text
stringlengths
78
4.36M
domain
stringclasses
2 values
Cảng Los Angeles còn gọi là cảng Quốc tế Los Angeles là một tổ hợp cảng chiếm diện tích lên tới 7.500 ha (3.000 ha) cùng 43 dặm (69 km) chiều dài của bờ sông. Cảng nằm trên vịnh San Pedro ở San Pedro, cách trung tâm thành phố Los Angeles khoảng 20 dặm (32 km) về phía nam. Cảng Los Angeles giáp với cảng Long Beach, với số lượng người làm việc tại đây lên tới hơn 16.000 người, và là cảng bận rộn nhất ở Hoa Kỳ. Nhằm đảm bảo an toàn cho khu vực cảng, cảng Los Angeles có lực lượng cảnh sát Cảng Los Angeles để chống tội phạm khủng bố, lực lượng cứu hộ tại bãi biển Cabrillo thuộc cảng. Lịch sử Năm 1542, Juan Rodriquez Cabrillo phát hiện ra "Vịnh Khói". Vịnh San Pedro ban đầu là một bãi bồi nông, nền đất quá mềm để xây dựng một bến cảng. Tàu thăm dò đưa ra hai lựa chọn là neo đậu ngoài xa và sử dụng những tàu nhỏ để đưa hàng hóa và hành khách vào bờ, hoặc neo đậu tại các bãi biển gần đó đưa ra trong cuốn Two Years Before the Mast của Richard Henry Dana, Jr một thành viên phi trên đoàn tàu thăm dò vào năm 1834 đến thăm vịnh San Pedro. Sau đó, Phineas Banning được coi là cha đẻ của cảng này đã cải thiện cảng rất nhiều vào năm 1871 với việc xúc tiến nạo vét bùn sâu thêm 10 feet (3,0 m). Cảng là nơi tập kết của 50.000 tấn mỗi năm. Từ đây có các tuyến đường kết nối San Pedro với Salt Lake, Utah và Yuma, Arizona. Vào năm 1868, một tuyến đường sắt kết nối vịnh San Pedro tới Los Angeles, là tuyến đường đầu tiên trong khu vực. Sau khi cái chết của con trai ông vào năm 1885, ông đã theo đuổi lợi ích của mình trong việc thúc đẩy mở rộng cảng, xử lý 500.000 tấn trong năm đó. Công ty Giao thông vận tải miền Nam Thái Bình Dương và Collis P. Huntington muốn tạo ra cảng Los Angeles tại Santa Monica, và xây dựng các bến cảng dài trong năm 1893. Tuy nhiên, Los Angeles Times xuất bản bởi Harrison Gray Otis và thượng nghị sĩ Stephen M. White đẩy mạnh việc mở rộng cảng ở San Pedro. Việc cạnh tranh này đã được giải quyết bởi ủy ban do đô đốc John C. Walker thành lập. Ủy ban Cảng Los Angeles được thành lập vào năm 1907. Với sự hỗ trợ của chính phủ Mỹ, một đê chắn sóng bắt đầu xây dựng vào năm 1899 và khu vực được sáp nhập vào Los Angeles vào năm 1909. Năm 1912, tuyến đường sắt Nam Thái Bình Dương hoàn thành với bến chính tại cảng. Trong những năm 1920, cùng với cảng ở San Francisco thì cảng Los Angeles là các cảng biển bận rộn nhất ở bờ tây Hoa Kỳ. Đầu những năm 1930 cảng được mở rộng trên quy mô với việc xây dựng đê chắn sóng lớn nữa. Ngoài việc xây dựng đê chắn sóng bên ngoài này, một đê chắn sóng bên trong được xây dựng tắt qua đảo Terminal với bến cảng cho tàu biển và bến tàu nhỏ hơn được xây dựng tại cảng Long Beach. Đây là bến cảng được cải thiện để tổ chức cho các thuyền cập cảng trong sự kiện Thế vận hội mùa hè năm 1932. Trong chiến tranh thế giới II cảng được sử dụng chủ yếu cho ngành đóng tàu, tuyển dụng hơn 90.000 người. Trong năm 1959, Công ty Thương Hawaii Matson Navigation đã cập cảng 20 container, đưa cảng chuyển sang vận tải container. Việc xây dựng cầu Vincent Thomas năm 1963 cải thiện rất nhiều trong việc vào cảng, cho phép để tăng lưu lượng tàu vào và tiếp tục mở rộng cảng. Năm 1985, cảng đã đạt số lượng bốc dỡ một triệu thùng container trong một năm. Năm 2000, The Pier 400 các dự án nạo vét và xử lý rác thải ở cảng được hoàn thành. Vận chuyển Năm 2011, cảng này là điểm bốc dỡ của 7.900.000 container khiến nó là cảng lớn nhất ở Hoa Kỳ về lượng hàng hóa bốc dỡ và là cảng bận rộn đứng thứ 16 trên thế giới (2011), kết hợp với Cảng Long Beach thì nơi đây là cụm cảng quốc tế lớn thứ 6 thế giới. Các đối tác thương mại hàng đầu của cảng tới từ các quốc gia: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan với hàng hóa chủ yếu là các đồ nội thất, giày dép, đồ chơi, phụ tùng ô tô và hàng may mặc. Cảng cũng có sự phục vụ của tuyến đường sắt bởi cảng đường bộ Thái Bình Dương và hệ thống đường cao tốc chạy về phía Bắc có tên là Hành lang Alameda. Hiện nay, cảng này đang có kế hoạch nạo vét sâu thêm khoảng 50 feet để có thể cho những tàu chở hàng lớn nhất thế giới cập cảng như: thế hệ tàu container Mærsk Emma Maersk hay Phân lớp thứ ba Maersk. Xem thêm Kenneth Hahn SS Sansinena SS Lane Victory, một tàu bảo tàng USS Iowa, một chiến hạm trong thế chiến thứ II nằm tại cầu cảng 87 vào tháng 7 năm 2012 với tư cách là tàu bảo tàng. Tham khảo Đọc thêm Liên kết ngoài Panoramic photographs of Los Angeles Harbor, taken in 1908 and 1926, The Bancroft Library Cảng California Kinh tế Los Angeles Giao thông Los Angeles Chính quyền Los Angeles Khu vực Cảng Los Angeles San Pedro, Los Angeles Wilmington, Los Angeles Địa điểm thi đấu Thế vận hội Mùa hè 1932 Kinh tế Vùng Đại Los Angeles Đảo Terminal Địa điểm thuyền buồm Thế vận hội
wiki
Chân phước Laura Vicuña (5 tháng 4 năm 1891 - 22 tháng 1 năm 1904) là một nhân vật thánh thiện người Chile được phong chân phước bởi Giáo hội Công giáo Rôma. Cô là người bảo trợ cho các nạn nhân bị lạm dụng. Thân thế Laura del Carmen Vicuña sinh ngày 5 tháng 4 năm 1891 tại Santiago, Chile với song thân là ông Joseph Domenico và bà Mercedes Pino. Gia đình Vicuña vốn là quý tộc Chile, người cha thuộc quân đội và người mẹ là một phụ nữ nội trợ. Bị trục xuất khỏi Santiago khi nơi đây xảy ra một cuộc cách mạng, gia đình đã lánh nạn ở Temuco, nhưng ngay sau khi Joseph Domenico chết đột ngột, Mercedes đã sống với hai con gái của bà ở Argentina. Những năm đầu ở Argentina Mercedes và các con gái của bà chuyển đến tỉnh Neuquén của Argentina. Để tìm kiếm một nhà tài trợ việc học cho con gái, Mercedes đã làm việc tại Quilquihué Hostel để đổi lấy việc chủ nhân của nhà trọ là Manuel Mora trả tiền học cho Laura. Laura nhanh chóng được đưa vào học tại trường Hijas de Maria Auxiliadora (“Các con gái của Đức Maria Hằng Giúp đỡ Con Thiên Chúa”), trường mà dưới sự chăm sóc của các nữ tu, Laura bắt đầu quan tâm sâu sắc đến đức tin Công giáo. Các vấn đề ở nhà Trong một kỳ nghỉ ở trường, Laura bị Manuel Mora đánh đập hai lần vì muốn cô quên đi việc trở thành một nữ tu. Cô vẫn giữ lấy ước muốn này ngay cả khi Mora quyết định cắt tài trợ, ngừng trả tiền học cho mình. Khi các nữ tu tại trường biết về sự việc này, họ quyết định trao cho Laura và chị học bổng học tại đây. Mặc dù rất biết ơn các giáo viên của mình nhưng đồng thời Laura vẫn lo lắng về tình trạng của mẹ mình. Sự hy sinh Một ngày nọ, nhớ lại câu nói của Chúa Giêsu: “Không ai có tình yêu lớn hơn là từ bỏ mạng sống mình cho người mình yêu mến” Laura quyết định rời bỏ cuộc sống của mình đổi lấy sự cứu rỗi cho mẹ cô. Ngày 22 tháng 1 năm 1904, Laura chết bệnh tật, vốn đã tăng thêm phần trầm trọng thêm do sự ngược đãi về mặt thể xác, qua việc bị Mora hành hạ. Cô quyết định đánh đổi cái chết, cuộc đời mình cho sự cứu rỗi của mẹ cô. Từ năm 1937 đến năm 1958, thi hài của Laura được an táng trong nghĩa trang Nequén, sau đó được chuyển đến Bahía Blanca. Câu nói nổi tiếng của cô là "Chịu đựng trong âm thầm và luôn luôn tươi cười". Quá trình tuyên thánh Các nữ tu dòng Saledieng Don Bosco bắt đầu quá trình tuyên phong cho Laura vào những năm 1950. Thánh bộ Tuyên thánh khen ngợi bổn phận của nữ tu Cecilia Genghini, người đã dành nhiều năm để thu thập thông tin về cuộc sống của Laura. Nhưng nữ tu này không thể hoàn thành công việc của mình khi qua đời trong cùng năm mà quá trình tuyên phong bắt đầu. Năm 1981, quá trình nộp đơn được hoàn thành bởi thánh bộ và vào ngày 5 tháng 6 năm 1986, cô được tuyên bố là Đấng đáng kính. Mỗi ứng cử viên để phong chân phước, ngoại trừ trong trường hợp tử đạo, phải được chứng minh là đã có được một phép lạ từ Thiên Chúa bởi lời cầu nguyện của họ linh nghiệm. Trong trường hợp của Laura, phép màu cần thiết liên quan đến nữ tu Ofelia del Carmen Lobos Arellano. Vào tháng 8 năm 1955, các bác sĩ nói với Chị Ofelia rằng cô sẽ chết vì ung thư phổi trong một vài tháng, nhưng khi cô cầu nguyện cùng Laura, căn bệnh biến mất. Ngày 3 tháng 9 năm 1988, lễ Tuyên phong Chân phước cho cô được cử hành bởi Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Ngày lễ kính của cô được tổ chức vào ngày 22 tháng 1. Tham khảo Chân phước Chân phước Chile Sinh năm 1891 Mất năm 1904 Mất thế kỷ 20 do bệnh lao Người Santiago de Chile
wiki
Trung tâm hội nghị và triển lãm quốc tế EXPO Kraków là một trung tâm triển lãm và hội nghị nằm ở Kraków, Ba Lan. Đây là cơ sở đa năng lớn nhất ở miền nam đất nước. Nó được sở hữu và điều hành bởi Targi w Krakowie. Nó được khai trương vào ngày 14 tháng 5 năm 2014. EXPO Kraków được thiết kế để phù hợp để tổ chức các hội chợ thương mại, đại hội, buổi hòa nhạc, tiệc, trình bày sản phẩm, biểu diễn nhà hát, chương trình thời trang và các sự kiện thể thao. Tòa nhà có tổng diện tích bề mặt có thể sử dụng là bao gồm hai hội trường cao với tổng diện tích và 12 phòng hội thảo mô-đun. Cơ sở vật chất Trung tâm hội nghị và triển lãm quốc tế EXPO Kraków có diện tích . Tổng diện tích bề mặt có thể sử dụng là bao gồm: Hai phòng triển lãm với tổng sức chứa (Hội trường Wisla - , hội trường Dunaj - ) và khả năng chịu tải là 40 kPA 12 phòng hội thảo mô-đun máy lạnh 4 phòng họp Sảnh đợi Nhà hàng EXPO Kraków cũng là trụ sở của Targi w Krakowie. Bãi đậu xe phía trước tòa nhà có thể chứa hơn 700 xe hơi. Sự kiện Nhiều sự kiện đã được tổ chức tại EXPO Kraków. Trong số những sự kei6n5 được tổ chức bởi Targi w Krakowie là: Hội chợ thương mại nha khoa quốc tế tại Krakow MOTO SHOW Kraków Hội chợ thương mại về giải pháp và công nghệ di động Mobile-IT Hội chợ thương mại quốc tế về cách điện công nghiệp Hội chợ thương mại du lịch mùa đông Trạm trượt tuyết và thiết bị nghỉ dưỡng mùa đông Hội chợ gia công, gia công và sơn phủ kim loại Hội chợ thương mại quốc tế về máy công cụ, dụng cụ, thiết bị và thiết bị gia công nguyên liệu Hội chợ sách quốc tế tại Krakow Hội chợ thương mại quốc tế về khách sạn và thiết bị phục vụ ăn uống Thực phẩm và đồ uống cho hội chợ thương mại phục vụ Hội chợ thương mại rượu vang quốc tế tại Krakow Tham khảo Liên kết ngoài Trang web chính thức của EXPO Kraków Trang web chính thức của Targi w Krakowie Hộp thông tin khung bản đồ không có ID quan hệ OSM trên Wikidata Kiến trúc Ba Lan
wiki
Vương Quân (chữ Hán: 王筠, 1784 – 1854), tự Quán Sơn, người An Khâu, Sơn Đông, học giả đời Thanh. Ông là 1 trong 4 danh gia đời Thanh chú giải Thuyết văn giải tự (Thanh đại Thuyết văn tứ đại gia), tề danh với Quế Phức, Đoàn Ngọc Tài và Chu Tuấn Thanh. Tiểu sử Năm Đạo Quang đầu tiên (1820), Quân đỗ cử nhân, được làm tri huyện của huyện Hương Ninh, Sơn Tây. Hương Ninh là khu vực đồi núi, dân cư chất phác, kiện tụng đơn giản; Quân rảnh rỗi thì cầm sách không rời tay. Sau đó Quân được nắm quyền ở huyện Từ Câu (nay là trấn Từ Câu, đông nam huyện Thanh Từ), rồi nắm quyền ở huyện Khúc Ốc. Hai huyện ấy lắm việc, chẳng những Quân trị lý ổn thỏa, mà còn không quên học tập. Năm Hàm Phong thứ 4 (1854), Quân mất, hưởng thọ 71 tuổi. Quan điểm Quân từ nhỏ ưa thích Triện Trứu , đến khi trưởng thành, học khắp kinh sử, rất giỏi về Thuyết văn . Việc nghiên cứu Thuyết văn, bấy giờ nổi bật nhất là 2 nhà Quế, Đoàn , Quân từng nói: “Họ Quế chuyên tìm kiếm cổ tịch, nhưng chọn tài liệu chỉ đến thời của Hứa Thuyết thì dừng, không trọn được ý mình. Ấy là khiến cho việc dẫn chứng chịu mất mát vì giới hạn, vả lại lời văn lập lờ hướng đến trạng thái tô vẽ. Họ Đoàn có văn thể lớn lao, văn tứ tinh tế, đáng trở thành thông lệ, còn tìm ra những điều mà tiền nhân chưa biết. Chỉ là vẫn còn những vụn vặt võ đoán, ngẫu nhiên không tránh được.” Lại nói: “Áo nghĩa của văn tự, chẳng qua là 3 mối hình, âm, nghĩa. Việc làm ra chữ của người xưa, chính là để đặt tên sự vật, lấy nghĩa làm gốc, mà âm kèm theo, vì vậy mới dựa vào hình. Người nay nhận biết chữ, căn cứ vào hình mà tìm ra âm, căn cứ vào âm mà đoán ra nghĩa, chính là học thuyết hoàn chỉnh về chữ viết đấy. Lục thư lấy Chỉ sự, Tượng hình làm đầu, mà then chốt của chữ viết nằm ở chỗ này. Cái chữ vì việc, thì người viết căn cứ vào việc để thẩm định chữ, chớ dựa vào chữ để sanh ra việc. Cái chữ vì vật, thì người viết căn cứ vào vật để tra xét chữ, chớ bôi lên chữ để tạo ra vật. Vả lại chớ đem việc kia làm nên ý của việc này, chớ đem vật kia làm nên hình của vật này, thì sau này có thể cùng Thương Hiệt, (Thái Sử) Trứu, (Lý) Tư đối chất trong một nhà đấy. Nay lời của Thuyết văn, bộ Túc (足) từ bộ Khẩu (口) mà ra, bộ Mộc (木) từ bộ Triệt (屮) mà ra, chân của bộ Điểu (鳥), Lộc (鹿) tương tự từ bộ Chủy (匕) mà ra, ví như chẳng phải hậu nhân sửa đổi rối loạn, thì ý của anh Hứa bỏ hoang rồi.” Quân bèn phân biệt chọn lựa, chứng minh rõ ràng, trước tác Thuyết văn thích lệ (说文释例) 20 quyển (xem tại đây). Thích lệ ý nói giải thích điều lệ của Thuyết văn giải tự, đây là Quân theo lối Đỗ Dự làm sách giải thích Xuân Thu Tả truyện. Quân cho rằng 2 bộ sách của Quế, Đoàn còn nhiều chỗ sơ lược, lại thêm Lý Đảo gây loạn thứ bực , khiến cho mạch lạc của việc phân biệt bộ thủ không thể tìm ra. Đoàn Ngọc Tài đã sáng tạo ra thông lệ, nhưng khuôn khổ văn thể chịu bó buộc, chưa thể xem là đầy đủ, rõ ràng. Quân bèn chọn lựa học thuyết của Quế, Đoàn, trước tác Thuyết văn cú đậu (说文句读) 30 quyển . Cú đậu là có ý mượn tên của bộ sách Nghi Lễ Trịnh chú cú đậu (仪礼郑注句读) của Trương Nhĩ Kỳ (张尔岐), Quân nói rằng sách vở người đời Hán đại khái đặt tên có chữ chương/cú, còn sách này của ông giải nghĩa Thuyết văn giải tự, không nhắc gì đến văn chương, nên đặt tên là Cú đậu. Tác phẩm Thuyết văn thích lệ 20 quyển Thuyết văn cú đậu 30 quyển Thuyết văn hệ truyền hiệu lục 30 quyển Văn tự mông cầu 4 quyển. Mao Thi trọng ngôn 1 quyển, phụ Mao Thi song thanh điệp vận thuyết 1 quyển Hạ tiểu chánh chánh nghĩa 4 quyển Đệ tử chức chánh âm 1 quyển Chánh tự lược 2 quyển Nga thuật biên Vũ cống chánh tự Độc nghi lễ Trịnh chú cú đậu khan ngộ Tứ thư thuyết lược Đánh giá Quân sửa sang học thuyết về Thuyết văn gần 30 năm, tác phẩm của ông mở ra một con đường riêng, chiết trung các nhà, không nương tựa vào ai. Sử cũ cho biết người đương thời bình luận Quân là công thần của Hứa Thận, kình địch của Quế, Đoàn. Tham khảo Thanh sử cảo, Quyển 482, Liệt truyện 269 – Nho lâm truyện 3: Vương Quân Chú thích Nhà nho Trung Quốc Nhà văn Trung Quốc thời Thanh Học giả Trung Quốc Người Sơn Đông Sinh năm 1784 Mất năm 1854
wiki
Myobatrachidae là một họ lượng cư không đuôi được tìm thấy ở Úc và New Guinea. Các thành viên của họ này rất khác nhau về kích thước, từ dài dưới 1,5 cm (0,59 in), đến loài ếch lớn thứ hai ở Úc, Mixophyes iteratus với chiều dài 12 cm. Đặc điểm Họ Myobatrachidae có hình thức chăm sóc con non duy nhất trong thế giới động vật. Hai loài Rheobatrachus được tìm thấy trong họ này. Con cái của các loài nuốt nòng nọc của chúng, nơi chúng phát triển cho đến khi biến thái. Loài Assa darlingtoni có túi ở hai bên cơ thể của nó. Con đực sẽ bảo vệ trứng cho đến khi nở, và đưa những con nòng nọc vào bên trong túi của nó, nơi chúng ở lại cho đến khi biến thái. Một hình thức chăm sóc của khác của con bố mẹ, mặc dù không độc đáo, được tìm thấy ở nhiều loài thuộc chi Limnodynastes, nơi con đực chôn bản thangần những quả trứng, và bảo vệ những quả trứng. Trong khi nhiều loài thích nghi với việc đào hang, giúp chúng sống sót trong môi trường bán khô cằn hoặc khô theo mùa, loài Myobatrachus gouldii và Arenophryne rotunda đi xa để đẻ trứng trực tiếp vào cát ẩm vài mét dưới mặt nước, chứ không phải vào nước. Các loài này thiếu nòng nọc, những quả trứng nở trực tiếp ra những con ếch nhỏ. Những loài này thiếu đĩa chân được tìm thấy ở các loài ếch cây. Các phân họ chủ yếu được chia dựa trên thói quen đẻ trứng của họ. Những loài của phân họ Limnodynastinae làm tổ bằng bọt. Các con cái tạo bọt bằng cách kích thích các hóa chất trên làn da của mình. Bọt có thể nổi trên mặt nước, hay trên đất đai. Phân họ Rheobatrachinae chứa hai loài Rheobatrachus và phần còn lại nằm trong phân họ Myobatrachinae Phân loại học Hình ảnh Chú thích Tham khảo Họ động vật lưỡng cư Phân loại cóc Động vật lưỡng cư Úc Động vật lưỡng cư New Guinea Động vật lưỡng cư Papua New Guinea Động vật khu vực sinh thái Australasia
wiki
Trương Phúc Phấn (?–?) là một danh tướng trong giai đoạn Trịnh–Nguyễn phân tranh. Là trấn thủ đầu tiên của dinh Bố Chính (dinh Ngói), với những chiến công giữ vững lũy Trường Dục và đánh thắng các cuộc tấn công quy mô lớn của quân Trịnh những năm 1640, 1648; ông được xếp vào hàng thứ hai của bậc Khai quốc công thần nhà Nguyễn. Thân thế Trương Phúc Phấn vốn gốc người Quý Sơn, huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Cha của Trương Phúc Phấn là Trương Gia Sơn, một vị tướng tài giỏi, từng giữ chức Điện Tiền Đô Chỉ Huy cho nhà Lê và được phong là Lương Quận Công. Sau thấy họ Trịnh chuyên quyền, làm việc bất đạo, Trương Gia Sơn mới bỏ chúa Trịnh đi vào Nam, ngụ tại làng Phong Lộc (Quảng Bình), sau dời vào Thừa Thiên. Trương Phúc Phấn vốn tên Trương Công Phấn, nhờ lập được chiến công, được chúa Nguyễn đổi chữ “Công” thành chữ “Phúc”, cho mang đệm của Chúa. Vốn con nhà tướng, Trương Phúc Phấn theo tập võ nghệ từ nhỏ, học binh thư đồ trận và sớm trở thành một tay võ nghệ, có tài mưu lược hơn người. Ông gia nhập vào quân đội của chúa Nguyễn ở miền Nam, vào đời chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Sự nghiệp Nhờ tài năng, ông được bổ nhiệm làm chức Cai Cơ. Ông trị quân nghiêm minh, đồng cam cộng khổ với quân lính và luôn răn dè binh sĩ dưới tay không được quấy phá, nhũng nhiễu dân chúng. Bởi vậy, ông nhận được sự nể phục và yên mến của nhân dân, binh lính ở các vùng đóng quân. Khi Nguyễn Phúc Nguyên muốn tranh hùng cùng chúa Trịnh ở phương Bắc, muốn tìm một tướng lĩnh tài ba, đức độ để giữ ải địa đầu. Các tướng lĩnh đều tiến cử Trương Phúc Phấn. Năm 1630, Trương Phúc Phấn giữ chức Trấn thủ dinh Bố Chính (dinh Ngói).“Tháng 6-1630, chúa lập dinh Bố Chính, lập sổ dân đinh, đặt 24 đội thuyền. Trương Phúc Phấn làm Trấn thủ dinh Bố Chính, tước hiệu là Phấn quận công”Tháng 8 năm Canh Thìn (1640), tướng làm phản là Nguyễn Khắc Loát quấy rối Nam Bố Chính. Chúa cùng Nguyễn Hữu Dật bàn kế trừ đi. Trước hết là tung phản gián vào đất chúa Trịnh, rồi sai Phấn cùng Nguyễn Cửu Kiều ngầm đem quân sang sông Gianh giả cách mời Khắc Loát đến hội. Khắc Loát tin lời, không phòng bị. Quân của Phấn thình lình ập đến đánh úp. Khắc Loát bối rối chạy về, bị chúa Trịnh sai giết đi. Phấn thừa thắng lấy hết cả đất châu Bắc Bố Chính. Tin thắng trận ấy đến nơi, chúa ban thưởng rất hậu. Năm 1647, ở Bắc Hà, chúa Trịnh Tráng sai Đại Đô Đốc là Tiến Quận Công Lê Văn Hiểu, đem đại quân thủy bộ vào tấn công Nam Hà. Bộ binh tấn công vào nam Bố Chính, thủy quân đánh vào cửa Nhật Lệ. Trương Phúc Phấn cùng với con là Trương Phúc Hùng chia quân ra, giữ đồn Trường Dục và Lũy Thầy. Quân Trịnh khí thế hùng hậu ban đầu đã tấn công vào đại đồn Trường Dục và Lũy Thầy rất mãnh liệt, nhưng suốt mấy lần xung kích đều gặp thất bại. Dưới quyền điều động của Trương Phúc Phấn và Trương Phúc Hùng, binh sĩ Nam Hà đã chống trả, bảo vệ thành lũy rất hữu hiệu. Quân Trịnh đánh mãi không được gọi Trương Phúc Phấn là Phấn cố trì (Phấn giữ thành). Trương Phúc Hùng cũng là một vị tướng tài, võ nghệ, mưu trí và sự can đảm không thua gì cha. Binh sĩ coi ông như là một bức tường thành bằng sắt, bảo vệ Nam Hà, nên gọi ông là Hùng Thiết Lũy. Mặc dầu thất bại nhiều lần, nhưng Lê Văn Hiểu vẫn tiếp tục xua quân đánh vào Trường Dục và Lũy Thầy. Quân Trịnh quá đông, trong khi quân Nguyễn giữ thành lại ít ỏi. Trương Phúc Phấn gửi thư về phủ chúa Nguyễn xin cứu viện. Lúc bấy giờ, Nguyễn Phúc Nguyên đã mất, Nguyễn Phúc Lan kế vị. Nhận được thư báo, chúa Thượng sai con trai là Nguyễn Phúc Tần và tướng Nguyễn Hữu Tiến đem quân ra Quảng Bình tiếp viện. Chúa Nguyễn Phúc Tần chia thủy quân phục ở sông Cẩm La, chặn đường rút lui của quân Trịnh và sai Nguyễn Hữu Tiến đem một trăm con voi, vừa tờ mờ sáng, tấn công vào đại bản doanh của quân Trịnh. Hai cha con Trương Phúc Phấn và Trương Phúc Hùng cùng mở cửa thành tấn công vào quân Trịnh. Trận này quân chúa Nguyễn thắng lớn, bắt được nhiều tướng Trịnh và hơn ba ngàn quân Trịnh. Cha con Trương Phúc Phấn đều được phong Hầu, nâng hàng vương tôn. Sau đó, Trương Phúc Phấn bị ốm rồi mất. Gia đình Con của Trương Phúc Phấn là Trương Phúc Hùng, Trương Phúc Cương từng là những tướng lĩnh tài ba của các chúa Nguyễn. Cháu của Trương Phúc Phấn (con của Trương Phúc Cương) là danh tướng Trương Phúc Phan. Tưởng niệm Gia Long năm thứ 4 (1805), vua bàn định đẳng cấp các vị Khai quốc Công thần, Trương Phúc Phấn được suy tôn lập công thần hạng hai, được cấp 6 mẫu tự điền, 3 người chăm sóc lăng mộ. Tên của ông được đặt cho một con đường đường ở Lộc Ninh, Đồng Hới, Quảng Bình, Việt Nam. Tham khảo Người tham gia chiến dịch quân sự trong thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh Mất thế kỷ 17
wiki
Cá hồi hồng hay còn gọi là cá hồi lưng gù (danh pháp hai phần: Oncorhynchus gorbuscha từ tên tiếng Nga của loài này gorbuša, горбуша) là một loài cá hồi trong họ cá hồi. Cá hồi hồng sinh sống ở Thái Bình Dương. Loài này được mô tả năm 1792 bởi Walbaum. Loài cá này dài tối đa 76 cm, chiều dài thông thường 50 cm. Chúng có trọng lượng tối đa 6,8 kg và tuổi thọ tối đa 3 năm. Nó là loài nhỏ nhất và có số lượng nhiều nhất trong các loài cá hồi Thái Bình Dương. Mô tả Trong đại dương, cá hồi hồng có màu bạc sáng. Sau khi trở về dòng suối nơi sinh ra của chúng, màu sắc thay đổi sang màu xám nhạt ở mặt sau với bụng màu trắng hơi vàng của họ (mặc dù một số biến màu sắc tổng thể màu xanh lá cây đục). Như với tất cả cá hồi, ngoài các vây lưng, chúng cũng có một vây mỡ. Cá hồi hồng được đặc trưng bởi một cái miệng màu trắng với đen nướu răng, không có răng trên lưỡi, điểm lớn hình bầu dục màu đen trên lưng và đuôi hình chữ V, và vây đít có 13-17 vây tia mềm. Trong quá trình di cư sinh sản, con đực giới phát triển một bướu rõ rệt trở lại, vì thế biệt danh của chúng là "cá hồi gù". Ở đại dương, chúng sinh sống từ gần mặt nước đến độ sâu đến 250 mét. Cá hồi hồng đẻ trứng ở suối trên khu vực của sỏi. Ấu trùng ăn thủy ấu trùng côn trùng và cá nhỏ. Cá hồi hồng là một loại thực phẩm quan trọng, được đóng hộp, bán tươi, hun khói hoặc đông lạnh. Nó cũng được đánh giá cao vì trứng cá hồi muối, đặc biệt là ở Nhật Bản, và khi thịt được nấu chín bằng nhiều cách. Chú thích Tham khảo Cá hồi Cá Bắc Băng Dương Cá Mỹ Cá Ngũ Đại Hồ Cá Nhật Bản Cá Thái Bình Dương G Cá ăn được Cá nước lạnh Cá nước ngọt Bắc Cực Cá thương mại Động vật được mô tả năm 1792
wiki
Tổ chức Thế giới chống Tra tấn (tiếng Anh: World Organisation Against Torture, tiếng Pháp: Organisation Mondiale Contre la Torture) được thành lập năm 1986, trụ sở tại Genève, Thụy Sĩ, là một Liên minh các tổ chức phi chính phủ lớn nhất thế giới đấu tranh chống việc "Giam giữ tùy tiện" (arbitrary detention), tra tấn, "hành quyết mà không xét xử hoặc xét xử trình diễn" (summary execution), "giết người mà không đưa ra tòa án xét xử" (extrajudicial killing), "Mất tích do bị cưỡng bách" (forced disappearance) và các hình thức bạo lực khác. Mạng lưới toàn cầu của tổ chức này gồm gần 300 tổ chức địa phương, vùng, và quốc gia, cùng chia sẻ mục tiêu là thủ tiêu việc tra tấn và khuyến khích sự tôn trọng nhân quyền cho mọi người. Chương trình "Ngăn ngừa tra tấn" của tổ chức này giúp các thành viên ngăn ngừa và báo cáo việc tra tấn bằng cách tăng cường khả năng của các tổ chức thông qua mạng tra tấn-SOS, để sử dụng các bộ máy nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Chương trình này nộp báo cáo thay thế cho Ủy ban Liên Hợp Quốc, phối hợp với các tổ chức phi chính phủ địa phương, cung cấp hỗ trợ cho các cá nhân, tổ chức muốn thách thức các việc tra tấn tại các diễn đàn pháp lý quốc tế và xuất bản một bản hướng dẫn thực hành về các cơ chế thông thường của khu vực và quốc tế liên quan đến tra tấn. Tổ chức này cũng đưa các vấn đề phụ nữ và trẻ em vào cơ chế nhân quyền của LHQ. Ngày 4.10.2007, cựu Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan trở tthành chủ tịch mới của Quỹ hỗ trợ Tổ chức Thế giới chống Tra tấn. Các hoạt động Tổ chức Thế giới chống Tra tấn đóng góp vào các hoạt động của Liên Hợp Quốc thông qua 3 hoạt động chính: Báo cáo Tổ chức nộp báo cáo thay thế cho Ủy ban chống tra tấn (CAT), Ủy ban Nhân quyền (HRC) và Ủy ban quyền của Trẻ em (CRC) của Liên Hợp Quốc, làm việc với các tổ chức phi chính phủ địa phương. Hoạt động báo cáo được thiết kế để khuyến khích các tổ chức phi chính phủ cấp quốc gia báo cáo về các vụ tra tấn và theo dõi các báo cáo về tra tấn thông qua: sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ địa phương trong việc soạn thảo các báo cáo thay thế và chủ động đưa cả các tổ chức này tham dự các cuộc họp của các Ủy ban liên quan, với khả năng của một cuộc họp tiếp theo trong lĩnh vực này; một phương pháp tổng hợp cho các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ khỏi bị tra tấn và điều trị bệnh khác của phụ nữ và trẻ em, bằng sự tham gia của các tổ chức chuyên môn về các vấn đề này trong dự thảo báo cáo thay thế và trong các cuộc họp của các Ủy ban liên quan; phổ biến rộng hơn các báo cáo và các kết luận và khuyến nghị của các Ủy ban bằng tiếng Anh và bằng ngôn ngữ của các nước liên quan, thông qua việc xuất bản các báo cáo đã được đệ trình. Hỗ trợ pháp lý Tổ chức Thế giới chống Tra tấn hỗ trợ các cá nhân và tổ chức muốn thách thức việc tra tấn trong các diễn đàn luật pháp quốc tế hợp pháp. Cơ chế khiếu nại có thể được sử dụng để đạt được một số mục tiêu khác nhau bao gồm: bảo vệ cho các nạn nhân hoặc người đang bị đe dọa; đạt được đền bù pháp lý và bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân; gây áp lực lên các chính phủ để chấm dứt việc (người có tội trong việc tra tấn) không bị trừng phạt trong trường hợp cụ thể; và đạt được những thay đổi trong pháp luật và thực hành Nhà nước đã dẫn đến vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Nhiều tổ chức chức phi chính phủ không nhận thức đầy đủ về cách sử dụng các thủ tục của Liên Hợp Quốc để hỗ trợ công việc của họ trong việc bảo vệ nạn nhân khỏi bị tra tấn. Tổ chức này hy vọng sẽ khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ đối tác đã tích cực trong cuộc đấu tranh chống tra tấn để trình bày các khiếu nại cá nhân và thông tin liên quan khác cho các Ủy ban chống tra tấn, Ủy ban nhân quyền, và Ủy ban về xóa bỏ phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW). Hướng dẫn thực hành Tổ chức Thế giới chống Tra tấn xuất bản sổ tay hướng dẫn thực hành về cơ chế thông thường quốc tế và khu vực liên quan đến tra tấn. Cuốn sổ tay này được hình thành như một công cụ để hành động. Nó đáp ứng nhu cầu thực tế của bất cứ ai sử dụng cơ chế quốc tế và các cơ quan để thách thức việc tra tấn. Tham khảo Liên kết ngoài World Organisation Against Torture Vi phạm nhân quyền Tra tấn Tổ chức nhân quyền quốc tế
wiki
Kể lại buổi học đáng nhớ của em Hướng dẫn Chắc hẳn ai cũng có những buổi học vui nhọn với thầy cô và bạn bè. Đó cũng là quãng thời gian đáng nhớ nhất của một thời cắp sách tới trường. Riêng tôi, tôi nhớ nhất giờ dạy Văn của cô Hằng – cô giáo chủ nhiệm của tôi. Hôm đó là một buổi sáng mùa đông lạnh lẽo. Vừa hết giờ truy bài, cô Hằng bước vào lớp trong bộ đồng phục của nhà trường. Cô mặc một bộ vest tím trong rất lích sử và trang nhã. Lúc nào cũng vậy, trong mắt tôi, cô Hằng luôn thật xinh đẹp trong bộ quần áo ấy. Hôm nay, chẳng hiểu sao, lớp tôi tự dưng im phăng phắc. Mọi ngày, mỗi khi cô nước vào lớp lại có tiếng nói, cười của bọn con gái hay tiếng lộc cộc nghịch ngợm của cánh con trai. Nhưng sao hôm nay lớp im lặp kì lạ. Tôi thấy dường như mất đi cái gì đó vui nhộn, sôi động của toàn thể “thần dân” 6E chúng tôi. Nhận ra điều đó, cô Hằng liềm ngâm ngay một bài thơ trước lớp. Cả lớp tôi hưởng ứng nhiệt liệt. Cô từ từ ngâm thơ cho chúng tôi nghe: Sáng mùa đông lạnh lẽo Cô giáo đứng bên ngoài Không còn nghe tiếng nói Như mọi khi nữa rồi. Rồi cô dừng lại, lấy một hơi và tiếp tục: Cô bước chân vào lớp Chỉ nghe tiếng cầm cập Tiếng nói, tiếng cười đâu? Chạy đi chơi cả rồi. Cả lớp tôi cười phá lên. Không khí lớp sôi nổi trở lại. Cô bắt đầu tiết học bằng kiểm tra bài cũ. Thấy các bạn đạt nhiều điểm 9, 10, cô rất vui. Cô cười thật tươi nhìn chúng tôi. Nụ cười rạng ngời tỏa sáng gương mặt cô. Hôm nay, lớp tôi học truyền thuyết Thánh Gióng. Cô hương dẫn chúng tôi đọc bài. Cô đọc trước một lượt cho chúng tôi nghe. Chao ôi, giọng đọc của cô mới truyền cảm làm sao. Tôi nghe mà cảm tưởng như mình được sống lại cái khoảnh khắc Gióng anh dũng một mình chiến đấu với giặc. Cô chuyển sang phần tiếp theo – tìm hiểu bài. Cô lần lượt hỏi những câu hỏi trong sách giáo khoa. Câu hỏi nào khó, cô gợi ý cho chúng tôi trả lời. Rồi bỗng nhiên, cô gọi Cường – thường được chúng tôi gọi là “bé” Cường vì thân hình nhỏ bé. Cô dịu dàng hỏi Cường: Xem thêm: Viết đoạn văn nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng trong truyền thuyết cùng tên của người Việt Nam đồng thời cho biết sự thật lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là gì?– Em hãy cho cô biết, em có nhận xét gì về chi tết Giống vươn vai biến thành tráng sĩ mình cao hơn trượng? Cường hồn nhiên trả lời: – Dạ, em thưa cô, em thấy Thánh Gióng là một người có ý thức cứu nước ạ. Đặc biệt là ở chỗ, sau khi ăn xong, vươn vai Gióng bỗng biến thành tráng sĩ là ý nói Gióng phải là tráng sĩ mới tiêu diệt được kẻ thù. Và còn một ý nữa là … là … Thấy Cường ngập ngừng, cô hỏi: – Là gì? Em cứ nói tiếp đi! – Thưa cô, em còn muốn được to lớn như Gióng để ra tay bảo vệ các bạn nữ khi bị bắt nạt ạ! Cả lớp tôi cười phá lên. Thì ra bé Cường nhà mình cũng ga lăng đấy chứ nhỉ. Tôi cười đau cả bụng. Còn Cường thì đỏ mặt, không biết nói gì, im lặng ngồi xuống chỗ. Cô lại nhẹ nhàng hỏi tiếp: – Vậy các em cho cô hỏi, chi tiết Giosng đánh giặc xong, rồi cùng ngựa bay về trời có ý nghĩa như thế nào? Cô nhìn quanh lớp và gọi Nguyên – một học sinh nổi tiếng quậy bậc nhất lớp tôi. Tôi chắc mẩm anh chàng này chết đến nơi rồi, vì anh ta còn đang mải gấp giấy trêu mấy đứa con gái thì bị cô gọi lên trả lời. Nguyên lúng túng đứng lên, gãi đầu gãi tai, trả lời: – Thưa cô, chi tiết Gióng cùng ngựa bay về trời nói lên là Gióng chưa chăm lo phụng dưỡng cha mẹ nên đã bị Trời gọi về trách phạt ạ! Nghe xong, cả lớp tôi lại phá lên cười. Vậy là hôm nay cả lớp đã được hai trận cười từ hai cậu học sinh trong lớp. Nhìn đồng hồ, chỉ còn năm phút nữa là hết giờ, cô liền nhận xét buổi học của chúng tôi ngày hôm nay: – Hôm nay đầu giờ lớp ta còn hơi im ắng. Tuy nhiên, lớp đã rất sôi nổi ở gần cuối giờ. Cô đề nghi lớp thưởng một tràng pháo tay thật to. Cả lớp vỗ tay rào rào. Tiếng trống lại vang lên. Mấy đứa bạn lớp tôi vẫn còn nuối tiếc vì chưa được phát biểu. Sao giờ học trôi qua nhanh quá, như thể mới có 15 phút thôi. Đó là một buổi học rất thú vị. Chúng tôi thật là may mắn khi có một cô giáo như cô Hằng. Tôi sẽ nhớ mãi những giờ học của cô. Đây là những hành trang quý giá sẽ theo tôi đi suốt cuộc đời. Nguồn: thêm: Phân tích 8 câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc
vanhoc
Sinedu Tadesse (1974 – mất ngày 28 tháng 5 năm 1995) là một sinh viên tại Đại học Harvard, người đã đâm chết bạn cùng phòng của cô là Hồ Phương Trang, đến chết, sau đó tự sát. Vụ việc có thể đã dẫn đến một loạt các thay đổi đối với việc quản lý sinh viên tại Harvard. Tadesse được chôn cất tại Nghĩa trang Chính thống giáo Ethiopia, Addis Ababa, Ethiopia. Tiểu sử Tadesse đã lớn lên trong một gia đình khá giả ở Ethiopia trong thời kỳ lịch sử hỗn loạn. Cha cô đã bị bỏ tù hai năm khi Tadesse khoảng bảy tuổi. Cô bị bạn bè cũng như các thành viên gia đình tẩy chay trong những năm thơ ấu ở Ethiopia. Tadesse sau đó tập trung vào học hành, được nhận vào trường Cộng đồng Quốc tế danh tiếng, nơi cô tốt nghiệp thủ khoa và được nhận vào Harvard. Tại Harvard, Tadesse duy trì điểm trung bình hạng B quá thấp để được nhận vào ngành Y Đại học Harvard, nhưng có khả năng đủ cao để vào các trường y khoa tốt khác. Cô không có bạn bè, xa cách ngay cả với những người thân mà cô có trong khu vực. Tadesse đã gửi một lá thư mẫu cho hàng chục người lạ mà cô chọn từ danh bạ điện thoại, mô tả sự bất hạnh của cô và cầu xin họ làm bạn với cô. Sau năm thứ nhất, bạn cùng phòng của cô nói với cô rằng cô ta sẽ chuyển phòng ở chung với người khác. Trong năm thứ hai và thứ ba của mình, Tadesse ở cùng với Hồ Phương Trang, một sinh viên người Việt xinh đẹp và học giỏi ở Harvard, và Tadesse rất thích cô ấy. Tadesse rất muốn được chú ý và trở nên tức giận khi Trang bắt đầu xa cách. Tadesse đã phản ứng và tuyệt vọng khi Trang tuyên bố quyết định ở chung phòng với một nhóm nữ sinh khác vào năm cuối và hai người phụ nữ ngừng nói chuyện và tiếp xúc với nhau. Giết Hồ Phương Trang và tự tử Vào tuần trước khi giết chết Trang, Tadesse đã mua hai con dao và dây thừng, cô ta đã gửi một bức ảnh của mình với một bức thư nặc danh tới The Harvard Crimson, nói rằng "Hãy giữ bức ảnh này. Sẽ sớm có một câu chuyện rất thú vị liên quan đến người phụ nữ này." Cô ấy đã làm một bài kiểm tra cuối cùng, và có một cuộc hẹn hò với một sinh viên người Ethiopia, người sau đó nói rằng anh ấy nhận ra rằng cô ấy đã nói lời tạm biệt với anh ấy. Vào ngày 28 tháng 5 năm 1995, Tadesse đã đâm Hồ Phương Trang 45 nhát bằng một con dao sắc nhọn, giết chết cô. Tadesse cũng tấn công một trong những người bạn của Trang tên Thảo, một cô gái 26 tuổi, bị thương nặng. Tadesse sau đó treo cổ trong phòng tắm. Hậu quả nhỏ|Dunster House Gia đình của Hồ Phương Trang nghĩ rằng Harvard có thể ngăn chặn cái chết của cô. Năm 1998, họ đã đệ đơn kiện nhà trường, cáo buộc "cái chết sai lầm, nỗi đau và sự đau khổ và cảm xúc đau khổ", và buộc tội trường đại học, cũng như nhiều người phụ trách tại Dunster House, với sự bất cẩn. Họ cảm thấy rằng trường đại học có nhiều bằng chứng cho thấy Tadesse đang mất trí và trở nên kiên quyết với sự báo thù bạo lực, và trường đại học có thể ngăn chặn cái chết. Trong văn hóa Melanie Thernstrom, người đã tốt nghiệp Harvard năm 1987, đi đến nhà của Tadesse ở Ethiopia và xem nhật ký của Tadesse, nhật ký ghi nhận sức khỏe tinh thần của Tadesse ngày càng xấu đi, luôn tưởng tượng, ám ảnh về một người bạn lý tưởng và nỗ lực tìm kiếm sự chăm sóc tâm thần hiệu quả. Tham khảo Sinh năm 1974 Mất năm 1995
wiki
“Con cóc là cậu ông trời”. Dựa vào truyện cổ tích “Cóc kiện trời” em hãy trần thuật sáng tạo theo lời kể của bà nội. Hướng dẫn Các cháu có biết không? Cùng sống trong nhà với người có nhiều con vật đáng quý, đáng yêu vì nó giúp người làm các việc có ích như: Trâu cày ruộng, ngựa kéo xe, chó giữ nhà, mèo bắt chuột… nhưng có một con vật nhỏ bé xấu xí, thường sống trong góc tôi, ấy thế mà có lần nó được phong là “anh hùng” cơ đấy. – Các cháu có biết là con gì không? – Thưa bà đó là con cóc ạ? – Đúng rồi, con cóc. Bà sẽ kể cho các cháu nghe tại sao lại có câu: “Con cóc là cậu ông trời Hễ ai đánh nó là trời đánh cho” Ngày xưa, lâu lắm rồi có lần trời quên làm mưa nên dưới trần gian hạn hán kéo dài. cỏ cây, ngô lúa héo lụi dần. Nhưng khổ sở nhất là người và các con vật mệt mỏi, vất vả vì thiếu nước uống. Hàng ngày, người và vật ngẩng lên nhìn trời cao màu xanh biếc không lấy một áng mây… giữa lúc đó cóc nhảy từ trong hang ra tất tưởi nhảy đi, các con vật thấy lạ vây lại hỏi xem cóc đi đâu? Cóc trả lời “lên thiên đỉnh để kiện trời” tại sao không làm mưa. Thế là mọi con vật đều tình nguyện đi theo, đông quá, cóc chỉ chọn có mấy con: “Gấu, cọp, ong, cua và cáo”… chúng kéo nhau đi ầm ĩ, náo động cả lên. Tới thiên đình, cóc thông minh nên phân công ai vào việc đó rất hợp với tài năng của mình. Riêng cóc nhảy ngay lên bậc treo cái trông thật lớn, đó là cái trông hễ ai có việc cầu đến Ngọc Hoàng xét xử thì đánh một hồi trông thật to. Cóc đánh một hồi trông làm vang động cả thiên cung. Ngọc Hoàng sai Thiên Lôi ra xem có chuyện gì, thì chỉ thấy có một con cóc ngồi chễm chệ trên mặt trống. Thiên Lôi vào tâu lại, Ngọc Hoàng bực mình vì chỉ có một con cóc mà làm náo động thiên cung, Ngọc Hoàng liền sai gà mổ cho cóc một trận để biết thân, nào ngờ gà vừa bước ra đã bị cáo nhảy tới vồ lấy mang đi. Xem thêm: Em hãy phân tích tình huống gây cười trong truyện cười Lợn cưới áo mớiNgọc Hoàng bực mình thêm, liền sai chó ra cắn cho cóc hết đường gây rối. Nhưng chó vừa hung hăng chạy ra khỏi cửa thì gấu đã tiến đến ăn thịt ngay. Ngọc Hoàng giận quá, đập tay xuống bàn thét Thiên Lôi ra ứng chiến đánh cho cóc mấy lưỡi tầm sét cho tan xương, nát thịt… nào ngờ Thiên Lôi vừa ra đã bị ong đốt túi bụi vào mặt, mũi, chân tay. Đau quá, Thiên Lôi vội nhảy vào chum nước thì lại cua giương càng lên cắp vào đít nhữngcái thật đau, Thiên Lôi không chịu được liền nhảy ra thì bị cọp vồ lấy xé ra từng mảnh. Thế là quân của thiên đình bị thua, cóc kéo quân vào tận nơi Ngọc Hoàng ở. Ngọc Hoàng cũng thấy cóc không phải là tay vừa nên đành mời vào để hỏi đến thiên đình có chuyện gì? Cóc liền tâu lại việc hạn hán nợi trần gian đang làm bao nhiêu con người và muôn vật đau khổ vì không có nước không thể sống được. Nghe xong Ngọc Hoàng hứa sẽ làm mưa và từ nay nếu ở dưới trần gian hạn hán, lâu không mưa thì cóc nghiến răng kêu lên mây tiếng, Ngọc Hoàng sẽ cho làm mưa. Đoàn quân do cóc dẫn đầu về đến nơi thì đã mưa to, mọi vật hả hê, xem cóc như một “anh hùng cứu thế” và từ đó dân gian truyền miệng câu ca: “Con cóc là cậu ông trời Hễ ai đánh nó là trời đánh cho” Con cháu ạ, đây là câu chuyện kể con cóc hiền lành mà dũng cảm. Nó biết trước trời sắp mưa, nên nó kêu là trời mưa. Còn gọi là cậu ông trời vì trời cũng nể nó, nhiều cháu thấy nó ở góc nhà, hay ngoài dường thường hay trêu ghẹo, đánh đập nóthật là tội nghiệp, cho nên câu ca trên đe dọa sự bạo tàn của trẻ con đối với một con vật hiền lành mà có ích cho loài người. Vì nó ăn những côn trùng có hại như gián, ruồi, muỗi… – Từ nay các cháu có bắt và đánh cóc nữa không? – Thưa bà không ạ. Bà nội bỏ miếng trầu vào miệng rồi như nhớ đến trận mưa rào hôm qua có công của “chú cóc”. Nguồn: thêm: Phân tích khổ thơ thứ 3 bài thơ “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm- Văn 12
vanhoc
Môi Tím ( Thái Mộng Trinh ) Tình ta sớm muộn cũng đành - Nhỏ ..- Gì huh ???? Giọng anh trầm trầm : - Miss ya ... - Xiiií .. làm gì nhớ tui chứ ??? Nguời dưng khác họ mà mắc gì nhớ nhau ?? - Trời .. Nhỏ bật cuời khẻ khi hình dung guơng mặt anh ngẩn ra truớc câu trêu đuà của nhỏ - Anh hát đi , nguời dưng ! - ... Tình yêu như nắng , nắng đưa em về bên dòng suối mơ . Nhẹ vuơng theo gío , gió mang câu thề xa rời chốn xưa .. Tình như lá úa rơi buồn trong nổi nhớ . Mưa vẫn mưa rơi , mây vẫn mây trôi .. hắt hiu tình tôi ..." Nhỏ nhắm mắt lại và nghe lòng chùng xuống , giọng anh vẫn như lần đầu mới gặp , vẫn mênh mang buồn và âm thầm như những vết chân nguời trên những lối mòn kỉ niệm ! - Nhỏ .. đang nghỉ gì đó ?? Nhỏ bàng hoàng , nghỉ gì ư ?? Humm .. đang nghỉ xem tại sao nhỏ yêu anh cho dù mình chưa có dịp tay nắm tay , mắt trong mắt để cùng nhau nói lên những điều bình thuờng mà hai kẻ yêu nhau vẫn hay nói . Nhỏ chỉ biết đơn giản nhỏ yêu anh qua bài hát nầy , qua " Riêng một góc trời " mà anh đã dành cho nhỏ mỗi ngày ! Tình yêu .. cho dù bao đời qua vẫn là một phuơng trình chứa nhiều ẩn số , trong tim nhỏ có một con số ẩn dấu duới bề ngoài vô tư , duới những trêu đuà mà nhỏ đã cố tình tạo ra . Nhỏ yêu anh , đơn giản như những ngọn cây mang màu xanh bất tử trên than`h phố của anh . Nhỏ yêu anh qua những lời anh nói hằng ngày với nhỏ và nhỏ yêu anh như hai với hai là bốn , không so đo , không toan tính thiệt hơn .. anh biết không , nguời dưng ??? - Nhỏ ... đang làm gì đó ?? - Xời ơiii .. hỏi gì mà hỏi hoài , bộ tui là nô lệ của mí nguời hay sao ?? Lại trêu anh , hình như nhỏ thích hình dung anh với bộ mặt hơi hờn khi bị nhỏ trêu thì phải .. - Nè .. tui nói cho mà nghe nè nhá , gọi tui là nhỏ hoài mai mốt hối hận đó ..- Làm gì tui chứ ?? Anh lên giọng cái âm điệu cũng mang nhiều chất chanh y như nhỏ . Hình như anh cũng lây bệnh đỏng đãnh của nhỏ rồi - Uhmmm .. tui mà nhỏ à .. Xí .. Tui là bé bự đó , cho mí nguời ăn năn nói lại đó - Cà.. chớn .. Quen nhau rồi , nhỏ mới quen đuợc câu nói nầy của anh , chứ không có lẻ nhỏ sẻ giận anh ba ngày , ba đêm vì từ" Cà chớn " mà anh hay dùng mỗi khi không biết phải làm sao để nói lại với nhỏ . - Nhỏ .. hát đi .. Hummm .. nguời gì lạ nha , cứ bắt nhỏ hát mỗi khi đi ngủ làm qúa như nhỏ là baby sister vậy ha ? - Kêu mom anh hát ầu ơ cho anh ngủ nha , nguời dưng ?? - Trờiii , trờiiii ... Nhỏ nì ! Nhỏ lại cuời .. Nhỏ thích nghe anh than trời như thế đó , nghe vưà thơ ngây vưà dễ thuơng chi lạ . - Nè .. tui nói cho mà biết nha , đừng có la trời , kêu tên tui nè , tui ở gần hơn ... Anh cuời , nhỏ không hiểu anh đang cuời gì ?? .. Tên anh nhỏ chưa bao giờ gọi , nhỏ chỉ thích gọi anh là " nguời dưng " . Có lần anh bảo " nguời dưng khác họ coi chừng nhớ thuơng " .. Nhỏ đã háy anh đủ ba muơi lần , còn khuya mới nhớ anh !Nhỏ nhận thư anh , lá thư viết tay , những hàng chử thật đẹp , đẹp như giọng anh hát " Riêng một góc trời ". Anh gởi cho nhỏ CD thần tuợng của anh : Tuấn Ngọc Trời ạ , khi mới quen nhỏ đã từng thắc mắc tại sao anh mê Tuấn Ngọc . còn nhỏ thì chưa bao giờ thích cái ông ca sỉ nầy chỉ vì mỗi khi hát là anh ta nhắm mắt , nhăn mặt như ai đang cầm dao cứa cổ vậy . Anh bảo nhỏ nghe Tuấn Ngọc hát và thử xem ai hát hay hơn . Nhỏ không cần chần chờ đã có thể nói ngay nhỏ thích giọng anh hơn , Nhật Huy ạ ! Nhỏ khe khẻ nhắm mắt lại và nghỉ đến anh . Giờ nầy anh làm gì ?? Thành phố của nhỏ đang trở mình đón muà thu về , những chiếc lá đang chuyển mình để khoác lên màu vàng diễm lệ . Nhỏ yêu muà thu , nhỏ sinh ra cũng vào mùa thu nên có lẻ nhỏ hay mơ mộng và thích nhìn những chiếc lá úa vàng rơi trên khoảng sân nhỏ truớc nhà .- - Hello ..Nhỏ .. đang làm gì đó ?? - Đang đọc thư anh và nghe Tuấn Ngọc hát .. Anh cuời : - Thấy sao ? - Em chỉ thích một bài . Nhỏ cất giọng ngân nga " Đời anh sớm muộn gì , đời em sớm muộn gì . Tình ta sớm muộn gì .. cũng hấp hối ... " - Ohh .. Tình mình như que diêm .. yehh anh cũng thích bài đó. Rồi anh cất giọng hát , bao giờ cũng vậy , cứ mỗi lần anh hát là nhỏ lại nghe lòng xao xuyến , khó giải thích . Chắc có lẻ anh trút tâm tư anh vào bài hát nhiều qúa . Anh thật sự đã mang đến cho nhỏ những âm thanh man mác của một cuộc tình nữa vời , đã thật sự dắt nhỏ vào khung trời đầy những bóng cây râm mát của anh . Nhỏ cắt ngang bài hát của anh bằng giọng cà rởn của nhỏ : - .. tình ta sớm muộn gì cũng hấp hốiiii .. Tình anh sớm muộn gì cũng ngáp .. ngáp ... - Trời .. Lại cuời , anh có lẻ đang lắc đầu chịu thua thì phải .. - Nhỏ , coi chừng ế chồng đó .. - Xiiiiií .. Còn phia à nha .. Có ai nói với anh rằng nhỏ có hàng tá vệ sỉ đứng gác cửa hay không ?? Rồi nhỏ rùn vai ( giả bộ hù anh thui nha ) .. - Anh nhớ nhỏ qúa , my lovely dear uiiii Sao mà giống ông già vậy ?? Sao mà ca cẩm như là hai kẻ yêu nhau đã đến thời kỳ răng rụng , tóc bạc vậy anh ?? - nè .. đừng có gọi em như thế , nguời dưng .. - Tại sao chứ ?? - Tại .. em không muốn bị anh xí gạt- Hư qúa , ký đầu nhỏ giờ .. Nhỏ né , như anh đang thật sự ở kế bên và sắp sửa giơ tay ký đầu nhỏ .Chưa có bao giờ nhỏ mong đuợc gặp anh như bây giờ . Tình yêu hai đứa giống như Ngưu Lang , Chức Nử gặp nhau trên cầu Ô Thuớc năm xưa , thỉnh thoảng mới gặp nhau , thỉnh thoảng mới nhìn nhau bằng mắt ..Uhmm mà mắt anh có đeo kính , nhìn nhỏ ra hai mà , phải không ?? Vậy là anh lời to rồi .. Nhỏ lại cuời khúc khích khi biết anh sẻ chẳng bao giờ biết đuợc điều nầy . Anh bệnh , nhỏ lo lắng qúa . Chỉ cầu cho anh mau hết . Muốn đuợc sờ tay lên trán anh để nghe và nhận biết anh ra sao .. Nguời dưng ơi .. anh đừng có gì nha ! Anh bệnh .. vậy mà vẫn phone cho nhỏ khi trời vưà mờ sáng , nhỏ nhìn đồng hồ và đoán biết bên anh chỉ mới có 5h sáng thôi ! - Nhỏ .. em ngủ không đuợc - Hummm .. Lì qúa , em bảo ngủ mà .. Làm gì mà không đuợc ?? - Anh nhớ nhỏ ... Giọng anh chùng xuống như lòng nhỏ cũng đang chùng xuống . Nhỏ cũng nhớ anh , nhưng nổi nhớ đuợc dấu kín . Có làm gì hơn đuợc khi mà hai đứa chỉ biết chờ những ngày nghỉ định kỳ để gặp nhau . Giá như nhỏ là chim có thể bay qua thăm anh , có thể nhìn anh với sinh hoạt hàng ngày của anh . Nguời dưng ... Ngủ đi anh , ngủ để mang vào giấc mộng những chuyện thần thoại tình yêu . Để nghe nhỏ hát " Môi Tím " và chắc luởi than " Sao nhỏ hát buồn vậy ??? " Ngủ đi anh .. cho dù mai nầy đời có ra sao , nhỏ vẫn như bây giờ không đổi thay ! - " .. Nhỏ .. Nhỏ uii .. em đi dâu rồiiiiii .. " Giọng anh vang lên trong máy , nhỏ nằm im lắng nghe . Muốn thử xem mình có can đãm lánh anh hay không . Giọng anh vẫn còn .. Nhỏ lấy gối bịt tai lại , đừng mà .. đừng gọi em mà .. Cho em yên đi ! Nhỏ sợ .. Vâng , nhỏ thật sự là sợ yêu nhau rồi lại phải chia tay như những mối tình vỡ vụn khác đã đi qua đời nhỏ . Nhỏ tránh anh , nhỏ chạy trốn mình .. Nguời dưng ơi , hiểu không ?? Anh chẳng nhớ là đã hát " tình ta sớm muộn gì cũng hấp hối .. Vì đời em sớm muộn gì cũng một lần dang dở . Đời anh sớm muộn gì cũng đưa vào tăm tối ... " Mình yêu nhau giống như những que diêm nằm im trong hộp kín , bùng lên , loé sáng và sau đó lụi tắt dần . Nhỏ hiểu , nhỏ biết anh đến với nhỏ thành tâm ..Nhưng nhỏ sợ cái gì đẹp thuờng mỏng manh , dể vỡ . Nhỏ sợ ngày anh và nhỏ sẻ chia tay vì bất cứ lý do nào đó . Buồn lắm , anh biết không , nguời dưng ?? - Nhỏ .. Tại sao em tránh anh ?? - Hummm hong có mà .. Giọng nhỏ yểu xiù , cuối cùng rồi nhỏ cũng chịu thua anh , cuối cùng rồi nhỏ cũng phải gặp anh ! - Tại sao ?? Đừng hỏi tại sao .. Nhỏ không biết trả lời đâu anh . Nhỏ chỉ hiểu đơn giản là không muốn sau nầy đau lòng khi phải xa nhau , thà bây giờ .. - Nhỏ vô lý lắm .. biết không ??Biết mà .. Nhỏ biết nhưng mà anh như con đại bàng đang bay vút trên những tầng mây cao , còn nhỏ .. nhìn lại mình có gì cho anh đâu ?? Chỉ còn hai bàn tay và đôi vai trần trụi gánh lấy những muộn phiền của một đời con gái ! Nhỏ không muốn mình như những que diêm chỉ loé sáng phút giây rồi lịm tắt ..Nhỏ muốn đuợc nghe anh hát những bài hát của anh và để nhỏ cãm nhận bằng trái tim tất cả những chân thành gói trọn trong đó , biết không anh , nguời dưng ?? Nguời dưng .. Trái tim nhỏ có hàng ngàn lời tình dành cho anh , nhưng nhỏ không thể nói ra . Không bao giờ muốn trói chân anh bằng tình cãm của nhỏ . Nhỏ muốn anh bay , bay thật xa , thoát ra khỏi những ưu phiền của đời thuờng và để mãi mãi nhỏ đuợc đắm chìm trong một góc trời riêng , rất riêng mà anh đã từng mang đến cho nhỏ . Nguời dưng ơi !!!! Nhỏ ngồi im lặng nhìn nguời đối diện , nuớc mắt nhạt nhòa . Là anh đó , anh đang bằng xuơng , bằng thịt bên cạnh nhỏ . Anh bay từ thành phố ấm áp của anh đến đây để gặp nhỏ truớc khi nhỏ theo nguời ta về làm dâu nhà lạ ! - Nhỏ , tại sao vậy ?? Em nói đi .. Nhỏ nhắm mắt .. dỉ vãng sao nghe xa thật xa .. Nhớ hôm nào nhỏ đến thăm anh , thăm thành phố đầy cây xanh và bóng mát của anh . Hai đứa dắt nhau đi rong ruổi khắp nẽo phố hàng ngày anh vẫn đi về một mình . Anh dẩn nhỏ đi ăn kem , những ly kem ngọt ngào như những nụ hôn anh mang đến cho nhỏ . Nhỏ nhớ vòng tay ấm áp , đong đầy tình yêu của anh , nhỏ nhớ anh mắt anh nhìn nhỏ ngày nhỏ ra phi truờng để quay lại thành phố và cuộc sống đời thuờng của nhỏ . Tất cả chỉ mới xãy ra đây thôi mà bây giờ sao xa lăng lắc . Tất cả còn mới nguyên mà sao bây giờ nghe dịu vợi xa xưa ??? Nhỏ khóc .. lặng lẽ và đau đớn như khi nghe tin ba mẹ đồng ý nhận lời họ nhà trai cho nhỏ về làm dâu nhà nguời ta . Nhỏ muốn phản đối , nhỏ muốn cho ba mẹ hay là nhỏ chỉ yêu anh .. thế nhưng nhỏ không làm đuợc điều đó đơn giản chỉ vì một câu nói của ba : " Đừng làm ba mẹ buồn , mẹ con đau tim nặng lắm con phải làm mẹ con vui khi thấy con yên bề gia thất , con nhé !..." ( ?!) Trái tim mẹ có đau bằng trái tim nhỏ hay không ?? Nhỏ thật sự không hiểu nguời lớn nghỉ gì khi ép hai mãnh đời xa lạ đến với nhau qua một lễ cuới để làm sợii dây ràng buộc ?? - Nhỏ ... Nhỏ bàng hoàng mở mắt . Anh vẫn ngồi đấy nhìn nhỏ với anh mắt bối rối : - Nhỏ .. Sao em không nói ?? Em hết yêu anh sao nhỏ ?? .. - Không phải mà .... Lời nói nhỏ chìm vào những tiếng nức nở .. Hiểu cho em nguời dưng ơi .. Hiểu cho em lòng đang nổi sóng . Làm sao em xa anh đuợc khi mình đã có những tháng ngày mật ngọt bên nhau trên thành phố của anh . Nhưng em phải làm tròn bổn phận làm con , cha mẹ chỉ có một mà thôi . Em biết anh hiểu hơn em về điều dó mà vì anh đã chẳng từng bảo trên đời nầy anh yêu nhất mẹ của anh đó sao ? Nhưng .. trái tim em lại không chịu chấp nhận điều đó , nó đang nổi loạn đang đòi hỏi đuợc quyền yêu anh và sống bên anh .. Anh ôm nhỏ , giọng anh buồn muốn khóc : - Nhỏ ơi ... anh không biết làm sao , trễ rồi .. em sẻ về làm vợ nguời ta rồi , nhỏ ơi ... Anh cúi xuống và nụ hôn đến bàng hoàng như những giọt lệ xót xa của hai đứa .. Nhỏ nghe dư vị đắng chát trên môi , đôi mắt anh thật gần mà sao như xa xôi qúa . Nhỏ ôm anh và lại khóc .. Nguời dưng ơi , tha lổi cho em ! Ngôi nhà rộn rã hẳn lên với tiếng nhạc , tiếng cuời nói ..Nhỏ đứng nhìn mình trong guơng , mấy nhỏ bạn xôn xao chung quanh :- Trời ơi .. mầy đẹp qúa .. - .. xoay vòng cái coi nhỏ cho tụi nầy ngắm cô dâu cái coi ... Nhỏ nhìn guơng mặt lạ hoắc từ trong guơng ngó ra . Nhỏ đó sao ?? Nhỏ với má phấn môi son đang nhìn ra ngoài với đôi mắt ẩn chứa nhiều tâm sự ..Muốn khóc qúa mà cố nén .. Nhỏ quay nhìn nơi khác , đôi mắt hoe hoe .. - Nhỏ ... Linh nhìn nhỏ , chỉ có Linh mới hiểu nhỏ nghỉ gì . Linh ôm vai nhỏ : - Nhỏ ... Đừng khóc nha , đừng khóc nha ! Nhỏ dụi đầu vào vai Linh và nhớ anh . Giờ nầy anh ra sao ?? Anh có đến dự lễ cuới của nhỏ hay không ?? Đừng anh nha ! Nhỏ không muốn buớc chân nhỏ ngập ngừng , nhỏ không muốn khăn áo vu quy làm đau lòng anh và nhỏ .. Ngày hôm nay nhỏ đã là của một nguời khác , là một thế giới khác hoàn toàn xa lạ . Nhỏ không còn là con bé ngang như cua của anh .. Góc trời riêng của anh bây giờ và mãi mãi về sau sẻ không còn có nhỏ nữa !!!!- Ðàng trai tớiiiii ..... Tiếng của ai đó vang lên , mấy nhỏ bạn tíu tít chạy đến bên cửa sổ ngó nhìn họ đàng trai . Nhỏ vẫn đứng im lìm nghe lũ bạn xôn xao bàn tán : - Trời .. chú rễ bãnh qúa nhỏ ơi ..- Muời mâm lể nha .. wow .. lớn qúa Nhỏ nhìn quanh như muốn tìm một cái gì đó để níu giử lấy nhỏ . Bây giờ nhỏ đã hiểu tại sao ba mẹ gã nhỏ cho nguời ta , chỉ vì nguời ta giàu và ba mẹ đơn giản nghỉ rằng nhỏ sẻ đuợc sung suớng . Có hay không nhỉ ?? Nhỏ không biết điều gì sẻ xãy ra .. Nhìn lũ bạn suýt xoa thèm muốn , nhỏ nghe cay đắng vô cùng .. Nguời dưng ơi .. anh đâu rồi ?? Có nghe nhỏ đang réo gọi anh bằng cả trăm lời .. Anh đâu ?? - Cô dâu xuống làm lễ .. Má nắm tay nhỏ dắt xuống cầu thang , nhỏ đi như trên mây bồng bềnh chếnh choáng . Họ nhà trai đổ dồn mắt về phía nhỏ .. Buớc chân không hề luống cuống , mặt không hề đỏ .. Nhỏ thản nhiên đến bên nguời sẻ là chồng nhỏ sau cái lễ hôn phối ..Nhỏ chỉ thấy buồn , buồn lắm .. buồn tự tận cõi lòng ..và giờ phút nầy nhỏ nhớ anh thật nhiều ! Mọi nguời xôn xao quanh nhỏ .. đã đến giờ ruớc dâu . Nguời ta nắm tay nhỏ diù ra , nhỏ vẫn không khóc , duờng như trái tim nhỏ đã trơ ra rồi .. Duờng như sau tất cả những cãm xúc chỉ còn là một cãm giác trống rổng . - Cô dâu cuời lên nào .. Nhỏ nhích miệng , nụ cuời có đuợc sao khi không còn anh bên cạnh ? ... Nhỏ bây giờ như một con poupeé múa may quay cuồng trong tay nguời khác .. Nguời ta mở cửa xe , nhỏ Linh chạy lại xiết tay nhỏ : - Nhỏ ơi .... Nhỏ quay lại và sững sờ nhìn ra anh đang đứng bên kia đuờng nhìn nhỏ . Guơng mặt anh xám ngắt vì lạnh hay vì nhỏ ? ... Nhỏ mấp máy môi : - .... Huy .. - ... Kìa em .. lên xe đi . Tiếng chồng nhỏ hối thúc .. Nhỏ quay lại nắm tay Linh nói nhanh : - Linh .. nhắn lại với Huy cho nhỏ xin lổi ... - Linh biết rồi .. Nhỏ lên xe đi kẻo trễ .. Đừng khóc nha .. Bây giờ thì nhỏ lại khóc .. Nhỏ ôm Linh và mắt nhìn về anh . Anh nép sau gốc cây im lặng .. Nguời dưng ơi , quên nhỏ đi , trở về thành phố của anh đi ...Tình mình giống như những giọt nắng đang dần phai tên tuổi .. Rồi thời gian sẻ làm anh quên em .. Rồi em và anh sẻ có hai cuộc sống khác nhau .. Tha lổi cho em , anh nhé ..Vì chử hiếu mà em đành thay chử tình .. - Lên xe đi con .. Giọng ba vang lên , nhỏ nhìn ba : - Ba ơi .... Ba nhìn nhỏ .. đôi mắt ba rưng rưng . Nhỏ biết ba cũng buồn khi nhỏ đi lấy chồng xa như thế nầy .. Ba ơi ..con không muốn đi xa đâu ba ! Cuối cùng ... rồi cũng phải chia tay . Cuối cùng nhỏ cũng phải buớc lên xe không thể trì níu đuợc nữa . Nhỏ nhìn anh .. Cái nhìn như gởi gấm lại những gì hai đứa đã chắt chiu . Gởi lại anh những lời tình thuơng mến , gởi lại anh những đêm hai đứa lắng nghe tâm sự của nhau ..Gởi lại anh những mật ngọt yêu thuơng anh mang đến .. và gởi lại anh những dòng lệ ngày vu quy nhỏ khóc cho cuộc tình hai đứa rẻ hai đuờng .. Vĩnh biệt anh , nguời dưng ơi !!! Nhỏ lau muớc mắt lặng lẽ quay vào xe ... Mọi tiếng động không còn nghe thấy , nhỏ chỉ nhìn thấy duy nhất đôi mắt anh đang đau đớn nhìn nhỏ trong chiếc xe hoa bên nguời chồng lạ ... Xe từ từ lăn bánh , nhỏ ngoái lại nhìn dáng anh lần cuối đang tuyệt vọng ngó theo con chim sáo đang bay dần xa khỏi tầm tay anh giống như những que diêm tình ái của nhỏ và anh bây giờ đã tắt lịm đi ánh lửa tình yêu , bên anh bây giờ chỉ còn là khoảng cô đơn trống vắng và bên nhỏ giờ chỉ còn những giọt lệ không rơi ....Vĩnh biệt anh , nguời dưng ! "... Đời một nguời con gái biết yêu đã nhiều trời không cho đuợc mấy đến khi lấy chồng chỉ còn mối tình mang theo ... " Vĩnh biệt những ngày xưa yêu dấu !!!!! Viết cho người ở Seattle Mục lục Tình ta sớm muộn cũng đành Tình ta sớm muộn cũng đành Môi Tím ( Thái Mộng Trinh )Chào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: Chim viêt. freeĐược bạn: Ct.ly đưa lên vào ngày: 2 tháng 12 năm 2004
vanhoc
John Ernest Walker (sinh 7 tháng 1 năm 1941) là nhà hóa học người Anh đã đoạt Giải Nobel Hóa học năm 1997. Cuộc đời và Sự nghiệp Ông sinh tại Halifax, Yorkshire, (Anh), con của Thomas Ernest Walker và Elsie Lawton. Ông cùng 2 người em gái lớn lên ở vùng nông thôn và theo học trường trung học Rastrick. Sau đó, ông học ở St Catherine’s College của Đại học Oxford, tốt nghiệp bằng cử nhân ở đây. Ở trường, ông ham mê thể thao và chuyên học Vật lý cùng Toán học. Ông bắt đầu nghiên cứu các chất kháng sinh peptide dưới sự hướng dẫn của Edward Abraham ở Đại học Oxford từ năm 1965 và đậu bằng tiến sĩ năm 1969. Trong thời gian này ông chú trọng tới các sự phát triển sinh học phân tử. Từ năm 1969 tới 1971, ông làm việc ở Đại học Wisconsin-Madison (Hoa Kỳ), và từ năm 1971–1974 ở Pháp. Ông gặp Fred Sanger năm 1974 ở 1 xưởng của Đại học Cambridge, và Sanger đã mời ông tới làm việc ở Phòng thí nghiệm Sinh học phân tử của Hội đồng nghiên cứu Y học. Trong số các người làm việc ở đây có Francis Crick, người nổi tiếng vì đã phát hiện ra cấu trúc phân tử của DNA. Ban đầu, ông phân tích các chuỗi protein và sau đó khám phá ra các chi tiết của mã gien thay đổi trong ti thể. Năm 1978, ông quyết định áp dụng các phương pháp hóa học protein vào các protein màng. Ông đoạt Giải Nobel chung với nhà hóa học Mỹ Paul D. Boyer cho việc làm sáng tỏ cơ cấu enzym cơ bản của việc tổng hợp adenosine triphosphate. Họ chia sẻ giải này với nhà hóa học Đan Mạch Jens Christian Skou cho một nghiên cứu khác, không liên quan tới nghiên cứu của họ. Hiện nay ông làm giám đốc Mitochondrial Biology Unit (trước là Dunn Human Nutrition Unit) ở Đại học Cambridge. Ông được phong tước hầu năm 1999. Gia đình Ông kết hôn với Christina Westcott năm 1963. Họ có hai người con gái. Tham khảo Liên kết ngoài Nobelprize.org, Giải Nobel Hóa học 1997 Nobelprize.org, John E.Walker - Tiểu sử Freeview Video of Fredrick Sanger in conversation with John Walker by the Vega Science Trust Dunn Human Nutrition Unit John Walker interviewed by Alan Macfarlane 14th January 2008 (phim) A three part video interview with Sir John Walker by the Vega Science Trust Sinh năm 1941 Nhà hóa học Anh Người đoạt giải Nobel Hóa học Người Anh đoạt giải Nobel Nhân vật còn sống Hội viên Hội Hoàng gia Người Vương quốc Liên hiệp Anh đoạt giải Nobel
wiki
FL Studio Mobile là một máy trạm âm thanh kỹ thuật số khả dụng cho Android, iOS và Windows UWP. Phần mềm này cho phép người dùng tạo các dự án âm nhạc được kết hợp từ những âm thanh của các nhạc cụ khác nhau để tạo thành bản nhạc hoàn chỉnh, sau đó nó có thể được xuất sang các định dạng WAV, MP3 và MIDI để hoạt động với các máy trạm âm thanh kỹ thuật số khác hoặc ở định dạng dự án FLM (có sẵn đối với FL Studio 10.0.5 trở lên). Nhiều tính năng khác nhau bao gồm step sequencer, piano roll, keyboard, drum pad, trình chỉnh sửa bản nhạc, các bộ xử lý âm thanh và 133 âm thanh từ các nhạc cụ khác nhau bao gồm synths và bộ trống. Các công cụ âm thanh cũng có thể được thêm dưới dạng tệp .zip hoặc .instr. Phát hành Ngày 21 tháng 6 năm 2011, Image-Line đã phát hành FL Studio Mobile và FL Studio Mobile HD cùng các phiên bản của Windows máy trạm âm thanh kỹ thuật số FL Studio. FL Studio Mobile được Artua thiết kế và phát triển với sự hợp tác của các nhà sản xuất Music Studio. Image-Line đã phát hành phần mềm với mức giá khởi điểm là 15,99 USD (19,99 USD cho phiên bản HD), và cả hai phiên bản đều có sẵn để tải xuống tại App Store.Tháng 11/tháng 12 năm 2016 Image-Line đã phát hành FL Studio Mobile 3 trên Android (Google Play Store), sau đó là iOS (Apple App Store) và cuối cùng là Windows (Windows App Store). FL Studio Mobile 3 là một ứng dụng hoàn toàn mới được phát triển nội bộ tại Image-Line, thay thế FL Studio Mobile 2 hiện có, phiên bản do Artua phát triển. Giá đã được điều chỉnh giảm xuống còn 14,99 USD. FL Studio Mobile 1.0 tương thích với các thiết bị chạy iOS 3.1.3 trở lên, cụ thể là tất cả các dòng iPhones và iPod Touch. iPad 1 và iPad 2 có thể chạy FL Studio Mobile hoặc FL Studio Mobile HD , với phiên bản HD yêu cầu từ iOS 4.2 trở lên. Phiên bản iPhone 4 hỗ trợ Màn hình Retina. Tham khảo Trình chỉnh sửa âm thanh Phần mềm máy trạm âm thanh kỹ thuật số Vòng lặp âm nhạc Phần mềm 2011 Phần mềm sản xuất âm nhạc Phần mềm tạo nhạc phim Phần mềm iOS FL Studio
wiki
HD 96819 là tên của một ngôi sao đơn lẻ nằm trong chòm sao ở vùng xích đạo tên là Trường Xà. Trước đây nó có tên là 10 Crateris, nhưng tên này đã bị loại bỏ do nó không còn nằm trong chòm sao này nữa. Nguyên nhân là vị trí của các ngôi sao trong chòm sao đã được viết lại và xét các dữ liệu, nó phải thuộc chòm Trường Xà thì hợp lí hơn. Với cấp sao biểu kiến của nó là 5,43, ngôi sao này sẽ mờ nhạt, có ánh sáng màu trắng khi quan sát bằng mắt thường. Gía trị thị sai đo được từ trái đất cho ta thấy khoảng cách của nó và mặt trời của chúng ta là khoảng 182 năm ánh sáng . Xác suất nó là thành viên trong mối liên kết TW Hydrae là 98,7%. Nó là một ngôi sao loại A nằm trong dãy chính với khối lượng khoảng gấp đôi mặt trời. Nó phát ra năng lượng gấp 20,66 lần mặt trời (có thể hiệu là chiếu sáng gấp 20,66 lần mặt trời) và nhiệt độ hiệu dụng nơi quang cầu của nó là 8,954 Kelvin. Bán kính của nó là 1,9 lần bán kính của mặt trời. HD 96819 hiện tại đang tiến hóa thành một sao khổng lồ màu đỏ mà quá trình của nó là 31,5%. Tuổi của nó là 9 triệu năm, khá trẻ và nó có thể là một ngôi sao biến quang . Dữ liệu hiện tại Theo như quan sát, đây là một ngôi sao nằm trong chòm sao Trường Xà và dưới đây là một số dữ liệu khác: Xích kinh Độ nghiêng Cấp sao biểu kiến 5.43 Cấp sao tuyệt đối 1.61 Vận tốc hướng tâm 16.0 ± 7.4 km/s Loại quang phổ A1V Giá trị thị sai 17.97 ± 0.53 Tham khảo Sao dãy chính nhóm A Chòm sao Trường Xà
wiki
Xăng máy bay là nhiên liệu có chỉ số ốctan cao, được sử dụng cho các máy bay, và các ô tô đua trong quá khứ. Xăng máy bay trong tiếng Anh được gọi là AvGas (Aviation Gasoline), phân biệt với Mogas (Motor Gasoline) là các loại xăng sử dụng hàng ngày cho ô tô, xe máy. Nhiên liệu trong ngành hàng không có phân biệt rõ ràng, nhưng được liệt kê theo hai nhóm chính: AvGas dễ bay hơi, dành cho máy bay có sử dụng động cơ đốt trong; và JetGas khó bay hơi, có thành phần tương tự như Dầu hỏa, dành cho các máy bay sử dụng động cơ phản lực. Vì sự nguy hiểm trong việc đặt tên, dễ gây nhầm lẫn (chủ yếu trong môi trường các chuyến bay quốc tế đa ngôn ngữ), một loạt các biện pháp phòng ngừa được đưa ra để phân biệt hai loại nhiên liệu này, trong đó có đánh dấu màu rõ ràng trên mọi thùng chứa, và phân biệt kích thước loại vòi bơm. AvGas được phân phối từ các vòi màu đỏ, với đường kính Φ40mm (49mm tại Mỹ). Chỗ tiếp liệu của các máy bay sử dụng động cơ đốt trong có đường kính không được phép vượt quá 60mm. Vòi phân phối JetGas có đường kính lớn hơn 60mm Thuộc tính Xăng máy bay có tính bay hơi thấp hơn so với xăng Mogas và không bay hơi nhanh, đây là thuộc tính quan trọng để sử dụng ở các cao độ lớn. Những hỗn hợp xăng máy bay ngày nay sử dụng cũng giống như khi chúng lần đầu tiên được sử dụng trong những năm khoảng 1950 - 1960. Chỉ số ốctan cao thu được là nhờ sự bổ sung của Chì Tetraetyl (viết tắt tiếng Anh: TEL), một chất tương đối độc đã bị ngừng sử dụng cho ôtô ở phần lớn các nước trong những năm 1980. Thành phần dầu mỏ chính được sử dụng trong pha trộn xăng máy bay là alkylat. Nó là hỗn hợp của các loại izôốctan khác nhau, và một số các nhà máy lọc dầu sử dụng cả reformat. Xăng máy bay hiện nay có vài loại với sự phân biệt theo nồng độ chì cực đại trong xăng. Do TEL là một phụ gia khá đắt, một lượng cực tiểu của nó thông thường được thêm vào nhiên liệu để nó đạt chỉ số ốctan yêu cầu, vì thế thông thường trên thực tế nồng độ của nó thấp hơn mức cực đại. Avgas 80/87: có ít chì nhất, cực đại là 0,5 gam chì trên 1 galông Mỹ, và nó được sử dụng trong các động cơ có tỷ số nén rất thấp. Avgas 100/130: là xăng máy bay có chỉ số ốctan cao hơn, chứa tối đa 4 gam chì trên 1 galông Mỹ, hay 1,12 gam/lít. Avgas 100LL: chứa tối đa 2 gam chì trên một galông Mỹ, hay 0,56 gam/lít, và là xăng máy bay phổ biến nhất. 100LL (LL trong tiếng Anh là ít chì) được tạo ra để thay thế cho Avgas 100/130. Trong quá khứ, các loại xăng máy bay khác cũng được sử dụng trong quân sự, chẳng hạn như Avgas 115/145. Lưu ý rằng chỉ số ốctan của xăng máy bay không thể so sánh trực tiếp với các chỉ số ốctan của xăng Mogas, do các động cơ thử nghiệm và phương pháp thử được sử dụng để xác định chỉ số này trong hai trường hợp là khác nhau. Đối với xăng máy bay, số đầu tiên (nhỏ hơn) là cấp trộn nghèo, và số thứ hai (lớn hơn) là cấp trộn giàu. Đối với xăng Mogas, chỉ số "ốctan" thông thường được biểu diễn như là chỉ số chống nổ, nó là trung bình của chỉ số ốctan, dựa trên các nghiên cứu và phương pháp thử động cơ, hay (IR+IM)/2. Để hỗ trợ phi công xác định nhiên liệu trong máy bay của họ, các chất nhuộm màu được thêm vào nhiên liệu. 80/87 có màu đỏ, 100/130 có màu xanh lục, và 100LL có màu lam, trong khi đó nhiên liệu máy bay phản lực, JET A1, là trong suốt hay vàng nhạt thì không được nhuộm màu. Chuyển đổi Rất nhiều động cơ máy bay của hàng không dân dụng được thiết kế để hoạt động với chỉ số ốctan 80/87, xấp xỉ bằng tiêu chuẩn cho ô tô ngày nay. Việc chuyển đổi trực tiếp sang hoạt động bằng nhiên liệu ô tô là tương đối phổ biến và được áp dụng thông qua quy trình chứng nhận bổ sung dạng (STC). Tuy nhiên, các hợp kim sử dụng trong các kết cấu động cơ máy bay là đã quá cũ và động cơ bị mòn ở các van là vấn đề tiềm ẩn trong việc chuyển sang dùng xăng Mogas. Rất may là lịch sử của các động cơ chuyển đổi sang Mogas đã chứng minh rằng rất ít các vấn đề về động cơ xảy ra khi dùng xăng Mogas. Vấn đề lớn hơn phát sinh ra từ khoảng áp suất hơi cho phép quá rộng của xăng Mogas và đặt ra một số rủi ro cho những người sử dụng trong hàng không nếu sự cân nhắc trong thiết kế hệ thống nhiên liệu không được xem xét kỹ. Xăng Mogas có thể bay hơi trong các đường ống dẫn xăng và sinh ra khóa hơi (các bong bóng khí trong ống dẫn) làm cho động cơ thiếu xăng. Điều này không phải là chướng ngại không thể vượt qua được, nhưng yêu cầu đơn thuần là kiểm tra kỹ lưỡng hệ thống cung cấp xăng để đảm bảo việc che chắn hợp lý, tránh nhiệt độ cao và sự tồn tại của áp suất vừa đủ và sự lưu thông trong ống dẫn xăng. Ngoài vấn đề về khóa hơi, xăng Mogas không có các chất theo dõi chất lượng như xăng máy bay. Để giải quyết vấn đề này, một loại nhiên liệu máy bay được biết đến như là 82UL đã được giới thiệu. Nhiên liệu này thực chất là xăng Mogas có bổ sung chất theo dõi chất lượng và hạn chế các phụ gia thêm vào. Tiêu thụ Những nhà tiêu thụ lớn của xăng máy bay ngày nay nằm ở Bắc Mỹ, Úc, Brasil và châu Phi (chủ yếu là Nam Phi). Còn rất ít nguồn cung cấp ngoài nước Mỹ. Ở châu Âu, xăng máy bay có giá quá cao vì thế toàn bộ ngành hàng không dân dụng đang dần chuyển sang sử dụng dầu diesel, là nhiên liệu rẻ tiền hơn, phổ biến hơn và có một số ưu điểm trong sử dụng trong hàng không. Xem thêm Nhiên liệu máy bay phản lực Tham khảo Liên kết ngoài Fuel Nhiên liệu Máy bay
wiki
Khuyết Danh Cô gái và bông hồng Người dịch: Trường Thi John Blanchard rời khỏi băng ghế, chăm chú nhìn dòng người đang ra khỏi nhà ga xe lửa trung tâm thành phố. Anh đang chờ người con gái mà trái tim đã rất quen thuộc với anh nhưng khuôn mặt thì anh chưa từng gặp, một cô gái với bông hoa hồng trên áo. 13 tháng trước đây trong một thư viện ở Florida, khi nhấc một cuốn sách ra khỏi kệ anh bỗng cảm thấy bị lôi cuốn không phải vì nội dụng cuốn sách mà vì những dòng chữ viết bằng bút chì bên lề cuốn sách. Những hàng chữ mềm mại với nội dung chứa đựng một tâm hồn sâu sắc và một trí tuệ sáng suốt. Bên trong bìa cuốn sách, nơi ghi tên người mượn, anh tìm ra tên chủ nhân của hàng chữ, đó là Hollis Maynell. Cô gái sống ở thành phố New York. Sau đó anh viết cho cô gái một bức thư tự giới thiệu mình và mong cô trả lời, nhưng ngày hôm sau anh đã phải lên tàu ra nước ngoài tham gia cuộc Chiến tranh thế giới lần II. Trong vòng một năm và một tháng sau đó, hai người dần dần tìm hiểu nhau qua thư từ. Mỗi lá thư là một hạt giống được gieo vào trái tim nồng cháy. Một mối tình nảy nở. Anh đề nghị cô gái gửi cho mình một tấm hình nhưng cô gái từ chối. Cô cho rằng nếu chàng thực lòng thì diện mạo của cô đâu có quan trọng gì. Cuối cùng đến ngày anh từ châu Âu trở về, họ hẹn sẽ gặp nhau lần đầu tại nhà ga trung tâm thành phố New York vào lúc 19h. Cô gái viết: "anh sẽ nhận ra em là người có một bông hồng trên ve áo". Khi đó, tôi thấy một người con gái bước lại phía tôi, cô ấy có một thân hình mảnh mai thon thả. Những lọn tóc vàng loăn xoăn bên vành tai nhỏ nhắn. Cặp mắt cô ấy xanh như những đóa hoa. Đôi môi và cằm cô ta có nét cương quyết nhưng rất dịu dàng. Trong chiếc áo vét màu xanh nhạt cô gái trông như mùa xuân đang tới. Tôi tiến lại phía cô gái và hoàn toàn không để ý là cô ấy không có bông hồng trên ve áo. Khi tôi bước tới, cô gái nở một nụ cười nhẹ nhàng hấp dẫn trên vành môi và nói nhỏ: Đi cùng em chứ, chàng thủy thủ. Khi ấy hầu như không tự chủ được, tôi bước thêm một bước nữa lại phía cô gái, và đúng lúc ấy tôi nhìn thấy Hollis Mayne với bông hồng đứng ngay sau cô ấy. Đó là một người đàn bà đã ngoài 40 tuổi. Bà ta có mái tóc màu xám bên trong một chiếc mũ đã cũ. Bà ta có một thân hình nặng nề, đôi chân mập mạp trong đôi giày đế thấp. Khi đó cô gái trong chiếc áo màu xanh vội vã bước đi. Tôi có cảm giác dường như con người tôi lúc đó bị chia làm hai, một nửa mong muốn được đi theo cô gái và một nửa hướng tới người đàn bà mà tâm hồn đã thật sự chinh phục tôi. Và bà ta đứng đó, khuôn mặt béo tốt với làn da nhợt nhạt nhưng hiền lành và nhạy cảm. Khi đó bỗng nhiên tôi không còn lượng lự nữa. Tay tôi nắm chặt cuốn sách nhỏ cũ kỹ giống như cuốn sách trong thư viện trước đây để Hollis Mayne có thể nhận ra tôi. Đây không phải là tình yêu nhưng là một cái gì đó rất đáng quí, một cái gì đó thậm chí có thể còn hơn cả tình yêu, một tình bạn mà tôi luôn luôn và mãi mãi biết ơn. Tôi đứng thẳng chào người đàn bà, chìa cuốn sách ra và nói, mặc dù khi nói tôi cảm thấy mình bị nghẹn lại vì cay đắng và thất vọng: "Tôi là trung úy John Blanchard và xin phép được hỏi chắc đây là cô Maynell. Tôi rất vui mừng là cô đã có thể đến đây gặp tôi hôm nay. Tôi muốn mời cô ; dùng cơm tối có được không?". Người đàn bà nở một nụ cười bao dung và trả lời. "Ta không biết việc này như thế nào con trai ạ, nhưng cô gái trẻ mặc chiếc áo vét màu xanh vừa đi kia đã nằn nì ta đeo đóa hoa hồng này trên ve áo. Cô ấy nói nếu anh có mời ta đi ăn cơm tối thì nói riêng cô ấy đang đợi anh ở nhà hàng lớn bên kia đường. Cô ấy nói đây là một cuộc thử nghiệm gì đó." Chúng ta chắc cũng hiểu được và khâm phục sự sáng suốt của cô gái. Bản chất thật sự của trái tim được nhận ra khi phải đối mặt với những điều không như ý muốn. Mục lục Cô gái và bông hồng Cô gái và bông hồng Khuyết DanhChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.Sưu tầm: Chialy1904 Hiệu đính: TTL Nguồn: Báo Kiến ThứcĐược bạn: Tố Tâm đưa lên vào ngày: 19 tháng 4 năm 2006
vanhoc
Ủy ban Quốc gia về Phê bình Điện ảnh (tiếng Anh: National Board of Review of Motion Pictures, viết tắt là NBRMP), một cơ quan được thành lập năm 1909 tại thành phố New York, đúng 13 năm sau khi phim điện ảnh ra đời, để phản đối việc thu hồi giấy phép triển lãm điện ảnh vào đêm vọng Lễ Giáng Sinh năm 1908 của viên thị trưởng thành phố New York thời đó là George B. McClellan, Jr.. Viên thị trưởng (con trai của một viên tướng nổi tiếng thời nội chiến) tin rằng phương tiện truyền thông mới này làm suy thoái đạo đức của cộng đồng. Để đòi quyền tự do biểu lộ (ý nghĩ) hợp hiến của mình, các chủ nhân các nhà hát do Marcus Loew lãnh đạo cùng các nhà phân phối phim (Edison, Biograph, Pathe và Gaumont) liên kết với John Collier của Viện Nhân dân ở "Liên đoàn Cooper cho tiến bộ của Khoa học và Nghệ thuật" (Cooper Union for the Advancement of Science and Art) thành lập Ban kiểm duyệt phim New York (New York Board of Motion Picture Censorship), ít lâu sau đổi tên thành "Ban quốc gia xem xét phim điện ảnh" để tránh ý xấu của từ "kiểm duyệt." Mục tiêu được đặt ra là đưa ra sự ủng hộ các phim có giá trị và bênh vực "nghệ thuật mới của nhân dân", nghệ thuật đã biến đổi đời sống văn hóa của Hoa Kỳ. Trong nỗ lực tìm cách tránh việc kiểm duyệt phim của chính phủ, Ban quốc gia này đã trở thành ngân hàng hối đoái (clearinghouse) không chính thức cho các phim mới. Từ năm 1916 tới thập niên 1950, hàng ngàn phim điện ảnh đã giữ lời ghi chú "Passed by the National Board of Review" (đã được Ban quốc gia xem xét phim điện ảnh thông qua) ở phần tên của phim. Tuy nhiên, trên thực tế, Ban này là một cơ quan kiểm duyệt. Các nhà sản xuất nộp phim của họ cho Ban này, trước khi in phát hành; họ đồng ý cắt bỏ bất cứ cảnh nào mà Ban này thấy là có thể bị phản đối, kể cả phá bỏ hết toàn bộ cuộn phim. Năm 1929, NBRMP là cơ quan đầu tiên chọn 100 phim nói tiếng Anh hay nhất trong năm cùng các phim ngoại ngữ hay nhất, và vẫn là cơ quan phê bình đầu tiên loan báo các giải thưởng hàng năm của mình. NBRMP cũng chiếm được sự ca ngợi quốc tế về các ấn phẩm của mình: Film Program (1917-1926); Exceptional Photoplays (1920-1925); Photoplay Guide to Better Movies (1924-1926); National Board of Review Magazine (1926-1942); New Movies (1942-1949); và Films in Review, xuất bản lần đầu năm 1950. Có ảnh hưởng tới các thế hệ những nhà làm phim và yêu phim, các báo và tạp chí này đã khuyến khích việc bình luận mọi mặt của việc sản xuất và lịch sử điện ảnh, trong đó có các bài đóng góp của Alfred Hitchcock, Fritz Lang, Harold Robbins, Tennessee Williams, Dore Schary, William Saroyan, James Agee, Manny Farber, William K. Everson, Alistair Cooke, và Pearl Buck. Để quyết định các giải hàng năm của mình, NBRMP gửi các phiếu bầu tới 122 thành viên của Ban, gồm các nhà làm phim, nhà biên tập, sử gia, các người sành phim và các sinh viên trong vùng đô thị New York để bầu chọn – sau đó được một hãng kế toán có công chứng sắp xếp lại thành biểu, bảng, để quyết định các phim hoặc người đoạt giải. Ngoài ra, Ủy ban Exceptional Photoplay sẽ giúp xác định các giải cống hiến đặc biệt, được phát tại buổi lễ trao giải. Các thể loại giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất Đạo diễn xuất sắc nhất Toàn bộ vai diễn xuất sắc nhất Phim hay nhất Phim ngoại ngữ hay nhất Phim hoạt hình hay nhất Phim tài liệu hay nhất Kịch bản gốc hay nhất Kịch bản chuyển thể hay nhất Nam diễn viên diễn xuất đột phá Nữ diễn viên diễn xuất đột phá Chú thích & Tham khảo Liên kết ngoài National Board of Review of Motion Pictures - official website. Award ceremonies Điện ảnh Mỹ Điện ảnh
wiki
Đông Sơn là một xã thuộc huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Địa lý Xã Đông Sơn nằm ở trung tâm huyện Đô Lương, có vị trí địa lý: Phía đông giáp các xã Bài Sơn, Văn Sơn và Yên Sơn Phía tây giáp xã Tràng Sơn Phía nam giáp thị trấn Đô Lương Phía bắc giáp xã Hồng Sơn và xã Bài Sơn. Hành chính Đông Sơn được chia làm 9 xóm theo thứ tự từ 1 đến 9 được chia làm 3 vùng rõ rệt theo tự nhiên. Bao gồm: Vùng trung tâm: Xóm 1 (Làng Chợ Tràng), Xóm 2 (Làng Rú Hóp)- gắn với Khu hành chính của Xã - Làng văn hóa cấp Tỉnh, Xóm 3 (Làng Hồ)- Làng văn hóa cấp Tỉnh, Xóm 4 (Làng Vệ Bác). Vùng Làng mới: Xóm 5, Xóm 6, Xóm 7, Xóm 8 Và Xóm 9 - Làng Thống Nhất với diện tích chủ yếu là đồi núi. Ngành nghề truyền thống Đông Sơn là một địa danh có nhiều nghề truyền thống như nghề làm bánh đa, làm bánh gai, làm gạch nung,... đặc biệt, là nghề trồng rau sạch phục vụ cho nhân dân trong và ngoài huyện. Hiện nay, xã đang thí điểm mô hình trồng hoa tươi bước đầu thu được hiệu quả rất khả quan. Di tích lịch sử văn hóa Nói tới đông sơn ít ai biết được xã được khai hoang và thành lập.đó là một người thuộc dòng họ trần kim,đức thánh trần khai hoang thành lập nên,và ngài còn có công thuần phục "khai" hổ giữ ở động tiến thuộc địa phân xóm 4 và 3 và đã được sắc phong 7 đạo sắc. Và nhà thờ ngài được lập tại làng yên thắng xóm 5 bây giờ.cạnh đền thang cũ,và cứ mỗi năm được làng tổ và dòng họ tổ chúc cúng lễ vài ngày mồng 10tháng hai âm lịch hàng năm.trước kia làng tổ chức năm ngày và lễ đên thang.nhưng sau giải phóng theo chủ trương di dân.lúc đó các đền thang và nhà thờ được dời đi,nhà thờ đức thánh trần được con cháu di dời vào làng hồ xóm 3 bây giờ,còn đền thanh được đưa ra quy tập tại đền đức hoàng bây giờ. có giếng Thang, nhà thờ họ Hoàng Văn (di tích Lịch sử) và nhà thờ họ Nguyễn Nguyên (di tích Lịch sử) là hai dòng họ nổi tiếng, nơi đây còn lưu giữ nhiều tư liệu hết sức quý báu, các sắc phong, nghệ thuật kiến trúc, điện Nhà Vi, cống Mụ Bà - sông Đào.... Du lịch Đông Sơn mảnh đất non nước hữu tình. Đến Đông Sơn bạn có thể đi dạo và ngắm cảnh ở sông Đào, ngắm các đồi thông tự nhiên tuyệt đẹp tại xóm 8 - làng Thống Nhất, hay đi dạo giữa cánh đồng bát ngát, thẳng cánh cò bay, thả diều trên những triền đê của buổi chiều hè. Nhân vật lịch sử Tiến sĩ Nguyễn Nguyên Thành, đậu Tiến sĩ dưới triều Nguyễn, tham gia phong trào Cần Vương. Tướng Hoàng Kiện: Sinh ra trong dòng họ lớn nhất xã Đông Sơn là dòng họ Hoàng Văn. Đây là một dòng họ có lịch sử truyền thống lâu đời. Dòng họ văn hóa. Ông nguyên là Giám đốc Học viện Hậu cần Quân đội Nhân dân. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh có lời khen ngợi Tướng Thanh, tá Kiện GS. Viện sĩ Nguyễn Cảnh Toàn Doanh nhân Trương Công Thắng với nhãn hàng Chinsu. Tham khảo
wiki
Tuvalu Sports Ground là một sân vận động đa năng ở Funafuti, Tuvalu. Sân hiện được sử dụng chủ yếu cho các trận đấu bóng đá và rugby. Sân vận động có sức chứa 1.500 người. Đây là sân vận động duy nhất ở Tuvalu, do đó tất cả các giải đấu bóng đá đều được diễn ra tại sân vận động: A-Division; Cúp Độc lập; Cúp NBT; Đại hội Thể thao Tuvalu cũng như Cúp Giáng sinh. Đội tuyển bóng đá quốc gia Tuvalu sử dụng sân cho các trận đấu trên sân nhà và tập luyện. Hệ thống quy mô lớn đầu tiên cho năng lượng tái tạo ở Tuvalu là lắp đặt bảng điều khiển năng lượng mặt trời 40 kW trên mái che của khán đài Tuvalu Sports Ground. Hệ thống năng lượng mặt trời 40 kW nối lưới này được lắp đặt vào năm 2008 bởi E8 và Chính phủ Nhật Bản thông qua Công ty Điện lực Kansai (Nhật Bản) và đóng góp 1% sản lượng điện cho Funafuti. Các kế hoạch trong tương lai bao gồm mở rộng công suất của hệ thống này lên 60 kW. Thông tin sân vận động Các hòn đảo của Tuvalu là những đảo san hô hẹp bao gồm san hô, do đó một sân bóng đá chỉ có thể nằm ở phần rộng nhất của hòn đảo chính, Funafuti. Sân bóng đá ở Tuvalu được xây dựng trên nền san hô, với đất sét của sông được vận chuyển từ Fiji để tạo bề mặt cho cỏ mọc trên đó. Điều này đã cải thiện tình trạng sân bóng đá mặc dù bề mặt vẫn cứng và không đồng đều, bằng phẳng. Các cầu thủ Tuvalu có kỹ thuật mạnh mẽ và có khả năng kiểm soát bóng trên mặt sân cứng của Tuvalu Sports Ground. Hiệp hội bóng đá quốc gia Tuvalu đã có nguyện vọng trở thành thành viên của FIFA từ năm 1987. Tuy nhiên, việc thiếu cơ sở vật chất dành cho bóng đá ở Tuvalu là một trở ngại lớn cho việc gia nhập FIFA. Tuvalu Sports Ground không phải là sân vận động thích hợp để tổ chức các trận đấu quốc tế vì Tuvalu không có bất kỳ sân tập hay khách sạn nào cho các đội và cổ động viên đến ở lại. Tham khảo Địa điểm thể thao Tuvalu Địa điểm bóng đá Tuvalu Sân vận động rugby union tại Tuvalu
wiki
Danh sách những người giành Giải BAFTA cho Đạo diễn, Biên kịch, Nhà sản xuất đầu tay người Anh nổi bật. Giải Carl Foreman cho thành tựu đặc biệt của biên kịch, đạo diẽn hoặc nhà sản xuất phim người Anh trong sản phẩm phim chiếu rạp đầu tiên 1998 - Love and Death on Long Island - Richard Kwietniowski The Governess – Sandra Goldbacher Twenty Four Seven – Shane Meadows Lock Stock & Two Smoking Barrels – Matthew Vaughn 1999 - Ratcatcher - Lynne Ramsay East Is East – Ayub Khan-Din Human Traffic – Justin Kerrigan Waking Ned – Kirk Jones 2000 - Last Resort - Pawel Pawlikowski Billy Elliot – Stephen Daldry Billy Elliot – Lee Hall Saving Grace – Mark Crowdy Some Voices – Simon Cellan Jones 2001 - Jump Tomorrow - Joel Hopkins Nicola Usborne Gosford Park – Julian Fellowes Late Night Shopping – Jack Lothian The Parole Officer – Steve Coogan Henry Normal South West 9 – Richard Parry Strictly Sinatra – Ruth Kenley-Letts 2002 - The Warrior - Asif Kapadia AKA – Duncan Roy Christie Malry's Own Double-Entry – Simon Bent Lost in La Mancha – Lucy Darwin 2003 - Kiss of Life - Emily Young American Cousins – Sergio Casci Girl with a Pearl Earring – Peter Webber To Kill a King – Jenny Mayhew 2004 - A Way of Life - Amma Asante AfterLife – Andrea Gibb Dear Frankie – Shona Auerbach Layer Cake – Matthew Vaughn Shaun of the Dead – Nira Park 2005 - Pride & Prejudice - Joe Wright Everything – Richard Hawkins Festival – Annie Griffin Shooting Dogs – David Belton Tsotsi – Peter Fudakowski 2006 - Red Road - Andrea Arnold Black Sun – Gary Tarn Pierrepoint – Christine Langan London to Brighton – Paul Andrew Williams Rollin' with the Nines – Julian Gilbey Đạo diễn, Biên kịch, Nhà sản xuất đầu tay người Anh nổi bật 2009 - Moon - Duncan Jones (biên kịch/đạo diễn) Mugabe and the White African – Lucy Bailey (đạo diễn); Andrew Thompson (đạo diễn); Elizabeth Morgan Hemlock (nhà sản xuất); David Pearson (nhà sản xuất) Shifty – Eran Creevy (biên kịch/đạo diễn) Exam – Stuart Hazeldine (biên kịch/đạo diễn/nhà sản xuất) Nowhere Boy – Sam Taylor-Wood (đạo diễn) 2010 - Four Lions - Chris Morris (biên kịch/đạo diễn) The Arbor – Clio Barnard (đạo diễn); Tracy O’Riordan (nhà sản xuất) Exit Through the Gift Shop – Banksy (đạo diễn); Jaimie D’Cruz (nhà sản xuất) Monsters – Gareth Edwards (biên kịch/đạo diễn) Skeletons – Nick Whitfield (biên kịch/đạo diễn) 2011 - Tyrannosaur - Paddy Considine (đạo diễn); Diarmid Scrimshaw (nhà sản xuất) Attack the Block – Joe Cornish (đạo diễn) Black Pond – Tom Kingsley (đạo diễn); Will Sharpe (đạo diễn); Sarah Brocklehurst (nhà sản xuất) Coriolanus – Ralph Fiennes (đạo diễn) Submarine – Richard Ayoade (đạo diễn) 2012 - The Imposter - Bart Layton (đạo diễn); Dimitri Doganis (nhà sản xuất) McCullin - David Morris (đạo diễn); Jacqui Morris (đạo diễn/nhà sản xuất) Wild Bill - Dexter Fletcher (biên kịch/đạo diễn); Danny King (biên kịch) The Muppets - James Bobin (đạo diễn) I Am Nasrine - Tina Gharavi (biên kịch/đạo diễn) 2013 - Kelly + Victor - Kieran Evans (đạo diễn/biên kịch) Good Vibrations - Colin Carberry (biên kịch) & Glenn Patterson (biên kịch) Shell - Scott Graham (đạo diễn/biên kịch) Saving Mr. Banks - Kelly Marcel (biên kịch) For Those in Peril - Paul Wright (đạo diễn/biên kịch) & Polly Stokes (nhà sản xuất) 2014 - Pride - Stephen Beresford (biên kịch); David Livingstone (nhà sản xuất) '71 - Gregory Burke (biên kịch) and Yann Demange (đạo diễn) Northern Soul - Elaine Constantine (đạo diễn/biên kịch) Kajaki - Paul Katis (đạo diễn/nhà sản xuất) and Andrew de Lotbiniere (nhà sản xuất) Lilting - Hong Khaou (đạo diễn/biên kịch) Tham khảo Giải thưởng BAFTA
wiki
Quỷ hầu (Devil Monkey) là một sinh vật kỳ bí dạng khỉ được báo cáo đã xuất hiện tại nước Mỹ lần đầu tiên vào ngày 27 tháng 6 năm 1997 tại thị trấn Dunkinsville thuộc bang Ohio và sau đó được ghi nhận là xuất hiện ở nhiều địa điểm khác nhau trên toàn cõi nước Mỹ. Đây là sinh vật kỳ bí từng gây náo loạn rừng núi. Sự xuất hiện của loài sinh vật huyền bí này là nỗi ám ảnh của nhiều cư dân vùng Bắc Mỹ. Mô tả Hình vẽ quỷ hầu từ miêu tả của các nhân chứng. Quỷ hầu có vẻ ngoài vô cùng đáng sợ. Đa số các báo cáo miêu tả có một con quái vật tấn công vật nuôi ở các trang trại gần rừng. Sinh vật tàn ác ấy mang khuôn mặt khỉ đầu chó, cơ thể khổng lồ, chân có móng vuốt dài, tai nhỏ, mắt dữ, di chuyển nhanh và nhảy cao. Theo mô tả, sinh vật này có lông màu trắng bạc và xám, cùng lớp lông bờm dày, khuôn mặt giống khỉ đầu chó nhưng kích thước cơ thể lớn hơn nhiều, dài gần 2 m. Nó giống như một con khỉ đầu chó khổng lồ. Một nhân chứng nữ mô tả rằng đây là con vật xấu nhất từng thấy, nó có đuôi, mặt khỉ lai chó nhưng đứng thẳng như người, nó không đi mà nhảy bước với tốc độ rất nhanh. Một nhân chứng khác kể lại rằng quỷ hầu có lớp lông màu trắng bạc, khuôn mặt giống khỉ, nhưng nó đứng trên hai chân như con người, miệng phát ra những âm thanh ghê rợn. Mọi người miêu tả lại nó có mắt sáng, bộ lông trắng, đứng thẳng như người nhưng có khuôn mặt giống chó, cùng đuôi rất dài. Thay vì chạy chúng lại nhảy từng bước dài bằng 2 chân sau, 2 chân trước co lên tạo thành dáng đứng thẳng. Nó có thể nhanh chóng nhảy lên cây trước sự ngỡ ngàng của nhiều người, độ cao của cú nhảy này lên tới 4m. Phạm vi xuất hiện Nó được coi là một trong những sinh vật huyền bí nổi tiếng của châu Mỹ, nhưng khác với Bigfoot hay Yeti, sự xuất hiện cùng nỗi ám ảnh của sinh vật này trải dài trên một vùng đất rộng lớn. Các báo cáo đầu tiên về quỷ hầu xuất hiện ở Bắc Mỹ có vào năm 1934, ghi nhận về một loài động vật nguy hiểm liên tục được nhìn thấy ở Pittsburgh, bang Tennessee. Theo các nhân chứng kể lại, khi thám hiểm trong rừng, họ đã thấy một con vật di chuyển ngang qua mặt với tốc độ sấm sét. Năm 1959, vợ chồng tài xế Boyd ở Saltville trong lúc đi qua ngọn núi để vào thị trấn đã bị sinh vật kì lạ trên tấn công. Từ trên đoạn đê cao, một con vật khổng lồ giống như khỉ bất ngờ nhảy xuống phía đầu xe của Boyd, như thể sẽ đâm sầm qua kính chắn gió vào phía ghế trước, nhưng với sự nhanh nhẹn khéo léo, nó lại hạ xuống ngay bên cạnh cửa phía phụ xe và cố gắng tóm lấy chiếc xe. Trên thân xe còn để lại 3 vết xước dài từ cửa trước tới cửa sau, chứng minh cho sức khỏe phi thường của ác thú. Vài ngày sau khi sự kiện này, hai y tá ở khu vực Saltville khi lái xe về nhà vào buổi sáng sớm cũng bắt gặp con khỉ khổng lồ băng qua đường. Điều tra Năm 1969, Rene Dahinden và John Green đã thám hiểm khu rừng tại Mamquam (British Columbia), nơi người ta đồn thổi loài sinh vật kỳ bí này ẩn nấp. Trong chuyến điều tra thực địa, hai ông đã phát hiện được những vết chân 3 ngón khác biệt. Năm 1973, nhà nghiên cứu động vật bí ẩn Loren Coleman đã điều tra các vụ sát hại gia súc tại Albany, Kentucky của ba con vật giống khỉ khổng lồ có đuôi dài màu đen rậm lông. Giống như cuộc điều tra năm 1969 của Rene Dahinden và John Green, ông cũng phát hiện được những vết chân 3 ngón khác biệt. Rất nhiều người nông dân ở Albany, Kentucky đã bị mất gia súc, ruộng vườn bị phá nát bởi một con vật giống khỉ đầu chó. Coleman sau đó hợp tác với Animal Planet để làm một phóng sự về sinh vật bí ẩn trên. Vào năm 1979, một loạt các nhân chứng đã nhìn thấy một con vật giống khỉ khổng lồ đi 2 chân trong khu vực vùng sâu thuộc bang Georgia, được người ta goi là Belt Road Booger. Báo chí ngay lập tức đẩy câu chuyện lên trang nhất và đặt cho con quái vật một cái tên Devil Monkey (hay quỷ hầu). Từ đây, quỷ hầu được ghi nhận có mặt ở khắp mọi nơi ở Bắc Mỹ, thậm chí ở những vùng rất lạnh như Alaska. Nhiều người bỏ thời gian trùy lùng tung tích của quỷ hầu và phát hiện ra một điều thú vị, mọi nơi sinh vật này xuất hiện đều quay quanh dãy núi Appalachian, một vùng hoang sơ, hiểm trở và còn nhiều điều bí ẩn với con người. Ghi nhận gần đây nhất là vào ngày 12 tháng 1 năm 2006 nhưng khác với những lần trước, quỷ hầu hiện diện ngay tại thành phố công nghiệp Chicago. Nhiều nhân chứng phát hiện con vật này đã xé xác chú chó nhà tội nghiệp. Sau khi hành sự, quỷ hầu nhảy nhanh vào rừng trước sự sợ hãi của mọi người. Giả thiết Nhiều nhà khoa học tin rằng, con vật mà nhiều người nhìn thấy chính là sói đồng cỏ Bắc Mỹ. Loài này rất phổ biến, số lượng đông, dáng lớn và rất nhanh nhẹn, có mõm hẹp, tai nhọn như khỉ đầu chó. Sói đồng cỏ Bắc Mỹ còn biết đứng trên hai chân để giả làm con người, rồi nhảy từng bước như kangaroo hay chuột túi Wallaby. Sói đồng cỏ Bắc Mỹ là nghi phạm hàng đầu cho vụ quỷ hầu. Loài thú ăn thịt này rất tháo vát, lắm mưu mô, là kẻ đi săn gan dạ, thông minh, có khả năng thích ứng rất tốt. Do đó dù đối diện với sự phát triển của loài người, nhưng sói đồng cỏ Bắc Mỹ vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay. Điều này có thể giải thích vì sao quỷ hầu lại được chứng kiến ở rất nhiều nơi đến như vậy. Sói đồng cỏ Bắc Mỹ có lối sống cộng đồng phức tạp, khi già, hoặc mắc bệnh truyền nhiễm sẽ tự động tách đàn và tấn công con người. Trong lịch sử, không ít lần cư dân ở đây bắt được những con sói Bắc Mỹ to lớn tấn công hàng loạt vào đàn gia súc như cừu và dê. Sói Bắc Mỹ còn được biết đến là một trong những loài có tiếng hú ấn tượng nhất của lục địa Bắc Mỹ. Loài này không sủa như chó nhà mà chỉ cất tiếng tru ăng ẳng vang đi rất xa, nghe ghê tai và đáng sợ. Tiếng tru này có tác dụng thu hút bạn tình và làm khiếp vía đối thủ. Một điều quan trọng hơn, tại vùng Chicago, cho sói Bắc Mỹ có số lượng tới hàng trăm, thậm chí hơn một nghìn con chó sói sống tại các vùng đất trống quanh đây. Các con chó sói có mặt ở khắp mọi nơi, kể cả trong các công viên hay khu công nghiệp hoặc xen kẽ giữa vùng dân cư, khu thương mại. Chúng có thể đứng bằng hai chân và bật nhảy rất xa chẳng thua gì một con Kangaroo. Theo nhà nghiên cứu Mark Hall, quỷ hầu chỉ là một biến thể những câu chuyện về ma cà rồng. Báo chí đã góp phần thổi phồng những truyền thuyết đô thị này làm nhiều người dân bị ám ảnh. Trong đêm tối, ở nơi hoang vắng, họ đã nhìn nhầm những con sói thành loài quỷ hầu ghê gớm. Thế nhưng sự giải thích trên cũng không ngăn được nhiều người ham mê thám hiểm. Họ tin rằng, đây là một loài sinh vật mới hoàn toàn và việc phát hiện ra nó chỉ là vấn đề thời gian. Nhiều trang web được lập ra để mọi người cùng chia sẻ, tìm hiểu thông tin về quỷ hầu. Thậm chí hàng năm rất nhiều cá nhân, tổ chức tham gia lùng sục vùng rừng núi Appalachian với hi vọng tìm thấy dấu tích sinh vật huyền bí này. Tham khảo Đọc thêm Hall, Jamie (2006). "The Cryptid Zoo: Giant Monkey". newanimal.com - The Cryptid Zoo. Truy cập 2008-08-18. Phoenix, Liza. "Devil Monkey". Encyclopedia Chimerica - Phoenixian Book of Creatures. Truy cập 2008-08-18. "Paranormal Photos: Devil Monkey Seen in Chicago". Alien Abduction Experience and Research. Truy cập 2008-08-18. Coleman, Loren; Huyghe, Patrick (April 1999). "North America". The Field Guide to Bigfoot, Yeti, and Other Mystery Primates Worldwide. Trumbore, Harry. New York, NY: Avon Books. p. 207. ISBN 0-380-80263-5. Sinh vật kỳ bí
wiki
Định luật Geiger-Nuttall hay quy tắc Geiger-Nuttall là một quy tắc vật lý hạt nhân được thiết lập theo kinh nghiệm để ước tính thời gian bán rã của các hạt nhân phóng xạ có phân rã alpha. Quy tắc này nói rằng các đồng vị tồn tại trong thời gian ngắn thì phát ra các hạt alpha năng lượng mạnh cao các hạt tồn tại lâu. Mối quan hệ cũng cho thấy chu kỳ bán rã phụ thuộc theo cấp số nhân vào năng lượng phân rã, do đó những thay đổi rất lớn trong thời gian bán rã tạo ra sự khác biệt tương đối nhỏ trong năng lượng phân rã và do đó là năng lượng hạt alpha. Trong thực tế điều này có nghĩa là các hạt alpha từ tất cả các đồng vị phát ra alpha qua nhiều bậc độ chênh lệch trong chu kỳ bán rã, tuy nhiên tất cả đều có cùng năng lượng phân rã. Định luật được Hans Geiger và John Mitchell Nuttall xây dựng vào năm 1911 , ở dạng hiện đại được viết là Trong đó λ là hằng số phân rã (λ = ln2/chu kỳ bán rã), là số nguyên tử, là tổng động năng (của hạt alpha và hạt nhân sản phẩm), và a1 và a2 là các hằng số thực nghiệm. Mối liên hệ thực nghiệm này có thể được giải thích bằng hiệu ứng đường hầm và được George Gamow chứng minh trên lý thuyết vào năm 1928, và là yếu tố đóng góp đáng kể lúc đó vào việc công nhận cơ học lượng tử . Xác suất của hạt alpha chui qua hàng rào Coulomb, rời khỏi hạt nhân, tăng theo cấp số nhân với động năng của nó. Trong vật lý cổ điển thì việc giải thích như vậy là không thể. Quy tắc áp dụng tốt nhất cho các hạt nhân có số nguyên tử và số khối lượng nguyên tử là chẵn. Nó là ước tính thực nghiệm, với sự thiếu chính xác đáng kể, bỏ qua cấu trúc của hạt nhân và các khía cạnh của spin hạt nhân. Các biến thể với một số phần tử hiệu chỉnh đưa ra, vẫn có các lỗi điển hình về thứ tự độ lớn đối với các hạt nhân có thời gian tồn tại ngắn và hơn ba bậc độ lớn đối với các hạt nhân có thời gian tồn tại rất dài. Áp dụng với phân rã của 208Pb (đồng vị bền, chiếm tỷ lệ 52,4% chì tự nhiên) thì tùy thuộc vào công thức thực nghiệm thời gian bán rã thu được là khoảng từ 10115 đến 10145 giây, trong khi đó tuổi của vũ trụ mới chỉ khoảng 1017 giây. Tham khảo Xem thêm Danh sách đồng vị tự nhiên Danh sách đồng vị Liên kết ngoài Weisstein, Eric Wolfgang (ed.) Geiger-Nuttall Law, ScienceWorld Phóng xạ Vật lý hạt nhân
wiki
Isabelle Geneviève Marie Anne France Gall (9 tháng 10 năm 1947 – 7 tháng 1 năm 2018) là một ca sĩ nhạc pop người Pháp. Năm 17 tuổi, cô đã giành được giải trong cuộc thi Eurovision Song Contest. Năm 1973, cô bắt đầu cộng tác với ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Pháp Michel Berger, kết hôn năm 1976, và thêm những ca khúc mới chỉ do anh viết cho buổi biểu diễn của cô từ đó cho đến khi anh qua đời vào năm 1992. Tiểu sử Gall sinh ra ở Paris vào ngày 9 tháng 10 năm 1947, trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Cha cô, Robert Gall, đã từng sáng tác những bài hát cho Edith Piaf và Charles Aznavour. Mẹ cô, Cécile Berthier, là một ca sĩ và là con gái của Paul Berthier, người đồng sáng lập Les Petits Chanteurs à la Croix de Bois. Là con gái duy nhất của gia đình, cô có hai anh em: Patrice và Claude. Vào mùa xuân năm 1963, cha cô, Robert Gall đã khuyến khích con gái mình thu âm các bài hát và gửi các bản demo cho nhà xuất bản âm nhạc Denis Bourgeois. Tháng 7 năm đó, cô thử giọng cho Bourgeois tại nhà hát des Champs-Élysées ở Paris, sau đó Bourgeois muốn ký tên cô ngay lập tức. Sau đó, cô đã ký hợp đồng với Philips Records. Sự nghiệp Vào thời điểm đó, Bourgeois đã làm việc cho hãng này với tư cách giám đốc nghệ thuật cho Serge Gainsbourg và đảm nhiệm vai trò này cho Gall. Anh khuyến khích cô thu âm bốn bài hát với nhạc sĩ jazz người Pháp, nhà soạn nhạc và nhà soạn nhạc Alain Goraguer. Màn trình diễn đầu tiên trong đĩa đơn đầu tiên của cô với ca khúc "Ne sois pas si bête" xuất hiện vào ngày sinh nhật thứ 16 của cô. Nó được phát hành vào tháng 11 và trở thành hit, bán được 200.000 bản. Gainsbourg, người đã phát hành một số album và các bài hát cho các ca sĩ bao gồm Michèle Arnaud và Juliette Gréco, được Bourgeois yêu cầu viết các bài hát cho Gall. "N'écoute pas les idoles" của Gainsbourg là đĩa đơn thứ hai của Gall; bài hát đã đứng top đầu của bảng xếp hạng âm nhạc Pháp vào tháng 3 năm 1964 trong ba tuần. Cùng lúc đó, Gall ra mắt biểu diễn trong phần mở màn cho Sacha Distel ở Bỉ. Hiệp hội của Gall và Gainsbourg đã sản xuất nhiều đĩa đơn phổ biến, tiếp tục suốt mùa hè năm 1964 với ca khúc hit "Laisse tomber les filles", tiếp theo là "Christiansen" của Datin-Vidalin. Gainsbourg cũng bí mật ghi lại tiếng cười của Gall để sử dụng trong "Pauvre Lola", một ca khúc trong album năm 1964 Gainsbourg Percussions. Cuộc sống cá nhân Ngày 22 tháng 6 năm 1976, Gall kết hôn với Michel Berger, người đã sáng tác rất nhiều những ca khúc do cô thể hiện trong suốt sự nghiệp đi hát của cô. Họ có hai con, Pauline và Raphaël. Chồng cô, Berger chết vì đau tim vào năm 1992, ở tuổi 44. Con gái Pauline của họ được chẩn đoán bị xơ nang ngay sau khi cô được sinh ra. Cô và Berger đã quyết định tập trung hy vọng của họ vào tiến trình nghiên cứu y học và giữ cho chi tiết về tình trạng của Pauline là bí mật của công chúng. Cô tham gia vào một hiệp ước với chồng để thay thế các dự án chuyên nghiệp của họ để chăm sóc con gái của họ với hy vọng rằng việc chữa trị sẽ được tìm thấy. Pauline chết vì căn bệnh này vào tháng 12/1997. Sau cái chết của cô con gái, Gall đôi khi mới chỉ xuất hiện trước công chúng. Gall được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú vào tháng 4 năm 1993 và đã được điều trị thành công. Qua đời Sau một thời gian dài điều trị bệnh ung thư vú, bà qua đời ở tuổi 70, do nhiễm trùng sau một trận chiến kéo dài hai năm với một căn bệnh ung thư không được tiết lộ, tại Bệnh viện American Hospital ở Neuilly-sur-Seine, Paris vào ngày 7 tháng 1 năm 2018. Danh sách đĩa nhạc N'écoute pas les idoles (1964) France Gall (Mes premières vraies vacances) (1964) Sacré Charlemagne (1964) Poupée de cire, poupée de son (1965) Baby pop (1966) Les Sucettes (1966) 1968 (1968) France Gall (1973) Cinq minutes d'amour (1976) France Gall (1976) Dancing disco (1977) France Gall Live (live album, 1978) Starmania (various artists) (1978) Paris, France (1980) Tout pour la musique (1981) Palais des Sports (live album, 1982) Débranche! (1984) France Gall au Zénith (live album, 1985) Babacar (1987) Le Tour de France 88 (live album, 1988) Double jeu (với Michel Berger, 1992) Simple je – Débranchée à Bercy (live album, 1993) Simple je – Rebranchée à Bercy (live album, 1994) Pleyel (live album, thu âm tại concert năm 1994, phát hành vào năm 2005) France (1996) Concert public (live, 1996) & Concert privé (Concert acoustique TV M6 1997) (1997) Best of France Gall (2004) Évidemment (2004) Tham khảo Sinh năm 1947 Mất năm 2018 Nữ ca sĩ Pháp Ca sĩ Paris Nghệ sĩ của Philips Records Người mắc bệnh ung thư Chôn cất tại Nghĩa trang Montmartre Chết vì ung thư vú Người tham gia Eurovision Song Contest 1965 Người đoạt giải Eurovision Song Contest Ca sĩ tiếng Đức Tử vong do bệnh truyền nhiễm ở Pháp Người tham gia Eurovision Song Contest của Luxembourg
wiki
Bleu de Gex (còn gọi là Bleu du Haut-Jura hoặc Bleu de Septmoncel) là một loại pho mát xanh dạng kem, mềm vừa được làm từ sữa chưa tiệt trùng ở vùng Jura của Pháp. Món ăn được đặt theo tên của Pays de Gex. Trong quá trình sản xuất, nấm mốc Penicillium roqueforti được cấy vào và các thanh sữa đông chưa rửa được đóng gói lỏng. Sau đó, pho mát được ủ trong thời gian ít nhất là ba tuần. Để đáp ứng những chỉ dẫn của Appellation d'Origine Contrôlée, loại pho mát này chỉ được phép chế biến từ sữa của bò Montbéliard. Bleu de Gex có hương vị mạnh hơn phần lớn các loại pho mát xanh khác của Pháp. Ngoài ra, mỗi miếng pho mát đều được khắc chữ "Gex". Chế biến và sản xuất Bleu de Gex được sản xuất bởi 48 nông dân chăn nuôi bò sữa và hai trang trại trái cây của họ, cũng như hai nhà máy sản xuất pho mát thủ công ở Chézery-Forens (Ain), Lajoux (Jura), Les Moussières (Jura) và Villard-Saint-Sauveur (Jura), cung cấp tổng khối lượng sản xuất hàng năm là khoảng 558 tấn. Đây là một loại pho mát được làm từ sữa bò Montbéliarde hoặc Simmental thô, có dạng sệt màu xanh lam (hoặc xanh da trời), không ép và chưa nấu chín, trọng lượng trung bình 7,5 kg. Thời gian tiêu thụ lý tưởng của món ăn là từ tháng 5 đến tháng 7, nhưng cũng có thể sử dụng từ tháng 4 đến tháng 11, sau khi tinh chế 2 tháng. Pho mát có thể được đi kèm với các loại rượu làm từ nho già, như rượu vang Bồ Đào Nha. Sản lượng: 518 tấn năm 1996, 498 tấn năm 1998, 520 tấn năm 2000, 558 tấn năm 2010. Gex blue chứa 29% chất béo trong thành phẩm (50% trong sản phẩm thô). Sản xuất Khu vực sản xuất độc quyền cho loại pho mát Gex blue thương mại được thành lập theo phán quyết của tòa án Nantua vào ngày 26 tháng 7 năm 1935. Khu vực này kéo dài từ Le Grand-Abergement (Ain) đến Saint-Laurent-en-Grandvaux (Jura). Nó đã được xác nhận bởi một nghị định ngày 20 tháng 9 năm 1977 và đã được hưởng lợi từ AOP kể từ ngày 21 tháng 6 năm 1996. Hiệp hội liên chuyên nghiệp bảo vệ Bleu de Gex Haut-Jura, có trụ sở chính tại Poligny (Jura), tập hợp những nhà sản xuất và những người chế biến loại pho mát này. Mặt khác, Confrérie des amateurs du Bleu de Gex, có trụ sở chính tại Gex (Ain), đã hoạt động từ năm 1995 để quảng bá loại pho mát này. Sản lượng Hình ảnh Tham khảo Pho mát Pháp Pho mát làm từ sữa bò Pho mát xanh Pho mát có chỉ định xuất xứ được bảo hộ tại Liên minh Châu Âu
wiki
Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về một đức tính cần có ở con người Gợi ý Trên khắp mọi nơi ở đất nước ta, từ xưa đến nay bất kể thời đại nào, nhân dân luôn đề cao những chuẩn mực đạo đức của con người. Điều đó lại càng đặc biệt cần thiết trong xã hội hiện đại ngày nay. Trong những chuẩn mực, đó trung thực là đức tính đầu tiên con người cần phải có. Đức tính trung thực có những biểu hiện vô cùng đa dạng. Riêng đốì với người học sinh, trung thực được thể hiện trong nhà trường, trong gia đình. Một học sinh có đức tính trung thực thì không bao giờ chép bài, hỏi bài bạn trong giờ kiểm tra, làm bài với đúng khả năng của mình. Khi bị điểm kém, hay lỡ làm điều gì không phải thì thẳng thắn nói ra, nhận lỗi với thầy cô, cha mẹ. Hay như đơn giản hơn là ở ngoài chợ. Người bán trả lại thừa tiền cho ta thì với người trung thực, ta luôn trá lại số tiền thừa ra đó. Ra ngoài đường, thấy người khác đánh rơi đồ thì luôn tìm cách trả lại. Còn trong kinh doanh thì trung thực lại được thể hiện ra ở chỗ người làm kinh doanh đem lại cho khách hàng của mình những sản phẩm có chất lượng, đúng giá, không làm giá, nâng giá lên một cách bất hợp pháp.Xem thêm: Soạn bài Em đã lớn Trung thực vốn là một đức tính truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Vậy nên trong xã hội ngày nay thì những cái lợi mà trung thực đem lại không phải là nhỏ. Với người học sinh thì trung thực sẽ giúp hoàn thiện nhân cách, không những vậy còn nâng cao được vốn kiến thức. Bởi đã là học sinh thì bất cứ ai cũng có những điểm kém, điếm xấu, bị phê bình. Nhưng trung thực, thẳng thắn nhận ra những khuyết điểm đó thì thầy cô, bạn bè, cha mẹ mới có thể giúp đỡ ta vươn lên, học tốt hơn, kiến thức dần đầy đù. Trung thực trong kinh doanh thì sẽ đem lại uy tín, sự tín nhiệm của khách hàng, việc làm ăn sẽ ngày càng thuận lợi. Hay bất cứ ở đâu, có đức tính trung thực thì con người ta sẽ được mọi người nhìn lại với con mắt thiện cảm, kính trọng. Nói tóm lại, một xã hội mà mỗi con người đều có đức tính trung thực thì xã hội sẽ trở nên trong sạch, văn minh, ngày càng phát triển. Chỉ đáng tiếc rằng, trong cuộc sống, đức tính trung thực ta lại không thường thấy ớ một số con người. Gian lận trong học tập, trong các kỳ thi, nạn học giả, bằng thật vẫn còn phổ biến trong xã hội. Không thế tưởng tượng ra được những con người như vậy sẽ làm việc, xây dựng đất nước ra sao, sẽ đưa đất nước "phát triển" đến thế nào? Sự thiếu trung thực ở một số cán bộ lãnh đạo các cơ quan đã "rút ruột" các công trình, tham ô, tham nhũng làm thiệt hại của Nhà nước hàng trăm tỷ đồng trong suốt những năm gần đây đã trở thành một vấn đề nồi cộm. Không thể kể hết những hậu quả, ảnh hưởng từ nhộ tới lớn của sự thiếu trung thực trong đời sống.Xem thêm: Bình giảng đoạn văn sau trong bài tùy bút “Người lái đò Sông Đà" của Nguyễn Tuân: "Thuyền tôi trôi trên sông Đà… nó khắc hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên” Cũng may mắn rang đó chỉ là những "con sâu làm rầu nồi canh", chỉ là một bộ phận nhỏ trong xã hội. Đức tính trung thực còn có ở ngày nay chính là do bề dày truyền thống lâu đời của dân tộc ta. Rồi nhờ có sự tuyên truyền, giáo dục sâu sắc trong nhà trường mà đức tính trung thực vẫn còn được gìn giữ. Có đức tính trung thực trong mỗi một con người thì xã hội ngày càng trở nên văn minh, con người càng phát triển; còn thiếu sự trung thực sẽ chỉ làm cho xã hội thụt lùi đi so với sự phát triển của nhân loại cùng với những hậu quả khôn lường. Có lẽ cũng chính vì vậy mà từ lâu, nhân dân ta đã đặt đức tính trung thực là một trong những đức tính cơ bản, hàng đầu. Chúng ta cần ngày càng phát huy đức tính truyền thống này ở mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời phải đẩy lùi, ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực của việc thiếu trung thực trong đời sống. Gìn giữ, phát huy truyền thống vốn có của dân tộc là trách nhiệm của mỗi người, mồi học sinh trong chúng ta và đặc biệt là đức tính trung thực. Đó là điều vô cùng quan trọng. Tin rằng, nếu làm được như vậy thì chúng ta sẽ nhận lại được những kết quả đáng mừng cho bản thân chúng ta và cả xã hội.Xem thêm: Thư (diện) gửi đến người bác vừa được phong hàm giáo sưVanmau.edu.vn
vanhoc
Đậu triều (danh pháp khoa học: Cajanus cajan, tên tiếng Anh: pigeon pea, tên khác: đậu săng, đậu cọc rào) là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu (Fabaceae), dạng bán thân gỗ, thuộc nhóm cây lâu năm (lưu niên) nhưng hầu hết được trồng hàng năm để thu quả; thân khoẻ, hoá gỗ cao tới 4m, nhánh đâm tự do, hệ rễ ăn sâu và rộng, rễ cái ăn sâu tới khoảng 2m. Lá mọc xen, lá kép có 3 lá chét nhỏ. Hoa có nhiều màu sắc khác nhau. Quả có từ 2 - 9 hạt nhỏ hình trứng với đường kính hạt khoảng 8mm. Đậu triều là cây trồng dễ tính, có thể sống được ở mọi loại đất có pH dao động từ 4,5-8,4. Ở những vùng khô hạn với lượng mưa hàng năm thấp hơn 650mm, đậu triều vẫn cho năng suất hạt rất cao vì cây chín sớm và tỉ lệ nhiễm sâu bệnh hại thấp. Đậu triều có thể mẫn cảm với quang chu kỳ, không chịu được úng và sương giá. Cây sinh trưởng ở nhiệt độ 10oC- 35oC nhưng thích hợp nhất là 18 - 29oC. Loài này được (L.) Millsp. miêu tả khoa học đầu tiên. Nguồn gốc và phân bố Đậu triều có nguồn gốc từ Ấn Độ nhưng xuất hiện ở hầu khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trong khoảng từ 30o Bắc tới 30o Nam. Giống có quan hệ gần gũi nhất với loài hoang dại là Haines (Atylosias cajanifolia) đã được tìm thấy ở một số vùng thuộc Đông Ấn. Hầu hết những giống khác thuộc chi Atylosias được tìm thấy rải rác trên toàn lãnh thổ Ấn Độ. Ở châu Phi, Hindustani được xem là trung tâm đa dạng nguồn gen đậu triều và là nơi đậu triều được chọn lọc theo các hướng khác nhau như chống chịu bệnh, điều kiện bất thuận…(Duke, 1981a). Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia thuộc Trung tâm Tài nguyên thực vật hiện đang lưu giữ và tư liệu hóa 14 nguồn gen đậu triều được thu thập và nhập nội năm 1996. Các giống đậu triều mới chịu hạn của Viên nghiên cứu cây trồng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT) được trồng thử nghiệm tại Trảng Bàng (Đồng Nai) từ năm 2009 và bước đầu cho kết quả tương đối khả quan (Theo TS. Hoàng Kim). Giá trị kinh tế và giá trị sử dụng Đậu triều là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng khá nổi tiếng ở các nước đang phát triển khu vực nhiệt đới vì có hàm lượng protein cao (có thể tới 22% tùy thuộc vào kỹ thuật canh tác và vùng địa lý). Đậu triều được sử dụng trong gia đình và thương mại hoá (sản xuất đồ hộp). Quả và hạt xanh được sử dụng làm rau xanh. Hạt già dùng nấu súp, cơm nếp hoặc ủ nảy mầm làm giá. Cây đậu triều có sinh khối nhanh nên có thể sử dụng làm cây thức ăn gia súc lưu niên hoặc làm phân xanh. Tại Việt Nam, đậu triều thường được trồng làm cây che bóng, cây che phủ hoặc làm hàng rào chắn gió. Ở Thái Lan và Bắc Bengal, đậu triều được dùng làm cây ký chủ sản xuất cánh kiến, nhựa cánh kiến. Ở Malagasy, lá đậu triều được dùng làm thức ăn cho tằm, thân cây phơi khô dùng làm nhiên liệu đốt và đan lát thủ công mỹ nghệ. Morton (1976) đã liệt kê khá nhiều bài thuốc truyền thống sử dụng đậu triều. Ở Ấn Độ và Java, lá non được sử dụng chữa trị các vết đau, lở loét. Cư dân khu vực Đông Nam á dùng bột lá để tống sỏi bàng quang ra ngoài. Lá đậu triều cũng được dùng để chữa trị đau răng, thuốc sát trùng miệng, dán vết thương, chữa bệnh lị và trong sinh nở. Nước lá ướp muối được dùng để chữa bệnh vàng da. Ở Argentina, nước sắc lá đậu triều được sử dụng để kích thích cơ quan sinh dục. Người Trung Quốc cho rằng đậu triều có tác dụng tiêu ẩm, giảm sưng tấy, tiêu huyết ứ và cầm máu. Chủ yếu được sử dụng để điều trị chứng đau khớp thấp khớp, vết bầm tím, chảy máu cam, phân có máu, vết loét, mụn nhọt và chảy máu sau sinh, phù nề và viêm gan loại vàng da. Hạt rang cháy thêm một ít cà phê giúp giảm hoa mắt, chóng mặt. Hạt tươi được sử dụng chữa bệnh đái són ở đàn ông. Quả xanh được sử dụng chữa trị các bệnh về gan và thận. Ở Việt Nam, người dân dùng nước sắc lá đậu triều làm thuốc giảm đau nhức cho người bị zona thần kinh. Ở Việt Nam, cây đậu triều đã được nghiên cứu đánh giá tiềm năng sản xuất nhiên liệu sinh học thân thiện với môi trường (sản xuất dầu diesel sinh học, thay thế cho dầu diesel truyền thống) tại tỉnh Lâm Đồng. Năng suất Năng suất quả xanh dao động từ 1.000 – 9.000 kg/ha. Năng suất hạt khô có thể đạt tới 2.500 kg/ha. Ấn Độ là nước đứng đầu về sản xuất đậu triều với năng suất hạt khô trung bình đạt 716 kg/ha. Đa dạng nguồn gen đậu triều Hiện nay trên thế giới có rất nhiều giống đậu triều khác nhau về đặc điểm sinh học như chiều cao, tập tính sinh trưởng, màu hoa.... Ở Ấn Độ và Ceylon thì giống Tur 5 và Tenkasi được trồng phổ biến. Những giống có nguồn gốc từ Ấn Độ có năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn gồm: Co-1, Kanke 3, Kanke 9, Makta, Pusa ageta, Sharda, T-21 và UPAS 120. Ở Mỹ (bang Florida), có giống phản ứng trung tính như Amarillo. Một số giống tốt khác có thể kể đến là Morgan Congo, Cuban Congo và No-eye Pea. Những giống có năng suất tốt với nhiều cành cấp 2, ít cành cấp 3 cũng đã được thử nghiệm ở Uganda như CIVE1, UC948, UC2288, UC3035, UC16 hoặc những giống thuộc nhóm cây bụi như UC1377, UC959. Cùng với sự phát triển của Công nghệ sinh học, ngày 06 tháng 11 năm 2011, nhóm nghiên cứu dẫn đầu là Trung tâm nghiên cứu cây trồng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT) đã lần đầu tiên công bố kết quả phân tích bộ gen đậu triều với 46.860 gen trong đó phát hiện tới 200 gen chịu hạn duy nhất chỉ có ở đậu triều. Kết quả này đem đến tiềm năng rất lớn trong việc chuyển gen chịu hạn tới những cây họ đậu khác như đậu tương, đậu đen và đậu đũa (Rajeev K Varshney et al., 2011). Xem thêm Các loại đậu Hình ảnh Chú thích Tham khảo Duke, J.A. (1981a). Handbook of legumes of world economic importance. Plenum Press. New York. Duke, J.A. (1981b). The gene revolution. Paper 1. p. 89 – 150. In: Office of Technology Assessment, Background papers for innovative biological technologies for lesser developed countries. USGPO. Washington. http://www.tropicalforages.info/key/Forages/Media/Html/Cajanus_cajan.htm http://www.icrisat.cgiar.org/text/research/grep/homepage/pigeonpea/pigeonpea.htm Morton, J.F. (1976). The pigeon pea (Cajanus cajan Millsp.), a high protein tropical bush legume. HortScience 11 (1): 11 – 19. N.A.S. (1980a). Firewood crops. Shrub and tree species for energy production. National Academy of Sciences, Washington, DC. Rajeev, K. V., Wenbin, C., Yupeng, L., Arvind, K. B., Rachit, K. S., Jessica, A. S., Mark. T. A. D., Sarwar, A., Guangyi, F., Adam, M. W., Andrew, D. F., Jaime, S., Aiko, I., Reetu. T., R Varma, P., Wei, W., Hari, D. U., Shiaw-Pyng, Y., Trushar, S., Saxena1, K. B., Todd, M., W Richard, M., Bicheng, Y., Gengyun, Z., Huanming, Y., Jun, W., Charles, S., Douglas, R. C., Gregory, D. M., Xun, X., and Scott, A. J. (2011). Draft genome sequence of pigeonpea (Cajanus cajan), an orphan legume crop of resource-poor farmers. Nature Biotechnology. http://www.icrisat.org/gt-bt/iipg/Genome_Manuscript.pdf Liên kết ngoài http://www.pgrvietnam.org.vn/?lang=vi&tab=news&pid=37&cid=22&id=418 C Nông nghiệp nhiệt đới Thực vật Jamaica Đậu ăn được
wiki
Ngày quốc tế động vật được tổ chức vào ngày 4 tháng 10 hàng năm, là một ngày dành riêng cho việc tuyên truyền cổ động việc chăm sóc động vật trên toàn thế giới. Lịch sử Ngày Động vật thế giới khởi đầu ở Firenze, Ý vào năm 1931 tại một hội nghị của các nhà sinh thái học. Vào ngày này, đời sống động vật trong mọi hình thức được biểu dương, và các sự kiện kỷ niệm đặc biệt được dự trù ở mọi nơi trên toàn thế giới. Ban đầu, ngày 4 tháng 10 được chọn làm "Ngày Động vật thế giới" vì đó là ngày lễ kính thánh Phanxicô thành Assisi, một người yêu thiên nhiên và là vị thánh bảo trợ động vật cùng môi trường. Nhiều nhà thờ trên khắp thế giới giữ nghi thức chúc phúc lành cho động vật trong ngày Chúa nhật gần ngày 4 tháng 10 nhất. Tuy nhiên, hiện nay "Ngày Động vật thế giới" đã vượt khỏi phạm vi lễ kính một vị thánh Kitô giáo, và được những người yêu động vật thuộc mọi tín ngưỡng và quốc tịch cử hành. Việc chúc phúc lành cho động vật được tổ chức trong các nhà thờ, giáo đường Do Thái giáo, hoặc do các tu sĩ tuyên úy động vật ở các vườn thú vv... Các nhóm cứu cấp động vật tổ chức việc quyên góp gây quỹ lập các nơi trú ẩn cho động vật và dành các ngày riêng cung cấp thông tin, giáo dục về các động vật hoang dã. Tại Argentina, ngày động vật được tổ chức vào ngày 29 tháng 4 như một sự tuyên dương cái chết (năm 1926) của Tiến sĩ Lucas Ignacio Albarracín. Albarracín, cùng với Domingo Faustino Sarmiento, là một trong những người sáng lập ra "Argentina Sociedad Protectora de animales" (Hội bảo vệ Động vật Argentina) và người đề xuất Luật bảo vệ động vật quốc gia Argentina (số 2786). Tham khảo Liên kết ngoài World Animal Day 4 octobre: Journée mondiale des animaux SPA World Animal Day in Pakistan Ngày lễ Động vật Ngày lễ và Ngày Hành động trong tháng Mười Ngày Hành động
wiki
Vũ Huy Bằng Dùng Telnet truy cập Mail server POP3 Dùng Telnet truy cập vào mail server POP3 để bảo trì mailbox là điều có thể đối với một số nhà cung cấp dịch vụ internet, Telnet cho phép bạn xem mail, xoá những mail có vấn đề chẳng hạn như file đính kèm theo quá lớn, định dạng mail không đúng, bị ai đó dội hàng ngàn lá thư (boom-mail)... Ngoài ra Telnet đều được cài đặt sẵn với tất cả các hệ điều hành Windows 9x/ME/NT/2K/XP hay Linux/Unix, MacOS. Bài viết giới thiệu đến bạn những lệnh trao đổi với máy chủ POP3 thông qua Telnet.Ví dụ như : telnet 203.162.45.131 110đây là địa chỉ POP3 mail server của FPT hoặc bạn đánh vào địa chỉ POP3 mail server của ISP mà bạn đang sử dụng vào. Với lệnh trên thì máy của bạn sẽ được kết nối vào POP3 của mail server giống như là bạn đang kết nối bằng Microsoft Outlook hay Outlook Express nhưng ở đây bạn sẽ không có được giao diện đồ hoạ quen thuộc. Nếu bạn không có được kết nối vào Mail Server của ISP xin vui lòng kiểm tra lại một số vấn đề sau :-Phải chắc chắn rằng bạn đánh vào số port là 110. số port default của máy có thể sẽ không đúng.-Nếu bạn bắt đầu telnet bằng Start >>run thì bạn phải có khoảng cách giữa lệnh, địa chỉ, port là một khoảng trắng còn đối với trình duyệt web thì bắt buộc là hai dấu chấm thay vì là khoảng trắng.Trong trình telnet của Windows 95 bạn nên bật chức năng Echolog để xem những gì bạn đang đánh trong và bật thêm chức năng logging to capture message to a text file phần này nằm ở trong logging.đối với kết nối và lệnh trong telnet thì mỗi lần đánh lệnh vào telnet thì mail server sẽ trả lời lại những câu như sau :-ERR 999 message text hay là +OK message text nếu nhận được những câu này thì sau đó bạn có thể đánh tiếp vào những lệnh mới.Ghi Chú : khi đánh lệnh vào trong telnet khi đang kết nối với POP3 thì có một vấn đề đó là bạn không được sử dụng phím "BackSpace" để sửa lại lỗi chính tả khi nhập lệnh. bởi vì rất nhiều POP3 không nhận được điều đó chẳng hạn như lệnh "STAT" nhưng bạn lại đánh là "STA T" và sau đó dùng backspace để đẩy lùi chữ T lại, lúc này thì POP3 sẽ báo là unknow command, nếu bạn đánh sai chính tả của lệnh thì chỉ việc nhấn enter để nhận được báo lỗi và nhập lại lệnh là xong nhưng đối với USER và PASS thì bạn sẽ không được phép đánh sai dù chỉ một lần và cách duy nhất là nhập lệnh quit và bắt đầu lại telnet.Một số lệnh của Telnet mà bạn bắt buộc phải sử dụng:USER (userid)đây là user name mà bạn phải điền vào sau khi kết nối với mail server thành công, bạn phải nhập vào tên truy cập của bạn chẳng hạn như : user 12a17PASS (password)đây là phần kế tiếp sau khi đã nhập user vào thành công, sau một lệnh cần có khoảng trắng để phân biệt như : pass tinhocSTATTrả lời lại của POP3 mail server đối với lệnh này sẽ là +OK #msg #bytes trong đó #msg là số mail có trong hộp thư của bạn #bytes là tổng số dung lượng mail của toàn bộ mail có trong hộp thư, ví dụ như +OK 3 1024 tức là có 3 bức thư với tổng dung lượng là 1024 bytes.LISTTrả lời lại là danh sách và dung lượng của từng mail +OK 3 message1 6502 3403 200Mail thứ nhất có dung lượng là 650bytes bức mail thứ hai là 340bytes và mail cuối cùng là 200bytes.RETR msg#lệnh này sẽ gởi cho bạn message number mà bạn muốn, # là số mà bạn đã xem được ở lệnh LIST, ví dụ như RETR 2 thì bạn sẽ nhận được mail thứ hai với dung lượng là 340bytesTOP msg# #linesĐây là một lựa chọn đối với POP3 nhưng không phải tất cả các POP3 server sẽ hỗ trợ lệnh này. msg# nó sẽ liệt kê header của từng message và #line sẽ liệt kê dòng đầu tiên của message. header của một message sẽ bao gồm địa chỉ của người nhận và người gởi (sẽ bao gồm cả địa chỉ IP) phần header này bạn cũng có thể xem được trong Outlook và Outlook Express.ví dụ :TOP 1 0 có nghĩa là thể hiện header của message đầu tiên và không có dòng nào. TOP 1 5 sẽ thể hiện header của message 1 và 5 dòng đầu tiên của message này.DELE #msgLệnh này sẽ xoá đi message number mà bạn chọn, cách này có thể giúp bạn xoá đi những mail mà bạn nghi ngờ là có vấn đề nhưng nó chỉ có hiệu lực khi bạn đánh lệnh quit.RSETLệnh này cho phép bạn lấy lại những bức thư mà bạn đã xoá với điều kiện là bạn chưa dùng tới lệnh QUITQUITLệnh này sẽ xoá tất cả những message mà lệnh DELE đã thực hiện và tắt kết nối với POP3 server.Đối với Windows 2K hoặc XP thì bạn có thể vào Command Prompt để thực hiện telnet. Mục lục Dùng Telnet truy cập Mail server POP3 Dùng Telnet truy cập Mail server POP3 Vũ Huy BằngChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: bạn: mickey đưa lên vào ngày: 5 tháng 12 năm 2004
vanhoc
Vào ngày 17 tháng 3 năm 1977, một chiếc Boeing 707 của British Airtours đang được sử dụng để huấn luyện phi công đã bị rơi và bốc cháy trong quá trình cất cánh tại sân bay Glasgow Prestwick. Tất cả bốn thành viên phi hành đoàn trên máy bay đều sống sót. Máy bay Chiếc Boeing 707-436, đăng ký G-APFK, chuyến bay đầu tiên của nó là vào năm 1960. Số hiệu chế tạo của nó là 17712  và 4 động cơ là tua-bin Rolls-Royce Conway 508. Máy bay được đưa vào hoạt động với BOAC vào ngày 29 tháng 9 năm 1960, được chuyển sang BEA Airtours vào ngày 30 tháng 12 năm 1971 và cuối cùng là British Airtours vào ngày 1 tháng 4 năm 1974. Chuyến bay và tai nạn Trên máy bay là một cơ trưởng 48 tuổi, cơ phó thứ nhất 29 tuổi, một kỹ sư máy bay và một cơ phó thứ 2 giám sát ngồi phía sau ghế ngồi của cơ trưởng. Dự báo gió là 18 hải lý, tăng lên 35 hải lý. Không có số chuyến bay nào được chỉ định cho buổi đào tạo. Sau khi nhận được vào đường băng để cất cánh từ ATC, các phi công đã đánh máy bay tới đường băng 31 để khởi hành. Cơ phó thứ nhất thực tập sinh bắt đầu chạy cất cánh bằng cách áp dụng toàn bộ sức mạnh cho các động cơ. Khi các phi công quay máy bay từ tốc độ VR (125 hải lý), cơ trưởng đã kéo lại động cơ số 1, nói rằng đã ngừng hoạt động. Đây là phi hành đoàn áp dụng trang trí bánh lái bên trái và máy bay đã leo lên 20 feet. Máy bay bắt đầu hạ xuống và cánh trái giảm 20 độ. Động cơ được mô phỏng là không thành công ở cạnh trái của đường băng 31. Máy bay sau đó bắt đầu rơi và lăn sang phải, và động cơ số 4 đập xuống đất. Máy bay trượt xuống đường băng, xé nát cả bốn động cơ và làm sập thiết bị hạ cánh và bùng cháy. Trong quá trình sơ tán, một phi công bị thương. Điều tra Chi nhánh điều tra tai nạn hàng không (AAIB) bắt đầu một cuộc điều tra vào ngày hôm sau. Theo dữ liệu chuyến bay và máy ghi âm buồng lái, một lỗi động cơ sẽ được mô phỏng như một bài tập cho hai phi công để nhanh chóng trình bày các quy trình khởi động lại hoặc tắt động cơ bị hỏng. AAIB xác định các phi công đã không đối phó với sự thất bại nhanh chóng như khuyến nghị. Thông thường, một phi công phải đối phó với động cơ bị hỏng trong 1 đến 2 giây, nhưng cơ phó của thực tập sinh mất 2 đến 3 giây. Nguyên nhân có thể Sau khi điều tra vụ tai nạn trong 1 năm và 4 tháng, AAIB đã công bố báo cáo chính thức cuối cùng vào tháng 9 năm 1978, nêu rõ nguyên nhân có thể xảy ra của vụ tai nạn: "Mất kiểm soát dẫn đến việc chậm trễ trong việc khắc phục hoàn toàn lỗi trong động cơ khi cất cánh". Hậu quả Chiếc máy bay đã bị hư hỏng và không thể sửa chữa trong vụ tai nạn vì nó đã bị lửa thiêu rụi. Nó đã được cất giữ vào tháng 11 năm 1978 và bị loại bỏ vào năm 1979. Tham khảo Tai nạn và sự cố liên quan đến Boeing 707
wiki
Họ Háo rợp (danh pháp khoa học: Triuridaceae) là một họ thực vật hạt kín. Họ này ít được các nhà phân loại học công nhận. Hệ thống APG III năm 2009 và hệ thống APG II năm 2003 công nhận họ này và đặt nó trong bộ Pandanales của nhánh monocots. Đây là sự thay đổi so với hệ thống APG năm 1998, trong đó người ta không đặt họ này vào bộ nào. Phân loại Phần lớn các nguồn cho rằng họ này chứa khoảng 6-8 chi, với chi Sciaphila có sự đa dạng lớn nhất. Tuy nhiên, H. Maas-van de Kamer và T. Weustenfeld (1998) coi họ này chứa tới 9 chi (trừ chi Kupea được miêu tả và đặt trong họ Triuridaceae vào năm 2003.). Andruris Schltr. Hyalisma Champion. Có thể gộp vào chi Sciaphila. Kupea Cheek & S. A. Williams Lacandonia E.Martínez & Ramos. Có thể gộp vào chi Triuris. Peltophyllum Gardner (đồng nghĩa Hexuris Miers) Sciaphila Blume: Háo rợp, háo rặp, hỉ âm thảo, hỉ ấm thảo Seychellaria Hemsl. Soridium Miers Triuridopsis H.Maas & Maas Triuris Miers: Chi Háo rợp Phát sinh chủng loài Cây phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo APG III. Đặc điểm Họ này chứa khoảng 48-80 loài thực vật dị dưỡng nấm, không chứa diệp lục, sống trên các thân cây gỗ mục trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhưng hiếm gặp ở châu Phi. Chất gỗ của rễ không có mạch. Lá đơn, nhỏ, mọc so le, không cuống, không xếp đè lên nhau. Không có khí khổng. Hoa đơn tính cùng gốc, đơn tính khác gốc, đa tạp-đơn tính cùng gốc hay lưỡng tính (hiếm, chỉ thấy ở vài loài thuộc chi Sciaphila), mọc thành chùm hay xim hoa. Bao hoa gồm 5-7 mảnh, hơi hợp nhau ở gốc, các thùy xếp van. Nhị 2-6, dính vào gốc bao hoa, bộ nhụy gồm 20-30 lá noãn rời với vòi dính ở bên bầu. Thụ phấn có lẽ nhờ côn trùng. Quả nang, hạt có nội nhũ lớn. Tại Việt Nam có 1 chi, 1 loài là Sciaphila clemensiae (háo rợp). Chú thích Tham khảo Maas-van de Kamer H. & T. Weustenfeld (1998) trong Kubitzki K. (chủ biên): The Families and Genera of Vascular Plants, quyển 3. Springer-Verlag. Berlin, Đức. ISBN 3-540-64060-6 Liên kết ngoài Triuridaceae trong L. Watson và M.J. Dallwitz (1992 trở đi). The families of flowering plants : descriptions, illustrations, identification, information retrieval. Phiên bản 20-5-2010. http://delta-intkey.com Monocot families (USDA) The specialists at work Hình ảnh của Sciaphila Hình ảnh của Sciaphila ramosa Hình ảnh của Sciaphila megastyla Các kiểu của Sciaphila tosaensis Phân loại tại NCBI Liên kết tại CSDL, Texas
wiki
Hàng năm, theo quan niệm của người Việt thì đúng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo Quân cưỡi cá chép bay về trời để bẩm báo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình của gia chủ cho Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân sẽ quay về hạ giới để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa của mình. Nguồn gốc Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được người Việt chuyển hóa sự tích hai ông - một bà, là vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Từ xa xưa, người dân Việt đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của Ông Táo và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ "bếp lửa" trong gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc. Ông Táo quanh năm ở trong bếp nên biết hết tất cả mọi chuyện tốt xấu của mọi người, nên để cho vua bếp phù hộ cho gia đình sang năm mới gặp được nhiều điều may mắn, người Việt đã làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng. Ý nghĩa Ông táo (Táo quân hay Thổ Công) là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ, ông là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ, bên cạnh đó ông còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Vì vậy tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ "thần Bếp" chuyên cai quản việc bếp núc. Ông Táo về trời sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Cá chép là phương tiện để ông Táo cưỡi về trời. Vào ngày này, sau khi cúng lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao... thả. Bởi ngụ ý "cá vượt Vũ môn" hay "cá chép hóa rồng", cá chép mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để đi tới thành công. Lễ vật Lễ vật cúng ông Táo gồm: mũ ông Công ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Chiếc mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn; mũ dành cho Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi, ba bộ mũ áo, hia hài Táo Quân cùng tiền vàng. Để đơn giản, có khi người Việt chỉ cúng tượng trưng một chiếc mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy. Những đồ vàng mã như mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta sẽ lập bài vị mới cho Táo Công. Ngoài ra, người việt còn cúng cá chép để các ông, bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ được "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông) sau khi cúng. Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Miền Nam thì lễ vật đơn giản, họ chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm mâm cỗ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...) để tiễn Táo Quân. Phong tục thờ cúng Người Việt Nam quan niệm Táo Quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian. Vì thế người Việt Nam làm lễ tiễn ông Công, ông Táo rất thịnh soạn với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng, và những điều không may mắn hoặc không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi, việc làm này có thể là do văn hóa và thói quen từ xa xưa truyền lại. Lễ cúng tiễn đưa Ông Táo chầu Trời được cúng vào tối ngày 22 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, vì đầu ngày 23 tháng Chạp Ông Táo đã chầu Trời, nếu để sang ngày 23 tháng Chạp mới cáo lễ tiễn đưa Ông Táo về Trời, e rằng Ông Táo sẽ không nhận được lễ vật tâm thành của gia chủ. Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá chở ông Táo lên chầu Trời. Chú thích Liên kết ngoài Tết Phong tục Việt Nam Phong tục Trung Quốc
wiki
Tả con chim bồ câu Hướng dẫn Một sáng mùa hè, trời xanh trong và cao. Không gian tràn ngập mùi rơm rạ của vụ lúa mới. Sân đình vàng óng lúa thơm. Vài chú chim bồ câu đápxuống sân, thơ thẩn đi lại, mổ thóc ở đống rơm tuôn ra từ máy tuốt lúa. Trong số ấy, em thích nhất chú chim bồ câu lông trắng. Chú chim bồ câu bạo dạn đi trên sân lúa. Máy tuốt lúa đã ngừng quay, để lại trên sân một đống lúa to. Chú chim đi vòng quanh đống rơm, mổ lấy những hạt thóc thừa con sót lại trên cọng rạ. Chú có bộ lông trắng như tuyết, đầu tròn và thân hình thon lẳn. Mắt chú chim đẹp thật: to và đen láy, viền mắt màu đỏ hồng. Mỏ chú chim màu vàng ngà. Ức của nó có lông màu trắng, bóng mượt, mịn màng như nhung. Chú chim câu có đôi chân thấp, hồng hồng, mang một dúm lông trắng như tua chi. Chú chim đi lại từ tốn ung dung trên sân. Đầu chú lắc lư, lắc lư. Nom chú mới bình thản, dạn dĩ làm sao! Chim bồ câu đẹp, hiền lành nên được chọn làm biểu tượng hòa bình. Ngày xưa chim bồ câu được huấn luyện thành chim đưa thư. Ngày nay, với kĩ thuật viễn thông và phần mềm in-tơ-nét, việc liên lạc giữa con người đã trở nên nhanh chóng, chim bồ câu vẫn được con người yêu quý vì chúng đẹp và rất hiền lành. Ở Luân Đôn, thủ đô nước Anh, chim bồ câu sống tự do từng đàn lớn và chúng rất bạo dạn. Quả thật, có theo dõi và ngắm nhìn một chú chim bồ câu kĩ càng, em mới thấy hết vẻ đẹp mà tạo hoá đã ban cho giống chim bồ câu bồ thương này. Em rất yêu quý chim bồ câu. Khung cảnh làng quê thật thanh bình và đẹp dù cánh đồng vừa gặt chỉ còn trơ gốc rạ có đôi chim bồ câu thơ thẩn nhặt thóc. Hình ảnh đẹp ấy in vào tâm trí em những kỷ niệm êm đềm không bao giờ quên. Nguồn: thêm: Thiên nhiên trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng Giêng” của Hồ Chí Minh
vanhoc
Người lao động, người làm công, người làm thuê, người thợ hay nhân công là người làm công ăn lương, đóng góp lao động và chuyên môn để nỗ lực tạo ra sản phẩm cho người sử dụng lao động và thường được thuê với hợp đồng làm việc (giao kèo) để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được đóng gói vào một công việc hay chức năng. Trong hầu hết các nền kinh tế hiện đại, thuật ngữ "nhân viên", "công nhân" đề cập đến một mối quan hệ được xác định cụ thể giữa một cá nhân và một công ty, mà khác với những khách hàng tiêu dùng. Người lao động cũng thường kết hợp thành các công đoàn hoặc nghiệp đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi của mình. Tại nhiều quốc gia như Đức, kể từ khi cải cách pháp luật thông qua Đạo luật Hiến pháp trình trong năm 2001, theo pháp lý không còn phân biệt giữa nhân viên và công nhân, § 5, khoản 1 WCA cả hai được gọi chung là "người lao động" . Luật này tác động đến một số thỏa thuận thương lượng tập thể của Đức. Như vậy, trong những năm gần đây, sự tách biệt và phân biệt đối xử giữa công nhân, viên chức, nhân viên hoặc cán bộ - thực hiện các hoạt động trong nhiều ngành công nghiệp tương tự hoặc hoạt động tương tự - được bãi bỏ, như trong các thoả ước tập thể cho dịch vụ công cộng (TvöD) và trong các thoả ước tập thể về khuôn khổ của hợp đồng làm việc. Các loại hình thức làm việc khác được sắp xếp như tôi tớ, đày tớ, nô lệ mà bây giờ không thường thấy ở các nước phát triển nhưng vẫn còn xảy ra ở những nơi khác. Việt Nam Tại Việt Nam, Khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2012 định nghĩa: Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Người lao động có thể là người: Lao động phổ thông, lao động chân tay (có tay nghề hoặc không có tay nghề): Công nhân, thợ, nông dân làm thuê (tá điền), người giúp việc,... Lao động trí óc (hoặc lao động văn phòng): Nhân viên (công chức, cán bộ, chuyên gia,... Ngày 20/11/2019, Quốc hội đã ban hành Bộ luật Lao động 2019 thay thế cho Bộ luật Lao động 2012. Bộ luật Lao động 2019 chính thức có hiệu lực kể từ 01/01/2021. Tại Khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động 2019 quy định Người lao động như sau: Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Bên cạnh đó, tại Bộ luật mới này có nhiều quy định mới so với quy định cũ tại BLLĐ 2012, đơn cử như: Loại hợp đồng lao động , tuổi nghỉ hưu, nghỉ lễ Quốc Khánh,... Chú thích Xem thêm Lực lượng lao động Công nhân viên chức Bảo hộ lao động Đình công Công đoàn Ngày tưởng niệm của Người lao động Nhóm xã hội Người lao động Việc làm Kinh tế học vĩ mô
wiki
Signifer là hạ sĩ quan mang tháp biểu trưng trong Quân đội La-mã cổ đại. Quân nhân này mang một tháp biểu trưng được gọi là signum của một centuria hoặc một cohors. Mỗi centuria có một signifer, do đó có 59-60 signifer trong một Quân đoàn. Signifer của centuria đầu tiên (CEN-I) trong một cohors là người có thâm niên cao nhất trong số 6 signifer. Tháp biểu trưng của quân nhân này tượng trưng cho toàn bộ cohors. Signifer với nhiệm vụ mang tháp biểu trưng Tháp biểu trưng mà signifer mang là biểu tượng quân sự của toàn đơn vị. Nó bao gồm một số đĩa phalera (một dạng huân huy chương tập thể) cùng với một số bộ phận khác được gắn trên cùng một cây gậy. Đỉnh của cây gậy này có thể được gắn một lưỡi giáo, hoặc một hình bàn tay đang mở được gọi là "manus". manus tượng trưng cho lời thề trung thành mà các binh sĩ phải đọc khi nhập ngũ. Đôi khi đỉnh tháp biểu trưng còn bao gồm một vòng nguyệt quế, tượng trưng cho vinh quang hoặc phần thưởng đơn vị đạt được. Nhiệm vụ mang tháp biểu trưng trên chiến trường là vô cùng nguy hiểm, bởi vì signifer phải đi đầu đội hình và chỉ có một tấm khiên nhỏ (parma). Signum là biểu tượng của một centuria, tượng trưng cho danh dự và những chiến công họ đạt được. Centurion ở đâu, signifer đi theo tới đó, và signum chính là dấu hiệu nhận biết trên chiến trường cho các binh sĩ trong centuria tìm được chỉ huy của họ. Việc tháp biểu trưng bị đánh mất hoặc bị đổ xuống trên chiến trường là một sự xỉ nhục không thể chấp nhận đối với toàn bộ quân nhân trong đơn vị. Một binh sĩ thông thường cũng có thể trở thành discent signiferorum (Học viên được huấn luyện để trở thành signifer). Signifer với nhiệm vụ nhân viên tài chính Ngoài việc mang tháp biểu trưng signum, signifer còn có trách nhiệm quản lý tài chính của đơn vị, cũng như làm thủ quỹ nhận gửi, rút tiền từ các quân nhân khác trong nội bộ centuria. Signifer là quân nhân lương bậc 2 (được trả gấp đôi lương cơ bản), ngang với optio. Signifer thời kỳ Cộng hòa và thời kỳ Đế chế Dưới thời kỳ Cộng hòa, có lẽ thuật ngữ "signifer" được áp dụng cho toàn bộ quân nhân mang biểu trưng từ cấp centuria tới cấp Quân đoàn. Đến thời kỳ Đế chế, "signifer" chỉ là một phân loại trong số các quân nhân mang biểu trưng đơn vị (signiferi), trong đó còn bao gồm aquilifer, imaginifer, duplicarius, vexillarius và draconarius. Xem thêm Quân nhân mang biểu trưng đơn vị: signiferi aquilifer imaginifer duplicarius vexillarius draconarius Đơn vị có phiên chế signifer: Centuria Cohors Tham khảo Quân hàm Đế quốc La Mã
wiki
Thác Bản Giốc, Trung Quốc gọi là cặp thác Đức Thiên-Bản Ước (), là một nhóm thác nước nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nếu nhìn từ phía dưới chân thác, phần thác bên trái và nửa phía tây của thác bên phải thuộc chủ quyền của Việt Nam tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; nửa phía đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Thác nước này cách huyện lỵ Trùng Khánh khoảng 20 km về phía đông bắc, cách thủ phủ Nam Ninh của Quảng Tây khoảng 208 km. Tổng quan Theo quan điểm của Trung Quốc thì thác chính và thác phụ là hai thác riêng biệt, thác chính (Đức Thiên) có chiều rộng 100 m, độ sâu 60 m và độ cao là 70 m. Theo quan điểm của phía Việt Nam, thác Bản Giốc bao gồm cả thác chính và phụ với tổng chiều rộng là 208 m. Thác Bản Giốc được chia thành hai phần, phần ở phía Nam gọi là thác Cao, đây là thác phụ vì lượng nước không lớn. Thác Thấp là thác chính nằm ở phía Bắc trên biên giới Việt Trung. Thác Bản Giốc là thác nước lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm trên một đường biên giới giữa các quốc gia (Sau thác Iguazu giữa Brasil - Argentina, thác Victoria nằm giữa Zambia - Zimbabwe; và thác Niagara giữa Canada và Hoa Kỳ). Tuy nhiên, theo Tân Hoa xã thì thác Bản Giốc là thác xuyên quốc gia lớn thứ hai trên thế giới. Thác Bản Giốc là thác nước tự nhiên lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Du lịch Thác Bản Giốc là một thắng cảnh du lịch nổi tiếng, từng được Tạp chí Địa lý Quốc gia Trung Quốc bình chọn là một trong sáu thác nước đẹp nhất Trung Quốc vào năm 2005. Ngoài ra, Nhân dân Nhật báo và Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc cũng đã đánh giá thác Bản Giốc là một trong mười thác nước đẹp nhất Trung Quốc. Thác Bản Giốc cũng đã đi vào nghệ thuật tạo hình với những tác phẩm hội họa và nhiếp ảnh đặc sắc. Ngoài giá trị du lịch và nghệ thuật, thác cũng có tiềm năng thủy điện. Ngoài ra, tại Việt Nam, cũng có nhận định cho rằng thác Bản Giốc là thác nước đẹp nhất của quốc gia. Theo thống kê của Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch của tỉnh Cao Bằng, mỗi năm Việt Nam có khoảng 30.000 người đến thăm Bản Giốc, còn phía Trung Quốc đón gần 1 triệu lượt người. Thắng cảnh văn hóa Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc - ngôi chùa đầu tiên được xây dựng ở nơi biên cương phía Bắc của Tổ quốc được UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt xây dựng. Tháng 6/2013, Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc được khởi công tại núi Phia Nhằm cách thác Bản Giốc 500m. Các hạng mục của chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc như Tam quan chùa, lầu tượng Bồ Tát, Tam bảo, nhà tổ... được xây dựng theo phong cách kiến trúc Phật giáo truyền thống Việt Nam. Tại đây còn có đền thờ vị anh hùng Nùng Trí Cao - một nhân vật, biểu tượng Văn hoá thế kỷ XI tại Cao Bằng. Công trình được xây dựng trên diện tích 2 ha với kinh phí khoảng 38 tỷ đồng, chủ yếu từ nguồn xã hội hóa do Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam huy động, các tập đoàn và các nhà hảo tâm đóng góp và tài trợ. Thủy lưu Thác Bản Giốc nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn (sông Quy Xuân, Quy Xuân hà - 歸春河). Sông này bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy về hướng biên giới hai nước rồi vào lãnh thổ Việt Nam tại Pò Peo thuộc xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh. Từ xã Ngọc Khê, sông chảy qua các xã Đình Phong, Chí Viễn, khi đến xã Đàm Thủy, dòng sông lượn quanh dưới chân núi Cô Muông rồi qua các cánh đồng của Đàm Thủy, qua bãi ngô trên bản Giốc, quay trở lại đường biên giới rồi tách ra thành nhiều nhánh. Lòng sông ở đó đột ngột trụt xuống khoảng 35 m, tạo thành thác Bản Giốc. Sau khi đổ xuống chân thác, sông quay hẳn vào lãnh thổ Trung Quốc. Giữa thác có một mô đất rộng phủ đầy cây, xẻ dòng sông thành ba luồng nước. Vào những ngày nắng, làn hơi nước bắn ra từ thác tạo thành cầu vồng. Dưới chân thác là mặt sông rộng với hai bên bờ là những thảm cỏ và vạt rừng. Cách thác khoảng hơn 5 km có động Ngườm Ngao, dài 3 km. Ở giữa thác chính là cột mốc biên giới Việt-Trung. Cột mốc này được xác định qua hiệp ước về biên giới giữa hai nước năm 1999 là cột mốc 53 do Pháp - Thanh xây dựng. Theo hiệp ước 1999, phần thác phụ hoàn toàn thuộc về Việt Nam, phần thác chính chia đôi. Phía thượng nguồn theo đường sông Quây Sơn cỡ 4,5 km đã xây dựng Thủy điện Bản Rạ , công suất lắp máy 18 MW với 3 tổ máy, hoàn thành tháng 4/2012. Thủy điện chặn dòng ở bản Rạ và trả nước về sông ở bản Gun, bỏ lại chừng 3 km sông mất nước. Vấn đề chủ quyền Có dư luận cho rằng toàn bộ hai phần thác Bản Giốc vốn thuộc về Việt Nam và đã bị mất cho Trung Quốc. Về điều này, Thứ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam Vũ Dũng khẳng định rằng thông tin đó hoàn toàn không có cơ sở, vì Công ước Pháp-Thanh 1887 và Hiệp định 1999 đều quy định đường biên giới khu vực này chạy theo trung tuyến dòng chảy sông Quế Sơn (Quây Sơn), lên thác và tới mốc 53 phía trên. Nghĩa là, phần thác phụ hoàn toàn nằm bên phía Việt Nam, phần thác chính có một phần thuộc Trung Quốc. Trong Biên bản phân giới cắm mốc giữa Pháp và nhà Thanh ngày 31/5/1892 ghi rõ "Từ điểm này, đường biên giới chạy theo chính giữa (trung tuyến) dòng sông cho đến thác Ta Tung". Do cùng căn cứ vào lời văn mô tả này nên khi vẽ đường biên giới chủ trương Việt Nam và Trung Quốc đều vẽ trùng nhau, từ giữa dòng sông Quây Sơn đến chính giữa ngọn thác chính. Hai bên chỉ tranh chấp ở phần phía trên đỉnh thác, nơi có hai dòng chảy ôm lấy cồn Pò Đon (Pò Thoong) mà cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều muốn nhận là lãnh thổ của mình. Nguyên nhân tranh chấp là do trong Công ước Pháp Thanh 1887 và 1895, cùng những biên bản bản đồ kèm theo không mô tả cụ thể khu vực này. Cuối cùng, năm 2008, Việt Nam và Trung Quốc đồng ý đường biên giới từ mốc 53 cũ đi qua cồn Pò Thoong, rồi đi tiếp đến chính giữa mặt thác chính của thác Bản Giốc, sau đó đi theo trung tuyến của dòng chảy chính của sông Quây Sơn. Như vậy, 1/2 thác chính của Bản Giốc cùng toàn bộ phần thác phụ và một 1/4 cồn Pò Thoong thuộc về Việt Nam, trong khi nếu theo nguyên tắc quốc tế thì toàn bộ cồn này phải thuộc về Trung Quốc vì dòng chảy chính nằm về phía Việt Nam. Nhiều người nghi ngờ Việt Nam nhường thác cho Trung Quốc đã viện dẫn các tư liệu lịch sử, văn học, sách giáo khoa, thậm chí cả Sách Trắng của Bộ Ngoại giao công bố vào những năm 1970 để khẳng định rằng toàn bộ thác Bản Giốc là của Việt Nam. Nhưng những tư liệu mà họ nêu ra lại không phải là bộ phận của Công ước Pháp-Thanh 1887, Công ước Pháp-Thanh 1895 mà Việt Nam và Trung Quốc lấy làm căn cứ pháp lý duy nhất để đàm phán xác lập đường biên giới mới. Truyền thông Ngày 22/2/2011 báo Lao động đăng bài "Thác nước Detian - thiên đường chốn hạ giới", ca ngợi vẻ đẹp của thác Bản Giốc, nhưng nói đây là "cảnh quan thiên nhiên" của Trung Quốc, nằm ở "thị trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc". Ngày 26/2/2011, Ban Tuyên giáo Trung ương có công văn đề nghị cơ quan chủ quản báo Lao động kiểm điểm, xử lý người sai phạm trong vụ việc trên. Hình ảnh Chú thích Liên kết ngoài Du lịch Cao Bằng Hình Chụp Thác Bản Giốc Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng: Hoàn thành phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc là nguyện vọng chung và lợi ích lớn của nhân dân hai nước Bộ Ngoại giao VN Thác nước Trung Quốc Du lịch Cao Bằng Địa lý Cao Bằng Sùng Tả Biên giới Việt Nam-Trung Quốc Địa mạo Quảng Tây Địa mạo Cao Bằng Điểm tham quan ở Cao Bằng Điểm tham quan ở Quảng Tây
wiki
Kevin Mark Phillips (sinh ngày 25 tháng 7 năm 1973) là một cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Anh. Là một tiền đạo, Phillips là cầu thủ ghi bàn hàng đầu Premier League mùa 1999-2000 với 30 bàn thắng cho Sunderland, và nó giúp anh giành Chiếc giày vàng châu Âu. Anh vẫn là cầu thủ người Anh duy nhất giành được giải thưởng này. Phillips cũng có một thời gian thi đấu ở Watford, Southampton, Aston Villa, West Bromwich Albion, Birmingham City, Blackpool, Crystal Palace và Leicester City. Danh hiệu Sunderland Football League First Division: 1998–99 West Bromwich Albion Football League Championship: 2007–08 Birmingham City Football League Cup: 2010–11 Football League Championship á quân: 2008–09 Crystal Palace Football League Championship play-offs: 2013 Leicester City Football League Championship: 2013–14 Tham khảo Cầu thủ bóng đá Leicester City F.C. Cầu thủ bóng đá English Football League Cầu thủ bóng đá Premier League Cầu thủ bóng đá Crystal Palace F.C. Cầu thủ bóng đá Blackpool F.C. Cầu thủ bóng đá Birmingham City F.C. Cầu thủ bóng đá West Bromwich Albion F.C. Cầu thủ bóng đá Aston Villa F.C. Cầu thủ bóng đá Sunderland A.F.C. Cầu thủ bóng đá Watford F.C. Cầu thủ bóng đá Southampton F.C. Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Anh Cầu thủ bóng đá Anh Tiền đạo bóng đá Nhân vật còn sống Sinh năm 1973 Cầu thủ bóng đá Baldock Town F.C.
wiki
Fouquieria (bao gồm cả Bronnia và Idria) là một chi bao gồm khoảng 11 loài cây bụi hay cây gỗ nhỏ sống trong sa mạc, chi duy nhất của họ Fouquieriaceae. Chi này bao gồm các loài như ocotillo (F. splendens) và cây boojum hoặc cirio (F. columnaris). Chúng có các thân cây dạng nửa mọng nước với các gai mỏng hơn mọc thẳng ra từ thân, với các lá nói chung rất nhanh rụng mọc ở gốc các gai này (thực ra là với các cành dài và cành ngắn, cuống của các lá trên cành dài cứng lại thành gai khi phiến lá rụng, còn các cành ngắn mọc ra từ nách các gai và sinh ra các cụm lá không tạo gai). Hoa lưỡng tính, mẫu 5, mọc thành cụm ở đầu cành hay nách lá, quả nang, hạt có cánh. Chúng không có quan hệ họ hàng gì với các loài xương rồng và nhìn bề ngoài cũng không giống xương rồng; với thân cây của chúng mỏng hơn thân xương rồng và các lá thì to hơn. Các loài cây này là bản địa của miền bắc México cùng các bang cận kề của Hoa Kỳ như Arizona, miền nam California, New Mexico và một phần ở tây nam Texas. Chúng ưa các loại đất sườn đồi thấp và khô. Người Seri nhận dạng và đặt tên cho 3 loài trong chi Fouquieria có trong khu vực họ sinh sống ở Mexico là jomjéeziz hay xomjéeziz (F. splendens), jomjéeziz caacöl (F. diguetii, cây ocotillo Baja California) và cototaj (F. columnaris, boojum). Chi này được đặt theo tên bác sĩ người Pháp Pierre Fouquier (1776-1850). Các loài Fouquieria burragei Rose, 1911 Fouquieria columnaris (Kellog) Kellog ex Curran, 1885 Fouquieria diguetii (Tiegh.) I.M.Johnst., 1925 Fouquieria fasciculata Nash, 1903 Fouquieria formosa Kunth, 1825 Fouquieria leonilae Miranda, 1961 Fouquieria macdougalii Nash, 1903 Fouquieria ochoterenae Miranda, 1942 Fouquieria purpusii Brandegee, 1909 Fouquieria shrevei I.M.Johnst., 1939 Fouquieria splendens Engelm., 1848 Chúng không có sự tương tự gần cụ thể với bất kỳ loài thực vật nào nhưng chứng cứ phân tử cho thấy chúng thuộc về bộ Ericales. Trước đó, người ta từng đặt chi này trong bộ Violales hay trong bộ của chính nó là Fouquieriales. Sinh thái Fouquieria shrevei là đặc hữu của bồn địa Cuatro Ciénegas ở México và có điểm bất thường ở chỗ có một chùm các thân cây mọc thẳng chứa nhựa mủ dạng sáp và có thể sống tốt trên đất có hàm lượng thạch cao lớn. Nó có các bông hoa màu trắng có hương thơm và có lẽ được các loài ngài (bướm đêm) thụ phấn. Các loài khác trong chi với hoa màu đỏ hay cam được chim ruồi (Trochilidae) hay ong bầu (Xylocopa) thụ phấn. Fouquieria diguetii là cây chủ của loài ve bét Tuckerella eloisae. Liên kết ngoài The Fouquieria Page at the National University of Mexico with photos of the species in the wild Ghi chú de:Fouquieria en:Fouquieria es:Fouquieria fr:Fouquieriaceae lt:Gairuviniai pt:Fouquieria zh:福桂花科
wiki
Phường 1 là một phường thuộc thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam. Địa lý Phường 1 nằm ở trung tâm thành phố Sa Đéc, có vị trí địa lý: Phía đông giáp Phường 3 Phía tây giáp phường An Hòa Phía nam giáp Phường 2 Phía bắc giáp phường Tân Quy Đông và phường An Hòa. Phường 1 có diện tích 2,14 km², dân số năm 1999 là 17.463 người, mật độ dân số đạt 8.160 người/km². Hành chính Phường 1 chia thành 5 khóm: 1, 2, 3, 4, 5. Lịch sử Địa bàn Phường 1 trước đây gần tương ứng với xã Vĩnh Phước thuộc thị xã Sa Đéc. Ngày 10 tháng 9 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 62-HĐBT về việc: Thành lập Phường 1 trên cơ sở các ấp Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thuận, Vĩnh Thới của xã Vĩnh Phước và ấp Tân Bình của xã Tân Quy Tây Sáp nhập phần còn lại của xã Vĩnh Phước vào xã Tân Quy Tây. Sau khi thành lập, Phường 1 có 4 khóm: 1, 2, 3, 4. Ngày 14 tháng 10 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 113/NQ-CP về việc thành lập thành phố Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Tháp. Phường 1 trực thuộc thành phố Sa Đéc. Hình ảnh Chú thích Tham khảo
wiki
Nguyên Hương (1) Anh yêu em Chương 1 - Ông suốt ngày cứ tranh với ảnh, có bao nhiêu là đổ vào mua tranh. Nhà thì như cái chuồng heo, treo tranh đắc tiền để mà làm gì? - Bà không hiểu gì là nghệ thuật cả, có bạc tỉ cũng chưa chắc mua được những bức tranh này. - Vậy sao ông không bán nó cho tôi nhờ? Lấy tiền mua gạo củi, mắm muối hay đóng tiền học phí cho con ông còn nghe có dĩ hơn. - Bà thật. - Mới sáng sớm mà ba mẹ cãi gì thế? In ỏi cả lên, con mới được nghỉ không để cho con yên được sao? - Chị Hai biết quá rõ rồi còn hỏi chi cho mệt. - Mày đó, chả làm nên tích sự gì cả, suốt ngày ăn với ngủ, nuôi hai đứa bây thà đẻ hai trứng hột vịt lộn ăn còn sướng hơn. - Mẹ à, con mới 18 tuổi thì làm được tích sự gì, phải chờ con học xong Đại Học đã rồi tính tiếp. - Đại Học? Mày nghĩ nhà này còn đủ tiền nuôi mày học Đại Học không? Mà mày cũng đâu có hứng thú gì với cái mảnh bằng đó. Thôi cứ đi học anh văn rồi coi ba mày kiếm được cho mày việc gì làm không? - Muốn sao tùy mẹ. - Chị làm như hiền ngoan lắm vậy, nói đại là con muốn lấy chồng cho rồi. - Con nhóc, biết gì mà nói, tao bạn trai còn chưa có lấy đâu ra chồng. - Ủa sao thường ngày ai vẫn thường ngắm gương khen mình đẹp mà. - Thì đó tao đẹp vậy phải kiếm bạch mã hoàng tử mới được chứ. - Mày à, có mà hoàng tử mù nó mới dám rớ. - Mẹ làm gì chà đạp con gái mình dữ vậy. - Chị Hai, chị nhiều người đeo đuổi lắm mà. Anh Hùng đó. - Hùng nào? Nhiều thằng tên Hùng thích tao lắm mày ơi. - Thì cái anh học chung cấp III với chị đó. - Ôi cái thằng đó hả? Con nít lắm, đã vậy còn kẹo kéo nữa chứ. - Vậy còn anh Hiếu? - Anh chàng đó cũng được nhưng có cái cụ lắm mày ơi. - Là sao? - Là mày quen với nó, nó coi mày như con cháu nó vậy. À, ăn cái này nóng lắm, cái kia thì mát quá cũng không tốt, vô quán ăn không lo ăn, ngồi xếp khăn giấy sẵn, lấy tăm…nói chung là chia phối mọi hoạt động của mình, khó chịu lắm. - Vậy mà còn không chịu, muốn gì nữa bà. - Cám ơn tao kiếm bạn trai chứ không phải tìm thêm ông Bác. - Chị kén cho dữ vô. - Ôi hơi đâu mà nói chuyện với cái con tửng này. Vô sửa soạn mà đi học kìa. - Vâng. Mẹ có cô Ba lại chơi kìa. - Ôi cô Ba, lâu quá không thấy cô qua chơi. - Dạo này anh Hải đi công tác hoài em phải ở nhà lo cho sấp nhỏ nên hơi bận. Ủa anh Hai, hôm nay anh không đi làm sao? - À có nhưng hôm nay làm ca chiều. - Ồ vậy à? - Lúc này cô khá nhỉ? Nghe đâu cô có thêm nghề làm mai hả? - Đâu có, thấy người ta cần bạn đời mình biết thì giúp. Thời này người ta mộng đi nước ngoài dữ lắm, con gái đâu còn chịu lấy chồng Việt. - Vậy mai mốt lớn cô Ba tìm cho con mối nào được được nha. - Con nhỏ này học không lo mai mốt cái gì. - Giỡn coi mẹ có chửi không í mà, có thì cũng của chị Hai đâu tới lượt con đâu. Thưa ba má. Thưa cô Ba con đi học. - Con nhỏ. - Ờ mà sao không thấy Hạ Hương đâu hả chị? - Nó trong nhà bếp, chắc đang lục cơm nguội. - Nó đậu rồi hả chị? - Ừ, nhưng cầm mảnh bằng tú tài thì làm ăn gì được, đang lo cho nó học cái nghề gì đó đi làm phụ giúp thêm cho gia đình đây. Con gái học chi nhiều mai mốt cũng đi lấy chồng. - Kỳ này em qua trước là thăm anh chị, hai là có chuyện này em muốn thưa. - Chuyện gì vậy cô Ba? - Dạ, em nói nhưng anh chị đừng giận. - Mình là người nhà cả, cô nói đúng thì chúng tôi xin nghe. - Vậy thì…số là thế này, anh Hải nhà em có người bạn thân sống ở nước ngoài khá lâu, nhưn gnói là vậy họ cũng có chút ít quan hệ bà con. Cách đây ít lâu tụi em gặp họ, họ ngỏ ý muốn em tìm giúp vợ cho con trai họ. Người ta đangmuốn bồng cháu ấy mà. - Vậy chuyện đó có can hệ gì đến chúng tôi? - Có chứ. Em thấy con Hạ Hương nhà mình càng lớn càng xinh đẹp mà nó cũng không thích học cho mấy. Học hành cho đã rồi chạy vại khắp nơi tìm việc làm, mà chưa chắc có được chỗ làm tốt. Sẵn có chỗ đàng hoàng mình ưng để nó có tấm chồng lo thân, với lại em thấy anh chị cũng khá vất vả, có nó đỡ phần nào cũng là chuyện không xấu. - Trời ơi, cô Ba, nó mới 18 tuổi biết gì mà chồng với con. Nhã ý của cô tôi biết ơn nhưng không được đâu. - Chuyện đó tôi không bằng lòng đâu, cô làm nghề mai mối tôi không nói nhưng lẽ hết mối cô kiếm cháu mình vô thế hả cô Ba? - Anh Hai, sao nỡ nặng lời với em như thế? Em cũng đâu có muốn cháu em khổ. Quả thật chỗ này đàng hoàng lắm, họ là một gia đình trí thức, cậu con trai cũng không đến nỗi tệ và đang là một giám đốc khách sạn bên Canadạ Tại chìu ý ông bà nên mới chịu cưới vợ chứ đâu phải người ta cùi hủi bệnh tật gì đâu. - Anh Hai cô không có ý nói người ta như vậy nhưng mà con nó còn nhỏ quá lấy chồng sớm sợ khổ nó. Nhà này cũng không phải thiếu tiền mua gạo củi. Gia đình cũng cảm ơn cô đã nghĩ đến cho cháu nó nhưng chắc không được đâu. - Vậy thì tiếc quá, gia đình họ cũng là tầng lớp khá giả lại tử tế nên em muốn giành cho cháu em. Anh chị cứ nghĩ lại đi tuần sau cậu ta sẽ về đó. Hạ Hương nãy giờ đứng đằng sau vách nghe hết mọi chuyện, một ý nghĩ chợt loé lên. Nàng sẽ không cần phải đi học rồi không cần chạy đông chạy tây kiếm việc làm mà cũng có thể ngồi không ăn bát vàng, cái đó thì cũng thật là hay chỉ cần nàng gật đâu là được rồi. Rồi bỗng nàng cười cho ý nghĩ vẫn vơ của mình. Câu chuyện ấy trở thành câu chuyện vui trong ngày nếu không có buổi tối hôm đó. - A... - Cái gì thế? - Mẹ, mẹ có sao không? - Trời, ai bảo bà trèo cao thế? Có gì thì sai tôi với tụi nó. - Tụi nó mà biết gì còn ông, nhờ được ông mới là lạ, ông chỉ biết lo ngắm nghía mấy bức tranh ngớ ngẩn thôi còn việc nhà ông có ngó ngàng gì tới đâu. - Để tôi đỡ bà lên nhà trên. - Không được rồi sao tôi đau quá. - Đau đâu? - Cột sống, ôi cái chân của tôi. - Không được rồi ba, phải đưa mẹ đi bệnh viện thôi. - Đi, tôi đưa bà đi. Đến bệnh viện cả ba cha con ngồi chờ bên ngoài mà lòng bồn chồn không an, cho đến khi bác sĩ ra. - Vợ tôi sao rồi bác sĩ? - Bà nhà không sao chỉ tại thể chất hơi yếu lại bị chứng đau thấp khớp kinh niên mà té cao thế này, tôi nghĩ từ đây trở đi đừng nên cho bà nhà làm việc nặng thì chắc không sao. - Vậy à. Cũng còn may cám ơn trời phù hộ, cám ơn bác sĩ. - Không có gì. Kể từ hôm đó nhà của Hạ Hươngtừ hai người đi làm giờ thì chỉ còn một mình ba cô,mà đồng lương công chức thì làm sao đủ cho bốn miệng ăn. Hạ Thu, em Hạ Hương vẫn còn đi học. Gánh nặng như ngày càng đè nặng lên vai Hạ Hương. Nguyên Hương (1) Anh yêu em Chương 2 - Hạ Hương. - Cô Ba. - Mẹ con có sao không? - Dạ đỡ nhiều rồi ạ. - Cô nghe mẹ té mà lu bu quá không đến thăm được. Mẹ con đang ngủ à? - Dạ vâng. - Đúng là nghèo mà còn gặp cái eo là vậy, hồi đó mẹ con có thể đi buôn bán phụ giúp ba mày phần nào trang trải bây giờ thì chỉ có mình ổng. Con Hạ Thu càng học lên thì chi phí cho nó càng nhiều, thiệt tình. - Con thì chưa tìm được việc gì để làm cả. - Hạ Hương thở dài rồi bỗng nàng quay sang nhìn cô như vừa sực nhớ ra điều gì đó. - Cô Ba này chuyện anh chàng việt kiều đó sao rồi cô? - Con biết rồi à? - Vâng, con gặp anh ta được không cô? - Được nhưng mà ba mẹ con không đồng ý đâu. Ảnh chỉ la cô chết. - Giờ này mà còn gì la với không la, đói đến nơi rồi. Anh ta chừng nào về cô? - Ngày mai. - Vậy ngày mai con sẽ đi gặp anh ấy. - Không được đâu Hạ Hương. - Sao vậy cổ Chẳng lẽ cô lỡ làm mai cho ai rồi à? - Không nhưng, là tại vì lúc trước cô thấy gia đình họhiền lành lại có của ăn của để. Lòng tham nên cô muốn con lấy nó cho sung sướng mà đỡ cho ba mẹ con nữa, nhưng hôm nay cô lại nghĩ khác. - Khác gì cô Ba? - Thật ra thì cái thằng ấy cũng không có gì chỉ mỗi cái. - Bị què hả cô? - Không. - Điếc. - Cũng không. - Vậy mù đui hay bị dị tật gì ? - Không bị gì cả, sao con rủa người ta ghê thế, mà có thế cô làm sao lại dám làm mai cho cháu mình chứ. Nhìn sơ là một người trí thức, hiền lành chỉ tội nó già hơn con. - Ôi tưởng gì, cái đó có gì ghê gớm đâu, đàn ông thì phải hơn phụ nữ vài tuổi chứ. Ba con cũng hơn mẹ con 6 tuổi đấy. - Cái đó thì nói làm gì, cái này nó lớn hơn con tới 14 tuổi lận. - Cái gì? Vậy năm nay anh ta 32 tuổi à? - Ừ. - Không được đâu. - Mẹ. - Nhà này chưa phải đi vay nợ sao lại để con gái mình đi lấy một người chồng lớn hơn những 14 tuổi. - Chị Hai. - Cô Ba, cô lớn rồi nên biết cái gì là nên cái gì là không nên. Hạ Hương nó còn nhỏ không hiểu chuyện, còn cô, cô phải biết chứ. Tôi không muốn nghe lại việc này một lần nữa. Cô về đi…khụ…khụ….. - Mẹ. - Em về, có mấy hộp sữa và trái cây em biếu chị ăn cho lại sức. - Cô Ba. - Hạ Hương, mẹ cấm con có ý nghĩ đó nghe chưa. Vô nhà. Con còn cả một tương lai quá dài sao lại đâm đầu vào ngõ cụt như thế. Lấy chồng sớm con biết là sẽ khổ cỡ nào không? Ở nhà cha mẹ thương yêu, muốn ăn, muốn ngủ giờ nào cũng được còn ở nhà người ta rồi thì không được như thế đâu con ơi. Chưa hết làm sao con biết bổn phận của người vợ, người mẹ là như thế nào? - Nhưng con chỉ muốn phụ giúp gia đình mình thôi. - Con cứ lo học rồi đi kiếm một việc làm ổn định là đã phụ giúp cha mẹ rồi đó, đừng có gây thêm chuyện nữa. Xuống vo gạo nấu cơm đi Hạ Thu và ba mày sắp về rồi đấy. Dáng đi khập khiễng do bị té chưa lành của mẹ Hạ Hương làm cho nàng cảm thấy xót xa vô cùng. Những lời lẽ của mẹ cô không phải vô lý, Hạ Hương cũng nào muốn đâm đâu vào hôn nhân sớm như thế. Vừa xinh đẹp đang là mục tiêu của khối chàng, Hạ Hương mơ ước sẽ tìm được một người chồng thật xứng đáng, vì thế nghe lời mẹ Hạ Hương cũng gác chuyện đó qua một bên. Nhưng thường đã gọi là duyên số thì khó lòng mà tránh được. - Sao hôm nay ba ăn cơm ít quá vậy? - Hạ Hương hỏi. - Ừ, ba hơi mệt. - Ủa ba lấy tranh xuống làm gì vậy? - Để bán. - Sao lại bán? Ba thích bức tranh này lắm mà? - Để đóng học phí cho Hạ Thu kìa. – Mẹ Hạ Hương từ trong nhà bước ra thay lời cho cha nàng. – Còn tiền góp nhà tháng này cũng chưa đóng kìa. - Bộ nhà mình hết tiền rồi sao mà phải bán tranh? - Hạ Hương hỏi nhưng ba nàng không trả lời mà chỉ cúi gầm mặt xuống mân mê bức tranh. - Có tiếc cũng không làm sao được, bộ mày muốn em mày phải nghỉ học vì không có tiền đóng học phí sao? Đó là chưa kể không đóng tiền góp nhà thì cả gia đình này có mà ra đường ở con ạ. - Nhà mình lại đến nông nổi này sao? - Hạ Hương nhìn hết ba sang mẹ nhưng nàng chỉ nhận được sự im lặng. Thường thì mẹ Hạ Hương hay la cha nàng vì những bức tranh nhưng trong thâm tâm bà cũng đau xót không kém chồng khi phải bắt ông bán đi những vật mà ông yêu quý. Lúc trước nhà Hạ Hương tuy không phải là khá giả gì nhưng trong bữa ăn cũng có cá có thịt còn bây giờ nhìn vào mâm cơm chỉ toàn là rau củ. Lâu lâu bà bán thịt bán ế nàng mới mua được ít thịt về ram cho cả nhà ăn. Nhìn Hạ Thu ăn ngấu nghiến mà lòng nàng đau xót, dù đôi lúc hai chị em nàng có cãi cọ tranh chấp nhưng đó chỉ là thú vui của họ, Hạ Thu vẫn là đứa em gái mà nàng rất mực thương yêu. Hạ Hương không muốn nhìn thấy cái cảnh thiếu thốn đó nữa và nàng quyết định tìm cô Ba một lần nữa. - Không được đâu Hạ Hương anh chị Hai mà biết cô bị chửi chết luôn. Con cũng biết tánh ba má con rồi đấy. - Không sao đâu cô Ba, con biết cô cũng đâu khá giả gì mà giúp gia đình con hoài được. Con muốn phụ giúp cho cha mẹ con một chút gì đó. Mẹ con thì cần tiền mua thuốc, em con thì đang sức lớn, học thi khua mà không có gì bồi bổ nhìn nó xanh xao con đau lòng quá cô Ba à. - Biết là như thế. - Cô giúp con, con đội ơn cô nhiều. Và thế là đám cưới của Hạ Hương được tổ chức trong vỏn vẹn một tháng quen biết. Chồng nàng là Tăng Chí Minh, một người có học thức, tuy không trẻ, không đẹp trai nhưng anh chàng cũng có khả năng thu hút người khác bởi sự nhã nhặn và hiểu biết của mình. Lúc đầu ông bà Lâm cũng không mấy hài lòng về cuộc hôn nhân quá chênh lệch này nhưng sau một lần gặp gỡ ông bà đã ngầm ưng thuận vì sự lễ độ của Chí Minh. - Sao em không đi ngủ đỉ Hôm nay vất vả quá chắc em mệt lắm nhỉ? - Em … em, à hay là mình chơi cờ đi, được không? - Cờ gì? - Cờ cá ngựa. - Anh không biết chơi. - Vậy hay là mình… - Anh xin lỗi, anh mệt quá, anh muốn đi ngủ. - Anh Minh, em …. có điều này em muốn phải rõ ràng từ đầu. - Em nói đi. - Em xin lỗi anh vì những điều em sắp nói sau. - Em cứ nói đi, anh đang nghe đây. - Anh biết em lấy anh không phải yêu anh mà là vì tiền, em muốn giúp đỡ ba má em. - Hạ Hương nói nhưng không dám nhìn thẳng vào mắt Chí Minh, đáng lẽ nàng không nên nói điều này với chàng trong đêm nay, Hạ Hương cảm thấy mình là một người rất có tội. - Anh biết. - Em không yêu anh. - Anh biết. - Và anh cũng không yêu em. - Không. - Anh nói gì? - Hạ Hương hơi bất ngờ trước câu trả lời của Chí Minh. - Anh yêu em, nên anh mới lấy em làm vợ. - Không thể được. - Sao không được? Anh không biết có phải là như thế không vì anh chưa từng yêu ai. Từ khi tốt nghiệp Đại Học xong anh lao đầu vào công việc cho đến nay, nếu mẹ không thúc ép có lẽ anh cũng chưa hề nghĩ đến việc sẽ lập gia đình. Nhưng lần đầu khi gặp em trong ánh mắt em anh tìm thấy được cái gì đó thật ấm áp và yên bình. Anh còn đọc được một điều, em rất lẻ loi, em cần một sự giúp đỡ, một ai đó che chở vì thế anh mới quyết định sẽ làm chỗ dựa cho em. Và anh đã đoán đúng khi nghe cô Lâm kể về hoàn cảnh gia đình của em. Qua đó anh càng cảm phục em hơn nữa. - Anh không thấy em đang lợi dụng anh sao? - Không, em rất ngây thơ nhưng cũng rất mãnh liệt. Em dám hy sinh hạnh phúc của mình vì những người em thương yêu. - Em… - Chúc em ngủ ngon. - Anh đi đâu vậy? - Anh ra salon ngủ, anh không muốn là kẻ lợi dụng thời cợ Sáng mai gặp nhé. Một cảm giác khó tả đang dâng trào trong Hạ Hương. Ánh mắt yêu thương của Chí Minh đã làm cô xao xuyến. Hạ Hương không biết đó là gì nhưng nàng chắc rằng trong tình cảm đó có cả sự cảm phục. Một tuần trôi qua, Chí Minh phải trở về Canada để làm việc, là vợ Hạ Hương phải đi theo chồng. Nguyên Hương (1) Anh yêu em Chương 3 - Hạ Hương con qua đấy phải ráng giữ gìn sức khoẻ nha con. – Mẹ nàng nói trong nghẹn ngào. - Vâng. - Chí Minh, ba giao con gái cho con, con nhớ phải yêu thương nó, nó đáng được hưởng hạnh phúc. - Vâng. Con tin rằng mình sẽ đem lại hạnh phúc cho Hạ Hương. - Anh rể, anh lo cho chị Hai giùm em đó. - Được rồi, à mà anh quên, anh đang định lo cho em đi du học bên ấy nhưng em phải lấy cho ba má cái bằng tú tài đi nha. - Thật không anh? - Thật mà. - Cám ơn anh rể. - Ba má cám ơn con thật nhiều Chí Minh. - Không có gì đâu ba má, đó là bổn phận của con. Mẹ, tiền thuốc men mẹ đừng sợ tốn kém cứ chữa trị cho tốt, mọi chi phí con sẽ lo cả. Còn việc này nữa, căn nhà con đã trả hết tiền nó đã thuộc về ba mẹ nhưng con thấy nó hơi cũ, con muốn sửa chữa lại đôi chút vài bữa nữa sẽ có thợ lại tiền con cũng đã tính xong với họ tất cả rồi. Con xin lỗi vì chưa hỏi ý kiến của ba mẹ vì con muốn tạo một sự ngạc nhiên cho cả nhà. - Thế đâu được, ba mẹ có tiền thì… - Tiền đó là để ba mẹ muốn ăn gì thì ăn, muốn sắm gì thì sắm còn căn nhà thì con còn trẻ, con phải lo cho nó đàng hoàng để ba mẹ Ở chứ. - Mẹ không bíêt nói gì để cảm ơn con. - Con bây giờ cũng như con của ba mẹ, con phải có bổn phận lo cho gia đình. Con mới là người phải cám ơn ba mẹ vì ba mẹ đã sinh ra một người con gái xinh đẹp mà gả cho con. - Chuyến bay đi Canada sắp cất cánh mời quý khách vào phòng cách ly. - Chết đến giờ rồi, đi đi con. - Ông này miệng ăn mắm ăn muối chết cái gì. - Ồ tôi quên, thôi đi đi con. - Vâng rãnh chúng con sẽ về thăm ba má. - Ừ. - Tạm biệt. Lên máy bay trong lòng Hạ Hương như còn nặng trĩu tâm sự, chưa bao giờ nàng xa gia đình , xa ba mẹ, Hạ Thu, và cả ngôi nhà thân thương mà nàng đã gắn bó suốt mười mấy năm qua thế mà hôm nay nàng cùng một người xa lạ, mà không phải nói là chồng nàng đấy chứ. Hạ Hương không biết đến bao giờ mới có thể trở về đây được nữa. Chí Minh có phải là người chồng tốt hay không? Tương lai phía trước nàng sẽ ra sao? Có được hạnh phúc hay không, nàng hoàn toàn không biết nhưng trong giờ phút này nàng chỉ còn biết dựa dẫm vào Chí Minh mà thôi. - Anh Minh, anh tốt với gia đình em quá, em không biết phải cám ơn anh thế nào. - Sao lại cám ơn anh, chúng ta là vợ chồng mà. - Nhưng em chưa… Chí Minh đưa tay che miệng lại như đã biết trước điều nàng nói và chàng thì không muốn nghe điều ấy. - Chúng ta là vợ chồng, là vợ chồng Hạ Hương ạ. - Vâng. – Rồi Hạ Hương dựa vào vai chồng, nàng cảm thấy mình như được che chở. Một cuộc sống mới bắt đầu, Hạ Hương không phải làm dâu vì Chí Minh đã ở riêng. Căn nhà của họ tuy không là biệt thự, vila nhưng cũng là một căn nhà khang trang, rộng rãi và tiện nghị Thường ngày Chí Minh đi làm từ sáng sớm đến mờ tối chàng mới trở về, công việc chồng chất do những ngày chàng về Việt Nam. Mà ở đây thì Hạ Hương nào có quen biết ai, hàng xóm của họ toàn là người Tây, họ nói gì Hạ Hương không hiểu và ngược lại vì thế nàng chỉ chui rút trong nhà. Ba mẹ chồng nàng tuy ở gần đó nhưng họ cũng có công việc riêng của mình. Nói chung là không ai rảnh mà lo cho ai. Hạ Hương thấy cuộc sống ở nước ngoài nó nhạt nhẽo, ít tình cảm hơn phương Đông. Một mình trong ngôi nhà rộng lớn Hạ Hương cảm thấy buồn tẻ và nhớ gia đình. Xưa kia ở căn nhà nhỏ hơn bây giờ năm sáu lần nhưng có tới bốn người , lúc nào cũng ồn ào tiếng người. Tiếng la mắng của mẹ nàng vì tội bày bừa của ba cha con , tiếng gây gỗ giành máy hát của hai chị em nàng…nghĩ đến Hạ Hương không cầm được nước mắt. Dinh dong…dinh dong… Tiếng chuông cửa vang lên, Hạ Hương lau vội nước mắt vì nàng biết giờ này chỉ có Chí Minh về, nàng không muốn chàng lo lắng. - Sao hôm nay anh về trễ thế? - Ờ, công việc hơi nhiều. Hạ Hương. - Dạ. - Em mới khóc hay sao? - Ồ không có đâu, em bị bụi vào mắt đó mà. - Anh xin lỗi, anh lo công việc nhiều quá mà không nghĩ đến em. - Không có, anh tốt với em lắm rồi. Em mới là không biết làm gì để đền ơn cho anh đây, em thấy mình mắc nợ anh nhiều quá. - Em khờ quá, em là người vợ hiền của anh thì đã là tất cả những gì anh ao ước rồi. - Em hâm nóng thức ăn cho anh nhé? Không chờ nghe Chí Minh trả lời Hạ Hương đã chạy ngay vào bếp lo bữa tối cho chàng. Cả ngày ở nhà một mình Hạ Hương chỉ mong đến tối được gặp Chí Minh, nghe anh kể chuyện hay huyên thuyên điều gì đó nàng thấy hay trên tivi, thế mà. - Anh tắm xong rồi à? Em đã dọn xong anh vào ăn cho nóng. Em mới học sách mấy món ăn mới anh ăn thử có ngon không? - Anh đã ăn với khách rồi, thôi anh đi ngủ để mai còn đi làm nữa, lúc này không biết sao mà đông khách du lịch thế. Chuyện này chưa xong đã đến chuyện khác. Chúc em ngủ ngon Chí Minh hôn lên trán Hạ Hương rồi leo lên salon ngủ. Dù mang tiếng vợ chồng nhưng đến bây giờ hai người vẫn ngủ riêng. Chí Minh muốn Hạ Hương là người vợ xuất phát từ tình cảm thật của nàng chứ không phải vì lòng biết ơn, một sự trao đổi. Mới nằm xuống mà chàng đã ngủ say, chắc có lẽ chàng mệt mỏi lắm. Hạ Hương lại ngồi cạnh chồng lấy tay vuốt nhẹ mái tóc chàng mà lòng thầm mong phải chi nàng có thể gánh vác được phần nào sự mệt mỏi kia. Sáng hôm sau khi vừa ngủ dậy Hạ Hương đã không thấy Chí Minh, chàng để lại mảnh giấy nhỏ trên bàn cho Hạ Hương. “Hạ Hương! Hôm nay anh rất bận có lẽ tối nay anh sẽ về rất trễ, em khỏi cần chờ cửa anh. Hôm nay mẹ có ở nhà, em thay anh sang thăm mẹ, anh có nghe mẹ nói mẹ bị cảm mấy bữa rồi. À khi về em ghé ngang mua cho anh vài đôi vớ nhé. Chúc vợ yêu một ngày thật vui vẻ. Chí Minh.” Hai tiếng vui vẻ sao mà chua chát quá. Như lời Chí Minh, Hạ Hương sang thăm mẹ chồng. Nhà nàng và nhà cha mẹ Chí Minh cách nhau năm sáu km đường nhưng với ôtô thì chỉ cần năm mười phút là đã tới. Cả năm mấy nay nàng đã cố gắng tập làm quen đường đi nước bước ở đây, và nàng đã có thể tự đi từ nhà mình sang nhà cha mẹ chồng hoặc đi siêu thị mua ít đồ dùng. Mỗi lần sang ấy Hạ Hương đều mang một mặc cảm tội lỗi và ngượng ngùng bời câu hỏi của mẹ chồng. - Cũng năm mấy rồi sao hai con chưa có động tĩnh gì vậy? Thằng Minh cũng không còn nhỏ gì, nó thương con thì con cũng nên thương nó sinh cho nó một đứa để nó bế. Ba mẹ không phân biệt trai hay gái có cháu bồng là quý rồi. Mong con có thể hiểu bậc làm cha mẹ. Câu nói ấy làm Hạ Hương không biết trả lời sao chỉ biết mỉm cười mà gật đầu. Nếu bà mà biết nàng và Chí Minh vẫn phòng ai nấy ngủ chắc sẽ lo cuốn lên. Chỉ tội cho Chí Minh mỗi lần nghe m? nói thế lại gắt lên bênh vực cho nàng. - Mẹ này chúng con còn trẻ phải lo làm ăn trước mới sinh con chứ. Hạ Hương còn trẻ có con chỉ tổ vướng víu cô ấy, mọi chuyện để trời tính, mẹ cứ khéo lo không. Mẹ nói thế Hạ Hương lại buồn vì tưởng mẹ trách cô ấy. - Mẹ nói thế chứ có ép buộc gì nó đâu. Mẹ chỉ lo cho con thôi. - Con có gì đâu mà phải lo? - Ừ, mai mốt già rồi nhìn người ta có con lúc ta coi ai khéo lo thì biết. Câu nói của Chí Minh vẫn còn văng vẳng bên tai nàng, lòng nặng trĩu, Hạ Hương trở về nhà với nỗi buồn mơn man. Về đến nhà thì trời cũng sập tối, một ngày buồn tẻ lại qua đi, Hạ Hương ăn cơm tối xong định xem tivi nhưng cũng chẳng có gì nàng tắt máy vào phòng. Ngồi một mình trong căn phòng rộng lớn bỗng Hạ Hương cảm thấy cô đơn trống trãi lạ thường. Nàng ước gì có Chí Minh bên cạnh trong lúc này, nàng sẽ ôm chàng thật chặt vào lòng, nói với chàng nàng cũng rất yêu chàng. Nhưng đó chỉ là mơ, có lẽ giờ này Chí Minh đang lu bu với mấy người khách nước ngoài hoặc là mớ sổ sách, xem tuần này khách đông hay ít hơn tuần rồi…còn nàng thì đang đối diện với bốn bức tường. Hạ Hương bật khóc, nàng úp mặt vào gối khóc thật lớn, thật nhiều để xóa đi cái không khí ảm đạm này. Từ đâu một bàn tay ấm áp ôm lấy nàng kèm một nụ hôn lên vai, lên tóc làm Hạ Hương giật cả mình. - Anh đây. - Anh Minh, sao anh về sớm thế? Em…. - Suỵt, anh có món quà này cho em. - Qùa gì vậy anh? - Bí mật. Em ra phòng khách sẽ biết. Hạ Hương tò mò bước ra phòng khách, nàng thấy một cái hộp không to không nhỏ để trên bàn, nàng mở ra theo lời Chí Minh xem chàng cho nàng vật gì. Hạ Hương không ngờ trong hộp là một chú chó đốm con thật dễ thương - Chó đốm. - Ừ, nó sẽ làm bạn với em những lúc anh vắng nhà. Nhưng mà chắc em cũng sẽ không còn rãnh để buồn nữa đâu. - Là sao? - Không có gì. Anh còn có một món quà nữa cho em nè. - Còn nữa? - Ừ. - Gì vậy anh? Chí Minh dẫn Hạ Hương vào phòng làm việc của chàng. Căn phòng này ngoài việc quét dọn bụi bặm Hạ Hương cũng rất ít khi vào đây. Nàng không ngờ Chí Minh đã sắm cho nàng một tủ sách trong đây. - Của em đó. - Ủa, sao toàn là sách Mỹ thuật? - Đúng vậy, không phải em rất thích hội họa sao? Còn đây, đây là phiếu ghi danh học vẽ anh đã đóng học phí cho em rồi, em sẽ bắt đầu học vào tuần sau. - Nhưng em có nghe tiếng anh được đâu mà học. - Vậy thì em đi học thêm anh văn. Anh sẽ cho em làm những gì em thích, anh không muốn bắt em trở thành bà nội trợ, suốt ngày chỉ biết việc bếp núc thôi. - Sao anh biết em thích vẽ? - Hạ Thu nói. Thu có đưa cho anh xem những bức tranh mà em vẽ, chúng thật đẹp. Em có năng khiếu như thế phải biết phát huy chứ. - Có phải em đang nằm mơ không? - Không, đây chỉ là chuyện nhỏ, được thấy nụ cười của em có bán hết cả gia tài anh cũng không tiếc. Em đó, thích cái gì thì phải nói cho anh biết chứ. Anh là chồng em, anh có bổn phận lo cho em. Ngày mai chúng ta sẽ đi mua giá vẽ và dụng cụ cơ bản như bút chì, thước, giấy vẽ…. - Anh Minh, anh tốt với em quá, vậy mà. - Không, anh vẫn là người chồng chưa tốt, anh chỉ lo cho công việc mà quên bẵng là anh đã không còn như trước. Anh còn có một người vợ tối nào cũng ngồi ở nhà chờ anh về ăn cơm. Từ rày về sau anh sẽ không như thế nữa, em tha thứ cho anh nhé Hạ Hương? - Đó là bổn phận của em, em mới là người vợ không tốt, em không biết cảm ơn anh thế nào nữa. - Lại cám ơn anh, em không coi anh là chồng em sao Hạ Hương? - Có chứ. - Vậy bây giờ hãy về phòng ngủ một giấc cho thoải mái nhé, ngày mai anh đã xin phép nghỉ, anh sẽ dẫn em đi chơi chịu không? - Có thật không anh? - Anh có gạt em bao giờ. Rồi Chí Minh đưa Hạ Hương về phòng, đắp chăn lại cho nàng và không quên tặng một nụ hôn lê trán cùng lời chúc ngủ ngon. Định quay ra ngoài thì lần này Hạ Hương nắm tay chàng lại. - Gì thế em? - Hôm nay anh có thể ở lại với em không? - Thật chứ? - Chúng ta là vợ ch?ng sao có thể ngủ riêng mãi được. - Không phải vì biết ơn anh chứ? - Không. Em thật lòng mà, em thật có lỗi khi đã… - Hạ Hương. Sau một năm rưỡi họ mới thật sự là của nhau, có lẽ đó là một ngày khó quên đối với Hạ Hương và cả Chí Minh nữa. Nguyên Hương (1) Anh yêu em Chương 4 Sáng sớm hôm sau chàng dậy thật sớm làm điểm tâm cho cả hai. Hạ Hương nhìn thấy gương mặt rạng rỡ vui tươi của chồng mà lòng tự trách mình. Mẹ chàng bắt chàng lấy vợ vì muốn có cháu bồng lúc về già, còn chàng vì nàng làm biết bao nhiêu chuyện mà đến hôm nay nàng mới làm đúng nghĩa vụ một người vợ, một điều mà đáng lẽ Hạ Hương đã phải làm từ rất lâu. - Sao anh không gọi em? Em thật là, làm vợ mà lại để chồng lo điểm tâm thế này. - Không sao, tại anh thấy em ngủ ngon quá, anh không muốn làm mất giấc ngủ của em. Chuyện gì anh có thể làm được thì anh làm phụ với em. Câu nói càng làm Hạ Hương ngại ngùng, mang tiếng là vợ mà nàng có làm được việc gì cho chàng đâu. Hạ Hương chạy đến ôm lấy chồng. Chí Minh quay người lại nói. - Hạ Hương, em có biết anh chờ đợi ngày này đã lâu lắm rồi không? - Em xin lỗi. - Sao lại khóc? Anh làm em khóc phải không? Nín đi em. - Em ước gì thời gian ngừng lại để chúng ta sẽ ở mãi bên nhau. - Sao lại phải ngừng lại, chúng ta đã là của nhau và mãi mãi sẽ là của nhau. - Em sợ. - Em sợ anh chết trước em à? - Đừng. - Anh nói giỡn, ồ em đừng khóc mà. - Anh hứa là phải sống, phải sống với em thật lâu mới được. - Vâng, anh xin tuân lệnh nữ hoàng. - Anh Minh, ước gì em có thể sinh cho anh một đứa con. - Em nói gì anh nghe không rõ? - Anh hư lắm. - Có thật em muốn thế không Hạ Hương? Vậy là em đã yêu anh rồi phải không? - Anh này lạ chưa, không yêu thì, anh này. - Được rồi, vậy thì bây giờ chúng ta sẽ đi tìm những đứa con nhé. - Anh làm gì thế? Thả em xuống đi té bây giờ. - Chúng ta đi sinh con. - Anh không đi làm sao? - Hôm qua anh đã nói là hôm nay anh được nghĩ em không nhớ sao? Em muốn thì anh sẽ ở bên em suốt luôn. - Bậy, ở bên em suốt có mà chết đói à. Ai sẽ lo cho con chúng mình? - Ờ ha, phải đi làm để kiếm thật nhiều thật nhiều tiền lo cho con của chúng ta nữa chứ. - Hmm không chịu đâu hôm qua anh hứa là sẽ không đi làm suốt ngày bỏ em ở nhà một mình thế mà hôm nay anh quên rồi sao? - Anh quên, làm thì làm nhưng cũng phải nhớ về nhà với em nữa. Chúng ta sẽ là cặp vợ chồng hạnh phúc nhất thế giới này Hạ Hương nhé. Cả ngày hôm đó họ luôn bên nhau, Chí Minh dẫn Hạ Hương đi mua sắm rất nhiều đồ, rồi họ cùng đi uống cafe, đi dạo công viên,…đi chơi chán họ về nhà cùng nhau chăm sóc vườn hoa nho nhỏ của mình, rồi còn cùng nhau ăn tối dưới ánh đèn cầy tình yêu. Hạ Hương rất vui sướng và hạnh phúc vì con đường nàng chọn đã không sai. Đàn ông sợ nhất là chọn lầm nghề, phụ nữ sợ nhất là chọn lầm chồng, nhưng với Hạ Hương, Chí Minh là người chồng thật tuyệt vời. Chàng chăm sóc ho nàng từng li từng tí. Thời gian sau đó Hạ Hương đã thoát dần khỏi sự cô đơn, nàng đi học và có bạn, thỉnh thoảng nàng còn cùng các bạn học đi chơi đâu đó. Có lẽ khi hạnh phúc người ta sẽ đẹp hơn nhất là ở độ tuổi 19, 20 làm Hạ Hương ngày càng xinh đẹp dù rằng nàng đã có gia đình. Đôi lúc đi bên cạnh Chí Minh mà không ít anh chàng dòm ngó, tán tỉnh Hạ Hương. Hạ Hương thì không hề để ý đếùn những chàng trai ve vản quanh nàng vì trong lòng Hạ Hương giờ đây chỉ có mỗi Chí Minh mà thôi. Điều đó Chí Minh cũng biết rất rõ nhưng thế nào thì trong lòng chàng vẫn có một cảm giác bất an. Hạ Hương thì quá trẻ lại xinh đẹp trong khi chàng đã quá già so với nàng. Chàng làm sao có thể so sánh với những chàng thanh niên theo đuổi Hạ Hương. Trong thâm tâm Chí Minh luôn phập phồng lo sợ rồi một ngày nào đó Hạ Hương sẽ xa chàng dù rằng chàng rất tin tưởng nơi nàng, mà cuộc đời thì nào ai dám chắc chắn. Thế rồi điều chàng lo sợ cũng đã đến. - Chí Minh ơi, em báo cho anh một tin mừng. - Tin gì thế em? - Em đạt loại giỏi trong khóa học này. - Thật sao? Vợ anh thật là giỏi. Em muốn anh thưởng gì nào? - Anh đã cho em quá nhiều rồi, em không cần gì nữa đâu. À mà có chứ, món quà em muốn có được là anh sẽ có mặt trong lễ bế giảng này của em. Hôm đó sẽ rất vui, trường em có mời cả ban nhạc sống, vũ hội hóa trang… chúng mình đi nhé? - Chừng nào? - Ngày mai. - Không được rồi ngày mai anh có cuộc hẹn rất quan trọng. - Hẹn gì chứ, anh không thể dời lại được sao? - Không được, đây không hẳn là một cuộc hẹn mà là khách sạn anh phải tiếp đón một vị khách đặc biệt, anh không thể không có mặt được. - Vị khách đó quan trọng hơn cả em sao? - Hạ Hương. Thôi được anh sẽ cố gắng đến được không? - Cám ơn anh. - Thiệt là nhõng nhẽo mà, người ta nói lấy vợ trẻ là khổ anh nào có tin bây giờ mới thấy. - Anh hối hận rồi sao? - Phải anh hối hận vì không được gặp em sớm hơn nữa. - Anh, đáng ghét. Tối hôm đó Hạ Hương khoác lên mình một chiếc đầm dạ hội màu đen, cái màu làm nổi bật làn da trắng hồng của nàng. Gương mặt trang điểm thật nhạt nhưng cũng đủ tôn lên vẻ đẹp nhẹ nhàng nơi nàng. Hạ Hương cố tình diện thật đẹp, nàng muốn Chí Minh hãnh diện vì nàng. Chương trình đã mở màn khá lâu mà Chí Minh vẫn chưa thấy đến, giờ khắc trao bằng tốt nghiệp đã đến mà Chí Minh vẫn không thấy nơi đâu. Hạ Hương bước lên nhận mảnh bằng mà lòngnhư lửa đốt cứ bâng quơ nơi nào, mắt thì cứ dán nơi cửa ra vào. Thấy nàng như người mất hồn một người bạn cùng khóa đến hỏi - Hạ Hương, sao cứ như người mất hồn vậy? Sướng quá rồi cứ tốt nghiệp loại giỏi như thế chẳng bao lâu là có thể trở thành họa sĩ nổi tiếng không chừng. - Còn lâu mới được như thế. - Hạ Hương cừơi gượng. - Lại khiêm tốn nữa rồi. Nè sao cư nhìn ra cửa thế, chờ ai hả? - Ừ, chờ chồng mình. - Nghe cậu nói về anh ấy đã lâu mà mình không có dịp gặp. Hôm nay anh ấy có đến à? - Có nhưng chắc kẹt xe. - Tiếc thật cậu xinh đẹp và trẻ thế mà lấy chồng sớm quá, nếu không chắc mình có thể trở thành bà con rồi. - Chọc mình hoài. - Không nói thật đấy. Hạ Hương không thấy nãy giờ có khối anh chàng nhìn cậu chăm chăm sao? - Ôi họ nhìn ai đấy chứ. - Biết rồi, trong lòng cậu giờ thì chỉ có một người mà thôi. Chồng cậu là người đàn ông tốt nhất thế gian phải không? Thôi chắc anh ấy kẹt xe đấy, đừng lọ Hôm nay có mời được ca sĩ Đình Bảo đến hát đấy. Anh ấy đang rất nổi tiếng nhưng vì là cựu học sinh của trường nên mới mời được anh ấy đó. - Ai? – Tiếng nhạc làm Hạ Hương không nghe rõ lời của cô bạn. - Ca sĩ Đình Bảo. - Ờ…ờ. - Kìa anh ấy kìa, đừng có nhìn ra ngoài cửa nữa, xem anh ta có đẹp trai không kìa. Ước gì mình có thể nói chuyện với anh ấy. Tiếng nhạc ngân lên một giọng ca trầm ấm với lời nhạc thật nhạc nhàng và thương yêu làm sao? Hạ Hương vẫn không mấy chú ý đến người đang hát vì nàng cứ mãi ngó ra cửa. Nhưng nàng vẫn nghe rõ từng lời nhạc, nó làm lòng Hạ Hương thổn thức, bất chợt nàng thấy buồn và giận Chí Minh vô cùng. Lời nàng nói sao chàng lại có thể coi như gió thoảng baỵ Chàng đã không còn yêu nàng như trước sao? Vị kia còn quan trọng hơn cả nàng sao? Lời nhạc vẫn văng vẳng bên tai làm Hạ Hương càng thêm xót xa. “ Khi em không bước đến anh lang thang vào lãng quên, ngày em rời xa tom anh nhói đau hoài, tìm em nơi đâu từng đêâm dài mong nhớ. Anh như sao sáng ôm trên tay nghìn ước mơ, anh cùng sao trao em ước mơ hồng, giờ em nơi đâu nghìn ước mo chìm sâu…..” Nguyên Hương (1) Anh yêu em Chương 5 Thế rồi buổi lễ cũng đã kết thúc, mọi người lần lượt ra về chỉ còn mỗi Hạ Hương vẫn ngồi ở băng ghế đá. Nàng không muốn về nhà vì nếu có về thì Chí Minh cũng chưa chắc có ở nhà. Nàng muốn ngồi ở đây đợi, có lẽ Chí Minh sẽ đến đón nàng. Trời hôm nay thật lạnh, bên ngoài thì mưa đang lất phất, chíêc áo quá mỏng manh để có thể giữ ấm cho nàng. Nàng cảm nhận được có một ai đó đến và ngồi cạnh nàng, nhưng nàng vẫn bình thản không quay lại, không mải may chú ý đến người ngồi kế là ai vì nàng đang chăm chú nhìn ra ngoài xem những hạt mưa đang tí tách rơi. Cứ thế nàng cứ chờ cho đến khi đèn ở trướng đã tắt dần, mọi người cũng đã về hết vậy mà Chí Minh vẫn không đến đón nàng. Không hiểu sao lúc này nàng lại nhớ chàng đến thế, càng nhớ nàng lại càng giận. Nếu Chí Minh xuất hiện trước mặt nàng trong lúc này nàng sẽ chạy đến đánh vào người chàng, nàng sẽ la chàng sao quên cuộc hẹn với nàng, rồi nàng sẽ dựa vào chàng mà khóc, nũng nịu để chàng phải ân hận vì việc ấy, dể chàng phải dỗ dành, năn nỉ. Hạ Hương phì cười thì ra nàng đang tưởng tượng, giờ thì chỉ có mỗi mình nàng mà thôi, không có Chí Minh, không có những giọt nước mắt và sự dỗ dành nào cả. Mùi thuốc là đâu đó thật nồng nặc, Hạ Hương là người chúa ghét mùi thuốc lá, nàng ngó quanh tìm kíêm. Người thanh niên ngồi kế bên nàng vẫn còn đó làm nàng giệt cả mình. Sau một lúc lấy lại bình tĩnh Hạ Hương cảm thấy khó chịu và giận dữ. Nàng đang bực mình vì Chí Minh nay lại thêm một anh chàng này ngồi đây làm nàng giệt mình, đã thế lại còn nhìn nàng với ánh mắt như trêu trọc. Dường như chàng thanh niên ấy biết nàng đang giận nên chàng mỉm cười với nàng. Đến bây giờ Hạ Hươngmới trông rõ diện mạo của người đã ngồi bên cạnh nàng hơn hai tiếng đồng hồ quạ Chàng thanh niên có một khuôn mặt thanh tú, cặp châm mày sậm, một chiếc mũi cao, mái tóc bồng bềnh nhưng được hớt gọn, dáng vấp tao nhã, trông chàng chẳng khác những vị công tử phong lưu đa tình thời xưa. Hơn thế nữa chàng thanh niên có một đôi mắt rất đẹp và cũng thật buồn, một đôi mắt biết nói, biết cười. Nhìn vào đôi mắt ấy Hạ Hương cảm thấy bao bực dọc cũng như tan biến, thay vào đó là một cảm giác mơn man, nhẹ nhàng. Rồi một lần nữa chàng mỉm cười với Hạ Hương, nụ cười này làm Hạ Hương thoát khỏi cảm giác lạ lùng kia, nàng cúi đầu ngượng ngùng vì biết mình đã nhìn chàng một lúc lâu. - Sao cô vẫn không chịu về đỉ – chàng thanh niên kia hỏi. Để phá bỏ sự ngượng ngùng của mình Hạ Hương đã trả lời chàng thanh niên bằng một câu nói cộc lốc. - Việc đó của tôi can hệ gì tới anh? Chàng thanh niên lại cười nụ cười của chàng thật dễ mến, nó khiến người khác nhvui lây. - Thì không can hệ gì, tôi chỉ thắc mắc hỏi cho biết có phải cô đang hcờ người không? – câu nói như vừa giải thích cũng như vừa hỏi nàng. Anh chàng thật lém lỉnh, nhưng Hạ Hương cũng không chịu thua. - Ừ, tôi thấy mình may mắn hơn, có những người không có ai để chờ mà cũng làm ra vẻ như chờ người. Câu nói trêu trọc của Hạ Hương đã không làm chàng thanh niên kia giận bỏ đi, chàng như không để ý đến câu nói đó. - Không biết ai đã nhẫn tâm để một người thiếu nữ xinh đẹp thế này phải chờ nhỉ? Hạ Hương bật cười, nụ cười tinh ranh thường khi của nàng. Nàng đã khá quen thuộc với câu nói này, thì ra anh chàng này cũng đang có ý tán tỉnh nàng đây. Hạ Hương khẩy cười và trả lời một cách đầy kiêu hãnh. - Tôi nghe khen nhiều rồi không còn tác dụng nữa đâu. Chàng thanh niên lại cười, hình như chàng là người rất thích cười. Có lẽ chàng chưa bao giờ biết lo âu, phiền muộn. - Cô kiêu ngạo thật. Cũng đúng người đẹp thường hay kiêu ngạo như thế. Lời nói như mỉa mai làm Hạ Hương bực bội, nàng đâu phải là người kiêu ngạo, chỉ vì nàng không muốn tạo hy vọng cho những chàng trai ve vãn quanh nàng. Nàng đã có gia đình, nàng không muốn Chí Minh phải buồn nên mới phải tỏ thái độ như thế chứ có phải nàng là cô gái kiêu căng như chàng trai kia nói đâu. Thế nhưng Hạ Hương cũng không muốn đính chính, hiểu lầm thì sao chứ, nàng và anh chàng kia cũng đâu có quen biết. Càng hiểu lầm càng tốt. Rồi chàng thanh niên lặng im với điếu thuốc hút dỡ trên tay, lần này thì đến Hạ Hương lên tiếng hỏi. - Sao anh cũng không về đi? - Đã lâu tôi không về đây, hôm nay tôi muốn ngồi đây thật lâu ôn lại cái thời đã qua…- rồi chàng hát, giọng hát thật trầm ấm – Anh như sao sáng, ôm trên tay nghìn ước mơ, anh cùng sao trao em ước mơ hồng, giờ em nơi đâu nghìn ước mơ chìm sâu… - A bài hát này tôi mới nghe lúc nãy nè. - Cô thấy tôi hát thế nào? Dù Hạ Hương đã bị cuốn hút vào những giai điệu và cả giọng hát của chàng thanh niên kia nhưng nàng vẫn bướng bỉnh phủ nhận. - Ừ, tạm được. - Tạm dược thôi sao? – chàng trai có vẻ ngạc nhiên nhưng rồi chàng như đã hiểu sự tinh nghịch của Hạ Hương chàng cười và nói tiếp – Vậy mà người ta lại trầm trồ khen ngợi mãi, vậy là họ nói dối tôi sao? Ôi thế thì nhiều người nói dối tôi quá nhỉ? - Thì chắc họ muốn khen cho anh vui đó. - À ra thế hả? - Anh cười gì thế? – dù biết chàng trai có một nụ cười đáng yêu nhưng Hạ Hương lại lấy nó ra nói như một điểm yếu – Tôi thấy hình như anh thích cười lắm nhỉ? Tôi không phải hề đâu mà anh cứ nhìn tôi cười mãi thế. Chàng lại cười, cười bởi sự ngây ngô của nàng, cười bởi vì đã đụng phải một con người ngược ngạo, thích đảo lộn trắng đen. - Cô tên gì thế? - Hỏi làm gì? - Để biết, chẳng lẽ muốn biết điều gì đó cũng đều phải có lý do sao? - Cái đó thì không, nhưng tại sao tôi phải nói tên tôi cho anh chứ? - Cô thật là bướng bỉnh và … kẻ nào đụng phải chắc có lẽ xui lắm đây, nhưng không hiểu sao tôi lại thích tính cách ngang bướng của cô thế nhỉ? - Ai cần anh thích. - Thôi được, vậy tôi giới thiệu tên tôi trước rồi cô sẽ đáp lễ lại bằng tên cô nhé. - Để xem, nếu tên anh hay thì tôi có thể nghĩ lại, còn không thì… - Được quyết định thế nhé, tôi là Lai Đình Bảo, rất hân hạnh được quen với tiểu thư. - Đình Bảo, tên này nghe quen quen, ủa anh là người lúc nãy hát bản nhạc đó mà. - Vâng. Câu trả lời càng làm Hạ Hương thêm ngượng, anh chàng này là một ca sĩ nổi danh mà nàng lại nói là hát tạm được, còn bảo người ta khen chàng là muốn chàng vui. Nàng đâu ngờ ý chàng nói là những người hâm mộ. Tuy hơi ngượng nhưng Hạ Hương vận cố tỏ ra vẻ thản nhiên để khỏi bị quê trước mặt anh chàng không quen biết kia. - À, thì ra là ngôi sao sáng, thế mà tôi không biết cơ chứ. - Sao bây giờ tôi đã đủ tư cách biết tên cô rồi chứ? - Chưa. - Vẫn chưa à? - Tôi đây chứ không phải những cô bé nhẹ dạ cả tin đâu nhé. Là ca sĩ nổi tiếng thì sao chứ? Chả ăn nhập gì đến tôi cả. Tôi không thích những kẻ tưởng mình là thế này thế nọ rồi tưởng ai cũng chạy theo mình đâu nhé. - Có cá tính đấy chứ. Không hiểu sao tôi lại ngày càng thích cô rồi đấy. - Vậy thì tôi khuyên anh nên bỏ ý định đó đi, tôi đã có chồng rồi. - Sao? Ha…ha… - Sao anh cười? - Cô mà có chồng? - Có gì sao? - Trông cô bất quá 17,18 tuổi là cùng thì sao lại có chồng được chứ? - Tôi đã gần 20 rồi đấy. - Thật sao? - Anh không tin thì xem chứng minh thư của tôi đây này. Ờ mà không được sao tôi có thể cho anh xem giấy tờ của mình một cách tùy tiện vậy, tôi với anh đâu có quen biết đâu. - Đúng rồi, tôi không là gì của cô cả, bởi thế nên cẩn thận nếu không tôi bắt cóc tống tiền. Được, tôi tin cô 20 tuổi nhưng tôi không thể tin cô đã có chồng. - Không tin đó là quyền của anh, tôi cũng không cần anh tin làm gì. - Hạ Hương. - Tôi phải về thôi, chúc anh ở lại hóng gió vui vẻ. - Tôi có còn gặp lại cô chứ? - Tôi không mong có ngày đó đâu. Hạ Hương lên xe để Chí Minh chở về, trên đừơng về nàng không thèm nói một lời nào mặc những lời xin lỗi, giải thích của Chí Minh. Nàng không hiểu sao lại giận Chí Minh đến thế. Chàng chưa bao giờ làm điều gì để nàng phật lòng và đây là lần đầu tiên họ giận nhau. Hạ Hương là một người rất dễ quên nhưng nàng không muốn làm hoà với Chí Minh vậy thôi. Nguyên Hương (1) Anh yêu em Chương 6 Cũng như mọi buổi tối Hạ Hương ăn cơm xong nàng bật tivi xem hay vẽ một cái gì đó. Hôm nay Hạ Hương muốn vẽ một bức tranh nhưng nàng lưỡng lự không biết phải vẽ gì, bỗng nàng xực nhớ đến chàng thanh niên đêm nọ. Anh chàng đẹp tựa nhân vật trong truyện tranh đã để lại cho nàng một ấn tượng sâu sắc. Nàng nói chuyện một cách ngang ngạnh với chàng như thế vì chàng quá đẹp, quá quyến rũ, nàng không muốn chàng xem nàng bình thường như những cô gái khác vì Hạ Hương là một con người đầy cao ngạo. Nàng lục lại trí nhớ để vẽ lại khung cảnh đêm hôm ấy, ngoài trời mưa lất phất nàng và chàng thanh niên ngồi trên chiếc ghế đá trò chuyện. Bức tranh hoàn tất, một khung cảnh hết sức bình thường nhưng sao Hạ Hương thấy bức tranh thật đẹp, thật sinh động. Đang ngồi thẩn thơ trước bức tranh mới vẽ, tiếng chuông cửa làm cắt đứt dòng suy nghĩ của nàng. Hạ Hương ra mở cửa nhưng không thấy ai, nàng ngơ ngác nhìn quanh rồi đóng cửa lại. Tiếng chuông lại vang lên, cũng như lần trước không có ai cả, bực mình nàng đóng cửa lạinghĩ thầm ai đang chọc phá kỳ cục. Lần thứ ba chuông lại vang, nàng không thèm mở cửa nhưng chuông cứ reng mãi. Tức tối, Hạ Hương định bụng lần này mà không có ai nàng sẽ mở toang cửa đứng xem ai còn phá chuông. Nàng mà bắt được thì sẽ cho người rãnh rỗi ấy một trận để chừa cái tật phá phách. Nhưng lần này Hạ Hương đã không thể giận dữ vì trước mắt nàng là một bó hoa thật lớn và người chủ của bó hoa không ai khác là Chí Minh. - Em có thích không? - Không thích. - Vợ anh sao giận dai thế? - Ai mà rãnh giận anh. - Vậy sao? Không giận mà đã ba hôm không thèm nói với anh một lời nào. - Ai có lỗi mà mới năn nỉ được vài câu không được là bỏ đi, tại ai trước. - À thì ra em giận anh không chịu năn nỉ em lúc đó chứ gì? Anh xin lỗi, tại anh cứng đầu, bướng bỉnh, anh dám cương với cả nữ hoàng của anh, tại anh. - Anh chỉ khéo chọc người ta. - Em chịu cười rồi sao? Anh tưởng em giận anh luôn rồi chứ. Hạ Hương, em có biết mấy ngày qua em không chịu nói với anh câu nào làm anh bức rức, khó chịu lắm không. - Anh cũng có thèm nói chuyện với người ta đâu. - Anh sợ em còn giận, lỡ anh nói điều gì không hay em giận hơn thì lúc đó anh biết tính sao nên anh chờ em nguội hẳn anh mới dám. - Anh bảo em ngang ngạnh anh còn ngang ngạnh hơn cả em nữa. - Đâu có, anh làm sao dám ngang ngạnh với em được chứ. Anh không sợ trời, không sợ đất, chỉ sợ mỗi mình em thôi. - Chỉ giỏi nịnh. Anh biết em phải cố gắng thế nào mới đạt được loại giỏi không? Anh biết em làm vậy là vì ai không? Vì anh dấy, em muốn anh hãnh diện vì em. Em chờ đợi ngày được phát bằng đến mỏi mòn thế mà anh lại không đến. - Anh xin lỗi, nhưng em còn học dài dài thì thiếu gì cơ hội để anh tham dự lễ tổng kết cuối khóa của em chứ. - Anh, nói không chịu hiểu gì hết, đây là lễ bế giảng đầu tiên nó rất quan trọng với em. - Được, được, trăn ngàn tội lỗi là do anh, anh đáng bị xử tội chết. - Không được, chết là quá nhẹ tội cho anh rồi, em phải tìm cách trừng phạt dã man nhất đối với anh em mới hả dạ. - Được, em muốn sao anh cũng cam lòng chịu tội. - Được, vậy hình phạt em dành cho anh là ẵm em vào phòng. - Dễ vậy sao? - Anh không chịu à? - Sao lại không, tội thần đồng ý. Hây da… - Coi chừng té em đó. - Ồ khoan. - Sao hối hận rồi sao? - Không, em cũng phải bị phạt mới công bằng chứ - Sao em lại phải bị phạt? - Tại em cũng làm anh bức rức mấy hôm nay không làm ăn gì được cả. Em có biết anh đã đuổi mấy ông khách đi rồi không? - Vậy hả? Có sao không anh? - Không sao, nhưng em hư lắm, em phải bồi thường thiệt hại cho anh. - Anh có lỗi trước mà còn bắt em bồi thường à? Anh chơi ăn gian quá. - Không chịu phải không? Vậy thì anh sẽ em suốt không thả em xuống nữa. - Thôi được, vậy anh muốn em làm gì nào? - Anh thì tốt hơn em anh chỉ cần một cái hôn thôi. - Ồ, anh ăn gian quá, không cho đâu. - Được rồi, em ráng chạy nhanh đó, nếu anh bắt được thì sẽ tăng gấp đôi đó. - Anh bắt em đi nào. - Anh bắt được em cho coi. Hạ Hương. Họ làm lành với nhau, cuộc sống trôi đi làm Hạ Hương cũng quên đi chuyện anh chàng nghệ sĩ kia. Hạ Hương chỉ xem đó là cuộc gặp gỡ tình cờ và nàng không nghĩ họ sẽ gặp lại nhau. Nhưng người ta thường nói quả đất thì tròn, có duyên ắt sẽ gặp nhau và nó đã ứng nghiệm với Hạ Hương. - Hạ Hương nghe nói hôm nay lớp mình có ông thầy mới. Ông thầy này lúc trước cũng là học sinh của trường, nghe đâu ông ta cũng là một nhân vật gì tiếng tăm đấy. - Ôi có gì ghê gớm đâu, cướp biển hay tội phạm truy nã mà đi dạy học mới đáng nói chứ. - Cậu chỉ giỏi lí lắc. Hả là anh ta à? - Ai? - Hạ Hương không thể ngờ người đứng lớp nàng hôm nay là anh chàng hôm trước. Anh chàng nhìn nàng với ánh mắt như trêu chọc làm nàng thật khó chịu. Cuối tiết Hạ Hương thu dọn nhanh đồ đạc để khỏi nhìn thêm cái gương mặt đáng ghét của chàng thanh niên kia nhưng không ngờ anh ta còn nhanh hơn nàng một bước. Chàng chờ sẵn nàng trước cổng. - Chào. - Ai quen biết đâu mà chào. - Sao không quen biết. À có phải tôi hơi thô lỗ khi chào cô như thế không? Phải nói là chào cô Lâm Hạ Hương nghe ra nhã nhặn hơn. - Sao anh biết tên tôi? - Tôi là thầy của cô mà, cô quên nhanh thế. - Đồ đáng ghét. - Nè đừng giận mà tôi chỉ giỡn chút thôi. Đó là lần thứ hai Hạ Hương và Đình Bảo gặp nhau, thế rồi khuôn mặt đáng ghét kia dần dần quen thuộc và thân thiết hơn với Hạ Hương. Đình Bảo giúp nàng giải đáp những thắc mắc, chàng chỉ dẫn cho nàng những nét độc đáo trong hội họa, chàng cho nàng mượn tất cả tài liệu hay mà chàng sưu tầm được, chàng cho nàng xem kho tàng tranh của chàng…Lắm lúc họ còn trao đổi sang cả lĩnh vực âm nhạc, thỉnh thoảng chàng còn hát cho nàng nghe những ca khúc mới. Nói chung trong mắt Hạ Hương, Đình Bảo là một chàng trai tài hoa. Họ ngày càng thân thiết với nhau như hình với bóng. Họ không chỉ cặp kè với nhau ở học viện mà đôi lúc Hạ Hương còn đi đến những phòng trà xem Đình Bảo hát. Việc Hạ Hương không còn ở nhà thường như lúc trước làm Chí Minh lo lắng. Chàng lo không chỉ vì sự đi sớm về muộn của Hạ Hương mà còn lo lắng vì sự thay đổi của vợ. Hạ Hương chưng diện hơn, nàng không còn chờ Chí Minh về dùng cơm như trước mà ngược lại có những tối Chí Minh lại phải chờ nàng về hay đôi lúc Hạ Hương tránh né sự thâm mật của chàng…Sự lo lắng ấy ngày càng một nhiều hơn từ khi chàng tình cờ thấy bức tranh Hạ Hương vẽ nàng và Đình Bảo ngồi cùng nhau. Làm sao Chí Minh quên được cái ngày ấy, tuy không thấy rõ người ngồi bên Hạ Hương là ai nhưng làm sao mà chàng không nhớ được cái khung cảnh này chứ. Lần đầu tiên nàng ngồi trò chuyệïn với một người đàn ông lạ. - Hạ Hương, em đi đâu về trễ thế? - Em đi học vẽ. - Giờ này học viện của em đóng cửa lâu rồi mà. - Ờ thì em đi học nhóm ở nhà bạn. Sao hôm nay anh điều tra em ghê thế? - Anh chỉ thắc mắc sao lúc này em luôn về trễ thôi. - Ờ tại chúng em sắp có bài kiểm tra giữa khóa ấy mà. Thôi em đi tắm đây, anh cũng đi ngủ sớm để mai còn đi làm nữa. - Hạ Hương. - Chí Minh ôm lấy Hạ Hương nhưng nàng đã tránh né. - Em mệt lắm rồi, để lúc khác đi anh. Sự lạnh nhạt ấy làm Chí minh lo sợ, có phải điều chàng lo lắng đã đến, Hạ Hương đang có người khác sao? Suốt đêm đó Chí Minh không tài nào ngủ được, chàng hút hết điếu thuốc này sang điếu thuốc khác. Mặt trời đã ló dạng mà Chí Minh vẫn không thể nào chợp mắt được. Hạ Hương đã dậy, nàng vươn vai bước ra khỏi phòng, nàng giật mình khi thấy Chí Minh ngồi ở salon từ lúc nào. Khuôn mặt chàng dạo này xanh xao, tiều tụy hẳn đi. Tay chàng vẫn còn cầm điếu thuốc đang cháy dỡ, Chí Minh có bao giờ hút thuốc đâu, nhìn gạt tàn đầy tàn thuốc Hạ Hương biết là Chí Minh suốt đêm qua không ngủ, lý do tại sao thì nàng khá rõ. Hạ Hương cảm thấy lòng mình như se thắt lại, nàng bước đến gỡ lấy đếu thuốc trên tay Chí Minh dụi đi và nói. - Cả đêm anh không ngủ sao? Chí Minh không nói lời nào mà chỉ nhìn nàng với ánh mắt như dò xét, bỗng nhiên Hạ Hương thấy mình như vừa phạm phải lỗi lầm gì đó, nàng nói tiếp. - Có phải anh giận em huyện tối qua không? Em xin lỗi, em sẽ không như thế nữa, em sẽ không để anh lo lắng, anh sẽ không học nhóm, sẽ không về trễ nữa. Chí Minh vẫn nhìn Hạ Hương với cái nhìn ấy làm Hạ Hương như không thể nói thêm lời nào được nữa. Hạ Hương cũng không hiểu vì sao nàng cảm thấy mình như có lỗi gì vậy dù rằng việc đi trễ kia không phải là lý do gì to tác. Rồi Chí Minh cũng lên tiếng. - Không phải anh cấm em đi học nhóm cùng bạn bè, em có quyền làm những gì em thích. Không chỉ đi học mà em có thể đi chơi cùng bạn bè nhưng em phải gọi điện về báo cho anh một tiếng. Em có biết mỗi lần em về trễ thế, ngồi ở nhà chờ em mà lòng anh phập phòng lo sợ. Anh sợ em xảy ra chuyện gì em có biết không? - Em biết. - Hạ Hương ôm chấm lấy Chí Minh – Em xin lỗi em sẽ không như thế nữa đâu. Nguyên Hương (1) Anh yêu em Chương 7 Mọi chuyện lại đâu vào đó, tuy Hạ Hương không còn về trễ như dạo trước nhưng nàng vẫn luôn có thái độkỳ lạ. Nàng không còn như lúc trước không còn thích ngồi với Chí Minh hàng giờ để trò chuyện, nói cho chàng nghe những chuyện vui tron glớp nàng hay hỏi han về công việc của chàng…mà thay vào đó nàng hay ngồi trầm tư hoặc chui rút vào đâu đó để vẽ. Giữa hai người như dần hình thành một bức tường ngăn cách. Hạ Hương đã quen đường đi ở đây nên nàng đã không còn cần Chí Minh đưa đón như lúc trước, dù chàng có ngỏ ý muốn đón nàng thì nàng cũng từ chối vì sợ chàng mất công mà điều đó càng làm cho Chí Minh thêm ngờ vực. Hôm đó Chí Minh muốn tạo bất ngờ cho Hạ Hương nên đã không báo trước mà đến đón nàng. Khi vừa trông thấy Hạ Hương, Chí Minh hớn hở định chạy đến cho nàng sự ngạc nhiên nhưng chân chàng khựng lại khi thấy đi bên vợ chàng là một chàng thanh niên, họ cười nói rất ăn ý, nét mặt vui cười của Hạ Hương làm cho Chí Minh ngỡ ngàng, đã lâu chàng không được nhìn thấy Hạ Hương cười tươi như thế với chàng. Chí Minh lùi bước định quay đi nhưng chàng bỗng sực nhớ chàng là chồng nàng, tại sao lại phải trốn tránh. Ngược lại chàng phải đứng ra bảo vệ cái hạnh phúc mà chàng dầy công vun đắp, nghĩ thế Chí Minh đi đến nắm lấy tay Hạ Hương như chứng tỏ cho chàng trai kia biết mối quan hệ thân thiết giữa họ mà hãy bỏ ý định kia đi. - Hạ Hương, em tan học rồi sao? - Anh Minh, sao anh lại đến đây? - Anh là chồng em, chồng đến đón vợ không được sao? - Ờ. - Đây là ai thế em? - À, anh ấy là thầy dạy em trong khóa này. - Ra thế, chào anh, tôi là chồng của Hạ Hương, tôi tên Tăng Chí Minh. - Chí Minh cố tình nhấn mạnh mối quan hệ của chàng và Hạ Hương. - Vâng, chào anh, tôi là Lai Đình Bảo, rất hân hạnh được quen biết với anh. Lai Đình Bảo cái tên nghe khá quen, đúng rồi Chí Minh sực nhớ lúc này Hạ Hương hay mua đĩa nhạc của một nam ca sĩ. Nàng nghe suốt ngày đêm, đôi lúc nàng còn hát theo bài nhạc, nàng mê mẩn nó còn hơn nghe giọng nói của chàng. Chí Minh cảm thấy thua kém chàng trai kia quá rõ ràng nhưng lại nghĩ dù gì Hạ Hương cũng là vợ chàng, nói ra thì hắn vẫn thua chàng một khoảng cách quá xa. - Anh Minh. - Hả? - Anh đang nghĩ gì mà thẩn thờ ra thế? - Không có gì, thôi mình về, hôm nay anh muốn cho em một sự ngạc nhiên. - Vậy… - Hạ Hương có vẻ ấp úng. - Em không thích sao? - Không. Anh Bảo này thôi để bữa khác nhé. - Ừ không sao đâu. - Chào anh. - Vâng. Tuy Hạ Hương đi bên cạnh nhưng Chí Minh vẫn thấy lo, nhìn vào ánh mắt nàng chàng thấy như có rất nhiều tâm sự. Chàng hỏi. - Hạ Hương, người lúc này là ai vậy? - Không phải em đã nói với anh rồi sao, anh ấy là thầy dạy em khóa này. - Thầy trò gì mà thân thiết thế? Lúc này anh thấy em thường mua đĩa CD thì ra là đĩa của hắn. Em mê giọng hát của hắn vậy sao? - Thì ủng hộ cho anh ấy thôi mà. - Anh thấy hắn hát cũng có gì gọi là đặc sắc đâu, thiếu gì ca sĩ em không htích lại đi thích hắn. Theo anh thấy hắn là một kẻ rất phong lưu em nên coi chừng, đừng tiếp xúc với hắn nhiều. - Anh này lạ chưa, anh ấy là thầy em, bảo em tránh anh ấy chẳng khác nào kêu em nghỉ học luôn cho rồi. - Được thế cũng tốt, anh sẽ kiếm chỗ khác ho em học. - Anh hôm nay sao ấy, nói năng gì cộc lốc, tra hỏi em cứ như tra hỏi tội phạm. Anh có bao giờ thô lỗ thế đâu. - Đúng rồi tôi thô lỗ, tôi già cỗi không như người ta trẻ đẹp nào, nào là ca hát vẽ vời, lãng mạn quá nhỉ. - Anh sao thế? Anh lại nổi cơn điên gì đây? Dạo này hở một chút là anh kiếm chuyện gây với em, anh nói tạo bất ngờ cho là thế này à? Càng ngày em càng không hiểu anh sao cả. - Đúng rồi, tôi và cô tuổi tác cách nhau như thế làm sao hiểu được nhau, chỉ có hắn, hắn mới hiểu cô thôi. - Anh nói vậy là sao? - Không sao cả. - Dừng xe. - Anh không dừng. - Tôi bảo anh dừng xe. Anh không dừng xe tôi mở cửa nhảy xuống đó. Anh thật quá đáng. - Hạ Hương, em đi đâu thế? - Tôi đi tìm người hiểu tôi để anh không còn phải thấy khuôn mặt đáng ghét của tôi nữa. - Hạ Hương, anh xin lỗi anh đã không đúng với em, chỉ tại anh ghen quá thôi. Anh sợ mất em, anh thì như thế này, em thì qua trẻ lại xinh đẹp. Anh làm sao có thể so sánh với những người ve vãn quanh em. - Nói vậy anh không tin tưởng tôi chứ gì. - Không phải anh không tin em mà anh chỉ không tin tưởng bản thân mình có thể giữ được em. - Anh Minh, sao anh lại nói thế. Em yêu anh, em đã là vợ của anh thì em không quan tâm đến những người khác. Học giàu sang, trẻ trung, tài năng thế nào thì đó là chuyêïn của họ, người em quan tâm là anh. Em chỉ cần một mình nah thôi anh hiểu không? - Anh hiểu, anh xin lỗi em, anh sẽ không ghen tuông vớ vẩn như thế nữa. Chúng mìnhvề đi em. Hạ Hương hiểu được tâm trạng của Chí Minh lúc này, nàng cũng âm thầm suy nghĩ, phân tích lại những việc làm của nàng trong thời gian gần đây. Có lẽ nàng và Đình Bảo quá thân mật nên đã gây sự hiểu lầm đáng tiết như ngày hôm naỵ Không biết chừng một ngày nào đó tình cảm đó có thể vượt đi xa mức cho phép của nó. Nàng không muốn thế vì nàng biết mình rất yêu Chí Minh, nàng không thể rời xa chàng cũng như chàng không thể xa nàng. Mối quan hệ giữa nàng và Đình Bảo đến đây nên chấm dứt. Hạ Hương bắt đầu tránh né Đình Bảo, điều này làm chàng rất khó chịu, chàng tìm gặp riêng Hạ Hương nó chuyện. - Hạ Hương, sao lúc này em tránh mặt anh vậy? - Em đâu có tránh ai. - Không có mà cứ nhìn thấy anh từ xa là em chạy đi như anh là ma không bằng. - Đâu có, tại em có việc gì khác ấy mà, với em là người đã cò chồng, chồng em không thích em thân thiết với người đàn ông khác và em… - Hạ Hương ngập ngừng một lúc – và chính em cũng muốn vậy. - Chúng ta có làm gì sai đâu, anh là thầy em, chúng ta chỉ gặp nhau để trao đổi về việc học của em, hơn thế nữa thì chúng ta là bạn, bạn tốt của nhau. Chẳng lẽ chỉ có thế mà chồng em cũng không thích sao? Vậy là anh ta quá ích kỷ chứ chẳng phải vì em. anh ấy muốn độc chiếm em, phụ nữ bây giờ đâu phải như xưa mà phải chịu sự quản thúc của chồng. Mà nếu anh ấy không tin tưởng em nghĩa là anh ấy cũng không thật lòng yêu em sâu đậm. Lời nói của Đình Bảo rất có lý, Hạ Hương cũng nghĩ nếu Chí Minh thật lòng yêu nàng thì chàng phải tin vào tình yêu và lòng chung thủy của nàng dành cho chàng chứ sao có thể ép nàng phải theo khuôn phép của chàng đặt ra. Thế rồi Đình Bảo và Hạ Hương lại tiếp tục mối quan hệ bạn bè của họ. Nguyên Hương (1) Anh yêu em Chương 8 Thỉnh thoảng Đình Bảo mời Hạ Hương đến phòng trà chàng hay biểu diễn, nói đúng hơn là phòng trà đó cũng một nửa của chàng. Hôm đó được về sớm Đình Bảo mời Hạ Hương đến phòng trà chàng vì hôm ấy là kỷ niệm một năm khai trương và dĩ nhiên là Hạ Hương đã đồng ý. Ngồi bên nhau họ kể cho nhau nghe rất nhiều chuyện. Hạ Hương kể cho Đình Bảo nghe ước mơ trở thành họa sĩ, nàng mong muốn được tổ chức một buổi trưng bày tranh của mình. Đình Bảo chúc cho ước mơ của nàng sớm trở thành hiện thực. Còn chàng thì kể cho Hạ Hương nghe lý do tình cờ chàng đến với cái nghề ca hát cho đời. Gia đình chàng rất giàu có nhưng chàng lại thích sống cuộc đời phiêu lãng. Chàng không thích thừa kế công việc kinh doanh của bố mình nên bị đuổi ra khỏi nhà. Hạ Hương an ủi cho số phận của Đình Bảo, vẫn với nụ cười nghịch ngợm ngày nào Đình Bảo nói : “Cuộc đời thường không trọn vẹn, đôi khi cần phải hy sinh một cái gì đó để có được cái khác”. Câu nói làm Hạ Hương nhớ đến hoàn cảnh của mình, nàng cũng vậy, chấp nhận lấy Chí Minh để có được sự sung túc cho gia đình mình. Dù biết Chí Minh rất thương yêu nhưng điều Hạ Hương, mong muốn không chỉ có thế. Từ khi biết mộng mơ Hạ Hương mong mình sẽ được trải qua mối tình khắc cốt ghi tâm, được lấy người mình yêu là mơ ước của các cô gái và Hạ Hương cũng không ngoại lệ. Hạ Hương cảm thấy tiếc nuối cho cuộc hôn nhân của mình, lấy nhau rồi mới bắt đầu tìm hiểu để yêu, giống như tự bắt buộc mình thương yêu để có thể sống với nhau. Hạ Hương cười buồn và tự cạn ly cho bước nhảy tình trường của nàng. Đình Bảo rời bàn lên sân khấu. - Tôi xin hát tặng một khúc nhạc tự biên cho người con gái thân thiết nhất của tôi. Và chàng bắt đầu hát, tiếng nhạc vang lên hoà quyện vào giọng hát đầm ấm của Đình Bảo. Không khí cả phòng trà như lắng đọng, hơi thở cũng nín bặt nhường chỗ cho những giai điệu nhẹ nhàng, lã lướt trong không gian. “ Màn đêm vụt tắt, trong bóng tối cô đơn hình ảnh em hiện lên trước mắt tôi. Em là nàng tiên kiều diễm đến với tôi trong những giấc mợ Tôi đã yêu em ngay từ lần đầu tiên gặp gỡ. Em kiêu sa trong đêm mưa lạnh giá. Em dịu dàng như áng mây nhẹ trôi. Từng dòng nhạc, từng cung bậc này xin dâng em với tất cả tấm lòng. Để cho chúng theo gió đến với em, để em biết rằng anh yêu em….” Lời nhạc vẫn còn du dương, Hạ Hương như thả hồn theo từng làn điệu, nốt nhạc, có lẽ đây là bản nhạc hay nhất mà nàng được nghe. Và rồi Đình Bảo bước đến chỗ nàng đang ngồi tay cầm đoá hoa hồng đỏ thắm. Trái tim Hạ Hương chưa bao giờ thấy xao xuyến và bồi hồi như lúc này, tim nàng như ngừng đập, chỉ biết đưa tay đón nhận đóa hoa một cách vô ý thức. Tiếng vỗ tay, reo hò vang lên. - Hôn đi, hôn đi…. Như một điều hiển nhiên Đình Bảo cúi xuống đặt mộ nụ hôn lên trán nàng. Hạ Hương ngỡ ngàng không biết thế nào, cố tránh đi nhưng đã không kịp nữa rồi Đình Bảo đã hôn nàng. Hai má Hạ Hương đỏ ửng lên vì ngượng ngùng. Trong hoàn cảnh như thế, mọi việc điều diễn ra ngoài sức tưởng tượng của Hạ Hương, chưa kịp định hồn lại thì trước mặt Hạ Hương và Đình Bảo là Chí Minh. Chưa bao giờ Hạ Hương thấy Chí Minh giận đến thế từ khi lấy nhau . Chàng gun tay đánh thẳng vào mặt Đình Bảo khiến Đình Bảo không kịp phản ứng chới với ngã nhào ra bàn kế bên. Quay sang Hạ Hương chàng nắm tay nàng thật chặt kéo ra khỏi phòng trà. Hạ Hương bước theo chồng như một con búp bê, tâm hồn vẫn hoang mang như không biết được chuyện gì vừa xảy ra vậy. Đình Bảo hát tặng nàng một bản tình ca, đó phải chăng là lời tỏ tình của chàng? Rồi chàng con hôn lên trán nàng, từ đâu Chí Minh lại xuất hiện, chàng hung hăn như một con mãnh thú giành lấy nàng từ trong tay Đình Bảo. Hạ Hương cảm nhận được có ai đó chạy theo nàng và Chí Minh, dường như là Đình Bảo, nhưng sao chàng lại dừng lại. Còn nàng bị Chí Minh kéo đi một khoảng, chàng đẩy nàng lên xe và cho xe lao như bay trên đường. Sau một lúc định thần Hạ Hương mới bắt đầu sờ tay mình thấy hơi rát và đau, có lẽ vì lúc nãy Chí Minh đã nắm tay nàng quá mạnh, nhưng chuyện đó trong hoàn cảnh bây giờ chỉ là một hạt bụi nhỏ bé trong sa mạc. Trong phòng trà Chí Minh như lồng lộn, điên dại thế mà từ khi lên xe chàng lại không hề nói với nàng một lời nào. Khuôn mặt lạnh lùng kia làm Hạ Hương sợ hãi, nàng lên tiếng. - Anh Minh, anh hãy bình tĩnh lại mà nghe em giải thích đã, mọi chuyện không như anh nghĩ đâu. Muốn gì thì chúng ta về nhà, muốn đánh, muốn chửi em thế nào cũng được nhưng anh đừng có chạy nhanh như thế được không? Lời Hạ Hương nói như chẳng có tác dụng gì mà dường như lại còn phản ngược tác dụng. Chí Minh càng tăng nhanh hơn nữa và rồi chàng thắng thật nhanh thì đã ở trước cửa nhà. Từ khi về nhà Chí Minh vẫn giữ im lặng, với thái độ lạnh lùng dù Hạ Hương có nói thế nào thì chàng cũng không mở miệng. Thái độ đó làm Hạ Hương đau lòng và đôi khi hoảng hốt lên vì cái nhìn giận dữ lẫn đau khổ của Chí Minh. Chí Minh không quát tháo mà trút sự giận dữ của mình bằng rượu. Chàng đem hết rượu ra mà uống, uống hết chai này đến chai kia. Hạ Hương can gián nhưng vô ích, càng nói chàng uống nhiều hơn, biết không còn cách nào Hạ Hương vào phòng trong. Đêm đó có lẽ nàng, Chí Minh và Đình Bảo, cả ba đều không ai ngủ được. Hạ Hương cứ thập thò ngó ra phòng khách xem Chí Minh như thế nào, chàng vẫn uống, lúc hai ba giờ thấy Chí Minh có ngủ thiếp đi Hạ Hương lấy làm yên tâm vào phòng khép cửa lại chợp mắt một chút thì lát sau nàng nghe có tiếng đóng cửa thật lớn bên ngoài. Hạ Hương chạy ra thì xe Chí Minh đã đi khuất. Sự im lặng cứ tiếp diễn vài ngày sau đó, Chí Minh về nhà rất khuya và đi làm rất sớm, mỗi lần về người chàng nồng nặc mùi rượu. Điều đó làm Hạ Hương tự dằn vặt mình trong đau khổ. Ở nhà không xong mà đi học cũng không yên, nàng đã cố tình tránh Đình Bảo nhưng cũng không sao tránh được chàng. - Hạ Hương. - Anh còn tìm tôi nữa làm gì? Việc hôm trước đã khiến chồng tôi hiểu lầm, tôi không muốn việc ấy xảy đến lần nữa. - Lúc này em xanh xao quá. Em gầy đi nhiều. - Đó là chuyệïn của tôi, tôi không cần anh quan tâm. - Đừng đối xử với anh như thế mà Hạ Hương. Chúng ta có thể nói chuyện riêng được không? - Không, tôi đã sợ những lần nói chuyện riêng tư đó quá rồi. - Em không đi thì anh sẽ tìm chồng em. - Đừng, thôi được, tôi đi với anh. Hai người vào một nhà hàng nhỏ, hình như Đình Bảo đã bao cả nhà hàng này và giờ đây chỉ còn lại hai người và ánh đèn cầy huyền diệu. - Em muốn ăn gì không? - Không. - Em lười biếng ăn như thế không được đâu. Nhấp môi với anh ly này nhé Hạ Hương. - Ợ… - Em sao vậy? - Tôi không chịu được mùi rượu này. - Thường ngày em thích uống loại này cơ mà? - Nhưng hôm nay tôi không thích nữa, đem nó đi chỗ khác đi. - Được, được, anh đem nó đi ngaỵ Sao, em thấy đỡ chưa? - Đỡ rồi. - Chúng ta ra nhảy một bản nào. - Tôi không biết nhảy. - Anh đã chỉ em rồi mà. - Tôi quên rồi. - Không sao anh sẽ chỉ lại cho em, đi nào. Tuy cố tỏ ra cứng rắn nhưng Hạ Hương không hiểu sao nàng lại ngoan ngoãn bước ra sàn nhảy với Đình Bảo. Đình Bảo dìu Hạ Hương đi theo từng điệu nhạc, bài nhạc mà Đình Bảo đã hát tặng nàng. Đây là lần thứ hai Hạ Hương nghe bản nhạc nhưng sao nó vẫn cuốn hút nàng một cách kỳ diệu. Dưới ánh gương mặt Hạ Hương tuy xanh xao nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đạp quý phái của nàng. Đình Bảo nâng cầm Hạ Hương bắt nàng phải nhìn chàng. Hạ Hương đã cố tránh đi ánh mắt đầy ma lực của Đình Bảo nhưng nàng vẫn không thể cưỡng lại được cảm xúc của con tim. Đình Bảo quá lôi cuốn, chàng cho nàng những phút giây thật ngọt ngào mà nàng chưa từng có được. Chàng đã đưa nàng đến thế giới tình yêu mà với Chí Minh thì không sao có thể có được. Chí Minh không thể hát tặng nàng những bản tình ca, chàng chưa từng chứng tỏ sự yêu thương nồng nàn với Hạ Hươngtrước mặt mọi người như Đình Bảo đã hôn nàng trứơc bao nhiêu cặp mắt. Chí Minh không thể nào tạo ra buổi tiệc hai người như thế này nếu không có bàn tay nàng trợ giúp. Chí Minh thì quá mộc mạc, giản dị trong khi Đình Bảo lại quá tinh tế đầy chinh phục. Hạ Hương như dần chìm vào nụ hôn ngọt ngào của Đình Bảo. Trong giây phút đầy đam mê ấy hình ảnh một Chí Minh đầy đau khổ lại hiện lên trong tâm trí của Hạ Hương làm nàng như chợt bừng tỉnh trong giấc mộng uyên ương của mình. - Không được. - Sao thế Hạ Hương? - Em không thể. Em đã có chồng, em không xứng với anh đâu. Anh còn trẻ, thiếu gì thiếu nữ xin đẹp vây lấy anh. - Nhưng anh không cần họ, anh chỉ cần em, anh chỉ yêu mình em mà thôi. Hạ Hương, em biết quá rõ em lấy Chí Minh là vì cái gì. Sự thật là em không hề yêu anh tạ Anh cũng biết là anh ta tốt với em, nhưng thời gian hai năm qua em cũng đã trả đủ món nợ ân tình ấy rồi. Em không thể bắt mình hoà hợp vào cuộc đời của một kẻ hơn em mười mấy tuổi. Anh ấy không thể biết em cần gì, muốn gì, anh ta chỉ biết cho em tiền. Điều đó anh có thể cho em nhiều hơn cả anh tạ Anh sẽ cho em tất cả, tiền, địa vị và cả tình yêu. Nhìn thẳng vào mắt anh nói cho anh biết em cũng yêu anh phải không Hạ Hương? - Phải. - Đi, chúng ta đi tìm anh ấy, xin anh ấy hãy buông tha cho em. - Không được Đình Bảo à, anh chưa hiểu hết câu nói của em. Có lẽ đôi lúc em cũng tưởng mình yêu anh. Em đã thật sự bị anh chinh phục nhưng đó chỉ là sự nông nổi nhất thời chứ không phải là tình yêu. - Em nói thế nghĩa là sao? - Điều em muốn nói cái mà cả hai chúng ta lầm tưởng là tình yêu đó chỉ là sự bồng bột. Chúng ta đều quá trẻ, chúng ta đều bị ảo giác của bề ngoài làm cho lầm lẫn. - Anh không tin, anh biết tính em, em quá nhân từ thà người bị tổn thương là em chứ em không muốn vì em mà tổn hại đến người khác, nhất là Chí Minh. Một người mà em coi là mình đã mắc nợ anh ấy cả vật chất lẫn tình cảm. Me không muốn làm anh ấy đau khổ phải không? Không sao anh sẽ cùng em trả nợ cho anh ấy. Anh ta muốn làm gì anh cũng được, anh sẽ đưa cho anh ta tất cả những gì anh có được. Anh sẽ bán phòng trà nếu không đủ anh sẽ về xin ba thêm để đưa cho anh ấy, anh cũng sẽ từ bỏ sự nổi tiếng,….từ bỏ tất cả, chỉ cần em. anh sẽ đưa em đến một nơi chỉ có chúng tạ Chúng ta sẽ làm lại từ đầu Hạ Hương nhé. - Không được đâu. - Em muốn trả nợ cho hắn đến bao giờ, suốt đời này sao? - Món nợ của em có suốt đời này cũng chưa chắc trả đủ cho anh ấy, nhưng ở đây cũng không hẳn là em trả nợ cho anh ấy mà là vì em yêu anh ấy. - Anh không tin. - Anh phải tin vì đó là sự thật. Em đã có thai với anh ấy. - Có thai? Có thai à? Có thai, thì ra là vậy, bỏ nó đi em sẽ được tự do. - Anh nói gì thế Đình Bảo? - Anh xin lỗi. Em không muốn bỏ đứa con chứ gì? Không sao, có nó cũng không sao. Em sợ nếu bỏ Chí Minh thì đứa bé không có cha chứ gì? Anh sẽ làm ba của nó, anh sẽ coi nó như con đẻ của mình là được rồi. - Tội tình gì phải như thế hả Đình Bảo? - Bởi vì anh yêu em, anh yêu em đến phát điên rồi Hạ Hương ạ. - Đình Bảo, anh đừng làm vậy, anh như thế này em lại càng thêm đau lòng. Em xin lỗi, lẽ ra em không nên quá thân mật với anh, em đã sai rồi. Em ích kỷ, am bị mù quáng trứơc anh, rất may là chúng ta đã chưa làm điều gì để phải hối hận. Em chưa phải là người vợ phản bội và anh chưa phải mang tiếng là cướp vợ người. Hãy tỉnh táo lại đi anh, chúng ta đã sai rồi, chúng ta không nên tiếp tục sai nữa Đình Bảo. Em đã có mang em phải có bổn phận với đứa con của em. - Hạ Hương, có thật là em không hề yêu anh không? - Em không biết, có lẽ là có cũng có thể là không. Em xin lỗi. Hạ Hương bước đi bỏ Đình Bảo cô đơn cùng buổi tiệc mà chàng đã cố công sắp xếp. Chàng nghĩ nó sẽ mang đến niềm vui bất ngờ cho Hạ Hương và tin rằng đây sẽ là kỷ đáng nhớ của hai người. Không ngờ kết quả đã không như ý muốn của chàng. Hạ Hương ra khỏi đó mà lòng cũng như đang rướm máu, có lẽ nàng cũng đã từng yêu Đình Bảo. Trời xanh lại thích gây trái ngang, phải chi nàng có thể gặp Đình Bảo sớm hơn thì có thể họ đã ở bên nhau. Còn giờ đây thì giữa họ là Chí Minh và cả luân thường đạo lý làm người nữa. Nguyên Hương (1) Anh yêu em Chương 9 Về đến nhà Hạ Hương thấy Chí Minh đã ngồi chờ sẵn ở ghế salon, chàng chờ nàng sao? Một cảm giác vui mừng nhen nhóm. - Hôm nay anh về sớm thẻ Em đi lo cơm cho anh ăn nhé? - Cô đi đâu mới về? - Em có đi đi đâu. - Cô còn nói dối, lúc nãy tôi có đến trường thấy cô và hắn đi bên nhau. Tôi theo dõi thấy hai người còn vào một nhà hàng. Lãng mạn quá nhỉ bao luôn cả quán. Hai người đã làm gì rồi? - Chúng em chỉ nói chuyện với nhau thôi, anh đừng hiểu lầm. - Hiểu lầm à? Trai gái vào nhà hàng mà hắn còn bao cả nhà hàng ấy nữa chứ, chưa hết, bên trên nhà hàng đó là khách sạn, có trời mới biết hai người trong sạch hay không. - Anh coi em là hạng người ấy sao? Anh nói chuyện ngang ngược quá. - Phải tôi ngang ngược không dịu dàng, chìu chuộng như người ta nên tôi mới bị cắm sừng đây nè. - Anh mới nói cái gì? - Tôi…. Vừa ngay lúc đó điện thoại vang lên, Chí Minh giật vội lấy không cho Hạ Hương bắt máy. - Alô. - Cho tôi gặp Hạ Hương. - Anh có lá gan thật không nhỏ, anh dám gọi điện đến tận nhà kiếm à? Anh có tin tôi sẽ báo cảnh sát tội anh quấy rối vợ người khác không? Anh là người đang nổi tiếng nếu sự việc mà vỡ lỡ thì lúc đó anh sẽ mất tất cả, nah không sợ sao? - Tôi nói lại lần nữa, tôi muốn gặp Hạ Hương. - Không được. - Anh có giỏi thì đấu với tôi đừng có làm cái việc trẻ con ấy, lệiu anh có thể giữ được cô ấy suốt đời không? Có bản lĩnh thì hãy giữ lấy cô ấy bằng chính tình yêu của anh chứ không phải bằng hành động hay sự thương hại của cô ấy. Câu nói làm Chí Minh chao đảo, chàng quăng điện thoại xuống đất và đi vào trong như một kẻ mất hồn. Hạ Hương không biết Đình Bảo đã nói gì với Chí Minh nhưng nàng cũng lượm lấy điện thoại. - Alô….alô…. - Anh còn gọi đến để làm gì nữa? Chúng ta không phải đã nói hết rồi sao? - Hạ Hương anh muốn gặp em. - Gặp làm gì nữa, chúng ta không thể nào đâu. - Anh bíêt nhưng anh muốn gặp em lần cuối. - Không được đâu. - Hạ Hương nếu em không đến thì em bíêt chuyện gì xảy ra rồi đấy, em hiểu quá rõ con người anh rồi còn gì. Em không muốn phải hối hận suốt đời chứ? - Anh dọa em à? - Hạ Hương, anh van em, cho anh gặp em lần cuối đi, rồi anh sẽ không làm phiền gì em nữa. Em coi như ban cho anh một ân huệ cuối cùng cũng được. Coi như em thương hại anh cũng được. - Thôi được, ở đâu? - Nơi đầu tiên chúng ta gặp nhau. Anh chờ em. Hạ Hương cúp máy rồi rón rén đi ra cửa để đến chỗ hẹn nhưng nàng không ngờ Chí Minh đứng ngay sau nàng từ rất lâu. - Cô đi đâu đó? - Em ra ngoài một chút. - Mới vừa chia tay nhau thế mà đã chịu không nổi rồi sao? Không được. - Em xin anh, em chỉ đi một lát thôi rồi em sẽ về. - Hạ Hương, anh cũng xin em, em đừng gặp hắn nữa có được không? - Lần này sẽ là lần cuối cùng, em sẽ không gặp lại anh ấy nữa, anh cho anh đi được không anh? - Không anh không tin, hắn nói vậy chỉ để em mềm lòng thôi, đừng tin lời hắn, đừng đi Hạ Hương. - Chí Minh. - Tôi nói không được là không được, cô bước ra khỏi căn nhà này nửa bước tức là cô muốn cắt đứt tình nghĩa vợ chồng trong hai năm nay của chúng ta. - Anh Minh, tại sao anh lại thay đổi như vậy? Lúc trước anh đâu có nhỏ nhen như thế, Chí Minh lúc trước của em đâu rồi? Anh đã không còn là Chí Minh bao dung độ lượng ngày nào mà là một con người ích kỷ, anh ghanh ghét với Đình Bảo. - Phải tôi ghanh tị với hắn đó, hắn đã có tất cả rồi sao lại còn phải giành vợ với tôi? Sao cô không đứng ở vai trò của tôi mà nghĩ, có thằng đàn ông nào chịu được cái cảnh kẻ khác hôn vợ mình trước mặt mọi người như thế. Cô thì xinh đẹp, trẻ trung, hắn thì lịch lãm, hào phóng. Tôi làm sao có đủ tiêu chuẩn mà đi so với hắn. Tôi sợ mất cô đếùn như điên như loạn, không còn đầu óc, tâm trí gì để mà làm việc. Suốt ngày chỉ biết đi canh cộ Phải nhìn cái cảnh hai người lúc nào cũng quấn quýt bên nhau, tôi khó chịu đến cỡ nào cô có biết không? Chưa bao giờ Chí Minh tôi lại thê thảm như lúc này, vì một người đàn bà mà bỏ luôn cả sự nghiệp, tôi quả là thằng đàn ông thất bại. - Anh Minh, em xin lỗi anh, nhưng em phải đi, lúc về em sẽ giải thích cho anh nghe tất cả. Hãy tin ở em. - Được, cô đi luôn đi, tôi không muốn thấy mặt cô trong ngôi nhà này nữa. - Anh thật nhẫn tâm. Hạ Hương bật khóc và nàng chạy đi. Hôm nay Đình Bảo mặc bộ đồ mà lần đầu tiên hai người gặp nhau, chàng không khác hôm ấy là mấy chỉ có điều chàng không còn tươi cười như lúc trước. Nụ cười nghịch ngợm đôi lúc thật ngông nghênh nhưng cũng thật trẻ con và dễ mến. Hôm nay trời cũng mưa lất phất. Hạ Hương chạy vào, mái tóc rối vì nước mưa làm cho nàng có vẻ tiều tuỵ đi, nàng ngồi xúông kế bên Đình Bảo. Chàng đưa cho nàng chiếc khăn tay lau mặt, cả ahi ngồi bên nhau thật lâu mà không nói gì. Rồi chàng nở một nụ cười, nhưng là một nụ cười đầy mỉa mai cho số phận. - Em biết không, hôm ấy sau khi nói chuyện với hiệu trưởng anh định đi về vì lúc đó cũng đã khá trễ, mọi người cũng đã về hết, vậy mà anh vẫn thấy có một cô gái vẫn chưa về. Thật lạ anh bỗng chùn chân lại khi nhìn thấy em. em ngồi thẫn thơ với những hạt mưa bay thật đẹp như một áng thợ Khi an hbước đến ngồi cạnh vậy mà em vẫn không thèm đoái hoài tới nhìn xem anh là ai. Em không màng đến anh mà chỉ chăm chú nhìn những hạt mưa rơi. Mái tóc em bay theo gió làm lộ khuôn mặt thanh tú của em, không phấn son nhưng đẹp lạ thường. Em làm cho anh phải ngẩn người ra, lần đầu tiên anh bị một cô gái làm cho ngỡ ngàng như thế. Anh bắt chuyện với em, anh tin sự nổi tiếng của và cái vẻ bảnh bao sẵn có rồi em sẽ như các cô gái khác vây lấy anh. Nhưng anh đã lầm, em trả lời anh với thái độ hờ hững, tinh nghịch, anh đã bị anh cưa đổ chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó. - Không đâu, em làm thế để che dấu đi sự rung động của mình đấy chứ. Em rất ngang bướng dù có thích nhưng em cũng không muốn để cho người khác biết nhất là những anh chàng bảnh trai như anh. – câu nói ấy làm cả hai cùng cười, rồi Hạ Hương nói tiếp. – Với cái vẻ hống hách kia em tin là anh muốn thấy em vây quanh anh như những cô gái kia, em quyết không để anh thực hiện kế hoạch ấy dễ dàng đâu. - Thì ra là thế, vậy mà anh cứ tưởng hôm đó anh xấu lắm sao mà có một cô gái dững dưng trước anh. - Cái đẹp thì ai mà lại chả thích, em cũng là người, cũng có cảm xúc chứ bộ. - Hạ Hương, em có nói chúng ta đã bị cảm giác bề ngoài làm cho lầm tưởng. Không phải thế đâu Hạ Hương, có lẽ lúc đầu là thế nhưng thời gian sau này thì không. Anh thích em chứ không phải thích vẻ bề ngoài của em. anh chưa từng, tán tỉnh người con gái nào, em là người đầu tiên đấy Hạ Hương ạ. Tíêc thật đáng lẽ ra chúng ta đã là một đôi uyên ương thật đẹp em nhỉ. Nếu có kiếp sau anh sẽ không để cho Chí Minh đến trước đâu, anh sẽ tìm em, anh sẽ công bố cho cả thế giới này biết là anh yêu em. - Chuyện đời không như mình muốn đâu anh ạ. - Hạ Hương, có câu này nah muốn hỏi em lại một lần nữa, có thật em không yêu anh không? Hạ Hương ngập ngừng nhưng nàng quyết định sẽ không thể để Đình Bảo mơ mộng về mối quan hệ này nữa. Phải làm cho chàng bỏ ý định, chàng phải quên nàng để có cuộc sống mới. Hạ Hương đành phải dối lòng dù rất đau khổ. - Không, chưa hề yêu vả sẽ mãi mãi không yêu. Đình Bảo cười rất đắc ý làm Hạ Hương thắc mắc. - Sao anh lại cười? - Vì anh mãn nguyện, anh bíêt là em đang nói dối. Như vậy thì anh thấy cũng đã đủ rồi. Anh kêu em ra đây là để từ giã. - Anh đi đâu? - Đâu cũng được. - Cám ơn anh. - Sao lại cám ơn anh? - Cám ơn anh đã đem đến cho em những giây phút thật khó quên. - Vậy thì anh cũng phải cám ơn em. - Có lúc em oán trách ông trời tại sao lại cho chúng ta gặp nhau để phải nuối tiếc nhưng bây giờ thì em nghĩ khác. Em phải cám ơn trời đã ban cho chúng ta một kỷ niệm đẹp, có lẽ như vậy mà hay, chúng ta sẽ luôn nhớ về nhau. - Ừ, thôi anh đi dây. - Tạm biệt, chúc anh sẽ tìm gặp bến bờ hạnh phúc của mình. - Không anh đã từng được hạnh phúc và anh không muốn làm phai mờ hình ảnh đẹp ấy. - Đình Bảo, anh có thể hứa với em một điều cuối cùng được không? - Em nói đi. - Hãy tìm một người khác tốt hơn em, em muốn anh được hạnh phúc, quên em đi, như thế thì ở đây em mời thấy lòng mình được nhẹ nhõm. - Thế thì anh sẽ không để cho em được yên lòng. - Đình Bảo. - Thì cũng phải chờ tình yêu đến mới được chứ, nhưng mà điều kia thì anh không thể hứa. Anh sẽ không thể nào quên được em Hạ Hương ạ. - Em cũng thế. - Tạm biệt. - Tạm biệt. Bóng Đình Bảo khúât dần trong màn đêm, cảnh cũ còn đây mà người xưa đâu rồi. Hạ Hương thấy lòng mình mang nặng một nỗi buồn, nàng như vừa đánh mất một cái gì đó thật quý giá. Bất giác Hạ Hương thở dài. Chuông đồng hồ điểm đã mười hai giờ rồi sao? Có lẽ giờ này Chí Minh đang chờ nàng ở nhà. Mọi chuyện cũng đã qua, hãy xem như là một giấc mộng đẹp, Hạ Hương nói thầm với lòng mình như thế. Điều quan trọng với nàng bây giờ là Chí Minh, là hạnh phúc của hai người, là đứa con đang tượng hình trong bụng nàng. Đã đến lúc nàng phải trở về vai trò một người vợ, một người mẹ. Nguyên Hương (1) Anh yêu em Chương 10 Căn nhà không thấp đèn trông thật âm u, Hạ Hương bước vào bật đèn lên thì thấy Chí Minh đang say túy lúy với chai rượu trên tay, chàng nhìn nàng cười buồn. - Sao, đi chơi vui vẻ không? Ờ mà cần gì phải hỏi tất nhiên là sẽ vui vẻ hơn ở với thằng già này rồi. - Anh say quá rồi, để em đưa anh vào trong nghỉ. - Tôi không say, tôi tỉnh hơn bao giờ hết. Sao cô không đi luôn đi, cô đã dứt khoát với tôi lúc nãy rồi mà. Cô về đây làm gì? Tôi không cần. À thôi tôi biết rồi. Tôi long trọng báo cho cô một tin mừng, hôm nay tôi chính thức buông tha cho cô, cô có quyền đi đâu cô muốn, làm gì cũng được. Tôi sẽ không cản trở cô nữa. Cô và hắn có thể chính thức sống với nhau rồi đó. - Anh nói tầm bậy gì vậy? - Tôi không nói bậy, tôi sẽ không làm vật cản trở tình yêu và tương lai của cộ Tôi bíêt hắn là con trai chủ tập đoàn kinh doanh địa ốc có tíêng ở đây. Cô sắp trở thành vợ tỉ phú rồi đấy. Chúc mừng nha….ha….ha…sướng quá nhỉ, ở lầu vàng gác tía bên cạnh anh chồng trẻ….hạ…ha…sống cuộc sống của một mệnh phụ. Bỏ đi, bỏ tất cả đi, phải tập để sống một cuộc sống giàu sang đi. - Anh Minh, anh coi em là hạng đàn bà tráo trở, hám danh sao? Anh nói thế không sợ em buồn sao? - Buồn? Vui chứ sao lại buồn, tôi nói không đúng sao cô khóc? - Anh Minh em xin lỗi anh, nhưng em đã… - Đừng, tôi biết cô nói gì, làm ơn đừng nói, tôi sẽ không chịu được đâu. Tôi là thằng đàn ông hèn yếu, tôi sẽ không chịu đựng được câu nói kia của cô đâu. Tôi đã trả tự do cho cô rồi thì cô hãy đi đi, đừng thương hại cho tôi nữa. - Em không đi đâu hết, em là vợ anh, em phải ở bên anh. - Phải ở? Trách nhiệm à? Tôi không cần như thế, tôi tự lo cho mình được. Hãy dành tình yêu ấy cho người mà em yêu, đi đi, đi đến với người em cần. - Anh Minh, anh đừng giầy vò em nữa, em đã…. - Thôi, đừng nói gì nữa, có lẽ vì tôi mà cô không nỡ ra đi, được tôi đi để em thu xếp. - Anh Minh, anh Minh ơi sao anh nỡ nói với em những lời như thế hả anh? Cả tuần liền sau đó Chí Minh ở luôn trong khách sạn để khỏi phải nhìn thấy sự vắng lặng của căn nhà khi không có Hạ Hương. Giờ nàng đã đi chưa hay nàng đang chờ tả Có lẽ là nàng đã đi. Nỗi nhớ ngày một giày vò chàng, chàng lấy hết can đảm trở về nhà. Bước vào căn nhà vắng lạnh, như đã lâu lắm rồi không có ai ở. Sự tuyệt vọng chiếm lấy chàng. Chí Minh mệt mỏi bước vào phòng sau một tuần xa vắng, chàng nằm ngã xoài ra giường, đối diện chàng là tấm ảnh cưới. Hạ Hương thật tinh khôi torn gchiếc sơre trắng ngần, nàng đẹp một cách thánh thiện. Chí Minh cảm thấy hối hận với những lời nói với Hạ Hương, bỗng chàng thấy bức thư Hạ Hương để lại cho chàng trên bàn phấn của nàng. “ Anh Minh! Em biết anh giận em vô cùng, những lời giải thích của em giờ đây chỉ là vô nghĩa. Có lẽ anh không muốn nhìn thấy em nữa. Em xin ra đi để trả lại sự tự do cho anh. Em xin lỗi về những gì em đã gây ra nhưng xin anh hãy tin một điều là em yêu anh, mãi mãi yêu anh. Anh là người chồng tuyệt vời mà không người đàn ông nào có thể thay thế được anh trong trái tim em. Khoảng thời gian sống với anh là khoảng thời gian vui vẻ nhất suốt cuộc đời của em. Cám ơn anh đã cho em có được khoảng thời gian hạnh phúc ấy. Em đã ký vào đơn ly hôn, nếu muốn chấm dứt mối quan hệ này thì anh hãy ký vào đó. Chúc anh hạnh phúc. Hạ Hương.” Lá thư rơi xuống đất, Chí Minh không còn tin vào mắt mình được nữa, đây có phải là sự thật. Cøhàng có hờn giận nàng thật nhưng chàng không muốn đi đến bước đường cùng như thế này. Đơn ly hôn còn đó, cả ngừơi chàng như tê dại, không cần suy nghĩ Chí Minh xé ngay tờ đơn bên cạnh. Chàng chạy ngay đến học viện tìm Đình Bảo nhưng người ta nói Đình Bảo đã xin thôi dạy từ tùân trước. Chàng chạy đến phòng trà của Đình Bảo thì phòng trà này cũng đã được sang chủ vào tuần trước. Có lẽ nào Hạ Hương đã đi cùng Đình Bảo, Chí Minh gạt ngay ý nghĩ đó ra khỏi đầu. Lá thư vẫn còn đó, lời yêu thươngnàng còn trao chàng kia sao nàng có thể bỏ đi với Đình Bảo được. Chàng không tin, chàng vội chạy về gọi điện về Việt Nam cho ba mẹ Hạ Hương, sợ họ lo lắng nên chàng vờ hỏi han và bíêt được Hạ Hương không ở Việt Nam. Sự tuyệt vọng một lần nữa đến với chàng, lần này thì chàng có thể khẳng định Hạ Hương đã bỏ đi cùng Đình Bảo, đến một nơi nào đó, có lẽ giờ này họ đang hạnh phúc bên nhau. NỬA NĂM SAU. Dinh dong…dinh dong… - Cậu có bưu phẩm, xin ký nhận giùm vào đây. - Vậng, cám ơn bác. - Không có chi. Sau nửa năm sống trong đau khổ và men rượu, vết thương lòng của Chí Minh đã dần hồi phục, chàng đi làm lại và làm một cách hăng saỵ Chàng lao đầu vào công việc để quên đi Hạ Hương, nhưng khi trở về nhà thì hình ảnh Hạ Hương chạy ra ra vào, lăng xăng trong bếp lo cơm cho chàng nay còn đâu. Chàng mở bưu phẩm xem ai đã gửi cho mình, ngạc nhiên hơn khi người gửi bưu phẩm là Đình Bảo và người nhận là Hạ Hương. Chí Minh cảm thấy tức giận, họ đã được sống bên nhau, họ có lỗi với chàng như thế mà còn gửi bưu phẩm này trêu trọc sự cô đơn của chàng hay sao? Cơn giận càng dâng cao hơn khi trong bưu phẩm là quần áo của trẻ sơ sinh, một bộ nam, một bộ nữ. Sự giận dữ thúc dục chàng mở lá thư kèm theo bưu phẩm. “Hạ Hương! Nếu anh tính không lầm thì cũng đã gần đến ngày em sanh rồi phải không? Em đã siêu âm chưa? Là con trai hay con gái vậy? Anh thì đang ở bên Pháp, cuộc sống ở đây cũng tạm được. Anh không còn đi hát nữa mà đang là một giáo sư dạy Mỹ thuật. Anh báo cho em một tin này, anh vừa quen một cô gái, cô ấy là học trò của anh. Có một điều rất lạ, cô ấy rất giống em, từ tính tình đến vóc dáng. Nhưng tụi anh chỉ mới là bạn vì anh vẫn chưa thể quên em anh không muốn lừa gạt tình cảm của một cô gái trong sáng như thế, nhưng em yên tâm, anh đã hứa thì anh sẽ làm. À anh quên nói cho em biết là đã không còn đi hát nữa anh không muốn hát vì với anh việc ấy bây giờ chẳng còn ý nghĩa gì khi người con gái anh yêu đã không còn bên anh nữa. Những lời yêu thương kia chỉ càng làm tim anh đau nhói. Xin lỗi anh đã nhắc lại chuyện cũ làm em khó xử nhỉ? Chí Minh thật hạnh phúc. Anh không ngờ một người như anh lại thua anh ấy trên tình trường, thật khó đoán trước điều gì em nhỉ. Trong tình yêu không thể nói ai giỏi hơn ai mà phải nói đến duyên phận. Anh và em có duyên nhưng không có nợ. Chí Minh thật may mắn, anh ấy đến trước anh nếu không thì chưa chắc anh ấy thắng được anh, nếu nói đúng hơn anh ấy may mắn có được người vợ chung thủy như em. Ồ anh xin lỗi anh lại nhắc đến chuyện xưa nữa rồi. Sao anh lại cứ hay nhắc mãi cái chuỵên đau lòng ấy nhỉ. Mong rằng lá thư này Chí Minh không thấy, nhưng mà anh ấy có đọc được cũng chẳng sao. Anh ấy lại càng phải vui cho sự chiến thắng của mình chứ. Anh ở bên đây tình cờ đi ngang qua một gain hàng trẻ con , nhớ đến em, anh liền vào chọn quần áo trẻ con. Anh không bíêt em sinh con trai hay con gái nhưng vì thấy hai bộ đồ này đều rất dễ thương nên anh mua đại. Nếu đứa con đầu là con trai thì anh chúc hai người sẽ có thêm một bé gái nữa. Nếu còn có dịp gặp lại em có thể cho phép anh, à mà phải xin phép cả hai người chứ. Không biết anh có vinh dự được làm cha nuôi của con em không? Nếu nó là con gái chắc nó sẽ rất đẹp vì giống em, thế thì sẽ khổ dài cho bọn con trai. Có thể sau này sẽ có thêm một anh chàng như anh nữa. Anh thì không mong muốn điều đó lập lại một lần nữa với bọn trẻ. Anh nói nhiều quá phải không Hương? À anh quên, anh báo cho em biết thêm một tin vui, em có còn nhớ bức tranh em vẽ cảnh chúng mình trong lần đầâu gặp nhau không? Anh mua nó từ một người bạn, sao em lại bán nó? Em không lưu luyến một chút gì về những kỷ niệm đầu tiên ấy sao? Anh thì không nghĩ vậy, chắc có lẽ có một lý do khác. Có gì xảy ra với em sao? Nếu có thì hãy nói cho anh biết, anh sẵn sàng giúp em như những người bạn của nhau. Anh đã đưa bức tranh đi tham gia cuộc thi Mỹ thuật ở Pháp. Em bíêt không, bức tranh đoạt giải nhì. Như thế thì em có đủ tư cách mở một buổi triễn lãm tranh cho riêng mình. Đây là địa chỉ của anh nếu có thời gian thì víêt thư cho anh, cho anh biế cuộc sống của em ra sao. Thôi anh xin dừng bút tại đây. Em nhớ giữ gìn sức khoẻ. Chúc em mẹ tròn con vuông và mãi mãi hạnh phúc. Kẻ đến sau. Đình Bảo.” Hạ Hương không cùng đi với Đình Bảo sao? Nàng đã có con với ta sao? Chí Minh bàng hoàng trước là thư của Đình Bảo. Nếu không đi cùng Đình Bảo vậy nàng giờ đang ở nơi đâu? Chí Minh vội nhấc ống nghe gọi ngay về Việt Nam nhưng không ai bắt máy, chàng gọi như vậy liên tục nhưng vẫn không có ai ở nhà. Lòng sôi như lửa, ở Canada này Hạ Hương nào có quen ai, không tiền bạc nàng sống ở đâu trong nửa năm quạ Nàng có trở về Việt Nam không? Nhưng nàng trở về đó bằng cách nào khi trong người không có một đồng một chữ. Mặc kệ Chí Minh chạy ra sân bay đón chuyến bay sớm nhất về Việt Nam. Trong dạ cứ thấp thỏm không yên, Chí Minh lo sợ Hạ Hương có bề nào thì không chỉ mất nàng mà còn có cả đứa con chưa tượng hình trong bụng nàng nữa. Chí Minh tự đay nghiến bản thân, chàng là một người đàn ông vô trách nhiệm, chàng chỉ biết oán trách , chỉ nghĩ đến bản thân, chàng không tin tưởng tình yêu Hạ Hương dành cho chàng. Chàng chỉ biết ghen tuuông, nghi kị…ngay cả Đình Bảo tuy không được Hạ Hương chấp nhận mà vẫn biết quan tâm, chăm sóc cho đứa con trong bụng nàng. Còn chàng? Chàng là chồng, là cha của đứa bé mà hờ hững vô tâm không hay biết. “Hạ Hương ơi, giờ em ở đâu? Mất em thì suốt đời này anh sẽ không bao giờ tha thứ cho mình. Anh sẽ theo em và con.” Vừa xuống máy bay Chí Minh chạy ngay đến nhà cha mẹ nàng. Căn nhà đã khóa cửa ngoài mọi người hình như đã đi hết. Suốt ruột Chí Minh chạy qua nhà dì Hạ Hương nhưng ở đây cũng không có ai cả, Chí Minh lại phải trở về nhà cha mẹ nàng. Chàng ngồi trước cổng hai tay ôm đầu với trăm ngàn thắc mắc và những điều không may mắn ám ảnh trong đầu chàng. - Chí Minh. - Mẹ. - Sao con ngồi ở đây? Con về hồi nào? - Con chờ mẹ từ sáng đến giờ, Hạ Hương vợ con có về đây không mẹ? - Có, nó đang ở trong bệnh viện đó. - Bệnh viện? Cô ấy bị sao vậy mẹ? Đứa con, con của con sao rồi mẹ? - Vào nhà trước đã hãy nói. Mẹ nàng từ từ mở cửa ra, cả hai bước vào nhà, bà điềm tỉnh ngồi xuống ghế trong khi Chí Minh lòng đang cháy bùng lên vì lo lắng. - Con uống chút nước đi. - Mẹ Ơi, mẹ làm ơn nói cho con biết vợ con thế nào rồi mẹ? - Sao giờ này anh mới về hỏi vợ con anh ra sao. Nó mà có chết chắc mồ đã xanh cỏ anh mới biết chắc. - Mẹ đừng nói thế tội nghiệp vợ con mà mẹ. - Anh cũng biết nghĩ đến con gái tôi sao? Lúc anh gọi về là tôi đã thấy nghi, kế đến tối đó Hạ Hương cầm vali về nhà thì tôi tin chắc thế nào hai đứa cũng đã có chuyện gì. Tôi hỏi nhưng nó chối, nó nói nhớ gia đình nên xin anh cho về thăm nhà. Qua mắt ai chứ làm sao qua mắt được bà già này, vợ đang bụng mang dạ chửa thì người chồng nào lại cho đi xa như thế mà không đi theo. Có hỏi thì nó nói anh bận phải nghĩ đến công việc của anh một chút. Thái độ bất thường đó làm tôi nghi ngờ, nếu có vậy đi nữa thì sao anh không hề gọi điện về hỏi thăm vợ ra sao, đã đến hay chưa,…..Chưa hết đôi lúc tôi thấy nó thúc thít một mình nhưng tôi không muốn hỏi vì có hỏi thì nó cũng lại chối. Tôi có gọi qua bên đó cho anh mấy lần nhưng không gặp anh đâu cả. Đến hôm qua nó bị té phải đưa vào bệnh viện. - Té? Vậy cô ấy sao rồi mẹ? - Mẹ tròn con vuông, nó sinh con trai, nó giống anh như đúc. - Mẹ có thể đưa con vào thăm vợ con được không mẹ? - Khoan, anh phải nói cho tôi nhge anh và con gái tôi đã xảy ra chuyện gì rồi? Ấm ức không chịu được sáng nay tôi lại phải hỏi về anh một lần nữa nhưng nó không trả lời, cứ úp mặt vào gối mà khóc nức nở. Nó thương anh lúc nào cũng bênh vực cho anh đủ điều. Có gì thì vợ chồng từ từ đóng cửa bảo nhau, dù sao nó cũng đã có con với anh. Chuyện cãi cọ nhà nào mà chả có nhưng phải biết cách giàn xếp. Không muốn ở với nhau cũng được anh dẫn nó về đây mà trả cho tôi cũng được, con gái tôi, tôi nuôi nó nổi mà. Ngày anh rước nó ra sao mà lúc chia tay anh lại để nó đi như vậy, nếu không may có bề gì chúng tôi sẽ thế nào đây. Anh biết là mới sanh xong còn yếu lắm mà nó cứ khóc suốt đêm qua đến giờ không? – mẹ Hạ Hương vừa nói vừa lấy tay lau nước mắt. – Lúc trước chúng tôi thấy anh là một người có học thức lại nhã nhặn nên mới gã con gái cho anh. Chúng tôi tuy nghèo thật nhưng cũng không vì thế mà bán con. Bíêt nó thế này tôi sẽ không cho nó lấy chồng sớm đâu. Câu nói của mẹ nàng như xát muối vào tim chàng, bíêt được Hạ Hương đau khổ vì chàng như thế chàng cũng đau xót không kém mẹ nàng. Chí Minh quỳ xuống tạ tội cùng người. - Mẹ Ơi, trăm ngàn lỗi lầm là do con. Con nhỏ nhen, ích kỷ, con đã không đem lại hạnh phúc cho Hạ Hương mà còn làm nàng phải khổ vì con. Muốn đánh muốn chửi gì mẹ cứ đánh cứ chửi thằng con rễ bất hiếu này. Hạ Hương chấp nhận lấy con làm chồng là phước của con thế mà con không biết mà òcn đối xử không tốt với nàng. Mẹ Ơi, con hối hận quá mẹ, hãy đánh con chửi con cho con nhẹ bớt tội lỗi của mình. - Tôi đánh anh chửi anh để làm gì, tôi chỉ muốn nói cái sai cái đúng cho anh tự kiểm điểm lại bản thân mình. Người anh phải xin lỗi là Hạ Hương chứ không phải tôi. Thôi đứng dậy mà vô thăm nó, tôi biết là nó nhớ anh lắm. - Vâng, con cám ơn mẹ. Chí Minh cùng bà Lâm vào bệnh viện, ruột gan chàng cứ rối bời, chàng mong được gặp Hạ Hương xin nàng tha thứ nhưng không hiểu sao bước chân chàng mỗi lúc một nặng nề. Chàng xin mẹ vợ được đi thăm con trước, hiểu được ý của chàng bà đồng ý. Chàng thì đi thăm con trai còn bà thì vào gọi chồng và Hạ Thu về cho Chí Minh và Hạ Hương nói chuyện được tiện hơn. Chí Minh đứng nhìn đứa con mà lòng vui khôn siết, giờ thì chàng đã bíêt cái cảm giác được làm chạ Chàng vui sướng nhìn đứa bé đang nghịch chiếc khăn lông đang quấn ngang người. Hình ảnh ấy làm chàng nhớ đến Hạ Hương, Hạ Hương đã thật vất vả, suốt chín tháng mang nặng đẻ đau thế mà chàng lại không có bên cạnh nàng. Càng bước đến gần phòng Hạ Hương chân chàng càng lúc càng nặng trĩu. Mở cửa ra Chí Minh thấy Hạ Hương đang thúc thít khóc, nàng vẫn còn khóc sao? Chàng bước đến vịnh nhẹ vào vai Hạ Hương. - Con nói con không sao mọi người cứ về đi, con muốn ngủ một lát. - Anh đây Hạ Hương. Hạ Hương quay lại với gương mặt xanh xao, hóc hác, đôi mắt vẫn còn ngấn lệ. Chàng nghĩ Hạ Hương sẽ ôm chầm lấy chàng sau hơn nửa năm thương nhớ nhưng nàng quay vội đi nói trong tiếng nấc nghẹn ngào. - Anh còn đến đây làm gì? - Đến thăm em và con. - Con? Nó không phải con anh, nó không có chạ Cha nó đã từ bỏ nó từ khi nó còn nằm trong bụng kìa. - Em còn giận anh đến thế sao Hạ Hương? - Tôi làm gì có tư cách trách anh cơ chứ. - Thà em mắng anh chửi anh còn đỡ hơn chứ đừng hành hạ nhau như thế. - Anh cũng biết đua lòng sao? Lúc trứơc anh nói với tôi những lời còn cay đắng hơn thì sao? Hai năm chung sống mà ngay cả một chút niềm tin với tôi anh cũng không có thì còn gì với nhau nữa. Chí Minh quỳ xuống trứơc mặt Hạ Hương nhưng nàng lại quay mặt đi chỗ khác. Chàng đau lòng khôn siết, chàng đập đầu vào cạnh giường tự trách mình. - Anh là thằng chồng tồi, một thằng chồng khốn nạn, một thằng chồng vô trách nhiệm. Anh chỉ biết nghĩ đến bản thân, ghen tuông một cách mù quáng. Uổng công cho anh có ăn có học mà xử xự như một kẻ vô loại. Anh không biết mình đang hạnh phúc. Anh là đồ ngốc, đồ ngốc Hạ Hương ạ. Anh chết đi để khỏi phiền lụy cho em nữa. - Anh Minh, anh đừng làm thế. - Hạ Hương nhảy xuống quỳ bên cạnh Chí Minh can gián. - Mặc kệ anh, có chết cũng đáng tội anh, đừng thương xót cho thằng hcồng tội tệ này. - Đừng làm thế mà anh, anh mà có bề gì thì em và con bíêt tính sao? Hạ Hương nói trong nước mắt, nàng lấy tay sờ lên trán đang chảy máu của Chí Minh. Chí Minh nhìn vợ lòng đầy hổ thẹn. - Hạ Hương, sao em khờ thế, nếu em chọn Đình Bảo có lẽ em sẽ rất hạnh phúc hơn là ở với một kẻ ích kỷ như anh. Anh không làm được gì cho em ngoài làm cho em phải khóc và đau lòng. - Sao anh lại nói vậy, anh không nhớ trước kia nh cũng đã làm quá nhiều cho em rồi hay sao? - Em tốt với anh như vậy mà anh lại….anh thật không đáng làm chồng của em, Hạ Hương ạ. - Sao lại không đáng, em rất hãnh diện vì được làm vợ của anh. - Hạ Hương. Chí Minh ôm chầm lấy vợ, sao Hạ Hương lại hiền hoà, nhân hậu đến thế mà chàn glại nhẫn tâm tổn thương trái tim bé bỏng của nàng. - Hạ Hương, anh có lỗi với em nhiều quá. Mà sao em về được đây, làm sao em có tiền? - Lúc đầu em cũng không nghĩ sẽ trở về đây. Anh bỏ đi suốt, em buồn cũng bỏ đi lang thang khắp nơi, có lúc em định nhảy xuống sông chết cho rồi. Không có gì đau khổ bằng bị người mình thương yêu ruồng bỏ nhưng rồi em lại nghĩ đế con chúng tạ Em không có quyền trối bỏ việc đến với thế giới này của nó. Em đã đem nó đến đây thì em phải có trách nhiệm, em đã làm mẹ, em không thể suy nghĩ nông cạn được. Thế là em bỏ ý định ngu xuẩn đó nhưng em không thể trở về nhà được, những lời hờn trách của anh vẫn còn văng vẳng bên tai em. Anh không còn yêu em, anh không còn muốn nhìn thấy em và cũng sẽ chẳng tha thứ cho em nữa. Cũng may là em còn những bức tranh, em đã cắn răng mang chúng đi bán để kiếm chút ít tiền cùng với số tư trang trên người em đã đủ tiền mua vé về Việt Nam. Em không dám nói việc chúng mình giận nhau cho ba má biết, em sợ ba má lo lắng. - Khổ cho em quá, anh thật tồi tệ mà. - Đêâm đó em muốn nói với anh là em đã có mang được ba tháng nhưng anh đã cướp lời em. Anh không muốn nghe dù bất cứ một lời nói nào của em. Anh giận em đến thế sao? - Không, anh chỉ giận mình thôi. Anh chưa hề giận em bao giờ Hạ Hương ạ. Anh giận anh đã cưới em, đáng lẽ ra em phải có được một người chồng xứng đáng hơn. - Anh Minh, anh coi thương em vậy sao? - Không anh chỉ…phải chi em có được người chồng như Đình Bảo có lẽ em sẽ hạnh phúc hơn lấy anh. - Em không muốn nghe nữa, anh nói thế thì coi như vẫn không tin vào em. vậy thì chúng ta nên kết thúc ở đây. Anh hãy về đi. - Hạ Hương, anh xin lỗi, ý anh không phải vậy Hạ Hương ơi. Anh yêu em, enh sợ mất em hơn bất cứ thứ gì. Vì nỗi sợ ấy, nó tạo cho anh mặc cảm, sự tự ti, hại người, hại chính mình. À, Đình Bảo có gửi cho em lá thư. - Em cầu mong anh ấy sẽ được hạnh phúc. - Anh cũng hy vọng thế. Chí Minh lấy lá thư từ trong túi áo ra đưa cho Hạ Hương, nàng đọc xong gấp lại và nhìn Chí Minh cười, một nụ cười hạnh phúc mà không phải ai cũng dễ dàng có được ngay cả chính nàng và Chí Minh. Hết Mục lục Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Anh yêu em Nguyên Hương (1)Chào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: may4phuong.netĐược bạn: mickey đưa lên vào ngày: 20 tháng 4 năm 2004
vanhoc
Sân bay quốc tế Orlando là một sân bay quốc tế lớn cách khu vực trung tâm thành phố Orlando, tiểu bang Florida, Hoa Kỳ về phía đông nam. Năm 2016, sân bay phục vụ 41.923.399 lượt khách, đưa nó trở thành sân bay bận rộn thứ nhì ở tiểu bang Florida (sau Sân bay quốc tế Miami), và xếp thứ 41 thế giới về lượng khách thông qua năm đó. Sân bay là trạm trung chuyển của hãng Silver Airways và là thành phố trọng điểm của Delta Air Lines, Frontier Airlines, JetBlue Airways, Southwest Airlines, và Spirit Airlines. Southwest Airlines là hãng vận chuyển nhiều lượt khách nhất ở sân bay này. Sân bay là cửa ngõ quan trọng của khu vực miền trung Florida với các chuyến bay của các hãng vận chuyển nước ngoài. Với diện tích , MCO là một trong những sân bay thương mại lớn nhất Hoa Kỳ. Mã sân bay MCO được lấy từ tên gọi cũ của sân bay là Căn cứ Không quân McCoy, một căn cứ của Bộ chỉ huy Không quân chiến thuật Hoa Kỳ (Strategic Air Command - SAC), đóng cửa vào năm 1975 sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc. Về mặt dịch vụ hàng không thương mại, khu vực Đại Orlando cũng được phục vụ bởi Sân bay quốc tế Orlando Sanford (SFB), và ít trực tiếp hơn bởi Sân bay quốc tế Daytona Beach (DAB), Sân bay quốc tế Orlando Melbourne (MLB), Sân bay quốc tế Tampa (TPA), và Sân bay quốc tế St. Pete–Clearwater (PIE). Nhà ga và phòng chờ Sân bay quốc tế Orlando có thiết kế hub-and-spoke với một nhà ga trung tâm và 4 cánh phòng chờ được tiếp cận thông qua hệ thống tàu điện trên cao. Năng lực phục vụ của sân bay hiện tại đạt 43 triệu khách một năm. Nhà ga trung tâm được chia ra làm 2 phần là nhà ga A (nằm ở phía bắc) và nhà ga B (nằm ở phía nam). Cả hai nhà ga đều có các quầy làm thủ tục hành khách và hệ thống băng chuyền hành lý. Cả hai sử dụng chung hai chốt kiểm tra an ninh: chốt phía tây dẫn tới Cánh 1 và 3, chốt phía đông dẫn tới Cánh 2 và 4. Tổng số cổng tại sân bay là 129. Không giống như thiết kế tương tự được dùng ở Tampa, hành khách phải thông qua chốt an ninh trước khi đi tàu điện tới các cánh phòng chờ. Cánh 1, 3 và 4 được thiết kế bởi KBJ Architects trong khi cánh 2 được thiết kế bởi Hellmuth, Obata and Kassabaum, Helman Hurley Charvat Peacock Architects, và Rhodes + Brito Architects. C.T. Hsu + Associates và Rhodes + Brito Architects thiết kế các cải tiến ở cánh 1 và 3, hoàn thành vào tháng 4 năm 2010. Cánh 4 là cánh phục vụ các chuyến bay quốc tế chính của sân bay; cánh 1 cũng đảm nhiệm một vài chuyến bay quốc tế. Khách quốc tế được yêu cầu kiểm tra hải quan hay làm thủ tục nhập cảnh sẽ được xử lý ngay tại cánh nhà ga mà họ tới. Sau khi làm thủ tục nhập cảnh Hoa Kỳ, hành khách sẽ lấy hành lý và khai báo hải quan. Khi khai báo hoàn tất, hành khách sẽ di chuyển bằng tàu điện tới nhà ga trung tâm. Cánh 4 có thang máy tiếp cận trực tiếp nối từ sảnh nhập cảnh tới tàu điện. Điều này giúp hành khách đến không phải đi qua chốt kiểm tra an ninh ở giữa khu vực hải quan và tàu điện và do đó, họ có lựa chọn là mang theo hành lí kí gửi theo mình lên tàu điện hoặc đặt hành lí lên băng chuyền ở sảnh hải quan để được vận chuyển tới thẳng băng chuyền lấy hành lí ở nhà ga trung tâm. Hành khách nối chuyến ở Cánh 4 hoặc làm thủ tục nhập cảnh ở Cánh 1, cũng như nhân viên sân bay, sẽ phải qua kiểm tra an ninh trước khi ra khỏi khu vực hải quan. Sân bay có một khách sạn Hyatt Regency ngay bên trong nhà ga trung tâm, nằm ở phía đông tòa nhà. Nhà ga trung tâm cũng có một sảnh lớn cho hành khách chờ với vài quán bar, nhà hàng và không gian hội nghị. Nhà ga A Nhà ga A nằm ở phía bắc nhà ga trung tâm, có đường tàu điện trên cao nối đến Cánh 1 và Cánh 2. Cánh 1 Cổng 1–29 Cánh đón hành khách quốc tế phụ trợ Là một phần của nhà ga ban đầu, mở cửa vào năm 1981. Các hãng hàng không khai thác các chuyến bay định kì ở Cánh 1: Aeroméxico, Avianca, Azul, Copa Airlines, Frontier, Icelandair, JetBlue, LATAM Brasil, LATAM Chile, LATAM Perú, Silver Airways Các hãng hàng không thuê chuyến khai thác ở Cánh 1: Magnicharters, Miami Air International, XTRA Airways, World Atlantic Airways Cổng 20, 22-28 có khả năng tiếp nhận các chuyến bay quốc tế. Cánh 2 Cổng 100–129 Các hãng hàng không khai thác các chuyến bay định kì ở Cánh 2: Alaska Airlines, Southwest Airlines, Virgin America Nhà ga B Nhà ga B nằm ở phía nam nhà ga trung tâm, có đường tàu điện trên cao nối đến Cánh 3 và Cánh 4. Cánh 3 Cổng 30–59 Phòng chờ: Admirals Club, United Club Là một phần của nhà ga ban đầu, mở cửa vào năm 1981. Các hãng hàng không thuê chuyến khai thác ở Cánh 3: American Airlines, Spirit Airlines, United Airlines Cánh 4 Cổng 30–59 Cánh đón hành khách quốc tế chính Phòng chờ: The Club at MCO, Sky Club Các hãng hàng không thuê chuyến khai thác ở Cánh 4: Aer Lingus, Air Canada, Air Canada Rouge, Air Transat, Bahamasair, British Airways, Caribbean Airlines, Delta Air Lines, Emirates, Eurowings, Lufthansa, Norwegian Long Haul, Sun Country Airlines, Sunwing Airlines, Thomas Cook Airlines, Virgin Atlantic, Volaris, WestJet Cổng 80-87 có khả năng tiếp nhận các chuyến bay quốc tế, và cổng 90, 92, 94, và 96 có thể tiếp nhận cả các chuyến bay quốc tế và nội địa. Mở rộng và nâng cấp nhà ga Nhà ga Liên phương tiện Nhà ga Liên phương tiện (Intermodal Terminal Facility - ITF) hiện đang được xây dựng cách nhà ga hành khách chính khoảng về phía nam. Nhà ga này, được góp vốn một phần bởi Bộ Giao thông Vận tải Florida, sẽ trở thành một trạm dừng cho các dịch vụ đường sắt gồm tuyến đường sắt tốc độ cao Brightline (kết nối tới Fort Lauderdale và Miami), tuyến đường sắt ngoại ô SunRail (hiện chạy từ Pine Castle tới DeBary), và một tuyến đường sắt hạng nhẹ đang được nghiên cứu kết nối tới khu vực International Drive và Trung tâm Hội nghị Quận Cam. Nhà ga này sẽ được kết nối với nhà ga chính hiện tại bằng hệ thống tàu điện trên cao. Xây dựng cùng nhà ga là một bãi đậu xe 2.500 chỗ. Tổ hợp Nhà ga Nam Tháng 5 năm 2015, Ban giám đốc Cục Hàng không Đại Orlando đã chấp thuận dự án công trình Tổ hợp Nhà ga Nam (South Terminal Complex) với kinh phí 2.1 tỷ USD, xây dựng ở ngay phía nam nhà ga hành khách hiện hữu. Nhà ga Nam sẽ được xây dựng ngay bên cạnh Nhà ga Liên phương tiện và sẽ được kết nối với nhà ga phía bắc bằng hệ thống tàu điện trên cao tự động. Giai đoạn I, còn được gọi là "Nhà ga C", có diện tích với vài đường lăn và bãi đỗ mới, nhà ga rộng với 16 cửa ra máy bay, dự kiến được hoàn thành vào mùa thu năm 2020. Khi hoàn tất tất cả các giai đoạn, nhà ga Nam sẽ có 120 cửa ra máy bay, nâng công suất toàn sân bay lên 80-100 triệu hành khách mỗi năm. Hãng hàng không và tuyến bay Hành khách Ghi chú: Emirates gửi và lấy hành lý ở nhà ga A nhưng sử dụng Cánh 4, thuộc nhà ga B. Norwegian Air Shuttle gửi và lấy hành lý ở nhà ga A nhưng sử dụng Cánh 4, thuộc nhà ga B. Virgin Atlantic gửi và lấy hành lý ở nhà ga A nhưng sử dụng Cánh 4, thuộc nhà ga B. Hàng hóa Xem thêm Danh sách sân bay bận rộn nhất thế giới theo lượng khách Tham khảo Liên kết ngoài Orlando Orlando, Florida
wiki
Rừng quốc gia Kisatchie là rừng quốc gia duy nhất ở Louisiana, Hoa Kỳ, nằm trong các đồi thông cây rừng và đáy gỗ cứng của bảy giáo xứ miền Trung và miền Bắc. Đây là một phần của vùng cao kainozoi (một số loại đá lâu đời nhất của Louisiana) và có diện tích rừng thông lá dài (một loại rừng đã giảm đáng kể trong thế kỷ trước). Đây là một trong những cảnh quan thiên nhiên lớn nhất ở Louisiana với diện tích đất công cộng khoảng 604.000 mẫu Anh (2.440 km²), trong đó hơn một nửa là cây thông lá dài và thảm thực vật rừng khô, hỗ trợ nhiều loài thực vật và động vật quý hiếm. Ngoài ra còn có các sinh cảnh hiếm gặp như sườn đồi lõm và các bãi cỏ vôi. Rừng cũng chứa và cung cấp vùng đệm cho vùng hoang dã Kisatchie Hills, vùng đất hoang dã được quốc gia chỉ định góp phần bảo vệ đa dạng sinh học vùng đồng bằng ven biển của Hoa Kỳ. Rừng đã được chỉ định vào năm 1930 trong thời gian quản trị của Tổng thống Hoa Kỳ Herbert Hoover, dựa trên nỗ lực của Cục Lâm nghiệp Louisiana và nhà thực vật học và nhà bảo tồn Caroline Dormon của giáo xứ Natchitoches. Rừng quốc gia Kisatchie đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các ví dụ đại diện cho cảnh quan của miền bắc Louisiana, đặc biệt là những vùng nằm trong vùng sinh thái đồng bằng Nam Trung bộ. Rừng bảo vệ sinh cảnh cho một loạt các loài thực vật bao gồm hoa phong lan hoang dã và thực vật ăn thịt. Hai ví dụ bao gồm nhà máy nho nhạt và hoa phong lan hồng. Các nhà sinh vật học đã tìm thấy 155 loài sinh sản hoặc thối rữa chim, 48 loài thú, 56 loài bò sát và 30 loài lưỡng cư. Động vật quý hiếm bao gồm rắn thông Louisiana, chim gõ kiến ​​đỏ, con gấu đen Louisiana và trai trai Ngọc trai Louisiana. Rừng cũng cung cấp các hoạt động vui chơi giải trí bao gồm: xem chim, nhiếp ảnh, đi du thuyền ba chọi, chèo thuyền, đi xe địa hình, chèo thuyền, cắm trại, đi xe đạp, câu cá, đi bộ đường dài, cưỡi ngựa, săn bắn, đi xe đạp leo núi, picnic và bơi lội. Rừng có hơn 40 địa điểm giải trí phát triển và hơn 100 dặm (160 km) đường mòn để đi bộ, xe đạp leo núi và cưỡi ngựa. Rừng quốc gia Kisatchie có hai khu vực không đường lớn: Cunningham Brake và Saline Bayou. Cunningham Brake là một đầm lầy nấm kẹo cao su xi măng lớn cũng bảo vệ dòng chảy ở Kisatchie Bayou. Saline Bayou có rừng kết hợp với các sinh cảnh phù sa, từ thông lá ngắn đến kẹo cao su tupelo. Các con đường gây ra thiệt hại đáng kể cho rừng, thảo nguyên, suối và vùng đất ngập nước. Các con đường đặc biệt có hại cho quần thể động vật lưỡng cư và bò sát di cư đến hồ nước mùa xuân. Một khu vực không gian lớn thứ ba, vùng Kisatchie Hills, được bảo vệ dưới một tên gọi khác, như Khu Vực Hoang Quốc gia. Thông tin thêm về những lĩnh vực quan trọng này có thể tìm thấy trong một trong những tài liệu lập kế hoạch quan trọng nhất cho Kisatchie, Báo cáo Tác động Môi trường Cuối cùng do Cục Lâm nghiệp chuẩn bị vào năm 1999. Tham khảo Rừng quốc gia Hoa Kỳ
wiki
Mùa giải 1887–88 là mùa giải cuối cùng của Newton Heath LYR trước khi tham gia Liên đoàn bóng đá. Đội bóng chỉ tham gia một giải đấu bóng đá duy nhất trong mùa giải này, đó là giải Manchester và District Challenge Cup. Đội bóng đã chiến thắng giải đấu, đánh bại Denton với tỷ số 7-1 trong trận chung kết tại Whalley Range. Manchester và District Challenge Cup Newton Heath LYR tham gia giải Manchester và District Challenge Cup lần thứ tư trong mùa giải 1887-1888. Sau khi lọt vào chung kết trong ba lần tham dự trước, Đội bóng đã lọt vào trận chung kết thứ tư liên tiếp trong mùa giải này. Đội bóng bắt đầu chiến dịch của họ trong vòng thứ hai gặp đội bóng Hooley Hill vào tháng 3 năm 1888, đánh bại Hooley Hill với tỷ số 7-0. Trận bán kết với Hurst đã được chơi trên sân trung lập ở Denton. Đó là một trận đấu khó khăn hơn so với trận đấu vòng trước, như đã được chứng minh bởi tỉ số 2-0, với anh em Doughty, Jack và Roger, mỗi người ghi một bàn thắng. Như với ba mùa trước, trận chung kết được chơi tại sân Whalley Range ở phía nam Manchester. Đối thủ của Newton Heath trong trận chung kết là Denton, đội bóng này đã chứng tỏ thực lực trong cuộc thi. Newton Heath thắng trận 7-1 để trở thành hai lần vô địch Manchester Cup trong bốn năm. Cả hai anh em Doughty ghi bàn trong trận chung kết, cả hai anh em đều đã được ghi bàn trong hai vòng trước, với Jack lập được một hat-trick và Roger lập được một cú đúp. Hai bàn thắng khác được ghi bởi Joe Davies và Tom Burke. Tham khảo 1887–88
wiki
Giải cầu lông vô địch thế giới (tên tiếng Anh: BWF World Championships, trước đây còn được gọi là IBF World Championships) là một giải cầu lông được tổ chức bởi Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF). Giải đấu này cùng với Thế vận hội Olympic là hai sân chơi cao nhất của các tay vợt cầu lông. Những người chiến thắng giành được danh hiệu "Vô địch thế giới" cùng huy chương vàng và điểm thưởng tích lũy trên bảng xếp hạng BWF. Tuy nhiên, nó không có bất kỳ khoản tiền thưởng nào đi kèm.. Nguyễn Tiến Minh là tay vợt thành công nhất của Việt Nam từng tham dự giải khi anh giành được huy chương đồng vào năm 2013. Giải đấu bắt đầu vào năm 1977 và được tổ chức ba năm một lần cho đến năm 1983. Tuy nhiên, IBF phải đối mặt với khó khăn trong việc Liên đoàn Cầu lông Thế giới (sau này sáp nhập với IBF để hình thành một liên đoàn cầu lông) đã tổ cũng tổ chức giải đấu tương tự một năm sau đó. Bắt đầu năm 1985, giải đấu đã trở thành sự kiện được tổ chức hai giải một năm và hai năm một lần cho đến năm 2005. Bắt đầu từ năm 2006, giải đấu được đổi thành sự kiện hàng năm của Liên đoàn Cầu lông Thế giới với mục tiêu tạo cơ hội cho các vận động viên đạt được danh hiệu "Vô địch thế giới". Tuy nhiên, giải đấu sẽ không được tổ chức bốn năm một lần để nhường chỗ cho Olympic. Các địa điểm đã từng tổ chức giải Bảng thống kê dưới đây đưa ra một cái nhìn tổng quan của tất cả các thành phố và quốc gia chủ nhà các giải vô địch cầu lông thế giới. Lần gần đây nhất là vào năm 2013, giải được tổ chức tại Quảng Châu, Trung Quốc. Số trong ngoặc đơn sau thành phố / quốc gia biểu thị số lần mà thành phố / quốc gia đã tổ chức giải. Từ năm 1989 đến năm 2001, giải vô địch cầu lông thế giới được tổ chức ngay sau khi Sudirman Cup tổ chức tại cùng một địa điểm. Giải thưởng qua các năm Cho đến nay, chỉ có 18 quốc gia đã đạt được ít nhất một huy chương đồng trong giải đấu: 9 ở châu Á, 5 ở châu Âu, 1 ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, và châu Đại Dương. Châu Phi là lục địa duy nhất không giành được một huy chương nào ở giải đấu. Ở tuổi 18, Ratchanok Inthanon trở thành nhà vô địch trẻ tuổi nhất trong lịch sử giải đấu. Ratchanok ít tuổi hơn Jang Hye-ock 3 tháng, người giành chức vô địch ở nội dung đôi nữ năm 1995. Các vận động viên và quốc gia thành công nhất Vận động viên Một số vận động viên đã từng rất thành công tại giải đấu này như: Lene Køppen, 1977, vô địch đơn nữ và đôi nam nữ Christian Hadinata, 1980, vô địch đôi nam và đôi nam nữ Park Joo-bong, 1985 và năm 1991 đều dành cả chức vô địch đôi nam và đôi nam nữ Hàn Ái Bình, 1985, vô địch đơn nữ và đôi nữ Ge Fei, 1997, vô địch đôi nữ và đôi nam nữ Kim Dong-moon, 1999, vô địch đôi nam và đôi nam nữ Gao Ling, 2001, vô địch đôi nam và đôi nam nữ. Triệu Vân Lôi, 2014 và 2015, vô địch đôi nữ và đôi nam nữ Giai đoạn 1977 đến năm 2001, huy chương vàng đã được nhiều vận động viên trong số năm quốc gia giành được, cụ thể là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đan Mạch, Indonesia, Malaysia. Tuy nhiên, trong năm 2003, con số này đã là bảy quốc gia và trong năm 2005, số quốc gia giành được huy chương cao kỷ lục là mười quốc gia. Tony Gunawan là vận động viên mang hai quốc tịch đã giành huy chương vàng tại nội dung đôi nam. Năm 2001, anh đánh cặp đôi với Halim Haryanto tại đội tuyển cầu lông Indonesia và năm 2005 anh đánh cặp với Howard Bach để giúp cho đội tuyển cầu lông Hoa Kỳ giành huy chương vàng đầu tiên tại giải đấu. Dưới đây là danh sách các tay vợt thành công nhất với trên 3 lần giành huy chương vàng tại giải. Quốc gia Dưới đây là bảng hiển thị huy chương vàng theo quốc gia giành được tính tới năm 2013. Trung Quốc là quốc gia thành công nhất trong các kỳ của giải vô địch cầu lông thế giới kể từ khi được thành lập vào năm 1977. Họ cũng là quốc gia duy nhất để đạt được toàn bộ tất cả các huy chương trong các năm 1987, 2010 và 2011. Trung Quốc và Hàn Quốc đều giành được hai huy chương vàng. Tuy nhiên, Hàn Quốc đã giành được hai huy chương bạc và Trung Quốc không có huy chương bạc nào, do đó Hàn Quốc đã trở thành người chiến thắng chung. Trung Quốc giành chiến thắng khi giành được thêm bốn huy chương bạc còn Indonesia chỉ có một, do đó, Trung Quốc đã trở thành người chiến thắng chung. Trung Quốc giành chiến thắng khi giành được hai huy chương bạc còn Indonesia không giành được huy chương bạc nào. Đơn nam Đơn nữ Đôi nam Đôi nữ Đôi nam nữ Tham khảo Liên kết ngoài BWF: Vô địch thế giới Giải cầu lông vô địch thế giới
wiki
Lâu rồi không viết bài về technical nên phải viết 1 bài cho thiên hạ biết mình vẫn code :D. Ở bài viết này, mình sẽ nói về một chuyện khá đơn giản trong C#: So sánh 2 object. Đây là một vấn đề ai cũng tưởng là dễ, mình sẽ nâng dần vấn đề lên từ đơn giản đến phức tạp. Cách giải quyết cũng sẽ từ đơn giản trở nên phức tạp, sau đó sẽ trở lại đơn giản. Nếu chịu khó đọc bài viết này từ đầu đến cuối, các bạn sẽ ngộ ra nhiều điều, khả năng technical cũng sẽ tăng kha khá đấy. Chúng ta bắt đầu bài toán với một class đơn giản nhé. Class này có 3 properties, khi ta gọi hàm Equals, C# chỉ so sánh reference, do đó kết quả là False Để xử lý chuyện này, chúng ta chỉ cần override lại hàm Equals là xong, không phức tạp, chắc bạn nào cũng đã học ở trường nhỉ Hàm Equals vẫn còn khuyết điểm, đó là student1 không được null. Ta có thể xử lý vấn đề này bằng cách sử dụng extension method như sau. Giờ ta có thể gọi student1.Equals(student2) dù student1 có null đi nữa: Hãy nghĩ tới trường hợp ứng dụng của bạn có khoảng vài chục class, mỗi class có vài chục property. Bạn sẽ làm gì? Hì hục viết tay hàm Equals cho từng class? Hãy sử dụng Refection trong C# để viết 1 hàm so sánh object có thể dùng cho mọi object. Hàm này chạy khá OK. Bạn đang tự hỏi: Ối dào, dễ thế này mà cũng viết? Chưa đâu, hãy xem tiếp phía dưới, nhiều thứ “đáng sợ” hơn đang chờ đấy. Cấp độ 4: Trường hợp object chứa object hoặc struct như DateTime Ở cấp độ trên, ta viết hàm so sánh từng trường. Thế nhưng giả sử trong class Student, ta có chứa DateTime hoặc 1 class khác thì sao nhỉ?? Suy nghĩ 1 tí nào. Để giải quyết, ta cũng sẽ so sánh từng trường, nhưng nếu trường đó là một object thì ta sẽ so sánh bằng hàm DeepEquals đã viết. Một thuật giải đệ quy cơ bản thôi mà 😀 Wow, thế là đã xong, mọi vấn đề đã được giải quyết, bạn đang tự khen mình giỏi. Ồ, thế còn trường hợp không phải một object, mà là một List thì sao nhỉ, căng đây 😦 Cấp độ 5: So sánh 2 list May thay, ta có thể viết extension method cho list như sau (Chữ <T> là generic nhé, các bạn có thể đọc bài này để xem lại). Phù, tạm xong. Chắc không còn gì nữa đâu nhỉ? Cấp độ 6: Một đống những thứ tả pín lù khác Bạn chợt nhớ ra rằng, trong C# còn hằng hà sa số những thứ tương tự List như Dictionary, HashSet,… chẳng lẽ phải viết hết. Còn một vài trường hợp tréo ngoe hơn, vd như class Student sẽ chứa 1 list cái Teacher, method chúng ta viết không chạy được Tới đây mình cũng bó tay rồi, con đường phía trước khá rắc rối gian nan và phức tạp :'(. Bạn được chọn 1 trong 2 lựa chọn sau: Cách giải quyết vấn đề thật ra đơn giản hơn bạn nghĩ. Hãy serialize 2 object đó dưới dạng chuỗi JSON, so sánh 2 chuỗi được tạo ra là xong. (Việc serialize ra json đã giải quyết 99% vấn đề phức tạp liên quan đến các kiểu dữ liệu rồi, may quá :D). Các bước thực hiện: 1. Add Reference Newtonsoft.JSON theo hướng dẫn, được kết quả như hình 3 là ok. 2. Viết 1 hàm so sánh gọn nhẹ đơn giản: Có 1 vài thư viện khác, các bạn có thể search trên google với từ khóa: Deep Compare C#. Vì bài viết khá dài, lại hơi thiên về technical nên mình đã cố gắng khiến nó hấp dẫn hơn. Chúc mừng các bạn nếu các bạn chịu khó đọc được đến cuối cùng. Phần thưởng cho các bạn kiên nhẫn đây: 5 bạn comment đầu tiên trong bài viết này có quyền request mình viết 1 bài về 1 khía cạnh trong C#, MVC hoặc javascript mà bạn muốn tìm hiểu nhé. Chúc các bạn may mắn. Rate this: Like this: Related
vanhoc
Giáo án Tại lầu hoàng hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi quảng lăng giúp học sinh nắm được đặc trưng phong cách thơ tuyệt cú của Lí Bạch: ngôn ngữ giản dị, hình ảnh tươi sáng và gợi cảm. I.Tên bài học: TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG II. Hình thức dạy học: Dạy học trên lớp III. Chuẩn bị của thầy và trò: 1. – Giáo án -Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi -Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp -Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà 2. -Đọc trước văn bản về phần Tiểu dẫn của bài thơ -Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước) -Đồ dùng học tập Tình bạn chân thành, trong sáng – Hiểu được tình bạn chân thành, trong sáng của tác giả. – Nắm được đặc trưng phong cách thơ tuyệt cú của Lí Bạch: ngôn ngữ giản dị, hình ảnh tươi sáng và gợi cảm. a. Về kĩ năng chuyên môn – Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu một tác phẩm thơ trung đại. b. Về kĩ năng sống – Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm. – Thái độ: Có tình bạn trong sáng, cao đẹp. – Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm… – Năng lực chung: + Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông – Năng lực riêng: + Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày + Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học + Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…
vanhoc
Phạm Tín An Ninh Cô Con Gái Qúa Giang Đêm Mồng Một Tết Chiếc thuyền nhỏ mang theo hơn năm mươi người, một nửa là đàn bà và con nít, ra khơi hai ngày thì gặp bão. Chúng tôi may mắn được một chiếc tàu chuyên chở dầu hỏa của Nauy trên đường từ Nhật sang Singapore cứu vớt. Hai ngày sống trên tàu chúng tôi có cảm giác như đang ở trên một thiên đàng. Tất cả đều được tận tình hỏi han chăm sóc. Chúng tôi cảm thấy vừa mừng vừa xót xa khi nhận ra thế gian này vẫn còn có đầy ấp tình người. Họ là nhừng kẻ xa lạ, không cùng màu da, màu tóc, không cùng ngôn ngữ, mà lòng thông cảm yêu thương họ đã dành cho chúng tôi lớn lao biết đến dường nào. Trong lúc những &quot;người anh em&quot; cùng một nhà thì lại hành hạ đuổi xô chúng tôi đến bước đường cùng để phải đành lòng bỏ nước mà đi. Với ân tình đó chúng tôi chọn Vương quốc Na Uy là quê hương thứ hai để gới gấm phần đời còn lại của mình và vun đắp tương lai cho mấy đứa con nhỏ dại.Sau gần một năm ở trại tị nạn, gia đình chúng tôi được đi định cư. Khi bầu đoàn thê tử như một bầy nai vàng ngơ ngác bước xuống phi trường Oslo, được nhiều người đón tiếp, trong đó lại có cả mấy ông nhà báo và đài truyền hình nhà nước phỏng vấn, quay phim . Gốc nhà quê, nên tôi cũng chẳng biết họ quay phim để làm cái gì. Trước khi về nhà, chúng tôi còn được mời vào một nhà hàng Tàu, và tha hồ gọi bất cứ thức ăn nào mình thích.Đến khi bước vào ngôi nhà, được bà trưởng phòng xã hội trao cho một chùm chìa khóa, dẫn đi một vòng xem phòng ốc đã được trang trí xong nội thất, cái bếp và cả cái tủ lạnh có sẳn đầy đủ thức ăn nước uống, một cái TV màu. Mọi thứ đều mới tinh. Sáu đứa con và hai đứa cháu họ của tôi thì ngồi mân mê mấy cái bàn học, và mấy cái ba lô có đầy đủ sách vở trong đó. Trước khi ra về bà giới thiệu chúng tôi một cô nhân viên của bà, và một cô giáo ở lại hướng dẫn chúng tôi xử dụng mọi thứ tiện nghi trong nhà, và mỗi ngày sẽ đến đưa gia đình chúng tôi đi mua sắm, khám bệnh, làm răng, còn cô giáo thì đặc trách lo việc học hành cho mấy đứa nhỏ. Khi tất cả ra về, tôi nằm dài dưới sàn nhà và chợt khám phá ra rằng mình quả là may mắn được đến định cư ở một nước Bắc Âu xa lạ nhưng thơ mộng và có quá rộng tấm lòng này, mà lúc xuống biển ra đi chắc chẳng có ai bao giờ nghĩ tới.Buổi tối, cơm nước xong, cả nhà quây quần trước cái TV. Thằng con trai lớn ra điều mới học được văn minh, bấm tới bấm lui tìm đài. Cả đám bất ngờ nhìn thấy dung nhan của mình trên màn ảnh. Thì ra chương trình phóng sự. Họ đang kể về gia đình chúng tôi, &quot;những công dân mới của Nauy, mà ông bố đã từng ở tù nhiều năm, giống nhiều người Nauy bị nhốt trong các trại cải tạo của Đức quốc xã, cái thời Hitler làm mưa làm gió ở Âu Châu, và đã can đảm dắt theo sáu đứa con và hai đứa cháu nhỏ vượt đại dương trên một chiếc thuyền đánh cá mong manh&quot; . Nghe họ ca ngợi mình mà tôi xấu hổ. Dù gì tôi cũng là kẻ bỏ nước tha hương, với họ, ít nhiều gì cũng là một cành tầm gởi. Còn chuyện vượt biển, vượt biên, đến bước đường cùng thì ai cũng phải liều mạng thế thôi, chứ có hàng triệu người còn can đảm gấp vạn lần tôi. Nhiều người đi bằng đường bộ, trèo núi, băng rừng, lội suối, bơi sông, qua Cam Bốt, Thái Lan, để vài năm sau mới đến được Singapore. Và dĩ nhiên đã có biết bao nhiêu người chẳng bao giờ tới bến.Cũng vì cái chương trình phóng sự bất ngờ này, mà sau đó, mỗi ngày gia đình chúng tôi phải tiếp nhiều người khách không mời, và nhận đủ thứ quà. Trong số đó, đặc biệt có một người đàn bà Việt Nam, mà lúc bà mới bước vào nhà, chúng tôi cứ tưởng là người Nhật, hay là người Tàu gì đó, khi nhìn thấy cái vẻ quí phái đặc biệt của bà. Tôi nghĩ có lẽ không có người Việt Nam nào sống ở cái xứ Bắc Âu xa lạ này từ lâu để có được nét đẹp của một người con gái đông phương pha lẫn âu tây ở cái tuổi còn trẻ như bà. Sau đó tôi bất ngờ thú vị khi bà tự giới thiệu tên là Huyền-Trân Thomassen, hiện là giảng sư môn nhân chủng xã hội học taị trường đại học Oslo, chồng bà là người Nauy, hiện đang làm đại sứ tại Mexico. Bà không muốn bỏ nghề bà yêu thích, hơn nữa bà vẫn còn tiếp tục nghiên cứu về ngành này, nên không theo chồng mà ở lại Nauy với hai đứa con. Lúc nhỏ bà theo cha sang sống ở Thụy Sĩ, khi cha bà là đại sứ của VNCH tại đó. Người chồng của bà, cũng thuộc một gia đình có truyền thống ngoại giao. Cha của ông cũng một thời là đại sứ của Nauy tại Thụy Sĩ. Hai người con của hai ông đại sứ quen nhau từ khi học chung một trường trung học và làm đám cưới sau khi tốt nghiệp đại học tại thủ đô Bern, một năm trước khi miền Nam Việt Nam thất thủ.Tôi rất ngưỡng mộ người đàn bà trẻ này. Rời Việt nam từ lúc 12 tuổi, nhưng bà nói tiếng Việt rất lưu loát, hiểu biết rất nhiều về văn học Việt nam, từ truyện Kiều của Nguyễn Du, đến bài thơ Hai Sắc Hoa TyGôn của TTKH. Điều đặc biệt hơn hết là bà rất quí mến và giúp đỡ tận tình người đồng hương. Gia đình tôi cũng mang nặng khá nhiều ơn nghĩa của bà.Những ngày sống hạnh phúc ở quê người, nhìn con cái ngày một lớn lên và đang có cả một bầu trời xanh bao la trước mặt, lúc nào tôi cũng chạnh lòng nhớ lại cái thời mình khốn khó và những bạn bè xưa. Tôi thấy mình nợ nần nhiều người mà không biết làm sao trả được. Trong số này, người mà tôi thường nghĩ tới nhiều nhất và ân hận chẳng giúp được điều gì là Nguyễn Thượng Tâm, người đồng đội và cũng là đứa em kết nghĩa của tôi.Tâm ra trường sau tết Mậu Thân. Về trình diện đơn vị tôi khi vừa tròn 18 tuổi. Măc dù còn rất trẻ, nhưng đuợc đào tạo từ lúc còn nhỏ tại trường Thiếu Sinh Quân nổi tiếng ở Vũng Tàu nên Tâm là một hạ sĩ quan gương mẫu trong kỷ luật và gan dạ trong chiến trường. Tâm hiền lành và rất ít nói. Nhưng không phải vì vậy mà tôi trở thành thân thiết với Tâm và hai thằng kết nghĩa anh em, nếu không có buổi sáng mồng một Tết năm 1969, khi đơn vị chúng tôi tạm dừng quân trong một ngôi làng hoang đổ nát nằm sâu giữa những động cát nơi giáp ranh hai tỉnh Bình Thuận và Bình Tuy lúc trước.Dù đang hành quân, nhưng biết hôm nay là mồng một Tết, tôi thức dậy thật sớm, thay bộ đồ trận mới, đi một vòng chúc tết anh em. Ngày đầu năm, nằm giữa một khu hoang tàn không một bóng người, chắc ai cũng chạnh lòng nhớ tới gia đình. Chiếc radio từ một căn lều poncho nào đó đang phát ra tiếng hát nỉ non của ca sĩ Duy Khánh, trong bản nhạc Xuân Này Con Không Về của Trịnh Lâm Ngân, làm lòng tôi càng thêm lắng xuống. Đến cuối ngôi làng, tôi bỗng giật mình khi nghe tiếng sụt sùi. Lại gần tôi mới nhận ra Tâm. Anh ta đang quì lạy trước một cái bàn thờ được kê bằng cánh cửa sổ của căn nhà nào sập xuống. Trên bàn thờ dã chiến, tôi thấy có mấy cái hoa rừng cấm trong cái bi đông nước, hai bát cơm bằng gạo sấy và một lon guigoz có lẽ chứa nước trà hay canh nấu bằng lá giang hay lá tàu bay gì đó. Tâm khấn vái một lúc, quay lại bất ngờ nhận ra tôi. Tâm đưa tay chào và cũng như mọi khi, không nói một lời nào. Có lẽ Tâm biết là tôi đã đứng im lặng ở đây từ lâu lắm. Tôi bước tới nắm chặt tay Tâm, kéo anh đứng lên. Tâm vội rút tay ra lau nước mắt. Tôi đến trước bàn thờ vái một vái, rồi vỗ vai Tâm:- Em cúng bố mẹ à. Sao đầu năm mà buồn quá vậy em.- Không, bố em còn ở ngoài Bắc, em không biết là còn sống hay đã chết. Mẹ em thì đã qua đời lúc em còn bé lắm. Nhà em ở tận Ý Yên, nhưng bố em đi làm xa, nên phải gởi hai anh em em xuống nhà ông chú ở Hà Nội học, rồi theo gia đình chú ấy xuống tàu há mồm vào Nam luôn .- Còn anh của em bây giờ ở đâu? Tôi hỏi.- Anh ấy chết rồi. Anh là sĩ quan thủy quân lục chiến, tử trận đúng ngãy mồng một tết Mậu Thân ở ngay Sài gòn . Hôm nay là giổ đầu của anh ấy.- Anh em tên gì?- Nguyễn thượng Minh, khi chết anh vừa mới lên trung úy.Tôi giật mình. Cái tên Nguyễn thượng Minh làm tôi nhớ ngay đến một thằng bạn cùng tên hồi còn tiểu học. Tôi hỏi Tâm:- Vậy có phải em là cháu của thầy giáo Nguyễn Thượng Cầu?- Dạ phải, nhưng chú Cầu đã chết lâu rồi. Tâm trả lời rồi nhìn tôi ngạc nhiên.Năm 1954, tôi đang học lớp nhì trường huyện Vạn Ninh. Nhập học được vài tháng, thì thầy hiệu trưởng Nguyễn công Tố dắt ba đứa học trò lạ vào lớp giới thiệu với cô giáo Kiệt rồi dặn dò đám học trò chúng tôi :- Hôm nay trường nhận thêm những em học trò mới, trong đó có ba em vào lớp này. Tất cả các em phải biết yêu thương và giúp đỡ những người bạn này, vì họ đã vừa phải bỏ quê hương, gia đình ngoài miền Bắc, di cư vào đây. Đó cũng là lời kêu gọi của Ngô Thủ Tướng.Hai thằng con trai và một đứa con gái cúi đầu chào cô giáo rồi quay xuống chào chúng tôi bằng thứ tiếng lạ hoắc khó nghe. Thằng lớn con nhất được cô Kiệt chỉ cho ngồi dãy bàn cuối lớp, ngay phía sau tôi.Đến giờ ra chơi, bọn tôi bu quanh &quot;phỏng vấn&quot; nó đủ điều. Tên nó là Nguyễn Thượng Minh. Nó và thằng em nhỏ hơn bốn tuổi, nhà ở quê, mẹ chết sớm, ông bố đi làm xa, nên phải gởi anh em nó xuống Hà Nội ở nhà ông chú để học hành, hơn nữa ông lại là thầy giáo. Khi có lệnh di cư, ông chú không liên lạc được bố nó, nên dắt hai anh em nó xuống tàu há mồm vào Nam luôn, rồi được chính quyền phân phối đến định cư ở quê tôi, Vạn Giã, cùng với hơn mười gia đình khác . Nó bảo vài hôm nữa ông chú nó cũng sẽ được sắp xếp cho vào dạy lớp ba trường này, thay cho một ông thầy thuyên chuyển đi nơi khác.Nó lầm lì ít nói, chắc ngại cái tiếng Bắc Kỳ xa lạ của nó. Nhưng không phải vì điều đó mà làm cho tôi ghét nó, và đã có nhiều lần đánh lộn với nó nữa. Lý do chính là nó đánh bi rất giỏi, giành mất giải quán quân của tôi trong lớp. Nó đánh bi khác với chúng tôi. Chúng tôi để viên bi lên đầu ngón tay giữa rồi bắn đi, còn nó đặt viên bi trong lòng bàn tay và bắn đi bằng ngón tay cái. Vậy mà nó ăn tôi sạch túi. Bọn tôi bảo là nó ăn gian, không được chơi kiểu bắc kỳ của nó mà phải chơi theo kiểu trung kỳ của bọn tôi. Nhập gia phải tùy tục. Nó cô đơn một mình nên chịu thua, phải trả lại cho tôi tất cả viên bi nó thắng ngày hôm đó. Vậy mà hai hôm sau nó chơi trở lại, dĩ nhiên với cái kiểu hoàn toàn mới lạ với nó, nhưng nó vẫn thắng tôi oanh liệt. Cuôc đấu bi này bây giờ không phải chỉ giữa cá nhân hai thằng: tôi với nó, mà giữa hai miền nam-bắc, cho nên học trò trai gái cả trường bu quanh làm khán giả. Tôi thua trắng tay, mất luôn chức vô địch từ lớp năm đến bây giờ. Dĩ nhiên là tôi ức lắm. Điều ghê gớm hơn nữa, là chỉ có cuối tháng đầu tiên nó đứng hạng ba trong lớp, lên nhận bảng danh dự sau tôi, nhưng kể từ tháng thứ nhì trở đi nó đều chiếm hạng nhất. Tôi đâm ra hận nó, có nó là tôi mất tất cả. Mấy lần tôi nhại tiếng Bắc chọc quê nó, nó cũng chỉ cười, tôi nghe lời xúi của lũ bạn, bảo nó rờ sau &quot;đít&quot; coi có còn tòn ten cọng rau muống nào không, nó chỉ im lặng . Có lần bọn tôi xô nó ngã, nó chỉ cười, đứng dậy rồi phủi bụi trên áo quần. Tôi thua nó, nhưng cố làm ra vẻ tự mãn: &quot;nó vẫn chỉ là một anh hùng cô đơn, không có ai chơi với nó&quot;.Đùng một cái nó nghỉ học. Chẳng có ai biết lý do. Nhưng rồi vài ngày sau nó tới trường, nhưng không phải để học mà để bán bánh mì và cà rem. Cô giáo và bạn bè hỏi, nó khóc và bảo là bà thím, sau khi cãi vã với chú nó một trận, không nuôi hai anh em nó nữa, nó phải tự &quot;khắc phục&quot; để còn nuôi một thằng em nhỏ. Hôm đó bọn tôi nhiều thằng cũng khóc theo với nó. Chờ cho tất cả vào lớp, tôi ở nán lại chỉ để ôm nó và nói một lời xin lỗi về những điều đã qua. Nó nhìn tôi thân thiện, và bảo là nó chưa hề để tâm tới điều ấy. Tôi &quot;tâm phục khẩu phục&quot;nó. Nó còn nhỏ mà thông minh và thánh thiện hơn tôi nhiều.Tôi bèn làm ngay một cuộc &quot;quảng cáo&quot; cho bánh mì và cà rem của nó, vì vậy hôm nào nó mang mọi thứ tới trường là bán sạch ngay trong giờ ra chơi buổi sáng. Sau đó tôi còn kêu gọi một cuộc lạc quyên gíup nó: gạo , tiền xu , tiền cắc, áo quần, có thằng còn mang tới cho nó cả buồng chuối và một trái mít nữa.Rồi nó cũng được chính quyền giúp đỡ, tôi nghĩ như thế, nên vài tuần sau nó trở lại lớp học, và chỉ bán bánh mì trong giờ ra chơi. Nó vẫn học giỏi, vẫn đứng đầu lớp, nhưng lần này nó không còn là anh hùng cô đơn nữa mà nó có đông đảo bạn bè, mà thằng thân nhất chính là tôi.Ông chú nó, thầy giáo Nguyễn thương Cầu, cũng đã vào trường dạy lớp ba, nhưng bây giờ anh em nó không còn ở chung với ông chú nữa, mà chỉ đến thăm ông vào những cuối tuần. Có khi nó dắt tôi đi theo. Vì vậy tôi mới bíết ông thầy, chú nó sợ bà vợ Bắc kỳ còn hơn sư tử, nên chẳng dám bênh vực nhiều anh em nó, mặc dù ông rất đau lòng xót xa khi bọn nó phải dọn ra ở ké nhà một gia đình người di cư khác.Tôi mất mẹ, cha tôi cũng đi làm xa, nên tôi thông cảm hoàn cảnh của Minh, nên thường đưa anh em nó về nhà ông bà nội tôi và chơi với đám anh em họ hàng của tôi.Khi xong tiểu học, tôi vào Nha Trang học trung học, cũng là lúc phải chia tay nó. Bởi Minh cũng vừa theo một số người di cư vào tận khu định cư Phước Tỉnh nào đó ở trong nam, người ta bảo trong ấy làm ăn khấm khá hơn ở quê tôi nhiều lắm. Từ đó, tôi không gặp lại nó, mặc dù trong ký ức tuổi ấu thơ của tôi, lúc nào hình ảnh nó cũng in lên đâm nétKhông ngờ hôm nay, giữa chiến trường xa xôi này tôi lại bất ngờ gặp lại thằng em duy nhất của Minh, và lòng tôi lắng xuồng khi biết nó cũng từng là lính đánh giặc và đã hy sinh đúng ngày này năm trước: ngày mồng một Tết. Cái ngày mà lời chúc Tết của ông Hồ Chí Minh trên đài phát thanh Hà Nội chính là cái mật lệnh &quot;Tổng Công Kích Têt Mậu Thân&quot; để giết hại bao nhiêu người vô tội, đặc biệt hàng vạn người ở Huế bị chôn sống. Cũng là cái ngày người ta nhận diện được bọn trí thức, sinh viên phản trắc, đã giết hại bao nhiêu thầy, bạn của chính mình.Sau đó, tôi rút Tâm về làm việc bên cạnh tôi, phụ tránh toán quân báo gồm toàn những người lính trẻ. Chúng tôi yêu thương nhau như anh em. Rồi vào một đêm trăng sáng, dưới sự chứng giám của đất trời, tôi đã nhận Tâm là đứa em kết nghĩa, sau lần Tâm liều mình cứu tôi thoát chết trong một cuộc phục kích ở Thiện Giáo. Đổi lấy sư an toàn cho tôi, Tâm phải mất hai ngón tay của bàn tay trái và nằm bệnh viện hơn một tháng để được giải phẩu lấy một mãnh đạn nằm trong sâu trong thanh quản. Sau khi xuất viện, Tâm phát âm tương đối khó khăn. Được hội đồng giám định y khoa xếp vào loại không còn khả năng chiến đấu, Tâm có thể chọn về một đơn vị hành chánh hay tiếp vận nào mà Tâm thích, nhưng Tâm một mực chối từ và nằng nặc đòi trở lại đơn vị cũ. Tâm xác nhận là mình vẫn còn khả năng chiến đấu, hai ngón tay của bàn tay trái và giọng nói khó khăn một chút không gây trở ngại nhiều cho một người lính chiến trường. Cuối cùng Tâm được toại nguyện.Tôi vừa vui mừng vừa cảm động khi Tâm trở về trình diện. Tâm bảo sống chết gì em cũng muốn ở bên anh. Vì gia đình em có còn ai nữa đâu. Đơn vị này là gia đình của em. Tôi sắp xếp cho Tâm một công việc tạm thời ở hậu cứ để tiếp tục chửa bệnh. Chỉ sau vài tháng giọng nói của Tâm gần trở lại bình thường. Tâm nghe lời tôi xin vào khoá Sĩ Quan Đặc Biệt ở Thủ Đức. Tâm được ưu tiên thu nhận vì gốc TSQ.Ra trường đúng vào mùa hè đỏ lửa 1972, Tâm lại xin trở về đơn vị cũ, lúc này đang ngày đêm nằm trong lửa đạn ở mặt trận Kontum. Năm tháng sau, tôi bị thương, được tản thương về QYV Pleiku nằm điều trị gần một tháng . Xuất viện, được điều về Phòng Hành Quân. Cả tháng tôi không gặp lại Tâm, nhưng ngày nào chúng tôi cũng liên lạc trên hệ thống vô tuyến.Cuối năm 1973, chiến trường lắng dịu. Tâm xin phép về Sài gòn cưới vợ. Vợ Tâm là cô bạn nhỏ ngày xưa trong cùng một viện mồ côi. Bây giờ là cô giáo. Hai người găp lại và tình yêu nẩy nở trong thời gian Tâm học ở trường Thủ Đức. Cả vợ chồng tôi đều có mặt trong ngày cưới, và làm chủ hôn bên họ nhà trai. Đám cưới xong, tôi vận động xin cho vợ Tâm được chuyển lên dạy tại một trường tiểu học nằm trong thành phố Pleiku, để vợ chồng được gần gũi nhau hơn.Đầu tháng 3/1975 Ban Mê Thuột thất thủ, bản doanh Bộ Tư lệnh SĐ 23 BB bị tràn ngập. sau một phi vụ bắn nhầm. Ông Tư Lệnh Phó cùng ông tỉnh trưởng Đắc Lắc bị bắt. Hai tiểu đoàn của Trung Đoàn 44 được trực thăng vận nhảy xuống đầu tiên ở Phước An, quận duy nhất còn lại của tỉnh Đắc Lắc, nhằm vừa ngăn chặn địch quân tràn xuống Khánh Dương theo Quốc Lộ 21, vừa tái chiếm thị xã Ban Mê Thuột khi tình hình cho phép. Tâm có mặt trong toán quân đầu tiên này. Tôi không gặp được Tâm nhưng có liên lạc nói chuyện vài lần trong máy vô tuyến. Tâm rất đau lòng khi phải bỏ vợ và đứa con gái ba tuổi trên Pleiku, trước khi gởi gấm cho anhtrung sĩ tiếp liệu đại đội cố dắt theo cùng đoàn quân triệt thoái về tỉnh lộ 7, bây giờ không biết ra sao. Tâm khẩn khoản nhờ tôi tìm mọi cách liên lạc và giúp vợ con mình. Tôi lấy cái tình anh em kết nghĩa mà thề với Tâm là tôi sẽ cố gắng hết sức mình. Không ngờ, đó là một kế hoạch triệt thoái tồi tệ nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, đã làm mất biết bao nhiêu sinh mạng, kéo theo sự sụp đổ cả miền Nam. Ra tận Tuy Hòa, đứng đón dòng người tả tơi, nét mặt còn đậm nỗi kinh hoàng, họ vừa trải qua và chứng kiến biết bao nhiêu cái chết thê thảm để được đến bên này bờ con sông Ba nhuộm máu, tôi nghĩ là tôi chẳng còn có cơ hội nào gặp lại vợ con Tâm. Trở lại Khánh Dương, đúng lúc Phước An thất thủ và đơn vị của Tâm đã phải tan hàng, tôi gặp lại vị chỉ huy của Tâm ở Dục Mỹ, ông xác nhận là trung úy Nguyễn Thượng Tâm đã nằm lại trên đỉnh đồi Chu Cúc, khi chiến đấu tới viên đạn cuối cùng rồi tự sát trước một biển người của địch quân tràn lên chiếm giữ.Hơn sáu tháng định cư ở Nauy, cả nhà tôi lúc nào cũng miệt mài để sớm hội nhập vào quê hương mới. Thời gian qua nhanh quá. Mới đây mà chúng tôi cũng đã tập tành tổ chức ngày lễ Giáng Sinh và ăn cái tết Tây đầu tiên theo truyền thống của Nauy. Sau đó bận bịu đi học đi làm, và cũng chẳng có cuốn lịch Âm lịch nào để biết ngày nào là Tết Ta, Nguyên Đán. Một buổi tối vợ chồng tôi đang ngồi cãi nhau về thời điểm giao thừa để thắp một nén hương tưởng nhớ ông bà, thì điện thoại reo. Bà Huyền-Trân Thomassen gọi, mời cả nhà chúng tôi tối mai lên ăn tết với gia đình, chồng bà từ Mexixo cũng mới trờ về. Bà cho biết bây giờ đã là sáng mồng một Tết bên Việt Nam. Thì ra, chúng tôi tệ quá, mới rời khỏi Việt Nam hai năm mà không còn nhớ ngày tết và tổ chức mừng Tết như bà. Tôi cám ơn và nhận lời bà xong, vội vàng thắp mấy nén hương tạ tội ông bà.May mắn ngày mai là thứ bảy.Bà biết gia đình chúng tôi có tới mười người mà chỉ có một cái xe Ford vừa nhỏ vừa cũ, nên bà đặt một chiếc taxi tám chỗ ngồi lại đón chúng tôi. Bà xã tôi chỉ huy bầy con gái trên chiếc taxi, còn tôi lái xe chở đám con trai chạy theo sau. Trời thật lạnh, tuyết rơi trắng cả bầu trời . Chúng tôi phải chạy gần một tiếng đồng hồ mới tới nhà bà. Bà ở trong một ngôi biệt thự khá xinh, cách trường đại học Oslo, nơi bà dạy, chừng năm phút lái xe. Trong phòng khách bà trang trí giống như tết ở Việt Nam, đặc biệt có cả một cành mai thật to (một loài hoa Bắc Âu nở hoa vào mùa đông, nhìn giống như hoa mai) trong một cái bình sứ lớn, nằm ở giữa nhà. Chồng bà rất phúc hậu, và nói được một ít tiếngViệt. Khi giới thiệu ông với chúng tôi bà đùa:- Hoàng đế Chế Mân của tôi đây.- Không, tôi là Trần Khắc Chung. Ông vừa đưa tay bắt tay tôi vừa đùa.Ông ta khá am tường về lịch sử Việt nam. Ông cũng biết khá nhiều và có những nhận định khá công bình về cuộc chiến Việt nam. Ông cho biết là lúc cuộc chiến Việt Nam đang ác liệt , khi ấy ông là trưởng ban ngoại giao của Quốc Hội Nauy, đã phản đối kịch liệt những nhóm tả khuynh và đặc biệt là những nhận định và việc làm của ông Olaf Palma, thủ tướng Thụy Điển. Người đã hô hào ủng hộ Bắc Việt và tuyên bố sẳn sàng chấp nhận cho binh lính Mỹ đào ngũ đến dung thân ở nước ông. Khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, nhìn hàng triệu nguơì phải bỏ nước ra đi, ông vừa kịp phản tỉnh thì cũng bị ám sát chết.Bữa ăn còn có cả dưa hành, thịt kho và bánh chưng. Tôi phục bà và thấy xốn xang nhớ nhừng ngày tết lúc tôi còn nhỏ ở quê nhà.Ăn uống xong, bà còn lì xì bì thơ màu đỏ cho mấy đứa con và mấy đứa cháu của tôi. Tôi đành phải ngượng ngùng xin lỗi vì không chuẩn bị kịp quà cáp cho hai đứa con của bà. Nhưng bà rất khéo léo, khi bảo sự có mặt của gia đình chúng tôi trong thời khắc đặc biệt này đã là một món qùa vô giá, rất có ý nghĩa cho mẹ con bà.Tôi thay mặt gia đình cám ơn, chúc tết ông bà và gia đình. Tôi cũng nói lên lòng ngưỡng mộ của chúng tôi đối với một người đã xa quê hương lâu ngày và lập gia đình với một người ngoại quốc mà vẫn còn giữ được truyền thống và bản sắc văn hóa Việt Nam, trong lúc một số người mới chân ướt chân ráo sang đây đã vội tập tành thành người bản xứ, muốn quên hết nguồn cội của mình.Chia tay bà lúc gần mười hai giờ đêm. Đường sá vắng tanh. Tuyết vẫn rơi kín bầu trời. Không quen lái xe trên tuyết, tôi chạy thật chậm. Khi đến trước khu đại học Blindern, tôi thấy có một người đứng dưới tàng cây thông, đưa tay đón. Tôi dừng xe lại. Một cô gái chạy tới xin quá giang về nhà, vì cô dự tiệc tối ra, đã gọi taxi khá lâu mà không thấy tới.. Tôi bảo đứa con trai lớn của tôi ra ngồi ở băng sau, nhường ghế trước cho cô gái. Khi cô lễ phép chào tôi, và bắt tay mấy cậu con và cháu của tôi ngồi ở băng sau, tự giới thiệu tên Anita rồi ngồi lên ghế, tôi mới nhận ra cô gái gốc Á đông, nhưng phát âm tiếng Nauy và điệu bộ hoàn toàn như người bản xứ. Tôi ngạc nhiên khi thấy cô đang run vì lạnh. Cô chỉ mặc một cái áo khoác mỏng. Tôi dừng xe, cởi cái áo choàng bằng lông cừu choàng qua vai cô. Gương mặt cô bé xinh xắn dễ thương, nhưng phảng phất buồn. Tôi hỏi cô bé đến từ nước nào. Cô cho biết cô được cha mẹ nuôi người Na Uy nhận mang về đây lúc chưa tròn ba tuổi, nên cô chẳng biết gì. Sau này lớn lên, cô mới được cha mẹ nuôi kể lại là cô được Cơ quan Bảo Trợ Nhi Đồng LHQ nhận từ một viện mồ côi ở Việt Nam, vào năm 1975. Ông bà xin nhận cô làm con nuôi từ Cơ quan này. Cô bé rất mong muốn được trở lại Việt nam một lần, để biết nơimình sinh ra và nhờ người tìm lại tông tích, mồ mả của cha mẹ ruột. Cô sẽ xây mộ cho ông bà. Cha mẹ nuôi có hứa sẽ đưa cô về sau khi cô học xong trung học, và khi nào việc xin visa vào Việt Nam dễ dàng hơn. Nhà cô không xa nơi tôi ở, có lẽ không quá hai mươi phút lái xe. Khi qua hết mấy khu rừng thông thanh vắng, cô chỉ ngôi nhà lớn nằm lưng chừng trên một ngọn đồi, bảo tôi dừng lại phía dưới. Cô sẽ đi lên bằng con đường tắc. Cô cám ơn tôi, cởi trả lại tôi cái áo choàng. Cô hỏi xin tôi một mảnh giấy, viết địa chỉ xong rồi đưa lại cho tôi. Cô mời tôi đến Lễ Phục Sinh ghé lại nhà cô chơi. Vì chỉ còn một ngày nữa cô phải đi London tiếp tục theo học một năm chương trình trao đổi học sinh. Cha mẹ nuôi của cô rất thích nói chuyện với người Việt Nam, nhất là những người đã từng tham gia cuộc chiến. Tôi hứa với cô là thế nào tôi cũng đến thăm cô cùng ông bà cha mẹ nuôi tốt bụng.Về nhà, khi kể lại chuyện cô bé quá giang cho vợ và mấy cô con gái nghe, tôi mới nhận ra một điều: sao tôi lại có duyên với những người mồ côi đến thế. Suốt cả đêm hôm ấy tôi nằm trằn trọc nghĩ đến thân phận mình và nhớ thật nhiều đến Nguyễn Thượng Tâm, người mà tôi đã từng nhận làm đứa em kết nghĩa, nhưng mãi đến bây giờ vẫn chưa làm tròn được lời thệ ước cuả mình.Ðến Lễ Phục Sinh, nhớ lời hẹn, tôi rủ bà xã và hai cô con gái lớn đến thăm cô Anita. Bây giờ là đầu tháng tư mà tuyết vẫn còn rơi trắng cả bầu trời. Nhờ ban ngày nên tôi thấy rõ nhà cô hơn. Ngôi nhà có dáng của một lâu đài, cổ kính, sang trọng. Chung quanh là một hàng thông. Chủ ngôi nhà chắc đã trọng tuổi và giàu có. Ngần ngừ một lúc, tôi bấm chuông. Đúng như tôi nghĩ, người mở cửa là một bà già khoảng trên bảy mươi, nhưng còn khỏe mạnh và nói năng vui vẻ lịch thiệp. Bà ngạc nhiên nhìn tôi, và hỏi tôi đến có việc gì bất ngờ mà bà không đuợc báo trước. Tôi xin lỗi, giới thiệu tên mình và cho bà biết là tôi có hẹn với cô Anita, con gái của bà, đến thăm cô ấy và vợ chồng bà. Có lẽ cô Anita quên, không kể chuyện lại với bà. Bà tròn mắt ngạc nhiên :- Anita nào ? vì đứa con gái duy nhất của chúng tôi đã chết rồi mà.Bây giờ đến lượt tôi ngơ ngác. Tôi kể cho bà nghe chuyện tôi gặp cô Anita trước cổng trường đại học hồi tháng hai, và cho cô quá giang về đây lúc nửa đêm. Bà mời tôi vào nhà, chỉ cho tôi tấm ảnh treo trên vách.- Đây chính là cô Anita mà tôi đã gặp, trước khi cô trở lại London để tiếp tục học. Tôi nói to như để xác nhận với bà. Bà nhìn tôi sụt sùi hai dòng nước mắt.- Ðúng rồi, sau lần về thăm nhà và cũng để khám bệnh ấy, thay vì trở lại trường, con tôi phải vào bệnh viện, do một mảnh đạn nằm sâu trong tim từ lúc cháu ba tuổi, và cháu qua đời sau đó một tuần. Trước đây, bác sĩ có khám và chụp hình, nhưng bảo mảnh đạn nằm ở một vị trí khá an toàn, và rất nguy hiểm nếu phải giải phẩu. Không ngờ cháu lại chết vì chính mảnh đạn từ thời chiến tranh này.Bà ra nhà sau lên tiếng gọi ông chồng, kể cho ông nghe câu chuyện tự nãy giờ. Ông đến chào tôi, và bảo tôi chờ ông bà mặc áo lạnh rồi sẽ dẫn tôi ra nghĩa trang, nằm không xa ở phía sau nhà, thăm ngôi mộ cô con gái. Ngôi mộ phủ đầy tuyết trắng. Bà đưa tay phủi lớp tuyết trên tấm bia, hàng chử khắc sâu trên bia: ANITA NGUYEN HILDE. Nhìn tấm ảnh trên mộ bia, tôi có cảm giác dường như cô cũng đang nhìn tôi mỉm cười. Tôi đứng trươc mộ, chấp hai tay khấn nguyện một đôi điều. Ông bà chủ nhà sụt sùi, bảo với tôi đó là cô con gái duy nhất mà ông bà hết lòng thương quí. Từ khi cô ta qua đời, ông bà chẳng còn thiết tha bất cứ thứ gì trên cõi đời này nữa. Đưa tôi trở lại nhà, ông châm củi thêm vào lò sưởi, rót mời tôi một tách cà phê nóng. Ông bảo nếu cô không chết thì mùa hè này ông bà sẽ đưa cô về thăm quê hương nguồn cội ở Việt Nam. Riêng cha mẹ ruột của cô thật sự đã chết trong chiến tranh rồi.Dường như vừa nhớ lại một điều gì, ông đứng lên bước tới kệ sách, quay lại nói vói tôi :- Trong hồ sơ của con tôi, người ta có ghi chú: Khi hấp hối, mẹ cháu có trăn trối nhờ người mang nó về một viện mồ côi mà bà quen. Bà có để trong túi áo quần của đứa con một tấm hình khi vợ chồng bà làm đám cưới. Sau tấm hình có ghi tên và đơn vị của ba cháu. Đó cũng là dấu tích duy nhất về gốc gác của cô con gái nuôi yêu dấu của chúng tôi.Tôi chưa kịp hỏi, ông đã đưa cho tôi tập album, và chỉ cho tôi một tấm ảnh đen trắng ngã màu vàng sậm, được dán ngay ở trang đầu. Nhìn tấm ảnh, tôi giật thót cả người, như đang bị mộng du vào một cõi xa xăm nào đó: hai người trong tấm ảnh chính là vợ chồng Nguyễn Thượng Tâm, người em mồ côi kết nghĩa mà chúng tôi đã lạc mất nhau trong những ngày cuối của một cuộc chiến huynh đệ tương tàn. HẾT Mục lục Cô Con Gái Qúa Giang Đêm Mồng Một Tết Cô Con Gái Qúa Giang Đêm Mồng Một Tết Phạm Tín An NinhChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: bạn: Thanh Vân đưa lên vào ngày: 15 tháng 3 năm 2010
vanhoc
Nam Định, ngày 17 tháng 5 năm 2018 Phạm Trang thân mến! Mình là Đỗ Khánh Tú ở tại thành phố Nam Định. Chúng mình đã được gặp nhau trong kì thi ‘ Thơ Tuổi Trẻ ‘ tổ chức tại Hà Nội. Hôm ấy, mình rất ấn tượng với tác phẩm của bạn và mình rất thích phong thái tự tin, quyết tâm của bạn. Mình viết bức thư này mong được làm quen với Trang để mình có thể được đọc nhiều bài thơ của Trang hơn và nếu được, mình cũng sẽ gửi những sáng tác của mình cho Trang đọc thử. Mình hi vọng chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo và chỉnh sửa các bài thơ cho nhau để cho ra đời những đoạn thơ hay nhất, Trang thấy thế nào? Mình rất hi vọng, ở hội thơ kì tới, chúng ta sẽ lại được gặp nhau, sẽ cùng được đọc to những sáng tác của tụi mình và mình rất hi vọng chúng ta có thể liên lạc được với nhau qua email hay qua số điện thoại nếu bạn không từ chối lời đề nghị này của mình. Nếu chúng ta kết bạn, chúng ta còn có thể giúp đỡ nhau tiến bước trên con đường học tập sau này và cùng thi đua, phấn đấu trên mọi lĩnh vực, Trang thấy thế nào? Mình rất mong Trang sẽ dành được những thành tựu riêng cho Trang và với tài năng của bạn thì có lẽ mọi chuyện sẽ không quá khó nhỉ? Chúc Trang thành công nhé! Mình rất hi vọng sẽ nhận được thư hồi âm của Trang. Hẹn một dịp nào đó, chúng ta sẽ cùng bàn về những bài thơ và thành tích học tập của chúng mình, Trang nhé! Kí tên Đỗ Khánh Tú. Đà Nẵng, ngày 13 tháng 1 năm 2018 Dũng thân mến! Chắc cậu không nhớ tớ là ai và rất ngạc nhiên khi nhận được bức thư này nhỉ? Giới thiệu với cậu tớ là Chinh, tớ đã gặp cậu vào dịp giao lưu bóng đá Nhi Đồng tổ chức ở Thanh Hóa tuần trước. Tớ rất ấn tượng với cậu- bạn thủ môn xuất sắc nhưng tớ chưa kịp làm quen với cậu nên hôm nay tớ viết thư này mong được trở thành một người bạn của cậu. Tớ năm nay học lớp 3 ở trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân. Chắc cậu cũng cùng tuổi với tớ nhỉ? Tớ muốn kết bạn với cậu là vì chúng ta có chung sở thích là bóng đá đấy. Tớ muốn được giao lưu và học hỏi thêm kinh nghiệm chơi bóng của cậu vì tớ nghe nói cậu đã làm quen với trái bóng từ hồi 5 tuổi và rất đam mê bóng đá. Tớ cũng giống cậu rất yêu thích những trái bóng tròn lăn trên sân cỏ. Tớ mơ ước sau này sẽ trở thành một cầu thủ xuất sắc và được thi đấu cho đội tuyển quốc gia Việt Nam. Khi nào có cơ hội gặp nhau chúng ta cùng đá bóng với nhau nhé. Ngoài đá bóng ra chúng ta còn có nhiệm vụ học tập thật tốt nữa. Cả tớ và cậu cùng thi đua xem ai đá bóng hay hơn và đạt được kết quả học tập tốt hơn nhé. À quên nói với cậu, tớ ở Đà Nẵng nơi có rất nhiều cảnh đẹp để tham quan như Bà Nà hill hay phố cổ Hội An. Hè này nếu cậu có đến Đà Nẵng tớ sẽ làm hướng dẫn viên du lịch cho cậu. Thôi thư đã dài, tớ dừng bút tại đây. Hẹn gặp Dũng vào một ngày gần nhất nhé!
vanhoc
UFO (hay vật thể bay không xác định) là hiện tượng trên không theo như báo cáo mà không nhận dạng rõ được. UFO còn có thể đề cập đến: Công nghệ máy tính .ufo, phần mở rộng tập tin cho tài liệu Ulead PhotoImpact Unified File and Object (UFO), kiến trúc lưu trữ đối tượng Vệ tinh theo dõi UHF (UHF Follow-On), loạt vệ tinh liên lạc quân sự của Mỹ Unified Font Object, định dạng mở bằng chứng tương lai dựa trên XML cho các phông chữ kỹ thuật số Nghệ thuật, giải trí và truyền thông Phim và phim truyền hình UFO (phim 1956), do Winston Jones làm đạo diễn U.F.O. (phim 1993), do Roy "Chubby" Brown đóng vai chính U.F.O. (phim 2012), có Jean-Claude Van Damme đóng chung UFO (phim 2018), do Ryan Eslinger làm đạo diễn, với sự tham gia diễn xuất của Alex Sharp, Gillian Anderson, nói về vụ chứng kiến UFO ở sân bay UFO (phim 2022), một bộ phim Netflix của Thổ Nhĩ Kỳ UFO (phim tài liệu nhiều tập), phim tài liệu nhiều tập năm 2021 của J.J. Abrams UFO (phim truyền hình), phim truyền hình thập niên 1970 của Gerry Anderson UFO Ultramaiden Valkyrie, bộ manga và anime nhiều tập thập niên 2000 Âm nhạc Ban nhạc và người biểu diễn UFO (nhạc sĩ) (sinh năm 1981), nghệ sĩ hip hop, rapper và ca sĩ Đan Mạch Ufo361 (sinh năm 1988), rapper người Đức UFO (ban nhạc), ban nhạc hard rock người Anh UFO, tên gọi ban đầu của nhóm nhạc Anh R&B hay còn gọi là JLS UFO Yepha, cặp đôi hip hop Đan Mạch The Unidentified Flying Objects, ban nhạc rock Mỹ United Future Organization, cặp đôi nhạc jazz Nhật Bản Album U.F.O. (album), album năm 1969 của Jim Sullivan UFO EP, của Torch UFO (Newton Faulkner EP), của Newton Faulkner Bài hát "UFO" (bài hát của Mallrat có thêm Allday), (2018) "UFO" (bài hát của Pink Lady) (1977) "UFO", bài hát của ESG về EP ESG của họ (1981) "UFO" (bài hát của Sneaky Sound System) (2007) "U.F.O." (bài hát của Coldplay) (2011) "UFO" (bài hát của Vigiland) (2014) "U.F.O.", bài hát của Blonde Redhead trong album La Mia Vita Violenta (1995) "UFO", bài hát của D-Block Europe và Aitch trong album The Blue Print: Us vs. Them (2020) Nhạc phẩm khác UFO (Michael Daugherty sáng tác) UFOetry, opera nhạc rock UFO đa phương tiện Trò chơi điện tử UFO Interactive Games, công ty trò chơi điện tử của Mỹ Dòng game UFO Defense UFO: Enemy Unknown, AKA X-COM: UFO Defense UFO: Aftermath (2003) UFO: Aftershock (2005) UFO: Afterlight (2007) UFO: Alien Invasion (2003) Trò chơi điện tử khác UFO: A Day in the Life (1999) của hãng Love-de-Lic UFO: Extraterrestrials(2007) của hãng Chaos Concept UFO Kamen Yakisoban (1994) dành cho hệ máy Super Famicom Undefined Fantastic Object (2009), phần thứ mười hai trong dòng game Touhou Project của ZUN UFOs (1997), tựa game phiêu lưu của hãng Artech Tác phẩm khác UFOs: The Greatest Stories, tuyển tập truyện ngắn năm 1996 của Martin H. Greenberg Trò chơi và thể thao Máy gắp hàng tự động AKA UFO UFO, một kiểu ném bóng trong trò chơi Ten-pin bowling Câu lạc bộ Ufo (Club, Berlin), câu lạc bộ Acid House UFO Club, câu lạc bộ ngầm Luân Đôn Sản phẩm và dịch vụ UFO, thương hiệu yakisoba ăn liền UFO (nhà hàng) ở Slovakia UFO (trò tàu lượn), trò tàu lượn công viên giải trí Sử dụng khác United Farmers of Ontario, đảng chính trị Canada khoảng thập niên 1920 UFO, biến thể của động tác nhảy kiểu b-boy Ufo (ong bắp cày), chi ong bắp cày UFO 34 (du thuyền), một chiếc thuyền buồm UFO Radio, một đài phát thanh ở Đài Loan Uranium Fluorine Oxygen Ultra Fast Outflows, luồng gió đến từ các lỗ đen siêu lớn Đại học Ontario thuộc Pháp (University of French Ontario), gọi tắt là Université de l'Ontario français Xem thêm U-Foes, nhóm siêu anh hùng của Marvel Comics Alien (định hướng) Đĩa bay (định hướng) Vật thể bay không xác định (định hướng)
wiki
Hiển thị đa đoạn là tên gọi chung cho các linh kiện hiển thị chữ số và ký hiệu đặc trưng, có thể là một số chữ Latin, trong các thiết bị điện tử bằng các modul chữ số hiển thị (digit) có các thanh (hay đoạn), có thể kèm thêm dấu chấm ("."). Các thanh này được điều khiển mức độ hiện ánh sáng để tạo hình ra chữ số hoặc ký hiệu cần hiện. Hiện nay một digit tạo hình bằng phổ biến bằng 7-đoạn, 9-đoạn, 14-đoạn hoặc 16-đoạn. Số đoạn được dùng để gọi tên các linh kiện này trong các văn liệu và trong catalog, ví dụ hiển thị 7 thanh. Trong lịch sử còn có chế tạo linh kiện hiển thị 8 thanh và cả 22 thanh. Hiển thị đoạn được chế tạo thành khối với 1, 2, 4 hay nhiều chữ số (digit). Các khối nhiều chữ số được đặc trưng bởi số chữ số. Các khối ít chữ số (1 hoặc 2) thường dùng là LED. Những khối chế tạo cho các thiết bị định sẵn, ví dụ cho đồng hồ vạn năng, thì có thể có nhiều chữ số hơn, và thường là màn hình LCD. Loại màn hình này có thể có vùng riêng cho các dấu đặc trưng như dấu Ω, dấu "-",... Chữ số có nghĩa lớn nhất (MSD) có thể chỉ là 2 thanh để hiện đến số "1", và ô màn hình như vậy được gọi với số "nửa digit", ví dụ màn hiện 4 chữ số "1000" thì là "ba digit rưỡi". Tên gọi trong tiếng Việt Trong các văn liệu tiếng Việt khi chỉ rõ số đoạn (segment) thì tên với từ "thanh" và "đoạn" có mức phổ biến gần như nhau, ví dụ "hiển thị 7 đoạn" và "hiển thị 7 thanh" đều được sử dụng. Tuy nhiên cụm từ "hiển thị đa thanh" dễ gây nhầm lẫn, nên dường như không có văn liệu nào dùng đến. Hiển thị 7 đoạn Hiển thị 7 đoạn là loại phổ biến nhất, được chế tạo bằng LED hoặc LCD với 1, 2, 3½ và 4 digit. Ngoài hiện số, 117 trạng thái mã hóa còn lại của 7 thanh cũng được sử dụng để hiển thị trong các cảnh quan khác nhau, gồm hiện số hex quy ước và hiện một số thông báo chữ, ví dụ hiện "Err" báo trạng thái lỗi của thiết bị Hiển thị 9 đoạn Hiển thị 9 đoạn Hiển thị 14 đoạn Hiển thị 14 đoạn Hiển thị 16 đoạn Hiển thị 16 đoạn Tham khảo Liên kết ngoài View and create sixteen-segment display characters - Editable SVG-Font, Open Font License Sixteen Segment Display with the HTML5 Canvas Web App to design segment-display Spinning segment display TwentyfourSixteen — CC0 sixteen segment TTF font based on the HP/Siemens/Litronix DL-2416 character set Linh kiện điện tử Kỹ thuật hiển thị
wiki
Trường Đại học Lao động - Xã hội (CSII) (Tiếng Anh: University of Labour Social Affairs 2) là một trong ba cơ sở đào tạo chính của Trường Đại học Lao động - Xã hội tại Hà Nội mà tiền thân là trường Trung học Lao động Tiền lương thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội được thành lập năm 1961. Trường được nâng cấp lên Đại học ngày 31/1/2005, theo Quyết định số 26/2005/QĐ-TTg của Chính phủ. Lịch sử hình thành Trường Đại học Lao động - Xã hội (CSII) là một trong ba cơ sở Đào tạo của Trường Đại học Lao động - Xã hội Trường Đại học Lao động - Xã hội có trụ sở chính đặt tại địa chỉ: 43 Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Ngày 27 tháng 12 năm 1976 cơ sở thứ hai của Trường Đại học Lao động - Xã hội chính là Trường Đại học Lao động - Xã hội (CSII) hiện nay được thành lập đáp ứng nhu cầu cung cấp cán bộ Lao động và Tiền lương cho các tỉnh thành phía Nam. Đến ngày 31/1/2005, Chính phủ đã ra Quyết định số 26/2005/QĐ-TTg, thành lập trường Đại học Lao động – Xã hội trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Lao động Xã hội. Địa chỉ Trường Đại học Lao động - Xã hội (CSII) đặt tại: 1018 Tô Ký, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Sai phạm Sai phạm thu chi tài chính Theo kết luận của Thanh tra Bộ LĐ - TB&XH, trong thời gian 4 năm, cơ sở II, Trường Đại học Lao động và Xã hội (viết tắt là Cơ sở II) đã thu trái quy định của các sinh viên số tiền hơn 3 tỉ đồng. Kết luận thanh tra số 4293/KL-LĐTBXH ngày 13/11/2014 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nêu, từ ngày 1/1/2010 đến hết tháng 6/2014, tại cơ sở II, Trường Đại học Lao động - Xã hội (địa chỉ tại phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TPHCM, đã thu trái quy định về lệ phí thi tốt nghiệp, lệ phí bằng tốt nghiệp với tổng số tiền 3.070.920.000 đồng. Ngoài ra, đơn vị đã sử dụng nguồn thu phí, lệ phí của năm 2011, năm 2012, năm 2013 với tổng số tiền lên tới 358.086.700 đồng để chi quản lý đào tạo cho ban giám đốc, các phòng khoa chuyên môn không đúng quy định. Về công tác tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, đánh giá công chức, viên chức, người lao động: Tính đến năm 2011, cơ sở II tuyển dụng tăng 42 người so với biên chế. Đến các năm 2012, 2013, 2014, Cơ sở II vẫn tiếp tục tuyển dụng thêm 4 người khi chưa có quyết định cho phép tăng biên chế. Trường có nhiều sai phạm trong việc chi thưởng, thu tiền sinh viên. Cụ thể, hiệu trưởng sử dụng 550 triệu đồng của đơn vị tổ chức cho một số cán bộ đi tham quan Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế sai quy định. Lãnh đạo Đảng ủy Ban chấp hành Đảng bộ Trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII), nhiệm kỳ 2015 – 2020, gồm 07 đồng chí có tên dưới đây: Đồng chí: TS. Phạm Ngọc Thành, Bí thư Đảng ủy (từ 2018) Đồng chí: TS. Nguyễn Thị Hoa Tâm, Phó Bí thư Đảng ủy Đồng chí: Trần Quốc Việt                       - Ủy viên Đồng chí: Trần Văn Thành                     - Ủy viên Đồng chí: Trịnh Quang                           - Ủy viên Đồng chí: Nguyễn Phương Nam            - Ủy viên Đồng chí: Dương Lê Cẩm Thúy             - Ủy viên Ban giám đốc Giám đốc: TS. Phạm Ngọc Thành Phó giám đốc: TS. Nguyễn Thị Hoa Tâm Mục tiêu Tạo dựng nền tảng cho sự thành công và phát triển nghề nghiệp trong tương lai cho người học; giúp người học có khả năng tự nghiên cứu để hành nghề một cách vững chắc. Khoa và bộ môn 1. Khoa Quản lý Nguồn nhân lực 2. Khoa Quản trị Kinh doanh 3. Khoa Công tác Xã hội 4. Khoa Kế toán 5. Khoa Bảo hiểm 6. Khoa Luật 7. Khoa Lý luận Chính trị 8. Khoa Ngoại ngữ 9. Khoa Giáo dục đại cương 10. Tâm lý học Phòng ban 1. Phòng Quản lý Đào tạo 2. Phòng Quản lý chất lượng 3. Phòng Công tác Sinh viên 4. Phòng Tổ chức - Hành chính 5. Phòng Kế toán - Tài vụ 6. Phòng Quản trị thiết bị 7. Phòng Khoa học & Hợp tác quốc tế Khu A, B5: Hành chính Khu B1, D: Giảng đường (B2, B3, B4 đang xây) Hội trường A1 Ký túc xá C1, C2, C3: Sức chứa 1000 sinh viên Trung tâm 1. Trung tâm Đào tạo - Bồi dưỡng nghiệp vụ 2. Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ 3. Trung tâm Thông tin - Thư viện Đoàn thể Công Đoàn Đoàn Thanh niên Hội sinh viên Hội sinh viên Trường Đại học Lao động - Xã hội (CSII) thành lập năm 2012. Nhiệm kỳ I bắt đầu từ năm 2012 - 2014 và hiện nay Hội sinh viên trường vừa Đại hội Nhiệm kỳ II vào tháng 12 năm 2014. Tham khảo Đại học Lao động - Xã hội Trường đại học và cao đẳng tại Thành phố Hồ Chí Minh Đại học và cao đẳng công lập tại Việt Nam
wiki
Chế độ ăn Địa Trung Hải là chế độ ăn kiêng lấy cảm hứng từ thói quen ăn uống của Hy Lạp và Ý vào những năm 1960. Các khía cạnh chính của chế độ ăn kiêng này bao gồm tiêu thụ tương đối cao dầu ô liu, các loại đậu, ngũ cốc chưa tinh chế, trái cây, và rau, tiêu thụ cá từ trung bình đến cao, tiêu thụ vừa phải các sản phẩm từ sữa (chủ yếu là phô mai và sữa chua), tiêu thụ rượu vang vừa phải và tiêu thụ ít các sản phẩm thịt không phải từ cá. Có một số bằng chứng cho thấy chế độ ăn Địa Trung Hải làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong sớm, mặc dù một đánh giá năm 2019 xác định rằng bằng chứng vẫn còn chất lượng thấp và không chắc chắn. Dầu ô liu có thể là phần thúc đẩy sức khỏe chính của chế độ ăn kiêng này. Có bằng chứng sơ bộ rằng tiêu thụ dầu ô liu thường xuyên cũng có thể làm giảm tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân và nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch, thoái hóa thần kinh và một số bệnh mãn tính. Chế độ ăn Địa Trung Hải, theo định nghĩa của các chuyên gia dinh dưỡng, có mối liên hệ lỏng lẻo với các tập quán văn hóa mà UNESCO liệt kê năm 2010 dưới tiêu đề "Chế độ ăn Địa Trung Hải" trong Danh sách đại diện của Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại: "tập hợp các kỹ năng, kiến ​​thức, nghi lễ, biểu tượng và truyền thống liên quan đến cây trồng, thu hoạch, đánh bắt, chăn nuôi, bảo tồn, chế biến, nấu ăn, và đặc biệt là chia sẻ và tiêu thụ thực phẩm ", không phải là một bộ thực phẩm cụ thể. Các quốc gia có chế độ ăn này gồm Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Maroc, Hy Lạp, Síp và Croatia. Ảnh hưởng sức khỏe Một đánh giá năm 2017 đã tìm thấy bằng chứng cho thấy thực hành chế độ ăn Địa Trung Hải có thể dẫn đến giảm nguy cơ bệnh tim mạch, tổng thể ung thư, bệnh thoái hóa thần kinh, bệnh tiểu đường và chết sớm. Một đánh giá năm 2018 cho thấy thực hành chế độ ăn Địa Trung Hải có thể cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể, như giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm, giảm tổng chi phí sinh hoạt và giảm chi phí cho quốc gia chăm sóc y tế. Một đánh giá năm 2016 cho thấy giảm cân tương tự như chế độ ăn kiêng khác. Bệnh tim Một năm 2013 tổng quan Cochrane đã tìm thấy bằng chứng hạn chế rằng chế độ ăn Địa Trung Hải có lợi cho các yếu tố nguy cơ tim mạch. Một phân tích tổng hợp vào năm 2013 đã so sánh Địa Trung Hải, thuần chay, ăn chay, chỉ số đường huyết thấp, ít carbohydrate, chất xơ cao và chế độ ăn giàu protein với chế độ ăn kiêng kiểm soát. Nghiên cứu kết luận rằng Địa Trung Hải, ít carbohydrate, chỉ số đường huyết thấp và chế độ ăn giàu protein có hiệu quả trong việc cải thiện các dấu hiệu nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường, trong khi có bằng chứng hạn chế về tác dụng của chế độ ăn chay đối với việc kiểm soát đường huyết và mức độ lipid không liên quan đến giảm cân. Tuy nhiên, các đánh giá đầu năm 2016 đã thận trọng hơn: Những lo ngại đã được đặt ra về chất lượng của các đánh giá hệ thống được thực hiện trước đó và phân tích tổng hợp xem xét tác động của chế độ ăn Địa Trung Hải đối với các yếu tố nguy cơ tim mạch, người ta nhận thấy cần thiết phải nghiên cứu tiêu chuẩn hóa hơn nữa, và bằng chứng về việc ngăn ngừa bệnh mạch máu bằng chế độ ăn Địa Trung Hải đã được tìm thấy là "hạn chế và rất khác nhau". Các đánh giá mới hơn đã đưa ra kết luận tương tự về khả năng của chế độ ăn Địa Trung Hải để cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch như huyết áp cao và các bệnh tim mạch khác. Chế độ ăn Địa Trung Hải thường được trích dẫn là có lợi cho việc ít chất béo bão hòa và cao chất béo không bão hòa đơn và chất xơ ăn kiêng. Một trong những lời giải thích chính được cho là ảnh hưởng sức khỏe của dầu ô liu có trong chế độ ăn Địa Trung Hải. Dầu ô liu chứa chất béo không bão hòa đơn, đáng chú ý nhất là oleic acid, đang được nghiên cứu lâm sàng vì lợi ích sức khỏe tiềm năng của nó. Hội đồng Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu về các sản phẩm dinh dưỡng, dinh dưỡng và dị ứng đã phê duyệt các yêu cầu sức khỏe đối với dầu ô liu, để bảo vệ bởi polyphenol chống lại quá trình oxy hóa lipid máu và cho sự đóng góp vào việc duy trì nồng độ LDL-cholesterol trong máu bình thường bằng cách thay thế chất béo bão hòa trong chế độ ăn bằng axit oleic (Quy định của Ủy ban (EU) 432/2012 ngày 16 tháng 5 năm 2012). Một phân tích tổng hợp năm 2014 đã kết luận rằng việc tiêu thụ dầu ô liu tăng cao có liên quan đến việc giảm nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, biến cố tim mạch và đột quỵ, trong khi các axit béo không bão hòa đơn có nguồn gốc động vật và thực vật hỗn hợp không cho thấy tác dụng đáng kể. Bệnh tiểu đường Năm 2014, hai phân tích tổng hợp cho thấy chế độ ăn Địa Trung Hải có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, những phát hiện tương tự như đánh giá năm 2017. Ung thư Một phân tích tổng hợp năm 2008 đã phát hiện ra rằng tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn Địa Trung Hải có liên quan đến việc giảm nguy cơ tử vong do ung thư 6%. Một đánh giá năm 2017 cho thấy tỷ lệ ung thư giảm. Một đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp năm 2014 khác cho thấy rằng việc tuân thủ chế độ ăn Địa Trung Hải có liên quan đến việc giảm nguy cơ tử vong do ung thư. Có bằng chứng sơ bộ rằng tiêu thụ dầu ô liu thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư. Khả năng nhận thức Một đánh giá có hệ thống năm 2016 cho thấy mối quan hệ giữa việc tuân thủ nhiều hơn với chế độ ăn Địa Trung Hải và hiệu suất nhận thức tốt hơn; Không rõ mối quan hệ này có phải là nguyên nhân không. Theo một tổng quan hệ thống năm 2013, việc tuân thủ chế độ ăn Địa Trung Hải nhiều hơn có liên quan đến nguy cơ bệnh Alzheimer và suy giảm nhận thức chậm hơn. Một tổng quan hệ thống năm 2013 khác đã đưa ra kết luận tương tự, và cũng tìm thấy mối liên hệ tiêu cực với nguy cơ tiến triển từ suy giảm nhận thức nhẹ sang Alzheimer, nhưng thừa nhận rằng chỉ có một số ít nghiên cứu được thực hiện về chủ đề này. Rối loạn trầm cảm chủ yếu Có một mối tương quan giữa việc tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, như chế độ ăn Địa Trung Hải và nguy cơ trầm cảm thấp hơn. Các nghiên cứu về những tương quan này được thực hiện, là quan sát và không chứng minh được nguyên nhân và kết quả. Gluten Vì chế độ ăn Địa Trung Hải thường bao gồm các sản phẩm có chứa gluten như mì ống và bánh mì, việc sử dụng chế độ ăn uống ngày càng tăng có thể góp phần vào tốc độ gia tăng của rối loạn liên quan đến gluten. Xem thêm Chế độ ăn cacbohydrat thấp Xem thêm Chế độ ăn cacbohydrat thấp Tham khảo Chế độ ăn Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại Ẩm thực Địa Trung Hải
wiki
Một máy tạo nhịp/máy đếm nhịp (metronome) là một thiết bị tạo ra một tiếng tick hoặc âm thanh nghe được cách nhau một khoảng thời gian đều đặn mà có thể được thiết lập bởi người dùng, thường tính bằng số nhịp mỗi phút (BPM). Các nhạc sĩ sử dụng thiết bị này để thực hành chơi nhạc theo một nhịp cố định. Nhịp thường bao gồm các hình ảnh chuyển động được đồng bộ (ví dụ như con lắc đong đưa hoặc đèn nhấp nháy). Một loại máy đếm nhịp là một trong những phát minh của người thợ đa tài ở Andalucia Abbas ibn Firnas (810-887). Vào năm 1815 Johann Maelzel đã lấy bằng sáng chế về nó như một công cụ cho các nhạc sĩ, dưới tên "Công cụ/Máy dùng để cải tiến khả năng âm nhạc, được gọi là máy tạo nhịp". Các nhạc sĩ thực tập với máy đếm nhịp để cải thiện kỹ thuật thời gian của họ, đặc biệt là khả năng chơi nhạc theo một nhịp độ. Việc tập luyện với máy đếm nhịp giúp nhạc công thấy rõ cảm giác về thời gian và tiến độ. Nhà soạn nhạc thường sử dụng một máy đếm nhịp như là một thiết bị tham khảo tốc độ chuẩn—và có thể chơi hoặc hát tác phẩm của họ theo nhịp để lấy được số nhịp trên mỗi phút mà họ muốn chỉ ra ở một tác phẩm nào đó. Khi diễn giải cảm xúc và những phẩm chất khác trong âm nhạc, nhạc công biểu diễn hiếm khi chơi chính xác theo đúng nhịp đã quy định. Thông thường, mỗi nhịp của một tác phẩm âm nhạc biểu cảm không phù hợp với chính xác từng nhịp. Điều này đã khiến một số nhạc sĩ chỉ trích việc sử dụng máy đếm nhịp, bởi vì nhịp thời gian của máy đếm nhịp là khác biệt khi so với nhịp trong âm nhạc. Một số nhạc sĩ đã đi xa hơn, và cho rằng các nhạc sĩ không nên sử dụng máy đếm nhịp và cũng đã bỏ qua những lời chỉ trích về máy đếm nhịp. Lịch sử Theo Lynn Townsend White, Jr., nhà phát minh ở Andalucia, Abbas ibn Firnas (810-887), đã là người đầu tiên tạo ra máy đếm nhịp. Galileo Galilei nghiên cứu và phát hiện ra đầu tiên các khái niệm liên quan đến con lắc vào cuối 16 và đầu thế kỷ thứ 17. Năm 1696, Etienne Loulié đầu tiên sử dụng thành công một con lắc đã điều chỉnh để làm máy đếm nhịp cơ học đầu tiên—tuy nhiên, thiết kế của ông không tạo ra âm thanh, và đã không có một lối thoát để làm con lắc chuyển động liên tục. Để có được nhịp độ chính xác với loại thiết bị nhìn này, nhạc sĩ quan sát máy đếm nhịp như nhìn cây gậy dẫn của nhạc trưởng. Thiết bị máy đếm nhịp cơ khí dùng trong âm nhạc được Dietrich Nikolaus Winkel phát minh tại Amsterdam năm 1814. Thông qua các hành vi cần đặt dấu hỏi, Johann Maelzel kết hợp ý tưởng của Winkel, thêm vào một cái cân, gọi nó là máy đếm nhịp và bắt đầu sản xuất máy này dưới tên của mình vào năm 1816: "Máy đếm nhịp của Maelzel". Các văn bản gốc bằng sáng chế của Maelzel  tại Anh (1815) có thể được tải về. Ludwig van Beethoven có lẽ là nhà soạn nhạc đầu tiên đáng chú ý để dấu tốc độ nhịp trong tác phẩm âm nhạc của ông, trong năm 1817. Sử dụng Các nhạc sĩ thực hành chơi theo máy đếm nhịp để phát triển và duy trì một cảm giác về thời gian và tiến độ. Ví dụ, một nhạc sĩ có xu hướng chơi nhanh có thể chơi một đoạn nhạc nhiều lần trong khi thiết lập nhịp chậm dần theo mỗi thời gian. Ngay cả các đoạn nhạc mà không đòi hỏi nhịp cố định (như với rubato) đôi khi cũng có 1 tốc độ nhịp để chỉ ra nhịp độ cơ bản hay dùng. Tốc độ gần như là luôn luôn được đo bằng số nhịp mỗi phút (BPM). Tốc độ của máy đếm nhịp thường được điều chỉnh từ 40 đến 208 BPM. Một cách đánh dấu tốc độ là M.M. (hoặc MM). Các ký hiệu M.M. thường có một mã nốt nhạc đi sau đó và một con số chỉ ra tốc độ. Cụ thể các cách sử dụng bao gồm: Học chơi theo tốc độ và nhịp cố định Thực hành các kỹ thuật (thiết lập nhịp tăng dần dần đến tốc độ cao hơn hay để chậm dần dần để tạo ra các thách thức về kỹ thuật) Đánh nhịp trong các đoạn ghi âm các nhạc sĩ chơi riêng lẻ để giúp cho việc đồng bộ hóa âm thanh. Chuẩn nhịp Các nhà sản xuất thường đánh dấu những tốc độ cho những nhịp thông thường nhất: 40 42 44 46 48 50 52 54 56 58 60 63 66 69 72 76 80 84 88 92 96 100 104 108 112 116 120 126 132 138 144 152 160 168 176 184 192 200 208 Phân loại Cơ khí nhịp Một máy tạo nhịp cơ học sử dụng một cân có điều chỉnh ở đầu kết thúc của một con lắc ngược để kiểm soát nhịp độ. Vật nặng trượt lên đầu thanh lắc để giảm nhịp, hoặc xuống để tăng nhịp. (Cơ chế này cũng được gọi là con lắc đôi, bởi vì có một vật nặng thứ hai cố định ở phía bên kia của chốt con lắc, bên trong hộp máy).. Con lắc đu qua lại theo nhịp độ trong khi một cơ chế bên trong nhịp tạo ra một âm thanh click với mỗi dao động. Máy tạo nhịp cơ khí không cần pin, nhưng chạy bằng năng lượng dự trữ của một lò xo được quấn lại theo kiểu đồng hồ. Máy tạo nhịp điện tử Hầu hết các máy tạo nhịp hiện đại là điện tử và sử dụng một tinh thể thạch anh để duy trì độ chính xác, ngang với những thiết bị được sử dụng trong đồng hồ đeo tay. Các máy tạo nhịp cơ bản đơn giản nhất có một nút bấm hoặc các nút để điều khiển tốc độ; một số còn sản xuất các note chỉnh sửa, thường là xung quanh A440 (440 hertz). Các máy tạo nhịp phức tạp có thể tạo ra hai hoặc nhiều âm thanh khác biệt. Âm thanh có thể khác nhau về độ cao, âm lượng, và/hoặc âm điệu để phân biệt nhịp downbeat với các nhịp khác, cũng như số chỉ nhịp thông thường và phức tạp.  Nhiều synthesizer có chức năng máy tạo nhịp cài sẵn. Máy tạo nhịp bằng phần mềm Phần mềm máy tạo nhịp chạy hoặc là ứng dụng độc lập trên máy tính và điện thoại thông minh, hoặc được đóng gói trong các gói xử lý âm nhạc và âm thanh. Trong các ứng dụng phòng thu, như nhạc nền phim, phần mềm tạo nhịp có thể cung cấp một công cụ theo dõi để đồng bộ hóa các bản nhạc của các nhạc sĩ. Ứng dụng tạo nhịp và các đoạn nhạc có tiếng nhấn  Người sử dụng iPod và các thiết bị di động khác chơi được MP3 có thể sử dụng được các đoạn ghi âm MP3 có nhịp sẵn, mà có thể sử dụng âm thanh khác nhau và các mẫu thay vì chỉ là các nhịp tiếng bíp thường xuyên. Người dùng điện thoại thông minh có thể cài một loạt các ứng dụng tạo nhịp. Cả hai phương pháp giảm thiểu sự cần thiết để mang lại một thiết bị tạo nhịp vật lý đến các buổi học hoặc buổi tập nhạc. Tham khảo Con lắc Nhịp điệu
wiki
Đây là Bảng thống kê Tỷ lệ tử vong thô. Bảng thống kê này được cập nhật từ OECD và CIA Factbook. Tỷ lệ tử vong thô là số ca tử vong trong một thời gian nhất định chia cho người-năm sống bằng dân số trong giai đoạn đó. Nó được thể hiện như số người chết trên 1000 dân. Danh sách theo tỷ lệ tử vong thô Danh sách đầu tiên được dựa trên các số liệu của OECD "năm 2011 thống kê hàng năm". Danh sách 236 quốc gia và vùng lãnh thổ trong năm 2011 tỷ suất chết thô, tính theo số chết trên 1000 người (‰). Danh sách cập nhật là dựa trên số liệu của CIA World Factbook ước tính 2014 và CIA World Factbook ước tính 2017 . Vùng lãnh thổ phụ thuộc và quốc gia không được công nhận đầy đủ không được xếp hạng. Tham khảo Xem thêm Lists of countries and territories Danh sách các nước theo tỷ lệ sinh Danh sách các quốc gia theo tốc độ tăng trưởng dân số Danh sách các nước theo tuổi trung bình Liên kết ngoài World Bank - Literacy rate, adult total (% of people ages 15 and above) Danh sách quốc gia Dân số Nhân khẩu học Danh sách liên quan đến cái chết
wiki
Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại làm việc với Bộ VH-TT&DL, một số bộ, ngành liên quan cùng các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa về Chương trình tổng thể quốc gia về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2030 (Chương trình), sáng 22/2. Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, sau 1 năm thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc (tháng 11/2021) với những tổng kết, đánh giá về lý luận, thực tiễn cũng như con đường phát triển của văn hóa cùng với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, nhiều vấn đề mới đã được đặt ra như: Văn hóa trong xã hội số, văn hóa môi trường, văn hóa trong Đảng, trong hệ thống chính trị, trong nhân dân, văn hóa là lực lượng xung kích trong phòng chống tiêu cực, lãng phí, suy thoái đạo đức, tư tưởng… Toàn cảnh buổi họp. Vì vậy, việc xây dựng Chương trình là cấp bách, cần bám sát thực tiễn, nhằm cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 6/9/2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, Kết luận 76/KL/TW ngày 4/6/2020 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW và chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc về 6 nhiệm vụ, 4 giải pháp cụ thể nhằm thực hiện thành công mục tiêu “Xây dựng, gìn giữ, chấn hương và phát triển nền văn hóa của dân tộc, xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ mới”. Báo cáo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng cho biết, mục tiêu tổng quát của Chương trình là chấn hưng, thúc đẩy văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, sức mạnh nội sinh quan trọng, bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Tăng đầu tư cho phát triển văn hóa ở Trung ương và địa phương tương xứng với vai trò, vị trí của ngành văn hóa trong điều kiện chung của đất nước, hướng tới mục tiêu đầu tư cho văn hóa chính là đầu tư lâu dài cho tương lai. Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại cuộc họp. Chương trình đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp lớn. Đó là nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở mạnh, nâng cao đời sống tinh thần, năng lực thẩm mỹ của nhân dân, giáo dục đức, lối sống. Bảo tồn, tôn tạo, phát huy bền vững di sản văn hóa vật thể và vật thể truyền thống, tiêu biểu, đặc sắc của các vùng, miền, của đồng bào các dân tộc. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, không gian văn hóa sáng tạo. Ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp văn hóa có tiềm năng, lợi thế; xây dựng, quảng bá các chương trình văn hóa, nghệ thuật phong phú về thể đặc sắc về nội dung, đa dạng về thức, có giá trị cao về nghệ thuật và tư tưởng. Phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức và nguồn nhân lực quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng cao trong lĩnh vực văn hóa. Đẩy mạnh chuyển số trong lĩnh vực văn hóa, phát triển văn hóa số trên nền tảng khoa học và nghệ, ứng dụng các thành tựu Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Phó Thủ tướng mong muốn được lắng nghe ý kiến tâm huyết, trí tuệ từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa góp ý về trọng tâm, ưu tiên đầu tư cho văn hóa; mức độ cụ thể hóa các chủ trương, chỉ đạo của Đảng, kết luận Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc; xác định những nhiệm vụ trọng tâm, trước mắt và lâu dài, trong suốt cả thời kỳ… GS.TS Phạm Hồng Tung, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (ĐHQG Hà Nội) cho rằng chủ trương, đường lối của Đảng về văn hóa đã đầy đủ, toàn diện. Nhiệm vụ chính của Chương trình là phải đưa những chủ trương, đường lối này vào cuộc sống, và phải triển khai thật nhanh, vừa làm, vừa điều chỉnh, nếu không sẽ mất thời cơ. “Mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể của Chương trình cần được làm rõ hơn, giải quyết nút thắt chính và mở đường, tạo ra đột phá, chuyển biến lớn trong phát triển văn hóa là đặt văn hóa, xã hội ngang hàng với kinh tế, được thể chế hóa khi xây dựng các quy hoạch, chính sách phát triển kinh tế-xã hội, bố trí nguồn lực phát triển tương xứng cho lĩnh vực văn hóa”, GS.TS Phạm Hồng Tung bày tỏ. Đồng tình với ý kiến này, ông Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực của Ủy ban Văn hóa và Giáo dục của Quốc hội cho rằng Chương trình phải được xây dựng căn cứ trên Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tập trung giải quyết những vấn đề căn bản, dài hạn về văn hóa. Đi vào một số nội dung cụ thể, GS.TS Từ Thị Loan, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, đề nghị Chương trình cần tập trung vào các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể; phát triển mạnh mẽ công nghiệp văn hóa. Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Thị Phương Trâm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho rằng nhận thức văn hóa của toàn xã hội phải tương đồng ở mức độ nhất định mới có thể thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đặt ra trong Chương trình. GS.TS Phạm Hồng Tung kiến nghị đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo như là “lối đi đột phá”, đưa văn hóa thực sự trở thành xung lực, nguồn lực phục vụ phát triển đất nước;… “Phải có chính sách, cơ chế riêng để tháo gỡ các vướng mắc, bất cập hiện nay thì mới có thể thực hiện được mục tiêu có được các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật có giá trị về tư tưởng, nghệ thuật mà Chương trình đặt ra”, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát đóng góp. Các chuyên gia cũng đề nghị Chương trình cần có thêm các giải pháp nhằm gìn giữ, phát huy giá trị thiết chế, môi trường văn hóa truyền thống hiện nay; xây dựng hành trang văn hóa để hội nhập cho người dân, nhất là thế hệ trẻ; phát triển không gian sáng tạo cho công nghiệp văn hóa; tăng cường hoạt động đào tạo cho các ngành nghệ thuật, đầu tư nghiên cứu cơ bản về văn hóa; xây dựng các nhịp cầu quảng bá văn hóa Việt Nam và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại… Ông Nguyễn Minh Nhựt, Vụ trưởng Vụ Văn hóa, văn nghệ (Ban Tuyên giáo Trung ương), đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp trong Chương trình cần chú trọng, quan tâm đến hệ giá trị con người Việt Nam, xây dựng văn hóa số, văn hóa ứng xử, đội ngũ chiến lược về sáng tác, quản lý văn hóa nước nhà… Tại cuộc làm việc, lãnh đạo, đại diện Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính đã trao đổi về nguồn lực, kinh phí ngân sách dành cho các chương trình, kế hoạch, chiến lược trong lĩnh vực văn hóa. Đánh giá cao những ý kiến tâm huyết, sát thực tiễn của không chỉ của các chuyên gia tại cuộc họp mà cả các văn nghệ sĩ, trí thức về nội dung Chương trình, Phó Thủ tướng khẳng định đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng phát triển văn hóa phải gắn với con người, gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị di sản, văn hóa… Ghi nhận nỗ lực của Bộ VH-TT&DL, các bộ ngành liên quan đã chuẩn bị nội dung Chương trình trong suốt 1 năm qua; đồng thời xem xét, hệ thống quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển văn hóa, Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ VH-TT&DL chuẩn bị kế hoạch xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa, theo đúng quy trình, thủ tục, báo cáo cấp có thẩm quyền; bảo đảm văn hóa phát triển cân đối, hài hòa với chính trị, kinh tế, xã hội. Cho biết Thủ tướng Chính phủ hết sức quan tâm, chỉ đạo vấn đề phát triển văn hóa, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ VH-TT&DL khẩn trương tiến hành rà soát những dự án, kế hoạch, chiến lược đang thực hiện, những vấn đề cấp bách, những nội dung mới trong Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc (tháng 11/2021), để đưa vào Chương trình, bảo đảm không không trùng lặp, chồng chéo, có mục tiêu, dự án cụ thể cho đến năm 2025. Chương trình phải là một phần của Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030. “Quan trọng nhất là phải thể chế hóa các nghị quyết, chủ trương của Đảng, tập trung vào tháo gỡ những điểm nghẽn để phát triển văn hóa, nghệ thuật, xây dựng đội ngũ văn nghệ sĩ đáp ứng yêu cầu định hướng tư tưởng, chính trị trong tình hình mới”, Phó Thủ tướng nói. Qua các ý kiến tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng cho rằng phát triển văn hóa phải gắn với con người, gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị di sản, văn hóa vật thể, phi vật thể, giữ gìn bản sắc văn hóa trong từng cộng đồng, làng xã; thúc đẩy yếu tố văn hóa trong mọi lĩnh vực, hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục, đào tạo… Đồng thời, định hướng phát triển công nghiệp văn hóa cần thay đổi căn bản tư duy, cách tiếp cận trên tinh thần “văn hóa hóa kinh tế, kinh tế hóa văn hóa”. Nhấn mạnh xây dựng văn hóa trong xã hội số là lĩnh vực rất mới, Phó Thủ tướng gợi mở hướng tiếp cận không đơn thuần số hóa các di tích, di sản văn hóa, lịch sử mà cần nghiên cứu cơ bản, thiết lập hệ quy phạm, quy chuẩn đạo đức, ứng xử trên không gian số. Nhắc lại câu nói “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” của Bác Hồ, Phó Thủ tướng cho rằng nghiên cứu cơ bản về văn hóa phải đi trước, làm cơ sở nâng cao nhận thức về văn hóa trong mọi lĩnh vực, mọi giai tầng của xã hội; trả lời câu hỏi về vai trò của văn hóa như thế nào để đáp ứng yêu cầu hội nhập, phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh năng lượng…/.
vanhoc
Tăng trưởng kinh tế bền vững là khái niệm hiện đại để xác định mục tiêu và các nhân tố tốt cho một nền kinh tế nhờ tăng trưởng bền vững. Theo đó, tăng trưởng không chỉ hiểu đơn thuần là tăng thu nhập bình quân đầu người, mà phải gắn với phát triển bền vững, chú trọng tới cả ba nhân tố: kinh tế, xã hội và môi trường. Để duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn, tăng thu nhập cần phải gắn với tăng chất lượng cuộc sống hay tăng phúc lợi và xóa đói nghèo. Tăng trưởng không nhất thiết phải đạt tốc độ quá cao, mà chỉ cần cao ở mức hợp lý nhưng bền vững. Các nhân tố khiến tăng trưởng bền vững Bảo vệ môi trường: Dựa vào sức mạnh nội tại: Bình đẳng trong thu nhập: Người giàu cần đóng thuế nhiều. Nếu những bất bình đẳng có dấu hiệu tăng lên, sẽ làm tổn hại đến tăng trưởng kinh tế. Phân phối thu nhập bình đẳng là một chỉ số quan trọng thể hiện bình đẳng xã hội và chính quyền luôn cần đẩy mạnh cải cách hệ thống phân phối thu nhập để đảo chiều xu hướng chênh lệch thu nhập đang tăng lên hiện nay. Xác lập một thị trường lao động thống nhất: đồng thời cần chuẩn mực và tạo cơ chế đảm bảo các cơ hội việc làm bình đẳng: Là nhân tố quan trọng. Xây dựng một hệ thống an sinh xã hội lành mạnh: dựa trên cơ sở bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội và phúc lợi, trong đó nòng cốt là hệ thống lương hưu tốt, dịch vụ y tế cơ bản và trợ cấp an sinh. Chính phủ cũng cần cải thiện hệ thống cho thuê nhà ở giá rẻ và giải quyết nhanh những khó khăn về nhà ở đối với những gia đình đang có thu nhập thấp ở đô thị. Tăng trưởng bền vững và kinh doanh bền vững Hai nhân tố này luôn cần đi với nhau: tăng trưởng bền vững thì mới có kinh doanh bền vững. Vấn đề đặt ra là các nhà hoạch định chính sách biết cách hài hòa tập quán kinh doanh trong nước với các chuẩn mực toàn cầu về kế toán, ngân hàng và thị trường vốn. Cần chú ý đến các tiêu chuẩn và mối liên hệ với tăng trưởng kinh tế bền vững. Tăng trưởng bền vững ở Việt Nam Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhân dịp ông sang dự lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore năm 2006, nhận định Việt Nam hội đủ các điều kiện để đạt tăng trưởng kinh tế bền vững. Chú thích Kinh tế học vĩ mô
wiki
Nhà văn Nguyễn Kim Huy TRIỀN SÔNG THƠ ẤU – KỲ CUỐI Nhà văn Nguyễn Kim Huy HAI KIỂU XỨ ĐỒNG NÂU Ở các làng quê heo hút êm đềm xưa kia, mà có thể ngày nay vẫn còn, lâu lâu thường xuất hiện một nhân vật đặc biệt, hành trạng bí ẩn lập dị, hành tung độc đáo khác người, thường có những trò “rắn mắt” (bà con hay gọi vậy, không hiểu vì sao) đánh lừa người khác. Một kiểu người… nổi tiếng khắp xóm, khắp làng, có khi cả một xứ biết tiếng. Hình như là để cho cái làng quê ấy bỗng chốc được huyên náo, chộn rộn hẳn lên, bớt cái vẻ êm đềm thơ mộng mà có phần lặng lẽ tịch mịch quanh năm đi. Nhất là ở những làng quê nghèo khó, đói khổ. Gặp thời buổi mà nhà nào cũng như nhà nào, bốn mùa chạy ăn mướt mồ hôi rồi đến bữa, vợ chồng con cái ngó vô nồi cơm đều thở ra thườn thượt, ngán ngẩm chỉ thấy toàn khoai sắn lổn nhổn trong nồi. Mâm cơm đặt giữa nền nhà đất ẩm ướt trơ trọi phơi ra chén mắm cái dằm ớt xanh và rổ muống hay lang luộc, sang hơn thì có vài con cá chuồn bằng chuôi dao kho khế chua lè lỏng bỏng nước trong veo. Như ở làng Đông Mỹ xứ Đồng Nâu này. Hai Kiểu làng Đông Mỹ xứ Đồng Nâu là một người nổi tiếng “rắn mắt”. Làng này có câu thành ngữ “ Nói láo như Hai Kiểu”. Nghĩa là Hai Kiểu nổi tiếng… về tài nói láo. Nói láo mà không ai ghét, lại có ý nể phục, người ta luôn vui vẻ kể cho nhau nghe như những giai thoại hấp dẫn lúc nông nhàn rảnh rỗi. Hai Kiểu người thấp đậm, chắc nịch. Khuôn mặt khắc khổ, chất phác, nhưng ánh mắt sắc lẻm, tinh quái. Ngày nào cũng như ngày nào, từ tờ mờ sáng người ta đã trông thấy Hai Kiểu thong dong vác cây tre hay cây chuối to vừa phải, thẳng đường xuống Chợ Trạm. Nhưng mấy ngày cũng chỉ mỗi cây tre hay chuối ấy thôi. Gặp mấy bà Diêm Trường hay Bãi Rạng gánh mắm lên chợ sớm, nhắm bà nào dáng vẻ trông khá giả có của ăn của để mặt mũi phởn phơ vênh váo một chút là lão mon men đến gạ: “ Mua tre mua chuối đi bà ơi. Tre chẻ lạt, làm đòn gánh đều ngon. Chuối mới chặt, xắt cho heo ăn thì hết ý!”. Mấy bà không thèm liếc mắt nhìn lão, bảo: “ Được được, ông vác xuống bến đò cho tui. Trưa tui chở về luôn. Tiền đây tiền đây”. Rồi ngoe nguẩy gánh mắm ra chợ. Hai Kiểu không vác tre vác chuối xuống bến đò. Mà lão lẳng lặng vác lại về nhà. Trên đầu cây có treo tòng teng một mớ cá mắm mới mua bằng tiền… bán cây. Trưa trật, xong buổi chợ, mấy bà quảy thùng không về đến bến đò, hỏi chuối hỏi tre thì ai cũng lắc đầu ngơ ngác. Chuối nào tre nào. Có thấy đâu. Rồi cùng cười phá lên: “A ha, mắc lừa Hai Kiểu rồi!”. Của chẳng bao nhiêu, mấy bà cũng nén bụng tức, cười xòa. Hôm sau Hai Kiểu lại thong dong vác xuống chợ, cũng cây tre cây chuối ấy. Lần này Hai Kiểu vác xuống chỗ khác, cách chỗ hôm qua một quãng khá xa để.. không chộ mặt cố nhân. Rồi lại xởi lởi mời chào… Vài ngày Hai Kiểu lại đổi món, gánh một gánh củi đầy rảo qua các nhà hàng ăn, tiệm cháo lòng mì Quảng bún bò giò heo gạ mua củi. Toàn là củi cầy, cháy vừa bén vừa đượm, than đỏ rực lại lâu tàn. Ngó gánh củi ngon mắt, nghe lời nài nỉ mua bán bùi tai, các chủ nhà hàng xỉa tiền ra liền, rồi quát lão gánh ra sau bếp. Hai Kiểu nhận tiền, quành ra sau bếp, ngó nghiêng quanh quất một hồi thấy vắng bóng người liền gánh luôn ra chợ… Nên quanh năm nhà Hai Kiểu không thiếu cá mắm. Chiều chiều lại có thêm xị rượu, lão ngồi một mình vừa tì tì nhấm nháp vừa nhếch mép cười khan mấy chố nhà giàu hợm của khi dể người bị lão cho cú lừa. Lâu lâu Hai Kiểu lại trúng đậm một vụ mua bán cây nhà lá vườn. Mà thường là tre. Quanh co dọc bờ sông làng Đông Mỹ, chỗ nào cũng có các bụi tre um tùm xanh ngắt. Mọc ở vườn nhà ai thì nghiễm nhiên là của nhà đó. Ai cũng nghĩ vậy. Nhưng Hai Kiểu lại không nghĩ vậy. Mỗi khi có ông khách lạ, bụng phệ mắt láo liêng, ví tiền dày cộm căng phồng túi sau dạo qua dạo lại bờ sông, ngó nhìn dáo dác là Hai Kiểu biết tỏng ngay mấy ông buôn bè giàu nứt vách dưới miệt biển lên mua tre. Thường là mua cả chục bụi, thuê người chặt hết cây già cây non rồi đóng bè xuôi sông chở về. Hai Kiểu liền xăng xái ra chào hỏi, xăng xái dẫn khách đi khắp lượt bờ sông. Chỗ nào có bụi tre tươi tốt liền bảo khách: “ Tre vườn nhà tui đây, đến độ chặt được rồi. Thấy ông… thiệt thà hiền lành, tui để rẻ cho đó. Lo mà đốn đi rồi chiều bè về cho kịp”. Khách vui mừng mời trầu mời thuốc, nhanh nhẹn móc túi trả tiền, không thèm mặc cả vì giá Hai Kiểu đưa ra luôn quá rẻ so với các nơi. Hai Kiểu nhanh nhẹn lui. Chừng khách loay hoay tìm người mướn đốn tre, thì y như rằng, có người vội vàng chạy ra ngăn lại: “Tre vườn nhà tui mà, tui để dành đốn ngâm làm nhà, có bán mua gì đâu mà ông tính chặt?”. Khách ngơ ngác rồi hiểu ra đành ngậm ngùi thu dao thu rựa, chịu mất tiền oan vì chưa biết tiếng Hai Kiểu xứ Đồng Nâu! Nên, các bụi tre ven bờ sông, Hai Kiểu bán đi bán lại quanh năm. Thỉnh thoảng gặp mối khách mua chuối, Hai Kiểu cũng xông xáo vào cuộc mua bán. Chuối cây hay chuối buồng, lão bán tất, miễn có người mua. Mà tất nhiên phần lớn là… chuối vườn hàng xóm. Chứ vườn nhà Hai Kiểu bé bằng bàn tay, có được mấy cây chuối non chuối già mà lão bán quanh năm? Tiền nong túi Hai Kiểu lâu lâu lại rủng rỉnh mà các bụi tre lùm chuối ven bờ sông dọc các vườn vẫn còn nguyên, ngày càng tươi tốt. Ngày nọ mưa dầm, trời rét ngọt. Năm đại hạn, tiếp đến mưa lũ dầm dề, mất mùa to, cả làng Đông Mỹ đói hơn mọi năm. Nhà Hai Kiểu thì không đến nỗi nào, nhưng mưa gió rét mướt liên miên, chạy chợ chân cẳng lão lúc này không kham nổi, nên cũng gay go. Mỗi ngày càng gay go, vì những chỗ Hai Kiểu có thể vay mượn được cũng đều thất bát. Lũ trẻ đói quay quắt, khoai sắn cũng không còn mà nấu, suốt mấy ngày cả nhà húp cháo rau má loãng cầm hơi. Hai Kiểu nhìn lũ con hồi lâu, bỗng hỏi: – Này, có muốn ăn bánh xèo không? Lũ trẻ mừng rỡ dạ rân. Hai Kiểu bảo: – Vậy thì chui vào giường nằm, rên to lên ! Không hiểu gì, nhưng lũ trẻ cũng răm rắp làm theo lời cha. Một lát tiếng rên hừ hừ vang lên khắp nhà. Hai Kiểu lật đật cầm cái bát mẻ chạy sang nhà bà Hai: – Bà Hai ơi, nhà còn dầu phộng cho xin một ít! Bọn trẻ ăn sắn non say nằm quay lơ một đống ở nhà bà ơi. Nghe nói chỉ có uống dầu phộng mới hết được. Lạ gì tình cảnh nheo nhóc nhà Hai Kiểu, bà Hai tin ngay, kiếm chai dầu phộng giấu kỹ dưới gầm giường ra rót đầy bát, lại giở ghè bốc thêm nhắm gạo còn sót dưới đáy bỏ bọc dúi vào tay Hai Kiểu: – Tội nghiệp! Đem về nấu bát cháo cho chúng đỡ xót ruột. Từ nhà bà Hai về, Hai Kiểu lại chạy sang nhà ông Ba, bà Bốn, ông Bảy… Đi khắp lượt hết các nhà gọi là còn chút khá giả trong xóm, Hai Kiểu quay về thì cũng đủ gạo, đủ dầu để nổi lửa… đúc bánh xèo. Không nhưn nhị thịt cá hành tỏi gì, nhưng cũng là bữa đại tiệc ngon lành cho cả nhà đang đói rát ruột ngày mưa gió. Không ngờ, được bữa no căng bụng lại ngon miệng, lũ trẻ nhà Hai Kiểu đi khoe khắp xóm. Câu chuyện vỡ lỡ. Hai Kiểu càng nổi tiếng! Ông Hai mất đã mấy mươi năm, mà câu “ Nói láo như Hai Kiểu” vẫn được bọn trẻ sinh sau đẻ muộn không hề biết mặt ông đem ra áp dụng sinh động vào câu chuyện mỗi ngày. Những khi giỗ chạp, cưới hỏi, người ta lại kể chuyện Hai Kiểu rôm rả, thú vị với những mẩu chuyện vừa có thật, vừa bịa thêm – mà phần lớn là bịa thêm về ông. Thành ra khuất bóng đã lâu, mà ông Hai vẫn như đang sống giữa làng, chẳng hề bị lãng quên chút nào. Ngẫm ra, ở đời có nhiều cách để nổi tiếng. Rắn mắt… cũng có thể được lưu danh, nếu như nó mang lại niềm vui cho mọi người, làm cho cuộc sống vốn luôn khốn khó đỡ bớt đi sự tẻ nhạt… Miễn là đừng lợi mình hại người một cách quá thể! N.K.H …Đọc đọc càng thấy Nguyễn Kim Huy có tay nghề viết văn. Cái tay nghề ấy có lẽ đã được rèn luyện qua sự miệt mài đọc sách và làm biên tập trong nhiều năm tháng của anh. Văn của Nguyễn Kim Huy là văn của một nhà thơ. Anh cấu tứ truyện và tản văn như cấu tứ một bài thơ với ngôn ngữ cô đọng, giàu hình ảnh như thơ và đoạn kết bao giờ cũng là chỗ gây bất ngờ, tạo nên sự cuốn hút, sức gợi mở và lan tỏa cho người đọc như thơ vậy. THANH QUẾ ( nguồn: NGUYỄN KIM HUY VÀ NHỮNG NỖI BUỒN TINH KHIẾT – Báo Đà Nẵng Cuối tuần – 2011; Tuần báo Văn nghệ số 46 (2700)- 12.11.2011; NHỮNG GƯƠNG MẶT NHỮNG CẢM NHẬN – Chân dung và phê bình văn học, THANH QUẾ – NXB Đà Nẵng, 2011) Địa chỉ liên hệ : Nguyễn Kim Huy Tổng biên tập Nhà xuất bản Đà Nẵng Lô 103 – Đường 30 – 4 – TP Đà Nẵng ĐT: 0913.405.405 Email: Triền sông thơ ấu – Nhà văn Nguyễn Kim Huy – Kỳ 1 Triền sông thơ ấu – Nhà văn Nguyễn Kim Huy – Kỳ 2 Triền sông thơ ấu – Nhà văn Nguyễn Kim Huy – Kỳ 3 Triền sông thơ ấu – Nhà văn Nguyễn Kim Huy – Kỳ 4 Triền sông thơ ấu – Nhà văn Nguyễn Kim Huy – Kỳ 5
vanhoc
Lâu đài Roudnice nad Labem (tiếng Séc Roudnice nad Labem (zámek)) là một lâu đài ở trung tâm thị trấn Roudnice nad Labem, thuộc huyện Litoměřice, vùng Ústí nad Labem, Cộng hòa Séc. Công trình này có tên trong danh sách các di tích văn hóa của Cộng hòa Séc. Lịch sử Lâu đài mang phong cách Baroque ở Roudnice nad Labem được gia đình quý tộc Lobkovice xây dựng trong giai đoạn 1652 - 1684, trên địa điểm của một lâu đài kiểu Romanesque có từ thế kỷ 12. Những dấu vết còn lại của lâu đài Romanesque thế kỷ 12 chủ yếu ở phần nền móng và tầng hầm. Năm 1948, lâu đài được quốc hữu hóa. Từ năm 1959, lâu đài được Quân đội Nhân dân Tiệp Khắc sử dụng làm trụ sở của Nhạc viện Quân sự Vít Nejedlý, và lâu đài cũng trở thành nơi đặt cơ quan hành chính quân sự địa phương. Sau năm 1989, gia đình Lobkovice nhận lại quyền sở hữu lâu đài này. Năm 2009, lâu đài được trùng tu dựa vào chi phí riêng của gia đình Lobkovice. Mô tả Lâu đài Roudnice nad Labem nổi bật với một tòa tháp cao hình lăng trụ ở mặt tiền. Phần ngọn tháp được thiết kế theo hình dáng một chiếc đèn lồng. Tòa nhà có ba cánh tạo thành hình móng ngựa. Khoảng sân lâu đài hình vuông có kích thước 58,5 × 54 mét. Tham khảo Lâu đài Cộng hòa Séc
wiki
Al-Janudiyah (; cũng đánh vần al-Janoudiya, el-Janudieh, al-Janoodiya) là một thị trấn ở miền bắc Syria, một phần hành chính của Tỉnh Idlib, nằm về phía tây bắc của Idlib dọc theo bờ phía tây của sông Orontes trên núi Zawiya. Các địa phương lân cận bao gồm Shughur Fawqani ở phía tây nam, Jisr al-Shughur 10 km về phía nam, Bishlamun về phía đông nam, Kafr Dibbin ở phía đông bắc, Yacoubiyah và al-Qunaya ở phía bắc và Maland ở phía tây bắc. Theo Cục Thống kê Trung ương Syria, al-Janudiyah có dân số 5.295 trong cuộc điều tra dân số năm 2004. Thị trấn cũng là trung tâm hành chính của Al-Janudiyah nahiyah, bao gồm 13 địa phương với dân số kết hợp là 19.642 người. Cư dân của thị trấn chủ yếu là người Ả Rập Sunni Msulims. Al-Janudiya chứa đồ gốm cổ giống như của vùng Amuq. Địa chất của khu vực được đánh dấu bằng marl mềm và đá vôi. Nội chiến Syria Trong một chiến dịch của Quân đội Syria chống lại phiến quân đối lập ở Jisr al-Shughur, vào ngày 15 tháng 6 năm 2011, al-Janudiyah đã bị quân đội Syria bao vây. Vào ngày 5 tháng 9, sau khi đụng độ với những người đào ngũ quân đội chạy trốn về phía biên giới gần đó với Thổ Nhĩ Kỳ, quân đội Syria được bọc thép tiến vào al-Janudiyah, theo các nhân chứng. Sau đó, vào ngày 15 tháng 9, một cậu bé đã bị lực lượng an ninh giết chết trong một cuộc biểu tình chống chính phủ ở thị trấn, theo các nhà hoạt động đối lập. Vào ngày 4 tháng 2 năm 2012, một phiến quân đã thiệt mạng và bốn người bị thương ở al-Janudiyah trong cuộc đụng độ với lực lượng an ninh Syria. Các cuộc đụng độ khác ở thị trấn vào ngày 11 tháng 3 đã khiến ba binh sĩ Quân đội Syria và một người dân thường thiệt mạng theo Đài quan sát Nhân quyền Syria. Vào ngày 1 tháng Tư, một đoàn xe của Quân đội Syria đã bị những người đào thoát tấn công dẫn đến cái chết của bốn binh sĩ và làm bị thương mười một người khác. Trong những ngày đầu tháng 2 năm 2013, phiến quân đã chiếm được al-Janudiyah và Yakubiyah gần đó. Tham khảo
wiki
Trầm Nguyên Ý Anh Người thắp lửa Bà Tư ngồi bó gối trên chiếc giường tre, tai lắng nghe tiếng nước rỏ “tong tong” xuống nền xi-măng để áng chừng mái nhà đang dột chỗ nào. Bà đã mặc thêm áo mà vẫn thấy lạnh. Hai ngày rồi mưa không ngớt, cứ như trời đang khóc thương ai. Những giọt mưa cứ rả rích, cứ đều đều trút xuống như châm thêm một chút đớn đau lo lắng và một nỗi hiu quạnh trong lòng bà. Bỗng, bà nghe có tiếng chân người rồi tiếng sột soạt giũ áo mưa... - Ai đó? Trong hai tiếng phát ra ngắn ngủi của bà ẩn chứa một nỗi lo. - Dạ! Cháu đây! Cháu là Trung đây. Cháu thấy mưa dầm, sợ dì Tư không xoay xở được nên tới coi có giúp gì được không. Bà Tư nghe nhẹ cả người. Vậy là không phải nó. Bà vừa vui lại vừa buồn. Nó không về thì bà không phải lo. Bà biết người ta đang chờ bắt nó. Nó mà lảng vảng về nhà thì bị tóm ngay. Nhưng nó không về thì lòng bà cũng đớn đau không kém. - Nhà dột chỗ này, ngay cửa buồng. Để cháu chèn lại, không thì nước đọng dì đi lại sợ té. Người thanh niên vừa nói vừa kéo ghế rồi thoăn thoắt leo lên vách nhà. Anh sửa lại mấy tấm lá bị co rồi chèn vô đó một tấm nhựa cứng, vậy là nước đã thôi chảy xuống. Bà Tư lắng tai nghe rồi buồn rầu nói: - Cậu cứ tới lui thăm hỏi còn làm đủ chuyện cho tôi, tôi ngại quá! Cái thân đui mù này bây giờ vô dụng rồi! - Dì Tư đừng nói vậy. Cháu tiện đường qua lại nên ghé vậy thôi, đâu mất công gì. Anh kéo ghế ngồi và đưa mắt quan sát. Trên bàn là dĩa khoai chừng như luộc đã lâu. Anh ái ngại: - Mấy bữa nay dì có nấu nướng gì hôn? - Tôi cũng lần mò làm được, dẫu sao cũng quen rồi? - Cháu thấy mấy củ khoai này chắc thiu rồi, dì đừng ăn nữa. Cháu nấu cơm giùm dì nghe! Bà Tư húng hắng ho. Bà đưa tay ra dấu không cần. Khi cơn ho đã dứt, bà vẫn còn ôm ngực: - Tôi nấu được, không dám làm phiền cậu nhiều quá! Phải chi tôi chết phức cho rồi, cho rảnh nợ. Cậu tốt với tôi chừng nào, tôi càng ray rứt chừng nấy. Phải chi con nó biết nghe lời thì đời tôi đâu đến nỗi... - Anh Tuấn có về thăm dì không? Hay có nhắn nhủ gì? Nếu ảnh có lén về thăm, dì khuyên ảnh ra đầu thú đi, trốn hoài cũng không thoát đâu. Pháp luật sẽ khoan hồng cho người biết hối lỗi, dì nên nói với ảnh như vậy. Bữa nay mưa gió đi lại khó khăn để cháu về đem cơm nhà tới cho dì, dì đừng nấu. Bà Tư chưa kịp lên tiếng đã nghe tiếng giũ áo mưa và bước chân của người thanh niên cũng xa dần. *** Vừa thiêm thiếp ngủ, bà Tư nghe có tiếng động nhẹ, rồi tiếng cửa cọt kẹt. Linh tính báo cho bà biết là nó, là thằng Tuấn con bà. Bà ngồi dậy, chưa kịp giở mùng đã chạm phải cánh tay lạnh ngắt nắm lấy tay bà: - Con về nè má! Má có khỏe không? Bà Tư không trả lời được vì nghe nghẹn tức ở ngực và nước mắt lại tuôn trào. Bà đưa tay lần tìm gương mặt con. Bà đau đớn vì cái má hóp của nó. Rồi như nhớ ra điều gì, bà nói nhỏ: - Con về có ngó trước ngó sau hôn? Người ta lùng bắt con dữ lắm. Nếu để bị bắt thì tội nặng lắm, hay là ra tự thú đi con. - Má đừng nghe thằng công an đó dụ dỗ. Con trốn được mà. Má chịu cực một thời gian đi rồi con tìm cách rước má đi xa, không ai biết đâu! Bà Tư thở dài: - Con đừng nghĩ xấu cho người ta. Cậu Trung là người tốt đó. Có cậu ấy tới lui má cũng đỡ vất vả. Chớ hoàn cảnh mình như vầy, lối xóm cũng ngại quan hệ với mình, má tủi thân lắm. Tuấn nghiến răng: - Con đã nói với má là đời này không có thằng nào tốt đâu. Bởi vậy, con làm gì má cũng đừng ngăn cản con. Không dữ dằn không sống được ở thời buổi này... Con mua đồ ăn về nè, má ăn đi. Còn tiền này má cất để xài. Nếu con không về được, con cũng tìm cách gởi tiền cho má. Bà Tư quờ quạng rồi bước xuống giường. Có tiếng chó sủa vang ở đầu hẻm. Tuấn trèo lên vách ghé mắt nơi lỗ hổng nhìn ra đường thấy một toán dân phòng, gã tuột xuống thì thầm vào tai mẹ: - Con đi, má ráng giữ gìn sức khỏe, chừng nào thuận tiện con sẽ về thăm má. Bà Tư chỉ kịp kéo đầu Tuấn vào ngực mình thì gã đã nhẹ nhàng như một con mèo, biến ra cửa sau. *** Đài vừa báo một cơn bão dữ dội sẽ thổi qua thị xã. Chợ dọn vắng tanh. Đường phố thưa người. Ai cũng lo lắng trước cơn thịnh nộ của đất trời. Bà Tư ngã bịnh mấy ngày nay, chứng bịnh suyễn không chịu được mưa dầm nên tái phát. Cả tuần nay bà không thấy Trung đến. Lòng bà buồn vui lẫn lộn. Anh không đến, bà nghe như thiếu vắng một tình thương nào đó. Anh đã đem tin yêu đến cho bà không phải vì những món ăn hay cái áo ấm, mà anh đã đem đến cho bà một tình người thân thương, như một đứa con trở về bên mẹ. Bà vẫn biết Trung là người trực tiếp chịu trách nhiệm bắt thằng Tuấn con bà. Những ngày đầu khi cơ sự xảy ra, bà đã không tiếc lời mắng mỏ: Mấy người cứ đi kiếm nó mà bắt, tôi không biết nó ở đâu, mà cho dù có biết tôi cũng không nói. Cùng lắm là bắt luôn tôi. Thân cùi đâu sợ lở...”. Trung không giận bà. Người mẹ nào không làm vậy. Người mẹ nào không binh vực con mình cho dù biết nó làm điều xấu, thậm chí là tội ác. Hoàn cảnh bà Tư lại đáng thương hơn vì mắt bà đã lòa từ mấy năm nay. Tuấn là một tội phạm nguy hiểm vì Tuấn có trình độ và lại có võ nghệ. Đang là huấn luyện viên võ thuật ở một câu lạc bộ của phường, Tuấn lại trở thành một kẻ cướp máu lạnh không từ một tội ác nào. Trung đã dầy công tìm hiểu và nắm được một phần đời của Tuấn. Anh có người yêu là một cô gái con nhà giàu có. Gia đình cô ấy chê Tuấn nghèo, buộc cô phải kết hôn với một Việt kiều. Tuấn hụt hẫng, Tuấn đớn đau vì bị chà đạp và trong một phút thiếu nghĩ suy, gã đã bước vào con đường tội lỗi. Tuấn từng tuyên bố: “Muốn giàu nhanh không còn con đường nào hơn là đi cướp”. Trong trái tim ngùn ngụt lửa căm thù của người thanh niên nông nổi này chỉ một mục tiêu là “tính sổ” bọn nhà giàu. Tuấn đã cướp của nhà ba mẹ người mình yêu để trả thù. Tuấn có trong tay mấy thằng đàn em đã từng vào tù ra khám. Cả xóm bắt đầu sợ Tuấn. Người ta cũng chẳng muốn qua lại với bà Tư. Tuấn càng hận đời thêm. Hồ sơ tội phạm của Tuấn ngày một dầy thêm. Trung - vốn là một trinh sát giỏi - được đưa vào cuộc. Trung vẫn muốn phá án nhanh chừng nào tốt chừng nấy. Anh đã giăng lưới khắp nơi nhưng tận trong sâu thẳm của lòng anh, anh lại muốn Tuấn ra đầu thú. Một con người vẫn còn hiếu thảo với mẹ thì vẫn chưa là người bỏ đi. Luật pháp sẽ trừng trị Tuấn nhưng bà Tư sẽ đau khổ. Trung cũng có mẹ già. Người mẹ đã từng cõng anh trên lưng trong mùa nước lũ để anh tới trường học được những điều nhân nghĩa. Trung thương bà Tư và anh đã dùng trái tim mình chia sẻ những đớn đau bất hạnh của một người mẹ. Mưa, vẫn mưa với những cơn gió điên cuồng. Bà Tư lần ra nhà trước là chỗ bà có thể yên tâm. Gió gào thét, mưa sầm sập như đất trời đang giận dữ. Căn nhà chao nghiêng, tiếng cột kèo nghiến ken két nghe thật rợn người. Tuấn trùm áo mưa kín luôn cả mặt lầm lũi theo ngả sau vô nhà. Gã không yên tâm để mẹ một mình trong cơn bão. Bà Tư giật thót người khi bàn tay đẫm nước của Tuấn nắm lấy tay bà: - Trời đất! Sao con về giờ này, còn sớm quá con không sợ sao? - Mưa bão mà má, chắc tụi nó không đi giờ này đâu! Tuấn nhìn quanh quan sát: - Thằng Trung còn tới lui hôn má? Má nhớ, cho dù nó có ngon ngọt tới đâu má cũng đừng nói con về. Nó nhiều mưu chước lắm? Nhưng nó không bắt được con đâu! Bà Tư ôm ngực hít một hơi dài. Tuấn lo lắng: - Má bịnh trở lại à! Má có thuốc uống hông? - Có? Tuần trước cậu ấy mua cho má một số. Má đưa tiền cậu ấy không lấy. Cả tuần nay không thấy, không biết cậu ấy có đi đâu hông? Ngoài sân bỗng có tiếng chân thật gấp. Tuấn trừng mắt nhìn về phía cửa. Tiếng bước chân dừng lại rồi có tiếng giũ áo mưa. Tuấn bóp mạnh tay mẹ rồi biến vào nhà sau. - Dì Tư ơi! Mở cửa đi, cháu tới thăm dì nè? Bà Tư lần ra đẩy chốt cửa. Trung xách trên tay một gà-mên bước vào: - Cả tuần nay cháu đi công tác. Bữa nay về, ở nhà lại nấu cháo cá lóc, cháu đem một ít dì ăn. - Chèn, cám ơn cậu quá ? Mưa gió vầy mà cậu đi làm gì cho cực thân. Trung nhìn thái độ bà Tư, lòng đượm chút nghi ngờ. Anh sốt sắng? - Để cháu lấy muỗng dì ăn cho nóng, nghe dì? Dì Tư hốt hoảng: - Không - thôi - để chút nữa tôi ăn, tôi còn no! Ở nhà sau, Tuấn nín thở lắng nghe cuộc trò chuyện giữa mẹ mình với người công an trinh sát, lòng gã chừng như xao động. Có tiếng Trung khẽ khàng: - Dì Tư nhớ uống thuốc đều đặn mới chịu nổi mùa mưa này. Với lại, dì nhớ mặc ấm nghe! Bà Tư lại nghe nghèn nghẹn ở ngực. Bà chỉ muốn kêu lên một tiếng cho lòng bớt nỗi đớn đau. Bà đang nghĩ tới con. Chắc nó còn núp đâu đây, bà mong cho nó nghe được những lời Trung nói. Tình thương con và lẽ phải cùng tiếng vọng của lương tâm đã xâu xé bà mãnh liệt. Bà vừa muốn con trốn được lại vừa muốn con ra đầu thú. Trung ngồi lại hỏi thăm bà vài ba câu rồi từ giã. Trời mưa suốt đêm hôm ấy. Mưa như bao đớn đau của đất trời đều trút cạn. Tuấn ngồi bên mẹ trong đêm mưa gió ngập trời đó. Gã nghĩ về Trung và nghĩ về mình. Có một đốm sáng đã lóe lên trong tận cùng đêm tối của lòng gã và đốm sáng ấy cứ lớn dần lớn dần ra. *** Một tuần sau Tuấn đến trình diện ở cơ quan công an - gã tự thú. Trung nói với gã trong lúc chỉ còn hai người: “Thật ra, trong đêm bão anh về thăm dì Tư đã bị cơ sở của công an phát hiện. Lúc tôi đến nhà đã có một lực lượng công an đủ để bắt anh, nhưng tôi không làm vậy”. Tuấn ngẩn người kinh ngạc. Trung tiếp: “Tôi thương dì Tư nên muốn làm mọi điều tốt đẹp cho dì. Với lại, trong mắt tôi, anh vẫn còn làm một người tốt được mà. Mức án khi bị bắt và lúc ra đầu thú khác nhau xa lắm! Dẫu sao, anh vẫn còn một người mẹ”. Trên gương mặt đăm chiêu đầy nét hận thù và khắc khổ của Tuấn bây giờ là hai dòng nước mắt. Mục lục Người thắp lửa Người thắp lửa Trầm Nguyên Ý AnhChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.Sưu tầm: mssthuan Nguồn: bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 10 tháng 7 năm 2007
vanhoc
Giun đất hay trùn đất là tên thông thường của các thành viên lớn nhất của phân lớp Oligochaeta (thuộc một lớp hoặc phân lớp tùy theo tác giả phân loại) trong ngành Annelida. Chúng có cấu trúc cơ thể ống trong ống, được phân đoạn bên ngoài với phân đoạn bên trong tương ứng và thường có các lông cứng trên tất cả các phân đoạn. Giun đất thường sống ở những khu vực đất ẩm ướt, ruộng đồng, nương rẫy, đất hoang sơ,... nơi có nhiều mùn hữu cơ và chúng ăn mùn hữu cơ. Các chất hữu cơ này bao gồm chất thực vật, động vật nguyên sinh sống, luân trùng, tuyến trùng, vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật khác. Hệ tiêu hóa của giun đất chạy dọc theo chiều dài cơ thể. Chúng có vai trò to lớn đối với ngành nông nghiệp do chúng làm đất tơi xốp và tăng độ phì nhiêu của đất. Giun đất còn là thức ăn cho gia súc và gia cầm. Chúng là loài động vật không xương sống, thuộc Ngành Giun đốt. Giun đất là các loài lưỡng tính và có một bộ phận đặc trưng gọi là bao sinh dục. Chúng sử dụng bộ phận này trong quá trình giao phối. Sau khi giao phối thành công, bao này sẽ chứa đầy trứng đã thụ tinh và sẽ được giun "tháo" ra, từ đó nở ra thế hệ giun tiếp theo. Giun đất có khả năng phục hồi lại toàn bộ cơ thể đã mất nếu như phần đầu còn nguyên vẹn, nhưng không như mọi người vẫn lầm tưởng, chúng không có khả năng tạo ra các cá thể mới khi bị chia nhỏ thành nhiều đoạn. Phân loại trùn đất Trùn đất (earthworms) là tên gọi chung cho tất cả các loại trùn sinh sống trên địa cầu này. Trên thế giới hiện có khoảng 4.400 loài trùn đất khác nhau đã được định danh. Dựa vào kích thước và tập tính loài, chúng được phân thành 3 nhóm chính:  EPIGEIC (eisenia foetida, eudrilus eugenie (nigerian), perionyx excavatus etc.), ENDOGEIC (pentoscolex sps. eutopeius sps. drawida sps etc.) và ANECEIC (polypheretima elongata, lampito maruti etc.). EPEIGEIC (trùn đỏ hay trùn ăn phân): Gồm các loài như Eisenia foetida, Eudrilus eugenie (nigerian), Perionyx excavatus (trùn quế)…. tập tính ăn của chúng thường là trên bề mặt đất với tất cả các loại chất hữu cơ, xác và chất thải động vật. Chúng phân huỷ chất hữu cơ nhưng không có vai trò cải tạo đất. Chính những tập tính ăn tạp như vậy nên nhóm trùn này thường thì cung cấp đạm rất cao, bên cạnh đó vì chúng thường sống trên bề mặt đất nên tiếp xúc với rất nhiều kẻ thù, vì thế mà trong cơ thể trùn chứa hàm lượng enzym rất cao. Đây là nhóm trùn dùng để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy, hải sản… Bên cạnh đó, ngày nay ở các nước tiên tiến trên thế giới như: Canada, Mỹ, Úc, Nhật…người ta sử dụng nhóm trùn này để xử lý chất thải nông nghiệp và công nghiệp nhằm tránh gây ô nhiễm môi trường. ANECEIC (trùn mồi câu hay trùn đào đất): Gồm các loài như Lumbricus, Polypheretima elongata, Lampito maruti…. Chúng sống theo hàng thẳng đứng trong lòng đất, có khi đào hang sâu trong lòng đất cả 3m. Chúng ăn cả chất hữu cơ và khoáng chất trong đất, sau đó thải phân trên khắp hang chúng đi. Vào ban đêm chúng lên trên mặt đất để ăn và bắt cặp, chúng có quai hàm rất lớn và nghiền nát tất cả các chất thải hữu cơ. Vì thế chúng rất có lợi cho việc cải tạo đất, bên cạnh đó, vì nhóm trùn này rất lớn nên người ta còn sử dụng làm mồi câu cá. Endogenic (trùn ăn khoáng): Gồm các loài như Pentoscolex sps. Eutopeius sps. Drawida sps… Đây là giống trùn có tập tính ăn các khoáng chất trong đất hơn là chất hữu cơ, chúng di chuyển hàng ngang trong đất vì thế chúng không có tác dụng trong phân hủy chất hữu cơ và thường xuyên di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Giống trùn này cũng dùng để xử lý đất nhưng không tốt bằng Aneceic. Các giống giun đất tại Việt Nam Ở Việt Nam, theo Trung tâm nghiên cứu động vật đất (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) thì chúng ta đã tìm ra trên 170 loài. Chúng phân bố rất rộng và có nhiều đặc tính khác nhau. Một số loài sống trong nước, còn đa số sống ở những nơi đất ẩm hoặc những chỗ có thảm thực vật dày. Có những loài rất nhỏ, cơ thể chỉ nặng khoảng 10 mg. Trong lúc đó, ở Australia có loài trùn đất khổng lồ dài tới 1,4m và nặng gần nửa cân! Tuy nhiên, điều mà bà con ta quan tâm nhất là nên nuôi loài nào. Vào những ngày mưa to hoặc những hôm trở trời, thường thấy có những con giun (trùn) lớn bò lên mặt đất. Chúng to bằng ngón tay út và dài như chiếc đũa. Đây là các bác “thợ cày” rất quý của chúng ta. Người ta gọi đó là giun khoang. Suốt ngày chúng đào bới trong đất để kiếm thức ăn. Hoạt động làm cho đất tơi xốp tạo nhiều biến đổi có lợi cho cây trồng. Cơ thể giun là một ống tròn, một đầu là miệng và đầu kia là hậu môn. Chúng ngoạm đất vào mồm rồi nuốt chửng. Khi đi qua ống tiêu hóa, các chất hữu cơ, chất mùn sẽ được chúng đồng hóa, hấp thụ. Sau đó, các chất còn lại sẽ bị tống ra ngoài qua hậu môn. Đó là phân giun (phân trùn – vermicast). Phân giun là một loại đất rất tốt. Chúng tơi xốp và giữ được ẩm. Mặt khác, các dạng phân lân và phân kali khó tiêu, sau khi đi qua bụng giun đã trở thành những dạng dễ tiêu mà cây hấp thụ được. Tuy nhiên, loài giun này chưa phải là đối tượng để nuôi. Các loài giun đất dùng để nuôi phải có hàm lượng đạm cao, có tốc độ sinh trưởng nhanh, sống được trong những điều kiện chật hẹp và mau chóng thích nghi với những môi trường mới. Trong hàng nghìn loài giun, người ta chỉ tìm được 6 – 7 loài nên nuôi. Mỗi nước lại thích nuôi một loài riêng. Tuy nhiên, loài giun quế hay còn gọi là giun đỏ (Perionyx escavatus) được nhiều nơi ưa nuôi. Ở nước ta cũng khuyến khích nên nuôi loài giun này bởi những lợi ích lớn lao mà chúng mạng lại. Hình dạng ngoài Di chuyển Quá trình đi chuyển của giun đất gồm 3 bước: Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi. Giun chuẩn bị bò. Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước. Dinh dưỡng Giun đất ăn vụn thực vật và mùn đất. Hệ tiêu hoá chia làm nhiều phần, thức ăn lấy từ miệng, chứa ở diều, nghiền nhỏ ở dạ dày cơ, được tiêu hoá nhờ enzim tiết ra từ ruột tịt và hấp thu qua thành ruột. Sự trao đổi khí (hô hấp) được thực hiện qua da. Lợi ích Giun đất có tác dụng đào bới làm xốp đất. Phân giun đất là thứ phân bón sạch, rất tốt cho thực vật. Giun còn là phương tiện xử lí rác làm sạch môi trường. Giun đất có thể ăn vì nó có 70 phần trăm là đạm. Người Māori ở New Zealand có món ăn truyền thống từ giun đất có tên Noke. Giun đất có thể làm thuốc chữa bệnh. Chúng còn có thể làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Chúng cho đất loại phân tốt. Tham khảo Liên kết Hoàn toàn không có nguồn tham khảo L Giun đất Lumbricina Sinh học đất Ẩm thực Ngành Giun đốt
wiki
Marie Françoir Ouedraogo (sinh ngày 3 tháng 12 năm 1967) là một nhà toán học Burkinabé. Bà trước đây đã từng phục vụ trong chính phủ với tư cách là thư ký thường trực của chính sách quốc gia về quản trị tốt. Tiểu sử Sinh vào tháng 12 năm 1967, Ouedraogo được nuôi dưỡng ở Ouagadougou. Bà bị cuốn hút vào nghiên cứu toán học khi còn trẻ khi bà đạt điểm cao mà không cần phải nỗ lực nhiều. Cô được đào tạo tại Đại học Ouagadougou, nơi bà đã viết luận án đầu tiên (chu kỳ của Doctor Doctor de de 3ème) về siêu xương Lie năm 1999. Akry Koulibaly từng là cố vấn tiến sĩ của bà. Từ năm 2005 đến 2008 Ouedraogo từng là thư ký thường trực của chính sách quản trị quốc gia. Bà đã cam kết chấm dứt các hình thức tham nhũng, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông công cộng. Theo bà, quản trị tốt là một trạng thái của tâm lý con người. Sau đó, bà đã chuẩn bị để đạt được bằng tiến sĩ với luận án tại Đại học Blaise Pascal của Clermont-Ferrand ở Pháp dưới sự đồng đạo của Sylvie Paycha và Akry Koulibaly. Luận án tiến sĩ của bà là về các nhà khai thác giả và đã được chấp nhận vào năm 2009. Ouedraogo là người phụ nữ Burkinabé đầu tiên bảo vệ luận án toán học. Ouedraogo giảng dạy tại Khoa Toán học của Đại học Ouagadougou. Mối quan tâm nghiên cứu của bà là các nhà khai thác giả và siêu cơ bắp. Dịch vụ Năm 2009, bà trở thành chủ tịch của Ủy ban toán học châu Phi về phụ nữ trong toán học ở châu Phi. AMUCWMA tìm cách khiến các cô gái ở Châu Phi quan tâm hơn đến toán học và có khả năng chọn nó làm nghề nghiệp. Vào tháng 10 năm 2012, bà đã đồng tổ chức một hội thảo với Trung tâm toán học thuần túy và ứng dụng quốc tế (ICPAM) để tạo ra sự quan tâm đến toán học của phụ nữ châu Phi. Vào ngày 11 tháng 7 năm 2013, Ouedraogo được bầu làm chủ tịch của Hiệp hội Phụ nữ Châu Phi mới thành lập trong Hiệp hội Toán học. Bà đã có một bài nói chuyện với tựa đề "Toán học và Phụ nữ: Các khu vực khác nhau, Cuộc đấu tranh tương tự" tại diễn đàn ICWM vào tháng 8 năm 2014. Ấn phẩm Extension of the canonical trace and associated determinants, thèse de l'université Blaise Pascal (Clermont-Ferrand II), under the direction of Akry Koulibaly, Sylvie Paycha, 2009. On the existence of ad-nilpotent elements, Afrika Matematika (2014), DOI 10.1007/s13370-014-0246-y (with Come Jean Antoine Bere and Nakelgbamba Boukary Pilabre). A symmetrized canonical determinant on odd-class pseudodifferential operators, Geometric and topological methods for quantum field theory, 381–393, Cambridge Univ. Press, Cambridge, 2010. Uniqueness of traces on log-polyhomogeneous pseudodifferential operators, J. Aust. Math. Soc. 90, No. 2, 171–181 (2011) (with Catherine Ducourtioux). The multiplicative anomaly for determinants revisited; locality, Commun. Math. Anal. 12, no 1, 28–63 (2012) (with Sylvie Paycha). Classification of traces and associated determinants on odd-class operators in odd dimensions, SIGMA Symmetry Integrability Geom. Methods Appl. 8 Paper 023, 25pp (2012) (with Carolina Neira). A symmetrized canonical determinant on Odd-Class pseudodifferential operators Supersystèmes triples de Lie associés aux superalgèbres de Malcev, [./https://en.wikipedia.org/wiki/Union_math%C3%A9matique_africaine#Afrika_Matematica Afrika Matematica] (3) 14 (2002), 19–30 (with Akry Koulibaly). Super-représentations faibles de superalgèbres de Malcev, Afrika Matematica (3) 14 (2002), 5–17 Tham khảo Nhà toán học thế kỷ 21 Nhà toán học thế kỷ 20 Nữ chính khách Burkina Faso Nhà toán học nữ Nhân vật còn sống Sinh năm 1967
wiki
Sau một chặng đường dài dằng dặc thì series “Cùng học Cờ Lao” sắp đi tới phần cuối rồi. Ở phần này, mình sẽ giới thiệu thêm 1 số service hay ho khác của Azure nhé. Đây là các service khá hay ho, thường được dùng trong những hệ thống lớn, trong kiến trúc microservice . Trong phần lớn trường hợp, bạn sẽ không chưa dùng tới chúng. Tuy nhiên, khi hệ thống bắt đầu lớn dần, nhiều người dùng hơn, bạn cũng nên biết để dùng chút chút đó nha. 1. Azure Load Balancer Ở bài Thiết kế hệ thống phục vụ triệu người dùng , mình đã có nhắc đến Load Balancer. Nói đơn giản, Load Balancer là một thiết bị (phần cứng hoặc phần mềm) cho phép cân bằng tải đến nhiều server. Giả sử ta có 1 server có thể phục vụ 1000 người. Để phục vụ 10000 người, ta có thể chạy 10 server. Người dùng sẽ không trực tiếp truy cập tới server, mà chỉ truy cập tới load balancer. LB sẽ điều tiết, cân bằng lượng tải trên 10 server này. Ngoài ra, lâu lâu Load Balander còn thực hiện Health Check, gửi request đến các server để xem server còn sống hay đã chết, sau đó điều tiết request qua các server còn sống. Nếu hệ thống của bạn chạy trên Azure VM thuần , Azure có hỗ trợ Azure Load Balancer . Nếu các bạn chạy app trên Azure App Service , bản thân App Service đã có Load Balancer, các bạn chỉ việc tăng giảm số lượng instance là được. 2. Azure Cache for Redis Như mình đã giới thiệu ở bài viết về Kĩ Thuật Caching , caching là cách ta hi sinh memory/disk để giảm CPU time, hoặc network time nhằm tăng tốc độ hoặc giảm tải hệ thống. Thông thường, người ta hay sử dụng Memcache hoặc Redis để làm Caching server. Redis nhanh hơn, nhiều chức năng hơn nên hiện đang được sử dụng nhiều hơn. Để có 1 caching server bằng Redis, ta có thể tạo VM, sau đó cài Redis, thiết lập port v…v để sử dụng. Tuy vậy, Azure cung cấp luôn cho chúng ta một dịch vụ mang tên Azure Cache for Redis , chỉ cần tạo là chạy luôn rất tiện. Hùi xưa còn làm ở Algomerchant , team mình của dùng Redis Cache để lưu thông tin token người dùng, tận dụng luôn để làm messege queue giữa các service luôn 3. Azure Message Queue và Service Bus Hôm trước, mình đã có 1 bài viết về Message Queue và ứng dụng của nó trong kiến trúc microservice . Nói một cách huề vốn, Message Queue tức là một cái Queue (hàng đợi), chứa nhiều Message. Các bạn có thể hiểu message queue là một hộp thư, cho phép các thành phần/service trong một hệ thống (hoặc nhiều hệ thống), gửi thông tin cho nhau. Azure cung cấp khá nhiều cách để dùng message queue nên cũng hơi rối cho người dùng: Nếu thắc mắc không biết nên dùng cách nào, các bạn có thể xem bài so sánh này của Microsoft . Hồi xưa công ty mình dùng Azure Storage Queue thấy cũng không vấn đề gì! 4. Azure Notification Hub Nếu có làm các ứng dụng mobile, các bạn sẽ biết việc gửi thông báo (notification) chưa bao giờ là chuyện dễ dàng! Các bạn sẽ phải lưu trữ thông tin của thiết bị, thiết lập kết nối tới server của Apple, Google để có thể gửi thông báo. Mỗi hệ điều hành lại cần một thiết lập riêng. Do vậy, Azure cung cấp Azure Notification Hub . Notification Hub này hỗ trợ kết nối tới đủ thứ dịch vụ như APNs (Apple Push Notification service), GCM (Google Cloud Messaging), WNS (Windows Push Notification Service), MPNS (Microsoft Push Notification Service) . Sau khi thiết lập đúng kết nối, bạn có thể dễ dàng gửi notification tới người dùng bằng cách gọi API từ back-end là xong 5. Azure Function – Serverless Để hiểu serverless là gì, các bạn hãy đọc lại bài viết Giải thích kiến trúc Serverless . Nói một cách ngắn gọn: Với mô hình client-server thông thường, ta phải thuê server rồi deploy ứng dụng lên server. Với mô hình serverless, thay vì deploy code này lên server, ta deploy nó đưới dạng một Function (Function as a Service – FaaS). Funtion này có thể được gọi dưới dạng RestAPI hoặc chạy theo lịch đã sắp sẵn. Với FaaS, ta chỉ cần viết code mà không cần quan tâm đến việc server và code sẽ nằm ở đâu . Bên thứ 3 (Amazon, Microsoft) sẽ quản lý việc này. Trong Nhận Diện Idol , mình dùng Azure Funtion của Microsoft, viết vài dòng code ngăn ngắn để làm RestAPI . Nhờ vậy, API của mình có thể scale cực nhanh, cực nhiều (Nhờ Azure làm giúp) mà không cần thuê server gì cả. Các bạn nào muốn tìm hiểu thêm có thể vào xem giới thiệu về Azure Function nhé! Tạm kết Trong bài này, mình đã chia sẻ một số service khá hay ho của Azure. Tùy vào business của dự án, theo lượng người dùng mà có thể bạn sẽ chưa cần dùng đến những service này! Ngoài ra, Azure còn 1 số service rất hay như Cognitive Service (Nhận diện âm thanh, hình ảnh), Azure DevOps, Azure Kubernetes, Azure Monitor (dựng dashboard để theo dõi hệ thống). Do vậy, các bạn thích thì cứ tìm hiểu thêm, biết đâu cũng sẽ có lúc dùng đến hà. Series Cùng Học Cờ Lao đến đây cũng sắp kết thúc rồi! Ở kì cuối, chúng ta sẽ ôn lại sơ những thứ đã biết. Đồng thời, ta sẽ xem thử 1 hệ thống chạy hoàn toàn trên Azure sẽ có những gì, sử dụng những service nào nhen. Rate this: Like this: Related
vanhoc
2007 OR10 là thiên thể lớn nhất chưa được đặt tên riêng trong Hệ Mặt Trời. Nó có đường kính khoảng từ 1.290 đến 1.528 km, tức là lớn hơn hành tinh lùn Haumea và có thể lớn hơn cả Makemake - mặc dù vậy, cho tới nay, IAU vẫn chưa xếp nó vào nhóm hành tinh lùn một cách chính thức. Mới đây, các nhà thiên văn đã phát hiện ra một vệ tinh của thiên thể này. Như cái tên đã cho biết, 2007 OR10 là thiên thể được phát hiện vào năm 2007. Nó là một thiên thể lớn của vành đai Kuiper và được xếp vào nhóm ứng viên hành tinh lùn. Theo những quan sát và ước tính chi tiết nhất vào năm 2006 thì nó có kích thước lớn hơn tính toán trước đó, lớn hơn cả Haumea và có thể cả Makemake vốn là hai thiên thể đã được công nhận chính thức là hành tinh lùn. Nhà khoa học hành tinh nổi tiếng Mike Brown (người đã tính ra sự tồn tại của Hành tinh thứ Chín vào năm ngoái) cho rằng nó là thiên thể lớn thứ tư của vành đai Kuiper, sau Pluto, Eris và Makemake trong khi một số ước tính khác cho rằng nó còn lớn hơn Makemake. Người phát hiện ra sự tồn tại của thiên thể này chính là một sinh viên vừa tốt nghiệp của Mike Brown vào thời điểm đó, tên là Meg Schwamb. 2007 OR10 là một thiên thể băng có màu đỏ, chuyển động quanh Mặt Trời trên quỹ đạo elip dẹt với cận nhật chỉ cách Mặt Trời 33 AU (xa hơn một chút so với Sao Hải Vương) còn viễn nhật có khoảng cách 101 AU. (AU là kí hiệu viết tắt của đơn vị thiên văn, 1 AU được qui ước là khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời - khoảng 149,6 triệu km, hoặc thường làm tròn là 150 triệu km). 2007 OR10 có tốc độ tự quay rất chậm, khoảng 45 giờ. Điều này không giống với những thiên thể khác trong vành đai Kuiper đã được biết tới. Các nhà khoa học dự đoán rằng hấp dẫn từ một vệ tinh lớn đã làm cho thiên thể này quay chậm lại (giống như Mặt Trăng đã làm với Trái Đất). Với nghi vấn đó, các nhà thiên văn đã sử dụng dữ liệu của kính thiên văn không gian Hubble và phát hiện ra vệ tinh của nó qua hai bức ảnh được chụp cách nhau một năm cho thấy chuyển động quỹ đạo của vệ tinh quanh 2007 OR10. Vệ tinh mới phát hiện này được ước tính là có đường kính từ 240 đến 400km. Việc có một vệ tinh lớn này cùng với tính toán về kích thước đã được công bố năm ngoái có lẽ sẽ là yếu tố thúc đẩy thêm để thiên thể này sớm có một tên gọi cụ thể thay vì kí hiệu như hiện nay cũng như việc xem xét để nó chính thức được công nhận là một hành tinh lùn. Phát hiện này vừa được công bố trên Astrophysical Journal Letters.
vanhoc
Bài làm Nguyễn Minh Châu là nhà văn suốt cuộc đời “đi tìm hạt ngọc” ẩn dấu trong tâm hồn của con người. Vì vậy, các sáng tác của Nguyễn Minh Châu cũng bị chi phối bởi quan niệm này. Truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn. Quan niệm của nhà văn được thể hiện rõ trong tác phẩm thông qua hình tượng nhân vật Nguyệt. Nguyệt hiện lên trong tác qua lời văn của Nguyễn Minh Châu là một cô gái đẹp, đẹp cả tâm hồn cũng như là vẻ đẹp bên ngoài của cô. Có thể nói Nguyệt là một mẫu người con gái lí tưởng mà nhà văn muốn xây dựng lên. Xuyên suốt tác phẩm, chúng ta có thể nhận ra nhà văn đang tập trung làm nổi bật vẻ đẹp của Nguyệt, đi tìm “hạt ngọc” ẩn giấu trong nhân vật này. Đây là một cô gái có lí tưởng sống cao đẹp. Vừa rời ghế nhà trường cô sinh viên trẻ tuổi đã quyết định từ bỏ trốn phồn hoa để tham gia công cuộc bảo vệ đất nước. Còn trẻ tuổi nhưng Nguyệt luôn mong muốn góp công sức vào cống hiến cho đất nước, mong muốn đất nước được độc lập, được thống nhất. Dù phải chịu nhiều gian khổ vất vả, thậm chí sẽ phải hi sinh tính mạng bất cứ lúc nào nhưng Nguyệt vẫn tự nguyện tham gia vào cuộc kháng chiến, làm cô thanh niên xung phong. Tuổi trẻ, nhưng lí tưởng và hoài bão của Nguyệt thì vô cùng lớn. Nguyệt có một tình yêu rất đặc biệt, Nguyệt được chị Tính làm cùng đội thanh niên xung phong với Nguyệt, cho xem ảnh cậu em trai của chị ấy và giới thiệu cậu em trai ấy là Lãm. Tình yêu của Nguyệt không phải do hai người tìm hiểu yêu thương mà là do mai mối chỉ được nhìn qua tấm ảnh mà chị của Lãm đưa cho Nguyệt. Nguyệt yêu Lãm là bởi Lãm là người có cùng chung trí hướng với Nguyệt. Khi nghe chị của Lãm kể về việc Lãm trốn gia đình tham gia đi bộ đội, Nguyệt lắng nghe một cách chăm chú chú lắm. Có lẽ xuất phát từ chính lí tưởng cao đẹp giống nhau mà đã tạo ra sợi tơ nhân duyên giữa Lãm và Nguyệt. Biết nhau đơn giản chỉ qua lời kể, chưa từng một lần gặp mặt nhau, vậy mà Nguyệt đã yêu và thủy chung chờ đợi Lãm. Trong bom đạn chiến tranh ác liệt, niềm tin vào Lãm, tình yêu Nguyệt dành cho Lãm vẫn không hề có sự thay đổi.
vanhoc
Bão Joan năm 1997 là cơn bão giữ được cường độ siêu bão trong thời gian dài nhất tại thời điểm đó, vận tốc gió tối đa duy trì một phút luôn giữ ở mức ít nhất 150 dặm/giờ (240 km/giờ) trong 4 ngày rưỡi liên tục. Joan, cùng với Ivan ở phía Tây, cả hai đều trở thành những cơn bão mạnh nhất trong cùng thời điểm trên Tây Bắc Thái Bình Dương. Là cơn bão thứ 25 được đặt tên trong mùa bão năm 1997, Joan phát triển từ cùng một rãnh thấp như bão Ivan trong ngày 11 tháng 10. Di di chuyển theo hướng Tây Bắc và sau đó là hướng Tây, cơn bão trải qua quá trình tăng cường độ nhanh chóng và đạt đỉnh trong ngày 15. Một tổ chức cảnh báo bão đã ước tính rằng Joan là một trong số những cơn bão mạnh nhất từng ghi nhận được ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Joan cùng với Ivan đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử ghi nhận hai cơn siêu bão cực mạnh hoạt động song song cùng lúc. Trong lúc gần đạt cường độ tối đa, Joan di chuyển qua khu vực giữa Anatahan và Saipan thuộc quần đảo Bắc Mariana. Sau đó, cơn bão suy yếu và chuyển hướng Bắc rồi tiếp đến là Đông, trở thành một xoáy thuận ngoại nhiệt đới vào ngày 24 tháng 10. Tại Saipan, Joan phá hủy 37 ngôi nhà và gây mất điện trên một khu vực rộng lớn của hòn đảo. Ba người bị thương do củng cố nhà cửa trong khi đang bão. Ở Anatahan, gió mạnh gây thiệt hại cho tài sản và cây trồng là 200.000 USD (1997 USD). Những đợt sóng cao đã tác động đến miền Nam Nhật Bản và Đông Bắc Hawaii. Tại Chichi-jima, Joan làm lật một chiếc thuyền khiến 1 người chết và 2 người khác mất tích. Lịch sử khí tượng Trong tuần đầu tiên của tháng 10 năm 1997, gió Tây thổi gần xích đạo trên Tây Thái Bình Dương đã tạo ra những rãnh thấp - mở rộng những vùng áp suất thấp - tại những khu vực vĩ độ thấp ở bán cầu Bắc và Nam. Hệ thống ở bán cầu Nam sau đó phát triển thành bão nhiệt đới Lusi, trong khi rãnh thấp ở bán cầu Bắc phát triển ra hai cơn bão: Ivan hình thành ở phía Tây, và hệ thống phát triển ở phía Đông sau này trở thành bão Joan. Vào ngày mùng 10, hệ thống ở phía Đông bao gồm một vùng mây đối lưu thiếu tổ chức, di chuyển chậm về hướng Tây Bắc. Ngày hôm sau, ảnh vệ tinh cho thấy một hoàn lưu đã phát triển. Vùng nhiễu động mở rộng kích thước và mây đối lưu đã có tổ chức hơn, thúc đẩy Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC) bắt đầu đưa ra những cảnh báo về áp thấp nhiệt đới 28W vào ngày 13 tháng 10. Đồng thời cũng trong ngày 13, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) nhận định rằng đó là một áp thấp nhiệt đới trên khu vực gần quần đảo Marshall. Sau đó, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mạnh lên thành bão nhiệt đới Joan vào ngày 14 tháng 10. Trong giai đoạn hoạt động đầu, cả JTWC và hầu hết các mô hình dự báo bão đều dự đoán cường độ cơn bão sẽ tăng vượt qua mức 115 dặm/giờ (185 km/giờ) cho vận tốc gió duy trì một phút. Vào cuối ngày 15 tháng 10, JTWC nâng cấp Joan thành bão cuồng phong, và trong ngày hôm sau, JMA cũng nâng cấp Joan thành bão cuồng phong. Trong 36 tiếng liên tục kể từ 1800 UTC ngày 15 tháng 10, JTWC ước tính áp suất giảm 100 mbar (3,0 inHg); hay khoảng 2,4 mbar (0,071 inHg) mỗi giờ; theo như đánh giá của tổ chức này, Joan đã trải qua quá trình tăng cường độ rất nhanh trong quãng thời gian đó, đạt đến áp suất ước tính thấp đến 872 mbar (25,8 inHg). Lúc gần đạt đỉnh, Joan đã có một con mắt rất sắc nét với một hoàn lưu tập hợp đối lưu rất sâu, trạng thái hoàn thiện đến mức đảm bảo cho nó có thể được đánh giá ở mức T8.0, mức cao nhất trong kỹ thuật Dvorak (một kỹ thuật ước tính cường độ bão chỉ dựa vào những hình ảnh vệ tinh) (tuy nhiên phân tích chi tiết cho thấy Joan chỉ đạt tới mức xấp xỉ T8.0). Nếu ước tính là chính xác, Joan sẽ nằm trong top 5 những xoáy thuận nhiệt đới mạnh nhất trong lịch sử từng được ghi nhận. Vào ngày 17 tháng 10, JTWC ước tính sức gió duy trì một phút tối đa đạt 185 dặm/giờ (295 km/giờ), khiến Joan trở thành siêu bão thứ 9 của mùa bão. Trong khi đó JMA ước tính vận tốc gió duy trì trong 10 phút cao nhất là 120 dặm/giờ (195 km/giờ) cùng áp suất tối thiểu 905 mbar (26,7 inHg). Trong khi gần đạt đỉnh vào ngày 17 tháng 10, vị trí của Joan nằm cách Ivan khoảng 1.300 dặm (2100 km) về phía Đông, lúc đó Ivan đồng thời cũng đạt cường độ siêu bão; JTWC sau đó đã ghi chú: " Lần đầu tiên trong lịch sử quan sát được hai cơn bão với cường độ vô cùng mạnh hoạt động song song, cùng lúc trên Tây Bắc Thái Bình Dương." Mặc dù ở gần nhau, tuy nhiên giữa hai cơn bão đã không xảy ra hiệu ứng Fujiwara. JTWC ước tính Joan suy yếu một chút sau khi đạt đỉnh, dù vậy JMA cho rằng cơn bão vẫn duy trì trạng thái mạnh nhất trong gần như toàn bộ ba ngày. Joan dần di chuyển thiên về hướng Tây Bắc, đi qua khu vực giữa Anatahan và Saipan thuộc quần đảo Bắc Mariana vào ngày 18 tháng 10. Trong ngày 20, JMA ước đoán cơn bão bắt đầu suy yếu, và trong cùng ngày Joan đã thay đổi đáng kể hướng đi và di chuyển về phía Bắc. Ngày tiếp theo, Joan suy yếu xuống dưới ngưỡng siêu bão lần đầu tiên sau 4 ngày rưỡi liên tục ở trạng thái siêu bão, một kỷ lục vào thời điểm đó theo nhận định của JTWC. Kỷ lục này sau này bị phá bởi cơn bão Fengshen năm 2002 và Bão Ioke năm 2006. Vào ngày 21 tháng 10, cơn bão tăng tốc về phía Đông và suy yếu nhanh chóng. Ngày hôm sau, Joan đi qua vị trí cách hòn đảo Iwo Jima của Nhật Bản khoảng 145 dặm (230 km) về phía Bắc. Trong ngày 24 tháng 10, cơn bão di chuyển về hướng Đông Bắc khi đang dần mất đi các đặc điểm của xoáy thuận nhiệt đới, và cũng trong ngày hôm đó JMA đã chấm dứt theo dõi cơn bão. Ngày hôm sau, JTWC tuyên bố Joan trở thành một xoáy thuận ngoại nhiệt đới, cùng thời điểm cơn bão di chuyển qua đường đổi ngày quốc tế. Xoáy thuận ngoại nhiệt đới sau đó hợp nhất với một Frông lạnh và tăng cường trở lại khi nó tiếp cận quần đảo Aleutian. Tác động Khi di chuyển qua khu vực cách Saipan khoảng 80 km (50 dặm), Joan gây ra gió giật 98 dặm/giờ (157 km/giờ), đủ mạnh để phá hủy 37 ngôi nhà và làm tốc mái vài ngôi nhà khác. Một số người dân chậm chạp trong việc chuẩn bị bão, kết quả là 3 người bị thương trong khi đang củng cố nhà cửa do gió mạnh. Joan đã khiến toàn bộ hòn đảo mất điện, dù vậy điện đã được hồi phục lại nhanh chóng sau đó. Trong thời gian cơn bão hoành hành, có khoảng 900 người đã ở trong các nơi trú ẩn là 6 trường học do chính quyền mở ra. Tại Anatahan, Joan gây hư hỏng lớn cho tàu thuyền, máy móc và các tòa nhà công cộng. Cơn bão làm hư hại hàng loạt cây trồng, thiệt hại vật chất ước tính 200.000 USD (1997 USD). Do chịu tổn thất bởi cơn bão, cả hai hòn đảo này được tuyên bố là vùng bị thiên tai, cho phép các cá nhân và doanh nghiệp hỗ trợ áp dụng cho các khoản vay liên bang thông qua Cục quản lý Doanh nghiệp nhỏ chính phủ Hoa Kỳ. Trong khi di chuyển qua khu vực giữ Saipan và Anatahan thuộc quần đảo Bắc Mariana, mắt của Joan đã được quan sát bởi NEXRAD (radar thời tiết) ở Guam, dù nó ở cách xa hòn đảo này 180 dặm (285 km) về phía Bắc. Một dải mây phía ngoài của cơn bão di chuyển qua hòn đảo, gây ra lượng mưa đạt 56 mm (2,2 inch) ở Căn cứ Không quân Andersen và gió giật 41 dặm/giờ (66 km/giờ) ở cơ quan thời tiết quốc gia có trụ sở tại Tiyan. Cơn bão tạo ra những đợt sóng cao tới 7 m (22 ft) tại những hòn đảo ở phía nam Nhật Bản. Ở Chichi-jima, Joan gây mưa với lượng 115 mm và gây gió mạnh tới 60 dặm/giờ (91 km/giờ). Những cơn gió mạnh và sóng cao đã làm trôi một chiếc thuyền ra khỏi nơi neo đậu, khiến cho nó lật khi va vào đá. Có năm người trên thuyền, 2 người bơi được an toàn vào bờ, 2 người mất tích, 1 người được xác nhận là đã chết. Hệ thống ngoại nhiệt đới - tàn dư của Joan cũng tạo ra sóng lớn ở Hawaii, độ cao sóng đo được 4,6 m (15 ft) dọc bờ biển phía Bắc hòn đảo. Xem thêm Bão Keith (1997) Bão Fengshen (2002) Bão Yuri (1991) Tham khảo Liên kết ngoài JMA General Information of Typhoon Joan (9724) from Digital Typhoon JMA Best Track Data (Graphics) of Typhoon Joan (9724) JMA Best Track Data (Text) JTWC Best Track Data of Super Typhoon 28W (Joan) 28W.JOAN from the U.S. Naval Research Laboratory Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 1997 Bão tại Guam Typhoon
wiki
Họ Thánh liễu hay họ Liễu bách hoặc họ Tì liễu (danh pháp khoa học: Tamaricaceae) là một họ thực vật hạt kín chứa 4-5 chi và khoảng 90-120 loài. Họ này là bản địa của các khu vực khô tại châu Âu, châu Á và châu Phi, đặc biệt là tại khu vực ven Địa Trung Hải tới Trung Á, được di thực và tự nhiên hóa khá phổ biến ở Bắc Mỹ. Nhiều loài mọc trên các loại đất mặn, chịu đựng được độ mặn tới 15.000 ppm muối hòa tan và có thể chịu được các điều kiện kiềm. Nói chung chúng có lá dạng vảy, dài khoảng 1–5 mm, xếp đè lên nhau dọc theo thân, và ở một số loài thì chúng bị che phủ bên ngoài bằng các lớp muối tiết ra. Phân loại Trong thập niên 1980, họ này được phân loại thuộc bộ Violales trong hệ thống Cronquist (1981); các phân loại hiện đại hơn của Angiosperm Phylogeny Group đặt họ này trong bộ Caryophyllales. Các chi Hololachna: Hồng sa Reaumuria: Tỳ bà sài Myricaria: Khoảng 13 loài thủy bách chi Myrtama (gồm cả Tamaricaria): 1 loài sơn sanh liễu (Myrtama elegans) Tamarix: Khoảng 55 loài thánh liễu, liễu bách, tì liễu, thùy tì liễu, sanh liễu. Tại Việt Nam ghi nhận sự có mặt của 3 loài. Phát sinh chủng loài Cây phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo Gaskin và ctv. (2004) và tham khảo thêm Daoyuan Zhang và ctv. (2006) để tạm thời xếp chi Myrtama như là nhóm trung gian giữa Tamarix và Myricaria. Lưu ý rằng trong nghiên cứu của Daoyuan Zhang và ctv. (2006) thì các cây phát sinh chủng loài do họ tạo ra có vị trí của chi Myrtama có thể là như sau: Tamarix có quan hệ chị-em với nhánh chứa Myrtama và Myricaria Myricaria có quan hệ chị-em với nhánh chứa Myrtama và Tamarix. Nhưng các tác giả cũng cho biết thì dường như Myrtama có quan hệ họ hàng gần với Myricaria hơn. Xem thêm Họ Liễu Salicaceae thuộc Bộ Sơ ri Malpighiales Hình ảnh Ghi chú Liên kết ngoài Tamaricaceae trong FloraGREIF
wiki
Bài làm Hẳn trong mỗi chúng ta thời thơ ấu đều được nghe những câu truyện cổ tích mẹ và bà thường hay kể. Và một trong những câu truyện cổ tích mà phổ biến nhất không thể không nhắc đến câu truyện “Tấm Cám” được xem là câu truyện cổ tích dân gian quen thuộc đối với mọi thế hệ người Việt Nam. Truyện quả thị thơm cô Tấm thảo hiền là một trong những câu truyện ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam.Truyện tuy có nhiều dị bản nhưng nội dung cơ bản của cốt truyện không khác biệt nhiều trừ phần kết truyện. Phần kết chuyện thường được lược bỏ hay sáng tạo đi. Câu truyện kết thúc bằng sự trả thù khá tàn nhẫn của cô Tấm được lưu truyền với nội dung khác nhau song dù là hình thức trả thù nào cũng không tránh khỏi sự ghê rợn và gây tranh cãi cho người đọc chúng ta. Nhân vật chính và trung tâm nhất của của câu truyện là Tấm – một cô gái hiền lành, xinh đẹp nết na rất đảm đang nhưng số phận lại không hề yên ả một chút nào. Bố Tâm mất sớm, Tấm ở với mẹ kế và em gái là Cám. Dù không một lần phản kháng hay cãi lại những yêu cầu cho dù quá đáng của hai mẹ con Cám nhưng chuỗi ngày tháng sống trong ngôi nhà chung với hai mẹ con dì ghẻ là sự cơ cực, đau khổ và bị chửi bới thậm tệ mà Tấm phải trải qua. Tấm như không còn bất cứ quyền lời nào của con người, Tấm trở thành nô lệ cho hai mẹ con Csm từ bao giờ không hay. Dưới sự bóc lột và đối xử thậm tệ mà hai người dành cho Tấm, ta chỉ thấy một sự im lặng và cam chịu đến đáng sợ. Tấm không hề dám phản đối hay đấu tranh cho quyền lợi của chính mình. Những người xung quanh cũng không lên tiếng để bảo vệ Tấm,mặc dù biết phải trái. Điều này đã cho ta thấy sự bất công và đầy nghịch lí đang tồn tại trong xã hội lúc bấy giờ. Đó là xã hội “thắng làm vua, thua làm giặc”, là xã hội của kẻ mạnh, có quyền, có tiền. Cuộc sống của Tấm sẽ mãi mãi tiếp diễn trong sự lặng câm đau khổ và chẳng đổi thay nếu như không xuất hiện sự kiện Tấm đi lễ hội gặp được vua. Bắt đầu từ đây, cuộc đời Tấm chuyển sang một trang khác với sự luân hồi chuyển kiếp, hạnh phúc cùng khổ đau đan xen nhau. Từ ngày Tấm được về sống trong cung vua, có quyền, có tiền nhưng cô vẫn vậy, mọi đức tính tốt đẹp vẫn còn nguyên đó. Tấm cũng không mượn thế lực của nhà vua để trả thù hai mẹ con Cám. Vậy nhưng “cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng”, lòng ghen ghét và đố kị đã xóa đi toàn bộ nhân tính trong con người hai mẹ con bà dì ghẻ. Bất chấp thủ đoạn, hai người sử dụng mọi phương pháp, biện pháp nhằm đuổi cùng giết tận số kiếp Tấm. Lừa Tấm về nhà đẻ ngày giỗ cha rồi chặt cây cau cho Tấm ngã chết, sau đó hí hửng để Cám tiến cung. Tấm hóa thành vàng anh về bên người mình yêu thương không bao lâu cũng bị giết. Rồi Tấm chuyển hóa kiếp thành cây xoan đào, khung cửi cũng bị hai mẹ con nhà Cám tìm kế loại bỏ khỏi cuộc đời. Nếu để ý ta sẽ thấy, ở Tấm có sự đáng thương nhưng cùng với đó là sự nhu nhược, cam chịu một cách ngốc nghếch từ kiếp người đầu tiên cho tới khi thành cây xoan đào. Không một lần vùng lên sống vì mình, Tấm cứ để cuộc đời mình bị hãm hại hết lần này đến lần khác. Nhưng đến kiếp khung cửi thì khác. Trong khi Cám đang dùng khung cửi do Tấm hóa thành, khung cửi kêu kẽo kẹt vang lên lời cảnh báo: “Kẽo cà kẽo kẹt Lấy chung chồng chị Chị khoét mắt ra”. Chính thời điểm này, Tấm đã thể hiện được sự vùng dậy của mình. Dù mới chỉ dừng lại ở lời nói, câu đe dọa nhưng có thể thấy, đến đây, ở Tấm có sự chuyển biến rõ rệt không còn bị động như trước nữa. Không một ai biết liệu Tấm sẽ khiến hai mẹ con Cám trả giá ra sao nhưng ít nhất, nó cũng là một điều dự đoán tương lai – khi Tấm trở về trừng phạt tội ác mà hai người kia gây ra cho Tấm. Hơn nữa, lần hóa kiếp thành quả thị cũng hoàn toàn khác so với những lẫn trước. Tấm không còn xuất hiện ở gần hoàng cung hay nơi ở của Cám và mẹ kế nữa để đảm bảo cho sự an toàn của chính mình. Tấm đã biết bảo vệ bản thân trước sự ác độc không còn tính người của bà mẹ kế cùng con gái.
vanhoc
Qua bài thơ Bánh trôi nước và Tự tình II của Hồ Xuân Hương anh chị hiểu gì về người phụ nữ Việt Nam thời trước Hướng dẫn Qua bài thơ Bánh trôi nước và Tự tình II của Hồ Xuân Hương anh chị hiểu gì về người phụ nữ Việt Nam thời trước Bài làm Trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, người phụ nữ là đối tượng của áp bức bất công của nhiều rằng buộc khắt khe đến phi lí. Thấu hiểu, đồng cảm, thương xót cho họ, không ít nhà văn, nhà thơ thời Trung đại đã lên tiếng ca ngợi và bênh vực. Có thể nói ngày nay, vị trí của người phụ nữ đã được đề cao, tôn avinh hình ảnh, người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc sống và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn học hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thây, trong xã hội thời trước người phụ nữ phải chịu một số phận đầy bi kịch và đáng thương. Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung Câu thơ trên đã hơn một lần xuất hiện trong sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du nó giống như một điệp khúc, một lời ca lời thán, nói ra cũng chẳng ai hay, chẳng ai hiểu. “Thân em như con bọ ngựa chao chược mà thôi”, “thân em như con ong con kiến”, thân phận phụ nữ thật nhỏ bé, cứ lam lũ qua ngày này đoạn tháng. Đây là những câu ca thán khá phổ biến trong văn học Việt Nam. Trong “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Ta có thể thấy rõ được số phận của người phụ nữ xưa. Số phận phải phó mặc, không thể nắm giữ trong tay mình. Tất cả là do những hũ tục, những quan niệm xưa cũ thời phong kiến trọng nam khinh nữ đã tạo ra những xiềng xích, những bất công oan trái mà người phụ nữ cứ bị ảnh hưởng, không biết làm gì để thoát khỏi, trở nên chỉ biết cam chịu. Ta dễ dàng bắt gặp những hình ảnh đó trong các tác phẩm văn học dân gian. Người phụ nữ ngày xưa thường có một vẻ đẹp đoan chính, mang đủ phẩm chất công dung ngôn hạnh. Họ đẹp nhất là từ sâu trong tâm hồn. Mỗi người thường mang một vẻ đẹp khác nhau, và trong các tác phẩm mỗi tác giả sẽ khắc họa vẻ đẹp đó theo những cảm nhận riêng biệt. Như trong tác phẩm của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người con gái trong “Bánh trôi nước”.Cả bài thơ là một hình ảnh nhân hóa, Hồ Xuân Hương đã nhìn và phát hiện ra nhiều nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi với cuộc đời người phũ nữ trong xã hội phong kiến. Cả hai đều với thân hình vừa trắng lại vừa tròn, mang một vẻ đẹp đầy đặn, dân dã. Đây là một vẻ đẹp mộc mạc tự nhiên nhất của người con gái nhưng không kém phần duyên dáng khỏe mạnh, đây chính là hình tượng hay lam hay làm, người con gái lao động ở chốn thôn quê. Hay ở trong tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, đây là những tiểu thư mang trong mình vẻ đẹp hoa gen nguyệt thẹn, mai cốt cách tuyết tinh thần. Mang nét đẹp nhẹ nhàng, thoát tục, yếu đuối như cành mai. Mỗi người đều có một lựa chọn cho hình tượng người con gái, người phụ nữ. Nhưng tất cả đều có một số phận bảy nổi ba chìm với nước non. Họ đều là nhưng người phụ nữ, những cô gái có tâm hồn cao quý, trong trắng như băng tuyết thanh cao….Nhưng…cuộc đời họ lại chìm, nổi, lênh đênh giữ dòng nước cũng chính là dòng đời, họ không thể tự mình làm chủ được số phận của mình. Hồng nhan bạc mệnh là thế, càng xinh đẹp họ lại phải chịu số phận thăng trầm, đau khổ tột cùng, chịu quá nhiều sự bất công trên đời. Đớn đau thay thân phận người phụ nữ. Thân em như hạt mưa xa Hạt vào đài cát, hát ra ruộng cày Thân em như tâm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai Số phận của họ vào thế bị động, phải phụ thuộc vào người khác, những gã đàn ông chỉ lấy phụ nữ làm trò mua vui. Nắm giữ số phận của chính mình là một niềm khát khao, nhưng quá mù mịt vì xã hội phong kiến đã trói buộc họ quá chặt. Trong tác phẩm Tự tình của Hồ Xuân Hương, ta dễ dàng thấy được sự cô đơn, buồn tủi đang bủa vây. Số phận người phụ nữ trở nên quá hẩm hiu, rẻ mạc như một món hàng nhưng người phụ nữ cũng đầy bản lĩnh khi dám đem ra để thách thức với xã hội. Đây cũng chính là mong muốn lay tĩnh tất cả người phụ nữ bấy giờ, Hồ Xuân Hương mong muốn, người phụ nữ phải có ý thức rõ về cuộc sống, về phẩm chất của mình. Phải cố gắng kiên trì để gìn giữ tấm lòng son, dù “rắn nát mặc dù tay kẻ nặn- mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Đây cũng chính là lời khẳng định giá trị đáng quý của người phụ nữ. dù tình duyên hay số phận của họ đều không được thuận lợi. Số phận người phụ nữ thời xưa đều phải chịu bao nhiêu oan khuất, bất hạnh. Ngày nay, chúng ta được sống trong một xã hội văn minh, tiến bộ hơn. Người phụ nữ cũng được đề cao coi trọng. Bên cạnh đó cũng còn biết bao người phụ nữ vẫn phải chịu bất hạnh. Vì vậy, chúng ta không chỉ cần phải biết để sẽ chia thông cảm, mà còn cần phải chiêm nghiệm và suy nghĩ. Từ đó, ta càng thấy trân trọng và đồng cảm hơn cho những người phụ nữ kém may mắn.
vanhoc
Lina Mukashyaka Higiro, cũng là Lina Higiro, là một nữ doanh nhân và giám đốc điều hành ngân hàng người Rumani, từng là giám đốc điều hành của Ngân hàng thương mại châu Phi (Rwanda), có hiệu lực vào tháng 7 năm 2018. Ngay trước khi nhận nhiệm vụ hiện tại, kể từ tháng 7 năm 2016, cô là Giám đốc điều hành của AB Bank Rwanda. Trong vai trò này, cô giám sát các hoạt động ngân hàng, ngân hàng giao dịch, phát triển kinh doanh và tài chính kỹ thuật số. Trước đó, Higiro là Trưởng phòng Chiến lược, Lập kế hoạch và Tiếp thị tại Ngân hàng I & M (Rwanda), và trước đó, cô làm việc tại Ngân hàng Securey Trust (Rwanda) (lúc đó là Ngân hàng Fina (Rwanda), với tư cách là Giám đốc Ngân hàng SME, từ năm 2007 đến năm 2011. Hoàn cảnh và giáo dục Cô học tại Đại học North-West, Nam Phi, tốt nghiệp Cử nhân Thương mại. Sau đó, cô lấy bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Đại học Liverpool ở Vương quốc Anh. Cô cũng có chứng chỉ về kinh doanh và truyền thông doanh nghiệp, được trao bởi Đại học Ryerson, tại Toronto, Ontario, Canada. Xem thêm Danh sách các ngân hàng ở Rwanda Peace Uwase Alice Kalonzo-Zulu Tham khảo Liên kết ngoài Trang web của Ngân hàng Thương mại Châu Phi Rwanda Nhân vật còn sống Sinh năm 1979
wiki
Trong bốn mùa, mùa xuân là mùa đẹp nhất, tràn đầy sức sống, hi vọng. Xuân mang nét dịu dàng của người thiếu nữ với những cơn mưa xuân phơi phới bay. Làn mưa bụi không mạnh mẽ, đột ngột như mưa rào, cũng không tê tái như mưa ngâu mà cơn mưa phùn nhẹ thoáng qua không làm ướt áo ta. Mưa mang theo hơi ấm, gieo mầm sự sống hồi sinh ở cỏ cây sau một giấc ngủ đông dài. Hạt mưa giăng mắc khắp mọi nơi long lanh như giọt ngọc ánh ngời phản chiếu ánh nắng nhẹ. Mưa xuân làm cảnh vật trở nên hữu tình, thơ mộng, khiến lòng người háo hức mong chờ. Mưa xuân còn gọi về những cánh chim làm đất trời say đắm trong tiếng hót vui xuân. Khi miêu tả cơn mưa mùa xuân, bạn cần chú ý tới việc miêu tả khung cảnh thiên nhiên như gió, khí trời, cỏ cây và con người. Sau đây là bài văn mẫu bạn có thể tham khảo. Chúc bạn thành công! Khi ông già chống cây gậy mùa đông đi qua, lòng em háo hức đón chờ nàng xuân xinh đẹp với màn mưa xuân dịu nhẹ, trong trẻo như chiếc khăn voan mỏng tô điểm thêm sắc đẹp của nàng. Trong những ngày đầu xuân, những hạt mưa nhỏ li ti giăng mắc khắp không gian như mạng lưới mờ ảo. Mưa xuân mang theo hơi ấm của sự sống, đánh thức vạn vật cuộn trào lên sức sống sau một giấc ngủ đông dài. Hạt mưa xuân hồn nhiên mơn man những búp nõn đỏ tía của anh lộc vừng hay chồi non xanh biếc của bác bàng, cô phượng vĩ. Nhựa sống bấy lâu được tích tụ, âm thầm trong thân cây xù xì, thì giờ đây nghe tiếng gọi thân thương của mưa xuân sự sống ấy bừng lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Mấy ai biết được một dòng nhựa nóng đang cuồn cuộn nuôi dưỡng những mầm non bé bỏng ấy? Từng giọt nước long lanh phản chiếu ánh nắng non tơ, như muôn vàn hạt pha lê đính trên lá cành. Giọt mưa nghiêng mình đậu trên lá cỏ khiến sóng cỏ non xanh tươi mơn mởn chạy dài, nối tiếp nhau trên triền đê trải tới tận chân trời. Em lắng nghe tiếng cựa mình của đất trong tiết trời ấm áp mà mưa xuân đem tới, khi không còn cái lạnh tái tê của mùa đông. Vài chú dế chũi chui ra khỏi hang ngân nga một giai điệu, rồi say sưa uống giọt nước trong veo trên viền lá. Hạt mưa xuân nhỏ bé len lỏi vào từng con đường, ngõ xóm. Tiếng bước chân rón rén ấy cũng đủ làm lay động những nụ hoa mai, hoa đào chúm chím bung nở trong ngày tết. Khiến tết ấm cúng hơn và ngày xuân thêm rực rỡ sắc màu. Trong vườn nhà em, đủ thức hoa nào là những đóa hồng nhung, những chùm mẫu đơn cho tới những giò lan của ông em tự lúc nào đã tự tin phô vẻ đẹp kiều diễm của mình với cơn mưa xuân còn e lệ, ngập ngừng. Ngày xuân, lũ trẻ chúng em tung tăng được diện quần áo mới, vui đùa trên các nẻo đường. Khi ấy, mưa xuân âu yếm vuốt ve mái tóc tơ của chúng em, mưa thoáng qua chứ không làm ướt áo. Mưa êm ái, nhẹ nhàng, nó không mang sự mạnh mẽ, đột ngột như mưa rào, cũng chẳng tê cóng thấu xương như mưa phùn gió bấc. Làn mưa bụi cứ lặng lẽ như thế gọi mời cả những cánh chim nhỏ trở về từ phương nam. Mưa xuân trở thành nét đặc trưng cho vùng quê Bắc Bộ, bởi vậy mỗi người con xa quê không chỉ nhớ nhung dịp tết sum vầy bên gia đình mà có vương vấn làn mưa bụi mỏng tang. Mưa xuân làm đất trời, con người cũng tràn trề trong xuân tình, trong men say giữa nét thanh xuân tươi trẻ của sự vật, nó như sứ giả tới gọi dậy mầm sống, thắp lên ngọn lửa hi vọng trong lời cầu ước bình an cho cả năm mới đầy hứa hẹn. Cơn mưa xuân hiền dịu còn đọng lại trong em những hình ảnh đẹp tươi về quê hương. Mai này dù đi đâu về đâu em cũng không quên nét đẹp của nàng xuân phơi phới trên miền đất xứ sở. Thu Hường – Mưa xuân là cơn mưa đặc trưng vào dịp tết nguyên đán và mùa xuân những hạt mưa nhỏ nhỏ tạo không khí rất tết Mưa là những hoạt động thường lệ đến từ thiên nhiên, có cơn mưa hè vội vàng, xối xả, có cơn mưa bóng mây của những ngày thu dịu êm, có cơn mưa mang theo cái buốt lạnh của những ngày đông băng giá,… Nhưng cơn mưa mà mang lại mầm sống cho đời thì chỉ có cơn mưa phùn mùa xuân, ấy là cơn mưa phảng phất thứ hương xuân nồng ấm, về đây ấp ủ cho đất rời những mầm xanh chồi biếc. Mưa là sự ngưng tụ của hơi nước, là sự tan chảy mây. Đó là qui luật tuần hoàn của tự nhiên vũ trụ nhưng không hề nhàm chán đơn điệu. Mưa cũng có những sắc thái riêng của nó, giống như một cậu bé khi tủi hờn thút thít, khi òa khóc, khi lại dữ dội gào thét. Mưa xuân rất nhỏ, như những hạt bụi tiên mà chúa trời reo rắc. Chúng đậu lại trên những cành cây, kẽ lá, nhẹ nhàng hạ cánh thấm xuống đất như một phép diệu kì khơi lên sức sống tiềm tàng trên những cái thân già cỗi. Nó vờn trên ngọn cỏ, cánh hoa long lanh như những viên ngọc quý. Mưa xuân rất nhẹ, bay lượn theo chiều gió, tru du khắp muôn nơi đem không khí tết tới gần. Người ta quan niệm mưa ấy sẽ dội rửa mọi muộn phiền khó khăn của năm cũ, mang theo đầy may mắn và khát khao mới. Ngày tết đầu năm thiếu đi mưa xuân mất đi không khó tết. Cơn mưa dịu dàng, nhẹ nhàng như nàng thiếu nữ dạo chơi chốn nhân gian, chẳng làm ướt áo người trẩy hội. Ngày xuân nhiệt độ ẩm ướt cũng vì lẽ ấy, mưa xuân còn mang theo hương vị đặc trưng nồng nồng thân thuộc. Mưa xuân như một liều thuốc thần giúp xua đi cái giá rét buốt lạnh của ngày đông, mang theo những mầm sống và hy vọng. Mưa xuân về thấm ướt cành cây ngọn cỏ, giúp cây cối vươn mình trỗi dậy sau kì nghỉ đông dài, bừng bừng sức sống đơm hoa kết trái dưới làn mưa bụi mong manh của ngày xuân.
vanhoc
A escondidas () là một bộ phim tình cảm lãng mạn Tây Ban Nha năm 2014 của đạo diễn Mikel Rueda. Được quay tại các khu phố trong suốt Bilbao, mục tiêu của Rueda là tạo ra một cảnh có thể từ bất kỳ khu phố nào trong bất kỳ thành phố nào. Rueda dành dự án cho Álex Angulo, một diễn viên người Basque đã chết trong một vụ tai nạn xe hơi vào tháng 7 năm 2014. Chủ đề có mặt trong suốt bộ phim là tình yêu đầu tiên của thanh thiếu niên, tình huống khó xử về văn hóa xã hội, phân biệt chủng tộc và trục xuất, và kết nối tình cảm thông qua một số rào cản này. Nội dung Bộ phim theo chân Rafa và Ibrahim, hai cậu bé tuổi teen kết bạn với nhau. Ibrahim là một người nhập cư Ma-rốc không muốn trở về nhà. Lạc lối và tuyệt vọng trên đường phố Bilbao, anh gặp Rafa. Rafa là một cậu bé trung lưu Tây Ban Nha điển hình đang gặp vấn đề với bạn bè và áp lực xung quanh vấn đề tình dục của mình. Một khi họ gặp nhau, họ trở nên không thể tách rời. Rueda nắm bắt tình bạn của họ khi họ điều hướng qua sự trục xuất, phân biệt chủng tộc và bản sắc tình dục của Ibra. Diễn viên Germán Alcarazu vai Rafa Adil Koukouh vai Ibra Joseba Ugalde vai Guille Moussa Echarif vai Youssef Ana Wagener vai Alicia Álex Angulo vai Jose Cuộc hội thoại Rueda muốn tập trung vào ý tưởng của tuổi thiếu niên và đồng tính luyến ái trong cuộc thảo luận xung quanh A escondidas. Nói theo cách riêng của mình, anh cảm thấy rằng hầu hết các lĩnh vực của xã hội đều cảm thấy không thoải mái khi nói về tình dục của thanh thiếu niên. Một trong những khía cạnh thú vị trong buổi casting của anh là anh không muốn giới hạn các diễn viên tự nhận mình là người đồng tính. Logic của anh ấy đằng sau quá trình này là bằng cách giới hạn người có thể thử vai, tỷ lệ quay vòng sẽ thấp hơn và anh ấy có thể không tìm thấy các diễn viên mà anh ấy đang tìm kiếm. Kết quả là hai diễn viên không phải là gay hoặc ít nhất Rueda không biết về giới tính của họ. Mặc dù quá trình này rất khó khăn cho cả hai diễn viên, họ thấy rằng sự ngây thơ và chuyển đổi của họ với sự khó chịu không khác xa với những gì một người trong tủ quần áo ở tuổi của họ sẽ phải đối đầu. Ngoài ra, Adil có mối liên hệ nghiêm túc với nhân vật của Ibra là một người nhập cư Ma-rốc, người đã tự mình trải nghiệm sự phân biệt chủng tộc. Mặc dù các nhà phê bình chú ý đến việc thiếu hoạt động tình dục giữa hai diễn viên, Rueda vẫn cho rằng bản chất tình dục trong mối quan hệ của họ không phải là mục đích của bộ phim, mà là những khoảnh khắc trước khi quan hệ và tình cảm mà người ta không thể kiểm soát được về mặt cảm xúc. Rueda nhận thấy rằng mối quan hệ giữa thanh thiếu niên Ma-rốc và thanh thiếu niên queer có những thực tế song song mà anh đã cố gắng khám phá trong quá trình tạo ra bộ phim này. Ông cảm thấy rằng cách Tây Ban Nha đối xử với cả hai nhân khẩu học đã đẩy họ sống A escondidas hoặc "Hidden Away". Rueda nội dung rằng Tây Ban Nha sống trong một bong bóng, nơi bất kỳ ai thách thức tính bình thường đó đe dọa sẽ làm nổ bong bóng đó, và điều này tạo ra sự sợ hãi trong cộng đồng quy phạm. Do đó, một số người phải sống ẩn mình bên trong, hoặc bên ngoài bong bóng đó. Giải thưởng Mặc dù Hidden Away không giành được bất kỳ giải thưởng nào, nó đã được đề cử bốn lần. Nó cũng đã được trình bày tại Lễ hội Cuộc sống LGTBI đầu tiên tại La Institución Ferial Alicantina (IFA). Feroz Award, ES: Best Poster (Priscila Clementti). Nuremberg International Human Rights Film Festival: Nuremberg International Human Rights Film Award (Mikel Rueda). Queer Lisboa: Best Feature Film (Mikel Rueda) Spanish Actors Union: Film: Performance in a Minor Role, Female (Ana Wagener) Tham khảo Liên kết ngoài Phim liên quan đến LGBT thập niên 2010 Phim chính kịch lãng mạn thập niên 2010 Phim quay tại Tây Ban Nha Phim tuổi mới lớn liên quan đến LGBT Phim chính kịch liên quan đến LGBT Phim Tây Ban Nha Hidden Away
wiki
Emilia Mikue Ondo (sinh ngày 20 tháng 12 năm 1984) là một vận động viên chạy cự ly trung bình người Guinea Xích Đạo. Cô đặt thời gian cá nhân tốt nhất là 2: 15,72 cho 800 mét tại Giải vô địch thế giới IAAF năm 2007 tại Osaka, Nhật Bản. Cô cũng là người cầm cờ hai lần cho Guinea Xích Đạo (2004 và 2008) tại lễ khai mạc Olympic. Ở tuổi 19, Mikue Ondo đã ra mắt chính thức cho Thế vận hội Mùa hè 2004 ở Athens, nơi cô thi đấu ở nội dung 800 mét nữ. Cô đã hoàn thành thứ bảy trong sức nóng thứ tư của sự kiện bằng mười sáu giây sau Faith Macharia của Kenya, với thời gian chậm nhất có thể là 2: 22,88. Tại Thế vận hội Mùa hè 2008 ở Bắc Kinh, Mikue Ondo đã thi đấu lần thứ hai ở nội dung 800 mét nữ. Cô chạy trong sức nóng thứ tư, chống lại sáu vận động viên khác, bao gồm cựu vô địch Olympic Maria Mutola của Mozambique. Cô đã hoàn thành cuộc đua ở vị trí thứ sáu sau hai mươi giây sau Neisha Bernard-Thomas của Grenada, với thời gian 2: 20,69. Mikue Ondo, tuy nhiên, đã không thể tiến vào bán kết, khi cô xếp hạng ba mươi chín, và được xếp hạng xa hơn dưới ba vị trí bắt buộc cho vòng tiếp theo. Cuối cùng, cô đã được nâng cấp lên một vị trí tổng thể cao hơn, khi Vanja Perišić của Croatia đã bị loại vì thất bại trong bài kiểm tra doping. Tham khảo Sinh năm 1984 Nhân vật còn sống
wiki
Quận Orange (tiếng Anh: Orange County) là một quận trong tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Quận lỵ đóng ở thành phố Orange. Theo kết quả điều tra dân số năm 2000 của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận có dân số 84.966 người. Quận này về phía tây giáp sông Sabine và về phía tây bắc của sông Neches. Địa lý của quận này khác nhau đáng kể, với đầm lầy nước mặn trong phần lớn các phần tây nam của quận là biên giới hồ Sabine, và Piney Woods ở phía bắc. Hiếm khi đạt đến độ cao 30 feet trên mực nước biển. Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận có tổng diện tích 380 dặm vuông (983 km ²), trong đó, 356 dặm vuông (923 km ²) là đất và 23 dặm vuông (60 km ²) của nó (6,10%) là diện tích mặt nước. Quận Cam được thành lập vào năm 1852 từ các phần của quận Jefferson. Quận được đặt tên theo cam, trái cây trồng hầu hết các định cư sớm ở cửa sông Sabine. Thông tin nhân khẩu Quận Cam có 34.781 đơn vị nhà ở với mật độ trung bình là 98 cho mỗi dặm vuông (38/km ²). Cơ cấu dân tộc quận gồm 87,98% người da trắng, 8,38% da đen hay Mỹ gốc Phi, 0,56% người Mỹ bản xứ, 0,78% người châu Á, Thái Bình Dương 0,03%, 1,12% từ các chủng tộc khác, và 1,15% từ hai hoặc nhiều chủng tộc. 3,62% dân số là người Hispanic hay Latino thuộc chủng tộc nào. Có 31.642 hộ, trong đó 35,30% có trẻ em dưới 18 tuổi sống chung với họ, 58,80% là các cặp vợ chồng sống với nhau, 12,10% có chủ hộ là nữ không có mặt chồng, và 24,80% là không lập gia đình. 21,70% của tất cả các hộ gia đình đã được tạo thành từ các cá nhân và 9,30% có người sống một mình 65 tuổi trở lên đã được người. Bình quân mỗi hộ là 2,65 và cỡ gia đình trung bình là 3,08. Trong quận, độ tuổi dân cư với 27,30% ở độ tuổi dưới 18, 8,70% 18-24, 28,10% 25-44, 23,20% 45-64, và 12,70% người 65 tuổi trở lên. Tuổi trung bình là 36 năm. Cứ mỗi 100 nữ có 96,40 nam giới. Cứ mỗi 100 nữ 18 tuổi trở lên, đã có 92,60 nam giới. Thu nhập trung bình cho một hộ gia đình trong quận đã được $ 37.586, và thu nhập trung bình cho một gia đình là $ 44,152. Nam giới có thu nhập trung bình $ 40.185 so với 21.859 $ cho phái nữ. Thu nhập trên đầu cho các quận được $ 17,554. Giới 11,40% gia đình và 13,80% dân số sống dưới mức nghèo khổ, trong đó có 18,50% những người dưới 18 tuổi và 12,40% có độ tuổi từ 65 trở lên. Tham khảo Quận của Texas
wiki
Kung Fu Panda 3 (tựa tiếng Việt: Gấu trúc kung fu 3)là phim hoạt hình máy tính Mỹ-Trung 3D được sản xuất bởi DreamWorks Animation và Oriental DreamWorks, và phát hành bởi 20th Century Fox. Đạo diễn phim là Jennifer Yuh Nelson cùng với Alessandro Carloni là đồng đạo diễn. Phim được viết bởi Jonathan Aibel and Glenn Berger và do Melissa Cobb sản xuất. Đây là phần tiếp theo phim Kung Fu Panda 2 2011 và là phần thứ ba trong loạt Kung Fu Panda franchise. Phim có sự tham gia lồng tiếng của Jack Black, Angelina Jolie, Dustin Hoffman, Seth Rogen, Jackie Chan, Lucy Liu, David Cross, Bryan Cranston, Kate Hudson và J. K. Simmons. Phim đã được công chiếu tại Việt Nam vào ngày 18 tháng 3 năm 2016. Bộ phim nhận được đánh giá chung tích cực, với lời khen ngợi về lồng tiếng, hoạt hình, hình ảnh, hài hước và trái tim. Nội dung Tại Cõi Linh hồn, trong khi đang thiền thì Đại sư Oogway bị tấn công bởi Kai, người bạn cũ đã bị ông đánh bại 500 năm trước. Trong chừng ấy thời gian, hắn đã mạnh lên nhờ hấp thụ khí của các võ sư khác tại đây. Oogway tự nguyện chịu chung số phận, nhưng cho hắn biết là ông đã giao nhiệm vụ ngăn chặn hắn cho một người khác (Po). Kai chấp nhận thử thách rồi dùng khí của Oogway để trở lại Cõi Trần. Trong lúc đó, Sư phụ Shifu quyết định về hưu và giao lại việc huấn luyện cho Po. Vì thiếu hiểu biết nên lần dạy đầu tiên của cậu vô tình khiến nhóm Ngũ Hiệp bị thương. Shifu khuyên cậu nên cố trở thành bản thân thay vì ông ấy. Chưa hiểu lắm, Po về nhà và gặp Li Shan, người sớm nhận ra cậu là con đẻ mình. Hai cha con ruột nhanh chóng thân thiết khiến cha nuôi Po là Ping không khỏi ghen tị. Không lâu sau khi giới thiệu cha ruột cho Shifu và nhóm Ngũ Hiệp, Po và những người khác bảo vệ thành công Thung lũng Bình Yên khỏi đội quân xác sống ngọc thạch của Kai, là những võ sư đã qua đời từ lâu và bị Kai hấp thụ khí. Shifu tìm được một quyển trục của Oogway nói về Kai, cho biết họ từng là bạn chiến đấu. Sau khi Oogway bị thương nặng vì bị phục kích, Kai cõng bạn mình đi khắp nơi cầu cứu rồi tìm được một ngôi làng gấu trúc bí mật. Dân làng vận khí để cứu sống Oogway rồi dạy họ cách dùng khí ban tặng sự sống, nhưng Kai nảy sinh ý đồ cướp khí của người khác để tăng sức mạnh cho mình, buộc Oogway phải trục xuất người bạn cũ tới Cõi Linh hồn. Ông Li đề nghị dẫn Po đến làng gấu trúc để dạy con cách dùng khí đánh bại Kai, còn những người khác ở lại cầm chân hắn. Ông Ping tìm cách ngăn cản nhưng rồi miễn cưỡng đi theo. Nhưng khi đến ngôi làng gấu trúc, ông Li muốn con phải học cách sống của loài gấu trúc trước. Cùng lúc đó, để xóa sổ di sản của Oogway, Kai phá hủy Điện Ngọc và hấp thụ khí của tất cả võ sư còn sống, trừ Hổ Tỉ thoát được với quyển trục về Kai. Cô tìm đến làng gấu trúc và báo tin dữ. Po nhờ cha dạy ngay cách dùng khí, nhưng bấy giờ ông Li mới thú nhận là từ lâu trong làng không còn ai biết làm vậy, và ông nói dối để bảo vệ con. Po tức giận bỏ đi và tìm cách tự rèn luyện. Trong khi đó, ông Ping hiểu chuyện và tha thứ cho ông Li. Sau một hồi tranh cãi với Hổ Tỉ, Po nói thật là cậu không thể đánh bại Kai một mình. Hai người cha và dân làng nhờ Po dạy họ kung fu. Nhận ra điều khiến cậu thất bại trong lần dạy dỗ đầu tiên, Po khuyên mọi người không cần cố gắng bắt chước cậu, mà hãy biến sở trường của từng người làm kỹ năng kung fu. Hai cha con ruột hòa giải và đọc quyển trục về Kai để tìm cách đối phó. Kai tìm đến làng gấu trúc và ra lệnh cho các xác sống ngọc thạch tấn công. Nhưng việc các xác sống không chiếm được ưu thế trước dân làng và điều khiển quá nhiều xác sống cùng lúc khiến các giác quan của hắn bị quá tải. Nhân cơ hội đó, Po lén tiếp cận hắn và dùng Vô Tích Tỏa Chỉ Công. Song như Kai giải thích, chiêu ấy chỉ hiệu quả với người trần chứ không phải chiến binh linh hồn như hắn. Hắn áp đảo Po và dường như sắp thắng, nhưng Po bám vào hắn rồi thi triển Tỏa Chỉ Công lên chính mình, khiến cả hai bị đưa vào Cõi Linh Hồn. Tức giận vì bị trúng kế, Kai tiếp tục trận chiến và bắt đầu hấp thụ khí của cậu. Gián tiếp thấy được diễn biến trận chiến, ông Li hiểu ra việc nhận ra mình là ai là cách vận khí, nên đã tập hợp mọi người vận khí để cứu Po. Thoát được khỏi Kai và nhận ra mình là ai, Po dùng nguồn khí của mình và được tiếp sức từ mọi người để lật ngược tình thế và tự nguyện truyền cho Kai. Lượng khí quá dồi dào khiến hắn phát nổ và chết. Với việc Kai bị tiêu diệt, các võ sư bị hấp thụ được trả tự do về nơi của từng người. Tại Cõi Linh Hồn, Oogway tiết lộ ông chính là người gửi thông điệp từ vũ trụ cho ông Li tìm thấy con. Oogway còn cho biết lý do ông chọn Po là Thần Long Đại Hiệp - là một gấu trúc, cậu có tiềm năng trở thành bậc thầy về khí và là gạch nối quá khứ với tương lai. Sau đó Oogway chọn Po làm Đại sư mới và giao trượng phép cho cậu, thứ Po sử dụng để quay về Cõi Trần. Sau khi đoàn tụ và cảm ơn mọi người, Po đảm nhiệm vai trò mới của mình tại Điện Ngọc được xây lại, nơi cư dân Thung lũng Bình Yên và làng gấu trúc học về kung fu và khí. Phân vai Phát sóng tại Việt Nam Phim được sóng lần đầu trên kênh truyền hình HTV3 - DreamsTV với phiên bản lồng tiếng Việt vào ngày 29 tháng 8 năm 2020. Loạt phim phụ Một loạt phim hoạt hình phụ, Kung Fu Panda: The Paws of Destiny, được phát sóng trên Amazon Prime Video từ ngày 16 tháng 11 năm 2018 đến ngày 4 tháng 7 năm 2019, trong khi loạt phim hoạt hình tiếp theo, Kung Fu Panda: The Dragon Knight, bắt đầu phát sóng trên Netflix vào tháng 7 năm 2022. Phần tiếp theo Phần sau có sự góp mặt của Black đảm nhận vai Po. Bộ phim thứ tư hiện đang được sản xuất để phát hành vào ngày 8 tháng 3 năm 2024. Tham khảo Liên kết ngoài Kung Fu Panda 3 nhiều khung và cụm từ Phim hoạt hình máy tính năm 2016 Phim năm 2016 Phim 3D năm 2016 Phim hoạt hình Mỹ thập niên 2010 Phim hài thập niên 2010 Phim 3D Mỹ Phim hoạt hình Mỹ Phim Mỹ Phim hoạt hình Trung Quốc Phim Trung Quốc Phim hoạt hình máy tính Phim với các sự vật được nhân hoá Phim tiếp nối Phim tiếng Anh Phim hành động thập niên 2010 Phim tiếp nối Mỹ Phim sử dụng công nghệ âm thanh Dolby Atmos Nhạc nền phim của Hans Zimmer Phim hài võ thuật
wiki
Đường Quốc Cường (tiếng Trung giản thể: 唐国强; tiếng Trung phồn thể: 唐國強; tiếng Anh: Tang Guoqiang) là một đạo diễn, diễn viên nổi tiếng người Trung Quốc. Ông được khán giả biết đến nhiều nhất là vai diễn thừa tướng Gia Cát Lượng trong bộ phim Tam Quốc Diễn Nghĩa năm 1994. Ông cũng là diễn viên gắn liền với vai diễn lãnh tụ Mao Trạch Đông trong suốt hai thập kỷ, và cũng từng vào vai một loạt các đế vương Trung Hoa nổi tiếng như Ung Chính, Càn Long, Đường Thái Tông, Minh Thái Tổ... Vì vậy, ông được mệnh danh là "Đế vương của màn ảnh Hoa ngữ", và được phong tặng danh hiệu Diễn viên hạng nhất quốc gia vào năm 1988. Tiểu sử Đường Quốc Cường sinh ngày 4 tháng 5 năm 1952, tại Thanh Đảo, Sơn Đông, Trung Quốc. Năm 1977, Đường Quốc Cường quen biết nữ quân y Tôn Đào, thân thế của bà thuộc hàng khá giả, có cha là phó chủ nhiệm Quân ủy công binh. Hai người làm lễ cưới năm 1979, con gái họ chào đời năm 1983. Năm 1989, Đường Quốc Cường chủ động đệ đơn ly hôn, vào đêm Giao thừa năm 1990, vợ ông thắt cổ tự tử trong nhà tắm. Bà Tôn Đào để lại di thư chỉ trích chồng phụ bạc, tuy nhiên, nam diễn viên phủ nhận, khẳng định vợ cũ có bệnh tâm thần, cơ thể cũng không khỏe mạnh. Năm 1993, Đường Quốc Cường tái hôn với nữ diễn viên Trang Lệ, dân tộc Tạng, ít hơn ông 12 tuổi. Sau khi sinh con trai đầu vào năm 1997, bà Trang Lệ rút khỏi showbiz, tập trung vào chăm lo cho gia đình. Sau này, bà trở thành quản lý cho chồng. Sự nghiệp Năm 1970, sau khi tốt nghiệp trung học, Đường Quốc Cường gia nhập đoàn kịch nói Thanh Đảo, sau này ông trở thành diễn viên cốt cán của đoàn. 1975, ông có vai diễn đầu tiên là Vu Hóa Long trong bộ phim chiến tranh Nam Hải Phong Vân. Năm 1978, ông gia nhập hãng phim Quân đội, một năm sau ông đóng vai chính trong phim Tiểu Hoa, được xem là bộ phim đỉnh cao về đề tài quân đội Trung Quốc. Bộ phim đã giành Giải thưởng Chính phủ và giải Bách Hoa và Đường Quốc Cường nhận giải thưởng của Bộ Văn hóa đồng thời vinh dự trở thành đại diện của Trung Quốc tham gia Liên hoan phim Cannes. Năm 1984, Đường Quốc Cường gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc, năm 1985 ông trở thành Ủy viên Liên đoàn Thanh niên Trung Quốc và theo học khoa diễn xuất của Học viện Điện ảnh Bắc Kinh. Năm 1987 ông tốt nghiệp, năm 1988, ông được xếp vào hàng những diễn viên hạng nhất của Trung Quốc. Năm 1990, Đường Quốc Cường tham gia đóng phim phim Tam Quốc Diễn Nghĩa với vai Gia Cát Lượng. Năm 1993, sau khi bộ phim Tam Quốc Diễn Nghĩa đóng máy, ông chuyển công tác sang Học viện Nghệ thuật Thanh niên Trung Quốc. Một năm sau bộ phim phát sóng, vai diễn Gia Cát Lượng mang lại cho ông nhiều giải thưởng ở các giải Phi Thiên, Kim Ưng... Năm 2001, ông tham gia bộ phim Trường chinh với vai chính Mao Trạch Đông, đồng thời kiêm vai trò đạo diễn của bộ phim. Với bộ phim này, Đường Quốc Cường đã giành giải "Nam diễn viên được yêu thích nhất", "Đạo diễn xuất sắc nhất", ở giải Kim Ưng lần thứ 20 và hai giải thưởng tương tự ở giải Phi Thiên lần thứ 22. Ông rất thành công với các bộ phim lịch sử và từng đoạt giải cao khi đóng vai các đế vương như Chu Nguyên Chương, Ung Chính hay Lý Thế Dân. Năm 2011, ông từng giữ chức chủ nhiệm Học viện nghệ thuật biểu diễn điện ảnh Trung Quốc (中国电影表演艺术学会) Ngoài vai trò diễn viên, ông còn là một nhà thư pháp có tiếng. Ông trở thành là diễn viên hạng nhất quốc gia năm 1988. Tác phẩm Truyền hình Điện ảnh Giải thưởng Giải mang tính chất chuyên nghiệp, uy tín Giải thưởng mang tính bình chọn, khảo sát xã hội Tham khảo Diễn viên Trung Quốc Sinh năm 1952
wiki
17 tháng 2 năm 1862 – 8 tháng 7 năm 1922) là một bác sĩ, một dịch giả, nhà viết tiểu thuyết và là một nhà thơ Nhật Bản. Ông sinh ra ở Tsuwano, tỉnh Iwami (nay là tỉnh Shimane) trong một gia đình đời đời làm nghề thầy thuốc cho lãnh chúa, lớn lên theo truyền thống đó, vào Đại học Đế quốc Tokyo học y khoa. Ông tốt nghiệp năm 1881 và trở thành quân y của lục quân. Sự nghiệp Mori được gửi đi học về khoa vệ sinh ở Đức (Leipzig, Dresden, Munich, và Berlin) bởi chính quyền Minh Trị năm 1884 khi ông ở tuổi 22. Trở về vào 4 năm sau, ông được tạm xếp ở một vị trí cao là một bác sĩ khoa nội trong quân đội Nhật Bản. Là một người chuyên điều trị không phải dùng phẫu thuật, Mori là chuyên gia trong lĩnh vực bệnh tê phù, một nguyên nhân gây đau ốm bởi sự thiếu hụt thiamine. Mori tin tưởng một cách sai lầm rằng bệnh tê phù là một bệnh truyền nhiễm và từ chối chế độ ăn kiêng mà lực lượng hải quân Nhật đề ra cái mà rõ ràng đã điều trị cho 99% bệnh nhân. Những quyết định đáng ngờ của ông trong suốt Chiến tranh Nga-Nhật là nguyên nhân cái chết của mười ngàn lính Nhật bị bệnh tê phù. Trong năm 1907 Mori trở thành Tổng cục trưởng hệ thống quân y của lục quân, vào năm 1916 ông được chỉ định làm giám đốc nhà bảo tàng Đế quốc. Trong suốt chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905) cái mà Mori giữ bên mình là một cuốn sổ thơ. Sau chiến tranh, ông bắt đầu thành lập tanka viết về Đảng bao gồm một số nhà thơ nổi tiếng như Yosano Akiko. Là một tác giả, Mori được coi là một nhà văn hàng đầu thời kỳ Minh Trị với những tác phẩm lừng danh như Maihime (舞姫, Nàng vũ công, 1890) miêu tả mối quan hệ giữa một người đàn ông Nhật và một phụ nữ Đức, mang màu sắc khai sáng khuynh hướng lãng mạn trong văn học Nhật Bản thời cận đại. Đặc biệt là Gan ("Ngỗng trời", được dịch ở Việt Nam với tên gọi "Nhạn", 1911–13) xuất bản năm 1881 ở Tokyo được chuyển thể thành phim bởi Shiro Toyoda năm 1953 với tựa đề the Mistress/ Bà chủ nhà. Khi tinh thần khai sáng của giai đoạn đầu đã lắng dịu, ông viết các tác phẩm đậm màu sắc sử liệu như Sanshō Dayū (山椒大夫, "Truyện Sanshō, người kể dạo", 1915), Takasebune (高瀬舟, "Thuyền giải tù", 1916) v.v. Những đóng góp khác của Mori có thể kể đến bao gồm dịch thuật những tác phẩm của Goethe, Schiller, Ibsen, Hans Christian Andersen, và Hauptmann; thành lập Viện phê bình văn học hiện đại ở Nhật dựa trên lý thuyết thẩm mỹ của Karl von Hartmann. Hầu hết thời gian làm việc về sau của ông thì liên quan đến tiểu sử và lịch sử. Thông tin thêm Tên thực của Mori là Rintarō (林太郎). Ōgai viết đúng là 鷗外 nhưng nhiều máy tính không hiện đúng ký tự kanji này và chữ 鴎外 thường được dùng thay thế. Ngôi nhà nơi Mori từng sống được bảo quản ở khu vực Kokura Kita thuộc Kitakyushu, không xa nhà ga Kokura. Tại đây ông viết Kokura Nikki (Nhật ký Kokura). Ngôi nhà nơi ông sinh ra được bảo quản ở Tsuwano. Một trong những người con gái của Mori, Mori Mari, có những ảnh hưởng tới sự vận động của Yaoi trong nền văn học Nhật Bản đương đại. Tác phẩm tiêu biểu Maihime (1890, 舞姫 | Nàng vũ công) Utakata no ki (1890, Truyện người ca kỹ) Fumizukai (1891, Người đưa thư) Wita sekusuarisu (1909, ヰタ・セクスアリス Tình dục muôn năm) Seinen (1910, Tuổi trẻ) Chinmoku notō (Pháo đài tĩnh lặng, 1910) Mōsō (Mộng tưởng, 1911) Gan (1911–13, 雁 | Nhạn) Okitsu Yagoemon no isho (1912, Thư trối trăn của Okitsuyaemon) Sanshō Dayū (1915, 山椒大夫 | Truyện của Sanshô, người kể dạo) Shibue Chūsai (1916, Sáp Giang Trừu Trai) Takasebune (1916, 高瀬舟 | Thuyền giải tù) v.v. Tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt Ba truyện ngắn Đang trùng tu, Thuyền giải tù, Hanako (Nguyễn Nam Trân dịch từ nguyên tác tiếng Nhật). Nhạn (Hoàng Long dịch từ nguyên tác tiếng Nhật, Nhà xuất bản Văn học, 2013) Tham khảo Liên kết ngoài Mori Ogai | Nhân vật lịch sử hiện đại điển hình của Nhật Bản (Thư viện Quốc hội Nhật Bản) Công trình e-texts của Mori Ōgai trên Aozora bunko Mộ Mori Ogai Sinh năm 1862 Mất năm 1922 Tiểu thuyết gia Nhật Nhà thơ Nhật Bản Trung tướng Lục quân Đế quốc Nhật Bản Người từ Kitakyushu Nam tiểu thuyết gia
wiki
Chrysiptera caesifrons là một loài cá biển thuộc chi Chrysiptera trong họ Cá thia. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 2015. Từ nguyên Từ định danh caesifrons được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh, caesius ("xanh lam xám") và frons ("trán"), hàm ý đề cập đến vùng màu xanh xám sẫm (gần như đen) ở mõm ngược ra sau lưng và một phần thân trên của loài cá này. Phạm vi phân bố và môi trường sống C. caesifrons được ghi nhận tại đảo Halmahera và Tây Papua (Indonesia); phía đông Papua New Guinea, bao gồm quần đảo Admiralty, New Britain và các quần đảo trong tỉnh Milne Bay; quần đảo Solomon; Vanuatu; Nouvelle-Calédonie và rạn san hô Great Barrier (Úc). C. caesifrons sống ở khu vực có nền đáy đá và nhiều sóng biển, độ sâu đến ít nhất là 8 m. Mô tả Chiều dài lớn nhất được ghi nhận ở C. caesifrons là 6 cm. C. caesifrons có màu vàng nhạt, gần như trắng; vùng mõm, đầu và phía trước của thân trên có màu xanh xám (sẫm hơn ở cá trưởng thành), lan rộng đến các gai vây lưng. Nhiều chấm li ti màu xanh lam tập trung ở đầu và thân. Các vây màu vàng nhạt, riêng vây ngực trong suốt không màu và vây lưng có thêm hai sọc ngang màu xanh lam. Số gai ở vây lưng: 13; Số tia vây ở vây lưng: 12–14; Số gai ở vây hậu môn: 2; Số tia vây ở vây hậu môn: 12–14; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số tia vây ở vây ngực: 16–18; Số lược mang: 16–19; Số vảy đường bên: 16–18. Phân loại học C. caesifrons và Chrysiptera chrysocephala nằm cùng một nhóm phức hợp loài với Chrysiptera rex, nhưng C. caesifrons và C. rex là hai loài chị em có quan hệ gần nhất. Sinh thái học Thức ăn của C. caesifrons có thể là động vật phù du. Chúng sống đơn độc hoặc bơi thành từng nhóm nhỏ. Tham khảo C Cá Thái Bình Dương Cá Indonesia Cá Papua New Guinea Cá Nouvelle-Calédonie Cá Úc Động vật quần đảo Solomon Động vật Vanuatu Động vật được mô tả năm 2015
wiki
Trầm Nguyên Ý Anh Gã Ngày gã vào nhận việc đã gây sự chú ý cho mọi người. Áo sơ- mi màu tro quần đậm hơn một chút. Bộ đồ lẽ ra không nên mặc trong cái ngày đầu quan trọng nầy. Đám con gái dư hơi phòng hành chánh bàn tán xôn xao: “Không lẽ công ty lại nhận thêm bảo vệ? Cái bộ dạng này làm sao là nhân viên phòng kế hoạch được? Chỉ có phòng kế hoạch mới thiếu người. Mà...”. Lời bàn tán xôn xao bị cắt đứt bởi tiếng chuông điện thoại nội bộ gọi từ phòng giám đốc: “Cô Lan đem giúp tôi hai ly cà phê!”. Lại ngạc nhiên. Giám đốc ít khi mời cà phê ai ngay trong phòng làm việc của ông. Phải là người thân hoặc là người quan trọng với công ty mới có “đặc ân” uống cà phê trong phòng giám đốc. Lan mau mắn rót hai ly cà phê đặt lên khay rồi nhanh nhẩu bưng đi. Nhanh vì tò mò. Cửa phòng mở hé, Lan liếc nhanh. Trời! Là gã. Gã đang ngồi trong salon với đống giấy tờ trước mặt. Tự tay giám đốc tiếp cái khay trong tay cô và niềm nở: “Tôi với anh uống chút cà phê rồi mình trao đổi luôn”. Lan lui ra, không tin ở mắt mình. Cô quày quả về phòng: - Mấy bồ biết sếp đang tiếp ai không? - Ai? Ai? - Cái tên cù lần lúc nãy đi ngang tụi mình đó! Coi bộ hắn được sếp trân trọng lắm. - Đừng “coi mặt mà bắt hình dong”, biết đâu là “chân nhân bất lộ tướng” đó! - Tao không tin cái mặt đó mà ở phòng kế hoạch! Nhưng sự thật đã trả lời mọi câu hỏi. Gã đã đi làm. Áo quần vẫn vậy: Sạch sẽ và cũ. Chiếc xe thời Nhà nước mình đem cơm dừa xuất khẩu qua Nhật và đổi về số hàng “nửa sạt” nên được gọi tắt là “cúp cơm dừa” coi vậy mà bền, hàng Trung Quốc bây giờ khó qua. Chiếc xe có lẽ đã được tận dụng hơn thời gian người ta cho phép nên nó cứ “ấm đầu, sổ mũi” hoài. Có bữa, gã phải gởi nó vào một chỗ sửa bên đường rồi cuốc bộ tới cơ quan. Công ty “Á Âu” này là một công ty lớn, lương trả nhân viên rất hậu và dĩ nhiên đòi hỏi hiệu quả công việc. Cách sống cũng theo đồng tiền kiếm được, mọi người thường tổ chức đi ăn vào cuối tuần. Gã không có mặt trong các bữa ăn đó. Ở đó, mọi người phải hùn tiền, có lời xầm xì: “Kiết xác! Không dám hùn một bữa ăn, ai ăn của hắn được!”. Buổi sáng và ăn trưa mọi người thường ăn ở căng-tin của công ty để đảm bảo giờ giấc và sức khỏe nhân viên. Giá bán của căng-tin hơi cao vì tính theo chất lượng thức ăn. Gã đem theo gói xôi hoặc ổ bánh mì vào buổi sáng. Trưa, gã đem thức ăn lên phòng. Không thấy gã bỏ cơm hay thức ăn dư vào thùng. Có người lẹ miệng: “Không lẽ đem về nuôi heo?”. Mọi người che miệng cười. Trong những lần họp công ty, thường ăn nhẹ bánh ngọt và trái cây. Có người nhìn thấy gã nhặt nhạnh những thứ còn lại cho vào bọc. Lại một làn sóng nhạo báng: “Lại bần tiện đến như vậy nữa sao? Ở đâu ra cái loại người kỳ quái vậy?”. Gã có vẻ không chú ý đến thái độ mọi người dành cho mình. Gã thường thân mật với ông bảo vệ. Một bữa, phòng khách công ty mất cái đồng hồ treo tường. Đó là loại đồng hồ hơi đắt giá. Ông bảo vệ là người thường xuyên lau dọn phòng khách, ông bị quy trách nhiệm. Gã đưa ông số tiền tương ứng biểu mua cái khác treo lên. Lại có người đặt câu hỏi: “Sao ngày thường keo kiết vậy mà dám bỏ tiền ra, có vấn đề rồi!”. Sau ngày đó, người ta thấy ông bảo vệ thân mật với gã hơn. Một lần, công ty phải tiếp một đối tác nước ngoài. Hai phiên dịch lại bận những công tác đột xuất. Giám đốc như ngồi trên lửa. Đây là đối tác quan trọng không thể để “xổng” mất. Cả công ty vẫn có người nói được tiếng Anh nhưng không đủ giỏi để giao dịch trong tình huống khẩn trương này. Gã nói bằng những lời chắc như đinh đóng: “Tôi phiên dịch được, tôi lãnh chuyện này cho”. Dù biết gã nhiều nhưng giám đốc cũng ngạc nhiên vì thận trọng. Đoàn đối tác bước vào công ty. Gã – cái con người đã từng bị mọi người coi thường – đã bước những bước tự tin đến gần giám đốc, tự nhiên tiếp khách bằng những câu tiếng Anh chuẩn xác và thái độ lịch sự đến không ngờ. Công ty đã ký được một hợp đồng béo bở nhờ vào khả năng giao tiếp ứng xử trôi chảy của gã. Mọi cái nhìn về gã cũng dịu dàng hơn, nhưng không phải dễ xóa sạch trong một lần mọi định kiến khắt khe về gã. Cuối tháng, trong bữa tiệc mừng công tổ chức tại nhà ăn của công ty, gã được đặc cách thêm phần phiên dịch trong những tình huống cần thiết. Giám đốc mời rượu gã. Có nhiều ánh mắt vẫn còn lộ vẻ khinh khi. Bữa tiệc tràn đầy thức ăn. Người ta ăn nửa bỏ nửa, ai cũng làm ra vẻ ta đây không cần tới miếng ăn. Gã ăn tự nhiên và chừng mực. Cuối buổi, mọi người ra về, gã nán lại, gom một ít thức ăn vào bịch ni - lông. Có hai người nhìn thấy: Chị phục vụ nhìn thấy bằng ánh mắt khó chịu và Tâm Anh, nhân viên phòng kế hoạch. Gã đi như chạy ra nhà xe. Tâm Anh lẽo đẽo theo sau, cô quyết tìm hiểu sự thật. Gã quanh co qua những con hẻm và dừng lại trước một mái lá lụp xụp. Hai đứa nhỏ ăn mặc lôi thôi mặt mày lem luốc chạy ra mừng: - Chú gì nè ngoại ơi! Một bà lão quờ quạng bước ra. Tâm Anh đã ở sau lưng mà gã chưa hay: - Cháu có chút đồ ăn, bà có cơm chưa? - Rồi! Thằng Lượm mới nấu. Tâm Anh thấy gã lôi bọc thức ăn ra. Hai đứa nhỏ reo lên mừng rỡ: - Ngon quá ngoại ơi! Cám ơn cô chú! Gã quay lại và nhìn thấy ánh mắt kinh ngạc của cô đồng nghiệp dịu dàng nhất công ty. Ánh mắt như muốn nói: Tôi đã hiểu anh rồi. Gã kể về mình khi hai người ngồi ở một quán vắng: Ngày xưa tôi còn cơ cực hơn gia đình lúc nãy. Họ còn có mái nhà che mưa đỡ nắng còn tôi phải sống ở vỉa hè. Tôi không biết quê hương và ba má mình là ai. Tôi lớn lên với một người đi xin mà tôi kêu là nội. Lúc tôi được tám tuổi, nội tôi chết. Chánh quyền khu phố chôn cất nội và đưa tôi vào làng cô nhi. Tôi được đi học và có được ngày hôm nay. Tôi lãnh lương còn phải nhín ra cho mấy em trong trại. Tôi mướn nhà trọ và phải tốn nhiều khoản chi nên không thể xài như các bạn được. Còn gia đình đó chỉ có bà lão mù với hai đứa cháu ngoại. Tôi phải nhặt nhạnh thức ăn dư cho họ. Ai nhìn tôi cách gì cũng được. Tôi phải chia sẻ với những con người bất hạnh như tôi. Tâm Anh xoay xoay ly nước trong tay, mắt cô cay xè, cô cố dằn để mình đừng khóc: - Còn cái đồng hồ? Sao anh lại bỏ tiền ra? - Tôi thấy bác bảo vệ lấy. Có lẽ bác ấy cũng có nỗi khổ riêng. Nếu chỉ vì một cái đồng hồ mà để bác ấy mất việc thì cũng tội lắm. Tâm Anh nhìn sâu vào mắt gã. Cô thấy như trước mặt mình không phải là anh chàng khù khờ hay bị người ta coi thường, trêu chọc mà lại thấy cả người anh toát lên một vầng hào quang chấp chới. Cô bỗng thấy gã cười, nụ cười qua làn nước mắt của cô, nụ cười hiếm khi có trên môi gã từ ngày gã bước chân vào công ty nhận việc. Mục lục Gã Gã Trầm Nguyên Ý AnhChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.Sưu tầm: msthuan Nguồn: bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 10 tháng 7 năm 2007
vanhoc
Sáng 10/1, Hội nghị Ủy ban quốc gia về Thanh niên Việt Nam lần thứ hai đã diễn ra tại Hà Nội , với sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Bí thư thứ Nhất Trung ương Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban quốc gia về Thanh niên Việt Nam Bùi Quang Huy. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Minh Đức/TTXVN Trên cơ sở tình hình trong nước và thế giới năm 2022 có tác động trực tiếp đến các vấn đề xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật thanh niên, Bí thư thứ Nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy đề nghị các đại biểu dự Hội nghị quan tâm thảo luận về kết quả mà các bộ, ngành đã triển khai thực hiện theo lĩnh vực của mình có liên quan chính sách, pháp luật về thanh niên và công tác thanh niên. Chủ nhiệm Ủy ban quốc gia về Thanh niên Việt Nam nhấn mạnh, cần thẳng thắn nhìn nhận những ưu điểm, hạn chế trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban, cũng như đóng góp các kiến nghị, đề xuất về phương hướng hoạt động năm 2023 với các nhóm mục tiêu trọng tâm và giải pháp cụ thể, qua đó ngày càng phát huy hiệu quả hoạt động của Ủy ban, khẳng định rõ vị trí, vai trò là tổ chức phối hợp liên ngành có chức năng tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh niên. Tại Hội nghị, các đại biểu bày tỏ đồng tình với các báo cáo, đánh giá cao những kết quả mà Ủy ban quốc gia về Thanh niên Việt Nam đã đạt được trong năm 2022. Phân tích hiệu quả công tác quản lý thanh niên hiện nay, nhiều đại biểu đã chỉ ra các khó khăn, hạn chế, vướng mắc cụ thể. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Tạ Văn Hạ cho rằng, công tác triển khai Luật Thanh niên vào thực tiễn đời sống còn nhiều thách thức, mặc dù đã có những điều chỉnh nhất định. Theo ông Tạ Văn Hạ, tình trạng “khoán trắng” trách nhiệm cho Đoàn Thanh niên còn thể hiện ở việc hiện mới có 7 trong tổng số 22 dự án, đề án trong Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030 được xây dựng. Đặc biệt, 6 trong số 7 dự án, đề án cũng do Đoàn Thanh niên làm “tác giả”. Theo Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh, hiện việc phối hợp triển khai tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh niên còn không ít “khoảng trống” bất cập, nhất là tại các địa phương. Công tác tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo, người đứng đầu sở, ngành, địa phương với thanh niên thiếu bài bản, thậm chí chưa được quan tâm, chưa thực hiện. Hoạt động lồng ghép các chính sách về thanh niên thực hiện chưa tốt, chưa cho kết quả như mong đợi. Góp ý tại Hội nghị, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh cho rằng, cần quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu của thanh niên; phân luồng học nghề gắn với giải quyết việc làm cho thanh niên. Công tác quản lý nhà nước về thanh niên phải gắn với bốn chữ “tin – giao – tạo – cổ”, đó là: tin thanh niên, giao nhiệm vụ, tạo điều kiện và cổ vũ cho thanh niên phát triển. Khẳng định các chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác, chính sách thanh niên đều thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với lực lượng xung kích đi đầu, có sức trẻ, có tri thức… của đất nước, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị, trong kế hoạch hoạt động năm 2023 của Ủy ban quốc gia về Thanh niên Việt Nam cần đề ra những nhiệm vụ mang tính cụ thể hơn. Những nhiệm vụ này được xác định xuất phát từ thực tiễn triển khai công tác trên tất cả các ngành nghề, lĩnh vực mà thanh niên trực tiếp tham gia. “Có rất nhiều việc trong thời gian tới cần đặt ra những nhiệm vụ mới đối với thanh niên, từ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, đến thích ứng sau đại dịch, đóng góp cho phát triển kinh tế-xã hội… Nhiệm vụ này đặt lên vai ai? Chính là những người có sức trẻ, có kiến thức như thanh niên”, Phó Thủ tướng nói. Phó Thủ tướng đề nghị các bên liên quan cùng nhìn lại những tồn tại, hạn chế đã nêu tại Hội nghị, đưa ra các giải pháp cụ thể để Chính phủ và các địa phương, cơ quan, tổ chức cùng vào cuộc, đồng hành với thanh niên hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường trong tương lai không xa. Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Minh Đức/TTXVN Năm 2022, Ủy ban quốc gia về Thanh niên Việt Nam đã hoàn thành các nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra, trong đó có việc tập trung phối hợp đề xuất, xây dựng chính sách về thanh niên, nhất là các chương trình, dự án, đề án, nhiệm vụ thuộc Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030. Ủy ban đã phối hợp với Trung ương Đoàn, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam và các đơn vị liên quan xây dựng Đề án “Sách trắng về thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2023-2027”; xây dựng cơ sở dữ liệu, tổng hợp mô hình, ý tưởng của thanh niên khởi nghiệp; xây dựng dự thảo Bộ Tiêu chí “Vì sự phát triển thanh niên Việt Nam”… Ủy ban phối hợp các tỉnh, thành phố trên cả nước triển khai điều tra, rà soát, đánh giá tình hình thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên và công tác thanh niên năm 2022, đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, nguồn lực bảo đảm triển khai, thi hành Luật Thanh niên và các văn bản quy phạm pháp luật về thanh niên còn gặp nhiều khó khăn do phải bố trí từ ngân sách Nhà nước trong dự toán chi thường xuyên hằng năm; đối thoại thanh niên tại cấp xã chưa được quan tâm; đội ngũ làm công tác quản lý Nhà nước về thanh niên còn thiếu, lúng túng. Việc xây dựng các chính sách cho trường trung học phổ thông chuyên, trường năng khiếu trọng điểm để có cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ và hiện đại, có chất lượng giáo dục ngang tầm các trường trung học tiên tiến trong khu vực, quốc tế chưa đạt kết quả rõ rệt. Tỷ lệ phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp chỉ được 15%, không đạt mục tiêu. Trong khi đó, hoạt động tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho các đối tượng nêu trên cũng chưa hiệu quả… Hiền Hạnh
vanhoc
Lilian Mercedes Letona (24 tháng 9 năm 1954 - 1 tháng 8 năm 1983), là một nhà du kích và nhà cách mạng cộng sản người Salvador, thành viên của Mặt trận Giải phóng Quốc gia Farabundo Martí (FMLN). Cũng được biết đến với " nom de guerre " Comandante Clelia (Chỉ huy Clelia), bà tham gia cuộc nội chiến Salvador. Tiểu sử Sinh năm 1954 tại Turín, một thị trấn nằm ở Sở Ahuachapán, bà là con gái của một giáo viên trường học và một nữ thương nhân nhỏ. Tốt nghiệp năm 1972 về hội họa, bà là thành viên của một phong trào sinh viên trước khi tham gia Ejército Revolucionario del Pueblo (ERP - Quân đội Cách mạng Nhân dân), trong khi thúc đẩy sự hợp nhất của chị gái của mình là Mercedes del Carmen Letona (nom de guerre Comandante Luisa), người sau này trở thành người chịu trách nhiệm của Radio Venceremos. Từ năm 1973, Clelia đã hợp nhất nhiều công nhân của nhà máy "Cinturón Obrero" của San Salvador, trong đơn vị công nhân bí mật của ERP. Bà tham gia du kích đô thị và tham gia các hoạt động vũ trang và tuyên truyền cách mạng. Vào tháng 1 năm 1974, ở tuổi 19, bà đã chui xuống đất để tránh các cuộc khủng bố và tham gia vào cuộc đấu tranh vũ trang, nơi bà tham gia xây dựng Partido de la Revolución Salvadoreña (PRS-ERP - Đảng Cách mạng Salvador, một trong những đối tượng sáng lập FMLN) trở thành thành viên của ủy ban trung ương vào năm 1977. Là thành viên của nó, bà chịu trách nhiệm về bữa tiệc và tham gia vào việc chuẩn bị cuộc tổng tấn công năm 1981 quanh thành phố San Salvador, khi bà bị bắt Ngày 11 tháng 2. Trong 22 ngày, Clelia ở lại với điều kiện desaparecida trong một nhà tù bí mật của Policía Nacional (Cảnh sát Quốc gia), nơi bà được Hội Chữ thập đỏ Quốc tế tìm thấy và chuyển đến nhà tù nữ Ilopango. Bà được chính phủ Álvaro Magaña trả tự do vào tháng 6 năm 1983. Sau đó, bà gia nhập mặt trận quân sự phía đông bắc Francisco Sánchez của FMLN. Hai tháng sau bà chết trong trận chiến. Phương tiện truyền thông Một bài hát năm 1985 của ca sĩ người Salvador, Eduardo Cutumay Camones được đặt tên là Comandante Clelia. Bài hát này là một phần của album Por Eso Luchamos Bộ phim tài liệu năm 1984 Commander Clelia: Polison Prisoner dựa trên các cuộc phỏng vấn của 5 người phụ nữ, bao gồm Lilian Letona, bị giam cầm trong nhà tù Ilopango của phụ nữ Salvador Trong một bài hát năm 1992 của nhóm Banda Bassotti người Ý, tên là Figli della stessa rabbia, Chỉ huy Clelia đã được trích dẫn với các nhà mácxít cách mạng khác. Bài hát là một phần của album đồng âm Xem thêm Mélida Anaya Montes ("Ana María") Nội chiến Salvador Frente Farabundo Martí para la Liberación Nacional Tham khảo Liên kết ngoài Lịch sử của ERP tại trang web của CEDema Nữ chính khách El Salvador Mất năm 1983 Sinh năm 1954
wiki
Chiếc Tachikawa Ki-9 là một kiểu máy bay huấn luyện cánh kép có sãi cánh không bằng nhau. Phe Đồng Minh biết đến kiểu máy bay này dưới tên mã là "Spruce". Đã có hai phiên bản được dự định chế tạo: một kiểu máy bay huấn luyện căn bản và một kiểu trung gian, sử dụng các kiểu động cơ khác nhau. Kiểu đầu bay chuyến bay đầu tiên vào ngày 7 tháng 1 năm 1935. Một chiếc nguyên mẫu thứ ba được trang bị kiểu động cơ Nakajima NZ bố trí hình tròn công suất 150 mã lực. Tuy nhiên đã xảy ra những vấn đề về độ ổn định và phiên bản huấn luyện căn bản bị hủy bỏ. Chiếc Ki-9 chỉ được phát triển phiên bản huấn luyện trung gian, và chiếc máy bay sản xuất đầu tiên được giao hàng vào năm 1935. Để đảm trách vai trò huấn luyện căn bản, Tachikawa khởi sự thiết kế một kiểu máy bay mới thay thế mà sau này trở thành chiếc Ki-17. Tính đến năm 1945 đã có tổng cộng 2.615 chiếc được sản xuất. Các phiên bản Ki-9 Máy bay huấn luyện căn bản hai chỗ ngồi. Ki-9 Kai Phiên bản cải tiến. Các nước sử dụng Sử dụng sau chiến tranh Lục quân Đế quốc Nhật Bản Đặc điểm kỹ thuật (Ki-9 Kiểu A) Tham khảo: {Virtual Aviation Museum} Đặc tính chung Đội bay: 02 người Chiều dài: 7,9 m (25 ft 11 in) Sải cánh: 10,2 m (33 ft 10 in) Chiều cao: 3,1 m (10 ft 2 in) Trọng lượng không tải: 1.120 kg (2.468 lb) Trọng lượng cất cánh tối đa: 1.580 kg (3.482 lb) Động cơ: 1 x động cơ Hitachi Ha-13a bố trí hình tròn, công suất 350 mã lực (261 kW) Đặc tính bay Tốc độ lớn nhất: 240 km/h (149 mph) Trần bay: 5.800 m (19.030 ft) Tham khảo Francillon, René J. Japanese Aircraft of the Pacific War. London: Putnam Aeronautical, 1979. ISBN 0-370-30251-6. (new edition 1987. ISBN 0-85177-801-1.) Nội dung liên quan Máy bay tương tự de Havilland Tiger Moth Trình tự thiết kế Ki-5 - Ki-6 - Ki-7 - Ki-8 - Ki-9 - Ki-10 - Ki-11 - Ki-12 -Ki-13 Danh sách liên quan Danh sách máy bay quân sự giữa hai cuộc chiến tranh thế giới Danh sách máy bay trong Chiến tranh Thế giới II Danh sách máy bay chiến đấu Danh sách máy bay quân sự Nhật Bản Ki-09, Tachikawa Ki-09 Máy bay huấn luyện Máy bay hai tầng cánh Máy bay một động cơ cánh quạt
wiki
Đảo Hòn Tre là đảo lớn nhất nằm trong vịnh Nha Trang. Đảo có diện tích trên 32,50 km², cách thành phố Nha Trang 5 km về phía Đông và cách cảng Cầu Đá 3,5 km, cư dân chủ yếu là khách du lịch và ngư dân. Theo ước tính dân số thường trú trên đảo khoảng trên 1.500 người tập trung ở 2 thôn lớn là Bích Đầm và Vũng Ngán . Đảo có những bãi biển nhỏ, hoang sơ, thảm thực vật gồm rừng cây nhỏ. Dự án Dự án Đảo Hòn Tre chia làm 2 khu chính: Khu Vũng Me - Bãi Trũ - Đầm Già - Bãi Rạn Bao gồm các 07 dự án hiện có: Khu du lịch Con sẻ tre, Vinpearl resort & spa, Khu du lịch sinh thái và Thế giới nước Vinpearl, Công viên văn hóa Vinpearl, Công viên văn hóa Hòn Tre, Khu du lịch sinh thái Bãi Sỏi, Khu biệt thự và sân gôn Vinpearl và 01 dự án đề xuất. Khu resort cao cấp Bãi Rạn. Ý đồ quy hoạch hướng tới một quần thể các dự án du lịch cao cấp trên cơ sở mô hình kinh doanh rất thành công của Vinpearl resort & spa. Giao thông đối ngoại của phân khu chủ yếu thông qua 02 cảng du lịch tại Vũng Me và tuyến cáp treo Vinpearl. Hiện trên đảo có khu du lịch Vinpearl Land Hòn Ngọc Việt và Con Sẻ Tre. Vinpearl là một dự án quy mô gồm khách sạn, resort, công viên giải trí và khu mua sắm. Các dự án đang được triển khai như sân gôn, khu resort cao cấp Bãi Rạn, khu du lịch thế giới biển... Một tuyến cáp treo vượt biển dài nhất thế giới được hoàn tất vào năm 2007 nối khu du lịch VinPearl với cảng Cầu Đá của Nha Trang. Khu Đầm Bấy Dự án Đầm Bấy với hai dự án cơ bản chính là Khu du lịch thế giới biển và dự án Làng du lịch sinh thái Đầm Bấy. Đây sẽ là làng du lịch sinh thái với các khu nghỉ dưỡng và trung tâm văn hóa và thương mại. Dựa trên yếu tố du lịch sinh thái là chính và đặc biệt dựa án xây dựng làng du lịch sinh thái dựa trên sự phát triển từ nguồn dân cư chính hiện tại ở Bích Đầm và khu Đầm Bấy. Sự đóng góp tích cực của cư dân địa phương và dự án du lịch sinh thái một cách có tổ chức sẽ là một dự án thu hút sự đầu tư và du khách trong tương lai. Chú thích Tham khảo Nha Trang trong sách Non nước Việt – Nhà xuất bản giao thông vận tải – trang 118 Báo du lịch – Nha Trang và các dịch vụ - nhiều số Xứ Trầm Hương - Quách Tấn - Nhà xuất bản Khánh Hòa Nha Trang Đảo Việt Nam
wiki
Airbus sẽ phóng máy in 3D kim loại đầu tiên lên Trạm Vũ trụ Quốc tế năm sau, mở đầu cho kế hoạch thành lập nhà máy ngoài không gian. Công ty hàng không vũ trụ châu Âu Airbus sẽ đưa máy in 3D kim loại lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào năm sau. Đây là bước đầu tiên trong kế hoạch thành lập một nhà máy sản xuất vệ tinh trên quỹ đạo của hãng này, Space hôm 8/6 đưa tin. Máy in mang tên Metal3D, có thể hoạt động với những kim loại nóng chảy ở mức nhiệt lên đến 1.200 độ C. Đây sẽ là máy in 3D kim loại đầu tiên trên trạm ISS, cho phép các phi hành gia in những thiết bị như tấm chắn bức xạ và nhiều công cụ khác. Trước đó, công ty Mỹ Made In Space từng đưa vài máy in 3D lên trạm ISS nhưng đều không thể in kim loại. Những phiên bản máy in 3D trong tương lai thậm chí có thể in vật dụng từ đất Mặt Trăng và tái chế các bộ phận của vệ tinh cũ, theo Airbus. Metal3D chỉ là một trong hàng loạt công nghệ do công ty này phát triển với mục tiêu thiết lập một nhà máy trên không gian. Trong một số video trước đây, Airbus từng giới thiệu các cánh tay robot dùng để lắp ráp tàu vũ trụ. Hãng này cho biết, giải pháp của mình là phóng các bộ phận lên không gian để lắp ráp bằng những cánh tay robot của nhà máy vũ trụ. Các cánh tay robot có thể lắp ráp cho nhau trên quỹ đạo, đồng thời sửa chữa và nạp nhiên liệu cho tàu vũ trụ. Airbus hy vọng có thể sản xuất các vệ tinh hoàn chỉnh trên không gian trong 3 – 4 năm tới. Vì có đủ khoảng trống trên vũ trụ, việc xây những cấu trúc lớn hơn như gương phản xạ khổng lồ hoàn toàn khả thi. Thêm vào đó, sản xuất vệ tinh trong không gian cũng tốt cho môi trường hơn vì không đòi hỏi phóng tên lửa nhiều lần, gây ô nhiễm. “Vật liệu dùng cho sản xuất có thể lấy từ những mảnh rác vũ trụ trôi nổi xung quanh. Với nhà máy vũ trụ, chúng tôi cũng đang giúp dọn dẹp không gian và đảm bảo tương lai bền vững cho ngành công nghiệp vũ trụ”, Airbus cho biết. Trạm ISS chỉ là điểm đến đầu tiên của máy in Metal3D. Cuối thập kỷ này, một cỗ máy tương tự có thể in trực tiếp những bộ phận của robot và nhà ở trên bề mặt Mặt Trăng . Thu Thảo (Theo Space )
vanhoc
, còn đựoc biết đến là Yakimeshi (tiếng Nhật: 焼飯), là một món cơm chiên gồm cơm là một nguyên liệu chính và các nguyên liệu phụ và gia vị. Món này thường đựoc chiên, và có thể được nấu chín trong chảo wok. Chahan có thể bắt nguồn từ thập niên 1860 từ người nhập cư Trung Quốc đến cảng Kobe. Chahan là một món ăn thiết yếu tr̀ong các nhà ở Nhật. Một phiên bản của món này là chahan kimchi. Vài nhà hàng ngoài Nhật Bản phục vụ món này như là một phần thực đơn. Lịch sử Chahan có thể có nguồn gốc từ những người nhập cư Trung Quốc đã đến cảng Kobe, Nhật Bản vào những năm 1860. Trong tiếng Trung, cơm chiên được gọi là chǎofàn (); những ký tự Trung Quốc này có cách đọc tiếng Nhật là Chāhan. Sự chuẩn bị Chahan là một món cơm chiên Nhật Bản thường được chiên, và có thể được nấu bằng cách xào nó trong chảo. Gạo được sử dụng làm nguyên liệu chính, và vô số các thành phần bổ sung có thể được sử dụng, chẳng hạn như rau, hành tây, tỏi, nấm ăn được như nấm hương, đậu phụ, thịt lợn, thịt ba chỉ lợn, hải sản như thịt cua, trứng cá hồi, cá hồi, tôm và bạch tuộc, trứng cuộn, thịt bò xay và nước dùng gà, trong số những người khác. Cơm nấu sẵn thường được sử dụng, và cơm thừa đôi khi được sử dụng. Các loại dầu như dầu cải, dầu mè và dầu hướng dương được sử dụng để chiên món ăn. Các món ăn có thể được nêm với nước tương, dầu hào, dầu mè, muối, hạt tiêu và katsuobushi, một sản phẩm cá ngừ khô và vẩy. Tía tô, một loại thảo mộc ẩm thực châu Á, cũng có thể được sử dụng để hương vị chahan. Nori, một sản phẩm rong biển ăn được khô, có thể được sử dụng như một trang trí. Việc sử dụng chảo nóng để chiên và nấu chahan nhanh chóng có thể ngăn cơm không bị dính vào chảo, và sử dụng cơm ấm cũng ngăn chảo bị dính. Việc sử dụng cơm khô, có thể được thực hiện bằng cách làm lạnh nó, cũng có lợi cho việc tăng cường quá trình nấu. Biến thể Chahan kimchi được chế biến với kim chi làm nguyên liệu chính, và có thể được chế biến như một món ăn nhẹ hoặc cay. Ở nước ngoài Một số nhà hàng ở các quốc gia khác truyền tải chahan như một phần thực đơn của họ, chẳng hạn như ở Philippines và Hoa Kỳ. Xem thêm Ẩm thực Nhật Bản Danh sách các món cơm chiên Danh sách các món ăn Nhật Bản Danh sách các món cơm Tham khảo Liên kết ngoại Gomoku Chahan có cơm và các thành phần theo mùa. PBS. Cơm chiên Các món cơm Nhật Bản
wiki
Marco Tardelli (sinh ngày 24 tháng 9 năm 1954) là một cựu cầu thủ bóng đá Ý, hiện là trợ lý huấn luyện viên trưởng cho đội tuyển Cộng hòa Ireland. Vị trí của Tardelli là tiền vệ phòng ngự. Ông là thành viên đội tuyển Italia vô địch thế giới năm 1982 và 5 lần vô địch Serie A. Tardelli nổi tiếng với phong cách thi đấu mạnh mẽ, bền bỉ cùng những cú tắc bóng cực kì quyết liệt, trong sự nghiệp của mình Tardelli còn được biết đến như người hay ghi những bàn thắng quyết định Sự nghiệp câu lạc bộ Tardelli sinh ở Capanne di Careggine, tỉnh Lucca xứ Tuscany. Tardelli bắt đầu sự nghiệp ở câu lạc bộ Pisa ở Serie C. Hai năm sau đó ông chơi ở Serie B cho Como trước khi gia nhập gã khổng lồ Juventus vào tháng 10 năm 1975. Trong một thập kỉ chơi bóng cho câu lạc bộ thành Turin, Tardelli đã giành tất cả các danh hiệu cao quý cấp câu lạc bộ: cúp UEFA, siêu cúp châu Âu, cúp C1 châu Âu và 5 lần vô địch Serie A cùng 3 cúp quốc gia. Trong trận chung kết lượt đi cúp UEFA năm 1977 gặp Athletic Bilbao, Tardelli đã ghi bàn thắng quyết định giúp Juventus giành thắng lợi, qua đó lên ngôi vô địch. Đây cũng là chiếc cúp châu Âu đầu tiên trong lịch sử Juventus. Tổng cộng Tardelli thi đấu 376 cho Lão phu nhân và ghi 51 bàn thắng. Trên sân bóng, Tardelli chơi bóng theo phong cách mạnh mẽ và dữ dội đến mức cựu tiền đạo Jimmy Greaves của đội tuyển Anh và câu lạc bộ Tottenham Hotspur từng nói "Anh ấy gây ra nhiều vết sẹo hơn tất cả các bác sĩ phẫu thuật của bệnh viện Harefield làm cùng lúc" (nguyên văn: "Tardelli is responsible for more scar tissue than all the surgeons at Harefield hospital put together.") . Đội tuyển quốc gia Tardelli có trận đấu đầu tiên trong màu áo đội tuyển quốc gia ngày 7 tháng 4 năm 1976 gặp Bồ Đào Nha. Tardelli tiếp tục xuất hiện trong màu áo đội tuyển quốc gia ở các giải đấu lớn sau đó như World Cup 1978 hay Euro 1980 và đặc biệt chơi ấn tượng ở World Cup 1982, giải đấu mà Italia giành chức vô địch lần thứ 3 sau 44 năm. Tại giải này Tardelli ghi hai bàn thắng, một trong trận vòng bảng gặp Argentina và bàn còn lại là bàn nâng tỷ số lên 2-0 trong trận chung kết với Tây Đức. Pha ăn mừng bàn thắng của Tardelli trong trận chung kết đã trở thành một hình ảnh cực kì nổi tiếng và là một trong những màn ăn mừng đáng nhớ nhất mọi thời đại. Nước mắt lưng tròng, Tardelli chạy thật nhanh về phía băng ghế huấn luyện với hai bàn tay nắm chặt trước ngực, miệng hét "Marco Tardelli... Marco Tardelli!" và đầu thì lắc mạnh . Màn ăn mừng đó sau này được biết đến với cái tên "Tardelli cry" (Tardelli khóc). Sau này trong trận bán kết World cup 2006, sau khi ghi bàn mở tỉ số trong những phút cuối của hiệp phụ thứ 2, Fabio Grosso cũng có pha ăn mừng làm gợi nhớ lại pha ăn mừng của Tardelli khi xưa. Tardelli có tổng cộng 81 lần khoác áo đội tuyển quốc gia, trận đấu cuối cùng của ông cho đội tuyển là trận gặp Na Uy tháng 9 năm 1985. Tardelli giải nghệ năm 1988. Sự nghiệp huấn luyện Tardelli bắt đầu sự nghiệp huấn luyện ở đội U-16 Italia năm 1988 ngay sau khi treo giày. Hai năm sau đó ông trở thành trợ lý huấn luyện viên cho Cesare Maldini ở đội U-21 Ý. Năm 1993 Tardelli chuyển tới làm việc với Como ở Serie C1. Ông giúp câu lạc bộ lên hạng Serie B, nhưng cũng không thể giúp đội bóng trụ lại lâu hơn. Năm 1995 Tardelli nhận lời dẫn dắt Cesena, một câu lạc bộ khác ở Serie B. Ông trải qua 3 mùa bóng ở đây trước khi trở thành huấn luyện viên trưởng đội U-21 Italia và giành chức vô địch U-21 châu Âu năm 2000. Thành công này đưa Tardelli trở thành huấn luyện viên trưởng Inter Milan trong mùa giải 2000-01. Tuy vậy chuyến phiêu lưu này nhanh chóng kết thúc do một chuỗi những thất bại thảm hại mà đỉnh điểm là trận thua 0-6 trước đối thủ truyền kiếp cùng thành phố AC Milan. Ông bị sa thải vào tháng 6 năm 2001. Sau đó Tardelli không gặp nhiều may mắn trong công việc huấn luyện ở Bari, đội tuyển Ai Cập và Arezzo Tardelli có một thời gian ngắn làm việc cho ban lãnh đạo đội bóng cũ Juventus vào năm 2006, trước khi từ chức vào năm 2007 vì bất đồng quan điểm với các nhân vật đứng đầu câu lạc bộ . Tháng 2 năm 2008, Tardelli trở thành trợ lý cho Giovanni Trapattoni ở đội tuyển cộng hòa Ireland cùng với người đồng đội cũ ở Juventus Liam Bardy. Thống kê sự nghiệp Câu lạc bộ Quốc tế |- |1976||8||0 |- |1977||7||0 |- |1978||13||1 |- |1979||4||2 |- |1980||12||1 |- |1981||6||0 |- |1982||13||2 |- |1983||4||0 |- |1984||7||0 |- |1985||6||0 |- !Tổng||81||6 |} Huấn luyện Thành tích Juventus Serie A: 1976–77, 1977–78, 1980–81, 1981–82, 1983–84 Coppa Italia: 1979, 1983 Cúp UEFA: 1977 UEFA Cup Winners' Cup: 1984 Siêu cúp châu Âu: 1984 cúp C1 châu Âu: 1985 Đội tuyển FIFA World Cup: 1982 Tham khảo Liên kết ngoài Cầu thủ bóng đá Ý Cầu thủ bóng đá Inter Milan Cầu thủ bóng đá Juventus Cầu thủ bóng đá Serie A Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 1978 Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 1982 Huấn luyện viên bóng đá Ý
wiki
Đến năm 2030, các ngành: Du lịch và dịch vụ biển; Kinh tế hàng hải; Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác; Nuôi trồng và khai thác hải sản; Công nghiệp ven biển; Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới, sẽ là những mũi nhọn phát triển thành công, đột phá về kinh tế biển . Đây là một trong những nội dung được ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh tại diễn đàn ”Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam năm 2022”. Diễn đàn tổ chức hôm nay (12/6) tại Phú Yên , nằm trong chuỗi sự kiện Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam năm 2022. Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết 36 về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, bên cạnh những kết quả đạt được, ông Tuấn Anh thẳng thắn cho rằng, phát triển kinh tế biển trong những năm qua chưa thực sự ấn tượng. Quy mô kinh tế biển còn khiêm tốn, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý; hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học – công nghệ biển, đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế biển; các cơ sở quan trắc, dự báo, cảnh báo biển, thiên tai biển, các trung tâm tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn… ở ven biển còn nhỏ, trang bị thô sơ, năng lực còn yếu; môi trường biển biến đổi theo chiều hướng xấu; đa dạng sinh học biển và nguồn lợi thủy sản đang giảm sút nghiêm trọng, thiếu bền vững… Những yếu kém trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có cả các nguyên nhân khách quan từ diễn biến cực đoan trong biến đối khí hậu toàn cầu, song chủ yếu từ những nguyên nhân chủ quan, đó là: Tổ chức, bộ máy quản lý về phát triển bền vững kinh tế biển còn bất cập; nguồn lực để thực hiện các chủ trương, giải pháp và khâu đột phá trong Nghị quyết chưa được bố trí phù hợp; các phương thức quản lý biển mới, tiên tiến còn chậm được áp dụng như: quản trị biển theo không gian, quản lý tổng hợp vùng bờ biển, quy hoạch không gian biển; hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển còn thiếu và chưa đồng bộ. Phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế biển mới Trong bối cảnh nguồn lực còn hạn chế, Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân nhấn mạnh, nhiệm vụ trước mắt cần tập trung thực hiện một số nội dung cụ thể như: Cần kiến tạo môi trường chính sách hợp lý cho nền kinh tế biển bền vững, kinh tế xanh để khai thác bảo vệ hiệu quả tài nguyên môi trường phát triển bền vững kinh tế biển, thúc đẩy thu hút, huy động được các nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế biển mới như: điện gió ngoài khơi, nuôi, đánh bắt xa bờ, tập trung thăm dò, khai thác các loại khoáng sản chiến lược…; khẩn trương triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch liên quan đến biển và hải đảo… Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết: Vùng biển Việt Nam có trữ lượng nguồn lợi hải sản phong phú, đa dạng với 2.040 loài cá, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao, ngoài ra còn rong biển và trên 600 loài giáp xác, nhuyễn thể. Ngoài ra, vùng biển Việt Nam còn có tiềm năng rất lớn về nông thủy hải sản, với các đối tượng có giá trị kinh tế cao như rong tảo, trai ngọc, tôm hùm, các loại cá biển, nhuyễn thể,… Đây là nguồn cung thực phẩm dinh dưỡng cao, nguồn nguyên liệu và dược liệu phong phú cho công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Trước những tiềm năng lớn của kinh tế biển, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cho biết, công tác đầu tư thời gian tới sẽ tập trung vào phát triển, hiện đại hóa đô thị biển; kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại; kết nối phát triển kinh tế biển giữa các địa phương. “Đầu tư phát triển năng lượng tái tạo trên các đảo phục vụ sản xuất, sinh hoạt, bảo đảm quốc phòng, an ninh; đầu tư xây dựng, khai thác điện gió, điện mặt trời và các dạng năng lượng tái tạo khác trên các vùng biển và hải đảo. Quan tâm, hỗ trợ nguồn vốn để đầu tư khu neo đậu tránh trú bão và các dự án kết cấu hạ tầng ven biển, đảo của các địa phương có biển; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng trong hoạt động nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đầu tư công nghệ, kỹ thuật hiện đại để nuôi trồng thủy sản xa bờ. Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật trong khâu chế biến, bảo quản và xuất khẩu thủy sản, tạo động lực phát triển ngành thủy sản theo hướng tiềm năng, lợi thế. Đầu tư, khai thác có hiệu quả cảnh quan tự nhiên như vũng, vịnh bãi biển, đảo, cụm đảo để khai thác đa dạng loại hình dịch vụ du lịch; nâng cao hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ mát; đảm bảo sự kết nối chuỗi liên kết du lịch giữa các địa phương có biển để khai thác tối đa mọi tiềm năng và lợi thế vùng biển, ven biển, đảo kết hợp với bảo đảm quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia trên biển”, ông Tuấn Anh nhấn mạnh Việt Linh
vanhoc
Backlash (2003) là sự kiện pay-per-view đấu vật chuyên nghiệp Backlash thứ 5 thường niên sản xuất bởi World Wrestling Entertainment (WWE), được tài trợ bởi Castrol GTX, và diễn ra ngày 27 tháng 4 năm 2003, tại Worcester Centrum ở Worcester, Massachusetts và có sự góp mặt của các đô vật đến từ Raw và SmackDown!. Sự kiện chính và trận đấu tâm điểm của Raw là cuộc chiến giữa Goldberg và The Rock, Goldberg, trong Pay-Per-View WWE đầu tiên của mình, đánh bại Rock bằng pinfall, sau đòn spear và Jackhammer. Trận đấu tâm điểm phần còn lại là trận tranh đai WWE Championship từ SmackDown!, giữa John Cena và đương kim vô địch, Brock Lesnar, khi Lesnar đánh bại Cena bằng pinfall sau đòn F-5. Trận đấu khác bao gồm trận đấu đồng đội 6 người từ Raw, giữa đội của Triple H, Ric Flair, và Chris Jericho đối mặt với Shawn Michaels, Kevin Nash, và Booker T. Triple H, Flair, và Jericho giành chiến thắng bằng pinfall, sau khi Triple H đánh Nash với cây sledgehammer. Trận đấu nổi bật khác của phần còn lại từ SmackDown! là cuộc chiến giữa The Big Show và Rey Mysterio, khi Big Show đè Mysterio sau đòn chokeslam. Sự kiện thu về $450.000 với 10.000 vé được bán ra và tỉ lệ mua là 0.67. Kết quả Bảng giải đấu Giải đấu để xác định ứng viên số 1 trong trận tranh đai WWE Championship diễn ra từ 1 tháng 4 đến 15 tháng 4 năm 2003. Bảng đấu bao gồm: Tham khảo Liên kết ngoài Official Backlash (2003) website Đấu vật chuyên nghiệp ở Massachusetts 2003 Sự kiện ở Massachusetts Sự kiện pay-per-view của WWE năm 2003
wiki
Chu Sa Lan Cá Lia Thia Khạp Da Bò - Chị cho tui gởi con nhỏ chừng năm ba ngày nghe chị...Thím Hậu nói với má của Sáu. Giọng của thím thấp xuống như năn nỉ. Nhìn đứa con gái ốm, gầy, mặc quần áo cũ mèm giây lát rồi má của Sáu mím môi gật đầu.- Thím đi thăm chú Út chừng nào dìa?- Dạ chắc chừng nửa tháng. Ảnh ở tuốt trong Đồng Tháp...Má của Sáu thở dài. Cũng có chồng theo kháng chiến nên bà hiểu được tâm trạng của Hậu, người em bà con bên chồng. Hai vợ chồng vừa lấy nhau xong là chia lìa và từ đó tới nay không có gặp mặt nhau. Đáng lẽ thím phải ẵm con theo nhưng vì nó còn nhỏ vả lại đường xá xa xôi và nguy hiểm nên thím phải gởi nó cho má của Sáu giữ dùm. Biết sắp sửa phải xa mẹ con nhỏ khóc hù hụ. Nước mắt nước mũi của nó chảy tùm lum. Nó ôm cứng tay mẹ không chịu rời khiến cho má của Sáu phải gỡ tay của nó ra. Con nhỏ không làm gì khác hơn là khóc đứng nhìn theo bóng người mẹ thân yêu xa dần.- Nín đi con. Má con đi một chút rồi má con dìa. Dì cho con kẹo... Nín đi dì thương...Má của Sáu dỗ cháu. Vừa lúc đó Sáu bước vào nhà. Nhìn đứa con gái đang khóc nó hỏi má.- Nó là con của ai vậy má?- Con của thím Hậu. Thím gởi nó cho má giữ để đi thăm chú út ở Đồng Tháp...Sáu cau mày. Nghe nói Đồng Tháp nó không biết ở đâu nhưng đoán phải xa lắm. Nhìn đứa con gái nhỏ tuổi hơn Sơn, ăn mặc dơ dáy, cái bụng phình ra nhự bị mắc cam tích nó không có cảm tình mấy.- Sao nó khóc vậy má?- Nhớ má nó chắc. Má dỗ hoài mà nó hỏng nín... Cho kẹo nó cũng hỏng thèm ăn...Liếc nhanh con nhỏ đang đứng khóc Sáu bặm môi.- Má để con dỗ nó cho... Con dỗ là nó nín liền...Bỏ cuốn Nhạc Phi xuống má của Sáu nhìn con. Bà biết tiếng dỗ của thằng con có nghĩa gì. Tuy nhiên nghĩ ngợi giây lát bà gật đầu nói nhỏ.- Ừa... Con đừng có đánh nó... Tội nghiệp nó... Dẫn nó đi chơi mua bánh cho nó ăn chắc nó hết khóc...Sáu gật đầu cho có lệ. Dẫn con nhỏ ra sau hè nơi có khoảnh đất trống nó bắt đầu cuộc thẩm vấn của mình.- Mày tên gì?Đang khóc thút thít con nhỏ ngước lên nhìn Sáu. Bắt gặp ánh mắt nghiêm nghị của Sáu nó cúi mặt xuống. Có lẽ biết mình đang ở nhà người lạ nên nó lí nhí trả lời.- Thêu...Gật gù Sáu nghiêm giọng hỏi cung tiếp.- Mày nói lớn lên. Tao điếc mà mày nói nhỏ quá tao đâu có nghe được...Cảm nhận được cái giọng hăm he của đàn anh con Thêu nói lớn hơn.- Thêu... Tui tên Thêu...Sáu mỉm cười hài lòng.- Mày phải học lễ phép nghe chưa... Mày phải nói dạ tui tên Thêu... Nói lại cho tao nghe coi...Nhìn Sáu giây lát Thêu ngập ngừng.- Dạ em tên Thêu...- Em mấy tuổi?- Sáu tuổi...Trả lời xong như chợt nhớ Thêu sửa lại liền.- Dạ em sáu tuổi- Em đi học chưa?- Dạ đi học rồi... Lớp cô Thâu...Sáu gật đầu tỏ vẻ hài lòng nghĩ thầm con nhỏ cũng dễ dạy. Con gái dễ dạy hơn con trai. Từ nay nó có thêm đứa con gái để sai vặt và để ký đầu khi nào sùng việc gì. Thằng Sơn lớn rồi với lại bị ký đầu hoài nên nó khôn ra. Hể thấy anh Sáu vừa giơ tay lên là nó vọt mất. Con Thêu còn khờ khạo nên cần bị nó ký đầu cho khôn ra. Sáu cười vì ý nghĩ của mình.- Anh dẫn em đi mua bánh ăn. Em hỏng có khóc thì anh mới cho em ăn. Nghe hôn?Sáu đưa nắm tay của mình lên. Con Thêu gật đầu lia lịa. Nó đủ trí khôn để hiểu không nghe lời người lớn sẽ bị ăn bánh ình. Sáu mỉm cười đắc chí. Nó nhớ lại trong sách có nói trị người phải ra uy trước rồi sau đó mới thi ơn bố đức. Tuy hứa với má không đánh con Thêu nhưng không có nghĩa nó không ký đầu con nhỏ.Dẫn Thêu vào nhà bếp múc nước rửa mặt cho nó xong Sáu gật gù cười. Mặt con nhỏ nhìn sáng láng và xinh xắn. Là dân da vàng mũi tẹt một chăm phần chăm mà nó có cái mũi dọc dừa, đôi mắt bồ câu đen láy, nước da trắng với hai cái má phính nhìn chỉ muốn nhéo một cái cho đã tay. Chỉ có điều là bụng con Thêu bự. Chắc bụng nó có lãi. Sáu lắc đầu nghĩ thầm chuyện đó để người lớn lo. Đi với con Thêu ra cửa Sáu không thấy má mình nhìn theo mỉm cười. Sau lần đó con Thêu đeo dính Sáu như hình với bóng. Tối nó không chịu ngủ với chị Năm mà đòi ngủ với Sáu. Không cho nó khóc hù hụ khiến má đành phải chiều ý để nó ngủ với Sáu. Tuy bực mình nhưng Sáu cũng phải chiều đứa em gái bất đắc dĩ. Mà con Thêu mến nó thật. Nó coi Sáu như anh ruột của mình. Mỗi buổi trưa nó thích nằm bên cạnh nghe Sáu đọc truyện Tàu ru nó ngủ. Nhiều lúc Sáu nghĩ mình mắc nợ con Thêu. Nó hy vọng nợ này nó không phải trả lâu vì thím Hậu về là nó xong nợ.- Mình đi đâu vậy anh?Con Thêu hỏi trong lúc hai đứa rẽ vào con đường mòn dẫn ra cái đìa rộng. - Đi hớt cá lia thia.- Hớt cá lia thia để làm gì hả anh?- Để đá chứ làm gì.- Anh cho em một con để em nuôi nghen anh...- Ừ... Mày nuôi để làm gì?- Để đá...Sáu cười hắc hắc khi nghe con Thêu trả lời.- Mày là con gái sao lại thích đá cá lia thia. Sao mày không thích chơi với con gái...Thêu quay qua nhìn Sáu. - Em thích chơi với anh. Chơi với anh vui hơn...Sáu thở dài. Từ ngày con Thêu đeo dính cứng nó như sam nó không còn được tự do nhiều như lúc trước vì đi đâu cũng phải có tà lọt theo sau. Không cho con Thêu đi theo thì nó khóc, nó năn nỉ, nó níu áo. Tội nghiệp nó nên Sáu chịu thua. Mà đi bắn chim làm sao đem con nít theo được. Nhiều lúc bí quá vì phải rình bắn chim gõ kiến cho chú ba nó thức dậy sớm lúc con Thêu còn ngủ. Thức dậy không thấy Sáu nó khóc không ai dỗ được và chỉ nín khóc rồi cười toe toét khi thấy mặt Sáu. - Mày đứng đây nghe chưa để tao đi hớt cá...Thấy con Thêu dợm bước đi theo mình Sáu hù.- Mày đứng đó. Đi lạng quạng bị rắn cắn hay đĩa nó đeo ráng chịu...Vốn sợ rắn và đĩa nên con Thêu đành đứng yên tại chỗ. Tuy nhiên cái miệng của nó thì tía lia. Nó không theo Sáu bằng chân mà theo bằng miệng.- Anh vớt có con nào chưa?Sáu ậm ừ không trả lời. Tay cầm cái vợt nó chăm chú nhìn. Dưới đám bèo đầy bọt nổi lên cho nó biết có ổ cá lia thia nằm ở dưới. - Anh Sáu... - Cái gì?- Muỗi cắn đau quá... - Ngứa chân quá...- Đói bụng quá...Giọng con Thêu nheo nhéo khiến cho Sáu bực bội. Nó định chờ thêm chút nữa nhưng bặm môi thò vợt xuống vớt đại một cái. Đặt cái vợt lên bờ nó cúi đầu quan sát rồi thò tay nhặt lấy mấy cây bèo quăng xuống nước. Trong lòng vợt chỉ có một con cá lia thia đen mun lớn bằng ngón tay của nó.- Anh Sáu...- Cái gì?- Có con cá nào hôn? Sáu chưa kịp lên tiếng Thêu lại lãi nhãi tiếp.- Đằng này có con cá nè anh Sáu. Nó lội nè anh Sáu. Em thấy nó ăn móng...- Đúng là nợ... Sao nó nói nhiều quá... Chắc mình phải kiếm cái gì cho nó ăn thụt lưỡi để nó hỏng nói nữa...Lầm bầm mấy tiếng Sáu lấy cái hũ ra. Múc đầy nước, bỏ thêm một cây bèo vào xong nó bắt con cá lia thia đen mun bỏ vào. Dù muốn đi xa kiếm vớt thêm vài con cá nữa nhưng vì con Thêu kêu réo hoài nên nó phải trở lại.Thấy Sáu cầm hai cái hũ con Thêu cười hỏi.- Anh vớt được mấy con?- Một...Sáu trả lời gọn lỏn. Nó sùng nhưng con Thêu đâu có để ý mà biết là anh Sáu của nó sùng.- Còn con của em đâu?Sáu ngập ngừng chưa trả lời. Nó tính đưa con cá lia thia mun cho con Thêu rồi đi về nhà sau đó sẽ trở lại vớt con khác. Nhưng nhìn con cá đẹp quá nó đổi ý.- Mày đứng đây nghen để tao đi vớt cho mày con khác đẹp hơn...Con Thêu gật đầu. Sáu đi dài dài theo bờ đất. Thấy dưới đám bèo nhỏ có bóng con cá đang lội nó thò vợt vớt cái ào. Trong lòng vợt chỉ có một con cá đang vùng vẩy. Nhìn phớt qua con cá Sáu lắc đầu. Đây là loại cá lia thia mà con nít trong làng đứa nào cũng chê không thèm nuôi. Cá lia thia có nhiều loại. Thứ nhất là cá xiêm, màu xanh, lớn con, đá hung nhất và đá dai nhất. Nó đá chết chứ không chịu chạy. Nhiều con hung dữ tới độ đối thủ chạy rồi nó còn rượt theo cắn đá nữa. Tuy nhiên cá xiêm là loại cá người ta nuôi và bán. Con nít trong làng nghèo không có tiền mua nên đi vớt cá ta ngoài đìa để nuôi. Cá ta nhỏ con có hai màu đen hay đỏ. Tuy nhỏ con và không đá dữ như cá xiêm nhưng hình dáng nó đẹp và oai phong hơn khi nó xừng lên vì có nhiều màu sặc sỡ. Cá ta còn một loại nữa mà con nít gọi là khạp da bò, da màu vàng nhạt, xấu xí và ít khi chịu đá. Vì vậy mà con nít trong làng không đứa nào chịu nuôi con cá lia thia khạp da bò. Nhìn con cá lia thia xấu ỉn đang giãy giụa trong vợt Sáu nghĩ thầm.- Nó có biết cái mốc xì... Cứ cho nó nuôi đại...Nghĩ như thế nên Sáu bốc con cá lia thia bỏ vào cái hũ có sẵn nước và cây bèo. Đưa cho con Thêu nó cười nói.- Của em nè... Em ráng nuôi mai mốt nó lớn lên đẹp lắm...Con Thêu tròn mắt nhìn. Lần đầu tiên được con cá lia thia nên nó mừng rỡ. Đưa cái hũ lên ngắm nghía giây lát nó hỏi.- Mình cho nó ăn cái gì hả anh Sáu?- Ăn lăng quăng. Thôi mình đi về rồi anh đi hớt lăng quăng cho nó ăn...Con Thêu tung tăng đi trước. Nó hí ha hí hửng vì được con cá lia thia.- Em nuôi con cá lia thia của em cho nó bự rồi mình đá với nhau nghen...- Ừ... Mày thua là mày phải đưa đầu cho tao ký nghen...Con Thêu phụng phịu.- Thui... Anh ký đầu đau lắm... Em thua là em hun anh chịu hôn...Sáu cười thầm vì ý nghĩ ngây thơ của con bé sáu tuổi. Con cá của tao cắn một cái là con cá của mày chạy xì khói... Sáu cười hắc hắc khi nghĩ như vậy. Về tới nhà Sơn đem khoe con cá lia thia đỏ. Sáu giật mình khi thấy con cá lia thia của Sơn. Nếu con cá lia thia mun của nó là Trương Phi thì con cá của Sơn như là Triệu Tử Long. Phướn, kỳ của nó dài, nhiều màu sặc sỡ và vảy óng ánh thật đẹp. Tuy nhiên nó tự an ủi dù sao con cá của nó còn đẹp hơn con cá lia thia khạp da bò của con Thêu. Có lẽ không biết điều đó nên con Thêu đưa cái hũ đựng cá của mình lên khoe với Sơn. Thằng nhỏ cười lăn ra đất khi thấy con cá da mét chằng mét ưởng như bị bịnh lao của Thêu. Điều đó làm cho mặt mày con nhỏ chù ụ ra. Sáu vỗ về.- Để anh bỏ muối dô cho da của nó đen lên... Đừng có khóc... Con cá này đá dữ lắm...Tin lời anh Sáu con Thêu nín khóc. Ba anh em rủ nhau đi vớt lăng quăng về cho cá ăn vì chỉ còn bảy ngày nữa là tới ngày mở độ đá cá. Nghe nói kỳ này Bảy Thưa mời mấy anh em bà con của nó ở dưới Bình Chánh và Giồng Trôm lên quyết ăn thua đủ với đám con nít làng này. Nuôi cá lia thia để đá cũng cực lắm. Phải cho nó ăn đúng giờ giấc. Đôi khi gặp con cá gầy ốm phải cho nó ăn thúc để lớn lẹ. Cứ cách ba ngày phải thay nước. Mỗi lần thay nước mới lại phải bỏ chút muối vào mà phải bỏ đùng liều lượng vì bỏ nhiều quá cá sẽ ngủm. Lia thia là cá nước ngọt nên bỏ muối mặn làm nó chết. Nước pha muối làm cho da và vảy con cá săn cứng lên. Sau đó phải tập cho con cá đá. Trước nhất là đá bóng. Để hai cái hũ có cá ở trong đó cạnh nhau thì hai con cá sẽ phùng mang trợn mắt, giương kỳ xòe đuôi ra như sẵn sàng để đá. Kế đó thả cá vào chung một hũ để cho nó dợt võ với nhau. Tuy nhiên chỉ là giai đoạn đá thử nên phải cẩn thận không cho đá lâu và làm cá bị thương. Những thứ đó Sáu phải làm hàng ngày và làm luôn cho cá của con Thêu với Sơn. Hai đứa chỉ thích coi cá đá hơn là nuôi cá và chúng giao khoán chuyện đó cho ông anh lớn.Trước hôm đá cá một ngày Sáu họp anh hùng Lương Sơn Bạc tại sân trường học để chọn năm con cá đại diện. Sau một hồi so đo, cãi cọ và gây gổ với nhau Sáu chọn con cá của thằng Sơn, Hết, Cu, Chiến và cuối cùng là con cá của nó. Thấy con Thêu phụng phịu nó bèn chọn con cá khạp da bò dự khuyết lỡ trường hợp có con cá nào bị chết hay bị thằn lằn câu mất thì đem con cá của con Thêu ra thay thế. - Thêu... Thêu... dậy... dậy...Sáu lắc lắc con Thêu mấy cái mà con nhỏ vẫn nằm thở đều đều. Nóng lòng Sáu hét vào tai con nhỏ.- Thêu... dậy đi đá cá...Con Thêu ngồi dậy xong lại nằm xuống giường định ngủ tiếp nếu Sáu không kịp đưa tay ra đỡ nó ngồi dậy.- Mày hỏng dậy là tao cho ở nhà...Con Thêu tỉnh ngủ liền. Đưa tay dụi mắt nó nhìn quanh quất rồi mới lên tiếng.- Em đói bụng...- Em đi xúc miệng đi rồi ăn xôi...Trong lúc con Thêu bỏ ra sau hè xúc miệng với rửa mặt Sáu bước tới cầm cái hũ đựng con cá mun của mình lên. Nó giật mình khi nhìn thấy con cá biến mất tiêu. Hôm qua trước khi đi ngủ nó quên đậy nắp lại nên con cá bị thằn lằn ăn mất rồi. Sáu thở dài sườn sượt. Bây giờ thì quá trễ để đi kiếm con cá khác. Huống chi cá vớt về đâu có đá liền được mà con phải nuôi lớn, phải dưỡng sức và phải tập luyện cho nó đá bóng trước khi mang ra đá độ. Không còn chọn lựa nào hơn Sáu đành phải mang con cá khạp da bò của con Thêu ra thế cho con cá của nó. Tuy nhiên nó sẽ dấu kín chuyện con cá của mình bị thằn lằn ăn vì đám con nít sẽ chọc quê nó.Thấy anh mình đi tay không Sơn ngạc nhiên hỏi. - Cá anh đâu?Sáu cười lắc đầu.- Tao lớn rồi nên không có đá nữa. Tao để tụi bây đá. Tao sẽ cho con Thêu đá. Con cá của con Thêu đá dữ lắm...Con Thêu mừng còn hơn được ăn cà lem cây khi nghe con cá của mình được đá. Dù nói như vậy nhưng Sáu đang rầu trong bụng. Nó biết năm nay phe của nó sẽ thua trận đá cá này. Khi ba đứa tới sân trường thì hai phe đã tề tựu đủ mặt. Phe Bảy Thưa đông hơn vì có mấy đứa em bà con của nó từ Bình Chánh và Giồng Trôm mang cá lên đá với phe của Sáu. Hai phe đồng ý chọn năm con cá ra để đá. Sau khi chọn xong tới màn cáp độ. Đây là màn quan trọng nhất vì sự thắng bại ăn thua được quyết định trong lúc cáp độ. Lũ con nít ngồi xếp thành vòng tròn cười đùa chỉ chỏ khi thấy mấy con cá đá bóng với nhau. Mười cái hũ đựng mười con cá đại diện được xếp thành hai hàng song song với nhau để cho đá bóng và cũng để cho hai thủ lĩnh chọn cá và cáp độ. Sáu quan sát thật kỹ con cá mun đen của thằng Án thuộc phe Bảy Thưa. Nó đen mun từ đầu tới đuôi, hai mắt đỏ như lửa và cái miệng vểnh ra như miệng con cá vồ. Điều đó báo cho nó biết con cá này thuộc thứ dữ, cắn đứt thịt đứt da hay tróc vảy đối thủ. Vừa quan sát Sáu vừa nhớ lại câu chuyện ông gì đua ngựa trong truyện Đông Chu Liệt Quốc mà má đã kể cho nó nghe. Tuy không nhớ tên của ông ta nhưng nó nhớ cách thức mà ông ta đua ngựa và bây giờ nó sẽ đem ra thử trong trận đá cá lịch sử này. Đưa con cá hạng bét của mình ra đấu với con cá hạng nhất của địch. Dĩ nhiên nó sẽ thua. Đem con hạng nhất đấu với con hạng nhì để thắng. Đem con hạng nhì đấu với con hạng ba để thắng và kế đó đem con hạng ba hạ con hạng tư. Thắng ba trận là nó thắng. Quan sát xong Sáu định đem con cá khạp da bò của con Thêu ra đấu vì nó đứng hàng thứ năm nhưng nghĩ sao nó đem con cá của thằng Chiến ra đấu trước nhất. Gạch được xếp thành một cái bàn cao cao để cho khán giả thấy rõ trận đấu. Thằng Đảnh lãnh phần đốt nhang. Nếu không có con nào bỏ chạy thì cứ tàn nửa cây nhang là hai con cá được vớt ra cho nghỉ xả hơi. - Đốt nhang...Bảy Thưa la lớn. Đảnh quẹt diêm đốt nhang. Sáu tự tay vớt con cá của thằng Chiến ra bỏ vào một cái keo thủy tinh lớn rồi Bảy Thưa cũng làm giống như vậy. Trước hàng trăm con mắt hai con cá vừa bỏ vào đã phùng mang trợn mắt, dựng kỳ dương phướn để hù nhau. Con cá mun của thằng Án rà sát vào địch thủ rồi a thần phù mổ lia lịa.- Nạp nó...- Táp đuôi nó...- Xực kỳ nó...- Ăn mỏ nó...Đám con nít của hai phe la rần rần ủng hộ cá nhà. Con cá của thằng Chiến đá hăng vô cùng. Nhỏ con hơn nhưng được cái lanh lẹ thành ra nó cứ nhằm đuôi hay mắt mà tấn công. Tuy nhiên Sáu biết con cá của phe mình sẽ thua vì mặc dù đuôi kỳ bị rách te tua nhưng con cá của thằng Án cứ lấn địch thủ vào sát thành thủy tinh để chận đầu rồi sau đó mới trổ đòn độc. - Rồi...- Rồi...Đám con nít la rầm khi thấy con cá mun dồn địch thủ vào góc và bắt đầu phản công bằng cách cắn vào mỏ con cá đỏ của thằng Chiến. Cái miệng cá vồ của nó ngoạm một cái làm đứt mất nửa cái mỏ của con cá đỏ. Đau quá con cá của thằng Chiến bỏ chạy vòng vòng. Đúng theo luật thì chạy hết ba vòng mới bị coi là thua.- Tao thua rồi...Sáu nói lớn với Bảy Thưa xong thò vợt vớt cá ra. Tiếng vỗ tay rần rần. Nhìn cái mặt bí xị của Chiến Sáu nói nhỏ để an ủi phe ta.- Mới có trận đầu mà...Năm phút giải lao và cũng để cho đám con nít cá độ. Chúng nó chỉ được cá bằng bánh kẹo và trái cây thôi mà không được cá tiền. Sau tiếng hô đốt nhang của Đảnh, Bảy Thưa bỏ vào con cá đỏ lớn chần vần. Vừa bỏ vào nó đã phùng mang trợn mắt kỳ phướn dựng thẳng băng thấy mà ớn xương sống. - Nó bự thấy ớn anh ơi...Con Thêu thì thầm vào tai Sáu. Sáu gật đầu làm thinh vớt con cá của thằng Cu bỏ vào keo. Con cá đỏ bên phe Bảy Thưa nạp liền khi thấy bóng địch thủ. Cái mỏ khổng lồ của nó đụng vào thành thủy tinh nghe kình kịch. Con cá của thằng Cu chỉ đủ sức cầm cự một phần tư cây nhang. Thua luôn hai trận liên tiếp đám con nít nhà nghèo gần sạt nghiệp. Mặt đứa nào đứa nấy buồn so khi nhìn đống trái cây của mình biến mất. Sáu đứng dậy bước ra khỏi chỗ ngồi. Nó đang bị kích thích. Phe nhà đã thua hai trận rồi. Chỉ cần thua một trận nữa là xong. Cái chức vô địch mà phe nó đã giữ liên tiếp ba năm liền sẽ phải nhường lại cho Bảy Thưa. Mọi người trong làng sẽ nhìn nó với vẻ thuơng hại nếu không nói là cười cợt.- Đốt nhang chưa anh Sáu...Đảnh lên tiêng nhắc. Sáu trở lại chỗ ngồi. Ra hiệu cho Đảnh đốt nhang nó nhìn chăm bẩm coi Bảy Thưa vớt con cá nào. Hơi mỉm cười khi thấy địch thủ vớt con cá mun, nó lấy vợt vớt con cá đỏ của thằng Sơn bỏ vào hũ. Thấy Sáu bỏ con cá vào Bảy Thưa xanh mặt liền. Cũng là tay trong nghề đá cá lia thia nó biết mình bị hớ. Người ta có tướng, gà có tướng, dế có tướng thì cá cũng vậy. Nhìn cách phô kỳ, dương phướn, xoè đuôi Bảy Thưa thấy con cá đỏ giống hệt như một ông tướng ra trận với uy phong lẫm liệt và hào khí ngất trời. Vẫy vẫy hai cái kỳ cho thân mình lùi lại thật nhanh xong con cá đỏ quẩy mạnh đuôi một cái. Đám con nít há hốc miệng ra nhìn con cá giống như chiếc tàu đảo một vòng rồi bất thình lình lạng vào như muốn dùng thân hình to tướng của nó ép sát địch thủ vào sát vách trước khi hạ đòn độc. Trước cái khí thế hùng dũng và uy phong lẫm liệt đó con cá mun đen của Bảy Thưa sò liền. Tam thập lục kế tẩu đào vi thượng sách. Con cá mun đen tìm cách chuồn trước khi bị tấn công. Đám con nít nhà nghèo của Sáu cười rộ lên khi thấy con cá của phe địch chơi bài tẩu mã trước khi đánh.- Ê lêu lêu mắc cỡ...- Cá gì chưa đá đã chạy... - Sọc dưa rồi...- Đem kho tiêu đi...Không cần đợi cho con cá chạy đủ ba vòng Bảy Thưa vớt con cá ra khỏi đấu trường. Nó giận vì bị mất mặt nên thay vì bỏ con cá vào hũ nó bỏ con cá lên cát rồi lấy chân giẫm lên. Cười hích hích thằng Hết xỏ một câu.- Uổng quá... Sao mày không đem nó kho tiêu...Bảy Thưa trợn mắt gườm thằng hết khiến nó nín nói liền. Sáu thở hơi dài nhẹ nhỏm. Thắng được một trận khiến cho phe nhà lên tinh thần. Cầm cái hũ đựng con cá thắng trận thằng Sơn cười tươi hơn hoa mới nở. Con cá của nó là anh hùng. Đám con nít nhà nghèo tung hết trái cây ra bắt độ. Nhất định phe của chúng phải thắng bằng không cả bọn sẽ trơ mỏ và xách bị đi ăn mày.- Nhang đốt...Đảnh la lớn. Sáu nhìn đăm đăm cây nhang đang cháy. Không ai biết nó đang nghĩ gì, cầu nguyện gì. Bảy Thưa im lặng quan sát Sáu vớt cá để đá trận quyết định. Nó thấy đối thủ của mình tần ngần trước hai cái hũ còn lại. Một là con cá đen mun. Hũ còn lại là con cá khạp da bò. Nó cầu mong Sáu chọn con cá da bò. Như vậy nó chắc thắng vì cá khạp da bò là thứ cá hạng bét không bao giờ chịu đá hoặc dám đá. Tuy nhiên nó thất vọng vì Sáu lại vớt con cá mun đen bỏ vào đấu trường. Bảy Thưa chọn con cá đỏ của Bản, thằng anh bà con chú bác ở Giồng Trôm. Khi hai con cá đọ kỳ so đuôi thì đám con nít hò la om xòm. Chỉ có Sáu, Bảy Thưa, Hết, Bản hoặc mấy đứa từng nuôi cá đá lâu năm mới có kinh nghiệm để biết hai con cá đúng là kỳ phùng địch thủ. Con cá đỏ nhỏ hơn, đuôi kỳ và phướn ngắn hơn vì vậy mà nó lanh lẹ hơn. Trong lúc đó con cá mun đen thân thể to lớn, kỳ đuôi thật dài nên di chuyển nặng nề và chạm chạp. Tuy nhiên đòn của nó dữ dội và mạnh bạo. Mỗi lần nó lấn vào sát rồi dùng đuôi quật mạnh là con cá đỏ phải bê người ra xa. Cái miệng mở ra tang quác cắn cú nào là tróc vảy trầy da địch thủ. Nếu không lanh lẹ né tránh con cá đỏ của thằng Bảnh đã chạy từ lâu rồi. - Dô...- Cắn mỏ nó...- Nuốt trọng nó con...Phe của Sáu la rầm rầm khi thấy con cá mun đen quần địch thủ tả tơi như cái mền rách. Nước trong hũ bắt đầu đổi màu thành đo đỏ. Vi, vảy rơi tứ tung. Cuối cùng con cá đỏ cũng phải chạy trước một địch thủ hung hăng và trên cơ nó hai ba lần. Thằng Hết nhảy cởn lên vì con cá của nó thắng trận. Thế là huề. Trận thứ năm là trận quyết định. Trong lúc chờ thay nước mới cho cái hũ đựng cá Sơn hỏi nhỏ anh nó.- Con cá của con Thêu đá được hôn anh?Sáu gật đầu dù trong bụng đánh lô tô. Tuy nhiên nó không còn chọn lựa nào khác hơn. Quay qua nhìn con Thêu nó thấy con nhỏ đang nhìn con cá của mình với ánh mắt thật lạ. Cái miệng nho nhỏ của nó mấp máy. Có lẽ nó cầu nguyện hay nói chuyện với con cá.- Nhang thắp...Hết la lớn. Sáu ngồi im nhìn Bảy Thưa vớt con cá mun đen của thằng Chín bỏ vào trong hũ xong mới thong thả đứng lên. - Anh Sáu...Sáu dừng lại khi nghe con Thêu gọi. Quay đầu lại nhìn con nhỏ nó hỏi.- Cái gì?- Em muốn vớt con cá của em...Không hiểu nghĩ sao Sáu lại gật đầu lùi lại chỗ ngồi của mình nhường cho con Thêu cái hân hạnh vớt cá. Con nhỏ hơi khớp và run vì bị mấy chục cặp mắt chiếu tướng. Cuối cùng nó cũng vớt được con cá khạp da bò bỏ vào đấu trường. Con cá mun đen phùng mang trợn mắt, quẩy đuôi khi thấy bóng địch thủ. Sáu hồi hộp theo dõi trận đá cá mà nó không nắm chắc phần thắng. Nó càng hồi hộp khi thấy con cá khạp da bò không có vẻ gì muốn đá mặc dù bị địch thủ ép sát vào vách, ủn vào mình mấy lần cũng như cắn vào miệng của nó. Dù không muốn đá song nó cũng không chạy trốn mà lẫn tránh một cách khôn ngoan. Đúng theo giao kết đã có sẵn từ nào tới giờ thì con cá được xem như thua khi nào nó bị địch thủ rượt và chạy trọn ba vòng. Trong khi con cá khạp da bò chạy được nửa vòng lại băng ngang, xẹt tới xẹt lui, tràn qua trái, lủi qua phải vì thế mà nó vẫn chưa bị coi là thua trận.- Dô đi...- Đá đi mày...- Chạy hoài hà...Đám con nít la rầm như xúi con cá khạp da bò nhập cuộc chơi. Ngay cả Sáu cũng bắt đầu thất vọng khi thấy con cá cứ chạy hoài. Nó bị con cá mun đen rượt cắn rách đuôi, rơi vảy, nát kỳ, sứt mỏ mà nhất định không chịu trả đòn. Riêng con Thêu thì ngồi chồm hổm trên đất. Đôi mắt long lanh của nó nhìn đăm đăm con cá của mình. Miệng của nó mấp máy như nói chuyện với con cá. - Ồ... má ơi...- Đá đi tía...- Nó đá...- Đá rồi...Đang nhìn con Thêu lâm râm cầu nguyện nghe tiếng con nít la Sáu quay lại. Nó trợn mắt, miệng há ra thật lớn nhìn đăm đăm vào đấu trường. Con cá khạp da bò không còn lủi trốn nữa mà đứng nghênh ngang giữa vùng nước trong. Cái đuôi của nó xòe rộng ra tròn vo. Hai cái kỳ rách te tua dương thẳng băng. Bình thường da của nó màu vàng bệnh hoạn thì bây giờ vàng hực. Vảy của nó óng ánh như nạm kim cương. Hai mắt của nó lộ ra lóe hào quang. Mỗi cái quẩy đuôi của nó làm nước xôn xao.- Dô... dô... dô...Sáu la lớn khi thấy con cá dô đòn. Đang từ ngoài xa nó lao tới như chiếc tàu ngầm. Nó dùng cái mỏ cứng ủn một cái khiến cho con cá đen mun của Bảy Thưa bay sát vào vách. Nương đà nó ép địch thủ rồi cắn lia lịa. Đám con nít nhà nghèo la rầm rầm khi thấy con cá xấu ỉn trổ thần uy. Cuối cùng con cá của Bảy Thưa chịu đau không nổi phải xách đít chạy đủ ba vòng.- Thua rồi...Thằng Hết la lớn. Sáu nhảy cởn xong cúi xuống xốc con Thêu lên. Đối với nó con Thêu bây giờ đẹp như tiên. Nó hun cái đầu khét nắng của con nhỏ mà nghe thơm lạ lùng. Nó hun cái má phúng phín, hít cái mặt quằng quện của con Thêu. Lần đá dế nó phải xài bửu bối nên mới thắng được Bảy Thưa. Lần đá gà nòi nó có thuốc bùa của cậu Tư vì vậy mà đánh bại đối thủ. Chỉ riêng lần này nhờ con Thêu mà nó đại thắng. Nếu không có mặt con Thêu thì nó đâu có nuôi con cá khạp da bò. Con nhỏ là anh hùng của mọi đứa con nít nhà nghèo trong làng. Đứng nhìn theo Bảy Thưa và đàn em lủi thủi ra về nó thở dài cảm thấy tội nghiệp cho thằng bạn kém may mắn hơn mình. Nửa tháng sau thím Hậu đi thăm chồng trở về. Sáu thoát nợ. Thỉnh thoảng nó mới gặp con Thêu vì nhà con nhỏ ở tuốt trong vườn nên ít khi ra chợ. Mấy năm sau khi dọn nhà lên tỉnh nó nghe tin con Thêu chết vì đạn lạc trong một cuộc đánh nhau giữa lính Tây và lính Việt Minh. Cứ mỗi lần nhắc tới chuyện đá cá lia thia nó lại nhớ tới con Thêu. Nó tự hỏi sao một đứa con gái hiền lành và dễ thương như con Thêu lại chết sớm.( Trích trong tập truyện ngắn Quê Nghèo ) Mục lục Cá Lia Thia Khạp Da Bò Cá Lia Thia Khạp Da Bò Chu Sa LanChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: Tác giả VNthuquan.net - Thư viện OnlineĐược bạn: Thanh Vân đưa lên vào ngày: 30 tháng 6 năm 2010
vanhoc
Độc Lập là một xã thuộc huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Địa lý Xã Độc Lập nằm ở phía tây bắc huyện Quảng Hòa, có vị trí địa lý: Phía đông giáp xã Cai Bộ Phía tây giáp thị trấn Quảng Uyên và xã Quảng Hưng Phía nam giáp xã Chí Thảo Phía bắc giáp huyện Trùng Khánh. Xã Độc Lập có diện tích 36,55 km², dân số năm 2019 là 4.141 người, mật độ dân số đạt 113 người/km². Trên địa bàn xã Độc Lập có một số ngọn núi như: Bo Săm, Khau Kheo, Lũng Lạn, Nả, Nhà Làng, Pò Cáy, Roỏng Loỏng; có sông Bắc Vọng chảy qua và hồ Khưa Luông. Thủy điện Nà Tẩư nằm trên địa phận của xã. Tỉnh lộ 207 chạy qua xã Độc Lập theo hướng đông - tây, trên tuyến có cầu Ngườm Đẳn. Lịch sử Địa bàn xã Độc Lập hiện nay trước đây vốn là hai xã Độc Lập và Bình Lăng thuộc huyện Quảng Uyên. Ngày 20 tháng 10 năm 1964, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định 273-NV. Theo đó, tách 7 xóm: Na Leng, Khung Lung, Sóc Lạn, Nưa Thơm, Nà Sang, Nà Đơư, Bản Nưa của xã Độc Lập và xóm Ná Chá thuộc xã Đoài Dương, huyện Trùng Khánh để thành lập xã Bình Lăng thuộc huyện Quảng Uyên. Ngày 9 tháng 9 năm 2019, Hội đồng Nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành Nghị quyết số 27/NQ-HĐND về việc sáp nhập một số xóm thuộc hai xã Độc Lập và Bình Lăng. Trước khi sáp nhập, xã Độc Lập có diện tích 19,81 km², dân số là 2.305 người, mật độ dân số đạt 116 người/km², có 6 xóm: Đoỏng Pán 1, Đoỏng Pán 2, Hồng Đoàn, Nà Hoàng, Nà Phường, Nà Pheo. Xã Bình Lăng có diện tích 16,74 km², dân số là 1.836 người, mật độ dân số đạt 110 người/km², có 4 xóm: Đồng Khuôn 1, Đồng Khuôn 2, Nà Cha, Nà Lèng. Ngày 10 tháng 1 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 864/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Cao Bằng (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2020). Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Bình Lăng vào xã Độc Lập. Ngày 1 tháng 3 năm 2020, huyện Quảng Uyên giải thể để tái lập huyện Quảng Hòa. Xã Độc Lập thuộc huyện Quảng Hòa như hiện nay. Hành chính Xã Độc Lập được chia thành 10 xóm: Đoỏng Pán 1, Đoỏng Pán 2, Đồng Khuôn 1, Đồng Khuôn 2, Hồng Đoàn, Nà Cha, Nà Hoàng, Nà Lèng, Nà Phường, Nà Pheo. Chú thích Xem thêm
wiki
Nguyễn Ngọc Thanh Thảo (sinh 1981) là một người dẫn chương trình của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV). Cô từng tham gia nhiều phong trào Đoàn đội khi còn là học sinh trung học. Năm 2003, Thanh Thảo tốt nghiệp lớp phóng viên - biên tập của Trường Phát thanh - truyền hình 2 niên khóa 2000 - 2003. Cô từng là thành viên của "Câu lạc bộ dẫn chương trình" của Nhà văn hóa Thanh niên Thành phố. Khi đã là một MC của HTV, Thanh Thảo bắt đầu tham gia dẫn một số chương trình như: Nhịp sống Sài Gòn (2002 - 2010), Vui cùng Hugo (2003 - 2006), Tam sao thất bản. Cô cũng là người dẫn chương trình của cuộc thi Việt Nam Idol trong 2 năm liền. Ngoài công việc chính là một MC, Thanh Thảo cũng đang là nhân viên của một công ty hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo – tiếp thị – du lịch. Đời sống riêng Vào tháng 10 năm 2007, Thanh Thảo kết hôn với trưởng phòng kinh doanh Kim Sơn của Công ty dầu thực vật Cái Lân . Hai người đã có với nhau một con gái vào đầu năm 2010. Tham khảo Người dẫn chương trình Việt Nam Người Thành phố Hồ Chí Minh
wiki
Nội dung bài viết1 Tóm tắt Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy – Bài làm 1 2 Tóm tắt Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy – Bài làm 2 3 Tóm tắt Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy – Bài làm 3 Tóm tắt Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy – Bài làm 1 Trọng Thủy là con trai Triệu Đà. Triệu Đà mấy lần cất quân sang đánh Âu Lạc đều bị thua, bèn lấy cớ hòa hiếu, đưa con trai mình sang cầu hôn Mị Châu, con gái An Dương Vương, để dò thám bí mật của kẻ thù. Khi lấy được lòng tin yêu của Mị Châu. Trọng Thủy lừa nàng để đánh tráo nỏ thần đem về nước cho vua cha. Lúc từ biệt, Trọng Thủy còn hỏi vợ, nếu có binh biến giữa hai nước thì phải làm sao. Mị Châu bảo sẽ rắc lông ngỗng để tìm nhau. Triệu Đà nhờ có nỏ thần, đã đánh bại quân An Dương Vương. Khi Mị Châu cùng cha chạy trốn ra Biển Đông, Trọng Thủy đã tìm dấu lông ngỗng để đuổi theo. Thấy xác Mị Châu trước biển, Trọng Thủy ôm về an tang. Lúc tắm, Trọng Thủy nhìn thấy bóng Mị Châu dưới giếng nước, bèn lao đầu xuống giếng rồi chết. Tương truyền, khi người đời sau lấy ngọc do máu của Mị Châu hóa thành, đem rửa vào nước giếng đó thì ngọc trở nên sáng đẹp vô cùng. Tóm tắt Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy – Bài làm 2 An Dương Vương xây thành, hễ đắp tới đâu là lở tới đó. Vua phải nhờ tới sự giúp đỡ của Rùa Vàng mới xây xong. Trước khi từ biệt ra về, Rùa Vàng còn tặng cho nhà vua cái móng vuốt để làm lẫy nỏ, có thể bắn trăm phát trăm trúng. Nhờ có lẫy nỏ mà mấy lần Triệu Đà cử đại binh sang xâm lược, An Dương Vương đều chiến thắng vẻ vang. Một thời gian sau, Đà cầu hôn Mị Châu là con gái của An Dương Vương cho con trai mình là Trọng Thủy. An Dương Vươn bằng lòng mà không nghi ngờ gì. Trọng Thủy bảo Mị Châu lấy cho mình xem nỏ thần rồi đánh tráo, đem về nước cho cha. Triệu Đà lại cất quân sang xâm lược. Mất nỏ thần, An Dương Vương thua trận, bèn cùng Mị Châu chạy về biển Đông. Nhà vua cầu cứu Rùa Vàng, Rùa Vàng bảo: “Giặc sau lưng nhà vua đó”. An Dương Vương hiểu ra, tuốt kiếm chém đầu Mị Châu rồi cùng Rùa Vàng rẽ nước xuống biển Đông. Tóm tắt Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy – Bài làm 3 ADV là vua nước Âu Lạc, ông xây thành nhưng xây đến đâu đổ đến đo, sau đó nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng thì đã xây xong. Khi trở về, Rùa Vàng còn cho vua một cái móng vuốt để làm nỏ thần. Khi Triệu Dà đến xâm lược, thì đã bị nỏ thần của ADV tiêu diệt. Sau đó, Triệu đà xin cầu hòa và đã sang cầu hôn con gái của ADV là Mị Châu cho con trai của ông ta là Trọng Thủy. ADV đồng ý và đã cho Trọng Thủy ở rể. Trong thời gian ở rể thì Trọng Thiuỷ đã lừa Mị Châu để lây nỏ thần và trở về nước. Sau đó, Triệu Đà đem quân sang xâm lược Âu Lạc lần thứ hai, ADV ỷ có nỏ thần vẫn ngang nhiên ngồi đánh cờ, và kết quả là bị mất nước, ADV đem Mị Châu chạy ra biển, ra đến biển thì Rùa Vàng hiện lên nói “kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó”. ADV nghe vậy liền rút gươm ra đâm chết Mị Châu. Còn ông thì xuống biển. Về sau thì Xác Mị Châu biến thành ngọc, còn Trọng Thủy thương tiếc vợ nên đã nhảy xuống giếng tự tử. sau này, khi lấy nước giếng đó rửa với ngọc thì sẽ rất sáng.
vanhoc
BOT giao thông ở Việt Nam nói về quá trình phát triển, các khuyết điểm của các dự án đưa đến sự bức xúc của người sử dụng. BOT giao thông BOT giao thông là dự án hạ tầng giao thông được thực hiện theo mô hình đầu tư BOT, qua đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhà đầu tư xây dựng công trình, kết cấu hạ tầng và có quyền thu phí trong một thời hạn nhất định, sau đó chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà nước. Trạm thu phí BOT Vì những dự án giao thông BOT đều là vốn của nhà đầu tư nên khi chạy xe trên đường là các công trình giao thông BOT, người tham gia giao thông đều phải trả tiền tại các trạm thu phí BOT. Quá trình Hình thức hợp tác đầu tư giữa Nhà nước và tư nhân đã bắt đầu được triển khai ở Việt Nam khi Chính phủ ban hành Nghị định 77 ngày 18 tháng 6 năm 1997 về quy chế đầu tư BOT. Từ năm 1997 - 2007 trong lĩnh vực hạ tầng giao thông chỉ có những dự án quy mô nhỏ như: Cầu Cỏ May trên Quốc lộ 51, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổng mức đầu tư (TMĐT) 120 tỷ đồng; cầu Yên Lệnh nằm trên Quốc lộ 38 thuộc địa phận hai tỉnh Hà Nam - Hưng Yên (TMĐT trên 300 tỷ đồng, gồm phần BOT có giá trị 159 tỷ đồng, còn lại do ngân sách Nhà nước hỗ trợ),… Trong giai đoạn 2011 - 2015 có 62 dự án gồm: 58 dự án BOT (TMĐT 170.355 tỷ đồng) và 4 dự án BT (TMĐT 16.305 tỷ đồng). Thanh tra 2017 Kết luận của Thanh tra Chính phủ ngày 7 tháng 9 năm 2017 cho biết, phần lớn các dự án BOT là cải tạo, nâng cấp tuyến đường cũ nên càng làm tăng tình trạng dồn tích phương tiện giao thông ở những khu vực vốn đã đông đúc. Khiếm khuyết của Bộ Giao thông Vận tải Coi nặng tiêu chí hoàn vốn dự án, thiếu nghiên cứu hợp lý khả năng nộp phí của đối tượng tham gia giao thông cũng như sự ảnh hưởng đến chi phí hoạt động vận tải, chi phí xã hội trước khi quyết định đầu tư dự án; đặt một số trạm thu phí khoảng cách gần nhau bất hợp lý, giá phí tăng cao, tăng nhanh, gây khó khăn với người tham gia giao thông, không có sự lựa chọn nào khác. Việc xác định doanh thu theo phương án tài chính của một số dự án còn thiếu chuẩn xác, doanh thu thực tế của một số dự án chênh lệch cao so với phương án tài chính, sẽ là gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp tham gia giao thông. 100% là chỉ định thầu Chưa thực hiện đầy đủ quy trình xây dựng và công bố danh mục dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức BT, BOT vào tháng 1 hàng năm theo quy định của Chính phủ. Điều này dẫn đến thông tin cần thiết về chủ trương đầu tư, dự án chưa được công bố toàn diện, kịp thời đến các nhà đầu tư, làm hạn chế số lượng nhà đầu tư tiềm năng tham gia. Thực tế, hơn 70 dự án đã thực hiện không lựa chọn nhà đầu tư nào theo hình thức đấu thầu, 100% là chỉ định thầu trong đó có nhà đầu tư được chọn chưa đảm bảo năng lực dẫn đến nhiều bất cập, sai sót làm hạn chế hiệu quả thực hiện dự án. Kết quả kiểm toán nhà nước 2017 Qua kiểm toán, Kiểm toán nhà nước đã kiến nghị giảm thời gian thu phí hoàn vốn của 27 dự án BOT giao thông so với phương án tài chính ban đầu 107,4 năm, trong đó dự án giảm nhiều nhất là 13 năm 01 tháng, 12 ngày. Bức xúc người sử dụng Hiện nay, trong tổng số 70/88 trạm thu phí đang thu phí trên các tuyến Quốc lộ thì có 10 trạm khoảng cách 60 – 70 km, 20 trạm có khoảng cách dưới 60 km và 3 trạm nằm ngoài phạm vi dự án BOT. Các trạm thu phí không đảm bảo khoảng cách trên cùng tuyến đường hoặc được cho là đặt không đúng chỗ khiến người dân đi một đường nhưng lại phải nộp phí một tuyến đường khác, thậm chí không đi cũng phải nộp phí, gây nên bức xúc, như trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài ở Hà Nội thu phí hoàn vốn cho dự án BOT tuyến tránh thành phố Vĩnh Yên của tỉnh Vĩnh Phúc. Chuyên gia kinh tế Chung Thành Tiến cho là đặt trạm thu phí Cai Lậy ở vị trí trên Quốc lộ 1 để thu phí toàn bộ xe cộ đi trên tuyến và tuyến đường tránh là bất hợp lý: "Bộ Giao thông Vận tải cần nhanh chóng di dời trạm về đúng vị trí để yên lòng dân, không để xảy ra tình trạng ùn tắc như sáng ngày 30 tháng 11. Nhà đầu tư chỉ xây dựng tuyến đường tránh, trạm thu phí bắt buộc đặt trên đường tránh. Còn Quốc lộ 1 là hạ tầng cơ bản, được xây dựng từ ngân sách nhà nước thì không được thu phí của nhân dân. Về phần chi phí cải tạo Quốc lộ mà nhà đầu tư đã bỏ ra, Nhà nước phải hoàn trả." Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng - nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - nói tại tọa đàm khoa học "Các dự án BOT - chính sách và giải pháp" sáng ngày 8 tháng 9 năm 2017 tại Hà Nội, cần chấm dứt ngay việc thu phí BOT như kiểu "trấn lột" như hiện nay. Tình trạng người dân không qua đường BOT, làm đường ở một chỗ nhưng trạm thu phí đặt trên một con đường khác và vẫn bắt người dân nộp phí là bất hợp lý cần phải chấm dứt ngay. BOT Cai Lậy Sau khoảng nửa tháng đi vào hoạt động thu phí chính thức kể từ ngày 1 tháng 8 năm 2017, trạm thu phí BOT Cai Lậy gặp phải sự phản ứng gay gắt của giới tài xế đã phải tạm ngưng hoạt động. Tái hoạt động trở lại vào ngày 30 tháng 11 năm 2017, nhưng trạm thu phí BOT Cai Lậy tiếp tục gặp phải sự phản ứng quyết liệt, gây kẹt xe và có nguy cơ mất kiểm soát về an ninh, trật tự địa bàn. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vì vậy phải chỉ đạo trạm thu phí BOT Cai Lậy tạm dừng hoạt động từ ngày 4 tháng 12 năm 2017; đến ngày 7 tháng 10 năm 2022, trạm BOT Cai Lậy tổ chức thu phí trở lại sau 5 năm tạm ngừng. Bê bối Ngày 15 tháng 8 năm 2017 thảo luận về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách đầu tư công trình giao thông theo hình thức BOT tại Uỷ ban Thường vụ Quốc hội với sự có mặt của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc phân tích những tiêu cực : Nhiều nhà đầu tư lợi dụng BOT, nâng cấp đường đã đầu tư từ vốn đóng góp bằng tiền thuế của dân, chỉ tráng thêm một lớp nhựa mặt đường rồi thu phí: Ở tuyến tránh Cai Lậy (Tiền Giang). Mức phí thu ở đây còn cao hơn cả đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương. Đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, thực tế chưa mở rộng, mới chỉ cải tạo mặt đường, đã thu phí. Từ Hà Nội về Thái Bình có hơn 100km mà có 4 chặng đường BOT, 4 trạm thu phí. Có đoạn gần hết hạn thu phí đường chính thì lại mở thêm đường tránh để thu phí tiếp. Lợi ích nhóm Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Chính sách pháp luật và phát triển, cho là, "Hầu hết các hợp đồng BOT giao thông hiện nay đều có điều khoản bí mật ràng buộc các bên không được tiết lộ thông tin về tài chính, pháp lý hay kỹ thuật của dự án, là hoàn toàn không phù hợp với quy định của pháp luật...Bên cạnh đó, quá trình mời gọi nhà đầu tư, thẩm định, đàm phán ký kết hợp đồng cũng là một quá trình mật, vì anh chỉ định thầu không ai biết cả. Các nhà thầu có năng lực về phát triển hạ tầng khác cũng không biết để tham gia. Như vậy, Bộ Giao thông Vận tải đã triệt tiêu sự cạnh tranh về chất lượng, năng lực về công nghệ và cạnh tranh cả về giá, phí...Chúng ta thấy rất rõ có lợi ích nhóm trong các hợp đồng BOT giao thông, bởi có phải nhà đầu tư nào cũng vào đó được đâu và có phải ai cũng được chỉ định thầu đâu.. Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây Dựng, Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm nói phải minh bạch với người dân: “Tôi có thể nói, chứ không khẳng định, là có lợi ích nhóm ở trong đó. Người cho phép người ta thu phí trên con đường không đáng nên thu thì không phải cho miễn phí đâu. Người đó phải có lợi gì thì mới cho phép. Muốn ngăn chặn việc này thì phải minh bạch ra. Các dự án phải hỏi ý kiến dân, phải điều tra xã hội học. Đằng này các ông lại tự quyết với nhau. Đây là chuyện không đếm xỉa gì đến ý của dân cả, quan có ý kiến quan cứ làm. Dân mà phản đối thì nói dân ngu, dân hỗn…” . Trách nhiệm Thời kỳ bùng nổ các dự án BOT giao thông khi ông Đinh La Thăng còn giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (2011 – 2016). Ông Bùi Danh Liên — Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội nhận định: "Những méo mó trong đầu tư BOT giao thông xuất phát từ vấn đề mời thầu, phê duyệt dự án đến giám sát dự án. Mỗi giai đoạn dự án BOT giao thông đều cho thấy trách nhiệm của Bộ Giao thông Vận tải"..Nói chuyện tại Quốc hội, ngày 15 tháng 8 năm 2017, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa thú nhận đây là trách nhiệm của địa phương và Bộ Giao thông. Giải quyết UBND tỉnh Bình Dương vào ngày 12 tháng 9 năm 2017 cho biết vừa mua lại và xóa trạm thu phí An Phú trên Đường tỉnh 743 (thị xã Thuận An, nay là thành phố Thuận An) từ Công ty Cổ phần Vật liệu và Xây dựng Bình Dương, dừng kế hoạch lập hai trạm thu phí mới, đồng thời không kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT.. Nhận xét Bày tỏ quan điểm về các dự án theo mô hình BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) trong lĩnh vực giao thông tại Quốc hội chiều 18 tháng 11 năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ đã nhìn ra những bất cập trong hình thức này và đang quyết liệt chấn chỉnh. Chú thích Công trình công cộng Biểu tình tại Việt Nam Giao thông Việt Nam
wiki
Atlanta Falcons là một đội bóng bầu dục chuyên nghiệp Mỹ có trụ sở tại Atlanta. Falcons tham gia National Football League (NFL) là một câu lạc bộ thành viên của National Football Conference (NFC) South division. Falcons được thành lập vào ngày 30 tháng 6 năm 1965 và gia nhập NFL vào năm 1966 là một đội mở rộng, sau khi NFL đề nghị cho chủ sở hữu lúc đó là Rankin Smith một đội tư cách để ngăn ông tham gia Liên đoàn bóng đá Mỹ cạnh tranh (AFL). Trong 55 năm tồn tại, Falcons đã có thành tích 379-487-6 ( trong mùa giải thường và trong các trận playoff), giành chức vô địch khu vực trong các mùa giải 1980, 1998, 2004, 2010, 2012, và 2016. Falcons đã xuất hiện trong hai Super Bowl, lần đầu tiên trong mùa giải 1998 tại Super Bowl XXXIII, nơi họ thua Denver Broncos với tỉ số , và lần thứ hai sau 18 năm, thua New England Patriots với tỉ số trong Super Bowl LI. Sân nhà hiện tại của Falcons là Mercedes-Benz Stadium, được khai trương vào mùa giải 2017; trụ sở và cơ sở huấn luyện của đội nằm tại một khu đất rộng ở Flowery Branch, phía đông bắc của Atlanta, tại Hall County. Chú thích Đội bóng thuộc NFL Bóng bầu dục Mỹ Đội bóng bầu dục ở Atlanta
wiki
Jerzy Makarewicz (sinh năm 1907 tại Vienna - mất năm 1944 tại Kraków) là một họa sĩ người Ba Lan. Năm 1929, Jerzy Makarewicz bắt đầu theo học tại Học viện Mỹ thuật Jan Matejko ở Kraków và làm học trò của Władysław Jarocki. Tuy nhiên, do ủng hộ các tác phẩm nghệ thuật của Stanisław Szukalski nên ông bị đuổi học. Jerzy Makarewicz chuyển đến học tại Trường Mỹ thuật ở Warsaw và trở thành học trò của Tadeusz Pruszkowski. Sau khi hoàn thành chương trình học, ông chuyển đến Kraków và theo học họa sĩ Fryderyk Pautsch. Năm 1936, Jerzy Makarewicz mua lại một chiếc xe của gánh xiếc và tạo ra một xưởng vẽ di động (wędrująca Practiceownia) nhằm giúp ông có thể làm việc kết hợp du lịch. Năm 1943, ông bị bắt và bị cầm tù ở Kraków. Năm sau, ông bị sát hại tại trại tập trung Kraków-Płaszów. Jerzy Makarewicz chuyên vẽ tranh tĩnh vật, tranh chân dung và tranh phong cảnh. Ông lấy cảm hứng từ những bức tranh của các họa sĩ Sơ khai Flemish, chính điều này làm tăng thêm sức nặng cho loại màu ông sử dụng khi vẽ. Năm 1973, các tác phẩm của Jerzy Makarewicz được triển lãm tại Hội những người bạn Mỹ thuật Kraków (Towarzystwo Przyjaciół Sztuk Pięknych). Ông là con của Juliusz Makarewicz (1854-1936) và là anh trai của Maciej Makarewicz (1912-2009). Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 1907 Mất năm 1944 Họa sĩ Ba Lan thế kỷ 20 Họa sĩ Ba Lan Nam nghệ sĩ thế kỷ 20
wiki
Thế Lữ Một người hiếm có Anh ta là một người học trò rất lười, nhưng rất thông minh. Ngồi trong lớp, một phần tư trí nghĩ để vào lời giảng của thầy còn ba phần tư thì mơ tưởng. Giờ tập đọc, mọi người cắm cúi vào sách vở thì anh cắm cúi xem tiểu thuyết. Nhưng được cái ứng đối thì không ai bằng. Nghe một câu thầy giáo chợt hỏi, liếc mắt qua vào trang sách trên bàn, thế là đủ cho anh ta hiểu nên trả lời thế nào cho đúng. Bài nhà trường không đời nào chịu học. Nếu thầy gọi lên đầu tiên thì anh ta không nói được câu nào hết, nhưng nếu đã có ba bốn anh lên bảng trước thì anh ta vừa nghe vừa học vội một lượt là đọc bài cũng khá xuôi.Học hết năm thứ hai ban Thành chung, anh bỗng nhiên bỏ trường.Ra đời cũng khéo xoay xở như lúc còn đi học. Anh ta làm được đủ các việc: dạy tư, làm thợ chụp ảnh, vẽ kiểu nhà, thầu khoán... Cứ mấy hôm trước chưa hiểu biết công việc được mấy tý, mấy hôm sau đã ra người thành thạo trong nghề.Nhưng anh chẳng theo đuổi được việc gì lâu. Lần đầu, gặp nhau ở Hà Nội (hồi ấy tôi cũng mới ở ban Trung học ra) tôi hỏi anh thì anh vui vẻ đáp:- Tôi ấy à? Tôi giúp việc cho một trạng sư.Cách ba bốn tháng nữa tôi thấy anh vội vã đi ở đầu phố Hàng Ngang lại. Anh đạo mạo nói với tôi:- Bây giờ thì tôi buôn to. Tôi đang tính mở một đại lý độc quyền bán xà phòng cho khắp Đông Dương... Có lẽ buôn thêm các hàng tơ lụa gấm vóc.Lần khác tôi thấy anh mua từng đệm giấy đánh máy và cắp dưới nách những sách về kế toán, về nhà băng, với một vài cuốn dạy thế giới ngữ.- Thế nào anh Sáng? - Sáng là tên anh ta – Cửa hàng có chạy không?- Cửa hàng nào?- Đại lý độc quyền xà phòng ấy mà!- à! Chạy lắm chứ. Nhưng tôi nhường lại cho mấy người bạn rồi. Tháng trước các anh ấy đến Hà Nội chẳng có việc gì làm hết.Rồi mỗi lúc thay một nghề khác, người con trai ấy ngược xuôi ở Hà Nội trong cảnh ồn ào náo động, lúc nào cũng nhanh nhẹn, tháo vát, lúc nào cũng tươi cười. Anh ta coi việc sống ở đời như người đánh tam cúc mua vui, thua ván này, bày ván khác.Tôi không đến chơi nhà Sáng bao giờ, vì anh ta rất hay đổi chỗ ở. Gặp nhau chỉ trong những lúc tình cờ ở giữa phố, cùng đứng lại bắt tay, nói đôi ba câu chuyện, rồi mỗi người lại đi một ngả đời riêng.Tôi còn gặp Sáng bốn năm bận nữa, khi thì ngồi trên xe tay cất mũ gọi với tôi hỏi thăm sức khỏe, khi thì đến cạnh vỗ vai tôi trong một rạp chiếu bóng, khi thì chắp tay sau lưng miệng huýt còi, đi lững thững trên bờ Hồ Gươm. Vẻ mặt sáng sủa, trẻ trung của anh lúc nào cũng hớn hở. Tôi nghĩ bụng: Anh chàng này thực là người sung sướng, thấy cuộc đời cái gì cũng đáng yêu.Lần sau cùng gặp anh năm ấy, tôi thấy anh ăn mặc rất sang, bước trên chiếc xe hơi lộng lẫy xuống cùng một thiếu nữ diễm lệ, nhan sắc cao quý và thông minh. Anh chạy lại bên tôi, vồn vã như tìm thấy một người thân xa cách lâu ngày, rồi giới thiệu:- Anh Lê Văn, làm báo, cô Kiều Trang, một người bạn gái của tôi.Tôi nhìn Sáng tỏ ý ngợi khen anh, và đưa mắt hỏi xem &quot;người bạn gái&quot; kiều diễm ấy là người thế nào. Sáng mời cô kia vào hàng Gôđa trước rồi đi cạnh tôi theo sau. Anh se sẽ nói:- Anh ạ, tôi vừa viết xong một cuốn văn.- ồ! Lại làm văn sĩ nữa.Anh gật:- Kịch sĩ. Tôi vừa soạn được một vở kịch để tặng riêng cô Kiều Trang. Cô là một nhà nghệ sĩ diễn kịch có đại tài... Tôi được quen biết cô cũng do một buổi diễn kịch mà cô đóng vai chính...Anh bắt tay tôi, xin lỗi, rồi đến bên người thiếu nữ, nhã nhặn, săn sóc đưa đi xem các đồ trang sức trong căn hàng.Hồi ấy anh ta đang làm phái viên đi rao hàng cho một hãng xe hơi.** *Từ đó, bẵng đi đến hơn ba năm, tôi không trông thấy Sáng đâu cả.Tôi thì vẫn đi theo cuộc đời cầm bút bình thường của tôi. Còn Sáng có lẽ vẫn sống một cách kỳ khôi trong cuộc đời bất định của anh, một cuộc đời uyển chuyển đầy rẫy những sự mới lạ.Tôi cho anh ta là một người lãng mạn hiếm có, không chịu ở lâu trong một địa vị nào; mà tâm tính với tài năng thì thích hợp được với đủ các hoàn cảnh, các công việc của đời. Sáng cũng tự biết mình như thế. Anh thường nói: &quot;Tâm với trí tôi như nước, đổ vào bình nào cũng rất dễ, mà lấy theo hình nào cũng được&quot;.Bỗng một hôm, trong một hiệu cao lâu nhỏ phố Hàng Buồm, tôi chú ý nhìn một người thiếu niên quần áo lôi thôi, mũ chụp xuống gần mắt. Chàng ta đang cắm cúi đọc một tập báo để bên cạnh mấy bát đồ ăn nguội dần. Lúc người ấy cầm đũa ngẩng đầu lên, tôi nhận ra thì chính anh Sáng. Nhưng không là anh Sáng chững chạc, xinh trai tôi gặp hồi trước nữa. Nước da anh ngăm ngăm đen, vẻ mặt như rầu héo đi; trong đôi mắt vẫn lanh lẹ thông minh, tôi thấy phảng phất có một vẻ âu sầu.Tôi lại gần vỗ vai thì anh tươi cười ngay, đứng lên gọi hầu sáng lấy thêm thức ăn và hỏi tôi:- Anh mạnh chứ?- Mạnh. Còn anh?- ồ! Tôi thì bao giờ cũng vậy, khỏe mạnh lạ thường mà &quot;mần công chuyện&quot; cũng nhiều lạ thường. Đời vui lắm anh nhỉ!Giọng nói mạnh bạo, câu nói nhanh mà vui cùng với những tiếng cười giòn, thực thà, và đôi mắt linh động ấy lại khiến tôi hơi ngạc nhiên cho cái vẻ buồn rầu tôi thấy trên mặt anh mấy phút trước.Tôi hỏi Sáng:- Lâu nay anh ở đâu mà tôi không gặp?- ở nhiều nơi lắm: Sài Gòn, Mỹ Tho, Phnômpênh, Tourane, rồi Huế, rồi Thanh, rồi bây giờ lại Hà Nội.Anh cho tôi biết rằng trong khoảng ba năm trời nay anh có vất vả hơn trước, nhưng anh cũng giầu có hơn. Làm giầu để mà sung sướng, để mà yêu đời. Anh biết được rất nhiều người mà nhất là biết thêm được nhiều nghề mới:- Anh ạ, tôi muốn sống gấp bốn năm người khác, nghĩa là muốn trong ngót ba mươi năm của tôi, tôi thấy, tôi nghe với tôi làm bằng người sống tám chín mươi năm... Tôi học ở nhà trường ít là vì tôi muốn ra đời sớm. ở trường tôi còn học riêng cho biết rộng thêm nhiều... Bây giờ tôi theo đuổi mỗi việc một hồi ngăn ngắn, nhưng việc nào tôi làm cũng chu đáo, cũng hoàn toàn như người đã sống trong nghề lâu năm. Tôi làm xe hơi ở Phnômpênh, làm thư ký lục sự ở Sài Gòn, làm kế toán ngân hàng, rồi có lúc làm cả bầu hát nữa. Lúc nào cũng hết lòng, lúc nào cũng hăm hở. Nếu có một ngày kia tôi hết muốn hoạt động là tôi khổ lắm. Không hoạt động nữa là chết, thà quyên sinh đi còn hơn!Anh nói những câu đó một cách tự nhiên và miệng vẫn tươi cười. Nhưng tôi đoán như trong đó có một vài điều lo âu u ẩn.Tôi chợt hỏi:- Thế nay anh định làm gì ở đây?Sáng vừa cho thìa làm tan đường trong cốc cà phê, vừa yên lặng mỉm cười:- Tôi bây giờ ấy à? Tôi định mở ở Hà Nội một phòng xem tướng số.Rồi không để ý đến sự kinh ngạc của tôi, anh nói luôn, không ngừng:- Tôi nói thật đó. Tôi xem tướng giỏi lắm. ít ra cũng đè bẹp được tụi thầy Tầu ở đây. Vì tôi có sách, có phương pháp hẳn hoi. Đây, tờ báo tôi mới đăng mấy câu rao hàng, tôi đọc anh nghe thử:&quot;Giáo sư Huỳnh Ba, số... Đường Thành, Hà NộiThầy tướng số đại tài mới xuất hiệnBiết việc trăm năm về trướcVà năm trăm năm về sauĐoán định theo phương pháp khoa học tối tân.Người hoài nghi đến đâu cũng phải tin phục.Tiếp khách từ 10 giờ đến 12 giờ và từ 16 giờ đến 20 giờ&quot;.- Giáo sư Huỳnh Ba, không phải là một tên vu vơ. Chỉ trong vòng một tháng là cả Hà Nội sẽ biết tiếng giáo sư Huỳnh Ba, mà công cuộc của tôi sẽ có kết quả rất vững.Lúc từ giã Sáng ra về, tôi vẫn còn lấy làm lạ cho con người táo bạo ấy. Việc đời đối với tôi là một việc khó khăn, phải thận trọng từng ly từng tý, thì đối với anh ta lại như một trò chơi. Anh coi việc gì cũng thường, cũng dễ, mà dúng tay vào việc gì cũng tin là thành công.Năm giờ chiều sau hôm gặp anh ở Hàng Buồm, tôi tìm đến Đường Thành, mắt đã trông ngay thấy tấm biển lớn trên có tên &quot;Giáo sư Huỳnh Ba, thầy tướng số đại tài&quot; kẻ bằng chữ đỏ. Tôi bước vào, một phòng khách rộng và lịch sự, đồ đạc như mới sắm, thì ở đấy đã có một người thiếu phụ ăn mặc xa hoa ngồi đợi. Bên kia bàn, một người đàn ông đang giở đọc mấy tờ tạp chí.Bên trong, sau bức bình phong, những tiếng nói chuyện đưa ra, đều đều và nhỏ. Một lát, một người vận âu phục, dáng bệ vệ bước ra, đi trước một ông trạc hơn bốn mươi tuổi, đeo kính trắng, tay cầm bút, vẻ nghiêm trang như một nhà tu hành. Người này cúi chào mấy người khách đang chờ và đưa người bệ vệ ra tới cửa. Tôi đã toan đứng dậy hỏi thì người đeo kính trắng cười và lơ lớ nói bằng giọng Sài Gòn:- Mời ông Lê Văn ngồi chơi đó, tôi coi cho bà khách đây rồi xin tiếp ông sau. Mời bà vô.Tôi không biết người thầy tướng kia bao giờ, cũng không nói trước cho Sáng biết là tôi sẽ đến thăm, thế mà sao ông ta biết tên họ tôi và nhận ngay được mặt. Sau đó chừng hai mươi phút, tôi còn đang tìm hiểu việc vừa rồi, thì người đàn bà đi ra, vẻ mặt hớn hở. Ông thầy tướng lễ phép tiễn khách ra đến cửa, đóng lại cẩn thận rồi nhìn tôi trân trân:- Anh bỏ hộ tôi nét mặt ngây ngô kia đi một tí, rồi vào đây nói chuyện một lúc chơi.Câu nói bằng giọng Bắc, mà chính là giọng anh Sáng. Tôi chưa kịp đáp thì &quot;ông thầy tướng&quot; đã kéo tôi vào trong, bỏ bộ râu hoa râm và mục kỉnh ra rồi cười:- Bốn tháng đóng kịch với hai tháng làm bầu hát cũng quá đủ cho tôi đổi được cả giọng nói cho lẫn dáng người. Lần này tôi cũng đóng kịch, Lê Văn ạ, nhưng đóng một tấn kịch quan trọng... Tôi cần phải quảng cáo cho phòng xem tướng này... bởi vì tôi muốn gặp rất nhiều người ở đây, nhất là một người tôi để tâm tìm kiếm mãi.Tôi hỏi:- Tìm một người? Ai thế?Trong mắt Sáng thoáng qua một vẻ buồn, nhưng anh vội cười, nhìn tôi một cách tinh ranh và để một ngón tay lên miệng:- Bí mật nhà nghề... Vả chuyện hơi dài một chút, tôi sẽ kể anh nghe sau.** *Khách đến phòng giáo sư Huỳnh Ba ngày một đông. Không đầy nửa tháng, mà một phần Hà Nội trí thức đều biết tiếng nhà tướng số đại tài.Sáng coi sự thành công đó là một lẽ rất thường. Anh bảo tôi:- Tôi nổi tiếng cũng là sự tất nhiên, có chi là lạ lắm. ở đời chỉ khéo khu xử một chút là việc gì cũng xong. Tôi biết xem tướng thật thà, chứ không thèm khoác lác lừa dối ai, nhưng tôi cần quảng cáo cho người ta phục tôi ngay lập tức.Tôi hỏi anh học tướng số ở đâu, và vì đâu anh lại nảy ra cái ý kiến làm thầy tướng thì anh cười:- Khoa tướng số thì sách Tây, sách Tầu thiếu gì? Tôi chỉ cần đọc dăm quyển, cần thực hành trong lúc chuyện trò với chú ý so sánh, đoán xem tâm lý từng người... thế là đủ. Từ hôm mở phòng đến nay, tôi thấy nghệ thuật mới của tôi tấn tới nhiều lắm, hình như đã kinh nghiệm lâu rồi. Tôi biết rõ thêm được nhiều tình trạng lòng người - tôi không những chỉ dẫn cho đường số mệnh cho người ta tôi lại biết yên ủi những nỗi buồn khổ của người ta nữa.Còn như anh muốn biết vì đâu tôi làm thầy tướng... thì trước hết, tôi là người thích biết nhiều nghề. Nhưng xin thú thực đó không phải là lẽ chính. Tôi mở phòng này chỉ vì một chuyện riêng của tôi - một chuyện tình, anh ạ.Sáng yên lặng một lát, đôi mắt lơ đãng nhìn đi một phía, tay gõ điếu thuốc lá xuống bao diêm... Anh lại trông tôi, vừa mỉm cười vừa thở dài:- Phải. Cũng vì một chuyện tình, vì một người đàn bà mà tôi lại đến thành phố này, xếp đặt ra cảnh tượng anh thấy hôm mới đến chơi đây, làm nổi tiếng cho một cái tên lạ lùng. Tôi muốn gặp mặt người ấy mà người ấy không nhận ra tôi... tôi muốn làm thầy tướng Huỳnh Ba để hỏi xem người đàn bà ấy đối với Lương Văn Sáng còn có chút tình nghĩa gì không, nếu không còn thì Huỳnh Ba khuyên cô đừng nên tệ bạc như thế. Vì tôi biết cô hay tin khoa tướng số, và biết thế nào cô cũng sẽ tìm đến đây. Tôi sẽ kiếm cách nối lại cái tình tha thiết của Sáng với cô... ờ đó là một cái mưu. Có lẽ là cái mưu chẳng cao thượng gì, nhưng nó sẽ giúp tôi lấy lại được người tôi yêu, nó sẽ đem lại cho tôi cái hạnh phúc đã mất.- Anh còn nhớ cô Kiều Trang không? Người thiếu nữ anh gặp đi với tôi vào hàng Gôđa ba năm về trước ấy mà! Người yêu của tôi đó. Trời ơi, tôi yêu cô ta không biết ngần nào. Cô ta là người lãng mạn, là một người cuộc đời cũng sôi nổi như đời tôi, một hạng gái giang hồ thông minh. Cô đã tệ bạc, ác nghiệt với tôi nhiều, nhưng tôi không thể ghét cô được. Để tôi kể thiên tình sử của tôi cho anh nghe&quot;.Thiên tình sử ấy, Sáng thuật lại với tôi một cách rõ ràng, miệng vẫn tươi cười, mắt vẫn linh động, như người kể một chuyện vui, nhưng cái giọng nói ôn tồn, thân mật của anh nghe vẫn có những vẻ buồn thảm.Sáng được biết Kiều Trang trong một buổi diễn kịch. Nhan sắc của cô làm cho Sáng vơ vẩn, lúc nào cũng thấy hình ảnh cô hiện đến trong tâm trí. Sáng tự bảo mình rằng: &quot;Thôi ta yêu cô mất rồi!&quot;. Thế rồi một buổi tối kia, Sáng viết xong một vở kịch mà vai chính rất thích hợp với tài cô và vừa ý cô. Sáng giữ vở kịch tặng riêng Kiều Trang, viết hai bức thư cho Kiều Trang, nhận được ba bức thư cô trả lời: hai người quen nhau từ đó. Rồi từ đó thân nhau, rồi yêu nhau, rồi lấy. Cuộc tình duyên se kết một cách tự do, không theo khuôn phép.Chiếm được hòn ngọc vô giá là trái tim kia được ngót hai năm, thì Kiều Trang không cho Sáng là người đáng yêu nữa. Còn Sáng thì vẫn không thấy người đàn bà nào đáng quý hơn, nhan sắc hơn Kiều Trang.Hồi ấy ở Sài Gòn là nơi Sáng quyết chí làm giàu cho người yêu sung sướng, anh ta một lúc làm hai ba việc, tiền của thu về gấp bốn năm người cùng nghề. Kiều Trang muốn đưa vở kịch của anh đăng lên tờ báo Phụ nữ kia, nhưng anh xin cô đề tên soạn giả là Kiều Trang, vì chính anh có ý làm văn sỹ đâu. Vở kịch nếu không cốt để làm quen với cô thì không đời nào Sáng soạn.Kiều Trang vì thế mà được nhiều người coi là một bậc nữ kịch sĩ, nhiều người khen ngợi và nhân đó thường gặp một ông điền chủ giàu lớn, sắp cho ra một tờ báo Phụ nữ hằng tuần. Cái danh vọng làm cho lòng Kiều Trang say sưa và thờ ơ với Sáng. Rồi trong lúc anh ta ngược xuôi, khi Cao Miên, khi Lục Tỉnh, thì Kiều Trang kết bạn với bọn người theo cô o bế tâng bốc để làm cô quên dần người đã hết lòng chân thực yêu cô.Lúc Sáng biết ra, thì đã muộn. Anh ta hoảng hốt tìm cách cố giữ tình nhân lại, nhưng lòng Kiều Trang đối với anh không còn chút cảm tình nào. Sáng toan viết báo, làm văn thơ để trở nên một nhà văn có tiếng như những người có tài cô vẫn mến phục, thì Kiều Trang lại yêu một người kép hát trứ danh. Lập tức bỏ nghề văn sĩ, Sáng cũng theo một gánh hát cải lương để tập nghề. Anh ta hết sức nhảy nhót pha trò trên sân khấu, chiều ý hết thảy mọi người và khổ công rèn luyện mới mua được một chút hoan nghênh của công chúng. Làm kép phụ đóng những vai thường trong ít lâu rồi lên kép chính, rồi sau cùng vừa soạn vở vừa làm bầu một gánh hát lớn ở Sài Gòn. Chủ tâm của anh là làm thế nào cho Kiều Trang lại phải chú ý đến anh.Sáng muốn cho cô biết rằng anh không những có thể làm nên giầu có, anh lại còn có tài, có chí, và gây cho mình cái danh vọng rực rỡ chẳng kém gì các người tình địch của mình. &quot;Nhưng Kiều Trang cũng như con chim xanh kia quá ham mê những ánh sáng xa lạ đâu đâu, không bao giờ tưởng đến lúc trở về cảnh cũ&quot;.Sáng nói tiếp:- Bây giờ Trang hiện đang ở Hà Nội, đang mải miết trong cuộc vui thú mới, có lẽ cũng không có giây phút nào nhớ rằng ở đời này, còn có anh Lương Văn Sáng là người không bao giờ quên Trang... Tôi đã tìm cách nhắc cho cô nhớ đến tôi như anh đã biết, nhưng không ích gì - hay là chưa ích gì. Vậy tôi còn nhiều cách khác mà cách làm thầy tướng này là một, tôi đã dự bị sẵn sàng các câu nói để đánh vào lòng tin số mệnh của Kiều Trang, rồi tôi sẽ lựa lời để làm cô cảm động. Chắc cô đã chán cuộc đời phiêu lãng, có lẽ cô cũng muốn tìm nơi yên ấm để hưởng lại thú bình tĩnh êm ái của một gia đình... Tôi sẽ hiến cô cái gia đình nhỏ mà êm ái kia... Tôi sẽ đón cô vào, và cô sẽ chẳng có lỗi gì, tôi sẽ làm cho cô quên hết mấy năm qua, sẽ làm cho cô sung sướng gấp trăm lần thuở trước...Ngày mai Kiều Trang sẽ tới đây do một người bạn gái mách. Giáo sư Huỳnh Ba được các bạn phụ nữ hoan nghênh lắm. ồ! Tôi sẽ không biểu lộ sự cảm động, tôi sẽ đóng vai kịch một cách hết sức tự nhiên... Mà Kiều Trang sẽ tin lời giáo sư, sẽ không nhận ra tôi, và sẽ lại thương Lương Văn Sáng như trước. Có phải không? Việc gì tôi cũng làm được cả, huống chi việc này? Mai, tôi sẽ thi hành một kế trong những kế cùng, nhưng tôi quyết là đắc thắng.Lúc tiễn tôi ra cửa, Sáng nói đùa một câu:- Tôi quả là một thầy tướng có kỳ tài. Người khác chỉ biết đoán việc thời thế về trước và về sau. Tôi thì tôi xếp đặt số mệnh của tôi và của người khác.Anh bắt tay tôi rất mạnh. Trong cử chỉ ấy tôi thấy cả lòng tự tin và chí quả quyết của người con trai khác thường kia.** *Cách đó bốn hôm, một buổi sáng chủ nhật, anh đến chơi nhà tôi thì tôi còn đang ngủ. Anh gọi tôi dậy rồi mắng khôi hài:- Anh nên sống lâu lâu một chút, chứ cứ quyên sinh bằng cách ngủ muộn thế thì thực là tồi. Mặc quần áo mau lên rồi đi chơi với tôi đi. Buổi sáng đẹp khiếp thế này mà ngủ hay ở nhà thì là một tội ác.Anh mở cửa sổ huýt còi nhại lũ chim hót trên cây trong lúc tôi rửa mặt chải đầu, rồi quay lại ngắm mình trong gương và sửa hộ tôi cái ca vát. Mặt anh hình như sút đi nhưng anh khoát tay bảo:- Cần quái gì. Đêm qua không ngủ tý nào nhưng tôi dự định được nhiều việc hay lắm. Tôi xem báo thấy lão Voàng On vỡ nợ mà tôi cười đến chết. Lão làm việc xoàng không biết đến chừng nào mà kể. Tôi có của như lão thì hai năm là nổi cơ nghiệp to.Anh lại cho tôi biết rằng hãng xe hơi ở Nam Vang anh nhường việc trông coi cho một người quen bây giờ tấn tới lắm.- Tôi mà vào Nam chuyến này thì còn nhiều việc có lợi nữa.Ra ngoài đường, tôi hỏi Sáng:- Cô Kiều Trang đã gặp anh rồi chứ?Sáng liếc nhìn tôi, nháy một mắt, vừa cười vừa lắc đầu:- Cô Kiều Trang không gặp tôi bao giờ; chỉ gặp giáo sư Huỳnh Ba thôi.- ừ. Rồi thế nào?- Thế nào? Cô Kiều Trang vẫn trẻ, vẫn đẹp như xưa, mà cô nói chuyện có duyên quá. Huỳnh Ba cũng vậy, nên cô phục Huỳnh Ba vô cùng.Trên nét mặt, trong đôi mắt của Sáng, tôi như thấy vẻ khác lạ thoáng qua, nhưng lúc ấy thì không chú ý đến lắm.Bỗng anh trỏ bọn trẻ con đang nô nghịch trên bờ hè:- Bây giờ thì mình không nghịch như chúng nó nữa nhỉ. Mình khôn hơn chúng nó: Mình nghịch một cách buồn cười hơn.Rồi anh cúi xuống đón bắt quả bóng lũ trẻ đá đến gần. Đặt bóng xuống, anh nhằm bóng rất lâu, lấy đà chân rất mạnh, nhưng cố ý đá hụt để cho lũ trẻ phá lên cười.Nhân thể, anh nói chuyện với tôi về tính vui hồn nhiên của tuổi thơ ngây, nhắc đến những lúc còn bé dại, đến lúc đi học hay đánh nhau với anh em bạn; lúc bị thầy giáo phạt, rồi bình phẩm các thầy giáo và các bạn chung của chúng tôi:- Ông Biên thầy cúng, chẳng biết bây giờ còn ngâm thơ bằng cái giọng khàn khàn nữa không?... Ông Lương pha trò sao mà nhạt thế... Ông Đàm hôm nọ tôi gặp ở phố Hàng Bún đang lau kính, đi lò dò như con cò hương. Anh còn nhớ hồi ông mới đến dạy chúng ta không? Tôi hay chế ông ta nhất.Lúc nhắc đến bạn thì anh ta nổi giận với một vài anh cả đời chỉ gí mũi vào quyển sách, toán pháp và khoa học thì giỏi ghê giỏi gớm, mà trông mặt ngô nghê như chúa tầu nghe kèn. Anh đạo mạo nhắc lại câu nói của một giáo sư anh phục riêng: &quot;Một người học trò tốt là một anh đần độn&quot;.Đi tới bên bờ Hồ Gươm, anh giữ cánh tay tôi bảo nhìn một người vừa đi qua:- Kìa, anh trông hộ tôi cái anh chàng cầm ba toong vung tít lên kìa. Anh ta có vẻ bằng lòng lắm nhỉ!Gặp mấy cô con gái, anh đợi họ đi khỏi rồi ngả mũ chào, nói khe khẽ một câu tiếng Tây để họ không nghe thấy: &quot;Vous êtes bien nobles, mes demoiselles&quot;.Rồi một lát:- Nhưng cô đi một mình đằng xa kia thì khá lắm. Xin kính chào quý nương.Chúng tôi cứ thế đi lang thang từ Hàng Trống đến nhà bưu điện, rẽ ra bờ sông, đi lộn về Tràng Tiền rồi qua Hàng Khay, Sáng luôn luôn cất mũ chào và bình phẩm cử chỉ, dáng điệu từng người:- Bà kia giá béo chút nữa thì cửa Gôđa phải xây rộng thêm. Cậu công tử kia cái mũi hơi đỏ. Trời! Cô kia đi sao mà dẻo thế.Còn tôi thì cũng lây cái vui vẻ của anh. Lúc đó tôi chắc rằng Sáng trong lòng hẳn có điều khoan khoái, sung sướng. Ôi! Quả thực không có cái gì sâu kín bằng lòng người.Đến mười một giờ, Sáng kéo tôi vào hàng bánh bắt ăn thực no. Anh vừa nhai vừa nói, luôn mồm nhắc đi nhắc lại câu:- Đời vui đẹp quá!Sắp chia tay, thì một người bạn chúng tôi vừa qua nhà, ra gọi tôi:- Văn, Văn, vào đây chơi!Chúng tôi vào thì bạn rủ đánh tổ tôm. Thấy Sáng ngần ngừ tôi hỏi:- Anh biết chơi tổ tôm chứ?- Sao không biết.- Đánh chơi mấy hội.Sáng nghĩ một lát, &quot;chậc!&quot; một tiếng, rồi tươi cười đáp:- ừ thì đánh, nhưng góp nhỏ thôi!Trong cuộc, Sáng là người hay nói nhất, mà ù được ván nào to thì anh cười vỡ cả nhà. Một lần, anh ngồi thừ người ra, đôi mắt mơ mộng. Tôi nhìn anh hỏi:- Anh nghĩ gì thế?- Phiền quá, tôi đánh hớ một nước không thì chờ đã lâu.** *Chiều hôm đó, ăn cơm ở nhà người bạn tôi, lúc ra về, Sáng dặn nhỏ tôi:- Tôi để lại phòng xem tướng cho mấy người bạn rồi, họ muốn làm gì thì làm; hay cứ giữ cái nghề xem tướng cũng được.- ồ, thế còn anh?- Tôi, tôi không cần đến nghề ấy nữa, dễ thường anh tưởng tôi làm giáo sư Huỳnh Ba suốt đời ư? Tôi hiện thuê nhà riêng, nhà tôi ở Hàng Đậu, số 25 bis, sáng mai anh đến chơi, tôi muốn cho anh biết một tin này hay lắm.Tôi y hẹn, sáng hôm sau, trước khi đến nhà báo, tôi ghé qua thăm anh. Bước vào nhà thì người đầy tớ nói anh còn ngủ và đưa cho tôi một cái phong bì. Tôi không đời nào quên sự kinh ngạc của tôi khi đọc bức thư trong đó.Hà nội, 4 giờ sáng ngày chủ nhật18 Mars 1935(Thì ra bức thư anh viết từ sáng hôm qua, trước khi đến lôi tôi dậy)Anh Lê Văn.Tôi không là Huỳnh Ba nữa đâu, cũng không là Lương Văn Sáng nữa, vì khi anh đọc bức thư này thì tôi ngủ yên rồi - ngủ một giấc ngàn năm, theo lối văn sáo người ta vẫn ưa viết. Chỉ khác một điều là ngủ thì vẫn thở, có người vừa thở vừa ngáy, nhưng tôi thì không.Anh ngạc nhiên làm quái gì? Câu pha trò của tôi ít ra cũng có ý vị hơn những câu nhạt của thầy giáo Lương và một ít nhà khôi hài khác. Vậy thì, như tôi đã nói, tôi đi ngủ một giấc ngàn năm. Cái đó cũng chẳng khó gì (cũng chẳng khó hơn bao nhiêu công cuộc nghề nghiệp tôi làm trong đời tôi): chỉ cần nhá gấp mười liều thuốc ngủ lên là xong chuyện.Tại sao tôi lại làm thế? Thì cứ nói phăng ngay tại sao tôi lại tự tử. Tại rằng là... tôi muốn thế chứ sao! Mà tôi muốn thế là vì tôi không còn tâm trí đâu thích làm việc nữa. Đó là một lẽ. Còn lẽ nữa cũng quan trọng lắm: là từ nay Kiều Trang nhất định không yêu tôi. Người thiếu nữ kiều lệ kia đổi tình nhân cũng như tôi đổi nghề. Tôi chỉ tiếc rằng tài trí tôi yêu thích được nhiều nghề nhưng lòng tôi chỉ yêu được một người, được một lần thôi! Quái thực!Tôi yêu Kiều Trang thế nào tôi đã nói cho anh biết đấy. Trang tệ với tôi nhưng tôi không tệ được với Trang; tôi đã yêu Trang thì Trang phải là của tôi, nếu không thì tôi tưởng sự sống không còn có nghĩa gì nữa.Tôi đã phấn đấu, đã hoạt động suốt một đời tôi rồi, tôi làm bao nhiêu việc, theo bao nhiêu nghề, là cốt để sung sướng hơn lên. Mỗi phen thay đổi tức là một phen tôi &quot;làm lại cuộc đời&quot; của tôi. Lần nào đổi mới cuộc đời của tôi cũng hay cũng đẹp thêm một đôi phần, vì tôi đã định làm việc gì, là việc ấy phải được. Thế mà có một &quot;điều&quot;... một &quot;sự&quot; - không phải - một &quot;cái&quot; không thể nào &quot;làm lại&quot; theo ý muốn: ấy là lòng em Trang yêu quý của tôi.Tôi biết thế từ hôm tôi gặp Trang ở nhà giáo sư Huỳnh Ba kia, chính em Trang thú thực với Huỳnh Ba như thế. Tôi toan lấy lẽ nhiệm màu khoa lý số để lừa lọc lòng Trang, nhưng trông đôi mắt của Trang thì tôi thấy rõ vẻ lạnh lùng khi tôi đả động tới Lương Văn Sáng.Ngay trước khi thực hành cái mưu tướng số, tôi đã bảo tôi rằng: &quot;Hạnh phúc của ta ở Trang. Vậy nếu Trang không muốn trở lại với ta, thì thôi! Thế là hết hạnh phúc. Vậy ta không cần làm gì nữa cũng được. Ta quyên sinh đi cho khỏi buồn lâu&quot;.Trang đến cho tôi coi tướng, luôn thể đến gián tiếp hạ cái lệnh bảo tôi đi ngủ đi là xong nếu tôi không yêu người khác được. Mà yêu người khác thì không thể được, vì tôi không thấy lòng tôi muốn thế. Thế có buồn cười không?Đêm vừa rồi, tôi nằm ngâm hát rất lâu, rồi ôn lại những công việc của tôi, rồi ôn lại lúc gặp Trang, yêu Trang, giận Trang; cuộc đời ái ân của tôi sao mà đằm thắm đến thế... Tôi không muốn ngủ đêm nay vì đêm mai tôi sẽ ngủ luôn thể, sực nhớ đến anh là người tôi đã ngỏ chút tâm sự, tôi liền viết mấy hàng này.Tôi trông ra cửa sổ, mặt trời đã dần ló đằng đông... Ngày hôm nay hẳn là tươi đẹp, tôi muốn vui cho trọn cho đến lúc chết, nên tôi định viết thư này xong sẽ đi chơi... Có lẽ tôi sẽ lại rủ anh đi cho có bạn.Chào anh lần sau cùng,Lương Văn SángT.B.- Nếu tiện, anh sẽ thản nhiên làm như chưa đọc thư này, mở cửa phòng vào đánh thức tôi (vì tôi không khóa cửa), và gọi không thấy tôi dậy, sẽ bảo cho người ta biết. Anh liệu làm cho người ta tin rằng tôi chết vì uống thuốc ngủ quá độ, chứ không phải vì quyên sinh. Tôi không muốn cho K.T. biết rằng Lương Văn Sáng tự tử vì cô. Nhưng nếu anh không giỏi đóng kịch thì cứ bảo là tôi tự tử cũng được, duy có điều tôi không được hài lòng&quot;.Rút từ tập truyện ngắnBên đường thiên lôi, 1936. Mục lục Một người hiếm có Một người hiếm có Thế LữChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: QuangAnhĐược bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003
vanhoc
Lực lượng Không gian Hoa Kỳ (USSF) là quân chủng tác chiến không gian của Quân đội Hoa Kỳ, và là một trong tám lực lượng mặc đồng phục của quốc gia này. Được thành lập lần đầu vào ngày 1 tháng 9 năm 1982 với tư cách là Bộ chỉ huy Vũ trụ Không quân, Lực lượng Không gian được tách ra thành một quân chủng độc lập vào ngày 20 tháng 12 năm 2019 với việc ký kết Đạo luật Không gian Hoa Kỳ, một phần của Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Quốc gia năm 2020. Lực lượng Không gian Hoa Kỳ được tổ chức như một quân chủng trong Bộ Không quân, một trong ba bộ quân sự thuộc Bộ Quốc phòng. Bộ trưởng Không quân, thông qua Bộ Không quân, là người đứng đầu Lực lượng Không gian. Bộ trưởng Không quân do Tổng thống bổ nhiệm và Thượng viện xác nhận, và báo cáo trực tiếp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Về mặt quy mô nhân sự, đây là lực lượng vũ trang nhỏ nhất của Mỹ chịu sự quản lý của Bộ Quốc phòng. Chỉ huy quân sự của Lực lượng Không gian là Tư lệnh Không gian, một trong tám thành viên của Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân. Chú thích Các lực lượng đồng phục Hoa Kỳ Khởi đầu năm 2019 ở Hoa Kỳ Lực lượng Không gian Hoa Kỳ Chiến tranh không gian Đơn vị quân sự thành lập năm 2019
wiki
Hãy kể lại giấc mơ của một bông hoa Gợi ý DÀN Ý ĐẠI CƯƠNG A. MỞ BÀI: Giới thiệu cuộc gặp gỡ của em với một bông hoa và nghe bông hoa kể lại giấc mơ của mình. Cũng có thể đóng vai bông hoa nào đó (xưng tôi) để kể lại giấc mơ. B. THÂN BÀI: Diễn biến của câu chuyện qua giấc mơ theo một chủ đề tốt đẹp, tích cực nào đó (ví dụ về đời sống của các loại hoa, về loài cây, lời nhắn gửi bảo vệ môi trường với các bạn học sinh). C. KẾT THÚC CÂU CHUYỆN, BÀI HỌC RÚT RA: BÀI LÀM Một buổi sáng mùa xuân ấm áp, tôi chạy vào vườn hít thở không khí ban mai, Tôi đến bên bông Hồng Nhung đang nhoẻn cười hạnh phúc. Tôi hỏi: – Hồng Nhung ơi, em có chuyện gì mà vui thế? – Chị ơi, em vừa trải qua một giấc mơ tuyệt đẹp – Hồng Nhung vui vẻ trả lời. – Thế em kể cho chị nghe đi nào? – Vầng! Và sau đây là câu chuyện của Hồng Nhung. Khi em bắt đầu vào giấc ngủ thì em mơ được chọn và dự thi cuộc thi hoa đẹp nhất khu vườn. Chao ôi! Các chị hoa ai cũng mặc bộ áo đẹp nhất, trông thật dễ ưa. Cuộc thi diễn ra dưới ánh trăng lung linh huyền ảo. Thỉnh thoảng vài cơn gió thổi mát rượi. Ban giám khảo cuộc thi là chị Hoa Lan, áo dài trắng muốt, bác Ong già nổi tiếng nghiêm khắc và cả chị Bướm xinh đẹp. Người dẫn chương trình là chị Hoa Quỳnh duyên dáng trong bộ váy nhiều nếp mịn màng, quyến rũ. Qua lần thi đầu, ban giám khảo đã chọn được bốn thí sinh được lọt vào vòng chung kết: chị Hoa Nhài, chị Lưu Li, Đồng Tiền và bạn Hoa Cúc.Xem thêm: Cảm nhận khi đọc Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh Chị Hoa Quỳnh giới thiệu: – Thưa các bạn, vòng chung kết cuộc thi hoa hậu khu vườn bắt đầu. Phần thứ nhất các thí sinh sẽ mặc trang phục đặc trưng của mình. Đầu tiên Lưu Li hiện ra với váy màu tím biếc, thơ mộng, nhạc sĩ Ve sầu dạo lên bản nhạc vui tươi chào đón. Tiếp theo là thí sinh Hoa Nhài xuất hiện trong bộ váy áo ngắn học sinh trắng muốt. Hoa Nhài còn tự điểm cho mình những giọt sương long lanh. Hơn bao giờ hết, lúc này Hoa Nhài thật duyên dáng. Thí sinh tiếp theo là Đồng Tiền. Tiểu thư Đồng Tiền là con cưng của ngài Đồng Tiền đáng kính của họ nhà Hoa. Đồng Tiền thướt tha trong bộ váy ngắn đỏ rực như những tia nắng rực rỡ của mặt trời. Cuối cùng là chị Hoa Cúc với bộ váy vàng sang trọng, kiêu kỳ của nắng vàng mùa thu. Xong phần thi, cả bốn thí sinh cúi chào khán giả. Chao ôi, dưới ánh trăng thơ mộng, bốn thí sinh là bốn nàng tiên xinh đẹp tuyệt trần. Tiếng chị Hoa Quỳnh lại cất lên: – Thưa các bạn. Bây giờ là phần thi ứng xử. Thí sinh đầu tiên là tiểu thư Đồng Tiền. Bác Ong sẽ đặt câu hỏi. Bác Ong đứng lên, giọng nghiêm nghị: – E hèm! Nếu đạt giải trong cuộc thi này bạn sẽ làm gì? – Tôi sẽ như các hoa hậu ngày nay, làm diễn viên điện ảnh hay làm người mẫu thời trang.Xem thêm: Phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam (Có dàn ý chi tiết)– Tiếp theo là Lưu Li. Xin mời chị Bướm ra câu hỏi. – Chị Hoa Quỳnh dịu dàng. Chị Bướm cat tiếng hỏi: – Tôi hỏi bạn một câu. Hoa hậu trong kỳ thi này là người như thế nào? – Hoa hậu trong kỳ thi này là… là phải xinh đẹp quyến rũ. – Lưu Li thẽ thọt trả lời. Còn chị Hoa Cúc thì muốn thành thi sĩ. Cuối cùng là Hoa Nhài. Một câu hỏi đầy trí tuệ của giám khảo Hoa Lan: – Họ hoa nhà ta sinh ra để làm gì? – Thưa các bạn, họ hoa nhà ta sinh ra để làm đẹp, mang hương thơm mật ngọt đến cho đời. Hoa Nhài vừa trả lời xong, một tràng pháo tay vang lên ròn rã. Khán giả hô to: “Hoa Nhài trả lời hay quá! Hay quá!” Không khí cuộc thi trở nên im lặng khi ban giám khảo công bố kết quả: “Hoa hậu của các loài hoa trong khu vườn là Hoa Nhài”. Một cơn gió trong lành thổi đến dưới ánh nắng mặt trời len lỏi trong kẽ lá. Tôi nhìn khu vườn, tất cả các loài hoa đều vui tươi hớn hở. Tôi tự nghĩ. Không biết có phải mình đang mơ không? Vanmau.edu.vn
vanhoc
Bản Máy là một xã thuộc huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Địa lý Xã Bản Máy nằm ở phía tây huyện Hoàng Su Phì, có vị trí địa lý: Phía đông giáp Trung Quốc và các xã Thàng Tín, Chiến Phố Phía tây và bắc giáp Trung Quốc Phía nam giáp huyện Xín Mần và xã Bản Phùng. Xã Bản Máy có diện tích 30,84 km², dân số năm 2019 là 2.362 người, mật độ dân số đạt 77 người/km². Xã Bản Máy là một xã vùng cao biên giới tiếp giáp với Trung Quốc có tổng chiều dài đường biên là 19,16 km. Hành chính Xã Bản Máy được chia thành 4 thôn, bản: Bản Pắng, Bản Máy, Lũng Cẩu, Tà Chải. Lịch sử Trước năm 1945, xã Bản Máy bao gồm các vùng đất thuộc tổng xã Man Mây của huyện Hoàng Su Phì. Ngày 30 tháng 4 năm 1962, tổng xã Man Mây được tách thành 5 xã gồm: Bản Máy, Bản Phùng, Bản Pắng, Nàn Xỉn, Thàng Tín thuộc huyện Hoàng Su Phì. Ngày 1 tháng 4 năm 1965, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 49-CP về việc thành lập huyện Xí Mần trên cơ sở điều chỉnh xã Bản Máy thuộc huyện Hoàng Su Phì về huyện Xí Mần quản lý. Ngày 14 tháng 5 năm 1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 185/1981/QĐ-CP về việc sáp nhập các xã Bản Pắng, Bản Phùng thành xã Bản Máy. Ngày 18 tháng 11 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 136-HĐBT về việc điều chỉnh toàn bộ xã Bản Máy thuộc huyện Xín Mần về huyện Hoàng Xu Phì quản lý. Chú thích Tham khảo Xã, phường, thị trấn biên giới Việt Nam - Trung Quốc
wiki
Lễ Chúa Thăng Thiên hay Lễ Chúa Giêsu Lên Trời là một ngày lễ của Kitô giáo được cử hành sau Lễ Phục Sinh bốn mươi ngày (tính từ Chúa Nhật Phục Sinh). Do đó, lễ này luôn rơi vào một ngày Thứ Năm, nhưng thường mừng kính trọng thể vào ngày Chủ Nhật của tuần đó. Lễ Thăng Thiên diễn tiến theo ý nghĩa nội dung Tân Ước, theo đó, sau khi Chúa Giêsu sống lại, ngài đã ở lại cùng với các môn đồ trong bốn mươi ngày, sau đó lên trời để kết thúc sự hiện diện của ngài giữa loài người trần thế. Một số nhánh Kitô giáo cử hành Lễ Thăng Thiên một cách trang trọng vào một ngày Chủ Nhật kế tiếp. Ngày Thứ Năm Lễ Thăng Thiên còn là một ngày lễ ở nhiều quốc gia như Áo, Bỉ, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Iceland, Liechtenstein, Luxembourg, Na Uy, Pháp, Phần Lan, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Burundi, Madagascar, Namibia, Sénégal, Colombia, Haiti, Martinique, Indonesia và Vanuatu. Ngày lễ 2011: 2 Tháng Sáu 2012: 17 Tháng Năm 2013: 9 Tháng Năm 2014: 29 Tháng Năm 2015: 14 Tháng Năm 2016: 5 Tháng Năm 2017: 25 Tháng Năm 2018: 31 Tháng Năm 2019: 30 Tháng Năm 2020: 21 Tháng Năm 2021: 13 Tháng Năm 2022: 26 Tháng Năm 2023: 18 tháng Năm Tham khảo Xem thêm Lễ Thăng Thiên Kitô giáo Thăng thiên Thăng thiên Thứ Năm Ngày lễ và Ngày Hành động trong tháng Năm Thuật ngữ Kitô giáo Ngày lễ và Ngày Hành động trong tháng Sáu
wiki