng:-Tuy vì sự bất đắc dĩ mà chúng ta phải cướp ngựa của họ như vậy, nhưng biết đâu người ta chả có việc cần vội đi như mình. Làm như vậy, trong lòng tôi không yên chút nào!Nhất Tiếu vừa cười vừa đáp:-Giáo chủ hà tất phải quan tâm đến những việc nhỏ mọn ấy làm chi? Năm xưa người của bổn giáo hành sự mới thật là bừa bãi không còn kiêng nể gì Vương pháp hết.Nói xong, y ha hả cả cười.Vô Kỵ chỉ mong sớm ngày đón Tạ Tốn về để mình trút gánh nặng. Ðang lúc ấy, chàng bỗng thấy có một bóng người thấp thoáng liền thấy hai người đứng ra ngăn cản lối đi.Nhất Tiếu với Vô Kỵ gọi gò cương ngựa lại liền thấy hai tên ăn mày đứng ngăn cản ở trước ngựa, mỗi tên tay cầm chiếc gậy, lưng vác túi vải, hai người nhận ngay ra hai tên ăn mày đó là người của Cái Bang.Nhất Tiếu quát lớn:-Tránh ra!Ðồng thời y múa roi ngựa nhắm địch thủ quất luôn. Tên ăn mày ấy vội giơ trượng lên chống đỡ roi ngựa, còn tên thứ hai bỗng huýt sáo một tiếng, tay trái giơ lên ném một cái. Ngựa của Nhất Tiếu liền kinh hoảng chồm hai chân lên. Ðang lúc ấy, trong hai bụi cây có thêm bốn tên ăn mày nữa nhảy ra. Xem thân pháp của họ nhanh nhẹn như vậy đủ thấy chúng là những tay cao thủ hữu hạng của Cái Bang. Nhất Tiếu nói với Vô Kỵ rằng:-Giáo chủ cứ tiếp tục lên đường đi! Ðể thuộc hạ đối phó mấy tên chuột nhắt này cho!Vô Kỵ đoán chắc bọn người của Cái Bang này định cản trở viện binh của phái Võ Ðang. Tâm địa của chúng thật ác độc vô cùng. Chàng lại cảm thấy tình thế của phái Võ Ðang càngnguy hiểm thêm. Chàng biết võ công và khinh công của Dương Tiêu và Nhất Tiếu cao tột bậc, đấu với bọn Cái Bang này, tuy không nắm chắc phần thắng, nhưng không đến nỗi thua chúng được. Chàng yên chí thúc ngựa phi thẳng về phía trước. Hai tên Cái Bang phi ngực tới ngăn chận lối đi. Chàng cúi người xuống, nhanh tay cướp luôn hai chiếc gậy gân của địch và thuận tay ném luôn một cái. Chàng liền nghe thấy hai tiếng kêu la thảm khốc, thì ra hai tên đệ tử của Cái Bang đó đã bị chàng ném gậy đập gãy đùi ngã lăn ra đất rồi. Chàng không cố ý giết hại người. Nhưng thấy bốn tên đệ tử của Cái Bang quây quần Nhất Tiếu đều có võ công cao siêu, chỉ sợ mình đi khỏi, Nhất Tiếu địch không nổi bốn người đó, nên chàng mới thuận tay đánh què hai đứa đó.Tung Sơn và núi Võ Ðang tuy ở hai tỉnh khác nhau, nhưng cách nhau không xa lắm. Ði tới Nội Hương, Vô Kỵ thấy đói bụng liền vào chợ mua ít bánh để ăn cho đỡ đói. Chàng bỗng thấy con ngựa kêu rú, vội quay đầu lại nhìn, đã thấy bụng con ngựa bị một con dao cắm phập vào. Ðồng thời chàng thấy một bóng người chạy tới đầu phố rồi biến mất. Chàng biết đó là kẻ địch, và y ra tay giết ngầm con ngựa của chàng. Chàng vội nhảy khỏi mình ngựa, giở hết tốc lực khinh công ra đuổi theo người nọ. Chỉ thoáng cái chàng đã chộp được tên đó.Chàng mới hay người đó là một đệ tử của Cái Bang. Trước ngực y còn dính đầy máu ngựa. Chàng tức giận vô cùng, giơ tay ra điểm vào yếu huyệt của tên Cái Bang. Tên đó cảm thấy khắp cơ thể đau buốt. Ít nhất y cũng phải chịu đau như vậy suốt ba ngày ba đêm mới khỏi.Lúc ấy, chàng thấy con ngựa đã chết mà trong túi đã hết sạch tiền. Chàng liền khám túi tên ăn mày kia, không ngờ thấy trong túi tên nọ có hơn trăm lạng bạc. Chàng liền nói:-Ngươi giết chết ngựa của ta, ta phải lấy số tiền của ngươi để thường con ngựa của ta.Nói xong, chàng vừa quay người lại đã thấy một người đi lại dắt một con ngựa to lớn đi tới. Chàng phi thân nhảy lên trên lưng ngựa, vứt số bạc cho người nọ và phóng ngựa đi luôn, khỏi cần biết người đó có bằng lòng hay không. Chàng phóng tới bờ sông Hán Thủy. May mắn thay, có một con đò lớn đang đậu ở đây, chàng liền nhảy xuống đất dắt ngựa lên đó và bảo người lái đò chở mình sang bờ sông bên kia. Ðò đi ra tới giữa sông, chàng thấy nước sông chảy rất mạnh liền hồi tưởng đến chuyện năm xưa. Ngày ấy, Thái sư phụ dắt mình lên chùa Thiếu Lâm nhờ ở trên đó cứu chữa. Cũng ở trên sông Hán Thủy này gặp gỡ Thường Ngộ Xuân và cứu được một người con gái họ Châu. Chàng đang ngẩn người ra suy nghĩ bổng thấy chiếc đò lung lay, nước chảy cuồn cuộn vào trong khoang. Chàng sinh đẻ ở Băng hỏa đảo, nên rất thạo về bơi lội nên không sợ đắm đò, chỉ sợ chậm trễ công việc. Chàng quay đầu lại nhìn, thấy người lái đò nhìn mình cười nhạt, đang định nhảy xuống sông.Nhanh như cắt, người lái đò tung mình lên, chàng đã tới nơi phương cánh tay ra chộp luôn cánh tay của y và giơ một ngón tay ra điểm vào yếu huyệt dưới hông của kẻ gian.Tên lái đò bị đau nhức kêu la om sòm. Chàng liền quát bảo:-Mau chèo đò cho ta sang bên kia sông, bằng không ta sẽ giết chết mi ngay.Tên lái đò đành phải tuân lệnh, chèo đò đưa chàng qua sông. Trong khi người lái đò chèo, thì chàng đã lột quần áo của y ra để bịt những lỗ hổng cho nước khỏi tràn vào. Nhờ vậy chàng mới được bình yên sang bên kia sông. Sang tới nơi, chàng liền túm ngực tên lái đò và hỏi:-Ai sai mi giở độc kế? Khai mau.-Tiểu nhân là Cái Bang...Vô Kỵ không chờ y nói dứt câu đã phi mình lên trên ngựa tiến về phía nam tức thì. Lúc ấy trời đã tối, không có trăng sao mà ngựa đã mỏi mệt, hai chân quỵ xuống đất không sao tiếp tục chạy được nữa. Chàng vỗ lưng ngựa và nói:-Thôi mi cứ nằm ở đây nghỉ ngơi, lúc nào khoẻ mạnh sẽ đi.Nói xong, chàng giở khinh công chạy về phía Nam.Chàng đi tới canh tư, bỗng nghe thấy phía trước có tiếng vó ngựa nhộn nhịp vọng tới... Chàng đoán chắc phía đằng trước thế nào cũng có một bọn người khá đông. Chàng rảo cẳng lướt qua những người đó, phần vì đêm tối, phần vì khinh công của chàng quá nhanh nên không một người nào hay biết.Chàng thấy bọn người đó đang đi về phía núi Võ Ðang. Bọn đó có tất cả hơn hai mươi người, chỉ lẳng lặng mà đi chớ không nói năng gì với nhau cả. Vì vậy chàng không biết lai lịch của bọn chúng.Chàng chỉ mang máng trông thấy tên nào tên nấy đều có mang theo khí giới. Chàng đoán chắc bọn người này thế nào cũng là kẻ địch của phái Võ Ðang. Tuy vậy chàng rất khoan tâm nghĩ thầm rằng:-Dù sao ta cũng đuổi kịp chúng. Như vậy phái Võ Ðang vẫn chưa ngộ nạn được!Chàng đi được nửa tiếng đồng hồ nữa lại thấy có thêm một bọn người cũng đang tiến thẳng đến núi Võ Ðang. Trước sau chàng gặp tất cả có đến năm bọn người như vậy!Chờ tới khi chàng trông thấy bọn người thứ năm trong lòng chàng mới lo âu và nghĩ tiếp:-Không biết có tất cả bao nhiêu bọn người định lên trên núi Võ Ðang như vậy? Không hiểu đã có bọn người nào đấu với Võ Ðang chưa? Vô Kỵ càng đi càng nhanh hơn trước nhiều. Khi chàng lên tới lưng chừng núi võ Ðang bỗng nghe thấy phía đằng trước có mấy người kêu la hò hét và xua đuỗi nhau. Chàng vội đi vòng lên trên đó xem sao.Chàng thấy phía đằng trước có bốn cái bóng đen đang đuổi theo một bóng người đi trước mặc áo trắng. Một trong bốn người ở phía sau đuổi theo, bỗng lên tiếng quát bảo:-Tên hòa thượng kia! Ngươi lên trên núi Võ Ðang này làm chi?Người thứ hai đỡ lời:-Dù ngươi có lên đây báo tin cho phái Võ Ðang cũng vô ích mà!Tiếp theo đó chàng lại nghe mấy tiếng kêu "xoẹt xoẹt". Chàng biết nhữngngười đuổi theo đã dùng ám khí bắn vào người đang chạy ở phía trước. Nghe tiếng động của ám khi đó chàng biết ngay người ám khí đó sức lực cũng khá mạnh, chàng liền nghĩ thầm:-Thì ra người chạy ở đằng trước là bạn đến báo tin cho Võ Ðang. Còn ba người đang đuổi ở phía sau mới là kẻ địch! Mấy kẻ địch này ngăn cản không cho người kia lên trên núi báo tin .Nghĩ đoạn, chàng vượt qua đâu bọn người đó ẩn núp trong một bụi cây. Giây phút sau mấy người đó đã chạy tới cạnh, chàng đã nhận ra người đi đầu quả là một nhà sư, tay cầm một thanh giới đao đen nhánh, vừa múa vừa gạt những ám khí ở phía sau ném tới. Hình như bên chân trái Hòa thượng đó đang bị thương nên bước đi của ông ta tập tễnh. Tiếp theo đó ba người ở phía sau đã đuổi tới. Chàng đã nhận ra ba người đuổi theo đó là những nhân vật của Cái Bang. Nhưng chúng lại mặc áo bào trắng của Minh Giáo thấy vậy chàng tức giận thêm và nghĩ thầm:-Cha ta vẫn thường nói: "Năm xưa Cái Bang chuyên môn hành hiệp trượngnghĩa, lão Bang chủ Cửu Chỉ Thần Cái Hồng Thất Công đã cho là Cái Bang lừng tiếng giang hồ khiến Cái Bang đã trở nên một Bang Hội lớn nhất ở Trung Nguyên. Ngờ đâu ngày nay các đệ tử của Cái Bang hèn mạt đến thế, làm cho Cái Bang đã mất hết tên tuổi! Thật là đáng tiếc...Chàng suy nghĩ thấy người sư chạy tru7óc bước đi chậm dần. Một đệ tử của Cái Bang bỗng quát lớn:-Phái Thiếu Lâm của các người đã hoàn toàn bị tiêu diệt hết chỉ có một mình người được sống sót thôi, một mình ngươi thì làm nổi cái trò trống gì? Có mau mau thúc thủ mà đầu hàng đi không? Nếu ngươi biết điều thì Minh Giáo chúng ta tha chết cho ngươi.Vô Kỵ nghe tên Cái Bang đó mạo nhận là người Minh Giáo của mình lại càng nổi giận thêm:-Hình như Tăng nhân đã tự biết không sao chạy thoát cho được nên y quay người đứng trở lại cầm dao để đợi chờ kẻ địch, và quát hỏi:-Những quân Minh Giáo tà mà, tội ác tày trời kia! Xem các ngươi hoành hành tới bao giờ. Ngày hôm nay Phật gia quyết thí mạng với các ngươi rồi.Ba tên Cái bang liền múa gậy xông lên bao vây nhà sư kia vào giữa. Chúng nhằm những nơi yếu hiểm của địch thủ mà tấn công lia lịa.Vô Kỵ thấy nhà sư đó võ công rất lợi hại, một đấu với ba mà vẫn không kém vế chút nào!Bốn người đấu được một lúc, nhà sư đó đã quát lớn:-Trúng!Y đã dùng chân đá gãy cánh tay phải của một tên đệ tử của Cái Bang liền.Nhân lúc hai tên kia đang kinh ngạc hoảng sợ, y lại chém trúng vai một tên, còn một tên nữa thấy vậy hoảng sợ vô cùng, cắm đầu ù té chạy luôn.Vô Kỵ thấy vị hòa thượng đó có đao pháp cao siêu như vậy cũng phải buột miệng khen "hay" một tiếng. Nhà sư của phái Thiếu Lâm đó thấy có người khen ngợi liền quay người lại nhìn. Nhưng y không thấy có ai cả, vừa ngạc nhiên, vừa sợ hãi, nhưng y đã rảo cẳng chạy thẳng lên trên núi tức thì!Chờ tăng nhân đó đi khỏi, Vô Kỵ liền nghĩ thầm:-Mối hiềm thù ủa Minh Giáo với Thiếu Lâm và Võ Ðang các phái chưa hòa giải xong. Huống hồ lại có người mạo danh mà tác ác, tác quái, nếu ta đường đột xuất đầu lộ diện như thế này càng làm cho cục diện rắc rối thêm. Lúc này rất khẩn bách ta không thể để mất thời giờ quý báu được! ta hãy ngấm ngầm theo sau bốn hòa thượng này, rồi tùy cơ ứng biến mà cứu viện Thái sư phụ của ta sau .Chàng đang nghĩ đã thấy tăng nhân của phái Thiếu Lâm đã sắp lên tới đỉnh núi rồi. Chàng lại nghe thấy trên đỉnh núi có một người lớn tiếng quát hỏi:-Bạn ở đâu giáng núi Võ Ðang chúng tôi thế?Tiếng quát đó vừa dứt đã thấy có bốn người ở sau lưng tảng đá lẻn ra. Hai người ăn mặc đạo sĩ, hai ngươi ăn mặc quần áo thường đều là đệ tử đời thứ ba, thứ tư của phái Võ Ðang cả. Nhà sư chấp tay vái chào và đáp:-Thiếu Lâm Tăng nhân Không Tướng có việc cần muốn xin yết kiến Võ Ðang Trương Chân Nhân!Vô Kỵ nghe thấy người đó tự báo danh là Không Tướng liền giật mình nghĩ thầm:-Thế ra Tăng nhân này thuộc phái chữ Không. Sư huynh đệ với Không Văn, Phương trượng của chùa Thiếu Lâm, thảo nào võ công của y lại chẳng lợi hại đến thế! Tuy hơi kém Không Tín Thần tăng một chút nhưng y cũng là một tay cao thủ hiếm có rồi!Nghĩ tới đó chàng lại nghĩ tiếp:-Nếu y không phải là hảo thủ hạng nhất của phái Thiếu Lâm thì y làm sao mà thoát được tai nạn nguy hiểm như thế cho được? Sau khi thoát nạn y còn không quản ngại mệt nhọc mà lên trên núi Võ Ðang báo tin như vậy quả thật là một tay hiệp sĩ trượng nghĩa rất hiếm có!Một đạo sĩ của phái Võ Ðang lại lên tiếng nói:-Ðại sư ở xa đến mệt nhọc như vậy, xin mời đại sư quá bộ vào trong quán xơi chén nước cho khoẻ đã.Nói xong, bốn người đó dẫn đường đi trước. Không Tướng liền đưa thanh giới đao của mình cho một đạo sĩ khác cầm hộ để chứng tỏ mình không đem khí giới vào trong quán.Vô Kỵ ở trên núi Võ Ðang đã được vài năm nên đường lối trên núi đó chàng đều đã quen thuộc hết! Chàng thấy Ðạo nhân đó dẫn Không Tướng vào trong điện Tam Thanh, chàng liền núp ở trong cửa sổ và nghe thấy Không Tướng nói trước:-Ðạo trưởng, mau rời trương Chân nhân ra ngay, vì việc này khẩn cấp lắm! Không thể trì hoãn được!Ðạo nhân nọ đáp:-Ðại sư thật không may chút nào! Tệ sư Tổ toạ quan từ hồi năm ngoái, tới nay cũng đã hơn một năm rồi! Các đệ tử của bổn phái đã lâu lắm không được yết kiến dung nhan của tệ Sư tổ rồi!Không Tướng chau mày nói tiếp:-Nói vậy xin mời Tứ Ðại hiệp hộ bần tăng!Ðại sư bá cùng gia sư và các vị sư thúc, liên minh với quý phái viễn chinh Minh Giáo từ đó tới giờ vẫn chưa hề tới nơi!Vô Kỵ nghe thấy đạo sĩ nói như vậy giật mình kinh hãi thầm. Vì chàng biết nhóm Tống Viễn Kiều đã về từ lâu, giữa đường chàng không hề có gặp các người ấy. Như vậy thì thế nào các người ấy cũng đã ngộ nạn rồi! Chàng lại nghe thấy Không Tướng thở dài và nói tiếp:-Nếu vậy phái Võ Ðang cũng như phái Thiếu Lâm của chúng tôi ngày hôm nay không sao thoát được tai nạn này!Ðạo nhân nọ không hiểu hòa thượng ấy nói như vậy là có ý nghĩa gì, chỉ trả lời rằng:-Hiện giờ tất cả công việc của tệ giáo đều do tệ sư huynh Ðồng Huyền Tử chủ trì để tiểu đạo vào thông báo vời tệ sư huynh cho!-Ðồng Huyền Ðạo Trưởng là đệ tử của vị nào thế?-Là môn hạ của Dư Tam sư thúc của chúng tôi!-Vâng! Xin tuân lời đại sư dạy bảo!Ðạo sĩ đó nói xong, liền quay mình vào bên trong.Không Tướng ở trong khách sảnh, đi đi lại lại có vẻ nóng lòng sốt ruột vô cùng! Thỉnh thoảng y còn lắng tai nghe xem kẻ địch đã tấn công lên trên núi chưa? Một lát sau, đạo nhân nọ đã rảo bước đi ra, cúi mình vái chào Không Tướng và nói:-Dư Tam sư thúc chúng tôi thỉnh mời Ðại sư vào bên trong và xin đại sư thứ lỗi cho, vì sư thúc chúng tôi không tiện đi lại nên không thể ra tận đây nghinh đón được!Lúc này cử chỉ và lời ăn lẽ nói của Ðạo nhân đó càng cung kính hơn trước nhiều, chắc Dư Ðại Nham thấy nói tăng nhân của phái Thiếu Lâm thuộc vai vế chữ Không tới nên mới dặn bảo y phải lễ phép như thế! Không Tướng gật đầu theo đạo sĩ đó vào trong đạo phòng ngủ của Ðại Nham, Vô Kỵ theo tới phòng của người sư bá đó, nhưng chàng chỉ đứng núp ở ngoài cửa sổ thôi chứ không vào. Chàng nghĩ thầm:-Tam sư bá chân tay tàn phế, tai mắt tất phải linh mẫn hơn, nếu ta đứng ở ngoài cửa sổ nghe lỏm như thế này, chắc sư bá thế nào cũng hay biết .Nghĩ đoạn, chàng phải lùi ra nơi cách xa phòng ngủ của Ðại Nham mấy trượng mới ngừng chân lại lắng tai nghe.Một lát sau, đạo sĩ nọ ở trong phòng Ðại Nham hấp tấp đi ra và lên tiếng khẽ gọi:-Thanh Phong! Minh Nguyệt! Lại đây!Hai tên đạo đồng nghe thấy y gọi liền tới trước mặt y và cũng chào rằng:-Sư thúc!Ðạo nhân nọ liền căn dặn hai tiểu đồng rằng:-Hai người sửa soạn võng để khiêng Tam sư thúc ra.Hai tên đạo đồng vâng lời đi ngay. Vô Kỵ ở trên núi Võ Ðang mấy năm nên chàng biết có hai đạo đồng Thanh Phong và Minh Nguyệt thôi. Ðồng thời chàng biết hễ mỗi lần Ðại Nham rời khỏi phòng thì phải ngồi võng và do hai tên đại đồng khiêng đi. Chàng thấy hai tiểu đồng bước chân vào trong phòng mới đột nhiên lên tiếng kêu gọi:-Thanh Phong, Minh Nguyệt! Có nhận ra tôi không?Hai tiểu đồng giật mình đánh thót một cái, cùng đưa mắt ngắm nhìn Vô Kỵ, thấy mặt chàng hơi quen quen, nhưng không nhận ra chàng là ai cả. Chàng vừa cười vừa nói tiếp:-Tôi là Vô Kỵ, tiểu sư thúc đây! Hai em quên rồi hay sao?Hai đạo đồng sực nghĩ tới chuyện cũ, trong lòng mừng rỡ vô cùng!Cả hai đồng thanh gọi:-Ồ! Tiểu sư thúc đã về đấy à? bệnh của sư thúc đã khỏi chưa?Ba người tuổi ngang nhau, năm xưa cả ba thường đùa giỡn với nhau.Vô Kỵ liền đề nghị:-Thanh Phong! Ðể tôi thế anh vào khiêng sư bá, để xem sư bá có nhận ra tôi không?Thanh Phong trù trừ đáp:-Sư điệt thiết thưởng... việc này không nên.Vô Kỵ lại nói tiếp:-Tam sư bá thấy tôi khỏi bệnh trở về thì thế nào cũng mừng rỡ. Không quở trách anh đâu.Hai đạo đồng đã biết Trương Tam Phong tổ sư với Võ Ðang Lục hiệp đều cưng tiểu sư thúc này lắm. Nay tiểu sư thúc lành mạnh trở về, tất nhiên là một việc rất mừng rỡ, bây giờ tiểu sư thúc đó có đùa giỡn đôi chút cũng không tổn hại gì nên Minh Nguyệt liền trả lời:-Tiểu sư thúc muốn làm thế nào thì cứ việc mà làm đi! Chúng tôi đâu dám trái y tiểu sư thúc!Thế rồi Thanh Phong vừa cười vừa cởi áo đạo bào và giày vớ ra đưa cho Vô Kỵ mặc. Minh Nguyệt thắt một cái búi tóc đạo sĩ cho chàng.Minh Nguyệt nói:-Tiểu sư thúc mạo tên Thanh Phong không được! Vì mặt sư thúc không giống Thanh Phong. Chi bằng bảo Thanh Phong té quà chân nên tiểu sư thúc là đạo đồng mới tới tu hành thay. vậy gọi tiểu sư thúc là gì?Vô Kỵ nghĩ ngợi giây lát rồi vừa cười, vừa đáp:-Thanh Phong thổi qua, lá cây liền rụng, chi bằng gọi tôi là Tảo Diệp vậy!Thanh Phong vỗ tay khen ngợi:-Tên này hay lắm...Ba người đang trò chuyện vui vẻ. Ðạo nhân nọ ở ngoài phòng đã lên tiếng quát mắng:-Hai thằng nhỏ kia núp trong phòng hì hì hà hà cười đùa cái chi mà mãi không thấy ra thế?Vô Kỵ cùng Minh Nguyệt liền khiêng cái võng đi ra khỏi phòng tiến thẳng tới phòng ngủ của Ðại Nham.Vô Kỵ cùng Minh Nguyệt khiêng Ðại Nham đặt lên trên võng. Mặt của Ðại Nham rất nghiêm trọng nên không để ý đến đạo đồng khiêng võng là ai cả, chỉ ra lệnh:-Khiêng ta vào Tiểu viện ở hậu sơn để yết kiến Ðại sư gia!Minh Nguyệt vâng lời. Thế rồi Minh Nguyệt và Vô Kỵ khiêng Nham đi. Minh Nguyệt đi trước, Vô Kỵ đi ở phái sau nên Ðại Nham chỉ trông thấy sai lưng của Minh Nguyệt chứ không trông thấy Vô Kỵ. Không Tướng định đi cạnh võng cùng tiến về phía hậu sơn nhưng vì Ðại Nham không cho phép nên đạo sĩ nọ không dám đi theo.Tiểu viện của Trương Tam Phong bế quan tĩnh tu ở giữa rừng trúc tại phía sau núi. Nơi đây rất vắng vẻ, ngoài tiếng chim kêu hót ra, không còn có một tiếng động nào khác nữa hết.Minh Nguyệt với Vô kỵ khiêng Ðại Nham đến trước tiểu viện rồi đặt võng xuống, Ðại Nham đang định lên tiếng cầu yết kiến thì Trương Tam Phong đã nói vọng ra rồi:-Chẳng hay vị thần tăng nào của phái Thiếu lâm đã giáng lâm tệ xá? lão đạo không kịp ra nghinh đón. Mong thần tăng hãy xá tội cho!Trương Chân nhân vừa dứt lời, cánh cửa trúc đã mở toang. Mọi người thấy Trương Tam Phong từ từ bước ra. Không Tướng trong lòng hơi kinh hãi nghĩ thầm:-Sao y lại biết tăng nhân của phái Thiếu Lâm đến thăm viếng như vậy? Nghĩ đoạn, y lại cho rằng: -Có lẽ đạo sĩ tri khách kia đã sai người đến bâm trước. lão đạo sĩ trương Tam Phong giả bộ để nạt ta cũng nên!Ðại Nham biết võ công của sư phụ mình gần đây càng bát đạt tinh thông hơn trước nhiều, chỉ nghe bước chân đi của Không Tưởng là sư phụ mình cũng đủ biết người ấy thuộc phái nào và võ công cao siêu tới mức nào rồi. Sư phụ mình đoán chắc người khách đó thế nào cũng là một trong ba Ðại Thần tăng: Không Văn, Không Trí và Không Tín của phái Thiếu Lâm. Nhưng sư phụ mình đã đoán lầm, có lẽ vì Không Tướng ít ra ngoài cửa chùa nên người ngoài không biết torng phái Thiếu lâm lại còn có thêm một vị võ học cao cường này nữa?Không Tướng chấp tay vái chào và nói:-Tiểu tăng Thiếu Lâm Không Tướng tới đây tham kiến Võ Ðang tiền bối Trương Chân nhân:Trương Tam Phong cũng đáp lễ:-Không dám! Ðại sư khỏi cần phải dùng đại lễ như thế. Xin mời vào trong nhà nói chuyện!5 người cùng đi vào trong tiểu viện. trong nhà nhỏ chỉ có một cái bàn, trên bàn để một ấm chè và một cái chén, dưới đất có một cái thảm bằng rơm, trên vách treo một thanh kiếm gỗ.Không Tướng nói tiếp:-Thưa Trương Chân nhâ! Thiếu Lâm chúng tôi đã bị một tai ách ngàn thuở có một, vì bị Ma Giáo đột nhiên đến đánh lén bổn phái từ Phương trượng Không Văn sư huynh trở xuống, hoặc tự tử để tuẫn chùa hoặc tử vì chiến đấu, hoặc bị bắt sống. Chỉ có một mình tiểu tăng là thoát chết và đào tẩu ra khỏi vòng vây mà thôi! Ðại đội nhân chúng của ma giáo đang tiến thẳng về núi Võ Ðang này. Ngày nay sự tồn vong vinh nhục của Võ Lâm đều trông mong vào một mình Trương Chân nhân .Nói xong y lớn tiếng khóc lóc.Trương Tam Phong hay tin đó cũng phải giật mình kinh hãi đứng ngây người ra không nói được nửa lời. Một lát sau, Trương Chân nhân định thần xong, mới lên tiếng hỏi:-Ma giáo ngông cuồng đến thế ư? Chùa Thiếu Lâm có nhiều cao thủ như vậy, không hiểu tại sao lại thua Ma Giáo như thế được?Không Tướng đáp:-Không Trí, Không Tín hai vị sư huynh dẫn các môn hạ đệ từ liên minh với năm đại phái của Trung Nguyên, viễn chinh miền tây đánh Quang Minh Ðỉnh, không hiểu tại sao thất thủ, đều bị bắt giam hết...Vô Kỵ kinh hãi thầm nghĩ:-Kẻ địch đó là ai thế? Sao mà lợi hại như vậy? Chàng lại nghe thấy Không Tướng nói tiếp:-Bữa nọ ở dưới chân núi có người báo tin lên trên chùa rằng, những người viễn chinh đã đại thắng trở về chùa! Không Văn sư huynh chúng tôi khi hay tin đó cả mừng, liền dẫn tất cả đệ tử trở về rồi cùng vào trong chùa. Hai vị sư huynh đó còn áp giải theo mấy trăm tên tù binh nữa mọi người vào tới sân. sư huynh Phương trượng liền hỏi hai vị sư huynh kia đắc thắng ra sao?Không Trí sư huynh chỉ vâng dạ chứ không nói năng gì hết. Sau Không Tín sư huynh bỗng lớn tiếng nói:-Sư huynh nên cẩn thận! Chúng tôi đã bị kẻ địch bắt giữ! Những tù binh kia đều là kẻ địch...Phương trượng sư huynh chúng tôi đang kinh ngạc thì những tù binh kia đã rút khí giới ra xông lại tấn công luôn. Vì sự thể xảy ra quá đột ngột nên không ai kịp trở tay chống đỡ, hơn nữa vì xuống nghênh đón mọi người đắc thắng trở về nên không có ai mang theo khí giới. Cửa trước cửa sau đều bị kẻ địch chia nhau bịt kín, tên nào cũng có khí giới mà bên chúng tôi thì tay không, nên đấu không bao lâu, chúng tôi đều đại bại! Không Tín sư huynh tử nạn tại chỗ...Y nói tới đó, khóc sướt mướt không sao nói tiếp được!Tam Phong thấy vậy cũng tỏ vẻ rầu rĩ và hỏi tiếp:-Ma giáo ác độc vô cùng! chúng giở ác kế như thế thì còn ai có thể đề phòng được nữa!Không Tướng vội cởi bọc áo vải vàng ở trên lưng xuống từ từ mở bọc áo đó ra, bên trong lại có một lớp vải dầu. Mở hết lớp vải dầu đó, trong có một thủ cấp, hai mắt vẫn còn trợn trừng vẻ mặt tức giận. Thủ cấp đó chính là đầu của Không Tín Ðại sư, một trong Tam Ðại thần tăng phái Thiếu Lâm!Tam Phong, Ðại Nham, Vô Kỵ đều quen biết với Không Tín nên ai nấy vừa trông thấy đều thất thanh cùng kêu "ủa" một tiếng.Không Tướng vừa khóc vừa nói tiếp:-Tôi thí mạng mới cướp được pháp thể của Không Tín sư huynh. Trương Chân nhân thử nghĩ hộ chúng tôi xem, mối thù lớn như thế này mà không trả làm sao đặng?Nói xong, y cung kính đặt thủ cấp của Không Tín lên trên mặt bàn rồi phục xuống đất vái lạy.Tam Phong cũng ứa nước mắt ra chấp tay vái hành lễ.Vô Kỵ nghĩ đến trận đấu giữa chàng với Không Tín ở trên Quang Minh Ðỉnh, chàng thấy Không Tín Thần tăng khẳng khái lỗi lạc hào khí hơn người, quả thật là một tôn sư của phái Thiếu Lâm không ngờ lại bị kẻ gian giết hại như vậy!Chàng càng nghĩ càng đau lòng vô cùng, liền ngẩng đầu nhìn đi chỗ khác, không dám nhìn thủ cấp của Không Tín nữa.Tam Phong thấy Không Tướng phục mãi ở dưới đất không chịu đứng dậy, khóc lóc thảm thiết nên Trương Chân nhân giơ tay ra đỡ hòa thượng đó và an ủi rằng:-Không Tướng sư huynh! Thiếu Lâm và Võ đang vốn là một nhà, thù này thế nào cũng phải trả!...Chân Nhân vừa nói tới đó, mọi người đều nghe thấy tiếng "bùng" một tiếng, thì ra Không Tướng hòa Thượng đã dùng chưởng đánh mạnh vào bụng của Chân Nhân!Biến cố xảy ra đột ngột , Trương Tam Phong võ công rất cao siêu tuy đã luyện tới mức tòng tâm xứ dụng, nhưng có ngờ đâu Thiếu Lâm cao tăng đang mang mối huyết cừu rất lớn ở xa đến báo tin mà lại bỗng dưng đánh lén minh như vậy. Thoạt tiên Chân nhân còn hiểu lầm Không Tướng vì quá đau khổ, tâm trí mê mẩn nên mới tưởng lầm mình là kẻ địch, nhưng Chân nhân nghĩ lại biết sự ước đoán của mình là sai lầm vì Không Tướng đã giở hết toàn lực ra tấn công và vẻ mặt của y còn có vẻ gian xảo nữa!Vô Kỵ, Ðại Nham, Thanh Phong ba người thấy sự biến cố đột ngột như vậy ai nấy đều kinh hãi, đứng ngẩn người ra. Ðại Nham vì tàn tật không thể nào tiến lên giúp đỡ sư phụ mình một tay được. Vô Kỵ tuổi trẻ thiếu kinh nghiệm nên nhất thời chàng không lãnh hội nổi âm mưu của Không Tướng, hai bàn tay vẫn dí vào bụng của Thái sư mình, định dồn sức mạnh sang để giết chết Chân Nhân . Trong lúc chàng với Ðại Nham thất kinh kêu la thì Trương Chân nhân đã dùng tả chưởng khẽ đánh vào đầu Không Tướng một cái "bộp". Chưởng đó của Chân nhân tuy trông thì mềm nhưng thật ra thì còn lại cứng hơn sắt, đầu óc của kẻ địch vỡ tan, ác tăng đã mềm nhũn như bún, ngã ngay ra đất, không hạ được một tiếng, ngã ngất ra chết.Nên rõ, Trương Tam Phong tu luyện hơn trăm năm công lực đã thông thần, Không Tướng tuy là cao thủ hạngn hất trong võ lâm thật, nhưng y làm sao mà chịu cho nổi chưởng đó của Chân nhân?Ðại Nham vội hỏi:-Sư phụ...Tam hiệp vừa nói tới đó đã thấy Tam Phong nhắm mắt ngồi xuống, giây phút sau, trên đỉnh đầu của Chân nhân có khói trắng bốc lên. Ðại Nham và Vô Kỵ biết Tam Phong dùng nội công để chữa thương. Tiếp theo đó Trương Chân nhân hộc luôn mấy bún máu tươi.Vô Kỵ đứng cạnh thấy vậy kinh hãi vô cùng, biết Thái sư phụ mình bị thương rất nặng. nếu ông ta thổ ra huyết đen thì hãy tin nội công của ông ta thâm hậu, chỉ năm ba ngày là bình phục liền, nhưng bây giờ Chân nhân lại thổ ra huyết tươi và thổ ra liên tiếp như vậy đủ thấy tạng phủ bên trong bị thương rất nặng. Trong lúc đó Vô Kỵ đã nghĩ:-Có nên tỏ rõ thân phận của mình ra cho mọi người hay để rồi cứu Thái sư phụ không?Vì lúc ấy, chàng nghe thấy ngoài cửa có tiếng chân của đạo sĩ đó rất cấp bách, đủ thấy tâm thần của y hỗn loạn vô cùng!Nhưng đạo sĩ đó cũng không dám đương nhiên đương nhiên bước vào và cũng không dám lên tiếng hỏi. Ðại Nham vội cất tiếng hỏi vọng ra:-Có phải là Tang Huyền đấy không à? Việc gì thế!Tạng Huyền đáp:-Thưa Tam sư thúc! một số kẻ địch khá đông đã tới ngoài quan, tên nào tên đều ăn mặc theo. Ma giáo chúng đòi yết kiến Võ sư gia! Ðồng thời, chúng còn nói phải đạp bằng phái Võ Ðang của chúng ta...Ðại Nham quát lớn:-Câm mồm!Tam Hiệp sợ Trương Tam Phong nghe được tin đó thì thế nào cũng lo ngại mà khích động đến vết thương.Tam Phong từ từ mở mắt ra nói:-Kim Cương Ban Nhược chưởng của phái Thiếu Lâm quả thật lợi hại vô cùng! Vết thương này của ta phải tịnh dưỡng ba tháng mới mong lành mạnh được!Vô Kỵ thầm nghĩ:-Không ngờ vết thương của Thái sư phụ còn trầm trọng hơn là ta tưởng tượng!Tam Phong lại nói tiếp:-Minh Giáo đem đại đội binh mã lên núi, đủ thấy chúng đã có chuẩn bị trước mới tới! Há!... Không biết Viễn Kiều, Liên Châu các người có được bình yên không? Ðại Nham! Con nghĩ xem nên đối phó như thế nào cho phải?Ðại Nham im lặng không nói năng gì cả, vì y biết trên núi Võ Ðang này hiện giờ chỉ có một mình sư phụ với mình là có võ công cao siêu thôi! Còn những đệ tử khác đều thuộc đời thứ ba thứ tư võ công rất tầm thường, nếu để chúng đối phó với kẻ địch thì không khác gì xúi giục chúng dấn thân vào chỗ chết. Câu chuyện ngày hôm nay mình đành phải xả thân thí mạng mà đối phó với kẻ địch để sư phụ của mình lánh ra ngoài xa mà dưỡng thương.Như vậy, sau này mới mong trả được mối thù lớn này. Tam hiệp suy tính xong, liền lớn tiếng ra lệnh:-Tạng Huyền! Con mau ra trả lời cho bọn người đó hay rằng ta sẽ ra ngay để gặp chúng! mời chúng hãy vào trong Tam Thanh Ðiện ngồi chờ trong chốc lát.Tạng Huyền vâng lời đi ngay.Tam Phong với Ðại Nham ở với nhau lâu năm tâm ý của hai thầy trò rất tương thông nên Chân nhân nghe thấy Ðại Nham nói như vậy đã biết học trò mình định như thế nào rồi, nên Chân nhân liền lên tiếng dặn bảo người đồ đệ đó rằng:-Ðại Nham! Sinh tử, vinh nhục không nên coi trọng cho lắm. Ðừng có vì thế mà làm tiêu diệt võ công tuyệt học của phái Võ Ðang chúng ta. Ta toạ quan mười tám tháng trời đã nghĩ ra một pho Thái Cực Kiếm! Bây giờ để ta truyền thụ hai món võ công đó cho con!Ðại Nham ngẩn người ra nghĩ thầm:-Ta tàn phế đã lâu, học làm sao được quyền pháp, kiếm pháp gì nữa, huống hồ bây giờ kẻ địch đã vào đến cửa thì làm gì còn có đủ thời giờ mà học hỏi hai môn võ công ấy nữa?Nghĩ đoạn, Tam Hiệp chỉ nói được mấy tiếng:-Thưa sư phụ...Tam Phong thấy vậy tủm tỉm cười và nói:-Bí quyết của pho quyềt thuật này tối kỵ dùng sức, phải hình thành hợp nhất, như vậy mới đạt mức tối cao của quyền thuật.Chân Nhân giải thích thêm lần nữa cho Ðại Nham nghe.Ðại Nham đứng cạnh chỉ lắng ghe chứ không dám nói nửa lời vì Ðại Nham biết thời gian rất cấp bách, không còn thời giờ hỏi han nên có nhiều chỗ Tam hiệp chưa hiểu thấu vẫn cố gắ`ng ghi nhớ những khẩu khuyết, vì y sợ nếu sau này sư phụ có mệnh hệ nào thì y có thể đọc lại những khẩu khuyết đó cho những người thông minh tài ba hơn mình để họ tự lãnh hội lấy. Vô Kỵ hiểu biết hơn Ðại Nham nhiều vì y chính Càn Khôn Ðại Nã Di cũng giống Thái cực Quyền đều là mượn sức đánh sức, tuy pháp môn khác nhau nhưng cùng chung một ý chí nên mỗi khi Tam Phong nói tới một vài thế võ chàng còn nghĩ ra trước được.Tam Phong thấy Ðại Nham có vẻ ngơ ngác vội hỏi:-Con hiểu được mấy thành?Ðại Nham đáp:-Ðệ tử ngu dốt chỉ hiểu được ba bốn thành mà thôi! Nhưng khẩu khuyết và các thế võ con đều nhớ hết!Tam Phong nói tiếp:-Con nhớ được như thế và hiểu được như vậy cũng là đã gắng công lắm rồi! Nếu Viễn Kiều có ở đây thì rhế nào y cũng hiểu được năm thành. Hà!... Ngũ sư đệ của con thông minh nhất, nhưng tiếc thay y lại chết sớm. Ta chỉ dạy y thì y có thể truyền thụ được hết tuyệt học của ta.Vô Kỵ nghe thấy Thái sư phụ nhắc đến cha mình thì đau lòng ứa lệ.Chân Nhân định giải thích tiếp, đã nghe tiếng nói già dặn từ Tam Thanh Ðiện vọng tới:-Trương Tam Phong lão đạo rụt đầu rụt cổ, không chịu ra mặt. Ta sẽ giết chết đồ tôn đồ tử của y trước.Lại giọng người khác rất thô lỗ xen lời nói:-Phải đấy! Chúng ta hãy dùng lửa thiêu rụi Ðạo quan này đi rồi hãy nói chuyện sau.Lại có một người thứ ba với giọng như thế cũng lên tiếng:-Ðốt chết lão đạo sĩ như vậy thì thật là hên cho y quá! Chúng ta phải bắt sống, trói chân y lại đem đi các môn phái để du hành thị chúng.Tiểu viện ở phía sau núi cách đại viện ở phía trước núi chừng hơn dặm. Những lời nói của mấy người đó vọng vào phía sau núi rất rõ ràng. Ðại Nham nghe kẻ địch nhục mạ tôn sư thì tức giận, hai mắt đỏ ngầu như đổ lửa. Tam Phong thấy vậy, liền hỏi:-Ðại Nham ta dặn con những gì. Chẳng lẽ con quên rồi hay sao? Việc nhỏ mọn như thế mà con không nhịn được thì con gánh trọng trách việc lớn sao nổi?Ðại Nham đáp:-Vâng, con xin tuân lời tôn sư dạy.Tam Phong lại tiếp:-Con đã tàn phế rồi, kẻ địch không đề phòng con đâu. Con chớ nóng nảy làm chi. nên môn tuyệt kỷ mà ta đã khổ tâm sáng tạo, không truyền được lại cho hậu thế, thì con sẽ là người có tội lớn.Ðại Nham nghe sư phụ nói như vậy, toát mồ hôi. y biết sư phụ dạy y phải nhẫn nhục chịu đựng, để truyền được môn tuyệt kỹ cho đời sau.Tam Phong lấy đôi tượng La Hán bằng sắt đưa cho Ðại Nham và tiếp:-Không Tướng vừa nói phái Thiếu Lâm đã bị tuyệt diệt không biết tin đó có thật hay không? Y là cao thủ của phái Thiếu Lâm mà còn đầu hàng kẻ địch, tới đây ám hại ta. Như vậy phái Thiếu Lâm tất cả ngộ đại nạn rồi , đôi thiết La Hán này là của Quách Tường, Quách Thiếu hiệp tặng ta hồi trăm năm trước đây. Sau này con trao trả cho người truyền thụ của phái Thiếu Lâm và cũng mong phái đó nhờ đôi thiết La Hán này mà còn được một học nghệ của phái Thiếu Lâm chính tông.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 60
Dọc Ðường Gặp Gỡ
Nói xong, Chân Nhân phất tay áo một cái rồi đi ra ngoài. Ðại Nham vội bảo Vô Kỵ với Minh Nguyệt rằng:-Khiêng ta theo sư tôn.Minh Nguyệt và Vô Kỵ vội khiêng Ðại Nham theo Tam Phong.Bốn người đi tới Tam Thanh Ðiện đã thấy trong điện có ba bốn trăm người hoặc ngồi hoặc đứng. Tam Phong đi vào giữa bọn người đó, chắp tay vái chào, rồi đứng yên, không nói năng gì hết. Ðại Nham liền lớn tiếng nói:-Vị này là sư tôn Trương Chân Nhân của chúng tôi. Các vị lên núi Võ Ðang đông đảo như vậy, chẳng hay có việc gì thế?Ðại danh của Tam Phong oai trấn võ lâm, mọi người đều trố mắt lên nhìn thấy cụ già mặc áo vải xám râu tóc bạc phơ thân hình cao lớn, không có vẻ gì khác lạ cả. Vô Kỵ đưa mắt nhìn những người đó, thấy nửa số những gười đó mặc quần áo của Minh Giáo. Chỉ mười mấy người đi đầu là mặc áo riêng của họ thôi. Có lẽ những người đó vì có địa vị khá cao, nên không muốn giả dạng người của phái khác.Mấy trăm người đó, có cao có lùn, có tăng và cả tục. Bỗng ngoài cửa có người truyền bảo rằng:-Giáo chủ tới.Mọi người trong điện nghe tiếng truyền báo đều yên lặng. Mười mấy người lãng đầu vội chạy ra ngoài điện nghinh đón. Các người khác cũng rảo bước theo ra. Chỉ trong thoàng cái mấy trăm người đã ra hết ngoài điện.Một lát sau, Vô Kỵ lại nghe bước chân của mười mấy người đi tới điện thì ngừng. Chàng nhìn ra bên ngoài thấy tám người khiêng một kiệu bọc đoạn vàng đi tới. Ngoài ra còn có bảy tám người tiền hô hậu ủng, khi những phu kiện đặt kiệu xuống. Vô kỵ nhận rõ tám người phu đó không phải là ai xa lạ, chính là Thần Tiển Bát hùng của Lục liễu trang. Chàng kinh ngạc vô cùng, nhưng đã nghĩ ngay ra một kế, vội xoa tay xuống đất rồi bôi lên mặt. Minh Nguyệt thấy chàng làm bộ mặt xấu xí thì bật cười, kinh hoảng. Y tưởng chàng thấy đại địch đã tới, mới phải làm như thế.Y cũng bắt chước Vô Kỵ bôi đất cát lên mặt. Hai đạo đồng đang xinh đẹp bỗng hòa ra hai thằng lọ lem và không ai có thể nhận ra bộ mặt thật của hai người nữa.Mọi người thấy tấm màn ở trước kiệu vén lên. Bên trong, một thiếu niên công tử mình mặc áo bào trắng có thêu bó đuốc đang cháy của Minh Giáo, bước ra. Chàng ta chính là Triệu Minh, nữ cải nam trang. Triệu Minh đi thẳng vào trong điện, Thần Tiển Bát Hùng đứng ở bên ngoài chờ đợi. Chỉ có mười mấy nhân vật thủ lãnh đi theo nàng vào trong điện thôi.Một người co lớn vạm vỡ bước tới cung kính vái chào nàng và nói:-Thưa Giáo chủ, lão đạo sĩ này là Trương Tam Phong của phái Võ Ðang. Người tàn phế kia là Dư Ðại Nham, đệ tử thứ ba của y.Triệu Minh gật đầu, cụp cái quạt giấy đang phe phẩy lại, rồi tiến lên mấy bước, cung kính vái chào rồi nói:-Hậu sinh là Trương Vô Kỵ, người chấp chưởng Minh Giáo. Ngày hôm nay hậu sinh rất may mắn được chiêm ngưỡng một vị Thái Sơn Bắc Ðẩu trong võ lâm.Vô Kỵ vừa kinh hãi vừa tức giận, liền chửi thầm:-Con nhãi này dám mạo nhận giáo chủ của Minh Giáo, táo bạo thật. Tội này ta còn tha thứ cho được chứ tội mạo nhận ta lên đây lừa dối Thái sư phụ thì ta không thể tha thứ cho nó được? Tam Phong thấy thiếu niên nọ tự nhận là Trương Vô Kỵ cũng ngạc nhiên vô cùng, liền nghĩ thầm:-Sao Giáo chủ của Minh Giáo lại là một thiếu nữ xinh đẹp như thế? Và tên họ của nàng sao lại y như tên họ của cháu Vô Kỵ ta? Chân Nhân nghĩ đoạn, liền chắp tay đáp lễ và trả lời:-Không biết đại gia của Giáo chủ giáng lâm, nên không kịp ra nghênh đón, mong Giáo chủ thứ lỗi cho lão.Triệu Minh vội đáp:-Tôi không dám.Tạng Huyền, đạo sĩ tri khách, dẫn các đạo đồng bưng nước ra mời khách uống. Một mình Triệu Minh ngồi ở ghế giữa. các thủ hạ buông xuôi tay đứng ở phía sau nàng, nơi thật xa.Trương Tam Phong là người tu luyện hàng trăm năm nên rất khiêm tốn và không bao giờ bị những việc bên ngoài làm rối trí cả, nhưng tình thầy trò vẫn không sao dứt được, Chân Nhân rất lo ngại đến sự an nguy, và sống còn của bọn Viễn Kiều.Vì vậy Chân Nhân mới lên tiếng hỏi:-Mấy tiểu đồ không tự lượng sức của mình, đã đi theo các giáo phái khác lên quý giáo để lãnh những thế võ cao siêu, nhưng tới giờ vẫn chưa thấy chúng trở về. Không hiểu hiện giờ chúng ở đâu, mong Trương giáo chủ cho bần đạo được hay rõ tin tức của chúng.Triệu Minh cười khúc khích đáp:-Tống Ðại hiệp, Dư Nhị hiệp, Trương Tứ hiệp và Mạc Thất hiệp bốn vị đang ở trong bổn giáo. Bốn vị ấy chỉ bị thương xoàng thôi, chớ không nguy hiểm tới tánh mạng.-Bị thương xoàng ư? Có phải chúng đã ngộ phải một chất độc không?-Trương Chân Nhân có vẻ tự phụ võ học của phái Võ Ðang lắm. Nếu Chân Nhân bảo mấy vị đó trúng độc thì mấy vị ấy coi như bị trúng độc rồi.Trương Tam Phong biết rõ võ công của mấy người đệ tử là bảo thủ hạng nhất đương thời thì dù họ có quả bắt địch chúng đi nữa, trong bọn họ thế nào cũng có người thòat thân báo tin. Nay bốn người đều bị bắt giữ, tất nhiên họ phải trúng độc vì không phòng được.Triệu Minh thấy Chân Nhân đã đoán trúng, nàng không giấu giếm nữa, liền nói trắng ra cho Chân Nhân hay.Tam Phong lại hỏi:-Thế còn tiểu đồ họ Hân của bần đạo đâu?Triệu Minh thở dài đáp:-Hân lục hiệp bị trúng mai phục của phái Thiếu Lâm, nên cũng bị như Dư Nham hiệp vậy. Chân tay của Lục hiệp bị môn đồ của Thiếu Lâm dùng đại lực kim cương chỉ đánh gãy. Tuy không thể chết được, nhưng từ giờ trở đi không sao cử động được nữa..Tam Phong thấy sắc mặt của Triệu Minh rất đúng đắn biết ngay lời nói đó không ngoa. Chân Nhân đau lòng khạc ngay một đống máu tươi.Những người đứng phía sau Triệu Minh nhìn nhau tỏ vẻ mừng rỡ. Chúng biết Không Tướng đã đánh lén được, nên vị cao nhân của phái Võ Ðang này đã bị trọng thương. Bây giờ chúng thấy cường địch đã bị thương nặng, không còn sợ hãi gì nữa.Triệu Minh lại lên tiếng:-Tôi còn một lời xin thưa, không biết Trương Chân Nhân có chịu nghe không?Mời Giáo chủ cứ việc nói.-Khắp thiên hạ này đều là đất của nhà vua, người sống trong lãnh thổ này đều là vương thần của nhà vua nốt. hoàng đế Mông Cổ chúng tôi oai trấn bốn bể, nếu Trương Chân Nhân chịu giúp sức cho hoàng Thất, nhà vua sẽ ban phong và thưởng châu báu rất hậu. Như vậy phái Võ đang cũng được rạng rỡ thêm, mà Tống đại hiệp các người sẽ được bình yên vô sự trở về núi Võ Ðang này ngay.Tam Phong ngẩng đầu nhìn lên sà nhà và đáp:-Tuy xưa nay Minh Giáo vẫn có nhiều hành động bất nghĩa nhưng vẫn là của nhà Nguyên. Không hiểu quý giáo quy hằng người Mông Cổ từ hồi nào thế? Lão đạo sĩ này ẩn núp trên núi hoang nên không hay biết gì cả.-Cổ nhân đã dạy, kẻ thức thời mới là tuấn kiệt, phái Thiếu Lâm từ Không Văn, Không Trí cùng các thần tăng trở xuống, người nào người nấy đều tập trung giúp sức cho triều đình. Bổn giáo thấy đại thể xu hướng như vậy, cũng phải theo đòi hiền sĩ hào kiệt của thiên hạ đấy thôi.Tam Phong hai mắt sáng như điện, nhìn thẳng vào mặt Triệu Minh nói tiếp:-Người Nguyên tàn bạo, giết hại không biết bao nhiêu dân chúng, hiện giờ quần hùng trong thiên hạ đang nổi dậy định xua đuổi quân Thát Ðát ra khỏi bờ cõi, để cướp lại giang sơn gấm vóc của ta. Chúng đều là con cháu hoàng đế, ai mà chả có lòng muốn đuổi quân Hồ ra khỏi bờ cõi. Ðó mới là xu hướng của đại thể. Bần đạo tuy là người đi tu thật, nhưng cũng hiểu thế nào là đại nghĩa.Không Văn, Không Trí là những thần tăng đương thời, có khi nào họ chịu khuất phục dưới bạo lực như vậy. So lời nói của cô nương lại điên rồ như thế?Một người thân hình vạm vỡ đang ở phía sau lưng Triệu Minh đột nhiên bước ra lớn tiếng quát hỏi:-Bớ lão đạo sĩ kia, ăn nói không biết cân nhắc chút nào. Phái Võ Ðang sắp bị tiêu diệt trong nháy mắt mà ngươi không biết sợ sao? Chẳng lẽ hơn trăm đạo sĩ và đệ tử ở trên núi này cũng không sợ chết hay sao?Lời nói của người đó rất lớn, thân hình vạm vỡ dáng điệu lại oai vệ. Tam Phong cũng lớn tiếng đáp:-Người nào cũng ở trên đời rốt cuộc cũng phải chết, chết mà được lưu danh thiên cổ chẳng hơn là di sú vạn niên hay sao?Nói xong, Chân Nhân đưa mắt liếc Ðại Nham và nghĩ thầm:-Ta chỉ mong cho phái cực quyền có thể lưu truyền hậu thế. Nhưng há vì thế mà chịu khuất phục bọn Thát Ðát hay sao?Triệu Minh giơ bàn tay trắng như ngọc lên khẽ phất một cái, người nọ cúi đầu vái chào, lui ngay về phía nàng. Nàng lại vừa cười vừa nói tiếp:-Nếu Trương Chân Nhân cố chấp như vậy chúng ta tạm ngừng và không nói đến vấn đề đó nữa. Xin mời quý vị hãy theo tôi.Nói xong, nàng đứng dậy, bốn người ở phía sau nàng chạy đến quây quần lấy Trương Tam Phong, bốn người đó một là đại hán vạm vỡ cao lớn, một người ăn mặc rách rưới là cao thủ của Cái bang, một người tuy gầy, nhưng rất cao là một hòa thượng, còn người thứ tư là một thiếu phụ trung niên.Vô Kỵ vừa thoàng trông đã nhận ra bốn người đó có võ công rất cao siêu, nên chàng kinh hãi vô cùng và nghĩ thầm:-Sao con bé này có lắm thủ hạ cao cường như thế? Chàng thấy, Trương Tam Phong không chịu theo Triệu Minh thì bốn người kia thế nào cũng ra tay bắt đi, chàng liền nghĩ tiếp:-Cao thủ của kẻ địch nhiều quá như vậy, đồng thời bọn chúng lại gian trá vô sỉ, chứ không như sáu đại môn phái lên vây đánh Quang Minh Ðỉnh đâu. Dù ta có đánh bại mấy người trong bọn chúng cũng không chịu thua hẳn và thế nào chúng cũng xông cả lên vây đánh một lúc. Nói tóm lại, ta khó mà bảo vệ được cả Thái sư phụ và Tam sư bá một lúc nhưng việc đã xảy ra như vậy, ta chỉ còn một cách là giở hết tài bara thi với chúng một phen, chứ không còn cách gì hoàn toàn hơn nữa .Nghĩ đoạn, chàng đang định xông ra ngăn cản bốn người kia.Bỗng nghe thấy ngoài cửa có tiếng cười rất dài, và rất rùng rợn. Rồi chàng thấy một bóng người xám xanh lẻn vào, nhanh như bóng ma. Chỉ thoáng cái, người đó đã lướt tới phía sau người vạm vỡ kia và giở chưởng đánh luôn. Người đó võ công cũng lợi hại lắm, biết có kẻ địch đánh lén, liền trái tay định đỡ luôn chưởng của kẻ địch. Ngờ đâu bóng xanh đã xoay tay nhằm vai thiếu nữ nọ đánh luôn. Thiếu phụ đó vội nhảy sang bên tránh né và giở chân lên đá vào bụng địch thủ. Người kia lại tấn công nhà sư. Chỉ trong thoàng cái, người ấy đã liên tiếp đánh luôn bốn chưởng và tấn công luôn bốn đại cao thủ.Tuy chưởng của người đó không đánh trúng một ai cả, nhưng cũng đủ thấy thủ pháp của hắn cao siêu không thể tưởng tượng được. Bốn người nọ biết người áo xanh kia là kình địch, liền nhảy lui mấy bước, đứng lấy thế để tiếp chiến.Người áo xanh đứng cạnh Tam Phong, không thèm đếm xỉa đến địch thủ, mà y chỉ cúi mình khẽ chào Trương Chân Nhân và nói:-Hậu bối Vi Nhất Tiếu là toạ hạ của Trương Giáo chỉ Minh Giáo đến đây tham kiến Trương Chân Nhân.Thì ra người đó chính là Vi Nhất Tiếu, y thoát được vòng vây của kẻ địch, liền rảo bước chạy tới núi Võ Ðang này.Tam Phong nghe thấy người đó tự xưng là bộ hạ của Trương Giáo chủ Minh Giáo lại tưởng y là người cùng đàng với Triệu Minh.Sở dĩ người ấy ra tay đánh lui bọn cường địch như vậy chắc thế nào cũng có âm mưu gì khác đây, nên Chân Nhân lạnh lùng đáp:-Vi Tiên sinh khỏi phải đa lễ như vậy. Lão đạo vẫn mộ danh khinh công tuyệt đỉnh của Thanh Vực Bức Vương đã lâu. Ngày hôm nay bần đạo mới được mục kích, quả thật danh hu bất truyền.Nhất Tiếu mừng rỡ vô cùng, vì y ít khi vào đến Trung Nguyên xưa nay tiếng tăm không được lừng lẫy như người khác. Y không ngờ Trương Tam Phong lại biết khinh công của mình lợi hại như vậy, nên y sung sướng vô cùng, liền cúi đầu chào và nói tiếp:-Trương Chân Nhân là Thái Sơn Bắc Ðẩu của Võ lâm, hậu bối được khen một lời như vậy, quả thật vinh hạnh vô cùng.Nói xong, y quay lại chỉ vào mặt Triệu Minh và quát hỏi:-Triệu cô nương, sao cô nương lén lút mạo nhận Minh Giáo chúng tôi, để làm mất tiếng tăm của bổn giáo đi. Chẳng hiểu cô nương làm như thế có dụng ý gì? Là đại trượng phu hà tất phải nham hiểm độc ác như thế làm chi?Nhất Tiếu vừa nói xong, Triệu Minh đã khúc khích cười và đáp:-Ta có phải là đàn ông đâu mà ngươi bảo ta nam nhi đại trượng phu? Còn ta nham hiểm ác độc thì đã sao nào? Ngươi có làm gì ta được không?Vì nói sai câu đó Nhất Tiếu bị Triệu Minh bắt bẻ, không biết trả lời ra sao cho phải. Y ngẩn người ra giây lát rồi mới nói tiếp:-Chẳng hay các vị là người thế nào? Sao tấn công hết Thiếu Lâm rồi lại quấy nhiễu Võ Ðang như thế? Nếu quý vị có oán thù gì với Thiếu Lâm và Võ Ðang, quý vị cứ việc thẳng tay đối phó với hai môn phái đó. Minh Giáo chúng tôi không bao giờ can thiệp tới.Nhưng bây giờ quý vị đã mạo danh Minh Giáo chúng tôi và còn giả dạng giáo chúng của bổn giáo. Như vậy, Nhất Tiếu này không thể nào không lý đến được.Triệu Minh nói với người to lớn vạm vỡ kia rằng:-Ngươi đã nghe thấy y nói khòac chưa. Ngươi thử đấu với y vài hiệp xem y có thực tài thực học không?Người đó vâng lời, liền tiến tới giữa đại diện lên tiếng nói với Nhất Tiếu rằng:-Vi Bức Vương, tại hạ muốn lãnh giáo môn Hàn Băng Miên chưởng của bạn.Nhất Tiếu kinh ngạc và nghĩ thầm:-Tại sao người này biết môn Hàn Băng Miên chưởng của ta? Y đã biết ta có môn tuyệt kỹ đó mà còn dám khiêu chiến, đủ thấy y là một tay kình địch, ta không nên xem thường .Nghĩ đoạn, y vỗ song chưởng một cái rồi hỏi lại:-Các hạ làm ơn cho biết quý danh.Người nọ đáp:-Chúng tôi đã mạo nhận Minh Giáo tới đây, chẳng lẽ còn mang tên thật ra nói cho mọi người biết hay sao? Bức Vương hỏi tôi như vậy kể cũng hơi ngu.Mười mấy người đứng sau Triệu Minh nghe người nọ nói như vậy liền cười rộ lên.Nhất Tiếu lạnh lùng nói tiếp:-Phải, tôi hỏi như vậy đúng là ngu xuẩn. Các hạ cam làm chó săn cho Mông Cổ, làm nô bộc cho người ngoài, nên các hạ mới dấu danh tánh như vậy. Vì cho người ta biết tên họ sẽ làm nhục cả tổ tiên đấy.Người nọ tức giận múa chưởng xông lại, nhằm ngực Nhất Tiếu đánh luôn. Bức Vương tránh sang bên và vòng ra phía sau kẻ địch, giơ ngón tay lên, điểm luôn vào yếu huyệt của đối thủ. Y không giở Hàn Băng Miên chưởng ra trước để coi tài ba của địch ra sao đã. Người đó vội nhảy về phía trước tránh né rồi quay trở lại phản công. Bức Vương nhìn bàn tay của đối thủ, thấy hai gan bàn tay đỏ như lửa liền nghĩ thầm:-Chẳng lẽ võ công của y là Châu sa thất sát chưởng mà ta nghe nói thất truyền từ lâu rồi chăng? Người này là ai thế? Sao y lại biết sử dụng quyền pháp kỳ lạ này? Thấy chưởng lực của đối phương càng đánh càng lợi hại.Nhất Tiếu biết nội công của mình tuy được Vô Kỵ chữa cho khỏi rồi, nhưng vì vết thương mới khỏi, liền gặp cường địch ngay, nên y không dám khinh thường địch thủ.Ðồng thời y cũng giở Hàn Băng Miên chưởng ra đối phó. Chưởng thế của hai người chậm dần và dần dần đi tới mức đấu nội lực với nhau. Ðột nhiên có tiếng kêu "hừ", ở cửa giữa có một vật đen thui ném vào, nhằm người tên vạm vỡ kia phi tới.Vật đó to hơn túi đựng gạo, mọi người đều ngạc nhiên, sao lại có thứ ám khí to lớn và kỳ dị đến thế? Người to lớn vạm vỡ, vận sức dùng chưởng đánh vật đó bắn ra ngoài xa hơn trượng. Nhưng y thấy vật đó mềm nhũn, không hiểu là vật gì hết, chỉ nghe có tiếng kêu "ối chà" rất thảm khốc thôi.Lúc ấy mọi người mới hay trong túi có người bị nhốt, nay người đó bị đánh trúng Chu Sa Thất sát chưởng lợi hại như vậy, thế nào cũng bị đứt gân và gãy xương mất. Người nọ ngạc nhiên vô cùng va bỗng thấy thân hình rung động một cái. Thì ra lúc y đang ngạc nhiên, Nhất Tiếu đã lẳng lặng lén tới phía sau lưng đánh một thế Hàn Băng Miên Chưởng vào chỗ khớp xương rồi.Y vừa kinh hãi vừa tức giận, quay người trở lại, vận hết sức lực vào bàn tay, nhắm Nhất Tiếu đánh luôn một chưởng. Ngờ đâu Nhất Tiếu chỉ ha hả cười chớ không thèm tránh né. Người nọ vừa đánh tới lưng chừng đã thấy cánh tay mềm nhũn, khôn có sức. Dù chưởng của y đã đánh trúng đầu óc của Nhất Tiếu rồi, nhưng vì tay đã mất sức, nên tựa như y gãi ngứa cho Nhất Tiếu thôi.Thì ra Hàn Băng Miên Chưởng của Nhất Tiếu đã xâm nhập vào trong thân thể của đối thủ, nên đối phương bị mất hết sức liền.Mọi người đứng quanh đó thấy vậy đều kinh hãi vô cùng, vì nếu người vạm vỡ kia còn đũ sức chống lại được Hàn Băng Miên chưởng nhất thời chưa bị mất hết hơi sức, thì cái đánh của y đã đập vỡ tan sọ Nhất Tiếu rồi. Nhưng Nhất Tiếu suốt đời hành sự, đểu luôn luôn kỳ lạ như vậy, y dám làm tất cả những gì mà khác không ai dám làm như thế cả.Lúc ấy cao thủ của Cái Bang đã xé cái túi vải và kéo một người ra. Người đó đạ bị Chu Sa Thất Sát chưởng đánh chết rồi. Người ấy quần áo cũng rách rưới, chính là đệ tử của Cái Bang. Tên cao thủ Cái Bang nọ nổi giận quát lớn:-Ai lại lén lút...Y chưa nói dứt đã có một cái túi trắng úp chụp ngay vào đầu liền. Y định nhảy về phía sau tránh né, nhưng y đã thấy một hòa thượng to béo cười ha hả và nhảy ra đứng trước mặt y. Người đó chính là hòa thượng túi vải Nói Không Ðược. Cái túi Càn Khôn của y đã bị Vô Kỵ phá rách ở trên Quang Minh Ðỉnh bây giờ y phải làm tạm cái túi này để sử dụng. Nhưng túi này bằng sao được cái túi trước, vì túi trước của y đao kiếm chém không thủng. Khinh công của Nói Không Ðược tuy kém Nhất Tiếu một chút, nhưng cũng luyện tới mức rất cao siêu rồi. Chỉ vì giữa đường bị cản trở đôi chút, nên y mới đến muộn như vậy.Nói Không Ðược cúi mình vái chào Tam Phong và nói:- Thuộc hạ của Trương Giáo chủ của Minh Giáo Du Hành Tản Nhân hòa thượng Túi vải Nói Không Ðược tham kiến Võ Ðang chưởng giáo tổ sư Trương Chân Nhân.Tam Phong đáp lễ và trả lời:-Ðại sư ở xa tới chắc mệt nhọc lắm?Nói Không Ðược nói tiếp:-Quang Minh sứ giả, Bạch Mi Ưng Vương của Bạch Mi kỳ, bốn vị Tảng nhân, năm vị Kỳ sứ và các đoàn binh mã của tệ giáo đều tới núi Võ Ðang cả, mời Trương Chân Nhân cứ khoanh tay đứng cạnh đó xem Minh Giáo chúng tôi so tài với những quân vô sỉ tác oai tác quái và mạo danh tệ giáo.Sự thật binh mã của Minh Giáo chưa tới kịp, y nói như vậy là cốt để dọa nạt đối phương đấy thôi. Nhưng Triệu Minh đã cau mày lo âu và nghĩ thầm:-Sao bọn họ tới nhanh như thế? Ai đã tiết lộ tin bí mật này ra cho họ hay như vậy? Nghĩ đoạn, nàng vội hỏi:-Trương Giáo chủ của các người đâu? Hãy gọi ông ấy đến đây cho tôi gặp.Nói xong, nàng đưa mắt nhìn Nhất Tiếu, vẻ mặt nghi ngờ. Hiển nhiên là nàng muốn hỏi Giáo chủ hiện giờ ở đâu?Vô Kỵ vẫn đứng núp ở đằng sau Minh Nguyệt biết Nhất Tiếu và Nói Không Ðược vẫn chưa nhận ra mình, nên trong lòng mừng rỡ vô cùng.Thấy Nhất Tiếu không trả lời, Triệu Minh nói tiếp:-Một con dơi độc, một hòa thượng hôi thối thì làm trò trống gì được?Nàng vừa dứt lời, thì ở góc sảnh phía Ðông đã có một người cười một tiếng thật dài và hỏi:-Nói Không Ðược, Dương Tả Sứ đã tới chưa?Tiếng nói của người đó vừa già dặn vừa hùng tráng, mọi người quay lại nhìn thì người đó chính là Ưng Vương Hân Thiên Chính.Nói Không Ðược chưa kịp trả lời, ở góc sảnh bên phía Tây đã có tiếng cười của Dương Tiêu vọng lên. Vừa vào tới khách sảnh Dương Tiêu đã cười và nói:-Ưng Vương tuy lớn tuổi như vậy mà còn tráng kiện lắm, lão huynh đã tới trước đệ một bước.Thiên Chính vừa cười vừa đáp:-Dương Tả Sứ khiêm tốn quá, chúng ta cùng tới một lúc chớ có lẽ vì Tả Sứ nể mặt Trương Giáo chủ mà nhường nhịn lão đấy thôi.-Sự thật là thế, hậu bối đã giở toàn lực ra mà vẫn chậm hơn một bước.Thì ra hai người ở dọc đường đã so tài khinh công với nhau. Nội công của Thiên Chính thâm hậu hơn, còn khinh công của Dương Tiêu lại nhanh hơn, nên hai người mới tới một lúc như vậy.Tam Phong nghe danh của Thiên Chính đã lâu, huống hồ Ưng Vương là bố vợ của Thúy Sơn, nên Chân Nhân tiến lên ba bước, chắp tay vái chào và nói:-Trương Tam Phong cung kính nghênh đón đại giá của Hân huynh và Dương huynh.Chân Nhân thắc mắc:-Hân Thiên Chính là giáo chủ của Bạch Mi Giáo. Tại sao y lại bảo Dương Tiêu nể mặt Trương giáo chủ .Hân, Dương hai người vội chắp tay vái chào đáp lễ Trương Tam Phong.Chúng tôi ngưỡng mộ đại danh của Trương Chân Nhân đã lâu, nhưng chưa có duyên bái kiến. Hôm nay được yết kiến Chân Nhân, thật hân hạnh cho chúng tôi vô cùng.Tam Phong đáp:-Hai vị là tôn sư nhất thời và giáng lâm một lúc, thật vô cùng vinh hạnh cho Võ Ðang chúng tôi.Triệu Minh thấy vậy càng tức giận vô cùng. Nhưng nàng thấy các tay cao thủ của Minh Giáo càng lúc càng tới đông. Tuy nàng chưa thấy Vô Kỵ nhưng nàng không dám ngờ lời nói của Nói Không Ðược là láo nữa. Nàng vừa đứng yên vừa suy nghĩ thầm:-Ta bố trí trận thế và mưu kế chu đáo như thế, ngờ đâu bọn chúng lại tới kịp. Có lẽ kế hoạch của ta hôm nay khó mà thành công được. Mưu mô mãi mới đánh được Trương Tam Phong bị thương nặng, cơ hội hiếm có này quyết không có lần thứ hai đâu. Nếu ngày hôm nay ta không nhân dịp này mà quét sạch phái Võ Ðang thì Tam Phong lành mạnh lại càng khó khăn hơn nữa .Nàng cười nhạt và nói:-Trên giang hồ vẫn còn đồn đãi Võ Ðang là môn phái chính đại. Ngờ đâu tai nghe không bằng mắt thấy. Thì ra phái Võ Ðang đã ngấm ngầm liên kết với Ma Giáo và phải nhờ Ma Giáo chống chế cho. Như vậy đủ thấy võ công của phái Võ Ðang rất tầm thường.Nói Không Ðược liền đỡ lời:-Triệu cô nương thật là đàn bà trẻ con có khác. Khi Trương Chân Nhân nổi tiếng oai trấn võ lâm, có lẽ lúc ấy tổ phụ của cô còn chưa ra đời, huống hồ cô là một đứa con nít thì làm sao biết được?Mười mấy người đứng sau Triệu Minh giận dứ tiến lên, lườm lườm nhìn Nói Không Ðược. Y không tỏ vẻ gì sợ hãi cả, vừa cười, vừa nói:-Các ngươi bảo ta không được nói những lời đó phải không. Nhưng các người có biết rằng tên ta là Nói Không Ðược không? Xưa nay lời nói của ta nói không được mà ta vẫn nói được. Như vậy, các người làm gì nào?Tăng nhân gầy gò, thủ hạ Triệu Minh nổi giận nói với nàng rằng :-Chủ nhân cho phép thuộc hạ cho tên lắm mồm lắm mép kia một bài học?Nói Không Ðược liền la lớn:-Hay Lắm! hay lắm! Sư hổ mang, chúng ta so tài với nhau một phen và mời Võ Ðang tôn sư Trương Chân Nhân chỉ dạy cho. Như vậy còn hơn là khổ luyện mười nămNói xong, y móc túi lấy túi lấy túi vải ra. Mọi người thấy y rút hết túi này đến túi khác và tự hỏi y có bao nhiêu túi nữa?Triệu Minh khẽ lắc đầu đáp:-Ngày hôm nay chúng ta đến lãnh giáo tuyệt học của phái Võ Ðang. Quý hồ người nào của phái Võ Ðang ta cũng sẳn sàng lãnh giáo. Nhưng không biết phái Võ Ðang có thực tài, thực học, hay chỉ hư danh thôi. Muốn biết rõ sự đó, cứ xem trận đấu ngày hôm nay là hiểu ngay. Còn Minh Giáo với chúng ta thì như tên Tiểu quỷ Trương Vô Kỵ, gian trá xảo quyệt, ta chỉ muốn lóc da lột xương y ra ta mới hả giận, nhưng thiếu gì thì giờ để xử trí với y.Tam Phong nghe thấy Triệu Minh nói tiểu quỷ Trương Vô Kỵ, trong lòng ngạc nhiên vô cùng và tự hỏi:-Chả lẽ Vô Kỵ là Giáo chủ của Minh Giáo hay sao mà nàng ta lại bảo y là tiểu quỷ? Nói Không Ðược cười ha hả và đỡ lời:-Trương Giáo chủ của bổn giáo là một thiếu niên anh hùng. Có lẽ Triệu cô nương còn nhỏ hơn Giáo chủ chúng tôi mấy tuổi, chi bằng cô nương lấy Giáo chủ chúng tôi thì lão hòa thượng này cho là rất xứng đấy...Y chưa nói dứt lời, mười mấy người đứng phía sau Triệu Minh đã lớn tiếng quát mắng:-Không được nói bậy.Triệu Minh xấu hổ vô cùng, hai má đỏ bừng. Mặt nàng lúc này đẹp hơn trước nhiều. Sự thực nàng chỉ có ba phần tức giận và đến bảy phần bẽn lẽn. Nhưng chỉ trong thoàng cái mặt nàng đã biến thánh lạnh lùng và quay lại nói với Trương Tam Phong rằng:-Trương Chân Nhân, nếu Chân Nhân không chịu ra tay đấu thì xin Chân Nhân chỉ nói một câu là phái Võ Ðang chỉ là môn phái hữu danh vô tài, xưa nay chỉ mang hư danh thôi. Như vậy chúng tôi chỉ vỗ tay một cái bỏ đi luôn, tha hết bọn chuột nhắt, như Viễn Kiều, Liên Châu cho Trương Chân Nhân.Lúc ấy Thiết Quan Ðạo nhân, Hân Dã Vương, Chu Ðiện và Bành Doanh Ngọc cũng vừa vặn đến nơi. Thế là bên Minh Giáo lại tăng thêm bốn tay hảo thủ. Triệu Minh suy tính biết hai bên có quyết chiến, bên mình cũng chưa chắc thắng. Ngoài ra, nàng còn lo ngại Trương Vô kỵ ra tay ám hại. Triệu Minh đưa mắt nhìn các người của Minh Giáo một lượt và nghĩ thầm:-Sở dĩ Tam Phong là một mối hoạ của Triều đình là do tiếng tăm lừng lẫy của y trót trăm năm nay. Y còn được võ lâm công nhận là Thái Sơn Bắc Ðẩu nũa. Tuy vậy y đã già nua như thế, chả sống được bao lâu nữa. Tuy vậy y chả cần phải giết chết y làm chi. Phen này chỉ cần làm cho phái Võ Ðang nhục nhã thì trong chuyến đi này kể như đã thánh công rực rỡ rồi .Nghĩ đoạn, nàng lại nói tiếp:-Chúng tôi đến viếng thăm Võ Ðang là muốn lãnh giáo võ công của Trương Chân Nhân thật hay giả. Nếu chúng tôi muốn đấu với Minh Giáo, chúng tôi tự biết đường lên Quang Minh Ðỉnh chứ cần gì đấu ở đây? Bây giờ muốn biết thực hư ra sao cũng không khó, tôi có ba người hầu theo tôi đã lâu, một tên học được mấy miếng quyền mềm xèo, một tên học được một chút nội công, một tên học được vài kiếm pháp giết heo chọc tiết chó.Nói tới đó nàng quay lại phía sau gọi:-Thằng Ðại, thằng Hai, thằng Ba mau ra đây. Quý hồ Trương Chân Nhân đánh té được ba người nhà vô dụng của tôi thì chúng tôi phục võ công của phái Võ Ðang đến sát đất. Và chúng tôi cũng công nhận oai danh của Võ Ðang quả thật danh bất hư truyền. Bằng không giang hồ sẽ có công luận, lúc ấy khỏi cần phải nói nhiều nữa.Nói xong, nàng vỗ tay một cái, ba tên người nhà ở phía sau từ từ bước ra..-Thằng Ðại là một ông già gầy gò, hai tay ôm một thanh trường kiếm, thanh kiếm đó đúng là Ỷ thiên kiếm. Người đó vừa lùn vừa bé nhỏ, mặt đầy nếp nhăn, cau mặt cau mày, hình như vừa bị đánh một trận thật đau. Thằng Hai cũng gầy gò như thế, nhưng cao hơn, đầu trọc lóc, hai bên thái dương lõm vào nửa tấc. Còn thằng Ba khoẻ mạnh vạm vỡ, trông rất oai vệ. Tam Phong, Thiên Chính, Dương Tiêu các người ngắm nhìn chúng môt hồi liền kinh hãi thầm. Chu Ðiện vội lên tiếng hỏi:-Triệu cô nương, ba người này đều nà những tay cao thủ thượng thặng trong võ lâm. Ngay như Chu Ðiên tôi còn địch không nổi bất cứ người nào trong bọn đó. Không hiểu vì sao chúng không biết xấu hổ, giả dạng người nhà, định ra đây đùa giỡn vối Trương Chân Nhân.Triệu Minh liền hỏi lại:-Chúng nó là những tay cao thủ thượng trong võ lâm ấy à? Sao tôi không hay biết chút nào, vậy tên chúng là gì thế?Nghe nàng hỏi như vậy, Chu Ðiên không biết trả lời ra sao cho phải, nhưng y vẫn cười và đáp:Vị này là nhất kiếm chấn thiên hạ. Ai thần quân. Vị này là Ðơn khí bá bát phương, sói đầu Thiên Vương, còn vị này thì thiên hạ ai ai cũng biết tên tuỗi là... là... Thần Quyền vô địch Mạnh Tôn Già.Thấy Chu Ðiên khôi hài quá, Triệu Minh không sao nhịn được phì cười nói tiếp:-Ba người này là người nhà thổi cơm, nấu nước, quét dọn cho tôi, chứ có phải là Thần Quân thiên vương, vì đâu. Trương Chân Nhân hãy đấu quyền với thằng Ba của tôi trước.Người mà nàng gọi là thằng Ba tiến lên một bước, chắp tay vái chào và nói:-Mời Trương Chân Nhân ra tay trước.Khi y bước chân rtiến lên, mọi người nghe thấy dưới đất có một tiếng kêu "lách cách" ai nấy đều cúi đầu nhìn xuống dưới đất, mới hay y đã dẫm vỡ luôn ba viên gạch. Dương Tiêu, Nhất Tiếu đưa mắt nhìn nhau và cùng nghĩ thầm:-Tên này lợi hại thật .Còn hai người tên Ðại và Hai đều từ từ lui về phía sau đầu vẫn cúi gầm, không ngó nhìn gì cả. Từ khi ba người này bước vào trong đại điện và đứng ở phía sau lưng Triệu Minh đến giờ, lúc nào cũng cúi gầm đầu xuống, nên không ai để ý tới chúng cả. Nay thấy chúng tiến lên mới hay chúng đều là tay cao thủ thuộc hạng tôn sư của một môn phái. Nhưng khi hai tên kia rút kui lại e dè sợ sệt, không khác gì hai tên đầy tớ vậy. Thấy chúng như thế, Thiên Chính liền nghĩ thầm:-Trương Chân Nhân đang bị thương nặng, dù Chân Nhân không bị thương đi chăng nữa, với tuổi già như vậy thì đấu quyền với những người này sao được? Xem bước đi của người này, đủ thấy y thuộc về về phái cương. Chi bằng ta ra đỡ cho Trương Chân Nhân một trận vậy.Nghĩ đoạn, lão Giáo chủ liền lớn tiếng nói:-Danh của Trương Chân Nhân cao quý biết bao, có khi nào Chân Nhân lại ra tay đấu với những kẻ tôi tớ như thế. Nếu Trương Chân Nhân hạ cố với những kẻ tôi tớ, thiên hạ sẽ chê cười ngay. Còn tên nô tỳ này có tài ba gì mà cũng đòi đấu với Trương Chân Nhân, ngay y đấu với lão phu đây, chưa chắc y đã chịu nổi một quyền hay một cái đá.Không phải Thiên Chính không biết ba tên này là ba tên lợi hại. Sở dĩ lão anh hùng nói như vậy là muốn gánh vác việc so tài này.Triệu Minh lại hỏi:-Thằng Ba, trước kia tên là chi? Ngươi còn nhớ không? Ngươi hãy nói ra cho họ nghe, để xem có xứng đáng đấu với cao nhân phái Võ Ðang không?Tên Ba đáp:-Từ khi tiểu nhân được hầu hạ chủ nhân đến giờ đã không xử dụng tên tuổi cũ rồi, bây giờ nhờ chủ nhân có lệnh như vậy tiểu nhân không dám không nói. Tiểu nhân họ Vũ Văn, tên Sách.Mọi người nghe cái tên Vũ Văn sách đều giật mình kinh hãi. Thiên Chính lớn tiếng quát hỏi:-Vũ Văn sách, có phải hai mươi năm trước kia ngươi đã giết chết Tiết Thị Ngũ hùng ở trong thành Trường An không? Ðêm hôm đó người mặc áo đỏ, lấy khăn bịt mặt, tự xưng là bát Tý thần ma Vũ Văn Sách ở trong bữa itệc chúc thọ. Người đã giết mười ba tay cao thủ trong một lúc phải không?Vũ Văn sách đáp:-Cụ già này nhớ dai thật, chính tôi đã quên hẳn chuyện đó rồi.Mọi người nghe y đã tự nhận việc chém giết đó, ai nấy cũng đều cả giận. Vì Tiết Thị ngũ hùng ở Trường An võ công đã cao siêu đột nhiên bị một người áo đỏ bịt mặt đến giết chết, và quái khách đó tự nhận là Vũ Văn Sách. Ðêm hôm đó ngoài Tiết Thị ngũ hùng ra có mấy tay cao thủ của phái Hoa sơn và Nga Mi nữa. Nhưng không sao điều tra lai lịch của Vũ Văn sách, nên có người đã nghi cho là người của Bạch Mi Giáo. Tuy Thiên Chính không quen biết Tiết Thị ngũ hùng, nhưng đã bị hàm oan về việc này, trong lòng bực mình vô cùng, không ngờ câu chuyện đã hai mươi năm rồi mà bây giờ lại thấy hung thủ xuất hiện ở nơi đây.Sau vụ giết chết mười ba người ở Trường An đến giờ, Vũ Văn Sách chưa hề xuất hiện lần thứ hai. Nhưng chỉ riêng một việc đó cũng làm cho người trong giang hồ khiếp đảm rồi. Riêng cái tên của y không những đủ so tài với người của phái Võ Ðang. Trương Tam Phong biết y hiện thân tất phải đứng ra chủ trì công đạo của võ lâm. Nay y đã nói tên tuổi ra như vậy, bắt buộc Tam Phong không thể nào khoanh tay đứng yên được. Thiên Chính lại lớn tiếng nói tiếp:-Ðược lắm, nếu ngươi là Bát Tý thần ma thì họ Hân này phải đấu với mi một phen mới được.Nói xong lão anh hùng tiến lên một bước, sửa soạn tấn công. Văn Sách thấy vậy, lớn tiếng nói:-Hân Thiên Chính ngươi là tà ma ngoại đạo, Vũ Văn Sách đây là ngoại đạo tà ma, chúng ta cùng một dòng một tông với nahu, không khi nào người nhà đánh người nhà như vậy. Nếu người muốn đấu với ta, sẽ lựa một ngày khác để đấu. Ngày hôm nay chủ nhân ta đã ra lệnh chỉ bảo ta thử xem võ công của phái Võ Ðang ra sao?Nói tới đó, y quay đầu lại hỏi Trương Tam Phong rằng:-Thế nào? Trương Chân Nhân có muốnđấu hay không? Nếu không ông cứ việc lên tiếng chúng tôi không bao giờ bắt ép đâu.Tam Phong mỉm cười nghĩ thầm:-Tuy ta bị thương nặng, nhưng ta dùng Thái cực quyền mới sáng tác ra chưa chắc đã bị thua y, nhưng có một điều khó xử nhất là đánh bại thằng ba này xong, thế nào thằng Hai cũng đòi thi đua nội lực, thi thố nội lực không thể nào dùng mưu kế được, ta đang bị htương, vận sao nội lực, như vậy làm sao mà vượt qua được quan ải ấy? Nhưng dù sao ta cũng phải hạ tên Vũ Văn Sách này trước đã .Nghĩ đoạn, Chân Nhân từ từ đi tới giữa điện, nói với Thiên Chính rằng:-Bần đạo rất cám ơn lòng tốt của Hân huynh, gần đây bần đạo mới phát minh được một pho quyền thuật khác. Vũ văn thí chủ đây cứ đòi thử thách võ công của phái Võ đang. Dù huynh có đánh bại được Vũ văn thí chủ, chắc thí chủ cũng không cam tâm chút nào. Bần đạo muốn dùng vài thế Thái Cực quyền để đấu với Vũ Văn thí chủ một phen, Hân huynh hãy đứng đó xem pho võ công mới của bần đạo có đến nỗi bị chê cười không.Thiên Chính nghe nói vừa mừng vừa lo, tron glòng nghĩ thầm:-Theo lời Tam Phong vừa nói, lão đạo sĩ có thể tin cậy pho Thái Cực Quyền ấy lắm, Chân Nhân là tôn sư của một môn phái, không khi nào dối người và dối mình để làm mất oai danh cả một đời của mình đi, nhưng Chân Nhân bị thương nặng, hộc máu tươi ra, điều này ai ai cũng thấy hết, chỉ e võ công của Chân Nhân tuy tinh xảo thật, nhưng nội lực yếu ớt thì chống cự sao noổi với cường địch? Tuy Ưng Vương suy nghĩ như vậy, nhưng không dám nói nhiều bèn chắp tay chào và đáp:-Hậu bối xin tuân lệnh và cũng mong được chứng kiến võ nghệ thần tuyệt của lão tiền bối.Vũ Văn Sách thấy Trương Tam Phong nhận lời ra đấu với mình, trong lòng có vẻ sợ hãi, nhưng y nghĩ lại:-Hôm nay dù ta có đấu ngang tay hay thua lão đạo sĩ đi chăng nữa, ta cũng được nổi danh ở torng võ lâm chứ không sai? Nghĩ đoạn, y liền đứng lấy thế hai mắt nhìn thẳng vào mặt Trương Chân Nhân, ngấm ngầm truyền nội công tức thì. Mọi người nghe thấy gương cốt của y kêu "cộp cộp", đều kinh ngạc, đưa mắt nhìn nhau. Không ai ngờ y lại luyện ngoại công tới mức cao siêu như thế? Vì torng võ lâm chí có ba vị thần tăng của phái Thiếu Lâm mới luyện được tới mức ấy thôi. Tam Phong thấy thủ định xử dụng Kim Cương Phục ma thần công đấu với mình, mà công lực của địch lại cao siêu như vậy, cũng phải kinh hãi và thầm nghĩ:-Người này không phải là kẻ tầm thường. Không biết Thái cực quyền của ta có thể cầm cự nổi không? Tuy vậy, Chân Nhân vẫn từ từ giơ tay lên để đợi địch thủ xông lại tấn công. Lúc ấy, bỗng có một lục tiểu đồng đầu bù tóc rối ở phía sau Ðại Nham chạy ra nói:-Thưa Thái sư phụ, nếu vị thí chủ này muốn lkiến thức quyền thuật của phái Võ Ðang ta, xin thái sư phụ cho phép đệ tử biểu diễn vài thế võ cho y coi. Hà tất sư phụ phải ra tay?Tiểu đồng dơ bẩn ấy chính là Trương Vô Kỵ cải trang nhưng khi chàng lên tiếng, Thiên Chính và Dương Tiêu đã nhận ra liền. Giáo chúng của Minh Giáo thấy Giáo chủ đã có mặt ở đây, ai nấy đều thầm mừng rỡ. Tam Phong và Ðại nham có ngờ đâu tiểu đồng dơ bẩn ấy lại là Trương Vô Kỵ chỉ tưởng chàng là Thanh Phong, nên vội bảo:-Vũ Văn thí chủ giỏi về môn thần công Kim cương Phục ma, ắt là một cao thủ của phái Thiếu Lâm đi ngoài Tây vực. Con còn nhỏ như vậy mà cũng đòi ra đấu với thí chủ ấy. Ta chắc con đấu không đầy một hiệp đã tan xương nát thịt ngay.Vô Kỵ dùng tay trái nắm lấy vạt áo, và tay phải nắm lấy tay của Tam Phong, khẽ phẩy mấy cái rồi đáp:-Thái sư phụ dạy cho con quyền pháp Thái cực, con chưa hề sử dụng tới bao giờ, không biết võ công của con có hiệu quả gì không. Nay nhân dịp có Vũ Văn thí chủ ở đây, ông ta lại là ngoại gia cao thủ, xin phe`p sư phụ cho đệ tử thử đấu với ông ta vài hiệp, để xem như có chế nổi cang không?Trong lúc chàng nói chuyện, ngấm ngầm vận Cửu dương thần công dồn sang người của Tam Phong một luồng sức rất nhu hòa như vậy, Tam Phong kinh ngạc vô cùng, vội định thần nhìn kỹ mặt của Vô Kỵ, Chân Nhân thấy hai mắt của chàng như người thường mà nội lực lại luyện tới mức tuyệt đỉnh như thế, liền nghĩ thầm:-Trong đời ta, chỉ có Bổn Sư Giác Viễn đại sư và đại hiệp Quách Tỉnh hai người mới có nội công thâm hậu như thế này thôi. Còn bây giờ ngoài ta ra, trong thiên hạ này chưa chắc có người thứ hai có nội công cao siêu như thế? Chỉ trong thoàng cái, Chân Nhân đã nghĩ ngợi rất nhiều chuyện. Ðồng thời Chân Nhân còn thấy nội lực của Vô Kỵ vẫn tiếp tục dồn sang bên người mình như thường. Chân Nhân đoán chắc tiểu đồng muốn dùng nội công nội thương cho mình, chứ không có ác ý gì hết, nên Chân Nhân mỉm cười đáp:-Ta già nua sức yếu như thế này thì truyền thụ làm sao được những môn võ công cao siêu như con? Bây giờ nhất định đòi lãnh giáo võ công ngoại gia tuyệt đỉnh của Vũ văn thí chủ cũng được, nhưng con phải cẩn thận lắm mới được, nghe chưa?Chân Nhân vẫn chưa biết tiểu đồng ấy là Vô Kỵ mà tưởng lầm một cao thủ thiếu niên của môn phái nào tới tiếp viện. Vì vậy lời nói của Chân Nhân mới hơi khiêm tốn như thế.Vô Kỵ đáp:-Thái sư phụ có ơn nghĩa với con rất lớn. Bây giờ con có tan xương nát thịt cũng chưa đền đáp được đại ơn của Thái sư phụ với các vị sư thúc và sư bá. Tuy võ công của võ đang ta không dám tự nhận là cao siêu nhất thiên hạ, nhưng con dám chắc không thể thua thủ hạ của phái Tây vực Thiếu Lâm đâu. Thái sư phụ cứ yên chí.Mấy lời nói của chàng rất thành khẩn và mỗi khi nói tới câu "thái sư phụ" rất tự nhiên chứ không ngượng miệng chút nào nên Tam Phong ngạc nhiên vô cùng và nghĩ thầm:-Chẳng lẽ tiểu đồng này là đệ tử của bổn môn thật chăng? Y ngấm ngầm tu luyện thành tài cũng như năm xưa sư phụ của mình Giác Viễn đại sư vậy cũng nên .
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 61
Ân Cừu Hai Mươi Năm
Còn triệu Minh và Vũ Văn Sách các người không hoài nghi gì hết. Tam Phong buông tay Vô Kỵ ra lui trở về chỗ ghế ngồi xuống, Chân Nhân liếc nhìn Ðại Nham thấy cũng ngơ ngác nghi ngờ như mình vậy.Thấy Tam Phong bằng lòng sinh cho tiểu đồng địch với mình, Vũ Văn Sách cho Chân Nhân khinh miệt mình quá đỗi, nhưng y là người âm thầm xảo trá nên vẻ mặt vẫn thản nhiên và thầm nghĩ:- Ta dùng một quyền đánh chết một tiểu đồng này tức thì để cho lão đạo sĩ mất sĩ diện và tức tối rồi ta mới chính thức đấu với y. Như vậy ta thế nào cũng đắc thắng.Nghĩ đoạn y liền nói với Vô kỵ rằng:- Cậu bé ra tay trước đi!Vô Kỵ đáp:- Pho quyền thuật của tôi mới học hỏi được là Thái Cực quyền do Thái sư phụ tôi đã tốn nhiều năm tâm huyết mới sáng tạo ra. Nhưng tôi mới học hỏi chưa lãnh hội được hết tinh yếu của pho quyền ấy. Nên tôi e ba mươi hiệp đầu chưa chắc đã đánh bại được thí chủ. Ðó là tại tôi chưa thành nghề chứ không phải tại pho quyền đó kém lợi hại. Mong thí chủ nên hiểu rõ cho!Vũ Văn Sách không giận mà cười, quay đầu lại nói với thằng Cả, thằng Hai rằng:- Ðại ca và nhị ca xem trong thiên hạ lại có những thằng nhãi ngông cuồng đến như thế!Thằng Hai lớn tiếng cả cười, nhưng thằng Cả sành hơn đã nhận thấy Vô Kỵ không phải một tay tầm thường nên y liền đáp:- Tam đệ chớ có khinh địch!Vũ Văn Sách tiến lên một bước múa quyền nhằm ngực Vô Kỵ đánh luôn, nhưng quyền của y đánh ra mới tới nửa quyền, y đã nhanh tay đổi thế đâm luôn vào mặt Vô Kỵ, thế võ của y quái dị vô cùng!Từ khi nghe Tam Phong giảng giải Thái Cực quyền cho Ðại Nham xong, Vô Kỵ cứ đứng ở phía sau Tam Phong, suy nghĩ quyền lý.Nay thấy đồi thủ dùng tả quyền đánh tới, vội sử dụng thế "Lam tước vỹ" giơ tay phải ra nắm lấy cổ tay trái của địch và hất ngang sang bên một cái. Vũ Văn Sách không sao đứng vững được, đành phải bước hai bước mới giữ nổi thăng bằng mà lấy tấn mới đứng yên được. Mọi người đứng quanh đó xem đều kinh ngạc vô cùng.Thế "Lam tước vỹ" là một thế của Thái Cực quyền đem ra đối địch với đối thủ lần đầu tiên. Vô Kỵ trong người có cả Cửu Dương Thần Công lẫn thuật Càn Khôn Ðại Nã Di, nay chàng độc nhiên sử dụng thế võ của Thái Cực quyền đối địch, tuy chàng mới học pho quyền pháp này, nhưng tinh xảo không kém gì người đã luyện tập hai mươi năm nên Vũ Văn Sách mới bị thất bại như thế. Y cảm thấy quyền nặng hàng nghìn cân của mình đã rớt vào trong bể cả, trái lại thân mình còn bị quyền lực của mìnhh lôi kéo suýt té ngã.Y vừa kinh hãi vừa tức giận, liền múa quyền thật nhanh tấn công Vô Kỵ. Quyền pháp của y nhanh đến nỗi hai tay hầu như biến thành mấy chục cái tay vậy. Vô Kỵ thấy đối thủ như có mấy chục trái đấm đang nhằm mặt mình đánh tới tấp vậy. Những người có mặt trong đại điện, trừ Minh Nguyệt đạo đồng ra, đều là cao thủ thượng thặng. Họ thấy Vũ Văn Sách tấn công nhanh như vũ bão như vậy phải kinh hãi và thầm nghĩ:- Bát Tý thần ma có khác, quả thật danh bất hư truyền. Thảo nào năm xưa mười ba tay cao thủ của Trường An đều bị y giết chết hết .Có ý muốn dương oai võ công của phái Võ Ðang. Vô kỵ chỉ dùng quyền thuật của Tam Phong vừa truyền thụ cho thôi, chứ chàng không dùng tới võ công của chàng chút nào. Chàng càng đấu càng lãnh hội được tinh yếu của pho Thái Cực Quyền ấy, nên chỉ đấu mười hiệp chàng đã thuần thục pho quyền đó liền.Vũ Văn Sách thấy các mặt của thượng lộ đều bị quyền của đối thủ bao vây hết, tới khi y thấy không còn cách nào chống đỡ và tránh né nữa, đành phải vận sức vào lưng để chịu đựng một chưởng của địch. Ðồng thời y cũng giơ hữu quyền lên đánh mạnh vào người của đối thủ một cái. Y mong cả hai cùng bị đòn và cùng bị thương một lúc, nhưng Vô Kỵ hai tay ôm vòng như ôm Thái Cực vậy, liền có một luồng sức rất mạnh và quay tít khiến Văn Sách bị quay chong chóng bảy tám vòng tức thì. Phải hết sức lấy tấn Thiên Cân trụy, Văn Sách mới đứng yên lại được, nhưng y đã xấu hổ mặt đỏ bừng liền.Quần hào của Minh Giáo đều vỗ tay khen ngợi .Dương Tiêu la lớn:- Thái Cực quyền của phái Võ Ðang thần diệu thật. Bây giờ tôi mới được mục kích một pho quyền tuyệt diệu như vậy!Chu Ðiên vừa cười vừa xen lời nói:- Vũ Văn lão huynh nên đổi ngay biệt hiệu là Bát Ty Cỏ Quay thì hơn.Hân Dã Vương cũng lên tiếng:- Quay thêm mấy vòng nữa cũng chưa phải là mất sĩ diện mà?Nói Không Ðược cũng xen lời nói:- Năm xưa trong hảo hán của Lương Sơn Bạc có một vị biệt hiệu là Hắc Toàn Phong, vậy Toàn Phong thì phải quay tít chứ? ...Thế rồi mỗi một người nói một lời. Văn Sách vừa xấu hổ vừa tức giận, nên sắc mặt của y lúc xanh lúc đỏ. Y nổi giận rống lên một tiếng, nhảy xổ lại, giở những thế võ rất kỳ ảo và rất lợi hại ra tấn công Vô Kỵ tới tấp. Vì chưa thuần thục Thái Cực quyền, Vô Kỵ cuống cả chân tay, không biết đối phó ra sao cho phải, nên tay áo của chàng mới bị đối thủ xé rách một mảnh. Chàng đành phải giở khinh công ra chạy quanh để tránh né, đồng thời chàng cũng muốn nhận xét xem Ngũ chỉ Công của Văn Sách huyền ảo như thế nào.Chàng ghĩ thầm:- Nếu ta cứ chạy mà không đấu, có khác gì chịu thua đối thủ không? Ta chưa biết sử dụng Thái Cực Quyền thì ta hãy đem môn Càn Khôn Ðại Nã Di ra đấu với y một phen xem sao? Nghĩ đoạn, chàng liền dùng một thế võ của Thái Cực quyền để chống đỡ, nhưng sự thật tay trái của chàng đã sử dụng thủ pháp Càn Khôn Ðại Nã Di nên tay phải của Văn Sách vừa điểm trúng vai của chàng, liền có tiếng kêu "bộp" không hiểu tại sao tay của y lại bỗng tự điểm vào vai trái, nên y đau đến nổ đom đóm mắt, cánh tay trái hầu như bị đánh gảy vậy.Dương Tiêu biết thế võ đó của Vô Kỵ không phải là thế võ của Thái Cực Quyền, nhưng y vẫn la lớn:- Thái Cực Quyền lợi hại thật!Văn Sách vừa đau vừa giận, liền quát hỏi:- Ðó là yêu pháp tà thuật, chứ có phải là Thái Cực quyền gì đâu?Nói xong y tấn côn gluôn ba chỉ, Vô kỵ tung mình nhảy sang bên tránh. Thấy tay của Văn Sách vừa đưa tới, chàng lại sử dụng Càn Khôn Nã Di Tâm Pháp nắm tay đối thủ và kéo luôn một cái. Chỉ nghe kêu "cộp" một tiếng, hai ngón tay của địch thủ đã cắm ngập vào trong trụ liền. Mọi người vừa kinh hãi vừa tức cười.Trong lúc mọi người đang cười, Ðại Nham bỗng quát bảo:- Hãy khoan! Vũ Văn Sách, ngươi đã sử dụng Kim Cương chỉ lực của phái Thiếu Lâm phải không?Vừa nhảy ra ngoài vòng đấu, Vô Kỵ nghe thấy tám chữ "Kim Cương chỉ lực của phái Thiếu Lâm" liền nghĩ tới Ðại Nham và Lợi Hanh đều bị Kim Cương Chỉ lực của phái Thiếu Lâm đả thương. Hai mươi năm nay, tất cả người của phái Võ đang đều oán hận phái Thiếu Lâm về vấn đề này, nay mọi người mới hay hung thủ chính lại là người đứng ở trước mặt đây.Văn Sách lạnh lùng đáp:- Kim Cương chỉ thì đã sao nào? Ai bảo ngươi cứng đầu cứng cổ, không chịu nói chỗ giấu bảo đao Ðồ Long? Nếm mùi tàn phế trong hai mươi năm qua, ngươi đã thích thú chưa?Ðại Nham lại quát tiếp:- Vũ Văn Sách, cám ơn ngươi ngày hôm nay đã nói rõ chân tướng ra. Thì ra ta bị tàn phế là do phái Thiếu Lâm Tây Vực của các ngươi hạ độc thủ. Chỉ tiếc thay... tiếc thay em Năm ta...Chắc quý vị còn nhớ, năm xưa Thúy Sơn tự vẫn chết là vì Ðại Nham bị thương bởi kim châm của Tố Tố, nên vì xấu hổ với sư huynh nên Ngũ hiệp mới tự sát như vậy. Sự thật sau khi Ðại Nham bị kim châm bắn phải, Tố Tố nhờ Long Môn tiêu cục chở về núi Võ Ðang chữa vài tháng sẽ khỏi liền. Còn Tam Hiệp sở dĩ bị người ta đánh gãy chân tay, sự thật là do Kim Cương chỉ đánh gãy. Nếu lúc bấy giờ tìm ra được hung thủ thì vợ chồng Thúy Sơn không đến nỗi bị chết một cách thảm khốc như vậy.Phần vì thương sư đệ chết oan, phần vì đau lòng mình bị tàn phế, Ðại Nham tức giận đến mắt như nổ lửa. Nghe hai người đối đáp với nhau, Vô Kỵ đã hiểu rõ tiền nhân hậu quả ra sao rồi. Hồi còn nhỏ, chàng nghe cha nói trong chùa Thiếu Lâm có một người đàn bà phụ trách bếp nước, học lóm được võ nghệ, đánh chết Khổ Trí thiền sư, vị hòa thượng thủ tọa của Ðạt Ma Ðường, các tay cao thủ trong phái Thiếu Lâm liền đánh lộn nhau, nên Khổ Tuệ Thiền sư chạy đi Tây Vực sáng lập một môn phái gọi là Tây Vực Thiếu Lâm.Tam Phong liền lên tiếng:- Vũ Văn thí chủ ác độc thật, trong tôi không ngờ trong các môn hạ đệ tử của Khổ Tuệ thiền sư năm xưa lại có một nhân vật độc ác như thí chủ.Văn Sách cười giọng đểu cán đáp:- Khổ Tuệ ư? Hừ, Khổ Tuệ là cái quái gì?Tam Phong thấy y trả lời như vậy mới vỡ lẽ. Thì ra năm xưa sau khi Ðại Nham bị Ðại Lực Kim Cương chỉ đả thương rồi, phái Võ Ðang liền sai người lên núi Tung Sơn chất vấn phái Thiếu lâm. Người trưởng môn của phái Thiếu Lâm cương quyết không chịu nhận nên phái Võ Ðang mới nghi ngờ hung thủ là người Tây Vực Thiếu Lâm, nhưng dò hỏi lâu năm phái Võ Ðang mới hay đệ tử của Tây Vực Thiếu Lâm rất ít mà họ chỉ nghiên cứu Phật học chứ không hiểu võ công, bây giờ Trương Chân Nhân nghe thấy Văn Sách nói Khổ Tuệ là cái quái gì, mới hiểu hung thủ không phải là môn hạ của Tây Vực phái Thiếu Lâm. Vì nếu y là đệ tử của môn phái đó, không khi nào y dám nhục mạ người tổ sư sáng lập môn phái như vậy. Chân Nhân suy nghĩ như vậy liền lớn tiếng nói tiếp:- Thảo nào, thảo nào, thế ra thí chủ là môn hạ của Hỏa công đầu đà đấy? Thí chủ không những học được hết võ công của y mà còn học được cả tính nết ác độc nóng nảy như y nữa. Thảo nào phái Thiếu Lâm bị tiêu hủy trong tay thí chủ. Vậy tên Không Tướng gì đó có phải là sư huynh đệ của thí chủ không?Văn Sách đáp:- Phải, y là sư huynh của ta, nhưng tên y không phải là Không Tướng mà pháp danh là Cương Tướng. Trương Chân Nhân cho Ban Nhược Kim Cương chưởng của Kim Cương môn có hơn được Thái Cực quyền chưởng của phái Võ Ðang không?Ðại Nham lớn tiếng xen lời nói:- Kim Cương chưởng của các ngươi kém Thái Cực chưởng của chúng ta xa, nên đầu của sư huynh ngươi bị sư phụ ta đánh một chưởng đã vỡ sọ phọt óc ra liền. Võ nghệ của y tầm thường như thế mà dám múa rìu qua mắt thợ như vậy, thật là đáng chết lắm.Văn Sách thét lớn một tiếng, nhảy xổ lại định tấn công Ðại Nham, nhưng Vô kỵ đã dùng một thế Thái Cực Quyền ra ngăn cản và nói:- Vũ Văn Sách, ngươi mau lấy Hắc Ngọc Ðoạn Tục Cao thuốc cứu thương ra cho ta.Nói xong chàng chìa tay ra. Văn Sách kinh hãi thầm và nghĩ:- Tục Cốt diệu dược của bổn môn rất bí mật, đến đệ tử thường của bổn môn cũng không hay biết tên thuốc ấy, tại sao tiểu đồng này lại biết rõ như thế được?Nhưng y có biết đâu, bất cứ thuốc gì của thiên hạ đều có ghi ở trong cuốn y kinh của Hồ Thanh Ngưu hết. Theo trong y kinh ghi rõ, Tây vực có một môn võ công ngoại gia, người ta nghi môn phái này là Hắc Ngọc Ðoạn Tục Cao mới có thể chữa khỏi thôi, nhưng thuốc ấy chế như thế nào môn phái đó bí truyền lắm, nên trong y kinh không có ghi. Vô Kỵ nghe tới môn thuốc ấy mới lên tiếng hỏi thử, ngờ đâu Văn Sách lại biến sắc. Chàng biết kẻ địch chính là môn phái ấy rồi. Chàng đang định hỏi tiếp. Văn Sách đã hỏi trước:- Ngươi là một tiểu đạo đồng nhỏ như vậy, sao ngươi lại biết được tên thuốc bí truyền của bổn môn?Vô Kỵ không trả lời, hỏi tiếp:- Mau đưa đây cho ta.Chàng càng nghĩ đến mối thù của cha mẹ, chỉ muốn giết chết ngay kẻ thù, nên chàng không muốn nói nhiều.Tuy vừa rồi bị thiệt thì nhỏ, Văn Sách thấy Ðại Lực Kim cương chỉ của mình đã làm đối thủ chỉ có tránh né chứ không trả miếng được, nên y cho cứ tránh khỏi những thủ pháp quái dị của địch, y thế nào cũng nắm chắc phần thắng, nên y tiến lên một bước và quát lớn:- Thằng nhỏ kia, mi chịu quỳ xuống vái ta ba lạy, ta sẽ tha chết cho liền. Bằng không, mi có sợ bị tàn tật như tên họ Dư kia không?Vô Kỵ đã quyết chí phải lấy cho được thuốc chữa thương của đối thủ , nhưng nhất thời chàng chưa nghĩ ra cách đối phó Kim Cương chỉ. Chàng biết sử dụng Càn Khôn Ðại Nã Di tâm pháp chỉ có thể đả thương được kẻ địch thôi, chứ không thể bắt ép kẻ địch phải đưa thuốc cao đó ra cho mình. Chàng đang suy nghĩ, Tam Phong đã lên tiếng gọi: - Bé con, lại đây.Vô Kỵ vội chạy lại trước mặt Chân Nhân .Tam Phong liền xoa đầu chàng và nói tiếp:- Con phải hiểu sử dụng Thái Cực quyền chỉ nên dùng ý chứ không nên dùng sức và cũng đừng để cho nó đứt quãng. Khi đã đắc thế, căn bản của đối thủ sẽ tự tuyệt liền. Một thế công một thế đỡ đều phải liên tục với nhau, như nước sóng chảy cuồn cuộn không bao giờ dứt.Vô Kỵ là người rất thông minh, về võ công tới mức cao siêu, nay chàng nghe Chân Nhân nói nguyên lý của Thái Cực, tuy chỉ vỏn vẹn có vài lời mà chàng đã hiểu rõ chân lý và sự huyền bí của nó rồi. Văn Sách thấy vậy, cười nhạt và nói:- Lâm trận mới học võ như vậy, làm sao mà giỏi được.Vô Kỵ trợn ngược đôi lông mày đáp:- Tuy lâm trận mới học, ta vẫn học kịp, nếu các hạ không tin, cứ việc xông vào tấn công thử xem.Nói xong, chàng quay mình lại, tay phải vừa quay tròn vừa đưa về phía trước, định chộp mặt đối thủ. Ðây là một thế Cao Thám Mã trong pho Thái Cực Quyền. Văn Sách giơ ngón tay giữa ở tay phải lên làm như một con dao chém xuống. Vô Kỵ lại giở thế Song Phong quán nhĩ cả đỡ lẫn đánh, hai tay làm như một cái vòng tròn đánh ra. Chàng thay đổi thế võ vừa khéo léo vừa nhanh chóng, đúng như lời dạy của Trương Chân Nhân. Chỉ thấy hai tay của chàng quay tròn thành vòng to, vòng nhỏ, vòng ngang vòng dọc, trông như hình thái cực, Văn Sách bị chàng làm cho quay tít chân đứng không vững, y như say rượu, tâm thần mê man, đầu óc choáng váng. Y tức giận vô cùng vội chĩa năm ngón tay ra đâm thẳng vào người của đối phương một cái thật mạnh.Vô Kỵ vội xử dụng thế Vân Thủ túm lấy cánh tay của địch, đồng thời chàng giở công lực Cửu Dương thần công ra để bẻ tay của đối thủ. Mọi người nghe thấy kêu "lách cách" mấy tiếng. Cánh tay phải của Văn sách đã bị chàng bẻ gãy làm sáu bảy khúc liền. Vô Kỵ giận đối thủ quá ác độc, nên chàng bẻ xong tay phải lại thuận tay bẻ luôn tay trái của kẻ thù nữa.Nhưng chàng vẫn chưa nguôi cơn giận tiếp tục bẻ thêm hai chân của địch thủ. Bình sinh Vô Kỵ chưa hề chưa hề hạ độc thủ như thế này bao giờ. Nay vì kẻ địch đã giết hại cha mẹ và cũng là hung thủ đã đánh Tam Sư bá và Lục sư thúc của chàng tàn tật, nên chàng mới hạ độc thù. Nhưng chàng còn muốn hỏi kẻ thù thuốc cao để chữa cho Tam sư bá và Lục sư thúc, nên không giết chết ngay kẻ thù vội.Trong khi Văn Sách kêu hự một tiếng và té ngã xuống phía sau Triệu Minh đã có một người phi thẳng ra ẳm y và lui ngay về chỗ cũ liền. Thằng Hai, tên sói đầu đã nhảy ra, múa chưởng nhằm ngực Vô Kỵ đánh lén luôn. Chưởng của địch chưa đánh tới nơi, Vô Kỵ đã cảm thấy nghẹt thở, chàng vội nhảy sang bên tránh né. Ông già sói đầu ấy không nói năng gì hết, cứ tiếp tục tấn công hết chưởng này tới chưởng khác, như vũ như bão. Vô Kỵ thấy thế võ của tên này giống hệt những thế võ của Văn Sách, nhưng y lớn tuổi hơn, lão luyện hơn, nên chàng đã đoán tên này là sư huynh của tên kia. Vô Kỵ lại sử dụng Thái Cực quyền nắm tay địch thủ kéo sang bên. Ngờ đâu tên này khoẻ và vững chắc hơn tên trước nhiều, nên trái lại chàng còn bị đối thủ lôi kéo mình về phía trước một bước, suýt tí nữa thì té ngã luôn. Chàng không dám khinh địch nữa và nghĩ thầm:- Ðược lắm, ngươi muốn thi thố nội lực với ta ư? Ta xem nội công của phái Thiếu Lâm của người lợi hại hay Cửu Dương Thần Công của ta lợi hại? Vừa nghĩ tới đó, chàng thấy đối thủ đánh tới một chưởng, bèn giơ chưởng lên đánh mạnh vào bàn tay của địch. Chưởng của hai người va chạm nhau, phát ra tiếng kêu "bộp" thật lớn. Cả hai đều loạng choạng.Tam Phong kêu "ủa" một tiếng, liền nghĩ thầm:- Nguy tai. Ðấu sức với nahu như thế này, kẻ nào mạnh sẽ thắng. Mà trái hẳn nguyên lý của Thái Cực Quyền. Ông già đầu sói này vội lực hùng hậu lắm. Trong võ lâm hiếm có người hùng mạnh như y. Chỉ sợ chưởng này thằng nhỏ thế nào cũng bị y đánh y trọng thương? Chân Nhân vừa nghĩ tới đó, Vô Kỵ và địch thủ lại đấu tiếp chưởng thứ hai, cũng có tiếng kêu "bộp" như trước, nhưng lần này Chân Nhân chỉ thấy thằng Hai loạng choạng và phải lùi về phía sau một bước, còn Vô Kỵ vẫn đứng yên chỗ cũ, thái độ rất ung dung.Cửu Dương thần công với nội công của phái Thiếu lâm đều xuất xứ ở Ðạt Ma Thiền Sư. Hai môn tuy khác nhau, nhưng sự thật thì cùng một gốc. Nếu cả hai cùng luyện tới mức cao độ nhất thì chỉ đấu hòa với nhau thôi, chứ không ai có thể thắng được ai cả. Nhưng tổ sư của phái Thiếu Lâm, nên ngoại công của Kim Cương môn rất mạnh, không kém gì Thiếu Lâm chính tông, còn nội công của chúng thì kém Thiếu Lâm chính tông rất xa. Thằng Hai là một dị nhân trong phái Kim Cương Môn, nên y mới có nội ngoại công lợi hại như vậy.Tài ba của y hiện thời còn cao siêu hơn Hỏa Công Ðầu sư phụ của y nữa. Từ khi hạ sơn tới giờ, y đã bắt gặp rất nhiều cao thủ, nhưng không ai chống đỡ nổi ba chưởng của y. Ngờ đâu, ngày hôm nay y mới đầu tới chưởng một lúc, tấn công Vô Kỵ tiếp. Vô Kỵ bỗng lớn tiếng nói:- Hân Lục thúc xem cháu trả thù cho chú này.Thì ra lúc ấy Lợi Hanh được Bất Hối và Tiểu Siêu trong nom và do hai tên giáo chúng của Minh Giáo dùng võng khiêng tới. Khi chàng tới núi Võ Ðang, các hảo thủ của Ngũ Hành Kỳ đã lần lượt tới trước rồi.Vô Kỵ quát lớn một tiếng, múa quyền phải đánh mạnh một cái đấm. Thằng Hai, tên sói đầu, vội lui về phía sau ba bước, hai mắt lòi ra, máu ở ngực đảo lộn chỉ muốn ộc ra bên ngoài. Vô Kỵ lại nói tiếp:- Lục thúc nhận kỹ xem, trong bọn người vây đánh Lục thúc có tên đầu sói này không?Lợi Hanh đáp:- Ðúng rồi, chính y là tên đầu sỏ đấy.Biết đối thủ chính là hung thủ đã đánh Lợi Hanh tàn tật. Vô Kỵ không nương tay như trước nữa. Mọi người nghe thấy tiếng kêu "lách tách" liền chăm chú nhìn vào người thằng Hai, mới hay y đang vận sức, nên khớp xương của y mới kêu như vậy.Ðại Nham lớn tiếng bảo:- Qua sông không được, nên đánh ngay vào giữa dòng sông.Ý nghĩa lời nói của Tam Hiệp là bảo Vô Kỵ nhân lúc kẻ địch chưa vận công xong, mà ra tay tấn công ngay. Tam hiệp là người có kiến thức rất cao, biết nội lực của thằng Hai rất mạnh, nếu để cho kẻ địch vận công xong, sợ Vô Kỵ chống đỡ không nổi nên mới bảo Vô Kỵ như thế.Vô Kỵ vâng lời, tiến lên một bước, nhưng chàng không ra tay tấn công vội mà chờ thằng Hai vận công xong, giơ hai cánh tay lên đánh xuống, liền có một luồng sức mạnh như bài sơn đảo hải đẩy tới. Lúc ấy chàng mới hít một hơi thật mạnh, khiến chân khí trong người lưu chuyển rất đều, mới giở chưởng lên chống đỡ. Thế là chưởng lực của đối phương bị đẩy lui trở lại. Thằng Hai cảm thấy một luồng sức mạnh khôn lường đẩy mạnh vào thân thể của y. Y chỉ la lớn được một tiếng thì người của y đã bị bắn lui về phía sau, tựa như một tảng đá để trên mây bắn đi vậy. Sức mạnh đẩy người thằng Hai thủng vách tường bắn ra bên ngoài. Mọi người thấy vậy kinh hãi đến thất sắc, chỉ trong thoáng cái, thấy một người béo lùn, mình tròn như cái trống trông rất buồn cười.Tay người ấy xách thằng Hai chui qua lỗ tường bước vào, đặt tên đầu sói đó xuống đất. Mọi người nhìn kỹ, mới hay người béo lùn đó là Nhân Bổn, Trường Ky Sứ Hậu Thổ Kỳ của Minh Giáo.Lúc ấy cánh tay, xương vai của thằng Hai đều bị sức mạnh của Vô Kỵ đánh gãy vụn. Nhân Bổn đặt thằng Hai xuống đất xong, vái chào Vô Kỵ một cái rồi chui qua lỗ tường đi ra bên ngoài tức thì.Triệu Minh thấy tiểu đạo đồng đánh bại luôn hai tay cao thủ hạng nhất của mình, trong lòng đã hoài nghi, nay nàng lại thấy Nhất Bổn vái chào Vô Kỵ một cách rất lễ phép, liền đưa mắt nhìn kỹ, nàng nhận ra chàng ngay, trong lòng chửi thầm và nghĩ:- Ðáng chết thật, ta tưởng ta tới trước còn tên tiểu quỷ này còn ở ngoài bố trí. Có ngờ đâu y lại giả dạng đạo đồng ở đây phá bỉnh, làm hỏng hết việc lớn của ta .Nghĩ đoạn, nàng liền thỏ thẻ nói với Vô Kỵ rằng:- Sao Trương giáo chủ lại mặt dày giả dạng tiểu đạo đồng như thế? Thật không biết xấu hổ chút nào, cứ luôn mồm gọi Thái Sư phụ như vậy.Vô Kỵ thấy Triệu Minh đã nhận ra mình rồi liền lớn tiếng đáp:- Tiên phụ Thúy Sơn công chính là đệ tử thứ năm của Thái sư phụ tôi. Như vậy tôi gọi Chân Nhân là Thái sư phụ có cái gì là xấu hổ đâu?Nói xong, chàng quay lại vái lại Tam Phong và nói tiếp:- Con, Trương Vô Kỵ vái lạy Thái sư phụ với Tam sư bá. Sự xảy ra đột ngột, chưa kịp bẩm cùng Thái sư phụ và Tam sư bá hay rõ. Mong Thái sư phụ và Tam sư bá thứ lỗi cho con.Tam Phong và Ðại Nham vừa kinh hãi vừa mừng rỡ. Hai người không ngờ thiếu niên đánh bại hai tay cao thủ của Kim Cương môn lại là thằng nhỏ năm xưa đã đau ốm đến chết đi sống lại. Tam Phong ha hả cười và đưa tay ra đỡ Vô Kỵ đứng lên và nói:- Con ngoan lắm, con chưa chết, Thúy Sơn đã có hậu.Nói xong, Chân Nhân quay đầu lại nói với bọn Thiên Chính rằng:- Hân huynh, mừng huynh có được một người cháu ngoại tài ba như vậy.Thiên Chính vừa cười vừa đáp:- Trương Chân Nhân, mừng Chân Nhân đã dạy một tôn đồ võ nghệ rất cao siêu.Triệu Minh thấy hai ông già nói với nhau như vậy, liền lên tiếng chửi:- Cái gì cháu ngoại tài ba, cái gì tôn đồ võ nghệ cao siêu? Sự thật hai lão già chưa chết kia đã nuôi dưỡng dạy bảo một tiều quỷ gian trá, xảo quyệt tuyệt vời. Thằng Ðại, với bộ mặt ủ rũ, rút Ỷ thiên kiếm ra nhảy tới giữa điện. Mọi người liền thấy có luồng ánh sáng xanh lè làm loé mắt và một làn hơi lạnh bao trùm khắp sảnh, ai nấy đều phải khen thanh bảo kiếm đó rất hiếm có.Vô Kỵ thấy vậy liền hỏi:- Thanh kiếm này là kiếm của phái Nga Mi, tại sao ngươi lại có được?Triệu Minh đáp:- Tiểu quỷ, ngươi biết cái chi. Kiếm này là kiếm của nhà ta. Diệt Tuyệt lão ni lấy trộm. Bây giờ vật đã trở về với nguyên chủ. Như vậy Ỷ Thiên kiếm có liên quan gì đến phái Nga Mi nữa đâu.Vô Kỵ không biết lai lịch của Ỷ Thiên kiếm ra sao, nên nghe nàng nói vậy, làm thinh không biết trả lời ra sao cho phải. Chàng vội nói sang chuyện khác và hỏi Triệu Minh:- Triệu cô nương hãy cho tôi xin một ít Hắc Ngọc Ðoạn Tục Cao đi. Ðể tôi chữa cho Tam sư bá và Lục sư thúc thì việc gây oán của chúng ta coi như xóa bỏ.Triệu Minh cười nhạt, đáp:- Làm gì có chuyện dễ như thế. Ngươi có biết hiện giờ Không Văn, Không Trí của phái Thiếu Lâm và Tống Viễn Kiều, Liên Châu cùng các người ở đâu không?Vô Kỵ lắc đầu:- Tôi không biết, mong cô nương chỉ rõ cho.- Nói dễ nghe thật? Tại sao ta phải nói rõ cho ngươi biết chứ? Bây giờ ta chỉ muốn xé ngươi ra làm muôn mảnh mới nguôi cơn giận. Ngươi đã làm nhục ta ở Lục Liễu trang ngày nọ.Nói tới đó, Triệu Minh nghĩ đến tình cảnh bữa ấy, bỗng thấy xấu hổ vô cùng, hai má đỏ bừng lên không sao nói tiếp được nữa. Vô Kỵ cũng ngượng vô cùng và nghĩ thầm:- Hôm đó vì nóng lòng cứu các quần hào của Minh Giáo nên ta mới giở thủ đoạn hạ lưu ấy ra, chứ thật sự ta có lòng nào đùa giỡn với nàng đâu? Nhưng ta chưa nói rõ chuyện này cho ai hay biết, nếu mọi người tưởng thật ta đã giễu cợt với thiếu nữ này thì thật nguy cho ta quá!Chàng muốn biện bạch, nhưng không biết nói như thế nào cho phải. Chàng lại nghĩ tới thuốc cao chữa cho Ðại Nham và Lợi Hanh, liền hỏi lại Triệu Minh rằng:- Triệu cô nương, chẳng hay cô nương có chịu cho tôi thuốc Hắc Ngọc Ðoạn Tục Cao không?Triệu Minh liếc tình chàng rồi tủm tỉm cười đáp:- Ngươi muốn lấy Hắc Ngọc Ðoạn Tục Cao cũng không khó, nếu ngươi chịu theo ba điều này thì ta sẽ hai tay dâng cho ngươi ngay.- Ba điều gì thế?- Bây giờ cô nương vẫn chưa nghĩ ra. Sau này chờ khi nào cô nương nghĩ được một điều thì ngươi phải tuân theo lời nói của cô nương mà làm ngay.- Như thế thì sao được? Chẳng lẽ cô nương bắt tôi tự tử, tôi cũng phải tự tử, hay bắt tôi làm heo làm chó tôi cũng phải làm hay sao?- Ngươi cứ yên trí, không khi nào cô nương lại bắt người tự sát hay làm heo làm chó. Hì hì, dù cô nương có bảo ngươi làm những điều đó, có lẽ ngươi cũng không làm.- Cô nương cứ nói trước đi, nếu những điều không trái đạo hiệp nghĩa của võ lâm thì thế nào tôi cũng tuân theo.Triệu Minh đang định nói tiếp, bỗng trông thấy trên mái tóc của Tiểu Siêu có cắm một chiếc hoa bằng hạt châu. Hoa đó của nàng tặng Vô Kỵ, nên tức giận vô cùng, đồng thời nàng thấy Tiểu Siêu vừa đẹp, vừa dễ thương trong lòng càng hậm hực thêm. Nàng liền nghiến răng mím môi bảo thằng Ðại rằng:- Ngươi phải chém gãy hai cánh tay của thằng tiểu quỷ kia cho ta.Thằng Ðại vâng lời, múa Ỷ Thiên Kiếm, tiến lên một bước và nói với Vô Kỵ rằng:- Trương Giáo chủ, chủ nhân tôi ra lệnh, bảo tôi chém hai cánh tay của Giáo chủ đấy.Chu Ðiên bực mình vô cùng, không sao chịu được, liền lớn tiếng mắng chửi:- Quân chó má kia không được nói bậy! Sao ngươi không chặt hai cánh tay ngươi trước đi.Thằng Ðại vẻ mặt rầu rĩ đáp:- Ngươi nói cũng có lý.Chu Ðiên khoái chí vô cùng, lớn tiếng nói tiếp:- Nếu vậy ngươi hãy chém ngay đi.- Hà tất phải vội vã như thế?Vô Kỵ đứng cạnh đó, trong lòng buồn rầu và nghĩ thầm:- Thanh Ỷ Thiên kiếm này rất sắc bén, khí giới nào cũng địch không nổi, bây giờ chỉ có một cách nghênh địch duy nhất là ta phải sử dụng Càn Khôn Ðại Nã Di cướp khí giới của y thôi. Nhưng trong khi đưa tay ra cướp phải cẩn thận lắm mới được, bằng không cánh tay của ta sẽ bị chém rơi ngay.Chàng đang trù trừ suy nghĩ bỗng nghe tiếng Tam Phong bảo:- Vô Kỵ, Thái Cực Quyền của ta sáng tạo, con đã học rồi, nay còn một pho Thái Cực Kiếm nữa, để Thái sư phụ truyền nốt cho con. Như vậy, con mới có thể đấu với thí chủ kia được.Vô Kỵ mừng rỡ vô cùng:- Cám ơn Thái sư phụ.Nói xong, chàng quay lại nói với thằng Ðại:- Vị tiền bối kia! Vì kiếm thuật của tôi không được tinh xảo, muốn nhờ Thái sư phụ dạy thêm đôi chút rồi mới xin đấu với lão tiền bối.Tuy thằng Ðại có bảo kiếm trong tay nhưng y vẫn không nắm chắc phần thắng. Nay thấy Vô Kỵ học kiếm thuật thì mừng rỡ vô cùng, cho rằng dù kiếm thuật có tinh xảo đến đâu mà mới học cũnbg không thể nào thuần thuộc được.Thằng Ðại gật đầu đáp:- Ðược, Giáo chủ cứ học. Tôi ở đây đợi. Học hai tiếng đồng hồ đã đủ chưa?Tam Phong vội đáp:- Không phải đi đâu hết, tôi dạy ngay ở đây. Vô Kỵ chỉ học nửa giờ là xong.Thằng Ðại bèn trả lời:- Nếu vậy càng hay, tôi ra ngoài điện chờ vậy.Y nói như vậy là không muốn dòm ngó Tam Phong dạy bảo Vô Kỵ. Thái độ của y làm ra vẻ một tên đầy tớ, nhưng hành động của y lại không khác một vị tôn sư của võ lâm.Tam Phong nói tiếp:- Các hạ không cần lánh mặt làm chi, vì pho kiếm này bần đạo vừa sáng tác, không biết có hiệu quả không? Các hạ là kiếm thuật danh gia, bần đạo muốn mời các hạ ở lại đây chứng kiến để xem pho kiếm của bần đạo có khuyết điểm gì không?Dương Tiêu thấy Trương Chân Nhân nói như vậy, liền nghĩ ra một việc, vội lớn tiếng nói:- Thế ra các hạ là Ngọc Diện Thần Kiếm Phương trưởng lão đấy à! Các hạ đường đường là một trưởng lão của Cái Bang, sao lại chịu làm tôi tớ cho kẻ khác như thế?Quần hào của Minh Giáo nghe Dương Tiêu nói như vậy, giật mình kinh hãi, Chu Ðiên vội hỏi:- Ngươi chẳng chết rồi là gì? Sao bây giờ lại sống nhăn... Sao lại có chuyện lạ thế này?Thằng Ðại thở dài, cúi đầu khẽ đáp:- Lão chết trăm lần mới đặng sống lại. Huống hồ chuyện quá khứ còn nhắc đến làm chi nữa? Lão không phài là Trưởng lão của Cái Bang đã lâu rồi.Những người lớn tuổi đều biết Ngọc Diện Thần Kiếm Ðông Phương Bạch là một tứ đại trưởng lão của cái bang, kiếm thuật tinh xảo lừng danh giang hồ và mặt mũi rất anh tuấn, được tiếng là một chàng đẹp trai trong võ lâm. Mười mấy năm trước y bị bệnh nặng rồi chết, ai nấy đều thương tiếc. Không ngờ y vẫn còn sống, mà mặt mũi lại thay đổi.Tam Phong nói:- Thái cực kiếm pháp của bần đạo được Ngọc Diện Thần Kiếm chỉ điểm cho vài thế thì hân hạnh vô cùng. Vô Kỵ con có đem kiếm theo không?Tiểu Siêu tiến lên mấy bước, đưa thanh kiếm Ỷ Thiên đã lấy được cho chàng. Tam Phong giơ tay ra cầm lấy thanh kiếm gỗ vừa cười vừa hỏi:- Có phải bần đạo vẽ bùa làm phép đâu mà lại đưa kiếm gỗ ra như thế?Nói xong, Chân Nhân từ từ đứng dậy, múa luôn mấy đường kiếm. Một hơi múa luôn bốn năm thế. Vô Kỵ không nhớ những thế kiếm mà chỉ để ý xem những thuần túy và sự thay đổi của những thế kiếm đó thôi. Tam Phong múa sang pho kiếm đó không có tiếng vỗ tay khen ngỡi. Ai nấy đều ngạc nhiên nghĩ thầm:- Pho kiếm chậm chạp và mềm như bún thế này thì làm sao địch nổi đối thủ có kiếm pháp lợi hại như thế... Hay là Trương Chân Nhân cố biểu diễn chậm chạp như vậy để Vô Kỵ lĩnh hội dễ dàng? Trương Tam Phong hỏi Vô Kỵ:- Con đã thấy rõ chưa?Vô Kỵ đáp:- Con đã thấy rõ rồi.- Con đã nhớ hết chưa?- Con chỉ nhớ được phân nửa.- Thôi được, như vậy cũng là thông minh lắm rồi, con hãy nghĩ lại những thế kiếm ấy đi.Vô Kỵ cúi đầu lẳng lặng nghĩ. Tam Phong lại nghĩ tiếp:- Bây giờ thế nào?- Con đã quên hơn phân nửa rồi?Chu Ðiên không sao chịu được, liền lớn tiếng cười và nói:- Nguy tai, càng nghĩ càng quên nhiều như vậy, pho kiếm pháp của Trương Chân Nhân kỳ ảo như vậy, xem một lần sao nhớ hết được? Trương Chân Nhân làm ơn dạy thêm cho Gáio chủ chúng tôi một lần nữa đi.Tam Phong mỉm cười, đáp:- Ðược, để bần đạo đi lại một lần nữa.Trương Chân Nhân cầm thanh kiếm gỗ lên biểu diễn một lần nữa. Mọi người ngạc nhiên vô cùng, vì thấy những thế kiếm của Chân Nhân biểu diễn lần thứ hai khác lần thứ nhất nhiều.Chu Ðiên lại lớn tiếng xen lời nói:- Chẳng có thế nào là giống bài trước, như vậy thì nhớ làm sao được?Tam Phong cầm kiếm quay tròn và hỏi Vô Kỵ rằng:- Thế nào? Con đã nhớ hết chưa?Vô Kỵ đáp:- Chỉ quên có ba thế thôi.Tam Phong thâu kiếm về chỗ ngồi. Vô Kỵ đi từ từ vòng quanh đại diện một vòng, rồi chàng ngẩng đầu lên tỏ vẻ mừng rỡ và la lớn:- Bây giờ con lại quên hết rồi.Tam Phong đỡ lời:- Khá lắm, quên cũng chóng lắm. Thôi, con mời Ngọc Diện Thần Kiếm vào chỉ giáo đi.Nói xong, Chân Nhân đưa kiếm gỗ cho Vô Kỵ. Giơ hai tay ra đỡ thanh kiếm, Vô Kỵ lạy Thái sư phụ rồi quay sang nói với Ðông Phương Bạch rằng:- Mời Ðông tiền bối chỉ giáo cho.Chu Ðiên thấy vậy gãi đầu gãi tai lia lịa, trong lòng lo âu vô cùng. Ðông Phương Bạch liền múa kiếm xông lại tấn công. Kiếm của y đi tới đâu, có tiếng kêu vù vù đến đấy, đủ thây nội lực của y không kém gì thằng Hai. Mọi người thấy vậy, rùng mình kinh hãi và nghĩ thầm:- Tay y cầm Ỷ Thiên Kiếm mà y lại có nội lực như thế, Giáo chủ của chúng ta khó mà thắng nổi y .Vô Kỵ cầm thanh kiếm gỗ, vòng một vòng, rồi để mình kiếm lên lưng Ỷ Thiên Kiếm, dồn nội công trong người ra. Thanh bảo kiếm của đối thủ đều bị trầm xuống ngay. Ðông Phương Bạch liền lên tiếng khen ngợi:- Kiếm pháp cao siêu lắm.Nói xong y trầm kiếm xuống và thúc mũi kiếm đâm thẳng vào hông bên trái của Vô Kỵ tức thì.Vô Kỵ vội xoay kiếm lại chống đỡ, chỉ nghe thấy "bộp" một tiếng, hai kiếm va chạm nhau và hai người tung mình nhảy lên. Thanh Ỷ Thiên Kiếm trong tay Ðông Phương Bạch bị kiếm gỗ của Vô Kỵ chạm phải, rung động như một cái lò xo và tiếng kêu vo vo nổi lên làm chấn động tai mọi người.Lạ thật, hai thanh kiếm đó, một là bảo kiếm, một là kiếm gỗ, nhưng khi hai thanh kiếm va chạm nhau, thanh kiếm gỗ lại không việc gì, trái lại bảo kiếm bị rung động như lò xo vậy. Lúc ấy mọi người mới biết Thái Cực Kiếm pháp quả thật ảo diệu vô cùng. Trương Tam Phong truyền cho Vô Kỵ là truyền kiếm ý chứ không phải là thế kiếm, nên chàng càng quên những thế kiếm bao nhiêu càng lượm được thần túy của pho kiếm đó bấy nhiêu. Lúc lâm trận lấy ý kiếm sẽ thiên biến vạn hoá vô cùng, vô tận.Nếu trong lòng còn nhớ một hai kiếm pháp không sao thuần được. Nguyên lý này chỉ có Dương Tiêu và Thiên Chính mấy tay cao thủ thượng thặng hay biết thôi. Chu Ðiên tài ba kém hơn những người đó nên mới lo âu như trên.Lúc ấy Ðông Phương Bạch càng đấu càng giở những kiếm pháp lợi hại ra tấn công, khiến mọi người đứng xem nôi đó chỉ thấy hơi lạnh dồn dập vào người nên ai nấy đều run lẩy bẩy, còn Vô Kỵ múa thanh kiếm gỗ, chàng dùng ý vận dụng thanh kiếm, mỗi một thế kiếm của chàng đánh ra, tựa như một sợi dây quấn chặt lấy thanh bảo kiếm của đối thủ vậy! Nên hai người đấu được hai trăm hiệp thì thế kiếm của Ðông Phương Bạch đã chậm dần. Bảo kiếm trong tay y hình như càngn gày càng nặng trĩu. Vì vậy, mọi người thấy y đâm ra một kiếm là phải dùng rất nhiều hơi sức. Thế kiếm nào y không đủ hơi sức là bị kiếm gỗ của đối thủ quay quần mấy vòng liền.Càng đấu, Ðông Phương Bạch càng sợ hãi. Y thấy đã đấu được hơn ba trăm hiệp rồi mà không sao chặt gãy được thanh kiếm gỗ của Vô Kỵ. Từ lúc ra đời đến giờ y chưa hề đấu với ai mà thấy đối thủ lợi hại như vậy. Trong ba trăm hiệp y không sao đụng được kiếm gỗ của địch, đồng thời y thấy thế kiếm của đối phương tựa như một cái lưỡi lớn cứ bao trùm lấy người và kiếm của y dần. Y đã thay đổi đến sáu bảy pho kiếm thuật rồi mà không sao thoát khỏi được lưỡi kiếm của Vô Kỵ, trừ Trương Tam Phong ra, không một ai trông thấy rõ được thế kiếm của Ðông Phương Bạch vừa đánh ra là công hay là thủ và cũng không biết Vô Kỵ đã sử dụng bao nhiêu thế kiếm chỉ thấy kiếm của chàng liên miên bất tuyệt, cũng có thể nói từ lúc bắt đầu với đối thủ đến giờ chàng chỉ sử dụng một thế kiếm cũng được!Họ chỉ thấy thế kiếm của chàng biến hoá vô tuyệt, ứng phó bất cùng. Trong lúc mọi người đang ngơ ngác thì Ðông Phương Bạch bỗng rú lên một tiếng thật dài, râu tóc của y đều dựng ngược. Y nhanh tay đâm thẳng thanh bảo kiếm vào người đối thủ. Thế kiếm này y dồn hết sức lực vào tựa như thí mạng tấn công một thế chót vậy.Thấy thế kiếm của đối phương vừa mạnh vừa ác độc, Vô Kỵ vội quay kiếm lại chống đỡ, Ðông Phương Bạch khẽ xoay tay một cái lưỡi kiếm của y đụng ngay vào kiếm gỗ của Vô Kỵ yêu đến "các" một tiếng rất khẽ. Thanh kiếm của Vô Kỵ bị chặt gãy một khúc chừng sáu tấc, đồng thời mũi kiếm của Ỷ Thiên Kiếm đang nhắm ngực chàng mà đâm tới. Vô Kỵ thất kinh xoay tay trái, chìa hai ngón tay ra kẹp luôn vào cánh tay phải của địch thủ. Tuy kiếm của chàng là kiếm gỗ nhưng chàng vận Cửu Dương Thần Công chém xuống lưỡi kiếm đó sắc bén không kém gì một thanh kiếm bằng gang. Ðông Phương Bạch vội vận sức vào cánh tay phải để dằn lại bảo kiếm, nhưng bảo kiếm của y bị hai ngón tay của đối phương kẹp chặt không khác gì cắm chặt vào một tảng sắt nên y kéo mãi, cũng không sao lôi lại được! Dưới tình cảnh này y chỉ còn có một cách là buông thanh kiếm ra và nhảy lùi ra phía xa tránh né thôi. Y đang suy tính thì Vô Kỵ đã quát lớn:- Mau buông tay ra!Nhưng Ðông Phương Bạch cứ nghiến răng mím môi, nhất định không chịu buông tay ra. Trong lúc hai người đang dằn co bỗng có tiếng kêu "bộp", cánh tay của Ðông Phương Bạch đã bị thanh kiếm gỗ của Vô Kỵ chém đứt y như đã bị một thanh kiếm thật sắc bén chém phải vậy! tuy vậy Ðông Phương Bạch vẫn không chịu buông tay ra. Y định hy sinh cánh tay mà bảo vệ lấy thanh kiếm, Vô Kỵ thấy đối thủ can đảm như vậy cũng phải kinh hãi và ăn năn thầm, vì vậy chàng không đang tâm cướp thanh bảo kiếm của đối thủ nữa, liền buông ra cho đối thủ đi!Ðông Phương Bạch cầm thanh bảo kiếm đi tới trước mặt Triệu Minh vái chào và nói:- Thưa chủ nhân! Tiểu nhân bất tài không làm tròn được sứ mạng, xin chủ nhân cứ trị tội!Triệu Minh lạnh lùng đáp:- Ta bảo mi ra chém hai cánh tay của tiểu tử ấy mà!Ðông Phương Bạch sắc mặt nhợt nhạt đáp:- Vâng!Y liền múa ngược kiếm tự chém đứt nốt cánh tay còn lại.Mọi người thấy vậy lại càng kinh ngạc hơn lúc y bị Vô Kỵ dùng kiếm gỗ chém đứt cánh tay kia, nên mọi người không ai bảo ai mà kêu "Ủa" một tiếng.Vô Kỵ cả giận chỉ tay vào mặt Triệu Minh mắng chửi:- Triệu cô ngương độc ác thực! Phương tiên sinh đã tận lực đấu với tôi rồi tại sao cô nương lại còn bắt tội Phương tiên sinh như thế nữa?Triệu Minh lạnh lùng đáp:- Do người chém đứt tay y trước chứ có phải ta ra tay chém y đâu, như vậy người rất độc ác mà còn vu tội cho ta nữa!Vô Kỵ thấy nàng cãi bướng như vậy càng tức giận thêm:- Cô... cô...Vì quá tức giận chàng không sao nói tiếp được, trái lại Triệu Minh tủm tỉm cười, nói tiếp:- Y là đầy tớ của ta, việc gì đến ngươi mà ngươi quan tâm bênh vực cho y?Nói tới đó, nàng liếc mắt nhìn Trương Tam Phong và nói tiếp:- Ngày hôm nay mặt Trương Giáo chủ của Minh Giáo mà buông tha cho phái Võ Ðang.Nói xong, nàng phẩy cánh tay một cái và bảo với bộ hạ rằng:- Ði thôi!Mấy tên thủ hạ liền bế Ðông Phương Bạch, thằng Hai và Vũ Văn Sách lên rồi đi ra ngoài điện.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 62
Lời Hứa Ngàn Vàng
Vô Kỵ liền gọi với:- Hãy khoan đã! Nếu không để thuốc cao Hắc Ngọc Ðoạn Tục lại thì các người đừng mong rời khỏi núi Võ Ðang này!Nói xong, chàng tung người đuổi theo, giơ tay ra định chộp lấy đầu vai của Triệu Minh. Tay của chàng còn cách hơn thước đã chộp tới đầu vai của Triệu Minh, chàng bỗng cảm thấy có hai luồng quyền phong ở tả hữu lẳng lặng tấn công tới. Chàng kinh hãi vô cùng, vội thu chưởng lại để chống đỡ hai luồng quyền phong kia...Vô Kỵ thu tay lại, đưa song chưởng ra, chưởng bên phải của chàng chống đỡ quyền phong ở bên phải đánh tới, chưởng trái của chàng đỡ thế công của địch ở bên trái, thế là bốn chưởng va chạm nhau. Chàng liền cảm thấy sức lực của đối phương rất mạnh và chưởng lực của hai kẻ địch đó lại còn xen lẫn một hơi lạnh giá buốt vô cùng!Chàng nhận ra ngay đó là Huyền Minh Thần Chưởng, vì hơi lạnh này đã làm nguy chàng khá lâu năm rồi!Chàng kinh hãi vô cùng, liền vận Cửu Dương Thần Công ra chống đỡ. Chàng đột nhiên thấy hai bên hông bị kẻ địch đánh mỗi một bên chưởng. Chàng kêu "hự" một tiếng, người bắn lui về phía sau. Chàng đã nhìn thấy rõ hai kẻ địch đánh lén mình là hai ông già vừa gầy vừa cao.Dương Tiêu, Nhất Tiếu thấy hai ông già nọ đánh lén Vô Kỵ như vậy liền cả giận xông lại. Hai ông già nọ lại múa chưởng ra chống đỡ luôn chưởng của Dương Tiêu và Nhất Tiếu, chỉ nghe thấy kêu "bùng! bùng!" hai tiếng, Nhất Tiếu và Dương Tiêu cùng bị bắn lùi về phía sau mấy bước và cảm thấy máu trong người đảo ngược, hơi lạnh buốt xương nữa! Hai ông già kia cũng loạng choạng mấy bước mới đứng yên được! Ông già bên phải liền cười nhạt nói:- Tưởng Minh Giáo lợi hại như thế nào, không ngờ lại chỉ có thế thôi!Nói xong y quay người trở lại bảo vệ Triệu Minh đi luôn. Mọi người sợ Vô Kỵ bị thương, vội quây quần bên chàng xem sao nên không ai đuổi theo kẻ địch nữa. Thiên Chính vội ẳm chàng lên, vẻ mặt lo âu nhưng chàng đã xua tay tỏ vẻ không việc gì, vì chàng đã phát động Cửu Dương Thần Công đầy hơi lạnh của Huyền Minh chưởng ra khỏi thân người rồi! Vô Kỵ thấy mọi người vẫn tỏ vẻ lo âu liền lên tiếng nói:- Ông ngoại với các vị tiên sanh khỏi lo âu, tôi không việc gì cả. Các vị hãy đứng lui ra, bằng không chịu không nổi những hơi lạnh mà tôi đang dồn ở trong người ra.Mấy người đứng cạnh công lực hơi kém đang run lẩy bẩy.Mọi người thấy chàng đã lên tiếng nói được mới yên chí và tuân lời đứng lùi ra phía xa. Giây phút sau mọi người thấy trên đỉnh đầu của chàng có hơi khói trắng bốc lên và thấy chàng cởi áo ngoài ra mới hay hai bên hông của chàng có hai dấu vết bàn tay đen sì, nhưng chỉ trong thoáng cái, hai dấu vết đó đã biến thành màu tía rồi màu tía biến thành màu xám và lu mờ dần cho chí hết. Trước sau không đầy nửa tiếng đồng hồ mà chàng đã dồn được hết những hơi hàn độc đó ra mà trước kia chàng cũng bị hơi hàn độc này phải chịu khổ mấy năm mà trải qua rất nhiều danh sư, kể cả Trương Tam Phong cũng không sao chữa khỏi cho chàng được!Vô Kỵ đứng dậy vừa cười vừa nói:- Tuy phen này trải qua một cuộc rất nguy hiểm, nhưng chúng ta đã nhận ra được mặt mũi của đối thủ.Lúc Dương Tiêu, Nhất Tiếu đối chưởng với hai ông già kia đã giở hết toàn lực ra đối địch, vì thế âm độc Huyền Minh chỉ xâm nhập đến cổ tay thôi chứ không thể xâm nhập vào thân thể của hai người được, nhưhg hai người vẫn phải ngồi xếp bằng tròn vận khí để dồn hơi độc đó ra. Hai người phải mất hêt hơn hai tiếng đồng hồ mới dồn hết hơi độc đó ra.Lúc ấy Ngô Kình Thảo, Chưởng Kỳ sứ của Nhuệ Kim Kỳ bước vào bẩm kẻ địch đã rút khỏi núi Võ Ðang rồi! Ðại Nham liền bảo đạo sĩ tri khách sửa soạn cơm chay để khoản đãi các người của Minh Giáo. Trong bữa tiệc, Vô Kỵ liền nói rõ hết nguyên nhân cho Ðại Nham nghe.Tam Phong liền hỏi:- Năm nọ cũng trên điện Tam Thanh này, ta đã đối một chưởng với một trong hai ông già đó, nói ra thật xấu hổ. Cho tới ngày hôm nay chúng ta vẫn chưa biết rõ lai lịch của kẻ địch ra sao.Dương Tiêu vội đỡ lời:- Chúng tôi không hiểu lai lịch của thiếu nữ họ Triệu! Huyền Minh nhị lão có võ nghệ cao siêu như thế mà chịu để nàng sai bảo thật là lạ.Vô Kỵ xen lời nói:- Bây giờ có hai việc lớn cần phải làm ngay. Việc thứ nhất là chúng ta phải đi cướp cho được thuốc cao Hắc Ngọc Ðoạn Tục để chữa cho Dư Tam Sư bá và Hân Lục thúc. Việc thứ hai là phải dò xét xem là hiện giờ Tống Ðại Sư bá ở đâu? Cả hai việc đó chỉ bắt được cô bé họ Triệu là xong hết!Ðại Nham gượng cười lên tiếng:- Ta tàn phế hai mươi năm rồi, bây giờ dù có thuốc tiên cũng không thể nào chữa khỏi được, chỉ có việc cứu Tống Ðại Ca với chữa cho Lục Sư đệ là cần hơn hết!Vô Kỵ đáp:- Vâng! Việc này không nên trì hoãn, mời Dương Tả sứ, Vi Bức Vương, Nói Không Ðược Ðại sư ba người cùng tôi xuống núi đuổi theo kẻ địch! Ngũ Hành Kỳ, mỗi kỳ phái một vị Chưởng kỳ phó sứ đi Nga Mi, Hoa Sơn, Côn Luân, Không Ðộng và Nam Thiếu Lâm ở Phúc Kiến năm nơi, liên lạc với các môn phái đó để dò thăm tin tức. Xin mời ông ngoại với cậu đi Giang Nam chỉnh đốn lại giáo chúng của Bạch Mi Kỳ. Còn Thiết Quan Ðạo Chưởng, Chu tiên sinh, Bành Ðại Sư và Chưởng Kỳ sứ của Ngũ Hành Kỳ hãy tạm đồn trú ở trên Võ Ðang này. Nhưng việc gì cũng phải nghe Thái sư phụ của tôi là Trương Chân Nhân chỉ bảo.Chàng dặn bảo xong, Thiên Chính, Dương Tiêu, Nhất Tiếu đứng dậy nhận lệnh. Ban đầu Tam Phong còn hoài nghi chàng còn ít tuổi như vậy thì làm sao mà thống trị nổi quần hào. Lúc này Chân Nhân thấy chàng đặt kế hoạch ra lệnh rất oai nghi, đồng thời lại thấy các đại hào kiệt trong võ lâm như Thiên Chính... đều nghe lệnh chàng răm rắp nên Chân Nhân mừng thầm và nghĩ:- Lúc nãy ta thấy nó học được Thái Cực Quyền và kiếm của ta,ta chỉ cho nó nội công cao thâm và có bộ óc thông minh thôi, tuy học được nhanh chóng như nó cũng đã khá lắm rồi. Nhưng như vậy vẫn chưa phải là đáng quý. Bây giờ ta thấy nó có tài cai quản được Minh Giáo khiến các Ðại Ma đầu như cha con Thiên Chính mà cũng phải nghe theo lời y đi theo con đường chính đạo. Việc như vậy mới là đại sự mà ít người có thể làm nổi. Hi... Hi... Thúy Sơn đã có người kế hậu!... Thúy Sơn đã có người kế hậu!...Nghĩ tới đó Chân Nhân vuốt râu mỉm cười.- Vô Kỵ cùng Dương Tiêu, Nhất Tiếu và Nói Không Ðược ăn qua loa cho đỡ đói rồi từ biệt Trương Tam Phong xuống núi tìm tung tích của Triệu Minh. Bọn Thiên Chính tiễn chàng với ba người kia xuống tận chân núi rồi mới từ biệt. Bất Hối vẫn quyến luyến theo cha. Nàng tiễn chân hơn dặm đường nữa, Dương Tiêu liền nói:- Thôi con hãy trở về trông nom Hân Lục thúc!Bất Hối vâng lời đưa mắt nhìn Vô Kỵ rồi đột nhiên mắc cỡ mặt đỏ bừng khẽ nói:- Vô Kỵ đại ca! Em có mấy lời muốn thưa cùng anh!Dương Tiêu và Nói Không Ðược ba người thấy vừa cười thầm và nghĩ:- Hai người chơi với nhau từ hồi còn nhỏ, nay phải chia tay với nhau thế nào lại không có chuyện tư riêng nói với nhau!Nghĩ vậy ba người rảo bước đi trước để cho Vô Kỵ và Bất Hối hai người nói chuyện riêng với nhau.Bất Hối thấy mọi người đi khỏi liền lên tiếng nói tiếp:- Vô Kỵ đại ca lại đằng này để em thưa chuyện!Nói xong nàng dắt tay chàng đi tới tảng đá ở dưới chân núi, ngồi xuống. Vô Kỵ hoài nghi vô chuyện và nghĩ:- Ta quen biết nàng từ hồi còn nhỏ, tình giao hảo giữa đôi ta rất mật thiết. Nhưng lần này, không hiểu tại sao nàng lại có vẻ lạnh lùng không thèm nói chuyện với ta như vậy? Vì lẽ gì nàng lại gọi ta ra ngoài này nói chuyện? Bất Hối mặt đã đỏ hơn trước cúi đầu giây lát rồi mới nói được:- Vô Kỵ đại ca! Lúc má em tạ thế có nhờ đại ca trông nom em phải không?- Phải!- Ðại ca không quản ngại xa xôi lên tận Tây Vực giao em cho cha em. Trong khi đi đườngphải vào sinh ra tử, trải qua không biết bao nhiêu gian truân khổ sở, ơn đức ấy em không biết lấy gì báo đền cho đặng. Em chỉ in sâu trong đáy lòng chứ không dám thưa cùng đại ca lời nào cả!- Tưởng cô nương nói gì chứ việc đó hà tất cô phải nói đến. Nếu tôi không đưa cô lên Tây Vực thì tôi gì có những sự gặp gỡ may mắn này? Và có lẽ lúc này hơi hàn độc ở trong người tôi làm nguy, tôi đã chết từ lâu rồi!... - Không! Không! Ðại ca là người hiệp nghĩa như thế nên dù gặp nguy hiểm đến đâu, cũng thoát nạn! Ðại ca mồ côi cha mẹ từ hồi nhỏ, vì thế em có nhiều chuyện không dám thưa với đại ca. Ðại ca là giáo chủ của tất cả mọi người nhưng trong thâm tâm em thì em vẫn coi đại ca như một người anh ruột vậy. Ngày nọ trên Quang Minh Ðỉnh, em thấy đại ca bình yên vô sự trở về, lòng em mừng khôn tả! Nhưng em không tiện nói chuyện thẳng với đại ca chẳng hay đại ca có trách em không?- Không trách! Tất nhiên tôi không trách!- Em đối đãi với Tiểu Siêu rất hung ác và rất tàn nhẫn, chắc đại ca thế nào cũng phật lòng? Nhưng đại ca nên hiểu cho, mẹ em chết thảm thương như vậy, nên đối với kẻ ác nào em cũng oán hận. Nhưng từ khi em thấy Tiểu Siêu hầu hạ đại ca chu đáo như vậy, em không còn oán Tiểu Siêu nữa!- Con nhãi... con Tiểu Siêu lạ lùng lắm! Nhưng tôi thấy nàng không phải là một người xấu!- Vô Kỵ đại ca! Có phải cha mẹ em đã không tốt với Hân... Lục thúc không?- Chuyện quá khứ cô còn nhắc đến nữa mà làm chi?- Không! Người khác cho câu chuyện trải qua đã lâu thật. Nhưng với Hân Lục thúc, em thấy Lục thúc vẫn còn nhớ má em. Lần này Lục thúc bị thương nặng, ngày đêm mê man bất tỉnh, và cứ luôn luôn nắm chặt lấy tay em kêu gọi: Hiểu Phù! Hiểu Phù...Lục thúc lại còn nói: Hiểu Phù! Em đừng rời bỏ anh nữa! Chân tay anh đã què hết. Anh đã là một con người tàn phế, em đừng bỏ anh nữa...Bất Hối nói đến đây nước mắt ràn rụa.Vô Kỵ an ủi:- Ðó là lời nói trong lúc mê sảng của Lục thúc, hà tất cô phải để ý làm gì?- Không phải! Ðại ca không biết đâu! Em biết rõ lắm, khi Lục thúc tỉnh táo mở to mắt nhìn em cũng nói như vậy, đủ thấy lời nói của Lục thúc không giả dối chút nào!Vô Kỵ thở dài một tiếng, chàng biết vị sư thúc đó võ công tuy rất cao cường nhưng người lại rất nặng tình. Hồi chàng còn nhỏ vẫn thường thấy Lợ Hanh chỉ vì một hai chuyện nhỏ mọn nào đó cũng có thể khóc dễ dàng. Chàng biết cái chết của Hiểu Phù đã kích thích Lợi Hanh rất nhiều, nhất là lúc này vị sư thúc đó lại đang bị tàn phế, nên trong lòng mới hoang mang.Nghĩ vậy Vô Kỵ liền nói tiếp:- Tôi sẽ cố gắng cướp được Hắc Ngọc Ðoan Tục Cao để chữa cho Tam Sư Bá và Lục sư thúc được lành mạnh!Hân Lục thúc đối đãi với em như vậy, em càng nghĩ tới lỗi lớn của cha mẹ em đối với Lục thúc và em càng thương hại ông ta...Vô Kỵ đại ca! Em đã nhận lời Hân... Hân Lục thúc rồi!... Dù tay chân của Lục Thúc có khỏi hay không em cũng hầu hạ Lục thúc suốt đời, không bao giờ chịu rời khỏi Lục thúc nữa!...Nói đến đây, nàng khóc rưng rức, mặt nàng có vẻ xấu hổ nhưng cũng ẩn sự mừng thầm.Vô Kỵ thấy Bất Hối nói như vậy, giật mình kinh hãi, không ngờ nàng thương hại Lợi Hanh đến mức đó! Vô Kỵ kinh ngạc đến nỗi chỉ gọi:- Cô... cô...- Em đã nói trắng ra với Lục sư thúc rồi! Em vui lòng theo ông ấy suốt đời, dù suốt đời ông ta vẫn tàn tật như thế này.- Nhưng cô...- Không phải nhất thời xúc động mà em nhận lời ông ta đâu, em đã nghĩ kỹ lắm rồi! Không những ông ta không thể xa được em mà em cũng không thể nào xa được ông ta! Nếu vết thương của ông ta chữa không khỏi và nếu vì thế mà ông ta có mệnh hệ nào thì em chả muốn sống nữa.Bỗng Bất Hối nắm tay Vô Kỵ và nhìn thẳng vào mặt chàng. Nhưng rồi nàng bỗng xấu hổ, mặt đỏ bừng, quay đầu ù té chạy luôn...Vô Kỵ chờ khuất bóng Bất Hối mới đuổi theo Nhất Tiếu các người.Nói Không Ðược và Nhất Tiếu thấy nơi khoé mắt của chàng hơi ướt, liền đưa mắt nhìn Dương Tiêu tủm tỉm cười. Hai người tưởng lầm là Vô Kỵ đã yêu Bất Hối và hai người sắp lấy nhau.Bốn người ra khỏi dãy núi Võ Ðang, Dương Tiêu liền lên tiếng hỏi:- Triệu cô nương đi đến đâu cũng tiền hô hậu ủng. Như vậy, việc kiếm tìm nàng không khó chút nào. Bây giờ chúng ta hãy chia làm bốn ngả mà tìm kiếm. Trưa mai chúng ta sẽ gặp nhau ở Cốc Thành. Chẳng hay Giáo chủ nghĩ sao?Vô Kỵ đáp:- Hay lắm! Như vậy tôi đi về phía Tây!Cốc thành ở về phía Ðông của dãy núi Võ Ðang. Vô Kỵ đi về phía Tây sẽ phải mất nhiều đường hơn mọi người. Trước khi đi chàng còn dặn bảo ba người kia rằng:- Huyền Minh nhị lão võ công rất lợ hại, nếu ba vị gặp nọ có thể tránh được thì tránh, không nên mạo hiểm ra tay đấu với họ làm chi?Ba người đều nhận lời, liền vái chào chàng đi mỗi người một phương.Vô Kỵ đi về phía Tây, đường núi rất khó đi nên chàng phải giở khinh công ra đi. Ði được hơn tiếng đồng hồ chàng đã tới thị trấn Thập Yết, chàng vào trong tiệm ăn gọi tô mì. Trong khi ăn, chàng hỏi người phổ ky có thấy cái kiệu phủ đoạn vàng nào đi qua đây không?Người phổ ky đáp:- Thưa có! Còn có ba người bị bệnh nặng nằm trên ba cái cáng nữa. Họ đã đi cả về phía Tây, có lẽ đi về thị trấn Hoàng Long cũng nên? họ mới đi chừng một tiếng đồng hồ thôi!Vô Kỵ thấy người phổ ky ấy nói như vậy, mừng rỡ vô cùng bèn nghĩ thầm:- Bọn người này đi không nhanh đâu! Chi bằng ta chờ tới lúc trời tối hẳn rồi hảy đuổi theo cũng không muộn và khỏi lộ hành tung!Nghĩ đoạn chàng đi tới một chỗ vắng vẻ, kiếm một tảng đá lớn ngủ tạm chờ đến canh một mới tiến thẳng tới Hoàng Long trấn.Khi đi tới thị trấn đó, trời mới canh hai, Vô Kỵ núp sau góc tường, thấy trên đường phố vắng, không có một bóng người nào lại cả, chỉ có một khách điếm ở gần đó vẫn còn mở cửa, bên trong đèn đuốc sáng choang. Chàng muốn điều tra rõ lai lịch của Triệu Minh nên đành phải liều lĩnh giở khinh công tuyệt kỹ ra, tung mình nhảy lên trên nóc nhà, chàng nhảy qua mấy nóc nhà đã tới nóc khách điếm.Trong bóng tối, chàng đưa mắt nhìn về phía xa, thấy trên bờ sông ngoài thị trấn có dựng một lều vải. Trước sau lều đều có thấp thoáng bóng người. Chàng biết những người đó là những ke canh gác mới nghĩ thầm:- Chẳng lẽ Triệu cô nương lại trong cái lều vải kia? Diện mạo ngôn ngữ của nàng như người hán, nhưng việc ăn ở lại giống người Mông Cổ .Chàng đang nghĩ ngợi bỗng nghe có tiếng người rên từ cửa sổ khách điếm vọng ra. Chàng bèn nghĩ ra một kế, rón rén lại gần cửa sổ, vén màn nhìn vào trong, thấy có ba người nằm trên ba cái giường. Chàng trông thấy mặt người nằm gần bên cửa sổ chính là Vũ Văn Sách. Y đang rên rỉ. Chắc vết thương đau đớn lắm! Hai cánh tay và hai đùi của y đều băng bó vải trắng, chàng sực nghĩ:- Chân tay của y bị ta đánh gãy, chắc thế nào y cũng dùng thứ thuốc cao đó băng bó, lúc này mà ta không vào cướp m1on thuốc đó đi thì còn đợi chừng nào nữa? Nghĩ đoạn, chàng đẩy cửa sổ rồi nhảy luôn vào phòng.Người đứng ở trong phòng thốt nhiên giật mình kinh hãi, thất thanh kêu là một tiến rồi múa quyền nhằm chàng tấn công luôn. Vô Kỵ chộp luôn quyền của đối thủ và điểm luôn yếu huyệt cho kẻ địch bị tê liệt ngay.Lúc này chàng đã thấy rõ hai người nằm ở hai giường kia là thằng Hai với Ðông Phương Bạch, còn người vừa bị chàng điểm huyệt cho tê liệt, mình mặc áo vải xanh, tay cầm hai mũi kim vàng, chàng đoán chắc người này đang châm cứu cho ba người kia khỏi đau nhức.Trên bàn chàng thấy có để một cái bình màu đen, cạnh bình mấy miếng vải nhung.Chàng vội cướp luôn cái bình đen đó mở nút ra ngửi liền thấy có một mùi vừa cay vừa hăng xông lên mũi. Văn Sách liền la lớn:- Có người đến cướp thuốc...Vô Kỵ vội ra tay điểm luôn cho ba người nằm ở trên giường câm khẩu hết. Ðồng thời chàng xé miếng vải băng bó trên cánh tay Văn Sách ra xem. Quả nhiên chàng thấy miếng vải đó có bôi thuốc cao đen nhánh. Chàng biết Triệu Minh đa mưu lắm kế cố ý để bình thuốc giả lại để cho mình bị mắc hởm, nên chàng lại bóc thuốc cao dán ở những vết thương của thằng Hai và Văn Sách, bọc vào trong miếng vải và nghĩ thầm:- Dù trong bình này là giả đi chăng nữa, nhưng những thuốc trên vết thương của chúng tất nhiên không phải là thuốc giả rồi...Lúc này người canh gác bên ngoài đó tung cửa phòng bước vào.Vô Kỵ không thèm nhìn người đó, chỉ giở chân lên đá luôn. Trong khách sạn có tiếng ồn ào và liên tiếp có rất nhiều người xông vào phòng. Chàng liên tiếp đá luôn sáu người té ngã và tay chàng đã bóc hết thuốc cao ở các vết thương của thằng Hai và Văn Sách rồi.Chàng nghĩ thầm:- Nếu lúc này ta không đào tẩu ngay nhở Huyền Minh nhị lão tới nơi thì phiền phức lắm!Nghĩ đoạn, chàng bèn bỏ bình thuốc và những thuốc cao bóc được vào trong túi rồi cắp luôn người y sĩ nằm dưới đất nhảy ra cửa sổ, đi liền!...Chàng vừa ra khỏi cửa sổ thì y sĩ bị chàng cắp dưới nách đã bị đánh một chưởng rớt xuống đất.Không ngờ, ngoài cửa sổ lại có cao thủ mai phục và đánh lén như vậy, chàng vừa nhảy ra cửa sổ đó đã có hai người cầm đao nhảy ra múa đánh. Chàng vội giở Càn Khôn Ðại Nã Di Tâm Pháp ra lôi khí giới của hai tên đó để chúng nó tự đâm chém lẫn nhau. Trong lúc hỗn loạn, chàng nhanh chân đào tẩu luôn.Lúc này chàng không kịp đi tới Cốc Thành đợi chờ Dương Tiêu các người, mà phải trở ngay về núi Võ Ðang.Chàng sai người của Hồng Thủy Kỳ đi Cốc Thành gọi bọn Dương Tiêu về ngay núi Võ Ðang.Trương Tam Phong thấy Vô kỵ đã cướp được Hắc Ngọc Ðoạn Tục Cao, mừng rỡ vô cùng. Vô Kỵ lấy thuốc cao bóc ở vết thương của Văn Sách ra so sánh với thuốc cao trong lọ. Quả thật là một thứ bình đựng thuốc cao đó chế bằng một viên ngọc lớn đen nhánh sờ tay vào thấy ấm ấm. Thật là thứ bình quý hiếm có. Vô Kỵ không hoài nghi gì nữa, sai người khiêng Lợi Hanh vào trong phòng Ðại Nham để sát hai giường gần nhau. Bất Hối theo vào, nhưng nàng không dám nhìn mặt Vô Kỵ.Tuy mặt nàng vẫn tỏ vẻ cám ơn Vô Kỵ vô cùng. Vô Kỵ nói với Ðại Nham:- Tam sư bá, những vết thương cũ của sư bá đã liền da, bây giờ chữa lại, cháu phải đánh gãy những khớp xương đã nối liền, rồi nối lại. Như vậy thế nào cũng đau đớn lắm, mong sư bá chịu đựng đôi chút.Ðại Nham không tin mình tàn tật đã hai mươi năm mà lúc này còn có thể chữa khỏi được, nhưng Tam Hiệp không dám nói ra, chỉ nghĩ thầm:- Vô Kỵ muốn gỡ tội cho cha mẹ, y đã tận tâm đi lấy thuốc cao, nếu không để cho y chữa khỏi suốt đời y sẽ không yên. Ta chịu đau chốc lát đã sao đâu?Nghĩ đoạn, Tam hiệp mỉm cười đáp:- Cháu cứ yên trí chữa. Dù có đau đến đâu, ta cũng chịu được. Vô Kỵ bảo Bất Hối đi ra ngoài, rồi đóng cửa lại, cởi hết quần áo Ðại Nham ra. Chàng sờ mó, nhưng chỗ xương bị gãy đã liền lặn, nhiên hậu điểm huyệt cho Ðại Nham ngủ say, chàng mới vận sức vào đôi ngón tay, khẽ gõ vào những khớp xương đã gãy trên người đại Nham. Tuy bị điểm huyệt ngủ, Ðại Nham vẫn thấy đau và tỉnh lại. Vô Kỵ vội vàng lấy thuôc cao Hắc Ngọc Ðoạn Tục dán vào những chỗ xương của Ðại Nham mà chàng vừa đánh gãy, và băng bó lại, rồi chàng chữa cho Lợi Hanh. Khi băng bó cho người Lục sư thúc đã xong, Vô Kỵ thấy mồ hôi đã ướt đẫm. Chàng liền phái chính phó chưởng kỳ sứ của Ngũ hành kỳ lần lượt canh gác cho hai người ngủ, đề phòng kẻ địch khỏi tới quấy nhiễu.Chiều hôm đó, vì quá mỏi mệt, chàng vào trong phòng nghỉ ngơi. Trong lúc mơ màng bỗng nghe tiếng chân người đi rất khẽ và có người đứng ở trước cửa phòng ngó vào nhưng chàng đã nghe thấy Tiểu Siêu hỏi:- Có việc gì thế? Giáo Chủ đang ngủ.Chưởng kỳ sứ của hậu thổ Kỳ khẽ trả lời:- Hân Lục hiệp đau đến chết giấc ba lần, không biết Giáo chủ...Vô Kỵ nghe Nhân Bổn chưa nói dứt câu, đã vội chạy ra ngoài phòng và chạy tới phòng Ðại Nham. Chàng thấy Lợi Hanh trợn ngược hai mắt, lại chết giấc lần nữa. Bất Hối lo âu, nước mắt nhỏ ròng. Còn Ðại Nham thì nghiến răng chịu đựng. Tam Hiệp rất can trường, dù đau dớn đến đâu cũng không rên nửa tiếng. Thấy tình hình như vậy Vô Kỵ kinh hãi vô cùng, vội xoa bóp mấy yếu huyệt cho Lợi Hanh để cứu sư thúc đó lại tỉnh lại. Ðồng thời chàng hỏi Ðại Nham rằng:- Tam sư bá, có phải chỗ xương gãy đau lắm phải không?Ðại Nham đáp:- Không những đau mà gan ruột tạng phủ ngứa ngáy khó chịu... hình như, hình như có nghìn vạn con kiến đang chui rúc trong ấy vậy.Nghe Ðại Nham nói như vậy Vô Kỵ càng kinh hãi thêm, chàng biết đó là hiện tượng trúng độc rất nặng. Chàng lại hỏi Lợi Hanh:- Lục thúc thấy sao?Lợi Hanh đáp:- Ðỏ kìa, tía kìa, xanh kìa, vàng, lắm kìa... ô đẹp mắt quá, lại có những trái cầu nhỏ bay múa quay đi quay lại... đẹp quá đẹp tuyệt, xem kìa, xem kìa...Vô Kỵ thết lớn một tiếng và cũng suýt nữa thì chết giấc ngay. Chàng liền nghĩ tới trong cuốn sách Ðộc Kinh của Vương Nạn Cô có nói rằng "Thất trùng thất hoa cao, dùng bảy thứ độc trùng và bảy thứ hoa độc giả nát làm thành thuốc cao, kẻ trúng độc thoạt tiên, thấy nội tạng ngứa ngáy khó chịu như bị bảy thứ trùng cắn phải, sau lại thấy mắt hoa, trông thấy những màu sắc chói lọi và đẹp vô cùng như là bảy thứ hoa đang bay múa vậy..."Càng nghĩ chàng càng hoảng sợ toát mồ hôi. Chàng biết phen này lại mắc hởm Triệu Minh lần nữa. Thì ra bình thuốc cao đó không phải là Hắc Ngọc Ðoạn Tục cao mà là Thất Hoa Cao mà Văn sách và thằng Hai cùng bôi thứ thuốc có độc này Triệu Minh đã không thương tiếc tính mạng của hai tay cao thủ để dụ Vô Kỵ vào trong, lòng ác độc của nàng không thể tưởng tượng được. Chàng vừa suy nghĩ vừa nhanh tay gỡ hết thốc cao ở trên vết thương của Ðại Nham và Lợi Hanh đi, rồi chàng lại dùng rượu trắng rửa sạch những vết thương cho hai người. Thấy vẻ mặt của chàng rất trịnh trọng, Bất Hối biết việc chẳng lành, nên nàng cũn gkhông giữ lễ gì nữa, giúp sức chàng lấy rượu rửa các vết rhương cho Lợi Hanh.Vô Kỵ không dám dùng thuốc khác cứu chữa cho hai người, chỉ cho hai người uống thuốc đỡ đau và an thần thôi. Chàng ra phòng ngoài, trong lòng vừa kinh hãi, vừa xấu hổ. Quá mệt mỏi, chàng bỗng ngã khuỵu hai chân xuống và nằm phục dưới đất khóc lóc. Bất Hối chạy đến cạnh, thấy vậy kinh hãi vô cùng, liền lớn tiếng kêu gọi:- Vô Kỵ, Vô Kỵ đại ca.Vô Kỵ vừa nức nở vừa đáp:- Tôi đã giết hại Tam sư bá và Hân Lục thúc.Nói xong, chàng nghĩ thầm:- Thứ cao độc ấy chế bằng hơn trăm món độc dược và không biết Triệu Minh đã dùng bảy thứ độc trùng và bảy htứ độc hoa nào, muốn hòa giải thứ thuốc độc rất mạnh ấy phải dùng phương pháp dĩ độc công độc mới được. Không biết rõ thuốc của họ nhỡ chữa lầm Tam sư bá, Lục sư thúc sẽ mất ngay.Nghĩ đoạn, chàng từ từ đứng dậy, Bất Hối vội hỏi:- Có phải hết cách chữa rồi phải không? Ðại ca cứ miễn cưỡng thử xem, may ra cứu được cũng chưa biết chừng?Vô Kỵ chỉ lắc đầu chứ không nói năng gì hết. Lúc này Bất Hối rất tự nhiên chứ không có vẻ gì kinh hoảng hết. Chàng bỗng nghĩ lại lời nói của nàng vừa rồi, liền suy nghĩ tiếp:- Nếu ta giết Tam sư bá và Lục sư thúc thì Bất Hối cũng vhết theo, như vậy ta đã giết một lúc ba người...Chàng đang hoang mang, Ngô Kinh Thảo vừa đi đến trước cửa và thưa rằng:- Thưa Giáo chủ, Triệu cô nương đã tới đang đứng ở ngoài cửa quan xin vào yết kiến Giáo chủ.Vô Kỵ nghe thấy Minh đã tới, phẫn uất vô cùng, liền la lớn:- Nàng ta đâu? Ta đang tìm nàng ấy đây.Bất hối vội rút trường kiếm ra cầm ở tay, lớn bước đi theo. Tiểu Siêu cũng gỡ hoa hạt châu cắm ở trên mái tóc xuống đưa cho Vô Kỵ và nói:- Công tử, đem chiếc hoa này trả cho Triệu cô nương đi.Vô Kỵ đưa mắt nhìn Tiểu Siêu và trong lòng nghĩ thầm:- Cô bé này hiểu biết ý nghĩa của ta lắm! Ta đang thù hận cô bé họ Triệu .Vô Kỵ, tay cầm kiếm, tay cầm chiếc hoa hạt châu rảo bước đi thẳng ra ngoài cửa quán. Chàng đã thấy Triệu Minh đứng một mình ở đó rồi. Nàng ta đang cười, còn Huyền Minh nhị lão đang dắt ba con ngựa đứng ở chỗ cách xa nàng mười mấy trượng. Cả hai ông già đó đều quay mặt nhìn đi nơi khác. Vừa trông Triệu Minh, Vô Kỵ đã nhảy ngay tới trước mặt nàng, một tay bắt lấy hai tay của nàng và một tay cầm kiếm, dí mũi kiếm vào ngực nàng quát hỏi:- Mau đem thuốc giải tới đây cho ta.Triệu Minh mỉm cười đáp:- Giáo chủ đã uy hiếp tôi một lần, bây giờ lại muốn uy hiếp tôi lần nữa sao? Tôi tới thăm Giáo chủ thì tôi là khách, Giáo chủ đối đãi với khách như thế này à?- Tôi muốn lấy thuốc giải, nếu cô không đưa thuốc giải cho tôi, cô đừng có hòng sống và tôi cũng vậy. cả hai ta cùng phải chết hết.Mặt Triệu Minh hơi ửng đỏ, có vẻ hờn giận nói:- Giáo chủ lạ thật. Giáo chủ muốn chết thì cứ việc chết, sao lại lôi cuốn tôi vào làm chi? Và còn bắt tôi chết theo để làm gì?- Tôi không nói đùa với cô đâu, cô không đưa thuốc giải độc cho tôi thì cô phải chết theo tôi.Triệu Minh thấy tay của Vô Kỵ đang nắm tay mình mà cứ run lẩy bẩy như người đang bị giá lạnh y, biết chàng quá khích động nên tay chân mới run như thế. Nàng lại cảm thấy gang bàn tay của chàng có một vật gì cứng rắn , vội hỏi:- Tay Giáo chủ đang cầm vật gì thế?- Hoa hạt châu, tôi định mang ra trả lại cho cô.Nói xong, chàng giơ tay trái đã cắm chiếc hoa đó vào mái tóc của Triệu Minh liền, rồi chàng lại hạ tay xuống túm luôn chiếc tay đang buông xuôi của nàng.Triệu Minh vội hỏi lại:- Hoa này là của tôi đã tặng cho Giáo chủ, sao Giáo chủ lại không lấy?- Cô đã làm cho tôi khốn khổ như vậy, tôi còn lấy đồ của cô làm chi nữa?- Có thật Giáo chủ khôn g nhận đồ vật của tôi không? Vậy tại sao vừa gặp mặt Giáo chủ đã hỏi tôi lấy thuốc giải để làm gì?Mỗi lần đấu khẩu, Vô Kỵ đều thua Triệu Minh , cả lần này cũng thế, chàng không sao trả lời được. Ðồng thời chàng nghĩ đến Tam sư bá và Lục sư thúc sắp chết đến nơi rồi, trong lòng đau đớn vô cùng, hai mắt đỏ ngầu suýt tí nữa nước mắt của chàng đã nhỏ giọt xuống. Chàng định lên tiếng van lơn, nhưng nghĩ đến thủ đoạn độc ác của Triệu Minh, chàng lại thôi, nhất định không chịu lép vế trước mặt nàng.Lúc ấy, Thiên Chính các người đã hay tin, đều chạy ra ngoài cửa quan để xem, thấy Vô Kỵ đã Triệu Minh và Huyền Minh nhị lão thì đứng ở đằng xa, có vẻ dửng dưng, chứ không lo ngại chút nào. Mọi người liền đứng sang bên để xem.Triệu Minh mỉm cười nói tiếp:- Ðại ca là Giáo chủ của Minh Giáo, võ công cao cường nhất thiên hạ, nhưng hễ gặp việc gì nan giải, đại ca như một đứa trẻ thơ định khóc òa lên. Vừa rồi đại ca đã không phải không? Thật không biết xấu hổ. Ðại ca biết tôi đến đây để làm gì không? Vì tôi nghe thấy đại ca bị Huyền Minh nhị lão đánh trúng hai chưởng nên tôi phải tới đây để xem vết thương của đại ca ra sao, không ngờ vừa mới gặp mặt, đại ca cứ kêu sống kêu chết hoài, chẳng hay đại ca có chịu buông tay ra không?Vô Kỵ nghĩ thầm:- Dù ta có buông tay nàng cũng không thể nào tẩu thoát được .Nghĩ đoạn, chàng liền buông tay Triệu Minh ra. Triệu Minh đưa tay lên sờ vào chiếc hoa hạt châu rồi tủm tỉm cười và nói tiếp:- Sao thế? Hình như đại ca không có bị thương gì cả?- Huyền Minh thần chưởng có nghĩa lý gì đâu mà đả thương nổi tôi?- Thế còn đại lực Kim Cương chỉ thì sao? Và thất trùng thất hoa cao...Hai câu nói đó tựa như hai cái búa tạ giáng vào ngực Vô Kỵ, nên chàng hậm hực nói:- Quả thật là thất trùng thất hoa cao không sai!- Trương Giáo chủ, nếu Giáo chủ muốn lấy Hắc Ngọc đoạn tục cao, tôi cũng đưa ngay, mà muốn lấy thuốc giải của Thất trùng thất hoa cao, tôi cũng vui lòng đưa nó, nhưng cần nhất Giáo chủ phải nhận với tôi ba việc này thì tôi mới cam tâm giao tặng hai vật đó cho Giáo chủ. Nếu Giáo chủ định dùng võ lực cưỡng bách thì giết tôi rất dễ, chứ muốn lấy thuốc cao lại rất khó. Nếu Giáo chủ định dùng độc hình đối phó và bắt ép tôi, tôi sẽ đưa cho thuốc giả ngay.Vô Kỵ cả mừng, vội hỏi:- Ba việc gì thế? Hãy nói mau lên?- Tôi chả nói cho Giáo chủ hay rồi là gì? Lúc này tôi chưa nghĩ ra, bao giờ tôi nghĩ đến, tôi sẽ thưa với Giáo chủ ngay. Quý hồ Giáo chủ đừng nuốt lời hứa là được rồi, tôi không bắt Giáo chủ lên trời lấy ông trăng xuống cho tôi. Tôi cũng không bảo Giáo chủ làm những việc trái với lương tâm, hay làm ngược đạo lý của võ lâm, tôi cũng không bảo Giáo chủ giết người hay nhảy vào chỗ chết.Nghe nàng nói vậy, Vô Kỵ mới yên tâm và nghĩ thầm:- Quý hồ ba việc yêu cầu của nàng không trái với lương tâm, không làm ngược đạo lý của võ lâm thì dù khó khăn đến đâu ta cũng phải ráng làm cho được.Nghĩ đoạn chàng khẳng khái nhận lời:- Nếu Triệu cô nưong vui lòng tặng thuốc để tôi chữa khỏi Tam sư bá và lục sư thúc thì cô nương có bảo tôi nhảy vào đống lửa tôi cũng tuân theo.Triệu Minh giơ bàn tay ra nói tiếp:- Ðược lắm, chúng ta thề bằng cách vỗ tay nhau, tôi đưa thuốc giải cho Giáo chủ để cứu chữa hai vị đại hiệp. Sau này tôi có yêu cầu Giáo chủ làm ba việc đó không trái với lương tâm, không đi ngược với đạo lý, với võ lâm thì Giáo chủ thế nào cũng phải nhận lời và tận lực làm cho tôi.- Tôi xin tuân lời.Triệu Minh khẽ vỗ vào bàn tay của Vô Kỵ ba cái, rồi nàng gỡ chiếc hoa ở trên mái tóc xuống trao cho Vô Kỵ và hỏi:- Bây giờ Giáo chủ bằng lòng nhận vật của tôi tặng chưa? Vô Kỵ không giám trái ý nàng, vội nhận chiếc hoa đó liền. Nàng lại dặn tiếp:- Tôi cấm Giáo chủ không được chuyển tặng cho con a hoàn xinh đẹp ấy nhé!Thấy Vô Kỵ gật đầu nhận lời, nàng liền lui về phái sau ba bước và nói tiếp:- Thuốc giải sẽ đưa tới ngay, xin chào Giáo chủ.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 63
Minh Giáo Nhóm Ðại Hội
Nói xong, nàng quay người đi tới chỗ Huyền Minh nhị lão. Hai ông già đó, vội giữ ngựa để cho nàng leo lên. Thế rồi cả ba cùng thủng thẳng xuống núi.Nàng vừa đi khuất chỗ eo núi thì trên cây cổ thụ phía bên trái có một tráng sĩ nhảy xuống. Người đó chính là Tiền Nhị Bái, trong nhóm thần tiễn bát trùng, tay cầm cung tên và nói:- Chủ nhân chúng tôi có một lá thư gởi tới Giáo Chủ, xin Giáo chủ nhận cho.Nói xong, y bắn một mũi tên tới. Vô kỵ giơ tay ra bắt luôn mũi tên đó. Chàng thấy mũi tên ấy đã bẻ cụt đầu. Phía đằng đuôi có buộc một lá thơ. Chàng giở lá thư ra đọc:- Hộp vàng có hai tầng, thuốc cao ở tầng dưới. Trong hoa hạt châu trống rỗng có giấu đơn thuốc bên trong. Hai vật đó đã sớm tặng chàng rồi, chàng hà tất phải lo âu như vậy làm chi? Vật tuy mọn thật, nhưng chàng chuyển tặng cho kẻ hầu người hạ, hay coi rẻ vứt xuống đất bùn thì tiện thiếp không vui chút nào.Vô Kỵ đọc đi đọc lai ba lượt vừa kinh hãi vừa mừng rỡ vì quá hổ thẹn nữa. Chàng vội xoay hai những hạt châu trên chiếc hoa thì quả nhiên, chỉ xoay hai ba vòng đã tháo được hạt châu to nhất ra. Cánh chiếc hoa trống rỗng và vật gì trắng xóa nhét bên trong. Chàng móc túi lấy kim châm vẫn dùng để châm cứu ra khều tờ giấy mỏng ở trong cành hoa. Tờ giấy đó rất nhỏ và rất mỏng, nhưng ghi chú rõ cách cứu chữa Thất trùng thất hoa độc như thế nào? Chàng biết y lý, nên xem qua toa thuốc, biết ngay là toa thật, trong lòng mừng rỡ vô cùng, liền vào nội điện, biên toa hốt thuốc, đem vào cứu chữa Ðại Nham và Lợi Hanh.Mộ tiếng đồng hồ sau, hai người cảm thấy vô cùng dễ chịu. Chàng lại lấy hộp vàng đựng hoa hạt châu của Triệu Minh tặng ra xem. Quả nhiên chàng thấy bên dưới có một ngăn nữa và ngăn đó đựng đầy thuốc cao đen. Mùi thơm xông lên, sờ tay vào thấy mát rượi. Lần này chàng hết sức cẩn thận, bắt một con chó bẽ gãy chân và dùng thứ thuốc cao đó rịt thử. Chờ đến sáng ngày hôm sau, con chó ấy đã lành mạnh như thường.Ba ngày sau, trong người Ðại Nham và Lợi Hanh cũng hết chất độc rồi. Vô Kỵ liền lấy thuốc Cao Hắc Ngọc Ðoạn Tục dán vào những vết thương cho hai người. Lần này không còn sự gì bất ngờ xảy ra nữa. Thuốc cao đó công hiệu như thần. Hai tháng sau, hai tay của Lợi Hanh đã hoạt động lại như thường. Còn đại Nham vì tàn phế đã lâu, muốn được lành mạnh như trước, phải chữa liền trong sáu tháng, Tam hiệp mới bắt đầu chống nạng tập đi. Còn hai tay đã cử động được như thường, vì vậy Tam hiệp không bị nằm liệt giường, liệt chiếu như trước nữa.Trong khi Vô Kỵ ở lại núi Võ Ðang chữa cho Tam sư bá và Lục sư thúc, chàng phái giáo chúng của Ngũ hành Kỳ hãy lần lượt về núi trước. Chàng lại nhận được một tin rất kinh hoàng là các đệ tử của phái Nga Mi, Hoa sơn, Không động và Côn Luân đầu đánh Quang Minh Ðỉnh chưa một người nào trở về. Các môn phái khác trên giang hồ đều xôn xao bàn tán đều cho là Minh Giáo đã thừa thế thắng tiêu diệt hết các tay cao thủ của môn phái đó rồi, cả việc tăng chúng của phái Thiếu lâm đột nhiên mất tích cũng đổ diệt cho Minh Giáo đã diệt trừ. Các chưởng kỳ sứ của Ngũ Hành Kỳ nhờ có tín phù của phái Võ Ðang do Trương Tam Phong trao cho và mọi người đều cải trang làm thường dân, nên suốt dọc đường mới khỏi bị các môn phái vây đánh và làm khó dễ. Bây giờ các Chưỡng kỳ sứ quay trở lại núi Võ Ðang thưa lại mọi chuyện với Vô Kỵ. Họ còn nói hiện giờ các môn phái, bang hội và tiểu hội đều nghiêm giới và phòng bị cẩn mật. Họ chỉ sợ Minh Giáo đến tiêu diệt.Mấy ngày sau, cha con Thiên Chính cùng quay về núi Võ Ðang cho Vô Kỵ hay rằng hiện giờ Bạch Mi Kỳ đã cải tổ xong, đều lệ thuộc Minh Giáo, nhưng quần hùng ở phía Ðông Nam đang quật khởi, nghĩa quân chống triều đình Nguyên mọc lên như nấm, thiên hạ đang lâm vào thời kỳ đại loạn.Lúc ấy quân Nguyên vẫn còn mạnh lắm, nên không bao lâu, các đạo nghĩa quân đều bị tiêu diệt hết, không một nhóm nào làm nên đại sự cả.Tại núi Võ Ðang, Trương Tam Phong bày một tiệc chay ở hậu điện khoản đãi cha con Thiên Chính. Trong bữa tiệc, Thiên Chính nói rõ nguyên nhân sự thất bại của các đạo nghĩa quân. Mỗi một đạo nghĩa quân đều có đệ tử Minh Giáo và Bạch Mi Giáo tham dự. Vì vậy giáo chúng bị quân Nguyên bắt giết rất nhiều. Quần hào nghe Thiên Chính nói xong, ai nấy cũng đều thương tiếc. Dương Tiêu nói:- Thiên hạ đau khổ, lòng người chỉ muốn thay đổi triều đình. Lúc này chính là dịp may cho chúng ta xua đuổi quân Thát Ðát, lấy lại giang sơn đất nước cho dân tộc ta. Năm xưa khi Dương giáo chủ chưa mất, ngày đêm lúc nào ngài cũng muốn lật đổ nhà Nguyên. Nhưng vì bổn giáo có gây thù oán với các môn phái trong võ lâm nên không sao liên lạc, đoàn kết được để đánh đổ kẻ địch. May thay, nay bổn giáo đã được trời ban cho Trương giáo chủ xuống xử lý giáo vụ, giảng hòa được với rất nhiều môn phái. Vậy lúc này, chúng ta nên đồng tâm hiệp sức để cùng đuổi kẻ thù chung ra khỏi bờ cõi.Chu Ðiên liền nói tiếp:- Lời của Tả sứ nghe rất hay, nhưng tiếc thay đều rỗng tuếch không có một câu nào thực tế cả.Dương Tiêu nghe Chu điên nói như vậy, không tỏ vẻ gì là tức giận cả, nhưng liền hỏi lại:- Xin Chu Huynh chỉ giáo cho.Chu Ðiên đáp:- Hiện giờ người trên giang hồ đều đồn là Minh Giáo chúng ta tiêu diệt hết cả tay cao thủ của sáu đại môn phái. Vậy hễ họ nghe đến hai chữ Minh Giáo là ghét hận rồi. Như vậy còn đồng tâm hiệp lực để đánh đổ quân thù sao? Cho nên tôi bảo lời nói của Tả Sứ nghe rất êm tai nhưng không thực tế chút nào là thế.Bành Ngọc Doanh cùng xen lời nói:- Lời nói của Chu huynh hoàn toàn khôn gphải vô lý đâu, theo ý tôi chúng ta nên nhóm một đại hội Minh Giáo, triệu tập các thủ lãnh của các đạo binh lại, ban bố chỉ thị làm lành với các môn phái trong võ lâm như Trương Giáo chủ vẫn chủ trương. May ra, những vị thủ lãnh đó có một vài vị hay biết tung tích của Tống Ðại hiệp, Diệt Tuyệt Sư thái các người cũng nên chăng?Chu Ðiên thấy Doanh Ngọc đã bênh vực mình, khoái chí vô cùng vội lên tiếng nói tiếp:- Muốn điều tra ra tung tích của Tống Ðại hiệp không khó chút nào.Mọi người đều nhôn nhao hỏi:- Bạn có cách gì có thể điều tra ra được dễ dàng như vậy? Sao mãi đến bây giờ bạn mới lên tiếng như thế?Chu Ðiên càng khoái chí hơn, liền uống cạn chén rượu mới trả lời:- Chỉ cần Trương giáo chủ hỏi Triệu cô nương một tiếng, ít ra cũng biết được chín phần. Theo ý tôi thì những vị đó không bị Triệu cô nương giết chết thì cũng bị cô ta bắt đi rồi.Trong hai tháng liền, Nhất Tiếu, Dương Tiêu, Bành Doanh Ngọc , Nói Không Ðược đi khắp nơi tìm tung tích Triệu cô nương, nhưng từ ngày Vô Kỵ vỗ tay thề thốt với nàng trước cửa quan đến giờ thì không biết nàng ở đâu nữa, cả đến bộ hạ của nàng cũng biệt vô âm tích. Quần hào đoán chắc nàng thế nào cũng có liên quan đến triều đình Mông Cổ.Lúc ấy mọi người thấy Chu Ðiên nói như vậy liền hỏi:- Lời nói của bạn mới là vô ích, nếu tìm được thiếu nữ họ Triệu ấy thì chúng ta lại không biết hỏi nàng hay sao?Chu Ðiên vừa cười vừa đáp:- Tất nhiên các người không thể nào kiếm ra được Triệu cô nương, còn Giáo chủ thì khỏi cần đi tìm kiếm cũng sẽ gặp được nàng vì Giáo chủ còn nợ nàng ta ba việc chưa làm, có khi nào một tiểu thư lợi hại như thế nói xong lại bỏ hay sao? Hì...Hì... cô nương ấy đẹp như hoa nở.Mọi người thấy y nói vậy đều phì cười nhưng cũng phải công nhận y nói rất đúng!Vô Kỵ thở dài, lên tiếng nói:- Tôi chỉ mong nàng nói ba điều đó ra ngay, rồi tôi sẽ tận lực làm cho xong. Bằng không suốt ngày cứ lo nghĩ tới chuyện ấy mà không biết nàng còn giở những trò quỷ quái gì ra nữa? Vừa rồi Bạch Ðại sư đưa ra ý kiến triệu tập thủ lãnh các nơi về tụ họp đại hội. Việc này có thể làm được lắm! Chẳng hay các vị nghĩ sao?Quần hào đồng thanh đáp:- Giáo chủ dạy rất phải, chúng ta cứ đợi chờ suông trên núi Võ Ðang này rất vô ích.Dương Tiêu cũng lên tiếng hỏi:- Giáo chủ định cho tụ họp ở đâu?Vô Kỵ ngẫm nghĩ giây lát rồi đáp:- Hôm nay may mắn được làm đại diện giáo chủ, bổn nhân thường nghĩ tới ân tình của hai nhân vật của Minh Giáo. Một người là y Tiên Hồ Thanh Ngưu Tiên sinh ở Hồ Ðiệp Cốc đã chết bởi Kim Hoa Bà Bà. Còn người thứ hai là Thường Ngộ Xuân đại ca không biết bây giờ ở đâu? Tôi muốn lần đại hội này của bổn giáo chúng ta nên họp ở Hồ Ðiệp Cốc ở Hoài Bắc.Chu Ðiên vỗ tay tán thành:- Hay lắm! hay lắm! Anh chàng thấy chết không chịu cứu năm xưa vẫn hằng ngày đấu khẩu với tôi luôn. Y là người rất tốt, y thấy chết không cứu nên lúc chết y mới không có ai cứu y, thật là báo ứng! Chu Ðiên tôi cũng muốn đến mộ y lạy mấy lạy.Quần hào cũng quyết định ba tháng sau vào ngày tết Trung thu, các thủ lãnh của Minh Giáo đều họp tại nhà của Hồ Thanh Ngưu trong Hồ Ðiệp Cốc ở Hoài Bắc.Sáng hôm sau Ngũ Hành Kỳ và Bạch Mi Giáo đều lần lượt xuống núi Võ Ðang, chia nhau đi các ngã để triệu tập thủ lãnh các nơi. Lúc ấy, cách tết Trung thu ba tháng, Vô Kỵ thấy Ðại Nham và Lợi Hanh chưa khỏi hẳn, chỉ sợ vết thương hai người đau lại thì công dã tràng xe cát nên chàng phải ở lại núi Võ Ðang. Trong nhàn rỗi chàng vẫn thỉnh giáo Trương Tam Phong về Thái Cực quyền kiếm. Nhất Tiếu, Doanh Ngọc, Nói Không Ðược vẫn tiếp tục đi khắp nơi để dò thăm tung tích của Triệu Minh, Dương Tiêu thừa lệnh của Giáo chủ, miễn cưỡng ở lại núi Võ đang, nhưng vì việc Hiểu Phù y rất ngượng với Lợi Hanh, nên ngày thường y chỉ đóng cửa đọc sách, không rời khỏi phòng.Trưa nọ, Vô Kỵ đến phòng Dương Tiêu bàn về việc đại hội ở Ðiệp Cốc. Chàng tuổi trẻ, ít học, bỗng phải gánh vác trọng trách nên lúc nào cũng lo ngại. Dương Tiêu là người thấu hiểu công việc của Minh Giáo, nên chàng mới giữ y lại làm cố vấn.Hai người trò chuyện một lát, Vô Kỵ thuận tay cầm cuốn sách để ở trên đầu bàn của Dương Tiêu, chàng thấy trên bìa cuốn sách đó đề: Minh Giáo lưu truyền Trung Thổ ký, Hạ khoảng đề là: "Ðệ tử Dương Tiêu Tả sử cùng soạn". Chàng thở dài và khen:- Dương Tả sứ quả thật là người văn võ toàn tài và cũng là một cột trụ của Minh Giáo nữa.Dương Tiêu vội cám ơn đáp:- Ða tạ Giáo chủ đã quá khen như vậy!Vô Kỵ giở cuốn sách đó ra đọc thấy trong sách gửi rằng:Minh Giáo truyền nhập Trung thổ từ đời Võ hậu nhà Ðường. Hồi bấy giờ người ba Tư tên Hốt Ða Ðáng cầm cuốn Tam Tôn Kinh của Minh Giáo vào triều Võ Hậu. Lúc ấy người Trung Hoa mới bắt đầu được đọc cuốn kinh điển đó, nhằm ngày hôm hai mươi chín tháng sáu, Ðường đại lịch Tân Niên. Ngôi chùa đầu tiên của Minh Giáo được xây dựng tại Lạc Dương trường An là chùa Ðại Vân Quang Minh. Sau đó ở các trọng tran như Thái Nguyên, Kinh Châu, Dương Châu, Hồng Châu và Việt Châu, v.v... đều có xây Ðại Vân Quang Minh tự. Nhưng đến năm Hội Xương Tam Niên, triều đình mới ra lệnh giết các giáo đồ của Minh Giáo. Vì vậy, thế lực của Minh Giáo mới suy đồi. Từ đó, Minh Giáo mới giáo hội bí mật thường bị ngăn cấm và bị các quan binh đàn áp.Muốn được sinh tồn, giáo chúng của Minh Giáo hành sự rất bí mật. Minh Giáo còn tên là Na Ni Giáo chữ Na có nghĩa là cờ tay lên trên cao nhưng bị người đời hiểu lầm và ghét hận nên mới sửa chữ Na thành chữ Ma là những ma quỷ, do đó người đời cứ gọi Minh Giáo là Ma Giáo.Vô Kỵ đọc tới đó, thở dài một tiếng và nói:- Dương Tả Sứ, tôn chỉ bổn giáo vốn dĩ là khử ác, hành thiện, hòa hợp Thích, Ðạo hai giáo, không có gì khác lạ hết. Nhưng không hiểu vì sao từ đời nhà Ðường tới giờ, bổn giáo cứ bị giết hại như thế?Dương Tiêu vội đỡ lời:- Vì Thích giáo, tuy phổ độ chúng sanh, nhưng tăng chúng xuất gia, ai nấy chăm chú vào việc tu hành, không lý tới việc đời. Về Ðạo giáo cũng vậy, còn bổn giáo thì chủ trương tụ tập dân lành bất cứ ai có việc gì nguy nan đau khổ, các giáo chúng đều hết sức ra tay tương trợ. hễ gặp nhân dân bị quan quân hà hiếp oan ức, giáo chúng bổn giáo thế nào cũng chống cự ngay. Vì vậy triều đình mới ghét hận bổn giáo!Chỉ có lúc nào quân binh của triều đình không hà hiếp lương dân và thổi hào ác bá không hoành hành, thì lúc bấy giờ bổn giáo mới hưng vượng thật sự!Dương Tiêu thấy Vô kỵ nói như vậy liền vỗ bàn một cái thật lớn rồi nói tiếp:- Lời nói của Giáo chủ thật đúng với tôn chỉ của bổn giáo.- Dương Tả sứ xem, liệu trên thiên hạ này, có được một ngày thái bình như thế không?- Không riêng gì tôi, ai ai cũng vậy, đều mong muốn có một ngày như thế. Ðời nhà Tống, Phương Liệp giáo chủ khởi cách mạng chỉ muốn các quan binh đừng đè nén lương dân thôi...Ðọc xong đoạn đó, Vô Kỵ ngưỡng mộ vô cùng, liền gấp cuốn sách lại nói tiếp:- Ðại trượng phu phải nên như vậy, tuy nhiên Phương giáo chủ đã tuẫn nạn nhưng dù sao cũng đã hành động oanh liệt!Sau đó Dương Tiêu lại chỉ vài việc khác cho Vô Kỵ xem. Vô Kỵ thở dài một tiếng, mà rằng:- Tả Sứ cho tôi mượn cuốn sách này đọc để tôi biết những di huấn và sự nghiệp của các vị tiền hiền!Dương Tiêu đáp:- Chúng tôi đang mong được Giáo chủ chỉ giáo.Vô Kỵ nhận quyển sách đó rồi nói tiếp:- Dư Tam sư bá và Lục Thúc đã khỏi nhiều rồi! Ngày mai chúng ta lên đường đi Hồ Ðiệp Cốc. Tôi còn một việc này, muốn bàn với Tả Sứ. Ðó là việc của em Bất Hối.Dương Tiêu tưởng chàng định nói với mình để cầu hôn, trong lòng mừng rỡ vô cùng, vội đáp:- Bất Hối được sống còn tới ngày nay là nhờ Giáo chủ ban ân! Cha con chúng tôi muốn trả ơn Giáo chủ đã lâu, không hiểu Giáo chủ định sai bảo điều gì. Nhưng bất cứ việc gì, Giáo chủ sai bảo chúng tôi cũng tuân theo ngay.Vô Kỵ liền đem chuyện Bất Hối nói rõ tâm sự cho mình hay kể lại cho Dương Tiêu nghe.Dương Tiêu ngạc nhiên vô cùng, ngẩn người ra giây lát mới trả lời được:- Tiểu nữ được Lục hiệp để ý tới, đó là một sự rất hân hạnh cho nhà họ Dương chúng tôi, nhưng tuổi của hai người chênh lệch nhau như vậy và vai vế lại...Nói tới đó y không sao nói tiếp được nữa, Vô Kỵ lại nói tiếp:- Hân Lục thúc chưa đầy bốn mươi, em Bất Hối gọi ông ta là thúc thúc, nhưng hai người không phải là chú cháu thực, cũng không phải là thầy trò. Bây giờ hai người đã tình đầu ý hiệp, nếu để cho hai người lấy nhau thì mối thù xưa sẽ hóa giải hết. Như vậy chả hay sao?Dương Tiêu vốn dĩ là một người rất khoáng đạt, thấy Vô Kỵ đề nghị như vậy y nghĩ thầm:- Bất Hối đã yêu Lợi Hanh có thể chuộc lại lỗi xưa cho mình và làm cho Minh Giáo với phái Võ Ðang trở nên thân mật .Nghĩ đoạn, y vái chào Vô Kỵ và đáp:- Giáo chủ đứng ra ngọc thành việc này đủ thấy giáo chủ lúc nào giáo chủ cũng quan tâm đến cha con chúng tôi. Thuộc hạ rất cám ơn Giáo chủ!Tối hôm đó, Vô Kỵ truyền tin mừng đó ra cho mọi người hay. Quần hào đều lần lượt vào mừng Lợi Hanh. Bất Hối thẹn thùng, núp trong phòng không dám ra ngoài.Tam Phong và Ðại Nham hay biết việc này, thoạt tiên cũng kinh ngạc, nhưng hai thầy trò nghĩ lại và mừng cho Lợi Hanh. Tam Phong hỏi Lục hiệp ngày cưới thì Lợi Hanh trả lời rằng:- Ðợi các đại sư ca về núi, con mới xin cử hành hôn lễ!Ngày hôm nay, Vô Kỵ cùng Dương Tiêu, Thiên Chính, Dã Vương, Thiết Quan Ðạo Nhân, Chu Ðiên và Tiểu Siêu các người từ biệt thầy trò Trương Tam Phong lên đường đi về phía hoài Bắc, còn Bất Hối ở lại Võ Ðang hầu hạ Lợi Hanh.Vô Kỵ và các thuộc hạ, ngày đi đêm nghỉ, tiến thẳng về phía Ðông Bắc. Suốt dọc đường, quần hào thấy ruộng nương bỏ hoang, nhân dân đói rách. Xưa kia những khu vực ven bể đều là những nơi trù mật, sung túc, nhưng giờ đây đi tới đâu cũng thấy những kẻ đói chết đầy dẫy, la liệt! Quần hào trông thấy thảm cảnh đó đều buồn lòng.Quần hào đi tới giới Bài Tập, cách Hồ Ðiệp Cốc không xa, bỗng nghe phía trước có tiếng hò reo chém giết chấn động cả một góc trời. Khi tới gần mấy người mới hay có hai đội binh mã đang kịch chiến. Quần hào phóng ngựa xuyên qua khu rừng rãm, thấy hơn nghìn quân Mông Cổ, chia làm tả hữu hai bên đang tấn công sơn trại.Trên sơn trại có một lá cờ, vẽ một ngọn lửa đỏ thật lớn đang bay phất phới. Cờ đó chính là cờ của Minh Giáo! Vì số người trong trại quá ít nên dần dấn càng tỏ ra cầm cự không nổi! Tuy vậy người trong sơn trại vẫn hăng hái chống cự chứ không chịu khuất phục!Quân Mông Cổ bắn tên bay như mưa, thì hò reo quát bảo:- Phản tặc Ma Giáo! Có mau ra đầu hàng không?Chu Ðiên vội hỏi Vô Kỵ rằng:- Thưa Giáo chủ! Chúng ta tiến lên tấn công chứ?Vô Kỵ đáp:- Cũng được! Chúng ta hãy giết chết tụi quan quân chỉ huy trước!Dương Tiêu, Thiên Chính, dã Vương, Thiết Quan Ðạo Nhân , Chu Ðiên năm người vâng lệnh, xông đến tấn công thẳng vào mặt trận. Hai tên Bách Phu trưởng bị chém rụng đầu trước, tiếp theo tên Liên Phu trưởng bị Dã Vương chém chết. Quân Nguyên như rắn không đầu, hàng ngũ loạn xạ ngay! Người trong sơn trại thấy có cứu viện tới giúp mình liền lớn tiếng hoan hô. Tiếp theo đó, cửa trại mở rộng. Một tráng sĩ áo đen, tay cầm xà mâu tiến ra trước lính Nguyên gặp phải người đó là bị giết chết ngay.Trước sau bị tấn công, quân Nguyên hoảng sợ vô cùng, liền bỏ chạy tán loạn. Quần hào thấy vị tráng sĩ đó oai phong lầm lẫm, trông như một vị thiên thần, đều tắc lưỡi khen ngợi:- Thực là một vị anh hùng tướng quân!Lúc ấy Vô Kỵ đã trông thấy rõ mặt tráng sĩ nọ mới hay người đó chính là Thường Ngộ Xuân đại ca mà chàng vẫn nhớ nhung.Vị tráng sĩ đó đang mải giết giặc, nên chàng không tiện lên tiếng kiến vội. Người của Minh Giáo đánh quân Nguyên một hồi, đã giết chết năm sáu trăm tên giặc, còn một số ít cắm đầu ù té chạy hết! Ngộ Xuân giơ ngang cây xà mâu, cả cười một hồi rồi lớn tiếng hỏi:- Chẳng hay các huynh đệ lộ quân nào tơi tương trợ thế? Thường mỗ cám ơn vô cùng!Vô Kỵ lớn tiếng đáp:- Thường đại ca! Tiểu đệ nhớ đại ca lắm!Nói xong, chàng nhảy xổ lại, nắm chặt lấy hai tay của tráng sĩ nọ.Ngộ Xuân vội quỳ xuống vái lạy và nói:- Giáo chủ huynh đệ! Tôi là đại ca nhưng là hy thuộc của Giáo chủ, thật tôi không biết phải nói sao nữa!Thì ra Ngộ Xuân là bộ hạ của Cự Mộc Kỳ trong Ngũ hành Kỳ. Vô Kỵ được làm Giáo chủ như thế nào, Ngộ Xuân cũng đã nghe Chưởng Kỳ Sứ kể cho hay rồi nên mấy ngày qua, chàng ngày đêm đợi chờ Vô Kỵ tới nơi . Ngờ đâu quân Nguyên bỗng tới vây đánh, chẳng thấy bên mình người ít kẻ địch thì nhiều, chàng định làm ra vẻ bại để dụ quân Nguyên vào trong trại rồi mới đóng kín cửa trại lại mà tiêu diệt kẻ thù. Nhưng Vô Kỵ đột nhiên tới cứu viện. Chàng liền thừa thế mở cửa trại xông ra chém giết quân địch. Ðịa vị của chàng trong Minh Giáo không cao lắm, nên chàng phải vái chào Dương Tiêu, Thiên Chính các người. Quần hào thấy chàng là anh em kết nghĩa của Giáo chủ nên ai cũng coi chàng ngang hàng với mình vậy!Ngộ Xuân mời quần hào vào trong sơn trại, giết bò giết dê, thết tiệc khoản đãi. Vô Kỵ hỏi Ngộ Xuân tại sao lại làm giặc ở nơi đây như vậy?Chàng ta liền cho Vô Kỵ hay là vì mấy năm gần đây, Hoài Nam, Hoài Bắc hạn hán luôn luôn, dân chúng khổ sở khôn tả, chàng cũng không có gì để sinh sống mới tụ họp một bọn anh em, làm lục lâm hảo hán để đi ăn cướp. Nhờ vậy đỡ khổ hơn lúc làm thường dân! Chàng cùng các anh em cướp được vàng bạc châu báu liền đem đi chẩn tế cho dân nghèo. Quân Nguyên đã đến vây đánh mấy lần mà không làm gì nổi chàng.Mọi người trong sơn trại nghỉ ngơi một đêm, ngày hôm sau liền cùng Ngộ Xuân tiến thẳng vể phía Bắc.Mấy ngày hôm sau, mọi người đã tới Hồ Ðiệp Cốc, giáo chúng hay tin Giáo chủ đã đến, mọi người ai nấy đều xếp thành hàng dài ra tận ngoài cửa Cốc nghênh đón. Lúc ấy Cự Mộc Kỳ đã xây rất nhiều nhà gỗ, nhà lá trong Hồ Ðiệp Cốc cho giáo chúng ở. Nhất Tiếu, Doanh Ngọc, Nói Không Ðược cũng lần lượt tới. Vô Kỵ tiếp kiến giáo chúng xong, liền cho sửa soạn những lễ vật ra tế mộ vợ chồng Thanh Ngưu và Hiểu Phù.Chỉ còn ba ngày nữa là tết Trung Thu, giữa Hồ Ðiệp Cốc xây một cái đài thật cao. Trước đài, lửa cháy rực trời! Vô Kỵ bước lên đài, tuyên bố ý kiến phản Nguyên cho các giáo chúng hay. Tiếp theo chàng còn ban bố giáo quy, ra lệnh cho giáo chúng từ nay trở đi phải tuân theo tôn chỉ hành thiện khử ác, trừ bạo an lương. Các hương chủ đều hoan hô vang động một góc trời. Mỗi người thắp một bó nhang, thể tuân theo lệnh chỉ của Giáo chủ.Ngày hôm đó, lửa đuốc và ánh sáng của nến làm rạng rỡ Ðiệp Cốc, khói hương nghi ngút tựa như sương mù. Cuộc tuyên thệ của Minh Giáo không hồi nào lừng lẫy bằng hồi này. Các giáo chúng lớn tuổi, thấy cảnh tượng hưng vượng như vậy, ai nấy đều mừng rỡ.Vô Kỵ lại tuyên thệ rằng:- Bổn giáo từ ngày thành lập tới giờ, đời nào cũng cấm ăn thịt uống rượu nhưng nay đang lúc tai nạn này có quyền được gặp thứ gì ăn thứ nấy! Việc phải làm của chúng ta ngày nay là đuổi quân Thát Ðát ra khỏi bờ cõi. Nếu các anh em ăn chay thì hơi sức đâu mà chống chọi với kẻ địch.Tối hôm đó trong Hồ Ðiệp Cốc trăng sáng như ban ngày, mấy nghìn giáo chúng vui vẻ nhậu nhẹt cho tới lúc mặt trời mọc mới tan bữa tiệc.Ngày hôm sau mọi người ngủ cho tới giữa ngọ mới thức dậy. Vô Kỵ đang rửa mặt bỗng thấy thuộc hạ giáo chúng vào bẩm rằng:- Chu Nguyên Chương, Từ Ðạt các người thuộc hạ của Hồng Thủy Kỳ xin vào yết kiến!Vô Kỵ cả mừng, thân hành ra tận ngoài cửa nghênh đón. Nguyên Chương, Từ Ðạt dẫn Thanh Hòa, Ðặng Dư, Hoa Vân, Ngô Lương các người cung kính đứng chầu chực sẳn ngoài cửa. Bọn họ vừa thấy Vô Kỵ ra liền cúi mình hành lễ và đồng thanh lên tiếng chào:- Tham kiến Giáo chủ!Vô Kỵ thường nhớ đến ơn của Từ Ðạt, nên vừa trông thấy đã mừng rỡ! Chàng vội đáp lễ, tay trái dắt Nguyên Chương, tay phải dắt Từ Ðạt cùng đi thẳng vào nhà. Chàng mời mọi người ngồi. Trước khi ngồi mọi người đều phải cáo tội.Lúc này Nguyên Chương đã hoàn tục, không mặc hòa thượng như trước nữa.Nguyên Chương lên tiếng trước:- Thuộc hạ chúng tôi thừa lệnh của Giáo chủ, tới Hồ Ðiệp Cốc này, đáng lẽ phải đến từ trước, nhưng giữa đường gặp một việc rất lạ lùng, chúng tôi liền theo dõi để tra cứu nên mới tới chậm! Xin Giáo chủ thứ tội cho!Vô Kỵ đáp:- Chẳng hay quý vị gặp sự chẳng hay gì thế?Nguyên Chương đáp:- Hồi thượng tuần tháng sáu, chúng tôi nhận được lệnh chỉ của Giáo chủ, tất cả anh em đều mừng rỡ vô cùng! Anh em chúng tôi bàn nên đem lễ vật đến để mừng Giáo chủ mới phải! Nhưng chỗ chúng tôi ở là Hoài Bắc bị hạn hán luôn luôn, không có vật gì khả dĩ gọi là xứng đáng làm lễ vật mừng Giáo chủ. May thay cách Hội kỳ còn xa, anh em chúng tôi mới quyết định đi Sơn Ðông một phen. Chúng tôi sợ sơn binh nơi đó nhận được mặt, mới giả làm phu khiêng và phu xe. Hạ thuộc làm đầu nậu của tất cả anh em.Hôm đó đi tới Qui Ðức Phủ của tỉnh Hải Nam gặp mấy người khách miền Tây mướn chúng tôi khuân vác hành lý cho họ đi Hà Trạch tỉnh Sơn Ðông.Trong lúc đi đường bỗng có một người đuổi theo cướp giựt đồ đạc của chúng tôi khuân vác. Bọn chúng có vẻ hung ác lắm! Ðuổi những người khách trên xe chúng tôi xuống đất hết và bảo chúng tôi chờ và khuân vác những khách khác. Lúc ấy chú em họ Hoa rất nóng tính, liền cãi vã với bọn người nọ. Chú Từ Ðạt đưa mắt ra hiệu bảo chú Hoa Vân hãy nhận xét kỹ đối phương đã rồi sẽ ra aty cũng chưa muộn!Bọn người nọ dồn chín chiếc xe của chúng tôi vào trong một eo núi, nơi ấy có mười mấy cái xe khác đợi sẳn. Những người ngồi dưới đất cạnh những chiềc xe đò đều là hòa thượng.Vô Kỵ vội hỏi:- Ðều là hòa thượng ư?Nguyên Chương đáp:- Vâng! Những hòa thượng đều rầu rĩ ngồi cúi gầm đầu xuống uể oải như không còn lấy một chút hơi sức nào cả. Nhưng trong bọn hòa thượng đó có vài người Thái Dương Huyệt ồ cao, thân hình vạm vỡ, trông oai hùng lắm, chứ không phải là người tầm thường! Chú Từ Ðạt liền rỉ tai nói với tôi rằng:- Những hòa thượng này đều là những người có võ công rất cao siêu!Bọn người hung ác kia liền bảo những người hòa thượng đó leo cả lên xe ngồi, rồi chúng bắt chúng tôi đẩy xe và khuân hành lý cho chúng đi về phía Bắc. Chúng tôi đoán chắc bên trong thế nào cũng có chuyện gì rất kỳ lạ cho nên mới ngấm ngầm dặn nhau phải cẩn thận đề phòng, chớ có để cho chúng biết rõ tông tích của mình! Suốt dọc đường chúng tôi để ý lời nói của bọn người hung ác nhưng chùng thần bí lắm! Ở trước mặt chùng tôi, chúng không hề thốt ra nửa lời. Sau chú Ngô Lương nửa đêm lẻn tới trước cửa sổ nghe trộm, nhưng nghe liền bốn năm đêm mới hay biết được một chút xíu. Thì ra bọn hòa thượng đó đều là cao tăng của phái Thiếu Lâm ở Tung Sơn.Vô Kỵ đã đoán ra được mấy phần trăm mà vẫn còn thất thanh kêu "ủa" một tiếng.Nguyên Chương lại nói tiếp:- Chú Ngô Lương lại nghe thấy một người nói: Chủ nhân chúng ta giỏi mưu cơ thật. Khiến ai cũng bái phục, hiện giờ cao thủ của sáu đại môn phái như Thiếu Lâm, Võ Ðang chẳng hạn... đều bị lọt vào tay của chủ nhân, thử hỏi từ xưa có ai làm được vậy không?Lại có một người nữa xen lời nói: Như vậy vẫn chưa phải là kỳ lạ, còn mưu kế nhất tiễn song điểu mới thật là kỳ lạ. Chủ nhân xử dụng kế đó làm cho các ma đầu của Ma Giáo đều bị liên can vào trong vụ này!Chúng tôi bảy người giả bộ đi đại tiện ở trong cầu tiêu để lén bàn tán với nhau. Chúng tôi thấy việc này có liên can đến bổn giáo nên ai nấy đồng lòng điều tra vụ này cho ra manh mối để về thưa cùng giáo chủ hay.Vô Kỵ xen lời nói:- Quý vị nói rất phải.Nguyên Chương lại nói tiếp:- Bọn chúng ra lệnh cho đi thẳng về phía Bắc. Chú Thang Hoa và chú Ðặng Dư giả bộ đánh nhau vì tranh cướp năm chỉ bạc. Cả hai làm như chẳng biết võ công gì hết, trông thật tức cười. Bọn hung ác kia cũng vỗ tay cả cười. Từ đó trở đi, chúng không nghi ngờ chúng tôi nữa. Anh em chúng tôi gọi chúng là quan lớn và đối với chúng rất cung kính, nên chúng rất khoái chí và thêm tin cậy chúng tôi. Giữa đường, chú Ngô Chinh định ra tay hạ chúng, để cứu bọn hòa thượng của phái Thiếu Lâm, nhưng sau chúng tôi nghĩ lại: "Trước khi chưa biết lai lịch của chúng ra sao và thấy bọn chúng tên nào cũng khôn ngoan. võ công lại cao siêu, nếu ra tay mà không hạ nổi chúng, có phải bứt dây động rừng, lỡ hết đại sự không? ". Cho nên, chúng tôi không dám ra tay vội.Khi đi tới phủ Hà Giang, chúng tôi gặp sáu cái xe lớn, cũng có người áp giải. Người ngồi trong xe đều là những người tục. Lúc ăn cơm chúng tôi nghe thấy một nhà sư Thiếu Lâm gật đầu chào hỏi một người đứng tuổi trong bọn tân khách kia rằng:- Tống đại hiệp cũng tới đây à?Vô Kỵ vội đứng dậy hỏi:- Người mà hòa thượng gọi là Tống Ðại hiệp hình dáng như thế nào?Nguyên Chương đáp:- Người đó vừa gầy vừa cao, tuổi trạc năm mươi, để râu ba chòm, mặt mũi trông thanh nhã lắm.Thấy Nguyên Chương mô tả như vậy, Vô Kỵ đoán chắc là Viễn Kiều chứ không sai. Chàng mừng rỡ vô cùng. Chàng lại hỏi và mặt mũi của những người khác. Nguyên Chương liền tả hết hình dáng và mặt mũi những người kia cho chàng hay. Chàng biết chắc nhữn gngười đó là Dư Liên Châu, Trương Tòng Khê, Mạc Thanh Cốc rồi.Chàng lại hỏi tiếp:- Những vị ấy có thương không? Và có bị đeo xiềng xích không?- Không thấy họ đeo xiềng xích và cũng không thấy bị thương gì cả. Họ ăn cơm nói chuyện như người thường vậy, chứ không có điều gì khác lạ hết. Riêng có một điều là người nào cũng vậy, chứ không chứ không điều là ngưới nào cũng vậy, tinh thần uể oải, bước đi yếu ớt, như người đau nặng mới khỏi vậy. Tống Ðại hiệp thấy hòa thường của phái Thiếu Lâm hỏi như vậy chỉ gượng cười chứ không trả lời. Nhà sư ấy định hỏi gì thêm nữa nhưng người áp giải đã chạy tới kéo nhà sư ra đằng xa. Từ đó trở đi, bọn chúng không cho hai nhóm người gần nhau, nên chúng tôi không được gặp lại bọn Tống đại hiệp. Mùng ba tháng bảy, chúng tôi đã chở các nhà sư tới Ðại Ðô.Vô Kỵ lại hỏi:- Chở tới Ðại Ðô ư? Như vậy, chính triều đình đã hạ độc thử rồi. Sau rồi thế nào nữa?- Thế rồi, bọn chúng lại bắt chúng tôi đem bọn hòa thượng kia tới một ngôi chùa lớn ở Tây Vực, và bắt chúng tôi ngủ luôn tại chùa tại...- Chùa ấy là chùa gì?- Chúng tôi thấy tấm bảng treo ở trên cửa chùa để Vạn Pháp Tự. Tôi chỉ ngẩng lên tấm bảng ấy một cái đã bị một tên hung thần quất ngay cho một roi liền. Ðêm hôm ấy, anh em chúng tôi bàn tán với nhau, đoán chắc bọn chúng thế nào cũng bị giết hết chúng tôi để khỏi tiết lộ bí mật ấy ra bên ngoài, chờ tới lúc đêm khuya canh vắng chúng tôi vội lẻn chạy ngay.- Bọn chúng có biết không? va có đuổi theo rượt bắt quý vị không?Thanh hòa mỉm cười, xen lời đáp:- Chu Ðại ca đã đoán ra trước, chúng thế nào cũng đuổi theo rượt bắt, nên trước khi đào tẩu, Chu Ðại ca phải xếp đặt một kế hoạch để đối phó với bọn chúng. Chúng tôi đi tới tiệm cho thuê xe gần đó, bắt luôn bảy tên phu xe, đem vào trong chùa, lột hết quần áo của chúng để mặc vào người mình cho chúng mặc lại quần áo của chúng tôi, rồi chúng tôi giết cả bảy tên ấy một lúc bằm nát mặt bọn chúng để bọn hung thần khỏi nhận ra là ai. Lúc ấy chúng tôi mới yên tâm đào tẩu. Khi ra tới sân ngoài, chúng tôi lại hạ thủ nốt mấy tên phu xe của chúng tôi và rải rắc tiền bạc ra khắp sân, làm như hai bọn tranh giành tiền bạc mà tự chém giết nhau vậy, bọn hung thần có trở về chùa cũng không thể nào biết rõ sự thật được.Thấy Thanh hòa kể lại câu chuyện quá tàn nhẫn như vậy.Vô Kỵ kinh hãi thầm và thấy chỉ có một mình Từ Ðạt là có vẻ ăn năn thôi. Còn Ðặng Dư tỏ vẻ sượng sùng, Thanh hòa ra vẻ khoái chí và tự đắc, Nguyên Chương thì thản nhiên như không vậy.Vô Kỵ nghĩ thầm:- Thủ đoạn của người này ác độc lắm. Quả thật là một nhân vật lợi hại .Nghĩ đoạn chàng liền bảo Nguyên Chương rằng:- Kế ấy của Chu Ðại ca tuy thần diệu thật, nhưng từ giờ trở đi chúng ta không nên giết bừa bãi người lương thiện như thế.Bọn Chu Nguyên Chương thấy Giáo chủ huấn thị như vậy đều đứng dậy vái chào và đáp:- Chúng tôi xin tuân lịnh chỉ của giáo chủ.Vô Kỵ lại nói tiếp:- Chu Ðại ca và sáu vị anh em tìm ra được tung tích các cao thủ của Thiếu Lâm và Thiếu Lâm, công này lớn lắm! Bây giờ chúng ta phải xếp đặt việc khởi nghĩa chống quân Nguyên trước. Xong rồi, mới cùng đi Ðại Ðô cứu viện các cao thủ của hai môn phái đó.Tối hôm đó, Vô Kỵ đại hội giáo chúng đốt lửa thắp nhang cho tất cả anh em tuyên thệ về việc khởi nghĩa diệt quân Nguyên.Vô Kỵ nói:- Khởi sự đánh đuổi quân Nguyên, chúng ta phải ra tay đánh một lúc để quân Nguyên không biết phải cứu viện nơi nào. Như vậy đại sự của chúng ta mới có thể thành công được.Phương sách diệt Nguyên của Minh Giáo như sau:"Giáo chủ Trương Vô Kỵ thống lãnh Quang Minh Tả sứ Dương Tiêu và Thanh Dực Bức Vương Vi Nhất Tiếu trấn giữ Tổng đàn, làm thống soái cho toàn giáo, Bạch Mi Ma Vương Hân Thiên Chính thống lãnh giáo chúng của Bạch Mi Kỳ khởi sự ở vùng Giang Nam. Chu Nguyên Chương, Từ Ðạt, Thanh Hòa, Ðặng Dư, Hoa Vân Ngô Lương và Ngô Chinh hội cùng nhân mã trong trại của Thường Ngộ Xuân và Quách Tử Hưng, Tôn Ðức Nhai khởi sự tại hoài Bắc, hoài Châu, hòa thượng Túi vải Nói Không Ðược thống lãnh Hân Sơn Ðồng, Lưu Phúc Thông, Ðỗ Tuân Ðạo, La Văn Tố, Thịnh Văn Út, Vương Hiển Chung và Hàn Giao Nhi khởi sự ở Hà Nam, Vinh Xuyên, Bàng Doanh Ngọc thống lãnh Từ Chu Huy, Chu Phổ Phượng và Minh Ngũ khởi sự tại các châu phủ thuộc tỉnh Giang Tây, Thiết Quan Ðạo Nhân thống lãnh bộ Tam Vương và Mạnh Hải Mã khởi sự ở Kinh Tương, Chu Ðiên thống lãnh Chi Mã Lý và Triệu Quân Dụng khởi sự ở vùng Từ Châu, Lãnh Thiêm họp cùng giáo chúng Tây Vực, chặn đường cứu binh của Mông Cổ, Ngũ Hành Kỳ nghe lệnh điều khiển của Tổng đàn, hễ nơi nào nguy cấp thì tới cứu viện."Phương sách đó là do Dương Tiêu thảo hoạch trước, rồi đưa Vô Kỵ bàn tính và quyết định. Sau cùng, Vô Kỵ mới đem ra đọc cho mọi người nghe. Giáo chúng hoan nghênh như sấm động.Vô Kỵ nói tiếp:- Với lực lượng của bổn giáo khó mà lay chuyển được cơ nghiệp gần trăm năm của nhà Nguyên. Vậy ta phải liên kết với các anh hùng hào kiệt khắp thiên hạ mới mong thành công được.Hiện giờ, các cao thủ trong võ lâm đa số bị triều đình Nguyên bắt giữ nên Tổng đàn chúng ta đang nghĩ cách cứu các cao thủ đó. Từ ngày mai trở đi, anh em chúng ta sẽ tản mác ra bốn phương, nhưng bất cứ ai gặp quân Mông Cổ là phải ra tay chém giết chúng liền. Các anh em cần phải coi trọng nghĩa khí, để đại sự lên trên, chớ vì quyền lợi mà giết hại lẫn nhau. Nếu ai bất nghĩa, Tổng đàn quyết không dung.Mọi người đều đồng thanh:- Chúng tôi xin tuân lệnh giáo chủ.Sáng hôm sau, các lộ giáo chúng đều lần lượt đến cáo lộ Vô Kỵ. Ngọn lửa thánh bốc cao, một người cao lớn tiếng đọc mấy câu như sau:- Ðốt cháy thân tàn của ta, ngọn lửa thánh đang cháy hồng. Ta sống chả thấy sung sướng nào chỉ biết hành thiện trừ ác, tiến thẳng lên con đường quanh mình, hỉ lạc. Bi sầu sẽ trở về với cát bụi. Có ai thương ta đậu trong lúc thiên hạ đầy dẫy sầu đau, hoạn nạn!Người đó vừa dứt lời mọi người đều đồng thanh nói lại những câu đó.Tất cả giáo chúng đều lần lượt tới trước Vô Kỵ vái chào rồi đi thẳng, không ai quay đầu lại nhìn cả.Tất cả các người ở các nơi tới, bây giờ lại trở về chỗ cũ. Hồ Ðiệp Cốc trở lại yên tĩnh như xưa. Chỉ còn lại bọn Dương Tiêu, Nhất Tiếu và bọn Nguyên Chương ở lại với Vô Kỵ thôi.Mọi người đều hỏi rõ chùa Vạn Pháp ở đâu và hình dáng của bọn người hung ác như thế nào.Vô Kỵ liền nói:- Chu Ðại ca! Hiện giờ gần nơi đây đang loạn lạc, đại ca không nên bỏ lỡ dịp may này, mau thống lãnh anh em khởi sự tức thì. Ðại ca khỏi phải đi với chúng tôi lên Ðại Ðô nữa. Chúng ta tạm biệt ở đây.Nguyên Chương, Từ Ðạt, Thường Ngộ Xuân đều đáp:- Phen này, mong Giáo chủ thành công. Thuộc hạ chúng tôi xin chúc phúc giáo chủ.Mấy người tạm biệt Vô Kỵ rời Hồ Ðiệp Cốc.Chờ bọn Nguyên Chương đi khỏi, Vô Kỵ nói với tả hữu:- Chúng ta cũng phải lên đường ngay. Tiểu Siêu, cô bị đeo xiềng xích như vậy rất bất tiện trong lúc đi đường, cô nên nán lại đây chờ chúng thì hơn.Tuy không bằng lòng, Tiểu Siêu vẫn phải nhận lời, nàng tiễn Vô Kỵ ra tận ngoài Hô Ðiệp Cốc mà lòng vẫn quyến luyến.Vô Kỵ an ủi:- Tiểu Siêu quay trở về đi.Tiểu Siêu hỏi:- Chẳng hay tướng công tới Ðại Ðô có định gặp Triệu cô nương không?- Ðiều này tôi không dám nói trước.- Nếu tướng công gặp cô ta, làm ơn yêu cầu cô ta giúp tôi một việc này nhé?- Tiểu Siêu có việc gì yêu cầu cô ấy thế?Tiểu Siêu giơ thẳng hai cánh tay rồi đáp:- Tướng công hỏi Triệu cô nương mượn Thanh Ỷ Kiếm để chặt đứt xiềng xích này cho tôi. Bằng không tôi sẽ mất tự do suốt đời.Thấy thái độ của nàng rất đáng thương. Vô Kỵ không nỡ trái ý nàng vội đáp:- Tôi chỉ e cô ta không cho mượn thanh bảo kiếm ấy đem về đây xa xôi như vậy.- Nếu vậy... chi bằng tướng công đem tôi đi tới trước mặt nàng nhờ nàng dùng kiếm chém cho một nhát, như vậy có phải là hơn không?Vô Kỵ vừa cười vừa tiếp:- Nói đi nói lại chẳng qua Tiểu Siêu muốn theo chúng tôi đi lên Ðại Ðô. Dương Tả sứ thử tính xem chúng ta có thể đem nàng đi theo được không?Dương Tiêu biết Vô Kỵ nói như vậy là đã có y đem theo Tiểu Siêu đi theo, nên vội đáp:- Ðưa cô ta đi theo cũng không sao, đồng thời có người hầu hạ cơm nước cho Giáo chủ, như vậy cũng có ích lợi lắm. Nhưng phải nỗi xiềng xích kêu long koong, dễ làm cho người ta chú ý tới. Hay là bảo cô ta giả đau ốm, cứ ngồi yên trên xe, đừng có ló mặt ra và cũng đừng đi lại mới được.Tiểu Siêu ca mừng:- Cám ơn tướng công, cám ơn Dương Tả sứ.Trưa ngày hôm đó, ba ngựa một xe tiến thẳng về phía Bắc. Suốt dọc đường không có chuyện gì xảy ra hết. Không bao lâu, mọi người đã lên tới Bắc Kinh đô thành của triều đình. Vừa vào tới cổng thành, Vô Kỵ và những người đã thấy những người đi lại trong thành đa số là những kẻ mắt xanh tóc vàng. Bọn Vô Kỵ bốn người đi đến Tây Thành, vào trọ một khách điếm. Dương Tiêu giả vờ làm một đại phú thương tiêu xài rất rộng rãi. Y bảo phổ ky phục địch chu đáo. Dương Tiêu hỏi phổ ky về những phong cảnh cổ tích, những miễu hay chùa viện?Tên phổ ky trả lời:- Ở phía Tây thành này chỉ có chùa Vạn Pháp là lớn nhất. Trong chùa có ba tượng Phật bằng đồng cao lớn. Có lẽ khách quan đi khắp thiên hạ cũng không sao kiếm ra được pho tượng nào to lớn như vậy.Mấy vị đến chùa chiêm ngưỡng. À quên, không may cho quý vị, mấy tháng trước đây bỗng có một vị Phật ở Tây Phiên tới ở, nên chùa đó cấm người ngoài đến thăm viếng.Dương Tiêu lại hỏi tiếp:- Trong chùa có Phiên tăng ở, chúng tôi đến thăm viếng, có việc gì đến họ đâu?Tiểu nhị lắc đầu lè lưỡi, ngó nhìn chung quanh rồi mới khẽ đáp:- Khách quan mới đến kinh thành nên chưa hiểu rõ đấy thôi. Không phải tiểu nhân lắm miệng và dọa nạt quý vị đâu, sự thật, những Phiên tăng đó hễ thấy có người lạ là đánh liền. Họ muốn giết người cũng không ai dám nói nửa lời, hễ thấy đàn bà đẹp đi qua là họ bắt luôn vào trong chùa. Tiểu nhân nghe nói đó là thánh chỉ, cho nên họ tự do hành động như vậy, và không ai dám bén mảng tới chùa đó nữa.Phiên tăng ở Tây vực ỷ thế lực của người Mông Cổ, ngang tàng vô cùng, chuyên môn hà hiếp người Hán. Việc này Dương Tiêu biết đã lâu, nhưng mọi người không ngờ ở kinh thành này mà chúng cũng dám làm như thế. Biết vậy, Dương Tiêu không hỏi thêm nữa.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 64
Dụng Tâm Hiểm Ác
Cơm chiều xong, mọi người đóng cửa phòng nghỉ ngơi. Chờ đến canh hai, Vô Kỵ, Dương Tiêu, Nhất Tiếu, xuyên qua cửa sổ ra bên ngoài và tiến thẳng về phía Tây.Chùa Vạn Pháp cao chừng bốn từng, phía sau chùa có cái tháp chín từng. Ðứng phía xa cũng có thể thấy được cái tháp đó. Vô Kỵ, Dương Tiêu, Nhất Tiếu giở khinh công ra, chỉ thoáng cái đã tới chùa rồi. Ba người dùng tay ra hiệu cùng chạy vòng sang phía trái định leo lên bảo tháp đứng trên cao nhìn xuống xem tình hình trong chùa. Ngờ đâu ba người chưa tới gần đã thấy trên tháp có bóng người thấp thoáng. Lúc này, ba người mới hay từng tháp nào cũng có người đi lại tuần tiễu. Dưới chân tháp lại có hai chục người canh gác nữa. Ba người thấy vậy vừa kinh hãi vừa mừng rỡ. Vì biết bảo tháp có người canh gác nghiêm mật như vậy, muốn cứu những tay cao thủ kia ra không phải là việc dễ! Ba người lẳng lặng rút lui.Ba người đi được vài chục bước, đột nhiên thấy từng thứ sáu của bảo tháp có ánh sáng ló ra và thấy thấy có tám chín người tay cầm đuốc chiếu soi khắp nơi rồi chúng lại xuống từng thứ năm thứ tư cho đến từng cuối cùng, chúng cũng chiếu rọi như thế. Chiếu xong bọn người đó liền đi thẳng ra ngoài chùa. Dương Tiêu vội giơ tay ra hiệu, rồi ba người từ từ đi tới gần. Phía sau chùa trồng rất nhiều cây cổ thụ cao chọc trời, ba người vội ẩn thân sau những cây to lớn, hễ nghe có tiếng động là ba người chạy lên mấy trượng ngay. Ba người biết trong chùa Vạn Pháp này có rất nhiều tay cao thủ. Tuy có khinh công cao siêu như thế, ba người vẫn sợ đối thủ hay biết nên cứ phải đợi có cành lá rơi mới dám tiến lên một vài chục bước!Nhờ có ánh sáng của những bó đuốc, ba người đã trông thấy rõ bọn người kia đều ăn mặc áo bào màu vàng, tay cầm khí giới, đang áp tải một ông già mặc áo bào rộng. Người đó ngẫu nhiên quay đầu lại, Vô Kỵ nhận ngay ra là Thiết Cầm Tiên sinh Hà Thái Sung, trưởng môn phái Côn Luân. Chàng giật mình kinh hãi, nghĩ thầm:- Thế ra Hà Thái Sung cũng bị giam giữ ở đây ư? Bọn người kia tiến thẳng vào phía sau chùa Vạn Pháp. Ba người thấy chung quanh quả thật không còn có một bóng người nào nữa, mới dám lẻn theo cửa sau mà đi thẳng vào trong chùa.Trong chùa rất rộng lớn, có nhiều phòng xá qui mô không khác gì chùa Thiếu Lâm! Phòng xá nào cũng tối om, riêng có toà đại diện ở giữa là có ánh sáng đèn mà thôi! Ba người đoán chắc Thái Sung bị áp giải đến chỗ có ánh sáng đèn đó, liền rón rén tiến đến đại điện. Vô Kỵ nằm phục xuống đất ngó qua khe cửa bên dưới nhìn vào trong điện. Dương Tiêu và Nhất Tiếu đứng hai bên tả hữu canh gác cho chàng phòng người đánh lén.Nhìn mãi, Vô Kỵ mới nhìn thấy được nửa người dưới của Thái Sung, còn trong điện có ai nữa thì chàng không sao trông thấy.Chàng nghe tiếng Thái Sung hậm hực nói:- Ta đã bị sa vào gian kế của các ngươi, bây giờ các ngươi muốn chém muốn giết thì cứ việc ra tay đi! Còn các ngươi muốn ta làm chó săn cho triều đình thì ta chịu chết chứ không chịu nhục đâu! Các ngươi đừng có mất công dụ dỗ ta nữa!Thấy Thái Sung nói cứng như vậy, Vô Kỵ cũng gật đầu khen ngợi và nghĩ thầm:- Hà tiên sinh đây tuy không thể gọi là chính nhân quân tử được nhưng đến lúc nguy nan này mà y vẫn còn giữ được thái độ như thế quả thật hiếm có! Y vẫn không làm mất tôn nghiêm một người trưởng môn của phái lớn!Chàng lại nghe một người đàn ông lạnh lùng nói:- Bạn cứ cố chấp như vậy, chủ nhân của tôi cũng không miễn cưỡng đâu! Luật lệ nơi đây như thế nào chắc bạn cũng đã dư biết.Thái Sung đáp:- Dù mười ngón tay của ta có bị chém gãy ta cũng không chịu đầu hàng!- Cũng được, để tôi nói lại một lần nữa cho bạn nghe, nếu bạn thắng được ba chúng tôi thì chúng tôi sẽ tha cho bạn ngay. Nếu bạn thua thì chúng tôi chặt gãy một ngón tay của bạn, rồi giam giữ bạn trong một tháng. Lúc ấy sẽ hỏi bạn có chịu đầu hàng hay không?- Ta đã bị chặt hai ngón tay rồi, bây giờ có bị chặt gãy một ngón nữa cũng không sao! Ðưa kiếm cho ta!- Chờ đến khi mười ngón tay bị chặt hết bạn mới chịu đầu hàng thì chúng tôi cũng chẳng cần thu nhận đến một người tàn phế như thế làm chi! Ðưa kiếm cho y, Mã Kha Ba Tư! ra đấu với y đi!Một người khác với giọng thô lỗ đáp:- Vâng!Vô Kỵ ngấm ngầm vận thần công, đẩy khe cửa lên một chút để nhìn cho rõ. Chàng thấy Thái Sung tay cầm một thanh kiếm gỗ, đầu kiếm có bọc vải mềm vừa cứng, không thể nào đả thương và đâm chết người được, còn kẻ đối địch với y là một tên Phiên Tăng cao lớn, tay camn một thanh giới đao sáng quắc, khí giới của hai người hơn kém nhau như vậy, không cần phải tỷ thí cũng biết ai thắng ai bại rồi!Thái Sung không sợ hãi chút nào, giơ kiếm gỗ lên và nói:- Cứ việc tấn công đi!Nói xong y giở Côn Luân kiếm pháp ra tấn công đối thủ ngay. Phiên tăng Mã Kha Ba Tư thân hình tuy vạm vỡ, nhưng hành động rất lẹ làng. Y giở đao pháp nhằm các nơi yếu điểm của Thái Sung mà tấn công tới. Chỉ xem hai người đấu, Vô Kỵ đã kinh hãi, thầm nghĩ:- Sao chân của Hà Tiên sinh lại yếu ớt và hơi thở của y lại hồng hộc lên như vậy? Hình như nội lực của y đã mất gần hết vậy.Từ khi học tập được Cửu Dương thầ công và Càn Khôn Nã Di Tâm pháp rồi, võ học của thiên hạ thay đổi như thế nào Vô Kỵ chỉ nhìn qua cũng đều biết hết. Mấy tháng gần đây chàng ở trên núi Võ Ðang lại được Trương Tam Phong chỉ bảo cho võ học lại càng tiến bộ thêm. Lúc này chàng thấy Thái Sung đấu với Phiên tăng kia càng xem càng nhận thấy bên trong thế nào cũng có sự bí mật gì đây? Kiếm pháp của Thái Sung tuy tinh thông thật, nhưng nội lực của y không khác gì người thường. Vì vậy thế kiếm của y rất lợi hại mà không sao xử dụng hết được! Còn tên Phiên tăng kia võ công tuy kém y hai thành, nhưng nhờ có sức mạnh và khí giới sắc bén hơn, vì vậy càng đấu Phiên tăng càng thắng thế hơn.Nhưng có nhiều lần Phiên tăng sắp sửa giết được Thái Sung đến nơi lại bị Thái Sung dùng những thế tinh diệu mà tránh thoát được.Hai người đấu được năm mươi hiệp, Thái Sung bỗng quát lớn:- Trúng!Kiếm của y đã đâm trúng vao dưới mông của tên Phiên tăng nọ liền! Nếu kiếm của y là kiếm thường thôi, thế kiếm đó củng đủ giết tên phiên tăng nọ rồi, nhưng vì kiếm của y là kiếm gỗ lại bọc vải nên đối thủ chỉ đau đớn qua loa thôi!Mã Kha Ba Tư hãy rút lui đi! Ôn Ngọa Nhi lên tiếp chiến!Vô Kỵ ngó về phía có tiếng nói đó thấy người ấy mặt đen như ám khói, có râu hoa râm, chàng nhận ngay ra y là một tên trong nhóm Huyền Minh Nhị Lão, y đang khoanh tay đứng yên, hai mắt nhắm nghiền, hình như không để ý tới sự việc đang xảy ra trước mắt vậy!Chàng lại nhìn về phía trước thấy trên một cái bục phủ gấm có một đôi chân đi giày màu vàng, mũi giày có gắn một hạt Minh châu, chàng nhận ngay ra chân này là chân của Triệu Minh. Không hiểu tại sao khi gặp nhau trên Võ Ðang, chàng coi nàng như kẻ địch nhưng lúc này chàng mới thấy đôi chân của nàng đã cảm thấy trống ngực đập rất mạnh.Chàng lại thấy chân phải của Triệu Minh khẽ đánh nhịp, chàng đoán chắc nàng đang chăm chú xem trận đấu của Hà Thái Sung với Ôn Ngọa Nhi. Một lát sau, chàng nghe thấy Thái Sung lớn tiếng kêu: "Trúng."Triệu Minh giơ chân phải lên dậm mạnh xuống đất một cái, thì ra nàng bực mình vì Ôn Ngọa Nhi đã bại trận. Vô Kỵ lại nghe thấy ông già Huyền Minh nói: - Ôn Ngọa Nhi rút lui, Hắc Lâm Bạc Phu vào tiếp chiến.Vô Kỵ thấy Thái Sung thấm mệt. Bây giờ y lại tiếp chiến với người thứ ba. Chàng thấy Hắc Lâm Bạc Phu xử dụng một cây côn sắt rất nặng, nên khi y múa động cây côn ấy trong điện liền có tiếng gió kêu vù vù khiến những ngọn nến thắp điện đều bị ảnh hưởng, lúc lu lúc sáng. Ðang lúc ấy chàng bỗng nghe tiếng "cắc" một cái. Thì ra thanh kiếm gỗ của Thái Sung bị đánh gãy.Người chưởng môn của phái Côn Luân liền thở dài và vứt thanh kiếm gãy xuống đất. Rốt cuộc trận đấu ấy y bị thua.Ông già Huyền Minh liền lên tiếng hỏi:- Thiết Cầm tiên sinh đã chịu đầu hàng chưa?Thái Sung ngang nhiên đáp:- Tôi không hàng và cũng không phục, nếu tôi còn nội lực thì Phiên tăng kia địch tôi sao nổi.Ông già Huyền Minh lạnh lùng bảo tả hữu rằng:- Chém ngón tay vô danh ở bên trái của y rồi đem giam trong tháp.Vô Kỵ vội quay đầu lại và giơ tay ra hiệu cho Dương Tiêu ý chàng muốn bảo:- Nếu lúc này ta xông vào trong điện cứu người thế nào cũng làm hư hết việc lớn. Trong khi chàng ra hiệu cho Dương Tiêu, chàng nghe thấy trong điện có tiếng chặt ngón tay, tiếng người lo rịt thuốc và băng bó cho Thái Sung, nhưng chàng không nghe tiếng Thái Sung kêu đau và rên rỉ gì hết.Chàng thấy bọn người áo vàng, tay ôm đuốc, tay kéo Thái Sung để đem về bảo tháp giam cầm. Vô Kỵ vội đứng dậy và lẻn ra góc tường ẩn núp. Dưới ánh sáng bó đuốc, chàng trông thấy Thái Sung mặt nhợt nhạt, nghiến răng mím môi lại chịu đau, thần sắc rất phẫn nộ.Bọn người đó đi xa rồi. Vô Kỵ bỗng nghe trong điện có tiếng Triệu Minh lanh lảnh nói:- Lộc Trượng Khách nầy, kiếm pháp của phái Côn Luân lợi hại đấy nhỉ, y tấn công lia lịa khiến Mã Kha Ba Tư không biết đâu mà chống đỡ.Nàng ta vừa nói vừa đi ra giữa điện tay cầm thanh kiếm gỗ và bắt chước Thái Sung mà múa theo. Phiên tăng Mã Kha Ba Tư tay múa song đao tiến lên đối địch với nàng, Ông già Huyền Minh Lộc Trượng Khách kia liền khen ngợi:- Chủ nhân quả thật thông minh vô cùng thế kiếm nầy chủ nhân múa đúng lắm.Triệu Minh lại tiếp tục tấn công Mã Kha Ba Tư, thế kiếm nào nàng cũng đâm trúng dưới mông của đối thủ, tuy kiếm của nàng bằng gỗ nhưng đâm trúng cái nào cũng đau lắm. Tuy vậy tên Phiên tăng đó vẫn cố chịu đau để luyện tập với nàng.Nàng đấu với Phiên tăng đó xong lại gọi Ôn Ngọa Nhi ra đấu với mình để thử xem người này đã dùng môn võ nào mà đánh bại được kiếm pháp của Thái Sung. Tới lúc nầy Vô Kỵ mới biết rõ tại sao Triệu Minh lại làm như thế? Thì ra nàng bắt các tay cao thủ của các môn phái đem về giam giữ nơi đây và cho họ uống thuốc để mất hết sức lực rồi mới bắt họ đầu hàng triều đình.Tất nhiên không một ai chịu đầu hàng triều đình cả. Nàng liền sai người đấu võ với các tay cao thủ đó để nàng học lỏm những thế võ hay của các môn phái. Như vậy đủ thấy, dụng tâm của nàng độc biết bao và mưu kế ấy cũng ác khôn tả. Ai nghe thấy cũng phải tức giận vô cùng. Lúc ấy Triệu Minh đang đối địch với Ôn Ngọa Nhi, đấu đến mấy thế cuối cùng nàng bỗng ngừng tay, mặt tỏ vẻ nghi ngờ, vội hỏi ông già Huyền Ming rằng:- Lộc Trượng Khách! Thế kiếm ấy có phải đâm như thế này không?Lộc Trượng Khách ngơ ngác một hồi, rồi quay đầu lại hỏi:- Chú Hạc! Chú có trông thấy rõ không?- Ðệ không nhớ rõ có lẽ Khổ Ðầu Ðà nhớ rõ hơn.Triệu Minh vừa cười vừa quay đầu lại hỏi:- Khổ Ðầu Ðà làm ơn ra đây chỉ điểm cho tôi một chút.Phía bên phải có một Ðầu đà tóc bạc phủ xuống vai, lưng gù, chân thọt, mặt có rất nhiều vết sẹo. Không ai có thể biết được bộ mặt thật của y ra sao nữa. Tuy lưng gù, Ðầu đà ấy rất vạm vỡ, lưng tuy gù nhưng cao không kém gì Lộc Trượng Khách, không nói nửa lời, từ từ tiến ra đỡ lấy thanh kiếm gỗ của Triệu Minh xông lại tấn công Hắc Lâm Bạc Phu ngay. Y toàn xử dụng kiếm pháp của phái Côn Luân, hình như y luyện tập kiếm pháp của phái này từ hồi nhỏ, nên kiếm thế của y rất thuần thuộc. Lúc ấy Vô Kỵ mới trông thấy Hắc Lâm Bạc Phu là võ sĩ Tây Vực xử dụng cây thiết trượng dài tám thước. Khổ Ðầu Ðà bắt chước y hệt Hà Thái Sung vì vậy y cũng làm như không có chút nội lực nào còn đối thủ thì giở hết toàn lực ra chiến đấu mãi tới những ngọn nến đã tắt hơn phân nửa.Hồi nãy Thái Sung đấu tới đây liền bị Hắc Lâm Bạc Phu đánh gãy kiếm và bại trận còn Khổ Ðầu Ðà nhẹ nhàng như con chim yến nhảy tới gần kẻ địch múa kiếm chém luôn vào tay đối thủ, nên tay y tê tái tức thì, không sao cầm vững cây thiết trượng liền đánh rớt xuống đất kêu đến "coong" một tiếng. Mặt đỏ bừng xấu hổ vô cùng, y biết nếu kiếm của đối thủ không phải là kiếm gỗ thì tay của y bị chém gãy rồi nên vội vái chào và nói:- Bái phục, bái phục.Nói xong y cúi mình và nhặt cây thiết trượng lên. Khổ Ðầu Ðà hai tay cầm kiếm gỗ trao cho Triệu Minh .Triệu Minh, vừa cười vừa nói:- Khổ Ðại sư tài ba thật, chẳng hay thế kiếm tinh diệu cuối cùng đó có phải là thế kiếm của phái Côn Luân không?Khổ Ðầu Ðà trả lời bằng mấy cái gật. Triệu Minh khẽ nói tiếp:- Tại sao Hà Thái Sung lại không biết sử dụng thế kiếm ấy?Khổ Ðầu Ðà chỉ gật đầu như trước. Triệu Minh lại hỏi tiếp:- Khổ sư phụ có dạy tôi thế kiếm ấy không?
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 65
Quang Minh Hữu Sứ
Nhất Tiếu bỗng giơ bàn tay ra và nhổ vào đấy mấy đống nước bọt, cùng nước bọt đó sát vào đáy giầy, mấy cái rồi ha hả cả cười. Mọi người không hiểu y làm như thế để làm chi? đột nhiên có một cái bóng xanh thấp thoáng. Triệu Minh đã thấy hai má của mình bị ai rờ mó một cái. Nàng ngửng mặt nhìn, thấy Nhất Tiếu đã đứng về chỗ cũ và tay đã có hai thanh đoản đao. Không hiểu y đã lấy trộm hai thanh đoản đao đó của ai. Triệu Minh hiểu biết là ai rồi, nhưng nàng không dám đưa tay lên sờ vào má. Chỉ lấy khăn tay ra lau chùi thồi. Nàng thấy khăn đó dính đầy những bùn bẩn và đen xì. Hiển nhiên những bùn đó là nước bọt và cát bụi ở dưới đáy giày của Nhất Tiếu, nàng càng nghĩ càng buồn nôn buồn mửa. Nàng lại nghe thấy Nhất Tiếu nói:- Triệu cô nương muốn làm hư bộ mặt của Chu cô nương ư? Dễ lắm, đâu có ai cấm cản cô nương được. Trương giáo chủ chúng tôi tiếng tăm lừng lầy bốn bể và lại là người anh tuấn tao nhã. Giáo chủ chúng tôi muốn lấy mấy người vợ đẹp hay là tam thê, tứ thiếp cũng không khó. Sự thật giáo chủ chúng tôi có bao giờ để ý đến Chu cô nương này đâu. Vì thấy cô nương có thủ đoạn ác độc như vậy, nên Nhất Tiếu không thể buông tha được. Ngày hôm nay nếu mặt Chu cô nương bị rạch một vết thương nào, họ Vi này sẽ trả lại gấp đôi, nghĩa là một gấp hai nếu cô nương rạch cô ta hai rạch tôi sẽ rạch cô bốn rạch. Cô chặt cô ta một ngón tôi sẽ chặt cô ta hai ngón. Họ Vi nầy đã nói ra là phải làm được, trong đời tôi chưa hề nói ngoa bao giờ. Cô đề phòng tôi chỉ có thể đề phòng nửa năm hay một năm thôi chứ cô nương không thể đề phòng tám hay mười năm Cô muốn sai người giết tôi, nhưng chưa chắc đuổi kịp họ Vi này. Bây giờ tôi xin cáo từ đây.Y vừa nói dứt lời người y đã mất dạng liền đủ thấy thân pháp của y nhanh như thế nào. Mọi người có mặt tại đó đều kinh hoảng. Lời nói của Nhất Tiếu rất tầm thường nhưng mọi người đều biết y không phải nói ngoa để dọa nạt đâu?Nếu vừa rồi họ Vi tay cầm đoản đao, muốn rạch thì mặt của Triệu cô nương đã bị rách nát rồi, thân pháp của y nhanh như điện và cũng tựa như bóng ma thì dù có tay cao thủ mạnh đến đâu cũng không đề phòng y nỗi.Vô Kỵ chắp tay vái chào và nói:- Triệu cô nương chúng tôi xin cáo từ.Nói xong, chàng đắt tay Dương Tiêu quay người đi ra luôn. Chàng biết lúc này Triệu Minh hãy còn nơm nớp hãy sợ về sự đe dọa của Nhất Tiếu nên chưa dám hại Chỉ Nhược .Triệu Minh đưa mắt nhìn theo hai người vừa xấu hổ, vừa tức giận, nhưng nàng không ra lệnh chận hai người lại.Vô Kỵ với Dương Tiêu vừa về tới khách điếm đã thấy Nhất Tiếu ngồi chờ trong phòng rồi.Vô Kỵ vội hỏi:- Dương Tả sứ, về vần đề cứu người chẳng hay Tả sứ có điệu kế gì không?Dương Tiêu trù trừ một lúc rồi đáp:- Chúng ta chỉ có ba người, huống hồ hình tích của ta đã lộ liểu rồi. Việc này khó giải quyết thật.Vô Kỵ có vẻ ăn năn lẩm bẩm nói:- Vì thấy Chu cô nương nguy cấp tôi ra tay cứu mới làm hư đại sự.Dương Tiêu lại nói:- Sự thế như vậy ai cũng phải hành động. Nhưng Giáo chủ một mình đánh bại Huyền Minh nhị lão làm cho kẻ địch mất hết oai phong cũng đã hay lắm.Ba người bàn tán mãi vẫn không tìm được một mưu kế hoàn hảo nào. Cả ba đành chia tay về phòng ngủ.Sáng sớm ngày hôm sau, Vô Kỵ thức dậy vừa mở mắt ra nhìn đã thấy cửa sổ mở toang. Chàng giật mình kinh hãi vội mở màng ra xem, thấy một người mặt đầy sẹo, trông rất xấu. Chàng nhìn kỹ mới hay người đó chính là Khổ Ðầu Ðà vẫn cứ ngẩn người ra nhìn chàng nhưng không có ý định hãm hại chàng. Chàng vừa tung mình vừa nghĩ thầm:- Sao ta ngủ say đến thế, kẻ địch đến trước cửa sổ như vậy mà ta không hay biết gì hết.Nghĩ đoạn chàng lớn tiếng gọi:- Dương Tả sứ! Vy Bức Vương!Dương Tiêu và Nhất Tiếu nghe tiếng đáp lại, Vô Kỵ mới yên tâm và quay lại nhìn về phía cửa sổ không trông thấy bộ mặt của Khổ Ðầu Ðà nữa.Chàng vội nhảy ra ngoài cửa sổ chỉ thấy bóng của Khổ Ðầu Ðà đang đi ra lối cửa giữa. Lúc ấy Dương Tiêu và Nhất Tiếu đã đuổi theo ra, ba người thấy ngoài Khổ Ðầu Ðà ra không còn có kẻ địch nào khác nên cả ba người liền giở khinh công ra đuổi theo. Khổ Ðầu Ðà ở góc phố, thấy ba người đuổi theo tới liền quay mình đi thẳng về phía Bắc, y chỉ đi bước thôi chứ không chạy, ba người liền dùng tay hiệu bảo nhau theo dõi.Tuy chân đi tập tễnh, Khổ Ðầu Ðà đi rất nhanh. Lúc ấy, trời vừa mờ sáng, người đi rất ít. Không bao lâu, cả bốn người đã ra khỏi cửa Bắc, Khổ Ðầu Ðà vẫn tiếp tục đi, rẽ vào con đường nhỏ. Y đi thêm bảy tám dặm nữa tới một ải đồi có nhiều đá lởm chởm mới ngừng chân quay lại giơ tay ra hiệu bảo Dương Tiêu và Nhất Tiếu hãy rút lui rồi y chắp tay chào Vô Kỵ. Vô Kỵ đáp lễ và nghĩ thầm:- Ðầu Ðà này đưa chúng ta tới đây làm chi thế? không hiểu y cố dụng ý gì. Nơi đây không có một bóng người nào. Nếu y động vô, chúng ta ba người đấu với một mình y thì chỉ có y thua thôi khi nào y lại dại như thế. Như vậy y dụ ta, tất phải có việc khác .Chàng đang suy nghĩ Khổ Ðầu Ðà đã kêu "hù hù" một tiếng giơ tay mười ngón tay lên nhảy xổ tới, tay trái xử dụng thế Hổ Chảo, tay phải xử dụng thế Long Chảo, mười ngón tay như mười cái móc sắt, thế công của y rất độc ác.Vô Kỵ giơ tay chưởng lên hắt ngang một cái giải luôn một thế võ của địch thủ và hỏi:- Thượng nhân muốn gì? Xin cho biết trước rồi đấu sau cũng chưa muộn.Khổ Ðầu Ðà không điếm xĩa đến lời nói của chàng mà cứ tấn công lia lịa. Thế công của y cũng lợi thế hết sức.Vô Kỵ liền hỏi tiếp:- Có thật Thượng nhân nhất định đấu không?Khổ Ðầu Ðà vẫn tấn công như trước, Vô Kỵ liền giở Thái cực quyền pháp ra đối phó. Nhưng võ công của Khổ Ðầu Ðà phức tạp, chính có tà có uyên bác khôn lường, Vô Kỵ vẫn dùng Thái cực quyền chống đỡ. Ðấu được bảy tám mươi hiệp Khổ Ðầu Ðà bỗng tấn công một quyền vào trước ngực đối thủ. Vô Kỵ phong bế quyền lực của địch và dùng hữu chưởng đánh luôn vào lưng gù của đối phương nhưng chưởng của chàng không dùng một chút nội lực nào cả chỉ đụng tay vào người của địch thủ là thâu thế lại ngay.Khổ Ðầu Ðà biết chàng nương tay không giết hại mình, y vội nhảy lui về phía sau, ngước mắt nhìn Vô Kỵ một hồi, rồi đột nhiên y giơ tay ra hiệu bảo Dương Tiêu cho mượn thành trường kiếm. Dương Tiêu vội đưa thanh kiếm nguyên cả bao cho y. Vô Kỵ thấy vậy ngạc nhiên vô cùng và nghĩ thầm:- Sao Dương Tả sứ lại cho kẻ địch mượn khí giới như thế? Khổ Ðầu Ðà rút kiếm ra khỏi bao y còn giơ tay ra hiệu bảo Vô Kỵ hỏi Nhất Tiếu mượn kiếm. Vô Kỵ lắc đầu chỉ cầm cái bao kiếm, nắm ở tay trái thôi, rồi chàng đỡ bao kiếm lên ngực, lấy thế đợi Khổ Ðầu Ðà tấn công. Khổ Ðầu Ðà múa kiếm tấn công luôn. Vô Kỵ thấy y dạy Triệu Minh học kiếm hồi nãy biết kiếm của đối thủ rất cao nên chàng không dám coi thường. Chàng liền giở Thái cực kiếm pháp đã học ở núi Võ Ðang ra tiếp chiến nhưng chàng thấy kiếm pháp của đối thủ bỗng nhanh, bỗng chậm, thế nào cũng lợi hại nhưng không làm gì nỗi Vô Kỵ hết.Tuy vậy, Vô Kỵ cũng phải khen ngợi thầm:- Nửa năm trước đây, ta đối địch với người nầy kiếm pháp của ta chưa chắc địch nổi y. Kiếm pháp của y còn cao siêu hơn Ngọc Diện thần kiếm, Phương Ðông Bạch nhiều.Lòng yêu tài khiến chàng muốn đánh bại đối thủ liền. Hai người đang đấu rất kịch liệt, thế kiếm của Khổ Ðầu Ðà nhanh đến nỗi chỉ trông thấy một luồng ánh sáng chứ không thấy lưỡi kiếm của y. Bỗng có tiếng kêu "soẹt", Khổ Ðầu Ðà giật mình nhảy về phía sau, nhìn nhanh kiếm thấy bao kiếm đã úp chụp vào thanh kiếm rồi đồng thời khẩu tay của y đã bị Vô Kỵ nắm chặt lấy. Y biết Vô Kỵ chỉ dùng sức một cái là thanh kiếm đó rời khỏi tay y ngay, y liền vứt kiếm xuống giơ tay đánh luôn Vô Kỵ mấy chưởng. Vô Kỵ biết chưởng lực của địch rất lợi hại nhưng chàng vẫn giơ chưởng lên chống đỡ đồng thời chàng giở Càn Khôn Ðại Nã Di tâm pháp ra nên chưởng lực của chàng càng đánh càng mạnh.Ðột nhiên chàng bỗng quát lớn một tiếng. Chưởng lực của chàng càng mạnh hơn trước mấy chục lần. Nếu Khổ Ðầu Ðà còn tiếp tục chống cực thì tay và xương hông của y sẽ bị gãy vụn. Y sẽ bị chết một cách thảm thương liền. Nhưng, tay của hai người đã dính chặt nhau. Khổ Ðầu Ðà muốn tránh cũng không sao tránh được.Vô Kỵ giơ tay trái túm ngực đối phương, tung lên một cái Khổ Ðầu Ðà bay lên cao rớt xuống đất kêu đánh "bùng" một tiếng đá bụi cây tứ tung. Thì ra chưởng của Vô Kỵ đã đánh trúng một tảng đá ở phía trước mặt, tiếng đá vỡ thành muôn mảnh. Dương Tiêu và Nhất Tiếu đứng gần đó điều kinh hãi cũng kêu một tiếng "úa". Hai người yên chí, Khổ Ðầu Ðà đấu chưởng với Giáo chủ ít ra một hồi lâu mới phân thắng bại được.Ngờ đâu chỉ giây phút đã tới mức quyết sinh tử. Hai người định lên tiếng nói, nhưng chưa kịp đã thấy việc xảy ra kinh khủng như trên. Khổ Ðầu Ðà bình yên nhảy xuống mặt đất hai người mới hết sợ.Khổ Ðầu Ðà vừa hạ chân xuống tới mặt đất đã giơ tay lên trước làm kiểu như ngọn lửa đang bốc cháy vậy rồi y quỳ xuống vái lạy Vô Kỵ và nói:- Tiểu nhân Quang Minh Hữu sứ Phạm Dao tham kiếm Giáo chủ cám ơn Giáo chủ thứ tội cho.Vô Kỵ giật mình kinh hãi vì chàng ngỡ Khổ Ðầu Ðà vẫn câm điếc sao bây giờ không những nói được mà còn xưng là Quang Minh Hữu sứ của Minh Giáo. Chàng vội đỡ Phạm Dao đứng dậy và đáp:- Thế ra bạn là Phạm Hữu sứ của bổn giáo đấy à! Người nhà với nhau cả. Hà tất phải lễ phép như thế làm chi?Khi Dương Tiêu với Nhất Tiếu mới tới đã đoán ra được ba thành rồi, nhưng vì mặt Phạm Dao thay đổi quá nhiều, nên hai người không dám nhận. Tới khi thấy Hữu sứ giở võ công ra đối địch với Vô Kỵ, hai người lại đoán biết thêm được bốn thành nữa. Bây giờ thấy Hữu sứ báo danh, hai người vội chạy lại nắm lấy tay của Phạm Dao.Dương Tiêu ngắm Hữu sứ một hồi, nước mắt ràn rụa nói:- Phạm hiền đệ, ngu huynh nhớ hiền đệ khôn tả…Phạm Dao ôm lấy Dương Tiêu đáp:- Ðại ca, cám ơn thần thánh phù hộ, ban cho bổn giáo một vị Giáo chủ tài ba như thế này. Nhờ vậy anh em chúng ta mới tái hợp.Dương Tiêu vội hỏi:- Sao mặt mũi chú lại thay đổi như thế?- Nếu đệ không phá hủy bộ mặt vì tự làm thành người tàn tật như thế này thì giấu gian tặc Thành Khôn sao nổi.Lúc này, Vô Kỵ, Dương Tiêu và Nhất Tiếu, ba người hay y tự hủy diện để nắm vùng, dò là xem Giáo chủ Dương Phá Thiên tại sao chết. Thấy Phạm Dao can đảm như thế, Dương Tiêu càng cảm động thêm liền nói tiếp:- Chú chịu khó thật!Năm xưa Dương Tiêu với Phạm Dao cùng được giang hồ gọi là Tiêu Dao nhị tiên, vì cả hai đều đẹp trai. Nhưng bây giờ Phạm Dao biến thành người xấu xí như vậy, nỗi khổ của y trên thế gian này có mấy người chịu đựng nổi? Tính nết của Nhất Tiếu rất kỳ dị xưa nay vẫn bất hòa với Phạm Dao, nhưng từ lúc nầy y thấy Hữu sứ hy sinh như vậy, cũng phải kính phục nên y vội quỳ xuống lạy và nói:- Phạm Hữu Sứ! Từ nay Nhất Tiếu xin bái phục.Phạm Dao cũng quỳ xuống đáp lễ:- Bức Vương khinh công cao siêu nhất thiên hạ, càng tuổi già tài ba càng điêu luyện. Tối qua Khổ Ðầu Ðà sáng mắt ra.Dương Tiêu đưa mắt nhìn quanh rồi nói:- Nơi đây gần thành, nhĩ nhục của địch lại rất nhiều, chúng ta nên vào trong eo núi ở phía trước mặt nói chuyện thì hơn .Bốn người liền giơ khinh công ra, chạy luôn mười mấy dặm đường, tới một cái đồi nhỏ, có thể trông thấy cảnh vật phía xa, không sợ kẻ địch ẩn núp nghe lỏm. Bốn người liền ngồi xuống đất chuyện trò.Khi Dương Phá Thiên đột nhiên mất tích, các cao thủ của Minh Giáo muốn tranh giành địa vị giáo chủ, không ai chịu phục ai cả nên mới chia thành bốn năm phe. Riêng có Phạm Dao vẫn tin Giáo chủ chưa chết, một mình đi tìm kiếm khắp nơi.Ðã mấy năm Phạm Dao vẫn không sao tìm thấy tung tích của Giáo chủ. Y ngờ cho Cái Bang đã ám hại Giáo chủ, nên đã bí mật hất mấy yếu nhân của Cái Bang tra hỏi. Nhưng tra hỏi thế nào cũng không tìm ra tung tích của Giáo chủ. Tội nghiệp cho Cái Bang, có một số đệ tử đột nhiên bị chết oan vì y. Lúc ấy Phạm Dao hay tin các người trong Minh Giáo tranh chấp kịch liệt hơn trước và cho người đi khắp nơi tìm kiếm. Ðịa vị của y trong Minh Giáo rất cao nên y đứng lên hiệu triệu tất nhiên có rất nhiều giáo chúng theo y ngay. Nhưng y đã nản chí bỏ đi tu, làm một đầu đà nhưng vẫn để tóc như thường.Một hôm, đang đi dưới chân núi Thái Hằng, bỗng trời mưa trong y liền chạy vào ngôi miếu cổ để trú mưa, vô tình y nghe lõm câu chuyện của hai người, mà hai người đó, một là Thành Khôn, còn người thứ hai kia là một vị Hòa Thượng. Lúc ấy, y mới biết người Hòa Thượng kia là Không Kiến đại sư, người đứng đầu trong Tứ đại thần tăng của phái Không Kiến đại sư, người đứng đầu trong Tứ đại thần tăng của phái Thiếu Lâm. Y ở trên Quang Minh Ðỉnh đã được gặp Thành Khôn rồi và biết Thành Khôn là sư đệ của Dương Giáo chủ. Y định chờ hai người nói chuyện xong sẽ ra tương kiến.Ngờ đâu y mới nghe được vài câu đã giật mình kinh hãi liền. Y thấy Thành Khôn quỳ dưới đất sám hối trước mặt Không Kiến thần tăng, Thành Khôn tự nhận là ví quá chén, nên mới định hãm hiếp vợ của Tạ Tốn, đệ tử của mình và còn giết chết cả gia đình đồ đệ đó nữa.vì vậy Tạ Tốn mới đi khắp nơi để tìm y trả thù, nhưng y cứ lánh mặt, không chịu gặp, nên Tạ Tốn mới giết các anh hùng hảo hán tên tuổi trong võ lâm và đề tên Thành Khôn.Vô Kỵ đã biết rõ câu chuyện kết thù oán của Tạ Tốn với Thành Khôn rồi, nhưng lúc này chàng nghe Phạm Dao nhắc đến, lòng lại tức giận vô cùng. Phạm Dao kể tiếp:- Ngày hôm đó, tôi thấy Thành Khôn khóc lóc thảm thương và cứ van lơn Không Kiến đại sư thâu làm độ đệ. Muốn lấy lòng từ bi của nhà phật để hòa giải nghiệp chướng của Thành Khôn .Không Kiến đại sư liền đáp:- Thiên tai, thiên tai bể khổ không bờ bến, nhưng biết hối cãi quay đầu lại thì thấy bờ ngay. Ngày xưa đã có người đồ đệ bỏ nghề đi tu mà thành chính quả. Nếu con đã tự sám hối, không lẽ nào ta lại cự tuyệt không nhận con vào cửa phật.Thần tăng nhận y làm đệ tử và còn nhận lời giúp y giải mối oan nghiệt Tạ Tốn.Nói tới đó, Phạm Dao vừa ngưng lời thì Vô Kỵ đã kể qua loa câu chuyện Tạ Tốn đánh chết Không Kiến thần tăng cho ba người nghe chàng lại nói tiếp:- Sỡ dĩ thần tăng có chịu đựng những trái quyền như búa bổ của Tạ đại hiệp là mong muốn hòa giải mối huyết cừu trong võ lâm. Ngờ đâu Thành Khôn lại lừa dối sư phụ y lúc thần tăng sắp chết, y ẩn thân không chịu ra, và cũng không chịu gặp Tạ Tốn…Tiếp theo đó Dương Tiêu lại kể chuyện Thành Khôn tập kích lên Quang Minh Ðỉnh như thế nào, Minh Giáo ngộ nạn ra sao, rồi y đấu chưởng lực với cha con Hân Thiên Chính, sau cùng y kệt sức chết ngay tại chỗ.Phạm Dao liền chắp tay vái trời và nói:- A Di Ðà Phật, thiên tai, thiên tai.Dương Tiêu thấy Phạm Dao là một nhân vật phong lưu năm xưa mà ngày nay trở nên con người xấu xí và tiều tụy như thế, trong lòng rầu rĩ vô cùng.Phạm Dao lại nói tiếp:- Kim Mao sư vương giao hảo với tôi rất thân. Việc gia đình của Tạ đại hiệp ngộ nạn, tôi cũng hay tin, không ngờ hung thủ lại là Thành Khôn.Nói xong câu đó Khổ Ðầu Ðà lại tiếp:- Lúc ấy mưa đã tạnh, Không Kiến thần tăng và Thành Khôn ra khỏi miếu đó và đi luôn. Tôi liền lẳng lặng theo sau, biết cả hai võ công rất cao siêu, nên tôi không dám đến gần. Tuy vậy Không Kiến vẫn biết có người theo dõi, nên vừa đi, ông ta vừa niệm phật hiệu và nói rằng: "Ðệ tử của Phật gia cần phải để lòng từ bi trên hết" Vì thế, tôi không dám theo nữa.Một năm sau, tôi mới hay cái chết của Không Kiến thần tăng. Trong lòng nghi ngờ vô cùng, đoán chắc thế nào cái chết đó cũng có liên can đến Thành Khôn, nên tôi ngấm ngầm tới chùa Thiếu Lâm để điều tra. Tôi không dám đi sâu vào chùa, thì ở phía gần Tung Sơn mà dò xét thôi. Quả nhiên, trời xanh không phụ lòng người, tôi bắt gặp Thành Khôn nói chuyện với mật sứ của triều đình. Mật sứ đó không phải là ai xa lạ mà chính là Lộc Trượng Khách, người đã bị giáo chủ đánh bại đêm hôm qua. Vì thấy võ công của hai người quá cao, tôi đã tự biết địch không nỗi họ, nên tôi không dám lại gần, vì vậy tôi không sao nghe rõ được họ nói những gì? Tôi chỉ nghe bảy chữ như sau: "Cần phải tiêu hủy Quang Minh Ðỉnh".Thuộc hạ đã biết bổn giáo lâm nạn nên không dám khoanh tay đứng nhìn, liền theo Lộc Trượng Khách vào kinh sư. Trừ Lộc Trượng Khách ra, những tay cao thủ của triều đình không có một người nào có thể địch nỗi tôi. Rốt cuộc tôi dò là thấy Lộc Trượng Khách với bọn cao thủ kia, đều là thủ hạ Nhữ Dương Vương Sát Hãn Ðặc Mục Nhĩ. Nhữ Dương Vương là tôn thất của triều đình. Làm quan Thái úy, nắm đại quyền binh mã của khắp thiên hạ, y là một người tài ba số một của triều đình và cũng là người trí dũng song toàn nữa.nghĩa quân khởi sự ở Giang Hoài đều bị y tiêu diệt hết.Vô Kỵ nghe tên Nhữ Dương Vương đã lâu nhưng tới lúc này mới biết Lộc Trượng Khách là thủ hạ của vị tướng quân đó. Chàng kinh ngạc vô cùng.Dương Tiêu hỏi:- Vậy cô bé họ Triệu kia là ai thế?Phạm Dao hỏi lại:- Ðại ca thử đoán xem.- Có phải nàng là con gái của Sát Hãn Ðặc Mục Nhĩ không?Phạm Dao vỗ tay đáp:- Ðúng đấy, Nhữ Dương Vương có một trai gái, con trai tên là Khố Khố Ðặc Mục Nhĩ, còn con gái là Triệu cô nương đấy, tên Mông Cổ của cô ta là … Minh Minh Ðặc Mục Nhĩ.Khố Khố Ðặc Mục Nhĩ là hiếu tử của Nhữ Dương Vương sau này sẽ là được thay thế cha làm vương tước, còn cô nương kia phong hiệu là Triệu Minh quận chúa. Hai anh em đều hiếu võ. Cả hai đều học võ từ hồi nhỏ, nên võ nghệ rất cao cường. Hai anh em lại thích mặc quần áo Hán. Thích nói tiếng Hán vì vậy có mỗi người có một tên Hán. Người anh ấy tên là Vương Bảo Bảo, người em gái lấy tên là Triệu Minh.Phạm Dao nói tiếp:- Sự thật họ của anh em nhà ấy là "Ðặc Mục Nhỉ" nhưng người Mông Cổ như người da trắng tên để ở đằng trước và họ đặt ở đằng sau.Dương Tiêu hỏi:- Triệu cô nương đúng là một mỹ nữ của người Hán, nhưng hành vi của nàng thì khác người Hán vì nàng rất dã man, hung ác như những thiếu nữ của Phiên Bang vậy.Tới lúc này Vô Kỵ mới biết rõ lai lịch của Triệu Minh. Trước kia chàng đã biết Triệu Minh thế nào cũng là một quý nhân của triều đình nhưng chàng không ngờ nàng lại là quận chúa, con gái của Ðại Nguyên Soái Nhữ Dương Vương.Phạm Dao lại nói tiếp:- Thuộc hạ ngấm ngầm dò thăm được biết Nhữ Dương Vương đã quyết định tiêu diệt hết các giáo phái, Bang Hội của giang hồ. Hiển nhiên y đã thi hành mưu kế của Thành Khôn đã đặt ra. Kế đầu tiên của y là diệt trừ bổn giáo trước. Tôi thấy nội bộ của bổn giáo cứ tranh giành ngôi thứ, đánh nhau hoài mà ngoại địch mạnh như thế, đại họa diệt vong sẽ tới ngay. Muốn cứu nguy chỉ có một cách là trà trộm trong vương phủ để điều tra xem kế của Nhữ Dương Vương ra sao, rồi mới tùy cơ giải cứu. Tôi mới phải thay hình đổi dạng như thế này. Tôi đã gặp Thành Khôn nhiều lần, muốn việc làm của mình không bị bại lộ, tôi nghĩ chỉ có một cách là phải giết chết tên đó đi.Nhất Tiếu vỗ tay khen ngợi:- Phải làm như thế lắm!Phạm Dao lại nói tiếp:- Nhưng y giảo hoạt lắm, võ nghệ lại cao cường, tôi liên tiếp ám hại y ba lần đều bị thất bại. Lần thứ ba tôi đâm trúng y một kiếm, trái lại tôi cũng bị đánh trúng một chưởng, khó khăn lắm mới tẩu thoát được và không bị lộ hình tích. Vết thương ấy tôi phải chữa hơn một năm mới khỏi. Lúc ấy Nhữ Dương Vương đã bắt đầu thi hành kế tiêu diệt các giáo phái tôi đành đánh liều hủy luôn bộ mặt, đánh gãy chân giả bộ gù lưng và câm điếc rồi đi sang nước Hoa Trích Tử Mô bên Tây Vực.Nhất Tiếu xen lời nói:- Ði tới nước Hoa Trích Tử Mô ư? Hữu Sứ đi xa xôi hằng vạn dặm như thế để làm chi?Phạm Dao cười đang định trả lời thì Dương Tiêu đã vỗ tay nói:- Kế này của chú thật tuyệt diệu! Vi huynh nên biết chú Phạm Dao đi nước Hoa Trích Tử Mô để tìm dịp may biểu diễn tài ba của mình trước mặt vương công Mông Cổ ở đó. Như vậy những ngườivương công Mông Cổ, thế nào cũng mướn chú Phạm Dao bảo vệ cho mình liền. Lúc ấy Nhữ Dương Vương đang chiêu mộ võ sĩ của bốn phương, những vương công của nước Hoa Trích Tử Mô muốn lấy lòng Nhữ Dương Vương thế nào cũng đưa chú Phạm Dao đến Vương Phủ giúp việc. Như vậy, chú ấy là võ sĩ của nước Hoa Trích Tử Mô cống hiến, mặt chú ấy đã thấy đổi và giả bộ làm câm thì Thành Khôn tài ba đến đâu cũng không sao nhận ra được.Nhất Tiếu thở dài một tiếng rồi nói tiếp:- Dương giáo chủ rất sành nên mới đặt Tiểu Dao Nhị Tiên lên trên Tứ Ðại Pháp Vương. Mưu kế ấy trừ Tiểu Dao Nhị Tiên ra quả thật Ưng Vương chúng tôi không khi nào nghĩ ra được!Phạm Dao lại nói:- Vi huynh khen đệ quá đổi! Thưa Giáo chủ! Có một điều này thuộc hạ phải xin giáo chủ xá tội cho!Vô Kỵ đáp:Phạm Dao đứng dậy cung kính lạy rồi nói tiếp:- Thuộc hạ đã phạm tội nặng, tàn sát anh em của bổn giáo, đúng như lời của Dương Tả Sư vừa đoán. Thuộc hạ ở nước Hoa Trích Tử Mô, giết sư tử, đánh chết hổ, gây nên oai danh rất lớn. Vương công nơi đó liền đưa hạ thuộc vào phủ Nhữ Dương Vương. Muốn lấy lòng tin của Nhữ Dương Vương, hạ thuộc đã giết chết ba tên hương chú của bổn giáo ở ngay trong đô thành. Sở dĩ thuộc hạ phải làm như thế là để tỏ cho Nhữ Dương Vương biết thuộc hạ là người có thâm thù với Minh Giáo.Vô Kỵ liền đáp:- Phạm Hữu sứ vì bảo vệ bổn giáo mà phải thi hành khổ nhục kế đó, chứ có phải Hữu sứ vì tư thù mà giết hại ba enh em ấy đâu! Tôi không trách cứ Hữu sứ đâu!Phạm Dao vái lạy một cái:- Ða tạ Giáo chủ đã thứ tội cho.Phạm Dao thấy Vô Kỵ nói không khiển trách mình, nhưng mặt lại có vẻ không vui, liền nhanh tay rút luôn thanh trường kiếm đang giắt ở trên lưng Dương Tiêu ra chặt đứt ba ngón tay tức thì. Vô Kỵ giật mình kinh hãi vội cướp lấy thanh trường kiếm đó và hỏi:- Phạm Hữu sứ làm… làm… gì thế?Phạm Dao đáp:- Tàn sát anh em vô tội của bổn giáo như vậy là mang trọng tội, vì việc lớn chưa xong, Phạm Dao tôi chưa thể tự vận ngay được, nên tôi phải chặt ba ngón tay này trước rồi sau này khi việc lớn đã xong, tôi sẽ chặt nốt cái đầu này của tôi!Vô Kỵ nói:- Bổn nhân đã tha tội cho Phạm Hữu sứ rồi, hà tất Hữu sứ phải làm như thế. Trong lúc chúng ta đang gánh vác việc lớn, ai cũng phải nên tòng quyền. Từ nay trở đi Phạm Hữu sứ đừng có nhắc nhở đến chuyện này nữa!Nói xong, chàng lấy thuốc ra rịt và băng bó vết thương cho Phạm Dao. Chàng thấy Hữu sứ quyết liệt như vậy, trong lòng cảm động vô cùng đột nhiên, chàng quỳ lạy ngay xuống và nói:- Phạm Hữu sứ có công lớn với bổn giáo, hãy nhận lạy này của tôi, nếu Hữu sứ còn tàn sát đến bổn thân thì cũng như bảo tôi là kẻ thiếu đức thiếu tài, không đáng là Giáo chủ! Nếu Hữu sứ còn tự đậm một kiếm, tôi sẽ tự đâm hai kiếm theo, tôi tuổi còn trẻ kém kiến thức không hiểu sứ lý và cũng không biết phải trái nữa!Phạm Dao, Dương Tiêu, Nhất Tiếu thấy Giáo chủ quỳ xuống cả ba cũng vội bái phục xuống đất.Dương Tiêu ứa nước mắt nói:- Chú Phạm Dao! Chú chớ có làm như vậy thế nữa! Bổn giáo hưng suy đều trông mong và một mình Giáo chủ, lệnh chỉ của Giáo chủ, chú phải tuyệt đối tuân theo!Phạm Dao vừa vái lạy vừa nói:- Ngày hôm nay thuộc hạ tỷ thí quyền và chưởng hết sức bái phục Giáo chủ. Khổ Ðầu Ðà tôi tính nết rất quái dị. Xin Giáo chủ xá tội cho!Vô Kỵ giơ tay ra đỡ Khổ Ðầu Ðà đứng dậy. Trải qua việc này, chàng với Phạm Dao liền đem chuyện của mình sau khi vào Nhữ Dương Vương Phủ như thế nào, kể hết cho ba người nghe. Thì ra Nhữ Dương Vương quả thật là một người đại tài, tuy y đã nắm binh quyền, nhưng triều chính vừa bị bọn gian thần nắm giữ, hơn nữa nhà vua hiện thời lại là một vị hôn quân bất tài, nên thiên hạ mới đại loạn, lòng dân mới sôi nỗi như thế, nếu không nhờ có Nhữ Dương Vương đánh Ðông dẹp Bắc, tiêu diệt Nghĩa quân thì làm gì có những ngày giờ thái bình như thế!Mấy năm sau, hai người con của Nhữ Dương Vương đã trưởng thành, người con trai là Khố Khố Mạc Mục Nhĩ tức là Triệu Minh cũng bắt chước cha và anh em chỉ huy các võ sĩ người Mông, người Hán và Tây Vực cùng phiên tăng đi tấn công các bang phái giáo hội. Thành Khôn, trong bóng ngầm ngầm giúp nàng sách hoạch mưu kế. Nhân lúc các đại môn phái vây đánh Quang Minh Ðỉnh, y xúi giục Triệu Minh đem bọn cao thủ dùng kế mối lợi ngư ông, thừa diệt Minh Giáo và sáu đại môn phái. Việc đầu độc ở Lục Liễu Trang đều do đó mà ra.Mấy năm gần đây Phạm Dao tôi đi hải ngại để tìm tung tích Tạ Tốn, nên không tham dự vù hành quân Tây Vực. Sau khi về tới nơi, tôi mới hay rõ sự thế. Triệu Minh dùng Thập Hương Nhuyễn Cân Tán, một thứ độc được rất lợi hại, bỏ thức ăn của các cao thủ của sáu đại môn phái vừa ở Quang Minh Ðỉnh trở về. Thứ thuốc độc đó mặn như muối, thơm mùi rau, nên bỏ vào trong thức ăn không ai phân biệt được.Ai đã uống phải thứ thuốc độc đó thì gân cốt mềm nhũn và tê tái dần. Tuy hành động vẫn như thường nhưng không sao giở được nội lực ra nữa. vì vậy các cao thủ của sáu đại môn phái viễn chinh Minh Giáo về dọc đường lần lượt bị bắt hết. Riêng phái Hoa Sơn không việc gì vì người đầu độc vụng về, bị cao thủ của môn phái đó trông thấy. Thế rồi, hai bên giở khí giới ra đánh nhau liền. Các cao thủ của phái Hoa Sơn bị Huyền Minh nhị lão thần Tiến Bát Hùngv.v … giết chết mười mấy người, còn lại thì bị bắt hết.Họ bắt các Hòa Thượng của phái Thiếu Lâm cũng dùng phương pháp đó, nhưng phái này phòng vệ nghiêm mặt lắm, muốn trà trộn vào trong đầu độc không phải là chuyện dễ. Thoạt tiên, tôi tưởng việc đầu độc đó do Thành Khôn phụ trách, vì y đã nhận Không Kiến thần tăng làm sư phụ, thì y có trà trộn vào, bọn tăng nhân cũng không hay biết hết, nhưng y lại tử chiến trên Quang Minh Ðỉnh, vì vậy tôi mới thắc mắc vô cùng!Tôi vừa ở hải ngoại về, vừa gặp dịp Triệu cô nương đưa người đi vào bắt các nhà sư phái Thiếu Lâm, tôi giả bộ câm nên không tiện hỏi dò tình hình đầu độc ra sao, huồng hồ xưa nay phái Thiếu Lâm vẫn vô lễ với bổn giáo, cũng vì lẽ đó dù tất cả phái Thiếu Lâm bị giết sạch tôi cũng không cau mày chút nào! Có lẽ Giáo chủ cho sự mong muốn của tôi vô lý chăng?Dương Tiêu xen lời hỏi:- Có phải tượng Ðạy Ma do chú xoay ngược lại không?Phạm Dao vừa cười vừa đáp:- Tôi thấy Quận chúa cho gọi người khắc chữ vào tượng đá Phật Ðạt Ma, định vu oan giá họa cho bổn giáo, về sau tôi lẳng lặng trở lại xoay tượng Phật quay vào tường để tượng Phật diện bích tham thiền. Ðại ca với các vì khéo thật, việc như thế mà cũng được đại ca để ý đến, sao đại ca với các vị biết là đệ làm?Dương Tiêu đáp:- Chúng tôi đoán bên địch hình như có một vị cao thủ nào, bảo vệ bổn giáo, vì thế mới đoán chắc là chú còn sống và do chú làm nên việc ấy.Thế rồi Dương Tiêu kể lại mọi chuyện xảy ra gần đây của Minh Giáo cho Phạm Dao hay và cho biết thêm Minh Giáo đã quyết giảng hòa với sáu đại môn phái để chống lại người Mông Cổ. Vì vậy mới quyết định phải cứu cho được các cao thủ của các môn phái đó ra.Phạm Dao đỡ lời:- Ðịch nhiều người, mà bên ta thì ít, với lực lượng của bốn chúng ta thì khó mà làm nỗi việc ấy. chúng ta cần phải tìm cho được thuốc giải Thập hương nhuyển cân tán trước để cho các Hòa Thượng ni cô đạo sĩ uống, để khôi phục nội lực rồi hợp sức nhau xông ra khỏi chùa, tấn công bọn Thát Ðát một cách bất ngờ, vậy mới mong cùng đạo tẩu ra khỏi thành phố được.Mười năm nay y không nói nửa lời nên bây giờ y nói có vẻ ngượng ngập lắm. Xưa nay y vẫn thù hằn các danh môn chính phái, vì thế trong lời nói của y đối với các cao thủ của các môn phái không khách khứa chút nào.Dương Tiêu sợ phật lòng Vô Kỵ, nên cứ đưa mắt ra hiệu, nhưng y không thèm điếm xỉa đến, Vô Kỵ không để ý đến tiểu tiết đó, nên chàng vỗ tay và lên tiếng hỏi:- Lời nói của Phạm Hữu sứ rất đúng nhưng không biết làm thế nào mà lấy được thuốc giải của Thập hương nhuyển cân tán đó!Phạm Dao đáp:- Xưa nay tôi không khai khẩu bao giờ, vì thế Quận chúa rất kính trọng tôi, nhưng không bao giờ nàng thương lượng những chuyện quan trọng với ai cả vì mỗi lần bàn chuyện với nàng, chỉ có một mình nàng ta được nói thôi chứ người khác không được nói nửa câu. Như vậy ai mà chả bực mình, hơn nữa tôi là người của một tiểu quốc đưa tới, tất nhiên không bao giờ nàng coi tôi là kẻ tâm phúc hết. Vì thế tôi không biết thuốc giải nhuyễn cân tán là gì hết nhưng tôi biết việc nầy rất quan trọng nên tôi đã ngấm ngầm để ý nhau giữ, một người giữ thuốc độc, một người giữ thuốc giải và họ còn luân phiên nhau thay đổi giữ như vậy mới khó hiểu.Dương Tiêu thở dài nói:- Vị Quận chúa đó mưu kế lắm, có nhiều người đàn ông phải thua mưu nàng. Chẳng lẽ nàng còn chưa tin hẳn Huyền Minh Nhị lão hay sao?Phạm Dao đáp:- Không phải Quận chúa không tin Nhị Lão, nàng làm như thế chắc chắn và yên tâm hôn. Ví dụ như bây giờ chúng ta muốn cướp thuốc giải độc đó chẳng hạn chúng ta kiếm Lộc Trượng Khách hay là Hạt Bút Ông? Vả lại thuốc giải cùng một mùi thơm, cùng một màu sắc nếu không phải là người giữ thuốc, không sao phân biệt được.Nên rõ thuốc Thập hương nhuyễn cân tán đó còn lợi hại thêm nữa, người nào uống phải thuốc độc rồi xương cốt mềm nhũn, mất hết hơi sức đó là lẽ dĩ nhiên rồi, nhưng lần thứ hai chỉ cho người đó uống một chút thôi cũng bị hộc máu ra chết liền không còn thuốc nào chữa nỗi.Nhất Tiếu thè lưỡi ra nói:- Theo lời Tả sứ vừa nói, thì ta phải cẩn thận lắm không thể lấy trộm nhầm thuốc được phải không?Phạm Dao đáp:- Tuy vậy chúng ra cứ việc lấy trộm thuốc của Nhị Lão rồi lấy thuốc của họ đem cho một đệ tử nhỏ của phái Hoa Sơn hay Không Ðộng gì đó uống thử xem nếu tên đó uống thứ thuốc bị chết tốt thì thuốc đo là thuốc độc và chúng ta biết ngay thuốc kia là thuốc giải liền.Vô Kỵ biết tà khí của Hữu sứ chưa thoát hết nên y không coi tánh mạng của người khác vào đâu.Nghĩ như vậy chàng vừa cười vừa lên tiếng nói:- Như thế không nên, biết đâu chúng ta rất khó nhọc đến lấy trộm hai thứ thuốc đó mà cả hai thứ đều là thuốc độc cả thì sao?Dương Tiêu vỗ đùi một cái và đáp:- Giáo chủ nói như vậy rất vô lý, đêm qua chúng ta quấy rầy như vậy, có lẽ Quận chúa đã hoảng sợ và lấy thuốc giải mà giấu ở trong người cũng nên, theo ý tôi thích cần phải điều tra xem người nào giũ thuốc giải trước rồi đi lấy sau.Nói tới đó y ngầm nghĩ giây lát rồi lại nói tiếp:- Chú Phạm Dao, chú có biết Huyền Minh Nhị lão xưa nay vẫn ưa thích thứ gì không?Phạm Dao đáp:- Lộc thì hiếu sắc, mà Hạt thì ưa rượu, hai người đều không ra gì hết.Dương Tiêu quay lại hỏi Vô Kỵ rằng :- Thưa giáo chủ, có thứ thuốc nào có thể làm cho người ta xương cốt mềm nhũn như Thập Hương nhuyễn cân tán không?Suy nghĩ giây lát Vô Kỵ vừa cười vừa đáp:- Muốn làm cho người ta mệt mỏi, uể oải mơ mơ màng màng như buồn ngủ không khó chút nào, nhưng xử dụng vào những tay cao thủ chỉ có công hiệu nửa tiếng đồng hồ thôi, chứ không thể nào lâu bền như Thân hương nhuyễn cân tán.Dương Tiêu vừa cười vừa nói:- Làm uể oải được nửa tiếng cũng đủ rồi, hiện giờ thuộc hạ có một kế không biết thi hành được không, xin Giáo chủ xét lại xem. Tuy gọi là mưu kế nhưng nói ra không đáng một trận cười, trước hết chú Phạm Dao hãy nghĩ cách rủ Hạt Bút Ông đi uống rượu rồi bỏ thứ thuốc của Giáo chủ vào trong rượu cho y uống. Rồi chú Dao giả bộ làm như đã uống phải Thập hương nhuyễn cân tán của Bút Ông vậy, liền kêu la om sòm liền. Như vậy sẽ biết thuốc giải độc trong tay người ngay, rồi chúng ta thừa cơ đoạt thuốc cứu người.Vô Kỵ vôi hỏi:- Kế hoạch này có thể thi hành được hay không, phải xem tính nết của Hạt Bút Ông ra sao mới có thể định đoạt được, Phạm Hữu sứ cho lời nói của tôi có phải không?Phạm Dao cau mày lại suy nghĩ hồi lâu, y nhận thấy kế ấy tuy rất giản dị nhưng không có một tí nào sơ hở, nên vội đáp:- Theo ý tôi thì của Dương Ðại ca rất có thể thi hành lắm, tính nết của Hạt Bút Ông rất ác độc, nhưng nói đến kế ấy thì y lại thua Lộc Trượng Khách. Nếu thuốc giải để trong người Hạt Bút Ông thật, tuy võ nghệ của tôi không giỏi bằng y, nhưng tôi tự tin có thể đối phó nổi y.Dương Tiêu vội hỏi:- Nếu Lộc Trượng Khách giữ thuốc giải thì sao?Phạm Dao cau mày lại đáp:- Nếu thuốc giải ở trong tay Lộc Trượng Khách thì phiền lắm.Nói xong y đứng dậy đi đi lại lại một hồi lâu rồi vỗ tay một cái và nói:- Hay là thế này vậy, Lộc Trượng Khách khôn ngoan hơn, người muốn lừa y rất khó vì mình mưu kế cao siêu đến đâu y cũng biết hết, duy có một cách là lừa thế nào bắt được y đang làm việc phi nghĩa rồi bắt chẹt y phải theo mệnh lệnh của mình. Làm như thế may ra y mới khuất phục, còn cứ làm bừa đi, cũng được nhưng nguy hiểm lắm.Dương Tiêu lại hỏi tiếp:- Y đã làm việc gì phi nghĩa hay trái với lương tâm chưa? Hay chú đã bắt gặp y làm việc gì bất nghĩa rồi mà bổng dưng chú lại nói như thế.Phạm Dao đáp:- Mùa xuân năm nay, Nhữ Dương Vương lấy vợ bé có cho mời mấy anh em chúng tôi tới nhậu nhẹt ở trong hoa sảnh. Muốn khoe khoan vợ bé của mình xinh đẹp Nhữ Dương Vương liền bảo người vợ mới cưới đó ra mời rượu. Tôi thấy Lộc Trượng Khách cứ hai mắt hau háu nhìn vào mặt cô dâu hình như có vẻ thèm thuồng lắm.Nhất Tiếu vừa cười vừa xen lời hỏi:- Sau, rồi thế nào nữa?Phạm Dao đáp:- Sau rồi không có gì nữa vì đó là ái thiếp của Vương gia dù y có táo gan đến đâu cũng không dám làm bậy.Nhất Tiếu vừa cười vừa hỏi tiếp:- Y chỉ trố mắt lên nhìn như vậy không thể nói là y đã làm việc phi nghĩa rồi.Phạm Dao đáp:- Ðúng thế nhưng chúng ta vẫn có thể ép y làm bậy được, nhưng việc này phải phiền đến Vi huynh ra tay mới được. Huynh giở bản lảnh khinh công tột mức ra lẻn vào trong phủ của Nhữ Dương Vương cướp lấy ái thiếp của Vương gia đem tới phòng của Lộc Trượng Khách và đặt nàng nằm lên trên giường. Lão già ấy, trông thấy nàng ta xinh đẹp như vậy thế nào cũng không cầm lòng được mà nhắm mắt làm bậy ngay.Dù y có là người biết đại thế, cầm lòng ngay được thì lúc ấy tôi xông bừa vào trong phòng vu tội cho y, thì có muốn chối cãi cũng không thể được và phải ngoan ngoãn lấy thuốc giải ra hai tay dâng lên đưa cho đệ ngay.Dương Tiêu với Nhất Tiếu cùng vỗ tay vừa cười vừa nói:- Mưu kế vu oan giá họa này cao thật, dù Lộc Trượng Khách có khôn ngoan đến đâu, cũng không sao tránh thoát được.Vô Kỵ vừa bực mình vừa tức cười, nghĩ thầm:- Những bộ hạ của ta đều là tà ma ngoại đạo, chúng hành sự gian ác âm độc không kém gì bọn thủ hạ của Triệu Minh, chỉ khác có một điểm là một đằng theo mục đích thiện, một bên theo tôn chỉ ác nhưng dùng phương pháp âm độc đối phó với những kẻ âm độc có thể nói là dĩ độc công độc .Nghĩ tới đó chàng mới bớt băn khoăn, liền mỉm cười xen lời nói:- Kế đó rất hay, nhưng chỉ thiệt thòi cho ái thiếp của Nhữ Dương Vương thôi.Phạm Dao vội đỡ lời:- Lúc ấy sẽ xông vào trong phòng không để cho Lộc Trượng Khách kịp chiếm mình ngọc, thì nàng ta cũng chẳng thiệt thòi gì hết.Tiếp theo đó bốn người lại bàn tán đến việc sau khi cướp được thuốc giải sẽ do Phạm Dao đem lên trên tháp chia cho các tay cao thủ của các môn phái uống. Còn Vô Kỵ với Nhất Tiếu ở bên ngoài tiếp ứng hễ thấy Phạm Dao ở trong chùa Vạn Pháp đốt cây pháo bông ra hiệu là hai người phóng hỏa đốt những nhà thường dân ở quanh đó để cho quần hào thừa cơ đào tẩu. Riêng Dương Tiêu, mua sẳn ngựa và thuê xe, rồi đợi chờ ở ngoài cửa Tây thành để cho các vị hào hiệp ra đó có ngựa cởi và có xe đi.Ai nấy làm xong công việc sẽ họp nhau ở Xương Bình. Vô Kỵ không tán thành cuộc đốt nhà thường dân vì chàng không muốn để những người dân đó bị lụy như vậy. Dương Tiêu vội giải thích:- Việc đời rất khó lưỡng toàn, chúng ta cứu được quần hiệp và sau này xua đuổi được bọn Thát Ðát ra khỏi bờ cõi là để tạo hạnh phúc cho muôn dân chứ có phải định gây lợi ích riêng cho nhóm chúng ta đâu. Như vậy Ngày hôm nay, chúng ta có đốt cháy một trăm hay vài chục nóc nhà cũng không phải là hy sinh quá đáng.Tính toán xong, bốn người chia làm ba phe đi vào trong thành để hành sự. Dương Tiêu đi mua ngựa và thuê xe, Vô Kỵ đến tiệm thuốc để chế liều thuốc mê, rồi đưa cho Nhất Tiếu để đem đi trao cho Phạm Dao xử dụng, vì muốn che lấp không cho Hạt Bút Ông nghi ngờ, Vô Kỵ phải cho thêm ba vị thuốc Hương liệu vào để cho thuốc mê đó thơm tho đôi chút, như vậy đối phương mới không nghi ngờ và sẽ bị mắc hởm. Nhất Tiếu mua một cái túi vải lớn đem theo để xử dụng.Chờ tới trời tối hẳn y liền lẻn vào trong Vương phủ để cướp Vương phi.Huyền Minh Nhị lão và Phạm Dao các người, vì sự canh gác các tay cao thủ của sáu đại môn phái đều phải ngủ ở trong chùa Vạn Pháp, riêng Triệu Minh vẫn ở trong vương phủ tối, nhưng tối nào nàng cũng đi tới chùa để học võ. Phạm Dao về đến phòng mình nghĩ tới Minh Giáo đã chia rẻ thành năm phe bảy nhóm gót hai mươi năm nay, ngày hôm nay mới có hy vọng trung hưng. Như vậy cũng không uổng cho y đã phải chịu bao nhiêu đau khổ đắng cay bấy lâu nay nên y vừa mừng rỡ vừa an ủi thầm.Phòng y ở tại Tây thiên, còn phòng ngủ của Huyền Minh Nhị lão thì ở phía sau chùa, ngày thường vì đố kỵ nhị lão quá tinh khôn sợ lộ chân tướng mình, nên y rất ít giao thiệp với hai ông già đó.Vì thế phòng ngủ của y cách phòng ngũ của Nhị Lão rất xa, lúc này y muốn rủ Hạt Bút Ông đi nhậu nhẹt mà không lộ một hình tích gì để cho đối phương khỏi nghi ngờ quả là khó. Y đưa mắt nhìn về phía sau chùa thấy mặt trời đang lặn xuống phía Tây, xung quanh đã tối dần mà y vẫn chưa hề nghĩ ra được kế gì, cứ khoanh tay ra phía sau đi đi lại lại hoài.Ðột nhiên, y ngửi thấy có mùi thịt rất thơm ở trong mấy căn phòng gần đó bay ra. Mấy căn phòng đó là của Tam Tôn Hủy với Lý Tứ Thôi bốn người trong nhóm Thần Tiễn Bát Hùng ở Phạm Dao sực nghĩ ra một kế, liền đi tới trước mấy căn phòng đó giơ tay ra đẩy cửa một cái. Mùi thơm của thịt liền xông ngay lên mũi, y thấy Lý Tứ Thôi đang ngồi xỏm ở dưới đất cầm quạt, quạt cái lò lửa đang cháy, trên lò để một cái nồi, mùi thơm của thịt ở trong nồi đó, theo khói bốc lên. Còn Tam Tôn Hủy đang bày bàn và bát đũa. Hiển nhiên chúng sắp ăn nhậu với nhau đến nơi.Tam Tôn Hủy và tứ thôi bỗng thấy Khổ Ðầu Ðà đẫy cửa bước vào, đều ngẫn người ra mặt tỏ vẻ sợ hãi. Thì ra hai người vừa đánh chết một chó lớn ở ngoài đường, chặt luôn bốn chân của con chó đó đem về chùa lén nấu và ăn nhậu với nhau. Nơi đó là một ngôi chùa, đem thịt chó về nấu và ăn như vậy là không hợp pháp rồi bất cứ bị ai trông thấy cũng không tiện. Ngờ đâu, lại bị Khổ Ðầu Ðà là người của cửa Phật, nếu Ðầu Ðà nổi giận đánh cho một trận thì nguy tai.Chúng biết Khổ Ðầu Ðà đã võ nghệ cao siêu anh em chúng không sao địch nổi. Huống hồ bây giờ chúng đang có tội bị Khổ Ðầu Ðà đánh cho một trận cũng đáng kiếp lắm cho nên chúng hoảng sợ là thế. ngờ đâu chúng thấy Khổ Ðầu Ðà tới cạnh lò mở vung nồi lên hít một hơi thật manh, rồi lẩm bẩm nói:- Thơm lắm, thơm lắm!Nói xong, Ðầu Ðà vội cho tay vào trong nỗi, không sợ nước đang sôi sùn sụt, bốc luôn một tiếng thịt chó bỏ vào mồm ăn ngấu nghiến liền. Chỉ thoáng cái đã nuốt những miếng thịt chó đó liền, dùng đầu lưỡi, quét mồm mép một vòng hình như y cảm thấy thịt đó rất ngon lành vậy.Tôn Lý hai người cả mừng vội mời:- Mời Khổ đại sư ngồi, chúng cháu có biết đâu đại sư lại ưa ăn thịt có như vậy.Khổ Ðầu Ðà đã vẫn đứng cạnh lò, thò tay vào nồi bốc thêm miếng nữa vừa nhai vừa ngồi xỗm xuống tại chỗ. Muốn lấy lòng, Tam Hủy vội rót một bát rượu đưa đến trước mặt cho y. không khách khứa gì cả, y đỡ luôn bát rượu và uống ngay. Nhưng y nhổ ra tức thì, rồi đưa tay trái lên mũi, hít ngửi, hình y chê rượu đó không ngon nên y đứng dậy đi ra khỏi phòng đó mà trở về phòng mình, xách luôn một hủ rượu thật lớn tới.Thoạt tiên Tôn, Lý hai người thấy y tức giận dữ đi ra trong lòng lo ngại. Chờ tới khi thấy y đem hủ rượu lớn tới cả hai mới yên dạ và mừng rỡ, rồi nói:- Vâng, vâng rượu của chúng cháu thường lắm, nếu Khổ đại sư có rượu ngon đem sang thì có gì bằng nữa.Hai người kẻ bắt ghế người rót rượu cung kính mời Khổ Ðầu Ðà ngồi, múc thịt chó ra cùng ăn nhậu.Nên rõ, Khổ Ðầu Ðà là người có võ công cao siêu, thuộc nhân vật hạng nhất của nhóm thủ hạ của Triệu Minh, ngày thường Bát Hùng muốn làm thân với y cũng không được, ngày hôm nay tình cờ lại mời được y nhậu nhẹt như vậy, nên chúng lấy lòng y để y truyền thụ cho một vài pho võ công thì sẽ được sung sướng nhất đời.Tôn, Lý hai người thấy rượu của Khổ Ðầu Ðà vừa vàng vừa keo đặc như mật ong, hơi thơm xông lên tận óc.Cả hai đồng thanh khen ngợi:- Rượu ngon lắm! Ngon lắm!Khổ Ðầu Ðà nghĩ thầm:- Không biết ngày hôm nay hai lão già Huyền Minh có nhà hay không? Nếu chúng đi vắng chưa về thì việc làm của ta sẽ mất công toi .Y vừa nghĩ vừa cầm bát rượu, đổ vào trong một cái tô nhỏ, và đặt ngay vào trong nồi thịt để hâm nóng, mùi rượu lẫn mùi thịt bốc lên làm cho Tôn, Lý hai người đều thêm rõ dải. Chúng cầm bát rượu lên định uống, nhưng Khổ Ðầu Ðà đã giơ tay ra hiệu như có y bảo chúng rằng:- Canh nóng đã rồi hãy uống thì ngon hơn .Thế rồi ba người lần lượt, bỏ rượu vào trong nồi canh nóng. Hơi thơm bốc lên càng ngào ngạt hơn trước, nếu Hạt Bút Ông có nhà thế nào cũng ngửi thấy mùi thơm liền.Quả nhiên một lát sau, Hạt Bút Ông ở đằng xa đi tới luôn mồm khen ngợi:- Rượu thơm ngon thật!Y đẩy cửa bước vào, thấy Khổ Ðầu Ðà với Tôn, Lý hai người đang ngồi ăn nhậu với nhau. Y ngạc nhiên giây phút, rồi vừa cười vừa nói:- Không ngờ Khổ đại sư cũng thích cái trò này, cũng là người trong làng nhậu cả đấy!Tôn, Lý vội đứng dậy mời:- Mời cụ vào sơi mấy bát rượu với tôi. Rượu này là rượu của Khổ đại sư đấy, mấy khi được uống rượu ngon như vậy.Hạt Bút Ông liền ngồi đối diện với Khổ Ðầu Ðà. Rồi hai người nhậu hết bát rượu này đến bát rượu khác, hết tô nầy đến tô thịt nọ.Bốn người ăn thịt nhậu ngà ngà say rồi, Phạm Dao liền nghĩ thầm:- Bây giờ đã đến lúc ra tay được rồi .Nghĩ đoạn y liền rót đầy một chén rượu, thuận tay để hủ rượu nằm ngang cái hồ lô xuống. Thì ra thuốc mê của Vô Kỵ chế, Phạm Dao tán thuốc đó thành bột, nhét vào cái nút gỗ rỗng, bên ngoài bọc một lần vải hồ lô, thuốc bột vẫn nằm nguyên trong nút, rượu củabốn người vừa uống đều là thứ rượu ngon. Nhưng khi đặt cái hồ lô xuống bàn. Chỉ trong giây phút, rượu trong hồ lô biến thành rượu độc ngay.Ðáy hồ lô tròn xoe, nên để ngang để dọc mà không ai để ý tới cả. Huống hồ đã ngà ngà say, nên họ có uống thêm thứ rượu có thuốc độc cũng chẳng hay biết gì hết.Phạm Dao thấy Hạt Bút Ông uống cạn bát rượu bèn mở nút hồ lô ra rót cho y liền.Hạt Bút Ông cũng cầm lấy cái hồ lô rót thêm vào hai bát của Tôn, Lý hai người võ công kém, vừa uống xong bát rượu đó, đã thấy chân tay mềm nhủn, mất hết sức.Tôn Tam Hủy liền nói:- Tứ đệ, không hiểu tại sao bụng sư huynh thấy khó chịu lắm.Lý Tứ Thôi cũng lên tiếng:- Tôi… hình như… bị trúng độc…Lúc ấy, Hạt Bút Ông cũng cảm thấy chân tay rời rả, vội vận nội công thử xem. Y thấy sức lực hầu như đã mất hết, liền biến sắc mặt. Phạm Dao cũng đứng dậy tỏ vẻ tức giận dữ, túm lấy ngực y mồm kêu ú ớ chứ không thốt nên lời.Tôn Tam Hủy kinh hãi hỏi:- Khổ đại sư làm sao thế?Phạm Dao dùng chấm rượu, viết lên, mặt bàn:- Thập hương nhuyễn cân tán .Tôn, Lý hai người đều biết Thập hương nhuyễn cân tán là do Huyền Minh Nhị lão phụ trách. Chúng xét tình hình, liền đoán chắc Khổ Ðầu Ðà với anh em chúng đã uống phải thứ thuốc độc đó rồi. Thế rồi hai người đưa mắt ra hiệu đi tới trrước Hạt Bút Ông vừa cười vừa nói:- Hạt công công, anh em chúng rôi không xúc phạm cụ bao giờ. Xin cụ tha thứ cứu giúp chúng tôi.Hai tên đó đoán chắc Hạt Bút Ông định đối phó một mình Khổ Ðầu Ðà thôi, nhưng vì chàng có mặt tại đó mới vạ lây.Hạt Bút Ông ngạc nhiên vô cùng, vì tháng này y giữ Thập hương nhuyễn cân tán để trong một cây bút mỏ hạt mà y vẫn xử dụng phía tay trái. Hai món khí giới của y lúc nào cũng mang theo trong người. Như vậy, làm sao mà lấy trộm được. Nhưng bây giờ vận hơi thử xem thì thấy không có một hơi sức nào hết. Như vậy đáng là uống phải Thập hương nhuyễn cân tán Chứ không sai. Sự thật, thuốc độc của Vô Kỵ chế ra, tuy mạnh thật nhưng còn kém Thập hương nhuyễn cân tán xa.Sau khi uống xong, phản ứng cũng khác nhau nhiều. Nhưng Hạt Bút Ông chỉ cho người uống Thập hương nhuyễn cân tán chứ y chưa hề uống thứ thuốc này. Vì vậy sự phản ứng của hai thứ thuốc độc ấy tuy khác nhau, nhưng y không sao phân biệt được. Lúc ấy y thấy Khổ Ðầu Ðà tức giận, Tôn, Lý hai người đang đứng cạnh miệng van lơn không ngớt, thì không còn nghi ngờ nữa, liền vội đáp:- Khổ Ðầu Ðà chớ vội nóng, chúng ta là bạn thân với nhau, khi nào tại hạ có dã tâm như vậy. Chính tại hạ đây cũng uống nhằm thuốc đó. Không biết ai đã hại chúng ta, rồi cũng ngạc nhiên vô cùng.Khổ Ðầu Ðà lại nhúng tay vào rượu viết lên mặt bàn bốn chữ: "Mau lấy thuốc giải." Hạt Bút Ông gật đầu đáp:- Phải, chúng ta phải uống thuốc giải trước rồi tìm kiếm xem kẻ nào đã đầu độc chúng ta? Hiện giờ thuốc giải do Lộc Trượng Khách giữ, Khổ đại sư đi cùng với tôi sang bên kia kiếm anh ấy.Khổ Ðầu Ðà mừng thầm và nghĩ:- Không ngờ mưu kế của Dương Tiêu lại hay đến thế, chỉ sơ sơ thôi cũng dò được ai giữ thuốc giải rồi.Nghĩ đoạn, y giơ tay trái nắm cổ tay phải của Hạt Bút Ông bước đi loạng choạng, nhưng không còn hơi sức gì nữa.hai người cùng đi về phía sau chùa, chỗ ở của Huyền Minh Nhị lão.Hai người đi tới trước cữa tịnh xá, căn nhà bên phía nam là nhà của Hạt Bút Ông căn nhà bên phía Băc là chỗ ở cửa Lộc Trượng Khách.Hai người thấy cửa lớn đóng kín, tưởng chủ không có ở nhà, Hạt Bút Ông liền lớn tiếng kêu gọi:- Lộc huynh có ở nhà không?Ngờ đâu, Lộc Trượng Khách có trong nhà, lên tiếng trả lời ngay, Hạt Bút Ông liền đẩy cửa nhưng cửa đã gài then, nên lại lên tiếng gọi:- Lộc huynh mau mở cửa, có việc rất cần.Lộc Trượng Khách nói vọng ra:- Có việc gì mà khẩn cấp đến thế? Tôi đang bận luyện công, chú chớ có vào quấy nhiễu tôi.Hạt Bút Ông và Lộc Trượng Khách là sư huynh đệ, võ công của hai người ngang nhau, nhưng vì Lộc Trượng Khách là sư huynh và mưu trí hơn người nên Hạt Bút Ông vẫn tôn kính. Nay Hạt Bút Ông nghe thấy giọng nói của y có vẻ không vui nên không dám gọi tiếp nữa.Khổ Ðầu Ðà thấy vậy, nghĩ thầm:- Lúc này không thể trì hoãn được vì trễ một chút, thuốc trong người y sẽ tiêu tán, mất hiệu lực thì mưu kế của mình bị lộ ngay.Nghĩ đoạn y liền dùng vai phải thích mạnh một cái, cánh cửa mở toang ra. Y và Hạt Bút Ông cùng nghe có tiếng đàn bà rú lên.Lộc Trượng Khách vội quay đầu lại, có vẻ xấu hổ, sượng sùng, một thiếu nữ đang nằm ngang trên giường, quấn một cái chăn mỏng chì ló đầu ra ngoài cái khăn, lại có dây thừng cột chặt y như một bó chăn. Tóc nàng xỏa ngoài chăn, da trắng, mắt rất xinh đẹp. Thiếu nữ đó trông thấy Hạt Bút Ông và Khổ Ðầu Ðà bước vào thì trợn tròn đôi mắt, tỏ vẻ hãi sợ. Khổ Ðầu Ðà nhận ra chính là Hàn thị, ái cơ của Nhữ Dương Vương liền nghĩ thầm:- Vi Bức Vương tài ba thật! Một mình vào trong phủ bắt cóc được Hàn Cơ đây…Khinh công của Nhất Tiếu rất mạnh, hắn lại đa mưu, túc kế ra tay bắt cóc Hàn thị rất nhanh không ai hay biết gì cả. Chỉ có điều khó nhất là, làm thế nào đặt Hàn thị vào phòng Lộc Trượng Khách. Vấn đề này làm y phải chờ gần nửa ngày, mới thấy Trượng Khách ra khỏi phòng. Y lẻn vào trong phòng đặt Hàn Cơ trên giường rồi bỏ đi.Lộc Trượng Khách về phòng, thấy một thiếu nữ nằm trên giường mình y bèn quay ra, tung mình nhảy lên trên mái nhà đưa mắt nhìn xung quanh, không thấy một bóng người nào hết. Lộc Trượng Khách chỉ nghe tiếng cười của Tôn, Lý, trong phòng vang ra thôi. Tuy y biết không phải là việc tầm thường, nhưng y vẫn lẳng lặng nhảy xuống quay về phòng, tới trứơc giừơng nhìn thiếu nữ xinh đẹp, bỗng giật mình kinh hãi vì y đã nhận ra Thái Cơ, vợ mới cưới của Vương gia nhưng lòng hiếu sắc, thúc giục, y không cầm lòng được.Lộc Trượng Khách rất hiếu sắc, trong đời y đã dày vò rất nhiều đàn bà thiếu nữ lương thiện. Bữa nọ khi thấy sắc đẹp của Thái cơ đâm nhớ nhung thương tiếc. Y ân hận tại sao không sớm gặp người đẹp ấy? Nếu gặp nàng thế nào y cũng cướp cho được. Từ hôm đó đến nay hắn vẫn mơ tưởng đến nàng luôn, nhưng vài ngày sau, y lại có người yêu khác nên mới quên nàng. Không ngờ, bây giờ, có Thái Cơ đem tới đây để lấy lòng hắn. Hắn thấy nàng trần truồng quấn trong cái chăn y cầm lònh không được liền hỏi nàng tại sao tới đây thế? nhưng y hỏi, Thái Cơ không trả lời. Y mới nghĩ ra chắc nàng bị người ta điểm trúng vào huyệt cầm nên giơ tay định giải huyệt cho nàng thì Hạt Bút Ông và Khổ Ðầu Ðà tới kêu cửa, rồi Khổ Ðầu Ðà phá cửa vào.Sự thế xảy ra rất đột ngột nên Trượng Khách mới sượng sùng như vậy. Y đang định giấu nàng đi, nhưng không kịp, y đoán Vương gia phát giác Hàn Cơ bị bắt cóc nên mới sai Khổ Ðầu Ðà tới đây truy nã mình. Bây giờ sự thế đã xảy ra như vậy, nên y tính chỉ có một cách đào tẩu, nên y vội chộp lấy cây gậy sừng hưu, một cây ôm Hàn Cơ định phá cửa sổ bỏ chạy. Hạt Bút Ông thấy vậy cả kinh gọi:- Lộc sư ca mau cho đệ xin một ít thuốc giải.Lộc Trượng Khách vội hỏi:- Cái gì?Hạt Bút Ông đáp:- Tiểu đệ với Khổ đại sư không hiểu tại sao uống thuốc độc Thập hương nhuyễn cân tán.Lộc Trượng Khách hỏi:- Sư đệ nói gì?Hạt Bút Ông nói lại lần nữaLộc Trượng Khách ngạc nhiên hỏi tiếp:- Tháng này tới phiên chú giữ Thập hương nhuyễn cân tán mà.- Tiểu đệ cũng không hiểu tại sao bốn anh em chúng tôi đang ăn nhậu vui vẻ thì ngộ độc. Lộc sư sa mau cho chúng tôi ít thuốc giải.Tới lúc này Lộc Trượng Khách mới hoảng hốt bèn đặt Hàn Cơ xuống. Xưa nay Hạt Bút Ông vẫn biết vị sư huynh nầy có tính hiếu sắc y vốn thường thấy những thiếu nữ trong phòng của Trượng Khách nên y không lấy gì ngạc nhiên hết. Huống hồ sau khi trúng độc kinh hoảng ngạc nhiên nên không để ý người đó là ai cả.Lộc Trượng Kháck đặt Hàn Cơ xuống giường xong liền nói:- Khổ đại sư sang bên phòng chú Hạt Bút Ông nghĩ ngơi, tại hạ sẽ lấy thuốc giải ngay.Y vừa nói vừa đẩy hai người ra khỏi phòng. Cái đẩy khiến Hạt Bút Ông suýt té, Khổ Ðầu Ðà khôn ngoan vô cùng cũng bắt chước té ngã theo làm như mất hết nội lực vậy. Nhưng sự phản ứng tự nhiên không sao giả dối được nên Lộc Trượng Khách chỉ đẩy một cái đã biết nội lực của Hạt Bút Ông mất hết. Còn Khổ Ðầu Ðà chỉ giả bộ thôi, nhưng y vẫn sợ duy tính sai nên dùng sức đẩy thêm một cái nữa Hạt Bút Ông và Khổ Ðầu Ðà đều thì té giả, Lộc Trượng Khách không nói năng gì hết, chỉ cười vừa xin lỗi:- Xin lỗi khổ đại sư nhé.Y vừa nói đưa tay ra đỡ, nhưng mấy ngón tay của y đã vớ ngay vào hai yếu huyệt của Khổ Ðầu Ðà. Là người rất khôn ngoan Khổ Ðầu Ðà thấy Lộc Trượng Khách ra tay như biết mưu kế của mình đã bị bại lộ nên y vội dang tay trái điểm luôn vào yếu huyệt mê của Hạt Bút Ông để cho đối thủ không sao cử động được trong ba tiếng đồng hồ. Y thấy hai tay địch thủ bị mình diệt đi một rồi bây giờ chỉ còn lại một mình Lộc Trượng Khách thôi không sợ nữa, nên y liền cười nhạt và nói:- Bạn muốn sống hay chết? Ái cơ của Vương gia bạn cũng dám bắt cả về hưởng thụ hay sao?Y vừa nói, Huyền Minh Nhị lão bỗng ngẩn người ra vì thấy Khổ Ðầu Ðà Ðã mười lăm mười sáu năm rồi chưa hề nói nửa lời ai cũng tưởng y câm. Bây giờ tuy Lộc Trượng Khách đã biết y có mưu mô gì đây nhưng y không ngờ Khổ Ðầu Ðà lại biết nói như vậy cho nên y nghĩ thầm:- Y đã mưu mô như vậy hoàn cảnh của ta bây giờ rất nguy hiểm .Nghĩ đoạn y liền đáp:- Thế là Khổ đại sư không câm. Chẳng hay Khổ đại sư chịu đựng mười mấy năm như thế để làm chi?Khổ Ðầu Ðà đáp:- Vương gia biết hai vị không được trung thành lắm cho nên mới sai tôi giả bộ câm để bí mật giám thị.Nghe Khổ Ðầu Ðà nói xong, Lộc Trượng Khách liền đáp:- Vương gia sai bạn đến bắt tôi đấy à. Hà… hà võ công của đại sư tuy cao siêu thật, nhưng chưa chắc bắt nổi Lộc Trượng Khách này.Nói xong y cầm lấy gậy định tấn công .Khổ Ðầu Ðà vừa cười, vừa nói tiếp:- Lộc tiên sinh, võ công của Khổ Ðầu Ðà này tuy không bằng bạn nhưng cũng chẳng kém mấy. Bạn muốn đánh bại tôi ít ra phải đấu một vài trăm hiệp mới được. Nhưng dù có thắng tôi chăng nữa, bạn làm sao mà đem được Hàn Cơ cùng cứu sư đệ đi. Thử hỏi Lộc Trượng Khách có tài ba như thế không?Lộc Trượng Khách thấy Khổ Ðầu Ðà nói như vậy, liếc mắt nhìn sư đệ. Y biết lời nói của đối phương rất đúng, y với sư đệ hai người cùng theo một sư phụ từ hồi nhỏ chưa hề xa nhau nửa bước. Hai người không có vợ con nên coi nhau như anh em ruột. Y không thế nào đang tâm bỏ người sư đệ trốn một mình được. Khổ Ðầu Ðà thấy đối phương đứng ngẩn người ra suy nghĩ liền quát bảo Tôn, Lý hai người vào trong phòng đóng cửa lại rồi hỏi:- Lộc tiên sinh! Việc này hãy còn trong bóng tối. Khổ Ðầu Ðà là tôi có thể giúp bạn giấu kín được.Lộc Trượng Khách ngạc nhiên hỏi:- Chẳng hay đại sư định dùng cách nào cứu tôi?Khổ Ðầu Ðà không trả lời y vội mà nhanh tay điểm luôn yếu huyệt câm và tệ liệt của Tôn, Lý hai người. Thấy thủ pháp điểm huyệt vừa nhanh vừa kỳ lạ, Lộc Trượng Khách thấy vậy cũng khen ngợi thầm. Khổ Ðầu Ðà lại nói tiếp:- Chắc bạn không bao giờ nói chuyện này cho ai hay đâu, lệnh sư đệ cũng không dám làm khó dễ bạn đâu, còn Khổ Ðầu Ðà tôi là người câm thì sau này vẫn phải câm. Còn hai chú này đã bị Khổ Ðầu Ðà nầy điểm huyệt rồi, bạn không sợ còn sợ sệt gì nữa.Tôn, Lý hai người nghe nói cả kinh thất sắc và nghĩ thầm:- Việc này không liên can tới chúng ta có ngờ đâu chỉ ăn vụng thịt chó mà lại bị tai họa như thế này? Chúng định lên tiếng van lơn nhưng không sao nói nên lời.Khổ Ðầu Ðà lại chỉ tay vào Hàn Cơ và nói tiếp:- Còn Ái cơ của Vương gia đây lão tăng đã có hai phương pháp, một là đem nàng với Tôn, Lý tới một chỗ hẻo lánh chém cho mỗi người một đao, rồi báo cáo cho Vương gia hay bảo nàng cùng với Lý Tứ Thôi đào tẩu bị Khổ Ðầu Ðà trông thấy. Quá tức giận, Khổ Ðầu Ðà đã giết gian phu dâm phụ ngay tại chỗ. Và thấy Tôn Tam Hủy cũng có mặt tại đó nên Ðầu Ðà mới giết nốt. Kế thứ hai là bạn đem nàng chạy trốn ẩn núp ở một nơi thật kín đáo. Sau này có bị tiết lộ đó là tự bạn.Lộc Trượng Khách quay đầu lại nhìn Hàn Cơ, thấy hai mắt nhìn mình có vẻ van lơn cầu cứu. Hiển nhiên nàng muốn mình thi hành kế hooạch thứ hai, đồng thời y thấy nàng xinh đẹp như vậy liền nghĩ thầm:- Người đẹp như tiên thế kia nếu dùng đao chiếm chết thật là uổng.Ý nghĩ như vậy, không nỡ để Hàn Cơ bị giết liền trả lời Khổ Ðầu Ðà rằng:- Cám ơn đại sư đã suy tính hộ lão phu như vậy chẳng hay đại sư muốn lão phu giúp đại sư việc gì.Y biết Khổ Ðầu Ðà như nào cũng định nhờ vả mình điều gì bằng không, không khi nào y lại tử tế với mình như thế.Khổ Ðầu Ðà đáp:- Việc tôi nhờ bạn rất dễ. Diệt Tuyệt sư thái trưỡng môn của phái Nga Mi quen biết tôi đã lâu. Cô bé họ Chu là con riêng của tôi với bà sư nữ ấy. Tôi chỉ muốn yêu cầu bạn cho một ít thuốc giải để cứu hai người đó ra khỏi nơi đây. Nếu Quận chúa có hỏi đã có bần tăng trả lời, cam đoan với bạn là không để bạn dính líu vào việc này đâu. Nếu tôi nói sai thì trời bắt chồng sẽ làm giặc, vợ sẽ làm đĩ và cũng chết đường chết chợ, đời sau không được đầu thai làm người.Lộc Trượng Khách đã thấy Khổ Ðầu Ðà kể câu chuyện đó, liền ngẩn người trong giây lát, rồi mỉm cười và nghĩ thầm:- Thế ra Khổ Ðầu Ðà muốn cứu người yêu cũ với con gái mà đặt mưu kế này ra uy hiếp ta đấy. Nhưng đó cũng là một thói thường của người đời. Việc nầy tuy nguy hiểm thật nhưng ta đổi được một giai nhân tuyệt sắc này cũng đáng lắm.Nghĩ đoạn, y vừa cười vừa hỏi:- Thế có phải Khổ đại sư, đã ra tay bắt cóc Ái cơ của Vương gia tới đây không?Khổ Ðầu Ðà đáp:- Bạn cho tôi thuốc giải độc tôi đền bù lại Hàn Cơ, đó là sự rất thường.Lộc Trượng Khách cả mừng, nhưng đột nhiên y lại hỏi Khổ Ðầu Ðà:- Vậy tại sao sư đệ của tôi lại trúng phải Thập hương nhuyễn cân tán, bạn lấy thuốc độc đó ở đâu thế?Khổ Ðầu Ðà đáp:- Khó khăn gì điều đó, thuốc độc đó do lệnh sư đệ giữ, y là người thích uống rượu, lúc uống say tôi liền ra tay lấy trộm luôn.Lộc Trượng Khách không còn hoài nghi gì nữa, nói tiếp:- Hay lắm! Tôi được giao kết với một người bạn như Khổ đại sư thật hân hạnh, nhưng tôi không xuất mại và mong cũng đừng lừa dối tôi.Khổ Ðầu Ðà chỉ Hàn Cơ vừa cười vừa nói tiếp:- Lần sau có những vụ thơm tho điễm lệ như thế này, tôi cũng mong tiên sinh xếp đặt một cái bẩy để Khổ Ðầu Ðà tôi chui vào, tôi bằng lòng ngay.Hai người nhìn nhau rồi cười, nhưng mỗi người nghĩ một cách.Lộc Trượng Khách suy tính thầm:- Ta tìm một chỗ nào thật kín giấu Hàn Cơ xong, rồi ta sẽ xuất kỳ bắt y giết chết Khổ Ðầu Ðà.Còn Khổ Ðầu Ðà thì nghĩ:- Tuy bây giờ Lộc Trượng Khách bi ta áp bức thật, nhưng Huyền Minh Nhị lão đâu phải là tay tầm thường. chúng bị thiệt thòi không khi nào chúng chịu để ta yên tâm. Chắc y giấu diếm Hàn Cơ xong và giải được yếu huyệt cho Hạt Bút Ông rồi thế nào cũng kiếm ra để trả thù. Nhưng lúc ấy, ta đã cứu các cao thủ của các môn phái và ta cũng đi khỏi nơi đây rồi .Phạm Dao thấy Lộc Trượng Khách mãi chưa chịu lấy thuốc giải ra, liền nghĩ thầm:- Nếu ta thúc giục y thế nào cũng làm khó dễ liền .Nên y thủng thẳng ngồi xuống rồi nói:- Lộc huynh sao không giải huyệt cho Hàn Cơ đi! Ðể chúng ta cùng ngồi uống rượu với nhau dưới ánh đèn, được xem mỹ nhân như vậy thật là hạnh phúc vô cùng.Lộc Trượng Khách biết trong chùa nầy có rất nhiều người ra vào. Nếu để Hàn Cơ ở lại lâu bao nhiêu thì nguy hiềm bấy nhiêu, y liền lấy cây gậy lộc giác, xoay cán đầu đổ một ít thuốc bột trong chén và nói:- Khổ đại sư đa mưu túc trí thật, đệ xin bái phục đấy!- Thuốc giải đây bạn đem đi cứu vị Sư thái với Chu cô nương mau.!Khổ Ðầu Ðà lắc đầu đáp:- Thuốc ít như vậy cứu sao nổi họ.- Chỗ thuốc nầy đã cứu sáu bảy người, chứ cứu hai người thì dư nhiều lắm rồi.- Sao bạn hà tiện thế? dù có thêm một chút đã sao nào? Nói thật cho bạn hay bạn là người túc trí đa mưu nên Khổ Ðầu Ðà tôi sợ mắc hởm bạn!Lộc Trượng Khách thấy Phạm Dao xin thêm thuốc giải, sinh nghi và hỏi:- Khổ đại sư định cứu người khác nữa chứ không riêng gì hai mẹ con Diệt Tuyệt Sư thái phải không?Khổ Ðầu Ðà đang tìm lời lẽ để biện bạch, bỗng nghe ngoài sân có tiếng chân người dồn dập, ước chừng bảy tám người vậy. Trong bọn người đó có một người lên tiếng hỏi:- Vết chân đi tới đây, chẳng lẽ Hàn Cơ lại ở trong chùa Vạn Pháp này chăng?Lộc Trượng Khách nghe nói hoảng sợ đến biến sắc mặt, liền cầm cái chén có thuốc giải bỏ vào túi, y tưởng Ðầu Ðà cho người mai phục bên ngoài lấy thuốc giải liền xuất mại mình. Nhưng Khổ Ðầu Ðà đã lắc đầu xua tay. Bảo y đừng kinh hoảng vội lấy cái chăn đỏ phủ lên mình Hàn Cơ và buông mùng xuống, Khổ Ðầu Ðà vừa làm xong thì ngoài sân có một người lên tiếng hỏi:- Lộc tiên sinh có nhà không?Khổ Ðầu Ðà lên tiếng trả lời. Lộc Trượng Khách liền lớn tiếng nói vọng ra:- Việc gì thế?Người bên ngoài đáp:- Thưa tiên sinh, trong vương phủ có một Ái Cơ bị kẻ gian bắt cóc, chúng tôi theo dõi vết chân của tên ấy đi tới Vạn Pháp chùa thì không thấy vết chân ấy nữa.Lộc Trượng Khách giận dữ nhìn Khổ Ðầu Ðà ra vẻ nói:- "Nếu không phải ngươi ám hại ra thì với tài ba của người cao siêu như thế khi nào lại có vết chân để lại như vậy được.Khổ Ðầu Ðà nhếch mép dưới giơ tay ra hiệu bảo y đuổi bọn kia đi đã, đồng thời y nghĩ thầm:- Vi Bức Vương vu oan giá họa giỏi thật, làm thế nào để cho vết chân từ vương phủ đến đây được .Lộc Trượng Khách cười nhạt nói vọng ra ngoài:- Các ngươi không biết chia nhau đi khắp nơi tìm kiếm hay sao mà cứ ở đây la lối om sòm vậy!Với võ công và địa vị của y người trong vương phủ ai ai cũng kính nể. Nên y vừa nói xong bọn người kia vâng vâng, dạ dạ đi nơi khác tìm kiếm ngay. Lộc Trượng Khách biết hiện giờ chung quanh chùa Vạn Pháp này đang có người canh giữ nghiêm mật. Tuy chúng không dám vào trong phòng mình xét, nhưng muốn đem Hàn Cơ đi nơi khác giấu thì không còn cách gì nữa, nên y cau mày lại hậm hực nhìn Khổ Ðầu Ðà.Phạm Dao sực nghĩ ra một kế liền rỉ tai y khẽ nói:- Lộc huynh, trong chùa này có một nới rất kín đáo, nơi ấy có thể tạm giam người yêu của bạn vào trong đó đôi ngày chắc không ai hay biết cả, chờ tới khi nào nên ngoài không còn người canh gác tuần tiểu lúc ấy bạn sẽ đem nàng ta đi nơi khác sau. Như vậy phải là tiện không!Lộc Trượng Khách vẫn còn tức giận, nói:- Có giấu vào trong phòng của đại sư đấy không?- Giấu vào trong phòng tôi cũng được, nhưng người đẹp thế kia đâu biết tôi chẳng động lòng, như vậy Lộc huynh không ghen hay sao?Lộc Trượng Khách vội hỏi:- Vậy nơi đó là nơi nào thế?Phạm Dao giơ tay chỉ ngọn tháp ở bên ngoài cửa sổ, mồm tủm tỉm cười.Lộc Trượng Khách là người rất thông minh, liền gật đầu, giơ ngón tay cái lên tỏ vẻ khen ngợi:- Ý kiến của đại sư hay lắm!Nên biết rõ nơi giam cầm các tay cao thủ của sáu đại môn phái, người phụ trách canh gác tháp đó là Du Long Tử, đệ tử của Lộc Trượng Khách. Người ta có thể nghi ngờ kẻ giam giấu Ái Cơ của Vương gia ở khắp nơi, chớ không ai dám nghi tới kẻ gian giấu nàng Thu ở chỗ giam cầm kẻ địch và có người canh phòng rất nghiêm mật.Khổ Ðầu Ðà khẽ nói tiếp:- Nhân lúc này ngoài sân không có người, Lộc huynh nên đem người yêu lên trên đó ngay đi.Nói xong, y liền lấy cái chăn đỏ cuộn Hàn Cơ vào giữa như một cái bọc áo vậy, đưa cho Lộc Trượng Khách.Lộc Trượng Khách nghĩ thầm:- Chẳng lẽ mi chờ ta ôm nàng ra tới sân là tri hô lên vu cho ta là kẻ gian chăng. Lúc ấy có tang vật hẳn hoi thì ta muốnchối cãi cũng không sao chối được nữa…Y vừa nghĩ mặt vừa biến sắc không dám đưa tay ra đỡ lấy Hàn Cơ. Khổ Ðầu Ðà thấy vậy biết ngay ý nghĩ của y liền vội nói:- Tôi đã nói giúp bạn tôi vui lòng giúp tới cùng! Khổ Ðầu Ðà tôi vui lòng đi cùng với bạn một phen…Ai bảo tôi đang có việc nhờ vả người ta chi?Nói xong, y vác cái bọc đó lên vai đẩy cửa đi ra, nhưng trước khi ra khỏi phòng y còn khẽ nói dặn Lộc Trượng Khách rằng:- Lộc huynh hãy đi trước, hễ thấy ai cản trở thì cứ việc ra tay giết luôn.Lộc Trượng Khách liền tách mình ra trước, nhưng y đi ngang người chứ không dám để lưng hướng về phía Ðầu Ðà, vì y sợ đối phương tấn công lén. Khổ Ðầu Ðà khép cửa lại ngồi khom lưng ôm Hàn Cơ đi thẳng về phía bảo pháp. Lúc ấy, đã là cuối giờ tuất, ngoài bảo tháp có mấy võ sĩ canh gác, trừ mấy người đó ra không còn ai dám đi lại nữa. Mấy người võ sĩ đó trông thấy Lộc Trượng Khách đứng dậy cúi đầu vái lạy rồi cung kính đứng sang bên. Du Long Tử đã được thuộc hạ cho hay vội chạy xuống và nói:- Thưa sư phụ, ngày hôm nay chắc sư phụ vui vẻ lắm nên mới tới viếng bảo tháp như vậy.Lộc Trượng Khách gật đầu, rồi cùng Khổ Ðầu Ðà định vào trong tháp, ngờ đâu trong tháp có một người vừa bước ra. Người đó chính là Triệu Minh. Lộc Trượng Khách giật mình khinh công. Y không ngờ Quận chúa lại tới tháp như vậy. Ba người liền tiến lên vái chào, Triệu Minh vừa cười vừa nói Du Long Tử rằng:- Sư phụ ngươi thâu được một đồ đệ ngoan ngoãn thật, ngươi chỉ biết nghênh đón sư phụ chứ không thèm rước ta nữa.Du Long Tử lại vái chào nói:- Tiểu nhân không biết Quận chúa giá lâm. Xin Quận chúa thứ lỗi cho.Triệu Minh vừa cười đáp:- Ngươi xếp đặt rất chu đáo, dù Minh Giáo có phái người đến đây để cứu những người bị giam chưa chắc họ dễ dàng làm được như ý muốn.Thì ra đêm hôm trước Vô Kỵ biết tới quấy nhiều, Triệu Minh không biết bên Minh Giáo chỉ có ba người thôi mà tưởng lầm có nhiều người tới, nên ngày hôm nay nàng phải thân hành lên trên đảo tháp tuần tiễu. Nàng thấy trên tháp giới bị rất chu mật, từng tháp nào cũng có hai tay cao thủ canh giữ nên yên lòng vô cùng. Nàng quay lại nói Khổ Ðầu Ðà rằng:- Ðại sư đi cùng với tôi tới nơi này!Khổ Ðầu Ðà nghĩ thầm:- Tốn bao nhiêu lời nói mới đánh lừa được Lộc Trượng Khách đi vào trong tháp này và thừa dịp cướp luôn thuốc giải của y, lúc ấy việc của ta sẽ hoàn thành liền? Ngờ đâu, con nhải này lại xuất hiện ở nơi đây, thế khổ cho ta không .Y đang định kiếm cách không đi, trong lúc đột ngột này không sao nghĩ được mưu kế gì để thoái thoát. Huống hồ y lại giả bộ câm thì làm sao lên tiếng nói được. May thay y đã nhanh trí, nghĩ ra được một kế, liền giơ cái bọc áo lên, mắt nhìn Lộc Trượng Khách. Lộc Trượng Khách giật mình kinh hãi trong bụng chửi thầm Khổ Ðầu Ðà. Ðang lúc ấy Triệu Minh liền lên tiếng hỏi:- Lộc tiên sinh, cái bọc kia của Khổ đại sư là bộc gì thế?Lộc Trượng Khách vội đáp:- Dạ, dạ đó là… là chăn gối của Khổ đại sư đấy.Triệu Minh ngạc nhiên:- Chăn gối… Khổ đại sư định đem chăn gối đi đâu thế?Nàng không nhịn được, cười vài tiếng lại tiếp:- Khổ đại sư hiềm tôi ngu xuẩn không chịu thâu tôi làm đồ đệ định cuốn gói bỏ đi không làm nữa phải không?Khổ Ðầu Ðà lắc đầu giơ tay phải giả bộ ra hiệu bừa, nhưng trong lòng nghĩ thầm:- Tất cả mọi lẽ để cho Lộc Trượng Khách nghĩ cách nói dối. Lúc này mới biết giả bộ làm câm như vậy cũng có lợi đấy .Triệu Minh không hiểu y nói gì, liền đưa mắt nhìn Lộc Trượng Khách. Suy nghĩ giây phút, Lộc Trượng Khách đã nghĩ ra được lời giải thích và đáp:- Tối hôm qua mấy tên ma đầu của Ma Giáo đến đây quấy nhiễu, thuộc hạ còn sợ chúng quay trở lại đây một lần nữa nên… vì thế thuộc hạ mới cùng Khổ đại sư quyết định dọn lên trên tháp này canh gác. Như vậy mới khỏi lỡ việc lớn của quận chúa. Còn cái bọc kia là bọc chăn gối của Khổ đại sư đấy.Triệu Minh nghe nói mừng rỡ vô cùng:- Chính tôi cũng đang muốn mời Lộc tiên sinh và Hạt tiên sinh tới đây trấn thủ, nhưng tôi thấy phiền đến hai vị như vậy hơi quá đáng một chút, nên không tiện lên tiếng. Bây giờ hai vị lại chịu giúp tôi như vậy, thì quý hóa lắm. Khổ đại sư, nơi đây có Lộc tiên sinh canh rồi, vậy đại sư hãy theo tôi.Nói xong, nàng nắm lấy tay Khổ Ðầu Ðà, bất đắc dĩ Khổ Ðầu Ðà đành phải tuân lệnh, nhưng trong lòng nghĩ thầm:- Lúc này ta lột mặt nạ của Lộc Trượng Khách ra cũng không ích lợi gì cho ta. Hơn nữa, hiện giờ Hàn Cơ đang trong tay, dù ta có vu khống chưa chắc Triệu Minh đã tin. Chi bằng ta đưa cái bọc này cho Lộc Trượng Khách thì hơn.Nghĩ đoạn y liền đưa cái bọc thì Lộc Trượng Khách vội giơ tay ra đỡ lấy bọc áo và Lộc Trượng Khách đáp:- Khổ đại sư, tôi chờ đại sư trên tháp đấy nhé.Du Long Tử xen lời nói:- Thưa sư phụ, để đồ đệ đỡ tay hộ cái bọc chăn gối này cho.Lộc Trượng Khách vừa cười vừa đáp:- Khỏi cần, đây là đồ của đại sư, muốn lấy lòng ông ta sư phụ phải đích thân mới được.Khổ Ðầu Ðà bụng chửi thầm, liền giơ tay vỗ mạnh vài cái bọc áo đánh trúng mông đít Hàn Cơ. Cũng may nàng đã điểm vào yếu huyệt tê liệt rồi, nên không kêu được, Lộc Trượng Khách hoảng sợ đến biến sắc mặt không dám đứng lại nữa, vái chào Triệu Minh vác Hàn Cơ vào tháp. Vào tháp Lộc Trượng Khách vội đổi luôn cái chăn bông, đề phòng Khổ Ðầu Ðà có báo cáo Triệu Minh hay thì nhất định không chịu nhận.Khổ Ðầu Ðà bị Triệu Minh kéo ra khỏi chùa Vạn Pháp, trong lòng vừa bực tức, vừa kinh ngạc, không hiều nàng định đem mình đi đâu. Triệu Minh đầu đội mũ gió che lấp hai má, khẽ nói với Khổ Ðầu Ðà:- Khổ đại sư, chúng ta đi thăm tiểu tử Vô Kỵ!Khổ Ðầu Ðà vừa kinh ngạc vừa nhìn nàng, thấy hai má nàng đỏ hồng, lòng có vẻ vui mừng, Khổ Ðầu Ðà nghĩ lại chuyện giữa nàng với Vô Kỵ trong chùa Vạn Pháp đêm hôm qua, y biết hai người thế nào cũng có tình ý với nhau.Nghĩ đoạn, y liền gật đầu nhìn nàng và cười một cách quái dị.Triệu Minh hờn giận hỏi:- Ðại sư cười gì thế?Khổ Ðầu Ðà nghĩ thầm:- Ðùa với ai thì được nhưng chớ nên đùa với nàng ta.Y liền giơ tay lên chỏ chỏ ra điều nói:- Khổ Ðầu Ðà sẽ hết sức bảo vệ quận chúa, dù có vào đầm rồng hang hổ, tôi cũng đi.Triệu Minh liền đi trước dẫn đường, không bao lâu đã tới trước cửa khách điếm, nơi Vô Kỵ trọ. Khổ Ðầu Ðà thấy vậy hoảng sợ nghĩ thầm:- Quận Châu Quân thông quan đại thúc, không đầy một buổi sáng, nàng đã tìm ra chỗ ở của Minh Giáo chủ ta rồi.Nghĩ đoạn y theo Triệu Minh đi vào trong khách điềm, Triệu Minh hỏi người phổ ky rằng:- Chúng tôi muốn kiếm người khách trọ Tăng.Vô Kỵ vẫn dùng cái tên giả Tăng A Ngưu. Ðiểm Tiểu nhị vào trong thông báo. Vô Kỵ đang ngồi ở trên giường tịnh dưỡng, để đợi pháo bông ở chùa Vạn Pháp phát lên là đi tiếp ứng. Bỗng nghe có người đến thăm, lòng rất kinh ngạc vội ra ngoài khách đường để nghinh đón. Chàng thấy khách đến thăm là Triệu Minh với Khổ Ðầu Ðà thì lòng càng lo ngại nghĩ thầm:- Nguy tai! Chắc Triệu cô nương đã biết tung tích Khổ đại phu đến đây đối chất với ta.Nghĩ đoạn, chàng tiến lên vái chào và hỏi:- Không biết Triệu cô nương tới thăm để ra nghinh đón, xin cô nương tha lỗi!Triệu Minh trả lời:- Nơi đây không phải là chỗ nói chuyện, chúng ta hãy đến một tiểu tửu gia bên kia nhậu ba chén, chẳng hay Giáo chủ nghĩ sao?Vô Kỵ đáp:- Tôi rất vui lòng.Triệu Minh đi trước dẫn đường, đến một tửu gia cách khách sạn của Vô Kỵ độ chừng năm sáu trượng, trong tửu điếm có bày mấy cái bàn. Lúc ấy trời đã tối, trong tiệm không có người khách nào. Triệu Minh, Vô Kỵ ngồi đối diện nhau, Khổ Ðầu Ðà giơ tay ra hiệu xin phép ra ngồi uống rượu, Triệu Minh gật đầu. Rồi nàng lại bảo phổ ky lấy ba cân thịt, hai cân rượu, Vô Kỵ hồ nghi nghĩ thầm:- Nàng là quận chúa cao quý, mà chịu cùng mình vào trong tiệm ăn nhỏ nầy, ăn uống chẳng hay nàng có bài quỷ kế chi đây? Triệu Minh rót luôn hai ly rượu, đưa cho Vô Kỵ một chén rồi tự uống một chén cười nói:- Rượu nầy không có thuốc độc đâu, Trương Giáo chủ cứ yên tâm mà uống.Vô Kỵ vội hỏi:- Cô nương gọi tôi đến đây có điều chi dạy bảo?Triệu Minh đáp:- Mời Giáo chủ uống cạn ba chén rượu đã rồi nói chuyện sau.- Tôi xin cạn chén trước.Nói xong nàng nâng ly rượu lên uống cạn ngay, Vô Kỵ cũng cầm ly rượu lên uống.Triệu Minh lại nói tiếp:- Uống thêm hai ly nữa, tôi biết Giáo chủ cũng còn nghi ngờ tôi, nên ly nào tôi cũng phải hớp một hớp trước.Vô Kỵ biết nàng đa mưu, túc kế, nên việc gì chàng cũng đề phòng. Bây giờ, thấy nàng uống trước một hớp chàng mới yên lòng. Nhưng uống xong ba ly rượu mà nàng đã hớp qua, chàng cảm thấy trong lòng hơi khó chịu. Chàng ngửng đầu lên nhìn Triệu Minh đang tủm tỉm cười, trông rất xinh đẹp. Chàng không dám nhìn thêm nữa nên vội quay đầu về chỗ khác.Triệu Minh khẽ nói:- Trương công tử có biết ta là ai không?Vô Kỵ lắc đầu, Triệu Minh cười, nói:- Hôm nay tôi xin công tử được rõ. Cha tôi là Nhữ Dương Vương, cầm binh quyền của triều đình. Tôi là con gái Mông Cổ, tên là Minh Minh Ðặc Mục Nhĩ. Triệu Minh là tên Hán mà tôi đặt. hoàng thượng cho tôi làm Triệu Minh quận chúa.Thấy nàng ta dám đem lai lịch ra nói thật cho mình biết như vậy Vô Kỵ vô cùng ngạc nhiên.Triệu Minh hỏi:- Tại sao công tử lại biết rõ lai lịch của tôi trước rồi?Vô Kỵ đáp:- Không, tôi có biết đâu? Nhưng tôi thấy cô tuổi trẻ như vậy mà sai khiến được nhiều tay võ lâm cao thủ thì tất nhiên địa vị của cô nương phải cao rồi!Triệu Minh vuốt ve cái ly, không nói năng gì hết. Một hồi lâu, nàng mới cầm ấm lên rót rượu cho Vô Kỵ rồi nói tiếp:- Trương công tử! Tôi hỏi công tử một lời này, mong công tử trả lời thành thật cho tôi hay. Nếu tôi giết Chu cô nương của công tử thì công tử sẽ đối phó với tôi như thế nào?Vô Kỵ ngạc nhiên hỏi lại:- Chu cô nương có lỗi gì với cô đâu mà bỗng dưng cô lại đòi giết nàng ta?- Tính tôi rất lạ, tôi không ưa ai là giết người đó liền! Chứ không cần người đó tội với tôi hay không? Trái lại có những người thất lễ và làm mất lòng tôi mà tôi không giết, như công tử chẳng hạn. công tử nghĩ xem, công tử làm bực mình tôi như thế còn chưa đủ hay sao?Nói tới đây, mặt nàng không có vẻ tức giận gì hết, miệng tủm tỉm cười.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 66
Can Ðảm Cứu Các Phái
Vô Kỵ thở dài rồi đáp:- Triệu cô nương, tôi thất lễ với cô là do hoàn cảnh bắt buộc, nhưng cô tặng thuốc để tôi cứu Tam sư bá với Lục sư thúc dù sao tôi cũng cám ơn cô nương.- Lời Giáo chủ có thành ra ngớ ngẩn chăng? Dư Ðại Nham với Hân Lại Hanh đều bị thuộc hạ của tôi hạ độc thủ mà công tử không trách, lại còn cám ơn tôi?- Tam sư bá tôi bị thương đã ngót hai mươi năm lúc ấy cô chưa ra đời.- Nhưng những người đó đều là thuộc hạ của cha tôi. Công tử đừng nói lảng sang chuyện khác nữa, tôi hỏi công tử câu này: Nếu tôi giết Chu cô nương của công tử thì công tử đối phó với tôi như thế nào? Công tử có định giết chết tôi để báo thù cho nàng không?Vô Kỵ ngẫm nghĩ giây lát rồi đáp:- Tôi không biết!- Tại sao công tử lại không biết, có phải công tử không muốn nói phải không?- Cha mẹ tôi bị người ta bức tử, hôm đó tôi có mặt ở tại đó. Tôi đã thề trước xác của cha mẹ là sau này trưởng thành thế nào tôi cũng phải phục thù cho kỳ được. Tôi nhớ kỹ mặt những người đã bức tử cha mẹ tôi. Những người đó là của phái Thiếu Lâm và Không Ðộng v. v... Lúc ấy, tôi còn nhỏ nên trong lòng chứa đầy thù hận, nhưng đến khi tôi lớn lên, hiểu biết sự đời thì lòng thù hận đó đã phai dần. Sự thật tôi vẫn chưa được rõ ai là kẻ thù và ai đã ra tay giết hại cha mẹ tôi.Tôi không dám bảo là Không Trí Ðại Sư và Thiết Cầm Tiên Sinh, tôi cũng không dám nói là ông ngoại hay cậu tôi, thậm chí tôi cũng không dám vu cáo cho A Ðại, A Nhị, Huyền Minh Nhị lão những bộ hạ của cô nương. Triệu cô nương! Mấy ngày hôm nay tôi chỉ nghĩ chẳng giết ai, cùng hòa khí thân ái, làm bạn với nhau, như vậy phải hơn không?Triệu Minh thấy Vô Kỵ thành khẩn như vậy im lặng giây lát nàng nói tiếp:- Ðó là tâm địa nhân hậu của công tử mà nên. Tôi thì không thể nào bắt chước công tử được! Ai giết hại anh và cha tôi, không những tôi giết hại cả nhà tên đó mà tôi còn giết cả những họ hàng bạn bè và cả những mgười quen biết tên đó tôi cũng giết hết!- Nếu cô nương làm như thế thì thế nào tôi cũng ra tay ngăn cản!- Tại sao vậy! Công tử định giúp kẻ thù của tôi ư?- Tôi thiết nghĩ cô giết chết một người đối với cô có hại thêm và mang thêm tội mà thôi. Triệu cô nương! Chẳng hay cô nương đã giết ai chưa?- Bây giờ thì chưa, nhưng sau này tôi lớn lên tôi sẽ giết rất nhiều người. Ông tổ của tôi là Ðại đế Thành Cát Tư Hãn, Hốt Tất Liệt v.v... những vị ấy mới thật anh hùnh hảo hán. Tôi chỉ hận, mình phận gái. Nếu là đàn ông hừ... hừ... tôi sẽ tạo nên một sự nghiệp oanh liệt!Nói tới đó, nàng rót đầy một ly rượu, rồi cầm lên uống cạn cười nói tiếp:- Công tử vẫn chưa trả lời câu hỏi của tôi!- Nếu cô nương giết chết Chu cô nương hay bất cứ một người thủ hạ của tôi thì tôi sẽ không coi cô nương là bạn và sẽ không khi nào trông mặt của cô nương nữa! Và dù thấy mặt nhau tôi cũng không khi nào nói chuyện với cô nương!- Thế bây giờ công tử coi tôi là bạn không?- Nếu tôi ghét hận cô thì không bao giờ tôi lại ngồi ở đây uống rượu với cô! Hà!... Tôi nhận thấy muốn ghét hận một người thật là khó. Trong đời tôi người mà tôi ghét hận nhất là Thành Khôn! Nhưng y đã chết rồi, bây giờ tôi lại nhận thấy y chết như thế rất tội nghiệp, tôi lại mong y đừng chết.- Nếu ngày mai tôi chết thì công tử sẽ nghĩ thế nào? Chắc lúc ấy công tử thế nào cũng nói: Cám ơn trời đất! Con bé đối thủ và hung ác kia đã chết rồi. Từ nay trở đi ta đỡ bị phiền phức nữa!Vô Kỵ vội lớn tiếng đính chính:- Không! Không! Vi Bức Vương dọa sẽ dùng rao rạch mặt cô rách nát. Sao tôi càng nghĩ càng lo lắng hộ cho cô. Triệu cô nương! cô đừng gây thù hận với chúng tôi nữa, mau tha cho những tay cao thủ của sáu đại môn phái đó đi, để chúng ta vui vẻ làm bạn với nhau! Như vậy có tốt hơn không?Triệu Minh mừng rỡ đáp:- Hay lắm! Tôi cũng trông mong như vậy lắm! Công tử là Giáo chủ của Minh Giáo, lời nói của công tử nặng như chín cái đình. Công tử mau đi bảo các người đầu hành triều đình đi! Ðể cha tôi tâu với hoàng thượng phong cho họ.Vô Kỵ lắc đầu và thủng thẳng đáp:- Người Hán chúng tôi tâm nguyện muốn các người Mông Cổ mau rời đất đai của người Hán.Triệu Minh đứng phắt dậy vội hỏi:- Sao vậy, sao công tử lại dám thốt ra những lời phạm thượng và phản loạn như vậy? Như thế có khác gì công tử đã công nhiên định làm loạn không?- Tôi vốn dĩ là người phản loạn, chẳng lẽ đến bây giờ cô mới biết hay sao?Triệu Minh ngắm nhìn Vô Kỵ một hồi vẻ tức giận và kinh ngạc tiêu tan hết, và thay thế vào bằng vẻ nhu mì nhưng hơi thất vọng, rốt cuộc nàng lại ngồi xuống và nói tiếp:- Tôi đã sớm biết lòng công tử như vậy, nhưng tôi muốn được nghe công tử nói ra. Bây giờ tôi đã hiểu hết rồi, việc này không thể nào vãn hồi được nữa.Nói tới đó giọng nói của nàng chứa đầy đau thương.Hai người lẳng lặng ngồi nhìn nhau một hồi Vô Kỵ liền lên tiếng:- Triệu cô nương! Bây giờ trời đã khuya lắm rồi, để tôi đưa cô nương về.- Công tử không chịu ngồi ở đây với tôi một tí nữa hay sao?- Không! Nếu cô nương thích ngồi ở đây uống rượu nói chuyện thì tôi xin ở lại đây tiếp chuyện với cô nương!- Tôi ngồi một mình vẫn thường nghĩ: Nếu tôi không phải là người Mông Cổ và cũng không là quận chúa gì hết mà chỉ muốn giống như Chu cô nương hay là một cô bé người Hán tầm thường nào đó thì có lẽ công tử sẽ tử tế với tôi hơn! Trương công tử bảo tôi đẹp hay Chu cô nương đẹp?Vô Kỵ không ngờ nàng lại hỏi bạo như thế? Dưới ánh sáng đèn, chàng trông thấy nàng đẹp khôn tả, liền buột miệng trả lời rằng:- Tất nhiên là cô đẹp hơn Chu cô nương rồi!Triệu Minh giơ tay phải ra nắm lấy tay chàng và nàng lộ vẻ mừng rỡ:- Trương công tử có muốn gặp tôi luôn không! Và có muốn tôi mời công tử tới đây uống rượu luôn luôn không?- Tôi không thể ở đây lâu được! Vài ngày nữa tôi sẽ xuôi miền Nam ngay!- Công tử đi xuống miền Nam làm chi?- Tôi không nói chắc cô nương cũng đoán ra được và sợ nói ra cô nương bực mình...Triệu Minh nhìn mặt trăng ở ngoài cửa sổ bỗng lên tiếng hỏi:- Công tử còn nhớ nhận lời làm ba việc cho tôi không?- Tất nhiên không bao giờ tôi quên được, xin cô nương cứ cho biết bất cứ việc gì tôi cũng sẽ vui lòng làm ngay!Triệu Minh quay đầu lại nhìn mặt chàng một hồi rồi nói tiếp:- Bây giờ tôi mới nghĩ ra được một việc là tôi muốn nhờ công tử cùng tôi đi lấy thanh đao Ðồ Long.Vô Kỵ cũng biết trước những việc mà Triệu Minh nhờ mình làm thế nào cũng rất khó khăn. Chàng không ngờ việc mà nàng nhờ vả thứ nhất đây lại là một việc tày đình như thế! Chàng cau mày suy nghĩ Triệu Minh thấy vậy vội hỏi:- Thế nào? Công tử không chịu ư? Việc nảy không trái đạo hiệp nghĩa mà!Vô Kỵ nghĩ thầm:- Hiện giờ đao Ðồ Long trong tay nghĩa phụ ta, việc nầy người trên giang hồ ai cũng biết hết. Như vậy ta cũng không cần phải giấu diếm nàng làm chi? Nghĩ đoạn, chàng liền đáp:- Ðồ Long đao là báu vật của nghĩa phụ tôi, Kim Mao Sư Vương Ðại Hiệp, khi nào tôi lại phản nghĩa phụ mà lấy đao cho cô được?Triệu Minh lại nói:- Tôi không nhờ vả công tử đi lấy trộm, ăn cướp hay lừa dối và tôi cũng không phải muốn lấy được con đao đó, tôi chỉ muốn công tử đi hỏi nghĩa phụ của công tử cho tôi mượn xem và múa chơi một tiếng đồng hồ thôi rồi tôi lại trả cho Tạ Ðại hiệp ngay! Công tử với Tạ Ðại hiệp là nghĩa phụ nghĩa tử như vậy, chẳng lẽ công tử hỏi mượn trong một tiếng đồng hồ cũng không được hay sao? Mượn con đao xem chốc lát chứ có phải là nuốt mất luôn con đao ấy của Tạ đại hiệp đâu? Và tôi cũng không phải mượn nó để giết ntgười cướp của, như thế thì có gì là trái với đạo nghĩa đâu:Con đao ấy tuy nó lừng danh võ lâm thật, nhưng nó rất xấu xí, nặng nề và không sắc bén gì hết.Thế sao người ta vẫn nói "Võ lâm chí tôn, bảo đao Ðồ Long, hiệu lệnh thiên hạ" ai cũng phải phục tùng, nếu Ỷ Thiên không ra mặt thì không ai dám tranh sắc bén với nó. Bây giờ Ỷ Thiên Kiếm ở trong tay tôi nên tôi thế nào cũng muốn xem thanh đao Ðồ Long ấy hình dáng như thế nào?Nếu công tử không yên tâm thì lúc xem đao công tử cứ đứng ở cạnh tôi, với bản lãnh của công tử cao cường như thế thì tôi không thể nào làm bậy cho được!Vô Kỵ nghĩ thầm:- Sau khi cứu được những cao thủ của sáu đại môn phái thoát nạn ta đã định đi nghênh đón nghĩa phụ về ngay và mời nghĩa phụ nhận chức vụ Giáo chủ.Triệu cô nương đã nói rõ chỉ mượn đao xem một tiêng đồng hồ thôi tuy ta không dám bảo đảm nàng sẽ không giở quỷ kế ra cướp giựt, nhưng đã có ta đứng đó để đề phòng thì chắc nàng cũng không thể làm gì cho được, nhưng nghĩa phụ ta đã nói, trong đao Ðồ Long có giấu một môn võ công tuyệt học ở bên trong, với thông minh trí tuệ của nghĩa phụ lúc hai mắt chưa mù đã cướp được bảo đao mà bấy lâu nay vẫn chưa biết rõ bí mật ở bên trong thì Triệu cô nương này chỉ xem có một tiếng đồng hồ ngắn ngủi như thế thì nàng làm sao mà biết được sự bí mật của nó, huống hồ ta cách biệt nghĩa phụ đã mười năm biết đâu trong khi ông ta ở trên đảo đã tìm ra sự bí mật của con đao đó rồi?Triệu Minh thấy chàng yên lặng như vậy, liền vừa cười vừa nói tiếp:- Công tử không bằng lòng cũng được, nhưng tôi bảo công tử làm việc khác chắc còn khó hơn thế nữa!Vô Kỵ biết đàn bà điêu ngoa vừa ác độc nếu để cho nàng ta nghĩ ra vấn đề khác, chưa chắc mình đã làm nổi nên chàng vội đáp:- Thôi được! Tôi nhận lời đưa cô đi mượn con đao Ðồ Long đó, nhưng chúng ta phải nói trước, cô nương chỉ có thể mượn xem một tiếng đồng hồ thôi, nếu cô định tâm cướp đoạt, tôi nhất định không để yên cô đâu!- Ðược rồi! Tôi có biết xử dụng đơn đao đâu, vả lại con đao nặng chình chịch như thế thì lấy để làm gì? Dù công tử có cung kình mời tôi lấy tôi cũng không thèm. Chẳng hay công tử định bao giờ lên đường thế?- Vài ngày nữa chúng ta sẽ đi liền.- Như vậy thì hay! Tôi về sửa soạn hành lý, bao giờ lên đường thì công tử đến rủ tôi đi nhé!- Theo ý tôi thì cô nương không nên đi, vì đường sá xa xôi và khó đi lắm!- Nghe nói nghĩa phụ của công tử, hiện đang sinh sống trên một cô đảo hải ngoại, nhất định không chịu trở về Trung Thổ. chẳng lẽ lại bắt công tử dđi hằng vạn dặm để mượn đao về cho tôi xem một tiếng đồng hồ hay sao? Xem xong công tử lại đem đi vạn dặm để trả. Rồi lại đi xa hàng vạn dặm trở về đây. Tôi thiết nghĩ trên thiên hạ này không bao giờ có chuyện kỳ lạ như thế được.Vô Kỵ cũng thấy việc đi như thế rất viển vông, liền đáp:- Cô nương nói rất phải, nghĩa phụ tôi ở trên Băng Hỏa đảo đã được hai mươi năm nay rồi, chưa chắc ông ta chịu trở về Trung Thổ. Vả lại trên bể cả sóng gió rất lớn đi lại rất nguy hiểm. Cô nương hà tất phải thân hành mạo hiểm như thế?- Mặc dầu chỗ đó nguy hiểm đến đâu công tử đi được thì tôi cũng đi được.- Nhưng cha cô có chịu để cô đi không?- Cha tôi rất bận. Mấy năm nay tôi đi đâu cha tôi cũng không hỏi tới. Vả lại cha tôi cũng bảo tôi thống lãnh quần hào trên giang hồ, nên tôi muốn đi đâu cha tôi cũng không hỏi tới.Vô Kỵ nghe nàng nói tới đó liền nghĩ thầm:- Ta đi Băng Hỏa đảo nghênh đón nghĩa phụ không biết ngày nào mới trở về được. Nếu nàng dùng kế điệu hổ ly sơn nhân lúc ta vắng mặt đem binh đến đánh bổn giáo có phải là nguy không? Chi bằng ta để nàng đi cùng bộ hạ của nàng. Như vậy ta đỡ phải lo âu.Nghĩ đoạn chàng liền gật đầu đáp:- Ðược, lúc nào đi tôi sẽ đến đón cô...Chàng chưa nói dứt đã thấy ngoài trời đỏ rực và tiếng kêu la ở đằng xa vọng tới. Triệu Minh đi tới cửa sổ nhìn ra ngoài để xem. Nàng bỗng kinh hãi và la lớn:- Ối chà! Nguy tai, bảo tháp của chùa Vạn Pháp bị cháy. Khổ Ðại sư mau lại đây...Nàng gọi liền mấy tiếng không thấy Khổ Ðầu Ðà hiện thân ra, nàng chạy ra ngoài cửa cũng không thấy tung tích Khổ Ðầu Ðà đâu cả.Nàng hỏi chưởng quầy, thì người chưởng quầy trả lời rằng:- Vị đại sư ấy vừa tới đã đi liền, cách đây chừng hai tiếng đồng hồ.Triệu Minh ngạc nhiên vô cùng, nàng không ngờ Khổ Ðầu Ðà lại phản mình như vậy. Vô Kỵ trông thấy ngọn lửa cháy càng lúc càng cao, chỉ sợ công lực của Ðại sư bá, các người chưa khôi phục hẳn, sẽ bị chết cháy trong bảo tháp.Nên chàng vội nói với Triệu Minh rằng:- Xin lỗi cô nương tôi có việc bận phải về ngay...Chàng vừa nói xong đã nhảy qua cửa sổ đi luôn.Triệu Minh vừa đuổi theo vừa kêu gọi:- Hãy khoan cho tôi cùng đi với!Chờ tới khi nàng nhảy ra ngoài cửa sổ thì Vô Kỵ đã biệt tích rồi.Hãy nói Lộc Trượng Khách thấy Khổ Ðầu Ðà bị quận chúa gọi đi, mới yên lòng liền cõng Hàn Cơ vào trong phòng Du Long Tử. Long Tử là tổng quản của bảo tháp đó, phòng của y ở trên từng thứ bảy của bảo tháp. Y ở trên đó có thể nhìn xung quanh bốn phía và có thể kiềm chế được đại cục. Lộc Trượng Khách cõng Hàn Cơ lên tới đó rồi, liền nói với Du Long Tử rằng:- Mi ra ngoài cửa canh gác cấm không cho ai vào trong nầy.Du Long Tử liền ra cửa phòng tức thì. Lộc Trượng Khách gài then cửa lại cởi bọc áo ra và đặt Hàn Cơ nằm lên trên giường, y thấy mặt nàng nhợt nhạt, mắt tỏ vẻ van lơn, y liền khẽ nói:- Cô nương đã lên tới đây không còn hãi sợ gì hết, tôi sẽ đối đãi tử tế với cô nương!Tới lúc ấy y cũng chưa dám giải huyệt cho nàng ta, vì sợ nàng lớn tiếng kêu la thì hỏng hết đại sự. Cho nên y chỉ lấy cái chăn bông để vào trong miếng vải bọc lại và đặt sang một bên. Y là một người đa mưu túc kế, biết để Hàn Cơ ở đây sẽ bị tai tiếng nên y vội ra ngoài phòng dặn bảo Du Long Tử không nên vào trong ấy và cũng không cho người nào vào hết. Y biết người đại đệ tử đó xưa nay vẫn kính nể và hãi sợ mình, tất nhiên người đệ tử đó không dám trái lệnh mình.Cho nên y vừa đi vừa suy nghĩ:- Việc này chỉ cần Khổ Ðầu Ðà giữ bí mật cho ta thôi. Vậy ta phải hết sức lấy lòng y thì ta phải tha người yêu với con gái của y trước. Tối hôm qua Giáo chủ của Minh Giáo đến đây phá bĩnh và cũng do Chu cô nương mà nên hết. Bây giờ ta tha hai mẹ con nàng ra rồi đổ là Giáo chủ Ma Giáo đã cứu đi.Nữ đệ tử của phái Nga Mi đều bị giam giữ ở từng thứ tư. Vì là chưởng môn Diệt Tuyệt Sư thái bị giam trong một tiểu thất. Lộc Trượng Khách xuống tới từng thứ tư, liền bảo người mở cửa phòng để đi vào bên trong.Y thấy Diệt Tuyệt Sư tháiđang ngồi xếp bằng tròn ở dưới đất để tịnh tu. Sư thái đã tuyệt thực mấy ngày, mặt tuy tiều tụy, nhưng trái lại càng tỏ vẻ kiêu ngạo cương hãnh thêm. Y liền hỏi:- Diệt Tuyệt Sư thái vẫn mạnh đấy chứ?Sư thái từ từ mở mắt ra nhìn và trả lời:- Không ăn uống thì mạnh sao được.Thấy Sư thái bướng bỉnh như vậy, chủ nhân tôi bảo Sư thái ở lại cũng vô ích, cho nên chủ nhân tôi sai tới đây đưa Sư thái về chầu trời.Diệt Tuyệt Sư thái đã quyết tâm chết từ lâu rồi, nên không có vẻ gì sợ hãi hết, liền ung dung đáp: - Hay lắm, nhưng khỏi phiền đến ngài ra tay, ngài chỉ cần cho tôi mượn một thanh đoản kiếm, là tôi tự biết giải quyết lấy và còn phiền ngài kêu đồ đệ tôi là Chỉ Nhược tới đây để tôi dặn bảo nó vài lời.Lộc Trượng Khách quay mình đi liền và sai người đem Chỉ Nhược tới và y nghĩ thầm:- Tình mẹ con có khác, bằng không tại sao mụ ta không gọi đại đồ đệ tới dặn bảo mà chỉ gọi một mình Chỉ Nhược như thế? Không bao lâu, Chỉ Nhược đã tới phòng giam của sư phụ.Diệt Tuyệt Sư thái liền nói:- Lộc tiên sinh, mời tiên sinh hãy ra ngoài đợi chờ giây lát, tôi chỉ dặn nó vài câu thôi.Chỉ Nhược chờ Lộc Trượng Khách ra khỏi phòng liền khép cửa lại rồi ngã vào lòng sư phụ nức nở khóc. Sư thái là người rất cứng rắn, nhưng đến lúc sắp chết, cũng không thể nào cầm lòng được, liền giơ tay lên vuốt tóc Chỉ Nhược. Biết không còn bao nhiêu thì giờ nói chuyện với sư phụ, Chỉ Nhược liền kể đêm hôm trước Vô Kỵ đấu kiếm như thế nào cho sư phụ hay. Sư thái cau mày nghĩ ngợi giây lát rồi hỏi lại:- Tại sao y chỉ cứu một mình con mà lại không cứu người khác. Ngày nọ ở trên Quang Minh đỉnh con đâm y một kiếm tại sao y còn cứu con như vậy?Chỉ Nhược xấu hổ, hai má đỏ bừng cúi mặt xuốn khẽ đáp:- Con không biết.- Hừ, thằng nhỏ ấy nham hiểm thật, nó là đại ma đầu của Ma Giáo thì làm gì có lòng tốt nữa. Nó xếp đặt sẳn bẫy để lừa con.Chỉ Nhược nghe Sư thái nói, ngạc nhiên vô cùng liền hỏi lại:- Y... y xếp đặt mưu kế để hãm hại con ư?- Chính ta là kẻ thù của Ma Giáo và ta đã dùng Ỷ Thiên kiếm giết chết rất nhiều tên tà ác giáo đồ. Tất nhiên Ma giáo phải thù hận ta thì khi nào tên ma đầu đó lại ra tay cứu con. Theo sự nhận xét của ta thì nhất định tên ma đầu ấy đã có lòng thương con cho nên mới đặt cạm bẫy để con chui vào. Y sẽ bảo con bắt chúng ta cho y, rồi y lại cốt lấy lòng con, sẽ cứu con ra khỏi nơi đây.- Thưa sư phụ, con thấy... y thật lòng cứu con chứ không phải là giả bộ đâu.Sư thái cả giận quát mắng:- Chắc con cũng như con Hiểu Phù mất dạy vậy, mới trông thấy dâm đồ của Ma giáo thì mê liền. Nếu ta không bị mất công lực, ta đã dùng chưởng chém chết con ngay.Chỉ Nhược hoảng sợ đến tay chân mình run lẩy bẩy và khẽ đáp:- Ðồ đệ không dám.- Con nói thực hay nói dối, có phải con lừa dối sư phụ đấy không?- Ðồ đệ đâu dám trái với sự giáo huấn của ân sư.- Con phải quỳ ngay xuống đất thề thật nặng.Chỉ Nhược nghe lời, liền quỳ ngay xuống đất, nhưng không biết nói thế nào cho phải.Sư thái thấy vậy liền nói tiếp:- Con phải nói như thế này: "Tiểu nữ Chu Chỉ Nhược xin thề trước trời, sau này nếu tiểu nữ có lòng ái mộ dâm đồ Trương Vô Kỵ giáo chủ của Ma giáo hay là kết thanh phu phụ với y thì cha mẹ con chết nằm dưới đất, hài cốt cũng không được yên ổn. Sư phụ tiểu nữ là Diệt Tuyệt Sư thái sẽ biến thành ác quỷ, ngày đêm sẽ làm cho tiểu nữ không yên. Nếu tiểu nữ sinh con đẻ cái với y con trai đời đời làm nô bộc, con gái sẽ đời đời làm đĩ.Chỉ Nhược cả kinh, nàng không ngờ sư phụ lại bắt mình thề thốt độc ác như thế, không những đã làm nhục đến cha mẹ đã khuất núi mà còn lôi cả con cái chưa ra đời. Nàng không dám thề như vậy, nhưng thấy hai mắt của sư phụ đang hậm hực nhìn mình, bất đắc dĩ nàng phải theo lời dặn bảo của sư phụ mà thề độc qua một lần.Diệt Tuyệt Sư thái thấy nàng đã chịu thề độc như vậy, mặt mới đỡ căm hờn và hạ giọng xuống để an ủi nàng:- Như vậy mới phải là đồ đệ ngoan ngoãn của ta chứ. Thôi con đứng dậy.Chỉ Nhược khóc sướt mướt rồi uể oải đứng dậy.Sư thái lại sầm nét mặt lại nói tiếp:- Chỉ Nhược, không phải sư phụ ép bức gì con đâu, chỉ muốn con có tương lai nên mới bắt con thề như vậy. Con còn ít tuổi, từ nay trở đi sư phụ không thể nào trông nom con được nữa. Nếu con còn đi trên vết bánh xe cũ của Hiểu Phù sư tỷ, sư phụ ở nơi chín suối cũng không yên dạ. Huống hồ sư phụ còn muốn con gánh vác trách nhiệm phục hưng bổn phái, cho nên con phải cẩn thận lắm mới được.Nói xong, Sư thái tháo chiếc nhẫn sắt đeo ở nhón tay trỏ bên trái ra, từ từ đứng dậy và nói:- Nữ đệ tử của phái Nga Mi hãy quỳ xuống nghe dạy.Chỉ Nhược ngẩn người dây lát rồi quỳ xuống. Sư thái giơ chiếc nhẫn sắt lên cao và nói tiếp:- Ðệ tam đại trưởng môn nữ ni Diệt Tuyệt của phái Nga Mi cung kính truyền lại ngôi trưởng môn của bổn phái cho nữ đệ tử đời thứ tư là Chỉ Nhược.Sau khi bị sư phụ bắt buộc phải thề độc, Chỉ Nhược thấy đầu óc mình hoang mang rối loạn. Nàng đột nhiên nghe sư thái nói truyền trao lại quyền trưởng môn cho mình phụ trách, nàng càng kinh hãi ngẩn người ra thêm.Sư thái lại thủng thẳng nói tiếp:- Chu Chỉ Nhược nhận lấy Thiết Chỉ hoàn trưởng môn của bổn môn. Con giơ tay trái ra.Sư thái liền đeo chiếc nhẫn sắt vào tay nàng. Với giọng run run Chỉ Nhược đáp:- Thưa sư phụ, đệ tử còn ít tuổi lắm và nhập môn không được bao lâu thì làm sao gánh vác nổi trách nhiệm ấy? Còn sư phụ chắc thế nào cũng thoát khỏi nơi đây, sư phụ hà tất phải truyền ngôi trưởng môn cho đệ tử như thế làm chi. Quả thật đệ tử không đủ...Nói tới đó, nàng khóc sướt mướt và ôm lấy hai đùi của sư phụ.Lộc Trượng Khách ở bên ngoài chờ khá lâu, bỗng nghe tiếng khóc lóc, liền gõ cửa kêu gọi:- Thế nào? Hai người đã nói xong chưa? Sau này ngày giờ còn dài lúc ấy sẽ nói tiếp.- Nói cái gì lôi thôi thế?Quát xong Sư thái lại nói với Chỉ Nhược tiếp:- Con táo gan thật, dám trái lệnh của sư phụ hay sao?Tiếp theo đó Sư thái đọc lại những giới quy của người trưởng môn của bổn phái cho nàng nghe, và bắt nàng phải thuộc lòng. Chỉ Nhược thấy lời ăn lẽ nói và thái độ của sư phụ tựa như người hấp hối đang trối trăn. Nàng càng nghĩ càng kinh hãi liền đáp:- Ðệ tử không làm nổi đâu và đệ tử cũng không thể...Sư thái lại quát lớn:- Con không nghe lời ta là con mang tội khi sư diệt tổ.Nói tới đó, Sư thái thấy Chỉ Nhược khóc lóc thảm thương như vậy cũng phải động lòng và ôm ngay nàng vào lòng rồi khẽ an ủi rằng:- Ta truyền ngôi trưởng môn cho con mà không truyền ngôi cho các sư tỷ kia, như vậy không phải là ta thiên vị đâu, vì người trưởng môn của Nga Mi phải có võ công tuyệt cao. Như vậy mới có thể ganh đua với các môn phái kia được.- Võ công của đệ tử bằng sao được các vị sư tỷ.- Con làm sao biết rõ bằng sư phụ, bây giờ trong các đệ tử của ta chỉ có con là có võ công cao siêu hơn hết... Ngoài ra con lại thông minh hơn chúng nhiều. Tương lai của con sau này rất rạng rỡ...
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 67
Thiên Long Ngũ Phương
Chỉ Nhược ngơ ngác nhìn sư phụ.Sư thái khẽ rỉ tai nàng nói tiếp:- Con đã là trưởng môn của bổn môn nên ta phải nói cho con biết chuyện bí mật nhất của bổn môn. Tổ sư sáng lập môn phía của chúng ta là Quách nữ hiệp và cũng là con gái thứ của đại hiệp Quách Tĩnh năm xưa. Quách đại hiệp ác chiến và tử nạn trong trận đấu bị quân Nguyên phá vỡ thành Tương Dương. Lúc đại hiệp sắp chết, có nói lại sự bí mật cho tổ sư của bổn phái hay. Năm xưa Quách đại hiệp đánh trấn thiên hạ, binh sinh có hai môn tuyệt nghệ là binh pháp, dùng để hành quân đánh trận. Tuyệt kỷ thứ hai là võ công, phu nhân của đại hiệp là hoàng Dung nữ hiệp rất thông minh và đang mưu trí.Nàng trông thấy quân Nguyên quá mạnh, thành Tương Dương không sao cho chúng giữ nổi. Thế rồi hai vợ chồng của đại hiệp quyết tâm lấy cái chết để đền nợ nước. Nhưng để cho tuyệt nghệ của Quách đại hiệp thất truyền thì thật đáng tiếc, huống hồ hoàng nữ hiệp đã biết trước, dù người Mông Cổ có chiếm được đất đai của Trung Quốc, nhưng chúng không thể nào bắt người Hán làm nô lệ cho chúng mãi mãi. Sau này Trung Nguyên thế nào cũng có một trận quyết chiến lớn.Nên nữ hiệp biết binh pháp và võ công của chồng mình sau nầy rất hữu dụng, nữ hiệp mướn những thợ cao thủ, đem thanh huyền Thiết trọng kiếm của Dương Qua đại hiệp vào thêm một ít tinh kiếm của Tây phương để chế thanh đao Ðồ Long và thanh Ỷ Thiên kiếm.Tới lúc này Chỉ Nhược mới biết đao Ðồ Long và Ỷ Thiên kiếm là do mẫu thân của Quách Tường nữ hiệp tổ sư của môn phái làm ra.Sư thái lại tiếp:- Trước khi làm đao làm kiếm, Hoàng nữ hiệp và Quách đại hiệp tốn công hơn tháng trời mới viết ra được những tính yếu của binh pháp và võ công. Rồi giấu vào trong hai môn phái khí giới đó. Bí quyết giấu trong đao Ðồ Long là binh pháp, còn bí quyết của võ công thì giấu trong Ỷ Thiên kiếm. Sở dĩ con dao đó lấy tên là Ðồ Long là có nghĩa bảo sau này, nếu ai lấy được binh thư trong con đao đó sẽ đuổi được quân Thái Ðát ra khỏi bờ cõi và chém giết vua chúa của chúng. Bí quyết võ công trong Ỷ Thiên kiếm có hai bộ quý nhất là Cửu âm chân kinh và chưởng pháp của Giáng Long thập bát chưởng mong người sau học được võ công giấu trong Ỷ Thiên kiếm, để thay trời hành đạo, trừ hại cho dân.Chỉ Nhược trố mắt lên nhìn và càng nghe thấy kỳ lạ, sư phụ nàng lại nói tiếp:- Hoàng nữ hiệp chế xong đao kiếm đó, liền giao bảo đao cho người con trai là Quách Phá Lỗ và bảo kiếm thì giao cho tổ sư của bổn phái. Quách tổ sư được cha mẹ truyền thụ võ công và Quách Công được truyền thụ binh pháp, nhưng Quách Công cha mẹ cùng tuẩn nạn một lúc. Quách tổ sư tính không hợp với cha, nên võ công của bổn phái khác hẳn võ công của Quách đại hiệp năm xưa.Chỉ Nhược đã nghe thấy sư tỷ nói qua trên giang hồ các bang phái tranh giành cướp đoạt thanh đao Ðồ Long như thế nào, rồi quần hiệp cùng lên núi Võ Ðang bức tử cha mẹ Vô Kỵ, nay nàng nghe sư phụ nói mới hay thanh đao với bảo kiếm có liên can với bổn phái như thế.Sư thái lại nói tiếp:- Một trăm năm nay trong võ lâm xảy ra rất nhiều chuyện lôi thôi, đao kiếm cũng bị thay đổi chủ nhân mấy lần. Người đời chỉ biết đao Ðồ Long là võ lâm chí tôn, duy có Ỷ Thiên kiếm là địch nổi thôi, nhưng tại sao thanh đao đó lại được chí tôn như thế thì không một ai hiểu cả. Quách Công tuần quốc hồi còn trẻ, nên không có con cái và cũng không đồ đệ, vì vậy sự bí mật trong đao kiếm chỉ có tổ sư của bổn phái là được truyền thụ thôi. Tổ sư của bổn phái, hồi sinh tiên, đã cố hết sức đi tìm kiếm thanh đao Ðồ Long, nhưng không thành công.Lúc hấp hối có truyền lại những bí mật đó cho ân sư của ta là Nhất Thanh sư thái. Ân sư ta quá hiền từ, lại thâu được người sư tỷ bất tài của ta, nên không những không tìm ra được thanh đao Ðồ Long mà Ỷ Thiên kiếm của bổn môn còn bị sư tỷ ta lấy trộm đem đi cống hiến cho triều đình. Vì thế ân sư ta mới uất ức lên rồi chết. khi hấp hối có ra lệnh cho ta phải đi tìm kiếm cho được thanh đao Ðồ Long và cướp lại Ỷ Thiên kiếm.Chỉ Nhược bổng xen lời nói:- Ủa, không ngờ con lại có người sư bá như thế.Sư thái bổng lộ vẻ sát khí và nói tiếp:- Những người phản loạn và khi sư diệt tổ như thế, còn kêu y thị là sư bá làm chi?Chỉ Nhược cúi đầu im lặng.Diệt tuyệt Sư thái nói tiếp:- Sau rồi, phản đồ đó bị ta kiếm ra được vì y thị là người xảo trá như thế thì võ công làm sao mà học tới mức thượng thặng được? Nhờ vậy ta mới không phụ di chúc của sư tổ. Ở chân núi Nhục Lốc, vùng Trường Sa, ta đuổi kịp y thị dùng một thế kiếm đó chính y thị đã dạy cho ta và khinh thường, chế nhạo ta xử dụng không đúng. Ngờ đâu tối hôm đó dưới ánh trăng ta dùng thế kiếm Phi Hoa Phi Yến đó để giết chết y thị. Ðó là chuyện hơn hai mươi năm trước đây.Chỉ Nhược nghe tới đó rùng mình kinh hãi, không hiểu tại sao nàng vẫn có lòng thương vị sư bá kia?Lúc ấy Lộc Trượng Khách đã gỏ cửa và hỏi:- Nói xong chưa? Tôi không thể nào chờ được nữa đâu!Sư thái đáp:- Khỏi phải nóng lòng như thế vội! Chỉ chốc lát thôi, ta sẽ nói xong.Nói tới đó bà ta khẽ nói với Chỉ Nhược tiếp:- Thời gian không còn mấy chốc nữa, chúng ta không thể nói nhiều lời thừa được. Nói tóm lại, sau đó vua Mông Cổ ban thanh Ỷ Thiên kiếm cho Nhữ Dương Vương, ta liền vào trong Vương phủ cướp về, lần này không may bị trúng phải gian kế nên mới phải bị bắt như vầy!- Thế ra không phải là Triệu cô nương đã cướp thanh kiếm đó ư?Sư thái trợn trừng mắt lên đáp:- Con bé họ Triệu ấy rõ ràng là cùng bọn với Giáo chủ của Ma Giáo, chẳng lẽ tới giờ phút nầy mà con vẫn chưa tin lời sư phụ sao?Tuy trong lòng không tin, Chỉ Nhược không dám cãi sư phụ. Sư thái lại nói tiếp:- Sư phụ bây giờ muốn con nhận chức trưởng môn như vậy là rất có thâm ý, phen nầy sư phụ bị lọt vào tay kẻ gian, tên tuổi của ta đã bị tiêu tan hết, nên ta không muốn sống khỏi tháp nầy! Tên dâm hồ họ Trương dó dã tâm với con, nên ta chắc nó không dám giết hai con đâu! Con cứ giả bộ làm thân với y để thừa cơ cướp lại thanh Ỷ Thiên kiếm. Còn con đao Ðồ Long hiện giờ đang ở trong tay của nghĩa phụ y là ác tặc Tạ Tốn. Dù sao tiểu tử cũng không chịu nói rõ chỗ ở của Tạ Tốn! Nhưng trên thiên hạ này chỉ có một người bảo y đi lấy được thanh đao ấy.Chỉ Nhược biết sư phụ nói người đó chính là mình nên nàng vừa kinh hãi vừa xấu hổ, đồng thời nàng lại vừa mừng, vừa sợ.Sư thái lại nói tiếp:- Người đó chính là con đây! Ta muốn con dùng mỹ sắc quyến rũ y lấy lại cho ta được thanh Ỷ Thiên kiếm đó. Vẫn biết hành vi đó là trái với hiệp nghĩa, nhưng muốn thành đại sư, ta cũng không nên chú trọng đến tiểu tiết mà làm chi? Con thử nghĩ xem, hiện giờ Ỷ Thiên kiếm ở trong tay con bé họ Triệu, Ðồ Long đao ở trong tay ác tặc Tạ Tốn, một lứa với nhau, nếu chúng lấy được cả đao lẫn kiếm, như vậy chúng sẽ lấy được binh pháp và võ công của Quách đại hiệp. Chúng sẽ đem ra mà hát sát hại lương dân. Như vậy thiên hạ sẽ có nhiều người bị chết oan uổng, vợ ly con tán, công việc xua đuổi quân Thát Ðát ra khỏi bờ cõi lại càng khó khăn thêm.Nói tới đây Sư thái đột nhiên đứng dậy, quỳ xuống vái Chỉ Nhược.Chỉ Nhược kinh hãi vội quỳ xuống và kêu gọi:- Sư phụ!…Sư thái đáp:- Nói khẽ chứ! Ðừng để cho ác tăng đứng bên ngoài nghe được! Chẳng hay con có nhận lời ta không? Nếu có không nhận lời, ta cứ quỳ như vầy mãi mãi!Chỉ Nhược trong lòng bối rối, vì trong một thời gian ngắn ngủi mà sư phụ bắt nàng làm luôn ba việc rất khó. Trước hết phải thề thật độc, cấm không được yêu thương Vô Kỵ, rồi phải bắt mình nhận chức trưởng môn của bổn phái. Sau rồi bắt nàng dùng sắc đẹp để lấy đao Ðồ Long và Ỷ Thiên kiếm. Ba việc đó dù có bắt nàng trong năm chia ra từng đợt mà làm, thì một người như mì như nàng cũng không thể đảm đương nỗi huống hồ là trong chốc lát, thần trí nàng đang bắn loạn, nàng chết giấc tức thì không hay biết gì nũa. Lát sau nàng tỉnh dậy, mở mắt nhìn, thấy sư phụ vẫn quỳ trước mặt liền khóc lóc khuyên bảo:- Mời sư phụ đứng dậy đi.Sư thái hỏi tiếp:- Thế nào? Con đã nhận lời chưa?Chỉ Nhược vừa khóc vừa gật đầu.Sư thái vội nắm lấy cổ tay nàng và nói:- Sau khi lấy được đao Ðồ Long và kiếm Ỷ Thiên kiếm rồi, con mau kiếm một nơi ẩn, rồi tay cầm đao tay cầm kiếm vận nội lực dùng đao kiếm chém lẫn nhau, như vậy cả bao đao lẫn bảo kiếm cũng gãy liền. Lúc ấy con sẽ lấy đuợc bí kíp ở bên trong. Ðó là phương pháp duy nhất để lấy được bí kiếp đó, thì từ đó trở đi trên thiên hạ không còn bảo đao và bảo kiếm nữa, con đã nhớ chưa?Thấy Chỉ Nhược gật đầu, sư thái lại tiếp:- Phương pháp ấy là sự bí mật nhất của bổn phái. Từ khi hoàng nữ hiệp truyền cho Quách tổ sư đến giờ, chỉ có người trưởng môn mới biết được sự bí mật của chuyện đó thôi. Con thử nghĩ xem đao Ðồ Long và kiếm Ỷ Thiên kiếm đều là hai môn khí giới sắc bén vô cùng, bất cứ việc gì cứng rắn đến đâu cũng chịu không nổi hai thứ khí giới đó. Cho nêm dù có người lấy được bảo kiếm, bảo đao cùng một lúc, không ai dám mạo hiểm dùng đao kiếm chém lẫn với nhau như thế. vì họ thế nào cũng sợ hủy mất hai môn khí giới vô giá kia. Con lấy được binh pháp xong, kiếm một người nào lương thiện mà lại có lòng thành yêu nước, con đưa binh pháp cho người ấy học tập và bắt họ thề phải xua đuổi được quân Thát Ðát ra khỏi bờ cõi. Còn bí kiếp võ công thì con giữ lại để tự luyện.Trong đời ta có hai nguyện vọng, một là xua đuổi được quân Thát Ðát ra khỏi bờ cõi phục lại sơn hà xã tấc, hai là làm thế nào để cho võ công của phái Nga Mi được đứng trên các môn phái khác để trở nên đệ nhất môn phái trong võ lâm Trung Nguyên. Hai việc ấy nói ra thì khó thực, nhưng bây giờ đã có lối đi tới đích rồi, con chỉ cần tuân theo mệnh lệnh của ta là được. Như vậy, ta ở dưới chín suối cũng yên vong hồn. Nếu hồn ta linh thiêng, ta sẽ phù hộ cho con…Sư thái vừa nói tới đó thì Lộc Trượng Khách lại gỏ cửa , liền nói vọng ra:- Cứ vào đi.Cánh cửa hé mở, người bước vào không phải Lộc Trượng Khách mà lại là Khổ Ðầu Ðà, Sư thái không ngạc nhiên chút nào, trong lòng nghĩ thầm:- Bọn này cá mè một lứa, tên nào cũng thế cả.Bà ta lại nói với Khổ Ðầu Ðà rằng:- Ngươi đem con nhỏ này ra khỏi kia đi.Bà ta không muốn tự vận trước mặt Chỉ Nhược sợ nàng yếu bóng vía chịu không nổi sự khích động lớn lao ấy.Ngờ đâu Khổ Ðầu Ðà lại đến gần khẽ nói:- Ðây là thuốc giải độc, uống vào chất độc trong người sẽ hết liền. Bà uống ngay đi, chờ lát nữa bên ngoài có tiếng kêu la ai nấy đều đồng tâm hợp lực xông pha ra khỏi nơi đây.Sư thái ngạc nhiên hỏi:- Các hạ là ai, sao bỗng dưng lại tặng thuốc giải cho bần ni như thế?Khổ Ðầu Ðà đáp:- Tại hạ là Phạm Dao Quang Minh Hữu sứ của Minh Giáo lấy trộm được thuốc giải, đặc biệt tới đây sẽ cứu Sư thái.Diệt Tuyệt Sư thái nổi giận quát mắng:- Gian tặc của Ma Giáo kia, giờ phút này còn tới đây đùa giỡn ta ư?Khổ Ðầu Ðà vẫn tươi cười đáp:- Thôi, thì coi như tôi lại tới đây đùa giỡn Sư thái đi, đây là một thứ thuốc độc mạnh quá sức tưởng tượng, chẳng hay Sư thái có đủ can đảm để uống không? Uống thuốc này chỉ trong một tiếng đồng hồ thì ruột thành từng khúc liền, chết một cách thê thảm không sao cứu được.Sư thái không nói năng gì hết, liền cướp lấy thuốc bột, bỏ luôn vào mồm nuốt chửng.Chỉ Nhược kinh hãi kêu la:- Sư phụ cứu con, cứu con sư phụ…Khổ Ðầu Ðà giơ tay khác ra và quát bảo:- Cấm không được nói năng chi hết, cô cũng phải uống thuốc độc nầy đi.Chỉ Nhược càng kinh hãi thêm. Nàng chưa kịp quyết định ra sao đã bị Khổ Ðầu Ðà bóp mồm đổ thuốc bột và thuận tay đổ thuốc một chai nước trong vào mồm nàng nữa. Sư thái thấy vậy cả kinh, liền nghĩ thầm:- Nếu Chỉ Nhược chết thì kế hoạch của ta hư hết!Nghĩ đoạn, bà ta liền nhảy xổ lại giơ tay lên đánh Khổ Ðầu Ðà, nhưng lúc bấy giờ Sư thái đã mất hết nội lực, nên bị Khổ Ðầu Ðà khẽ đẩy một cái đã bắn vào vách tường liền. Khổ đầu vừa cười vừa nói tiếp:- Các sư của phái Thiếu Lâm, các vị hiệp sĩ của phái Võ Ðang đều uống thuốc độc nầy của chúng tôi. Giáo đồ của Minh Giáo chúng tôi xấu tốt ra sao sẽ hiểu liền.Nói xong y ha hả cười và quay mình đi ra khỏi phòng, thuận tay khép luôn cánh cửa lại.Thì ra Khổ Ðầu Ðà hộ tống Triệu Minh đi gặp Vô Kỵ xong, trong lòng chỉ lo nhớ việc cướp thuốc giải. Cho nên Triệu Minh bảo y ở bên ngoài đợi chờ, nhưng y khỏi khách điếm trở về chùa Vạn Pháp liền. Về tới chùa y lên thẳng bảo tháp, tới phòng Du Long Tử ở trên tầng cao nhất. Y thấy Long Tử đang đứng ngoài cửa phòng, vừa thấy y tới Tử Long đã cung kính chào liền:- Khổ đại sư.Khổ Ðầu Ðà gật đầu, trong lòng cười thầm và nghĩ:- Hay lắm, lão già họ Lộc làm sư phụ mà không tôn kính y núp trong phòng hú hí với ái cơ của Vương gia lại gọi đồ đề đứng ngoài cửa canh gác cho như vậy, sao ta không nhân lúc y đang khoái lạc mà cướp thuốc giải? Nghĩ đoạn, y liền cúi khom người lại đi qua cạnh Du Long Tử đột nhiên giơ tay ra điểm luôn vào huyệt ở bụng dưới của tên đó. Vì không đề phòng, Du Long Tử bị diểm trúng yếu huyệt một cách bất ngờ, đứng đờ người ra, không sao cử động được, trong lòng ngạc nhiên vô cùng và nghĩ thầm:- Không hiểu ta thất lễ gì với Ðầu Ðà câm này mà y lại ra tay điểm huyệt ta như thế? hay là vừa tôi ta chào y như vậy chưa được cung kính? Khổ Ðầu Ðà đẩy cửa vào trong phòng, nhanh như điện chớp, nhảy xổ lên trên giường. Chân chưa chấm mặt ván, y đã giơ chưởng lên tấn công người nằm trên giường liền. Y biết võ công của Lộc Trượng Khách lợi hại lắm. Nếu chưởng đó không đánh được đối chủ bị trọng thương thì thế nào cũng tránh không khỏi một trận đấu chí tử, cho nên y đã dùng mười thành kỉnh lực ra đánh chưởng ấy. Chỉ nghe thấy kêu bộp một tiếng, chăn bông đã bị rách tan tành.Y lật chăn lên xem, thấy Hàn Cơ đã hộc máu mồm máu mũi ra chết, mà không thấy hình bóng Lộc Trượng Khách đâu cả. Y sực nghĩ ra một kế, vội ra ngay ngoài cửa phòng, lôi Du Long Tử vào nhét luôn xuống dưới gầm giường, y vừa khép cửa lại, đã nghe Lộc Trượng Khách ở ngoài cửa, giận dữ quát mắng:- Long Nhi, Long Nhi, sao mi dám tự tiện rời khỏi nơi đây?Thì ra Lộc Trượng Khách ở ngoài cửa phòng của Diệt Tuyệt Sư thái chờ một hồi lâu, trong bụng nghĩ thầm:- Hai mẹ con mụ ấy cứ nói chuyện với nhau mãi như vậy, không biết nói tới bao giờ mới xong? Y lại nghĩ tới Hàn Cơ nên trở về phòng Du Long Tử tức thì. Y không thấy tên đại đệ tử đứng ở bên ngoài cửa canh gác, trong lòng tức giận vô cùng, liền đẩy cửa phòng ra. May thay y thấy không có gì lạ và cả thấy Hàn Cơ vẫn đắp chăn quay mặt vào trong trường như trước. Y liền đóng cửa lại, rồi quay người vừa cười vừa nói:- Mỹ nhân của ta ơi, để ta giải huyệt cho mỹ nhân, nhưng mỹ nhân đừng có lên tiếng nhé.Vừa nói y vừa thò tay vào trong chăn, nhưng tay của y vùa đụng tới lưng của Hàn Cơ thì đột nhiên thấy cổ tay bị nắm chặt, như có một cái kềm sắt lại vậy. Thế rồi chân tay và mình mẩy mềm nhũn, không còn một chút hơi sức nào hết, rồi y thấy chăn bông bật tung ra, Khổ Ðầu Ðà đang nằm đó và ngồi nhổm dậy liền.Khổ Ðầu Ðà nắm chặt lấy mạch môn ở cổ tay của Lộc Trượng Khách rồi giơ tay của Lộc Trượng Khách rồi giơ tay trái ra điểm luôn mười chín đại huyệt của tên Phiên tăngThế là phiên tăng mềm nhũn, ngã lăn ra đất, không sao cử động được nữa, hai mắt chỉ lộ vẻ hờn giận thôi. Khổ Ðầu Ðà chỉ tay vào mặt y và nói:- Xưa nay lão phu đi không đổi họ, ngồi không cãi tên, ta dây chính là Quang Minh Hữu sứ của Minh Giáo, họ Phạm tên là Dao. Ngày hôm nay, ngươi đã bị mắt hỡm ta rồi. Ngươi vẫn tự phụ là người có mưu trí tuyệt luân, nhưng sự thật ngươi chỉ là một tên ngu xuẩn đần độn. Nếu lúc ày ta giết ngươi ngay thì ta không phải là anh hùng hảo hán. Ta để cho ngươi sống sót, nếu ngươi có can đảm, sau này cứ việc kiếm Phạm Dao mà trả thù.Y sợ Lộc Trượng Khách nội công rất thâm hậu, có thể vận khí tự giải lấy huyệt được, cho nên y nắm chân tay của đối thủ bẻ luôn mấy cái. Chỉ nghe thấy mấy tiếng kêu "lách cách", xương chân và tay của Lộc Trượng Khách đã bị gãy liền. Tuy vậy, Phạm Dao vẫn chưa thôi, còn cởi hết quần áo của Lộc Trượng Khách để Lộc Trượng Khách nằm chung với Hàn Cơ, rồi lấy chăn phủ lên, một sống một chết. xong đâu đấy, y mới lấy xong trượng sừng hưu của Lộc Trượng Khách ra, mở chốt đầu trượng, lấy hết thuốc giải đem đi các phòng chia cho Không Văn đại sư, Tống Viễn Kiều, Dư Liên Châu các người uống. Y tới phòng Sư thái là cuối cùng thấy Sư thái không tin là thuốc giải, nên y mới dọa nát, bảo là thuốc độc.Ðưa hết thuốc giải cho mọi người uống xong, y đang đắc chí bỗng nghe thấy dưới tháp có tiếng người ồn ào, có cả tiếng của Hạt Bút Ông. Y liền trõ Hạt Bút Ông nói:- Khổ Ðầu Ðà gian tế, phải bắt y cho mau.Khổ Ðầu Ðà nghĩ:- Nguy tai, nguy tai, không hiểu ai đó ra tay cứu tên này thoát nạn? Y nhìn xuống dưới tháp, thấy Hạt Bút Ông đang dẫn theo một bọn võ sĩ và đang vây bảo tháp rất chặt chẽ. Y lại thấy Tôn Tam Hủy với Lý Tứ Thôi đang giương cung, nhắm đầu của y bắn tới mồm thì mắng chửi:- Ác tặc Ðầu Ðà kia, mi hại chúng ta thảm khốc lắm.Thì ra Hạt Bút Ông ba người bị điểm huyệt như vậy, nhất thời không thể nào thoát khỏi được và chúng bị nhốt trong phòng Lộc Trượng Khách thì người khác cũng không dám đương nhiên xông vào. Ngờ đâu vừa gặp các võ sĩ của Vương phủ phái ra khám xét để tìm kiếm tung tích của Hàn Cơ, vì có người biết Lộc Trượng Khách binh xinh rất hiếu sắc, nên mới nghĩ tên phiên tăng này đã bắt cóc ái cơ của Vương gia đem về hưởng lạc.Tuy mọi người nghi ngờ như vậy, nhưng xưa nay họ vẫn sợ anh em Lộc Trượng Khách, nên không một tên nào dám ra tay vuốt râu cọp trước. Vì thế không ai dám vào phòng Lộc Trượng Khách để khám xét cả. Sau đó tên võ sĩ bé nhỏ đến gõ cửa phòng Lộc Trượng Khách là Hạ Lỗ Xích Hoa nghĩ ra được một kế, liền sai một tên võ sĩ y đoán chắc Lộc Trượng Khách là người có địa vị cao quý như thế, dù có nổi giận, cũng không bao giờ lại đánh đập một tên tiểu võ sĩ hèn kém như vậy.Không ngờ y thấy tên tiểu võ sĩ gõ luôn mấy tiếng mà trong phòng trông thấy một ai trả lời cả, y liền bảo tên tiểu võ sĩ đó cứ việc đẩy cửa vào bừa đi. Ngờ đâu tên tiểu võ sĩ vừa đẩy cửa ra chúng đã trông thấy Hạt Bút Ông, Tôn Tam Hủy và Lý Tứ Thôi nằm ở dưới đất. Lúc ấy Hạt Bút Ông vận nội công để tự giải huyệt lấy. Ðã giải được ba bốn thành, Hạ Lổ Xích Hoa liền chạy lại, giúp đỡ một tay, nên chỉ trong phút chốc, là y đã giải hết cácyếu huyệt liền. Y tức giận vô cùng hỏi Lộc Trượng Khách với Khổ Ðầu Ðà hiện giờ ở đâu. Sau khi Khổ Ðầu Ðà và Lộc Trượng Khách đang ở trên bảo tháp y liền dẫn bọn võ sĩ đi bao vây và lớn tiếng hò reo, kêu gọi Khổ Ðầu Ðà xuống quyết chiến.Khổ Ðầu Ðà đang phân vân vì thuốc giải chưa ngấm thì Hạt Bút Ông lại lớn tiếng kêu gọi:- Tên Ðầu Ðà chết bầm kia, nếu mi không xuống thì ta lên ngay đây!Khổ Ðầu Ðà vội quay trở vào phòng Du Long Tử lấy chăn cuốn chặt Lộc Trượng Khách với Hàn Cơ rồi đem ra bên ngoài, giơ cao hai người lên rồi lớn tiếng bảo:- Lão già họ Hạt kia, nếu mi đi tới gần cửa tháp một bước là ta vứt tên dâm đồ họ Lộc này xuống liền.Các võ sĩ đưa cao bó đuốc lên, bốn bên chiếu sáng như ban ngày, nên bảo tháp tuy cao thật nhưng chúng ở bên dưới vẫn trông thấy rõ mặt của Lộc Trượng Khách với Hàn Cơ. Hạt Bút Ông cả kinh lớn tiếng hỏi:- Sư ca! Sư ca có gì không?Y gọi luôn mấy tiếng không thấy Lộc Trượng Khách trả lời tưởng sư ca của y đã bị Khổ Ðầu Ðà giết chết, trong lòng lại đau đớn thêm. Y lại nói tiếp:- Tặc Ðầu Ðà kia! Mi giết chết sư ca ta, ta thề không đội trời chung với mi.Khổ Ðầu Ðà dùng khủyu tay thích mạng vào người Lộc Trường Khách một cái, để giải yếu huyệt câm cho y.Lộc Trượng Khách liền lớn tiếng mắng chửi:- Tặc Ðầu Ðà là gian tế, nội ứng ngoại hợp, ta phải chém mi nghìn vạn nhát đao…Khổ Ðầu Ðà khi nào chịu để cho Lộc Trượng Khách mắng chửi, liền điểm luôn vào yếu huyệt câm. Hạt Bút Ông thấy sư huynh chưa chết trong lòng hơi yên. Nhưng y sợ Khổ Ðầu Ðà ném sư huynh xuống đất thì nguy tai, nên y không dám tới gần nữa.Hai bên cầm cự với nhau hồi lâu, Hạt Bút Ông vẫn không dám lên cứu sư huynh. Khổ Ðầu Ðà chỉ mong kéo dài được thời gian, càng lâu càng hay.Y đứng cạnh lan can hả hả cười gọi:- Lão già họ Hạt kia! Sư huynh của ngươi táo gan bắt cóc Ái Cơ của Vương gia. Nay ta đã bắt được tại trận đôi gian phu dâm phụ. Sao ngươi còn dám binh vục sư huynh của ngươi?Hạ Tống Quản! Mi có mau bắt lão họ Hạt đi không? Bắt lấy Hạt Bút Ông thì thế nào Vương gia cũng phải trọng thưởng nhà ngươi.Hạ Lổ Xích Hoa liếc nhìn Hạt Bút Ông ra tay bắt nhưng lại sợ.y thấy Khổ Ðầu Ðà đột nhiên nói được lại thấy rõ Lộc Trượng Khách và Hàn Cơ bị quấn chặt trong chăn bông bèn lên tiếng gọi:- Khổ đại sư! Chúng tôi cùng mời Khổ đại sư xuống đây để chúng ta cùng đi đến Vương gia để coi ai phải ai trái. Ba vị toàn là bậc tiền bối cao nhân, tiểu nhân không dám xúc phạm.Khổ Ðầu Ðà nghĩ thầm:- Trở về Vương phủ gặp Vương gia để chờ tới khi biết rõ ai phải, ai trái các vị hào hiệp đã tỉnh táo rồi.Nghĩ đoạn y liền lớn tiếng đáp:- Hay lắm! Hay lắm ta đang định gặp Vương gia để lãnh thưởng. Hạ tống quản hãy coi chừng lão già họ Hạt này đào tẩu.Ðang lúc ấy, có tiếng ngựa từ đàng xa đưa tới, một người cỡi ngựa phi về phía bảo tháp. Các võ sĩ vừa thấy y đã cúi đầu vái chào:- Tiểu Vương Gia.Khổ Ðầu Ðà đứng ở trên cao dòm xuống trông thấy người đó đội mảo vàng, mình mặc áo cẩm bào, chính con trai của Nhữ Dương Vương tên là Khố Khố Ðặc Mục Nhỉ tên hắn là Vương Bảo Bảo. Y đang lớn tiếng quát bảo:- Hàn Cơ đâu? Vương gia đang nổi giận bảo ta tới đây điều tra xem.Hạ Lổ Xích Hoa tiến lên bẩm rõ sự thể cho Vương Bảo Bảo hay là Lộc Trượng Khách đã bắt trộm Hàn Cơ đem tới đây và bị Khổ Ðầu Ðà bắt được.Hạt Bút Ông thấy Tổng quản nói như thế vội cãi:- Thưa Tiểu vương gia, Tiểu vương gia chớ nghe y nói bậy, tên Khổ Ðầu Ðà kia mới là gian tế, y đã hãm hại đại sư của…Vương Bảo Bảo trợn ngược đôi lông mày, lớn tiếng nói:- Tất cả xuống đây nói chuyện.Khổ Ðầu Ðà làm việc trong Vương phủ lâu năm biết Vương Bảo Bảo là người rất khôn ngoan và mẫn cán, còn hơn cả cha y, quỷ kế của mình chỉ có thể lừa dối được kẻ khác chứ không thể lừa dối được Tiểu vương gia này đâu. Y tự biết xuống dưới tháp nói chuyện chỉ đôi ba lời là Tiểu vương gia biết mưu kế của mình liền. Như vậy các võ sĩ sẽ xông lại vây đánh, riêng Hạt Bút Ông y chưa chắc đã thắng nổi, nhưng y muốn thoát thân không phải là khó, chỉ sợ các hào hiệp ở trong bảo tháp, chưa hồi sức khỏe thì không sao thoát khỏi vòng vây được. Sau khi suy tính, thấy không còn cách gì đánh lừa Vương Bảo Bảo nữa, liền lớn tiếng trả lời:- Tiểu vương gia, tôi đã bắt được Lộc Trượng Khách, sư đệ của y tức giận tôi lắm. Nếu tôi xuống dưới đó thế nào y cũng xông lại giết tôi.Vương Bảo Bảo lại nói:- Ðại sư cứ xuống đây đi. Hạt tiên sinh không dám giết đại sư đâu.Khổ Ðầu Ðà lắc đầu đáp:- Tôi ở trên tháp vẫn bình yên hơn, bình sinh Khổ Ðầu Ðà tôi không lên tiếng nói bao giờ, ngày hôm nay bất đắc dĩ tôi mới phải mở mồm như vậy. Ðó là lòng trung thành của tôi báo đáp Vương gia đấy. Nếu Tiểu vương gia không tin thì Khổ Ðầu Ðà tôi sẽ ở đây nhảy xuống tự tử để cho Tiểu vương gia tin.Vương Bảo Bảo nghe lời nói của Ðầu Ðà biết ngay đối phương nói dối, hiển nhiên có ý muốn kéo dài thời gian, nên y vội khẽ hỏi tên Hạ Tổng quản rằng:- Hạ Tổng quản, y định mưu mô gì mà kéo dài thời gian ra như thế? Hay là y định chờ ai tới.Hạ Tổng quản đáp:- Ðiều đó tiểu nhân không được biết…Hạt Bút Ông lại cười lời nói:- Thưa Vương gia, tặc Ðầu Ðà đã cướp thuốc giải của sư ca rồi đều giải cứu cho những tên phản loạn bị giam giữ ở trên bảo tháp.Vương Bảo Bảo vừa nghe nói tỉnh ngộ ngay, liền ngửng mặt về phía trước, lớn tiếng kêu gọi:- Khổ đại sư, tôi biết công lao của đại sư rồi, vậy hãy mau xuống đây, tôi sẽ trọng thưởng cho.Khổ Ðầu Ðà đáp:- Tôi bị Lộc Trượng Khách đá phải, hiện giờ xương chân của tôi không thể nào cử động được, Tiểu vương gia hãy chờ giây lát để tôi vận khí chữa thương cho lành mạnh đã, rồi tôi sẽ xuống ngay.Vương Bảo Bảo quát bảo Hạ Tống quản rằng:- Hạ Tổng quản, mau cho người lên trên đó khiêng Khổ đại sư xuống đây.Khổ Ðầu Ðà vội lớn tiếng đáp:- Không được, không được, ai đụng vào người tôi, tất thân tôi bị phế liền.Lúc ấy Vương Bảo Bảo hết hoài nghi, vì y trông thấy Lộc Trượng Khách và Hàn Cơ cũng bị quấn trong một chăn bông. Dù hai người đó không có bậy bạ với nhau thì phụ vương cũng không thể nào lấy Hàn Cơ được nữa, nên y liền khẽ dặn:- Hạ Tổng quản, mau lấy lửa lại đây đốt cháy bảo tháp này và sai người dùng cung tên, hễ thấy ai nhảy ra khỏi tháp là bắn chết ngay.Hạ Lổ Xích Hoa vâng lời vội vã đi truyền lệnh cho bộ hạ ngay. Liền có bọn cung tiễn thủ tới bao vây bảo tháp, tên nào tên nấy đều giương cung đợi chờ. Còn một số võ sĩ khác thì đi lấy rơm cỏ và củi lửa đến châm đốt.Hạt Bút Ông thấy vậy kinh hãi vô cùng vội nói:- Tiểu vương gia, sư ca ở trên đó đấy.Vương Bảo Bảo lạnh lùng đáp:- Chẳng lẽ cứ để tên Ðầu Ðà ở trên đó suốt đời hay sao? Bây giờ ta cho phóng hỏa như vậy thì y phải xuống liền.Hạt Bút Ông lại nói tiếp:- Nếu y ném sư ca tôi xuống đất thì làm sao? Tiểu vương gia không nên phóng hỏa như vậy.Vương Bảo Bảo không nói năng gì hết và cũng không điếm xỉa gì đến Hạt Bút Ông.Giây lát sau, các võ sĩ đã lấy đủ củi và rơm tới liền đánh lửa đốt cháy luôn. Hạt Bút Ông là người có địa vị rất cao trong võ lâm được Nhữ Dương Vương dùng hậu lễ mời vào vương phủ giúp việc, cho nên từ trước đến giờ anh em y được vương gia kính trọng. Không ngờ ngày hôm nay anh em y đã trúng kế của Khổ Ðầu Ðà và bị Tiểu vương gia khinh thị, đồng thời y thấy tính mạng của sư huynh y sắp nguy đến nơi.Lúc này y cũng không nể Tiểu vương gia nữa, liền cằm đôi bút mỏ bạc, tung mình nhảy tới tấn công hai tên võ sĩ đang đánh lửa đốt bảo tháp và gạt chúng bắn ra ngoài xa.Vương Bảo Bảo vội quát mắng:- Hạt tiên sinh định phạm thượng và làm loạn phải không?Hạt Bút Ông đáp:- Nếu Tiểu vương gia không bảo người phóng hỏa thì không bao giờ tôi chống Tiểu vương gia cả.Vương Bảo Bảo không thèm trả lời y và quát bảo bọn võ sĩ.- Mau châm lửa ngay.Y giơ tay trái phảy một cái, đột nhiên phía sau lưng của y có năm tên phiên tăng áo đỏ nhảy tới ra đỡ lấy mấy bó đuốc của võ sĩ ném luôn vào đống rơm cỏ và những thanh củi. Rơm cỏ gặp lửa liền bốc cháy ngay. Hạt Bút Ông thấy vậy cả kinh vội cướp một dây trường mâu của một tên võ sĩ xông lại gạt những rơm cỏ đang cháy ra ngoài.Vương Bảo Bảo lại quát lớn:- Mau bắt lấy tên phản tặc này cho ta.Năm tên phiên tăng áo đỏ liền múa giới đao xông lại bao vây Hạt Bút Ông, thấy vậy Hạt Bút Ông tức giận vô cùng, liền vứt trường mâu đi và giơ tay lên cướp khi giới của một tên phiên tăng. Không ngờ tên phiên tăng đó không phải là một tay tầm thường, y vội xoay lưỡi đao, nhắm đầu vai của đối thủ chém luôn.Hạt Bút Ông vừa nhảy sang bên tránh né thì phía sau lại có tiếng gió lấn át tới.Y liền quay đầu lại nhìn mới hay là có hai tên phiên tăng đang múa đao chém tới.Thì ra năm tên phiên tăng đó là những người thân tín nhất của Vương Bảo Bảo. Chúng thuộc bọn Thiên long Thập Bát Bộ, khi nào Vương Bảo Bảo ra khỏi vương phủ cứ thích cỡi ngựa đi một mình ở phía trước, còn mười tám tên phiên tăng theo sau, nhưng ở đằng xa để bảo vệ thôi chứ không dám tới gần. Bọn Thiên Long Thập Bát Bộ có tất cả ngũ đao ngũ kiếm, tứ trượng tứ bạt. Năm người này đều thuộc nhóm ngũ thần đao, người nào người nấy đều tài nghệ xuất sắc. Nếu một đấu với một thì năm người đó không phải là địch thủ của Hạt Bút Ông, nhưng năm thần đao liên hiệp, công thủ tương trợ thì võ công của Hạt Bút Ông có cao siêu đến đâu cũng chỉ có thể chống đỡ được một hồi, rồi chân tay sẽ bị cuống quýt liền. Ðồng thời y thấy ngọn lửa càng bốc càng cao, hoàn cảnh của sư huynh y rất nguy hiểm, cho nên càng đấy càng tức giận thêm.Hạt Bút Ông bị Thiên Long ngũ đao bao vây, các thủ hạ của Vương Bảo Bảo liền thêm củi cho ngọn lửa càng cháy cao thêm.Chỉ trong chốc lát lửa đã bao trùm hết tầng dưới của bảo tháp đó rồi. Khổ Ðầu Ðà đặt Lộc Trượng Khách xuống, chạy vào phòng của quần hiệp phái Võ Ðang đang bị giam giữ và lớn tiếng kêu gọi:- Quân Thát Ðát đang phóng hỏa đốt tháp, chẳng hay nội lực của các vị đã khôi phục chưa?Y thấy Tống Viễn Kiều và Dư Liên Châu các người đang ngồi vận công điều nguyên, không một ai trả lời y cả. Hiển nhiên công lực của các người đó sắp khôi phục được. Lúc ấy bọn võ sĩ canh gác quần hiệp đã có mấy tên xông lại can thiệp. Nhưng chúng bị Khổ Ðầu Ðà túm cổ từng tên một, mém ra ngoài tháp. Rớt xuống bên dưới chết tốt. Còn một số võ sĩ không dám kháng cự với Khổ Ðầu Ðà đều mạo hiểm chạy xuống từng dưới cùng. Cũng không có một vài tên thấy cầu thang bị lửa bén tới, không sao xuống được, đành phải quay trở lên.Một lúc sau, lửa bén lên tới từng thứ ba, người bị giam giữ trong đó là các tay cao thủ của phái Hoa Sơn.Chúng không đợi chờ công lực khôi phục, liền chạy ra ngoài và leo thẳng lên từng thứ tư.Ngọn lửa càng bốc cháy cao, những người bị giam từng thứ tư là các cao thủ của phái Không Ðộng.vì thấy lửa cháy đã tới nới, người của phái Không Ðộng cùng phái Hoa Sơn đều rũ nhau leo lên từng thứ năm Có người chạy chậm bị cháy xém cả râu tóc. Khổ Ðầu Ðà đang vô kế khả thi, nóng lòng sốt ruột vô cùng, bỗng nghe một người lớn kêu gọi:- Phạm Hữu sứ hãy tiếp lấy.Y nhận ngay ra tiếng nói đó là Vi Nhất Tiếu. Y mừng rỡ vô cùng, liền quay đầu nhìn về phía phát ra tiếng nói đó. Y thấy Nhất Tiếu đứng ở trên đỉnh hậu diện của chùa Vạn Pháp, hai tay đang tung một sợi dây thừng tới. Khổ Ðầu Ðà vội giơ tay ra bắt lấy sợi dây thừng đó. Nhất Tiếu lên tiếng nói tiếp:- Hữu sứ cột một đầu dây thừng vào lan can, để dùng sợi dây thừng này làm cái cầu dây.Khổ Ðầu Ðà vừa cột xong đầu dây thừng thì Triệu Nhất Thương trong nhóm Thần Tiễn bát hùng đã bắn một mũi tên lên trúng ngay sợi dây thừng đứt tức thì.Khổ Ðầu Ðà với Nhất Tiếu cùng lớn tiếng mắng chửi, nhưng hai người biết tiễn pháp của bát hùng rất lợi hại. Vậy muốn treo một cầu dây này thì phải diệt trừ tám người kia trước. Nhất Tiếu lại lên tiếng mắng chửi:- Tên khốn nạn kia, ai bảo mi bắn như thế? nếu tên nào không vứt cung tên xuống, ta sẽ giết tên đó trước.Y vừa chửi vừa rút khí giới ra, và tung mình nhảy xuống mặt đất. Khí giới của y là một đôi Hổ đầu câu. Xưa nay y không xử dụng tới khí giới đó, nhưng lần này tình thế rất nguy ngập, nên y mới động dụng tới song câu như vậy. Y vừa nhảy xuống tới mặt đất, năm tên phiên tăng áo bào xanh đã múa kiếm xông lại vây đánh liền. Năm tên phiên tăng này thuộc ngũ kiếm tăng của nhóm Thiên Long thập bát bộ, kiếm pháp của năm người này rất quái dị. Chúng vừa tới nơi, đã tấn công Nhất Tiếu lia lịa liền.Hạt Bút Ông vừa khổ chiến vừa lớn tiếng kêu gọi:- Nếu Tiểu vương gia không ra lệnh dập tắt ngọn lửa đi thì tôi sẽ không vị nể nữa đâu.Vương Bảo Bảo không thèm đếm xỉa đến y nhưng bốn tên phiên tăng cầm thiên trượng đã chạy tới đứng quanh Tiểu vương gia để hộ vệ. Hạt Bút Ông lòng sốt ruột vô cùng, liền dùng một thế hoành Tảo Thiên quân quét ngang một cái gạt luôn ba tên phiên tăng trước mặt sang bên rồi nhảy đến cạnh bảo tháp. Năm tên phiên tăng đều đuổi theo. Hạt Bút Ông nhún mình một cái, tựa như con chim đại bàng nhảy lên trên mái hiên của tầng thứ nhất. Năm tên phiên tăng thấy lửa cháy như vậy không dám đuổi theo.Hạt Bút Ông nhảy hết từng này sang từng nọ. Chỉ thoáng cái y đã nhảy lên tới từng thứ tư rồi. Khổ Ðầu Ðà ngó đầu xuống nhìn và hai tay nâng người Lộc Trượng Khách lên, vừa cười vừa nói:- Hạt lão nhị có chịu dừng chân lại không, bằng không ta sẽ ném sư huynh ngươi xuống đất bị tan xương nát thịt ngay.Quả nhiên Hạt Bút Ông ngừng chân lại không dám nhảy lên nữa chỉ ngửng đầu lên lớn tiếng trả lời:- Khổ đại sư, xưa nay Khổ đại sư với chúng tôi không thù oán gì hết, hà tất đại sư làm khó dễ chúng tôi như thế? đại sư muốn cứu người yêu cũ là Diệt Tuyệt Sư thái và con gái là Chu cô nương thì cứ việc cứu đi, tôi quyết không còn cản trở đâu.Diệt Tuyệt Sư thái uống thuốc giải của Khổ Ðầu Ðà đưa cho tưởng là thuốc độc thật nên yên chí thế nào cũng chết, nhưng bà ta thấy Chỉ Nhược cũng bị Khổ Ðầu Ðà cho uống thuốc độc nốt, như vậy kế hoạch của bà ta bị tiêu tan hết, cho nên bà ta đau đớn vô cùng.Ðang đau lòng thì bỗng nghe dưới bảo tháp có tiếng ồn ào vọng tới, tiếp theo đó bà ta nghe Khổ Ðầu Ðà cãi nhau với Hạt Bút Ông và Vương Bảo Bảo ra lệnh phóng hỏa v.v… đều rõ mồn một. Bà ta ngạc nhiên vô cùng nghĩ thầm:- Chẳng lẽ Ðầu Ðà quỉ quái đó đến cứu ta thực chăng? Nghĩ đoạn, Sư thái ngấm ngầm vận sức thử xem, thấy trong người rất dễ chịu chứ không có triệu chứng gì là trúng độc cả. Thì ra Diệt Tuyệt Sư thái không chịu nghe lệnh của Triệu Minh xuống dưới đại điện tỷ võ, nên đã tuyệt thực sáu bảy ngày. Vì vậy trong dạ dầy trống rỗng, nên thuốc giải vừa vào dễ hòa với máu liền, nên Diệt Tuyệt Sư thái chóng khỏi hơn ai hết, lại thêm nội lực của Sư thái rất thâm hậu cao hơn Viễn Kiều, Liên Châu, Thái Sung chỉ kém Không Văn thần tăng trưởng môn phái của phái Thiếu Lâm, khi thuốc độc đã hết thì nội lực nẩy nở ra liền. Không đầy nửa tiếng đồng hồ nội lực của bà ta đã khôi phục lại hơn năm sáu thành. Bà ta đang vận nội lực bỗng nghe Hạt Bút Ông bên ngoài kêu gọi.Tiếng nói của Hạt Bút Ông, mỗi tiếng như một mũi tên đâm sâu vào Sư thái vẫn lắng tai nghe Hạt Bút Ông nói:- Bạn muốn cứu người tình nhân cũ của bạn là Diệt Tuyệt Sư thái và con gái là Chu cô nươn thì hãy cứu đi, tôi không bao giờ cản trở bạn đâu.Diệt Tuyệt Sư thái đi tu từ hồi nhỏ, không bao giờ dám trông mặt người đàn ông nào cả thì làm gì có người yêu, nên khi nghe tới đó là tức giận không sao chịu nổi, liền bước đi ra ngoài lan can giận dữ quát mắng:- Ngươi nói bậy bạ như vậy làm chi?Hạt Bút Ông van lơn:- Lão Sư thái, mau mau khuyên người … người bạn già hãy buông tha sư huynh tôi xuống. Tôi cam đoan cả gia đình Sư thái được rời khỏi nơi đây một cách bình yên. Huyền Minh Nhị lão nói một là một, nói hai là hai không khi nào sai lời.Diệt Tuyệt Sư thái càng tức giận thêm:- Cái gì gia đình… ba người nào?Tuy đang đứng ở chỗ nguy hiểm, Khổ Ðầu Ðà vẫn ha hả cười tỏ vẻ rất đắc chí và nói:- Lão Sư thái, ông già kia bảo tôi với Sư thái là người yêu cũ với nhau, còn Chu cô nương là con gái của chúng ta.Diệt Tuyệt Sư thái càng tức giận thêm, trước ánh lửa trông mặt bà ta rất kinh khủng. Bà ta trầm giọng quát tiếp:- Hạt lão nhị lên đây, ta sẽ đấu với mi một trăm chưởng rồi sẽ nói chuyện sau.Nếu là ngày thường Hạt Bút Ông nói lên là lên ngay, chứ có sợ gì một người chưởng môn của phái Nga Mi đâu. Nhưng lúc này vì thấy sư huynh bị lọt vào tay người khác, nên không dám bướng bỉnh, chỉ van lơn tiếp:- Khổ Ðầu Ðà đó là bạn tự nói ra chứ không phải do tôi bịa đặt.Sư thái trợn trừng mắt nhìn Khổ Ðầu Ðà và quát hỏi:- Sao ngươi lại nói như thế?Khổ Ðầu Ðà ha hả cả cười và đang định thừa cơ chọc tức Sư thái vài câu, thì bỗng nghe thấy dưới tháp có tiếng la ồn ào, liền cúi đầu xuống nhìn. Thấy trong bóng lửa có một người như hồ điệp xuyên hoài, bay múa lẹ làng vô cùng và đồng thời chỉ nghe thấy tiếng kêu "loong coong lẻng kẻng" hoài. Y định thần nhìn kỹ, mới hay tiếng kêu đó là tiếng khí giới của các phiên tăng và võ sĩ bị đánh rớt và người đang tấn công bọn phiên tăng đó chính là Trương Giáo chủ Vô Kỵ.Vô Kỵ ra tay một cái, đã đánh rớt năm thanh kiếm của năm tên phiên tăng đang bao vây Nhất Tiếu. Nhất Tiếu cả mừng, liền nhảy tới cạnh chàng và khẽ nói:- Tôi đi đến Nhữ Dương Vương phủ phóng hỏa nhé?Vô Kỵ đã hiểu được dụng ý của Nhất Tiếu bèn gật đầu nghĩ thầm:- Bức Vương hành động rất phải. Ở đây, chúng ta vỏn vẹn có mấy người, muốn cứu bấy nhiêu người ra không phải là chuyện dễ. Hơn nữa quân tiếp viện càng lúc càng nhiều. Bây giờ, Bức Vương phóng hỏa Vương phủ, tất nhiên đám võ sĩ phải trở về bảo vệ Nhữ Dương Vương. Kế điệu hổ ly sơn rất tuyệt diệu .Nhất Tiếu thoáng một cái đã vượt ra khỏi tường và mất hút.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 68
Lấy Ðức Báo Oán
Vô Kỵ quan sát tình hình mới lớn tiếng hỏi:- Phạm Hữu Sứ, công việc tiến hành ra sao?Khổ Ðầu Ðà vội đáp:- Nguy lắm rồi, lối đi đã bị lửa bịt kín, không ai có thể thoát được.Lúc ấy đám Thiên Long thập bát bộ đả có mười bốn phiên tăng xông đến vây đánh Vô Kỵ. Vô Kỵ nghĩ thầm:- Bắt giặc phải bắt chúa trước. Bây giờ phải bắt Vương Tử kia trước, bắt buộc y phải ra lệnh cho dập tắt ngọn lửa và than mọi người ra .Nghĩ đoạn, chàng phi thân lướt qua đầu bọn phiên tăng, tới gần Vương Bảo Bảo thì đột nhiên bên trái có một thanh kiếm bay tới, chàng liền kùi lại hai bước, nghe rõ giọng của một thiếu nữ:- Trương công tử! Ðây là gia huynh Vương Bảo Bảo, công tử đừng đả thương anh ấy.Vô Kỵ biết người đó là Triệu Minh, tay cầm Ỷ Thiên kiếm chàng vội trả lời.- Cô nương mau ra lệnh dập tắt ngọn lửa và thả các vị anh hùng ra. Bằng không tôi đành thất lễ với hai vị.Triệu Minh liền lớn tiếng quát bảo bọn phiên tăng:- Thiên Long thập bát bộ! Người này võ công lợi hại lắm, mau kết Thiên Long Trận bao vây y.Mười tám tên phiên tăng vâng lời xông lại bao vây Vô Kỵ .Vô Kỵ thấy bộ pháp của mười tám phiên tăng đó rất quái dị. Chúng tạo một bức tương người. Chàng định thử thách xem mình có phá nổi Thiên Long trận không? Bỗng nghe tiếng "bùng" từ trên bảo tháp một cây trụ rớt xuống. Chàng quay đầu lại nhìn, thấy ngọn lửa đã bén đến từng thứ sáu rồi, có hai người trên đó là Diệt Tuyệt Sư Thái và Hạ Bút Ông.Cả hai đang đấu kịch kiệt, cạnh lan can. Còn trên tầng cao nhất đứng đầy những cao thủ các môn phái. Võ công của họ chưa phục hẳn mà tầng chót vót lại cách mặt đất mấy chục trượng. Như vậy, dù có kinh công tuyệt đỉnh, nội công chưa mất chút nào, nhảy từ trên đó xuống cũng phải gãy chân què tay. Huống hồ lúc này chưa có một người nào hoàn toàn khôi phục nội lực. Vô Kỵ sực nghĩ:- Muốn phá nổi Thiên Long trân này phải tốn nhiều thì giờ huống hồ ta đánh bại bọn này thì lại có bọn khác đến tiếp viện. Ta muốn bắt cóc tên Vương tử kia không phải dễ. Diệt Tuyệt Sư Thái đấu với Hạ Bút Ông hăng hái như thế nội lực của bà ta đã khôi phục lại được rồi. Như vậy các sư bá của ta cũng đã bình phục, nhưng bảo tháp cao quá làm sao họ nhảy xuống được.Nghĩ đoạn, chàng ngạc nhiên chạy quanh mọi người, hai tay, lúc đánh, lúc bắt, lúc vỗ, lúc cướp, chốc lát đã đánh té Thần Tiễn Bát Hùng và các võ sĩ cầm cung , tất cả cung tên đều bị chàng bẽ gãy hết, chàng vội lớn tiếng gọi:- Các vị tiền bối ở trên tháp, xin hãy lần lượt nhảy xuống phía dưới đã có tại hạ tiếp đón.Các vị hào hiệp đứng trên đỉnh tháp nghe Vô Kỵ nói đều ngẩn người suy nghỉ:- Nơi đây, cách mặt đất những mấy chục trượng, người ta trên này nhảy xuống thì người dưới đất phải có sức khỏe ngàn cân mới đủ sức đỡ được .Vì vậy phái Không Ðộng và Côn Luân đã có người lên tiếng:- Không thể nhảy xuống được đâu! Chúng ta đừng mắc hởm tên tiểu tử. Chúng ta nhảy xuống là tan xương, nát thịt ngay.Vô Kỵ thấy lửa đã bén tới gần tầng thứ bảy mà các cao thủ không chịu nhảy, tất nhiên sẽ chôn xác trong đống lửa. Chàng lên tiếng gọi:- Thất sư thúc đối với cháu là ân nghĩa, khi nào cháu lại hại sư thúc. Xin sư thúc hãy nhảy xuống trước đi.Mạc Thanh Cốc rất can đảm nghe Vô Kỵ nói bèn nghỉ thầm:- Ở lại đây bị thiêu chết, chi bằng nhảy xuống dù có chết vẫn còn xác.Nghĩ đoạn Thất hiệp trả lời: - Ðược ta nhảy xuống ngay.Nói xong liền tung mình nhảy xuống tức thì Vô Kỵ chờ Thanh Cốc rớt xuống còn cách mặt đất chừng bốn thước, liền giơ chưởng khẽ vỗ vào lưng Thanh Cốc. Chưởng ấy chàng vận dụng Càn Khôn Ðại Nã Di thủ pháp ra khiện cho sức mạnh từ bên trên rớt xuống, chuyển thành từ trái sang phải, nên Thanh Cốc bị đẩy bắn ra ngoài xa mấy trượng. Nhờ công lực đã được khôi phục được bảy tám thành, nên Thanh Cốc xoay người một vòng đã lẹ làng đứng trên mặt đất rồi thuận tay đánh luôn một tên võ sĩ Mông Cổ một chưởng. Tên võ sĩ hộc máu tươi chết tốt. Tiếp theo đó Thất hiệp lại lớn tiếng kêu gọi:- Ðại sư ca, nhị sư ca, tứ sư ca lần lượt nhảy xuống ca đi.Trên tháp, các người thấy Thanh Cốc bình yên vô sự, đều đồng thanh hoan hô. Viễn Kiều rất thương con, nên muốn Thanh Thư thoát hiểm, liền lên tiếng bảo:- Thanh Thư con nhảy xuống trước đi!Từ khi ra khỏi tư thất, Thanh Thư cứ đứng cạnh Chỉ Nhược hoài nên khi nghe cha bảo như vậy, chàng bèn bảo Chỉ Nhược rằng:- Chu cô nương hãy nhảy trước đi.Chỉ Nhược thấy công lực của mình chưa khôi phục hẳn, không thể nào ra tay giúp sư phụ được nàng lắc đầu đáp:- Tôi phải đợi sư phụ tôi.Lúc ấy Thái Sung, Thục Nhàn lần lượt nhảy xuống. Hai người đó cũng được Vô Kỵ dùng Càn Khôn Ðại Nã Di cứu giúp thoát hiểm.Tuy mới khôi phục được năm phần công lực, nhưng những cao thủ cũng đủ đánh bọn phiên tăng và bọn võ sĩ Mông Cổ tơi bời rồi. Thanh Cốc cướp khí giới của kẻ địch liền đến gần bảo vệ Vô Kỵ.Thủ hạ của Vương Bảo Bảo, Triệu Minh định xông lại không cho Vô Kỵ cứu giúp quần hào, đã bị Thanh Cốc, Thái Sung, Thục Nhàn ngăn lại. Trên tháp có một người nhảy xuống là Vô Kỵ thêm một người giúp sức.Từ khi bị Triệu Minh nhốt vào bảo tháp chịu đựng biết bao sự khuất nhục, còn bị chặt đứt một hai ngón tay, nên nay chẳng ai nương tay tha hồ tấn công phiên tăng và võ sĩ Mông Cổ.Vì vậy, chỉ trong giây lát đã có mười mấy võ sĩ bị đánh chết.Vương Bảo Bảo thấy tình thế bất lợi bèn ra lệnh:- Mau điệu đội phi nỏ thân binh của ta tới đây.Hạ Tổng Quản định truyền lệnh, bỗng thấy phía Ðông Nam có ngọn lửa bốc cao, kinh hãi la lớn:- Tiểu Vương gia! Vương phủ đang cháy to. Chúng tôi phải bảo vệ Vương Gia trước.Vương Bảo Bảo lo sợ đến an ninh của cha, nên vội nói:- Triệu Minh, anh trở về Vương phủ trước, em ở lại chỉ huy. Hãy cẩn thận nghe chưa!.Không đợi Triệu Minh trả lời Vương Bảo Bảo nhảy lên mình ngựa phóng đi luôn .Vương Bảo Bảo đi khỏi, mười tám phiên tăng và bọn võ sĩ đều đã bị đánh ngã. Các võ sĩ khác thấy Vương phủ bị cháy, lại tưởng phản loạn đông lắm tấn công vương phủ, không ngờ có một mình Nhất Tiếu. Bọn chúng vô cùng kinh hoảng.Lúc ấy Thanh Thư, Viễn Kiều, Liên Châu, Tòng Khê đã nhảy xuống dưới rồi. Tình thế chuyển ngược. Phía quần hào càng lúc càng mạnh, Phía Mông Cổ càng lúc càng suy dần. Khi thấy Không Văn, Không Trí đại sư và các cao tăng của La Hán Ðường, Ðạt Ma Ðường nhảy xuống, các võ sĩ của Triệu Minh biết không thể nào chống cự được nữa.Triệu Minh vội ra lệnh:- Các người lui ra khỏi chùa Vạn Pháp. Rồi nàng quay lại nói với Vô Kỵ:- Chiều mai mời Trương Giáo chủ lại quán cũ xơi rượu. Thế nào ngày cũng tới đừng để tôi chờ, nhỡ việc.Vô Kỵ ngẩn người chưa kịp trả lời thì Triệu Minh đã tủm tỉm cười rồi lui vào phía sau điện chùa Vạn Pháp. Khổ Ðầu Ðà ở trên đỉnh tháp lớn tiếng gọi:- Chu cô nương, mau nhảy xuống đi, lửa cháy đến nơi rồi mà cô chưa chịu nhảy. Chẳng lẻ cô muốn làm mỹ nhân cháy thành than hay sao?Chỉ Nhược đáp:- Tôi còn phải hầu sư phụ tôi.Diệt Tuyệt sư thái vẫn còn đấu với Hạt Bút Ông. Tuy công lực của bà ta chưa hoàn toàn hồi phục, nhưng bà ta không coi cái chết vào đâu, chưởng pháp chỉ tấn công chứ không phòng vệ. Còn Hạt Bút Ông vì mãi lo ngại cho sư huynh nên không tập trung được tịnh thần. Hơn nữa y vừa uống một phần thuốc mê, nên tay chân chẳng còn linh động. Nhờ vậy mà hai người đấu mãi không phân thắng bại.Sư thái nghe đồ đệ nói vậy, vội lớn tiếng bảo:- Chỉ Nhược con mau nhảy xuống đi, đừng để ý đến ta. Lão tặc này đã làm nhục ta quá đáng, không khi nào ta tha mạng cho y đâu?Nghe Sư thái nói, Hạt Bút Ông liền lớn tiếng quát:- Diệt Tuyệt Sư Thái! Lời nói đó là của Khổ Ðầu Ðà nói ra chứ liên quan gì đến lão đâu.Diệt Tuyệt Sư Thái vội ngưng tay hỏi Khổ Ðầu Ðà:- Tên Ðầu Ðà kia, những lời nói điên rồ kia có phải là mi đặt ra không?Khổ Ðầu Ðà vừa cười vừa đáp:- Lời nói điên rồ ấy thế nào? Sư thái làm ơn nhắc lại cho Khổ Ðầu Ðà nghe.Diệt Tuyệt Sư Thái đâu dám nhắc lại những lời đó, nên bà ta càng tức giận hơn và nhận thấy lời của Hạt Bút Ông không ngoa. Hạt Bút Ông thấy Sư thái quay lưng về phía mình, liền giơ chưởng đánh thật mạnh vào lưng Sư thái. Chỉ Nhược và Khổ Ðầu Ðà thấy rõ bèn la lớn:- Sư phụ cẩn thận.- Lão ni coi chừng.Diệt Tuyệt Sư Thái vội quay lưng lại chống đỡ nhưng bà ta chỉ đỡ nổi tay trái của Hạt Bút Ông thôi. Còn tay phải của Hạt Bút Ông đánh trúng giữa lưng Sư thái. Huyền Minh thần chưởng của y rất lợi hại. Năm xưa trên Võ Ðang chỉ có Trương Tam Phong chống đỡ nổi thần chưởng của Huyền Minh nhị lão thôi. Lúc này, chưởng của y đánh giữa lưng Sư Thái thì Sư Thái chịu đựng sao nổi? Vì vậy bà ta loạng choạng suýt ngã. Chỉ Nhược thấy vậy kinh hãi, vội chạy đến đỡ. Khổ Ðầu Ðà tức giận vô cùng, liền quát lớn:- Quân tiểu nhân thâm độc kia để mi sống làm gì.Nói xong, y ném luôn Lộc Trượng Khách và Hàn Cơ xuống dưới tháp. Hạt Bút Ông là người rất độc ác, nhưng tình huynh đệ vẫn nặng. Trong lúc nguy cấp, y không kịp suy nghỉ, vội phóng mình định chụp Lộc Trượng Khách. Nhưng không kịp, y chỉ nắm được một mảnh chăn, còn Lộc Trượng Khách và Hàn Cơ đều rớt xuống đất.Vô Kỵ đứng dưới, bị khói bay mù mịt, nên không nhìn rõ những hoạt động phía trên tháp. Chàng bỗng thấy một vật thật lớn rớt xuống như bên trong có người. Còn khi Hạt Bút Ông nhảy theo xuống, chàng trong thấy rõ. Vốn bản tánh từ thiện, tuy biết Hạt Bút Ông đã làm cho anh đau khổ mấy năm trời thậm chí đến cái chết của cha mẹ cũng liên can đến y, nhưng chàng vẫn không nhẫn tâm đứng nhìn kẻ thù chết tức tưởi, mới nhảy lại giơ song chưởng lên, một tay đánh vào bọc chăn và một tay đánh vào Hạt Bút Ông. Nhờ vậy Hạt Bút Ông với cái chăn kia bị đánh bay ra ba trượng. Hạt Bút Ông chỉ lộn một vòng đã đứng dậy được và trong lòng kêu thầm:- Nguy hiểm thực .Y không ngờ Vô Kỵ lấy đức báo oán, đã ra tay cứu mình thoát chết. Y vội quay lại tìm kiếm sư huynh. Y giật mình kinh hãi.Thì ra Vô Kỵ hai tay cùng sử dụng Càn Khôn Ðại Nã Di thân pháp, đồng thời hoá giải sức mạnh ở hai bên rớt xuống. Như thế không phải là một chuyện dễ, huống hồ trong bọc chăn có Lộc trượng Khách với Hàn Cơ hai người. Tất nhiên sức rớt xuống phải nặng hơn Hạt Bút Ông, nên chàng không thể nào làm được bọc chăn đó rớt theo ý muốn của mình. Ngờ đâu bọc chăng bị chàng đánh trúng mở tung ra, bên trong có hai trần trục lăn ra rớt ngay vào trong đống lửa, Lộc Trượng Khách vẫn bị điểm huyệt không sao cử động được, nên râu tóc bị cháy liền, Hạt Bút Ông lớn tiếng kêu gọi:- Sư ca!Rồi y nhảy luôn vào trong đống lửa ôm lấy Lộc Trượng Khách và nhảy ra bên ngoài luôn. Y chưa đứng vững, Dư Liên Châu đã lớn tiếng nói:- Hãy đỡ một chưởng nầy của ta.Tam Hiệp vừa nói dứt đã múa chưởng tấn công vào đầu vai của Hạt Bút Ông liền. Hạt Bút Ông không dám chống đỡ, vội tầm vai xuống để tránh. Ngờ đâu chưởng của Liên Châu vẫn theo vẫn theo vai của đối thủ mà trầm xuống tấn công, nên có tiếng kêu "chộp" một cái. Hạt Bút Ông đã đau đến toát mồ hôi lạnh. Nhưng lúc ấy y cần phải cứu người sư huynh trước, nên cứ nghiến răng cam chịu và ôm lấy Lộc Trượng Khánh tung mình nhảy lên tường cao.Ðang lúc ấy trên tháp có một cây trục lớn cháy đỏ rớt xuống trúng ngay vào xác Hàn Cơ, chỉ trong thoáng cái xác của nàng đã cháy xém. Những người dưới tháp đều lớn tiếng kêu la:- Mau nhảy xuống! Mau nhảy xuống! Khổ Ðầu Ðà ở trên đỉnh tháp chạy đi chạy lại, để tránh ngọn lửa. Xà ngang và cột trụ của tháp đã bị cháy hủy, gạch đá đổ xuống lia lịa. Bảo tháp đã rung chuyển như sắp đổ vậy. Diệt Tuyệt Sư thái quát lớn:- Chỉ Nhược, con mau nhảy xuống đi!Chỉ Nhược đáp:- Sư phụ nhảy xuống trước, con nhảy xuống sau!Sư thái đột nhiên nhảy tới giơ chưởng lên bổ vào vai trái của Ðầu Ðà quát lớn:- Tặc tử của Ma Giáo, ta không thể dung ha cho ngươi được! Khổ Ðầu đà biết không thể nào ở lại trên đỉnh tháp nữa, liền lớn tiếng cười và tung mình nhảy xuống khỏi tháp thức thì. Vô Kỵ giơ chưởng kên đánh khẽ đẩy Khổ Ðầu Ðà sang bên, và khen ngợi:- Phạm Hữu sứ đã thành công rất lớn!Khổ Ðầu Ðà vừa đứng vững liền đáp:- Nếu không được thần công cái thế của Giáo chủ thì tất cả mọi người đều bị cháy xém như con heo rồi. Phạm Dao tôi làm việc không được chu đáo thì làm có công trạng lớn?Sư thái thấy Khổ Ðầu nhảy xuống, thở dài một tiếng, rồi ôm chặt lấy Chỉ Nhược nhảy xuống luôn. Khi sắp xuống tới mặt đất Sư thái tung Chỉ Nhược lên cao mấy thước, bà ta làm như vậy không khác gì Chỉ Nhược ở trên cao một trượng rớt xuống thôi nên nàng không nguy hiểm chút nào. Trái lại thế rớt xuống của Sư thái lại càng nhanh càng mạnh. Vô Kỵ vội chạy lại dùng Càn Khôn Ðại Nã Di đẩy luôn vào lưng bà ta. Ngờ đâu sư thái đã quyết chí chết và cũng không mốn nhận một chút ân huệ nào của Minh Giáo hết. Bà ta thấy Vô Kỵ dùng chưởng đánh tới vội xoay người đánh lại một chưởng, chưởng của hai người va chạm nhau kêu đến "bùng" một tiếng. Chưởng lực Càn Khôn Ðại Nã Di của Vô Kỵ bị chưởng lực của bà ta làm đổi phương hướng. Mỗi người chỉ nghe thấy tiếng kêu "bộp" một tiếng. Sư thái đã rớt xuống đất thật mạnh. Xương sống gãy làm mấy khúc. Vô Kỵ bị chưởng của bà ta đánh trả lại, vì không thể đề phòng nên ngực của chàng trúng luồng chưởng phong của đối thủ. Chàng cảm thấy khí huyết rạo rực và lui luôn phía sao mấy bước trong lòng ngạc nhiên vô cùng, nhưng chàng có biết đâu Sư thái đã giở ra hết toàn lực đánh chưởng đó để tự sát.Chỉ Nhược chạy lại ôm lấy sư phụ vừa khóc vừa kêu gọi:- Sư phụ! Sư phụ! Các nam nữ đệ tử khác của phái Nga Mi cũng đều chạy lại cạnh xác của sư phụ mình kêu la khóc lóc thảm thiết .Diệt Tuyệt Sư thái liền nói:- Chỉ Nhược, từ nay trở đi con đã là chưởng môn của bổn phái những việc ta bảo con làm không được trái lệnh nghe chưa.Chỉ Nhược vừa khóc vừa đáp:- Vâng! đệ tử không dám quên! Sư thái mỉm cười và nói tiếp:- Như vậy là ta chết cũng mãn nguyện lắm rồi.Lúc ấy Vô Kỵ đã chạy tới gần giơ tay ra nắm cổ tay của Sư Thái để thăm mạch và xem có thể cứu chữa được không. Ngờ đâu bà ta lật bàn tay lại nắm lấy cổ tay chàng và quát lớn:- Dâm đồ của Ma giáo kia, nếu ngươi làm nhơ nhuốc đồ đệ yêu quý của ta, dù ta có làm ma ta cũng không tha cho ngươi...Nhưng Sư thái chỉ nói được tới đó thì tắt thở liền. Nhưng tay của bà ta vẫn nắm chặt tay của Vô Kỵ đến nổi bật cả máu tươi ra.Khổ Ðầu đà vội la lớn:- Tất cả mọi người đều theo tôi đi ra ngoài cửa tây để hội họp. Nếu chậm trễ gian vương có thể phái đại nội nhân mã đến bao vây chúng ta đấy.Vô Kỵ liền ẳm xốc Sư thái lên và khẽ nói:- Chúng ta đi thôi.Chỉ Nhược khẽ gỡ những ngón tay của sư phụ mình ra rồi đỡ lấy xác của Sư phụ, nàng không thèm nhìn Vô Kỵ, cắm đầu đi thẳng ra ngoài chùa. Lúc ấy, các cao thủ của phái Côn Luân, Không Ðộng, Hoa Sơn v.v... đã lần lượt chạy theo ta. Riêng có Không Văn, Không Trí của phái Thiếu Lâm không theo ra, là vẫn giữ được phong độ của một môn phái lớn, từ từ tiến lại chắp tay chào Vô Kỵ cùng Viễn Kiều, Liên Châu rồi đi ra ngoài cửa... Vô Kỵ dùng Càn Khôn Ðại Nã Di thần công cứu các cao thủ của các môn phái thoát chết nội kực đã tiêu hao gần hết, sao cùng lại bị Diệt Tuyệt Sư thái đánh trúng một chưởng gần chết, đã tổn nguyên khí rất nhiều, Mạc Thanh Cốc liền ẳm chàng lên trên vai, chàng liền vận Cửu Dương thần công để lấy lại nội lực. Lúc ấy trời đã sáng tỏ, quần hùng đã đi đến cửa Tây, xua đuổi quân binh canh gác cửa thành rồi đi ra ngoài mấy dặm thì gặp Dương Tiêu đem xe và lừa đến đón. Mọi người nghỉ ngơi bên lề đường giây phút, một người lên tiếng:- Phen này nếu không được Trương Giáo chủ của Minh Giáo với các vị đến cứu, thì sáu đại môn phái Trung Nguyên của chúng ta bị hao tổn nguyên khí rất nhiều, ơn lớn nầy không dám nói cám ơn. Bây giờ chỉ có một cách là chúng ta xin Trương Giáo chủ ra lệnh định đoạt ra sao?Vô Kỵ đáp:- Tại hạ ít tuổi, và ngu dốt, không có định kiến gì hết. Xin phương trượng của Thiếu Lâm ra lệnh cho:Không Văn đại sư cương quyết không chịu, Tòng Khê liền xen lời nói:- Nơi đây cách thành không xa, ngày hôm nay chúng ta ở trong kinh thành làm đảo lộn như thế tất nhiên tên gian Vương không bao giờ chịu để yên đâu. Chờ tới khi ngọn lửa ở Vương phủ dập tắt, y thế nào cũng phái binh mà đuổi theo chúng ta. Chúng ta phải mau rời khỏi nơi đây và nên đi đâu phải định đoạt ngay bây giờ.Thái Sung xen lời nói:- Gian Vương phái người đuổi theo thì càng hay, chúng ta đánh cho chúng ta một trận tơi bời, như vậy mới hả cơn giận bấy lâu nay.Tòng Khê liền đáp:- Tất cả anh em chúng ta chưa hoàn toan khôi phục công lực muốn giết quân Thát Ðát để khi khác cũng được, bây giờ chúng ta nên tránh thì hơn.Không Văn đại sư lại nói:- Trương Tử hiệp nói rất phải. Ngày hôm nay dù có giết được bao nhiêu quân Thát đát, chúng ta cũng phải hao mòn nhân lực rất nhiều. Chúng ta nên tạm tránh thì hơn.Người chưởng môn của phái Thiếu Lâm đã nói như vậy, người khác không dám bàn tán nữa, Không Văn đại sư lại hỏi:- Trương Tứ hiệp, theo ý kiến của Tứ hiệp thì chúng ta nên đi đâu để tạm tránh?Tòng Khê đáp:- Quân Thát Ðát thế nào cũng đùoán chắc chúng ta không đi về phía Nam thì thế nào cũng đi về phía Ðông Nam. Nhưng bây giờ chúng ta đi ngược hướng chạy thẳng lên phía Mông Cổ. Chẳng hay các vị nghĩ sao?Mọi người đều ngẩn người ra nghỉ thầm:- Mông Cổ là nơi căn cứ của quân Thát Ðát tại sao mình lại đi sâu vào đất địch như thế?Dương Tiêu vỗ tay xen lời nói:- Ý kiến của Trương Tứ hiệp rất hay, đất Mông Cổ rộng mà ít, ta tới đó tạm tránh thế nào cũng được yên ổn. Quân Thát Ðát thế nào cũng tưởng ta trở về Trung Nguyên chớ ngờ đâu ta đi lên Mông Cổ như vậy.Mọi người nhận thấy kế của Tòng Khê rất hay liền quay ngựa về hướng Bắc.Mọi người đi được năm mươi dặm tới một sơn cốc liền nghỉ ngơi. Dương Tiêu đã mua sẳn các thức ăn và rượu thịt, trong lúc ngồi ăn uống nhậu nhẹt mọi người nói:- Lần này không được Vô Kỵ và Phạm Dao hai người cứu giúp thì ai nấy đều chết hết. Còn Chỉ Nhược với bọn người của phái Nga My đang ngồi đằng kia đào lỗ chôn Diệt Tuyệt sư thái. Không Văn, Không Trí, Vô Kỵ, Viễn Kiều, Liên Châu các người lần lượt đi tới lễ Diệt Tuyệt là một đại hiệp nhất thời tuy tính tình quái dị chuyên môn hành hiệp trượng nghĩa, chí khí lẫm liệt nên được các người trong võ lâm kính nễ.Không Văn đại sư nói:- Người chết không thể nào sống lại, chư hiệp của phái Nga My nên theo lời dặn của Sư thái mà tiếp tục hành hiệp. Như vậy tuy Sư thái chết như vẫn còn sống. Lần này bị kẻ gian đầu độc ai cũng thiệt thòi hết, bổn phái Không Tín sư đệ cũng bi quân Thát Ðát giết chết, thù này thế nào cũng phải trả, nhưng phải trả bằng cách nào:Không Trí đại sư cũng xen lời nói:- Trước khi sáu đại môn phái ở trung Nguyên đối địch với Minh Giáo nhưng Trương Giáo chủ không báo oán. Trái lại ra tay cứu giúp chúng ta. Từ nay trở đi thù hằn của hai bên coi như đã xóa bỏ. Ngày hôm nay, nhân người của sáu đại môn phái đều có mặt nơi đây, bần tăng xin đề cử Trương Giáo chủ làm Minh Chủ của võ lâm Trung Nguyên. Từ giờ trở đi hể lệnh của Trương Giáo chủ tới đâu là các môn phái của Trung Nguyên phải tuân theo hết. Chúng ta đồng tâm hiệp lực xua đuổi quân Thái Ðát ra khỏi bờ cõi.Quần hào thấy Không Trí đại sư nói như vậy đều vỗ tay tán thành, riêng Chỉ Nhược lẳng lặng không nói năng gì hết, vì lúc này nàng bối rối đang nghỉ tới những việc sư phụ dặn bảo mình.Vô Kỵ vội giơ tay lên xua lia liạ:- Quý vị hãy khoan! Việc này không thể làm như thế được. Xưa nay các đại môn phái của võ lâm đều tôn phái Thiếu Lâm làm Ðảng trưởng. Hơn nữa, nói đến tuổi tác thì phải nói đến Thái Sư phụ của tôi là Trương Chân nhân, còn sư hiệp của Võ Ðang đều là sư bá, sư thúc của tôi. Tôi là một thằng nhỏ đâu dám vượt qua những người trên như thế.Tống Viễn Kiều lên tiếng:- Vô Kỵ, tất cả mọi người đã đều cử cháu là Minh Chủ của Võ Lâm. Tất nhiên một nữa là vì cám ơn cháu đã cứu giúp ngày hôm nay và mọi người cũng vì dân chúng trong thiên hạ mà bầu cháu như vậy. Chưởng môn các môn phái từ nay phải đồng tâm hiệp lực đừng có sát hại nhau để cùng diệt quân Thát Ðát. Nếu trong võ lâm Trung Nguyên có một Tổng Minh chủ đứng phát hiệu lệnh, thì mới mong xua đuổi được quân Thát Ðát ra khỏi bờ cõi. Bằng không, không sao hoàn thành được công việc vĩ đại đó.Tòng Khê cũng lên tiếng nói:- Hai vị thần tăng của phái Thiếu Lâm thành khẩn đề cử cháu, cháu nên nhận lời đi. Còn Thái sư phụ cháu tuổi tác như vậy chẳng lẽ còn mời người ra gánh vác trọng trách hay sao?Mọi người đều nói thêm vào. Vô Kỵ vẫn không dám nhận và đáp:- Tiểu tử tuổi còn trẻ, kiến thức rất nghèo nàn, chỉ gọi là có đôi chút võ công thôi. Còn bây giờ bảo tiểu tử nhận chức Minh chủ võ lâm thiên hạ, trách nhiệm nặng nề như thế tiểu tử nhận sao nổi. Bây giờ chỉ có Phương trượng của Thiếu Lâm hay Tống đại sư bá mới xứng đáng chức vị đó thôi.Dương Tiêu cũng lên tiếng:- Giáo chủ, thời cơ đã lở không sao vớt lại được. Ngày hôm nay may mắn được quân hùng tụ hợp nơi đây, ai nấy đều đồng tâm nhất trí bầu cử Giáo Chủ làm Minh chủ, nếu Giáo chủ không chịu, thì không còn ai mà được quần hùng qui phục nữa. Nhất đáng, tất cả mọi người tản mác đi mọi nơi. Muốn triệu tập lại đông đảo như thế nầy thì khó lắm. Năm xưa Giáo chủ trên Quang Minh Ðỉnh phải hòa giải với sáu đại môn phái để cùng tâm hiệp lực đánh quân Hồ, Giáo Chủ quên rồi hay sao?Vô Kỵ không nói năng gì, Phạm Dao lớn tiếng nói:- Giáo chủ, đây là làm Minh Chủ của võ lâm chứ không phải làm vua đâu. Tất cả anh em không muốn Giáo chủ tác oai tác phúc mà chỉ muốn Giáo chủ gánh vác công việc nặng nề của thiên hạ thôi. Phải chịu thiên hạ oán trách, Giáo chủ có phải là nam nhu đại trượng phu không? Sao Giáo chủ lại không gánh vác việc nặng nề và bị thiên hạ oán trách như thế, Phạm Dao tôi tưởng Giáo chủ là anh hùng mới theo Giáo chủ, không ngờ lúc hữu sự Giáo chủ lại sợ sệt như thế.Vô Kỵ liền vái chào Phạm Dao một cái và đáp:- Phạm Hữu sứ trách tôi như vậy rất phải. Vô Kỵ tôi xin thụ giáo. Ðúng thế, nam nhi sống ở trên đời phải đảm đương những công việc nặng nề mới được.Nói xong chàng liền chắp tay chào quần hào và nói tiếp:- Ðược các vị đề cử như vậy, tiểu tử không dám từ chối nữa, chỉ mong công việc này thành tụ để khỏi phụ chí nguyện bình sinh thôi.Quần hào thấy Vô Kỵ nhận lời đều vỗ tay hoan hô. Dương Tiêu liền lấy một túi rượu đến, cắn đứt ngón tay chảy máu nhỏ vào trong rượu, mọi người cũng bắt chước y lần lượt làm như vậy. Rồi mọi người đều uống một hớp rượu đó, và thề từ nay trở đi đồng tâm đồng sức xua đuổi quần Hồ, lấy lại sơn hà xã tắc.Vô Kỵ vừa phấn khởi vừa hoảng sợ, nghĩ tới mấy lời nói của Phạm Dao, chàng lại thản nhiên không còn lo sợ gì nữa. Trong mấy tháng nay, chàng đã trải qua rất nhiều phong ba bão táp, đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm. Lúc này chàng ra làm Minh chủ võ lâm, lại còn bình tĩnh hơn là lúc ra làm Giáo chủ. Ðồng thời chàng nhận thấy việc xua đuổi quân Hồ ra khỏi bờ cõi là một trách nhiệm không thể nào từ chối được.Chờ mọi người uống máu ăn thề với nhau xong, Vô Kỵ nói:- Hiện giờ thiên hạ đang loạn lạc, giáo chúng của chúng tôi đang phân tán bốn phương, nếu có cơ hội là họ nổi lên kháng quân Hồ ngay. Bây giờ chỉ mong các tôn trưởng các phái ra lệnh cho đệ tử mình hễ thấy nghĩa quân nổi lên thì giúp liền nhé. Ðừng có tranh cướp quyền lợi mà sát hại lẫn nhau. Nếu có những sự thị phi tranh chấp thì phải báo trưởng môn của bổn phái biết rồi do bổn nhân cùng trưởng lão, trưởng môn các phải xét xử một cách công bằng.Mọi người đều nhận lời:- Phải nên như vậy lắm.Vô Kỵ lại nói tiếp:- Ðại sự ở đây đã xong rồi, tôi còn có việc riêng cần phải về Kinh đô một phen, xin tạm biệt quý vị. từ nay trở đi trong một vài năm yhế nào cũng có một phen tôi sẽ cùng quý vị phi ngựa trên mặt trận quyết chiến với quân Thát Ðát.Tiếng hoan hô của quần hào làm chấn động cả một vùng trời đất rồi mọi người tiễn chàng đi ra tận cửa thung lũng.Dương Tiêu lên tiếng nói:- Bây giờ Giáo chủ là người mà thiên hạ đều trông mong vào vậy. Giáo chủ nên cẩn thận đôi chút thì hơn.Vô Kỵ đáp:- Việc đó tôi biết rồi.Nói xong, chàng thúc ngựa phi thẳng về phía Nam. Lúc sắp tới kinh đô chàng liền nghĩ thầm:- Câu chuyện xảy ra ở chùa Vạn Pháp hồi hôm, các võ sĩ và thủ hạ của Nhữ Dương Vương đã nhận được mặt ta rồi. Nếu để chúng bắt gặp sẽ phiền phức lắm .Chàng vào một nhà nông mua một bộ áo cũ để thay đổi. Ðầu đội cái nón là, chàng dùng lọ nồi bôi lên mặt, mới vào thành.Chàng đi tới khách sạn phía Tây thành, đưa mắt quan sát, không có ai theo mình mới lẻn vào trong, trở về phòng cũ. Một tiểu thư ngồi bên cửa thấy chàng bước vào thì ngạc nhiên nhưng giây lát đã nhận ra mới mừng rỡ cười hỏi:- Cháu lại tưởng chàng quê mùa vào nhầm phòng. Không ngờ là công tử.Vô Kỵ cười đáp:- Cô nương làm gì thế? Sao lại ngồi rầu rĩ?Tiểu Siêu đỏ mặt nũng nịu:- Cháu nhàn rỗi ngồi khâu chơi!Nói xong, nàng cất áo xuống dưới gối. Rót nước mời Vô Kỵ uống, hỏi tiếp:- Công tử có rửa mặt không?Vô Kỵ đáp:- Khỏi cần.Chàng cầm chén nước uống , nghĩ thầm:- Triệu cô nương bảo ta đưa nàng đi mượn Ðồ Long, ta là đại trượng phu không thất tín được. Hơn nữa, thế nào ta cũng phải đi đón nghĩa phụ về Trung Thổ. Vì vẫn lo ở Trung Thuu còn có nhiều kẻ thù mà bây giờ nghĩa phụ ta lại mù, tất thế nào khó chống đỡ với kẻ thù được. Lúc này, võ lâm quần hào đang đồng tâm hiệp sức chống quân Hồ. Mối thù cá nhân đều phải hòa giải hết thì cần có ta cạnh nghĩa phụ ta là không ai dám đông tới ông nữa. Trên bể sóng to gió lớn nguy hiểm như vậy, không dám để Tiểu Siêu đi cùng được. Nay ta phải bảo Triệu cô nương dành một căn phòng ngay trong vương phủ cho nàng ở tạm. nàng ở trong đó còn bình yên hơn ở ngoài.Tiểu Siêu thấy Vô Kỵ bỗng nhiên cười một mình bèn hỏi:- Công tử nghĩ gì thế?- Tôi định đi tới một nơi thật xa nhưng không tiện đem cô nương đi nên tôi mới tìm ra một chỗ an toàn, để cô nương ở đó.Tiểu Siêu sầm nét mặt đáp:- Công tử đi đâu tôi theo đó. Ngày nào tôi cũng hầu hạ công tử, chớ tôi không muốn ở đâu một mình cả:- Chỗ tôi định đi rất xa và rất nguy hiểm lại chưa biết bao giờ về.- Trong khi ở trong Tiểu Quang Ðỉnh tôi đã quyết định rồi. Bất cứ công tử đi đến đâu tôi cũng đi theo, trừ phi công tử giết tôi mới để tôi ở lại được, hay là công tử đã ghét tôi rồi nên không muốn tôi đi theo?- Không, không cô nương yen6 lòng bao giờ tôi cũng quý cô nương. Sở dĩ, tôi không muốn cô nương đi theo là tôi sợ nguy hiểm cho cô nương đấy thôi! Khi nào về tới sẽ kiếm cô nương ngay!- Không! Công tử đừng bỏ tôi, Quý hồ được gần công tử là tôi mãn nguyện rồi. Tôi không sợ gì hết, công tử cứ đưa cùng đi.Vô Kỵ nắm tay Tiểu Siêu nói:- Tiểu Siêu! Tôi không dám nói dối cô nương, vì tôi đã nhận lời đưa Triệu cô nương du hải ngoại. Trên bề, sóng to gió lớn nguy hiểm vô cùng. Tôi trót đã nhận lời với cô ta nên mới mạo hiểm mà đi. Còn Tiểu Siêu là người ngoại cuộc việc gì mà phải mạo hiểm như vậy.Tiểu Siêu đáp:- Công tử đi với Triệu cô nương thì tôi lại càng phải đi theo.Nàng nói xong câu đó thì oà lên khóc, Vô Kỵ hỏi:- Tại sao cô nương lại quyết tâm theo tôi như thế?- Vì Triệu cô nương rất độc ác. Cô ta có thể hại công tử dễ dàng, nên tôi phải đi theo đặng quán xuyến hộ tống công tử.Vô Kỵ nghĩ thầm:- Chẳng lẽ cô bé này yêu ta? Chàng thấy Tiểu Siêu có lòng thành như vậy bèn cười trả lời:- Thôi được, tôi nhận lời đem cô nương đi.Tiểu Siêu cả mừng.- Vô Kỵ lên giường ngủ bỗng nghe thấy tiếng xích trên tay Tiểu Siêu, tự nhiên lòng chàng cảm thấy buồn man mác...Vô Kỵ ngủ cho tới chiều mới thức dậy.. Chàng ăn bát mì xong bèn bảo Tiểu Siêu:- Tiểu Siêu! tôi đưa cô đi gặp Triệu cô nương để tôi mượn thanh Ỷ Thiên kiếm của cô ta để chặt đứt xích cho cô.Hai người liền đi ra ngoài phố thấy quân lính Mông Cổ cỡi ngựa phi đi phi lại lục lạo. Thành phố giới bị rất nghiêm. Chàng biết vì việc vương phủ và chùa Vạn Pháp phát hỏa mà nên. Chàng và Tiểu Siêu núp vào xó cửa gần đó,chờ cho quân Mông Cổ đi khỏi mới tiếp tục đi. Không bao lâu, hai người đã đi tới quán rượu nhỏ, Vô Kỵ dắt Tiểu Siêu vào trong, đã thấy Triệu Minh ngồi uống rượu ở bàn hôm trước rồi. Nàng vừa thấy Vô Kỵ bèn đứng dậy cười, nói:- Công tử là người rất trọng chữ tín. Tôi cảm phục.Vô Kỵ thấy nàng vẫn ung dung như thường, không tức giận gì mình thì nghĩ thầm:- Cô nương này kín đáo thực, chẳn gnhững nàng không giận ta mà còn tỏ ra bình tĩnh thân ái với ta như thế này ta hãy xem nàng đối xử vớt ta ra sao?Thấy trên bàn đã bày sẳn hai đôi đũa và hai cái bát Vô Kỵ vội vái chào rồi ngồi xuống, Tiểu Siêu thì đứng ở ngoài đợi.Vô Kỵ chắp tay chào và lên tiếng:- Triệu cô nương, chuyện xảy ra tối hôm qua tại hạ thất lễ rất nhiều, mong cô nương lượng thứ.Triệu Minh cười đáp:- Hàn Cơ của cha tôi rất lẳng lơ. Trông thấy y thị tôi đã ghét rồi, nên tôi càng cám ơn công tử đã cho người giết y thị. Mẹ tôi cũng khen công tử là người thông minh.Vô Kỵ ngẩn người ra chưa biết nói sao cho phải, Triệu Minh thấy vậy nói tiếp:- Những người đó đượcx công tử cứu đi càng hay vì để họ ở lại mà họ không hàng thì cũng vô ích. Công tử cứu họ đi, thế nào họ cũng cám ơn công tử. Như vậy, địa vị và danh vọng của công tử cao tới mức trong Võ lâm Trung Nguyên không có ai có thể sánh nữa. Vậy tôi phải mừng công tử một chén mới được.Nói xong, nàng vừa cười vừa nâng chén lên mời.Lúc ấy ngoài cửa có bóng người, thấp thoáng rồi có một người bước vào. Người đó là khổ Ðầu Ðà, tiến tới vái Vô Kỵ một lạy, rồi cung kính vái Triệu Minh một lạy và nói:- Quận chúa, Khổ Ðầu Ðà tôi tới đây để cáo từ Quận chúa.Triệu Minh không đáp lễ, chỉ lạnh lùng trả lời:- Khổ Ðại sư giỏi giả thật, lần này Quận chúa của đại sư bị té một cái thật đau.Khổ Ðầu Ðà đứng dậy nghinh ngang nói tiếp:- Khổ Ðầu Ðà tôi họ Phạm tên Dao là Quang Minh Hữu sứ của Minh Giáo. Minh Giáo là kẻ địch của triều đình. Bổn nhân trà trộn vào Vương phủ là có mục đích riêng, cám ơn Quận chúa đã đối đãi rất tử tế , cho nên mới tới đây cáo từ như thế.Triệu Minh lạnh lùng đáp:- Ðại sư muốn đi thì cứ việc đi, hà tất phải đa lễ làm chi?- Ðại trượng phu làm việc gì phải quang minh chính đại, từ nay trở đi tại hạ là kẻ địch của Quận chúa. Nếu tại hạ không đến đây nói rõ thì thế nào cũng phụ lòng tốt của Quận chúa bấy lâu nay.Triệu Minh liếc nhìn Vô Kỵ và hỏi:- Chẳng hay công tử có bản lãnh gì mà khiến tất cả thủ hạ ai ai cũng trung thành như thế?Vô Kỵ đáp:- Chúng tôi chỉ vì dân vì nước, vì nhân hiệp và vì nghĩa khí mà làm việc, Phạm Hữu Sứ và tôi không hề quen biết nhau. Nhưng chúng tôi mới gặp nhau đã hợp liền. Ðây chẳng qua vì chữ nghĩa mà nên.Khổ Ðầu Ðà thấy Vô Kỵ nói như vậy ha hả cả cười, nói:- Mấy lời của Giáo chủ vừa nói đúng là tâm sự của hạ thuộc, Giáo chủ phải cẩn thận vì Quận chúa nương nương này độc ác lắm chớ không phải là người thường đâu!Vô Kỵ đáp:- Ðược rồi tôi sẽ hết sức cẩn thận.Triệu Minh thấy Khổ Ðầu Ðà nói như vậy vội đáp:- Cám ơn đại sư đã quá khen tôi.Khổ Ðầu Ðà quay mình đi ra ngoài cửa điếm, lúc y đi ngang Tiểu Siêu bỗng ngạc nhiên ngẩn người ra hình như y đã trông thấy một con ma quỷ đáng sợ vậy, liền thất thanh la lớn:- Người... người...Tiểu Siêu ngạc nhiên hỏi:- Cái gì thế?Khổ Ðầu Ðà nhìn nàng rồi lắc đầu nói tiếp:- Không phải... không phải... tôi đã nhận lầm...Nói xong, y liền đẩy cửa ra, mồm vẫn lẩm bẩm nói:- Giống qua... giống quá...Triệu Minh với Vô Kỵ ngơ ngác nhìn nhau, không hiểu Khổ Ðầu Ðà nói Tiểu Siêu giống ai. Bỗng nghe thấy đàng xa có mấy tiếng còi vọng tới, cứ ba tiếng dài, ba tiếng ngắn. Vô Kỵ ngẩn người ra, vì biết đó là tiếng kêu gọi của các đồng môn của phái Nga Mi. Vì năm xưa, ở Tây Vực chàng gặp Diệt Tuyệt Sư thái với các môn đồ đã được nghe Nga Mi thổi còi liên lạc với nhau. Vì vậy chàng mới ngạc nhiên nghĩ thầm:- Sao phái Nga Mi quay trở lại kinh thành này làm chi? Chẳng lẽ bọn họ lại gặp kẻ địch nơi đây chăng? Chàng đang nghĩ bỗng nghe Triệu Minh hỏi:- Ðó là tiếng báo động của phái Nga Mi. Hình như họ bị chuyện khẩn cấp gì. Chúng ta thử ra ngoài đó xem sao?Vô Kỵ ngạc nhiên hỏi lại:- Sao cô nương lại biết đó là tiếng báo động của phái Nga Mi?- Tôi ở Tây Vực đã từng theo dõi bọn họ, sao tôi không biết.- Cũng được, chúng ta đi ra ngoài đó xem họ làm gì. À Triệu cô nương, tôi nhờ nương một việc này trước, tôi muốn mượn thanh Ỷ Thiên kiếm của cô nương xử dụng giây lát.- Công tử chưa mượn đao Ðồ Long cho tôi mà công tử lại mượn Ỷ Thiên trước kể ra công tử thông minh thật.Nói xong nàng cởi thanh bảo kiếm ra đưa cho chàng. Vô Kỵ rút thanh kiếm khỏi bao rồi nhìn về phía Tiểu Siêu kêu gọi:- Tiểu Siêu cô lại đây.Tiểu Siêu, lẹ bước đi tới trước mặt chàng. Chàng múa động trường kiếm chém luôn mấy nhát rất khẽ; xích ở tay và chân Tiểu Siêu đứt từng khúc rớt xuống mặt đất .Tiểu Siêu liền quỳ xuống vái liền:- Ða tạ công tử. Ða tạ quận chúa.Vô Kỵ cắm kiếm vào bao trả cho Triệu Minh. Lúc ấy tiếng còi của phái Nga Mi ở phía Ðông Bắc càng nghe càng rất thê thảm. Chàng liền nói:- Chúng ta đi thôi.Triệu Minh móc túi lấy một thỏi vàng nhỏ ném ra lên trên, rồi ra ngoài cửa tức thì. Vô Kỵ sợ Tiểu Siêu khinh công hãy còn non nớt không sao theo kịp, liền dùng tay phải nắm chặt tay và tay trái đỡ vào lưng nàng, kéo nàng theo Triệu Minh. Nhưng đi được mười mấy trượng chàng cảm thấy người của Tiểu Siêu nhẹ vô cùng và chân đi rất nhanh. Tuy bấy giờ chàng chưa giở khinh công tuyệt mức ra, nhưng chân của chàng đi đã rất nhanh mà Tiểu Siêu vẫn theo kịp.Như vậy đủ thấy khinh công của nàng không kém mấy. Chỉ thoáng cái, Triệu Minh đã vượt qua mấy con đường nhỏ tới môt nơi có tường vây quanh nhưng đã đổ nát gần nửa. Vô Kỵ nghe thấy bên torng hình như có tiếng con gái đang cãi vã, biết ngay phái Nga Mi đang ở trong đó. Chàng liền kéo tay Tiểu Siêu kéo qua bờ tường vào bên trong. Trong bóng tối, chàng hạ chân xuống đất một cách lẹ làng không có tiếng động gì cả. Cỏ bên trong mọc rất cao, chàng định thần nhìn kỹ, mới biết nơi đó là một vườn bỏ hoang.Triệu Minh cũng nhảy theo vào rồi ba người cùng nằm phục trong đám cỏ lau đó.Ở phía Bắc trong vườn hoang có một cái đình đổ nát. Trên đình tụ tập hơn mười người. Chỉ nghe một thiếu nữ lên tiếng nói:- Ngươi là đệ tử ít tuổi nhất trong bổn môn nói về tư vọng và võ công cũng vậy, không có một tư thế nào hơn tất cả anh chị em. Như vậy, ngươi làm gì đủ tư cách làm chưởng môn...Vô Kỵ nghe tiếng nói đó rất quen thuộc, chàng biết ngay tiếng nói đó là của Ðinh Mẫn Quân, liền bò tới gần cái đình đổ nát kia. Khi tới cách đình còn mấy trượng chàng liền ngừng lại. Lúc ấy, tuy không có trăng, nhưng chàng cũng thấy cũng thấy trên đỉnh có cả đàn ông lẫn đàn bà, đều là đệ tử của phái Nga Mi hết. Ngoài Mẫn Quân ra, còn có đại đệ tử của Diệt Tuyệt Sư thái cũng có mặt ở đó. Người mặc áo dài xanh nhạt, đứng phía bên trái, chính là nàng Chu Chỉ Nhược. Chàng lại nghe thấy Mẫn Quân nghiêm nghị hỏi:- Ngươi nói đi... ngươi nói đi...Chỉ Nhược từ từ đáp:- Ðinh Sư Tỷ nói rất phải. Tiểu muội là đệ tử rất trẻ của bổn môn thật, bất cứ về tư cách võ công, tài ba, đức hạnh v.v... tiểu muội đều không xứng đáng làm chưởng môn nhưng, Tiên sư truyền lệnh bảo tiểu muội lãnh trọng trách đó, tiểu muội từ chối hoài, mà tiên sư nhất quyết không nghe, còn bắt tiểu muội thề độc không được phụ lời dặn bảo của Tiên sư.Một thiếu nữ ăn mặc lối ni cô liền đỡ lời:- Phải, lúc Tiên sư lên Tây phương cực lạc chầu Phật tổ có trối trăn bảo Chu sư muội phải kế nhậm môn bổn phái thật. Lúc ấy, chúng ta ai ai cũng nghe, khôn người đồng môn của bổn phái mà tất cả anh hào của các môn phái: Thiếu Lâm Võ Ðang, Côn Luân, Không Ðộng đều làm chứng.Lại có một người tuổi trạc trung niên xen vào nói:- Tiên sư rất anh minh, quả quyết. Nếu tuyển dụng sư muội làm Chưởng môn thì thế nào cũng có thâm ý gì đây?Chúng tôi cũng đội ơn tiên sư rất lớn, tất nhiên ai ai cũng phải tuân theo di chúc của tiên sư mà đồng tâm hiệp lực phò trợ cho Chu sư muội làm chưởng môn hầu rạng rỡ bổn phái.Mẫn Quân cười nhạt hỏi:- Phùng sư ca nói tiên sư thế nào cũng có thâm ý? Mấy chữ đó được nói ra quả là khéo. Chúng ta ở dưới hay trên tháp đều nghe rõ, Khổ Ðầu Ðà và Hạt Bút Ông lớn tiếng kêu là gì? Chu sư muội là con của ai? tại sao tiên sư lại đặc biệt cùng cô ấy, chẳng lẽ quý vị không rõ hay sao?Hồi hôm Khổ Ðầu Ðà nói với Lộc Trượng Khách rằng: Diệt Tuyệt Sư thái là nhân tình cũ và Chu Chỉ Nhược là con gái riêng của y. Ðó là câu nói lừa để lấy thuốc giải độc, nhưng Hạt Bụt Ông lại tưởng thiệt nói lớn cho mọi người nghe. Vì vậy mọi người thấy Mẫn Quân nhắc lại, không ai dám cãi nữa.Chỉ Nhược run run nói với Mẫn Quân rằng:- Ðinh sư tỷ! Nếu sư tỷ không phục tiểu muội ở chức chưởng môn thì cứ việc nói thẳng, hà tất nói bậy nói bạ như thế, làm mất thanh danh của tiên sư. Sư tỷ có biết làm như thế sẽ bị tội như thế nào không? Tiên sư của tiểu muội họ Chu, tên là Vương, tiên mẫu họ Tiết. Tiểu muội được Trương Chân Nhân của phái Võ Ðang thu làm môn hạ cho tiên sư. Trước khi tiểu muội tới đây chưa hề gặp tiên sư. Sư tỷ đội ơn của tiên sư rất lớn, mà ngày nay di hài của tiên sư chưa lạnh đã dám dùng những lời nói ra như thế.Nói tới đó nàng đã nghẹn ngào, nước mắt ràn rụa không th6ẻ nói tiếp được nữa. Mẫn Quân thấy vậy cười nhạt và nói:- Cô muốn làm chưởng môn của bổn phái, chưa được các đồng môn công nhận nhất là là ta thử lai lịch của cô chưa rõ, nay cô đã muốn tác oai tác phúc, định chi phối chúng tôi phải không? Cái gì gọi là bại hoại thanh danh của tiên sư? Lại còn bảo ta là mang tội này tội nọ, có phải là cô muốn trị tội tôi không?Hỏi cô câu này, cô được tiên sư trối trăn cho làm ngôi chưởng môn thì cô phải về ngay núi Nga Mi để phụ trách mọi công việc chứ sao cô lại lẳng lặng quay lại kinh đô là chi? Tiên sư khuất núi rồi, việc của bổn phái rất bề bộn, bất cứ việc gì cũng vậy, ai ai cũng chờ đợi người chưởng môn phân phối công việc. Thế mà cô không chịu trở về đảm nhiệm trọng trách, lại một thân một mình quay trở lại kinh đô này để làm gì?Chỉ Nhược đáp:- Tiên sư đã giao một gánh nặng nề cho tiểu muội, bảo tiểu muội thế nào cũng làm cho xong, vì vậy tiểu muội mới quay trở lại đây là thế.- Việc gì thế? Nơi đây, trừ các đồng môn của bổn phái ra, không có một người nào hết, sao sư muội không nói ra cho các anh em biết?- Việc này là một việc rất bí mật, ngoài người chưởng môn của bổn phái ra, không thể nào tiết lộ cho một ai biết hết.- Hừ, hừ, cái gì cô cũng đổ vào hai chữ chưởng môn, nhưng cô phải biết, cô chỉ có thể loè người khác chứ không thể đánh lừa được tôi đâu. Tôi hỏi cô câu này, bổn phái với Ma Giáo có thâm thù lớn như thế, đồng môn của bổn phái bị Ma Giáo giết chết rất nhiều, trái lại giáo chúng của Ma Giáo cũng chết dưới Ỷ Thiên kiếm của tiên sư không ít. Sở dĩ tiên sư tạ thế một cách đột ngột như vậy là vì không muốn chịu ơn Giáo chủ của Ma Giáo. Cô biết di hài của tiên sư chưa lạnh, sao cô lại lẳng lặng đến tìm tên dâm tặc họ Trương của Ma Giáo kia làm chi?Vô Kỵ núp tron bụi lau, nghe thấy Mẫn Quân nói mấy câu sau cùng, tức giận đến run lẩy bẩy, thì lúc ấy chàng bỗng thấy có một ngón tay mềm mại đưa lên má mình, khẽ gạt đi gạt lại mấy cái, hình như đang bêu xấu mình. Chàng biết ngay đó là Triệu Minh, xấu hổ vô cùng và nghĩ thầm:- Chẳng lẽ Chu cô nương tời đây kiếm ta thực chăng? Chàng nghe thấy Chỉ Nhược ngập ngừng nói:- Sư tỷ chớ có bậy....Mẫn Quân càng đắc chí, càng lớn giọng nói tiếp:- Ðến lúc này, cô còn phải không? Cô bảo tất cả anh chị em hãy về Nga Mi trước. Vậy chúng tôi hỏi cô quay trở lại kinh đô này với mục đích gì? Thấy cô hỏi người cha là Khổ Ðầu Ðà tên dâm đó ở đâu. Tưởng tất cả anh chị em không biết hay sao? Có phải cô tới khách điếm kiếm tên tiểu tặc không?Mẫn Quân cứ nói tiểu dâm tặc hoài, Vô Kỵ dù mát tính đến đâu cũng không sao nhịn được. Chàng bỗng thấy có người hà hơi vào cổ, biết ngay là Triệu Minh trêu mình. Chàng lại nghe thấy Mẫn Quân nói tiếp:- Cô muốn yêu ai lấy ai không ai có quyền lý đến, nhưng cô nên rõ tiểu lâm tặc họ Trương là kẻ thù của bổn phái. Hồi hôm mọi người bầu y làm Minh chủ của võ lâm, cô là chưởng môn của bổn phái sao không thấy cô lên tiếng phản đối. Dù cô vì chúng ta ít người, bên chúng nhiều người, có phản đối cũng không ăn thua gì, nhưng cô cũng phải lên tiếng để tỏ rõ cho mọi người hay là phái Nga Mi chúng ta không phục y làm Minh Chủ võ lâm.Nhưng không thấy cô nói năng gì hết, mà cô lại còn bắt chước mọi người: cắt máu ăn thề. Nhưng theo ý tôi thì lúc ấy cô sung sướng lắm, nhưng không dám để lộ cho người ta thấy thôi. Ngày nọ trên Quang Minh Ðỉnh, tiên sư bảo cô đâm y một kiếm, y không tránh né gì hết, mà nháy mắt tống tình với cô. Còn cô kẻ đâm y như gãi ngứa vậy.Bên trong thế nào cũng có ẩn tình, có ai dám tin là cô đâm thật đâu.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 69
Tinh Thần Bất Khuất
Mẩn Quân nói xong. Chỉ Nhược thất thanh khóc hu hu và trả lời:- Ai nháy mắt tống tình, chí chớ có vu oan cho người ta như thế.- Lời nói của tôi mà cô bảo là vu oan ư? Thế hành vi của cô không sợ khó coi hay sao? Phải lời nói của cô thì dễ nghe thực cũng như vừa rồi cô hỏi người phổ ky ở khách điếm: "Cảm phiền ông cho tôi hỏi chút việc. Ở đây có một vị khách quan họ Trương phải không… người đó tuổi trạc độ ba mươi, người vừa cao vừa trong lớn, hoặc ông ta không dùng họ Trương mà dùng họ khác cũng nên? Mẩn Quân nói mấy câu này, dùng giọng nói thẻ bắt chước Chỉ Nhược, nhưng giọng nói của y thị lại the thé, nghe rất sờn lòng.Vô Kỵ tức giận thêm, liền nghĩ thầm:- Ðinh Mẩn Quân là đứa tiêu ác nhất trong nhóm đệ tử của phái Nga Mi, còn Chỉ Nhược thì nhu nhược nhân từ. Như vậy nàng đối chọi với Mẩn Quân sao nỗi, nhưng nếu bây giờ ta ra tay chống chế cho Chỉ Nhược, thì sẽ bị người ta chê cười ngay. Vì đó là việc riêng của phái Nga Mi, ta không có quyền can thiệp vào. Hơn nữa Chỉ Nhược đang đứng vào địa vị bất lợi…Ðáng lẽ có một số đồng môn phái của Nga Mi đã bằng lòng tuân theo di mệnh của Diệt Tuyệt Sư thái để cho Chỉ Nhược làm chưởng môn, nhưng Mẩn Quân ăn nói lợi hại như vậy và lời lẽ rất có tinh tiết, nghĩa lý, nên người nào người ấy đều nghĩ thầm:- Tiên sư với Ma Giáo kết thù oán quá lớn như vậy mà Chu sư muội lạicó một sự liên can rất mật thiết với giáo chủ của Ma Giáo. Nếu nàng đem bổn phái bán cho Ma Giáo thì sao? Mẩn Quân lại lên tiếng nói tiếp:- Chu sư muội, sư muội là do Trương Chân Nhân của phái Võ Ðang giới thiệu cho tiên sư để làm môn hạ, còn tiểu dâm tặc là con trai của Trương Ngũ Hiệp trong phái Võ Ðang, chắc bên trong thế nào cũng có âm mưu quỹ quyệt gì đây. Cô tưởng người ngoài không biết chuyện đó hay sao?Nói tới đó, nàng lại lớn tiếng nói tiếp:- Các vị sư huynh, sư tỷ, tuy tiên sư có lời trối trăn bảo Chu sư muội làm chưởng môn phái của chúng ta, nhưng sư phụ của chúng ta có ngờ đâu, sau khi viên tịch, người chưởng môn của bổn phái lại đi tìm giáo chủ Ma Giáo để tư tình như vậy. Việc này liên đến sự hưng vong tồi bại của bổn môn, nếu sư phụ biết câu chuyện tối hôm nay thì thế nào sư phụ cũng sẽ lựa người khác làm chưởng môn. Di chúc của tiên sư là phải làm cho bổn phái được rạng rỡ, chứ không bao giờ muốn bổn phái bị diệt vong bởi tay của Ma Giáo. Theo ý kiến của tiểu muội, thì chúng phải thừa kế di ngôn của tiên sư, mời Chu sư muội trao cái áo cà rá sắt chưởng môn ra để chúng ta bầu một vị chưởng môn tài đức kiêm toàn khác lên thay thế. như vậy các đồng môn mới phục.Mẩn Quân vừa nói xong, thì đã có mấy người vỗ tay tán thành liền.Chỉ Nhược vội nói:- Tôi thừa di mệnh của tiên sư, tiếp nhận chưởng môn của bổn phái, chiếc cà rá sắt của sư môn trao cho tôi quyết không trao cho bất cứ người nào cả. Sự thật tôi có muốn làm chức chưởng môn nầy đâu. Nhưng đã nói trót thề nặng trước mặt tiên sư, vì vậy tôi không thể nào phụ lòng phó thác của sư phụ được.Mấy lời nói của nàng quá yếu ớt, nên những người theo nàng nghe thấy chỉ có lắc đầu thở dài thôi.Mẩn Quân lại quát lớn:- Cà rà sắt chưởng môn này cô không trao ra không được, điều thứ nhất, qui luật của bổn môn là cấm các môn đồ không được khi sư diệt tổ, điều thứ hai là cấm ngặt dâm tà vô sỉ, cô đã phạm điều luật thứ nhất và thứ hai, như vậy thì làm chưởng môn phái Nga Mi sao được.Triệu Minh rỉ tai Vô Kỵ rằng:- Nếu Chu cô nương có bị thất bại, công tử bằng lòng gọi tôi là chị thì tôi sẽ ra mặt giải vây cho cô ta liền.Vô Kỵ biết Triệu Minh là người đa mưu túc trí, thế nào cũng có mưu kế gì cứu Chỉ Nhược thoát nguy, nhưng nàng ít tuổi hơn mình mà mình phải gọi bằng chị, thực khó nghe vô cùng.Vô Kỵ do dự mãi không dám gọi, Triệu Minh lại hỏi:- Sao? công tử không dám gọi ư? Thôi được, tôi đi vậy.Vô Kỵ bất đắc dĩ đành phải gọi nàng:- Bà chị ngoan ngoãn!Triệu Minh phì cười, đang định đứng lên thì mọi người trong đình đã hay biết. Mẩn Quân vội quát hỏi:- Ai dám lén lút núp nghe trộm chúng ta vậy?Ðột nhiên ngoài bờ tường có mấy tiếng ho vọng tới, rồi có một giọng đàn bà già và khàn hỏi:- Trong đêm tối, phái Nga Mi các ngươi đến đây lén lút làm trò chi thế?Tiếng nói đó vừa dứt thì Vô Kỵ và Triệu Minh đã thấy trong sẳn có thêm hai người đứng trước cái đỉnh nọ rồi.Dưới ánh sáng trăng Vô Kỵ trông thấy rõ một bà cụ lụm khụm tay chống gậy. Người đó chính là Kim Hoa bà bà. Còn một người nữa là một thiếu nữ xấu xí, nhưng thân hình rất ẻo lả. Thiếu nữ này chính là A Ly, em họ của Vô Kỵ và là con của Dã Vương.Ngày nọ Nhất Tiếu bắt Thù Nhi đem đi, khi lên tới Quang Minh Ðỉnh, y liền thuận tay bỏ nàng xuống bên đường và một lát sau y quay lại tím thì không thấy nàng ta đâu cả. Từ khi chia tay với nàng tới giờ, Vô Kỵ vẫn thương nhớ, không ngờ nàng ta lại xuất hiện nơi đây mà cùng đi với Kim Hoa Bà Bà nữa. Chàng mừng rỡ vô cùng, suýt tí nữa thì buột miệng lên tiếng gọi .Mẩn Quân lạnh lùng hỏi:- Kim Hoa Bà Bà tới đây làm chi?Kim Hoa Bà Ba hỏi lại:- Sư phụ các ngươi đâu?Mẩn Quân đáp:- Tiên sư viên tịch từ hồi hôm. Bà đứng ngoài vườn nghe lỏm đã lâu, biết rồi thì còn hỏi làm chi?- Ủa, Diệt Tuyệt Sư thái đã viên tịch rồi ư? Sao Sư thái lại chết chóng như thế, sao mụ ta không đợi chờ ta tái kiếm một lần nữa rồi hãy chết? Hà, hà đáng tiếc đáng tiếc…Nói tới đó mụ ta liền khom lưng ho hoài. Thù Nhi vội đấm lưng cho mụ ta. Nàng quay mặt về phía Mẩn Quân, cười nhạt một tiếng và hỏi:- Ai thèm nghe lỏm chuyện các người, ta với bà đi qua đây nghe ngươi lải nhải nói xàm hoài ta nhận ra tiếng nói của ngươi, nên mới vào đây xem thử. Vừa rồi bà của ta hỏi ngươi, ngươi có nghe không? Tại sao sư phụ lại chết?Mẩn Quân nổi giận đáp:- Không việc gì đến mi, tại sao ta phải nói cho mi hay.Kim Hoa bà bà thở dài một tiếng và từ từ nói tiếp:- Ta bình sinh đấu với các cao thủ, chỉ thua sư phụ của mi có một lần thôi, nhưng không phải võ công của ta không bằng phụ mi, nhưng chỉ vì Ỷ Thiên Kiếm quá sắc bén nên ta địch không nổi thôi. Mấy năm nay ta đã thề thế nào cũng phải tìm cho được một khí giới sắc bén rồi mới kiếm Diệt Tuyệt Sư thái so tài sau. Ta đi khắp chân trời góc biển, cũng may không mất công phu.Một người bạn cũ đã nhận lời cho ta mượn bảo đao để xử dụng và ta dò biết người của phái Nga Mi đang bị triều đình giam giữ ở chùa Vạn Pháp, cho nên ta mới đến đây định cứu sư phụ mi ra khỏi lao tù để cùng ta so tài một phen. Ngờ đâu chùa Vạn Pháp lại biến thành một đống gạch vụn, hà, số trời đã định như vậy. Ðời Kim Hoa Bà Bà này không còn mong có dịp rửa nhục huyết hận nữa. Diệt Tuyệt ơi, Diệt Tuyệt tại sao mụ lại không chết muộn vài ba ngày để chờ ta.Mẩn Quân thấy Kim Hoa Bà Bà nói như vậy, liền lạnh lùng xen lời nói:- Sư phụ ta lúc nầy còn ở trên đời thì ngươi lại thua một trận nữa, mà nếu lần nầy ngươi có thua thì chắc ngươi phục tâm nhỉ.Ðột nhiên có mấy tiếng kêu "bộp" liên hồi. Mọi người nhìn về phía Mẩn Quân thấy y loạng choạng suýt ngã về phía sau mới hay y thì bị Kim Hoa Bà Bà tát cho mấy cái liền. Kim Hoa Bà Bà gầy gò và ốm yếu như vậy, ngờ đâu ra tay rất nhanh và mạnh vô cùng. Vì vậy Mẩn Quân không sao né và chống đỡ được.Mẩn Quân vừa kinh hãi vừa tức giận, liền rút ngay trường kiếm ra chỉ vào mặt Kim Hoa Bà Bà nói:- Mụ ăn mày già kia, có lẽ mụ hết muốn sống rồi chăng?Hình như Kim Hoa Bà Bà không nghe thấy y thị mắng chửi, và cũng hình như không thấy thanh kiếm bóng nhoáng của đối phương đang đâm tới thản nhiên lên tiếng hỏi:- Sư phụ ngươi chết như thế nào, bị người ta đánh chết hay là đau ốm chết?Mũi trường kiếm của Mẩn Quân đâm tới gần, chỉ còn hai tấc nữa là trúng ngực đối phương, nhưng y thị không dám tiếp nữa, mà chỉ bướng bình mắng chửi lại:- Mụ ăn mày già kia, ngươi là cái thá gì mà ta phải nói cho ngươi hay?Kim Hoa Bà Bà thở dài một tiếng và nói:- Diệt Tuyệt Sư thái một đời anh hùng như vậy mụ cũng có thể là một nhân vật xuất sắc trong võ lâm đấy. Ngờ đâu mụ vừa khuất núi mà môn hạ, đệ tử đã bất hiếu đến thế. Không có một người nào xứng đáng kể tiếp được chưởng môn để làm rạng rỡ phái Nga Mi như mụ.Một người tuổi trạc trung niên, thân hình trong lớn, bước lên một bước chắp tay vái chào và nói:- Bần ni Tịnh Trú tham kiến Bà Bà, lúc tiên sư viên tịch có truyền cho Chu sư muội tiếp nhận chưởng môn, những người trong bổn phái còn có một số đồng môn chưa chịu phục, bây giờ tiên sư viên tịch, lệnh Bà Bà không được toại nguyện. Ðó là số trời xui nên, biết nói sao được, hiện giờ chưởng môn của bổn phái chưa quyết định thì là ai thì không thể nào hẹn ước với Bà Bà được. Nhưng phái Nga Mi chúng tôi cũng là một đại môn phái trong võ lâm chúng tôi quyết không để cho mất oai danh của tiên sư. Vậy Bà Bà định dặn bảo điều gì xin cứ cho biết, sau này người chưởng môn của bổn phái thế nào cũng theo đúng qui cũ của võ lâm mà tới kiếm Bà Bà để giải quyết việc Bà Bà đã phán cho. Nếu Bà Bà thị mình là tiền bối ra tay hà hiếp nhưng kẻ hậu sinh, chúng tôi thì phái Nga Mi chúng tôi, dù xó bị tiêu diệt hết tại chỗ cũng phải đối phó với Bà Bà tới cùng.Lời nói của ni cô đó rất đắc thế. Vô Kỵ với Triệu Minh nghe thấy cũng khen ngợi thầm.Kim Hoa Bà Bà liền trợn mắt đáp:- Lúc Tôn sư viên tịch đã có di mệnh truyền lại phái người kế nhận chưởng môn, chẳng hay là vị nào thế? mời ra đây cho lão bà gặp mặt!Lời nói của Kim Hoa Bà Bà đã dịu dàng hơn lúc nói với Mẩn Quân nhiều.Chỉ Nhược tiến lên vái chào và nói:- Chào Bà Bà, tôi, Chu Chỉ Nhược là chưởng môn đời thứ tư của phái Nga Mi, thỉnh an Bà Bà.Mẩn Quân lớn tiếng xen lời đáp:- Không biết xấu hổ, tự phong mình là chưởng môn thứ tư của bổn phái!Thù Nhi cười nhạt và lạnh lùng nói:- Chị họ Chu nầy là người rất tự tế, hồi con còn nhỏ ở Tây vực cũng đã được chị họ Chu nầy trông mom cho đấy! Chị họ Chu không xứng đáng làm chưởng môn chẳng lẽ ngươi lại xứng đáng lắm hay sao? Nếu ngươi còn hổn láo như vậy ta sẽ thưởng cho ngươi mấy cái tát liền.Mẩn Quân cả giận rút kiếm ra xông lại đâm Thù Nhi. Thù Nhi né mình sang bên, giơ chưởng ra tát luôn vào mặt Mẩn Quân một cái. Thủ pháp và thân pháp của nàng nhanh nhẹn y như Kim Hoa bà bà vậy. Mẩn Quân vội cúi đầu tránh né ví thế mà kiếm của nàng ta không thể nào đâm trúng được Thù Nhi.Kim Hoa Bà Bà thấy vậy liền vừa cười vừa đáp:- Con nhỏ nầy, ta dạy mi bao nhiêu lâu rồi, chỉ có một thế tát đó mà học mãi không thành công, mi thử coi đây.Nói xong, bà ta chỉ giơ tay lên khẻ tát một cái đã tát trúng ngay gò má bên phải của Mẩn Quân liền! Rồi bà ta lại trái tay tát thêm một cái vào má bên trái của Mẩn Quân nữa.Tiếp theo đó là bà ta lại tát Mẩn Quân luôn hai cái tát nữa. Bốn cái tát của Kim Hoa Bà Bà rõ rệt, ai ai cũng đều trông thấy hết nhưng không hiểu tại sao Mẩn Quân cứ đứng yên, không chống cự gì cả, cứ để cho bà ta tát y như không có việc xảy ra cả vậy!Thù Nhi thấy vậy liền cười vừa nói:- Bà Bà! Con đã biết thủ pháp đó rồi, để con đánh thử cho Bà Bà coi!Nói xong, nàng xông lại tát luôn Mẩn Quân một cái, vì sợ Kim Hoa Bà Bà, Mẩn Quân không dám tránh né nên mới bị thương Thù Nhi tát một cách dễ dàng như vậy, y thị tức giận vô cùng suýt chết giấc tại chỗ.Ðột nhiên Chỉ Nhược xông lại giơ tay ra cản tay của Thù Nhi lại và nói:- Xin chị hãy ngừng tay lại!Nói xong, nàng quay đầu lại nói với Kim Hoa Bà Bà rằng:- Thưa Bà Bà, vừa rồi Tịnh Trú sư tỷ đã nói rõ, võ công của đồng môn của bổn phái tuy không giỏi bằng Bà Bà thực, nhưng chúng cháu không thể nào để cho Bà Bà hà hiếp một cách nhục nhã như thế đâu.Kim Hoa Bà Bà vừa cười vừa đáp:- Vì con bé họ Ðinh kia nó chua ngoa và đanh đá quá, mở miệng ra là nó không phục cô em làm chưởng môn, như vậy cô em còn ra mặt nói hộ cho nó làm chi?Chỉ Nhược vừa cười vừa đáp:- Ðó là việc của bổn phái, không liên can gì đến người ngoài, cháu đã được tiên sư giao phó, tất nhiên bất cứ việc to nhỏ nào cháu cũng không muốn người ngoài làm nhục đến bổn phái.Kim Hoa Bà Bà vừa cười vừa nói tiếp:- Hay lắm! Hay lắm!…Bà ta vừa nói có bấy nhiêu liền ho lên rũ rượi liền.Thù Nhi liền lấy một viên thuốc đưa cho Kim Hoa Bà Bà uống. Uống xong viên thuốc Kim Hoa Bà Bà đã đỡ ngay, đột nhiên bà ta giở song chưởng tấn công liền! Một tay để vào trước ngực và một tay dí vào sau lưng của Chỉ Nhược, hai nơi đó là hai nơi yếu huyệt chí mạng của ta, thế công của Kim Hoa Bà Bà quái dị vô cùng, dù Chỉ Nhược đã học được rất nhiều võ công của Diệt Tuyệt Sư thái, nhưng đối với Kim Hoa Bà Bà thì kém về hơn rất nhiều nên không sao tránh né nổi và đã bị Kim Hoa Bà Bà đã kiềm chế liền, cho nên nàng biến sắc mặt không sao nói lên được nữa lời.Kim Hoa Bà Bà lạnh lùng hỏi:- Chu cô nương! Sao võ công của một người chưởng môn lại tầm thường như thế này? Chẳng lẽ tôn sư lại giao trọng trách cho một cô bé yếu ớt như vậy hay sao? Tôi chắc cô nương nói láo thì có.Chỉ Nhược hoàn hồn xong, liền nghĩ:- Bây giờ bà ta chỉ còn dùng sức ấn mạnh một cái là ta bị chết ngay tại chỗ, nhưng ta không thể nào làm mất oai danh của sư phụ được, thà chết thì chết .Nghĩ đến sư phụ nàng bỗng cảm thấy hăng hái vô cùng, vội giơ tay phải lên và nói:- Ðây là cà sá sắt của chưởng môn của phái Nga Mi do tiên sư đeo vào tay cháu, chứ cháu có nói dối đâu!Kim Hoa Bà Bà vừa cười vừa nói tiếp:- Muốn làm chưởng môn của phái Nga Mi, trách nhiệm rất nặng nề. Quý phái từ Quách nữ hiệp, tổ sư sáng lập môn phái tới giờ, chưởng môn đời nào cũng phải gánh vác gánh nặng, những sự bí mật bên trong, chẳng lẽ tôn sư cũng nói cả cho cô nương nghe hay sao? Tôi chắc tôn sư chưa nói cho cô nương biết đâu.Chỉ Nhược vội đáp:- Sao lại không?Nàng sực nghĩ tới:- Tại sao bà ta lại nói tiếp sự bí mật của bổn phái? Kim Hoa bà bà hỏi tiếp:- Vậy thanh Ỷ Thiên Kiếm đâu?- Ðó là vật của bổn phái, có liên can gì đến Bà Bà đâu? Cháu xin thưa thực với Bà Bà rằng, tuy sư phục của cháu đã viên tịch thực nhưng phái Nga Mi chúng tôi không vì thế mà bị hủy, bây giờ tôi đã bị bà kiềm chế. Bà muốn giết thì giết, còn nếu Bà Bà muốn uy hiếp bắt buộc tôi phải làm những việc bất nghĩa thì tôi nhất định không khi nào làm đâu! Bổn phái mắc phải gian kế của triều đình và mọi người bị giam ở trên một cái tháp cao, nhưng không có một người nào chịu đầu hàng triều đình hết. Chỉ Nhược tôi tuy ít tuổi mà phải mang trọng trách, tự biết là khó khăn thực, nhưng tôi đã coi sự sống chết không có nghĩa lý gì hết…Vô Kỵ thấy Chỉ Nhược bị Kim Hoa Bà Bà kềm chế như thế mà nàng vẫn còn bướng bỉnh như vậy, chàng chỉ sợ Kim Hoa Bà Bà nổi giận khẽ tay một cái là nàng sẽ bị toi mạng liền, cho nên chàng càng nóng lòng sốt ruột muốn ra tay cứu giúp.Triệu Minh đã biết ý định của chàng vội nắm tay rồi khẽ run mấy cái, có ý bảo chàng đừng có nóng nảy như thế vội. Chàng nghe thấy Kim Hoa Bà Bà ha hả cười rồi nói tiếp:- Kể ra Diệt Tuyệt Sư thái cũng sành mắt đấy, người chưởng môn này võ công tuy còn non nớt nhưng tánh tình cũng khá bướng bỉnh đấy. Ở phải đấy, phải đấy! Võ công non nớt có thể luyện giỏi được, chỉ tính nết của con người thì không sao thay đổi được hết.Sự thực lúc này Chỉ Nhược đã hãi sợ đến mất hết cả hồn vía, nhưng chàng chỉ nghĩ đến lúc sư phụ chết trối trăn như thế nào nên nàng mới dám bướng bỉnh như vậy. Không ngờ Kim Hoa Bà Bà lại tưởng rằng là người bướng bỉnh nên mới khen lầm.Các đồng môn của phái Nga Mi đều khinh thường Chỉ Nhược nhưng lúc nầy thấy nàng không nghĩ đến thù cũ mà xông ra bênh vực Mẩn Quân như vậy và chính vì thế mà nàng bị kẻ địch kềm chế tuy bị nguy hiểm như vậy mà nàng vẫn không chịu để mất oai danh của môn phái, vì vậy ai nấy đều tỏ lòng kính phục nàng vô cùng.Tịnh Trú giơ trường kiếm lên và huýt lên mấy tiếng còi, các đệ tử của phái Nga Mi đều rút kiếm ra bao vây chung quanh cái đình đó.Kim Hoa Bà Bà vừa cười vừa hỏi:- Làm gì thế? các ngươi làm cái gì thế?Trịnh Trú đáp:- Chẳng hay bà kềm chế chưởng môn của chúng tôi như thế làm chi?Kim Hoa Bà Bà ho mấy tiếng rồi mới hỏi lại:- Các ngươi muốn thị người nhiều mà thắng ta phải không? Hà, hà! Với Kim Hoa Bà Bà này, dù các ngươi có nhiều gấp bội lần thì cũng chả thấm tháp vào đâu cả!Ðột nhiên bà ta buông Chỉ Nhược ra, lướt mình tới trước Tịnh Trú, rồi bà giơ tay hai ngón tay lên định móc mắt vị sư nữ kia.Tịnh Trú vội xoay mũi kiếm lại đâm vào tay của Bà Bà, nhưng mọi người đều nghe thấy có người "hự" một tiếng, và có một sư nữ trẻ tuổi đứng cạnh Tịnh Trú đã té lăn ra đất liền.Thì ra trong khi Kim Hoa Bà Bà giơ tay ra móc mắt Tịnh Trú cũng giơ chân lên đá vào yếu huyệt của vị sư nữ trẻ tuổi kia nên sư nữ ấy mới bị điểm huyệt mà té ngã như thế. tiếp theo đó, bà nhảy đi nhảy lại, nảy ngược chạy xuôi một hồi, thỉnh thoảng ho mấy tiếng nữa. Bao nhiêu đao kiếm của các đệ tử của phái Nga Mi bị bà ta điểm trúng yếu huyệt ra lăn ra đất.Thủ pháp điểm huyệt của Kim Hoa Bà Bà rất ác độc người nào bị bà ta điểm trúng yếu huyệt đều lớn tiếng kêu la. Vì vậy trong vườn hoang cứ có tiếng kêu la thảm khốc hoài.Ðiểm huyệt các đệ tử của phái Nga Mi bao vây bên ngoài đình xong, Kim Hoa Bà Bà vỗ tay một cái nhảy vào trong đình và nói với Chỉ Nhược rằng:- Chu cô nương đã trông thấy võ công của ta chưa? Vậy cô nương bảo võ công của Bà Bà này có cao siêu hơn võ công của phái Nga Mi không?Chỉ Nhược đáp:- Dù sao võ công của bổn phái cũng cao siêu hơn Bà Bà. Năm xưa bà đã bị kiếm của tiên sư đánh bại. Chẳng lẽ Bà Bà đã quên rồi hay sao?Kim Hoa Bà Bà tức giận vô cùng, vội hỏi:- Lần này Diệt Tuyệt lão ni nhờ có bảo kiếm sắc bén mới thắng nổi ta đấy chứ? Có phải mụ ta giỏi võ hơn Bà Bà này đâu?Chỉ Nhược lại đáp:Thưa Bà Bà suy nghĩ giây lát mới đáp:Không biết. Sỡ dĩ ngày hôm nay ta tới đây cũng muốn đấu với lệnh một phen, để xem ai giỏi hơn ai. Hà, ngờ đâu lệnh sư lại viên tịch rồi. Từ nay trở đi, trong võ lâm thiếu mất một tay cao thủ. Trước kia không trông mong thấy cố nhân, và sau này không được gặp những kẻ hậu lai, từ nay trở đi phái Nga Mi sẽ suy đồi.Bảy tám tên đệ tử của phái Nga Mi vẫn kêu la thảm khốc hoài .Tịnh Trú với mười mấy người đệ tử khác vội xoa bóp cho những người ấy, nhưng không thấy công hiệu gì cả.Năm xưa, Vô Kỵ đã cứu chữa rất nhiều tay cao thủ bị Kim Hoa Bà Bà đả thương, nên chàng biết Bà Bà ra tay rất độc ác. Chàng định nhảy ra cứu chữa cho mấy người đó, nhưng nghĩ lại:- Ta nhảy ra cứu chữa cho bọn người kia là ra tay giúp cho Chu cô nương nhưng vì thế lại mất lòng em Thù Nhi. Cô em họ nầy đệ tử với ta lắm và nàng lại là em họ ngoại của ta nữa , ta không nên làm mích lòng nàng .Chàng nghĩ tới đó lại nghe thấy Kim Hoa Bà Bà nói tiếp:- Chu cô nương đã chịu thua lão bà này chưa?Chỉ Nhược vẫn cứng đầu nói:- Võ công của bổn phái lớn rộng như bể cả, không thể nào biết hết trong một thời gian luyện tập rất ngắn ngủi được. Cháu còn ít tuổi tất nhiên không thể nào địch nổi bà rổi. Nhưng sau này cháu học tập thêm ít năm tới lúc nầy chắc đâu Bà Bà còn thắng nổi cháu nữa.Kim Hoa Bà Bà vừa cười vừa nói tiếp:- Hay lắm, hay lắm, Kim Hoa Bà Bà này cáo từ ngay đây. Chờ bao giờ cô nương học thành tài, Bà Bà sẽ lại đây giải huyệt cho mấy người kia.Nói xong, bà ta dắt Thù Nhi đi luôn.Chỉ Nhược nghĩ thầm:- Các đồng môn bị đau đớn như thế kia, chịu sao nổi một đôi tiếng đồng hồ. Bây giờ Kim Hoa Bà Bà bỏ đi, không ai cứu chữa cho mấy người đó, chỉ sợ họ chịu không nổi sẽ chết cũng nên? Nghĩ đoạn, nàng vội gọi:- Bà Bà hãy khoan đi đã làm ơn giải cứu hộ sư huynh tỷ của cháu đi.Kim Hoa Bà Bà đáp:- Nếu muốn Bà Bà này cứu giúp thì không khó, từ nay trở đi Kim Hoa Bà Bà và Thù Nhi đi tới đâu thì phái Nga Mi phải tránh tới đó.Chỉ Nhược nghe Kim Hoa Bà Bà nói như vậy, liền nghĩ thầm:- Ta vừa làm chưởng môn và đã gặp một đại địch như vậy nếu nhận lời Bà Bà thì phái Nga Mi còn đứng vững trong võ lâm sao được. Như vậy có khác gì phái Nga Mi bị tiêu hủy bởi tay ta không? Kim Hoa Bà Bà thấy Chỉ Nhược trù trừ, liền mỉm cười nói tiếp:- Cô nương không chịu làm mất oai danh của Nga Mi cũng được. Cô nương cho tôi mượn. Ý Thiên kiếm xử dụng thì tôi sẽ giải cứu các đồng môn cho.Chỉ Nhược đáp:- Trong khi thầy trò cháu bị triều đình bắt giữ ở trên tháp, thanh kiếm Ỷ Thiên đã lọt vào tay triều đình rồi.Kim Hoa Bà Bà đã biết trước việc này rồi, nhưng chưa tin hẳn, nên mới lên tiếng hỏi như vậy, nay nghe Chỉ Nhược nói, mới biết rõ là sự thực, đột nhiên lớn tiếng quát hỏi:- Người muốn bảo tồn thanh danh của phái Nga Mi, thì không thể nào bảo tồn được tính mạng của mình.Nói xong, bà ta móc túi lấy một viên thuốc ra đưa cho Chỉ Nhược và nói tiếp:- Thuốc này là thuốc độc Ðoạn Trường, nếu cô nương dám uống viên thuốc nầy thì tôi sẽ cứu những người đồng môn cho.Chỉ Nhược nghĩ tới lời dặn của sư phụ, lòng đau như ruột cắt và nghĩ tiếp:- Sư phụ bảo ta phải lừa dối Trương công tử, ta làm sao mà làm việc đó, sống một cách khốn khổ như vầy, thà chết còn hơn nhắm mắt đi rồi trút được hết phiền não.Nghĩ đoạn, nàng liền cầm lấy viên thuốc độc. Tịnh Trú thấy vậy vội quát lớn:- Chu sư muội không thể uống viên thuốc độc đó được.Vô Kỵ thấy tình thế nguy cấp định bước ra ngăn cản, nhưng Triệu Minh rỉ tai khẽ nói:- Ngốc tử, thuốc đó là thuốc giải chứ có phải thuốc độc thật đâu mà sợ hãi như vậy.Vô Kỵ ngẩn người ra, ngơ ngác nhìn Triệu Minh thì Chỉ Nhược đã nuốt viên thuốc kia rồi.Tịnh Trú và các người đều lớn tiếng kêu la hò hét định xông lại tấn công Kim Hoa Bà Bà. Bà Bà chỉ mỉm cười nhạt và nói:- Thuốc độc này phải lâu lắm mới ngấm được. Chu cô nương hãy theo Bà Bà này đi, nếu cô nương ngoan ngoãn nghe lời thì Bà Bà này sẽ cho uống thuốc giải.Nói xong, Bà Bà đi đến trước những môn hạ của phái nga Mi đang nắm kêu la rên rĩ, chỉ giơ tay ra gỏ vào thân thể của mấy người đó vài cái. Lạ thay những người đó đã hết đau và không còn kêu la nữa, nhưng chân tay hãy còn tê tái, chưa cử động được thôi.Mấy người đó thấy Chỉ Nhược hy sinh tánh mạng của mình để cứu các đồng môn khỏi đau khổ, cảm động vô cùng. Có người liền lên tiếng nói:- Cám ơn Chu sư muội.Kim Hoa Bà Bà nắm tay Chỉ Nhược khẽ nói:- Con hãy ngoan ngoãn theo ta, ta không để cho con bị đau khổ đâu.Chỉ Nhược chưa kịp trả lời, đã thấy có một luồng sức lôi kéo và thấy thân hình của mình bay lơ lửng trên không mà đi.- Chu sư muội…Nữ ni định đuổi theo ngăn cản, nhưng đã bị Thù Nhi đứng cạnh đó giơ tay ra cản lại. Tịnh Trú liền thấy một luồng gió rất mạnh lấn át tới liền giơ tả chưởng lên chống đỡ. Ngờ đâu thế công của Thù Nhi là thế hư và mọi người chỉ nghe kêu "bộp" một tiếng Mẩn Quân đã bị tát một chưởng vào mặt rồi.Nàng đánh được Mẩn Quân, thích chí cười khúc khích, rồi giở khinh công ra chạy theo Bà Bà và Chỉ Nhược liền:Vô Kỵ thấy vậy vội nói:- Mau đuổi theo!Nói xong, một tay chàng dắt Triệu Minh, một kéo Tiểu Siêu chạy qua bờ tường đuổi theo tức thì.Tịnh Trú các người đột nhiên thấy trong đám cỏ có ba người nhảy ra, ai nấy đều kinh ngạc vô cùng. Khinh công của Kim Hoa Bà Bà với Vô Kỵ cao siêu vô cùng. Chờ tới khi các đệ tử của phái Nga Mi nhảy đầu tường thì họ đã đi mất rồi.Vô Kỵ đuổi theo được mười trượng thì Kim Hoa bà bà đã hay nhưng chân đã chạy và mồm quát hỏi:- Ai đuổi theo Bà Bà này thế?Triệu Minh đáp:- Ðể lại chưởng môn của bổn phái thì ta sẽ tha chết cho.Nàng lại khẽ nói với Vô Kỵ rằng:- Công tử áp trận hộ tôi đừng ra mắt nhé.Nói xong, nàng tung mình nhảy lên cao mấy trưỡng, múa Ỷ Thiên Kiếm nhắm sau lưng Bà Bà đâm tới.Nàng xử dụng thế Kim Ðỉnh Phật Quang, chính là kiếm pháp của phái Nga Mi. Nàng quả thực người thông minh, chỉ học một lần ở chùa Vạn Pháp mà bây giờ có thể xử dụng một cách đứng mức. Tuy nội lực của nàng còn non nớt, nhưng khinh công của nàng đã luyện tới mức thượng nặng nên kiếm pháp của nàng lợi hại vô cùng.Kim Hoa Bà Bà nghe phía sau có tiếng gió động, liền quay người trở lại.Triệu Minh lại giở thế Thiên Phong kinh tú (nghìn ngọn núi xanh biếc) .Kim Hoa Bà Bà nhận ra thanh kiếm trong tay Triệu Minh là Ỷ Thiên kiếm mà nàng lại xử sụng kiếm pháp của phái Nga Mi lại tưởng lầm nàng là người của phái Nga Mi thực.Vì chuyên tâm đối phó với Diệt Tuyệt Sư thái, nên Kim Hoa Bà Bà đã nghiên cứu kiếm pháp của phái Nga Mi trong mấy năm liền. Bà ta thấy công lực Triệu Minh còn non nớt, liền tiến gần định cướp Ỷ Thiên kiếm. Ngờ đâu Triệu Minh thấy tình thế quá nguy cấp vội giở kiếm pháp Côn Luân ra chống đỡ. Võ công của Kim Hoa Bà Bà tuy cao siêu thật, nhưng bà ta có ngờ đâu Triệu Minh vội xoay sang kiếm pháp của Côn Luân nên suýt nữa bà ta bị Triệu Minh đâm trúng.Nhưng may thay bà ta đã vội nằm xuống đất, lăn luôn mấy vòng mới tránh khỏi mấy thế kiếm đó. Tuy nhiên tay áo trái của bà ta đã bị mũi kiếm của Triệu Minh rạch mất một mảnh lớn.Kim Hoa Bà Bà vừa kinh hãi, vừa tức giận, bèn xông lên, Triệu Minh biết võ công của mình còn kém đối thủ xa, không dám xáp lá cà chỉ múa động Ỷ Thiên cắm bên trái một nhát, chém bên phải một kiếm, lúc thì dùng Không Ðộng kiếm pháp, khi thì giở Hoa Sơn kiếm pháp. Sau thế kiếm của phái Côn Luân, nàng lại giở Ðạt Ma kiếm pháp của phái Thiếu lâm tấn công liền. Thế kiếm nào của nàng cũng là tinh hoa của các phái. Hơn nữa thanh Ỷ Thiên kiếm của nàng vô cùng sắc bén, nên võ công của Bà Bà có cao siêu đến đâu cũng không dám đến gần nàng. Bà Bà đành ở xa sáu thước, tìm sơ hở để phản công lại mà thôi.Thù Nhi vội cởi ngay trường kiếm đang đeo ở lưng ra ném cho Kim Hoa Bà Bà. Triệu Minh nhanh tay chém luôn bảy tám kiếm, điều kiếm thứ chín, bắt buộc Kim Hoa Bà Bà phải dùng khí giới để chống đỡ, chỉ nghe thấy kêu "soẹt" một tiếng, thanh trường kiếm của bà ta tức thì gãy làm đôi.Kim Hoa Bà Bà kinh hãi vô cùng vội nhảy lùi về phía sau quát hỏi:- Con nhỏ là ai thế?Triệu Minh vừa cười vừa đáp:- Sao mụ không giở Ðồ Long đao ra?Kim Hoa Bà Bà cả giận trả lời:- Nếu ta có Ðồ Long đao trong tay, thì mi địch ta sao nổi. Mi có dám theo ta đi để đấu thử Ðồ Long đao của ta không?Vô Kỵ nghe thấy Kim Hoa Bà Bà nói tới Ðồ Long đao thì kinh ngạc vô cùng lại nghe Triệu Minh nói tiếp:- Mụ già đi lấy được đao Ðồ Long phải không? Thế thì hay lắm, ta sẽ đợi mụ ở trên kinh đô. Mụ cứ đi lấy đao Ðồ Long tới để đấu tới để đấu với ta đi.Kim Hoa Bà Bà trả lời:- Mi hãy quay tréo người, nhắm mắt phải, thè lưỡi ra, hai má nhăn nhó, trông thấy xấu xí và kỳ lạ. Kim Hoa Bà Bà thấy vậy cả giận nhổ nước miếng xuống đất, rồi vứt cây kiếm gãy dắt Thù Nhi cùng Chỉ Nhược đi luôn. Vô Kỵ liền lên tiếng:- Chúng ta hãy đuổi theo Bà Bà.Triệu Minh đáp:- Khỏi cần, công tử cứ theo tôi đến đằng này tôi cam đoan với công tử Chu cô nương sẽ bình yên vô sự.Vô Kỵ lại hỏi:- Cô nương vừa nói đao Ðồ Long gì thế?- Tôi nghe thấy mụ già nói chuyện trong cái vườn hoang rằng mụ ta đã mượn được thanh bảo đao của một cố nhân ở hải ngoại định đem về đây đấu với Ỷ Thiên kiếm của Diệt Tuyệt sư thái. Tôi liền nghĩ tới câu "Ỷ Thiên bất xuất thùy nhữ thanh phong". Nếu muốn tránh sắc bén với Ỷ Thiến thì chỉ có đao Ðồ Long thôi nên tôi đoán chắc mụ ta đã hỏi nghĩa phụ của công tử mượn đao Ðồ Long ấy rồi. Vừa rồi, tôi dùng Ỷ Thiên kiếm đấu với mụ ta là muốn bắt buộc mụ ta đưa đao Ðồ Long ra, nhưng mụ ta không theo cho nên mới bảo tôi đi theo thể thử. Hình như mụ ta đã biết đao Ðồ Long ở đâu rồi, nhưng chưa lấy được đấy thôi.Vô Kỵ vừa ngầm nghĩ vừa lẩm bẩm nói:- Thế thì lạ thật.Triệu Minh lại nói tiếp:- Tôi đoán chắc mụ ta thế nào cũng đi về phía bờ bể và đi thuyền ra ngoài khơi kiếm đao. Chúng ta duổi theo và đi trước mụ, đừng để cho Tạ Lão tiền bối hai mắt đã mù, tâm địa rất lương thiện bị mù già ác độc ấy đối.Vô Kỵ nghe mấy câu đó vội đáp:- Thoạt tiên chàng nhận lời Triệu Minh đi mượn Ðồ Long là vì đã trót hứa với nàng không muốn nuốt lời. Lúc này chàng nghĩ tới Kim Hoa Bà Bà đi làm khó dễ nghĩa phụ mình, chàng chỉ muốn có cánh bay với nghĩa phụ để ra tay cứu giúp.Triệu Minh dẫn Vô Kỵ và Tiểu Siêu tới vương phủ dặn tên Thị vệ vài lời. Tên Thị vệ quay trở vào ngay. Một lát sau tên đó đã dắt ra chín con ngựa thật cao lớn và còn đem theo một túi vàng bạc đưa cho Triệu Minh. Ba người cởi ba con ngựa và dắt theo sau sáu con để thay đổi. Cả ba cũng tiến thẳng về phía Ðông.Sáng hôm sau, chín con ngựa đã mỏi nhoài, Triệu Minh đưa thẻ vàng của Nhữ Dương Vương ra cho quan địa phương để đổi chín con ngựa khác. Ðêm đó ba người mới đến được bờ bể.Triệu Minh cởi ngựa đi thẳng vào huyện thành bảo quan huyện cấp tốc lo cho mình một chuyến đi bể lớn và chắc chắn. Trên thuyền và bảo quan huyện cho lính đuổi hết những thuyền huyện đậu ở bờ bể đi về phía miền Nam. Một trăm dặm bờ bể, gần huyện thành đó cấm ngặt không cho đậu thuyền.Thấy kim bối của Nhỉ Vương, quận huyện phải tuân lệnh. Không đầy một ngày quan tri huyện đã làm xong mọi việc. Triệu Minh, Vô Kỵ, Tiểu Siêu đều mặc quần áo thủy thủ. Lấy sáp màu bôi lên mặt, nên da mặt của ba người đều vàng khè. Ba người hóa trang xong, không ai đó có thể nhận diện được, nên cũng xuống thuyền ngồi, đợi Kim Hoa Bà Bà tới.Bộ ước đoán của Triệu Minh rất đúng. Quả nhiên, nhiều hôm ấy, có một chiếc xe lớn chạy tới bờ bể. Kim Hoa Bà Bà dắt Thù Nhi và Chỉ Nhược bước xuống rồi đi về phía sau ven bể mướn thuyền. Bọn thủy thủ đã có lệnh của Triệu Minh nên chúng cứ giả bộ thoát thác. Sau thấy Bà Bà lấy mấy chén vàng ra, người chủ thuyền mới chịu nhận lời. Kim Hoa Bà Bà dắt hai nàng xuống thuyền và bảo giường buồn đi thẳng về phía Ðông Nam.Thuyền đó rất rộng, có hai từng, boong thuyền, mũi, lái cùng hai bên thành thuyền đều trang bị thiết pháo. Thì ra chiếc thuyền đó là pháo thuyền của Hải quân Mông Cổ. Năm xưa đại quân Mông Cổ định viễn chinh Nhật Bản nên đã mộ hết nhân tài làm thuyền để làm một hạm đội đi chinh phục Nhật Bản. Không ngờ bị một trận gió bão, đội chiến thuyền đó điều bị gió bão đánh đắm gần hết, Mông Cổ mới thôi không đánh Nhật Bản nữa. Triệu Minh bảo quan huyện sửa soạn một chiếc thuyền lớn và kiên cố mới có ngay.Lúc ấy, Vô Kỵ, Triệu Minh và Tiểu Siêu ba người đã hóa trang thành thủy thủ ẩn núp ở từng dưới cùng. Nhưng khi Triệu Minh lên tới thuyền đã thấy có nhiều sơ hở. Nàng không ngờ quan tri huyện lại muốn lấy lòng nàng đi mượn chiếc pháo thuyền của Thủy Sứ đô đốc. Nhưng khi ấy tất cả thuyền khác đã bị đuổi xuống miền Nam thật xa rồi, muốn có thuyền khác để thay đổi cũng không kịp. Bất đắc dĩ, Triệu Minh đành phải bảo thủy thủ căng nhiều lưới cá để che lấp mấy khẩu thiết pháo, để trên thuyền mấy thùng cá tươi làm như chiếc pháo thuyền này đã cũ, không xử dụng được nữa, mới sửa đổi thành thuyền đánh cá. Kim Hoa Bà Bà tìm khắp nơi không thấy một chiếc nào khác đành phải mướn chiếc thuyền lớn đậu trơ trọi ở dưới đấy. Mụ ta chưa hay biết nhựng sơ hở mà Triệu Minh đã giấu. Thuyền đi được hai ngày, Vô Kỵ và Triệu Minh ở dưới đáy khoang ngó qua cửa sổ, nhìn ra bên ngoài thấy mặt trời và mặt trăng đều từ bên trái lên, tức là thuyền đang đi về phía Ðông Nam. Mùa đông giá lạnh gió bắc thổi rất mạnh, thuyền đi rất nhanh, Vô Kỵ bàn với Triệu Minh rằng:- Nghĩa phụ ở trên đảo Băng Sơn ở phía cực Bắc tại sao thuyền này định đi kiếm ông ta lại về miền Ðông Nam như thế?Lần nào Triệu Minh cũng trả lời rằng:- Chắc Kim Hoa Bà Bà thế nào cũng có mưu mô gì đây, huống hồ mùa Ðông không có gió Nam, thì dù có lên miền Bắc cũng không sao đi được.Trưa ngày thứ ba người lái thuyền lẽn xuống dưới khoang thưa với Triệu Minh rằng:- Kim Hoa Bà Bà rất quen thuộc vùng biển này, nơi nào bãi cát ngầm, có đá ngầm đều biết rõ hơn cả người lái thuyền nữa.Vô Kỵ đột nhiên hỏi Triệu Minh:- Hừ phải rồi có lẽ bà ta muốn trở về Linh Xà Ðảo chắc?Triệu Minh hỏi lại:- Linh Xà Ðảo là gì?Vô Kỵ đáp:- Nhà của Kim Hoa Bà Bà ở trên đảo Linh Xà, chồng quá cố của bà ta là Ngân Ðiệp tiên sinh. Linh Xà Ðảo, Kim Hoa Ngân Ðiệp năm xưa đã oai trấn giang hồ một thời chẳng lẽ cô nương không nghe người ta nói tới hay sao?Triệu Minh phì cười đáp:- Công tử lớn hơn tôi bao nhiêu tuổi nào? Mà làm như rất thạo chuyện giang hồ vậy.- Minh Giáo chúng tôi, tuy là tà ma ngoại đạo, nhưng biết nhiều chuyện giang hồ hơn Quận chúa nương nương.Sống chung với nhau mấy ngày dưới khoang thuyền lại cùng coi Kim Hoa Bà Bà là kẻ thù chung, hai người ngày càng khắn khít.Triệu Minh vừa cười vừa nói:- Ðại giáo chủ làm ơn kể lại sự tích Kim Hoa Ngân Diệp Linh Xà oai trấn trên giang hồ như thế nào để cho con bể xưa nay vẫn ở trong thâm cung được hay rõ.Vô Kỵ vừa cười vừa đáp:- Nói ra thì xấu hổ, Ngân Diệp tiên sinh là người nhu thế nào quả thật tôi không biết gì cả. Còn Kim Hoa Bà Bà thì tôi đã gây hắn với bà ta một phen rồi.Chàng liền đem chuyện Kim Hoa Bà Bà ở trong Hồ Ðiệp cốc như thế nào, bà ta làm cho các vị cao thủ của các môn phái sống dở chết dở ra sao.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 70
Tỷ Sam Long Vương
Nhưng những người đó nhờ mình cứu chữa, rồi Kim Hoa Bà Bà đấu với Diệt Tuyệt Sư thái. Bà ta bị Sư thái đánh thua, vợ chồng Hồ Thanh Ngưu sợ bà ta tầm thù, bỏ nhà đi, nhưng rốt cuộc vẫn bị bà ta giết chếtv.v... chàng đều kể hết cho Triệu Minh nghe. Nghĩ đến vợ chồng Thanh Ngưu, chàng lại thương tiếc, hai mắt đỏ ngầu. Sau đó chàng kể cho Triệu Minh nghe Thù Nhi định bắt chàng đi Linh Xà đảo làm bạn nhưng chàng không nghe. Trái lại chuyện chàng cắn tay Thù Nhi, chàng không nói, vì sợ Triệu Minh cười.Triệu Minh lẳng lặng nghe Vô Kỵ kể xong liền, liền nghiêm nét mặt lại và nói:- Trương công tử thoạt tiên, tôi cứ tưởng bà già này là một cao thủ có võ công rất cao siêu, bây giờ mới biết bên trong còn có nhiều chuyện ân oán như thế. Nghe công tử nói thì lão Bà Bà này rất khó đối phó, chúng ta phải cẩn thận lắm mới được.Vô Kỵ vừa cười vừa đỡ lời:- Quận chúa nương nương văn võ toàn tài, hạ thuộc lại có rất nhiều người tài giỏi, đối phó với một Kim Hoa Bà Bà này có nghĩa lý gì đâu.- Chỉ tiếc rằng ở trên bể cả này tôi không có cách gì gọi những võ sĩ và Phiên tăng tới đây.- Thế những người bếp, nấu nướng, những thủy thủ kéo buồm chả là những hảo thủ hạng nhất trong giang hồ là gì? Chẳng lẽ chúng ta là hảo thủ hạng nhì hay sao?Triệu Minh nghe Vô Kỵ nói như vậy, ngẩn người ra cười khúc khích!- Phục thật, phục thật. Ðại giáo chủ sành thật. Cái gì cũng không thể giấu được giáo chủ.Thì ra lúc Triệu Minh về Vương phủ lấy tiền bạc và ngựa đã ngấm ngầm điều động một số vệ sĩ ra bờ bể đợi chờ, những người đó liền phóng ngựa theo sau nên đến chậm hơn hơn Vô Kỵ chừng nửa ngày thôi. Những người này chưa ai tham dự trận đấu ở chùa Vạn Pháp cả và cũng chưa gặp Vô Kỵ bao giờ. Tuy chúng đã cố hết sức che đậy, nhưng người có võ nghệ giấu kín đến đâu vẫn để cho người thông thạo biết liền. Vì thế Vô Kỵ vừa trông thấy bọn chúng đã biết ngay.Triệu Minh thấy Vô Kỵ hay biết bộ hạ của mình trong lòng lo âu vô cùng. Nàng chỉ sợ Kim Hoa Bà Bà là người gian giảo như thế, thế nào cũng hay biết trước Vô Kỵ. Cũng may bên nàng có rất nhiều người dù Kim Hoa Bà Bà hay biết hay không cũng không sợ. Nàng quyết định, nếu Kim Hoa Bà Bà để yên thì nàng sẽ giả bộ như câm như điếc. Trong mấy ngày đó, người lo lắng nhất là Vô Kỵ vì chàng sợ Chỉ Nhược uống viên thuốc độc của Kim Hoa Bà Bà, nhỡ thuốc đó làm nguy mà bị toi mạng thì sao? Triệu Minh thấy chàng cau mày suy nghĩ nàng liền phái người lên trên boong thuyền giả tát nước xem có động tịnh về Chỉ Nhược? Nhưng lần nào người của nàng xuống báo cáo Chỉ Nhược ăn nói và cử chỉ đã như thường rồi chứ không có vẻ gì trúng độc, Vô Kỵ mới yên tâm. Chàng nghĩ đến câu chuyện năm xưa, Thù Nhi ngồi cạnh chàng rồi bị Thái Sung Võ Liệt và Mẫn Quân các người vây đánh. Trước mặt những người đó chàng còn lớn tiếng nói:- Cô nương, tôi thành tâm lấy cô nương, lấy cô nương làm vợ, chỉ mong cô đừng bảo tôi không xứng đáng làm chồng thôi.Ngày hôm đó, chàng ngồi một góc khoang thuyền ngẫm nghĩ lại lời nói xưa thì xấu hổ, mặt đỏ bừng. Triệu Minh đột nhiên lên tiếng hỏi:- Có phải công tử nghĩ đến Chu cô nương đấy không.Vô Kỵ đáp:- Không.- Công tử nghĩ thì nghĩ, có ai cấm đâu mà cứ phải nói dối như thế.- Tội gì phải nói dối, tôi đã nói cho cô nương biết là tôi không nhớ Chu cô nương mà.- Nếu công tử nhớ Khổ Ðầu Ðà, Vi Nhất Tiếu các người, mặt của công tử phải khác. Chứ không bao giờ có vẻ nhu mì và hổ thẹn như thế này.Vô Kỵ ngượng vô cùng, tủm tỉm cười đáp:- Cô nương lợi hại thật, người nghĩ nét mặt lộ xấu hay đẹp cô nương cũng đoán được. Nhưng nói thật để cô nương biết người mà tôi đang nghĩ đây lại xấu xí lắm.Triệu Minh thấy vẻ mặt chàng rất thành khẩn, nên nàng chỉ mỉm cười chứ không hỏi lại nữa. Dù nàng thông minh đến đâu, nàng cũng không ngờ Vô Kỵ nghĩ đến Thù Nhi, một cô bé xấu xí.Vô Kỵ biết sở dĩ Thù Nhi xấu xí như thế vì nàng luyện môn Thiên Thủ Tuyệt hộ thủ. Thật ra mặt của nàng rất xinh đẹp. Chàng lại nghĩ tới, khi chàng bị rớt xuống chân núi, Thù Nhi nằm phục xuống khóc lóc một cách chân thành, chàng lại cảm động thêm.Từ khi chàng lên Quang Minh đỉnh đến giờ ngày đêm bận luyện võ hoặc đi đây đó vì việc của Minh giáo, không bao giờ được bình tĩnh và an nhàn như lúc này để hồi tưởng lại chuyện xưa. Có một lần chàng ngẫu nhiên nhớ đến Thù Nhi, đã sai lãnh Khiêm phái người đi xung quanh Quang Minh đỉnh để tìm kiếm, và cũng có lần hỏi Nhất Tiếu, nhưng không ai biết Thù Nhi đâu.Triệu Minh bỗng hỏi:- Công tử lại hối hận gì thế?Vô Kỵ chưa kịp trả lời thì đột nhiên nghe thấy trên boong thyền có tiếng quát tháo vọng xuống. Tiếp theo, một thủy thủ chạy xuống thưa rằng:- Ðã thấy đất liền ở phía đằng trước rồi, bà cụ đang sai chúng tôi lái thuyền vào bờ.Triệu Minh với Vô Kỵ ngó qua lỗ hổng cửa sổ, nhìn ra bên ngoài, thấy cách đó mấy dặm có một cái đảo lớn cây cối mọc um tùm. Góc phía Ðông của hòn đảo đó, có mấy ngọn núi rất cao. Thuyền được gió cứ tiến thẳng về phía ấy. Giây phút sau, thuyền đã tới trước đảo. Bờ phía Ðông của hòn đảo có đá chạy thẳng xuống bể. Bên dưới không có bãi cát nào hết, nên thuyền lớn như thế mà cũng có thể ghé vào bờ được.Thuyền chưa đậu yên, mọi người đã nghe thấy trên đỉnh núi có tiếng rú rất dài vọng tới. Chỉ nghe tiếng rú oai hùng đó cũng khiến người ta phấn chấn. Vô Kỵ nghe thấy tiếng rú đó liền mừng rỡ vô cùng, vì chàng nhận ra tiếng rú đó là tiếng rú của Tạ Tốn. Chàng thấy xa cách nhau hơn mười năm mà nghĩa phụ mình hùng phong vẫn như xưa, nên chàng mới mừng rỡ như thế. Lúc ấy chàng không kịp nghĩ tới Tạ Tốn đang ở Băng Hỏa đảo, tại sao lại tới nơi đây được. Chàng cũng không sợ Kim Hoa Bà Bà biết rõ mặt mũi của mình vội leo lên trên boong thuyền đi ra đằng sau ngắm nhìn về phía có tiếng hú vọng tới. Chàng thấy bốn người cầm khí giới đang kịch chiến với một người thân hình to lớn vạm vỡ.Người to lớn đó mình khoác một cái áo dài xám tay không đối địch với bốn tên kia. Người đó chính là Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn. Vô Kỵ thấy nghĩa phụ mình hai mắt tuy mù, nhưng cũng có thể tay không và một địch bốn mà không nao núng chút nào. Chàng chưa thấy nghĩa phụ giở võ công ra đối địch với đối phương bao giờ. Bây giờ chàng mới được trông thấy, trong lòng mừng rỡ vô cùng và nghĩ:- Năm xưa Kim Mao Sư Vương oai trấn thiên hạ quả thực danh bất hư truyền, nghĩa phụ của ta võ công còn cao siêu hơn cả Thanh Dực Bức Vương, có thể nói là tài ba ngang với ông ngoại ta.Nhưng bốn người này võ công cao siêu lắm, ở bên dưới trông lên trên núi cao quá nên không sao trông thấy rõ mặt họ được, nhưng chàng thấy bốn người đó ăn mặc quần áo rách rưới, trên vai có vác mấy cái túi vải, không cần nhìn rõ chàng cũng đoán biết họ là mấy trưởng lão của Cái Bang. Bên cạnh những người đó lại còn có ba người nữa đợi chờ, hình như chúng chờ xem nếu bốn người cự không nổi thì nhảy vào trợ chiến. Chàng lại nghe một người lên tiếng nói:- Giao thanh đao Ðồ Long ra, thì ngươi khỏi chết, chẳng hay ngươi muốn lấy đao hay muốn lấy tính mạng?Vì gió núi rất lớn nên tiếng nói người nọ không sao liên tục được nên Vô Kỵ chỉ nghe được có như vậy thôi. Tuy chàng chỉ nghe có một câu như thế nhưng cũng biết được các đệ tử của Cái Bang đến đây với mục đích cướp thanh đao Ðồ Long! Chàng lại nghe thấy Tạ Tốn ha hả cười và đáp:- Ðồ Long đao ở bên cạnh ta đây, mấy tên giặc hôi thối của Cái Bang kia, có bản lãnh thì cứ việc lại gần đây mà lấy!Tạ đại hiệp miệng nói mà tay chân vẫn tấn công mấy tên kia lia lịa.Kim Hoa Bà Bà giở khinh công ra tung mình một cái nhảy lên trên bờ, vừa ho vừa nói:- Quần hiệp của Cái Bang giáng lâm ở Linh Xà Ðảo này mà sao không cho Lão Bà này biết? Mà quý vị lại còn quấy nhiễu quý tân khách của Linh Xà Ðảo này nữa, chẳng hay quý vị muốn gì thế?Vô Kỵ nghe Kim Hoa Bà Bà nói như vậy liền nghĩ thầm:- Thế ra cái đảo này là Linh Xà Ðảo đây! Nghe lời nói của Kim Hoa Bà Bà thì hình như nghĩa phụ ta là khách của mụ ta mời tới. Năm xưa dù mời thế nào, nghĩa phụ ta vẫn cứ nhất định không chịu rời khỏi Băng Hoa Ðảo để trở về Trung Nguyên. Bây giờ tại sao Kim Hoa Bà Bà lại có thể mời được người như thế? Sao Kim Hoa Bà Bà lại biết chỗ ở của nghĩa phụ ta được? Chàng biết mấy người ở trên đỉnh núi biết bên dưới có người đến cứu viện chỉ mong sớm diệt được Tạ Tốn, cho nên chúng tấn công càng ráo riết hơn trước. Ngờ đâu chúng đã phạm phải sự tối kỵ nhất trong võ lâm. Tạ Tốn cả cười một hồi, rồi giơ tay điểm luôn một cái, trúng ngay ngực một người kêu đến "bùng", người nọ rú lên một tiếng rất thảm khốc, rồi cả thân xác của y bị rơi từ trên đỉnh núi xuống vực sâu. Khi xác của tên đó rơi xuống đến chân núi kêu đến bộp một tiếng, vỡ sọ vọt óc ra trông rất kinh khiếp! Ba người đứng cạnh áp trận thấy tình thế nguy nan như vậy, một người trong bọn liền quát lờn:- Lui ra!Nói xong người đó đâm tới một quyền rất nhẹ nhàng. Sở dĩ y dùng thế quyền đó là muốn cho Tạ Tốn không thể nào biết được quyền của y từ đâu đánh tới. Quả nhiên, quyền của y tấn công tới gần đích thì Tạ Tốn mới hay, vội giơ tay ra chống đỡ nhưng đã luống cuống chân tay chứ không trầm tĩnh như trước nữa. Ba người đấu với Ðại hiệp hồi nãy đều dang ra hai bên. Ông già đứng cạnh cũng xông vào giúp sức. Ông già này cũng như người kia, chỉ dùng toàn những thủ pháp rất nhẹ nhàng, làm Tạ Tốn càng lép vế thêm. Kim Hoa Bà Bà thấy vậy thét lớn:- Quý Trưởng Lão và Trịnh Trưởng Lão, hai vị đã biết Kim Mao Sư Vương đau mắt, tại sao lại còn dùng thủ đoạn mà tấn công? Như vậy không phải là những anh hùng có tên tuổi trong giang hồ chút nào!Mụ ta vừa nói vừa chống Thiết Quài phi thân lên núi...- Chân mụ ta đi thì khập khiễng, nhưng khi giở khinh công ra thì nhanh vô cùng.Kim Hoa Bà Bà chỉ nhảy nhót mấy cái là lên đến trên đỉnh núi.Thù Nhi cũng theo sau, tuy võ công của nàng còn kém Kim Hoa Bà Bà xa, nhưng khinh công của nàng đã luyện tới mức cao siêu nên nàng chỉ kém Kim Hoa Bà Bà có mấy bước thôi.Vô Kỵ lo ngại sự an nguy cho nghĩa phụ nên chàng cũng rảo bước đi lên trên núi. Triệu Minh đi theo sau và khẽ gọi:- Có Lão bà ở đấy tôi chắc Sư Vương không bị nguy hại đâu! Công tử hà tất phải ra tay, cứ giấu diếm như thế này còn hơn!Vô Kỵ thấy Triệu Minh nói rất phải liền dắt tay nàng thủng thẳng đi theo phía sau Thù Nhi.Một lát sau bốn người đã lên tới trên đỉnh núi. Vô Kỵ thấy Tạ Tốn chỉ có thể bảo vệ thôi, chứ không sao có thể phản công lại được, chàng biết lối đánh của Tạ Tốn tuy không hạ được địch thủ nhưng cũng đủ tư cách để bảo vệ cho mình, nên chàng đỡ lo âu và đứng ở dưới gốc thông thật lớn để xem trận đấu. Chàng thấy mặt của nghĩa phụ có nhiều nếp nhăn hơn trước, tóc cũng bạc hơn xưa nhiều, cảm động vô cùng, không sao nhịn được, chỉ muốn tiến lên đánh bại hai tên địch kia rồi cùng nghĩa phụ nhận nhau ngay.Thấy sắc mặt Vô Kỵ, Triệu Minh đã biết ngay ý nghĩ của chàng như thế nào rồi, vội bóp tay chàng một cái và lắc đầu ra hiệu bảo chàng không nên làm như vậy.Vô Kỵ lại nghe thấy Kim Hoa Bà Bà nói:- Quý Trưởng Lão, môn Âm Sơn Chưởng Ðại Cửu thức của Trưởng Lão đã lùng danh giang hồ, hà tất Trưởng Lão phải biến môn chưởng pháp đó thành môn Miên Chưởng như vậy làm chi? Còn Trịnh Lão còn tệ hơn thế nữa, bề ngoài xử dụng Bát quái quyền nhưng sự thực trưởng lão dùng Hôi Phong Hốt Liễu quyền để đối địch? Chẳng lẽ Tạ Ðại Hiệp lại không biết rõ âm mưu của hai vị hay sao? ... Năm xưa, Cái Bang là một Ðại Bang hội, hành hiệp trượng nghĩa số một trên giang hồ, ngờ đâu bây giờ càng ngày càng suy đồi... càng hèn mạt.Tạ Tốn không trông thấy rõ thế võ của kẻ địch ra sao, nên lúc đối địch rất thiệt thòi, lại thêm Quý, Trịnh hai trưởng lão giảo hoạt vô cùng. Lúc ra tay cố ý thay đổi thế võ luôn luôn để cho Tạ Tốn không biết đâu mà phỏng đoán? Khi nghe Kim Bà Bà nói trắng ra như vậy, Tạ Tốn đã hiểu biết liền. Nhân lúc Trịnh Trưởng lão chưa kịp thay đổi quyền pháp, đã múa quyền đấm luôn vào quyền của đối thủ một cái. Quyền lực của Kim Mao Sư Vương nạnh kỳ lạ. Cũng may võ công của Trưởng lão khá cao siêu nhưng cũng bị đẩy lùi về phía sau hai bước mới đứng vững được. May có Quý Trưởng lảo ra tay tấn công luôn nên Tạ Tốn mới không chịu đuổi theo đấm bồi thêm, chứ nếu không thì Trịnh Trưởng lão đã bị toi mạng rồi.Vô Kỵ thấy hai trưởng lão của Cái Bang, người béo lùn, mặt đỏ hồng trông như một anh chàng đồ tể của Quý Trưởng lão, còn Trịnh Trưởng lão thì người gầy gò, mặt nhợt nhạt, trông đúng là một người ăn màu thực thụ. Người thanh niên tuổi trạc ba mươi đứng ở đàng xa ăn mặc quần áo Cái Bang nhưng rất sạch sẽ, trên lưng đeo tám cái túi vải. Với tuổi như y mà làm tới Trưởng lão đeo tới tám cái túi trong Cái Bang như vậy thật là hiếm có. Chàng liếc nhìn người đó, thấy mặt rất quen thuộc hình như đã gặp nhau ở đâu rồi nhưng nghĩ mãi mà không sao nghĩ ra được. Chàng bỗng nghe thấy người đó nói:- Kim Hoa Bà Bà tuy bề ngoài bà không ra tay trợ giúp Tạ Tốn, nhưng mồm bà nói giúp như thế chả là giúp đỡ rồi là gì?Kim Hoa Bà Bà lạnh lùng đáp:- Các hạ cũng là Trưởng lão của Cái Bang đấy à? Thứ lỗi bà già này mắt kém chưa hề gặp các hạ bao giờ.Người nọ vừa cười vừa đáp:- Tại hạ mới làm Trưởng lão không lâu, tất nhiên Bà Bà không biết. Tại hạ họ Trần tên là Hữu Lượng.Vô Kỵ nghe người đó xưng danh mới sực nhớ ra và nghĩ thầm:- Trần Hữu Lượng, phải rồi năm nọ Thái sư phụ đưa ta tới chùa Thiếu Lâm để chữa bệnh, có một thiếu niên chỉ đọc qua một lượt là nhớ liền, y đã đọc cuốn Cửu Dương Công của Võ Ðang mà Thái sư phụ viết ra không thiếu sót một chữ nào. Nhưng y là đệ tử của Thiếu Lâm, sao bây giờ y lại làm Trưởng lão của Cái Bang như thế? Ừ, phải rồi, trong Cái Bang có đủ cả các môn phái, như vậy đệ tử của Thiếu Lâm gia nhập Cái Bang cũng không có gì lạ. Y là người rất thông minh, lại có võ công thựong thặng, bây giờ ra nhập Cái Bang, tất nhiên phải có địa vị hơn người. Huống hồ, y đã học lỏm được Cửu Dương Công của Thái sư phụ ta, như vậy có khác gì y kiêm cả tài ba của Thiếu Lâm và Võ Ðang.Kim Hoa Bà Bà lớn tiếng quát:- Môn hạ đệ tử của phái Võ Ðang cũng gia nhập Cái Bang hay sao?Vô Kỵ thấy Hữu Lượng vận dụng nội công của phái Võ Ðang nên mới bị Kim Hoa Bà Bà nói như vậy. Chàng tức giận vô cùng và nghĩ thầm:- Người này học lỏm Cửu Dương Công của phái Võ Ðang rồi ngấm ngần tự tu luyện lấy, thật là không biết xấu hổ một tí nào!Chàng lại nnghe thấy Hữu Lượng vừa cười vừa trả lời với Kim Hoa Bà Bà rằng:- Tại hạ xuất thân ở Thiếu Lâm mà bà già này cứ bảo tại hạ là phái Võ Ðang thực là buồn cười hết sức!Y nói xong mấy câu đó liền thổi hơi ra rất mạnh, quả thật lúc này Cửu Dương Công của y là tâm pháp của Thiếu Lâm chứ không phải của phái Võ Ðang. Vô Kỵ đã học Cửu Dương Công của cả hai môn phái nên chàng biết rất rõ. Vì vậy chàng nghe Hữu Lượng trả lời như thế liền nghĩ tiếp:- Người này học cả nội công của hai môn phái, hai môn y cũng luyện thành công hết, quả thật y là một người có tài chí.Bỗng chàng nghe có tiếng hò hét vội quay lại nhìn mới hay cánh tay trái của Trịnh Trưởng lão đấm cho một quyền. Ba tên đệ tử của Cái Bang trông thấy thế liền rút khí giới ra cùng xông lại tấn công Tạ Tốn. Võ công của ba người này kém Quý, Trịnh hai vị trưởng lão nhiều, có chúng xông vào trận đấu lại càng vướng tay vướng cẳng thêm.Nhưng hai mắt của Tạ Tốn đã mù, mà từ khi mù đến giờ đại hiệp chưa hề đấu với ai hết, nên không có một chút kinh nghiệm nào về đối địch cả. Ngày hôm nay mới gặp cường địch, chỉ nghe tiếng gió mà đoán thế võ của đối thủ ra sao thôi, chứ không thể nào phân biệt được phương hướng. Chỉ đấu được một chốc lát vai của đại hiệp bị chém trúng một kiếm liền, Vô Kỵ thấy tình thế nguy cấp đang định ra tay cứu viện, nhưng Triệu Minh khẽ nói:- Công tử cứ yên trí. Kim Hoa Bà Bà thế nào cũng ra tay cứu cho mà xem.Vô Kỵ hơi chần chờ, quả nhiên Bà Bà múa quài trượng cười nhạt một tiếng, nhưng không xông ra cứu viện. Ðang lúc ấy, chân bên trái của Tạ Tốn lại bị Trịnh Trưởng Lão đá trúng một cái, loạng choạng suýt ngã. Năm tên Bang chúng của Cái Bang thấy vậy cả mừng cùng nhảy xổ lại, Vô Kỵ đã cầm sẳn bẩy hòn đá nhỏ, vừa thấy năm người nọ xông lại chàng liền ném bẩy hòn đá đó vào năm kẻ địch. Bẩy hòn đá đó trúng ngay vào người năm tên kia, đồng thời ba món khí giới của chúng bị chém gãy đôi ngay và còn bốn tên trong bọn, bị đao chém trúng ngực, người gãy gục rớt cả xuống dưới núi. Chỉ có một mình Trịnh Trưởng Lão bị chém gãy một cánh tay phải ngã lăn ra đất thôi, nhưng lưng y vẫn bị hai hòn đá của Vô Kỵ bắn trúng cắm sâu vào trong người. Bốn người bị chém rớt xuống núi chết, trên người chúng cũng bị đá cắm sâu vào trong thịt.Sự biến cố xảy ra rất nhanh, mọi người đều kinh hãi vô cùng. Tới khi ai nấy định thần nhìn kỹ mới hay Tạ Tốn đã cầm một con đao lớn vừa đen vừa nặng chình chịch, con đao ấy chính là Ðồ Long bảo đao, võ lâm chí tôn. Tạ đại hiệp cầm đao đứng trên đỉnh núi trông thật oai phong lẫm liệt không khác một vị tiên thần giáng trần vậy. Vô Kỵ đã được trông thấy thanh đao này từ hồi cỏn nhỏ, nhưng chàng không ngờ nó lại sắc bén và oai mãnh như thế. Kim Hoa Bà Bà đứng yên, mồm lẩm bẩm nói:- Võ lâm chí tôn, bảo đao Ðồ Long, võ lâm chí tôn, bảo đao Ðồ Long.Trịnh Trưởng Lão bị chém gãy một cánh tay đau nhức chịu không nổi, kêu la như heo rống vậy. Trần Hữu Lượng sợ hãi sắc mặt biến thành nhợt nhạt rồi lớn tiếng nói:- Tạ đại hiệp võ công cái thế, chúng tôi rất lấy làm thán phục. Ðại hiệp làm ơn tha cho Trịnh Trưởng Lão xuống núi, tại hạ xin ở lại đây thường mạng và xin Tạ đại hiệp ra tay chém ngay đi.Mọi người thấy y nói như vậy đếu cảm động vô cùng, không ngờ y lại là người trọng nghĩa khí như thế. Người trên giang hồ kính trọng nhất là chữ nghĩa. Vô Kỵ vẫn khinh thường Hữu Lượng, bây giờ thấy y có nghĩa khí như thế trong lòng lại kính trọng thầm. Tạ Tốn liền đáp:- Trần Hữu Lượng, mi là một hảo hán như vậy mi cứ việc ẳm tên họ Trịnh này đi, ta cũng không giết mi đâu.Hữu Lượng đáp:- Tại hạ cảm ơn Tạ đại hiệp đã không ra tay giết như vậy nhưng vừa rồi đại hiệp đã giết chết năm người của Cái Bang, trong mười năm sau, tại hạ thế nào cũng luyện thành võ công và trở lại đây để trả mối ân cừu này.Tạ Tốn thấy Hữu Lượng có can đảm như vậy, đủ thấy là một nhân vật phi thường trong võ lâm, nên đại hiệp lại nói tiếp:- Nếu lão phu sống thêm được mười năm nữa thế nào cũng lãnh giáo võ công của các hạ có cả Thiếu Lâm và Võ Ðang.Hữu Lượng chắp tay vái chào Kim Hoa Bà Bà và nói tiếp:- Cái Bang tự tiện xâm nhập quý đảo, tại hạ xin tạ tội Bà Bà nơi đây.Nói xong y ẳm Trịnh Trưởng Lão, rồi bước đi xuống dưới núi tức thì. Kim Hoa Bà Bà trợn mắt nhìn Vô Kỵ một cái rồi hỏi:- Lão già này ném đá điểm huyệt trúng đáo để, tại sao lão lại nắm bẩy hòn đá ở trong tay một lúc như thế? Có phải ngươi định dùng hai hòn đá để ném Hữu Lượng và Bà Bà này không?Vô Kỵ thấy Kim Hoa Bà Bà đã biết rõ ý định của mình như vậy, nhưng chưa biết rõ mặt mình, nên chàng không trả lời chỉ mỉm cười thôi.Kim Hoa Bà Bà lại lớn tiếng quát hỏi tiếp:- Lão già kia quý tính danh là chi? Giả bộ làm thủy thủ theo dò lão Bà Bà nầy để làm gì? Ở trước mặt Bà Bà nầy mà giở trò quỉ ra thì không sao thoát chết được đâu.Vô Kỵ không quen nói dối, thấy Kim Hoa Bà Bà hỏi như vậy chỉ biết đứng ngẩn người ra, không biết trả lời ra sao. Triệu Minh dùng giọng khàn khàn vội đáp:- Chúng ta là Cự Kình Bang xưa nay chuyên sống trên bể cả làm nghề không vốn. Lão Bà Bà bằng lòng trả một số vàng lớn như thế chúng tôi bằng lòng đưa Bà Bà đi một chuyến như vậy có sao đâu. Người anh em của chúng tôi thấy Cái Bang cậy người nhiều bắt nạt người ít, cho nên mới ra tay cứu giúp mà thôi. Ðó là lòng tốt của người anh em tôi, không ngờ Tạ đại hiệp võ công cao siêu như thế. Như vậy sự ra tay của anh em tôi là thừa.Tuy nàng bắt chước giọng đàn ông để nói, nhưng vẫn không sao che lấp được giọng nói bén nhọn, nên nghe thấy cũng phải đinh tai. Nhờ có tài hóa trang khéo léo nên Kim Hoa Bà Bà vẫn chưa nhận được nàng là ai. Tạ Tốn giơ tay lên phẩy một cái và nói:- Cám ơn, các người đi đi, không ngờ ngày hôm nay Kim Mao Sư Vương vì mắt mù bị người ta hà hiếp, lại được Cự Kình Bang trợ giúp như vậy, không ngờ ta cách biệt giang hồ hai mươi năm trong võ lâm lại xuất hiện nhiều người tài năng. Biết thế ta chả cần trở về Trung Nguyên nữa.Nói tới hai câu sau cùng, giọng nói của đại hiệp có vẻ rầu rĩ cảm khái vô cùng. Thì ra, đại hiệp nghe tiếng bảy hòn đá của Vô Kỵ ném ra mạnh vô cùng, nên mới kinh hãi, sao trong võ lâm lại có người có kình lực đến thế. Ðại hiệp cảm khái là vì ngày hôm nay nếu không nhờ thanh đao Ðồ Long này thì khó mà thoát khỏi tay lũ quỷ kia.Kim Hoa Bà Bà thấy vậy liền hỏi:- Tạ hiền đệ, ngu tỷ biết hiền đệ không ưa người ngoài trợ giúp nên không ra tay chắc hiền đệ không trách ngu tỷ đâu.Vô Kỵ thấy Kim Hoa Bà Bà gọi nghĩa phụ mình là hiền đệ trong lòng hơi ngạc nhiên, chàng lại nghe thấy Tạ Tốn trả lời:- Có gì mà trách cơ chứ! Lần nầy trở về Trung Nguyên, Bà Bà làm ơn thầm dò tin tức Vô Kỵ đứa con nuôi của tôi xem nó có còn sống không?Vô Kỵ cảm động vô cùng, bỗng cảm thấy một bàn tay mềm mại nắm chặt tay mình. Chàng mới biết Triệu Minh không muốn mình nhận ngay Tạ Tốn lúc này, vừa rồi chàng không nghe lời nàng đột nhiên ném đá cứu viện, nên suýt xảy ra chuyện không hay. Vì vậy, chàng thấy Triệu Minh ra hiệu như vậy, đành phải cố chịu nhịn nhất thời. Chàng lại nghe Kim Hoa Bà Bà trả lời:- Tôi đã dò hỏi rồi, nhưng không có tin tức gì hết, nhưng tôi dám chắc y chưa chết đâu!Tạ Tốn thở dài một tiếng, hồi lâu mới hỏi tiếp:- Hân phu nhân, ngày hôm nay, phu nhân chớ có đánh lừa kẻ mù này. Chẳng lẽ Vô Kỵ con của tôi vẫn còn sống ở trên đời hay sao?Kim Hoa Bà Bà lưỡng lự mãi không dám trả lời, Thù Nhi đột nhiên xen lời nói:- Kim Hoa Bà Bà vội giơ tay trái ra nắm chặt lấy cổ tay nàng trợn trừng đôi mắt lên nhìn, vì vậy nàng không dám nói nữa. Tạ Tốn vội hỏi:- Hân cô nương nói đi? Có phải Bà Bà của cô lừa dối tôi không?Nước mắt của Thù Nhi nhỏ ròng hai bên má, Kim Hoa Bà Bà giơ hữu chưởng lên để trên đầu của nàng, hễ nàng lên tiếng nói một câu gì không hợp ý bà ta là bà ta đánh xuống luôn. Thấy bà ta đe dọa như vậy thù Nhi liền trả lời:- Tạ đại hiệp, bà tôi không lừa dối Tạ đại hiệp đâu. Lần này chúng tôi đi Trung Nguyên quả thật không dò thấy tin tức của Trương Vô Kỵ.Kim Hoa Bà Bà thấy nàng nói như vậy mới đổi sắc mặt vui cười, rồi thâu ngay chưởng lại.Nhưng tay trái vẫn còn nắm chặt lấy cổ tay Thù Nhi. Tạ Tốn lại hỏi tiếp:- Vậy hai người đã dò thám được những tin tức gì? Minh Giáo của chúng tôi hiện giờ ra sao? Những bạn cũ của tôi hiện giờ như thế nào?Kim Hoa Bà Bà đáp:- Tôi không biết, vì tôi không để ý tới việc của giang hồ. Tôi chỉ mải đi tìm kiếm Diệt Tuyệt Sư thái lão ni của phái Nga Mi thôi. Tôi muốn trả được mối thù cũ, nên tôi không để ý đến việc gì khác.Tạ Tốn nổi giận nói tiếp:- Giỏi thật! Ở trên đảo Băng Hỏa, Hàn phu nhân đã nói gì với tôi, còn nhớ không? Phu nhân bảo vợ chồng Trương ngũ đệ của tôi đã tự tử trên núi Võ Ðang rồi. Vô Kỵ nghĩa tử của tôi trở thành đứa trẻ mồ côi không ai trông nom tới, đang lưu lạc trên giang hồ, đi đến đâu cũng bị người ta hà hiếp thảm khốc vô cùng.Kim Hoa Bà Bà vội đáp:- Phải.- Phu nhân còn nói y bị người ta đánh trúng một Huyền Minh thần chưởng, ngày đêm đau đớn chịu không nổi. Phu nhân có gặp y ở Hồ Ðiệp Cốc và có gọi y đến Linh Xà đảo nầy, nhưng y không chịu đi phải không?- Phải, nếu tôi nói dối đại hiệp thì trời di đất diệt và Kim Hoa Bà Bà tôi không bằng một đứa hạ cấp của giang hồ.- Hân cô nương, còn cô thì nói sao?Thù Nhi đáp:- Tôi nói lúc ấy tôi đã hết sức khuyên y đi cùng chúng tôi tới đảo Linh Xà này, y không những không chịu đi theo mà còn cắn tôi một cái. Ðây, tay vẫn còn vết thẹo hẳn hòi chớ không phải tôi nói dối đâu.Triệu Minh bỗng nắm chặt tay Vô Kỵ, hai mắt nhìn thẳng vào mặt chàng. Mặt tỏ vẻ cười một cách chế nhạo và oán hận. Trong óc nàng nghĩ:- Giỏi thật, anh nói dối tôi, thì ra anh biết cô bé này từ trước, mà hai người lại còn có sự liên can như thế nữa.Vô Kỵ xấu hổ, mặt đỏ bừng, nghĩ đến Thù Nhi, người em họ của mình, trong lòng lại cảm thấy chua chát. Chàng đang suy nghĩ đột nhiên bị Triêu Minh cắn luôn vào mu bàn tay một cái, đến chảy máu ra, nhưng Cửu Dương Thần Công trong đầu chàng phản ứng tức thì. Tay chàng bỗng có một sức mạnh hất bắn mồm Triệu Minh ra. Môi nàng cũng chảy máu nốt. Cả hai đều la rên rỉ. Vô Kỵ đưa mắt nhìn Triệu Minh, không hiểu tại sao nàng đột nhiên cắn mình như thế. Chàng thấy mặt nàng vẫn tỏ vẻ tươi cười, hai má đỏ bừng tuy bị nứt bật máu tươi ra, nhưng vẫn không lấp nổi vẻ đẹp của nàng.Chàng đang hồ nghi lại nghe Tạ Tốn nói tiếp:- Ðược lắm, Hàn phu nhân, sở dĩ tôi không quản ngại đường sá xa xôi rời Băng Hỏa đảo để vế Trung Nguyên cũng chỉ vì nhớ nhung Vô Kỵ, nghĩa tử của tôi. Bà Bà nhận lời tôi đi tìm kiếm Vô Kỵ hộ, tại sao Bà Bà lại không giữ lời hứa như thế?Vô Kỵ cảm động, nước mắt chảy quanh. Bây giờ chàng mới biết, nghĩa phụ mình không quản ngại nguy hiểm, không sợ kẻ thù giết chóc, mà trở về đất Trung Nguyên nàyđể tìm kiếm mình. Chàng lại nghe Kim Hoa Bà Bà trả lời:- Ngày nọ, trước khi rời khỏi Băng Hỏa, tôi có hứa tìm kiếm Trương Vô Kỵ cho đại hiệp, nhưng đại hiệp phải cho tôi mượn đao Ðồ Long. Nếu đại hiệp cho tôi mượn đao trước, lão bà nầy không bao giờ nuốt lời, thế nào cũng dò biết tin tức thiếu niên đó cho đại hiệp hay.Tạ Tốn lắc đầu:- Không được, Hàn phu nhân dẫn Vô Kỵ tới đây trước tôi sẽ cho mượn đao sau.- Thế Tạ hiền đệ không tin người chị này hay sao?- Việc đời khó nói lắm, ngay đến cha con và anh em không thể tin nhau được, huống hồ tôi với Hàn phu nhân.Vô Kỵ biết Tạ Tốn nói như vậy là vì nghĩ đến chuyện của Thành Khôn mà nên:Kim Hoa Bà Bà hỏi tiếp:- Có phải Tạ hiền đệ nhất định không cho tôi mượn đao trước phải không?Tạ Tốn đáp:- Tôi đã tha Trần Hữu Lượng của Cái Bang xuống núi, từ nay trở đi đảo Linh Xà này sẽ không còn ngày nào yên ổn như trước nữa, rồi sẽ có rất nhiều kẻ thù của tôi tìm tiếm tới đây. Kim Mao Sư Vương bây giờ không phải Kim Mao Sư Vương năm xưa nữa, trừ thanh đao Ðồ Long này ra, tôi không còn ai che chở và giúp đỡ cho nữa, hì... hì... Vừa rồi năm người vây đánh rồi, mà hảo hán của Cự Kình Bang cũng biết cầm sẳn bảy hòn gạch, như thế đủ thấy phu nhân đã có ý muốn giết hại tôi rồi. bạn đó còn biết hoài nghi phu nhân, chẳng lẽ tôi không hoài nghi hay sao. Phu nhân chỉ mong tôi bị bọn Cái Bang giết chết rồi phu nhân ra tay giết bọn chúng sau, để cướp lại con đao Ðồ Long. tạ Tốn này tuy mắt mù nhưng lòng vẫn chưa mù. Tôi hỏi phu nhân một câu này, Tạ Tốn tôi tới Linh Xà đảo của phu nhân một cách bí mật lắm, tại sao Bang chúng của Cái Bang lại biết như vậy?Kim Hoa Bà Bà đáp:- Tôi đang muốn điều tra xem tại sao chúng lại hay tin như thế.Tạ Tốn búng tay vào lưỡi đao Ðồ Long một cái rồi mới giấu thanh đao đó vào trong tay áo và nói tiếp:- Phu nhân không chịu dò la tin tức Vô Kỵ cho tôi thì thôi, nhưng tôi cũng không dám bắt ép phu nhân. Bây giờ tôi đành tái nhập giang hồ làm cho thiên hạ đảo lộn một phen vậy.Nói xong, y ngẩng nặt lên trời rú lên một tiếng thật dài rồi tung mình lên, chạy thẳng lên trên eo núi ở bên phía Tây. Nhưng y đi nhanh vô cùng và càng đi càng xa. Sau cùng mọi người thấy y tiến thẳng lên trên ngọn núi ở phía Bắc của hòn đảo.Mọi người còn thấy trên đỉnh núi có một căn nhà lá trơ trọi đoán biết ngay nhà đó thể nào cũng của Tạ đại hiệp lập nên.Kim Hoa Bà Bà chờ Tạ Tốn đi xa rồi mới quay lại trợn trừng mắt nhìn Vô Kỵ và Triệu Minh giây lát, mồm thì quát bảo:- Bước xuống thuyền đi.Triệu Minh dắt tay Vô Kỵ đi xuống núi trở về thuyền liền. Vừa đi Vô Kỵ vừa nói:- Tôi còn phải đi thăm nghĩa phụ đã.Triệu Minh vội hỏi:- Khi nghĩa phụ của công tử quay người đi khỏi, đôi mắt của Kim Hoa Bà Bà lộ hung quang, chẳng hay công tử có thấy không?Vô Kỵ đáp:- Có, nhưng tôi không sợ mụ ta.- Tôi thấy đảo này có nhiều sự xếp đặt rất huyền bí, nhưng không hiểu tại sao Bang chúng của Cái Bang lại tới đảo này được? Tại sao Kim Hoa Bà Bà lại biết chỗ ở của Tạ đại hiệp như thế? Tại sao mụ ta lại tìm tới Băng Hỏa đảo được. Bên trong còn có rất nhiều vấn đề khó hiểu lắm, công tử muốn đánh chết mụ ta không khó gì hết, nhưng đánh chết mụ ta rồi thì công tử không còn biết một tí gì về vấn đề khó hiểu ấy nữa.- Tôi có muốn đánh chết mụ ta đâu. Tôi chỉ nhớ thương nghĩa phụ của tôi quá và chỉ muốn đi gặp ông ta ngay đấy thôi.- Cách biệt nhau mười mấy năm còn được, bây giờ có phải chờ đợi thêm một vài ngày cũng chưa phải là muộn mà. Trương công tử, tôi nói như thế là muốn bảo chúng ta phải cẩn thận đề phòng Kim Hoa Bà Bà mới được. Nhưng chúng ta còn phải đề phòng cả Trần Hữu Lượng nữa.- Trần Hữu Lượng ư? Tôi thấy người đó rất trọng nghĩa khí, kể ra y cũng là một anh hùng hảo hán đấy.- Có thực công tử nghĩ như vậy không? Hay là công tử nói dối tôi.- Tôi nói dối cô nương làm chi. Vừa rồi cô nương không thấy hay sao. Trần Hữu Lượng cam tâm chết thay Trịnh Trưởng Lão như vậy, chả là một hảo hán hiếm có là gì?Thấy Vô Kỵ nói như vậy, Triệu Minh ngắm nhìn chàng một hồi rồi thở dài một tiếng, rồi mới nói tiếp:- Trương công tử ơi. Trương công tử là giáo chủ của Minh Giáo còn phải cầm đầu bao nhiêu anh hùng hào kiệt, tốt, xấu, trung, gian, mà sao công tử lại nhẹ dạ dễ tin người như thế được.Vô Kỵ ngạc nhiên vội hỏi lại:- Cô nương nói sao? Tôi đã bị người ta lừa dối ư?- Rõ ràng Trần Hữu Lượng lừa dối Tạ đại hiệp, công tử trông thấy rõ như vậy mà không hay biết gian kế của hắn hay sao?Vô Kỵ nổi giận nhảy phắt lên và hỏi lại:- Y lừa dối nghĩa phụ tôi?- Lúc Tạ đại hiệp rút Ðồ Long đao ra chém một nhát, các tay cao thủ của Cái Bang liền có bốn tên bị giết chết và một tên bị thương thì Hữu Lượng võ công cao siêu đến đâu cũng không sao địch lại thanh đao Ðồ Long ấy. Trước hoàn cảnh ấy nếu y không tiến lên chịu chết thì chỉ có quỳ xuống đất van lơn thôi. Nhưng công tử thử nghĩ xem, Tạ đại hiệp không muốn để hành tung của mình tiết lộ cho người ngoài hay. Thì lúc ấy Hữu Lượng có vái lạy ba trăm cái và khóc lóc van lơn đến đâu Tạ đại hiệp cũng không tha thứ cho đâu. Chỉ có một cách giả bộ làm hiệp nghĩa thì mới lay chuyển được ý định của đại hiệp thôi.Nàng vừa nói vừa lấy thuốc cao dán vết thương ở tay của Vô Kỵ và dùng khăn tay của mình bọc cho chàng. Vô Kỵ thấy nàng giải thích như vậy, cho là rất có lý. Nhưng chàng trông thấy thái độ của Hữu Lượng như vậy thành thực như vậy, chàng lại bán tín bán nghi.Triệu Minh lại nói:- Ðược. Tôi hãy nói công tử một câu nầy, lúc Hữu Lượng nói với Tạ đại hiệp hai tay của y làm gì và chân của y làm gì?Vì lúc ấy Vô Kỵ chỉ nhìn mặt Hữu Lượng và Tạ Tốn thôi nên không để ý đến tay chân của Hữu Lượng. Bây giờ chàng nghe Triệu Minh hỏi như vậy, liền nhắm mắt hồi tưởng giây lát rồi đáp:- Phải đấy, lúc ấy tôi không để ý đến vấn đề đó, nhưng tôi vẫn còn nhớ y giơ tay phải lên, tay trái cứ xua lia lịa. Còn hai chân của y thì cứ đá hậu về phía sau liên tiếp. Tôi lại tưởng y tấn công lén nghĩa phụ tôi, nhưng tôi không thấy y tiến lên một chút nào hết, nên tôi không nghi ngờ nữa.- Không ngờ Trương công tử lại ít kinh nghiệm nhận xét người đời như thế. Công tử đã biết Hữu Lượng là một người rất thông minh, trong khi y nói dối đại hiệp, y còn phòng bị đại hiệp biết rõ gian mưu ấy, nên tay y chuẩn bị một thế võ và chân y cũng chuẩn bị một thế võ nữa. Nhưng công tử có biết thế võ ở tay y là đề phòng ai thế võ ở chân là để đối phó với ai không?Thấy Triệu Minh hỏi như vậy Vô Kỵ ngẫm nghĩ giây lát bỗng mồ hôi lạnh toát ra ướt đẫm cả áo ngoài áo trong, và với giọng run run đáp:- Phải rồi... thế võ ở chân là y định đá vào người Trinh Trưởng Lão đang nằm dưới đất, còn thế võ trên tay là định chộp Hân cô nương phải không?- Ðúng lắm. Y định đá Trưởng Lão bắn vào người đại hiệp và tay chộp Hân cô nương, người đã cắn tay ăn thề với công tử để đẩy vào người đại hiệp. Như vậy đại hiệp không còn tay chân đâu mà đánh y, thế là y có dịp đào tẩu liền. Tuy y biết kế đó chưa chắc đã thật hoàn hảo, nhưng ngoài kế đó ra không còn kế nào hơn thế nữa. Nếu là tôi cũng phải làm như y vậy. Chỉ trong giây lát mà y nghĩ ra được mưu kế duy nhứt ấy, đủ thấy là một nhân vật lợi hại như thế nào.Vô Kỵ càng nghĩ càng kinh hoảng, chàng kinh lịch từ nhỏ đến giờ đã nhiều và cũng đã gặp rất nhiều kẻ nham hiểm gian giảo rồi, nhưng chưa thấy ai lại lợi hại như Hữu Lượng. Một lát sau, chàng lại nói:- Triệu cô nương, dù y gian giảo đến đâu cũng không qua được mắt cô nương. Như vậy đủ thấy cô nương còn lợi hại hơn y nhiều.- Công tử nhạo báng tôi phải không. Nếu công tử sợ tôi là người nham hiểm thì xa lánh tôi ngay đừng có gần tôi nữa.- Cô nương đã xử dụng nhiều quỷ kế đối với tôi rồi, nên việc nào tôi cũng đề phòng cô nương đôi chút.- Công tử vẫn đề phòng tôi, tại sao tôi bôi thuốc độc vào tay công tử mà công tử không hay biết gì hết?Vô Kỵ kinh hoảng và cảm thấy tay mình hơi tê tái và ngứa ngáy thật vội cởi khăn tay ra đưa lên mũi ngửi thử, chỉ thấy mùi thơm xông lên. Chàng biết ngay đó là một thứ thuốc dán để cho tiêu hết thịt thối ở vết thương đi. Dán cái đó lên trên vết thương ở trên tay của chàng, tuy không bị hại gì mấy, nhưng cũng bị ngứa ngáy khó chịu. Vì vậy chàng vội đi kiếm nước rửa cho thật sạch. Triệu Minh theo sau, rửa giúp chàng. Chàng bỗng đẩy mạnh vai nàng một cái và giận dữ nói:- Cô nương đừng tới gần tôi nữa. Cô hại tôi như thế để làm chi? Chẳng lẽ người ta không đau đớn hay sao?Sở dĩ Vô Kỵ đã ngửi qua mùi thuốc cao nọ rồi mà không hay thuốc ấy là thuốc độc là vì Triệu Minh có hòa chút sáp son của mình vào nên Vô Kỵ chỉ ngửi thấy mùi thơm mà không hay thuốc đó có chất độc là thế.Triệu Minh bị chàng đẩy một cái, chỉ khúc khích cười và nói:- Công tử hồ đồ thực. Tôi sợ công tử đau đớn chịu không nổi, nên tôi mới phải dùng phương pháp ấy để chữa cho công tử.Vô Kỵ không thèm trả lời nàng ta, vẻ mặt hầm hầm đi thẳng xuống dưới khoang thuyền, ngồi xuống nhắm nghiền mắt lại. Triệu Minh đi theo sau liền gọi:- Trương công tử.Vô Kỵ giả bộ như say. Triệu Minh lại gọi thêm mấy tiếng nữa .Vô Kỵ không trả lời thì chớ, lại còn ngáy rất lớn là khác.Triệu Minh thấy vậy lẩm bẩm nói:- Sớm biết như vậy, thà tôi bôi ngay thuốc độc vào, giết chết công tử luôn còn hơn là bị công tử làm thinh không thèm trả lời như vạy.Vô Kỵ mở mắt ra nhìn và hỏi:- Sao cô nương lại bảo tôi hồ đồ, không biết ai tốt ai xấu như vậy?Triệu Minh vừa cười vừa đáp:- Nếu tôi nói được công tử phải chịu tin và chịu phục thì sao?- Cô cãi bướng quen rồi, tôi cãi sao nổi cô chứ?- Tôi chưa nói công tử cũng tự biết là mình đuối lý và biết tôi có thực lòng giúp công tử rồi.- Không đúng. Trên đời có ai như cô nương không? đã cắn sứt tay người ta không xin lỗi thì chớ, lại còn bôi thêm thuốc độc vào để cho người ta bị đau đớn như vậy. Thế mà cô nương lại còn bảo có lòng tốt giúp tôi nữa?- Hừ, Trương Vô Kỵ, tôi hãy hỏi công tử vấn đề này đã. Tôi cắn công tử bị thương như vậy có nặng bằng công tử cắn Hân cô nương không?Thấy nàng ta hỏi như vậy, Vô Kỵ xấu hổ mặt đỏ bừng, ấp úng đáp:- Ðó là... là việc xưa kia rồi... Cô nương còn nhắc tới làm chi?
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 71
Xếp Ðặt Kế Ðộc
Triệu Minh lại nói :- Tôi cứ thích nhắc nhở tới đấy. Tôi hỏi như vậy, công tử không chịu trả lời lại cứ đánh trống lảng như thế làm chi?- Tôi chịu nhận, tôi cắn Hân cô nương còn nặng hơn cô cắn tôi nhưng lúc ấy vì cô ta nắm tay tôi mà võ công của tôi lại kém cô ta nhiều. Tôi giằng co mãi không sao thoát khỏi tay cô ta, lúc ấy tôi còn con nít nên cắn bừa tay của cô ta. Còn bây giờ cô khác tôi hồi ấy nhiều, cô có nhỏ như tôi hồi ấy đâu? Và tôi có nắm tay cô như cô ta nắm tay tôi định lôi tới đảo Linh Xà này đâu?- Thế thì lạ thực. Lúc ấy cô ta lôi kéo công tử phải tới đảo Linh Xà này mà công tử nhất định không chịu tới. Sao bây giờ cô ta không mời mọc gì cả, công tử lại theo dõi cô ta tới đây? Có lẽ vì người đã lớn, trái tim cũng lớn theo nên thay đổi như vậy phải không?Vô Kỵ xấu hổ, mặt đỏ bừng, vừa cười vừa đáp:- Lần này cô gọi tôi tới đây chứ?Thấy chàng nói như vậy, Triệu Minh cũng xấu hổ theo, nhưng trong lòng cảm thấy thích thú.Hai người nhìn nhau, không nói năng gì cả, rồi cả hai đều quay đầu đi. Triệu Minh cúi đầu, tỏ vẻ ngượng nghịu khẽ nói tiếp:- Thôi được, chúng ta không cãi lý nữa. Nhưng công tử hãy nghe tôi nói câu này đã. Năm xưa công tử cắn cô ta một cái, khiến cô ta nhớ công tử mãi mãi. Cứ nghe lời của nàng vừa nói, đủ thấy nàng ta nhớ công tử suốt đời chứ không sai. Còn tôi cắn công tử một cái là cũng muốn công tử càng nhớ tôi mãi.Tới lúc này,Vô Kỵ mới biết thâm ý của nàng, lòng cảm động vô cùng. Triệu Minh lại nói tiếp:- Tôi thấu cái xẹo ở tay Hân cô nương rất sâu, tôi mới nghĩ rằng, vì công tử cắn cô ta bị thương nặng như vậy, nên cô ta mới thương nhớ công tử thiết tha? Nếu tôi không cắn công tử bị thương nặng như cô ta thì... Nhưng tôi không thể nhẫn tâm cắn công tử bị thương nặng như vậy.Tôi lại sợ cắn công tử không đau, công tử sẽ quên tôi ngay. Nghĩ đi nghĩ lại, rốt cục tôi mới cắn công tử một cái như thế và bôi thêm thuốc Khứ Hư Tiêu Cơ Tán lên, để cho vết thương của công tử loét to ra, thì công tử mới nhớ tôi mãi mãi.Thấy Triệu Minh có ý nghĩ ngây thơ như vậy, Vô Kỵ không sao nhịn được cười. Chàng nghe những lời chót, mới hay nàng ta có cử chỉ ngu dại như thế cũng vì quá yêu thương. Rốt cục, chàng thở dài một tiếng rồi nói:- Tôi không dám oán trách cô đâu, và sự thực tôi không biết cô có lòng tốt như thế. Nếu cô không nói ra thì tôi làm sao hiểu được thâm ý của cô? Sự thực cô chả phải làm như thế tôi cũng không sao quên cô được.Triệu Minh thấy Vô Kỵ nói như thế liền hỏi tiếp:- Tôi vẫn không tin công tử mến tôi như lời công tử vừa nói. Vì từ trước tới nay, tôi làm cho công tử bực mình nhiều hơn là tử tế.- Từ giờ trở đi, quý hồ cô nương đừng có làm cho tôi bực mình nữa là xong.Nói tới chàng cầm tay Triệu Minh đưa lên trên miệng của mình và nói tiếp:- Bây giờ tôi cũng cắn cô nương một cái, để cô nương phải nhớ tôi mãi mãi mới được.Triệu Minh hổ thẹn vô cùng vội dang tay ra, chạy tới cửa khoang thuyền mở cửa khoang định phi thân ra bên ngoài thì vừa va chạm phải Tiểu Siêu. Nàng kinh hãi giựt mình và nghĩ thầm:- Nguy tai! Có lẽ con nhỏ này đã nghe thấy hết lời nói của hai ta rồi cũng nên? Như vậy thực xấu hổ chết đi được? Mặt đỏ bừng, nàng vội chạy lên bong thuyền để lánh mặt.Tiểu Siêu đi tới trước mặt Vô Kỵ và thưa rằng:- Thưa công tử, tôi trông thấy Kim Hoa Bà Bà và cô bé xấu xí đi về phía bên kia, mỗi người vác một cái túi lớn, không biết họ định làm trò quái gì thế?Vô Kỵ thấy Tiểu Siêu vào đột ngột như thế cũng sợ nàng ta nghe thấy lời mình nói với Triệu minh nên Tiểu Siêu nói xong chàng chỉ ầm ừ mấy ttiếng. Giây phút sau, chàng mới định thần và hỏi lại:- Có phải hai người đi về phía Bắc, lên trên đỉnh núi tiến về chỗ cái nhà nhỏ không?- Thưa không phải, họ đi về phía Ðông Bắc, hình như vừa đi vừa cãi lộn với nhau. Trông mặt Kim Hoa Bà Bà có vẻ tức giận lắm.Thấy Tiểu Siêu nói như vậy, Vô Kỵ liền lên trên boong thuyền và đi về phía đàng đuôi. Xa xa chàng trông thấy Triệu Minh đang đứng mải chăm chú nhìn xuống mặt bể, nhưng không quay người lại. Cả hai cùng đứng yên như vậy cho tới mặt trời lặn mới trở xuống dưới khoang.Cơm nước xong, Vô Kỵ nói với Triệu Minh và Tiểu Siêu rằng:- Tôi đi dò thám nghĩa phụ. Hai cô ở lại thuyền canh gác, vì đi nhiều người sẽ bị Kim Hoa Bà Bà biết liền.Triệu Minh đáp:- Công tử không nên đi vội, chờ trời tối hẳn hãy đi thì hơn. Vô Kỵ tán thành ý kiến của nàng, nhưng vì nhớ thương nghĩa phụ quá, chàng đợi chờ một canh ấy, tựa như đợi chờ mười năm vậy.Thấy trời đã tối, chàng đứng dậy nhìn Triệu Minh và Tiểu Siêu mỉm cười rồi đi ra ngoài khoang. Triệu Minh liền cởi thanh Ỷ Thiên Kiếm xuống đưa cho chàng và nói:- Công tử đem thanh kiếm này để phòng thân thì hơn.Vô Kỵ ngạc nhiên rồi nói:- Thôi cô nương cứ giữ lấy để phòng thân thì hơn.- Không, vì không hiểu tại sao tôi cảm thấy lo ngại vô cùng công tử cứ đem theo thì hơn.- Cô nương lo ngại gì thế?- Tôi cũng không hiểu tại sao cả, nhưng tôi thấy Kim Hoa Bà Bà là người giảo hoạt khôn lường. Và Trần Hữu Lượng lại nhiều quỷ kế. Hơn nữa tôi không biết nghĩa phụ của công tử có tin công tử là người con nuôi của ông ta không... Hà, đảo này tên là Linh Xà chưa biết chừng trên đảo này có những thú dữ rắn độc rất lợi hại? ... Huống hồ...Nói tới đó, nàng ngừng lời, Vô Kỵ vội hỏi:- Huống hồ cái gì?Triệu Minh giơ tay lên để vào mồm, làm điệu cằn, rồi khúc khích cười. Vô Kỵ biết nàng nói Hân Nhi người em họ của mình nên chàng lắc đầu xua tay mấy cái rồi nhảy đi luôn. Triệu Minh liền gọi với:- Ðỡ lấy!Nàng vừa nói vừa ném thanh Ỷ Thiên Kiếm cho chàng. Chàng vội bắt lấy thanh bảo kiếm, trong lòng thấy ấm áp và nghĩ thầm:- Nàng tin ta như vậy, dám cho ta mượn cả thanh Ỷ Thiên Kiếm nữa.Chàng cột thanh bảo kiếm lên trên vai, rồi giở khinh công ra đi về phía Bắc của hòn đảo. Vừa đi vừa nhớ tới lời nói của Triệu Minh chỉ sợ trong những bụi lau có những thú dữ và rắn độc ẩn núp, nên chàng rất cẩn thận, và cứ kiếm những nơi không có cỏ lau mà đi. Ði được một lát, chàng đã tới dưới chân núi, chàng ngẩng đầu nhìn lên phía trên thấy căn nhà lá ở trên đỉnh núi tối đen như mực, liền nghĩ thầm:- Có lẽ nghĩa phụ ta đã ngủ say chắc.Chàng nghĩ như vậy, nhưng lại nghĩ tiếp:- Nghĩa phụ ta mù hai mắt, thì thắp đèn làm chi? Biết đâu ông ta vẫn chưa ngủ...Chàng đang suy nghĩ, bỗng văng vẳng nghe trên lưng núi ở phía trái có tiếng người nói vọng tới. Chàng vội bò tới nơi có tiếng nói đó. Nhưng khi tới nơi chàng lại không nghe gì hết. Lúc ấy chỉ có tiếng gió Bắc thổi vào bụi cây có tiếng kêu "xào xào" thôi. Chàng lại bò về phía trước bốn năm trượng, bỗng nghe thấy một giọng nói rất nhỏ của một người đang nói chuyện với một người khác:- Sao mi còn không ra tay đi còn cứ đứng chần chừ mãi như thế làm chi?Chàng nhận ra người đó chính là Kim Hoa Bà Bà, còn người trả lời mụ ta là Hân Nhi, chàng nghe người em họ của mình đáp:- Bà làm như thế, không nên không phải với người bạn cũ tí nào, Tạ đại hiệp giao hảo với bà mấy chục năm liền, nên ông ta rất tin bà mới theo bà về Trung Nguyên như vậy.Kim Hoa Bà Bà cười nhạt trả lời:- Y tin ta ư? Buồn cười thật. Mi hãy còn ít tuổi, trẻ con không biết gì hết. Nếu y tin ta sao y không cho ta mượn thanh bảo đao. Sở dĩ y theo ta trở về Trung Nguyên là muốn tìm đứa con nuôi của y đấy chứ.Thấy người đối đáp, Vô Kỵ biết Kim Hoa Bà Bà đang hạ độc kế hãm hại nghĩa phụ mình để cướp lấy thanh bảo đao. Vì vậy chàng bò lên mấy trượng nữa để nghe cho rõ. Trong bóng tối chàng đã trông thấy hình bóng lom khom của Kim Hoa Bà Bà. Chàng còn nghe có tiếng kêu "coong" ở trước mặt bà như đồ kim khí va chạm vào núi đá vậy. Một lát sau có một tiếng kêu như thế nữa. Chàng ngạc nhiên vô cùng, nhưng sợ hai người phát giác nên không dám tiến tới gấn. Chàng lại nghe thấy Hân Nhi nói tiếp:- Bà định cướp bảo đao Ðồ Long của ông ta sao không giao chiến thẳng thắn, như vậy mới phải là hành vi của một người anh hùng. Kim Hoa Ngân Diệp của Linh Xà đảo đã oai trấn giang hồ bấy lâu nay, nếu bây giờ Bà Bà làm như vậy, thế nào chả bị thiên hạ hảo hán chê cười. Dù Bà Bà có cướp được thanh bảo đao đó đánh bại được nữ đệ tử phái Nga Mi đi chăng nữa cũng không vẻ vang gì mà.Kim Hoa Bà Bà cả giận đứng thẳng người lên quát mắng:- Con nhãi năm xưa ai đã cứu mi thoát chết, trong khi cha mi đang định giết mi? Bây giờ mi đã lớn rồi, không nghe lời Bà Bà này dạy bảo nữa. Tên Tạ Tốn có họ hàng thân thích với mi đâu, sao mi cứ bênh y như thế?Tuy tức giận và quát mắng, Kim Hoa Bà Bà không vẫn không dám nói lớn, vì sợ Tạ Tốn nghe. Sự thật chỗ đứng của Kim Hoa Bà Bà còn cách nhà lá của Tạ Tốn rất xa, dù có lớn tiếng nói cũng chưa chắc nghe được nhưng Kim Hoa Bà Bà vẫn sợ hãi. Hân Nhi liền vứt cái túi đang vác trên vai xuống, liền có tiếng kêu "lẻng kẻng" đồng thời nàng nhảy lùi về phía sau ba bước.Kim Hoa Bà Bà lại quát mắng tiếp:- Mi làm gì thế. Bây giờ mi có lông cánh đầy đủ muốn bay phải không?Hân Ly đáp:- Thưa Bà Bà, con không bao giờ dám quên ơn Bà Bà, nhưng đại hiệp là nghĩa phụ của anh ấy.Trong thế gian nầy không có ai ngu như mi cả, tiểu tử họ Trương đã rớt xuống thung lũng sâu muôn trượng như thế và mi lại nhge thấy Võ Liệt và Thanh Anh nói với nhau, bảo thằng nhỏ ấy đã chết rồi mà mi vẫn còn bắt chúng đem về tra khảo. Chúng đã khai đúng như thế, chẳng lẽ chuyện như vậy còn là chuyện giả hay sao? Có lẽ bây giờ xương cốt của thằng nhỏ họ Trương đã hóa thành tro rồi cũng nên, mà mi vẫn còn nhớ nhung y như vậy thật buồn cười.-Thưa Bà Bà, dù sao con không thể quên anh ta được, cũng như Bà Bà đã nói... cái gì oan nghiệp kiếp trước...Kim Hoa Bà Bà thở dài một tiếng rồi đổ giọng ôn hòa và nói tiếp:- Ðừng nói năm xưa, thằng nhỏ ấy không chịu theo mi tới đảo Linh Xà nầy, mà dù nó có theo tới đây và đã kết thành phu phụ với con đi chăng nữa, thì nó cũng đã chết rồi, con đợi chờ sao được, cũng may nó chết sớm như vậy, nếu nó còn sống mà bây giờ trong thấy mặt con xấu xí như thế này, ta dám chắc y không khi nào yêu con đâu. Vậy con trông thấy yêu một thiếu nữ khác thì lòng con sẽ ra sao?Thấy Hân Ly không nói năng gì hết. Kim Hoa Bà Bà lại nói tiếp:- Không nói gì người khác cứ nói Chu cô nương của phái Nga Mi mà thấy trò ta đã bắt tới đây xinh đẹp như thế, thằng nhỏ họ Trương trông thấy thề nào cũng phải động lòng. Lúc ấy con giết Chu cô nương hay giết thằng nhỏ. Hù, hù... nếu con không luyện môn võ công này thì con vẫn là một giai nhân tuyệt sắc, nhưng bây giờ cái gì cũng khỏi nói nữa.-Y đã chết rồi mặt con cũng đã bị hủy rồi còn biết nói năng chi nữa? Nhưng Tạ đại hiệp là nghĩa phụ của anh ta, con xin Bà Bà đừng có đụng tới một sợi lông chân của ông ta, con chỉ yêu cầu Bà Bà có điều này thôi, còn việc gì con cũng nghe lời Bà Bà dạy bảo.Nói xong, nàng quỳ ngay xuống dưới đất. Thì ra Kim Hoa Bà Bà với Hân Ly đi đến Băng Hỏa đảo đón Tạ Tốn về, vì đường sá xa xôi, nên cả hai đi lẫn về tốn mất gần một năm trời và khi về tới Trung Nguyên, Kim Hoa Bà Bà không lai vãng với ai hết, vì thế việc Vô Kỵ lên làm Giáo chủ của Minh Giáo tuy đã đồn ầm khắp trong võ lâm mà Kim Hoa Bà Bà với Hân Ly không hay biết gì hết.Kim Hoa Bà Bà ngẫm nghĩ giây lát rồi lại nói tiếp:- Thôi được, con đứng dậy đi.Hân Ly mừng rỡ vô cùng vội đáp:- Cám ơn Bà Bà.Ta nhận lời con, không giết y, nhưng ta thế nào cũng phải lấy được thanh bảo đao Ðồ Long mới thôi...-Nhưng...Kim Hoa Bà Bà vội ngắt lời nàng và quát bảo:- Ðừng có nói lôi thôi nữa. Mi còn muốn làm cho Bà Bà này tức giận phải không?Nói xong, bà ta giơ tay ném một cái, liền có tiếng kêu "coong" ngay. Tiếp theo đó chỉ thấy bà ta giơ hai tay lên ném lia lịa và vừa ném vừa đi. Hân Ly ôm đầu, ngồi trên một tảng đá nức nở khóc. Vô Kỵ thấy nàng thương yêu mình như vậy trong lòng cảm động vô cùng.Qua một lát sau, Kim Hoa Bà Bà ở ngoài mười mấy trượng quát bảo:- Mau đưa ta.Bất đắc dĩ Hân Nhi đành phải đưa hai cái túi vải ấy cho mụ. Vô Kỵ thấy nàng đi tới gần Kim Hoa Bà Bà liền đuổi theo mấy bước nhìn xuống đất xem. Chàng kinh hãi vô cùng, vì thấy dưới mặt đất cứ cách hai ba thước là có một mũi kim dài bảy tám tấc, cắm sâu vào trong đá. Mũi kim bén nhọn khôn tả, chàng càng nhìn càng hoảng sợ, liền nghĩ thầm:- Ðúng Kim Hoa Bà Bà địch không nổi nghĩa phụ ta, nên mới phải cắm kim dưới đất như thế. Mụ ta tưởng nghĩa phụ ta mắt mù, cắm kim châm như thế để cho nghĩa phụ mình dẫm phải dù không chết cũng bị thương nặng. Mụ ta xếp đặt như vậy ác độc thật. Mụ biết nếu ném bằng ám khí thể nào nghĩa phụ ta cũng nghe thấy tiếng gió tránh né hay chống đỡ. Nhưng xếp đặt như vậy thế nào nghĩa phụ ta cũng mắc kế. Nhưng tại sao mụ già ác độc ấy lại gọi nghĩa phụ ta là Tạ hiền đệ, không biết trước kia tình giao hảo giữa hai người có mật thiết không? Nếu phải, ta hãy đợi hai người giở mặt với nhau rồi ta sẽ tố cáo ác kế của mụ ta cho nghĩa phụ hay. Ngày hôm nay, trời đã để cho ta được tới đây, tất nhiên ta không để cho nghĩa phụ bị thương được.Chàng quyết định như vậy, liền bó gối ngồi ở phía sau đó để chờ. Bỗng có một luồng gió mạnh thổi tới, trong tiếng gió có lẫn tiếng lá cây rụng. Chàng biết ngay không phải tiếng lá rụng mà là tiếng chân của một người có khinh công rất cao siêu vừa nhảy tới chỗ cạnh mình. Chàng vội quay người lại nhìn, liền thấy một người có thân hìng gầy gò bé nhỏ bước đi rất lẹ, đang rón rén đi tới. Người đó chính là Trần Hữu Lượng, trưởng lão của Cái Bang, tay y cầm một con đao rất mỏng nhưng dùng một miếng vải bọc ngoài đao để cho ánh sáng đao khỏi thấp thoáng. Chàng thấy hành vi của Hữu Lượng lén lút như vậy, liền nghĩ thầm:- Triệu Minh thông minh thật, nàng đoán việc gì cũng đúng. Quả nhiên việc này không phải là hiền lành.Chàng đang nghĩ, bỗng nghe thấy Kim Hoa Bà Bà lớn tiếng kêu gọi:- Tạ hiền đệ có cẩu tặc không sợ chết đến đấy.Vô Kỵ giật mình kinh hãi, nghĩ thầm:- Kim Hoa Bà Bà lợi hại thật. Chẳng lẽ bà ta phát giác tung tích của ta chăng. Nhưng không có lý nào mụ ta lại hay biết ta ẩn núp ở nơi đây được? Chàng thấy Hữu Lượng nằm yên trong bụi cỏ không dám cử động chút nào. Chàng liền tiến lên mấy trượng, sở dĩ chàng tới gần như thế là phòng nghĩa phụ có bị Kim Hoa Bà Bà ám hại thì mình mới ra tay cứu kịp. Một lát sau, chàng thấy một bóng người to lớn trong căn nhà bé nhỏ ở phía trước núi bước ra. Người đó chính là Tạ Tốn. Chàng thấy nghĩa phụ mình đứng trước nhà không nói năng gì hết.Kim Hoa Bà Bà lại lớn tiếng nói tiếp:- Tạ hiền đệ, đối với người bạn cũ thì đề phòng cẩn mật đến thế mà đối với người ngoài thì lại tin cậy như vậy. Ngày hôm nay hiền đệ để y tẩu thoát bây giờ y quay trở lại để tìm kiếm hiền đệ đấy.Tạ Tốn lạnh lùng đáp:- Tạ Tốn tôi là người thật thà suốt đời bị người ta lừa gạt. Hữu Lượng lại quay trở lại kiếm ta làm chi?Kim Hoa Bà Bà lại nói tiếp:- Những tiểu nhân giả hoạt nầy lý đến chúng làm chi. Ngày hôm nay, lúc hiền đệ tha chết cho y có biết y đang giở trò gì không. Y chuẩn bị sẳn hai thế võ, một là Sư Tử Bát Thố của phái Võ Ðang và một là Giáng Ma Thích đấu thức. Hà hà, hiền đệ có biết y chuẩn bị hai thế võ đó để định đối phó với ai không?Tiếng cười của Kim Hoa Bà Bà như tiếng cú kêu trong đêm khuya nghe càng rùng rợn thêm.Tạ Tốn ngẩn người ra, đã biết lời nói của Kim Hoa Bà Bà không sai chút nào, chỉ vì mắt mình mù, nên mới bị mắc hỡm Hữu Lượng. Nghe Kim Hoa Bà Bà nói xong, Kim Mao Sư Vương lạnh lùng đáp:- Tạ Tốn tôi bị người ta lừa dối đã nhiều lần rồi, chứ lần này có phải lần đầu tiên đâu. Những quân hèn mạt như vậy, trên giang hồ nhiều lắm, giết một tên thì chỉ thiếu một tên thôi chứ không thể nào giết sạch chúng được. Hàn phu nhân cũng là bạn tốt của tôi, tại sao lúc ấy trông thấy lại không cho tôi hay, có phải định tâm chọc tức tôi đấy không?Lão anh hùng vừa nói tới đó, đột nhiên phi thân tới trước mặt Hữu Lượng nhanh như điện chớp vậy.Hữu Lượng kinh hãi vô cùng, giơ đao lên chém liền. Nhưng Tạ Tốn đã giơ tay trái lên chộp lấy con đao của y và dùng tay phải tát cho y ba cái bạt tai liền. Tiếp theo đó Kim Mao Sư Vương chộp cổ Hữu Lượng và nói:- Lúc nãy ta muốn giết mi như giết một con gà vậy. Nhưng Tạ Tốn đã nói trước cho phép mi mười năm sau quay trở lại kiếm ta. Nên bây giờ ta lại tha cho mi một lần nữa. Nếu lần sau ta còn gặp mi, tất nhiên ta không thể nào tha thứ được nữa.Nói xong Tạ Tốn khẽ vứt tên nọ xuống dưới sườn núi liền. Vô Kỵ thấy chỗ Hữu Lượng bị rớt xuống đúng là nơi Kim Hoa Bà Bà đã cắm sẳn những ngọn kim châm. Chàng đoán chắc, tên nọ bị rớt xuống đụng phải những mũi nhọn đó thể nào cũng kêu đau. Như vậy âm mưu độc kế của Kim Hoa Bà Bà sẽ bại lộ liền. Ngờ đâu, Kim Hoa Bà Bà đã lẹ tay đưa cây thiết quài ra, đẩy người Hữu Lượng một cái, tên đệ tử Cái Bang ấy liền bị đẩy bắn ra ngoài mấy trượng. Ðồng thời mụ già đó lại nói với theo:- Từ nay mi còn bước lên Linh Xà đảo của mụ già này, ta sẽ giết chết một trăm đệ tử của Cái Bang liền. Kim Hoa Bà Bà nói được làm được. Ngày hôm nay hãy thưởng cho mi một bông Kim Hoa trước.Nói xong, mụ ta giơ tay trái lên ném một cái, liền có ánh sáng vàng thấp thoáng, và tiếng kêu "bộp" một tiếng, má bên phải của Hữu Lượng bị một bông Kim Hoa ném trúng liền. Bị bông hoa vàng ấy cắm ngay vào má, Hữu Lượng không sao nói lên được, nên y cứ giơ tay lên má, cắm đầu chạy xuống dưới núi luôn.Lúc ấy Tạ Tốn đã đi tới chỗ cách trận kim nhọn không đầy ba trượng. Vô Kỵ ẩn núp ở sau tảng đá đang ở phía trước lão hiệp, bây giờ hóa ra ở phía sau, nội công của chàng cao siêu hơn của Hữu Lượng rất nhiều nên chàng nín thở mà Tạ Tốn với Kim Hoa Bà Bà không hay biết gì hết.Kim Hoa Bà Bà quay người lại khen ngọi:- Tai của Tạ hiền đệ thính thật, nếu người không biết không ai dám bảo hiền đệ mắt mù đâu. Phen nầy hiền đệ trở về Trung Thổ thế nào cũng hoành hành trên hai mươi năm là ít.Tạ Tốn đáp:- Hàn phu nhân đừng có ngợi khen tôi như thế làm chi nữa. Nếu tai tôi thính như phu nhân nói thì sao tôi không biết tên nọ đã sửa soạn hai thế võ. Bây giờ tôi chỉ mong hay được tin tức của Vô Kỵ rồi tôi chết cũng cam tâm. Tôi có rất nhiều người thù oán, nên cái chết của tôi có thảm khốc đến đâu cũng đáng lắm. Như vậy còn nói chi là tung hoành trên giang hồ nữa.Hộ Giáo Pháp Vương của Minh giáo ơi, hiền đệ có giết thêm vài người nữa cũng không nghĩa lý gì mà. Tạ hiền đệ hãy đưa thanh đao Ðồ Long cho tôi mượn đã.Tạ Tốn lắc đầu không trả lời. Kim Hoa Bà Bà lại nói tiếp:- Bây giờ chốn này đã lộ liễu rồi, hiền đệ không thể ở lại nơi đây được nữa, để tôi tìm một nơi khác ẩn khuất hơn rồi đưa hiền đệ tới đó ở tạm vài tháng, chờ tôi đem thanh đao Ðồ Long đánh bại phái Nga Mi rồi tôi sẽ hết sức tìm kiếm Trương Vô Kỵ cho hiền đệ.Tạ Tốn lắc đầu, Kim Hoa Bà Bà lại nói tiếp:- Tạ hiền dệ có còn nhớ tám chữ Tứ Ðại Pháp Vương Tỷ Bạch Kim Thanh không? Thiết nghĩ năm xưa chúng ta phục vụ dưới trướng của Dương giáo chủ Hân Thiên Vương. Hân hiền đệ, Bức Vương Vi hiền đệ, và tôi với chú hai người hoành hành thiên hạ, không ai địch nổi chúng ta. Ngày hôm nay, chẳng lẽ hiền đệ lại chịu để cho người chị Tỷ Sam này bị người ta khinh thị mà không ra tay trợ giúp hay sao?Vô Kỵ nghe nói tới đó giật mình kinh hãi nghĩ thầm:- Nghe lời mụ ta nói chẳng lẽ mụ ta là Tỷ Sam Long Vương người đứng trên đầu của Tứ Ðại Pháp Vương của bổn giáo chăng? Sao thiên hạ lại có những chuyện kỳ lạ như thế.Nghĩ đoạn chàng lại nghe thấy Tạ Tốn thở dài một tiếng và đáp:-Chuyện cũ còn nhắc tới làm chi, chúng ta đã già nua cả rồi.-Tạ hiền đệ, người chị này tuy đã già thật, nhưng hai mắt vẫn chưa hoa. Chẳng lẽ ta không nhận ra võ công của hiền đệ không tiến bộ hơn hai mươi năm trước hay sao. Hà tất hiền đệ phải khiêm tốn làm chi? Chúng ta sống ở trên đời không còn mấy tuổi nữa đâu. Theo ý ngu tỷ thì nhân lúc Tứ Ðại Pháp Vương của Minh Giáo chưa chết, chúng ta nên dắt tay nhau ra ngoài giang hồ làm một việc rất oanh liệt có hơn không?Lúc này nhị ca với Vi hiền đệ chưa chắc còn sống sót, nhất là Vi hiền đệ bị hơi hàn độc làm nguy có lẽ đã chết lâu rồi cũng nên,Hiền đệ đoán như vậy lầm lắm. Nói thật cho hiền đệ hay hiện giờ Bạch Mi Ưng Vương với Thanh Dực Bức Vương đang ở trên Quang Minh đỉnh, cả hai đều khoẻ mạnh như thường.- Hân nhị ca với Vi hiền đệ trở vế Quang Minh đỉnh làm chi?- Ðiều đó ngu tỷ không hay rõ lắm, nhưng chính mắt Hân Ly đã trông thấy và nó chính là cháu ruột của Hân hiền đệ đấy. Nó bất hiếu với cha nên cha nó định giết nó, lần đầu tiên nhờ được sư tỷ cứu giúp, lần thứ hai Vi hiền đệ ra tay cứu cho. Sau Vi hiền đệ đem nó lên Quang Minh đỉnh nhưng khi tới giữa đường thì bị ngu tỷ bắt lại đem về đây.Nói tới đó, Kim Hoa Bà Bà quay đầu về phía Hân Ly nói tiếp:- Hân Ly, con kể lại chuyện sáu đại môn phái vây đánh Quang Minh đỉnh thế nào nói cho Tạ công công nghe đi.Hân Ly bèn bèn đem những chuyện mà mình đã thấy ở Tây Vực kể hết cho Tạ Tốn nghe, nhưng nàng chưa lên tới Quang Minh dỉnh đã bị Kim Hoa Bà Bà bắt cóc đem về đây. Nên những chuyện đã xảy ra trên Quang Minh đỉnh như thế nào, nàng không hay biết gì hết. Tạ Tốn càng nghe càng lo âu vội hỏi:- Sau rồi thế nào nữa? Sau rồi thế nào nữa? ...Y không thấy Hân Ly trả lời, liền nỗi giận nói tiếp:- Hàn phu nhân, vì việc tranh lộc Giáo chủ, phu nhân đã bất hòa với anh em chúng tôi. Nhưng tại sao bổn giáo bị nạn như thế mà phu nhân lại khoanh tay đứng nhìn. Phu nhân thử xem Hân nhị ca và Vi hiền đệ. Ngũ Tảng nhân với Ngũ Hành kỳ ai mà chẳng lên trên Quang Minh đỉnh cứu giúp bổn giáo là gì.Kim Hoa Bà Bà lạnh lùng đáp:- Tôi không lấy được con đao Ðồ Long tôi vẫn là bại tướng của Diệt Tuyệt Lão ni, như vậy dù tôi có lên trên Quang Minh đỉnh cũng không thể nào ra tay đấu với mụ ấy được. Như vậy tôi có lên trên đó cũng như là không, huống hồ ngày đó tôi hay biết chỗ ở của hiền đệ, tôi không kịp chờ đợi gì cả, tôi liền đi ngay Băng Hỏa đảo để đón hiền đệ về đây.Tạ Tốn lại hỏi tiếp:- Sao Hàn phu nhân biết chỗ ở của tôi như vậy, có phải người của phái Võ Ðang nói cho phu nhân hay không?Người của phái Võ Ðang làm sao mà biết chỗ ở của hiền đệ được. Vợ chồng Thúy Sơn bị người của các môn phái bắt ép, cả hai đành tự sát mà cũng không chịu thổ lộ chỗ ở của hiền đệ cho chúng hay. Như vậy, người của phái Võ Ðang làm sao mà biết được. Bây giờ tôi cũng không cần giấu diếm hiền đệ làm chi, nói thật cho hiền đệ biết cũng không sao. Sự thực tôi đi Tây Vực gặp một người tên Võ Liệt. Không ngờ, trong khi cha con y nói chuyện, tôi tình cờ nghe chúng nói tới chỗ ở của hiền đệ.Vô Kỵ nghe Kim Hoa Bà Bà nói như vậy hổ thẹn vô cùng, nghĩ lại năm xưa mình bị cha con Chu Trường Linh lừa gạt, nên mới tiết lộ chỗ ở của nghĩa phụ cho cha con y hay. Nếu vì thế mà nghĩa phụ bị kẻ ám hại, mình là người phải gánh hết tội lỗi đó.Chàng lại nghe Tạ Tốn nói tiếp:- Sáu đại môn phái vây đánh Minh Giáo như vậy, rút cục ra sao? Sao lúc phu nhân tới Băng Hỏa đảo đón tôi, lại giấu không cho tôi hay tin ấy. Phen nầy phu nhân về tới Trung Nguyên chắc hay thêm nhiều tin nữa phải không?Kim Hoa Bà Bà đáp:- Tôi có nói cho hiền đệ biết cũng không có ích lợi gì? Thế nào chẳng bị hiền đệ trách cứ. Sự hưng vong của Minh Giáo đã không liên can gì tới tôi đã lâu. Năm xưa Tả, Hữu Quang Minh Sứ vây đánh tôi ở trên Quang Minh đỉnh như thế nào, chắc hiền đệ đã quên bẳng chuyện ấy rồi phải không? Riêng tôi vẫn nhớ kỹ lắm.- Hà, tư thù là việc nhỏ, bảo hộ bổn giáo là việc lớn. Theo lời của phu nhân vừa nói thì phu nhân hẹp lượng quá.- Tôi đàn bà tất nhiên rộng lượng sao bằng đàn ông? Năm xưa tôi phá cửa ra khỏi Minh Giáo, đã thề không liên can gì tới Minh Giáo nữa. Bằng không Hồ Thanh Ngưu không coi tôi là người ngoài. Và tại sao y còn bắt tôi thề nặng không trở về bổn giáo, rồi mới chịu chữa cho Ngân Diệp tiên sinh? Nói thực cho Hiền đệ hay chính tay tôi đã giết vợ chồng Hồ Ðiệp Cốc Tiên Y, vì vậy Tỷ Sam Long Vương nầy đã phạm phải giới luật lớn của bổn giáo rồi, thì còn liên can làm sao tới Minh Giáo được.- Hàn phu nhân, tôi biết rõ tâm sự của phu nhân lắm. Phu nhân bảo mượn con đao Ðồ Long của tôi để đi trả thù phái Nga Mi, nhưng sự thực phu nhân muốn đối phó với Dương Tiêu và Phạm Dao các người thì đúng hơn. Như vậy, tôi nhất định không cho phu nhân mượn đâu.Kim Hoa Bà Bà ho mấy tiếng, rồi hỏi tiếp:- Tạ hiền đệ, năm xưa võ công của hiền đệ so sánh với tôi thì ai cao ai thấp?- Lúc ấy, Tứ Ðại Pháp Vương mỗi người có một sở trường riêng.- Ngày nay hiền đệ đã hư cả hai mắt, vậy hiền đệ có dám đấu với tôi không?- Có phải phu nhân muốn thị mình mạnh mà định cướp bảo đao của tôi phải không? Tuy Tạ Tốn bị mù thực, nhưng có Ðồ Long đao ở trong tay cũng như là không mù.Nói xong Tạ Tốn ngẩng mặt lên trời rú một tiếng thực dài, rồi giận dữ quát hỏi tiếp:- Con Ngọc Diện Hỏa Hầu theo tôi hai mươi năm như bóng với hình vậy. Tại sao phu nhân lại dùng thuốc độc giết chết nó? Tôi chịu nhịn không nói ra, chứ có phải tôi không hay biết việc ấy đâu?Vô Kỵ nghe thấy Tạ Tốn nói như vậy, rùng mình hoảng sợ, vì năm xưa con khỉ đã cứu cha mẹ chàng thoát chết và hồi chàng còn nhỏ, nó là người bạn duy nhất của chàng. Nay chàng đột nhiên nghe nói nó đã chết vậy, chàng đau lòng vô cùng. Kim Hoa Bà Bà lạnh lùng đáp:- Mỗi lần con khỉ ấy trông thấy Bà Bà nó cứ trợn trừng mắt lên nhìn, hình như nó muốn tấn công lén tôi vậy. Vả lại thân pháp của nó nhanh như điện chớp, không kém gì một võ lâm cao thủ. nếu tôi không đề phòng nhỡ nó tấn công trộm, có phải tôi bị nó giết chết lúc nào hay không? Tôi muốn xem nó có phải tinh khôn như người ta vẫn nói hay không? Nên tôi mới cho thuốc độc vào mấy trái mận đào để cho nó ăn thử xem, nếu nó tinh khôn thực thì thế nào cũng không ăn. Ngờ đâu, nó chỉ có hư danh thôi, chứ không phải tinh khôn thực, vừa thấy mấy trái mận đào của Bà Bà này đã nhẩy lại ăn lấy ăn để liền, và nó còn chắp tay vái chào cám ơn Bà Bà này nữa.Vô Kỵ nghe thấy mụ ta nói như vậy, chàng càng nghe càng tức giận thêm chỉ muốn nhảy ra đánh cho Kim Hoa Bà Bà mấy cái bạt tai mới hả dạ. Nhưng chàng sực nghĩ lại:- Tuy mụ già này quái ác thật, nhưng dù sao mụ ta cũng là người đứng đầu trong Tứ Ðại Pháp Vương của bổn giáo, ta phải nhẫn nại để thâu phục mụ ta, như vậy mới bảo toàn được lòng nghĩa khí của các anh em trong bang phái.Tạ Tốn thở dài một tiếng, tiến lên một bước, trợn trừng đôi mắt đã mù, hướng về phía Kim Hoa Bà Bà. Tuy vậy trông đại hiệp vẫn thần oai lẫm lẫm.Hân Ly thấy vậy hãi sợ vô cùng, vội lui về phía sau mấy bước. Kim Hoa Bà Bà lưng vẫn khom, tay vẫn chống quài trượng, thỉnh thoảng ho vài tiếng, mụ thấy Tạ Tốn chỉ giơ tay ra đánh một cái là trúng mụ liền, nhưng mụ đứng yên không cử động gì hết, hình như không coi Tạ Tốn vào đâu.Vô Kỵ đã thấy Bà Bà đối địch với đối phương mấy lần, võ công của mụ ta rất lợi hại và thân pháp nhanh vô cùng. Khinh công của mụ ta không kém gì Vi Nhất Tiếu. Bây giờ chàng thấy Bà Bà đứng đối diện với Tạ Tốn mà trông mụ ta ung dung như thường, không có vẻ gì gay cấn hết. Chàng liền nghĩ thầm:- Khi Bà Bà ở trong Minh Giáo, tên tuổi còn được xếp trên ông nội ta, nghĩa phụ và Vi Bức Vương còn phải xếp tên ở dưới bà ta nữa. Như vậy đủ thấy võ công bà ta lợi hại như thế nào . Vì vậy chàng mới lo ngại cho Tạ Tốn. Chàng lại nghe thấy chung quanh có tiếng cú kêu và gió thổi "vèo vèo" khiến cảnh tượng ấy thêm thê thảm.Tạ Tốn với Kim Hoa Bà Bà đứng đối diện nhau, nhưng không ai tấn công ai cả, mãi một lát lâu, Tạ Tốn mới lên tiếng nói:- Hàn phu nhân, ngày hôm nay bắt buộc tôi phải ra tay và đã trái mất lời thề kết nghĩa năm xưa của Tứ Ðại Pháp Vương chúng ta. Tạ Tốn tôi lấy làm đau lòng vô cùng.Kim Hoa Bà Bà đáp:- Tạ hiền đệ là người rất hiền từ, nên tôi nghe người ta nói hiền đệ giết rất nhiều anh hùng hào kiệt có tên tuổi ở trên giang hồ, tôi không tin tí nào.Tạ Tốn thở dài và đỡ lời:- Sở dĩ tôi giết họ như thế là vì tôi muốn nóng lòng trả thù cho vợ con, nên tôi không còn suy nghĩ gì hết mà chém giết họ bừa như vậy. Tôi biết làm như thế rất có lỗi với giang hồ, ngoài ra còn có một việc tôi đã trót lầm lỡ, là xử dụng Thất thương quyền đánh chết Không Kiến Thần tăng.Kim Hoa Bà Bà nghe nói, giật mình kinh hãi, vội hỏi trở lại:- Có thực hiền đệ luyện được môn võ công lợi hại đó từ hồi nào thế?Mụ ta vẫn tin võ công của mình đối địch được với Tạ Tốn. Bây giờ nghe thấy Tạ Tốn dùng quyền đánh chết Thần tăng nên mới hoảng sợ như thế.Tạ Tốn đáp:- Phu nhân khỏi lo sợ, sở dĩ tôi đánh chết được Không Kiến Thần tăng, là vì ông ta chỉ chịu đòn chứ không chống cự lại, sở dĩ ông ta chỉ chịu cho tôi đánh như thế là muốn siêu độ tôi đấy thôi.- Có thế chứ, lão bà địch không nổi Thần tăng, mà hiền đệ chỉ đánh có mười ba quyền Thần tăng đã chết, như vậy hiền đệ chỉ đánh chín mười quyền cũng đủ diệt nổi lão bà này liền.- Hàn phu nhân, năm xưa ở trên Quang Minh đỉnh, Hàn dại ca với phu nhân đối xử với tôi rất tử tế, tôi còn nhớ một lần tôi đau yếu, phu nhân đã trông nom tôi hơn một tháng trời, nên lúc nào tôi cũng ghi nhớ ơn ấy trong lòng.Nói xong, đại hiệp vỗ áo bông phủi bụi và nói tiếp:- Khi tôi ở hải ngoại, toàn mặc áo da thú bây giờ phu nhân may áo quần cho tôi mặc đấy thật là áo trong lẫn áo ngoài cũng đều đúng kích thước hết. Ðủ thấy tình nghĩa trên Quang Minh dỉnh năm xưa hãy còn, phu nhân đã trót giết con Ngọc Hỏa Hầu, ta cũng không nói gì hết. Thôi phu nhân đi đi, chúng ta cũng không cần tái kiến nữa, nhưng tôi nhờ phu nhân truyền hộ một tin nầy cho Vô Kỵ con tôi, tôi bảo nó đến đây gặp tôi một phen. Như vậy tiểu đệ rất cám ơn bà chị.Kim Hoa Bà Bà gượng cười đáp:- Thế ra hiền đệ vẫn còn nhớ những tình nghĩa năm xưa đấy. Tôi xin nói thực để hiền đệ hay từ khi Ngân Diệp đại ca khuất núi đến giờ, tôi chán sự đời lắm, nhưng vì còn mấy mối thù chưa trả nên tôi mới không chết theo Ngân Diệp đại ca là thế. Tạ hiền đệ, những nhân vật trên Quang Minh đỉnh đủ lợi hại đến thế nào và cơ mưu hơn người đến đâu, với ai chớ với người chị này thì không nghĩa lý chi hết. Nhưng riêng đối với Tạ hiền đệ thì ngu tỷ lại coi khác chẳng hay hiền đệ có biết tại sao không?Kim Hoa Bà Bà tiến lên mấy bước, bỗng ngồi trên một tảng đá và nói tiếp:- Năm xưa ở trên Quang Minh đỉnh chỉ có Dương Giáo chủ phu nhân với Tạ hiền đệ mà Tỷ Sam Long Vương nầy coi thuận mặt mà thôi. Từ khi ngu tỷ lấy Ngân Diệp tiên sinh đến giờ và chỉ có Dương phu nhân với hiền đệ là người không trách cứ ngu tỷ lấy nhầm chồng thôi.Tạ Tốn cũng từ từ ngồi xuống trả lời:- Tuy Hàn đại ca không phải là người trong bổn giáo nhưng cũng là người anh hùng. Các anh em phản đối như thế thì hơi hẹp lượng. Hà... hà... khi sáu đại môn phái vây đánh Quang Minh đỉnh không biết các anh em có việc gì không?- Tạ hiền đệ ở hải ngoại mà lúc nào cũng nhớ những việc xảy ra ở Trung Thổ. Người ta sống trên đời có mấy chục năm thôi, thoáng cái đã qua liền, hà tất phải nhớ thương đến những người quanh mình làm chi?Hai người chỉ cách nhau có mấy thước, có thể nghe thấy tiếng hơi thở của nhau được. Tạ Tốn thấy Kim Hoa Bà Bà cứ nói một câu lại ho lên vài ba tiếng liền hỏi:- Năm xưa phu nhân kịch chiến với Cái Bang, bị chúng đâm trúng một cái vào phổi, từ đó tới giờ cũng chưa khỏi hay sao?- Cứ đến mùa đông tiết trời giá lạnh là ho dữ dội. Hà... đã ho ba mươi năm ho mãi nó cũng quen rồi! Tạ hiền đệ! Tôi nghe thấy hơi thở của Tạ hiền đệ không được đều đặn, có phải vì luyện Thất Thương quyền mà nội tạng đã bị thương đấy không? Vậy hiền đệ phải nên cẩn thận mà điều dưỡng mới được.- Cám ơn bà chị đã quan tâm như vậy.Ðại hiệp bỗng ngửng đầu lên, hướng đầu về phía Hân Ly và kêu gọi:- Hân Ly, cháu lại đây!Nàng liền vâng lời đi tới bên Tạ Tốn và kêu gọi:- Tạ công công!Tạ Tốn lại nói tiếp:- Cháu không dám!Tạ Tốn vừa cười vừa nói tiếp:- Thiên Thù Tuyệt Hộ Thủ của cháu không thể đả thiương được ta đâu! Cháu cứ việc ra sức mà đâm thử đi, để ta xem công lực của cháu đã đến mức nào rồi?Hân Ly vẫn không dám đâm thử và trả lời rằng:- Năm xưa Tạ công công với Bà Bà cháu là bạn kết nghĩa với nhau, dù có việc gì không bằng lòng nhau cũng có thể dùng lời lẽ nói với nhau, hà tất phải tranh chấp bằng con đao mãi làm chi?Tạ Tốn gượng cười một tiếng nói tiếp:- Cháu cứ thử đâm một ngón tay vào người của ta xem.Bất đắc dĩ, Hân Ly phải lấy khăn tay ra bọc lấy ngón tay trỏ của mình, rồi dùng ngón tay đó mà đâm vào vai Tạ Tốn một cái. Nàng kêu lên "ối chà" một tiếngrồi người văng bắn ra xa hơn một trượng, rơi xuống đất kêu dến "bộp" một cái, cảm thấy xương trong người như đã bị gãy hết.Kim Hoa Bà Bà không nói năng gì hết ngồi lẳng lặng nghĩ thầm:- Tạ hiền đệ ác độc thật, sợ ta có thêm một tay trợ giúp nên ra tay trừ khử trước.Tạ Tốn lẩm bẩm nói:- Con nhỏ này tâm địa cũng hiền lành lắm, nó chỉ dùng có hai ba thàng chân lực và tay của nó lại lấy khăn bọc lại, không dùng Thiên Thù Tuyệt Hộ Thủ đả thương ta, nhưng cũng may nó có lòng hiền từ như vậy. Bằng không bây giờ nó đã bị hơi độc mà chết rồi!Vô Kỵ nghe thấy nghĩa phụ lẩm bẩm như vậy cũng phải toát mồ hôi lạnh ra và nghĩ thầm:- Nghĩa phụ ta đã nói muốn thủ công lực của Hân Ly ra sao, nếu nàng giở hết công lực ra thì lúc này nàng đã chết rồi cũng nên! Người trong Minh Giáo ai cũng ác độc vô cùng, riêng nghĩa phụ ta tuy hiền từ thật nhưng cũng không thể tránh được những thủ đoạn độc ác như thế!Nhưng chàng đâu có biết Tạ Tốn định tâm diệt trừ A Ly đi để cho Kim Hoa Bà Bà khỏi có thêm một người trợ giúp, ngờ đâu A Ly không có tâm hại đại hiệp nên mới bảo toàn được tánh mạng như thế!Tạ Tốn lại lên tiếng hỏi:- A Ly! Sao cháu lại có lòng từ tâm đối xử với ta như thế?A Ly đáp:- Công công là nghĩa phụ của y, lại là... cũng vì y chưa trở về đây. Bây giờ trên đời chỉ có mình công công với cháu, hai người là còn nhớ nhung đến y mà thôi!Tạ Tốn nghe A Ly nói như vậy, kêu "ủa" một tiếng rồi nói tiếp:- Không ngờ cháu lại tử tế với Vô Kỵ như thế, suýt chút nữa thì ta đã lỡ tay giết chết cháu rồi. Vậy cháu hãy đi gần lại đây để ta rỉ tai nói nhõ một điều này!Hân Ly gượng bò dậy đi tới cạnh Tạ Tốn. Kim Mao Sư Vương rỉ tai nàng khẽ nói:- Ta truyền thụ cho cháu một pho nội công tâm pháp, pho nội công này ta sáng tác từ trên Băng Hỏa đảo, và cũng hỗn tập hết tất cả những võ công của ta lại mà thành.Ðại hiệp không chờ đợi Hân Ly có bằng lòng hay không, liền đọc luôn tâm pháp đó cho nàng ta nghe.Hân Ly cố hết sức ghi nhớ. Tạ Tốn sợ nàng không nhớ kỹ, lại đọc thêm một lần nữa, rồi mới hỏi:- Cháu đã nhớ hết cả rồi chưa?Hân Ly gật đầu đáp:- Cháu đã nhớ hết cả rồi!
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 72
Thánh Hỏa Lục Lệnh
Tạ Tốn lại nói tiếp:-Cháu tu luyện năm năm sẽ tiểu thành. Nhưng cháu có biết ta truyền thụ tâm pháp cho cháu để làm chi không?Hân Ly đột nhiên khóc lớn thành tiếng và đáp:- Cháu... cháu biết lắm! Nhưng cháu... không thể nào làm như thế được!Tạ Tốn quát lớn:- Cháu biết gì nào? Tại sao lại không làm được?Nói xong, Kim Mao Sư Vương giơ chưởng lên định đánh xuống nếu Hân Ly mà nói sai thì bị Kim Mao Sư Vương giết chết liền!- Cháu biết công công bảo cháu tìm kiếm Vô Kỵ và truyền thụ môn võ công này cho anh ấy. Cháu biết công công muốn cháu luyện thành võ công thượng thặng xong, để đi bảo vệ cho anh Vô Kỵ và không để cho những kẻ khốn nạn ám hại anh ấy nhưng... nhưng...Hân Ly chỉ nói được hai chữ "nhưng" rồi khóc oà lên.Tạ Tốn liền đứng dậy quát:- Nhưng cái gì cơ chứ? Có phải con ta, Vô Kỵ đã mất mạng rồi chăng?Hân Ly ngã luôn vào lòng Tạ đại hiệp, càng lớn tiếng khóc thêm rồi nức nở:- Anh ấy... sáu năm trước đây, ở Tây Vực... rớt xuống vực thẳm chết rồi.Tạ Tốn nghe nói, người run lẩy bẩy liền hỏi:- Có thực không?- Thực đấy! Cha con Võ Liệt đã trông thấy anh ấy chết. Cháu đã dùng Thiên Thù Thủ điểm vào người chúng bảy lần rồi lại cứu chúng sống bảy lần mới bắt chúng thốt ra tin đó, như vậy cháu chắc không thể nào là giả nữa.Tạ Tốn ngửng mặt lên trời rú lên một tiếng rất bi đát rồi nước mắt tuôn rơi lã chã. Vô Kỵ thấy cô em họ với nghĩa phụ của mình đau đớn như vậy không sao chịu nổi, định nhảy ra nhận cả hai người nhưng Kim Hoa Bà Bà đã lên tiếng nói:- Tạ hiền đệ! Con nuôi của Tạ hiền đệ chết rồi, hiền đệ còn giữ thanh bảo đao Ðồ Long này làm chi nữa, chi bằng cho tôi mượn đi có hơn không?Tạ Tốn với giọng khàn khàn đáp:- Phu nhân giấu diếm tôi hoài, làm tôi đau khổ mãi. Muốn lấy thanh bảo đao này thì hãy giết tôi trước đã!Nói xong, Kim Mao Sư Vương khẽ đẩy Hân Ly sang bên, rồi xé luôn vạt áo ở phía đằng trước ném vào mặt Kim Hoa Bà Bà để tỏ cho Bà Bà hay đã cắt bào đoạn nghĩa, từ nay không còn tình nghĩa gì với nhau nữa!Khi Hân Ly kể tin Vô Kỵ chết cho Tạ Tốn hay, Kim Hoa Bà Bà định chạy lại ngăn cản, nhưng sực nghĩ thầm:- Tạ Tốn hay tin đứa con nuôi bị chết như vậy thế nào tâm thần cũng bấn loạn, ta sẽ nhân cơ hội xông lại cướp lấy bảo đao, như vậy thế nào cũng thành công.Nghĩ đoạn, mụ ta mới chỉ ngồi đó yên lặng và cười nhạt thôi chớ không nói năng gì hết!Vô Kỵ liền nghĩ thầm:- Ta có nên tiến lên lúc này nói rõ cho hai người hay để cho hai người khỏi đau lòng và cũng để cho Kim Hoa Bà Bà với nghĩa phụ ta khỏi bị tiêu hao nghĩa khí.Chàng nghĩ đến đó bỗng nghe thấy phía bên trái có tiếng hô hấp rất nhỏ và thấy có người đang bò lần về phía mình. Tiếng hô hấp đó rất nhỏ, chỉ có tai chàng rất thính mới nghe được mà thôi, chàng liền nghĩ tiếp:- Thế ra Kim Hoa Bà Bà ngấm ngầm mai phục những tay lợi hại trợ giúp? Như vậy thì ta cũng không nên hiện thân ra vội, để chờ xem...Chàng liền nghe thấy có tiếng khí giới bay vù vù, mới hay Tạ Tốn và Kim Hoa Bà Bà đã ra tay đấu với nhau rồi.Chàng đưa mắt nhìn thấy Tạ Tốn xử dụng bảo đao như một con rồng đen, lúc nhanh lúc chậm biến hóa vô chừng. Còn Kim Hoa Bà Bà sợ bảo đao sắc bén, cứ chạy quanh đại hiệp chứ không dám tới gần. Hễ thấy đại hiệp sơ hở thí bà ta xông vào tấn công tức thì.Chờ tới khi Tạ Tốn quay đao lại chém thì bà ta lại nhảy ra ngoài tránh nó luôn. Hai người đều thuộc biết võ công của nhau nên ít ra phải đánh vài trăm hiệp mới có thể phân biệt được ai hơn ai kém. Tạ Tốn thì có bảo đao sắc bén, còn Kim Hoa Bà Bà khinh đại hiệp hai mắt không thấy đường, vì vậy hai người cứ phải dùng mưu trí ra mà đấu với nhau.Ðang lúc ấy bỗng nghe có hai tiếng kêu "soẹt soẹt" và có ánh sáng vàng thấp thoáng. Thì ra Kim Hoa Bà Bà đã xử dụng hai bông hoa vàng để tấn công lên đối thủ. Tạ Tốn múa thanh đao Ðồ Long gạt về phía đó, hai bông hoa vàng liền dính luôn vào bảo đao tức thì. Thì ra bông hoa đó chế bằng gang, bên ngoài bọa vàng mà thanh đao Ðồ Long lại chế bằng chất nam châm nên hai bông hoa vàng kia mới bị bảo đao hút dính như vậy. Nếu thanh đao Ðồ Long không có chất đá nam châm như thế thì chưa chắc Tạ Tốn đã chống đỡ nổi hai bông hoa vàng đó của bà ta!Kim Hoa Bà Bà thấy ném luôn tám bông hoa ra đều bị thanh đao Ðồ Long hút hết, bà ta bực mình vô cùng, ho lên một tiếng, vội lấy nốt mười sáu mười bảy bông hoa nữa ra, nhắm Tạ Tốn ném tới luôn khiến bảo đao của Tạ Tốn không biết đâu mà dính nữa, vì dính được bông hoa bên phía Ðông thì không dính nổi những bông hoa ở phía Tây bắn tới. Nên Kim Mao Sư Vương đành phải dùng tay áo phe phẩy. Nhờ vậy tay áo của đại hiệp hất đi được bảy tám bông hoa, còn con đao thì dính được tám bông, rồi đại hiệp quát lớn:- Hàn phu nhân trước nay vẫn tự xưng là Tỷ Sam Long Vương nhưng phu nhân có biết, biệt hiệu của mình rất kỵ với thanh đao hay không?Kim Hoa rùng mình một cái, có vẻ sợ hãi liền. Nên rõ, người giỏi võ nào cũng sợ kỵ húy, vì vậy mụ ta liền nghĩ thầm:- Ta tự xưng là Long Vương, mà con đại đao kia lại tên Ðồ Long (giết rồng) quả thật rất bất lợi cho ta.Nghĩ đoạn, Bà Bà cất tiếng cười và nói tiếp:- Biết đâu chiếc gậy Sát Sư Trượng của tôi lại chẳng giết chết sư tử mù trước?Nói xong, bà ta múa gậy tấn công Tạ Tốn luôn. Vội trầm vai tránh né, Tạ Tốn bỗng kêu "ủa" một tiếng, và đi loạng choạng mấy bước, nên vai trái của đại hiệp bị gậy của Bà Bà đánh trúng liền. Nhờ có bước đi loạng choạng và vai trầm xuống đôi chút, Tạ Tốn có bị đánh trúng gậy ấy thực, nhưng chỉ bị thương rất nhẹ thôi. Vô Kỵ thấy vậy cả mừng và khen ngợi thầm.Vô Kỵ thấy Tạ Tốn giả bộ làm như tránh né không kịp, để chịu một gậy ấy. Chàng liền nghĩ tiếp:- Nghĩa phụ chỉ cần hất những bông hoa dính ở trên tay áo vào người của đối thủ, như vậy Kim Hoa Bà Bà thế nào cũng phải lùi sang bên trái, rồi nghĩa phụ giở thế Thiên Sơn Vạn Thủy ra chém luôn. Bà Bà sợ bảo đao sắc bén thế nào cũng lui sang bên trái nữa. mụ ta lui luôn hai lần như vậy, sức lực tất phải giảm bớt. Nghĩa phụ vận ngay nội công, đẩu tám bông kim hoa dính ở trên thanh đao, bắn luôn vào mình của đối thủ thì kẻ địch thế nào cũng bị thương nặng ngay.Chàng vừa nghĩ xong, quả nhiên đã thấy có ánh sáng vàng thấp thoáng liền .Chàng thấy Tạ Tốn đã hất những bông hoa dính ở trong tay áo bắn luôn vào người của địch thủ, và quả nhiên Kim Hoa Bà Bà lui về phía trái thực. Vô Kỵ bỗng nghĩ ra một việc, liền kêu thầm:- Ối chà nguy tai, thì ra Kim Hoa Bà Bà đã tương kế tựu kế? Lúc ấy, võ công của chàng đã luyện tới mức tột độ, nên hai tay cao thủ kia muốn giở thế võ gì ra đối địch với nhau, chàng cũng hay biết trước liền.Chàng lại thấy Tạ Tốn hất những kim hoa dính ở trên đao bắn vào thân hình của đối thủ. Chỉ thấy Kim Hoa Bà Bà kêu "ối chà" một tiếng, rồi chân đi loạng choạng và nhảy lùi về phía sau mấy bước.Tạ Tốn là người rất quyết liệt, đã cắt vạt áo đoạn nghĩa với Kim Hoa Bà Bà rồi, nên ra tay không nhường nhịn chút nào. Y biết Bà Bà đã vấp một cái suýt ngã, liền nhảy xổ lại múa đao chém kẻ địch luôn. Y bỗng nghe Hân Ly lớn tiếng gọi:- Cẩn thận, dưới chân có kim châm đấy.Tạ Tốn nghe thấy Hân Ly kêu như vậy, ngẩn người ra định thâu chân ngừng bước, nhưng đã muộn rồi. Ðồng thời đại hiệp còn nghe thấy tiếng kêu "vèo vèo" liên hồi, và có tới mười mấy bông Kim hoa phi tới. Lúc ấy Tạ Tốn đang lơ lửng trên cao, không sao lui về phía sau tránh né được. Thì ra Kim Hoa Bà Bà đã suy tính từ trước, mụ ta định tâm lùi như thế và chờ đợi khi Tạ Tốn nhảy xổ tới, liền ném luôn Kim hoa, bắt buộc đối thủ phải đưa người sang và hạ thân xuống để tránh né, như vậy địch thủ thế nào cũng dẩm phải những mũi kim sắc bén của mụ đã xếp đặt sẳn. Quả nhiên Tạ Tốn phải hạ chân xuống chỗ có kim và tay thì múa đao để chống đỡ những bông Kim hoa của đối phương. Trong lúc y đang hạ chân xuống bỗng nghe thấy có một tiếng kêu "coong coong" rất khẽ. Y thấy đã đứng xuống đất rồi, mà không việc gì hết, liền rờ xem, thấy xung quanh có những mũi kim rất sắc bén cắm sâu vào trong đá thực, riêng mấy mũi kim chỗ y đứng đã bị người nào dùng đá ném gãy hết. Y vừa kinh hãi, vừa cả giận, trong lòng nghĩ:- Xét thủ pháp dùng đá nhỏ ném gãy kim như vậy, chỉ có thiếu niên của Cự Kình Bang ném bảy viên đá hồi nãy mới có thể ném trúng được như thế thôi? Y ẩn núp gần đây dòm ngó đã lâu mà ta không hay biết gì hết, đủ thấy khinh công của y lợi hại biết bao?Ðại hiệp càng nghĩ càng hoảng sợ, mồ hôi lạnh toát ra như mưa.Vừa rồi cả hai người đều xử dụng kế khổ nhục để ám hại nhau. Tạ Tốn chịu để cho đối thủ đánh một gậy vào vai thực, và Kim Hoa Bà Bà cũng chịu để cho hai bông Kim hoa bắn trúng. Tuy hai người đều không bị thương nặng, nhưng cả hai cũng thấy vết thương khá đau, vì sức đánh và sức ném của đối thủ mạnh hơn sức của người thường nhiều, nên Kim Hoa Bà Bà phải ho mấy tiếng, rồi quay về phía Vô Kỵ ẩn núp lên tiếng hỏi:- Tiểu tử của Cự Kình Bang kia tên họ là chi? Sao dám phá bĩnh Bà Bà đôi ba phen như thế để làm chi?Vô Kỵ chưa kịp trả lời thì đột nhiên thấy có ánh sáng thấp thoáng và thấy Hân Ly kêu "hự" một tiếng, nàng đã bị ba bông hoa bắn trúng. Thì ra Kim Hoa Bà Bà nhận ra võ công của Vô Kỵ không kém gì mình nên mụ mới ra tay trừng trị Hân Ly trước và đoán chắc Vô Kỵ thế nào cũng ra tay cản trở, vì vậy mụ ta nói chuyện với Vô Kỵ để cho chàng không phòng bị rồi mụ ta liền trái tay ném luôn ba bông hoa vào ngực Hân Ly.Mục tiêu của mụ ta chính là chỗ chí mạng của nàng nọ, nên Vô Kỵ mới kinh hãi phi thân ra bắt hai bông hoa đó, và vừa hạ chân xuống đất liền ôm ngay Hân Ly vào lòng. Lúc ấy Hân Ly còn tỉnh bỗng thấy một người đàn ông có râu, ôm mình vào lòng, nàng vội dùng tay kháng cự, nhưng nàng vừa dùng sức, mồm đã phun ra mấy đống máu tươi liền! Vô Kỵ liền tĩnh ngộ ngay, vôi giơ tay lên xoa mặt và bỏ bộ râu ra. Hân Ly đã trông thấy rõ mặt chàng liền kêu gọi:- Anh A Ngưu! Anh đấy à? Trời ơi!...Vô Kỵ mỉm cười đáp:- Phải! Chính tôi đây!Lúc đó Hân Ly mới khoan tâm và chết giấc liền.Vô Kỵ thấy nàng bị thương nặng không dám rút mũi ám khí trong người nàng ra, chỉ điểm những nơi yếu huyệt để tim của nàng khỏi ngừng đập mà thôi. Chàng nghe thấy Tạ Tốn lớn tiếng nói:- Các hạ hai lần ra tay cứu giúp, Tạ Tốn tôi xin cảm ơn vô cùng!Vô Kỵ nức nở khóc:- Nghĩa... Nghĩa... hà tất...Ðang lúc ấy từ đằng xa bỗng có một tiếng "coong" vọng tới, tiếng kêu đó rất khẽ nhưng nghe rất êm tai. Tạ Tốn, Vô Kỵ cả Kim Hoa Bà Bà đều nghe tiếng kêu đó, cả ba đều rùng mình kinh hãi, vì ba người nghe tiếng động đó không khác gì như một tiếng sấm động vang cả trời đất vậy, nên cả ba mới kinh hãi như thế.Vô Kỵ vội trấn tĩnh tâm thần, chàng lại nghe thấy một tiếng động nữa, nhưng lần này tiếng động đó lại phát ra rất gần, chỉ cách chỗ chàng độ vài chục trượng thôi. Chàng rất kinh ngạc vì nhận thấy tiếng động đó sao lại đi một cách nhanh chóng đến thế?Nhưng chàng nhận thấy tiếng kêu sau với tiếng kêu trước hơi khác nhau, tuy cũng đoạt phách kinh hồn nhưng không đến nỗi kinh hồn như trước! Chàng biết người tới đó thế nào cũng là một dị nhân nên chàng không dám khinh địch một chút nào, liền ẳm Hân Ly đứng dậy. Lại đột nhiên có một tiếng kêu "coong", bốn bên sơn cốc đều có tiếng vang vọng lại tựa như trăm nghìn cái chuông cùng khua động một lúc! Trong tiếng kêu đó, bỗng có ba người xuất hiện ra trước mặt. Chàng đưa mắt nhìn về phía đó, thấy ba người đều ăn mặc áo bào trắng lớn rộng, hai người trong bọn thân hình rất cao lớn, còn người đứng bên phía trái là một thiếu nữ.Cả ba người đều đứng dưới bóng trăng nên chàng không sao thấy rõ mặt. Tuy vậy chàng trông thấy góc áo bào của người nào cũng có thêu một ngọn lửa màu đỏ, chàng nhận ra ngay đó là dấu hiệu của Minh Giáo.Người đứng giữa thân hình cao lớn nhất liền cất tiếng nói:- Thánh Hỏa Lệnh của Minh Giáo đã đến. Hộ Giáo Long Vương và Sư Vương sao không quỳ xuống nghênh đón? Còn đợi chờ chừng nào nữa?Lời nói của người đó rất ngượng nghịu, hình như y vừa mới học nói vậy. Chàng giật mình kinh hãi nghĩ thầm:- Trong di ngôn của Giáo chủ có nói: Thánh Hỏa Lệnh của bổn giáo đã thất lạc vào tay của Cái Bang từ Thạch Giáo chủ, giáo chủ đời thứ ba mươi mốt của bổn giáo, cho tới ngày nay vẫn chưa kiếm lại được, không hiểu tại sao lại lọt vào tay ba người này như vậy? Không biết Thánh Hỏa Lệnh nầy là thực hay giả? Ba người nầy không biết có phải là người của bổn giáo không?Trong lúc chàng đang thắc mắc đã nghe Kim Hoa Bà Bà lên tiếng đỡ lời:- Bổn nhân đã phá cửa xuất giáo rồi, các người đừng có nhắc nhở bốn chữ Hộ Giáo Long Vương với Bà Bà nầy nữa! Chẳng hay các hạ quý tính đại danh là chi? Thánh Hỏa Lệnh nầy các hạ kiếm ở đâu ra thế? Chẳng hay nó là thật hay giả?Người nọ lớn tiếng đáp:- Mụ đã phá cửa xuất giáo, còn nói lôi thôi như thế làm chi?Kim Hoa Bà Bà lạnh lùng nói tiếp:- Trong đời Kim Hoa Bà Bà này chưa hề bị ai la lớn nửa tiếng. Năm xưa dù Dương Giáo chủ còn sống đối với mụ này cũng còn phải kính nể ba thành. Ngươi là người như thế nào ở trong Minh Giáo lại lớn tiếng kêu gọi tên tuổi ta như vậy?Chỉ thoáng cái ba người nọ đã phi thân đến gấn Bà Bà giơ tay trái lên chộp Bà Bà. Kim Hoa Bà Bà giơ quài trượng lên gạt ngang một cái, nhưng không hiểu chân của ba người đó xê dịch như thế nào, mà đã lướt ra phía sau Kim Hoa Bà Bà liền, nên trượng của Kim Hoa Bà Bà đánh hụt luôn, đồng thời cổ của mụ ta đã bị một người chộp trúng và mụ ta đã bị người đó ném ra xa liền!Vô Kỵ thấy ba người đó thân pháp quái dị và võ công cao siêu như thếcũng phải kinh hãi, thất thanh kêu "ủa" một tiếng đồng thời chàng đã nhận ra thân pháp và thủ pháp của người đó đều giống như Càn Khôn Ðại Nã Di Thân Pháp vậy!Chàng liền nghĩ thầm:- Chẳng lẽ ba người này cũng luyện thành võ công cao siêu như nhau chăng? Trong lúc ba người đó vừa tới, Tiếng động rất lớn kia đã làm cho Hân Ly thức tỉnh, nàng mở mắt ra thấy mình đang nằm ở trong tay của Vô Kỵ, nàng cảm thấy rất khoan khoái, nhưng vết thương ở trước ngực đau đớn khôn tả khiến nàng lại nhắm nghiền mắt, cố gượng chịu đau nhưng nàng đã mê man không còn nghĩ ngợi được gì cả.Ba người nọ vừa xê dịch thân hình một cái, chỉ có ánh sáng trăng hơi chiếu qua mặt họ một chút, Vô Kỵ đã nhận ra được mặt của họ liền.Chàng thấy người cao nhất, râu xồm mắt xanh. Còn người thứ hai, râu vàng, mũi két, cả hai đều là người Hồ. Còn thiếu nữ thì tóc đen, trông như người Hán vậy, nhưng đôi ngươi của nàng ta rất nhợt hầu như không có mầu sắc gì hết. Mặt nàng lại rất đẹp, chàng thấy vậy nghĩ thầm:- Thì ra ba người này đều là người Hồ hết, thảo nào họ nói tiếng Hán không sõi và chậm chạp như thế!Chàng lại nghe thấy người râu xồm lên tiếng nói tiếp:- Thấy Thánh Hỏa Lệnh như thấy Giáo chủ, sao Tạ Tốn không chịu quỳ xuống nghênh đón?Tạ Tốn đáp:- Chẳng hay ba vị là ai? Nếu là đệ tử của bổn giáo thì Tạ Tốn tôi phải quen biết. Nếu ba vị không phải là người của bổn giáo thì Thánh Hỏa Lệnh nầy không có gì liên can đến ba vị cả.Người râu xồm vội hỏi:- Minh Giáo xuất xứ ở đâu?Tạ Tốn đáp:- Nguồn gốc của Minh Giáo ở Ba Tư.- Ta là Lưu Vân sứ giả của Tổng Giáo ở Ba Tư, còn hai vị nầy là Diệu Phong sứ giả, thừa lệnh Tổng Giáo Chủ đặc biệt tới Trung Thổ nầy.Tạ Tốn với Vô Kỵ nghe người đó nói như thế đều ngẩn người ra. Vô Kỵ đã được đọc cuốn Minh Giáo Lưu Truyền Trung Thổ Ký của Dương Tiêu viết, chàng biết Minh Giáo quả thật xuất xứ ở Ba Tư, bây giờ chàng thấy ba người này quả thật là người Hồ ở nước Ba Tư, võ công và thân pháp của họ quái dị như vậy tất nhiên không phải là giả dối.Vì vậy chàng không nói năng gì hết và chỉ lặng lẽ để nghe Tạ Tốn đối đáp ra sao? Chàng lại nghe thấy Diệu Phong sứ giả, người râu vàng lên tiếng nói:- Giáo chủ của chúng tôi nhận được tin biết Giáo chủ của chi phái ở Trung Thổ mất tích, các đệ tử đang tàn sát lẫn nhau, vì vậy thế lực của bổn giáo ngày một suy đồi, cho nên mới sai Vân Phong Nguyệt, ba sứ giả đến đây để chỉnh đốn lại chi giáo, khiến người trên người dưới đều phải thừa lệnh Tổng Giáo chủ và không được tàn sát lẫn nhau nữa.Vô Kỵ nghe thấy người đó nói như vậy liền nghĩ thầm:- Tổng Giáo chủ có hiệu lệnh truyền tới như vậy thì thật may mắn lắm, ta đỡ phải gánh lấy trọng trách nầy nữa. Vì ta hãy còn ít kinh nghiệm, nếu có gánh vác trọng trách nầy mãi thì thế nào cũng làm lỡ hết đại sự.Chàng đang nghĩ lại nghe thấy Tạ Tốn lên tiếng nói:- Tuy Minh Giáo ở Trung Thổ xuất xư ở Ba Tư thật nhưng hơn nghìn năm nay đã độc lập thành một môn phái riêng và không bao giờ chịu để cho Tổng Giáo ở Ba Tư quản thúc hết. Ba vị ở đường xa tới Trung Thổ, Tạ Tốn tôi rất hoan nghênh, còn bảo Tạ Tốn tôi quỳ tiếp thì chúng tôi không có lễ phép ấy!Lưu Vân sứ giả thò tay vào trong túi áo lấy ra hai cái thẻ bài dài chừng hai thước, không phải làm bằng vàng mà cũng không phải chế bằng ngọc. Người đó cầm hai cái thẻ bài gõ vào nhau đến "coong" một tiếng. Tiếng quái dị đúng là tiếng động mà Vô Kỵ đã nghe thấy hồi nãy. Lúc này vì đứng cách nhau rất gần, tiếng kêu đó lại càng làm cho mọi người chịu không nổi. Cũng may Lưu Vân sứ giả chỉ gõ một cái thôi chứ không gõ thêm một cái nữa. Gõ xong, y liền nói tiếp:- Ðây là Thánh Hỏa Lệnh của Minh Giáo, ở Trung Thổ, Thạch Giáo Chủ của đời trước hư hỏng mới để cho Cái Bang lấy mất Thánh Hỏa Lệnh này đi, nay chúng tôi đã lấy lại được, đem lại đây, vậy các người thấy Thánh Hỏa Lệnh này cũng như thấy Giáo chủ, tại sao Tạ Tốn nghe lệnh mà không chịu quỳ xuống nghênh tiếp?Lúc Tạ Tốn gia nhập Minh Giáo, Thánh Hỏa Lệnh đã bị mất khá lâu, nên đại hiệp chưa được trông thấy bao giờ, nhưng đã nghe các vị tiền bối kể lại những sự linh dị của lệnh đó như thế nào rồi. Nên y biết ngay sáu miếng ngọc bài của sáu người kia cầm chính là Thánh Hỏa Lệnh của bổn giáo thực sự. Huống hồ y còn nhận thấy ba người đó chỉ ra tay một cái đã vứt được Kim Hoa Bà Bà đi xa liền. Y tự biết võ công của mình không hơn gì Kim Hoa Bà Bà, dù có kháng cự chưa chắc đã thắng nổi ba kẻ địch ấy, nên y liền đáp:- Tại hạ tin lời nói của các hạ là thực, nhưng không hiểu các hạ định chỉ bảo điều gì thế?Lưu Vân đưa tay trái lên phẩy một cái. Diệu Phong và Huy Nguyệt đã hiểu ý ngay, liền tung mình lên nhảy với Lưu Vân cùng một lúc. Họ chỉ nhảy mấy cái đã phi thân tới chỗ Kim Hoa Bà Bà liền, Kim Hoa Bà Bà vội vàng lấy sáu bông Kim hoa ra ném luôn vào ba vị sứ giả một lúc. Nhưng ba sứ giả ấy chỉ nhảy vài cái đã tránh né được hết. Huy Nguyệt liền phi thân lại gần Kim Hoa Bà Bà, giơ tay búp măng ra định điểm vào yếu huyệt ở trên yết hầu Bà Bà. Kim Hoa Bà Bà vôi giơ quài trượng lên chống đỡ và còn tấn công thêm một thế trượng nữa. Vô Kỵ bỗng thấy Kim Hoa Bà Bà tung mình nhảy lên, nhưng tới khi chàng nhìn kỹ mới hay, không phải là bà ta tự nhảy lên mà là bà ta bị Lưu Vân với Diệu Phong chụp cổ túm lên. Như vậy, chắc bà ta đã bị đối thủ điểm trúng yếu huyệt ở sau lưng, không sao cử động được, nên mới để yên cho hai đối thủ chộp cổ và túm lên như thế. Tiếp theo đó, Huy Nguyệt còn điểm thêm bảy nơi yếu huyệt ở trên người của Bà Bà.Vô Kỵ thấy ba sứ giả ra tay nhanh và lợi hại như vậy liền nghĩ thầm:- Thân pháp và võ công của ba người không có điểm nào hơn người khác hết, nhưng họ chỉ phối hợp rất khéo léo thôi. Cũng như vừa rồi, Huy Nguyệt ở phía trước để dụ địch, còn hai ngươi kia thì rón rén nhảy tới ra tay bắt Kim Hoa Bà Bà luôn. Sự thực võ công của từng người một chưa chắc đã cao siêu hơn Kim Hoa Bà Bà được...Chàng đang nghĩ, đã thấy Lưu Vân khẽ hất tay một cái Kim Hoa Bà Bà đã bị ném xuống chỗ trước mặt của Tạ Tốn liền. Rồi Lưu Vân tiến tới gần nói với Tạ Tốn rằng:- Tạ Sư Vương, qui luật của bổn giáo có phải đã gia nhập bổn giáo rồi suốt đời không được phản bội bổn giáo phải không?Người này tự nhận là khóa cửa xuất giáo, mụ ta là phản đồ của bổn giáo. Sư Vương dem mụ ta đi xử trảm ngay.Tạ Tốn ngẩn người ra đáp:- Minh Giáo của Trung Thổ xưa nay không có luật lệ ấy.Lưu Vân lạnh lùng nói tiếp:- Từ nay trở đi Minh Giáo ở Trung Thổ phải nghe hiệu lệnh của Tổng Giáo ở Ba Tư. Vừa rồi mụ già đã xếp đặt âm mưu độc kế giết hại người, hành vi bỉ ổi của mụ đều lọt cả vào mắt chúng ta, để mụ ấy ở lại trần gian chỉ gây tai họa cho người thôi. Vậy ngươi mau mau nghe lệnh diệt trừ mụ đi.Tạ Tốn nghênh ngang trả lời:- Năm xưa, Hàn phu nhân đối đãi với Tạ Tốn tôi rất tử tế. Tứ Vương của Minh Giáo coi nhau như ruột thịt, tuy ngày hôm nay bà ta đối với Tạ mỗ vong tình, nhưng Tạ mỗ không thể nào bất nghĩa mà ra tay giết bà ta được.Diệu Phong Sứ nghe Tạ Tốn nói như vậy ha hả cười một hồi rồi xen lời nói:- Người Trung Quốc nào cũng vậy, không khác gì đàn bà con gái, làm việc gì cũng không cả quyết. Ngươi còn nói lôi thôi làm chi nữa, mụ già định hại ngươi mà ngươi lại không dám ra tay giết mụ ta, như vậy là có nghĩa lý gì? Thực lạ lùng quá?Tạ Tốn lại nói:- Các vị nói thế rất lầm, xưa nay Tạ mỗ giết người không chớp mắt nhưng không bao giờ ra tay giết những người đồng giáo với mình.Huy Nguyệt cũng xen lời nói:- Nhưng lần này mi phải giết mụ ta mới được. Nếu ngươi không giết mụ ấy tức là không nghe hiệu lệnh, chúng ta sẽ giết ngươi trước.Tạ Tốn liền hỏi lại:- Ba vị tới Trung Thổ, việc thứ nhứt là ép Kim Mao Sư Vương giết Tỷ Sam Long Vương. Ba vị làm như thế là muốn lập oai và doạ nạt người phải không?Huy Nguyệt mỉm cười đáp:- Hai mắt tuy mù, đầu óc vẫn còn sáng suốt, ngươi mau ra tay giết mụ ấy đi, còn chần chờ gì nữa.Tạ Tốn ngửng mặt lên trời lớn tiếng cười một hồi. Tiếng cười của y chấn động cả sơn cốc, cười xong y lại nói tiếp:- Tạ Kim Mao Sư Vương xưa nay quang minh lỗi lạc. Ðừng nói ta không giết bạn cùng một giáo phái, dù người này có là kẻ thâm thù của ta đi chăng nữa, nhưng trong lúc người ta bị bao vây bắt giữ không có sức phản kháng. Tạ mỗ tôi không bao giờ giết chóc những người không kháng cự lại mình được.Vô Kỵ nghe thấy lời nói của nghĩa phụ tràn đầy hào khí, trong lòng cũng khen ngợi thầm và dần dần có ác cảm với ba sứ giả người Ba Tư kia. Chàng lại nghe thấy Diệu Phong nói tiếp:- Giáo đồ của Minh Giáo thấy Thánh Hỏa Lệnh này như thấy Giáo chủ vậy. Ngươi táo gan dám phản giáo phải không?Tạ Tốn liền nghĩ ra một kế liền hiên ngang đáp:- Mắt của Tạ mỗ đã mù hơn hai mươi năm nay, dù ba vị có để Thánh Hỏa Lệnh trước mắt. Tạ mỗ tôi cũng không trông thấy gì hết. Vây ba vị không thể nói là Tạ mỗ tôi trong thấy Thánh Hỏa Lệnh mà không chịu nghe lệnh được.Diêu Phong cả giận quát hỏi:- Giỏi lắm, có phải ngươi định quyết tâm phản giáo đấy không?Tạ Tốn lại đáp:- Tạ mỗ không dám phản giáo, nhưng tôn chỉ của Minh Giáo xưa nay vẫn hành thiện khử ác, coi nghĩa khí trọng hơn hết. Tạ mỗ đành để cho người chém đứt đầu của mình, chứ không bao giờ chịu làm gương việc phi nghĩa ấy.Tuy mình mẩy tay chân không cử động được, Kim Hoa Bà Bà vẫn nghe thấy những lời của Tạ Tốn vừa nói.Vô Kỵ biết sự sống còn của nghĩa phụ mình sẽ bị giải quyết trước mắt. Chàng vội khẽ đặt Hân Ly xuống đất, nhưng chàng lại nghe thấy Lưu Vân nói tiếp:- Người trong Minh Giáo không ai dám trái lệnh của Thánh Hỏa Lệnh, nếu người nào trái lệnh sẽ bị xử trảm tức thì.Tạ Tốn quát lớn:- Bổn nhân là Hộ Giáo Pháp Vương, dù Giáo chủ có muốn giết chết Tạ mỗ thì cũng phải khai đàn khẩn xin trời đất và nói rõ tội trạng rồi mới có thể giết Tạ mỗ được.Diệu Phong cười khúc khích đáp:- Minh Giáo ở Ba Tư làm gì có lắm quy luật bậy bạ như Minh Giáo ở Trung Thổ này?Sứ giả vừa nói dứt, cả ba cùng rú lên một tiếng thực lớn, nhảy xổ lại. Tạ Tốn liền múa Ðồ Long đao để bảo vệ bản thân. Ba người sứ giả tấn công luôn ba thế mà không sao lại gần Tạ Tốn nên chúng rút Thánh Hỏa Lệnh ra cầm ở tay, rồi Huy Nguyệt phi thân tới gần, giơ Thánh Hỏa Lệnh ra nhắm ót của Tạ Tốn đánh xuống.Tạ Tốn vội giơ đao lên chống đỡ, chỉ nghe "coong" một tiếng. Tiếng kêu đó rất quái dị. Ðao Ðồ Long có thể chặt đứt sắt đá mà không hiểu tại sao lại không chặt gãy nổi thẻ bài Thánh Hỏa Lệnh ấy.Lưu Vân liền lăn người qua bên trái và đã đánh trúng đùi Tạ Tốn một cái. Kim Mao Sư Vương loạng choạng suýt ngã. Diệu Phong giơ ngang Thánh Hỏa Lệnh điểm luôn vào yếu huyệt sau lưng y. Nhưng Diệu Phong bỗng thấy tay mình bị nắm chặt và Thánh Hỏa Lệnh bị cướp mất. Y kinh hãi quay người lại nhìn, thấy một thiếu niên ăn mặc lối thủy thủ và tay phải của người đó còn cầm cái thẻ bài Thánh Hỏa Lệnh.Vừa tung mình nhảy ra, Vô Kỵ đã cướp được Thánh Hỏa Lệnh đó liền, chàng ra tay nhanh và xảo diệu vô cùng, nên Diệu Phong sứ không hay biết gì hết. Lưu Vân sứ và Huy Nguyệt sứ thấy vậy vừa kinh hãi vừa tức giận và cùng chia làm hai bên nhảy xổ lại để tấn công, Vô Kỵ vội xoay người tránh sang bên trái, không ngờ chàng đã bị Huy Nguyệt đánh trúng một cái thẻ bài vào lưng kêu "bốp" một tiếng, Thánh Hỏa Lệnh đó không phải là vàng, sắt hay ngọc, nhưng cứng rắn vô cùng. Vô Kỵ bị đối phương đánh trúng một cái thẻ bài vào lưng kêu "bốp" một tiếng, Thánh Hỏa Lệnh đó không phải là vàng, sắt hay ngọc nhưng cứng rắn vô cùng. Vô Kỵ bị đối phương đánh trúng một thẻ bài thấy mặt mày tối tăm suýt ngã. Cũng may thần công hộ thể của chàng đã phản ứng tức thì, nên chàng chỉ đâm bổ về phía trước ba bước, rồi vô sự. Ba sứ giả của Ba Tư vẫn vây đánh chàng kịch liệt.Tay trái giơ ra, Vô Kỵ đã chụp được Thánh Hỏa Lệnh của Huy Nguyệt đang cầm. Ngờ đâu, Huy Nguyệt bỗng buông tay ra, đuôi của cái Thánh Hỏa Lệnh đó bỗng bật lên phía trên kêu "bộp" một tiếng, trúng ngay vào cổ tay Vô Kỵ, Vô Kỵ thấy năm ngón tay tê tái đành phải buông tay ra, không dám cướpp chiếc Thánh Hỏa Lệnh ấy nữa. Huy Nguyệt nhanh tay bắt luôn cái thẻ bài đó lại.Từ khi luyện thành Càn Khôn Ðại Nã Di Tâm Pháp, Vô Kỵ lại được Trương Tam Phong chỉ điểm cho Thái Cực Quyền. Từ đó trở đi, chàng tung hoành thiên hạ, chưa hề gặp một địch thủ nào. Chàng không ngờ bây giờ lại bị Huy Nguyệt, một thiếu nữ liên tiếp đánh trúng mình hai cái như thế. Nhất là cái đánh thứ hai trúng vào xương cổ tay, nếu chàng không có thần công hộ thể, làm giảm sức mạnh của cái thẻ bài ấy thì tay chàng đã gãy rồi. Kinh ngạc vô cùng, Vô Kỵ không dám tấn công kẻ địch nữa, đứng ngẩn người ra nhìn xem thế võ của địch thủ như thế nào rồi mới nghĩ cách đối phó. Ba sứ giả của Ba Tư, thấy chàng tuy bị đánh hai lần mà không bị thương gì hết, chúng cũng kinh ngạc vô cùng, chúng chưa hề thấy ai bị đánh như thế mà lại vô sự được?Diệu Phong cúi xuống nhảy xổ tới húc vào người Vô Kỵ. Theo võ học của Trung Nguyên thì thế húc đầu như thế là rất dại dột. Nhưng Vô Kỵ vẫn đứng yên, chàng đoán chắc đối thủ dùng thế võ dại dột như vậy, thế nào cũng có ẩn phục thế võ lợi hại khác. Chàng đợi chờ đầu của kẻ địch húc tới rất gần, chàng mới lui vế phía sau một bước để tránh né. Chàng thấy Lưu Vân tung mình nhảy lên định ngồi trên đầu mình. Thế võ này của địch lại càng quái dị thêm. Vì trong võ công không ai lấy mông đít tấn công một cách ngu dại như vậy bao giờ. Tuy vậy chàng vẫn nhảy sang bên tránh né, nhưng đã thấy ngực hơi đau. Thì té ra Diệu Phong đã ngấm ngầm nhảy tới dùng khuỷu tay thúc vào ngực Vô Kỵ mà chàng không hay.Nhưng khi đụng mình Vô Kỵ, Diệu Phong đã bị Cửu Dương Thần Công của chàng phản ứng nên người sứ giả đó bị đẩy lui về phía sau ba bước. Tiếp theo đó y còn phải lui thêm ba bước nữa rồi mới đứng yên được.Ba sứ giả của Ba Tư đều ngạc nhiên, mặt thất sắc, Huy Nguyệt lại múa hai cái thẻ Thánh Hỏa Lệnh, tiến lên quét ngang một thế. Còn Lưu Vân đột nhiên ở trước mặt chàng lộn luôn ba vòng. Vô Kỵ vừa bị Diệu Phong thúc khủyu tay vào ngực, hiện giờ vẫn còn cảm thấy đau đớn lại thấy Lưu Vân lộn lung tung như vậy, Vô Kỵ không hiểu đối phương lộn như thế có dụng ý gì, liền nghĩ thầm:- Ta cứ tránh ra xa thì hơn.Nghĩ đoạn, chàng liền lui sang trái một bước để tránh né. Nhưng chàng lại thấy trước mắt có ánh sáng thấp thoáng và vai bên phải đã bị Lưu Vân đánh trúng một cái thả Thánh Hỏa Lệnh liền. Chàng thấy thế công đó kỳ lạ quá, kẻ địch ra tay như thế nào mà chàng không hay biết một tí gì và chàng rõ ràng thấy Lưu Vân đang lộn vòng ở trên không, y làm sao lại giơ tay ra đánh trúng mình được? Kinh hãi vô cùng, Vô Kỵ không dám tiếp tục đấu với chúng nữa. Tuy đã có Cửu Dương Thần Công hộ thể nhưng vai và hông của chàng đau đớn chịu không nổi. Chàng đang nghĩ nếu mình rút lui, nghĩa phụ sẽ mất mạng ngay. Ngày hôm nay dù phải hy sinh tính mạng, chàng cũng phải cố đánh lui kẻ địch, bảo hộ tính mạng của nghĩa phụ, bèn hít một hơi thật mạnh, nghiến răng mím môi phi thân tiến lên, giơ chưởng lên tấn công ngay ngực của Lưu Vân tức thì.Lưu Vân cũng tiến lên phi thân một lúc với chàng, và chỉ thấy kẻ địch cầm hai chiếc Thánh Hỏa Lệnh gõ vào nhau kêu đến "coong" một tiếng. Vô Kỵ bỗng thấy tâm thần hoang mang, rồi người mình ở trên không rớt thẳng xuống và thấy ngang lưng đau nhức khôn tả. Lúc ấy chàng mới biết mình bị Diệu Phong đa trúng một cái. Diệu Phong liền bị thần công của chàng đánh bạt về phía sau, nhưng cánh tay của chàng đã bị Thánh Hỏa Lệnh của Huy Nguyệt đánh trúng.Tạ Tốn đứng cạnh, lắng tai nghe, đã biết thiến niên của Cự Kình Bang bị kẻ địch đánh trúng mấy cái liền và đang cố gắng chống chọi, đại hiệp rất bực mình vì hai mắt đã mù nên không sao tiến lên trợ giúp cho thiếu niên đó được. Tạ Tốn nóng lòng sốt ruột, lớn tiếng kêu gọi:- Thiếu hiệp mau rút lui đi, đây là việc của Minh Giáo không liên can gì đến các hạ. Ngày hôm nay liên tiếp được thiếu hiệp ra tay trợ giúp như vậy, Tạ Tốn tôi cám ơn vô cùng.Vô Kỵ cũng lớn tiếng đáp:- Tôi... thôi đại hiệp mau chạy đi, hãy nghe lời tôi mà chạy đi.Chàng vừa nói tới đó, đã thấy Lưu Vân múa Thánh Hỏa Lệnh đánh tới liền giơ tay ra gạt chiếc Thánh Hỏa Lệnh đó một cái. Lưu Vân không sao nắm vững chiếc Hỏa Lệnh ấy, nên Thánh Hỏa Lệnh rời khỏi tay và bắn tung lên cao, Vô Kỵ tung mình lên đặng cướp chiếc thẻ bài ấy thì đột nhiên nghe "soẹt" một tiếng, sau lưng áo của chàng đã bị Huy Nguyệt sứ xé rách, móng tay của nàng ta đã cào vào chàng sướt mấy cái lằn, đau nhức vô cùng. Nhờ đó Lưu Vân đã cướp lại được chiếc Thánh Hỏa Lệnh kia. Trải qua mấy hiệp đấu đó, Vô Kỵ biết rõ công lực của ba người kia, người nào cũng kém mình xa, nhưng võ học của chúng rất quái dị, và khí giới của chúng lại rất thần kỳ. Vả lại lúc nào ba người cũng xông lại tấn công chàng một lượt.Chàng liền nghĩ thầm:- Chúng ra tay huyền bí thâm độc khôn lường. Ta chỉ cần đả thương được một tên trong bọn chúng thì trận đấu ngày hôm nay ta mới nắm chắc được phần thắng.Nghĩ tới đó, chàng nhớ lại Diệu Phong hai lần bị đẩy té mà lần nào y cũng hình như không bị một chút nội thương nào hết.Vô Kỵ biến đổi mấy môn quyền pháp mà vẫn không sao đánh tan được cục diện liền tay của ba người đó.Trái lại chàng bị Thánh Hỏa Lệnh đánh trúng thêm hai cái nữa. Lúc này ba sứ giả Ba Tư không dám dùng tay và chân chạm vào người của chàng như trước nữa. Vì lần nào cũng vậy, chúng đánh trúng người của chàng là chúng không thấy đau đớn thì cũng bị té ngã.Tạ Tốn quát lớn một tiếng, múa thanh đao Ðồ Long xông vào vòng chiến, nhảy tới cạnh Vô Kỵ và nói:- Tiểu hiệp dùng đao đi.Nói xong y liền đưa đao cho cho Vô Kỵ, Vô Kỵ vừa giơ tay ra đỡ lấy thanh đao đó và nghĩ thầm:- May ra thần oai của thanh bảo đao này có thể đánh lui được địch cũng nên .Tạ Tốn thấy Vô Kỵ đã cầm lấy thanh đao rồi, liền nhảy về phía sau lui ra ngoài vòng chiến. Nhưng y đã bị Diệu Phong đánh trúng một quyền. Y thấy ngũ tạng lục phủ như bị đảo lộn vậy, khó chịu vô cùng. Sở dĩ Tạ Tốn bị đánh trúng quyền đó là vì quyền của đối phương rất huyền ảo, không có một tiếng động gì hết, nên y mới bị đánh trúng quyền đó như vậy. Vô Kỵ múa đao nhắm Lưu Vân chém luôn. Ðối phương liền giơ hai chiếc Thánh Hỏa Lệnh đã dính vào thanh đao Ðồ Long liền.Chàng thấy tay mình rung động rất mạnh, thanh đao Ðồ Long suýt rời khỏi tay chàng. Chàng kinh hãi vô cùng, vội vận hết nội lực ra nắm chặt lấy thanh đao đó. Xưa nay Lưu Vân dùng Thánh Hỏa Lệnh để cướp khí giới của địch dễ như trở bàn tay, chưa hề bị thất thố bao giờ. Y không ngờ lần này lại cướp hụt khí giới của Vô Kỵ, y ngạc nhiên vô cùng. Huy Nguyệt thét một tiếng rất thanh thoát, lại giơ hai chiếc Thánh Hỏa Lệnh lên đè xuống thanh đao Ðồ Long.Thế là tứ lệnh đoạt đao, oai lực càng mạnh hơn trước nhiều.Vô Kỵ bị thương bảy tám nơi, tuy những vết thương đó rất nhẹ, nhưng cũng làm giảm mất sức lực của chàng rất nhiều. Lúc này chàng lại cảm thấy nửa bên người nóng ran. Tay phải cầm cán đao, cứ run run hoài. Chàng biết thanh đao nầy không khác gì tính mạng thứ hai của nghĩa phụ. Bây giờ nghĩa phụ chưa biết thân phận và chân tướng của mình ra sao mà đã chịu cho mình mượn đao như vậy rồi, đủ thấy cử chỉ đó của nghĩa phụ thật là hào khí can vân. Nếu để thanh đao này mất bởi tay mình thì mặt mũi nào trông nghĩa phụ nữa.Nghĩ tới đó, bỗng chàng quát lớn một tiếng, giơ cánh tay phải lên dồn Cửu Dương Thần Công ở bên trong vào thanh đao. Lưu Vân, Huy Nguyệt, hai sứ giả bỗng thấy thanh đao của đối phương càng ngày càng mạnh hơn trước, nên cả hai đều biến sắc mặt, kinh hãi vô cùng. Diệu Phong thấy vậy cũng để một chiếc Thánh Hỏa Lệnh lên thanh đao Ðồ Long. Lúc này Vô Kỵ đã phấn chấn nên một địch ba không nao núng chút nào, trong lòng còn mừng thầm là khác, và nghĩ:-Cũng may là lúc mới vào đấu, ta đánh rơi được chiếc Thánh Hỏa Lệnh của Diệu Phong, bằng không bây giờ sáu chiếc Hỏa Lệnh đánh ta một lúc thì ta khó chống đỡ nữa.Bốn người đều vận nội lực ra chống chọi với nhau. Vô Kỵ nghĩ thầm:-Các ngươi muốn thi thố nội lực với ta thì thật là hợp ý ta quá.Bốn người cứ đứng yên, không cử động gì cả, ai nấy củng đều vận nội lực vào khí giới của mình để hạ dối phương .Ðột nhiên Vô Kỵ thấy ngực đau vô cùng, hình như bị một mũi kim thật nhỏ châm phải vậy...Chàng bị kim chích đau một cái đột ngột và đau buốt tận tim phế, vì vậy con đao Ðồ Long mới bị năm chiếc Hỏa Lệnh kia hút đi. Sự thể xảy ra đột ngột như thế mà Vô Kỵ vẫn bình tĩnh vô cùng, thuận tay chàng rút luôn thanh Ỷ Thiên kiếm ở sau lưng, dùng thế hoàn Chuyển Như Ý của Thái Cực kiếm pháp. Chỉ thấy thanh kiếm của chàng vạch một vòng, đồng thời nhằm bụng của ba sứ giả đâm luôn.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 73
Tình Thâm Như Trước
Ba sứ giả vội nhảy về phía sau tránh né, Vô Kỵ cắm luôn thanh ỷ Thiên kiếm vào trong bao và giơ tay ra cướp luôn thanh đao Ðồ Long lại. Bốn động tác: Mất đao rút kiếm, cắm kiếm cướp đao của Vô Kỵ nhanh như điện chớp. Và đó cũng là võ công thứ bảy của môn Càn khôn đại nã di. Ba sứ giả đồng thanh kêu "ủa" một tiếng và có vẻ kinh ngạc vô cùng vì chúng thấy nội lực của ba người mà còn kém Vô Kỵ xa. Vì chúng thất thanh kêu lên một tiếng như thế, ba chiếc Thánh hỏa lệnh của chúng bị thanh đao Ðồ Long hất luôn. Ba người nọ vội vận nội lực cướp lại. Thế rồi hai bên lại cầm cự nhau như trước. Ðột nhiên Vô Kỵ thấy ở ngực như bị kim châm một cái. Lần này Vô Kỵ đã biết cách đề phòng nên không bị đối phương cướp mất khí giới, nhưng tựa như có hình mà không có thực chất, chỉ thấy một luồng hơi lạnh phá Cửu Dương thần công của mình mà xuyên thẳng vào trong nội tạng.Chàng biết đó là một nội lực rất âm hàn của ba vị sứ giả nọ xuất phát ở Thánh hỏa lệnh truyền ra. Ðáng lẽ vật chí âm mà tấn công vật chí dương chưa chắc đã thắng nổi Cửu Dương thần công, nhưng vì Vô Kỵ dùng Cửu Dương thần công bảo hộ khắp thân thể, sức âm hàn kia lại nhỏ như sợi tóc nên âm kình đó mới xuyên qua được Cửu Dương thần công của chàng mà đả kích chàng như vậy. Tuy âm kình đó vào trong người chàng liền tiêu tán ngay, nhưng chàng cũng cảm thấy buốt tận xương.Huy Nguyệt sứ liên tiếp vận dụng nội kình, đẩy hai mũi Thấu cốt châm tấn công lén Vô Kỵ, nhưng thấy Vô Kỵ không bị hao sức chút nào cả mà đã chống đỡ được hết nên nàng ta càng kinh hãi thêm. Nàng lại thấy Vô Kỵ đeo thanh bảo kiếm ở ngang lưng rất sắc bén, nàng cũng muốn cướp được cả thanh bảo kiếm ấy nữa, nhưng nàng không sao rảnh tay để cướp. Diệu phong sứ chỉ còn một cây Thánh hỏa lệnh nên tay trái trống không, đáng lẽ có thể ra tay cướp được thanh kiếm đó. Nhưng vì đã dồn hết sức vào cánh tay phải, tay trái của y đã tê liệt như không có tay vậy. Trong khi đôi bên đang cầm cự, kẻ địch cứ liên tiếp dồn những mũi tên thấu cốt tấn công lia lịa.Vô Kỵ liền nghĩ thầm:- Nếu đối phương cứ dùng thấu cốt châm tấn công mãi thế này có lẽ ta chịu không nổi mất!.Nhưng chàng không có cách gì đối phó, bỗng nghe thấy tiếng hô hấp của Tạ Tốn rất nặng và nghe thấy bước chân của đại hiệp cứ tiến tới dần.Chàng biết nghĩa phụ mình đang tiến lên định ra tay giúp đỡ mình. Nhưng lúc ấy, nội kình của bốn người đã bao khắp toàn thân, Tạ Tốn ra tay đánh vào người của kẻ địch một chưởng thì không khác gì đánh vào người của Vô Kỵ vậy. Ðại hiệp cũng biết điều đó nên chần chờ mãi không dám ra tay.Vô Kỵ nghĩ thầm:- Ta với ba sứ giả của Ba Tư không có thù oán gì hết. Vậy bây giờ cần nhất là làm sao cho nghĩa phụ thoát thân được. Nhưng nếu nghĩa phụ biết ta là Vô Kỵ thì thế nào nghĩa phụ cũng không chịu đi đâu .Nghĩ đoạn, Vô Kỵ lớn tiếng nói:- Tạ đại hiệp, võ công của ba sứ giả Ba Tư tuy lạ kỳ thực, nhưng tại hạ muốn thoát thân không phải là một chuyện khó. Mời đại hiệp hãy đi khỏi nơi đây, tạm tránh nhất thời, tại hạ đối phó với họ xong sẽ hoàn lại thanh đao ngay.Ba sứ giả Ba Tư thấy chàng đấu nội lực mà còn lên tiếng nói được như thường, trong lòng kinh hãi thêm.Tạ Tốn liền hỏi:- Chẳng hay thiếu hiệp quý tính cao danh là gì?Vô Kỵ chần chờ không muốn trả lời vội, liền nghĩ tiếp:- Lúc này ta không nên cho nghĩa phụ biết ta là ai vội, bằng không nghĩa phụ thương ta và thế nào cũng quyết thí mạng với ba tên kia liền .Nghĩ đoạn, chàng liền trả lời tiếp:- Tại hạ họ Tăng tên là A Ngưu, sao đại hiệp không đi ngay đi, chẳng lẽ còn sợ tại hạ không chịu trả lại thanh bảo đao cho đại hiệp hay sao?Tạ Tốn ha hả cả cười và nói tiếp:- Tăng thiếu hiệp hà tất phải dùng lời lẽ nói khích Tạ mỗ như vậy, chúng ta can đảm tương chiến với nhau, mỗ tuổi già như vậy mà được kết giao với người bạn như thiếu hiệp, cảm thấy sung sướng vô cùng. Tăng thiếu hiệp mau rút tay và vứt thanh đao đi luôn.Vô Kỵ biết Thất thương quyền của nghĩa phụ mình rất lợi hại, quý hồ mình đang tâm vứt con đao Ðồ Long cho kẻ địch thì quyền đó thể nào cũng đánh được Huy Nguyệt sứ, nhưng Minh giáo và tổng giáo Ba Tư sẽ gây thêm oán thù ngay. Vả lại khuyên mọi người phải dĩ hòa vi quý, nay bỗng nhiên ta giết sứ giả của tổng giáo thì hỏi rằng còn gì là phong độ của một vị giáo chủ nữa?Nghĩ rồi chàng vội nói:- Hãy khoan!Và quay lại nói với Lưu Vân sứ rằng:- Chúng ta hãy tạm ngừng tay, tại hạ có mấy lời muốn thưa cùng ba vị.Lưu Vân sứ gật đầu tán thành.Vô Kỵ lại nói tiếp:- Tại hạ với Minh giáo có sự liên quan rất mật thiết, bây giờ ba vị đã cầm Thánh hỏa lệnh tới đây, tức là quý khách của tại hạ. Vừa rồi tại hạ vô lễ với quý vị, thật không phải với quý vị lắm. Bây giờ chúng ta cùng thâu lại nội lực tạm thời ngừng đấu, chẳng hay ba vị có tán thành không?Lưu Vân sứ liền gật đầu, Vô Kỵ cả mừng liền thâu ngay nội lực và cũng thâu luôn đao Ðồ Long để ở trước ngực. Chàng cảm thấy nội lực của ba sứ giả đó cùng rút lui liền, nhưng chàng lại cảm thấy có một luồng âm lực như đao, như kiếm, như dùi, như đục nhắm Ngọc Ðường huyệt ở trước ngực mình đâm tới. Luồng âm lực đó tuy vô hình vô chất thật, nhưng nó không khác gì đao kiếm sắc bén, nên Vô Kỵ liền thấy hơi thở bế tắc và mình mẩy không sao cử động được. Chàng sực nghĩ như sau:- Sau khi ta chết, nghĩa phụ thế nào cũng không thoát khỏi bàn tay độc của chúng. Không ngờ sứ giả của tổng giáo lại vô tín nghĩa đến thế, còn Hân Ly liệu có sống sót được không? Triệu cô nương với Chu cô nương, Tiểu Siêu, tội nghiệp cho con bé ấy. Còn sự nghiệp lớn của bổn giáo là cứu dân, kháng Nguyên sau này sẽ ra sao?Chàng vừa nghĩ đến đó, đã thấy Lưu Vân sứ giơ chiếc Thánh hỏa lệnh bên tay phải nhằm mình đánh xuống, vội vận lực dồn ra huyệt Ngọc Ðường ở trước ngực, nhưng dù sao cũng chậm hơn đối thủ.Bỗng có một thiếu nữ lớn tiếng nói:- Minh giáo ở Trung thổ đã tới rất đông.Lưu Vân sứ nghe thấy nàng nọ nói như thế liền ngẩn người và ngừng tay lại không đánh chiếc Thánh hỏa lệnh ấy xuống nữa. Ðồng thời, có một cái bóng xám như điện chớp phi tới, rút luôn thanh ỷ Thiên kiếm đeo ở ngang lưng Vô Kỵ ra, rồi cả người lẫn kiếm nhảy xổ vào trong lòng Lưu Vân sứ. Vô Kỵ tuy không cử động được nhưng mắt còn trông thấy rõ, chàng đã nhận ngay ra người đó chính là Triệu Minh, mừng rỡ vô cùng, nhưng lại hoảng sợ ngay. Thì ra, thế kiếm đó của Triệu Minh đang sử dụng đó là thế Ngọc tuý cô nương.Nàng định cùng chết với kẻ địch một lúc. Vô Kỵ biết rõ thế kiếm đó sử dụng như thế nào và kết quả của nó sẽ ra sao. Chàng biết Triệu Minh sử dụng thế kiếm này nhờ có thanh ỷ Thiên sắc bén, tất nhiên Lưu Vân sứ phải chết ngay tại chỗ và Triệu Minh cũng khó lòng thoát khỏi bàn tay độc ác của đối thủ.Lưu Vân sứ lần đầu tiên đối địch với các tay cao thủ ở Trung Nguyên, y đấu với Vô Kỵ và còn thêm hai người nữa giúp sức cũng không sao thắng nổi đối phương. Nên y với hai người kia mới dùng gian kế mong thủ thắng. Nhưng y sắp hạ được đối thủ thì lại bỗng thấy một nhân vật, không phải là nam mà cũng không phải là nữ, nhưng thế kiếm của đối phương lợi hại vô cùng. Ðừng nói ba người của chúng liên hiệp đối phó không nổi thế kiếm đó mà cả tính mạng y cũng nguy hiểm nốt. Trong lúc nguy cấp, y liền giơ Thánh hỏa lệnh lên đỡ thanh bảo kiếm kia, đồng thời, y lại sợ chết nên vừa đỡ một cái đã nằm xuống đất lăn ra bên ngoài luôn. Chỉ nghe thấy kêu "coong" một tiếng, Thánh hỏa lệnh đã gạt được ỷ Thiên kiếm sang bên, nhưng má bên trái của y đã thấy lạnh buốt. Nhất thời y không biết sống chết ra sao hết, chờ tới khi y lóp ngóp bò dậy được, giơ tay lên rờ trên má, thấy nơi đó vừa ướt vừa đau nhức vô cùng. Lúc ấy y mới biết má bên trái đã bị mũi kiếm nọ rạch mất một mảnh, cả râu lẫn da cũng bị mất hết. Nếu Thánh hỏa lệnh không là vật báu gạt được ỷ Thiên kiếm sang bên thì đầu của y đã bị thanh kiếm đó chém đứt một mảnh rồi.Tuy Triệu Minh mạo hiểm dùng thế kiếm đó đã đắc thắng, nhưng thanh ỷ Thiên kiếm bị đối phương hất bắn trở lại cũng chém mất một góc mũ của nàng, nên bộ tóc mây của nàng liền bị tung ra bên ngoài. Thì ra, lúc Vô Kỵ nhảy ra để gặp Tạ Tốn, Triệu Minh đã nghĩ trước nghĩ sau. Nàng nhận thấy Kim Hoa bà bà xảo trá và đa mưu kế, Hữu Lượng cũng đáng nghi lắm. Trên đảo Linh Xà này lại ẩn phục rất nhiều nguy cơ, nên nàng nghĩ mãi vẫn không yên tâm liền rón rén bò tới gần.Nàng biết khinh công của mình còn non nớt, nếu tới gần một chút nữa thế nào cũng bị kẻ địch phát giác liền. Vì vậy, nàng đành phải ngừng lại chỗ hơi xa để canh chừng. Tới khi Vô Kỵ ra tay đấu với ba sứ giả nàng mới dám tới gần thêm. Ðến khi nàng thấy Vô Kỵ đấu nội lực với ba sứ giả trong lòng mừng thầm và nghĩ:- Ba tên Hồ này võ công tuy quái dị thật, nhưng nội lực của chúng bằng sao được Cửu Dương thần công Vô Kỵ .Nàng đang nghĩ, bỗng nghe thấy Vô Kỵ lên tiếng bảo bọn người kia hãy ngừng đấu. Nàng chán ngán định lên tiếng bảo Vô Kỵ phải cẩn thận thì đối phương đã sử dụng âm kình đánh chàng rồi.Vô Kỵ bị thương ngã lăn ra đất. Triệu Minh thấy vậy, nóng lòng sốt ruột, không quản ngại gì hết, liền nhảy xổ ra. Tuy nàng biết võ công của Vô Kỵ cao thâm khôn lường mà còn địch không nổi ba người kia thì mình địch sao nổi chúng?Nhưng lúc ấy nàng không kịp nghĩ tới vấn đề đó nữa, liền nhảy xổ tới, cướp luôn thanh kiếm ỷ Thiên và sử dụng thế tuyệt học của phái Côn Luân mà nàng đã học lỏm được ở chùa Vạn Pháp ra tấn công kẻ địch. Nàng thấy thế kiếm đó đâm được kẻ địch, liền xoay lưỡi kiếm lại nhằm người Diệu Phong sứ mà tấn công, nhưng thế kiếm này của nàng lại người ở trước mà kiếm thì ở phía sau. Thế này gọi là thế Nhân quỹ đồng đồ là thế tuyệt học của phái Không Ðộng. Thế này sử dụng trong lúc mình kém vế hơn địch thì phải đem ra sử dụng để cùng chết luôn một thể. Lối đánh như thế rất thảm khốc, nên phái Thiếu Lâm với phái Nga Mi không có những thế độc địa như vậy. Ngày nọ phái Côn Luân với Không Ðộng có rất nhiều tay cao thủ bị giam giữ ở chùa Vạn Pháp, những tay cao thủ đó bị nhục nhã vô cùng vì võ công và sức lực bị mất hết, không sao thắng nổi đấu thủ của bên địch. Vì vậy có vài người nóng tính, cường ngạnh một chút đã giở hai thế võ đó ra để cùng chết với đối thủ.Triệu Minh thấy hai thế ấy độc ác như vậy, nhớ kỹ trong đầu óc và hôm nay đem ra sử dụng.Diệu Phong sứ thấy thế công của nàng hung ác như vậy, kinh hãi vô cùng, liền cảm thấy người lạnh buốt và đứng ngẩn người ra, không cử động được nữa. Thì ra tuy y có võ công cao siêu nhưng lại rất nhát gan. Trong đời y đã đấu rất nhiều trận mà trận nào cũng đều thắng đối thủ chớ y chưa bao giờ gặp những thế công của đối thủ lợi hại đến nỗi không có cách gì đối phó được. Vì vậy kinh hãi quá độ mà huyết mạch đều ngừng, đành thúc thủ chịu chết thôi.Triệu Minh đã nhảy tới, người của nàng đã đụng vào Thánh hỏa lệnh của Diệu Phong sứ rồi, tay nàng ở phía sau đưa lên thật cao, nhắm lưng mình tự đâm trước. Thì ra thế kiếm này phải dùng thân hình của mình đưa vào khí giới của địch, bất cứ khí giới của địch là đao hay kiếm, đụng vào người mình cũng phải ngừng lại một chút. Rồi mình giơ kiếm lên đâm xuyên qua nách để hạ địch thủ, như vậy đối phương dù có võ công cao siêu đến đâu cũng không thể nào thoát chết được. Diệu Phong sứ đã thấy rõ thế kiếm đó lợi hại như thế nào nên y mới ngẩn người hoảng sợ như thế. Cũng may, khí giới của y là cái thẻ sắt, không sắc bén gì cả nên người của Triệu Minh đụng vào vẫn chưa bị thương. Nhưng khi nàng vừa đưa trường kiếm đâm về phía trước thì nàng đã bị Huy Nguyệt sứ ôm chặt lấy rồi.Ba sứ giả Ba Tư liên hiệp nghênh địch, phối hợp rất khéo léo, trên đời ít người sánh kịp, nên Triệu Minh vừa xông lên giở hai thế võ trí mạng ra tấn công đã làm cho ba tay cao thủ đó cuống cả chân tay lên. Tới lúc này Huy Nguyệt sứ ở phía sau ôm chặt lấy Triệu Minh và cách ôm của nàng rất khéo léo nên kiếm của Triệu Minh không đâm được nữa. Nàng thấy cánh tay mình bị ôm chặt, biết là nguy tai liền nhân lúc Huy Nguyệt sứ lôi tay mình về phía sau, đưa mũi kiếm vào bụng dưới của mình để tự sát.Cử chỉ ấy của nàng cũng là một thế kiếm của phái Võ Ðang tên là Thiên địa đồng thọ, nhưng thế kiếm này không phải do Trương Tam Phong sáng chế ra mà là thế kiếm của Lợi Hanh nghĩ ra. Lợi Hanh nghĩ ra thế kiếm đó là muốn cùng chết với Dương Tiêu. Vì từ khi chàng hay tin Hiểu Phù chết, trong lòng chỉ có nghĩ cách giết Dương Tiêu để trả thù thôi. Nhưng chàng tự biết võ công của mình không sao địch nổi Dương Tiêu, tuy sư phụ của chàng là đệ nhất cao thủ thực, nhưng chàng kém thông minh nên chỉ học được ba bốn thành võ công của sư phụ thôi. Chàng thấy không sao giết được Dương Tiêu thì tự mình không còn muốn sống nữa. Vì vậy chàng nghĩ mãi mới nghĩ ra được thế kiếm ác độc ấy. Trong khi luyện kiếm bị Tam Phong bắt gặp, Trương chân nhân chỉ thở dài thôi, vì biết có khuyên bảo chàng cũng không nghe. Vì thế Chân nhân mới đặt cho thế kiếm đó là Thiên Ðịa ÐồngThọ. ý nghĩa của cái tên là người tuy chết nhưng tinh thần vẫn bất hủ. Ðại đệ tử của Lợi Hanh ở chùa Vạn Pháp có thể giở thế kiếm đó ra để cùng chết với đối thủ, nhưng được Khổ Ðầu Ðà cứu kịp nên Triệu Minh mới được học thế kiếm đó và đem ra sử dụng lúc này. Thì ra thế kiếm ấy chuyên môn để đối phó với kẻ địch đứng sau và sát bên mình.Vì thế kiếm đó đâm vào bụng mình xuyên qua phía sau và đâm luôn vào bụng kẻ địch. Thế kiếm ác độc như vậy, Huy Nguyệt Sứ làm sao tránh được nếu Diệu Phong Sứ không bị hoảng sợ đến ngẩn người ra, hay Lưu Vân Sứ đứng gần hơn một chút nữa thì may ra hai người đó có thể cứu thoát Triệu Minh và Huy Nguyệt Sứ. Nhưng chúng không thể nào ra tay cứu được hai người nên yên trí thế nào hai người nọ cũng bị thủng bụng mà chết. Ðang lúc nguy hiểm thì Vô Kỵ đã tự giải được huyệt rồi, liền giơ tay ra cướp thanh ỷ Thiên Kiếm đó.Triệu Minh dùng sức đẩy mạnh một cái, thoát ra khỏi lòng của Huy Nguyệt Sứ. Nàng rất nhanh trí khôn, vội cướp lấy thẻ Thánh hỏa lệnh trong tay Vô Kỵ, ném luôn về phía xa, chỉ nghe thấy "coong" một tiếng, thẻ đó rớt ngay vào trong trận kim nhọn của Kim Hoa Bà Bà. Ba sứ giả của Ba Tư coi Thánh hỏa lệnh đó như là tính mạng thứ hai của mình, Lưu Vân Sứ với Huy Nguyệt Sứ không nghĩ gì đến chuyện đối địch với Vô Kỵ và Triệu Minh, chúng cũng không nghĩ đến sự an nguy của Diệu Phong Sứ nữa mà cùng tung mình nhảy về phía nọ để nhặt chiếc Thánh hỏa lệnh ấy. Nhưng chúng chỉ chạy được hơn một trượng, đã sa vào trận kim nhọn mà không hay.Vì nơi đó có lau mọc tới tận đầu gối, nên cả hai không trông thấy Thánh hỏa lệnh và những kim nhọn đâu hết. Vì vậy hai người cứ phải vừa đi vừa tìm kiếm kim để nhổ lên và vừa rờ mó xem Thánh hỏa lệnh rớt ở đâu. Lúc ấy Diệu Phong Sứ như người nằm mơ vừa thức tỉnh, liền kinh hoàng chạy về phía đó để tìm kiếm chiếc Thánh hỏa lệnh.Vì cứu thoát mạng của Vô Kỵ, Triệu Minh không suy nghĩ gì hết, giở luôn ba thế kiếm trí mạng như vừa rồi. Lúc nãy nàng đã hoàn hồn, càng nghĩ lại càng hoảng sợ, liền khóc một tiếng và ngã ngay vào lòng Vô Kỵ tức thì. Vô Kỵ giơ tay ra ôm lấy lưng nàng, trong lòng cảm động vô cùng, nhưng chàng biết ba sứ giả nọ kiếm thấy Thánh hỏa lệnh rồi thì thế nào cũng trở lại đấu tiếp, nên chàng vội nói:- Chúng ta mau chạy đi thôi.Nói xong, chàng quay người lại ẳm cả Hân Ly đang bị thương nặng rồi nói:- Tạ Ðại hiệp, bây giờ chỉ có một cách tạm tránh né trong chốc lát thôi.Tạ Tốn đáp:- Phải.Ðại hiệp trả lời Vô Kỵ xong, vội cúi mình giải huyệt cho Kim Hoa Bà Bà. Vô Kỵ thấy vậy nghĩ thầm:- Trải qua đại nạn này, chắc Kim Hoa Bà Bà không còn tức giận gì nghĩa phụ ta nữa.Thế rồi bốn người cùng chạy xuống núi. Nhưng vừa chạy được mấy trượng, Vô Kỵ lại nghĩ tiếp:- Tuy Hân Ly là biểu muội ta thực, nhưng dù sao vẫn nam nữ thọ thọ bất thân.Nghĩ đoạn chàng liền trao Hân Ly cho Kim Hoa Bà Bà. Triệu Minh đi trước dẫn đường rồi đến Kim Hoa Bà Bà và Tạ Tốn, sau cùng là Vô Kỵ đi đoạn hậu để phòng khi địch tấn công lén. Chàng vừa chạy vừa quay đầu lại nhìn, thấy ba sứ giả hãy còn đang khom lưng tìm kiếm, càng hoảng sợ thêm. Chàng lại nghĩ tới vết thương của Hân Ly, không biết có thể cứu chữa được không. Mấy người đang đi bỗng nghe thấy Tạ Tốn quát lớn một tiếng, rồi giơ quyền nhắm sau lưng Bà Bà đánh luôn. Kim Hoa Bà Bà đưa tay trái về phía sau chống đỡ. Mụ ta gạt được quyền của Tạ Tốn sang bên, vội đặt Hân Ly xuống đất. Vô Kỵ kinh hãi, phi thân nhảy tới, nhưng chàng lại nghe Tạ Tốn quát:- Hàn phu nhân, sao phu nhân lại đang tay giết hại Hân cô nương như thế?Kim Hoa Bà Bà cười nhạt đáp:- Hiền đệ không giết tôi, đó là việc của hiền đệ, còn việc tôi giết nó hay không giết, đó là việc của tôi, không can hệ gì đến hiền đệ.Vô Kỵ liền đỡ lời :- Có tôi ở đây, Bà Bà không thể tuỳ tiện giết người như thế được.Kim Hoa Bà Bà lại nói tiếp:- Ngày hôm nay, cậu can thiệp vào việc của người khác luôn luôn như thế chưa đủ sao?Vô Kỵ đáp:- Sao Bà Bà lại nói như vậy? Thôi đừng nói nữa, ba sứ giả của Ba Tư đã đuổi theo kìa, có mau chạy đi không?Kim Hoa Bà Bà cười nhạt một tiếng và chạy luôn về phía Tây. Nhưng mụ ta vừa chạy được mấy bước, đã trái tay ném về phía sau ba chiếc bông kim hoa. Ba bông kim hoa đó đều nhằm sau ót của Hân Ly phi tới. Vô Kỵ vội giơ tay ra búng, chỉ nghe tháy ba tiếng kêu "vù vù vù", ba bông đó liền bay trở lại bắn ra phía sau Kim Hoa Bà Bà tức thì. Thế đi của mấy bông hoa đó còn nhanh hơn những mũi tên.Kim Hoa Bà Bà không ngờ nội lực của thiếu niên đó thâm hậu như thế, bà không dám giơ tay ra bắt, chỉ nằm phục xuống tránh né thôi. Nhờ vậy ba bông hoa mới lướt qua mụ ta mà bay về phía trước. Tuy vậy lưng áo của mụ ta cũng bị rạch ba đường dài, không khác gì bị người ta dùng dao cắt vậy. Mụ ta hoảng sợ vô cùng, không dám quay đầu trở lại, liền giở hết khinh công tẩu thoát tức thì.Vô Kỵ giơ tay ra ẳm Hân Ly lên, bỗng nghe thấy Triệu Minh kêu đau, hai tay ôm bụng và cứ khom lưng xuống. Chàng vội hỏi:- Làm sao thế?Chàng liền tiến lên hai bước, thấy tay nàng đầy những máu tươi, những kẽ tay đều có máu rỉ ra. Thì ra vì hồi nãy nàng sử dụng thế "Thiên Ðịa Ðồng Thọ", tuy Vô Kỵ đã cướp được thanh kiếm của nàng rồi, nhưng bụng nàng vẫn bị mũi kiếm rạch một đường khá dài.Vô Kỵ kinh hãi vô cùng, vội nói:- Bị thương có nặng không?Ðang lúc ấy, chàng nghe thây Diệu Phong Sứ ở trong trận Kim nhọn đang vui vẻ la lớn:- Kiếm thấy rồi, kiếm thấy rồi.Triệu Minh vội nói:- Công tử để mặc tôi, chạy mau đi, chạy mau đi.Vô Kỵ không nói năng gì hết, vội ẳm nàng lên vai lớn bước chạy xuống dưới núi liền. Triệu Minh liền đề nghị:- Công tử luôn chạy xuống thuyền, bảo người lái đò nhổ neo đi ngay.Vô Kỵ liền vâng lời, một tay ẳm Hân Ly, một tay ẳm Triệu Minh, chân không ngừng bước, rảo bước chạy xuống dưới núi. Tạ Tốn đi sau lưng chàng hộ vệ, trong lòng kinh hãi thầm và nghĩ:- Thiếu niên này lợi hại thật, hai tay ẳm hai người mà còn đi nhanh hơn ta.Vô Kỵ đầu óc bối rối, vì hai thiếu nữ đều bị thương nặng, nếu chữa không khỏi cho một người, mình cũng sẽ ân hận suốt đời. Chàng cảm thấy mình mẩy của hai người vẫn còn ấm áp, không có vẻ gì là sắp lạnh dần cả, nên chàng cũng đỡ lo ngại phần nào.Hãy nói ba sứ giả Ba Tư tìm được Thánh hỏa lệnh rồi liền đuổi theo bọn Vô Kỵ. Nhưng khinh công của chúng bằng sao được Vô Kỵ và Tạ Tốn. Vô Kỵ chạy tới bờ bể liền lớn tiếng kêu gọi:- Minh Minh quận chúa có lệnh, các thủy thủ phải giương buồm nhổ neo, mau rời khỏi nơi đây ngay.Chờ tới khi chàng cùng Tạ Tốn chạy tới đằng mũi thuyền thì bộ hạ của Triệu Minh đã giương hết buồm lên rồi, nhưng người lái thuyền cần phải đích thân Triệu Minh ra lệnh mới dám cho thuyền chạy. Y liền lên tiếng hỏi. Vì mất sức nhiều quá, nên Triệu Minh nói rất khẽ, vội dặn bảo người lái đò rằng:- Người... cứ nghe... lệnh của Trương công tử...Lúc ấy, người lái đò mới chịu cho thuyền rời khỏi bến.Khi sứ giả Ba Tư đuổi tới bờ bể thì thuyền của mọi người đã đi được mấy chục trượng xa rồi.Vô Kỵ đặt Triệu Minh với Hân Ly nằm xếp hàng ở trong khoang. Tiểu Siêu vội cởi áo của hai người ra để cho Vô Kỵ xem xét vết thương. Chàng thấy vết thương ở bụng dưới của Triệu Minh sâu hơn tấc, tuy máu chảy khá nhiều nhưng không nguy hiểm đến tính mạng, còn Hân Ly thì ba bông Kim Hoa ném trúng ba nơi yếu huyệt và bông hoa nào cũng cắm vào chỗ đó rất sâu, nên chàng không dám chắc có thể chữa khỏi được cho Hân Ly hay không. Chàng vẫn rịt thuốc và băng bó cho hai người. Hân Ly đã mê man bất tỉnh không hay biết gì cả, còn Triệu Minh thì nước mắt ràn rụa. Vô Kỵ vội hỏi nàng thấy sao? Nàng chỉ nghiến răng mím môi chịu nhịn chứ không trả lời, Tạ Tốn liền đến gần nói với Vô Kỵ rằng:- Tăng thiếu hiệp, Tạ mỗ đã tựa như sống sang một thế giới khác không ngờ về Trung Thổ lại quen biết một người bạn nghĩa khí thâm trọng như chú em.Vô Kỵ vội đỡ nghĩa phụ ngồi trên ghế ở giữa khoang thuyền, rồi chàng quỳ xuống vái lạy vừa khóc vừa nói:- Thưa nghĩa phụ, con Vô Kỵ bất hiếu không thể sớm ngày trở ra ngoài Băng Hỏa Ðảo để đón nghĩa phụ về đây nên nghĩa phụ mới phải chịu khổ sở vất vả như thế này.Tạ Tốn giật mình kinh hãi vội hỏi lại:- Chú... chú nói gì thế? ...Vô Kỵ đáp:- Con là Trương Vô Kỵ đây.Tạ Tốn không tin lại hỏi tiếp:- Chú... chú em nói gì vậy?Vô Kỵ liền đọc lại những khẩu quyết của Tạ Tốn đã dạy cho mình từ hồi còn nhỏ:- Về môn quyền học cần nhất phải tập trung tinh thần, phải dục ý trước sức lực, như vậy mới thể thắng...Thế rồi chàng cứ thao thao bất tuyệt đọc hết cả bài võ công yếu khuyết đó. Khi chàng đọc được hơn trăm câu, Tạ Tốn đã kinh hãi và mừng rỡ vô cùng, vội nắm lấy hai cánh tay chàng và hỏi:- Con... có thật là Vô Kỵ của ta không?Vô Kỵ đứng dậy ôm chặt lấy nghĩa phụ rồi chàng kể lại cho Tạ Tốn nghe qua loa những chuyện của mình từ khi về tới Trung Thổ như thế nào. Còn chàng làm giáo chủ Minh giáo thì tạm giấu không nói để Tạ Tốn khỏi phải tuân theo tôn ty trật tự của Minh giáo quỳ lạy mình. Tạ Tốn tưởng mình nằm mơ, nhưng y không thể nào không tin là sự thật, liền lẩm bẩm nói:- Ông trời có mắt, ông trời có mắt.Ðang lúc ấy, người lái với các thủy thủ đã la lớn:- Thuyền của địch đã đuổi theo tới.Vô Kỵ liền lên đuôi thuyền ngó xem thấy xa xa có một chiếc thuyền buồm thực lớn đương giương cả năm cái buồm đuổi theo tới. Trong đêm tối không sao thấy rõ được thân thuyền của địch nhưng năm cái buồm trắng đó thì rất rõ. Chàng vội bảo bọn thủy thủ rằng:- Mau tắt đèn đi.Chàng vừa dặn bảo xong, thuận tay cầm lấy cái bát uống nước của người lái đò, nhắm chiếc đèn bão treo ở trên cột buồm. Chỉ nghe thấy "bộp" một tiếng, ngọn đèn bão bị chàng ném tắt ngay. Tiếp theo đó là những đèn bên dưới cũng đều tắt hết. Bốn bề và thân thuyền đều tối đen như mực.Riêng có cái buồm màu trắng không sao làm đen đi được và cũng không dám hạ buồm xuống. Vô Kỵ quay lại nhìn thấy thuyền của địch nhiều thân thuyền nhẹ nên càng đuổi càng gần. Chàng nóng lòng sốt ruột không biết tính toán như thế nào cho phải liền nghĩ thầm:- Ðành để cho ba sứ giả của Ba Tư lên trên thuyền của chúng ta, rồi ta đấu với chúng trong khoang vậy.Sở dĩ chàng có ý nghĩ như thế là vì trong khoang chật hẹp ba người nó khó mà hợp tác dễ dàng như ở trên bờ. Thế rồi chàng kéo Triệu Minh với Hân Ly sang một bên, mới lên boong trở lại mang một chiếc neo lớn đem vào trong khoang để ở chỗ chính giữa dùng làm vật chướng ngại để khiến ba sứ giả đó không sao liên kết nhau được. Chàng bố trí xong, bỗng nghe "ùm" một tiếng. Chàng thấy thân thuyền rung động rất mạnh rồi chếch sang bên một cái. Nếu mọi người trên khoang không có võ công cao cường thì đã ngã lăn lộn, rớt xuống dưới bể rồi. Tiếp đó nước bể tràn vào khoang, tên lái thuyền liền lớn tiếng hỏi:- Thuyền của địch đã bắn đại bác! Thuyền của địch đã bắn đại bác!Thì ra phát đại bác thứ nhất của địch bắn không trúng, chỉ bắn vào chỗ cạnh thuyền thôi. Triệu Minh liền vẫy tay Vô Kỵ lại gần. Vô Kỵ khẽ an ủi nàng rằng:- Em đừng sợ.Triệu Minh với giọng yếu ớt đáp:- Ðại ca, ta cũng có đại bác đấy.Vô Kỵ mới sực nhớ ra thuyền này là chiếc chiến thuyền nguỵ trang, nên chàng vội chạy lên boong chỉ huy các thủy thủ dọn hết những đồ nguỵ trang rồi nhét thuốc súng và sắt vụn vào trong đại bác. Chàng ra lệnh cho châm ngòi. "Bùng", một tiếng bắn trả lại thuyền địch một phát. Nhưng những bọn thủy thủ đó đều là thủ hạ võ sĩ của Triệu Minh võ công tuy rất cao siêu, nhưng không phải là thủy thủ chính thức, nên không biết sử dụng đại bác. Vì vậy, phát đạn đó bắn không trúng, nên thuyền địch không việc gì hết, nhưng nhờ vậy mà thuyền địch không dám đến gần nữa. Một lát sau, thuyền địch lại bắn phát thứ hai trúng ngay vào mũi thuyền của chàng. Lửa liền bốc cháy. Vô Kỵ vội chỉ huy thủy thủ múc nước cứu hỏa, chàng lại thấy khoang trên cũng có lửa bốc lên. Chàng liền xách hai thùng nước dùng chân đạp tung cửa, chạy vào bên trong, nhờ vậy mới dập tắt được ngọn lửa. Trong khói mịt mù, chàng thấy một thiếu nữ nằm ở trên giường. Thiếu nữ đó chính là Chỉ Nhược, mình mẩy đã ướt đẫm. Chàng vội vứt thùng nước xuống chạy vào trong phòng hỏi:- Chu cô nương có việc gì không?Chỉ Nhược gật đầu. Nàng trông thấy Vô Kỵ đột nhiên xuất hiện thì vô cùng kinh dị. Khi nàng cử động tay chân, Vô Kỵ liền nghe thấy tiếng "loảng xoảng" của xích sắt, lúc ấy mới biết chân tay của nàng đã bị Kim Hoa Bà Bà dùng xích xiềng chặt. Vô Kỵ vội chạy xuống khoang dưới lấy thanh ỷ Thiên kiếm lên chặt xiềng và khoá cho Chỉ Nhược.Chỉ Nhược liền hỏi:- Trương giáo chủ, sao giáo chủ lại biết mà tới đây?Vô Kỵ chưa kịp trả lời thì thuyền của chàng lại rung động mạnh một lần nữa.Chỉ Nhược cũng bị xiềng xích lâu ngày, chân tay tê tái, nên nàng vừa đứng dậy đã ngã ngay vào lòng Vô Kỵ. Vô Kỵ vội giơ tay ra để đỡ nàng. Lúc ấy ánh sáng ngoài cửa sổ chiếu vào, chàng thấy mặt Chỉ Nhược nhợt nhạt bỗng đỏ bừng, mắt long lanh mấy giọt lệ trông thật thanh nhã tú lệ. Chàng định thần giây lát rồi mới nói:- Chúng ta hãy xuống bên khoang dưới.Hai người vừa ra khỏi cửa khoang đã thấy thân thuyền cứ quay tít, mới hay phát đại bác của địch vừa rồi đã bắn trúng đằng đuôi, lái bị tan nát. Cả người cầm lái cũng bị rớt xuống bể chết. Người thuyền trưởng vì âu lo quá liều thân hành tới trước đại bác nhét sắt vụn và thuốc súng vào để bắn. Y chỉ mong phát đại bác đó đánh đắm thuyền địch, nên nhồi rất nhiều thuốc và giả sắt vụn thật chặt rồi mới châm ngòi để bắn. Bỗng thấy lửa đỏ sáng rực, tiếng nổ vang trời động đất, nhưng sắt vụn trong đại bác bay tứ tung và cây đại bác đó cũng tan tành nốt. Người thuyền trưởng với bọn thủy thủ đứng cạnh đại bác bị sức nổ bắn nên tên nào tên nấy tan xương nát thịt. Thì ra người thuyền trưởng vì nóng lòng sốt ruột đã nhồi quá nhiều thuốc, nên đại bác mới bị nổ tan tành như thế. Vô Kỵ với Chỉ Nhược vừa đi ra ngoài boong đã thấy có một sức mạnh và nóng vô cùng đẩy tới, khiến hai người bắn ra ngoài xa, Vô Kỵ liền giơ tay phải ra chộp luôn một sợi dây thừng và tay trái túm được cổ chân của Chỉ Nhược. Nhờ vậy hai người mới không bị rớt xuống bể. Nhưng chàng thấy trên thuyền đâu đâu cũng có lửa bốc lên và thuyền sắp bị đắm đến nơi. Chàng lại thấy phía bên trái có cột một chiếc thuyền nhỏ, chàng la lớn:- Chu cô nương hãy nhảy vào thuyền nhỏ kia trước...Lúc ấy Tiểu Siêu ẳm Hân Ly, Tạ Tốn ẳm Triệu Minh ở khoang dưới đi ra. Thì ra đại bác nổ vừa rồi đã làm cho đáy thuyền thủng một lỗ thật lớn, nước bể liền tràn vô. Vô Kỵ chờ Tạ Tốn và Tiểu Siêu ngòi vô trong chiếc thuyền nhỏ rồi, liền chặt dứt dây cột thuyền đó, để cho thuyền trôi lênh đênh trên mặt biển. Chàng liền nhảy vào trong khoang thuyền rồi cầm hai mái chèo mà dùng sức bơi luôn. Lúc ấy, chiếc thuyền đã cháy đỏ, khiến cả mặt biển ở vùng đó cũng đỏ nốt. Vô Kỵ nghĩ thầm:- Ta chỉ cần bơi thuyền đến những chỗ không có ánh sáng chiếu tới. Ba sứ giả của Ba Tư không trông thấy thuyền nhỏ này, thì thế nào họ cũng tưởng chúng ta đã bị chôn vùi dưới đáy biển rồi. Chúng sẽ không đuổi theo nữa...Nghĩ đoạn chàng liền dùng hết sức lực để chèo. Tạ Tốn cũng lấy một tấm ván chèo giúp một tay. Nhờ vậy chiếc thuyền đi nhanh như tên bắn. Giây phút sau đi tới một vùng không có ánh lửa chiếu tới. Tiếp theo đó, chàng lại nghe thấy chỗ thuyền đắm có tiếng kêu "ùm ùm" liên tiếp, thì ra những thuốc súng để ở trên thuyền đã bị lửa bén tới, nên mới nổ liên tiếp như vậy. Chiếc thuyền của sứ giả Ba Tư đuổi theo tới không dám gần đến chỉ đậu ở đằng xa để canh chừng thôi. Những võ sĩ của Triệu Minh có mấy người bơi lội rất giỏi liền bơi tới cạnh thuyền của địch cầu cứu, nhưng bị ba sứ giả đó đánh chết hết. Vô Kỵ với Tạ Tốn vẫn không ngừng tay chèo. Thuyền địch bắn thêm một phát đại bác nữa. Viên đạn đó rớt cách thuyền mấy trượng những làn sóng vọt cao khiến chiếc thuyền nhỏ gần úp. Cũng may nội công của hai người rất cao siêu nên mới giữ được thăng bằng cho chiếc thuyền.Sáng sớm hôm sau, trời mây đen, sương mù bao phủ hết mặt biển. Vô Kỵ thấy vậy mừng, nói:- Sương mù như vậy rất may cho chúng ta. Chỉ cần bơi nửa ngày nữa là địch không thể nào đuổi kịp chúng ta nữa.Lúc ấy đang là mùa đông, quần áo của mọi người ướt đầm, Vô Kỵ với Tạ Tốn nhờ có nội lực thâm hậu, nên không thấy lạnh, còn Chỉ Nhược với Tiểu Siêu bị gió bấc thổi giá lạnh chịu không nổi. Cả hai đều rét run. Khốn nỗi trên thuyền nhỏ đó không có một miếng vải và một mảnh chiếu nào hết. Vô Kỵ với Tạ Tốn đành phải cởi áo ngoài ra phủ trên người Triệu Minh với Hân Ly. Chiều hôm đó, thật là hoạ vô đơn chí, phúc bất trùng lai, trời lại mưa to gió lớn, chiếc thuyền nhỏ bị gió thổi trôi xuống miền Nam, nên Tạ Tốn, Vô Kỵ và Chỉ Nhược cùng Tiểu Siêu cứ phải lấy giầy tát nước vì sợ nước mưa xuống nhiều quá, thuyền sẽ bị đắm. Tạ Tốn gặp được Vô Kỵ, lòng khoan khoái vô cùng, dù hoàn cảnh đau khổ đến đâu cũng không quản ngại. Tạ Tốn và Vô Kỵ chuyện trò vui vẻ. Tạ Tốn hỏi:- Vô Kỵ, năm xưa ta với cha mẹ con cùng đi thuyền ra ngoài bể giữa đường gặp gió bão, nhưng trận bão ấy vẫn không to bằng trận bão ngày hôm nay. Sau đó chúng ta tới Băng Sơn ăn thịt con hỏa báo để sinh sống. Ngày đó nhờ có gió Nam mới thổi đưa chúng ta tới nơi cực bắc. Ngày hôm nay, trời thổi gió bắc chẳng lẽ trời ghét Tạ Tốn này định đẩy ta đến nhà của Nam Cực Tiên ông chăng. Nếu quả thật như thế ta sẽ ở lại đó thêm hai mươi năm nữa.Nói tới đó y ha hả cười một hồi rồi lại nói tiếp:- Năm xưa cha mẹ con, một nam một nữ thật là nam tài nữ sắc, trời xe duyên cho hai người nhưng bây giờ con lại đem theo bốn thiếu nữ như thế này, thế là nghĩa lý gì, hà hà...Chỉ Nhược nghe Tạ Tốn nói, xấu hổ mặt đỏ bừng, vội cúi đầu xuống, còn Tiểu Siêu thì vẫn ung dung như thường và còn xen lời nói:- Thưa Tạ lão gia, cháu chỉ là con sen hầu hạ công tử thôi.Triệu Minh tuy bị thương khá nặng nhưng cũng tỉnh táo. Nàng cũng đột nhiên xen lời nói:- Tạ lão gia chớ có nói bậy, nói bạ như thế, chờ cháu lành mạnh, thế nào cháu cũng đánh cho lão gia mấy bạt tai.Tạ Tốn thè lưỡi vừa cười vừa đáp:- Cô bé này lợi hại thật.Y đột nhiên xịu nét mặt lại không cười nữa và lẩm bẩm nói:- Ừ, tối hôm qua cô bé này thí mạng đánh ra ba thế. Thế thứ nhất là thế võ của phái Côn Luân. Thế thứ hai là của phái Không Ðộng và thế thứ ba là thế của phái nào nhỉ? ...Lão già này quê mùa cục mịch, không nghĩ ra được thế đó là thế của phái nào. Triệu Minh kinh hãi thầm và nghĩ:- Thảo nào năm xưa Kim Mao Sư Vương oai trấn thiên hạ, đảo lộn giang hồ, hai mắt của y không trông thấy gì mà vẫn còn đoán ra được hai thế võ của ta. Ðến giờ ta mới biết, y quả thật danh bất hư truyền.Nghĩ đoạn, nàng lại nói:- Thế thứ ba là thế "Thiên Ðịa đồng thọ" của phái Võ Ðang. Hình như thế này mới sáng tạo ra cho nên lão gia mới không biết đấy.Tạ Tốn thở dài, nói tiếp:- Cô dùng toàn lực để cứu Vô Kỵ tất nhiên rất hay rồi, nhưng hà tất cô phải thí mạng như thế.Triệu Minh đáp:- Y... y...Nàng ngập ngừng không dám nói là vì không biết có nên nói câu này ra không. Nhưng rốt cuộc nàng nhịn không được, nức nở khóc và nói tiếp:- Ai bảo y... đầy những tình tứ.. ẳm... ẳm Hân cô nương như vậy nên tôi không muốn sống nữa.Nói xong, nước mắt nàng đã tuôn như mưa. Ai nấy nghe thấy nàng nói như vậy đều ngạc nhiên vô cùng, vì ai cũng không ngờ cô bé trẻ tuổi như vậy mà dám thổ lộ tâm sự của mình trước mặt mọi người như thế. Nhưng không ai biết Triệu Minh là gái Mông Cổ, vì gái Mông Cổ không biết giữ lễ giáo như gái ở Trung Nguyên. Gái Mông Cổ yêu là yêu, hận là hận, chứ không giả dối và làm bộ làm tịch gì hết. Lại thêm lúc này chiếc thuyền của mọi người đang lênh đênh trên mặt biển, trời lại mưa to như vậy, không ai có thể biết mình sống thêm được bao lâu nữa hay là, chỉ một cái sóng thuyền đã bị đánh úp... Lời nói của Triệu Minh từng chữ một rót vào tai Vô Kỵ làm chàng cảm động vô cùng và nghĩ thầm:- Nói đúng ra, Triệu cô nương là kẻ địch của ta, lần này ta theo nàng đi hải ngoại mục đích của ta là để nghinh đón nghĩa phụ. Có ngờ đâu nàng lại yêu ta đến thế!Nghĩ tới đó, chàng không sao cầm lòng được, giơ tay ra nắm lấy tay Triệu Minh để lên ngực mình và chàng cúi đầu dí môi vào tai nàng khẽ nói:- Lần sau, dù sao tôi cũng không dám làm như thế nữa.Vừa rồi Triệu Minh lỡ lời thổ lộ tâm sự mình cho mọi người hay, sau nàng nghĩ lại rất hối hận và nghĩ thầm:- Con gái gì mà đoảng đến thế, lời nói ấy làm sao mà nói cho người khác hay được, chắc thế nào mọi người cũng khinh thường ta...Nàng đang nghĩ bỗng thấy Vô Kỵ dặn dò mình một cách âu yếm như vậy, nàng vừa kinh hãi, vừa mừng rỡ, vừa xấu hổ, vừa yêu đương. Nàng cảm thấy khoan khoái vô cùng và nhận thấy đêm hôm trước ba lần mình xuất tử nhập sinh phiêu lưu chịu khổ ở trên bể như thế này là không phí. Mưa thêm một hồi lâu nữa đã dần dần tạnh nhưng sương mù ngày càng dày đặc. Ðột nhiên mọi người nghe có tiếng kêu "soạt", một con cá nặng chừng ba mươi cân từ dưới biển nhảy lên, Tạ Tốn giơ tay phải một cái, năm ngón tay đã nắm sâu vào trong bụng cá và bắt con cá vào thuyền liền. Mọi người đều vỗ tay khen ngợi. Tiểu Siêu vừa rút trường kiếm ra mổ bụng và đánh vẩy cá xong rồi cắt từng khúc một. Lúc ai nấy vừa đói vừa khát, tuy thịt cá rất tanh nhưng phải miễn cưỡng ăn môt tí để khỏi đói khát. Riêng có Tạ Tốn thì ăn ngon lành lắm, vì ở trên hoang đảo trên hai mươi năm đã chịu đựng đủ mọi thứ gian khổ, nên ăn cá sống như vậy là một chuyện rất thường. Vả lại ăn một vài lần thịt cá sống sẽ quen và không thấy tanh hôi, trái lại còn thấy ngon là khác. Sóng trên mặt biển cũng phẳng lặng dần, mọi người ăn thịt cá xong, nhắm mắt lại nghỉ ngơi. Tiểu Siêu đã ngủ trước, còn Triệu Minh vẫn nắm tay Vô Kỵ không chịu buông. Một lát sau nàng cũng ngủ thiếp đi lúc nào không hay, vì quá mỏi mệt rồi ai nấy cũng lần lượt ngủ say hết. Bốn năm tiếng đồng hồ sau, Tạ Tốn tuổi già nên thức dậy trước, lão anh hùng nghe thấy tiếng hô hấp chậm chạp của mọi người hòa với tiếng gió ở trên bể nghe thật êm tai. Triệu Minh với Hân Ly vì bị thương nên hơi thở ngắn và nhanh hơn. Chỉ Nhược thì nhẹ và dài, hô hấp của Vô Kỵ như đoạn như tục rất phân biệt. Lão anh hùng cũng phải kinh hãi và nghĩ thầm:- Nội lực của thằng nhỏ này cao thâm thật, trong đời ta chưa hề thấy ai có nội lực cao thâm như thế.Y nghe hô hấp của Tiểu Siêu thấy lúc nhanh lúc chậm khác hẳn người thường, hiển nhiên con nhỏ này đã luyện một môn nội công đặc biệt gì rồi. Y cau mày lại bỗng nghĩ ra một việc rồi nghĩ tiếp:- Lạ thật, chẳng lẽ con bé này là...Y bỗng nghe thấy Hân Ly quát lớn:- Trương Vô Kỵ, tiểu nữ hôi thối kia sao không theo ta đi Linh Xà Ðảo?Vô Kỵ, Triệu Minh, Tiểu Siêu bị tiếng quát ấy đều thức tỉnh hết. Mọi người lại nghe thấy nàng ta nói tiếp:- Một mình ta ở trên đảo cô đơn buồn bực... Tại sao ngươi không chịu đến ở với ta cho vui? Ngươi... tiểu tử hôi thối, ta dùng kiếm giết chết ngươi ngay... chém ngươi thành mười bảy mười tám mảnh và vứt xuống dưới biển cá ăn ngươi... ngươi...Vô Kỵ giơ tay rờ trán nàng ta thấy nóng như lửa thiêu mới hay nàng nói mê nói nhảm. Tuy Vô Kỵ rất thiện về y lý nhưng trong thuyền nhỏ này lấy đâu ra thuốc thang, nên chàng đành thúc thủ và chỉ xé một mảnh áo nhúng nước rồi đắp lên trên trán thôi. Hân Ly vẫn nói mê hoài. Bỗng nàng thất kinh la lớn hơn thế nữa:- Cha, cha, đừng giết mẹ con, đừng giết mẹ con, chính con đã giết hại nhị nương. Cha cứ giết con đi, chứ không việc gì đến mẹ con đâu. Mẹ chết rồi ư... chết rồi ư... Tại con mà mẹ bị giết như vậy... hu hu.Nàng khóc rất thảm thiết, Vô Kỵ liền khuyên bảo:- Thù Nhi, Thù Nhi em thức tỉnh đi, cha em không có ở đây, em khỏi sợ.Hân Ly giận dữ đáp:- Cha em không tốt, chớ có phải em sợ cha em đâu, cha em lấy vợ hai vợ ba. Một người đàn ông lấy một vợ không đủ hay sao? Cha em là người thích mới nới cũ, lấy hế người này lại lấy đến người khác, nên mới làm cho mẹ em khổ sở như thế và cả em cũng bị khổ lây. Anh không phải là cha em, anh là người đàn ông phụ bạc nhất thiên hạ, là kẻ độc ác nhất.Vô Kỵ nghe nói giật mình kinh hãi đến mặt tái mét. Thì ra vừa rồi chàng nằm mơ thấy mình cưới Triệu Minh rồi lại cưới Chỉ Nhược. Chàng thấy Hân Ly mặt đã hết sưng biến thành một người rất đẹp và cả Tiểu Siêu cũng lấy mình. Những chuyện mà ban ngày chàng không dám tưởng tới, ngờ đâu lúc ngủ lại thấy như vậy. Chàng nằm thấy bốn thiếu nữ này đều xinh đẹp và tử tế hết, chàng không nỡ xa cách một người nào. Chàng an ủi Hân Ly liền tưởng tượng lại giấc mộng vừa qua. Lúc ấy Vô Kỵ nghe thấy Hân Ly mắng chửi người cha như vậy chàng lại nghĩ đến những chuyện mà mình đã mắt thấy tai nghe trên Quang Minh đỉnh. Tại Tây Vực, Hân Ly không nhẫn tâm thấy mẹ bị cha hà hiếp đã giết chết người thứ thiếp rất được cưng yêu của cha, vì thế mẹ nàng phải tự tử chết, nên cậu mình là Hân Dã Vương đành phải ra tay định giết con gái. Câu chuyện luân thường đại biến thảm khốc vô cùng ấy là do Dã Vương lấy nhiều vợ và thứ thiếp mà gây nên cả. Chàng liền đưa mắt liếc nhìn Triệu Minh rồi lại nhìn Chỉ Nhược một hồi, nghĩ đến giấc mộng hồi nãy trong lòng hổ thẹn vô cùng. Hân Ly lầm bầm nói mê nói nhảm một hồi rồi bỗng khóc lóc van lơn:- Vô Kỵ, anh theo em đi đi, theo em đi ngay đi. Anh cắn tay em đau như vậy, em không tức giận anh tí nào. Em nguyện suốt đời hầu hạ anh, coi anh là chủ của em, anh đừng chê mặt em xấu xí, nếu anh vui lòng, em nguyện bỏ hết võ công Thiên Thù để mặt em sẽ trở lại như trước...Lần này giọng nói cả nàng rất yểu điệu và uyển chuyển. Vô Kỵ không ngờ người em họ mình hành sự lại hỉ nộ thất thường như thế. Tính nàng quái dị lạ thường nhưng lòng lại rất ôn nhu. Ngày nọ gặp nhau trong Hồ Ðiệp Cốc, ngờ đâu nàng lại chung tình với mình, cho mãi đến giờ mà nàng không quên mình như vậy.Chàng lại nghe nàng ta nói tiếp:- Vô Kỵ, tôi đi khắp nơi tìm kiếm anh, đi hết chân trời góc biển mà không thấy anh đâu hết. Sau em mới biết anh đã té xuống dưới chân núi chết ở Tây Vực. Em liền đi Tây Vực gặp một thiếu niên tên là Tăng A Ngưu, võ công của y vừa cao siêu, người lại có phẩm hạnh đức tính, y đã hứa cưới em làm vợ.Triệu Minh các người đều biết Tăng A Ngưu tức là Vô Kỵ nên ai nấy đều đưa mắt nhìn chàng, chàng xấu hổ mắt đỏ bừng. Lúc ấy Hân Ly vẫn còn mê sảng, nên chàng không thể nào ngăn cấm nàng ta đừng nói được. Nếu chàng ra tay điểm huyệt cho nàng không nói lại sợ ảnh hưởng đến sức khoẻ nàng còn đang bị thương. Triệu Minh, Chỉ Nhược, Tiểu Siêu ba người với vẻ mặt ngạc nhiên nhìn thẳng vào mặt chàng. Chàng xấu hổ chỉ muốn nhảy ngay xuống dưới đáy biển tức thì chờ Hân Ly tỉnh táo rồi mới nhảy trở lên. Chàng lại nghe thấy Hân Ly lẩm bẩm nói:- Anh A Ngưu nói với tôi rằng: Cô nương, tôi thành tâm bằng lòng lấy cô làm vợ, tôi chỉ mong cô bảo tôi không xứng đáng thôi. Anh ta còn nói: "Từ nay trở đi tôi sẽ hết sức thương yêu và bảo vệ cho cô. Dù có bao nhiêu người làm khó dễ cô hay có người lợi hại đến đâu tới hà hiếp cô, tôi nguyện hy sinh tính mạng để bảo vệ cho cô được an toàn và làm cho cô được sung sướng, quên hết những sự đau khổ dĩ vãng đi". Anh Vô Kỵ này, anh A Ngưu tính nết và đức hạnh hơn anh rất nhiều, võ công của anh ấy còn cao siêu hơn cả Diệt Tuyệt sư thái của phái Nga Mi, nhưng từ khi tôi dã có lòng yêu anh, tôi không dám nhận lời yêu anh ấy nữa. Có ngờ đâu anh lại chết non như vậy khiến tôi phải goá bụa suốt đời. Ðây anh Vô Kỵ, anh xem A Ly lần này đối xử với anh có tử tế không? Năm xưa anh không thèm đoái hoài đến tôi, bây giờ anh có hối hận không?Thoạt tiên, Vô Kỵ nghe thấy nàng ta nhắc lại những lời nói của mình, chàng ngượng vô cùng, nhưng sau chàng nghe, chàng cảm động nước mắt cứ nhỏ ròng xuống hai má. Chàng lại nghe thấy Hân Ly nói tiếp:- Anh Vô Kỵ ơi, anh ở dưới âm có thấy buồn tẻ không, có thấy trơ trọi không? Em cùng Bà Bà đi Băng hỏa đảo ở Bắc Hải tìm thấy nghĩa phụ của anh, em còn phải đi núi Võ Ðang để tế lễ mộ của cha mẹ anh rồi em sẽ trở lên Tây Vực leo lên ngọn núi tuyết, nơi anh té ngã để nhảy xuống chết theo anh. Nhưng việc này phải đợi chờ Bà Bà khuất núi rồi em mới đi hầu anh được, vì Bà Bà đối xử với em rất tử tế, nếu không được bà ra tay cứu, em đã bị cha em giết chết rồi. Nay em vì nghĩa phụ của anh đã phản Bà Bà, chắc bà ta hận em lắm, tuy em vẫn phải hiếu thuận với bà ta. Anh Vô Kỵ, anh bảo em làm như thế có phải có nên không? Lời nói của nàng tựa như nói với Vô Kỵ vì trong thâm tâm nàng cứ yên trí Vô Kỵ đã chết rồi. Nhưng Vô Kỵ hiện đang ngồi cạnh nàng mà nàng không hay.Trong khi bị thương nàng mê man bất tỉnh, đáng lẽ ăn nói không có thứ tự trước sau gì hết mới phải, nhưng nàng lại nói rất có thứ tự không khác gì người thường vậy. Với giọng nói nhỏ nhẹ ôn nhu như tiếng ma nói mà lại nó ở trên mặt bể, dưới bóng trăng trong đêm khuya trên một chiếc thuyền lênh đênh, ai nghe thấy mà chẳng động lòng thương! Nhưng quý vị nên rõ mười năm nay Hân Ly vẫn hay lẩm bẩm tự nói như thế quen rồi. Hễ lúc nào nhàn rỗi là ẩn núp vào một chỗ vắng vẻ để lẩm bẩm tự nói với Vô Kỵ như thổ lộ tâm sự của mình. Lần nào nàng cũng nói tương tự như thế, nên những lời nói này nàng đã thuộc làu rồi, chonên bây giờ trong lúc mê man nàng cũng thốt ra như thế. Tiếp theo đó nàng lại nói lung tung, lời nói không có ý nghĩa và cũng không có thứ tự gì hết. Có lúc nàng giật mình kêu la, cũng có lúc nàng tức giận chửi bừa bãi. Tuy nàng còn ít tuổi nhưng trong lòng bị uất ức, những nỗi sầu khổ vô cùng tận, nàg cứ kêu gào khóc lóc mắng chửi một hồi rồi lại mê man bất tỉnh ngủ thiếp luôn. Năm người nhìn nhau không nói năng gì hết, mỗi người nghĩ một tâm sự riêng của mình. Sóng đánh vào thành thuyền kêu lộp bộp, gió mát trăng trong mà vẫn nằm, sự lo buồn của người đời quả thực vô cùng tận. Bỗng nhiên có một tiếng ca rất dịu dàng nổi lên ở mặt biển, đại khái bài hát ấy như sau:- Khi đã tận số không ai tránh được ngày cuối cùng kia, thời gian trăm năm trôi chảy rất nhanh, nhưng người sống đến bảy mươi đã là hiếm có. Ngày giờ vẫn qua ngày này hết ngày nọ đến năm khác nước vẫn chảy hoài, không bao giờ ngừng...Ðó là Hân Ly nằm mơ khẽ ca như vậy. Vô Kỵ nghe bản ca đó liền rùng mình kinh hãi. Chàng nhớ, khi ở trên Quang Minh đỉnh bị Thành Khôn bịt kín đường hầm, yên trí thế nào cũng bị chết ở trong hầm đó. Chàng có nghe thấy Tiểu Siêu ca qua bản này vì vậy chàng mới đưa mắt nhìn Tiểu Siêu. Ngờ đâu nàng cũng đang ngắm nhìn chàng. Nàng vừa thấy chàng đưa mắt nhìn vội quay đầu tránh mặt luôn. Hân Ly ca xong tiểu khúc đó, lại hát một bài trường ca. Tiếng ca rất quái dị khác hẳn những bài ca của Trung Thổ, ai nghe cũng thấy rùng mình như nghe thấy tiếng va chạm của Thánh hỏa lệnh vậy. Chàng chú ý nghe lời ca, nhận ngay ra đúng như lời ca của Tiểu Siêu đã ca cho mình nghe:- Ði như lưu thủy hề, thệ như phong bất chi hà xứ lai hề hà sở chung!Dịch nôm: Tới như nước chảy, biến như gió không biết ở đâu tới và cũng không biết kết thúc ở nơi đâu. Nàng ca đi ca lại bài đó, càng ca càng khẽ, rốt cuộc tiếng ca xen lẫn tiếng gió, rồi không ai còn nghe thấy tiếng ca của nàng nữa. Mọi người nghĩ đến sự chết vô thường là một người đã qua đời.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 74
Ðẹp Như Tiên Nữ
Quả thật không biết mình ở đâu tới, bất cứ mình anh hùng hào kiệt như thế nào, rốt cuộc không tránh khỏi cái chết. Rồi lại rời khỏi trần ai, tựa như một luồng gió biến mất, không biết thổi đi phương nào cả. Vô Kỵ thấy tay Triệu Minh lạnh buốt và hơi rung động.Tạ Tốn bỗng lớn tiếng nói:- Bài ca đó là bài ca tiểu khúc của Ba Tư chắc Hàn phu nhân dạy cho nàng. Hai mươi năm trước đây, có một đêm ta đang ở trên Quang Minh đỉnh cũng được nghe Hàn phu nhân ca một lần. Hà! Không ngờ Hàn phu nhân lại tuyệt tình đến như vậy, hạ độc thủ đả thương con bé nặng như thế.Triệu Minh xen lời hỏi:- Thưa lão gia, tại sao Hàn phu nhân lại biết ca tiểu khúc Ba Tư đó? Bản ca này chẳng là bản ca của Minh giáo là gì?- Minh giáo truyền từ Ba Tư tới, vì vậy bản ca ấy mới có liên can đến Minh giáo. Nhưng không phải bản ca của Minh giáo, bản ca này do một thi nhân rất trứ danh của Ba Tư sáng tác cách đây đã hơn hai trăm năm rồi. Nghe nói người Ba Tư nào cũng biết ca bản ấy. Năm xưa tôi nghe Hàn phu nhân ca bản ấy, trong lòng thấy khó chịu vô cùng. Tôi liền hỏi bà ta lai lịch của bản ca này, bà ta liền giảng nghĩa và nói rõ lai lịch của bản ca ấy cho tôi hay. Theo Hàn phu nhân nói: "Năm xưa lúc nhà đại triết học của Ba Tư lập trường khai giảng thâu rất nhiều môn đồ. Môn hạ của nhà đại triết học ấy, có ba người đệ tử rất kiệt xuất là Nga Mạc giỏi về văn học, Ni Nhược Mâu giỏi về chính trị, Hoắc Sơn giỏi về võ công, ba người đó rất ý hợp tâm đầu và đã cắt máu ăn thề: "Phú quý có nhau, hoạn nạn cùng đương". Sau đó Ni Nhược Mâu đắc ý nhất, được làm đến Thủ tướng của Giáo Vương. Hai người bạn cũ của y đến tìm kiếm. Ni Nhược Mâu liền giới thiệu cho Giáo Vương và yêu cầu Giáo Vương ban quan chức cho hai người. Nga Mạc không muốn làm quan, chỉ xin một món tiền để được tĩnh tâm nghiên cứu thiên văn lịch pháp và uống rượu ngâm thơ thôi. Ni Nhược Mâu đối đãi với Nga Mạc rất hậu. Không ngờ, Hoắc Sơn là người có dã tâm, không chịu làm tôi tớ cho ai hết liền âm mưu nổi loạn. Nhưng việc làm của y thất bại, y liền bỏ chạy tới Nghênh Sơn và kết đảng ở đó. Sau trở nên thủ lãnh của một môn phái trong thiên hạ. Phái đó chỉ chuyên môn giết người lấy tên là Y Tư Mỹ lương phái, Thập tử quân chinh Ðông. Ở Tây Vực hễ ai nhắc tới cái tên Hoắc Sơn là mọi người kinh hoàng ngay. Lúc ấy các quân vương của các nước ở Tây Vực bị Sơn Trung lão nhân Hoắc Sơn giết chết vô số. Theo Hàn phu nhân nói thì ở phía Tây Vực, ngoài khơi có một nước lớn, tên Anh Cát Lan. Vua ở nước ấy là Ái Ðức Hoa thất lễ với Sơn Trung lão nhân nên bị Hoắc Sơn sai người đi hành thích. Các võ sĩ thủ hạ của y đều có võ công trác tuyệt. Nên vệ sĩ của chúa ái Ðức Hoa chống cự không nổi. Quốc vương đã bị khí giới có độc chém trúng, may được hoàng hậu xả thân ra cứu, lấy mồm hút hết chất độc ở trong vết thương, nhờ vậy Quốc vương đó mới thoát chết. Hoắc Sơn không nghĩ đến ân nghĩa xưa kia liền sai người đi hành thích Ni Nhược Mâu, Thủ tướng của Ba Tư. Trước khi tắt thở vị Thủ tướng đó có ngâm câu thơ của Nga Mạc tức là hai câu trong bài ca vừa rồi: "Lai như lưu thủy hề, thệ như phong, bất tri hà xứ lai hề hà sở chung" đấy. (Theo lời chú thích của Kim thì những tuyệt cú của Nga Mạc truyền lại cho hậu thế, có tất cả một trăm linh một bài. Thơ tập đó Quách Mạc Nhược đã phiên dịch). Hàn phu nhân nói: "Sau võ công của phái Sơn Trung lão nhân thất truyền, chỉ có Minh giáo của Ba Tư là học được thôi." Hồi nãy võ công của sứ giả Ba Tư quái dị như vậy, chắc là võ công của Sơn Trung lão nhân truyền lại cũng nên?Triệu Minh lại hỏi tiếp:- Thưa lão gia, cháu thấy tính nết của Hàn phu nhân cũng tương tự như tính nết của Sơn Trung lão nhân mà lão gia vừa kể. Dù mình đối đãi với bà ta nhân nghĩa như thế nào đi chăng nữa, bà ta vẫn ngấm ngầm hại lại mình.Tạ Tốn thở dài đáp:- Người đời lấy oán báo đức là chuyện rất thường hà tất phải ngạc nhiên.Triệu Minh ngẫm nghĩ hồi lâu rồi lại lên tiếng hỏi:- Hàn phu nhân đã là người đứng đầu Tứ vương của Minh giáo, sao võ công của bà ta lại không bằng lão gia? Và tối qua, khi mụ đấu với ba người sứ giả Ba Tư, sao mụ không giở Thiên Thù Tuyệt Hộ Thủ ra?Tạ Tốn đáp:- Thiên Thù Tuyệt Hộ Thủ là gì? Hàn phu nhân đâu có biết môn võ công đó? Trước kia bà ta là một mỹ nhân tuyệt sắc. Bà quý sắc đẹp hơn sinh mạng của mình. Như thế, khi nào bà ta chịu luyện môn võ công đó?Vô Kỵ, Triệu Minh, Chỉ Nhược đều ngẩn người, nghĩ thầm:- Mặt Kim Hoa Bà Bà xấu xí như thế thì dù bà ta có trẻ hơn ba bốn chục năm đi nữa cũng không thể nào gọi là tuyệt sắc mỹ nhân được! Mũi ngửng lên trời, mặt vuông, tai to, hình thù như thế thì Bà Bà đẹp làm sao được?Triệu Minh vừa cười vừa hỏi:- Lão gia, cháu thấy Kim Hoa Bà Bà mặt mũi như thế sao gọi là đẹp được?Tạ Tốn đáp:- Cô không biết, trước kia khi Tía Sam Long Vương đẹp như tiên nữ. Hai mươi năm về trước, bà đã từng nổi danh đệ nhứt hoa khôi trong võ lâm, dù bây giờ bà ta có lớn tuổi đi chăng nữa, thì khuôn mặt của bà ta cũng không sao đến nỗi xấu xí cho lắm!... Hà! Tiếc thay, mắt tôi đã mù không thấy gì!Triệu Minh nghe lời nói của Tạ Tốn trịnh trọng như vậy đoán chắc bên trong cũng có điều gì bí ẩn đây. Nàng thấy Kim Hoa Bà Bà lại là Tía Sam Long Vương, người đứng đầu trong nhóm Tứ Ðại Hộ Giáo Pháp Vương trong Minh giáo, nàng đã ngạc nhiên rồi, lại nghe nói Kim Hoa bà bà xấu xí như thế mà lại là đệ nhất mỹ nhân trong võ lâm năm xưa, nàng lại càng khó hiểu thêm nữa, liền ngẫm nghĩ một hồi rồi hỏi tiếp:- Lão gia danh trấn giang hồ. Năm xưa ở Vương Bàn sơn giương đao lập oai, thiên hạ ai cũng hay biết cả. Bạch Mi ¦ng Vương tự sáng lập một môn phái để tranh nhau xưng hùng xưng bá trong võ lâm, ngót hai mươi năm trời nay mà Bạch Mi giáo vẫn hùng mạnh như thường. Thanh Dực Bức Vương thần xuất quỷ mạt ngày nọ ở trong chùa Vạn Pháp đã doạ nạt cháu và định hủy bộ mặt cháu, cho tới ngày nay cháu vẫn còn hoảng sợ. Võ công của Kim Hoa bà bà tuy cao siêu thật, cơ mưu tuy thâm thật nhưng bằng sao được ba vị mà lại đứng đầu cả ba vị thì lạ thực, không xứng đáng chút nào! Như vậy là nghĩa lý gì hở lão gia?Tạ Tốn đáp:- Ðó là ba anh em chúng tôi nhường lại cho bà ta đấy!Triệu Minh lại hỏi tiếp:- Nhưng tại sao ba vị lại chịu nhường cho bà ta?Hỏi tới đó, nàng bỗng khúc khích cười và nói tiếp:- Có phải bà ta là đệ nhất mỹ nhân, các vị anh hùng không qua được ải của mỹ nhân nên cả ba vị mới phải chịu nhường nhịn như thế hay không?Nàng là gái Mông Cổ, nghĩ gì là nói ra, Tạ Tốn cũng phải phì cười rồi lão anh hùng thở dài một tiếng rồi nói tiếp:- Cam phận làm thần tôi cho bà ta không riêng gì ba anh em chúng tôi. Lúc ấy người trong giáo và người ngoài giáo có hơn trăm người để ý đến bà ta, ai cũng muốn lấy bà ta làm vợ thì mới cam tâm.Triệu Minh lại hỏi:- Hồi trẻ bà ta tên là gì?Tạ Tốn đáp:- Ðại ỷ Ty!- Ðại ỷ Ty là Hàn phu nhân à? Sao tên bà ta lại kỳ dị thế?- Nàng ở Ba Tư tới, tên đó là tên của nước Ba Tư.Vô Kỵ, Triệu Minh, Chỉ Nhược cùng giật mình kinh hãi và đồng thanh hỏi:- Thế ra bà ta là người Ba Tư đấy à?Tạ Tốn ngạc nhiên hỏi lại:- Như vậy chả lẽ các người không hề hay biết bà ta là người Ba Tư sao? Nàng là người lai Trung Hoa với Ba Tư, tóc và mắt tuy đen, nhưng mũi cao và lộ khác thiếu nữ Trung Hoa nhiều! Chỉ thoáng trông đã nhận ra liền.Triệu Minh lại hỏi tiếp:- Không không! Bà ta mũi tẹt, mắt ti hí như chuột chứ không giống như lão gia vừa tả đâu. Có phải vậy không hả Trương công tử!Vô Kỵ đáp:- Phải! Chả lẽ bà ta cũng giống như Khổ đầu đà mà cố ý tự hủy gương mặt của mình hay sao?Tạ Tốn hỏi lại:- Khổ đầu đà là ai thế?Vô Kỵ đáp:- Khổ đầu đà chính là Quang Minh hữu sứ Phạm Dao đấy.Nói tới đó chàng liền kể chuyện Phạm Dao tự hủy mặt đi vào Nhữ Dương vương phủ làm nội ứng như thế nào, kể tất cả lại cho Tạ Tốn nghe. Tạ Tốn thở dài và nói tiếp:- Cử chỉ ấy của Phạm huynh thực là khổ tâm và là công lớn với bản giáo. Phạm huynh quả là một dị nhân, người thường không ai có thể làm được chuyện đó! Hà...! Sở dĩ Phạm huynh làm như vậy cũng do Hàn phu nhân khiêu khích mà nên!Triệu Minh ngạc nhiên vô cùng, vội hỏi tiếp:- Thưa lão gia, xin lão gia kể lại chuyện đó cho chúng cháu nghe đi! Ðừng có úp úp mở mở như thế nữa.Tạ Tốn "ừ" một tiếng rồi ngửng đầu nhìn lên trời một lúc rồi mới thủng thẳng kể lại câu chuyện cho mọi người nghe:- Hai mươi năm trước đây, lúc ấy Minh giáo do Dương Phá Thiên giáo chủ thống lãnh phồn thịnh vô cùng. Ngày hôm đó trên Quang Minh đỉnh có ba người Ba Tư, tay cầm phong thư của tổng giáo chủ bên Ba Tư tới. Ba người đó vào yết kiến Dương giáo chủ dâng luôn phong thư ấy lên. Trong lá thư đó nói trong tổng giáo bên Ba Tư có một vị Tịnh Thiện sứ giả vốn là người Trung Hoa đến Ba Tư đã lâu gia nhập Minh giáo lập được rất nhiều công trạng nên đã lấy được một người con gái Ba Tư làm vợ, sinh được một người con gái, một năm trước đây Tịnh Thiện sứ giả đã qua đời. Lúc sắp chết có nhớ đến cố thổ để di chúc bảo đứa con gái của ông về đất Trung Hoa, tổng giáo chủ tôn trọng ý muốn của vị sứ giả đó mới sai người đem cô gái đó về Quang Minh đỉnh mong Minh giáo Trung thổ nuôi nấng dạy dỗ cho. Tất nhiên Dương giáo chủ phải nhận lời ngay và mời thiếu nữ ấy vào. Thiếu nữ vừa bước vào khách sảnh, đột nhiên khách sảnh như bừng lên! Nàng đẹp không thể tưởng tượng được! Khi nàng quỳ xuống lạy Dương giáo chủ, tả hữu Quang Minh sứ, ba phán vương, năm Tảng nhân, Ngũ hành kỳ sứ đều chấn động. Ba sứ giả ở trên Quang Minh đỉnh một đêm, ngày hôm sau giã từ Dương giáo chủ đi luôn! Còn thiếu nữ tuyệt đẹp tên là Ðại ỷ Ty thì ở lại trên Quang Minh đỉnh.Triệu Minh vừa cười vừa hỏi tiếp:- Lão gia! Lúc ấy có phải lão gia cũng mê cô gái Ba Tư không? Lão gia khỏi cần phải hổ thẹn, cứ nói thật ra cho chúng cháu nghe đi.Tạ Tốn lắc đầu đáp:- Không! Lúc ấy tôi mới lấy vợ, vợ chồng tôi rất âu yếm nhau và vợ tôi có mang, khi nào tôi có ý niệm bậy bạ đó?Triệu Minh kêu "ủa" một tiếng và biết mình đã lỡ lời, vì nàng biết vợ con của Tạ Tốn đều bị Thành Khôn giết chết, bây giờ mình vô ý nhắc nhở đến chuyện đó thể nào cũng làm cho lão anh hùng xúc động, nên nàng vội xoay giọng nói:- Phải đấy! Phải đấy! Thảo nào bà ta nói năm xưa khi bà ta lấy Ngân Diệp tiên sinh, người trên Quang Minh đỉnh ai ai cũng phản đối, riêng có giáo chủ với lão gia là không phản đối mà còn đối xử với bà ta rất tử tế nữa. Có lẽ Dương giáo chủ phu nhân không những là một mỹ nhân mà còn có thủ đoạn rất lợi hại nên mới khiến chồng ngoan ngoãn như vậy.Tạ Tốn gật đầu đáp:- Cô nương đoán không sai! Dương giáo chủ khẳng khái hào hiệp, còn Ðại ỷ Ty tuổi chỉ bằng con gái ông ta, huống hồ giáo chủ tổng giáo ở nước Ba Tư đã nhờ ông ta trông nom hộ nàng. Dương giáo chủ đối với nàng ta thật là nhân chí nghĩa tận. Như vậy khi nào ông ta lại có lòng tà? Riêng phu nhân là sư muội của giáo chủ và lại là sư thúc của tôi. Dương giáo chủ, Thành Khôn, Dương phu nhân ba người là sư huynh muội đồng môn. Dương giáo chủ là đại sư bá của tôi, năm xưa đã chỉ điểm cho tôi rất nhiều võ công và đối với tôi tử tế lắm.Thành Khôn đã giết cả nhà Tạ Tốn, mối huyết thù này nặng lắm, nung nấu trong lòng đại hiệp đã lâu, nhưng khi đại hiệp nói đến tên Thành Khôn, coi tên đó như một người thường nên chỉ nói lướt qua thôi. Triệu Minh đột nhiên nghĩ tới một việc liền hỏi:- Quang Minh hữu sứ Phạm Dao hồi trẻ cũng là một thanh niên đẹp trai và rất mê nàng Ðại ỷ Ty phải không?Tạ Tốn gật đầu đáp:- Phải! Hai người mới gặp đã yêu nhau rồi! Sự thực không riêng gì Phạm huynh mà còn rất nhiều người nữa cũng yêu nàng. Nhưng vì luật lệ của Minh giáo rất nghiêm và ai nấy đều kính mến giáo chủ nên ai ai cũng không dám làm bậy, chỉ có tương tư mà thôi! Và những người mê nàng đều là những người chưa có vợ. Không ngờ nàng tuy đẹp nhưng đối với ai cũng đều tỏ ra lạnh lùng cả, không thèm chuyện trò với ai và cũng không hề tỏ ra có tình ý với ai hết. Hễ ai không biết điều mà chọc ghẹo là đều bị nàng mắng ngay. Dương phu nhân có ý muốn làm mai nàng cho Phạm Dao hữu sứ nhưng nàng cự tuyệt. Thấy Dương phu nhân nói nhiều quá nàng ta còn giơ kiếm lên định tự vẫn và nói với mọi người rằng: nàng quyết không lấy ai hết, nếu cứ ép buộc, nàng đành chết chứ không bao giờ ưng thuận. Vì vậy, ai cũng chán nản, không còn dám để ý đến nàng nữa. Nửa năm sau, có một người ở Linh Xà đảo tại hải ngoại tới tự xưng là họ Hàn tên là Thiên Diệp, là con trai của kẻ thù Dương giáo chủ năm xưa, y nói y lên Quang Minh đỉnh để trả thù cho cha. Mọi người thấy thanh niên họ Hàn ấy mặt rất tầm thường mà dám đơn thân độc mã lên đây tầm thù, ai nấy đều ha hả cười nhưng Dương giáo chủ rất nghiêm nghị đón tiếp người đó như một vị đại khách vậy! Giáo chủ còn thết tiệc khoản đãi y nữa! Thì ra năm xưa giáo chủ với cha y đã vì một lời nói mà giáo chủ đã dùng Ðại Cửu Thiên Thủ đánh cha của tên nọ bị thương nặng. Lúc ấy cha y có nói: Sau này phải trả được mối thù ấy mới thôi! Nhưng y tự biết võ công còn kém giáo chủ xa. Nếu sau này y không gọi con trai thì cũng gọi con gái đến mà trả thù. Dương giáo chủ liền trả lời cha tên nọ rằng: Bất cứ con trai hay con gái của mấy người tới đây ta cũng nhường cho ba thế võ trước. Người nọ lại nói:- Khỏi cần phải nhường như vậy, nhưng còn đấu như thế nào phải để cho con cái của ta lựa chọn lấy! Dương giáo chủ liền nhận lời ngay. Không ngờ, câu chuyện đã trôi qua mười mấy năm và Dương giáo chủ cũng đã quên hẳn đi rồi, ngờ đâu con của người họ Hàn ấy đã tới nơi thực. Mọi người đều nói rằng:- Người này dám một thân một mình lên Quang Minh đỉnh này tất phải có võ nghệ kinh người mới dám lên đây như thế! Nhưng công lực của Dương giáo chủ đã luyện tới mức cao siêu tuyệt diệu, người trong võ lâm không có ai đương cự nổi với ông ta cả, chưa chắc người họ Hàn nọ đã thắng nổi Dương giáo chủ một miếng hay một thế võ.Người họ Hàn đó dù có rủ thêm năm ba người nữa đến vây đánh, Dương giáo chủ cũng không hề nao núng. Nhưng mọi người lo lắng nhất là không biết người đó sẽ giở vấn đề gì ra thôi. Sáng ngày hôm sau, Hàn Thiên Diệp đã nhắc lại câu chuyện xưa ở trước mặt mọi người, y còn dùng lời lẽ khôn khéo khiến giáo chủ không thể nào nuốt lời được. Rồi y mới đem vấn đề ra mà nói sau. Thì ra y đòi cùng Dương giáo chủ vào trong đầm nước lạnh ở trên Quang Minh đỉnh để quyết thắng bại, nếu ai thua sẽ tự vẫn trước mặt mọi người. Thấy y nói như vậy, ai ai cũng kinh hãi ngẩn người ra vì nước trong Bích Thủy hàn đầm đó giá lạnh buốt xương, ngay mùa nóng nực không ai dám xuống huống hồ là mùa đông giá lạnh? Giáo chủ tuy võ công cao siêu thật nhưng không biết bơi lội, như vậy xuống tới nước cũng đủ rét lạnh mà chết. Dù không sợ rét, giáo chủ không biết bơi lội cũng bị chết đuối mất. Lúc ấy quần hùng ở trong nghị sảnh đều đồng thanh quát mắng.Vô Kỵ lại nói tiếp:- Việc này khó xử thực. Ðại trượng phu nhất ngôn ký xuất tứ mã nan truy. Năm xưa Dương giáo chủ đã nhận với người họ Hàn ấy là khi con cái của người đó đến đòi tỷ võ dù bằng phương pháp nào cũng phải để cho người đó tự chọn lấy. Hàn Thiên Diệp tiền bối đã lựa chọn thủy chiến và theo đúng lý thì Dương giáo chủ không có cách gì từ chối hết.Triệu Minh khẽ nắm tay chàng bóp một cái rồi vừa cười vừa nói:- Phải đấy! Ðại trượng phu nhất ngôn ký xuất tứ mã nan truy. Là giáo chủ của Minh giáo, có khi nào lại nuốt lời hứa mà thất tín thiên hạ chứ? Khi ông ta đã nhận lời người nọ rồi thì dù sao ông ta cũng phải làm cho được.Lời nói của nàng chỉ có một mình Vô Kỵ biết là nàng định nói gì thôi, còn Tạ Tốn thì làm gì biết được chuyện đó. Nên Kim Mao Sư Vương lại nói tiếp:- Chính thế. Hôm đó Hàn Thiên Diệp lớn tiếng nói: "Tại hạ một thân một mình lên trên Quang Minh đỉnh này chỉ mong chết ở trên này thôi. Quý vị anh hùng hào kiệt cứ việc múa đao phân thây tại hạ đi. Như vậy chỉ có người của Minh giáo biết thôi, còn người trên giang hồ không ai biết chuyện này cả. Tại hạ chỉ là một tên vô danh tiểu tốt, quý vị giết một kẻ hèn này thì có nghĩa gì đâu? Quý vị muốn giết thì cứ việc ra tay giết đi, hà tất phải nói nhiều như thế làm chi? ". Mọi người nghe nói đều im lặng hết không dám ồn ào như trước nữa. Dương giáo chủ ngẫm nghĩ giây phút rồi đáp:- Hàn huynh! Năm xưa tại hạ quả có hứa hẹn như vậy với lệnh phụ thực. Người hảo hán phải quang minh mới được. Tại hạ nhận thua trận đấu này. Hàn huynh muốn xử trí như thế nào tuỳ ý.Thiên Diệp lật ngửa cổ tay một cái, mọi người đã thấy tay y cầm một con dao sáng bóng và đang dí mũi dao vào giữa ngực và nói tiếp:- Con dao găm này là của tiên phụ để lại. Tại hạ chỉ mong Dương giáo chủ vái lạy con dao này ba lại thôi. Quần hùng nghe y nói như vậy ai nấy đều phẫn uất vô cùng vì đường đường giáo chủ của Minh giáo khi nào lại chịu nhục như thế? Nhưng Dương giáo chủ đã nhận thua, theo đúng quy củ của giang hồ thì giáo chủ phải tuân theo đối phương mà làm. Lúc ấy tình thế đã tỏ rõ cho mọi người thấy, phen này Thiên Diệp tới đây là đã quyết tâm hy sinh rồi. Y nhận ba lễ của giáo chủ xong liền đâm ngay lưỡi dao găm vào ngực tự tử. Vì y biết nếu y không tự tử chết thì thế nào cũng bị quần hào của Minh giáo giết chết liền. Lúc ấy trong đại sảnh không có một tiếng động nào hết. Quang Minh tả hữu sứ, Bạch Mi ¦ng Vương và Bành hòa thượng các người ngày thường đều là những người túc trí đa mưu, nhưng lúc này gặp vấn đề nan giải ấy, ai nấy cũng đều thúc thủ và vô kế khả thi. Cử chỉ của Thiên Diệp là muốn bức tử Dương giáo chủ để trả thù cho cha mình rồi y mới tự sát. Ðang lúc cuộc thế rất gay go thì Ðại ỷ Ty bỗng vượt mọi người tiến lên nói với Dương giáo chủ rằng:- Thưa cha! Người ta có một người con trai hiếu thảo như vậy chẳng lẽ cha lại không có một người con gái hiếu thảo hay sao? Vị Hàn gia này tới đây để báo thù cho cha. Vậy con xin phép cha cho con được thay mặt để đối địch Hàn gia mấy hiệp. Việc của người đời trước đã có người đời trước đối xử, việc người đời sau đã có người đời sau tiếp tay, không thể làm loạn vai vế như thế được. Mọi người nghe nàng nói đều ngạc nhiên vô cùng và nghĩ thầm: "Sao nàng lại gọi Dương giáo chủ là cha như thế? ". Nhưng mọi người lại hiểu ý ngay và nghĩ tiếp: "Nàng ta giả mạo nhận là con gái cua giáo chủ để giải vây cho giáo chủ đấy thôi". Nghĩ tới đó ai nấy đều nghi ngại: "Nàng yếu ớt ẻo lả như vậy không biết nàng có biết võ công không. Dù nàng có biết võ chăng nữa chưa chắc cao siêu hơn ai, chứ đừng nói vào trong đầm nước lạnh tử chiến nữa". Dương giáo chủ chưa kịp trả lời thì Thiên Diệp đã cười nhạt nói tiếp:- Cô nương muốn thay cha đấu với tại hạ cũng được. Nếu cô nương thua, tại hạ vẫn bắt buộc Dương giáo chủ vái lạy con dao găm của tiên phụ như lời tại hạ nói. Y thấy nàng đã đẹp mà lại yếu ớt nên không coi nàng vào đâu hết. Ðại ỷ Ty lại hỏi:- Nếu ngài thua thì sao? Thiên Diệp đáp:- Nếu tôi thua thì cô nương muốn xử trí thế nào cũng được. Thôi được! Chúng ta đi ngay đến Bích Thủy Hàn đầm đi.Nói xong nàng liền dẫn đường đi trước. Dương giáo chủ thấy vậy vôi xua tay và lớn tiếng kêu gọi:- Không được! Việc này không liên can gì đến con đâu... Ðại ỷ Ty đáp:- Thưa cha, cha khỏi lo cho con. Nói xong nàng quỳ xuống vái lạy, coi như là đã vái Dương giáo chủ làm nghĩa phụ rồi. Dương giáo chủ thấy nàng có vẻ tự tin lắm. Vả lại ngoài cách ấy ra không còn cách gì nữa cả. Giáo chủ đành phải để mặc nàng muốn làm sao thì làm. Thế rồi mọi người cùng đi lên trên đỉnh núi đến Bích Thủy Hàn đầm. Hồi ấy gió bắc đang thổi rất mạnh, chỉ đứng bên cạnh đầm cũng thấy lạnh buốt xương rồi. Người nào nội lực hơi kém một chút không sao chịu đựng nổi. Nước trong đầm đã đóng thành băng, có một vài nơi chưa đóng băng nhìn xuống không sao thấy đáy được, đủ thấy đầm đó sâu như thế nào rồi. Giáo chủ nghĩ thầm: "Không nên vì ta mà để cho Ðại ỷ Ty mất mạng nơi đây". Nghĩ đoạn, giáo chủ liền nghênh ngang nói:- Con gái ngoan ngoãn của ta! Cha không cam đành nhận hảo ý của con. Ðể cha tiếp Hàn huynh đây vài hiệp. Nói xong, Dương giáo chủ cởi áo bào ra, tay cầm thanh đơn đao định nhảy vào trong đầm nước lạnh để kết liễu tính mạng của mình. Ðại ỷ Ty liền mỉm cười đỡ lời:- Thưa cha! con gái cha sinh trưởng ở bờ bể từ hồi còn nhỏ nên rất giỏi về môn bơi lội. Nói xong, nàng liền rút trường kiếm ra, phi thân nhảy vào trong giữa đầm, đứng trên mặt băng dùng kiếm rạch một lỗ vuông và dùng chân trái dẫm mạnh một cái, miếng băng đó đã chìm luôn xuống đáy đầm rồi. Lúc ấy gió lạnh của mặt bể thổi tới, khiến áo của mọi người đều bay tung lên.Tạ Tốn kể tiếp:- Lúc ấy Ðại ỷ Ty mặc một bộ quần áo màu tím nhạt, đứng trên mặt băng như Lăng ba tiên nữ vậy. Ðột nhiên, nàng lẳng lặng nhảy ngay xuống dưới nước, khiến quần hào đứng cạnh đó kinh ngạc vô cùng. Thiên Diệp thấy nàng nhảy vào nước có lẽ thạo lắm, y không còn kiêu ngạo như trước nữa, tay cầm dao găm cũng nhảy vào trong đầm liền. Lúc ấy nước đầm màu xanh thẫm, đứng ở trên bờ đầm không sao trông thấy tình hình trận đấu của hai người như thế nào, chỉ thấy nước đầm rung động thôi. Một lát sau mặt nước ngưng hẳn, không bao lâu mặt nước lại sủi bọt như trước.Quần hào của Minh giáo lo âu vô cùng, vì thấy hai người lặn xuống nước đã lâu, vả lại nước lạnh như vậy làm sao mà ở lâu được? Lại qua một hồi nữa, đột nhiên thấy có máu tươi, cứ theo bọt nước sủi lên. Mọi người lại lo âu thêm, không biết máu của Thiên Diệp hay của Ðại ỷ Ty. Một lát sau nữa, Thiên Diệp bỗng trồi lên và đứng trên tảng băng thở hồng hộc. Mọi người thấy y lên trước, liền giật mình đồng thanh hỏi:- Ðại ỷ Ty đâu? Ðại ỷ Ty đâu? Mọi người thấy Thiên Diệp hai tay không, dao găm thì cắm trên ngực bên trái, hai má đều có vết thương. Mọi người đang kinh ngạc thì Ðại ỷ Ty tựa như một con cá bay từ trong nước nhảy vọt lên, tay vẫn cầm trường kiếm ra khỏi mặt nước. Nàng còn lượn trên không hai vòng rồi mới hạ chân đứng xuống mặt băng. Quần hùng vỗ tay khen ngợi không ngớt. Dương giáo chủ liền tiến lên cầm tay nàng, mặt tỏ vẻ mừng rỡ. Không ai ngờ một cô bé ẻo lả yếu ớt như vậy mà lại có tài bơi lội giỏi như thế.Nàng liếc mắt nhìn Thiên Diệp một cái và nói:- Người này khá giỏi về môn bơi lội đấy. Con thấy y có lòng hiếu thảo trả thù cho cha, nên con mới không giết y. Còn y có tội với giáo chủ, mong cha tha thứ cho y đi. Tất nhiên Dương giáo chủ phải nhận lời, liền ra lệnh cho thần y Hồ Thanh Ngưu chữa vết thương cho Thiên Diệp. Tối hôm đó, trên Quang Minh đỉnh thết tiệc, ai ai cũng khen Ðại ỷ Ty là đại công thần của Minh giáo, nếu không được nàng đứng ra giải quyết thì tên tuổi của Dương giáo chủ bị tiêu tan hết. Thế rồi Dương phu nhân mới tặng cho nàng một cái mỹ hiệu là Tía Sam Long Vương và cho nàng được ngang hàng với Ưng vương, Sư vương và Bức vương ba người. Tam vương chúng tôi đều cam tâm tình nguyện để nàng đứng đầu bốn người. Vì ngày hôm đó thực sự công lớn của nàng đã lấn át hết cả Tam vương. Không ngờ sau trận thủy chiến đó, kết quả lại ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Thiên Diệp tuy bại trận, không hiểu tại sao y lại chiếm được lòng yêu của nàng Ðại ỷ Ty. Có lẽ vì ngày nàng đi thăm y xem vết thương đã lành mạnh chưa mà rồi vì thương hại mới sinh ra tình yêu. Chờ tới khi Thiên Diệp lành mạnh hẳn thì nàng bỗng xin phép Dương giáo chủ để kết hôn với thanh niên đó. Mọi người hay tin đó đều đau lòng và thất vọng vô cùng. Có người còn hậm hực nói rằng:- Hàn Thiên Diệp là đại địch của bản giáo, ngày nọ y đã áp bức giáo chủ và mọi người đứng vào thế khó xử, sao nàng Ðại ỷ Ty lại chịu lấy y như vậy?Tất nhiên không ai muốn nàng Ðại ỷ Ty lấy y. Có một số anh em nóng tính một chút liền sỉa xói vào mặt Thiên Diệp mắng chửi. Ngờ đâu nàng Ðại ỷ Ty lại cương liệt đến thế: nàng cầm kiếm đứng trước cửa sảnh, lớn tiếng nói với mọi người rằng:- Từ nay trở đi Hàn Thiên Diệp là chồng của tôi, nếu ai nói nhục tới chàng thì Tía Sam Long vương này nhất định không để yên cho đâu. Mọi người thấy nàng nói như vậy đành hậm hực mà giải tán. Cuộc hôn lễ của Thiên Diệp với nàng rất giản dị, có già nửa số anh em không đi mừng hai người. Chỉ có Dương giáo chủ với tôi cảm ơn đức giải vây của nàng nên hết sức nâng đỡ cho nàng được thành hôn với Thiên Diệp. Vì vậy mới không có chuyện gì xảy ra nhưng khi Thiên Diệp định gia nhập Minh giáo bị rất nhiều người phản đối. Dương giáo chủ không dám trái ý đại chúng. Không bao lâu, đột nhiên Dương giáo chủ mất tích, mọi người trên Quang Minh đỉnh đều bàng hoàng, rồi chia nhau đi bốn phương tìm kiếm. Quang Minh hữu sứ Phạm Dao thấy Hàn phu nhân tức nàng Ðại ỷ Ty trong hầm bước ra.Vô Kỵ nghe tới đó, rùng mình kinh hãi và xen lời hỏi:- Nàng ở trong đường hầm ra à?Tạ Tốn đáp:- Phải! Quy luật của Minh giáo rất nghiêm, đường hầm đó chỉ có một mình Minh giáo giáo chủ mới được ra vào thôi. Phạm Dao vừa kinh hãi vừa tức giận, liền tiến lên chất vấn. Hàn phu nhân đáp:- Tôi đã phạm trọng tội của bản giáo, muốn giết, muốn mổ bụng cũng không sao. Tuỳ bạn đấy! Tối hôm đó quần hào đại hội. Hàn phu nhân cũng vẫn nói mấy lời như vậy. Mọi người hỏi nàng vào đường hầm làm chi? Dương giáo chủ đi đâu? Nàng trả lời là không biết, nàng chỉ nhận tội là đã trót vào trong hầm đó thôi. Nàng chỉ bảo nàng đã vui lòng nhận tội rồi, sao mọi người hà tất phải hỏi lôi thôi làm chi? Ðáng lý nàng không tự vẫn thì phải tự chặt một cánh tay nhưng Phạm Dao vẫn còn nhớ tình xưa, cố hết sức chống chế cho nàng. Hơn nữa có tôi bên cạnh nói giúp nên quần hào liền quyết định giam nàng mười năm cốt ý là để cho nàng hối cải. Ngờ đâu nàng lại trả lời mọi người rằng:- Dương giáo chủ không có ở đây, không ai có quyền xét xử tôi cả.Nghe tới đó Vô Kỵ liền xen lời hỏi:- Nghĩa phụ! Hàn phu nhân lén vào trong đường hầm để làm chi?Tạ Tốn đáp:- Câu chuyện này nói ra thì dài lắm. Trong Minh giáo chỉ có một mình ta biết thôi. Lúc ấy ai cũng nghi nàng có liên can đến sự mất tích của Dương giáo chủ, nhưng ta cực lực cải chính cho nàng. Thế rồi, mỗi người nói một lời, không sao giải quyết được vấn đề ấy, rốt cuộc Hàn phu nhân rút lui ra khỏi giáo phái rồi đi luôn. Từ đó trở đi, nàng không còn dính dấp với Minh giáo của chúng ta nữa. Nàng là người rút lui ra khỏi Minh giáo trước tiên. Rồi nàng cùng Thiên Diệp xuống núi ngay. Về sau không ai biết hai người đã đi đâu. Các anh em trong Minh giáo phái người tìm mãi không thấy giáo chủ đâu cả. Mấy năm sau vì tranh chấp chức giáo chủ, đâm ra nghi kỵ và ghét hận lẫn nhau. Bạch Mi Ưng vương cũng rút lui ra khỏi Minh giáo và tự sáng lập ra Bạch Mi giáo phái. Ta khuyên mãi Bạch Mi Ưng vương nhất định không nghe. Vì vậy mà hai anh em ta giận nhau. Hai mươi năm trước đây Bạch Mi giáo giương đao lập oai ở trên núi Vương Bàn sơn. Kim Mao Sư vương này vội đến đó để phá đám. Sở dĩ ta tới đó là muốn cướp được thanh bảo đao Ðồ Long, hơn nữa ta cũng muốn làm mất sĩ diện của Hân huynh để bõ tức giận năm xưa và cũng để cho Hân huynh biết sau khi y rời khỏi Minh giáo, chưa chắc đã làm nổi trò trống gì. Hà, ngày hôm nay ta nghĩ lại hồi ấy ta thật quá nóng nảy.Nói tới đó lão anh hùng thở dài một tiếng, tỏ vẻ rất ân hận. Mọi người đều yên lặng, không nói năng gì, giây phút sau Triệu Minh lại lên tiếng hỏi:- Thưa lão gia, sau Kim Hoa, Ngân Diệp oai trấn giang hồ, tại sao người trong Minh Giáo không nhận ra nàng ta? Có phải Ngân Diệp tiên sinh là Hàn Thiên Diệp không? Tại sao y lại trúng độc chết như thế?Tạ Tốn đáp:- Ðiều đó tôi không được rõ lắm, chắc vợ chồng họ thành đạo trên giang hồ cố hết sức tránh người của Minh Giáo.Vô Kỵ bỗng đùi kêu "bốp" một tiếng và nói:- Phải rồi, từ đó trở đi Kim Hoa bà bà không dám gặp người trong Minh Giáo nữa khi sáu đại môn phái vây đánh Quang Minh Ðỉnh, tuy bà ta có mặt ở đó mà không chịu ra tay cứu viện.Triệu Minh lẩm bẩm tự nói:- Tía Sam Long Vương là người đẹp như tiên nữ, tại sao lại biến thành xấu xí đến thế, xem mặt bà ta không bị hư hỏng gì cả, tại sao lại xấu đến thế.Tạ Tốn liền đỡ lời:- Theo sự ức đoán của tôi thì bà ta thể nào cũng dùng một phương pháp khéo léo để thay đổi bộ mặt. Các người nên biết Hàn phu nhân suốt đời hành sự rất quái dị, mà sự thật trong nội tâm của bà ta cũng có nhiều nỗi thống khổ lắm! Suốt đời đào tẩu tránh né, chỉ sợ người của Tổng giáo Ba Tư sang đây tìm kiếm. Ngờ đâu đến lúc tuổi già mà vẫn không sao thoát khỏi bàn tay độc của Tổng giáo Ba Tư.Vô Kỵ với Triệu Minh đồng thanh hỏi:- Tổng giáo Ba Tư cho người tới đây tìm kiếm bà ta để làm chi?Tạ Tốn đáp:- Ðó là một bí mật lớn của Hàn phu nhân đang lẽ ta không nên nói ra, nhưng ta mong các người quay trở vể Linh Xà đảo cứu bà ta, bây giờ ta phải nói cho các người hay.Triệu Minh kinh hãi hỏi tiếp:- Chúng ta lại quay trở về Linh Xà đảo ư, lại tái đấu với sứ giả của Ba Tư hay sao!Tạ Tốn không trả lời câu hỏi của nàng, cứ tiếp tục kể chuyện. Từ nghìn năm xưa tới giờ, Giáo chủ Minh giáo từ Trung cổ đều cho đàn ông đảm nhiệm, trái lại bên Tổng giáo Ba Tư toàn đàn bà phụ trách. Giáo chủ phải do thanh nữ ấy đảm nhiệm để duy trì sự trong sạch thiêng liêng của Minh giáo. Bất cứ một vị giáo chủ nào cũng vậy khi được đảm nhiệm Giáo chủ xong, là phải lựa sẳn ba người con gái của nhân sĩ có địa vị cao cả nhất trong giáo để làm thánh nữ. Ba thánh nữ ấy phải thề độc trước bàn thờ tổ rồi đi du hành bốn phương để lập công tích đức cho Minh Giáo. Tới khi Giáo chủ tạ thế, các bô lão liền tụ họp xét xem công đức lớn nhất làm Giáo chủ. Nhưng trong ba thánh nữ đó mà có một người mất trinh tiết thì phải khép tội hỏa thiêu. Dù chạy tới chân trời góc biển cũng bị người của Minh Giáo rượt bắt để duy trì trinh thiện của thánh giáo...Nói tới đó, Kim Mao Sư vương vương bỗng thấy Triệu Minh thất thanh lớn tiếng hỏi:- Chẳng lẽ Hàn phu nhân là một trong ba thánh nữ của Tổng giáo hay sao?Tạ Tốn gật đầu đáp:- Chính thế, khi Phạm Dao phát hiện nàng lén vào trong đường hầm, thì sự thực tôi đã phát giác trước Hữu sứ. Hàn phu nhân coi tôi là người tri kỷ, mới đem sự thực kể hết cho tôi hay, Nàng nói khi xuống dưới đầm nước đấu với Hàn Thiên Diệp, vì đụng độ với nhau nàng bỗng có tình với kẻ địch. Sau khi hai người kết hôn, Hàn phu nhân biết Tổng giáo thế nào để chuộc tội đó. Sở dĩ nàng lén vào trong đường hầm là muốn tìm cuốn bí phổ Càn Khôn Ðại Nã Di, cuốn sách đó là sách của Tổng giáo thất truyền đã lâu, nhưng bản sao của Trung thổ hãy còn tồn tại. Vì vậy Tổng giáo phái nàng tới Quang Minh Ðỉnh để lấy cuốn bí phổ đó.Nghe tới đo Vô Kỵ bỗng kêu "ủa" một tiếng, chàng cảm thấy trong lòng hình như có một việc gì nan giải, nhưng việc đó là việc gì, nhất thời chàng chưa nghĩ ra được. Chàng đang thắc mắc thì Tạ Tốn lại kể tiếp:- Hàn phu nhân lẻn vào trong đường hầm mấy lần, nhưng không sao kiếm ra cuốn võ công tâm pháp đó. Ta nghe nàng kể ró nguyên nhân đó xong mới trịnh trọng khuyến cáo nàng, không nên tái phạm nữa, vì lẻn vào đường hầm như thế, thế nào cũng bị xử trảm.Triệu Minh bỗng xen lời nói:- Ủa, tôi biết rồi. Sở dĩ Hàn phu nhân nhất quyết rút lui ra khỏi Minh giáo, là muốn tiếp tục lẻn vào trong đường hầm để tìm kiếm cuốn sách kia, vì bà ta rút lui ra ngoài Minh giáo bà ta không bị luật lệ của Minh giáo bó buộc nữa.Tạ Tốn gật đầu đáp:- Triệu cô nương thông minh thực, nhưng Quang Minh Ðỉnh là căn cứ địa của bổn giáo, khi nào để cho người ngoài tuỳ tiện đi lại được. Lúc ấy tôi cũng đoán được Triệu cô nương vậy. Sau khi Hàn phu nhân đi khỏi, tôi liền đến cạnh miệng đường hầm để canh gác. Hàn phu nhân đã lẻn lên trên núi ba lần, nhưng lần nào cũng thấy mặt tôi nàng ta cũng tỏ ra nản chí tỏ vẻ ăn năn và đi luôn...Nói tới đi Kim Mao Sư vương ngửng đầu lên nghĩ ngợi một hồi lâu rồi bỗng hỏi Vô Kỵ và Triệu Minh rằng:- Quần áo của ba sứ giả Ba Tư có khác quần áo của người Minh giáo ở Trung thổ không?Vô Kỵ đáp:- Họ đều mặc áo bào trắng của họ viền đen, chỉ có điểm đó là khác thôi.Tạ Tốn vỗ vào thành thuyền một cái và nói:- Phải đấy, Giáo chủ của Tổng giáo tạ thế, người Tây Vực để tang mặc màu đen chứ không mặc màu trắng. Vì vậy áo bào trắng của chúng mới có viền đen như vậy. Chắc Giáo chủ của họ mới chết. Bây giờ họ đang tuyển lựa tân giáo chủ. Vì vậy chúng mới không ngại đường sá xa xôi tìm kiếm Hàn phu nhân.Vô Kỵ lại hỏi:- Hàn phu nhân đã ở Ba Tư tới, tất nhiên phải biết được võ công quái dị của ba sứ giả kia, sao bà ta đấu chưa được ba hiệp đã bị đối phương kiềm chế là nghĩa lý gì?Triệu Minh vừa cười vừa đỡ lời:- Sao công tử dốt thế, đó là Hàn phu nhân giả bộ, bà không muốn để cho ai biết nguồn gốc của mình, nên không dám dở võ công của Ba Tư ra. Theo sự ước đoán của tôi thì lúc ấy nếu Tạ lão gia nghe lời của ba sứ giả ra tay giết bà ta thì bà ta thể nào cũng có kế thoát thân.Tạ Tốn lắc đầu nói:- Bà ta không muốn cho người ta biết nguồn gốc, điều đó rất đúng, nhưng bảo bà ta bị ba sứ giả điểm trúng yếu huyệt rồi mà vẫn thoát thân được thì chưa chắc.Theo ý tôi thì bà ta đành để cho tôi giết chết, chứ không muốn để cho sứ giả bắt đem về hỏa thiêu, thì đúng hơn.Triệu Minh lại hỏi:- Tôi bảo Minh giáo ở Trung thổ là tà giáo, ngờ đâu Minh giáo ở Ba Tư lại càng tà hơn! Tại sao nhất định gái đồng trinh mới được làm giáo chủ? Tại sao thánh nữ thất trinh lại bị hỏa thiêu?Tạ Tốn liền trách mắng:- Cô bé ăn nói bậy bạ, giáo phái nào cũng có một quy củ riêng biệt, cũng như hòa thượng ni cô không được ăn mặn. Ðây chả là quy luật của Phật giáo là gì? Như vậy cô nương gọi là tà được?Mọi người đang chăm chú nghe Tạ Tốn kể, thì bốn nghe tiếng "cập, cập, cập" ai nấy đều quay đầu nhìn, mới hay Hân Lý vì quá rét nên hai hàm răng va chạm nhau tạo thành âm thanh đó! Vô Kỵ liền sờ trán nàng, thấy nóng như thiêu, chắc lúc này nàng vừa nóng vừa lạnh, bệnh thế rất trầm trọng, nên chàng nới với Tạ Tốn rằng:- Nghĩa phụ, con muốn trở về Linh Xà đảo ngay, vì bệnh của cô nương rất trầm trọng, phải kiếm thuốc chữa ngay cho cô ta mới được. Chúng ta cố sức mà cứu chữa cho hai người, dù không cứu được Hàn phu nhân thì ít nhất cũng phải cứu chữa cho Hàn cô nương hết bệnh.Tạ Tốn đáp:- Con nói rất phải, Hân cô nương có cảm tình với con như vậy, thế nào cũng phải cứu cho cô ta mới được. Còn Chu cô nương và Triệu cô nương nghĩ sao?Triệu Minh đáp:- Vết thương của cô nương nặng hơn vết thương của tôi nhiều, nếu không trở về Linh xà đảo thì lấy gì để chữa cho cô ta đây?Chỉ Nhược lạnh lùng trả lời Vô Kỵ:- Lão gia bảo trở về thì chúng ta cứ việc trở về.Vô Kỵ lại hỏi tiếp:-Nếu muốn quay trở về cũng phải đợi cho sương mù tan hết thì mới biết đường đi mà đi chứ? Nghĩa phụ, hồi nãy Lưu Vân Sư lộn luôn hai vòng mà cũng có thể dùng Thánh hỏa lệnh đả thương con, như vậy là nghĩa lý gì?
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 75
Thánh Nữ - Giáo Chủ
Thế rồi hai người nghiên cứu các thế võ của ba sứ giả Ba Tư. Triệu Minh cũng học được rất nhiều võ của các môn phái, nên thỉnh thoảng cũng tham bác được một vài ý kiến. Nhưng nói nửa ngày trời, mọi người vẫn không thấy Tạ Tốn nói đến điều cốt yếu của môn võ công mà ba người đã liên hiệp ra tay. Chờ tới khi mặt trời mọc lên đỉnh đầu, sương mù trên mặt bể tan hết, Vô Kỵ nói:- Chúng ta ở phía Bắc đi xuống miền Nam bây giờ đang chèo sang Tây Bắc mới phải.Chàng với Tạ Tốn, Chỉ Nhược, Tiểu Siêu lần lượt chèo. Lúc tới thì thuận gió, lúc về thì phải nhờ sức người, thật không phải là chuyện dễ. Cũng may Vô Kỵ với Tạ Tốn có nội lực rất thâm hậu còn Chỉ Nhược với Tiểu Siêu cũng không đến nỗi yếu ớt nên bốn người chèo mấy ngày liền, cứ xông pha sóng bể mà tiến về phía Bắc. Ði được mấy ngày, Tạ Tốn cau mày nghĩ ngợi những võ công quái dị của ba sứ giả Ba Tư. Lão anh hùng chỉ thỉnh thoảng lên tiếng hỏi Vô Kỵ vài câu hỏi thôi, ngoài ra không ai nói với ai nửa lời. Ðến chiều ngày thứ sáu, Tạ Tốn bỗng hỏi Chỉ Nhược những võ công của phái Nga Mi mà nàng đã học được một cách rất cặn kẽ. Chỉ Nhược cứ theo sự thực trả lời. Hai người một vấn một đáp cho tới khuya mới thôi. Tạ Tốn tỏ vẻ thất vọng cũng nói:- Võ công của Thiếu Lâm, Võ Ðang và Nga Mi ba phái đều có liên can với Cửu Dương chân kinh, cũng như những võ công mà Vô Kỵ đã học được vậy, đều thiên về mặt dương cương. Nếu Trương Tam Phong chân nhân có ở đây với võ học uyên thâm bao hàm cả Dương cương, Âm nhu của ông ta, liên hiệp với Vô Kỵ. Như vậy âm - dương phối hợp mới có thể thắng nổi ba sứ giả nọ, nhưng nước xa cứu sao nổi lửa gần, còn Hàn phu nhân thì lại bị ba sứ giả ấy kiềm chế rồi, biết làm sao bây giờ đây?Chỉ Nhược xen lời nói:- Thưa lão gia, nghe nói trong võ lâm mấy năm trước đây có những cao nhân tinh thông cả Cửu âm chân kinh, chẳng hay chuyện ấy có thực không?Khi ở trên núi Võ Ðang, Vô Kỵ có nghe Thái sư phụ nói đến tên Cửu âm chân kinh này, chàng mới biết lão hiệp Quách Tỉnh, cha nữ hiệp Quách Tường, tổ sư của phái Nga Mi và Thần Ðiêu đại hiệp Dương Qua các người đều học được võ công của Cửu âm chân kinh đó. Nhưng môn võ công ấy khó luyện. Quách Tường tuy là con gái của Quách Tỉnh mà cũng không sao học hỏi được. Bây giờ chàng bỗng nghe thấy Chỉ Nhược hỏi đến vấn đề ấy, liền ngẩn người ra nhìn nàng. Tạ Tốn liền đáp:- Theo lời bô lão đồn đại như thế, nhưng không ai biết chuyện đó là thực hay hư. Tôi nghe các vị tiền bối nói môn võ công đó lợi hại như phép thần vậy, nhưng tôi chưa được mục kích qua môn võ công ấy. Nếu người nào biết được võ công của Cửu âm chân kinh mà liên hiệp với Vô Kỵ thì thể nào cũng diệt trừ được ba sứ giả kia.Triệu Minh bỗng xen lời hỏi:- Chu cô nương, phái Nga Mi của cô nương có ai biết môn võ công ấy không?Chỉ Nhược đáp:- Nếu phái Nga Mi chúng tôi mà có biết môn võ công đó thì tiên sư không bao giờ bị mất mạng ở chùa Vạn Pháp như vậy.Diệt Tuyệt sư thái gián tiếp chết trong tay của Triệu Minh, nên nàng ghét hận Triệu Minh khôn tả, tuy hai người cùng ngồi chung một thuyền và cùng vào sinh ra tử mấy ngày liền như vậy thực, nhưng nàng không hề nói với Triệu Minh lấy nửa lời. Bây giờ nàng bỗng nghe thấy Triệu Minh lên tiếng hỏi, đáng lẽ nàng quát mắng Triệu Minh cho hả dạ, nhưng tính nàng rất hiền hậu, chỉ trợn mắt lên nhìn đối phương thôi chứ không nói năng gì hết. Triệu Minh thấy Chỉ Nhược không trả lời mình, nàng cũng không tức giận, chỉ tủm tỉm cười thôi. Vô Kỵ vừa chèo vừa nhìn về phía sau, chàng bỗng la lớn:- Các người hãy nhìn kia, ở đằng xa có ánh sáng lửa.Mọi người đều nhìn về phía đó thấy đằng xa quả thật có ánh sáng lấp lánh. Tuy không trông thấy gì, Tạ Tốn nghe thấy tiếng la kinh hãi và mừng rỡ của mọi người, vội chèo nhanh thêm để chóng đến chỗ đó. Ánh sáng đó trông rất gần, nhưng sự thật thì cách mấy mươi dặm. Hai người chèo nửa ngày trời mới tới gần. Vô Kỵ đã nhận ra chỗ ánh sáng lấp lánh đó chính là Linh Xà đảo. Chàng liền nói:- Chúng ta đã về đến nơi rồi.Tạ Tốn bỗng thất thanh kêu "ối chà" một tiếng rồi hỏi:- Tại sao ngọn lửa Linh Xà đảo lại cháy to đến thế? Chẳng lẽ chúng định đốt Hàn phu nhân chăng?Chỉ nghe thấy kêu đến "bộp" một tiếng, Tiểu Siêu bỗng ngã lăn ra. Vô Kỵ kinh ngạc vô cùng, vội chạy lại đỡ nàng dậy, thấy hai mắt nàng đã nhắm nghiền lại và đã bất tỉnh rồi. Chàng vội xoa bóp các yếu huyệt để cứu nàng lại tỉnh, hỏi:- Tiểu Siêu, cô làm sao thế?Hai mắt Tiểu Siêu đẫm lệ, đáp:- Tôi nghe lão gia nói họ định thiêu người, nên tôi sợ lắm.Vô Kỵ liền an ủi nàng rằng:- Ðó là Tạ lão gia phỏng đoán đấy thôi, chưa chắc đã là sự thực, dù Hàn phu nhân có bị chúng bắt đi chăng nữa, bây giờ ta đã về đến thì còn hy vọng cứu kịp mà.Tiểu Siêu nắm chặt lấy hai tay chàng, van lơn:- Trương công tử, tôi yêu cầu công tử thế nào cũng cứu Hàn phu nhân thoát chết nhé!Vô Kỵ đáp:- Tất cả mọi người thế nào cũng hết sức ra tay cứu Hàn phu nhân. Tiểu Siêu hãy yên tâm, chớ nên lo âu gì nữa.Nói xong, chàng liền tiếp tục chèo thuyền, và chèo nhanh hơn trước nhiều. Triệu Minh bỗng lên tiếng hỏi:- Trương công tử, có hai việc này tôi đã nghĩ từ lâu rồi mà chưa nghĩ ra được. Vậy xin công tử chỉ giáo cho.Vô Kỵ thấy nàng bỗng khách sáo như vậy, ngạc nhiên vô cùng, liền hỏi:- Việc gì thế?- Hồi ở ngoài Lục Dương trang tôi sai người tấn công lệnh tổ, Dương tả sứ với các vị đều nghe lệnh của cô nhỏ Tiểu Siêu này để chống đỡ bộ hạ của tôi, quả thật là thủ hạ của cường tướng không có nhược binh, một con sen nho nhỏ của Giáo chủ Minh giáo mà cũng có tài ba như vậy... thật là kỳ lạ...Tạ Tốn xen lời hỏi:- Cái gì giáo chủ của Minh giáo thế?Triệu Minh vừa cười vừa đáp:- Thưa lão gia, bây giờ cháu xin nói để lão gia rõ: Công tử nghĩa tử của lão gia là đường đường một vị giáo chủ của Minh giáo đấy, trái lại lão gia lại là thuộc hạ của Trương công tử.Tạ Tốn bán tín bán nghi, nên không nói năng gì hết. Triệu Minh liền kể chuyện nhận chức giáo chủ như thế nào cho Tạ Tốn hay. Nghe xong Tạ Tốn liền hỏi Vô Kỵ có phải như thế không. Bất đắc dĩ, Vô Kỵ đành phải kể cho Tạ Tốn hay sáu đại môn phái vây đánh Quang Minh đỉnh như thế nào, mình ở trong đường hầm tình cờ học được Càn Khôn Ðại Nã Di tâm pháp ra sao. Tạ Tốn cả mừng, liền đứng dậy và quỳ lạy ngay ở trên thuyền và nói:- Thuộc hạ Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn tham kiến giáo chủ.Vô Kỵ cũng quỳ xuống đáp lễ và trả lời:- Nghĩa phụ khỏi phải đa lễ như vậy, di mệnh của Dương giáo chủ là nhờ nghĩa phụ về tạm nhận chức vị giáo chủ. Con nhận thấy cáng đáng không nổi trọng trách này, may mắn thay trời phù hộ cho nghĩa phụ bình yên về tới nơi, đó cũng là phước của bổn giáo xui nên. Chúng ta về đến Trung thổ rồi, thế nào cũng xin nghĩa phụ tiếp nhận chức vị giáo chủ ấy. Tạ Tốn buồn rầu đáp:- Tuy nghĩa phụ con đã về đến Trung thổ nhưng hai mắt đã mù thì làm sao mà phụ trách được những việc nặng nề như thế. Vả lại không ai để cho một người mù như ta làm thủ lĩnh Minh giáo cả. Triệu cô nương, vừa rồi cô nương bảo là có hai việc cô chẳng rõ, vậy hai việc đó là hai việc gì thế?Triệu Minh đáp:- Tôi xin hỏi Tiểu Siêu cô nương, ai đã dạy cho cô nương biết thuật Kỳ môn bát quái và Âm dương ngũ hành như thế? Cô ít tuổi như vậy tại sao lại học được bản lĩnh cao siêu đến như vậy?Tiểu Siêu đáp:- Ðó là võ công gia truyền của nhà tôi, nhưng đối với quận chúa nương nương thì có ăn nhập vào đâu!Triệu Minh hỏi:- Lệnh tôn là ai mà có con gái lợi hại đến như thế? Tất nhiên lệnh tôn phải là cao thủ lừng danh trong thiên hạ.Tiểu Siêu đáp:- Gia phụ ẩn tính danh, nên không ai biết tới. Quận chúa hỏi như vậy để làm chi? Chẳng lẽ quận chúa muốn chặt đứt mấy ngón tay của tôi để bắt ép tôi biểu diễn võ công cho quận chúa xem hay sao?Vô Kỵ không ngờ Tiểu Siêu ít tuổi như vậy, mồm mép lại lợi hại đến thế, nàng nhắc đến chuyện chặt ngón tay khiến Chỉ Nhược càng tức giận Triệu Minh thêm. Triệu Minh vừa cười vừa quay đầu lại hỏi Vô Kỵ rằng:- Trương công tử, lần gặp gỡ thứ hai ở trong tửu điếm, Khổ đầu đà Phạm Dao đến từ biệt tôi, y trông thấy Tiểu Siêu cô nương có nói mấy lời gì thế?Vô Kỵ đã quên hẳn chuyện này rồi, bây giờ bỗng nghe lời Triệu Minh nhắc lại chuyện ấy, chàng nghĩ ngợi hồi lâu rồi mới đáp:- Phải, cô nương thử đoán xem Khổ đại sư bảo Tiểu Siêu giống ai nào?Triệu Minh đáp:- Tôi có nghe đâu mà biết?Vô Kỵ lại nói tiếp:- Khổ đại sư nói Tiểu Siêu giống kẻ địch của đại sư, nhưng kẻ địch đó là ai, tôi không nghe thấy Khổ đại sư nói...Mọi người đang chuyện trò thì chiếc thuyền nhỏ trôi gần đến bờ rồi. Mọi người thấy ở phía Tây của hòn đảo có rất nhiều thuyền lớn đậu ở đấy. Thuyền nào cũng dương buồm trắng, trên buồm có vẽ nhãn hiệu của Minh giáo và buồm nào cũng có một sợi dây đen đang bay phấp phới. Vô Kỵ cau mày lại nói:- Không ngờ Tổng giáo bên Ba Tư lại đem nhiều người vào Trung thổ này đến thế.Triệu Minh liền đề nghị:- Chúng ta bơi thuyền tới phía sau đảo, kiếm một chỗ vắng vẻ để đậu và đổ bộ ngay ở nơi đó, đừng để cho chúng trông thấy chúng ta mới được.Vô Kỵ gật đầu rồi bơi thuyền ra ngoài xa bốn trượng để vòng qua phía sau đảo. Nhưng đột nhiên nghe thấy trên thuyền lớn có tiếng tù và vang động và đại bác trên thuyền bắn tới kêu "ầm ầm" nữa. Một viên đạn rớt xuống bên trái, một viên rớt bên phải làm cho mặt nước nổi lên hai cái trụ nước thật cao, khiến cho thuyền tròng trành như sắp lật úp vậy. Người trên thuyền lớn tiếng kêu gọi:- Thuyền kia, có mau chèo lại đấy không, nếu không tuân lịnh, chúng ta sẽ bắn chìm thuyền ngay.Vô Kỵ biết hai phát đại bác vừa rồi là của thuyền địch bắn ra để thị oai, chúng chỉ cố ý bắn cho chiếc thuyền tròng trành chứ không phải cố ý bắn chìm. Bây giờ càng trôi vào càng gần đại bác của chúng dễ dàng bắn trúng hơn. Chàng biết nếu thuyền mình chỉ bị một phát đại bác bắn trúng thì sáu người trên thuyền sẽ tan xác hết nên chàng đành phải bơi thuyền vào gần chiếc thuyền lớn nọ. Chàng thấy rõ ba khẩu đại bác của chiếc thuyền đang nhắm về phía thuyền mình. Khi thuyền của chàng ghé vào cận chiếc thuyền lớn, bên trên đã buông một cái thang dây thòng xuống liền. Vô Kỵ liền nói với mọi người rằng:- Chúng ta cứ leo lên, và thừa cơ sẽ cướp thuyền của chúng luôn.Tạ Tốn lần mò đến cạnh thang, liền leo lên trước tiên. Chỉ Nhược không nói năng gì cả, cúi mình xuống ẳm Triệu Minh và leo lên, tiếp theo đó Tiểu Siêu còn Vô Kỵ thì ẳm Hân Ly lên sau cùng. Khi mọi người lên tới boong, đều thấy những người trên đó tóc vàng mắt xanh, thân hình vạm vỡ. Người nào người nấy đều là người Ba Tư cả. Nhưng không thấy bọn Lưu Vân Sứ ở trên đó, chỉ thấy một người Ba Tư biết Hoa ngữ tiến lại hỏi rằng:- Các người là ai? Ðến đây làm chi?Triệu Minh đáp:- Chúng tôi gặp bão, thuyền bị đắm nên mới trôi dạt tới đây, được các vị cứu giúp cho thật cám ơn vô cùng.Người Ba Tư ấy bán tín bán nghi liền quay lại nói với người thủ lãnh ngồi ở ghế chính giữa mấy câu tiếng Ba Tư xong, người thủ lãnh lại dặn lại mấy người thủ hạ quanh đó mấy câu. Tiểu Siêu đột nhiên tung mình nhảy lên múa chưởng nhằm người thủ lãnh tấn công luôn... Người thủ lãnh ấy kinh hãi, vội nhảy sang bên tránh né và chộp luôn cái ghế phản công lại liền. Vô Kỵ không ngờ Tiểu Siêu lại nhanh đến thế, chỉ thấy nàng xoay người tránh né giơ tay điểm huyệt khiến tên thủ lãnh ấy té ngã liền. Mấy chục người Ba Tư ở thuyền liền vội rút khí giới bao vây Tiểu Siêu. Tuy những người đó đều biết võ công hết, nhưng kém ba sứ giả nọ rất xa. Vô Kỵ dùng tay phải ẳm Hân Ly, còn tay trái điểm Ðông đánh Tây tấn công những người Ba Tư lia lịa. Tạ Tốn giở Ðồ Long đao ra, Chỉ Nhược múa trường kiếm và thêm Tiểu Siêu với thân hình rất lanh lẹ, chỉ trong chốc lát mấy chục người Ba Tư đã bị bốn người đánh té hết. Mười mấy người bị chém nằm trên boong thuyền, và bảy tám người rớt xuống bể, còn bao nhiêu thì đều bị bốn người điểm trúng yếu huyệt cả. Giây phút sau, gần đó liền có tiếng hò hét và tiếng tù và nổi lên. Những chiếc thuyền khác của người Ba Tư liền tiến tới. Những người ở trên các chiếc thuyền đó cứ muốn nhảy sang thuyền bên này để đấu với bọn Vô Kỵ. Vô Kỵ đặt Hân Ly nằm ở trên boong thuyền, rồi xách người thủ lãnh nhảy lên trên cột buồm, lớn tiếng kêu gọi:- Ai dám sang thuyền này, ta sẽ giết chết người này ngay.Người này có lẽ rất có địa vị trong Tổng giáo, nên những người ở trên mấy chiếc thuyền kia nghe Vô Kỵ nói xong, chỉ kêu la chứ không dám lăm le định nhảy sang thuyền của bốn người như trước nữa. Vô Kỵ lại nhảy xuống dưới boong, vừa đặt người thủ lãnh nằm xuống, thì chàng bỗng nghe phía sau lưng có tiếng kêu "coong" đồng thời đã có một môn khí giới nhắm chàng tấn công tới. Chàng vội né mình để tránh và giơ chân ra đá lại luôn. Thẻ bài Thánh hỏa lệnh ấy liền bị chàng đá rớt, phía bên trái lại có một cái thẻ khác tấn công tới. Vô Kỵ nghĩ thầm:- Không ngờ Phong Vân Tam sư giả tới chóng như vậy.Nghĩ đoạn, chàng liền lớn tiếng bảo mọi người rằng:- Mọi người mau mau rút lui vào trong khoang thuyền.Chàng lại xách người thủ lãnh lên nghênh đỡ cái thẻ Thánh hỏa lệnh nọ. Huy Nguyệt Sứ thấy chiếc Thánh hỏa lệnh sắp đánh trúng vai trái của Vô Kỵ rồi, không ngờ chàng đột nhiên xách người thủ lãnh kia lên chống đỡ, Huy Nguyệt Sứ vội thu ngay chiếc thẻ lại. Nhưng vì đột nhiên thu thẻ lại bên dưới thế nào cũng bỏ trống, nên nàng mới bị chân của Vô Kỵ suýt đá trúng. Lưu Vân với Diệu Phong hai sứ giả vội xông lại tấn công, bắt buộc Vô Kỵ thu chân lại nên Huy Vân sứ giả mới không bị đá trúng là thế. Ðấu đến hiệp thứ chín, Diệu Phong sứ giả lại giở một thế võ rất quái dị ra tấn công, sắp điểm trúng bụng dưới của Vô Kỵ rồi. Vô Kỵ lại đưa thủ lãnh nọ ra chống đỡ, chỉ nghe thấy kêu "bộp" một tiếng, người thủ lãnh ấy bị chiếc Thánh hỏa lệnh kia đánh trúng vào má liền. Ba người sứ giả đó đều kinh hãi và thất thanh kêu la, mặt thất sắc, rồi chúng nhảy lui về phía sau, rỉ tai nhau thì thầm vài câu. Ðột nhiên chúng cung kính vái chào người thủ lãnh kia. Thì ra, người thủ lãnh Ba Tư mà Vô Kỵ đang bắt cóc đó là một trong mười hai Bảo Thụ Vương của Tổng giáo tên là Bình Ðẳng Vương. Mười hai Bảo Thụ Vương ấy là: thứ nhất Ðại Thánh, thứ hai Trí Tuệ, thứ ba Thường Thắng, thứ tư Hoan Hỉ, thứ năm Cần Tu, thứ sáu Bình Ðẳng, thứ bảy Tín Tâm, thứ tám Nhẫn Nhục, thứ chín Chính Trực, thứ mười Công Ðức, mười một Tề Tâm, mười hai Cự Minh, mười hai Bảo Thụ Vương này là mười hai Ðại Kinh Sư, tức là người thân cận nhất của Giáo Vương. Với địa vị của họ cũng như Tứ đại hộ giáo pháp vương của Minh giáo ở Trung Thổ nhưng mười hai Bảo Thụ Vương này lại chỉ chuyên môn nghiên cứu giáo nghĩa và tinh thông kinh điển thôi, chứ không chú trọng đến võ công, vì vậy chỉ có người thứ nhất là Ðại Thánh Bảo Thụ Vương, người thứ ba là Thường Thắng Bảo Thụ Vương và người thứ mười Công Ðức Bảo Thụ Vương là có võ công trác tuyệt thôi. Còn mấy người kia võ công đều rất tầm thường. Họ còn kém cả Phong Vân tam sứ giả nữa. Lần này Tổng giáo bên Ba Tư đi tìm kiếm thánh nữ về thừa kế ngôi giáo chủ, nên cả mười hai Bảo Thụ Vương đều vào Trung Thổ hết. Bình Ðẳng Vương thất thế bị Vô Kỵ bắt cóc. Phong Vân sứ giả liền nhảy lên thuyền để cứu, trái lại chúng lại đánh một chiếc Thánh hỏa lệnh vào mặt Bình Ðẳng Vương, tuy chúng không cố ý phạm thượng, nhưng dù sao chúng cũng hoảng sợ rồi nên không dám tiếp tục chiến đấu với Vô Kỵ mà phải vái lạy xin lỗi rồi rút lui ngay. Vô Kỵ nhẹ thở một tiếng để Bình Ðẳng Vương lên trên đầu gối của mình. Lúc này chàng biết người này có địa vị rất cao ở trong Tổng giáo, bọn mình muốn thoát chết và đào tẩu được phải trông mong vào người này. Chàng cúi đầu xem xét vết thương ở trên má đó không nặng lắm, chàng mới yên tâm. Chỉ Nhược với Tiểu Siêu quét dọn khoang thuyền, đem những xác chết vứt vào phía sau còn những người chưa chết thì hai nàng để họ nằm xếp hàng ở trên boong thuyền. Mười mấy chiếc thuyền của Ba Tư bao quanh chiếc thuyền của bốn người và họ còn chĩa đại bác vào nữa. Chiếc thuyền nào của chúng cũng có nhiều người đứng đầy, lửa của những ngọn đuốc chiếu vào đao, kiếm, dáo mác làm loé mắt và sáng choang một góc trời. Người của họ rất đông, không biết bao nhiêu mà kể. Vô Kỵ thấy vậy kinh hãi thầm nghĩ:- Không nói họ cùng bắn đại bác một lúc vào thuyền, họ hàng nghìn hàng vạn người như thế, cứ xông một lúc tấn công dù ta có ba đầu sáu tay cũng không sao chống nổi được. Mà dù ta nhờ có khinh công tuyệt đỉnh mà tẩu thoát được chăng nữa, nhưng còn mấy người kia ta bảo vệ cho họ sao nổi? Hân Ly với Triệu Minh bị thương nặng như vậy lại càng nguy hiểm thêm.Chàng đang nghĩ, bỗng nghe thấy một người Ba Tư dùng Hoa ngữ lớn tiếng nói:- Kim Mao Sư Vương hãy nghe ta nói đây! Mười hai Bảo Thụ Vương của Tổng giáo đều có mặt tại đây cả. Mười hai vị ấy vui lòng xá tội thất lễ với Tổng giáo của ngươi, ngươi mau mau trả giáo hữu của Tổng giáo ra đây ngay, rồi ngươi tự lái thuyền đi đi.Tạ Tốn vừa cười vừa đáp:- Tạ mỗ không phải là đứa bé lên ba, nếu chúng ta buông tha hết tù binh thì đại bác trên thuyền của các ngươi sẽ bắn chúng ta liền.Người nọ nghe Tạ Tốn nói xong, liền nổi giận nói tiếp:- Chẳng hay ngươi có chịu buông tha các người đó hay không? Ngươi tưởng đại bác của chúng ta không dám bắn hay sao?Tạ Tốn rú lên một tiếng và nói tiếp:- Thánh nữ Ðại ỷ Ty đâu? Các người hãy trả nàng sang đây rồi chúng ta mới nói sang chuyện khác được.Người nọ liền thương lượng với mấy người đứng cạnh đó vài lời rồi mới lớn tiếng đáp:- Ðại ỷ Ty đã phạm lỗi với tổng giáo, thể nào cũng bị hành hình bằng cách thiêu thân. Nàng với tổng giáo của Trung thổ không có liên can gì hết.Tạ Tốn lại nói tiếp:- Tôi có ba điều kiện, nếu quý vị nhận lời thì chúng tôi sẽ cung kính đưa các giáo hữu này lên bờ ngay.Người nọ liền hỏi:- Những điều kiện của ngươi là những điều kiện gì?Tạ Tốn đáp:- Ðiều thứ nhất là phải do Bảo Thụ vương mười hai vị đích thân nhận lời, từ giờ trở đi, tổng giáo với Minh giáo ở Trung thổ phải tương thân, tương kính, không được quấy nhiễu lẫn nhau...Người nọ lại hỏi:- Còn điều thứ hai?Tạ Tốn đáp:- Các ngươi phải đưa Ðại ỷ Ty sang bên thuyền này, từ giờ trở đi không truy cứu tới tội thất trinh của nàng ta nữa!Người nọ giận dữ hỏi tiếp:- Chúng ta không thể nào tiếp nhận điều này được, vậy còn điều thứ ba?Tạ Tốn đáp:- Các người không nhận lời điều kiện thứ hai, còn hỏi đến điều thứ ba làm gì?Người nọ lại nói:- Ðược, ví như chúng ta nhận điều kiện thứ hai, ngươi cứ nói điều kiện thứ ba đi!Tạ Tốn lại nói tiếp:- Ðiều thứ ba dễ lắm. Các ngươi cứ phái một chiếc thuyền nhỏ đi theo sau thuyền của chúng ta ra khỏi đây năm mươi dặm, chúng ta thấy các ngươi không phái thuyền lớn theo đuổi nữa, lúc ấy chúng ta mới thả hết tù binh xuống thuyền nhỏ, trả lại cho các ngươi đem đi.Người nọ cả giận quát lớn:- Nói bậy, nói bậy...Thì ra, người thông ngôn đó chính là Cụ Minh Bảo Thụ Vương, người thứ mười hai. Chỉ thấy y huýt một tiếng còi, y với mười một Bảo Thụ Vương nữa cùng nhảy lên thuyền của Vô Kỵ. Vô Kỵ liền xông lên dùng chưởng đẩy vào ngực Tề Tâm Vương, ngờ đâu Tề Tâm Vương không chống đỡ thì chớ, mà còn giơ tay trái nhằm đầu Vô Kỵ chộp luôn. Vô Kỵ biết chưởng của mình thể nào cũng đánh trúng người của y trước, nên chàng không đổi thế võ. Ngờ đâu Cụ Minh Vương ở bên cạnh đã đưa hai tay ra chống đỡ chưởng của Vô Kỵ liền bắt buộc Vô Kỵ phải nhảy về phía trước một bước mới tránh được thế chộp của Tề Tâm Vương. Lúc ấy chàng mới hay hai người liên tay tấn công, như vậy họ như có bốn tay chân đối địch với mình.Ba người đấu với nhau nhanh như điện chớp, chỉ thoáng cái đã đấu được bảy tám hiệp liền. Vô Kỵ kinh hãi thầm và nghĩ:- Tuy võ công của hai người này không bằng Phong Vân tam sứ nhưng võ công của họ vẫn quái dị lắm. Rõ ràng võ công của họ giống hệt Càn Khôn Ðại Nã Di tâm pháp nhưng khi sử dụng lại biến hình một cách kỳ dị đến thế khiến ta không làm sao mà biết được. Nhưng võ công của họ còn kém môn Càn Khôn Ðại Nã Di tâm pháp xa . Ba người lại đấu thêm hai ba chục hiệp nữa, lúc ấy Vô Kỵ mới bắt đầu thắng thế. Ðang lúc ấy, Phong Vân tam sứ ở đâu tới rú lên và xông lại tấn công. Thì ra hồi nãy chúng lỡ tay đánh trúng Bình Ðẳng Vương một cái thẻ bài, trong lòng kinh hoảng nên chúng mới muốn cướp lại Bình Ðẳng Vương để lấy công chuộc tội. Tạ Tốn giơ cao Bình Ðẳng Vương lên rồi múa thành một vòng tròn, nên Phong Vân tam sứ không dám đường đột xông vào cướp nữa, chỉ cứ chay quanh để chờ chỗ hở tấn công thôi. Hai phe đấu nhau kịch liệt vô cùng. Bỗng nghe thấy Cụ Minh Vương kêu "hự" một cái đã bị Vô Kỵ đá té liền. Chàng định cúi mình xuống bắt sống địch thủ, ngờ đâu Huy Nguyệt sứ và Lưu Vân sứ cùng chạy tới đấu với chàng luôn, còn Diệu Phong sứ thì vội ẳm Cụ Minh Vương rồi nhảy lên trên thuyền mình tức thì. Lúc ấy Tề Tâm Vương nói với Vân, Nguyệt nhị sứ liền tay đấu với Vô Kỵ nhưng sự hợp tác của ba người này không chặt chẽ như Phong Vân tam sứ hồi nãy, lại thêm họ vừa đấu vừa lo cho vết thương của Cụ Minh Vương nên đấu được vài hiệp thì chúng lép vế liền, vì vậy chúng cũng nhảy về bên thuyền của chúng nốt.Tạ Tốn liền hỏi Vô Kỵ:- Con có hiểu được võ công của họ như thế nào không?Vô Kỵ định thần giây lát rồi nói:- Hình như bọn người này đã được học môn Càn Khôn Ðại Nã Di tâm pháp rồi, nhưng những người đó học sai hết cho nên chúng mới phái Ðại ỷ Ty lên Quang Minh đỉnh để lấy trộm lại môn tâm pháp ấy. Võ công của chúng non nớt thực, nhưng khi chúng vận dụng lại rất khéo léo, hiển nhiên bên trong thể nào cũng có sự bí mật gì rất quan trọng, nhưng con chưa tìm ra được nguyên nhân đấy thôi. Lớp thứ bảy của môn tâm pháp đó khó lắm, con chưa đọc được, chẳng lẽ võ công của chúng lại thoát thai trong tầng lớp ấy chăng?Nói xong, chàng ngồi xuống ôm đầu nghĩ ngợi. Tạ Tốn không dám nói thêm nữa vì sợ làm rối trí chàng. Bỗng đằng xa có tiếng tù và nổi lên và có một chiếc thuyền lớn từ từ đi tới. Mũi thuyền cắm mười hai lá cờ lớn thêu kim tuyến, đằng mũi có để mười hai cái ghế dựa, trên phủ da hổ. Chín cái ghế có người ngồi còn ba cái thì bỏ trống. Chiếc thuyền lớn tới gần liền ngừng lại. Tề Tâm Vương và Cụ Minh Vương liền nhảy lên trên chiếc thuyền lớn đó, ngồi lên hai cái ghế bỏ trống cuối cùng. Như vậy mười hai cái ghế đó chỉ có cái ghế thứ sáu là bỏ trống thôi. Triệu Minh thấy vậy liền hiểu ngay, vội nói:- Chúng ta bắt cóc được người này ăn mặc cũng như mười một người kia vậy chẳng lẽ người này là một trong mười hai Bảo Thụ Vương chăng?Vô Kỵ đáp:- Tôi cũng đoán như vậy, địa vị của người này phải rất cao nên chúng mới không dám làm gì chúng ta...Chàng đang nói bỗng thấy Phong Vân tam sứ đã áp giải một người dẫn tới trước mặt mười một người Bảo Thụ Vương kia. Vô Kỵ giật mình kinh hãi, mới hay người đó chính là Kim Hoa bà bà. Trí Tuệ Bảo Thụ Vương ngồi ở hàng ghế thứ hai liền lên tiếng hỏi bà bà. Kim Hoa bà bà cứ chếch người xuống nghe rồi hỏi lại:- Ngươi nói gì thế? Già này không hiểu.Trí Tuệ vương cười nhạt một tiếng, đứng dậy giơ tay lột luôn mớ tóc trắng ở trên đầu Kim Hoa bà bà ra. Trên đầu bà cụ hiện ra mớ tóc đen nhánh và nhỏ như tơ. Kim Hoa bà bà lại né đầu sang bên trái để tránh. Trí Tuệ vương lại nhanh tay lột luôn cái mặt nạ của bà nọ xuống, lúc ấy Vô Kỵ với các người đã thấy rõ mặt của Kim Hoa bà bà đẹp khôn tả. Vô Kỵ liền nghĩ thầm:- Sao trông mặt của bà bà giống Tiểu Siêu thế nhỉ? Chàng vừa nghĩ tới đó thì Triệu Minh đã lên tiếng nói liền:- Bà ta giống Tiểu Siêu quá?Lúc ấy Ðại ỷ Ty đã bị Trí Tuệ vương lột mất mặt nạ rồi liền vứt luôn cây quẩy xuống nhưng chỉ im lặng chứ không nói gì cả. Trí Tuệ vương lại nói thêm vài lời, nàng cũng dùng tiếng Ba Tư đối đáp, càng nghe càng tỏ vẻ nghiêm trọng, Vô Kỵ không hiểu hai người nói gì, cứ ngẩn người ra nhìn, Triệu Minh bỗng lên tiếng hỏi:- Tiểu Siêu cô nương, họ nói những gì thế?Tiểu Siêu ứa nước mắt đáp:- Cô nương thông minh thật, cái gì cũng biết hết, nhưng tại sao hồi nãy cô nương không ngăn cản Tạ lão gia kể chuyện?Triệu Minh ngạc nhiên hỏi:- Ngăn cản Tạ lão gia làm chi?Tiểu Siêu lại nói tiếp:- Ðáng lẽ họ không biết Kim Hoa bà bà là Tía Sam Long Vương rồi, nhưng họ có ngờ đâu Tía Sam Long Vương lại là thánh nữ Ðại ỷ Ty. Nỗi khổ tâm của bà bà chỉ mong lừa dối được bọn họ là bắt bọn họ phải buông tha thánh nữ Ðại ỷ Ty ra. Ðó tuy là lòng hảo tâm của lão gia nhưng không sao lừa dối được Trí Tuệ Vương. Tạ lão gia không trông thấy gì, tất nhiên không biết Kim Hoa bà bà cải trang rất khéo, ai trông thấy cũng phải lầm, Triệu cô nương bảo lời nói của tôi có sai không, Triệu cô nương đã trông thấy rõ như vậy, sao lại không nghĩ đến điều đó? Nàng trách oan Triệu Minh, sự thực Triệu Minh nghe Tạ Tốn kể chuyện xong, liền đoán ra ngay Kim Hoa bà bà là thánh nữ Ðại ỷ Ty của Minh Giáo, nhưng nàng không ngờ tới người Ba Tư chưa phát giác ra vấn đề đó.Triệu Minh định cãi lại nhưng thấy Tiểu Siêu có vẻ rầu rĩ đau đớn, nên nàng đoán Tiểu Siêu với Kim Hoa bà bà thể nào cũng có sự liên can rất mật thiết, nên nàng không nỡ cãi lại, vì vậy nàng chỉ hỏi:- Quả thực tôi không ngờ. Nếu tôi có ý hại Kim Hoa bà bà thì tôi sẽ chết bất đắc kỳ tử.Tạ Tốn càng ăn năn thêm, nhưng lão anh hùng không nói năng gì hết, chỉ quyết định rằng:- Thà mình có hy sinh tính mạng cũng phải giúp Ðại ỷ Ty thoát hiểm.Tiểu Siêu lại vừa khóc vừa nói tiếp:- Họ trách Kim Hoa bà bà đã lấy chồng mà còn phản giới vì vậy họ mới quyết lấy lửa thiêu bà ta.Vô Kỵ liền an ủi Tiểu Siêu rằng:- Tiểu Siêu, cô chớ nên lo âu như vậy làm chi, nếu có dịp may thế nào tôi cũng cứu bà bà.Chàng quen gọi Kim Hoa bà bà là bà bà, thật ra lúc này mặt mũi thực của Tía Sam Long Vương rất xinh đẹp, tuy tuổi đã trung niên mà vẻ đẹp không kém gì Triệu Minh. Chỉ Nhược các người lại tưởng Tía Sam Long Vương là chị cả của Tiểu Siêu. Tiểu Siêu đáp:- Không, không, mười một vị Bảo Thụ Vương lại thêm Phong Vân tam sứ người đông và sức mạnh như thế Giáo chủ địch sao nổi, Giáo chủ mạo hiểm vào đánh nhau với họ, chỉ chết oan chết uổng thôi, bây giờ họ đang bàn cách cướp lại Bình Ðẳng Vương đấy. Triệu Minh hậm hực xen lời nói:- Dù Bình Ðẳng Vương có sống được thoát về với chúng chăng nữa thì trên mặt cũng đã có in mấy chữ rồi. Như thế xấu hổ cũng đủ chết rồi, chứ chả cần chúng ta phải ra tay đánh nữa.Vô Kỵ lại hỏi:- Trên mặt y có những chữ gì?Triệu Minh đáp:- Người sứ giả râu vàng, dùng Thánh Hỏa lệnh đánh vào má trái của y.Ðột nhiên, nàng nghĩ ra một vấn đề gì liền hỏi Tiểu Siêu rằng:- Tiểu Siêu, cô biết chữ Ba Tư không?Tiểu Siêu đáp:- Biết.Triệu Minh lại hỏi tiếp:- Cô nương thử xem trên mặt Bình Ðẳng Vương in những chữ gì.Tiểu Siêu vội quay lại nhìn, thấy bên má trái của Bình Ðẳng Vương sưng vù và có ba hàng chữ Ba Tư hiện lên rất rõ. Thì ra mỗi chiếc Thánh Hỏa lệnh đều có khắc chữ hết. Diệu Phong sứ lỡ tay đánh trúng Bình Ðẳng vương một cái, nên chữ trên thẻ bài ấy mới in sâu vào mặt Bình Ðẳng Vương, nhưng những hàng chữ đó không được đầy đủ, chữ có chữ không. Tiểu Siêu theo Vô Kỵ vào đường hầm của Quang Minh Ðỉnh đã mấy lần đọc Càn Khôn Ðại Nã Di rồi. Tuy không hiểu ý nghĩa của mấy câu văn đó và cũng chưa được luyện tập, nhưng võ công pháp môn thì thuộc lòng lắm, lúc ấy nàng thấy mấy chữ trên mặt Bình Ðẳng vương, bỗng buột miệng kêu lên:- Ủa, mấy chữ này cũng là Càn Khôn Ðại Nã Di tâm pháp.Vô Kỵ ngạc nhiên vội hỏi:- Cô nương nói Nã Di Càn Khôn tâm pháp gì?Tiểu Siêu đáp:-Không, không, thoạt tiên tôi mới trông thấy tưởng là phải nhưng không, để tôi dịch ra Hoa ngữ cho giáo chủ nghe: ý nghĩa của nó là "... nên sang trái trước cần sang phải lại lùi về sau. Tam hư thất thực vô trung sinh hữu..., còn cái gì trời vuông đất tròn...", còn bên dưới mờ lắm không thấy rõ. Tuy chỉ có mười mấy chữ đó thôi, nhưng Vô Kỵ nghe xong không khác gì đang bị mây đen che lấp, đột nhiên có ánh sáng điện chớp mấy cái. Nhờ có ánh sáng đó mà chàng trông thấy đường lối trong đám sương mù. Nghe xong chàng lẩm bẩm tự nói:- Nên sang phải thì tiến về phía trước, cần bước sang phải thì lui lại phía sau...Chàng cố hết sức nghĩ mấy câu đó phối hợp với võ công Càn Khôn Ðại Nã Di mà chàng đã học được, nhưng hình như có lúc đã nghĩ ra lý lẽ chính của nó rồi, nhưng lại có lúc thấy những lý lẽ đó không vững. Chàng bỗng nghe Tiểu Siêu lớn tiếng bảo:- Trương công tử phải cẩn thận, họ đã truyền lệnh bảo Phong Vân tam sứ sang đây tấn công một mình công tử. Còn Cẩn Tu vương, Nhẫn Nhục vương và Công Ðức vương thì sang cướp Bình Ðẳng vương.Nghe thấy Tiểu Siêu nói như vậy, Tạ Tốn liền ôm ngang Bình Ðẳng vương lên trước ngực và ném thanh đao Ðồ Long cho Vô Kỵ và nói:- Con cứ chém bừa đi.Triệu Minh cũng đưa thanh ỷ Thiên kiếm cho Chỉ Nhược để nàng chống đỡ với kẻ địch. Vô Kỵ cầm lấy thanh bảo đao, cắm vào hông, mồm vẫn lẩm bẩm đọc "tam hư thất thực, vô trung sinh hữu..." Triệu Minh thấy vậy nóng lòng sốt ruột vô cùng, liền nói:- Chàng ngốc ơi, lúc này có phải là lúc nghiên cứu võ học đâu, mau mau chuẩn bị nghênh địch đi.Nàng vừa nói dứt, Cẩn Tu, Nhẫn Nhục, Công Ðức, ba Bảo Thụ vương đã nhảy tới giơ chưởng ra tấn công Tạ Tốn liền. Ba người ấy sợ Bình Ðẳng vương bị thương nên chỉ dùng quyền và chưởng thôi chứ không dám dùng khí giới. Chúng chỉ mong chộp được Bình Ðẳng vương là có thể được liền. Chỉ Nhược đứng cạnh Tạ Tốn canh gác, hễ thấy nguy hiểm là giơ kiếm ra đâm Bình Ðẳng vương. Cẩn Tu, Nhẫn Nhục, Công Ðức ba người đành phải xoay chưởng tấn công nàng để nàng không còn rảnh tay mà đâm Bình Ðẳng vương. Còn phía bên kia, Vô Kỵ đấu với Phong Vân tam sứ. Vì hai bên đã biết tài nhau rồi nên bên nào cũng phải cẩn thận chống đỡ. Ðấu được vài hiệp, Huy Nguyệt sứ liền múa thẻ bài Thánh hỏa lệnh đánh tới. Theo lý thuyết của võ học thì thế võ đó phải đánh vào vai trái của Vô Kỵ, ngờ đâu thẻ Thánh hỏa lệnh mới đánh tới được nửa đường, bỗng xoay luôn một vòng và đánh trúng luôn vào sau gáy của Vô Kỵ kêu đánh "bộp" một tiếng. Vô Kỵ đau đớn vô cùng nhưng chàng đã hiểu, liền lẩm bẩm nói:- Nên trái nhưng lại sau, thế là đáng lẽ đánh bên trái, nhưng thật ra đánh ở phía sau... Phải rồi! Phải rồi!Ðọc tới đó, chàng không sao chịu nhịn được, liền thất thanh la, lớn tiếng nói:- Ta hiểu rồi! Ta hiểu rồi!...Thì ra, những miếng võ của Phong Vân tam sứ đang sử dụng chỉ là những miếng võ nhập môn của tầng lớp thứ nhất của tâm pháp Càn Khôn Ðại Nã Di thôi, nhưng trên Thánh hỏa lệnh có ghi thêm cách dùng và biến hoá quái dị nên mới hoá ra kỳ ảo như thế. Nhờ bị đánh một thẻ bài đó, chàng đã hiểu hết bốn câu của Tiểu Siêu vừa đọc ra liền. Chỉ còn có câu "trời vuông đất tròn" là chàng không sao hiểu được. Thế rồi chàng rú lên một tiếng thanh thoát, dùng thế "Tam hư thất thực" đã cướp được hai chiếc Thánh hỏa lệnh của Huy Nguyệt sứ tức thì. Chàng lại dùng phương pháp "Vô trung sinh hữu" cướp luôn hai chiếc Thánh hỏa lệnh của Lưu Vân sứ nữa. Trong khi hai sứ giả đang đứng ngẩn người ra nhìn, chàng đã bỏ bốn chiếc Thánh hỏa lệnh vào trong túi rồi chàng lại giơ tay chộp lấy cổ áo của hai tên sứ giả ấy ném luôn sang bên thuyền địch. Bọn người Ba Tư liền kêu la inh ỏi. Diệu Phong sứ biết địch không lại chàng liền nhảy về thuyền của mình. Lúc ấy Vô Kỵ đã biết bí quyết võ công đối phương rồi, tuy chàng hiểu biết có hạng thôi, nhưng không sợ võ công của Diệu Phong sứ nữa, nên vội giơ tay phải ra đuổi bắt và chộp được chân trái của đối thủ. Chàng lại cướp nốt hai chiếc Thánh hỏa lệnh của tên này. Tiếp theo đó chàng giơ cao người của kẻ địch lên nhằm đầu của Nhẫn Nhục vương đánh xuống.Ba Bảo Thụ vương thấy vậy giật mình kinh hãi. Chúng biết địch không lại, liền ra hiệu bảo nhau chạy luôn về thuyền của chúng. Vô Kỵ liền điểm huyệt cho Diệu Phong sứ không cử động được rồi vứt sang một bên. Thấy Vô Kỵ đắc thắng một cách đột ngột như vậy, bọn Triệu Minh mừng rỡ vô cùng, liền lên tiếng hỏi rối rít. Vô Kỵ vừa cười vừa đáp:- Nếu không nhờ sự đánh nhầm của chúng và mặt của Bình Ðẳng vương hiện ra những chữ kia thì lúc này chúng ta đã nguy tai lắm rồi. Tiểu Siêu, cô mau giải thích mấy chữ trên Thánh hỏa lệnh này cho tôi nghe đi.Mọi người xúm lại xem thấy sáu chiếc Thánh hỏa lệnh đó không phải bằng vàng và cũng không phải bằng ngọc, nhưng cứng rắn vô cùng. Sáu chiếc dài ngắn và to nhỏ khác nhau, trông những thẻ đó tựa như trong suốt, nhưng không phải trong suốt thực, ở phía sau mỗi chiếc tựa như có ngọn lửa đang bốc cháy. Sự thực sáu chiếc thẻ đó làm bằng ngọc, chiếc nào cũng có khắc chữ Ba Tư. Muốn giải thoát hoàn cảnh nguy nan ở trước mặt, Vô Kỵ cần phải biết rõ câu chuyện võ công của phái Ba Tư nên chàng vội nói với Chỉ Nhược rằng:- Chu cô nương, mau dùng ỷ Thiên kiếm dí vào cổ Bình Ðẳng vương và nghĩa phụ cũng dùng đao Ðồ Long kê luôn vào cổ Diệu Phong sứ ngay để kéo dài thời gian.Tạ Tốn với Chỉ Nhược gật đầu nhận lời. Tiểu Siêu liền cầm sáu cái thẻ đó lên giải thích từng câu một cho Vô Kỵ nghe. Nghe lần đầu, không hiểu gì cả. Chàng cố nghĩ mãi mà chưa hiểu nổi, nóng lòng sốt ruột vô cùng. Triệu Minh liền đề nghị:- Tiểu Siêu cô nương hãy giải thích cái thẻ Bình Ðẳng vương trước, rồi mới giải thích những cái khác sau.Lúc ấy Tiểu Siêu mới tỉnh ngộ. Nàng thấy chiếc Thánh hỏa lệnh đánh trúng Bình Ðẳng vương là chiếc dài thứ nhì, liền giải thích những chữ ấy trước. Giảng xong lần này Vô Kỵ đã hiểu được bảy tám thành. Tiểu Siêu lại giải đến chiếc dài nhất cho chàng nghe. Vừa được vài câu, Vô Kỵ đã mừng rỡ nói:- Tiểu Siêu, thì ra sáu chiếc Thánh hỏa lệnh này, chiếc càng dài, võ công càng thô sơ và dễ hiểu. Vừa rồi cô lại bắt đầu giải thích chiếc ngắn nhất cho tôi nghe, nên mới không hiểu gì cả. Bây giờ cô giảng nghĩa tới cái dài nhất này tôi mới biết những võ công ghi trong này là những thế võ nhập môn. Thì ra sáu chiếc Thánh hỏa lệnh này là của Sơn Trung lão nhân chế ra, bên trên khắc những tinh yếu võ công của đời lão nhân. Sáu chiếc thẻ này với Minh giáo truyền vào trong Trung thổ cùng một lúc.Từ trước tới nay vẫn dùng làm lệnh phù của giáo chủ Minh giáo ở Trung thổ, lâu ngày người của Minh giáo ở Trung thổ không biết chữ Ba Tư như những lão tiền bối trước, nên không ai hay biết đó là tâm pháp của võ công. Rồi mấy chục năm trước đây Thánh hỏa lệnh lại bị Cái Bang cướp mất, về sau không hiểu làm sao lại lọt vào tay nhà buôn Ba Tư. Sau lại trở về tay của tổng giáo. Người của tổng giáo bên Ba Tư nghiên cứu những võ công ghi trên thẻ bài đó, nhưng tốn hàng mấy chục năm mà chỉ học được một chút ít thôi. Ngay đến Ðại Thánh Bảo Thụ vương là người có võ công cao siêu nhất cũng chỉ học được ba bốn thành võ công của những chiếc thẻ bài ấy thôi. Còn tâm pháp Càn Khôn Ðại Nã Di vốn là thần công hộ giáo của tổng giáo ở bên Ba Tư, những võ công ấy rất kỳ diệu, người thường khó mà học được. Vả lại luật lệ của tổng giáo cứ lựa những gái đồng trinh lên đảm nhiệm chức, thử hỏi những gái đồng trinh đó có mấy ai là người có võ công cao siêu? Vì vậy hàng nghìn năm nay, mấy đời nữ giáo chủ của tổng giáo đều là những người tầm thường, nên họ chỉ học được một chút ít tâm pháp ấy thôi. Trái lại Minh giáo bên Trung thổ lại giữ được toàn phần. Minh giáo ở bên Ba Tư dùng một thành tâm pháp đó phối hợp với hai ba thành võ công trên Thánh hỏa lệnh thì Minh giáo có thể oai trấn trên thiên hạ được liền. Vì vậy chúng mới phái thánh nữ Ðại ỷ Ty vào Quang Minh đỉnh là thế. Không ngờ tâm nguyện của họ lại do Trương Vô Kỵ giáo chủ của Minh giáo bên Trung thổ hoàn thành được. Sự thực dù tổng giáo có lấy được Càn Khôn Ðại Nã Di tâm pháp đi nữa, nếu không có Cửu Dương thần công làm căn bản thì không sao học được. Nhưng việc đời bao giờ cũng vậy, nếu không có duyên thì không sao thành tựu được, dù có cưỡng cầu cũng vô ích thôi. Vô Kỵ ngồi xếp bằng tròn trên mũi thuyền, Tiểu Siêu cúi đầu rỉ tai giảng giải từng câu văn trong Thánh hỏa lệnh cho chàng nghe. Võ công cũng như văn học, một lý thông là vạn pháp thông liền. Võ Thái Cực quyền của phái Võ Ðang, ba thứ võ công đó là ba môn võ học tuyệt mức của ba nơi Thiên Trúc, Ba Tư và Trung Hoa. Võ công trên Thánh hỏa lệnh tuy ly kỳ, nhưng dù sao cũng chỉ là bàng môn tả đạo đã đạt tới mức tột bực thôi. Nếu nói đến tinh thần thì kém những môn võ kia nhiều. Vô Kỵ nghe thấy Tiểu Siêu dịch xong những câu văn ở trên sáu cái thẻ đó, chỉ một lần mà chàng nghĩ được bảy tám thành liền. Tuy vậy chàng cũng đủ đánh bại bọn Bảo Thụ vương với Phong Vân tam sứ rồi vậy.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 76
Âm Mưu Ðộc Kế
Thời gian cứ trôi, Vô Kỵ chăm chú nghiên cứu đến môn võ học đó nên không có thì giờ để ý đến việc xảy ra ở bên ngoài, nhưng Triệu Minh với Chỉ Nhược các người nóng lòng vô cùng, thấy Ðại ỷ Ty bị xích chặt hai tay và mười một Bảo Thụ vương đang tụ họp bàn tán. Rồi lại thấy mười một Bảo Thụ vương cởi áo bào ra mặc áo giáp vào. Mọi người thấy tả hữu đưa khí giới cho các Bảo Thụ vương ấy, môn khí giới nào cũng kỳ lạ vô cùng. Tiếp theo đó những người Hồ đều giương cung lên nhắm thuyền của mình định bắn và mấy chục tên Ba Tư tay cầm búa nhảy xuống nước, chỉ chờ các Bảo Thụ vương ra lệnh thì chúng sẽ đến đục thủng thuyền của mình tức thì. Lúc ấy trời sắp sáng. Trên mặt biển có ánh sáng lập lòe. Ðại Thánh Bảo Thụ vương liền quát lớn một tiếng rồi các thuyền lớn ở chung quanh đều khua chiêng đánh trống và thổi tù và inh ỏi. Nghe thấy tiếng tù và vang dội, Vô Kỵ giật mình kinh hãi, vội ngẩng đầu lên nhìn, thấy mười một Bảo Thụ vương mặc áo giáp bóng nhoáng, tay cầm khí giới đang nhảy sang thuyền mình. Tạ Tốn và Chỉ Nhược đang cầm đao kiếm kề vào cổ của Bình Ðẳng vương và Diệu Phong sứ. Mười một Bảo Thụ vương thấy vậy không dám tới gần nữa, chỉ đứng xa nhìn và đợi chờ cơ hội để tấn công. Chỉ Nhược, Triệu Minh thấy mười một Bảo Thụ vương đó rất hung ác và thân hình cao lớn vạm vỡ. Trí Tuệ vương dùng Hoa ngữ nói:- Các người mau trả lại giáo hữu của bên ta thì chúng ta sẽ tha chết cho các người. Hai giáo hữu này với chúng ta chỉ tựa như lợn và chó thôi, vậy các người có kề dao vào cổ họ cũng vô ích. Dù các người có giết chết họ đi chăng nữa, chúng ta có cần đâu.Triệu Minh vội đáp:- Các ngươi khỏi cần phải nói dối như thế làm gì. Chúng ta đã biết hết rồi. Một trong hai người này là Bình Ðẳng vương và người kia là Diệu Phong sứ, cả hai đều có địa vị rất cao ở trong Minh giáo mà các ngươi lại bảo họ như chó với heo. Chúng ta có phải là trẻ con đâu mà các ngươi định lừa dối chúng ta?Trí Tuệ vương cau mày nói tiếp:- Trong thánh giáo có tất cả ba trăm sáu mươi vị Bảo Thụ vương. Bình Ðẳng vương là người thứ ba trăm năm mươi chín, chúng ta có đến những một nghìn hai trăm sứ giả. Diệu Phong sứ võ công rất tầm thường. Các ngươi mau mau giết chúng đi, chúng ta có cần gì chúng đâu.Triệu Minh liền đáp:- Hay lắm! Hay lắm! Các bạn cầm đao kiếm mau đem hai người vô dụng kia ra trảm đi.Tạ Tốn liền đáp:- Xin tuân lệnh.Nói xong, lão anh hùng liền giơ đao Ðồ Long lên nhắm đầu Bình Ðẳng vương chém luôn. Mọi người thấy vậy đều giật mình kinh hãi, nhưng thanh bảo đao ấy chỉ chém lướt qua đầu của Bình Ðẳng vương và chém mất một mảng tóc thôi. Mớ tóc ấy bị gió thổi bay tà tà xuống dưới bể. Tạ Tốn lại giơ tay lên chém xuống phía trái một nhát và phía bên phải một nhát.Ai cũng yên trí hai nhát đao ấy chém xuống, hai cánh tay Bình Ðẳng vương thế nào cũng bị đứt ngay. Nhưng khi lưỡi đao vừa chém xuống vai của nạn nhân, Kim Mao Sư Vương đã khẽ hất lưỡi đao lên một chút, nhờ vậy Bình Ðẳng vương chỉ bị chém đứt hai cánh tay áo thôi. Ba nhát đao chém khéo léo như vậy, dù người sáng mắt cũng chưa chắc đã chém được, huống hồ Tạ Tốn lại đui cả hai mắt, đủ thấy đao pháp của Kim Mao Sư Vương lợi hại biết bao! Bình Ðẳng vương yên trí thế nào cũng bị chém chết rồi, ngờ đâu lại được thoát chết như vậy nên y hoảng sợ đến chết giấc luôn. Mười một vị Bảo Thụ vương và Phong Vân tam sứ đều kinh hãi đến thè lưỡi ra hồi lâu không sao rút vào được. Triệu Minh lại lên tiếng nói:Các ngươi đã được kiến thức võ công của Trung thổ chưa? Vị này là Kim Mao Sư Vương, người của Minh giáo ở Trung thổ, tên tuổi của y chỉ được xếp hạng thứ ba nghìn năm trăm lẻ chín thôi. Nếu bây giờ các ngươi thì người nhiều hà hiếp chúng ta, dù các ngươi có đắc thắng đi chăng nữa, nay mai Minh giáo thế nào chả đem đại quân sang tận đất nước của ngươi trả thù liền. Lúc ấy liệu Tổng đàn của các ngươi có chống đối nổi không? Các ngươi biết điều sớm giải hòa ngay với chúng ta có hơn không?Tuy Trí Tuệ vương biết lời nói của Triệu Minh chưa chắc đã đúng hẳn sự thật, nhưng nhất thời y chưa nghĩ ra được kế gì, nên không dám trả lời Triệu Minh ngay. Ðại Thánh Bảo Thụ vương bỗng lên tiếng nói vài lời. Tiểu Siêu nghe người đó nói xong, bỗng la lớn:- Trương công tử, chúng định đục đáy thuyền của chúng ta đấy.Vô Kỵ nghe nói giật mình kinh hãi, vì nếu thuyền bị chúng đục thủng, thế nào người của mình cũng bị bắt liền chứ không sai. Chàng vội nhảy tới trước mặt Ðại Thánh vương để kịp thời đối phó. Trí Tuệ vương thấy vậy quát lớn hỏi:- Ngươi định làm gì thế?Công Ðức vương với Hoan Hỷ vương đứng ở hai bên vội múa truỳ và roi nhằm người Vô Kỵ đánh xuống. Lúc ấy Vô Kỵ đã thuộc hiểu võ công của địch rồi, nên chàng không cần né tránh gì cả, chỉ giơ hai tay lên đã chộp được cổ tay của hai Bảo Thụ vương liền. Mọi người chỉ nghe thấy "coong" một tiếng, thì ra roi và truỳ của hai Bảo Thụ vương ấy va chạm vào nhau, phát ra tiếng kêu ấy. Hai Bảo Thụ vương bị Vô Kỵ thộp cổ tay và xách về chỗ cũ. Trong khi rút lui, Vô Kỵ còn giơ chân lên đá luôn bốn cái, làm rớt luôn hai thanh đại đao của Tề Tâm vương cùng Nhẫn Nhục vương, và đá cho Cẩn Tu vương cùng Cụ Minh vương rớt xuống dưới bể. Bỗng có một Bảo Thụ vương rất cao lớn, hai tay cầm hai thanh đoản kiếm xông lại tấn công Vô Kỵ nhanh như tia chớp. Vô Kỵ lại phi thân lên đá cổ tay của địch. Người đó bỗng đưa tréo hai tay đâm luôn vào bụng dưới của Vô Kỵ hai nhát. Thế ấy biến đổi rất linh động khiến Vô Kỵ phải nhảy lên mới tránh nổi. Thì ra người đó là Thường Thắng Bảo Thụ vương và cũng là người giỏi võ công thứ hai trong nhóm thập nhị Bảo Thụ vương của Tổng giáo Ba Tư. Thấy thế công ấy không đâm trúng Vô Kỵ, y lại xoay tay đâm luôn vào lưng chàng. Nhanh tay điểm luôn yếu huyệt mê của hai Bảo Thụ vương nọ, Vô Kỵ vứt hai địch thủ ấy vào trong khoang thuyền rồi quay lại ngay chống đỡ thế công của Thường Thắng vương. Chàng tấn công luôn ba thế và bảo thủ ba thế liền. Trong ba lần tiến và ba lần lui ấy, chàng phải thầm khen ngợi đối thủ:- Không ngờ người Ba Tư này lại lợi hại đến thế?Từ khi hiểu biết võ công ghi trên sáu chiếc thẻ Thánh hỏa lệnh tới giờ, Vô Kỵ chưa hề luyện tập qua mà nay đã phải đem ra sử dụng để đối phó với đối thủ, nên chàng vừa đối địch, vừa phải nhớ lại những thế võ ghi trong những chiếc thẻ đó. Trong mười hiệp đầu, nhờ có nội công thâm hậu và những thế võ tinh diệu, chàng mới giữ nổi thế quân bình với địch thủ, nhưng khi đấu tới hiệp thứ hai mươi, chàng đã có thể phối hợp võ công trên thẻ bài với tâm pháp Càn Khôn Ðại Nã Di, nên chàng càng đấu càng thấy võ công lợi hại hơn trước nhiều. Còn Thường Thắng vương xưa nay đấu với ai cũng chỉ mang phần thắng về mình, chưa bao giờ y gặp mặt một địch thủ lợi hại như thế. Y thấy càng đấu, đối thủ càng lợi hại thêm, còn mình thì càng bị bó chân bó cẳng, nên y càng kinh dị và càng sợ hãi thêm. Khi hai người đấu đến hiệp thứ ba mươi, Vô Kỵ bước lên một bước, rồi bỗng ngồi phịch xuống, ôm chặt hai chân của Thường Thắng vương làm cho y cảm thấy bản thân tê tái, đành chịu thất thủ để cho chàng bắt trói lại. Vô Kỵ bỗng động lòng thương người có tài, liền lên tiếng:- Võ công của ngươi cao siêu lắm, ta cũng phải khen phục, ta vui lòng bảo tồn tên tuổi của ngươi, vậy ngươi mau trở về thuyền bên kia đi.Nói xong chàng buông tay ra liền. Thường Thắng vương vừa cảm động vừa xấu hổ, vội nhảy về thuyền của mình ngay. Lúc ấy Tạ Tốn với Chỉ Nhược đã trói chặt Công Ðức vương và Hoan Hỷ vương, đem ra ngoài bong thuyền của mình, rồi kề hai lưỡi bảo đao và bảo kiếm vào cổ hai thủ lãnh trọng yếu đó. Ðại Thánh vương bị bắt, y nghĩ nếu đục được thuyền của đối thủ chăng nữa, thì bốn Bảo Thụ vương của bên mình cũng bị chết luôn, nên y liền ra lệnh cho gọi các người trở về thuyền. Triệu Minh lại lớn tiếng nói tiếp:- Các ngươi mau đưa Ðại ỷ Ty sang bên thuyền này và nhận ngay ba điều kiện của Kim Mao Sư Vương đi.Bên thuyền của Ba Tư chỉ còn lại chín vị Bảo Thụ vương thôi, chín người đó liền xúm lại bàn tán hồi lâu, rồi Trí Tuệ vương mới lên tiếng trả lời Triệu Minh rằng:- Các ngươi muốn chúng ta nhận điều kiện ấy cũng được, nhưng võ công của thiếu niên công tử kia, rõ ràng là võ công của phái Ba Tư chúng ta, tại sao công tử ấy lại hiểu biết những thế võ đó? Chẳng hay công tử ấy học ở đâu? Các ngươi có thể giải thích cho chúng ta biết mấy điều mà chúng ta đang thắc mắc đó không?Triệu Minh cố nhịn cười, rồi nghiêm nét mặt lại đáp:- Còn nhiều chuyện các người không thể biết được, vị thanh niên công tử này là đệ tử thứ tám của Quang Minh sứ bổn giáo. Chàng còn bảy vị sư huynh và bảy vị sư đệ nữa sắp đến nơi rồi. Lúc ấy mười lăm sư huynh đệ của y sẽ là "Thất thượng bát lạc", rồi các người "Bất dịch lạc hồ, ô hô ai tai liền".Thấy Trí Tuệ vương đã không thạo văn chương mà lại hay dùng văn nên nàng mới nhại như trên để chế diễu. Trí Tuệ vương là người rất thông minh, tuy không thạo Hoa ngữ, nhưng y biết Triệu Minh đã nói dóc nhiều hơn sự thật nên y suy nghĩ giây lát rồi lại nói tiếp:- Ðược! Chúng ta bằng lòng đưa Ðại ỷ Ty sang bên thuyền các người trước.Y vừa dứt lời đã có hai giáo đồ Ba Tư khiêng Ðại ỷ Ty đưa tới mũi thuyền Vô Kỵ. Chỉ Nhược dùng kiếm ỷ Thiên khẽ gõ vào những xiềng xích ở chân tay nàng ta một cái, chỉ nghe thấy hai tiếng "coong coong rất nhỏ, những xiềng xích đó đã đứt ra làm mấy mảnh. Hai tên giáo đồ của Ba Tư thấy kiếm của nàng sắc bén như vậy, hoảng sợ đến tay chân run lẩy bẩy vội nhảy lui về thuyền của chúng tức thì, nhưng một tên quá hoảng sợ, nhảy hụt chân và té xuống biển liền.Trí Tuệ vương lại nói tiếp:- Các người mau kéo buồm trở về Trung thổ ngay đi. Chúng ta phái một thuyền nhỏ theo sau các người thôi.Vô Kỵ chắp tay chào và đáp:- Minh giáo của Trung thổ với tổng giáo của Ba Tư tuy hai mà một. Chúng tôi với các bạn không khác gì anh em ruột thịt, mong quý vị đừng có hiểu lầm về sự việc xảy ra ngày hôm nay nữa. Say này, thể nào cũng có dịp mời quý vị lên trên Quang Minh đỉnh, lúc ấy chúng ta sẽ chén tạc chén thù vui chuyện với nhau. Vậy hôm nay có điều gì sơ xuất không nên, không phải, mong quý vị miễn thứ cho tiểu đệ.Trí Tuệ vương ha hả cả cười rồi tiếp:- Võ công của bạn giỏi lắm, chúng rất bái phục, thánh nhân đã dạy "học nhi thời tập chi, bất dịch duyệt hồ, hữu bằng từ viễn phương lai bất duyệt hồ" cũng như cô nương nọ vừa nói "thất thượng bát lạc, bất dịch lạc hồ" phải không?Thoạt tiên, Vô Kỵ với các người nghe thấy Trí Tuệ vương lấy hai câu trong Tứ thư ra nói đều khen ngợi y là người học rộng, nhưng tới khi mọi người nghe thấy y bắt chước Triệu Minh nói hai câu sau, thì không ai nhịn được đều cười ồ lên. Triệu Minh vội đỡ lời:- Bạn nói rất khéo cho nên tôi mới bảo chỉ có bạn là khác những người Ba Tư kia thôi, kể cũng hiếm lắm đấy. Tôi xin chúc các bạn đa phúc đa thọ, lại cách lai hưởng, hoạ diên tiên khảo, vô tật nhi chung.Trí Tuệ vương chỉ nghe hiểu bốn tiếng đa phúc đa thọ, lại tưởng những câu sau là những lời chúc thọ, nên y tủm tỉm cười và cảm ơn luôn mồm, Vô Kỵ chỉ sợ Triệu Minh cao hứng càng nói càng nhiều chuyện, rồi lỡ mất cơ hội thoát hiểm thì nguy cho mọi người. Nên chàng vội nhổ neo và giương buồm đi luôn. Những thủy thủ của Ba Tư đứng trên những chiếc thuyền quanh đó, thấy chàng một mình làm công việc của mười mấy người một lúc, thần lực kinh người như vậy, nên chúng đều vỗ tay khen ngợi không ngớt. Vô Kỵ thấy có một chiếc thuyền nhỏ theo sau và một người quăng dây thừng tới. Chàng liền thộp lấy sợi dây đó và buộc luôn vào đuôi thuyền. Chàng thấy trong chiếc thuyền nhỏ đó có hai người một nam, một nữ, hai người đó chính là Lưu Vân sứ với Huy Nguyệt sứ. Vô Kỵ nắm chặt lấy bàn lái cho thuyền chạy thẳng về phía Tây, chàng thấy các thuyền lớn của Ba Tư không đuổi theo, trong lòng mới yên tâm. Ði được vài dặm, chàng thấy hòn đảo với những thuyền của Ba Tư càng ngày càng bé dần và vẫn đứng nguyên một chỗ không cử động. Chàng liền gọi Tiểu Siêu đến cầm lái, rồi vào trong khoang xem xét vết thương của Hân Ly. Chàng thấy nàng ta vẫn mê sảng như trước, tuy không đỡ chút nào, nhưng bệnh cũng không tăng thêm. Ðại ỷ Ty đứng ở đằng mũi ngắm nhìn bể khơi, nàng nghe thấy Vô Kỵ đi ra ngoài bong rồi mà vẫn không chịu quay đầu lại nhìn. Lúc này Vô Kỵ chỉ trông thấy mái tóc và thân hình của nàng, cũng nhận thấy Tạ Tốn bảo nàng là đệ nhất mỹ nhân trong võ lâm, quả thật không ngoa chút nào. Thuyền đi tới chiều tối hôm đó, Vô Kỵ đoán chắc thuyền mình đã cách xa Linh Xà đảo hàng trăm dặm rồi. Chàng thấy trên mặt biển không có một mảnh buồm nào cả và đoán chắc Tổng giáo của Ba Tư bị mình uy hiếp, nên không dám đuổi theo nữa. Chàng liền hỏi Tạ Tốn rằng:- Thưa nghĩa phụ, bây giờ chúng ta có thể buông tha họ được chưa?Tạ Tốn đáp:- Cũng được, dù chúng có đuổi theo, cũng không bắt được chúng ta nữa.Vô Kỵ liền cởi trói cho Bình Ðẳng, Công Ðức, Hoan Hỷ, ba Bảo Thụ vương và giải huyệt cho Diệu Phong sứ. Chàng luôn mồm xin lỗi và thả họ xuống chiếc thuyền nhỏ theo sau đó. Diệu Phong sứ trước khi xuống thuyền đã lên tiếng hỏi:- Thánh hỏa lục lệnh này là vật báu của Tổng giáo chúng tôi, nếu để thất lạc, chúng tôi sẽ mang lỗi rất lớn, vậy xin bạn trả cho chúng tôi sáu cái thẻ bài ấy.Tạ Tốn đáp:- Thánh hỏa lệnh là lệnh phù của giáo chủ Minh giáo ở Trung thổ, ngày hôm nay vật đã trở về với nguyên chủ, khi nào chúng tôi lại chịu để cho các bạn đem đi như thế.Diệu Phong sứ cứ luôn mồm đòi lấy lại cho được sáu chiếc thánh hỏa lệnh đó. Vô Kỵ thấy vậy liền nghĩ thầm:- Ngày hôm nay ta phải làm thế nào để chúng phải chịu khuất phục hẳn sau này mới khỏi hậu hoạ .Nói đoạn chàng liền trả lời:- Chúng tôi trao trả Thánh hỏa lệnh này cho các bạn cũng được, nhưng bản lãnh của các bạn còn thấp kém lắm không sao bảo tồn nổi sáu chiếc thẻ này đâu. Nếu để cho người ta cướp mất thì thà rằng để cho Minh giáo chúng tôi giữ hộ thì hơn.Diệu Phong sứ lại hỏi tiếp:- Người ngoài làm sao cướp được nổi sáu chiếc thẻ bài ấy chứ?Vô Kỵ liền trả lời:- Nếu bạn không tin cứ thử xem rõ ngay.Nói xong chàng đưa sáu chiếc Thánh hỏa lệnh đó cho Diệu Phong sứ, tên nọ cả mừng vừa nói được một câu: "Cám ơn", Vô Kỵ đã dùng tay trái móc một cái, tay phải lôi một cái đã cướp lại được luôn sáu thẻ bài đó liền. Diệu Phong sứ giật mình kinh hãi nổi giận nói tiếp:- Tôi chưa cầm chắc, như vậy không kể.Vô Kỵ vừa cười vừa trả lời:- Bạn muốn thử lần nữa cũng được.Chàng lại đưa sáu chiếc thẻ bài đó cho Diệu Phong sứ cầm. Lần này Diệu Phong sứ cất bốn chiếc thẻ bài vào trong túi trước, còn hai tay cầm hai chiếc thẻ thật chắc. Y không thấy Vô Kỵ ra tay cướp liền giơ chiếc thẻ bài bên trái lên nhằm cổ tay của đối thủ đánh luôn. Vô Kỵ lật ngửa cổ tay lên, đã chộp luôn cánh tay phải của đối thủ và giơ chiế tay của đối thủ lên đỡ tay kia của hắn. Hai chiếc thẻ bài va chạm vào nhau kêu "coong" một tiếng. Diệu Phong sứ cảm thấy hai tay tê tái, mình mẩy mềm nhũn hầu như tê liệt vậy, liền buông tay vứt hai chiếc thẻ xuống mặt bong thuyền. Vô Kỵ móc túi y, lấy bốn chiếc thẻ bài ra, rồi mới cúi xuống nhặt hai chiếc kia và nói:- Thế nào? Bạn có muốn thử thêm lần nữa không?Diệu Phong sứ mặt nhợt nhạt như người chết đuối, mồm lẩm bẩm nói:- Ngươi không phải là người, ngươi là ma quỷ...Nói xong, y định nhảy xuống thuyền nhỏ, nhưng quay người, hai chân đã mềm nhũn ngã lăn ra đó liền. Lưu Vân sứ thấy vậy, vội nhảy lên chiếc thuyền lớn vác Diệu Phong sứ lên vài rồi mới leo xuống dưới thuyền nhỏ và giương buồm đi luôn. Công Ðức vương nắm sợi dây thừng kéo mạnh một cái, sợi dây đó đứt ngay ra làm đôi. Thế là chiếc thuyền lớn với mấy chiếc thuyền nhỏ đã cách xa nhau liền. Vô Kỵ chắp tay và nói theo:- Mong quý vị lượng thứ cho, xin chào quý vị. Chàng thấy bọn Công Ðức vương mặt ai nấy đều tỏ vẻ ai oán quay đầu đi không trả lời. Chiếc thuyền lớn của Vô Kỵ thuận buồm xuôi gió tiến thẳng về phía tây. Vô Kỵ quay đầu lại nhìn, thấy chiếc thuyền nhỏ của bọn người Ba Tư càng ngày nhỏ dần.Ðang lúc ấy, chàng bỗng nghe thấy Ðại ỷ Ty quát lớn:- Quân giặc táo gan thật, dám...Nàng vừa nói vừa nhảy luôn xuống dưới bể. Vô Kỵ giật mình kinh hãi vội quay lái cho thuyền ngừng lại, chàng thấy trên mặt nước có một dòng máu ở bên dưới loang ra. Tiếp theo đó, lại thấy gần nơi đó có một dòng máu đỏ như thế. Chỉ thoáng cái chàng đã thấy có sáu dòng máu đỏ noỉo lên như vậy. Rồi chàng thấy nàng Ðại ỷ Ty dưới nước nhô lên, mồm ngậm một thanh đoản đao, tay túm tóc một người Ba Tư đang đạp nước bơi tới. Chàng vội thả neo ra nắm lấy xích sắt của cái neo rồi mượn sức tung mình lên trên bong thuyền thật đẹp. Mọi người thấy tình hình như vậy, hiểu biết liền. Thì ra, người Ba Tư đã ngấm ngầm cho những người bơi lội giỏi ẩn núp dưới đáy thuyền nhỏ. Chờ tới khi hai thuyền chia rẽ nhau thì bọn thủy thủ kia liền lặn tới dưới đáy thuyền lớn để đục thuyền của Vô Kỵ. May Tía Sam Long Vương trông thấy mặt nước có những bọt của hơi người thở sủi lên trên nên nàng vội nhảy ngay xuống dưới bể giết chết sáu tên và bắt được một tên. Vô Kỵ đang định xét hỏi tên tù binh ấy, thì bỗng nghe thấy phía đuôi thuyền có một tiếng nổ thật lớn và khói đen bốc lên nghi ngút. Chiếc thuyền của Vô Kỵ bị rung động như ổ đại bác bắn trúng vậy. Phía đuôi thuyền bị nổ gỗ vụn bay tung lên, Vô Kỵ cảm thấy có một luồng hơi nóng xông tới, chàng vội ra hiệu cho mọi người, rồi cùng nằm phục xuống. Ðại ỷ Ty la lớn:- Không ngờ bọn người này lại gian ác đến thế.Nàng vội chạy về phía sau thuyền, thấy đuôi thuyền bị nổ, làm thủng thành một lỗ hổng rất lớn, bánh lái cũng bay đi đâu mất không hay. Nước bể cứ cuồn cuộn theo lỗ hổng dồn vào trong thân thuyền. Triệu Minh vẻ mặt rầu rĩ liếc nhìn Vô Kỵ một cái rồi nghĩ thầm:- Thuyền của địch sẽ đuổi theo kịp thuyền của ta ngay, chẳng lẽ chúng ta chết mà không có chỗ chôn hay sao? Ðại ỷ Ty dùng tiếng Ba Tư hỏi tên tù binh kia vài câu, hỏi xong, nàng giơ chưởng lên đánh vỡ sọ tên kia rồi đá xác của tên ấy xuống bể. Nàng diệt trừ người Ba Tư ấy rồi, liền quay lại nói với Vô Kỵ:- Tôi chỉ tưởng chúng đục thuyền không, có ngờ đâu chúng lại cột thuốc nổ vào trong đuôi thuyền của chúng ta như vậy.Lúc ấy chiếc thuyền nhỏ của Công Ðức vương đã đi xa rồi, dù Ðại ỷ Ty có bơi giỏi đến đâu cũng không sao đuổi kịp. Mọi người rầu rĩ nhìn nhau không ai còn cách gì để tự cứu nữa đành thất thủ chịu chết vậy. Chiếc thuyền lớn ấy rất rộng, nên nhất thời chưa thể chìm được. Mọi người bỗng nghe Ðại ỷ Ty dùng tiếng Ba Tư nói với Tiểu Siêu và Tiểu Siêu cũng dùng tiếng Ba Tư trả lời, trong khi hai người đàm thoại sắc mặt thay đổi luôn, hai người nói chuyện rất lâu, hình như đang tranh luận về một vấn đề gì vậy. Ðại ỷ Ty hình như đang khuyên Tiểu Siêu phải nhận lời một việc gì. Nhưng cô bé cứ lắc đầu không chịu nghe, rồi nàng liếc mắt nhìn Vô Kỵ, thở dài một tiếng và thốt ra có một tiếng thôi. Mọi người thấy Ðại ỷ Ty ôm chặt lấy nàng hôn lấy hôn để. Cả hai nước mắt đều nhỏ ròng, cô bé cứ nức nở khóc hoài, còn Ðại ỷ Ty thì hết sức vuốt ve an ủi nàng. Vô Kỵ, Triệu Minh, Chỉ Nhược ngơ ngác nhìn nhau đều không hay biết gì hết. Triệu Minh liền rỉ tai Vô Kỵ:- Công tử thử xem mặt hai người có giống nhau không?Vô Kỵ nghe nói, liền đưa mắt nhìn hai người thấy quả thật hai người giống nhau như đúc, chàng liền nghĩ tới lời nói của Khổ đầu đà ở trước tửu điếm. Lúc ấy, Khổ đầu đà thấy Tiểu Siêu liền nói: "giống thực, giống thực". Bây giờ chàng mới nhận thức câu "giống thực" của đầu đà là bảo Tiểu Siêu giống mặt Tía Sam Long Vương, chàng liền nghĩ thầm:- Như vậy Tiểu Siêu là em gái Ðại ỷ Ty chăng? Hay là con gái của bà ta? Tiếp theo đó, Vô Kỵ lại nghĩ đến cha con Dương Tiêu và Bất Hối lúc nào cũng đề phòng Tiểu Siêu, mỗi lần chàng hỏi Dương Tiêu tại sao lại ghét cô bé ấy và coi nàng như kẻ thù như thế thì tả sứ lại ấp úng, không chịu nói rõ ra cho chàng hay. Ðến bây giờ chàng mới hiểu rõ, thì ra Dương Tiêu đã nhận thấy mặt mũi của Tiểu Siêu giống hệt Tía Sam Long Vương, nhưng vì không có bằng chứng gì cả lại thấy chàng đối đãi tử tế với Tiểu Siêu như thế nên y mới không tiện nói rõ, còn Tiểu Siêu có ý làm cho bộ mặt xấu xí là không muốn cho người ta biết mình là ai. Ðang lúc ấy Vô Kỵ lại sực nghĩ ra một việc nữa:- Chẳng hay Tiểu Siêu trà trộn lên Quang Minh đỉnh để làm gì thế? Sao nàng lại biết lối ra vào cửa đường hầm? Chắc thế nào cũng do Tía Sam Long Vương sai nàng đi, và bắt nàng phải lấy trộm cho được Tâm pháp Càn Khôn Ðại Nã Di. Nàng chịu làm con sen đòi của ta, gần gũi ta hơn hai năm trời, xưa nay ta không đề phòng chút nào, nếu nàng muốn sao lục cuốn Tâm pháp đó, thậtu là dễ như trở bàn tay. Ối chà, ta lại tưởng nàng là một thiếu nữ ngây thơ. Ngờ đâu nàng lại là người lắm mưu kế đến thế, trong hai năm nay ta tựa như nằm trong giấc mơ, ta đã mắc hỡm nàng mà không hay. Vô Kỵ ơi, Vô Kỵ, ngươi suốt đời tín nhiệm người khác nên việc gì cũng bị người ta đánh lừa và còn bị mắc hỡm cả con nhỏ này nữa.Nghĩ tới đó chàng thấy tức giận vô cùng. Ðang lúc ấy Tiểu Siêu vừa quay lại nhìn chàng, chàng thấy đôi mắt của nàng rất nhu mì và thành thật, nên chàng lại động lòng thương và nghĩ lại khi sáu đại môn phái lên Quang Minh đỉnh, Tiểu Siêu đã xả thân ra bảo vệ mình, vả lại hai năm nay nàng đã hầu hạ mình cẩn thận chu đáo, không thấy nàng có một lời lẽ và cử chỉ gì giả dối mình hết, chẳng lẽ mình nghi oan cho nàng chăng? Chàng đang nghi ngờ thì thân thuyền đã rung động mạnh một cái, rồi chiếc thuyền đó chìm ngay một nửa xuống dưới nước. Ðại ỷ Ty liền nói:- Trương giáo chủ và các vị khỏi phải kinh hoảng, chờ lát nữa thuyền của người Ba Tư tới, tôi với Tiểu Siêu sẽ có cách đối phó. Tía Sam Long Vương tôi tuy là đàn bà thực, nhưng cũng biết mình làm thì mình chịu, chứ không bao giờ để liên luỵ đến các vị. Trương giáo chủ với Sư Vương Tạ huynh đối xử với tôi tử tế như vậy, ơn nghĩa ấy còn nặng hơn núi Thái Sơn, Ðại ỷ Ty tôi xin cảm ơn hai vị ở nơi đây.Nói xong, nàng quỳ xuống vái lạy. Vô Kỵ cùng Tạ Tốn đáp lễ và nghĩ thầm:- Người Ba Tư hành động rất ác độc, lát nữa chúng thể nào cũng bắt bà đem đi thiêu chết, chứ khi nào chịu buông tha chúng ta .Thân thuyền càng ngày càng chìm xuống nước dần, khoang thuyền đã có nước chảy vào. Vô Kỵ vội ẳm Hân Ly lên còn Chỉ Nhược thì ẳm Triệu Minh rồi mọi người leo cả lên trên cột buồm. Tiểu Siêu chỉ về phía Ðông và khóc ra tiếng. Mọi người liền nhìn về phía tay chỉ của nàng, thấy phía đó trên bề mặt bể đã có những bóng buồm lố nhố. Một lúc sau mọi người đã thấy mười mấy chiếc thuyền lớn của Ba Tư đang lướt tới. Vô Kỵ thấy vậy, liền nghĩ thầm:- Nếu ta là Ðại ỷ Ty thì thà nhảy xuống bể tự tử chết còn hơn để cho người Ba Tư bắt thiêu.Nhưng chàng thấy mặt nàng ta rất thản nhiên không có vẻ gì hoảng sợ hết, trong lòng kính phục và nghĩ tiếp:- Nàng là người đứng đầu Ðại Pháp vương có khác, quả thật can đảm hơn người. Năm xưa ¦ng vương, Sư vương, Bức vương ba người đều là những tay hào kiệt niên trưởng và đã nổi tiếng giang hồ. Còn nàng chỉ là một thiếu nữ trẻ tuổi mà lại đứng đầu trên Tam vương như thế, tất nhiên nàng phải có tài ba như thế nào Tam vương mới chịu để cho nàng đứng đầu như thế.Chàng vừa nghĩ tới đó, đã thấy đoàn thuyền của Ba Tư sắp tới gần, liền nghĩ tiếp:- Ta đã gây hấn với các Bảo Thụ vương rất nhiều, bây giờ lại bị chúng bao vây như vậy, chắc không mong gì còn sống sót nữa, nhưng dù sao ta cũng phải nghĩ ra một phương pháp nào để bảo vệ nghĩa phụ, Triệu cô nương, Chu cô nương, em họ và các người được an toàn, còn Tiểu Siêu, thà đành để nàng bất nghĩa với ta chớ không nên bất nhân với nàng.Ðang lúc ấy Hân Ly bỗng cử động và mở mắt ra nhìn, thấy mình đang trong tay Vô Kỵ, liền giật mình kinh hãi và la lên hỏi:- Anh A Ngưu, tôi ở đâu thế? Anh đang làm gì vậy?Vô Kỵ đáp:- Cô chớ nên kinh hoảng, cô thấy đỡ chưa?Hân Ly lắc đầu đáp:- Em... em đã mất hết hơi sức, không biết gì cả.Mười mấy khẩu đại bác của mười mấy chiếc thuyền Ba Tư đều nhắm cả vào bọn Vô Kỵ. Vô Kỵ võ công có cao siêu đến đâu, cũng không thể nào chống đỡ nổi mười mấy khẩu đại bác ấy. Những chiếc thuyền của Ba Tư đi tới chỗ cách chiếc thuyền đắm, liền buông neo xuống luôn. Chúng sợ nếu đến gần quá thì bọn Vô Kỵ sẽ sang bắt một hai vị Bảo Thụ vương thì mưu kế của chúng sẽ bị tan vỡ hết. Nên Trí Tuệ vương đã ha hả cười đắc chí vô cùng và lớn tiếng nói:- Các người có chịu hàng không?Vô Kỵ lớn tiếng đáp:- Nghĩa sĩ ở Trung thổ thà chết chứ không chịu nhục, khi nào lại hàng các ngươi như vậy, nếu các ngươi có là hảo hán thì đấu võ công với ta một phen, xem ai thắng ai bại.Trí Tuệ vương lại đáp:- Ðại trượng phu đấu trí chứ không đấu sức, mau mau thúc thủ để cho chúng ta bắt trói đi.Ðại ỷ Ty đột nhiên lớn tiếng nói mấy câu bằng tiếng Ba Tư vẻ mặt rất nghiêm nghị. Trí Tuệ vương ngẩn người ra giây phút rồi dùng tiếng Ba Tư trả lời. Hai người cứ vấn đáp mười mấy câu liền rồi Ðại Thánh vương cũng xen lời lên tiếng hỏi. Ba người đó nói xong thì trên thuyền lớn buông một chiếc xuồng nhỏ xuống và có tám tên thủy thủ bơi chèo để tới gần thuyền của Vô Kỵ. Ðại ỷ Ty liền nói với Vô Kỵ rằng:- Trương giáo chủ, tôi với Tiểu Siêu sang thuyền họ trước, các vị chờ tôi giây lát.Tạ Tốn lớn tiếng xen lời nói:- Hàn phu nhân, Minh giáo ở Trung thổ hậu đãi phu nhân như vậy mà bây giờ sự an nguy thịnh suy của bổn giáo, đều trông mong vào một mình Vô Kỵ, nếu phu nhân xuất mại chúng tôi thì Tạ mỗ đây có chết cũng không đáng tiếc, nhưng Vô Kỵ có bị tổn thương mảy may thì dù Tạ mỗ có chết xuống âm ty, cũng sẽ hiện lên trả thù phu nhân liền.Ðại ỷ Ty cười nhạt đáp:- Chẳng lẽ nghĩa tử của Sư vương mới là tâm can bảo bối mà con gái của tôi lại là sành bùn đất hay sao?Nói xong, nàng dắt tay Tiểu Siêu, khẽ nhảy một cái, đã xuống chiếc xuồng nhỏ rồi. Tám tên thủy thủ bơi chèo ất đều ra tay, chiếc xuồng nhỏ đi nhanh như bay, chỉ trong chốc lát đã đến cạnh chiếc thuyền lớn của người Ba Tư liền. Ðại ỷ Ty nói hai câu đó, ai nấy cũng đều ngẩn người ra nhìn nhau. Triệu Minh lại nói:- Tiểu Siêu quả thực là con gái của bà ta.Mọi người trông thấy Ðại ỷ Ty với Tiểu Siêu leo lên trên chiếc thuyền lớn, nói chuyện với các Bảo Thụ vương ở đằng mũi thuyền. Chiếc thuyền của Vô Kỵ càng lúc càng chìm dần. Tạ Tốn thở dài một tiếng nói:- Người nước lạ có khác, lòng họ không sao như chúng ta được. Vô Kỵ con ta ơi, nghĩa phụ đã quen biết lầm Hàn phu nhân mà con thì quen biết lầm Tiểu Siêu. Vô Kỵ, đại trượng phu có thể co, có thể giãn, chúng ta nên tạm nhịn nhục nhất thời để đợi chờ thời cơ mà đào tẩu, trọng trách của con rất nặng, hàng nghìn hàng vạn dân chúng ở Trung Nguyên đang trông mong vào Minh giáo chúng ta khởi nghĩa, xua đuổi quân Mông Cổ ra bờ cõi, nên khi thời cơ đến thì con cứ việc thoát thân lấy, đừng nghĩ đến người khác làm chi. Con là giáo chủ của một giáo phái lớn, chắc không cần phải nói rõ, con đã biết sự khinh trọng ra sao rồi.Vô Kỵ chưa kịp đáp lời, Triệu Minh đã lên tiếng nói luôn:- Tính mạng của mình còn chưa biết sống chết ra sao mà còn nói cái gì đến quân Mông Cổ. Lão gia bảo người Mông Cổ tử tế hay người Ba Tư tử tế nào?Từ hồi nãy tới giờ, Chỉ Nhược không hề nói đến nửa lời, bây giờ nàng bỗng lên tiếng đỡ lời:- Tiểu Siêu thương mến Trương công tử như vậy, tôi dám chắc không khi nào phản bội Trương công tử đâu.Triệu Minh lại nói tiếp:- Cô nương không thấy Tía Sam Long Vương bắt ép nàng hoài hay sao? Thoạt tiên Tiểu Siêu không chịu, sau bị ép mãi mới nhận lời, và còn vờ khóc một hồi nữa. Lúc ấy chiếc thuyền của mọi người đã chìm lỉm xuống mặt nước chỉ còn trơ lại chiếc cột buồm thôi. Vì vậy sóng bể đã bắn ướt đầu và mặt mọi người. Triệu Minh bỗng vừa cười vừa nói tiếp:- Trương công tử, chúng tôi được chết cùng với công tử như vậy còn hơn Tiểu Siêu là người nham hiểm xảo trá, nên mới không được chết cùng với chúng ta.Lời nói của nàng có vẻ là đùa giỡn, nhưng sự thực bên trong bao hàm rất nhiều tình tứ, khiến Vô Kỵ cảm động vô cùng. Chàng liền nghĩ thầm:- Tuy ta không được lấy cả mấy người làm vợ nhưng được chết chung với họ như vậy, kể cũng có phước lắm đấy.Nghĩ đoạn, chàng đưa mắt nhìn Triệu Minh, nhìn Chỉ Nhược rồi lại nhìn Hân Ly đang nằm gọn trong vòng tay nhưng chàng thấy Hân Ly đã mê man bất tỉnh còn Chỉ Nhược và Triệu Minh thì xấu hổ đến hai má đỏ bừng, nhưng mắt lại ứa lệ, trông không khác gì hai chiếc hoa tươi có mấy hạt sương nhỏ xuống. Triệu Minh trông không khác gì một bông mai còn Chỉ Nhược thì tựa như chi lan. Chàng ngắm nhìn xong, khẽ thở dài một tiếng và tự hỏi:- Thế này thì ta biết báo đáp ra sao? Ðang lúc ấy chàng bỗng nghe thấy những người Ba Tư ở trên mười mấy chiếc thuyền, hoan hô reo hò vang động xen với tiếng sóng gió trên mặt bể làm chấn động cả một góc trời. Bọn Vô Kỵ các người giật mình kinh hãi vội liếc nhìn sang những chiếc thuyền đó, thấy người Ba Tư ở trên thuyền nào cũng vậy đều nằm rạp xuống vái lễ. Mọi người nhìn kỹ mới hay chúng hướng về chiếc thuyền lớn nhất mà hành lễ, các vị Bảo Thụ vương ở trên thuyền lớn cũng quỳ xuống vái lạy như những người kia. Tất cả người Ba Tư và bọn Bảo Thụ vương đều vái lạy một người ngồi ngay ngắn ở trên ghế, người đó trông giống như Tiểu Siêu vậy, nhưng vì cách xa quá không ai trông thấy rõ mặt người. Vô Kỵ ngạc nhiên vô cùng và không hiểu bọn người Ba Tư ấy đang làm trò quỷ gì. Tiếp theo đó những người Ba Tư kêu la một hồi rồi cùng đứng dậy, Vô Kỵ không hiểu chúng kêu la gì, nhưng nghe tiếng kêu của chúng, chàng cũng đoán biết chúng đang sung sướng vô cùng. Hình như chúng có việc gì rất vui mừng vậy. Một lát sau, chàng lại thấy chiếc thuyền bơi tới gần bọn mình, trong thuyền có Tiểu Siêu, nàng ta vẫy gọi chàng và nói rằng:- Trương công tử và quý vị, xin mời lên chiếc thuyền lớn. Tổng giáo Ba Tư quyết không giết hại quý vị đâu.Triệu Minh vội hỏi:- Tại sao?Tiểu Siêu đáp:- Các vị sang đến đó sẽ hay, nếu họ ám hại quý vị, thì Tiểu Siêu tôi đâu dám mời quý vị và Trương công tử sang như thế, hơn nữa Trương công tử lại là người có ơn lớn với tôi.Tạ Tốn bỗng lên tiếng hỏi:- Có phải Tiểu Siêu đã làm giáo chủ của Minh giáo Ba Tư đấy không?Tiểu Siêu chỉ cúi đầu xuống chứ không trả lời. Giây phút sau, đôi mắt to của nàng đã có nước mắt rỏ xuống. Lúc ấy, Vô Kỵ cảm thấy hai tai bị kích thích với tiếng động rất mạnh và chàng cũng đoán ra được bảy tám phần chuyện của Tiểu Siêu rồi, nên lòng chàng vừa khó chịu vừa cảm động rồi lên tiếng hỏi:- Tiểu Siêu, tất cả mọi lẽ đó có phải vì tôi mà nên không?Tiểu Siêu vẫn cúi đầu không dám đưa mắt nhìn chàng. Tạ Tốn thở dài một tiếng và nói tiếp:- Ðại ỷ Ty có con gái như vậy, thật không phụ tiếng tăm vang lừng nhất thời của Tía Sam Long Vương. Vô Kỵ, chúng ta sang bên kia thuyền đi.Nói xong, lão anh hùng nhảy xuống chiếc thuyền nhỏ trước, tiếp theo đó là Chỉ Nhược ẳm Triệu Minh nhảy xuống rồi mới đến Vô Kỵ ẳm Hân Ly nhảy xuống sau cùng. Tám tên thủy thủ liền chèo ngay. Giây phút sau, chiếc thuyền nhỏ đã tới cạnh chiếc thuyền lớn kia. Các vị Bảo Thụ vương đều cung kính nghênh đón giáo chủ của họ. Tía Sam Long Vương tuy là mẹ của Tiểu Siêu thật, nhưng vẫn không dám phế lễ giáo tôn ty của giáo phái. Mọi người lên trên thuyền lớn. Tiểu Siêu dặn bảo mọi người Ba Tư vài câu liền có một người cung kính đem khăn mặt, thức ăn ra chia cho mọi người. Và còn đưa các người vào trong khoang thay quần áo nữa.Vô Kỵ thấy khoang thuyền đó rất lớn rộng và đóng thành một căn phòng lịch sự, trong có bày biện rất nhiều đồ quý giá. Chàng vừa lau khô mình mẩy thì cửa phòng đã mở và có một người bước vào, người đó chính là Tiểu Siêu, nàng đang cầm một bộ quần áo ngắn và một cái áo dài nói:- Công tử để tiểu nữ hầu hạ thay áo cho.Vô Kỵ thấy vậy động lòng vô cùng vội hỏi:- Tiểu Siêu, ngày hôm nay cô đã là giáo chủ của Tổng giáo rồi, như vậy, tôi còn là thuộc hạ của cô mới phải, sao cô còn hầu hạ tôi như thế làm chi?Tiểu Siêu van lơn rằng:- Thưa công tử, đây là lần cuối cùng, xin công tử cho phép tiểu tử được hầu hạ như vậy. Sau đây, chúng ta kẻ Ðông người Tây xa cách hằng muôn dặm không còn dịp nào mà gặp mặt nhau nữa. Lúc ấy, tôi có muốn hầu hạ thêm công tử một lần nữa cũng không được...Lời nói Tiểu Siêu quá cảm động. Vô Kỵ xúc động vô cùng đành phải để cho Tiểu Siêu hầu hạ mình mặc áo như mọi khi. Mặc áo cho Vô Kỵ xong, nàng lại lấy lược chải tóc cho chàng. Nàng vừa chải, nước mắt nhỏ dòng. Vô Kỵ không sao nhịn được, liền giơ tay ra ôm nàng vào lòng. Tiểu Siêu chỉ khẽ kêu "ủa" một tiếng và người rung động thôi, Vô Kỵ liền cúi đầu xuống hôn nhẹ một cái và nói:- Tiểu Siêu, thoạt tiên tôi còn trách cô lừa dối tôi, không ngờ cô lại đối xử với tôi như thế này.Tiểu Siêu gục đầu vào ngực chàng khẽ đáp:- Thưa công tử trước kia tiểu nữ tôi có lừa dối công tử thật, mẹ tôi vốn dĩ là sứ nữ trong ba vị Thánh sử nữ của Tổng giáo, thừa lệnh giáo chủ đến Trung thổ để tích lập công đức rồi trở về Ba Tư kế vị ngôi giáo chủ liền. Không ngờ từ khi gặp mặt cha tôi rồi, không sao cầm lòng được nên mới phản bội Tổng giáo và kết hôn với cha tôi. Tôi là con gái của cha tôi đấy, nhưng suốt đời chưa hề gặp mặt cha tôi bao giờ. Mẹ tôi tự biết lỗi của mình rất nặng nên mới truyền cái cà rá sắt của Thánh sứ nữ cho tôi và sai tôi trà trộn lên Quang Minh đỉnh để lấy trộm Tâm pháp Càn Khôn Ðại Nã Di. Thưa công tử, việc này tôi vẫn giấu giếm công tử, nhưng sự thật lúc nào trong lòng tôi cũng áy náy tự biết là không phải với công tử, nhưng vì tôi đã quyết định không làm giáo chủ Minh giáo của Ba Tư nữa, chỉ muốn suốt đời làm con sen, con hầu của công tử, suốt đời không muốn rời xa công tử. Có phải tôi đã nói với công tử câu này rồi không? Và công tử cũng đã nhận lời để cho tôi được như thế phải không?Vô Kỵ gật đầu, rồi ôm nàng đặt ngồi lên đùi mình hôn lấy hôn để. Nàng ngoan ngoãn để yên cho Vô Kỵ hôn, nước mắt của nàng nhỏ xuống tận môi nhưng nàng vẫn cảm thấy khoan khoái pha thêm chút chua chát. Tiểu Siêu lại nói tiếp:- Tôi nhớ thuộc lòng Tâm pháp Càn Khôn Ðại Nã Di, nhưng tôi không bao giờ phản bội công tử. Nếu ngày hôm nay, không gặp phải bước đường cùng tận này thì tôi quyết không bao giờ dám tiết lộ việc này...Vô Kỵ liền khẽ nói:- Bây giờ tôi đã biết hết rồi.Tiểu Siêu lại ai oán nói tiếp:-Hồi tôi còn nhỏ, đã nhận thấy mẹ tôi ngày đêm không yên lòng, lúc nào cũng hình như kinh hoảng sợ sệt việc gì. Sau mẹ tôi muốn che lấp bộ mặt xinh đẹp kia đi, mới hoá trang thành một bà cụ già. Mẹ tôi lại cấm tối không được gần gũi... Mẹ tôi lại không cho tôi được ở chung, đuổi tôi đến nhà một người nhờ nuôi nấng dạy bảo hộ. Cứ cách hai năm mẹ tôi đến thăm tôi một lần, lúc ấy tôi không biết tại sao mẹ tôi lại mạo hiểm đến thế, không biết vì việc gì mẹ tôi phải hy sinh kết hôn với cha tôi. Thưa công tử, nếu ngày hôm nay chúng ta không toại ý, thì đừng nói làm giáo chủ, dù được làm nữ hoàng tôi cũng không muốn. Nói tới đó, hai má nàng đỏ bừng. Vô Kỵ cảm thấy nàng đang nức nở khóc ở trong lòng mình. Giữa lúc ấy, Ðại ỷ Ty ở ngoài phòng bỗng lên tiếng gọi:- Tiểu Siêu, nếu con không kiềm chế nổi tình dục thì liên luỵ đến tính mạng của Trương công tử đấy.Tiểu Siêu giật mình, vội đứng phắt dậy và nói tiếp với Vô Kỵ:-Thưa công tử, xin công tử từ nay trở đi đừng có nhớ tiểu nữ Hân cô nương theo mẹ tôi lâu năm và cũng là người mà công tử đã thương từ trước đến nay. Cô ta mới thật xứng đáng kết duyên với công tử.Vô Kỵ khẽ đáp:- Tiểu Siêu, chúng ta cứ việc thí mạng với chúng xông ra khỏi nơi đây bắt cho kỳ được một hai tên Bảo Thụ vương rồi uy hiếp chúng phải đưa chúng mình về Linh Xà đảo.Tiểu Siêu rầu rĩ lắc đầu nói tiếp:- Lần này chúng đã tinh khôn rồi, Tạ đại hiệp và Hân cô nương đều bị chúng dùng dao kiếm canh chừng, nếu chúng ta có cử động gì khác, tức thì hai người đó sẽ bị chúng giết luôn.Nói xong, nàng mở khoang thuyền ra, quả nhiên Vô Kỵ thấy Ðại ỷ Ty đang đứng ở trước cửa và có hai người Ba Tư tay cầm trường kiếm dí mũi kiếm vào lưng nàng, còn hai người Ba Tư khác thì cúi mình vái chào Tiểu Siêu. Tiểu Siêu ngang nhiên đi thẳng ra ngoài bong thuyền, Vô Kỵ liền theo sau.Quả nhiên chàng thấy Tạ Tốn với các người đều bị võ sĩ người Ba Tư ghìm kiếm uy hiếp. Tiểu Siêu liền nói với Vô Kỵ rằng:- Thưa công tử, ở đây có thuốc của người Ba Tư rất linh nghiệm, công tử hãy lấy thuốc đó chữa cho Hân cô nương!Nói xong, nàng dùng tiếng Ba Tư dặn bảo mấy lời. Công Ðức vương vội lấy lọ thuốc cao ra trao cho Vô Kỵ. Tiểu Siêu lại dặn tiếp Vô Kỵ:- Tôi sai người tiễn quý vị về Trung thổ, chúng ta từ biệt nơi đây, dù Tiểu Siêu này ở Ba Tư nhưng ngày ngày cũng chúc phúc cho công tử được khỏe mạnh và được mọi sự như ý.Tới đó nàng nghẹn ngào không sao nói tiếp được nữa, Vô Kỵ liền đỡ lời:- Cô nương sống một mình ở chốn hổ lang cũng phải nên cẩn thận lắm mới được!Tiểu Siêu gật đầu, sau đó ra lệnh cho thuộc hạ sửa soạn thuyền bè tiễn đưa mọi người. Tạ Tốn, Hân Ly, Triệu Minh, Chỉ Nhược lần lượt xuống thuyền. Tiểu Siêu đưa cả Ðồ Long đao, Ỷ Thiên kiếm và sáu chiếc Thánh hỏa lệnh cho Vô Kỵ. Rồi nàng gượng cười một tiếng, vẻ mặt rầu rĩ giơ tay lên chào từ biệt. Vô Kỵ không biết nói năng thế nào cho phải, đứng ngẩn người ra giây lát rồi mới nhảy xuống thuyền, đồng thời nghe có tiếng tù và từ thuyền của Tiểu Siêu thổi lên "tu tu" mấy tiếng và trông thấy thuyền đó giương buồm lên đi ngay, mỗi lúc một xa dần. Nhưng chàng vẫn thấy Tiểu Siêu đứng ở mũi thuyền hướng về phía thuyền của chàng. Chàng nhìn theo cho tới khi chiếc thuyền lớn của Tiểu Siêu chỉ còn là một chấm đen, nhưng mỗi khi gió bể thổi tới, chàng còn nghe như có tiếng khóc văng vẳng của nàng vọng lại. Hân Ly rịt thuốc của người Ba Tư, vết thương tuy đỡ, nhưng khắp người vẫn còn nóng, nàng nói mê sảng luôn. Thì ra, nàng phiêu lưu trên mặt bể mấy ngày, người đã đau yếu, lại thêm bị gió lạnh, thuốc cứu thương kia chỉ có thể chữa được ngoại thương thôi, chứ phong tà ở trong người thì phải dùng thuốc khác mới có thể chữa khỏi được. Vô Kỵ trong lòng lo âu vô cùng. Ðến ngày thứ ba mọi người đã trông thấy đằng phía Ðông xa xa có một cái đảo nhỏ hiện ra. Vô Kỵ liền dặn bảo người cầm lái cho thuyền về phía đó. Người cầm lái có vẻ không muốn, lẩm bẩm nói tiếng Ba Tư hình như muốn nói là giáo chủ chỉ sai hắn đưa mọi người về tới Ðại lục ở Trung Nguyên thôi, chứ không bảo đưa tới một hoang đảo nào cả. Vô Kỵ dùng tay chỉ trỏ để giải thích cho người đó biết là mình định lên hoang đảo tìm thuốc cứu Hân Ly. Người cầm lái vẫn không hiểu, cứ lắc đầu hoài. Vô Kỵ nóng lòng sốt ruột, liền tiến tới gần, cướp lấy tay lái và tự ý lái lấy.Khi thuyền tới cạnh đảo thì trời đã sâm sẩm tối. Mọi người ở trên mặt bể lâu ngày tất nhiên ai cũng say sóng, lúc này được lên trên đất liền người nào người nấy đều cảm thấy sảng khoái vô cùng. Ðảo này ngang dọc không đầy mấy dặm, đứng đầu này có thể trông thấy hết đầu kia, nhưng khí hậu trên đảo rất ôn hòa nên cây cối mọc um tùm, Vô Kỵ nhờ Chỉ Nhược trông nom Triệu Minh và Hân Ly hộ, rồi một mình đi kiếm thuốc cho bệnh nhân. Trên đảo tuy có rất nhiều hoa cỏ, nhưng những vị có thể dùng làm thuốc thì lại rất hiếm, chàng tìm hoài mà chỉ lấy được có một vị đành phải trở về chỗ cũ. Chàng thấy Chỉ Nhược đã dùng củi khô đốt lửa và thấy Hân Ly tinh thần có vẻ sảng khoái hơn trước, khi thấy chàng vừa về tới, đã vội hỏi:- A Ngưu đại ca, tối nay chúng ta ngủ ở đây, đừng xuống thuyền ngủ nữa. Thấy nàng đề nghị như vậy, ai nấy đều vỗ tay tán thành, vì thấy trên đảo có nước ngọt mà lại không có dã thú. Sáng hôm sau, mọi người thức tỉnh, khi mở mắt ra nhìn, không thấy chiếc thuyền của Ba Tư nữa. Vô Kỵ giật mình kinh hãi, vội chạy đến bờ biển, tìm kiếm khắp nơi cũng không thấy tung tích của chiếc thuyền đó đâu cả.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 77
Biệt Vô Tông Tích
Vô Kỵ đứng dậy vừa đi được một bước thì chân vướng phải một vật gì mềm nhũn, suýt tí nữa ngã lăn ra đất. Chàng thấy hai chân như không có sức, kinh ngạc vô cùng, vội hỏi Tạ Tốn:- Nghĩa phụ có được mạnh không?Nhưng chàng không nghe thấy Tạ Tốn trả lời, vội chạy tới chỗ Sư vương nằm, thấy nghĩa phụ mình đang ngủ rất say, lúc ấy mới yên tâm. Triệu Minh, Chỉ Nhược, Hân Ly ba người thì ngủ sau một tảng đá lớn. Chàng vội chạy tới đó xem, chỉ thấy Chỉ Nhược với Hân Ly nằm cạnh nhau, còn Triệu Minh thì mất tích. Chàng trông thấy mặt Hân Ly đầy những máu, liền cúi xuống nhìn, thấy mặt của người yêu bị rạch mười mấy nhát dao, nằm mê man bất tỉnh. Chàng vội nắm tay nàng thăm mạch thử xem, thấy mạch vẫn chạy nhưng rất yếu ớt. Chàng lại nhìn Chỉ Nhược, thấy tóc của nàng bị cắt mất một mảng lớn, tai trái cũng bị cắt đứt mất một nửa, máu còn rỉ ra, nhưng mặt nàng rất tươi, tựa như đang nằm mơ một giấc mơ thần tiên vậy. Dưới ánh nắng mặt trời mới mọc, trông nàng đẹp như hoa nở. Vô Kỵ thấy tình cảnh đó trong lòng đau khổ và lên tiếng kêu gọi:- Chu cô nương, hãy mau thức tỉnh lại.Chỉ Nhược vẫn mê man, chàng bèn lay vai nàng mấy cái mới thấy nàng ngáp, hơi thở của nàng thơm như hoa lan. Nhưng sau đó nàng lại trở mình ngủ thiếp đi. Chàng biết nàng đã uống trúng phải thuốc mê, chàng rất ngạc nhiên đêm qua xảy ra việc quái dị như vậy mà mình không hay biết gì. Và lúc này chàng lại thấy mình không có hơi sức gì hết, nên chàng mới biết chính mình cũng trúng độc rồi. Chàng gọi Chỉ Nhược hoài mà không thức dậy, liền chạy đến gọi Tạ Tốn:- Nghĩa phụ, nghĩa phụ!Tạ Tốn mơ mơ hồ hồ hỏi lại:- Làm gì thế?Vô Kỵ đáp:- Nguy tai, chúng ta đã trúng phải âm mưu độc kế của bọn tiểu nhân rồi.Tiếp đó, chàng kể cho Tạ Tốn hay, thuyền của người Ba Tư đã bỏ chạy, Hân Ly và Chỉ Nhược bị thương. Tạ Tốn nghe xong kinh ngạc, hỏi tiếp:- Còn Triệu cô nương đâu?Vô Kỵ rầu rĩ đáp:- Không thấy nàng đâu cả.Nói xong, chàng vận nội công thử xem, thấy tay chân vẫn yếu ớt, không sao lấy sức được. Rồi chàng lại nói tiếp:- Nghĩa phụ! Chúng ta đã bị người ta cho uống thuốc độc "thập hương nhuyễn cân tán" rồi.Chuyện các tay cao thủ của sáu đại môn phái bị Triệu Minh cho uống nhuyễn cân tán, rồi cùng bị bắt trói trên chùa Vạn Pháp, Tạ Tốn đã nghe Vô Kỵ kể cho hay một lần rồi nên Sư Vương vội đứng dậy đi thử xem, thấy bước đi của mình cũng loạng choạng, không có một chút hơi sức nào cả. Sư Vương định thần giay lát rồi nói:- Có phải nàng đã đem cả Ðồ Long đao với Ỷ Thiên kiếm đi không?Vô Kỵ nhìn chung quanh, quả nhiên không thấy đao kiếm đâu cả. Chàng tức giận vô cùng suýt khóc lên thành tiếng. Chàng không phải thương tiếc gì đao kiếm bị người lấy trộm mất mà không ngờ Triệu Minh lại nhân lúc nguy nan này giở gian kế ra đối xử với mình như vậy. Chàng đứng ngẩn người giây lát, bỗng sực nhớ đến vết thương của Hân Ly, vội chạy lại cạnh người tiểu muội và nàng Chỉ Nhược, chàng đẩy Chỉ Nhược mấy cái, nhưng thấy nàng vẫn ngủ say như thường liền nghĩ thầm: "Nội lực của ta cao thâm nhất, vì thế mới thức tỉnh sớm hơn hết, sau đó mới tới nghĩa phụ, còn nội lực của Chu cô nương thì kém ta với nghĩa phụ xa, nên tới giờ nàng chưa tỉnh". Nghĩ đoạn, chàng liền xé một mảnh áo lau sạch những máu dính trên mặt Hân Ly. Chàng thấy mặt nàng bị chém ngang dọc mấy nhát dao, trông những vết thương đó chàng biết ngay kẻ tiểu nhân kia đã dùng ỷ Thiên kiếm rạch mặt nàng. Hân Ly bị Kim Hoa bà bà đả thương đến giờ, vì máu ra quá nhiều, chất độc của những con nhện độc lan tràn theo máu mà chạy khắp mình mẩy, mặt nàng đã bớt sưng được một phần, bộ mặt xinh đẹp xưa kia đã khôi phục dần, nhưng bây giờ nàng lại bị chém mấy nhát như thế, bộ mặt lại trở nên xấu xí kinh dị. Vô Kỵ thấy vậy vừa đau lòng vừa tức giận, nghiến răng mím môi nói:- Triệu Minh ơi Triệu Minh! Ngươi đừng để cho ta bắt gặp thì thôi, còn nếu có dịp nhìn thấy ngươi, ta quyết sẽ rạch mặt ngươi mười bảy mười tám nhát như vậy. Nếu không làm được như thế, ta không còn là Trương Vô Kỵ nữa.Nói xong, chàng định thần giây lát, chạy đi kiếm ít thuốc lá "chỉ huyết" bỏ vào mồm nhai nát rịt lên trên mặt Hân Ly. Sau đó, chàng lại rịt thuốc vào trán và tai của Chỉ Nhược. Chỉ Nhược ngáp một cái rồi mở mắt ra nhìn, nàng bỗng thấy Vô Kỵ giơ tay ra rờ đầu mình. Nàng hổ thẹn vô cùng, mặt đỏ bừng vội giơ tay lên gạt tay Vô Kỵ ra, hờn giận hỏi:- Giáo chủ làm gì thế?Nàng chưa nói dứt, đã cảm thấy tai đau nhức, vội đưa tay lên rờ mó, liền thất thanh kêu "ủa" một tiếng. Nàng giật mình kinh hãi, nhảy hẳn người lên tự hỏi:- Tại sao thế?Rồi đột nhiên ngã khuỵu xuống, lăn vào lòng Vô Kỵ, Vô Kỵ vội đỡ lấy nàng và an ủi:- Chu cô nương đừng sợ.Chỉ Nhược thoáng trông thấy mặt Hân Ly rùng rợn như vậy, vội giơ tay lên rờ mặt mình và hỏi:- Tôi... có bị như chị Hân Ly không?Vô Kỵ đáp:- Không, cô chỉ bị thương nhẹ thôi.Chỉ Nhược kinh hãi hỏi tiếp:- Có phải bọn ác đồ Ba Tư hạ độc thủ đấy không? Tôi... tại sao tôi không biết một tí gì cả?Vô Kỵ thở dài một tiếng rồi đáp:- Tôi e chính Triệu cô nương đã hạ độc thủ như vậy, tối hôm qua trong lúc chúng ta ăn uống, nàng đã bỏ thuốc độc vào trong thức ăn.Chỉ Nhược nghe nói ngẩn người ra, rờ tay lên chỗ tai bị cắt, rồi khóc nức nở. Vô Kỵ vội an ủi:- Chu cô nương, không có gì đáng lo ngại cả. Vết thương của cô nương không nặng lắm, tuy tai có bị cắt một miếng nhưng vẫn có thể buông xoã tóc xuống che lấp được, như thế không mất sắc đẹp của cô nương đâu.Chỉ Nhược lại nói tiếp:- Giáo chủ bảo lấy tóc che lấp sao được, giáo chủ coi, đuôi tóc của tôi cũng bị cắt, còn đâu nữa.Vô Kỵ lại nói:- Cô nương khỏi lo, nếu tóc trên đầu không mọc được, vẫn có thể đội tóc giả...Chỉ Nhược lại hờn giận trả lời:- Tại sao tôi lại phải đội tóc giả? Ðến bây giờ giáo chủ còn bảo vệ Triệu cô nương của giáo chủ nữa không?Vô Kỵ bị Chỉ Nhược đay nghiến, xấu hổ vô cùng, nhưng cũng ngượng nghịu đáp:- Y ác độc thật, chém nát mặt Hân cô nương như vậy... rồi nhất định không tha thứ cho y thị đâu!Chàng càng nhìn mặt Hân Ly càng đau lòng và ứa nước mắt. Lúc ấy một người mê man bất tỉnh, ba người trúng độc mất hết hơi sức cũng nằm ở trên hoang đảo. Dù Tạ Tốn với Vô Kỵ là anh hùng nhất thời cũng phải bàng hoàng kinh hoảng. Vô Kỵ vội ngồi xếp bằng tròn thử vận nội công xem sao. Chàng cảm thấy bị trúng độc rất nặng, chàng biết rằng trúng phải thuốc độc đó, phải có thuốc giải độc của Triệu Minh mới có thể cứu được. Nhưng chàng nghĩ ngồi thúc thủ chịu chết, thì chi bằng vận dụng nội công siêu phàm nhập thánh của mình để chống đối với thứ thuốc độc đó thử xem. Vận nội công hơn tiếng đồng hồ, chàng mới hơi yên tâm vì thấy hơi sức phục hồi rất nhiều, nhưng môn Cửu Dương thần công này không thể nào truyền cho Tạ Tốn và Chỉ Nhược ngay để hai người vận nội công cứu chữa như mình được. Cho nên chàng đành phải tự mình xua đuổi hết chất độc ra ngoài rồi mới vận thần công đó để cứu chữa cho Tạ Tốn và Chỉ Nhược. Môn thần công của chàng nói ra thì rất giản dị nhưng lúc thi hành thì lại phức tạp và phiền phức vô cùng. Luyện tới ngày thứ bảy, Vô Kỵ chỉ đẩy được ba thành chất độc trong người thôi. "Thập hương nhuyễn cân tán" vốn là một chất độc lợi hại vô cùng. Trước đây, những người tài ba như Thiếu Lâm thần tăng mà cũng đành chịu thua môn thuốc độc này. Bây giờ Vô Kỵ luyện nội công trong bảy ngày mà xua đuổi được ba thành chất độc, khôi phục được một hai thành công lực, như vậy kể cũng hiếm lắm rồi. Có thể nói trong thiên hạ không có người thứ hai làm nổi như chàng. Cũng may thứ thuốc độc đó chỉ làm cho người ta mất hết hơi sức thôi, chứ không làm hại đến thân thể được. Mấy ngày đầu, Chỉ Nhược buồn bực hết sức, nhưng dần dần cũng quen đi, ngày nào cũng cùng Tạ Tốn đi bắt cá bắn chim, đun nước, thổi nấu. Ðêm thì một mình nàng vào trong hang động ngủ còn Vô Kỵ và Tạ Tốn thì nằm ở bên ngoài, cách hang động khá xa. Hai mắt tuy mù, Tạ Tốn sớm biết nàng có tình với Vô Kỵ nên nàng mới phải thủ lễ như vậy. Vì thế Sư vương rất kính trọng nàng. Vô Kỵ cũng hổ thẹn ngầm và nghĩ thầm:-Mối tai hoạ này là do ta mà nên cả. Triệu cô nương rõ ràng là Quận chúa của quân Mông Cổ, là kẻ thù của Minh giáo, trong võ lâm đã có không biết bao cao thủ bị chết vì tay nàng. Thế mà ta không đề phòng nàng chút nào, thật là ngu dại vô cùng.Chàng thấy Tạ Tốn với Chỉ Nhược không hề oán trách chàng đến nửa lời nên trong lòng lại càng hổ thẹn và đau đớn thêm. Có lúc chàng trông thấy sắc mặt của Chỉ Nhược, cảm thấy hình như nàng muốn nói:- Chỉ vì giáo chủ ham mê sắc đẹp của nàng Triệu Minh, nên mới gây nên tai hoạ như vậy.Chất độc trong người của Vô Kỵ càng ngày càng ít dần, trái lại vết thương của Hân Ly càng ngày càng nặng thêm. Trên hoang đảo này lại rất ít thuốc men, dù chàng có yêu thuật thần thông đến đâu cũng không chữa được. Chàng biết vết thương của Hân Ly có thể cứu chữa được, nhưng trên đảo không có thuốc, lại thiếu những cây lớn, bằng không chàng đã nhặt thân cây làm bè, mạo hiểm trở về đất liền rồi. Lúc ấy tim của chàng như bị muôn vạn con dao nhọn đâm trúng hòai. Tới đêm, chàng nhai một ít cỏ thoái nhiệt mớm cho Hân Ly uống. Chàng thấy nàng ta không nuốt nổi, đau lòng đến ứa nước mắt ra. Lệ của chàng nhỏ xuống mặt nàng, nàng bỗng thức tỉnh mỉm cười và nói:- A Ngưu đại ca hà tất phải rầu rĩ như thế làm chi, em sắp xuống âm phủ và sắp được gặp tiểu quỷ Trương Vô Kỵ, con người nhẫn tâm và chết non kia. Em sẽ bảo y biết trên thế gian này có một vị là A Ngưu đại ca đối xử với em tử tế hơn Vô Kỵ nhiều.Vô Kỵ nghẹn ngào không sao nói ra tiếng để trả lời nàng được. Chàng phân vân, không biết có nên nói rõ mình là Trương Vô Kỵ không? Giữa lúc đó Hân Ly đã nắm chặt tay chàng và nói:- A Ngưu đại ca, trước sau em vẫn không nhận lời lấy anh, chẳng hay anh có hận em không? Em đoán chắc vì muốn làm cho em được vui, nên anh mới dối em đấy thôi, chứ em mặt mũi xấu xí tính nết lại quái dị như thế này thì khi nào được anh để ý tới em.Vô Kỵ đáp:- Không, tôi không lừa dối cô đâu. Cô quả thật là một cô bé, tình thâm ý thực, nếu tôi cưới được cô làm vợ thì đời tôi thực là hạnh phúc. Chớ tới khi cô khoẻ mạnh và mọi việc của chúng ta cũng dàn xếp xong, chúng ta sẽ kết hôn với nhau, chẳng hay cô có bằng lòng không?Hân Ly giơ tay ra khẽ vuốt má chàng, lắc đầu mấy cái rồi trả lời:- A Ngưu đai ca, em không thể nào lấy anh được vì lòng em đã hứa cho Trương Vô Kỵ, một tên hung ác và nhẫn tâm rồi... A Ngưu đại ca, em hơi sợ, sợ xuống đến âm ty, không biết y có đối đãi với em hung ác như trước nữa không?Vô Kỵ thấy nàng ta ăn nói tỉnh táo hai má đỏ bừng, liền giật mình, kinh hãi và thầm nghĩ:- Ðây là hiện tượng hồi quan phản chiếu. Chẳng lẽ này hôm nay nàng sẽ tận số hay sao?. Chàng lại ngẩn người ra suy nghĩ, nên không nghe thấy Hân Ly nói gì. Nàng lại nắm lấy cổ tay chàng và hỏi lại một lần nữa. Với giọng dịu dàng, chàng trả lời:- Y sẽ vĩnh viễn đối đãi tử tế với cô, coi cô như hạt châu hạt báu của y vậy.Hân Ly lại nói tiếp:- Ðại ca thử đoán xem, y có thể đối đãi với em bằng được một nửa của sự đối đãi của đại ca không?- Trên có trời dưới có đất chứng kiến cho, quả thật tôi biết Trương Vô Kỵ đã thành thật yêu cô. Tôi biết y đã hối hận lúc còn nhỏ đối đãi với cô nương hung tợn như vậy. Y... Y cũng như... tôi không có một tí gì khác lạ hết.Hân Ly thở dài một tiếng, mồm tủm tỉm cười và nói tiếp:- Nếu vậy... nếu vậy em mới yên tâm...Nói tới đó, hai tay nàng đang nắm chặt tay của Vô Kỵ đã từ từ buông ra, hai mắt nhắm nghiền và tắt thở tức thì. Vô Kỵ ôm xác của nàng vào lòng nghĩ thầm:-Cho tới lúc thở hơi cuối cùng mà nàng cũng chưa biết ta là Trương Vô Kỵ. Mấy ngày gần đây nàng cứ mê man bất tỉnh, ta không sao nói rõ chân tướng của ta cho nàng hay được. Trong lúc nàng "hồi quang phản chiếu" đầu óc tỉnh táo, trong phút chốc ấy, tại sao ta không nói cho nàng hay? Sự thực tới lúc đó, nói hay không cũng vậy thôi, Vô Kỵ lòng đau như cắt, không sao khóc ra tiếng được liền nghĩ thầm:- Nếu Triệu Minh không rạch mặt nàng, chưa chắc nàng đã chết, nếu Triệu Minh không bỏ rơi chúng ta ở trên đảo hoang này thì chỉ trong vài ngày ta cũng đã về tới Trung thổ rồi. Như vậy có phải ta đã có cách cứu nàng thoát chết không? Nghĩ tới đó, chàng hậm hực, buộc miệng lên tiếng nói:- Triệu Minh ơi! Triệu Minh, lòng dạ ngươi ác độc như rắn rết, thế nào cũng có ngày lọt vào tay ta, Vô Kỵ quyết không tha thứ cho ngươi đâu.Chàng vừa nói tới đó, bỗng nghe thấy phía sau lưng có giọng nói lạnh lùng xen lời:- Nhưng tới khi giáo chủ trông thấy bộ mặt đẹp như hoa nở của nàng thì lại không đang tay hạ thủ phải không?Vô Kỵ vội quay người lại, mới hay đó chính là Chỉ Nhược, vẻ mặt nàng lạnh lùng và hình như còn khinh miệt chàng nữa. Chàng vừa đau lòng vừa hổ thẹn, vội đáp:- Tôi đã thề trước xác của cô em họ rồi, nếu tôi không giết chết yêu nữ đó thì Vô Kỵ tôi không còn mặt mũi nào sống trên đời này nữa.- Như vậy mới phải là chí của một người đàn ông chứ.Nói xong, nàng tiến lên vuốt ve xác Hân Ly và lớn tiếng khóc lóc. Tạ Tốn nghe tiếng khóc vội lần mò tới, biết Hân Ly đã chết cũng đau lòng vô cùng. Vô Kỵ đào một cái huyệt ở trên núi để chôn cất Hân Ly rồi bẻ một cành cây cắm lên trên. Sau đó, chàng lấy con dao găm của Hân Ly khắc trên cành cây đó mấy chữ "ái thê Thù Nhi, Hân Ly chi mộ" bên dưới khắc "Trương Vô Kỵ cẩn lộc". Khắc xong mấy chữ đó, chàng liền quỳ xuống đất vái lạy, khóc lóc thê thảm. Chỉ Nhược liền khuyên can:- Trương giáo chủ, Hân cô nương yêu giáo chủ như vậy mà giáo chủ đối với nàng cũng nhân nghĩa trí tận rồi, quý hồ giáo chủ đừng phụ lời thề hôm nay, cố giết chết Triệu Minh để trả thù cho nàng. Cô em họ Hân dù có ở dưới chín suối cũng ngậm cười chớ không sai.Vô Kỵ vì sự đau thương đó không vận nội công khiến độc tố ở trong người lại tản mát ra. Vì vậy, chàng phải tốn thêm bảy tám ngày mới dồn được độc tố đó ra khỏi người thì đã mất hơn một tháng. Trên đảo nhỏ này khác hẳn Băng Hỏa đảo và Linh Xà đảo, cây cối thưa thớt và không có một con dã thú nào hết, vì vậy ba người càng khốn cùng thêm. Chỉ Nhược biết Vô Kỵ đau buồn vì thương tiếc Hân Ly và tức giận Triệu Minh xảo trá, hơn nữa Vô Kỵ lại không có người hầu hạ, nên nàng càng đặc biệt an ủi chàng. Vô Kỵ vận thần công, xua đuổi hết độc tố ở trong người của Tạ Tốn xong, lại định giúp Chỉ Nhược dồn độc tố ra ngoài, nhưng khi nghĩ đến cách xua đuổi độc tố phải để một bàn tay áp chặt vào sau lưng bệnh nhân, còn bàn tay khác ấn vào lỗ rốn, chàng lại thấy ngại ngùng, vì hai người là thanh niên nam nữ, chàng đâu dám chạm vào da thịt nàng như vậy. Nhưng nếu không chữa chạy cho nàng, thì là sao mà dồn Cửu Dương chân khí sang người nàng được. Chàng trù trừ không biết giải quyết như thế nào cho phải. Chàng suy nghĩ mấy ngày liền mà vẫn chưa tìm ra được một phương pháp nào hoàn hảo cả. Một tối hôm nọ, Tạ Tốn bỗng lên tiếng nói:- Vô Kỵ thử nghĩ xem, chúng ta còn phải ở trên đảo này bao nhiêu ngày nữa?Vô Kỵ ngẩn người ra giây lát rồi đáp:- Vấn đề này khó nói lắm, bây giờ chỉ mong có thuyền bè nào đi qua đây rồi nhờ họ cứu chúng ta về Trung thổ mà thôi.Tạ Tốn lại hỏi tiếp:- Hơn một tháng nay, con có thấy hình bóng thuyền bè nào đi qua đây không?- Không.- Phải rồi, chưa biết chừng ngày mai sẽ có thuyền đến nơi, nhưng cũng chưa biết chừng trăm năm nữa mới có thuyền đi qua cũng nên.Vô Kỵ thở dài một tiếng rồi nói tiếp:- Hòn đảo này mọc trơ trụi ở giữa mặt bể và nơi đây cũng không phải là đường đi của các thuyền bè. nên sự hy vọng trở về Trung thổ của chúng ta rất mỏng manh.- Trên đảo này không sao kiếm ra được thuốc giải độc, vậy độc tố ở lại trong người, ngoài việc chân tay mỏi mệt, không có hơi sức, còn có tệ hại gì nữa không?- Không có việc gì hết, nhưng không chữa ngay, lâu ngày lục phủ ngũ tạng cũng tổn thương.- Thế ư! Như vậy sao con không mau xua đuổi độc tố cho Chu cô nương đi? Cha mẹ của Chu cô nương vốn là người của bổn giáo, nàng lại là chưởng môn của phái Nga Mi. Người hiền hậu và có đức như thế thực trên thế gian này khó có người thứ hai, chẳng lẽ con lại hiềm mặt cô ta xấu xí hay sao?Vô Kỵ đáp:- Không, Chu cô nương là người đẹp nhất thế gian này, trên thế gian này không có người thứ hai đẹp như thế.Tạ Tốn lại tiếp:- Nếu vậy để nghĩa phụ đứng ra làm chủ hôn để con cưới nàng làm vợ, như vậy con khỏi lo ngại về vấn đề "nam nữ thụ thụ bất thân" nữa.Chỉ Nhược đang lắng tai nghe hai người nói chuyện, thấy nói đến cuộc hôn nhân của mình, nàng hổ thẹn vô cùng, vội đứng dậy đi ra nơi khác, nhưng Tạ Tốn đã nhảy tới ra tay cản ngăn, không cho nàng đi, rồi vừa cười vừa bảo nàng rằng:-Cháu đừng đi đâu hết, ngày hôm nay ta nhất định phải làm mai cho được cuộc hôn nhân này.Chỉ Nhược đáp:- Cám ơn Tạ lão gia, bây giờ chúng ta chỉ mong làm sao về được Trung thổ thôi, chứ nghĩ làm gì đến những chuyện vớ vẫn ấy.Tạ Tốn cười ha hả và nói tiếp:- Nam nữ hỗn hợp, đó là một đại sự của đời người, sao cháu lại bảo là bậy bạ được? Chính cha mẹ của Vô Kỵ cũng kết hôn với nhau trên hoang đảo. Nếu hai người không phải vượt qua lễ giáo của xã hội thì trên đời này làm gì có thằng nhỏ Vô Kỵ? Huống hồ ngày hôm nay đã có nghĩa phụ làm chủ hôn cho hai con, Vô Kỵ chẳng lẽ con không yêu Chu cô nương hay sao? Không muốn xua đuổi độc tố trong người nàng hay sao?Chỉ Nhược giơ tay lên ôm mặt, cứ định bỏ chạy, nhưng Tạ Tốn đã nắm chặt tay áo của nàng, vừa cười vừa nói tiếp:- Cô định đi đâu? Cô tưởng tránh mặt được mãi hay sao? Trên đảo này chỉ có ba chúng ta thôi, lúc nào mà chẳng gặp mặt nhau? à, hay cô không muốn lão già mù này làm bố chồng cô? Chỉ Nhược đáp:- Không, không phải thế.Tạ Tốn lại hỏi tiếp:- Thế cô đã nhận lời chưa?Thấy Chỉ Nhược luôn mồm nói "không" hoài, Tạ Tốn liền vừa cười vừa hỏi tiếp:- Hay là cô hiềm Vô Kỵ nghĩa tử của lão, là kẻ bất tài phải không?Chỉ Nhược ngừng giây lát vội đáp:- Trương công tử võ công trác tuyệt, tiếng tăm lừng lẫy vô cùng, lấy... lấy được người chồng như vậy thì còn gì bằng... nhưng... nhưng...Tạ Tốn lại hỏi tiếp:- Nhưng cái gì cơ chứ?Chỉ Nhược liếc mắt nhìn Vô Kỵ rồi đáp:- Công tử... công tử chỉ yêu một mình Triệu cô nương thôi, cháu biết lắm.Tạ Tốn nghiến răng mím môi nói tiếp:- Con khốn nạn Triệu Minh làm hại chúng ta như thế này, khi nào Vô Kỵ còn mê man, không tỉnh ngộ nữa. Vô Kỵ, con cứ nói thật cho ta với Chu cô nương hay đi.Vô Kỵ chưa biết trả lời ra sao cho phải, thì bỗng chàng trông thấy hình bóng của Triệu Minh hiện lên đang tủm tỉm cười với mình, liền nghĩ thầm:- Cưới được một người vợ như Triệu Minh, đời mình mới có hạnh phúc...Chàng vừa nghĩ tới đó, lại thấy bộ mặt của Hân Ly dính đầy máu và bị kiếm chém nát. Chàng liền giật mình, vội trả lời Tạ Tốn ngay:- Thưa nghĩa phụ, Triệu cô nương là kẻ thù lớn của con, thế nào con cũng phải giết nàng để trả thù cho biểu muội.Tạ Tốn quay lại nói tiếp với Chỉ Nhược:- Ðó, Chu cô nương nghe thấy chưa? Cô nương còn nghi kỵ gì nữa không?Chỉ Nhược khẽ đáp:- Cháu chưa yên tâm... trừ phi... trừ phi Trương công tử phải... phải thề thì cháu mới chịu, bằng không cháu đành để cho độc tố nó tan ra mà chết chứ không chịu để cho công tử chữa giúp.Tạ Tốn liền ra lệnh cho Vô Kỵ:- Vô Kỵ, con thề ngay đi.Vô Kỵ không ngần ngại gì hết, quỳ ngay xuống đất và nói:- Nếu Trương Vô Kỵ tôi quên mối thù của biểu muội thì trời đất sẽ không dung thứ cho.Chỉ Nhược lại nói tiếp:- Công tử phải nói rõ là công tử sẽ đối xử với Triệu cô nương ra sao?Tạ Tốn nghe thấy Chỉ Nhược nói như vậy, cười thầm và nghĩ:- Cô bé này có máu ghen không thua gì Hoạn Thư, chưa vào nhà chồng mà đã bắt chồng làm việc này việc nọ rồi. Nàng rất khôn ngoan bắt buộc Vô Kỵ như vậy, sau này Vô Kỵ không còn cách gì mà trở mặt.Nghĩ đoạn, Sư vương liền bảo Vô Kỵ:- Vô Kỵ, con cứ nghe lời Chu cô nương mà nói thật cho rõ đi.Bất đắc dĩ, Vô Kỵ phải lớn tiếng nói:- Yêu nữ Triệu Minh đã ra công giúp sức cho hoàng triều Mông Cổ của y thị, làm cho dân chúng khổ sở biết bao, lại giết hại võ lâm nghĩa sĩ và lấy trộm bảo đao của nghĩa phụ tôi để giết hại biểu muội tôi là Hân Ly. Vô Kỵ tôi sống ở trên đời này không ngày nào là quên mối thù ấy. Nếu tôi trái lời thề sẽ bị trời chu đất diệt.Chỉ Nhược có vẻ hài lòng, tủm tỉm cười và nói tiếp:- Chỉ sợ lúc ấy công tử lại nương tay không dám giết nàng ta thôi.Tạ Tốn xen lời nói:- Ở trên đảo này không có lịch để ta chọn ngày lành tháng tốt, vả lại chúng ta là người giang hồ hào kiệt, không mê tín như người thường, vậy hai bên đã bằng lòng rồi thì hãy quỳ xuống vái lạy trời đất để thành hôn, và sau đó Vô Kỵ hãy xua đuổi độc tố trong người Chu cô nương sớm ngày nào hay ngày ấy.Vô Kỵ liền đỡ lời:- Không, thưa nghĩa phụ và cô nương, xin hãy nghe tôi nói. Hân cô nương đối đãi với tôi tình thâm nghĩa trọng như vậy, nàng coi tôi như chồng từ hồi còn nhỏ, tôi cũng coi nàng như vợ từ lâu, tuy tôi với nàng chưa có hôn ước ràng buộc, nhưng đã có nghĩa vợ chồng, vậy nàng mới chết, xác còn chưa lạnh, tôi làm sao mà nhẫn tâm kết hôn với người khác ngay được?Tạ Tốn ngẫm nghĩ hồi lâu rồi nói tiếp:- Con nói rất phải, vậy ý con định thế nào?Vô Kỵ đáp:- Theo ý con thì ngay hôm nay trước hết con xin đính hôn với Chu cô nương để xua đuổi độc tố cho cô ta, như vậy có phải là thuận tiện cả không. Nếu trời phù hộ cho chúng ta bình yên về đến Trung thổ chờ con giết chết Triệu Minh, lấy lại được thanh bảo đao Ðồ Long trao cho nghĩa phụ xong, lúc đó chúng con thành hôn với nhau, có phải lưỡng toàn không?Tạ Tốn vừa cười vừa nói:- Con nghĩ rất phải nhưng nếu mười năm hay trăm năm nữa mà chúng ta không về được đến Trung thổ thì sao?Vô Kỵ đáp:- Ba năm sau, dù chúng ta có dời khỏi hòn đảo này được hay không, con cũng xin nghĩa phụ chủ trì cuộc hôn lễ cho chúng con.Tạ Tốn gật đầu tán thành và quay đầu lại hỏi Chỉ Nhược:- Còn Chu cô nương nghĩ sao?Chỉ Nhược cúi đầu xuống, không trả lời, một lát sau mới lên tiếng:- Cháu là một con bé mồ côi cha mẹ từ hồi còn nhỏ, sống không anh em chú bác gì hết, vậy cháu còn biết hỏi ý kiến ai nữa, nên bất cứ việc gì xin lão gia tự tiện làm chủ cho.Tạ Tốn ha hả cười :- Hay lắm, hay lắm. Thế là chúng ta ba người đã quyết định rồi, bây giờ hai người đã là vị hôn phu phụ, khỏi cần phải nghi kỵ gì nữa. Vô Kỵ, con mau xua đuổi độc tố trong người của vị hôn thê con đi.Nói xong, lão hiệp đi luôn ra phía sau đảo để mặc cho hai người chữa bệnh cho nhau. Vô Kỵ khẽ hỏi Chỉ Nhược rằng:- Em Chỉ Nhược, chẳng hay em có lượng thứ cho nỗi khổ tâm của tôi không?Chỉ Nhược mỉm cười đáp:- Chỉ vì tôi xấu xí, công tử mới vịn lẽ này lẽ nọ từ chối như vậy, nếu tôi là Triệu cô nương chắc lẽ hôm nay đã...Nói đến đây, nàng quay đầu đi, không tiện nói nữa. Vô Kỵ bỗng động lòng và nghĩ thầm:- Khi còn ở trên thuyền nhỏ nổi lênh đênh trên mặt bể, ta đã vọng tưởng sau này sẽ được lấy cả bốn nàng một lúc. Sự thực người ta yêu nhất lại là tiểu yêu nữ thâm độc giảo hoạt bất cứ việc gì cũng dám làm. Ta thực uổng là một anh hùng hào kiệt, ham mê nữ sắc không biết phân biệt thiện ác gì hết...Chỉ Nhược quay đầu lại, thấy chàng cứ đứng ngẩn người ra, nàng vội đứng dậy định đi nơi khác, Vô Kỵ vội giơ tay ra bắt lấy nàng, khẽ kéo một cái, không ngờ vì nàng uống phải thuốc độc nọ mà chân tay không còn chút hơi sức nào cả nên vừa bị Vô Kỵ kéo một cái, nàng ngã sắp về phía trước, ngã luôn vào trong lòng chàng. Nàng hờn giận nói:- Thế nào em cũng sẽ suốt đời bị công tử hà hiếp mất!Vô Kỵ thấy nàng hơi hờn giận, lại càng xinh đẹp hơn trước nhiều, liền ôm chặt nàng và nói:- Chỉ Nhược, hồi nhỏ chúng ta gặp nhau ở trên Hán Thủy, không ngờ bây giờ tôi được toại nguyện. Khi ở trên Quang Minh đỉnh, tôi một mình đấu với bốn ông già của phái Hoa Sơn và Côn Luân, nhờ có em lên tiếng chỉ điểm cho, tôi mới thoát chết, ơn đó tôi không bao giờ quên được.Chỉ Nhược nằm tựa trong lòng chàng, thấy chàng nói như vậy, sực nghĩ lại chuyện xưa, vội hỏi:- Hôm đó thiếp đâm chàng một kiếm, chẳng hay chàng có hận thiếp không?Vô Kỵ đáp:- Tôi thấy em đâm chéo mũi kiếm sang bên, không chịu đâm vào giữa ngực tôi, tôi liền biết ngay là em đã có lòng yêu tôi rồi.Chỉ Nhược giả bộ hờn giận, hai má đỏ bừng, rồi đáp:- Nếu sớm biết có ngày hôm nay, thì lúc ấy thiếp cứ đâm trúng ngay vào trái tim của công tử thì bây giờ đỡ phải lôi thôi phiền phức như thế này, và sau này cũng không bị công tử hà hiếp hay bị công tử chọc tức nữa.Vô Kỵ ghì chặt lấy hai cánh tay nàng và nói tiếp:- Từ giờ trở đi, tôi chỉ có thương mến em thêm, chứ đâu dám hà hiếp em, nhưng không biết hai vợ chồng chúng ta có trở về Trung thổ được không? Chúng ta đã lấy nhau, hai người kết thành một khối rồi thì khi nào tôi lại chọc tức em nữa.Chỉ Nhược quay đầu nhìn mặt chàng giây phút rồi hỏi tiếp:- Nếu thiếp làm sai lầm việc gì mà thất lễ với công tử, chẳng hay công tử có đánh mắng và chém giết thiếp không?Chỉ Nhược quay mặt lại, mặt của nàng chỉ cách mặt Vô Kỵ có vài tấc thôi, nên khi nàng nói, hơi thở của nàng thơm như mùi hoa lan, khiến chàng không sao cầm lòng được, liền đưa môi khẽ hôn vào má nàng một cái và khẽ đáp:- Người nhu mì văn vẻ hiền thục như em thì khi nào em còn lầm lỡ việc gì mà để cho tôi phải trách mắng.Chỉ Nhược vuốt tóc của Vô Kỵ và nói tiếp:- Dù là thánh hiền cũng có lúc lầm lỡ, huống chi là em. Thiếp mồ côi cha mẹ từ hồi nhỏ, không có người dạy bảo, thế nào mà chả có lúc hồ đồ.- Dù em có lầm lỡ việc gì đi chăng nữa, tôi cũng chỉ dùng lời lẽ để khuyên bảo mà thôi.- Công tử quyết không thay lòng đổi dạ chứ? Và cũng không bao giờ ra tay giết thiếp đấy chứ?Vô Kỵ khẽ hôn trán nàng một cái nữa và nhẹ nhàng an ủi tiếp:- Em chớ có nghĩ vơ vẫn nữa, không bao giờ có chuyện như thế đâu.- Công tử phải hứa ngay với thiếp để thiếp yên lòng.- Ðược, tôi sẽ không bao giờ thay đổi tâm tính và chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện giết em.Chỉ Nhược ngước nhìn đôi mắt chàng, rồi nói tiếp:- Thiếp cấm công tử cười hì hì hà hà như vậy, công tử phải nói đứng đắn mới được.Vô Kỵ vừa cười và đáp:- Không hiểu trong đầu óc nho nhỏ của em đang nghĩ gì thế?Chàng vừa nói vừa nghĩ thầm:- Có lẽ vì ta quyến luyến cùng một lúc Triệu Minh, Tiểu Siêu và biểu muội, nên nàng tưởng ta là người đa tình mới không yên trí, nhưng từ giờ trở đi, làm gì có chuyện đó xảy ra nữa? Nghĩ đoạn, chàng nghiêm nét mặt lại, trang trọng nói tiếp:- Chỉ Nhược, em là vợ cưng của tôi, trước kia tôi có đa tình thực, nhưng mong em đừng nghĩ chuyện đó nữa, từ nay trở đi, tôi quyết không thay lòng đổi dạ nữa. Dù em có làm lầm lỗi điều gì, tôi cũng không trách mắng em đến nửa lời.- Vô Kỵ đại ca, đại ca là nam nhi đại trượng phu, nên giữ lời hứa hôm nay nhé.Nàng vừa nói vừa chỉ lên mặt trăng và nói tiếp:- Có mặt trăng kia làm chứng cho chúng ta.- Phải, em nói rất phải, trăng trên trời tức là nhân chứng của chúng ta đấy.Chàng vẫn ôm chặt Chỉ Nhược trong lòng ngửng mặt nhìn trăng tròn và nói tiếp:- Chỉ Nhược, tại suốt đời bị nhiều người lừa dối và bắt nạt, hồi nhỏ vì quá tin người, nên tôi chịu đựng không biết bao nhiêu gian khổ. Bây giờ tôi cũng không nhớ ra đã bị người ta lừa dối hay đánh đập bao nhiêu lần, nhưng tôi chỉ nhớ lúc còn cha mẹ và nghĩa phụ ở trên Băng Hoa đảo, thì không có những người gian trá mưu hại chúng tôi. Lần đầu tiên, khi về đến Trung Nguyên, tôi bị ngay một tên ăn mày đánh lừa, úp chụp cái túi vải lên đầu và bắt tôi đem đi. Tôi có ngờ đâu Triệu cô nương, người cùng sống chết và cùng hoạn nạn với chúng ta, khi chạy tới đảo này, lại bỏ thuốc độc vào thức ăn hại chúng ta.- Ðại ca không bị như thế thì có lẽ đến giờ chưa hối hận...Vô Kỵ cảm thấy tương lai rất hạnh phúc, liền nói:- Chỉ Nhược, em mới thực là người thân thiết vĩnh viễn của tôi, xưa nay em đối đãi với tôi rất tử tế, nếu sau này chúng ta về được tới Trung thổ, em sẽ giúp tôi đề phòng những tiểu nhân xảo trá đó. Tôi có người nội trợ hiền đức như vậy, thật là may mắn vô cùng.Chỉ Nhược lắc đầu đáp:- Thiếp là một con bé vô dụng, nhu nhược, bất tài. Mặt mũi lại xấu xí, đần độn thì bằng sao được với Triệu cô nương người thông minh tuyệt đỉnh, ngoài nàng ta ra, lại có cả Tiểu Siêu cũng hơn em nhiều. Ðại ca nên hiểu, Chu cô nương của đại ca chỉ là một đứa tốt và ngu xuẩn thôi. Chẳng lẽ cho tới ngày hôm nay, đại ca chưa biết con bé này tầm thường như thế hay sao?- Chỉ có cô bé trung hậu hiền đức này mới không lừa dối tôi thôi.- Vô Kỵ đại ca, thiếp được làm vợ chồng với đại ca, trong lòng sung sướng khôn tả, chỉ mong đai ca đừng vì thấy thiếp ngu dốt vô dụng mà khinh thường hà hiếp thiếp... thiếp thế nào cũng cố hết sức hầu hạ cho đại ca được vừa lòng.Hai người ngồi bên cạnh bờ bể, mải chuyện trò tình tứ với nhau không biết lúc ấy trời đã sắp tối. Ngày hôm sau, Vô Kỵ liền dùng Cửu Dương thần công xua đuổi độc tố cho Chỉ Nhược. Chàng không ngờ Chỉ Nhược lại nhiễm độc rất ít, chàng đoán chừng bữa đó nàng ăn ít nên vết thương mới nhẹ hơn Tạ Tốn. Nhưng chàng chữa cho nàng đến ngày thứ bảy, bỗng thấy trong người nàng có một luồng âm hàn cản trở, chống lại với Cửu Dương chân khí của mình. Tuy Chỉ Nhược cố hết sức kiềm chế hơi hàn độc đó lại, nhưng không dễ dàng thâu được Cửu Dương chân khí vào trong người. Vô Kỵ kinh ngạc vô cùng liền hỏi nghĩa phụ xem sao. Tạ Tốn ngẫm nghĩ giây lát rồi đáp:- Ta không hiểu sao hết, nhưng có lẽ nàng đã tập võ công của phái Nga Mi, nên mới có âm hàn khí như vậy.Vô Kỵ gật đầu cho là phải. Cũng may, nội công của Chỉ Nhược kém chàng rất xa, nên không bao lâu âm hàn khí trong người của nàng đã bị Cửu Dương chân khí của chàng lấn át. Tuy vậy chàng đã phải tốn rất nhiều hơi sức hơn là lúc chữa Tạ Tốn. Chàng khen Chỉ Nhược rằng:- Sư phụ của em quả thật là một đại nhân kiệt, nội công của bà truyền thụ cho em là một môn nội công cao thâm nhất trong cửa Phật, bây giờ tôi đã nhận thức ra rồi. Nếu em cứ tiếp tục luyện tập, sau này có thể ngang tài với Cửu Dương thần công của tôi được.- Ðại ca nói dối thiếp, võ công của phái Nga Mi bằng sao được Cửu Dương thần công và Càn Khôn Ðại Nã Di tâm pháp của đại ca.- Chỉ Nhược, thiên tính của em rất thuần hậu, tuy em chưa học hỏi các môn võ công, nhưng nội công của em đã có căn bản rất vững rồi. Theo lời nói của Thái sư phụ tôi, muốn luyện võ công cho tới mức thật cao siêu thì phải có tư chất riêng mới được, chứ chỉ có chăm chỉ và thông minh không thì không thể nào luyện được tới mức tối cao được. Nghe nói cha của Quách nữ hiệp, tổ sư của môn phái em là Quách Tỉnh đại hiệp cũng vậy, người rất đần độn, nhưng võ công đã luyện tới mức thiên hạ vô địch. Thái sư phụ tôi có nói chính võ công của ông ta chưa chắc đã bằng Quách đại hiệp năm xưa. Nội công của phái Nga Mi của em còn cao siêu hơn nữa. Theo sự nhận xét của tôi thì sau này sự thành công của em còn hơn Diệt Tuyệt sư thái nữa. Chỉ Nhược liếc mắt nhìn chàng một cái hờn giận nói tiếp:- Ðại ca muốn lấy lòng thiếp, khỏi phải khen thiếp võ công cao siêu như vậy. Nếu thiếp học được một phần mười của tiên sư, thì thiếp đã mãn ý rồi. Khi nào đại ca truyền thụ Cửu Dương thần công và Càn Khôn Ðại Nã Di cho thiếp, thì lúc ấy thiếp sẽ cảm ơn đại ca liền.Vô Kỵ suy nghĩ hồi lâu chưa kịp trả lời, thì Chỉ Nhược liền nói tiếp:- Ðại ca bảo thiếp không đáng là đồ đệ của Trương giáo chủ hay sao?Vô Kỵ đáp:- Không, tôi nhận thấy nội công của tôi khác hẳn nội công của em nhiều. Nói trắng ra thì nội công của hai người đường lối khác hẳn nhau. Nếu tôi dạy em, thì thực khó nhất trên đời.Chỉ Nhược thở dài một tiếng rồi hỏi tiếp:- Ðại ca không chịu dạy tôi thì thôi, dù không học được võ công cũng không có gì là nguy hiểm hết.- Không, Cửu Dương thần công của tôi thuộc nội công thuần dương, mà nội công của em học theo phái của Nga Mi lại là thuần âm. Muốn âm dương phối hợp vào trong người mình như thế, trên đời này chỉ có Thái sư phụ của tôi, mới có thể học được cả hai môn nội công khác như thế thôi. Người nào nội công kém một chút mà cố học cả hai môn trái ngược đó, thế nào cũng bị "tẩu hỏa nhập ma". Chờ sau này nội công của em luyện tới mức thành tài rồi, lúc ấy em có thể học môn Càn Khôn Ðại Nã Di tâm pháp của anh liền.- Thiếp đã nói đùa với đại ca đấy thôi. Sau này thể nào thiếp cũng ở bên cạnh chàng. Như vậy võ công của chàng với võ công của thiép có phân biệt gì nữa đâu. Chắc Cửu Dương thần công của đại ca thể nào cũng khó luyện lặm, dù đại ca có bắt thiếp luyện, thiếp thấy khó chưa chắc đã chịu đâu.Vô Kỵ nghe thấy nàng nói như vậy khoái chí vô cùng. Hai người âu yếm bên nhau, nên không cảm thấy thời gian trôi chay mau lâu hay sao. Thoáng cái đã qua được vài tháng, lúc ấy đã Ðông cận Xuân tới, Chỉ Nhược cảm thấy sức lực của mình hoàn toàn khôi phục, nên nàng đoán chắc trong người đã hết độc tố. Hôm đó rất đẹp trời; mấy cây hoa đào ở phía Ðông đã nở rất sai. Vô Kỵ tỉa mấy cành hoa đào đem cắm ở trước mộ Hân Ly. Chàng nghĩ đến người em họ đó suốt đời chưa hề được một ngày nào hưởng hạnh phúc hết. Chàng rầu rĩ, bỗng nghe thấy chim hải âu trên mặt bể kêu ríu rít. Chàng ngẩng đầu lên nhìn, bỗng đằng xa, có một chiếc thuyền buồm đang đi tới. Chàng mừng rỡ vô cùng, vội lớn tiếng kêu:- Nghĩa phụ, Chỉ Nhược có chiếc thuyền tới đây nè.Tạ Tốn và Chỉ Nhược nghe thấy tiếng gọi, liền chạy về phía Vô Kỵ. Chỉ Nhược với giọng run run hỏi:- Vô Kỵ đại ca, tại sao có thuyền tới đây như vậy?Vô Kỵ đáp:- Lạ thực, chẳng lẽ là thuyền của giặc?Nửa tiếng đồng hồ sau, chiếc thuyền nọ đã thả neo đậu ở cạnh đảo. Tiếp theo đó một chiếc thuyền nhỏ bơi vào bờ. Bọn Vô Kỵ ba người liền chạy ra ngoài bờ bể nghênh đón. Vô Kỵ thấy các thủy thủ ở trên thuyền đó đều ăn mặc quân phục thủy sư của người Mông Cổ. Chàng động lòng suy nghĩ thầm:- Chẳng lẽ, Triệu cô nương lương tâm cắn rứt, lại quay lại đảo này chăng?Chàng vừa nghĩ vừa liếc mắt nhìn Chỉ Nhược. Chàng thấy nàng tỏ vẻ lo âu, trống ngực đập mạnh, hiển nhiên nàng có tâm sự gì rất lớn vậy. Giây phút sau chiếc thuyền nhỏ đã ghé vào bờ, liền có năm tên thủy thủ bước vào bờ. Người đi đầu là một quan quân thủy sư, y vừa lên tới nơi đã cúi đầu vái chào Vô Kỵ và hỏi:- Ngài có phải là Trương công tử đấy không?Vô Kỵ đáp:- Phải, chính tôi đây, chẳng hay trưởng quan là ai đấy?Người nọ nghe thấy Vô Kỵ đã tự nhận, liền hân hoan hỏi tiếp:- Tiểu nhân họ Ðạt tên là Túc Ðài, ngày hôm nay Ðạt tôi gặp công tử thật là may mắn vô cùng. Tiểu nhân được lệnh tới đây nghênh đón công tử, và Tạ đại hiệp trở về Trung thổ.Y chỉ nói với Vô Kỵ và Tạ Tốn hai người, chứ không nhắc nhở đến tên của Chỉ Nhược. Vô Kỵ liền đáp lễ và hỏi:- Trưởng quan ở nơi xa tới nhọc mệt, chẳng hay ai đã sai như vậy?Ðạt Túc Ðài vội đáp:- Tiểu nhân là thủ hạ của thủy sư đô đốc Ðạt Hoa Xích Lỗ, vẫn trú phòng ở tỉnh Phúc Yên. Tiểu nhân thừa lệnh tướng công Ðạt Nhĩ Ðô Tư, tới đây nghênh đón hai vị. Ðạt Nhĩ Ðô Tư chúng tôi đã phái tất cả tám chiếc thuyền ra bể, để tìm kiếm công tử và Tạ đại hiệp, không ngờ tiểu nhân lại lập được công đầu.Y nói xong có vẻ khoái chí lắm, hiển nhiên là cấp trên của y đã hứa hẹn hễ ai kiếm thấy Vô Kỵ là được trọng thưởng nên y mới có vẻ mặt tươi cười như thế. Vô Kỵ nghe thấy nói tên tướng công Mông Cổ đó rất lạ, chàng chưa hề nghe thấy Triệu Minh nói tới bao giờ. Nhưng chàng đoán chắc những tướng quân Mông Cổ đó thể nào cũng thừa lệnh Triệu Minh đi tìm kiếm mình nên mới hỏi tiếp:- Trưởng quan có biết tới đây đón tôi để làm chi không?Ðạt Túc Ðài đáp:- Ðạt Nhĩ Ðô Tư tướng công dặn bảo, Trương công tử là một vị đại quý nhân, và cũng là một vị anh hùng hào kiệt đương thời. Cho nên bảo tiểu nhân kiếm lấy Trương công tử, thì phải cẩn thận mà hầu hạ tiếp rước. Còn tại sao lại phải đi tới đây nghênh đón công tử về làm gì thì tại hạ không biết, vì chức vụ của tại hạ thấp kém, nên không được tướng công cho hay.Chỉ Nhược liền xen lời hỏi:- Có phải Minh Minh Quận chúa ra lệnh cho các người đi đón không?Ðạt Túc Ðài đáp:- Tiểu nhân làm gì có phúc đức được gặp Minh Minh Quận chúa như thế.Chỉ Nhược lạnh lùng hỏi tiếp:- Tại sao ngươi lại bảo phải có phúc mới được gặp Quận chúa?Túc Ðài trả lời:- Minh Minh Quận chúa là đệ nhất mỹ nhân của người Mông Cổ chúng tôi, à không, là đệ nhất mỹ nhân trên thiên hạ thì đúng hơn. Quận chúa văn võ toàn tài, lại là gái cưng của Nhữ Dương Vương. Tiểu nhân làm gì có phước mà được gặp kim diện của Quận chúa chứ.Chỉ Nhược chỉ dùng giọng mũi kêu hừ một tiếng chứ không nói năng gì nữa. Vô Kỵ liền nói với Tạ Tốn rằng:- Nghĩa phụ, nếu vậy chúng ta xuống thuyền ngay đi.Tạ Tốn liền nói với người Mông Cổ kia:- Chúng tôi quay trở về sơn động lấy ít đồ đạc rồi trở ra thuyền ngay. Trưởng quan ở đây đợi chờ chúng tôi giây lát nhé.Ðạt Túc Ðài nói tiếp:- Ðể tiểu nhân với các thủy thủ khiêng hành lý hộ ba vị cho.Tạ Tốn vừa cười vừa đáp:- Chúng tôi làm gì có hành lý mà dám phiền đến quý vị.Nói xong, Sư vương dắt tay Vô Kỵ và Chỉ Nhược đi ra phía hậu sơn, rồi dừng chân lại nói:- Triệu Minh bỗng phái người đến đây đón chúng ta, chắc thế nào cũng có âm mưu gì, chúng ta phải thận trọng đề phòng.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 78
Cái Bang Tụ Họp
Vô Kỵ hỏi:- Nghĩa phụ thử nghĩ xem, liệu... Triệu Minh nàng có ở trên thuyền không?Tạ Tốn liền trả lời:- Nếu tiểu yêu nữ có mặt trên thuyền lại càng dễ xử, chúng ta chỉ cần cẩn thận lúc ăn uống đừng có mắc lừa y thị lần nữa.Vô Kỵ tiếp lời:- Vâng, chúng ta nên đem theo cá khô và trái khô ở đây đi. Nhất định không ăn uống gì ở trên thuyền hết.Tạ Tốn lại nói tiếp:- Ta đoán chắc Triệu Minh không có ở trên thuyền đâu, nàng cũng muốn bắt chước người Ba Tư bữa nọ, định lừa chúng ta lên trên thuyền, chờ thuyền đi ra giữa biển, sẽ có những thuyền khác của chúng xuất hiện, rồi dùng đại bác bắn chìm thuyền của chúng ta.Vô Kỵ nghe nói, lưng toát mồ hôi lạnh, với giọng run run hỏi tiếp:- Chẳng lẽ nàng ta lại có tâm địa độc ác đến như thế hay sao? Nàng chỉ việc bỏ rơi chúng ta ở trên tiểu đảo này, để chúng ta tự sinh tự diệt, suốt đời không về tới Trung thổ là đủ. Vả lại ba chúng ta có điều gì không nên không phải với nàng đâu? ...Tạ Tốn cười nhạt và xen lời nói:- Con đã tha các cao thủ của sáu đại môn phái ở chùa Vạn Pháp, khi nào y thị quên được mối hận ấy. Hơn nữa, giáo chủ của Minh giáo mất tích, chắc lúc này tất cả người trên người dưới của Minh giáo đang đi tìm kiếm khắp nơi, rồi thế nào mà chẳng tìm kiếm đến cái đảo hoang này, nên chỉ có cách là bắt chúng ta vùi thân dưới đáy bể, như vậy mới thật là cắt cỏ nhổ tận rễ.Vô Kỵ lại hỏi tiếp:- Nếu họ dùng đại bác bắn thuyền, như vậy có phải cả Ðạt Túc Ðài và bọn lính Mông Cổ đều chết cả môt lúc hay sao?Tạ Tốn ha hả cười rồi thở dài đáp:- Vô Kỵ, con nên biết những người nắm quân quyền trọng trách như thế có bao giờ thương tiếc kẻ dưới đâu. Nếu họ nhân từ như con, thì khi nào nó lại tung hoành bốn bể, quét sạch trăm nước như vậy. Từ xưa tới nay, vị anh hùng lập đại công nào mà chẳng cương quyết hơn người, muốn giết ai là giết ngay. Ðừng nói chút ít quân binh này dù là cha mẹ con cái của chúng, chúng cũng dám hy sinh nốt.Vô Kỵ ngẩn người ra suy nghĩ hồi lâu rồi nói tiếp:- Nghĩa phụ nói rất phải.Xưa nay, chàng cũng biết người Mông Cổ đối với kẻ địch rất tàn nhẫn. Nhưng đối với bộ hạ thì chúng lại thương yêu vô cùng. Bây giờ chàng nghe thấy Tạ Tốn nói như vậy, trong lòng rất lấy làm nản chí. Chàng cảm thấy phen này trở về đến Trung thổ, sẽ thống lãnh các hào kiệt ở Trung Nguyên, xuất quân xua đuổi kẻ địch ra khỏi bờ cõi. Nhưng chàng cũng biết nói đến công việc trị quốc bình thiên hạ không phải là sở trường của mình. Chỉ Nhược xen lời hỏi:- Nghĩa phụ, xem chúng ta nên đối xử thế nào thì hơn?Tạ Tốn hỏi lại Chỉ Nhược:- Con có liệu kế nào không?Chỉ Nhược đáp:- Nếu vậy chúng ta không đi thuyền của kẻ địch. Chúng ta cứ nói với quan quân Mông Cổ rằng chúng ta ở trên đảo này dễ chịu lắm, chứ không muốn trở về Trung thổ.Tạ Tốn vừa cười vừa nói tiếp:- Con bé ngu ngốc này, chỉ nghĩ những mưu kế vô dụng. Chúng ta không lên thuyền thì khi nào kẻ địch chịu buông tha chúng ta. Còn nếu chúng ta giết sạch quan quân của chúng đi, thế nào chúng cũng phái hàng chục chiếc thuyền đuổi theo chúng ta, và bắt cho kỳ được. Hiện nay Trung Nguyên còn rất nhiều việc quan trọng, đang đợi Vô Kỵ về phụ trách, chúng ta không thể nào để cho y chết già ở trên đảo này được.Chỉ Nhược mặt đỏ bừng khẽ đáp:- Con đàn bà con gái ngu dại không biết gì hết. Vậy xin nghĩa phụ định đoạt cho, chúng con chỉ biết nghe lời của nghĩa phụ thôi.Tạ Tốn ngẫm nghĩ giây lát rồi nói tiếp:- Hai con nên như thế này, thế này...Vô Kỵ và Chỉ Nhược cho kế đó của Tạ Tốn rất hay. Thế rồi ba người đem theo lương khô, khuân xuống chiếc thuyền nhỏ. Vô Kỵ còn tới trước mộ Hân Ly vái lạy một hồi, rồi mới ra đi. Xuống tới thuyền, Vô Kỵ liền xem xét cả khoang trước lẫn khoang sau. Quả nhiên không thấy vết tích của Triệu Minh đâu cả, và những thủy thủ trên thuyền, không có một người nào là có tên tuổi võ công cao siêu cả.Chiếc thuyền nhổ neo giương buồm xong, chỉ thoáng cái đã đi được mấy chục trượng. Vô Kỵ giơ tay ra, chộp lấy cổ tay của Ðạt Túc Ðài, còn một tay nữa chàng rút luôn thanh đao ở ngang lưng ra, giơ lên kề cổ tên quan Mông Cổ đó và quát hỏi:- Ngươi sẽ là kẻ nghe mệnh lệnh của ta, và bảo người lái đò cho thuyền chạy về phía Ðông.Ðạt Túc Ðài giật mình kinh hãi, run run đáp:- Trương công... tử... Tiểu nhân... không dám mang tội với công tử...Vô Kỵ lại quát bảo tiếp:- Ngươi phải nghe ta dặn bảo mà hành sự, nếu trái lệnh ta chém đầu ngươi ngay.Ðạt Túc Ðài đáp:- Vâng, vâng...Y liền ra lệnh cho người lái đò. Người lái đò đành phải nghe theo cho thuyền đi về phía Ðông.Vô Kỵ lại quát:- Người Mông Cổ các người định lập mưu hãm hại ta, nhưng ta đã biết quỷ kế của các ngươi. Vậy các ngươi phải mau mau nói rõ cho ta biết mưu kế của các ngươi như thế nào? Mau nói ngay ra đi, nếu nói sai nửa lời, ta giết chết ngay.Nói xong, chàng giơ hữu chưởng lên, vỗ mạnh vào thành thuyền một cái. Thành thuyền đó bị chàng đánh vỡ một miếng. Các quan nhân Mông Cổ thấy vậy đều giật mình kinh hãi. Ðạt Túc Ðài vội đáp:- Công tử minh xét cho, tiểu nhân thừa lệnh quan trên, tới đây đón công tử trở về Trung thổ chứ không có mưu mô gì hết. Tiểu nhân chỉ mong lần được công lao này, được quan trên khen thưởng, chứ không có ý định hãm hại công tử.Vô Kỵ thấy vẻ mặt của tên quan đó có vẻ thành thật biết y không nói dối chút nào, liền buông tay ra, rồi chàng đi đến mũi thuyền, hai tay kéo hai cái neo sắt lên, mồm thì quát lớn:- Các ngươi hãy coi rõ đây.Nói xong, chàng liền tung hai cái neo sắt lên trên không. Các quan binh Mông Cổ thấy vậy, đều kinh hãi thất kinh la lớn. Chớ hai cái neo rớt xuống, Vô Kỵ liền giở Càn Khôn Ðại Nã Di tâm pháp ra, giơ hai tay lên hất mạnh một cái, hai cái neo sắt ấy lại bay trở lại một lần nữa. Chàng tung hai cái neo ba lần như vậy, mới giơ tay khẽ bắt luôn, rồi để những cái neo sắt ấy xuống boong thuyền. Người Mông Cổ xưa nay rất phục những người giỏi võ, và có sức khoẻ, nên chúng thấy Vô Kỵ dũng mãnh như vậy, đều coi chàng là thiên thần. Vì vậy chúng đều quỳ xuống vái lạy và nói:- Trương công tử thần dũng trên thế gian này rất ít có người giỏi bằng. Ngày hôm nay tiểu nhân chúng tôi mới được sáng mắt ra.Vô Kỵ giở võ công đó ra cho bọn quan binh Mông Cổ xem, khiến cho tên nào tên nấy kính phục. Vì vậy không một tên nào dám mưu phản chàng nữa. Người lái đò tuân theo mệnh lệnh của Vô Kỵ chèo thuyền đi về phía Ðông, đi luôn ba ngày chỉ thấy trời với nước chứ không thấy bờ đâu hết. Tạ Tốn đoán chắc pháo thuyền của Triệu Minh sai khiến thế nào cũng tuần tiễu và canh phòng ở miền duyên hải của hai tỉnh Quảng Ðông và Phúc Kiến, còn thuyền của mình đã đi ra ngoài đại dương, chắc thuyền của Triệu Minh không thể nào gặp được nên tới sáng ngày thứ năm Sư vương mới bảo Vô Kỵ ra lệnh cho người lái đò đi trở lái về phía Bắc. Ði luôn về phía đó hơn hai mươi ngày mọi người đã thấy trên mặt nước có băng nổi, mới biết thuyền đã đi ra Bắc Hải, như vậy Triệu Minh có thông minh và khôn ngoan đến đâu cũng không sao đoán biết được thuyền của mọi người hiện đang đi đâu? Sau đó, Vô Kỵ lại ra lệnh cho người lái đò lái thuyền đi trở lại phía Tây để về Trung thổ. Trong hơn một tháng trời, nhóm Vô Kỵ các người không dám ăn uống thức ăn ở trên thuyền, chỉ ăn lương khô uống nước của mình đem theo, và thỉnh thoảng bắt được cá tươi thì nướng lên làm tiệc. Trưa ngày hôm đó mọi người trông thấy ở phía đằng xa đất liền xuất hiện. Bọn quan binh Mông Cổ đi trên bể đã lâu bỗng trông thấy đất liền biết là sắp về nhà tới nơi, tên nào tên nấy mừng rỡ kêu la. Chiều hôm ấy thuyền đã vào tới bờ, nơi đây là bãi đá, đáy biển rất sâu, thuyền lớn có thể ghé sát vào bờ được. Tạ Tốn liền nói:- Vô Kỵ, con hãy lên bờ xem thử nơi đây là địa phương nào?Vô Kỵ vâng lời liền nhảy lên bờ. Chàng thấy bốn bể đều là những khu rừng xanh biếc, dưới mặt đất lầy lội khó đi. Chàng đi được một quãng, tới khu rừng cây cối um tùm, thấy cây nào cũng cao lớn khôn tả, thân cây phải mấy người ôm mới hết. Chàng phi thân leo lên một cây thật cao, đưa mắt nhìn ra bốn xung quan, thấy bốn bể đều là cây cối, mới hay nơi đây là rừng hoang, chưa có người nào lui tới cả. Chàng định đi thêm một quãng đường nữa, nhưng chàng biết có đi thêm nữa cũng vô ích. Vì vậy chàng quay trở về thuyền, nhưng chưa kịp về tới chỗ đậu thuyền đã nghe thấy tiếng kêu thảm khốc. Chàng nhận ngay ra tiếng kêu đó xuất phát ở trên thuyền vọng tới, chàng giật mình kinh hãi vội giở khinh công ra phi thân đi trở về, và tung mình nhảy ngay lên mũi thuyền. Chàng thấy bảy tám cái xác binh lính Mông Cổ nằm ngổn ngang, từ Ðạt Túc Ðài trở xuống đều bị giết chết hết, còn Tạ Tốn với Chỉ Nhược thì đang ngồi yên đó, chứ chàng không thấy tung tích của kẻ địch đâu hết. Chàng kinh hãi vội hỏi:- Nghĩa phụ và em Chỉ Nhược có việc gì không? Kẻ địch đã đi đâu rồi?- Con hỏi kẻ địch nào thế? Chẳng hay con đã biết kẻ địch rồi chăng?Vô Kỵ đáp:- Không phải những người Mông Cổ này...Tạ Tốn liền xen lời nói:- Do cha với Chỉ Nhược giết chết đấy.Vô Kỵ càng kinh ngạc thêm, vội hỏi tiếp:- Không ngờ bọn người Mông Cổ vừa về tới Trung thổ lại dám mưu mô giết người.Tạ Tốn vội nói tiếp:- Chúng không mưu mô giết người đâu, chính cha giết chúng để phi tang, người người này chết hết, Triệu Minh sẽ không biết chúng ta đã về tới Trung thổ. Từ giờ trở đi cô ta ở ngoài sáng chúng ta ở trong bóng tối, muốn kiếm cô ta để trả thù mới dễ hơn.Vô Kỵ nghe nói, đứng đờ người ra hồi lâu, không sao nói ra được nửa lời. Tạ Tốn thản nhiên hỏi lại chàng rằng:- Thế nào! Con trách thủ đoạn của cha quá độc ác phải không? Quân binh Mông Cổ là kẻ địch của chúng ta, chúng ta hà tất phải tử tế và nhân từ với chúng làm chi?Vô Kỵ vẫn không nói năng gì hết, trong lòng nghĩ thầm:- Những người này vẫn ngoan ngoãn phục dịch và tuân theo mệnh lệnh của mình, chưa có một chút gì lầm lỡ, tuy bảo họ là kẻ địch nhưng giết tuyệt chúng như vậy cũng hơi quá đáng một chút . Càng nghĩ, chàng càng áy náy vô cùng.Tạ Tốn nói tiếp:- Cổ nhân đã dạy "Lượng tiểu phi quân tử, vô độc bất trượng phu", mình không giết người, người cũng giết mình. Triệu Minh đối đãi với chúng ta tàn ác như vậy thì chúng ta cũng phải dùng thủ đoạn tàn ác đối với người của y thị chứ.Vô Kỵ đáp:- Nghĩa phụ nói rất phải.Tạ Tốn lại nói tiếp:- Bây giờ con lấy lửa đốt chiếc thuyền này đi, Chỉ Nhược bới tro xét túi các xác chết để lấy hết vàng bạc và lấy ba con đao sắc bén để phòng thân.Hai người nghe lời Tạ Tốn mà thi hành. Khi thấy chiếc thuyền đã bốc cháy, mới lần lượt tất cả nhảy lên trên bờ. Thuyền đó rất lớn, cháy đến nửa đêm mới từ từ chìm xuống bể. Vô Kỵ thấy cả thuyền lẫn xác người mất tích hết, liền nghĩ thầm:- Nghĩa phụ hành sự, tuy hơi quá đáng một chút nhưng dù sao ông cũng là người lão luyện trong giang hồ, quả thật ta còn kém nghĩa phụ xa .Ba người ngủ tạm trên bờ một đêm, sáng ngày hôm sau mới đi vào trong rừng, tiến thẳng về phía Nam. Hai ngày sau, ba người mới gặp được bảy tám người thợ hái sâm. Vô Kỵ hỏi thăm những người đó, mới hay đây là Liêu Ðông ở quan ngoại cách dãy núi Trường Bạch không xa lắm. Chờ bọn người hái sâm đi khỏi, Chỉ Nhược liền hỏi Tạ Tốn rằng:- Nghĩa phụ có cần giết hết những người này để diệt khẩu không?Vô Kỵ lại quát lớn:- Chỉ Nhược! Em nói gì thế? Những người hái sâm đó có biết chúng ta là ai đâu. Nếu cứ theo lời em thì đi đến đâu gặp ai cũng giết chết hết hay sao?Chỉ Nhược ngẩn người ra không biết trả lời thế nào cho phải, xấu hổ đến mặt đỏ bừng. Từ khi Vô Kỵ quen biết nàng đến giờ, không bao giờ lớn tiếng quát nàng như vừa rồi. Tạ Tốn liền xen lời, nói:- Theo nguyên ý của ta thì cũng nên giết chết hết những người hái sâm này đi, nhưng giáo chủ không đang tâm giết chết nhiều người như vậy thì chúng ta mau mau thay đổi quần áo để khỏi lộ tông tích của mình. Thế rồi ba người rảo bước đi luôn. Lại thêm ba ngày nữa mới ra khỏi khu rừng đó. Ði tới một nhà người làm ruộng, Vô Kỵ liền lấy tiền bạc ra mua lại quần áo của người ấy. Nhưng nhà nông đó quá nghèo nàn, chỉ có thể nhường lại cho chàng một cái áo ngắn lông dê cũ thôi. Ba người lại phải đi đến bảy tám nhà nữa mới mua được ba bộ quần áo dơ bẩn không thể tưởng tượng được. Xưa nay Chỉ Nhược ưa sạch sẽ, ngửi thấy mùi hôi hám của những bộ quần áo dơ bẩn đó, suýt nữa nàng mửa ngay tại chỗ. Trái lại, Tạ Tốn rất mừng rỡ vội bảo hai người bôi đất bùn lên mặt cho thật dơ bẩn thêm. Vô Kỵ nhìn xuống mặt nước để soi xem thấy mình không khác gì một tên ăn mày ở Liêu Ðông. Chàng liền nghĩ thầm:- Bây giờ dù có gặp mặt Triệu Minh chưa chắc đã nhận ra ta là ai . Ba người lại tiếp tục đi vô miền Nam, tới một thị trấn lớn, nơi đây là con đường duy nhất, người nào định vào trong quán nội, thể nào cũng phải đi qua. Ba người liền vào một tửu lầu lớn nhất, Vô Kỵ móc túi lấy mười lạng bạc ra để trên quầy và nói:- Tôi gửi nén bạc này ở đây, lát nữa chúng tôi ăn nhậu xong sẽ tính toán sau.Sở dĩ chàng gởi tiền như thế trước là vì sợ người trong tửu lầu thấy mình ăn mặc rách rưới không chịu bán. Ngờ đâu, người chưởng quầy đó lại cung kính đứng dậy, hai tay cầm nén bạc trao trả cho Vô Kỵ và đáp:- Quý vị tới tiểu điếm như vậy đã là hân hạnh cho chúng tôi lắm rồi. Quý vị ăn uống một chút ít có nghĩa lý gì, xin quý vị cho phép tiểu điếm chúng tôi thết quý vị một bữa.Vô Kỵ ngạc nhiên vô cùng, ngồi xuống xong, mới khẽ hỏi Chỉ Nhược rằng:- Chúng ta có lộ tung tích gì ra không mà tại sao người chưởng quầy lại không chịu nhận tiền ta như thế?Chỉ Nhược nhìn kỹ mặt mũi quần áo của ba người, thấy không khác gì ba tên ăn mày thật sự và thấy không có lộ một vết tích gì khả nghi hết. Tạ Tốn cũng lên tiếng nói:- Ta nghe giọng nói của người chưởng quầy hình như có vẻ sợ sệt, nếu phải vậy, chúng ta nên cẩn thận lắm mới được.Sư Vương vừa nói xong, đã nghe thấy cầu thang có tiếng chân người nhộn nhịp và có bảy người bước lên. Lạ thật! Người nào người nấy cũng đều ăn mặc quần áo ăn mày cả. Bảy người đó tới một cái bàn cạnh cửa sổ ngồi xuống. Vô Kỵ liền thấy điếm tiểu nhị cung kính tiến lên chào hỏi và luôn mồm gọi những người đó là đại gia, thiếu gia v. v... Y coi mấy người ăn mày đó khác gì những quan lớn hay những người nhà giàu. Chàng thấy những tên ăn mày đó, có tên đeo năm cái túi vải, có tên đeo đến sáu cái, chàng biết chúng đều là những đệ tử có địa vị trong bang phái. Ðiếm tiểu nhị liền bảo người bếp làm thức ăn và đem rượu lên, nhưng y chưa kịp đem lên thì đã có năm sáu đệ tử khác của Cái Bang tới. Một lát sau đã có trên ba mươi tên ăn mày lần lượt tới. Lúc này Vô Kỵ mới tỉnh ngộ, thì ra ngày hôm nay Cái Bang tụ họp nơi đây. Người trong tửu lầu lại tưởng bọn chàng ba người cũng là người của Cái Bang, cho nên mới tiếp đãi tử tế vậy là thế. Chàng liền khẽ nói với Tạ Tốn rằng:- Nghĩa phụ! Chúng ta nên tránh khỏi nơi đây để khỏi gây thêm phiền phức thì hơn, có lẽ ngày hôm nay người của Cái Bang đến đây không ít đâu.Ðang lúc ấy, phổ kỵ đưa một đĩa thịt bò lớn, một con gà quay và năm cân rượu trắng tới. Tạ Tốn đang đói bụng và hơn hai tháng nay chưa được ăn một bữa ngon lành như vậy, nên lão anh hùng vừa ngửi thấy mùi gà thơm đã thèm rỏ dãi rồi và nói:- Chúng ta cứ lẳng lặng ăn uống cho thật no say rồi đi luôn. Như vậy ta có hãi sợ gì chúng đâu?Nói xong, Sư Vương liền cầm bát rượu lên uống và gắp thức ăn bỏ vào mồm nhai ngồm ngoàm tức thì. Tội nghiệp cho Tạ Tốn lưu vong hải ngoại hơn hai mươi năm trời, cho tới ngày hôm nay mới được ăn trở lại một bữa ăn thật ngon và uống một bữa rượu như xưa. Rượu ấy là một thứ rượu khá mạnh nhưng đối với Sư Vương thì đó là nước lã thôi, chỉ thấy ông ta uống hết bát này lại rót đến bát khác liền. Khi ăn uống đã khá no say rồi, Sư Vương bỗng khẽ nói:- Cẩn thận, có hai nhân vật có bản lãnh rất cao siêu đang tới đây. Không ngờ trong Cái Bang lại có những nhân vật tài giỏi như vậy.Vô Kỵ nghe tiếng chân người lên, liền quay đầu lại nhìn thấy người đi trước, chân trái đi rất mạnh và chân phải lại đi rất nhẹ, còn người đi sau cũng một bước mạnh, một bước nhẹ, nhưng chỉ nghe bước đi của hai người cũng biết võ công của hai người cao siêu lắm rồi. Hai người đó vừa lên tới trên lầu, tất cả những đệ tử của Cái bang đều đứng ngay dậy. Tạ Tốn giơ tay ra hiệu, rồi cả ba cùng đứng dậy nghênh đón. Nên rõ, ba người lúc đó ngồi ở góc lầu, bên cạnh mọi người nên không ai chú ý tới, nên khi thấy ai ai cũng đều đứng dậy cả, mà nếu ba người còn ngồi, thì thế nào cũng xảy ra chuyện lôi thôi ngay. Vô Kỵ thấy người thứ nhất thân hình vừa phải, mặt mũi thanh tú, để râu ba chòm, trông hình dáng của y không khác một tú tài thi rớt. Còn người đi sau, thì mặt ngang râu xồm, thì không khác Châu Xương người hầu của Quan Công. Cả hai người này đều đeo chín cái túi. Thì ra những cái túi của họ đeo trên vai dùng để chứng minh thân phận thôi, chứ túi nhỏ như thế thì làm sao đựng đồ đạc. Vô Kỵ vừa liếc mắt nhìn hai người đó vừa nghĩ thầm:- Một trăm năm trước đây, tiếng tăm của Cái bang lừng lẫy khắp giang hồ, ta nghe Thái sư phụ nói, bang chủ Cái bang hồi đó là Hồng Thất Công, một người nhân, hiệp, trung, nghĩa, võ công rất tinh thâm, bất cứ người của bạch đạo hay hắc đạo đều kính phục ông ta vô cùng. Sau đó đến hoàng bang chủ và những bang chủ tiếp theo là những người tài giỏi cả. Ngờ đâu mấy chục năm gần đây, người chủ trì kém xưa nhiều nên tiếng tăm ngày càng thêm sa sút. Hiện giờ bang chủ của Cái bang là Sử Hoa Long, xưa nay rất ít lộ diện trên giang hồ nên không biết y là người như thế nào? Bây giờ hai người này lưng đeo chín cái túi như vậy, ngoài bang chủ ra chắc cũng là người có địa vị cao nhất trong bang. Ngày nọ, người ở trên Linh Xà đảo định cướp giật Ðồ Long đao của nghĩa phụ ta, không biết người đó có liên can đến những người này không?Mấy chục năm trước đây, Thánh hỏa lệnh của Minh giáo bị Cái bang cướp đi. Minh giáo với Cái bang trở nên như lửa với nước, đôi ba phen Minh giáo định cướp lại Thánh hỏa lệnh đó mà đã gây nên mấy trận đấu chém nhau chí chết. Các nhân vật võ lâm ở Trung Nguyên đều nhìn nhận Minh giáo là tà ma ngoại đạo, nên hễ gặp lần đấu tranh nào, các bang phái đều ra tay trợ giúp Cái bang. Cho nên lần nào Minh giáo cũng bị bại trận. Lần này, Ðồ Long đao với ỷ Thiên kiếm bị Triệu Minh cướp mất, riêng có sáu chiếc thẻ bài Thánh hỏa lệnh vẫn còn trong túi Vô Kỵ, chưa bị thất lạc. Có lẽ vì Triệu Minh e sợ Vô Kỵ quá mạnh, sau khi uống phải thuốc độc "thập hương nhuyễn cân tán" mà vẫn có thể xuất kỳ giở tài ba ra thì sao? Vì thế mà nàng ta không dám thò tay vào trong người chàng lục soát.Vô Kỵ thấy người của Cái bang ở trên tửu lầu rất đông đảo, thế lực rất mạnh, nên chàng không dám sơ ý, vội thò tay vào túi rờ mó sáu chiếc thẻ Thánh hỏa lệnh, trong lòng nghĩ thầm:- Di chúc của Dương Phá Thiên giáo chủ dặn bảo thế nào cũng phải cướp lại được những thẻ Thánh hỏa lệnh này, vậy ta phải cẩn thận lắm đừng để cho Cái bang cướp đi mới được . Chàng đang nghĩ thì thấy hai trưởng lão chín túi đi tới trước bàn lớn ở giữa tửu lầu ngồi xuống. Trưởng lão mặt như Châu Xương móc túi lấy một cây gậy trúc dài chừng bốn thước ra để trên mặt bàn. Tất cả đệ tử của Cái bang vừa trông thấy cái gậy đó, đã có già nửa số người quỳ xuống vái lạy và nói:- Ðệ tử của phái Y tham kiến Trưởng bản Long đầu.Vô Kỵ vì thấy Cái Bang là đại địch của bổn giáo và còn được nghe thấy Dương Tiêu nói rõ tình hình của Cái Bang cho mình hay, nên chàng mới biết lai lịch của chúng chia ra ¤ Y và Tịnh Y hai phái. Lúc này chàng thấy những đệ tử của chúng quỳ xuống bái phục đều quần áo rách rưới và dơ bẩn vô cùng mới hay người cầm gậy đó chính là Trưởng bản Long đầu và cũng là thủ lãnh của phái ¤ Y. Tiếp theo đó, chàng lại thấy một người trông như nhà nho tú tài lấy ra một cái bát mẻ, hai tay bưng lên để trên mặt bàn, những đệ tử sạch sẽ còn lại vội quỳ ngay xuống vái lạy và nói:- Ðệ tử của phái Tịnh Y tham kiến Trưởng bát Long đầu.Hai người Long đầu đều giơ tay phải lên hất một cái, và nói:- Các người đứng dậy đi.Tất cả đệ tử của Cái Bang đều lần lượt đứng dậy trở về chỗ ngồi. Vô Kỵ toát mồ hôi lạnh ra, vì bảo chàng đứng dậy nghênh đón Cái Bang trưởng lão cũng không sao, nhưng bắt chàng phải quỳ xuống vái lạy thì không thể được. May thay lúc ấy, số người của đệ tử Cái Bang quá đông và kẻ đứng người quỳ rất hỗn độn, ba người lại ngồi ở chỗ góc lầu mà hai tên Long đầu thì cứ vênh mặt nhìn lên sàn nhà, không thèm đếm xỉa đến các đệ tử, nên chúng mới không thấy Tạ Tốn, Vô Kỵ, Chỉ Nhược ba người ngồi yên, không quỳ lạy gì hết. Tuy bọn ăn mày ngồi trong tửu lầu ăn uống, nhưng đa số bọn chúng vẫn không bỏ thói quen thò tay bốc thức ăn và bưng cả bát lên uống nước canh. Vô Kỵ với Tạ Tốn cố ý lắng tai nghe xem hai Long đầu trưởng lão kia nói những gì. Không ngờ, hai người chỉ nghe thấy hai tên Long đầu vừa ăn vừa mời nhau mà thôi, chứ không hề nói đến việc chính. Còn lũ ăn mày thì vừa ăn uống, vừa đánh toang (đố nhau kẻ nào thua phải uống rượu), chuốc rượu cười nói ồn ào như đang họp chợ vậy. Chờ tới khi hai tên Long đầu ăn uống xong, đi xuống dưới lầu thì bọn ăn mày cũng say sưa phè phỡn và tranh nhau xuống lầu mỗi người đi một chỗ.Chờ bọn ăn mày đi hết, Tạ Tốn mới hỏi Vô Kỵ rằng:- Vô Kỵ, con thấy những gì?Vô Kỵ đáp:- Có rất nhiều nhân vật Cái Bang tụ họp, nhưng con đoán chắc, chúng không phải chỉ tụ họp nơi đây ăn uống no say một bữa là thôi đâu. Chắc thế nào tối hôm nay, chúng cũng kiếm một nơi vắng vẻ, tụ họp và bàn việc kín.Tạ Tốn gật đầu nói tiếp:- Theo ý ta, Cái Bang vốn là kẻ thù số một của bổn giáo, bây giờ chúng ta đã bắt gặp chúng ở nơi đây, không thể nào buông tha chúng được. Chúng ta cần phải dò xét xem có phải chúng định mưu mô ám hại bổn giáo lần nữa hay không?Thế rồi ba người xuống lầu đi tới trước quầy trả tiền, người chưởng quầy ngạc nhiên cương quyết không chịu nhận tiền của ba người. Vô Kỵ thấy vậy nghĩ thầm:- Cứ xem bọn Cái Bang quấy nhiễu đến nỗi các trà lầu tửu quán đều hoảng sợ không dám nhận tiền, chỉ một điểm này cũng đủ thấy xưa nay chúng hoàn, không coi vương pháp ra gì như thế nào rồi . Ba người liền đi tới chỗ hẻo lánh, vào trọ khách sạn nhỏ để nghỉ ngơi. Tuy trong thị trấn có rất nhiều đệ tử của Cái Bang, nhưng xưa nay không có một tên ăn mày nào vào ngủ trọ khách sạn hết, vì vậy ba người mới không sợ gặp phải bọn chúng. Tạ Tốn lại nói với Vô Kỵ:- Mắt của ta không trông thấy gì nên không tiện đi dò la tin tức, còn Chỉ Nhược võ công không cao siêu, có đi cùng với con cũng không giúp đỡ được gì cả. Chi bằng con đi một mình thì hơn.Vô Kỵ vâng lời, sau khi nghỉ ngơi chốc lát liền đi ra phố ngay. Chàng đi từ đầu phố đến cuối phố mà không thấy hình bóng một tên Cái Bang nào hết, chàng liền nghĩ thầm:- "Không đầy nửa tiếng đồng hồ mà bang chúng của Cái Bang đã rút lui khỏi thị trấn này sạch, nhưng chắc chắn chúng chưa đi xa mấy đâu . Nghĩ đoạn, chàng đi vào một tiệm bán hàng miền nam, trợn to đôi mắt, giơ quyền lên đấm mạnh xuống mặt quầy một cái và quát hỏi:- Này, bác chưởng quầy, bao nhiêu anh em của ta đi về phương hướng nào thế?Người chưởng quầy thấy chàng hung ác như vậy lại tưởng là một tên ăn mày dữ tợn của Cái Bang nên không riêng gì y mà cả mấy tên phổ ky khác cũng đều giật mình kinh hãi. Sau có một tên phổ ky táo bạo hơn hết vội chỉ tay về phía Bắc và gượng cười đáp:- Chúng tôi thấy các bạn hữu của quý bang đều đi cả về phía bắc. Mời đại gia hãy sơi chén nước rồi hãy đi sau.Vô Kỵ bắt chước giọng của bọn ăn mày, ngang tàng trả lời:- Không uống. Ai thèm uống nước chè hôi của các ngươi.Nói xong, chàng quay mình đi ra và bước thẳng về phía Bắc. Nhưng chàng vừa đi vừa cười thầm. Ra khỏi thị trấn không xa, Vô Kỵ thoáng thấy trong bãi cỏ ở bên cạnh đường có bóng người thấp thoáng, rồi thấy một tên đệ tử của Cái Bang đứng dậy, hình như định tiến lên quát hỏi chàng vậy. Vô Kỵ giở hết tốc lực ra, người như cái tên nhảy xô đến nơi đó. Tên đệ tử Cái Bang chỉ thấy một cái bóng đen thoáng qua, rồi không thấy gì hết, y nghĩ là mình mắt hoa chứ không có gì hết. Vô Kỵ nghĩ thầm:- Cái Bang cho người canh gác suốt dọc đường như vậy đủ thấy buổi họp này quan trọng như thế nào . Nghĩ đoạn chàng liền giở hết tốc độ của khinh công ra chạy về phía Bắc. Hai mắt chàng rất sắc, tha hồ Cái Bang ẩn núp ở bụi cỏ hay sau tảng đá đều bị chàng trông thấy hết. Trái lại, những chòi canh đó lại là mục tiêu chỉ đường cho chàng. Ði được bốn năm dặm đường, càng đi chàng càng thấy những chòi canh ngầm của chúng càng nhiều và cẩn mật thêm. Tuy những người đó võ nghệ kém Vô Kỵ rất xa, nhưng ban ngày ban mặt, chàng muốn tránh khỏi tầm mắt của chúng không phải là chuyện dễ. Sau chàng đành phải tránh con đường cái quan mà đi đường tắt ở trong rừng. Chàng thấy có một con đường nhỏ đi thẳng lên một cái miếu thật lớn ở trên núi. Chàng biết Cái Bang thế nào cũng tụ họp ở trong đó nên vội chạy thẳng về phía đông bắc rồi quay về phía Tây. Chàng đi vòng như vậy để tránh tầm mắt của Cái Bang, rồi chàng mới tiến tới gần ngôi miếu. Chàng thấy trên cửa miếu có một tấm bảng đề bốn chữ "Di Lạc thần miếu" thật lớn. Ngôi miếu này trông rất trang nghiêm và không kém hùng vĩ. Chàng vừa ngắm nhìn, vừa nghĩ thầm:- Có lẽ phen này những nhân vật trọng yếu của Cái Bang tới dự gần hết. Nếu ta trà trộn vào trong đám đông thế nào cũng bị chúng phát giác mất . Nghĩ đoạn, chàng ngắm nhìn xung quanh một vòng thấy trong sân, trước đại điện bên trái có một cây cổ thụ, bên phải có một cây bách cổ thụ. Cả hai cành lá đều rườm rà, và cao hơn nóc điện nhiều nhất là cây thông rậm rạp có thể ẩn náu ở đó được. Thế rồi chàng đi vòng ra sau miếu, phi thân lên mái nhà, bò tới góc điện, khẽ nhảy một cái, tựa như một làn khói bay thẳng lên đỉnh cây thông. Chàng núp ở trên một cành cây thật lớn rồi ngó về phía sau, trong lòng nghĩ thầm: "May thực!". Lúc ấy tình hình ở trong điện như thế nào, chàng đều trông rõ hết. Chàng thấy ở dưới đất trong Ðại Hùng Bảo Ðiện, bang chúng của Cái Bang ngồi ở hai bên đen nghịt, có ba bốn trăm người là ít. Những người đó đều nhìn cả vào phía trong nên không ai hay biết Vô Kỵ đã nhảy lên cây thông. Trong điện có năm cái thảm bồ đoàn bỏ trống hình như để chờ ai tới thì phải. Cuộc họp tới ba bốn trăm người mà không có tiếng động nào hết, trái hẳn với trên tửu lầu, họ ăn uống ồn ào như cái chợ. Vô Kỵ lại nghĩ tiếp:- Cái Bang nổi danh mấy trăm năm Gần đây bang phái của họ tuy suy đồi một chút, nhưng thành tích năm xưa của họ dù sao vẫn không mất mát được, còn sự ồn ào ở trên tửu lầu, đó là thói quen của họ thôi. Cứ xem tình hình bây giờ thì đủ thấy trưởng lão trong bang của chúng chấp pháp vẫn còn nghiêm cẩn lắm . Chàng thấy giữa Ðại Hùng Bảo Ðiện có bày một pho tượng Di Lạc, phanh áo để lộ cái bụng to tướng ra, há to miệng cười trông rất hiền lành. Chàng đang ngắm pho tượng đó thì nghe thấy phía sau vách có một người quát lớn:- Trưởng bát Long đầu tới!Bọn ăn mày ở trong điện vội đứng cả dậy, hai tay buông xuôi trông rất cung kính. Trưởng bát Long đầu hình dáng như tú tài, tay cầm cái bát mẻ từ từ bước ra đứng ở phía bên phải. Sau đó, người nọ quát tiếp:- Trưởng bản Long đầu tới!Mọi người liền thấy một người ăn mày già, thân hình bé nhỏ gầy gò, trông vẻ mặt uể oải ở bên trong bước ra. Tay cầm một miếng trúc nứt vỡ, nhưng bước đi của người này lẹ lắm. Vô Kỵ thấy vậy nghĩ tiếp:- Khinh công của y cao siêu thật, có thể ngang với hòa thượng túi vải của bổn giáo, chỉ kém Vi Bức Vương nửa mức thôi . Chàng lại nghe thấy người nọ lớn tiếng nói tiếp:- Truyền công Trưởng lão tới!Lần này là một người ăn mày già, râu tóc bạc phơ nhưng sợi tóc nhỏ như sợi tơ, bay phất phới trước gió, vẻ mặt của y lại kỳ lạ vô cùng, như cười mà không phải cười, như khóc mà không phải khóc, khó mà tả ra được vẻ mặt quái dị đó. Người ăn mày già này đi tay không, theo thân hình, bộ pháp của y thì không sao biết được là có võ công cao siêu hay không. Bốn người ấy lôi cái thảm bồ đoàn xuống phía dưới ngồi, chỉ để lại một cái ở giữa rồi họ cùng chắp tay chào và đồng thanh nói:- Xin mời bang chủ đại giá!Vô Kỵ nghe nói rùng mình nghĩ thầm:- Bang chủ của Cái Bang hiện giờ là Kim Ngân Chưởng Sử Hỏa Long, người trong võ lâm không ai được gặp mặt y bao giờ nên không ai biết y là người như thế nào . Lúc ấy tất cả những đệ tử của Cái Bang ở trong Ðại Hùng Bảo Ðiện đều đứng dậy vái chào, một lúc lâu mới thấy sau bình phong có tiếng chân người đi rồi có một người cao lớn ra. Vô Kỵ thấy người đó cao bảy thước, thân hình vạm vỡ vô cùng, vẻ mặt hồng hào, có vẻ như là một vị quan lớn vậy. Tay y cầm hai viên thiết cầu, cứ xoe đi xoe lại nên có tiếng kêu "loong coong" hoài. Y mặc quần áo tuy không lịch sự cho lắm, nhưng không phải là quần áo của người ăn mày. Y vừa đi tới giữa điện đứng yên thì tất cả đệ tử của Cái Bang đều đồng thanh lớn tiếng nói:- Tọa hạ đệ tử tham kiến bang chủ hạ giá!Sử Hỏa Long, bang chủ của Cái Bang xua tay một cái và lớn tiếng nói:- Miễn lễ! Các tiểu tử đều mạnh giỏi đấy chứ?Tất cả những đệ tử của Cái Bang đều đồng thanh đáp:- Chúc bang chủ mạnh giỏi!Chờ Sử Hỏa Long đến ngồi vào cái thảm bồ đoàn ở chính giữa, mọi người mới dám ngồi xuống. Sử Hỏa Long quay đầu lại nói với Trưởng bát Long đầu rằng:- Chú em họ Lâm. Chú hãy đem chuyện Kim Mao Sư Vương với thanh đao Ðồ Long nói cho anh em đây nghe đi!Vô Kỵ nghe thấy nói tới Kim Mao Sư Vương với Ðồ Long đao liền chăm chú lắng tai nghe. Trưởng bát Long đầu liền đứng dậy vái chào bang chủ trước rồi mới quay đầu lại nói:- Các vị anh em nhà! Ma giáo với bổn giáo tranh đấu đã ngót sáu mươi năm chúng ta với chúng đã trở nên kẻ thù đời đời. Từ khi lệnh phù Thánh hỏa lệnh của giáo chủ Ma giáo lọt vào tay bổn bang rồi, từ đó đến giờ Ma giáo không sao hơn được bổn bang. Mấy năm gần đây Ma giáo mới bầu được một giáo chủ mới tên là Trương Vô Kỵ, bổn bang có cho người tham gia vụ vây đánh Quang Minh đỉnh đã trông thấy người đó, y chỉ là một thiếu niên vô tri mà thôi. Những kẻ chưa hết hôi sữa, chưa rụng lông măng như vậy thì làm sao làm nổi đại sự cơ chứ? Và y cũng chống cự sao nổi với Sử bang chủ của bổn bang là một người có hùng tài vũ lược như vậy?Tất cả đệ tử của Cái Bang đều hoan hô vang động như tiếng sấm. Sử Hỏa Long thấy vậy mặt tỏ vẻ đắc chí vô cùng. Trưởng bát Long đầu lại nói tiếp:- Từ khi Ma giáo lập được bang chủ tới giờ, chúng thường chia năm chia bảy tàn sát lẫn nhau, ngờ đâu mấy lúc sau này chúng lại đoàn kết và thống nhất nhau được, nên theo sự nhận xét của tôi thì đó cũng là tâm phúc đại hoạ cho bổn bang đấy. Gần một năm nay, các Ma giáo đã khởi sự ở các nơi, ở miền sông hoài và sông Tứ Thủy có Hàn Sơn Ðồng và Chu Nguyên Chương, miền Lương Hồ có Từ Thọ Huy. Chúng đã đánh bại quân Nguyên mấy bận, chiếm được khá nhiều đất đai. Nghe nói chúng rất thắng thế, nếu quả thực để cho chúng gây được đại sự, đuổi được quân Mông Cổ ra khỏi bờ cõi, cướp được thiên hạ thì lúc ấy mấy mươi vạn anh em của bổn bang chết không có đất mà chôn.Tất cả đệ tử của Cái Bang nghe nói đều nổi giận, đồng thanh quát lớn:- Chúng ta quyết không để cho chúng thành sự! Cái Bang thề sống chết với Ma giáo.Nếu Ma giáo chiếm được thiên hạ thì anh em của bổn bang sẽ chết hết.Nhất thời, trong miếu các đệ tử của Cái Bang phẫn uất sôi nổi, lớn tiếng kêu la om sòm. Vô Kỵ núp ở trên cây trông thấy vậy nghĩ thầm:- Không ngờ ta ở hải ngoại mấy tháng mà các anh em đã tạo nên nhiều đại sự như vậy! Lần này Cái Bang lo âu như vậy không phải là không có nguyên nhân! Nhân số của Cái Bang đông đảo như vậy, ta chớ nên coi thường! Nếu chúng ta liên lạc được với chúng để đánh đuổi quân Nguyên thì việc sẽ chóng thành công hơn! Bây giờ thì ta phải làm thế nào cho họ đừng thù hận với chúng ta, rồi hoá thù thành bạn có hơn không . Trưởng Bát Long đầu chờ các đệ tử dịu xuống rồi mới lại cất tiếng nói tiếp:Xưa nay Sử Bang chủ vẫn tĩnh dưỡng ở Thôi Tiêu Sơn Trang, ít khi có dịp bước chân vào giang hồ. Bây giờ gặp đại sự như vậy, Bang chủ đành phải ra chủ trì, đó cũng là trời xanh phù hộ cho bổn Bang, nên Trưởng lão tám túi Trần Hữu Lượng mới quen biết với một đệ tử của phái Võ Ðang và lượm được một tin tức và đặc biệt... Nói tới đó, y liền đổi giọng, lớn tiếng tiếp:- Trần Trưởng lão xin mời Tống Thiếu Hiệp ra đây gặp mặt các anh em!Phía sau vách có tiếng trả lời ngay:- Vâng.Thế rồi có hai người dắt tay nhau từ bên trong bước ra. Một người trạc ba mươi. tinh thần sảng khoái chính là Hữu Lượng mà Tạ Tốn đã tha chết ở trên Băng Hỏa Ðảo, còn một người nữa tuổi chừng hai mươi bảy, hai mươi tám. mặt mũi rất xinh đẹp, lưng đeo trường kiếm. Vô Kỵ vừa trông thấy đã giật mình kinh hãi. Thì ra đó chính là Tống Thanh Thư, con trai của Viên Kiều. Ngày nọ y bị Triệu Minh giam cầm ở chùa Vạn Pháp, sau được Phạm Ðao với Vô Kỵ cứu thoát, ngờ đâu bây giờ lại trà trộn vào bọn Cái Bang như thế! Hai ngời đó đi vào tới trong điện liền chào Hỏa Long trước rồi mới chào Truyền Công Pháp, hai Trưởng lão và Trưởng bát. Sau đó, hai người quỳ đầu lại chắp hai tay chào các đệ tử của Cái bang một vòng. Trưởng Bát Long Ðầu liền nói tiếp:- Trần Trưởng lão đem tiền nhân hậu quả của việc đó nói lại cho anh em nghe đi!Hữu Lượng liền dắt tay Thanh Thư, bước ra mấy bước và nói:- Các vị, Bang của chúng ta được Tống Thiếu hiệp đến tương trợ, thật là một cơ duyên lớn cho chúng ta. Tống Thiếu hiệp có cho tôi hay rằng: Ðại Ma đầu Kim Mao Sư Vương Tạ Tôn của Ma Giáo đã về tới Linh Xà Ðảo ở Ðông Hải...Chấp Pháp Trưởng lão bỗng xen lời hỏi:- Người trong võ lâm tìm kiếm Kim Mao Sư Vương hoài, mấy chục năm liền đều không ai biết được y ở đâu cả, sao Tống Thiếu hiệp bỗng nhiên lại hay được tin này. Lão phu đang muốn thỉnh giáo.Vô Kỵ đang hoài nghi, thấy Trưởng lão của Cái Bang hỏi như vậy liễn nghĩ thầm:- Cái tin Tạ Tốn ở Băng Hỏa Ðảo miền Bắc Cực về tới Linh Xà Ðảo rất bí mật, sao Cái Bang lại hay biết nhanh chóng đến thế?Chàng lại nghe thấy Hữu Lượng nói tiếp:- Tất cả cơ duyên và mọi sự may mắn đều là đội ơn hồng phúc của Bang chủ hết. Dông Hải có một vị Kim Hoa bà bà sinh trưởng ở ngoài bể nên rất thạo về hàng hải, không hiểu tại sao bà ta lại biết được Tạ Tốn ở trên một hoang đảo tại Bắc Cực, thế rồi bà ta lại tới đón Tạ Tốn về Linh Xà Ðảo. Trên đảo có một đôi vợ chồng trẻ tuổi đang bị giam cầm. Người chồng tên là Vệ Bích, vợ là Võ Thanh Anh đều là đệ tử của một phái võ học ở Ðại Lý. Nhân lúc Kim Hoa bà bà đi Trung Nguyên vắng, đôi vợ chồng ấy giết chết người canh gác rồi đào tẩu luôn. Ngờ đâu họ về tới Sơn Ðông thì ngộ nạn, may nhờ Tống Thiếu hiệp ra tay cứu cho. Vợ chồng y mới nói rõ các tiền nhân hậu quả cho hay nên Tống Thiếu hiệp mới biết Kim Mao Sư Vương đã tới Linh Xà Ðảo. Chấp Pháp Trưởng lão liền gật đầu và đỡ lời:- À! Ra là thế đấy!Chàng lại nghĩ tiếp:- Vệ Bích với Thanh Anh đều không phải là người đứng đầu năm xưa bọn chúng đã lập kế đánh lừa ta để dễ dò hỏi chỗ ở của nghĩa phụ ta và có lẽ vì thế mà Tía Sam Long Vương dò biết được tin tức của nghĩa phụ ta! Thời bây giờ nói về giỏi bơi lội và thạo hàng hải, có lẽ ít có người bằng được Tía Sam Long Vương nếu không phải bà ta thân hành đi thì còn ai có thể tìm tới Băng Hỏa Ðảo như vậy được! Dù cha mẹ ta có phục sinh cũng chưa chắc đã đi tới nơi, như vậy đủ thấy số trời dun rủi như vậy cũng nên!Hữu Lượng lại nói tiếp:- Ðệ với Tống thiếu hiệp là bạn chi giao, sau khi hay được tin đó, liền cùng Quế, Trịnh hai vị đem năm tên đệ tử bảy túi đi Linh Xà đảo định bắt Tạ Tốn để cướp thanh đao Ðồ Long đem hiến cho bang chủ. Không ngờ đại đội Ma giáo cũng tới Linh Xà đảo ngay lúc ấy. Chúng tôi tuy đã kiệt lực tử chiến, kết cuộc quả bất địch chúng! Quế trưởng lão với bốn tên đệ tử bảy túi vì đại bang chủ mà tuẫn nạn. Tình trạng ở trên Linh Xà đảo như thế nào xin Trịnh trưởng lão thưa cùng bang chủ hay đi!Vô Kỵ thấy Trịnh trưởng lão, người què quặt ở trong đám đông đứng dậy kể lại cuộc chiến đấu với Ma giáo ở trên Linh Xà đảo như thế nào, y không nói chuyện người của Cái Bang vây đánh Tạ Tốn mà y lại nói người của Minh giáo nhiều như thế nào, sau cùng y lại còn nói Hữu Lượng xả thân trượng nghĩa cứu y thoát chết ra sao. Y nói đến nước bọt bay tung và còn bảo bọn Tạ Tốn thấy Hữu Lượng chính khí như vậy cũng phải khen, nên bọn Tạ Tốn không dám ra tay chống cự nữa. Các đệ tử của Cái Bang có mặt ở đấy nghe Trịnh trưởng lão kể xong đều đồng lòng vỗ tay khen ngợi. Truyền Công trưởng lão bỗng xen lời nói:- Chú em họ Trần quả thật là trí dũng song toàn, chủ nghĩa khí khái như vậy thật là hiếm có!Hữu Lượng liền vái chào và đáp:- Ðệ được bang chủ với các trưởng lão đại ca dạy bảo cho, vì đại nghĩa của bổn bang, đệ dù có phải nhảy vào đống lửa cũng không hề từ chối. Việc nhỏ mọn như vậy, đệ đâu dám nhận lời khen của Trịnh trưởng lão! Các đệ tử của Cái Bang thấy y khiêm tốn như vậy, đã lập được công mà không nhận lấy công của mình nên cả bọn đều kính phục vô cùng! Vô Kỵ ở trên cây càng nghe càng tức giận, và nghĩ thầm:- Sao chúng lại vô sỉ đến thế? Rõ ràng là bán bạn cầu sống mà bây giờ lại dám nhận trượng nghĩa cứu người! Nhưng y cũng tài ba khéo giấu giếm thực! Y khéo đến nỗi chính Trịnh trưởng lão cũng không hề hay biết! Như vậy đủ thấy y là một tên gian hùng biết bao!Nghĩ tới đó chàng lại rùng mình nghĩ tiếp:- Gian nhân này lắm mưu kế thực! Lúc bấy giờ nghĩa phụ bị y lừa và cả ta cũng bị y lừa nốt, riêng có Triệu cô nương là không bị y lừa dối thôi!... Hà... Triệu cô nương thông minh đa tài, ngờ đâu nhân phẩm lại... Tiếp theo đó chấp pháp trưởng lão cũng đứng dậy lạnh lùng nói:- Bổn bang có rất nhiều anh em bị bọn ma đầu của ma giáo giết hại, mối thù này chúng ta phải trả cho kỳ được mới thôi!Tất cả đệ tử của Cái Bang đều ồn ào nói:- Chúng ta thề không sống chung với ma giáo, hễ thấy một tên ma giáo nào là giết luôn tên đó liền! Chấp pháp chưởng lão nói với Hỏa Long rằng:- Thưa Bang chủ, đệ tử cuả bổn bang đều phẫn uất như vậy, mong bang chủ ra lệnh cho, để tất cả anh em báo thù tuyệt hận.Hỏa Long cau mày đáp:- Việc này là một việc rất lớn của bổn bang, ừ, ừ, cần phải bàn tán kỹ lưỡng đã. Trưởng lão hãy bảo các bang chúng tử, các đệ tử bảy túi lui khỏi đại điện này, để chúng ta thương lượng qua rồi hãy tuyên bố cho họ hay sau.Chấp pháp chưởng lão vâng lời liền quay đầu lại quát bảo các đệ tử rằng:- Thừa lệnh bang chủ, các đệ tử từ bảy túi trở xuống hãy rút lui ra khỏi đại điện, ở ngoài cửa miếu đợi chờ.Tất cả đệ tử củaCái Bang đều vâng lời ngay, rồi chúng vái chào Hỏa Long lần lượt lui ra khỏi đại điện. Trên đại điện chỉ còn lại những đệ tử đeo tám túi trở lên thôi.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 79
Chạy Trời Không Khỏi Nắng
Hữu Lượng tiến lên một bước cúi mình vái chào:- Thưa bang chủ, chú em họ Tống này rất có công với bổn bang, nếu bang chủ cho phép thì chú ấy xin gia nhập bổn bang liền. Với thân phận và địa vị của chú ấy, sau này thế nào cũng lập được công lớn cho bổn bang.Thanh Thư vội đỡ lời:- Việc này hình như không...Chàng vừa nói tới chữ không thì Hữu Lượng đã liếc mắt nhìn chàng. Thấy sắc mặt của Hữu Lượng hung ác như vậy, Thanh Thư vội cúi đầu xuống không nói nữa. Hỏa Long liền đáp:- Việc này hay lắm. Tống Thanh Thư gia nhập bổn bang hãy tạm ở địa vị đệ tử sáu túi và do Trưởng lão tám túi Trần Hữu Lượng thống lãnh. Vậy Thanh Thư phải tuân theo bang qui của bổn bang và hết sức làm việc cho bổn bang. Nếu sau này có công sẽ được thăng thưởng và có tội sẽ bị phạt ngay.Thanh Thư nghe nói mặt có vẻ tức giận nhưng lại đè nén ngay. Rồi chàng tiến lên quỳ lạy Hỏa Long và nói:- Ðệ tử Tống Thanh Thư xin bái chào bang chủ, cám ơn bang chủ đã ra ơn cho đệ tử giữ địa vị sáu túi.Nói xong y lại bái kiến các Trưởng lão, các Long đầu. Chấp Pháp Trưởng lão liền bảo chàng rằng:- Chú em họ Tống, chú đã ra nhập bổn bang, thì phải chịu đui luật của bổn Bang, sau này dù chú có làm đến người chưởng môn của phái Võ Ðang cũng vẫn phải tuân lệnh của bổn bang này như thường. Chắc chú em cũng biết rõ điều này chứ?Thanh Thư đáp:- Vâng!Chấp Pháp Trưởng lão với giọng nghiêm nghị nói tiếp:- Bổn bang với phái Võ Ðang tuy cùng là hiệp nghĩa đạo, nhưng dù sao hai bên tôn chỉ vẫn khác nhau. Ngôi chưởng môn của phái Võ Ðang sau này thế nào cũng lọt vào tay của chú. Vậy tại sao chú lại can tâm gia nhập bổn bang, chú phải nói rõ cho chúng tôi hay mới được.Thanh Thư đưa mặt nhìn Hữu Lượng một cái và đáp:- Trần Trưởng lão có ơn nghĩa rất lớn với đệ tử, đệ tử rất kính mộ Trần Trưởng lão nên mới đi theo như vậy.Hữu Lượng vừa nói vừa đỡ lời:- Nơi đây không có người ngoài chú cứ nói thẳng ra, không sao mà. Người chưởng môn của phái Nga Mi là Diệt Sư thái tạ thế rồi, người chương rmôn mới lại là một thiếu phụ xin đẹp họ Chu tên Chỉ Nhược. Nàng quen biết chú em họ Tồng từ hồi còn nhỏ, hai người lại có hôn với nhau từ trước. Ngờ đâu, nang lại bị đại Ma đầu Trương Vô Kỵ của Ma Giáo bắt mất đem đi hải ngoại. Chú em họ Tống tức giận vô cùng liền vấn kế tôi, chỗ anh em với nhau tôi vỗ ngực nhận lời thề giúp chú ấy cướp lại nàng nọ.Vô Kỵ càng nghe càng tức giận và nghĩ thầm:- Người này ăn nói bậy bạ, làm gì có chuyện như thế chứ?Chàng không sao nín được định tung mình nhảy vào trong điện, trách mắng Hữu Lượng, nhưng rút cuộc chàng phải cố nén lửa giận để nghe tiếp. Hỏa Long ha hả cười, rồi nói tiếp:- Từ xưa đến nay anh hùng khó mà qua được quan ải mỹ nhân, như vậy khó trách được chú ấy. Một người là chưởng môn của phái Võ Ðang, một người là chưởng môn của phái Nga Mi, không những môn đăng hộ đối mà lại còn nam tài nữ sắc thật là xứng đôi vừa lứa lắm.Chấp Pháp Trưởng lão lại lên tiếng hỏi:- Chú em họ Tống sao không đi cầu Trương Tam Phong Chân nhân với Tống Ðại Hiệp can thiệp cho?Hữu Lượng đỡ lời:- Tống Thanh Thư có cho tôi hay gần đây phái Võ Ðang đã có ý bắt tay với Ma giáo, nên Trương Tam Phong với Tống Ðại hiệp không muốn gây với Ma giáo. Bây giờ trong võ lâm Trung Nguyên chỉ có bổn bang mới ngang tài và đối địch nổi với Ma giáo thôi.Chấp Pháp Trưởng lão gật đầu xen lời nói:- Phải đấy, muốn diệt được Ma giáo thì phải giết tiểu tử Vô Kỵ trước. Như vậy, chú em họ Tống thế nào chả toại nguyện.Vô Kỵ ẩn núp trên cây nghĩ lại, năm năm nọ ở trong bãi sa mạc miền Tây Vực, và ở trên Quang Minh Ðỉnh, thái độ của Thanh Thư đối xử với Chỉ Nhược khác lạ như thế nào. Bây giờ chàng đem những chuyện dó ra dẫn chứng mới hay Thanh Thư đã có lòng yêu Chỉ Nhược từ lâu rồi. Chàng liền nghĩ thầm:- Vì một thiếu nữ mà y dám phản bạn sự môn, bất hiếu với cha như vậy, thật không ngờ nhân phẩm của y lại tồi bại đến thế. Huống hồ Chỉ Nhược một lòng yêu ta như vậy, Thanh Thư dù có được Cái Bang giúp đỡ, cũng không thể nào ép buộc được nàng thuận lòng được. Thanh Thư đã có tiếng tăm trên giang hồ từ lâu rồi và được người ngoài ta khen ngợi là mầm non của phái Võ Ðang sau này rất có tương lai. Có ngờ đâu y lại ngu xuẩn đến thế . Chàng đang nghĩ ngợi và thở than, lại nghe thấy Hữu Lượng lên tiếng nói tiếp:- Thưa Bang chủ, đệ ở gần đại đô, bắt được một nhân vật trọng yếu của Ma giáo, tên đó rất có liên quan đến sự nghiệp lớn của bổn bang. Vậy xin bang chủ định đoạt cho.Hỏa Long mừng rỡ nói:- Mau đưa y ra đây. Hữu Lượng vỗ tay ba cái rồi nói vọng vào bên trong:- Dẫn Ma đầu nọ vào đây.Vô Kỵ nghe thấy có nhân vật trọng yếu của bổn giáo bị Hữu Lượng bắt giữ, trong lòng rất quan tâm, đang lúc ấy chàng lại thấy phía sau điện có bốn tên đệ tử của Cái Bang tay cầm khí giới áp giải một người bị trói buớc ra. Chàng nhìn kỹ thấy người đó là một thanh nhiên tuổi trạc hai mươi, mặt mũi rất quen thuộc. Chàng chợt nghĩ ra thanh niên này đã có lần gặp mình trong đại hội Minh Giáo ở Hồ Ðiệp Cốc, nhưng chàng không biết tên họ của y. Thanh niên nọ vẻ mặt hậm hực khi đi qua cạnh Hữu Lượng đột nhiên y nhổ luôn một đống đờm vào mặt tên nọ. Hữu Lượng vội né mình tránh rồi giơ tay lên tát luôn chàng kia một cái. Mặt chàng nọ sưng vù ngay. Mấy tên đệ tử của Cái Bang liền đẩy lưng chàng ra một cái và quát mắng.- Mau quỳ xuống vái lạy Bang chủ đi!Người nọ lại nhổ luôn một đống nước bọt vào mặt Hỏa Long. Vì chàng đứng gần Hỏa Long và lần này chàng lại nhổ rất mạnh, nên dù Hỏa Long cúi đầu tránh né, vẫn không tránh kịp, chàng nhổ trúng luôn vào trán kêu đến "bộp" một tiếng. Hữu Lượng đưa chân ra đá té chàng nọ, rồi đứng ở trước mặt Hỏa Long ngăn cản , chỉ tay vào mặt chàng nọ và quát hỏi:- Người táo gan thật, chẳng lẽ ngươi không sợ chết hay sao?Chàng nọ mắng chửi lại:- Lão gia đã bị các ngươi bắt, lão gia quyết tâm không muốn sống nổi.Trong khi Hữu Lượng che chở thì Hỏa Long đã dùng tay áo lau đống nước bọt trên trán. Nhờ vậy, y mới khỏi mất sỹ diện trước các thuộc hạ. Hữu Lượng lùi lại hai bước nói với Hỏa Long rằng:- Thưa Bang chủ, tiểu tử này là cao thủ hạng nhất trong Ma Giáo, võ công của y còn cao siêu hơn cả Tứ Ðại Hộ Giáo Pháp Vương nữa. Chúng ta không nên coi thường y.Vô Kỵ nghe thấy Hữu Lượng nói như vậy, thoạt tiên chàng rất ngạc nhiên, nhưng chàng liền hiểu ngay sở dĩ Hữu Lượng có ý khoe khoang võ công của chàng nọ như vậy là muốn che xấu cho Bang chủ. Nhưng Hỏa Long là Bang chủ của Cái Bang mà tránh không khỏi đống nước bọt đó, kể cũng vô lý thật. Ðồng thời y bị nhục như vậy, mặ không lộ vẻ tức giận chút nào, trái lại còn kinh hoảng và cuống quýt là khác hình như lo sợ người ta phát hiện một bí mật trọng đại gì đó. Vô Kỵ đoán chắc bên trong thế nào cũng có ẩn tình gì đây. Chấp Pháp Trưởng lão lên tiếng:- Chú em họ Trần, người này là ai thế?Hữu Lượng đáp:- Người này họ Hàn, tên là Lâm Nhi, con trai của Sơn Ðồng.Vô Kỵ gật đầu nghĩ thầm:- Phải rồi, khi y tới dự đại hội ở Hồ Ðiệp Cốc, lúc nào cũng đứng cạnh cha y, nhưng y không nói chuyện với ta, nên ta mới không nhớ ra tên họ y?Chấp Pháp Trưởng lão mừng rỡ nói tiếp:- Ủa, y là con trai của Lâm Ðồng đấy à? Chú em họ Trần phen này công lao của chú lớn lắm. Thưa Bang chủ, mấy năm gần đây Hàn Sơn Ðồng đánh bại quân Nguyên mấy trận liến, nên tiếng tăm của chúng rất lừng lẫy, đại tướng thủ hạ của y như Chu nguyên Chương, Từ Ðạt, Thường Xuân các người đều là những nhân vật lợi hại của Minh giáo. Chúng ta bắt được thằng nhỏ làm con tin không sợ Hàn Sơn Ðồng không nghe lệnh của bổn Bang nữa.Hàn Lâm Nhi lớn tiếng chửi:- Các người đừng có nằm mơ nữa, cha ta là người anh hùng hào kiệt khi nào chịu những kẻ vô sỉ như các người uy hiếp? Cha ta chỉ nghe lệnh của một mình Trưởng giáo chủ thôi. Cái bang các người đừng mơ ước tranh bá hùng với Minh giáo chúng ta. Các ngươi không tự lượng chút nào. Bang Chủ của Cái Bang các ngươi không đáng xách dép cho Giáo chủ ta.Hữu Lượng cười khúc khích đáp:- Chú em họ Hàn, chú khen Trương Giáo chủ của quý giáo anh hùng lắm phải không? Tất cả anh em chúng tôi ở đây cũng ngưỡng mộ lắm, muốn gặp mặt cụ ấy một phen chẳng hay chú em có vui lòng giới thiệu ta với quý Giáo chủ không?Hàn Lâm Nhi là người thực thà nhân hậu. Y không biết Hữu Lượng dụng kế lừa y để dò hỏi sự tình cho nên y liền đáp:- Trương Giáo chủ phụ trách việc lớn của bổn giáo, anh em trong bổn giáo ít khi được gặp cụ ta. Như vậy làm sao mà có thì giờ tới đây gặp các ngươi được chứ?Hữu Lượng vừa cười vừa nói tiếp:- Theo những người trên giang hồ nói thì Vô Kỵ đã bị bắt và bị xử trảm ở Ðại Ðô rồi, vậy chú em ở đây nói dóc như thế làm chi nữa?Hàn Lâm Nhi cả giận quát lớn:- Ngươi không được nói bậy như vậy, khi nào quân Mông Cổ bắt nổi Trương Giáo Chủ của ta, dù thiên binh vạn mã vây chặt, Giáo chủ ta cũng ra vào như thường. Trương Giáo chủ đi Ðại Ðô là để cứu sáu nhân vật của sáu đại môn phái chứ có bị xử trảm gì đâu, ngươi chớ có nói bậy.Hữu Lượng không tức giận gì cả, khúc khích cười như thường và trả lời tiếp:- Nhưng người trên giang hồ đều nói như thế, chính tôi đây cũng không tin. Nhưng tại sao nửa năm nay chỉ nghe thấy trong Minh Giáo có Hàn Sơn Ðông, Từ Thọ Huy, Chu Nguyên Chương, Lưu Phúc, Thông, Bành, Danh, hòa v. v.. chứ không nghe thấy ai nói tới Trương Vô Kỵ hết. Như vậy đủ thấy y đã chết rồi chứ không sai.Hàn Lâm Nhi mặt đỏ bừng, gân xanh nổi đầy trán, lớn tiếng quát tháo:- Cha ta với Từ Thọ Huy các người đều thừa lệnh Giáo Chủ hành sự, vậy cha ta với các người so sánh với Trương Giáo Chủ sao được? Thế nào cũng có một ngày Trương Giáo Chủ ở hải ngoại về và cho các ngươi biết võ công lợi hại của cụ như thế nào?Hữu Lượng gật đầu nói tiếp:- À, thế ra Trương Giáo Chủ đi hải ngoại đấy, có lẽ Trương Giáo Chủ đi đón nghĩa phụ của y là Kim Mao Sư vương phải không?Lâm Nhi nghe nói, biết ngay là lỡ lời, mồm cứ há hốc, không sao ngậm lại và cũng không sao nói nên lời. Hữu Lượng lại ung dung nói tiếp:- Võ công của Trương Vô Kỵ kể cũng khá đấy, nhưng bộ mặt của y trông rất non yếu, có người đã coi tướng cho y rồi, bảo y không thể sống tới đầu năm nay...Y vừa nói tới đó thì cây Cổ Bách ở ngoài sân liền khẽ rung động một cái, nhưng người trong điện không ai biết gì cả. Vô Kỵ chợt nghe thấy sau cành cây rung động đó có mấy tiếng thở rất nhẹ, nhưng người ấy lại nín lại được ngay, chàng liền nghĩ thầm:- Thế ra trên cây Cổ Bách này cũng có người đang núp, người này còn tới trước ta nhiều. Vậy tại sao ta không hay biết gì cả, đủ thấy võ công của người này cao minh lắm . Chàng vừa nghĩ vừa đưa mắt qua những cành lá, thấy áo của người nọ màu xanh, mới hay người đó ẩn núp rất khéo và màu áo lại cùng màu với thân cây, nếu mắt chàng không sắc thì không sao phát giác được. Hàn Lâm Nhi lại giận dữ nói tiếp:- Trương Giáo chủ là người nhân đức, ông trời thế nào cũng phù hộ cho ông ta sống đến trăm tuổi.Hữu Lượng thở dài một tiếng rồi trả lời:- Nhưng lòng người ở trên đời khó mà đo lường lắm. Nghe nói y ở hải ngoại bị kẻ gian, dùng kế bắt trói trao cho chiều đình xử trảm. Sự thực câu chuyện như thế nào cũng chẳng có gì là lạ hết, vì ai đã gặp mặt Vô Kỵ rồi cũng đều bảo y không thể sống tới hai mươi bốn tuổi.Y đang thao thao bất tuyệt thì bỗng trên cây Cổ Bách có ánh sáng lấp lánh, và có một người phi thân xuống đất, mồm quát lớn:- Trương Vô Kỵ ở đây, ai dám bảo ta chết non chết yểu thế nào?Người đó chưa nói dứt đã nhảy vào trong điện. Trưởng lão đang đứng ở trước cửa điện liền giơ hai tay ra định chộp cổ người đó, nhưng người đó lẹ làng vô cùng, chỉ né mình một cái đã tránh được liền. Vô Kỵ nhận ra người đó mặc xanh, đầu đội khăn vuông trông rất tao nhã, mặt trắng như ngọc, hai mắt trong suốt, chính là Triệu Minh, ăn mặc giả trai chứ không phải là ai xa lạ. Vô Kỵ đột nhiên thấy Triệu Minh hiện ra giật mình khing hãi, trong lòng vừa tức giận vừa ngạc nhiên, vừa yêu lại vừa mừng. Chàng không sao trấn tĩnh được ủa một tiếng, nhưng may lúc ấy tất cả những người trong cái bang đang chăm chú nhìn Triệu Minh, nên không ai nghe thấy, Hữu Lượng gặp Vô kỵ một lần từ hồi còn nhỏ, nhưng từ đó tới giờ, thời gian cách biệt đã quá lâu, nên y không sao nhớ được mặt mũi của chàng. Sau đó ở trên Linh Xà Ðảo, y có gặp Vô Kỵ và Triệu Minh lần thứ hai nhưng lúc ấy Vô Kỵ và Triệu Minh dán râu giả cải trang làm người của Cự Kim Bang, vì thế mặt thật của chàng như thế nào y không thể nhớ ra được. Còn Sử Hỏa Long và các người khác chưa gặp chàng bao giờ thì làm sao biết mặt chàng ra sao? Chúng chỉ nghe nói Giáo chủ của Minh giáo là một thiếu niên tuổi trạc hai mươi, võ côngông rất cao. Vừa rồi chúng thấy Triệu Minh tránh được thế chộp của Trưởng lão, thân pháp rất lanh lẹ, quả thật là cao thủ nhất hạng nên chúng đã tin đến bốn thành rồi. Nhưng Hữu Lượng thấy mặt nàng đẹp quá, tuổi quá trẻ, giọng nói lại lanh lảnh, khác hẳn giáng điệu của Vô Kỵ mà người trên giang hồ đồn đại, nên y mới hoài nghi liền quát hỏi:- Trương Vô Kỵ chết từ lâu kia rồi, sao lại có tên giả mạo này ra đây vậy?Triệu Minh giận dữ đáp:- Vô Kỵ còn sống sót hẳn hoi sao ngươi chửi rủa hoài như thế. Trương Vô Kỵ hồng phúc tề thiên, sống lâu muôn tuổi, khi các ngươi chết tận chết tuyệt, ông ta vẫn còn sống tám mươi năm nữa.Vô Kỵ nghe thấy giọng của nàng rất bi đát, hình như là nàng bị lương tâm cắn rứt vì đã bỏ mình ở trên hoang đảo, nhưng chàng lại nghĩ lại:- Con người thâm độc và nhẫn tâm như nàng thì còn lương tâm đâu nữa mà cắn rứt! Vô Kỵ ơi sao ngươi vẫn vòn luyến tiếc nàng mãi như thế làm chi? Hữu Lượng lại hỏi tiếp:- Ngươi là ai thế?Triệu Minh đáp:- Ta là Trương Vô Kỵ, giáo chủ của Minh Giáo, sao ngươi lại dám bắt anh em thủ hạ của ta? Có mau tha cho y không, có việc gì thì cứ nói với ta đây.Bỗng nghe thấy một người bên cạnh nói:- Triệu Minh, người khác thì không biết cô nương chứ Thanh Thư này thì biết rõ cô lắm, người khác không biết Vô Kỵ chứ Thanh Thư này thì biết rõ lắm. Thưa Bang chủ, thiếu nữ này chính là Minh Minh Quận chúa, con gái của Nhữ Dương Vương, thủ hạ của nàng có rất nhiều cao thủ, chúng ta nên đề phòng mới được.Chấp pháp Trưởng lão liền huýt còi miệng một cái, mồm thì quát lớn:Mau dẫn các anh em ra ngoài miếu nghênh chiến, đề phòng kẻ địch tấn công vào trong này.Trưởng lão vâng lời đi luôn. Chỉ trong nháy mắt, Ðông, Tây, Nam, Bắc bốn phương đều có tiếng hò hét của đệ tử Cái Bang. Triệu Minh thấy thanh thế của chúng hùng hậu như vậy, mặt cũng phải biến sắc, liền vỗ tay một cai có hai người ở đầu tường nhảy xuống tức thì. Hai người đó chính là Huyền Minh nhị lão Lộc Trượng Khách và Hạt Bút ông. Chấp pháp trưởng lão liền quát lớn:- Mau bắt lấy mấy tên này.Y vừa nói dứt lời, có bốn tên đệ tử bảy túi, chia nhau xông lại vây đánh Lộc, Hạt nhị lão. Huyền Minh song lão, võ công rất kỳ lạ, chỉ đấu có ba thế đã đánh cho bốn tên đệ tử kia bị thương liền. Truyền Công trưởng lão râu tóc bạc phơ, liền đứng dậy múa chưởng xông đến tấn công Hạt Bút Ông. Chưởng đó của y rất mạnh, phát những tiếng gió kêu vù vù. Vô Kỵ ở trên cây trông thấy rõ, nhận ngay ra thế chưởng của Truyền Công trưởng lão là thế Kiến Long tại điền trong pho Giáng Long thập bát chưởng. Năm xưa, Tạ Tốn truyền thụ chàng ở trên Băng Hỏa đảo mấy thế chưởng cũng có một giống thế chưởng này. Nhưng vì chàng chưa biết rõ ý nghĩa của chưởng pháp nên lúc xử dụng không được giống lắm. Chàng không ngờ lão ăn mày già này lại biết thế chưởng tuyệt kỹ của Cửu Chỉ Thần Cái Hồng Thất Công như thế. Hạt Bút Ông biết chưởng pháp của địch rất lợi hại, liền giở hết công lực của mình ra, dùng thế Huyền Minh thần chưởng thuộc về chí âm chí như. Cả hai đều học tập mấy chục năm võ công, đều đã luyện tới mức chín thành công lực, nên cả hai đều ngang tài nhau. Truyền Công trưởng lão liền thấy có một hơi lạnh truyền vào gan bàn tay, cứ truyền theo cánh tay, mà chảy lên đầu. Còn Hạt Bút Ông cũng thấy huyết khí trong người đảo lên, liền kinh hãi thầm và trợn trừng mắt lên nhìn đối phương, y thấy Truyền Công trưởng lão mặt tỏ vẻ đau đớn, hai mắt đỏ ngầu như máu, và đang vận công chống đỡ lại hơi lạnh vừa bị truyền vào người. Y mừng rỡ nghĩ thầm:- Ta còn tưởng ngày hôm nay gặp một kình địch, thì ra tài ba của y còn kém ta nửa mức.Vì vậy y không đợi chờ đối phương vận công xưa đuổi được hơi âm độc ra ngoài, đã tiến lên một bước, giơ chưởng lên tấn côngông thêm một thế nữa. Chưởng lực của y đi tới đâu là hơi lạnh bao trùm tới đó và phạm vi bao trùm đó rất lớn rộng, nên đối phương chỉ còn một cách là giơ tay lên chống đỡ chớ không sao tránh né được. Bất đắc dĩ Truyền Công trưởng lão phải giở thế Giáng Long thập bát chưởng ra để chống đỡ tiếp. Chưởng lực của hai người tuy có phân biệt cương như, nhưng công lực thì ngang nhau, chưởng pháp của Truyền Công chưởng lão do Hồng Thất Công truyền thụ cho, thuộc về võ học thuần quang minh chính đại, còn Huyền Minh thần chưởng thì bên trong nó bao hàm một luồng âm độc hàn khí. Truyền Công trưởng lão đối chưởng với Hạt Bút Ông, vì ngang sức nhau nên không thua thiệt gì hết, những mỗi khi đối chưởng xong, y phải vận công xưa đuổi chất hàn độc ra ngoài. Y phải làm như thế, hao công lực rất nhiều cho nên đấu chưởng xong thế thứ ba thì y đã có vẻ kém hẳn đối phương. Về phía Lộc Trượng Khách lão múa cây lộc giác trượng, một mình ứng đối với Chấp Pháp trưởng lão và Trưởng bát Long đầu, nhất thời hai vbên không phân thắng bại. Trưởng bát Long đầu thấy mặt Truyền Công trưởng lão đỏ ngầu và cứ lùi bước lia lịa, trong lòng kinh hãi thầm, liền nghĩ:- Truyền Công trưởng lão đã học được mười hai chưởng của pho Giáng Long thập bát chưởng, công lực cái thế và cũng là đệ nhất cao thủ của bổn Bang, tại sao y lại địch không nổi lão già kia? Y thấy Truyền Công trưởng lão đấu tới chưởng thứ bảy, hơi thở đã hồng hộc, râu bay phấp phới, có vẻ bị đánh bại đến nơi. Tuy y biết xưa nay Truyền Công trưởng lão đấu với ai, không thích đồng bọn ra tay giúp, nhưng với hoàn cảnh hiện tại nếu mình không trợ chiến thì Truyền Công trưởng lão thế nào cũng bị giết chết và sẽ bị mất đi một anh tài. Nghĩ đoạn, y liền múa cây gậy trúc xông vào, nhắm chân của Hạt Bút Ông quét ngang một cái, bổng pháp của y tuy chưa thần diệu bằng đả cẩu bổng pháp của Hồng Thất Công, nhưng các đệ tử của Cái Bang chưa ai học được Bổng pháp như y. Nhờ có Trưởng bản Long đầu tham chiến, Truyền Công trưởng lão mới có cơ hội nghỉ ngơi đôi chủ và cũng nhờ vậy mới chống nổi Hạt Bút Ông.Khi Huyền Minh nhị lão nhảy xuống dưới đất, Triệu Minh đã định rút lui. Ngờ đâu Hữu Lượng đã rút trường kiếm ra ngăn cản. Khi ở chùa Vạn Pháp, Triệu Minh đã học được những võ công tinh tuý của sáu đại môn phái, nên nàng đưa tay về phía sau đâm "soẹt, soẹt, soẹt" ba kiếm, một kiếm đầu là Hoa Sơn kiếm pháp, thứ hai là Côn Luân kiếm pháp và kiếm thứ ba là kiếm pháp tuyệt học của phái Không Ðộng. Tiếp theo thế kiếm thứ tư của nàng đâm ra lại là Giáng Ma của thức của phái Nga Mi. Hữu Lượng thấy vậy kinh hãi vô cùng, không sao chống đỡ nổi. Triệu Minh liền múa kiếm, nhằm ngực Hữu Lượng đâm. Nàng thấy kiếm đó sắp đâm thủng ngực đối thủ bỗng nghe thấy kêu "cong" một tiếng. Thì ra phía bên trái có một thanh kiếm đâm tới gạt kiếm của nàng sang bên. Người đâm thế kiếm đó chính là Tống Thanh Thư. Mọi người đại chiến trên đại điện, Vô Kỵ ẩn núp ở trên cây cổ thụ trông thấy rất rõ, chàng thấy Thanh Thư gở Võ Ðang kiếm pháp ra, vừa vững chắc vừa ác độc, chứng tỏ Thanh Thư đã học được hết chân truyền của Tống Viễn Kiều. Ngoài ra lại còn có Hữu Lượng là đệ tử phái Thiếu Lâm, ở cạnh trợ giúp, nên Triệu Minh tuy học được rất nhiều thế kiếm tuyệt diệu thật nhưng phải địch với hai, mà đối thủ lại là đệ tử có võ rất cao cường của Thiếu Lâm và Võ Ðang, nên càng kéo dài thời gian bao nhiêu càng bất lợi cho nàng bấy nhiêu. Vô Kỵ lo âu nghĩ:- Tại sao nàng chỉ sử dụng một thanh kiếm tầm thường như thế thôi. Nếu nàng đem Ỷ Thiên kiếm ra thì thể nào cũng chém gãy được kiếm của hai kẻ địch và thoát khỏi vòng vây ngay .Chàng thấy quần áo của nàng ta rất mỏng, thân hình ẻo lả, phía đằng sau chỗ ngang lưng, nếu có giấu ỷ Thiên kiếm thì thế nào cũng trông thấy ngay, nên chàng càng lo âu thêm và tự trách thầm:- Vô Kỵ ơi, Vô Kỵ, tiểu yêu nữ này là hung thủ giết hại biểu muội của ngươi, nếu y thị có bị Thanh Thư giết chết đi chăng nữa, cũng tựa như tên nọ báo hộ thù cho em họ mình, hà tất ngươi phải lo âu cho y thị như thế làm chi, quyến luyến y thị làm chi? Như vậy ngươi không những có lỗi với em họ mà còn có lỗi với nghĩa phụ và Chỉ Nhược nữa.Mọi người ở trên đại điện đấu thêm một hồi nữa, bên Cái Bang lại có thêm người nhẩy vào vòng. Còn bên Triệu Minh thì không có ai nhảy vào cứu viện hết.Lộc Trượng Khách thấy tình thế quá nguy ngập, liền lớn tiếng kêu gọi:- Quận chúa nương nương, chú Hạt Bút Ông chiến mãi mà vẫn chưa đắc thắng, chi bằng chúng ta hãy lui ra ngoài sân, rồi thừa cơ mà đào tẩu thì hơn.Triệu Minh đáp:- Phải, tên họ Trần này nói xấu Trương công tử, y rủa Trương công tử chết yểu và bất đắc kỳ tử, vì thế ta không sao nhịn được, vậy trước khi rút lui, các ngươi phải diệt tên ấy đi mới được.Huyền Minh nhị Lão đều đồng thanh:- Xin tuân lệnh, nương nương hãy rút lui trước đi, xin giao tiểu tử đó cho tôi.Triệu Minh lại tiếp:- Hàn Lâm Nhi là người rất trung thành với Trương công tử, các ngươi phải nghĩ cách cứu y ra khỏi chốn này mới được.Lộc Trượng khách đáp:- Mời nương nương cứ đi trước, còn việc cứ người thì cứ để anh em chúng tôi tuỳ cơ ứng biến.Trong khi bị cường địch vây đánh như thế mà ba người còn bàn tán rút lui và cứu người, hình như không coi kẻ địch ra gì vậy. Trong khi mọi người đang đấu kịch liệt như vậy, Sử Hỏa Long Bang chủ của Cái bang đứng ở góc điện, không nói năng gì hết. Truyền Công, Chấp Pháp nhị trưởng lão nghe Triệu Minh nói Huyền Minh nhị lão nói như vậy, liền ra lệnh cho đệ tử bao vây chặt chẽ không cho ba người này tẩu thoát.Ðột nhiên, Lộc Trượng Khách và Hạt Bút Ông đánh mạnh đẩy lui mấy đối thủ, rồi chạy tới chỗ Hỏa Long đang đứng. Sự thể biến chuyển một cách đột ngột và nhanh kỳ lạ. Võ công của Hỏa Long có cao siêu đến đâu cũng khó chống nổi khi nhị lão cùng tấn công một lúc. Ngờ đâu Hữu Lượng thấy Triệu Minh nói chuyện với nhị lão, biết trước nhị lão cũng lấy tiến làm thoái cho nên y đã đi vòng tới cạnh Sử Hỏa Long trước. Vì vậy chưởng lực của nhị lão chưa đánh tới, y đã đẩy vai Sử Hỏa Long một cái thật mạnh. Tên Bang chủ ấy bị đẩy bắn về phía sau tượng Di Lặc. Chưởng lực của nhị lão cũng vừa tấn công tới, nên chỉ nghe thấy kêu "bộp" một tiếng, tượng Phật to lớn như thế mà đã lung lay như sắp đổ. Hạt Bút Ông lại tiến lên một bước, đánh bồi một chưởng nữa, tượng Phật cao hai trượng liền ngã ngay. Bọn đệ tử Cái bang đều kinh hãi vừa kêu la vừa chạy tán loạn để tránh né.Nhân lúc đệ tử của Cái bang chạy loạn xạ, Triệu Minh đã nhảy ra giữa sân rồi. Thanh Thư với Trưởng bản Long đầu, kẻ múa kiếm người múa gậy tung mình đuổi theo. Bỗng nhiên trong cửa miếu có ba chiếc gậy phi ra, nhằm chân Triệu Minh quét tới. Triệu Minh đang mải chống đỡ đường kiếm và gậy của Trưởng bản Long đầu, nên nàng chỉ tránh nổi hai chiếc gậy thôi, còn chiếc gậy thứ ba thì trúng ngay vào mắt cá bên chân trái của nàng, làm nàng không sao đứng vững liền té lăn ra đất liền.Thanh Thư xoay đầu kiếm lại, giơ cán kiếm lên, nhắm sau ót nàng đánh xuống, định đánh nàng chết giấc để bắt sống. Thanh Thư thấy cán kiếm của mình chỉ còn cách nửa thước là đánh trúng đầu Triệu Minh, thì bỗng chiếc gậy trúc ở trong tay Trưởng bản Long đầu đưa tới gạt kiếm y sang bên. Rồi y lại thấy một bóng người phi lên nhảy ra ngoài bờ tường luôn. Y quay người hỏi Trưởng bản Long đầu rằng:- Tại sao Trưởng lão lại buông tha y thị như vậy?Trưởng bản Long đầu giận dữ đáp:- Tại sao ngươi lại gạt gậy trúc của ta trước?Thanh Thư cải lại:- Chính Trưởng lão đã dùng gậy gạt cán kiếm của tôi ra trước mà, bây giờ còn nói như vậy...Còn cãi vã làm chi, mau đuổi theo đi.Thế rồi hai người nhảy ra ngoài tường. Chúng thấy ở góc tường có một đệ tử bẩy túi bị quật gãy xương chân, không sao bò dậy được. Trưởng bản Long đầu vội tiến lại hỏi:- Yêu nữ đó đào tẩu về phía nào thế?Bên ngoài tường có bảy tám tên đệ tử canh gác quanh đó đồng thanh đáp:- Chúng con không thấy gì hết và không thấy một người nào nhảy ra bên ngoài cả.Trưởng bản Long đầu càng tức giận thêm, liền quát lớn:- Vừa rồi rõ ràng có người ở bên trong nhảy ra, bộ các ngươi mù hết rồi sao?Một tên đệ tử mang sáu túi vội đỡ đệ tử bảy túi bị què kia dậy và đáp:- Vừa rồi chúng con chỉ thấy đại ca này nhẩy ra thôi, chớ ngoài ra không thấy ai hết.Trưởng bản Long đầu vội giơ tay lên gãi đầu và hỏi người đệ tử bảy túi rằng:- Tại sao ngươi nhảy ra ngoài tường làm chi?Ðệ tử bảy túi đó nghẹn ngào đáp:- Con... bị người ta ném ra ngoài này, không hiểu yêu nữ ấy dùng yêu pháp quái dị gì mà ném con mạnh như vậy?Trưởng bản Long đầu quay lại nhìn Thanh Thư, vẻ mặt giận dữ và nói tiếp:- Vừa rồi ngươi dùng cán kiếm gạt gậy trúc của ta để làm chi? Ngươi mới nhập bổn bang mà đã định phản bội ư?Thanh Thư vừa kinh hãi vừa tức giận đáp:- Ðệ tử đang định dùng cán kiếm đập vào đầu con yêu nữ thì Trưởng lão đã dùng gậy trúc gạt kiếm của đệ tử sang bên, nên yêu nữ mới đào tẩu được, sao Trưởng lão còn nói thế?Trưởng bản Long đầu lại càng tức giận thêm:- Nói bậy nào. Ta gạt cán kiếm của ngươi sang bên để làm chi? Ta ở trong bổn Bang mấy chục năm , gây nên bao nhiêu công trạng mới được thăng chức Trưởng bản này, chẳng lẽ ta còn phản Bang mà trợ giúp người ngoài hay sao? Ta hãy hỏi ngươi, tại sao ngươi không dùng mũi kiếm đâm y thị mà lại xoay ngược đầu kiếm như thế? Ngươi giả bộ làm ra như thế phải không? Hừ hừ, mắt lão gia này có hoa đâu, ngươi giấu giếm ta sao được?Thanh Thư ở trong phái Võ Ðang tuy chỉ là đệ tử đời thứ ba, nhưng các môn hạ của Võ Ðang đều biết y là người chưởng môn trong tương lai, nên cả Liên Châu và Tòng Khê sư thúc của y cũng phải kiêng nể. Xưa nay, không bao giờ nói nặng y nửa lời. Không ngờ y bị Hữu Lượng kiềm chế, bất đắc dĩ phải gia nhập Cái bang như vậy, y là người quen kiêu ngạo, tuy biết địa vị của Trưởng bản Long đầu cao hơn y là người mới gia nhập Cái Bang nhiều, nhưng việc này rõ ràng là lỗi ở Trưởng lão, nhưng y nhất định không chịu nhịn liền lên tiếng cãi lại ngay:- Bảo tôi phản bội phải không? Long đầu đại ca không nên nói bậy như vậy. Ðại ca trách đệ tử như vậy phải có bằng chứng mới được chứ. Vừa rồi đệ tử dùng cán kiếm gõ mạnh xuống, rõ ràng đại ca dùng gậy trúc gạt ra, chẳng lẽ dưới thanh thiên bạch nhật không có ai trông rõ sao?Trưởng bản Long đầu nghe thấy Thanh Thư nói như vậy rõ ràng đổ oan cho y và còn bảo y buông tha Triệu Minh chứ không phải y, nên y vừa nghe xong, liền nổi giận quát to:- Tiểu tử này, mi không biết tôn kính người già cả, có phải ngươi ỷ thanh thế của phái Võ Ðang mà làm bộ tịch như thế phải không?Nói xong, y liền múa gậy nhắm đầu Thanh Thư đánh luôn, trong khi tức giận, sức của y mạnh vô cùng. Thanh Thư cũng không sao nhịn được, liền giơ tường kiếm lên chống đỡ, không hiểu trong chiếc gậy trúc có gì mà cứng rắn lạ thường nên trường kiếm của Thanh Thư không sao chặt gẫy nổi, trái lại y còn thấy hổ khẩu tay hơi đau nhức. Lúc này y mới biết công lực của Trưởng bản Long đầu thâm hậu và mạnh hơn mình nhiều. Trưởng bản Long đầu bị trường kiếm của Thanh Thư gạt ngang gậy mình một cái, cũng thấy cánh tay hơi tê tái, nên y cũng kinh hãi, liền quát tiếp:- Họ Tống kia, mi dám phạm thượng gây loạn như vậy. Có phải mi là gian tế của kẻ địch phái tới đây dò xét không?Nói xong, y lại tấn công luôn bổng thứ hai. Trong miếu đột nhiên có một người xông ra giơ kiếm gạt luôn cây gậy trúc sang bên và nói:- Long đầu đại ca xin chớ nổi giận như vậy.Người đó không là ai xa lạ mà chính là Trần Hữu Lượng, trưởng lão mang tám túi. Trưởng lão Long đầu tức giận đến thở hồng hộc và đáp:- Chú em họ Trần mau lại đây làm trọng tài cho ngu huynh.Hữu Lượng hỏi:- Tiểu yêu nữ Triệu Minh đâu rồi?Trưởng bản Long đầu chỉ mặt Thanh Thư và đáp:- Chính y đã buông tha yêu nữ ấy đấy.Thanh Thư vội cãi:- Không, chính Long đầu đại ca đã buông tha y thị.Hai người đang cãi vã thì Huyền Minh nhị lão đã ở trong miếu phi thân ra, đưa mắt nhìn bốn chung quanh, không thấy Triệu Minh đâu cả. Nhị lão biết Quận chúa nương nương đã thoát thân rồi, liền cười ha hả, múa chưởng tấn công luôn, liền có bốn tên đệ tử của Cái bang bị đánh té lăn ra đất tức thì. Chờ tới khi Truyền Công trưởng, Chấp pháp trưởng lão và Trưởng bản Long đầu đuổi theo ra thì Lộc Trượng Khách và Hạt Bút Ông hai người đã bỏ đi xa rồi. Chỉ nghe thấy tiếng cười hi hi của hai người ở ngoài xa hơn hai dặm vọng lại. Trưởng bản Long đầu càng tức giận thêm, tiếng quát tháo kêu như sấm động:- Tất cả mọi người mau đuổi theo đi.Hữu Lượng liền đỡ lời:- Thôi, Long đầu đại ca nên đề phòng kẻ địch còn mai phục ngầm quanh đây.Trưởng bản Long đầu mới tỉnh ngộ, liền giật mình kinh hãi và nghĩ thầm:- Tại sao ta hồ đồ đến thế? Riêng hai lão già đó đã làm đảo lộn hết cả Cái bang của chúng ta và có rất nhiều người chết chóc và bị thương rồi. Ta bây giờ một mình đuổi theo thì làm sao mà địch nổi chúng? Nghĩ đoạn, y tỏ vẻ cảm ơn Hữu Lượng ngăn cản như vậy, và nhờ đó mới đỡ giận Thanh Thư phần nào.Nên rõ công lực của Huyền Minh nhị lão lợi hại khôn lường, vừa rồi nhị lão đại náo miếu Di Lặc đã khiến cho tất cả đệ tử của Cái bang đều kinh hồn mất vía. Tuy nhiên chỉ hai anh em nhị lão, nếu còn ở lại đấu thêm thì tất nhiên cũng quả bất địch chúng. Nhưng Cái bang không biết đối phương thực hư ra sao, nên chúng mới tưởng tượng đối phương còn có một nhóm cao thủ nữa đang mai phục bên ngoài. Chấp pháp trưởng lão sau đó kiểm điểm các đệ tử bị tử thưởng, thấy có tất cả mười một người bị Huyền Minh nhị lão giết chết, có bảy người bị thương nặng. Khi thần tượng Di Lặc đổ xuống lại có tới bảy tám người bị đè nữa. Chấp pháp trưởng lão liền phái người tới cứu chữa cho các đệ tử bị thương, và ra lệnh cho Trưởng bản Long đấu đem theo các đệ tử của phái Tịnh Y đi tìm kiếm tung tích của kẻ địch ở chung quanh về sau miếu, hễ có cái gì khác lạ thì báo động cho mọi người biết ngay.Hãy nói Triệu Minh, quý vị có biết nàng đi đâu không? Thì ra Vô Kỵ thấy nàng bị Trưởng bản Long đầu và Thanh Thư vây đánh, sau cùng còn bị một gậy trúc của một đệ tự Cái bang đánh trúng mắt cá mà té ngã, Thanh Thư lại xoay đầu kiếm nhằm sau ót nàng đánh xuống, nếu để cho y đánh trúng cán kiếm đó, dù đánh nhẹ nàng cũng bị chết ngất, còn như nếu y đánh mạnh thì nàng sẽ toi mạng chứ không sai. Nên chàng không kịp nghĩ ngợi gì hết, vội từ trên không tung mình nhảy xuống, giở ngay Càn Khôn Ðại Na Di tâm pháp ra, ở phía sau đẩy luôn chiếc gậy trúc của Trưởng bản Long đầu, khiến đầu gậy kia hất trường kiếm của Thanh Thư sang bên. Càn Khôn Ðại Na Di tâm pháp của chàng đã thần diệu khôn tả. Ðồng thời mấy tháng nay ở trên đảo vô cùng vô nghệ, chàng lại đem bí quyết của Thánh hỏa lệnh mà Tiểu Siêu đã dịch ra nghiên cứu, khiến hai thứ tâm pháp và thần công thần diệu đó, kết hợp với nhau, võ công của chàng lại càng quái dị hơn võ công của ba sứ giả Ba Tư đã sử dụng và còn cao minh gấp mười là khác. Lúc càng đột nhiên sử dụng võ công quái dị đó, tuy đối thủ là Trưởng bản Long đầu và Tống Thanh Thư lợi hại như vậy mà cũng không hay biết được. Trưởng bản Long đầu lại tưởng Thanh Thư gạt gậy trúc của mình sang bên còn Thanh Thư thì rõ ràng thấy gậy của Trưởng bản Long đầu giơ ra gạt cây kiếm của mình. Nhân lúc hai địch thủ đang kinh hãi thì Vô Kỵ đã dùng tay trái chộp lấy cổ một tên đệ tử bẩy túi ném luôn ra ngoài tường, khiến Trưởng bản Long đầu và Tống Thanh Thư càng không hoài nghi. Chúng thấy có một bóng người vượt qua, nên chúng cho rằng Triệu Minh đã đào tẩu đi rồi, vì vậy chúng mới đuổi theo ra bên ngoài. Vô Kỵ chờ chúng đi khỏi liền ung dung ẳm Triệu Minh lên và giở khinh công tuyệt đỉnh ra nhảy lên trên nóc điện. Lúc ấy khinh công của chàng luyện tới mức xuất thần nhập hoá, tay ẳm một người mà vẫn đi nhanh như chim bay. Lúc ấy là buổi chiều, dưới thanh thiên bạch nhật, dù vật nhỏ đến đâu cũng không ẩn mình được, nhưng các đệ tử của Cái bang đã ùa theo Trưởng bản Long đầu và Tống Thanh Thư đuổi theo ra ngoài cổng miếu nên chẳng ai hay biết gì hết. Lại nói trong lúc hiểm nguy, Triệu Minh bỗng thấy có người ra tay cứu mình và người mình lại bị một cánh tay rất mạnh ôm chặt. Rồi nàng lại thấy mình tựa như lơ lửng trên mây, lướt đi trên đỉnh miếu. Nàng quay đầu lại nhìn, dưới ánh sáng mặt trời trông thấy rõ mặt người giúp mình rất đẹp mới hay người đó chính là Trương Vô Kỵ. Nàng không dám tin là sự thực, liền trợn tròn xoe đôi mắt lên nhìn và hỏi:- Có phải là công tử đó không?Vô Kỵ vội đưa tay lên bịt mồm nàng lại. Chàng ngó bốn chung quanh thấy tả hữu trước sau miếu đều có đầy đệ tử của Cái bang. Muốn cứu Triệu Minh thoát thân không khó, nhưng chàng biết rõ Cái bang đang mưu đồ đối phó Minh Giáo và Tống Sư ca của phái Võ Ðang lại gia nhập Cái bang, nếu không dọ thám rõ sự thể mà bỏ đi ngay thì thực đáng tiếc. Chàng lại thấy Thanh Thư với Trưởng bản Long đầu đang cãi nhau, Trưởng bản mặt đã lộ hung quang, nên chàng đoán chắc trong Cái bang thế nào cũng có rất nhiều kẻ nham hiểm, chưa biết chừng Thanh Thư sẽ bị chúng giết chết. Huống hồ Hàn Lâm Nhi lại là người rất trung thành với Minh Giáo, mình càng cần phải cứu y thoát nạn mới được. Tiếp theo đó chàng thấy trong đại điện cát bụi bay mù mịt. Chàng vội nghĩ thầm:- Chi bằng ta mạo hiểm lẻn vào trong tìm chỗ ẩn nấp có hơn không? Nghĩ đoạn, chàng liền nhảy về phía trước đi về phía mái hiên, hai chân móc chặt mái hiên, đu người xuống bên dưới, rồi chàng đạp mạnh hai chân một cái, người chàng đã phi vào trong pho tượng Phật ở bên trái liền. Chàng thấy Sử Hỏa Long, Truyền Công Chấp Pháp trưởng lão và mọi người đều đuổi theo ra ngoài cửa miếu cả rồi. Trong điện chỉ còn mấy tên đệ tử của Cái bang đang bị thương bởi tượng Phật đè lên. Còn Hàn Lâm Nhi thì không biết chúng đã đem y đi đâu, chàng đưa mắt nhìn bốn chung quanh tìm kiếm mãi, không tìm ra được chỗ nào tiện cho mình ẩn núp cả. Triệu Minh vội chỉ tay lên một cái trống to, trống đó đặt ở trên một cái giá gỗ lớn, cách mặt đất hơn trượng. Phía trước trống đó có một cái chuông thật lớn. Vô Kỵ thấy Triệu Minh chỉ tay như vậy liền tỉnh ngộ, vội rón rén đi tới phía sau cái trống. Rồi tung mình nhảy lên giơ ngón tay trỏ ra vạch vào mặt cái trống một cái. Chỉ nghe thấy tiếng kêu "soạt" rất khẽ, mặt trống đã rách một đường dài. Chàng dùng chân trái đâm vào cái xà ngang của giá gỗ, rồi dùng ngón tay trỏ rạch ngang mặt trống một cái nữa. Thế là mặt trống đó rách thành hình chữ nhật. Chàng ẳm Triệu Minh, lẹ làng chui luôn vào trong cái trống đó. Trong lòng trống đầy những bụi bặm. Vô Kỵ ngửi toàn mùi hôi mốc nhưng lại xen lẫn mùi thơm tho từ da thịt của Triệu Minh phát ra. Cái trống ấy tuy lớn, nhưng hai người núp bên trong không sao trở mình được. Triệu Minh tựa vào người chàng, hơi thở rất nhẹ, nhưng trong lòng lại kích động vô cùng. Lúc này trong lòng Vô Kỵ yêu và giận xung đột nhau, chàng có nhiều lời muốn trách mắng và hỏi nàng ta, nhưng khổ nỗi, hoàn cảnh không cho phép, vì hễ lên tiếng nói là đệ tử của Cái Bang hay biết liền, nhưng chàng cảm thấy người của Triệu Minh tựa vào lòng mình, đầu nàng lại ngã vào vai trái và tóc nàng cứ cọ vào má chàng luôn luôn. Chàng bỗng giật mình kinh hãi và nghĩ thầm:- Ta ra tay cứu nàng như vậy đã là không nên không phải rồi sao bây giờ lại âu yếm với nàng như thế?Nghĩ xong, chàng liền giơ tay lên dùng sức đẩy vào đầu nàng một cái, không cho đầu nàng tựa vào vai mình nữa. Triệu Minh thấy chàng ta hắt hủi mình như vậy, tức giận vô cùng, liền dùng khủyu tay thúc mạnh vào hông chàng một cái. Vô Kỵ mượn sức đánh sức, đẩy sức lực của nàng bắn trở lại, Triệu Minh bị sức mạnh đó hất trở lại, đau đớn chịu không nổi, suýt tý nữa thì la lớn rồi. Vô Kỵ đoán thế nào nàng cũng kêu, nên đã giơ tay ra bịt mồm nàng lại. Ðang lúc ấy thì hai người nghe thấy bên dưới có tiếng chấp pháp trưởng lão nói:- Thưa bang chủ, kẻ địch đã đào tẩu mất tích, thuộc hạ bất lực, chưa bắt được chúng đem về cho bang chủ xét xử, xin bang chủ giáng tội cho.Hỏa Long đáp:- Cho miễn, võ công của địch rất cao siêu, ai ai cũng đều trông thấy rõ hết, chấp pháp trưởng lão chớ nên tự khiêm như vậy.Chấp pháp trưởng lão lại nói tiếp:- Cám ơn bang chủ.Tiếp theo đó, hai người lại nghe thấy Trưởng bản Long đầu báo cáo Tống Thanh Thư đã thả kẻ địch đào tẩu. Thanh Thư cũng lên tiếng cãi vã mỗi người nói một câu, khiến tình thế trong điện trở nên gay cấn vô cùng. Hỏa Long ngẫm nghĩ giây lát, rồi hỏi:- Chú em họ Trần trông thấy thực tình lúc bấy giờ ra sao?Hữu Lượng đáp:- Thưa bang chủ, Trưởng bản Long đầu, vốn dĩ là nguyên lão củ bổn bang, tất nhiên lời nói của Long đầu không sai chút nào. Còn chú em họ Tống đây thành tâm tham gia bổn bang, và yêu nữ họ Triệu lại là kẻ thù của chú ấy, như vậy chú ấy không khi nào lại buông tha cho y thị. Theo ý kiến ngu đệ thì võ công của yêu nữ đó rất quái dị có lẽ y thị đã mượn sức đánh sức, lấy gậy của Long đầu đại ca gạt kiếm của chú em họ Tống sang bên. Trong lúc hỗn loạn, hai bên đều không trông thấy rõ nên mới có sự hiểu nhầm như vậy.Vô Kỵ khen ngợi và thầm nghĩ:- Trần Hữu Lượng quả thật là nhân kiệt, y không trông thấy rõ sự việc xảy ra mà đã đoán được tám chín thành như vậy!Chàng lại nghe thấy Hỏa Long nói tiếp:- Chú em họ Trần nói rất có lý, hai chú em đều hết mình vì bổn bang cả, khỏi cần tổn thương hòa khí với nhau bởi một chuyện nhỏ nhặt như thế.Trưởng bản Long đầu hậm hực nói tiếp:- Dù y ...Hữu Lượng không đợi y nói dứt đã xen lời nói:- Chú em họ Tống, Long đầu đại ca là người đức cao vọng trọng, dù đại ca có trách chú lầm lỗi chăng nữa, chú cũng phải thành tâm thụ giáo. Chú mau mau xin lỗi Long đầu đại ca đi.Thanh Thư bất đắc dĩ phải tiến lên vái chào một lạy và cất tiếng nói:- Long đầu đại ca, vừa rồi tiểu đệ thất lễ xin đại ca lượng thứ cho.Trưởng bản Long đầu trong lòng bực tức khôn tả nhưng không thể nào phát khùng được, đành phải dùng giọng mũi lên "hừ" một tiếng, rồi trả lời:- Thôi đừng nói nữa.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 80
Như Hờn Như Oán
Lời nói của Hữu Lượng mới nghe thì ai cũng cho là đổ lỗi hết cho Thanh Thư, nhưng sự thật thì câu nào cũng có trách Long đầu không nên không phải. Y nói Triệu Minh lấy gậy của Long đầu đại ca gạt kiếm của Thanh Thư sang bên. Y lại nói Long đầu đại ca đức cao vọng trọng là có ý đại ca đã khiển trách sai lầm thì chú cũng phải thành tâm mà nhận lỗi đi. Các trưởng lão trong Cái Bang nghe đều hiểu hết. Nhưng mấy năm gần đây, Hữu Lượng là một người được bang chủ kiêng nể hơn hết, việc gì Hỏa Long cũng đều nghe lời y cả, vì vậy không ai dám nói thêm nữa. Hỏa Long lại lên tiếng hỏi:- Chú em họ Trần, vừa rồi yêu nữ đến đây phá rối là con gái của Nhữ Dương vương đây à? Ma giáo là kẻ thù của triều đình, khi chúng ta nói đến tiểu ma đầu Trương Vô Kỵ của Ma giáo, tại sao quận chúa nương nương lại một mực bênh vực y như thế?Hữu Lượng ngẫm nghĩ hồi lâu chưa kịp trả lời, thì Trưởng bản Long đầu đã xen lời nói:- Tôi thấy quận chúa nương nương nước mắt chảy quanh, vẻ mặt hậm hực, khi chú em họ Trần thoá mạ giáo chủ của Ma giáo. Khi quận chúa nương nương đứng cạnh đó, nghe thấy như thế mặt liền tỏ vẻ như bị người ta mắng chửi anh và cha mẹ nàng vậy, nên tôi lấy làm thắc mắc về vấn đề đó.Thanh Thư liền đỡ lời:- Thưa bang chủ, việc này tiểu đệ rõ hết.Hỏa Long liền hỏi:- Chú em họ Tống biết chuyện gì cứ nói đi.Thanh Thư liền nói:- Tuy việc gì Ma giáo cũng đương đầu với triều đình, nhưng Triệu Minh quận chúa lại rất yêu Vô Kỵ. Vì nàng mong lấy được Vô Kỵ nên việc gì nàng cũng hết sức che chở cho y.Quần hào của Cái Bang nghe thấy Thanh Thư nói như vậy, liền kêu "ủa" một tiếng, vì không ai ngờ được là Triệu Minh lại mê Vô Kỵ đến thế.Vô Kỵ ở trong cái trống lớn, nghe thấy như vậy, trống ngực đập rất mạnh và trên óc nghĩ thầm:- Có thật không, lời nói của y có thật không? Triệu Minh quay đầu lại hai mắt trợn trừng nhìn chàng. Trong cái trống đó tuy tối om, nhưng mắt của Vô Kỵ sắc hơn người, chàng trông thấy rõ mắt của Triệu Minh đang lộ liễu đầy vẻ tình tứ. Chàng cảm động liền ôm lấy nàng định hôn nàng một cái. Ðột nhiên chàng nghĩ đến cảnh thảm khốc của Hân Ly, bao nhiêu tình yêu của chàng bỗng biến thành thù hận, tay phải của chàng vội nắm chặt lấy cánh tay của Triệu Minh bóp chặt một cái. Với công lực của chàng lúc này chàng chỉ khẽ bóp một cái, Triệu Minh đã không chịu nổi, nàng cảm thấy mặt mũi tối tăm suýt chết giấc được. Nàng không sao nhịn được, liền định bắt chước Hân Ly mắng chửi Vô Kỵ:- Tiểu quỷ chết non chết yểu này độc ác thật.Cũng may nàng cố kiềm chế lửa giận nên không nói ra tiếng, nhưng nước mắt đã nhỏ xuống như mưa rồi. Nước mắt của nàng cứ nhỏ ròng xuống cánh tay của Vô Kỵ nhưng Vô Kỵ vừa thay đổi tâm trạng, nên không sao làm chàng cảm động được, gương mặt vẫn lầm lầm lì lì.Hai người lại nghe thấy Hữu Lượng lên tiếng hỏi:- Sao chú lại biết rõ như vậy, có thật có chuyện quái lạ như thế không?Thanh Thư hậm hực đáp:- Tiểu tử Vô Kỵ mặt mũi tầm thường không có vẻ gì anh tuấn cả. Nhưng y chỉ được một ít tà thuật của Ma giáo, nên có rất nhiều thiếu nữ bị sa vào tròng của y mà không hay.Chấp pháp chưởng lão gật đầu xen lời nói:- Phải, trong Ma giáo những quân dâm tà quả thật có tà thuật hái hoa đó, cũng như đệ tử Kỷ Hiểu Phù của phái Nga Mi chẳng hạn. Nàng ta cũng bị tà thuật của Dương Tiêu trong Ma giáo làm cho say mê, nên rốt cục mới bị thân bại danh liệt như vậy. Cha của Vô Kỵ là Trương Thúy Sơn cũng bị con gái của Bạch Mi Ưng Vương dùng yêu thuật làm cho say mê. Còn Minh Minh quận chúa, tôi chắc cũng trúng phải tà pháp hái hoa của tiểu ma đầu họ Trương rồi, vì thế mà thất thân với y. Chắc nàng thấy ván đã đóng thuyền, gạo đã thổi thành cơm nên đành can tâm truỵ lạc thế.Quần hào của Cái Bang nghe nói đều gật đầu cho là phải. Truyền Công trưởng lão tức giận vô cùng vội lên tiếng nói:- Những quân vô loại trên giang hồ đó, ai cũng có bổn phận phải giết chết cho bằng được, nếu không phụ nữ trong thiên hạ sẽ bị mất hết trinh tiết, và sẽ có không biết bao nhiêu bị toi mạng bởi tên tiểu dâm tặc ấy.Vô Kỵ tức đến chân tay run lẩy bẩy, vì cho tới ngày nay, chàng vẫn còn là trai tân, chỉ từ khi Diệt Tuyệt sư thái của phái Nga Mi chửi chàng là dâm tặc, thì từ đó có nhiều người bắt chước, chửi chàng như vậy, thật là nỗi niềm oan ức chàng không biết bày tỏ cùng ai. Bây giờ chàng lại nghe thấy tên Long đầu của Cái Bang ấy bảo Triệu Minh thất thân với mình và ván đã đóng thành thuyền vân... vân, chàng lại càng tức giận, rồi đột nhiên giật mình kinh hãi và nghĩ thầm:- Triệu cô nương với ta ôm ấp nhau, ẩn núp trong cái trống này nhỡ chúng hay biết thì mối oan này không thể nào rửa được nữa .Chàng nghe thấy Truyền công Trưởng lão nói tiếp:- Chu Chỉ Nhược, Chu cô nương của phái Nga Mi cũng đã lọt vào tay của tiểu dâm tặc, chắc bây giờ trinh tiết của nàng cũng khó mà bảo tồn được. Chú em họ Tống, việc này chú khỏi phải bận lòng làm chi, thể nào chúng tôi cũng giúp chú cướp lại người vợ cưng. Chúng tôi quyết không để cho câu chuyện của Hiểu Phù tái diễn nữa đâu.Chấp pháp Trưởng lão cũng xen lời nói:- Ðại ca nói rất phải, năm xưa phái Võ Ðang bảo vệ không nổi Hân Lợi Hanh, ngày hôm nay, họ bảo vệ không nổi Thanh Thư. Vì vậy chú em họ Tống mới gia nhập bổn bang. Nếu chúng ta không giúp chú ấy hoàn thành tâm nguyện này thì chú ấy về Võ Ðang làm chưởng môn có hơn không, hà tất phải tới đây làm đệ tử sáu túi của bổn bang làm chi?Cái Bang quần hào đều lớn tiếng cổ vũ, ai ai cũng bảo, thề phải giết cho được dâm tặc Trương Vô Kỵ và giúp Thanh Thư cướp lại được vợ mới thôi.Nghe chúng nói như vậy, Triệu Minh liền rỉ tai Vô Kỵ khẽ nói:- Tiểu dâm tặc này đáng chết lắm.Lời nói của nàng như hờn như giận, vừa yêu thương, vừa ngưỡng mộ, khiến lòng Vô Kỵ rung động và mê man ngay. Chàng liền nghĩ thầm:- Nếu nàng không gian trá hiểm độc giết chết biểu muội của ta, thì thể nào ta cũng cưới nàng làm vợ, sống đời đời với nàng cũng không sao . Chàng vừa nghĩ tới đó đã nghe thấy Thanh Thư ở bên ngoài cám ơn quần hào của Cái Bang. Chấp pháp Trưởng lão là người tinh tế liền lên tiếng hỏi:- Dâm tặc ấy mê Minh Minh quận chúa như thế nào, chú có biết không?Thanh Thư đáp:- Những chi tiết bên trong, người ngoài làm sao mà biết rõ được. Ðệ chỉ biết lúc ấy Minh Minh quận chúa thống lãnh các võ sĩ của triều đình lên núi Võ Ðang bắt thái sư phụ của đệ tử, và khi nàng trông thấy mặt của dâm tặc một cái là ngoan ngoãn rút lui luôn. Nhờ vậy, tai hoạ lớn của Võ Ðang mới thoát khỏi. Tam sư thúc Dư Ðại Nham của tiểu đệ, hai mươi năm trước bị người đánh gãy tay què chân cũng nhờ được Minh Minh quận chúa tặng thuốc cho dâm tặc mới cứu khỏi.Chấp pháp Trưởng lão xen lời nói:- Phải rồi, thiết nghĩ xưa nay phái Võ Ðang vẫn là cái gai của triều đình, nếu Minh Minh quận chúa không say mê dâm tặc thì không bao giờ nàng lại tặng thuốc giúp kẻ địch như thế. Nếu vậy, tuy dâm tặc nhân phẩm không được chính trực, nhưng đối với thái sư phụ, sư thúc, sư bá, nó vẫn còn đôi chút tình hương hỏa.Thanh Thư lại nói tiếp:- Vâng, tôi chắc y cũng không đến nỗi hoàn toàn vong bản đâu.Hữu Lượng lại đỡ lời nói:- Thưa bang chủ, đệ tử nghe thấy chú em họ Tống nói, đệ đã nghĩ ra được một kế này có thể làm cho tiểu dâm tặc ấy phải ngoan ngoãn vâng lời ngay. Và còn khiến được tất cả giáo chúng của Ma giáo đều phải nghe lệnh của bổn bang nữa.Hỏa Long mừng rỡ hỏi:- Chú em họ Trần đã có diệu kế như vậy thì mau nói ra cho mọi người nghe đi.Hữu Lượng đáp:- Nơi đây nhiều tai mắt quá, tuy tất cả là anh em nhà thật, nhưng vẫn sợ tiết lộ cơ mật.Lúc ấy trong đại điện tiếng nói đã dứt, chỉ nghe thấy tiếng chân người đi thôi. Vô Kỵ đoán chắc những đệ tử khác của Cái Bang phải rút lui ra ngoài điện mà trong điện chỉ còn lại có mấy vị thủ lãnh của chúng thôi. Giây phút sau, chàng lại nghe thấy có tiếng người nói:- Việc này không thể để thổ lộ nửa câu ra bên ngoài được, chú em họ Tống, hai vị Long đầu đại ca, chúng ta hãy khám xét trước sau điện này một lần xem có ai nghe trộm không?Tiếp theo đó chàng chỉ nghe thấy có hai tiếng kêu "soẹt, soẹt" rất khẽ, chàng biết hai vị Long đầu đã nhảy lên trên mái nhà, còn Hữu Lượng với Thanh Thư ra trước sau điện, chia nhau khám xét. Chúng khám cả phía trước sau tượng thần, các xó xỉnh sau những tấm màn treo ở trên bàn thờ. Riêng có cái trống là chúng không khám xét tới thôi. Vô Kỵ thấy vậy khen phục thầm đầu óc của Triệu Minh quả thật thông minh vì trong điện này ngoài cái trống lớn này ra, quả thật không có một chỗ nào trốn tránh kín đáo cho bằng.Bốn người đó khám xét xong mới quay vào giữa điện, Hữu Lượng khẽ nói:- Việc này cần phải nhờ vả đến chú Thanh Thư.Thanh Thư ngạc nhiên hỏi:- Tại sao lại cần đến tôi?Hữu Lượng đáp:- Theo kế của đệ, Trưởng bản Long đầu đại ca làm ơn chế hộ mấy gói "ngũ độc thất tâm tán" rồi giao cho chú Thanh Thư đem lên núi Võ Ðang, ngấm ngầm cho vào thức ăn thức uống để cho Trương chân nhân với các vị hiệp sĩ của phái Võ Ðang ăn uống. Chúng ta ở dưới núi tiếp ứng, sau khi Trương chân nhân và các người kia uống phải thuốc đó rồi, chúng ta liền lên núi bắt trói họ luôn. Lúc ấy ta muốn uy hiếp thế nào, tiểu tặc Trương Vô Kỵ chẳng phải nghe theo.Hỏa Long lên tiếng khen ngợi trước:- Diệu kế! Diệu kế!Chấp pháp Trưởng lão cũng lớn tiếng khen ngợi:- Kế này rất hay, "ngũ độc thất tâm tán" của bổn bang rất lợi hại. Nếu bỏ vào thức ăn thức uống để đầu độc Vô Kỵ thì rất khó vì Ma giáo của chúng đề phòng nghiêm mật lắm, còn để cho chú Thanh Thư đầu độc thì thế nào cũng thành công vì chú ấy là đệ tử của phái Võ Ðang, không ai dám phòng bị chú ấy cả...Thanh Thư trù trừ một hồi rồi nói:- Việc này..., việc này... muốn đệ đầu độc giết hại gia phụ... đệ không thể nào ra tay được...Hữu Lượng vội khuyên bảo:- Ngũ độc thất tâm tán" của bổn bang đây chỉ làm cho người ta tạm thời thần trí mê mẩn thôi chứ không có hại đến thân thể và cũng không làm người ta chết đâu. Lệnh tôn Tống đại hiệp là người nhân hiệp đại nghĩa, xưa nay chúng tôi kính phục lắm, khi nào chúng tôi lại dám giết hại ông ta như vậy.Thanh Thư vẫn không chịu nhận lời, chỉ trả lời rằng:- Ðệ gia nhập bổn bang thể nào cũng bị thái sư phụ với gia phụ khiển trách. Vả lại việc bất hiếu và phạm thượng như thế, đệ không dám nhận lời đâu.Hữu Lượng lại khuyên bảo tiếp:- Chú Thanh Thư, sao chú lại nghĩ vẫn vơ như thế? Người làm việc lớn không thể nào nghĩ đến tiểu tiết được. Cổ nhân đã dạy đại nghĩa diệt thân, đời nào cũng có, huống hồ tôn chỉ của chúng ta là đối phó Ma giáo. Bắt giữ các đại hiệp của Võ Ðang chỉ là một phương sách để kiềm chế tiểu tặc Trương Vô Kỵ đấy thôi.Thanh Thư hỏi tiếp:- Nếu tiểu đệ làm xong việc này sẽ bị người trên giang hồ chửi rủa, đệ còn mặt mũi nào sống trên thế gian này nữa?Hữu Lượng lại nói tiếp:- Vừa rồi tại sao tôi lại bảo các vị trưởng lão từ tám túi trở xuống phải ra khỏi đại điện như vậy? Tại sao chúng ta lại phải khám xét hết phía trước phía sau? Ðó là vì sợ việc này tiết lộ ra bên ngoài. Chú Thanh Thư! Sau khi chú bỏ thuốc độc rồi, chú cũng phải giả bộ làm như mê man, chúng tôi sẽ trói chú với thái sư phụ cùng Tống đại nhân và các sư thúc của chú rồi giam vào một nơi, như vậy không còn ai nghi ngờ chú nữa. Ngoài bảy người ở đây ra thì trên đời không còn có người thứ tám hay biết chuyện này, chúng tôi chỉ có phục chú là một hảo hán có thể đảm đang được việc lớn chứ có ai dám cười chú đâu?Thanh Thư ngẫm nghĩ giây lát rồi ngập ngừng đáp:- Bang chủ với Trần đại ca có lệnh sai bảo, đệ tử đâu dám từ chối! Hơn nữa tiểu đệ mới gia nhập bổn bang, tất nhiên phải thừa cơ lập công, dù có phải nhảy vào nước lửa đi chăng nữa, cũng không sao dám từ chối. Nhưng người ta sống ở trên đời phải lấy hiếu nghĩa làm căn bản. Nếu bảo tiểu đệ ám hại gia phụ thì tiểu đệ không thể nào dám làm việc đó.Truyền thống của Cái Bang xưa nay tôn sùng nhất chữ hiếu nên mấy tên trưởng lão của Cái Bang thấy chàng nói như vậy, không ai dám cưỡng bách chàng nữa. Hữu Lượng bỗng cười nhạt một tiếng rồi nói tiếp:- Kẻ dưới phạm người trên, đó là một hành động tối kỵ trong võ lâm chúng ta, khỏi cần chú Thanh Thư nói rõ, tôi cũng đã thừa hiểu điều đó. Nhưng không hiểu chú Thanh Thư gọi Mạc Thanh Cốc Mạc thất hiệp là thế nào nhỉ? Không hiểu vai vế của y cao hơn chú hay là vai vế của chú cao hơn y?Thanh Thư không trả lời, một hồi lâu chàng bỗng lên tiếng:- Ðược! Nếu vậy tiểu đệ xin tuân lệnh, nhưng các vị phải cam đoan không được làm cho gia phụ bị tổn thương mảy may nào hết mới được. Và cũng không ai được làm nhục nhã gia phụ, bằng không tiểu đệ đành chết chứ nhất quyết không chịu nhận lời làm việc bất hiếu này.Hỏa Long, Hữu Lượng các người mừng rỡ vô cùng. Mọi người liền đồng thanh nói:- Tất nhiên việc này chúng tôi phải nhận lời chú, đã xưng hô với chúng tôi là anh em, thì lẽ tất nhiên Tống đại hiệp là tôn trưởng của chúng tôi. Dù chú không nói, chúng tôi cũng phải tận lòng đối xử với lệnh tôn như bề con cháu...Vô Kỵ nghe nói trong lòng hồ nghi vô cùng, liền nghĩ thầm:- Từ nãy đến giờ, Tống sư ca không chịu nhận lời mà hễ Hữu Lượng nói tới Mạc thất sư thúc thì Tống sư ca lại không dám từ chối nữa, chắc bên trong thể nào cũng có duyên cớ gì đây. Vậy ta phải kiếm Mạc thất sư thúc tức khắc để hỏi thì biết rõ liền .Chàng lại nghe thấy Chấp pháp Trưởng lão với Hữu Lượng các người thì thầm bàn tán về việc sau khi quần hào trên Võ Ðang trúng độc rồi thì người của Cái Bang lên tiếp ứng như thế nào. Và cứ Hữu Lượng nói gì Hỏa Long lại khen ngợi:- Hay lắm! Hay lắm .Trưởng bản Long đầu nói:- Lúc này là mùa đông, "ngũ độc" nằm phục ở dưới mặt đất, tiểu đệ phải đi ngay núi Trường Bạch để đào, chậm lắm là một tháng, nhanh lắm là hai mươi ngày là đã về được rồi. Những độc vật nằm dưới băng tuyết, chất độc của nó không có mùi vị nên lúc uống vào khó mà hay biết được, đối phó với những tay cao thủ hạng nhất phải dùng những độc vật ấy mới tốt.Chấp pháp Trưởng lão cũng lên tiếng:- Chú Hữu Lượng và chú Thanh Thư đi cùng Trưởng bản Long đầu lên Trường Bạch sơn để đào "ngũ độc", còn chúng tôi xuống miền nam trước. Một tháng sau, chúng ta gặp nhau ở Lão Hà khẩu. Ngày hôm nay là mồng tám tháng chạp, chúng ta nhất định đến ngày mùng tám tháng giêng sẽ gặp nhau. Còn Hàn Lâm Nhi đang ở trong tay chúng ta, tên ấy rất có lợi cho chúng ta, vậy xin Trưởng bản Long đầu để ý canh gác đừng để cho Ma giáo cướp mất và chúng ta cần phải chia từng bọn một mà đi, như vậy mới tránh được tai mắt của kẻ địch.Thế rồi mọi người đều lần lượt từ biệt bang chủ; Trưởng bát Long đầu với Hữu Lượng, Thanh Thư ba người đi về phía bắc trước. Giây lát sau, bang chúng của Cái Bang lần lượt giải tán hết. Miếu Di Lạc lại trở lại vắng vẻ như trước.Vô Kỵ chờ bọn Cái Bang đi khỏi, liền ở trong trống nhảy ra. Triệu Minh cũng nhảy theo, nàng như mừng như hờn, lườm Vô Kỵ một cái. Vô Kỵ liền giận dữ nói:- Hừ! Thế mà cô còn vác mặt đến gặp tôi nữa à?Triệu Minh sầm nét mặt, hỏi lại:- Công tử nói gì? à không! Tôi có điều gì không nên không phải với Trương giáo chủ thế?Vô Kỵ lại quát mắng tiếp:- Cô nương lấy trộm ỷ Thiên kiếm với Ðồ Long đao tôi không trách điều đó, cô nương bỏ rơi tôi trên hoang đảo tôi cũng không phiền, nhưng cô nương hạ độc thủ giết chết Hân cô nương thì tôi không thể nào tha thứ được. Thật là trên thiên hạ này hiếm thấy một người đàn bà nào độc ác như thế...Nói tới đó, chàng không sao nén được lửa giận, liền tiến lên tát Triệu Minh bốn cái. Triệu Minh muốn tránh né cũng không kịp. Hai má bị tát đến sưng vù lên. Nàng vừa đau vừa tức giận, nước mắt tuôn xuống như mưa, vừa nức nở vừa hỏi lại:- Giáo chủ bảo tôi lấy trộm ỷ Thiên kiếm với Ðồ Long đao, chẳng hay ai đã trông thấy tôi lấy trộm nào? Ai bảo tôi đã giết hại Hân cô nương, gọi người đó ra đây đối chất đi.Vô Kỵ càng tức giận thêm, lớn tiếng nói tiếp:- Ðược! Ðể tôi cho cô nương xuống dưới âm ty đối chất với nàng ta.Chàng vừa nói vừa giơ tay lên thộp cổ Triệu Minh và bóp luôn. Triệu Minh sắp nghẹt thở đến nơi, liền giơ một ngón tay phải lên điểm ở trước ngực Vô Kỵ. Nhưng chàng có Cửu Dương thần công hộ thân nên Triệu Minh không làm gì nổi chàng.Giây phút sau nàng ngất đi. Vô Kỵ nghĩ đến Hân Ly, định bóp cho nàng chết hẳn đi, nhưng bây giờ trông thấy nàng tội nghiệp như vậy, chàng lại không nỡ liền buông lỏng tay ra. Triệu Minh té luôn về phía sau, đầu va vào mặt đá đến "cộp" một tiếng. Một lát sau, nàng hồi tỉnh thấy Vô Kỵ đang trợn mắt nhìn mình, mặt tỏ vẻ lo âu. Chàng thấy nàng hồi tình, mới thở nhẹ một tiếng, nàng liền hỏi:- Giáo chủ nói Hân cô nương đã qua đời rồi ư?Vô Kỵ lại nổi giận, quát mắng:- Bị cô chém mười bảy mười tám nhát kiếm như vậy... nàng sống sao nổi.Ai? ... Ai bảo tôi chém nàng mười bảy mười tám nhát kiếm... Có phải Chu cô nương nói không?- Chu cô nương không bao giờ nói xấu người trong lúc vắng mặt. Cô ta không trông thấy, không bao giờ vu khống cho cô đâu.- Thế có phải Hân cô nương tự nói cho Giáo chủ không?- Hân cô nương không nói được, từ trước kia rồi, mà trên hoang đảo chỉ có năm người chúng ta thôi. Nếu không phải cô chém cô ta, thì không lẽ là nghĩa phụ tôi hay là tôi? Hay là Hân cô nương tự chém mình chăng? Hừ, tôi biết lắm. Cô nương sợ tôi cưới cô em họ đó, nên mới hạ độc thủ chứ gì? Tôi nói thật cho cô biết, nàng ta chết cũng thế, mà sống cũng vậy, tôi đã coi nàng như là vợ của tôi rồi.Triệu Minh cúi đầu nghĩ ngợi một hồi lâu lại nói tiếp:- Tại sao Giáo chủ lại về được Trung Thổ.- Ðó là nhờ ở lòng tốt của cô, cô phái thủy sư tới đảo đón tôi. Cũng may, nghĩa phụ tôi không thật thà như tôi, nên chúng tôi mới không mắc phải gian kế của cô. Cô phái pháo thuyền đợi chờ ở trên bờ bể để dùng đại bác bắn chìm thuyền của chúng tôi, nhưng cô đã mất công mà không ăn thua gì.Triệu Minh giơ hai tay lên ôm hai má sưng húp ngẩn người ra nhìn Vô Kỵ, trông mặt nàng rất đáng thương. Chàng liền thở dài một tiếng, nhưng chàng đã trấn tỉnh ngay được vội quay đầu đi, rồi đột nhiên dậm chân một cái và nói:- Ta thề phải trả thù cho biểu muội, chỉ tại ta nhu nhược vô dụng mà ngày hôm nay không ra tay được. Cô độc ác như vậy, thế nào cũng có một ngày gặp lại tôi.Nói xong, chàng liền bước nhanh ra ngoài cửa miếu tức thì. Chàng đi được mười mấy trượng đã thấy Triệu Minh đuổi theo và lớn tiếng hỏi:- Trương giáo chủ, giáo chủ đi đâu thế?Vô Kỵ đáp:- Tôi đi đâu thì việc gì đến cô.- Tôi có lời muốn hỏi Tạ đại hiệp nói với Chu cô nương, công tử làm ơn đưa tôi đi gặp hai người ấy.- Thôi, cô đừng đi mang cái chết vào người nữa, vì nghĩa phụ tôi không nương tay như tôi đâu.- Tuy nghĩa phụ của công tử độc ác thật, nhưng không bao giờ hồ đồ như công tử. Hơn nữa, dù Tạ đại hiệp có giết tôi, công tử cũng báo được thù cho biểu muội, như vậy có phải là công tử đã giải được một niềm tâm sự rồi không?- Tôi hồ đồ cái gì, tôi không muốn cô gặp nghĩa phụ tôi.- Trương Vô Kỵ, tiểu tử hồ đồ kia ơi, có phải công tử không nỡ trông thấy tôi bị giết mà không cho tôi đi gặp Tạ đại hiệp không?Thấy nàng nói đúng tâm sự của mình Vô Kỵ mặt đỏ bừng vội đáp:- Ðừng có nói lôi thôi nữa, cô hay làm những việc bất nghĩa như vậy thế nào cũng bị chết. Tốt hơn hết, cô càng xa lánh chúng tôi bao nhiêu càng hay bấy nhiêu. Ðừng để cho tôi gặp mặt lại, nhỡ tôi nóng tiết, tôi sẽ giết cô liền.Triệu Minh từ từ bước lên, đi tới gần chàng và nói tiếp:- Tôi thể nào cũng phải đi hỏi rõ Chu cô nương và Tạ đại hiệp xem. Tôi không dám vắng mặt mà nói xấu người, vậy tôi đến gặp hai vị ấy hỏi cho minh bạch đã.Lòng hiếu kỳ thúc đẩy, chàng lại hỏi:- Cô định hỏi gì nghĩa phụ tôi và Chu cô nương.Triệu Minh đáp:- Lát nữa công tử sẽ hiểu, tôi không sợ nguy hiểm mà công tử lại sợ hay sao?- Ðó là cô nương đòi đi nhé, nhỡ nghĩa phụ tôi hạ độc thủ, tôi muốn cứu cũng không được đâu.- Khỏi cần công tử phải lo âu hộ tôi.- Ai lo âu hộ cô, người ta chỉ muốn cô chết ngay thì đúng hơn.- Nếu vậy ra tay đi.Vô Kỵ nhổ một đống nước miếng xuống đất không đếm xỉa đến nàng, Triệu Minh cũng rảo cẳng đuổi theo. Hai người sắp đi đến Trấn Ðiện, Vô Kỵ bỗng ngừng bước quay lại hỏi:- Triệu cô nương! Tôi đã nhận lời làm giúp cô ba việc: việc thứ nhất là đi kiếm đao Ðồ Long cho cô, việc này coi như đã làm rồi. Còn hai việc nữa, tôi chưa làm, nếu bây giờ cô đi theo tôi gặp nghĩa phụ thể nào cô cũng bị chết chứ không sai. Vậy cô không nên đi nữa, chờ khi nào tôi làm xong cho cô hai việc ấy, cô hãy đi gặp nghĩa phụ tôi cũng chưa muộn.Triệu Minh tủm tỉm cười và nói tiếp:- Bây giờ công tử đang tìm kiếm một lý do để cứu chết cho tôi, tôi biết lắm. Trong lòng công tử không nỡ giết tôi chứ gì?- Dù tôi không nhẫn tâm đi chăng nữa thì đã sao nào?- Tôi rất mừng vì từ trước tới nay tôi vẫn chưa rõ công tử có thật tâm với tôi không, nhưng bây giờ tôi đã biết rồi.- Triệu cô nương, tôi van cô, cô nên đi một mình thì hơn.- Không, thế nào tôi cũng phải gặp Tạ đại hiệp mới được.Vô Kỵ đành phải đi trở về khách điếm, tới cửa phòng của Tạ Tốn giơ hai tay lên gõ hai tiếng và kêu gọi:- Nghĩa phụ!Ngờ đâu chàng gọi mấy tiếng, không nghe thấy Tạ Tốn trả lời. Chàng thử đẩy cửa khoá, thấy cửa khoá trái, trong lòng hoài nghi vô cùng, vội đẩy mạnh một cái, hai cánh cửa mở toang luôn. Quả nhiên, Tạ Tốn không có ở trong đó. Chàng thấy hai cánh cửa sổ hé mở. Chàng lại sang phòng Chỉ Nhược cũng không thấy nàng ta đâu cả, bọc áo vẫn còn để nguyên. Chàng liền lẩm bẩm tự nói:- Chẳng lẽ hai người đã gặp kẻ đại địch rồi chăng?Chàng lại gọi phổ ky lại hỏi, phổ ky lại đáp:- Cháu không thấy hai người đó đi ra và cũng không nghe thấy tiếng cãi vã gì cả.Chàng hơi an tâm và nghĩ thầm:- Chắc hai người nghe thấy động tịnh rồi đuổi theo tung tích của địch cũng nên . Nghĩ đoạn, chàng lại xem xét cửa sổ và hai phòng của hai người, thấy không có vẻ gì khác lạ cả, bèn quay trở về phòng mình. Triệu Minh liền hỏi:- Sao công tử không thấy Tạ đại hiệp, trong lòng lại có vẻ hân hoan như thế?Vô Kỵ đáp:- Cô đừng nói bậy, tôi có hân hoan bao giờ đâu.- Chả lẽ tôi lại không trông thấy sắc mặt của công tử hay sao?Vô Kỵ không thèm trả lời lại nàng, sang giường Tạ Tốn nằm và nghĩ ngợi. Triệu Minh bắc cái ghế ngồi cạnh chàng và hỏi:- Tôi biết công tử sợ Tạ đại hiệp giết tôi. Cũng may ông ta không có ở đây, nhờ vậy, công tử mới đỡ khó xử. Tôi biết trong lòng công tử vẫn không nỡ giết tôi.Vô Kỵ giận giữ quát hỏi:- Không nỡ giết cô thì sao nào?- Tôi thích thú lắm.- Tại sao cô cứ đôi ba phen lại ra tay hại tôi như vậy, chẳng lẽ cô lại đang tâm đến thế sao?Triệu Minh đỏ bừng mặt khẽ đáp:- Phải, trước kia tôi định tâm giết chết công tử thật, nhưng từ khi gặp gỡ nhau ở Lục Dương trang rồi, thì tôi không có ý định đó nữa và tôi xin thề, từ đó tới giờ, nếu tôi có lòng định hại công tử thì trời chu đất giệt, vạn kiếp không thể đầu thai lên làm người được.Vô Kỵ thấy nàng thề nặng như vậy liền hỏi tiếp:- Thế tại làm sao, cô vì một đao một kiếm mà đang tâm bỏ tôi ở lại trên đảo hoang như thế?- Nếu công tử cứ vu cho tôi như vậy, thì tôi biết cãi làm sao, đành phải chờ Tạ đại hiệp và Chu cô nương về đây, rồi bốn chúng ta cùng đối chất, mới có thể rõ được ai ngay, ai gian.- Cô khéo ăn khéo nói lắm, nhưng chỉ có thể lừa được một mình tôi, chứ không thể nào lừa được nghĩa phụ và Chu cô nương đâu.- Tại sao công tử lại đang tâm để cho tôi lừa dối, vì công tử vẫn yêu tôi phải không?- Phải, thì sao?- Tôi sung sướng lắm.Vô Kỵ thấy nàng cười tít mắt lại, trông rất khêu gợi, chàng không dám nhìn nữa, vội quay đầu đi. Triệu Minh lại nói tiếp:- Tôi ẩn núp ở trên cây một ngày liền nên bây giờ thấy đói bụng lắm. Rồi nàng gọi phổ ky vào đưa cho một nén vàng nhỏ cho tên đó, bảo đi làm ngay một mâm cơm thượng đẳng tới. Phổ ky thấy thoi vàng đo liền hầu hạ hai người rất chu đáo. Một lát sau, đã có một mâm tiệc đem lên. Vô Kỵ liền đề nghị:- Chúng ta hãy chờ nghĩa phụ, các người về rồi cùng ăn nhé.- Tạ đại hiệp về tới đây thì tôi làm gì còn tính mạng nữa, hãy để cho tôi ăn no đã, để lát nữa chết cũng không phải làm con ma đói.Vô Kỵ thấy thái độ và cử chỉ của nàng không có vẻ gì là sợ sệt hết. Triệu Minh lại nói tiếp:- Tôi còn có vàng ở trong túi, lát nữa Tạ đại hiệp về vẫn có thể bảo phổ ky làm thêm món khác.- Tôi không dám ăn chung với cô, nhỡ ăn phải "thập hương nhuyễn cân tán" thì sao?Triệu Minh sầm nét mặt và nói:- Công tử không ăn thì thôi, công tử đói bụng đừng có trách tôi đấy nhé.Nói xong, nàng ngồi vào ăn một mình. Vô Kỵ vào trong bếp lấy mấy cái bánh bao ra, ngồi cách xa chỗ Triệu Minh ăn. Còn mâm cơm của Triệu Minh thì món nào cũng thịt bày la liệt trên bàn.Triệu Minh ăn được một hồi, bỗng nước mắt cứ nhỏ ròng xuống bát cơm, nàng gượng và thêm mấy miếng nữa rồi nằm gục xuống bàn nức nở khóc.Nàng khóc một hồi, lau chùi nước mắt xong, trong lòng hình như đã nhẹ nhõm hơn trước, mới nhìn ra cửa sổ nói:- Một tiếng đồng hồ nữa, trời sẽ tối, không hiểu bây giờ Hàn Lâm Nhi bị giải đi dâu, nếu mà để cho y bị mất tích thì khó mà giải cứu đấy.Vô Kỵ nghe nói giật mình, vội đứng dậy đáp:- Phải đấy, bây giờ tôi phải đi cứu chú em họ Hàn trước.- Không biết xấu hổ, người ta có nói chuyện với mình đâu mà cũng tiếp lời.Vô Kỵ thấy nàng bỗng hờn, bỗng thẹn, bỗng vui, bỗng buồn, nên chàng vừa giận vừa yêu, không biết đối xử như thế nào cho phải. Chàng vừa nghĩ vừa ăn nốt ba cái bánh bao rồi đi ra ngoài phòng. Triệu Minh liền hỏi:- Ðể tôi đi cùng với ông.- Tôi không khiến cô nương đi với tôi.- Tại sao?- Cô là hung thủ giết chết biểu muội của tôi, khi nào tôi lại đi cùng với kẻ thù như thế?- Thôi được, công tử cứ đi đi.Vô Kỵ đi ra tới cửa phòng bỗng quay lại hỏi:- Thế cô nương ở lại đây làm chi?- Tôi ở đây chờ nghĩa phụ của công tử về để bảo cho ông ta biết là công tử đã đi cứu Hàn Lâm Nhi rồi.- Nghĩa phụ của tôi ghét kẻ thù lắm, khi nào chịu tha chết cho cô?- Nếu quả thật như vậy, đó là số mệnh của tôi phải chịu như thế, biết làm sao được.- Chi bằng cô nương hãy lánh mặt chốc lát, chờ tôi trở về rồi hãy nói sau.- Tôi biết đi đâu mà tránh né bây giờ?- Thôi được, cô đi cùng với tôi để cứu Hàn Lâm Nhi rồi cùng trở về đây đối chất vậy.Triệu Minh thấy chàng ta nhận lời, liền cười và nói:- Ðây là công tử bảo tôi đi với, chứ không phải là tôi cứ theo đâu nhé.- Cô là yêu tinh của số kiếp tôi, hễ gặp cô là tôi xui liền.- Công tử hãy chờ tôi giây lát nhé.Nói xong, nàng đóng cửa lại, một hồi lâu mở ra, thì ra nàng mới thay quần áo, mặc y phục phụ nữ, lịch sự. Vô Kỵ không ngờ trong bọc áo của nàng đem theo lại có những trang sức quý trọng như vậy liền nghĩ:- Thiếu nữ này nhiều mưu kế lắm và nàng hành sự rất lạ lùng, khiến người ta không sao tưởng tượng được.Triệu Minh thấy chàng đứng ngẩn người ra, liền hỏi:- Công tử đứng ngẩn người ra nhìn tôi làm chi, bộ áo này có đẹp không?- Ðẹp lắm. Nhưng mặt đẹp như hoa nở, mà lòng lại giống rắn rít.Triệu Minh ha hả vừa cười vừa đáp:- Cám ơn Trương giáo chủ đã ban khen cho như vậy. Trương giáo chủ cũng nên đi thay một bộ áo lành lặn và dễ coi một chút đi.Vô Kỵ có vẻ hờn giận đáp:- Tôi mặc quần áo rách rưới từ hồi còn nhỏ, nếu cô hiềm tôi ăn mặc lam lũ thì đừng đi với tôi nữa.- Công tử khó tính thật, tôi chỉ muốn xem công tử mặc bộ quần áo dễ coi một tí để xem hình dáng công tử ra sao đấy thôi. Ðại ca chờ tiểu muội giây lát để tiểu muội đi mua quần áo cho đại ca, bọn ăn mày thể nào cũng đi trên đường cái quan, chúng ta chỉ rảo bước thêm một bước là đuổi kịp chúng liền.Nàng không chờ Vô Kỵ trả lời đã vội đi ra cửa liền. Vô Kỵ ngồi trên giường tự trách là không sao thoát khỏi bàn tay của Triệu Minh, lúc nào cũng bị nàng ta đùa giỡn. Rõ ràng chính nàng ta đã giết hại em họ mình bây giờ mình lại chuyện trò cười đùa với nàng ta. "Vô Kỵ ơi, Vô Kỵ ơi, ngươi không phải là nam nhi trượng phu nữa. Ngươi còn mặt mũi nào dám làm giáo chủ của Minh giáo và sai bảo quần hùng nữa" Chàng đợi mãi không thấy Triệu Minh về mà trời đã tối sầm, liền nghĩ thầm:- Sao ta cứ ở đây đợi chờ nàng làm chi, ta không biết một mình đi cứu Hàn Lâm Nhi hay sao?Nhưng chàng lại nghĩ lại:- Nếu nàng mua quần áo về nhỡ bắt gặp nghĩa phụ, bị nghĩa phụ đánh cho vỡ sọ chết ngay thì sao?Nghĩ tới đó chàng giật mình kinh hoảng thế rồi lại ngồi xuống, đứng lên và lại ngồi xuống hoài. Và chàng cứ nghĩ vơ vẫn cho tới khi nghe tiếng chân người đi đến gần và mũi ngửi thấy mùi thơm mới quay đầu lại nhìn. Vô Kỵ liền nói:- Chờ cô nương lâu quá, thôi khỏi cần thay áo nữa, mau đuổi kịp kẻ địch đi.Triệu Minh mỉm cười đáp:- Chờ bấy nhiêu lâu rồi, chờ thêm một lát đã sao nào. Tôi mua hai con ngựa rồi, đêm nay chúng ta có thể đi ngay được.Nói xong, nàng cởi cái bọc áo lấy bộ quần áo và giầy rất mới ra đưa cho Vô Kỵ, nói tiếp:- Nơi đây là một thị trấn nhỏ, kiếm mãi mới mua được bộ quần áo rất tầm thường này.Vô Kỵ nghiêm nét mặt lại đáp:- Triệu cô nương, có phải cô nương muốn tôi tham danh phú quý về với triều đình phải không? Thôi, cô nên dẹp ý nghĩ ấy đi. Tôi Trương Vô Kỵ đường đường là một cháu của Ðại Hán, dù có phong cho tôi làm vương tước đi chăng nữa, tôi cũng không thể đầu hàng Mông Cổ được.Triệu Minh nghe nói xong, thở dài một tiếng rồi đáp:- Trương giáo chủ thử xem bộ quần áo này là đồ Mông Cổ hay là đồ của Hán nào?Nói xong, nàng đưa bộ áo lông sóc cho chàng xem, Vô Kỵ nhìn kỹ lại thì quả thật là quần áo Hán liền gật đầu. Triệu Minh liền quay mình lại rồi nói:- Ðại ca thử xem tiểu muội là quận chúa Mông Cổ hay là một người thiếu nữ Hán thường?Vô Kỵ ngượng vô cùng, vì lúc này chàng thấy quần áo của nàng ta quá lịch sự, không nghĩ đến quần áo của Mông, Hán khác nhau, bây giờ nghe nàng nhắc nhở mới nhìn kỹ. Quả là nàng ăn mặc theo lối người Hán hẳn hoi, chàng thấy hai má nàng đỏ bừng, mắt hơi đẫm lệ, trông lại càng đẹp thêm. Lúc này chàng mới hiểu dụng ý của nàng liền nói:- Cô nương...Triệu Minh khẽ đáp:- Ðại ca không nỡ giết tôi, như vậy tôi nhận thấy đầy đủ lắm rồi. Bất cứ đại ca là Nguyên hay là Hán, tôi cũng không quản ngại. Ðại ca là người Hán mà tôi là người Mông Cổ thì tôi cũng là người Hán nốt. Vô Kỵ đại ca, trong lòng em lúc nào cũng chỉ nghĩ có một mình đại ca thôi. Như vậy đại ca là người tốt hay người xấu, là vua hay ăn mày em cũng coi đại ca như một.Vô Kỵ nghe nàng nói xong, cảm động vô cùng. Một lúc sau, chàng mới hỏi lại:- Có phải cô nương giết chết biểu muội tôi vì ghen đấy không? Hay là vì sợ ta lấy nàng làm vợ?Triệu Minh lớn tiếng đáp:- Tôi giết Hân cô nương, đại ca tin hay không thì tuỳ đại ca, tôi biết thế thôi.- Triệu cô nương, cô nương có lòng với tôi như vậy người không phải là gỗ đá, sao không biết rõ? Nhưng ngày hôm nay, câu chuyện đó xảy ra như thế rồi, cô nương hà tất phải giấu giếm tôi như thế làm chi nữa?- Trước kia tôi cứ tưởng đại ca là người thông minh khôn ngoan, việc làm cũng thẳng hơn người, ngờ đâu việc đời lại trái hẳn. Ðại ca này, ngày hôm nay chúng ta không nên đi nữa, hãy ở lại đây chờ Tạ đại hiệp, tôi cũng sang phòng Chu cô nương chờ đợi.- Tại sao?- Ðại ca khỏi phải cần hỏi tại sao, việc Hàn Lâm Nhi, đại ca cũng khỏi phải quan tâm tới, tôi bảo đảm thế nào cũng cứu được thoát nạn thì thôi.Nói xong, nàng đi ra khỏi phòng sang bên phòng Chỉ Nhược đóng cửa ngủ luôn. Vô Kỵ không hiểu nàng ta dụng ý gì cứ nằm tựa lưng trên giường nghĩ hoài, sau chàng đột nhiên nghĩ:- Chả lẽ nàng đã đoán biết ta đã đính hôn với Chỉ Nhược rồi chăng, vì thế nàng thấy giết một mình em họ ta vẫn chưa đủ. Bây giờ lại định dụng kế giết hại nốt Chỉ Nhược chăng? Hay là Huyền Minh nhị lão rời khỏi miếu Di Lặc xong, liền đến khách điếm này ám hại Chỉ Nhược và nghĩa phụ ta chăng?Nghĩ đến Huyền Minh nhị lão, chàng lại kinh hoảng. Nên rõ võ công của Lộc Trượng Khách với Hạt Bút ¤ng quá mạnh, dù Tạ Tốn hai mắt chưa mù cũng chỉ đấu ngang tay với một trong hai người bọn chúng mà thôi. Nghĩ tới đó, chàng nhảy phắt người lên, vội đi ra ngoài phòng, tới trước cửa phòng Triệu Minh, lên tiếng gọi:- Triệu cô nương, Huyền Minh nhị lão thủ hạ của cô đi đâu rồi?Triệu Minh ở trong phòng đáp:- Có lẽ chúng thấy tôi thoát thân nên đã trở về quan nội rồi, và duổi xuống miền Nam rồi.Vô Kỵ lại hỏi:- Có thực không?- Nếu đại ca không tin lời nói của tôi thì hà tất phải hỏi tôi làm chi.Vô Kỵ không biết nói năng ra sao, vẫn đứng ngẩn người ở bên ngoài, Triệu Minh lại hỏi tiếp:- Nếu tôi nói cho đại ca hay là tôi đã phái Huyền Minh nhị lão tới đây giết hại Tạ đại hiệp và người yêu của đại ca là Chu cô nương thì đại ca có tin không?Lời nói đó của nàng trúng ngay tâm sự của Vô Kỵ, vì vậy chàng liền phi thân lên đá tung cửa phòng, trán lộ gân xanh run run nói:- Cô... cô...Triệu Minh thấy thái độ của chàng như vậy mới hoảng sợ, mới hối hận vừa rồi mình đã nói đùa như thế. Nên nàng vội nói tiếp:- Tôi nói đùa đại ca thế thôi, đại ca tưởng thật à?Vô Kỵ trố mắt nhìn nàng rồi từ từ hỏi:- Cô không sợ đến khách sạn gặp nghĩa phụ tôi, và luôn mồm nói và đòi đối chất với ông ta, như vậy là cô đã biết rõ hai người đã chết rồi phải không? Và cũng biết họ không còn ở trên đời này nữa phải không?Nói xong chàng liền tiến lên hai bước tới gần Triệu Minh, hai người chỉ cách nhau chừng ba thước thôi. Lúc này chàng chỉ cần giơ chưởng lên đánh một cái là nàng nọ chết liền. Triệu Minh nhìn thẳng đôi mắt chàng rồi nghiêm nghị hỏi:- Trương Vô Kỵ, tôi nói với đại ca câu này, bất cứ việc gì cũng vậy, phải mắt mình trông thấy mới có thể tin được. Chứ không nên nghe ai nói, và cũng đừng có nghĩ vớ nghĩ vẫn. Ðại ca muốn giết tôi thì cứ việc ra tay đi, nhưng lát nữa nghĩa phụ đại ca về tới đây thì trong lòng đại ca nghĩ sao?Vô Kỵ định thần lại giây lát rồi tự hổ thẹn thầm và đáp:- Nếu nghĩa phụ tôi được bình yên vô sự về tới đây thì còn gì hay bằng nữa. Tôi cấm cô nương không được đem sự sống chết của nghĩa phụ tôi ra nói bông nói đùa nữa.Triệu Minh gật đầu đáp:- Phải, tôi không nên nói bông nói đùa như thế, từ giờ trở đi tôi không nói đùa như thế nữa.Vô Kỵ thấy nàng ta đã nhận lỗi trong lòng nguôi giận liền mỉm cười đáp:- Tôi cũng lỗ mãng thật, xin lỗi cô nhé!Nói xong chàng trở lại phòng Tạ Tốn. Ðêm hôm đó hai người chờ thâu đêm suốt sáng, hai người không thấy Tạ Tốn và Chỉ Nhược quay về. Vô Kỵ càng lo âu thêm, chàng ăn qua loa một chút điểm tâm, rồi cùng Triệu Minh bàn định. Triệu Minh cau mày nghĩ ngợi một hồi rồi nói:- Lạ thực, tôi đã nghĩ rồi, vùng quanh đây chỉ có bằng chứng của Cái Bang xuất hiện thôi, chứ không thấy một người nào khác giang hồ ló mặt cả. Chi bằng chúng ta đuổi theo bọn Hỏa Long, các người xem sao, rồi dò la tin tức các người vậy.- Phải, chỉ có cách ấy thôi.Thế rồi hai người trả tiền phòng và dặn người trưởng quầy nếu Tạ Tốn và Chỉ Nhược về thì bảo họ ở lại tửu điếm đợi chờ. Tên phổ ky liền dắt hai con ngựa ra cho hai người. Vô Kỵ thấy con ngựa vừa cao vừa mạnh khoẻ, biết ngay là ngựa tốt liền khen ngợi vô cùng. Triệu Minh thấy chàng khen ngợi như vậy liền nhẩy lên trên lưng ngựa luôn. Hai người cưỡi hai con ngựa phóng ra khỏi luôn Trấn điện và chạy thẳng về phía Nam. Người ngoài thấy hai người ăn mặc lịch sự, cưỡi ngựa Mông Cổ tuyệt đẹp, họ lại tưởng đôi vợ chồng trẻ tuổi của nhà quan gì đấy, nên ai nấy đều đưa mắt ngắm nhìn hai người không ngớt. Hai người phóng thêm một ngày đã đi được hơn hai trăm dặm. Nghỉ ngơi một đêm, sáng hôm sau hai người lại đi tiếp.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 81
Lòng Lang Dạ Thú
Lúc ấy sắp tới giữa ngọ, gió Bắc ở phía sau thổi tới ào ào, mây đen trên trời càng ngày càng dầy đặc. Hai người lại phóng thêm được hai mươi dặm nữa, mưa tuyết đã lác đác rơi xuống. Suốt dọc đường Vô Kỵ rất ít chuyện trò với Triệu Minh, đi tới chiều tối hai con ngựa đã mỏi mệt, nhưng quanh đó không thấy có nhà cửa nào hết. Vô Kỵ với Triệu Minh hoang mang vô cùng, sau chàng liền hỏi với nàng ta rằng:- Triệu cô nương biết làm sao bây giờ đây, nếu tiếp tục đi nữa hai con vật sẽ chết mệt mất?Triệu Minh cười nhạt đáp:- Ðại ca hay thực, chỉ biết ngựa chịu không nổi chứ không chịu biết người ra sao cả.Vô Kỵ thấy nàng trách cứ như vậy hổ thẹn vô cùng liền nghĩ thầm:- Phải, ta nhờ có Cửu Dương thần công nên mới không thấy mỏi mệt và giá lạnh, ta chỉ mải lo cứu người chứ không để ý đến nàng có chịu nổi giá lạnh hay không? Như vậy ta thực vô ý quá . Hai người lại đi thêm một quãng đường nữa, bỗng nghe thấy "soẹt" một tiếng, thì ra có một con hoảng ở trong bụi chạy ra. rồi nó chạy vào trong núi. Chàng liền đề nghị:- Bây giờ đi bắt con hoaưng đó để tối nay làm bữa cơm vậy.Nói xong, chàng liền nhảy xuống đất theo những vết chân con hoảng mà đuổi theo vào trong núi. Không bao lâu chàng đã trông thấy con hoaưng chui vào trong động, chàng giở khinh công tuyệt mức ra nhanh như mũi tên đuổi theo con hoảng đó chạy vào trong hang động liền. Chỉ thoáng cái chàng đã chộp được cổ con thú đó ngay. Con hoảng đó vội quay đầu lại nhe răng định cắn cổ tay chàng. Chàng vội vận sức vào năm ngón tay, chỉ nghe thấy kêu "lách cách" hai tiếng, xương cổ của con thú nọ liền gãy luôn. Chàng hay sơn động đó tuy không lớn lắm, nhưng miễn cưỡng có thể để cho hai người ẩn núp được. Thế rồi chàng xách con hoảng đó quay trở về chỗ Triệu Minh chờ đợi và nói:- Phía núi đằng xa kia có một cái hang động, chúng ta tạm đến đó nghỉ một đêm, chẳng hay cô nương nghĩ sao?Triệu Minh gật đầu, bỗng mặt nàng đỏ bừng quay đầu lại dắt ngựa đi trước. Vô Kỵ cột hai con ngựa vào một gốc cây thông ở phía sau sườn núi để tránh tuyết rồi lại đi nhặt mấy chục cành cây khô đốt lên để sưởi. Hai người thấy trong sơn động sạch sẽ không có một chút phân nào hết, Vô Kỵ nhìn vào bên trong thấy tối đen như mực và còn sâu lắm. Chàng bèn làm thịt bằng cách lột da con hoaưng ấy lấy tuyết rửa sạch rồi để trên lửa nướng luôn. Triệu Minh cởi áo lông điểu ra để phủ xuống mặt đất nằm, nhờ có những cành cây đốt lên nên hang động ấm áp như mùa xuân. Vô Kỵ ngẫu nhiên quay đầu lại trông thấy mặt Triệu Minh đẹp hơn mọi khi. Hai người nhìn nhau cười khúc khích quên hết cả những sự mệt mỏi vừa rồi. Chờ thịt con hoảng nướng chín rồi hai người xé nó ra làm đôi, mỗi người cầm một cái đùi lên ăn.Vô Kỵ tựa vào vách động ăn xong rồi nói:- Chúng ta ngủ thôi.Triệu Minh tủm tỉm cười cũng ngồi tựa lưng vô vách nhắm mắt lại nghỉ ngơi. Vô Kỵ ngửi thấy mùi thơm ở người nàng xông ra khẽ mở mắt lên nhìn, chàng thấy mặt nàng đẹp như hoa nở, chỉ muốn chạy lại hôn nàng một cái thôi. Nhưng chàng cố kìm chế không dám nghĩ vơ vẫn như thế nữa, vội nhắm mắt lại ngủ luôn.Ngủ đến nửa đêm chàng thấy xa xa có tiếng vó ngựa vọng tới, chàng giật mình thức tỉnh lắng tai nghe. Chàng đã nhận biết rõ tất cả bốn người cưỡi bốn con ngựa từ phía đông nam đi sang phía Bắc này, chàng liền ngó ra ngoài cửa Ðông thấy trời mưa tuyết chuyển động, liền nghĩ thầm:- Ðêm khuya mưa tuyết to như vậy còn có ai có việc gì khẩn cấp lắm.Chàng lại nghe thấy tiếng vó ngựa đã tới gần và ngừng ngay lại. Một lát sau, tiếng vó ngựa lại nổi lên nhưng càng gần thêm, hiển nhiên những người đó đang đi thẳng tới hang động chỗ mình núp.Vô Kỵ giật mình kinh hãi nghĩ tiếp:- Hang động này ở phía sau núi rất ẩn khuất nếu không phải do con hoaưng đưa đường thì ta làm sao mà kiếm thấy được. Sao bây giờ lại có người biết mà tới đây thế?Chàng thắc mắc vô cùng, nhưng sực tỉnh ngộ ngay và nghĩ tiếp:- Phải rồi, khi chúng ta tới đây, có để lại vết chân ở trên mặt tuyết, tuy mưa tuyết vẫn liên miên nhưng không sao lấp hết được.Lúc này Triệu Minh cũng thức tỉnh liền khẽ hỏi:- Kẻ địch đã tới đây à? Tuy chúng ta không sợ chúng, nhưng cũng nên tránh chúng thì hơn và để xem chúng là hạng người nào? Chẳng hay đại ca nghĩ sao?Vô Kỵ đáp:- Chúng ở phía Nam tới.Triệu Minh vừa hồ nghi và nói tiếp:- Nếu vậy thì lạ thật.Nói xong nàng vội nhặt tuyết ở bên ngoài vào lấp tắt đống lửa.Lúc ấy tiếng vó ngựa đã ngừng hẳn và còn nghe thấy bốn người đi thẳng về phía hang động nữa. Không bao lâu, họ đã đi tới chỗ cách cửa động mấy chục trượng. Vô Kỵ liền nói:- Thân pháp của bốn người này nhanh lắm, hiển nhiên họ là những người có võ công rất cao.Lúc này hai người muốn đi ra ngoài động tránh né, nhưng hai người biết nếu ra như vậy, ắt bị bốn người kia trông thấy. Trong lúc Vô Kỵ đang vô kế khả thi, có vẻ luống cuống thì Triệu Minh đã nắm tay chàng kéo đi giật lùi vào bên trong. Hang động ấy càng vào sâu bao nhiêu càng hẹp bấy nhiêu, nhưng khi hai người lùi vào hơn một trượng thì đường bỗng quẹo ngang.Hai người vừa tới chỗ quẹo đó thì đã nghe thấy ngoài động có người lên tiếng nói:- Ủa, nơi đây lại có hang động nữa!Nghe tiếng nói đó rất quen thuộc, Vô Kỵ nhận ngay ra đó là tiếng của Tứ sư thúc Trương Tòng Khê. Chàng vừa kinh hãi vừa mừng lại nghe thấy một người khác lên tiếng:- Dấu hiệu của Thất đệ ghi lại chỉ thẳng vào nơi đây, chưa biết chừng y đã tới sơn động này cũng nên.Vô Kỵ lại nhận ra được người này là Lục hiệp Hân Lợi Hanh. Chàng định lên tiếng kêu gọi, thì Triệu Minh đã giơ tay bịt mồm chàng và rỉ tai khẽ nói:- Ðại ca đi với tôi để cho các người đó trông thấy thì ngượng biết bao.Vô Kỵ nghĩ cũng phải, vẫn biết mình và Triệu Minh tuy quang minh lỗi lạc và rất đứng đắn nhưng một đôi thanh niên nam nữ cùng ngủ ở trong một sơn động, thì dù mình nói sao các sư thúc, sư bá cũng không thể nào tin được. Huống hồ Triệu Minh là quận chúa của triều đình Nguyên đã bắt giam Tòng Khê, Lợi Hanh và các người ở chùa Vạn Pháp rồi, và các người lại còn bị nàng làm nhục nữa, nên lúc này để nàng gặp phải sao cho tiện. Vì vậy chàng nghĩ thầm:- Chi bằng ta đợi Tứ sư thúc các người ra khỏi nơi đây rồi, ta sẽ chia tay Triệu cô nương rồi một mình đuổi theo các sư thúc, sư bá, như vậy mới đỡ khó xử hơn.Chàng đang nghĩ lại nghe thấy Liên Châu lên tiếng:- Ủa, sao nơi đây lại có một đống cành thông vừa đốt qua. ủa, lại có cả lông da và cả vết máu của con hoảng nữa.Lại một người khác nói:- Không hiểu tại sao tối nay trống ngực tôi cứ đập rất mạnh, tôi chỉ mong thất sư đệ được bình yên thôi.Vô Kỵ nhận ngay ra tiếng nói của người này là tiếng của Tống Viễn Kiều. Lúc này chàng mới hay Viễn Kiều, Liên Châu, Tòng Khê và Lợi Hanh bốn người cùng xuất mã đi tìm kiếm Mạc Thanh Cốc, nghe lời nói của họ thì hình như Thanh Cốc đã gặp phải cường địch, nên cả bốn đều tỏ vẻ lo âu.Tòng Khê vừa cười vừa nói tiếp:- Ðại sư ca thương thất sư đệ nhất, lại cứ tưởng chú ấy như hồi còn nhỏ chưa biết gì hết, sự thật mấy năm gần đây, tiếng tăm của Mạc thất hiệp đã lừng lẫy khắp nơi rồi, chứ có như xưa nữa đâu. Dù gặp cường địch, một mình y cũng có thể đối phó nổi. Lợi Hanh tiếp:- Tôi không lo cho thất sư đệ mà chỉ ngại cho Vô Kỵ thôi, vì bây giờ không biết thằng nhỏ ấy ở đâu. Hiện giờ nó là giáo chủ của Minh giáo càng trèo cao càng té đau, thể nào chả có người định hãm hại nó, vẫn biết võ công của nó cao siêu thật, nhưng nó phải nỗi quá trung hậu, không biết lòng người gian trá ra sao, chỉ sợ nó lại sa vào tròng của kẻ gian cũng nên.Vô Kỵ nghe thấy Lục sư thúc nói như vậy, cảm động vô cùng và nghĩ:- Các vị sư thúc, sư bá đối đãi với ta ân thâm tình trọng như vậy, ta không biết lấy gì mà báo đền cho phải . Chàng đang nghĩ thì Triệu Minh rỉ tai chàng khẽ nói:- Tôi là kẻ gian hiện giờ đại ca đang sa vào tròng của tôi, đại ca có biết không?Lúc ấy Viễn Kiều lại lên tiếng:- Thất đệ lên miền Bắc tìm kiếm Vô Kỵ hình như đã tìm kiếm thấy manh mối gì rồi, nhưng y ở khách điếm tại Thiên Tân Vệ vội vàng để lại tám chữ mà không viết rõ thêm, như vậy, mới khiến chúng ta khó đoán ý nghĩa của y định nói gì.Tòng Khê đỡ lời:- Chú ấy viết: "Môn hộ hữu biến, kích tu thanh lý", chẳng lẽ trong phái Võ Ðang của chúng ta lại có môn hạ đệ tử nào phản trắc chăng? Hay là Vô Kỵ nó...Nói tới đó, Tứ hiệp không tiện nói tiếp và câu cuối cùng hình như nghẹn ngào không sao nói được nữa. Lợi Hanh cũng nói:- Ðệ chắc Vô Kỵ nó không dám làm những việc bại hoại đến môn phái của chúng ta đâu, đệ dám tin chắc là như vậy.Tòng Khê lại tiếp:- Tôi chỉ sợ yêu nữ Triệu Minh quả lợi hại mà Vô Kỵ thì còn ít tuổi bồng bột mà ham mê nữ sắc, nên tôi chỉ sợ nó lại giống cha nó, rồi đi tới chỗ thân bại danh liệt...Thế rồi bốn người không nói năng gì cả cùng thở dài một tiếng. Tiếp theo đó Vô Kỵ và Triệu Minh lại nghe thấy tiếng quẹt đá lửa, tiếng cành thông cháy kêu "lốp bốp" mới hay bốn người đang đốt củi để sưởi. ánh sáng lửa chiếu vào phía sau động, từ chỗ ẩn núp của hai người, Vô Kỵ vẫn có thể trông thấy rõ mặt của Triệu Minh, chàng thấy mặt nàng ta như oán như giận, chắc nàng ta tức vì lời nói của Tòng Khê vừa rồi, chàng bỗng giật mình và nghĩ thầm:- Lời của Tứ sư thúc cũng có lý, mẹ ta không làm một việc gì xấu xa cả mà phải liên luỵ đến cho ta như thế. Triệu cô nương này đã giết biểu muội, làm nhục Thái sư phụ và sư thúc sư bá, như vậy nàng làm sao bằng được mẹ ta?Nghĩ tới đó, trống ngực chàng đập rất mạnh, rồi chàng lại nghĩ tiếp:- Nếu bị các người trông thấy ta với Triệu cô nương ở đây thì dù có cả nước một con sông hoàng Hà cũng không rửa sạch hiềm nghi này.Chàng lại nghe thấy Viễn Kiều với giọng run run, nói:- Tứ đệ, ngu huynh vẫn có một nghi vấn nung nấu trong lòng mà không tiện nói ra. Nếu nói ra chỉ sợ Thất sư đệ với Ngũ đệ đã khuất núi.Tòng Khê từ từ hỏi:- Có phải đại ca lo ngại Vô Kỵ hạ độc thủ giết hại Thất đệ đấy không?Viễn Kiều không trả lời, tuy Vô Kỵ không trông thấy thân hình người sư bá đó, nhưng chàng cũng đoán biết sư thúc trả lời sư bá bằng cái gật đầu rồi. Chàng lại nghe Tòng Khê nói tiếp:- Vô Kỵ tính nết thuần hậu, theo lý ra, không khi nào có dám làm như vậy, nhưng đệ chỉ lo tính nết của Thất đệ hơi lỗ mãng một chút, dồn Vô Kỵ không chịu nổi, khiến nó không biết xử trí thế nào, lại thêm gian nữ Triệu Minh ở cạnh dàn xếp gian kế, đặt điều thị phi để khiêu khích. Hà, lòng người khó đoán thực và thế sự cũng không ai có thể hay biết trước. Từ xưa đến nay, anh hùng khó qua được ải mỹ nhân, chỉ mong Vô Kỵ không đến nỗi hồ đồ như chúng ta tưởng tượng thôi.Lợi Hanh xen lời nói:- Ðại ca, Tứ đại ca nói những chuyện bâng quơ như thế làm chi, như vậy có khác người chỉ lo trời đổ không? Chưa chắc Thất đệ đã gặp phải hung hiểm gì.Viễn Kiều lại nói:- Nhưng ngu huynh thấy thanh trường kiếm của Thất đệ vẫn đeo luôn trong người, quả thật khiến ngu huynh giật mình hoảng sợ ăn ngủ không yên.Liên Châu cũng xen lời nói:- Việc này cũng khó hiểu thực, chúng ta là người luyện võ không bao giờ vứt bừa bãi khí giới của mình như vậy. Hơn nữa thanh kiếm này là thanh kiếm của sư phụ tặng cho y, có thể nói là kiếm còn thì người còn, còn kiếm mất thì...Nói tới đây Nhị hiệp không dám nói tiếp nữa. Vô Kỵ nghe nói Thanh Cốc bỏ rơi thanh trường kiếm của sư phụ truyền cho, bốn vị sư thúc sư bá lại có ý nghi ngờ mình, nên chàng vừa lo âu vừa tức giận.Ðột nhiên trong động có một mùi thơm rất nồng bốc ra, mùi thơm ấy lại xen thêm cả mùi hôi của dã thú nữa, hình như trong động rất sâu, nếu không phải lúc này trong đó đang có dã thú ẩn núp thì thế nào cũng có dã thú đi qua. Chàng sợ Viễn Kiều và các người hay biết, nên không dám cử động. Tay nắm lấy tay Triệu Minh, chàng lại sợ va chạm phải những tảng đá nhô ra, cho nên tay trái cứ đưa về phía trước, nhưng đi được ba bước lại quẹo một cái, rồi chàng bỗng đụng phải một vật gì mềm nhũn. Hình như là thân hình của một người vậy.Chàng giật mình kinh hãi, và bỗng nghĩ thầm:- Bất cứ người này là địch hay là bạn, chỉ hơi lên tiếng một tí là đại sư bá các người hay biết liền .Chàng vội dùng tay trái điểm luôn vào năm chỗ yếu huyệt của kẻ địch, rồi bắt lấy cổ tay, nhưng chàng thấy tay của đối thủ lạnh ngắt, biết người đó đã tắc thở đã lâu. Nhờ có một chút ánh sáng, chàng ngắm nhìn mặt người đó thì thấy cái xác đó không phải là ai xa lạ mà chính là Thất sư thúc Mạc Thanh Cốc.Chàng kinh hãi vô cùng và cũng không nghĩ tói chuyện bị Tống Viễn Kiều phát giác, vội ôm ngay xác của Thất hiệp chạy ra ngoài. Nhờ có ánh sáng hơn một chút, chàng mới thấy rõ là Mạc Thanh Cốc chứ không phải là ai khác nữa. Nhưng chàng thấy mặt Thất hiệp không có một chút sắc máu nào hết, hai mắt vẫn mở to trông lại càng kinh hãi thêm. Chàng vừa đau đớn vừa tức giận, ngẩn người ra như tượng gỗ. Chàng lại đi thêm mấy bước.Bọn Viễn Kiều các người nghe thấy tiếng động, Liên Châu liền quát lớn:- Bên trong có người!Chàng vừa nói xong, cả bốn anh em cùng rút trường kiếm ra liền. Vô Kỵ kêu khổ thầm và nghĩ:- Ta đang aưm xác của Thất sư thúc mà lại ẩn thân ở nơi đây như vậy thì tội thí sư thúc này, không thể nào rửa sạch được." Chàng nghĩ tới Thanh Cốc đối xử với mình tử tế như thế nào, bây giờ trông thấy Thất hiệp bị giết một cách thảm khốc như thế, chàng lại đau đớn thêm, chỉ thoáng cái đầu óc chàng rối loạn vô cùng.Triệu Minh nhanh trí khôn hơn chàng nhiều, vội tung mình nhảy ra bên ngoài, rồi "soẹt, soẹt, soẹt" đâm luôn bốn kiếm. Nàng sử dụng toàn những thế kiếm trí mạng của phái Nga Mi, nhằm tứ hiệp của phái Võ Ðang đâm tới. Tứ hiệp vội giơ kiếm lên chống đỡ, phi thân lên mình ngựa. Nàng còn thuận tay đâm luôn Tòng Khê một kiếm nữa rồi đá vào bụng ngựa một cái. Con ngựa bị đau cất vó phi thật nhanh.Triệu Minh may mắn thoát hiểm, nhưng thấy trên lưng đau nhức, mắt nổi đom đóm lửa và hơi thở càng khó thêm. Ðó là nàng đã bị trúng phải một thế phi chưởng của Liên Châu. Nàng phục ở trên lưng ngựa, thần trí mê man, như vậy thấy công lực của Liên Châu thâm hậu. Chưởng ấy tuy chưa đánh trúng thực sự, nhưng nàng cũng bị thương thật sự rồi. Tiếp theo đó nàng nghe thấy tứ hiệp đuổi theo sau liền. Nàng nghĩ thầm:- Ta càng chạy xa bao nhiêu, chàng càng dễ thoát thân bấy nhiêu, bằng không mối oan của chàng không sao rửa sạch được. Cũng may họ bốn người đều đuổi theo ta hết, không có một người nào nghĩ ra trong động còn có người khác nữa.Nàng nghe thấy tiếng chân của bốn người càng lúc càng gần, liền dùng kiếm đâm vào hông ngựa một cái, con ngựa đau quá không chịu nổi, liền tăng tốc lực phi như bay.Vô Kỵ thấy Triệu Minh bỗng xô ra như vậy, ngạc nhiên vô cùng sau chàng mới nghĩ ra là nàng muốn dùng kế điệu hổ ly sơn để cứu mình thoát thân. Chàng liền ôm xác của Thanh Cốc ra khỏi động. Lúc ấy chàng mới hay Triệu Minh cùng tứ hiệp Võ Ðang chạy về phía Ðông. Chàng liền chạy luôn về phía Tây. Ði được hơn hai dặm, liền giấu cái xác của Thanh Cốc vào một tảng đá lớn. Xong đâu đấy, chàng liền quay trở lại bên cạnh đường cái, nhảy lên một cây cổ thụ, mãi một hồi lâu mà trống ngực của chàng vẫn còn đập. Chàng nghĩ đến cái chết thảm thương của Thanh Cốc, nước mắt liền nhỏ ròng ròng và nghĩ thầm:- Sao phái Võ Ðang của ta lại lắm tai nạn đến thế, không hiểu hung thủ giết chết Thất sư thúc là ai? Nửa tiếng đồng hồ sau, chàng lại nghe thấy tiếng vó ngựa của ba con ngựa đi từ phía Ðông Nam về phía Bắc, nhờ có ánh sáng tuyết phản chiếu, chàng đã trông thấy Viễn Kiều, Liên Châu mỗi người cưỡi một con, còn Lợi Hanh với Tòng Khê thì cưỡi chung một con. Chàng nghe thấy Liên Châu nói:- Yêu nữ ấy bị tôi đánh trúng một chưởng cả người lẫn ngựa rớt xuống thung lũng, chắc nó khó sống được.Tòng Khê liền đỡ lời:- Ngày hôm nay chúng ta mới rửa được sự tủi nhục ở chùa Vạn Pháp và mới đỡ bực mình đôi chút. Nhưng tại sao y thị lại núp trong động như thế? Thực ra là việc đời rất kỳ ảo, không ai có thể biết trước được.Lợi Hanh cũng xen vào nói:- Tứ ca thử đoán xem y thị ẩn núp trong động một mình làm chi?Tòng Khê đáp:- Khó đoán lắm, giết chết được yêu nữ vẫn không mừng. Bây giờ mà tìm thấy được Thất sư đệ mới là điều đáng mừng.Bốn người càng đi càng xa, nên họ nói gì Vô Kỵ không thể nghe được nữa. Chờ bốn người đi thật xa rồi Vô Kỵ mới nhẩy xuống đất. Chàng theo vết chân ngựa chạy về phía Ðông, vừa đi vừa nóng lòng sốt ruột vô cùng và nghĩ thầm:- Tuy nàng xảo trá độc ác thật, nhưng lần này nàng đã hy sinh tính mạng để cứu ta. Nếu vì ta mà mất mạng thì ta... ta... ta.... ta...Chàng càng nghĩ càng rảo chân bước mau thêm chỉ trong thoáng cái, chàng đi được bốn năm dặm đường rồi. Khi tới một sườn núi cao chót vót, trên mặt tuyết vẫn còn một đống máu tươi, cạnh đó có rất nhiều dấu chân, chỗ mép núi có một tảng đá lớn bị lăn xuống, bên dưới vẫn còn lại dấu vết hẳn hoi. Chàng đoán Triệu Minh phi ngựa tới đây rồi cả người lẫn ngựa rớt xuống chứ không sai.Chàng vội cúi đầu kêu gọi:- Triệu cô nương! Triệu cô nương!Chàng gọi luôn bốn năm tiếng, nhưng không thấy có tiếng trả lời, chàng càng lo âu thêm lại ngó nhìn xuống bên dưới, thấy là một cái thung lũng rất sâu vì đêm tối nên chàng không sao thấy đáy thung lũng, sườn núi lại rất dốc, chàng không thể nào đi xuống bên dưới được. Nhưng Vô Kỵ nóng lòng cứu người, không quản ngại nguy hiểm liền thò chân xuống để tuột xuống dưới. Chàng thấy xuống tới ba bốn trượng thì người chàng rớt càng nhanh, vội giơ mười ngón tay ra vận sức cắm sâu vào vách núi. Nhờ vậy người chàng mới ngừng lại được giây lát, rồi chàng lại thuận thế tiếp tục cho tuột xuống như trước. Như vậy năm sáu lần mới xuống được đáy thung lũng, chàng thấy chỗ dẫm chân mềm nhũn vội nhảy ra bên ngoài tránh né. Chàng liền định thần nhìn kỹ mới hay đó là cái xác con ngựa chết và thấy Triệu Minh vẫn nằm trên mình ngựa, hai tay ôm chặt lấy cổ ngựa, chàng vội giơ tay rờ vào mũi nàng thấy hãy còn hơi thở, nhưng người nàng lạnh ngắt như đã chết mất rồi. Chàng hơi yên chí, vội bước sang bên một bước, ngờ đâu chân chàng lún xuống ngay, chàng mới hay tuyết ở nơi đó rất dày lên tận ngang lưng, vì thế rất khó đi. Cũng may dưới thung lũng tối om, tuyết chưa bị tan lại thêm Triệu Minh chưa rời khỏi mình ngựa, khi té xuống thêm bên dưới, nhờ có thân mình ngựa đỡ cho nên con ngựa chết ngay mà nàng chỉ chết giấc mà thôi.Chàng thăm mạch biết nàng tuy bị thương khá nặng nhưng chưa đến nỗi mất mạng. Thế rồi chàng aưm nàng ta vào lòng, hai tay nắm chặt lấy hai bàn tay của nàng để vận công chữa thương. Vô Kỵ rất tinh thâm về y đạo, thần công lại thâm hậu. Vết thương của Triệu Minh bị chưởng đánh trúng đó tuy khá nặng, nhưng chưởng ấy lại là chưởng của phái Võ Ðang nên chỉ trong nửa tiếng đồng hồ nàng đã lại tỉnh dần. Vô Kỵ lại dồn Cửu Dương chân khí vào người nàng, hơn một tiếng đồng hồ nữa, trời đã sáng dần, Triệu Minh khạc ra một đống máu bầm rồi khẽ hỏi:- Họ đi cả rồi à? Họ có trông thấy đại ca không?Vô Kỵ thấy nàng quan tâm đến việc của mình như vậy, cảm động vô cùng, vội đáp:- Các người không trông thấy tôi. Cô... cô có thấy đau không?Chàng một mặt nói, một mặt truyền chân khí sang người nàng, còn nàng thì cứ nhắm mắt lại, tuy chân tay mỏi mệt nhưng trong người đã thấy rất khoan khoái. Cửu Dương chân khí ở trong người nàng chạy mấy vòng rồi, nàng mới quay đầu lại vừa khuyên bảo Vô Kỵ:- Ðại ca nghỉ ngơi chốc lát đi. Tôi đã thấy mạnh nhiều rồi.Vô Kỵ giơ hai cánh tay ra ôm ngang lưng nàng, má phải của chàng kề sát vào má trái của nàng và nói:- Cô nương đã cứu cho tôi khỏi bị tai tiếng, còn hơn cứu tôi thoát chết mười lần, càng khiến tôi cảm động và nhớ ơn thêm.Triệu Minh khúc khích cười và tiếp lời:- Tôi là tiểu yêu nữ, vừa gian trá vừa ác độc, tôi không cần gì tiếng tăm hết mà chỉ cần tính mạng thôi.Ðang lúc ấy thì trên sườn núi có tiếng người nói vọng xuống:- Con yêu nữ đáng chết ấy quả thực nó chưa chết, tại sao mi dám giết chết Mạc thất hiệp của chúng ta, hãy mau mau xưng ra đi.Vô Kỵ đã nhận ra tiếng của người đó là tiếng của Liên Châu, chàng càng kinh hãi thêm, không hiểu tại sao bốn vị sư thúc sư bá đã đi rồi mà còn quay trở lại.Triệu Minh liền nói:- Ðại ca đừng có quay đầu lại, đừng để họ trông thấy mặt.Tòng Khê cũng lên tiếng hỏi:- Tặc yêu nữ, mi mà không trả lời, chúng ta sẽ lăn đá xuống bây giờ.Triệu Minh ngẩng đầu nhìn lên, quả thấy Viễn Kiều bốn người, tay đang giơ cao một tảng đá định ném xuống. Nếu cả bốn người cùng ném xuống một lúc thì nàng với Vô Kỵ thể nào cũng chết toi, nhiều vội rỉ tai Vô Kỵ khẽ nói:- Công tử hãy xé một mảnh áo lông úp lên mặt, rồi aưm tôi đào tẩu ngay đi.Vô Kỵ nghe lời, liền xé một mảnh áo lông úp lên trên mặt, thắt nút ở phía sau gáy rồi đội mũ úp chụp lên trên trán, chỉ để lộ hai mắt thôi.Thì ra Võ Ðang tứ hiệp đuổi theo Triệu Minh, thấy nàng rớt xuống đáy thung lũng nhưng bốn người hành hiệp giang hồ, kiến thức quảng bác, đoán chắc Triệu Minh là một quận chúa cao quý như vậy, không khi nào lại dám đi xa một thân một mình mà không có hộ vệ như thế, nên bốn người giả bộ cưỡi ngựa chạy đi thật xa, đi được vài dặm liền buộc ngựa vào một gốc cây, rồi rón rén quay trở lại tìm kiếm. Trước hết tứ hiệp vào trong sơn động châm đuốc để đi sâu vào bên trong, đi vào đến trong hang động bốn người thấy xác chết của hai con hoảng mình như bị dã thú cắn xé nên thịt và máu be bét, nhưng mùi thơm vẫn chưa ngớt, bốn người tìm kiếm thêm nữa không thấy gì cả, lại trông thấy vết chân của Vô Kỵ để lại, liền theo vết chân đó mà đi tìm kiếm, quả nhiên nhìn thấy xác của Thanh Cốc, nhưng tay chân của chàng ta đã bị dã thú cắn nát. Bốn người càng tức giận thêm. Lợi Hanh liền quỳ xuống khóc lóc. Liên Châu vừa chùi nước mắt vừa nói:- Yêu nữ Triệu Minh tuy võ công cao siêu thực, nhưng một mình y thị không thể nào giết chết được Mạc thất đệ. Lục đệ hãy tạm nén cơn đau đớn, bây giờ chúng ta cần phải tìm kiếm hung thủ, rồi nhất nhất giết sạch để báo thù cho Thất đệ.Tòng Khê cũng lên tiếng:- Chúng ta ẩn núp cạnh hang động, chờ cho trời sáng, thủ hạ của yêu nữ thế nào cũng quay lại tìm kiếm.Trong các anh em của chư hiệp Võ Ðang chỉ có Tòng Khê là người túc trí đa mưu nhất, nên ai ai cũng phải nghe kế của chàng, vì vậy cả ba người kia đều nín khóc và tìm kiếm những tảng đá lớn ở hai bên hang động để ẩn thân đợi chờ. Bốn người chờ tới trời sáng mà vẫn không thấy thủ hạ của Triệu Minh tìm tới nên mới quay trở lại chỗ Triệu Minh té ngã để xem xét lại. Bốn người văng vẳng nghe thấy tiếng nói ở bên dưới vọng lên liền cúi đầu nhìn xuống xem, mới hay có một người đàn ông ăn mặc lịch sự ôm chặt Triệu Minh trong lòng. Lúc ấy bốn người mới biết Triệu Minh chưa chết, trong bụng giận dữ định dùng đá ném chết Triệu Minh với người đàn ông kia.Thung lũng hình như một cái giếng sâu, bốn bên đều là vách đá, riêng có phía Tây Bắc là có một con đường nhỏ hẹp ra vào được thôi.Tòng Khê lại quát bảo:- Bớ hai con chó nhà Nguyên kia, chúng bây hãy mau đi lối đường hẻm kia mà lên trên này, nếu trì hoãn chúng ta sẽ ném chết luôn.Vô Kỵ thấy tứ sư bá tưởng lầm mình là người Mông Cổ chắc tại mình mặc quần áo quá lịch sự mà nên, nhưng chàng đưa mắt nhìn xung quanh thấy dưới thung lũng không có một nơi nào có thể ẩn núp được, nếu Tứ hiệp ném đá xuống thực, thì mình còn may mắn nhảy nhót tránh né nổi, nhưng còn Triệu Minh thì khó mà sống được, nên chàng nghĩ đành phải vâng theo lời nói của Tứ hiệp mà di lên, tới đâu hay đấy vậy.Thế rồi chàng ẳm Triệu Minh đi theo đường hẻm từ từ bò lên, chàng cố ý làm ra vẻ võ công thấp kém, đi vài bước lại té một cái, hơn nữa đường hẻm đó rất khó lên, chàng lại giả bộ mệt mỏi thở hồng hộc. đi được nửa tiếng đồng hồ lại giả vờ ngã té mười hai hay mười tám lần, sau mãi mãi mới lên tới được đất bằng. Chàng định lên khỏi thung lũng là sẽ aưm Triệu Minh chạy liền ngay. Với khinh công của chàng lúc này dù có aưm theo một người, Tứ hiệp cũng chưa chắc đuổi theo kịp, nhưng Tòng Khê rất thông minh, thấy thái độ mệt nhọc và té ngã của chàng không giống những người yếu kém và mệt mỏi thực sự, nên đã báo cho ba người kia hay mỗi người đứng ra một góc, cầm bốn thanh kiếm chỉ thẳng vào người chàng. Mũi kiếm chỉ cách người chàng có nửa thước thôi.Viễn Kiều hậm hực hỏi:- Quân tặc Mông Cổ kia, mi dùng da lông cừu che lấy mặt quỷ như vậy, tưởng có thể thoát chết hay sao? Ai đã giết Mạc thất hiệp của phái Võ Ðang, các ngươi khôn hồn thì mau xưng ra, bằng không ta sẽ chems hai người ra làm muôn mảnh, rồi mổ bụng các ngươi để tế em ta nữa.Triệu Minh nghe nói thở dài và bảo Vô Kỵ rằng:- A Lỗ Bất Hoa tướng quân, bây giờ câu chuyện đã xảy ra như vậy rồi, thì tướng quân nên nói cho họ hay đi.Nói rồi, nàng rỉ tai Vô Kỵ nói thầm:- Ðại ca dùng võ công của Thánh hỏa lệnh đi.Ðáng lẽ Vô Kỵ không muốn dùng áp lực của Thánh hỏa lệnh đối với bốn vị sư bá sư thúc như vậy, nhưng hoàn cảnh bắt buộc, nếu không đào tẩu thì xấu hổ và ngượng biết bao, vì vậy chàng đột nhiên nghiến răng giơ người Triệu Minh lên ném luôn vào người Lợi Hanh, mồm thì nói xí xa xí xố, rồi chàng lộn người một vòng giơ tay ra chộp Tòng Khê. Lợi Hanh kinh hãi thuận tay đỡ lấy Triệu Minh, ngẩn người ra giây lát rồi điểm luôn vào yếu huyệt vứt nàng ra ngoài xa. Trong thời gian đó, Vô Kỵ đã sử dụng võ công quái dị của Thánh hỏa lệnh, tay đấm Viễn Kiều, chân đá Liên Châu, đầu húc Tòng Khê và tay đưa về phía sau cướp luôn trường kiếm của Lợi Hanh. Mấy thế công của chàng vừa nhanh, vừa quái dị, khiến Võ Ðang tứ hiệp cuống cả tay lên không biết phải chống đỡ thế nào cho phải.Ngày nọ ở trên đảo Linh Xà, Vô Kỵ có võ công cao cường như thế mà địch không nổi hai sứ giả của Ba Tư vì họ biết võ công ghi trên Thánh hỏa lệnh, huống hồ lúc này chàng đã thuộc hết toàn bộ võ công ghi trên Thánh hỏa lệnh, lại mạnh hơn Lưu Vân tam sứ mấy bội thì Võ Ðang tứ hiệp làm sao mà chống đỡ nổi, cho nên đấu được hơn hai mươi hiệp, võ công của chàng càng kỳ ảo khôn lường thêm, làm cho Tứ hiệp mỗi lúc một bị dồn vào thế bí.Triệu Minh nằm ở trên mặt tuyết lớn tiếng kêu gọi:- A Lỗ Bất Hoa tướng quân, nam tử người Hán cứ tưởng mình là tài ba lắm, ngay hôm nay cho họ nếm thử môn vật lộn võ công cổ truyền của Mông Cổ chúng ta.Tòng Khê cũng la lớn:- Chúng ta nên dùng Thái cực quyền để bảo vệ bằng không thế quyền của quân Thát Ðát kỳ lạ lắm.Bốn người liền thay đổi quyền pháp sử dụng luôn vào Thái cực quyền để bảo vệ, nhờ vậy, họ mới hết sơ hở, Vô Kỵ đột nhiên ngồi phịch xuống đất giơ hai quyền lên cứ đấm vào ngực mình lia lịa. Võ Ðang tứ hiệp bình sinh đã gặp gỡ không biết bao nhiêu là cường địch và kiến thức rất nhiều quái thế, ngay đên cả Càn Khôn Ðại Nã Di tâm pháp là võ công kỳ lạ nhất trong võ học mà họ cũng đã được trông thấy rồi, chỉ riêng có người Mông Cổ này ngồi xuống đất tự đấm vào ngực của mình như vậy là họ chưa trông thấy lần nào thôi. Bốn người đã thu trường kiếm và giở Thái cực quyền ra thủ giữ rồi. Bây giờ họ thấy Vô Kỵ giở võ công quái dị như vậy, liền ngẩn người ra. Viễn Kiều, Liên Châu, Tòng Khê ba người lại rút trường kiếm ra nhắm người của Vô Kỵ đâm luôn. Còn kiếm của Lợi Hanh thì đã bị Vô Kỵ cướp và vứt đi rồi, nên chàng thấy bên người có cột thanh kiếm của Thanh Cốc cũng vội rút thanh kiếm đó ra xông lại đánh Vô Kỵ luôn. Vô Kỵ liền giơ chân ra quét ngang vào cả mặt cả người Tứ hiệp. Ðó cũng là một thế võ ghi trong Thánh hỏa lệnh, thế võ ấy gọi là Phi Xa Cuốn Thương Ðội. Thì ra Sơn Trung lão nhân, khi ở Ba Tư đã dùng thế này đá cát vàng để tấn công đội thương gia cưỡi lạc đà, vì chúng là bọn giặc Ba Tư cứ giả bộ làm khách thương để cướp những khách thương khác. Chúng hễ thấy có đội khách thương khác xa xa đi tới là ngồi xuống đất đấm ngực kêu khóc bù lu bù loa. Các khách thương thấy vậy thế nào cũng tới gần hỏi han. Thế là Sơn Trung lão nhân đá cát bay tung lên, làm mù mịt cả mắt bọn khách thương rồi lại còn múa khí giới tấn công tiếp nữa. Chỉ trong thoáng cái mấy chục tên khách thương đã bị đổ máu ở bên bãi cát vàng, xác nằm ngổn ngang ngay. Thế đó quả thực thâm độc vô cùng. Bây giờ Vô Kỵ dùng thế này đá tung tuyết ở trên mặt đất công hiệu cũng như đá cát vậy! Trông thoáng cái, Võ Ðang tứ hiệp liền bị mịt mù hai mắt không trông thấy gì cả. Tuy vậy bốn người ứng biến rất nhanh chóng, vội nhảy lui về phía sau, nhưng Vô Kỵ còn nhanh hơn đã vội nhảy lại ôm chặt lấy hai chân của Liên Châu lăn trên mặt đất một vòng thuận tay điểm luôn ba nơi yếu huyệt của Nhị sư bá của chàng.Tiếp theo đó chàng lại tung mình nhảy lên không lộn một vòng, lúc rớt xuống dùng đầu gối quỳ ngay vào đỉnh đầu của Lợi Hanh mà còn va đụng vào hai nơi yếu huyệt trên đỉnh đầu của người sư thúc ấy. Lợi Hanh chết giấc ngã lăn xuống đất tức thì. Viễn Kiều phi thân chạy lại cứu viện. Vô Kỵ vội ngồi về phía sau, dùng lưng thúc luôn vào người sư bá đó. Viễn Kiều xoay kiếm đâm không kịp, vội giơ tay trái lên nhắm đầu đánh xuống, nhưng tay của Tống đại hiệp chưa kịp đánh xuống thì ngực đã tê tái. Thì ra đã bị Vô Kỵ điểm trúng hai nơi yếu huyệt rồi. Tòng Khê thấy vậy kinh hãi vô cùng, vì trong bốn anh em chỉ còn lại có một mình mà thôi. Nhưng tình nghĩa anh em, Tứ hiệp nhất quyết không chịu thoát thân một mình, liền múa kiếm chạy lại đâm "xoẹt xoẹt" ba thế. Vô Kỵ thấy Tứ sư bá đang lúc nguy nan mà hộ pháp vẫn chắc, kiếm thế không hề loạn xạ chút nào, mà ba kiếm này lại lợi hại vô cùng, thế kiếm nào cũng giữ đúng gia pháp của Võ Ðang nên chàng cũng phải khen ngợi thầm và nghĩ:- Võ công của Võ Ðang thật lợi hại khác thường, nếu ta không được những võ công quái dị này mà muốn hạ nổi bốn vị sư thúc sư bá không phải là chuyện dễ.Nghĩ đoạn, chàng đột nhiên quay đầu thành từng vòng tròn một. Tòng Khê cứ đứng yên và cũgn không đưa mắt nhìn cái đầu đang quay của chàng, chỉ múa kiếm xông lại tấn công ngực chàng thôi. Chàng vội cúi đầu xuống hình như định dùng đầu để đỡ kiếm của Tòng Khê vậy. Nhưng chàng bỗng ngã sấp người đâm bổ về phía trước liền. Thế là bốn nơi yếu huyệt ở bụng và đùi trái của Tứ hiệp bị điểm luôn và cũng bị chàng đẩy ngã lăn ra đất liền. Vô Kỵ biết bốn nơi yếu huyệt dó chỉ có thể làm cho hai chân tê không cử động được thôi, chàng vội giơ hai tay ra điểm thêm hai nơi yếu huyệt ở trên lưng người sư thúc đó thì bỗng thấy Tòng Khê rú lên kêu một cách thảm khốc, hai mắt trợn ngược, mình run lẩy bẩy chân tay co rúm, rồi ngã lăn ra chết luôn.Vô Kỵ kinh hãi vô cùng nghĩ thầm:- Vừa rồi ta điểm mấy yếu huyệt đó rất nhẹ tay, chẳng những không thể chết được mà bị thương nhẹ cũng không. Chẳng lẽ Tứ sư bá có bệnh cũ, rồi đột nhiên gặp phải đả kích này, nên mới chí mạng như thế chăng?Chàng càng nghĩ càng toát mồ hôi lạnh ra, liền giơ tay sờ vào mũi Tòng Khê coi có còn thở hay không, ngờ đâu Tòng Khê đã giơ tay trái lên lật luôn miếng da che mặt Vô Kỵ rồi hai người cùng nhìn mặt nhau và ngẩn người ra. Một lát lâu, Tòng Khê mới lên tiếng nói:- Giỏi lắm, Vô Kỵ! Ra là mi!... Thực không uổng chúng ta đối đãi với mi như vậy.Giọng nói của Tứ hiệp đã nghẹn ngào, mặt chứa đầy vẻ tức giận, nước mắt nhỏ dòng xuống hai má, không sao nói ra được những sự uất hận và đau lòng. Thì ra, y tự biết địch không nổi đối phương, nhưng tự nghĩ chết mà không trông thấy mặt kẻ địch thì làm sao cam tâm được, cho nên y mới giả bộ chết, rồi lật miếng da che mặt của Vô Kỵ ra coi. Phần thì thật thà, phần thì quá quan tâm đến Tứ sư bá, Vô Kỵ mới không phòng bị như vậy. Lúc này trong lòng chàng còn đâu khổ hơn là bị lăng trì. Người cứ ngẩn ra như tượng gỗ một hồi lâu mới nói được:- Tứ sư bá, không phải cháu, không phải cháu... Thất sư thúc, không phải cháu... không phải cháu... không phải cháu giết... Thất sư thúc đâu.Tòng Khê ha hả cười và nói tiếp:- Hay lắm! Mi mau giết tất cả chúng ta đi! Ðại ca, Nhị ca, Lục đệ các người đều trông thấy rõ tên Mông Cổ này không phải là ai cả mà chính là Vô Kỵ chúng ta vẫn thương vẫn mến.Viễn Kiều, Liên Châu, Lợi Hanh không cử động được nhưng đầu óc vẫn tỉnh táo, cả ba đều ngẩn người và trợn mắt nhìn Vô Kỵ. Lúc này Vô Kỵ chỉ muốn nhặt ngay trường kiếm lên đâm vào cổ một nhát cho rảnh.Triệu Minh bỗng lớn tiếng nói:- Trương Vô Kỵ, đại trượng phu chịu nhịn nhất thời oan uổng đã sao nào? Việc đời thế nào cũng có một ngày sáng tỏ, quý hồ đại ca cứ kiếm ra được hung thủ giết chết Mạc thất hiệp báo thù cho ông ấy, như vậy đại ca mới không phụ lòng thương yêu của Võ Ðang thất hiệp đã thương đại ca bấy lâu nay.Vô Kỵ nghe nói, giật mình đến thót một cái, chàng cảm thấy lời nói của Triệu Minh rất có lý vội hỏi lại:- Vậy chúng ta phải làm như thế nào?Nói xong, chàng đến trước mặt Triệu Minh xoa bóp cho nàng một hồi và giải huyệt cho nàng nữa. Triệu Minh nói giọng êm dịu an ủi chàng rằng:- Ðại ca! Ðừng tức bực làm chi. Trong Minh giáo có nhiều cao thủ như thế và thủ hạ của tôi cũng có nhiều người tài trí lắm, như vậy thế nào cũng bắt được tên hung thủ mà trả thù cho Mạc thất hiệp.Tòng Khê lớn tiếng xen lời nói:- Trương Vô Kỵ! Nếu mi còn có đôi chút lương tâm thì mau mau giết bốn chúng ta đi. Vì chúng ta không thể nào trông mi với yêu nữ âu yếm với nhau như vậy được!Vô Kỵ mặt tái mét quả thực chàng không biết làm thế nào cho phải. Triệu Minh lại nói tiếp:- Chúng ta hãy đi cứu Hàn Lâm Nhi trước, rồi quay trở lại cứu nghĩa phụ của đại ca, dọc đường tiện thể điều tra xem hung thủ giết Mạc thất thúc là ai, còn do thám xem ai là hung thủ giết biểu muội của đại ca nữa!Vô Kỵ hỏi lại:- Cô nương nói... nói gì thế?Triệu Minh lạnh lùng đáp:- Có phải đại ca giết chết Mạc thất thúc không? Tại sao bốn vị sư thúc, sư bá của đại ca lại cứ bảo rằng đại ca giết hại Thất sư thúc? Vậy có phải là đại ca đã giết Thất sư thúc không và có phải là tôi đã giết Hân Ly không? Tại sao đại ca lại cứ vu oan cho tôi như thế? Chẳng lẽ chỉ có một mình đại ca đổ oan cho người khác mà cấm người khác đổ oan cho đại ca hay sao?Mấy lời của nàng tựa như sét đánh ngang tai, lúc này Vô Kỵ mới biết những người bị hàm oan đau khổ như thế nào, nên chàng nghĩ thầm:- Chẳng lẽ Triệu cô nương cũng bị hàm oan như ta chăng? Triệu Minh lại nói tiếp:- Ðại ca điểm huyệt bốn vị sư bá, sư thúc như vậy, chẳng hay các vị ấy có thể tự giải huyệt được không?Vô Kỵ lắc đầu đáp:- Ðây là võ công kỳ môn của Thánh hỏa lệnh, bốn vị sư thúc sư bá không thể nào tự giải huyệt lấy được! Nhưng mười hai tiếng đồng hồ sau, không cần giải huyệt cũng có thể tự cử động được.Triệu Minh lại nói tiếp:- Nếu vậy chúng ta hãy đưa bốn vị vào trong sơn động rồi chúng ta rời khỏi nơi đây ngay. Trước khi chưa tìm ra được hung thủ, đại ca không thể nào gặp bốn vị này được.Vô Kỵ nói tiếp:- Trong hang núi có dã thú, có những con hoaưng ra vào luôn, chính xác của Mạc sư thúc cũng bị dã thú cắn nát.Triệu Minh thở dài và hỏi tiếp:- Xem chừng đại ca đã loạn hết trí óc rồi, cái gì cũng không nghĩ ra hết. Trong bốn vị chỉ còn có một vị hai tay cử động được và cầm kiếm ở trong tay thì dã thú gì cũng không thể xâm phạm các vị ấy được.Vô Kỵ liền tỉnh ngộ nói:- Phải đấy! Phải đấy!Thế rồi, chàng aưm Tứ hiệp của phái Võ Ðang lên, đặt vào phía sau một tảng đá lớn để tránh gió tuyết. Bốn vị đại hiệp cứ mắng chửi luôn mồm. Vô Kỵ nước mắt đẫm lệ, nhưng không dám trả lời gì cả. Triệu Minh lại tiếp:- Bốn vị đều là cao thủ trong võ lâm mà sao không chịu hiểu một tý sự ký gì cả. Nếu Mạc thất hiệp bị Vô Kỵ giết hại thì bây giờ y đã giết bốn vị để bít miệng, như vậy có khó gì đâu? Chẳng lẽ y đang tâm giết được Thất hiệp mà y lại không giết chết được bốn vị hay sao? Nếu bốn vị còn mắng chửi như thế nữa thì Triệu Minh tôi sẽ tặng cho mỗi vị một cái bạt tai liền! Tôi là yêu nữ âm độc hiểm ác, nói được là làm được. Ngày hôm nọ ở trong chùa Vạn Pháp nể mặt Trương công tử nên đối với các vị mới đặc biệt lễ phép như vậy. Các tay cao thủ của các môn phái kia, ai ai cũng bị tôi chặt đứt một cánh tay, nhưng đối với Võ Ðang thì Triệu Minh tôi đối đãi rất lễ phép và chu đáo.Viễn Kiều các người nghe thấy nàng nói như vậy đều ngẩn người ra nhìn nhau.Tuy nhiên họ vẫn nhận định chính Vô Kỵ đã giết chết Mạc Thanh Cốc. Nhưng họ lại sợ Triệu Minh ra tay đánh người thật, vì đại trượng phu đành chịu chết chứ không chịu nhục, nếu bị tiểu yêu nữ đánh mấy cái tát thì có phải là sỉ nhục biết bao không? Triệu Minh thấy sắc mặt của bốn người, biết là họ đang nghĩ gì rồi, nàng liền mỉm cười nói với Vô Kỵ:- Ðại ca! Hãy dắt ngựa của chúng ta tới đây để thồ bốn người đi về sơn động.Vô Kỵ do dự một hồi rồi đáp:- Thôi! Ðể tôi ẳm mấy vị ấy đi vậy!Triệu Minh đã biết ý nghĩ của Vô Kỵ rồi, liền cười nhạt nói tiếp:- Võ công của đại ca cao siêu đến đâu cũng không thể ẳm bốn người cùng một lúc được! Có phải đại ca sợ đi ra dắt ngựa thì tôi ở đây giết hại các vị hay không? Thế ra đại ca vẫn không tin tôi, thôi được, để tôi đi dắt ngựa cho đại ca ở đây canh gác vậy!Vô Kỵ thấy nàng nói trúng tâm sự của mình nên mặt chàng đỏ bừng, quả thật chàng không dám giao phó tính mạng của bốn vị sư bá cho một thiếu nữ mà chàng vẫn chưa hiểu rõ tính nết của nàng đó ra sao? Vì vậy chàng liền đáp:- Phiền cô nương đi dắt ngựa vào đây hộ vậy để tôi ở đây canh gác bốn vị sư thúc sư bá cho!Triệu Minh cười nhạt nói tiếp:- Dù đại ca có tốt bụng và ân cần đến đâu, người ta vẫn không tin đại ca kia mà! Bầu nhiệt huyết của đại ca, người chỉ cho là lòng lang dạ thú thôi. Ðại ca có biết thế hay không?Nói xong, nàng quay mình đi ra dắt ngựa luôn! Vô Kỵ ngồi ngẫm nghĩ lời nói của nàng, nhận thấy nàng bảo sư thúc sư bá mình vẫn còn nghi ngờ mình và còn bảo mình nay còn nghi ngờ nàng, chàng nhìn theo Triệu Minh đi ra thật xa, bỗng nghe thấy có tiếng vó ngựa nhộn nhịp ở phía Bắc đi về phía Nam, rõ ràng có hai người đi trước, một người sau.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 82
Hành Tung Của Sư Vương
Triệu Minh cũng nghe thấy tiếng vó ngựa, liền nói:- Có người tới đây!Vô Kỵ liền vẫy tay gọi nàng. Triệu Minh vội chạy đến sau tảng đá lớn, nằm phục cạnh Vô Kỵ. Nàng trông thấy nửa người của Liên Châu thò ra bên ngoài, liền kéo Nhị hiệp vào phía sau tảng đá.Liên Châu giận dữ quắc mắt nhìn nàng và nói:- Ðừng có đụng vào người của ta!Triệu Minh vừa cười vừa nói tiếp:- Tôi cứ lôi kéo ông đấy! Ông có làm gì nổi tôi nào?Vô Kỵ vội quát mắng:- Triệu cô nương! Không được vô lễ với sư bá tôi như thế!Triệu Minh thè lưỡi ra một cái rồi lại nhìn Liên Châu làm bộ mặt nhăn nhó để giễu cợt. Ðang lúc ấy thì đã có một người cưỡi ngựa chạy tới gần. Hai người cưỡi ngựa theo sau cũng chạy nhanh như bay. Hai bọn cách nhau độ hai ba chục trượng, người chạy trước càng tới càng gần. Vô Kỵ đã nhanh mắt trông thấy người đó, khẽ nói:- Là Tống Thanh Thư đấy!Triệu Minh vội đỡ lời:- Mau ngăn cản y đi!Vô Kỵ ngạc nhiên hỏi lại:- Làm chi?Triệu Minh đáp:- Ðại ca khỏi cần hỏi rõ! Ðại ca quên ở trong điện Phật Di Lặc, y nói những gì à?Vô Kỵ nghe nàng nói xong, rồi cúi xuống nhặt một hòn băng to bằng đầu ngón tay, búng ra bên ngoài kêu đến xoẹt một tiếng, trúng ngay vào chân trước con ngựa mà Thanh Thư đang cưỡi. Con ngựa đau quá quỵ ngay xuống. Thanh Thư nhanh chân nhảy ra ngoài nên mới khỏi bị té ngã, rồi y vội lôi kéo con ngựa đứng lên, nhưng chân con ngựa đã gãy, nó chỉ đứng lên một cái quỵ ngay xuống. Thanh Thư thấy hai người ở phía sau càng đuổi càng gần, vội bỏ ngựa chạy lại đằng này.Vô Kỵ lại nhặt lại một viên băng nữa giơ lên búng ngay vào yếu huyệt ở chân phải của Thanh Thư. Còn Triệu Minh thì nhanh tay điểm luôn vào yếu huyệt câm của bốn anh em Viễn Kiều, nhờ vậy mới kịp thời ngăn cản không để cho họ lên tiếng kêu gọi.Mọi người bỗng nghe thấy Thanh Thư kêu ồ lên một tiếng rồi té lăn ra mặt tuyết. Vì liên tiếp hai lần bị cản trở nên hai người đuổi theo mới bắt kịp. Vô Kỵ nhìn kỹ mới hay hai người đó là Trần Hữu Lượng với Trưởng bát Long đầu của Cái bang. Chàng ngạc nhiên vô cùng và nghĩ thầm:- Hai người này cùng đi núi Trường Bạch để tìm độc vật làm thuốc mê, tại sao bây giờ lại một hai chạy đuổi tới đây như vậy?Nghĩ tới đó, chàng suy tính giây lát lại nghĩ tiếp: - Phải rồi, chắc Tống đại ca lương tâm cắn rứt không làm chuyện bất nhân bất nghĩa ấy, cũng may gặp được ta, để ta cứu ngay một phen mới được.Hữu Lượng với Trưởng bát Long đầu nhảy xuống ngựa. Chúng tưởng Thanh Thư vì cưỡi ngựa đã lâu nên đuối sức mà té như thế. Nhưng chúng đoán chắc võ nghệ của chàng rất cao siêu tuy bị thương nhưng chỉ bị thương nhẹ, vì vậy chúng vừa chạy tới gần đã vội rút khí giới ra, dí luôn vào người chàng .Vô Kỵ lại búng một hạt băng ra, nhằm Hữu Lượng bắn tới. Nhưng Triệu Minh đã nhanh tay rung động cánh tay chàng, chàng vội quay đầu nhìn lại. Triệu Minh vội chỉ vào tai mình, rồi lại chỉ về phía Thanh Thư, ý của nàng là hãy nghe họ nói gì đã. Quả nhiên, Trưởng bát Long đầu giận dữ nói:- Họ Tống kia! Ðang đêm khuya, ngươi im lặng đào tẩu đi đâu, có phải ngươi muốn đi báo tin cho cha ngươi biết không?Y cầm một thanh bát quái đao, vừa nói vừa đưa đi đưa lại trước đầu Thanh Thư làm ra bộ định chém xuống vậy.Viễn Kiều thấy vậy lo âu cho con mình bị nguy hiểm, muốn quát tháo nhưng không sao la được, vì cứng miệng.Vô Kỵ ngẫu nhiên quay đầu lại thấy mặt sư bá tỏ vẻ lo âu van lơn vì vậy chàng liền gật đầu ra hiệu:- Bác cứ yên tâm, cháu không để cho Tống đại ca bị thương đâu.Nhưng trong lòng chàng lại thầm nghĩ: - Ơn cha mẹ thương con thật là trời cao đất dầy, đại sư bá tức giận lắm chỉ muốn chém ta ra làm muôn mảnh, nhưng bây giờ ông ta biết Tống đại ca sắp bị nguy hiểm đến nơi, lại tỏ vẻ van lơn ta, nhưng nếu đại sư bá bổn thân không bị nguy hiểm thì chắc ông ta không chịu lép vế mà van lơn như vậy đâu.Nghĩ tới Thanh Thư có người lo cho và thương yêu như vậy mà mình lại là đứa trẻ mồ côi, chàng thấy tủi thân. Chàng lại nghe thấy Thanh Thư nói tiếp:- Tôi không phải đi báo tin cho cha tôi biết đâu.Trưởng bát Long đầu lại hỏi tiếp:- Bang chủ phái ngươi theo ta đi núi Trường Bạch hái thuốc, tại sao không cho ta hay biết trước mà lại bỏ đi như thế?Thanh Thư đáp:- Long đầu đại ca, đại ca có cha có mẹ như tôi, tại sao đại ca lại cứ bắt ép tôi giết hại cha tôi như thế làm một việc cầm thú như vậy?Trưởng bát Long đầu lại quát tiếp:- Ðó là ngươi quyết ý trái lệnh của Bang chủ phải không? Ngươi có biết hình phạt cho người phản bang như thế nào không?Thanh Thư lại trả lời:- Tôi là người có tội, đáng lẽ tôi không muốn sống nữa, mấy ngày hôm nay hễ nhắm mắt thì thấy mặt Thất sư thúc đến bắt tôi đền mạng, oan hồn sư thúc hiện lên quây quần lấy tôi. Trưởng bát Long đầu đai ca, chém chết tôi đi, như vậy tôi lại càng cám ơn đại ca là khác.Trưởng bát Long đầu liền giơ cao thanh bát quái đao lên quát:- Ðược, nếu ngươi muốn vậy để ta giúp cho.Hữu Lượng cũng xen lời nói:- Long đầu đại ca, chú em họ Tống đã không chịu làm, mà giết y cũng vô ích, thôi chúng ta để cho y đi đi.Trưởng bát Long đầu ngạc nhiên hỏi:- Hiền đệ bảo tha y ư?Hữu Lượng đáp:- Phải, y đã giết sư thúc của y là Mạc Thanh Cốc, tất nhiên sẽ có người trong môn phái của ta giết hại y. Những kẻ bất nghĩa này, chém chết y cũng chỉ dơ bẩn đao của chúng ta thôi.Bữa nọ, ở trong miếu Di Lặc, Vô Kỵ đã nghe thấy Hữu Lượng và Thanh Thư nói đến chuyện Mạc Thanh Cốc, với những cầu bề dưới phạm bề trên v. v... nhưng lúc ấy chàng không nghi ngờ Thanh Thư dám phạm thượng đến thế. Ngờ đâu Thanh Cốc lại bị chết trong tay y thật. Bốn sư huynh đệ Viễn Kiều, tuy bị tảng đá che lấp, không trông thấy gì, nhưng tai đã nghe thấy rõ ràng, cả bốn đều chấn động vô cùng. Duy có Triệu Minh đã đoán biết trước, nên nàng bĩu môi tỏ vẻ khinh thị.Mọi người lại nghe thấy Thanh Thư với giọng run rẩy nói tiếp:- Trần đại ca, đại ca đã thề nặng là không bao giờ tiết lộ câu chuyện bí mật này ra, nếu đại ca không nói gì thì cha tôi biết làm sao được?Hữu Lượng tủm tỉm cười và đáp:- Chú chỉ nhớ được lời thề của tôi, nhưng chú lại quên mất lời thề độc của chú. Chú bảo từ giờ trở đi việc gì cũng theo tôi chỉ bảo hết, mà bây giờ chú lại hủy lời ước trước, có phải là tôi không giữ chữ tín đâu?Thanh Thư ngẫm nghĩ hồi lâu rồi nói tiếp:- Ðại ca bảo tôi bỏ thuốc độc vào thức ăn uống để cho Thái sư phụ và sư bá, sư thúc của tôi ăn phải, thì tôi đành chết, chứ không chịu. Chi bằng đại ca rút kiếm ra giết tôi ngay đi.Hữu Lượng lại hỏi tiếp:- Chú Thanh Thư, cổ nhân đã dạy, kẻ thức thời mới là tuấn kiệt. Chúng tôi có bắt chú giết cha, diệt tổ đâu, chỉ bảo chú cho ít thuốc mê để cho các người mê đi chốc lát thôi. ở trong miếu Di Lặc chú chẳng đã nhận là gì?Thanh Thư vội đáp:- Không, không, tôi chỉ nhận lời bỏ thuốc mê thôi, nhưng Trưởng bát Long đầu lại cứ bắt tôi đi tìm những sâu bọ rất độc để làm thuốc độc giết người. Như vậy có phải là làm thuốc mê đâu?Hữu Lượng từ từ thâu trường kiếm lại và nói tiếp:- Chu cô nương của phái Nga Mi đẹp như tiên nữ, trên thế gian này không có người nào đẹp bằng nàng ta, chẳng lẽ chú cam tâm để cho nàng ta lọt vào tay tiểu tử Vô Kỵ kia hay sao? Lo thật, ngày nọ trong đêm khuya, chú lẻn vào trong phòng ngủ của các nữ đệ tử phái Nga Mi để xem trộm bị Thất sư thúc của chú gặp rồi đuổi theo chú, nên mới có trận tỷ võ ở Thạch Thương và mới có tấn bi kịch cháu giết chú xảy ra. Ðó là tại sao? Ðó chỉ là vì Chu cô nương nhu mì, đa tình là gì? Nhưng việc đã trót thì phải cho trót, ngựa đã vào đường hẻm không sao quay đầu lại được. Tôi tiếc thay cho chú, vì công việc đã thành chín phần rồi, chỉ còn một phần nữa là xong xuôi thôi.Thanh Thư lảo đảo mấy cái mới đứng dậy được giận dữ quát mắng:- Hữu Lượng đại ca, đừng có dùng lời ngon lẽ ngọt ấy àm dồn ép tôi nữa, tối hôm ấy tôi bị Mạc thất thúc đuổi kịp, tôi địch không nổi chú ta, tôi đã làm bại hoại thanh danh của Võ Ðang dù có chết trong tay ông ta cũng đành chịu. Ngờ đâu đại ca lại ra tay trợ giúp tôi làm chi? Tôi đã trúng phải quỷ kế của đại ca, cho nên mới phải thân bại danh liệt và không thể tự cứu được.Hữu Lượng vừa cười vừa đỡ lời:- Hay lắm, hay lắm, lưng Mạc Thanh Cốc bị đánh một chưởng Chấn thiên thiết chưởng, chưởng đó là chú đánh hay là tôi đánh? Tối hôm đó tôi ra tay cứu chú thoát chết để giữ cho chú khỏi mất thanh danh, làm như vậy là tôi lầm phải không? Chú Thanh Thư ơi, tôi với chú kết giao với nhau một phen, việc quá khứ chúng ta không cần nhắc tới nữa làm chi. Việc chú giết sư thúc, tôi xin giữ kín, quyết không tiết lộ nửa câu cho ai hay cả, nhưng núi cao đường còn dài, chúng ta sau này thế nào cũng có ngày tái ngộ.Thanh Thư thấy đối phương chịu rút lui một cách êm ả như vậy, hoài nghi vô cùng, vội hỏi lại:- Trần... Trần đại ca... đại ca... sẽ đối phó với tôi ra sao?Hữu Lượng vừa cười vừa đáp:- Tôi chả đối phó ra sao hết. Tôi cho chú xem một vật này, đây cái này chú có biết là cái gì không?Vô Kỵ với Triệu Minh ẩn núp ở sau tảng đá nghe lỏm, lúc ấy hai người muốn ló đầu ra nhòm để xem Hữu Lượng lấy vật gì ra cho Thanh Thư xem, nhưng hai người không dám nhô ra, vì sợ đối phương trông thấy, nên lại thôi. Rồi hai người lại nghe thấy Thanh Thư kêu "ủa" một tiếng và nói tiếp:- Ðây... đây là cái cà rá sắt của người chưởng môn của phái Nga Mi và cũng là vật của Chu cô nương, tại sao... đại ca lại lấy được thế?Vô Kỵ nghe xong, cũng rùng mình và nghĩ thầm:- Lúc ta chia tay với Chỉ Nhược, rõ ràng ta trông thấy chiếc cà rá sắt đó, sao bây giờ lại lọt vào tay Hữu Lượng được? Có lẽ y làm giả để đánh lừa Thanh Thư chăng?Chàng lại nghe thấy Hữu Lượng cười nhạt một tiếng và nói:- Chú cứ nhìn kỹ xem nó giả hay thực?Một lát sau Thanh Thư mới lên tiếng nói tiếp:- Khi ở Tây Vực, tôi lãnh giáo võ công của Diệt Tuyệt sư thái, có thấy cái cà rá trên tay bà ta giống y như cái này vậy.Chỉ nghe thấy tiếng kêu "koong" một tiếng, đó là tiếng của hai thứ kim khí va chạm nhau. Hữu Lượng lại nói:- Nếu vật này là giả tạo thì dùng kiếm chặt sẽ gẫy làm đôi liền. Ðây chú xem, trong cà rá có khắc bốn chữ "Lưu Di Tường Nữ". Như vậy không còn là giả nữa chứ? Ðúng là Thiết chỉ hoàn , di vật của Quách Tường nữ hiệp, tổ sư của phái Nga Mi đấy.Thanh Thư lại đỡ lời:- Trần đại ca, đại ca lấy ở đâu ra chiếc cà rá này thế? Còn Chu cô nương hiện giờ ở đâu?Hữu Lượng lại mỉm cười rồi đáp:- Trưởng bát Long đầu, chúng ta đi đi thôi, nay trong Cái Bang chúng ta không có người này nữa.Vô Kỵ và Triệu Minh nghe thấy tiếng chân của hai người đi về phía Bắc, Thanh Thư vội kêu gọi:- Trần đại ca, hãy trở lại đây, có phải Chu cô nương đã lọt vào tay đại ca rồi không. Hiện giờ cô ấy còn sống hay đã chết rồi...Hữu Lượng quay trở lại, mỉm cười, đáp:- Phải, hiện giờ Chu cô nương đang ở trong tay của chúng tôi, mặt cô ấy đẹp thật, tôi trông thấy cũng phải thương. Hữu Lượng tôi đến giờ chưa có gia thất, nếu tôi xin Bang chủ gả cô nương cho tôi chắc thế nào Bang chủ cũng nhận lời.Thanh Thư ú ớ một hồi, hình như bị cái gì chận cổ, không nói lên lời. Hữu Lượng lại tiếp:- Ðáng lẽ quân tử không bao giờ cướp sở hữu của người, vì Chu cô nương với Thanh Thư đã gây nên đại hoạ tày trời, khi nào Hữu Lượng tôi vì nhan sắc mà làm mất nghĩa khí của anh em chúng ta? Nhưng bây giờ chú là kẻ có tội và phản Bang rồi thì hai chúng ta cũng ơn đoạn, nghĩa tuyệt. Như vậy tôi không cần gì phải giữ nghĩa khí với chú nữa, có phải thế không?Thanh Thư cúi đầu ngẫm nghĩ, trong lòng mâu thuẫn vô cùng. Vô Kỵ đưa mắt liếc nhìn Viễn Kiều thấy có hai hàng lệ nhỏ ròng, đủ thấy ông ta đau đớn biết bao. Ðang lúc ấy Thanh Thư nói tiếp:- Trần đại ca, chỉ vì đệ hồ đồ nhất thời mà nên, mong hai vị lượng thứ cho. Bây giờ đệ xin vái chào hai vị, để hai vị xá tội cho đệ.Hữu Lượng ha hả cười đáp:- Ừ, thế mới phải chứ, thế mới là chú em tốt của chúng tôi chứ. Tôi xin vỗ ngực đảm bảo cho chú. Quý hồ chú chịu đem thuốc mê lên núi Võ Ðang, lẳng lặng bỏ vào trong nước trà để cho mọi người uống. Tôi cam đoan với chú tính mệnh lệnh tôn đại nhân không nguy hiểm chút nào. Và giai nhân Chu Chỉ Nhược thế nào cũng thành thê thất của chú. Chúng ta đã có Trương Tam Phong và Võ Ðang thất hiệp trong tay thì không lo gì Vô Kỵ không nghe chúng ta. Cho tới khi Cái Bang kiềm chế được Minh giáo đuổi được quân Mông Cổ cướp được thiên hạ, Bang chủ của chúng ta đều là khai quốc công thần và được vinh thê ấm tử, khỏi nói cả lệnh tôn đại nhân thế nào cũng được nhờ vả chú.Thanh Thư gượng cười nói tiếp:- Cha tôi không ưa danh lợi và tôi cũng chỉ mong cha tôi không giết tôi là tôi mãn nguyện lắm rồi.Hữu Lượng lại tiếp:- Trừ khi lệnh tôn là đại nhân của thần tiên mới biết được chuyện quá khứ vị lai, bằng không làm sao mà biết được sự bí mật đó? Chú Thanh Thư, vừa rồi chú té ngã nên chân bị thương? Nào lại đây, chúng ta cùng cưỡi một ngựa, đi tới thị trấn ở đằng trước rồi mua ngựa cho chú.Thanh Thư đáp:- Tại tôi chạy vội vàng quá, nên vấp phải một tảng băng, số tôi xui thực, lại va trúng yếu huyệt ở dưới chân, thật là chuyện lạ, sao lại có nhiều sự gặp gỡ kỳ lạ đến thế?Thì ra lúc Trương Vô Kỵ dùng sức ném hạt băng đó Thanh Thư chỉ để ý đến Trưởng bản Long đầu và Hữu Lượng ở phía sau đuổi theo, nên y không ngờ đằng trước có người ném lén như vậy mà cứ tưởng là mình lỡ chân, nên mới va phải yếu huyệt như vậy. Ví dụ chúng ta đây, thỉnh thoảng để khuỷu tay vào góc bàn cũng thấy tê tái, những trường hợp ngẫu nhiên đó rất thường. Hữu Lượng vừa cười và đáp:- Có xui xẻo gì đâu, phải nói chú diễm phúc tề thiên mới đúng vì số của chú đáng có người vợ đẹp nếu chú không ngẫu nhiên va chạm mà té như vậy thì chúng tôi làm sao đuổi kịp chú được. Rồi nếu chú cứ chấp nê hoài, không chịu tỉnh ngộ, về phần chú, tất nhiên là sẽ bị thân bại danh liệt mà còn làm hỏng cả đại sự của chúng tôi nữa, như vậy có phải Chu cô nương vừa thơm vừa đẹp kia sẽ phải theo Hữu Lượng này suốt đời không? Nếu quả thực như thế thì thực là một bông hoa đẹp cắm lên bãi cứt trâu mất, có phải không chú Thanh Thư, hà hà...Lời nói của y là lời nói đùa, nhưng bên trong bao hàm sự uy hiếp rất lợi hại.Thanh Thư kêu "hừ" một tiếng, vội đỡ lời:- Trần đại ca, không phải là đệ không biết nếp tẻ gì cả, tin hay không là tuỳ ở đại...Hữu Lượng không đợi chờ Thanh Thư nói xong, đã cướp lời nói luôn:- Có phải chú muốn gặp mặt Chu cô nương không? Chuyện ấy dễ lắm, bây giờ Bang chủ với các Trưởng lão đều ở Lư Long. Chu cô nương cũng theo mọi người ở tại đó, chúng ta cứ đến Lư Long là gặp luôn. Chờ đại sự ở núi Võ Ðang xong, người anh này thế nào cũng giúp chú lo việc cưới xin để chú được toại nguyện. Và chú sẽ suốt đời cám ơn Hữu Lượng đại ca này, hà, hà, hà...Thanh Thư vội hỏi:- Vâng, nếu vậy chúng ta đi ngay Lư Long, Trần đại ca này, sao Chu cô nương lại... lại theo bổn bang như thế?Hữu Lượng vừa cười vừa đáp:- Ðó là công lao lớn của Long đầu đại ca. Hôm đó Trưởng bản Long đầu với Trưởng bản long đầu ở trên tửu lầu uống rượu thấy có ba người lạ mặt trà trộn vào trong. Sau sai người điều tra mới hay trong đó có Chu cô nương người đẹp như hoa nở. Trưởng bản Long đầu liền phái người đi mời cô ta đến. Chú cứ yên tâm, Chu cô nương bình yên vô sự không tổn thương một tý gì đâu.Vô Kỵ liền kêu khổ thầm và nghĩ:- Thế ra hôm đó ở trên tửu lầu chúng đã nhận biết mà ta không hay gì cả, nếu lúc ấy nghĩa phụ không mù loà thì ông ta thể nào cũng biết rõ. Nhưng không hiểu nghĩa phụ có được bình yên vô sự không?Chàng để ý không thấy Hữu Lượng nhắc nhở đến nghĩa phụ cả, mà chỉ nghe y nói tiếp:- Chu cô nương với chú thành hôn xong, thế là Nga Mi với phái Võ Ðang phải nghe lệnh Cái Bang, còn phái Thiếu Lâm ở trong tay tôi rồi. Lại thêm Cái Bang với Minh giáo thanh thế lớn lao như vậy, chỉ cần đánh đổ người Mông Cổ thì giang sơn loè loẹt này hì hì... liền đổi vua chúa.Hữu Lượng nói mấy câu đó có vẻ đắc chí lắm hình như là Cái Bang đã sắp được thiên hạ rồi, mà y sắp lên ngôi báu vậy. Trưởng bát Long đầu với Thanh Thư đều theo y cười hì hì mấy tiếng, Hữu Lượng nói tiếp:- Chúng ta đi thôi. Chú em họ Tống, Mạc thất hiệp ở gần đây, xác của y giấu trong hang động cách đây không xa phải không? Chú chạy tới đây ngựa bỗng vấp ngã, có lẽ oan hồn của Mạc thất hiệp hiển thánh chăng? Hà hà...Thanh Thư nghe thấy Hữu Lượng nói mấy câu đó hoảng sợ đến rợn tóc gáy, rồi quay mình khấp khểnh chạy luôn.Chờ ba người đi thật xa, Vô Kỵ vội chạy đến giải huyệt cho Viễn Kiều bốn người, và quỳ xuống vái lạy rồi nói:- Sư bá, sư thúc vì sự hiềm nghi, cháu không biết biện bạch ra sao cho phải, nên mới phải thất lễ với quý vị như thế. Xin quý vị cứ phạt cháu thật nặng đi.Viễn Kiều thở dài một tiếng, nước mắt ứa ra, ngẩng mặt nhìn lên trời không nói năng gì cả. Liên Châu vội đỡ Vô Kỵ và nói:- Chúng ta thân như cốt nhục, những chuyện đó khỏi cần nói làm chi, thật không ngờ Thanh Thư... Thanh Thư. Hà, nếu chúng ta không mắt thấy tai nghe thì có ai dám tin?Viễn Kiều rút trường kiếm ra và nói:- Thế ra Thất đệ bắt gặp tiểu súc sinh Thanh Thư... tiểu súc sinh ấy... nhìn trộm phòng ngủ của các nữ hiệp của phái Nga Mi nên Thất đệ mới đuổi theo súc sinh để quét sạch cửa ngõ cho bổn phái. Ba vị sư đệ, và cháu Vô Kỵ, chúng ta hãy đuổi theo ngay đi, để ta ra tay giết chết tên súc sinh đó.Nói xong, đại hiệp liền giở khinh công ra đuổi theo Thanh Thư liền. Tòng Khê vội kêu gọi:- Ðại ca hãy ngừng chân lại, việc gì cũng nên bàn tính trước thì hơn.Viễn Kiều không nghe, cứ xách kiếm chạy như bay. Vô Kỵ vội đuổi theo, chỉ nhảy nhót mấy cái đã đến trước mặt Viễn Kiều và giơ tay ra ngăn cản rồi cúi đầu vái lạy và nói:- Ðại sư bá, Tứ sư bá có lời muốn nói với sư bá, Tống đại ca nhất thời bị người ta lừa gạt, sau này, thế nào cũng biết hối cải, đại sư bá muốn khiển trách Tống đại ca lúc nào chả được, việc gì cứ phải lúc này.Viễn Kiều nức nở khóc và tiếp:- Thất đệ, Thất đệ... đại ca đây thật không nên không phải với đệ lắm.Ðột nhiên, đại hiệp quay người lại, xoay đầu kiếm cứa luôn vào cổ, Vô Kỵ thấy vậy cả kinh dùng Càn Khôn Ðại Nã Di thủ pháp cướp luôn trường kiếm đó. Nhưng hơi chậm một chút nên mũi kiếm đã rạch một đường khá dài ở trên cổ của Viễn Kiều rồi.Lúc ấy Liên Châu các người cũng đuổi tới, Tòng Khê vội khuyên:- Ðại ca, Thanh Thư đã làm việc đại nghịch bất đạo ấy người trong Võ Ðang không ai có thể tha thứ được, nhưng việc quét rửa bổn phái là nhỏ, việc dân chúng mới thật là lớn. Chúng ta không nên vì việc nhỏ mà làm lỡ mất việc lớn.Viễn Kiều trợn tròn hai mắt đáp:- Chú, chú nói việc quét sạch cửa ngõ của bổn môn là nhỏ à? Tôi... đẻ đứa con phản nghịch ấy...Tòng Khê vội đỡ lời:- Nghe lời nói của Hữu Lượng thì Cái Bang còn muốn mượn tay Thanh Thư mưu hại tôn sư và chúng ta để kiềm chế các đại môn phái trong võ lâm sang đoạt giang sơn. Sự sa nguy của sư tôn là một việc lớn của bổn môn, sự hoạ phúc của dân chúng với võ lâm lại càng lớn hơn nữa. Cháu Thanh Thư làm nhiều việc bất nghĩa như vậy, không sớm thì chầy thế nào cũng bị báo oán, cho nên theo ý đệ bây giờ chúng ta cần phải bàn việc trước tiên.Viễn Kiều nghe y nói có lý, hậm hực bỏ kiếm vào bao và nói tiếp:- Ðại ca bằng lòng rồi đệ muốn làm như thế nào cứ việc lên tiếng sai bảo đi.Lợi Hanh lấy thuốc cứu thương ra băng bó cho đại hiệp. Tòng Khê liền nói tiếp:- Cái Bang định hại ngầm chúng ta mà sư phụ của chúng ta chưa hay biết gì, chúng ta phải trở về núi Võ Ðang ngay để báo tin cho sư phụ hay. Tuy Hữu Lượng nó định nhờ Thanh Thư đầu độc, nhưng tên gian đồ ấy nhiều quỷ kế lắm, chưa biết chừng chúng đã ra tay trước, vậy việc này cần nhất là chúng ta chia người phụ trách bảo vệ sư tôn. Vì hiện giờ sư tôn tuổi tác quá cao, nếu bây giờ có chuyện xảy ra thì thật là tội, chúng ta chết một vạn lần không chuộc lại được.Nói xong, y trợn trừng mắt nhìn Triệu Minh đứng ở đằng xa. Vì Tứ hiệp nghĩ đến chuyện nàng mưu hại Trương chân nhân năm xưa, nên Tứ hiệp hậm hực và tức giận vô cùng. Viễn Kiều toát mồ hôi lạnh ra, với giọng run run đáp:- Phải, phải, vì tôi quá nóng lòng đuổi theo giết tên nghịch tử mà quên cả sư phụ, tôi thực hồ đồ quá.Ðại hiệp là người rất trực tính, nói xong liền thúc giục mọi người:- Chúng ta đi mau.Tòng Khê liền nói với Vô Kỵ rằng:- Vô Kỵ, việc cứu Chu cô nương thì cháu tự đi làm lấy, xong việc, mong cháu trở về núi Võ Ðang tụ họp một phen.Vô Kỵ đáp:- Xin tuân lệnh sư bá dạy bảo.Tòng Khê khẽ nói tiếp:- Triệu cô nương này có tính nết như sài lang, cháu nên cẩn thận lắm mới được. Thanh Thư là cái gương của cháu, nam nhi đại trượng phu chớ nên bị nữ sắc mê hoặc.Vô Kỵ mặt đỏ bừng, gật đầu vâng lời. Sau đó, Võ Ðang Tứ hiệp với Vô Kỵ đưa xác của Thanh Cốc chôn sau một tảng đá lớn.Năm người khóc lóc một hồi, rồi Viễn Kiều bốn người lên ngựa đi trước. Triệu Minh từ từ đi tới trước mặt Vô Kỵ và hỏi:- Tứ sư bá của đại ca bảo đại ca phải cẩn thận, kẻo bị yêu nữ này mê hoặc và Thanh Thư là cái gương soi sáng đây, có phải thế không?Vô Kỵ mặt đỏ bừng, vừa cười vừa đáp:- Sao cô nương biết? Chẳng lẽ cô nương là thần phong nhĩ chăng?Triệu Minh kêu "hừ" lên một tiếng rồi hỏi lại:- Tôi chắc Tống đại hiệp các người sau này thế nào cũng nghĩ lại không trách cứ Thanh Thư có lòng ác độc, trái lại còn trách chị Chỉ Nhược là hồng nhan hoạ thủy, đã làm hủy một đời thiếu hiệp của Võ Ðang đi, có phải thế không? Lòng người đàn ông nào cũng đều thế cả. Chỉ giỏi trách người, chứ không bao giờ chịu trách mình hết.Vô Kỵ cũng nhận thấy lời nói của nàng có lý, nhưng cũng cãi lại:- Ðại sư bá các người đều là những quân tử sáng suốt và biết lẽ phải, không bao giờ trách cứ bừa như thế đâu.Triệu Minh cười nhạt và nói tiếp:- Càng là người quân tử, càng hay trách bậy người.Ngừng giây lát, nàng vừa cười vừa nói tiếp:- Thôi, mau cứu Chu cô nương của đại ca đi. Bằng không để nàng lọt vào tay Thanh Thư thì đại ca nguy tai lắm đấy.Vô Kỵ hổ thẹn vô cùng liền đỡ lời:- Tại sao tôi lại nguy tai?Hai người theo vết chân ngựa mà đi tìm kiếm một mạch chạy thẳng vào tới quan nội. Vì nhớ nghĩa phụ và cũng nhớ Chỉ Nhược nữa, Vô Kỵ liền nghĩ thầm:- Nếu Cái Bang định lợi dụng nghĩa phụ ta để kiềm chế Minh giáo như vậy nghĩa phụ quả thật đã lọt vào tay Cái Bang rồi. Tất nhiên chúng không dám đả thương nghĩa phụ ta đâu, nhưng thế nào cũng bị nhục chứ không sai. Còn Chỉ Nhược là người nhu mì hiền hậu như thế, gặp phải Hữu Lượng gian trá và Thanh Thư vô sỉ, nếu nàng bị áp bức quá, tức nhiên nàng không sao tránh khỏi cái chết được.Nghĩ tới đó, chàng chỉ hận không có hai cánh mà bay về tới Lư Long ngay. Tối hôm ấy, hai người ngủ trọ trong một khách điếm. Hai con ngựa của hai người tuy là ngựa rất tốt nhưng chạy ngót một ngày trời như vậy, chúng đã mệt nhoài cả rồi. Khi tới khách điếm vì quá mệt nó không sao ăn uống được nữa. Vô Kỵ nằm ở trên giường càng nghĩ càng lo âu, chàng lẳng lặng đi tới trước cửa sổ của căn phòng Triệu Minh lắng tai nghe, thấy nàng thở rất điều hòa và đang ngủ say. Ngẫm nghĩ giây lát, chàng liền ra ngoài mượn bút mực viết lại mấy chữ cho nàng, bảo vì việc khẩn cấp phải đi luôn đêm nay mới kịp làm xong công việc, thể nào cũng có dịp gặp lại nhau. Viết xong, chàng tới trước cửa sổ, khẽ mở cửa nhảy vào bên trong để tờ giấy đó lên mặt bàn, rồi nhảy ra bên ngoài, giở khinh công tuyệt mức đi về phía Nam luôn. Thế rồi cứ đêm thì chàng giở khinh công ra đi, ngày thì cưỡi ngựa, mua hết con ngựa này đến con ngựa khác, và ngày sau chàng đã đến Lư Long liền.Tuy mấy ngày chàng chưa được ngủ, nhờ có nội lực hơn người, nên chàng không thấy mỏi mệt gì hết. Ðáng lẽ chàng đi nhanh như vậy, giữa đường phải gặp Hữu Lượng và Thanh Thư mới phải, nhưng chàng có biết đâu chính tối hôm chàng giở khinh công ra đi đêm, thì Hữu Lượng, Thanh Thư với Trưởng bát Long đầu ngủ trong khách sạn, nên chàng không tìm thấy là thế.Lư Long là một trọng trấn ở tỉnh Hà Bắc, đời nhà Ðường nơi đó là chỗ trú tiết của Tiết Lộ sứ. Chàng đi khắp các phố to, phố nhỏ, trà lầu tửu quán, nhưng lạ thật không thấy một tên ăn mày nào cả. Chàng không lấy thế làm buồn mà lại còn mừng là khác, liền nghĩ thầm:- Một thành lớn như vậy mà tuyệt đối không có một tên ăn mày nào, đủ thấy việc này không phải là việc tầm thường. Hữu Lượng bảo Cái Bang đến tụ họp, chắc lời nói của y không sai, sở dĩ tháng này không có một tên ăn mày nào cả là vì chúng đã đi tham kiến Bang chủ hết rồi. Chỉ cần tìm thấy chỗ tụ hợp của chúng là ta có thể dò biết được nghĩa phụ với Chỉ Nhược bị Cái Bang bắt đi rồi không?Thế rồi, chàng ở trong thành đi khắp mọi nơi quan sát nhưng không thấy tung tích của chúng đâu cả. Sau chàng lại đến các thôn trang ở lân cận tìm kiếm không thấy gì hết. Ðến chiều tối hôm đó, chàng vẫn chưa tìm thấy chỗ họp của Cái Bang nóng lòng vô cùng, tới lúc này chàng mới nhận thấy cái hay cái giỏi của Triệu Minh và tự nghĩ thầm:- Nếu có nàng ở cạnh ta, thì ta đâu đến nỗi thúc thủ vô kế khả nghi như thế này.Chàng đành phải vào một khách sạn lớn để nghỉ ngơi, cơm nước xong, chàng ngủ giây lát đến canh hai, liền phi thân lên mái nhà đi khắp mọi nơi để xem có động tĩnh gì không?Chàng ngó mặt nhìn tứ phía, bỗng thấy góc Ðông Nam có một cái lầu chọc trời. Trên lầu đó có ánh sáng loé ra, chàng liền nghĩ thầm:- Nhà này nếu không phải là nhà của quan lớn thì cũng là của người giàu có, như vậy có liên can gì đến Cái Bang đâu...Ngờ đâu chàng chưa nghĩ xong đã thấy một bóng người thấp thoáng ở cửa lầu nhảy ra, hình bóng của người đó nhanh vô cùng, chỉ thoáng cái là mất dạng liền, nếu mắt chàng không sắc bén thì không sao trông thấy kịp.Chàng liền nghĩ tiếp:- Chẳng lẽ có lục lâm hào khách nào đến kiếm ăn nhà phú hộ này chăng? Thân pháp của người này nhanh thật, y thế nào cũng là cao thủ hạng nhất, ta đang lúc nhàn rỗi, thử theo y xem sao.Thế rồi chàng liền chạy tới cạnh toà nhà đồ sộ đó, chỉ nhún chân một cái đã nhảy qua bờ tường liền.Chàng đột nhiên thấy phía trước mặt sáng choang và nghe thấy tiếng người nói:- Trần trưởng lão cũng nhiễu sự thật, rõ ràng nói đúng ngày mồng tám tháng giêng tất cả mọi người tụ họp ở Lao Hà Khẩu này bây giờ lại cho người báo tin bảo chúng ta đợi chờ ở đây. Trưởng lão không phải là Bang chủ, muốn nói gì bắt người ta phải theo như thế, thật là vô lý quá.Vô Kỵ mừng rỡ vô cùng, vì nghe thấy tiếng nói của người đó rất quen thuộc, đúng là người của Cái Bang. Vô Kỵ liền rón rén đi tới khách sảnh ở cạnh vườn hoa vì chàng nghe thấy tiếng nói trong đó vọng ra.Khi tới gần chàng nghe thấy Sử Hỏa Long, bang chủ Cái Bang nói rằng:- Trần trưởng lão, người túc trí đa mưu, ông ta đã bắt được Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn. Tạ Tốn là người đã mất tích hơn hai mươi năm nay, mà người trong võ lâm ai ai cũng muốn bắt được y. Chỉ nói một việc đó, người trong bổn bang không ai bằng được trưởng lão và người trong võ lâm đã có người nào làm được như thế không?Vô Kỵ vừa nghe nói vừa kinh hãi vừa mừng rỡ, chàng biết nghĩa phụ của mình quả thật đã lọt vào tay Cái Bang, bây giờ chỉ còn cách cứu ra thôi. Chàng lại biết trong Cái Bang không có một tay cao thủ nào lợi hại hết, nên chàng biết việc cứu nghĩa phụ không khó khăn gì. Thế rồi, ngó qua lỗ hổng cửa sổ nhìn vào bên trong, chàng thấy Sử Hỏa Long, ngồi ở giữa Truyền Công chấp pháp hai trưởng lão Trưởng bản Long đầu và ba trưởng lão tám túi ngồi bên dưới. Còn có một người béo, tuổi trạc trung niên ăn mặc quần áo rất xa hoa, trông như một thân hào, nhưng trên vai đeo sáu cái túi vải.Thấy vậy Vô Kỵ gật đầu nghĩ thầm:- Phải rồi, thế ra đại tài chủ ở thị trấn Lư Long lại là đệ tử của Cái Bang, bọn ăn mày này tụ họp ở nhà đại tài chủ nhưn thế thì còn ai nghi ngờ gì nữa.Chàng lại nghe thấy Hỏa Long nói tiếp:- Nếu Trần trưởng lão đã cấp tốc cho người về báo chúng ta đợi chờ ở Lư Long thì chắc phải có việc gì, bây giờ chúng ta mưu đồ đại sự cần phải cẩn thận lắm mới xong.Trưởng bản Long đầu liền đỡ lời:Bang chủ minh giám, quần hào trên giang hồ tìm Tạ Tốn là muốn cướp được đao Ðồ Long, là muốn làm võ lâm chí tôn. Bây giờ bảo đao không có trong người Tạ Tốn, chúng tôi đã dỗ ngọt mọi cách, mà y cũng không chịu nói bảo đao ở đâu. Như vậy chúng ta thấy bắt được một tên mù suông thôi, ngày ngày phải mời y ăn nhậu như thế có lợi ích gì nào? Theo ý đệ tử, cứ dùng cực hình xem y có chịu nói hay không?Hỏa Long xua tay đáp:- Không được, không được, làm như thế chưa biết chừng hỏng hết là khác. Chúng ta hãy đợi chờ Trần trưởng lão về rồi tính sau.Trưởng bản Long đầu có vẻ hậm hực bất bình và hình như trách Bang chủ việc gì cũng nghe lời Hữu Lượng vậy. Hỏa Long lấy một lá thư ra đưa cho Trưởng bản Long đầu và nói:- Chú em họ Phùng đi ngay Hào Châu, đưa lá thư này của tôi trao cho Hàn Sơn Ðông bảo cho y biết con y hiện nay đang ở đây được bình yên vô sự, chỉ cần y chịu đầu hàng bổn bang thì Bang chủ sẽ biệt đãi y ngay.Trưởng bản Long đầu đáp:- Thiết nghĩ việc rất thường này, Bang chủ sai ai đi chả được hà tất phải gọi tới đệ tử đi như thế?Hỏa Long có vẻ giận và nói:- Chú em họ Phùng, nửa năm nay bọn Hàn Sơn Ðông thế lực rất lớn, nghe nói bộ hạ của y như Chu Nguyên Chương, Từ Ðạt, Thường Ngộ Xuân có vẻ anh dũng lắm. Vậy đưa lá thư này đi, bảo y về quy hàng bổn bang, cần phải có người khéo ăn khéo nói như hiền đệ để xem y có chịu quy hàng thật hay không, hơn nữa cũng muốn dò biết xem quân đội của y thực ra sao. Vì vậy, trách nhiệm này nặng nề lắm có phải là tầm thường đâu sao hiền đệ lại bảo đó là chuyện nhỏ được.Trưởng bản Long đầu không nói năng gì hết liền đáp:- Xin tuân lệnh Bang chủ dặn bảo.Nói xong, y vái chào Hỏa Long rồi đi luôn...Vô Kỵ nghe thêm, chỉ thấy chúng bàn đến sau này Minh giáo, Thiếu Lâm, Võ Ðang, Nga Mi các phái về hàng rồi, Cái Bang sẽ hưng thịnh như thế nào, oai phong như thế nào v. v... Nhưng chàng nhận thấy dã tâm của Hỏa Long còn kém Hữu Lượng. Theo lời nói của y, thì y chỉ cần Cái Bang độc bá giang hồ, xưng hùng võ lâm là đủ, chứ không nghĩ tới việc cướp giang sơn, tôn xưng vua chúa gì cả.Vô Kỵ nghe được một hồi có vẻ chán ghét và nghĩ thầm:- Chắc nghĩa phụ và Chu cô nương đang bị giam giữ ở đây, ta hãy đi cứu hai người ra trước rồi cho bọn ăn mày nói khoác này một bài học mới được.Nghĩ đoạn, chàng liền tung mình nhảy lên trên cành cây, nhìn xuống bên dưới, chàng chỉ cần xem nơi nào có đệ tử của Cái Bang canh phòng cẩn mật nhất là chàng đoán chắc nơi đó, thế nào cũng là chỗ giam cầm nghĩa phụ của chàng. Vừa lúc đó chàng ngó về phía tay phải liền thấy nơi đó có một cái lầu cao và có mười mấy tên đệ tử của Cái Bang tay cầm khí giới đi lại canh chừng.Chàng khẽ nhảy xuống bên dưới đến gần cái lầu cao đó, núp sau một tảng đá, chờ hai tên đệ tử của Cái Bang đi qua, liền tung mình lên nhảy tới phía chân tường của cái lầu đó. Chàng giở khinh công bích hổ du tường (con mối bò tường) leo lên phía trên mà không một ai hay biết cả. Chàng thấy trên lầu đèn đuốc sáng choang, chàng không muốn là kinh động bọn chúng trước khi kiếm thấy Tạ Tốn và Chỉ Nhược, nên chàng cứ nằm phục ở ngoài cửa sổ để xem bên trong có động tĩnh gì không.Một lát sau, chàng không thấy trong lầu có tiếng động gì hết, ngạc nhiên vô cùng nghĩ thầm:- Sao trong lầu không có một người nào thế này, chẳng lẽ những tay cao thủ núp mai phục nơi đây, lại có thể mãi mãi không thở hít như thế? Chàng lại nghe thêm một lát nữa, vẫn không nghe thấy tiếng thở tiếng hít gì cả, chàng liền cậy cửa sổ ló đầu vào bên trong, thấy cây nến để trên bàn đã cháy già nửa. Trong phòng không có bóng người nào. Chàng thấy trên lầu có ba cái phòng liền, phòng phía Ðông không có người, chàng sang phòng phía Tây ở ngoài cửa sổ ngó vào. Trong phòng này, đèn lửa còn sáng hơn phòng bên phía Ðông, trên bàn bầy đầy bát đũa của bảy tám người, rượu ở trong chén vẫn chưa uống, thức ăn còn bỏ dở, hình như những người ở đây vừa ăn uống xong đã đi khỏi, còn phòng giữa tối đen như mực không có một tí ánh sáng nào cả.Chàng khẽ đậy cửa phòng thử xem, thấy bên trong cài then không vào được liền khẽ gọi:- Nghĩa phụ có ở trong đó không?Chàng không thấy ai trả lời liền nghĩ thầm:- Chắc nghĩa phụ ta không có ở đây đâu, nhưng tại sao Cái Bang lại canh gác nơi đây nghiêm ngặt đến thế. Thế là nghĩa lý gì, chẳng lẽ chúng định làm cái trò thực thực hư hư để lừa dối ta chăng?Ðang lúc ấy chàng đột nhiên ngửi thấy có mùi máu tanh xông lên mũi và mùi tanh ở trong phòng giữa bốc ra, chàng giật mình kinh hãi vội để tay lên cánh cửa, dùng nội công khẽ đẩy mạnh một cái. Chỉ nghe thấy kêu "cắc" một tiếng rất khẽ, then cửa gẫy làm đôi, chàng liền thò tay vào trong đỡ lấy cái then để cho then khỏi rơi xuống gây tiếng động.Chàng bước luôn vào bên trong, bỗng chân vướng phải một cái gì mềm nhũn. Hình như đó là cái thân người, chàng vội cúi xuống rờ mó. Người đó đã tắt thở, nhưng mới chết không lâu. Chàng thấy người đó bé nhỏ, biết ngay không phải Tạ Tốn, nên chàng cũng yên trí. Chàng lại bước thêm một bước nữa và lại vấp phải xác của hai người nữa. Chàng liền dùng ngón tay đục thủng lỗ ván để cho ánh sáng đèn bên ngoài ló vào. Nhờ có ánh sáng đó, chàng đã thấy dưới đấy có bảy tám cái xác nằm ngổn ngang nhưng toàn là đệ tử của Cái Bang hết. Những xác đó đều chết bởi nội thương rất nặng. Chàng nhấc một tên lên, vạch áo ra xem, thấy ngực tên đó có một dấu vết quyền hẳn hoi đúng là bị quyền lực của Thất thương quyền đánh phải. Chàng mừng rỡ và nghĩ thầm:- Thế ra nghĩa phụ ta đã giở thần oai ra đánh chết lũ này rồi bỏ đi.Chàng tìm kiếm trong phòng một hồi, thấy trên góc tường có khắc một ngọn lửa, đó là nhãn hiệu của Minh giáo, chàng lại nghĩ tiếp:- Không biết tại sao nghĩa phụ lại bị Cái Bang bắt giữ, có phải tại ông ta không trông thấy gì, nên mới trúng phải quỷ kế của Cái Bang chăng. Nếu chúng không dùng thuốc mê thì dùng dây thừng hoặc dùng lưới cá để bắt ông ta ra bằng lối nào, lạ thật.Chàng quay đầu lại nhìn, thấy trên ván cửa có một vết máu như có người phun vào đó vậy, bên ngoài lại có một dấu bàn tay lờ mờ, chàng ngẫm nghĩ giây lát, liền hiểu ngay ý nghĩa ra sao rồi. Chàng nghĩ thầm:- Nghĩa phụ để lại một người không giết ngay, bảo người ấy chờ mình ra khỏi bên ngoài rồi cài then cửa lại hộ và sau đó nghĩa phụ dùng Thất thương quyền phát bên ngoài vào đánh chết người ấy nốt. Nhưng vì cách tấm ván nên chưởng lực không đều đặn nên người nọ không chết ngay mà thổ huyết ra trước. ừ phải rồi, vừa rồi ta thấy một cái bóng đen thấp thoáng, chắc người đó là nghĩa phụ ta thoát thân...Nhưng chàng lại nghĩ tiếp:- Tuy bóng đen ấy chạy khá nhanh thực, nhưng ta trông thấy y thấp bé chứ không to lớn vạm vỡ như nghĩa phụ của ta. Vậy người ấy là ai thế?Chàng chạy ra ngoài phòng, núp ở cạnh cửa ngó xuống bên dưới thấy đệ tử Cái Bang vẫn đi tuần rất cẩn mật, và hình như chúng không biết một tí gì về tai biến ở trên lầu vậy, cho nên chàng lại nghĩ tiếp:- Bọn đệ tử Cái Bang chết hết không lâu, chắc nghĩa phụ ta đi cách đây không xa, ta hà tất phải nghĩ vơ nghĩ vẫn làm chi, chi bằng ta đuổi theo nghĩa phụ hỏi thăm thì biết liền. Rồi hai cha con ta lại quay trở lại đây đánh cho chúng một phen long trời lở đất để cho chúng biết thủ đoạn của Minh giáo chúng ta lợi hại như thế nào.Nghĩ tới đó chàng cảm thấy hăng say. Lúc trước chàng thấy bóng đen đi về phía Tây Nam, chàng liền tung mình nhảy theo về phía đó. Chàng nhảy lên một cành cây cao, rồi nhún chân mượn sức đu một cái, người đã nhảy lên trên đầu tường.Chàng cúi xuống nhìn xem xét thấy trên đầu tường có hai vết chân nho nhỏ, đúng là vết chân của đàn bà, chàng ngạc nhiên vô cùng nghĩ tiếp:- Lạ thật, sao cái bóng đen ta vừa trông thấy lại là đàn bà được? Trong võ lâm có người đàn bà nào có khinh công cao siêu đến thế? Diệt Tuyệt sư thái đã chết. Tía Sam Long Vương của phái Côn Luân chưa chắc có khinh công cao siêu như thế được, còn Chỉ Nhược với Triệu cô nương lại còn kém hơn, ngoài những người đó ra, ta chưa hề thấy một người đàn bà nào gọi là có tài nghệ cao siêu cả.Nhưng lúc ấy chàng sợ không đuổi kịp Tạ Tốn, nên không còn thì giờ nghĩ ngợi nữa, vội giở khinh công đuổi theo về phía Tây Nam. Chàng chạy theo đại lộ đuổi được mấy dặm, đến một con đường rẽ tìm kiếm ở những gốc cây, quả nhiên thấy một tảng đá có dấu hiệu ngọn lửa, chỉ vào một con đường nhỏ ở phía Tây Nam, chàng cả mừng nghĩ thầm:- Hành tung của nghĩa phụ đã rõ, chỉ lát nữa ta sẽ được gặp liền.Các ám hiệu liên lạc chỉ dẫn của Minh giáo, chàng đã được Dương Tiêu nói cho hay, bây giờ chàng trông thấy dấu hiệu ngọn lửa đó tuy chỉ có mấy nét thôi, nhưng thấy nét nào cũng sâu sắc, chàng biết không phải là người thường có thể vẽ nổi, nếu không phải Tạ Tốn, người văn võ toàn tài như thế, thì người trong Minh giáo ít có ai vẽ được.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 83
Ðại Náo Cái Bang
Vô Kỵ không còn hoài nghi gì nữa, vội theo con đường nhỏ đó đuổi tiếp. Chàng đuổi đến Dịch Sa Hà, trời đã sáng tỏ, vào trong tiệm cơm ăn qua loa cho đỡ đói, rồi lại tiếp tục đi về phía Tây.Khi đi tới thị trấn Bảng Tử, thấy ở chân tường có vẽ một cái dấu hiệu ngọn lửa nữa, chỉ thẳng vào một ngọn nhà thờ tổ đã đổ nát. Chàng mừng rỡ nghĩ thầm:- Chắc nghĩa phụ ta ẩn núp ở trong này cũng nên, để ta vào bên trong xem.Chàng tới gần, thấy tấm bảng treo trên cửa đề "Ngụy Thị Tôn Từ" bốn chữ lớn.Chàng vừa đi vào đến bên trong đã nghe thấy có tiếng người ồn ào, chàng thấy đại sảnh có một lũ con cháu nhà họ Ngụy ăn mặc nghèo nàn, rách rưới đang ngồi quây quần đánh bạc với nhau.Người làm thấy chàng ăn mặc sang trọng lại tưởng là khách đánh bạc giàu tiền đã tới, liền tủm tỉm cười, chạy lại nghênh đón và hỏi:- Mời công tử vào chơi vài ván, thể nào công tử cũng thắng, vơ hết tiền của họ chứ không sai.Nói xong, y quay lại nói với những người kia rằng:- Các người mau nhường chỗ cho công tử và ai nấy đem sẳn tiền ra đánh lớn đi để công tử ôm tiền về phủ.Vô Kỵ cau mày lại, vì chàng thấy những con bạc không có một người nào là trong giang hồ hết liền lên tiếng kêu gọi:- Nghĩa phụ, nghĩa phụ, nghĩa phụ có ở đây không?Một lúc lâu chàng không thấy ai trả lời, lại hỏi thêm mấy câu nữa. Một tên côn đồ thấy chàng không phải đi đánh bạc mà lại cứ kêu la om sòm như vậy, liền trả lời chàng rằng:- Con ngoan ngoãn của ta ơi, cha già ở đây, con mau lại đây đánh mấy ván bạc đi.Mọi người nghe thấy tên nọ nói như vậy, liền lớn tiếng cười ồ. Vô Kỵ liền hỏi tên làm cái:- Bạn có thấy một người cao lớn vạm vỡ tóc vàng, hai mắt đã mù vào đây không?Tên nọ thấy chàng đến đây tìm người chớ không phải là đánh bạc, trong lòng đã chán nản rồi, liền vừa cười vừa đáp:- Lạ thật, làm gì có người mù tới đây đánh bạc chứ, trừ phi người mù đó đã chán đời rồi.Vô Kỵ kiếm nghĩa phụ không thấy, trong lòng đã tức giận, lại nghe thấy hai tên nọ ăn nói vô lễ, làm nhục đến nghĩa phụ mình, nên chàng cả giận bước lên một bước, mỗi tay nắm lấy một tên, xách lên và khẽ đưa về phía trước một cái. Cả hai bị tung lên trên mái nhà tức thì. Hai tên ấy tuy chưa bị thương, nhưng đã hãi sợ đến kêu la om sòm như heo bị chọc tiết vậy.Chàng vội đẩy mọi người ra, cầm lấy hai nén bạc trên bàn và nói:- Ðại gia cho mượn xài chơi trước.Nói xong, chàng bỏ hai nén bạc vào túi và đi ra khỏi nhà. Bọn côn đồ hoảng sợ đứng ngẩn người ra, không dám đuổi theo.Chàng lại tiếp tục đi về phía Tây Nam không bao lâu lại thấy có dấu hiệu ngọn lửa. Chàng lại tiếp tục đi về phía dấu hiệu đó. Tới chiều tối, chàng đã đi Phong Nhuận, nơi đó là một thành lớn ở phía Bắc tỉnh Hà Bắc, chàng theo dấu hiệu chỉ tới trước một nhà tường sơn trắng, cửa sơn đen.Chàng thấy hai cái vòng đóng ở trên cửa bóng nhoáng, bên trong tường, những cây mai đang đua nở. Ðó là nhà của một người tao nhã, nên chàng vội cầm cái vòng đồng ấy lên khẽ gõ ba tiếng. Không bao lâu chàng đã nghe có tiếng chân rất nhẹ ở trong đi ra, và cánh cửa đen kêu "kẹt" một tiếng mở ra liền.Cửa vừa hé mở, chàng dã nghe thấy mùi hương xông lên mũi, thì ra người mở cửa đó là một con thị tỳ, mặc áo da lông cừu màu phấn hồng. Thị tỳ vừa trông thấy chàng đã bịt miệng cười và hỏi:- Sao lâu thế mới thấy công tử tới. Chị tôi nhớ công tử lắm đấy, mời công tử mau vào xơi nước đi.Nói xong, nàng lại lườm chàng một cái, rồi cười khúc khích. Vô Kỵ ngạc nhiên vô cùng vội hỏi lại:- Sao cô bé lại biết tôi, chị cô là ai?Thị tỳ vừa cười vừa đáp:- Công tử đã biết lại còn làm bộ hỏi, thôi đừng có đóng tuồng với tôi nữa, mau vào đi không có công tử thì chị tôi lo đến ốm người đi mất.Nói xong, nàng ta giơ tay ra nắm lấy tay phải của Vô Kỵ kéo rong. Vô Kỵ ngạc nhiên nghĩ thầm:- Sao nàng làm như quen ta đã lâu rồi như vậy?Nhưng chàng lại nghĩ:- À phải rồi, chắc Chỉ Nhược ở nhờ đây, biết ta thế nào cũng theo dấu hiệu mà tìm kiếm tới, cho nên mới sai thị tỳ này ra nghênh đón cũng nên. Hà, lâu ngày không gặp nhau, thế nào Chỉ Nhược chả nhớ nhung ta đến gầy ốm đi.Chàng càng nghĩ càng khoái chí, liền theo tiểu hoàn đi vào phía trong, qua một lối đi nhỏ trên phủ đá sỏi. Rồi lại xuyên qua một cái sân mới đến một cái phòng ngang.Vào trong phòng, chàng thấy bàn ghế... đều có phủ đệm gấm, than trong lò đang cháy hồng, quả thật ấm áp vô cùng, trên kỷ nhỏ thấp một lư hương và trên một cái kỷ khác để một cái đàn tỳ bà.A hoàn nọ liền quay mình đi ra, không bao lâu đã bưng một cái khay vào, trong khay có đựng sáu đĩa điểm tâm, một ấm nước trà. Con bé rót nước đưa vào tay Vô Kỵ, rồi khẽ bóp cổ tay chàng một cái, chàng thấy vậy cau mày nghĩ thầm:- Con a hoàn này sao vô lễ đến thế?Nhưng nể mặt Chỉ Nhược, chàng không tiện trách mắng con nhỏ mà chỉ hỏi:- Tạ lão gia đâu, Chu cô nương hiện ở đâu?A hoàn vừa cười vừa đáp:- Công tử hỏi Tạ lão gia làm chi, có phải ghen đấy không? Chị tôi sắp ra ối chà, xem công tử chưa chi đã nóng tính đến thế. Công tử thật không có lương tâm chút nào, đã tới đây kiếm chị tôi mà lại nhớ Chu cô nương và Vương cô nương nữa.Vô Kỵ nghe nói ngẩn người ra hỏi tiếp:- Cô không được nói bậy, cô nói gì thế?A hoàn nọ lại bịt mồm cười quay đi mà đi ra luôn. Một lát sau chàng nghe thấy có tiếng đồ trang sức va chạm nhau kêu "kính coong" một hồi, chàng đã thấy a hoàn nọ đỡ một thiếu nữ, tuổi chừng hai mươi ba, hai mươi bốn bước vào. Nàng rất trắng trẻo đôi mày vẽ cong, trông cũng khá đẹp, bên mép lại chấm một nốt ruồi giả trông cũng có vẻ phong lưu lắm.Nàng vừa ra tới nơi đã tiến lại và hỏi:- Tướng công quý tính danh là chi, sao hôm nay lại có thì giờ đến ngồi chơi như thế...Nàng vừa nói vừa để tay lên vai Vô Kỵ. Vô Kỵ mặt đỏ bừng, vội tránh sang bên và nói:- Tôi họ Trương, chẳng hay có một ông già họ Tạ, với một cô họ Chu đến đây không?- Tướng công muốn hỏi Chu Thiêm Thiếm thì đến nhà Bách Ðào Cư, chứ Lê Hương viện này làm gì có Chu Thiêm Thiếm.Vô Kỵ nghe nói mới tỉnh ngộ, và mới hay đây là xóm bình khang. Chàng liền quay người đi ra cửa. A hoàn nọ đuổi theo kêu gọi, nhưng chàng xua tay, vứt lại một nén bạc đã cướp được của bọn côn đồ, rồi rảo cẳng đi luôn.Ðêm hôm đó, chàng vào một khách sạn nghỉ trọ, vừa nằm ở trên giường vừa suy nghĩ:- Sao nghĩa phụ ta lại vào chỗ đánh bạc và tới xóm bình khang như vậy...Chàng ngủ thiếp đi lúc nào không hay.Sáng sau, chàng ở ngoài thành Phong Nhuận lại tìm thấy dấu hiệu của Minh giáo chỉ về phía Tây. Chàng theo dấu hiệu đi hết Tam Hà lại đến Hương Hà mà không thấy tung tích chi cả. Nhưng chàng cứ tiếp tục theo dấu hiệu chạy luôn mấy ngày hết huyện này sang huyện khác, vòng một vòng thật lớn, rốt cục lại chạy về tới Lư Long.Lúc này lòng chàng đã bình tĩnh trở lại và nghĩ thầm:- Nếu kẻ địch du ta đi Quảng Ðông, Vân Nam, Quý Châu thì sao? Cũng may bây giờ được trở về Lư Long .Nghĩ đoạn, chàng vào tửu lầu ăn một bữa no say, mua một cái áo dài trắng, lấy bút son vẽ một dấu hiệu ngọn lửa rất lớn, quyết ý nhân danh giáo chủ của Minh giáo đường đường tới Tổng đường của Cái Bang. Chàng đi tới nhà người tài chủ nọ, thấy hai cánh cửa chưa đóng chặt, liền đẩy mạnh một cái, hai cánh cửa mở tung ra, và bay vào bên trong đụng vỡ cái cống lớn nuôi cá vàng kêu "loong coong" mấy tiếng.Chàng còn chưa nguôi giận, lớn bước đi vào, vừa đi vừa kêu gọi:- Bang chúng của Cái Bang hãy nghe ta nói đây, mau mau gọi Sử Hỏa Long ra yết kiến ta.Mười mấy tên đệ tử bốn túi và năm túi của Cái Bang đang đứng trong sân, thấy hai cánh cửa bỗng nhiên bay tung, giật mình kinh hãi, sau thấy một thiếu niên áo trắng xông vào, liền đồng thanh hò hét, chạy ra quát hỏi:- Ngươi là ai mà dám vào đây quấy nhiễu như vậy?Vô Kỵ giơ hai cánh tay lên hất một cái, mấy tên đệ tử của Cái Bang, như mấy bó rơm, bắn tung sang hai bên, đụng phải những cánh cửa sổ ở phía sau, những khung cửa đó đều vỡ tan tành.Vô Kỵ đi qua đại sảnh vung chưởng lên đánh vào cánh cửa giữa kêu đến "bùng" một tiếng. Cửa giữa lại bay tung liền. Trong khách sảnh có bầy một mâm cỗ. Hỏa Long ngồi ở giữa, những thủ lãnh của Cái Bang ngồi chung quanh. Chúng thấy bên ngoài có tiếng ồn ào, cho người ra xem, ngờ đâu Vô Kỵ đã vào tới nơi. Chàng nắm lấy ngực một tên bảy túi ném luôn vào người Sử Hỏa Long.Tài chủ đang ngồi ở phía dưới bàn tiếp Hỏa Long, bỗng thấy đệ tử bảy túi ở bên ngoài bay tới, vội giơ tay ra ôm lấy. Tuy y đã ôm được, nhưng sức mạnh cũng kéo y suýt ngã. Y cố gượng để chống đỡ, người lảo đảo lui về phía sau bảy tám bước, đụng vào cái cột lớn, mới ngừng lại được.Tất cả những đệ tử của Cái Bang có mặt tại đó đều kinh hãi vô cùng. Vô Kỵ vào tới nơi vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ, thì ra chàng đã trông thấy Chỉ Nhược ngồi sát cánh Thanh Thư ở phía bên phải bàn.Chàng trố mắt nhìn Chỉ Nhược không biết nói sao cho phải. Còn Chỉ Nhược thấy chàng cũng la lớn:- Vô Kỵ đại ca.Nàng vừa đứng dậy, thì thấy người lảo đảo và ngã quỵ ngay xuống. Vô Kỵ thấy vậy kinh ngạc vô cùng tiến lên cúi xuống ẳm nàng, nhưng người chàng chưa kịp đứng thẳng lên lưng đã bị đánh bốp một cái. Thì ra chàng bị Thanh Thư đánh trúng một chưởng và lại bị tên cao thủ của Cái Bang đánh trúng một quyền nữa.Nhưng lúc ấy chàng đã vận Cửu Dương thần công ra khắp người, quyền và chưởng của Thanh Thư và đệ tử Cái Bang kia, đều bị bắn trở lại hết. Chàng liền ung dung ẳm Chỉ Nhược nhảy ra ngoài sân vừa chạy chàng vừa hỏi:- Nghĩa phụ đâu?Chỉ Nhược đáp:- Tôi... tôi... bị chúng điểm trúng yếu huyệt, mất hết võ công rồi.Vô Kỵ vẫn quan tâm đến Tạ Tốn hỏi:- Nghĩa phụ tôi đâu?Chỉ Nhược đáp:- Không biết, tôi bị chúng bắt tới đây. Từ lúc bị bắt tới giờ không biết nghĩa phụ đâu cả.Vô Kỵ liền xoa bóp khủy tay khủy chân cho nàng và đặt nàng xuống ngờ đâu, thủ pháp điểm huyệt Cái Bang rất đặc biệt, nên chàng không sao giải được cho nàng, nên chàng vừa đặt nàng xuống, nàng lại ngã quỵ ngay.Các đệ tử của Cái Bang vội chạy đến trước sân, Hỏa Long vội chắp tay chào vào hỏi:- Các hạ có phải là Trương giáo chủ của Minh giáo đó không?Vô Kỵ thấy đối phương là Bang chủ của một môn phái, nên chàng cũng chắp tay đáp lễ và đáp:- Không dám. Tại hạ tự tiện xông vào tổng đường của quý Bang, mong Bang chủ thứ lỗi cho.Hỏa Long lại nói tiếp:- Mấy năm gần đây tiếng tăm của Trương Giáo chủ lừng lẫy giang hồ, tại hạ ngưỡng mộ vô cùng, ngày hôm nay được trông thấy võ công của các hạ, mới hay danh bất hư truyền, tại hạ thật bái phục.- Tại hạ tới đây rất lỗ mãng mong Bang chủ đừng có chê cười. Nghĩa phụ của tại hạ là Kim Mao Sư Vương hiện giờ ở đâu, Bang chủ làm ơn mời ông ta ra hộ.Hỏa Long mặt đỏ bừng, cười ha hả rồi đáp:- Trương Giáo Chủ sao lại vu khống cho chúng tôi như vậy. Chúng tôi có hảo ý mời Tạ Sư Vương đến ở vài ngày, không ngờ ông ta không từ biệt mà đã rút lui. lại còn đánh cho tám đệ tử của chúng tôi bị thương nặng. Không hiểu món nợ sau này quý giáo sẽ thanh toán với chúng tôi ra sao?Vô Kỵ ngẩn người ra nghĩ thầm:- Quả thật tám tên đệ tử của Cái Bang đã bị nghĩa phụ ta dùng Thất thương quyền đả thương rồi. Xem ra nghĩa phụ ta không có ở đây thật, nhưng bây giờ ông ta đã đi đâu thế?Nghĩ đoạn, chàng liền hỏi:- Thế còn Chu cô nương này thì sao? Cô ta có điều gì thất lễ với quý Bang mà quý Bang giam cô ta ở đây?Hỏa Long vừa cười vừa đáp:- Người ta bảo Trương Vô Kỵ của Minh giáo võ công tuy cao cường, nhưng lại là một tên ma đầu rất bướng bỉnh quả thật không sai.Vô Kỵ sầm nét mặt hỏi tiếp:- Tôi bướng ở chỗ nào?- Chu cô nương này là người của phái Nga Mi, nàng là lãnh tụ của một danh chính phái có liên can gì đến quỹ giào là một bằng môn tà đạo đâu. Chú em Thanh Thư đây là người của phái Võ Ðang, chàng ta với Chu cô nương mới thật là xứng đôi vừa lứa. Hai người dắt tay nay đi qua đây. Cái Bang chúng tôi mới hai người vào xơi chén rượu nhạt, sao Giáo Chủ lại bỗng dưng nhảy vào đây can thiệp, như vậy có thật buồn cười không.Vô Kỵ bèn hỏi tiếp:- Nếu bảo Chu cô nương là khách quý của quý Bang, sao nàng ta lại bị điểm huyệt, không thể nào đứng vững được?Hỏa Long ngạc nhiên không biết trả lời ra sao cho phải, Hữu Lương liền ha hả cả cười đỡ lời:- Chu cô nương đang ngồi đấy uống rượu chuyện trò vui vẻ, ai bảo cô ta bị điểm huyệt nào? Cái Bang và Nga Mi giao hảo với nhau xưa nay, sao Trương Giáo Chủ lại vu khống như vậy, không sợ thiên hạ trên giang hồ cười chê sao.Vô Kỵ cười nhạt và nói tiếp:- Theo lời nói của bạn thì Chu cô nương tự điểm huyệt của mình chứ không phải bị người ta điểm huyệt phải không?Hữu Lượng đáp:- Ðiều đó không có gì làm bằng cớ hết, nhưng ai ai cũng trông thấy Trương Giáo chủ vừa nhảy tới giở trò phi lễ, ãm luôn Chu cô nương đi. Chu cô nương dãy dụa không chịu, thế rồi chính Giáo chủ đã thuận tay điểm huyệt cô ta. Trương Giáo Chủ, ai chả biết anh hùng không sao qua nổi ãi mỹ nhân và lòng hiếu sắc người nào mà chẳng có. Nhưng trước mắt mọi người đông đảo như thế này, Trương Giáo Chủ lại cầm lòng không được như vậy, thật là mất hết địa vị của một Giáo chủ?Vô Kỵ liền hỏi Chỉ Nhược:- Tôi... tôi...Nàng chỉ nói được mấy tiếng tôi rồi ngã lăn ra đất chết giấc liền.Các đệ tử của Cái Bang liền kêu la ồn ào:- Ma đầu của Minh giáo bức dâm không được đã giết người rồi.Vô Kỵ nghe nói cả giận tiến lên, xông lại phía Hỏa Long. Trưởng bản Long đầu với Chấp Pháp Trưởng lão song song tiến lên ngăn cản chàng. Trưởng bản Long đầu cầm gậy quét ngang, Chấp Pháp trưởng lão tay phải cầm móc gang, tay trái cầm thiết quài. Hai người ba môn khí nhắm người Vô Kỵ đánh tới.Vô Kỵ rú lên một tiếng, sử dụng Càn Khôn Ðại Nã Di Tâm pháp khiến móc của Chấp pháp Trưởng lão gạt gậy Trưởng bản Long đầu, còn thiết quài của tên nọ thì đánh luôn vào hông của tên kia? Truyền công Trưởng lão giơ kiếm lên đâm luôn, mồm thì la lớn:- Tiểu tử này võ công quái dị lắm, mọi người phải cẩn thận mới được.Nói xong y đâm luôn ba kiếm, đều nhắm ba nơi yếu huyệt ở ngực và bụng của Vô Kỵ tấn công. Vô Kỵ thấy thể công của đối phương lợi hai như vậy liền khen ngợi:- Kiếm pháp cao siêu thật.Chàng vội né mình tránh, giơ tay trái ra điểm vào yếu huyệt ở đùi của Truyền công Trưởng lão. Truyền công Trưởng lão liền xoay kiếm nhằm đầu ngón tay của chàng đâm luôn. Tuy thế kiếm của y rất lợi hại, nhưng đâm sao trúng nổi chàng. Chỉ thoáng cái, ba Trưởng lão của Cái Bang đã đấu với Vô Kỵ được hơn hai mươi hiệp.Hữu Lượng đột nhiên lớn tiếng:- Mau, bày trận "sát cẩu" ra.Hai mươi cao thủ của Cái Bang liền vây Vô Kỵ vào giữa, chúng hoặc hát bài ca Liên Hoa Lạc của những ăn mày thường ca, hoặc rên rỉ kêu la hoặc lớn tiếng nói: "Lạy bà cho tôi xin chén cơm miêng cháo...", hoặc giơ quyền lên đấm vào ngực mình vân vân...Vô Kỵ thấy chúng quái dị như vậy, liền ngẩn người ra, nhưng chàng hiểu ngay ý định của chúng liền. Chàng biết chúng làm như thế cốt để cho mình loạn tâm thần đó thôi. Truyền Công trưởng lão liền quát lớn:- Hãy khoan!Nói xong, y lui về phía sau hai bước, giơ kiếm lên ngang hông. Chấp Pháp trưởng lão với Trưởng Bản long đầu nhảy lùi ra bày thành trận "sát cẩu", nhưng chúng vẫn không xông vào tấn công.Truyền Công trưởng lão liền nói với Vô Kỵ rằng:- Vẫn biết chúng tôi lấy người đông địch với người ít như thế này, dù có thắng cũng không oanh liệt gì. Nhưng người trong Cái Bang chúng tôi đây kho người nào địch nổi giáo chủ cả, bắt buộc chúng tôi phải phá luật lệ của võ lầmz mà giở trận thế này ra đối phó.Vô Kỵ mỉm cười đáp:- Khéo nói! Khéo nói lắm.Truyền Công trưởng lão nói tiếp:- Chúng tôi người nào cũng có khí giới trong tay, mà giáo chủ thì tay không, như vậy, chúng tôi thắng thế nhiều quá. Vậy giáo chủ dùng khí giới gì, xin cho biết chúng tôi xin dâng lên ngay.Vô Kỵ nghĩ thầm:- Trong Cái Bang chỉ có Truyền Công trưởng lão này là người có đôi chút nghĩa khí mà thôi .Nghĩ đoạn, chàng liền đáp:- Những khí giới Cái Bang không có một môn nào hợp tay của tại hạ hết. Vả lại, tại hạ đấu với quý vị hà tất phải dùng đến đao thương làm chi, khi nào tại hạ dùng đến khí giới thì tại hạ tự kiếm lấy.Nói xong, chàng nhảy luôn vào trong trận giơ hai tay lên đè và đầu vai của Hữu Lượng và Thanh Thư, và chỉ thoáng cái đã cướp được khí giới của hai người liền, rồi lại nhảy ra ngoài trận ngay. Chàng ra ngoài và trong như vậy mà không hề đụng tới vạt áo của hai người mốt tên Bang chúng của Cái Bang.Các đệ tử của Cái Bang đang kinh hãi thì đã nghe thấy chàng lớn tiếng nói:- Trận này của quý Bang chỉ giết chó được thôi, chứ muốn giáng long phục hổ thì không ăn thua gì đâu.Nói xong, chàng dồn sức vào hai thân kiếm, chỉ nghe tiếng kêu "lắc rắc" mấy tiếng, hai thanh kiếm đõ đã gẫy ra làm đôi. Trưởng Bản long đầu thấy vậy liền la lớn:- Chúng ta cùng xông lên tấn công đi.Y vừa nói vừa múa gậy xông lại, tấn công vào ngực Vô Kỵ. Vô Kỵ thấy mọi người tấn công mình tới tấp như vậy liền giở Càn Khôn Ðại Nã Di tâm pháp ra, chỉ trong thoáng cái chàng đã cướp hết khí giới của hai mươi mốt tên đệ tử của Cái Bang và ném cả hai mươi mốt con dao đó lên xà ngang, dao nào cũng cắm sâu đến ngập cán.Hữu Lượng bỗng lớn tiếng nói:- Trương Vô Kỵ, người có chịu ngừng tay không?Vô Kỵ quay người lại nhìn, thấy y dí kiếm vào sau lưng Chỉ Nhược để kiểm chế mình, chàng liền cười nhạt đáp:- Hơn một trăm năm nay, hễ nói Minh giáo, Cái Bang là họ đều công nhận Minh giáo đứng đầu các giáo, Cái Bang đứng đầu các Bang. Các vị xử sự như vậy không sợ làm mất oai danh của lão anh hùng Hồng Thất Công hay sao?Truyền Công trưởng lão liền nổi giận bảo Hữu Lượng rằng:- Trần trưởng lão mau buông Chu cô nương ra, chúng ta còn đấu một phen với Trương Giáo chủ nữa. Chúng ta dở hết toàn lực của bổn Bang ra mà địch không nổi một mình Giáo chủ của Minh giáo hay sao. Nếu vậy thì còn mặt mũi nào làm người nữa.Hữu Lượng vừa cười vừa đáp:- Ðại trượng phu đành đấu trí, chứ không đấu sức. Vô Kỵ ngươi còn không chị thúc thủ để đợi trói hay sao?Vô Kỵ cả cười đáp:- Thôi được, ngày hôm nay để Vô Kỵ ta thử nhận thức oai phong của Cái Bang xem sao.Chàng đột nhiên lui về phía sau hai bước và lộn ngược một vòng, lúc hạ chân xuống thì vừa cởi ngay lên trên lưng của Hỏa Long. Chàng để bàn tay phải lên trên đỉnh đầu của Bang chủ, tay trái thì nắm lấy kinh mạch ở phía sau cổ. Chàng sử dụng võ công ghi trên Thánh hỏa lệnh, nên mới bắt cóc được tên Bang chủ của Cái bang một cách dễ dàng như vậy. Chàng cỡi trên vai Hỏa Long tựa như trẻ con đùa giỡn vậy, tuy trông không đẹp, nhưng đã kềm chế hết các yếu huyệt ở trên đỉnh của đỉnh môn, vì vậy chàng không muốn nhảy xuống đất nữa, sợ có gì khác xảy ra sẽ bất lợi cho mình.Bang chúng của Cái bang thấy Bang chủ của mình bị bắt giữ đồng thanh kinh hãi kêu la, vì chúng chỉ sợ Vô Kỵ ấn mạnh một cái là Bang chủ của chúng vỡ sọ chết tốt ngay. Chúng tuy kinh hãi như vậy, nhưng không có cách gì ra tay cứu được Bang chủ của chúng hết, nên tên nào tên ấy chỉ yên lặng trố mắt ra nhìn Vô Kỵ với Hỏa Long mà thôi.Ðang lúc ấy trên mái nhà bỗng có tiếng đàn sáo rất du dương vọng xuống. Có một điều lạ là tiếng nhạc đó bỗng Ðông bỗng Tây, không ai biết hẳn ở nơi nào vọng tới. Ngay cả Vô Kỵ cũng thắc mắc vô cùng, đang lúc ấy Hữu Lượng bỗng lên tiếng nói:- Chẳng hay cao nhân ở phương nào giáng lâm Cái bang, nếu là quần ma của Minh giáo thì cứ việc hiện thân ra, hà tất phải giả bộ ma quỉ như thế làm chi.Mọi người lại nghe thấy có ba tiếng đàn kêu "tinh, tang, tang" rồi bỗng thấy bốn thiếu nữ mặc áo trắng ở hai bên mái hiên nhảy xuống dưới sân, người nào người nấy đều cầm một chiếc giao cầm. Ðờn đó chỉ ngắn và hẹp bằng nửa chiếc thất huyền cầm mà thôi, nhưng cũng có đủ bảy dây hẳn hoi. Theo sau bốn thiếu nữ đó là bốn thiếu nữ áo đen, tay cầm trường tiêu, tiêu của họ dài gấp đôi tiêu thường. Bốn thiếu nữ đó cũng đứng sang bốn góc. Thế là bốn trắng bốn đen đứng cả ở bốn phương. Vừa đứng yên, tám thiếu nữ liền đánh đàn và thổi sáo ngay, tiếng nhạc nghe rất du dương và tao nhã.Ðang lúc ấy có một thiếu nữ phủ sa vàng, tay trái dắt một con bé trạc mười hai, mười bà tuổi nhảy xuống. Thiếu nữ nọ, tuy tuổi hai bảy hai tám, nhưng dung nhan tuyệt trần, chỉ phải nỗi sắc mặt nhợt nhạt, trái lại thì con bé xấu xí vô cùng, mũi hếch lên trời, mồm rộng, hai cái răng cửa nhô ra ngoài trông rất hung ác. Con nhỏ một tay nắm tay thiếu nữ ka, một tay cầm cái gậy trúc xanh.Bang chúng của Cái bang thấy thiếu nữ ấy bước vào liền chú ý cả vào cái gậy trúc xanh, chứ không ai để ý đến mặt con bé cả. Vô Kỵ thấy mình cỡi trên vai Hỏa Long ở trước mặt các thiếu nữ như thế trông rất khó coi, nhưng chàng thấy mũi kiếm của Hữu Lượng vẫn dí vào sau lưng của Chỉ Nhược, nên chàng không dám nhảy xuống dưới đất. Chàng bỗng thấy tất cả những bang chúng Cái bang đều chú ý vào cây gậy trúc vô cùng. Chàng liền ngắm nhìn cái gậy, thấy gậy đó xanh biếc và bóng nhoáng, hình như đã được rất nhiều người rờ mó qua, nên mới bóng nhoáng như thế. Ngoài ra, chàng không thấy gậy đó có gì khác lạ hết.Thiếu nữ áo vàng đưa đôi mắt lạnh lùng và lóng lánh, nhìn mọi người một vòng sau mới chăm chú nhìn vào mặt Vô Kỵ rồi dùng giọng lạnh lùng nói:- Trương Giáo chủ đã lớn tuổi như vậy, không chịu đi làm việc chính nghĩa lại ở đây đùa giỡn như vậy.Lời nói của nàng ta có vẻ khiển trách nhưng lại rất thân mật nhìn như chị cả dạy bảo người em vậy. Chàng xấu hổ mặt đỏ bừng, liền lên tiếng cãi lại:- Trần trưởng lão của Cái bàng đã dùng thủ đoạn đê hèn, kiềm chế người đồng bọn của tôi, tôi đành phải bắt giữ Bang chủ của chúng.Mỹ nữ đó lại mỉm cười hỏi tiếp:- Giáo chủ bắt Bang chủ của người ta làm ngựa cỡi như vậy chả khoái một chút hay sao? Tôi ở Trường An tới nghe người ta nói Giáo chủ Minh giáo là một tiểu ma đầu, bây giờ mới được gặp mặt, hà, hà, hà..Nàng ta vừa nói vừa khẽ lắc đầu mấy cái tỏ vẻ không vui, Hỏa Long đột nhiên la lớn:- Vô Kỵ tiểu dâm tặc, có mau mau xuống đất hay không?Nói xong, y giơ tay lên định hất đùi của Vô Kỵ xuống nhưng khổ nỗi, kinh mạch phía sau cổ của y đã bị đối phương nắm chặt, người và chân tay không còn một chút hơi sức nào cả. Vô Kỵ thấy Hỏa Long chửi mình là tiểu dâm tặc ở trước mặt mọi người đông đảo như vậy, vừa xấu hổ vừa tức giận, liền vận nội công dồn sang cổ tay của Hỏa Long. Hỏa Long liền cảm thấy mình mẩy tê tái, khó chịu không sao nhịn được liền la lớn:- Ối chà, ối chà.Rồi rên rỉ kêu la hoài.Bang chúng của Cái bang thấy Vô Kỵ vô lễ như vậy và lại thấy bang chủ của mình hèn nhát đến thế, đều tức hận vô cùng, vì trước mặt đông đảo như vậy mà Hỏa Long lại kêu đau và rên rỉ như thế thì còn gì là một anh hùng hảo hán nữa. Ðừng nói y là Bang chủ của một môn phái lớn mà dù là một đệ tử thường của Cái bang cũng không bao giờ chịu cúi đầu rên rỉ trước kẻ địch như vậy.Hữu Lượng thấy vậy vội lên tiếng:- Vô Kỵ, ngươi buông Bang chủ ra, ta sẽ thâu kiếm lại ngay.Nói xong y liền bỏ kiếm vào bao. Sở dĩ y hành động trước là vì y tin chắc Vô Kỵ thế nào cũng buông tha Hỏa Long ngay. Quả nhiên, Vô Kỵ vừa nói một câu: "Ðược lắm" thì người chàng đã nhảy xuống đứng cạnh Chỉ Nhược liền. Nhưng chàng thấy Chỉ Nhược lông mày cau có, mặt mũi tỏ vẻ uể oải tựa như vừa chết giấc xong mới thức tỉnh dạy vậy. Chàng thấy nàng ta tội nghiệp như vậy vội đỡ nàng ngồi trên một chiếc ghế da.Hữu Lượng quay lại nói với mỹ nữ áo vàng:- Chẳng hay cô nương giáng lâm có điều gì muốn chỉ giáo thế? Và có thể cho chúng tôi được biết quý tính đại danh là gì không?Thiếu nữ áo vàng tuy tuổi đã lớn, nhưng vẫn mặc phục trang khuê nữ và lại có tám thiếu nữ đi hầu trông rất quý phái, nên trong lòng y nghĩ mãi mà không nghĩ ra được nàng ta là ai. Ðồng thời, y lại thấy cái gậy trúc ở trong tay của con bé xấu xí, chính là tính vật của Bang chủ của Cái bang, không hiểu tại sao lại lọt vào tay con bé ấy như vậy?Thiếu nữ áo vàng lạnh lùng hỏi:- Hỗn Nguyên Phích Lịch Thủ Thành Khôn ở đâu, mời y ra đây tương kiến.Vô Kỵ nghe thấy cái tên Thành Khôn trong lòng kinh ngạc vô cùng. Nhưng Hữu Lượng đã biến sắc mặt, chỉ giây phút thôi, y lại giữ vẻ trấn tĩnh được liền, lạnh lùng đáp:- Hỗn Nguyên Phích Lịch Thủ Thành Khôn nào? Có phải là sư phụ của Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn đấy không, nếu vậy cô nương nên hỏi Trương Giáo chủ mới phải chớ.Thiếu nữ lại cười nhạt hỏi tiếp:- Các hạ là ai?- Tại hạ họ Trần, biệt tự là Hữu Lượng, Trưởng lão tám túi của Cái bang.Thiếu nữ chẩu môi hướng về phía Hỏa Long và hỏi tiếp:- Tên này là ai? Trông bề ngoài thì oai phong như thế mà sự thật thì tầm thường, người ta mới trừng trị chút xíu như vậy mà đã kêu là om xòm, thật chả can đảm chút nào.Bang chúng của Cái bang nghe thấy thiếu nữ nói như vậy đều hổ thẹn vô cùng, ai nấy đều đưa mắt nhìn Hỏa Long vẻ khinh miệt và tức giận. Hữu Lượng vội đỡ lời:- Ðây là Sử bang chủ của bổn bang, vì ốm đau mới khỏi nên mới yếu ớt như thế, cô nương là khách ở xa tới, chúng ta nhường nhịn ba thành, nếu cô còn nói bậy nói bạ đừng trách chúng tôi thất lễ.Thiếu nữ áo vàng thấy thái độ của Hữu Lượng rất hung hăng mà vẫn thản nhiên vô cùng, liền bảo một thiếu nữ áo đen đứng ở vị trí gần đó rằng:- Tiểu Thúy, mi hãy trả lá thư lại cho y.Thiếu nữ áo đen tên là Tiểu Thúy vội vâng lời. Nàng liền móc túi lấy một lá thư ra để trong tay. Chỉ thoáng nhìn, Vô Kỵ đã trông thấy trên bao thơ viết:" Kính gủi Minh giáo Hàn đại gia Sơn Ðông" vòn một hàng chữ viết ở bên dưới "Cái bang Sử kính gởi".Trưởng bản Long đầu trông thấy lá thư đó mặt tím bầm lại, lên tiếng mắng chửi:- Tiện tỳ, thì ra mi ở giữa đường đã đùa giỡn lão gia và còn lấy trộm lá thư này nữa.Nói xong, y múa thiết bảng định xông lên tấn công, Tiểu Thúy cười khúc khích nói:- Buồn cười thật, một người lớn tuổi như vậy mà giữ không nổi một lá thư, thật không xấu hổ chút nào.Nói xong, nàng ta ném luôn lá thư về phía Trưởng bản Long đầu, chỉ thấy lá thư tà tà bay tới. Hai người đứng cách nhau hơn ba trượng, lá thư như vậy mà thiếu nữ lại ném được đi xa như thế, đủ thấy nội công nàng ta lợi hại thế nào. Lạ thật, lá thư bay đến chỗ Trưởng bản Long đầu cách ba thước thì đột nhiên ngoặt sang trái, rớt xuống kêu đến "bộp" một tiếng. Trưởng bản Long đầu giơ tay ra chộp thì bị hụt, y ngạc nhiên vô cùng, đang định cúi xuống nhặt thì Vô Kỵ đã vén tay áo đưa một luồng gió mạnh ra dồn cho lá thư đó bay tung lên, rồi giở Càn Khôn Ðại Nã di thần công ra khua động thành gió, lá thư đã bay trở lại và rớt vào trong bàn tay chàng liền. Người khác không hiểu sao chàng lại bắt được lá thư như vậy, lại tưởng chàng có pháp thuật nên ai nấy đều hoảng sợ vô cùng.Ðêm nọ, Vô Kỵ đã được thấy Hỏa Long sai Trưởng bản Long đầu đem thư đi gặp Hàn Sơn Ðông và dùng Hàn Lâm Nhi để uy hiếp bắt buộc Sơn Ðông phải hàng Cái bang. Lúc nãy chàng lại nghe thấy Tiểu Thúy đối đáp với Trưởng bản Long đầu như vậy nên chàng đã hiểu ngay và đoán chắc những thiếu nữ áo trắng áo đen này đã đùa giỡn Trưởng bản Long đầu ở giữa đường và còn lấy trộm lá thư này, nên y mới phải quay trở lại Lư long, nhưng chàng lại nghĩ Trưởng Bản Long đầu võ nghệ cao cường như thế mà tại sao bây giờ mới hay biết người đùa giỡn và lấy trộm thư là thiếu nữ áo đen này, đủ thấy bọn thiếu nữ áo trắng áo đen này tinh khôn và có võ nghệ cao cường như thế nào, và những thiếu nữ áo trắng áo đen này thế nào cũng dưới quyền điều khiển của thiếu nữ áo vàng chứ không sai. Vì vậy chàng rất có thiện cảm với nàng ta.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 84
Gian Mưu Bại Lộ
Vô Kỵ rờ mó cái cà rá sắt ở trên tay nàng và nói tiếp:- Bữa nọ tôi trông thấy cái cà rá lọt vào tay Hữu Lượng trong lòng lo âu vô cùng, chỉ sợ cô bị kẻ gian hà hiếp nhục nhã. Tôi chỉ muốn mọc ngay đôi cánh bay đến cạnh cô. Sao chúng lại chịu trả cho cô cái cà rá này?- Tống Thanh Thư thiếu hiệp của phái Võ Ðang trả cho tôi đấy.Vô Kỵ nghe thấy Chỉ Nhược nói đến Thanh Thư liền hồi tưởng lại ngay cảnh nàng ngồi sát cánh với Thanh Thư nhậu nhẹt ở trên khách sảnh của Cái Bang, nên chàng vội hỏi:- Thanh Thư có tử tế với cô không?Chỉ Nhược nghe tiếng nói của chàng hơi khác lạ vội hỏi lại:- Sao đại ca hỏi như thế?- Không có gì cả, tôi chỉ thấy cô nói với Tống sư ca là tôi hỏi như thế thôi. Sự thật là Tống sư ca đối với cô cũng nặng tình thật. Anh ấy phản phái, nghịch cha, thí sư thúc hại sư tổ tất cả cũng chỉ vì cô mà thôi.Chỉ Nhược ngẩng đầu lên nhìn vành trăng mới mọc, rồi bằng một giọng u oán, đáp:- Nếu đại ca đối xử với tôi bằng một nửa Tống thiếu hiệp tôi cũng mãn nguyện lắm rồi.- Tất nhiên tôi không thể si tình như Tống sư ca được và muốn bảo tôi vì cô mà làm ra những trò bất hiếu bất nghĩa ấy, tôi cũng không thể nào làm được.- Phải, vì tôi thì đại ca không thể được nhưng vì Triệu cô nương thì chắc đại ca không từ chối phải không? Cũng như chuyện đại ca đã thề nặng ở trên hoang đảo là thế nào cũng phải giết chết yêu nữ để báo thù cho Hân cô nương, nhưng đại ca vừa thấy mặt nàng là quên hết lời thề ngay.- Chỉ Nhược, nếu tôi điều tra ra chính Triệu cô nương lấy trộm thanh đao Ðồ Long với ỷ Thiên kiếm và giết chết biểu muội của tối, thì tôi nhất định không tha thứ cho nàng. Nhưng nàng quả thật thanh bạch và bị ngờ oan, thì tôi làm sao mà đang tay giết một người vô tội như thế được. Biết đâu sự thề thốt của tôi trên hoang đảo chẳng là thề lầm.Chỉ Nhược ngẫm nghĩ chứ không nói năng gì. Vô Kỵ vội hỏi:-Có phải tôi đã nói lầm đấy không?Chỉ Nhược đáp:- Không, tôi nghĩ lại khi ở trên bảo thất tại chùa Vạn Pháp, tôi cũng có thề nặng với sư phụ, tôi chỉ hận, khi hứa thân với đại ca trên hoang đảo, không chịu nói lời thề nặng đó cho đại ca hay.Vô Kỵ giật mình kinh hãi vội hỏi lại:- Cô... đã thề nặng với lệnh sư đó?- Lúc ấy tôi thề với sư phụ tôi rằng, nếu sau này tôi lấy anh, thì cha mẹ tôi dưới âm ty sẽ không được yên, sư phụ tôi hoá thành ma quỷ ngày đêm đến ám ảnh tôi, còn con cháu của tôi với đại ca thì nếu là trai thì đời đời làm nô lệ, là gái thì đời đời làm đĩ điếm.Nghe mấy câu thề ác độc ấy, Vô Kỵ liền chân tay và mình mẩy run lẩy bẩy, một lát sau mới nói được:- Chỉ Nhược, lời thề sẽ không linh nghiệm đâu vì sư phụ của cô cứ yên trí Minh giáo là một Ma giáo chuyên môn làm bậy và tưởng tôi là một dâm tặc gian tà vô sỉ, cho nên mới ép cô thề như vậy, nếu bà ta biết rõ hết chân tình thì không bao giờ lại bỏa cô thề nặng như thế đâu.Chỉ Nhược nước mắt nhỏ ròng xuống hai má và đỡ lời:- Nhưng sư phụ tôi... bà ta đã không biết rõ...Nói xong nàng ngã vào lòng Vô Kỵ nức nở khóc hoài. Vô Kỵ vuốt ve tóc nàng an ủi rằng:- Sư phụ của cô ở dưới âm ty hay chuyện cũng không trách cứ cô đâu vì tôi có phải là dâm tặc, gian tà vô sỉ như sư phụ cô tưởng đâu.Chỉ Nhược ôm lấy lưng chàng đáp:- Bây giờ đại ca không phải là hạng người như thế nhưng sau này bị Triệu Minh dụ dỗ, chưa biết chừng... chưa biết chừng sẽ gian tà vô sỉ ngay!Vô Kỵ chìa ngón tay ra khẽ búng vào mặt nàng một cái:- Cô cũng khinh thường tôi như thế phải không, chẳng lẽ chồng của cô cũng là hạng người như thế này hay sao?Chỉ Nhược ngẩng mặt lên, nước mắt đã nhỏ dòng xuống má, nhưng đó là nàng cười ra nước mắt chứ không phải là khóc! Nàng lại nói tiếp:- Không biết xấu hổ! Ðại ca đã là chồng của thiếp rồi sao? Nếu đại ca đây còn đẩy đưa với con tiểu yêu Triệu Minh thì thiếp nhất định không thèm lấy đại ca nữa... Ai dám đảm bảo là đại ca không giống Thanh Thư, vì một thiếu nữ mà đã tạo nên không biết bao nhiêu trò ti tiện!Vô Kỵ cúi đầu xuống hôn nàng một cái rồi vừa cười vừa nói tiếp:-Ai bảo cô em tôi là một tiên nữ hạ trần, chúng tôi phàm phu tục tử cầm lòng sao nổi, đó cũng chỉ tại cha mẹ cô đã sinh trưởng được một người con gái quá đẹp để làm hại lũ đàn ông chúng tôi!Ðột nhiên, sau một cây cổ thụ ở cách đó chừng hai trượng có hai tiếng cười nhạt khì khì. Vô Kỵ đang ôm Chỉ Nhược ở trong lòng ngạc nhiên vô cùng, liền quay đầu nhìn lại, chỉ thấy một cái bóng người thấp thoáng mấy cái đã đi xa liền.Chỉ Nhược tung mình nhảy lên, mặt nhợt nhạt với giọng run run nói:- Triệu Minh! Thế ra nó vẫn cứ theo sau chúng ta hoài!Vô Kỵ nghe thấy hai tiếng cười nhạt đã nhận ngay tiếng cười của thiếu nữ, nhưng chàng không dám quyết định đó là Triệu Minh, nên chàng chần chừ hỏi:- Có thật là nàng ta hay không? Nàng ta theo dõi chúng ta làm chi?Chỉ Nhược giận dữ đáp:- Nó thích đại ca, đại ca còn giả bộ không biết, có lẽ các người đã hẹn trước với nhau và làm ra cái trò quỷ đó để đùa giỡn tôi.Vô Kỵ kêu oan uổng hoài! Chỉ Nhược nghĩ đi nghĩ lại một hồi nước mắt cứ nhỏ dòng liên tiếp. Vô Kỵ giơ tay trái lên khẽ ôm lấy thân nàng, ta phải thì chùi nước mắt cho nàng, rồi dùng giọng dịu dàng nói:- Sao bỗng dưng lại khóc thế này? Nếu tôi mà có hẹn Triệu Minh thì trời tru đất diệt! Cô em thử nghĩ xem, nếu tôi yêu nàng ta mà lại biết nàng ta ở gần đây thì có khi nào lại tỏ tình yêu như điên như rồ với cô em như hồi nãy? Như vậy có phải là cố ý để cho nàng ta khó chịu hay sao?Chỉ Nhược nhận thấy lời nói của chàng rất phải, liền thở dài một tiếng và nói:- Vô Kỵ đại ca! Trong lòng tôi lúc này khó mà bình tĩnh được!Vô Kỵ hỏi lại:- Tại sao thế?- Tôi vẫn không quên được lời thề trước mặt sư phụ và chắc thế nào Triệu Minh cũng không chịu để yên cho tôi, bất cứ bằng võ công hay bằng mưu kế tôi đều thua nàng ta xa!- Tôi sẽ tận tâm tận lực bảo vệ cho cô em được chu toàn, nếu nàng ta dám đụng đến sợi tóc của người vợ yêu dấu của tôi thì nhất định không để yên cho nàng ta đâu!- Nếu không may tôi chết vì tay nàng thì thôi, chỉ trách cho số mệnh tôi hẩm hiu nhưng tôi sợ nhất là đại ca bị nó mê hoặc, tin lời ngon lẽ ngọt của nó, rồi bị lọt vào tròng của nó mà về giết tôi thì lúc ấy có chết cũng không đành lòng!- Cô em đừng quá lo âu như vậy! Trên đời này có biết bao nhiêu người định ám hại tôi, có lỗi với tôi, tôi đều không giết, như vậy, có khi nào tôi lại đi giết cô em yêu quý của tôi cho được!Nói xong, chàng cởi áo ra, để lộ cái sẹo bị kiếm đâm cho Chỉ Nhược xem rồi vừa cười vừa nói tiếp:- Kiếm này do em đâm phải không? Em càng đâm tôi bao nhiêu thì tôi lại càng yêu cô em bấy nhiêu!Chỉ Nhược giơ tay lên rờ rờ vào cái sẹo đó tỏ vẻ thương tiếc, đột nhiên mặt nhợt nhạt, nói tiếp:- Ác giả ác báo, chắc sau này thể nào đại ca cũng sẽ dùng kiếm đâm chết tôi, nhưng tôi sẽ không ân hận chút nào.Vô Kỵ giơ tay ra ôm nàng vào lòng và nói tiếp:- Chờ chúng ta tìm thấy nghĩa phụ, thế nào cũng nhờ nghĩa phụ đứng làm chủ hôn cho chúng ta! Rồi chúng ta đứng ngồi đều không rời khỏi nhau cho tới già, tới chết cũng vậy, quý hồ cô em có lòng yêu mến tôi chân thực thì cô em có đâm thêm vài kiếm nữa tôi cũng không dám mắng nửa lời! Như vậy cô em đã bằng lòng chưa?Chỉ Nhược dí má vào ngực nóng hổi của chàng, vừa nhận thấy hơi da thịt của đàn ông, nàng khẽ đáp:- Chỉ mong đại ca là người đại trượng phu, lời nói có tín nghĩa, không chóng quên câu chuyện ngày hôm nay, thế thôi!Hai người âu yếm nhau hồi lâu, cho tới khuya, thấy lạnh, cả hai mới dắt tay nhau trở về khách điếm ngủ. Sáng ngày hôm sau, hai người cùng Hàn Lâm Nhi lại tiếp tục đi về phía Nam. Suốt dọc đường không thấy tung tích của Triệu Minh đâu hết.- Không bao lâu ba người đã đi tới Ðại Ðô. Lúc vào thành, trời đã sâm sẩm tối, thấy cả thành nam nữ đều quét rửa phố xá sạch sẽ, nhà nào nhà nấy đều bày một bàn hương án ở trước cửa, Vô Kỵ với Chỉ Nhược hai người vào trọ khách sạn, hỏi người phổ ky nơi đây có việc gì như thế? Người phổ ky đó liền đáp:- Khách quan ở xa mới tới không biết chuyện đấy thôi! Kể cũng may mắn cho khách quan thực! Ngày mai là ngày đại du hoàng thành đấy!Vô Kỵ hỏi lại:- Cái gì lại gọi là đại du hoàng thành thế?Phổ ky đáp:- Ở đây cứ mỗi năm một lần, hoàng thượng đại du hoàng thành một ngày. Ngày mai đã tới kỳ đại du đó! hoàng thượng sẽ đi tới chùa Khánh Thọ vái lễ, mấy vạn nam nữ đóng những tuồng tích cổ đi du hành dài hơn ba mươi trượng, thực là vui vẻ khôn tả! Tối hôm nay khách quan nên ngủ sớm để sáng mai dậy sớm đi ra ngoài cửa Ngọc Ðức Ðiện chiếm lấy một chỗ ngồi, nếu khách quan may mắn thì sẽ được trông thấy hoàng thượng, hoàng hậu, Thứ phi, Thái tử, Công chúa... đủ cả! Khách quan thử nghĩ xem, chúng ta là dân chúng, nếu không ở kinh sư này thì làm gì có phúc được trông thấy nhà vua như vậy?Hàn Lâm Nhi nghe nói bực mình vô cùng vội quát mắng:- Nhận giặc làm cha! Quân Hán gian vô sỉ kia! Vua Thát Ðát hay hớm gì mà xem chúng?Phổ ky trợn to hai mắt rồi chỉ tay vào mặt chàng nói tiếp:- Sao... sao... người lại nói thế? Người ăn nói như vậy không sợ bị chém đầu hay sao?Hàn Lâm Nhi lại nói tiếp:- Ngươi là người Hán. Quân Thát Ðát giết hại chúng ta thảm khốc như vậy, ngươi lại còn gọi chúng là hoàng thượng, quả thực ngươi không có một tí cốt cách gì hết.Phổ ky thấy Lâm Nhi hung hăng như vậy, quay mình định đi ra. Chỉ Nhược đã giơ tay lên, chỉ một cái đã điểm trúng ngay yếu huyệt ở sau lưng y, và nói:- Ðể cho người này đi ra thế nào cũng phiền phức lắm, và không bao lâu thế nào cũng có quan binh tới đây gây sự chứ chẳng không?Nói xong nàng đá tên phổ ky đó vào gầm giường, rồi vừa cười vừa nói tiếp:- Hãy để cho y nhịn đói vài giờ, khi nào chúng ta đi mới thả y ra!Một lát sau người trưởng quầy ở bên ngoài lớn tiếng gọi:- A Phúc! A Phúc! Cứ ở trong ấy nói dông, nói dài làm gì mãi thế? Có mau ra đổ nước rửa mặt cho khách ở trong phòng mười cho ta không?Hàn Lâm Nhi không nhịn được cười liền vỗ bàn kêu gọi:- Mau đem cơm rượu vào đây, đại gia đói lắm rồi!Một lát sau tên phổ ky khác đem cơm rượu vào, mồm cứ lẩm bẩm nói:- Chắc A Phúc nó lại lẻn đi hoàng thành xem đốt cây bông rồi! Thằng nhỏ ấy lười biếng và ham chơi thật!Sáng sớm ngày hôm sau, Vô Kỵ vừa ngủ dậy đã thấy vô số nam nữ ăn mặc thật lịch sự kéo nhau đi thẳng về phía Bắc. Người nào người ấy đều hể hả vui thú như ngày Tết vậy! Chỉ Nhược cũng ra ngoài cửa đứng xem và nói:- Chúng ta cũng kéo nhau đi xem đi!Vô Kỵ đáp:- Tôi đã đánh nhau với bọn võ sĩ của Nhữ Dương Vương rồi, chỉ sợ chúng nhận ra cái mặt tôi thì phiền phức lắm! Chi bằng chúng ta hãy cải trang trước, rồi mới đi xem thì hơn!Thế rồi chàng cùng Chỉ Nhược và Hàn Lâm Nhi ba người hoá trang làm ba kẻ nhà quê, lấy nước bùn ra bôi lên mặt và tay rồi theo mọi người đi thẳng về phía hoàng thành.Lúc ấy là cuối giờ Mẹo đầu giờ Thìn, nội ngoại hoàng thành người đông như kiến cỏ, không có chỗ mà chen chân. Vô Kỵ giơ hai cánh tay về phía trước để mở đường, rút cuộc ba người đi tới dưới mái hiên người khán giả và chen được ba chỗ đứng. Không bao lâu đã nghe thấy có tiếng thanh la ở từ đằng xa vọng tới. Người nào người ấy đều giương cổ lên nhìn, tiếng thanh la càng gần dần tiếp theo đó có một trăm lẻ tám người đều mặc áo quần xanh tay trái cầm thanh la lớn, tay phải cầm dùi gõ. Một trăm lẻ tám cái thanh la cùng bị gõ một lúc, tiếng kêu làm đinh tai nhức óc mọi người. Ðội thanh la đi qua rồi đến đội trống ba trăm sáu mươi người. Sau cùng mới đến đội người Hán thổi bát âm, người Tây Vực thổi kèn, người Mông Cổ thổi tù và. Ðội nào ít nhất cũng có đến hàng trăm người, đội nhiều lại đến hơn ngàn! Nhạc đội đi qua rồi mới đến hai lá cờ bằng đoạn rất lớn. Một lá trên đề: "An Bang Hộ Quốc". Một lá nữa đề: "Chấn Tà Phục Ma" trước sau hai lá cờ đó đều có hơn hai trăm tinh binh Mông Cổ hộ vệ. Chúng đều cưỡi ngựa trắng, cầm khí giới sáng quắc, trông rất oai phong! Dân chúng vừa thấy đội kỵ binh này đi tới đã lên tiếng hoan hô liền!Hai lá cờ lớn đi qua chẳng bao lâu, thì đột nhiên bên phía Tây nơi chỗ đông người một vệt sáng thấp thoáng, thì ra ánh sáng đó là ở hai loạt phi đao chiếu tới. Thì ra hai loạt phi đao đó đang nhằm cán cờ kia bắn tới, mỗi loạt phi đao đó chừng bảy lưỡi. Bảy lưỡi phi đao đó đều cắm vào cán cờ nọ cùng một lúc. Cán cờ tuy lớn thực, nhưng chịu sao nổi bảy lưỡi phi đao, liền gãy ngay, và lá cờ từ trên không đổ xuống tức thì. Chỉ nghe thấy những tiếng kêu la thảm khốc, có mười mấy người bị cán cờ đè lên!Dân chúng đứng xem quanh đó cũng kêu la om sòm bỏ chạy toán loạn. Sự việc xảy ra đột ngột, Vô Kỵ với các người cũng ngạc nhiên vô cùng. Hàn Lâm Nhi đang định lên tiếng khen ngợi thì bỗng thấy một bàn tay mềm mại bịt luôn mồm chàng, thì ra Chỉ Nhược vừa kịp ra tay, không để cho chàng lên tiếng khen ngợi như thế! Tức thì lúc đó mấy trăm tên lính Mông Cổ cầm khí giới đều xông lại đâm chém những người quấy rối. Vô Kỵ thấy mười bốn thanh phi đao ném vừa rồi, vừa mạnh vừa nhanh hiển nhiên là do những tay cao thủ trong võ lâm đã ra tay. Nhưng vì bị những người đứng xem ngăn cản nên chàng không trông thấy rõ người đó là ai. Một lát sau chàng đã thấy lính Mông Cổ lôi bảy tám người ở đám đông ra. Những người dó vừa bị lôi vừa kêu la, nhưng họ chưa kêu được hai tiếng thì đã bị quân Mông Cổ chém chết ngay tại chỗ.Loạn xạ một hồi xong, phía sau tiếng nhạc lại thổi lên rồi lại có những đôi người làm trò tung dao nuốt lửa và các thứ trò nhào lộn của Tây Vực khiến dân chúng đứng xem hai bên đều khen ngợi không ngớt! Hình như họ đã quên baưng đi tấm thảm kịch vừa xảy ra vậy! Sau đó, bỗng có một tiếng thanh la vỡ nổi lên, rồi có một chiếc xe có hai con ngựa gầy gò kéo chạy tới. Xe đó tới gần, Vô Kỵ đã thấy rõ liền giật mình kinh hãi. Thì ra, trong xe có một người tóc vàng xoã xuống vai, hai mắt nhắm nghiền ngồi xếp bằng tròn ở trên sập, người đó giả dạng giống hệt Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn, còn một thiếu nữ đứng cạnh tay bưng nước ân cần hầu hạ, tuy mặt không đẹp bằng Chỉ Nhược, nhưng quần áo nàng ta đang mặc thì giống hệt như quần áo của Chỉ Nhược vậy!Lâm Nhi liền thất thanh nói:- Chu cô nương! Sao người này giống cô nương thế?Chỉ Nhược chỉ kêu hừ một tiếng chứ không quay đầu trở lại trả lời, Vô Kỵ quay đầu trở lại nhìn thấy nàng tỏ vẻ tức giận, chàng vội giơ tay ra nắm tay nàng. Cả hai không sao đoán ra được cái xe này giả dạng Tạ Tốn với Chỉ Nhược để làm chi?Tiếp theo đó lại có một chiếc xe nữa cũng giả dạng Tạ Tốn với Chỉ Nhược như vậy! Nhưng xe này người đóng Chỉ Nhược lại đột nhiên giơ hai ngón tay ra điểm luôn vào phía sau lưng Tạ Tốn một cái, Tạ Tốn giả liền kêu "ủa" một tiếng rồi té lăn xuống dưới chân sạp. Chỉ Nhược giả liền đưa chân đạp lên người y, giơ kiếm lên định giết. Dân chúng thấy vậy liền lớn tiếng khen ngợi:- Hay! Hay! Giết y đi!...Ðến xe thứ ba cũng có hai người ăn mặc giả Tạ Tốn và Chỉ Nhược, nhưng xe này lại có thêm sáu bảy tên bang chúng của Cái Bang đang giả bộ bắt giữ Tạ Tốn và Chỉ Nhược. Lúc này Vô Kỵ hoài nghi vô cùng biết xe này thể nào cũng do Triệu Minh sai người làm giả như thế! Chắc nàng biết mình với Chỉ Nhược tới Ðại Ðô nên mới làm như vậy để làm nhục Chỉ Nhược một phen. Chàng vội cúi người, nhặt sáu viên đá nhỏ rồi dùng móng tay bắn mù luôn mắt phải của sáu con ngựa đang kéo ba xe đó. Sáu con ngựa chỉ hí lên được một tiếng đã ngã gục chết tốt. Ba cái xe hoa đó cũng lật nhào theo, những người đóng các vai ở trên xe đều ngã lăn ra đất.Ngoài đường lại loạn xạ một hồi. Nhân lúc ấy Vô Kỵ lại nhặt sáu viên đá nhỏ giấu trong tay áo mà ném ra. Chỉ Nhược cắn môi khẽ nói:- Vô Kỵ đại ca, yêu nữ làm nhục tôi... tôi...Nói tới đó, nàng đã nức nở không sao nói được lên tiếng. Vô Kỵ thấy tay nàng lạnh ngắt người run lẩy bẩy, vội an ủi rằng:- Chỉ Nhược, con nhãi ấy bậy thật, trò gì cũng nghĩ ra được. Thôi cô em đừng lý tới nó nữa, chỉ cần tôi một lòng một dạ thương em là đủ. Người ngoài dù ly gián đến thế nào tôi cũng không tin đâu.Trong khi hai người chuyện trò thì quân Mông Cổ đã tới đàn áp dân chúng, lôi ngựa chết và gỡ xe ra. Một chiếc xe hoa ở đằng sau chạy tới liền. Vì nghĩ lại chuyện xảy ra hồi nãy, Vô Kỵ với Chỉ Nhược không còn tâm trí gì xem các trò vui nữa. Ðột nhiên dân chúng đồng thanh kêu lên:- Hoàng thượng tới đấy, hoàng thượng tới đấy.Họ đang nói thì từ xa có một chiếc kiệu phủ nhiễu vàng rất lớn do ba mươi hai tên cẩm y thị vệ khiêng. Vô Kỵ chú ý nhìn thấy nhà vua Mông Cổ mặt mũi tiều tuỵ, tuy hai má hơi hồng nhưng hai mắt lõm vào, đủ thấy y vì tửu sắc quá nhiều mà người uể oải không còn chút tinh thần nào. hoàng Thái tử cưỡi ngựa theo sau. Thái tử này còn có một chút anh khí, lưng đeo cây trường cung bọc vàng khảm ngọc, Lâm Nhi rỉ tai Vô Kỵ khẽ nói:- Giáo chủ sao không nhảy lên dùng chưởng đánh chết tên Thát Ðát này đi để diệt hoạ lớn cho thiên hạ?Vô Kỵ trầm ngâm không kịp trả lời thì Lâm Nhi lại nói tiếp:- Dù tên vua Thát Ðát còn rất nhiều cao thủ bảo vệ, chúng chưa chắc đã cản nổi cái đánh của Giáo chủ.Bỗng có một người đứng bên trái Vô Kỵ lên tiếng nói:- Không nên, không nên, lấy tàn bạo mà thay đổi tàn bạo như thế chưa chắc đã là thượng sách.Vô Kỵ, Lâm Nhi và Chỉ Nhược nghe nói đều giật mình kinh hãi, vội quay đầu lại nhìn. Thấy người đó là một thầy lang tuổi trạc năm mươi, lưng đeo túi thuốc, tay phải cầm gậy đánh hổ, duỗi thẳng mười móng tay để ở trước ngực làm dấu hiệu ngọn lửa của Minh giáo. Y vừa thấy Vô Kỵ các người quay lại nhìn đã khẽ nói:- Bành Doanh Ngọc bái kiến giáo chủ, giáo chủ bình yên vô sự, tất cả giáo chúng đều mừng rỡ khôn tả, chứ không riêng gì hòa thượng tôi.Vô Kỵ cả mừng vội hỏi lại:- Ủa? Thế ra người là Bành...Bành hòa thượng hoá trang rất khéo, đứng cạnh Vô Kỵ đã lâu mà Vô Kỵ ba người không hay biết tí gì.Bành Doanh Ngọc lại khẽ nói tiếp:- Không thể diệt trừ vua của Thát Ðát được đâu và chỗ này cũng không phải là nơi trò chuyện.Vô Kỵ biết y là người giàu kiến thức xưa nay, nên nghe thấy nói như vậy chàng liền gật đầu không nói năng gì, chỉ giơ tay phải ra nắm chặt lấy tay của Bành hòa thượng, trong lòng mừng rỡ khôn tả. hoàng đế với thái tử đi khỏi, lại tới ba nghìn thiết giáp ngự lâm quân, theo sau ngự lâm quân là hàng nghìn hàng vạn dân chúng người nào người ấy tỏ vẻ vui mừng. Bốn người liền chen vào đám đông theo dân chúng đi ra ngoài điện Ngọc Ðức, thấy nơi đó có bảy cái lầu kết hoa, nóc vàng, cao chót vót. Ngoài lầu, ngự lâm quân tay cầm roi mây xua đuổi những người tới gần xem. Dân chúng tuy đông thật, nhưng Vô Kỵ bốn người chen vào rất dễ, không bao lâu đã tới trước mấy cái lầu kết hoa đó liền. Lầu hoa ở giữa cao hơn hết, trong đó vua ngồi trên ghế rồng tại nơi chính giữa, hai bên có hai vị hoàng hậu, đều là hai phụ nữ tuổi trạc trung niên thân hình mập mạp. hoàng thái tử ngồi phía bên trái, bên phải có một thiếu nữ tuổi trạc hai mươi, mình mặc nam bào, chắc nàng ta là công chúa. Vô Kỵ mắt nhìn thấy trong lầu kết hoa thứ hai ở bên trái, có một thiếu nữ mình mặc áo lông điêu, cổ đeo đầy những hạt châu, vẻ mặt tươi cười, mắt nhìn tả nhìn hữu, trông rất xinh đẹp. Người đó chính là Triệu Minh, người ngồi ghế giữa của lầu đó là một vương gia râu dài tướng mạo rất oai nghiêm, chàng đoán chắc người đó thế nào cũng là Nhữ Dương Vương Sát Hãn Ðặc Mục Nhĩ, cha của Triệu Minh, còn Khố Khố Ðặc Mục Nhĩ anh của Triệu Minh thì đi lại trong lầu trong, hình dáng của y rất hung hăng và dữ tợn.Chỉ Nhược trông thấy hai vị hoàng hậu đó ngẩn người ra nhìn không dám đi tới gần, một tên ngự lâm quân giơ roi lên nhằm đầu nàng đánh xuống. Vô Kỵ vội giơ tay phải lên bắt lấy đầu roi giật một cái, tên nọ ngã lộn vòng. Chàng hất ngã tên nọ rồi lẻn ngay vào trong đám đông biến mất.Lúc ấy các Phiên tăng đang bày Thiên Ma đại trận ở trước mặt vua Mông Cổ. Trận đó biến hoá khôn lường, dân chúng đang khen ngợi, tiếng vỗ tay và tiếng khen ngợi của mọi người vang động như tiếng sấm kêu. Chỉ Nhược ngắm nhìn Triệu Minh một hồi, rồi thở dài một tiếng và nói:- Chúng ta đi về thôi.Bốn người liền trở về khách điếm. Vô Kỵ hỏi Doanh Ngọc có biết tin tức của Tạ Tốn không? Doanh Ngọc vừa ở Hoài Tứ đến nên không biết Tạ Tốn về tới Trung Nguyên, y chỉ cho Vô Kỵ hay Nguyên Chương, Từ Ðạt, Ngộ Xuân các người đã lập được rất nhiều công trạng, nên tiếng tăm của Minh giáo đã lẫy lừng hơn trước.Hàn Lâm Nhi vội xen lời hỏi:- Bành đại sư, vừa rồi chúng tôi định xông lại chém chết vua của Mông Cổ, tại sao đại sư lại ngăn cản?Doanh Ngọc lắc đầu đáp:- Vua Mông Cổ là một hôn quân, y giúp chúng ta rất nhiều, ta giết y làm chi?Hàn Lâm Nhi ngạc nhiên hỏi lại:- Vua Mông Cổ vô đạo như vậy, chỉ khổ dân chúng, tại sao đại sư lại bảo y giúp chúng ta rất nhiều?Doanh Ngọc lại trả lời tiếp:- Chú em không biết đấy thôi, vua Mông Cổ dùng Phiên tăng làm loạn triều chính, lại sai Giả Lỗ đào sông hoàng Hà, làm cho trời giận người oán. Sở dĩ mấy năm nay chúng ta thắng nổi quân Mông Cổ là nhờ dân chúng thù oán người Mông Cổ mà giúp đỡ cho, bằng không, quân ô hợp của chúng ta làm sao địch nổi quân thiện chiến như Mông Cổ. Hơn nữa nhà vua hồ đồ ấy không biết dùng trung thần, như Nhữ Dương Vương điều binh khiển tướng giỏi như vậy mà y không biết trọng dụng lại sợ Nhữ Dương Vương cướp ngôi báu của y, nên y không những tước binh quyền người trung thần đó, mà lại còn hạn chế hoạt động của Nhữ Dương Vương, mà y chỉ quen dùng những quan binh hèn nhát, chuyên môn nịnh hót thôi. Nhờ vậy, chúng ta mới thắng trận, và như thế y chẳng giúp chúng ta là gì.Lúc này Lâm Nhi mới tỉnh ngộ, gật đầu lia lịa. Doanh Ngọc lại nói tiếp:- Nếu chúng ta giết chết tên hôn quân này, thái tử sẽ lên ngôi và vua mới của chúng có đần độn đến đâu cũng không bao giờ hồ đồ như người cha, mà nếu y lại biết dùng những quan binh thiện chiến thì có phải đại sự chúng ta hỏng hết không?Lâm Nhi tự vả miệng mấy cái và tự mắng:- Mi khốn nạn thật, từ giờ trở đi còn dám nói bậy nói bạ như thế không?Thấy y trực tính như vậy, ai nấy đều cười ồ. Mọi người lại nói đến chuyện nếu việc khởi nghĩa thành công, thì thế nào cũng tôn Vô Kỵ làm vua. Vô Kỵ có ý cương quyết phản đối. Chỉ Nhược liền biến sắc mặt và xen lời nói:- Giáo chủ của Minh giáo làm vua, có gì là lạ nào. Năm xưa nếu việc làm của cha tôi thành công thì cha tôi chả trở nên nhà vua là gì?Doanh Ngọc cũng lên tiếng:- Phải, năm xưa Chu sư huynh thành công thì bây giờ Chu cô nương đã là vị công chúa rồi.Chỉ Nhược cười nhạt nói tiếp:- Hừ, quận chúa Nhữ Dương Vương thì có gì lạ nào, thế mà người lại cứ coi trọng nàng ta, đưa mắt nhìn không chớp, nếu tôi là đàn ông thì tôi lấy công chúa của vua, như vậy làm phò mã chả hơn làm chồng của quận chúa hay sao?Vô Kỵ thấy Chỉ Nhược nói như vậy, ngượng vô cùng và nghĩ thầm:- Có lẽ hôm nay ta nhìn trộm Triệu cô nương bị nàng trông thấy nên nàng mới nói như vậy. Nhưng đó cũng là tại nàng yêu ta mà nên.Bốn người chuyện trò một hồi, và sau khi dùng cơm xong, Vô Kỵ liền nói:- Tôi với Bành đại sư đi ra ngoài phố dò thám tin tức của nghĩa phụ.Chàng sợ Lâm Nhi trực tính hơi tý gây hoạ, nên dặn Lâm Nhi rằng:- Chú em họ Hàn, tối hôm nay cùng Chỉ Nhược đừng đi đâu đấy nhé.Thế rồi Vô Kỵ với Doanh Ngọc một người đi về phía Tây, một người đi về phía Ðông và hẹn nhau canh hai sẽ gặp lại. Vô Kỵ ra khỏi điếm đi thẳng về phía Tây nghe thấy người đi xem hội lên tiếng nói nhau rằng:- Minh giáo nổi loạn ở phía Nam, ngày hôm nay đức Thánh Quan đang được rước ngoài đường bỗng hai mắt lộ sát khí, chắc phản tặc thế nào cũng bị tiêu diệt chứ không sai.Người thứ hai lại nói:- Minh giáo có Di Lặc bồ tát bảo hộ cho, có lẽ phen này đức Thánh Quan sẽ đại chiến với Phật Di Lặc cũng nên...Vô Kỵ biết chúng là ngu dân, nên chàng không để ý nghe, liền rảo bước đi đến một chỗ khác vắng vẻ. Chàng ngẩng đầu lên nhìn mới hay mình đã đi tới trước tửu điếm mà ngày nọ chàng đã cùng Triệu Minh uống rượu, chàng giật mình kinh hãi nghĩ thầm:- Sao ta bỗng dưng lại đi tới đây như thế? Hay là trong lòng ta vẫn không thể dứt được Triệu cô nương chăng? Chàng thấy cửa điếm hé mở, bên trong vắng tanh. Chần chờ giây lát, chàng liền đẩy cửa đi vào, thấy một tên phổ ky đang ngồi trên quầy ngủ gật. Chàng lại tiến vào trong hồi đường. Chàng thấy trên một cái bàn vuông cho góc tường có thắp một cây nến nhỏ nửa lu nửa sáng, cạnh bàn có một người đang ngồi quay mặt vào trong. Bàn ấy chính là bàn mà chàng cùng Triệu Minh đã ngồi nhậu nhẹt với nhau. Chàng thấy ngoài vị khách quay mặt vào tường kia, thì trong hậu đường không còn một người thứ hai nữa. Chàng ngạc nhiên vô cùng, lững thững đi tới gần cái bàn có thắp nến đó. Người nọ nghe thấy tiếng chàng, liền đứng phắt dậy, quay mặt trở lại nhìn, trước ánh sáng nến lập loè, Vô Kỵ trông thấy rõ mặt người đó, mới hay nàng ta là Triệu Minh. Nàng với Vô Kỵ hai người đều không ngờ gặp gỡ nhau ở nơi đây, nên cả hai cùng đồng thanh kêu "ủa" một tiếng.Triệu Minh khẽ hỏi:- Ðại.... ca, tại sao lại tới đây như vậy?Giọng nói của nàng run, hiển nhiên trong thâm tâm nàng khích động vô cùng, Vô Kỵ đáp:- Tôi nhân lúc nhàn rỗi đi qua không ngờ...Chàng vừa nói vừa tới gần, mới hay phía trước mắt Triệu Minh có bày sẳn một bộ bát đũa.Chàng liền hỏi tiếp:- Còn ai nữa thế?Triệu Minh mặt đỏ bừng, đáp:- Không có ai cả, lần trước tôi với đại ca ở đây nhậu nhẹt, đại ca ngồi ở trước mặt tôi, cho nên tôi mới gọi phổ ky gọi thêm một đôi đũa và một cái chén là thế.Vô Kỵ nghe nàng nói như vậy cảm động vô cùng, chàng thấy trên bàn có bốn món ăn y như những món mà đầu tiên chàng gặp nàng ở đây, nàng đã dặn phổ ky làm như vậy, lúc này chàng mới nhận thấy lòng nàng thương mình như thế nào, không sao nhịn được, chàng liền giơ tay ra nắm lấy Triệu Minh và mồm thì khẽ kêu gọi:- Triệu cô nương!Triệu Minh liền đáp:- Tôi rất ân hận là đã sống trong một gia đình vương giả của người Mông Cổ, mà lại còn là kẻ đối địch của đại ca...Ðột nhiên chàng nghe thấy ngoài cửa sổ có hai tiếng cười nhạt "hừ, hừ" và có một vật gì bay vào kêu đến bộp một tiếng, ném tắt ngọn nến khiến trong tiệm tối đen như mực. Vô Kỵ với Triệu Minh nghe tiếng cười nhạt đó biết ngay là Chỉ Nhược, nên cả hai đều bàng hoàng không biết đối phó ra sao, đuổi cũng không nên, mà ở lại cũng không phải. Ðồng thời lại nghe tiếng ở trên mái nhà có tiếng chân đi rất nhẹ mới biết Chỉ Nhược chạy như gió và biến mất rồi. Triệu Minh liền khẽ nói:- Ngày hôm đó, tôi núp đằng sau cây, nghe thấy đại ca với nàng đàm tình thuyết ái với nhau tôi chỉ muốn giết ngay nàng tại chỗ. Tôi chỉ hận cha mẹ tôi sinh tôi ra ở thế gian này làm chi. Hôm đó tôi cũng cười nhạt hai tiếng, bây giờ nàng cũng trả lời bằng hai tiếng cười nhạt. Nhưng... nhưng tại sao đại ca không nói nửa lời để cho tôi vui lòng?Vô Kỵ có vẻ ăn năn vội đáp:- Triệu cô nương, theo lẽ tôi không nên tới đây và cũng không nên tái kiến cùng cô nương, vì tim tôi đã gởi gắm cho người rồi, tôi không nên làm cho cô phiền não và đau khổ thêm. Cô thân quý như ngọc như ngà, tôi một tên quê mùa cục mịch, thực không xứng sánh duyên với cô, mong cô quên tôi đi thì hơn.Triệu Minh cầm tay chàng khẽ vuốt cái sẹo ở trên mu tay và trả lời:- Ðây là vết thương mà tôi đã cắn đại ca, dù võ công của đại ca có cao siêu đến đâu cũng không sao xoá được cái sẹo này. Vậy cái sẹo ở trên tay của đại ca mà không xoá nhòa được thì thử hỏi cái sẹo trong tim đại ca có xoá nhòa được không?Ðột nhiên, nàng giơ hai cánh tay ra ôm chặt lấy cổ Vô Kỵ, rồi hôn một cách rất nồng nàn, trong lúc Vô Kỵ mơ mơ màng màng, như say như mê thì Triệu Minh dùng sức cắn mạnh môi chàng một cái, bật máu tươi ra. Tiếp theo đó lại đẩy mạnh vai chàng một cái, rồi tung mình nhảy ra ngoài cửa sổ, vừa đi vừa nói vọng lại:- Ðại ca là tiểu dâm tặc, tôi hận đại ca lắm lắm...
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 85
Ðêm Ðộng Phòng Hoa Chúc
Vô Kỵ rờ mó cái cà rá sắt ở trên tay nàng và nói tiếp:- Bữa nọ tôi trông thấy cái cà rá lọt vào tay Hữu Lượng trong lòng lo âu vô cùng, chỉ sợ cô bị kẻ gian hà hiếp nhục nhã. Tôi chỉ muốn mọc ngay đôi cánh bay đến cạnh cô. Sao chúng lại chịu trả cho cô cái cà rá này?- Tống Thanh Thư thiếu hiệp của phái Võ Ðang trả cho tôi đấy.Vô Kỵ nghe thấy Chỉ Nhược nói đến Thanh Thư liền hồi tưởng lại ngay cảnh nàng ngồi sát cánh với Thanh Thư nhậu nhẹt ở trên khách sảnh của Cái Bang, nên chàng vội hỏi:- Thanh Thư có tử tế với cô không?Chỉ Nhược nghe tiếng nói của chàng hơi khác lạ vội hỏi lại:- Sao đại ca hỏi như thế?- Không có gì cả, tôi chỉ thấy cô nói với Tống sư ca là tôi hỏi như thế thôi. Sự thật là Tống sư ca đối với cô cũng nặng tình thật. Anh ấy phản phái, nghịch cha, thí sư thúc hại sư tổ tất cả cũng chỉ vì cô mà thôi.Chỉ Nhược ngẩng đầu lên nhìn vành trăng mới mọc, rồi bằng một giọng u oán, đáp:- Nếu đại ca đối xử với tôi bằng một nửa Tống thiếu hiệp tôi cũng mãn nguyện lắm rồi.- Tất nhiên tôi không thể si tình như Tống sư ca được và muốn bảo tôi vì cô mà làm ra những trò bất hiếu bất nghĩa ấy, tôi cũng không thể nào làm được.- Phải, vì tôi thì đại ca không thể được nhưng vì Triệu cô nương thì chắc đại ca không từ chối phải không? Cũng như chuyện đại ca đã thề nặng ở trên hoang đảo là thế nào cũng phải giết chết yêu nữ để báo thù cho Hân cô nương, nhưng đại ca vừa thấy mặt nàng là quên hết lời thề ngay.- Chỉ Nhược, nếu tôi điều tra ra chính Triệu cô nương lấy trộm thanh đao Ðồ Long với ỷ Thiên kiếm và giết chết biểu muội của tối, thì tôi nhất định không tha thứ cho nàng. Nhưng nàng quả thật thanh bạch và bị ngờ oan, thì tôi làm sao mà đang tay giết một người vô tội như thế được. Biết đâu sự thề thốt của tôi trên hoang đảo chẳng là thề lầm.Chỉ Nhược ngẫm nghĩ chứ không nói năng gì. Vô Kỵ vội hỏi:-Có phải tôi đã nói lầm đấy không?Chỉ Nhược đáp:- Không, tôi nghĩ lại khi ở trên bảo thất tại chùa Vạn Pháp, tôi cũng có thề nặng với sư phụ, tôi chỉ hận, khi hứa thân với đại ca trên hoang đảo, không chịu nói lời thề nặng đó cho đại ca hay.Vô Kỵ giật mình kinh hãi vội hỏi lại:- Cô... đã thề nặng với lệnh sư đó?- Lúc ấy tôi thề với sư phụ tôi rằng, nếu sau này tôi lấy anh, thì cha mẹ tôi dưới âm ty sẽ không được yên, sư phụ tôi hoá thành ma quỷ ngày đêm đến ám ảnh tôi, còn con cháu của tôi với đại ca thì nếu là trai thì đời đời làm nô lệ, là gái thì đời đời làm đĩ điếm.Nghe mấy câu thề ác độc ấy, Vô Kỵ liền chân tay và mình mẩy run lẩy bẩy, một lát sau mới nói được:- Chỉ Nhược, lời thề sẽ không linh nghiệm đâu vì sư phụ của cô cứ yên trí Minh giáo là một Ma giáo chuyên môn làm bậy và tưởng tôi là một dâm tặc gian tà vô sỉ, cho nên mới ép cô thề như vậy, nếu bà ta biết rõ hết chân tình thì không bao giờ lại bỏa cô thề nặng như thế đâu.Chỉ Nhược nước mắt nhỏ ròng xuống hai má và đỡ lời:- Nhưng sư phụ tôi... bà ta đã không biết rõ...Nói xong nàng ngã vào lòng Vô Kỵ nức nở khóc hoài. Vô Kỵ vuốt ve tóc nàng an ủi rằng:- Sư phụ của cô ở dưới âm ty hay chuyện cũng không trách cứ cô đâu vì tôi có phải là dâm tặc, gian tà vô sỉ như sư phụ cô tưởng đâu.Chỉ Nhược ôm lấy lưng chàng đáp:- Bây giờ đại ca không phải là hạng người như thế nhưng sau này bị Triệu Minh dụ dỗ, chưa biết chừng... chưa biết chừng sẽ gian tà vô sỉ ngay!Vô Kỵ chìa ngón tay ra khẽ búng vào mặt nàng một cái:- Cô cũng khinh thường tôi như thế phải không, chẳng lẽ chồng của cô cũng là hạng người như thế này hay sao?Chỉ Nhược ngẩng mặt lên, nước mắt đã nhỏ dòng xuống má, nhưng đó là nàng cười ra nước mắt chứ không phải là khóc! Nàng lại nói tiếp:- Không biết xấu hổ! Ðại ca đã là chồng của thiếp rồi sao? Nếu đại ca đây còn đẩy đưa với con tiểu yêu Triệu Minh thì thiếp nhất định không thèm lấy đại ca nữa... Ai dám đảm bảo là đại ca không giống Thanh Thư, vì một thiếu nữ mà đã tạo nên không biết bao nhiêu trò ti tiện!Vô Kỵ cúi đầu xuống hôn nàng một cái rồi vừa cười vừa nói tiếp:-Ai bảo cô em tôi là một tiên nữ hạ trần, chúng tôi phàm phu tục tử cầm lòng sao nổi, đó cũng chỉ tại cha mẹ cô đã sinh trưởng được một người con gái quá đẹp để làm hại lũ đàn ông chúng tôi!Ðột nhiên, sau một cây cổ thụ ở cách đó chừng hai trượng có hai tiếng cười nhạt khì khì. Vô Kỵ đang ôm Chỉ Nhược ở trong lòng ngạc nhiên vô cùng, liền quay đầu nhìn lại, chỉ thấy một cái bóng người thấp thoáng mấy cái đã đi xa liền.Chỉ Nhược tung mình nhảy lên, mặt nhợt nhạt với giọng run run nói:- Triệu Minh! Thế ra nó vẫn cứ theo sau chúng ta hoài!Vô Kỵ nghe thấy hai tiếng cười nhạt đã nhận ngay tiếng cười của thiếu nữ, nhưng chàng không dám quyết định đó là Triệu Minh, nên chàng chần chừ hỏi:- Có thật là nàng ta hay không? Nàng ta theo dõi chúng ta làm chi?Chỉ Nhược giận dữ đáp:- Nó thích đại ca, đại ca còn giả bộ không biết, có lẽ các người đã hẹn trước với nhau và làm ra cái trò quỷ đó để đùa giỡn tôi.Vô Kỵ kêu oan uổng hoài! Chỉ Nhược nghĩ đi nghĩ lại một hồi nước mắt cứ nhỏ dòng liên tiếp. Vô Kỵ giơ tay trái lên khẽ ôm lấy thân nàng, ta phải thì chùi nước mắt cho nàng, rồi dùng giọng dịu dàng nói:- Sao bỗng dưng lại khóc thế này? Nếu tôi mà có hẹn Triệu Minh thì trời tru đất diệt! Cô em thử nghĩ xem, nếu tôi yêu nàng ta mà lại biết nàng ta ở gần đây thì có khi nào lại tỏ tình yêu như điên như rồ với cô em như hồi nãy? Như vậy có phải là cố ý để cho nàng ta khó chịu hay sao?Chỉ Nhược nhận thấy lời nói của chàng rất phải, liền thở dài một tiếng và nói:- Vô Kỵ đại ca! Trong lòng tôi lúc này khó mà bình tĩnh được!Vô Kỵ hỏi lại:- Tại sao thế?- Tôi vẫn không quên được lời thề trước mặt sư phụ và chắc thế nào Triệu Minh cũng không chịu để yên cho tôi, bất cứ bằng võ công hay bằng mưu kế tôi đều thua nàng ta xa!- Tôi sẽ tận tâm tận lực bảo vệ cho cô em được chu toàn, nếu nàng ta dám đụng đến sợi tóc của người vợ yêu dấu của tôi thì nhất định không để yên cho nàng ta đâu!- Nếu không may tôi chết vì tay nàng thì thôi, chỉ trách cho số mệnh tôi hẩm hiu nhưng tôi sợ nhất là đại ca bị nó mê hoặc, tin lời ngon lẽ ngọt của nó, rồi bị lọt vào tròng của nó mà về giết tôi thì lúc ấy có chết cũng không đành lòng!- Cô em đừng quá lo âu như vậy! Trên đời này có biết bao nhiêu người định ám hại tôi, có lỗi với tôi, tôi đều không giết, như vậy, có khi nào tôi lại đi giết cô em yêu quý của tôi cho được!Nói xong, chàng cởi áo ra, để lộ cái sẹo bị kiếm đâm cho Chỉ Nhược xem rồi vừa cười vừa nói tiếp:- Kiếm này do em đâm phải không? Em càng đâm tôi bao nhiêu thì tôi lại càng yêu cô em bấy nhiêu!Chỉ Nhược giơ tay lên rờ rờ vào cái sẹo đó tỏ vẻ thương tiếc, đột nhiên mặt nhợt nhạt, nói tiếp:- Ác giả ác báo, chắc sau này thể nào đại ca cũng sẽ dùng kiếm đâm chết tôi, nhưng tôi sẽ không ân hận chút nào.Vô Kỵ giơ tay ra ôm nàng vào lòng và nói tiếp:- Chờ chúng ta tìm thấy nghĩa phụ, thế nào cũng nhờ nghĩa phụ đứng làm chủ hôn cho chúng ta! Rồi chúng ta đứng ngồi đều không rời khỏi nhau cho tới già, tới chết cũng vậy, quý hồ cô em có lòng yêu mến tôi chân thực thì cô em có đâm thêm vài kiếm nữa tôi cũng không dám mắng nửa lời! Như vậy cô em đã bằng lòng chưa?Chỉ Nhược dí má vào ngực nóng hổi của chàng, vừa nhận thấy hơi da thịt của đàn ông, nàng khẽ đáp:- Chỉ mong đại ca là người đại trượng phu, lời nói có tín nghĩa, không chóng quên câu chuyện ngày hôm nay, thế thôi!Hai người âu yếm nhau hồi lâu, cho tới khuya, thấy lạnh, cả hai mới dắt tay nhau trở về khách điếm ngủ. Sáng ngày hôm sau, hai người cùng Hàn Lâm Nhi lại tiếp tục đi về phía Nam. Suốt dọc đường không thấy tung tích của Triệu Minh đâu hết.- Không bao lâu ba người đã đi tới Ðại Ðô. Lúc vào thành, trời đã sâm sẩm tối, thấy cả thành nam nữ đều quét rửa phố xá sạch sẽ, nhà nào nhà nấy đều bày một bàn hương án ở trước cửa, Vô Kỵ với Chỉ Nhược hai người vào trọ khách sạn, hỏi người phổ ky nơi đây có việc gì như thế? Người phổ ky đó liền đáp:- Khách quan ở xa mới tới không biết chuyện đấy thôi! Kể cũng may mắn cho khách quan thực! Ngày mai là ngày đại du hoàng thành đấy!Vô Kỵ hỏi lại:- Cái gì lại gọi là đại du hoàng thành thế?Phổ ky đáp:- Ở đây cứ mỗi năm một lần, hoàng thượng đại du hoàng thành một ngày. Ngày mai đã tới kỳ đại du đó! hoàng thượng sẽ đi tới chùa Khánh Thọ vái lễ, mấy vạn nam nữ đóng những tuồng tích cổ đi du hành dài hơn ba mươi trượng, thực là vui vẻ khôn tả! Tối hôm nay khách quan nên ngủ sớm để sáng mai dậy sớm đi ra ngoài cửa Ngọc Ðức Ðiện chiếm lấy một chỗ ngồi, nếu khách quan may mắn thì sẽ được trông thấy hoàng thượng, hoàng hậu, Thứ phi, Thái tử, Công chúa... đủ cả! Khách quan thử nghĩ xem, chúng ta là dân chúng, nếu không ở kinh sư này thì làm gì có phúc được trông thấy nhà vua như vậy?Hàn Lâm Nhi nghe nói bực mình vô cùng vội quát mắng:- Nhận giặc làm cha! Quân Hán gian vô sỉ kia! Vua Thát Ðát hay hớm gì mà xem chúng?Phổ ky trợn to hai mắt rồi chỉ tay vào mặt chàng nói tiếp:- Sao... sao... người lại nói thế? Người ăn nói như vậy không sợ bị chém đầu hay sao?Hàn Lâm Nhi lại nói tiếp:- Ngươi là người Hán. Quân Thát Ðát giết hại chúng ta thảm khốc như vậy, ngươi lại còn gọi chúng là hoàng thượng, quả thực ngươi không có một tí cốt cách gì hết.Phổ ky thấy Lâm Nhi hung hăng như vậy, quay mình định đi ra. Chỉ Nhược đã giơ tay lên, chỉ một cái đã điểm trúng ngay yếu huyệt ở sau lưng y, và nói:- Ðể cho người này đi ra thế nào cũng phiền phức lắm, và không bao lâu thế nào cũng có quan binh tới đây gây sự chứ chẳng không?Nói xong nàng đá tên phổ ky đó vào gầm giường, rồi vừa cười vừa nói tiếp:- Hãy để cho y nhịn đói vài giờ, khi nào chúng ta đi mới thả y ra!Một lát sau người trưởng quầy ở bên ngoài lớn tiếng gọi:- A Phúc! A Phúc! Cứ ở trong ấy nói dông, nói dài làm gì mãi thế? Có mau ra đổ nước rửa mặt cho khách ở trong phòng mười cho ta không?Hàn Lâm Nhi không nhịn được cười liền vỗ bàn kêu gọi:- Mau đem cơm rượu vào đây, đại gia đói lắm rồi!Một lát sau tên phổ ky khác đem cơm rượu vào, mồm cứ lẩm bẩm nói:- Chắc A Phúc nó lại lẻn đi hoàng thành xem đốt cây bông rồi! Thằng nhỏ ấy lười biếng và ham chơi thật!Sáng sớm ngày hôm sau, Vô Kỵ vừa ngủ dậy đã thấy vô số nam nữ ăn mặc thật lịch sự kéo nhau đi thẳng về phía Bắc. Người nào người ấy đều hể hả vui thú như ngày Tết vậy! Chỉ Nhược cũng ra ngoài cửa đứng xem và nói:- Chúng ta cũng kéo nhau đi xem đi!Vô Kỵ đáp:- Tôi đã đánh nhau với bọn võ sĩ của Nhữ Dương Vương rồi, chỉ sợ chúng nhận ra cái mặt tôi thì phiền phức lắm! Chi bằng chúng ta hãy cải trang trước, rồi mới đi xem thì hơn!Thế rồi chàng cùng Chỉ Nhược và Hàn Lâm Nhi ba người hoá trang làm ba kẻ nhà quê, lấy nước bùn ra bôi lên mặt và tay rồi theo mọi người đi thẳng về phía hoàng thành.Lúc ấy là cuối giờ Mẹo đầu giờ Thìn, nội ngoại hoàng thành người đông như kiến cỏ, không có chỗ mà chen chân. Vô Kỵ giơ hai cánh tay về phía trước để mở đường, rút cuộc ba người đi tới dưới mái hiên người khán giả và chen được ba chỗ đứng. Không bao lâu đã nghe thấy có tiếng thanh la ở từ đằng xa vọng tới. Người nào người ấy đều giương cổ lên nhìn, tiếng thanh la càng gần dần tiếp theo đó có một trăm lẻ tám người đều mặc áo quần xanh tay trái cầm thanh la lớn, tay phải cầm dùi gõ. Một trăm lẻ tám cái thanh la cùng bị gõ một lúc, tiếng kêu làm đinh tai nhức óc mọi người. Ðội thanh la đi qua rồi đến đội trống ba trăm sáu mươi người. Sau cùng mới đến đội người Hán thổi bát âm, người Tây Vực thổi kèn, người Mông Cổ thổi tù và. Ðội nào ít nhất cũng có đến hàng trăm người, đội nhiều lại đến hơn ngàn! Nhạc đội đi qua rồi mới đến hai lá cờ bằng đoạn rất lớn. Một lá trên đề: "An Bang Hộ Quốc". Một lá nữa đề: "Chấn Tà Phục Ma" trước sau hai lá cờ đó đều có hơn hai trăm tinh binh Mông Cổ hộ vệ. Chúng đều cưỡi ngựa trắng, cầm khí giới sáng quắc, trông rất oai phong! Dân chúng vừa thấy đội kỵ binh này đi tới đã lên tiếng hoan hô liền!Hai lá cờ lớn đi qua chẳng bao lâu, thì đột nhiên bên phía Tây nơi chỗ đông người một vệt sáng thấp thoáng, thì ra ánh sáng đó là ở hai loạt phi đao chiếu tới. Thì ra hai loạt phi đao đó đang nhằm cán cờ kia bắn tới, mỗi loạt phi đao đó chừng bảy lưỡi. Bảy lưỡi phi đao đó đều cắm vào cán cờ nọ cùng một lúc. Cán cờ tuy lớn thực, nhưng chịu sao nổi bảy lưỡi phi đao, liền gãy ngay, và lá cờ từ trên không đổ xuống tức thì. Chỉ nghe thấy những tiếng kêu la thảm khốc, có mười mấy người bị cán cờ đè lên!Dân chúng đứng xem quanh đó cũng kêu la om sòm bỏ chạy toán loạn. Sự việc xảy ra đột ngột, Vô Kỵ với các người cũng ngạc nhiên vô cùng. Hàn Lâm Nhi đang định lên tiếng khen ngợi thì bỗng thấy một bàn tay mềm mại bịt luôn mồm chàng, thì ra Chỉ Nhược vừa kịp ra tay, không để cho chàng lên tiếng khen ngợi như thế! Tức thì lúc đó mấy trăm tên lính Mông Cổ cầm khí giới đều xông lại đâm chém những người quấy rối. Vô Kỵ thấy mười bốn thanh phi đao ném vừa rồi, vừa mạnh vừa nhanh hiển nhiên là do những tay cao thủ trong võ lâm đã ra tay. Nhưng vì bị những người đứng xem ngăn cản nên chàng không trông thấy rõ người đó là ai. Một lát sau chàng đã thấy lính Mông Cổ lôi bảy tám người ở đám đông ra. Những người dó vừa bị lôi vừa kêu la, nhưng họ chưa kêu được hai tiếng thì đã bị quân Mông Cổ chém chết ngay tại chỗ.Loạn xạ một hồi xong, phía sau tiếng nhạc lại thổi lên rồi lại có những đôi người làm trò tung dao nuốt lửa và các thứ trò nhào lộn của Tây Vực khiến dân chúng đứng xem hai bên đều khen ngợi không ngớt! Hình như họ đã quên baưng đi tấm thảm kịch vừa xảy ra vậy! Sau đó, bỗng có một tiếng thanh la vỡ nổi lên, rồi có một chiếc xe có hai con ngựa gầy gò kéo chạy tới. Xe đó tới gần, Vô Kỵ đã thấy rõ liền giật mình kinh hãi. Thì ra, trong xe có một người tóc vàng xoã xuống vai, hai mắt nhắm nghiền ngồi xếp bằng tròn ở trên sập, người đó giả dạng giống hệt Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn, còn một thiếu nữ đứng cạnh tay bưng nước ân cần hầu hạ, tuy mặt không đẹp bằng Chỉ Nhược, nhưng quần áo nàng ta đang mặc thì giống hệt như quần áo của Chỉ Nhược vậy!Lâm Nhi liền thất thanh nói:- Chu cô nương! Sao người này giống cô nương thế?Chỉ Nhược chỉ kêu hừ một tiếng chứ không quay đầu trở lại trả lời, Vô Kỵ quay đầu trở lại nhìn thấy nàng tỏ vẻ tức giận, chàng vội giơ tay ra nắm tay nàng. Cả hai không sao đoán ra được cái xe này giả dạng Tạ Tốn với Chỉ Nhược để làm chi?Tiếp theo đó lại có một chiếc xe nữa cũng giả dạng Tạ Tốn với Chỉ Nhược như vậy! Nhưng xe này người đóng Chỉ Nhược lại đột nhiên giơ hai ngón tay ra điểm luôn vào phía sau lưng Tạ Tốn một cái, Tạ Tốn giả liền kêu "ủa" một tiếng rồi té lăn xuống dưới chân sạp. Chỉ Nhược giả liền đưa chân đạp lên người y, giơ kiếm lên định giết. Dân chúng thấy vậy liền lớn tiếng khen ngợi:- Hay! Hay! Giết y đi!...Ðến xe thứ ba cũng có hai người ăn mặc giả Tạ Tốn và Chỉ Nhược, nhưng xe này lại có thêm sáu bảy tên bang chúng của Cái Bang đang giả bộ bắt giữ Tạ Tốn và Chỉ Nhược. Lúc này Vô Kỵ hoài nghi vô cùng biết xe này thể nào cũng do Triệu Minh sai người làm giả như thế! Chắc nàng biết mình với Chỉ Nhược tới Ðại Ðô nên mới làm như vậy để làm nhục Chỉ Nhược một phen. Chàng vội cúi người, nhặt sáu viên đá nhỏ rồi dùng móng tay bắn mù luôn mắt phải của sáu con ngựa đang kéo ba xe đó. Sáu con ngựa chỉ hí lên được một tiếng đã ngã gục chết tốt. Ba cái xe hoa đó cũng lật nhào theo, những người đóng các vai ở trên xe đều ngã lăn ra đất.Ngoài đường lại loạn xạ một hồi. Nhân lúc ấy Vô Kỵ lại nhặt sáu viên đá nhỏ giấu trong tay áo mà ném ra. Chỉ Nhược cắn môi khẽ nói:- Vô Kỵ đại ca, yêu nữ làm nhục tôi... tôi...Nói tới đó, nàng đã nức nở không sao nói được lên tiếng. Vô Kỵ thấy tay nàng lạnh ngắt người run lẩy bẩy, vội an ủi rằng:- Chỉ Nhược, con nhãi ấy bậy thật, trò gì cũng nghĩ ra được. Thôi cô em đừng lý tới nó nữa, chỉ cần tôi một lòng một dạ thương em là đủ. Người ngoài dù ly gián đến thế nào tôi cũng không tin đâu.Trong khi hai người chuyện trò thì quân Mông Cổ đã tới đàn áp dân chúng, lôi ngựa chết và gỡ xe ra. Một chiếc xe hoa ở đằng sau chạy tới liền. Vì nghĩ lại chuyện xảy ra hồi nãy, Vô Kỵ với Chỉ Nhược không còn tâm trí gì xem các trò vui nữa. Ðột nhiên dân chúng đồng thanh kêu lên:- Hoàng thượng tới đấy, hoàng thượng tới đấy.Họ đang nói thì từ xa có một chiếc kiệu phủ nhiễu vàng rất lớn do ba mươi hai tên cẩm y thị vệ khiêng. Vô Kỵ chú ý nhìn thấy nhà vua Mông Cổ mặt mũi tiều tuỵ, tuy hai má hơi hồng nhưng hai mắt lõm vào, đủ thấy y vì tửu sắc quá nhiều mà người uể oải không còn chút tinh thần nào. hoàng Thái tử cưỡi ngựa theo sau. Thái tử này còn có một chút anh khí, lưng đeo cây trường cung bọc vàng khảm ngọc, Lâm Nhi rỉ tai Vô Kỵ khẽ nói:- Giáo chủ sao không nhảy lên dùng chưởng đánh chết tên Thát Ðát này đi để diệt hoạ lớn cho thiên hạ?Vô Kỵ trầm ngâm không kịp trả lời thì Lâm Nhi lại nói tiếp:- Dù tên vua Thát Ðát còn rất nhiều cao thủ bảo vệ, chúng chưa chắc đã cản nổi cái đánh của Giáo chủ.Bỗng có một người đứng bên trái Vô Kỵ lên tiếng nói:- Không nên, không nên, lấy tàn bạo mà thay đổi tàn bạo như thế chưa chắc đã là thượng sách.Vô Kỵ, Lâm Nhi và Chỉ Nhược nghe nói đều giật mình kinh hãi, vội quay đầu lại nhìn. Thấy người đó là một thầy lang tuổi trạc năm mươi, lưng đeo túi thuốc, tay phải cầm gậy đánh hổ, duỗi thẳng mười móng tay để ở trước ngực làm dấu hiệu ngọn lửa của Minh giáo. Y vừa thấy Vô Kỵ các người quay lại nhìn đã khẽ nói:- Bành Doanh Ngọc bái kiến giáo chủ, giáo chủ bình yên vô sự, tất cả giáo chúng đều mừng rỡ khôn tả, chứ không riêng gì hòa thượng tôi.Vô Kỵ cả mừng vội hỏi lại:- Ủa? Thế ra người là Bành...Bành hòa thượng hoá trang rất khéo, đứng cạnh Vô Kỵ đã lâu mà Vô Kỵ ba người không hay biết tí gì.Bành Doanh Ngọc lại khẽ nói tiếp:- Không thể diệt trừ vua của Thát Ðát được đâu và chỗ này cũng không phải là nơi trò chuyện.Vô Kỵ biết y là người giàu kiến thức xưa nay, nên nghe thấy nói như vậy chàng liền gật đầu không nói năng gì, chỉ giơ tay phải ra nắm chặt lấy tay của Bành hòa thượng, trong lòng mừng rỡ khôn tả. hoàng đế với thái tử đi khỏi, lại tới ba nghìn thiết giáp ngự lâm quân, theo sau ngự lâm quân là hàng nghìn hàng vạn dân chúng người nào người ấy tỏ vẻ vui mừng. Bốn người liền chen vào đám đông theo dân chúng đi ra ngoài điện Ngọc Ðức, thấy nơi đó có bảy cái lầu kết hoa, nóc vàng, cao chót vót. Ngoài lầu, ngự lâm quân tay cầm roi mây xua đuổi những người tới gần xem. Dân chúng tuy đông thật, nhưng Vô Kỵ bốn người chen vào rất dễ, không bao lâu đã tới trước mấy cái lầu kết hoa đó liền. Lầu hoa ở giữa cao hơn hết, trong đó vua ngồi trên ghế rồng tại nơi chính giữa, hai bên có hai vị hoàng hậu, đều là hai phụ nữ tuổi trạc trung niên thân hình mập mạp. hoàng thái tử ngồi phía bên trái, bên phải có một thiếu nữ tuổi trạc hai mươi, mình mặc nam bào, chắc nàng ta là công chúa. Vô Kỵ mắt nhìn thấy trong lầu kết hoa thứ hai ở bên trái, có một thiếu nữ mình mặc áo lông điêu, cổ đeo đầy những hạt châu, vẻ mặt tươi cười, mắt nhìn tả nhìn hữu, trông rất xinh đẹp. Người đó chính là Triệu Minh, người ngồi ghế giữa của lầu đó là một vương gia râu dài tướng mạo rất oai nghiêm, chàng đoán chắc người đó thế nào cũng là Nhữ Dương Vương Sát Hãn Ðặc Mục Nhĩ, cha của Triệu Minh, còn Khố Khố Ðặc Mục Nhĩ anh của Triệu Minh thì đi lại trong lầu trong, hình dáng của y rất hung hăng và dữ tợn.Chỉ Nhược trông thấy hai vị hoàng hậu đó ngẩn người ra nhìn không dám đi tới gần, một tên ngự lâm quân giơ roi lên nhằm đầu nàng đánh xuống. Vô Kỵ vội giơ tay phải lên bắt lấy đầu roi giật một cái, tên nọ ngã lộn vòng. Chàng hất ngã tên nọ rồi lẻn ngay vào trong đám đông biến mất.Lúc ấy các Phiên tăng đang bày Thiên Ma đại trận ở trước mặt vua Mông Cổ. Trận đó biến hoá khôn lường, dân chúng đang khen ngợi, tiếng vỗ tay và tiếng khen ngợi của mọi người vang động như tiếng sấm kêu. Chỉ Nhược ngắm nhìn Triệu Minh một hồi, rồi thở dài một tiếng và nói:- Chúng ta đi về thôi.Bốn người liền trở về khách điếm. Vô Kỵ hỏi Doanh Ngọc có biết tin tức của Tạ Tốn không? Doanh Ngọc vừa ở Hoài Tứ đến nên không biết Tạ Tốn về tới Trung Nguyên, y chỉ cho Vô Kỵ hay Nguyên Chương, Từ Ðạt, Ngộ Xuân các người đã lập được rất nhiều công trạng, nên tiếng tăm của Minh giáo đã lẫy lừng hơn trước.Hàn Lâm Nhi vội xen lời hỏi:- Bành đại sư, vừa rồi chúng tôi định xông lại chém chết vua của Mông Cổ, tại sao đại sư lại ngăn cản?Doanh Ngọc lắc đầu đáp:- Vua Mông Cổ là một hôn quân, y giúp chúng ta rất nhiều, ta giết y làm chi?Hàn Lâm Nhi ngạc nhiên hỏi lại:- Vua Mông Cổ vô đạo như vậy, chỉ khổ dân chúng, tại sao đại sư lại bảo y giúp chúng ta rất nhiều?Doanh Ngọc lại trả lời tiếp:- Chú em không biết đấy thôi, vua Mông Cổ dùng Phiên tăng làm loạn triều chính, lại sai Giả Lỗ đào sông hoàng Hà, làm cho trời giận người oán. Sở dĩ mấy năm nay chúng ta thắng nổi quân Mông Cổ là nhờ dân chúng thù oán người Mông Cổ mà giúp đỡ cho, bằng không, quân ô hợp của chúng ta làm sao địch nổi quân thiện chiến như Mông Cổ. Hơn nữa nhà vua hồ đồ ấy không biết dùng trung thần, như Nhữ Dương Vương điều binh khiển tướng giỏi như vậy mà y không biết trọng dụng lại sợ Nhữ Dương Vương cướp ngôi báu của y, nên y không những tước binh quyền người trung thần đó, mà lại còn hạn chế hoạt động của Nhữ Dương Vương, mà y chỉ quen dùng những quan binh hèn nhát, chuyên môn nịnh hót thôi. Nhờ vậy, chúng ta mới thắng trận, và như thế y chẳng giúp chúng ta là gì.Lúc này Lâm Nhi mới tỉnh ngộ, gật đầu lia lịa. Doanh Ngọc lại nói tiếp:- Nếu chúng ta giết chết tên hôn quân này, thái tử sẽ lên ngôi và vua mới của chúng có đần độn đến đâu cũng không bao giờ hồ đồ như người cha, mà nếu y lại biết dùng những quan binh thiện chiến thì có phải đại sự chúng ta hỏng hết không?Lâm Nhi tự vả miệng mấy cái và tự mắng:- Mi khốn nạn thật, từ giờ trở đi còn dám nói bậy nói bạ như thế không?Thấy y trực tính như vậy, ai nấy đều cười ồ. Mọi người lại nói đến chuyện nếu việc khởi nghĩa thành công, thì thế nào cũng tôn Vô Kỵ làm vua. Vô Kỵ có ý cương quyết phản đối. Chỉ Nhược liền biến sắc mặt và xen lời nói:- Giáo chủ của Minh giáo làm vua, có gì là lạ nào. Năm xưa nếu việc làm của cha tôi thành công thì cha tôi chả trở nên nhà vua là gì?Doanh Ngọc cũng lên tiếng:- Phải, năm xưa Chu sư huynh thành công thì bây giờ Chu cô nương đã là vị công chúa rồi.Chỉ Nhược cười nhạt nói tiếp:- Hừ, quận chúa Nhữ Dương Vương thì có gì lạ nào, thế mà người lại cứ coi trọng nàng ta, đưa mắt nhìn không chớp, nếu tôi là đàn ông thì tôi lấy công chúa của vua, như vậy làm phò mã chả hơn làm chồng của quận chúa hay sao?Vô Kỵ thấy Chỉ Nhược nói như vậy, ngượng vô cùng và nghĩ thầm:- Có lẽ hôm nay ta nhìn trộm Triệu cô nương bị nàng trông thấy nên nàng mới nói như vậy. Nhưng đó cũng là tại nàng yêu ta mà nên.Bốn người chuyện trò một hồi, và sau khi dùng cơm xong, Vô Kỵ liền nói:- Tôi với Bành đại sư đi ra ngoài phố dò thám tin tức của nghĩa phụ.Chàng sợ Lâm Nhi trực tính hơi tý gây hoạ, nên dặn Lâm Nhi rằng:- Chú em họ Hàn, tối hôm nay cùng Chỉ Nhược đừng đi đâu đấy nhé.Thế rồi Vô Kỵ với Doanh Ngọc một người đi về phía Tây, một người đi về phía Ðông và hẹn nhau canh hai sẽ gặp lại. Vô Kỵ ra khỏi điếm đi thẳng về phía Tây nghe thấy người đi xem hội lên tiếng nói nhau rằng:- Minh giáo nổi loạn ở phía Nam, ngày hôm nay đức Thánh Quan đang được rước ngoài đường bỗng hai mắt lộ sát khí, chắc phản tặc thế nào cũng bị tiêu diệt chứ không sai.Người thứ hai lại nói:- Minh giáo có Di Lặc bồ tát bảo hộ cho, có lẽ phen này đức Thánh Quan sẽ đại chiến với Phật Di Lặc cũng nên...Vô Kỵ biết chúng là ngu dân, nên chàng không để ý nghe, liền rảo bước đi đến một chỗ khác vắng vẻ. Chàng ngẩng đầu lên nhìn mới hay mình đã đi tới trước tửu điếm mà ngày nọ chàng đã cùng Triệu Minh uống rượu, chàng giật mình kinh hãi nghĩ thầm:- Sao ta bỗng dưng lại đi tới đây như thế? Hay là trong lòng ta vẫn không thể dứt được Triệu cô nương chăng? Chàng thấy cửa điếm hé mở, bên trong vắng tanh. Chần chờ giây lát, chàng liền đẩy cửa đi vào, thấy một tên phổ ky đang ngồi trên quầy ngủ gật. Chàng lại tiến vào trong hồi đường. Chàng thấy trên một cái bàn vuông cho góc tường có thắp một cây nến nhỏ nửa lu nửa sáng, cạnh bàn có một người đang ngồi quay mặt vào trong. Bàn ấy chính là bàn mà chàng cùng Triệu Minh đã ngồi nhậu nhẹt với nhau. Chàng thấy ngoài vị khách quay mặt vào tường kia, thì trong hậu đường không còn một người thứ hai nữa. Chàng ngạc nhiên vô cùng, lững thững đi tới gần cái bàn có thắp nến đó. Người nọ nghe thấy tiếng chàng, liền đứng phắt dậy, quay mặt trở lại nhìn, trước ánh sáng nến lập loè, Vô Kỵ trông thấy rõ mặt người đó, mới hay nàng ta là Triệu Minh. Nàng với Vô Kỵ hai người đều không ngờ gặp gỡ nhau ở nơi đây, nên cả hai cùng đồng thanh kêu "ủa" một tiếng.Triệu Minh khẽ hỏi:- Ðại.... ca, tại sao lại tới đây như vậy?Giọng nói của nàng run, hiển nhiên trong thâm tâm nàng khích động vô cùng, Vô Kỵ đáp:- Tôi nhân lúc nhàn rỗi đi qua không ngờ...Chàng vừa nói vừa tới gần, mới hay phía trước mắt Triệu Minh có bày sẳn một bộ bát đũa.Chàng liền hỏi tiếp:- Còn ai nữa thế?Triệu Minh mặt đỏ bừng, đáp:- Không có ai cả, lần trước tôi với đại ca ở đây nhậu nhẹt, đại ca ngồi ở trước mặt tôi, cho nên tôi mới gọi phổ ky gọi thêm một đôi đũa và một cái chén là thế.Vô Kỵ nghe nàng nói như vậy cảm động vô cùng, chàng thấy trên bàn có bốn món ăn y như những món mà đầu tiên chàng gặp nàng ở đây, nàng đã dặn phổ ky làm như vậy, lúc này chàng mới nhận thấy lòng nàng thương mình như thế nào, không sao nhịn được, chàng liền giơ tay ra nắm lấy Triệu Minh và mồm thì khẽ kêu gọi:- Triệu cô nương!Triệu Minh liền đáp:- Tôi rất ân hận là đã sống trong một gia đình vương giả của người Mông Cổ, mà lại còn là kẻ đối địch của đại ca...Ðột nhiên chàng nghe thấy ngoài cửa sổ có hai tiếng cười nhạt "hừ, hừ" và có một vật gì bay vào kêu đến bộp một tiếng, ném tắt ngọn nến khiến trong tiệm tối đen như mực. Vô Kỵ với Triệu Minh nghe tiếng cười nhạt đó biết ngay là Chỉ Nhược, nên cả hai đều bàng hoàng không biết đối phó ra sao, đuổi cũng không nên, mà ở lại cũng không phải. Ðồng thời lại nghe tiếng ở trên mái nhà có tiếng chân đi rất nhẹ mới biết Chỉ Nhược chạy như gió và biến mất rồi. Triệu Minh liền khẽ nói:- Ngày hôm đó, tôi núp đằng sau cây, nghe thấy đại ca với nàng đàm tình thuyết ái với nhau tôi chỉ muốn giết ngay nàng tại chỗ. Tôi chỉ hận cha mẹ tôi sinh tôi ra ở thế gian này làm chi. Hôm đó tôi cũng cười nhạt hai tiếng, bây giờ nàng cũng trả lời bằng hai tiếng cười nhạt. Nhưng... nhưng tại sao đại ca không nói nửa lời để cho tôi vui lòng?Vô Kỵ có vẻ ăn năn vội đáp:- Triệu cô nương, theo lẽ tôi không nên tới đây và cũng không nên tái kiến cùng cô nương, vì tim tôi đã gởi gắm cho người rồi, tôi không nên làm cho cô phiền não và đau khổ thêm. Cô thân quý như ngọc như ngà, tôi một tên quê mùa cục mịch, thực không xứng sánh duyên với cô, mong cô quên tôi đi thì hơn.Triệu Minh cầm tay chàng khẽ vuốt cái sẹo ở trên mu tay và trả lời:- Ðây là vết thương mà tôi đã cắn đại ca, dù võ công của đại ca có cao siêu đến đâu cũng không sao xoá được cái sẹo này. Vậy cái sẹo ở trên tay của đại ca mà không xoá nhòa được thì thử hỏi cái sẹo trong tim đại ca có xoá nhòa được không?Ðột nhiên, nàng giơ hai cánh tay ra ôm chặt lấy cổ Vô Kỵ, rồi hôn một cách rất nồng nàn, trong lúc Vô Kỵ mơ mơ màng màng, như say như mê thì Triệu Minh dùng sức cắn mạnh môi chàng một cái, bật máu tươi ra. Tiếp theo đó lại đẩy mạnh vai chàng một cái, rồi tung mình nhảy ra ngoài cửa sổ, vừa đi vừa nói vọng lại:- Ðại ca là tiểu dâm tặc, tôi hận đại ca lắm lắm...
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 86
Ðại Hội Hào Châu
Hàn Lâm Nhi thấy Vô Kỵ với Bành Doanh Ngọc đi khỏi, liền nói với Chỉ Nhược rằng:- Chu cô nương nên nghỉ sớm thì hơn.Y không dám nói thêm nửa lời, vội quay trở về phòng mình liền. Chỉ Nhược mỉm cười, vội hỏi:- Hàn đại ca sợ tôi hay sao? Sao không dám ngồi trước mặt tôi trong chốc lát như thế?Lâm Nhi mặt đỏ bừng đáp:- Không... không...Nhưng y mới trả lời được hai chữ, đã rảo chân chạy luôn về phòng mình, cài chặt then lại, trống ngực đập rất mạnh, định thần giây lát rồi mới nằm lên trên giường, nhưng vừa nằm xuống y đã thấy hình bóng đẹp như hoa nở của Chỉ Nhược hiện ra trước mặt và tai lại vẳng nghe thấy tiếng nói thỏ thẻ của nàng, rất êm ái và mềm mại, nên y nghĩ thầm:- Sau này Chu cô nương trở thành giáo chủ phu nhân, ta sẽ theo cạnh giáo chủ, trung thành và chăm chỉ làm việc, cố hết sức lập công trạng. Chu cô nương thế nào cũng vui lòng mà bảo ta rằng: "Hàn đại ca, phen này đại ca vất vả lắm". Lúc ấy Lâm Nhi này mới thực không uổng sống ở trên đời.Y nằm ở trên giường, nghĩ vơ nghĩ vẫn, ngủ thiếp đi lúc nào không hay.Ngủ đến nửa đêm, bỗng nghe thấy cửa phòng có mấy tiếng gõ rất khẽ. Y vội ngồi dậy và hỏi:- Ai đó? Chỉ Nhược bên ngoài trả lời:- Tôi đây, đại ca mở cửa đi, tôi có vài lời muốn nói với đại ca đây.Lâm Nhi vội trả lời:- Dạ... dạ...Thế rồi y để nguyên chân đất mà chạy ra mở cửa, y thấy Chỉ Nhược hai mắt đỏ và sưng húp, sắc mặt lạ thường, liền giật mình kinh hãi, vội hỏi:- Chu cô nương, làm...Y ngừng lời ngay vì không dám nói tiếp, giây phút sau, y bỗng nghĩ ra một kế, chạy luôn ra bên ngoài và nói:- Ðể tôi đi lấy nước rửa mặt cho cô nương.Một lát sau, chàng vẫn hai chân đi đất, Chỉ Nhược thấy vậy, gượng cười một tiếng, dùng tay chống má, ngẩn người ra nhìn ngọn nến. Lâm Nhi lại nói tiếp:- Cô nương, rửa mặt đi...Chỉ Nhược vẫn không nói năng gì cả, chỉ lắc đầu thôi, rồi nước mắt nhỏ ròng xuống má. Lâm Nhi thấy vậy hoảng sợ đến đờ người ra, buông xuôi hai tay đứng cạnh đó. Y không biết tại sao bi thảm đến thế, và cũng không biết nàng đến phòng mình để làm gì. Hai người để yên lặng, bỗng có tiếng "bốp" rất khẽ, ngọn lửa trên cây nến nổ tung, người của Chỉ Nhược run cầm cập, lúc ấy nàng mới thức tỉnh, khẽ thở dài một tiếng rồi đứng ngay dậy.Lâm Nhi lớn tiếng hỏi:- Chu cô nương ai làm cho cô buồn thế, cô cứ cho biết, tôi sẽ rút dao ra tấn công tên đó liền. Cô nói đi, người đó là ai thế?Chỉ Nhược rầu rĩ lắc đầu đi ra ngoài, và trở về phòng mình. Hình như nàng có tâm sự gì muốn nói với ai vậy, nên nàng vừa vào trong phòng được giây phút lại bước ra ngay khiến Lâm Nhi cứ ngơ ngác, không hiểu tại sao nàng lại có thái độ lạ lùng đến thế. Rồi y cứ đứng ngẩn người ra, vò đầu dập ngực luôn luôn. Y tự biết mình là người thô lỗ, không hiểu tâm sự người đàn bà, nên đành đứng yên, không biết nói năng sao cho phải. Bỗng y nghe từ đằng xa trống đổi canh vừa nổi lên ba tiếng "tung, tung, tung" liền nghĩ thầm:- Sao khuya thế này mà giáo chủ vẫn chưa về?Y lại lên giường nằm ngủ, đang lúc mơ mơ màng màng, thì bỗng nghe thấy có tiếng kêu "đùng đùng". Y nhận ra hình như phòng bên phía Ðông có ghế rớt xuống mặt đất vậy. Phòng đó chính là phòng của Chỉ Nhược đang ở. Y vội chạy luôn ra bên ngoài. Dưới ánh sáng trăng, y thấy trên cửa của Chỉ Nhược có cái bóng đen lơ lửng trên không.Y giật mình kinh hãi lớn tiếng kêu người:- Chu cô nương! Chu cô nương!Y vừa kêu gọi, vừa đưa tay lên đẩy cửa. Thấy cửa phòng đóng chặt, y dùng sức hút mạnh một cái, cửa bắn tung ra, rồi vội vào bên trong thắp sáng ngọn nến lên. Y liền thấy Chỉ Nhược thòng cổ vào sợi dây treo lơ lửng trên sàn nhà. Y hoảng đến mất hồn vía dùng sức kéo đứt dây đó, rồi đặt Chỉ Nhược lên giường, sờ tay lên mũi, thấy nàng đã tắt thở, vội lớn tiếng kêu gọi:- Chu cô nương, Chu cô nương, sao cô nương lại dại dột, giở cái trò hạ sách này ra thế?Y càng gọi, tiếng nói của y càng nghẹn ngào, sau cùng y không gọi ra tiếng nữa, thì bỗng ngoài cửa phòng có người lên tiếng hỏi:- Hàn đại ca, có việc gì đến thế?Người đó vừa hỏi vừa bước vào, và người đó chính là Vô Kỵ chứ không phải ai xa lạ. Chàng thấy cảnh tượng ấy không khác nào sét đánh ngang tai. Hai tay run run, chàng vội cởi sợi dây thừng ở cổ nàng ra, và sờ lên ngực nàng thử xem. May mắn thay, tim nàng vẫn còn đập yếu ớt, chàng mừng rỡ vô cùng, vội nói:- Không việc gì đâu, có thể cứu chữa được.Thế rồi chàng xoa bóp huyệt đạo ở sau lưng và bụng dưới nàng mấy cái, đồng thời còn dồn Cửu Dương chân khí sang người nàng nữa.Chỉ trong chốc lát, Chỉ Nhược đã khóc oà lên liền. Lâm Nhi thấy vậy cả mừng, vội nói:- Hay lắm, hay lắm, Chu cô nương đã sống lại rồi.Chỉ Nhược mở mắt trông thấy Vô Kỵ vừa khóc vừa trách mắng:- Ðại ca còn lý đến tôi làm gì nữa, để mặc cho tôi chết có hơn không?Nàng bỗng thấy môi trên của Vô Kỵ có máu ứ, lại càng tức thêm liền giơ tay ra tát mạnh vào chàng một cái. Lâm Nhi giật mình kinh hãi và nghĩ thầm:- Chết chưa, sao Chu cô nương lại đánh giáo chủ như thế?Nhưng y lại coi Chỉ Nhược như một thiên thần, nên nhất thời y cảm thấy đầu óc bối rối không biết nói như thế nào cho phải.Rồi đột nhiên có người khẽ vỗ vai chàng hai cái. Y vội quay đầu lại nhìn, mới hay người đó là Bành Doanh Ngọc, liền mừng rỡ và nói:- Bành đại sư đã về đấy à? Mau lại đây khuyên Chu cô nương đi.Doanh Ngọc vừa cười vừa đáp:- Khuyên cái gì? Chúng ta ra ngoài kia đi.Lâm Nhi vội nói tiếp:- Không, không được đâu, nhỡ hai người đánh nhau thì Chu cô nương làm sao đánh lại?Doanh Ngọc cười ha hả và nói tiếp:- Chú em này hồ đồ thực, chẳng lẽ hai chúng ta giúp Chu cô nương để đánh lại Trương giáo chủ hay sao? Tôi nói cho chú biết giáo chủ địch không nổi Chu cô nương đâu.Nói xong, hòa thượng đưa mắt ra hiệu rồi kéo Lâm Nhi ra ngoài phòng. Anh chàng quê mùa ngốc nghếch vẫn còn quay đầu lại nhìn tỏ vẻ lo âu vô cùng. Chỉ Nhược thấy vậy không sao nhịn được, liền cười khì một tiếng rồi lại gục đầu nức nở khóc.Vô Kỵ ngồi bên cạnh giường an ủi:- Chỉ Nhược, cô nương chớ hiểu lầm, không phải là tôi hẹn với cô ta tới đó đâu, chỉ ngẫu nhiên gặp gỡ cô ta đấy thôi.Chỉ Nhược vừa khóc vừa đáp:- Tôi không tin, tôi không tin, từ giờ trở đi, tôi không còn tin lời của đại ca nữa.Vô Kỵ biết mình có lỗi, nhưng sự thực lại oan uổng, bây giờ chàng có nói thế nào chăng nữa thì Chỉ Nhược cũng chẳng tin. Chàng cúi đầu xuống định hôn nàng, nhưng Chỉ Nhược vội quay đi và lớn tiếng quát mắng:- Thôi đừng có động đến tôi nữa.Vô Kỵ vội nắm chặt lấy hai tay nàng, không để cho nàng cử động, rồi cúi đầu hôn luôn vào má nàng một cái. Chỉ Nhược cũng nguôi cơn giận dần. Vô Kỵ nhận thấy mình với nàng tuy đã đính hôn rồi, nhưng chưa kết thành vợ chồng. Ðêm khuya ở trong một phòng như vậy, tuy không bậy bạ nhưng cũng bất tiện nên chàng vội thề độc với nàng rồi định đi ra, nhưng Chỉ Nhược vẫn không tin cứ khóc hoài. Sau nàng vừa khóc vừa hai tay bịt mặt và nói:- Tôi biết số phận tôi hẩm hiu, tôi không dám oán trách đại ca đâu.Vô Kỵ nói tiếp:- Lúc chúng ta còn nhỏ, cả hai ta đều đau đớn khổ sở, quân Mông Cổ ở trong nước chúng ta, tác oai tác quái, nên ai ai cũng bị khổ bị đau hết. Sau này chúng ta kết thành vợ chồng, đuổi quân Mông Cổ ra khỏi đất nước, lúc ấy chúng ta chỉ có sung sướng chứ không đau khổ như bây giờ đâu.Chỉ Nhược ngửng đầu lên, nghiêm nét mặt nói:- Tôi biết đại ca thực lòng thương yêu tôi, nhưng con yêu nữ Triệu Minh nó cứ dụ dỗ đại ca hoài. Không phải là đại ca đa tình mà lại là tại tôi không xứng làm phu nhân của đại ca đấy thôi. Hà, tôi chỉ muốn chết quách đi cho rảnh, ngờ đâu Hàn Lâm Nhi lại ngớ ngớ ngẩn ngẩn, ra tay cứu tôi, tôi chỉ có can đảm chết một lần thôi, chứ không có can đảm chết lần thứ hai nữa. Bây giờ tôi... muốn bắt chước sư phụ cắt tóc đi tu, như vậy là người chưởng môn của phái Nga Mi chúng tôi rốt cuộc cũng không có một người nào lấy chồng cả.Vô Kỵ lại nói tiếp:- Thế là nghĩa lý gì, có phải cô em tức hận Triệu cô nương đã vu khống cô giết hại nghĩa phụ tôi phải không?Chỉ Nhược nhìn thẳng vào mắt chàng và hỏi lại:- Ðại ca có tin không?- Tất nhiên tôi không tin.- Ðại ca không tin thì hay lắm, chẳng lẽ ai cũng không tin cả hay sao?- Nếu vậy... chớ tại sao?Chỉ Nhược nghiến răng mím môi và trả lời:- Chỉ vì... chỉ vì.Nàng nói hai câu chỉ vì, rồi bỗng quay lưng đi mới dám nói tiếp:- Vô Kỵ đại ca, đại ca cứ coi như là không thấy tôi bao giờ cả, từ nay đừng có nhớ đến con người bạc mệnh này nữa. Anh lấy Triệu cô nương cũng được hoặc lấy người khác cũng thế. Tôi... tôi cũng không can thiệp tới nữa.Ðột nhiên nàng dậm chân một cái, người đã xuyên phi thẳng lên nóc nhà liền. Vô Kỵ thấy vậy ngạc nhiên và nghĩ thầm:- Không ngờ thân pháp và dáng điệu của nàng vừa nhanh vừa đẹp đến thế, khinh công như vậy cao siêu thực.Chàng không kịp nghĩ ngợi đến vấn đề đó, liền nhảy theo ra đuổi ngay. Chàng thấy Chỉ Nhược chạy về phía Ðông, chàng chỉ nhảy nhót ba cái đã đuổi kịp nàng và đưa tay ra ngăn cản. Chỉ Nhược không kịp thâu đà chân lại, liền ngã quay vào lòng chàng. Chàng giơ hai cánh tay ra ôm chặt vào lòng, nơi đấy là trên bờ một con sông nhỏ ở trong nội thành của Kinh đô. Chàng liền đặt nàng lên một tảng đá, rồi cả hai cùng ngồi sát cạnh nhau. Vô Kỵ giọng rất nhu mì, khẽ nói:- Chỉ Nhược, chúng ta hai vợ chồng đã thành một khối, em có việc gì nan giải thì cũng như việc của tôi vậy, cứ việc nói ra để đại ca này giải quyết cho. Hà tất cô em cứ phải tấm tức trong lòng mãi như vậy?Chỉ Nhược vừa khóc vừa trả lời:- Tôi... bị người ta hãm hiếp... thân này không còn thanh bạch, bụng tôi đã có nòi giống của nghiệp chướng, như vậy... còn kết vợ chồng với đại ca sao được?Vô Kỵ thấy nàng nói như vậy không khác gì trời tạnh mà nghe thấy tiếng sấm, nên chàng cứ ngồi thừ ra, không nói năng được nửa lời. Chỉ Nhược từ từ đứng dậy nói tiếp:- Số của tôi như thế, biết làm sao được, thôi đại ca đừng nhớ đến tôi nữa rồi dần dần sẽ quên tôi đi liền, có khó gì đâu. Vô Kỵ vẫn ngồi ngẩn người ra như trước, nhiều không tin lời nói của Chỉ Nhược là thật. Chỉ Nhược thở dài một tiếng và quay mình đi luôn. Chàng vội đứng dậy nắm lấy tay nàng, giọng run run hỏi tiếp:- Có phải... có phải tên giặc Tống Thanh Thư không?Chỉ Nhược gật đầu ứa nước mắt và đáp:- Trong khi ở Cái Bang, tôi bị chúng điểm huyệt, nên không còn hơi sức để chống cự.Vô Kỵ ôm chặt lấy nàng và nói tiếp:- Việc này có phải lỗi tự cô em đâu, việc đã rồi, dù có tức giận cũng vô ích. Chỉ Nhược, càng thấy cô em không may mắn như vậy tôi càng yêu thương cô em thêm. Từ nay trở đi chúng ta trở về hoài Tứ báo cáo cho tất cả anh em bổn giáo hay tôi sẽ thành hôn với cô em liền. Còn đứa trẻ... trong bụng cô em coi như là của tôi, như vậy cô em không còn bị tai tiếng gì nữa.- Ðại ca hà tất phải an ủi như vậy, tôi đã là người mất trinh rồi, làm sao làm được giáo chủ phu nhân cơ chứ?- Cô... coi tôi thường quá, Vô Kỵ là một hào kiệt chứ có phải là một tiểu nhân đâu mà lại có ý nghĩ thiển cận như thế, dù cô em có dại dột, lỡ bước lỡ làng, Vô Kỵ này cũng không chấp nhất, huống hồ đó là một sự tai bay vạ gió.Chỉ Nhược cảm động nói tiếp:- Vô Kỵ đại ca, có thực đại ca đối xử với thiếp tử tế như thế không, thiếp... chỉ sợ đại ca đánh lừa thiếp thôi.- Tôi tử tế với cô em hay không, sau này cô em sẽ rõ.Chỉ Nhược vội gục đầu vào ngực chàng, cảm động đến ứa nước mắt ra, mãi một hồi lâu mới lên tiếng nói được:- Vậy đại ca hãy cho thiếp uống thuốc để đẩy cái nòi giống oan nghiệt này ra.- Không nên, việc phá thai không những có tội mà lại rất ảnh hưởng đến sức khoẻ của cô em.Nói tới đó, chàng liền nghĩ thầm:- Nàng bị bắt vào Cái Bang, trước sau không đầy một tháng sao nàng lại biết đã mang thai rồi? Chưa biết chừng nàng nghĩ vớ nghĩ vẫn cũng nên.Nghĩ đoạn, chàng vội nắm lấy cổ tay nàng để xem mạch, thấy nàng không có triệu chứng gì là mang thai cả, nhưng nghĩ đến việc ấy, chàng không dám hỏi thêm nữa, tuy y thuật của chàng rất cao siêu. Nhưng chàng chỉ chuyên môn chữa thương cứu độc thôi, chớ phụ khoa thì không biết mấy, chàng đang suy nghĩ thì Chỉ Nhược lại nói tiếp:- Nếu đứa con là gái thì cũng không sao, chứ nó là con trai sau này mà được như nguyện vọng, đại ca được lên làm vua chẳng lẽ lấy đứa con hoang đó làm thái tử hay sao? Theo ý thiếp thì nên cho nó ra để khỏi di hoạ sau này.- Cô em đừng nhắc nhở đến hai chữ hoàng đế nữa, tôi là một kẻ quê mùa thất phu không bao giờ có ý định dòm ngó đến ngôi báu ấy đâu. Hơn nữa tôi không muốn cô em nhắc nhở tới chuyện đó nữa vì để cho các sư huynh sư đệ nghe thấy, lại tưởng tôi ham mê phú quý thì người nào người ấy đều chán nản, công việc của chúng ta sẽ hỏng hết ngay.- Thiếp có muốn đại ca làm hoàng đế đâu, nhưng số trời đã định thì dù đại ca có từ chối cũng không được. Ðại ca đối xử với thiếp tử tế nư vậy, thiếp thế nào cũng cố sức đền bù lòng tốt của đại ca. Thiếp tuy là một thiếu nữ yếu ớt, nhưng gặp dịp may, thiếp có thể giúp đại ca làm được vua liền. Cha thiếp không may bị thất bại, bị kẻ địch giết chết, số của thiếp không được làm công chúa nhưng biết đâu số của thiếp được làm hoàng hậu.Vô Kỵ thấy nàng ta nói một cách khẩn khoản như vậy, liền vừa cười vừa đáp:- Hoàng hậu chưa chắc đã tôn trọng bằng người trưởng môn của phái Nga Mi. Thôi được, ngày mai chúng ta còn phải lên đường xin mời hoàng hậu của trẫm hãy hồi cung trước để sửa soạn.Thế là bao nhiêu mày sầu sương thảm đều bị bay tan bằng một cái cười của hai người. Sáng sớm ngày hôm sau, Vô Kỵ dặn Doanh Ngọc tiếp tục ở lại kinh đô thêm ba ngày nữa để dọ thám tin tức của Tạ Tốn rồi chàng cùng Chỉ Nhược và Hàn Lâm Nhi đi xuống miền Nam trở về Hoài Tử ngay. Khi đi tới tỉnh Sơn Ðông đã thấy suốt dọc đường quân Mông Cổ bại trận, bỏ cả khí giới, mũ mãng và áo giáp mà cắm đầu chạy. Vô Kỵ các người phải tránh đường mà đi. Sau gặp một tên lính đang chạy chơ vơ một mình, chàng liền túm cổ y xét hỏi mới biết Hàn Sơn Ðông ở hoài Bắc đã thắng luôn mấy trận lớn, đánh cho quân Nguyên thất bại liên miên. Vô Kỵ cùng các người thấy vậy mừng rỡ vô cùng vội rảo cẳng đi luôn. Vừa tới biên giới tỉnh Sơn Ðông và hoài Bắc đã thấy nơi đây thuộc dưới quyền chỉ huy của Minh giáo. Trong nghĩa quân, có người nhận ra được Hàn Lâm Nhi vội về soái phủ báo tin ngay. Khi Vô Kỵ sắp đi tới Hào Châu, Hàn Sơn Ðông đã biết Vô Kỵ tới, liền dặn Nguyên Chương, Từ Ðạt, Ngộ Xuân, Ðằng Dư, Khang hòa các tướng ra tận ngoài xa ba mươi dặm để nghênh đón. Mọi người cách biệt lâu ngày, bây giờ được trùng phùng nên ai nấy đều vui vẻ vô cùng. Sơn Ðồng thiết tiệc và thân chinh rót rượu mời giáo chủ uống. Chỉ Nhược khi cưỡi ngựa theo Vô Kỵ vào thành thấy nghĩa quân và dân chúng ra đón rước, tuy không hoa lệ huy hoàng như vua và hoàng hậu được đón rước ở đại lộ, nhưng nàng cũng cảm thấy vẻ vang và an ủi lắm rồi.Tối hôm đó, trong thành Hào Châu, đâu đâu cũng có tiệc tùng để mừng giáo chủ giáng lâm. Sơn Ðồng nghe thấy con mình kể lại chuyện bị Cái Bang bắt giữ và nhờ giáo chủ cứu giúp như thế nào y cám ơn Vô Kỵ luôn mồm. Vô Kỵ ở trong thành nghỉ ngơi vài ngày. Dương Tiêu, Phạm Dao, Thiên Chính Dã Vương, Thiết Quang đạo nhân, Nói Không Ðược, Chu Ðiện, Ngũ hành kỳ, các Trưởng kỳ sứ hay tin đều lần lượt tới Hào Châu để gặp giáo chủ, vì vậy trong thành ngày nào cũng có tiệc tùng không ngớt.Vài ngày sau, Bức Vương Nhất Tiếu với Doanh Ngọc cũng tới nốt. Vô Kỵ hỏi đến tin Tạ Tốn thì không ai hay biết cả, riêng có Nhất Tiếu nói với chàng rằng:- Thuộc hạ gặp Trưởng bản Long đầu của Cái Bang ở Hà Bắc, thuộc hạ thấy y định hại bổn giáo nên mới đùa giỡn y một phen. Có lẽ Cái Bang cũng chưa biết tới Kim Mao Sư Vương bị ai bắt. Vì lúc ấy thuộc hạ chưa biết Tạ huynh đã về tới Trung Nguyên, bằng không thể nào cũng tới Cái Bang dò xét liền.Vô Kỵ lại kể cho mọi người hay Tạ Tốn bị Cái Bang bắt cóc rồi sau mất tích luôn. Dương Tiêu, Phạm Dao, Thiên Chính các người đều là những kẻ đa mưu túc trí, nhưng họ nghĩ đi nghĩ lại mà không ai nghĩ ra được một kế nào hết. Phạm Dao bỗng lên tiếng nói:- Không hiểu thiếu nữ áo vàng kia là người như thế nào, chưa biết chừng tìm ra được nàng ta sẽ biết được hành tung của Tạ huynh ngay.Thiên Chính cũng lên tiếng nói:- Người vẽ dấu hiệu khiến giáo chủ chạy quanh một vòng lớn chắc thế nào cũng có liên can đến việc biệt tích của Kim Mao Sư Vương.Quần hào tuy kiến thức rộng, nhưng không ai nghĩ ra được thiếu nữ áo vàng đó là ai cả. Nhưng ai ai cũng khuyên Vô Kỵ nên khoan tâm và cùng nói rằng:- Theo lời lẽ và hành sự của thiếu nữ áo vàng đó thì nàng ta không có ác ý gì với giáo chủ cả, nếu Kim Mao Sư Vương mà lọt vào tay nàng ta thì cũng bình yên vô sự. Xem như vậy, chắc thiếu nữ ấy chỉ muốn biết thanh đao Ðồ Long ở đâu thôi, chứ không định tâm phản lại chúng ta và giết hại Kim Mao Sư Vương đâu.Vô Kỵ thấy mọi người nói như vậy mới yên tâm phần nào, chàng liền phái Ngũ hành kỳ đi các nơi dò xét. Tuy đại thắng mấy trận, nghĩa quân của Minh giáo cũng tổn thất rất nặng, nên phải nghỉ đợi ba tháng để chỉnh đốn lại lực lượng và chiêu mộ tân binh, không có thì giờ khởi quân để đại chiến với quân Nguyên vội, Doanh Ngọc nói chuyện Chỉ Nhược tự tử cho mọi người nghe. Tuy không ai hiểu tại sao nàng lại tự tử như thế, nhưng người nào cũng nói chắc là không thoát khỏi chữ ghen! Còn Phạm Dao các người biết Vô Kỵ vẫn còn yêu Triệu Minh, nếu để giáo chủ của Minh giáo kết hôn với quận chúa của Mông Cổ thì thế nào cũng phản ứng đến đại sự kháng Nguyên phục quốc, tai hại rất lớn. Vì những lẽ trên, nên ai ai cũng khuyên Vô Kỵ sớm kết duyên với Chỉ Nhược. Vô Kỵ thấy Chỉ Nhược đã mang bầu nên việc này không thể trì hoãn được liền nhận lời ngay. Thế rồi Hân Thiên Chính chọn ngày hoàng đạo là mười lăm tháng ba sẽ làm lễ thành hôn cho hai người. Người của Minh giáo hay tin đó đều mừng rỡ hết sức, lúc bấy giờ thanh thế của Minh giáo thật là oai trấn thiên hạ, đâu đâu cũng có tin thắng trận gửi về. Hỉ tin của giáo chủ kết hôn truyền ra, các nhân sĩ của võ lâm đem đến mừng đông như kiến cỏ. Phái Côn Luân và Không Ðộng, tự cho mình là danh môn chính phái và xưa nay có hiềm thù với Minh giáo, nhưng sau khi được Vô Kỵ ra tay cứu giúp ở chùa Vạn Pháp tại Kinh đô từ đó trở đi, không riêng gì hai môn phái ấy mà các môn phái khác cũng đều bỏ hết ân oán cũ, không thù hằn Minh giáo nữa, vì vậy môn phái nào cũng có đem lễ vật tới mừng. Chỉ Nhược là chưởng môn của phái Nga Mi, nên chưởng môn của các phái khác cũng sai người đem lễ vật đến mừng nốt. Trương Tam Phong của phái Võ Ðang tuy không thân chinh tới mừng, nhưng cũng có đích bút viết bốn chữ "giai nhi giai phụ" vào sau một cuốn Thái cực quyền kinh rồi sai Tống Viễn Kiều, Dư Liên Châu, Hân Lợi Hanh ba đệ tử mang đi mừng. Lúc ấy Bất Hối đã kết hôn với Lợi Hanh rồi cũng theo chồng đi Hào Châu. Vô Kỵ vừa tiến lên thỉnh an. Chàng lớn tiếng kêu gọi nàng Bất Hối:- Lục sư Thẩm.Bất Hối xấu hổ vô cùng, mặt đỏ bừng, nắm lấy tay chàng và nghĩ đến chuyện xă. Trong lòng nàng vừa mừng rỡ vừa thương cảm. Vô Kỵ sợ Hữu Lượng, Thanh Thư chưa nguôi lòng giận, thừa cơ tới hãm hại, liền phái Nhất Tiếu làm tạ lễ đi Võ Ðang. Vô Kỵ còn kể lại chuyện Thanh Thư định giết hại Thanh Cốc và Trương Tam Phong như thế nào, kể cả cho Nhất Tiếu hay và dặn Nhất Tiếu khi lên tới núi Võ Ðang bái kiến Trương Tam Phong xong nếu gần gũi Ðại Nham với Tòng Khê luôn, đề phòng bị gian mưu của Hữu Lượng. Chàng còn dặn Nhất Tiếu ở lại đó cho đến khi Viễn Kiều các người quay trở về Võ Ðang rồi hãy cáo biệt.Nhất Tiếu nghe Vô Kỵ nói việc đó do Hữu Lượng với Thanh Thư tạo nên, tức giận đến mặt xám xanh, hậm hực đỡ lời:- Từ khi tuân lệnh giáo chủ dẫn dụ, Nhất Tiếu tôi không dám hút máu người nữa, nhưng lần này tôi gặp hai tên gian tặc ấy thế nào cũng phải hút máu chúng tới khi chúng khô héo chỉ còn da với xương mới thôi.Vô Kỵ vội khuyên bảo:- Với Hữu Lượng Vi huynh cứ việc thuận tay diệt trừ đi. Còn Thanh Thư là người con duy nhất của sư bá tôi và cũng là người trưởng môn vị lai của phái Võ Ðang, cứ để yên cho phái Võ Ðang tự quét sạch cửa ngõ lấy, chúng ta không nên đụng vào người y, để khỏi mất cảm tình với đại sư bá của tôi.Nhất Tiếu vừa cười vừa nhận lời rồi từ biệt đi luôn. Ðến hôm mùng mười tháng ba các nữ hiệp của phái Nga Mi đã đem lễ vật tới Hào Châu. Ðinh Mẫn Quân nhờ người đem lễ vật tới mừng chớ nàng ta không tới. Các người của Minh giáo từ trên chí dưới đều thay đổi quần áo mới. Nơi lễ tơ hồng lập ở trong khách sảnh đó trang hoàng lịch sự vô cùng. Hân Thiên Chính là chủ hôn bên đàng trai, Thường Ngộ Xuân là chủ hôn bên đàng gái. Thiết Quan đạo nhân là tổng tuần thành phố Hào Châu, bố trí các đệ tử trong giáo phái đi tuần tiễu và khám xét các nơi phòng kẻ trà trộn vào phá bĩnh. Khang hòa thống lĩnh tinh binh của nghĩa quân đóng ở ngoài thành để bảo vệ. Trưa hôm đó, phái Thiếu Lâm và phái Hoa Sơn cũng phái người mang lễ vật đến mừng. Quá giờ Thân một khắc đã tới giờ hoàng đạo, pháo hiệu liền nổi lên, Dương Tiêu với Phạm Dao dẫn các khách đến mừng vào trong đại sảnh. Rồi Tán lễ sinh lớn tiếng tán lễ. Lợi Hanh với Hàn Lâm Nhi làm rể phụ đi cùng Vô Kỵ ở bên trong bước ra. Tiếng bát âm cử lên, tám nữ hiệp trẻ tuổi của phái Nga Mi làm dâu phụ cùng Chỉ Nhược ở bên trong bước ra ngoài đại sảnh. Ðàn ông ở bên trái, đàn bà bên phải. Cô dâu chú rể đứng sát nhau. Tán lễ sinh liền lớn tiếng nói:- Vái trời.Vô Kỵ với Chỉ Nhược đang quỳ xuống cái thảm đỏ trải ở dưới đất vái lạy, bỗng nghe thấy ngoài cửa có một tiếng thánh thót quát bảo:- Hãy khoan!Chỉ thấy bóng xanh thấp thoáng một cái, một thiếu nữ áo xanh đứng sừng sững ở giữa sân tủm tỉm cười. Nàng ta chính là Triệu Minh. Quần hào vừa trông thấy mặt Triệu Minh đều hò hét quát tháo ầm ĩ. Cao thủ của Minh giáo với các đại môn phái đã đau đớn khổ sở với nàng rất nhiều, họ không ngờ bây giờ một mình nàng lại dám đột nhập vào chốn này. Những người hơi nóng tính một chút, định nhảy xổ ra đánh nàng. Dương Tiêu thấy vậy vội giơ hai cánh tay ra quát lớn một tiếng:- Hãy khoan!Rồi Tả sứ nói tiếp với mọi người:- Ngày hôm nay là ngày đại hỷ của giáo chủ với người trưởng môn phái Nga Mi, Triệu cô nương giáng lâm để mừng, như vậy cô ta là khách của chúng ta. Quý vị hãy nể mặt phái Nga Mi và Minh giáo chúng tôi, xếp chuyện cũ sang một bên trước và không được vô lễ với Triệu cô nương.Nói xong, y đưa mắt ra hiệu cho Bành Doanh Ngọc với Nói Không Ðược. Hai người hiểu ý liền vội vòng ra phía hậu đường để điều tra xem Triệu Minh đưa theo bao nhiêu tay cao thủ tới.Dương Tiêu thấy hai người đi rồi, liền tiến lên nói với Triệu Minh rằng:- Mời Triệu cô nương lại đây để xem hôn lễ, lát nữa tại hạ còn kính cô nương ba chén rượu nhạt.Triệu Minh mỉm cười đáp:- Tôi có mấy lời muốn nói riêng với Trương giáo chủ, nói xong tôi sẽ đi ngay, hẹn đến ngày khác sẽ quấy nhiễu sau.Dương Tiêu lại nói tiếp:- Triệu cô nương, có chuyện gì chờ hành lễ xong nói cũng được mà.- Nếu chờ đến khi hành lễ xong thì đã muộn rồi.Dương Tiêu với Phạm Dao đưa mắt nhìn nhau một cái. Hai người đã biết ngày hôm nay nàng tới đây là để phá bĩnh, dù sao cũng phải nghĩ cách ngăn nàng ngay mới được, nếu không đám cưới này sẽ mất vui đi. Dương Tiêu tiến lên hai bước và nói:- Ngày hôm nay tân chủ phải tận lễ, thế nào cũng xin cô nương giữ ý cho.Y đã quyết định, nếu Triệu Minh còn phá quấy nữa thì y sẽ ra tay điểm luôn vào yếu huyệt, kiềm chế không cho nàng nói nữa. Ngờ đâu Triệu Minh lại nói với Phạm Dao:- Khổ đại sư người định ra tay đánh tôi, đại sư có giúp tôi không?Phạm Dao cau mày lại đáp:- Thưa Quận chúa, trên đời này có nhiều việc không sao được hoàn toàn như ý muốn của mình, nên ta không thể bướng bỉnh được đâu.Triệu Minh vừa cười vừa lẩm bẩm nói tiếp:- Tôi cứ thích bướng bỉnh đấy.Nói xong, nàng quay đầu lại nói với Vô Kỵ:- Trương Vô Kỵ, ngươi là giáo chủ của Minh giáo, chẳng lẽ nam nhi đại trượng phu nói rồi lại nuốt lời hay sao?Vô Kỵ thấy Triệu Minh tới, trái tim trong lồng ngực đập mạnh chỉ mong Dương Tiêu chống chế hộ mình, khuyên nàng rời khỏi nơi đây ngay. Chàng đang mong mỏi thì lại nghe Triệu Minh lên tiếng hỏi như vậy, nên đành phải miễn cưỡng trả lời:- Có bao giờ tôi nuốt lời đâu.Triệu Minh lại hỏi:- Bữa nọ tôi cứu Hân lục thúc của giáo chủ thoát chết, giáo chủ có nhận lời giúp tôi ba việc và không được trái lệnh một việc nào có phải thế không?Vô Kỵ đáp:- Phải, việc thứ nhất, cô nương bảo tôi mượn đao Ðồ Long cho cô nương xem, không những cô đã được xem mà còn lấy trộm bảo đao đó đi là khác. Mấy chục 5 nay, người trên giang hồ, ai ai cũng muốn biết rõ thanh bảo đao Ðồ Long võ lâm chí tôn ấy hiện đang ở đâu, bây giờ mọi người nghe thấy nói thanh đao ấy đã lọt vào tay Triệu Minh rồi, nên ai nấy đều xôn xao bàn tán làm ồn cả khách sảnh lên.Triệu Minh lại nói tiếp:- Bảo đao Ðồ Long hiện đang ở trong tay ai, sự thực chỉ có một mình Kim Mao Sư vương Tạ đại hiệp biết thôi. Nếu giáo chủ không tin cứ đi gọi Tạ đại hiệp sẽ biết lời tôi nói thực hay hư liền.Tạ Tốn đã về Trung Nguyên, đa số võ lâm quần hào không hay biết tin này, nghe thấy Triệu Minh nhắc nhở Kim Mao Sư vương mọi người đang ồn ào liền yên lặng ngay, Vô Kỵ vội hỏi:- Hiện giờ nghĩa phụ tôi ở đâu, mong cô nương cho tôi biết tin đi, vì ngày đêm tôi nhớ nhung ông ta hoài.Triệu Minh vừa cười vừa đáp:- Tôi yêu cầu giáo chủ làm ba việc, đã nói trước là không được vi phạm đến nghĩa đạo của võ lâm. Giáo chủ đều phải tuân theo làm đủ ba việc đó cho tôi. Việc mượn đao Ðồ Long để xem, tuy chưa làm đến nơi đến chốn, nhưng dù sao tôi cũng được trông thấy bảo đao đó rồi. Sau bảo đao bị mất trộm, điều này tôi không thể trách cứ giáo chủ được. Việc thứ nhất coi như giáo chủ đã làm xong rồi, bây giờ tôi lại muốn giáo chủ làm giúp cho tôi việc thứ hai.Trương Vô Kỵ, trước mặt các anh hùng hào kiệt ở đây, người không thể nói mà không giữ lời được.- Chẳng hay cô nương muốn tôi làm việc gì thế?Dương Tiêu vội xen lời nói:- Triệu cô nương, có việc gì định nhờ đến giáo chủ của tệ giáo thì phải hẹn ước ngày giờ trước, quý hồ điều đó không làm trái với đạo nghĩa trong võ lâm, không nói Trương giáo chủ cũng phải nhận lời, mà tệ giáo từ trên chí dưới, ai cũng phải tận tâm kiệt lực giúp vào việc đó cho cô nương. Lúc này Trương giáo chủ vời tẩu phu nhân đang làm lễ tơ hồng, việc khác phải xếp sang một bên trước, xin cô nương đừng có nói nhiều để cản trở giờ hoàng đạo nữa.Y nói tới những câu cuối cùng, giọng nói nghiêm khôn tả. Ngờ đâu Triệu Minh vẫn ung dung như thường, hình như nàng rất coi thường vị Quang Minh tả sứ của Minh giáo tiếng tăm đã lừng lẫy giang hồ vậy. Nàng thấy Dương Tiêu nói như thế liền uể oải đáp:- Việc của tôi cũng quan trọng hơn, không thể trì hoãn giây phút nào hết.Nói xong, nàng đột nhiên tiến lên mấy bước, đi tới trước mặt Vô Kỵ kiễng chân lên, rỉ tai chàng khẽ nói:- Việc thứ hai của tôi đây là bắt buộc giáo chủ ngày hôm nay không được động phòng hoa chúc với Chu cô nương.Vô Kỵ ngẩn người ra giây lát và hỏi lại:- Tại sao?- Ðấy là việc thứ hai, còn việc thứ ba, bao giờ tôi nghĩ ra, tôi sẽ nói với giáo chủ sau.Mấy lời nói của nàng rất khẽ, nhưng Chỉ Nhược, Viễn Kiều và Lợi Hanh và tám nữ hiệp của phái Nga Mi làm phù dâu nghe thấy rõ hết. Ai nấy đều biến sắc, tám hiệp nữ của phái Nga Mi tuy không đem theo khí giới nhưng người nào cũng nắm chặt lấy quyền lại để đợi chờ, nếu Triệu Minh còn nói thêm những lời vô lễ làm nhục đến người trưởng môn của phái Nga Mi thì họ ra tay đánh đập Triệu Minh liền.Vô Kỵ lắc đầu đáp:- Xin lỗi cô nương, việc này tôi không thể tuân theo được.Triệu Minh lại hỏi tiếp:- Thế giáo chủ đã nhận lời rồi, bây giờ định nuốt lời hay sao?- Chúng ta đã nói trước là việc đó không trái đạo hiệp nghĩa mới được. Tôi với Chu cô nương đã có hôn ước kết thành phu thê nếu theo lời cô nương thì có phải là trái với đạo nghĩa không?- Nếu giáo chủ thành hôn với nàng ta mới thực là bất hiếu bất nghĩa. Lúc đi du ngoạn hoàng thành tại đại lộ, chẳng lẽ giáo chủ chẳng trông thấy nghĩa phụ của giáo chủ bị ai ám hại hay sao?Vô Kỵ không sao nén được lửa giận, liền lớn tiếng đáp:- Triệu cô nương, ngày hôm nay kính cô là khách, đã nhường nhịn cô ba thành rồi, nêu cô nương còn ở đây nói bậy như thế nữa thì đừng có trách.Triệu Minh lại hỏi tiếp:- Việc thứ hai này giáo chủ nhất định không chịu nghe tôi mà làm phải không?Vô Kỵ đã bắt đầu chịu nhũn nghĩ đến nàng thân là một Quận chúa mà không sợ tai tiếng, đến đây trước mặt quần hào yêu cầu ta phế bỏ hôn nhân, đủ thấy nàng ta si tình ta như thế nào. Vì vậy mà giọng nói của chàng cũng dịu dần và nói tiếp:- Triệu cô nương, việc đã xảy ra như vậy, tôi cũng mong cô nương nên... nên bỏ qua đi thì hơn. Thiết nghĩ tôi là một người quê mùa cục mịch thì làm sao... làm sao...Nói tới hai chữ làm sao này, chàng không biết nói như thế nào nữa cho phải. Triệu Minh lại nói tiếp:- Ðược, giáo chủ thử nhìn xem cái này là cái gì thế?Nàng giơ bàn tay phải ra, chìa tới trước mặt Vô Kỵ, không biết Vô Kỵ trông thấy cái gì trên bàn tay nàng, nhưng mọi người chỉ thấy chàng giật mình kinh hãi, người và chân tay run lẩy bẩy rồi đáp:- Ðây... đây là tôi...Triệu Minh vội nắm bàn tay lại, bỏ vật đó vào trong túi rồi tiếp:- Chẳng hay giáo chủ có chịu làm giúp việc thứ hai cho tôi không, tuỳ ở giáo chủ đây, tôi không cưỡng ép đâu.Nói xong, nàng quay người thẳng ra ngoài cửa. Không ai biết trong tay Triệu Minh có gì mà tại sao Vô Kỵ vừa trông thấy đã kinh hoảng mất hết tinh thần đến thế. Chỉ Nhược bị cái mão phụng quan có những tua hạt trai lòng thòng ở phía trước và có một miếng nhiễu điều phủ lên nữa, nàng chỉ nghe thấy Vô Kỵ với Triệu Minh đối đáp thôi chứ không trông thấy hai người là gì, và tất nhiên nàng cũng không trông thấy tay của Triệu Minh cầm gì rồi.Vô Kỵ nói với theo:- Triệu... Triệu cô nương hãy dừng bước.Triệu Minh quay đầu lại hỏi:- Giáo chủ có muốn theo thì phải đi ngay bây giờ, bằng không cứ ở lại đây làm lễ tơ hồng với cô dâu đi. Nam nhi đại trượng phu làm việc gì cũng phải quyết định mới được chứ cứ chần chờ như thế sẽ mang hận suốt đời đấy.Nàng chỉ lớn tiếng nói có mấy câu đó thôi. Thế là chân không ngừng bước, đã đi thẳng ra ngoài cửa lớn liền. Vô Kỵ lại gọi với tiếp:- Triệu cô nương hãy khoan, hà tất cô nương phải nóng nảy như thế, hãy ở lại bàn tán qua đã.Chàng thấy Triệu Minh đã rảo bước đi, vội đuổi theo kêu gọi tiếp:- Ðược, tôi xin nghe lời cô, ngày hôm nay không thành hôn vội.Triệu Minh nghe chàng nói như vậy, liền ngừng chân lại và trả lời:- Nếu vậy giáo chủ nên theo tôi mà đi ngay đi.Vô Kỵ đuổi theo hai bước, nhưng chàng lại quay đầu lại nhìn, thấy Chỉ Nhược vẫn đứng yên ở đó, chàng phân vân khó xử vô cùng đang định quay lại giải thích cho nàng ta hay để nàng khỏi thắc mắc nhưng chàng lại thấy Triệu Minh quay người đi thẳng rồi. Chàng thấy việc trước mắt đây quá khẩn cấp lắm, cần phải cương quyết và định đoạt ngay mới được, nên chàng đành để Chỉ Nhược đứng trơ trọi ở đó mím môi đuổi theo Triệu Minh ngay.Vô Kỵ vừa đuổi ra tới cửa lớn thì đột nhiên thấy bên cạnh mình có một bóng hình thấp thoáng và thấy một người đuổi theo tới phía sau Triệu Minh, trong tay áo hồng, thò một chiếc tay nho nhỏ ra. Năm ngón tay nhằm sau ót Triệu Minh đâm luôn. Sự việc xảy ra đột ngột và nhanh như điện chớp, người ra tay đó chính là cô dâu Chu Chỉ Nhược. Vô Kỵ thấy vậy nghĩ thầm:- Thế võ này lợi hại thực, không hiểu Chỉ Nhược học ở đâu ra mà có miếng võ thần bí như thế? Chàng thấy năm ngón tay của nàng đã bao trùm đỉnh đầu của Triệu Minh rồi. Tuy Triệu Minh đã học được các môn võ học tuyệt diệu của các môn phái, nhưng không sao giải thoát nổi mối nguy hiểm của năm ngón tay kia đang cùng chộp xuống. Nếu năm ngón tay của Chỉ Nhược cắm xuống thì đầu óc của Triệu Minh sẽ bị thủng liền. Vì vậy mà Vô Kỵ không kịp suy nghĩ gì cả, nhún chân một cái đã đến gần hai người, giơ tay ra nắm lấy mạch môn của Chỉ Nhược. Chỉ Nhược liền dùng khủyu tay trái thúc tới, kêu đến "bộp" một tiếng, khủyu tay của nàng đã thích trúng vào giữa ngực của Vô Kỵ, Cửu Dương thần công trong người Vô Kỵ tự động bốc lên, làm giảm mất sức lực của cái thúc đó. Tuy vậy chàng vẫn thấy khí huyết trong người rạo rực và chân hơi loạng choạng. Phạm Dao trông thấy sự thể nguy cấp, nghĩ tới tình xưa nghĩa cũ của cố chủ, liền xông lại múa chưởng, đẩy mạnh vào vai của Chỉ Nhược một cái. Chỉ Nhược giơ tay lên khẽ phẩy một cái, tay nàng khéo léo vô cùng đã phất trúng yếu huyệt ở cổ tay của Phạm Dao liền. Bị phất trúng yếu huyệt, Phạm Dao liền thấy bản thân tê tái, không sao ra tay tấn công tiếp được nữa. Nhưng nhờ vậy mà cản trở được thế công của Chỉ Nhược và Triệu Minh đã tiến lên được nửa bước, thoát khỏi nguy hiểm, nhưng tay của Chỉ Nhược vừa chộp trúng vai nàng chỗ gần cổ. Vô Kỵ thấy năm ngón tay của Chỉ Nhược cắm sâu vào vai bên phải của Triệu Minh, liền kều "ủa" một tiếng và giơ chưởng lên đẩy Chỉ Nhược lui về phía sau. Tuy bị mão phụng quan và tấm nhiễu điều che mắt Chỉ Nhược nghe tiếng gió động cũng biết Vô Kỵ đã ra tay đẩy mình, nàng lại xoay hữu chưởng lại, chém luôn vào cổ tay của Vô Kỵ. Sự thực Vô Kỵ không muốn giết hại hay đả thương Chỉ Nhược, chỉ vì thấy nàng ra tay vừa lợi hại vừa độc ác muốn giết chết Triệu Minh tại chỗ, bất đắc dĩ, chàng phải giơ tay ra chống đỡ và khuyên can thôi. Không ngờ Chỉ Nhược người không cử động chân không xê dịch, hai tay đã đỡ luôn ba thế võ rất nguy hiểm liền. Vô Kỵ giở Càn Khôn Ðại Nã Di tâm pháp ra mới chống đỡ nổi tám thế công và thế thủ đó, chỉ trong chớp nhoáng đã qua liền.Quần hào có mặt nơi đại sảnh, ai cũng im hơi lặng tiếng, kinh hãi đến ngẩn người ra. Triệu Minh bị thương nặng, ngã lăn ra đất, nắm lỗ hổng ở trên vai, máu chảy ra như suối, làm đỏ cả nửa cái áo của nàng. Chỉ Nhược đột nhiên thâu tay lại, không tấn công nữa và lên tiếng nói:- Trương Vô Kỵ, người bị yêu nữ mê hoặc, đang tâm bỏ tôi mà đi.Vô Kỵ đáp:- Chỉ Nhược tôi xin hiền muội hãy lượng thứ nỗi khổ tâm của tôi, cuộc hôn ước của chúng ta không bao giờ Vô Kỵ tôi cắt đứt đâu, chỉ xin trì hoãn lại vài ngày mà thôi.Chỉ Nhược lạnh lùng trả lời:- Nếu đại ca đi thì đừng có hòng trở về nữa, tôi chỉ mong đại ca sau này đừng có hối hận.Triệu Minh nghiến răng mím môi đứng lên, rồi đi thẳng ra ngoài, vết thương ở trên vai nàng vẫn chảy máu tươi ra, nhỏ dòng trên mặt đất. Tuy quần hào đã được mục kích nhiều chuyện lạ ở trên giang hồ, nhưng ngày hôm nay mới được trông thấy hai thiếu nữ tranh chồng, gây đổ máu trong phòng cưới. Cô dâu bị khăn nhiễu che mặt mà còn đả thương được tình địch, cho nên ai nấy đều giật mình kinh hoảng, không nói được nửa lời.Vô Kỵ dậm chân một cái, rồi trả lời Chỉ Nhược tiếp:- Nghĩa phụ đối với tôi ơn nặng như núi Thái Sơn, tình sâu như biển cả, Chỉ Nhược, Chỉ Nhược mong hiền muội tha thứ cho ngu huynh.Nói xong chàng quay người đuổi theo Triệu Minh ngay. Hân Thiên Chính, Liên Châu, Viễn Kiều không hiểu gì cả, nên không ai dám ngăn cản hết. Chỉ Nhược bỗng giơ tay lên rứt khăn phủ đầu rơi xuống đất và lớn tiếng nói:- Quý vị thân bằng cố hữu đều trông thấy, đó là do chàng phụ tôi trước chứ không phải là do tôi phụ chàng. Từ nay trở đi, Chỉ Nhược với Trương Vô Kỵ ân đoạn nghĩa tuyệt rồi.Nói xong, nàng cởi cả cái mũ phụng quan xuống, thuận tay vò nát những trân châu ở trên phụng quan biến thành bột vụn rớt cả xuống mặt đất. Nàng lại nói tiếp:- Tôi, Chu Chỉ Nhược, nếu không rửa được mối nhục ngày hôm nay thì thề sẽ như những hạt châu này.Thiên Chính, Viễn Kiều, Dương Tiêu đang định tiến lên khuyên van, định bảo nàng hãy chờ Vô Kỵ trở về, hỏi rõ đầu đuôi ra sao rồi sẽ định liệu sau. Nhưng Chỉ Nhược đã xé luôn cả cái áo thêu đầy hoa vàng ra làm hai mảnh, vứt xuống dưới đất, rồi tung mình nhảy lên cao. Chỉ thấy nàng xoay mình một cái rất đẹp, thân hình đã lên trên nóc nhà liền. Dương Tiêu, Thiên Chính các người đuổi theo nhảy lên trên mái nhà thì thấy nàng rất nhẹ nhõm, tựa như một đám mây đỏ, đang bay phất phới về phía Ðông và đi mất. Khinh công của nàng cao siêu tuyệt mức, có lẽ không kém gì cả Vi Nhất Tiếu. Dương Tiêu các người đuổi không kịp, chỉ đứng ngẩn người ra giây lát rồi nhảy xuống bên dưới, quay trở vào đại sảnh. Thế là đám cưới đang vui mừng như vậy, thoáng cái đã thành gió bay tan hết.Giáo chúng của Minh giáo từ trên xuống dưới đều mất hết sĩ diện, người nào người ấy đều rầu rĩ vô cùng, ngay cả quần hào đến mừng vào dự tiệc cũng mất thú nốt. Các người xôn xao ước đoán, không ai hiểu Triệu Minh đã đưa vật gì cho Vô Kỵ xem, mà khiến Vô Kỵ phải sợ hãi, rồi vội vàng đuổi theo nàng đến thế. Những người nghe thấy lời nói Vô Kỵ thì đoán chắc việc này có liên can rất lớn tới Tạ Tốn, nhưng nội dung ra sao thì không một ai biết hết cả. Các nữ hiệp của phái Nga Mi khẽ bàn tán vài câu rồi hậm hực cáo từ rút luôn.Thiên Chính cứ xin lỗi luôn mồm và nói thế nào cũng sẽ dẫn Vô Kỵ lên núi Nga Mi để trịnh trọng xin lỗi và tiếp tục cử hành lại cuộc hôn lễ không nên vì việc nhỏ mọn này mà hai bên mất lòng với nhau.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 87
Ngàn Dặm Phó Nạn
Các nữ hiệp của phái Nga Mi chỉ ậm ừ gật đầu rồi cáo từ chia nhau đi để kiếm Chu Chỉ Nhược.Một lũ con gái vừa đi vừa mắng chửi đàn ông vô tình bạc nghĩa om sòm cả lên.Thì ra cái mà Triệu Minh nắm trong tay đưa cho Vô Kỵ xem chỉ là mấy sợi tóc vàng thôi chứ không có gì lạ hết. Vô Kỵ vừa trông thấy đã nhận ngay ra đó là tóc của Tạ Tốn. Nên biết cách luyện công của Tạ Tốn khác hẳn với những người khác vì lý do bản chất cùng hình dáng của Sư Vương cũng khác người nốt. Vì thế sau tuổi trung niên, tóc dài của Sư Vương chuyển thành màu vàng chóe, khác hẳn màu tóc của người bên Tây Vự cả, nên Vô Kỵ vừa trông thấy đã nhận ra liền.Chàng thấy Triệu Minh đã cắt được mấy sợi tóc của Tạ Tốn thì chắc nghĩa phụ của mình thế nào cũng bị nàng giam giữ rồi, bằng không nàng thể nào cũng biết chỗ của Tạ Tốn. Chàng coi Tạ Tốn y như thân sinh của mình vậy nên chàng vừa thấy mấy sợi tóc vàng đó liền coi trên thiên hạ không còn có việc gì quan trọng hơn là phải giải cứu ngay nghĩa phụ mình ra khỏi chốn hiểm nguy.Chàng biết Triệu Minh đã cầm được trong tay mấy sợi tóc này rồi, nếu chàng còn tiếp tục làm lễ tơ hồng với Chu Chỉ Nhược thể nào nàng cũng tức giận mà bỏ đi giết Tạ Tốn ngay. Bỏ đi như vậy rất bất lợi cho chàng nhưng trước mặt quần hùng chàng không thể giảng giải cho Chu Chỉ Nhược hay được. Trong những thân khách dự tiệc ở đây, ngoài người của Minh Giáo và phái Võ Ðang ra thì ai ai cũng muốn giết cho được Tạ Tốn mới hả dạ. Họ chẳng để báo thù cho những người bị Tạ Tốn giết hại năm xưa thì cũng vì muốn cướp cho được thanh bảo đao Ðồ Long. Cho nên Vô Kỵ thấy Triệu Minh chạy đi, dù biết theo nàng chàng sẽ có lỗi rất lớn với Chu Chỉ Nhược, chàng vẫn quyết đuổi theo Triệu Minh vì rốt cuộc chàng vẫn coi tính mạng của nghĩa phụ là hơn.Chàng vừa ra tới cửa lớn đã thấy Triệu Minh cố hết sức chạy cho thật nhanh, máu tươi trên vai nàng nhỏ dòng suốt dọc đường. Chàng hít hơi lấy sức nhảy luôn về phía trước mấy trượng, vượt qua đầu Triệu Minh và nói:- Triệu cô nương, đừng có bắt ép tôi phải làm con người bất nghĩa để cho anh hùng thiên hạ thóa mạ.Triệu Minh bị thương rất nặng, thoạt tiên còn nhịn hơi, cố chịu đựng mà chạy được một quãng như vậy, nay nghe Vô Kỵ nói như thế liền đáp:- Ðại... ca...Nàng mới nói được hai chữ đó thì chân khí đã tiết ra hết, không sao gắng gượng được nữa ngã nhào xuống đất liền. Vô Kỵ vội cúi mình xuống đỡ nàng nói:- Cô nương hãy cho tôi biết hiện giờ nghĩa phụ tôi đang ở đâu? !Triệu Minh thều thào đáp:- Ðại ca... mau... đem tôi... đi cứu Tạ lão tiền bối! Ði...tôi... sẽ... chỉ... đường cho...Vô Kỵ lại hỏi tiếp:- Chẳng hay nghĩa phụ tôi có bị nguy hiểm tới tính mạng không?Triệu Minh vẫn thều thào như trước:- Nghĩa phụ của... đại ca... bị lọt... vào... vào tay... Thành...Khôn...Trương Vô Kỵ nghe hai chữ Thành Khôn, giật mình đánh thót một cái, hoảng sợ đến mất hết hồn vía. Lúc này chàng đã biết ngày nọ trên Quang Minh Ðỉnh Thành Khôn giả bộ chết chứ không phải y chết thực. Chàng biết võ công của y rất cao siêu, người lại đa mưu lắm kế, hơn nữa y với Tạ Tốn lại có thâm thù rất lớn với nhau. Bây giờ Tạ Tốn lọt vào tay y, không cần nói cũng biết Kim Mao Sư Vương thế nào cũng bị nguy hiểm rồi. Triệu Minh lại nói tiếp:- Một mình.. đại ca... đi không...ăn thua gì đâu...nên gọi Dương Tiêu và mọi người... đi theo!Nàng vừa nói vừa chỉ về hướng Tây. Ðột nhiên nàng ngửa đầu về phía sau và ngất đi liền. Vô Kỵ nghĩ đến lúc này nghĩa phụ mình đã lọt vào tay kẻ tử thù, chắc thế nào cũng bị đánh đập đau đớn khổ sở lắm nên lòng chàng nóng như lửa đốt. Chàng vội ẳm Triệu Minh lên, xé áo băng bó vết thương cho nàng rồi vẫy tay gọi một tên giáo đồ Minh Giáo đứng gần đó dặn bảo:- Mi mau thưa với Dương tả sứ bảo tả hữu lập tức dẫn mọi người theo ta đi về phía Tây! Mi bảo ta có việc cần kíp lắm nghe!. Tên giáo đồ vâng lời, chạy đi báo cáo ngay. Vô Kỵ nghĩ thầm:- Ðến nhanh phút nào hay phút ấy, việc đời khó mà đoán trước được, chưa biết chừng chỉ đến chậm nửa khắc là không sao cứu kịp nghĩa phụ .Nghĩ đoạn, chàng vội ẳm Triệu Minh, rảo cẳng chạy tới trước cổng thành, bảo tướng sĩ canh gác tại đó dắt cho chàng một con ngựa khỏe rồi phải thân lên, thúc ngựa chạy về phía Tây luôn.Chàng phóng ngựa đi được mấy dặm thấy người của Triệu Minh cứ lạnh giá dần. Chàng vội nắm lấy huyệt mạch môn ở cánh tay nàng thử xem, thấy mạch của nàng ta đập rất yếu, chàng kinh hoảng vô cùng vội cởi mảnh áo băng bó ở trên vai nàng ra để xem vết thương. Chàng thấy đầu vai nàng có năm lỗ thủng do ngón tay đâm sâu tới tận xương. chung quanh vết thương đều bầm đen hết. Hiển nhiên nàng đã trúng phải chất độc cực mạnh. Chàng kinh hãi và nghi ngờ thêm:- Chu Chỉ Nhược là đệ tử phái Nga Mi tại sao lại biết sử dụng những võ công âm độc như thế này?Thế võ của nàng rất ác độc và còn lợi hại hơn cả Diệt Tuyệt sư thái trước kia nữa. Như vậy ta thực không hiểu chút nào!Chàng nhận thấy nếu không cấp cứu ngay, chất độc trong người tan ra Triệu Minh thế nào cũng chết liền. Lúc này chàng đang mặc quần áo chú rể, có đem theo thuốc đâu, như vậy biết lấy gì để chữa Triệu Minh cho được. Chàng suy nghĩ giây lát liền xuống ngựa, tay vẫn ẳm Triệu Minh chạy thẳng lên trên núi ở phía bên trái đường. Lên tới nơi chàng đưa mắt tìm kiếm xem có thứ thảo dược nào khử được chất độc không. Nhưng tìm mãi cũng không thấy một vị thuốc nào để chữa cho Triệu Minh cả.Chàng đang nóng lòng sốt ruột, trống ngực đập rất mạnh, đi qua hết ngọn núi này tới qua ngọn núi khác. Bỗng nhiên chàng thấy một cây hoa nhỏ có bốn năm bông hoa nhỏ mầu hồng mọc cạnh một cái thác nước nhỏ. Hoa đó chính là một diệu dược khử độc. Chàng mừng rỡ vô cùng, khẽ dặt Triệu Minh xuống, vượt qua hai khe núi rồi đi tới thác nước kia. Nhưng giữa lúc chàng đang cúi mình hái hoa thì bỗng nghe thấy phía sau có tiếng của một thiếu nữ quát lớn:- Ngừng tay lại! Hãy ngừng tay lại!Chàng liền quay đầu lại nhìn thấy có ba thiếu nữ đang đứng ở phía bên kia khe núi, một người dong dỏng cao, mình mặc quần áo đạo cô. Chàng nhận ngay ra nàng ta là Tĩnh Tuệ, đệ tử của phái Nga Mi. Hai thiếu nữ mặc áo huyền kia cũng là đệ tử của phái Nga Mi nhưng chàng không biết tên họ của hai người ấy. Chàng chỉ thấy Tĩnh Tuệ tay cầm trường kiếm, vẻ mặt giận dữ đang quát tháo:- Trương Giáo Chủ ở đây làm gì thế!?Vô Kỵ đưa tay chớp luôn một cái đã hái luôn được ba bông hoa. Chàng sợ chậm trễ sẽ không cứu được Triệu Minh. Chàng vội bỏ luôn mấy bông hoa đó vào mồm nhai ngấu nghiến rồi ú ớ hỏi:- Tĩnh Tuệ sư thái có mang theo Phật Quang khử độc đơn đi không?Phật Quang khử độc đơn là khử độc thánh dược của phái Nga Mi công hiệu hơn mấy bông hoa đó rất nhiều. Ðệ tử của phái Nga Mi hạ sơn hành đạo, trong người lúc nào cũng đem theo vừa dùng để cứu người vừa để phòng thân. Tĩnh Tuệ liền hỏi lại:- Tôi có thì thế nào? Không thì sao?- Triệu cô nương này đang trúng phải chất độc rất mạnh, xin sư thái bố thí cho ba viên linh đơn để cứu nàng ta thoát mạng.Tĩnh Tuệ trợn ngược đôi lông mày lên quát lớn:- Yêu nữ là hung thủ giết chết sư phụ tôi. Ðệ tử của phái Nga Mi, ai ai cũng hận y thị, chỉ muốn lột da và ăn thịt y thị mới hả giận. Hừ hừ, y thị trúng phải chất độc rất nặng đó là tội của y thị phải chết đến ni. Trương Giáo Chủ, tôi hỏi Giáo Chủ câu này: Ngày hôm nay là ngày đại mừng của trưởng môn chúng tôi với Giáo Chủ tại sao chỉ vì yêu nữ này đột nhiên tới nơi, mê hoặc Giáo Chủ, khiến Giáo Chủ aÜm nó rời khỏi lễ đường bỏ mặc trưởng môn của chúng tôi ở lại đó. Như vậy Giáo Chủ có còn coi phái Nga Mi chúng tôi ra gì đâu!?Vô Kỵ lại cúi đầu vái chào lần nữa và nói tiếp:- Tĩnh Tuệ sư thái, việc cứu người rất quan trọng, quả thực tôi có điều khó nói khổ tâm riêng, mong sư thái lượng thứ cho. Lòng tôi yêu Chỉ Nhược đánh chết cũng không thay đổi, có trời đất chứng giám cho!Tĩnh Tuệ nghe thấy chàng nói: "Việc cứu người rất quan trọng", nàng ta lại tưởng Vô Kỵ nói cứu Triệu Minh chứ có ngờ đâu câu đó chàng ám chỉ Tạ Tốn. Cho nên nàng ta lại càng tức giận thêm, lớn tiếng trả lời:- Lúc bấy giờ đang yên đang lành hẳn hoi chứ yêu nữ có bị thương gì đâu? Mà Giáo Chủ có muốn cứu y thị đi chăng nữa cũng phải chờ lễ t hồng với trưởng môn chúng tôi xong cũng chưa muộn mà. Hừ, Giáo Chủ chỉ được cái khéo nói nhưng lừa chúng tôi sao được!Vô Kỵ biết đối phương hiểu lầm, và cứ dây dưa mãi, chất độc lan ra thế nào Triệu Minh cũng bị toi mạng. Vì vậy chàng không nói gì thêm với Tĩnh Tuệ, quay lại chỗ Triệu Minh, vén miếng vi lên xem thương thế rồi đắp mấy bông hoa đã nhai nát vào miệng vết thương rồi mới băng bó lại.Chỉ vì nói chuyện với Tĩnh Tuệ, trì hoãn một chút mà vết thương của Triệu Minh càng đen và sưng thêm. Chàng kinh hãi nghĩ thầm:- Nếu Triệu Minh vì vết thương này mà chết, ta sẽ đau đớn biết bao. Vả lại nếu không có nàng, ta biết đi đâu để tìm nghĩa phụ cùng ác tặc Thành Khôn. Nhỡ nghĩa phụ ta bị Thành Khôn hạ độc thủ, ta không kịp ra tay cứu như vậy có phải là thành mối hận thiên cổ không!Chàng vừa nghĩ vừa run rẩy dịt thuốc cho Triệu Minh. Bỗng nhiên chàng thấy sau ót có tiếng gió động và kiếm đâm tới. Chàng khẽ giơ tay trái lên, kéo một cái, ba ngón tay chàng đã đè nằm lên trên mũi kiếm, vừa đẩy vừa lướt đã hóa giải được thế kiếm của Tĩnh Tuệ rồi. Chàng gỡ thế kiếm đó, không hề quay đầu lại nhìn chút nào, chỉ nghe tiếng gió động mà ra tay, đủ thấy võ công chàng đã luyện tới mức xuất quỷ nhập thần như thế nào.Tĩnh Tuệ thấy thế kiếm lợi hại mà đối phương chỉ dùng ba ngón tay đã hóa giải được liền, định ra tay tấn công lần nữa, ngờ đâu sức dư của thế hóa giải của đối phương vẫn chưa hết nên người nàng bị đẩy lui về phía sau ba bước lảo đảo suýt ngã. Nàng vừa kinh hãi vừa tức giận, biết mình không địch nổi Vô Kỵ, nhưng việc ngày hôm nay nhục nhã quá, không sao nhijn nổi. Triệu Minh ở trước mặt lại là kẻ thù đã giết chết sư phụ nàng. Các đệ tử phái Nga Mi đã thề độc thế nào cũng giết chết cho được Triệu Minh. Bây giờ thấy kẻ thù bị thương, nằm mê man bất tỉnh trước mặt nàng chỉ cần làm thế nào để Vô Kỵ không ra tay cứu chữa nàng kia kịp, khỏi cần dùng đao kiếm cũng báo được thù. Vì vậy nàng mới lên tiếng nói tiếp:- Kha sư muội, Ðu sư muội, chúng ta cùng tiến lên đi!Hai thiếu nữ áo huyền liền rút trường kiếm ra khỏi bao, cùng tấn công Vô Kỵ tức thì. Vô Kỵ gượng cười hỏi:- Ba vị với tôi không thù oán gì cả, ba vị hà tất cứ phải bắt ép tôi mãi như thế làm gì?Chàng vừa nói vừa phẩy tay trái, dùng Càn Khôn Ðại Nã Di tâm pháp ra gặp thế nào gỡ thế ấy, hóa giải thế kiếm của ba người một cách dễ dàng, còn tay phải của chàng tiếp tục rịt thuốc vào vết thương cho Triệu Minh. Bọn Tĩnh Tuệ ba người quây quần bên cạnh chàng mà tấn công như vũ bão, nhưng tha hảồ cho họ ra tay nhanh đến đâu cũng không sao đâm trúng được vào vạt áo của đối thủ.Họ thấy tấn công Vô Kỵ không ăn thua gì, Tĩnh Tuệ liền quát lớn một tiếng, xoay mũi kiếm lại đâm luôn vào mình Triệu Minh đang nằm ở dưới đất. Vô Kỵ thấy vậy kêu "hự" một tiếng dùng ngón tay giữa búng một cái, kêu đến "coong" một tiếng. Tĩnh Tuệ liền cảm thấy hổ khẩu tay đau nhứcả, thanh kiếm ở trong tay bị bắn tung lên trên trời kêu "cắc" một tiếng, gãy làm đôi, ri xuống đất cách xa Vô Kỵ chừng hơn trượng. Tĩnh Tuệ mất khí giới, liền dùng ngón tay chằm tử huyệt ở phía sau lưng Vô Kỵ điểm luôn. Vô Kỵ thấy nàng ta hạ độc thủ, trong lòng bực mình nghĩ thầm:- Ngươi cản trở ta cứu người lại định ra tay đánh chết ta nữa ư? Nghĩ đoạn chàng xoay tay trái, dùng hai ngón tay nắm ngay lấy cổ tay của nàng ta rồi giật mạnh một cái. Tĩnh Tuệ bị bắn tung ra ngoài xa, té lăn xuống đất liền. Hai nữ ni kia thấy sư tỷ của mình bị đánh bại liên tiếp, hoảng sợ đến không dám tiến lên tấn công tiếp nữa. Vô Kỵ rịt xong thuốc cho Triệu Minh thấy hơi thở của nàng ta còn yếu ớt và nhất là quầng đen ở xung quanh vết thương càng lúc càng lan rộng ra nên chàng biết thứ hoa này không đủ sức giải chất độc trong người nàng.Chàng bèn quay lại nói với Tĩnh Tuệ sư thái tiếp:- Tĩnh Tuệ sư thái là đệ tử cửa Phật, bao giờ cũng để lòng từ bi lên trên hết, xin sư thái ban cho ba viên thuốc , Vô Kỵ tôi sữa suốt đời cám ơn vô cùng!Tĩnh Tuệ giận dữ đáp:- Giáo Chủ cứu yêu nữ này thoát chết nó sẽ là đại thù địch của phái Nga Mi chúng tôi. Từ giờ trở đi, Chu trưởng môn với Giáo Chủ ân đoạn nghĩa tuyệt không có cách gì cứu vãn được nữa!Thiếu nữ họ Du cứ muốn khuyên Vô Kỵ vài lời, nhưng thấy sư tỷ mình cạnh đó, nàng không dám lên tiếng. Lúc này nàng không nhởn được nữa, đánh bạo xen lời nói:- Trương Giáo Chủ với Chu sư tỷ cứ thương yêu nhau như thế có hơn không, hà tất phải vì con yêu nữ này mà cứ thế.. cứ thế... Thôi Giáo Chủ nên quay trở về ngay, cùng Chu sư tỷ ...Nàng chỉ nói được có mấy câu đó mà mặt đỏ bừng không sao nói tiếp được nữa. Vô Kỵ thấy cô bé ấy ăn nói như vậy, tuy không hiểu hết ý nhưng thấy vẻ mặt nàng ta rất thành tâm, trong lòng cũng hơi cảm động vội đáp:- Cám ơn cô nương nhưng tôi không thể nào trông thấy Triệu cô nương sắp chết mà không ra tay cứu được!Lúc ấy chàng thấy vết thương của Triệu Minh càng ngày càng đen liền nói tiếp:- Cô nương, cô làm ơn bố thí cho tôi ba viên thuốc Phật Quang khử độc đơn đi! Trương Vô Kỵ tôi thế nào cũng báo đền cô nương rất hậu!. Thiếu nữ họ Ðu thấy chàng khẩn khoản như vậy, động lòng thương định móc túi lấy ba viên thuốc, nhưng khi nàng trông thấy Tĩnh Tuệ mặt lộ sát khí, trong lòng lại hoảng sợ, tay cầm thuốc rồi mà vẫn không dám rút ra khỏi túi. Tĩnh Tuệ liền quát lớn:- Du sư muội đã quên mối thù lớn của ân sư rồi hay sao? Nếu sư muội mà tặng đơn dược cho y, sư tỷ sẽ đánh chết sư muội ngay tại chỗ liền!Vô Kỵ nổi giận quát lớn:- Cô nương không tặng cho người ta thì thôi, hà tất phải ngăn cản như thế!Tĩnh Tuệ rất sợ võ công của Vô Kỵ vội giơ hai chưởng lên trước ngực rồi cứ lui bước một, mồm thì kêu gọi hai người sư muội kia rằng:- Kha sư muội, Du sư muội, chúng ta đi thôi!Nàng ta tỏ vẻ khiếp sợ, định đào tẩu, nhưng chính vì thế mà khiến cho Vô Kỵ nẩy lòng ra tay cướp thuốc. Chàng trợn ngược đôi lông mày lên và nói tiếp:- Tĩnh Tuệ sư thái, tôi cần cứu người trên hết, nếu sư thái không tặng thì đừng trách tại hạ vô lễ!Nói xong, chàng tiến tới gần Tĩnh Tuệ. Tĩnh Tuệ giơ chưởng lên một cái, chưởng phải ở dưới chưởng trái xuyên qua chằm mặt chàng tấn công luôn. Vô Kỵ khẽ né mình sang bên, chờ chưởng của nàng ta đánh lướt qua má của mình rồi mới đột nhiên giơ tay lên trên điểm luôn vào yếu huyệt ở vai trái nàng ta. Tĩnh Tuệ thấy nửa người trên bị kiềm chế vội phải chân phải lên đá. Vô Kỵ để mặc cho chân nàng đá trúng vào đùi mình, không tránh né gì cả. Trái lại chàng dùng nội lực phản công lại sức mạnh của đối phương. Tĩnh Tuệ liền cảm thấy yếu huyệt bên chân phải có luồng hơi nóng truyền vào làm cho toàn thân tê tái không sao cử động được.Thiếu nữ họ Du liền van lơn:- Xin Trương Giáo Chủ đừng...đừng đả thương sư tỷ nữa!Vô Kỵ đáp:- Tôi không đả thương cô ta đâu, mong cô nương lấy đơn dược trong túi ra tặng cho tôi đi!Tĩnh Tuệ liền quát lớn:- Du sư muội, đệ tử của phái Nga Mi chúng ta thà chết chứ không khuất phục! Ngươi cứ thử động đến ta xem!Vô Kỵ thấy thiếu nữ nọ do dự mà lúc này Triệu Minh lại sắp chết đến nơi chàng không còn nghĩ đến tục lệ nam nữ thụ thụ bất thân liền thò tay vào trong túi của Tĩnh Tuệ móc linh đơn ra. Tĩnh Tuệ liền nhổ luôn một đống nước bọt vào mặt chàng, chàng vội quay đầu né tránh tay chàng đã lấy được ba cái lọ sứ nhỏ ra rồi. Giữa lúc ấy thiếu nữ họ Kha múa kiếm đâm vào sau lưng chàng. Vô Kỵ né người tránh, nhưng thế kiếm của nàng ta rất mạnh chàng chỉ sợ nàng ta không kịp kìm lại có thể đâm luôn vào Tĩnh Tuệ thôi. Chàng vội đưa tay phải lôi kéo một cái, đẩy mũi kiếm của nàng ta sang bên. Nhưng ba lọ thuốc ở tay phải của chàng đã vô ý đụng phải miếng xương tỳ bà ở vai trái Tĩnh Tuệ. Chàng giật mình kinh hãi vội thu tay lại, không dám nhìn mặt Tĩnh Tuệ nữa.Chàng vội mở nút ba lọ thuốc đó ra xem lọ nào là thuốc giải độc, lấy luôn ra ba viên bỏ vào mồm nhai nát, mớm một nửa vào mồm Triệu Minh còn một nửa thì đắp lên vai nàng. Xong đâu đấy chàng nghĩ thầm: - Nàng trúng độc nặng như vậy, chỉ sợ ba viên thuốc này không đủ cứu chữa thôi .Nên chàng bỏ luôn cả ba lọ vào túi nói:- Xin lỗi nhé!Rồi chàng giải huyệt cho Tĩnh Tuệ và ẳm Triệu Minh chạy về phía tây. Mới chạy được mấy bước chàng đã nghe tiếng thiếu nữ họ Du thất thanh:- Sư tỷ chớ nên...Vô Kỵ quay đầu lại nhìn đã thấy một luồng sáng xanh lấp loáng, mới hay Tĩnh Tuệ đã cầm kiếm bằng tay trái giơ lên tự chém vào miếng xương tỳ bà của mình. Chỉ thoáng cái máu tươi đã phun ra đầy đất. Người Tĩnh Tuệ loạng choạng nhưng nàng không té ngã liền. Chàng cả kinh biết vừa rồi mình chỉ sơ ý chạm phải người nàng một chút mà nàng đã cho là bị sỉ nhục tự chém vai như vậy rôi. Chàng nhanh tay điểm luôn bẩy tám yếu huyệt của Tĩnh Tuệ để cho máu khỏi tuôn ra nữa.Tĩnh Tuệ quát tháo:- Ma giáo ác tặc bước đi ngay!Ðang lúc đó ở đằng xa có tiếng còi kêu liên tiếp. Thiếu nữ họ Kha cũng lấy một cái còi trúc ra để thổi trả lời những tiếng còi kia. Vô Kỵ biết đó là những ám hiệu gọi nhau của phái Nga Mi nên chàng quay đầu lại nhìn đã thấy bẩy tám người phải thân lại. Chàng nghĩ thầm:- Người tiếp viện của phái Nga Mi đã tới, chắc Tĩnh Tuệ không còn nguy hiểm đến tính mạng nữa đâu. Nhưng nếu ta ở lại đây gặp lũ thiếu nữ này lại càng phiền phức thêm .Nghĩ đoạn chàng liền ãm Triệu Minh quay người chạy như bay. thiếu nữ họ Kha không dám đuổi theo chàng. Chàng sợ gặp phải các đệ tử phái Nga Mi nên cứ chạy đường tắt chứ không dám theo đại lộ. Chàng chạy được hơn ba mươi dặm thì bỗng nghe thấy tiếng Triệu Minh kêu "hự, hự" hai tiếng. Nàng đã tỉnh lại khẽ hỏi:- Tôi... tôi còn sống đấy à?Vô Kỵ thấy thuốc giải độc có công hiệu trong lòng hớn hở vừa cười vừa hỏi:- Hiền muội thấy sao?Triệu Minh đáp:- Tôi chỉ thấy trên vai ngứa lắm. Hà! Môn võ công này của Chu cô nương lợi hại thực!Vô Kỵ khẽ đặt nàng xuống xem lại vết thương thấy khoảng đen đã nhạt dần và mạch của nàng cũng đã đập mạnh hơn trước nhiều. Chàng ngắm nhìn nàng giây lát biết đơn dược này không đủ sức hút hết chất độc trong người nàng ta liền cúi đầu dùng mồm hút chất độc ra cho nàng. Chàng vừa hút vừa nhổ, thấy chất độc đó tanh hôi khôn tả, muốn buồn nôn buồn mửa liền. Triệu Minh thấy chàng thương mình như vậy giơ tay lên vuốt tóc chàng, thở dài nói:- Vô Kỵ đại ca đã nghĩ ra nguyên ủy của nó chưa?Vô Kỵ hút hết chất độc cho Triệu Minh xong vội đi tới cạnh suối súc miệng rồi mới quay lại ngồi xuống cạnh nàng và hỏi:- Nguyên ủy gì thế?Triệu Minh đáp:- Chu cô nương là đệ tử một danh môn chính phái, tại sao lại biết những võ công tà đạo âm độc như thế?- Tôi cũng ngạc nhiên lắm, không hiểu ai đã dạy cho nàng những pho võ công tà môn như vậy?- Chắc lại tiểu tặc nào của Ma Giáo dạy nàng chứ còn ai vào đây nữa?Ma đầu trong Ma Giáo tuy nhiều thật, nhưng không ai biết thứ võ công ấy cả. Chỉ có Thanh Dực Bức Vương hút máu người và Vô Kỵ hút máu độc hộ người là hơi giống nhau thôi.- Ngày hôm nay tôi làm ngăn trở cả cuộc động phòng hoa trúc của đại ca, chẳng hay đại ca có trách cứ tôi không? Không hiểu sao lúc này Vô Kỵ trong lòng cảm thấy hoan hỷ, ngoài sự lo âu về Tạ Tốn ra chàng cảm thấy còn dễ chịu hơn lúc đang làm lễ tơ hồng với Chu Chỉ Nhược. Nhưng chàng thừa nhận là bằng để cho Triệu Minh phá đám cuộc hôn nhân như thế thì chàng không dám thừa nhận nên chàng đành phải trả lời Triệu Minh:- Tất nhiên tôi phải trách cứ hiền muội chứ. Sau này khi nào cô nương làm lễ tơ hồng với một phò mã nào, lúc ấy tôi thế nào cũng đến phá bĩnh một phen chứ không khi nào để cho cô nương được bình yên làm cô dâu đâu!Triệu Minh mặt đang nhợt nhạt bỗng xấu hổ, đỏ bừng lên ngượng ngùng đáp:- Ðại ca đến phá bĩnh tôi sẽ dùng kiếm đâm chết đại ca liền!Vô Kỵ bỗng thở dài một tiếng tỏ ra rầu rộ nhưng không nói năng gì cả. Triệu Minh thấy vậy vội hỏi:- Tại sao đại ca lại thở dài như thế?- Không biết vị phò mã nào tu tâm tích đức các kiếp trước mà kiếp này lại có phúc được kết hôn với cô em của tôi như vậy!- Bây giờ đại ca bắt đầu tu tâm tích đức cũng chưa muộn mà! Vô Kỵ nghe nói mình đáng thót một cái vội hỏi:- Hiền muội nói gì thế?Triệu Minh mặt đỏ bừng chỉ cúi đầu xuống chứ không sao trả lời được. Nói đến đây cả hai không tiện nói tiếp. Nghĩ ngợi giây lát Vô Kỵ lại tiếp tục rịt thuốc cho Triệu Minh rồi ãm nàng lên đi về phía tây. Triệu Minh tựa đầu vào vai chàng, má nàng áp sát má chàng. Mũi chàng liền ngửi thấy mùi phấn vừa thảm vừa ngọt, tay lại ôm thân hình mềm mại của nàng. Chàng không thể cầm lòng được bỗng cảm thấy thần trí hồn phách đang như bay bổng lơ lửng trên không vậy. Nếu không phải vì việc đi cứu Tạ Tốn thì có lẽ chàng chỉ đi từng bước một, quanh quẩn ở trong rừng núi này suốt năm suốt tháng.Sáng sớm ngày hôm sau, hai người đã đi tới một thị trấn nhỏ. Vì Triệu Minh hãy còn rất yếu ớt không sao cưỡi được ngựa như thường được nên Vô Kỵ chỉ mua một con ngựa để hai người cùng cưỡi chung.Ði như vậy năm ngày sau mới tới biên giới tỉnh Hà Nam. Ngày hôm đó hai người đang đi bỗng thấy đằng trước cát bụi bay tung, hơn một trăm người đang cưỡi ngựa phóng tới, người nào người nấy đều mặc giáp trụ. Vô Kỵ nhận ngay họ chính là quân lính Mông Cổ nên vội tránh sang bên để bọn người đó đi qua. Bọn lính Mông Cổ thấy Vô Kỵ ăn mặc lịch sự, trong lòng lại ẳm một thiếu nữ nên chúng không để ý tới mà cứ phóng như bay đi qua chàng.Hơn trăm kỵ binh ấy vừa đi qua thì cách sau chúng chục trượng lại có một đội kỵ binh nữa. Nhưng đội kỵ binh này không được chỉnh tề như đội trướcả, kẻ đi trước , người đi sau, chỗ thì tụm năm tụm ba, chỗ lại thưa thớt chỉ có một hai người. Vô Kỵ liếc mắt nhìn liền kêu khổ thầm chỉ mong chúng không nhận ra mình. Thì ra chàng đã trông thấy thần tiễn bát hùng, bộ hạ của Triệu Minh cũng có mặt trong đội kỵ binh này. Không phải chàng sợ gì chúng, nhưng chàng không muốn dây dưa sinh sự làm mất thời gian của mình. Bọn người đó chỉ có hơn hai mươi người, khi chúng đi qua cạnh hai người vì Vô Kỵ với Triệu Minh cùng quay mặt đi nên thần tiễn bát hùng không hay biết hai người là ai cả.Chờ cho bọn người đó qua rồi, Vô Kỵ mới quay đầu lại nhìn đang định đi tiếp thì bỗng nghe thấy có tiếng vó ngựa kêu "lộp cộp" rất lạ là chỉ thoáng cái đã thấy ba người cưỡi ngựa nhanh như điện chớp phải tới. Ba con ngựa cùng phải tới đó, con đi giữa màu trắng, người cưỡi nó mặc áo cẩm bào đội mão vàng, tay cầm roi dài. Còn hai người kia không phải ai xa lạ mà chính là Lộc Trượng Khách và Hạt Bút Ông. Vô Kỵ đang định quay người đi thì Lộc Trượng Khách đã trông thấy chàng liền vội lớn tiếng kêu gọi:- Quận chúa nương nương chớ lo âu, kẻ cứu giá đã tới đây.Hạt Bút Ông hú lên một tiếng hú thật dài. tiếng hú đó vọng đi rất xa. Bọn thần tiễn bát hùng nghe tiếng hú đó đều quay ngựa lại liền. Thế là Vô Kỵ bị bao vây ngay ở giữa, chàng ngẩn người ra đưa mắt nhìn Triệu Minh vẻ mặt muốn nói rằng: "Cô thật khéo sắp đặt, phục binh để vây bắt tôi phải không? "Nhưng chàng thấy mặt Triệu Minh cũng tỏ vẻ lo âu như mình nên chàng mới biết là mình trách lầm, trong lòng liền thấy khoan khoái vô cùng. Chàng chỉ cần biết Triệu Minh không định ám hại mình thì dù hoàn cảnh có nguy hiểm đến đâu chàng cũng không sợ, vẫn có thể đối phó được hết.Chàng đang suy nghĩ thì nghe Triệu Minh đã lên tiếng hỏi bọn người Mông Cổ mặc áo bào rằng:- Ðại ca, không ngờ lại gặp được đại ca ở đây, cha có mạnh giỏi không?Vô Kỵ nghe thấy nàng gọi người đó là đại ca mới để ý nhìn chàng thanh niên cưỡi con ngựa trắng.Chàng nhận ra đó chính là Khố Khố Ðặc Mục Nhộ, anh ruột của Triệu Minh, tên Hán là Vương Bảo Bảo.Vô Kỵ đã gặp y hai lần nhưng chàng chỉ chăm chú tới Huyền Minh nhị lão chứ không lưu tâm lắm đến chàng thanh niên võ công không được cao siêu này. Vương Bảo Bảo vừa trông thấy em gái mình vừa kinh hãi vừa mừng rỡ. Còn Vô Kỵ thì y không nhận ra nên y cau mày hỏi:- Cô em.. cô em...- Ðại ca, em bị kẻ địch ám toán, trên người bị độc thương may được Trương công tử đây ra tay cứu viện, bằng không ngày hôm nay không được trông thấy mặt đại ca nữa.Lộc Trượng Khách liền rỉ tai nói cho Vương Bảo Bảo:- Thưa Tiểu Vương Gia, người này chính là Trương Vô Kỵ, Giáo Chủ của Ma Giáo đấy!Vương Bảo Bảo nghe tiếng Vô Kỵ đã lâu, bây giờ y lại tưởng Triệu Minh bị chàng kiềm chế bắt ép phải nói với mình như vậy chứ sự thực không phải được Vô Kỵ ra tay cứu giúp nên y giơ tay lên phẩy một cái Huyền Minh nhị lão đã phải thân tới trước mặt Vô Kỵ, cách chừng năm thước. Ðồng thời bốn người trong bọn thần tiễn bát hùng giương cung lên nhằm sau lưng Vô Kỵ mà bắn. Vương Bảo Bảo liền nói với Vô Kỵ rằng:- Trương Giáo Chủ, các hạ là Giáo Chủ một giáo phái, là hào kiệt khét tiếng võ lâm, sao hà hiếp xá muội, một thiếu nữ yếu ớt như vậy. Chẳng lẽ Giáo Chủ không sợ người ta chê cười cho hay sao?- Biết điều thì bỏ em tôi xuống ngay! Ngày hôm nay tôi sẽ tha chết cho!Triệu Minh nghe thấy Vương Bảo Bảo nói như vậy vội đỡ lời:- Sao đại ca lại nói như thế? Trương công tử có n với tiểu muội thực, tại sao đại ca lại nói hai chữ hà hiếp làm chi?Vương Bảo Bảo lại càng tin em mình bị bắt ép phải nói ra như vậy, nên lớn tiếng nói tiếp:- Trương Giáo Chủ võ công cao cường đến đâu cũng khó mà địch nổi bốn tay, mau mau buông em gái tôi ra. Ngày hôm nay chúng ta hai bên không xâm phạm nhau. Vương Bảo Bảo này là người rất biết giữ chữ tờn chứ không phải như những kẻ khác đâu. Trương Giáo Chủ đừng có nghi ngờ gì nữa!Vô Kỵ nghe nói nghĩ thầm:- Vết thương của Triệu cô nương rất nặng, theo ta đi xa ngàn dặm như vậy khó mà lành mạnh được. Bây giờ đã gặp được anh nàng ở nơi đây, ta để cho nàng theo người anh về thì hơn. Tất nhiên nàng về tới Vương phủ thế nào chả có danh y cứu chữa cho, vậy còn hơn là bắt nàng đi theo mình như vậy hay sao!Nghĩ đoạn chàng liền nói với Triệu Minh:- Triệu cô nương, lệnh huynh định đón cô nương về đấy. Chúng ta chia tay ở đây vậy, cô nương chỉ cần cho tôi biết hiện giờ nghĩa phụ tôi ở đâu là tôi tự biết đi cứu ngay. Một ngày kia chúng ta sẽ tái ngộ với nhau!Nói tới đây chàng cũng rầu rĩ thầm, biết rõ mình với nàng là người Hán Mông khác nhau, lại còn là quân với dân nữa. Hơn nữa hai bên đang có thù oán thì làm sao mà kết hợp với nhau được. Tuy vậy trước khi chia tay chàng cũng tỏ ra quyến luyến. Không ngờ Triệu Minh nói ngay:- Suốt dọc đường sở dĩ tôi không nói rõ Tạ đại hiệp hiện giở ở đâu cho đại ca hay là vì tôi có thâm ý riêng. Tôi chỉ nhận lời đưa đại ca đi tìm kiếm Tạ đại hiệp chứ tôi có nhận lời nói cho đại ca biết đâu!Vô Kỵ nghe nói ngẩn người ra giây lát rồi đáp:- Vết thương của cô nương rất nặng, cứ theo tôi đi đây đi đó như vậy, thật không tiện chút nào. Chi bằng cô nương hãy cùng lệnh huynh trở về kinh đô trước thì hơn!Triệu Minh có vẻ ương ngạnh nói:- Nếu đại ca bỏ rơi tôi thì đại ca không biết được chỗ Tạ đại hiệp đâu! Mấy ngày hôm nay tôi đã lành mạnh dần. Ði dường như vậy lại thấy khỏe hơn, nếu bây giờ bắt tôi trở về Vương phủ thì có lẽ tôi buồn đến chết mất.Vô Kỵ liền nói với Vương Bảo Bảo:- Tiểu Vương Gia làm ơn khuyên lệnh muội đi!Vương Bảo Bảo nghe nói ngạc nhiên vô cùng nhưng y vẫn hiểu lầm và đáp:- Hì, hì! Giả bộ đóng tuồng đóng kịch như thế làm chi? Giáo Chủ để bàn tay đè lên trên yếu huyệt em gái tôi, rồi dặn cô ta phải nói theo lời Giáo Chủ thì thế nào cô ta chả phải theo!Vô Kỵ nhảy phắt lên, hạ chân xuống đất. Hai người trong nhóm thần tiễn bát hùng lại tưởng chàng ra tay đánh lén Vương Bảo Bảo nên chúng liền buông tên chằm yếu huyệt lớn phía sau Vô Kỵ bắn tới. Muốn biểu diễn tài ba cho đối phương xem, Vô Kỵ vội giở Càn Khôn Ðại Nã Di tâm pháp ra, giơ tay trái lên hua một cái, hai mũi tên nọ quay đầu bắn trở lại hai tên đó ngay. chỉ nghe thấy hai tiếng "rắc rắc", hai cái cung của chúng đã bị bắn gãy làm đôi. Nếu như hai tên đó không tránh nhanh thì đã bị thương nặng rồi. Hai mũi tên ấy bắn gãy hai chiếc cung rồi mà vẫn chưa hết đà còn bay ra ngoài xa, cắm xuống đất, đuôi tên còn rung động hoài. Mọi người thấy rõ võ công của chàng lợi hại như vậy, ngoài Huyền Minh nhị lão ra, từ Vương Bảo Bảo trở xuống ai nấy đều biến sắc mặt. Vô Kỵ đứng cách xa Triệu Minh nói tiếp:- Triệu cô nương hãy về Vương phủ mà dừng thương đi, chúng ta sẽ tái ngộ một ngày gần đây!Triệu Minh lắc đầu đáp:- Các thày lang ở trong Vương phủ không cao minh bằng đại ca đâu! đại ca đã trót thì trét, xin chữa cho tiểu muội lành mạnh hẳn đi!Vương Bảo Bảo thấy Vô Kỵ đã cách xa em gái mình rồi mà em mình vẫn một mực đòi theo y đi, trong lòng vừa kinh hãi vừa hoảng sợ liền nói với Huyền Minh nhị lão:- Cảm phiền hai vị bảo hộ cho xá muội!Huyền Minh nhị lão liền vâng lời, đi tới cạnh ngựa của Triệu Minh. Triệu Minh lớn tiếng nói:- Lộc, Hạc hai vị tiên sinh! Quả thực tôi có việc cần phải đi cùng Trương Giáo Chủ đang thấy thế cô sức yếu, vậy phiền hai vị đi cùng với chúng tôi một thể. Chẳng hay hai vị có vui lòng không?Huyền Minh nhị lão đưa mắt nhìn Vương Bảo Bảo một cái và nói:- Xưa nay ma đầu của Ma Giáo hành sự rất tà quái. Quận chúa nương nương không nên giao dịch với chúng như vậy. Nên theo Tiểu Vương Gia về Vương phủ là hơn.Triệu Minh cau mày nói:- Có phải bây giờ hai vị chỉ biết nghe lời anh tôi mà không nghe lời tôi phải không?Lộc Trượng Khách gượng cười đáp:- Sao Quận chúa lại nói thế! Tiểu Vương Gia có thương Quận chúa thì mới khuyên như vậy. Ðó là lời vàng ngọc đấy, mong Quận chúa đừng có hiểu lầm!Triệu Minh dùng giọng mũi "hừ" một tiếng rồi nói với Vương Bảo Bảo:- Ðại ca! Tôi đi lại trên giang hồ là được cha cho phép hẳn hoi, đại ca khỏi phải lo cho tôi. Tôi tự biết giữ lấy thân thể của mình, đại ca gặp cha làm ơn hỏi thăm giùm tôi.Vương Bảo Bảo biết cha mình rất cưng cô em gái hắn. Sự thực y cũng không muốn bắt ép nàng như thế đâu, nhưng bây giờ thấy nàng một thân một mình đi theo Giáo Chủ Ma Giáo như thế dù sao y cũng không yên tâm. Nhưng y bỗng thấy nàng gượng quay đầu ngựa cho chạy về hướng tây, y vội giơ tay ra ngăn cản và nói:- Hiền muội, cha sắp tới rồi đấy, cô hãy đợi chờ giây lát, thưa qua với cha rồi hãy đi cũng chưa muộn!Triệu Minh vừa cười vừa đáp:- Cha tới thì tôi không đi được nữa! Ðại ca, tôi không chen vào việc của đại ca thì đại ca cũng không nên lý đến việc của tôi làm chi!Vương Bảo Bảo lại đưa mắt nhìn ngắm Vô Kỵ một hồi, thấy chàng rất anh tuấn và giọng nói của Triệu Minh lại có vẻ yêu thương Vô Kỵ lắm cho nên y nghĩ thầm:- Minh Giáo nổi loạn tạo phản là những quân phản nghịch lớn nhất của triều đình. Ngờ đâu em gái mình lại bị tên ma đầu này mê hoặc. như vậy tai họa này lớn lắm .Nghĩ tới đó, y liền giơ tay trái lên phất một cái, mồm thì quát lớn:- Các người mau bắt lấy tên ma đầu này cho ta trước!Lộc Trượng Khách múa lộc trượng, Hạt Bút Ông múa song bút hóa thành một đạo hào quang và hai luồng hắc khí chằm người Vô Kỵ chụp xuống. Công lực của Huyền Minh nhị lão thâm hậu hơn cả Hân Thiên Chính và Tạ Tốn. Huyền Minh nhị lão hợp sức tấn công, từ xưa tới nay ít khi có chuyện lạ như thế bao giờ. Vô Kỵ không dám khinh thường, liền cẩn thận đối phó. Triệu Minh biết võ công của hai ông già đó rất lợi hại, còn võ công của Vô Kỵ tuy cao cường thực nhưng một địch hai lại tay không, chỉ sợ thua đối phương nên nàng lớn tiếng nói:- Huyền Minh nhị lão, nếu đả thương Trương Giáo Chủ tôi sẽ thưa với cha, không tha thứ cho hai người đâu!Vương Bảo Bảo nổi giận đáp:- Loạn thần tặc tử, ai cũng có quyền giết hết. Huyền Minh nhị lão cứ việc giết tên ma đầu đó đi.- Nếu giết được y, tôi với Lão Vương Gia thế nào cũng có trọng thưởng!Nói tới đó, y ngừng giây lát rồi lại nói tiếp:- Lộc tiên sinh, nếu thắng được tiểu ma đầu, Tiểu Vương Gia này còn biệt tặng thêm cho tiên sinh bốn mỹ nữ để tiên sinh được hài lòng.Hai anh em một người ra lệnh giết, một người không cho phép đả thương kẻ địch khiến Huyền Minh nhị lão không biết sử trí như thế nào cho phải. Lộc Trượng Khách liếc mắt ra hiệu cho sư đệ và khẽ nói:- Chúng ta bắt sống!Vô Kỵ đột nhiên giở võ công ghi trên thánh hỏa lệnh ra, chỉ thấy người chàng hơi nghiêng, cánh tay phải cong cong, dã ở vào một vị trí không thể tưởng tưởng được, quay người đánh tới Lộc Trượng Khách một cái tát cực mạnh, kêu đánh "bốp" một tiếng. Miệng chàng quát lớn:- Ngươi cứ thử bắt xem!Lộc Trượng Khách đột nhiên bị tát đến nổ đom đóm mắt như vậy, vừa kinh hãi vừa tức giận, nhưng du sao y cũng là danh thủ hạng nhất tâm thần không hề náo loạn tí nào. y liền múa tít ngay lộc trượng khiến Vô Kỵ không sao hạ nổi y. Triệu Minh giơ roi ngựa lên quất một cái thúc ngựa chạy luôn. Vương Bảo Bảo cũng múa roi ngựa đánh luôn một cái, cái roi của y đánh trúng ngay vào mắt con ngựa của Triệu Minh. Con ngựa đau đớn chịu không nổi, hờ lên một tiếng dài, đứng chồm lên hai chân. Bởi vết thương chưa khỏi hẳn Triệu Minh yếu ớt vô cùng nên suýt bị ngã ngựa. nàng tức giận vô cùng, vội hỏi:- Có thực đại ca định ra tay ngăn cản tôi đấy không?Vương Bảo Bảo đáp:- Dù sao ngày hôm nay cô cũng phải ngoan ngoãn nghe lời anh, anh xin khất bữa khác xin lỗi cô em lại vậy!- Ngày hôm nay, nếu đại ca còn cản tôi sẽ có một người chết oan liền. Trương Giáo Chủ từ nay trở đi sẽ ghét hận tôi. Em gái của đại ca sẽ... không thể nào sống sót được!- Sao em lại nói năng như thế! Trong Vương phủ có rất nhiều cao thủ, họ có thể bảo vệ cô rất chu toàn. Ðừng nói tiểu ma vưng không đả thương được cô mà y muốn gặp cô cũng khó nốt.- Tôi chỉ sợ không được gặp lại Trương Giáo Chủ thôi, nếu không được gặp tôi cũng không muốn sống nữa!Người Mông Cổ rất thật thà, có gì nói nấy chứ không bao giờ dấu điếm cả. Thấy người anh cứ cản trở mình hoài Triệu Minh mới phải đem tâm sự của mình nói trắng ra anh ta hay. Vương Bảo Bảo nghe xong càng tức giận thêm:- Cô hồ đồ thực! Cô là vương tộc của người Mông, cành vàng lá ngọc như thế lấy làm sao được một tên dã man, một con chó bần tiện. Nếu chuyện này để cho cha biết, thế nào cha cũng tức chết được.Nói xong, y giơ tay lên phất một cái liền có ba tay cao thủ khác tiến lên vây đánh Vô Kỵ. Lúc ấy Vô Kỵ với Huyền Minh nhị lão đã cùng vận thần công ra đối địch. Sức mạnh của đôi bên sắc như đao kiếm, trong khoảng mấy trượng vuông đều bị chưởng phong của ba người bao trùm. Mấy tay cao thủ kia không sao xen vào đánh giúp được. Triệu Minh liền lớn tiếng kêu gọi:- Trương công tử muốn cứu được nghĩa phụ thì phải cứu tôi ra khỏi đây trước đã!Vương Bảo Bảo thấy em mình cứ khăng khăng đòi theo kẻ địch như vậy, y chỉ sợ người cha hỏi tới, biết trả lời ra sao. Nên y vội vươn cánh tay ra định ôm luôn ngang lưng nàng đặt lên trên ngựa của mình rồi thúc ngựa chạy luôn. Võ công của Triệu Minh vốn dĩ cao siêu hơn Vương Bảo Bảo nhiều nhưng bây giờ nàng bị thương nặng mới khỏi được phần nào, chân tay yếu ớt, không thể nào kháng cự được liền há mồm gọi to:- Trương công tử cứu tôi, Trương công tử cứu tôi!Vô Kỵ thấy vậy giở mười thành công lực đánh luôn hai chưởng đẩy Huyền Minh nhị lão bắn lui về phía sau ba bước rồi chàng giở khinh công tuyệt đỉnh ra, khẽ nhún mình một cái người đã tới phía sau ngựa của Vương Bảo Bảo liền. Huyền Minh nhị lão với các tay cao thủ khác định đuổi theo quây lấy chàng đánh để cho Tiểu Vương Gia thoát thân, nhưng khi năm người đuổi kịp, chàng liền quay người lại đánh mấy chưởng. Mấy chưởng này đều thuộc trong pho Giáng Long Thập Bát Chưởng pháp. Tuy chàng học chưởng pháp này chưa tới chỗ tinh diệu nhưng có Cửu Dương Thần Công xen vào nên mỗi mộtả chưởng đánh ra Huyền Minh nhị lão đều phải tránh né tức thì chứ không dám giơ chưởng lên chống đỡ. Chàng tấn công luôn ba lần như thế đã đuổi tới sau ngựa của Vương Bảo Bảo rồi. Chàng tung mình nhảy lên trên không, giơ tay ra túm lấy cổ tên tiểu vưng gia đó, đồng thời ngấm ngầm sử dụng Cẩm Nã Huyệt Thủ Pháp nên Vương Bảo Bảo vừa bị chàng túm phải người đã mềm nhũn, phải buông Triệu Minh ra ngay. Chỉ thoáng cái, người của y đã bị Vô Kỵ ném về phía Lộc Trượng Khách liền. Lộc Trượng Khách sợ y bị thương vội giơ tay ra đón đỡ.Vô Kỵ liền ẳm Triệu Minh rời khỏi lưng ngựa chạy thẳng vào rừng ở bên trái đường tức thì.Hạt Bút Ông với các tay cao thủ khác vừa kêu la vừa quát tháo đuổi theo luôn. Nhưng dường lối trong rừng đó vừa cao vừa khó đi. Nhị lão vốn sở trường về khinh công nhưng so với các tay ho thủ ở Trung Nguyên thì nhị lão còn kém những tay bậc nhất xa vì vậy bọn cao thủ cùng đuổi theo với nhị lão còn đi nhanh hơn. Vô Kỵ nhặt luôn mấy hòn đá, quay lại ném vào bọn người đuổi theo. Có hai tên bị chàng ném trúng nơi hiểm yếu liền ngã xuống đất liền. Nhượng tên khác thấy vậy giật mình kinh hãi, tuy trước mặt Tiểu Vương Gia chúng không dám ngừng bước nhưng chúng cũng không dám theo sát Vô Kỵ như trước nữa mà dần dần hạ tốc độ.Vương Bảo Bảo trông thấy Vô Kỵ ẳm Triệu Minh càng chạy càng xa không thể nào đuổi theo kịp được nữa liền lớn tiếng mắng chửi và quát bảo thủ hạ:- Bắn tên! Bắn tên!...Rồi chính y cũng dương cung bắn một phát vào phía sau lưng Vô Kỵ. Tuy sức bắn của y rất mạnh nhưng vì Vô Kỵ đã đi quá xa nên mũi tên đó chỉ cách chàng hơn trượng đã rơi xuống đất rồi. Triệu Minh ôm chặt lấy cổ Vô Kỵ biết bọn người kia không thể nào đuổi kịp được nữa. Lúc này nàng mới thấy yên và nói với Vô Kỵ:- Cũng may tôi biết trước nên không nói cho đại ca biết chỗ của Tạ đại hiệp ở đâu, bằng không thì tiểu ma đầu vô lương tâm này đâu có khi nào chịu ra tay cứu tôi như thế này!Vô Kỵ đi vòng qua một cái eo núi, chân chàng không ngừng bước vừa cười vừa hỏi:- Cô nói cho tôi rồi cô về Vương phủ dưỡng thương có phải là tốt đẹp biết bao nhiêu không, hà tất phải mất lòng người anh đi theo tôi để phải chịu khổ sở như thế này!- Tôi đã sớm quyết trí đi theo đại ca chịu khổ rồi thì dù sớm hay muộn thế nào tôi cũng làm phiền lòng anh tôi. Tôi chỉ sợ đại ca không cho phép tôi thôi, chứ đại ca bằng lòng thì dù khổ đến đâu tôi cũng chịu đựng được.Vô Kỵ biết rằng nàng ta rất thương yêu mình, nhưng chàng thường nghĩ chẳng qua đó chỉ là mối tình ưa thích nhất thời thôi chứ chàng có ngờ đâu Triệu Minh lại coi rẻ phú quý vinh hoa đến thế.Nàng không cho mình là một Quận chúa cao quý mà chịu đi theo chàng, tình nguyện cam khổ như vậy thật là hiếm có. Nghĩ vậy chàng liền cúi đầu xuống khẽ hôn nàng một cái. Triệu Minh đỏ bừng mặt, cảm động đến ngất đi luôn.Vô Kỵ là người giỏi về y học biết nàng không bị sao, trong lòng lại càng cảm động thêm. đột nhiên chàng sực nghĩ:- Chu Chỉ Nhược đối đãi với ta tử tế bằng nàng sao .
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 88
O Bế Người Yêu
Triệu Minh chết giấc một hồi rồi tỉnh lại, trông thấy Vô Kỵ hình như đang suy nghĩ chuyện gì liền lên tiếng hỏi:- Ðại ca nghĩ gì thế? Có phải đang nghĩ đến Chu cô nương đấy không?Vô Kỵ gật đầu đáp:- Tôi nghĩ tôi cũng có nhiều cái không nên không phải với nàng ta, phụ lòng nàng ta lắm!- Thế đại ca có ăn năn hối hặn gì không?- Khi tôi làm lễ tơ hồng với nàng, nghĩ đến cô nương đau lòng ghê lắm , bây giờ cô ở trong lòng tôi thì tôi lại nghĩ tới nàng ta cho nên lương tâm mới bị cắn rứt như vậy!- Theo lời nói của đại ca thì đại ca yêu tôi hơn phải không?- Nói thực cho nàng biết, với cô tôi vừa yêu vừa hận, với Chu Chỉ Nhược tôi vừa kính trọng vừa sợ hãi.- Ha!Ha! Tôi đành để cho đại ca đối với tôi vừa yêu vừa sợ còn đối với nàng kia thì đại ca vừa yêu vừa hận.- Bây giờ khác hẳn, tôi đối với cô nương vừa hận vừa sợ. Hận là vì cô đã chia cắt mối lương duyên mỹ mãn của tôi, sợ là sợ cô không chịu thường lại cho tôi!- Thường cái gì?- Ngày hôm nay cô phải hứa lấy tôi để thường lại buổi động phòng hoa chúc đó!Triệu Minh đỏ bừng mặt lên và đáp:- Không! Không! Việc này phải nói với cha tôi trước đã... và phải đợi tôi xin lỗi anh tôi để nhờ anh ấy nói giúp, như vậy... như vậy mới ...- Nếu cha cô nhất định không chịu nghe thì sao?- Lúc ấy tôi đành phải theo tên tiểu ma đầu làm tiểu ma bà chứ sao!Vô Kỵ vênh mặt quát lớn:- Yêu phụ to gan thật! Dám theo dâm tặc Trương Vô Kỵ này tạo phản làm loạn như vậy đáng chịu tội gì!Triệu Minh cũng vênh mặt lên đáp:- Tội này đáng phạt hai người ở trên đời làm một đôi vợ chồng sung sướng cho đến bách niên giai lão, sau khi chết xuống âm ty phải giam vào mười tám tầng địa ngục, vạn kiếp cũng không được đầu thai!Hai người nói đến đây cùng ha hảả cười thì bỗng nhiên nghe phía đằng trước có tiếng người nói:- Thưa Quận chúa nương nương, tiểu tăng đã đợi chờ ở đây từ lâu.Tiếng nói của người đó rất thanh thoát và lớn đến nỗi rung động cả khoảng núi rừng đó. Hiển nhiên nội công của y thâm hậu vô cùng. Vô Kỵ giật mình kinh hãi ngừng bước lại. Thấy sau khoảng núi có ba tên phiên tăng bước ra, một người mặc áo đỏ, một người mặc áo vàng, còn người thứ ba rất nhỏ bé mặc áo vàng kim. Phiên tăng mặc áo đỏ chắp hai tay vái lạy chào hỏi:- Tiểu tăng thừa lệnh Vương Gia đến đây nghênh đón Quận chúa về phủ!Triệu Minh không nhận ra được ba tên phiên tăng đó, tỏ vẻ ngơ ngác vội hỏi:- Ba vị ở đâu tới, sao tôi chưa gặp ba vị bao giờ thế?Phiên tăng áo đỏ liền đáp:- Tiểu tăng tên Mã Hãn Pháp.Y chỉ phiên tăng áo vàng kim nói:- Vị này là Khấu Tôn Giả , sư bá của tiểu tăng.Y lại chỉ phiên tăng áo vàng giới thiệu tiếp:- Vị này là Mã Hãn Thành, sư huynh của tiểu tăng. Ba chúng tôi vừa ở Tây Thiên Trúc tới vào giúp việc trong Nhữ Vương Vương phủ, nhưng lại gặp lúc Quận chúa đi vắng nên bây giờ mới được bái kiến Quận chúa là thế. Nói xong, cả ba người đều chắp tay vái chào nàng. Vô Kỵ vội cau mày nghĩ ngợi: - Công lực của người mặc áo đỏ này đã có tiếng là lợi hại rồi, nay lại có thêm sư huynh và sư bá của y nữa. Ta địch với ba người chưa chăc đã nổi mà lại phải ãm thêm một người như thế này!Triệu Minh liền lên tiếng hỏi ba tên phiên tăng kia rằng:- Các người đợi chờ ở đây làm chi?Mã Hãn Thành không nói năng chi cả, chỉ giơ một con chim bồ câu trắng ở trên tay lên. Triệu Minh biết đây là huynh trưởng mình đã dùng bồ câu để báo tin cho cha mình hay. bây giờ nàng bị ba người này đón bắt chắc tất cả những cao nhân thủ hạ của cha nàng đã được lệnh xuất binh, đi khắp nơi để đón bắt nàng về chứ không riêng gì ba phiên tăng này đâu. Nàng quay mặt lại, thấy Vô Kỵ có vẻ lo âu liền rỉ tai chàng khẽ nói:- Ba hòa thượng này khó đối phó lắm phải không?Vô Kỵ gật đầu. Ngẫm nghĩ giây lát Triệu Minh đã nghĩ ra được một kế, liền rỉ tai Vô Kỵ:- Bây giờ để tôi nói rõ chỗ của Tạ đại hiệp cho đại ca nghe, nhưng sau này đại ca có phụ tôi hay không tùy ở lương tâm của đại ca!Vì nàng nghĩ nên để Vô Kỵ một mình thoát thân thì dễ như trở bàn tay. Nàng không thể vì mối tình riêng mà làm lụy đến Tạ Tốn được. Nhưng lúc này Vô Kỵ lại không nỡ chia tay với nàng nên chàng đáp:- Hiền muội khỏi lo âu, chúng ta cứ xông qua nơi đây đã rồi hãy tính toán sau!Chàng thấy đường đất rất chật hẹp, bên trái là vực sâu thăm thẳm còn bên phải là núi cao chót vót chỉ có một cách là xông qua ba tên phiên tăng này mới mong đi thoát được. Chàng đang suy nghĩ thì nghe Mã Hãn Pháp lên tiếng nói:- Quận chúa đang bị thương Vương Gia lo âu lắm có dặn tiểu tăng đến đây nghênh giá Quận chúa về!Y tuy là người của Thiên Trúc nhưng hán ngữ nói rất thành thụ cả, còn Khấu Tôn Giả và Mã Hãn Thành thì không nói nữa. Khấu Tôn Giả mồm nhọn, má hóp, cúi đầu nhắm mắt tựa như đang nhập định vậy. Còn Mã Hãn Thành thì ừn ngự cả, phình bụng trông rất hùng tráng. Triệu Minh liền hỏi tiếp:- Hiện giờ cha tôi ở đâu?Mã Hãn Pháp đáp:- Vương Gia hiện đang ở dưới núi đứng chờ và chỉ muốn được trông thấy vết thương của cô con gái cưng ra sao.Triệu Minh vừa cười vừa nói tiếp:- Tiếng Hán của ngươi khá lắm. Thôi được, Trương công tử chúng ta đi thôi!Nàng đang định đi theo chúng rồi trên đường đến một chỗ nào thuận tiện sẽ tìm dường đào tẩu.Trên đường núi chật hẹp như thế này thì quả thật Vô Kỵ không sao thi thố tài năng được. Ngờ đâu Mã Hãn Pháp đã lấy một cái túi vi ở trên vai xuống, tung ra trước gió một cái. Túi đó đã biến thành một cái vòng, y cầm một đầu còn một đầu do Mã Hãn Thành cầm.Mã Hãn Pháp cung kính nói với Triệu Minh:- Mời Quận chúa ngồi kiệu!Triệu Minh vừa cười vừa đáp:- Tôi không ưa ngồi kiệu đâu! Tôi chỉ thích Trương công tử ẳm thôi!Vô Kỵ biết nói "nhiều sự bại sư" liền lớn tiếng đi thẳng luôn về phía trước. Ba tên này đã nhận được lệnh qua chim câu truyền tin nên chúng biết rằng Vô Kỵ là một kinh hoàng địch rất lợi hại.Mã Hãn Thành liền dùng khủyu tay thúc luôn vào ngực Vô Kỵ. Vô Kỵ vội tung mình nhảy qua đầu của Khấu Tôn Giả . Nhưng chàng cảm thấy có một luồng gió lạnh tấn công vào hạ bộ mình.Chàng vội giơ tay trái ra, bổ xuống để đấu chưởng với Khấu Tôn Giả. Chàng bổng cảm thấy hơi lạnh thoắt biến thành hơi nóng hổi. Thì ra chưởng phoảng của Khấu Tôn Giả chỉ trong thoáng cái đã biến đổi, đang âm thành dương liền, thật là kỳ ảo khôn lường. chưởng pháp cao như thế này ở Trung Thổ chưa có ai luyện được như thế. Vô Kỵ luyện được Cửu Dương Thần Công cũng là do Ðạt Ma Sư Tổ ở Thiên Trúc truyền tới. Chàng nghe thấy Mã Hãn Pháp nói là từ Thiên Trúc tới trong lòng đã hơi khiếp sợ không dám khinh thường nên chưởng này chàng đã sử dụng tới tám thành công lực. Khấu Tôn Giả bỗng kêu "hự" một tiếng rồi lui phía sau ba bước. Vô Kỵ liền mượn chưởng lực của y mà bắn mình xuống núi cách chỗ phiên tăng chừng bảy tám trượng. Chàng vẫn ẳm Triệu Minh cắm đầu chạy thẳng về phía trước. Sau khi đối chưởng với nhau rồi, chàng đã biết công lực của Khấu Tôn Giả còn kém mình một mức. Chưởng pháp của đối phương tuy kỳ diệu nhưng vẫn thua Càn Không Ðại Nã Di của mình. Chàng nhận thấy nếu đấu thật sự thì mình vẫn có thể thắng đối phương. Chàng vừa đi vừa nghe thấy tiếng kêu gọi xì xà xì xồ của ba tên phiên tăng.Chàng đoán chắc chúng vẫn đuổi theo ở phía sau và khinh công của chúng cũng lợi hại lắm nên chúng mới đuổi được sát như vậy. Nhưng nội lực của Vô Kỵ rất hùng mạnh, tuy ẳm Triệu Minh trong lòng mà chân chàng vẫn đi nhanh khôn. Không bao lâu, chàng đã bỏ xa ba tên phiên tăng liền. Chàng thấy chúng không đuổi kịp được nữa đang định đường ngang lối tắt để tránh né thì bỗng nghe thấy tiếng tù và thổi "tu tu". Có hơn ba mươi tên lính Mông Cổ tay cầm cung tên đứng chắn ở phía trước mặt đang chạy tới cản đường. Hai bên sườn núi cũng đột nhiên có rất nhiều quan binh Mông Cổ xuất hiện lăn gỗ đá xuống tấn công. Tuy vậy chúng vẫn không dám đả thương Triệu Minh. Chúng chỉ mong làm sao cản được hai người nên tên nỏ, gỗ đá chỉ lăn và bắn xuống ở phía xa chứ không đụng chạm vào người Vô Kỵ. Vô Kỵ thấy đường phía trước mặt không đi được, vội chạy thẳng lên trên sườn núi ở phía bên trái thì lại nghe thấy tiếng thanh la kêu " coòng coòng". Cờ đỏ ở trên đỉnh núi bay phấp phới và ở đó cả một bầy cung thủ đứng dàn hàng ngang đợi sẳn. Thì ra bốn mặt đều có phục binh, chàng đã bị bao vây ở giữa. Nếu chỉ có mình chàng thì chàng có thể mạo hiểm xông pha thoát khỏi được, nhưng vì còn phải aÜm Triệu Minh dù sao chân tay cũng không được lanh lợi, nhỡ nàng trúng phải một mũi tên hay một viên đạn vào nơi yếu huyệt thì có phải là ôm hận suốt đời không? Chàng suy nghĩ giây lát rồi quyết tâm chạy ngược trở lại. Ði được nửa dặm đã thấy ba tên phiên tăng đang phải thân tới. Chàng đặt Triệu Minh xuống đất quát lớn:- Muốn sống thì tránh đường, bằng không chớ trách ta ra tay vô tình!Khấu Tôn Giả tiến lên một bước giơ song chưởng lên dùng thế Bải Sơn chưởng đẩy tới. Vô Kỵ thấy vậy nghĩ thầm: - Ðến nước này phải lấy mạnh chế yếu. Dù ta có đẩy chúng rớt xuống vực cũng đành chứ biết làm sao bây giờ ! Nghĩ đoạn, chàng liền giơ tả chưởng lên đẩy một cái đẩy sức mạnh của đối phương bắn trở lại. Khấu Tôn Giả liền la lớn:- A mễ! A mễ hông!Hình như y niệm thần chú hoặc mắng chửi. Triệu Minh không chịu được cũng la lớn:- Mi mới là a mễ, a mễ hông!Khấu Tôn Giả loạng choạng lùi về phía sau ba bước. Mã Hãn Thành và Mã Hãn Pháp hai tên phiên tăng giơ chưởng lên dí vào lưng của Khấu Tôn Giả để đẩy y trở lại. Khấu Tôn Giả vẫn dùng chưởng thức cũ lại đẩy một thế Bãi Sơn chưởng tới. Vô Kỵ thấy vậy nghĩ thầm: - Ngày hôm nay ta đem Triệu Minh vượt qua khỏi vòng vây còn phải dùng sức ở nhiều ni. Ta hà tất phải thi sức với chúng ở đây cho tổn chân lực làm gì .Nghĩ đoạn, chàng lại dùng Càn Khôn Ðại Nã Di tâm pháp ra để làm mất sức đối phương. Không ngờ ngón tay của chàng vừa đụng vào chưởng của đối phương đã thấy tay của đối phương hút chặt tay mình như nam châm hút sắt vậy. Khấu Tôn Giả lại la lớn:- A mễ! A mễ hông!Vô Kỵ dằn tay hai lần mà không sao thoat đành phải dùng Cửu Dương Thần Công phản kích lại.Chàng không sao đẩy được Khấu Tôn Giả mà đã thấy Mã Hãn Thành và Mã Hãn Pháp hai người dùng cả hai tay đẩy vào lưng Khấu Tôn Giả. Ba tên phiên tăng lồng lộn, sáu con mắt tròn xoe như đổ lửa, trông mặt mũi chúng rất dữ tợn. Vô Kỵ sực nghĩ: - Ta nghe Thái sư phụ nói võ công của Thiên Trúc có một thứ gọi là Binh Thể vận công, dùng sức của nhiều người để đối phó với một người. Ba tên này ắt dùng thứ công này để đối phó với chưởng của ta, như vậy phen này không dễ gì thắng chúng đâu . Chàng chỉ sợ quân đuổi theo lại tới nơi cho nên phải tốc chiến tốc thắng chứ không dám đấu lâu với chúng. Chàng liền rú lên một tiếng tăng thêm một thành công lực vào hai tay. Ba tên phiên tăng liền toát mồ hôi ngay. Trên đầu chúng có một làn khói trắng bốc lên rồi đột nhiên Mã Hãn Pháp phun luôn một dòng máu tươi. Lạ thực, y đã phun máu như thế tất nhiên đã bị nội thương rất nặng nhưng Vô Kỵ lại thấy sức của đối phương còn mạnh hơn trước một thành.Chàng liền dồn chân khí trong người sang mạnh hơn nữa. Mã Hãn Thành mặt đỏ bừng phun luôn một tia máu. Dòng máu của y phun trúng ngay cổ tên Khấu Tôn Giả và sức của chúng lại càng mạnh hơn trước nhiều. Vô Kỵ phải lùi về phía sau hai bước để gim bớt năm thành công lực của đối phương rồi mới vận sức phản công lại. Ba tên phiên tăng cảm thấy chống đỡ không nổi. Mã Hãn Thành và Mã Hãn Pháp mình mẩy bắt đầu lắc lư, suýt tý nữa thì ngã. Khấu Tôn Giả lại phun ra một tia máu bắn thẳng vào mặt Vô Kỵ. Vô Kỵ vội né tránh, ngực chàng liền bị chưởng lực của đối phương đè tới. Chàng cảm thấy như bị một cái búa lớn, nặng vạn cân đánh trúng ngự cả, thấy khí huyết ở đơn điền rạo rực lên và hình như cũng muốn phun máu ra cho dễ chịu. Chàng không ngờ nội lực của ba tên phiên tăng này lại quái dở đến thế. Cứ phun một tia máu ra thì sức lực lại tăng mạnh lên một thành. Nhưng chàng trông thần sắc của chúng, biết sức lực của cũng chúng sắp kiệt đến nơi mình chỉ cần chịu đựng thêm giây lát nữa thì chúng tất sẽ thua liền. Chàng liền định thần, vận Cửu Dương Thần Công ra liền nghe thấy "bộp" một tiếng. Mã Hãn Pháp đã phải quỳ một chân xuống đất nhưng chưởng của y vẫn không rời khỏi lưng Khấu tôn Giả. Vô Kỵ đang mừng rỡ bỗng nghe thấy phía sau có tiếng chân người lẹ làng bước tới và có một người giơ chưởng đánh tới phía sau lưng chàng. Chàng giật mình kinh hãi, vội đưa tả chưởng đánh luôn về phía sau định hóa giải chưởng lực của địch. Không ngờ Càn Không Ðại Nã Di tâm pháp của chàng lấy Cửu Dương Thần Công làm căn bản mà lúc này chàng đang phải dốc toàn lực ra đối phó với ba tên phiên tăng ở phía trước nên chỉ còn đánh ra được hai thành công lực để dối phó với kẻ địch đánh lén tới phía sau.Chàng liền cảm thấy có một luồng hơi lạnh truyền qua bàn tay chạy thẳng sang. Nửa người trên của chàng liền run lẩy bẩy. Chàng biết đồng thời không sao chống đỡ nổi bốn tên cao thủ tấn công từ hai mặt cùng một lúc được nên thân hình chàng lảo đảo một cái đã ngã gục xuống. Triệu Minh thấy vậy thất kinh la lớn:- Lộc tiên sinh hãy ngừng tay!Thì ra người tấn công lén Trương Vô Kỵ ở phía sau chính là Lộc Trượng Khách. Y đã dùng Huyền Minh Thần Chưởng đánh lén chàng. Triệu Minh liền nhảy sổ tới lấy thân hình che cho Vô Kỵ và quát lớn:- Ai dám ra tay nữa nào!Lộc Trượng Khách đang định bồi thêm một chưởng kết liễu luôn tính mạng của kẻ địch số một của đời mình thì y thấy Quận chúa đứng ra ngăn cản đành phải ngừng tay ngay. Y liền rú một tiếng thật dài tỏ vẻ đã đắc thắng đồng thời gọi đồng bọn tới. Rú xong y quay lại nói với Triệu Minh rằng:- Quận chúa nương nương, Vương Gia chỉ mong nương nương về phủ chứ không có gì khác. người này là phản tặc đại nghịch bất đạo, Quận chúa hà tất phải không bế y như thế làm chi!Triệu Minh định mắng cho Lộc Trượng Khách một lời nhưng nàng sợ mắng như thế sẽ làm cho y tức giận thì Vô Kỵ càng bị nguy hiểm thêm nên nàng đành phải nhởn mà đỡ Vô Kỵ dậy.Một lát sau tiếng chuông ngựa đang vang tới và có ba người phải thẳng tới. Ba người đó là Hạt Bút Ông và cha con Nhữ Dương Vương. Nhữ Dương Vương cau mày lại hỏi:- Triệu Minh, sao con lại không chịu nghe lời anh con, cứ ở đây quấy rối như thế làm chi!Triệu Minh ứa nước mắt ra đáp:- Cha sai người bắt nạt con như thế này sao?Nhữ Dương Vương tiến lên mấy bước giơ tay ra định kéo nàng, nàng đã nhanh tay rút luôn một con dao găm ở trong lòng ra dí ngay lên ngực mình và nói tiếp:- Nếu cha không cho phép con thì ngày hôm nay con xin chết ở trước mặt cha liền!Nhữ Dương Vương hoảng sợ lui về phía sau vài bước và hỏi tiếp:- Có chuyện gì con cứ nói, hà tất phải làm như thế!Triệu Minh giơ tay lên cởi miếng vi băng bó trên vai lộ ra ngay nắm cái lỗ sâu hoắm bị ngón tay đâm thủng. Lúc ấy độc đã hết nhưng vết thương chưa lành, máu mủ vẫn còn bê bết nên trông rất kinh hoảng khủng. Nhữ Dương Vương thấy con mình bị thương nặng như vậy đau lòng và thương con vô cùng liền hỏi:- Tại sao thế? Tại sao thế? Sao con lại bị thương nặng như vậy?Triệu Minh liền chỉ ngay Lộc Trượng Khách và nói:- Người này lập tâm bất lương định hãm hiếp con. Con thà chết không chịu y... liền chộp hai vai con như thế. Xin cha bênh vực cho con!Lộc Trượng Khách hoảng sợ đến mất mật vội cãi:- Tiểu nhân dù táo gan đến đâu cũng không dám làm... làm gì có việc ấy!Nhữ Dương Vương trợn trừng mắt lên dùng giọng mũi "hừ" một tiếng rồi quát lớn mắng:- Mi táo gan thực! Câu chuyện Hàn Cơ ta đã khoan hồng không tra cứu rồi, bây giờ lại dám xúc phạm đến cả con gái ta nữa. Quân bay đâu bắt lấy nó!Lúc ấy các võ sĩ tùy tòng của Nhữ Dương Vương đã đến đủ, nghe thấy Vương Gia quát bảo bắt lấy Lộc Trượng Khách, dù chúng biết Lộc Trượng Khách rất lợi hại nhưng cũng có đến bốn người tiến tới gần phạm nhân. Lộc Trượng Khách vừa kinh hãi vừa tức giận nghĩ thầm: - Dù sao cha con họ cũng thương nhau hơn. Quận chúa tức giận ta như vậy mà cổ nhân đã dạy: " Sơ bất gián thân" .Thêm nàng lại là người đa mưu lắm kế, ta cãi làm sao nổi". Y liền phất chưởng một cái đẩy lui ngay bốn tên võ sĩ rồi thở dài nói:- Sư đệ! Chúng ta đi thôi!Hạt Bút Ông còn đang chần chừ thì Triệu Minh đã lên tiếng nói tiếp:- Hạt tiên sinh là người tốt, không phải là người hiếu sắc như sư huynh của tiên sinh. Tiên sinh mau mau bắt sư huynh rồi cha tôi sẽ thăng quan cho tiên sinh và còn trọng thưởng nữa!Huyền Minh nhị lão võ công trác tuyệt nhưng chỉ vì ham công danh mà đem thân là cao thủ thượng thặng như thế vào trong phủ làm tôi đòi cho người sai khiến. Hạt Bút Ông vẫn biết sư huynh mình là kẻ hiếu sắc ham dâm, khi nghe Triệu Minh nói như thế trong lòng y cũng đã tin tới bẩy tám phần. Ðồng thời hai chữ quan lộc càng làm động lòng y. Nhưng y với Lộc Trượng Khách là anh em đồng môn, xưa nay rất thân nhau nên nhất thời y không dám ra tay vội. Lộc Trượng Khách thấy vậy vẻ mặt rầu rĩ run run nói:- Sư đệ muốn thăng quan phát tài thì cứ việc đến đây bắt ta đi!Hạt Bút Ông thở dài đáp:- Sư ca! Chúng ta đi thôi!Thế rồi y cùng Lộc Trượng Khách sát cánh đi luôn. Huyền Minh nhị lão oai trấn kinh sư, các võ sĩ trong Nhữ Vương phủ coi chúng như người trời vậy nên không ai dám ngăn cản chúng hết. Dù Nhữ Dương Vương có quát tháo luôn mồm các võ sĩ của y chỉ giơ bộ giơ tịch đuổi vờ thôi. Nhờ vậy Huyền Minh nhị lão mới ung dung đi xuống núi. Nhữ Dương Vương lại nói với Triệu Minh:- Minh Minh, con đã bị thương rất nặng nên theo cha về phủ điều trị đi!Triệu Minh chỉ Vô Kỵ rồi đáp:- Trương công tử thấy Lộc Trượng Khách hà hiếp con liền ra tay cứu giúp. Ðại ca không hiểu gì cả lại bảo Trương công tử là phản tặc làm loạn. Thưa cha, con đang có một việc đang cùng Trương công tử làm, khi nào xong con sẽ cùng Trương công tử tới gặp cha!Nhữ Dương Vương nghe lời con gái biết nàng quyết định lấy Trương Vô Kỵ, nhưng theo lời Vương Bảo Bảo thì biết Vô Kỵ là Giáo Chủ Ma Giáo. Lần này Nhữ Dương Vương rời khỏi kinh đô xuống miền nam để điều binh khiển tướng đối phó với Ma Giáo phản tặc ở hòai Tử và Giang Nam. Như vậy khi nào y chịu để con gái theo Vô Kỵ đi. Vì vậy y lại hỏi tiếp:- Theo lời anh con nói người này là Giáo Chủ của Ma Giáo, có thực vậy không!?Triệu Minh đáp:- Ðại ca cứ hay nói bậy! Cha thử xem, Trương công tử bấy nhiêu tuổi đầu thì làm sao làm thủ lãnh của bọn phản tặc cho được!Nhữ Dương Vương thấy Vô Kỵ tuổi chỉ độ hai mươi, hai mốt, sau khi bị thương sắc mặt lại càng tiều tụy thêm mất cả vẻ anh tuấn. Trông chàng không có vẻ gì của một đại cao thủ có thể thống lãnh mấy trăm ngàn quân. Nhưng xưa nay y vẫn biết con gái mình gio hoạt đa mưu túc kế, lại nghĩ Ma Giáo làm hại dân hại nước nên dù người này không phải là Giáo Chủ Ma Giáo chăng nữa y cũng phải là một nhân vật trọng yếu trong Ma Giáo không thể buông tha được nên y liền nói tiếp:- Hãy đưa y vào trong thành dò hỏi kỹ lừng đã! Nếu quả thực y không phải là người của Ma Giáo ta sẽ thăng thưởng liền!Y nói như vậy là đã nể con gái lắm, và cũng không muốn để con gái làm nũng trước mặt mọi người. Bốn tên võ sĩ vâng lời liền đi tới gần thì Triệu Minh đã lớn tiếng khóc lóc và hỏi lại rằng:- Có thực cha muốn con chết ngay tại chỗ không?Nàng nói xong, lại đưa dao găm lên, đâm luôn vào giữa ngực nửa tấc , máu tuôn ra, nhuộm đỏ cả vạt áo nàng. Nhữ Dương Vương kinh hãi vội nói:- Minh Minh, con chớ làm như thế!Triệu Minh vừa khóc vừa đáp:- Thưa cha, con gái bất hiếu của cha đã ngấm ngầm kết thành vợ chồng với Trương công tử rồi.Hiện giờ trong bụng con đã có máu thịt của anh ấy, nếu cha định giết chết anh ấy thì chi bằng con chết trước là hơn!Nàng vừa nói xong không riêng gì Nhữ Dương Vương và cả Vương Bảo Bảo giật mình kinh hãi mà cả Vô Kỵ cũng ngạc nhiên vô cùng. Tuy chàng biết nàng cố hết sức che chở cho mình nhưng chàng cũng không ngờ nàng lại đặt điều nói dối cha và anh như thế. Nhữ Dương Vương nghe nàng nói như vậy dậm chân xuống đất hỏi lại:- Con nói thực hay là nói chơi?Triệu Minh liền trả lời:- Chuyện xấu hổ như vậy, nếu không phải là sự thực con đâu dám thốt ra trước mặt mọi người như thế, không những con bị người ta khinh thở mà còn làm nhục cả cha anh nữa. Thôi bây giờ cha cũng coi như không có đứa con gái này mà tha cho con, để chúng con ra đi!Nhữ Dương Vương hai tay cứ rứt râu liên tục, mồ hôi lạnh ở trên trán toát ra như tắm. Y điều binh khiển tướng phá địch chỉ quyết định bằng một lời thôi. Nhưng ngày hôm nay gặp phải chuyện rắc rối của con gái cưng y đành thúc thủ, không biết sử trí ra sao cho phải. Vương Bảo Bảo thấy vậy vội xen lời nói:- Em với Trương công tử đều bị thương, bây giờ hãy theo cha về cho danh y chạy chữa trước rồi cha sẽ đứng ra chủ hôn cho hai người, danh chính ngôn thuận. Cha cũng được một người con rể anh hùng, như vậy chẳng hay hơn sao?Lời của Bảo Bảo rất có lý, nhưng Triệu Minh biết ngay đó chỉ là kế hoãn binh. Nếu Vô Kỵ lọt vào tay cha anh mình rồi thì chàng thế nào cũng mất mạng ngay. Chưa biết chừng chàng còn bị đưa lên đại đô chém đầu để thở chúng nữa nên nàng vội nói:- Thưa cha, chuyện đã xẩy ra như vậy, tục ngữ có câu "Thuyền theo lái, gái theo chồng" dù có sống hay chết con cũng phải mang Trương công tử đi. Cha với anh có mưu kế gì cũng không dấu được con đâu. Bây giờ chỉ có hai đường, nếu cha tha chết cho chúng con thì từ nay đừng nghĩ đến con và tha cho vợ chồng con đi ngay, bằng không cha muốn giết cũng dễ lắm!Nhữ Dương Vương nổi giận nói tiếp:- Minh Minh, con hãy nghĩ kỹ lại! Con theo phản tặc này đi thì từ nay không còn là con của cha nữa!Triệu Minh khó sử vô cùng, sự thật nàng cũng không muốn bỏ gia đình và nghĩ cha anh mình thế nào trong lòng cũng đau như cắt nhưng nàng chỉ chần chừ một lát là Vô Kỵ sẽ mất mạng ngay.Bây giờ chỉ có cách là cứu mạng người yêu ra khỏi chốn này cả, sau này sẽ xin cha và anh lượng thứ cho vậy. Vì vậy nàng liền nói với Nhữ Dương Vưng:- Thưa cha và thưa đại ca, tất cả mọi việc đều do Minh Minh không nên không phải hết. Cha và đại ca ... tha thứ cho...Nhữ Dương Vương thấy con mình cương quyết như vậy mới hối hận ngày trước quá nuông chiều con để cho nàng đi lại giang hồ nên mới xy ra những việc vô số này. Y biết tính Triệu Minh bướng bỉnh quen rồi, hễ đè nén quá thì nàng sẽ tự tử liền nên y thị dài một tiếng, rỏ nước mắt nói tiếp:- Minh Minh, nên giữ gìn lấy thân thể, cha đi đây... Việc gì con cũng phải cẩn thận mới được!Triệu Minh gạt nước mắt, gật đầu, không dám ngửng đầu lên nhìn cha nữa. Nhữ Dương Vương quay mình lại từ từ đi khỏi. Tả hữu liền dắt ngựa tới cho cưỡi nhưng y như không thấy gì và cũng không lên ngựa nốt. Y đi được mấy trượng thì đột nhiên quay lại hỏi tiếp:- Minh.Minh, vết thương của con có sao không, trong người có mang theo tiền bạc gì không?Triệu Minh ngậm lệ gật đầu. Nhữ Dương Vương liền bảo tả hữu:- Ðưa hai con ngựa của ta cho Quận chúa!Tả hữu vệ sĩ vội dắt hai con ngựa đến cho Triệu Minh rồi chúng bảo vệ cho Nhữ Dương Vương xuống núi luôn. Còn Khấu Tôn Giả cùng hai vị Thiên Trúc phiên tăng thì uể oi ngồi phịch xuống đất, không sao đứng lên được cho nên sáu tên.võ sĩ phải hai người dìu một, đưa ba người theo Nhữ Dương Vương xuống núi.Một lát sau, mọi người đã đi khuất hẳn, trên đường núi chỉ còn lại hai người .Vô Kỵ liền ngồi xếp bằng tròn xuống, vận thần công để đẩy hơi hàn khí độc do Lộc Trượng Khách đánh trúng hồi nãy trong người ra. Sở dĩ chàng bị thương nặng như vậy là vì trong lúc đấu với ba phiên tăng, không để phía sau mới bị Lộc Trượng Khách đánh trộm. Chàng vận Cửu Dương chân khi vận chuyển khắp người ba lần, thổ ra một đống huyết bầm mới thấy dễ chịu. Chàng thấy Triệu Minh lo âu liền khẽ bảo:- Triệu cô nương, cô đã chịu khổ cực với tôi lắm!Triệu Minh đáp:- Nơi đây chỉ còn có đại ca với tôi thôi, vậy đại ca còn gọi tôi là Triệu cô nương làm chi? Tôi không phải là người của triều đình nữa và cũng không phải là Quận chúa rồi. Ðại ca... trong thâm tâm của đại ca có còn coi tôi là yêu nữ nữa không?Vô Kỵ từ từ hỏi tiếp:- Tôi lại hỏi cô nương một câu này, cô nương phải nói thực cho tôi biết, tiểu muội của tôi là Hân Ly bị ai lấy kiếm rạch mặt như thế? Có phải cô đã ra tay hạ độc thủ như vậy không?Triệu Minh đáp:- Không phải!- Thế ai đã hạ độc thủ cô ấy?- Tôi không thể nói cho đại ca biết được! Khi nào đại ca gặp Tạ đại hiệp thì ông ta sẽ kể rõ chuyện đó cho đại ca biết liền.- Sao nghĩa phụ của tôi lại biết rõ chuyện này?- Bây giờ nội thương của đại ca chưa lành mạnh, hỏi nhiều chỉ thêm loạn tâm trí thôi. Bây giờ tôi chỉ biết nói với đại ca rằng khi nào đại ca điều tra rõ ràng và có bằng cớ hẳn hoi chứng thực tôi đã giết hại Hân cô nương thì lúc ấy khỏi cần đại ca ra tay, tôi sẽ tự tử trước mặt đại ca liền!Vô Kỵ nghe thấy Triệu Minh nói dứt khoát như vậy chàng không thể nào không tin liền trầm ngâm suy nghĩ một hồi rồi hỏi tiếp:- Như vậy chắc là trong bọn thủ hạ trên chiếc thuyền của Minh Giáo Ba tư kia có cao thủ lén lút làm. Chính hắn đã dở tà pháp trong lúc đêm khuya làm mọi người mê man rồi giết hại tiểu muội của tôi và lấy trộm đi Ỷ Thiên Kiếm cùng đao Ðồ Long đi. Nếu như vậy thì khi kiếm thấy nghĩa phụ có lẽ chúng ta phải đi Ba Tư tìm kiếm và cũng là để thăm Tiểu Siêu nữa.Triệu Minh bịt mồm nén cười đỡ lời:- Ðại ca muốn gặp Tiểu Siêu thì cứ việc đi, làm gì mà phải đặt ra nhiều nguyên nhân làm chi. Tôi khuyên đại ca đừng nghĩ ngợi vẫn như thế nữa. Ðại ca mau mau chữa khỏi vết thương để chúng ta đi Thiếu Lâm Tự ngay, đó mới là việc chính của chúng ta đấy.Vô Kỵ ngạc nhiên hỏi:- Lên Thiếu Lâm Tự làm chi?- Cứu Tạ đại hiệp.- Nghĩa phụ tôi ở trên Thiếu Lâm Tự ư? Tại sao nghĩa phụ tôi lại ở đó?- Nguyên nhân ra sao tôi cũng không biết rõ lắm nhưng cứ biết hiện giờ Tạ đại hiệp đang ở chùa Thiếu Lâm. Ðó là sự thực, không sai một li một tý nào cả. Tôi nói thực cho đại ca hay, thủ hạ của tôi có một tu sĩ cạo đầu làm hòa thượng đi tu ở Thiếu Lâm Tự. Tin này là do y cho hay đấy.- Hừ, lợi hại thực!Chàng nói ba chữ này không biết là khen thủ đoạn của Triệu Minh hay ám chỉ tình thế cực kỳ nguy hiểm. Nhưng chàng vừa nói xong câu đó thì vì suy nghĩ quá nhiều động đến vết thương nên không sao nhởn được liền thổ ngay ra một đống máu tươi. Triệu Minh thấy vậy vội khuyên bảo:- Ðã bảo đại ca đừng nên lo nghĩ nhiều mà đại ca cứ không nghe. Thôi tôi không nói chuyện với đại ca nữa!Vô Kỵ lại ngồi xuống dựa lưng vào núi định tĩnh tâm điều dừng thương nhưng dù cố gắng đến đâu đầu óc chàng cũng không thể nào trấn tĩnh được. Chàng lại lên tiếng hỏi tiếp:- Không Kiến thần tăng của phái Thiếu Lâm bị nghĩa phụ tôi dùng Thất Thưng quyền đánh chết vì vậy môn hạ của phái Thiếu Lâm đã thề phải trả thù cho được mối thù này. Bây giờ nghĩa phụ tôi đã lọt vào tay chúng thì làm gì còn sống được nữa!- Ðại ca khỏi phải lo âu làm chi, có một vật có thể cứu được nghĩa phụ khỏi chết.- Vật gì thế?- Ðồ Long bảo đao.Vô Kỵ chỉ nghĩ ngợi giây lát đã hiểu ngay. Ðồ Long bảo đao có tiếng là võ lâm chí tôn, phái Thiếu Lâm đã là lãnh tụ võ lâm mấy trăm năm liền đối với thanh bảo đao này hẳn càng muốn chiếm cho được. Vì muốn có được thanh bảo đao đó tất nhiên họ không đời nào chịu giết Tạ đại hiệp một cách nhanh chóng như thế. Thể nào chúng cũng phải làm cho đại hiệp nhục nhã mới hã dạ. Triệu Minh lại nói tiếp:- Tôi nghĩ muốn cứu Tạ đại hiệp chỉ có một cách là hai chúng ta ngấm ngầm ra tay là tốt hơn hết.Anh hùng của Minh Giáo đông đo thực nhưng đem đội đại binh mã đến vây đánh Thiếu Lâm Tự, chúng thấy địch không nổi thì thế nào cũng giở hạ sách ra là đem Tạ đại hiệp thủ tiêu ngay.Vô Kỵ thấy nàng ta suy nghĩ chu đáo như vậy cảm động vô cùng vội đỡ lời:- Minh muội nói rất phải!Lần đầu tiên nàng thấy Vô Kỵ gọi mình là Minh muội nàng cảm thấy khoan khoái vô cùng, nhưng nàng lại sực nghĩ tới gia đình và tình thân hữu thì lại đau lòng vì phen này nàng đã bỏ họ mà đi thì sau này thật khó lòng mà trở về được. Vô Kỵ vừa trông thấy sắc mặt của nàng đã biết nàng đang rầu rĩ về việc gì rồi nhưng chàng không biết dùng lời lẽ gì để khuyên giải liền nghĩ thầm:- Nàng đã trao phó tấm thân ngọc ngà cho ta, ta thật không biết dùng cách gì để đền đáp lại mối tình thâm này? Ta đã có hôn ước với Chu Chỉ Nhược thì ta làm sao mà phụ người vợ chưa cưới ấy được. Hà bây giờ ta hãy cứ nghĩ cách cứu nghĩa phụ ra trước còn mối tình nhi nữ hãy tạm gác sang một bên vậy . Chàng gượng đứng lên nói:- Chúng ta đi thôi!Triệu Minh thất sắc mặt của chàng rất nhợt nhạt mới hiểu chàng bị thương rất nặng liền cau mày lại khẽ hỏi tiếp:- Cha tôi thương và cưng tôi lắm, chắc không làm gì tôi đâu. Nhưng đại ca của tôi, tôi đoán chừng chỉ hai tiếng nữa thế nào cũng cho người đuổi bắt chúng ta trở lại cho mà xem.Vô Kỵ gật đầu cho lời nói của nàng là phải. Chàng thất Vương Bảo Bảo hành sự rất cương quyết và y là một nhân vật rất lợi hại tất nhiên y không khi nào lại buông tay đâu. Hiện giờ cả hai người đều bị thương rất nặng nếu đi Thiếu Lâm Tự thế nào cũng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy chàng bàng hoàng không biết làm gì cho phải bây giờ. Triệu Minh lại nói:- Vô Kỵ đại ca, chúng ta hãy mau mau rời khỏi chốn nguy hiểm này trước đã, xuống tới chân núi hãy quyết định tiếp sau!Vô Kỵ gật đầu uể oi đi ra dắt hai con ngựa tới nhưng khi định leo lên ngựa thì chàng cảm thấy trước ngực đau nhức không sao lên được. Triệu Minh cắn răng mím môi dùng tay phải đẩy mạnh chàng lên trên mình ngựa. Nhưng vì dùng sức quá mạnh, vết thương của nàng lại rỉ máu tươi ra ngay. Nàng cũng gượng leo lên mình ngựa ngồi ở phía sau Vô Kỵ. Ðáng lẽ Vô Kỵ phải đỡ nàng bây giờ trái lại nàng lại đỡ Vô Kỵ. Hai người thở một hồi mới thúc ngựa cho chạy còn con ngựa kia thì cột ở đằng sau yên cho nó chạy theo. Hai người cưỡi chung một ngựa thủng thẳng đi xuống núi. Triệu Minh đoán chắc cha nàng sẽ không thay đổi ý kiến nhưng anh nàng tuy trước mặt cha không dám nói gì thế nào cũng phái người đuổi theo rượt bắt chứ không sai. Vì vậy khi hai người xuống tới chân núi liền đi theo đường cái quan và quay về phía Ðông mà đi để tránh gặp Vương Bảo Bảo, anh nàng. Ði được một lát, hai người lại quay sang một con đường nhỏ. Lúc này hai người mới hơi yên tâm và đoán chắc dù Bảo Bảo có sai người rượt đuổi chăng nữa cũng chưa chắc đã biết mà theo và con đường nhỏ này. Chỉ cần chịu đựng được tới lúc trời tối hẳn vào trong rừng rậm thì không còn sợ hãi gì nữa. Ngờ đâu hai người đang đi bỗng nghe thấy đằng sau có tiếng vó ngựa, hình như có hai người cưỡi ngựa đuổi tới vậy. Triệu Minh kinh hãi vô cùng ôm chặt lấy lưng Vô Kỵ nói:- Anh tôi tới nhanh quá. Số mạng của chúng ta hẩm hiu thực! Rốt cuộc chúng ta vẫn không thể thoát khỏi bàn tay ác độc của anh ấy. Vô Kỵ đại ca để em theo anh ấy về vưng phủ, nghĩ cách yêu cầu cha cứu giúp cho chúng ta được tái hồi. Dù sao trời đất còn rộng không bao giờ phụ bạc đại ca đâu!Vô Kỵ gượng cười đáp:- Lệnh huynh chưa chắc đã chịu tha cho tôi đâu!Chàng vừa nói tới đây thì hai người cưỡi ngựa đã phải tới sau chỗ cách hai người chừng mấy trượng. Triệu Minh giật cưng ngựa tránh sang bên đường và rút sẳn dao găm ra. Nàng đã quyết rồi, nếu có thể năn nĩ được thì nàng sẽ cố thoát thân còn nếu anh nàng nhất định giết hại Vô Kỵ thì nàng với người yêu sẽ cùng chết ngay tại chỗ. Hai người đó chạy tới cạnh Vô Kỵ và Triệu Minh rồi mà chúng vẫn không ngừng chân. Hai tên đó là hai tên binh sĩ Mông Cổ. Khi đi cạnh hai người chúng chỉ liếc mắt nhìn một cái rồi lại vội vàng đi luôn. Triệu Minh vừa lên tiếng nói được một câu "Cám ơn trời đất, thì ra chỉ là hai tên lính thường thôi chứ không phải là người của anh tôi sai đuổi theo..." thì hai tên lính Mông Cổ ấy đã dừng ngựa rồi từ từ quay lại. Một tên râu ria xồm xoàm lớn tiếng hỏi luôn:- Bớ hai tên mãng tử kia, lấy trộm ngựa này của ai thế?Nghe giọng nói của hắn Triệu Minh biết chúng đã thèm thuồng hai con ngựa tốt của cha mình tặng cho .Hai con ngựa đó nguyên là của Nhữ Dương Vương dùng, không những thần tuấn vô cùng lại thêm yên vàng, bàn đạp bạc nữa, đẹp đẽ khôn tả. Người Mông Cổ vốn dộ ưa thích ngựa nhất, hai tên này thấy ngựa đẹp như thế sao mà ch động lòng tham. Triệu Minh nghĩ thầm: "Ngựa này tuy là của cha ta tặng cho thực nhưng hai tên ác tặc mà thở cưng ra tay cướp thì cũng đành phải cho chúng chứ biết làm sao đây". Nghĩ đoạn, nàng liền dùng tiếng Mông Cổ đáp liền:- Các người là bộ hạ của vị nào thế, sao dám vô lễ với ta như vậy?Tên lính Mông Cổ ấy nghe thấy ngẩn người ra hỏi lại:- Tiểu thư là ai thế?Chúng thấy hai người ăn mặc lịch sự cưỡi hai con ngựa quý lại thêm tiếng Mông của Triệu Minh nói rất thạo nên chúng không dám làm bậy ngay. Triệu Minh đáp:- Chúng ta là con của tướng quân Hoa Nhi Bất Xích, đi đường gặp giặc đánh cướp. Hai anh em ta đang bị thương đây.Hai tên lính đưa mắt nhìn nhau một cái rồi lớn tiếng cả cười. Tên râu sồm lớn tiếng nói tiếp:- Ðã trót thì phải trét, chúng ta hãy cứ ra tay giết con nhãi này trước rồi sẽ nói chuyện sau.Nói xong, y rút đơn đao ra thúc ngựa lại nhằm đầu Vô Kỵ chém luôn. Triệu Minh cả kinh vội quát mắng:- Các ngươi làm gì thế, ta thưa cùng tướng quân hay, lúc ấy các người sẽ bị tứ mã phanh thây liền.Tứ mã phanh thây là một hình phạt rất nặng của quân đội Mông Cổ lúc bấy giờ. Hình phạt ấy tàn nhẫn khôn tả , nhưng tên lính râu xồm không sợ thì chớ lại còn cười hích hích rồi nói tiếp:- Hoa Nhi Bất Xích đánh không nổi phản quân Minh Giáo mà còn chém bừa bãi thuộc hạ và đánh đập binh lính chúng ta. Ngày hôm qua quân đội đã nổi loạn, cha của các ngươi đã bị chém nát nhừ. Bây giờ chúng ta gặp hai tiểu cẩu các ngươi thì còn gì khoái cho bằng.Nói xong, y lại múa đao chém luôn. Triệu Minh giật cương ngựa nhảy vọt qua để tránh thế đao đó.Tên lính nọ đang định đuổi theo chém tiếp thì tên lính trẻ tuổi đã vội quát bảo hắn:- Ðừng giết cô bé đẹp như hoa ấy, chúng ta hãy cùng nhau hưởng sung sướng lát đã!Tên râu xồm đáp:- Hay lắm! Hay lắm!Triệu Minh nghe thấy chúng nói như vậy liền nghĩ ngay ra một kế. Nàng vội nhảy xuống ngựa nhảy sang bên đường đào tẩu luôn. Hai tên lính Mông hiếu sắc đó cũng xuống ngựa đuổi theo.Triệu Minh bỗng kêu "ối chà" một tiếng rồi ngã lăn ra đất. Tên lính râu xồm nhảy tới định ôm lấy lưng nàng. Triệu Minh dùng ngay khủyu tay thúc luôn vào yếu huyệt ở giữa ngực của hắn. Tên lính đó không lờp kêu một tiếng đã ngã lăn ra đất liền. Tên thứ hai không thấy rõ người bạn đã bị Triệu Minh đánh lén nên y cũng nhảy tới bắt chước tên kia định ôm lấy Triệu Minh. Triệu Minh lại dùng thế võ trước thúc trúng luôn vào yếu huyệt của tên thứ hai này. Thế là nàng không tốn một chút sức nào đã đánh ngã một lúc hai tên lính Mông Cổ. Vì bị thương rất nặng lại phải đi vất vả như thế này nên nàng tuy không tổn hơi sức mà cũng vẫn thở hồng hộc, mồ hôi lạnh tuôn ra như tắm.Nàng gượng dậy đỡ Vô Kỵ xuống ngựa và quát bảo hai tên lính đó rằng:- Hai tên cẩu tặc này dám phạm thượng làm loạn như vậy, bây giờ hai đứa bay muốn sống hay muốn chết?Hai tên lính Mông bị điểm huyệt xong cảm thấy bán thân bất toại, hai tay tên tái không sao cử động được chỉ có dưới chân có chút cảm giác thôi nhưng cũng đau nhức khó chịu vô cùng. Chúng lại tưởng Triệu Minh sẽ giết chúng ngay nhưng bây giờ thấy nàng nói như vậy mới biết có hy vọng sống sót nên chúng vội nói tiếp:- Xin cô nương tha chết cho, không phải anh em tiểu nhân ra tay giết hại Hoa Nhi Bất Xích tướng công đâu.Triệu Minh lại hỏi tiếp:- Ðược, nếu hai mi tuân theo ta việc này thì ta sẽ tha cho cẩu mạng của hai đứa mi!Hai tên lính Mông vội trả lời:- Chúng tôi xin tuân mạng!Triệu Minh chỉ hai con ngựa của mình nói tiếp:- Hai người mau cưỡi hai con ngựa này đi về phía Ðông, trong một ngày một đêm phải chạy ít nhất ba trăm dặm. Chạy càng nhanh càng tốt, không được làm hỏng việc!Hai tên lính Mông ngẩn người ra nhìn nhau, chúng không ngờ nàng lại bảo chúng làm công việc dễ dàng như thế. Tên râu xồm vội nói:- Thưa cô nương, dù có gan tày trời, tiểu nhân cũng không dám tái...Triệu Minh vội ngắt lời y nói tiếp:- Việc này khẩn cấp lắm, các ngươi mau lên ngựa đi ngay. Nếu giữa đường có ai hỏi thì các ngươi cho biết là hai con ngựa này mua ở trong chợ chứ không được tả hình dáng của hai ta, nghe chưa!Hai tên Mông Cổ vẫn bán tín bán nghi nhưng chúng thấy Triệu Minh thúc giục luôn mồm liền nghĩ thầm: "Việc này dù có gian trá gì ở bên trong còn hơn là bị nàng ta đâm chết tại chỗ". Nghĩ đoạn, chúng liền cáo lỗi rồi tập tễnh đi tới ngựa. Chúng thấy dưới bàn chân đau nhức như muôn vàn cái kim châm nhưng vẫn cố chịu đựng leo lên ngựa. Chàng hai chỉ sợ Triệu Minh thay lòng đổi dạ lại gọi chúng trở lại thì nguy to nên. mới đi được hơn mười trượng chúng liền thúc ngựa chạy hết tốc lực liền. Vô Kỵ thấy vậy thị dài nói:- Minh muội quả là trí kế vô song, thủ hạ của lệnh huynh thấy hai con ngựa này thế nào cũng đoán chắc chúng ta đi về phía Ðông. Vậy bây giờ chúng ta đi về hướng nào?Triệu Minh đáp:- Tất nhiên là chúng ta phải đi về phía Tây Nam.Thế rồi hai người leo lên hai con ngựa của hai tên lính Mông Cổ để lại. Hai người không đi bằng đường chính mà cứ xuyên qua cánh đồng tiến thẳng về phía tây nam. Suốt dọc đường chỉ toàn là gai góc và sỏi đá lởm chởm. Hai con ngựa bị gai và đá làm sướt hết cả chân, máu tươi chy ra rất nhiều. Vì vậy mỗi tiếng đồng hồ chúng chi đi được hai mươi dặm là cùng. Lúc ấy trời đã sắp tối, bỗng thấy trong khe núi có một làn khói bốc lên. Vô Kỵ mừng rỡ nói:- Phía đằng trước thế nào cũng có người ở. Chúng ta mau tới đó xin ở trọ đi!Triệu Minh gật đầu. Hai người liền đi tới chỗ có khói bốc lên mới hay nơi đó là một ngôi miếu.Hai người liền xuống ngựa, xoay chúng về hướng Tây rồi nhặt cành gai quất luôn vào mông chúng mấy cái. Hai con ngựa bất thình lình bị đánh đau cất vó chạy luôn. Triệu Minh đi đến đâu cũng bày đặt nghi trận. Mục đích của nàng là đánh lạc hướng bộ hạ của Vương Bảo Bảo. Dù không có ngựa việc đào tẩu sẽ khó khăn nhưng nàng cũng không quản ngại. Nàng chỉ cần đi được bước nào hay bước ấy thôi. Hai người dìu nhau đi bước một tới trước cửa miếu. Hai người thấy căn miếu này cũng đàng hoàng lắm, trên cửa có treo một tấm biển lớn đề: "Trung Mục Thần Miếu". Triệu Minh liền giơ tay gõ luôn ba tiếng. Bỗng nghe bên trong có tiếng rất âm thầm vọng ra:- Là người hay là ma? Ðến đây định gửi xác phải không?Nghe thấy tiếng nói của người đó Vô Kỵ biết ngay là của người có nội công rất thâm hậu nên trong lòng kinh hãi liền đưa mắt cho Triệu Minh.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 89
Hòa Thượng Giả Trang
Triệu Minh chưa kịp ngỏ ý thì đã nghe thấy tiếng cửa kêu "kèn kẹt" rồi mở ra liền. Chỉ nghe tiếng cửa kêu cũng biết cánh cửa này ít khi mở ra đóng vào. Phía sau cánh cửa xuất hiện một bóng người. Lúc ấy trời đã chập choạng tối mà người đó lại đứng sau cánh cửa sấp bóng nên không sao trông thấy rõ mặt chỉ thấy đầu y bóng loáng thì biết là một hòa thượng thôi. Vô Kỵ liền lên tiếng hỏi:- Anh em tại hạ giữa đường gặp cường đạo, thân mang thương tích định xin ngủ nhờ một đêm. Xin đại sư rủ lòng từ bi cho phép chúng tôi được ngủ nhờ một đêm. Người nọ kêu lên một tiếng, với giọng nham hiểm trả lời:- Người ta đi tu xưa nay không giúp ai hết, không thể cho hai người ở trọ được.Nói xong, y định đóng cửa lại Triệu Minh vội kêu gọi:- Giúp người, người lại giúp mình, biết đâu chẳng có cái hay!Hòa thượng nọ vội hỏi:- Hay ở chỗ nào?Triệu Minh giơ tay lên cởi chiếc bông tai có nạm hạt châu xuống. Hạt châu ở trên bông tai nàng to bằng đốt ngón tay út, vừa lấy xuống đã thấy có ánh sáng lấp lánh liền. Triệu Minh vội đưa chiếc hoa tai đó cho hòa thượng nọ. Hòa thượng ngắm chiếc bông tai một hồi rồi lại nhìn hai người một lúc nữa mới lên tiếng nói:- Thôi được, giúp người, người giúp mình!Nói xong, y né người sang bên. Triệu Minh liền đỡ Vô Kỵ bước vào. Hòa thượng ấy liền dẫn hai người xuyên qua đại điện rồi tới dãy nhà ngang ở phía Ðông và nói:- Hai người ở trong phòng này!Phòng đó không có đèn lửa, tối om như mực. Ði tới cạnh giường Triệu Minh giơ tay ra lần mò thấy trên giường chỉ có một cái chiếu ngoài ra không có một cái gì khác cả. Ðang lúc ấy bên ngoài bỗng có tiếng nói rất lớn:- Xích tứ đệ dẫn ai vào đấy? Hòa thượng trả lời:- Có hai người khách đến xin ngủ trọ.Y vừa nói vừa bước chân ra khỏi cửa phòng liền. Triệu Minh gọi với theo:- Sư phụ làm ơn bố thí cho hai bát cơm một đĩa rau dưa gì đó...Hòa thượng nọ lại đáp:- Người đi tu ăn của thập phương không bố thí.Nói xong y đi luôn. Triệu Minh giận dữ nói tiếp:- Hòa thượng này thực, chắc đại ca đói lắm phải không? Dù sao chúng ta cũng phải kiếm cái gì ăn mới được.Ðột nhiên ngoài sân có tiếng chân người đi lại. Hai người thấy có chừng bảy tám người tất cả. Tiếp theo đó có ánh sáng thấp thoáng, cửa phỏng đã bị người đẩy ra. Hai hòa thượng cầm hai ngọn nến đi trước bước vào chiếu thẳng vào mặt Vô Kỵ và Triệu Minh. Vô Kỵ đưa mắt nhìn lại thấy tám hòa thượng tất cả, cao có, thấp có nhưng mặt người nào cũng đều hung ác vô cùng. Một lão hòa thượng lên tiếng hỏi Triệu Minh:- Trên người của các người còn bao nhiêu vàng bạc châu báu nữa hãy mau đưa ra đây!Triệu Minh lại hỏi:- Ðưa ra để làm chi?Hai thí chủ có cả duyên tới đây, vừa đúng lúc miếu chúng tôi sắp sửa cúng lớn để trùng tu lại cửa miếu và tô lại tượng. Hai vị có bao nhiêu vàng bạc cứ đem ra đây bố thí đi. Nếu hai vị tiếc của mà không đem ra thất lễ với Bồ Tát thì phiền lắm đó!Triệu Minh nổi giận hỏi lại:- Quý vị cưỡng bách như thế có khác gì cường đạo không?Lão hòa thượng lại trả lời:- Xin lỗi! Xin lỗi! Tám anh em chúng tôi chuyên nghề cường khấu giết người phóng hỏa cướp của là lẽ thường. Gần đâu bị Ma Giáo dồn ép làm cho chúng tôi không có chỗ nương thân đành phải ci trang làm hòa thượng vào đây lánh nạn. Hai vị thí chủ có duyên mới đem thân vào đây. Thực là may mắn cho anh em chúng tôi lắm, lắm!Vô Kỵ với Triệu Minh nghe thấy hòa thượng ấy nói như vậy đều giật mình kinh hãi. Không ngờ tám tên hòa thượng này lại là đạo tặc cải trang. Lão hòa thượng ấy dám nói trắng trợn như vậy tất nhiên là đã định tâm giết hại hai người rồi. Lại một hòa thượng lên tiếng cười hô hô nói:- Nữ thí chủ khỏi phải lo sợ, tám hòa thượng cường đạo chúng tôi đang thiếu một phu nhân áp miếu. Cô nương xinh đẹp như thế này thật không khác gì Phật Bà Quan Âm hạ phàm. Hay lắm! Hay lắm!Triệu Minh móc túi lấy bảy tám thoi vàng và một chuỗi hạt châu để lên trên bàn và nói:- Tài vật của anh em chúng tôi ở cả trên đây rồi. Anh em chúng tôi cũng là người trong võ lâm, quý vị nên nghĩa khí của giang hồ.Lão hòa thượng vừa cười vừa nói tiếp:- Hai quý vị đều là người trong võ lâm! Cang hay thêm, chẳng hay hai vị ở trong môn phái nào thế?Triệu Minh đáp:- Chúng tôi là đệ tử của phái Thiếu Lâm.Lúc ấy phái Thiếu Lâm là một môn phái to lớn nhất trong võ lâm, Triệu Minh chỉ mong tám tên hòa thượng đó dù không phải là đệ tử ngoại hệ của Thiếu Lâm thì trong thân hượu của chúng thế nào mà ch có người liên quan đến phái Thiếu Lâm. Không ngờ nàng vừa nói xong tám tên cường đạo đó liền ha hả cười đáp:- Là đệ tử phái Thiếu Lâm càng hay thêm. Chúng ta địch không nổi lão hòa thượng của Thiếu Lâm Tự thì vừa vặn hai đứa nhãi này tới đây để cho chúng ta đánh đập cho hả giận.Nói xong, chúng cùng giơ tay lên định kéo cổ tay Triệu Minh. Nàng vội rụt tay lại, hòa thượng đó liền kéo hụt ngay. Vô Kỵ thấy tình thế nguy cấp, mình với Triệu Minh lại đang bị thương nặng khó mà đối địch nổi, chợt nghĩ mấy năm nay đã gặp bao nhiêu cao thủ có tên tuổi trong võ lâm chẳng lẽ ngày hôm nay lại bị toi mạng trong tay mấy tên giặc cỏ hay sao? Nhưng dù sao cũng không thể để yên cho bọn chúng làm nhục Triệu Minh như vậy nên chàng khẽ bảo Triệu Minh:- Minh muội hãy núp ở phía sau tôi! Ðể tôi đối phó với tám tên giặc cỏ này cho.Triệu Minh có rất nhiều mưu kế nhưng trong hoàn cảnh này cũng đành thúc thủ. Nàng lại lên tiếng hỏi bọn chúng:- Các người là ai?Lão hòa thượng đáp:- Chúng ta là phản đồ của Thiếu Lâm Tự bị đuổi ra ngoài chùa. Gặp người môn phái khác chúng ta còn nương tay nể nang chứ gặp đệ tử phái Thiếu Lâm chúng ta thế nào cũng phải giết mới được.Cô bé kia, đáng lẽ chú em của lão định lấy cô em làm phu nhân áp miếu nhưng bây giờ biết cô là thuộc hạ Thiếu Lâm bắt buộc chúng ta phải hãm hiếp trước rồi sẽ giết sau. Không thể để cho người nào sống sót cả.Vô Kỵ trầm giọng nói:- Ðược lắm, các người là môn hạ của ác tăng Viên Chân phải không?Lão hòa thượng kêu "ủa" một tiếng rồi hỏi lại:- Lạ thực, sao người này lại biết rõ như vậy?Triệu Minh vội đỡ lời:- Chúng tôi đang định đi lên chùa Thiếu Lâm để gặp Hữu Lượng đại ca và bầu cử Viên Chân đại sư làm phương trượng của chùa.- Thiện tai, Thiện tai, ngã phật Như Lai, độ ách đại thiên...Triệu Minh lại nói tiếp:- Phải, chúng ta nên để tâm hợp sức cùng nhau hoàn thành thiện cử này.Nàng vừa nói xong mấy lời đó tám hòa thượng kia liền ha hả cười. Thì ra chúng quả thực là người của Viên Chân và Hữu Lượng do Hữu Lượng giới thiệu vào chùa làm môn hạ của Viên Chân. Tám người này đều xuất thân là lục lâm tho khấu, mỗi người có một tài riêng. Võ công của chúng cũng đã khá lại được Viên Chân chỉ bảo thêm nên càng lợi hại hơn trước. Mấy năm gần đây, Viên Chân muốn cướp ngôi phương trượng của chùa nên đi tứ xứ thâu nhân tài, nhưng vì giới luật của Thiếu Lâm Tự rất nghiêm, mỗi khi thâu nhận đệ tử đều bị giám chùa tra hỏi kỹ lừng, biết rõ lai lịch rồi mới cho gia nhập nên Viên Chân không sao toại nguyện được. Về sau Hữu Lượng hiến cho y một kế, chỉ nhận đệ tử bái sư thôi chứ không vào chùa để chờ dịp may tới cùng nổi loạn cướp ngôi. Võ công của Viên Chân rất cao thâm thì chỉ ra tay một cái thì bọn giang hồ hào sĩ đều kính phục liền.Nhượng nhân vật võ lâm xưa nay vẫn ngừng mộ oai danh của phái Thiếu Lâm và lại thấy võ công của Viên Chân cao siêu như vậy nên ai ai cũng muốn được làm đồ đệ của y. Trong số đó cũng có vài người không muốn làm phản bổn môn, định tiết lộ âm mưu thì đều bị y diệt trừ ngay nên việc làm của y lâu nay không bị bại lộ là thế. Vừa rồi tên hòa thượng nói: "Thiện tai, Thiện tai, ngã phật Như Lai, độ ách đại thiên" là nói một câu ám hiệu của chúng khi gặp nhau. Người trong hội thì phải đáp: "Hoa khai kiến Phật tâm tức Bồng".Triệu Minh là người rất khôn ngoan nghe thấy lão hòa thượng đó đã tự nhận là đệ tử của Viên Chân, nàng liền đoán biết Viên Chân có ý muốn cướp ngôi Phương Trượng rồi. Nhưng họ định ám hiệu với nhau như vậy thì nàng làm sao biết được, cho nên nàng đã trả lời lầm như thế. Một hòa thượng béo lùn liền nói với hòa thượng lớn tuổi kia:- Phú đại ca, con nhỏ này vừa nói tới việc bầu sư phụ chúng ta làm Thiếu Lâm Phưng Trượng, không hiểu tại sao chúng lại biết được rõ tin này. Việc này quan trọng lắm, chúng ta phải hỏi cho ra lẽ mới được!Tám người ấy tuy đã cắt tóc đi tu làm hòa thượng nhưng chúng vẫn gọi nhau là đại ca và nhở ca, không thoát được thói quen trong võ lâm. Vô Kỵ nghe thấy chúng cùng cười biết ngay Triệu Minh đã lỡ lời rồi nhưng khốn nỗi mình bị thương nặng không sao hoạt động được, như vậy đối địch thế nào được chúng. Trong lúc nguy cấp chàng vội định thần và gượng tụ khí nhưng chỉ thấy trong người nóng hổi, chân khí không theo ý muốn của mình mà vận hành các kinh mạch.Ðúng lúc ấy lão hòa thượng đã giơ năm ngón tay như năm cái vuốt của con chim ương chằm Triệu Minh vồ luôn. Triệu Minh không có hơi sức chống đỡ đành phải lui về phía sau giường tránh né.Còn Vô Kỵ thì ngồi xếp tròn, vận công luyện khí chỉ mong khôi phục được hai ba thành công lực, như vậy cũng đủ đối phó với tám tên ác tặc này rồi. Hòa thượng béo lùn thấy Vô Kỵ trước mặt bọn chúng mà vẫn còn ngồi vận khí, làm bộ làm tịch như vậy cho nên y tức giận vô cùng liền quát mắng:- Tiểu tử không biết sợ chết gì cả! Ðể lão gia cho mi lên trên trời tây trước cho khỏi vướng chân vướng tay chúng ta.Nói xong, y giơ cánh tay phải lên, khớp xưng của y kêu "lắc cắc" và trong tay áo của y hình như có hơi phồng lên. Rồi y múa quyền chằm giữa ngực Vô Kỵ đấm luôn. Triệu Minh thấy vậy lo âu vô cùng thất thanh kêu la. Ngờ đâu hòa thượng béo lùn đó vừa đấm xong một quyền cánh tay phải của y đã mềm nhũn buông xuôi xuống. Y trợn tròn xoe đôi mắt nhìn Vô Kỵ đang ngồi yên một chỗ không cử động chút nào. Lão hòa thượng giật mình kinh hãi, giơ tay lên kéo một cái ngờ đâu lão hòa thượng béo lùn liền té lăn ra đất. Hóa ra y đã chết tốt rồi. Bảy hòa thượng kia thấy vậy vừa kinh hãi vừa tức giận cùng đồng thanh la lớn:- Tiểu tử này có yêu tà pháp thuật chăng?Thì ra Vô Kỵ không thể tụ chân khí để đả thương được nhưng Cửu Dương Thần Công ở trong người chàng vẫn không hề mất mát. Cho nên hòa thượng béo lùn vừa đánh trúng vào yếu huyệt của chàng thì Cửu Dương Thần Công tuy không đủ sức tấn công địch nhưng dư sức bảo vệ thân thể chàng. Vì vậy quyền lực của đối phương đánh tới đều bị phản hồi lại hết. Hơn nữa sức mạnh của đối phương đánh vào người chàng còn kích động Cửu Dương Thần Công ở bên trong phát ngược trở ra làm cho sức phản hồi tăng gấp đôi sức đánh tới. Như vậy tên hòa thượng béo đó làm sao chịu đựng nổi nên mới chết tốt như thế. Hòa thượng già rộng kiến thức hơn biết ngay đó là mượn sức địch đánh địch nên y không đánh vào ngực chàng mà cứ đánh vào hai tay chàng. Y định đánh gãy hai tay của chàng trước rồi mới đánh vào nội tạng sau. Ngờ đâu hai tay y vừa đánh trúng hai tay Vô Kỵ thì Cửu Dương Thần Công ở trong người chàng lại đã phản chấn ngay. Tên hòa thượng già liền bị đẩy bắn về phía sau nhanh như một mũi tên. Chỉ nghe thấy kêu "lách cách" một tiếng thật lớn. Cửa sổ đã bị người của y đập phải vỡ tan tành. Người của y bắn ra ngoài, đâm vào cây hòe trong sân vỡ sọ chết tốt.Khi lão hòa thượng bị bắn ra ngoài sân, mấy tên hòa thượng kia vẫn chưa biết y sống chết ra sao lập tức có ba hòa thượng khác sông lại tấn công Vô Kỵ luôn. Một tên tấn công vào thái dương huyệt, một tên giơ tay móc mắt chàng còn tên thứ ba thì phải thân đá vào đơn điền chàng. Chỉ thấy chàng cúi đầu tránh cho hai mắt để cho tay của đối phương đâm vào trên lông mày của mình thôi còn mặc cho chúng tha hảồ đánh đập vào mọi nơi. Chỉ nghe thấy mấy tiếng kêu "lộp bộp, lách cách, ối chà" mấy hòa thượng đã bị Cửu Dương Thần Công phản hồi chết liền. Tên hòa thượng sau vì sức đá quá mạnh nên chân phải của y bị gãy làm đôi. Cũng nhờ cú đá đó trúng ngay vào đơn điền chàng mà chân khí của chàng mới đả thông được các kinh mạch bị thương. Vô Kỵ mừng rỡ nghĩ thầm:- Tiếc thay ác tăng chết sớm quá, bằng không để y đã thêm mấy cái vào đơn điền ta nữa thì công lực của ta đã sớm khôi phục. Chỉ cần điều dừng mươi ngày hay nửa tháng là lành mạnh liền.Tám hòa thượng đã chết năm còn lại ba tên hoảng sợ đến kinh hồn bạt vía. Chúng tranh nhau chạy ra ngoài cửa. Tới bên ngoài chúng mới hay lão hòa thượng già cũng đã chết cạnh gốc cây chúng lại càng thêm sợ hãi. Chúng bèn chạy ra ngoài miếu không thấy Vô Kỵ đuổi theo chúng mới ngừng chân lại bàn tán. Một tên nói:- Chắc tên tiểu tử này thế nào cũng có tà pháp!Tên thứ hai nói:- Tôi xem không phải là tà pháp. Chắc có nội công cao siêu, phản lại đả thương địch nhân đấy thôi.Tên thứ ba vội đáp:- Nhưng dù sao bây giờ chúng ta cũng phải nghĩ cách trả thù cho mấy người anh em kia mới được.Tuy ba tên này ngày thường tác oai tác quái luôn nhưng chúng cũng có đôi chút nghĩa khí giang hồ. Vì tám tên đã thề đồng sanh đồng tử quyết không phụ lòng nhau. Tuy chúng có lòng quyết tử nhưng biết địch không nổi Vô Kỵ nên sau khi thương lượng một hồi một tên bỗng nói:- Có lẽ tên tiểu tử đó bị thương rất nặng bằng không tại sao y không đuổi theo chúng ta?Tên thứ hai mừng rỡ nói:- Phải đấy, có lẽ y không đi lại được, nên anh em chúng ta đánh đập y, y chỉ dùng nội lực phản kích thôi. Chúng ta dùng khí giới đâm y, chẳng lẽ y là xưng đồng da sắt mà chịu nổi ư?Ba tên bàn bạc xong, một tên liền kiếm cây trường mâu, một tên cầm dao còn tên thứ ba cầm kiếm, quay lại trong miếu. Chúng vào tới phòng Vô Kỵ thấy Vô Kỵ vẫn ngồi yên chỗ cũ, trông có vẻ rất mệt nhọc, người cứ lắc lư hoài hình như muốn té ngã vậy. Triệu Minh ngồi cạnh, tay cầm khăn cứ lau hoài mồ hôi trán cho Vô Kỵ. Ba tên ác tăng đó đưa mắt ra hiệu cho nhau, nhưng rốt cuộc không có tên nào dám xông vào hết. Sau cùng một tên lớn tiếng gọi:- Tiểu tử hôi hám kia, có gan thì ra đây đấu với lão gia ba trăm hiệp nào!Tên thứ hai cũng lên tiếng mắng chửi:- Tiểu tử có tài ba gì, chỉ biết dùng yêu thuật giết hại người thôi. Ðó là những trò hạ lưu của giang hồ, thủ đoạn đê tiện không xứng đáng.Ba tên ác tăng, mỗi tên mắng chửi một câu mà cũng không thấy Vô Kỵ trả lời và bước xuống giường gì cả nên chúng càng táo bạo hơn. Lời lẽ chửi rủa của chúng càng thậm tệ hơn. Chúng lôi cả mười tám đời tổ tiên của Vô Kỵ ra mà chửi. Chúng còn chửi Triệu Minh là một nữ đại ma đầu dâm loạn nhất thiên hạ. Vô Kỵ với Triệu Minh không tức giận tí nào vì lúc này hai người không sợ ba tên ấy quay trở lại tầm thù mà là sợ chúng hoảng sợ bỏ đi báo cho Thành Khôn hay thì hai người sẽ chết liền. Vô Kỵ biết vết thương của mình phải điều dừng trên mười ngày mới khỏi được.Lúc này khỏi cần Thành Khôn chỉ những tay cao thủ tùy tùng hạng nhì của y như Hữu Lượng chẳng hạn cũng giết nổi Vô Kỵ với Triệu Minh rồi.Hai người sau khi bị thương nặng phải trốn tránh để khỏi bị Vương Bảo Bảo đuổi bắt, bây giờ lại phải phòng bị bè đảng của Thành Khôn đánh đập. Trước sau đều có người tập kích như thế thì hai người sống sót sao nổi. Vì vậy hai người thấy ba tên ác tăng quay trở lại không hề lo sợ mà còn mừng thầm là khác. Vô Kỵ liên tiếp bị năm ác tăng tấn công làm cho Cửu Dương Thần Công chân khí trong người chàng dần dần ngưng tụ lại. Dù lúc trước chàng tự vận hành mãi mà vẫn không có thể vận sức được. Tuy bây giờ chàng vẫn chưa có thể vận sức đánh địch được nhưng trong lòng không còn kinh hãi như trước nữa. Ðột nhiên "bùng" một tiếng đã có một tên ác tăng cầm trường mâu chân đa túng cửa phòng nhảy vào bên trong. Triệu Minh thấy vậy la lớn:- Ối chà!Nàng vội cầm dao găm đưa cho Vô Kỵ. Vô Kỵ lắc đầu không đỡ lấy con dao mà chỉ nghĩ thầm:- Tay ta không có hơi sức nào nữa, dù có khí giới cũng không địch nổi, mà thân ta là xương thịt thì làm sao chống đỡ nổi khí giới của chúng .Chàng chưa nghĩ xong thì tên nọ đã múa trường mâu đâm tới trước ngực chàng rồi. Thế mâu của hắn đâm nhanh lắm nhưng ý nghĩ của Triệu Minh còn nhanh hơn. Nàng vội thò tay vào trong lòng Vô Kỵ lấy ra một thanh Thánh Hỏa Lệnh để luôn lên ngực Vô Kỵ để đỡ mũi trường mâu bén nhọn kia. Tất nhiên như vậy Vô Kỵ không bị thương chút nào, trái lại Cửu Dương Thần Công ở trong người chàng lại có thể nhờ đó mà phản công lại. Chỉ nghe thấy một tiếng "ôi". Tiếng kêu chưa kịp dứt lời thì tên thứ hai đã múa đơn đao bổ xuống đầu Vô Kỵ rồi. Triệu Minh sợ một chiếc Thánh Hỏa Lệnh không đủ sức chống đỡ thanh đao đó liền để luôn hai chiếc lên trên đầu Vô Kỵ, che chở cho chàng. Lại nghe thấy "coong" một tiếng thanh đao đó đã bắn ngược trở lại đập chết tên nọ liền. Tuy nhiên ngón tay út của Triệu Minh cũng bị lưỡi đao của y chặt đứt một đốt. Trong lúc nguy cấp nàng không thấy đau đớn gì cả. Tên hòa thượng thứ ba tay cầm kiếm vừa vào tới của, thấy hai tên đồng bọn cùng toi mạng một lúc. Tuy y tức giận vô cùng nhưng không còn can đảm xông lên tấn công nữa nên y chỉ thết lớn một tiếng rồi quay người chạy luôn. Triệu Minh vội nói:- Không thể để cho y đào tẩu được!Nàng liền cầm luôn một thanh Thánh Hỏa Lệnh nhằm người y. Tuy nàng nhắm rất trúng nhưng vì tay không có sức nên Thánh Hỏa Lệnh đó chưa tới đích đã rớt xuống đất liền. Vô Kỵ liền ôm lấy người Triệu Minh khẽ nói:- Minh muội, ném thêm cái nữa đi!Chàng vừa nói vừa vận chân khí ở trước ngực truyền dồn sang người nàng. Triệu Minh liền giơ hai tay lên ném nốt thanh Thánh Hỏa Lệnh thứ hai. Lúc ấy ác tăng đã chạy thêm được hai bước nữa và đang định núp vào sau một bức bình phoảng bằng gạch. Nhưng chiếc Thánh Hỏa Lệnh thứ hai này tốc độ nhanh vô cùng đã xuyên luôn người y từ sau lưng sang trước ngực mà vẫn chưa hết đã cắm luôn vào bức bình phong đó.Sau khi ném xong Thánh Hỏa Lệnh đó Vô Kỵ và Triệu Minh cũng chết giấc luôn. Trong ngôi miếu hoang chỉ có trăng thanh gió lạnh ngó người chứ không có một tiếng động nào khác. Một lát sau Triệu Minh thức tỉnh trước, đưa tay sờ mũi Vô Kỵ. Hô hấp của chàng tuy rất yếu nhưng được cái là đều đặn và khá dài. Nàng gượng đứng lên đỡ Vô Kỵ lên trên sập để chàng gối lên một cái xác chết rồi nàng cũng ngồi ở ngay cạnh đống xác đó nghỉ ngơi. Một lát sau Vô Kỵ tỉnh, mở mắt ra gọi ngay:- Minh muội đâu rồi?Triệu Minh tủm tỉm cười rồi hai người ôm lấy nhau. Lần này trước sau giết chết bảy ác tăng không tốn chút sức nào nhưng khi ném chiếc Thánh Hỏa Lệnh để giết tên thứ tám cả hai người đều bị tổn thương nguyên khí rất nặng. Vì vậy đêm hôm đó cả hai đều nằm yên trên đống xác để chờ sức lực hồi lại. Vô Kỵ xé một vạt áo ra băng bó cho ngón tay bị đứt của Triệu Minh rồi cả hai ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Ðến trưa ngày hôm sau hai người mới tỉnh giấc. Cả hai ngồi vận khí điều dừng một hồi đã thấy tinh thần phấn chấn hơn trước nhiều liền gượng đứng dậy nhưng thấy bụng đói vô cùng. Vô Kỵ liền lần mò xuống bếp, thấy trên bếp lò có một nồi cơm một nửa đã cháy thành than, chỗ còn lại cũng đã khê nồng. Chàng bốc vài miếng ăn thử rồi xới một chén đem ra ngoài phòng cho Triệu Minh. Triệu Minh vừa cười vừa nói:- Tình cảnh ngày hôm nay so với trong tửu điếm tại kinh đô thế nào?. Tôi thấy ở đây sung sướng hơn nhiều!Triệu Minh lại tiếp:- Tình cảnh bi đát của chúng ta lúc này thật chỉ có trời đất biết, đại ca biết chứ không thể kể cho một ai nghe được.Hai người cả cười rồi bốc bát cơm khê ăn, lại thấy ngon hơn cả sơn hào hải vị là khác. Một bát chưa ăn xong thì bỗng nghe thấy phía đằng xa ở trên núi đã có tiếng vó ngựa phải trên đá "lộp cộp". Triệu Minh va Vô Kỵ đều ngẩn người ra nhìn nhau, hai trái tim cùng đập mạnh. Tai của hai người đã nghe rõ có hai con ngựa đang phải tới. Hai con ngựa đến tới cửa miếu thì dừng lại. Tiếp theo hai người lại thấy có tiếng vòng cửa kêu bốn tiếng. Một lát sau nữa Vô Kỵ khẽ hỏi Triệu Minh rằng:- Biết làm sao bây giờ?Chàng vừa nói dứt lời đã thấy ngoài cửa có tiếng người gọi:- Thượng Quan tam ca! Tôi Tần Ngũ Lão đây.Triệu Minh liền nói:- Nếu chúng phá cửa vào chúng ta cứ giả bộ làm người chết rồi tùy cơ ứng biến.Hai người liền nằm phục xuống, cạnh mấy cái xác, mặt úp xuống đất. Hai người vừa nằm xong thì đã nghe thấy có tiếng phá cửa. Chỉ nghe tiếng cửa vỡ cũng đủ biết sức lực người phá không phải tầm thường. Triệu Minh sực nghĩ ra được một kế liền khẽ bảo Vô Kỵ:- Ðại ca mau nằm phục ở cửa để cản lối của chúng!Vô Kỵ gật đầu liền bò đến ngay cạnh cửa. Tiếp theo đó hai người đã nghe tiếng thất thanh của hai người nọ và còn nghe thấy cả tiếng rút khí giới của chúng nữa. Hai người đoán chúng đã vào tới sân, trông thấy mấy cái xác nên đều kinh hãi và rút khí giới ra để phòng bị. Tiếp theo đó có tiếng một người khẽ nói:- Cẩn thận! Hãy coi chừng địch nhân ám toán!Người thứ hai liền quát lớn:- Bọn nào tài giỏi thì cứ việc ra đây quyết chiến với lão một phen, hà tất phải lén lén lút lút trong đó làm chi! Như thế mà đòi làm anh hùng sao?Tiếng nói của người đó rất mạnh, trung khí rất sung sức. Y quát hỏi mấy tiếng, không thấy ai trả lời vội nói tiếp:- Có lẽ bọn giặc đã đi xa rồi cũng nên.Người có giọng khàn khàn vội nói với người ấy rằng:- Ði khám xét mọi nơi xem sao! Cẩn thận trúng kế của địch đấy!Tần Ngủ Lão nói tiếp:- Thọ lão đệ đi sang khám bên phía đông đi, để ngu huynh khám phía Tây cho.Người họ Thọ thấy hai người chết ở trong sân rất rùng rợn nên hoảng sợ trả lời:- Có lẽ kẻ địch nhiều lắm, chúng ta nên đi cùng nhau thì hơn.Tần Ngũ Lão chưa kịp trả lời thì người họ Thọ đã kêu "ủa" một tiếng và giơ tay lên chỉ về phòng phía Ðông lắp bắp:- Trong... bên trong có người chết...Hai người liền đi về phía đó, tới cạnh cửa, thấy trong căn phòng nhỏ có tới bảy tám xác người chết, nằm ngổn ngang. Tần Ngũ Lão táo gan hơn tên họ Thọ nhưng cũng phải hoảng sợ nên lên tiếng hỏi:- Tám anh em ở trong Trung Mục Thần Miếu này đều bị giết chết hết. Không biết ai đã ra tay hạ độc thủ thế?Người họ Thọ đáp:- Tần Ngũ ca, chúng ta mau trở về chùa báo tin cho sư phụ biết đi!Tần Ngũ Lão ngẫm nghĩ giây lát rồi nói tiếp:- Sư phụ bảo chúng ta cần phải mau mau đem những thiếp này đi ngay để kịp mời họ đến dự Ðồ Sư Anh Hùng hội vào ngày tiến Ðoan Ngọ. Nếu để lỡ việc này thì tội của chúng ta lớn lắm đấy.Vô Kỵ nghe thấy "Ðồ Sư Anh Hùng hội" năm chữ hơi suy nghĩ giây lát đã hiểu ra liền, vừa kinh hãi vừa mừng rỡ vừa tức giận. Nhượng ý niệm đó làm chàng rối trí. Chàng nghĩ thầm:- Sư phụ chúng phát thiếp đi mời người tới dự Ðồ Sư Anh Hùng hội, chắc là họ triệu tập thiên hạ anh hùng đến xem chúng chém giết nghĩa phụ mình. Như vậy trước tết Ðoan Ngọ này tính mạng của sư phụ ta không hề hấn gì. Nhưng ta thân làm Giáo Chủ của Minh Giáo mà không bảo vệ nổi cho nghĩa phụ để cho nghĩa phụ lọt vào tay kẻ gian, chịu khổ, chịu nhục. Ta thật bất hiếu bất nghĩa vô cùng .Chàng càng nghĩ ngợi càng tức giận, chỉ muốn lập tức chém chết hai tên ác tăng này ngay nhưng lại sợ chúng tẩu thoát mà mình lại không đủ hơi sức đuổi theo. Nên chàng đành phải đợi chờ cho chúng vào phòng rồi chặn đường không cho chúng rút rồi lại dùng sức phản hồi của Cửu Dương Thần Công để diệt chúng. Không ngờ hai tên ác tăng đó thấy trong phòng ngổn ngang xác chết, mùi tanh hôi xông lên tận mũi, không dám bước vào trong phòng mà cứ đứng ngoài bàn tán. Tên họ Thọ nói:- Việc này không phải việc nhỏ, dù sao anh em chúng ta cũng cứ phải báo cho sư phụ biết thì hơn!Tần Ngũ Lão nói:- Hay là thế này vậy, chúng ta chia nhau hành sư. Ngu huynh đi phát thiếp còn lão đệ thì quay về Thiếu Lâm Tự thưa cùng sư phụ.Người họ Thọ chỉ sợ lúc đi đường gặp phải cường địch nên trù trừ chưa lên tiếng trả lời. Tần Ngũ Lão liền nổi giận nói tiếp:- Tùy lão đệ lựa chọn đấy, lão đệ muốn đi đưa thiếp cũng được.Tùy Ngũ ca dặn bảo, thôi tiểu đệ đi về núi thưa cùng sư phụ vậy.Hai người quyết định xong, định đi ra ngoài thì Triệu Minh cựa mình và rên rỉ mấy tiếng. Tần, Thọ hai người giật mình kinh hãi liền quay đầu lại nhìn. Chúng thấy Triệu Minh cử động từ từ xoay người lại mới hay nàng là một thiếu nữ. Tần Ngũ Lão ngạc nhiên hỏi:- Thiếu nữ này là ai thế?Y vừa nói vừa bước chân vào trong phòng. Tên họ Thọ rất nhát gan, nhưng vì thấy Triệu Minh là một thiếu nữ lại bị thương rất nặng dường như sắp chết nên y mới không hoảng sợ gì nữa mà theo Tần Ngũ Lão đi vào. Y giơ tay ra định sờ vào vai Triệu Minh liền nghe thấy tiếng Vô Kỵ ho một tiếng. Hai tên nọ đột nhiên nghe thấy tiếng ho quay lại nhìn thấy Vô Kỵ ngồi dậy, hai mắt lim dim, xếp chân bằng tròn vận khí chữa thương, mặt dính đầy máu trông rất kinh khủng. Chúng kinh hãi vô cùng, người họ Thọ liền la lớn:- Nguy tai! Ðây là quỷ nhập tràng cũng nên. Tần Ngũ ca phải cẩn thận mới được!Nói xong, y liền nhảy lên giường trước. Tần Ngũ Lão cũng la lớn:- Quỷ nhập tràng kia, đừng có tác oai tác quái làm chi, họ Tần này không sợ mi đâu!Nói xong, y liền múa ngay đơn đao, chằm đầu Vô Kỵ bổ xuống. Vô Kỵ đã cầm sẳn hai chiếc Thánh Hỏa Lệnh, thấy đối phương vừa múa đao chém xuống liền để luôn chiếc Thánh Hỏa Lệnh đó lên đầu. Chỉ nghe "coong" một tiếng lưỡi đao chém trúng Thánh Hỏa Lệnh bị bắn ngược trở lại nện đúng đầu Tần Ngũ Lão. Ðầu y vỡ tan, óc phọt ra tung tóe, chết tốt. Tên họ Thọ tay cầm thanh quỷ đầu đao cứ run lẩy bẩy, muốn chém Vô Kỵ nhưng lại không dám. Vô Kỵ chỉ đợi y chém tới là dùng sức Cửu Dương Thần Công chân khí phản trấn lại. Nhưng thấy y hoảng sợ không dám ra tay lại có y định nhảy qua cửa sổ hoặc xông ra lối cửa lớn để tháo chạy. Nếu y không đụng đến người Vô Kỵ thì không sao đả thương y được. Triệu Minh thấy tên đó mãi không ra tay, trong lòng cũng hơi lo âu nghĩ thầm: "Không ngờ tên tiểu quỷ này lại nhát gan đến thế, không dám ra tay tấn công Vô Kỵ đại ca. Nếu bây giờ y vứt đao đào tẩu có lẽ chúng ta không làm gì nổi y". Nàng lại thấy tên ấy run sợ đến hai hàm răng run lập cập rồi đột nhiên có tiếng "coong" thì ra đao của y đã rơi xuống đất. Vô Kỵ liền lên tiếng:- Mi có gan thì lại đây chém ta một đao hay đánh ta một quyền đi.Người nọ đáp:- Tiểu ...tiểu nhân không dám... không dám đánh đại nhân đâu!Vô Kỵ lại hỏi tiếp:- Vậy mi thử đá ta một cái xem sao!Người nọ lại đáp:- Tiểu nhân...càng không dám...Vô Kỵ nổi giận:- Sao mi lại tầm thường đến thế. lát nữa mi còn chết thảm khốc hơn thế này nhiều. Mau lại đây chém ta hai nhát đao đi., nếu ta thấy sức của ngươi, chưa biết chừng ta tha chết cho cũng nên.Người họ Thọ lắp bắp:- Dạ... dạ...Y nhặt thanh quỷ đầu đao lên nhưng thấy Tần Ngũ Lão chết thảm khốc như thế liền nghĩ thầm:- Kẻ địch thần thông quảng đại, đã luyện tới mức không cần nghĩ ngợi cũng có thể giết người được rồi, chi bằng ta van xin y tha chết cho thì hơn . Nghĩ đoạn, y liền quỳ xuống vái lạy Trương Vô Kỵ và nói:- Xin lão gia tha chết cho! Xin lão gia tha chết cho!Triệu Minh tức giận vô cùng kêu "hừ" một tiếng rồi nói:- Không ngờ trong võ lâm lại có người hèn mạt như mi!Người nọ đáp:- Dạ ...dạ...tiểu nhân hèn hạ thực!Y không dám ra tay, Vô Kỵ thực vô kế khả thi. Sau cùng chàng nghĩ ra được một cách liền quát lớn:- Lại đây!Người nọ vâng lời, bò ngay lại trước mặt chàng nhưng vẫn quỳ như trước. Vô Kỵ liền giơ tay ra để hai ngón tay lên hai mắt của y và quát bảo:- Bây giờ ta hãy khoét hai mắt của mi trước!Tuy tay chàng không có sức lực nhưng dù sao đôi mắt là chỗ mềm nhất trên cả thể, chỉ dùng sức khẽ ấn vào một cái cũng móc được liền. Trong lúc nguy cấp, người nọ không kịp nghĩ ngợi đã vội giơ tay lên dùng sức đẩy mạnh một cái. Vô Kỵ liền dùng luôn sức của đối phương đưa tay xuống bên dưới điểm luôn hai nơi yếu huyệt ở dưới vú tên họ Thọ rồi khẽ đẩy một cái. Tên nọ thấy mình mẩy tê tái ngã lăn ra đất liền. Y liền lớn tiếng van lơn:- Lão gia tha chết cho tiểu nhân! Lão gia tha chết cho tiểu nhân! Triệu Minh biết Vô Kỵ điểm huyệt đối phương có thể tạm thời kiềm chế được địch rồi. Nhưng chỉ nửa tiếng đồng hồ sau người nọ không cần có người giải huyệt cho cũng tự khỏi, lúc ấy sẽ phiền phức lắm. Tuy vậy nàng nghĩ còn nhiều việc phải tra hỏi tên đó không tiện giết đối phương ngay nên hỏi:- Mi đã bị đại gia kia điểm trúng tử huyệt, biết chưa! Mi thử hít một hơi xem có phải ở bên trái hông bị đau nhức vô cùng không?Người nọ nghe theo lời nàng liền hít hơi thử xem, quả nhiên thấy chỗ xưng hông trái bị đau đớn thật. Sự thật ra lúc ấy yếu huyệt của y bế tắc , nhưng y không biết được điều đó nên cứ van lơn.Triệu Minh lại hỏi tiếp:- Muốn tha chết cho mi không khó, nhưng phải liên tục dùng kim châm. Châm vào các yếu huyệt cho mi trong vòng nửa tháng mi mới khỏi chết được.Người nọ vái lại đáp:- Quý hồ cô nương cứu tiểu nhân thoát chết thì dù làm trâu ngựa, tiểu nhân cũng xin để cho cô nương tự tiện sai bảo. Cô nương đã ra lệnh tiểu nhân không dám trái lệnh chút nào.Triệu Minh cười khúc khích và nói tiếp:- Thật là lần đầu tiên ta mới thấy một nhân vật giang hồ như ngươi. Thôi cũng được ngươi đi nhặt một viên gạch lại đây!Người nọ vâng lời ngay, lết người ra ngoài nhặt gạch. Vô Kỵ khẽ hỏi:- Minh muội sai y đi lấy gạch để làm chi?Triệu Minh vừa cười vừa nói:- Sơn nhân đây đã có diệu kế!Người nọ bưng viên gạch cung kính đem tới trước mặt Triệu Minh. Triệu Minh liền lấy chiếc kim thoa ở trên đầu xuống châm vào một yếu huyệt ở trên vai của y và nói:- Trước hết ta phải dùng kim châm giải các đường kinh hoảng mạch của ngươi ra để tử khí của tử huyệt khỏi xông lên ócả, bằng không thì không còn cách gì cứu chữa nữa. Nhưng không biết vị đại gia kia có chịu tha chết cho ngươi không?Người nọ đưa mắt nhìn Vô Kỵ tỏ vẻ van lơn. Y thấy Vô Kỵ gật đầu thì mừng rỡ vô cùng vội nói:- Thưa cô nương, vị đại gia này đã nhận lời rồi, cô nương mau mau ra tay châm giải huyệt cho tiểu nhân đi!Triệu Minh hỏi tiếp:- Thế mi có sợ đau không?- Tiểu nhân chỉ sợ chết chứ không sợ đau.- Ðược lắm! Mi hãy dùng viên gạch này gõ mạnh một cái vào đầu kim thoa này!Người nọ nghĩ thầm: - Kim thoa cắm vào vai chỉ da thịt là bị thương thôi chứ có nguy hiểm gì đâu ? Thế rồi y không hề cau mày gì hết, giơ hòn gạch lên gõ luôn một cái và đầu kim. Mũi kim ấy cắm sâu luôn vào huyết bàn huyệt. Y không thấy đau đớn gì cả trái lại còn thấy dễ chịu là khác cho nên y càng tin tưởng Triệu Minh thêm cứ luôn mồm cám ơn. Triệu Minh lại bảo y rút kim ra châm luôn vào bẩy nơi yếu huyệt khác cho y. Vô Kỵ mỉm cười nói:- Ðược rồi! Ðứng dậy đi!Nên biết rõ y bị điểm huyệt như vậy trong mười ngày chỉ cần chạy hơi nhanh là trong một trăm dặm sẽ tắt thở mà chết ngay. Nếu y đào tẩu thế nào cũng hết sức chạy cho thật nhanh nên Triệu Minh mới phải dùng kế đó để giết y. Như vậy mới khỏi bị lộ hành tung của hai người. Triệu Minh lại ra lệnh:- Mi đi lấy hai chậu nước lại đây cho chúng ta rửa mặt, rồi xuống bếp làm cơm ngay. Nếu mi muốn chết cứ việc bỏ thuốc độc vào cơm canh để chúng ta ba người cùng chết cũng không sao.Người nọ đáp:- Tiểu nhân không dám! Tiểu nhân không dám!Thế là Vô Kỵ với Triệu Minh bỗng dương được một tên đầy tớ trung thành. Triệu Minh hỏi tên họ của y mới hay y họ Thọ tên Nam Sơn biệt hiệu là Vạn Thọ Cương. Nhưng cái tên hiệu ấy là do bạn y chế nhạo tính nhút nhát của y mà ban cho. Tên đó có nghĩa là suốt đời không sợ bị người nào đánh chết nữa. Y theo mấy người đến làm môn hạ của Viên Chân. Thấy y kém căn bản, tính tình lại nhát như cáy nên Viên Chân chỉ sai làm những việc vặt chứ chưa hề dạy cho y một miếng võ nào cả.Bị Triệu Minh điểm huyệt, Nam Sơn vẫn chưa mất hơi sức nên tha hồ cho Triệu Minh sai bảo việc gì y cũng chịu khó làm. Y đem mấy cái xác vào trong vườn chôn rồi gánh nước rửa sạch những vết máu. Có một điều tuy không biết tý võ công gì nhưng y làm thức ăn rất giỏi. Vô Kỵ cứ khen ngợi những món ăn của y hoài.Chờ Nam Sơn làm xong mọi việc Vô Kỵ mới hỏi y về tin tức của Ðồ Sư Anh Hùng hội. Y không dám dấu điếm nửa lời nhưng tiếc thay y chỉ là một tên làm việc vặt nên không biết được tờ gì quan trọng cả. Y chỉ biết buổi đại hội này do Không Văn và Không Trí hai vị đại sư đứng tên phát thiếp mời võ lâm quần hùng cùng các vị anh hùng của các môn phái trên thiên hạ đến tết Ðoan Ngọ tới tập trung ở Thiếu Lâm Tự để bàn việc cần. Vô Kỵ bảo Nam Sơn đưa thiếp mời cho mình. Chàng thấy có mời Phù Trần Tử, Cổ Tòng Tử, Qui Tạng Tử ...mấy vị kiếm khách của phái Ðiểm Thương ở tỉnh Vân Nam tới dự đại hội. Các kiếm khách của phái Ðiểm Thương nổi danh đã lâu nhưng ẩn cư ở tận miền nam tinh Vân Nam, xưa nay rất ít đi lại với nhân sĩ của võ lâm Trung Nguyên.Vô Kỵ thấy lần này phái Thiếu Lâm mời tới cả phái Ðiểm Thương như vậy đủ thấy buổi đại hội ấy sẽ có không biết bao nhiêu là tân khách và quy môi cũng bao la khôn cùng. Phái Thiếu Lâm là phái lãnh tụ các môn phái khác, lại do hai vị thần tăng đích thân đứng mời như vậy thì người được mời dù bận việc đến đâu cũng phải tới dự. Vô Kỵ lại thấy trên thiếp chỉ viết đơn gin có mấy dòng như sau thôi: "Xin mời quý bạn đúng ngày tết Ðoan Ngọ tới Thiếu Lâm Tự xơi chén rượu mừng với chúng tôi!"Chàng không thấy viết mấy chữ "Ðồ sư" gì cả liền hỏi Nam Sơn:- Tại sao Tần Ngũ Lão lại gọi là "Ðồ Sư Anh Hùng hội" như thế?Nam Sơn có vẻ đắc chí đáp:- Chắc Trương đại gia chưa biết tin này cũng nên. Sư phụ của chúng tôi có bắt được một nhân vật rất có tên tuổi tên là Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn. Phen này phái Thiếu Lâm chúng tôi hãnh diện được giết chết Kim Mao Sư Vương ở trước mặt tất cả anh hùng hào kiệt trên thiên hạ nên đại hội ấy mới gọi là Ðồ Sư Anh Hùng hội là thế.Cố nén lửa giận, Vô Kỵ lại hỏi tiếp:- Thế vị Kim Mao Sư Vương ấy là nhân vật như thế nào? Chẳng hay chú có trông thấy không? Sao sư phụ của chú lại bắt nổi ông ấy về như vậy? Hiện giờ ông ta bị giam cầm ở đâu?- Vị Kim Mao Sư Vương ấy ư? ối chà! Ông ta lợi hại lắm, cao bằng hai tiểu nhân, cánh tay to bằng bắp dùi của tiểu nhân. Không nói cái gì khác, chỉ nguyên đôi mắt của ông ta thôi sao mà dữ tợn và oai phong thế! Bất cứ ai cứ trông thấy đôi mắt ấy một cái là cũng đủ mất hồn vía rồi. Như vậy ông ta khỏi cần đánh kẻ địch cũng đã bị thua rồi...Thấy tên nọ nói khoác quá như vậy Vô Kỵ và Triệu Minh cùng đưa mắt nhìn nhau vì Tạ Tốn đã đui mù rồi thì còn có mắt hung tợn làm sao được. Hai người lại nghe thấy y nói tiếp :- Sư phụ chúng tôi đấu với ông ta bẩy ngày bẩy đêm liền mà vẫn chưa phân thắng bại. Sau cùng sư phụ chúng tôi tức giận quá liền mang môn võ công oai trấn thiên hạ là " Cầm Phong Phục Hổ Công" ra mới thu phục được ông ấy. Bây giờ sư phụ chúng tôi giam giữ ông ta ở trong thạch động phía sau hậu sơn và phải dùng tám sợi dây gang mới trói nổi...Càng nghe càng tức giận, Vô Kỵ liền quát lớn:- Ta hỏi ngươi điều gì ngươi cứ theo đúng sự thật mà nói. Nếu ngươi còn nói bậy như thế nữa ta sẽ giết luôn. Kim Mao Sư Vương đã đui mù sao ngươi lại bảo hai mắt của ông ta hung tợn lắm ...Nam Sơn biết Vô Kỵ đã hay lời nói của y chỉ là bịa đặt nên y vội đáp:- Dạ ...dạ. Có lẽ tiểu nhân đã trông lầm.Vô Kỵ lại hỏi tiếp:- Chẳng hay ngươi đã được trông thấy tận mắt ông ta chưa? Mặt mũi của Tạ Tốn như thế nào? Ngươi thử tả cho ta nghe?Sự thật Nam Sơn đâu đã được trông thấy Tạ Tốn bao giờ. y biết phen này không thể nói khoác được nữa đồng thời y lại sợ bị mất mạng nên vội đáp:- Quả thật tiểu nhân không dám nói dối hai vị. Nhượng chuyện đó là do các vị sư huynh kể lại cho tiểu nhân nghe chứ tiểu nhân chưa bao giờ được trông thấy Kim Mao Sư Vương bao giờ.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 90
Ðồ Sư Ðại Hội
Vô Kỵ chỉ cần biết nơi giam giữ Tạ Tốn ở đâu thôi, nhưng chàng hỏi đi hỏi lại mà Nam Sơn chỉ biết có như trên nên chàng đoán chắc việc bí mật và quan trọng như thế này khi nào Viên Chân lại để cho một tên tiểu tốt hay biết đến nên chàng mới thôi không hỏi y nữa. Hơn nữa từ giờ đến tết Ðoan Ngọ còn hơn một tháng thì đủ thời giờ cho mình dưỡng thương và ung dung đi cứu viện. Ba người ở trong miếu Trung Mục mấy ngày bình yên vô sự, không thấy Thiếu Lâm Tự cho người liên lạc gì cả.Tới ngày thứ tám Triệu Minh đã lành mạnh bẩy tám phần rồi, Vô Kỵ cũng thấy chân khí trong người đã có thể lưu thông được dần, chân tay bắt đầu có sức lực. Nếu lúc này kẻ địch có tới tuy chàng chưa đủ sức đả thương chúng thì cũng đủ sức đào tẩu được rồi. Nam Sơn rất tận tâm, không dám có ý định phản bội chút nào. Triệu Minh cười nói:- Vạn Thọ Nam Cương, tuy ngươi không có căn bản để học võ công nhưng làm quản gia thì lại là nhân tài thượng thặng đấy!Nam Sơn gượng cười đáp:- Cô nương dạy rất phải!Lại thêm mười ngày nữa, vết thương của Vô Kỵ và Triệu Minh đã lành mạnh hẳn. Hàng ngày được ăn toàn những món ăn ngon lành của Nam Sơn làm cho, da mặt hai người đã hồng hào, tinh lực rất dồi dào. Vô Kỵ liền bàn với Triệu Minh làm thế nào để lên chùa Thiếu Lâm cứu Tạ Tốn. Triệu Minh đề nghị:- Phương pháp tốt nhất là điểm huyệt tên Nam Sơn này rồi phái y tới chùa Thiếu Lâm do thám, nhưng khốn nỗi tên này võ công tầm thường quá. Nhỡ để Thành Khôn với Hữu Lượng biết thì mưu kế của hai người sẽ bại lộ, hỏng hết đại sự. Chi bằng thế này vậy, hai chúng ta tới chân núi Thiếu Lâm Tự trước rồi tùy cả mà ứng biến. Nhưng chúng ta phải cải trang đi mới được.Vô Kỵ vội hỏi:- Hóa trang để làm gì? Chẳng lẽ cạo trọc đầu làm hòa thượng với ni cô hay sao?Triệu Minh mặt đỏ bừng hờn giận đáp:- Thế mà đại ca cũng đòi nghĩ mưu kế. Một tiểu hòa thượng giắt một tiểu ni cô ban ngày đi lại lại như vậy thì còn ra gì thể thống nữa?Vô Kỵ vừa cười vừa nói tiếp:- Hay là chúng ta giơ dạng thành một đôi vợ chồng nhà nông đến chân núi Thiếu Thất cầy cấy, đốn củi vậy. Giả dạng thành anh em không được hay sao mà đại ca cứ đòi giả dạng làm vợ chồng như thế? Nhỡ Chu Chỉ Nhược cô nương trông thấy có phải bên vai trái em lại bị thủng thêm năm cái lỗ nhỏ nữa không?Vô Kỵ cười khì một tiếng không tiện nói tiếp nữa. Sau chàng lại dò hỏi Nam Sơn về tình hình ở bên trong Thiếu Lâm Tự như thế nào. Cuối cùng chàng nói:- Hiện giờ ngươi bị điểm trúng tử huyệt mà chúng ta mới giải huyệt được có bẩy tám thành thôi.Nhưng trong đời này ngươi phải ở tận miền Nam mới được, chứ ngươi hễ thấy băng tuyết nhiễm lạnh là chết liền. Vậy bây giờ ngươi phải đi ngay xuống miền nam, ở những nơi càng nóng càng tốt, bằng không chỉ một chút gió lạnh ngươi cũng bị mạo cảm ho hen, lúc ấy sẽ vô cùng nguy hiểm.Nói xong, chàng xoa bóp cho y một hồi, giả là giải cả tử huyệt cho y nữa. Nam Sơn tưởng thật, vái chào hai người ra khỏi cửa miếu tiến thẳng về miền Nam ngay. Quả nhiên suốt đời y cử ở những miền man di tại miền Nam, cẩn thận giữ gìn không để cho bị gió lạnh, nhờ vậy sau này y sống mãi tới tận đời vua Kiến Văn nhà Minh mới mất.Hai người chờ Nam Sơn đi xa rồi mới nổi lửa đốt luôn miếu Trung Mục cho tới khi cháy thành đống gạch vun mới lên đường. Hai người đi được hơn mười dặm liền tới một nhà nông gia, mua lại hai bộ quần áo rồi vào trong rừng thay luôn, còn quần áo cũ của hai người thì chôn ngay xuống đất. Hai người từ từ đi thẳng tới chân núi Thiếu Thất. Hai người đi cách Thiếu Lâm Tự chừng bẩy tám dặm, trên đường đã gặp ba hòa thượng ở trong chùa rồi. Triệu Minh liền nói:- Chúng ta không thể tiến thêm được nữa!Hai người thấy gần đó có hai căn nhà, ngoài cửa có một cồn đất trồng rau và có một ông già quê mùa đang tưới ra. Triệu Minh liền nói tiếp:- Chúng ta xin ở nhờ nhà ông già này đi!Vô Kỵ tiến lại gần lên tiếng hỏi:- Thưa lão trượng, anh em chúng tôi đi đường mệt mỏi, xin lão trượng ban cho một bát nước uống để giải khát.Ông già làm như không nghe thấy gì cả, cứ tiếp tục tưới rau như thường. Vô Kỵ lại nói thêm một lần nữa, ông già ấy vẫn không trả lời. Bỗng có một tiếng kẹt cửa, cánh cửa ngôi nhà lá mở toang ra. Một bà lão tóc bạc phơ bước ra vừa cười vừa trả lời:- Ông lão nhà tôi vừa điếc lại vừa câm, chẳng hay quan khách muốn dậy bảo gì thế?Vô Kỵ đáp:- Cô em gái của tôi đi đường mỏi mệt quá, không sao đi tiếp được cho nên chúng tôi muốn vào đây, xin hai cụ bát nước cho đỡ khát.Bà cụ liền trả lời:- Mời hai người cứ vào đây!Hai người theo bà cụ vào bên trong. Thấy trong nhà quét dọn sạch sẽ, cả bàn ghế cũng được lau chùi rất sạch. Bà cụ tuy mặc quần áo vải thô sơ sài nhưng cũng sạch sẽ vô cùng. Triệu Minh trong lòng mừng rỡ thầm, uống xong ngụm nước liền lấy ra một nén bạc rồi vừa cười vừa nói:- Thưa cụ! Anh cháu đem cháu về nhà bà ngoại, trong khi đi đường cháu bị trẹo chân không sao tiếp tục đi được nữa. Tối hôm nay muốn xin cụ cho ở nhờ một đêm, sáng mai chúng cháy lại lên đường ngay.Bà cụ đáp:- Ngủ nhờ một đêm thì không sao, khỏi cần đưa tiền bạc cho chúng tôi. Chúng tôi chỉ có một phòng, một cái giường. Dù vợ chồng tôi có nhường chiếc giường đó cho cô cậu chăng nữa, cô cậu cũng không sao ngủ chung được. Hì Hì! Cô bé kia cứ nói thật cho già nghe đi! Có phải cô lén trốn cha mẹ theo người yêu đi phải không?Triệu Minh thấy bà già nói đúng tâm sự của mình, mặt liền đỏ bừng nghĩ thầm: "Bà cụ này sành tâm lý thật. Nghe giọng nói của bà ta hình như bà cụ này không phải là nhà nông thường" .Nghĩ đoạn, nàng ngắm bà cụ thêm một hồi. Nàng thấy bà cụ tuy lưng còng, nhưng bước đi rất lẹ làng.Hai mắt tuy lim dim nhưng vẫn có ánh sáng tia ra. Chưa biết chừng bà ta lại là người có võ công cao siêu là khác. Triệu Minh cũng tự biết Vô Kỵ ăn mặc còn giống nhà nông chứ mình thì mặt mũi, cử chố, lời nói, thái độ không có một điểm nào là giống người quê mùa hết. Vì vậy nàng liền rỉ tai bà cụ khẽ nói:- Thưa cụ, cụ đoán đúng lắm! Cháu cũng không dám dấu cụ nữa. Ðại ca đây quen biết cháu từ hồi còn nhỏ, cha cháu hiềm nỗi nhà anh ấy nghèo hèn, không g cho. Mẹ cháu thấy cháu cứ đòi tự tử nếu không lấy được anh ấy mới cho phép cháu theo anh ta...chạy ra đây...Mẹ cháu nói phải ở trốn bên ngoài đôi ba năm chờ có con cái rồi hãy về nhà sau.Nàng vừa kể, mặt đỏ bừng, vừa liếc nhìn Vô Kỵ, đôi mắt chứa đầy tình tứ. Nàng lại nói tiếp:- Nhà cháu ở trên thành cũng gọi là có chút danh tiếng. Cha cháu làm ở trong triều, nếu chúng cháu bị người ta bắt được thì sẽ mang họa tày trời. Thưa cụ, cụ làm ơn đừng nói cho ai biết nhé!Bà cụ cười ha hả, gật đầu mấy cái rồi đáp:- Hồi già còn trẻ cũng là một người phoảng lưu như cháu vậy. Thôi được, cháu cứ yên tâm, già sẽ nhường căn phòng cho hai vợ chồng trẻ ở tạm. Nơi đây cách đại đo hàng ngàn dặm, cam đoan với cô bé là không có ai theo tới đâu, mà dù có người theo dõi cô em tới đây làm khó dễ ta cũng không để yên cho chúng đâu.Bà cụ thấy Triệu Minh đẹp đẽ, nhu mì, vừa gặp mặt đã nói hết nỗi lòng mình cho bà ta hay nên bà cụ liền có thiện cảm với nàng liền quyết chí ra tay trợ giúp. Bà cụ lại muốn giúp hai người thành vợ chồng nữa nên mới nhường phòng như vậy. Triệu Minh nghe thấy bà cụ nói mấy lời như vậy, biết ngay bà ta là người trong võ lâm. Nơi đây cách chùa Thiếu Lâm không xa, không hiểu bà ta với phái Thiếu Lâm là bạn hay là thù. Vì vậy nàng vẫn hết sức dè dặt, không dám lộ chút tung tích nào cả. Thế rồi nàng quỳ xuống vái lạy và nói:- Cụ làm ơn giúp chúng cháu như vậy, chúng cháu thực cám ơn vô cùng. Ngưu đại ca mau cám ơn bà cụ đi!Vô Kỵ nghe lời chạy đến vái lạy bà cụ. Bà cụ liền nhường căn phòng của mình cho hai người rồi tự kê một tấm ván ở ngoài snh đường để làm giường. Triệu Minh kéo Vô Kỵ vào trong phòng kể rõ câu chuyện bịa đặt với bà cụ cho chàng nghe. Vô Kỵ gật đầu hỏi lại:- Ông cụ tưới rau hồi nãy bản lĩnh cao siêu hơn bà cụ này nhiều, không biết Minh muội có nhận thấy điều đó không?Triệu Minh đáp:- Thế à? Thế mà em không biết tí gì cả đấy!- Ông ta gánh phân đi rất nhanh mà nước ở bên trong không tròng trành một chút nào đủ thấy nội công của ông ta cao siêu biết bao?- Thế so sánh với đại ca thì ai hơn ai kém?- Nào đã thử tài đâu mà biết được?Chàng vừa cười vừa nói rồi ôm luôn Triệu Minh lên vai giả bộ làm gánh phân. Triệu Minh cười khúc khích hỏi:- Ðại ca định ví tôi như thùng phân hay sao?Bà cụ nghe thấy hai người cười đùa trong lòng không còn hoài nghi gì nữa liền đi ra luôn.Ðêm hôm đó hai người với hai vợ chồng lão nông phu đó cùng ăn một bàn, thức ăn có gà vịt hẳn hoi. Vô Kỵ với Triệu Minh thỉnh thoảng giả bộ bóp tay bóp chân nhau làm như một đôi tình nhân bỏ trốn thật vậy. Bà cụ già thấy vậy chỉ mỉm cười còn ông già làm như không trông thấy gì hết, cứ cúi đầu ăn hoài. Cơm nước xong xuôi, Vô Kỵ với Triệu Minh vào trong phòng đóng cửa lại. Trong khi ăn, hai người giả bộ đùa giỡn nhau, ngờ đâu cả hai đều động lòng thật sự. Triệu Minh mặt đỏ bừng khẽ nói:- Hồi nãy chúng ta giả bộ đấy thôi! Ðại ca đừng có cho là thật đấy nhé!Vô Kỵ liền ôm nàng vào lòng hôn hít khẽ đáp:- Nếu chỉ là giả bộ thôi thì đôi ba năm nữa làm sao sinh con đẻ cái được? Triệu Minh hổ thẹn nói tiếp:- ủa! Thế ra đại ca núp ở bên ngoài đã nghe lỏm hết những lời tôi nói rồi à?Tuy với Triệu Minh cười đùa ăn nói rất phóng túng, bây giờ Vô Kỵ cũng nghĩ mình đã có hôn ước với Chu Chỉ Nhược rồi. Chàng chỉ mong cứu xong nghĩa phụ và thành hôn với Chu Chỉ Nhược xong mới dám nghĩ đến chuyện thành hôn với Triệu Minh. Lúc này chàng đang ôm Triệu Minh trong lòng, tuy thấy trong người rạo rực thật nhưng vẫn biết kìm chế nên hôn nàng xong chàng liền ẳm nàng lên giường đặt nằm xuống rồi chàng ra nằm lên một cái ghế, vận Cửu Dương Thần Công chân khí chạy khắp người hai vòng sau đó mới tựa lưng vào vách ngủ luôn. Triệu Minh nằm trằn trọc mãi không ngủ được cho tới khi nghe thấy tiếng gà gáy sáng. Ðang mơ mơ màng màng thì bỗng nhiên nàng nghe thấy có tiếng chân đi rất lẹ và chỉ thoáng một cái bóng ngay trước cửa nhà này. Nàng vội giơ tay ra lay gọi Vô Kỵ. Ngờ đâu, Vô Kỵ thấy động cũng hay biết và giơ tay lên định lay nàng.Tay hai người khẽ chạm vào nhau rỗi khẽ nắm chặt lấy. Bỗng nghe thấy tiếng ngoài của có một tiếng thánh thót vọng vào:- Vợ chồng họ Ðỗ kia, có chúng ta tới đây, mau mau ra mà chịu chết.Một lát sau thấy bà cụ ở trong cửa trả lời:- Có phải Thanh Hải Tam Kiếm đấy không? Vợ chồng chúng tôi ở Sơn Tây xa lánh tới đây là vì sợ hãi Thanh Hải Ngọc Chấn Quang của quý vị đây. Mà người ta khi đã biết lỗi chịu cúi đầu nhận lỗi vái lạy thì kẻ thù cũng tha thứ cho liền, ba vị hà tất phải đuổi tận, giết tuyệt không chịu buông tha cho chúng tôi như thế?Người ngoài cửa cười ha hả trả lời:- Nếu hai vị sợ thực sự thì cứ việc quỳ xuống vái lạy ba lạy, anh em Ngọc Chấn Quang chúng ta sẽ xí xóa cho liền.Chỉ nghe tiếng "lách cách" rồi cánh cửa kêu "kẹt" một tiếng bà cụ liền mời những người đó vào trong nhà. Người đạo sĩ đi giữa liền hỏi:- Chẳng hay hai vợ chồng lão định xin lỗi hay định quyết chiến?Bà cụ chưa kịp trả lời thì ông cụ bên trong đã bước ra. Chỉ thấy xương trong người ông ta kêu như rang lạc. Hiển nhiên ông ta có nội công rất đặc biệt. Bà cụ cũng múa hai tay rất dẻo như một cô gái độ mười tám, đến đứng cạnh chồng. Ðạo sĩ nọ lại lên tiếng hỏi:- Ðỗ tiên sinh, chẳng nói chẳng rằng, có phải khinh Thanh Hải Tam Kiếm chúng tôi không?Bà cụ vội đỡ lời:- Chồng tôi già điếc, chẳng nghe thấy gì đâu.Ðạo sĩ râu ngắn kêu "ủa" một tiếng nói tiếp:- Ðỗ tiên sinh có tiếng là người nghe tiếng gió cũng có thể biết là ám khí hay vũ khí của đối phương, sao bây giờ lại bị điếc như vậy? Thật đáng tiếc!Ðạo sĩ đứng bên cạnh rút trường kiếm ra rồi hỏi:- Sao hai vị không lấy khí giới ra?Bà cụ liền giơ tay lên, mỗi tay đã có ba thanh đơn đao, dài không đầy nửa thước. Ông già điếc cũng giơ hai tay lên, trong tay cũng có sáu con đao như vợ vậy. Chỉ thấy đao ở tay trái ông già lăn sang bên phải còn đao ở phía bên tay phải lăn sang trái. Những ngón tay của ông ta như kết dính với đao, thuần thục vô cùng. Ba đạo sĩ thấy hai vợ chồng nọ có khí giới đặc biệt như vậy đều giật mình kinh hãi vì họ chưa thấy có ai sử dụng phi đao như thế hết.Thì ra ông già điếc kia họ Ðỗ, tên là Bách Ðang, vợ là Dịch Tam Nương. Chồng sử dụng tam câu, vợ sử dụng liên tử thương. Vì kết thù với Ngọc Chấn Quang ở Thanh Hải, đôi bên giao chiến mấy lần, có thắng có bại. Sau vợ chồng họ Ðỗ phần thì thấy bên mình ít người, phần vì không muốn dây dưa thù oán nên đã bỏ cả cơ nghiệp đồ sĩ ở Sơn Tây, cao chạy xa bay tới đây. Không ngờ ba lão đạo sĩ này là đệ tử đời thứ ba của Ngọc Chấn Quang là Vân Hạc, đạo sĩ râu ngắn, đạo sĩ béo lùn là Mã Pháp Thông, còn đạo sĩ gầy gò bé nhỏ là Vân Yến cũng vẫn tìm ra. Ba người này kiếm pháp rất cao siêu nên được giang hồ võ lâm ban cho biệt hiệu là Thanh Hải Tam Kiếm. Mã Pháp Thông thấy vợ chồng họ Ðỗ giở khí giới đặc biệt ra, biết ngay là rất lợi hại liền rút kiếm ra lệnh cho hai người kia cùng tấn công. Ba lão đạo sĩ liền xông lại, bao vây hai vợ chồng ông già vào giữa. Vô Kỵ ở trong buồng theo dõi một lúc mà không biết ba lão đạo sĩ dùng bộ pháp gì mà cứ đi xuyên qua xuyên lại giữa hai vợ chồng họ Ðỗ một cách tinh diệu như thế. Vợ chồng ông già liền tựa lưng vào nhau, bốn tay thay đổi nhau múa động mười hai chiếc đao ngắn. Thì ra hai vợ chồng ông già không những có thể lăn đon đao từ tay này sang tay kia mà có thể còn trao đổi sang cho nhau nữa.Triệu Minh thấy vậy ngạc nhiên hỏi:- Ðại ca! Họ làm trò phép thuật gì thế?Vô Kỵ cau mày nhưng không trả lời tiếp tục xem một hồi rồi bỗng nhiên hiểu ra liền trả lời:- Thì ra y sợ Sư Tử Hống của nghĩa phụ ta nên mới luyện tập môn võ khí này. Nhưng địch sao nổi nghĩa phụ ta?Triệu Minh ngạc nhiên vô cùng vội hỏi lại thì Vô Kỵ giải thích cho nàng rõ:- Năm người này tất nhiên đều có thù với nghĩa phụ. Ông già sợ Sư Tử Hống của nghĩa phụ mới tự đâm thủng tai để khỏi nghe thấy gì nữa...Chàng vừa nói tới đó thì đã thấy Thanh Hải Tam Kiếm liên tiếp tấn công vợ chồng họ Ðỗ nhưng đều bị họ gạt bay ra ngoài hết. Mười hai con đơn đao cứ chạy quanh người họ, bảo vệ một cách rất nghiêm cẩn. Thanh Hải Tam Kiếm tấn công luôn năm lần thấy không ăn thua gì đành phải dành thế thủ. Ðỗ Bách Ðang liền tiến lên dùng đon đao đâm luôn vào bụng Mã Pháp Thông. Nhân lúc ông già tiến lên tấn công Vân Hạc và Vân Yến liền thừa thế múa kiếm tấn công vào sau lưng y, nhưng kiếm thế của họ đều bị đon đao của Dịch Tam Nương gạt ra hết. Ðao pháp của hai người này, một công, một thủ, phối hợp rất chặt chẽ nhịp nhàng. Người tấn công cứ việc tấn công, người thủ cứ việc thủ không cần bận tâm gì cả. Pháp Thông bị Bách Ðang tấn công ba đao liền, chân tay cuống quýt lùi lia lịa. Bách Ðang lại càng lăn x vào tấn công nguy hiểm hơn trước nhiều. Vân Hạc thấy vậy liền rú lên một tiếng thật dài thay đổi luôn kiếm cùng Vân Yến. Hai người làm thành một thành kiếm, ngăn cản Bách Ðang ra ngoài ba thước. Tiếp theo đó ba thanh kiếm cùng múa tít, phòng vệ kín đáo khôn tả. Vô Kỵ cười nhạt một tiếng rỉ tai Triệu Minh:- Pho đao pháp với kiếm pháp này của chúng đều dùng để đối phó với nghĩa phụ tôi hết. Minh muội thử xem chúng trấn thủ nhiều, tấn công ít, sở trường là thủ hơn công, dù chúng có đấu thêm cả ngày nữa cũng không sao phân thắng bại được.Quả nhiên năm người đấu mãi vẫn không sao phân thắng bại được. Mã Pháp Thông đột nhiên la lớn một tiếng: "Hãy khoan!" rồi y nhảy ra ngoài vòng chiến. Bách Ðang cũng lui về phía sau.Pháp Thông nói:- Có phải hai vị luyện đao pháp này dùng để đồ sư đấy không? Dịch Tam Nương trả lời:- Sao ba vị lại lanh tin đến thế?Pháp Thông nói tiếp:- Tạ Tốn đã giết chết con của Ðỗ lão tiên sinh, thù này thế nào cũng phải trả cho được. Bây giờ chúng tôi đã dò biết được kẻ thù của lão tiên sinh đang ở chùa Thiếu Lâm, sao lão tiên sinh không sớm kết liễu cho xong đi?Dịch Tam Nương đáp:- Ðó là việc riêng của gia đình chúng tôi, không dám phiền đạo trưởng lo âu hộ.Pháp Thông lại nói tiếp:- Chuyện của chúng ta, nguyên là chuyện nhỏ, hà tất phải dây dưa với nhau mãi làm gì. Chi bằng chúng ta hóa địch thành bạn, liên kết đi kiếm Tạ Tốn để trả thù, chẳng hay quý vị nghĩ sao?Dịch Tam Nương liền đáp:- Quý vị có thù với Tạ Tốn không?- Không!- Nếu không có thù với Tạ Tốn, tại sao ba vị lại luyện môn kiếm pháp chuyên khắc chế Thất Thương Quyền để làm chi?- Tam nương sành thực, sự thật chúng tôi tới đây chỉ muốn mượn thanh đao Ðồ Long để xem thôi.Tam nương gật đầu dùng mấy tay viết mấy chữ vào gan bàn tay chồng. Bách Ðang cũng giơ tay ra viết mấy chữ vào gan bàn tay bà. Hai vợ chồng Bách Ðang nói chuyện với nhau bằng cách ghi chữ lên bàn tay một hồi. Tam Nương liền trả lời ba vị đạo sĩ:- Thế thì may mắn lắm, chúng ta năm người liên kết, vợ chồng chúng tôi chỉ cần báo thù, dù có toi mạng cũng cam tâm chứ không dòm ngó bảo đao Ðồ Long đâu.Pháp Thông cả mừng:- Hay lắm, chúng ta năm người hợp sức tấn công Tạ Tốn.Tam Nương giết người trả thù, chúng tôi cần bảo đao, hai bên đều toại nguyện, khỏi tổn thương hòa khí.Năm người liền vỗ tay ăn thề, rồi tất cả cùng vào nhà trong uống nước để bàn kế hoạch trả thù cướp đao. Thanh Hải Tam Kiếm vừa vào tới trong nhà đã để ý tới phòng trong. Tam Nương thấy vậy liền vừa cười vừa nói:- Ba vị khỏi phải nghi ngờ, bên trong có một đôi vợ chồng trẻ, không biết võ công gì hết, vừa trốn nhà ra đi đấy.Pháp Thông là người rất cẩn thận, sợ đôi vợ chồng trẻ ấy tiết lộ tin tức ra bên ngoài nhưng Tam Nương đã nói tiếp:- Chúng ta đấu với nhau nửa ngày mà vợ chồng họ vẫn ngủ say như chết vậy. Nếu Mã gia không tin, để già này đi gọi ra cho xem.Nói xong, bà ta định đẩy cửa vào nhưng bên trong đã cài then rồi. Vô Kỵ nghĩ thầm: - Nếu lúc này ta đánh bại năm tên này sẽ làm mất cả manh mối cứu nghĩa phụ .Nghĩ đoạn chàng liền ôm chặt lấy Triệu Minh, cả hai đắp chăn giả vờ ngủ. Lúc ấy Vân Hạc đã dùng sức đẩy gẫy then cửa. Tam Nương liền cầm nến đi vào, Thanh Hải Tam Kiếm cũng nối gót theo sau. Vô Kỵ giả bộ mơ mơ màng màng hé mắt ra nhìn Tam Nương. Pháp Thông dí ngay kiếm vào yết hầu chàng. Thế kiếm của y vừa nhanh vừa độc. Vô Kỵ giả bộ kinh hãi kêu "ủa" một tiếng. Chàng làm như không biết tránh né, lại còn đưa đầu về phía trước. Pháp Thông vội thu kiếm lại nghĩ thầm: - Quả thật người này không biết một chút võ công nào cả . Triệu Minh lại giả bộ kêu khẽ mấy tiếng nhưng vẫn không thức tỉnh cuộn người ôm lấy Vô Kỵ. Vân Hạc liền lên tiếng:- Tam Nương nói đúng đấy, chúng ta đi ra thôi!Chờ năm người đi ra xong, Vô Kỵ liền nhảy xuống guồng ra phía sau cửa nghe lỏm. Chàng nghe Pháp Thông nói:- Hai vị đã dò ra đích xác Tạ Tốn ở trong chùa Thiếu Lâm rồi ư?Tam Nương đáp:- Thiếu Lâm Tự đã phát thiếp mời tất cả anh hùng hào kiệt của các bang phái đến tết Ðoan Ngọ tới chùa dự đại hội đồ sư. Nếu chúng không bắt được Tạ Tốn thì khi nào dám phát thiếp như thế?Pháp Thông đỡ lời:- Hai vị đã biết phái Thiếu Lâm sắp đem kẻ thù của hai vị ra giết rồi, vậy Ðỗ lão tiên sinh hà tất phải chọc thủng tai làm điếc như thế làm chi?Tam Nương cười nhạt đáp:- Tạ Tốn giết chết đứa con duy nhất của vợ chồng lão thì khi nào vợ chồng già lại để cho người khác giết y. Khi chúng tôi gặp ác tặc họ Tạ đó, già này cũng tự đâm thủng màng tai trước rồi hai vợ chồng cùng đấu trí mạng với y. Từ khi con của chúng tôi chết đến giờ, hai vợ chồng chán nản vô cùng, không còn muốn sống ở trên đời này nên không sợ làm mất lòng phái Thiếu Lâm hay phái Võ Ðang gì hết.Vô Kỵ nghe nói tới đó, không thấy năm người nói gì thêm nữa vội ghé mắt nhìn qua khe cửa.Chàng thấy năm người đó đang chấm nước trà viết lên trên bàn để nói chuyện với nhau. Chàng thấy họ cẩn thận như vậy không thể nào dò la nghe ngóng thêm được nữa liền ngồi trên ghế ngủ luôn.Sáng hôm sau, Tam Nương liền bảo Vô Kỵ:- Tiểu Tăng ca, ăn cơm đi. Chúng tôi còn phải gánh ba gánh củi đem lên chùa bán. Tiểu ca gánh hộ tôi một gánh có được không? Hòa thượng trong chùa có hỏi tới thì bảo là con của già nhé!Vô Kỵ đáp:- Bà dặn sao, tiểu tử xin làm y theo như thế! Quý hồ ông bà cho chúng cháu được ở lại nơi đây để khỏi phải chạy nay đây mai đó, không một ngày nào được yên ổn cả.Trưa ngày hôm đó Vô Kỵ liền theo ông bà già gánh một gánh củi đi lên chùa Thiếu Lâm. Triệu Minh thì ở lại coi nhà. Vợ chồng ông già giả bộ đi rất chậm và thở hồng hộc. Khi vừa tới sơn đình ở ngoài cổng chùa ba người đặt gánh củi xuống ngồi nghỉ ngơi thì đã có hai hòa thượng ở đó rồi nhưng chúng không để ý gì cả. Tam Nương lấy khăn cột đầu lau chùi mồ hôi cho Vô Kỵ rồi nói:- Con ngoan ngoãn giúp ta, chắc con mệt lắm phải không?Vô Kỵ ngửng đầu lên nhìn, thấy nước mắt bà cụ chạy quanh khóe mắt. Chàng mới hay bà già thấy mình động lòng thương con, không nỡ nhẫn tâm làm phật y bà cụ, chàng liền nói:- Thưa mẹ, con không mỏi mệt gì cả, chắc mẹ mệt lắm thì phải?Chàng gọi bà cụ là mẹ liền nghĩ đến mẹ mình liền ứa nước mắt ra luôn. Tam Nương thấy chàng gọi mình là mẹ, nước mắt liền nhỏ dòng xuống, vội cầm cái khăn buộc đầu lên giơ bộ chùi mồ hôi nhưng thật ra là lau nước mắt cho mình và cho Vô Kỵ. Bách Ðang vội đứng dậy gánh luôn gánh củi rồi ra hiệu cho vợ và Vô Kỵ đi luôn. Vô Kỵ vội chạy lại dỡ lấy hai bó củi trong gánh của Tam Nương để sang gánh của mình và nói:- Mẹ này! Chúng ta đi thôi! Tam Nương thấy Vô Kỵ làm như vậy cảm động vô cùng nên chân đi loạng choạng, không sao tiến bước được nữa. Vô Kỵ vội quay lại giơ tay ra đỡ. Một hòa thượng trông thấy vậy nói:- Thiếu niên này cũng hiếu thảo thật!Vị hòa thượng thứ hai cũng lên tiếng nói tiếp:- Bà cụ, có phải gánh củi đem vào chùa đấy không? Mấy ngày hôm nay Phương Trượng đã hạ chỉ pháp, cấm người ngoài vào chùa, các người đừng đi vào nữa!Tam Nương liền tỏ vẻ phân vân thì hòa thượng thứ nhất đã lên tiếng nói:- Gia đình nhà quê này, mẹ từ con hiếu, chúng ta đặc cách cho họ vào. Sư đệ hãy đưa họ đi lối cửa sau Hưng Tích Thử (bếp của nhà chùa). Nếu giám chùa biết thì bảo những người này đã đến bán quen rồi. Như vậy cũng không sao đâu.Người thứ hai đáp:- Vâng! Giám chùa cấm, không để cho người ngoài vào là để phòng bị những kẻ gian đấy thôi, còn những người trung hiếu thật thà này thì cấm đoán họ làm chi?Thế rồi hòa thượng ấy dẫn cả ba người đi lối cửa sau vào chùa. Khi gánh tới phòng chứa củi đã có tăng nhân của Hưng Tích Thử tính tiền nong trả cho ba người liền. Tam Nương vội nói:- Chúng ta lại có tiền mua rau ăn mấy ngày rồi. Ngày mai chúng ta đem mấy cân rau vào đây biếu mấy vị sư phụ ăn thử. Rau ấy là rau của chúng tôi biếu mấy vị chứ không phải trả tiền nong gì cả.Mấy tên hòa thượng nghe thấy bà già nói như vậy đều khoái trí cười tít mắt. Một hòa thượng bỗng nói:- Từ nay trở đi các người không được phép lên đây bán củi nữa.Y nói tới đó liền đưa mắt ngắm nhìn Vô Kỵ một hồi rồi nói tiếp:- Bổn chùa đang cần một thằng nhỏ gánh nước bổ củi, tiền công mỗi tháng năm chỉ bạc, chẳng hay chú em kia có chịu đi làm không?Tam Nương cả mừng liền nhận ngay. Trái lại Vô Kỵ lo âu nghĩ thầm: - Trong chùa này có quá nhiều người biết ta, nhỡ bị chúng nhận ra thì sao? Nghĩ đoạn, chàng liền nói với Tam Nương:- Thưa mẹ, nhà con...Tam Nương thấy cả hội này rất hiếm có vội an ủi chàng:- Con cứ yên trí ở lại đây làm việc nghe lời các sư phụ. Vợ con thì mấy hôm nữa mẹ sẽ đưa nó lên thăm con. Lớn như vậy mà cứ không chịu rời khỏi gia đình đi ra ngoài kiếm ăn, chẳng lẽ bây giờ vẫn còn muốn nó cho bú hay sao?Nói xong, bà ta lại tỏ vẻ âu yếm vuốt tóc chàng mấy cái. Sự thật Vô Kỵ vẫn mong có cả hội như thế này nhưng chỉ e ngại đôi chút thôi. Sau chàng thấy mấy hòa thượng đứng cạnh đấy khuyên bảo nên giơ miễn cưỡng nhận lời:- Tốt hơn hết sư phụ cho tôi sáu chỉ một tháng để tôi đưa cho mẹ năm chỉ, còn chỉ thêm kia để mua vải hoa may áo cho vợ tôi ...Ai nấy không sao nhịn được cười. Tam Nương dặn bảo chàng vài lời rồi cùng Bách Ðang xuống núi luôn. Vô Kỵ theo người coi Hưng Tích Thử là Tuệ Chi xuống dưới gánh nước bổ củi, dọn than.Trong khi dọn than chàng lấy tay quệt cho dính than lên mặt, làm lem luốc, đầu tóc rối bù khiến ai trông thấy cũng không sao nhận ra được. Chàng biết những hòa thượng trong chùa Thiếu Lâm này, ai ai cũng đều có võ công cao siêu hết nên nhất cử nhất động đều cẩn thận hết sức. Bảy tám ngày sau Tam Nương đem Triệu Minh đến thăm chàng hai lần. Chàng làm lụng hết sức chăm chỉ nên rất được lòng các hòa thượng. Chàng dò hỏi mấy hòa thượng làm bếp thì không ai biết Tạ Tốn bị giam ở đâu cả.Tới ngày thứ chín, chàng nghe thấy có tiếng hò hét ở đằng xa vọng lại. Chàng mới nhảy ra bên ngoài, vào trong rừng liền thấy có mấy người đang đấu với nhau. Nhưng do trời tối quá nên không trông thấy mặt những người đó. Mãi sau, chàng mới nhận ra trong số đó có Thanh Hải Tam Kiếm đấu với ba hòa thượng.Tam kiếm giở Tam Tài Trận ra ngờ đâu mới đấu thêm được một vài hiệp nữa lại đã có một tên bị giết chết. Nghe tiếng kêu la, chàng nhận ngay ra người đó là Mã Pháp Thông. Còn lại một người, cánh tay phải bị thương liền bị ba hòa thượng kia bủa vây chặt không sao phản công được. Liền có một giọng khàn khàn hỏi:- Phái Thiếu Lâm chúng ta xưa này không có thù oán gì với Thanh Hải Ngọc Châu Quan hết. Tại sao các người trong lúc đêm khuya lại đến đây làm gì?Người còn lại của Tam Kiếm là Vân Hạo rầu rộ đáp:- Ba anh em chúng ta bị bại trận, chỉ tại tài kém thôi, khỏi cần hỏi nhiều, muốn giết cứ giết đi!Giọng khàn khàn cười nhạt hỏi tiếp:- Các người tới đây vì Tạ Tốn hay vì Ðồ Long đao? Hì! Hì! Chúng ta chưa hề nghe qua Tạ Tốn giết hại một người nào trong Thanh Hải Ngọc Châu Quan hết, như vậy chắc chắn các người đến đây là vì bảo đao? Với tài ba này mà cũng đòi xông lên Thiếu Lâm Tự, thực là coi thường thiên hạ võ lâm quá!Nhân lúc lão hòa thượng đang nói, Vân Hạc liền tiến lên đâm luôn một nhát kiếm. Lão hòa thượng đó đánh chậm một chút liền bị đâm trúng vào vai trái. Hai hòa thượng đứng bên cạnh liền múa song đao cùng chém xuống. Vân Hạc đã bị chém ngay ra làm ba mảnh.- Ba hòa thượng liền đem xác của Thanh Hải Tam Kiếm trở về chùa. Vô Kỵ đang định đi theo xem sao bỗng dưng nghe thấy ở bụi cây bên cạnh phía bên phải có tiếng một người hô hấp rất nhẹ nên liền nghĩ thầm:- Nguy hiểm thật, không ngờ còn có người mai phục ở đây nữa? Chàng phải nằm yên chờ đợi. Nửa giờ sau chàng lại nghe thấy có tiếng vỗ tay hai cái trong bụi lau đó. Ðằng xa cũng có tiếng vỗ tay đáp lại. Tiếp theo đó liền có sáu hòa thượng ở trong bụi lau nhảy ra cùng quay trở về chùa.Vô Kỵ chờ sáu người hòa thượng đi khỏi mới rời khỏi chỗ nấp, trở về căn nhà nhỏ ở trong bếp.Các hỏa công hòa thượng vẫn đang ngủ say, chàng nghĩ thầm:- Nếu ta không trông thấy thì làm sao biết được chỉ trong nháy mắt Thanh Hải Tam Kiếm đã bị chết thảm ở nơi đây .Trải qua đêm đó, chàng biết trong chùa phòng bị rất cẩn mật nên chàng cẩn thận hơn.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 91
Sấm Ðộng Ðiện Chớp
Mấy ngày sau đó có một đêm chàng theo hai hòa thượng đi nhưng về sau biết là họ đi canh phòng vì càng gần ngày tết Ðoan Ngọ bao nhiêu, trong chùa canh phòng càng cẩn mật bấy nhiêu. Cứ một chốc chàng lại thấy hai hòa thượng tuần tiễu đi qua vì vậy chàng đành phải trở về phòng ngủ.Ba ngày sau, đêm hôm đó trời mưa to, sấm động điện chớp, bốn bề tối đen như mực. Chang mừng rỡ vô cùng nhảy ra khỏi giường đi luôn. Khi chàng đi tới chỗ ở của Thành Khôn là nơi trước kia chàng bị y hãm hại bỗng nghe có người nói chuyện và nhận ra tiếng của Không Văn đại sư, phương trượng của chùa Thiếu Lâm. Chàng nghe Không Văn nói:- Vì Tạ Tốn mà bổn phái trong một tháng nay đã giết chết hai mươi ba người rồi. Như vậy trái với lòng từ bi của nhà Phật. Những người của Minh Giáo như Dương Tiêu, Phạm Dao, Hân Thiên Chính trước sau có sai người đến chùa yêu cầu tha cho Tạ Tốn...Lúc này Vô Kỵ mới hay ông ngoại mình với Quang Minh nhị sứ mọi người đã hay tin và phái người đến đây yêu cầu Không Văn tha cho nghĩa phụ mình nữa. Chàng lại nghe Không Văn nói tiếp:- Tuy ta đã tỏ lời thoái thác rồi nhưng khi nào họ chịu để yên. Hơn nữa Giáo Chủ Minh Giáo là người võ công xuất thần nhập hóa mà vẫn chưa thấy xuất hiện như vậy, chưa biết chừng y núp trong bóng tối điều khiển cũng nên. Y lại là ân nhân của Không Trí sư đệ, chúng ta hiện giờ hãy còn nợ y, nếu y thân hành tới đây yêu cầu thì ta biết trả lời ra sao? Ngày hôm nay ba vị sư thúc đã xét hỏi Tạ Tốn giết hại Không Kiến sư huynh như thế nào nhưng y nhất định không chịu nói. Việc này khó sử thật. Chẳng hay sư đệ, sư điệt có cao kiến gì không?Chàng liền nghe Thành Khôn đáp:- Phương Trượng sư thúc quá lo xa đấy thôi! Chúng ta đã có ba vị sư thúc tổ canh gác Tạ Tốn rồi, tiểu điệt dám chắc không sợ mất mát gì hết. Anh hùng đại hội liên quan đến sự hưng thịnh, vinh nhục của phái Thiếu Lâm chúng ta, sư thúc hà tất phải bận tâm đến ân oán nhỏ mọn của bọn Ma Giáo đó. Huống hồ Ma Giáo ngấm ngầm tư thông với triều đình để làm khó dễ sáu đại môn phái.- Chẳng lẽ sư thúc không hay biết gì về chuyện này hay sao?Không Văn ngạc nhiên hỏi:- Có thực không?Thế rồi Viên Chân kể cho Không Văn nghe Vô Kỵ đang làm lễ tơ hồng với Chu Chỉ Nhược người trưởng môn của phái Nga Mi thì quận chúa của Nhữ Dương Vương đột nhiên tới dắt Vô Kỵ đi luôn ra sao. Quận chúa có một tên bộ hạ rất đắc lực tên là Khổ Ðầu Ðà.Nói tới đây Viên Chân dừng giây lát rồi nói tiếp:- Tạ Tốn là nghĩa phụ của Vô Kỵ thế nào Ma Giáo cũng không quản ngại nguy hiểm mà tới đây cứu viện. Chờ đến ngày đại hội đồ sư thì mọi việc sẽ rõ ràng ngay.Nói tới đó ba người lại bàn tán cách đối phó với những người tới cướp Tạ Tốn. Viên Chân với Không Trí lại còn định khiêu khích các môn phái chém giết lẫn nhau, chờ bao giờ các hảo thủ của các môn phái bị thương hay mệt mỏi mới ra tay chế phục quần hùng và sẽ danh chính ngôn thuận giữ chức Võ Lâm Chí Tôn, giữ thanh bảo đao Ðồ Long để tế Không Kiến. Không Trí xen lời nói:- Bây giờ làm thế nào bắt Tạ Tốn nói ra bảo đao Ðồ Long dấu ở đâu, bằng không Ðồ Sư đại hội này sẽ không có giá trị mà trái lại còn làm mất oai dũng của bổn phái nữa là khác.Không Văn đỡ lời:- Sư đệ nói rất phải, chúng ta cần phải ở trong đại hội dương đai lập oai và tuyên bố Ðồ Long đao chí tôn đã trở về với bổn phái trông no thêm. Lúc ấy bổn phái ra hiệu lịnh cho thiên hạ không còn ai không tuân theo nữa.Tiếp theo đó, Không Trí giao cho Viên Chân nhiệm vụ đi tra hỏi Tạ Tốn, bắt nộp bảo đao thì sẽ tha chết cho. Viên Chân liền nhận lời đi luôn. Chờ Viên Chân đi về phía bắc thật xa rồi Vô Kỵ mới đuổi theo. Chàng thấy đối phương cầm ô giấy, những hạt mưa rơi xuống nghe "lộp bộp". Chàng rất ngạc nhiên khi thấy Viên Chân đi thẳng ra sau chùa rồi nhảy qua bờ tường mà đi về phía ngọn núi nho nhỏ. Khi tới chân núi chàng thấy Viên Chân tay vẫn chỉ cầm cái ô, không cử động gì hết, người đã từ tử thẳng lên. Chàng rảo bước chạy đến nơi đang định lên núi theo thì bỗng có bốn người ẩn núp trong bụi cây nhẩy ra. Ba người đi trước, một người đi sau, đều đi lên trên đỉnh núi hết. Chàng thấy trên đỉnh núi chỉ có mấy cây thông già, ngoài ra không còn có nhà cửa gì, bốn xung quanh cũng không có người canh gác.Chàng thấy bốn người đi trước khinh công khá cao siêu nên không dám theo gần, nhưng đồng thời cũng nhận ra trong số đó có một người đàn bà. Ba người đàn ông mặc quần áo thường chứ không phải là người trong chùa. Sắp lên tới đỉnh núi bốn người đó đi càng thêm nhanh. Lúc này chàng đã nhận ra trong đó có vợ chồng Hà Thái Sung và Ban Thục Nhàn. Ðang lúc ấy Viên Chân bỗng rú lên một tiếng thật dài rồi quay người lại nhảy xổ vào tấn công bốn người kia ngay. Vô Kỵ vội nấp vào trong bụi lau cạnh đó và bò sang trái, tới cách đó mấy chục trượng mới dừng chân lại. Chàng nghe thấy có tiếng khí giới va chạm mới hay Viên Chân đã đấu với bốn người nọ. Chàng quay lại nhìn chỉ thấy có hai người đấu với Viên Chân thôi còn hai người kia đã leo lên trên đỉnh. Chàng vội bò theo lên.Chàng thấy trên đỉnh núi chỉ có trơ trọi ba cây thông cổ thụ mọc ba góc như hình chữ phẩm vậy.Chàng cũng không thấy nghĩa phụ mình bị giam ở đâu cả. Chàng đang ngạc nhiên thì bỗng nghe Ban Thục Nhàn ẩn núp trong bụi lau gần đó lên tiếng nói:- Chúng ta phải mau mau ra tay. Sát sư đệ với Nam sư đệ chưa chắc đã cầm cự nổi hòa thượng kia đâu .Thế rồi hai vợ chồng thị liền nhảy tới chỗ ba cây thông. Vô Kỵ sợ Tạ Tốn ở gần đó bị vợ chồng Thái Sung hạ độc thủ nên không dám sơ ý chút nào, vội bò tới gần xem sao. Chàng thấy vợ chồng Thái Sung đi tới giữa ba cây thông đó liền rút trường kiếm ra múa động, hình như đang đối địch với ai mà chàng nhìn mãi không thấy kẻ địch đâu hết. Chàng lại bò tới gần mấy bước nữa để nhìn rõ thêm. Lúc ấy chàng mới hay hai cây thông trước mặt, trên thân cây nào cũng có một hốc như cái động con vừa một người ngồi lọt. Trong mỗi thân cây đều có một hòa thượng ngồi yên trong hốc cây đó. Còn một cây nữa, vì lưng hốc cây hướng về phía chàng nên chàng không thấy nhưng chàng thấy từ trong cấy đó có một sợi dây đen đánh ra nên đoán chắc thế nào cũng có một hòa thượng nữa. Ba sợi dây đen đó múa động đánh tới. Vợ chồng Hà Thái Sung múa kiếm rất nghiêm mật chống đỡ nhưng vì chưa biết đường lối tấn công của địch thủ nên không sao phản công lại được. Ba sợi dây đó trông rất chậm nhưng thật sự lại rất nhanh mà lại không gây ra một tí tiếng động nào cả. Ðêm hôm khuya cokhoắt, trời lại mưa to như vậy, hành động của ba lão hòa thượng đó tựa như ma quỷ, thật huyền bí vô cùng. Vợ chồng Thái Sung kêu la, muốn thoát ra khỏi vòng vây mà không sao ra khỏi được. Vô Kỵ kinh ngạc thầm và nhận thấy võ công của ba lão hòa thượng còn cao siêu hơn mình là khác. Chàng liền nhớ đến lời Không Văn bảo nghĩa phụ mình đã trao cho ba vị thái sư thúc tổ trông giữ nên bây giờ chàng mới biết ba lão hòa thượng này còn là sư thúc của các vị thần tăng của chùa Thiếu Lâm đương thời. Như vậy người nào người nấy đều có bẩy tám mươi năm công lực là ít.Chàng nghĩ thầm: - Có lẽ một mình ta địch với ba lão hòa thượng này chưa chắc đã thắng nổi họ? Chàng đang suy nghĩ và lo âu thì đã thấy Thái Sung bị một sợi dây đánh trúng vào lưng hét lên một tiếng, bắn văng ra ngoài vòng liền, nằm thẳng cẳng không còn cử động gì cả. Chàng đoán có lẽ y đã chết rồi cũng nên. Thục Nhàn thấy chồng bị đánh chết vừa kinh hãi vừa đau lòng nên sơ xuất một chút đã bị ba sợ dây đen cùng đánh trúng một lúc. Thế là nàng bị đánh vỡ sọ, gãy hết chân tay, chết tươi, xác liền bị ba sợi dây đó hất ra ngoài liền. Ở phía dưới Viên Chân vừa đấu vừa lùi trở lên, mồm thì kêu gọi:- Có giỏi lên đấy mà lĩnh chết!Người họ Sát với người họ Nam đều là hai tay cao thủ của phái Côn Luân. Chúng biết Viên Chân giở kế dụ địch nhưng không sợ hãi cứ múa kiếm tiến lên. Viên Chân đấu với hai người đó bấy nhiêu lâu mà vẫn chưa hạ được một người nào cả nên y mới dụ hai người đuổi theo lên tới chỗ ba cây thông. Nhưng khi tới cách ba cây thông chừng mấy trượng hai người đó đột nhiên trông thấy xác của Thái Sung nên cùng ngưng lại. Chúng đang cúi đầu nhìn xuống bỗng có hai sợi dây ở phía sau rất êm ái phi tới, quấn lấy lưng hai người đó và giật tung lên cao một cái. Thế là cả hai bị rơi xuống từ ngọn núi cao mấy trăm trượng xuống chân núi tan xác chết liền. Tiếng kêu la của họ rất thảm thiết khiến người trên đỉnh núi vẫn còn văng vẳng nghe thấy.Vô Kỵ thấy võ công của ba lão tăng cao siêu như vậy quả thật trong đời chưa hề thấy. Chàng nhận thấy ba lão hòa thượng này còn giỏi hơn Lộc Trượng Khách và Hạt Bút Ông nhiều. Tuy họ chưa thể bằng được Thái sư phụ của chàng nhưng chàng cũng đã có vẻ kinh hãi thầm ba lão hòa thượng đó rồi nên cứ nằm yên trong bụi cỏ không dám cử động chút nào. Viên Chân liền đá xác của Thái Sung với Thục Nhàn xuống thung lũng. Xong đâu đó chàng lại thấy y cung kính chào ba lão hòa thượng đó và nói:- Viên Chân thừa lệnh sư thúc lên đây thỉnh an ba vị thái sư thúc tổ và có mấy lời muốn nói với tên tử tội!Liền đó có một giọng khô khan lên tiếng:- Không Kiến sư điệt là người có đức độ, võ nghệ cao siêu rất được ba chúng ta thương yêu. Chỉ mong y làm rạng rỡ phái Thiếu Lâm của chúng ta. Không may y bị chết trong tay kẻ gian này. Ba ta tọa quan mấy chục năm đã không nghĩ tới việc trần tục. Lần này là vì thương tiếc Không Kiến sư điệt mà lên trên đỉnh núi này. Tội của y đáng chết lắm, cứ việc một đao kết liễu tính mạng của y cho xong, hà tất phải phiền phức lôi thôi mất hết cả sự thanh tịnh của ba ta đi!Viên Chân lại tiếp:- Thái sư thúc dậy bảo rất phải nhưng nghĩ đến ân sư của Viên Chân tôi bị gian nhân ám hại nhưng một mình gian nhân dù tài ba mấy cũng không giết nổi ân sư. Vì vậy mới giam giữ y tại nơi đây, phiền ba vị thái sư thúc tổ tọa thủ mục đích cũng để dụ đồng đảng của y đến cứu viện. Như vậy mới giết sạch được kẻ thù của ân sư. Hơn nữa muốn bắt y phải giao lại thanh bảo đao Ðồ Long ra để bảo đao khỏi lọt vào tay môn phái khác.Nghe tới đây Vô Kỵ nghiến răng nghĩ thầm: - Ác tặc Viên Chân, tội đáng phanh thây xé xác. Y dùng lời lẽ không khéo mời ba vị cao tăng đã mấy chục năm không can thiệp việc đời ra phụ trách việc trông coi nghĩa phụ ta rồi y còn mượn tay ba người này giết sạch những cao thủ của võ lâm nữa!" Lúc ấy chàng lại nghe thấy một lão hòa thượng lên tiếng cho phép Viên Chân được nói chuyện với Kim Mao Sư Vương. Thế rồi Viên Chân đi tới giữa ba cây thông kia, quỳ xuống, nói vọng xuống:- Tạ Tốn ngươi đã nghĩ kỹ chưa, chỉ cần ngươi nói rõ bảo đao Ðồ Long giấu ở đâu ta sẽ tha cho ngươi liền.Vô Kỵ lúc này mới hay nghĩa phụ mình bị giam trong một cái địa lao tại đó. Chàng đang suy nghĩ thì bỗng nghe thấy có lão hòa thượng với một giọng thanh thoát giận dữ quát mắng:- Viên Chân, người đi tu không được nói dối như thế. Nếu y nói chỗ dấu đao ở đâu chẳng lẽ ngươi chịu buông tha y thật hay sao?Viên Chân đáp:- Thái sư thúc tổ minh giám cho, đệ tử thiết nghĩ thù ân sư tuy thâm thật nhưng oai vọng của bổn phái còn quan trọng hơn. Nếu y chịu nói chỗ dấu đao ở đâu thì đệ tử sẽ tha cho y liên. Ba năm sau đệ tử lại đi kiếm y để trả thù cho ân sư!Lão hòa thượng kia nói tiếp:- Thôi được, nhưng đệ tử của Thiếu Lâm chúng ta đừng có thất tín với người ...Viên Chân lại nói vọng xuống địa lao:- Tạ Tốn mi đã nghe lời nói của thái sư thúc ta chưa? Ba vị đã bằng lòng tha cho mi thật đấy!Bỗng dưới đất có tiếng nói vọng lên:- Viên Chân, người còn dám vác mặt đến đây nói chuyện với ta hay sao?Vô Kỵ đã nhận ra giọng nói của nghĩa phụ chàng ngay. Nhưng chàng lại sợ ba vị cao tăng kia nên chàng định chờ Viên Chân đi khỏi sẽ ra nói rõ cho ba lão hòa thượng kia nghe. Chàng lại nghe thấy Viên Chân nói tiếp:- Tạ Tốn, ta với mi đều già nua cả rồi, những chuyện ân oán xưa kia nên xí xoá đi. Chẳng bao lâu nữa hai ta cùng chết cả rồi. Tạ Tốn có vẻ bực mình chờ Viên Chân dứt lời liền đáp:- Viên Chân hãy bước khỏi đây, ta không muốn nói chuyện với ngươi nữa.Viên Chân thấy nói mãi Tạ Tốn không nghe nổi giận:- Vì nể tình nghĩa xưa kia ta không hạ độc thủ đấy thôi. Mi còn nhớ môn Vạn Nghi Toàn Tâm Chỉ của ta ác độc như thế nào không?Nghe thấy Viên chân nói tới môn chỉ pháp đó Vô Kỵ tức giận vô cùng vì chàng đã nghe Tạ Tốn nói qua. Môn võ công này ác độc lắm, nếu bị ai điểm trúng, trong người như có muôn ngàn con ong, con kiến đục cắn lục phủ ngũ tạng cho đến lúc tắt hơi thở mới thôi. Chàng đinh nhảy ra giết Viên Chân để cứu nghĩa phụ thì đã nghe thấy Viên Chân lạnh lùng nói tiếp:- Ta để cho mi nghĩ ngợi ba ngày, nêu ba ngày sau mi không chịu nói chỗ dấu bảo đao thì lúc ấy ta sẽ cho mi nếm mùi chỉ pháp đó.Nói xong y đứng dậy chào ba vị hòa thượng rồi xuống núi liền. Vô Kỵ chờ y đi xa rồi, đang định nhảy ra kể lể sự tình cho ba lão hòa thượng nghe, đột nhiên chàng thấy không khí ở chung quanh hơi khác lạ như bị ai đánh lén mà không một tí nào. Chàng giật mình kinh hãi, vội nhảy tung ra ngoài luôn, liền cảm thấy có hai vật rất dài lướt qua mặt chỉ cách chừng nửa thước. Hai cái roi đó đi rất nhanh mà không có một chút gió động nào cả. Mới hay đó là hai sợi dây đen của hai trong ba vị cao tăng. Chàng lần ra ngoài xa hơn trượng nữa lại thấy một sợi dây đen nhằm ngực mình điểm tới. Sợi dây đen này như một cây trường mâu, lại cũng như một cây gậy, thành một khí giới vừa thẳng vừa cứng tấn công tới nhanh vô cùng. Ðồng thời hai sợi dây đen kia lại ở phía sau quất tới. Lúc trước chàng thấy bốn tay cao thủ của phải Côn Luân chỉ trong nháy mắt đã bị toi mạng dưới ba sợi dây này nên đã biết võ công của ba vị cao tăng này kỳ ảo khôn lường. Lúc này chàng đã bị ba sợi dây đó vây đánh, nguy hiểm khôn tả. Chàng vội giơ tay trái ra chộp luôn sợi dây ở phía trước đánh tới. Ðang định nhảy sang bên thì sợi dây đó rung động và có một luồng sức mạnh như bạt sơn đảo hải nhằm ngực mình đẩy tới. Nếu bị luồng nội lực đó đánh trúng thì tan xương, tạng phụ nát hết mà chết ngay tại chỗ liền.Vô Kỵ quả thực rất lợi hại. Chàng vận Cửu Dương thần công vào cánh tay trái rồi xử dụng Càn Không Ðại Nã Di tâm pháp vừa kéo vừa đẩy, người nhẩy như bắn thẳng lên trời. Ðang lúc ấy trên trời bỗng có ánh sáng trắng lóa mắt và có ba bốn luồng sét nhấp nhoáng. Chỉ nghe thấy một hòa thượng kêu "ủa" một tiếng hình như ngạc nhiên về tài ba của Vô Kỵ vậy. Mấy luồng sét đó đã chiếu rõ thân hình của Vô Kỵ. Ba cao tăng ngẩng đầu nhìn lên, không ngờ cao thủ có thần công tuyệt đỉnh đó lại là một thiếu niên quê mùa, mặt mũi lem luốc, nên ba lão hòa thượng càng kinh ngạc thêm. Tiếp theo đó ba sợi dây đen tựa như ba con rồng mực múa vuốt nhe nanh ở dưới vội lao thẳng lên năm trượng, liền chia ba mặt bao vây lấy người Vô Kỵ liền. Nhờ có ánh chớp vừa rồi Vô Kỵ cũng trông thấy rõ mặt của ba hòa thượng đó. Chàng thấy người ngồi ở phía Ðông Bắc mặt đen như chàm, người ngồi ở phía Tây Bắc mặt khô héo như củi và người ngồi ở chính nam thì mặt vàng nhợt nhạt như không có sắc máu.Cả ba má hõm, mắt sâu, gầy võ như chỉ có xương với da. Lão hòa thượng mặt vàng chột một mắt trông rất oai dũng. Vô Kỵ thấy ba sợi dây sắp cuốn lấy mình liền vừa lôi vừa quấn vừa cột, mượn sức của cuộn chúng lại thành một búi. Thế võ ấy của chàng là theo tâm pháp Thái Cực của Võ Ðang do Trương Tam Phong truyền cho, khiến sức lực đối phương quay tròn. Nội lực của ba sợi dây đen đó liền bị chàng lôi, hướng thành một cột tròn. Chỉ nghe trên trời có tiếng sấm rất to, tiếp theo đó có ba tiếng sét vang động làm rung chuyển trời đất, kinh hiểm khôn tả. Vô Kỵ lại lộn thêm một vòng, chân trái dẫm lên một cành thông, chân phải móc lấy đã đứng yên trên cành thông đó liền. Ðứng yên rồi chàng liền nói:- Hậu hợp tiểu bối Trương Vô Kỵ, giáo chủ của Minh Giáo bái kiến ba vị cao tăng.Nói xong chàng đứng một chân trên cành thông, một chân giơ cao lên chắp tay khom mình cúi chào. Cành thông theo thế vái của chàng tựa như làn sóng lên xuống đung đưa trông tuyệt đẹp. Tuy đứng ở trên cao khom mình vái chào mà chàng vẫn không bị lép vế đối phương chút nào.Ba hòa thượng vội trái tay rung động mạnh một cái, ba sợi dây liền rẽ sang bên luôn. Vừa rồi ba thế cửu thức của ba lão hòa thượng, một thức đều bao hàm mấy chục thế biến hóa. Ngờ đâu Vô Kỵ đều hóa giải được hết. Mỗi khi hóa giải một thức đều nguy hiểm khôn tả, chỉ sơ xuất một chút là tan xương nát thịt liền. Thế mà Vô Kỵ vẫn tỏ vẻ ung dung, không coi sự nguy hiểm đó vào đâu cả.Ba cao tăng từ nhỏ đến giờ chưa hề được gặp một đối thủ cao cường đến vậy cho nên cả ba đều kinh hãi thầm. Nhưng họ có biết đâu Vô Kỵ đã vận dụng hết sức bình sinh ra mới hoá giải nổi ba thế chín thức đó. Trong khi chàng vái lạy, mượn sức cây rung động để ngấm ngầm điều vận chân khí để lấy lại sức.Võ công của chàng vừa sử dụng bao hàm cả Cửu Dương thần công, Càn Khôn Ðại Nã Di tâm pháp lẫn Thái Cực công. Sau cùng khi lộn một vòng trên không lại là tâm pháp ghi trên Thánh Hỏa lệnh. Ba Thiếu Lâm cao tăng người nào người nấy đều võ công cao cường nhưng họ không biết qua một thứ nào như thế. Họ chỉ thấy nội lực của đối phương tựa như Cửu Dương thần công của phái Thiếu Lâm nhưng hùng mạnh và tinh xảo còn hơn cả thần công đó nữa. Tới khi nghe thấy đối phương xưng danh mới hay đó là Minh Giáo Chủ. Họ đang khâm phục và kinh ngạc bỗng biến sắc mặt và nổi giận liền. Lão hòa thượng mặt vàng nhợt nhạt với giọng âm thầm hỏi:- Lão tăng lại tưởng cao nhân ở phương nào giáng lâm tệ tự, không ngờ là ma đầu của Ma Giáo đã tới. Ba anh em bần đạo tọa quan mấy chục năm ở nơi xa cách chùa Thiếu Lâm mấy trăm dặm, không những không lý tới việc của người tục mà ngay cả đại sự của bổn phái cũng không hỏi han tới nốt. Không ngờ ngày hôm nay lại được gặp giáo chủ của Ma Giáo nơi đây thật là hân hạnh vô cùng.Vô Kỵ nghe thấy ba hòa thượng cứ một giọng ma đầu, ma giáo luôn mồm, hiển nhiên thù hận Minh Giáo khôn tả nên chàng trù trừ không biết có nên kể hết cho ba hòa thượng nghe không.Chàng lại nghe thấy lão hòa thượng mặt vàng mắt chột lên tiếng:- Thế còn Dương Giáo Chủ đâu mà ngươi lại là Giáo Chủ?Vô Kỵ đáp nhanh:- Dương Giáo Chủ đã tạ thế gần ba mươi năm rồi!Hòa thượng mặt vàng lặp lại: - Dương Giáo Chủ đã tạ thế gần ba mươi năm rồi!Y vừa nói tới đó thì "ủa" lên một tiếng và ngưng bặt không nói tiếp nữa. Trong tiếng kêu đó hàm chứa biết bao thương tâm và thất vọng. Chàng liền nghĩ thầm: - Sao y nghe thấy tin Dương giáo chủ tạ thế lại có vẻ rất khó chịu như thế? Chắc là năm xưa y chơi rất thân với Dương giáo chủ cũng nên? Nghĩa phụ của ta là bộ hạ của Dương giáo chủ, bây giờ ta một mặt gợi lại tình thân, một mặt ta nói rõ nguyên nhân cái chết của Không Kiến và Dương giáo chủ là do Viên Chân gây ra để xem phản ứng của họ ra sao?Nghĩ đoạn, chàng lên tiếng hỏi:- Các đại sư quen biết Dương giáo chủ phải không?Hòa thượng mặt vàng đáp:- Tất nhiên là quên biết, nếu lão tăng không gặp gỡ Dương Phá Thiên thì đâu đến nỗi thành người một mắt như thế này và ba anh em lão cuộc đời cũng không đến nỗi phải khô khan như thế này đâu!Mấy lời của hòa thượng đó đã chứa biết bao nhiêu sự đau đớn và oán hận. Vô Kỵ nghe xong kêu khổ thầm: "Nguy tai! Nguy tai!" Bây giờ chàng mới hay lão hòa thượng bị chột chắc bị độc thủ của Dương Phá Thiên. Có lẽ thế nên anh em họ mới tọa quan hơn ba mươi năm nay, khổ luyện võ công cũng chỉ để kiếm Dương Phá Thiên trả thù. Bây giờ họ nghe thấy Phá Thiên đã chết nên mới thất vọng và đau đớn như vậy. Bỗng nhiên lão hòa thượng mặt vàng rú lên một tiếng rất thanh thoát và nói tiếp:- Dương Phá Thiên chết, ba anh em ta đành phải kiếm giáo chủ đương thời của ma giáo để trả mối thâm thù đại oán đó vậy. Trương giáo chủ, lão tăng pháp danh là Ðộ ách, sư đệ mặt trắng đây pháp danh là Ðộ Kiếp, sư đệ mặt đen pháp danh là Ðộ Nạn. Không Kiến, Không Tính đề là sư điệt của mấy anh em lão. Cả hai đều bị chết bởi tay của quý giáo như thế, nhưng việc đó anh em lão cũng không muốn truy cứu nữa. Quý Giáo chủ đã tới đây tất không sợ hãi chút nào. Bây giờ chúng ta chỉ có dùng võ công để giải quyết bao nhiêu sự ân oán trong mấy chục năm qua.Vô Kỵ đáp:- Tiểu bối tới đây mục đích chỉ muốn cứu nghĩa phụ Kim Mao Sư Vương Tạ đại hiệp thôi chứ không có thù hằn gì với quý phái hết. Tuy Không Kiến thần tăng có bị nghĩa phụ của tiểu bối đả thương thật nhưng bên trong có nhiều uẩn khúc lắm. Còn cái chết của Không Tính thần tăng thì không liên can gì đến tệ giáo hết. Ba vị chớ nên nghe lời nói của một người mà phải phân biệt rõ thị phi mới được.Ðộ Kiếp liền nói:- Theo lời giáo chủ thì Không Tính bị ai giết thế?- Theo như sự hay biết của tiểu bối thì Không Tính thần tăng bị võ sĩ của Nhữ Dương Vương Phủ đánh chết.Ðộ Kiếp hỏi tiếp:- Các võ sĩ trong Nhữ Dương Vương Phủ do ai chỉ huy?- Con gái của Nhữ Dương Vương hán danh là Triệu Minh!- Lão tăng nghe Viên Chân nói thì thiếu nữ đó đã liên kết với quý giáo, phản vua, phản cha đầu hàng Ma giáo, chẳng hay việc đó là thật hay hư?Lời nói của Ðộ Kiếp dồn dập và thắt chặt đối phương lại. Vô Kỵ lại là người không biết nói dối nên đáp:- Phải, hiện giờ nàng đã giác ngộ, bỏ xó tối sang bên sáng.- Giết Không Kiến là Tạ Tốn, giết Không Tính là Triệu Minh của quý giáo. Triệu Minh lại còn đánh phá Thiếu Lâm Tự, bắt hết tất cả đệ tử của bổn chùa nữa. Còn một việc không thể tha thứ được là làm nhục tới cả pho tượng của Ðạt Ma sư tổ, hại một bên mắt của sư huynh ta. Ba người chúng ta hợp lại, tọa quan ngót một trăm năm đời khô khan bấy nhiêu lâu. Anh em ta không kiếm giáo chủ để thanh toán thì còn kiếm ai đây?Vô Kỵ thở dài một tiếng và nghĩ thầm: - Mình đã thừa nhận thu nạp Triệu Minh thì những tội ác của nàng xưa kia mình cũng phải chịu trách nhiệm hết. Còn mối thù cũ của Phá Thiên với Tạ Tốn cho tới ngày nay Ðộ Kiếp nói rất phải, nếu ta không đảm đương thì còn ai vào đây nữa? Nghĩ đoạn, chàng liền đứng thẳng người dậy, cành cây liền đứng im ngay, không rung động chút nào. Rồi chàng lớn tiếp đáp:- Ba vị thiền sư đã nói vậy tiểu bối không còn biết nói làm sao nữa, xin đảm đương hết tất cả tội ác vậy. Còn việc nghĩa phụ của tiểu bối đả thương Không Kiến thần tăng bên trong có nhiều nỗi khổ tâm. Xin ba vị thiền sư hãy tha thứ cho!Ðộ ách hỏi:- Ngươi thị cái gì dám đến đây định nói hộ Tạ Tốn. Chẳng lẽ anh em ta không giết nổi ngươi hay sao?Vô Kỵ thấy không còn cách gì để giảng giải được nữa đành phải liều chí mạng với ba lão hòa thượng một phen vậy nên chàng đáp:- Tiểu bối một địch ba, tất nhiên không địch nổi ba vị, vậy bây giờ lão thiền sư nào ra tay chỉ giáo cho?Ðộ Kiếp, lão hòa thượng mặt trắng liền trả lời:- Chúng ta một đấu một không dám chắc thắng nổi ngươi, nhưng đã là mối huyết hải thâm thù thì không cần phải nói tới quy củ của giang hồ gì hết. Ma đầu kia mau xuống đây chịu chết đi! A Di Ðà Phật!Y vừa niệm phật xong, Ðộ ách, Ðộ Nạn hai hòa thượng đồng thanh:- Ngã Phật từ bi!Thế rồi ba người múa động ba sợi dây đen nhắm Vô Kỵ tấn công tới. Chàng xuyên qua ba sợi dây nhảy xuống đất đã biến thế đâm bổ xuống Ðộ Nạn. Ðộ Nạn vội dơ tả chưởng lên chống đỡ. Liền đó một luồng gió mạnh nhằm bụng dưới của Vô Kỵ tấn công luôn. Vô Kỵ xoay người để tránh thế công đó, dùng Càn Khôn Ðại Nã Di tâm pháp giải hết sức lực của đối phương. Ðang lúc ấy hai sợi dây đen của Ðộ Kiếp và Ðộ ách đã song song phi tới. Vô Kỵ lộn thêm nửa vòng nữa mới tránh khỏi thì Ðộ Kiếp đã múa song quyền tấn công rồi. Thế công của y không có tiếng động gì cả. Vô Kỵ ở giữa ba cây thông, lấy thế gỡ thế, thỉnh thoảng lại phản công lại một chưởng. Chưởng lực của chàng đem theo cả mấy trăm giọt mưa, nhằm Ðộ ách phi tới. Tuy Ðộ ách đã né đầu tránh khỏi chưởng lực của chàng nhưng mặt y vẫn bị hàng chục giọt mưa bắn vào, đau nhức khôn tả. Y liền quát to một tiếng:- Tiểu tử giỏi thật!Lão rung động sợi dây đen, quay thành hai vòng ở trên không rồi nhắm đầu Vô Kỵ chụp xuống.Chàng nhanh như một mũi tên bay, vừa tránh hai vòng đó vừa tấn công Ðộ Kiếp. Càng đấu , chàng càng kinh hãi, chỉ thấy ba sợi dây đen với ba luồng chưởng lực của dp càng ngày càng kết chặt lại, tựa như có keo dính chặt. Từ khi chàng học võ đến giờ, chưa hề gặp những tay cao thủ như thế này. Ba lão hòa thượng đó không những võ thế rất điêu luyện mà nội lực thì hùng hậu khôn tả. Thoạt tiên chàng chỉ dùng bảy thành công lực để chống đỡ và ba thành cl để tấn công. Nhưng đấu tới trên hai trăm hiệp, chàng đã thấy nội lực và chân khí suy giảm dần. Chàng chỉ còn thủ chứ không sao tấn công được nữa. Ðáng lẽ Cửu Dương Thần Công của chàng, dùng thế nào cũng có thể tận dụng được, càng xử dụng càng mạnh thêm. Nhưng lúc này bị ba hòa thượng vây đánh, thế nào cũng phải dùng rất nhiều lực cho nên dần dần Chàng chỉ thấy hơi sức kém sút hẳn. Tình trạng như thế này Chàng chưa hề gặp phải.Lại đấu thêm mấy trăm hiệp nữa, chàng nghĩ thầm: - Nếu cứ đấu như thế này có lẽ ta bị toi mạng mất. Bây giờ ta hãy đào tẩu trước chờ hẹn ước được với ông ngoại, Dương Tả Sứ, Vi Bức Vương, Phạm Hữu Sứ với ta năm người hợp sức lại đấu với họ chắc thế nào cũng thắng. Lúc ấy sẽ cứu nghĩa phụ thoát nạn cũng không muộn.Thế rồi chàng vội tấn công Ðộ ách ba thế rất nhanh và định nhảy ra ngoài vòng. Không ngờ ba sợi dây đen của họ quây kín như tường đồng vách sắt vậy.Mấy lần chàng xông pha định thoát ra đều bị đẩy bắn trở lại. Như vậy không những không sao thoát thân được, trái lại còn bị những sợi dây đó đánh trúng. Chàng kh nghĩ tiếp: - Thì ra ba hòa thượng này liền tay như một khối, tâm ý và võ công của họ đều như liền nhau. Trên thế gian này ít có người luyện tới mức đó được!Chàng có biết đâu ba hòa thượng đó tọa quan hơn ba mươi năm qua thì chỉ chuyên luyện về môn tâm ý tương thông. Một người nghĩ ngợi một việc gì thì hai người kia liền hội ý ngay. Sự linh cảm này nói ra rất huyền diệu nhưng ba người ngồi trong một cái phòng nhỏ, ngồi nhìn nhau trong hơn ba mươi năm chuyên tâm luyện nên tâm ý của họ như một vậy. Vô Kỵ lại nghĩ tiếp: - Xem như vậy, dù có ông ngoại ta cùng mọi người tới đây trợ giúp chưa chắc đã thắng nổi vách tường kiên cố do tương ý của họ tổ chức thành. Chẳng lẽ nghĩa phụ ta bị giam giữ nơi đây cho tới ngày chết mà không sao cứu được hay sao? Chàng chỉ hơi lo âu một chút, tinh thần phân tán trong tích tắc mà đã bị năm ngón tay của Ðộ Kiếp quét trúng. Chàng cảm thấy đau nhức chịu không nổi. Chàng sực nghĩ tới Tạ Tốn liền nghĩ tiếp: - Ta có chết cũng không tiếc thân chút nào, nhưng sự oan khuất của nghĩa phụ biết lấy ai giúp ta giải quyết hộ đây. Nghĩa phụ tính rất kiêu ngạo, chắc không khi nào chịu cúi đầu trước kd để biện bạch nỗi oan khuất của mình đâu? Nghĩ xong chàng liền lớn tiếng nói:- Ba vị thiền sư, hôm nay tại hạ bị vây ở nơi đây, chưa biết sống chết thế nào và cũng không bao giờ tiếc thân cả, riêng một việc này cần phải làm rõ...Chàng vừa nói tới đó đã có hai tiếng "vù vù", hai sợi dây đen đã từ hai bên tấn công tới. Chàng vội gạt dây bên trái, kéo dây bên phải sang hai bên, hóa giải kình lực của chúng rồi nói tiếp:- Tên họ tục gia của Viên Chân là Hỗn Nguyên Phích Lích Thủ Thành Khôn. Y chính là sư phụ của nghĩa phụ...
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 92
Ngang Tài Ngang Sức
Ba hòa thượng của phái Thiếu Lâm thấy chàng vừa chống đỡ, hóa giải thế công của họ vừa lên tiếng nói như vậy đều sợ hãi võ công và nội lực của chàng. Nhưng họ vẫn cho Vô Kỵ là người của Ma Giáo, một giáo phái độc ác vô song, hơn nữa chàng lại là giáo chủ nên ba lão hòa thượng muốn diệt trừ cho bằng được để tích thêm công đức. Vả lại họ thấy chàng đã xa vào vòng vây rồi nên cả ba không nói nửa lời cứ tấn công liên tiếp. Vô Kỵ lại nói tiếp:- Ba vị nên rõ là Thành Khôn chính là sư đệ của Dương Phá Thiên. Y với Dương giáo chủ cùng yêu một người sư muội nhưng rốt cuộc vị sư muội đó lại lấy Dương giáo chủ. Thành Khôn tức giận và ghen tức liền ngấm ngầm kết thù oán với Dương giáo chủ và cả Minh Giáo...Thế rồi Chàng vừa kể hết sự thể việc Thành Khôn muốn phá tan Minh Giáo, tư thông sư muội khiến cho Dương giáo chủ uất lên mà chết, giả say định cưỡng hiếp vợ Tạ Tốn và giết sạch cả nhà người đồ đệ đó nên buộc Tạ Tốn phải giết loạn xạ trên giang hồ. Rồi y bái kiến Không Kiến thần tăng làm sư phụ để dụ Không Kiến chịu đựng mười ba chưởng của Tạ Tốn nhưng y lại thất tín không ra để cho Không Kiến đại sư ôm hận mà chết vv...Ðộ ách ba người càng nghe càng kinh hãi. Những chuyện đó thật không thể tưởng tượng được, mà việc nào cũng hợp tình lý nên sợi dây đen của Ðộ ách đã chậm lại trước tiên. Vô Kỵ lại nói tiếp:- Tiểu bối không biết Dương giáo chủ kết thù oán với Ðộ ách đại sư như thế nào, chỉ sợ bên trong lại có kẻ gian đặt điều thị phi và kẻ đó tiểu bối đoán chắc thế nào cũng là Viên Chân chứ không sai. Ðại sư không tin thì cứ suy sét lại chuyện xưa sẽ biết tiểu bối đúng hay sai liền!Ðộ ách "ừ" một tiếng rồi ngừng roi, cúi đầu ngẫm nghĩ rồi lẩm bẩm:- Y nói cũng có lý, lão tăng kết oán với Phá Thiên mà phen đó Thành Khôn giúp ta rất nhiều, sau y còn định vái lão tăng làm sư phụ. Xưa nay lão tăng không thu nạp đồ đệ nên giới thiệu cho Không Kiến sư điệt. Thế ra y còn có ác y xếp đặt trước cả.Vô Kỵ lại nói tiếp:- Không những thế hiện giờ y còn dòm ngó ngôi trưởng môn chùa Thiếu Lâm nữa. Y thu nhận rất nhiều đồng đảng để âm mưu ám hại Không Văn thần tăng...Chàng chưa nói dứt lời thì đột nhiên có tiếng kêu "ầm ầm", một tảng đá tròn rất to lăn đến chỗ ba cây thông. Ðộ ách quát lớn:- Ai thế? Hỏi xong liền múa sợi dây đen, đánh luôn vào tảng đá đó hai cái kêu "bộp bộp" Ðá vụn vỡ bay tứ tung, sau tảng đá đột nhiên có một bóng người nhảy ra tay cầm thanh đoản đao sáng quắc xông lại đâm vào yết hầu Vô Kỵ. Sự thể xẩy ra rất đột ngột, Vô Kỵ đang chống đỡ hai sợi dây của Ðộ Kiếp và Ðộ Nạn, không ngờ bên cạnh có người đến đánh lén như vậy. Trong bóng tối, chàng đã nghe thấy tiếng gió kêu "ào ào", lưỡi đao đã đâm không cạnh yết hầu rồi. Trong lúc nguy cấp, chàng liền nhảy sang bên. Chỉ nghe thấy một tiếng "soạt" áo chàng đã bị lưỡi đao đâm rách toạc một miếng trước ngực. Chỉ xê xích một ly nữa là ngực chàng bị đâm thủng rồi. Người đó đâm không trúng nhưng nhờ có tảng đá che lấp thân hình liền lăn ra khỏi vòng vây của ba sợi dây đen.Vô Kỵ kêu thầm: "Nguy hiểm thật" rồi chàng quát lớn:- Thành Khôn ác tặc có gan ra đây đối chất với ta, mi muốn giết người để diệt khẩu phải không?Tuy chàng không trông thấy rõ mặt người đó nhưng chỉ xem hình dáng người ấy chàng cũng biết y là Thành Khôn rồi. Ba sợi dây đen của ba vị hòa thượng kia tựa như ba cánh tay thò ngay ra, cuộn tảng đá lớn đó. Tảng đá nặng hơn nghìn cân ấy bị xách lên cao hất bắn ra ngoài.Nhưng trong lúc ấy Thành Khôn đã chạy xuống núi rồi. Ðộ ách lên tiếng hỏi:- Có phải Thành Khôn không ?Ðộ Nạn đáp:- Quả thật là y!- Nếu y không có tật giật mình thì hà tất...Vừa nói tới hai chữ "hà tất" đó thì bốn mặt, tám phương đã có lần lượt bẩy tám cái bóng nhẩy ra.Người đi đầu quát lớn:- Hòa thượng của Thiếu Lâm uổng là môn đồ của Phật, giết hại bấy nhiêu người không sợ mang tội hay sao? Chúng ta xông lên đi!Tám người cùng múa khí giới xông lại đánh ba hòa thượng. Vô Kỵ ngồi giữa ba vị hòa thượng thấy tám người đó có ba người cầm kiếm , còn năm người kia kẻ cầm roi người cầm đao. Người nào người nấy võ nghệ đều rất cao cường. Chỉ thoáng cái đã đấu với ba sợ dây đen của ba lão thiền sư liền mấy trăm hiệp.Vô Kỵ để ý nhìn ba người xử dụng thấy thuật của họ như Thanh Hải Tam Kiếm vậy, nhưng kiếm pháp của họ biến hoá tinh diệu hơn, kình lực cũng hùng mạnh hơn Thanh Hải Tam Kiếm nhiều .Chàng đoán chắc ba người này thế nào cũng là bề trên của Thanh Hải Tam Kiếm. Ba người hợp sức tấn công Ðộ ách còn ba người khác vây đánh Ðộ Kiếp, hai người còn lại vây đánh Ðộ Nạn. Ðộ Nạn tuy chỉ địch hai người thôi nhưng võ công của hai người này lại cao siêu hơn những người kia một mức nên Ðộ Nạn càng đánh càng lép vế dần. Còn Ðộ ách một địch ba vẫn còn dư sức. Hai bên lại đấu với nhau hơn mười hiệp nữa, Ðộ ách thấy Ðộ Nạn có vẻ luống cuống thỉnh thoảng lại đưa sợ dây của mình sang tấn công hai địch thủ của Ðộ Nạn. Thân hình của hai người đó rất cao, râu đen và dài. Người nào cũng cao tuổi nhưng chân tay rất nhanh nhẹn. Một người xử dụng phán quan bút, một người xử dụng Ðả Huyệt Khuyết, đều là danh thủ điểm huyệt cả. Ðộ ách với Ðộ Nạn biết hai người này võ công cao cường lắm. Lúc ấy họ ở xa ngoài mấy trượng mà Vô Kỵ cũng cảm thấy gió ở khí giới của họ phát ra đến gần chỗ chàng. Nếu để hai người đó tới gần thì thế công của họ em còn lợi hại thêm. Ba thanh trường kiếm của phái Thanh Hải nhân lúc Ðộ ách ra tay cứu Ðộ Nạn họ lại lấy dj thế thắng liền. Thế là trận chiến đấu biến thành Ðộ Kiếp một địch ba, Ðộ ách với Ðộ Nạn hai địch năm thành ra đôi bên ngang tài nhau bất phân thắng bại.Vô Kỵ ngạc nhiên và nghĩ thầm:- Võ công của tám người này đều ngang tài với Vi Bức Vương nhưng hơi kém Diệt Tuyệt sư thái một chút, mà hình như cao siêu hơn Hà Thái Sung nhưng lai lịch của tám người này trừ ba người thuộc phái Thanh Hải ra còn năm người kia thì quả thật ta không hay biết. Ðủ thấy trong thiên hạ có biết bao ngọa hổ, tàng long, bao anh hùng hảo hán mai danh ẩn tích.Mười một người đấu hơn trăm hiệp, ba hòa thượng Thiếu Lâm thu nhỏ vòng dây đen lại như vậy đỡ tốn sức hơn nhưng lúc tấn công thì kém linh hoạt hơn trước. Ðôi bên lại đấu thêm mấy chục trượng nữa, ba sợi dây đen của các hòa thượng thu lại chỉ còn độ sáu bẩy thước thôi.Càng đấu gần bao nhiêu khí giới của hai ông già râu đen kia càng lợi hại thêm vào oai lực cũng mạnh hơn trước nhiều. Họ chỉ tìm sơ hở mà nhẩy xổ tới gần ba lão hòa thượng. Nhưng ba sợi dây của ba hòa thượng càng đấu gần bao nhiêu thì sự phòng vệ của họ càng chặt chẽ bấy nhiêu. Ba sợi dây đó làm thành cái vòng có sức bật rất mạnh cho nên mỗi lần ông già râu đen xông lại tấn công đều bị đánh bật trở ra. Lúc ấy ba hòa thượng đã liên hợp thành một khối vì vậy trận đấu trở nên ba đấu tám.Ba vị Thiếu Lâm tăng vừa ác chiến vừa kêu khổ thầm.Họ đấu với tám người kia, dù có đâu lâu thêm cũng không thể nào bại được, họ chỉ cần thâu ngắn sợi dây đen lại tám thước là tổ chức thành Kim Cương Phục Ma quyền liền, thì lúc ấy đừng nói bên địch là tám người, dù là mười sáu hay ba mươi hai người cũng không sao xông vào được.Nhưng ba hòa thượng hoảng sợ vì trong cái vòng đó có một cường địch ẩn phục, cường địch ấy mới là lợi hại.Nếu lúc này mà Vô Kỵ ra tay thì thật là nội ngoại cùng tấn công một lúc, ba Thiếu Lâm tăng kia sẽ toi mạng liền.Ba hòa thượng thấy chàng đang ngồi xếp bằng tròn, hình như đang chờ dịp may, chờ tới khi bên mình với bên địch đấu đến kiệt lực thì chàng ta sẽ ở giữa thâu lợi.Ba lão hòa thượng định kêu gọi môn hạ đệ tử ở dưới chùa Thiếu Lâm lên cứu viện.Nhưng khốn nỗi, họ không sao mở mồm ra kêu được.Ðừng nói là kêu, họ chỉ há mồm thở một cái khí huyết trong người đã rạo rực, dù không bị giết chết cũng bị thương nặng liền. Lúc này ba hòa thượng mới tự trách mình quá tự kiêu tự đại, lúc kẻ địch mới tới không lên tiếng báo cho người của bổn chùa hay, bằng không chỉ cần bảo thủ của Ðạt Ma Ðường hay La Hán Ðường lên tiếp viện là có thể đánh bại được kẻ địch liền.Vô Kỵ đã thấy rõ tình thế đó, nếu lúc này chàng muốn giết ba lão hòa thượng thì dể như trở bàn tay.Nhưng chàng nghĩ đại trượng phu không nên có những hành vi hèn mạt như vậy, huống hồ là ba hòa thượng này bị Viên Chân lừa dối, chứ tội của họ không đáng chết, mà bầy giờ chàng có giết chết ba hòa thượng này đi chăng nữa, rồi một mình đối phó với tám kẻ địch kia cũng không kém khó khăn.Chàng thấy trận đấu vẫn chưa sao giải quyết ngay được, liền cúi đầu nhìn xuống, thấy có một tảng đá lớn đè lên trên một cái miệng hầm, chỉ để hở một khe nhỏ cho Tạ Tốn thở và đưa thức ăn xuống.Chàng nhận thấy tảng đá ấy nặng ít nhất cũng trên nghìn cân, một vài người không sao đẩy sang bên nổi tuy nhiên chàng nghĩ chưa chắc đã nặng hơn tảng đá dưới hầm trên Quang Minh đỉnh, chàng yên trí có thể lay chuyển nổi, nhưng phải nỗi mặt bám trơn tuột không có chỗ víu để lấy sức, nên cũng không dể gì đẩy được.Chàng đang suy tính bỗng nghĩ tới:- Nếu đôi bên đã phân thắng bại rồi, hay người dưới chân núi lên cứu viện thì ta không còn dịp may để cứu nghĩa phụ thoát nạn nữa? Nghĩ đoạn, chàng vội bò tới cạnh tảng đá, hai tay ôm lấy và giở Càn Khôn Ðại Nã Di tâm pháp ra, hơi sức liền tới ngay.Thế là tảng đá ấy bị chàng từ từ đẩy sang bên liền.Khi chàng mới đẩy tảng đá sang bên độ nửa thước, đã nghe thấy phía sau lưng có tiếng gió động, thì ra Ðộ Nạn đã giơ chưởng đánh tới liền.Chàng vội xá lực mượn sức, chỉ nghe thấy kêu "bộp" một tiếng, lưng áo của chàng bị rách ngay một mảnh lớn.Những mảnh áo rách vụn theo gió bay lên như mấy trăm con bướm bay lượn, nhưng chưởng lực của Ðộ Nạn đã chuyển sang tảng đá, chỉ nghe thấy kêu "bùng" một tiếng, tảng đá đã xê dịch sang bên nửa thước ngay.Tuy chàng không bị thương nhưng cũng cảm thấy đau nhức đến tận tâm can liền.Vì dùng sức đánh chưởng ấy, Ðộ Nạn đã bỏ trống một khe hổng, nên ông già râu đen liền thừa xông ngay vào trong vòng dây đen.Ba sợi dây của ba lão tăng chỉ thiên tấn công xa thôi, nên khi ông già râu đen đã xông được vào trong vòng rồi, ba sợi dây ấy không làm gì nổi ông ta nữa. Ông già ấy liền giơ tay xuống điểm luôn vào yếu huyệt ở vú trái của Ðộ Nạn ngay.Ðộ Nạn vội giơ tay trái lên gạt đi.Ông già râu đen liền giơ tay trái lên điểm tiếp vào huyệt ở giữa ngực của lão hòa thượng.Ðộ Nạn kêu nguy:- Nguy tai!Ngờ đâu, Nhất Chỉ Thiền điểm huyệt của ông già nọ lại còn lợi hại hơn khi xử dụng Ðả Huyệt Khuết nhiều.Trong lúc nguy cấp lão hòa thượng đành phải buông sợi dây ra, giơ chưởng lên chống đỡ bảo vệ lấy giữa ngực, đồng thời y lại giơ ba ngón tay ra lập tức phản công, tuy y chống đỡ nổi ông già áo đen, nhưng sợi dây đã rơi khỏi tay.Ông già sử dụng phán quan bút đã xông tới trước mặt rồi, ba sợi dây của ba lão hòa thượng mất một cái vòng, thế là liên kết đã bị phá vỡ một phía.Ðột nhiên sợi dây đen ở dưới đất bỗng ngóc đầu lên như một con rắn giả bộ chết nhảy lên cắn lại, nhằm trán và đầu của ông già xử dụng phán quan bút mà điểm tới.Dây chưa tới mà đã có một luồng gió mạnh lấn át khiến cho đối phương ngạt thở rồi.Ông già đó vội giơ bút lên chống đỡ, dây và bút chạm nhau thực mạnh, ông già cảm thấy hai cánh tay tê tái, cây bút rời khỏi tay rớt xuống đất.Sợi dây đen kia lại đẩy lui được Thanh Hải tam kiếm ra ngoài xa, vòng Kim Cương phục Ma quyền không những đã khôi phục lại được tình trạng cũ mà còn mạnh hơn trước là khác, ba lão hòa thượng của phái Thiếu Lâm mừng rỡ vô cùng.Ba người nhìn xuống mới hay đầu dây kia đang ở trong tay Vô Kỵ, chàng chưa luyện qua môn võ công Kim Cương phục ma quyền, tuy về tâm lý tương thông động niệm thì sự phối hợp chặt chẽ không thể nào bằng Ðộ Nạn được, nhưng nội lực của chàng thì lại mạnh vô cùng như là bài sơn đảo hải nhằm bốn mặt tám phương mà đẩy lui ra, lại thêm hai sợi dây của Ðộ ách và Ðộ Kiếp cũng nguy hiểm khôn lường.Ðộ Nạn chỉ chuyên tâm nhứt chí đối phó với ông già râu đen, bất cứ võ công hay nội công đều thắng hơn đối phương một mức.Y ngồi trong hàng cây không đứng dậy, dùng mười ngón tay búng điểm móc, hốt, chỉ trong mấy hiệp đã làm cho ông già áo đen bị lâm nguy.Ông già thấy bảy người cũng bọn đều bất lợi liền quát lớn một tiếng rồi nhảy ra bên ngoài.Vô Kỵ liền nhét luôn sợi dây đen vào tay Ðộ Nạn rồi cúi đầu vận Càn Khôn Ðại Nã Di tâm pháp đẩy tảng đá kia sang bên phải một chút, cúi xuống dưới hang và nói:- Nghĩa phụ, con Vô Kỵ đến cứu hơi chậm một chút, chăng hay nghĩa phụ có ra được không?Tạ Tốn đáp:- Ta không ra nữa đâu, con mau mau đi ra khỏi đây đi.Vô Kỵ ngạc nhiên hỏi lại:- Nghĩa phụ bị người ta điểm trúng yếu huyệt và còn bị xích chặt ở bên dưới có phải không?Chàng không chờ Tạ Tốn trả lời, liền tung mình nhảy xuống hầm, nước bắn tứ tung, thì ra ở dưới hầm, nước ngập đến lưng và Tạ Tốn bị ngâm nửa người trong nước.Vô Kỵ đau lòng vô cùng, giơ tay ra ôm lấy Tạ Tốn rồi rờ mó thử chân tay của nghĩa phụ xem, thấy không có xiềng xích gì hết.Chàng lại xoa bóp mấy nơi yếu huyệt, thấy những yếu huyệt của nghĩa phụ không bị điểm gì cả, chàng liền ôm lấy hai cánh tay của Tạ Tốn tung mình nhảy lên, thế là cả hai cũng bay ra khỏi cái hầm đó và ngồi trên một tảng đá lớn, Vô Kỵ liền nói:- Hiện nay hai bên đang kịch chiến với nhau, lúc này thoát thân rất dễ, nghĩa phụ, chúng ta đi.Nói xong, chàng nắm lấy tay của Tạ Tốn định đi, nhưng Tạ Tốn cứ ngồi trên tảng đá, hai tay ôm chặt lấy đùi và đáp:- Con nên biết trong đời ta, ta đã gây không biết bao nhiêu tội mà tội nặng nhất của nghĩa phụ là giết Không Kiến đại sư.Nếu nghĩa phụ lọt vào tay người khác thì thế nào cũng phải chiến đấu cho tới cùng, nhưng hôm nay, ta bị giam giữ ở chùa Thiếu Lâm này, ta cam tâm chịu chết để đền lại tính mạng cho Không Kiến đại sư.Vô Kỵ vội tiếp lời:- Nghĩa phụ lỡ tay đả thương Không Kiến đại sư, đó là mưu kế của ác tặc Thành Không bày ra, huống hồ mối thù lớn của nghĩa phụ đã trả được đâu, tội gì nghĩa phụ lại chịu chết dưới tay của Thành Khôn như thế?Hơn một tháng nay ta ngồi trong hầm, ngày nào cũng nghe ba vị cao tăng niệm phật tụng kinh, nghe thấy tiếng chuông chùa dưới chân chùa vọng lên. Hồi tưởng lại chuyện xưa, ta thấy tay đã nhuộm rất nhiều máu, quả thật ta có chết trăm lần cũng không đền được những tội đó.Hà, nhân quả báo ứng, ta còn gây nên nhiều tội hơn Thành Khôn.Con hãy mặc ta, mau xuống núi ngay đi.Vô Kỵ càng nghe càng lo âu, liền lớn tiếng nói tiếp:- Nghĩa phụ không chịu đi, con sẽ cõng nghĩa phụ đi liền.Nói xong chàng quay người nắm lấy hai tay của Tạ Tốn đưa lên vai cõng luôn. Lúc ấy trên sườn núi có tiếng người ồn ào và có người lớn tiếng quát tháo:- Người nào dám đến chùa Thiếu Lâm quấy nhiễu như thế?Giây phút đã có mấy người đi lên trên núi rồi. Vô Kỵ ôm lấy hai tay của Tạ Tốn đang định đi, thì bỗng thấy yếu huyệt ở phía sau lưng của mình bị điểm, hai tay không còn sức nữa, đành phải buông ra.Chàng lo âu suýt khóc thành tiếng, vội gọi Tạ Tốn:- Nghĩa phụ, hà tất phải chịu khổ như thế?Tạ Tốn đáp:- Con ngoan ngoãn của ta, ta đã nói hết những oan ức của ta cho vi cao tăng nghe rồi. Ta đã tạo nên tội nghiệp thì thân ta phải chịu lấy sự báo ứng. Nếu bây giờ con không đi ngay thì mối oán thù của ta, ai sẽ trả thù hộ ta.Nói đến câu sau cùng thì Kim Mao Sư Vương bỗng đột nhiên quát lớn hơn hết.Vô Kỵ nghe nói rùng mình một cái, nhưng chàng đã thấy mười mấy hòa thượng chùa Thiếu Lâm đang cầm thiền trượng giới đao xuống tấn công.Hai bên đấu được mấy hiệp, ông già râu đen xử dụng phán quan bút thấy tình thế như thế biết tiếp tục đấu thêm nữa chỉ có bại chứ không thể nào thắng được. Y thấy sắp thành công đến nơi, lại bị một thiếu niên vô danh làm hỏng công việc, nên y càng nghĩ càng tức giận, lớn tiểng hỏi:- Xin hỏi thiếu niên kia, quý tính đại danh là gì? Chúng ta Hà Giang, Xích Mật và Bốc Thái muốn biết vị cao nhân nào đã ra tay can thiệp vào việc này thế?Ðộ ách giơ sợi dây đen lên, xin lỗi đáp:- Sao Hà Giang Song Sát không biết vị đó là ai ư? Vị đó là Trương giáo chủ của Minh Giáo và cũng là đệ nhất cao thủ của thiên hạ đấy.Xích Mật, ông già cầm phán quan bút kêu "ủa" một tiếng rồi giắt cây bút nhảy ra ngoài liền.thế rồi bảy người khác cũng theo y rút lui ngay. Hòa thượng chùa Thiếu Lâm định đuổi theo ngăn cản nhưng võ công của họ kém tám người kia một mực nên đành để cho tám người kia đi luôn.Ba lão hòa thượng đều nghe thấy lời đối đáp của Tạ Tốn với Vô Kỵ. Ba người lại nghĩ đến vừa rồi Vô Kỵ không muốn lúc người ta bị nguy ra tay đánh úp, mà chỉ khoanh tay ngồi xem thôi, chứ không giúp ai hết.Khi Bốc Thái phá được Kim Cương Phục Ma quyền, tấn công đến cạnh người họ, nếu không được Vô Kỵ ra tay cứu, thì cả ba người đã bị chết.Nghĩ vậy, ba hòa thượng để ba sợi dây xuống, cùng chắp tay vái chào Vô Kỵ và đồng thanh nói:- Cám ơn đại đức của Trương giáo chủ.Vô Kỵ vội đáp lễ và trả lời:- Có gì đâu mà ba vị phải cảm ơn như vậy.Ðộ ách lại lên tiếng nói:- Ngày hôm nay lão tăng định để Tạ Tốn theo Trương giáo chủ đi, nhưng anh em lão thừa lệnh phương trượng của bổn chùa, trông coi Tạ Tốn và đã thề nặng trước đức phật nếu còn sống, quyết không bao giờ để Tạ Tốn thoát thân, việc này liên can đến sự vinh nhục hàng ngàn năm danh dự của bổn phái, xin Trương Giáo chủ lượng thứ cho.Vô Kỵ chỉ hừ một tiếng chứ không trả lời.Ðộ ách lại tiếp:- Mối thù chột mắt của lão, ngày hôm nay đã rõ nguyên nhân rồi. Nếu Trương giáo chủ muốn cứu Tạ Tốn thì cứ giáng lâm, chỉ cần đánh bại ba sư huynh đệ của lão tăng là giáo chủ có thể dẫn sư vương đi liền. Giáo chủ muốn gọi thêm người cũng được, hay một đấu với một chúng tôi cũng rất hoan nghênh. Bao giờ chúng tôi cũng chỉ có ba người ứng chiến thôi.Trước khi Trương giáo chủ tái lâm, chúng tôi xin cam đoan bảo vệ Tạ Tốn được tuyệt đối an toàn, quyết không để cho Viên Chân nhục mạ đến Sư vương nửa lời hay đụng tới một sợi lông sợi tóc.Vô Kỵ đưa mắt nhìn Tạ Tốn, thấy nghĩa phụ mình cứ đứng cúi đầu, hình như rất sám hối trước những tội lỗi đã làm xưa kia, không còn một chút oai phong lầm lẫm như trước nữa.Chàng nước mắt nhỏ giòng và nghĩ thầm:- Ngày hôm nay dù có đánh nữa ta cũng không thắng nổi bọn họ, ba hòa thượng này đã nói như vậy, nghĩa phụ lại không chịu đi, bây giờ ta chỉ có cách mời ông ngoại, Dương Tả Sứ và Phạm Hữu Sứ đến tái đấu thôi. Nhưng ba sợi dây đen này lợi hại lắm, vừa rồi nếu Ðộ ách không đánh ta một chưởng, và bị ta làm mất kình lực của y đi, thì dù giỏi mấy Bốc Thái cũng không thể nào tấn công vào được.Lần sau có ông ngoại, và Tả, hữu Quang Minh Sứ trợ giúp, không biết có thắng nổi họ không, bây giờ ta chưa biết chắc được.Hà, bây giờ chỉ có một cách đi bước nào hay bước nấy vậy .Nghĩ đoạn, chàng liền thưa với ba hòa thượng mấy ngày sau sẽ trở lại, rồi chàng ôm lấy lưng Tạ Tốn và nói:- Nghĩa phụ, con đi đây.Tạ Tốn gật đầu một cái, đưa tay vuốt tóc chàng và đáp:- Con khỏi đến đây cứu ta nữa, ta quyết chí không đi rồi, con ngoan ngoãn lắm, mong việc làm gì của con cũng gặp lành hết, như vậy mới không phụ lòng cha mẹ con và ta mong mỏi. Con nên học cha con, chớ nên bắt chước nghĩa phụ.- Cha với nghĩa phụ đều là anh hùng hảo hán, nhưng cha gặp vận hên, còn nghĩa phụ gặp vận xui đấy thôi. Hai người là đại trượng phu hết và cũng đáng để cho con học tập.Nói xong, chàng chắp tay cúi đầu vái lậy, chỉ thấy thân hình chàng thấp thoáng một cái đã ra khỏi cái vòng của ba cây thông rồi. Chàng giơ tay chào ba hòa thượng và dở khinh công ra đi luôn. Chỉ trong thoáng một cái đã mất dạng liền. Ba hòa thượng kinh hãi nhìn nhau không nói nên lời. Tuy ba hòa thượng đã biết võ công chàng rất cao siêu, nhưng không ngờ thần diệu đến thế.Vô Kỵ thấy thân hình đã bại lộ, liền dở một môn võ công ra để cho các hòa thượng Thiếu Lâm hoảng sợ mà đối xử tử tế với Tạ Tốn. Chàng liền rú thành từng hồi. Tiếng rú của chàng liên miên bất tuyệt, như con rồng đi trên không vậy. Chàng càng chạy nhanh bao nhiêu, tiếng rú đó càng kêu thêm. Hơn nghìn tăng chúng ở trong chùa đang nằm ngủ, đều giật mình thức tỉnh, cho tới khi tiếng rú đi thật xa mới xôn xao bàn tán. Không Văn và các người nghe nói Vô Kỵ đã đến, lại càng lo âu thêm. Trong khi Vô Kỵ vừa rú vừa chạy thì đột nhiên sau một cây liễu cạnh đường có một người lên tiếng gọi:- Này.Tiếp theo đó, một cái bóng đen hiện ra, người đó chính là Triệu Minh. Vô Kỵ liền ngừng rú và ngừng chân lại, giơ tay ra nắm lấy tay nàng. Chàng thấy người nàng ướt đẫm, tóc và mặt cũng đầy nước mưa.Triệu Minh liền hỏi:- Thế nào? Ðại ca đã đấu với bọn Thiếu Lâm tăng chưa? Tạ đại hiệp có việc gì không, đại ca đã gặp Tạ đại hiệp chưa?Hai người khoác tay nhau, thủng thẳng đi dưới mưa, Vô Kỵ liền kể lại chuyện hồi nãy cho nàng nghe. Nghe xong, Triệu Minh bỗng hỏi:- Ðại ca có hỏi đại hiệp tại sao đại hiệp bị bắt giữ không?- Tôi chỉ mãi nghĩ cách cứu nghĩa phụ thoát hiểm, nên không hỏi việc nhỏ mọn ấy.Chàng thấy Triệu Minh thở dài, ngạc nhiên vô cùng. Triệu Minh liền đỡ lời:- Việc này đại ca coi thường, nhưng đối với tôi thì quan trọng lắm, thôi được, khi nào cứu Tạ đại hiệp thoát nạn thì hỏi cũng không muộn. Tôi chỉ sợ. ..- Sợ cái gì? Lo chúng ta không đủ sức cứu nghĩa phụ thoát nạn hay sao?- Minh giáo mạnh hơn phái Thiếu Lâm nhiều, muốn cứu Tạ đại hiệp thể nào cũng thành công, nhưng e rằng đại hiệp đã quyết tâm chết để tuẫn nạn Không Kiến thần tăng rồi.Vô Kỵ cũng lo âu việc đó. Thế rồi hai người vừa đi vừa trò chuyện trở về căn nhà lá của người họ Ðỗ. Triệu Minh vừa cười vừa nói:- Hành tung của đại ca đã lộ rồi, không thể nào giấu được nữa đâu.Hai người thấy cánh cửa khép hờ, liền đưa tay ra đẩy. Vô Kỵ rủ nước mưa xong, vừa bước vào thì ngửi thấy bên trong có mùi tanh hôi. Chàng giật mình kinh hãi đưa tay gạt Triệu Minh ra bên ngoài, trong bóng tối liền có một bàn tay thò ra chộp. Cái chộp đó rất lẹ làng và êm ru, không có tiếng động gì cả. Chờ tới khi chàng hay biết thì năm ngón tay đã đụng đến má, lúc này chàng không kịp tránh né, đành phi chân lên đá vào người đó, người nọ trái tay móc một cái, rồi dùng khủyu tay đánh luôn vào yếu huyệt ở đùi chàng.Trong bóng tối, thế công của người nọ ác độc khôn tả, chàng nhận thấy nếu mình chỉ tụt chân lại, nhường nhịn họ một cái thì hai mắt mình bị đối phương móc mù liền. Chàng vội giơ tay ra giả bộ chộp. Chàng đoán rất đúng, tay chàng vừa chộp trúng bàn tay trái của đối phương, thì cũng đúng lúc yếu huyệt ở chân chàng bị điểm trúng, chàng không sao đứng vững được, phải quì ngay xuống.Chàng định thừa thế bẻ gãy luôn tay của đối phương nhưng thấy bàn tay của đối phương vừa nhỏ vừa mềm mại, chàng biết ngay là tay của đàn bà nên thương tình tha cho đối phương, chỉ nhắc tay của người đó hất ra bên ngoài thôi, bỗng có tiếng kêu "bộp", vai phải của chàng đau nhức vô cùng. Thì ra chàng bị kẻ địch chém trúng một đao. Người nọ liền nhảy ra ngoài, dơ chưởng đánh luôn vào mặt Triệu Minh, Vô Kỵ biết Triệu Minh không chống đỡ nổi chưởng đó, thế nào cũng bị chết ngay tại chỗ, nên chàng nhịn đau, tung mình nhảy lên chống đỡ chưởng của đối phương. Chưởng của hai người chạm nhau, nhưng không có một tiếng động nào hết. Thì ra kình lực Dương Cương chưởng của chàng đã bị nội lực âm kình của đối phương hoá giải mất. Người đó thấy đón đánh không trúng, liền mượn chưởng lực của chàng, thừa thế nhảy luôn ra ngoài mấy trượng. Và chỉ thoáng cái, người nọ đã mất dạng trong bóng tối liền.Triệu Minh kinh hãi hỏi:- Ai đó?Vô Kỵ lấy đa lửa ra châm, nhưng vì ngòi bị ướt, không sao đánh lửa được. Lúc này chàng mới biết vai mình bị kẻ địch dùng dao găm đâm trúng, con dao vẫn nằm trong vai mình, chàng sợ dao có tẩm thuốc độc, nên không dám rút ra ngay, liền nói:- Minh muội, mau vào thắp đèn lên đi.Triệu Minh liền xuống bếp lấy lửa châm vào cái mồi, rồi thắp luôn ngọn đèn dầu lên. Nàng thấy con dao cắm trên vai Vô Kỵ, giật mình kinh hãi. Nhưng Vô Kỵ đã thấy rõ lưỡi dao đó không có tẩm độc, liền vừa cười vừa trấn an nàng rằng:- Không sao, chỉ bị ngoại thương thường thôi. Minh muội cứ yên tâm.Nói xong, chàng dùng ba ngón tay kẹp vào cán dao rút ra luôn.Chàng quay đầu lại, liền thấy vợ chồng Dịch Tam nương đang chui rúc ở góc nhà. Chàng quên cả cầm máu ở vết thương của mình, vội chạy lại xem mới hay hai người đã chết từ lâu rồi. Triệu Minh vừa kinh hãi vừa nói:- Lúc tôi đi tìm đại ca, hai người vẫn mạnh giỏi như thường.Vô Kỵ gật đầu, chờ Triệu Minh băng bó vết thương cho mình xong, mới cầm con dao găm lên xem. Chàng nhận ngay ra con dao này là của vợ chồng họ Ðỗ. Chàng lại xem xét lại trong nhà, thấy trên xà nhà, trên cột, trên bàn, dưới đất đều có dao găm cắm lung tung.Chàng đoán chắc kẻ địch kịch chiến với vợ chồng họ Ðỗ một hồi, chờ vợ chồng ông già ném hết đoản đao rồi, kế kẻ đó mới ra tay hãm hại vợ chồng ông ta. Triệu Minh kinh hãi thầm, nói tiếp:- Người này võ công lợi hại thực.Vô Kỵ nghĩ đến trận đấu trong bóng tối, chỉ đôi ba thế thôi đã nguy hiểm khôn tả. Nếu mình không để ý thì có lẽ hai mắt đã bị đui mù rồi. Không những thế cả mình với Triệu Minh đều bị phơi xác tại chỗ cũng nên. Chàng xem xét xác chết của vợ chồng người họ Ðỗ, thấy xương ngực của hai người bị gẫy hết. Cả xương sườn cũng vậy.Hiển nhiên là bị chưởng lực rất âm độc vầ rất lợi hại đả thương. Chàng nghĩ lại trận đấu lúc nãy lại càng kinh hoảng. Triệu Minh đột nhiên lên tiếng hỏi:- Người đó là ai thế?Vô Kỵ lắc đầu không trả lời, nhưng Triệu Minh hình như đã biết người đó là ai rồi, nên nàng có vẻ hoảng sợ, đứng ngẩn người giây lát, rồi mới ngã vào lòng Vô Kỵ khóc lóc. Hai người cũng đều biết, nếu Triệu Minh không nghe thấy tiếng rú của Vô Kỵ chạy ra nghênh đón thì bây giờ cũng chết chung với vợ chồng họ Ðỗ rồi. Vô Kỵ an ủi nàng vài câu. Nàng lại nói tiếp:- Người đó thù tôi muốn giết tôi, nhưng tội nghiệp vợ chồng họ Ðỗ đã vì tôi mà phải chết oan.Vô Kỵ lại nói tiếp:- Bây giờ trở đi, Minh muội đừng rời khỏi tôi nhé. Chàng suy nghĩ giây lát, lại nói tiếp:- Không đầy một năm trời, sao võ công lại tiến bộ nhanh chóng đến thế được? Trên đời này, có lẽ ngoài tôi ra, không ai có thể bảo vệ được Minh muội an toàn cả.Sáng ngày hôm sau, Vô Kỵ đào đất chôn hai vợ chồng họ Ðỗ ở ngay cạnh nhà đó, rồi hai người cùng quì xuống vái mấy lạy. Khi hai người vừa đứng dậy thì bỗng nghe thấy tiếng chuôn ở trong chùa vọng ra, chỉ lắng tai nghe một cái, Vô Kỵ đã biết đó là tiếng chuông báo nguy liền. Tiếp theo đó, hai người thấy bên phía Ðông có người đốt cây pháo bông màu xanh, ngọn khói bốc lên tận trời. Rồi đến phía Nam có khói màu đỏ, phía tây khói màu trắng, phía bắc khói màu đen và ngoài đằng xa chừng mấy dặm có khói màu vàng. Năm làn khói ấy bao vây lấy chùa Thiếu Lâm. Vô Kỵ liền nói:- Ngũ Hành kỳ của Minh Giáo đã tới cả, đốt báo hiệu như thế là đã quyết tâm đối địch với chùa Thiếu Lâm rồi. Chúng ta mau tới đó ngay đi.Chàng với Triệu Minh vội vàng thay quần áo và rửa sạch bộ mặt, rồi rảo cẳng chạy về phía chùa.Hai người đi được mấy dặm thì thấy một đội giáo chúng của Minh giáo mặc quần áo màu trắng, tay cầm cờ nhỏ màu vàng, đang từ từ đi lên trên núi.Vô Kỵ liền lớn tiếng gọi:- Nhan kỳ chủ có ở đấy không?Hậu Thổ Kỳ Nhan Bồn nghe thấy có người kêu gọi tên mình vội quay đầu lại mới hay là Vô Kỵ, mửng rỡ vô cùng, vội tiến lên hành lễ nói:- Hậu Thổ Kỳ Nhan Bồn tham kiến giáo chủ.Giáo chúng dưới kỳ của y vội hoan hô reo vang, và cũng nằm phục xuống vái lạy Vô Kỵ.Thì ra, phen này do Quang Minh tả sứ Dương Tiêu và Quang Minh Hữu Sứ hai người thống lãnh tập hợp hết tay cao thủ trong Minh giáo, rồi cùng đi tới chùa Thiếu Lâm đòi người lại. Hai người biết thế nào cũng lôi thôi lắm, chưa chừng còn phải đấu một trận rất lớn nữa, hai người liền cho người đi khắp nơi tìm kiếm giáo chủ. Tuy không có người cầm đầu, nhưng thấy sự thể cấp bách, không thể chờ đến tết Ðoan Ngọ được, rồi ngày đó có đủ mặt anh hùng, hào kiệt trong võ lâm thì Minh giáo sẽ trở nên kẻ địch của tất cả các môn phái mất. Mọi người bàn định một phen, đều nhận thấy không sao thưa cùng giáo chủ được, đành phải tạm quyền giáo chủ, hai người thống lãnh các tay cao thủ của bang chúng lên chùa Thiếu Lâm trước tết Ðoan Ngọ chừng mười ngày.Vô Kỵ an ủi mọi người vài câu và liền đó đã có giáo chúng thổi tù và báo cho những người ở xa biết giaó chủ đã tới. Một lát sau, Dương Tiêu, Phạm Dao, Thiên Chính, Nhất Tiếu, Hân Dã Vương, Chu Ðiên, Doanh Ngọc, Thiết Quan Ðạo Nhân các người trước sau ở các nơi đến tụ tập. Chỉ trừ giáo chúng của Tứ kỳ chia làm bốn mặt bao vây chùa Thiếu Lâm không dám rời khỏi chòi canh của mình nên không tới được. Mọi người tham kiến giáo chủ ai nấy đều vui mừng. Dương Tiêu, Phạm Dao xin lỗi Vô Kỵ về tội đã tự tiện lạm quyền đem người đến đây như thế. Vô Kỵ liền nói:- Các vị khỏi cần khiêm tốn, tất cả anh em hợp sức tới đây cứu Tạ Pháp Vương đủ thấy nghĩa khí của anh em cao cả như thế nào, bổn nhân rất cảm động mà cám ơn chứ có trách cứ gì ai đâu, mà cũng không một người nào có tội tình gì hết.Thế rồi chàng kể lại chuyện mình hoá trang làm người nhà quê lẻn vào chùa, rồi tối hôm qua đấu với ba hòa thượng như thế nào, kể qua loa cho mọi người nghe. Mọi người đều hận Thành Khôn vô cùng. Chu Ðiên với Thiết Quan Ðạo Nhân liền lớn tiếng mắng chửi ngay. Vô Kỵ lại nói tiếp:- Ngày hôm nay bổn giáo đường hoàng đến đây đòi phái Thiếu Lâm trả lại người cho chúng ta, tốt hơn hết đừng làm mất hòa khí của hai bên, vạn bất đắc dĩ chúng ta mới ra tay đối địch với người của họ. Mục đích của chúng ta là cứu Tạ Pháp Vương và bắt Thành Khôn thế thôi, không nên giết bừa bãi, để những người vô tội chết oan.Mọi người đều vâng lời, Vô Kỵ lại nói với Triệu Minh rằng:- Tốt hơn hết Minh muội nên cải nam trang, đừng để phái Thiếu Lâm nhận diện để sau này khỏi rắc rối thêm.Triệu Minh vừa cười vừa đỡ lời:- Nhan đại ca, tôi làm một tên lính dưới cờ đại ca nhé.Tuy Nhan Bồn không biết nàng là người thế nào của giáo chủ, nhưng thấy giáo chủ gọi nàng là em, và thấy hai người thân mật như vậy liền vâng lời ngay, liền bảo một tên thuộc hạ cởi ngay áo bào khoác lên người Triệu Minh. Nàng chạy vào trong bụi lấy đất cát bôi cho đen mặt lên, thoáng cái, đã biến thành một người ốm nhom mặt đen trông rất xấu xí. Thế rồi, bốn bề có tiếng tù và nổi lên, quần hào xếp hàng đi lên núi, trong chùa đã nhận được thiếp của Minh Giáo xin bái sơn rồi, nên Không Trí thiền sư dẫn các tăng chúng đi ra sơn đỉnh nghênh đón.Không Trí nghe lời dèm pha của Viên Chân, yên chí mọi người bên mình bị Triệu Minh dùng kế bắt đi , nhốt ở kinh đô và chặt gãy ngón tay bắt buộc phải dậy võ công v.v...đều do gian kế của Minh Giáo ngấm ngầm liên kết với Nhữ Dương Vương mà xếp đặt ra.Sau Vô Kỵ ra tay cứu mọi người là giả bộ làm như vậy để lấy lòng các môn phái, chắc thế nào cũng có âm mưu gì khác, vì vậy mà lúc này Không Trí thấy Minh Giáo đem người đến vây chùa rồi lên núi, nên mặt y trông rất khó coi, chắp tay vái chào Vô Kỵ và các người xong một cái rồi không nói năng gì hết.Vô Kỵ cũng chắp tay đáp lễ và nói:- Tệ giáo có một việc muốn nhờ vả quý phái, cho nên chúng tôi mới thân hành lên núi bái kiến Phương trượng thần tăng.Không Trí gật đầu đáp:- Xin mời.Y liền dẫn quần hào đi thẳng vào cửa chùa. Không Tăng phương trượng nghe thấy Vô Kỵ thân hành đến nơi, không muốn mất lễ phép của võ lâm, cũng dẫn các tăng của Ðại Ma Ðường, La Hán đường và Tàng Kinh Các ra tận cửa chùa để nghinh đón, rồi mời quần hùng vào trong Ðại Hùng bảo điẹn ngồi, chú tiểu liền đem nước ra mời.Không Văn chào hỏi Vô Kỵ, Dương Tiêu, Thiên Chính các người xong, im lặng ngay, không nói thêm gì nữa. Vô Kỵ vội lên tiếng:- Phương trượng thần tăng, chúng tôi đặc biệt đến viếng tam bảo điện là một việc nhờ vả phương trượng nể chúng tôi cùng người võ lâm tha cho Tạ pháp vương của tệ giáo thì ơn đức này chúng tôi thế nào cũng báo đáp.Không Văn trả lời:- A di đà phật, chúng tôi là người tu hành, lấy từ bi làm căn bản, đáng lẽ không nên làm khó dễ thí chủ. Không Kiến sư huynh của lão tăng chết trong tay Tạ thí chủ, Trương giáo chủ là người đứng đầu một giáo phái chác cũng biết qui củ của võ lâm đấy chứ?Vô Kỵ nói:- Chắc bên trong cũng có duyên cớ gì đây không thể trách cớ Tạ pháp vương được.Thế rồi chàng kể lại chuyện Không Kiến cam để cho Tạ Tốn đánh với mục đích muốn hoá giải một trận đại oan nghiệt thế nào. Không Văn các người mới chỉ nghe được một nửa đã niệm phật cung kính đứng dậy ngay. Không Văn hai mắt đẫm lệ với giọng run run nói:- Thiện tai, thiện tai. Không Kiến sư huynh có nguyện lớn để làm việc thiện đó, công đức ấy thực không nhỏ.Có mấy vị hòa thượng đứng cạnh đó khẽ tụng kinh , khiến ai ai cũng kính phục lòng nhân hiệp cao nghĩa của Không Kiến. Quần hào Minh giáo cũng đồng loạt đứng dậy tỏ vẻ kính ngưỡng.Vô Kỵ lại nói tiếp:- Tạ Pháp Vương lỡ tay đả thương Không Kiến thần tăng, nên sau rất hối hận, nhưng nghĩ lại thủ đoạn của mối tai hoạ này là Viên Chân đại sư của quý chùa.Chàng không thấy Viên Chân có mặt tại đây liền nói tiếp:- Xin mời Viên Chân đại sư ra đây để xem ai phải ai trái.Chu Ðiên cũng xen lời nói:- Phải đấy, tên giặc đầu sói ấy đã chết ở trên Quang Minh đỉnh, ngờ đâu bây giờ y lại sống lại, cứ lén lén lút lút thế không phải là người quang minh chính đại, vậy có mau ra đây không?Vì ngày nọ, y bị Viên Chân đánh bại trên Quang Minh Ðỉnh nên bây giờ muốn nhân dịp trả thù lại.Vô Kỵ thấy vậy ngăn cản:- Chu tiên sinh không được vô lễ trước mặt Phương trượng đại sư như thế.Chu Ðiên đáp:- Tôi chửi tên giặc đầu sói Viên Chân chứ có chửi Phương trượng...Y biết lỡ lời nên giơ tay lên bịt mồm lại.Không Trí nghĩ đến cái chết của Không Kiến và Không Tín trong lòng đã phẫn uất khôn tả, bây giờ thấy Chu Ðiên vô lễ như vậy lại càng nổi giận thêm liền xen lời hỏi:- Thế còn cái chết của Không Tín sư đệ thì Trương giáo chủ giải thích ra sao?Vô Kỵ đáp:- Không Tín thần tăng là người hào hiệp, tại hạ rất kính phục, không may đại sư ngộ nạn, tại hạ cũng thương tiếc lắm. Nhưng đó là do gian nhân ám hại chứ không việc gì đến bổn giáo cả.Không Trí cười nhạt đáp:- Việc gì Trương giáo chủ cũng thoái thác hết, thế còn chuyện Minh giáo liên hiệp với quận chúa của Nhữ Dương Vương thì sao? Chả lẽ chuyện đó cũng là giả nốt hay sao?Quận chúa bất đồng ý kiến với anh và cha đã đến đầu thân bổn giáo. Ngày xưa quận chúa có những điều bất kính đối với quý chùa, tại hạ thế nào cũng bảo nàng lên núi bái Phật để tạ tội.Không Trí quát hỏi tiếp:- Trương giáo chủ thân là giáo chủ của một giáo phái mà lại ăn nói bậy bạ như vậy, không sợ anh hùng thiên hạ chê cười cho hay sao?Vô Kỵ nghĩ đến việc Triệu Minh đã bắt cóc hòa thượng và giết chết Không Tín quả thực là không nên, không phải, tuy việc ấy không liên can gì đến Minh giáo nhưng bây giờ nàng ta đã tới nhờ mình che chở, mình không thể khoái thác được. Chàng đang phân vân khó xử thì Thiết Quan đạo nhân đã quát lớn:- Không Trí đại sư, giáo chủ ta kính người là tiền bối cao tăng, đã nể mặt ngươi rất nhiều rồi. Ngươi vốn không biết tự trọng. Minh giáo là một giáo phái rất trọng tín nghĩa có bao giờ lại nói dối như thế. Ngươi làm nhục giáo chủ không khác gì làm nhục trăm vạn giáo chúng của Minh giáo chúng ta. Dù giáo chủ có khoan hồng cho ngươi, nhưng anh em của Minh giáo cũng không thể nào tha thứ cho ngươi được.Lúc ấy thanh thế của Minh giáo rất lợi hại, đánh đâu thắng đó và bộ hạ rất nhiều, cho nên đạo sĩ nói có hàng trăm vạn người cũng không ngoa chút nào.Không Trí cười nhạt nói tiếp:- Trăm vạn giáo chúng đã sao nào? Chẳng nhẽ định san bằng chùa Thiếu Lâm ra thành bình địa sao? Ma giáo làm nhục chùa Thiếu Lâm từ lâu rồi, chúng ta thất thế bị bắt giữ ở chùa Vạn Pháp, đó là chúng ta chưa học thành tài mà nên. Xưa nay chính tà vẫn không đội trời chung. Hì hì " Tiêu diệt Thiếu Lâm, hậu hủy Võ Ðang, duy ngã Minh giáo, võ lâm xưng vương" Câu ca dao ấy của Minh giáo oai phong thực.Vô Kỵ nghe thấy Không Trí nói tới mấy câu ấy, mới sực nhớ năm nọ Triệu Minh cho người tới chùa Thiếu Lâm bắt các nhà sư đi xong, thủ hạ của nàng còn dùng Ðại lực Kim Cương chỉ viết vào sau lưng thạch tượng của Ðạt Ma. Lúc ấy Phạm Dao còn là Khổ Ðầu Ðà núp trong Nhữ Dương Vương phủ, lòng vẫn hướng về Minh giáo, nên y chờ mọi người đi khỏi, lại quay về chùa xoay tượng Ðạt Ma lại, để phá âm mưu của Triệu Minh. Ngờ đâu khi Dương Tiêu tới nơi quay tượng Ðạt Ma lại. Chuyện ấy hòa thượng chùa Thiếu Lâm đều rõ hết. Vô Kỵ vốn kém ăn kém nói, vả lại nghĩ việc đó cũng do Triệu Minh làm nên, vì vậy, chàng không biết trả lời ra sao cho phải.Dương Tiêu thấy vậy vội đỡ lời:- Không Trí đại sư nói vậy thật khiên cho Minh giáo chúng tôi ngạc nhiên vô cùng. Thiết tưởng tôn nhân của giáo chủ chúng tôi là Trương ngũ hiệp của phái Võ Ðang, việc nầy ai ai cũng hay rõ hết. Vậy, chúng tôi có ngông cuồng đến đâu cũng không giám làm nhục tiên nhân của giáo chủ như thế? Hơn nữa chữ viết trên thạch tượng là dùng Kim Cương thủ pháp viết thành, thủ pháp ấy là thần kỹ của quý phái, không bao giờ truyền thụ cho người ngoài cả. Ðại sư là người hiểu hết võ công của các môn phái, tất nhiên phải biết lời nói của tại hạ ngoa hay thực liền. Và anh hùng trên thiên hạ sẽ chê cười ai đại sư cũng hay nốt.Không Trí nghe Dương Tiêu nói rất có lý, đành chịu không sao trả lời được.Không Văn là người hiền từ lại biết đại thể hơn, y cũng biết thế lực của Minh giáo hiện nay rất mạnh, nếu hai bên thẳng tay đấu với nhau chỉ sợ ngôi chùa Thiếu Lâm truyền từ nghìn năm trước đến tay mình bị phá tan, như vậy sẽ là tội lớn với bổn phái, cho nên, y vội lên tiếng khuyên bảo:Các vị cứ nói suông như vậy không ích lợi gì hết. Xin mời quý vị hãy theo bần tăng vào trong Ðạt Ma đường chiêm ngưỡng tượng của tổ sư, biết rõ ai phải ai trái liền.Vô Kỵ đáp:- Như vậy rất hay.Lúc này chàng chợt nghĩ tới Triệu Minh, nhưng biết Triệu Minh trà trộn vào đại đội Hậu Thổ Kỳ, chưa theo mọi người vào đại điện, nên trong lòng hơi an tâm. Mọi người lần lượt đi theo vào trong Ðạt Ma đường, nơi đây là chỗ tu tâm tích dưỡng của các cao tăng, những tăng chúng vai vế kém và trẻ tuổi hơn không bao giờ được đến đây cả. Khi mọi người tới nơi, thấy cửa đóng kín, Không Trí liền nói:- Phương trượng mời các vị thí chủ của Minh giáo tới đây chiêm ngưỡng pháp trượng của sư tổ.Mọi người đứng chờ giây lát, không thấy bên trong có tiếng động gì hết, người thủ tọa của Ðạt Ma Ðường liền giơ tay khẽ đẩy mạnh cánh cửa một cái. Chỉ thấy bên trong có chín vị cao tăng đang ngồi trên thảm Bồ Ðoàn nhắm nghiền mắt lại đả tọa, chín người này đả tọa khác nhau chứ không như những người thường, họ hoặc quì hoặc ngồi xổm, hoặc nằm ngủ hoặc khom lưng, có người giơ hai tay, có người co một chân, Vô Kỵ thấy vậy biết ngay mấy vị này đang tu luyện nội công rất thượng thặng của Phật gia, những điệu này là theo các pháp trượng của năm trăm vị La Hán mà biến hoá ra. Mọi người tới nơi, chín vị cao tăng đó đều làm ra vẻ không nghe thấy và không trông thấy gì cả, cứ ngồi hay đứng nghiêm như tượng gỗ vậy. Chàng liền nghĩ thầm:- Ngày nọ ta lên chùa Thiếu Lâm ở Ðạt Ma đường chỉ thấy chín cái bồ đoàn rách nát. Minh muội bắt cóc chín vị cao tăng đó đem vào chùa Vạn Pháp, nhưng không hiểu ngày đó chín vị đi đâu mà ta không thấy một ai hết.Không Văn, Không Trí cũng làm như không trông thấy chín vị sư ấy vậy, chỉ quì xuống vái lạy thạch tượng của Ðạt Ma tổ sư thôi. Không Văn liền lên tiếng nói:- Ðệ tử kinh động đến pháp tượng của Tổ sư, xin tha thứ cho đệ tử.Lễ xong, y liền dặn mấy người đệ tử cung kính quay thân pháp của tổ sư lại, sáu tên đệ tử vâng lời tiến lên lẳng lặng khấn vái mấy câu, rồi xoay tượng đá nặng hơn hai nghìn cân đó. Tượng đó mới xoay được một nửa, mọi người đều cả kinh la lớn, vì họ thấy thạch tượng đó mặt mũi tai mồm nguyên vẹn hẳn hoi, không có bị suy suyển chút nào. Lúc ấy không những Không Văn, Không Trí cả kinh mà cả bọn Vô Kỵ cũng ngạc nhiên nốt. Trước đây rõ ràng mọi người đã trông thấy mặt mũi tai của tượng Ðạt Ma đã bị đẽo bằng, và bên trong còn viết mười sáu chữ, tại sao lúc này lại lành lặn không suy suyển chút nào.Không Trí tiến lên giơ tay rờ mó thấy thạch tượng này là nguyên tảng đá đẽo thành, chứ không phải là đắp lên, mọi người đều ngơ ngác nhìn nhau không sao lên tiếng nổi. Vì thạch tượng nặng hơn hai nghìn cân như thế, ở bên ngoài điêu khắc và đục đẽo xong rồi lặng lặng đem vào trong chùa, đổi pho tượng ở trong chùa ra, công trình này lớn lao biết bao?Mấy tháng nay chùa Thiếu Lâm canh gác rất nghiêm mật, đừng nói chi cái tượng to lớn như thế, ngay đến một cái bát, một cái chậu đêm ra, đem vào cũng không dễ.Dương Tiêu thấy các hòa thượng kinh ngạc như vậy, liền chộp lấy dịp may này, lên tiếng luôn:- Quý chùa phúc trạch thâm hậu, công đức vô lượng, Ðạt Ma lão tổ hiển thánh tự sửa chữa lấy pháp tượng, thật là đáng kính đáng mừng.Nói xong y liền quì xuống vái lậy pho tượng trước, Vô Kỵ và các người cũng quì xuống vái lậy theo. Không Văn, Không Trí các hòa thượng đành phải đáp lễ. Không Văn các người không tin tổ sư hiển thánh thật, nhưng cũng đoán Minh giáo đã làm như vậy, nên ai nấy đều lui cơn giận ngay.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 93
Ngang Tài Ngang Sức
Không Văn lại nói:- Thánh tượng đã lành lặn như trước, chúng ta khỏi nhắc nhở đến việc này nữa.Nói xong, y ra lệnh cho sáu tên đệ tử kia xoay thạch tượng và nói tiếp:- Tối hôm qua Trương giáo chủ giá lâm đã gặp ba vị sư thúc của bần tăng rồi và Ðộ ách sư thúc có hẹn ước với giáo chủ quý hồ quý giáo phá nổi Kim Cương Phục Ma của ba vị sư thúc thì giáo chủ cứ việc đem Tạ Tốn thí chủ đi, chẳng hay câu chuyện đó có hay không?Vô Kỵ đáp:- Phải, nhưng võ công của ba vị cao tăng cao siêu lắm, tối hôm qua tại hạ đã bị đánh bại rồi, đâu còn dám nói là mình tài ba nữa?Không Văn lại nói tiếp:- A di đà phật, Trương giáo chủ khiêm tốn lắm, tối hôm qua ba vị sư thúc chúng tôi rất cảm ơn cao nghĩa cả của thí chủ.Dương Tiêu, Phạm Dao thấy Vô Kỵ nói võ công của nhóm Ðộ ách cao tuyệt, nên họ chỉ muốn gặp gỡ ba vị cao tăng đó ngay.Thiên Chính cũng lên tiếng:- Nếu quý vị cao tăng của Thiếu Lâm muốn thử võ công của chúng ta cao thấp ra sao thì giáo chủ cũng nên gượng sức lãnh giáo tuyệt học của phái Thiếu Lâm, chúng ta đên đây vì cứu chú Tạ Tốn mà bắt buộc phải ra tay đấu thế thôi, chứ đâu dám đến quấy nhiễu.Xưa nay, Vô Kỵ vốn trọng ông ngoại, nghe Thiên Chính nói vậy, liền nói lại với Không Văn rằng:- Tất cả anh em của bổn giáo, nghe thấy tại hạ khen ngợi ba vị cao tăng, nên ngày hôm nay đều muốn bái kiến.Không Trí liền giơ tay nói:- Xin mời.Nói xong, y liền dẫn quần hào đi vào trong chùa, lên phía hậu sơn ngay.Giáo chúng của Hồng Thủy Kỳ do Vi Kỳ Sứ Ðường Dương thống lãnh đều ở cả lại dưới chân núi.Không Văn các người trông thấy, nhưng làm như không trông thấy gì cả, cứ việc tiến lên trên đỉnh núi.Khi đi tới nơi, Không Văn, Không Trí đi tới ba cây thông, chắp tay vái chào và thưa bẩm.Ðộ ách liền đáp:- Mối thù oán của Dương Phá Thiên đã hoá giải rồi, hay lắm, hay lắm. Trương giáo chủ, mời mấy vị cứ ra tay tấn công đi.Dương Tiêu thấy ba vị hòa thượng đó bé nhỏ và gầy gò, ngồi trong hốc cây tựa như ba cái xác chết vậy. Nhưng giọng nói của họ lớn vô cùng, khiến mọi người đứng quanh đó đều bị đinh tai, nhức óc, đủ thấy nội công của ba lão hòa thượng này cao thâm như thế nào.Vô Kỵ liền nghĩ thầm:- Tối qua một mình ta không địch nổi ba người, ngày hôm nay chúng ta có nhiều người, nhưng ùa lên tấn công thì vướng chân vướng tay, phần thì thí nhiều thắng ít, làm mất hết cả oai phong của bổn giáo, chi bằng chúng ta dùng ba người để đối địch thì công bằng hơn.Nghĩ đoạn chàng liền nói:- Tối hôm qua, tại hạ đã được kiến thức thần công của ba vị, tại hạ được sáng mắt ra, đáng lẽ không dám ở trước mặt ba vị bêu xấu lần nữa đâu, nhưng Tạ pháp Vương với tại hạ có tình phụ tử, với các anh em lại có nghĩa bạn hữu, chúng tôi dù không tự lượng sức nhưng thể nào cũng phải ra tay cứu Tạ Pháp Vương mới được, nên bây giờ tại hạ muốn mời thêm hai anh em trợ giúp, ba địch với ba để lãnh giáo những thế võ cao siêu của ba vị.Ðộ ách lạnh lùng nói:- Trương giáo chủ khỏi cần khiêm tốn như thế, nếu trong quý giáo có một vị nào võ công tương tự như giáo chủ, thì chỉ cần hai người cũng đủ đánh bại ba già này rồi. Nếu lão tăng đoán không nhầm, người mà tài như giáo chủ có lẽ trên đời không có đến người thứ hai, như vậy dù bên quý giáo có thêm vài người cùng liên tay đấu cũng không sao.Chu Ðiên và Thiết Quan đạo nhân đều đưa mắt nhìn nhau, cho là ba hòa thượng kia quá ngông cuồng, không còn coi anh hùng trên thiên hạ vào đâu nữa. Tuy vậy y vẫn thừa nhận là không bằng giáo chủ, vì vậy mọi người mới bớt hậm hực. Vô Kỵ lại lên tiếng:- Tệ giáo tuy là bàng môn tà đạo, không đáng đối địch với quý phái, một môn phái có tên tuổi như thế, nhưng tệ giáo cũng đã sáng lập mấy trăm năm rồi, dù sao cũng có chút ít nhân tài, tại hạ chỉ nhờ may mắn mới giữ được chức giáo chủ này, sự thật nói đến tài học và võ công, còn có nhiều người hơn tại hạ nhiều. Vi Bức Vương làm ơn đưa danh thiếp lên trình cho ba vị cao tăng xem.Nói xong, chàng ra hiệu cho Vi Bức Vương.Nhất Tiếu liền lấy một tờ danh thiếp ra, trên có viết chữ Vô Kỵ, Dương Tiêu, Thiên Chính cho tới những quần hào tới đến bái sơn, ai ai cũng viết tên trong đó.Bức Vương biết giáo chủ muốn mình thể hiện khinh công tuyệt thế cho ba người kia xem để họ khỏi coi thường Minh giáo. Cho nên y vái chào Vô Kỵ một cái, không thấy y quay mình gì cả, chỉ thấy bắn người một cái, như một làn khói, thoáng cái đã đến chỗ ba cây thông.Rồi lật song chưởng lên một cái, tấm danh thiếp đã bay đến tay Ðộ ách.Ba sư huynh Ðộ ách thấy khinh công của Nhất Tiếu như vậy cũng phải khen:- Khinh công cao siêu thât.Các hòa thượng phái Thiếu Lâm đều vỗ tay khen ngợi.Ðộ ách tiếp lấy danh thiếp đó, y mới chỉ dùng năm ngón tay nắm vào đầu danh thiếp thôi, mà Nhất Tiếu đã thấy mình mẩy chân tay tê tái rồi, Nhất Tiếu như bị điện giật, người bỗng mềm nhũn suýt ngã, cả kinh vội vận nội công chống lại. Sau khi Ðộ ách tiếp lấy danh thiếp rồi, Nhất Tiếu mới thấy mất luồng sức lực đó, nên trong lòng cũng phải kính phục nội công của lão hòa thượng. Y thấy công việc đã hoàn tất, liền lướt trên ngọn cỏ trở về chỗ. Vô Kỵ , Không Văn, Không Trí thấy vậy cũng nghĩ thầm:- Khinh công của người này luyện đến mức cao siêu như vậy không phải chuyện dễ.Ðộ ách lại lên tiếng tiếp:- Trương giáo chủ đã quyết định ba người ra đấu, vậy ngoài giáo chủ, Vi Bức Vương ra còn vị nào nữa?Vô Kỵ đáp:- Bức Vương đã lãnh giáo nội công thần lực của đại sư rồi, bây giờ tại hạ mời Tả hữu Quang Minh sứ giả của Minh giáo ra trợ giúp.Ðộ ách nghe nói nghĩ thầm:- "Ðôi mắt của thiếu niên này sắc bén thật, ta mới truyền sức sang thiếp có một chút thôi mà y đã thấy liền. Tả hữu Quang Minh sứ giả là ai thế, chẳng nhẽ hai tên này võ công còn hơn tên họ Vi hay sao? Y toạ quan lâu năm nên không hề biết tên tuổi của Dương Tiêu, còn Phạm Dao thì mai danh ẩn tích lâu năm nên không ai biết rõ hết.Dương, Phạm hai người nghe Vô Kỵ nhắc nhở đến tên mình, liền tiến lên một bước vái chào và nói:- Xin tuân lệnh giáo chủ.Vô Kỵ liền bảo hai người rằng:- Ba vị cao tăng xử dụng khí giới mềm, chẳng hay chúng ta nên dùng khí giới gì?Chắc quý vị cũng biết ba người Vô Kỵ, Dương Tiêu, Phạm Dao xưa nay ra tay đều dùng tay không hết. Nhưng ba người kia không phải tầm thường, nên họ phải dùng tới khí giới mới đối phó được, ba người võ công cao siêu thế thì dùng khí giới nào mà chả được, nhưng Vô Kỵ muốn hỏi thế để tiện cho hai người kia. Dương Tiêu đáp:- Xin giáo chủ cứ dặn bảo.Vô Kỵ nghĩ ngợi giây lát liền nghĩ thầm:- Hôm qua Hà Giang Song Sát dùng khí giới ngắn đối địch rất thuận lợi.Chàng liền móc túi lấy sáu cái thánh hỏa lệnh ra đưa cho Dương , Phạm mỗi người hai cái rồi nói:- Chúng ta lên Thiếu Lâm, không dám mang theo khí giới, đây là vật báu trấn sơn của bổn giáo, chúng ta cứ đem nó ra xử dụng được rồi.Dương Phạm hai người cúi mình đỡ lấy đang định hỏi cách đối địch, thì Không Trí đột nhiên nói lớn:- Khổ Ðầu Ðà, chúng ta ở chùa Vạn Pháp đã kết thù oán với nhau, khi nào ta chịu để yên cho ngươi, lão tăng ngày hôm nay không uống phải nhuyễn cân tán, vậy ta với ngươi hãy đấu một phen xem ai hơn ai kém nào.Phạm Dao nghe xong, cười nhạt nói:- Tại hạ thừa lệnh giáo chủ đánh phá Kim Cương Phục Ma Khuyện, đại sư muốn báo thù xưa, chờ lão đấu xong trận này đã, rồi lão sẽ tiếp đại sư sau.Không Trí lại nói tiếp:- Ngươi không biết tự lượng sức mình mà đối chọi với ba sư thúc của ta, nếu ngươi không chết thì cũng bị thương nặng, như vậy làm sao mà trả được thù.Phạm Dao vừa cười vừa đáp:- Lão có chết trong tay lệnh sư thúc chăng nữa thì cũng thế thôi.Không Trí cười nhạt nói tiếp:- Trừ các hạ ra, Minh giáo không còn cao thủ nào khác nữa sao? Nếu không có thì thôi cũng được.Lời nói ấy của y là muốn khiêu khích.Quần hào của Minh giáo sao lại không hiểu, nhưng nếu chịu nhịn như vậy, thì chả hoá ra để phái Thiếu Lâm khinh miệt hay sao? Nói tới địa vị và danh vọng thì dưới Phạm Dao mới tới Bạch Mi Ưng Vương, Vô Kỵ thấy ông ngoại tuổi già không tiện mời ra đấu, đang định mời Dã Vương ra thay nhưng Thiên Chính đã tiến ra một bước và nói:- Thưa giáo chủ, thuộc hạ Thiên Chính xin lệnh ra ứng chiến. Vô Kỵ đáp:- Ông ngoại tuổi cao như vậy còn xuất mã làm chi nữa, xin mời cậu...Thiên Chính đáp:- Ta tuy già thật, nhưng còn kém ba vị cao tăng, phái Thiếu Lâm có những ký túc như thế chẳng nhẽ Minh giáo không có lão tướng sao?Vô Kỵ biết võ công của ông ngoại rất tinh thông không kém Phạm Dao và con cao hơn cậu nhiều, nếu để cho ông mình xuất trận còn nắm nhiều phần thắng hơn. Cho nên chàng trả lời:- Thôi được, Phạm Hữu Sứ hãy giữ sức lực để lát nữa lãnh giáo võ công của Không Trí thần tăng vậy, bây giờ mời ông ngoại hãy ra lãnh giáo trước.Thiên Chính đáp:- Xin tuân lệnh.Nói xong, Ưng Vương liền đỡ lấy hai thánh hỏa lệnh từ tay Phạm Dao. Không Văn phương trượng lớn tiếng nói:- Thưa ba vị sư thúc. Hân lão anh hùng đây người ta gọi là Bạch Mi Ưng Vương, năm xưa đã sáng lập ra Bạch Mi giáo một mình chống lại với sáu đại môn phái. Còn Dương tiên sinh đây là nhân vật số một của Minh giáo, nội ngoại công đều luyện tới mức thượng thặng. Năm xưa đã có rất nhiều cao thủ của phái Côn Luân, Nga Mi đã bị Dương tiên sinh đánh bại.Ðộ Kiếp cười gằn mấy tiếng rồi nói:- Hân hạnh thật, mời quý vị đến xem võ công của đệ tử phái Thiếu Lâm chúng tôi ra sao?Y vừa nói dứt lời, ba sợi dây đen như ba con rồng quây thành cái vòng ba từng ngay. Tối hôm qua, Vô Kỵ đấu vơi ba hòa thượng trời tối đen như mực, không trông thấy gì cả, chỉ nghe tiếng động ba sợi dây mà nhận ra ở đâu tấn công tới để chống đỡ và né tránh mà thôi. Lúc này đang ở giữa trưa, mọi vật đều rõ ràng, đến nét nhăn trên mặt ba vị hòa thượng đều trông rõ cả, chàng liền chắp tay vái chào và nói:- Xin thất lễ.Nói xong, chàng né mình tấn công luôn, Dương Tiêu phi thân sang bên trái, Hân Chính cũng quát lớn một tiếng, tay phải giơ chiếc Thánh hỏa lệnh lên nằm sợi dây của Ðộ Nạn đánh xuống luôn.Hai môn khí giới kỳ lạ va chạm nhau, phát ra một tiếng kêu kỳ dị và đinh tai nhức óc, cả hai đều thấy cánh tay rung động và cũng nghĩ thầm:- Lợi hại thật.Lúc này cả hai đã biết mình gặp phải đối thủ hiếm có trên đời.Vô Kỵ cũng nghĩ thầm:- Kim Cương Phục Ma Khuyên này nghiêm mật lắm, tuy chúng ta ba người liên tay đánh, ít nhất cũng phải đấu đến năm ba trăm hiệp mới thắng nổi, bây giờ trước hết phải làm tiêu hao nội công của ba địch thủ, rồi từ từ tìm ra chỗ trống, như vậy mới mong thắng địch.Chàng vừa thấy sợi dây đen quấn tới, liền giơ Thánh Hỏa Lệnh ra chống đỡ và dồn Cửu Dương thần công sang. Thần công trong người chàng càng ngày càng mạnh và liên miên bất tuyệt không bao giờ ngừng, những người xung quanh chỉ thấy có những luồng gió lốc tỏa ra, và những hơi lạnh đẩy tới thôi, nên người nào người nấy đều lùi về phía sau tránh né. Ðấu thêm được một lúc nữa, ba người đã dồn vòng dây thu lại, chỉ còn hơn trượng thôi. Nhưng vòng dây càng bé bao nhiêu, sức phản công càng mạnh bấy nhiêu.Ba người hễ tấn công lên được một thước là phải tốn hơi sức gấp trước mấy bội. Dương Tiêu, Thiên Chính càng đấu càng kinh dị, thoạt tiên cục diện là ba đấu với ba, nhưng nửa tiếng đồng hồ sau, thì Dương Hân hai người đã dần dần chịu không nổi, biến thành hai người hợp đấu với một Ðộ Nạn, còn một mình Vô Kỵ đối phó với Ðộ ách và Ðộ Kiếp hai lão hòa thượng.Võ công của Hân Thiên Chính sở trường về mặt cương, còn Dương Tiêu thì bỗng nhu bỗng cương, biến hóa khôn lường nên chỉ có thế võ của y là đẹp mắt hơn hết. y xử dụng hai chiếc Thánh Hỏa Lệnh như là người biểu diễn vũ đạo chiếc bên phải bỗng biến thành kiếm, bỗng biến thành đao, thành đoản thương. Còn chiếc bên tay trái của y lại xử dụng như thước sắt, roi gang, thỉnh thoảng y lại dùng hai chiếc Thánh Hỏa Lệnh gõ vào nhau một cái, phát ra những tiếng "coong" làm loạn tâm thần kẻ địch. Ðấu chưa đầy bốn trăm hiệp y đã xử dụng như hai mươi hai thứ khí giới mà môn nào y cũng chỉ xử dụng hai phó thế thức thôi, như vậy cộng tất cả lại là bốn mươi bốn thế thức.Không Tài là người học hỏi được mười tám tuyệt kỹ trong bẩy mươi hai môn của phái Thiếu Lâm, Phạm Dao vẫn tự phụ là người đã hiểu hết võ công của thiên hạ nhưng lần này hai người thấy Dương Tiêu biểu diễn như vậy cũng phải khen thầm. Chu Ðiên xưa nay vẫn không phục Dương Tiêu, đã mấy lần y đấu với vị Tả Sứ ấy rồi nhưng lần nào y cũng cho là Dương Tiêu gặp may mới thắng nổi thế mà lần này y cũng phải phục thầm Dương Tiêu là người tài ba.Dù Dương Tiêu giở những thế võ kỳ lạ như thế nào, Ðộ Nạn vẫn một mình với sợi dây đối địch hai người, không hề nao núng.Mọi người thấy trên đầu của Hân Thiên Chính đã có khói trắng bốc lên, mới biết nội lực của Ưng Vương đã phát huy đến cực điểm. Cái áo dài trắng của lão anh hùng cũng từ từ phồng lên, từ trong người như có hơi thổi ra vậy. Mỗi một bước đi đều có một vết chân in trên mặt đất. Trận đấu kéo dài gần một tiếng đồng hồ. Hân Thiên Chính trao Thánh Hỏa Lệnh sang bên tay trái, dùng cả hai chiếc đè lên sợi dây của Ðộ Nạn còn tay phải thì dùng Phích Không chưởng nhắm đối phương tấn công liên tục. Ðộ Nạn vội giơ tay trái lên, cũng dùng chưởng phản công lại. Không Văn, Không Trí đứng bên ngoài thấy vậy đều kêu "ủa" một tiếng. Tiếng kêu đó biểu lộ sự kinh ngạc và thán phục. Thì ra Ðộ Nạn phản công chưởng đó bằng cách dùng Tiểu Tu Ni chưởng trong bảy mươi hai tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm. Môn chưởng này rất khó luyện và mỗi lần ra chưởng phải xuống tấn, vận khờ mới có thể phát chưởng được. Nhưng bây giờ Ðộ Nạn chỉ giơ tay ra tấn công một cái mà đã xử dụng được Tiểu Tu Ni chưởng liền và tiếp theo đó sợi dây rung động một cái đã chằm Dương Tiêu tấn công luôn.Nhưng vì lão hòa thượng cùng một lúc dùng Tiểu Tu Ni chưởng đối với chưởng của Hân Thiên Chính nên sức mạnh của sợi dây đen đó đã yếu đi hơn một nửa. Tuy vậy lão hòa thượng vẫn rất khéo léo múa sợi dây đó nhanh như một con rắn lượn. Ðôi Thánh Hỏa Lệnh của Dương Tiêu không kém biến hóa khiến những người đứng xem cứ nhìn cả vào trận đấu của hai người.Hân Thiên Chính dồn hết tinh thần và đổ hết hơi sức ra, cứ từng chưởng một mà tấn công sang, chợt tới hai bước chợt lui hai bước.Bên kia Vô Kỵ một địch hai, thế võ của ba người đấu với nhau rất tầm thường, không có thế nào kỳ dở hết, và trông trận đấu này như đùa giỡn vậy chứ không phải đấu thờ mạng với nhau. Nhưng trận đấu của ba người này còn kịch liệt và hung hiểm hơn của ba người kia nhiều, hễ sơ xuất một chút là bở đối phương đánh chết liền, bằng không cũng bở tẩu hỏa nhập ma, chân tay mình mẩy tê liệt ngay nên chỉ có người trong cuộc mới biết cay, ngọt, bùi, đắng ra sao thôi chứ người đứng xem dù có võ công cao siêu đến đâu cũng không thể nhận thức được.Sáu người đấu hơn một tiếng đồng hồ và mặt trời đã dần xế bóng về phía Tây. Lúc này Không Văn, Không Trí, Phạm Dao, Nhất Tiếu, các tay cao thủ hạng nhất đã trông thấy rõ sự được thua của đôi bên rồi. Khói trắng trên đầu Hân Thiên Chính càng nóng hơn. Ðộ Kiếp ngồi ở trong cái hốc cây, cành cây và là cứ rung động hoài, đủ thấy Ðộ ách với Ðộ Kiếp hai hòa thượng công lực có hơn kém nhau.Ðến lúc này Ðộ Kiếp đã phải mượn sức lực của thân cây mới chống đỡ nổi Cửu Dương Thần Công của Vô Kỵ. Nếu Hân Thiên Chính chịu đựng không nổi trước thì Minh Giáo thua, nếu Ðộ Kiếp chống đỡ không nổi thì bên Thiếu Lâm bại. Sáu người ở trong cuộc đều rõ điều ấy. Hân Thiên Chính tỷ thí chưởng lực của Ðộ Nạn đến hơn ba mươi chưởng xong, lão anh hùng biết mình địch không nổi đối phương nên liền nghĩ thầm:- Cuộc đấu hôm nay quan trọng nhất là phải cứu được chú em họ Tạ ra. Sự vinh nhục thắng bại của ta có nghĩa lý gì đâu. Huống hồ thua đại cao thủ phái Thiếu Lâm như vậy cũng không phải là mất oai phong của Bạch Mi Ưng Vương này mấy .Nghĩ đoạn, ông liền tấn công một chưởng, lại lui ra một bước rồi lại tấn công luôn mấy chưởng rồi lại lui ra ngoài mười mấy trượng. Nhưng Tiểu Tu Ni chưởng của phái Thiếu Lâm rất lợi hại. Ưng Vương lùi xa một bước thì chưởng lực lại đuổi theo một bước không bao giờ sút kém hết.Dương Tiêu thấy vậy nghĩ thầm:- Vị cao tăng của Thiếu Lâm này quả thật lợi hại. Ta đã thay đổi rất nhiều thế võ rồi mà vẫn không làm gì nổi y. Nếu chống đỡ thêm lát nữa có lẽ Hân Thiên Chính chịu đựng không nổi đâu!Nghĩ đoạn y kẹp hai thanh Thánh Hỏa Lệnh lại, định kẹp chặt lấy sợi dây đen để cùng Hân Thiên Chính đấu với đối phương, như vậy Hân Thiên Chính mới rút được gánh nặng phần nào. Không ngờ Thánh Hỏa Lệnh vừa kẹp sợi dây đen thì Ðộ Nạn đã tung tay một cái. Ðầu sợi dây đã ngẩng cao lên, nhằm mặt y tấn công luôn. Dương Tiêu liền nghĩ ngay ra được một mẹo, vội ném ngay chiếc Thánh Hỏa Lệnh vào trước ngực Ðộ Nạn, hai tay nắm ngay sợi dây, vội kéo ngay ra bên ngoài.Ðộ Nạn thấy đối phương xử dụng khí giới làm ám khí, kình lực tất phải mạnh lắm nên vội trầm khuỷu tay trái xuống để đè chiếc Thánh Hỏa Lệnh đang hông bắn tới. Ðồng thời người lão chúi xuống bên để tránh chiếc thứ hai nhằm ngực trái bắn tới. Ngờ đâu chiếc bên dưới y vừa đè xuống thì đột nhiên đổi hướng, kêu vù một tiếng bắn ngay sang bên Ðộ Kiếp. Thì ra trong sáu người chỉ có Dương Tiêu là người đa mưu túc trí hơn hết và lại rất giỏi về môn ám khí. Trong hai chiếc Thánh Hỏa Lệnh ấy, y tấn công Ðộ Nạn chỉ là hư thế, mà thật sự lại là để tấn công Ðộ Kiếp nên mới dùng hết nội lực toàn thân ra ném.Ðộ Kiếp đang giở toàn lực ra chống đỡ Vô Kỵ thấy Ðộ Nạn đối phó với Dương Tiêu, Hân Thiên Chính hai người đã dần dần thắng thế. Y có ngờ đâu Dương Tiêu bỗng nhiên nghĩ ra thế tấn công lén rất quái dị như vậy nên chưa kịp kinh hãi thì thanh Thánh Hỏa Lệnh đã bay tới trước mặt rồi. Y tâm thần rối loạn một chút, vội giơ hai ngón tay lên kẹp chiếc Thánh Hỏa Lệnh đó. Nhưng lúc ấy y đang đấu nội lực với Vô Kỵ, không thể nào phân sức như thế được nên chỉ thoáng cái cây thông mà y đang ngồi đã rung động một cái rất mạnh, lá cây rụng xuống rất nhiều, tựa như một trận mưa lá vậy. Vô Kỵ đã thấy đối phương để lộ sơ hở rất lớn. Càn Khôn Ðại Nã Di tâm pháp của chàng rất thiện nghệ về cách tìm ra sơ hở của địch. Ðối phương dùng trăm kế hòng phòng vệ còn không giữ vượng nổi huống hồ đã tỏ vẻ bại rồi. Kình lực ở năm ngón tay của chàng phát ra có tiếng kêu sì sì tấn công sang bên địch một cách nhanh chóng. Chỉ thoáng cái đã có tiếng kêu "bộp bộp". Cây thông của Ðộ Kiếp ngồi đã rụng từng cành nhỏ một rơi xuống đất liền.Ðộ ách thấy tình hình nguy cấp vội đứng ngay dậy và chỉ thoáng cái đã thấy thân hình của lão lướt tới cạnh Ðộ Kiếp. Y liền giơ tay trái lên để trên vai người sư đệ đó.Ðộ Kiếp được người sư huynh trợ giúp nên mới không bị đánh bại. Nhưng bên kia Ðộ Nạn đấu với Hân Thiên Chính và Dương Tiêu, bở Dương Tiêu kéo mất sợi dây ra bên ngoài còn Ưng Vương thì dùng chưởng rất hùng mạnh cứ lấn át Ðộ Nạn liên tục. Hai đại cao thủ một kéo một đẩy, hai sức mạnh vừa mạnh vừa tương phản nhau khiên Ðộ Nạn đứng ở giữa chịu trận một cách khó khăn vô cùng nhưng vẫn chưa lộ rõ vẻ thất bại. Mọi người đứng xem ở bên cạnh thấy vậy biết trận đấu này không những sẽ phân biệt rõ thắng bại mà trong sáu đại cao thủ đó ít nhất một nửa sẽ trọng thương mà chết thảm. Trên ngọn núi rộng lớn như thế có mấy chục người đang đứng xem mà không có một tiếng động nào hết. Người nào người nấy hoảng sợ đến toát mồ hôi lạnh ra và cùng lo âu cho số phận của bên mình. Ðang lúc đó thì dưới hố, chỗ giữa ba cây thông, bỗng có tiếng nói rất nhỏ vang lên:- Dương Tả Sứ, Hân đại ca, Vô Kỵ con ta! Tạ Tốn tôi người dính đầy máu tanh, đáng lẽ phải chết từ lâu. Ngày hôm nay các người đến đây cứu tôi đối địch với ba vị cao tăng của phái Thiếu Lâm.Nếu hai bên còn bị tổn thương thêm nữa thì Tạ Tốn này có chết đến một trăm lần cũng không sao chuộc nổi tội lỗi lớn lao ấy. Vô Kỵ, con hãy dẫn các anh em của bổn giáo lui ra ngoài chùa Thiếu Lâm ngay, bằng không ta sẽ tự cắt đứt gân mạch để khỏi tăng thêm tội lỗi.Tiếng nói đó tuy rất nhỏ nhưng vọng đi rất xa. Những người có mặt trên đỉnh núi đều nghe thấy rõ hết và biết Tạ Tốn đã dùng thần công Sư Tử Hống để nói chuyện với những người trên mặt đất.Năm xưa, Sư Vương ở trên Vương Bàn Sơn đã dùng môn thần công này làm cho rất nhiều hào sộ của các môn, các phái chết ngay tại chỗ. Lúc này không phải dùng thần công đó đả thương người nhưng những người đứng xem có võ công hơi kém một chút đã thấy đinh tai nhức óc và biến sắc mặt liền. Vô Kỵ nghe nghĩa phụ mình không nói thì thôi mà đã nói thì thế nào cũng làm cho kỳ được. Chàng lại biết Sư Vương quyết không vì một mình mình mà để cho bao nhiêu người khác bở tổn thương. Cứ xét tình thế trước mắt đây, nếu đôi bên đấu tới cùng, chàng biết mình không sao nhưng ông ngoại, Dương Tiêu, Ðộ Kiếp Ðộ Nạn thế nào cũng chết chứ không sai. Chàng đang trù trừ thì đã nghe thấy Tạ Tốn lớn tiếng quát bảo:- Vô Kỵ, con chưa chịu đi hay sao?Vô Kỵ đáp:- Vâng, xin tuân lời dạy của nghĩa phụ!Chàng lui về phía sau một bước, lớn tiếng nói với ba lão hòa thượng kia rằng:- Kim Cương Phục Ma Khuyên của ba vị cao tăng quả thật thần diệu, ngày hôm nay Minh Giáo chúng tôi không có cách nào phá nổi. Ngày sau tại hạ thế nào cũng quay trở lại tái lãnh giáo. Ấng ngoại, Dương Tả Sứ, chúng ta ngừng tay đi!Nói xong, chàng thâu sức lại trước nhưng dùng nội lực bắn hai sợi dây đen của hai hòa thượng bật trở lại. Dương Tiêu với Thiên Chính vừa nghe thấy hiệu lệnh của Vô Kỵ đang định thâu tay lại nhưng làm sao mà thu lại một cách dễ dàng như Vô Kỵ được. Vì nếu hai người thu tay trước thì thế nào cũng bị kình khí của Ðộ Nạn đả thương ngay. Lúc này Ðộ Nạn muốn thôi cũng không được. Vô Kỵ liền tiến tới trước mặt Hân Thiên Chính giơ hai chưởng ra phất một cái, tiếp luôn chưởng lực của Ðộ Nạn và Hân Thiên Chính từ hai phía tấn công tới, tiếp theo đó chàng giở Thánh Hỏa Lệnh ra đè lên trên đầu dây của Ðộ Nạn. Dây đó đang bở Dương Tiêu kéo căng như dây sắt, cứng như vậy nhưng Thánh Hỏa Lệnh của Vô Kỵ vừa đè lên một cái, dồn Càn Không Ðại Nã Di thần công sang, hóa giải kình lực của hai người, liền mềm nhũn ngay và rơi xuống đất. Dương Tiêu nhanh tay cướp luôn sợi dây đó. Ðộ Nạn thấy vậy biến sắc mặt định lên tiếng nói thì Dương Tiêu hai tay cầm sợi dây tiến lên nói:- Xin hoàn lại khí giới của đại sư!Ðộ Kiếp đã biết thâm ý của y nên vội nhặt hai chiếc Thánh Hỏa Lệnh ở bên cạnh mình trao trả lại cho Dương Tiêu liền.Trải qua trận chiến đó, ba vị cao tăng của phái Thiếu Lâm không còn kiêu ngạo như trước nữa. Họ biết nếu còn đấu nữa thì thế nào hai bên cũng tổn thương mà bên mình ba người không sao hơn nổi đối phương nên Ðộ Ách lên tiếng nói:- Lão tăng bế quan mấy chục năm bây giờ lại được biết các vị hiền hào, lão tăng rất lấy làm hân hạnh. Trương Giáo Chủ, quý giáo anh tài đông đảo như vậy, nhất là Giáo Chủ lại đặc biệt tài ba hơn ai hết, vậy mong các hạ tạo phúc cho nhân gian, ít lắm bỏ những việc vô nhân vô đạo là lão tăng hân hoan lắm rồi!Vô Kỵ chắp hai tay cúi mình xuống và đáp:- Ða tạ đại sư đã chỉ giáo cho!Ðộ ách lại tiếp:- Ba sư huynh đệ của lão ở đây đợi chờ Giáo Chủ giáng lâm lần thứ ba!Vô Kỵ đáp:- Vâng, thế nào tại hạ cũng sẽ quay trở lại lĩnh giáo. Tạ Pháp Vương là nghĩa phụ của tại hạ, ân đức cũng như thân sinh tại hạ vậy!Ðộ ách thở dài một tiếng, nhắm mắt không nói năng gì nữa. Vô Kỵ dẫn Dương Tiêu cùng mọi người chắp tay chào Không Văn xuống núi. Bành Doanh Ngọc liền truyền lệnh xuống núi cho giáo chúng Ngũ Hành Kỳ rút lui, rời khỏi chùa Thiếu Lâm mười dặm. Giáo chúng Hậu Thổ Kỳ lợp luôn mười mấy cái lều trúc lớn để mọi người nghỉ ngơi. Vô Kỵ rầu rĩ vô cùng nghĩ thầm:- Trong bổn giáo không có ai có võ công cao siêu bằng ông ngoại và Dương Tả Sứ, dù có Phạm Dao và Vi Nhất Tiếu thay thế rốt cục cũng chỉ như ngày hôm nay thôi. Trên thiên hạ này làm sao kiếm cho ra được hai vị giỏi hơn Dương Tiêu, Phạm Dao để phá nổi Kim Cương Phục Ma Khuyên? !Doanh Ngọc đã đoán ra được tâm sự của chàng liền nói:- Giáo Chủ đã quên Trương Chân Nhân rồi hay sao?Vô Kỵ trù chừ một hồi rồi đáp:- Nếu thái sư phụ tôi xuống núi trợ giúp, liên tay với tôi, tất nhiên phá nổi Kim Cương Phục Ma Khuyên này, nhưng làm thế sẽ để cho phái Thiếu Lâm và phái Võ Ðang hai phái mất lòng nhau, nên tôi sợ Thái sư phụ chưa chắc đã nhận lời. Vả lại Thái sư phụ tôi tuổi đã hơn trăm, võ công đã luyện hết sức thượng thừa, nhưng dù sao cũng quá lớn tuổi rồi. Ðột nhiên Hân Thiên Chính đứng dậy cười ha hả và nói:- Nếu Trương Chân Nhân xuống núi thế nào cũng thành công! Hay lắm! Hay lắm!Nói xong, ông cười gằn mấy tiếng rồi miệng há to, giọng bỗng khàn hẳn. Quần hùng thấy Ưng Vương vẻ mặt vẫn tươi tỉnh mà cứ đứng yên như vậy đều ngạc nhiên vô cùng. Dương Tiêu lại hỏi:- Hân huynh thử nghĩ xem, liệu Trương Chân Nhân có xuống núi ra tay trợ giúp không?Y nói luôn hai lần mà không thấy Hân Thiên Chính trả lời, người cũng không cử động gì hết. Vô Kỵ giật mình kinh hãi vội giơ tay ra, nắm lấy cổ tay ông ngoại bắt mạch thử xem, thì ngờ đâu tâm mạch của lão anh hùng đã chết rồi.Thì ra vừa rồi, Hân Thiên Chính khổ chiến với Ðộ Nạn đã tiêu tán hết toàn bộ hơi sức, hơn nữa tuổi đã cao, tựa như ngọn đèn đã cạn dầu. Vô Kỵ đau đớn vô cùng, ôm xác ông ngoại khóc lóc thảm thiết. Dã Vương cũng chạy lại ôm xác cha khóc, quần hùng nghĩ đến nghĩa khí của đồng giáo ai cũng ứa nước mắt ra. Tin này đồn ra ngoài, những giáo chúng của Bạch Mi Kỳ đều lớn tiếng khóc lóc hết. Tiếng khóc của mọi người làm chấn động cả sơn cốc.Minh Giáo bận rộn ma chay cho Hân Thiên Chính luôn mấy ngày, hầu hết các nhân vật của các môn phái đều lục tục lên núi, tới để phúng điếu. Cả Không Văn, Không Trí cũng thân hành đến phúng và còn phái mười tám hòa thượng tụng kinh siêu độ cho Hân Thiên Chính. Nhưng những vị hòa thượng đó chỉ tụng được vài câu đã bị Dã Vương cầm gậy đánh đuổi hết. Chu Ðiên đứng cạnh đó thấy vậy cũng hùa chửi theo:- Những quân giặc hói đầu Thiếu Lâm kia, các mi chỉ giả nhân giả nghĩa thôi!Trong mấy ngày đó Vô Kỵ lòng nóng như thiêu, cùng Dương Tiêu, Doanh Ngọc thương lượng trong mấy ngày liền nhưng không nghĩ ra được một cách nào hoàn hảo hết. Triệu Minh nghĩ ra được cách dùng thuốc độc Nhuyễn Cân Tán cho vào thức ăn, nước uống của bọn anh em Ðộ ách ba người. Nàng lại nói:- Ðể tôi đi gọi Hạt Bút Ông với Lộc Trượng Khách hai người đến liên hiệp cùng Vô Kỵ đại ca.Nhưng Vô Kỵ thấy thế đó không hoàn hảo. Thoáng cái đã đến ngày đoan ngọ, Vô Kỵ liền dẫn quần hào của Minh Giáo vào chùa Thiếu Lâm. Lúc ấy điện trước điện sau, nhà ngang, nhà dọc của hai bên chùa chật ních những anh hùng hảo hán, vì ai cũng biết anh hùng đại hội phen này là vì Tạ Tốn mà tổ chức. Mọi người tới dự đó cũng có người là kẻ thù của Tạ Tốn muốn đến đây để báo huyết thù, cũng có người lại muốn cướp thanh bảo đao Ðồ Long để trở thành võ lâm chờ tôn, cũng có người tới đây là để xem trò vui. Trong chùa cũng phái hơn trăm hòa thượng ra tiếp đãi. Phái Võ Ðang chỉ có một mình Dư Liên Châu đến thôi. Vô Kỵ liền tiến lên bái kiến, hỏi thăm sức khỏe của Trương Tam Phong. Dư Liên Châu khẽ hỏi chàng rằng:- Hiền điệt có nghe thấy tin gì về Tống Thanh Thư và Hữu Lượng không?Vô Kỵ kể lại sau khi cách biệt ra sao cho Dư Liên Châu hay đồng thời chàng biết được Hữu Lượng và Tống Thanh Thư hai người không lên núi Võ Ðang quấy nhiễu. Lần này Viễn Kiều, Tòng Khuê, Lợi Hanh ba người không tới dự được là phải ở lại trên núi Võ Ðang bảo vệ sư phụ và đạo quan. Dư Liên Châu kể lại cho chàng hay từ khi mắt thấy tai nghe những hành động phản nghịch của con trai rồi, Tống Viễn Kiều rầu rĩ vô cùng, không muốn ăn uống gì hết, người đã gầy ốm hơn trước nhiều. Nhưng vì không muốn làm đau lòng sư phụ, đại hiệp dấu điếm không dám nói ra. Vô Kỵ lại tiếp:- Cháu chỉ mong Tống sư ca biết lỗi, hối cải trở về với đại sư bá, hai cha con đoàn viên thì thật là vạn hạnh.Dư Liên Châu nói:- Anh em chúng ta đều là cốt nhục hết. Như vậy chắc bổn môn phái thật là may mắn.Sau đó anh hùng đến ngày càng đông. Nhóm Thanh Hải Ðại Kim Khánh mà ngày nọ đã phá Kim Cương Phục Ma Khuyên cũng tới hết. Phái Hoa Sơn, phái Không Ðộng, phái Côn Luân cũng có phái cao thủ tới dự. Chỉ có phái Nga Mi là không có người tới dự thôi. Vô Kỵ chỉ mong Chu Chỉ Nhược thân hành đến để có thể giải thích được câu chuyện không vui bữa nọ nhưng trong lòng chàng vẫn nơm nớp không yên nên chàng lại không dám gặp mặt nàng ta. Quần hùng của Minh Giáo tụ họp trong một cái điện ngang ở bên Tây Sương chứ không chịu trọ với anh hùng của các môn phái khác vì Minh Giáo có nhiều kẻ thù quá, chỉ sợ chưa đến ngày đại hội mình đã phải cùng các địch thủ đánh nhau tơi bời trước rồi. Sắp đến giờ ngọ, các sư tiếp khách của Thiếu Lâm Tự mời quần hùng xuống một quảng trưòng ở phía bên phải núi. Quảng trường này là vườn rau của nhà chùa nhưng bây giờ đã san bằng và dựng mấy lều trúc thật lớn, trong lều để đầy những bàn ghế mới, tuy giản dị, nhưng cũng tốn rất nhiều nhân lực và tài lực rồi.Quần hào theo khách tăng vào, người của nhóm nào có chỗ ngồi riêng của nhóm ấy.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 94
Tài Ba Chấn Quần Hùng
Các tân khách ngồi xuống xong thì các nhà sư của phái Thiếu Lâm từng lớp một bước ra theo vai vế chữ Viên, chữ Tuệ, chữ Pháp, chữ Tướng, chữ Trang. Sau cùng mới đến Không Trí thần tăng của Ðạt Ma Ðường. Các hòa thượng đi tới chính giữa quảng trường, miệng niệm phật hiệu, rồi nói:Ngày hôm nay được anh hùng nể mặt mà vui lòng giáng lâm tệ chùa, chùa Thiếu Lâm chúng tôi từ trên xuống dưới đều lấy làm hân hạnh vô cùng. Chỉ vì phương trượng sư huynh bị bệnh, không sao ngồi dậy được để ra đây tương kiến quý vị, cho nên mới sai bần tăng thay mặt ra đây xin lỗi quý vị.Vô Kỵ ngạc nhiên vô cùng và nghĩ thầm:- Bữa nọ Không Văn đại sư đến trước linh cữu của ông ngoại ta phúng viếng mà mặt y không có vẻ gì đau ốm hết, vẫn tinh thần sảng khoái như thường, một người có nội công cao thâm như y, không khi nào đột nhiên bị đau ốm được, chẳng lẽ y bị người ta đả thương chăng? Chàng lại nghe Không Trí nói tiếp:- Kim Mao sư vương Tạ Tốn gây tai họa cho võ lâm, tai nghiệp rất nặng, lần này chùa chúng tôi may mắn bắt được y, nhưng chúng tôi không muốn xét riêng, nên mới cung kính mời các vị anh hùng hào kiệt trong võ lâm tới đây, để cùng bàn cách xử trí.Không Trí mặt mũi lúc nào trông cũng ủ rũ như người đau yếu, lúc này y lại nói như người không có tinh thần, hình như y đang lo âu về bệnh tật của Không Văn vậy. Anh hùng đại hội nầy năm xưa đã cử hành một lần ở Kinh Tỳ Quang, rồi từ đó tới giờ đã hơn một trăm năm rồi chưa có ai tổ chức lại cả, đại hội có thể nói là một việc rất lớn trong giang hồ, nhưng người chủ trì lâm thời lại ngã bệnh, quần hùng đều cảm thấy mất hết hứng thú.Vô Kỵ đưa mắt nhìn chung quanh không thấy Viên Chân và Hữu Lượng lộ mặt liền nghĩ thầm:- Bữa nọ ta đã vạch rõ âm mưu của Viên Chân cho ba vị cao tăng hay, không biết trong chùa đã đem chúng ra xử lý chưa? Không Văn đại sư bỗng cáo ốm, không biết có liên quan đến vụ này không?Không Trí nói xong, liền chắp tay vái rồi rút lui ngay. Bỗng thấy ở phía Ðông Nam có một người đang đứng đó, thân hình vạm vỡ bộ râu hoa râm bay phất phới trước gió, tay đang nghịch ba trái thiết đởm. Người đó chính là Xuyên Ðông lão quyền sư Hạ Trụ. Chỉ nghe thấy giọng y như tiếng chuông:- Tạ Tốn tác oai tác quái, bây giờ y đã bị quý phái bắt được, thực là tạo phúc cho võ lâm. Không Văn, Không Trí hai vị thần tăng quả là khiêm tốn, những kẻ ác như thế bắt được là chém ngay một nhát cho xong hà tất phải hỏi người khác làm chi. Ngày hôm nay thiên hạ anh hùng hội họp ở đây, đại hội này của chúng ta gọi là Ðồ Sư đại hội đem Tạ Tốn ra lăng trì một người ăn một miếng thịt, húp một hụm máu của y để trả thù cho các bạn đã chết oan dưới bàn tay độc của y. Như vậy có phải khoan khoái biết bao không?Thì ra Hạ Trụ có một người anh em bị Tạ Tốn giết chết. Mấy chục năm nay y chỉ muốn kiếm Tạ Tốn để trả thù, nên bây giờ y lên tiếng nói ra như vậy. Bốn chung quanh đều có mấy chục người phụ họa ngay, ai ai cũng bảo nên đem Tạ Tốn ra giết ngay đi. Trong lúc mọi người đang cười nói ồn ào, xôn xao, thì bỗng có một giọng rất âm thầm tiếp theo:- Tạ Tốn là hộ pháp của Minh giáo nếu phái Thiếu Lâm không sợ gây hấn với Minh giáo thì đã sớm đem y ra giết chết rồi, hà tất phải mời chúng ta tới đây để chia bớt trách nhiệm đó làm chi. Hạ lão quyền sư cũng có hơi chút hồ đồ, để lão đệ khuyên Quyền Sư một câu là nên giữ lấy bổn thân mình trước là hơn.Lời nói đó nghe rất chướng tai, nhưng khi lọt vào tai mọi người thì câu nào câu ấy rõ ràng vô cùng. Ai nấy đều quay về phía có tiếng nói để xem là ai. Nhưng không trông thấy rõ người đó, vì người đó bé và lùn lắm. Lúc nói chuyện lại không chịu đứng, cứ ngồi trong đám đông, cho nên không ai trông thấy rõ mặt mũi của y ra sao cả.Hạ Trụ liền lớn tiếng hỏi:- Phải bạn vừa lên tiếng nói đó có phải là chú em họ Tư Ðồ, biệt hiệu là Tuý Bất Tử đó không? Tạ Tốn là kẻ thù giết chết em một đại trượng phu, mình làm mình chịu, xin quý vị cao tăng của phái Thiếu Lâm hãy dắt y ra đây, để lão phu chém giết y, Ma giáo có muốn tầm thù thì cứ việc tới Xuyên Ðông kiếm họ Hà này là được.Tư Ðồ Thiên Chung lại cười, giọng âm thầm và nói tiếp:- Hạ đại ca, trên giang hồ ai cũng biết tiếng thanh đao Ðồ Long là võ lâm chí tôn và thanh đao đó lại trong tay Tạ Tốn. Phái Thiếu Lâm đã bắt được Tạ Tốn, khi nào lại không cướp luôn thanh bảo đao ấy? Không Trí đại sư của chúng tôi ơi, đại sư đừng giả bộ như thế nữa làm chi, mau mau đem con đao Ðồ Long ra đây cho mọi người được sáng mắt ra, như vậy là hợp lý hơn. Phái Thiếu Lâm của đại sư hàng nghìn năm nay đứng đầu trong võ lâm rồi, có con đao này không phải là nhiều mà không có cũng không phải là ít. Nói tóm lại võ lâm quý phái vẫn là chí tôn là được rồi.Thì ra Tư Ðồ Thiên Chung suốt đời chỉ hay đùa bỡn người, không vái sư và cũng không thâu đồ đệ, nay đây mai đó, không thuộc môn phái bang hội nào hết. Bình sinh cũng ít ra tay đấu với người, nên không ai biết võ công của y ra sao. Chỉ biết mỗi lần y lên tiếng là có chuyện chế nhạo người ngay. Trong quần hùng đã có bảy tám người liên tiếp lên tiếng:- Lời nói có lý lắm, xin mời phái Thiếu Lâm hãy lấy đao Ðồ Long ra đây cho mọi người được sáng mắt ra.Không Trí từ từ nói:- Ðao Ðồ Long không có trong tệ chùa, bần tăng từ thủa nhỏ tới giờ chưa hề trông thấy thanh đao đó bao giờ, không biết trên đời này có con đao ấy thực không?Quần hùng nghe nói, liền bàn tán xôn xao ngay. Trên quảng trường tiếng nói ồn ào khôn tả, những người tới dự hội trước kia đều nhận đinh đại hội này thế nào cũng liên quan đến đao Ðồ Long, ngờ đâu Không Trí lại phủ nhận như vậy, ai nấy đều ngạc nhiên vô cùng. Chín lão hòa thượng mặc áo cà sa màu đỏ, chờ tiếng của quần hùng bớt ồn ào, rồi một trong chín lão hòa thượng đó mới bước lên hai bước, lớn tiếng nói:- Ðồ Long đao trong tay Tạ Tốn, việc này ai ai cũng hay biết hết. Bổn phái tuy bắt được Tạ Tốn, ngờ đâu đao Ðồ Long lại không có trong người y. Việc này có liên quan đến khí vận võ lâm, nên phương trượng của bổn chùa đã tra xét y rất cặn kẽ. Tạ Tốn bướng bỉnh khôn tả, đành chết chứ không chịu nói. Ðại hội anh hùng hôm nay, thứ nhất là mời quý vị để bàn cách xử trí Tạ Tốn, hai là muốn hỏi thăm quý vị anh hùng có biết hiện giờ con đao Ðồ Long ở đâu không? Vị anh hùng nào biết tin thì xin cho chúng tôi biết ngay.Quần hào ngơ ngác nhìn nhau, không ai dám nói nữa. Tuý Bất Tử với giọng quái dị lên tiếng nói tiếp:- Hàng trăm năm nay trên võ lâm đồn đại ngoài đao Ðồ Long ra, còn có kiếm ỷ Thiên, nghe nói kiếm đó đang ở trong tay phái Nga Mi, nhưng sau trận đấu trên Quang Minh đỉnh ở Tây Vực thì thanh kiếm đó cũng mất tích nốt. Ngày hôm nay hội này tuy gọi là anh hùng đại hội, nhưng bọn anh thư của phái Nga Mi chẳng lẽ không tới dự hay sao?Mọi người nghe thấy câu cuối cùng của y đều không nhịn được cười. Tiếng cười của mọi người chưa dứt bỗng có một khách tăng ở bên ngoài chạy vào, lớn tiếng báo cáo:- Sử bang chủ của Cái Bang đã dẫn các trưởng lão và các đệ tử của Cái Bang đến dự đại hội.Nghe thấy ba chữ Sử Bang Chủ, Vô Kỵ ngạc nhiên vô cùng. Sử Hỏa Long của Cái Bang đã bị Viên Chân giết chết, sao bây giờ lại có Sử Bang chủ nào tới dự đại hội thế.Không Trí liền nói:- Mời vào.Cái Bang là một bang hội lớn nhất trên gian hồ, nên Không Trí không dám mất lòng, thân hành ra đón luôn.Một lát sau đã có một bọn ăn mày chừng một trăm năm mươi người, quần áo lam lũ đi vào. Mấy năm gần đây, thanh thế của Cái Bang đã kém sút rất nhiều, nhưng dù sao vẫn là một bang có tiềm lực vững mạnh trên giang hồ, nên quần hùng không ai dám coi thường bang phái này, già nửa số đều đứng dậy nghêng đón. Mọi người thấy hai người ăn mày già đi trước, Vô Kỵ đã nhận ra hai người đó là Chấp pháp trưởng lão và Truyền Công trưởng lão. Theo sau hai người là một con bé xấu xí, tuổi trạc mười hai mười ba, mũi ngửng lên trời, mồm rất rộng, để lộ hai cái răng bên ngoài. Nàng ta chính là Sử Hồng Ngọc, con gái Sử Hỏa Long, tay nàng cầm một chiếc gậy trúc màu xanh, gậy đó là Ðả Cẩu Bổng, tín vật Cái Bang. Phía sau Sử Hồng Ngọc là Trưởng bản Long Ðầu cùng Trưởng Bát Long Ðầu, rồi mới tời trưởng lão mang tám túi, đệ tử mang bảy túi, đệ tử mang sáu túi, lần này những người của Cái Bang đến dự đại hội, người thấp kém nhất cũng là năm sáu túi.Không Trí thấy người cầm chiếc gậy tín vật là một con bé, trong lòng hoài nghi, không biết bang chủ là ai, nên nói chuyện với ai cho phải, liền chấp tay, nói chuyện bâng quơ rằng:- Tăng chúng chùa Thiếu Lâm nghênh đón đại giá của quần hùng Cái Bang.Các người của Cái Bang cũng chắp tay đáp lễ, Truyền Công trưởng lão lên tiếng nói:- Sử bang chủ của tệ bang không may đã về chầu trời, các trưởng lão đều quyết lập con gái của bang chủ là Sử Hồng Ngọc cô nương lên làm bang chủ. Vị này là tân Bang chủ của tệ bang đây.Nói xong y chỉ vào Hồng Ngọc. Không Trí với quần hùng thấy vậy ngẩn người ra nghĩ thầm:- Trên giang hồ này vẫn thường nói Minh giáo, Cái Bang, phái Thiếu Lâm. Các giáo môn thì Minh giáo đứng đầu, bang hội thì phải chịu Cái Bang lãnh đạo, còn các môn phái khác thì coi Thiếu Lâm đứng đầu. Minh giáo có Trương Vô Kỵ, một thiếu niên hơn hai mươi tuổi đã khiến cho người ta ngạc nhiên rồi, không ngờ Cái Bang lại bầu một con nhỏ làm bang chủ, nếu không do trưởng lão của Cái bang nói, thì không ai dám tin hết.Không Trí không muốn phái của mình thiếu lễ phép, cứ chắp tay vái chào và nói:-Thiếu Lâm môn hạ Không Trí tham kiến Sử Bang chủ.Sử Hồng Ngọc của vái chào đáp lễ, nhưng mồm ấp úng mãi không sao trả lời được. Truyền Công Trưởng lão đứng bên phải lên tiếng nói thay:- Bang chủ của tệ bang, tuổi hãy còn trẻ tất cả công việc trong bang tạm do Chấp Pháp trưởng lão hai người xử lý. Không Trí thần tăng là tiền bối đại đức không nên giữ lễ quá như vậy, chúng tôi không dám.Hai người khiêm tốn vài câu, rồi bọn ăn mày mới vào trong lều trúc ngồi. Người của Cái Bang đến đông như vậy, nên một lát sau mới xếp xong chỗ, Vô Kỵ thấy có hơn một trăm năm mươi đệ tử của Cái Bang, người nào cũng để tang, mặt tỏ vẻ phẫn uất, có những đệ tử túi đeo ở sau lưng, hình như có vật gì đang lóp ngóp bò bên trong. Hiển nhiên là họ tới đây có mục đích. Chàng thấy vậy mừng rỡ vô cùng liền rỉ tai Dương Tiêu:- Chúng ta đã có một bọn giúp sức khá đông rồi.Chàng lại thấy Truyền Công, Chấp Pháp hai trưởng lão, Trưởng Bát Long đầu dẫn Sử Hồng Ngọc đến trước lều trúc của Minh giáo, Truyền Công trưởng lão chấp tay vái chào và nói:- Trương giáo chủ, Kim Mao sư vương bị bắt giữ có liên quan rất lớn với tệ giáo, ngày hôm nay chúng tôi dù có bị hy sinh hết cũng phải bảo vệ cho sư vương được an toàn, một là để đền ơn đức của giáo chủ ngày nọ và chuộc lỗi, hai là để báo thù tuyết hận cho Sử bang chủ, Cái Bang chúng tôi đều xin theo mệnh lệnh của giáo chủ.Vô Kỵ vội đáp lễ và nói:- Tôi không dám.Lời nói của Truyền công chưởng lão rất lớn, hình như cố ý nói cho mọi người nghe vậy. Quần hùng nghe thấy Truyền công trưởng lão nói như vậy đều ngạc nhiên và nghĩ thầm:- Cái Bang với Minh giáo kết thành bè đảng từ bao giờ vậy?Chỉ có một số ít người ẩn cư ra là không rõ, còn đại đa số cũng biết năm nọ Cái Bang có tham dự cuộc đánh Quang Minh đỉnh hai bên đã quyết chiến một trận, sau cùng người của Cái Bang tấn công lên tới Quang Minh đỉnh, chết chóc gần hết. Lúc này Truyền Công trưởng lão lại công nhiên tuyên bố toàn bang xin nghe theo lệnh của Trương Vô Kỵ và còn nói tới để báo hậu cho Sử bang chủ nữa, nên ai cũng thắc mắc không hiểu. Truyền Công trưởng lão nói xong mấy lời đó, các đệ tử của Cái Bang đều lớn tiếng nói:- Chúng tôi xin cung kính nghe theo mệnh lệnh của Trương giáo chủ, dù có phải leo núi cao nhảy vào vạc dầu, cũng không từ chối.Truyền công trưởng lão quay mình lại, lớn tiếng nói tiếp:- Cái bang chúng tôi với Thiếu Lâm xưa nay không có thù oán gì hết. Tệ bang vẫn tôn trọng phái Thiếu Lam là đệ nhất môn phái trong võ lâm, dù có đôi chút hiềm thù, chúng tôi cũng kiềm chế anh em trong bang, không bao giờ dám thất lễ với phái Thiếu Lâm cả. Tệ bang, từ Sử Hỏa Long bang chủ trở xuống rất phục đức cao vọng trọng của bốn vị thần tăng của phái Thiếu Lâm. Bang chủ chúng tôi ẩn cư để dưỡng bệnh, mấy chục năm nay không có lai vãng với ai trên giang hồ, không hiểu sao lại bị cao tăng của phái Thiếu Lâm hạ. ..Y nói tới đây, mọi người đều ngạc nhiên, thất thanh kêu "ủa". Cả Không Trí cũng ngạc nhiên vô cùng. Truyền công trưởng lão lại nói tiếp:- Chúng ta ngày hôm nay tới đây không dám tự cho mình là anh hùng hào kiệt đến dự anh hùng đại hội này. Chúng tôi chỉ yêu cấu Không Văn phương trượng chủ dùm đường sáng cho chúng tôi thôi. Không hiểu cố Sử bang chủ chúng tôi có điều thất lễ gì với Thiếu Lâm mà Thiếu Lâm cao tăng đến tận nơi đuổi tận huyệt, cả phu nhân của chúng tôi cũng bị mất nốt.Không Trí chắp tay lên ngực nói:- A di đà phật. Sử bang chủ không may đã từ trần, ngày hôm nay lão tăng lân đầu tiên nghe tin này. Trưởng lão cứ đổ diệt cho đệ tử tệ bang ra tay hành hung, lão tăng chỉ sợ bên trong có sự hiểu lầm gì chăng? Xin trưởng lão cho biết tình hình lúc bấy giờ ra sao?Truyền công trưởng lão đáp:- Không Văn, Không Trí hai vị đại sư, phật pháp cao siêu chúng tôi đau dám vu khống, chúng tôi chỉ xin đại sư cho mời một vị cao tăng và một tục gia đệ tử của quý phái ra đây đối chất thôi.Không Trí đáp:- Trưởng lão cứ dặn bảo, chúng tôi sẽ tuân lệnh ngay, nhưng chẳng hay trưởng lão muốn ai ra đây đối chất thế?Truyền công trưởng lão đáp:- Dạ.. .Y chỉ nói được một chữ đó, rồi thì mồm đã cứng đơ không sao nói tiếp được. Không Trí thấy vậy giật mình kinh hãi, vội chạy đến gần, nắm luôn cổ tay phải của y, thấy da thị còn nóng mà mạch đã ngưng rồi. Không Trí càng kinh hãi thêm, vội lớn tiếng kêu gọi:- Trưởng lão, trưởng lão. ..Nhưng hòa thượng đã thấy chỗ giữa trán của Truyền công trưởng lão có một điểm đen như đầu câu nhang. Hiển nhiên là đã trúng phải môn ám khí tuyệt độc. Không Trí lại lớn tiếng nói cho quần hùng rõ:- Các vị anh hùng mình giám cho trưởng lão của Cái Bang đã bị trúng ám khí tuyệt độc và đã từ trần rồi, phái Thiếu Lâm chúng tôi nhất định không để cho kẻ nào xử dụng ám khí đó được yên thân.Bang chúng Cái Bang nghe Không Trí nói xong kêu la ầm lên và liền đó có mấy chục người chạy tới canh xác của trưởng lão. Trương bát long đầu vội lấy một cục đá nam châm ra để trên trán của Truyền công trưởng lão hút. Một mũi kim bạc nhỏ như lông dài hơn một tấc đã từ từ bị hút ra. Các trưởng lão của Cái Bang là người rộng kiến thức, biết lời nói của Không Trí là thực, những ám khí âm độc này không phải là của đệ tử của một môn phái danh chính như phái Thiếu Lâm xử dụng. Nhưng ban ngày ban mặt đông đảo mọi người như vậy mà có người ném ám khí tấn công lén như thế, lại không một ai hay biết cả, đủ thấy võ công của người đó cao siêu như thế nào. Chấp Pháp trưởng lão các người đều nghĩ:- Truyền Công trưởng lão đứng hướng về phía Nam, tất nhiên phải từ đó ném tới. Lúc ấy phái đó có ánh sáng mặt trời chói lọi, truyền Công trưởng lão đang tức tối, nên không đề phòng mũi ám khí bé nhỏ này . Các trưởng lão giận dữ, quay mặt về phía sau Không Trí, thấy chín lão tăng của Ðạt Ma Ðường, mình mặc áo cà sa đỏ, hai mắt lim dim, đứng ngay tại đó. Sau chín hòa thượng này lại có từng hàng hòa thượng mặc áo vàng và hòa thượng mặc áo xám, quả thực không biết ai hạ thủ. Nhưng người ném ám khí, thế nào cũng là người của phái Thiếu Lâm, điều đó không còn nghi ngờ gì nữa.Chấp Pháp trưởng lão hai mắt lệ rơi lã chã, lớn tiếng nói:- Không Trí đại sư còn bảo chúng tôi vu oan cho phái Thiếu Lâm nữa thôi. Cứ chuyện trước mắt đây, cũng đủ thấy đại sư còn chối cãi nữa không?Trưởng Bản Long đầu là người rất nóng tính tay cầm chiếc gậy sắt giơ lên và quát bảo:- Ngày hôm nay chúng ta chỉ còn cách thí mạng với phái Thiếu Lâm mà thôi.Y vừa nói dứt, ở trên quảng trường đã có tiếng khí giới kêu loảng xoảng. Hơn một trăm bang chúng của Cái Bang đã nhảy ra giữa quảng trường rồi.Không Trí vẻ mặt rầu rĩ, quay lại nhìn các hòa thượng của phái Thiếu Lâm, từ từ nói:- Bổn chùa từ Ðạt Ma lão tổ ở phía Tây tới, xây dựng cơ nghiệp này, hàng nghìn năm nay các tăng lữ của các đời truyền lại chuyên tâm tụng kinh niệm phật và giữ giới luật, học võ chỉ là để phòng thân, nên mới cùng các anh hùng hào kiệt giang hồ lai vãng. Xưa này không dám làm một việc gì thương luân bại lý cả. Phương trượng sư huynh với tôi đã sớm coi nhẹ chuyện đời, có khi nào lại tái luyến hồng trần.Không Trí nói tới đây, liền trái tay cướp luôn cây thiền trượng của một hòa thượng, thuận tay ném luôn một cái chiếc gậy sắt ấy đã cắm sâu xuống đất mất tích liền. Những người hiểu biết lịch sử của Thiếu Lâm, biết hành động của Không Trí làm như vậy để tỏ rõ câu chuyện trước mắt chỉ có tử chiến mới có thể giải quyết được.Lúc ấy Cái Bang với hòa thượng của Thiếu Lâm hai bên sắp đại chiến với nhau. Quần hùng đều lo âu, nên quên cả khen ngợi Không Trí vì công lực ném gậy sắt của Không Trí ít có người làm nổi. Không Trí đưa mắt nhìn từng mặt hòa thượng rồi từ từ hỏi:- Ai đã phi mũi kim độc đó? Ðại trượng phu dám làm dám chịu, mau ra đây đứng cho ta xem.Ðang lúc ấy Vô Kỵ sực nghĩ ra một kế liền nghĩ thầm:- Năm xưa, mẹ ta giả dạng cha ta, dùng độc trâm giết hòa thượng của chùa Thiếu Lâm, khiến cha mình mang tiếng oan, nhưng kim trâm của Bạch Mi giáo khác thứ kim độc này, tất nhiên chất độc cũng khác nhau. Cứ xem chất độc của kim bạc này, và cái chết của Truyền Công trưởng lão đủ thấy thứ thuốc độc Tâm nhất khiếu của phái Tây Vực, thứ trùng độc này hỗn hợp với máu nóng trong người làm cho trái tim của người ta chỉ nhảy được một cái là ngừng liền. Vì vậy Vô Kỵ biết Sử Hỏa Long bị Viên Chân giết chết và trong bọn hòa thượng này thế nào cũng có đồng bọn của Viên Chân, chúng giết chết Truyền Công trưởng lão là cốt ý không cho y nói tới cái tên Viên Chân. Tuy mắt của chàng rất sắc bén, nhưng vẫn không nhìn ra ai là hung thủ ném mũi kim độc đó.Không Trí nói xong, mấy trăm tên hòa thượng của phái Thiếu Lâm không nói năng gì cả, chỉ một vài tên nói:- A di đà phật, tội nghiệp cho chúng tôi.Trưởng Bản Long Ðầu lớn tiếng nói:- Hung thủ giết Bang chủ là ai, mấy vạn đệ tử của Cái Bang chúng ta đều biết rõ hết. Các người muốn giết người diệt khẩu trừ phi các người giết sạch người của Cái Bang, nhưng chúng ta đã rõ hòa thượng giết người đó chính là Viên Chân...Trưởng Bản Long Ðầu vừa nói đến hai chữ "Viên Chân" thì Trưởng Bát Long Ðầu đã vội phi thân đến trước y đưa chén lên đỡ chỉ nghe thấy một tiếng "koong" rất ghê, cái kim bạc đã nằm gọn trong bát liền. Không hiểu mũi kim bạc từ đâu phi tới, nhưng vì Trưởng Bát Long đầu đã chú ý và phòng bị từ trước, nên khi thấy có anh sáng bạc thấp thoàng liền giơ bát ra đỡ luôn. Chỉ chậm nữa bước là Trưởng Bản Long Ðầu đã chết rồi.Không Trí liền nhảy đến phía sau chín hòa thượng của Ðạt Ma Ðường và lẹ chân đá lão hòa thượng thứ tư đến "bùng" một cái rồi chộp cổ tên hòa thượng ấy, xách hổng lên và nói:- Không Như, thì ra là mi, không ngờ mi là đồng đảng của Viên Chân.Nói xong, thần tăng nắm vạt áo trước ngực, kéo mạnh một cái, chỉ thấy kêu soẹt một tiếng, mảnh áo trước ngực của hòa thượng đó đã rách toang. Chỗ ngang lưng y có một cái ống gang nhỏ ló ra, đầu ống có dùi một lỗ rất bé. Thì ra trong ống đó có lò xo rất mạnh, chỉ bỏ tay vào túi, bấm cái chốt ở trông ống, kim trong ống bắn ra liền. Lúc bắn ám khí, khỏi cần phải giơ tay hay phẩy tay gì hết, nên dù hai người có đứng đối diện nhau và cách mấy thước thôi, cũng không sao biết người ném ám khí giết hại mình là ai.Trưởng Bản Long Ðầu vừa tức giận vừa kinh hãi, liền giơ chiếc gậy sắt quét ngang một cái trúng ngay vào đầu Không Như, sọ tan óc lòi, chết tốt liền. Không Như là một lão tăng cùng vai vế với bốn vị thần tăng tuy không phải là đệ tử đích truyền của phương trượng đời trước, nhưng y là người có võ công và vai vế rất cao ở trong phái Thiếu Lâm. Tuy nhiên, vì bị Không Trí nắm giữ chặt mạch huyệt, không sao cựa quậy được, nên y mới bị Trưởng Bản Long Ðầu đánh chết một cách dễ dàng như vây.Quân hào thấy thế đều kinh hãi, thất thanh kêu la. Không Trí ngẩn người ra, nhìn Trưởng Bản Long Ðầu, vẻ mặt giận giữ và nghĩ thầm:- Tên này lỗ mãng thật, chưa hỏi nếp tẻ gì đã đánh chết người của ta .Trong lúc đang hỗn loạn, bỗng có Huyền Y nữ ni ở ngoài đi vào tay cầm phất trần, lớn tiếng nói:- Chu Chỉ Nhược trưởng môn của phái Nga Mi cùng các môn hạ đệ tử tới đây bái kiến Không Văn phương trượng của chùa Thiếu Lâm.Không Trí để xác Không Như xuống và nói:- Xin mời vào.Thế rồi y lẳng lặng đi ra nghêng đón Chỉ Nhược luôn. Ðạt Ma Ðường chỉ còn có mấy lão tăng, nhưng tám lão tăng đó liền theo Không Trí đi ra bên ngoài. Chúng làm như vừa rồi không có chuyện gì xảy ra vậy. Bốn nữ ni hành lễ xong, rút lui quay mình đi ra, cả bốn khinh công lẹ làng vô cùng. Vô Kỵ thấy Chỉ Nhược tới, hổ thẹn vô cùng, liếc mắt nhìn Triệu Minh, thấy Triệu Minh cũng đưa mắt nhìn chàng. Triệu Minh tỏ vẻ cười, nhưng không phải cười thật, mồm vểnh lên, hình như có vẻ khinh miệt, không hiểu nàng chế nhạo Vô Kỵ hoảng sợ hay chê cười phái Nga Mi làm bộ làm tịch. Các nữ hiệp của phái Nga Mi tới, khác hẳn Cái Bang, phải chờ hòa thượng ra nghênh đón mới chịu vào. Các nữ ni xếp hàng đi vào có chừng tám chín nữ đệ tử đều ăn mặc áo huyền y, già nửa số đã cắt tóc, một nửa là tuổi già và trung niên, còn lại là gái tơ. Các nữ đệ tử đi cách đó hơn trượng, có một thiếu nữ mặc áo xanh, vẻ mặt rất đẹp, từ từ bước vào, người đó chính là Chu Chỉ Nhược, trưởng môn của phái Nga Mi. Vô Kỵ thấy mặt nàng tiều tuỵ hơn trước, trong lòng vừa thương hại vừa hối hận.Ði sau Chỉ Nhược là hơn hai mươi nam đệ tử, mặc áo dài màu huyền người nào cũng nho nhã, chứ không vạm vỡ như các anh hùng của các môn phái khác. Mỗi tên nam đệ tử đều cầm một cái hộp gỗ, hoặc dài hoặc ngắn, hơn trăm đệ tử của phái Nga Mi không đem theo khí giới. Nhưng trong hộp gỗ đó chắc bên trong thế nào cũng có khí giới, nên quần hùng khen ngợi thầm:- Phái Nga Mi rất lịch sự, đem theo khí giới mà không lộ liễu, đó là tỏ ra kính trọng phái Thiếu Lâm. Vô Kỵ chờ các người của phái Nga Mi ngồi xuống rồi mới tiến lên vái chào Chỉ Nhược. Chỉ Nhược nói:- Không dám, Trương giáo chủ hà tất phải đa lễ như vậy. Từ ngày cách biệt tới giờ, vẫn mạnh giỏi đấy chứ?Vô Kỵ trống ngực đập rất mạnh, nói tiếp:- Chỉ Nhược, bữa nọ vì nóng lòng đi cứu nghĩa phụ, nên mới để lỡ ngày đại hội, trong thâm tâm tôi rất băn khoăn.Chàng thấy những nữ đệ tử đứng bên đó, có cả Tĩnh Tuệ mà ngày nọ đã tự chặt cánh tay, chàng liền tiến tới trước mặt nữ ni cô đó, vái chào và nói:- Trương Vô Kỵ rất thất lễ, xin cam tâm chịu để sư cô khiển trách.Nhưng Tĩnh Tuệ né mình không chịu nhận lễ của chàng và cũng không nói nửa lời. Chỉ Nhược liền đỡ lời:- Nghe nói Tạ đại hiệp bị giam giữ ở chùa Thiếu Lâm này, Trương giáo chủ anh hùng cái thế chắc đã cứu được Tạ đại hiệp ra rồi phải không?Vô Kỵ mặt đỏ bừng đáp:- Các cao tăng của phái Thiếu Lâm võ nghệ rất tinh thâm, Minh giáo đã thua mất một trận, ông ngoại tôi không may vì dự trận đấu đó mà bị chết.Chỉ Nhược tiếp lời:- Một đời lão anh hùng như vậy mà mất đi thật đáng tiếc, đáng tiếc.Vô Kỵ thấy nàng ta không tức giận gì cả, liền mừng thầm. Nhưng chàng không biết ý định của nàng ra sao, chỉ thấy mình nói câu nào cũng bị nàng vuốt nhẹ, chàng cảm thấy mất mặt vô cùng, nhưng chàng nghĩ lại bữa nọ khi mình cùng nàng ta kết hôn, trước mặt đông đảo tân khách mà mình đi theo Triệu Minh, không biết lòng nàng khó chịu đến thế nào? Còn khó chịu hơn là mình lúc này nên chàng liền nói tiếp:- Chờ lát nữa tôi ra tay cứu nghĩa phụ, mong Chỉ Nhược nghĩ tời tình cũ nghĩa xưa mà trợ giúp cho.Chàng nói xong câu đó bỗng nghĩ thầm:- Trong nửa năm nay, công lực của Chỉ Nhược tiến bộ rất nhanh, ngày nọ trên hỷ đưởng, Phạm Dao là người tài ba như thế mà chỉ một hiệp đã bị nàng đẩy lui liền. Minh muội học đủ các thế võ công của các môn phái mà suýt bị nàng đánh chết tại chỗ, có lẽ người nào được làm chưởng môn phái Nga Mi, trong phái thế nào cũng có những võ công bí hiểm, bí mật truyền thụ cho, nàng là người thông minh hơn Diệt Tuyệt sư thái, cho nên nàng mới tiến bộ chóng đến thế. Nếu nàng chịu liên tay với ta, có thể phá nổi Kim Cương Phục Ma Khuyên liền. Nghĩ tới đó chàng mừng rỡ vô cùng, liền nói:- Chỉ Nhược, tôi có việc muốn nhờ.Chỉ Nhược vênh mặt lên nói:- Trương giáo chủ, xin hãy tự trọng một chút. Chúng ta nam nữ thọ thọ bất thân đừng xưng hô như ngày trước nữa.Noi xong, nàng giơ tay về phía sau vẫy một cái và lên tiếng gọi:- Thanh Thư, anh lại đây, đem chuyện của chúng ta cho Trương giáo chủ hay đi.Chỉ thấy một người mặt đầy râu, bước ra vái chào và nói:- Trương giáo chủ vẫn mạnh giỏi đấy chứ?Vô Kỵ nghe tiếng nói chính là Thanh Thư mà nhìn mãi mới nhận ra y. Thì ra y đã hóa trang thành một ông già vừa xấu vừa thô lỗ để che lấp bộ mặt thực của mình. Vô Kỵ liền chắp tay chào và nói:- Thế ra là Tống sư ca, Tống sư ca vẫn mạnh giỏi đấy chứ?Thanh Thư mỉm cười đáp:- Thật ra còn phải cảm ơn Trương giáo chủ mới phải. Ngày nọ Trương giáo chủ làm lễ thành hôn với nội tử mà lâm thời không thay lòng đổi dạ.. .Vô Kỵ nghe thấy nói "thành hôn với nội tử" năm chữ, liền giật mình kinh hãi vội hỏi lại:- Sư ca nói gì thế?Thanh Thư đáp:- Cám ơn Trương giáo chủ đã tác thành cuộc nhân duyên của chúng tôi.Ðột nhiên Vô Kỵ nghĩ tới lời nói của Chỉ Nhược đêm hôm tự sát, nàng bảo nàng bị bắt tới Cái Bang thì bị Thanh Thư hãm hiếp trong ngục đã có nghiệp thai. Nghĩ như vậy chàng tựa như năm cái sét cùng đánh vào đỉnh đầu một lúc, mắt chàng bị hoa, tai ù, nên chàng không nghe thấy và trông thấy gì. Một lát sau chàng mới cảm thấy có người nắm lấy cánh tay mình và nói:- Giáo chủ, mời giáo chủ trở về đi.Vô Kỵ định thần liếc mắt nhìn mới hay người đó là Hàn Lâm Nhi. Chàng thấy Lâm Nhi tỏ vẻ đau đớn, hậm hực và nói với Chỉ Nhược rằng:- Chu cô nương, giáo chủ là một bậc anh hùng đại nhân, đại nghĩa, câu chuyện hiểu lầm ngày hôm đó cô nương không chờ giáo chủ giải quyết đã vội lấy người... cái người... hừ...Y định mắng Thanh Thư vài câu, nhưng vì nể Chỉ Nhược đành phải ngậm lời và chịu nhịn. Ðối với Triệu Minh, Vô Kỵ tuy rất yêu nhưng từ trước tới nay, chàng cảm thấy mình đã có hôn ước với Chỉ Nhược rồi, ngày hôm đó vì vội cứu nghĩa phụ nên bắt buộc phải mang theo Triệu Minh đi. Chàng đoán chắc Chỉ Nhược là người nhu hòa hiền hậu, chỉ cần giải thích cho nàng hay và xin lỗi vài câu thế nào cũng được nàng lượng thứ liền. Ngờ đâu, sau cơn giận dữ, nàng lại lấy ngay Thanh Thư như thế. Lúc này trong lòng chàng đau đớn còn hơn cả lúc bị nàng ta đâm trúng một kiếm ở trên Quang Minh đỉnh.Chàng quay đầu lại chỉ thấy Chỉ Nhược giơ chiếc tay nõn nà như ngọc, vẫy gọi Thanh Thư. Chàng thấy Thanh Thư rất đắc chí, đi đến cạnh nàng ngồi xuống, vẻ mặt như cười mà không phải là cười, rồi nhìn Vô Kỵ nói:- Ngày hôm nay chúng tôi thành hôn không gửi thiếp mời ai hết, chỉ có đồng môn Nga Mi đến mừng thôi, đễ bữa khác tôi xin mời giáo chủ thay vào bữa rượu mừng đó vậy.Vô Kỵ định nói câu cám ơn, nhưng không sao thốt ra lời được. Lâm Nhi vội kéo tay chàng và nói:- Giáo chủ đừng lý tới những hạng người như thế nữa.Thanh Thư cười ha hả và nói tiếp:- Còn đại ca họ Hàn kia, bữa rượu đó thế nào tôi cũng mời cả đại ca đến cùng cho vui.Lâm Nhi nhổ một đống nước bọt xuống đất, hậm hực đáp:- Ta uống ba lu nước đái ngựa còn hơn là uống thứ rượu xui xẻo đến chết người được của ngươi.Vô Kỵ biết tính Lâm Nhi rất cương trực, nếu để cho chàng cãi vã trước chỗ đông đảo thế này không tiện, cho nên thở dài một tiếng rồi kéo tay Lâm Nhi trở về lều của Minh giáo. Lúc ấy, Trưởng Bản Long Ðầu của Cái Bang, mồm thì quát tháo và tay thì đang đấu với một hòa thượng của chùa Thiếu Lâm rất kịch liệt. Vô Kỵ nói chuyện với Chỉ Nhược cùng Thanh Thư trước lều trúc của phái Nga Mi tại phía Tây Bắc, ba người đều nói rất khẽ nên không ai chú ý đến, vả lại tất cả đều đang xem trận đấu giữa Cái Bang và Thiếu Lâm nên không ai chú ý đến hành động của Vô Kỵ cả. Về tới chỗ ngồi Vô Kỵ trong lòng bực tức vô cùng. Chàng nghe thấy hòa thượng mặc áo cà sa đỏ nói:- Ta đã nói Viên Chân sư huynh với Trần Hữu Lượng đều không có trong bổn chùa, quý bang nhất định không tin sao? Truyền Công trưởng lão của quý bang không may bị thiệt mạng thì Không Như sư thúc của tệ phái cũng đã thường mạng lại rồi, vậy quý bang còn muốn gì nữa.Trưởng Bản Long Ðầu đáp:- Ngươi nói Viên Chân với Hữu Lượng không có ở trong chùa như vậy ai có thể tin được, trừ phi để cho chúng ta khám chùa một lượt đã.Hòa thượng của Thiếu Lâm cười nhạt nói:- Các hạ muốn khám chùa Thiếu Lâm thì quả thật hơi ngông cuồng một chút, một Cái Bang nho nhỏ làm gì có đủ tài ba như thế.Trưởng Bản Long Ðầu càng tức giận thêm và nói tiếp:- Ngươi khinh Cái Bang ta như vậy, để ta lãnh giáo tài ba của ngươi trước.Hòa thượng chùa Thiếu Lâm lại nói:- Từ xưa tới nay giờ ngót một nghìn năm đã không biết bao nhiêu anh hùng hào kiệt giáng lâm chùa Thiếu Lâm này, tuy người của tệ phái đều là những kẻ giá áo túi cơm thật, nhưng nhờ được lão tổ từ bi, nên chùa Thiếu Lâm chưa bị ai thiêu hủy hết.Hai người càng cãi nhau càng hăng, sắp sửa ra tay đấu với nhau, Không Trí ngồi cạnh đó cũng không can thiệp gì hết. Tư Ðồ Thiên Chung bỗng dùng giọng nửa đực nửa cái, nghe rất quái dị, lên tiếng nói:- Ngày hôm nay các anh hùng thiên hạ đề tựu ở chùa Thiếu Lâm, có người từ hàng nghìn dặm xa xôi đến, chẳng lẽ chỉ để xem Cái Bang báo thù thôi hay sao?Xuyên Ðông lão anh hùng Hạ Trụ liền lớn tiếng xen lời:- Phải. Cái Bang với Thiếu Lâm muốn cãi nhau như thế nào, chúng tôi không cần lý tới, nhưng hãy dẹp sang một bên đi đã rồi sau này hai bên thanh toán với nhau cũng chưa muộn, bây giờ chúng ta hãy xử trí gian tặc Tạ Tốn trước.Trưởng Bản Long Ðầu nghe nói nổi giận hỏi lại:- Người này đứng có ăn nói bậy như thế. Kim Mao Sư Vương Tạ đại hiệp là một trong Tứ đại hộ giáo Pháp Vương của Minh giáo, tại sao ngươi cứ gọi là gian tặc hoài như thế?Hạ Trụ tiếng nói kêu như tiếng chuông đáp:- Ngươi sợ Minh giáo, ta không sợ Minh giáo, trong ma giáo có những kẻ còn khốn nạn hơn heo chó, những gian tặc lòng lang phổi chó như thế mà ngươi cũng tôn là anh hùng hiệp sĩ sao?Dương Tiêu lướt người ra giữa quảng trường, chắp tay vái chào một vòng rồi nói:- Tại hạ Quang Minh Tả Sứ của Minh Giáo, có một lời này muốn nói cùng tất cả anh hùng trên thiên hạ. Năm xưa Sư Vương của tệ giáo giết hại những người vô tội, như thế quả thật là không nên không phải.Hạ Trụ lại hỏi:- Hừ, những người bị y giết rồi, liệu có thể sống lại nhờ vài lời nói khéo léo của ngươi không?Dương Tiêu nghênh ngang đáp:- Chúng ta sống ở trên giang hồ giờ phút nào cũng đều nguy hiểm hết, được sống tới ngày hôm nay, người nào chả giết qua một vài người, người tài ba kém hơn một chút, nếu giết một người nào mà cũng phải đền mạng thì.. hì hì... thì mấy ngàn vị anh hùng ở đây chắc chỉ còn lại một số ít người thôi. Hạ lão anh hùng, trong đời anh hùng chắc chưa hề giết qua một ai bao giờ phải không?
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 95
So Tài Tỷ Võ
Lời nói ấy của Dương Tiêu khiến Hạ Trụ không sao trả lời được. Lúc ấy thiên hạ đại loạn, bốn phương đều thiếu an ninh, người võ lâm đi lại giang hồ, nếu không giết người thì bị người giết liền. Dù người khéo giữ bản thân đến đâu cũng khó mà tay không dính máu, chỉ có hòa thượng của phái Thiếu Lâm ni cô của phái Nga Mi thì may ra mới tránh khỏi dính máu tanh hôi ấy thôi. Hạ Trụ tính tình nóng nảy giết người không biết bao nhiêu mà kể, sau khi nghe Dương Tiêu hỏi như vậy, y không sao trả lời được, ngẩn người ra giây lát rồi đáp:Những người gian ác thì phải nên giết, người tử tế thì không nên giết. Tạ Tốn cũng như các ma đầu của Minh giáo chuyên môn làm những việc luân thường hại lý, ta chỉ hận không chém giết chúng thành ngàn ngàn mảnh để ăn thịt và lột da chúng ra, họ Dương kia, chắc ngươi cũng không phải người hiền lành tử tế gì đâu.Tuy biết trong Minh giáo có rất nhiều nhân vật lợi hại, nhưng y nghĩ tới những người dự đại hội hôm nay đa số là kẻ thù Minh giáo, bên mình người đông, đối phương thế cô, mình đã định giết Tạ Tốn để trả thù cho người em thì thế nào cũng quyết chiến với Minh giáo một phen, vì vậy mà y ăn nói không nể nang là thế. Bên lều trúc của Minh giáo bỗng có một người nói tiếng rất bén nhọn vọng ra, hỏi:Hạ Trụ, ngươi bảo ta là người hung ác có phải không?Hạ Trụ đưa mắt nhìn sang bên đó, thấy người lên tiếng hỏi mình mồm nhọn má hõm, mặt nhợt nhạt như không có sắc máu, liền quát hỏi:Ta không biết ngươi là ai, nếu ngươi là người trong Ma giáo tất nhiên không phải là người hiền lành rồi.Tư Mã Thiên Chung liền xen lòi nói:- Hạ huynh không biết vị ấy hay sao? Vị ấy là Thanh Dực Bức Vương, một trong bốn đại hộ giáo pháp vương của Minh giáo đấy.Hạ Trụ lại tiếp:- Hừ, hừ con quỉ hút máu.Ðột nhiên quần hùng bỗng thấy hoa mắt một cái, đã thấy Vi Nhất Tiếu lướt tới trước mặt Hạ Trụ. Hai người cách nhau mười mấy trượng, khong hiểu Nhất Tiếu đi thế nào mà chỉ chớp mắt đã tới trước mặt đối phương liền. Nhất Tiếu giơ tay lên tát luôn vào má Hạ Trụ bốn cái, rồi điểm luôn vào yếu huyệt ở dưới bụng đối phương liền. Võ công của Hạ Trụ không phải tầm thường, nếu đôi bên đấu võ công với nhau thực sự, thì Nhất Tiếu phải đấu hơn năm mươi hiệp mới thắng nổi Hạ Trụ. Nhưng vì khinh công của y quá nhanh, không khác gì điện chớp, rồi nhân lúc đối phương không kịp trở tay mà tấn công luôn, nên Hạ Trụ mới bị Nhất Tiếu điểm trúng yếu huyệt. Quần hùng thấy vậy đều kinh hãi thất thanh kêu la.Lại thấy trong lều trúc của Minh giáo có một cái bóng trắng lướt ra, thân pháp của bóng trắng này tuy không nhanh bằng Nhất Tiếu, nhưng ít ai bằng được. Cái bóng trắng đó vừa lướt tới trước mặt Hạ Trụ, đã giơ ngay một cái túi vải lên, úp chụp vào đầu đối thủ ngay và vác lên vai, lúc bấy giờ quần hùng mới thấy rõ đó là một tăng nhân, cười hì hì, mà y chính là hòa thượng túi vải, tên là Nói Không Ðược.Thì ra Nhất Tiếu tấn công lén mà thành công, thuận tay điểm huyệt luôn. Nói Không Ðược liền dùng túi vải chụp vào người kẻ địch, lúc ấy đối thủ không còn đủ sức chống đỡ nữa. Nói Không Ðược liền vừa cười vừa nói:- Ðồ tốt, mi là đồ tốt, hòa thượng vác mi về nhà để nấu ăn dần.Tuy y vác một người trên vai mà chân cũng nhanh vô cùng, chỉ thoáng một cái đã trở về lều trúc liền. Tấn kịch đó mở màn rất chóng và hạ màn cũng rất nhanh, bên cạnh Hạ Trụ tuy có hơn mười mấy người bạn thân cùng các đồ đệ, nhưng ai ai cũng không kịp ra tay cứu viện. Chờ tới khi Nhất Tiếu và Nói Không Ðược về tới chỗ ngồi mới rút được khí giới ra, vội đi tới trước lều trúc Minh giáo lớn tiếng quát tháo và bảo Nói Không Ðược thả Hạ Trụ lại cho chúng.Nói Không Ðược mở miệng túi vải ra vừa cười vừa trả lời:- Các ngươi mau trở về yên ổn ngồi xuống, chờ đại hội kết thúc ta tha y liền. Nếu các ngươi không nghe lời, hòa thượng này sẽ phóng ngay nước tiểu vào trong túi cho tên này uống liền, các ngươi có tin không?Y một mặt nói, một mặt giả bộ vén quần. Mười mấy người nọ thấy vậy tức đến mặt đỏ bừng, nhưng chúng nghĩ đến người của Minh giáo, cái gì cũng dám làm hết, và da nói là làm cho kỳ được, nên chúng biết thị lực để cướp người không sao làm nổi, nếu tặc hòa thượng phóng uế vào đầu, Hạ Trụ sẽ tự tử mất. Vì vậy chúng trố mắt lên nhìn nhau một hồi, rồi bất đắc dĩ rầu rĩ quay về chỗ ngồi.Quần hùng thấy vậy cũng ngạc nhiên và buồn cười vô cùng. Lúc lên núi, tên nào tên nấy cũng cao hứng vô cùng, chỉ muốn xem Tạ Tốn bị giết như thế nào. Lúc náy thấy thân thủ của hai hào kiệt Minh giáo lợi hại như vậy, mọi người mới nhận thấy buổi đại hội hôm nay rất hung hiểm, dù có giết được Tạ Tốn trên quảng trường thế nào cũng đẫm máu, xác nằm ngổn ngang chứ không sai.Tư Mã Thiên Chung tay trái cầm một chén rượu, tay phải cầm một cái hồ lô, loạng choạng đi tới giữa quảng trường và nói:- Ngày hôm nay thực là vui vẻ lắm, có người muốn giết Tạ Tốn, có người muốn cứu Tạ Tốn, nhưng hãy xét lại Tạ Tốn có ở trong chùa Thiếu Lâm này không, đó mới là một nghi vấn. Không Trí đại sư này, theo tôi đại sư nên mời Kim Mao Sư Vương ra đây cho mọi người thấy mặt đã. Rồi đôi bên muốn cứu muốn giết mới đem tài ba chân thực đấu với nhau một phen, như vậy mới hứng thú chứ.Thiên Chung nói xong, có già nửa số quần hùng vỗ tay khen phải, Dương Tiêu thấy vậy nghĩ thầm:- Tạ Sư Vương nhiều oan gia quá, dù Minh Giáo với Cái Bang có liên tay cũng không chống cự nổi với thiên hạ anh hùng. Chi bằng ta đưa đao Ðồ Long ra làm mục tiêu, để cho cục diện biến thánh cuộc tranh cướp thanh đao đó .Nghĩ đoạn, y liền lớn tiếng hỏi:- Các vị anh hùng ngày hôm nay tụ tập ở chùa Thiếu Lâm, một là vì có ân oán với Tạ Sư Vương, hai là hì hì, chắc muốn được kiến thức thanh đao Ðồ Long phải không? Nếu theo lời Tư Mã thiền sư vừa nói thì tất cả chúng ta gây hỗn chiến một phen, như vậy bảo vật đó sẽ về ai?Quần hùng nghe thấy Dương Tiêu nói cũng có lý, trong mấy nghìn người đó chính thức có thù với Tạ Tốn chỉ hơn trăm người thôi. Còn những người khác ai ai cũng nghĩ đến bốn chữ võ lâm chí tôn, thấy Dương Tiêu nói như thế, người nào cũng động lòng liền. Một ông già râu đen đứng dậy nói:- Ðao Ðồ Long hiện giờ ở trong tai ai? Xin Dương Tả Sứ cho chúng tôi được biết?Dương Tiêu đáp:- Ðiều này không rõ lắm, đang muốn thỉnh giáo Không Trí thiền sư đây.Không Trí lắc đầu không nói năng gì cả, quần hùng thấy vậy đều bất mãn vô cùng và nghĩ thầm:- Phải Thiếu Lâm là chủ nhân của đại hội mà Không Văn phương trượng lâm thời cáo ốm không ra, còn Không Trí thần tăng lại có bộ mặt lầm lì, không biết định giở trò gì đây.Một đại hán tuổi trạc trung niên, đứng dậy xen lời nói:- Không Trí thiền sư mà không biết như vậy, Tạ Sư Vương thế nào cũng biết.Bây giờ chúng tôi xin mời Kim Mao Sư Vương ra đây để hỏi ông ta xem: bảo đao đó ở đâu, rồi chúng ta so tài với nhau, xem ai là người có võ công cao nhất thiên hạ, tất nhiên người đó là võ lâm chí tôn. Bất cứ thanh đao đó ở trong tay ai cũng phải trao cho người võ lâm chí tôn đó. Theo tôi nói, thì tất cả chúng ta đây phải bàn định một chương trình trước để lúc đó khỏi tranh chấp. Nếu ai không phục, quần hùng sẽ quay lại tấn công người đó. Chẳng hay quý vị nghĩ sao?Vô Kỵ nhận thấy người lên tiếng nói đó chính là một trong ba tay cao thủ phái Thanh Hải mà chàng đã thấy vây đánh lão hòa thượng ở trên núi Hậu Sơn bữa nọ. Thiên Chung lại lên tiếng nói:- Như vậy là đả lôi đài phải không? Theo ý tôi đấu như thế có vẻ không xong.Người thiếu niên mặc áo bào màu vàng, lạnh lùng hỏi lại:- Sao lại không xong, theo ý các hạ thì không nên đấu võ mà nên đua uống rượu phải không? Người nào uống nghìn ly không say hoặc người nào say không chết sẽ là võ lâm chí tôn phải không?Mọi người nghe chàng ta nói vậy thì cười ồ, trong đám đông có người dùng giọng rất quái dị nói:- Như vậy còn đấu cái gì nữa, võ lâm chí tôn tất nhiên Tư Mã tiên sinh con người say không chết rồi.Thiên Chung rót đầy một chén rượu, uống một hơi cạn luôn rồi đứng đắn trả lời:- Không dám, không dám, nếu nói đến võ lâm chí tôn, tôi Tuý bất Tử hoặc giả còn ba thành hy vọng, bốn chữ võ lâm chí tôn ấy, ha ha, không dám, tôi không dám.Y quay đầu về phía đại hán mặc áo vàng và nói tiếp:- Các hạ đã đề nghị như vậy, tất nhiên võ học của các hạ phải siêu phàm nhập thánh, tại hạ mắt kém, không biết quý tính danh là chi ?Theo giọng nói của y thì hình như võ công của y còn cao hơn đối phương nhiều. Thiên Chung chếch đầu nghĩ ngợi một hồi rồi nói tiếp:- Có phải ngài là người của phái Thanh Hải không?Người nọ trả lời:- Tại hạ là Diệp Trường Thanh của phái Thanh Hải, nhưng tài ba uống rượu với làm trò hề thì không sao bằng các hạ được.Mọi người thấy Thiên Chung làm trò hề trước mặt chàng nọ liền nghĩ thầm:- Thiên Chung táo gan thật, dám khinh thường phái Thanh Hải như thế, không hiểu phái sau lưng y có ai đỡ đầu cho? Hay là y có thù với phái Thanh Hải chăng? Sự thật Thiên Chung chỉ có một thân một mình chứ không có ai đỡ đầu hết và y cũng không có thù hằn với phái Thanh Hải, y chỉ có tính ngông cuồng thích nói bông nói đùa thôi, trong đời y vì thế mà bị người ta đánh đập rất nhiều, nhưng vẫn không sao thay đổi được tính nết. Trưởng Thanh là người giận ai không bao giờ lộ ra ngoài mặt. Y thấy Thiên Chung vô lễ với mình như vậy định hạ sát cho bõ ghét, nên y liền hỏi:- Các hạ đã nói cuộc tỷ võ không xong, mà đua rượu thì các hạ là người vô địch thiên hạ, vậy thì biết làm sao bây giờ, vậy các hạ phải phát biểu ý kiến đi.Thiên Chung đáp:- Nói bảo uống rượu vô địch thiên hạ, việc này có phải dễ đâu, thiết nghĩ năm xưa tôi ở phủ Tế Nam...Y còn đang thao thao bất tuyệt nói tiếp, bỗng trong đám đông có tiếng người quát bảo:- Thằng uống say không chết kia đừng có dở trò điên khùng ra nữa, không có ai có thì giờ nghe mi nói lếu láo đâu.Lại có người thứ hai cũng lên tiếng:- Chẳng hay việc Tạ Tốn sẽ giải quyết ra sao và Ðồ Long đao thế nào?Lại có người thứ ba xen lời:- Không Trí thiền sư là chủ nhân của đại hội hôm nay, bảo chúng tôi cứ chờ đợi hòai như thế này làm chi? Thế là nghĩa lý gì?Tiếng người nói càng ngày càng nhiều, càng ồn ào thêm, Thiên Chung lại lớn tiếng nói tiếp:- Sở lão đại Hắc Phong của Giang Lăng kia, khỏi cầ phải nóng nảy như thế, Hắc Sa chưởng của ngươi tuy lợi hại thật, nhưng chưa có thể đánh khắp thiên hạ mà không địch thủ, còn anh em họ Hỗu ở Hộ Bá Dương cũng vậy, các ngươi đừng tưởng bơi lội giỏi mà xưng hùng xưng bá đâu, phải biết Tạ Sư Vương bơi lội cũng không kém gì võ công ở trên đường bộ, huống hồ người ta còn một vị Tía Sam Long Vương chưa ra mặt, hừ hừ, cá hỏa long bằng sao được rồng chúa. Còn Ngô Tam Lang ở Thanh Dương Sơn, ngươi chỉ biết dùng kiếm thôi, xử dụng sao nổi Ðồ Long Ðao mà la om sòm như vậy làm chi?Tuy lời nói của Thiên Chung điên điên rồ rồ thật, nhưng y là người rất giàu kiến thức mà tai thì thính lắm, ai nói gì y cũng nghe được hết và còn biết được người nào nói nữa, không sai một tí nào. Quần hùng thấy vậy cũng phải khen y là người thông minh và nhớ dai lắm. Một tăng nhân ở Ðạt Ma Ðường ở phía sau Không Trí, liền đứng dậy nói:- Phái Thiếu Lâm chúng tôi tuy là chủ nhân thực, nhưng không may Không Văn phương trượng đột nhiên đau yếu, nên không có người chủ trì đại hội, quý vị phải chê cười như vậy. Tạ Tốn với đao Ðồ Long tuy là hai việc, nhưng kể như một có thể giải quyết cùng lúc cũng được, theo ý lão tăng thì vừa rồi Diệp thí chủ của phái Thanh Hải nói rất có lý. Quý vị dự đại hội đều là anh tài hết, chỉ cân mỗi người biểu diễn một pho võ công. Sau cùng vị nào tài ba siêu việt nhất, người đó sẽ được xử lý việc Tạ Tốn và giữ đao Ðồ Long. Như vậy quần hùng sẽ đều qui phục vị đóù, như vậy chả hơn là cứ cãi vã suông như thế này sao?Vô Kỵ hỏi Bành Doanh Ngọc hòa thượng đang nói chuyện đó là ai? Doanh Ngọc lắc đầu đáp:- Thuộc hạ không biết, tăng nhân này chưa hề tham dự vây đánh Quang Minh đỉnh chúng ta và cũng không bị quận chúa bắt giam vào chùa Vạn pháp, nhưng y dám cướp lời của Không Trí như thế, đủ thấy địa vị ở trong chùa không đến nỗi thấp kém.Triệu Minh khẽ nói:- Có lẽ người này ở trong đãng của Viên Chân, mà theo sự ước đoán của tôi thì hiện giờ Không Văn đại sư đã lọt vào tay của Viên Chân rồi, mà Không Trí thì bị bọn phản đồ kiềm chế, cho nên trông mặt y mới có vẻ thất thần và chán nản như thế.Vô Kỵ nghe nói rùng mình một cái và hỏi tiếp:- Bành sư phụ nghĩ sao ?Doanh Ngọc đáp:- Quận chúa đoán rất có lý, nhưng cao thủ chùa Thiếu Lâm còn nhiều lắm mà Viên Chân dám phạm thượng làm loạn như vậy đủ thấy y táo gan biết bao.Vô Kỵ lại tiếp:- Viên Chân bố trí đã lâu, lần đầu tiên y muốn phá tan bổn giáo, lần thứ hai y muốn khống chết Cái Bang, nhưng hai lần y đều thất bại, lần này y muốn làm trưởng môn phương trượng của phái Thiếu Lâm.Triệu Minh lại nói:- Không những làm chưởng môn phương trượng mà thôi.Vô Kỵ lại hỏi:- Thế còn võ lâm chí tôn ? Như vậy chả cao hơn là trưởng môn của phái Thiếu Lâm hay sao ?Triệu Minh đáp:- Vô Kỵ đại ca, chị Chỉ Nhược lấy người khác, đại ca như kẻ mất hồn mất vía, không còn nghĩ ngợi được gì nữa.Vô Kỵ nghe Triệu Minh nói như vậy, mặt đỏ bừng và nghĩ thầm:- Vô Kỵ, ngươi mải nghĩ đến tình nữ nhi mà quên cả chuyện lớn của nghĩa phụ đi .Thế rồi chàng định lại tâm thần và suy nghĩ:- Viên Chân là kẻ đa mưu túc trí, hiển nhiên cuộc đại hội anh hùng hôm nay là do một mình y tạo nên. Chắc bên trong cũng có gian mưu gì đây. Nghĩ đoạn, chàng liền lên tiếng hỏi Triệu Minh:- Minh muội thử đoán xem Viên Chân còn có quỷ kế gì nữa không ?Triệu Minh đáp:- Viên Chân là người rất thâm độc và nhiều mưu kế...Chu Ðiên đứng cạnh thấy hai người nói khẽ với nhau, không sao nhịn được liền xen lời nói:- Quận chúa nương nương mưu trí cũng không thua Viên Chân đâu.Triệu Minh vừa cười vừa đáp:- Chu huynh quá khen đấy thôi.Chu Ðiên lại nói tiếp:- Không phải quá khen đâu.Triệu Minh vừa cười vừa xen lời:- Vô Kỵ đại ca, nếu nói đến võ công thì trên đời này không ai có thể bằng được đại ca nữa. Tất nhiên Viên Chân cũng biết rõ điều đó, y không dại gì lại bày đặt quần hùng đại hội này để cho đại ca đắc thắng quần hùng, trở nên võ lâm chí tôn, rồi hiến Tạ đại hiệp và đao Ðồ Long cho đại ca.Vô Kỵ, Doanh Ngọc và Chu Ðiên ba người cũng gật đầu, đồng hỏi:- Thế quận chúa đã đoán y có quỷ kế gì?Lúc ấy Dương Tiêu trở về, ngồi cạnh Vô Kỵ xen lời nói:- Tôi cũng nghĩ như vậy, phen này gian mưu của tên Viên Chân rất lớn.Chu Ðiên lại nhịn không được, lên tiếng hỏi luôn:- Viên Chân là kẻ thù của bổn giáo, quận chúa kia cũng là kẻ thù của bổn giáo, Viên Chân tên ấy đa mưu túc kế thì quận chúa cũng nhiều quỷ kế, vậy hai người đâu có kém gì nhau đâu.Dương Tiêu liền quát mắng:- Ngươi lại điên điên rồ rồ, nói những chuyện phiếm ấy ra làm chi?Triệu Minh vội đỡ lời:- Chu tiên sinh nói rất có lý, nếu tôi là Viên Chân thì tôi phải đặt mưu kế? ừ, thứ nhất, tôi khuyên Không Văn phương trượng phát thiếp mời anh hùng thiên hạ tới chùa Thiếu Lâm này chắc quý vị cũng biết, Không Văn phương trượng là người rất tinh thâm về phật pháp, lại hiền từ, ưa chuộng hòa bình. Xưa nay đại sư không thích nhiều sự, nhưng tôi chỉ cần nhắc lại cái chết của Không Kiến và Không Tính, hai vị thần tăng, thế là phương trượng của chùa Thiếu Lâm sẽ nhớ tình sư huynh sư đệ, tất nhiên phải nhận lời. Hơn nữa, nếu chùa Thiếu Lâm giết chết Tạ đại hiệp thì phái Thiếu Lâm với Minh giáo lại càng thù nhau thêm. Với lực lượng của phái Thiếu Lâm, chưa chắc chống đỡ nổi Minh giáo nhưng kéo anh hùng thiên hạ ra gánh vác trách nhiệm đó thì Minh giáo đâu dám đối địch với mấy ngàn hảo hán như thế?Mọi người nghe nói đều gật đầu, Triệu Minh lại tiếp:- Khi đại hội anh hùng đã tổ chức thành, nếu tôi là Viên Chân, tôi chả cần lộ mặt làm chi, bảo người đem Tạ đại hiệp với đao Ðồ Long ra làm mồi để cổ võ quần hùng tự tàn sát lẫn nhau. Minh giáo thế nào cũng là kẻ địch của quần hùng, đấu đến sau cùng, bất cứ bên nào thắng bại, cao thủ của Minh giáo ít nhất cũng phải tổn thất già phân nửa, số còn lại thì nguyên khí đã tổn thương rất lớn.Vô Kỵ vội đỡ lời:- Chính thế, tôi cũng đã nghĩ đến thế này, nhưng ơn của nghĩa phụ nặng như Thái Sơn, khi nào tôi chịu ngồi yên mà không ra tay cứu. Hà, chúng ta lên núi có vài ngày thôi, ông ngoại đã từ trần, thế nào Viên Chân núp trong bóng tối cũng vỗ tay khoái chí.Triệu Minh lại tiếp:- Dù sao đến cuối cùng, người được tên võ lâm chí tôn cũng về Trương giáo chủ. Thế rồi hòa thượng Thiếu Lâm sẽ nói tài ba của Trương giáo chủ đã lấn át được quần hùng, thật đáng kính đáng mừng, rồi họ giao Tạ đại hiệp cho Trương giáo chủ, mời giáo chủ lên đỉnh núi ở phía sau chùa để nghênh đón. Thế là tất cả mọi người đều lên đỉnh núi. Lúc ấy, Trương giáo chủ phải một mình đánh phá Kim Cương Phục Ma Khuyên. Nếu có người khác ra trợ giúp, thì đồng đảng của Viên Chân liền nói ngay "Chỉ có một mình Trương giáo chủ là đánh bại quần hùng thôi, không có liên quan gì đến người khác hết, các hạ hãy đứng sang một bên thì hơn". Trương giáo chủ đã cướp được cái tên võ công đệ nhất thiên hạ, dù không mang thương tích trong người, nhưng tiêu hao nội lực và thân công rất nhiều. Như vậy lúc ấy giáo chủ còn địch sao nổi ba hòa thượng kia nữa. Kết quả vẫn không cứu được Tạ đại hiệp, mà mình thì bị đánh chết dưới gốc ba cây thông đó. Thế là chỉ có trăng trong gió mát làm bạn với cái xác nhất thời của đại hiệp Trương Vô Kỵ thôi, như vậy kế của tôi không linh diệu lắm sao?Mọi người nghe tới đây đều biến sắc và nghĩ thầm:- Viên Chân độc ác và gian xảo thật, y biết Vô Kỵ dù có hy sinh tính mạng cũng phải cứu được Tạ Tốn và biết rõ Minh giáo dù có phải vượt núi cao, bể lửa cũng phải nghiến răng xông tới .Triệu Minh thở dài một tiếng rồi tiếp:- Như vậy Minh giáo đã tan vỡ, Viên Chân lại xử dụng gian kế, đầu độc cho Không Văn từ trần và đổ tội cho Không Trí đại sư. Việc này dễ lắm, y chỉ cần tạo rmột ít bằng cớ cụ thể là tăng chúng của chùa Thiếu Lâm tin ngay. Rồi đồng đảng của y lại hết sức đưa y ra thế là y được làm phương trượng một cách dễ dàng và y sẽ ra lệnh quần hùng vây đánh Minh giáo ngay. Lúc bấy giờ nếu đao Ðồ Long không xuất hiện thì thôi, khi đao đó đã xuất hiện người thiên hạ ai ai cũng hay biết thì bảo đao đó phải về tay Viên Chân thần tăng phương trượng của phái Thiếu Lâm. Chủ nhân của bảo đao đó, nếu không đem than bảo đao hiến cho người được tiếng là võ công cao siêu số một thiên hạ thì chủ nhân của thanh đao đó e sẽ toi mạng liền.Chu Ðiên nghe đến đó, vỗ đùi kêu đét một tiếng và nói:- Phải đấy, phải đấy, đúng là gian kế của y đấy.Vì tiếng nói của Chu Ðiên quá lớn, nên ai nấy đều quay mặt nhìn về Minh giáo. Thiên Chung liền hỏi:- Gian mưu gì thế, có thể cho lão phu nghe không?Chu Ðiên đáp:- Chuyện này không thể nói cho ai nghe được, lão phu nhất tâm khiêu khích ly gián để cho anh hùng thiên hạ tàn sát lẫn nhau. Nếu ta nói câu chuyện này ra thì gian mưu đó không còn nữa.Thiên Chung nghe nói liền hỏi tiếp:- Hay lắm, hay lắm ai chả biết là khiêu khích ly gián. Nhưng nội dung ra sao có thể nói cho lão phu hay được không?Chu Ðiên lớn tiếng đáp:- Ta giả bộ nói Ðồ Long đao ở trong tay lão tử đây, võ công ai cao cường nhất ta sẽ tặng đao Ðồ Long cho...Thiên Chung vội la lớn:- Diệu kế hay, âm mưu giỏi, như vậy rồi sao nữa?Triệu Minh cùng Vô Kỵ nhìn nhau một cái, liền nghĩ thầm:- Tên ma men này với chúng ta vô thân vô cố mà hình như y có vẻ về phe chúng ta.Chu Ðiên lại lớn tiếng nói tiếp:- Ngươi thử nghĩ xem đã bảo con đao Ðồ Long là bảo đao chí tôn, ai mà chả muốn đem toàn lực ra tranh cướp. Thế rồi chàng điên bị ma men giết, ma men bị nhà sư giết, nhà sư bị đạo sĩ giết, đạo sĩ bị cô nương giết. Thế rồi giết đến long trời lở đất, máu chảy thành sông, xác chất tựa núi, ô hô ai tai!Quần hùng nghe thấy Chu Ðiên nói vậy, ai cũng giật mình kinh hãi, nghĩ thầm:- Lời nói của người này tuy điên điên rồ rồ thật, nhưng rất có lý . Tôn Duy Hiệp vội đứng dậy nói:- Lời nói của Chu tiên sinh rất có lý. Chúng ta là người ngay thẳng, không bao giờ nói chuyện cong queo. Bang phái nào đối với Ðồ Long đao cũng thèm muốn, nhưng ai ai cũng bị nó làm cho thân bại danh liệt, thậm chí toàn phái bị tiêu diệt hết, chúng ta hà tất phải dại dột như thế. Tôi thiết nghĩ, chúng ta nên nghĩ một biện pháp nào chỉ lấy võ học mà đấu đến khi phân thắng bại thì thôi, chứ đừng làm mất hòa khí của nhau, các vị nghĩ sao?Thì ra khi đại chiến trên Quang Minh đỉnh, Vô Kỵ lấy oán đền đức, chữa khỏi nội thương cho Duy Hiệp, nên phen này tới dự đại hội phái Không Ðộng đã định tâm trợ giúp Minh giáo để cứu viện Tạ Tốn rồi. Thiên Chung vừa cười vừa đáp:- Không ngờ người ta to con như thế này mà lại sợ chết như vậy. Tỷ võ mà không bị thương, không đổ máu thì trận đấu không còn lý thú gì hết.Tứ lao của phái Không Ðộng là Thường Kinh Chi tính rất nóng nảy nghe thấy Thiên Chung nói vậy, tức giận vô cùng, liền quát lớn:- Muốn đả thương ma men, ta vẫn có thể không để cho ngươi đổ máu cũng được.Thiên Chung gượng cười nói tiếp:- Lão phu chỉ nói bông đấy thoi chứ có phải nói thực đâu. Thường tứ tiên sinh hà tất phải nóng tính đến thế? Ai chả biết Thất Thương quyền của phái Không Ðộng đả người mà không thấy đổ máu. Không Kiến Thần tăng của phái Thiếu Lâm chả chết với Thất Thương quyền là gì? Lão Tư đồ ma men gầy gò yếu ớt như thế này so sánh với Không Kiến thần tăng sao được?Quần hùng đều nghĩ:- Tên ma men này tệ thực, hễ lên tiếng là nói xỏ nói xiên người ta liền. Y vừa chế nhạo phái Không Ðộng vừa nói xỏ phái Thiếu Lâm, con người hay mất lòng như y, lăn lộn trên giang hồ mấy chục năm liền mà sao không thấy ai đánh chết y cho rảnh, lại để cho y sống sót đến giờ kể cũng lạ lùng thật .Duy Hiệp không thèm đếm xỉa tới tên ma men ấy, lại lớn tiếng nói tiếp:- Theo ý kiến của tại hạ thì mỗi một môn phái hay bang hội cũng vậy đều cử hai tay cao thủ ra dự cuộc đấu. Sau cùng bang phái nào võ công cao siêu nhất sẽ được xử trí Tạ đại hiệp với Ðồ Long đao.Quần hùng đều vỗ tay khen ngợi và công nhận phương pháp ấy rất hợp lý. Vô Kỵ để ý xem thấy các hòa thượng đứng sau Không Trí đều cau mày lại, tỏ vẻ không vui. Chúng đã biết Triệu Minh nói toạt gian mưu của Viên Chân ra, khiến chúng không thể nào tiếp tục khiêu khích quần hùng tàn sát lẫn nhau nữa.Lúc ấy, bỗng có một đại hán tuổi trạc trung niên, mặt trắng râu thưa, tay cầm cái quạt giấy phe phẩy từ từ đứng dậy, tư thái rất ung dung và nói:- Tại hạ nhận thấy ý kiến của Tôn đại hiệp vừa phát biểu rất phải. Khi đấu võ thi tài, tuy chỉ nói là phân được hơn thua thì thôi, nhưng khí giới và tay chân đâu có đầu óc mà mắt như người đâu, nếu lỡ tay mà nguy hiểm đến tính mạng thì những người đồng môn đồng phái của nạn nhân chỉ có thể coi người mình kém tài, chứ không được vì thế mà nhảy ra khiêu chiến báo thù, bằng không cứ dây dưa hết đời này sang đời khác, mối thù không bao giờ dứt cả.Quần hùng đồng thanh đáp:- Phải nên thế lắm.Thiên Chung với giọng rất sắc xảo tiếp lời:- Vị này anh tuấn lắm, ăn nói nhã nhặn, có phải đại huynh là ¢u Dương, người tỉnh Hà Nam đấy không?Người nọ cụp cái quạt lại vừa cười vừa đáp:- Không dám, chính tại hạ đây, ngươi khen ta một câu, nói xỏ ta một câu thế là huề.Thiên Chung lại tiếp:- Âu Dương huynh với đệ tựa như là con người cô hồn và ma xó không thuộc bang hội, môn phái nào cả, tôi ưa rượu, huynh háo sắc, anh em chúng ta hợp nhau lập một phái gọi là Tửu Sắc phái, rồi hai đại cao thủ của Tửu Sắc phái chúng ta sát cánh bên nhau tiến lên so tài với các cao thủ của thiên hạ, chẳng hay huynh nghĩ sao?Quần hùng đều lớn tiếng cười và nhận thấy Thiên Chung nửa điên nửa tỉnh, ăn nói rất hài hước, làm cho sát khí của quảng trường giảm đi rất nhiều. Thì ra người lạ mặt trắng họ ¢u Dương tên Mục Chi, y lấy tất cả mười hai người vợ, võ công tuy cao siêu, nhưng ít khi đi lại giang hồ, suốt ngày chỉ ở nhà hưởng khoái lạc.Mục Chi vừa cười vừa đáp:- Nếu liên tay với bạn để tổ chức môn phái, tôi chỉ sợ gia tài của tôi không đủ để cho bạn nhậu thôi. Thưa quý vị, nói đến tỷ võ so tài, chúng ta phải đề cử mấy vị cao tuổi có đức vọng ra làm trọng tài mới được để khỏi cãi vã lôi thôi.Thiên Chung vừa cười vừa đỡ lời:- Thua được ai lại chả biết, có ai hồ đồ như huynh mà mặt dầy mặt dạn đổ thừa đâu.Duy Hiệp lại nói:- Phải, nên bầu cử mấy người làm trọng tài, phái Thiếu Lâm là chủ nhân, Không Trí hòa thượng dĩ nhiên là trọng tài rồi.Thế rồi mỗi người một câu, chỉ thoáng cái đã giới thiệu được mười mấy người làm trọng tài và người nào cũng là hào kiệt có danh vọng trên giang hồ cả. Trong lúc mọi người đang xôn xao bàn tán, thì trong phái Nga Mi có một lão ni cô lạnh lùng nói:- Việc gì mà phải bầu cử trọng tài lôi thôi thế.Tiếng nói của ni cô không lớn lắm, nhưng ai cũng nghe thấy rõ đủ thấy nội công bà ta như thế nào. Thiên Chung vừa cười vừa đáp:- Xin hỏi vị sư thái này tại sao không dùng trọng tài.Lão ni đáp:- Hai người đấu với nhau, người sống thì thắng, người chết thì thua, việc gì phải mời vua Diêm Vương ra làm trọng tài như thế?Mọi người nghe thấy lời nói của lão ni lạnh lùng và âm thầm khôn tả, người hơi nhát gan một chút có thể rùng mình sợ hãi liền. Thiên Chung lại hỏi:- Chúng ta lấy võ hội bạn đối nhau không có thấm thù gì hết hà tất phải biết nhau như thế. Người tu bao giờ cũng phải từ bi. Vị sư thái này nói như vậy không sợ phật tổ hờn giận trách cứ sao?Lão ni lạnh lùng đáp:- Ngươi nói chuyện với người khác điên điên rồ rồ, không ai chấp trách, nhưng trước mặt đệ tử phái Nga Mi thì ngươi phải đứng đắn mới được.Thiên Chung cầm hồ lô lên rót một chén rượu vừa cười vừa tặc lưỡi mấy cái và nói:- Phái Nga Mi lợi hại thật, cổ nhân vẫn thường nói, người đàn ông tử tế không bao giờ đối đầu với đàn bà, thì thằng men đứng đắn này cũng vậy, không thèm cãi vã với ni cô.Nói xong y cầm chén rượu để vào mồm uống, chỉ nghe thấy hai tiếng kêu "soẹt soẹt" liền có hai hạt châu ở đằng xa bắn tới, một hạt trúng chén rượu một hạt trúng hồ lô, tiếp theo đó lại có một hạt bắn trúng ngay vào ngực Thiên Chung. Mọi người chỉ nghe thấy ba tiếng "bùng bùng bùng" thật lớn, thì ra ba hạt Niêm Châu đó đã nổ, hồ lô và chén rượu tan tành ngay, cả ngực của Thiên Chung cũng bị thủng một lỗ lớn. Người y bị sức nổ đó đẩy bắn về phía sau ba trượng, quần áo bốc cháy luôn. Hạ Trụ lúc này được thả ra liền chạy lại cứu, nhưng Thiên Chung đã thiệt mạng rồi. Mà lạ thay mặt y vẫn tươi cười, đủ thấy ba hạt châu đó bay tới rất nhanh, và Thiên Chung cho đến lúc chết vẫn không ngờ đại hoạ tới nhanh đến thế. Sự thể xảy ra đột ngột, không khác gì trời quang mây tạnh bỗng có một tiếng sét đánh vậy. Trong quần hùng có rất nhiều người tài ba cao siêu mà cũng không ngờ ám khí đó nhanh và lợi hại đến thế.Chu Ðiên cũng phải hoảng hốt kêu lên:- Ối chà, đó là ám khí gì thế?Dương Tiễu khẽ nói:- Nghe nói bên Tây Vực nước A Lập Bá có một thứ ám khí gọi là phích lých lôi hỏa đạn, bên trong có thứ thuốc nổ rất mạnh, phải dùng một thứ máy móc có lò xo rất khoẻ bắn ra. Có lẽ lão ni cô xử dụng thứ ám khí đó cũng nên.Chỉ thấy Hạ Trụ ôm xác Thiên Chung đã cháy đen, nhìn thẳng về phía phái Nga Mi và nói:- Chú em Tư Mã của ta đây, tuy ăn nói hơi quá trớn một chút, đó cũng chỉ bởi tính trào lộng mà nên, chứ sự thực tâm địa của y rất nhân hậu. Trong đời y chưa làm một việc gì thường luân bại lý cả, ngày nay tất cả anh hùng trên thiên hạ có mặt tại đây, hỏi thử xem đã có ai thấy y làm một việc gì hung ác chưa?Quần hùng đều im lặng, Hạ Trụ lại chỉ lão ni nọ và đáp:- Phái Nga Mi vẫn có tiếng là hiệp nghĩa và lại là danh môn chính phái, ngờ đâu lại xử dụng thứ ám khí độc như vậy. Vẫn biết trong võ lâm kẻ nào mạnh thì còn, kẻ nào yếu thì chết, nhưng dù sao cũng không thoát khỏi chữ lý. Xin hỏi vị đại sư này pháp danh là chi?Lão ni đáp:- Tôi là Tỉnh Ca, đại hiệp vừa được thả trong túi ra, cứ chỉ chỉ trỏ trỏ như vậy, định làm chi?Hạ Trụ rầu rĩ đáp:- Họ Hạ này học võ không được tinh xảo, nên mới bị các ma đầu của Minh giáo làm nhục như thế, tài ba của họ Hạ này tầm thường thực, nhưng không bao giờ làm mất thanh danh hiệp nghĩa cả. Tỉnh Ca đại hiệp độc ác như vậy không sợ làm mất thanh danh của Quách nữ hiệp tổ sư của quý phái hay sao?Các đệ tử của phái Nga Mi nghe Hạ Trụ nhắc tới danh húy của tổ sư sáng lập ra môn phái mình, đều đứng cả dậy. Tỉnh Ca thấy vậy trợn ngược đôi lông mày lên quát lớn:- Danh húy tổ sư của bổn phái, có phải ngươi, tên khốn nạn này, tự tiện nói lên lúc nào cũng được đâu.Hạ Trụ liền đáp:- Ðệ tử của phái Nga Mi, đa số có hành vi bất nghĩa, làm nhục tên tuổi của sư môn, đừng nói đến Quách nữ hiệp, ngay đến Diệt Tuyệt sư thái năm xưa, dù có tâm địa ác độc, ra tay hơi quá trớn thật, nhưng kiếm của bà ta không bao giờ giết kẻ vô tội, giết bừa giết bãi như ni cô này đâu. Sao người chưởng môn của các ngươi dung túng cho các ngươi làm càn như thế mà không kiềm chế, thì như vậy phái Nga Mi làm sao đứng vững trên giang hồ được?Tỉnh Ca lại nói tiếp:- Nếu mi còn nói thêm nửa lời nữa thì tên ma men kia là cái gương của mi đấy.Hạ Trụ không hoảng sợ chút nào, chính khí lầm lẫm, bước lên ba bước rồi nói tiếp:- Nếu người chưởng môn của phái Nga Mi, không chịu quét sạch cửa ngõ thì sẽ bị thiên hạ khinh rẻ liền.Quần hùng với các đệ tử của phái Nga Mi, mấy ngàn con mắt đều nhìn thẳng vào Chỉ Nhược. Ngờ đâu chỉ thấy nàng ta nhìn Tỉnh Ca gật đầu một cái, lại nghe hai tiếng "tanh tanh" phích lịch lôi hỏa đạn của lão ni cô lại bắn ra. Ngực và bụng của Hạ Trụ bị bắn thủng hai lỗ, áo bị xem lửa, nhưng y là người rất gan dạ, tuy đã tắt thở, nhưng vẫn đứng yên không ngã, tay ôm cái xác của Thiên Chung. Quần hùng đưa mắt nhìn nhau kinh hãi đến ngẩn người ra. Một lát sau mấy trăm người mới xôn xao bàn tán mắng chửi phái Nga Mi, cho hành động như thế thật không nên không phải.Vy Nhất Tiếu với Nói Không Ðược, nhìn nhau gật đầu một cái, rồi cả hai đi đến trước xác Hạ Trụ, quỳ xuống vái lạy. Nói Không Ðược liền nói:- Hạ lão anh hùng, hai anh em chúng tôi không biết ngài là anh hùng nhân nghĩa, vừa rồi mới thất lễ như vậy, thực anh em chúng tôi hổ thẹn vô cùng.Hai người đều giơ tay lên, tự tát vào má mấy cái kêu đôm đốp, má của hai người đỏ bừng và sưng lên ngay. Hai người vội dập tắt ngọn lửa đang cháy xém trên hai cái xác đó, rồi aÜm vào trong lều trúc của Minh giáo.Vô Kỵ thấy Chỉ Nhược đột nhiên thay đổi tâm tính như vậy trong lòng cũng khó chịu vô cùng. Trong khi mọi người đang bàn tán ồn ào chưa dứt thì Chỉ Nhược đã rỉ tai Thanh Thư khẽ dặn điều gì đó. Chỉ thấy Thanh Thư gật đầu mấy cái, rồi từ từ đi ra giữa quảng trường, lớn tiếng nói:- Ngày hôm nay, quần hùng tụ họp ở đây, không phải là tài tử phong lưu đến để gảy đàn đánh trống hay là luận văn đàm thuyết, như vậy tránh sao khỏi đụng đến khí giới chân tay. Mà đã đụng đến khí giới thì phải có người bị thương hay chết chóc. Vừa rồi Hạ lão anh hùng đã nói Tư Mã tiên sinh chưa làm một điều gì độc ác cả, và khiển trách Tỉnh Ca sư thái của bổn phái giết bừa giết bãi. Các vị anh hùng lại xôn xao bàn tán, hình như có ý trách bổn phái. Vậy anh em tôi ra đây xin lãnh giáo. Chúng ta ngày hôm nay so tài tỷ võ, có phải cần điều tra người đối thủ có đức hạnh và đức tính trước rồi mới được đấu đâu? Có phải cứ người nào là đại thánh, đại hiền thì ta không được giết, còn những kẻ hung ác thì tha hồ chém giết đâu.Quần hùng thấy Thanh Thư hỏi như vậy, không ai trả lời được cả. Vẫn biết lời nói của y là vô lý. Thanh Thư thấy mọi người im lặng liền nói tiếp:- Nếu nói Ðồ Long đao phải người đủ đức mới được hưởng thì chúng ta hà tất phải tỷ võ như thế làm chi. Chi bằng tất cả đều đi Sơn Ðông đến miếu của Không Tử mời con cháu của đức thánh Khổng ra nhận thanh bảo đao ấy có hơn không? Ðã nói đến chữ võ lúc so tài chỉ biết đến sống chết thắng bại thôi, như vậy còn để ý sao được đến đối thủ có tội hay không có tội.Trong nhóm quần hùng, bỗng có một người lên tiếng nói:- Phải, đao thương vốn không có mắt, chúng ta đã nói qua rồi không được tầm thù báo phục.Liền Châu cùng Lợi Hanh nghe thấy Thanh Thư nói, tiếng nói rất quen thuộc đã nghi là sư điệt mình rồi, nhưng vì thấy đối phương mặt đầy râu và luôn mồm nói "bổn phái bổn phái" hiển nhiên người đó là nam đệ tử của phái Nga Mi, vì vậy hai người mới nghĩ thêm.Liên Châu liền đứng dậy hỏi:- Xin hỏi các hạ quý tính danh là chi?Thanh Thư vừa trông thấy nhị sư thúc, xưa nay sợ đã quen rồi nên cũng cảm thấy hơi sợ, ngập ngừng hồi lâu mới trả lời được:- Vô danh hậu bối không dám phiền Dư đại hiệp hỏi han đến.Liên Châu lại quát hỏi tiếp:- Các hạ cứ luôn mồm nói tỷ võ so tài, chắc võ học của các hạ thế nào cũng cao hơn người. Gia sư hồi nhỏ đã thụ ơn lớn lao của Quách nữ hiệp của quý phái nên gia sư vẫn thường nghiêm huấn "Ðệ tử của Võ Ðang không được ra tay đấu với đệ tử của phái Nga Mi. Bây giờ tại hạ muốn hỏi rõ các hạ có phải là đệ tử thực của phái Nga Mi không? Tên họ là gì? Ðại trượng phu phải quang minh lỗi lạc, sao cứ lén lén lút lút như thế?Chỉ Nhược giơ phất trần lên, khẽ phất một cái và nói:- Dư nhị hiệp, bổn tọa cũng không cần giấu diếm Dư đại hiệp làm chi? Người này là phu quân của bổn toạ, họ Tống tên Thanh Thư, nguyên là đệ tử của Võ Ðang, bây giờ đã chuyển nhập vào môn phái Nga Mi. Chẳng hay Dư nhị hiệp có việc gì cứ nói thẳng với bổn toạ.Lời nói của nàng thanh thoát và lạnh lùng, không khác gì băng tuyết va chạm trên măt nước. Lại thêm mặt nàng đẹp như tiên nữ như vậy mấy ngàn hào kiệt im hơi lặng tiếng để lắng tai nghe. Thanh Thư giơ tay lên vuốt mặt một cái, cả mặt nạ lẫn râu giả liền mất luôn, y liền trở lại một thiếu niên anh tuấn. Quần hùng thấy vậy liền ngầm khen ngợi:- Ðôi vợ chồng này thất xứng đôi vừa lứa lắm, cả hai cùng đẹp như thần tiên vậy.Liên Châu nghĩ đến thất sư đệ Mạc Thanh Cốc bị tên sư điệt phản nghịch này giết hại thì tức giận khôn tả, nhưng xưa nay tính rất bình tĩnh, bây giờ lại lớn tuổi hơn trước, nên càng trầm tĩnh hơn trước, vì thế đại hiệp tuy tức giận mà mặt rất thản nhiên, chỉ hai mắt lóng lánh như hai ngọ đèn đỏ, nhằm mặt Thanh Thư mà chiếu thẳng tới. Thanh Thư hổ thẹn vô cùng, vội cúi xuống. Chỉ Nhược liền đỡ lời:- Ngoại tử đã thoát ly phái Võ Ðang và dã gia nhập phái Nga Mi, ngày hôm nay trước mặt anh hùng thiên hạ xin chính thức tuyên bố để mọi người hay biết. Dư nhị hiệp, Trương chân nhân đã nhớ tình nghĩa xưa kia, cấm đệ tử của Võ Ðang đối địch với bổn phái. Ðó là nghĩa khí của lão tiền bối, nhưng đó cũng là sư thông minh của lão tiền bối vì có làm thế mới bảo tồn oai danh của phái Võ Ðang.Lợi Hanh không sao nhịn được nhảy ra chỉ mặt Chỉ Nhược mà nói:- Chu cô nương, hồi cô còn nhỏ gặp nguy nan, nếu không có sư phụ tôi cứu giúp và giới thiệu cô làm môn hạ của phái Nga Mi thì làm sao cô có địa vị ngày nay. Tất nhiên gia sư tri ân không bao giờ mong người ta báo đền, nhưng theo lời của cô nương vừa nói, thì hiển nhiên bảo phái Võ Ðang của chúng tôi chỉ có hư danh, chứ không sao bằng được các nữ hiệp của phái Nga Mi... Cô nương nói vậy không sợ mắc tội với gia sư và hổ thẹn với lương tâm hay sao?Chỉ Nhược cười nhạt và đáp:- Các vị hiệp sĩ của phái Võ Ðang oai chấn giang hồ đều có nhân tài thực học cả.Tống đại hiệp là cha chồng của bổn tọa, khi nào bổn tọa dám nói các vị là chỉ có hư danh thôi. Năm xưa Quách tổ sư của bổn phái có ơn với Trương chân nhân, sau Trương chân nhân lại có ơn với bổn tọa, như vậy có thể nói là huề, chúng ta không ai có ơn tình với ai hết. Dư nhị hiệp và Hân lục hiệp, quý luật của phái Võ Ðang không được đấu với Nga Mi, chúng ta từ nay xin miễn luật lệ ấy đi, chẳng hay hai vị nghĩ sao?Lúc ấy quần hùng nghe thấy nàng ta nói như vậy đều xôn xao bàn tán và cùng nói thầm rằng:- Người chưởng môn trẻ tuổi của phái Nga Mi nói có vẻ làm phách lắm, nghe lời nói của nàng hình như nàng có ý bảo phái Nga Mi thế nào cũng hơn phái Võ Ðang. Dư nhị hiệp này võ công đã luyện tới mức thượng thặng, ngày hôm nay những người tới dự hội đây, có lẽ võ công của y là cao nhất và có hy vọng đoạt được Ðồ Long đao nhất chẳng lẽ phái Nga Mi chỉ thị có môn ám khí ác độc kia mà muốn độc bá giang hồ hay sao?Lợi Hanh trong lòng khích động vô cùng, nghĩ đến cái chết thảm thương của Thanh Cốc liền ứa nước mắt ra và la lớn:- Thanh Thư... Thanh Thư, mi ... tại sao lại giết chết thất sư thúc?Chàng nói tới câu Thất sư thúc thì đột nhiên khóc oà, quần hùng ngạc nhiên vô cùng và nghĩ thầm:- Hân lục hiệp của phái Võ Ðang tiếng tăm lừng lẫy biết bao sao lại khóc lóc trước mặt mọi người như thế?Liên Châu tiến lên nắm lấy cánh tay Lợi Hanh và lớn tiếng nói tiếp:- Các vị anh hùng của thiên hạ hãy nghe tôi nói đây, thật không may cho Võ Ðang đã có một để tử phản nghịch là tên Tống Thanh Thư này, thất đệ của tại hạ là Mạc Thanh Cốc đã bị tên...Ðột nhiên có hai tiếng kêu "soẹt soẹt" hai viên phích lých lôi hỏa đạn dã nhắm ngực Liên Châu bắn tới. Vô Kỵ la lớn:- Ối chà !Chàng định nhảy lại cứu viện, nhưng lôi hỏa đạn đó đi quá nhanh, vừa bắn cái đã tới liền, mà chàng lại không phòng bị, vì không ngờ người của phái Nga Mi lại vô sỉ đến thế, trước mặt chư vị anh hùng đông đảo như vậy, mà đột nhiên tấn công lén lút.Liên Châu cũng không ngờ, nhưng y nghĩ nếu mình né sang bên thì hai viên lôi hỏa đạn đó thế nào cũng bắn chết đệ tử của Cái Bang. Y là người có lòng nghĩa hiệp xưa nay liền nghĩ thầm:- Lôi hỏa đạn này là đối phó với mình, mục đích của chúng là giết ta để diệt khẩu, để Thanh Thư khỏi vị ta kể tội phạm thượng, phản phúc ra trước mặt chư anh hùng, nếu ta tránh né thì thế nào cũng có người bị chết oan .Trong lúc đại hiệp đang suy nghĩ thì hai viên đạn đã trước sau bắn tới, chàng vội giơ song chưởng lên dùng Nhu chưởng của Thái Cực quyền ra hoá giải hết sức mạnh của hai viên đạn đó, rồi nhẹ nhàng dùng gang bàn tay đỡ luôn. Hai viên đạn đó ở trên bàn tay của đại hiệp cứ quay tít hoài.Quần hùng đều đứng dậy, mấy nghìn con mắt cùng nhìn thẳng vào gang bàn tay của Dư nhị hiệp. Trống ngực người nào cũng đều như ngừng đập hết, chỉ sợ hai viên đó cùng nổ ngay một lúc vậy. Thì ra, nhu kình trong Thái Cực quyền là môn võ công chí nhu của các môn võ công trên thiên hạ cũng như trong quyền khuyết của Thái Cực quyền đã nói "một sợi lông không dính tới được, ruồi muỗi không thể bâu vào được". Mấy năm gần đây, Liên Châu chăm chỉ khổ luyện đã học được hết chân truyền của Trương Tam Phong, vừa rồi thấy Thiên Chung và Hạ Trụ trước sau bị đạn này bắn chết, và thấy đạn hễ đụng vào vật nào là nổ ngay, nên bất đắc dĩ mới phải mạo hiểm giở tuyệt học bình sinh ra chống đỡ. Quả nhiên nhu có thể chế cương, hai viên lôi hỏa đạn đó bị nhu kình của gang bàn tay Dư nhị hiệp hút chặt lại, không khác gì như bị dính xuống gang bàn tay đó. Nhưng nó vẫn chạy thật nhanh và không nổ, vì nó không va chạm phải vật nào.Ðang lúc ấy, lại có hai tiếng kêu "soẹt soẹt", người của phái Nga Mi lại bắn thêm hai viên lôi hỏa đạn tới nữa.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 96
Quảng Trường Loang Máu
Lợi Hanh đứng cạnh sư huynh thấy hai viên đạn đó bắn tới, liền giơ song chưởng lên đõ lấy hai viên đó, chờ lúc hai viên đạn sắp đụng tới tay, thì chàng giở luôn Thủy Huy Từ Bá Thức khẽ thâu lấy hai viên đạn, chân đứng kiểu Kim Kê Ðộc Lập, chân trái đứng xuống đất, chân phải giơ lên trên cao, quay tít một vòng. Thì ra chàng giỏi về kiếm thuật, còn về môn Thái Cực quyền, chàng không sao tinh thông bằng sư huynh được, nhưng thấy Liên Châu đỡ hai viên đạn có vẻ hơi tốn sức mà chưởng lực chỉ dùng hơi chặt một chút là hai viên nọ va chạm vào nhau nổ liền, vì vậy chàng mới bắt hai viên đạn đó lại mà người cứ quay tít. Sự thật hai viên đạn đó cũng đã quay theo chứ không phải bị chàng bắt chặt. Ðồng thời chàng quay như thế để cho sức bắn của nó giảm bớt đi. Liên Châu dùng gang bàn tay hoá giải sức mạnh của Lôi Hỏa, còn chàng thì dùng chưởng lực lôi kéo hai viên đạn đó chạy quang ở trên không để hoá giải sức mạnh của nó đi. Cứ xem hai người thì đủ thấy Liên Châu cao siêu hơn Lợi Hanh một mức nhưng lối bắt của Lợi Hanh trông lại đẹp mắt hơn. Chỉ trong thoáng cái chàng đã quay được hơn mười vòng. Tất cả mọi người có mặt tại đó thấy vậy đều vỗ tay khen ngợi.Lúc ấy sức mạnh của lôi hỏa đạn đã suy giảm, thì lại có tiếng kêu "soẹt soẹt" và có tám viên lôi hỏa đạn khác bắn tới. Liên Châu và Lợi Hanh đồng thanh quát lớn, ném luôn lôi hỏa đạn trong tay ra. Xưa nay đệ tử của phái Võ Ðang không hay dùng ám khí, nhưng vẫn có luyện tập cách ném ám khí và bắt ám khí của kẻ địch ném trở lại, như vậy có thể ném được hai, hay một ném được ba nên tay của hai người chỉ có bốn viên lôi hỏa đạnh mà ném trở lại vào tám viên của đối phương vừa bắn tới. Trên quảng trường liền có tiếng kêu "lốp bốp... " làm vang tai mọi người và khói đen bay nghi ngút, mùi diêm sinh theo gió đưa tới mũi mọi người.Sư huynh đệ Liên Châu ném xong mấy viên lôi hỏa đạn đó rồi, liền nhảy ra ngoài xa hơn mười trượng, đề phòng phái Nga Mi còn bắn tiếp. Quần hùng thấy Lôi hỏa đạn lợi hại như vậy, đều kinh hãi nghĩ thầm:- Trên đời này có lẽ ngoại trừ hai cao thủ của phái Võ Ðang ra thì ít người có thể đỡ và bắt nổi lôi hỏa đạn này, tuy người đó khinh công có giỏi đến đâu, nhưng nếu đối phương bắn luôn mấy phát một lúc, viên nọ va đụng và viên kia nổ tung ra, lúc ấy người có thân pháp rất nhanh cũng không sao tránh nổi. Chỉ thấy một người rất cao của phái Hoa Sơn đứng ra và lớn tiếng nói:- Có phải Nga Mi so tài với người ta chỉ ỷ nhiều thắng ít đấy không?Người này chính là một trong nhị lão của phái Hoa Sơn, năm xưa y lên trên Quang Minh đỉnh đã liên tay cùng vợ chồng Thái Xung đấu với Vô Kỵ.Tỉnh Ca ni cô của phái Nga Mi liền đáp:- Võ công thiên biến vạn hoá, người khoẻ sẽ thắng, người yếu sẽ bại, chúng ta có phải là người đọc sách hủ nho đâu mà việc gì cũng phải nói đến đạo lý và lề luật? Thiên hạ làm gì có lắm đạo lý và lề luật như thế?Quần hùng thấy người của phái Nga Mi tuy đa số là phụ nữ nhưng bướng bỉnh hơn cả đàn ông. Ông già cao của phái Hoa Sơn đang đấu lý với chàng mà cũng không dám lại gần, vì sợ chúng dùng lôi hỏa đạn bắn lén mình.Vô Kỵ thấy vậy nghĩ thầm:- Chỉ Nhược lấy Tống Sư ca không phải là tình nguyện, thiết nghĩ năm xưa cùng ta lưu lạc nơi hải ngoại, hai người cùng ở trên cô đảo, tương thân tương ái biết bao, đã thề thốt sẽ không phụ nhau, thật là tự ta không nên không phải với nàng trước. Nàng là thiên kim tiểu thư mà ta làm nhục nàng trước mắt mọi người như thế làm gì nàng chả tức giận? Ngày nay những hành vi đảo ngược của phái Nga Mi có lẽ là do ta mà ra cả .Nghĩ tới đó chàng càng bứt rứt, vội bước ra đi tới trước phái Nga Mi nói với Chỉ Nhược rằng:- Chỉ Nhược, tất cả mọi việc đều do tôi không nên không phải với chị, mong chị đừng làm thế nữa, Tống sư ca giết chết Mạc thất thúc, việc này cần giải quết cho xong. Theo ý tôi, thì Tống sư ca nên theo nhị sư bá với lục sư thúc về núi Võ Ðang để xin lỗi Tống sư bá.Chỉ Nhược cười nhạt đáp:- Trương giáo chủ, trước kia tôi còn tưởng giáo chủ làm một anh hùng hảo hán, chỉ hành sự hồ đồ thôi, có ngờ đâu giáo chủ lại là một tiểu nhân ti tiện, đại trượng phu đã dám làm thì phải dám chịu, giáo chủ đã giết chết Mạc thất hiệp, tại sao lại đổ cho ngoại tử của bổn tọa thế?Vô Kỵ giật mình kinh hãi và hỏi lại:- Cô nương, cô nương bảo tôi giết chết Mạc thất sư thúc ư, làm gì có chuyện như thế ?Chỉ Nhược nói tiếp:- Tại sao, lệnh tôn với lệnh đường tự tử chết như vậy cũng chỉ vì làm những việc không nên không phải với người, chứ có phải là tại ai đâu. Tam sư bá của giáo chủ một đời anh hùng như thế, chả phải vì bị tay lệnh đường giết hại mà bị tàn phế cả đời là gì? Lệnh tôn là đệ tử của một danh môn chính phái như thế, nếu không thấy nữ tặc nổi lòng tà vả cẩu hợp thành hôn với yêu nữ của Bạch Mi giáo thì đâu đến nỗi. Trương giáo chủ tuổi trẻ như thế mà đã học được hết đức hạnh của lệnh tôn, lệnh đường, thật là giỏi vậy thay.Vô Kỵ nghe nói mặt đỏ bừng tức đến chân tay run lẩy bẩy, nếu Chỉ Nhược chửi mắng bổn thân chàng không thôi thì chàng còn nghĩ đến nghĩa xưa, còn tha thứ cho nàng được, nhưng bây giờ nàng nhục mạ đến cha mẹ chàng, chàng khong thế nào nhịn được, đang định nổi khùng thì lại nghĩ lại:- Chỉ Nhược biết ta lắm, đoán chắc là chỉ nhục mạ đến cha mẹ ta thì mới làm cho ta nổi giận được thôi. Hà, ngàn lỗi vạn lỗi đều do ta bỏ nàng đi trong lúc đang cử hành hôn lễ với nàng mà nên hết.Nghĩ tới đó, chàng nghiến răng mím môi quay trở lại lều trúc của Minh giáo.Chàng mới đi được mấy bước, bỗng nghe thấy trong phái Nga Mi có người lên tiếng nói:- Không ngờ Trương giáo chủ của Minh giáo lại là một tiểu nhân đê tiện hèn nhát đến thế, thấy lôi hỏa đạn của chúng ta lợi hại như vậy đã cúp đuôi đào tẩu ngay.Vô Kỵ liền quay người, thấy người đó là nữ ni Thạch Ca cụt một tay, chàng liền nghĩ thầm:- Nàng không may bị cụt tay cũng do ta mà nên, ta không nên chấp trách nàng làm chi .Chàng lại nghe thấy phía sau có tiếng cười chế riễu và nhạo báng càng to lên, nhưng chàng không thèm đếm xỉa đến cứ lẳng lặng trở về lều trúc của Minh giáo. Dương Tiêu cười nhạt nói:- Phích lých lôi hỏa đạn chỉ là trò chơi trẻ con có nghĩa lý gì đâu, không làm gì nổi nhị hiệp của phái Võ Ðang, tất cũng không làm gì nổi Trương giáo chủ, người đích truyền của phái Võ Ðang. Phái Nga Mi các người định ỷ nhiều thắng ít bây giờ chúng ta để cho các ngươi kiến thức ỷ nhiều thắng ít như thế nào.Nói xong, y giơ tay trái lên phất một cái, một thằng nhỏ áo trắng hai tay bưng một giá cờ nho nhỏ và trên có cắm mấy chục lá cờ ngũ sắc nhỏ. Y liền cầm một lá cờ trắng lên phất một cái, ném vào giữa quảng trường và cắm ngay xuống mặt đất.Quần hùng thấy lá cờ trắng đó cao không đầy hai thước, giữa có vẽ một bông lửa đỏ, không hiểu y định làm trò trống gì. Ðúng lúc ấy, sau lưng y có một người bắn một mũi hỏa tiễn màu trắng lên cao, chỉ nghe thấy tiếng chân nhộn nhịp một đội giáo chúng Minh giáo đầu đội khăn trắng chạy vào. Bọn người đó có tất cả năm trăm, người nào người nấy đều cầm cung tên và chỉ thấy họ giương cung lên bắn "soẹt, soẹt, soẹt".Năm trăm mũi tên đều bắn xuống đất xung quanh lá cờ trắng nọ. Thì ra đội người đó do Ngô Kình Thảo thống lãnh Nhuệ Kim Kỳ của Minh giáo. Quần hùng chưa kịp khen ngợi, giáo chúng của Nhuệ Kim Kỳ đã rút cây thương cắm ở phía sau lưng ra ném luôn vào giữa quảng trường. Năm trăm cây thương đều cắm vào giữa vòng tên. Mọi người liền tiến lên ba bước và rút cây búa ngắn đeo ở ngang lưng ra. Quần hùng chỉ thấy những chiếc búa đó bóng nhoáng làm loé mắt mọi người. Năm trăm chiếc búa cùng chém cả vào mặt đất, xếp thành một vòng tròn, thế là ba cái vòng tròn của búa thương và tên vây chặt lấy lá cờ trắng. Dù người có võ công thông thiên đi chăng nữa, khi đối địch với đội người Nhuệ Kim Kỳ này, thì chịu làm sao nổi một nghìn năm trăm món ám khí đó. Có lẽ chỉ trong chớp nhoáng sẽ bị bấy nhiêu môn ám khí đâm chém, bầm thành một đống thịt vụn chứ không sai. Thì ra năm xưa Nhuệ Kim Kỳ ác chiến với phái Nga Mi ở Tây Vực tổn thất rất nhiều, cả trưởng Kỳ Sứ Trang Tranh cũng bị chết dưới ỷ Thiên Kiếm của Diệt Tuyệt sư thái. Vì có bài học đó mà Minh giáo mới phải nghĩ một trận thế lợi hại như vậy. Mấy năm gần đây thanh thế của Minh giáo rất thịnh. Giáo chủ của Ngũ Hành Kỳ được bổ túc luôn, hiện giờ giáo chúng của Nhuệ Kim Kỳ có chừng bốn ngàn người. Năm trăm người vừa ra biểu diễn đều lựa chọn mười lấy một, võ công đã có căn bản, lại được thêm danh sư chỉ dạy và huấn luyện hơn hai năm , hiển nhiên trở thành một đội quân có thể đơn độc tác chiến và mạnh khôn tả. Quần hùng nhìn nhau đều kinh hãi, mặt thất sắc và nghĩ thầm:- Cái cờ lệnh nho nhỏ của Dương tả sứ ném tới đâu, thì một ngàn năm trăm món khí giới tấn công nơi đó liền. Như vậy thì Phích lých lôi hỏa đạn của phái Nga Mi dù có lợi hại cũng chỉ đả thương và giết người có hạn thôi, dù họ bắn ra mười viên nổ cả mười thì cũng chỉ giết được mười người thôi, chứ so sánh làm sao được với Nhuệ Kim Kỳ của Minh giáo . Mọi người đều nghĩ:- Nếu bây giờ Minh giáo trở mặt, vây chúng ta lại tiêu diệt thì chúng ta làm sao đây? Người của các môn phái ai ai cũng võ nghệ cao cường, nhưng đều ô hợp, làm sao bằng được giáo chúng tinh nhuệ của Minh giáo đã luyện tập lâu năm và lại tổ chức rất hoàn bị . Vì vậy ai nấy đều nơm nớp hoảng sợ, quên cả khen ngợi tài ba của Nhuệ Kim Kỳ.Dương Tiêu lại quát tiếp:- Nhuệ Kim Kỳ rút lui, Cự Mộc Kỳ tiến lên.Năm trăm tên giáo chúng của Nhuệ Kim Kỳ liền rút tên búa thương lên và đi tới trước lều trúc của Minh giáo cúi đầu chào Trương Vô Kỵ, rồi lại quay mình đi ra khỏi quảng trường.Dương Tiêu rút một lá cờ xanh ra ném luôn vào chỗ cạnh lá cờ trắng hồi nãy. Bên cạnh quảng trường đều có tiếng gỗ lớn va chạm nhau kêu. Bình Bình. Năm trăm tên giáo chúng của Cự Mộc Kỳ đầu cột khăn xanh bước vào. Cứ mười người khiêng một khúc gỗ lớn vừa đi vừa va đụng vào nhau, nhanh chân bước chạy vào, những khúc gỗ đó đều có móc sắt mỗi khúc nặng hàng ngàn cân. Mỗi người cầm một móc, móc vào móc sắt ở thân cây, bước đi rất chỉnh tề. Ðột nhiên có một tiếng quát rất lớn, năm mươi khúc gỗ đều ném ra khỏi tay, có khúc cao, khúc thấp, khúc trái, khúc phải nhưng mỗi khúc bay ra đằng trước thế nào cũng có một cây gỗ khác va đụng trúng, năm mươi khúc gỗ chia làm hai nhăm đôi mà không có một khúc nào va chạm hụt hết. Chỉ nghe thấy tiếng kêu "bùng bùng" hoài, năm mươi khúc gỗ chia làm hai nhăm đôi va chạm nhau, khúc nào cũng nặng trên ngàn cân, nên lúc động chạm, tiếng động phát ra kinh người. Nếu có người đứng gần lá cờ xanh, bất cứ nhảy cao hay thấp, nhảy sang trái né sang phải, cũng không sao tránh khỏi năm mươi khúc gỗ đó, con người cứng rắn là bao, mà bị những khúc ấy va phải thì còn gì là xương thịt. Năm trăm bang chúng của Cự Mộc Kỳ chờ những khúc gỗ đó đụng vào nhau rớt xuống, rồi mới chạy ra tranh nhau cướp cái móc ở khúc gỗ rồi quay mình chạy luôn ra ngoài cách nhau hơn mười trượng, chúng chỉ đợi chờ người ra lệnh ném cờ xuống đất là chũng lại khiêng gỗ vào.Dương Tiêu lại quát lớn:- Cự Mộc Kỳ rút lui cho Mộc Sinh Hỏa.Nói xong, y giơ tay phải lên phất một cái, một lá cờ nhỏ rớt ngay vào giữa quảng trường liền. Mọi người liền thấy bang chúng của Minh giáo đầu cột khăn xanh rút lui liền. Năm trăm tên bang chúng khác, đầu cột khăn đỏ của Liệt Hỏa Kỳ chạy vào. Người nào người nấy tay đều cầm một ống đồng, chỉ thấy họ cùng phun ra một lúc, giữa quảng trường dầu mỡ lênh láng. Chưởng kỳ sứ của Liệt Hỏa Kỳ phẩy tay một cái liền ném một trái lưu hoàng hỏa đạn ra tức thì dầu gặp lửa, bốc cháy rừng rực. Nên rõ nơi gần Quang Minh đỉnh tổng đàn của Minh giáo có rất nhiều mỏ dầu đá, dầu đá tức là dầu nguyên chất dùng để chế ra dầu hôi và ét xăng, dầu ấy gặp lửa là cháy liền, bang chúng của Liệt Hỏa Kỳ mỗi người vác một cái thùng sắt trên lưng, trong đựng đầu dầu đá, bất cứ đốt nhà hay đốt người, đối phương không sao chống đỡ nổi.Dương Tiêu lại nói tiếp:- Liệt Hỏa Kỳ rút lui, Hồng Thủy Kỳ dương oai.Cờ đen vừa bay xuống, quảng trường đã có năm trăm tên giáo chúng của Hồng Thủy Kỳ đầu cột khăn đen lần lượt chạy vào trong quảng trường. Những đồ vật của Hồng Thủy Kỳ mang theo khác hẳn giáo chúng của các kỳ khác; chúng mang theo tất cả hai mươi vòi rồng và lại đem theo ống đồng cùng thùng nước... mười người đi trước đẩy mười chiếc xe gỗ. Chưởng kỳ sứ Ðường Dương, ra lệnh một cái, mười chiếc xe gỗ liền mở cửa, hơn hai mươi con chó sói đói phóng ra. Con nào con nấy đều dương nanh múa vuốt ở quảng trường, chỉ muốn cắn và cấu xé người thôi. Quần hùng thấy vậy, ngạc nhiên vô cùng và nghĩ thầm:- Những con chó sói này liên quan gì đến hai chữ Hồng Thủy . Mọi người đang nghĩ đến đó, đã nghe thấy Ðường Dương quát lớn:- Phun nước.Một trăm tên giáo chúng tay cầm ống thổi bằng sứ, liền phun nước ra, như một trăm mũi tên nước, nhằm người những con chó sói đó mà bắn tới. Lạ thực, hai mươi con chó sói hung ác như thế, bị nước bắn phải, liền té ngã ngay. Rồi con nào con nấy cứ kêu rú luôn mồm, như là người ta kêu la khóc lóc vậy. Chỉ trong chốc lát, da thịt của chúng rã hết, biến thành một đống đen như than. Thì ra những nước của Hồng Thủy Kỳ phun ra đó là một thứ thuốc như a xít, lấy ở chất lưu huỳnh với phát tiêu. Quần hùng thấy vậy kinh hoảng mất hết cả hồn vía, toát mồ hôi lạnh ra và nghĩ tiếp:- Những nước độc này mà bắn vào mình mảy người ta, chắc lại còn chóng rã hơn đàn chó sói này . Lại thấy giáo chúng của Hồng Thủy Kỳ xách hai mươi đầu vòi rồng giả bộ như nhắm lũ chó sói phun tới, vòi rồng ấy cũng chứa đầy nước độc, nếu dùng để xịt nước thì có thể bắn được rất xa.Dương Tiêu quát lớn:- Hồng Thủy Kỳ rút lui, Hậu Thủy Kỳ tiến lên quét dọn tàn cục.Một mặt y ném lá cờ nhỏ ra, không ngờ cán cờ này lại có thuốc nổ, chỉ nghe thấy kêu bộp một tiếng, nổ tung toé liền. Cờ đó vừa nổ xong, đã thấy giáo chúng đầu cột khăn vàng chạy vào, người nào người nấy đều có vác một cái túi vải, số người ít hơn Kim, Mộc, Thủy, Hỏa bốn kỳ nhiều. Họ có tất cả một trăm người thôi, nhưng một trăm người đứng vây thành một cái vòng tròn, rồi đột nhiên có tiếng nổ đến ùm, cát bụi bay tứ tung. Giữa quảng trường liền xụp xuống, lộ ra một cái hố bề ngang dài hơn bốn trượng. Tiếp theo đó những đất cát ở chung quanh cái hố to ấy, lần lượt nhảy lên và cử động. Tiếp theo đó có những người đầu đội mũ sắt, tay cầm thuổng hiện ra, bốn trăm người cùng ở dưới đất chui lên một lúc. Quần hùng thấy vậy thất thanh kêu "ủa" một tiếng thật lớn.Thì ra bốn trăm giáo chúng ở đằng xa đào một con đường hầm, đi thẳng tới quảng trường, chỉ chờ có lệnh là chúng phá đất chui ra. Cái hố kia ở dưới đất đã đào rỗng, dùng ván và cây gỗ chống đỡ. Khi nghe thấy hiệu lệnh, chúng chỉ rút những cây ra là đất sụp xuống ngay. Thế là sài lang chết, nước độc, dầu đá và những thứ của bốn kỳ kia để lại đều lún cả xuống đất hết. Một trăm tên giáo chúng cầm xuổng khẽ gõ vào cái hố đó ba cái. Quần hùng thấy vậy, liền hiểu ra là nếu có ai rớt xuống hố định nhảy lên thì thế nào cũng bị người dùng xuổng đánh vào liền. Tiếp theo mỗi người lại có một đống sắt vụn, đá... ném vào trong hố nữa, chỉ trong chốc lát cái hố lớn với mấy trăm hố nhỏ đều bằng phẳng ngay. Bốn trăm chiếc xuổng sắt lên lên xuống xuống trông rất đẹp mắt. Chưởng kỳ sứ ra lệnh một tiếng, năm trăm giáo chúng đều tiến tới trước mặt Vô Kỵ vái chào. Quần hùng lúc này mới hiểu và nghĩ tiếp:- Nếu ta đứng ở giữa quảng trường lên tiếng nhục mạ Minh giáo, có lẽ lúc này đã bị chôn vùi ở dưới đất rồi .Ngũ hành kỳ của Minh giáo biểu diễn xong, các khán giả tức quần hùng thấy vậy đều kinh hãi không còn hồn vía nữa. Lúc này mọi người mới biết mấy năm gần đây Minh giáo ở mấy tỉnh nổi loạn, cướp thành trì, đánh bại quân Nguyên, là vì họ được học hỏi binh pháp và chiến trận, chứ không phải như các môn phái giang hồ khác mà có thể so sánh được.Dương Tiêu thâu binh xong, liền đưa cái giá gỗ cắm cờ nhỏ cho tiểu đồng đứng phía sau, rồi lạnh lùng liếc nhìn Chỉ Nhược một cái, không nói nửa lời. Nhưng ai cũng biết ý nghĩa cái nhìn của vị Quang Minh tả sứ đó như sau:- Ngươi muốn ỷ nhiều thắng ít, với hơn trăm nam nữ đệ tử của Nga Mi, liệu có chống nổi mấy ngàn bang chúng của Minh giáo chúng ta không? Quần hùng mỗi người đều có một ý kiến riêng. Lúc bầy giờ bốn bên yên lặng như tờ, không ai dám hé môi. Một lát sau, một lão hòa thượng của Ðạt Ma Ðường ở phía sau Không Trí lớn tiếng nói:- Vừa rồi Minh giáo thao diễn trận pháp hành quân, trông thì đẹp thực, nhưng không biết có thực dụng đánh được kẻ địch hay không, chúng ta không phải là nguyên soái tướng quân, và cũng chưa học qua Tôn Ngô binh pháp, nên không biết được cái hay dở nhưng có lẽ chưa chắc đã bằng được...Mọi người biết lão hòa thượng nói những lời đó là trái lương tâm, chỉ cốt làm mất sĩ diện của Minh giáo thôi. Chu Ðiên nghe thấy hòa thượng đã nói xong, liền lên tiếng:- Những trò chơi đó có thực dụng hay không, quý vị muốn biết thì chỉ cần mời các hòa thượng của phái Thiếu Lâm ra xem, sẽ thấy ngay cái hay cái dở liền.Lão hòa thượng nọ không đếm xỉa gì tới, vấn cứ tiếp tục nói:- Ngày hôm nay là ngày đại hội các anh hùng trên thiên hạ, người của các môn phải chỉ muốn nghiên cứu võ nghệ của nhau thôi chứ có phải đến đây biểu diễn những trò kia đâu. Vậy cứ theo lời nói của mấy vị thí chủ hồi nãy chúng ta chỉ cần so tài cao thấp, ai võ nghệ cao thì thắng, mà chúng ta chỉ nói một chọi một chớ có nói nhiều thắng ít đâu. Vả lại trong võ lâm cũng không có luật lệ đấy.Âu Dương Mục Chi cũng lên tiếng nói:- Ỷ nhiều thắng ít quả nhiên trong võ lâm không có luật lệ đó nhưng những trog như phích lých lôi hỏa đạn, lửa độc, nước độc cũng cấm không xử dụng.Lão hòa thượng ngẫm nghĩ giây lát rồi đáp:- Khi ra tỉ võ, người ta dùng ám khí, đại hội không thể cấm đoán được, nếu có những người bàng môn tả đạo cứ thích tẩm thuốc độc trên ám khí, cũng tùy ý không ai cấm chi hết. Nhưng nếu người khác đứng cạnh đánh lén thì đó là vi phạm qui luật của địa hội tất cả mọi người đều có quyền tấn công người đó. Chẳng hay quý vị nghĩ sao?Già nửa số quần hùng đều vỗ tay tán thành và cũng bảo nên làm như thế. Ðường Văn Lượng của phái Không Ðộng nói:- Tại hạ còn có một lời nói nữa là bất cứ ai, khi thắng hai trận rồi thì được quyền ra ngoài nghỉ ngơi để lấy lại nguyên nội lực, bằng không đấu hết người này đến người khác thì dù người đó có tài ba thông thiên cũng không thể thắng từ đầu đến cuối được. Hơn nữa, bất cứ bang phái hay hội nào đã có hai người bại trận thì không được phái người ra đấu nữa. Bằng không chúng ta mấy ngàn anh hùng đây, mỗi người đều ra tay đấu một trận thì có lẽ đến ba tháng cũng không xong, lương thực của chùa Thiếu Lâm có phong phú đến đâu cũng không sao cung cấp đủ cho mọi người.Tất cả mọi người đều cười ồ và cho rằng luật lệ đó rất có lý. Nên rõ Ðường Văn Lượng vì muốn cám ơn Vô Kỵ năm xưa ở trên Quang Minh đỉnh nên mới đặt ra hai điều lệ đó là muốn giúp chàng đỡ tốn hơi sức để chiến thắng quần hùng.Bành Doanh Ngọc vừa cười vừa xen lời nói:- Ðường Tam quả là người biết đại thể. Xem như vậy ngày hôm nay phái Không Ðộng thế nào cũng giúp chúng ta rồi. Chúng ta ngoài giáo chủ ra, chẳng hay để vị nào xuất trận?Các cao thủ của Minh giáo ai cũng muốn thử thách, nhưng đều biết việc này gánh vác rất lớn, cần dở hết toàn lực mới ra được. Hơn nữa, tình nguyện xin dự đấu ngoại trừ Giáo chủ là người có võ công mạnh nhất ra, không ai dám xin như thế cả.Vì xin như thế không những làm mất lòng anh em của bổn giáo mà còn chạm đến nghĩa khí võ lâm nữa. Vô Kỵ đưa mắt nhìn từng người một và nghĩ thầm:- Dương Tả Sứ, Vy Bức Vương, sư phụ Nói Không Ðược, Thiết Quan đạo trưởng, mỗi người có một tài ba riêng, nhưng không thể ra đấu được trong đó chỉ có Phạm Hữu Sứ là có võ công uyên bác hơn cả, bất cứ đối thủ là người môn phái nào, cũng có cách thủ thắng. Vậy chỉ có thể mời Phạm Hữu Sứ ra đấu là hơn hêt .Nghĩ đoạn chàng liền nói:- Tất cả anh em của bổn môn, ai ra dự cũng vậy thôi, nhưng Dương tả sứ đã có theo tôi đánh trận Kim Cương Phục Ma Khuyên rồi. Vy Bức Vương với sư phụ túi vải đã bắt sống Hạ Trụ ba người đều ra tay ra sức hết. Lần này bổn tọa xin mời Phạm Hữu Sứ ra dự cuộc đấu.Phạm Dao nghe nói cả mừng, liền cúi chào và đáp:- Xin tuân lệnh, đa tạ giáo chủ đã coi trọng tôi.Quần hào của Minh giáo ai cũng biết Phạm Dao là người có võ công rất lợi hại, nên không ai phản đối cả. Riêng có Triệu Minh lên tiếng nói:- Phạm đại sư, tôi yêu cầu đại sư một việc, không hiểu đại sư có nhận lời cho không?Phạm Dao đáp:- Quận chúa cứ việc sai bảo, tiểu nhân xin chờ lệnh.Quần hào nghe nói đều đưa mắt nhìn Triệu Minh, không biết nàng định yêu cầu Phạm Dao điều chi. Triệu Minh nói:- Không Trí đại sư của phái Thiếu Lâm vẫn thù hằn đại sư. Nếu đại sư vừa ra tay đã đấu với y ngay, thì chưa chắc ai thắng, ai bại và dù đại sư có thắng đi chăng nữa, cũng bị mỏi mệt vô cùng.Phạm Dao gật đầu, biết Không Trí thần tăng nổi danh mấy chục năm nay, tuy trông mặt y ủ rũ như người sắp chết, nhưng sự thật thì nội ngoại công của y điêu luyện tới mức thượng thặng. Triệu Minh lại nói tiếp:- Ðại sư phải hẹn với y một cuộc đấu khác và sẽ đấu ở chùa Vạn Pháp, một đấu một mà thôi.Quý vị nên rõ, nếu Không Trí nhận lời Phạm Dao rồi, thì ngày hôm nay y không thể ra đấu với Phạm Dao. Kế của Triệu Minh rất khôn khéo vì làm như vậy là để cho Minh giáo bớt đi một cường địch lợi hại. Lúc ấy trong lều trúc, quần hùng các môn phái đang thì thầm bàn tán với nhau để bầu người ra dự đấu. Tại nhiều nơi đã có mấy người lớn tiếng cãi vã với nhau. Hiển nhiên là họ không đồng ý kiến với người được đề cử.Phạm Dao liền đi tới trước lều trúc của phái Thiếu Lâm tức là lều chủ, nói với Không Trí hẹn sang năm đến chùa Vạn Pháp đấu với nhau một phen. Phạm Dao vừa nhắc tới ba chữ chùa Vạn Pháp, Không Trí đã cho là đại nhục, liền cau mặt lại hỏi:- Ðể làm gì?Phạm Dao đáp:- Hai chúng ta kết thù oán tại đó thì phải tới nơi đó để kết liễu. Không Trí đại sư là người đức cao vọng trọng, tại hạ cũng có đôi chút hư danh, ngày hôm nay chúng ta so tài với nhau, nếu đại sư thắng tôi thì người trên giang hồ sẽ bảo đại sư cậy mình là địa chủ hà hiếp khách. Nếu tại hạ may mà thắng được một thức hoặc nửa thế thì kẻ không biết sẽ thêm dầu vào mỡ, chưa biết chừng họ lại bảo Khổ Ðầu Ðà lên chùa Thiếu Lâm đánh bại đệ nhất cao thủ của chùa. Nếu đại sư không sợ thấy lại cảnh cũ thì đến đêm trung thu năm nay tại hạ sẽ đợi chờ đại sư ở chuà Vạn Pháp để lãnh giáo vài thế võ cao siêu của đại sư.Không Trí cũng hơi kiêng nể võ công của Phạm Dao, lại thêm trong chùa đang có đại biến, lúc này y còn đang suy nghĩ làm cách nào cứu phương trượng sư huynh thoát nạn và cứu vãn được tai kiếp cho bổn chùa, nên đã không có lòng đấu với Phạm Dao rồi. Hơn nữa bị đối phương nói khích, nên y gật đầu nhận lời ngay và đáp:- Ðược, đến đêm trung thu năm nay chúng ta sẽ gặp nhau ở chùa Vạn Pháp.Phạm Dao chắp tay vái chào một cái rồi rút lui ngay. Y mới đi được bảy tám bước thì Không Trí đã lên tiếng hỏi:- Có phải ngày hôm nay thí chủ nhất tâm ra tay cứu Kim Mao Sư Vương thoát nạn nên khong dám ra tay đấu với bần tăng phải không?Phạm Dao là người trực tính không bao giờ giấu diếm sự thật, nên quay đầu lại ha hả cười nói tiếp:- Tại hạ không chắc thắng nổi đại sư có thể thôi.Không Trí mỉm cười nói tiếp:- Lão tăng cũng dám chắc không thắng nổi thí chủ đâu. Người ta đã luyện tới mức thượng thặng thì bao giờ anh hùng cũng trọng anh hùng.Trên quảng trường tiếng người yên lặng dần. Lão hòa thượng của Ðạt Ma Ðường lên tiếng nói:- Chúng ta theo qui luật của các vị anh hùng quyết định, hãy bắt đầu tỷ võ đi. Ðao thương, chân tay không có mắt, ai chết là do số mệnh hết, không được kêu than oán thán gì cả. Bang hội nào có võ cao cường nhất sẽ được lãnh Tạ Tốn và đao Ðồ Long ngay.Vô Kỵ hơi cau mày lại nghĩ thầm:- Hòa thượng này chỉ sợ người ta không nương tay đánh thực nặng và đồng thời lại ngại các phái không kết thù, kết oán với nhau, y làm gì có lòng từ bị như Không Kiến, Không Văn mấy vị thần tăng ấy. Mọi người quyết định là người nào ra dự cuộc, sau khi thắng hai trận sẽ được nghỉ ngơi, và như vậy là đấu trước hay đấu sau cũng không phân biệt gì mấy. Lúc ấy đã có người ra thách đấu và cũng có người thứ hai ra đấu liền. Chỉ trong thoáng cái ở trong đấu trường đã có ba cặp đấu với nhau. Triệu Minh tuy căn bản võ công còn non nớt, nhưng kiến thức rất rộng. Nàng đứng giữa Phạm Dao và Vô Kỵ nghị luận bàn tán về võ công của sáu người kia. Ðồng thời lại dự đoán xem ai thắng ai bại không ngờ lời bàn của nàng rất đúng. Một lát sau, ba đôi đã có hai ba phần thắng bại rồi, chỉ còn một đôi đang tiếp tục. Tiếp theo đó có hai người khác ra đấu với hai kẻ thắng kia. Thế là trên quảng trường vẫn có ba đôi như trước. Những người mới vào đều dùng khí giới, như vậy hai đôi đó thế nào cũng đổ máu mới phân thắng bại. Vô Kỵ thấy vậy nghĩ thầm:- Ðấu như vậy các môn, các phái của võ lâm thế nào cũng gây thù hằn với nhau. Bất cứ phái nào bị đối phương đánh bại, nếu không bị chết cũng bị thương nặng. Sau này rồi cứ báo thù nhau liên tiếp, và như vậy có thể biến thành một tai hoạ tàn sát lẫn nhau rất lớn không?Chàng lại thấy một đạo sĩ trung niên của phái Côn Luân dùng kiếm đâm một đại hán của Cự Kình Bang bị thương, liền lên tiếng mắng chửi:- Tên ăn mày hôi thúi bẩn thỉu kia...Y vừa mắng chửi, vừa tung mình nhảy ra định khiêu chiến với Chấp Pháp Trưởng lão của Cái Bang. Ông già lùn liền nắm lấy cánh tay y khẽ nói:- Sư đệ địch không lại y đâu, hãy tạm chịu nhục đi.Ông già cao tức giận đáp:- Ðịch không được cũng phải đấu một phen.Mồm y tuy nói vậy nhưng y lại rất nghe lời sư huynh và biết võ công của sư huynh cao siêu hơn mình nhiều thế mà còn thua huống hồ gì mình, nên mồm y vẫn chửi mà chân thì theo người sư huynh lùn trở về chỗ ngồi tức thì. Tiếp theo đó Chấp Pháp Trưởng lão thắng người trưởng môn của Mai Hoa Ðạo. Thấy người của bang mình thắng liền hai trận bang chúng của Cái Bang vỗ tay như sấm động, đắc chí khôn tả. Chấp Pháp trưởng lão nghêng ngang đi về chỗ ngồi.- Thế rồi người này đến người nọ, các cuộc tỷ đấu đã diễn ra hơn hai tiếng đồng hồ. Mặt trời đã lặn xuống phía Tây, người ra khiên chiến võ nghệ càng ngày càng cao cường.Ðến giờ Thân, Trưởng Bát Long Ðầu của Cái Bang ra trận khiêu chiến. Và người đấu với y là Bành Tứ Nương của Tây Ba giáo, nhưng chỉ đánh được vài hiệp là Bành Tứ Nương hổ thẹn vô cùng, liền rút lui ngay. Trưởng Bát Long Ðầu nhìn sang phái Nga Mi cười nhạt và nói:- Các phái nữ có bản lãnh chân thật gì đâu, không phải nhờ ở đao kiếm sắc bén thì là nhờ ở ám khí kỳ quái, cũng như Bành Tứ Nương vừa rồi, đàn bàn luyện được võ công cao siêu đến thế tưởng không phải là chuyện dễ.Chỉ Nhược khẽ dặn Thanh Thư vài lời, Thanh Thư gật đầu, rồi bước ra chắp tay vái chào Trưởng Bát Long Ðầu và nói:- Long đầu đại ca, đệ xin lãnh giáo mấy thế võ của đại ca nào.Trưởng Bát Long Ðầu vừa trông thấy Thanh Thư, mặt đã biến sắc lớn tiếng đáp:- Họ Tống kia, mi thừa lệnh của gian tặc Trần Hữu Lượng trà trộn vào Cái Bang chúng ta, việc giết chết Sử Bang chủ, có lẽ mi cũng dự phần, ngày hôm nay không ngờ mi còn dầy mày dạn mặt ra gặp ta nữa sao?Thanh Thư cười nhạt đáp:- Trên giang hồ trà trộn vào ổ địch, do thám bí mật, đó là việc thường. Chỉ trách bọn ăn mày sao mù quáng mới không nhận ra được bổn diện của Tống đại gia này đấy chứ.Trưởng Bát Long Ðầu lớn tiếng mắng tiếp:- Mi dám phản cả cha đẻ và phái Võ Ðang thì việc gì mi lại chẳng dám làm? Mi đối với cha bất hiếu, sau này đối với vợ cũng bất nghĩa, thế nào phái Nga Mi cũng đại bại vì mi.Thanh Thư tức giận đến mặt tái mét, và trả lời:- Câm mồm đi, không được lếu láo như thế.Trưởng Bát Long Ðầu không nói năng gì nữa, liền xông đến tấn công một chưởng. Thanh Thư vội né mình tránh sang trái, tay khẽ phất một cái dở Kim Ðỉnh Miên Chưởng của phái Nga Mi chống đỡ. Trưởng Bát Long Ðầu tức hận y đã trà trộn vào Cái Bang lừa dối mọi người, nên thế võ nào của y cũng độc ác khôn tả. Trận đấu này của hai người kịch liệt hơn các trận đấu khác gì họ đã định đấu thí thân rồi. Càng đấu, Thanh Thư càng lép vế. Vì chàng mới học võ công của phái Nga Mi, chưa được thuần thục, nên không dở ra được những thế tinh vi của pho chưởng đó. Vì vậy đấu được bốn năm chục hiệp y lại dở Miên Chưởng của phái Võ Ðang ra chống đỡ. Chưởng pháp này oai lực rất nhanh, bề ngoài tuy giống như Kim Ðỉnh miên chưởng nhưng lúc biến hoá lại khác hẳn Kim Ðỉnh miên chưởng nhiều. Người ngoài không biết, tưởng y đã kéo lại được thế bại.Lợi Hanh đứng bên ngoài càng trông càng tức giận, liền la lớn:- Tống Thanh Thư, mi không biết hổ thẹn chút nào, dám phản Võ Ðang mà còn dùng võ công của phái Võ Ðang để cứu lấy bổn thân. Mi không cần cha mi thì mi còn xử dụng võ công của cha mi làm chi nữa?Thanh Thư mặt đỏ bừng, cũng la lớn:- Võ công của phái Võ Ðang có gì kỳ lạ, đây các người hãy trông cho kỹ này.Nói xong, tay trái của y biến luôn bảy thứ kiểu, xoay trái, quay phải ở trước mặt Trưởng Bát Long Ðầu. Rồi đột nhiên giơ tay phải ra đâm luôn vào óc của đối thủ, chỉ nghe thấy kêu "cộp" một tiếng, chỉ tay của y đã dính đầy máu. Trưởng Bát Long Ðầu đã bị thủng sọ, lăn ra chết tốt. Thanh Thư cười nhạt một tiếng rồi hỏi:- Phái Võ Ðang có môn võ công ấy không?Trong lúc quần hùng đang thất thanh kêu la thì có bảy tám người của Cái Bang ra, kẻ khiêng xác của Trưởng Bát Long Ðầu về, kẻ thì vây đánh Thanh Thư. Tất cả có sáu người vây đánh, đều là hạng bẩy túi trong bang. Trong đó có bốn người xử dụng khí giới, chỉ trong thoáng cái, Thanh Thư đã bị nguy hiểm liền. Một lão hòa thượng to béo ở phía sau Không Trí liền lên tiếng quát bảo:- Cái Bang, các người thị nhiều thắng ít, định phá hủy luật của đại hội ngày hôm nay phải không?Hai câu nói của y rất lớn, khiến mọi người ngồi gần đó đều bị vang tai nhức óc. Chấp Pháp trưởng lão liền lớn tiếng quát bảo:- Các người hãy lui ra, để bổn tọa trả thù cho Trưởng Bát Long Ðầu.Các đệ tử của Cái Bang đều lui về trong lều trúc, vẻ măt ai nấy đều lộ vẻ tức giận và nhìn thẳng vào mặt Thanh Thư. Vô Kỵ trông thấy vậy liên tưởng ngay đến năm vết thương ở trên vai Triệu Minh và cảnh vợ chồng ông già bị chết thảm khốc như thế nào. Chàng run run hỏi Dương Tiêu rằng:- Dương tả sứ, sao phái Nga Mi lại có võ công tàn ác đến thế?Dương Tiêu lắc đầu đáp:- Thuộc hạ chưa hề thấy môn võ công này bao giờ. Nhưng tổ sư của phái Nga Mi Quách Nữ hiệp có biệt hiệu là Tiểu Ðông Tà, nên võ công của họ có ba thành tà khí, như vậy không có gì lạ hết.Trong lúc hai người nói chuyện với nhau, Thanh Thư đã đấu với Chấp Pháp trưởng lão rồi. Chấp Pháp trưởng lão thân hình tuy nhỏ bé thật, nhưng tay chân lại rất mau lẹ. Mười ngón tay của y giống như mười cái móc, dùng ưng chảo công đối phó với Thanh Thư. Hiển nhiên là y thiên về Chỉ Công và cũng muốn dùng ngón tay đâm thủng đầu óc của Thanh Thư ra để trả thù cho Trưởng Bát Long Ðầu.Thoạt tiên, Thanh Thư cũng dùng Kim Ðỉnh miên chưởng đối phó, nhưng đấu được mười mấy hiệp, Chấp Pháp trưởng lão quát lớn:- Tiểu cẩu tặc.Năm ngón tay trái của y vừa đụng vào sọ của Thanh Thư đã định dùng dức cắm thẳng vào thì tay phải của Thanh Thư đã tấn công sang, và chỉ nghe kêu "bộp" một tiếng là năm ngón tay của y đã bóp đứt cổ họng đối thủ rồi. Chấp Pháp trưởng lão ngã ngay về phía trước, tay trái của y vẫn còn sức mạnh, nên năm ngón tay cắm chặt xuống mặt đất, máu chảy ròng ròng. Lần này Chỉ Nhược đã nhanh tay ra hiệu cho tám đệ tử, mỗi người cầm kiếm nhảy ra, cứ từng đôi một tựa lưng vào nhau, chia đứng làm bốn phương, bao vây lấy Thanh Thư. Nếu Cái Bang còn tiến lên tấn công thì cục diện sẽ trở nên quần đả ngay.Một lão hòa thượng của Ðạt Ma Ðường nói lớn:- Ba mươi sáu đệ tử của La Hán Ðường hãy đợi lệnh.Nói xong, y vỗ tay một cái, liền có ba mươi sáu hòa thương của Thiếu Lâm mặc áo vàng nhảy ra. Mười tám tên danh thủ cầm thuyền trượng, mười tám tên cầm giới đao, giải ra khắp mọi nơi trong quảng trường. Trong sự cắt đặt của chúng, thì hình như là giống trận pháp mà không giống trận pháp, chúng chỉ giữ những nơi cốt yếu thôi.Lão hòa thượng lại nói tiếp:- Thừa pháp chỉ của Thông Trí sư thúc, ba mươi sáu đệ tử của La Hán Ðường ra canh giữ qui luật của đại hội. Ngày hôm nay trong cuộc so tài của đại hội, nếu có ai cậy nhiều bắt nạt ít, hoặc núp xó trợ giúp ngầm, thì người đó trở thành kẻ thù chung của võ lâm thiên hạ. Chùa Thiếu Lâm chúng tôi là chủ nhân thì phải duy trì công đạo. Ba mươi sáu đệ tử phải khám xét thật nghiêm ngặt và bất cứ ai phạm pháp đều bị chém chết ngay, không được dung tha.Ba mươi sáu người đệ tử đó đều lớn tiếng vâng lời, rồi nhìn cả vào quảng trường.Thế là đã có phái Nga Mi phòng vệ trước, lại có Thiếu Lâm giám thị ở bên, các đệ tử của Cái Bang tuy có tức giận thật, nhưng không dám bạo động nữa và đành khiêng xác Chấp Pháp trưởng lão mà thôi.Triệu Minh liền khẽ dặn Phạm Dao rằng:- Khổ đại sư, không ngờ phái Nga Mi lại có tài ba này, ngày nọ, trong chùa Vạn Pháp đành chết chứ không chịu ra ngoài tháp tỷ võ, có lẽ là vì thế cũng nên?Phạm Dao lắc đầu rồi cau mày nghĩ ngợi cách gỡ thế võ đó. Y ngẩn người ra giây lát rồi đột nhiên nói với Vô Kỵ rằng:- Thuộc hạ xin thỉnh giáo giáo chủ một đường võ công này.Nói xong, y để hai bàn tay lên mặt bàn giờ một ngón tay út bên tay trái ra và một ngón tay út bên tay phải, một trước một sau, liên tục cử động bảy cái, rồi khẽ nói tiếp:- Tôi dùng hai cánh tay tấn công liên tiếp như vậy chỉ cần bắt được cánh tay của tiểu tử ấy, dùng nội lực rung gãy khớp xương ở cánh tay y. Như vậy thì chỉ lực của y dù có lợi hại đến đâu cũng không sao mà dở ra được nữa.Vô Kỵ cũng dơ hai ngón tay ra, ngón trái móc vào ngón phải và nói:- Hữu Sứ phải cẩn thận, y chỉ dùng chỉ lực đâm vào cánh tay Hữu Sứ thôi.Phạm Dao gật đầu và tiếp:- Tôi dùng cầm nã thủ chộp lấy tay y, rồi dùng mười tám lộ uyên ương liên hoàn đá luôn vào hạ bộ y mười tám cái liền.Vô Kỵ nói:- Tấn công luôn tám mươi mốt thế để cho y không còn kịp thở nữa.Thế rồi hai người bốn ngón tay, cứ người này tiến, kẻ kia lui, nhanh nhẹn khôn tả. Phạm Dao vừa cười vừa nói tiếp:- Mấy thế võ của giáo chủ thần diệu quá, tiểu tử này ngoài chỉ lực ra, võ công của y chỉ có hạn thôi, mấy thế này cũng đủ làm cho y không sao dở được chỉ lực lợi hại ấy ra nữa.Vô Kỵ mỉm cười đáp:- Quý hồ y không dở được ba thế võ đó ra thì Phạm Hữu Sứ đã thắng rồi.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 97
Biến Ảo Khôn Lường
Vô Kỵ dùng ngón tay cái quay hai vòng, rồi ngón tay phải đột nhiên xuyên qua cái vòng của ngón tay trái đó mà móc lấy ngón tay của Phạm Dao, rồi mỉm cười không nói năng gì cả. Phạm Dao ngẩn người ra giây lát rồi nói:- Cảm ơn giáo chủ đã chỉ điểm cho, thuộc hạ kính phục lắm lắm. Bốn thế võ không sao tưởng tượng được này, đã làm cho thuộc hạ tinh thông thêm. Thuộc hạ chỉ mong được vái giáo chủ làm sư phụ ngay bây giờ.Vô Kỵ lại tiếp:- Ðó là Loạn hoáng Quyết trong Thái Cực quyền pháp của Thái sư phụ tôi truyền thụ cho. Cốt yếu của nó là mấy cái vòng ở bên tay trái. Tên họ Tống kia tuy xuất thân ở phái Võ Ðang nhưng chưa chắc y biết được những thế võ này đâu.Phạm Dao thấy có cách đánh bại được Thanh Thư rồi, nên yên chí vô cùng. Nhưng Thanh Thư đã thắng liền hai trận, theo luật lệ của đại hội thì y được phép ra ngoài nghỉ ngơi, vậy phải chờ y tái xuất mới ra khiêu chiến được.Triệu Minh mỉm cười, vẻ mặt hớn hở, đứng sang một bên, Vô Kỵ liền đến cạnh nàng khẽ nói:- Minh muội có việc gì mà mừng rỡ thế?Triệu Minh hai má đỏ bừng, cúi đầu xuống đáp:- Mấy thế võ của đại ca truyền cho Hữu Sứ chỉ dạy y rung gãy tay của Thanh Thư thôi chứ không dạy y giết chết kẻ địch.Vô Kỵ nói tiếp:- Tuy Tống Thanh Thư làm nhiều việc bất nghĩa, nhưng dù sao y cũng là đứa con duy nhất và thương nhất của đại sư bá. Ðáng lẽ phải để cho đại sư bá tôi quét sạch cửa ngõ mới phải. Bây giờ nếu tôi bảo Hữu Sứ giết chết y thì tôi có lỗi với đại sư bá liền.- Nếu đại ca giết chết Thanh Thư, chị Chỉ Nhược trở thành goá bụa, đại ca có thể nối lại duyên xưa, như vậy có hơn không?Vô Kỵ nắm lấy tay nàng, vừa cười vừa hỏi:- Minh muội muốn tôi nối lại duyên xưa thật sao?- Tôi mong muốn lắm, để khi đại ca lại mê man người khác thì nàng ta dùng ngón tay đục thủng năm lỗ trên ngực đại ca luôn.Khi Vô Kỵ với Triệu Minh chuyện trò thì Thanh Thư đã được tám nữ hiệp của phái Nga Mi bảo vệ, rút lui về lều trúc của phái Nga Mi rồi.Quần hùng thấy hai thảm kịch Thanh Thư dùng năm ngón tay giết người rất kinh hồn động phách, ai nấy cũng kinh hóang không dám đem thân ra mạo hiểm nữa.Một lát Thanh Thư lại bước ra chào một vòng và nói:- Tại hạ đã nghỉ ngơi xong, chẳng hay có vị anh hùng nào chỉ giáo cho.Phạm Dao liền lên tiếng nói:- Ðễ lão lãnh giáo tuyệt học của phái Nga Mi.Y đã định nhảy ra thì đột nhiên có một cái bóng xám, thoáng cái đã đứng trước mặt Thanh Thư rồi. Người đó quay lại nói với Phạm Dao rằng:- Phạm tiên sinh hãy nhường cho tại hạ đấu một phen.Phạm Dao thấy người đó rất chững chạc, liền nhận ra ngay là Dư Liên Châu, nhị hiệp của phái Võ Ðang. Thanh Thư kính nể vị sư thúc này từ hồi nhỏ, nhưng bây giờ gặp nhau trước mặt, y biết ngay trận đấu này là trận đấu chí tử, tuy y đã học được võ công kỳ môn nhưng dù sao y vẫn khiếp sợ.Liên Châu chắp tay chào và nói:- Mời Tống thiếu hiệp ra tay.Nhị hiệp xưng hô Thanh Thư như vậy đủ thấy là y không dám coi thường đối phương và cũng không còn tình nghĩa gì với nhau nữa. Thanh Thư không nói năng gì cả, chỉ cúi đầu đáp lễ.Liên Châu liền dơ chưởng ra tấn công luôn. Liên Châu nổi danh ở giang hồ đã ba mươi năm nhưng người trong võ lâm ít thấy nhị hiệp ra tay đấu với ai bao giờ. Người trong giang hồ xưa nay vẫn biết phái Võ Ðang chú trọng lấy nhu khắc cương, thể thức tuy chậm chạp nhưng biến hóa khôn lường. Ngờ đâu bây giờ Liên Châu lại ra tay đánh nhanh như gió, chỉ thoáng một cái, đùi và lưng của Thanh Thư đã bị đánh trúng một chưởng và một cái đá liền.Thanh Thư kinh hãi vô cùng và nghĩ thầm:- Thái sư phụ và cha ta đều định để cho ta làm người chưởng môn đời thứ ba của phái Võ Ðang, như vậy bí quyết võ công nào cũng truyền thụ cho ta hết. Nhưng bây giờ quyền của Dư nhị thúc đây, thể thức tuy là pho quyền của Võ Ðang, nhưng sao biến hòa lại nhanh đến thế? Hiển nhiên y đã phạm đại kỵ của bổn môn. Tuy vậy sao lại lợi hại đến thế?Y đang định dở môn Chỉ công của Chỉ Nhược truyền thụ cho đem ra đối phó, nhưng vì bị Liên Châu đánh tới tấp, không kịp thở thì làm sao chuyển thế võ được, nên cứ phải lui lia lịa, cố hết sức chống đỡ.Quần hùng yên lặng, đứng nhìn trận đấu của hai người. Bây giờ tuy Liên Châu thắng thật, nhưng vừa rồi họ thấy Thanh Thư đấu với hai trưởng lão Cái Bang chuyển bại thành thắng dễ dàng, cho nên mọi người tuy thấy Liên Châu đánh tới tấp như thế mà vẫn chưa thấy lạc quan chút nào. Vì thế đánh của Nhị hiệp quá nhanh và người nào cũng muốn xem rõ, nên đều đồng loạt đứng cả lên. Thậm chí có người đứng cả lên trên bàn ghế nữa. Và trong lòng họ đều khen ngợi kính phục. Thanh Thư tuy là đệ tử đích truyền của phái Võ Ðang, với những thế võ của Liên Châu và sự biến hòa tinh diệu thế nào y đều có học qua hết, nhưng lối đánh nhanh như vậy thì y thấy là lần đầu. Trên quảng trường, cát bụi bay tứ tung, tựa như sương mù vậy, cứ quây lấy Liên Châu và Thanh Thư hai người. Hai người đánh ráp lá cà với nhau, bỗng nghe có tiếng kêu "bộp", song chưởng của hai người đã va chạm nhau. Cả hai cùng lùi lại về phía sau, nhưng Liên Châu đứng chưa vững, đã xông vào tấn công liền. Lợi Hanh lo âu cho sư huynh, từ từ tiến ra giữa mép quảng trường lúc nào mà không hay. Ðồng thời tay chàng lại nắm chặt đốc kiếm, hai mắt cứ nhìn trừng trừng vào quảng trường. Hai người đấu trong quảng trường đều là cao thủ của Võ Ðang. Thanh Thư thấy trận đấu này liên quan đến tính mạng của mình, nên giở hết toàn lực ra đối phó. Vì vậy y không còn nghĩ gì tới người đồng môn phái và sư điệt gì hết. Võ công của hai người Lợi Hanh đều biết rõ hết thế nào của hai người cũng là thế võ trí mạng cả. Cũng may, Liên Châu càng đánh càng thắng thế, và nếu không đề phòng Thanh Thư giở năm ngón tay ác độc kia ra thì đã giết chết Thanh Thư từ lâu rồi. Vô Kỵ cũng lo âu, tay cầm hai chiếc thánh hỏa lệnh để đề phòng. Nếu thấy Liên Châu nguy hiểm là chàng không còn nghĩ gì đến lệ luật của đại hội và sẽ ra tay trợ giúp ngay.Ðang lúc cát bụi bay mịt mù thì đột nhiên Thanh Thư giơ năm ngón tay ra để chộp vào vai phải của Liên Châu. Nhưng Liên Châu đợi chờ Thanh Thư giở thế võ ấy ra rồi. Nên rõ, Thanh Thư đánh chết được Cái Bang nhị lão như thế nào, Liên Châu đều trông thấy rõ hết, nếu không thấy hai lão bị giết chết như vậy, thì nhị hiệp cũng rất có thể bị thủ pháp quái dị này của Thanh Thư đánh lén, không chết cũng bị thương nặng chứ không sai. Nhưng bây giờ nhị hiệp đã nghĩ được cách đối phó, hơn nữa Thanh Thư luyện thủ pháp này cũng không lâu nên biến hòa không được nhiều. Lúc này y tái xử dụng thế chộp hồi nãy chứ không thay đổi gì cả, Liên Châu vội hạ thấp vai phải xuống né, còn tay trái múa luôn mấy vòng. Triệu Minh và Phạm Dao thấy vậy đều thất thanh kêu "ủa". Thì ra tay trái của Liên Châu vòng hai cái như thế, đúng như Vô Kỵ dạy Phạm Dao vậy. Cho nên Triệu Minh và Phạm Dao biết thế nào Thanh Thư cũng nguy, hai người vừa kinh hãi kêu dứt thì tay phải của Thanh Thư đã giơ lên chộp luôn yết hầu của Liên Châu.Vô Kỵ cả giận khẽ chửi:- Quân này đáng chết lắm, đáng chết lắm.Chấp Pháp chưởng lão của Cái Bang đã bị giết vì cái chộp này, không ngờ đối với sư thúc Thanh Thư cũng hạ độc thủ như thế. Nhưng Liên Châu hai cánh tay liền vòng một vòng, giở luôn hai kình lực trong thế Lục Hợp Kình ra túm ngay được hai cánh tay của Thanh Thư và chỉ nghe thấy kêu "lắc cắc" hai tiếng. Xương ở hai cánh tay của Thanh Thư đã bị bẻ gẫy. Liên Châu quát lớn:- Ngày hôm nay ta trả thù cho thất đệ.Nhị hiệp hợp hai tay lại dùng thế Song Phong Quán Nhĩ, song quyền của nhị hiệp đánh luôn vào hai bên mang tai của đối phương. Thế này xử dụng sức lực mềm mại như bông, nhưng mạnh không tả, nên sọ của Thanh Thư liền bị nứt rạn ngay. Người của Thanh Thư chưa té ngã, Liên Châu đã định bồi thêm một cái đá cho đối phương chết ngay tại chỗ, thì đột nhiên có một cái bóng xanh thấp thoáng, một sợi roi dài nhằm mặt nhị hiệp đánh tới.Liên Châu vội nhảy về phía sau tránh né, nhưng sợi roi ấy nhanh nhẹn khôn tả lại tấn công liên tiếp. Mọi người nhìn kỹ mới hay người chưởng môn của phái Nga Mi nhảy ra báo thù cho chồng. Liên Châu liên tiếp lùi ba bước. Nhưng tiên pháp của Chỉ Nhược kỳ ảo lắm, chỉ ba thế thôi đã quây chặt được đối thủ, rồi nàng rung động cây roi một cái rồi thâu trở lại ngay, tay trái chộp luôn ngọn roi và lạnh lùng nói:- Bây giờ có lấy tính mạng ngươi ngay, chắc ngươi cũng không phục. Hãy lấy khí giới ra đây.Lợi Hanh liền rút trường kiếm ra tiến lên nói:- Ðể tôi tiếp vài thế võ cao siêu của cô nương.Chỉ Nhược với đôi mắt lạnh lùng, trợn trừng lên nhìn Lợi Hanh một cái rồi quay lại nhìn Thanh Thư chỉ thấy người chồng của y thị, hai mắt đã lòi ra, lỗ mồm lỗ mũi, tay mắt đều có máu rỉ ra, người mềm như bún nằm ở dưới đất, không thể sống được nữa. Ba nam đệ tử của phái Nga Mi đã chạy lại khiêng y đi.Chỉ Nhược quay lại chỉ vào mặt Liên Châu nói:- Ta giết chết ngươi trước, và sẽ giết lão già họ Hân sau vậy.Vừa rồi, Liên Châu đã giở hết toàn lực mà không thoát khỏi vòng roi của đối phương, trong lòng lấy làm ngạc nhiên và kinh hãi vô cùng, nhưng y thương người sư đệ liền nghĩ thầm:- Ta nên đấu với y thị một trận, dù có chết dưới ngọn roi của y thị, Lục đệ đứng ngoài cũng có thể xem được tiên pháp của y thị ra sao. Nếu lục đệ mà thoát chết, thế nào cũng có mấy thành hy vọng trả thù cho ta rồi. Nghĩ đoạn, nhị hiệp liền giơ tay định đỡ lấy trường kiếm của Lợi Hanh. Nhưng Lợi Hanh đã thấy thế cục rất nguy hiểm, với võ công của hai sư huynh đệ mình, muốn tránh trường tiên của đối phương thật là khó khăn, nên Lợi Hanh cùng một ý nghĩ với sư huynh đành xông ra đấu trước để hy sinh tính mạng của mình, cho sư huynh nhận thấy được sự biến hòa thân pháp của đối phương, vì vậy chàng nhất định không đưa kiếm và nói:- Sư ca, để đệ đấu trận này trước.Liên Châu đưa mắt nhìn Lợi Hanh, hai người cùng học một thầy gần gũi với nhau mấy chục năm trời, coi nhau như anh em ruột thịt, nên nhị hiệp sực nghĩ lại chuyện Ðại Nham tàn phế, Thúy Sơn tự sát, Thanh Cốc bị chết một cách thảm thương. Võ Ðang thất hiệp chỉ còn có bốn. Ngày hôm nay có lẽ cả hai cũng sẽ chết ở đây cũng nên. Võ công của lục đệ tuy mạnh, nhưng lại là người đa cảm, nếu chàng ta chết trước mình...Nhị hiệp càng nghĩ ngợi, tâm thân càng hỗn loạn, và y còn sợ hai người bị bêu xấu trước mặt quần chúng, sẽ làm mất hết sĩ diện của bổn phái đi. Vì vậy y mới nghĩ thầm:- Nếu ta chết trước, lục đệ khó mà trả thù được cho ta, và y cũng không chịu sống mà đào tẩu đâu, thế nào rồi hai anh em ta cũng chết cả ở đây. Như vậy không có ích gì hết. Chi bằng để y đấu trước, ta nhận xét được tinh nghĩa tiên pháp của thiếu nữ này, thì may ra ta còn đấu với nàng cho tới lúc cả hai cùng chết. Nghĩ đoạn nhị hiệp lên tiếng đáp:- Cũng được, nhưng lục đệ phải cố làm sao chống đỡ càng lâu càng tốt.Lợi Hanh nghĩ đến vợ mình, Bất Hối đã có chửa liền quay lại nhìn Dương Tiêu và Vô Kỵ, nhưng chàng lại nghĩ thầm:- Ta chết rồi, Bất Hối và con ta thế nào cũng có người trông nom, hà tất phải dặn bảo như cái trò đàn bà con gái .Nghĩ đoạn chàng liền giơ kiếm lên nói:- Mời người chưởng môn chỉ giáo cho.Tuổi của chàng lớn hơn Chỉ Nhược nhiều, nhưng lúc này Chỉ Nhược là trưởng môn của phái Nga Mi, vì vậy chàng vẫn giữ đúng lễ phép mà gọi Chỉ Nhược như thế. Liên Châu thấy Lợi Hanh dùng Thái Cực Kiếm ra đối phó, biết lần này sư đệ quyết đem tuyệt học của sư môn ra chống đỡ với cường địch, nên nhị hiệp từ từ lui lại về phía sau.Chỉ Nhược đáp:- Ngươi cứ tấn công trước đi.Lợi Hanh nghĩ thầm:- Ðối phương ra tay nhanh như điện chớp, nếu để cho y thị tấn công trước chiếm được lợi thế, thì ta khó mà kéo lại thế quân bình .Nghĩ đoạn chàng bước chân trái lên, đưa kiếm sang tay trái, giở thế kiếm thứ nhất là Tam hoán Sáo Nguyệt. Thế kiếm này của chàng hư hư thực thực, dùng tay trái cầm kiếm tấn công địch, ngọn kiếm có ánh sáng và tiếng kêu "sì sì" khiến quần chúng đứng xem chung quanh đó đều khen ngợi. Tiếng vỗ tay và tiếng reo hò vang động một góc trời.Chỉ Nhược nhảy tréo sang bên để tránh né, tiếp theo đó Lợi Hanh lại dùng một hai thế Ðại Khuê tình với Yến tử sao thủy vung trường kiếm vạch ở trên không thành một cái vòng lớn.Chỉ Nhược khẽ cúi mình tránh hai thế kiếm đó rồi nói:- Hân lục hiệp, tôi nhường lục hiệp ba thế để báo lại tình cố nhân trên núi Võ Ðang năm xưa.Chữ "xưa" vừa nói dứt, nàng đã múa roi như một con linh xà tấn công vào ngực Lợi Hanh ngay. Lợi Hanh chạy sang trái tránh né, chiếc roi của đối phương đang đánh thẳng, đã quay ngược trở lại, Lợi Hanh vội giơ trường kiếm lên chém ngọn roi, nhưng roi kiếm va chạm nhau có tiếng kêu "roẹt" rất khẽ. Lợi Hanh thấy hổ khẩu nóng ran, trường kiếm suýt nửa rời khỏi tay.Lợi Hanh giật mình kinh hãi nghĩ thầm:- Ta tưởng nàng chỉ có võ công quái dị thôi, không ngờ nội lực nàng lại mạnh kỳ lạ như thế .Nghĩ đoạn, chàng liền dở Thái cực kiếm pháp ra bảo thủ lấy bổn thân trước. Roi của Chỉ Nhược tựa như một sợi dây mềm, nhẹ vô cùng, nhưng người nàng bỗng Ðông, bỗng Tây, bỗng tiến, bỗng thoái, cứ theo thế kiếm của Lợi Hanh mà tránh né.Vô Kỵ càng xem càng ngạc nhiên và nghĩ thầm:- Nhuyễn tiên mà xử dụng được như ba vị cao tăng là huyền ảo rồi, ngờ đâu nhuyễn tiên của Chỉ Nhược khác hẳn và còn huyền diệu hơn là khác .Thoạt tiên chàng tưởng phái Nga Mi có võ công tà môn nào khác nhưng lúc này thấy thân thủ nàng như bóng ma, khác hẳn Diệt Tuyệt Sư thái, trong lòng đâm ra hoảng sợ.Phạm Dao bỗng nói:- Nàng là ma chứ không phải người.Lời nói đó trúng ngay tâm sự của Vô Kỵ nên chàng rùng mình một cái. Chàng đã thấy rất nhiều võ công quái dị của các môn phái, nhưng không thấy môn võ công nào lại nhẹ nhàng như lá liễu trước gió của Chỉ Nhược như vậy.Chàng liền nghĩ:- Chẳng lẽ nàng có yêu thuật? Hay là có quái vật nhập vào người nàng chăng? Võ công của Chỉ Nhược tuy tinh kỳ, nhưng pho Thái cực kiếm mới sáng chế ra mấy năm gần đây, có thể nói là một pho kiếm siêu tuyệt nhất võ lâm. Lợi Hanh dở nội lực ra vận dụng cứ liên miên bất tuyệt, tuy không giết nổi Chỉ Nhược, nhưng muốn giữ cho khỏi nguy hiểm thì quả thực không phải là không có sơ hở.Mọi người đứng bên ngoài ai ai cũng yên trí Lợi Hanh thế nào cũng thua. Họ lại còn yên trí chàng thế nào cũng toi mạng chứ không sai.Ðang lúc ấy bỗng một giọng nói rất quái dị nổi lên:- Ối cha, Tống Thanh Thư sắp tắt thở rồi. Chu đại trưởng môn, có mau tiễn biệt ông chồng trong khi hấp hối không? Làm một người đàn bà goá có vẻ vang gì đâu.Mọi người đều nhìn về phía đó, mới hay đó là Chu Ðiên, và biết y định quấy nhiễu tâm thần của Chỉ Nhược để cho Lợi Hanh thừa thế thắng bại. Nhưng y thấy Chỉ Nhược không quay đầu lại, thái độ vẫn ung dung như thường, nên lại kêu tiếp:- Này này Chu cô nương của phái Nga Mi ơi, ông chồng của cô sắp tắt thở rồi, đang có lời muốn trăn trối đây.Quần hùng thấy y nói bậy bạ như vậy, có người không nhịn được liền cười khì. Chỉ Nhược vẫn bình tĩnh như không nghe thấy Chu Ðiên nói gì hết. Ðột nhiên Chỉ Nhược lui về sau mấy trượng, quất ngược roi một cái, đầu roi đánh trúng vào mặt Chu Ðiên. Nàng đứng cách Chu Ðiên mười mấy trượng, ngờ đâu chỉ nhảy lùi và quất ngước roi một cái đầu roi đánh tới đầu Chu Ðiên rồi.Chu Ðiên đang khoái chí, nói đến nước bọt bắn tung toé, ngờ đâu đầu roi đã đánh tới trước mặt. Nàng không quay đầu lại nhìn mà tựa như đầu roi có mắt vậy, nhằm đúng đầu mũi của y điểm tới. Cũng lúc đó, nàng giơ hai ngón tay trỏ và giữa ở bàn tay trái nhằm người Lợi Hanh đâm luôn bảy thế, toàn nhằm các yếu huyệt của lục hiệp đâm tới. Lợi Hanh đành phải cúi mình tránh né.Lúc ấy trong lều trúc của Minh giáo có tiếng kêu "bộp" và "loong coong" loạn xạ. Thì ra Dương Tiêu đang đứng cạnh Chu Ðiên, nhanh tay cầm luôn cái bàn gỗ lên chống đỡ thế roi của Chỉ Nhược. Roi của nàng đánh trúng mặt bàn, chiếc bàn vỡ tan, những mảnh gỗ bay tung lên và chén tách trong bàn cũng bị bắn tứ tung.Chỉ Nhược đánh không trúng, không thèm đếm xỉa đến Chu Ðiên nữa, lại quay roi lại tấn công Lợi Hanh. Liên Châu đứng xem một hồi mà không tìm ra được chỗ tinh yếu của thế roi này. Lợi Hanh lúc đó đã dở hết những thế kiếm tinh vi của sư phụ truyền cho rồi.Ðột nhiên roi của Chỉ Nhược quay thành những cái vòng vừa to vừa nhỏ, vây Lợi Hanh vào trong, những vòng đó cũng một phương hướng với đường kiếm của Lợi Hanh. Nội lực trên kiếm của Lợi Hanh bị roi của nàng lôi đi một cái, thế là lục hiệp không sao tự chủ được, liền quay luôn mấy vòng. Chỉ thấy ánh sáng thấp thoáng một cái, trường kiếm đã rời khỏi tay lục hiệp, và roi của nàng như con mãng xà, cuốn chặt lại, nhằm đầu ót của Lợi Hanh đụng tới.Liên Châu tung mình nhảy lại xả thân chụp lấy ngọn roi, Chỉ Nhược liền giơ chân đá một cái vào ngang hông của Liên Châu. Ðang lúc nguy hiểm đó, có một người bên cạnh nhảy tới, dơ cánh tay vượn ra, chiếc roi dài của Chỉ Nhược kêu vù vù mấy tiếng đã cuốn chặt vào cánh tay của người đó. Người đó chính là Vô Kỵ đã dùng Càn Không Ðại Nã Di tâm pháp chuyển sức mạnh của cây roi vào cánh tay mình.Chỉ Nhược biến đổi thế võ nhanh kỳ lạ, tay phải buông cán roi ra, song chưởng hợp lại tấn công luôn vào ngực Vô Kỵ. Nếu Vô Kỵ làm tản mát kình lực của đối phương đi, thì sức song chưởng sẽ đánh trúng mặt Lợi Hanh, và tay phải của chàng sẽ bị nhuyễn tiên quấn chặt không cởi ra được, vì vậy chàng đành phải giơ tả chưởng ra chống đõ chưởng của Chỉ Nhược. Không ngờ hai người ba chưởng chạm nhau, Vô Kỵ thấy trong chưởng của Chỉ Nhược không có một chút kình lực nào hết. Chàng kinh hãi vô cùng nghĩ thầm:- Nguy tai, một thiếu nữ trẻ tuổi và yếu ớt như nàng, so kình lực với một danh thủ của phái Võ Ðang là lục sư thúc của mình, nàng đã đấu tới hai trăm hiệp, bây giờ mình lại đẩy kình lực sang, nàng phải chết ngay tại chỗ.Dù chàng với Chỉ Nhược có rất nhiều sự lôi thôi với nhau, nhưng dù sao chàng vẫn không quên được tình cũ. Trong lúc nguy cấp đó, chàng biết võ công của Chỉ Nhược không kém gì mình mấy và cũng có thể nói là một cường địch chưa từng thấy trong đời mình nên chàng không dám khinh thường chút nào, chàng liền giở mười thành công lực ra, nhưng khi chưởng lực chàng vừa phát ra thì đã cảm thấy đối phương hết sức, nên chàng lại thâu ngay chưởng lực lại. Thâu như thế là một hành động tối kỵ nhất trong võ lâm, không khác gì tự đem mười thành công lực đánh vào bổn thân mình. Huống hồ lúc đó chỉ còn một sợi tóc là sức của chàng dồn sng chưởng của Chỉ Nhược rồi, tất nhiên sức lực lúc bấy giờ phải mạnh khôn tả. Nhưng lúc này Vô Kỵ đã có thể khiến nội lực của mình tự do thâu về mười thành công lực đó, thì đột nhiên thấy chưởng lực của đối phương như nước hồng thủy vỡ đê, dồn dập đổ sang. Chàng giật mình kinh hãi biết là trúng phải kế gian của Chỉ Nhược, nên ngực của chàng bị ngay song chưởng của Chỉ Nhược đánh trúng kêu đến "bùng" một tiếng. Chưởng lực của chàng và chưởng lực của Chỉ Nhược, chưởng lực của hai tay cao thủ cùng đánh xuống một lúc, tuy chàng có Cửu Dương thần công bảo vệ thân thể thực nhưng cũng chịu đựng không nổi, huống hồ chưởng lực của Chỉ Nhược lại thừa cơ tấn công.Chỉ Nhược lại giơ năm ngón tay phải ra định tấn công tiếp. Lúc ấy Liên Châu bị nàng đá trúng yếu huyệt không sao cử động được. Lợi Hanh định nhảy xổ tới cứu viện, nhưng cũng không kịp, cả hai đều yên trí Vô Kỵ không sao thoát khỏi tai ách, nhưng giữa lúc ấy, Chỉ Nhược trông thấy cái sẹo trước ngực chàng, liền nghĩ đến chuyện xưa ở trên Quang Minh đỉnh, chính mình dùng ỷ Thiên Kiếm đâm thủng ngực chàng.Ðột nhiên lương tâm nàng xuất hiện, năm ngón tay phải lúc đó chỉ còn cách ngực chàng nửa thước, trong lòng nàng nghĩ thầm:- Lúc đó ta thừa lệnh sư phụ đâm chàng. Chàng không tránh né gì cả. Ngày hôm nay vì không muốn đả thương ta, nên chàng mới để cho ta đắc thắng, chẳng lẽ ta lại đang tâm giết chàng như vậy hay sao? Vì vậy, Vô Kỵ ngửa người về phía sau, hai mắt tối sầm, mồm hộc máu tươi ra. Chỉ Nhược biết nếu dùng tài ba thực sự để đối địch thì mình không địch nổi Vô Kỵ, bây giờ nàng thấy mình đánh lén mà được thành công, liền giơ tay ra, năm ngón tay chộp vào ngực Vô Kỵ.Tuy bị thương nặng, nhưng Vô Kỵ chưa rối trí, thấy Chỉ Nhược thò tay ra chộp ngực mình, nếu để cho nàng chộp trúng thì thế nào cũng bị thủng ngực ngay, chàng liền cố gắng xê dịch người sang mấy tấc. Liền có tiếng kêu "soẹt" năm ngón tay của nàng đã cào rách áo trước ngực của chàng da thịt lộ ra tức thì.Nàng đang chần chừ thì Nhất Tiếu, Dương Tiêu, Lợi Hanh và Phạm Dao bốn người cùng nhảy xổ tới. Nhất Tiếu đứng ở trước Vô Kỵ chống đỡ, Pham Dao Dương Tiêu chia làm hai bến tấn công Chỉ Nhược còn Lợi Hanh thì ẳm Vô Kỵ rời khỏi chỗ đó.Quảng trường loạn xạ, đệ tử của phái Nga Mi và tăng chúng của phái Thiếu Lâm đều hò hét om sòm, tay cầm khí giới nhảy xổ lại. Dương Tiêu với Phạm Dao thấy Vô Kỵ đã thoát hiểm, nên chỉ đấu với Chỉ Nhược thêm vài hiệp rồi ngưng lại không dám tiếp tục nữa. Còn Nhất Tiếu thì đỡ Liên Châu trở về lều trúc.Ðệ tử của phái Nga Mi và Thiếu Lâm thấy trong quảng trường đã ngừng đấu thì cũng rút lui luôn. Ðáng lẽ Triệu Minh cũng chạy tới tiếp viện nhưng vì thân pháp nàng không nhanh bằng Dương Tiêu, Nhất Tiếu hai người nên vừa đi tới giữa đường đã gặp Lợi Hanh ẳm Vô Kỵ mặt nhợt nhạt, mồm dính đầy máu tươi.Vô Kỵ thấy nàng liền gượng cười nói:- Không sao cả, vận khí qua loa là khỏi ngay.Mọi người đỡ chàng vào trong lều trúc để chàng ngồi xuống, chàng liền dẫn Cửu Dương thần công ra để điều trị vết thương.Chỉ Nhược liền nói:- Còn vị anh hùng nào ra đây chỉ giáo nữa không?Phạm Dao liền nai nịt, lớn tiếng bước đi ra, Vô Kỵ liền gọi:- Phạm Hữu Sứ, tôi hạ lệnh, Hữu Sứ đừng ra chiến đấu nữa. Chúng ta... chúng ta. .. chịu thua...Chàng nói tới đó lại hộc hai hụm máu tươi ra. Phạm Dao không dám trái lệnh giáo chủ, vì nếu cứ cưỡng lệnh Vô Kỵ mà ra đấu thì Vô Kỵ thế nào cũng tức giận và vết thương sẽ nặng hơn. Huống hồ đã ra dự chiến thì phải tận tâm tận lực mà đem tính mạng ra oan uổng như vậy không có ích gì cho bổn giáo cả.Chỉ Nhược đứng ở giữa quảng trường nói hai lượt. Vừa rồi Vô Kỵ thâu sức lại, tự đả mình bị thương, chỉ có chàng với Chỉ Nhược hai người biết thôi, chứ người ngoài làm sao biết được, cứ tưởng Chỉ Nhược dùng thế võ quái dị nên mới đánh bại được Vô Kỵ. Còn Chỉ Nhược tha chết cho Vô Kỵ thì ai ai cũng trông thấy rõ hết và họ thấy nàng là một cô bé trẻ tuổi như vâỵ mà đánh bại được ba cao thủ nhất đẳng trong võ lâm như thế, thực không sao tưởng tượng được.Trong quần hùng tuy có nhiều người võ công tuyệt nghệ, nhưng tự nghĩ mình không sao bằng được Liên Châu, Lợi Hanh và Vô Kỵ ba người, mà ba người đó còn không địch nổi nàng thì mình có nhảy ra cũng chỉ toi mạng thôi. Chỉ Nhược đứng ở giữa quảng trường gió thổi tà áo bay phất phới, trông như một tiên nữ. Mấy nghìn anh hùng hảo hán bốn mặt tám phương không ai dám nghênh chiến hết.Chỉ Nhược đợi chờ giây lát không thấy ai ra khiêu chiến, lão hòa thượng của Ðạt Ma Ðương liền bước ra, chắp tay chào và nói:- Tống phu nhân, người trưởng môn của phái Nga Mi võ nghệ lấn át quần hùng, võ công đệ nhất thiên hạ, vậy còn vị anh hùng nào không phục không ?Lão hóa thượng hỏi luôn ba tiếng, không ai dám trả lời là không phục hết, nên liền nói tiếp:- Theo đúng nghị quyết của đại hội thì Kim Mao Sư vương Tạ Tốn sẽ giao cho Tống phu nhân của phái Nga Mi xử trí. Còn Ðồ Long bảo đao hiện ở trong tay ai cũng xin đưa ra cho Tống phu nhân giữ nốt. Ðó là quyết định chung của quần hùng, không ai được dị nghị hêt.Vô Kỵ đang điều hơi vận sức, cố dồn Cửu Dương chân khí để chữa vết thương dần dần đã tiến tới mức phản hư không minh trở về hư vô, đầu óc trong suốt thông minh thì bỗng nghe thấy lão hóa thượng nói Kim Mao Sư Vương giao cho Tống phu nhân xử trí, chàng bỗng rùng mình một cái, suýt tí nữa lại hộc máu tươi ra.Triệu Minh ngồi cạnh trông nom, thấy chàng đột nhiên rùng mình, mặt biến sắc, thì biết ngay chàng đang nghĩ ngợi gì rồi, liền ai ủi rằng:- Vô Kỵ đại ca, nếu sư phụ giao cho chị Chỉ Nhược xử trí thì thật là may mắn. Vừa rồi chị ấy không nhẫn tâm giết chết đại ca đủ thấy chị ấy vẫn còn tình ý với đại ca. Nàng còn mong nối lại tình cũ với đại ca thì khi nào lại đang tâm giết nghĩa phụ, đại ca cứ yên tâm mà chữa vết thương đi.Vô Kỵ thấy lời Triệu Minh nói cũng có lý, nên trong lòng mới an tâm, lúc ây mặt trời đã lặn, trong quảng trường tối dần. Lão hòa thượng lại lên tiếng nói:- Kim Mao sư vương bị giam giữ ở Hậu Sơn, ngày hôm nay trời đã tối rồi, chắc các vị cũng đói bụng, vậy để đến trưa mai chúng ta tụ họp nơi đây, lão tăng sẽ dẫn Tống phu nhân lên chỗ đó mở cửa giai tù, lúc ấy chúng ta lại kiến thức võ công cái thế vô song của Tống phu nhân.Vô Kỵ, Dương Tiêu, Phạm Dao cùng đưa mắt nhìn Triệu Minh một cái và nghĩ thầm:- Quả nhiên cô này đoán không sai, phái Thiếu Lâm ngấm ngầm âm mưu quỉ quyệt, võ công của Chỉ Nhược dù có mạnh đến đâu cũng không thể nào đánh bại được ba vị cao tăng đó, có lẽ nàng sẽ toi mạng trên đỉnh núi, và sau chót Thiếu Lâm sẽ xưng hùng xưng bá.Lúc ấy Chỉ Nhược đã về tới lều trúc xem vết thương Thanh Thư. Quần hùng thấy Chỉ Nhược tuy cướp được cái tên thiên hạ đệ nhất võ công, nhưng việc lớn ở đây vẫn chưa kết liễu, vì vậy mỗi người có một ý riêng, không ai muốn xuống núi cả. Lão hóa thượng lại nói tiếp:- Các vị anh hùng hãy nghe đây, các vị đến bổn chùa đề là khách của chùa Thiếu Lâm, nếu giữa các vị có sự gì ân oán hay lôi thôi riêng của mình thì xin nể tệ phái tạm nhịn nhất thời, xin chớ có ở trên núi Thiếu Lâm mà giải quyết với nhau, bằng không phái Thiếu Lâm chúng tôi sẽ coi như các vị khinh miệt chúng tôi đấy. Qúi vị cơm nước xong, cứ tự do du ngoạn, nhưng phía sau núi là tàng kinh và nơi truyền thụ võ công của tệ phái, xin quý vị tự trọng mà ngừng bước cho.Phạm Dao liền ẳm Vô Kỵ trở về lều trúc của Minh giáo tự dựng lấy. Tuy bị thương nặng nhưng Vô Kỵ đã uống chín viên linh đơn do chàng tự chế và đã dùng Cửu Dương chân khí để chuyển vận sức thuốc, nên đến canh hai đêm đó, chàng thổ ra ba khẩu máu bầm. Nội thương của chàng như thế là khỏi hết.Dương Tiêu, Phạm Dao, Liên Châu, Lợi Hanh các người vừa kinh hãi vừa mừng rỡ, đều khen ngợi nội công chàng thật là hiếm có và cũng chưa nghe nói đến bao giờ. Người thường bị thương như thế, dù có được cao thủ chữa cho, thì ít nhất cũng phải vài ba tháng mới có thể khỏi được. Thế mà với chàng, chỉ có hai ba tiếng đồng hồ đã lành mạnh ngay. Nếu các người không đích mắt trông thấy thì không bao giờ dám tin chuyện này là thực.Ăn xong hai bát cơm, Vô Kỵ tĩnh dưỡng giây lát rồi nói:- Tôi phải ra ngoài một lát.Vô Kỵ ra khỏi lều trúc, ngửng mặt lên nhìn trời, chỉ thấy một vừng trăng sáng và mấy ngôi sao lơ thơ thôi. Chàng hít một hơi thật dài, thấy chân khí trong người lưu chuyển dễ dàng, tinh thần phấn chấn, liền đi tới chùa Thiếu Lâm, hỏi nhà sư chi khách rằng:- Tại hạ có việc muốn gặp người trưởng môn của phái Nga Mi phiền đại sư dẫn đường cho.Tri khách tăng ấy thấy là giáo chủ Minh giáo, kinh hãi vô cùng, vội cúi mình đáp:- Dạ, dạ, tiểu tăng xin dẫn đường, mời Trương giáo chủ đi sang lối này.Nói xong y dẫn Vô Kỵ đi sang phía Tây, đi chừng hơn dặm, liền chỉ mấy căn nhà nhỏ và nói:Phái Nga Mi ở trong mấy căn nhà kia, đêm khuya tiểu tăng không tiện tới gần.Sự thực là y sợ Vô Kỵ lại đấu với Chỉ Nhược, mình bị vạ lây. Vô Kỵ vừa cười vừa nói:- Nếu đại sư trở về nói chuyện này cho mọi người hay, thế nào cũng kinh động tới họ, nên tôi phải phiền đại sư ở đây chờ đợi với tôi cho tới nửa đêm.Tri khách tăng vội đáp:- Giáo chủ cứ yên tâm, tiểu tăng không nói cho ai hay đâu.Nói xong, y vội quay mình đi luôn. Ði tới trước căn nhà cách chừng một dặm, chàng đã thấy trong bóng tối có hai nữ nhi phi thân tới, tay cầm trường kiếm, ngăn cản lối đi và quát hỏi:- Ðêm khuya khoắt, vị nào giá lâm nơi đây?Vô Kỵ chắp tay vái chào và nói:- Trương Vô Kỵ của Minh giáo, yêu cầu được yết kiến với người trưởng môn của quý phái là Tống phu nhân.Hai nữ nhi thấy Trương Vô Kỵ đều giật mình kinh hãi. Người lớn tuổi hơn liền đáp:- Trương... Trương giáo chủ, xin hãy tạm chờ đợi để tôi... vào bẩm báo.Y thị tuy cố gượng trấn tĩnh, nhưng tiếng nói run run quay đi được mấy bước, đã vội lấy cái còi trúc ra thổi luôn. Ngày hôm nay phái Nga Mi khoái chí hết sức, người trưởng môn đánh bại ba vị cao thủ đương thời trước mắt quần hùng như vậy khiến cho mấy ngàn tu mi nam tử không một ai dám ra khiêu chiến hết. Quả thực là một đại sự, từ khi khai lập môn phái đến giờ chưa hề có lần nào được vẻ vang như vậy cả.Nhưng ngày hôm đó, phái Nga Mi giết hai trưởng lão của Cái Bang, đánh bại hai vị đại hiệp của Võ Ðang và đả thương giáo chủ Minh giáo, vì vậy gân hấn với rất nhiều người. Huống hồ Chỉ Nhược được tôn là người giỏi võ công số một tấ nhiên sẽ có không biết bao anh hùng hờn giận và ghen ghét. Vì vậy nàng phải phái rất nhiều đệ tử canh gác phòng bị. Khi nữ ni thổi còi sáo lên, bốn chung quanh liền có hai mươi mấy người cầm khí giới nhảy ra, bảo kiếm sáng quắc, đứng bao vây chung quanh. Vô Kỵ không thèm đếm xỉa gì tới, cứ khoanh tay đứng yên tại chỗ.Nữ ni vào trong nhà bẩm báo xong, một lát sau lại quay mình trở ra và nói:- Tệ trưởng môn nói, nam nữ thọ thọ bất thân, đêm hôm khuya khoắt không tiện tiếp kiến, xin công tử hãy quay trở về.Vô Kỵ đáp:- Tại hạ đến đây là định chữa cho Tống Thanh Thư thiếu hiệp thôi, chứ không có việc gì khác hết.Nữ ni nọ lại ngẩn người ra, rồi lại vào bẩm báo, một lát sau mới ra trả lời rằng:- Người chưởng môn của chúng tôi xin mời giáo chủ vào.Vô Kỵ vỗ hai bên hông để tỏ ra mình không đem theo khí giới, rồi theo nữ ni vào trong lều. Chàng thấy Chỉ Nhược đang ngồi một bên, lấy tay chống má, ngẩn người ra nghĩ ngợi, thấy Vô Kỵ vào mà không thèm quay đầu lại. Nữ ni rót nước để lên bàn xong, lui ngay và khép cửa lại.Trên sảnh không có người khác, chỉ có một ngọn nến trắng, lúc tỏ lúc mờ chiếu vào người Chỉ Nhược. Lúc ấy Chỉ Nhược mặc áo màu xanh nhợt, trông lại càng ảm đạm thêm. Vô Kỵ mủi lòng khẽ hỏi:- Vết thương của Tống sư ca ra sao? Ðể tôi vào thử xem.Chỉ Nhược vẫn không quay đầu lại, với giọng lạnh lùng đáp:- Xương đầu của y đã bị chấn vỡ, thương thế rất nặng, có lẽ không thể sống được, không biết có qua khỏi đêm nay hay không?- Ðể tôi tận tâm cứu chữa xem.- Tại sao giáo chủ lại cứu y?- Tôi không nên không phải với phu nhân, trong lòng hổ thẹn vô cùng, huống hồ ngày hôm nay lại được phu nhân nương tay tha chết cho. Sư ca bị thương tất nhiên tôi phải tận lực cứu chữa mới phải.- Giáo chủ nương tay trước, tưởng tôi không biết sao? Nếu chữa khỏi Tống đại ca thì muốn tôi đền đáp cái gì?- Một mạng đổi lấy một mạng.Chỉ Nhược chỉ tay vào trong nhà và nói tiếp:- Y nằm trong kia.Vô Kỵ ngó vào trong phòng, thấy trong đó tối đen như mực, liền cầm nến đi vào. Chỉ Nhược trước sau vẫn ngồi chống tay như cũ, không cử động chút nào. Vô Kỵ vén mùng lên, thấy Thanh Thư hai mắt lồi ra, mặt mũi méo mó, trông rất rùng rợn, hơi thở yếu ớt người đã mê man bất tỉnh. Vô Kỵ liền thăm mạch, thấy mạch của y rất hỗn loạn, lúc nhanh lúc chậm, chân tay mình mẩy lạnh ngắt, nếu không chữa ngay, quả thật không sao qua khỏi đêm nay.Chàng rờ xương đầu của y xem, thấy trán và sau ót có bốn miếng xương bị nứt, đủ thấy song quyền của Liên Châu mạnh biết bao, nếu Thanh Thư nội công không có căn bản thì đã chết ngay tại chỗ rồi. Chàng buông màn xuống, để nến lên trên bàn, ngồi trên ghế trúc nghĩ ngợi cách cứu chữa.Chàng nhận thấy chỉ có một thành hy vọng cứu được Thanh Thư thoát chết. Nghĩ ngợi giây lát, chàng đi ra phòng nói với Chỉ Nhược rằng:- Tống phu nhân, không biết tôi có thể cứu được Tống đại ca thoát chết không, tôi không dám cam đoan, nhưng để tôi chữa thử xem.Chỉ Nhược đáp:- Nếu giáo chủ không cứu được y, có lẽ trên thế gian này không ai có thể cứu y thoát chết.- Dù có cứu được Tống sư ca thoát chết, mặt mũi và võ công của sư ca có lẽ cũng không thể như cũ được.- Giáo chủ không phải là thần tiên, nhưng tôi biết giáo chủ sẽ tận lực cứu chữa cho y sống để không hổ thẹn với lương tâm và yên trí đi làm phò mã của triều đình.Vô Kỵ ngạc nhiên vì mình không có ý định ấy, nhưng chàng cũng không muốn cãi lại, chỉ trở vào trong phòng điểm tám nơi yếu huyệt của Thanh Thư, rồi mới nắn những chỗ xương bị nứt rạn. Sau đó, chàng móc túi lấy một cái hộp vàng ra, lấy móng tay khêu một ít thuốc cao đen nhánh bỏ vào lòng bàn tay, nhào nắn cho thật đều, rồi khẽ bôi lên đầu của Thanh Thư. Thuốc cao đen đó là Hắc Ngọc Ðoạn Tục cao, là một thánh dược của chùa Thiếu Lâm bên Tây Vực dùng để nối xương cứu thương. Năm xưa, Triệu Minh đã tặng cho chàng cái hộp này dùng để cứu Lợi Hanh và Ðại Nham hai người, còn thừa chàng vẫn giữ trong người. Ðồng thời chàng lại còn vận Cửu Dương chân khí dồn sang người Thanh Thư để dẫn sức thuốc đi tới chỗ bị thương.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 98
Ân Oán Rành Rành
Dương Tiêu giật mình kinh hãi vội quát bảo:- Ðiên huynh chớ có lỗ mãng như thế.Chu Ðiên không thèm đếm xỉa tới, đi thẳng tới trước mặt Thiếu Lâm Tam tăng vừa cười vừa nói:- Ba hòa thượng có ăn thịt chó không?Y vừa nói vừa thò tay vào túi, móc một cái đùi chó chìa ra, đưa đi đưa lại trước mặt Ðộ Ách. Thì ra ngày hôm nay, chùa Thiếu Lâm chỉ làm cơm chay thết quần hùng thôi, Chu Ðiên là người thích uống rượu ăn thịt, mấy ngày nay toàn ăn rau dưa đậu phộng thì làm sao chịu nổi. Tối hôm qua y đã lén đi ăn trộm một con chó, đem về giết thịt chén một bữa no và còn giữ lại một cái đùi chó. Bây giờ y thấy tình thế cấp bách như vậy, liền đem đùi chó ra để làm loạn tâm hồn của ba hòa thượng Thiếu Lâm.Dương Tiêu thấy vậy mừng rỡ vô cùng nghĩ thầm:- Ngày thường Chu Ðiên hành sự điên điên rồ rồ, không ngờ lại có kế hay như vậy .Nên biết, Thiếu Lâm tam tăng đấu nội lực với Vô Kỵ cần nhất tập trung tinh thần chuyên chú vào trận đánh. Bây giờ Chu Ðiên đứng ra phá quấy, chỉ cần một hòa thượng nổi giận là tâm thần phân tán ngay và Vô Kỵ thắng liền.Nhưng ba hòa thượng đó như không trông thấy, không thèm đếm xỉa tới. Chu Ðiên liền để cái đùi chó vào mồm cắn ngấu nghiến và nói:- Thơm lắm, ngon lắm. Ba hòa thượng cắn thử một miếng xem, ta không nói ngoa đâu.Y thấy ba hòa thượng không thèm nhìn, liền chìa cái đùi chó vào cạnh mồm Ðộ Ách, rồi nhét ngay vào mồm đối phương. Các hòa thượng Thiếu Lâm đứng cạnh đó xem đều lớn tiếng quát tháo:- Tên điên khùng kia, mau mau rút lui đi.Chu Ðiên đưa luôn cái đùi chó vào mồm Ðộ Ách thì đột nhiên thấy cánh tay tê tái, cái đùi chó rớt ngay xuống đất. Thì ra nội kình của Ðộ Ách đã tỏa ra khắp người và đã tới mức ruồi muỗi cũng không thể đậu vào được, chân tay mình mẩy hễ có lực lượng đụng vào là tự nhiên có sức bắn bật trở lại ngay.Chu Ðiên liền la lớn:- Ối trời ơi, khiếp quá, khiếp qúa!!... Ngươi không ăn thì thôi, hà tất phải vất cái đùi chó của ta xuống đất cho dơ bẩn như vậy, bắt đền ngươi đấy! Ta bắt đền ngươi đấy.Nói xong y chân nhảy, tay múa om sòm nhưng ba lão hòa thượng đã tu luyện tới mức cao thâm, nên không bị một tí ngoại ma nào quấy nhiễu hết. Chu Ðiên liền lấy luôn một thanh đoản đao ra, mồm thì la lớn:- Ngươi chê không thèm ăn đùi chó của ta, ngày hôm nay ta thế nào cũng phải thí mạng với ngươi mới được.Nói xong y liền giơ dao rạch lên mặt một cái, máu tươi liền chảy ra ngay. Quần hùng thấy vậy chưa hết kinh hãi, thì Chu Ðiên lại giơ dao lên rạch mặt một cái nữa, mặt của y máu me đầm đìa trông rất khó coi. Tình hình này bất cứ ai thấy cũng phải kinh hồn động phách, nhưng ba lão hòa thượng đã thần du vật ngoại, ngũ quan đều mất hết, hầu như không còn cảm xúc với bên ngoài, nên họ không những không thấy cảnh tự tàn sát bộ mặt của Chu Ðiên mà ngay cả sự xuất hiện của Chu Ðiên như thế nào họ cũng không biết nốt.Chu Ðiên thấy Ðộ Ách làm thinh như vậy liến lớn tiếng kêu la tiếp:- hòa thượng giỏi thật, ngươi không mau đền lại cái đùi chó cho ta thì ta chết trước mặt ngươi liền.Nói xong y liền giơ dao lên đâm ngay vào giữa ngực. Nên biết Chu Ðiên tính vốn trung nghĩa, trông thấy giáo chủ sắp lâm nạn nên mới quyết tâm xả thân như thế để làm loạn tâm trí ba hòa thượng. Nhưng y vừa cầm dao đâm vào ngực thì đột nhiên có một cái bóng vàng thấp thoáng phi thân tới giơ tay ra cướp luôn đoản đao của y. Tiếp theo người ấy lại là là tiến lên giơ năm ngón tay ra cắm ngay vào đầu Chỉ Nhược. Thủ pháp của người ấy không khác gì thủ pháp của Tống Thanh Thư hạ sát trưởng lão Cái Bang. Lúc ấy ngón tay của Chỉ Nhược chỉ cách đầu Tạ Tốn hơn hai thước thôi, nhưng thân pháp của kẻ địch đến đánh lén quá nhanh nên nàng đành giơ tay chống đỡ thế đánh của đối phương.Nội kình của Vô Kỵ mạnh không kém gì sức của ba hòa thượng liền tay. Nhưng về môn khổ truyền quên hết mọi vật bên ngoài thì chàng không sao bằng tam tăng, vì chàng chưa luyện tới mức trông mà không thấy, nghe mà không hay, nên Chỉ Nhược uy hiếp Tạ Tốn thế nào chàng nghe và thấy hết, nên tâm thần mới hỗn loạn như vậy. Ðến khi Chu Ðiên xông lên phá bĩnh rồi rút dao tự sát chàng cũng biết hết, trong lòng càng lo âu thêm, đang lúc chàng sắp hộc máu ra chết thì bỗng ngửi thấy một mùi gì rất thơm. Thì ra thiếu nữ áo vàng đã phi thân tới cướp đao của Chu Ðiên phá thế công của Chỉ Nhược và giải nguy cho Tạ Tốn.Vô Kỵ thấy vậy mừng rỡ vô cùng nên nội kình lại nẩy nở ngay và liền hoá giải được tất cả kình lực của ba vị hòa thượng đẩy sang. Chỉ thoáng cái chàng đã vớt lại thế cân bằng, cục diện không đến nỗi như trước nữa. Ðộ Ách các người tuy không nghe và không trông thấy ngoại vật nhưng nội lực đối phương mạnh yếu thế nào cả ba đều biết rõ lắm.Ðột nhiên họ thấy nội kình của Vô Kỵ lại mạnh khôn tả, đang chuẩn bị biến thủ thành công. Như vậy lúc này là lúc giải trừ nguy nan của hai bên rất tốt. Ba hòa thượng tâm ý tương thông, liền từ từ thu lại nội kình của mình. Vô Kỵ cũng thâu nội kình theo, thế là mỗi bên đều thâu lại một phần. Thời gian không quá một khắc, kình lực của hai bên đã thâu hết về. Bốn người thâu xong kình lực, đồng ha hả cười và cùng đứng dậy một lúc.Vô Kỵ liền cúi rạp đầu xuống tận đất vái chào, Ðộ Ách, Ðộ Kiếp, Ðộ Nạn ba người đều chắp tay đáp lễ. Bốn người đồng thanh nói:- Kính phục, kính phục.Vô Kỵ quay đầu lại thấu thiếu nữ áo vàng đang đấu nhau với Chỉ Nhược rất kịch liệt. Thiếu nữ chỉ có hai bàn tay không mà Chỉ Nhược một dao một roi mà vẫn bị lép vế như thường. Chàng thấy võ công của nàng nọ giống hêt võ công của Chỉ Nhược, phiêu hốt linh động, biến ảo vô phương, nhưng những thế võ của nàng lại là chính chứ không phải tà, nếu bảo Chỉ Nhược tựa như mà quỉ thì nàng nọ lại tựa như thần tiên.Vô Kỵ xem một hồi, biết thiếu nữ áo vàng chỉ có thắng chứ không có bại, như vậy nghĩa phụ mình đã thoát hiểm. Nhưng chàng thấy thiếu nữ áo vàng ra tay có vẻ dẫn dụ, hình như muốn biết rõ căn bản võ công của Chỉ Nhược ra sao vậy. Cho nên, nàng ta mới không hạ sát đối thủ ngay, bằng không nàng đã sớm đánh Chỉ Nhược ngã rồi.Ðộ Ách liền nói:- Thiện tai, thiện tai. Trương giáo chủ, tuy giáo chủ không thắng nổi ba anh em chúng tôi nhưng chúng tôi cũng không thắng nổi giáo chủ. Tạ cư sĩ, mời cư sĩ cứ tự tiện rút lui đi.Nói xong, y liền tiến lên giải hết các huyệt đạo cho Tạ Tốn vào nói tiếp:- Tạ cư si, buông dao mổ heo xuống, là trở thành phật liền. Cửa phật lúc nào cũng mở rộng, trên thế gian này không có người nào là không dẫn độ được. Cư si cùng anh em lão tăng ở trên núi lâu như vậy kể ra cũng là có duyên kiếp với nhau đấy.Tạ Tốn liền đứng dậy đáp:- Ngã phật từ bi, cảm ơn ba vị đại sư đã chỉ dẫn con đường sáng cho Tạ Tốn tôi đi. Tạ Tốn tôi cám ơn vô cùng.Lúc ấy mọi người nghe thấy thiếu nữ áo vàng thết lên một tiếng rất thanh thoát, lật ngửa tay trái ra một cái, đã cướp ngay được cây roi trong tay Chỉ Nhược va tiếp theo đó, nàng dùng khủyu tay thúc vào yếu huyệt trước ngực đối thủ, tay phải của nàng chìa năm ngón ra, giơ lên trên đầu của đối phương vào nói:- Ngươi có muốn thử mùi Cửu Âm Bạch Cốt Chảo này không?Chỉ Nhược không sao cử động được, đành nhắm mắt chờ chết. Hai mắt của Tạ Tốn tuy đã mù loà không còn trông thấy gì, nhưng sư vương biết rõ những tình cảnh ở chung quanh mình và tai cũng còn nghe hết mọi chuyện, nên vội tiến lên vái chào và nói:- Cô nương đã ra tay cứu hai cha con tôi thoát chết, ơn đức này cao thâm vô cùng, còn Chu cô nương này nếu không hối cải, cứ làm những điều bất nghĩa thì thế nào cũng gặp quả báo, nhưng hôm nay xin cô nương tạm tha cho y thị.Thiếu nữ áo vàng đáp:- Kim Mao sư vương hối cải nhanh chóng quá.Nói xong, chỉ thoáng cái nàng đã lùi ra liền. Vô Kỵ dắt tay Tạ Tốn sát cánh đi ra. Tạ Tốn liền nói:- Hãy khoan đã.Nói xong, Sư vương chỉ vào mặt lão tăng ở trong đám hòa thượng phái Thiếu Lâm và lên tiếng kêu gọi:- Hỗn Nguyên Phích Lích Thủ Thành Khôn làm ơn đứng ra đây, đem hết tiền nhân hậu quả nói rõ cho các vị anh hùng nghe.Quần hùng nghe nói, giật mình kinh hãi, đều quay lại nhìn người sư vương đang chỉ, liền thấy một lão tăng lưng khòm, mặt rất xấu xí, quần áo cũ kỹ và rách rưới, tướng mạo khác hẳn Thành Khôn.Vô Kỵ đang định nói:- Y không phải là Thành Khôn đâu . Nhưng Tạ Tốn đã lên tiếng nói tiếp:- Thành Khôn, dù ngươi thay đổi hình dạng, đổi cả tiếng nói đi nữa, nhưng chỉ một tiếng ho của ngươi ta cũng đã nhận ra rồi.Lão tăng đó cười khỉnh và đáp:- Ai thèm nghe tên nói bậy bạ như vậy.Nhưng y vừa lên tiếng thì Vô Kỵ đã nhận ra ngay. Vì khi ở trên Quang Minh đỉnh chàng bị nhốt trong túi vải, đã nghe Thành Khôn nói một thôi một hồi, nên bây giờ vừa nghe y nói thành tiếng, đã nhận ra ngay. Tuy bây giờ Thành Khôn cố ý gằn giọng nói, hình dáng mặt mũi cũng được hoá trang rất khéo. Nhưng dù sao tiếng nói cũng không thể biến đổi được hết, chàng liền tung mình đến chận lối lui của Thành Khôn và nói:- Viên Chân đại sư, Thành Khôn tiền bối, đại trượng phu thì phải quang minh lỗi lạc, tại sao không dám đưa bộ mặt thật ra cho mọi người nhìn?Thành Khôn giả dạng lão hòa thượng, ẩn núp trong đám đông, trước sau không lộ một chút tung tích nào hết, ngờ đâu trong lúc thiếu nữ áo vàng chế ngự Chu Chỉ Nhược, y chỉ sơ y ho một tiếng, mà đã bị khám phá. Số là sau khi hai mắt đã mù, tai của Tạ Tốn lại trở nên thính vô cùng, nên tiếng ho của kẻ thù đối với Tạ Tốn không khác gì tiếng sét đánh bên tai, nên sư vương mới nhận ra được Thành Khôn đang đứng ở nơi đó.Thành Khôn ẩn núp trong chùa, thu thập được rất nhiều đồng đảng. Ngày hôm nay, y định khiêu khích cho quần hùng tự tàn sát lẫn nhau, để cuối cùng áp bức các người phải cho y hay thanh đao Ðồ Long ở đâu, rồi y sẽ giết chết Tạ Tốn và Không Văn, Không Trí, và tự lên tiếp nhận phương trượng của chùa Thiếu Lâm. Ngờ đâu, tuy mưu kế của y khéo thật, nhưng việc gì cũng vậy, đến phút cuối thường có biến cố xảy ra, không sao toại nguyện được. Y thấy Vô Kỵ cản lối của mình biết là việc đã bại lộ rồi, liền đứng thẳng người lên la lớn:- Thiếu Lâm tăng chúng, hãy nghe ta nói đây: "Ma giáo quấy rối đất Phật, khinh thị bổn phái, tăng chúng ta cùng ra tay, cứ việc chém giết chúng không cần nương tay gì cả".Ðồng đảng của y đồng thanh vâng lời, rút khí giới ra, đang đinh xông lên tấn công. Không Trí nhịn nhục đã lâu, và vì lo âu cho sự an nguy của sư huynh mình, nên mới chịu cho bọn phản đồ của Thiếu Lâm kiềm chế như thế. Lúc này, y thấy Thành Khôn hiệu triệu tăng chúng đối đầu với Minh giáo, biết trận hỗn chiến này tăng chúng của bổn chùa se bị tổn thương không sao tưởng tượng được. Cân nhắc nặng nhẹ Không Trí thấy việc an nguy của một mình Không Văn là việc nhỏ, tất cả bang chúng trong chùa mới là việc lớn, nên Không Trí vội vàng đứng lên quát lớn:- Các đệ tử của Thiếu Lâm không được lỗ mãng, Không Văn phương trượng đã lọt vào tay của tên phản loạn này, các đệ tử phải bắt cho được tên phản đồ này rồi cứu phương trượng sau.Lúc ấy trên ngọn núi hỗn loạn khôn tả. Trong lúc hỗn loạn ấy, Vô Kỵ thấy Chỉ Nhược uể oải ngồi dưới đất, mặt tỏ vẻ thất vọng vô cùng, chàng không đành tâm, liền tiến lên giải huyệt cho nàng.Ngờ đâu, Chỉ Nhược lại hất tay chàng ra và đứng dậy đi về chổ đệ tử phái Nga Mi. Tạ Tốn liền lớn tiếng nói:- Câu chuyện ngày hôm nay hoàn toàn do một mình Thành Khôn và tôi gây nên hết, mọi sự ân oán phải để cho hai chúng tôi kết liễu lấy.Nói tới đó, sư vương quay mặt về phía Thành Khôn nói tiếp:- Sư phụ, bản lãnh của Tạ Tốn là do sư phụ truyền thụ cho. Thành Khôn, cả nhà ta cũng đều do ngươi giết chết, đại ân đại thù của ngươi, ngày hôm nay chúng ta phải thanh toán cho xong.Thành Khôn thấy Không Trí không quản ngại gì hết, đã lên tiếng ra lệnh, dù sao tăng chúng chính phái vẫn nhiều hơn đồng đảng của y, như vậy chức vị của chùa Thiếu Lâm y không còn hy vọng gì cướp được nữa, huống hồ Minh Giáo với Ðộ Ách ba hòa thượng liên tay với nhau thì càng khó chống đỡ nữa. Y vốn là người rất khôn ngoan, kế trước không thành, liền nghĩ ngay ra kế sau:- Tạ Tốn gây nên rất nhiều tội ác, nếu ta chế phục y, đổ hết tội lỗi cho y được. Võ công của y do ta truyền thụ cho, huống hồ bây giờ y bị mù rồi, chẳng lẽ ta không đối phó nổi y hay sao?Nghĩ đoạn y liền nói:- Tạ Tốn, trên giang hồ này không biết bao nhiêu anh hùng đã bị mi giết chết, ngày hôm nay y lại còn dụ bọn ma đầu tới quấy phá cửa Phật của phái Thiếu Lâm và đối địch với anh hùng thiên hạ, ta rất hối hận vì năm xưa đã truyền thụ võ công cho ngươi. Lúc này ta phải quét sạch cửa ngõ để trị tội ngươi, một tên nghịch đồ đã khi sư phạm tổ.Nói xong y lớn bước tiến tới trước mặt Tạ Tốn. Tạ Tốn liền lớn tiếng nói với quần tăng:- Bốn phương anh hùng hãy nghe Tạ Tốn ta nói đây. Võ công của Tạ Tốn đây vốn do Thành Khôn này truyền thụ cho. Nhưng chính y đã hãm hiếp vợ tôi không xong, liền giết chết cha mẹ và vợ con tôi. Sư tôn tuy thân thực, nhưng không bằng thân cha mẹ sinh ra mình, tôi kiếm y báo thù, chẳng hay có nên hay không nên hở quý vị?Quần hùng đứng quanh đó liền lớn tiếng đáp:- Nên báo thù... nên báo thù...Thành Khôn không nói nửa lời, múa chưởng, nhắm đầu Tạ Tốn bổ xuống. Tạ Tốn liền né đầu tránh khỏi nguy hiểm. Chỉ nghe thấy kêu "hự" một tiếng, chứ không đánh trở lại và nói lớn:- Thành Khôn năm xưa lúc truyền thụ thế Trượng Hồng Kinh Thiên người có nói: "Nếu thế này, đánh trúng vào người địch thì phải vận hỗn nguyên nhất khí công để đả thương địch, tại sao bây giờ người không vận công đi? Có phải người tuổi già không sao vận nổi khí công ấy nữa phải không?Thì ra Thành Khôn biết người biết ta, y biết rõ võ công của Tạ Tốn rất lợi hại, nên thế thứ nhất y chỉ dùng thế hư, không ngờ đối phương lại không tránh né, vì thế mà Tạ Tốn không bị thương. Thành Khôn dùng tay trái kéo một cái, tay phải đánh luôn một chưởng. Tạ Tốn bị đánh chếch người sang bên một cái mà vẫn không chống cự. Thành Khôn liên hoàn đá luôn hai cái, kêu "cộp, cộp" hai tiếng. Tạ Tốn bị đối phương đá trúng hai bên hông, hai cái đá của Thành Khôn lợi hại vô cùng, dù thân mình Tạ Tốn rất cao lớn và sức vóc rất khoẻ cũng không sao chịu nổi hai cái đá ấy, liền khạc ra một đống máu tươi.Vô Kỵ lại kêu la:- Nghĩa phụ, trả đũa đi, sao cứ chịu đòn không đánh trả lại như thế?Tạ Tốn lảo đảo mấy cái, gượng cười đáp:- Y là sư phụ của ta, ta chịu y hai cái đá, một chưởng như vậy là đáng lắm.Nói xong, sư vương rú lên một tiếng thật dài múa chưởng xông lại tấn công luôn. Thành Khôn thấy vậy kinh hãi thầm và nghĩ:- "Nguy tai, nguy tai! Ta tưởng y thù hằn ta hết sức, vừa ra tay sẽ đấu thí mạng liền ngờ đâu y lại chịu để cho ta đánh ba thế như vậy, nếu biết trước như thế ta dở hết sức ra giết luôn y có phải hơn không?Y thấy chưởng của Tạ Tốn tấn công rất lợi hại, liền giơ tay trái lên định lôi đi một cái, làm giảm bớt chưởng lực của đối phương đi, rồi sẽ quay người đi nửa vòng thì sẽ tới sau lưng địch thủ liền, liền dơ chưởng lên, nhẹ nhàng đánh xuống không có một tiếng động gì cả.Ngờ đâu Tạ Tốn tựa như sau lưng có mắt vậy, liền đá hậu một cái, Thành Khôn nhẹ nhàng nhảy sang tránh né, rồi tựa một con chim ưng đâm bổ xuống. Y tuổi đã cao mà thân pháp không kém gì người còn trẻ.Tạ Tốn giơ hai tay lên đẩy mạnh một cái, thế công của Thành Khôn liền bị cản trở ngay và còn bị bắn trở lên nữa. Y ở trên không khẽ lượn một vòng, lại đâm bổ xuống tấn công tiếp. Thân pháp của y đẹp vô cùng, rất hiếm thấy trong võ lâm. Hai người đã bắt đầu ra tay đánh với nhau, nên đều ra tay nhanh khôn tả, thoáng cái đã đấu được bảy tám mươi hiệp liền. Tuy hai mắt đã mù, không còn trông thấy gì, nhưng Tạ Tốn lại chiếm được một phần lợi là võ công của y do Thành Khôn truyền thụ cho, nên các thế võ của Thành Khôn y đều hiểu hết. Tuy cách nhau mấy chục năm nội công của hai người đã tiến hơn trước rất nhiều nhưng võ công thì cũng là những miếng bổn môn. Tạ Tốn không cần nhìn cũng đã biết chưởng của mình đánh sang đối phương sẽ đỡ thế nào và thế võ của đối phương sẽ dùng tấn công mình thế nào đều biết hết. Lại thêm y tuổi trẻ hơn Thành Khôn mười mấy năm khí huyết hùng tráng hơn, trong những năm ở Băng Hoa đảo, y đã luyện được nội lực rất mạnh, vì thế hơn trăm hiệp đầu, y không bị lép vế chút nào.Tạ Tốn thù Thành Khôn khôn tả, khổ công đợi chờ mấy chục năm bây giờ mới ra tay đấu, Vô Kỵ cũng đoán chắc nghĩa phụ của mình thế nào cũng thí mạng tấn công, dù có cùng Thành Khôn bị chết cả một thể cũng bất chấp. Ngờ đâu bây giờ chàng thấy thế thức võ công nào của Tạ Tốn cũng rất vững chắc và bảo thủ rất nghiêm mặt. Thoạt tiên chàng hơi ngạc nhiên , sau thấy Tạ Tốn đấu được mấy chục hiệp mới hiểu liền. Võ công của Thành Khôn quá cao siêu, quả thực không thua gì Ðộ Kiếp, Ðộ Nạn mấy lão hòa thượng. Nếu vừa vào đấu, Tạ Tốn cậy mình khoẻ hơn cứ ra tay lia lịa chỉ có thể cầm cự đến năm trăm hiệp là cùng. Hai thầy trò đấu với nhau, võ công của đối phương cao siêu đến mức nào đều hiểu rõ hết. Tạ Tốn càng thù hận bao nhiêu ra tay càng thận trọng bấy nhiêu, chỉ sợ mình bị Thành Khôn tiêu hủy trước thì không sao trả được mối huyết cừu của cha mẹ và vợ con nữa.Vừa đấu được hơn hai trăm hiệp thì Tạ Tốn đã quát lớn một tiếng tấn công luôn một quyền. Thường Kính Chi của phái Không Ðộng đang đứng đấy xem thấy vậy vội gọi:- Thất Thương quyền đây.Y vừa nói xong, đã thấy Tạ Tốn tả hữu song quyền đang liên tục tấn công oai mãnh vô cùng. Các lão bối của Không Ðộng đều kinh sợ và ngơ ngác nhìn nhau, vì Thất Thương quyền này là Tạ Tốn lấy trộm cuốn pho quyền của phái Không Ðộng mà học thành. Nhưng oai lực song quyền của Sư Vương lại còn mạnh hơn cả Ðường Văn Lượng, Thường Kính Chi, mấy lão hiệp được đích truyền của phái Không Ðộng.Thành Khôn giơ tả chưởng lên lôi tay Tạ Tốn sang bên, rồi chờ quyền thứ hai của Tạ Tốn đánh tới, vội giơ hữu chưởng lên đẩy luôn. Chỉ nghe thấy kêu một tiếng, quyền và chưởng va chạm nhau, Tạ Tốn râu tóc đều dựng lên, oai phong lẫm liệt, đứng yên một chỗ không cử động gì cả, còn Thành Khôn thì bị lui về phía sau ba bước. Quần hùng đứng xem quanh đó đã có nhiều người vỗ tay khen ngợi. Thì ra mối thù hằn giữa Tạ Tốn và Thành Khôn ra sao, người trên giang hồ đã đồn đại khắp nơi rồi. Tuy ai nấy đều tức hận Sư Vương ra tay quá ác độc, giết bừa bãi những kẻ vô tội, nhưng cũng cảm thấy hoàn cảnh của y quá bi đát, vì vậy có nhiều người thông cảm nên đa số mong y thắng trận hết.Tạ Tốn lại tiến lên ba bước, tiếp theo lại tấn công thêm hai quyền, có tiếng gió kêu vù vù, thật lợi hại khôn tả. Thành Khôn đánh trả lại hai chưởng, lại lui về phía sau ba bước. Vô Kỵ thấy vậy lo âu thầm và nghĩ:- Nguy tai, Thành Khôn đã xử dụng Cửu Dương công của phái Thiếu Lâm, có lẽ là y vái Không Kiến thần tăng làm sư phụ rồi nên mới học được võ công này. Sở dĩ đối phương làm như chịu không nổi là muốn xử dụng Cửu Dương công của phái Thiếu Lâm để đối phó. Mỗi một quyền của Tạ Tốn đánh ra là Thành Khôn chịu bảy thành quyền lực của y, rồi lấy Cửu Dương công của Thiếu Lâm ra hoá giải, còn ba thành lực thì đẩy trở lại. Tạ Tốn tấn công luôn mười hai quyền, Thành Khôn lùi mấy chục bước. Bề ngoài ai cũng tưởng Tạ Tốn thắng thế, nhưng sự thật y càng đánh bao nhiêu quyền nội thương càng tăng thêm bấy nhiêu. Ðây là cơ hội phục thù mà nghĩa phụ ta đã chờ đợi cả đời, nay mới được gặp gỡ. Dù sao ta không thể nhúng tay vào tương trợ được. Nếu đấu thêm mấy chục quyền như thế nữa thế nào nghĩa phụ cũng hộc máu tươi ra mà chết tốt .Không Trí đột nhiên lạnh lùng nói:- Viên Chân, năm xưa sư huynh ta truyền thụ Thiếu Lâm Cửu Dương công là để cho ngươi giết người hay sao?Thành Khôn cười một tiếng rồi đáp:- Ân sư ta bị Thất thương quyền của tên phản đồ này đánh chết, ngày hôm nay, ta phải trả thù cho ân sư.Triệu Minh đột nhiên xen lời, lớn tiếng nói:- Cửu Dương công của Không Kiến thần tăng tất nhiên là phải giỏi hơn ngươi, tại sao không chống đỡ nổi Thất Thương quyền? Như vậy đủ thấy Không Kiến đại sư bị người giết hại. Chính ngươi đã đánh lừa thần tăng, đứng ra hòa giải mối oan nghiệp, lừa cho thần tăng chịu đòn mà không trả đũa, hì hì, ngươi thử xem, người đứng sau lưng ngươi là ai, mặt dính đầy máu, hai mắt căm hờn đang chỉ vào sau lưng mi đấy. Ông ta chả là Không Kiến thần tăng là gì?Thành Khôn biết đó chỉ là chuyện giả chứ không phải thực nhưng y đã hành động trái với lương tâm, thì dù sao trong lòng vẫn nơm nớp hoảng sợ. Nên y nghe thấy Triệu Minh nói xong, rùng mình một cái, thì vừa lúc ấy Tạ Tốn lại tấn công một quyền tới. Lần nay y đánh trả lại một chưởng, người lảo đảo mấy cái, nhưng không lui về phía sau. Vì y phân tâm một chút mà chân khí đã sai lối, nên bị quyền của Tạ Tốn đánh cho ngực y khí huyết rạo rực, mắt hoa tai ù. Y vội dở khinh công ra chạy quanh Tạ Tốn mấy vòng để nhân dịp đó mà điều vận lại hơi sức.Triệu Minh lại nói tiếp:- Không Kiến thần tăng cứ theo sát y đi, phải rồi, như thế phải lắm, thổi hơi lạnh vào gáy y đi. Thần tăng chết bởi tay của đồ đệ thì y cũng phải bị đồ đệ y giết chết như vậy mới gọi là nhất báo hoàn nhất báo, ông trời có mắt, báo ứng không sai chút nào!Thành Khôn càng kinh hoàng, cứ tưởng như linh hồn của Không Kiến thần tăng hình như đang cảm thấy có gió lạnh thổi tới thực. Sự thật trên đĩnh núi cao chót vót như vậy lúc nào mà chả có gió lạnh thổi, vả lại hai người đấu với nhau cứ nhảy nhót và chạy quanh tất nhiên đằng sau phải có gió.Triệu Minh thấy Thành Khôn có thái độ chần chừ và hơi nghi ngờ nàng lại nói tiếp:- Ối chà, Thành Khôn, ngươi thử quay đầu lại phía sau lưng đi. Ngươi không dám quay đầu lại nhìn phải không? Ngươi thử nhìn xem bóng đen ở dưới đất sẽ thấy liền, tại sao hai người đánh nhau mà lại có tới ba cái bóng như thế!Thành Khôn nghe thấy Triệu Minh nói như vậy liền cúi đầu xuống nhìn, y thấy giữa hai cái bóng của y và Tạ Tốn còn có thêm một cái bóng nữa y liền rùng mình một cái thì quyền của Tạ Tốn vừa đánh tới. Y không kịp dùng thần công ra hóa giải, đành phải giơ quyền ra chống đỡ. Chỉ nghe thấy tiếng kêu "bùng" một tiếng. Lần này cả hai dùng lực lượng thực sự đối chọi với nhau, cả hai người đều lảo đảo một cái và cùng lùi về phía sau một bước. Lúc này Thành Khôn mới nhìn rõ cái bóng đen y trông thấy hồi nãy chỉ là thân cây thông bị Trương Vô Kỵ đánh đổ chỉ còn trơ khúc dưới nên mới có bóng cao như thân người vậy.Thành Khôn đấu mãi thấy không thắng nổi Tạ Tốn, trong lòng càng lo âu, sốt ruột thêm, và nghĩ thầm:- Y là đồ đệ của ta, hai mắt đã mù mà ta vẫn không hạ nổi y, thủ hạ tâm phúc của ta thế nào cũng không phục, hiện giờ tình hình hiểm ác như thế, chỉ có cách là bắt sống được tên nghịch đồ này trước, như vậy một là có thể kiềm chế được Minh giáo, hai là có thể kích động được những kẻ thù của y. Hơn nữa nếu ta tra hỏi y nói ra con dao Ðồ Long hiện ở đâu, như vậy còn hay biết chừng nào .Ðột nhiên y trông thấy cái bóng đen của cây thông đổ kia liền nghĩ ra một kế, y liền rón rén đi bước đổi hình, lẳng lặng lùi tới chỗ thân cây gãy hai bước. Tạ Tốn tấn công luôn một quyền, tiến lên hai bước thì Thành Khôn lui về phía sau hai bước. Y muốn dụ Tạ Tốn vướng ngã vào thân cây thông gãy.Tạ Tốn đang định đuổi theo truy kích thì Vô Kỵ đã lên tiếng:- Nghĩa phụ cẩn thận dưới chân.Tạ Tốn rùng mình một cái nhảy luôn sang bên và chỉ hơi chần chừ một chút, Thành Khôn đã tìm ra chỗ sơ hở mà giơ chưởng lẳng lặng đánh tới. Chưởng này của y không gây tiếng gió gì cả, di tay vào ngực Tạ Tốn một cái, chưởng lực của y mới dồn ra. Tạ Tốn liền ngã ngửa người về phía sau. Y dơ chân lên dẫm mạnh một cái, định đập vỡ sọ đối thủ. Ngờ đâu Tạ Tốn lăn đi một vòng, tránh được thế dẫm đó, lại đứng dậy được nhưng miệng đã có máu tươi rỉ ra. Thành Khôn đứng yên, không cử động gì hết lại từ từ giơ chưởng ra. Y biết Tạ Tốn đấu với y là nhờ ở quen thuộc thế võ và đồng thời phải nghe rõ tiếng mới phân biệt được thế võ của y tấn công về phía nào.Lúc này y đã nghĩ ra cách đối phó với Tạ Tốn. Thế võ của y càng đánh ra càng chậm, không có tiếng động và tiếng gió, để cho Tạ Tốn không sao đề phòng được. Chưởng của y từ từ đưa tới trước mặt Tạ Tốn ừa dè dặt vừa lật ngửa, một chưởng lại đánh ngay vào đầu vai đối phương. Tạ Tốn lại lảo đảo một cái, gượng sức chống đỡ để khỏi ngã. Trong đám quần hùng đã có rất nhiều người bất mãn thế đánh hèn mạt của Thành Khôn, nên đều lần lượt la lớn:- Người sáng đánh với người mù mà còn xử dụng thủ đoạn đê hèn ấy.Thành Khôn không thèm đếm xỉa tới, vẫn cứ từ từ giơ chưởng ra đánh. Tạ Tốn cố hết sức lắng tai nghe. Quả nhiên sư vương đã giơ tay lên chống đỡ và gạt được mấy chưởng của địch sang bên. Vô Kỵ thấy tóc vàng của nghĩa phụ bay tung, hai bên miệng đều có máu tươi rỉ ra, nên trong lòng vừa tức giận vừa lo âu, mà cứ đấu với kẻ thù như thế này mãi thì thế nào nghĩa phụ cũng chết trong tay Thành Khôn mất. Nhưng chàng biết tính của Tạ Tốn, một đời anh hùng, khi nào chịu để cho mình ra tay trợ giúp. Dù có giết được Thành Khôn đi chăng nữa, nghĩa phụ có sống cũng như chết vậy, tên tuổi sẽ trôi theo dòng nước liền.Vô Kỵ liền nắm tay Triệu Minh khẽ nói:- Minh muội nghĩ kế hộ tôi đi.Triệu Minh khẽ đáp:- Ðại ca ngấm ngầm ném ám khí, bắn mù hai mắt lão tặc trước.Vô Kỵ lắc đầu đáp:- Không được, nghĩa phụ thà chết cũng không chịu để cho chúng ta làm thế đâu.Lúc ấy trên trời bỗng u ám, hình như có đám mây đen che phủ mặt trời, đột nhiên có người la lớn:- Thiên cẩu nuốt mặt trời.Vô Kỵ ngẩng đầu lên nhìn, thấy trên trời đang có nhật thực. Triệu Minh liền la lớn:- Lão tặc Thành Khôn kia, ngươi làm nhiều điều ác quá, trời cũng không dung thứ cho ngươi, trời chẳng đang hiện ra trừng phạt ngươi là gì?Thành Khôn vốn dĩ là người có tật giật mình, nay thấy bốn bề đột nhiên tối om, đồng thời lại nghe nói như thế nên càng hoảng sợ thêm, song chưởng tấn công tới tấp mấy thế, định đào tẩu xuống núi. Nhưng Tạ Tốn nhất tâm báo thù không đếm xỉa đến sự xảy ra ở xung quanh, cứ quây chặt lấy kẻ thù, khiến Thành Khôn không sao thoát thân được. Bỗng nghe thấy dưới chân núi có tiếng gà gáy. Chỉ trong chốc lát, mặt trời đã bị mây che hẳn, đằng xa có tiếng thú gầm chó sủa vọng lên.Quần hùng tuy táo gan thật, nhưng đang ở bãi đất trống, lại đột nhiên thấy mặt trời thay đổi như vậy, ai nấy cũng đều nơm nớp sợ. Nhật thực lần này rất kỳ lạ, mặt trời bị che lấp hẳn, không lộ ra tí ánh sáng nào hết. Người nào người nấy chỉ thấy xung quanh tối đen như mực, giơ tay lên không trông rõ năm ngón. Vô Kỵ nắm chặt tay Ttriệu Minh, tuy chàng đã cố nhìn mà vẫn không sao thấy được Tạ Tốn đấu với Thành Khôn như thế nào.Lúc ấy Thành Khôn có mắt cũng như mù, thoạt đầu y còn hơi trông thấy hình bóng của Tạ Tốn càng tấn công càng nhanh, trong bóng tối chỉ thấy Thành Khôn rú lên những tiếng rất thảm khốc. Thì ra ngực của y bị Thất thương quyền của Tạ Tốn đánh trúng. Dù sao y cũng là kẻ đa mưu trí, biết mình bị thương khá nặng, nếu không nhảy lùi về phía sau thế nào cũng bị đánh trúng một quyền nữa. Trong bóng tối, y vội thay đổi thế võ, dùng tiểu cầm nã để đối phó với địch. Môn tiểu cầm nã này chuyên để đánh giáp lá cà với kẻ địch trong bóng tối, phải ứng biến thật nhanh, không cần dùng mắt nhìn, chỉ xử dụng ngón tay, bàn tay, cánh tay và khủyu tay, bất cứ đụng vào nơi nào của kẻ địch là liền nắm, bắt, cào, đánh, xé, đập, móc, thúc ngay.Tạ Tốn quát lớn một tiếng và cũng dùng tiểu cầm thủ đối phó lại. Thế võ của hai người không hơn kém gì nhau mấy. Quần hùng nghe trong bóng tối có tiếng hò hét liên tiếp và xen lẫn những tiếng tát, đấm, thúc của đôi bên nghe tựa như tiếng bắp rang nổ. Mọi người đoán chắc hai người đang tấn công nhanh khôn tả. Vô Kỵ rất lo âu và nghĩ thầm:- Nếu lúc này nghĩa phụ ta gặp hung hiểm, dù ta có muốn cũng không ra tay cứu được.Chàng cố mở to hai mắt nhưng không phân biệt được thân hình của hai người. Tạ Tốn không trông thấy cảnh tượng trên trời biến đổi kỳ lạ, nhưng trong lúc đối địch, sư vương đã nhận thấy nhiều thế đấm đá của địch đều vào chỗ trống hết. Sư vương lại nghe thấy nhiều người ngoài la lớn: "Thiên cẩu nuốt mặt trời, thiên cẩu ăn mặt trời". Lão hiệp hiểu ngay nguyên nhân gì rồi.Hai mắt đã mù trên hai mươi năm trời, lão hiệp nghe tiếng có thể phân biệt rõ hình ảnh, lấy tai thay mắt quen rồi, còn Thành Khôn đột nhiên biến thành người mù, đấm đá loạn xạ, ai hơn ai kém, liền rõ rệt ngay và tình thế cũng đảo ngược hẳn. Tạ Tốn một mặt ra sức tấn công nhanh hơn trước, một mặt nghĩ thầm:- Tình hình nhật thực này chỉ trông chốc lát thôi, mặt trời sẽ ló ra ngay. Sự may mắn tạm thời của ta chỉ thoáng cái đã mất ngay.Thành Khôn càng đấu càng giật lùi, còn Tạ Tốn càng đấu càng tiến lên. Dù ngày thường Thành Khôn giảo hoạt đến đâu, nhưng lúc này tâm trí cũng phải thất thường, nên y chỉ nghĩ bảo thủ cho thật kín, chờ nhật thực qua rồi, sẽ phản công lại ngay. Cho nên y cứ lui về phía sau lia lịa, hai tay tấn công nhanh như gió và toàn giở những thế độc ác nhất trong Tiểu cầm nã thủ.Ðột nhiên, Tạ Tốn rẽ song chưởng sang hai bên, rồi vận tấn công vào dưới hông của Thành Khôn. Thấy vậy Thành Khôn cả mừng liền kêu lên một tiếng:- Trúng.Y liền dùng hai ngón tay ở bàn tay phải để tấn công hai mắt của Tạ Tốn, thế này là Song Long Sang Châu. Thế võ này nguyên rất tầm thường, nhưng xen vào Tiểu cầm nã thủ thì oai lực rất lớn, nếu đối phương cúi đầu né tránh, thì tay trái của y chém ngang luôn một chưởng, thế nào cũng trúng yếu huyệt thái dương ngay. Ngờ đâu, Tạ Tốn không tránh không né, cũng quát lớn một tiếng "trúng" và Sư vương cũng xử dụng thế Song Long Sang Châu giơ ngón tay đâm thẳng vào mắt của Thành Khôn. Hai ngón tay của Thành Khôn vừa đâm trúng vào mắt của Tạ Tốn, y đã sực nhớ ra một việc, liền kêu thầm "Nguy tai". Tiếp theo đó hai mắt của y đã đau nhức khôn tả vì đã bị hai ngón tay của Tạ Tốn đâm trúng rồi.Lúc ấy mặt trời đã ló dần, quần hùng đã trông rõ trận đấu, ai nấy đều trông thấy hai mắt của Tạ Tốn và Thành Khôn chảy máu, cả hai cùng đứng yên, hai người bị thương như nhau, nhưng Tạ Tốn đui mù đã lâu, dù có bị Thành Khôn đâm trúng hai ngón tay thì cũng bị thương da thịt thôi, chứ không mất mát gì hết. Trái lại Thành Khôn biến thành người mù.Tạ Tốn cười nhạt một tiếng và hỏi:- Ngươi nhìn thử đui mù xem có thích thú không?Nói xong, Sư vương liền tấn công luôn một quyền. Thành Khôn đôi mắt đã mù không trông thấy gì cả nên không sao tránh né được. Thế Thất thương quyền của Tạ Tốn đánh trúng ngay ngực y, tiếp theo Tạ Tốn lại giơ tay trái lên tấn công luôn một quyền nữa. Thành Khôn bị đánh lui về sau mấy bước, té luôn lên trên cây thông gãy, mồm phun máu tươi ra.Y bỗng nghe Ðộ Ách nói:- Nhân quả báo ứng, thiện tai thiện tai.Tạ Tốn nghe lão hòa thượng nói câu đó liền ngẩn người ra, không tấn công luôn quyền thứ ba và lên tiếng nói tiếp:- Ðáng lẽ ta đánh luôn ngươi mười ba quyền của pho Thất Thương quyền nhưng ta thấy võ công của ngươi đã mất hết, hai mắt đã mù từ nay ngươi trở thành phế nhân, không thể nào tái xuất giang hồ để tác oai tác quái làm hại người đời nữa, nên còn dư mười một quyền, ta khỏi cần đánh tiếp.Quần hùng thấy Sư Vương toàn thắng đều hoan hô vang dậy. Tạ Tốn đột nhiên ngồi phịch xuống đất, xương cốt trong người y kêu lách cách hoài. Thấy vậy cả kinh, chàng biết nghĩa phụ tự vận sức lực làm mất võ công của mình đi. Hành động này rất phi thường nên chàng vội kêu gọi:- Nghĩa phụ, không nên làm như thế.Vừa nói chàng vừa nhảy xổ lại định giơ tay ra ấn vào sau lưng Tạ Tốn, dùng Cửu Dương Thần Công kiềm chế, nhưng Tạ Tốn đã nhảy phắt lên, giơ tay ra đấm vào ngực một quyền hộc máu tươi ra như suối. Chàng vội giơ tay ra đỡ, thấy cánh tay của nghĩa phụ yếu ớt không có sức, biết công lực của Sư Vương đã mất hết không sao cứu vãn được nữa.Tạ Tốn đưa tay chỉ về phía Thành Khôn và nói tiếp:- Thành Khôn, ngươi giết cả nhà ta, ngày hôm nay ta tự hủy hai mắt của ngươi, nên ta cũng tự hủy bỏ võ công để trả lại cho ngươi. Sư phụ, võ công của tôi do sư phụ truyền dạy, ngày hôm nay tôi hoàn toàn hủy hết và trả lại cho sư phụ rồi. Từ này trở đi, tôi với su phụ không ân không oán. Sư phụ không bao giờ được trông thấy mặt tôi và tôi cũng không bao giờ còn trông thấy sư phụ nữa.Thành Khôn đưa hai tay lên ấn vào hai mắt thấy đau nhức vô cùng, y chỉ kêu hừ một tiếng chứ không trả lời. Quần hùng nghe Sư Vương nói đều ngẩn người ra nhìn nhau, không ai ngờ trận đấu của hai thầy trò lại kết thúc như vậy.Tạ Tốn lại lớn tiếng nói tiếp:- Tôi Tạ Tốn đã gây nên rất nhiều tội ác, sự thực tôi không muốn sống tới ngày nay đâu, trong quý vị anh hùng có mặt tại đây có vị nào đã có anh, sư phụ, bạn bè bị Tạ Tốn giết hại năm xưa xin cứ tự nhiên ra đây kết thúc tính mạng của Tạ Tốn đi. Vô Kỵ con không được ngăn cản ai hết và cũng không được kiếm người đó để trả thù để tăng thêm nghiệp chướng của sư phụ.Vô Kỵ nghẹn ngào vâng lời. Trong quần hùng có nhiều người thù hằn Tạ Tốn hết sức nhưng thấy báo thù cho mối huyết cừu của toàn gia cũng chỉ đến phế võ công của y đi thôi, hơn nữa lúc này võ công của y cũng đã bị hủy rồi, nếu bây giờ tiến lên đâm y một nhát kiếm, đánh y một quyền như vậy không phải là hành vi của một người anh hùng.Trong đám đông bỗng có một người bước ra nói:- Tạ Tốn cha ta là Nhất Chỉ Trần Tấn Nam Khất lão anh hùng bị chết dưới quyền của ngươi, bây giờ ta ra đây để trả thù cho cha ta.Tạ Tốn đáp:- Phải, chính tại hạ giết hại lệnh tôn, xin mời Khấn huynh ra tay đi!Người họ Khấn đó rút đao ra tiến lên hai bước. Vô Kỵ thấy vậy rối trí vô cùng, nếu không ra tay thì nghĩa phụ của mình sẽ bị chết dưới đao của đại hán kia, còn nếu ra tay đánh đuổi đại hán đó thì lại sợ làm cho nghĩa phụ bực mình. Huống hồ hai con mắt của ông đã mù, võ công hoàn toàn mất hết, sống ở trên đời cũng đâu còn thú vị gì nữa. Chàng nghĩ như vậy quả thật tình thế khó xử, người chàng run lẩy bẩy, chân tự nhiên tiến lên hai bước.Tạ Tốn liền quát lớn:- Vô Kỵ, nếu con ngăn trở người ta báo thù là bất hiếu với cha! Sau khi ta chết con xuống dưới hầm nhận xét kỹ sẽ thấy rõ hết!Người họ Khấn giơ đao lên trước ngực, mắt ứa lệ, đột nhiên nhổ một bãi nước bọt vào mặt Tạ Tốn rồi nức nở khóc:- Tiên phụ một đời anh hùng, nếu ông ta ở trên trời khôn thiêng trông thấy tay tôi giết một người mất hết võ công như vậy thế nào cũng mắng tôi là đứa con mất nết...Nói xong y vứt đao xuống đất, ôm mặt chạy luôn vào trong đám đông. Tiếp theo đó lại có một người đàn bà trung niên bước ra nói:- Tạ Tốn, ta đến đây để báo thù cho anh ta là Âm Dương Phán Quan Tần Bàng Phi!Nói xong thị đi tới gần nhổ một đống nước bọt vào mặt Tạ Tốn rồi cũng khóc mà đi luôn. Vô Kỵ thấy nghĩa phụ liên tiếp bị nhục như vậy mà vẫn đứng yên như thường mà long đau như cắt. Các anh hùng hào kiệt xưa kia coi sự sống chết rất nhẹ nhưng không bao giờ chịu nhục nên mới có câu: "Sĩ khả sát bất khả nhục" là thế! Hai người đó mỗi người nhổ một đống nước bọt vào mặt Tạ Tốn như vậy là một cử chỉ nhục mạ rất nặng mà Tạ Tốn vẫn thản nhiên chịu nhịn, đủ thấy y đã hối hận việc làm xưa kia tới cực điểm. Trong đám đông lại có người bước ra, hết người này đến người khác, có người đánh y hai cái tát, có người đá y một cái, lại có người mắng chửi một hồi nhưng trước sau y vẫn chịu nhịn, không lui tránh cũng không cãi vã hay mắng chửi lại.Tất cả có hơn ba mươi người liên tiếp đến làm nhục y như vậy, sau cùng có một đạo sĩ râu dài bước ra chắp tay chào và nói:- Bần đạo Thái Hư Tử, hai vị sư huynh của bần đạo đều bị chết dưới tay của Tạ Ðại Hiệp, ngày này bần đạo được thấy thân tâm anh phong của Tạ Ðại Hiệp như vậy, tự thấy hổ thẹn vô cùng. Trước kia kiếm này của bần đạo cũng đã giết chết vô số anh hùng của Hắc, Bạch hai đạo, nếu bần đạo kiếm đại hiệp để báo thù thì người khác cũng có thể kiếm bần đạo để trả thù.Nói xong y rút trường kiếm ra, giơ tay trái lên khẽ búng "coong" một cái, trường kiếm đó gẫy làm đôi. Y vứt kiếm gãy xuống đất, chụp tay vái chào một cái rồi đi ngay. Quần hùng thì thầm bàn tán, nhận thấy Thái Hư Tử tuy không có tên tuổi trên giang hồ mấy nhưng võ công rất lợi hại. Y lại còn làm được một điều rất khó là tha thứ với lòng quảng đại và biết tự trách mình như thế. Ai nấy cũng đoán chắc không có người nào ra làm khó dễ Tạ Tốn nữa.Ngờ đâu, mọi người đang bàn tán xong thì từ phái Nga Mi đã có một nữ ni, tuổi trạc trung niên đi tới trước mặt Tạ Tốn nói:- Thù giết chồng, ta cũng nhổ một đống nước bọt để kết liễu cho xong!Nói xong nữ ni đó liền nhổ nước bọt vào trán của Tạ Tốn, ngờ đâu nước bọt của người này vừa nhanh vừa mạnh, bên trong lại có xen một mũi đinh bằng gang hình hạt táo. Tạ Tốn nghe thấy tiếng gió khác lạ liền gượng cười không né tránh, trong lòng nghĩ thầm:- Ðến bây giờ ta mới chết nhưng đã muộn rồi !Ðột nhiên, có một cái bóng vàng thấp thoáng, một thiếu nữ áo vàng nhảy tới giơ tay áo phất một cái, mũi đinh đã bị cuộn luôn vào trong tay áo.Nàng quát hỏi:- Vị sư thái kia, pháp danh xưng hô ra sao?Nữ ni đó thấy đột kích không trúng, mặt tỏ vẻ kinh hoảng đáp:- Bần ni là Tĩnh Chiếu.Thiếu nữ áo vàng lại hỏi tiếp:- Tĩnh Chiếu, Tĩnh Chiếu.. . hừ trước kia xuất gia đi tu chồng của sư thái tên họ là gì? Tại sao sư thái lại đột nhiên ra đây giết hại Tạ Ðại Hiệp như thế?Tĩnh Chiếu nổi giận đáp:- Việc này có liên quan gì đến ngươi, ai khiến ngươi can dự vào làm chi?- Tạ đại hiệp sám hối hết tội lỗi, nếu có người trả thù lớn cho cha, anh, sư phụ hay bạn hữu dù có chém giết ra muôn mảnh đại hiệp cũng cam tâm chịu nhịn hết và người khác cũng không có quyền can thiệp. Nhưng nếu có người lập ác tâm độc ác định trà trộn để giết người diệt khẩu thì việc này ai cũng có thể can thiệp được.- Ta với Tạ Tốn không thù không oán hà tất phải giết người diệt.. .Nữ ni chưa nói hết chữ khẩu, biết mình nói lắm vội ngậm miệng lại, sắc mặt nhợt nhạt liếc nhìn Chỉ Nhược một cái. Thiếu nữ áo vàng lại hỏi:- Phải chăng cô nương với Tạ đại hiệp không thù không oán gì cả nhưng tại sao định giết người để diệt khẩu như thế? Hừ, vai vế chữ Tĩnh của phái Nga Mi có tất cả mười hai nữ ni, trong đó có Tĩnh Huyền, Tĩnh Hư, Tĩnh Không, Tĩnh Tuệ, Tĩnh Chiếu đều xuất gia từ lúc hãy còn khuê nữ, như vậy thì làm gì có chồng chứ?Tĩnh Chiếu không nói năng gì cả quay đầu đi luôn. Thiếu nữ áo vàng quát lớn:- Làm gì có chuyện bỏ đi dễ dàng như thế!Nói xong nàng tiến lên hai bước, đưa tay ra chộp vai của nữ ni kia. Tĩnh Chiếu vội né tránh thế chộp của nàng. Thiếu nữ áo vàng liền dùng ngón trỏ của tay phải để đâm luôn vào ngang lưng của nữ ni tiếp theo đó lại đá luôn một cái trúng ngay vào yếu huyệt ở đùi đối phưong. Tĩnh Chiếu kêu "hự" một tiếng liền ngã lăn ra đất. Thiếu nữ áo vàng vừa cười vừa nói:- Chu cô nương, kế giết người diệt khẩu của cô nương ác độc thực.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 99
Nghĩa Kỳ Tung Bay
Chỉ Nhược lạnh lùng đáp:- Tĩnh Chiếu sư tỷ ra giết Tạ Tốn để trả thù ai bảo là giết người diệt khẩu nào.Nói xong nàng giơ tay trái lên phẩy một cái rồi nói:- Ở đây vô số đệ tử danh ngôn chính phái không phân biệt phải trái, chính tà gì hết, cam tâm hợp tác với bàng môn yêu ma. Phái Nga Mi của chúng ta lại ngu xuẩn mà a dua với chúng như thế. Chúng ta đi thôi!Các đệ tử của Nga Mi đều vâng lời đứng dậy, có một số người nhìn Tĩnh Chiếu đang nằm dưới đất, không biết người chưởng môn có ra lệnh cứu giúp hay bỏ mặc nữ ni đó ở lại.Không Trí đi tới trước mặt Thành Khôn quát bảo:- Viên Chân, mau cho người buông tha Phương Trượng, nếu Phương Trượng có mệnh hệ nào tội nghiệp ngươi càng lớn thêm!Thành Khôn gượng cười đáp:- Chuyện đã xảy ra như thế này tất cả chúng ta ở đây đều bị tiêu diệt hết, bây giờ ta có tha Không Văn lão hòa thượng ra cũng đã muộn rồi, ngươi đã mù chưa mà không thấy ngọn lửa đang bốc cháy hay sao?Không Trí ngẩn người ra, Quay đầu lại nhìn dưới chân núi, thấy trong chùa có khói bốc lên kinh hãi nói:- Ðạt Ma đường đã bị cháy, mau mau cứu hỏa.Các hòa thượng loạn xạ khôn tả, ai nấy vội vàng chạy xuống núi. Bỗng thấy chung quanh Ðạt Ma Ðường có những cây trụ nước như những con rồng phun nước vào đống lửa, chỉ thoáng cái ngọn lửa đỏ đã tắt ngấm.Không Trí thấy vậy chắp tay niệm Phật nói:- A Di Ðà Phật, Thiếu Lâm cổ sát đã tránh phải một trận tai kiếp!Không bao lâu có hai hòa thượng chạy lên bẩm báo rằng:- Thưa sư thúc tổ, bọn phản nghịch thủ hạ của Viên Chân phóng hỏa đốt cháy Ðạt Ma Ðường, cũng may nhờ có các vị anh hùng Hồng Thủy Kỳ của Minh giáo đã dập tắt ngọn lửa đó!Không Trí liền đi tới trước mặt Trương Vô Kỵ chắp tay vái lạy và nói:- Cổ Sát Thiếu Lâm gây dựng hàng ngàn năm nay, bây giờ thoát khỏi tai họa này hoàn toàn nhờ ơn đức lớn lao của Trương giáo chủ. Tất cả tăng chúng toàn chùa dù có tan xương nát thịt cũng không sao đền được ơn đức lớn lao này!Vô Kỵ đáp lễ khiêm tốn trả lời:- Việc này là phận sự của chúng tôi, đại sư hà tất phải giữ lễ như thế!Không Trí lại nói tiếp:- Không Văn sư huynh bị bọn phản đồ giam giữ trong động Ðạt Ma, lửa tuy dập tắt được nhưng không biết sư huynh của bần tăng an nguy ra sao? Mời Trương giáo chủ cùng các vị anh hùng hãy đợi chờ giây lát để lão tăng xuống đó xem sao!Thành Khôn cười ha hả và xen lời nói:- Người của Không Văn đã tẩm đầy mỡ heo, mỡ bò, ngọn lửa vừa bốc lên y đã toi mạng rồi. Hồng Thủy Kỳ chỉ cứu được Ðạt Ma viện chứ cứu sao được lão Phương Trượng!Ngờ đâu y vừa nói dứt lời chỗ chân núi đã có người nói vọng lên:- Phải! Hồng Thủy Kỳ không cứu được thực nhưng còn có Hậu Thổ Kỳ cơ mà!Mọi người đã nhận ra tiếng nói đó của Phạm Dao. Trưởng kỳ sứ của Hậu Thổ Kỳ đang đỡ một lão hòa thượng chạy lên. Lão hòa thượng chính là Không Văn đại sư nhưng quần áo đều bị cháy xém và ướt đẫm trông rất tơi bời.Không Trí vội tiến lên ôm lấy Không Văn mồm thì hỏi liên tiếp:- Sư Huynh, sư huynh có được bình an không? Sư đệ bất tài tội đáng chết lắm!Không Văn mỉm cười đáp:- Nhờ Phạm thí chủ và Nhan thí chủ ở dưới đất chui lên cứu giúp, bằng không ngày hôm nay sư huynh đệ chúng ta làm sao mà tái kiến được nữa.Không Trí kinh hãi nói:- Tài độn thổ của Hậu thổ kỳ của Minh giáo không ngờ lại thần diệu đến thế!Nói xong, thần tăng chắp tay vái lạy cảm tạ Phạm Dao và Nhan Bồn rồi lại nói tiếp:- Phạm thí chủ, trước kia lão tăng vô lễ xúc phạm mong thí chủ lượng thứ cho. Và xin xóa bỏ cuộc hẹn ước ở chùa Vạn Pháp tại Kinh Ðô vì lão tăng không dám đi phó ước nữa.Nên rõ người trong võ lâm đã đính ước tỷ võ với nhau nếu người nào nuốt lời không tới còn mất sĩ diện hơn bị đánh bại nhiều. Bây giờ Không Trí tự hủy cuộc hẹn ước đó đủ thấy y đã cám ơn đại đức của Phạm Dao cứu sư huynh của y thoát nạn như thế nào. Hai người vẫn kính phục nhau, trải qua việc này lại càng mến nhau thêm. Từ đấy trở đi hai người trở nên đôi bạn rất thân.Thì ra Thành Khôn đã nghĩ kế hoạch của y rất chu đáo. Ðêm trước ngày đại hội quần hùng y đã xuất kỳ bất ý, điểm vào yếu huyệt của Không Văn rồi giam giữ lão tăng vào trong Ðạt Ma Viện. Trong Viện đã tích trữ sẳn rơm, củi, hồng hoàng và những thứ dễ cháy khác. Sau đó y phái tâm phúc ở đấy canh gác. Y còn uy hiếp Không Trí nhất nhất phải tuân theo lời dặn bảo của y bằng không y sẽ phóng hỏa thiêu chết Không Văn liền. Ngờ đâu, sự việc sảy ra đều trái với nguyện vọng của y. Y đâu có ngờ kế hoạch của y chu đáo đến thế mà lại bị đổ vỡ như vậy. Sau y thấy Vô Kỵ đã cứu được Tạ Tốn rồi, và Tạ Tốn biết y có mặt tại đây y liền sai người xuống dưới truyền lệnh bảo bọn tâm phúc phóng hỏa. Ðó là nước cờ cuối cùng của y. Y chỉ mong quần hùng với tăng chúng cuống quýt lo cứu hỏa để bọn tâm phúc của y thoát xuống núi. Không ngờ Dương Tiêu xuống tới núi Thiếu Thất chưa kịp gặp Vô Kỵ đã sai ngay Hậu Thổ Kỳ đào đường hầm thông thẳng lên chùa Thiếu Lâm. Ý của Tả Sứ là muốn cứu Tạ Tốn nhưng Tạ Tốn lại không bị giam ở trong chùa. Sở dĩ tượng đá Ðạt Ma đột nhiên thay đổi là vì người của Hậu Thổ Kỳ đã sửa như vậy. Sau Vô Kỵ với Chu Chỉ Nhược liên tay đánh Kim Cương Phục Ma Khuyên và chờ tới khi Thành Khôn hiện thân chính thức giở mặt với Không Trí, Triệu Minh và Dương Tiêu mới thấy rõ sự bí ẩn bên trong. Hai người liền bàn bạc với nhau, sai Phạm Dao đem Hồng Thủy, Hậu Thổ hai kỳ thừa cơ lẻn vào trong chùa dể cứu Không Văn nhưng Thành Khôn bố trí rất ác độc. Tuy đã cứu được Không Văn ra nhưng đã có tới ba người của Hậu Thổ kỳ bị chết cháy. Phạm Dao với Nhan Bồn mạo hiểm cứu Không Văn ra nhưng ba người đều bị cháy xém hết cả râu tóc. Nếu không rút lui lối đường hầm thì có lẽ cả ba sẽ bị chết cháy trước khi Hồng Thủy kỳ dập tắt được ngọn lửa. Mấy căn nhà cạnh Ðạt Ma Viện đều bị cháy rụi, riêng có Ðại Hồng Bảo Ðiện, Tàng Kinh Các, La Hán Ðường là chưa bị cháy tới thôi. Không Trí khẽ bàn với Không Văn hai câu rồi truyền chỉ pháp nhốt hết thủ hạ và đồng đảng của Thành Khôn vào hậu điện. Thành Khôn ở trong chùa Thiếu Lâm lâu ngày, kết nạp được khá nhiều đồng đảng. Nhưng tên thủ lĩnh bị bắt, phương trượng đã thoát hiểm, thấy công việc đã bị đổ bể nên chúng không dám chống cự nữa. Thủ tọa La Hán Ðường liền thống lĩnh một nhóm tăng nhân áp giải đồng đảng của Thành Khôn đem xuống hậu điện giam giữ. Tên nào tên nấy vừa rầu rĩ ủ rũ vừa lủi thủi đi xuống dưới núi.Lúc ấy Vô Kỵ quay đầu lại nhìn Chu Chỉ Nhược mới hay người của phái Nga Mi nhân lúc tình hình hỗn loạn đã lẻn đi mất rồi, chỉ còn lại Tĩnh Chiếu vẫn còn nằm trên mặt đất. Vô Kỵ tới cạnh thiếu nữ áo vàng cúi chào và khẽ nói:Trương Vô Kỵ hai lần được chị cứu giúp, ân đức lớn lao ấy Vô Kỵ tôi không dám nói là cám ơn, chỉ mong chị cho biết quý danh để ngày đêm tôi được hoài cảm.Thiếu nữ đó mỉm cười đáp:- Sau núi Chung Nam, một người chết sống, Thần Ðiêu hiệp lữ, tuyệt tích giang hồ.Nói xong nàng chắp tay hành lễ và giơ tay vẫy một cái liền đem theo tám thiếu nữ áo đen và trắng đó đi luôn. Vô Kỵ đuổi theo một bước và nói tiếp:- Xin chị hãy dừng bước!Thiếu nữ đó không quay lại cứ đi thẳng xuống núi. Thạch tiểu bang chủ của Cái bang cũng lên tiếng kêu gọi:- Dương tỷ tỷ! Dương tỷ tỷ!Chỉ thấy nơi lưng chừng núi có tiếng thiếu nữ đó vọng lên:- Ðại sự của Cái bang xin nhờ Trương Giáo Chủ đảm đương hộ cho!Vô Kỵ lớn tiếng đáp:- Vô Kỵ tôi xin tuân lệnh!Thiếu nữ nọ tiếp:- Cám ơn!Chữ cám ơn đó vừa dứt thì nàng đã đi xa rồi. Vô Kỵ thấy trong lòng nao nao nhưng chàng vội định thần lại ngay, đi tới cạnh Tạ Tốn gọi:- Nghĩa phụ!Chàng chỉ gọi được một tiếng nước mắt đã tuôn như mưa. Tạ Tốn vừa cười vừa nói:- Con si ngốc của cha, nghĩa phụ đã được ba vị cao tăng điểm hóa cho, bây giờ đã giác ngộ, tội nghiệp cả một đời cũng đã hoá giải hết, đáng lẽ con phải mừng cho cha mới phải, tại sao con lại khóc như thế? Ta bị phế hết võ công như vậy có gì là đáng tiếc. Chẳng lẽ còn giữ nó lại để tác quái tác ác hay sao?Vô Kỵ vâng lời, Tạ Tốn đi tới trước mặt Không Văn quỳ xuống và nói:- Ðệ tử tội nghiệp quá nặng, mong Phương Trượng nhận và cho phép đệ tử được cắt tóc đi tu!Không Văn chưa kịp trả lời thì Ðộ ách đã lên tiếng nói:- Ngươi lại đây! Lão tăng sẽ thu ngươi làm đồ đệ!Tạ Tốn đáp:- Ðệ tử không dám mong được phúc duyên ấy!Quý vị nên rõ Sư Vương vái Không Văn làm sư phụ thì y chỉ là đệ tử vai vế chữ Viên thôi. Nếu y vái Ðộ ách làm sư phụ thì được xếp vào vai vế chữ Không, ngang hàng với Không Văn, Không Trí.Ðộ ách quát bảo:- Chữ Không là chữ Không, Viên cũng là Không sao mà ngu ngốc thế!Tạ Tốn liền ngẩn người ra giây lát liền giác ngộ ngay. Mới hay cái gì là sư phụ với đệ tử, đối với Phật gia đều là hư ảo hết nên Sư Vương liền đọc ngay một câu kệ:- Sư phụ là không, đệ tử cũng là không, vô tội, vô nghiệp, vô đức vô cùng.. .Ðộ ách ha hả cười và tiếp:- Thiện tai! Thiện tai! Người là đệ tử của ta vẫn gọi là Tạ Tốn, ngươi hiểu chứ!Tạ Tốn đáp:- Ðệ tử hiểu rồi, phân bò hay Tạ Tốn cũng chỉ là cái bóng hư không, người đã không có huống hồ là thanh danh!Quý vị nên rõ, Tạ Tốn là người văn võ toàn tài, đã đọc hết sách của Chu Thử bách giá, bây giờ lại được Ðộ ách điểm hóa cho liền hiểu ngay ý nghĩa của Phật học và từ đó trở đi Sư Vương trở về với cửa Phật, rốt cuộc thành một vị cao tăng nhất thời đó, đức độ rất lớn. Vô Kỵ vừa mừng vừa đau đớn không biết nói như thế nào cho phải. Ðộ ách lại nói tiếp:- Ði thôi! Ði thôi... mới mộ đạo xong đừng có vào ma chướng nữa!Nói xong vị cao tăng đó dắt tay Tạ Tốn cùng Ðộ Kiếp, Ðộ Nạn đi xuống núi. Không Văn, Không Trí, Vô Kỵ mọi người đều khom lưng xuống tống tiễn. Ba mươi năm trước Sư Vương tiếng tăm lừng lẫy giang hồ gây ra không biết bao những việc kinh thiên động địa, ngày nay lại chịu vào cửa Phật như thế, quần hùng đều thấy cảm thán vô cùng!Không Văn lên tiếng nói:- Các vị anh hùng giáng lâm tệ chùa, nói ra thì thật hổ thẹn vô cùng, tệ chùa bỗng xẩy ra nội biến nên mới thất lễ với quý vị và không tiếp đãi được chu đáo như vậy. Các vị anh hùng bốn phương ngày hôm nay chúng ta hội họp ở đây, không biết bao giờ mới được gặp nhau nữa. Xin mời quý vị trở xuống dưới chùa nghỉ ngơi đã!Thế rồi quần hùng xuống núi vào chùa. Trong chùa đã sửa soạn cơm chay để khoản đãi khách. Các tăng chúng liền làm phá sự để siêu độ cho những anh hùng vừa vong thân. Quần hùng đều lần lượt tới trước bàn thờ để cúng bái. Ðại sự tuy đã xong xuôi nhưng Vô Kỵ vẫn cảm thấy có nhiều điều chưa được rõ mà Tạ Tốn lại đi một cách vội vã như thế khiến chàng không kịp hỏi những điều nghi vấn nọ nhưng chàng đoán chắc những nghi vẫn đó thế nào cũng liên can đến Chu Chỉ Nhược. Chàng là người rất trung hậu, nghĩ tới tình cũ liền nghĩ thầm:- Ta cần biết rõ những nghi vấn ấy làm chi, để khỏi bị tổn thương đến danh dự của Chu Chỉ Nhược.Cơm nước xong xuôi, chàng cùng Sử Hống Thạch và các trưởng lão của Cái bang tụ họp ở trong phong ngang để bàn định về đại sự của Cái bang. Bỗng có người vào thưa rằng:- Thưa Giáo Chủ, Trương tứ hiệp của Võ Ðang tới, có việc muốn thương lượng cùng Giáo Chủ!Vô Kỵ nghe nói, kinh hãi vội đứng dậy và nghĩ thầm: - Chẳng lẽ có việc gì xảy ra cho Thái sư phụ chăng?Chàng vừa nghĩ vừa đi ra ngoài điện. Thấy Tòng Khuê, chàng quỳ xuống vái chào nhưng chàng thấy sắc mặt của tứ hiệp không có gì khác lạ trong lòng hơi yên lại hỏi:- Thái sư phụ vẫn mạnh đấy chứ sư thúc?Tòng Khuê đáp:- Sư phụ vẫn mạnh. Sư thúc ở Võ Ðang hay tinh quân Nguyên đang đem hai vạn tinh binh tiến về chùa Thiếu Lâm hiển nhiên là bất lợi cho đại hội anh hùng này cho nên sư thúc mới tới đây để thông tin là thế!Vô Kỵ nói tiếp:- Nếu vậy chúng ta cần phải báo gấp cho Phương Trượng mới được.Thế rồi chàng vào báo cho Không Văn hay. Không Văn ngẫm nghĩ một hồi rồi nói:- Việc này liên quan rất lớn, chúng ta nên mời quần hùng đến thương lượng thì hơn!Phương Trượng cho tăng chúng gõ chuông triệu tập quần hùng đến bảo điện. Trương Tòng Khuê liền báo tin đó cho mọi người hay, ai nấy đều kinh hãi vô cùng và bàn tán rất xôn xao. Những người nóng nảy liền nói:- Nhân thiên hạ anh hùng ở đây, chúng ta xuống dưới núi, đón đầu đánh cho chúng một trận không kịp trở tay.Những người lão thành cẩn thận hơn liền nói rằng:- Nguyên binh điều động đi đây đi đó là chuyện rất thường, chưa chắc là chúng tới đây làm khó dễ chúng ta!Tòng Khuê lại nói tiếp:- Tại hạ biết tiếng Mông Cổ đã tai nghe thấy tên quan chỉ huy ra lệnh cho lũ Thát Ðát. Quả thật chúng tới đánh chùa Thiếu Lâm.Không Văn nói:- Các vị anh hùng xem ra triều đình đã biết chúng ta hội họp ở đây lại tưởng chúng ta chống đối triều đình. Chúng ta đây ai ai cũng biết võ nghệ hết đáng lẽ không sợ bọn Thát Ðát. Lính tới đã có tướng cản, nước lũ lên đã co đất ngăn, có sợ gì đâu...Lão hòa thượng chưa nói dứt lời trong quần hùng đã có rất nhiều tiếng hoan hô.Không Văn lại nói tiếp:- Nhưng các giang hồ hào sĩ của chúng ta quen đơn đao độc đấu chứ còn ra trận giao chiến thì không phải là sở trường. Theo ý bần tăng chi bằng các vị anh hùng mau giải tán ngay, chẳng hay các vị nghĩ sao?Quần hùng ngẩn người ra nhìn nhau không nói nửa lời. Vô Kỵ liền lên tiếng:- Nếu chúng ta giải tán ngay bây giờ thì thế nào quân Thát Ðát cũng bảo chúng ta sợ chúng, như thế càng làm cho chúng hung hăng thêm. Hơn nữa chúng ta đi khỏi đây các vị sư phụ phái Thiếu Lâm sẽ đối phó ra sao?Không Văn mỉm cười đáp:- Quân Nguyên tới đây thấy trong chùa toàn là hòa thượng không có một giang hồ hảo hán chắc chúng cũng không làm gì đâu!Quần hùng biết Không Văn nói như vậy là có lòng tốt, phải biết đại hội anh hùng lần này là do phái Thiếu Lâm triệu tập nên không ai muốn vì thế mà sinh họa đến nỗi đổ máu trên núi Thiếu Lâm này. Nhưng quần hùng ai ai cũng là người có nghĩa khí, khi nào họ lại sợ địch mà rút lui như thế. Huống hồ triều đình đã xuất động đại quân, không khi nào tới bắt hụt mà lại chịu trở về tay không. Thế nào chúng cũng quấy nhiễu Thiếu Lâm, chưa biết chừng chúng sẽ bắt hết tăng chúng của chùa đi và còn thiêu chụi cả chùa nữa. Quân Mông xưa nay vẫn hung ác, giết người đốt nhà là chuyện thường của chúng vì vậy Dương Tiêu cũng lên tiếng nói:- Phương Trượng với quý vị anh hùng có mặt ở đây mà tại hạ lên tiếng nói như thế này là không phải nhưng quân Thát Ðát tàn ác ai ai cũng có trách nhiệm kháng địch. Theo ý tại hạ chúng ta nghĩ cách dụ bọn chúng ra khỏi nơi đây rồi chúng ta sẽ đấu ở đó. Ngôi chùa ngàn năm này sẽ khỏi bị vạ lây.Quần hùng đều khen ngợi ý kiến đó và cho là rất hay. Trong khi đang bàn tán thì ngoài cửa chùa đã có tiếng vó ngựa nhộn nhịp. Liền có hai người phi ngựa tới trước cửa rồi ngừng lại. Sau đó chi khách tăng dẫn hai người đó vào. Quần hùng thấy hai người đó là giáo chúng của Minh Giáo, họ đi tới trước mặt Vô Kỵ, chắp tay vái bái lễ xong liền lớn tiếng nói:- Thưa giáo chủ, năm nghìn quân tiên phong của triều đình đã nhắm chùa Thiếu Lâm tấn công tới. Chúng bảo các vị sư phụ tụ họp quần hùng ở đây để mưu phản nên định đạp đổ chùa Thiếu Lâm thành bình địa. Phàm những người nào trọc... trọc...Không Văn mỉm cười nói:- Có phải ngươi định nói trọc đó là trọc đầu phải không, khỏi cần e dè gì hết, cứ việc nói thẳng ra đi!Người đó lại nói tiếp:- Trên đường có rất nhiều tăng nhân bị quân Thát Ðát giết chết. Chúng còn nói những người trọc cũng vậy đều là phản nghịch hết, hễ gặp người nào đem theo khí giới là chúng giết luôn.Mọi người kêu la om sòm rồi nói:- Chúng ta không đấu thí mạng với quân Thát Ðát thì không phải là con cháu của hoàng Ðế.Lúc ấy triều đình Tống tuy đã mất hơn trăm năm nhưng các anh hùng ở chốn lục lâm vẫn coi quân Mông là di địch, không chịu để cho triều đình Mông Cổ kiểm soát. Các môn, các phái, các bang hội vì tư thù mà đánh nhau luôn, nhưng dù họ có thâm thù đại oán đến đâu xưa nay vẫn không ai chịu mượn thế lực của triều đình để trấn áp đối phương. Lần này trong đại hội anh hùng có rất nhiều người chưa được thi thố tài năng, lúc này nghe thấy quân Mông tới ai nấy đều hăng hái, chỉ muốn nhảy ra ngay để đối địch.Vô Kỵ liền lớn tiếng nói:- Các vị anh hùng, ngày hôm nay chính là lúc để chúng ta giết giặc đền nợ nước.Ðại hội anh hùng ở chùa Thiếu Lâm này sẽ được dương danh thiên cổ! Mọi người nghe chàng nói như vậy liền lớn tiếng hoan hô. Vô Kỵ lại nói tiếp:- Bây giờ xin Không Văn Phương Trượng ra lệnh chỉ huy, Minh Giáo chúng tôi từ trên xuống dưới đều tuân lệnh của Phương Trượng hết.Không Văn nói:- Sao Trương Giáo Chủ lại nói như vậy. Tệ phái tăng chúng tôi có học vài ba thế võ nhưng về hành quân đánh trận thì không biết một tí gì. Gần đây Minh Giáo đã sáng lập rất nhiều sự nghiệp lớn, người trên giang hồ ai ai cũng hay biết hết. Bây giờ chỉ có nhân chúng của Minh Giáo là có thể đối địch nổi đại quân của Thát Ðát thôi. Chúng tôi xin đề cử Trương Giáo Chủ làm Minh Chủ của võ lâm, thống lĩnh hào kiệt khắp thiên hạ để đối địch với quân Thát Ðát.Vô Kỵ đang định từ chối thì quần hùng đã vỗ tay hoan hô. Tuy Vô Kỵ còn ít tuổi không đáng để cho người phục tùng nhưng vừa rồi chàng đấu với ba vị cao tăng của chùa Thiếu Lâm, võ công của chàng cao siêu như thế nào ai nấy đều biết hết mà Hàn Sơn, Ðồng Tử, Thọ Huy và Chu Nguyên các lộ đại quân của Minh Giáo đã ở hoài Tử và Dư Ngạo các nơi khởi sự đánh Nguyên, đánh đâu thắng đấy. Các môn phái khác làm sao bằng được. Hào sĩ của các bang phái khác đều nghĩ trừ Minh Giáo ra quả thật không ai có thể gánh vác được trách nhiệm lớn lao này.Vô Kỵ lại nói:- Chức chủ tịch này, trách nhiệm rất lớn lao nặng nề, vả lại tại hạ không có sở trường dụng binh vậy mong quý vị đề cử người tài ba khác thì hơn.Trong lúc đang khiêm tốn bỗng nhiên dưới núi có tiếng kêu la vang động. Hai giáo chúng của Nhụê Kim kỳ đã xông thẳng vào trong điện thưa rằng:- Quân Mông đang xông lên chém giết.Vô Kỵ liền ra lệnh:- Nhuệ Kim, Hồng Hỏa hai kỳ ra chống đỡ trận đấu. Chu Ðiên và Thiết Quan đạo trưởng hai vị giúp đỡ một kỳ.Chu Ðiên, Thiết Quan hai người liền vâng lệnh đi liền. Cục diện đã khẩn cấp như vậy không cho phép Vô Kỵ từ chối nữa chàng liền ra lệnh:- Nói Không Ðược sư phụ làm ơn cầm thánh hỏa lệnh của tôi đi triệu viện binh của bổn giáo lên núi tiếp ứng ngay.Nói Không Ðược liền đi luôn. Các anh hùng ở trên đại điện võ công tuy cao cường nhưng là quân ô hợp, nghe thấy quân Nguyên đã đánh tới ai nấy đều rút khí giới ra vội nhảy ra ngoài.Dương Tiêu thấy vậy vội nói:- Thưa giáo chủ, nếu giáo chủ không ra hiệu lệnh thì họ chém giết loạn xạ thế nào cũng thất bại!Vô Kỵ gật đầu, liền chạy ra ngoài điện, đi tới cái đình chỗ lưng chừng núi xem xét. Thấy hơn năm ngàn quân tiên phong của Mông Cổ đã tấn công lên tới lưng chừng núi rồi nhưng bị cung nỏ và đao thương của Nhụê Kim kỳ xua đuổi đều bỏ chạy hết. Chàng đưa mắt nhìn về phía xa thấy từng đội lính Mông lần lượt tiến tới. Quân ngũ của chúng rất chỉnh tề oai nghi. Lúc ấy cách thời Thành Cát Tư Hãn với Bạt Ðô oai trấn thiên hạ đã xa nhưng thiết kỵ của Mông Cổ vẫn luyện tập luôn nên quân của họ tinh nhụê có một không hai trên thế giới. Chàng bỗng nghe thấy bên trái có tiếng kêu la động trời và thấy có rất nhiều nữ ni và thanh thiếu nữ chạy ngược lên trên núi. Những người đó toàn là người của phái Nga Mi, chắc giữa đường bị lính Mông Cổ đẩy lui nên phải quay lại. Chu Chỉ Nhược cùng Tĩnh Tuệ mọi người đi sau đoạn hậu. Mấy người đàn ông khiêng một cái cáng với đồ vật đang bị quân Mông Cổ bao vây. Chu Chỉ Nhược huy động bọn đệ tử đã mấy lần xông vào đánh nhưng không sao cứu nổi đồng môn bị bao vây.Vô Kỵ thấy vậy kêu thầm: "Nguy tai! Chắc cái cáng đó là cáng của Tống Thanh Thư cũng nên!" Chàng liền kêu gọi:- Liệt Hỏa, Nhụê Kim hai kỳ yểm trợ Vi Huynh, Phạm Dao theo tôi xuống cứu người.Nói xong chàng xông xuống núi trước. Hai tên lính Mông vừa thấy chàng liền đưa xà mâu ra đâm. Chàng chộp luôn lấy hai chiếc xà mâu đó vận sức hất mạnh một cái. Hai tên lính Mông đó rớt xuống núi ngay. Vô Kỵ liền xoay hai chiếc xà mâu lại xông vào đám lính đông như kiến tựa như hai con rồng ra bể. Nhất Tiếu, Dương Tiêu, Phạm Dao, Bành Doanh Ngọc theo sát sau. Lính Mông va chạm với mấy người đó đều gục ngã liền. Chỉ thoáng cái cả bọn đã tiến qua mặt bọn Chu Chỉ Nhược. Phạm Dao lại tấn công một quyền, đánh cho một tên thập phu chưởng Mông Cổ nát mặt, cướp luôn người bị thương nằm trên cáng, kẹp nách và quay mình chạy luôn lên núi.Vô Kỵ thấy Chu Chỉ Nhược mặt dính đầy máu mà lại xông vào đội lính Mông liền lớn tiếng gọi:- Chỉ Nhược, đã cứu được Tống đại ca rồi!Chu Chỉ Nhược không thèm đếm xỉa đến lời kêu gọi của chàng cứ mau roi tấn công về phía trước. Nhưng đường núi vốn chật hẹp, người thì đông đúc nên nàng không thể xông qua được. Vô Kỵ thấy còn hai đệ tử của Nga Mi khiêng một cái cáng nữa vẫn còn bị bao vây, chúng đang cầm cự với lính Mông chàng liền nghĩ thầm:- Chẳng lẽ người trên cáng này mới là Tống sư ca chăng?Nghĩ đoạn chàng múa hai cây xà mâu rồi tung mình nhảy lên, cứ chống hai cây mâu đó vào vách núi mà đi tựa như người ta đi cà kheo vậy. Còn cách hơn trượng mới tới nơi, chàng đã thấy hai đệ tử của phái Nga Mi đó trước sau bị tên bắn trúng, ngã lăn lóc xuống núi. Vô Kỵ thất kinh, phi thân nhảy tới, giơ chiếc mây bên trái ra, cản trở không cho chiếc cán đó rơi xuống vực. Quả nhiên chàng thấy người nằm trong cáng toàn thân được băng vải trắng toát, chỉ chừa có hai mắt. Người đó chính là Tống Thanh Thư.Chàng vội vứt xà mâu, ôm luôn Thanh Thư vào. Chàng cảm thấy người y nặng khác thường và trong lần vải băng hình như có vật gì cứng rắn khôn tả. Nhất thời chàng không kịp suy nghĩ, chỉ sợ đụng chạm mạnh, xương của Thanh Thư bị gãy nên chàng phải né phải, tránh trái, luồn lách giữa những thế mâu của quân Mông Cổ đâm tới lia lịa. Chân chàng đi rất vững. Chàng đã thấy Hân Lợi Hanh, Trương Tòng Khuê tấn công tới. Hai người cầm trường kiếm bảo vệ hai bên. Kiếm của hai đại hiệp đâm tới đâu lính Mông gục tới đó.Nhờ có Tòng Khuê và Lợi Hanh bảo vệ nên Vô Kỵ mới được bình yên ẳm được Thanh Thư đi lên trên núi. Mấy trăm lính Mông Cổ xếp hàng xông lên, Bành Doanh Ngọc liền ra lệnh:- Liệt Hỏa Kỳ ra đây.Giáo chúng của Liệt Hỏa Kỳ liền dùng ống đồng phun dầu đá và những hỏa tiễn ra. Thế là hơn hai trăm tên lính Mông Cổ đều bị cháy xem tên nào tên nấy tựa như một trái cầu tròn, lăn long lóc xuống núi. Bên kia Hồng Thủy Kỳ cũng dùng vòi rồng phun nước độc xuống. Có mấy trăm tên lính trúng phải thuốc độc, chết lăn ra bừa bãi. Quần hùng thừa cơ xông lên chém giết. Tên Vạn phu chưởng của lính Mông Cổ ở dưới lưng núi thấy vậy, liền gõ chiêng thâu binh. Những binh lính của chúng liền đổi tiền đội thành hậu đội và dùng cung nỏ bắn trở lên, không cho quần hùng xông tới truy kích. Rồi chúng từ từ rút lui xuống bên dưới.Bành Doanh Ngọc thở dài và nói:- Quân Mông Cổ tuy bại nhưng không rối loạn, đủ thấy chúng quả là tinh binh của thiên hạ.Mọi người thấy quân Mông Cổ đã lui xuống chân núi, giải tán bốn bên như hình cái quạt, thì biết nhất thời chúng chưa dám lên núi vội. Vô Kỵ liền hạ lệnh:- Nhuệ Kim, Liệt Hỏa, Hồng Thủy tam kỳ, canh giữ lấy các đường lối lên núi. Cự Mộc, Hậu thổ nhị kỳ, mau chặt gỗ dọn đất để làm hào lũy phòng vệ quân địch lên đánh phá. Nõ hành kỳ đều nhận lệnh của chàng đi phòng bố ngay. Thoạt tiên quân hùng ai nấy tự phụ mình có võ công đều nghĩ dù không chém giết được quân địch thì cũng có thể bảo vệ lấy thân được, nhưng vừa rồi trải qua một trận giao chiến, họ mới nhận thấy oai lực của quân Mông Cổ như thế nào và họ biết hành quân đánh trận khác hẳn với một trận đấu tỷ võ thường của mình. Quân Mông Cổ hàng vạn người xông lên, mạnh như nước hồng thủy, người có võ công lợi hại như Chỉ Nhược mà ở trong đám đông ấy cũng không thể dở tài ba ra được. Nếu không có trận pháp Ngũ hành kỳ của Minh giáo chống đỡ cho thì lúc này trên núi Thiếu thất đã bị quân Mông Cổ chiếm mất rồi, và các người sẽ bị chúng chém giết một cách thảm thiết cũng nên?Riêng có tăng chúng của chùa Thiếu Lâm là vẫn có qui luật, từng đội hòa thượng trẻ tuổi, tay cầm thuyền trượng, giới đao, nghe lệnh của các nhà sư lớn tuổi phân đi các nơi canh phòng. Nhưng vì ít không địch nổi nhiều, tất nhiên sức lực của mấy ngàn tăng chúng làm sao chống đỡ nổi hơn hai vạn quân lính Mông Cổ tinh nhuệ như thế?Vô Kỵ đặt Thanh Thư xuống, rờ tay vào mũi chàng, thấy hơi thở liền quay đầu lại định gọi Chỉ Nhược, nhưng chàng không thấy hình bóng của nàng đâu cả. Chàng liền hỏi:- Tống phu nhân đâu rồi?Mọi người vì lo xua đuổi quân Mông Cổ nên không ai biết Chỉ Nhược đi đâu. Các đệ tử của Nga Mi lúc này đã hết coi Minh giáo là kẻ thù nên họ đồng thanh trả lời là không thấy người chưởng môn của mình đâu cả. Vô Kỵ sợ lúc hỗn loạn, nhỡ Thanh Thư bị thương thêm thì sao, nên chàng vội cởi vải bó quanh mình Thanh Thư ra xem. Chàng thấy trên người của Thanh Thư có quấn tất cả ba lần vải trắng. Ðến khi cởi xong ba lần vải trắng đó ra liền có tiếng kêu "coong coong" và có bốn mảnh khí giới gãy rơi ra. Vô Kỵ giật mình kinh hãi và la lớn:- Ðồ Long đao và ỷ Thiên kiếm.Quần hùng nghe nói ba chữ Ðồ Long đao liền quay đầu lại nhìn xem. Nhưng thấy Ðồ Long đao đã gãy làm hai khúc, cả ỷ Thiên Kiếm cũng vậy. Vô Kỵ cầm nửa mảnh Ðồ Long đao lên thấy vẫn nặng chình chịch, chàng cảm xúc vô cùng vì cha mẹ mình bị chết bởi thanh đao này, vì hơn hai mươi năm nay trên giang hồ phân tranh cũng vì thanh đao này, và quần hùng tụ tập trên chùa Thiếu Lâm chủ yếu cũng vì thanh đao Ðồ Long này. Chàng nghĩ đến thanh bảo đao đã xuất hiện, nhưng đao kiếm đã gãy rồi, hoá thành vô dụng hết. Chàng cầm đao gãy lên xem, thấy chỗ gãy bên trong trống rỗng, có thể dấu được vật gì. Cả ỷ Thiên Kiếm cũng vậy, bên trong đều trống rỗng hết và nếu bên trong có vật gì thì người ta đã lấy đi mất rồi.Dương Tiêu thở dài và nói:- Thảo nào Chu cô nương có võ công kinh như thế, thì ra nàng đã học quyền kiếm trong phổ trong đao kiếm này.Tuy Vô Kỵ là người rất nhân hậu, nhưng chàng không phải là người ngu xuẩn. Chàng vừa trông thấy đao gãy và kiếm gãy trong lòng đã tỉnh ngộ ngay và nghĩ:- Thế ra tối hôm đó ở trên hoang đảo, đao kiếm này là do Chỉ Nhược lấy đi. Không hiểu nàng ta dùng thủ đoạn nào mà đuổi được Triệu Minh và giết chết được Hân Ly, rồi lại dùng đao kiếm chém lẫn nhau, vì vậy hai lợi khí sắc bén nhất thiên hạ gãy đôi như thế. Rồi nàng lấy võ công bí kíp trong đao kiếm ra ngấm ngầm tu luyện. Chàng càng nghĩ càng hiểu ra, liền nghĩ tiếp:- Phải rồi, khi lên hoang đảo, ta dùng Cửu Dương thần công xủa đuổi độc tố cho nàng, thấy trong người nàng phát sinh ra một nội lực ngấm ngầm chống lại thần công của ta. Sau thấy sức quái dị đó càng ngày càng mạnh, hiển nhiên nội công của nàng tu luyện càng ngày càng tiến bộ. Vì thời giờ cấp bách nàng lại muốn chóng thành công, không chịu luyện tập nội công căn bản trước, nên nàng chỉ học những ngoại công âm độc để mau chóng thành tài vì thế những võ công đó tuy lợi hại thật, nhưng vẫn không thể nào luyện tới mức thượng thừa được.Chàng đang ngẫm nghĩ thì Ngô Kình Thảo, chưởng kỳ sứ của Nhuệ Kim Kỳ tiến lên nói:- Thưa giáo chủ, thuộc hạ xuất thân thợ rèn, đã học qua cách luyện đao kiếm để thuộc hạ thử xem không biết có thể nối lại bảo đao, bảo kiếm này không?Dương Tiêu mừng rỡ nói:- Thuật luyện kiếm của Ngô Kỳ Sứ quả thật là vô song, giáo chủ cứ trao cho Ngô kỳ sứ làm thử xem.Vô Kỵ gật đầu đáp:- Hai thanh lợi khí này đã gãy đôi, quả thật đáng tiếc. Ngô Kỳ sứ cứ thử hàn lại xem, may ra chắp nối lại được cũng chưa biết chừng.Dương Tiêu liền nói với Hạ Diệm:- Chưởng kỳ sứ của Liệt hỏa kỳ, luyện đao luyện kiếm cần phải có lửa mạnh vậy mong Hạ huynh đệ giúp một tay. Chắc lúc này quân Thát đát chưa tấn công lên núi đâu, anh em chúng ta cứ thủng thẳng mà làm.Hạ Diệm cười nói:- Việc đốt bếp thổi lửa đó là nghề của tiểu đệ.Thế rồi hai người chỉ huy thuộc hạ, xây luôn một cái lò rất cao, chỉ để hở một lỗ hổng rộng chừng một thước cho lửa bốc lên thôi. Những đồ nhóm bếp Liệt hỏa kỳ lúc nào cũng sẳn sàng nên chỉ trông chốc lát bếp lửa đã đỏ hồng rồi. Ngô Kình Thảo cứ nhìn thẳng vào lò lửa, bên cạnh y có mười bảy thứ khí giới, hễ thấy lò lửa biến sắc là cho khí giới đó vào trong lò thử xem sức lửa như thế nào. Cho tới khi ngọn lửa đã biến thành màu trắng rồi, liền hay tay cầm cái kìm gang kẹp hai mảnh đao Ðồ Long vào làm một, đưa vào trong lò. Mọi người thấy y mình cởi trần, những sao lửa bắn vào người y mà không bị phỏng chút nào, thì đều khâm phục. Vô Kỵ thấy vậy nghĩ thầm:- Việc luyện đao kiếm này cũng là một tài năng lớn chứ không phải tầm thường, nếu là thợ rèn thường thì làm sao chịu nổi sức nóng như thế này?Chàng bỗng nghe thấy hai tiếng kêu "bộp bộp" thì ra hai tên giáo chúng đang kéo ống bễ bỗng lăn ra chết giấc. Hạ Diệm với phó kỳ sứ liền lôi hai người kia ra, rồi tự động thay hai người đó để kéo bễ. Nội công của hai người này cao siêu hơn hai giáo chúng kia nhiều, nên ngọn lửa bốc cao hơn trước gần trượng, trông thật là đẹp mắt.Ngô Kình Thảo đột nhiên la lớn:- Nguy tai.Y vội vã tung mình nhảy lùi về sau, vẻ mặt rầu rĩ. Mọi người thấy vậy giật mình kinh hãi, nhìn tay y, thấy hai cái kiềm kia đã chảy thành nước rồi mà Ðồ Long đao vẫn không việc gì. Y lắc đầu nói:- Thuộc hạ bất tài và bảo đao Ðồ Long này quả danh bất hư truyền.Hạ Diệm với người phó sứ tạm ngưng kéo bễ, lui sang một bên, cả hai người quần áo ướt đâm tựa như ở dưới nước bước lên vậy. Triệu Minh bỗng đề nghị:- Vô Kỵ đại ca, có phải Thánh Hỏa lệnh của đại ca cũng như Ðồ Long đao, bất cứ thứ khí giới nào cũng không chém được phải không?Vô Kỵ đáp:- À, phải đấy.Chàng có tất cả sáu miếng Thánh hỏa lệnh, đã đưa cho Nói Không Ðược một miếng để điều khiển binh tướng, hiện giờ chàng còn giữ năm miếng. Chàng vội lấy ra đưa cho Ngô Kình Thảo và nói:- Ðao kiếm không làm được liền thì thôi, nhưng thánh hỏa lệnh này là vật báu truyền của bổn giáo, chớ để nó suy suyển.Kình Thảo cầm lấy thánh hỏa lệnh lên xem, thấy năm miếng thánh hỏa lệnh đó không phải là vàng cũng không phải là sắt, cứng rắn khôn tả. Cầm trong tay thấy nặng chịnh, y liền cúi đầu ngẫm nghĩ, vẻ mặt quái dị.Vô Kỵ lại nói tiếp:- Nếu nhận thấy không làm được thì đừng có mạo hiểm.Kình Thảo nghe nói rùng mình, y đang trầm ngâm suy nghĩ, bỗng như người thức tỉnh, vội đáp:- Thuộc hạ nhất thời thất thần, nên mới thất lễ như thế, mong giáo chủ tha lỗi cho. Vì thánh hỏa lệnh là dùng bạch kim huyền thiết trộn với kim cương sa mấy thứ tạo thành, lửa nóng đến đâu cũng không thể nung chảy được, nên thuộc hạ đang hoài nghi, không hiểu năm xưa người ta dùng cách gì để chế thành, vì thế nên mới thất thần như thế.Triệu Minh vừa cười vừa xen lời nói:- Có lẽ Ngô Kỳ Sứ phải đi Ba Tư một phen để lãnh giáo những người thợ cao tay của họ mới được. Chưởng kỳ sứ xem này, trên thánh hỏa lệnh còn có khắc những nét hoa và chữ, vậy những đường chỉ hoa và những chữ đó họ điêu khắc bằng cái gì thế?Ngô Kình Thảo đáp:- Muốn khắc những đường chỉ hoa và chữ lên trên thánh hỏa lệnh này không khó, chỉ cần bôi sáp trắng lên, rồi điêu khắc đường chỉ hoa với chữ sáp trắng đó. Sau đó đổ nước cường toan rất mạnh vào, chỉ vài tháng là cùng, bên dưới nó bị nước cường toan đó ăn dần và cạo sáp trắng đó đi. Ðường chỉ hoa và chữ liền hiện ra trên thánh hỏa lệnh, tiểu nhân chỉ không hiểu cách nung đúc của họ thôi.Hạ Diệm bỗng lớn tiếng hỏi:- Này có làm hay không đấy?Kình Thảo vội nói với Vô Kỵ:- Giáo chủ cứ yên tâm, liệt hỏa của chú em họ Hạ đây, tuy lợi hại thực, nhưng không làm suy suyển nổi thánh hỏa lệnh này đâu.Hạ Diệm nghe nói trong lòng nơm nớp lo sợ, vội đỡ lời:- Tôi hết sức quạt lửa, nếu có đốt cháy thánh hỏa lệnh của bổn giáo thì tôi không chịu trách nhiệm đâu.Ngô Kình Thảo mỉm cười đáp:- Chắc hiền đệ không đủ nghị lực đợi chờ lâu như thế đâu. Nhưng hiền đệ chịu được thì cứ quạt đi, tất cả trách nhiệm tôi đều gánh hết. Thế rồi, y dùng hai chiếc thánh hỏa lệnh kẹp lấy nửa thanh đao Ðồ Long và dùng hai miếng nữa kẹp lấy nửa thanh đao kia. Sau mới dùng kìm gang kẹp vào bốn miếng Thánh hỏa lệnh ấy, rồi đặt bảo đao vào trong lò lửa thiêu đốt lại. Lửa trong lò càng bốc, càng cao, đốt thêm nửa tiếng đồng hồ nữa, mọi người thấy Kình Thảo, Hạ Diệm và phó kỳ sứ của Liệt Hỏa kỳ đứng trước lò càng ngày càng tỏ vẻ mệt mỏi và dần dần chịu không nổi.Phạm Dao đưa mắt ra hiệu cho Chu Ðiên, tay trái phẩy một cái, hai người cùng nhảy xổ lên thay tay cho Hạ Diệm với phó kỳ sứ và dùng sức kéo ống bễ. Phạm, Chu hai người công lực hơn Hạ Diệm và Phó kỳ sứ nhiều, nên lửa trong lò cứ bốc lên thẳng và ngọn lửa trắng bạch, Kình Thảo đột nhiên quát lớn:- Chú em họ Cố ra tay.Phó kỳ sứ của Nhuệ Kim kỳ là Cố mạnh Lỗ, tay cầm đao sắc bén đi tới cạnh lò, múa thanh đao đến nhoáng một cái lưỡi đao nhắm ngực Kình Thảo đâm luôn. Quần hùng đứng cạnh đó thấy vậy kinh hoàng thất sắc, đều đồng thanh kêu la.Ngực của Kình Thảo đã có máu tươi vọt ra nhỏ xuống thanh đao Ðồ Long. Máu gặp nóng liền hoá thành một luồng khói bốc lên. Kình Thảo vội la lớn:- Thành rồi.. .Y lui về phía sau mấy bước ngồi phịch xuống dưới đất. Mọi người thấy hai mảnh của thanh đao Ðồ Long đã dính chặt và nhau rồi. Lúc ấy, mọi người mới biết luyện đao kiếm hễ thấy không thành thường thường phải nhỏ máu vào khí giới. Hai thanh bảo kiếm Can Tương, Mạc Tà thời cổ cũng vậy, vợ chồng người luyện kiếm còn nhảy vào trong lò hy sinh mới luyện thành hai thanh bảo kiếm sắc bén đó. Cử chỉ của Ngô Kình Thảo đây cũng bắt chước các tay thợ có tên tuổi đời xưa.Vô Kỵ vội đỡ Ngô Kình Thảo dậy, xem vết thương của y thấy lưỡi dao đâm vào không sâu mấy, chỉ bị thương xoàng thôi. Chàng liền lấy thuốc chữa thương ra rịt cho và lên tiếng nói:- Ngô huynh hà tất phải hy sinh như vậy, thanh bảo đao này có nối lại được hau không cũng không quan trọng cho lắm, nhưng phải để cho Ngô huynh phải chịu đựng rất đau khổ như vậy là không phải.Kình Thảo thấy giáo chủ không xem lại thánh hỏa lệnh, cũng không xem thanh đao Ðồ Long mà lại chú y tới vết thương của mình trước nên trong lòng cảm động vô cùng, liền đáp:- Bị chút thương nhỏ ở da thịt có nghĩa gì đâu mà khiến giáo chủ nhọc tâm, nhọc lòng đến thế?Nói xong, y đứng dậy cầm thanh đao Ðồ Long lên xem, thấy chỗ nối liền không có dấu vết gì hết chỉ có một đường chỉ máu thôi. Y cũng đắc chí vô cùng. Vô Kỵ xem lai bốn miếng Thánh hỏa lệnh thấy quả nhiên không suy suyển chút nào. Chàng cầm lấy thanh đao Ðồ Long chém luôn vào hai cây trường mâu vừa cướp được của lính Mông Cổ một nhát. Chỉ nghe thấy kêu soẹt một tiếng rất khẽ, hai cây sà mâu đó liền gãy làm đôi ngay. Quả thực, thanh đao này chém sắt như chém bùn.Quần hùng thấy vậy liền lớn tiếng hoan hô và nói:- Tuyệt kỳ, tuyệt kỳ.Kình Thảo lại cầm lấy hai mảnh của thanh ỷ thiên kiếm, nhưng y bỗng nghĩ đến cựu chưởng kỳ sứ Nhuệ Kim kỳ là Trang Tranh với mấy chục anh em của bổn kỳ đều bị chết dưới thanh kiếm này. Y không sao nhịn được, nước mắt nhỏ xuống ròng ròng và nói:- Thưa giáo chủ, kiếm này đã giết chết Trang đại ca chúng tôi và đồng thời nó cũng giết hại rất nhiều anh em nữa, nên Kình Thảo tôi hận nó vô cùng, không muốn tiếp nối nó nữa vậy kính xin giáo chủ trị tội cho.Nói xong, nước mắt của y lại nhỏ ra như mưa. Vô Kỵ liền nói:- Ðó là nghĩa khí của Ngô đại ca, có lỗi gì đâu.Nói xong, chàng cầm hai khúc kiếm gãy đó đi tới trước mặt Tĩnh Tuệ của phái Nga Mi và nói:- Kiếm này nguyên là vật của quý phái, xin đại sư nhận lấy để sau này trao trả cho Chu ... cho Tống phu nhân.Tĩnh Tuệ không nói năng gì, đỡ lấy hai mẩu kiếm đó luôn. Vô Kỵ cầm thanh đao Ðồ Long, ngẫm nghĩ giây lát và nói với Không Văn rằng:- Phương trượng, đao này là của nghĩa phụ tôi kiếm ra được, bây giờ nghĩa phụ tôi đã quy y tam bảo, người đã thuộc phái Thiếu Lâm, vậy đao này do Thiếu Lâm giữ lấy.Không Văn xua tay đáp:- Con dao này đã đổi chủ mấy lần rồi, sau cùng Trương giáo chủ trong thiên quân vạn mã mà cướp được, ai ai cũng trông thấy hết và lại do Ngô đại ca của quý giáo nối liền lại. Huống hồ, ngày hôm nay thiên hạ cùng bầu Trương giáo chủ là Minh giáo chủ của võ lâm, luận tài, luận đức, luận nguồn gốc, luận danh vì, đao này phải về tay Trương giáo chủ mới đúng thiên kinh đại nghĩa.Quần hùng liền phụ hoạ và đồng thanh nói:- Phải, ai ai cũng đều một ý kiến hết, Trương giáo chủ đừng từ chối nữa.Vô Ky bất đắc dĩ đành phải nhận lấy thanh đao đó và trong lòng nghĩ thầm:- Nếu nhờ thanh đao này, hiệu lệnh thiên hạ võ lâm xua đuổi quân Thát Ðát cũng là một việc hay .Chàng bỗng nghe thấy trong đám đông có nhiều người xôn xao và nói:- Võ lâm chí tôn, bảo đao Ðồ Long, hiệu lệnh thiên hạ, mặc cảm bất tòng.Bên dưới còn có hai câu:- Ỷ thiên bất xuất, thùy nhữ tranh phong.Nhưng mọi người thấy ỷ thiên kiếm đã gãy không có ai nối liền nên không người nào nhắc nhở tới hai câu ấy. Mọi người của Nhuệ Kim kỳ rất hận cây Y thiên kiếm, nay thấy đao đã liền như trước, còn ỷ thiên kiếm thì gãy làm hai mảnh, người nào người nấy khoái trí vô cùng.Lúc ấy, trong Hồng thủy kỳ đã khiêng ra một cái chảo sắt lớn trong miếu ra, để trên lò lửa nấu một vạc dầu thật sôi, chỉ chờ đợi quân Mông Cổ xông lên trên núi là dùng dầu đó tấn công. Chùa Thiếu Lâm đã có từ ngàn năm nay, dầu trong chùa tích trữ hành nhà có thể nói dùng bao nhiêu cũng không hết. Mọi người bận rộn nửa ngày, trong bụng đã thấy đói. Trừ Ngũ hành kỳ của Minh giáo và nửa số tăng chúng của Thiếu Lâm phải canh gác ở các nơi hiểm yếu ra còn những người khác với tăng chúng vào chùa dùng cơm chay. Chờ khi sắp tối Vô Kỵ nhảy lên một cây cao, nhìn xuống dưới núi, thấy quân Mông Cổ một đạo đóng phía Tây bao vây chặt chân núi, bốn bề đều có khói bốc lên, chàng biết ngay chúng đang thổi cơm ăn.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 100
Cướp Lại Bí Kíp
Vô Kỵ nhảy xuống dưới cây, nói với Nhất Tiếu rằng:- Vy huynh, chờ tới lúc tối hẳn, Vy hunh đi do thám một lần xem sao. Xem chúng nó có địch đột kích đêm nay không?Nhất Tiếu nhận lệnh đi luôn. Dương Tiêu lên tiếng nói:- Thưa giáo chủ, theo thuộc hạ nhận xét thì quân Thát Ðát ở Tiên Sơn bị thất bại như vậy, ngày hôm nay chắc chúng chưa tấn công nữa đâu, cần phải phòng bị ở hậu sơn đề phòng chúng tấn công lén.Vô Kỵ đáp:- Phải, chúng ta hãy tới ngọn núi kia xem sao?Thế rồi, chàng đưa Dương Tiêu, Phạm Dao, Nhan Bồn đi lên trên ngọn núi nơi Tạ Tốn bị giam giữ trong mấy bữa trước. Triệu Minh cũng lên tiếng nói:- Tôi cũng đi theo nữa.Thế rồi, bốn người lên thẳng trên đỉnh núi, không thấy có động tĩnh gì cả. Vô Kỵ rờ mó ba cây thông tưởng nhớ lại trận kịch chiến hồi sáng, hung hiểm vô cùng, đột nhiên nghĩ thầm:- Nghĩa phụ bảo ta xuống dưới hầm xem vách đá sẽ rõ, suýt tí nữa ta quên mất việc này rồi. Miếng đá đậy mặt hầm hồi sáng chàng mở ra, vẫn chưa có ai đậy lại. Chàng khẽ nhảy xuống đề lao, thấy nơi đó là một thạch thất rộng hơn trượng. Lúc ấy mặt trời đã lặn, dưới hầm tối đen như mực. Chàng lấy đuốc và đá lửa ra đốt sáng và thấy bốn bên vách đá đều có khắc một bức hoạ, bốn bức hoạ đều khắc bằng đá nhọn, nét bút tuy giản dị, nhưng lại rất linh động. Bức tranh thứ nhất ở phía Ðông vẽ hai người đàn bà nằm dưới đất, một người giơ tay trái ra điểm huyệt người kia, tay phải móc vào túi để lấy vật gì, bên cạnh có chua chữ "lấy thuốc". Bức tranh thứ hai ở phía Nam, khắc một chiếc thuyền, một thiếu nữ vứt một thiếu nữ khác xuống thuyền, bên cạnh có chua hai chữ "phóng trục". Vô Kỵ xem đến đây, mồ hôi lạnh đã toát ra như mưa, trong lòng nghĩ thầm:- Thì ra quả đúng như thế, Chỉ Nhược điểm yếu huyệt của Minh muội rồi móc túi nàng lấy thập hương nhuyễn cân tán ra cho ta với nghĩa phụ uống, rồi lại ném Minh muội lên chiếc thuyền Ba Tư, bắt buộc nàng phải đi xa. Nhưng tại sao Chỉ Nhược lại không giết chết Minh muội làm sao mà diệt được tích, và vu oan cho Minh muội được. Như vậy biểu muội của ta bị giết hại, chính là do Chỉ Nhược hạ độc thủ rồi.Chàng lại xem bức tranh thứ ba, thấy vẽ hai người đàn ông, một người ngủ rất say, còn một người nữa, tóc rất dài, đang lắng tai nghe, Vô Kỵ kinh hãi nghĩ thầm:- Không ngờ Chỉ Nhược lại làm những chuyện thương luân bại lý như vậy, nghĩa phụ đã nghe hết, nhưng ông ta là người tốt nhịn, ở trên đảo không hề lộ nửa tiếng cho ai hay. Phải rồi, lúc ấy ta với nghĩa phụ uống thập hương nhuyễn cân tán xong, mất hết công lực, tính mạng của nghĩa phụ với ta đều ở trong tay nàng. Thảo nào lúc ấy nghĩa phụ cứ đổ diệt cho Minh muội, hiển nhiên ông ta phẫn uất khôn tả, ông ta biết tính ta rất thực thà, nếu nói cho ta hay rõ sự thể, thế nào ta cũng tiết lộ cho Chỉ Nhược hay chứ không sai.Tiếp theo đó chàng lại xem bức tranh thứ tư ở bên phía Tây. Chàng thấy trên đó khắc Tạ Tốn đang ngồi ngay thẳng. Chỉ Nhược tấn công lén ở phía sau, bên ngoài có một bọn của Cái Bang chạy vào. Tình hình này y như những tuồng tích mà Triệu Minh đã cho người trình diễn ở trong đám rước tại thủ đô vừa rồi. Chàng định xem nốt bức tranh thứ năm thì bó đuốc trong tay chàng đã cháy hết, trong hầm tối đen như mực.Chàng liền kêu gọi:-Minh muội lại đây, đem cho tôi bó đuốc nữa.Triệu Minh liền châm bó đuốc, nhảy ngay xuống dưới hầm, nàng vừa trông thấy mấy bức tranh đã hiểu ngay ra việc gì rồi. Vô Kỵ xem sang bức tranh thứ năm , thấy mười đại hán khiêng Tạ Tốn đi qua, một thiếu nữ núp sau một cây cổ thụ nhòm ngó. Bốn bức tranh ấy, bút pháp rất đẹp, nhưng trừ Tạ Tốn ra, thì mặt những người khác đều trông không rõ lắm, nên chàng không sao phân biệt được thiếu nữ núp sau thân cây là ai?Vô Kỵ suy nghĩ giây lát liền hiểu ra và nghĩ:- Lúc nghĩa phụ bì mù, ta chưa ra đời. Còn nghĩa phụ biết Minh muội với Chỉ Nhược chỉ nhận xét qua tiếng nói thôi, chứ có biết mặt mũi của hai người đâu. Vì vậy, nghĩa phụ mới vẽ mặt hai nàng lờ mờ như thế.Nghĩ tới đó, chàng chỉ tay vào thiếu nữ nọ và hỏi:- Cô này là Minh muội hay Chỉ Nhược?Triệu Minh đáp:- Là tôi, Thành Khôn vào trong Cái Bang cướp được Tạ đại hiệp và sai người đem về Thiếu Lâm giam giữ. Còn y thì đi quanh để ghi những dấu hiệu của Minh giáo dụ đại ca đi quanh đi quẩn một hồi. Có mấy lần tôi đã tìm cách cướp lại Tạ đại hiệp nhưng vì tôi chỉ có một mình thôi, nên mấy lần ấy đều thất bại hết. Lần sau tưởng suýt thành công ngờ đâu rút cục chỉ lấy được một mớ tóc mà tôi đã đưa cho đại ca xem đó. Vì mấy sợi tóc ấy mà đại ca không được làm chú rể đến giờ tôi vẫn còn áy náy trong lòng, xin đại ca tha thứ cho nhé.Chính Vô Kỵ mới áy náy hơn nàng. Chàng ngẩn người ra, nhìn mặt nàng thấy hồi này nàng tiều tuỵ hơn trước nhiều, hai má hóp lại nên chàng càng thương mến nàng hơn. Ðột nhiên chàng giơ tay ra ôm chặt lấy nàng giọng run run nói:- Minh muội... tự tôi... không nên, không phải với Minh muội mới đúng.Chàng hai tay ôm chặt lấy Triệu Minh, bó đuốc nằm ở dưới đất tắt ngóm ngay, trong hầm lại tối đen như mực. Vô Kỵ nói tiếp:- Nếu cô em tôi không thông minh và khôn ngoan thì tên Vô Kỵ hồ đồ này đã dùng kiếm đâm chém cô rồi, như vậy bây giờ biết làm sao đây?Triệu Minh vừa cười vừa hỏi lại:- Ðại ca nỡ giết tôi ư? Hồi đó đại ca chưa biết rõ thực hư ra sao, gặp tôi ở Ðại Ðô, sao không giết tôi ngay đi?Vô Kỵ ngẩn người ra một hồi, rồi thở dài đáp:- Minh muội, quả thực tôi đã yêu Minh muội quá rồi, nên lúc bấy giờ tôi không đang tâm giết cô em yêu quý của tôi, nếu quả thực biểu muội của tôi bị cô em giết thì tôi không biết xử trí ra sao nữa? Mấy ngày này, tôi hiểu dần mọi việc, trong lòng tuy rất thương tiếc cho Chỉ Nhược nhưng tôi lại rất mừng thầm.Triệu Minh nghe thấy chàng nói một cách thành thực như vậy, sung sướng tựa người vào lòng chàng hồi lâu. Cả hai đều im lặng, sau ngửng đầu lên, thấy vành trăng mới mọc ở phía Ðông bốn bề im lặng như tờ. Dương Tiêu, Phạm Dao và Nhan Bồn ba người tránh xa ra một nơi để mặc hai người âu yếm nhau.Triệu Minh khẽ nói:- Vô Kỵ đại ca, lần đầu tiên gặp đại ca ở Lục Liễu sơn trang, sau cùng rớt xuống dưới hầm, tình cảnh lúc bầy giờ cũng giống như bây giờ phải không ?Vô Kỵ cười khì một tiếng, giơ ta ra nắm lấy chân nàng, cởi luôn chiếc giày cho nàng. Năm nọ, ở Lục Liễu Sơn Trang, Triệu Minh dùng quỷ kế hãm hại, Vô Kỵ bất đắc dĩ mới phải dở Cửu Dương Thần công ra cù vào huyệt dũng toàn ở dưới gang bàn chân nàng khiến nàng chịu không nổi, nhờ vậy mới bắt ép được nàng mở hầm ra cho mình tẩu thoát, và cũng nhờ cái cù đó khiến nàng có lòng yêu chàng, hoá địch thành bạn, sau đó mới xảy ra rất nhiều chuyện đã qua.Triệu Minh bị chàng túm chặt lấy chân trái, vừa cười vừa nói:- Không biết xấu hổ, một người đàn ông to lớn như thế mà hà hiếp một người đàn bà yếu ở thế này.Vô Kỵ đáp:- Cô mà là con gái yếu ớt ư? Cô đa mưu, lắm kế như thế thực còn lợi hại hơn mười người đàn ông là khác.Cám ơn Trương giáo chủ đã khoe khoang tôi như vậy, tiểu nữ đây không dám nhận lời ban khen quá đáng ấy.Hai người nói tới đây đều cười khúc khích, thì ra mấy câu nàng vừa nói đó chính là lời nói của nàng ở Lục Liễu Sơn trang năm xưa lúc hai người mới gặp gỡ nhau, nhưng lúc bấy giờ hai người vẫn coi như kẻ địch, nhưng bây giờ thì hai người đã yêu thương nhau tha thiết.Vô Kỵ lại nói tiếp:- Cô có sợ cù gang bàn chân của cô không?Triệu Minh vừa cười vừa đáp:- Không sợ.Vô Kỵ thò tay nắm lấy bàn chân nàng thì bỗng nghe thấy bên phía Tây Bắc văng vẳng có tiếng người hò hét vọng tới. Chàng lắng tai nghe, đã nhận thấy ở phía đó hình như có luồng gió mạnh va chạm nhau, hiển nhiên là có người đấu với nhau rồi.Chàng liền nói:- Chúng ta thử lên trên hầm để tới đó xem sao đi.Nói xong, chàng dắt tay Triệu Minh nhảy lên trên mặt hầm, đi thẳng về phía Tây Bắc, thấy ba cái bóng người đang chạy về phía Tây, thân pháp của họ nhanh kỳ lạ, đều là cao thủ hạng nhất trong võ lâm. Lúc ấy Dương Tiêu cũng chạy đón cạnh Vô Kỵ và nói:- Những người đó không phải là người của bên mình đâu.Vô Kỵ liền ra lệnh:- Dương tả sứ với Phạm Hữu sứ ở lại đây phòng kẻ địch giở kế điệu hổ ly sơn, còn tôi sẽ chạy lại đó xem sao.Dương Tiêu đáp:- Giáo chủ nghĩ như vậy rất phải.Vô Kỵ giơ tay ra ôm ngang lưng Triệu Minh, nhún chân trái một cái, người đã nhảy ngay xuống bên dưới. Chàng giở khinh công ra đưa Triệu Minh đi nhanh đến nỗi Triệu Minh tưởng như mình đang đằng vân giá vũ vậy. Một lát sau hai người đã trông thấy ba người nọi, thì một chạy ở phía trước, hai người chạy theo ở phía sau. Người chạy ở phía trước cứ nhắm vào rừng rậm ở phía sau núi mà chạy thẳng vào, nhưng hai người theo sau không chịu buông tha cứ đuổi theo riết.Vô Kỵ hơi nhún sức, chân chạy càng mau, đuổi theo hơn dặm đường, chàng đã thấy rõ hai người đuổi ở phía sau là Lộc Trượng Khách với Hạt Bút Ông. Hạt Bút Ông đột nhiên giơ tay trái lên ném một cái, cây bút phán quan nhằm sau lưng người nọ phi tới liền, người đó vội múa kiếm gạt luôn, chỉ nghe thấy kêu "coong" một tiếng, cây bút phán quan đã bắn tung lên trên không. Vì người ấy đứng lại gạt cây bút nên Lộc Trượng Khách đã đuổi kịp, nhảy lên luôn đến bên cạnh và múa cây gậy đầu hươu đâm luôn vào đối thủ.Người nọ nhảy sang bên tránh né, giơ chưởng ra phản công lại và nhờ có ánh sáng trăng chiếu rõ vào mặt người ấy nên Vô Kỵ đã nhận ra người ấy không phải ai xa lạ mà chính là Chu Chỉ Nhược, mặt nhợt nhạt, tóc bù rối và xoã xuống tận vai. Chàng giật mình kinh hãi, vội cùng Triệu Minh ẩn núp luôn vào sau một cây cổ thụ, liền trông thấy Hạt Bút Ông dơ tay ra bắt cây bút trên không đang rớt xuống và chạy vòng sang bến trái của Chỉ Nhược. Thế là hai người, mỗi người ở một bên, bao vây lấy Chỉ Nhược tấn công tới tấp.Chỉ Nhược nghiến răng mím môi hỏi:- Hai lão quý cứ đuổi theo ta hoài như thế làm gì?Lộc Trượng Khách đáp:- Ngày hôm nay, Trương Vô Kỵ của Minh giáo đã cướp được thanh Ðồ Long đao và ỷ Thiên Kiếm, chúng ta đã phát giác là bí kíp trong đao và kiếm đều bị mất hết vậy hiển nhiên là trong tay Tống phu nhân.Vô Kỵ nghe nói trong lòngkinh hãi và nghĩ thầm:- Thế ra trong lúc chúng ta cứu người, đoạt đao, hai tên lão quỷ này có nấp cạnh đó mà ta không hay biết chút gì hết. Chàng lại nghe thấy Chỉ Nhược đáp:- Có, tôi có lấy được võ công bí kíp trong đao, kiếm thực nhưng sau khi luyện thành võ công tôi đã hủy đi rồi.Lộc Trượng Khách cười nhạt và nói tiếp:- Hai chữ luyện thành đó sao mà dễ thế? Ðồ Long Ðao và ỷ Thiên Kiếm được gọi là võ lâm chí tôn, anh hùng trên thiên hạ, ai ai cũng đều muốn cướp lại được mới vừa dạ, như vậy đủ biết những bí kíp trong đó có phải tầm thường đâu. Võ công của Tống phu nhân tuy cao siêu hơn người thật, nhưng chưa luyện tới mức tuyệt bực, bằng không chỉ ra tay đánh một cái đã giết được hai sư huynh đệ chúng tôi rồi, hà tất phải bỏ chạy như thế này.Chỉ Nhược đáp:- Tôi nói đã hủy rồi là hủy thực, ai có nhiều thời giờ nói chuyện lôi thôi với hai vị nữa, xin lỗi hai vị nhé.Lộc Trượng Khách với Hạt Bút Ông lớn tiếng nói:- Hãy khoan.Chúng vừa nói xong, một cây Lộc Trượng với hai cây Hạt Bút đã đến tấn công hai bên Chỉ Nhược cùng một lúc. Lúc ban ngày, Vô Kỵ đã thấy tài xử dụng roi của Chỉ Nhược rồi, bây giờ lại thấy kiếm pháp của nàng thân quang ly hợp như đi như lại, hai tay cao thủ thượng thặng như thế mà nàng vẫn có thủ có công, không hề có vẻ gì là lép vế hết. Nếu nội lực không được thuần hậu, thì Hạt Bút ông và Lộc Trượng Khách đã bị kiếm của nàng đâm trúng rồi. Xem xong mấy mươi hiệp, Vô Kỵ liền nghĩ tiếp:- Ðáng tiếc thực, nếu nàng có ỷ Thiên Kiếm trong tay thì Huyền Minh nhị lão không làm gì được nàng cả, nếu bây giờ nàng không thoát thân thì đấu được hơn hai trăm hiệp, nàng không thể nào chịu đựng được nữa vì nội lực của nàng còn kém nhị lão rất xa .Ðôi bên lại đấu thêm mấy chục hiệp nữa, thế kiếm của Chỉ Nhược càng đánh càng kỳ lạ, trong mười mấy thế, ít nhất cũng có bảy thế công lợi hại. Vô Kỵ biết nàng muốn thoát thân, nhưng đánh như vậy thì phải vận dụng rất nhiều nội lực, nếu may mắn mà đâm được đối phương thì thôi, bằng không nếu sơ xuất một tí là bị hung hiểm ngay.Chàng lặng lặng ở phía sau cây bước ra trong lòng chỉ mong Chỉ Nhược đánh lui được kẻ địch thì mình khỏi cần lộ diện, bằng trái lại, nếu nàng lâm nguy thì mình phải ra tay cứu giúp.Ðột nhiên chàng thấy Chỉ Nhược quát lên một tiếng rồi liên tiếp đâm luôn Lộc Trượng Khách ba kiếm, Lộc Trượng Khách né mình hơi chậm một chút không trông thấy rõ kiếm thư của nàng. Chỉ nghe kêu "soẹt" một tiếng, vai y đã bị kiếm nàng lướt qua. Thế là cả áo thịt của y đều bị kiếm đấm rách một đường dài chừng nửa thước. Cùng lúc ấy song bút của Hạt bút ông đã nhằm sau lưng nàng ném tới. Tấn công địch mà ném khí giới ra khỏi tây như thế là rất nguy hiểm, nên Hạt Bút Ông ít khi xử dụng đến tuyệt thế đó. Bây giờ y thấy hai sư huynh đệ liên tay đã đấu hơn trăm hiệp rồi mà vẫn không hạ nổi kẻ địch mặc dù kẻ địch chỉ là một thiếu nữ trẻ tuổi thôi, như thế cũng đủ ảnh hưởng đến tên tuổi của nhị lão rất nhiều rồi. Huống hồ lần này, trong núi Thiếu Thất, bên địch có rất nhiều cao thủ, chỉ cần có người ra cứu viện là công việc đoạt bí kíp của anh em y sẽ thất bại liền cho nên y mới phải xử dụng thế Song Hạt Lệ Không này. Hai cây bút rời khỏi tay, ở trên không va chạm nhau kêu "koong" một tiếng, một bút ở trên không, một bút ở phía dưới, nhằm ót và sau lưng Chỉ Nhược phi tới.Chỉ Nhược nghe phía sau lưng có tiếng song bút phi tới, vội cúi đầu xuống tránh né, nhưng nàng có ngờ đâu, sau khi hai cây bút va vào nhau ở trên không rồi liền đổi phương hướng ngay, nên tránh như thế nàng chỉ tránh được cây bút tấn công vào sau ót mà thôi. Chứ không sao tránh nổi cây bút tấn công vào sau lưng nàng.Vô Kỵ liền tung mình nhảy ra, giơ tay ra bắt, chộp luôn được cây bút kia và gạt chưởng một cái, đỡ luôn thế chưởng của Hạt Bút ông vừa tấn công tới. Chỉ Nhược không ngờ trong lúc tính mạng mình bị nguy hiểm đến nơi lại có người ra tay tương cứu, nàng đang nhắm mắt chờ chết thì Lộc Trượng Khách đã lẹ làng múa chưởng đánh luôn vào bung dưới của nàng. Huyền Minh thần chưởng oai trấn võ lâm của Lộc Trượng Khách có phải tầm thường đâu, nên Chỉ Nhược bị đánh trúng một cái đã ngã lăn ra chết giấc tức thì. Biến cố xảy ra quá đột ngột, Vô Kỵ kinh hãi vô cùng, ném luôn cây hạt bút đi, giơ tay trái ra ôm ngang lưng Chỉ Nhược và nhảy ra ngoài xa hơn trượng, rồi quát lớn:- Huyền Minh nhị lão sao người lại vô sỉ đến như thế? Thực không biết xấu hổ chút nào.Lộc Trượng Khách cười ha hả và đáp:- Ta tưởng là dám tới đây xem tay vào như vậy, thì ra là Trương giáo chủ, Quận Chúa nương nương của chúng tôi ở đâu, giáo chủ dụ dỗ nàng đi đâu rồi?Triệu Minh ở phía sau cây bước ra, ẳm luôn Chỉ Nhược đỡ tay Vô Kỵ, rồi tủm tỉm cười và hỏi:- Lộc tiên sinh, suốt ngày mê mẩn tâm thần, nhớ nhung tôi, không sợ ba tôi giận hay sao?Lộc Trượng Khách tức giận vô cùng liền lớn tiếng nói:- Tiểu yên nữ này mi dám làm ly gián tình cảm của anh em chúng ta, bây giờ anh em chúng ta đã ân đoạn nghĩa tuyệt với cha ngươi rồi, Nhữ Dương Vương có giận hay không ta không cần biết.Vô Kỵ thấy Lộc Trượng Khách vô lễ với Triệu Minh như vậy lại còn hạ độc thủ ám hại Chỉ Nhược liền nghĩ lại chuyện hồi còn nhỏ bị hai lão già này dùng Huyền Minh thần chưởng đánh vào lưng mình, khiến mình chịu đựng không biết bao nhiêu đau đớn khổ sở, hận cũ, thù mới dồn đến một lúc, chàng liền la lớn:- Minh muội, hãy lui về phía sau, tôi vừa trông thấy Lộc, Hạt nhị lão đã tức lắm rồi, ngày hôm nay để tôi cho chúng một bài học mới được.Nhị lão thấy chàng tay không, liền buông cả khí giới xuống, chờ chàng xông lên tấn công. Vô Kỵ tiến lên một bước, mồm thì quát lớn:- Hãy coi thế công của ta.Chàng liền giở thế Giảo Tước Vỹ hai chưởng đẩy mạnh một cái. Thế võ này của chàng rất chậm chạp vì xuất xứ ở Thái Cực quyền pháp. Trong chưởng lực đó lại ngấm ngầm xen lẫn Cửu Dương thần công. Ngày hôm nay chàng đã quyết tâm đem sức lực thuần dương có một không hai trên thiên hạ để đấu với Huyền Minh thần chưởng, chưởng lực thuần âm của nhị lão. Ngày nay, tuy môn Thái Cực Quyền là một môn quyền rất tầm thường, nhưng vào đời cuối nhà Nguyên, lúc ấy Trương Tam Phong vừa sáng tác chưa được bao lâu, người trong võ lâm ít ai được trông thấy.Lộc Trượng Khách chưa hề thấy chưởng nào mà lại nhẹ nhàng và không có sức lực như thế nên không hiểu bên trong có quỷ kế gì, vì từ xưa tói nay đã từng hoảng sợ ngầm Vô Kỵ rồi, nên y không dám giơ tay ra chống đỡ mà lại vội nhảy sang bên để tránh, Vô Kỵ đã quay người lại dùng thế Bạch Xà Hổ Tín, đánh luôn một chưởng vào người Hạt Bút Ông, tay của chàng hơi run và cứ đẩy lui không nhất định. Hạt Bút Ông giơ ngón tay trái lên điểm vào gang bàn tay của chàng mà hữu chưởng của y thì tà tà chém xuống bắp chuối của Vô Kỵ. Vô Kỵ đấu với chúng mấy chục lần rồi, biết chúng không phải địch thủ của mình, nhất là gần đây chàng lại kịch chiến với Ðộ ách ba vị cao tăng, võ công của chàng đã tiến bộ thêm một mức, muốn đánh bại hai người này không khó khăn gì hết. Nhưng dù sao Huyền Minh nhị lão cũng có mấy chục năm kinh nghiệm không phải là những tay võ nghệ tầm thường nên hiểu rằng đối phương đột nhiên giở thế võ quái dị ra, mình chỉ sơ xuất một cái là mắc mưu liền.Nên rõ, môn Thái Cực quyền vốn là vận khí, không vận sức, là một môn quyền thuật rất đặc biệt, đồng thời Vô Kỵ lại dồn Cửu Dương thần công ở một cái vòng tay đó mà đưa ra, khiến Huyền Minh nhị lão càng đấu, càng thấy dương khí nóng hổi, những âm hàn khí ở Huyền Minh thần chưởng đưa ra, thường thường bị hơi nóng đó đẩy trở lại.Vô Kỵ càng đấu càng thuận tay, liền nghĩ thầm:- Hai lão già này là những tay cao thủ hiếm có trên thiên hạ, ngày hôm nay ta đả thương chúng, sau này chỉ sợ khó mà kiếm được những tay có võ công như thế này để cho ta thử sức . Vì vậy, trong một cái đấm hay cái đá của chàng, đều là võ học tinh nghĩa mà gần đây chàng nghĩ ra được. Chàng không cần vội vã đánh hai người, nhưng chàng ra tay rất chậm chạp và nhẹ nhàng để thử những võ học mới. Ðấu được hơn trăm hiệp, chàng ngẫu nhiên quay người lại, thấy hai cái bóng đen ở dưới đấy hơi rung động. Ðó là ánh trăng chiếu vào người Chỉ Nhược và Triệu Minh, nên mới có hai cái bóng như thế. Chàng rùng mình kinh hãi, liếc nhìn xem thấy Triệu Minh run cầm cập hình như không ẳm nổi Chỉ Nhược, liền nghĩ thầm:- Có lẽ Chỉ Nhược bị Huyền Minh thần chưởng của Lộc Trượng Khách đánh trúng không chịu nổi, nàng vốn dĩ luyện võ công âm hàn lại gặp phải Huyền Minh thần chưởng là thứ hơi âm hàn độc nhất thiên hạ nên đã lạnh rồi lại còn thêm hơi lạnh vào vì thế Minh muội, người ẳm nàng cũng không chịu nổi nốt .Nghĩ đoạn, chàng liền nhấn thêm một thành sức mạnh vào tay nhằm Lộc Trượng Khách đánh xuống. Lộc Trượng Khách là người rất khôn ngoan, đoán biết được ý định của chàng rồi, liền nhảy sang bên tránh né và nói với Hạt Bút Ông rằng:- Sư đệ, cứ việc cầm cự với y, hơi độc trong người thiếu nữ họ Chu kia bắt đầu tác quái rồi, đừng để y rảnh tay giải cứu y thị.Hạt Bút Ông đáp:- Chính thế.Rồi y cũng dở khinh công nhảy luôn ra bên ngoài, nhặt đôi bút lên, dùng thế Thông Thiên Triệt Ðịa, cây bút trên, cây bút dưới, cùng đâm lên, đâm xuống một lúc.Vô Kỵ thấy vậy mỉm cười một tiếng nói:- Các ngươi có khí giới hay không thì cũng thế mà thôi.Nói xong, chàng múa chưởng tấn công luôn. Chưởng phong của chàng đè nén Hạt Bút Ông không sao chống được. Lộc Trượng Khách mặc cho sư đệ sống chết ra sao, trái tay chộp lấy cây gậy, hất ngược lên tấn công vào ngang hông của Vô Kỵ.Lúc ấy, một trượng, hai bút muốn đánh bại Vô Kỵ cũng không sao đánh bại nổi, nhưng bảo thủ khỏi bị đối phương đánh bại thì chúng thị có nội lực hùng hậu, nên yên trí nhất thời Vô Kỵ không thể nào đánh đổ chúng được.Vô Kỵ liền biến đổi mấy thế quyền pháp như ba mươi sáu thức Cầm Nã Thủ học được của Thần Tăng Không Tín, Phủ Cẩm Thức của Cổ Sát Thức, Bảo Tàn Thức, Thô Khuyết Thức, thế công lợi hại khôn tả.Lộc Trượng Khách vội la lớn:- Long trảo công này của ngươi đã luyện tới mức cao siêu đấy, để lát nữa dùng đào đất rất thích hợp.Y lên tiếng nói, hơi phân tâm một chút, Vô Kỵ đã phi chân lên đá trúng vào bắp chuối bên trái y liền. Y loạng choạng mấy bước rồi mới đứng vững được, liền múa tít chiếc gậy lên, kín đáo đến nỗi gió mưa không sao lọt qua được.Vô Kỵ quay đầu lại, đưa mắt nhìn Triệu Minh và Chỉ Nhược thấy hai nàng càng run nhiều hơn trước, liền lên tiếng hỏi:- Minh muội làm sao thế?Triệu Minh đáp:- Nguy tai, lạnh lắm.Vô Kỵ giật mình kinh hãi, hơi nghĩ ngợi một chút, đã hiểu rõ tại sao liền. Ðáng lẽ Chỉ Nhược chỉ bị Huyền Minh thần chưởng đánh trúng thì hơi âm hàn đó dù có lợi hại đến đâu cũng chỉ mình nàng chịu đựng thôi, sao bây giờ cả Triệu Minh cũng bị lạnh như thế? Chắc Triệu Minh hiếu kỳ, đã vận sức giúp Chỉ Nhược chống lại hơi hàn độc đó. Công lực của hai người hơn kém nhau rất xa, mà nội công của Chỉ Nhược rất quái dị, nên Triệu Minh chưa cứu được người mà đã liên luỵ trước.Vô Kỵ liền dở hết công lực ra múa song quyền tấn công lia lịa chỉ mong mau may giải quyết và đánh lui nhị lão, nhưng nhị lão không dám đến gần chàng; bỗng trước bỗng sau, chỉ muốn kéo dài thời gian, không chịu chính diện đối địch với chàng.Vô Kỵ nóng lòng vô cùng, liền lớn tiếng quát bảo:- Minh muội, hãy đặt Chỉ Nhược xuống đừng ăm nàng nữa.Triệu Minh đáp:- Tôi... không buông được.Vô Kỵ ngạc nhiên hỏi:- Tại sao?Triệu Minh đáp:- Cô ta... tôi.. . lưng cô ta dính chặt vào gang bàn tay của tôi.Nàng vừa nói, hai hàm răng run lên cầm cập, người loạng choạng suýt ngã, Vô Kỵ càng kinh hãi thêm.Lộc Trượng Khách liền lên tiếng nói:- Trương giáo chủ, lương tâm của Chu cô nương độc ác lắm, nàng đang truyền hơi hàn độc trong người sang quận chúa cô nương. Quận chúa cô nương sắp chết đến nơi rồi, chúng ta hãy tạm dừng tay ước định với nhau nhé.Vô Kỵ hỏi:- Ước định như thế nào?Lộc Trượng Khách đáp:- Chúng ta hãy ngừng đấu, tôi lấy hai cuốn sách ở trong người Chu cô nương. Giáo chủ cứu quận chúa.Vô Kỵ dùng giọng mũi hừ một tiếng rồi nghĩ thầm:- Võ công của nhị lão đã lợi hại như thế, nếu đê cho y luyện thành võ công âm độc của Chỉ Nhược, sau này chúng tác oai tác quái, không ai kiềm chế nổi chúng nữa .Chàng lại thấy Triệu Minh, mặt đã xám xanh, trông rất đau khổ. Chàng liền lui về phía sau hai bước, giơ tay trái ra chộp lấy bàn tay phải của nàng để truyền Cửu Dương chân khí sang.Lộc Trượng Khách thấy vậy vội la lớn:- Chúng ta mau mau tiến lên tấn công.Hai anh em y, kẻ múa trượng, người múa bút, xông lại tấn công như vũ bão. Y biết lúc này Vô Kỵ không thể nào rời khỏi Triệu Minh, chỉ một tay của đối phương chống đỡ không phải là chuyện dễ nên chúng mới dùng toàn lực ra tấn công.Vô Kỵ dùng già nửa sức công lực để giải cứu Chu, Triệu hai người, chân chàng không sao di động được, chỉ còn lại một hướng nên hung hiểm vô cùng.Bỗng có tiếng kêu "soạt" bắp chuối bên trái của chàng đã bị Hạt Bút Ông rạch một đường dài, máu chảy be bét.Triệu Minh đang bị hơi hàn độc của Chỉ Nhược dồn sang, sắp sửa chết cứng, hình như khí huyết trong người sắp đông đặc lại, bây giờ nhờ có chân khí của Vô Kỵ truyền sang, nàng cảm thấy ấm áp dần.Nhưng Vô Kỵ, một mặt phải đối địch với hai đại cao thủ, một mặt phải chống đỡ hơi hàn độc của Huyền Minh thần chưởng và Cửu nội lực của Chỉ Nhược, nên dần dần chàng chống đỡ không nổi, liền lấy hơi định rú lên một tiếng gọi Dương Tiêu và Phạm Dao đến cứu viện chì chàng đã nghe thấy tiếng rú của Dương Tiêu và Phạm Dao ở núi bên phải vọng tới và xen lẫn tiếng khí giới va chạm nhau. Chàng mới hay Phạm, Dương, Nhan ba người cũng gặp kẻ địch.Lộc Trượng Khách tấn công luôn ba trượng một lúc, định dùng sừng hươu đâm vào mặt Vô Kỵ. Vô Kỵ liền giơ chưởng, vận sức đẩy lui chiếc đầu hươu. Hạt Bút Ông nằm dưới đất, lăn xả vào, cây bút ở tay trái dùng thế Tòng Sở Dục nhằm lưng của Vô Kỵ điểm luôn. Chàng thấy không sao tránh né được, đành phải giở Càn Khôn Ðại Nã Di tâm pháp ra định phá hẳn sức lực của cái bút đó đi nhưng bút của Hạt Bút Ông đã điểm tới, sức mạnh khôn tả. Chàng không biết có phá nổi thế bút đó hay không, chàng đang băn khoăn thì đã nghe kêu koong một tiếng, lưng mình bị rung động một cái nhưng không thấy đau đớn gì cả, chàng mới hay bút của đối phương điểm trúng vào thanh đao Ðồ Long đeo ở ngang lưng. Xưa nay, chàng đối địch không bao giờ dùng khí giới, nếu có dùng chỉ lấy Thánh Hỏa lệnh ra thôi, chứ không bao giờ sử dụng đến đao kiếm cả, vì vậy chàng đeo thanh đao Ðồ Long ở ngang lưng mà cũng không đem ra để chống đối địch.Nay, vì bút của Hạt Bút Ông điểm trúng thanh đao, chàng sực nhớ, liền quát lớn một tiếng, giơ chân ra đá luôn một cái, Hạt Bút Ông bắt buộc phải lui ra ba bước, chàng đưa trái tay ra sau, rút đao ra thì trượng của Lộc Trượng Khách cũng vừa đánh tới.Vô Kỵ múa đao Ðồ Long khẽ chặt một cái, đầu hươu trên gậy đối phương đã rớt ngay xuống đất.Lộc Trượng Khách cả kinh la lớn:- Nguy tai.Y vừa kêu xong thì Hạt Bút Ông đã múa bút xông tới, Vô Kỵ chỉ giơ bảo đao lên chống đỡ, đôi bút của đối thủ đã bị chàng chém làm bốn khúc. Ðồng thời, chàng đã múa thanh đao Ðồ Long hoá thành một luồng bạch quang. Hạt Bút Ông với Lộc Trượng Khách không dám xông vào gần nữa, nhờ vậy Cửu Dương chân khí trong người chàng mới dồn sang Triệu Minh, hơi hàn độc ở trong người Chỉ Nhược cũng bị xua đuổi ra hết, và Cửu Dương chân khí cũng làm tan luôn cả Cửu ¢m nội lực của nàng luyện được nữa.Thì ra Chỉ Nhược đã lấy được Cửu âm chân kinh trong ỷ thiên kiếm rồi phần vì nàng sợ Tạ Tốn với Vô Kỵ hay biết nên chỉ dám luyện tập vào ban đêm thôi, phần thứ hai, vì ngày giờ cấp bách không cho phép nàng luyện từ mức căn bản mà luyện tập lên, vì thế nàng chỉ luyện tập những âm độc võ công hạ thừa trong chân kinh thôi, ví dụ như Cửu âm Bạch Cốt trảo chẳng hạn.Năm xưa, cuốn Hạ Cửu âm chân kinh lọt vào tay Ðông Tà hoàng Dược Sư, đệ tử của y là Trần Huyền Phong và Mai Siêu Phong, nhân lúc y không để ý lấy trộm cuốn kinh này, hai người đó luyện thành võ công cũng tương tự như võ công của Chỉ Nhược vậy. Thứ võ công tốc hành này nội lực rất thô thiển, nếu gặp đối thủ có nội công cao minh thật sự thì thất bại ngay.Chỉ Nhược trúng phải Huyền Minh thần chưởng xong, định dồn hàn độc vào người Triệu Minh để đợi chờ Vô Kỵ ra tay cứu viện. Quả nhiên tới khi Vô Kỵ chạy lại ra tay cứu thì nàng thấy trong người ấm áp và dễ chịu vô cùng. Ngờ đâu, nàng đang cảm thấy hơi sức tăng lên dần và định thoát ra khỏi bàn tay của Triệu Minh thì bỗng bị một luồng sức mạnh hút chặt lấy, không sao thoát được. Vừa rồi, bàn tay của Triệu Minh bị lưng nàng hút chặt, bây giờ thì trái lại lưng của nàng bị bàn tay của Triệu Minh hút chặt, đó là do nội lực mạnh yếu mà nên.Vô Kỵ dùng hết sức xua đuổi hơi hàn độc ở trong người Triệu Minh, chàng cảm thấy Cửu Dương chân khí của mình chuyển sang người đối phương mà cứ thấy người của đối phương có hơi lạnh phản kháng, chàng lại tưởng là hơi hàn độc của Huyền Minh thần chưởng ở trong người của hai nàng chưa ra hết nên chàng vẫn tiếp tục giở hết công lực ra để xua đuổi thêm. Ngờ đâu chàng đưa một phần Cửu Dương chân khí sang thì Cửu âm chân khí của Chỉ Nhược đã khổ luyện được tiêu mất một phần liền. Chỉ Nhược kêu khổ thầm nhưng không sao mở mồm ra được vì nàng biết hễ mở mồm ra nói thế nào cũng hộc máu tươi ra, chân khí tiết ra hết ngoài mà chết ngay.Triệu Minh thấy trong người khoan khoái, liền vừa cười vừa nói:- Vô Kỵ đại ca, tôi dễ chịu lắm rồi, đại ca cứ yên tâm lo đối phó với nhị lão đi.Vô Kỵ đáp:- Ðược lắm.Chàng liền thâu ngay nội lực lại. Chỉ Nhược liền thoát khỏi sức dính chặt đó.Nàng biết hơi hàn độc Huyền Minh thần chưởng trong người mình tuy đã xua đuổi ra hết nhưng Cửu âm nội lực ở trong người nàng cũng tiêu hao rất nặng. Nàng trông thấy Vô Kỵ đang múa đao chuyên tâm tấn công địch, liền giơ ngay năm ngón tay ra, đâm luôn vào đầu Triệu Minh một cái.Triệu Minh đau nhức vô cùng la lớn một tiếng:- Ối chà !Ðồng thời nàng cũng nghe thấy tiếng kêu lách cách rất khẽ, thì ra năm ngón tay của Chỉ Nhược đã gãy hết, nàng ta đau không chịu nổi, kêu hự một tiếng rồi quay đầu chạy đi luôn.Vô Kỵ giật mình kinh hãi vội quay đầu lại hỏi:- Cái gì thế?Triệu Minh giơ tay lên đầu, hoảng sợ đến mất hồn vía, không sao nói lên lời được. Vô Kỵ lại tưởng nàng bị Cửu âm Bạch Cốt trảo đả thương, nên tay phải vẫn tiếp tục múa đao chống đỡ Nhị lão, còn tay trái thì rờ lên đầu nàng thử xem, thấy ướt đẫm, biết đầu nàng bị chảy máu, nhưng xương sọ nàng không bị thủng nên chàng yên tâm an ủi rằng:- Chỉ bị thương da thịt thôi, không việc gì mà sợ.Thì ra lúc Chỉ Nhược ra tay tấn công nàng, Cửu Dương chân khí trong người nàng chưa rút lui hết, hơn nữa nội lực của Chỉ Nhược đã tổn thất rất nhiều, như vậy lấy yếu mà tấn công mạnh, ngón tay của nàng làm sao không gãy chớ. Vô Kỵ lại hơi phân tâm một chút, Huyền Minh nhị lão lại tấn công tới.Lúc ấy Vô Kỵ đã có thanh đao sắc bén nhất thiên hạ, nhưng chàng nhận thấy nhờ có khí giới sắc bén này thắng địch không vẻ vang chút nào nên chàng mới lớn tiếng kêu gọi:- Dương Tả sứ, Phạm Hữu sứ, tình hình bên hai người ra sao?Phạm Dao lớn tiếng đáp:- Ðã đánh đổ ba người rồi, còn bảy người nữa, giáo chủ khỏi phải bận tâm đến chúng tôi làm chi.Hai bên đối đáp với nhau toàn dùng nội lực mà nói, cả đôi bên thấy thần khí rất sung túc mới đoán biết bên mình không việc gì hết, chàng yên tâm, liền đưa bảo đao cho Triệu Minh rồi dùng tay trái lôi và kéo một cái, xử dụng Càn Khôn Ðại Nã Di tâm pháp vừa chuyển phương hướng của thế chưởng Hạt Bút Ông vừa đánh tới. Trong khi lôi kéo đó, chàng đã dồn Cửu Dương thần công vào và Càn Khôn Ðại Nã Di tâm pháp giở ra đối phó địch, đấy chàng đã dùng tới tầng lớp thứ bảy, tầng lớp cao siêu nhất của môn võ công đó. Xử dụng tầng lớp này rất hao tâm huyết và nội lực, không thể đúng sai được, đồng thời không khéo vận dụng, cũng có khi bị tẩu hỏa nhập ma là khác. Vì thế vừa rồi Vô Kỵ phải phân tán cứu giúp Triệu Minh và Chỉ Nhược nên dù gặp tình thế nguy cấp khôn tả mà cũng không dám xửu dụng tần lớp võ công này. Huyền Minh nhị lão là hai tay cao thủ thượng thặng trong võ lâm, nếu dùng những tầng lớp dưới của môn Càn Khôn Ðại Nã Di tâm pháp này thì không làm gì nổi chúng. Bây giờ trong người chàng một thuận một nghịch, một thức lưu chuyển một vòng rất nhanh chóng, chàng liền định thần, gạt một cái ngay vào chưởng của Hạt Bút Ông, chỉ nghe kêu bộp một tiếng, chưởng đó đánh ngay vào vai của Lộc Trượng Khách.Lộc Trượng Khách giật mình kinh hãi, giận dữ quát hỏi:- Sư đệ làm gì thế?Hạt Bút Ông là người có võ công rất tinh thâm, nhưng phải nỗi ăn nói chậm chạp, đầu óc lại đần độn, bất cứ việc gì xảy ra một cách đột ngột y không sao hiểu được, ngẩn người không biết trả lời ra sao, tuy y biết Vô Kỵ phá quấy, nhưng y chỉ nghĩ thầm rằng:- Bây giờ chỉ có cách tấn công giết kẻ địch mới xin lỗi được sư huynh thôi . Nên y vận sức vào đùi phải, nhằm Vô Kỵ đá luôn. Vô Kỵ lại giơ tay ra phất và đẩy luôn một cái, chân của y liền đá nhằm vào đơn điền và bụng dưới của Lộc Trượng Khách. Ðơn điền là chỗ then chốt để vận khí trong người, khi nào Lộc Trượng Khách chịu để cho sư đệ đá trúng nơi yếu huyệt nên y vội né tránh, mồm thì quát tiếp:- Mi điên à?Triệu Minh liền xen lời:- Phải đấy, Hạt tiên sinh mau bắt lấy tên sư huynh đại nghịch vô đạo, hiếu sắc, ham dâm này đi, cha tôi thế nào cũng trọng thưởng cho tiên sinh ngay.Vô Kỵ nghe nàng nói, cười thầm và nghĩ:- "Kế ly gián này rất hay." Chàng đang dùng Càn Khôn Ðại Nã Di tâm pháp làm Hạt Bút Ông đánh Lộc Trượng Khách rồi lại khiến Lộc Trượng Khách đánh lại Hạt Bút Ông. Lúc này thấy Triệu Minh nói như vậy, chàng thay đổi ý định, chỉ chuyên môn đưa tay, chân của Hạt Bút Ông tấn công Lộc Trượng Khách thôi, còn đối phó với Lộc Trượng Khách thì chàng vẫn dùng những thế võ của Thái Cực quyền và mồm thì lớn tiếng nói:- Hạt tiên sinh, khỏi cần lo âu, hơi sức tiên sinh với tôi thế nào cũng hạ được con hươu dâm này, Nhữ Dương Vương thế nào cũng phong tiên sinh làm.. . phong tiên sinh làm...Nhất thời chàng chưa nghĩ ra quan cấp nào thích hợp thì Triệu Minh đã cướp lời nói luôn:- Hạt tiên sinh, quan cáo định phong cho tiên sinh hiện đang ở trong người tôi đây.Nói xong, nàng móc túi lấy một tờ giấy giơ ra và đưa lên đọc:- Phải, đó là chức Ðại Nguyên Hộ Quốc Dương Oai đại tướng quân, tiên sinh mau ra sức đi.Vô Kỵ lại giơ chưởng đánh ra, đẩy Lộc Trượng Khách sang bên trái thì vừa gặp chưởng của Hạt Bút Ông bị chàng dẫn từ trái sang phải, như vậy không khác gì tả hữu cùng tấn công một lúc. Lộc Trượng Khách với Hạt Bút Ông làm bạn với nhau hơn mấy chục năm còn thân nhau hơn anh em ruột thịt nên Lộc Trượng Khách không tin Hạt Bút Ông phản mình, nhưng bây giờ thấy người sư đệ liên tiếp tấn công mình năm thế, mà thế nào cũng nhằm chỗ hiểm yếu đánh xuống như muốn giết mình chết mới thôi, không còn tình nghĩa gì nữa, nên y tức giận khôn tả liền quát hỏi:- Có phải ngươi tham mồi phú quý, không nhớ tới tình nghĩa xưa kia phải không?Hạt Bút Ông vội đáp:- Tôi... tôi là.. .Triệu Minh vội đỡ lời:- Phải, đó là tiên sinh bất đắc dĩ, vì muốn làm Hộ Quốc Dương Oai đại tướng quân, dù có thất lễ với sư huynh một chút cũng không sao mà.Vô Kỵ lại nhấn mười thành công lực vào tay phải, đưa chưởng của Hạt Bút Ông đánh sang trúng vai của Lộc Trượng Khách kêu đến bùng một tiếng. Lộc Trượng Khách cả giận, tay trái đánh luôn vào mặt sư đệ một chưởng, Hạt Bút Ông bị đánh rớt mấy chiếc răng ở hàm bên trái. Y tuổi đã già, trong mồm chỉ còn mấy chiếc răng đó nên xưa nay quý báu khôn tả, giờ lại bị Lộc Trượng Khách đánh gãy mấy chiếc răng đó, không sao nhịn được liền quát lớn:- Sư ca, đừng có ra tay ác độc như thế, có phải tôi cố ý đánh sư ca đâu.Lộc Trượng Khách cũng nổi giận hỏi lại:- Ai ra tay đánh trước?Võ học của y cao siêu hơn người nhưng không tin trên thế gian này lại có môn võ công có thể sai khiến người này đánh người nọ được, nên y không nghi ngờ là Vô Kỵ ra tay phá bĩnh như thế.Hạt Bút Ông liền lên tiếng chửi:- Tặc tiểu tử, mi phá quấy phải không?Triệu Minh la lớn:- Phải, đừng có gọi y là sư ca, cứ gọi y là tặc tiểu tử được rồi.Vô Kỵ dùng tả chưởng đè chặt lấy chưởng của Hạt Bút Ông đánh vào má phải của Lộc Trượng Khách, má của tên nọ bị đánh sưng vù luôn. Triệu Minh lại nói tiếp:- Vô Kỵ đại ca, chúng ta đi trợ giúp Dương tả sứ các người đi.Vô Kỵ thấy Lộc Trượng Khách hai mắt đỏ ngầu, đang dồn chưởng lực ra để phản công, chàng biết kế ly gián đã thành công, liền quát lớn:- Hạt tiên sinh, chúng tôi giao con hươu dâm tà nay cho tiên sinh đấy.Nói xong, chàng nhún chân trái một cái đã nhảy ra ngoài và dắt tay Triệu Minh đi luôn. Hai người đã đi được một quãng khá xa, quay đầu lại nhìn thì vẫn thấy Hạt Bút Ông với Lộc Trượng Khách tiếp tục đấu với nhau, kẻ đấm một quyền, kẻ đá một cái không ai chịu nhường nhịn ai hết, trận đấu kịch liệt vô cùng. Hai người cùng học một thầy, một bên nửa cân một bên tám lạng, không ai hơn ai nên trận đấu của họ không biết bao giờ mới chấm dứt.Rốt cuộc cả hai đều bị thương hết, tuy Hạt Bút Ông đã nói nguyên nhân cho sư huynh nghe nhưng Lộc Trượng Khách cũng không tin. Từ đó trở đi hai sư huynh đệ trở thành hai kẻ thù.Vô Kỵ nhằm phía có tiếng khí giới va chạm mà chạy tới, khi chàng tiến đến cạnh Dương Tiêu thì thấy có năm sáu cái xác đã nằm ngổn ngang trong đất. Dương Tiêu một địch với ba, Phạm Dao, Nhan Bồn một địch một. Trong năm kẻ địch, chỉ có tên đấu với Phạm Dao là mạnh nhất. Võ công của Phạm cao siêu như thế mà cũng không sao hạ nổi tên đó. Nhưng Phạm Dao thắng thế hơn một chút, nên Vô Kỵ cũng không cần tiến lên trợ giúp, chỉ đứng đó lược trận thôi.Giây phút sau, Dương Tiêu lại đánh té một người nữa. Dương Tiêu chỉ còn hai địch thủ, hai tên còn lại, thấy không thắng nổi địch thủ nên co chân bỏ chạy. Tiếp theo đó, tên đấu với Nhan Bồn cũng chạy nốt, nhưng y mới chạy được mấy bước đã bị Nhan Bồn ném cho một nắm độc sa, y liền rú lên một tiếng ngã lăn ra chết tốt. Riêng chỉ có kẻ địch đấu với Phạm Dao đành chết chứ không chịu khuất phục, nên y cố hết sức chống đỡ chứ không chịu bỏ chạy.Phạm Dao đấm voà người y kêu đến bùng một tiếng, tên đó loạng choạng một cái, Dương Tiêu liền nói:- Vị huynh này quả thực là một hảo hán, chi bằng đầu hàng chúng tôi đi.Người nọ nổi giận đáp:- Quân đầu hàng không còn là hảo hán nữa.Vô Kỵ xen lời nói:- Phải.Nói xong, chàng múa thanh đao Ðồ Long, chém lên chém xuống liên tiếp tám đao. Lưỡi dao cứ lướt qua mặt y lia lịa. Một lát sau tóc của y bay tung hết, không khác gì dùng dao cạo trụi vậy. Rồi chàng nói với Phạm Dao rằng:- Phạm huynh tha cho y đi thôi. Người nọ thấy đầu và mặt lạnh buốt, vội giơ tay lên đầu xem liền há hốc mồm ra không sao ngậm lại được nữa. Thì ra tóc ở trên đầu, râu cằm của y đã bị tám đao của Vô Kỵ cạo mất già nửa.Lúc này y mới chịu phục thực sự, liền vái chào Vô Kỵ và nói:- Bái phục tài ba thần thánh của các hạ, tại hạ xin chịu để cho các hạ xử trí sao cũng vui lòng.Vô Kỵ vừa cười vừa đáp:- Huynh đài cứ việc tuỳ tiện.Người nọ thở dài một tiếng rồi quay đầu đi luôn.Vô Kỵ liền hỏi:- Những người này có phải võ sĩ trong Nhữ Dương Vương phủ không? Người này là ai thế?Triệu Minh đáp:- Y là vệ sĩ trưởng của anh tôi, tên là Cầu Nhiệm thần quyền Lô tiên Khách, hiện y được coi như là đệ nhất cao thủ ở trong phủ của cha tôi.Dương Tiêu vừa cười vừa xen lời nói:- Bây giờ, Cầu Nhiễm biến thành cằm sói, có lẽ y cũng không thể ở lại trong vương phủ được đâu. Trong khi mọi người đang chuyện trò thì tăng chúng của chùa Thiếu Lâm cùng người của Minh giáo hay tin lần lượt tới cứu viện. Khi họ tới chỗ Huyền Minh nhị lão đấu với nhau thì thấy nhị lão đã chạy ra ngoài xa mấy dặm rồi. Mọi người ở trên núi nhìn xuống thấy hai cái bóng đen nho nhỏ ở dưới ánh trăng, vừa đầu với nhau vừa lớn tiếng mắng chửi. Tiếng mắng chửi của chúng còn văng vẳng vọng lên trên núi.Mọi người về tới chùa Thiếu Lâm. Vô Kỵ xem lại vết thương ở trên đầu của Triệu Minh, thấy không sao, bỗng nghĩ ra một việc, liền lên tiếng hỏi:- Minh muội, may thay hiền muội có đem theo giấy tờ ở trong người nên Lộc Trượng Khách mới càng tin thêm.Triệu Minh tủm tỉm cười, móc túi lấy một bọc giấy mong mỏng giơ lên trước mặt Vô Kỵ và nói:- Ðại ca thử đoán xem cái này là cái gì?
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 101
Là Phải Là Trái
Vô Kỵ vừa cười vừa đáp:- Minh muội bảo tôi đoán thử có lẽ suốt đời tôi cũng không sao đoán ra được.Triệu Minh để hai cuốn giấy đó vào trong tay chàng. Vô Kỵ dở ra xem thỡ mới hay đó không phải là giấy mà là những mảnh lụa mỏng như cánh ve sầu. Bên trên có vẽ chằng chịt những chữnho nhỏ và rất đều, cuốn thứ nhất, đầu đề là "Võ Mục di thử" .Ở bên trong đều dạy hành quân đánh trận và những tinh nghĩa yếu quyết của cách bố trận dùng binh. Vô Kỵ xem đến cuốn thứ hai, thấy đầu đề có bốn chữ "Cửu Âm chân kinh", những chữviết ở đằng sau, toàn là những võ công thần kỳ quái dị. Chàng giở đến trang sau cùng, thỡ thấy bên trong có Cửu Âm Bạch Cốt Trảo với Thôi Âm chưởng.Chàng giật mình kinh hãi và hỏi:- Minh muội... có phải Minh muội lấy trong người Chu cô nương không?Triệu Minh đáp:- Khi nàng ta không cử động được thì tôi dại gì mà không thuận tay luôn. Dù tôi không muốn học những võ công âm độc này, nhưng chúng ta có thể đem tiêu hủy đi, cũng còn hơn là để trong tay nàng, để nàng luyện tập thêm mà giết hại người.Vô Kỵ dở Cửu Âm chân kinh ra đọc luôn mấy trang, chàng nhận thấy ý nghĩa rất sâu sắc, nhất thời không thể nào hiểu hết được. Nhưng chàng biết những võ học này không phải là những môn âm độc hạ lưu, nên chàng nói:- Những võ công ghi ở cuốn kinh này quả thực là tinh thâm lắm, cứ theo bên trong mà tu luyện thì ít ra cũng phải đến hai mươi năm mới thành công được, nếu mong học tốc hành thì chỉ học được đôi chút không những hại người mà hại cả mình nữa.Nói tới đó, chàng ngừng giây lát, rồi lại nói tiếp:- Cứ như chị mặc áo vàng chẳng hạn võ công cũng y như là võ công của Chu cô nương, nhưng thế võ của chị ấy quang minh chính đại, đoan chính vô cùng, có lẽ võ công của chị ta đã học theo cuốn Cửu Âm chân kinh này.Triệu Minh hỏi:- Chị ấy nói gì mà "Sau núi Chung Nam, một người chết sống, thần điêu hiệp lữ, tuyệt tích giang hồ" , bốn câu đó ý nghĩa ra sao hở đại ca?Vô Kỵ lắc đầu đáp:- Tôi cũng không biết rõ, để khi nào chúng ta gặp Thái Sư phụ thỉnh giáo cụ ấy thì may ra mới biết được nguyên nhân ra sao?Hai người nói chuyện phiếm vài câu, thấy quân tình không có gì lạ mới thay phiên nhau đi ngủ.Sáng ngày hôm sau, vừa ngủ dậy, Vô Kỵ đã nhảy lên cây cao ngắm nhìn, thấy quân địch ở dửới núi có thêm hơn vạn người nữa, hiển nhiên hôm qua quân Nguyên đãø tập hợp trọng binh để phản công lại. Quần hùng thấy quân địch cờ bay phất phới, khí giới bóng nhoáng, ai nấy lo âu vô cùng. Ðồng thời, tiếng tù và của trại địch cứ liên tiếp thổi vang động, hết nơi này đến nơi khác, chắc chúng đang bận điều khiển binh tướng. Vô Kỵ liền gọi:- Minh muội.Triệu Minh đáp:- Gì thế đại ca?Vô Kỵ chần chờ giây lát rồi mới đáp:- Không có gì, chỉ thuận mồm kêu coi chơi thế thôi. Ðáng lẽ chàng định bàn cách đánh lui quân Nguyên với nàng vỡ thấy nàng là người đa mưu túc trí thế nào cũng có diệu sách nhưng chàng sực nghĩ lại:- Nàng là quận chúa của triều đình, nàng đã phản cha, anh mà theo ta bây giờ chẳng nhẽ lại bảo nàng hiến kế để tàn sát người Mông Cổ .Cho nên chàng định hỏi nàng rồi lại thôi là thế. Triệu Minh nhìn sắc mặt của chàng cũng đủ đoán ra sao rồi, nên nàng thở dài một tiếng rồi đáp:- Vô Kỵ đại ca, đã thể lượng được nỗi khổ tâm của tôi, tôi không cần nói nhiều nữa Vô Kỵ về tới phòng, nhất thời đầu óc bàng hoàng, không nghĩ ra được mưu kế gỡ cả, thuận tay chàng móc hai cuốn giấy của Triệu Minh đưa cho hồi hôm, dở ra xem mấy trang Cửu Âm chân kinh rồi dở đến Võ Mục di thư ra, ngẫu nhiên chàng thấy có năm chữ nhỏ ".... quần ngưu đầu sơn". Chàng chú ý ngay, liền xem kỹ những chữ bên dưới. Những chữ đó nói năm xưa Nhạc Phi bị đại quân nhà Kim bao vây như thế nào, rồi làm thế nào thoát được vòng vây, đột nhiên xuất kỳ binh ra sao, rồi nội ngoại cùng tấn công một lúc mà đại thắng nhử thế nào, các mưu kế đều viết rõ hết. Vô Kỵ liền vỗ bàn la lớn:- Thực là trời giúp ta.Chàng vội xếp binh thư lại, lẳng lặng nghĩ ngợi. Tình cảnh của núi Thiếu Thất lúc bấy giờ, tuy khác tình cảnh của Nhạc Phi khi bị quân Kim bao vây năm xưa, nhưng dùng mưu của Nhạc Phi vân có thể xuất kỳ chế thắng được. Chàng càng nghĩ, càng phấn khởi, lại nghĩ thêm:- Nhạc Phi quả thật thiên tài, kỳ tướng, những kế nguy hiểm như thế, người thường làm sao hiểu ra được. Thiết nghĩ dụng binh cũng như dụng võ vậy, nếu không được cao nhân chỉ điểm cho thì làm sao ta vỡ lẽ, hiểu biết được những mưu kế sâu xa như thế. Chàng lấy ngón tay nhúng vào nước chè để vẽ những hình đồ, tuy nhận thấy như thế là rất mạo hiểm, nhưng nếu không mạo hiểm thì làm sao thắng nổi, khi mà phải lấy số ít địch với số nhiều, không thế nào đường đường chính chính mà đối địch được.Chàng đã quyết tâm như vậy, nên liền ra đại hùng bảo điện, nhờ Không Văn phương trượng triệu tập quần hùng đến. Một lát sau, tất cả anh hùng của các lộ đều tới tụ tập tại đại hùng bảo điện. Vô Kỵ đứng ở giữa, lên tiếng nói với mọi người rằng:- Lúc này, quân Mông Cổ đã tụ tập dưới núi, chắc không bao lâu nữa, chúng sẽ đem quân lên tấn công núi này, tuy hôm qua chúng ta thắng được một trận nhỏ, làm mất nhuệ khí của chúng thật nhưng nếu chúng đánh liều mà xông lên thì chúng ta cũng khó mà chống đỡ nổi. Tại hạbất tài, được các vị anh hùng bầu cho tạm giữ ngôi minh chủ ngày hôm nay, chúng ta phải nhất tâm nhất trí đối địch, vậy xin các vị hãy tạm theo hiệu lệnh của tại hạ.Quần hùng đều đáp:- Xin Minh chủ cứ ra lệnh, chúng tôi đều nhất nhất tuân theo Vô Kỵ lại tiếp:- Hay lắm Ngô Kình Thảo nghe lệnh Chưởng kỳ sứ của Nhuệ Kim Kỳ tiến lên một bước vái chào và đáp:- Thuộc ha ïxin tuân lệnh.Nói xong, y liền nghĩ thầm:- Giáo chủ vừa ra lệnh, ta là người đầu tiên được sai khiến thật là vinh hanh vô cùng. Bất cứ giáo chủ sai ta làm việc gỡ khó khăn đến đâu ta cũng xảthân mà đi làm liền". Y vừa nghĩ tới đó thì đã nghe Vô Kỵ nói tiếp:- Ra lệnh cho huynh đem các anh em của bổn kỳ chấp chưởng quân pháp nếu vị anh hùng hảo hán nào không tuân theo hiệu lệnh thì Nhuệ Kim Kỳ cứ việc dùng trường mâu, búa ngắn đâm chém vào người đó tức thì, dù là bô lão của bổn giáo, trưởng bối của võ lâm, đều phải tuân theo mệnh lệnh như thường. Những người đã trái lệnh cũng bị hình phạt như những người khác, Nhuệ Kim Kỳ không được thiên vị ai cả.Ngô Kình Thảo lớn tiếng đáp:- Ðược lệnh.Nói xong, y lấy luôn chiếc cờ trắng nho nhỏ ở trong túi ra ôm ở trong tay. Võ công và danh vọng của Ngô Kình Thảo chưa đạt tới cao thủ hạng nhất trong giang hồ, người ngoài không coi trọng y chút nào, nhưng từ hôm Ngũ Hành Kỳ của Minh giáo giương oai ở trên quảng trường, quần hùng mới biết lá cờ trắng của y đi tới đâu là có năm trăm mũi tên theo tới đó liền. Tiếp theo năm trăm mũi tên là năm trăm cây trường mâu và năm trăm cái búa tầm sét, như vậy dù kẻ địch có bản lãnh thông thiên cũng bị những khí giới đó đánh tan xương nát thịt ngay. Cho nên ai trông thấy cái cờ trắng của y phất phới là trong lòng kinh hoảng liền.Sở dĩ Vô Kỵ phái Ngô Kình Thảo chấn chưởng binh pháp vỡ chàng thấy trong di thư của Nhạc Phi, điều thứ nhất đã nói ngay cách trị quần hào phải nghiêm lịnh trước tiên. Chàng biết những giang hồ, hào sĩ xửa nay rất hay tự phụ, không ai chịu nghe ai, võ công của cá nhân tuy cao siêu thực, nhưng khi tụ họp lại thì chỉ là một đám ô hợp, nếu quân lịnh không nghiêm thì làm sao mà chống cự nổi tinh binh của Mông Cổ, vì thế việc thứ nhất, chàng cho ngay Nhuệ Kim Kỳ giám lệnh chấp pháp. Vô Kỵ chỉ tấm vách bình phong ở trước điện và nói:- Các vị anh hùng, ai có khinh công cao cường, có thể nhảy qua tấm vách kia, xin cứ việc biểu diễn.Trong quần hùng, liền có một số khá nhiều người tỏ vẻ bất mãn và nghĩ thầm:- Trong lúc khẩn cấp này bảo chúng ta nhảy cao, xuống thấp chẳng quan trọng gì để làm gì? Những tiền bối cao thủ cảm thấy Vô Kỵ ra lời khinh thường mọi người thái quá, càng không vui thêm, đột nhiên Tòng Khê gạt mọi người bước ra và nói :- Tôi có thể nhảy được.Nói xong, chàng liền nhảy qua tấm vách và hạ chân xuống bên ngoài. Khinh công của Võ Ðang lừng danh thiên hạ. Với tài ba của Tòng Khê, nhảy qua tấm vách đó thỡ dễ nhử trở bàn tay và không tốn chút hơi sức nào, những chàng không phải là ra nhảy như thế để biểu diễn phô tài mà cũng không phải hoảng sợ gỡ hết, cứ thực thà mà tuân theo lệnh nhảy theo mà thôi. Sau Tòng Khê, đến Liên Châu, Lợi Hanh, Dương Tiêu, Phạm Dao, Nhất Tiếu, Hân Dã Vương, các tay cao thủ thượng thặng đều nhất nhất tuân theo nhảy qua tấm vách đó hết. Rồi quần hùng, như Hồ Ðiệp Xuân Hoa, hết người này đến người khác, lần lượt nhảy qua. Có người lại càng muốn khoe khoang khinh công của mình nên ở trên không còn dở mấy bộ điệu ra nữa. Tất cả chỉ có hơn bốn trăm người nhảy qua thôi, còn lại thì không ai dám thử nhảy như thế. Nên rõ tấm vách đó cũng không phải thấp, nếu khinh công không cao siêu thì khó lòng mà nhảy qua được. Các anh hùng dự đại hội này, tuy võ công khác nhau nhưng về môn khinh công, không phải là ai ai cũng sở trường. Thường thường khi sở trường về đấm đánh hay xử dụng khí giới, thì khinh cônng lại rất tầm thường. Lại có người chỉ chuyên môn nghiên cứu một ngón tủ mà cũng phải mất hết một đời người, những nhân vật nổi danh trên giang hồ, nếu biết những việc ấy không phải sở trường của mình thì không bao giờ dám ra bêu xấu trước mọi người.Vô Kỵ thấy trong hơn bốn trăm người đó, tăng chúng của phái Thiếu Lâm đã có tám chín mươi người rồi, chàng nghĩ thầm:- Phái Thiếu Lâm là đệ nhất môn phái trong võ lâm, quả danh bất hư truyền, riêng môn khinh công số hảo thủ cũng nhiều hơn các môn phái khác rồi.Nghĩ đoạn chàng liền truyền lệnh:- Dư nhị bá, Trương tứ bá, Hân lục thúc, mời ba vị đem theo các bị anh hùng sở trường về khinh công giả bộ như làm nhân chúng trong chùa đào tẩu để dụ quân địch đuổi theo, đó là công lớn nhất, sau khi chạy tới hậu sơn rồi thì quý vị làm như thế này, thế này...Dư, Trương, Hân, tam hiệp của phái Võ Ðang đồng thanh nhận lệnh. Vô Kỵ lại nói tiếp:- Cậu với Dương tả sứ, Phạm Hữu Sữ, Vi Bức Vương bốn vị xin giúp tôi ở giữa quản ứng.Chàng nhất nhất phân phái, ai là người mai phục, ai là người đánh ở hai bên, cắt đặt đâu ra đấy, Dương Tiêu thấy chàng bố trận nghênh địch ngăn nắp như vậy, hình như đã có dự mưu sẳn, nên kinh ngạc vô cùng nhưng y không biết Vô Kỵ đã áp dụng theo di phép của Nhạc Phi, nhưng chỉ vì địa hình khác, bộ thuộc khác mà chàng hơi canh cải một chút đấy thôi. Vô Kỵ phân phái xong, mới nói tiếp:- Không Văn phương trượng, Không Trí thần tăng hai vị xin dẫn các vị của phái Nga Mi chuyên môn phụ trách cứu thương.Vô Kỵ thấy Chỉ Nhược không có mặt trên núi, phái Nga Mi không có người cầm đầu, chàng tự nhận thấy đa số người trong phái Nga Mi vẫn còn thù hận mình nên không tiện chỉ huy mới nhờ Không Văn, Không Trí hai vị thần tăng đức cao, trọng vọng thống lãnh. Như vậy, chàng đoán chắc đệ tử của phái Nga Mi không dám trái lệnh nữa. Quả nhiên, chàng ha ïlệnh xong, các nam nữ đệ tử của phái Nga Mi lẳng lặng tiếp lệnh ngay chứ không phản đối gì hết. Không ngờ, Không Văn, Không Trí đưa mắt nhìn nhau một cái rồi gật đầu ra vẻ đồng ý với nhau, rồi Không Văn cúi chào và nói:- Minh chủ là người có cơ mưu thâm viễn, chỉ huy rất bài bản, anh em lão tăng thán phục vô cùng, nhưng anh em lão tăng có một thỉnh cầu này, xin Minh chủ nhận cho.Vô Kỵ đáp:- Xin phương trượng đừng khách sáo như thế, xin cho biết tôn ý ra sao?Không Văn nói tiếp:- Không phải lão tăng không tuân hiệu lệnh của Minh chủ, nhưng chỉ muốn xin minh chủ cho phép anh em lão tăng được ở lại canh gác bổn chùa thôi.Vô Kỵ nghe nói đã biết ý định của hai người, vì kế hoạch của mình đã quyết định là bỏ chùa Thiếu Lâm, giả bộ chạy về sau núi đào tẩu để dụ cho kẻ địch đuổi theo rồi mới lập cách giải vây. Nhưng năm xưa, Nhạc Phi bị vây ở núi Ngưu Ðầu, núi đá trơ trọi, không có gỡ luyến tiếc cả, còn Thiếu Thất này lại có ngôi chùa cổ đã xây dựng từ nghìn năm xưa, nơi cửa phật thánh địa này sau khi quần hùng bỏ đi rồi, vạn nhất quân địch phát quân lên khám xét, chỉ thấy ngôi chùa không, quân Nguyên tàn bạo tất nhiên chúng sẽ thiêu hủy ngay, do đó Không Văn, Không Trí xin ở lại coi chùa là muốn cùng tồn vong với ngôi chùa này rồi. Vô Kỵ ngẫm nghĩ giây lát rồi nói:- Ðược lắm, thiện ý của hai vị đại sư thật đáng kính, nếu vậy xin hai vị cứ ở lại coi chùa.Quần hùng thấy vậy đều tỏ vẻ ngạc nhiên vô cùng, vì ai cũng đoán chắc Vô Kỵ thế nào cũng khuyên bảo và ngăn cản. Ngờ đâu chàng lại nhận lời như thế. Các đệ tử của phái Thiếu Lâm muốn lên tiếng trần từ nên Không Văn đã quát lớn:- Quân lệnh thâm nghiêm, nếu đệ tử của bổn phái trái lệnh lập tức bị xoá bỏ tên tuổi, đuổi ra khỏi bổn phái ngay.Vì vậy, không ai dám nói tiếp nữa. Vô Kỵ lớn tiếng nói tiếp:- Ngày hôm nay, chí sĩ Trung Nguyên tề tâm, hiệp lực với nhau diệt quân Thát Ðát, các vị sư phụ phụ trách chuông trống của phái Thiếu Lâm xin gõ chuông, đánh trống ngay đi.Quần chúng đồng thanh hoan hô, rút đao, rút kiếm ra, ai nấy hiên ngang vô cùng. Hạ Diệm Chưởng Kỳ sứ của Liệt Hỏa Kỳ ra lệnh một cái, thuộc hạ của y liền phân những rơm củi tích trữ ở trong chùa ra, để hết cả ở trước chùa rồi phóng hỏa thiêu luôn, chỉ trong chốc lát, ngọn lửa đã bay chọc trời, khói xông lên nghi ngút. Quân Nguyên ở dưới núi vừa nghe thấy tiếng chuông, tiếng trống ở trên núi vang động đã chuẩn bị ngay, nhưng sau chúng thấy trên núi có lửa cháy bốc lên, đều nói:- Nguy tai, tụi mãng tử phóng hỏa thiêu chùa, thế nào chúng cũng đào tẩu chứ không sai.Liệt Hỏa Kỳ phóng hỏa thiêu đốt rất khéo, ở trên đỉnh chùa có tưới dầu hỏa, những chỉ cháy hờ bên trên thôi, chứ không thể cháy xuống điện được. ở dưới núi xa xa nhìn lên, thấy mấy mầm nóc nhà của chùa Thiếu Lâm đâu đâu cũng có lửa bốc lên. Liên Châu giơ tay trái lên phất một cái, đem theo một trăm năm mươi mấy tên hảo hán có khinh công khá cao siêu từ trên núi Thiếu Thất, chạy thẳng xuống dưới bên trái, nhưng chỉ chạy tới bên dưới đồi thôi, quân Nguyên đã kêu la gầm thét, kéo quân lên gần tới nơi rồi. Quần hùng cố ý chạy toán loạn, sở dĩ chạy như thế là để cho cung tên của quân Nguyên không sao bắn trúng được. Toán thứ hai do Trương Tòng Khê chỉ huy, toán thứ ba do Hân Lợi Hanh chỉ huy trong có cả hòa thượng lẫn người thường, người nào người nấy đều vác một bọc rất đầy, nhưng trong bọc không phải là quần áo mà là gỗ vụn hay là chăn mùng. Dưới mắt quân Nguyên, đối phương quả thực đã bỏ chùa chạy toán loạn rồi nhưng chúng bắn tên theo, chỉ trúng vào cái bọc đeo ở sau lưng, chứ không trúng người nào cả. Quân Nguyên thấy quần hùng đã đốt chùa đào tẩu, trong khói lửa không sao phân biệt được nhiều người hay ít, liền chia ra một vạn quân đuổi theo. Còn thì đóng ở chuyên chổ đề phòng có biến động. Vô Kỵ nói với Dương Tiêu rằng:- Dương tả sứ, thủ lãnh của quân Mông Cổ khá biết dùng binh không đem toàn quân đuổi theo.Dương Tiêu đáp:- Vâng, việc này quả thật đáng lo.Tiếp theo đó lại nghe thấy dưới chân núi có tiếng tù và nổi lên, hai nghìn quân Nguyên chia làm tả hữu tấn công lên núi. Vô Kỵ thấy quân Nguyên phóng ngựa ở dưới sườn núi phi lên, núi đá tuy gồ ghề nhưng kỹ thuật của chúng rất cao siêu nên chúng phi lên được. Tên nào tên nấy cầm trường mâu, mình mặc áo giáp, trông rất hùng mạnh và chỉnh tề. Vô Kỵ chờ đội tiền phong của địch tấn công đến cái đỉnh ở giữa mới giơ tay trái lên phất một cái, giáo chúng của Liệt Hỏa Kỳ ở hai bên đồng nhảy ra, rồi cùng phục trong bãi cỏ đợi chờ hai nghìn quân địch tiến tới cách chừng hai trăm trăm trượng Hạ Diệm mới huýt còi. Giáo chúng Liệt Hỏa Kỳ liền lấy ống xìõ đồng phun dầu lửa ra, dầu vừa gặp lửa liền cháy ngay, người và ngựa của địch bị cháy xém nhất là lũ ngựa thấy lửa cháy liền kinh hoảng quay đầu chạy ngay, nhưng vì núi dốc, cả người lẫn ngựa đều ngã lăn xuống đất. Thế là quân của Mông Cổ hỗn loạn, nhưng vốn là đạo quân có kỷ luật rất nghiêm minh, tiền đội tuy bại, nhưng hậu độ vẫn không nao núng. Tên tướng lãnh ra lệnh một cái, ba nghìn quân liền bỏ ngựa và bước từng bước một xông lên. Liệt Hỏa Kỳ lại phun lửa lần nữa, tuy đốt cháy được mấy trăm người nhưng còn lại bao nhiêu chúng vẫn hăng hái tiến thẳng lên. Trưởng Kỳ Sứ của Hồng Thủy Kỳ là Ðường Dương liền huýt lên một tiếng còi, ra lệnh phun nước độc, tiếp theo đó, Hậu Thổ Kỳ lại ném cát độc ra. Thế là hơn hai nghìn quân Nguyên bị đánh thất điên bát đảo. Tuy có mấy trăm người tấn công lên tận đỉnh núi, nhưng đều bị người của Nhuệ Kim, Cự Mộc hai kỳ giết chết hết. Bỗng nghe thấy dưới núi có tiếng trống nhộn nhịp, bộ đội năm ngàn người của Mông Cổ đột nhiên đưa mộc bài thật lớn lên, thành hàng ngang như một bức tường sắt từ từ tiến lên. Thế là Liệt Hỏa Kỳ, Ðộc Thủy, Ðộc Sa không làm gì nổi chúng nữa, dù có những cây gỗ lớn của Cự Mộc Kỳ ném xuống cũng chỉ ném được vài cái khuyết khấu thôi, chứ không ăn thua gỡ. Không Văn phương trượng thấy sự việc khẩn cấp như vậy, liền nói:- Trương giáo chủ, xin mời các vi mau mau rút lui để bảo tồn nguyên khí của võ lâm Trung Nguyên chúng ta. Ngày hôm nay, chúng ta tuy bại, nhưng sau này vẫn có dịp phục thù.Vô Kỵ xa xa trông thấy trung quân địch có một lá cờ giơ lên thật cao, dưới cờ có một tướng cỡi con ngựa Thanh Thông. Tướng quân đó tay cầm cây thương dài, mình mặc áo giáp vàng lóng lánh, trông rất oai võ, nhưng mang đội rất thấp nên không sao thấy rõ mặt, Vô Kỵ vội bảo với Ngô Kình Thảo rằng:- Ngô Kỳ Sứ mau tập kích tả hữu hộ vệ của tướng quân kia đi.Ngô Kình Thảo vâng lời đáp:- Dạ.Chỉ thấy y phất lá cờ trắng một cái hăng hái lên trước, nhằm tướng quân nọ xông tới. Lá cờ trắng chỉ về phía đó, thuộc hạ giáo chúng, một trăm cây trường mâu đều nhằm tả hữu của tướng quân đó ném luôn. Vô Kỵ lại nói tiếp:- Vy Bức Vương, chúng ta đi bắt tướng quân kia đi.Dương, Phạm hai vị hãy yểm hộ cho chúng tôi. Vy, Dương, Phạm ba người vừa cười vừa nói:- Kế này diệu lắm.Dương Tiêu, Phạm Dao, liền xông xuống dưới núi, Nhất Tiếu và Vô Kỵ tung mình nhảy lên, chỉ nhảy nhót mấy cái đã vượt qua Dương Phạm hai người. Vô Kỵ và Nhất Tiếu lại nhấn thếm tốc lực, hai người tựa như hai luồng khói đen, chỉ thoáng cái dã đến trước bọn địch, tay cầm mộc đồng và mộc sắt, gạt những mũi tên bắn xuống rồi cả hai dùng chân phải điểm vào một bài một cái, người đã nhảy tung lên cao, vượt qua bức tường sắt đó. Quân Nguyên thấy vậy, lớn tiếng quát tháo, rồi múa trường mâu đông nghẹt như rừng, nhắm hai người đâm tới. Hai người không chống đỡ, cứ tránh Ðông né Tây, xuyên qua đám đông mà đi và không bao lâu đã tới trước mặt vị tướng quân nọ. Tướng quân đó liền múa thương đâm tới, Vô Kỵ tay trái chộp luôn cây thương, thuận thế lôi một cái, kéo cho tướng quân nọ đâm bổ về phía trước. Nhất Tiếu phi thân lên chộp ngay vào gáy của tên đó. Y cũng khá lợi hại, tay trái rút ngay bảo kiếm nhằm ngang lưng Nhất Tiếu chém luôn. Nhưng Vô Kỵ đã vươn cánh tay ra chộp lấy cổ tay y và cùng Nhất Tiếu lôi y xuống dưới ngựa. Những hộ vệ của y ở chung quanh thấy vậy cả kinh thất sắc liều thân xông lại cứu viện nhưng chúng đều bị Pham, Dương hai người ngăn cản, không sao đến gần được. Vô Kỵ liền buông tay, vừa cười vừa nói:- Chúng ta đi thôi.Nhất Tiếu quay người lại điểm luôn vào yếu huyệt của tên đó rồi vác lên trên vai chạy thẳng xuống núi, nhằm chỗ không người mà chạy. Quân Nguyên thấy chủ soái bị bắt, tiếng kêu vang động cả sơn cốc, đồng đuổi theo Nhất Tiếu để mong cứu được người chỉ huy của chúng. Nhưng khinh công của Nhất Tiếu lợi hại biết bao. Năm xưa y vác đệ tử của phái Nga Mi chạy, Diệt Tuyệt sư thái là người có võ công cao siêu đến thế mà còn đuổi theo không kịp, huống hồ là quân Nguyên. Tuy trong bọn chúng cũng có một số võ sĩ thực, nhưng cũng không sao cản trở được Nhất Tiếu và thấy Nhất Tiếu càng chạy càng xa khi nhảy lên trên ngọn cây, khi leo lên tảng đá. Các quan quân của nhà Nguyên trông thấy đều hoảng sợ đến mất hồn vía, vì chúng thấy rõ ràng Nhất Tiếu đang vác đại tướng của chúng nhảy lộn trên cao, trượt chân rớt xuống, nhưng không hiểu Bức Vương làm thế nào lại đi chéo sang bên mà leo lên được bên trên.Vô Kỵ, Dương Tiêu, Phạm Dao thấy Nhất Tiếu bắt được tên tướng kia rồi, đều lớn tiếng cả cười, trước sau đồng nhảy về chùa Thiếu Lâm. Nhất Tiếu biểu diễn tài ba của mình bằng cách ném tên quân đó về phía trước. Quân Nguyên thấy vậy, lơn tiếng hò hét tưởng chủ soái của mình thế nào cũng bị rớt xuống những tảng đá đó, vỡ đầu vỡ sọ gãy xương gãy tay mà chết tốt chứ không sai. Ngờ đâu Nhất Tiếu nhanh vô cùng, khi tướng quân nọ còn cách mặt đất độ năm thước, thì đã đến trước hứng đỡ rồi. Thì ra lúc y ném đối phương lên, sức mạnh của y tính rất khéo léo, không sai một phân một tấc nào hết. Khi đối phương rớt xuống thì y cũng vừa chạy tới kịp. Y ném như vậy trong mấy cái đã lên tới trên núi liền. Y quát lớn:- Dương tả sứ, đã có món hàng lớn tới đây.Nói xong, y ném luôn vị tướng quân đó vào người Dương Tiêu. Dương Tiêu giơtay ra khẽ đỡ một cái, liền mở màng tướng quân đó lên xem, thấy mặt mũi của người đó rất anh tuấn, chỉ phải đôi lông mày dựng ngược, hiển nhiên trong lòng tức giận khôn tả.Triệu Minh liền lên tiếng kêu gọi "Ðại ca", rồi nhảy xổ tới người đó liền. Thì ra tướng quân đó là Vương Bảo Bảo, huynh trưởng của Triệu Minh.Vô Kỵ ngạc nhiên vô cùng, cau mày lại và nói:- Xin thất lễ nhé. Chàng liền ẳm Vương Bảo Bảo lên đặt giữa Không Văn và Không Trí rồi lên tiếng:- Hai vị đại sư lấy người này làm con tin thì có thể bảo tồn được chùa Thiếu Lâm này. Người này với tại hạ có liên can với nhau xin hai vị đừng giết hại y.Không Văn, Không Trí cả mừng, vội cầm lấy một thanh giới đao ở trong tay một đệ tử rồi kề luôn vào cổ Vương Bảo Bảo. Sự thực lúc này hai người muốn giết chết y dễ như trở bàn tay, nhưng hai thanh giới đao đó chỉ kề vào cổ Vương Bảo Bảo thôi. Quan quân Mông Cổ thấy vậy đều hoảng sợ vô cùng, Dương Tiêu lớn tiếng nói với quân Mông Cổ rằng:- Quan quân của Mông Cổ các ngươi nghe đây, tiểu vương gia của các ngươi đã lọt vào tay của chúng ta rồi. Các ngươi có mau mau lui xuống núi không, bằng không chúng ta sẽ giết hại tiểu vương gia của các ngươi ngay.Tên Vạn Phu tướng chỉ huy đội quân vạn người của quân Nguyên, thấy vậy vừa kinh hãi vừa lo âu liền nghĩ thầm:- Nếu chúng giết tiểu vương gia thực, Nhữ Dương Vương tay cầm binh mã đại quyền thế nào cũng nổi giận chưa biết chừng toàn quân anh em chúng ta đều bị chặt đầu hết.Nghĩ đoạn y liền truyền lệnh:- Lui binh.Quần hùng ở trên đỉnh núi thấy vậy đều lớn tiếng hoan hô, nhưng bỗng nghe thấy dưới chân núi tiếng trống nổi lên và sau đó một mũi tên bắn thẳng lên trời. Tiếng kêu la hò hét liền nổi lên ở tứ phía. Dương Tiêu cả mừng nói:- Giáo chủ, viện binh của chúng ta đã tới. Mọi người ở trên đỉnh núi nhìn xuống những vì bên dưới khói bụi bay mù mịt, không sao trông thấy rõ. Chỉ nghe thấy tiếng người lẫn tiếng ngựa hí rất ồn ào, hiển nhiên quân cứu viện tới rất đông. Vô Kỵ lớn tiếng ra lệnh:- Viện binh đã tới, tất cả anh em chúng ta xông xuống đi.Quần hùng đều rút khí giới ra, xông xuống núi chém giết luôn. Vô Kỵ lại lớn tiếng bảo tiếp:- Các vị anh hùng, chúng ta phải giết quan trước, rồi sẽ giết lính sau.Quần hùng đều reo hò:- Giết quan trước, giết lính sau.Sáu chữ đó rất công hiệu. Nên rõ kỷ luật của quân Mông Cổ rất nghiêm minh, cứ mười tên lính là một đội do Thập Trưởng chỉ huy. Trên Thập Trưởng là Bách phu trưởng, Thiên phu trưởng và Cạn phu trưởng. Quần hùng từ trên núi đánh xuống, viện quân từ dưới đánh lên quân đội của chúng đã hỗn độn. Vô Kỵ lại truyền lệnh chém giết quan trước, nên tinh binh của Mông Cổ lại càng hỗn loạn thêm. Vô Kỵ xông tới lưng núi, thấy dưới núi cờ phất phới, cờ bên phía Nam có thêu chữ "Từ" cờ bên phía Bắc có thêu một chư õ "Thường" thì biết ngay Từ Ðạt và Thường Ngộ Xuân tới. Hai người này vẫn đóng ở hoài Tứ, họ vừa được tin của hòa thượng Nói Không Ðược cho hay, liền đem binh tới cứu giáo chủ. Lúc ấy, vùng Hà Bắc và Hà Nam đều bị quân của Minh giáo chiếm lãnh vì vậy quân họ đi không đầy hai ngày đã tới núi Thiếu Thất. Giáo chúng của Từ Ðạt và Thường Ngộ Xuân thống lãnh đều là những binh sĩ có kinh nghiệm tác chiến. Tuy võ công của chúng kém quần hùng rất xa, nhưng khi đánh trận lại hăng hái và mạnh hơn quần hùng nhiều; hơn nữa số người lại rất đông, nên đuổi được quân Nguyên chạy về phía Tây. Mưu kế của Vô Kỵ đã định hôm trước là dụ một bọn quân Nguyên đuổi theo chạy về sơn cốc ở phía Tây. Sơn cốc này, ba bên đều là núi cao chót vót. Liên Châu, Tòng Khê, Lợi Hanh dẫn mấy trăm hảo hán có khinh công trác tuyệt, vừa đấu lại vừa lui, chạy vào trong thung lũng. Tên Vạn phu của quân Nguyên thấy địa thế rất hung hiểm, những vì thấy bên địch số người rất ít, thì dù trong thung lũng có mai phục, quân mình cũng đủ sức đối phó nên y vẫn tiếp tục xua quân vào bên trong. Liên Châu các người chạy tới sườn núi, bên trên đã thấy có mấy giây thừng buông xuống, ai nầy đều vội leo lên. Những người này đều có khinh công trác tuyệt còn quân Nguyên thì mặc áo giáp nặng nề, làm sao mà leo được lên trên đỉnh núi. Tên Vạn phu trưởng thấy đã trúng kế kẻ địch, liền ra lệnh rút lui. Không ngờ, vừa lui tới Cốc Khẩu, đã có Liệt Hỏa, Cát Ðộc, tên và nước độc bắn xuống. Ðồng thời, Cự Mộc Kỳ cũng đẩy từng khúc gỗ xuống phía dưới. Ðang lúc ây, đệ nhị lộ bại quân của quân Nguyên cũng vừa chạy tới, nhưng chúng thấy bên ngoài thung lũng đã bị phong tỏa, liền bỏ chạy tán loạn. Vô Kỵ với Từ Ðạt trước sau đuổi tới đều nói:- Ðáng tiếc, đáng tiếc, nếu khéo liên lạc từ trước dồn cả đạo quân thứ hai của quân Nguyên vào thung lũng thì giết được hết không?Vô Kỵ không ngờ viện quân tới thần tốc như thế, nên không diệt hết được quân Nguyên, nhưng chàng thấy đánh bại được địch, bảo tồn được chùa Thiếu Lâm thì đã mãn ý lắm rồi. Chàng liền bảo Từ Ðạt ra lệnh cho giáo chúng khuân thêm gỗ đá lấp chặt lấy miệng thung lũng, rồi từng đội cung leo lên trên đỉnh núi ở bên trên bắn tên xuống. Quân địch không sao trở tay được, đành phải tìm những khu núi hay tảng đá nào đó để ẩn núp. Không bao lâu, giáo chúng của Ngộ Xuân đuổi tới, vào gặp Vô Kỵ. Hai người cách biệt nhau đã lâu, bây giờ được tái ngộ, đều mừng rỡ vô cùng. Ngộ Xuân tính nóng như lửa, liền la lớn:- Mau dọn hết gỗ và đá ra, để ta xông vào chém sạch quân Thát Ðát.Từ Ðạt vừa cười vừa đỡ lời:- Trong thung lũng, không nước không gạo, chỉ trong ba bốn ngày là cùng, quân địch không chết khát cũng chết đói, việc gì chúng ta phải ra tay cho mệt xác.Ngộ Xuân vừa cười vừa nói tiếp:- Ðệ nhận thấy chính tay mình giết chúng vẫn sướng hơn. Tuổi y tuy lớn hơn Từ Ðạt, nhưng ngày thường vẫn phục trí của người họ Từ đó, nên y vẫn coi Từ Ðạt như huynh trưởng. Ðồng thời, y cũng thấy Vô Kỵ tán thành ý kiến của Từ Ðạt nên không nói tiếp nữa, liền đi chỉ huy bộ đội đuổi giết quân Nguyên ở bên ngoài đang chạy toán loạn. Vô Kỵ nhận lời Triệu Minh tha cho Vương Bảo Bảo, phái Ngô Kình Thảo dẫn anh em của bổn kỳ tiễn anh nàng đi ra ngoài xa năm mươi dặm. Triệu Minh cũng thân hành tiễn anh đi ra ngoài xa và cứ luôn miệng xin lỗi hoài.Vương Bảo Bảo không thèm nhìn nàng, và từ đầu chí cuối không thèm nói với nàng nửa lời. Nàng đành áy náy quay trở về. Tối hôm ấy ở trên núi thiếu Thất quần hùng ăn mừng thắng lợi. Bấy lâu nay quần hùng ở trên chùa Thiếu Lâm đều ăn mỡ chay, nay bỗng có rượu và thịt ai nấy đều khoái chí vô cùng. Từ Ðạt rót đầy một chén rượu, đem đến mời Vô Kỵ và nói:- Chúc mừng giáo chủ, mời giáo chủ uống cạn chén này.Vô Kỵ liền cầm lấy chén rượu đó uống cạn luôn.Từ Ðạt lại nói tiếp:- Ngày thường, thuộc hạ rất hâm mộ giáo chủ là người can đảm, võ công lại tuyệt luân, không ngờ giáo chủ dụng binh cũng thần diệu đến thế. Quả thật, phước cho bổn giáo và cũng may mắn cho chúng sinh.Vô Kỵ ha hả cười và đáp:- Từ đại ca, dừng khen ngợi tôi như thế, ngày hôm này đại thằng phần vì Từ, Thường hai vị đại ca tới một cách thần tốc, hai là nhờ có di thư của Nhạc Võ Mục chứ tiểu đệ không có công lao gì hết.Từ Ðạt ngạc nhiên hỏi:- Cái gì là di thư của Nhạc Võ Mục xin giáo chủ chỉ cho hay .Vô Kỵ móc túi lấy hai cuốn giấy mỏng ra, hai cuốn giấy này đã lấy được trong đao Ðồ Long. Chàng dở đến chỗ lính bị vây ở núi Ngưu Ðầu trong cuốn di thư rồi đưa cho Từ Ðạt xem. Từ Ðạt đỡ lấy khẽ đọc một lượt, vừa kinh hãi vừa thán phục, thở dài một tiếng mới nói tiếp:- Thần cơ của Võ Mục, quả thật người đời sau không thể sánh kịp, nếu Võ Mục còn sống ở trên thế gian này, thống lãnh hào kiệt ở Trung Nguyên, xua đuổi quân Thát Ðát ra khỏi bờ cõi về tới bãi sa mạc ở miền Bắc không khó khăn gì hết.Nói xong, y cung kính trao lại cuốn di thư đó cho Vô Kỵ.Vô Kỵ không dơ tay ra đỡ mà lại nói:- "Võ Lâm chí tôn, bảo đao Ðồ Long, hiệu lệnh thiên hạ, mặc cảm bất tòng" nhân nghĩa của mười sáu chữ đó mãi tới hôm nay ta mới hiểu rõ hết. Câu nói Võ lâm chí tôn, không phải nói bổn thân của thanh bảo đao mà chỉ di thư giấu ở bên trong. Vì dùng binh pháp đối địch thì thế nào cũng chiến thắng, như vậy mới đi tới chỗ hiệu lệnh thiên hạkhông ai dám không theo. Từ đại ca, tôi xin chuyển tặng đại ca cuốn di thư này, mong đại ca theo di chỉ của Võ Mục cướp lại sơn hà xã tắc của chúng ta, đánh thẳng tới Mông Cổ.Từ Ðạt cả kinh vội đáp:- Thuộc hạ có tài đức gì đâu mà nhận món quà hậu hĩ này của giáo chủ ban cho.Vô Kỵ lại nói tiếp:- Từ đại ca, không nên từ chối, vì chúng sinh của thiên hạ mà tôi tặng cuốn di thư này cho đại ca đấy.Từ Ðạt đỡ lấy cuốn binh thư, tay run cầm cập. Vô Kỵ lại nói tiếp:- Trong lời đồn đại của võ lâm còn có câ u nữa là "ỷ thiên bất xuất thùy nhữ tranh phong". Hiện giờ thanh ỷ Thiên kiếm bị chặt gẫy làm đôi, nhưng sau này nối liền được, cuốn giấy giấu trong thanh kiếm là một cuốn võ công bí kíp rất lợi hại, bây giờ tôi đã hiểu rõ những câu đó rồi. Binh thư là dùng để xua đuổi quân Thát Ðát, nhưng có người nào cầm binh quyền mà tác oai tác phúc, lấy bạo lực thay đổi bạo lực thỡ dân chúng trên thế gian sẽ chịu cực khổ biết bao. Nếu quả thực như vậy, thế nào cũng có một vị anh hùng, tay cầm ỷ Thiên kiếm tới lấy đầu bạo quân đó. Ngườøi thống lãnh trăm vạn hùng binh, dù quyền của y có thể lật đổ thiên hạ, nhưng chưa chắc đã chịu nổi cái chém của ỷ Thiên kiếm. Từ đại ca, xin nhớ kỹ lời nói của tôi.Từ Ðạt nghe nói, mồ hôi ướt đẫm, không dám từ chối nữa và nói tiếp:- Thuộc ha xin tuân lệnh chỉ của giáo chủ.Nói xong, liền cung kính để cuốn di thư của Võ Mục lên trên bàn, vái bốn lạy rồi lại bái lạy Vô Kỵ đã tặng di thư cho mình. Sau đó, quả nhiên Từ Ðạt dụng binh như thần, đánh bại quân Nguyên, đuổi ra hẳn ngoài quan ngoại, oai trấn phía Bắc sa mạc Tây Bá Lợi á, kiến lập đại công nhất thời. Từ đó trở đi, anh hùng ở trung nguyên đều hưng tâm phò Minh giáo, hiệu lệnh của Vô Kỵ đi tới đâu, ai nấy đều răm rắp tuân theo. Từ khi Minh giáo sáng lập tới giờ, mấy trăm năm liền đều bị người đời khinh thường là một tà giáo yêu ma, dâm tà. Không ngờ, trải qua đại biến long trời đất lở này, Minh giáo trở nên giáo phái đứng đầu quần hùng ở Trung nguyên và gây nên sự nghiệp lớn lao cho con cháu người Hán sau này. Tuy Chu Nguyên Chương thay lòng đổi dạ, liên tiếp giở gian mưu để cướp ngôi báu, nhưng những người giúp y đều là của Minh giáo hết, quốc hiệu y cũng dùng chữ Minh để xưng tôn và triều đình Minh từ Chu Nguyên Chương cho tới vua Sùng Chính, tất cả thống trị được hai trăm bảy mươi bảy nămTối hôm đó, quần hùng vui vẻ nhậu nhẹt thâu đêm suốt sáng ai nấy đều no say mới thôi. Trưa hôm sau, quần hùng lần lượt cáo từ Không Văn, Không Trí hai người. Vô Kỵ thấy đệ tử của phái Nga Mi hầu như tan rã , cũng phải thương tiếc giùm. Chàng lại thấy Thanh Thư nằm trong cáng, không biết sống chết ra sao liền tới gần và nói với Tĩnh Tuệ rằng:- Tôi thử xem vết thương của Tống đại ca.Tĩnh Tuệ lạnh lùng đáp:- Thôi đừng có từ bi giả, làm bộ mèo khóc chuột như thế.Chu Ðiên đứng cạnh đó không sao nhịn được liền lên tiếng mắng chửi:- Vì nể tình nghĩa xưa với người chưởng môn của các ngươi, giáo chủ chúng ta mới nghĩ cách chữa thương cho y, sự thật tên này phản thầy, lừa bạn như thế, ai cũng có quyền giết hết. Ác ni cô này còn nói lôi thôi thế làm chi?Tĩnh Tuệ đang định cãi lại, nhưng y thị thấy Chu Ðiên giận dữ, hung ác, y thị chỉ sợ đối phương bướng bỉnh không nói lý lẽ gỡ hết mà ra tay đánh đập mình thật, thì bị thiệt thòi ngay, nên có nén giận, cười nhạt nói tiếp:- Phái Nga Mi này, người trưởng môn tương truyền cho nhau đều lựa chọn những thiếu nữ trong sạch, đứng đắn, nếu Chu trưởng môn không phải khuê nữ trong sạch, đứng đắn thì khi nào lại được làm trưởng môn của bản phái. Hừ có đồ gian nhân Tống Thanh Thử này ở bổn phái cũng chỉ làm nhục nhã tên tuổi của trưởng môn.Nói tới đó, ni cô quay lại bảo hai đệ tử khiêng cáng của phái Nga Mi rằng:- Lý sư điệt, Long sư điệt hai người đem tên này trao trả cho phái Võ Ðang đi.Hai tên đệ tử vâng lời Tĩnh Tuệ, khiêng cáng đó đem tới trước mặt Liên Châu đặt xuống rồi đi luôn. Mọi người thấy vậy đều giật mình kinh hãi. Liên Châu hỏi:- Cái... cái gì thế? Y không phải là chồng của trưởng môn các người hay sao?Tĩnh Tuệ hậm hực đáp:- Hừ, người trưởng môn của chúng ta có bao giờ thèm coi y vào đâu? Chẳng qua muốn dùng y để chọc tức tiểu tử Trương Vô Kỵ đã thay lòng đổi dạ, đang làm lễ tơ hồng bỏ đi để rửa lại mối hận xưa mà trưởng môn của chúng ta bị xấu hổ trước mặt quần hùng, nên mới lừa dối tiểu tử này, nhận làm chồng đó thôi. Ngờ đâu, hừ hừ, sớm biết thế này, người trưởng môn của chúng ta hà tất phải mang tiếng xấu xa như thế? Hiện giờ, trưởng môn của chúng ta...Vô Kỵ đứng cạnh đó nghe nói, ngẩn người ra, không sao nhịn được, liền lên tiếng hỏi:- Sư thái nói Tống phu nhân... nàng... sự thật không phải là Tống phu nhân phải không?Tĩnh Tuệ quay mặt đi, lầm bầm đáp:- Ta không thèm nói chuyện với ngươi.Ðang lúc ấy, Thanh Thư nằm trên cáng trở mình một cái, rên rỉ mất tiếng rồi hỏi:- Giết chưa... đã giết được Trương Vô Kỵ chưa?Tĩnh Tuệ cười nhạt đáp:- Ðừng có nằm mơ nữa, chết đến nơi rồi mà cũng còn muốn...Lợi Hanh thấy Tĩnh Tuệ vẻ mặt hậm hực nói không rõ, khẽ hỏi một đệ tử của phái Nga Mi rằng:- Lý sư muội, câu chuyện đầu đuôi ra sao?Lý Minh Hà này, tuổi trạc trung niên, năm xưa là bạn thân của Kỷ Hiểu Phù, nghe thấy Lợi Hanh hỏi, ngẫm nghĩ giây lát rồi hỏi lại Tĩnh Tuệ:- Tĩnh Tuệ sư tỷ, Hân lục hiệp không phải là người ngoài, cho phép tiểu muội nói rõ sự thể cho lục hiệp nghe nhé?Tĩnh Tuệ đáp:- Cái gì mà người ngoài mới cha người ngoài, không phải người ngoài cũng nói và người ngoài lại càng cần phải nói rõ cho họ biết là Chu trưởng môn của chúng ta vẫn còn trinh bạch, không có gì với tên gian đồ họ Tống hết. Các người có trông thấy hạt Thủ Cung Sa ở trên cánh tay của người trưởng môn không? Việc này cần phải nói rõ cho tất cả thiên hạvõ lâm đồng đạo hay để khỏi làm hû hết luật lệ hàng trăm năm nay của phái Nga Mi chúng ta.Lợi Hanh nghĩ thầm:- Ðầu óc của Tĩnh Tuệ sư thái hàm hồ lắm, ăn nói điên điên, đảo đảo, chả biết thực hư ra sao?Nghĩ đoạn, chàng hỏi Minh Hà tiếp:- Nếu vậy, xin Lý sư muội cho tôi hay tại sao sư điệt của tôi lại gia nhập quý phái, chẳng hay y có liên can gì với quý trưởng môn để tôi được biết rõ về thưa cùng gia sư, vì việc này có liên can đến quý phái và bổn phái, mong đừng có tổn thương hòa khí của đôi bên.Minh Hà thở dài một tiếng rồi nói:- Tống thiếu hiệp, nhân phẩm với võ công như vậy thật là một nhân vật hiếm có trong võ lâm, nhưng chỉ vì si tình mà lỡ sa bước vào chốn nghiệp chướng. Hình như người trưởng môn của chúng tôi đã nhận lời với Thiếu hiệp là khi nào giết được Trương Vô Kỵ, rửa được hết sỉ nhục đào hôn năm xưa, sẽ lấy chàng liền. Vì thế chàng mới cam tâm gia nhập bổn phái và học hỏi được ít võ công kỳ diệu của người trưởng môn chúng tôi. Ngày nọ, ở trên đại hội anh hùng, người trưởng môn đột nhiên tự nhận mình là Tống phu nhân, nói là vợ của Tống thiếu hiệp, lúc ấy nam nữ đệ tử của bổn phái đều kinh ngạc hết sức. Ngày hôm đó, người trưởng môn của chúng tôi, oai trấn quần hùng chế phục các môn phái...Chu Ðiên đột nhiên xen lời nói:- Ðó là Trương giáo chủ cố ý nhường nhịn cho, đừng có nói dóc nữa.Lý Minh Hà không thèm trả lời Chu Ðiên lại nói tiếp:- Các đệ tử của bổn phái tuy rất mừng rỡ, nhưng đến tối hôm đó, mọi người vẫn hỏi tại sao lại nhận là Tống phu nhân như thế. Người trưởng môn liền giơ cánh tay trái ra, nghiêm nghị nói với mọi người. Mọi người quây quần lại xem thấy Hạt thủ cung sa ở trên cánh tay của nàng vẫn còn đỏ như xưa. Quả nhiên, nàng vẫn còn là gái đồng trinh biết giữ lễ nghi. Người trưởng môn lại nói tiếp: "Sở dĩ tôi tự xưng là Tống phu nhân đó là một thủ đoạn, tôi tạm đem xử dụng để trêu tức tiểu tử Trương Vô Kỵ khiến y mất tinh thần. Như vậy khi tỷ thí võ công mới thừa cơ thắng y được. Võ công của tiểu tử tuyệt luân, tôi địch không nổi y đâu, vì thanh danh của bổn phái mà tôi phải hy sinh danh dự cá nhân tôi" .Minh Hà nói nhử vậy, có ý là muốn cho tất cả mọi người nghe rõ, nữ ni lại nói tiếp:- Tất cả nam nữ đệ tử của bổn phái, nếu người nào chưa xuất gia đi tu thì được tự do hôn thú, không bị cấm đoán gì hết. Nhưng từ Quách tổ sư, vị tổ sư sáng lập bổn phái đến giờ, những võ công thật cao siêu chỉ được truyền thụ cho những người nào hãy còn là gái trinh, đến lúc nữ đệ tử bái sư, sư phụ đều điểm một hạt Thủ Cung Sa lên trên cánh tay của chúng tôi. Mỗi năm đến ngày giỗ Quách tổ sư, tiên sư đều khám xét hạt thủ cung sa của mỗi đệ tử. Kỷ sử tỷ... cũng vì thế...Nói tới đó, ni cô ấp úng một hồi rồi không nói tiếp nữa, tuy nữ ni này, hai mái tóc đã hoa râm, lấy chồng để con cái rồi, nhưng nói chuyện nam nữ phòng the là không tiện nói ra miệng. Nhưng Lợi Hanh các người đều hiểu rõ hết, biết Minh Hà muốn nói năm xưa Hiểu Phù bị Dương Tiêu quyến rũ nên mới thất thân. Hạt thủ cung sa đã biến mất, vì vậy Diệt Tuyệt sư thái mới phát giác. Lợi Hanh với Bất Hối sau khi kết hôn, hai vợ chồng rất mực thương yêu nhau. Nhưng lúc này, nghĩ đến Kỷ Hiểu Phù chàng cũng rầu rĩ thầm nên lén đưa mắt liếc nhìn Dương Tiêu một cái. Chàng thấy người cha vợ nước mắt đã ràn rụa và vội vã quay đầu đi ngay. Minh Hà lại tiếp:- Hân lục hiệp, người trưởng môn chúng tôi chỉ định tâm trêu tức Trương giáo chủ của Minh giáo, lại vừa gặp Tống thiếu hiệp, nên bên trong mới xảy ra nhiều chuyện lôi thôi rắc rối, chỉ mong Tống thiếu hiệp chóng lành mạnh và mong Hân Lục hiệp nói với Trương chân nhân và Tống đại hiệp để quý phái với Nga Mi chúng tôi khỏi có sự hiềm khích với nhau.Lợi Hanh gật đầu đáp:- Phải, nên làm thế, sư điệt của chúng tôi đại nghịch vô đạo y chết cũng không đáng tiếc chút nào, quả thật y làm nhục cho bổn phái rất nhiều, tôi cũng mong y chết sớm ngày nào thì sạch sẽ ngày đó.Lợi Hanh là người rất dễ tính, nhưng chàng nghĩ đến tội của Thanh Thư đã giết chết Mạc Thanh Cốc thì lại đau đớn và tức giận khôn tả. Ðang lúc ấy, bỗng nghe đằng xa có tiếng kêu la thất thanh vọng tới hình như là tiếng kêu của Chỉ Nhược, trong tiếng kêu đó có chứa đầy sự kinh hoảng, có lẽ nàng đang gặp phải những biến cố gỡ rất hung hiểm vậy. Mọi người nghe thấy tiếng kêu đều rùng mình king hoảng. Ðang lúc ban ngày ban mặt, trước sau tả hữu đều có người đông kịt, nhưng tiếng kêu la đó vọng tới không khác gỡ ác quỉ xuất hiện vậy, mọi người đều rùng mì, quay đầu lại nhìn về phía có tiếng kêu la. Vô Kỵ khinh công cao siêu hơn hết nên chạy rất nhanh, chàng chỉ sợ Chỉ Nhược gặp kẻ địch lợi hại, hoặc là mãnh thú ác độc gì đó, nên chàng chỉ nhảy nhót mấy cái đã xuyên qua mảnh rừng, liền thấy một cái bóng xanh đang chạy rất nhanh tới, người đó chính là Chỉ Nhược. Chàng vội chạy nhanh lên đón và hỏi:- Chỉ Nhược, làm sao thế?Chỉ Nhược mặt đầy vẻ hoảng sợ, mồm thì kêu la:- Ma, có ma đuổi tôi...Nàng vừa thấy Vô Kỵ liền nhảy lại, ngã luôn vào người chàng chân tay vẫn còn run rẩy. Vô Kỵ thấy nàng hoảng sợ đến mất hồn vía như thế, cũng không nghĩ đến tai tiếng gì cả, khẽ vỗ vai nàng một cái an ủi và nói tiếp:- Ðừng sợ, đừng sợ, làm gì có ma nào, chẳng hay Chỉ Nhược trông thấy gì thế?Chàng thấy quần áo của Chỉ Nhược bị gai góc móc rách tả tơi, mặt mũi chân tay cũng bị xây xát có máu tươi rỉ ra, nưa chiếc tay áo cũng bị móc rách và rơi ra mất, lộ cánh tay trắng tuyết ra, trên cánh tay quả thực có một chấm đỏ như san hô, như hồng ngọc chính là Hạt thủ cung sa của gái trinh. Hồi nãy, chàng nghe thấy Tĩnh Tuệ và Minh Hà nói hãy còn bán tín bán nghi, bây giờ chính mắt chàng trông thấy hạt thủ cung sa đó rồi, trong đầu óc chàng nảy ra nhiều chuyện như sau:- Trước kia nàng cho hay lúc bị giam giữ trong Cái Bang đã thất thân với Thanh Thư, trong bụng đã có thai, lúc ấy ta có thăm mạch nàng rồi nhưng không thấy có vẻ gì là người có thai hết, lúc ấy ta lại tưởng ta thăm mạch sai, nếu vậy nàng có ý đánh lừa ta, và việc nàng lấy Thanh Thư làm chồng... cũng đều là chuyện giả dối hết . Nghĩ tới đó, chàng nghĩ lại:- Vô Kỵ ơi Vô Kỵ, Chu cô nương là kẻ thù lớn giết chết biểu muội của ngươi, dù nàng có là gái trinh hay là vợ của người khác cũng có liên quan gìõ đến ngươi đâu.Nhưng chàng thấy Chỉ Nhược sợ hãi quá đỗi nên không thể nhẫn tâm đẩy nàng ra. Chỉ Nhược phục ở trong lòng chàng, cảm thấy những bắp thịt trên ngực chàng rất cứng rắn, lại ngửi thấy hơi đàn ông, dần dần mới bình tĩnh lại và hỏi:- Vô Kỵ đại ca, có phải đại ca đấy không?- Phải, tôi đây, Chỉ Nhược trông thấy gì thế, sao lại sợ hãi như vậy?Thấy Vô Kỵ hỏi như vậy, Chỉ Nhược lại đột nhiên kinh hoàng oà lên khóc, nước mắt tuôn ra như mưa và gục lên trên vai chàng nức nở khóc hoài. Lúc ấy, Dương Tiêu, Nhất Tiếu, Tĩnh Tuệ, Lợi Hanh các người đã tới, thấy tình cảnh hai người như vậy đưa mắt nhìn nhau, rồi lẳng lặng rút lui luôn; trong lòng các người của Minh giáo, Võ Ðang và Nga Mi đều mong Chỉ Nhược với Vô Kỵ làm lành với nhau rồi kết thành vợ chồng. Sở dĩ các người không muốn chàng lấy Triệu Minh vì nhớ đến hồi đối địch với Triệu Minh bị nàng ta giam giữ như thế nào, nên mối thù ấy ai nấy còn nhớ hoài, hơn nữa Triệu Minh là người Mông Cổ và lại là quận chúa, nếu Vô Kỵ lấy nàng ta làm vợ chỉ sợ ảnh hưởng đến việc phục hưng. Chỉ Nhược khóc một hồi rồi bỗng hỏi:- Vô Kỵ đại ca, có người đuổi theo đấy không?Vô Kỵ đáp:- Không có ai đuổi theo cả, có phải Huyền Minh nhị lão đấy không?Chỉ Nhược đáp:- Không phải, đại ca đã trông thấy rõ, không có người đuổi theo đấy chứ? Không, không phải người... không có gì đuổi theo tôi hay sao?Vô Kỵ mỉm cười nói tiếp:- Ban ngày ban mặt, sao tôi không trông thấy rõ được, quả thực không có gì hết.Chàng dịu giọng nói tiếp:- Chỉ Nhược, mấy ngày hôm nay Chỉ Nhược dùng sức quá độ, quả thực mệt mỏi, chắc thế nào cũng nhức đầu, hoa mắt trông gà mà hoá cuốc chăng?- Không khi nào, tôi đã thấy y ba lần, ba lần liên tiếp.Giọng nói của nàng vẫn còn run lẩy bẩy, hình như nàng vẫn chưa hết sợ. Vô Kỵ lại hỏi:- Chỉ Nhược thấy gì mà liên tiếp ba lần như thế?Chỉ Nhược vịn vai Vô Kỵ từ từ đứng dậy, người vẫn còn lảo đảo, rồi đầu nhìn về phía sau một cái như nàng cố gắng lắm mới dám quay đầu nhìn như vậy. Nhìn xong, nàng vội quay lại nhìn Vô Kỵ, thấy chàng âu yếm và quan tâm đến mình như vậy, lại đau đớn thêm, uể oải ngồi xuống đất rồi nói tiếp:- Vô Kỵ đại ca, tôi... đã lừa dối đại ca, chính tôi đã lấy trộm ỷ Thiên Kiếm và đao Ðồ Long... Tôi đã giết chết Hân cô nương... Tôi đã ra tay điểm huyệt Tạ đại hiệp... Tôi... không lấy Thanh Thư đâu, sự thực từ trước tới sau tôi chỉ vẫn yêu có một mình đại ca thôi.Vô Kỵ thở dài một tiếng rồi đáp:- Những việc đó tôi đã biết hết rồi... Hà tất... Chỉ Nhược phải làm như thế.Chỉ Nhược khóc lóc đáp:- Ðại ca quên những lời của sư phụ tôi dặn bảo tôi ở trên hoàng Tháp trong chùa Vạn Pháp hay sao? Sư phụ tôi đã cho tôi biết hết những bí mật trong Ðồ Long đao và Ỷ Thiên kiếm, bắt tôi phải thề độc lấy trộm cho được bảo đao và bảo kiếm làm rạng rỡ phái Nga Mi, lại còn bắt thề độc giả bộ âu yếm với đại ca nhưng không được yêu thực...Vô Kỵ khẽ vuốt cánh tay Chỉ Nhược, nghĩ đến chuyện năm xưa, chính chàng đãø trông thấy Diệt Tuyệt Sư thái dùng chưởng đánh chết Kỷ Hiểu Phù, lại thấy sư thái thề tiêu diệt hết Minh giáo ở trong bãi sa mạc, lại thấy sư thái tay cầm ỷ Thiên kiếm chém loạn xạ giáo chúng của Minh giáo, sau đến chùa Vạn Pháp y ở trên cao nhảy xuống, sư thái đành chịu chết chứ không chịu nhờ sự cứu giúp của chàng, như vậy đủ thấy sư thái oán độc Minh giáo biết bao, nếu Chỉ Nhược đãø thừa hưởng y bát của sư thái thì phải chịu nhận di mệnh của nữ ni đó, như vậy, những hành vi độc ác của Chỉ Nhược làm ra là do sư phụ nàng dặn bảo cũng nên. Vô Kỵ là người rất dễ lượng thứ, những chuyện lầm lỡ của người ngoài và xưa nay cũng không thù hằn ai lâu cả, chàng lại nghĩ đến hai ông già cao lùn của phái Hoa Sơn liên tay với vợ chồng Hà Thái Xung ác chiến vơí mình ở trên Quang Minh đỉnh ngày nọ, nếu lúc ấy không được Chỉ Nhược ở bên cạnh chỉ điểm cho thì mình đã chết bởi bốn tay cao thủ nọ rồi. Lúc này, chàng thấy Chỉ Nhược yếu ớt, ẻo lả nằm phủ trong lòng mình, động lòng thương xót, với giọng dịu dàng hỏi tiếp:- Chẳng hay Chỉ Nhược trông thấy gì thế? Tại sao lại sợ hãi như vậy?Chỉ Nhược bỗng nhảy phắt lên nói:- Tôi không nói, chính là oan hồn nọ đã theo tôi, tôi làm nhiều việc ác, tất nhiên phải bị người ta trả thù như vậy, ngày hôm nay, tôi đã nói hết cho đại ca nghe rồi, tôi chả sống được lâu nữa đâu...Nói xong, nàng ôm mặt chạy luôn và chạy thẳng xuống chân núi Thiếu Thất. Vô Kỵ đứng ngẩn người ra nghĩ thầm:- Cái gì oan hồn theo dõi tôi? Chẳng lẽ bang chúng của Cái Bang phục thù giả bộ ma quỉ doạ nạt chăng?Thế rồi chàng từ từ theo sau chỉ thấy Chỉ Nhược chạy vào trong đám đệ tử của phái Nga Mi. Minh Hà vội lấy cái áo ngoài khoác vào người cho nàng. Không hiểu nàng dặn bảo cái gì, các nam nữ đệ tử đều rùng mình tuân nghe. Vô Kỵ đang đứng ngẩn người ra nhìn thì Dương Tiêu đưa thanh Ỷ Thiên kiếm cho chàng và nói:- Giáo chủ, chúng ta trao trao thanh kiếm này lại cho phái Nga Mi nhé?Vô Kỵ gật đầu. Dương Tiêu liền cầm lấy thanh kiếm đó, dùng hai tay bưng đem sang trả cho phái Nga Mi. Lúc ấy, quần hùng lại rút lui thêm một nhóm người nữa. Không Văn, Không Trí vội tiễn biệt. Vô Kỵ thấy vậy liền nói:- Chúng ta cũng nên đi thôi.Chàng thấy Chỉ Nhược đi tới trước mặt Không Văn khẽ nói mấy lời, người trưởng môn phái Thiếu Lâm liền biến sắc mặt rồi lại lắc đầu tỏ vẻ không tin. Chỉ Nhược lại nói thêm, rồi bỗng quỳ ngay xuống chắp tay lạy, mồm lẩm bẩm khấn. Không Văn thái độ rất trang nghiêm, mồm niệm phật kệ. Chu Ðiên thấy vậy liền lên tiếng nói:- Thế thì lạ thật, Giáo chủ, việc này giáo chủ phải ra tay ngăn cản mới được.Vô Kỵ liền hỏi:- Ngăn cản cái gì?Chu Ðiên nói tiếp:- Chu cô nương định xuất giá tu hành, nàng... nàng đã vào cửa phật thì giáo chủ nguy tai.Dương Tiêu cười nhạt xen lời:- Chu cô nương đi tu thì cũng chỉ làm ni cô thôi, chớ làm sư bà sao được, và có khi nào nàng lại vái hòa thượng Thiếu Lâm làm sư phụ như thế?Chu Ðiên giơ tay lên đánh mạnh và trán một cái rồi lẩm bẩm tự nói:- Phải đấy, phải đấy. Chu Ðiên hồ đồ thực. Chu cô nương yêu cầu Không Văn đại sư việc gì đấy chứ, chớ có phải xin làm môn đệ đó đâu? Nhưng một người là trưởng môn của phái Thiếu Lâm, một người là trưởng môn của phái Nga Mi, đáng lẽ phải ngang vai nhau mới phải, tại sao Chu cô nương lại quỳ lạy như thế?Mọi người thấy Chỉ Nhược đứng dậy, mặt có vẻ an ủi. Vô Kỵ thở dài và nói:- Việc riêng của người ta, chúng ta can thiệp làm chi.Chàng quay đầu lại nói với Triệu Minh rằng:- Minh muội, chúng ta đi thôi.Ngờ đâu, chàng quay đầu lại đã không thấy Triệu Minh đâu hết. Mấy ngày gần đây lúc nào Triệu Minh cũng ở gần chàng, hai người như hình với bóng, bây giờ chàng bỗng không trông thấy nàng đâu liền giật mình kinh hoảng vội hỏi:- Triệu cô nương đâu?Chàng hoảng sợ vô cùng nghĩ thầm:- Nguy tai, có lẽ lúc Chỉ Nhược nằm phục trong lòng ta Minh muội đã trông thấy, tưởng ta lại nổi tình xưa vì vậy mà bỏ ta đi cũng nên? Chàng vội phái người đi tìm tứ phía. Hạ Diệm, trưởng kỳ sứ của Liệt Hỏa Kỳ liền nói:- Thưa giáo chủ, thuộc hạ thấy Triệu cô nương xuống núi rồi.Vô Kỵ rầu rĩ vô cùng, nghĩ tiếp:- Minh muội đã hy sinh hết thảy theo ta, trải qua bao nhiêu hoạn nạn khi nào ta lại phụ nàng .Nghĩ đoạn chàng liền nói với Dương Tiêu rằng:- Dương tả sứ, làm ơn xử lý hộ tôi những việc tại đâ y, tôi phải đi trước.Thế rồi, chàng từ biệt Không Văn, Không Trí rồi lại từ biệt Liên Châu, Tòng Khê các người, song lại nói với Chỉ Nhược rằng:- Chỉ Nhược cẩn thận bảo vệ thân thể chúng ta sẽ tái ngộ sau này.Chỉ Nhược cúi đầu xuống, không trả lời nhưng khẽ gật đầu mấy cái, nước mắt nhỏ ròng xuống đất. Vô Kỵ liền giở khinh công ra chạy thẳng xuống núi, từ trên núi tới mấy dặm đường đều là những anh hùng của các môn phái vừa từ biệt ở chùa Thiếu Lâm ra về, chàng không muốn làm phiền các người thấy mình phải chào, nên khi đi qua cạnh những người đó, chàng giở hết tốc lực ra, nên những người kia chỉ thấy cái bóng thoáng qua thôi chứ không nhận ra chàng được. Chàng một hơi đuổi theo hơn ba mươi dặm đường những không thấy tung tích Triệu Minh đâu cả. Trời sắp tối, người đi đã thưa thớt, chàng bỗng nghĩ:- Minh muội là người đa mưu lắm kế, nàng đãø định tránh ta, có lẽ không đi theo đại lộ cũng nên, nếu nàng đi theo đường này với khinh công của ta nhanh như vậy, dù nàng đi sớm đến đâu, ta cũng đuổi theo kịp, chẳng lẽ nàng vẫn còn trong núi Thiếu Thất chờ ta đi khỏi nàng mới dùng đường khác ra đi .Chàng nóng lòng như thiêu, quên ca ûđói bụng, chạy đi chạy lại quanh dãy núi, thỉnh thoảng nhảy lên đỉnh đồi hoặc trên ngọn cây ngắm nhìn chung quanh, rồi lại quay trở về phía sau núi Thiếu Thất, vẫn không thấy nàng ta đâu cả, liền nghĩ tiếp:- Dù sao, ta cũng không ngãø lòng, nếu có phải đi tới chân trời góc biển, ta cũng phải tìm ra cho nàng .Nghĩ như vậy chàng mới thảnh thơi phần nào. Chàng thấy núi ở phía Ðông Bắc có hai cây táo mọc đối diện nhau, liền nhảy xuống đi tới cây đó, trừlên một cành lá rậm rạp ngả lưng ra ngủ. Chàng đi suốt ngày như vậy, chân tay mình mẩy đã mỏi mệt, nên vừa nằm xuống đã ngủ say ngay. Ngủ đến nửa đêm, chàng bỗng nghe thấy chỗ cách mình ngủ chừng mấy chục trượng, có tiếng chân đi rất khẽ, thoạt nhiên chàng tưởng người có võ công cao siêu, liền thức tỉnh ngay, nhưng người vẫn không cử động. Chàng mở mắt ra nhìn thấy dưới ánh trăng sáng có một người đang tiến đi rất nhanh về phía Nam. Chàng thấy hình của người đó rất mảnh khảnh và ẻo lả, đúng là thân hình của một thiếu nữ. Chàng cả mừng suýt tí nữa thì thất thanh gọi Minh muội thành tiếng, nhưng chàng đã nhận thấy không đúng vì thân hình của thiếu nữnày cao hơn Triệu Minh một chút, khinh công thân pháp cũng khác hẳn, khinh công của nàng này hơn Triệu Minh nhiều, nhưng kém Chỉ Nhược một chút. Lòng hiếu kỳ thúc đẩy, chàng lại nghĩ thầm:- Một thiếu nữ đi một mình trong đêm khuya như vậy làm chi? Ðáng lẽ việc này không liên can gỡ đến chàng, chàng định không nhòm ngó vào việc riêng của người ta nhưng bỗng nghĩ lại:- Chưa biết chừng theo dõi thiếu nữ này mà tìm được tung tích của Minh muội cũng nên, nếu quả thực nàng không có liên quan gì đến Minh muội thỡ ta lẳng lặng đi luôn cũng không sao, chứ ta không nên bỏ lỡ bất cứ một manh mối nào .Thế rồi, chàng nhẹ nhàng nhảy xuống bên dưới. Chàng sợ bị thiếu nữ kia hay biết nên đi cách nàng ta rất xa, vì chàng sợ đêm khuya theo dõi một thiếu nữ không quen biết, thế nào cũng bị người ta nghi ngờ có manh tâm gì đây. Chàng thấy thiếu nữ đó ăn mặc quần áo đen, đi thẳng về chùa Thiếu Lâm. Chàng nhận ra được hướng đi của nàng liền nghĩ thầm:- Nàng ta đi lên chùa Thiếu Lâm, dù không có liên can đến Minh muội cũng có mưu mô gì liên can tói võ lâm đây, ta được anh hùng thiên hạbầu làm Minh chủ, nếu nàng định làm điều gìất lợi cho phái Thiếu Lâm thì việc này thế nào ta cũng phải can thiệp vào .Nghĩ đoạn, chàng ngưng bước lắng tai nghe, thấy bốn bề không một bóng người, biết thiếu nư õấy không có ai đi theo hỗ trợ nên trong lòng lại càng yên tâm thêm. Ði được hơn một canh giờ nữa, trước sau chàng đều không thấy thiếu nữ quay đầu lại. Chàng nhìn theo sau lưng nàng ta thấy có vẻ quen thuộc lắm, hình như đã gặp ở đâu rồi thì phải, liền nghĩ thầm:- Chẳng lẽ nàng ta là Võ Thanh cô nương? Hay là Ðinh Mẫn Quân của phái Nga Mi?Nhưng khi chàng nhin kỹ lại thì không giống hai người đó. Ði được mấy dặm nữa đã trông thấy chùa Thiếu Lâm rồi, thiếu nữ ấy liền đi qua một cái đèo, tới cạnh chùa Thiếu Lâm, chàng thấy nàng giảm bớt tốc lực, không đi nhanh như trửớc, hiển nhiên nàng ta biết trong chùa Thiếu Lâm có rất nhiều tay cao thủ sợ bị người ta trông thấy tung tích của nàng. Bỗng nghe thấy có tiếng khánh nổi lên ở trong đại điện chùa Thiếu Lâm vọng ra. Tiếp theo có tiếng tụng kinh một lúc. Vô Kỵ ngạc nhiên vô cùng, liền nghĩ thầm:- Sao đêm khuya canh vắng thế này, hòa thượng chùa Thiếu Lâm lại tụ họp trên đại điện tung kinh như thế? Chẳng lẽ, đang làm một pháp sự gì rất quan trọng chăng? Thiếu nữ nọ nghe thấy tiếng tụng kinh càng đi chậm thêm, rồi tiến tới cạnh đại điện. Bỗng nghe thấy tiếng chân rất nhẹ vọng tới, thiếu nữ đó liền nằm phục xuống đồng cỏ. Tiếp theo có bốn hòa thượng của chùa Thiếu Lâm, tay cầm thuyền trượng và giới đao canh tuần đi tới. Thì ra, dù đại hội anh hùng đều giải tán, nhưng trong chùa vẫn nghiêm mật giới bị, và đề phòng có kẻ địch tới xâm phạm.Thiếu nữ đó chờ bốn hòa thượng đi khỏi, liền tung mình nhảy một cái tới cạnh cửa sổ dài ngoài điện. Cái nhảy của nàng ta nhẹ nhàng khôn tả, khinh công của nàng đã luyện tới mức đệ nhất của võ lâm. Vô Kỵ thấy nàng ta không đem theo khí giới mà một thân một mình tới đây như vậy nàng không phải tới chùa Thiếu Lâm sinh sự. Chàng muốn xem rõ mặt nàng ta, để xem có phải là người quen mình không? Thế rồi chàng vòng ra sau người nàng, đi chéo lên trên Tây Bắc của đại điện. Lúc này, chàng tự biết hành động của mình như thế là không đẹp, nếu bị thiếu nữ phát giác còn khá, chứ bị hòa thượng Thiếu Lâm biết, với thân phận của mình mà đêm khuya tới chùa do thám, dù đối phương có giả bộ không hay biết, mình cũng cảm thấy mất hết sĩ diện. Cho nên chàng hết sức cẩn thận, nhất cử nhất động đều nhẹ hơn mèo rình chuột. Lúc ấy, tiếng tụng kinh ở trong điện lại nổi lên, chàng đưa mắt ngó qua khe cưa sổ, nhìn vào bên trong, thấy mấy trăm hòa thượng đang chỉnh tề ngồi xếp bằng tròn trên bồ đoàn thảm. Người nào người nấy, mặc áo vàng, ngoài khoác áo cà sa đại hồng, viền kim tuyến, có người chắp tay lại, mồm khẽ tụng niệm. Thì ra họ đang làm pháp sự siêu độ vong hồn những anh hùng đại hội. Không Văn đại sư đứng trước bàn thờ, thân tự là chủ tế, người đứng bên phải của hòa thượng là một thiếu nữ. Vô Kỵ nhìn kỹ liền giật mình kinh hãi, thỡ ra người đó là Chu Chỉ Nhược. Vô Kỵ trông thấy được nửa mặt nàng thôi, thấy thần sắc của nàng có vẻ không yên, mày cau lại, như đang lo âu việc gì. Chàng nghĩ thầm:- Phải rồi, ngày hôm nay Chỉ Nhược quỳ xuống lạy Không Văn phương trượng là muốn cầu xin ông ta làm pháp sư siêu độ, chắc nàng đã xám hối những hành vi đã làm nhiều người chết oan, chết uổng. Chàng nhìn lên bàn thờ, thấy ở giữa có một bài vị, trên có viết bảy chữ: "Nữ hiệp Hân Ly chi linh vị", Vô Kỵ đau lòng vô cùng nghĩ đến thân thể của người em họ mình thảm khốc biết bao. Nàng thương yêu mình nhử vậy mà chết một cách tội nghiệp như thế, chàng không sao cầm lệ được. Trong tiếng chuông, khánh và mõ, Chỉ Nhược quỳ xuống vái lậy, mồm lẩm bẩm khấn. Vô Kỵ văng vẳng nghe thấy "Hân cô nương... cô ở trên trời... yên nghỉ... đừng có quấy nhiễu tôi nữa..." Chàng vịn tay vào vách, đầu óc bối rối và nghĩ thầm:- Biểu muội mình bị chết dưới kiếm của nàng, tất nhiên là đau khổ rồi, nhưng nội tâm của nàng bị dày vò và cắn rứt như thế, có lẽ cũng đau khổ không kém gì biểu muội ta". Nghĩ tới đó, chàng nhớ lại mấy câu ca của Minh giáo tụng ở trên Quang Minh Sống cũng không lấy gì làm vui, chết cũng không lấy gì làm khổ, người đời thương ta, lo âu hoạn nạn, quả thực quá nhiều . Chỉ Nhược từ từ đứng dậy, hơi né mình một cái, mặt hướng về phía Ðông, đột nhiên nàng biến sắc và la lớn:- Ngươi... lại tới rồi ư?Tiếng kêu rú của nàng làm át cả tiếng chuông lẫn khánh trong điện. Vô Kỵ hướng theo về phía nàng ta nhìn, thấy trên cửa sổ giấy cửa sổ đã bị bóc tách một miếng lớn và có một bộ mặt thiếu nữ lộ ra, mặt thiếu nữ ấy đầy những vết máu. Chàng kinh hoàng đến người run lẩy bẩy, không sao nhịn được, cũng thất thanh kêu la. Thì ra nàng ta là Hân Ly, đã chết từ lâu. Vô Kỵ đang định lên tiếng kêu gọi thì hai chân của chàng không hiểu sao lại không nghe theo sự sai bảo của chàng, cứ cứng như gỗ, không xê dịch được. Chàng lại thấy bộ mặt nọ biến mất, rồi thấy trong điện kêu "bùng" một tiếng, Chỉ Nhược đã ngã ngửa về phía sau, Vô Kỵ không còn sợ người của phái Thiếu Lâm bảo là lén lút nữa, liền lớn tiếng kêu gọi:- Thù Nhi, Thù Nhi, có phải cô đấy không?Tiếng kêu của chàng làm rung động cả sơn cốc, nhưng không có ai trả lời. Vô Kỵ định thần một chút rồi mới phi thân đuổi về hướng mà mình tới lúc nãy. Chỉ thấy trăng lạnh chiếu xuống mặt đất, dưới đất đầy những bóng cây, còn thiếu nữ đã đi mất rồi. Tuy chàng xưa nay không tin quỷ thần, nhưng trước tình cảnh này, chàng cũng phải toát mồ hôi lạnh. Chàng càng nghĩ, càng sờn lòng, liền lẩm bẩm tự hỏi:- Là nàng, phải là nàng. Thảo nào, trông sau lưng nàng quen quá. Thì ra là Thù Nhi, nhưng chẳng lẽ hồn ma cũng biết cao tăng siêu độ cho nàng tới đây lãnh kinh .Các hòa thượng của phái Thiếu Lâm nghe ngoài điện có tiếng người, lập tức chạy vội ra xem, trông thấy Vô Kỵ, ai nấy đều ngẩn người ra. Một hòa thượng lớn tuổi tiến lên vài chào và nói:- Không biết Trương giáo chủ đêm khuya giáng lâm để ra đón xin thứ lỗi cho.Vô Kỵ chắp tay vái chào và đáp:- Tôi không dám.Nói xong, chàng vào ngay trong đại điện, thấy Chỉ Nhược hai mắt nhắm nghiền không còn chút máu, chàng tiến lên dùng sức bóp mạnh trên nhân trung nàng mấy cái, rồi lại xoa bóp vài lượt ở trên lưng nàng. Chỉ Nhược từ từ tỉnh lại, trông thấy Vô Kỵ vội nhảy ngay vào lòng chàng, ôm chặt lấy chàng và nói:- Có ma, có ma.Vô Kỵ đáp:- Việc này kỳ lạ lắm, Chỉ Nhược chớ nên sợ hãi nữa, bâ y giờ có rất nhiều cao tăng ở đây, thế nào cũng giải được oan nghiệt cho nàng.Xưa nay, Chỉ Nhược rất đoan trang, lúc này có lẽ vỡ quá sợ, nên trước mặt mọi người mà vẫn ôm chàng như thế. Bây giờ, khi nghe thấy chàng nói như vậy mới chợt tỉnh, mặt đỏ bừng, vội buông chàng ra và đứng dậy ngay, nhưng vẫn hãy còn run lẩy bẩy, tay nắm chặt lấy tay Vô Kỵ chứ không dám buông hẳn ra. Vô Kỵ với Không Văn chào nhau xong, chàng liền nói vừa rồi ở ngoài cửa sổ có trông thấy cái mặt dính đầy máu cho lão hòa thượng nghe. Không Văn và các vị hòa thượng bảo không trông thấy gỡ hết. Chỉ Nhược lại nói tiếp:- Vô Kỵ... Trương giáo chủ... tôi đãø thấy rõ, quả thực là nàng ta.Vô Kỵ gật đầu. Chỉ Nhược với giọng run run nói tiếp:- Ðại... ca... thấy ai thế?Vô Kỵ đáp:- Là Hân cô nương, em họ tôi.Chỉ Nhược nghe nói khẽ kêu la một tiếng rồi lại chết giấc luôn. Lần này, Vô Kỵ nắm lấy tay nàng nhờ vậy nàng không té xuống đất, và lần này nàng tỉnh rất nhanh chóng. Vô Kỵ lại nói tiếp:- Tôi trông thấy Thù Nhi, nhưng... nàng là người chứ không phải là ma.Chỉ Nhược hỏi lại:- Nàng không phải là ma ư?- Tôi đi theo nàng một quãng khá xa rồi đến chùa Thiếu Lâm này, thấy nàng đi lại như thửờng chứ không phải là ma giõ hết. Mấy lời nói của Vô Kỵ mục đích chỉ là an ủi Chỉ Nhược mà thôi, chứ trong thâm tâm chàng, quả thực chàng cũng không dám tin lời nói của mình. Chỉ Nhược lại hỏi:- Có thực đại ca trông thấy nàng đi lại như người thường không? Quả thực không phải là ma chứ?Vô Kỵ thấy nàng ta hỏi nhử vậy, liền hồi tưởng lại mình theo thiếu nữ áo đen đó đi tới chùa như thế nào, lại thấy nàng núp ngoài cửa sổ ngó vào, nhất cử, nhất động đều là một cô nương có võ công chứ không có gì đặc biệt hết, nên chàng hỏi lại Không Văn đại sư rằng:- Thưa phương trượng, tại hạ có một việc này chưa rõ, muốn thỉnh giáo phương trượng. Vậy người chết có hồn ma không?Không Văn ngẫm nghĩ giây lát rồi nói :- Việc u minh quả thực khó nói, Phật đã dạy rằng: "Tướng, vô nhân , vô chúng sinh, vô thọ giả tướng, vạn vật giai không" huống hồ là hồn ma.Vô Kỵ lại hỏi tiếp:- Vậy sao phương trượng lại còn thành tâm, thanh pháp siêu độ u linh làm chi?Không Văn lại đáp:- Thiện tai, u linh không cần siêu độ, Phật gia hành pháp là cần cho lòng người sống được yên. Sự siêu độ đó là cho người sống.Vô Kỵ liền lĩnh hội ngay, chắp tay vái chào và nói tiếp:- Cám ơn đại sư đã chỉ giáo cho, tại hạ đêm khuya đến quấy nhiễu như vậy trong lòng thật không yên, mong lã phương trượng thứ lỗi cho.Không Văn nghe nói mỉm cười đáp :- Giáo chủ là đại ân nhân của tệ giáo mấy lần ra tay cứu giúp phái Thiếu Lâm chúng tôi mới được thoát nạn, như vậy giáo chủ còn khách sáo làm chi?Sau đó, Vô Kỵ cáo biệt các hòa thượng và nói với Chỉ Nhược rằng:- Chúng ta đi thôi.Chỉ Nhược có vẻ chần chờ, không dám rời khỏi điện phật. Vô Kỵ cũng không muốn cưỡng khuyên, liền chắp tay chào và từ biệt.- Nếu vậy, chúng ta xin chia tay ở nơi đây Nói xong, chàng đi ra ngoài cửa điện. Chỉ Nhược nhìn theo chàng, biết chuyến chia tay này khó lòng còn được tái ngộ. Ðột nhiên nàng lớn tiếng kêu gọi:- Vô Kỵ đại ca, tôi... cho tôi đi với.Nói xong, nàng vội chạy ra, rồi cùng chàng sát cánh đi ra khỏi cổng chùa. Hai người rời khỏi chùa Thiếu Lâm được mấy trục trượng, Chỉ Nhược liền tựa ngay vào người chàng, nắm lấy tay chàng. Vô Kỵ biết nàng ta hổ thẹn, liền nắm lấy bàn tay mềm mại của nàng, mũi ngửi mùi thơm bốc lên, trong lòng cũng cảm thấy rạo rực. Hai người không nói năng gỡ cả, đi được một hồi, Chỉ Nhược bỗng u oán thở dài một tiếng và nói:- Vô Kỵ đại ca, bữa đó tôi với đại ca gặp nhau trên sông Hán Thủy được Trương chân nhân ra tay cứu giúp, nếu sớm biết khổ sở thế này thì thà chết ngay trên sông Hán Thủy còn sạch sẽ hơn.Vô Kỵ không trả lời, trong lòng lại nghĩ đến bài ca của giáo chúng Minh giáo. Chàng liền khẽ đọc lại:- Sống đã lấy gì làm sướng, chết cũng không lấy gì làm khổ, người đời thương ta, lo âu hoạn noạn, quả thực quá nhiều.Chỉ Nhược nghe thấy Vô Kỵ đọc lại bài thơ đó, tay nàng nắm lấy tay Vô Kỵ, hơi rung động và khẽ hỏi tiếp:- Tuy Trương chân nhân muốn tôi khá giả, nhưng nếu lão tiền bối giữ tôi lại trên núi Võ Ðang, để cho tôi gia nhập phái Võ Ðang, ngày hôm nay, tất cả mọi việc sẽ khác hẳn, hà, ân sư đối với tôi cũng tử tế lắm, nhưng... nhưng bà ta bắt tôi thề độc phải ghét Minh giáo và cũng bắt tôi phải ghét hận đại ca nữa, nhưng trong lòng tôi quả thực....Vô Kỵ nghe thấy nàng ta thốt những lời nói chân thành đó ra trong lòng cũng cảm động, biết nàng ta quả thật có rất nhiều điều khó xử. Tất cả những hành động và thủ đoạn độc ác của nàng đều do Diệt Tuyệt sư thái, khi đã chết trối trăn sai bảo nên chàng càng thông cảm với nàng thêm. Trên đường núi, gió mát hiu hiu và đửa cả mùi thơm của các thứ hoa tới. Lúc ấy đang là đầu hè, đi trong đêm mát, bên tại lại nghe thấy một thiếu nữ tuyệt đẹp biểu lộ tâm tình, như vậy chàng không động lòng sao được, huống hồ trong lúc ở trên đảo dồn chất độc ra cho nàng, da thịt của hai người đã va chạm nhau. Vừa là bạn chí thân, vừa có hôn nhân ràng buộc, nên lòng chàng càng ngây ngất thêm. Chỉ Nhược lại nói tiếp:- Vô Kỵ đại ca, bữa nọ ở Hào Châu, đại ca đang làm lễ tơ hồng với tôi, tại sao Triệu cô nương gọi đại ca một tiếng mà đại ca liền theo ngay? Có phải đại ca yêu nàng thực sự không?Vô Kỵ đáp:- Tôi đang muốn nói cho Chỉ Nhược hay chuyện ấy.Chàng thấy đi thêm mấy dặm đường nữa là tới chỗ nghỉ của giáo chúng Minh giáo, nên chàng dắt tay nàng đi đến một tảng đá ở cạnh đường, hai người sát cánh nhau ngồi xuống. Vô Kỵ liền kể chuyện Triệu Minh tay cầm mớ tóc vàng của Tạ Tốn dụ mình phải đi cứu viện nghĩa phụ, nên bắt buộc chàng phải theo đi... kể cho nàng ta nghe.Chỉ Nhược nghe xong, không nói năng gì hết. Vô Kỵ lại nói tiếp:- Chỉ Nhược có trách tôi không?Chỉ Nhược nức nở đáp:- Tôi đã lầm lẫn nhiều việc lắm, chỉ trách tôi, chứ trách đại ca sao được.Vô Kỵ khẽ vuốt vai nàng, với giọng êm dịu nói tiếp:- Trên thế gian này, sự lầm lẫn là chuyện thường và cũng không ai có thể đoán trước được. Chỉ Nhược khỏi cần phải đau lòng như thế.Chỉ Nhược ngửng đầu lên nói tiếp:- Vô Kỵ đại ca, tôi có một câu này muốn hỏi đại ca, đại ca phải thành thực trả lời tôi, không được giấu diếm gì hết. Tiểu Siêu một cô gái Ba Tử đã đi rồi, một người khác là Triệu cô nương và một người nữa là... nàng.Ý nàng định nói là Hân cô nương, nhưng nàng không dám thốt ra cái tên Hân, nên ngập ngừng giây lát rồi tiếp:- Trừ Tiểu Siêu ra, chúng tôi ba người, ai nấy đều có những việc không nên không phải với đại ca rồi, nếu tất cả bốn chúng tôi đều còn sống ở trên thế gian này, trong thâm tâm của đại ca, thì đại ca yêu ai nhất?Vô Kỵ đầu óc bối rối khôn tả, ngập ngừng đáp:- Việc này... thì... việc này...Khi Vô Kỵ đi chung một thuyền với Chỉ Nhược, Triệu Minh, Hân Ly, Tiểu Siêu ra bể, quả thực chàng đã có nhiều lần nghĩ tới:- Bốn cô nương này đều có lòng yêu ta hết, ta biết xử trí ra sao cho phải. Bất cứ ta kết hôn với một người nào, ba người kia thế nào cũng đau lòng. Sự thực trong thâm tâm ta, ta yêu nàng nào nhất? Ta vẫn bàng hoàng, không sao giải quyết nổi, chỉ muốn đào tẩu thôi.Chàng lại nghĩ tiếp:- Ta thân làm giáo chủ của Minh giáo một lời nói, một cử chỉ đều có liên quan đến sự hưng suy của bổn giáo và võ lâm, ta tự tin suốt đời ta phẩm hạnh không hề nhơ nhuốc chút nào, nhưng nếu ham nữ sắc để cho thiên hạ anh hùng chê cười, làm hư cả danh tiếng của bổn giáo đi .Sự thực chàng càng tự biện bạch bao nhiêu, chẳng qua cũng chỉ tự lừa dối mình, nếu quả thực chàng quyết tâm chuyên trí yêu hẳn một người nào, chưa chắc đã có ảnh hưởng gì đến việc phục hưng giang sơn của đất nước và cũng không bao giờ vì thế mà mang tiếng xấu với đời, làm hử danh của Minh giáo. Nhưng chỉ vì chàng nhận thấy nàng này tốt, nàng nọ đẹp, nên chàng không dám nghĩ nhiều là thế. Có khi trong thâm tâm, chàng nghĩ rằng nếu ta mà lấy được bốn nàng, lớn bé đều hòa hảo thì sung sướng biết bao.Nên rõ, thời bấy giờ, bất cứ người nào, sĩ, nông, công, thương hoặc giang hồ hào khách, lấy tam thê tứ thiếp là chuyện rất thường. Trái lại, một chồng một vợ lại rất hiếm, chỉ có Minh giáo vì xuất thân từ Ba Tư và xưa nay giáo chúng lại rất tiết kiệm, khắc khổ, trừ người vợ ra, ít khi lấy thêm nàng hầu. Vô Kỵ là người có tính khiêm hòa, chàng nhận thấy bất cứ lấy một cô gái nào đối với mình cũng có hạnh phúc hết, nếu còn lấy thêm nàng hầu thì thật là có lỗi với người vợ đẹp như tiên ấy. Vì thế chàng không dám nghĩ đến việc lấy cả mấy người như vậy, dù thỉnh thoảng có nghĩ tới, chàng vẫn thường tự trách mình rằng:- Vô Kỵ ơi, làm người phải biết đầy đủ, nếu ngươi còn nghĩ ngợi tham lam như thế thì thật là đê tiện và vô sỉ .Chỉ Nhược thấy Vô Kỵ cứ suy nghĩ mãi, không trả lời, nàng liền hỏi tiếp:- Lời mà tôi hỏi đại ca đó là chuyện hư ảo đấy thôi, hiện giờ Tiểu Siêu đã làm giáo chủ Minh giáo Ba Tư rồi, còn tôi... giết Hân cô nương, trong bốn cô gái chỉ còn lại một mình Triệu cô nương thôi. Tôi chỉ hỏi đại ca, nếu bốn người đều ở cạnh đại ca mà người nào người nấy đều bình yên vô sự thì đại ca sẽ đối xử ra sao?Vô Kỵ đáp:- Chỉ Nhược, việc này tôi suy tính trong lòng đã lâu, tôi cảm thấy khó giải quyết lắm, nhưng cho tới ngày hôm nay, tôi mới biết người mà tôi yêu thực là ai rồi.Chỉ Nhược liền hỏi:- Ai thế? Có phải là... Triệu cô nương không?Vô Kỵ đáp:- Phải, ngày hôm nay tôi đi tìm nàng, tìm mãi mà không thấy, tôi chỉ muốn chết đi cho rảnh, nếu từ giờ mà tôi không tìm thấy nàng nữa thì số mạng tôi cũng không sống được bao lâu. Tiểu Siêu bỏ tôi ra đi, tôi rất đau lòng. Hân biểu muội tạ thế, tôi càng đau lòng thêm, còn Chỉ Nhược... Chỉ Nhược đã làm những gì, khiến tôi vừa đau lòng vừa thương tiếc, nhưng Chỉ Nhược ạ, tôi không thể giấu diếm cô được, nếu trong đời này mà tôi không tìm kiếm ra Minh muội thì tôi đành chết còn hơn sống. ý nghĩ này của tôi chưa hề nói cho một ai hay biết.Thoạt nhiên, chàng đối với Hân Ly, Chỉ Nhược, Tiểu Siêu và Triệu Minh bốn người, hình như không sao phân biệt được ai hơn ai kém, nhưng bây giờ Triệu Minh đi khỏi, chàng mới đột nhiên phát giác. Thì ra, Triệu Minh là người chiếm cứ trái tim của chàng nhiều hơn ba nàng kia. Chỉ Nhược nghe thấy chàng ta nói như vậy, khẽ tiếp:- Ngày nọ ở Ðại Ðô tôi thấy đại ca đi đến quán rượu nho nhỏ gặp nàng, tôi biết đại ca đã bị tình yêu gắn bó, nhưng tôi vẫn còn si mê vọng tưởng, nếu tôi có cùng... cùng đại ca kết hôn, liệu... có thể lôi lại được đại ca thay lòng đổi dạkhông? Quả thực... tôi không làm nổi công việc đó.Vô Kỵ thành thật nói tiếp:- Chỉ Nhược, xưa nay, tôi đối với Chỉ Nhược chỉ kính trọng, với Hân biểu muội, trong lòng tôi chỉ thấy cảm động thôi, đối với Tiểu Siêu, tôi thương tiếc nàng, nhưng đối với Triệu cô nương thì... thì tôi thực lòng yêu cô ta lắm.Chỉ Nhược lẩm bẩm nói:- Thực lòng yêu cô ta lắm... thực lòng yêu cô ta lắm...Ngừng giây lát, nàng lại khẽ hỏi:- Vô Kỵ đại ca, đối với đại ca... tôi cũng thực lòng yêu đại ca lắm... chẳng hay... đại ca có biết lòng của tôi không?Vô Kỵ nghe nàng ta nói vậy, cảm động vô cùng, cầm lấy tay nàng, tỏ vẻ ăn năn đáp:- Chỉ Nhược, tôi biết tấm lòng của Chỉ Nhược đối với tôi rồi. Trên đời này, tôi biết làm thế nào để đền đáp Chỉ Nhược cho phải. Tôi... xin lỗi Chỉ Nhược...- Ðại ca có lỗi gì với tôi đâu, từ trước đến nay lúc nào đại ca cũng tử tế với tôi lắm, chẳng lẽ tôi không biết hay sao? Tôi hỏi đại ca, nếu chuyến này Triệu cô nương không từ biệt mà đi, rồi không bao giờ đại ca tìm thấy nàng thì... đại ca nghĩ sao?Trong lòng khó chịu đã lâu, Vô Kỵ nghe nàng nói như vậy, không sao nhịn được nữa, liền bật khóc và đáp:- Tôi... tôi không biết... nói tóm lại, lên trời xuống đất dù đi đến đâu tôi cũng phải tìm cho ra nàng mới thôi.Chỉ Nhược thở dài một tiếng và nói tiếp:- Không bao giờ nàng thay lòng đổi dạ mà không yêu đại ca đâu. Ðại ca muốn đi tìm nàng không phải là chuyện khó.Vô Kỵ nghe nói, vừa kinh hãi vừa mừng rỡ, vội đứng dậy hỏi:- Nàng ở đâu? Chỉ Nhược chỉ cho tôi đi.Chỉ Nhược liếc đôi mắt tình tứ nhìn chàng, trông thấy chàng mừng rỡ như điên cuồng liền khẽ nói:- Ðối với tôi, không bao giờ đại ca quan tâm đến thế, nếu đại ca muốn biết nàng ta hiện giờ ở đâu phải nhận với tôi một việc này, bằng không không bao giờ đại ca tìm thấy nàng cả?- Chỉ Nhược muốn nhận lời việc chi?- Bây giờ, tôi chưa nghĩ ra, sau này, khi nào nghĩ ra sẽ nói với đại ca. Nói tóm lại, việc đó không trái với đạo hiệp nghĩa mà lại có lợi cho việc quan phục là khác. Việc đó đối với Minh giáo và đối với thanh danh của đại ca cũng không ảnh hưởng gì hết, nhưng việc đó không phải dễ làm.Vô Kỵ ngẩn người ra không nói gì. Chỉ Nhược lại nói tiếp :- Nếu đại ca không nhận lời, cũng được, tuỳ ở đại ca, tôi không cửỡng ép đâu, nhưng đại trượng phu phải giữ lời hứa, nếu đại ca đã nhận lời rồi, tới khi tôi nhờ, đại ca không được thoái thác.Ngẫm nghĩ giây lát, Vô Kỵ bỗng hỏi lại:- Chỉ Nhược nói việc này không trái với đạo hiệp nghĩa mà có lợi cho sự nghiệp quan phục và cũng không ảnh hưởng đến tên tuổi của Minh giáo tôi phải không?Chỉ Nhược đáp:- Phải.Vô Kỵ lại nói tiếp:- Ðược, nếu quả thật không trái với đạo nghĩa, không ảnh hưởng đến việc quan phục thì tôi nhận lời ngay.Chỉ Nhược lại nói :- Chúng ta vỗ tay thay lời thề nào.Nói xong, nàng giơ tay ra vỗ vào tay Vô Kỵ một cái. Vô Kỵ trong lòng cảm thấy, sau khi vỗ tay lập thệ với nàng rồi, vô hinh chung trên người mình đã bị mang cùm xích. Chu cô nương này bề ngoài trông rất nho nhã, nhưng bên trong xảo quyệt, hành sự rất thâm độc. Sự thực nàng còn lợi hại hơn Triệu Minh nhiều. Vì vậy tay Vô Kỵ cứ để yên như thế, chứ không vỗ tay nữa. Chỉ Nhược thấy vậy mỉm cười:- Ðại ca chỉ cần nhận lời tôi việc này, trong giây lát tôi làm cho đại ca được gặp mặt người yêu ngay.Vô Kỵ nghe nói, thấy ngực nóng nhử thiêu, nên chàng không còn suy tính gì hết, liền vỗ tay luôn ba cái vào tay Chỉ Nhược ngay. Chỉ Nhược vừa cười vừa tiếp:- Ðây đại ca thử xem, người này là ai?Nói xong, nàng gạt bụi cây ở phía sau lưng ra, Vô Kỵ liền thấy sau bụi cây có một thiếu nữ đang ngồi mặt như cười mà không phải là cười. Nàng đó chính là Triệu Minh, chứ không phải ai xa lạ. Vô Kỵ lớn tiếng kêu gọi:- Minh muội. Chàng bỗng nghe thấy phía sau lưng, cánh đó mấy trượng có một giọng thiếu nữ kêu ủa một tiếng. Hình như nàng đó trông thấy Triệu Minh hiện thân bỗng kinh hoảng thất thanh la như vậy. Tiếng kêu la ấy tuy rất khẽ, nhưng Vô Kỵ đã nghe rõ, chàng ngẩn người ra, trong đầu óc liền nghĩ ngay mấy việc, nhưng tay vẫn từ từ đưa ra kéo tay Triệu Minh. Hai bàn tay vừa chạm nhau, chàng thấy tay nàng cứng đơ, liền hiểu chuyện ngay. Thì ra, nàng bị Chỉ Nhược bắt giữ điểm yếu huyệt tê và giấu trong bụi cây. Chàng thuận tay, thăm luôn mạch thấy khí huyết của nàng vẫn vận hành như thường, chưa hề bị thương. Dưới ánh trăng, chàng thấy mặt nàng tươi tỉnh trông càng khả ái thêm. Chắc vừa rồi những lời nói của Vô Kỵ với Chỉ Nhược nàng đều nghe thấy hết, tuy người nàng không cử động được, mồm không nói được, nhưng tai vẫn nghe thấy được, nên nàng mới vui vẻ như vậy.Chỉ Nhược cúi đầu xuống rỉ tai Vô Kỵ nói mấy câu. Vô Kỵ cũng khẽ trả lời một tiếng. Chỉ Nhược cả giận quát hỏi:- Trương Vô Kỵ ngươi không coi ta vào đâu cả, ngươi cứ thử nhìn kỹ mà xem. Triệu Minh đã ngộ độc rồi, còn sống làm sao được nữa?Vô Kỵ giật mình kinh hãi vội hỏi:- Nàng... nàng đãø trúng độc ư? Có phải cô nương đã đầu độc nàng không?Nói xong, chàng cúi xuống xem, vừa vạch mắt bên trái của Triệu Minh lên nhìn thỡ lưng đã tê tái, bị Chỉ Nhược điểm trúng yếu huyệt rồi. Chàng chỉ kêu "ối chà" và người lảo đảo. Nhờ có nội công thâm hậu, tuy bị điểm trúng huyệt, nhưng vẫn chưa hề té ngã . Chàng vội vận khí để giải huyệt, nhưng Chỉ Nhược đã nhanh tay điểm luôn năm nơi đại huyệt của chàng.
Kim Dung
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 102
Châu về hiệp phố
Võ công của Vô Kỵ có mạnh đến đâu mà bị điểm luôn một lúc sáu yếu huyệt như vậy cũng không chịu nổi, liền ngã về phía sau luôn. Chỉ Nhược liền rút kiếm ra dí vào ngực chàng và bảo: - Ðã trót thì trét, ngày hôm nay ta phải lấy mạng của ngươi, dù sao oan hồn của Hân Ly đang hiện lên làm nguy ta, ta không thể nào sống được nữa, chi bằng ta cũng ngươi chết một thể cho rảnh. Nói xong, nàng giơ trường kiếm lên nhằm ngực Vô Kỵ đâm thẳng. Bỗng nghe thấy phía sau có một thiếu nữ lên tiếng gọi: - Hãy khoan, Chu Chỉ Nhược, Hân Ly chưa chết mà. Chỉ Nhược quay đầu nhìn lại thấy một thiếu nữ áo đen ở trong bụi cây chạy ra, giơ một ngón tay nhằm lưng Chỉ Nhược đâm luôn. Chỉ Nhược vội nhảy sang bên tránh né. Thiếu nữ nọ quay đầu lại, dưới ánh sáng trăng, thấy mặt nàng rất đẹp, nhưng có mấy đường huyết thần. Vô Kỵ nhận ra thiếu nữ này chính là biểu muội Hân Ly của mình, mặt không còn sưng vù như trước, tuy có mấy vết huyết thần nhưng không thể che lấp vẻ đẹp của nàng. Chỉ Nhược lui hai bước, giơ chưởng lên che ngực, tay phải cầm trường kiếm, dí thẳng vào ngực Vô Kỵ quát lớn: - Nếu cô tiến lên một bước tôi đâm chết y trước. Quả nhiên Hân Ly không cử động, vội nói: - Cô... cô làm bấy nhiêu việc độc ác rồi cũng chưa đủ hay sao? Vô Kỵ ngạc nhiên kêu gọi: - Thù Nhi. Chàng tung mình nhảy lên, ôm chặt lấy Hân Ly và nói: - Thù Nhi, em làm cho anh khổ sở quá. Sự việc xảy ra đột ngột, Hân Ly hoảng sợ la lớn một tiếng nhưng nàng đã bị Vô Kỵ ôm chặt lấy, không sao cư động được. Chỉ Nhược cười khúc khích và nói: - Nếu không làm như vậy thì đời nào cô ló mặt ra. Nói xong, nàng quay lại giải huyệt cho Triệu Minh và còn xoa bóp cho nàng nữa. Triệu Minh bị nàng ta kiềm chế nưa ngày, bỏ mình ngồi trong bụi cây trong lòng tức giận khôn tả, cũng may về sau được nghe Vô Kỵ thổ lộ tâm sự, nên mới hết giận mà vui vẻ. Bây giờ, nàng lại thấy Hân Ly đột nhiên ở đâu hiện ra, khiến nàng khó xử vô cùng. Hân Ly hờn giận nói: - Ðại ca cứ lôi kéo tôi như thế làm chi? Có Triệu cô nương, Chu cô nương ở đây thì còn ra thể thống gì nữa? Triệu Minh xen lời nói: - Nếu tôi với Chu cô nương không có ở đây thì thành thể thống phải không? Vô Kỵ mỉm cười nói: - Tôi thấy cô chết nay lại hoàn hồn, mừng rỡ khôn tả, biểu muội chẳng hay đầu đuôi ra sao? Hân Ly kéo cánh tay chàng, xoay mặt chàng về phía có ánh sáng trăng, ngắm nhìn hồi lâu, rồi đột nhiên nắm lấy tay trái của chàng véo một cái. Vô Kỵ đau không chịu nổi, liền kêu la: - ối chà, biểu muội làm gì thế? Hân Ly đáp: - Tên Trư Bát Giới xấu xí, chém nghìn đao, cưa muôn lưỡi này, ngươi mạo xưng Tăng A Ngưu cái quái gì để lừa dối tôi bảo tôi phải thộ lộ tâm sự và còn bêu xấu tôi trước mặt mọi người. Ngươi... chôn sống tôi ở trong đất làm cho tôi chịu khổ, chịu sở biết bao. Nói xong, nàng đấm vào ngực chàng ba cái, kêu bình bình ba tiếng. Vô Kỵ không dám vận Cửu Dương thần công ra đì, đành chịu đau để cho nàng đánh luôn ba quyền, rồi vừa cười vừa nói: - Biểu muội, quả thật tôi tưởng cô đã... đã chết rồi, làm tôi thương khóc mấy đêm ngày. Sao cô lại sống được, có thực là trời có mắt không? Hân Ly đáp: - Phải, ông trời có mắt, nhưng Trư Bát Giới này thì không có mắt, thế mà cũng đòi làm đệ tử của Ðiệp Cốc Y Tiên. Người ta sống hay chết mà cũng không biết. Có phải thấy mặt tôi xấu xí, khó coi, không đợi chờ tôi tắt thở, liền đem tôi chôn sống luôn, anh thật không có lương tâm, con ma chết yểu ác độc này. Nàng la mắng chàng một thôi một hồi, thái độ và lời ăn lẽ nói y như xưa vậy. Vô Kỵ cười khúc khích vừa nghe vừa gãi đầu đáp: - Em chửi đi, cứ việc chửi nữa đi, lúc ây tôi quả có hồ đồ trông thấy mặt em dính đầy máu tươi, không thấy thở, trống ngực không đập, nên tưởng em đã chết rồi. Hân Ly nhảy phắt lên, véo tai chàng một cái nữa. Vô Kỵ cười, né tránh sang bên và nói: - Vậy tiểu muội hãy tha thứ cho tôi. Hân Ly đáp: - Tôi nhất định không tha thứ cho anh, ngày hôm đó không hiểu sao tôi tỉnh dậy. Tôi thấy xung quanh đều là đá lạnh ngắt, nếu anh muốn chôn sống tôi, sao không đào cho tôi một cái hố đá và không lấp đất để cho tôi không thở được, như vậy có phải tôi chết hẳn đi không? Vô Kỵ lẩm bẩm nói: - Thật cám ơn trời đất, hôm ấy khiến tôi không đào cái hố đá... Chàng vừa nói vừa liếc mắt nhìn Chỉ Nhược, Hân Ly lại giận dữ nói: - Người ấy độc địa và hư thân mất nết lắm, tôi không cho phép anh nhìn y thị. VôKỵ hỏi: - Tại sao thế? Hân Ly đáp: - Y thị là hung thủ giết chết tôi, đại ca còn nói chuyện với y thị làm chi? Triệu Minh đột nhiên xen lời nói: - Cô nương chưa chết, chị ấy chưa phải là hung thủ. Hân Ly đáp: - Tôi đã chết một lần rồi, y thị không là hung thủ là gì? Vô Kỵ liền khuyên: - Thôi biểu muội hãy nghe tôi nói, cô đã thoát hiểm về tới đây, chúng ta vui vẻ với nhau mới phải, thong thả ngồi xuống đây, kể lại chuyện cô chết đi sống lại như thế nào cho chúng tôi nghe đã. Hân Ly đáp: - Cái gì mà chúng tôi với chả chúng tôi, tôi thử hỏi anh, hai chữ chúng tôi, chẳng hay là những người nào? VôKỵ vừa cười vừa đáp: - Ở đây chỉ có bốn người thôi, dĩ nhiên tôi và tiểu muội, cùng Chu, Triệu hai cô nương. Hân Ly cười nhạt và nói tiếp: - Hừ, anh thấy tôi sống, có lẽ còn có mấy thành mừng rỡ thực sự, nhưng Chu với Triệu cô nương không biết người ta có mừng rỡ như anh không? Chỉ Nhược đáp: - Hân cô nương, ngày hôm đó tôi nổi hung ác giết hại cô, nhưng sau đó, không những ban ngày tự sám hối mà đêm đến ngủ cũng không yên, bằng không ngày hôm nay khi tôi đột nhiên thấy cô ở trong rừng, tôi đâu đến nỗi hoảng sợ như thế. Bây giờ thấy cô bình yên như vậy, đã gì được bao nhiêu tội lỗi cho tôi. Ông trời ở trên chứng minh cho, quả thực tôi mừng rỡ khôn tả chứ không giả dối gì hết. Hân Ly nghiêng đầu nghĩ ngợi giây lát rồi lại gật đầu đáp: - Cô nói cũng có lý, đáng lẽ tôi định kiếm cô trả thù nhưng bây giờ, cô đã nói vậy thì thôi, tôi không chấp nữa. Chỉ Nhược quì ngay xuống, nức nở khóc và nói: - Tôi... tôi rất có lỗi... với... cô nương. Hân Ly là người rất khó tính, nhưng thấy Chỉ Nhược chịu thừa nhận liền xiêu lòng ngay, vội đỡ nàng ta dậy và nói: - Chỉ Nhược, việc đã qua rồi không nên để trong bụng nữa, đằng nào tôi cũng đã thoát chết. Hai người tay nắm tay, sát cánh ngồi xuống. Hân Ly đưa tay lên vuốt tóc vài cái rồi nói: - Mấy nhát kiếm của chị vạch mặt tôi, cũng không phải là không hay, mặt tôi vốn dĩ sưng vù, nhờ cái vạch mặt, máu độc ở bên trong chảy ra hết, nên những chỗ sưng mới xẹp dần. Chỉ Nhược ăn năn vô cùng, không biết nói sao cho phải. Vô Kỵ lại nói tiếp: - Tôi với nghĩa phụ và Chỉ Nhược ở lại trên đảo khá lâu, sao biểu muội ra khỏi mộ rồi, không đến gặp chúng tôi ngay? Hân Ly giận dữ đáp: - Tôi không muốn gặp anh, vì thấy anh với Chu cô nương cứ tôi tôi, thiếp thiếp khiến tôi càng nghe càng tức giận, hừ "Sau này, tôi lại càng thương Chỉ Nhược, hai chúng ta kết thành vợ chồng một khối" đấy, đại ca bảo tôi nghe thế thì làm sao chịu nổi? Nàng bắt chước giọng Vô Kỵ nói câu đó, rồi lại bắt chước cũng giọng của Chỉ Nhược nói tiếp: "Nếu tôi làm lỡ việc gì, đại ca đánh tôi, chư tôi, giết tôi không? Tôi mồ côi cha mẹ từ nhỏ, không ai dậy bảo, tránh sao khỏi nhất thời hồ đồ". Nàng ho một tiếng rồi lại nhái giọng đàn ông: "Chỉ Nhược, cô là vợ yêu của tôi, dù có lỡ lầm việc gì tôi cũng không dám nói nặng cô nữa lời đâu". Nói xong, nàng chỉ mặt trăng trên trời và nói tiếp: - Ðã có mặt trăng ở trên trời làm chứng cho hai chúng ta. Thì ra tối hôm đó, Vô Kỵ nói tâm tình với Chỉ Nhược như thế nào đều lọt vào tai Hân Ly hết. Bây giờ, nàng nhất nhất kể lại cho mọi người nghe làm Chỉ Nhược xấu hổ vô cùng. Vô Kỵ cũng ngượng nghịu không yên. Chàng liếc mắt nhìn Triệu Minh thấy nàng tức giận đến mặt tái mét. Chàng vội giơ tay ra nắm lấy cổ tay nàng. Triệu Minh xoay tay lại, dùng hai ngón tay có móng thật dài vèo vào mu bàn tay chàng. Vô Kỵ đau không chịu nổi, nhưng không dám kêu và cũng không dám cử động. Hân Ly thò tay vào trong túi, lấy que gỗ ra để ở trước mặt Vô Kỵ và nói tiếp: - Ðại ca đã trông thấy rõ chưa? Cái này là cái gì? Vô Kỵ thấy que gỗ đó có khắc một hàng chữ "Ái thêThù Nhi, Hân Ly chi mộ, Trương Vô Kỵ cẩn lộc" . Miếng gỗ này chính là của Vô Kỵ đã viết và cắm trước mộ Hân Ly năm xưa. Hân Ly hậm hực nói tiếp: - Tôi ở trong mộ bò ra thấy miếng gỗ này, lúc ấy tôi càng hoang mang thêm. Tôi ngạc nhiên không hiểu tên tiểu quỷ Trương Vô Kỵ nhẫn tâm và chết non nào lại lập bia cho tôi như vậy. Tôi nghĩ mãi vẫn không ra. Sau tôi nghe thấy hai người nói chuyện, thấy mọi người cứ gọi Vô Kỵ đại ca hoài, lúc ấy tôi mới vì lẽ, Trương Vô Kỵ tức là Tăng A Ngưu mà Tăng A Ngưu tức là Trương Vô Kỵ. Ðại ca vô lương tâm thực, lừa dối tôi, làm tôi khổ sở biết bao. Nói xong, nàng giơ miếng gỗ đánh luôn vào đầu Vô Kỵ một cái kêu đến "bốp" một tiếng, cây gỗ ấy gãy làm mấy mảnh, rơi xuống đất. Triệu Minh giận dữ hỏi: - Sao hơi một tí là cô lại ra tay đánh người như thế? Hân Ly cười ha hả và nói: - Tôi đánh y đã sao nào? Cô thương xót phải không? Triệu Minh mặt đỏ bừng đáp: - Tôi đã nhường nhịn cô nhiều lắm rồi, thế mà cô không biết xấu tốt gì hết. Hân Ly vừa cười vừa đáp: - Cái gì là không biết xấu tốt, cô cứ yên tâm không bao giờ tôi tranh Trư Bát Giới thích thú này đâu. Tôi chỉ thích có một người thôi, người đó là tiểu Trương Vô Kỵ, người đã cắn tay tôi chảy máu trong Hồ Ðiệp Cốc. Còn Trư Bát Giới xấu xí này, tên y là Tăng A Ngưu cũng vậy mà Trương Vô Kỵ cũng thế, tôi không ưa chút nào. Nói xong, nàng quay đầu lại với giọng dịu dàng nói rằng: - A Ngưu đại ca xưa nay đối đãi với tôi tư tế lắm, tôi cảm động vô cùng, nhưng lòng tôi đã hứa với tiểu tử Trương Vô Kỵ hung ác và nhẫn tâm kia rồi, đại ca không phải là y, không, không phải là y... Vô Kỵ ngạc nhiên vô cùng, liền hỏi: - Rõ ràng tôi là Trương Vô Kỵ, sao... sao... Hân Ly ngẩn người ra nhìn chàng một hồi lâu, đôi người của nàng biến đổi luôn luôn, sau cùng lắc đầu đáp: - A Ngưu đại ca không hiểu được đâu. Khi ở bãi sa mạc miền Tây Vực với đại ca đồng sinh, đồng tử, cũng như khi ở trên tiểu đảo tại hải ngoại, đại ca đối với tôi nhân trí nghĩa tận, đại ca là người tốt, nhưng tôi đã nói cho đại ca rồi, trái tim của tôi đã trao cho Trương Vô Kỵ kia, tôi phải đi tìm y đây. Nói xong, nàng nhìn chàng hồi lâu rồi quay mình đi luôn. Vô Kỵ liền hiểu ngay. Thì ra, người nàng yêu là Trương Vô Kỵ mà nàng vẫn tưởng tượng trong lòng. Trương Vô Kỵ trong trí nhớ của nàng đã gặp ở Hồ Ðiệp Cốc chứ không phải Trương Vô Kỵ thực sự hiện nay đang đứng trước mặt nàng. Trương Vô Kỵ đó không phải là Trương Vô Kỵ đã lớn và khoan thứ, đức độ này. Lúc này trong lòng Vô Kỵ có ba thành thương cảm, ba thành lưu luyến và ba thành an ủi. Chàng cứ nhìn theo bóng nàng cho tới mất hút trong đêm tối mới thôi. Chàng biết Hân Ly bao giờ cũng chỉ nhớ thiếu niên hung ác ở trong Hồ Ðiệp Cốc kia thôi. Nàng bây giờ đi kiếm y, tất nhiên không bao giờ tìm thấy, nhưng cũng có thể nói nàng đã thấy rồi. Người thực, việc thực có nhiều khi không sao bằng được những người và việc mình vẫn tưởng tượng ở trong trí óc. Chỉ Nhược thở dài một tiếng và nói: - Ðều do tôi mà nên hết, tôi đã hại cô ta đến nỗi điên điên rồ rồ như vậy. Vô Kỵ liền nghĩ thầm: - Quả thực, nàng ta điên điên rồ rồ, tội lỗi này do ta mà ra, nhưng đã chắc đâu nàng không sung sướng bằng những người có đầu óc tỉnh táo. Chỉ Nhược lúc đó đứng dậy nói: - Chúng ta đi thôi. Triệu Minh hỏi: - Ði đâu thế? Chỉ Nhược đáp: - Hồi nãy, khi tôi ở trong chùa Thiếu Lâm, thấy hoà thượng Bành Doanh Ngọc hấp tấp tới kiếm Vô Kỵ đại ca, hình như trong Minh giáo có việc quan trọng xảy ra. Vô Kỵ nghe nói rùng mình nghĩ thầm: - Ta không nên vì tình nhi nữ mà quên bổn phận với bổn giáo . Nghĩ đoạn chàng liền nói: - Nếu vậy, chúng ta mau đi xem thử. Thế rồi, ba người rảo bước đi luôn, không bao lâu đã tới chỗ dinh trại của Minh giáo. Dương Tiêu, Phạm Dao, Bành Doanh Ngọc đang sai người đi khắp nơi tìm kiếm Trương giáo chủ, bây giờ bỗng nhiên lại thấy chàng ta trở về, ai nầy đều vui vẻ vô cùng, nhưng lại thấy Chu, Triệu cùng về theo, nên kinh ngạc vô cùng. Vô Kỵ thấy thần sắc của mọi người có vẻ rầu rĩ, đoán chắc thế nào cũng có chuyện không may xảy ra, liền hỏi: - Bành đại sư, chẳng hay có việc gì mà đại sư tìm tôi thế? Doanh Ngọc chưa kịp trả lời, thì Chỉ Nhược đã dắt tay Triệu Minh và nói: - Chúng ta hãy sang bên kia ngồi, tôi phải đi ngay đây. Triệu Minh hiểu ý Chỉ Nhược muốn tránh không nghe những sự bí mật của Minh giáo. Thế rồi hai nàng cùng sát cánh đi ra. Dương Tiêu, Phạm Dao cùng các người thấy vậy lại càng ngạc nhiên hơn nữa, đều nghĩ thầm: - Ngày hôm giáo chủ thành hôn ở Hào Châu, hai cô nương này tranh đấu với nhau, lợi hại biết bao. Sao lúc này lại thân nhau như chị em vậy, không hiểu giáo chủ làm cách nào mà hai nàng lại hoà hảo với nhau như thế?Doanh Ngọc chờ hai nàng đi khỏi mới nói: - Thưa giáo chủ, chúng ta bị đánh thua một trận rất lớn ở Hào Châu. Hàn Sơn Ðồng đại huynh đã tử nạn. Vô Kỵ nghe nói liền thất thanh kêu "ối chà" một tiếng và tỏ vẻ thương tiếc vô cùng. Doanh Ngọc lại nói tiếp: - Hiện giờ, quân vụ ở Hoài Tứ do chú Chu Nguyên Chương chỉ huy, Từ Ðạt, Thường Ngộ Xuân hai vị hay tin đã đem quân đi tiếp ứng cứu viện rồi. Vì việc quá khẩn cấp nên chúng tôi không kịp chờ giáo chủ ra lệnh. Vô Kỵ nói: - Phải, nên làm như thế. Mọi người đang bàn tán quân tình, thì Hân Dã Vương đã hấp tấp bước vào nói: - Thưa giáo chủ, Cái Bang có người đến đây báo tin cho chúng ta biết, hiện giờ đã biết tung tích của Trần Hữu Lượng rồi. Vô Kỵ hỏi: - Y ở đâu? Dã Vương đáp: - Hiện giờ y trà trộn trong thuộc hạ của Từ Thọ Huy của bổn giáo, nghe nói chú Thọ Huy rất tín nhiệm y. Vô Kỵ ngẫm nghĩ giây lát rồi tiếp: - Nếu vậy chúng ta không nên nóng nảy và hấp tấp quá, cậu làm ơn phái người cho chú Thọ Huy biết tên Hữu Lượng nham hiểm và giảo hoạt lắm, để y ở bên cạnh sẽ bị tai hoạ rất lớn, tốt hơn hết là tránh xa y đi thì hơn. Dã Vương vâng lời, nhưng y lại nói tiếp: - Chi bằng cho y một đao, chém y làm đôi, có phải hơn không, để tôi đi làm việc này cho. Vô Kỵ đang suy nghĩ thì bỗng có một giáo chúng đưa một lá thư khẩn cấp của Từ Thọ Huy gởi tới. Vô Kỵ vừa cầm lá thứ vào trong tay thì Dương Tiêu đã cau mày lại nói: - Nguy tai, nguy tai, lại bị y chiếm mất trước. Vô Kỵ mở lá thư ra đọc, mới hay đó là một tờ bẩm rất dài của Thọ Huy. Bên trong nói Hữu Lượng đã thất lễ với giáo chủ, tự biết tội rất nặng, bây giờ đã giác ngộ, y hối lỗi vô cùng, hiện đã thành tâm gia nhập bổn giáo, quyết ý sửa đổi những lỗi xưa, yêu cầu giáo chủ cho y một dịp may để sưa đổi tính nết. Vô Kỵ đưa tờ trường bẩm đó cho Dương Tiêu và các người xem. Hân Dã Vương lên tiếng: - Chú Thọ Huy bị người này mê hoặc, sau này thế nào cũng có hậu hoạn. Dương Tiêu đỡ lời: - Tên Trần Hữu Lượng nhan hiểm vô cùng, nhưng nếu lúc này chúng ta giết y thì thiên hạ sẽ bảo chúng ta hẹp lượng mà các anh hùng hảo hán cũng không dám phò chúng ta nữa. Vô Kỵ lại nói: - Lời của Dương tả sứ rất đúng, Bành đại sư thân với chú Thọ Huy hơn ai hết, bây giờ đại sư đến nơi đó khuyên chú Thọ Huy phải cẩn thận đề phòng, đừng có trao quyền binh mã cho tên tiểu nhân ấy. Doanh Ngọc vâng lời đi luôn. Không ngờ Từ Thọ Huy không chịu nghe lời khuyên giải, lại rất tín nhiệm Trần Hữu Lượng, rốt cuộc y bị chết trong tay Hữu Lượng. Hữu Lượng liền thống lãnh nghĩa quân Tây lộ của Minh giáo, tự xưng là Hán Vương, cùng tranh cướp thiên hạ với nghĩa quân Ðông Lộ của Minh giáo, sau đại chiến ở hồ Bá Dương, Hữu Lượng thất bại và bị giết chết, khiến các anh hùng hào kiệt của Minh giáo bị chết chóc và thương vong rất nhiều. Tối hôm ấy Vô Kỵ với Dương Tiêu, Bành Doanh Ngọc các người bàn tính mọi việc, để phân phát các người tiếp ứng cho các lộ quân. Chàng thấy lâu ngày chưa gặp Trương Tam Phong trong lòng nhớ nhung khôn tả. Sáng hôm sau, liền chia tay quần hùng đem Triệu Minh cùng Thanh Thư lên núi Võ Ðang. Chỉ Nhược liền nói: - Trương chân nhân có ơn lớn với tôi. Tống thiếu hiệp nghịch cha, thí chú là do tôi mà nên, tôi phải lên trên đó để chịu tội với Trương chân nhân. Thế rồi, nàng đem đệ tử phái Nga Mi cùng lên núi Võ Ðang. Núi Thiếu Thất cách núi Võ Ðang không xa mấy, chỉ đi vài ngày đường là tới ngay. Vô Kỵ theo Tòng Khê, Liên Châu, Lợi Hanh vào trong bái kiến Trương Tam Phong và yết kiến Tống Viễn Kiều cùng Dư Ðại Nham. Viễn Kiều nghe nói con mình đang ở ngoài am, liền sầm mặt lại, tay cầm kiếm và nhảy xổ ra. Vô Kỵ cùng các người thấy khuyên cũng không nên mà lặng thinh cũng không phải, đành theo Viễn Kiều ra ngoài điện. Viễn Kiều quát lớn: - Súc sinh ngỗ nghịch bất hiếu ở đâu? Ðại hiệp thoáng thấy con mình nằm trong cáng, đầu băng bó vải trắng che lấp cả mắt, liền giơ trường kiếm đâm luôn một mũi vào người Thanh Thư, nhưng khi kiếm vừa đụng vào áo của đứa con bất hiếu kia thì tay đã run run, không sao đâm tiếp được nữa. Ðại hiệp nghĩ đến tình cha con, nghĩ đến tình đồng môn, đau lòng vô cùng, liền quay kiếm lại đâm luôn vào bụng mình một phát. Vô Kỵ giơ tay dùng Càn Khôn Ðại Nã Di tâm pháp cướp lấy trường kiếm của đại hiệp và khuyên rằng: - Ðại sư bá, chớ nên làm như thế, việc này xử trí ra sao sư bá nên xin Thái sư phụ chỉ thị thì hơn. Trương Tam Phong thở dài một tiếng và nói: - Phái Võ Ðang của chúng ta không may lại có một đứa đệ tử phản nghịch. Viễn Kiêu, đây không phải chỉ riêng mình con bất hạnh, quân nghịch tử này có cũng như không. Chân nhân nói xong, giơ chưởng ra đẩy một cái, kêu "bộp" một tiếng, trúng vào giữa ngực của Thanh Thư, chưởng lực của lão chân nhân oai lực biết bao, phủ tạng của Thanh Thư chấn động đến nát vụn và tắt thở tức thì. Viễn Kiều quì xuống khóc lóc: - Thưa sư phụ, đệ tư vì sơ xuất dạy bảo nên để Thất đệ bị chết dưới tay tên súc sinh này, đệ tử có lỗi với sư phụ và không nên không phải với Thất đệ. Tam Phong đưa tay ra đỡ Tống Viễn Kiều đứng dậy và an ủi rằng: - Việc này con có lỗi thực, địa vị trưởng môn của bổn phái từ này trở đi do Liên Châu tiếp nhận, con cứ chuyên tâm nghiên cứu Thái Cực quyền pháp, đừng lý tới những việc tục của bổn môn nữa. Viễn Kiều cảm tạ sư phụ, Liên Châu vội từ chối, nhưng Tam Phong cương quyết bắt phải nhận. Nhị hiệp đành phải quì xuống bái lĩnh. Mọi người thấy Trương Tam Phong đánh chết Thanh Thư, cách chức Viễn Kiều, môn qui rất nghiêm ai nầy đều nơm nớp hoảng sợ, đứng im lặng không nói nữa lời. Tam Phong hỏi đến chuyện anh hùng đại hội với việc nghĩa quân kháng Nguyên như thế nào rồi lại khích lệ và an ủi Vô Kỵ một hồi. Chỉ Nhược đứng cạnh đó mà từ đầu chí cuối, Trương Tam Phong không thèm nhìn đến nàng. Chờ đạo sĩ trong quan khiêng xác của Thanh Thư đi rồi, Trương Tam Phong bỗng rút luôn thanh kiếm của Viễn Kiều đang đeo, chỉ luôn vào mặt Chỉ Nhược và nói: - Chu cô nương là trưởng môn phái Nga Mi, đã học được mấy thành của Diệt Tuyệt sư thái rồi? Chỉ Nhược đáp: - Tiểu bối có học được ba thành kiếm pháp của ân sư thôi. Tam Phong lại hỏi tiếp: - Năm xưa, Quách nữ hiệp, một tay sáng lập ra phái Nga Mi, chỉ mong các đệ tử thành tài hơn mình, làm rạng danh cho môn phái. Cô nương mới học được có ba thành võ công của Diệt Tuyệt sư thái vậy bây giờ cô nương thị cái gì để làm rạng rỡ cho phái Nga Mi? Cô nương mới học được có võ công âm độc, xưng hùng xưng bá trong đại hội. Từ giờ trở đi, các đệ tử của phái Nga Mi đều học những võ công âm độc của cô nương phải không? Quách nữ hiệp có ơn với lão đạo, tuy lão đạo sắp chết đến nơi rồi, nhưng cũng không muốn phái Nga Mi bị trầm luân, suy vong, bị thiêu huý nhất đán như vậy. Chỉ Nhược đáp: - Trương Chân Nhân nói rất phải, tiểu bối có xếp đặt từ trước rồi. Trương Tam Phong hỏi: -Cô nương xếp đặt như thế nào? Chỉ Nhược không trả lời mà chỉ quay đầu lại nói với Vô Kỵ: - Trương giáo chủ, năm xưa, khi giáo chủ đấu với sáu đại môn phái trên Quang Minh đỉnh, tôi nghe thấy giáo chủ nói rằng giáo chủ không phải là đệ tử thụ nghiệp của phái Võ Ðang, có phải thế không? Vô Kỵ không hiểu tại sao nàng bỗng hỏi đến việc đó liền đáp: - Tiên phụ là môn hạ của Võ Ðang, Thái sư phụ đã truyền thụ Thái Cực Quyền pháp cho tôi, nếu bảo tôi là đệ tử của phái Võ Ðang cũng không sai. Chỉ Nhược lại hỏi tiếp: - Tôi đã nghe giáo chủ nói, ân sư thụ nghiệp võ công đầu tiên của giáo chủ là Tạ đại hiệp, nghĩa phụ của giáo chủ. Tạ đại hiệp là môn hạ của Phích Lích Thủ Thành Khôn, Cửu Dương thần công của giáo chủ, học ở di thư của Ðạt Ma lão tổ, Càn Khôn Ðại Nã Di tâm pháp học ở trong Di Biên của giáo chủ đời trước của Minh giáo, chúng ta người trong võ lâm cần nhất là vấn đề sư môn và phái biệt, vậy chẳng hay giáo chủ là môn hạ của môn phái nào? Vô Kỵ đáp: - Võ công của tôi học được rất phức tạp, nếu nói trắng ra thì tôi không phải là môn hạ của phái nào hết. Chỉ Nhược quay đầu lại hỏi Trương Tam Phong: - Trương chân nhân, lời giáo chủ nói có đúng không? Tam Phong gật đầu đáp: - Thật tình là thế, trường hợp này rất hãn hữu trong võ lâm, đó cũng là do những sự kỳ phùng của y mà nên. Chỉ Nhược bỗng rút luôn nữa khúc Ỷ Thiên Kiếm ra, tay trái nắm lấy mớ tóc, giơ lươi kiếm lên cắt đến "soẹt" một cái, cả một mớ tóc đen nhánh và mềm mại như tơ đã bị cắt đứt liền. Mọi người đều giật mình kinh hãi và đồng thanh nói: - Cô... nương.... Chỉ Nhược tiếp: - Tôi mang rất nhiều tội nghiệp, đã sớm có y cắt tóc đi tu. Trương giáo chủ, có phải giáo chủ đã nhận lời giúp tôi một việc không? Và giáo chủ hứa là sẽ làm cho kỳ được phải không? Vô Kỵ gật đầu đáp: - Phải, đúng thế, nhưng... Chỉ Nhược cướp lời: - Nhưng việc này không được trái vơi đạo hiệp nghĩa, không được ảnh hưởng đến sự quang phục và cũng không được động chạm đến thanh danh của Minh giáo và giáo chủ phải không? Vô Kỵ đáp: - Phải, nếu như vậy cô nương muốn sai bảo việc gì tôi cũng vâng theo tức thì. Chỉ Nhược lại nói tiếp: - Ðại trượng phu đã hứa phải làm cho được mới thôi, trước mặt Thái sư phụ, sư thúc sư bá của giáo chủ, giáo chủ không được bội tín. Vô Kỵ thấy nàng cắt tóc, vẻ mặt cương quyết, trong lòng cảm xúc liền nghĩ: - Nàng có việc gì khó xử đến đâu ta cũng phải tận tâm tận lực làm giúp nàng được mới thôi . Nghĩ đoạn, chàng liền nói tiếp: - Cô nương muốn bảo tôi làm điều gì, xin cứ nói đi. Chỉ Nhược liền quay đầu nói với Trương Tam Phong rằng: - Trương chân nhân làm ơn cho mượn bảo điện này để xử dụng. Nói xong, nàng cởi cái bọc áo đen trên lưng xuống, rồi lấy hai linh vị ra một cái đề Nga Mi phái, sáng phái tổ sư Quách Tường nữ hiệp chi linh vị, còn cái kia viết Nga Mi phái, để tử tam địa trưởng môn ân sư Diệt Tuyệt sư thái chi linh vị. Nàng cung kính để hai chi linh vị đó lên trên một cái bàn hình vuông trong điện. Tam Phong và Viễn Kiều, Vô Kỵ các người thấy vậy đều chắp tay vái chào và cúi đầu. Chỉ Nhược cùng các đệ tử của bổn môn đều vái lạy hết rồi nàng cởi chiếc cà rá sắt đeo ở tay ra, quay người lại nói: - Trương Vô Kỵ giáo chủ, Chu Chỉ Nhược, người trưởng môn đời thứ tư của phái Nga Mi kính cẩn truyền thụ ngôi trưởng môn này cho người. Mọi người nghe thấy kinh hãi đến ngẩn người ra. Chu Chỉ Nhược lại nói tiếp: - Người vẫn kiêm nhiệm giáo chủ của Minh giáo, mong người làm rạng rỡ bổn môn hưng vượng Minh giáo dẫn dắt Trung nguyên hào kiệt xua đuổi quân Thát Ðát ra khỏi bờ cõi. Từ nay trở đi, các đệ tư của phái Nga Mi đều phải nghe lệnh của người hết. Vô Kỵ giơ hai tay lên xua hoài và phản đối: - Thế này... thế... làm sao được? Chỉ Nhược đáp: - Phái Nga Mi do tay Quách nữ hiệp sáng tạo, bây giờ mời giáo chủ ra đảm nhiệm chức trưởng môn, chẳng lẽ giáo chủ sợ làm nhục mình hay sao? Vô Kỵ đưa mắt nhìn Trương Tam Phong, tỏ vẻ van lơn, cầu khẩn. Trương chân nhân cũng ngẩn người ra, rồi đột nhiên cười ha hả, tiếng cười làm rung chuyển cả mái ngói, cười xong rồi mới nói: - Chu cô nương, tôi chịu cô đấy, chỉ một việc này cũng không uổng Diệt Tuyệt sư thái đã giao trọng trách cho cô rồi. Bây giờ cô nương trao phái Nga Mi vào tay Vô Kỵ, tất nhiên y thế nào cũng làm rạng rỡ được quí phái chứ không sai. Chỉ Nhược liền móc túi lấy một quyển vở bằng giấy vàng mỏng ra với hai khúc Ỷ Thiên kiếm gãy, trao cho VôKỵ và nói tiếp: - Ðây là cuốn võ học của bổn môn do tay Quách nữ hiệp viết ra, Kiếm chưởng tinh nghĩa đều ở trong cuốn sách này hết. Việc này tuy làm cho mọi người hết sức ngạc nhiên nhưng vì Vô Kỵ không thuộc môn phái nào hết, tiếp nhiệm chức trưởng môn của phái Nga Mi như vậy không trái qui luật giang hồ chút nào. Vả lại việc này có lợi cho sự quang phục và cũng không làm mất thanh danh của Minh giáo. Mọi người nghe thấy Trương Tam Phong nói tiếp: - Vô Kỵ, con đã nhận lời Chu cô nương thì con không thể nào thoái thác việc này được. Vô Kỵ nhận cuốn võ học của phái Nga Mi lẫn hai khúc Ỷ Thiên kiếm, đeo cà rá sắt vào rồi quì trước hai linh vị lạy một lần nữa. Chỉ Nhược dẫn các đệ tử vào lần lượt vái lạy người trưởng môn thứ năm. Trương Tam Phong, Viễn Kiều cùng các người lần lượt đến chúc mừng. Các đệ tử của phái Nga Mi biết Vô Kỵ là người có võ công trác tuyệt, oai vọng rất lớn, rất có ích cho bổn môn, tuy trong đó cũng có vài người trong lòng không phục, nhưng không dám công nhiên phản đối. Trương Tam Phong trông thấy di thư của Quách Tường liền tưởng tượng thấy một thiếu nữ thông minh tao nhã hiện ra ngay trước mắt nhưng đó là chuyện của một trăm năm về trước rồi. Chỉ Nhược cắt tóc đi tu, không còn nghĩ đến việc đời, từ đó trở đi nàng chỉ làm bạn với ngọn đèn, cuốn kinh mà thôi. Vô Kỵ ra lệnh cho Tĩnh Tuệ dẫn các đệ tử của phái Nga Mi trở về bổn sơn, còn mình thì từ biệt Trương Tam Phong cùng các người đi Hào Châu. Suốt dọc đường, chàng đều nhận được tin thắng trận của bổn giáo và còn nghe thấy nghĩa quân ở các nơi nổi lên. Cô Tô có Trương Sĩ Thành, Ðài Châu có Phương Quốc Châu. Tuy không thuộc Minh giáo cai quản, nhưng toàn là quân bạn kháng Nguyên hết, nên VôKỵ mừng rỡ vô cùng, liền cùng Triệu Minh cỡi ngựa về phía Ðông. Chàng thấy sơn hà xã tắc sắp sưa quang phụ đến nơi, liền nghĩ thầm: - Sở dĩ được thành công nhanh chóng như thế này chủ yếu tuy là lòng người Hán và quân Thát Ðát tàn bạo mà nên, nhưng cũng phải nói đó là công lao của các anh em giáo chúng của Minh giáo xướng đạo nữa. Bây giờ ta chỉ mong thiên hạ được an cư lạc nghiệp, như vậy mới không uổng công mình ra sống vào chết, chịu đựng biết bao sự lo âu, hoạn nạn."Chàng không muốn kinh động đến mọi người, nghĩa là không muốn các tướng lĩnh của Minh giáo ra tiếp rước, nên suốt dọc đường chàng không gặp mặt tướng lãnh nào thuộc Minh giáo, chỉ ngấm ngầm quan sát xem, nhưng chàng thấy kỷ luật của nghĩa quân rất nghiêm, không hề quấy rối dân chúng. Ði đến đâu chàng cũng nghe thấy bá tánh khen ngợi Chu Nguyên Chương và Từ Ðạt. Hôm đó chàng đi đến ngoài thành Hào Châu, Chu Nguyên Chương hay tin liền sai Thanh Hoà và Ðặng Dữ hai tướng đem quân ra nghênh tiếp, đón chàng vào nghênh tân quán. Thanh Hoà nói: - Chu nguyên soái cùng Từ đại tướng quân và Thường tướng quân thương nghị khẩn cấp việc quân tình, được biết giáo chủ tới mừng rỡ cùng, nhưng vì vướng quân vụ, không thể thân hành ra đón được, xin giáo chủ thứ cho tội lỗi đó. Vô Kỵ vừa cười vừa đáp: - Chúng ta đều là anh em trong một nhà, hà tất phải giở trò nghênh đón như thế làm chi, tất nhiên việc quân tình phải quan trọng chứ. Ðêm hôm đó trong Nghênh tân quán thết đại tiệc, Thanh Hoà, Ðặng Dũ hai tướng tiếp rượu VôKỵ. Rượu vừa uống được ba tuần thì Chu Nguyên Chương đã đem theo đại tướng Hoa Vân tới bàn tiệc quì ngay xuống đất vái lậy. Vô Kỵ vội đứng dậy đì Chu Nguyên Chương lên. Nguyên Chương tự rót rượu cung kính mời Vô Kỵ ba chén, VôKỵ uống cạn luôn. Nguyên Chương lại mời Triệu Minh, Triệu Minh thấy lòng y như vậy cũng bưng chén uống cạn. Trong khi ăn uống, VôKỵ hỏi đến quân tình của các bộ quân tài Nguyên Chương liền thưa những sự nghiệp và thành tích công thành lược trì như thế nào cho Vô Kỵ nghe. Trong khi y nói, y tỏ vẻ rất đắc chí, Vô Kỵ khen ngợi luôn mồm. Trong khi đang chuyện trò, đại tướng Liêu Vĩnh Trung lớn bước tiến vào trong sảnh, bái kiến giáo chủ xong rồi, rỉ tai Nguyên Chương khẽ nói: - Ðã bắt được rồi. Nguyên Chương nói: - Hay lắm. Lúc ấy, ngoài cửa bỗng có tiếng la lớn: - Oan uổng... oan uổng... Vô Kỵ nghe thấy tiếng đó, nhận ngay ra là Hàn Lâm Nhi, ngạc nhiên hỏi: -Người đó chả là chú em họ Hân là gì? Có việc gì thế? Nguyên Chương đáp: - Thưa giáo chủ, tên họ Hân đã tư thông với bọn Thát Ðát định mưu phản dùng kế nội ngoại ứng hợp để phản bổn giáo. Vô Kỵ thất kinh, liền hỏi lại: - Chú em họ Hân là người trung thành, nhân nghĩa, sao lại có chuyện như thế? Mau đưa y vào đây cho tôi hỏi xem... Chàng chưa nói dứt đã thấy đầu óc choáng váng, mặt mũi tối tăm, bất tỉnh nhân sự. Chờ tới khi thức tỉnh, chàng đã thấy tay chân của mình bị xiềng xích bốn chung quanh tối tăm như mực. Cũng may, chàng cảm thấy có một thân hình mềm mại đè lên trên ngực mình. Thì ra, Triệu Minh cũng bị trói chung với chàng, nhưng nàng chưa tỉnh. Chàng chỉ suy nghĩ một chút, đã biết Nguyên Chương phản mình. Chắc y đoán sau này Minh giáo thành sự thì chàng sẽ làm vua, cho nên y mới bỏ thuốc mê rất mạnh vào trong rượu lập kế ngầm giết hại chàng. Vô Kỵ thử vận hơi sức không thấy có gì khác lạ, võ công vẫn nguyên vẹn. Chàng bỗng nghe thấy phòng bên có tiếng người nói: - Chu đại ca, muốn thành đại sự thì đừng câu nệ tiểu tiết, cắt cỏ thì phải cắt tận gốc, đừng để hậu hoạn làm chi? Chàng đã nhận ra tiếng nói của Từ Ðạt, Nguyên Chương lại nói tiếp: - Nhưng dù sao tiểu tặc này cũng là thủ lãnh của chúng ta, chúng ta không nên vong ân, bội nghĩa như thế. Chàng bỗng nghe thấy Thường Ngộ Xuân lên tiếng: - Nếu đại ca sợ giết y, quân sẽ nổi loạn, chi bằng cứ lẳng lặng ra tay thì đại ca khỏi bị tai tiếng. Nguyên Chương lại nói tiếp: - Nếu Từ, Thường hai hiền đệ đã nói như vậy, thì cứ thế mà làm, nhưng ngày thường tiểu tặc rất có ân đức với bổn giáo, việc này đừng để tiết lộ ra bên ngoài mới được. Ba người nói xong, liền đi ra ngoài. Vô Kỵ thở nhẹ một cái, rờ tay thấy mẩu Ỷ Thiên Kiếm vẫn còn nguyên trong người, liền dùng Càn Khôn Ðại Nã Di thủ pháp rút luôn mẩu kiếm ấy ra cắt xiềng xích, cứu tỉnh Triệu Minh dậy, rồi lẳng lặng vượt tường mà ra. Chàng đứng tựa vào tường, trong lòng cảm khái vô cùng và nghĩ thầm: - Chu Nguyên Chương vong ơn bội nghĩa đã đành rồi, cả Từ, Thường hai vị đại ca thân ta như thế mà nay vì công danh, phú quí dám phản hại ta nữa. Ba người đều mang trọng trách trong nghĩa quân, nếu ta diệt chúng đi, chỉ sợ nghĩa quân sẽ giải tán hết. Ta, Trương VôKỵ, vốn dĩ không tham công danh phú quí, Từ đại ca và Thường đại ca hà tất phải coi rẻ ta như thế.Ngẫm nghĩ hồi lâu, chàng liền đem Triệu Minh cùng đi. Chàng đi đến ngoài thành, viết một lá thơ thật dài, nhường ngôi giáo chủ Minh giáo cho Dương Tiêu, nhưng bên trong tuyệt nhiên không nhắc đến một chữ nào về chuyện mình bị bọn Chu Nguyên Chương hãm hại ở Hào Châu như thế nào. Nhưng chàng có biết đâu Từ Ðạt và Thường Ngộ Xuân hai người không biết rõ mưu kế, tất cả mọi việc đều do Chu Nguyên Chương ngấm ngầm sắp đặt, mục đích làm cho Vô Kỵ chán nản tự rút lui. Nên biết Chu Nguyên Chương rất sợ thần dũng của Vô Kỵ, nếu bảo y giết chàng quả thực y không dám, mà dù có thành sự, thì vạn nhất tiết lộ ra ngoài, hậu quả sẽ không thể nào tưởng được. Y vẫn biết xưa nay, Vô Kỵ chỉ coi việc phục quốc làm trọng, đối với Từ Ðạt, Thường Ngộ Xuân lại thân nhau như anh em ruột thịt, chỉ cần tiết lộ những lời phản trắc cho chàng ta hay, chàng ta cũng sẽ lẳng lặng bỏ đi ngay. Quả nhiên tất cảmọi việc đều đúng với sự ước đoán của y. Vô Kỵ tuy võ công cái thế vô địch thiên hạ thực, nhưng nói đến mưu kế thì chàng còn kém Chu Nguyên Chương rất xa, rốt cuộc chàng bị lọt vào kế của tên gian hùng nhất thời. Tuy Vô Kỵ không thèm thuồng ngôi báu thực nhưng từ đó trở đi hễ chàng nghĩ tới Từ Ðạt và Ngộ Xuân hai người vô ân bạc nghĩa như thế, trong lòng lại đau đớn khôn tả. Còn việc Hàn Lâm Nhi thông đồng với quân Thát Ðát, mưu đồ phản loạn... cũng đều do Nguyên Chương bày đặt ra hết. Thì ra, sau khi Hàn Sơn Ðông chết, anh em nghĩa quân liền bầu Hàn Lâm Nhi lên làm chủ. Nguyên Chương, Từ Ðạt, Ngộ Xuân ba người biến thành thuộc hạ của Lâm Nhi. Nguyên Chương giả tạo một lá thư của Lâm Nhi thông đồng với địch, rồi lại lén đút lót tên tâm phúc của Lâm Nhi cáo mật với Từ Ðạt và Thường Ngộ Xuân hay. Từ Ðạt và Ngộ Xuân hai người tin liền, cương quyết diệt trừ Lâm Nhi, trái lại Nguyên Chương giả nhân giả nghĩa nhất định không chịu, sau thấy Từ Ðạt và Ngộ Xuân nói đi nói lại đôi ba phen y mới miễn cưỡng nhận lời. Y giam Vô Kỵ và Triệu Minh vào phòng bên, cố ý để lại khí giới cho Vô Kỵ không lấy đi, để tiện cho chàng thoát thân đào tẩu. Vô Kỵ đi rồi Nguyên Chương mới sai Vĩnh Trung ngấm ngầm đem Lâm Nhi ra sông trầm nước, do đó một tên bắn hai kim điêu của Nguyên Chương không lộ một chút vết tích nào. Sau Dương Tiêu lên làm giáo chủ Minh giáo nhưng lúc ấy Nguyên Chương đã mọc đủ lông cánh rồi, Dương Tiêu lại tuổi già đức bạc, không sao tranh nổi ngôi đế vương với Nguyên Chương. Ðó là chuyện sau không nhắc đến nữa. Hãy nói Triệu Minh thấy Vô Kỵ viết thư cho Dương Tiêu xong, bút hãy còn cầm tay, nhưng vẻ mặt không được vui, liền nói: - Vô Kỵ đại ca, đại ca nhận lời làm cho tôi ba việc, việc thứ nhất là mượn Ðồ Long đao cho tôi, việc thứ hai là không kết hôn với Chu cô nương, hai việc ấy đại ca đã làm xong rồi, còn việc thứ ba, đại ca không thể thất tín với tôi được. Vô Kỵ kinh ngạc vội hỏi lại: - Cô... còn có việc gì tinh quái mà muốn tôi làm nữa? Triệu Minh tủm tỉm cười đáp: - Lông mày của thiếp quá nhạt, lang quân làm ơn vẽ lại cho thiếp, việc này không trái với đạo hiệp nghĩa của võ lâm đấy chứ? Vô Kỵ cầm bút đó lên, vừa cười vừa đáp: - Từ nay trở đi, Vô Kỵ này, ngày ngày sẽ vẽ lông mày cho ái thê. Hết
Mục lục
Hồi thứ 1
Hồi thứ 2
Hồi thứ 3
Hồi thứ 4
Hồi thứ 5
Hồi thứ 6
Hồi thứ 7
Hồi thứ 8
Hồi thứ 9
Hồi thứ 10
Hồi thứ 11
Hồi thứ 12
Hồi thứ 13
Hồi thứ 14
Hồi thứ 15
Hồi thứ 16
Hồi thứ 17
Hồi thứ 18
Hồi thứ 19
Hồi thứ 20
Hồi thứ 21
Hồi thứ 22
Hồi thứ 23
Hồi thứ 24
Hồi thứ 25
Hồi thứ 26
Hồi thứ 27
Hồi thứ 28
Hồi thứ 29
Hồi thứ 30
Hồi thứ 31
Hồi thứ 32
Hồi thứ 33
Hồi thứ 34
Hồi thứ 35
Hồi thứ 36
Hồi thứ 37
Hồi thứ 38
Hồi thứ 39
Hồi thứ 40
Hồi thứ 41
Hồi thứ 42
Hồi thứ 43
Hồi thứ 44
Hồi thứ 45
Hồi thứ 46
Hồi thứ 47
Hồi thứ 48
Hồi thứ 49
Hồi thứ 50
Hồi thứ 51
Hồi thứ 52
Hồi thứ 53
Hồi thứ 54
Hồi thứ 55
Hồi thứ 56
Hồi thứ 57
Hồi thứ 58
Hồi thứ 59
Hồi thứ 60
Hồi thứ 61
Hồi thứ 62
Hồi thứ 63
Hồi thứ 64
Hồi thứ 65
Hồi thứ 66
Hồi thứ 67
Hồi thứ 68
Hồi thứ 69
Hồi thứ 70
Hồi thứ 71
Hồi thứ 72
Hồi thứ 73
Hồi thứ 74
Hồi thứ 75
Hồi thứ 76
Hồi thứ 77
Hồi thứ 78
Hồi thứ 79
Hồi thứ 80
Hồi thứ 81
Hồi thứ 82
Hồi thứ 83
Hồi thứ 84
Hồi thứ 85
Hồi thứ 86
Hồi thứ 87
Hồi thứ 88
Hồi thứ 89
Hồi thứ 90
Hồi thứ 91
Hồi thứ 92
Hồi thứ 93
Hồi thứ 94
Hồi thứ 95
Hồi thứ 96
Hồi thứ 97
Hồi thứ 98
Hồi thứ 99
Hồi thứ 100
Hồi thứ 101
Hồi thứ 102
Cô Gái Đồ Long
Kim DungChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003 | vanhoc |
Hiệp ước Thứ Sáu Tuần thánh () là một thỏa thuận giữa Chính phủ Cộng hoà Ireland, Chính phủ Vương quốc Anh và các đảng phái ở Bắc Ireland từ ngày 10 tháng 4 năm 1998.
Hiệp ước Thứ Sáu Tuần thánh kết thúc giai đoạn bạo động của cuộc xung đột Bắc Ailen từ những năm 1960 và đưa nó sang giai đoạn tìm kiếm một sự đồng lòng về chính trị. Mục đích là để tìm một modus vivendi vì lợi ích của người dân Ireland. Mặc dù vẫn có một số hành vi bạo lực sau Hiệp ước Thứ Sáu Tuần thánh, nhưng họ không còn nhận được sự ủng hộ của người dân nữa và không còn leo thang.
Các cuộc trưng cầu dân ý riêng ở Cộng hoà Ireland và Bắc Ailen đã xác nhận thỏa thuận.
Các phần
Chính phủ Cộng hoà Ailen từ bỏ đòi hỏi thống nhất với Bắc Ailen.
Khả năng thống nhất với Cộng hòa Ireland sẽ không bị loại trừ nếu đa số người Bắc Ireland đồng ý.
Các cơ quan Ailen và Bắc Ailen làm việc chung với nhau.
Các lực lượng bán quân sự của Quân đội Cộng hòa Ailen (IRA), Hiệp hội Quốc phòng Ulster (UPL) và Đội Tình nguyện Ulster Volunteer Force (UVF) tuyên bố sẵn sàng giải giới.
Việc thả các tù nhân chiến đấu ra khỏi nhà tù được hứa hẹn.
Anh hứa sẽ giảm sự hiện diện của quân đội mình ở Bắc Ailen.
Đạo luật Chính phủ Ireland (1920) được thu hồi.
Một ủy ban hỗn hợp để điều tra số phận những người mất tích), cũng như những người bị IRA cáo buộc là đã bị sát hại ở một địa điểm không rõ, được thành lập.
Người Bắc Ailen có thể nộp đơn xin hộ chiếu Ireland thêm vào với hộ chiếu Anh của họ.
Kết quả trưng cầu dân ý
Chú thích
Liên kết ngoài
Dokumentation des Abkommens – Đại học Ulster
Sekretariat des North/South Ministerial Council
Văn bản đầy đủ
Quan hệ quốc tế năm 1998
Hiến pháp Vương quốc Liên hiệp Anh
Lịch sử Bắc Ireland
Quan hệ Vương quốc Liên hiệp Anh-Ireland | wiki |
Hướng dẫn
Bài soạn môn Ngữ văn lớp 7 học kì 2 dưới đây với bài: Sống chết mặc bay do Phạm Duy Tốn sáng tác được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các em học sinh tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng của học kì mới sắp tới đây của mình.
SỐNG CHẾT MẶC BAY
(Phạm Duy Tốn)
1. Thể loại
Sống chết mặc bay được xếp vào thể loại truyện ngắn. Ở Việt Nam, khoảng đầu thế kỉ XX, khái niệm này còn khá mới mẻ. Thời trung đại cũng đã có truyện hoặc các tác phẩm có tính chất tự sự nhưng không có tác phẩm nào thể hiện được những đặc trưng cơ bản của thể loại này.
Truyện ngắn thuộc loại hình tự sự, đặc trưng cơ bản nhất của nó là ngắn. Tuy nhiên, mức độ dài ngắn không hoàn toàn quyết định tính chất thể loại. Như trên đã nói, nhiều tác phẩm (có tính tự sự) thời trung đại nhưng không thể xếp vào loại truyện ngắn bởi ngoài tính chất về dung lượng, truyện ngắn còn có một số đặc trưng khác.
Khác với các truyện dài (ví dụ: tiểu thuyết) và truyện vừa thường tái hiện trọn vẹn cuộc đời một nhân vật, một sự kiện, hoàn cảnh,… truyện ngắn chỉ là một lát cắt, một khoảnh khắc, một hiện tượng nổi bật (cũng có thể khác thường) của cuộc sống. Để đảm bảo với một dung lượng nhỏ mà chuyển tải được những ý nghĩa lớn, ngôn ngữ truyện ngắn phải hàm súc đến mức tối đa. Các chi tiết “thừa” (đối với việc thể hiện nội dung cốt truyện), các chi tiết rườm rà đều bị lược bỏ để tập trung vào những chi tiết chủ yếu nhất. Trong truyện ngắn, dường như hiện thực đời sống đã được “nén” chặt lại nhằm mục đích khắc hoạ nổi bật một hiện tượng, một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay trong đời sống tâm hồn con người.
2. Tác giả
Phạm Duy Tốn (1883-1924) là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại, trong đó Sống chết mặc bay là tác phẩm nổi bật nhất.
Mặc dù còn chịu ít nhiều ảnh hưởng của xu hướng đạo đức truyền thống nhưng những truyện ngắn của Phạm Duy Tốn đã thiên về phản ánh hiện thực xã hội thối nát thời bấy giờ. Trong Sống chết mặc bay, ông tố cáo giai cấp thống trị độc ác bất nhân, chỉ ham ăn chơi phè phỡn, để mặc dân chúng trong cảnh ngập lụt.
1. Truyện ngắn Sống chết mặc bay có thể chia làm 3 đoạn:
2. Theo định nghĩa về phép tương phản:
a) Hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay: Một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả. Bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ.
b) Những người dân hộ đê: Làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: “Tình cảnh trông thật là thảm”.
c) Viên quan đi hộ đê thì ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, “tình cảnh thảm sầu” không sao kể xiết.
d) Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.
3. a) Phép tăng cấp đã được sử dụng để miêu tả tình cảnh nguy ngập của khúc đê. Mưa mỗi lúc một tầm tã. Nước sông càng dâng cao. Dân chúng thì đuối sức, mệt lử cả rồi.
b) Phép tăng cấp cũng được sử dụng để miêu tả thái độ vô trách nhiệm, lòng lang dạ thú của viên quan. Viên quan hộ đê không cùng dân chống đỡ mà ngồi trong đình vững chãi, an toàn. Bao kẻ phải hầu hạ quan. Không phải là vì công việc mà chỉ vì một thú chơi bài. Quan chơi bài nhàn nhã, ung dung. Quan gắt khi có người quấy rầy. Quan quát mắng, đòi cách cổ, bỏ tù khi có người báo đê vỡ. Quan sung sướng vì ván bài ù. Mức độ vô trách nhiệm và cáu gắt vô lí của quan càng thể hiện rõ nét.
c*) Sự kết hợp của nghệ thuật tương phản và tăng cấp đã tố cáo và phê phán hành động ham mê bài bạc và vô trách nhiệm của viên quan. Nếu viên quan chỉ ham đánh bạc thì đó là thói xấu trong sinh hoạt của cá nhân y. Nhưng y đánh bạc khi làm công vụ, cụ thể là khi đi hộ đê, liên quan đến tính mạng và tài sản của dân chúng thì đó là sự vô trách nhiệm. Y thắng ván bài đã chờ thì y sung sướng là lẽ thường tình. Nhưng y thắng bài khi đê vỡ, y sung sướng khi bao người dân khổ sở, cùng cực thì sự vui mừng của y là một hành động phi nhân tính của kẻ lòng lang dạ thú. Chính sự kết hợp này đã làm cho tính chất tố cáo và phê phán thêm sâu sắc.
4. Giá trị hiện thực của truyện Sống chết mặc bay là đã phản ánh bộ mặt của giai cấp thống trị mà tiêu biểu là tên quan có vai trò “cha mẹ” người dân nhưng đã chỉ ham mê bài bạc, hết sức vô trách nhiệm, làm cho dân chúng khốn khổ vì đê vỡ, nước lụt.
Giá trị nhân đạo của truyện là đã cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên tai xảy ra do thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại.
Giá trị nghệ thuật: Đây là truyện ngắn viết theo kiểu hiện đại bằng chữ Quốc ngữ. Nhân vật đã bước đầu có tính cách. Tác giả đã sử dụng biện pháp tương phản, tăng cấp, kết hợp với lời bình luận trực tiếp để tố cáo và phê phán. Nhân vật quan phụ mẫu đã bộc lộ bản chất xấu xa, vô trách nhiệm qua các hành động, lời nói của y với tay chân và với người dân.
1. Tóm tắt
Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to, khúc đê làng X có nguy cơ sẽ vỡ. Hàng trăm hàng nghìn người dân ra sức chống chọi với sức nước. Thế mà tại ngôi đình trên một khúc đê gần đó, quan phụ mẫu vẫn ung dung cùng các quan đánh bài. Có người báo đê vỡ, ngài vẫn thản nhiên quát mắng. Cuối cùng, khi quan ù ván bài thật to, cũng là lúc “khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn”.
2. Cách đọc
Trong một truyện ngắn, giọng điệu có ý nghĩa rất quan trọng đối với giá trị của tác phẩm. Với đặc trưng hàm súc, tác giả truyện ngắn tận dụng tối đa những lợi thế của giọng điệu để thể hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ của mình, đồng thời khắc hoạ đời sống một cách sâu sắc. Từ giọng điệu của tác giả cho đến giọng điệu của các nhân vật, khi đọc cần chú ý thể hiện sinh động và chính xác. Cụ thể, trong truyện ngắn này có những nhân vật chủ yếu sau:
3. Các hình thức đã được vận dụng trong truyện Sống chết mặc bay:
4.* Qua ngôn ngữ đối thoại của tên quan phủ, có thể tháy hắn hiện lên với một nhân cách xấu xa, bỉ ổi. Đó là một tên quan vô trách nhiệm, tham lam và tàn bạo. Từ đây cũng cần phải rút ra một nhận định rằng: trong tác phẩm tự sự ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nên tính cách của nhân vật. | vanhoc |
Trung tâm lịch sử thành Roma (tiếng Ý: Centro storico di Roma) nằm bên trong tường thành Aurelianus hay thành La Mã cổ đại là khoảng không gian đô thị đặc biệt, đại diện cho một tập hợp đồ sộ các di tích ngoạn mục có giá trị được công nhận trên toàn cầu bởi Ủy ban Di sản thế giới UNESCO vào năm 1980. Nó bao gồm tất cả 22 phường rione (số nhiều: rioni) của Quận 1 - quận trung tâm của thủ đô Roma, Ý. Từ "rione" trong tiếng Ý bắt nguồn tại Roma, được sử dụng từ thế kỷ 14 để gọi một quận của thành phố lúc bấy giờ. Nó đến từ thuật ngữ tiếng Latinh regio (số nhiều: regiones, tức "khu"), đơn vị hành chính của thành La Mã cổ đại; trong thời Trung Cổ trở thành rejones và sau đó là rione.
Được thành lập vào năm 753 TCN theo thần thoại La Mã, Roma đã liên tục gắn liền với lịch sử của nhân loại. Đầu tiên là trung tâm của nền Cộng hòa La Mã, sau đó thống trị thế giới trong năm thế kỷ với vai trò là đầu não của Đế quốc La Mã, sau trở thành thánh đô của Giáo hội Công giáo đến tận ngày nay. Trung tâm lịch sử Roma có đến hơn 25.000 điểm tham quan về môi trường và khảo cổ được công nhận, chính vì điều này, Roma là thành phố có nhiều di tích nhất trên thế giới.
Sau quá trình thương nghị với Tòa Thánh và Ý, Ủy ban UNESCO trên tinh thần hợp tác đã quyết định sửa đổi bổ sung di sản của Roma vào năm 1990, mở rộng đến phạm vi tường thành Janiculum do Giáo hoàng Urbanô VIII cho xây dựng năm 1643, và những tài sản ngoài lãnh thổ của Tòa Thánh nằm bên trong thành phố, trong đó có ba đại vương cung thánh đường tối quan trọng đối với Giáo hội là Đức Bà Cả, Thánh Gioan tại Latêranô và Thánh Phaolô Ngoại thành.
Lịch sử hành chính
Cổ đại
Theo truyền thống, vị vua thứ sáu của Vương quốc La Mã là Servius Tullius là người đầu tiên phân chia thành phố, lúc bấy giờ là khu vực bảy ngọn đồi bên trong bức tường thành Servius, thành những regiones hay "khu" và có 4 khu tổng cộng. Trong quá trình tái cấu trúc hành chính sau sự sụp đổ của nền Cộng hòa La Mã, Augustus - vị hoàng đế La Mã đầu tiên, đã tạo ra 14 regiones tức "14 khu phố phường La Mã" (lúc bấy giờ Roma đã đô thị hóa ra bên ngoài tường thành Servius) và được giữ nguyên khá hiệu quả trong suốt thời kỳ Đế quốc La Mã được chứng thực trong Cataloghi regionari (danh mục khu phố) ở thế kỷ 4, bao gồm tên các khu phố và ghi chép dữ liệu cho từng khu. Tất cả trừ Transtiberim (Trastevere hiện đại) đều nằm bên bờ tả ngạn sông Tiber. Các khu vực đó là:
Trung Cổ
Sau khi Đế quốc Tây La Mã sụp đổ và sự xuống cấp của thành Roma, dân số suy giảm nghiêm trọng và sự phân chia hành chính thành các khu đã biến mất. Trong thế kỷ 12 tồn tại sự phân chia thành phố thành 14 phần, mặc dù không chính thức nhưng được người dân thường sử dụng. Thậm chí dù 14 phường bấy giờ không còn giống với các 14 khu phố thời cổ đại, chúng vẫn được giữ tên gọi là regio trong tiếng Latinh và rione trong tiếng bình dân.
Tới thời điểm năm 1143, tất cả 14 phố phường La Mã bao gồm:
Các giới hạn của các phường trở nên dứt khoát và chính thức hơn trong thế kỷ 13: số lượng giảm xuống còn 13 phường, sáp nhập đảo Tiberina vào Trastevere, và con số này vẫn được giữ nguyên cho đến thế kỷ 16. Tuy nhiên trong giai đoạn này, ranh giới giữa các phường khá lỏng lẻo. Phường không phải là một thực thể chính trị, mà chỉ là đơn thuần là một khái niệm hành chính. Người đứng đầu của một phường được gọi là Caporione trong tiếng Ý. Mỗi phường trưởng được hỗ trợ trong việc quản lý trật tự trị an công cộng bởi một nhóm công dân tín nhiệm, gọi là constabili' hoặc capotori' ("công an").
Phục Hưng và cận đại
Trong thời Phục Hưng, thành Roma diễn ra sự tái tổ chức và mở rộng quy mô lớn, do đó, đặt ra nhu cầu phân định các phường một cách chính xác.
Năm 1586, với tình trạng dân số ít ỏi của thành phố nay đã bắt đầu cải thiện, Giáo hoàng Xíttô V đã thêm phường thứ 14 là Borgo, trước đây được quản lý tách biệt khỏi thành phố. Con số 14 phường này được giữ nguyên cho đến thế kỷ 19.
Năm 1744, Giáo hoàng Biển Đức XIV, vì thường xuyên bị hiểu lầm, đã quyết định lên kế hoạch phân chia lại hành chính của Roma, giao trách nhiệm đó cho Bá tước Bernardini. Các tấm đá cẩm thạch xác định biên giới của mỗi phường, nhiều trong số chúng vẫn còn tồn tại đến ngày nay, đã được đặt đá vào năm đó trên mặt tiền của những tòa nhà nằm ở biên giới của mỗi phường.
Vào năm 1798, sau khi bị Pháp xâm lược và thành lập nên chế độ Cộng hòa Roma, tổ chức hành chính đã có sự chuẩn hóa và lập nên 12 phường (với sự tương ứng của các phường hiện đại trong ngoặc đơn):
Ngay sau đó, dưới thời thống trị của Napoléon, Roma đã được chia thành 8 phần, bây giờ được gọi là Giustizie (có nghĩa là "công lý" trong tiếng Ý):
Hiện đại
Sau khi Napoleon mất quyền lực, không có thay đổi đáng kể nào trong tổ chức thành phố cho đến khi Roma trở thành thủ đô của một nước Ý thống nhất mới khai sinh. Nhu cầu về một thủ đô mới gây ra sự đô thị hóa lớn và sự gia tăng dân số, cả bên trong và bên ngoài tường thành Aurelianus. Năm 1874, số phường trở thành 15, với việc bổ sung Esquilino, được tạo ra bằng cách tách ra một phần từ Monti. Vào đầu thế kỷ 20, một số phường bắt đầu bị tách ra và những phần đất đầu tiên bên ngoài tường thành bắt đầu được coi là bộ phận của thành phố.
Năm 1921, số lượng phường tăng lên 22. Prati là phường cuối cùng được thành lập và là phường duy nhất nằm bên ngoài bức tường thành Janiculum.
Cải cách mới nhất được thực hiện vào năm 1972, hầu hết vẫn còn hiện hữu đến ngày nay: Roma được chia thành 20 quận (gọi là Circoscrizione, số nhiều: Circoscrizioni) (sau đổi tên thành municipio - số nhiều: municipi, một trong số chúng trở thành một huyện độc lập tên là Fiumicino) và 20 phường (cùng tạo thành Centro Storico tức Trung tâm lịch sử) hình thành nên quận đầu tiên, Quận 1. Hai phường còn lại là Borgo và Prati thuộc về lãnh thổ Quận 17 cho đến năm 2013 quận bị bãi bỏ và sáp nhập. Kể từ đó, tất cả các phường đều nằm trong Quận 1.
Danh sách đầy đủ các phường hiện đại, theo thứ tự số, như sau:
Tổng quan
Chi tiết các phường
I. Monti
II. Trevi
III. Colonna
IV. Campo Marzio
V. Ponte
VI. Parione
VII. Regola
VIII. Sant'Eustachio
IX. Pigna
X. Campitelli
XI. Sant'Angelo
XII. Ripa
XIII. Trastevere
XIV. Borgo
XV. Esquilino
XVI. Ludovisi
XVII. Sallustiano
XVIII. Castro Pretorio
XIX. Celio
XX. Testaccio
XXI. San Saba
XXII. Prati
Xem thêm
Roma
Quận 1, Roma
La Mã cổ đại
Đế quốc La Mã
Trung Cổ
Phục Hưng
Chú thích
Roma
Di sản thế giới tại Ý
Thành phố cổ | wiki |
là một trong những nhà thơ waka quý tộc của Nhật Bản vào thời kỳ Heian. Ông làm một chức quan nhỏ, thường đi phó nhậm ở địa phương. Ông cũng có chân trong Ba mươi sáu ca tiên. Cha ông là Mibu no Tadamine cũng là một nhà thơ lỗi lạc.
Những bài thơ của ông nằm trong nhiều tập thơ nổi tiếng, tập thơ của cá nhân ông là vẫn còn lưu truyền.
Thơ Mibu no Tadami
Đây là bài thơ thứ 41 trong tập Ogura Hyakunin Isshu do Fujiwara no Teika biên tập:
Xuất xứ
, thơ luyến ái, phần 1, bài 621.
Hoàn cảnh sáng tác
Đây là tác phẩm được trình bày trong cùng Hội bình thơ tại triều đình năm thứ 4 (天徳四年内裏歌合) vào khoảng năm Tenryaku (Thiên Lịch, 947-957) với chủ đề Shinobu Ko (Tình Thầm) và đã chịu nhường giải quán quân cho Taira no Kanemori, tác giả bài 40. Shasekishuu (Sa Thạch Tập), tập truyện răn đời dưới thời Kamakura còn cho biết rằng, trong cuộc thi ấy, Mibu no Tadami vì đối thơ thua Taira no Kanemori nên đã buồn ốm mà chết. Có tài liệu khác ghi rằng, giám khảo của Hội bình thơ năm ấy là Fujiwara no Saneyori không thể quyết định bài thơ của ông hay của Taira no Kanemori hay hơn, nên đã nhờ đến quyết định của Minamoto no Takaakira, nhưng cũng không thể quyết định được. Người quyết định cuối cùng là Thiên Hoàng Murakami đã ngâm bài thơ của Taira no Kanemori, ngầm quyết định bài thơ của Kanemori giành chiến thắng.
Đề tài
Tình thầm kín của mình đã bị mọi người hay biết nên lòng bối rối.
Tác giả dùng kỹ thuật đảo nghịch khi trình bày sự thể trước rồi mới bày tỏ lòng mình sau. Từ tehu viết theo lối cổ có nghĩa là to iu (chuyện nói rằng) và đọc ngắn lại thành chô. Do đó, trong các tranh xưa của Nhật, tình yêu koi–chō được tượng trưng bằng hình ảnh con bướm (cũng là chō). Madaki có nghĩa là "chưa chi" để nhấn mạnh là tin đồn đại lan nhanh.. Ngắt câu ở cuối câu thứ hai.
Ông được các nhà phê bình tiếng tăm đời Edo như Kamo no Mabuchi (1697-1769) và Kagawa Kageki (1768-1843) đều khen Tadami trội hơn Kanemori. Trong khi Kanemori nặng về kỹ xảo và bộc bạch thì Tadami trung thực mà u ẩn, dễ gây xúc động hơn. Điều đó chắc cũng an ủi nhà thơ thua cuộc phần nào.
Tham khảo
Đường dẫn ngoài
McMillan, Peter. Năm 2010 (Bản in đầu, Năm 2008). Một Trăm Nhà Thơ, Mỗi Vị Một Thơ. New York: Nhà xuất bản Đại Học Columbia.
Suzuki Hideo, Yamaguchi Shin'ichi, Yoda Yasushi. Năm 2009 (Bản in đầu, Năm 1997). Genshoku: Ogura Hyakunin Isshu. Tokyo: Bun'eidō.
Một trăm bài thơ Nhật Bản cổ (Hyakunin-isshu), biên dịch bởi William N. Porter, 1909, tại trang sacred-texts.com
Ogura Hyakunin Isshu, biên dịch bởi chimviet.free.fr
Nhà thơ Nhật Bản | wiki |
Bài làm
Có ai đó đã từng nói: “Lòng nhân ái là biểu hiện cao đẹp nhất của con người”. Câu nói quả thật vô cùng chính xác cho nên từ xưa tới nay, nhân ai luôn được coi là một phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam ta. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều được người lớn dạy bảo về lòng nhân ái. Đó là truyền thống từ bao đời này mà ông ta cha vẫn luôn bảo tồn và phát triển nét đẹp này.
Nhân ái là một cụm từ chỉ tình yêu thương của con người. “Nhân” là người, “ái” là tình yêu. Lòng nhân ái là tình cảm giữa người với người, là sự giúp đỡ giữa những con người với nhau. Tình cảm đó xuất phát từ sự chân thành từ sự bao dung giữa người với người chứ không xuất phát từ những mục đích riêng.
Lòng nhân ái không phải là những hành động cao cả mà nó xuất phát từ những hành động nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. Lòng nhân ái có thể là sự giúp đỡ một manh áo cũ, một cuốn vở cũ hay một chút tiền tiết kiệm để gửi tới những người khó khăn. Hoặc lòng nhân ái là hành động giúp một cụ già qua đường, giúp đỡ một em nhỏ đi lạc, một con vật bị thương…
Trong cuộc sống, lòng nhân ái có ý nghĩa rất quan trọng. Nó là cầu nối để gắn kết tình cảm, gắn kết mọi người xa lại lại gần nhau hơn. Lòng nhân ái góp phần tạo nên một khối đoàn kết mạnh mẽ khó có thể tách rời, nó giúp tạo nên sức mạnh của tập thể. Dẫn chứng tốt nhất về sức mạnh của lòng nhân ái đó là sự đoàn kết gắn bó của người dân Việt Nam trong các cuộc chiến tranh. Nếu không có sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, không có sự đồng sức đồng lòng của tất cả người dân thì làm sao có thể tạo ra những chiến thắng oanh liệt cho Tổ quốc.
Mặt khác, lòng nhân ái còn tạo ra sự lan tỏa đến với cộng đồng. Nó có thể ảnh hưởng tích cực đến mọi người trong xã hội, nó giúp thay đổi hành động và tạo ra những việc làm có ý nghĩa cho cộng đồng. Chính vì nhận thấy sức mạnh của lòng nhân ái vô cùng to lớn nên Đài phát thanh Truyền hình Việt Nam đã có một số chương trình tôn vinh những tấm lòng nhân ái như “Người tử tế”, “Cặp lá yếu thương”…. Lòng tốt của mối người là nguồn cảm hứng thôi thức những người khác hành động theo mình.
Nhiều tấm lòng nhân ai, nhiều sự giúp đỡ của mọi người không phải xuất phát từ mục đích nào đó mà nó hình thành từ chính tình cảm của mỗi người. Họ đều mong cho cuộc sống tốt đẹp hơn, mong những người khó khăn có cuộc sống tốt hơn. Chính vì thế, đôi khi sự giúp đỡ người khác sẽ giúp tâm hồn con người thanh thản và trở nên hạnh phúc hơn bao giờ hết. | vanhoc |