url
stringlengths 20
200
| date
stringlengths 0
10
| title
stringlengths 5
162
| content
stringlengths 38
52.9k
|
---|---|---|---|
https://tamanhhospital.vn/than-u-nuoc-do-1/ | 04/06/2024 | Thận ứ nước độ 1: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa | Hệ thống phân loại thận ứ nước do Hiệp hội tiết niệu thai nhi (SFU) phát triển đã được đưa ra để đánh giá mức độ ứ nước ở thận, chia làm 4 cấp độ, từ nhẹ đến nặng. Trong đó, thận ứ nước độ 1 được xem là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận, dẫn đến tử vong. Vậy đâu là nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa thận ứ nước cấp độ 1? Bài viết này, BS.CKI Lý Minh Hoàng, Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh thận ứ nước cấp độ 1.
Mục lụcThận ứ nước độ 1 là gì?Nguyên nhân thận ứ nước độ 1Triệu chứng thận ứ nước cấp độ 1Thận ứ nước độ 1 có nguy hiểm không? Ảnh hưởng sức khỏe ra sao?Khi nào cần liên hệ bác sĩ?Phương pháp chẩn đoán thận ứ nước độ 1 như thế nào?Cách điều trị thận ứ nước cấp độ 1Phương pháp phòng ngừa thận ứ nước cấp độ 1 tiến triểnMột số câu hỏi liên quan1. Thận ứ nước độ 1 có tự khỏi không?2. Thận ứ nước độ 1 có nên mổ không?3. Thận ứ nước cấp độ 1 có chữa dứt điểm được không?4. Thận ứ nước cấp độ 1 khi mang thai có sao không?Thận ứ nước độ 1 là gì?
Thận ứ nước độ 1 là cấp độ nhẹ nhất trong hệ thống phân loại cấp độ thận ứ nước. Ở giai đoạn này, thận giãn nở nhẹ do một phần nước tiểu bị tắc nghẽn tại niệu quản chính. Người bệnh thận ứ nước độ 1 vẫn có khả năng đi tiểu một cách bình thường, chính vì vậy nhiều người vẫn thường chủ quan đối với căn bệnh này. (1)
Thận ứ nước có thể có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Thông thường, bác sĩ sẽ mô tả bệnh thận ứ nước ở mức độ nhẹ, trung bình hoặc nặng. Tương ứng với cấp độ 1, 2, 3 hoặc 4, thận ứ nước độ 1 độ giãn của thận rất nhỏ và độ 4 là độ giãn nở nghiêm trọng. Thận ứ nước có thể xuất hiện ở một thận hoặc cả hai thận.
Thận ứ nước được chia thành 5 cấp độ khác nhau, cấp độ càng cao, bệnh càng nặng, thận càng có nhiều tổn thương, quá trình điều trị và phục hồi chức năng thận càng khó khăn. Thận ứ nước cấp 1 và 2 được các bác sĩ đánh giá là nhẹ, dễ điều trị và phục hồi hoàn toàn chức năng của thận. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, thận ứ nước độ 1 nhanh chóng tiến triển xấu, gây suy thận và nhiều vấn đề sức khỏe tiết niệu – thận học khác.
Thận ứ nước cấp độ 1 là cấp độ nhẹ trong hệ thống phân loại thận ứ nước
Nguyên nhân thận ứ nước độ 1
Nguyên nhân gây thận ứ nước độ 1 là do tình trạng nước tiểu tắc nghẽn ở 1 hoặc 2 thận trong quá trình lưu thông, làm tăng áp lực nước lên thận, khiến thận giãn nở và sưng to, dẫn đến suy giảm chức năng, tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thận. Các nguyên nhân gây thận ứ nước được xác định do:
Sỏi thận: Những viên sỏi thận tạo rào cản, ngăn dòng chảy nước tiểu qua các ống thận, niệu quản, khiến một phần hoặc toàn bộ lượng nước tiểu kẹt lại ở thận, làm thận ứ nước, tăng nguy cơ xuất hiện thêm nhiều sỏi.
Tăng kích thước tuyến tiền liệt: Ở nam giới, hiện tượng tuyến tiền liệt mở rộng, phát triển lớn hơn hoặc phì đại tuyến tiền liệt xảy ra khi về già, tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (BPH),… gây bí tiểu lâu ngày rồi diễn tiến đến ngược dòng bàng quang niệu quản làm thận ứ nước và cuối cùng là suy thận.
Các bệnh lý liên quan đến niệu quản: U nang (ác tính hoặc lành tính), u cơ bàng quang,…. làm tăng kích thước các cơ quan lân cận, chèn ép niệu quản khiến thận dễ ứ nước
Bẩm sinh: Thận ứ nước cũng có thể xảy ra ở trẻ em trước và sau khi sinh, một số vấn đề bẩm sinh có thể là nguyên nhân gây thận ứ nước như hẹp niệu quản, các tổn thương, dị tật liên quan đến niệu đạo có thể gây tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu
Ứ nước mãn tính do không kịp thời điều trị bệnh lý thận ứ nước độ 1 và 2, dẫn đến thận ứ nước đến độ 3 độ 4. Các trường hợp này ngay cả sau khi phẫu thuật khắc phục được tắc nghẽn niệu quản hoàn toàn thì thận vẫn sẽ ứ nước độ 1 vẫn kéo dài sau đó, do hình dạng của thận đã bị biến dạng không hồi phục được.
Mang thai: Sự phát triển của thai nhi trong tử cung có thể đè lên niệu quản, điều này làm hẹp niệu quản, có thể gây tắc nghẽn trong quá trình lưu thông nước tiểu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu: Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu dễ mắc thận ứ nước vì vi khuẩn gây viêm niệu quản dẫn đến phù nề và bế tắc niệu quản, khiến nước tiểu ứ đọng tại thận.
Dựa vào các nguyên nhân gây thận ứ nước và tình trạng bệnh hiện tại, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp, giúp thận nhanh chóng phục hồi chức năng.
Triệu chứng thận ứ nước cấp độ 1
Một số triệu chứng đặc trưng thận ứ nước cấp 1 bạn cần chú ý bao gồm:
Cảm giác buồn nôn, nôn mửa: Dễ nhầm lẫn với tình trạng ốm nghén ở phụ nữ có thai, triệu chứng này cũng không phổ biến với tất cả người bị thận ứ nước cấp độ 1.
Đi tiểu nhiều: Thận ứ nước cấp 1 khiến bạn cảm thấy cần đi tiểu thường xuyên hơn, nhất là vào ban đêm. Nếu dạo gần đây bạn xuất hiện triệu chứng tiểu đêm bất thường, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra các vấn đề về sức khỏe thận.
Cảm giác đau nhói nhẹ vùng hông và lưng dưới.
Đi tiểu khó khăn, tiểu són hoặc đau khi đi tiểu.
Các triệu chứng thận ứ nước độ 1 có thể thay đổi theo thời gian và nguyên nhân gây bệnh. Thông thường, thận ứ nước cấp 1 có thể vô tình được phát hiện khi chụp CT scan hoặc siêu âm khi có dấu hiệu giãn nở từ 5 – 7mm ở thận. Một bên thận ứ nước cấp 1, các biểu hiện của bệnh không rõ rệt, người bệnh thường không cảm thấy sự khác biệt về chức năng thận, vì 1 bên thận còn lại vẫn hoạt động tốt để bù trừ.
Trong trường hợp cả 2 thận đều bị ứ nước, chức năng lọc máu bị ảnh hưởng, người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng rõ rệt hơn của bệnh. Suy giảm chức năng thận do thận ứ nước cấp 1 gây rối loạn chức năng lọc máu, mất cân bằng điện giải, lúc này bạn dễ nhận thấy các biểu hiện như đi tiểu nhiều hơn về đêm, đau nhức vùng hông, mệt mỏi,…
Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào của thận ứ nước cấp độ 1, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra, đánh giá tình trạng bệnh, nếu phát hiện thận ứ nước, ngay lập tức điều trị. Nếu không, tình trạng thận ứ nước có thể tiến triển nhanh và xấu đi, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng thận, viêm đài bể thận, nhiễm trùng máu,… Các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh thận ứ nước cấp 1 không tự ý điều trị bệnh tại nhà, tránh làm tình trạng trầm trọng hơn.
Thận ứ nước cấp 1 có thể khiến bạn đau hông
Thận ứ nước độ 1 có nguy hiểm không? Ảnh hưởng sức khỏe ra sao?
Thận ứ nước độ 1 dù được đánh giá là mức độ nhẹ, tuy nhiên vẫn gây nguy hiểm với nhiều biến chứng, tác động tiêu cực đến sức khỏe thận và toàn bộ hệ tiết niệu. Thận ứ nước cấp 1 nếu không được điều trị kịp thời, có thể tiến triển xấu thành các cấp độ cao hơn, gây nhiều tổn thương cho thận, tiến triển thành thận ứ nước cấp 3 và 4 khó kiểm soát, gây tắc nghẽn nghiêm trọng ở thận, khiến thận sưng to hơn theo thời gian.
Khi lượng nước tích tụ ở thận quá cao, vượt quá sức chịu đựng của thận, thận giống như một quả bóng bị bơm căng, dễ bị tổn thương dẫn đến suy thận cấp. Thận ứ nước kéo dài khiến người bệnh đối mặt với các vấn đề nguy hiểm như hội chứng ure huyết cao, rối loạn điện giải, tổn thương vĩnh viễn nhu mô thận.
Thận ứ nước kéo dài tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng đường tiểu. Nếu không được can thiệp điều trị bằng kháng sinh kịp thời, sẽ dẫn đến hàng loạt biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng lan rộng, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng toàn thân, suy thận cấp, nguy cơ tử vong tăng cao.
Thận ứ nước cấp 1 tuy nhẹ nhưng không nên chủ quan, cần điều trị bệnh càng sớm càng tốt, hạn chế những biến chứng nguy hiểm. Can thiệp kịp thời giúp rút ngắn thời gian điều trị, phục hồi hoàn toàn chức năng thận, hạn chế tổn thương không đáng có cho thận, nhất là những tổn thương vĩnh viễn.
Xem thêm tình trạng Thận ứ nước độ 2 tại đây.
Khi nào cần liên hệ bác sĩ?
Đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán sớm, can thiệp điều trị kịp thời thận ứ nước độ 1 nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
Đau đột ngột hoặc dữ dội ở bên hông hoặc lưng.
Nôn mửa.
Những thay đổi trong việc đi tiểu, như đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường, đau khi đi tiểu hoặc có máu trong nước tiểu.
Sốt trên 38.5 độ C.
Điều trị sớm thật ứ nước giúp hồi phục nhanh chức năng thận.
Phương pháp chẩn đoán thận ứ nước độ 1 như thế nào?
Thận ứ nước độ 1 được chẩn đoán bằng các phương pháp như khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu:
Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về bất kỳ triệu chứng nào bạn đang gặp phải và kiểm tra khu vực gần thận và bàng quang xem có đau hay sưng không. Hỏi về bệnh sử của người bệnh và bệnh sử của gia đình người bệnh. Đối với nam giới, có thể cần khám trực tràng để xác định xem tuyến tiền liệt có phì đại hay không. Khám phụ khoa ở nữ giới để đánh giá xem có vấn đề gì với tử cung hoặc buồng trứng, gây áp lực lên đường tiết niệu hay không.
Chẩn đoán hình ảnh: Kiểm tra hình siêu âm, CT hoặc MRI để chẩn đoán xem thận có bị tăng kích thước do ứ nước hay không.
Xét nghiệm nước tiểu: Thu thập mẫu nước tiểu và phân tích tinh thể đá, vi khuẩn hoặc nhiễm trùng để đánh giá tình trạng thận ứ nước cấp độ 3 và 4, đánh giá mức độ nhiễm trùng tiết niệu.
Xét nghiệm máu: Công thức máu toàn bộ (CBC) có thể xác định xem có nhiễm trùng hay không. Các xét nghiệm chức năng thận, bao gồm creatinine, GFR ước tính (eGFR) và nitơ urê máu (BUN), cũng có thể được thực hiện để chẩn đoán tình trạng thận ứ nước.
Chẩn đoán hình ảnh xác định chính xác bạn có bị thận ứ nước hay không
Cách điều trị thận ứ nước cấp độ 1
Việc điều trị thận ứ nước độ 1 chính là điều trị nguyên nhân gây tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu như nhiễm trùng, sỏi thận, hẹp niệu đạo,… Nếu người bệnh bị thận ứ nước do nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kháng sinh để khắc phục dần tình trạng nhiễm trùng.
Đối với sỏi, thuốc điều trị và kiểm soát lượng nước nạp vào có thể có thể loại bỏ sỏi thận ra khỏi cơ thể, trường hợp bị sỏi nặng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật lấy sỏi. Người bệnh thận ứ nước do bẩm sinh hoặc các vấn đề về hẹp đường tiết niệu có thể làm phẫu thuật, đặt sonde J.J.
Trong trường hợp thận ứ nước do tắc nghẽn nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ nước ra khỏi thận bằng cách:
Đặt sonde tiểu (ống thông tiểu) để loại bỏ nước tiểu ra khỏi thận, bàng quang, giảm áp lực, sưng tấy ở thận, cách này thường áp dụng cho nam giới bị thận ứ nước do phình đại tuyến tiền liệt
Đặt stent để dẫn nước tiểu từ niệu quản xuống bàng quang, nếu người bệnh vẫn đi tiểu được, không đau đớn
Đặt ống dẫn lưu để dẫn lưu nước tiểu từ thận ra ngoài cơ thể
Điều trị thận ứ nước dựa trên nguyên tắc giải quyết tắc nghẽn nước tiểu càng sớm càng tốt, ngăn chặn tổn thương không đáng có hoặc bất kỳ tổn thương vĩnh viễn nào đối với thận, tránh trường hợp thận ứ nước trở nặng. Phần lớn người bệnh thận ứ nước giai đoạn 1 đều có thể phục hồi hoàn toàn chức năng thận sau thời gian điều trị.
Phương pháp phòng ngừa thận ứ nước cấp độ 1 tiến triển
Ngăn ngừa thận ứ nước cấp độ 1 tiến triển phụ thuộc vào điều trị kịp thời nguyên nhân gây thận ứ nước cấp 1. Điều trị sớm, khắc phục nguyên nhân giúp thận hồi phục nhanh chức năng. Đặc biệt lưu ý, các tình trạng khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh thận ứ nước có thể bao gồm: (2)
Sỏi thận
Tiền sử mắc ung thư ở đường tiết niệu
Từng phẫu thuật trước đây trên đường tiết niệu
Nhiễm trùng trong quá khứ ở đường tiết niệu như UTI
Các cục máu đông
Phì đại tuyến tiền liệt
Mang thai, do tử cung của bạn gây áp lực lên xương chậu.
Một số câu hỏi liên quan
1. Thận ứ nước độ 1 có tự khỏi không?
Thận ứ cấp 1 ở trẻ nhỏ là tình trạng nhẹ, có thể tự khỏi, không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, đối với mọi đối tượng khác mắc thận ứ nước cấp 1 cần được theo dõi các triệu chứng, kiểm soát bệnh tật, tránh các trường hợp tiến triển nặng hơn. Tốt nhất, thận ứ nước cấp 1 vẫn nên được điều trị, càng sớm càng tốt để tránh biến chứng, rủi ro gây tổn thương thận.
2. Thận ứ nước độ 1 có nên mổ không?
Thận ứ nước cấp 1 còn nhẹ, chức năng thận nhìn chung chưa có sự thay đổi nhiều, có thể điều trị không cần phẫu thuật. Trong quá trình điều trị, cần thường xuyên theo dõi tình trạng diễn biến của bệnh, đánh giá khả năng hồi phục của thận.
Tuân thủ đầy đủ các chỉ định của bác sĩ để có hiệu quả điều trị tốt nhất. Khi tình trạng ứ nước nặng hơn, chức năng thận bị suy giảm, trường hợp này bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.
3. Thận ứ nước cấp độ 1 có chữa dứt điểm được không?
Thận ứ nước cấp độ 1 có thể chữa dứt điểm. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể tái phát sau điều trị, tiến triển thành mãn tính. Không ít trường hợp sau khi điều trị dứt điểm, thận ứ nước vẫn có thể tái phát ở mọi nhóm đối tượng, tình trạng thận ứ nước tái phát tiến triển nhanh và nặng hơn, nhiều biến chứng nguy hiểm.
4. Thận ứ nước cấp độ 1 khi mang thai có sao không?
Trong đa số trường hợp, thận ứ nước sẽ tự khỏi sau sinh vài tuần. Đa số các trường hợp thận ứ nước 1 bên không triệu chứng, không suy giảm chức năng thận có thể điều trị bảo tồn thành công.
Tuy nhiên, nếu sản phụ bị có triệu chứng như đau hông lưng nhiều, đau bụng nhiều không thể kiểm soát được bằng thuốc uống hoặc có viêm trên thận gây sốt, ứ nước cả 2 bên thận gây suy thận thì cần khám gấp để cân nhắc chỉ định phẫu thuật giải áp thận.
Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa, nhiều năm kinh nghiệm khám chữa bệnh liên quan đến sức khỏe tiết niệu, thận học, nam khoa, cùng với sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị hiện đại, sẽ giúp phát hiện sớm, điều trị kịp thời các nguyên nhân gây thận ứ nước cấp độ 1 và những vấn đề về sức khỏe thận khác.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về bệnh thận ứ nước độ 1. Tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa thận ứ nước độ 1 giúp bạn hiểu thêm về sức khỏe thận và có thói quen sống lành mạnh, bảo vệ thận. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/co-cach-chua-benh-ai-ky-hay-khong-vi | Có cách chữa bệnh ái kỷ hay không? | Bệnh ái kỷ là một tình trạng sức khỏe tâm thần phức tạp tiêu biểu như thiếu sự đồng cảm, đòi hỏi cảm giác vĩ đại hoặc tăng cao khả năng của bản thân và nhu cầu cao độ về sự ngưỡng mộ và chú ý. Cách trị bệnh ái kỷ phụ thuộc phần nhiều vào sự sẵn sàng tham gia trị liệu và gắn bó với liệu trình trị liệu đó. Vậy có cách chữa bệnh ái kỷ hữu hiệu hay không?
1. Bệnh ái kỷ được chẩn đoán như thế nào?
Không có bất kì một xét nghiệm nào trong phòng thí nghiệm được dùng để xác định hội chứng rối loạn tâm thần. Theo một nghiên cứu năm 2018 đã chỉ ra rằng, rối loạn nhân cách tự ái thực sự không phổ biến. Việc chẩn đoán bệnh được yêu cầu thực hiện bởi chuyên gia sức khỏe tâm thần như bác sĩ tâm thần hoặc bác sĩ tâm lý.Nhiều chuyên gia sử dụng bảng kiểm tính cách tự ái, đó là một danh sách gồm 40 câu hỏi làm thước đo của việc một ai đó muốn sự chú ý và khao khát quyền lực nhiều ra sao.Những rối loạn tính cách là những kiểu suy nghĩ, hành vi và mối quan hệ với người khác đã có từ lâu, đã được ăn sâu, rối loạn chức năng của mình. Những dấu hiệu này có thể xuất hiện từ sớm khi trẻ được 8 tuổi khi trẻ bắt đầu nhận thức được cách mọi người phản ứng với chúng.Những người mắc bệnh ái kỷ có xu hướng không nhận thấy bản thân họ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần, vì vậy họ ít có khả năng tìm kiếm sự đánh giá và điều trị một cách đúng đắn.Theo một nghiên cứu gần đây của trường Đại học Ohio, Mỹ đã nói rằng nhiều người sẵn sàng tự thừa nhận mình là người ái kỷ. Nhưng trong khi những người tự ái có thể phổ biến thì bệnh ái kỷ vẫn là hiếm. Một số đặc điểm của bệnh ái kỷ tương tự với những hội chứng rối loạn tính cách khác. Cũng có thể được chẩn đoán nhiều hội chứng rối loạn tính cách trong cùng một thời điểm. Điều này có thể làm cho việc chẩn đoán bệnh ái kỷ trở nên khó khăn hơn.Theo đó, những người bệnh ái kỷ có thể có các dấu hiệu sau:Làm người khác lo lắng thường xuyênVật lộn để giữ các mối quan hệĐặt bản thân mình lên trên hếtNghĩ rằng họ biết cách đúngDành phần lớn thời gian để nghĩ về họ và nói nhiều về bản thân họ.Khao khát cao độ được chú ý và ngưỡng mộTin rằng họ đặc biệtThổi phồng tài năng và thành tích của họĐặt nhiều mục tiêu không thực tếTâm trạng hay thay đổi, lên xuống thất thường.Gặp khó khăn, trở ngại khi nhìn nhận cảm xúc của người khác một cách nghiêm túc.Ngoài những dấu hiệu và triệu chứng kể trên các bác sĩ phải tiến hành kiểm tra kiểm tra sức khỏe để chắc chắn rằng bạn không có vấn đề gì về sức khỏe thể chất gây ra những triệu chứng kể trên. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng sẽ đánh giá tâm lý của bạn một cách kỹ lưỡng bằng cách điền vào bộ câu hỏi. Tiêu chuẩn đánh giá trong sách chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần được xuất bản bởi Hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ.
2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây nên bệnh ái kỷ
Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh ái kỷ vẫn chưa được biết đến. Giống như nhiều rối loạn tâm thần và rối loạn tính cách, nguyên nhân gây bệnh ái kỷ có thể là sự kết hợp phức tạp của nhiều yếu tố bao gồm:Do di truyềnMôi trường sống, bao gồm các mối quan hệ giữa cha mẹ và con cáiSinh học thần kinh là sự kết hợp giữa hành vi và hệ thống thần kinh của bạn.
3. Có cách chữa bệnh ái kỷ hay không?
Cách trị bệnh ái kỷ có thể là một thách thức. Điều đó phụ thuộc phần nhiều vào sự sẵn sàng tham gia trị liệu và gắn bó với liệu trình trị liệu đó. Thực tế, có nhiều loại liệu pháp chữa bệnh ái kỷ. Các nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần sẽ bắt đầu bằng cách đánh giá hoạt động tâm lý. Họ cũng sẽ xem xét các chẩn đoán phân biệt và tình trạng của bạn trước khi đề xuất một kế hoạch liệu trình điều trị hợp lý.Liệu pháp điều trị bệnh ái kỷ sẽ bao gồm:Giúp bạn vượt qua sự kháng cự với liệu phápXác định các hành vi tự ái gây ra các vấn đề trong cuộc sống của bạnKiểm tra các trải nghiệm và giả định trong quá khứ dẫn đến các hành vi của bệnh ái kỷThừa nhận các hành vi này ảnh hưởng đến người khác.Thay thế những suy nghĩ vĩ đại bằng những suy nghĩ thực tế hơnKhám phá những kiểu hành vi mới hơn và tập thực hành chúngThấy được lợi ích của những hành vi mới học đượcSau đây là một số hình thức trị liệu có thể được sử dụng để chữa bệnh ái kỷ:3.1.Phương pháp trị liệu tâm lýPhân tâm là một liệu pháp trị liệu nói chuyện trao đổi. Thông qua các buổi trao đổi, tư vấn trực tiếp giữa một mình bạn và bác sĩ, bạn sẽ khám phá lý do đằng sau của những cảm xúc và hành vi của bạn.Khi bạn bắt đầu hiểu về quá khứ của mình, cảm xúc và hành vi hiện tại của bạn sẽ được chú trọng. Điều này có thể giúp bạn quản lý cảm xúc và suy nghĩ của mình một cách tốt hơn. Sau đó bạn có thể bắt đầu thay đổi cách bạn phản ứng với chúng, ví dụ là: chấp nhận và duy trì mối quan hệ với người khác, bao gồm cả đồng nghiệp; nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân; Học cách chấp nhận những lời chỉ trích hoặc thất bại để từ đó phát triển các mục tiêu thực tế hơn phù hợp với bản thân.3.2.Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT)Trọng tâm của liệu pháp nhận thức hành vi là xác định các kiểu suy nghĩ và hành vi không lành mạnh để thay thế chúng bằng những hành vi lành mạnh hơn. Bạn sẽ thực hành các kỹ năng mới cùng với bác sĩ trị liệu. Bạn cũng sẽ được giao các bài tập về nhà để thực hiện các kỹ năng này giữa các buổi học.Có nhiều kỹ thuật CBT, ví dụ:Viết nhật kýCác tình huống tiếp xúcTái cấu trúc nhận thứcHướng dẫn khám phá và đặt câu hỏiLên lịch trình các hoạt động tích cực3.3.Liệu pháp lược đồLược đồ liệu pháp là một cách tiếp cận tích hợp để trị liệu. Nó là sự kết hợp của liệu pháp trị liệu tâm lý và liệu pháp nhận thức hành vi. Mục đích là giúp bạn xác định và hiểu được các kiểu mô hình vô ích và cơ chế đối phó được hình thành với những trải nghiệm từ thời thơ ấu. Một khi bạn đã phát hiện ra những lược đồ có lỗi này, bạn có thể học cách sửa đổi chúng, bằng việc tập luyện bạn sẽ tìm ra cách mới giúp đáp ứng nhu cầu cảm xúc của mình và thay đổi hành vi đối với người khác.3.4. Liệu pháp GestaltLiệu pháp Gestalt là một loại liệu pháp trị liệu tâm lý. Bạn sẽ chú trọng nhiều hơn vào hiện tại hơn là quá khứ hoặc tương lai. Những kinh nghiệm sống trước đó được xem xét mức độ ảnh hưởng của chúng đến bạn hiện tại như thế nào. Bạn sẽ được khuyến khích để suy ngẫm về những gì đang xảy ra trong cuộc sống hiện tại. Bạn sẽ làm việc để nâng cao nhận thức về bản thân và tự chịu trách nhiệm.3.5. Liệu pháp trị liệu bệnh ái kỷ dựa trên tinh thần hóa (MBT)MBT là tên viết tắt của mentalization-based therapy. Đây là liệu pháp dựa trên tinh thần hóa. MBT hoạt động dựa trên việc cải thiện khả năng phản ánh của bản thân bạn, cũng như suy nghĩ và cảm xúc của người khác. Sau đó bạn sẽ học được cách kết nối cảm xúc với các kiểu hành vi cụ thể. Bạn sẽ khám phá ý định đằng sau hành vi của người khác và phương thức suy nghĩ thấu đáo trước khi phản ứng lại những hành vi đó.3.6. Liệu pháp trị liệu tâm lý điều trị bệnh ái kỷ tập trung vào chuyển giao (TFP)Trong liệu pháp tâm lý tập trung vào chuyển giao, bạn sẽ mang cảm xúc của mình về người khác và hướng họ trực tiếp về phía bác sĩ trị liệu. Điều này có thể giúp bạn nói chuyện, trao đổi một cách dễ dàng hơn. Bác sĩ trị liệu có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về suy nghĩ và cảm xúc của chính bạn.3.7. Liệu pháp hành vi biện chứng (DBT)Liệu pháp hành vi biện chứng là một dạng của liệu pháp nhận thức hành vi, nó chú trọng vào:Chánh niệmĐiều chỉnh cảm xúcKhả năng chịu đựngKỹ năng quan hệ, hiệu quả trong mối quan hệ giữa các cá nhânDBT có thể bao gồm các buổi trị liệu cá nhân và trị liệu nhóm, nơi bạn sẽ học và thực hành những chiến lược đối phó mới.3.8. Liệu pháp trị liệu siêu nhận thức giữa các cá nhân (MIT)MIT là một phương pháp trị liệu từng bước được thiết kế để:Loại bỏ quá trình tự ái bằng cách xem xét các vấn đề khi chúng liên quan đến cuộc sống của chính bạn.Nhận ra những kiểu mô hình không phù hợp và hoạt động giữa các cá nhânThúc đẩy thay đổi bằng cách tách khỏi những hành vi cũ và xây dựng các kiểu mô hình thích ứng mới.Bác sĩ trị liệu cũng sẽ tìm kiếm những rào cản đối với hiệu quả của liệu pháp và có làm việc giúp cải thiện chúng.3.9. Liệu pháp giải mẫn cảm và tái chuyển động ở mắt (EMDR)Trong liệu pháp giải mẫn cảm và tái chuyển động ở mắt, giả thuyết cho rằng chứng tự ái phụ thuộc vào những trải nghiệm khó khăn từ sớm hoặc bị chấn thương, sang chấn về tâm lý.Liệu pháp giải mẫn cảm và tái chuyển động ở mắt (EMDR) là một quá trình từng bước được chia thành tám giai đoạn. Khi tiến triển, bạn sẽ được khuyến khích giải quyết:Những kí ức tiêu cựcCác sự kiện đau buồnKích thích cảm xúcKhi bạn làm như vậy, bác sĩ trị liệu sẽ hướng chuyển động mắt để chuyển sự chú ý của bạn. Mục đích là để giảm bớt tác động của những kí ức đau buồn.Điều trị bệnh ái kỷ là một quá trình lâu dài. Bạn có thể cảm thấy những triệu chứng của mình cải thiện sớm nhưng điều quan trọng là bạn không được rời khỏi liệu trình điều trị sớm. Nó có thể kéo dài vài năm hoặc lâu hơn để thực sự tạo ra những thay đổi có ý nghĩa. Các tình trạng sức khỏe tâm thần cùng tồn tại như: lo lắng, trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực cũng nên được điều trị.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ chăm sóc y tế chất lượng cao với đội ngũ bác sĩ, dược sĩ có nhiều năm kinh nghiệm và chuyên môn tốt. Khi gặp các vấn đề về sức khỏe, khách hàng có thể liên hệ tới bệnh viện để được thăm khám và có những chỉ định cho việc dùng thuốc điều trị. Nguồn tham khảo: webmd.com, mayoclinic |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/ma-icd-benh-tay-chan-mieng-va-dac-diem-sinh-ly-cua-benh-vi | Mã ICD bệnh tay chân miệng và đặc điểm sinh lý của bệnh | Bệnh tay chân miệng thường được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng điển hình bao gồm sốt, loét miệng, phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và vùng mông, đầu gối. Vậy mã ICD 10 bệnh tay chân miệng là gì và đặc điểm sinh lý bệnh tay chân miệng như thế nào?
1. Mã ICD 10 bệnh tay chân miệng là gì?
Trước tiên, chúng ta cần hiểu mã ICD-10 là phiên bản thứ 10 của bảng Phân loại thống kê quốc tế về các bệnh tật và vấn đề sức khỏe liên quan (được viết tắt là ICD), đây là bảng mã hóa y tế danh sách của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).Bảng mã ICD 10 có chứa các mã cho các bệnh, dấu hiệu và triệu chứng, các phát hiện bất thường, khiếu nại, hoàn cảnh xã hội và các nguyên nhân bên ngoài của thương tích hoặc bệnh tật.Mã ICD 10 bệnh tay chân miệng là A08.4: Hand, foot and mouth disease.
2. Đặc điểm sinh lý bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, do một số chủng virus ở đường ruột gây ra. Các virus gây bệnh thường gặp là Coxsackievirus A6, A10, A16 và Enterovirus EV71. Các loại virus này lây lan rất nhanh qua trung gian dịch là chất tiết mũi - họng - miệng, nước bọt hay phân của bệnh nhân.Bệnh tay chân miệng có thể xảy ra quanh năm, nhưng thường bùng phát vào mùa xuân hè khi thời tiết ấm và ẩm, đây là điều kiện thuận lợi cho virus nhân lên và gây bệnh.Tất cả những người chưa từng bị bệnh đều có nguy cơ lây nhiễm, cũng có một số người nhiễm virus tay chân miệng nhưng lại không có các biểu hiện ngoài da. Bệnh tay chân miệng chủ yếu xảy ra ở nhóm trẻ em dưới 10 tuổi, thường gặp nhất là trẻ dưới 5 tuổi.Vì có nhiều loại virus gây ra tay chân miệng, nên một người có thể mắc bệnh này nhiều lần với nhiều chủng virus khác nhau và trẻ em không phải là ngoại lệ.Theo y văn, có rất nhiều loại virus có thể gây ra các nốt đỏ và vết loét trong miệng. Do đó, bạn cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán xác định.Thường bác sĩ có thể phân biệt bệnh tay chân miệng với các nhiễm virus khác dựa vào các đặc điểm sau:Tuổi của người bệnhSự xuất hiện tuần tự của triệu chứng: Đầu tiên là sốt cao, sau đó là đau họng, hình thành các vết loét miệng, rồi đến bọng nước ở lòng bàn tay, tiếp đến ở lòng bàn chân.Tính chất các nốt phỏng ở da, niêm mạc trong bệnh tay chân miệng nhỏ hơn nốt phỏng nước của bệnh thủy đậu và có hình dạng, màu sắc và kích thước đặc thù.Bác sĩ có thể khẳng định bệnh tay chân miệng qua phân lập virus từ các tổn thương trên da.Bệnh tay chân miệng đa số là nhẹ, bệnh có thể khỏi sau 7- 10 ngày và thường không gây ra biến chứng.Vì virus EV71 có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp... vì vậy cần làm “Xét nghiệm EV71” để xác định xem có phải virus này gây bệnh hay không và có hướng chăm sóc tích cực hơn.Nguồn bệnh chính là người bị bệnh tay chân miệng, người lành mang virus trong các dịch tiết ở mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng nước hoặc phân của bệnh nhân.Thời gian ủ bệnh của bệnh tay chân miệng là từ 3 - 7 ngày. Thời gian lây nhiễm bệnh bắt đầu từ vài ngày trước khi bệnh khởi phát cho đến khi hết các vết loét miệng và các phỏng nước, bệnh thường dễ lây nhất trong tuần đầu của bệnh.Phương thức lây truyền của bệnh tay chân miệng qua hai con đường chính đó là đường “phân-miệng” và tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên, chủ yếu là lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, hầu họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng hoặc tiếp xúc với chất tiết của bệnh nhân dính trên các dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, nền nhà. Đặc biệt khi bệnh nhân hắt hơi, ho, nói chuyện sẽ tạo điều kiện cho virus phát tán ra môi trường, có thể lây lan trực tiếp từ người sang người.Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ, ...Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/benh-gan-nhiem-mo-khong-do-ruou-va-benh-vay-nen-vi | Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và bệnh vẩy nến | Bệnh vẩy nến là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Đây là tình trạng tích tụ chất béo trong tế bào gan không do lạm dụng rượu gây ra.
1. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và bệnh vẩy nến
1.1 Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu là gì?Gan là một trong những cơ quan lớn nhất của cơ thể, là cơ quan vô cùng quan trọng đối với sự sống của chúng ta. Gan có vai trò sản xuất mật, giúp phân hủy chất béo và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Thực hiện chuyển hóa thuốc và độc tố, cân bằng mức chất lỏng trong cơ thể thông qua sản xuất protein xử lý huyết sắc tố và lưu trữ sắt. Đồng thời, cơ quan này giúp chuyển đổi amoniac trong máu thành urê vô hại để bài tiết lưu trữ và giải phóng glucose (đường) khi cần thiết cho năng lượng. Thực hiện sản xuất cholesterol và sản xuất các yếu tố miễn dịch để chống nhiễm trùng, điều hòa đông máuBệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) là bệnh lý về phổ biến trên thế giới. Bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến tình trạng tích tụ mỡ trong tế bào gan. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) được xác định sau khi các nguyên nhân khác được loại trừ như gan nhiễm mỡ do rượu, viêm gan tự miễn, viêm gan C, xơ gan mật nguyên phát và bệnh Wilson.NAFLD thường không có triệu chứng. Vì vậy, việc chẩn đoán chỉ được bắt đầu sau khi người bệnh tiến hành xét nghiệm máu và tìm thấy nồng độ men gan cao hơn bình thường. Nồng độ men gan cao có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý về gan. Do đó, bác sĩ sẽ loại trừ các tình trạng khác trước khi chẩn đoán NAFLD. Siêu âm gan cũng có thể giúp tiết lộ lượng mỡ dư thừa trong gan. Sinh thiết gan là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu Sinh thiết gan là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô gan nhỏ bằng kim từ bụng bạn. Mẫu được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho các dấu hiệu viêm và sẹo.Nếu bạn có các triệu chứng như đau bụng bên phải, vàng da hoặc sưng, hãy đi khám bác sĩ. Bởi nếu bệnh gan nhiễm không do rượu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó phải kể đến tình trạng xơ gan khiến chức năng gan suy giảm. Xơ gan đôi khi có thể tiến triển thành ung thư gan hoặc suy gan. Trong một số trường hợp, suy gan có thể được điều trị bằng thuốc, nhưng thông thường người bệnh cần tiến hành ghép gan.
1.2 Tìm hiểu về bệnh vẩy nếnBệnh vẩy nến là một bệnh tự miễn dẫn đến tình trạng viêm toàn cơ thể, trong đó cơ thể sản xuất quá mức các tế bào da. Ở người khỏe mạnh, để phát triển các tế bào ở các lớp sâu hơn của da cần mất 3 tuần đến 4 tuần để phát triển các tế bào ở các lớp sâu hơn của da. Khi da trưởng thành, chúng từ từ nổi lên trên bề mặt. Tuy nhiên, ở tế bào da của người mắc bệnh vẩy nến chưa trưởng thành tiếp cận bề mặt trong vòng chưa đầy 1 tuần, sau đó chúng chết đi và bong ra. Điều này dẫn đến các mảng da đỏ, ngứa.Bệnh vẩy nến thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, khuỷu tay, da đầu hoặc lưng dưới. Hiện nay, các loại thuốc chỉ có thể điều trị các triệu chứng của bệnh, chứ không điều trị triệt để được. Vì vậy, việc điều trị có xu hướng tiếp tục trong suốt cuộc đời người bệnh.Bệnh vẩy nến có thể phát triển do nhiều nguyên nhân, trong đó có liên quan đến phức tạp giữa di truyền và phơi nhiễm môi trường.Bệnh vẩy nến trước đây được cho là chỉ ảnh hưởng đến da và khớp. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy bệnh vẩy nến mãn tính có thể dẫn đến các bệnh khác trong đó viêm là quan trọng. Bệnh vẩy nến có thể phát triển do nhiều nguyên nhân 2. Mối liên quan giữa bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và bệnh vẩy nến
Bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến có thể đồng thời mắc thêm một số bệnh khác như: bệnh tim mạch, đột quỵ, viêm màng bồ đào, béo phì, hội chứng chuyển hóa, bệnh gout,.. đặc biệt là có bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.Có tới 47% bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến phát triển bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). Người bệnh mắc đồng thời bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và bệnh vẩy nến có nguy cơ bị xơ gan nặng hơn so với bệnh nhân không bị bệnh vẩy nến và có nhiều khả năng mắc hội chứng chuyển hóa, protein phản ứng C cao hơn và diện tích bệnh vẩy nến và chỉ số mức độ nghiêm trọng (PASI) cao hơn so với bệnh nhân vẩy nến không có NAFLD. Bởi, cả bệnh vẩy nến và NAFLD đều liên quan đến tình trạng chuyển hóa như hội chứng chuyển hóa và béo phì
3. Biện pháp cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ không do rượu và bệnh vẩy nến Bổ sung vitamin E giúp giảm viêm Dưới đây là một số biện pháp giúp bệnh nhân mắc đồng thời bệnh vẩy nến và gan nhiễm mỡ không do rượu cải thiện tình trạng bệnh:Giảm cân: Đây là phương pháp hiệu quả nhất giúp người bệnh kiểm soát hoặc đảo ngược bệnh gan nhiễm không do rượu. Giảm 10% tổng trọng lượng cơ thể, thậm chí giảm từ 3% đến 5% đã có thể cải thiện sức khỏe gan. Để đạt được kết quả giảm cân an toàn và tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học: Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ; Ăn nhiều trái cây và rau củ hơn. Hạn chế ăn đường, chất béo bão hòa, muối và carbohydrate. Việc uống một tách cà phê vào buổi sáng sẽ có tác dụng làm giảm viêm gan.Bổ sung vitamin E giúp giảm viêm và xơ hóa ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ không do rượuDuy trì việc tập thể dụcĐặc biệt cần điều trị các vấn đề sức khỏe khác như; Bệnh tiểu đường; Cholesterol cao; Triglyceride cao (chất béo trong máu); Hội chứng buồng trứng đa nang; Tuyến giáp hoạt động kém, suy giáp; Tuyến yên hoạt động kém, hoặc suy tuyến yênGiảm căng thẳngTránh xa rượu: Rượu có thể gây ra chất béo tích tụ trong tế bào gan và làm tổn thương nhiều cơ quan khác. Nếu bạn không thể ngừng uống rượu hoàn toàn thì hãy giảm thiểu nó ở mức tối đa như uống ít hơn một ly mỗi ngày nếu bạn là phụ nữ và ít hơn hai ly mỗi ngày nếu bạn là đàn ông.Nói chuyện với bác sĩ của bạn về tất cả các loại thuốc và chất bổ sung bạn dùng. Bệnh nhân mắc bệnh về gan không nên dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen và naproxenTiêm vắc-xin để phòng chống virus viêm gan A và B Nguồn tham khảo: ncbi.nlm.nih.gov, webmd.com, healthline.comXEM THÊMMối liên quan giữa bệnh vẩy nến và trầm cảmYếu tố di truyền trong viêm da cơ địaBệnh vảy nến khó trị dứt điểm |
|
https://tamanhhospital.vn/tuyen-vu-phu-o-nach/ | 12/01/2024 | Tuyến vú phụ ở nách có nguy hiểm không? Có nên cắt không? | Tuyến vú phụ ở nách xuất hiện khoảng 2-6% nữ giới và 1-3% nam giới. Những mô này có thể gây đau, khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Vậy tuyến vú phụ ở nách có nguy hiểm không? Có nên cắt không? Bài viết dưới đây, Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Đỗ Thùy Giang, Trưởng khoa Ngoại Vú, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc về tuyến vú phụ ở nách và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, đảm bảo thẩm mỹ cho người bệnh. [1]
Mục lụcTuyến vú phụ ở nách là gì?Triệu chứng tuyến vú phụ ở náchPhân loại tuyến vú phụ vùng náchNguyên nhân vùng nách sưng to phì đạiTuyến vú phụ ở nách có nguy hiểm không?Chẩn đoán tuyến vú phụ ở nách1. Khám vú2. Siêu âm vú3. Chụp nhũ ảnh4. Chụp cộng hưởng từ (chụp MRI)Khi nào cần gặp bác sĩ?Tuyến vú phụ ở nách có nên cắt không?Phương pháp điều trị tuyến vú phụ ở náchChi phí và tư vấn điều trị tuyến vú phụ tại BVĐK Tâm Anh.Chăm sóc người có tuyến vú phụ ở nách thế nào?Một số câu hỏi thường gặp về tuyến vú phụ ở nách1. Nam giới có cần phẫu thuật khi có mô ngực ở nách?2. Có thể có thêm mô vú ở nách khi mang thai không?3. Tôi nên gặp bác sĩ nào để cắt bỏ mô vú ở nách?4. Có thể cắt bỏ mô vú ở nách mà không cần phẫu thuật?5. Các lựa chọn điều trị cho các mô vú ở nách là gì?6. Các biến chứng của vú phụ vùng nách là gì?7. Việc có thêm mô vú có bình thường không?8. Khối mô vú ở nách khi mang thai là gì?9. Tại sao tôi có thêm mô vú ở nách?10. Thu gọn mô ngực ở nách một cách tự nhiên thế nào?11. Núm vú phụ có tiết sữa không?12. Mô vú thừa trông như thế nào?Tuyến vú phụ ở nách là gì?
Tuyến vú phụ ở nách là sự phát triển của các mô vú ở vùng nách. Thông thường, mô tuyến vú kéo dài đến đường nách giữa, nơi trung tâm của nách. Đuôi mô vú hay còn gọi đuôi nách của Spence, cũng kéo dài đến tận nách. Nói chung, các mô vú ở nách đặc trưng với sự phát triển của các hạch bạch huyết, mô mỡ hoặc mô tuyến vú ở nách. Sự tăng trưởng này có thể tạm thời hoặc lâu dài tùy theo nguyên nhân.
Vú phụ còn được gọi vú đa hình hoặc vú thừa có một phần hoặc toàn bộ mô vú. Các mô này là dạng bất thường bẩm sinh và tình trạng này hầu như vô hại. Những mô vú phụ hình thành khi các mô vú bổ sung dọc theo tuyến sữa không phân hủy trước khi sinh.
Do đó, các mô vú này bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nội tiết tố và các yếu tố khác, gây hình thành các mô vú phụ vùng nách. Đó là lý do tại sao tình trạng này thường phát triển trong giai đoạn mang thai hoặc cho con bú vì thuộc thời điểm dao động nội tiết tố lên đến đỉnh điểm.
Triệu chứng tuyến vú phụ ở nách
Một số triệu chứng tuyến vú phụ ở nách, bao gồm:
Không có khả năng duy trì tư thế cánh tay thích hợp.
Hạn chế cử động cánh tay.
Đau ở khối vùng nách.
Đau dọc theo cánh tay giữa.
Không thể mặc quần áo phù hợp.
Vấn đề thẩm mỹ.
Không có triệu chứng nếu nhỏ.
Phân loại tuyến vú phụ vùng nách
Theo phân loại Kajava, mô vú phụ được chia thành các loại sau dựa trên thành phần của các mô:
Độ 1 – Có mô tuyến, quầng vú và núm vú.
Độ II – Có mô tuyến, núm vú nhưng không có quầng vú.
Độ III – Có mô tuyến, quầng vú nhưng không có núm vú.
Độ IV – Chỉ có mô tuyến.
Độ V – Có núm vú và quầng vú.
Độ VI – Chỉ có núm vú (nhiều núm vú).
Độ VII – Chỉ có quầng vú.
Độ VIII – Chỉ có một mảng tóc.
Các loại tuyến vú phụ ở nách.
Nguyên nhân vùng nách sưng to phì đại
Những nguyên nhân ngoài tuyến vú phụ ở nách sưng to phì đại, bao gồm:
Tăng trưởng bất thường do di truyền
Bệnh hạch bạch huyết
Viêm tuyến mồ hôi mưng mủ
U mỡ
U nang bã nhờn
Dị dạng mạch máu
Bệnh ác tính thường là hạch nách di căn
Tuyến vú phụ ở nách có nguy hiểm không?
Tuyến vú phụ ở nách không nguy hiểm, chủ yếu liên quan vấn đề thẩm mỹ. Rất hiếm bệnh ác tính trên tuyến vú phụ, chỉ khoảng 0,2%-0,6% khả năng ung thư bắt nguồn từ mô vú phụ ở nách. Vì vậy, phần lớn người bệnh đi khám sau khi sanh con và cần tìm cách điều trị thích hợp chủ yếu vì lý do thẩm mỹ.
Chẩn đoán tuyến vú phụ ở nách
1. Khám vú
Thông thường, người bệnh không thể xác định được mô vú ở nách vì điều này bất thường về mặt giải phẫu. Bác sĩ có thể xem xét thành phần bên ngoài của mô để tìm ra nguyên nhân gây ra khối u ở nách.
Nếu khối u là sự tích tụ mỡ bình thường, u mỡ, sưng hạch… có thể được xác định bằng cách kiểm tra thành phần của các mô. Nếu không đúng như vậy, bác sĩ sẽ dùng một số xét nghiệm được khuyến cáo để kiểm tra chính xác các mô vú đã phát triển.
2. Siêu âm vú
Siêu âm giúp chẩn đoán bản chất của khối sưng, thành phần bên trong của nó và khả năng kết nối mạch máu của các mô. Siêu âm Doppler màu bao gồm việc sử dụng hai sóng siêu âm khác nhau để kiểm tra lưu lượng máu và xác định xem có tăng sinh mạch máu ở vùng nách hay không.
3. Chụp nhũ ảnh
Chụp nhũ ảnh nếu mô vú to, như một cuộc kiểm tra định kỳ để loại trừ khả năng mắc bệnh vú.
4. Chụp cộng hưởng từ (chụp MRI)
Nếu bác sĩ nghi ngờ khối u đó là bệnh khác, chẳng hạn như bệnh hạch bạch huyết do lao hoặc bệnh ác tính thì người bệnh cần được chụp MRI.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Mỡ nách điển hình không phải vấn đề đáng lo ngại nhưng nếu có những dấu hiệu sau, người bệnh nên đi khám bác sĩ ngay, bao gồm:
Kích thước khối u ngày càng tăng
Sưng ở nách
Đau và khó chịu
Khả năng di chuyển cánh tay hạn chế hoặc giảm
Mô vùng nách phì đại ảnh hưởng thẩm mỹ
Vú phụ vùng nách có thể phát triển ở cả nam và nữ. Mặc dù khả năng xảy ra ở nam giới ít hơn nhưng không nên bỏ qua tình trạng này trong bất kỳ trường hợp nào.
Tuyến vú phụ ở nách có nên cắt không?
Nên cắt tuyến vú phụ ở nách vì nó có thể giảm kích thước do sự dao động của nội tiết tố nhưng sẽ không biến mất. Những mô này tương tự như mô vú trong ngực, chúng cũng có thể giảm hoặc tăng kích thước khi giảm hoặc tăng cân.
Mô vú ở nách có thể được cắt bỏ một cách an toàn bằng phẫu thuật. Điều này có thể được thực hiện bằng phương pháp hút mỡ, nếu cần chỉnh sửa ít hoặc cắt bỏ mô để chỉnh sửa rộng rãi. Phẫu thuật này có thể loại bỏ những đường nét không mong muốn ở vùng nách.
Phương pháp điều trị tuyến vú phụ ở nách
Bác sĩ thấu hiểu được những lo lắng về thẩm mỹ và an toàn của người bệnh. Vì vậy, bác sĩ sẽ chọn những phương pháp điều trị tối ưu để lấy hết vú phụ, núm vú phụ, giảm thiểu sẹo, vết sẹo còn được ẩn trong đường nhăn tự nhiên của nách.
Các bác sĩ tận dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu như phẫu thuật tạo hình nách là sự kết hợp giữa kỹ thuật cắt bỏ và hút mỡ. Các mô được loại bỏ cẩn thận thông qua một vết mổ, sau đó tiến hành hút mỡ để mang lại đường nét đẹp hơn cho vùng nách. Ngay cả vị trí vết mổ cũng được lựa chọn thông minh để đảm bảo ca phẫu thuật không gây mất thẩm mỹ.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ chỉnh các dịch vụ của mình để đảm bảo mang lại lợi ích cho bệnh nhân về mọi mặt như tư vấn, theo dõi và hướng dẫn phục hồi sau mổ.
Trong suốt hành trình điều trị, bác sĩ sẽ thường xuyên giữ liên lạc với bệnh nhân và cung cấp thông tin cập nhật kịp thời. Đồng thời, bác sĩ hỗ trợ bệnh nhân mọi thủ tục liên quan đến điều trị để giúp người bệnh có thể chăm sóc sức khỏe sau phẫu thuật suôn sẻ khi ngoại trú.
Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Đỗ Thùy Giang, Trưởng khoa Ngoại Vú, BVĐK Tâm Anh TPHCM đang phẫu thuật cho người bệnh.
Chi phí và tư vấn điều trị tuyến vú phụ tại BVĐK Tâm Anh.
Tổng chi phí cắt bỏ mô vú phụ ở nách tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM rất hợp lý và tiết kiệm. Chi phí thực tế khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố sau ở mỗi người bệnh:
Kích thước khối u.
Kỹ thuật được sử dụng để loại bỏ các mô.
Chi phí nằm viện.
Xét nghiệm chẩn đoán trước và sau phẫu thuật.
Thuốc được kê đơn.
Chăm sóc và theo dõi sau phẫu thuật.
Phạm vi bảo hiểm:
Nếu người bệnh phẫu thuật điều trị bệnh bướu trong tuyến vú phụ vùng nách sẽ được bảo hiểm y tế chi trả. Các loại bướu thường sẽ lành tính, rất hiếm khi ung thư tuyến vú phụ
Nếu người bệnh phẫu thuật thẩm mỹ thì bảo hiểm không chi trả.
Chăm sóc người có tuyến vú phụ ở nách thế nào?
Người bệnh có thể tập những bài tập tốt cho mô vú ở nách như đòn tạ nhắm vào cơ ngực và giảm mỡ nách một cách hiệu quả, như sau:
Nằm trên một chiếc ghế phẳng với một quả tạ ở mỗi tay.
Hạ cánh tay sang hai bên cho đến khi khuỷu tay ngang tầm vai.
Đưa cánh tay trở lại vị trí ban đầu và lặp lại vài lần.
Một số câu hỏi thường gặp về tuyến vú phụ ở nách
1. Nam giới có cần phẫu thuật khi có mô ngực ở nách?
Nam giới khi có mô ngực ở nách cũng nên phẫu thuật loại bỏ giống như nữ giới, thông qua phẫu thuật tạo hình nách. Bạn có thể nói chuyện với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ và tìm hiểu về phương pháp điều trị bằng phẫu thuật.
2. Có thể có thêm mô vú ở nách khi mang thai không?
Bạn có thể có thêm mô vú ở nách khi mang thai. Mô vú phụ thường phát triển nhất ở nách, nhưng có thể phát triển ở bất kỳ vị trí nào dọc theo đường sữa như trên bụng hoặc trên vùng háng bẹn, thậm chí có thể phát triển ngoài vị trí dọc theo bề mặt lưng.
3. Tôi nên gặp bác sĩ nào để cắt bỏ mô vú ở nách?
Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ hoặc bác sĩ phẫu thuật chuyên về bệnh tuyến vú để cắt bỏ phần mô vùng nách. Điều quan trọng, người bệnh cần đảm bảo việc cắt bỏ hết mô và hạn chế sẹo và đạt thẩm mỹ.
4. Có thể cắt bỏ mô vú ở nách mà không cần phẫu thuật?
Thông thường, nếu khối u ở nách là mô tuyến vú sẽ không thể loại bỏ nếu không phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu khối u bên dưới thuộc dạng mô mỡ, bạn có thể tập thể dục, ăn uống lành mạnh và giảm cân để xem kích thước khối u có giảm hay không.
5. Các lựa chọn điều trị cho các mô vú ở nách là gì?
Lựa chọn điều trị cho các mô vú ở nách bao gồm:
Hút mỡ.
Cắt bỏ.
Axillaplasty (kỹ thuật hút mỡ và cắt bỏ kết hợp).
6. Các biến chứng của vú phụ vùng nách là gì?
Mặc dù vú phụ vùng nách có thể không có triệu chứng nhưng chúng có thể gây lo lắng, các vấn đề về thẩm mỹ, đau hoặc hạn chế cử động của cánh tay.
7. Việc có thêm mô vú có bình thường không?
Mô vú phụ, mô vú còn sót lại từ quá trình phát triển phôi thai, được tìm thấy ở khoảng 6% dân số, phổ biến nhất ở nách dọc theo “đường sữa”.
8. Khối mô vú ở nách khi mang thai là gì?
Chứng phì đại nách hoặc các khối u dưới nách có thể xảy ra khi mang thai do phần đuôi nách của vú (mô vú mở rộng đến nách) bị sưng lên trong quá trình sản xuất sữa. Chỗ này có thể mềm nhưng cuối cùng sẽ teo lại và biến mất.
9. Tại sao tôi có thêm mô vú ở nách?
Khi nồng độ estrogen và progestogen thay đổi, mô vú ở nách có thể phản ứng và sưng lên để đáp ứng với sự thay đổi nồng độ hormone này. Những biến động này thường xảy ra nhất do các sự kiện lớn trong đời ở phụ nữ, chẳng hạn như kinh nguyệt, mang thai hoặc mãn kinh.
10. Thu gọn mô ngực ở nách một cách tự nhiên thế nào?
Nên hoạt động thể chất thường xuyên, bao gồm rèn luyện sức mạnh và các bài tập tim mạch, có thể giúp giảm mỡ toàn thân, bao gồm cả mỡ nách. Các bài tập có mục tiêu như chống đẩy, gập cơ tam đầu và ép ngực có thể giúp làm săn chắc các cơ ở vùng nách.
11. Núm vú phụ có tiết sữa không?
Núm vú thừa cũng có thể tiết sữa ở cả nam và nữ, đặc biệt nếu chúng phát triển đầy đủ hơn. Núm vú thừa không chỉ ra bất kỳ tình trạng cơ bản nào hoặc tự gây ra bất kỳ tình trạng nào. Nhưng bạn có thể muốn loại bỏ chúng vì bạn không thích vẻ ngoài của chúng hoặc vì lý do thẩm mỹ khác.
12. Mô vú thừa trông như thế nào?
Mô vú phụ có thể xuất hiện như một vú hoàn chỉnh nếu có cả núm vú, quầng vú và mô tuyến. Nếu có mô vú không có núm vú hoặc quầng vú, nó có thể xuất hiện dưới dạng cục u hoặc sưng tấy dưới da.
Mô vú phụ có thể xuất hiện như một vú hoàn chỉnh nếu có cả núm vú, quầng vú và mô tuyến.
Khoa Ngoại Vú, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM quy tụ các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm, liên tục cập nhật phương pháp điều trị mới trên thế giới giúp chị em tầm soát ung thư vú, các bất thường bẩm sinh hay mắc phải để bác sĩ giúp bạn lập kế hoạch điều trị toàn diện, hiệu quả và rút ngắn thời gian đáng kể.
Tuyến vú phụ ở nách thường lành tính và một phần ảnh hưởng đến thẩm mỹ của phần ngực phụ nữ, ảnh hưởng việc chọn lựa trang phục và hoạt động hàng ngày nếu tuyến vú phụ to qua. Rất hiếm tuyến vú phụ có bệnh lý và không cần nhũ ảnh tầm soát. Bài viết này giúp phụ nữ có tuyến vú phụ ở nách có thể nhận biết tình trạng của mình rõ hơn, có thể gặp bác sĩ để được khám và điều trị đúng mức. |
https://tamanhhospital.vn/pha-thai/ | 27/02/2023 | 3 cách phá thai an toàn, phổ biến hiện nay khoa học chứng minh | Mỗi năm Việt Nam có gần 300.000 ca phá thai, chủ yếu ở độ tuổi 15-19, trong đó khoảng 60-70% là học sinh, sinh viên. Đáng chú ý, hầu hết các trẻ em gái khi mang thai do xấu hổ nên giấu gia đình, tìm đến các cơ sở y tế kém chất lượng để nạo phá thai gây biến chứng nghiêm trọng như vô sinh, nguy hiểm hơn là tử vong.
Nạo phá thai bừa bãi sẽ để lại hậu quả nặng nề cho sức khỏe chị em phụ nữ, có thể là nguyên nhân của vô sinh, hiếm muộn sau này. Do đó trong mọi tình huống nạo phá thai là điều bất đắc dĩ. Có những trường hợp buộc phải chấm dứt thai kỳ để bảo toàn sức khỏe, tính mạng và chất lượng cuộc sống của người phụ nữ. Vì thế, bài viết dưới đây được tư vấn chuyên môn bởi BS.CKI Hồ Thị Khánh Quyên, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM sẽ giúp chị em có cái nhìn tổng quan và nắm được các phương pháp phá thai an toàn hiện nay.
Mục lụcPhá thai là gì?Chỉ định phá thai trong trường hợp nào?3 cách phá thai an toàn hiện nay1. Phá thai nội khoa2. Hút thai chân không3. Nong nạo gắp thaiCần chuẩn bị gì khi phá thai?Phá thai có nguy hiểm không?Những biến chứng có thể gặp phải sau khi phá thaiKhi nào cần đến gặp bác sĩ?Lời khuyên của bác sĩ sau khi phá thaiPhá thai là gì?
Phá thaihay bỏ thailà kết thúc một thai kỳ bằng cách lấy thai hoặc phôi thai ra khỏi tử cung người mẹ trước thời kỳ sinh nở. Thống kê cho thấy, mỗi năm thế giới có khoảng 73 triệu ca phá thai, khoảng 61% trường hợp là mang thai ngoài ý muốn và 29% trường hợp mang thai có bệnh lý hoặc dị tật buộc phải chấm dứt thai kỳ. (1)
Tại Việt Nam, theo số liệu của Hội Kế hoạch hóa Gia đình Việt Nam, trung bình mỗi năm cả nước có gần 300.000 ca đình chỉ thai, đáng chú ý tình trạng phổ biến ở độ tuổi 15-19, trong đó khoảng 60-70% là học sinh, sinh viên.
Bác sĩ Hồ Thị Khánh Quyên chia sẻ, tình trạng phá thai ngày càng tăng đặc biệt là ở tuổi dậy thành niên, do đó cần có những chương trình giáo dục, nâng cao ý thức, nhận thức và trách nhiệm của thanh thiếu niên về sức khỏe sinh sản, tăng cường nhận thức về tình dục an toàn và ngừa thai, tránh tình trạng mang thai ngoài ý muốn.
Chỉ định phá thai trong trường hợp nào?
Đa phần các trường hợp phá thai là ở các cặp vợ chồng không sử dụng hoặc có sử dụng biện pháp ngừa thai nhưng không an toàn, không hiệu quả chẳng hạn như bao cao su bị rách, quên uống thuốc tránh thai hoặc uống thuốc sai cách… dẫn đến việc mang thai ngoài ý muốn hoặc mang thai trong độ tuổi đi học.
Phần lớn các trường hợp phá thai là do mang thai ngoài ý muốn
Ngoài ra, một số trường hợp đình chỉ thai thai xuất phát từ chỉ định y khoa, chẳng hạn như người mẹ mắc bệnh lý nội khoa nặng không thể mang thai, việc mang thai có thể gây nguy hiểm đến tính mạng như bệnh tim mạch nặng, suy thận nặng… Hoặc thai nhi có những bất thường không thể can thiệp chỉnh sửa, có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thai nhi khi chào đời như bất thường nhiễm sắc thể, đa dị tật nặng, thai lưu…
Bác sĩ Khánh Quyên cho biết, nhiều chị em nghĩ rằng bỏ thai càng sớm thì tỷ lệ thành công sẽ càng cao. Tuy nhiên, thời điểm phá thai an toàn nhất được khuyến cáo là trong khoảng thai nhi 4-7 tuần tuổi. Nếu chấm dứt thai kỳ quá sớm khi thai nhi mới vừa hình thành hoặc mới vừa làm tổ trong buồng tử cung thì nguy cơ sót thai, sót nhau rất cao. Nếu phá thai quá muộn ở thời điểm thai nhi đã lớn, kích thích thai quá to có thể đối diện với nhiều nguy hiểm như băng huyết, nhiễm trùng, thủng tử cung…
3 cách phá thai an toàn hiện nay
Tùy theo tuổi thai nhi mà bác sĩ sẽ có tư vấn phương pháp chấm dứt thai kỳ phù hợp và an toàn. Hiện nay, phá thai ở Việt Nam là hợp pháp và được Bộ Y tế cho phép thực hiện phá thai ngoài ý muốn đến hết 22 tuần vô kinh. Tuổi thai sẽ được tính bắt đầu từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng so với chu kỳ kinh đều. Nếu chu kỳ kinh không đều, tuổi thai sẽ được xác định bằng thăm khám lâm sàng hoặc siêu âm. (2)
Xem thêm: Sau phá thai bao lâu thì có kinh lại?
Bác sĩ Khánh Quyên cho biết, hiện tại có 3 phương cách phá thai, đó là: phá thai nội khoa, phá thai bằng phương pháp hút chân không và nong nạo gắp thai (*).
1. Phá thai nội khoa
Phá thai nội khoa hay phá thai bằng thuốc là chấm dứt thai kỳ bằng phương pháp nội khoa, tức là sử dụng thuốc để gây sảy thai. Nếu chị em đình chỉ thai bằng thuốc thành công sẽ không cần phải can thiệp bất kỳ thủ thuật nào vào buồng tử cung, điều này làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và thủng lòng tử cung.
Những trường hợp được chỉ định phá thai nội khoa là mang thai ngoài ý muốn hoặc người mẹ có bệnh lý không thể tiếp tục thai kỳ. Đối với những bệnh lý ở tuổi thai lớn, trong khoảng 4-7 tuần được ưu tiên chỉ định phá thai nội khoa. Với những tuổi thai lớn hơn vẫn có thể áp dụng, nhưng tỷ lệ thành công giảm đi hoặc phải kết hợp can thiệp thủ thuật.
2. Hút thai chân không
Hút thai chân không là phương pháp phá thai ngoại khoa có can thiệp, tức là bác sĩ sẽ sử dụng một ống hút chuyên dụng qua cổ tử cung để đưa vào buồng tử cung, thông qua lực hút chân không để lấy thai ra ngoài.
Phương pháp này được chỉ định trong những trường hợp chấm dứt thai kỳ do mang thai ngoài ý muốn hoặc mẹ không thể mang thai do bệnh lý hoặc thai bệnh lý. Tuổi thai được chỉ định là từ 6-12 tuần.
3. Nong nạo gắp thai
Nong nạo gắp thai là phương pháp bác sĩ sẽ đưa một dụng cụ qua cổ tử cung vào buồng tử cung để lấy thai ra ngoài. Phương pháp này thường được chỉ định ở tuổi thai khoảng 13-18 tuần.
Để tìm hiểu các phương pháp phá thai được thực hiện tại Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, chị em vui lòng liên hệ đến hotline 024 3872 3872 – 0247 106 6858 (làm việc từ 6h30 – 21h30) để được hỗ trợ.
Cần chuẩn bị gì khi phá thai?
Bác sĩ Khánh Quyên chia sẻ, trước khi thực hiện đình chỉ thai kỳ chị em cần chuẩn bị: (3)
Lựa chọn thời điểm bỏ thai phù hợp, tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn.
Trước khi phá thai cần thăm khám, kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng để đảm bảo cho quy trình phá thai được thực hiện an toàn.
Chuẩn bị tâm lý thoải mái, ổn định, không nên quá căng thẳng và lo lắng.
Lựa chọn cơ sở y tế có chuyên khoa Sản Phụ khoa uy tín, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang bị hệ thống máy móc hiện đại, quy trình thực hiện đảm bảo chuyên môn để đảm bảo an toàn cho quá trình phá thai.
Nên có người thân đi cùng để được hỗ trợ, chăm sóc trong suốt quá trình trước và sau thực hiện đình chỉ thai.
Đặc biệt, trang bị những kiến thức cơ bản về phương pháp tránh thai sẽ thực hiện, quy trình phá thai, các triệu chứng có thể gặp phải trong và sau phá thai, các dấu hiệu bất thường cần đến ngay bệnh viện để được can thiệp kịp thời, tránh biến chứng, mau hồi phục.
Tốt nhất chị em nên có người thân đồng hành và hỗ trợ trong suốt quá trình phá thai
Phá thai có nguy hiểm không?
“Phá thai có nguy hiểm không” là thắc mắc của hầu hết chị em khi tìm hiểu về vấn đề này. Bác sĩ Khánh Quyên cho biết, phá thai sẽ có nguy cơ gây chảy máu, nhiễm khuẩn, viêm phần phụ… Một số trường hợp phá thai bằng phương pháp có can thiệp như hút lòng tử cung hoặc nong nạo gắp thai ngoài các nguy cơ kể trên còn có thể gặp dính buồng tử cung hoặc thủng tử cung, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản về sau.
Tham khảo: Phá thai 1 lần có con được nữa không?
Chia sẻ cụ thể hơn, bác sĩ Khánh Quyên cho biết, mặc dù các phương pháp tránh thai có can thiệp hiện nay được cải tiến hơn nhưng vẫn không tránh được việc sử dụng dụng cụ nong bằng kim loại để nong rộng cổ tử cung; sử dụng que kim loại để dò hướng khoang tử cung và đo đạc độ dài của khoang; sử dụng ống hút kim loại để hút cuống rốn và phôi thai; sử dụng nuôi nạo bằng kim loại để nạo sạch khoang tử cung.
Quy trình nạo phá thai từ khi bắt đầu đến khi kết thúc liên tiếp sử dụng kim loại đưa ra đưa vào, tồn tại nguy cơ làm xước tử cung, nguy hiểm hơn là thủng cổ tử cung. Thực hiện nạo phá thai tại đơn vị không uy tín tiềm ẩn những nguy cơ này.
Bên cạnh đó, trước khi tiến hành, nếu chị em gặp tình trạng viêm bộ phận sinh dục như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo… chưa được chữa khỏi hoàn toàn thì quá trình đưa dụng cụ kim loại ra vào rất dễ đưa vi khuẩn vào khoang tử cung gây nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, việc nạo hút thai nhiều lần có nguy cơ để lại di chứng, đơn cử là nguy cơ vô sinh hiếm muộn về sau.
Có thể bạn quan tâm: Những ảnh hưởng có thể gặp phải khi phá thai
Quá trình phá thai tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng, do đó chị em cần có biện pháp bảo vệ bản thân, không thực hiện quan hệ tình dục không an toàn
Theo thống kê, mỗi năm thế giới có khoảng 4,7-13,2% số ca tử vong do nạo phá thai không an toàn. Ở những khu vực phát triển, ước tính cứ 100.000 ca đình chỉ thai không an toàn có 30 người tử cung. Ở những khu vực đang phát triển, con số này tăng lên 220 ca tử vong trên 100.000 ca phá thai không an toàn. Nếu chỉ tính riêng tại những khu vực đang phát triển, mỗi năm có khoảng 7 triệu phụ nữ điều trị tại bệnh viện vì các biến chứng liên quan đến nạo phá thai không an toàn. (4)
“Đó chính là lý do các bác sĩ Sản Phụ khoa luôn khuyến cáo chị em phụ nữ chỉ nên chấm dứt thai kỳ trong những tình huống bất đắc dĩ không thể giữ thai. Và trong những trường hợp này cần thực hiện chấm dứt thai kỳ tại các cơ sở y tế uy tín, tin cậy để đảm bảo sự an toàn sức khỏe và toàn vẹn thiên chức”, bác sĩ Khánh Quyên nhắn nhủ.
Những biến chứng có thể gặp phải sau khi phá thai
Sau khi phá thai, chị em có thể gặp những biến chứng như rong huyết do sót thai, sót nhau. Tình trạng đông huyết kéo dài có thể khiến chị em bị mất máu, làm cho cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, tuy nhiên hiếm có trường hợp nào cần phải truyền máu. Một số ít trường hợp gặp phải tình trạng băng huyết, thiếu máu nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Đối với các phương pháp phá thai có can thiệp như hút lòng tử cung hoặc nong nạo gắp thai, chị em có thể đối mặt với các nguy cơ như tổn thương cổ tử cung, thủng tử cung, tổn thương các tạng trong ổ bụng… có thể cần can thiệp phẫu thuật để giải quyết vấn đề.
Ngoài ra, vẫn tồn tại nguy cơ bị nhiễm trùng dẫn đến dính buồng tử cung, tổn thương các tai vòi – đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến vô sinh hiếm muộn.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu thường gặp sau khi phá thai gồm:
Ra máu âm đạo ít.
Đau bụng dưới lâm râm.
Đó là những dấu hiệu thường gặp, chị em cần chú ý nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng để cơ thể nhanh hồi phục. Tuy nhiên, nếu gặp phải một hoặc nhiều triệu chứng kết hợp dưới đây, chị em cần đến bệnh viện ngay lập tức:
Sốt cao kèm ớn lạnh;
Cảm giác cơn đau bụng ngày càng tăng;
Xuất huyết nặng và kéo dài, lượng máu chảy ra không có xu hướng thuyên giảm;
Tiết dịch âm đạo có mùi hôi khó chịu;
Bị tiểu buốt và ngứa ngáy, nóng rát ở vùng kín.
Tái khám đúng hẹn là việc làm quan trọng sau khi phá thai, ngoài ra chị em cần đến ngay bệnh viện khi có triệu chứng bất thường để can thiệp kịp thời
Lời khuyên của bác sĩ sau khi phá thai
Sau khi phá thai, chị em cần nghỉ ngơi nhiều, kiêng làm việc nặng nhọc trong khoảng 2-4 tuần. Ngoài ra, cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý để sớm hồi phục sức khỏe. Về chế độ ăn uống, chị em không cần kiêng loại thức ăn nào, tuy nhiên nên ưu tiên ăn các nhóm thực phẩm có nhiều dinh dưỡng, bổ sung nhiều chất sắt như thịt nạc, thịt bò, trứng, sữa và các loại rau củ.
Tham khảo: Phá thai xong kiêng gì?
Chị em nên vệ sinh vùng kín hàng ngày, giữ cho vùng kín luôn sạch sẽ. Phải thay băng vệ sinh thường xuyên tránh ẩm ướt gây nhiễm trùng. Hoạt động tắm rửa vẫn nên thực hiện bình thường, nhưng ưu tiên tắm bằng nước ấm để cơ thể được khỏe mạnh hơn.
Đặc biệt, chị em không nên quan hệ tình dục trong khoảng thời gian sau khi phá thai đến khi hết ra huyết âm đạo, thông thường là khoảng 2 tuần hoặc có thể kéo dài hơn. Bởi nếu quan hệ tình dục trong khoảng thời gian này có nguy cơ dễ bị nhiễm trùng gây viêm dính buồng tử cung – một trong những nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn về sau.
Quan trọng nhất, chị em phải uống thuốc theo toa của bác sĩ và tái khám theo lịch hẹn được chỉ định. Trong quá trình theo dõi sau phá thai, nếu phát hiện dấu hiệu bất thường kể trên, chị em cần tái khám ngay để được điều trị kịp thời.
Trung tâm Sản Phụ khoa, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là một trong những địa chỉ thăm khám, chẩn đoán, thực hiện đình chỉ thai kỳ chất lượng và tin cậy. Tại đây quy tụ đội ngũ bác sĩ Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm; trang bị hệ thống máy móc hiện đại; quy trình nạo phá thai chuyên nghiệp, an toàn, không xâm lấn, không biến chứng, đảm bảo sức khỏe và khả năng sinh sản cho phụ nữ.
Để được tư vấn phương pháp phá thai phù hợp, chị em có thể liên hệ đến Trung tâm Sản Phụ khoa, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi hỗ trợ:
Phá thai tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe và thiên chức làm mẹ nếu thực hiện nạo phá thai ở những cơ sở không uy tín, kém chất lượng. Vì thế, khuyến cáo chị em nếu lỡ mang thai ngoài ý muốn cần suy nghĩ kỹ càng, lựa chọn cơ sở y tế uy tín để phá thai an toàn, không gây biến chứng. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhung-xet-nghiem-can-lam-de-chan-doan-xo-gan-tien-trien-xo-gan-mat-bu-vi | Những xét nghiệm cần làm để chẩn đoán xơ gan tiến triển (xơ gan mất bù) | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội tiêu hóa, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Xơ gan tiến triển hay xơ gan mất bù là bệnh gây suy giảm chức năng gan, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh. Phát hiện và điều trị kịp thời là biện pháp hữu hiệu giúp cải thiện tình trạng bệnh, hỗ trợ tốt cho quá trình khôi phục chức năng gan.
1. Chẩn đoán lâm sàng
Ở bệnh nhân xơ gan còn bù, các dấu hiệu của bệnh chưa rõ ràng. Người bệnh chỉ cảm thấy ăn không ngon, ăn không tiêu, khó ngủ... Nhiều người chỉ vô tình phát hiện bệnh ở giai đoạn này khi đi khám sức khỏe.Đến giai đoạn xơ gan tiến triển (xơ gan cổ trướng), gan đã tổn thương ở mức độ năng, các dấu hiệu của bệnh biểu hiện rõ rệt hơn như:Người mệt mỏi, không có sức lựcChóng mặt, choáng váng, buồn nônMất tập trung, suy giảm trí nhớĂn không ngonSụt cân nhanhVàng da, vàng mắtPhù, cổ trướngGiãn mao mạch như mạng nhện (thường ở ngực, cổ, cánh tay)Dễ bị chảy máu, bầm tím.Đái ít, nước tiểu sẫm màuMất kinh nguyệt: đối với phụ nữMất khả năng quan hệ tình dục, ngực chảy và phát triển: đối với nam giớiMột số bệnh nhân xơ gan tiến triển khi xuất hiện các biến chứng còn có biểu hiện: nôn ra máu, đại tiện phân đen, đau bụng, sốt, rối loạn ý thức... Chóng mặt, choáng váng, buồn nôn là những dấu hiệu của bệnh xơ gan cổ trướng 2. Chẩn đoán qua xét nghiệm
Dựa vào các triệu chứng ban đầu, nếu nghi ngờ bệnh nhân bị xơ gan, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán xơ gan tiến triển, bao gồm:Xét nghiệm máu: xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại biên, đông máu cơ bản và xét nghiệm sinh hóa máu (men gan, Bilirubin, Protein, Albumin, chức năng thận, điện giải đồ...)Xét nghiệm nước tiểu: tổng phân tích nước tiểu, điện giải niệu nếu đã có cổ trướngXét nghiệm vi rút viêm gan B. CSiêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ gan để biết rõ mức độ tổn thương của ganSoi thực quản dạ dày, kiểm tra giãn tĩnh mạch thực quản, dạ dàyXét nghiệm sinh hóa, tế bào, dịch cổ trướng
3. Chẩn đoán xác định Tầm soát các bệnh lý về gan mật là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe Chẩn đoán xác định dựa trên các xét nghiệm lâm sàng và xét nghiệm có hội chứng suy tế bào gan hay hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửaKhám sức khỏe định kỳ, khám sàng lọc gan mật ít nhất 6 tháng/lần, tầm soát các bệnh lý về gan mật là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe, sớm phát hiện bệnh và các dấu hiệu gây bệnh để tiến hành điều trị xơ gan cổ trướng, can thiệp kịp thời. Vinmec điều trị xơ gan thành công bằng phương pháp ghép tế bào gốc |
|
https://dantri.com.vn/suc-khoe/nanomd-cyntra-chua-75-cysteamine-va-3-tranexamic-acid-ho-tro-giam-nam-vuot-troi-20230803161741578.htm | 75 | NanoMD Cyntra chứa 7,5% Cysteamine và 3% Tranexamic Acid, hỗ trợ giảm nám vượt trội | Cysteamine và ứng dụng cải thiện nám
Cysteamine được biết đến với vai trò bảo vệ tế bào nhờ khả năng chống oxy hóa vượt trội. Sau nhiều thập kỷ nghiên cứu, Cysteamine bắt đầu được ứng dụng trong cải thiện nám nhờ khả năng ức chế sắc tố mạnh mẽ.
Được đánh giá là hoạt chất tiềm năng thay thế Hydroquinone, Cysteamine đã nhận được nhiều sự quan tâm từ các bác sĩ da liễu tại thị trường Việt Nam trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, là một hoạt chất vừa được hoàn thiện nghiên cứu chưa lâu, vẫn còn nhiều hạn chế trong các công thức sản phẩm trên thị trường, vì thế, Cysteamine dù nhận được nhiều sự quan tâm, nhưng vẫn chưa thực sự phổ biến trên tủ thuốc của các bác sĩ da liễu.
Bởi lẽ đó, việc tối ưu công thức dường như là yếu tố tiên quyết của các nhãn hiệu muốn đưa Cysteamine đến gần hơn với thị trường.
NanoMD Cyntra sở hữu thành phần 7,5% Cysteamine và 3% Tranexamic Acid trong điều trị nám - sắc tố
Sản phẩm sở hữu công thức chứa Cysteamine với nồng độ cao 7,5%, kết hợp 3% Tranexamic Acid - hai hoạt chất tiềm năng được quan tâm cải thiện nám.
Không đơn thuần là công thức chứa nồng độ Cysteamine cao, NanoMD còn chú trọng vào trải nghiệm của người dùng. Với một bước bôi thoa, người dùng sẽ được hưởng lợi ích từ Cysteamine và Tranexamic Acid, giúp cải thiện nám và giãn mạch mà không phải sử dụng quá nhiều sản phẩm.
Cysteamine 7,5% và Tranexamic Acid 3% trong NanoMD Cyntra là công thức cải thiện nám đã được chứng minh qua kiểm nghiệm lâm sàng và mang đến hiệu quả sau 4-8 tuần sử dụng.
Bên cạnh đó, cả 2 hoạt chất Cysteamine và Tranexamic Acid trong công thức của NanoMD Cyntra đều có giá trị riêng biệt, tác động vào các cơ chế cải thiện nám khác nhau.
Cysteamine tác động cải thiện nám thông qua 5 cơ chế: ức chế mạnh mẽ Tyrosinase và Peroxidase; ức chế Polyme hóa Indole; Chelate ion đồng và sắt; tăng Glutathione nội bào; chống oxy hóa.
Tranexamic Acid tác động giảm nám thông qua 6 cơ chế: ức chế Plasmin; giảm hình thành mạch; giảm số lượng tế bào Mast; giảm yếu tố tăng sinh hoạt động tế bào hắc tố; giảm biểu hiện Melanin lên bề mặt da; ức chế Tyrosinase.
Công nghệ bọc Nano - Lợi thế sáng giá trong công thức của Cyntra
Công nghệ bọc Nano sẽ giúp nâng cao dược động học của Cysteamine đồng thời hạn chế khả năng kích ứng của hoạt chất. Đó cũng là lý do giúp công thức NanoMD Cyntra sở hữu được nồng độ Cysteamine 7,5% mà vẫn duy trì được trải nghiệm êm ái trên da khách hàng.
Bên cạnh đó, công nghệ bọc Nano cũng giúp một hoạt chất khó thẩm thấu và khó bào chế như Tranexamic Acid có thể hoạt động tốt dù chỉ lưu trên da 15 phút. Đây là điểm sáng giá so với nhiều sản phẩm cải thiện nám khác trên thị trường.
Công nghệ bọc này sẽ giúp phân phối hoạt chất vào đúng lớp da cần cải thiện nám, từ đó nâng cao hiệu quả cho phác đồ.
Hoàn thành nghiên cứu khoa học quốc tế với công thức 7,5% Cysteamine và 3% Tranexamic Acid dưới dạng bọc Nano
Dù ra mắt chưa lâu, nhưng NanoMD đã sớm hoàn thành nghiên cứu khoa học quốc tế, đây là một thành quả đáng ghi nhận của NanoMD trong khẳng định vị thế trên thị trường.
Nghiên cứu với mục tiêu kiểm chứng hiệu quả, sự hài lòng của người dùng và tính tuân thủ với công thức kem kết hợp Cysteamine và Tranexamic Acid công thức Nano trong cải thiện nám, với sản phẩm sử dụng là NanoMD Cyntra 7,5% Cysteamine và 3% Tranexamic Acid công nghệ bọc nano.
Sau thời gian nghiên cứu, kết quả cho thấy chỉ số mMASI trên người bị nám giảm lần lượt 40% sau 30 ngày, 57% sau 60 ngày và 63% sau 90 ngày. Tổng số 91% người tham gia nghiên cứu xác nhận thấy sự cải thiện tình trạng nám da.
Nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng: kem kết hợp Cysteamine và Tranexamic Acid công thức nano cho thấy hiệu quả đáng kể trong việc giảm điểm số mMASI và sự hài lòng cao của người dùng.
Tìm hiểu thêm về thương hiệu NanoMD tại:
Facebook: NanoMD Vietnam
Website: https://thevigocorp.com/danh-muc-san-pham/nanomd/ |
https://suckhoedoisong.vn/tac-dung-phu-khi-dung-thuoc-tri-nam-mong-169180116.htm | 13-09-2020 | Tác dụng phụ khi dùng thuốc trị nấm móng | Đào Thu Thủy
(Bắc Ninh)
Itraconazol là một chất chống nấm tổng hợp, dùng trị nhiều loại nấm, trong đó có bệnh nấm móng chân, tay. Tuy nhiên dùng thuốc đạt được hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất, khi dùng thuốc cần lưu ý:
Về cách uống thuốc:
Uống ngay sau bữa ăn hoặc uống cùng thức ăn (vì thức ăn làm tăng hấp thu thuốc) và nuốt nguyên viên với nước đun sôi để nguội.
Chú ý đến bất lợi của thuốc:
Khi điều trị ngắn ngày, tác dụng không mong muốn thường xảy ra ở khoảng 7% người bệnh, phần lớn là buồn nôn, đau bụng, nhức đầu và khó tiêu. Khi điều trị dài ngày ở người đã có bệnh tiềm ẩn và phải dùng nhiều loại thuốc cùng lúc thì tác dụng không mong muốn xảy ra nhiều hơn, tới 16,2%. Hầu hết các phản ứng phụ xảy ra ở đường tiêu hóa. Các phản ứng dị ứng như ngứa, ngoại ban, nổi mày đay và phù mạch; Hội chứng Stevens – Johnson có thể xảy ra nhưng ít gặp hơn. Người dùng thuốc cũng có thể gặp tăng men gan (có hồi phục), viêm gan, phù, rụng lông - tóc… nhất là khi dùng thuốc trong thời gian dài trên 1 tháng.
Khi gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, bạn đều phải thông báo cho bác sĩ biết để có lời khuyên và xử lý thích hợp. Trong điều trị ngắn ngày, thuốc có thể không làm rối loạn chức năng gan, nhưng nếu bạn có tiền sử bệnh gan hoặc bị nhiễm độc gan do các thuốc khác, cần thông báo cho bác sĩ và không nên dùng thuốc này. Khi điều trị dài ngày (trên 30 ngày) phải theo dõi chức năng gan và ngừng thuốc nều thấy bất thường và dấu hiệu viêm gan.
Chú ý đến tương tác thuốc: itraconazol có thể gây tương tác bất lợi với nhiều thuốc. Vì vậy, nếu bạn đang dùng bất kỳ thuốc điều trị nào cũng cần cho bác sĩ biết để tránh các tương tác bất lợi này. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/banh-cuon-lam-tu-bot-gao-nep-hay-gao-te-vi | Bánh cuốn làm từ bột gạo nếp hay gạo tẻ? | Bánh cuốn làm từ bột gạo nếp hay tẻ? Làm bánh cuốn bằng bột gì? Làm sao để pha bột bánh cuốn đạt chất lượng? Đây là những vấn đề mà các bà nội trợ gặp phải khi có nhu cầu làm món bánh cuốn tại nhà. Việc nắm rõ cách thức làm bánh sẽ giúp bạn đạt được thành công khi lần đầu thực hiện.
1. Công thức pha bột bánh cuốn từ những loại bột có sẵn
Bột bánh cuốn pha sẵn hiện nay được bày bán rất nhiều ở các siêu thị, chợ khô hay cửa hàng tạp hóa... Bột pha sẵn có một điểm lợi đó là tiết kiệm thời gian và có công thức pha được hướng dẫn trên bào bì. Đồng thời bạn cũng có thể dễ dàng điều chỉnh chúng mà không cần căn chỉnh tỷ lệ như bột trộn. Tuy nhiên nếu pha bột không đảm bảo lượng nước với bột, bánh sẽ có nguy cơ bị rách, dính vào nhau hay ăn không cảm thấy ngon. Vì vậy, khi sử dụng bột làm bánh cuốn bạn cần nắm rõ một vài nguyên tắc cơ bản sau:Lưu ý khi dùng bột bánh cuốn pha sẵn dạng gói 400 gamĐầu tiên bột cần được đảm bảo còn mới hoặc chưa hết hạn. Bột pha sẵn tuy tiện lợi nhưng là hàng sản xuất đồng loạt. Nếu chúng không đảm bảo an toàn vệ sinh hoặc ẩm mốc hay vi khuẩn xâm nhập sẽ vô hình gây ra tác hại lớn cho sức khỏe.Bột cần đặt trong bát to lớn, không đổ quá nhiều bột làm sao chỉ nên chiếm 1/3 dung tích chiếc bát để còn pha thêm nước. Khi trộn bột làm bánh cuốn nên khuấy đều từ từ và không quên cho thêm chút muối và dầu ăn vào. Muối sẽ giúp bột khi nấu lên dễ kết thành hình còn dầu ăn sẽ hạn chế từng miếng bánh dính lại với nhau. Quá trình khuấy bột cần làm đều tay và giữ ổn định. Bột cần tan hết không vón hay nổi cợn. Nếu bột không thể tan hết bánh tráng sẽ không đẹp mắt và hương vị không ngon.Sau đó, bột cần được nghỉ 45 - 60 phút. Quy trình nghỉ bột đều được khuyến khích khi làm mọi loại bánh. Nhờ đó bột thẩm thấu gia vị cũng như có độ nở và hút nước hơn. Sau đó tiến hành làm bánh cuốn.Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng bột làm bánh cuốnLượng nước pha sẵn của mỗi loại bột làm bánh cuốn không giống nhau. Bạn muốn làm bánh thành công chỉ nên tham khảo, không thể hoàn toàn áp dụng lượng nước hướng dẫn. Thông thường nên bỏ bớt đi so với lượng nước mà nhà sản xuất đề nghị để tránh bánh bị nhão. Thêm vào đó nên dự phòng dư ra một ít bột. Nếu bánh nhão có thể trộn thêm từ từ đến khi bột đạt. Bột làm bánh cuốn cần được pha theo đúng hướng dẫn 2. Phương pháp pha bột bánh cuốn truyền thống để có hương vị xưa
Việc sử dụng bột pha sẵn tuy tiết kiệm được nhiều thời gian nhưng lại có nhược điểm ở hương vị và chất lượng chiếc bánh làm ra. Do thế mà cần phải cân nhắc nếu bạn yêu cầu làm bánh cuốn cổ truyền hoặc làm bán. Muốn làm bột bánh theo cách xưa thì bước chọn gạo tẻ để xay cần được chú trọng. Hạt gạo mới trắng không lẫn tạp chất khi xay ra mềm mịn và có độ dẻo như mong muốn.Công thức dùng bột gạo tẻ để làm bánh cuốnPhần lớn bánh cuốn được dùng với gạo tẻ xay ướt. Nhưng gạo nếp kết hợp cùng cũng có thể tạo độ dai cho món bánh. Đặc biệt tính quánh dẻo của gạo nếp là đặc trưng khiến cho món bánh sẽ không đứt gãy khi tráng.Gạo dùng để đem đi xay cần vo sạch, loại bỏ chất bẩn bám trong đó. Sau đó ngâm 3 - 4 giờ để gạo nở mềm và đạt chất lượng. Trong quá trình ngâm nước sẽ đục màu gọi là nước gạo. Vì thế cần liên tục thay nước đến khi không còn bị đục màu. Khi đó bánh làm ra sẽ trong không bị đục.Nếu cho thêm bột năng hay bột gạo nếp bạn có thể tham khảo tỷ lệ 5 :1 để bánh khi tráng đạt được độ dẻo và kết. Sử dụng máy xay bột, xay hỗn hợp sau đó lọc qua rây. Bột lọc qua rây sẽ mềm mịn hơn.Công thức kết hợp gạo tẻ cùng bột năng làm bột bánh cuốnNguyên liệu để làm bánh cuốn với công thức dùng bột gạo xay khô là 250 gam bột gạo khô, 50 gam bột năng, 45 gam bột khoai tây, 50 gam bột bắp, muối và nước lọc.Gạo tẻ khô được xay mịn rồi trộn cùng các nguyên liệu khác trộn đều lên. Đến khi nào bột quyện lại với nhau thì để nghỉ một lúc rồi đem đi tráng bánh. Nếu đây là lần đầu những chiếc bánh đầu tiên sẽ xuất hiện vấn đề như quá nhão hay quá đặc do tỷ lệ bột chưa hoàn thiện. Bạn hãy điều chỉnh lượng nước và lượng bột cho đến khi chiếc bánh tráng ra được như mong muốn.Bột nên pha loãng một chút để vỏ bánh được mỏng và ngon. Tuy nhiên nếu loãng quá sẽ mất độ kết bánh sẽ nát và bị đứt. Hãy cho bột nghỉ ngơi rồi pha lại và điều chỉnh đến khi chiếc bánh vừa mỏng vừa dai là được. Bánh cuốn làm từ bột gạo nếp hay tẻ là thắc mắc của nhiều bạn trẻ hiện nay 3. Cách tráng bánh đảm bảo độ dai mềm của thành phẩm
Bánh cuốn được tráng trên một tấm vải, do đó bạn cần làm sạch và tiệt trùng mọi dụng cụ làm bánh. Hãy đảm bảo những dụng cụ đó được vệ sinh cẩn thận và thường xuyên. Khi tráng, hơi nước sẽ làm cho bánh chín nhanh chóng. Nếu gia đình không có nồi hấp chuyên dụng hãy thử dùng chảo tráng bánh.Bánh cuốn là món ăn vặt hay ăn sáng đều rất phù hợp. Ngoài bánh cuốn thông thường, cũng có thể kết hợp cuộn thêm một chút nhân vào bánh sẽ thơm ngon hơn. Đồng thời bạn sẽ no và có đủ dinh dưỡng hơn. Nếu bạn không muốn ăn quá nhiều tinh bột hay xào thêm một ít nhân để bỏ vào trong bánh.Với những chia sẻ trên bạn đã biết bánh cuốn làm từ bột gạo nếp hay tẻ. Để làm bánh được thành công, bạn có thể áp dụng theo hướng dẫn trên hoặc tham khảo cách làm đặc trưng từng vùng miền. |
|
https://tamanhhospital.vn/cach-dieu-tri-tieu-duong/ | 23/09/2022 | 5 cách điều trị tiểu đường khoa học theo hướng dẫn của chuyên gia | Mục đích của các phương pháp điều trị tiểu đường (đái tháo đường) là giúp kiểm soát lượng đường trong máu nhằm phòng ngừa biến chứng. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có cách điều trị tiểu đường khác nhau, căn cứ vào tình trạng và nhu cầu cá nhân của người bệnh.
Mục lụcĐái tháo đường là bệnh gì?Dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đườngAi dễ bị đái tháo đường?Cách chẩn đoán bệnh đái tháo đường1. Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/ dl (7,0 mmol /l).2. Glucose huyết tương sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l).3. A1C ≥ 6,5 % (48 mmol/mol)4. Trên những bệnh nhân có các triệu chứng kinh điển của tăng đường huyết hay đường huyết tăng rất cao, đường huyết bất kì ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l)Hướng dẫn cách điều trị tiểu đường1. Điều trị chung cho bệnh tiểu đường tuýp 1 và 22. Điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ3. Điều trị tiền đái tháo đườngCác liệu pháp hỗ trợ chữa bệnh đái tháo đườngĐái tháo đường là bệnh gì?
Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với biểu hiện lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường. Thông thường, đái tháo đường được phân thành 3 loại: đái tháo đường tuýp 1, đái tháo đường tuýp 2 và đái tháo đường thai kỳ (xảy ra trong quá trình mang thai). Nguyên nhân gây bệnh do cơ thể thiếu hụt về tiết insulin/đề kháng với insulin hoặc cả hai.
Dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường
Đối với đái tháo đường tuýp 2, các triệu chứng có thể rất nhẹ, người bệnh khó nhận ra. Các triệu chứng tiểu đường bao gồm:
Cảm thấy rất khát
Đi tiểu nhiều
Nhìn mờ
Cáu kỉnh
Ngứa ran hoặc tê ở bàn tay hoặc bàn chân
Mệt mỏi
Vết thương không lành
Nhiễm trùng nấm men
Cảm thấy đói
Giảm cân mà không cần cố gắng
Nhiễm trùng nhiều hơn
Biểu hiện da sẫm màu, sần quanh cổ hoặc nách (dấu gai đen)
Đối với đái tháo đường tuýp 1, bệnh biểu hiện rầm rộ và nghiêm trọng với các triệu chứng điển hình (4 nhiều): ăn nhiều – uống nhiều – tiểu nhiều – sụt cân nhanh. Ngoài ra, bệnh cũng có thể biểu hiện các triệu chứng không điển hình hoặc biến chứng:
Mệt mỏi, mờ mắt
Thường xuyên bị nhiễm trùng da, đường tiết niệu hoặc âm đạo
Cáu kỉnh hoặc thay đổi tâm trạng
Đái dầm mới xuất hiện ở trẻ trước đó không có
Các dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng hơn: bứt rứt, lú lẫn; thở nhanh sâu; hơi thở có mùi trái cây (mùi táo chín…); đau bụng; mất ý thức (hiếm gặp).
Cũng chung tình trạng khó nhận biết như bệnh đái tháo đường tuýp 2, bệnh đái tháo đường thai kỳ chỉ được phát hiện khi thai phụ thăm khám định kỳ. Những triệu chứng có thể gặp, bao gồm:
Tiểu nhiều lần trong ngày
Mệt mỏi
Mờ mắt
Khát nước liên tục
Ngủ ngáy
Tăng cân quá nhanh so với khuyến nghị
Ai dễ bị đái tháo đường?
Tầm soát đái tháo đường nên được tiến hành cho người có nguy cơ. Bệnh nhân bị đái tháo đường nên được sàng lọc biến chứng.
Người có nguy cơ đái tháo đường típ 1 cao (ví như anh chị em ruột và con của người đái tháo đường típ 1) có thể xét nghiệm tìm sự có mặt của kháng thể tiểu đảo tụy hoặc anti-glutamic acid decarboxylase, có trước khởi phát trên lâm sàng. Tuy nhiên, không có chiến lược phòng ngừa cho người có nguy cơ, nên sàng lọc thường xuyên dành cho thiết lập nghiên cứu.
Yếu tố nguy cơ của đái tháo đường típ 2 gồm:
Tuổi≥ 45
Thừa cân hoặc béo phì
Lối sống ít vận động
Tiền sử gia đình có đái tháo đường
Tiền sử có suy giảm điều hòa glucose
Đái tháo đường thai kì hoặc cân nặng sau sinh > 4,1 kg
Tiền sử tăng huyết áp
Rối loạn lipid máu (HDL cholesterol < 35 mg/dL [0.9 mmol/L] or triglyceride level > 250mg/dL [2,8 mmol/L])
Tiền sử bệnh tim mạch
Hội chứng buồng trứng đa nang
Người chủng tộc da đen, người Tây Ba Nha, người Mỹ gốc Á hoặc gốc Ấn Độ
Người ≥ 45 tuổi và tất cả người lớn với các yếu tố nguy cơ mô tả trên nên được sàng lọc đái tháo đường với nồng độ glucose huyết tương đói, HbA1C, hoặc giá trị glucose sau 2h của 75-g OGTT ít nhất 1 lần mỗi 3 năm cho định lượng glucose huyết tương bình thường và ít nhất mỗi lần một năm nếu kết quả là rối loạn glucose lúc đói.
Cách chẩn đoán bệnh đái tháo đường
Để chẩn đoán bệnh đái tháo đường, người bệnh có biểu hiện gợi ý, tiền sử gia đình hay bản thân có liên quan sẽ đi khám và bác sĩ cho làm xét nghiệm như glucose máu lúc đói, HbA1c hoặc nghiệm pháp dung nạp glucose (uống 75g glucose theo hướng dẫn). Khi kết quả xét nghiệm vượt tiêu chuẩn khuyến cáo (Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ Hoặc Hội Nội Tiết và Đái Tháo Đường Việt Nam) thì người bệnh được chẩn đoán. (1)
1. Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/ dl (7,0 mmol /l).
Đói được định nghĩa là không ăn hay uống thực phẩm chứa calo ít nhất 8 giờ.
HOẶC
2. Glucose huyết tương sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l).
Nghiệm pháp được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sử dụng một lượng glucose tương đương với 75 g glucose khan hòa tan trong nước.
HOẶC
3. A1C ≥ 6,5 % (48 mmol/mol)
Xét nghiệm phải được thực hiện ở phòng thí nghiệm được chứng nhận và chuẩn hóa theo tiêu chuẩn xét nghiệm đạt yêu cầu.
HOẶC
4. Trên những bệnh nhân có các triệu chứng kinh điển của tăng đường huyết hay đường huyết tăng rất cao, đường huyết bất kì ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l)
Bệnh nhân cần được xét nghiệm máu tại 2 thời điểm khác nhau. Không dùng xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán tiểu đường.
Sau khi chẩn đoán đái tháo đường, bác sĩ sẽ tiến hành phân loại đái tháo đường dựa triệu chứng, cơ địa, tiền căn gia đình hoặc tiến hành các xét nghiệm đặc hiệu.
Cụ thể:
Xét nghiệm C peptide máu để đánh giá khả năng tiết insulin trong cơ thể, để phân biệt đái tháo đường tuýp 1 (thiếu hụt tiết insulin) hay đái tháo đường tuýp 2 (đề kháng insulin).
Nếu nghi ngờ người bệnh mắc đái tháo đường tuýp 1, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm máu để tìm tự kháng thể. Sự xuất hiện các kháng thể này cho thấy cơ thể đang tự tấn công chính các tế bào của mình và thường được tìm thấy ở người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 nhưng không phải với tuýp 2.
Xét nghiệm tìm thể ketones trong máu/nước tiểu, là chất được tạo ra khi cơ thể ly giải lipid để tạo năng lượng vì cơ thể thiếu hụt insulin dẫn đến không sử dụng được glucose, gợi ý tình trạng tăng đường máu cấp tính nguy hiểm đến tính mạng cần được điều trị sớm.
Hướng dẫn cách điều trị tiểu đường
Điều trị bệnh đái tháo đường cần kết hợp nhiều yếu tố bao gồm: lối sống, ăn uống, tập luyện, dùng thuốc… để ổn định lượng đường trong máu. Ngoài ra, với mỗi loại bệnh đái tháo đường khác nhau sẽ có những hướng điều trị cụ thể căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Kết hợp nhiều yếu tố để duy trì lượng đường trong máu luôn ổn định
1. Điều trị chung cho bệnh tiểu đường tuýp 1 và 2
Những lưu ý chung khi điều trị bệnh đái tháo đường: điều chỉnh lối sống là nền tảng trong điều trị và giúp bệnh nhân ổn định lâu dài. (2) Cụ thể:
1.1. Ăn uống lành mạnh
Sử dụng nhóm ngũ cốc, các loại hạt, trái cây, rau củ… nhiều chất xơ để cung cấp vitamin, khoáng chất và ít carbohydrate cho cơ thể.
Nhóm trái cây tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường như cà chua, ớt chuông…; các loại rau không chứa tinh bột như rau lá xanh, bông cải xanh, súp lơ trắng; các loại đậu như đậu gà, đậu lăng; ngũ cốc nguyên hạt như mì ống, bánh mì làm từ lúa mì nguyên hạt, gạo nguyên hạt, yến mạch nguyên hạt và hạt quinoa.
Bên cạnh đó, các loại rau quả giàu chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường, giảm lượng đường trong máu; cản trở sự hấp thụ chất béo, cholesterol trong chế độ ăn uống. Chất xơ còn giúp ngăn các yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng đến tim mạch như huyết áp, viêm nhiễm…; giảm cảm giác thèm ăn, mau no và lâu đói hơn.
Chế độ ăn uống cũng nên sử dụng loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa (gồm chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa) giúp giảm cholesterol xấu trong máu và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các nguồn chất béo tốt bao gồm: dầu ô liu, hướng dương, dầu hạt cải…; các loại hạt như hạnh nhân, đậu phộng, hạt lanh, hạt bí ngô; cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ…
Chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đương
Ngoài ra, người bệnh cũng nên chia nhỏ đĩa thức ăn. Trái cây và rau không chứa tinh bột nên chiếm một nửa, ngũ cốc nguyên hạt chiếm một phần tư và thực phẩm giàu protein (chẳng hạn các loại đậu, cá hoặc thịt nạc) chiếm một phần tư.
Người mắc bệnh đái tháo đường cũng không nên hút thuốc lá và hạn chế ở gần khu vực hút thuốc lá; uống rượu lượng vừa phải.
1.2. Hoạt động thể chất
Hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ tốt cho việc trị bệnh đái tháo đường mà còn mang đến nhiều lợi ích:
Giảm cân nặng
Giảm lượng đường trong máu
Tăng độ nhạy cảm với insulin
Giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường
Để có được tác dụng này, việc tập luyện nên diễn ra khoảng 30 phút mỗi ngày/ 150 phút mỗi tuần. Tăng dần mức độ tập từ trung bình đến cao. Các môn vận động như đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe hoặc chạy; các bài tập kháng lực (ít nhất 2-3 lần mỗi tuần) như cử tạ, bài tập phối hợp… giúp tăng sức mạnh, khả năng giữ thăng bằng và duy trì cuộc sống năng động; rút ngắn thời gian không hoạt động (như ngồi máy tính) bằng cách đứng dậy, đi lại hoặc hoạt động nhẹ nhàng sau mỗi 30 phút ngồi yên.
1.3. Sử dụng thuốc
Thuốc không phải insulin (thường là viên uống)
Nhóm Metformin: làm giảm lượng glucose mà gan sản xuất, cải thiện cách hoạt động của insulin trong, làm chậm quá trình chuyển đổi carbohydrate thành đường. Tuy nhiên, thuốc không dùng cho bệnh nhân suy thận. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể gặp vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, khó tiêu, chán ăn.
Nhóm Thiazolidinedione: hoạt động bằng cách giảm lượng glucose trong gan, giúp các tế bào mỡ sử dụng insulin tốt hơn. Thuốc có thể phối hợp chung với các thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, một vài loại trong nhóm này có thể gây phù, tăng cân đột ngột, suy giảm thị lực, ung thư bàng quang, suy tim…
Thuốc gây tăng tiết insulin:
Nhóm Sulfonylureas: giúp kích thích tuyến tụy bài tiết insulin, ngăn gan giải phóng glucose, tăng tổng hợp glycogen; giúp hạ đường huyết nhanh nhưng lưu ý tránh bỏ bữa khi dùng thuốc để giảm nguy cơ hạ đường huyết.
Nhóm Meglitinides: hoạt động nhanh hơn sulfonylureas, giúp cơ thể tạo ra nhiều insulin hơn. Thuốc này được khuyến cáo dùng ngay trước bữa ăn, có thể dùng cho bệnh nhân suy thận. Tuy nhiên, thuốc có giá thành cao và nguy cơ hạ đường huyết nếu không dùng đúng thời điểm.
Nhóm thuốc chủ vận thụ thể GLP-1: hoạt động giống như hormone tự nhiên (incretin), làm tăng sự phát triển của tế bào B và lượng insulin mà cơ thể sử dụng. Thuốc làm giảm sự thèm ăn, giảm lượng glucagon cơ thể sử dụng, làm chậm quá trình tiêu hóa và giảm lượng đường trong máu.
Nhóm thuốc điều trị đái tháo đường ức chế men Dipeptidyl peptidase-4: thuốc giúp GLP-1 không bị phá hủy, qua đó kéo dài hoạt động của incretin, giúp giảm lượng đường trong máu.
Thuốc có tác dụng làm chậm hấp thu chất béo và glucose từ ruột:
Nhóm thuốc ức chế men alpha – glucosidase: làm giảm lượng glucose trong máu bằng cách trì hoãn sự phân hủy carbohydrate và giảm sự hấp thụ glucose ở ruột non; ngăn chặn một số enzym để làm chậm quá trình tiêu hóa một số loại tinh bột. Nên dùng thuốc trước bữa ăn.
Nhóm thuốc ức chế SGLT2: giảm tái hấp thu glucose tại ống thận, giúp cơ thể loại bỏ glucose nên làm giảm đường huyết, kiểm soát tốt hơn huyết áp và cân nặng; làm chậm sự tiến triển của bệnh thận, giảm nguy cơ suy thận và tử vong ở những người bệnh có biến chứng thận. Một số thuốc trong nhóm được chứng minh làm giảm nguy cơ nhập viện hoặc tử vong do suy tim.
Insulin
Insulin được sử dụng chủ yếu trong điều trị bệnh đái tháo đường type 1 do tuyến tụy không còn khả năng tạo ra insulin. Insulin cũng được sử dụng trong điều trị đái tháo đường type 2 khi cần.
Insulin được sử dụng dưới dạng tiêm và có nhiều loại khác nhau. Căn cứ vào mức độ suy giảm của insulin, bác sĩ sẽ chỉ định loại insulin phù hợp với từng ca bệnh. Các tùy chọn sử dụng insulin bao gồm: Insulin tác dụng nhanh, Insulin tác dụng kéo dài, Insulin trộn (cả nhanh và kéo dài), Insulin kết hợp GLP-1 – Soliqua (glargine-lixisenatide).
1.4. Theo dõi lượng đường trong máu
Người bệnh nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên theo tư vấn của bác sĩ về thời gian và mức đường huyết mục tiêu cần đạt được. Giữ lượng đường trong máu càng gần mức mục tiêu càng tốt. Điều này giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng liên quan đến căn bệnh này.
Kiểm tra thường xuyên đường huyết để duy trì mức mục tiêu
1.5. Cấy ghép
Dùng tế bào gốc lấy từ máu của dây rốn trẻ sơ sinh có thể giúp khôi phục khả năng sản xuất insulin ở người bệnh đái tháo đường tuýp 1. Đây là kết quả một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh và Mỹ. Sau khi cấy ghép, lượng insulin trong máu của người bệnh sẽ được phục hồi, giúp cân bằng nồng độ glucose. Nghiên cứu này đem đến hy vọng cho người bệnh tiểu đường tuýp 1, thay thế cho việc phải phụ thuộc insulin suốt đời. (3)
2. Điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ
Điều trị tiểu đường thai kỳ cần kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì ở mức an toàn để bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi. Để làm được điều này, việc điều chỉnh lối sống rất quan trọng, bao gồm:
Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo giữ lượng đường trong máu ở giới hạn an toàn, nhưng vẫn cung cấp đủ calo và chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi.
Tập thể dục, thực hiện các bài tập ở mức độ nhẹ đến trung bình trong 15 – 30 phút mỗi ngày. Hỏi bác sĩ sản khoa về những bài tập phù hợp.
Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên trước và sau bữa ăn 1-2g theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đối với mẹ bầu có tiền căn đái tháo đường trước đó, các thuốc viên hạ đường huyết chưa có bằng chứng an toàn cho thai nên tiêm insulin có thể được cân nhắc sử dụng.
Đối với mẹ bầu đái tháo đường thai kỳ không kiểm soát được đường huyết cũng nên cân nhắc sử dụng insulin sớm để đảm bảo thai kỳ phát triển an toàn.
Lập biểu đồ theo dõi sự phát triển của thai nhi, nhằm có hướng xử lý kịp thời khi có biến chứng xảy ra.
3. Điều trị tiền đái tháo đường
Điều trị tiền tiểu đường bao gồm điều trị không dùng thuốc và điều trị dùng thuốc đặc trị.
Điều trị không dùng thuốc là sự kết hợp các yếu tố như dinh dưỡng, tập luyện và thay đổi lối sống… để duy trì lượng đường trong máu ổn định.
Điều trị thuốc, bao gồm thuốc giúp hạ đường huyết, Metformin (Glucophage, Fortamet) hoặc thuốc tương tự.
Các liệu pháp hỗ trợ chữa bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn ảnh hưởng đến tinh thần. Cho dù vừa được chẩn đoán hay sống chung với bệnh tiểu trong một thời gian dài, nhiều người bệnh có thể trải qua những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, chán nản, kiệt sức… Lúc này cần nắm một liệu pháp tinh thần cho người bệnh.
Người bệnh và thân nhân người bệnh hãy thường xuyên nói chuyện và chia sẻ cùng nhau. Thông qua nói chuyện và những lời động viên, người bệnh có thể ổn định tinh thần và duy trì mức đường huyết ổn định. Vì căng thẳng được xem là một trong những nguyên nhân khiến lượng đường trong máu tăng cao.
Để được tư vấn và đặt lịch khám với các chuyên gia Nội tiết – Đái tháo đường hàng đầu tại BVĐK Tâm Anh, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến:
Bên cạnh các cách điều trị tiểu đường bên trên, người bệnh cũng nên duy trì việc tầm soát bệnh. Với người bệnh tiểu đường tuýp 1 nên sàng lọc biến chứng sau thời điểm chẩn đoán 5 năm, còn người bệnh tiểu đường tuýp 2 cần thực hiện sàng lọc sau khi chẩn đoán. Các nội dung khám sàng lọc có thể bao gồm: khám bàn chân, kiểm tra đáy mắt, xét nghiệm albumin trong nước tiểu, định lượng creatinin và lipid huyết thanh… được chỉ định bởi bác sĩ Nội tiết – Đái tháo đường. |
https://suckhoedoisong.vn/thoai-hoa-khop-hang-169114428.htm | 05-04-2016 | Thoái hóa khớp háng | Nguyên nhân
Nguyên nhân gây nên thoái hóa khớp háng rất đa dạng, trong đó thoái hóa nguyên phát chiếm tỉ lệ cao nhất (khoảng 50%), gặp chủ yếu ở NCT. Thoái hóa khớp háng thứ phát bao gồm: tiền sử khớp háng bị viêm (thấp khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp do lao…), do chấn thương khớp háng, gãy cổ xương đùi, trật khớp háng (do lao động, tập luyện, chơi thể thao, NCT, già yếu lên cầu thang…), hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi điều trị không dứt điểm càng về sau, tuổi tác càng lớn càng dễ dẫn đến thoái hóa khớp háng. Một số trường hợp thoái hóa khớp háng là do từ lúc sinh ra đã có cấu tạo bất thường ở khớp háng hoặc chi dưới (bẩm sinh). Ngoài ra, thoái hóa khớp háng là do biến chứng của các bệnh khác (đái tháo đường, gút…), bệnh khớp do bệnh ưa chảy máu, bệnh huyết sắc tố…
Triệu chứng
Thoái hóa khớp háng khiến người bệnh đi lại khó khăn do khớp háng chịu trọng lực của cơ thể nhiều nhất. Bệnh nhân thường đau vùng bẹn, sau đó lan xuống đùi, đau tăng lên khi cử động hay đứng lâu và thường đi khập khiễng. Người bệnh cảm thấy thường xuyên mỏi và tê cứng khi vận động đi bộ hoặc co duỗi khớp đùi háng.Giai đoạn tiếp theo là xuất hiện những cơn đau nhói mỗi khi vận động xoay người, gập người hoặc dạng háng, nhưng khi nghỉ ngơi sẽ hết đau.Về sau, những cơn đau xuất hiện dồn dập vào buổi sáng khi mới thức dậy và trở nên đau mỏi hơn về chiều tối. Cơn đau cũng xuất hiện khi người bệnh đột ngột đổi tư thế từ ngồi sang đứng và đau nhiều khi đi lại, dần dần đau tăng lên ngay cả khi nghỉ ngơi và ban đêm, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa (nóng, lạnh đột ngột).
Hậu quả xấu
Thoái hóa khớp háng nếu được chẩn đoán và điều trị sớm có thể làm chậm sự phát triển của bệnh, giảm triệu chứng đau, giúp bệnh nhân vận động, trở lại cuộc sống bình thường. Nếu phát hiện và điều trị muộn sẽ có nhiều bất lợi cho người bệnh. Nếu không điều trị gì, tình trạng đau, nhức thường xuyên, cứng khớp háng ngày càng tăng ngay cả khi không vận động gì, cho đến khi người bệnh không thể đi lại do chỏm khớp đã biến dạng, các gai xương bám đầy khớp, khớp mất vận động. Thêm vào đó, người bệnh có thể mất khả năng xoay người, gập người hoặc dạng háng và vùng cơ bên thoái hóa khớp háng bị teo nhỏ hẳn.
Để chẩn đoán thoái hóa khớp háng, ngoài các triệu chứng lâm sàng, cần chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), nếu có điều kiện nên chụp cộng hưởng (MRI).
Nguyên tắc điều trị
Thoái hóa khớp háng là một bệnh tiến triển chậm, thường gặp ở NCT. Vì vậy, nhiều trường hợp không biết hoặc không có điều kiện để đi khám bệnh. Do đó, bệnh ngày một gia tăng và để lại hậu quả xấu. Nếu thấy đau nhức ở vùng bẹn lan xuống đùi và khó di chuyển nên đi khám bệnh. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp giảm thiểu đáng kể cơn đau và nguy cơ tàn phế. Nguyên tắc chữa trị là nghỉ ngơi (hạn chế đi lại, nếu béo phì cần giảm cân bằng chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện bài bản), cần tập lý liệu pháp theo hướng dẫn của người có chuyên môn. Cần sử dụng thuốc giảm đau và thuốc tái tạo sụn khớp theo đơn thuốc của bác sĩ khám bệnh.
Điều trị bằng phẫu thuật khi tình trạng bệnh đã nặng lên. Điều trị nội khoa không còn hiệu quả và các bác sĩ hội chẩn, có chỉ định phẫu thuật. Có nhiều phương pháp điều trị ngoại khoa đối với khớp háng, bác sĩ sẽ có tư vấn cụ thể để người bệnh lựa chọn, trong đó thay khớp háng là phẫu thuật phổ biến nhất, giúp người bệnh nhanh hết đau, sớm trở lại cuộc sống sinh hoạt gần như bình thường.
Nên phòng như thế nào?
Nếu mắc bệnh viêm, chấn thương hoặc tật bẩm sinh khớp háng nên tích cực điều trị càng sớm càng tốt để khi có tuổi hạn chế thoái hoá khớp.
Với người đã bị thoái hóa khớp háng, có thể phòng ngừa và hạn chế các cơn đau do thoái hóa sụn khớp bằng cách tập thể dục hết sức nhẹ nhàng hàng ngày, không nên đi bộ. Bên cạnh đó, cần có chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất, đặc biệt là ăn, uống các loại thực phẩm nhiều canxi (sữa, tôm, cua ốc, dầu cá). Cần có giấc ngủ tốt và nên tạo cho tinh thần thoải mái. Cần điều trị các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng đến thoái hóa khớp háng (bệnh gút). |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/co-toan-khi-pha-tron-sua-cong-thuc-voi-sua-me-vi | Có an toàn khi pha trộn sữa công thức với sữa mẹ? | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Huỳnh Bảo Toàn - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ, tuy nhiên vì nhiều lý do mà một số mẹ không đủ sữa cho trẻ bú, phải bổ sung thêm sữa công thức cho trẻ. Nhiều mẹ băn khoăn liệu có thể trộn sữa mẹ và sữa công thức lại với nhau hay không?
1. Trẻ có thể vừa bú mẹ và sữa công thức không?
Không thể phủ nhận rằng sữa mẹ đem lại rất nhiều lợi ích cho trẻ. Không những đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, sữa mẹ còn cung cấp các kháng thể bảo vệ trẻ khỏi nhiễm trùng và thậm chí có thể làm giảm nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.Thêm vào đó, nuôi con bằng sữa mẹ cũng rất tốt cho những người mới lần đầu làm mẹ. Trẻ bú mẹ giúp mẹ nhanh chóng phục hồi, giúp chống trầm cảm sau sinh và giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.Học viện Nhi Khoa Hoa Kỳ và Tổ chức Y Tế Thế giới đều khuyên nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên, thực tế không phải ai cũng có thể thực hiện được điều này.Với suy nghĩ phải có bằng được sữa mẹ cho trẻ bú khiến người mẹ dần dần kiệt sức và rơi vào trạng thái trầm cảm.Trên thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng sữa công thức kết hợp với cho con bú đối với trẻ sơ sinh giảm cân khi còn ở bệnh viện không có tác động tiêu cực đến việc cho con bú và thực sự giảm tỷ lệ nhập viện ở trẻ sơ sinh.Vì vậy, nuôi con bằng sữa mẹ là việc làm rất tốt cho trẻ nhưng nếu thực tế bạn không thể làm điều đó vì bạn không đủ sữa hoặc vì một lý do nào đó khác, thì trong sữa công thức cũng có đầy đủ vitamin, khoáng chất, carbohydrate, chất béo và protein mà trẻ sơ sinh cần để tăng trưởng và phát triển.Sữa công thức có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tùy theo thể trạng của từng bé, đồng thời cho phép cha mẹ có thời gian dành riêng cho bản thân.Nếu bạn cảm thấy quá sức, quá mệt mỏi hoặc chỉ đơn giản là bạn không đủ sữa cho trẻ, hãy cân nhắc việc bổ sung sữa công thức để tiếp tục hành trình cho con bú của bạn.Mặc dù việc cho con bú bằng sữa mẹ được khuyến khích thực hiện càng nhiều càng tốt, tuy nhiên bạn có thể tìm thấy một phương pháp khác phù hợp với bạn và gia đình mà vẫn đảm bảo quá trình phát triển bình thường cho trẻ.Việc sử dụng kết hợp sữa công thức và sữa mẹ vẫn mang lại cho bạn và em bé những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc, đây cũng là giải pháp thay thế khi tình trạng y tế hoặc cuộc sống khiến việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn không thể.Trước khi bạn bắt đầu kết hợp sữa công thức vào chế độ ăn của trẻ, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng. Họ sẽ giúp bạn xác định lượng sữa công thức trong mỗi lần ăn của trẻ hoặc trong khoảng thời gian 24 giờ. Nuôi con bằng sữa mẹ là việc làm rất tốt cho trẻ ở giai đoạn sơ sinh Sữa công thức cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, vì vậy, khoảng cách giữa các cữ bú cũng kéo dài hơn.Dần dần điều chỉnh các cữ bú của trẻ khi thêm sữa công thức vào chế độ ăn của trẻ giúp bạn và trẻ dễ đàng thực hiện việc chuyển từ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ sang nuôi con bằng sữa mẹ.
2. Tại sao phải trộn sữa mẹ và sữa công thức?
Dưới đây là một số lý do khiến bạn phải kết hợp sữa công thức và sữa mẹ cho trẻ bú2.1 Bạn không sản xuất đủ sữaNếu bạn đang gặp khó khăn trong việc sản xuất đủ sữa để đáp ứng nhu cầu của trẻ, bạn có thể tăng nguồn cung bằng cách uống nhiều nước, ăn uống tốt hơn và cho trẻ bú thường xuyên hơn.Tuy nhiên, đôi khi bất chấp những nỗ lực hết mình của mẹ, sữa mẹ vẫn không đáp ứng được nhu cầu của trẻ. Thay đổi nội tiết tố, phẫu thuật vú trước đây, một số loại thuốc và thậm chí tuổi tác có thể ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa mẹ.Ngoài ra, bạn có thể tham vấn ý kiến từ các chuyên gia y tế về cách chọn sữa công thức cho trẻ phù hợp với cơ địa và lứa tuổi, giúp trẻ được bổ sung các vi chất cần thiết cho sự phát triển.2.2 Bạn có nhiều đứa conSự thiếu hụt nguồn sữa cũng có thể ảnh hưởng đến các bà mẹ sinh đôi hoặc sinh nhiều con. Theo kịp nhu cầu của hai hoặc nhiều em bé có thể khiến bạn cảm thấy kiệt sức và sữa mẹ bị cạn kiệt - ngay cả khi những đứa trẻ vẫn đói.Cho ăn kết hợp sữa mẹ và sữa công thức có thể là giải pháp bạn đang tìm kiếm. Bất cứ thói quen nào bạn muốn thiết lập cho trẻ, hãy cho trẻ thời gian để làm quen và điều chỉnh.2.3 Bạn cần ngủ nhiều hơn (và nghỉ ngơi)Chăm sóc con nhỏ nhiều khi khiến bạn cảm thấy kiệt sức và thèm một giấc ngủ trọn vẹn. Nhờ sự giúp đỡ của người thân hỗ trợ bạn trong việc cho trẻ ăn giúp bạn có thời gian để nghỉ ngơi.Nếu vào ban đêm, không có ai có thể giúp đỡ bạn, hãy cân nhắc việc cho trẻ uống một ít sữa công thức trước khi đi ngủ, điều này giúp trẻ no lâu hơn và ngủ ngon giấc hơn. Thiếu ngủ sau sinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ 2.4 Bạn đi làm lạiNếu bạn cảm thấy căng thẳng và không thoải mái khi hút sữa ở nơi làm việc, bạn có thể cho trẻ ăn kết hợp sữa mẹ và sữa công thức. Ví dụ, bạn có thể cho con bú vào buổi sáng và buổi tối, và nhờ người chăm sóc cho trẻ uống sữa công thức vào những lúc bạn đi làm. Sẽ mất một thời gian để nguồn sữa của mẹ điều chỉnh theo sự thay đổi này.
3. Có an toàn khi trộn sữa công thức với sữa mẹ?
Nếu bạn đang tự hỏi liệu bạn có thể trộn sữa mẹ và sữa công thức trong cùng một bình sữa không, câu trả lời là có!Điều quan trọng là phải tuân thủ một số nguyên tắc an toàn khi thực hiện việc này.Pha sữa công thức theo hướng dẫnNếu bạn đang sử dụng công thức dạng bột hoặc cô đặc, trước tiên bạn sẽ cần phải pha sữa theo hướng dẫn, đảm bảo thêm đúng lượng nước cất hoặc nước uống an toàn.Khi bạn đã pha đúng lượng sữa công thức và lượng nước, bạn có thể thêm sữa mẹ.Lưu ý rằng: không bao giờ sử dụng sữa mẹ thay cho nước trong quá trình pha sữa. Duy trì tỷ lệ đúng theo công thức nước và sau đó thêm sữa mẹ riêng biệt đảm bảo bạn sẽ không thay đổi thành phần dinh dưỡng của sữa công thức.Thêm nước quá nhiều vào sữa công thức có thể làm loãng chất dinh dưỡng, trong khi thêm nước không đủ có thể gây áp lực cho thận và đường tiêu hóa của em bé, dẫn đến tình trạng mất nước. Trong trường hợp cực đoan, điều này cũng có thể dẫn đến các vấn đề về thần kinh ở trẻ.Nếu bạn đang sử dụng sữa bột pha sẵn, không cần thực hiện thêm bước nào trước khi kết hợp với sữa mẹ.Bảo quản sữa công thức đã pha đúng cáchCó các quy tắc khác nhau cho việc lưu trữ, sử dụng và thải bỏ sữa mẹ và sữa công thức.Sữa mẹ có thể được đông lạnh trong hộp nhựa cấp thực phẩm trong 6 tháng. Sau khi đưa ra khỏi ngăn đông, sữa mẹ có thể để trong tủ lạnh trong 24 giờ.Sữa mẹ mới được hút có thể được giữ trong tủ lạnh tối đa 5 ngày hoặc trong tủ mát cách nhiệt đến 24 giờ.Sữa công thức pha sẵn cần được bảo quản trong ngăn mát và sử dụng trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên, tốt hơn hết nên sử dụng sữa công thức được bảo quản trong tủ lạnh trong vòng 1 ngày. Tương tự như vậy, một bình sữa công thức được được bảo quản trong tủ lạnh, trộn với sữa mẹ nên được sử dụng hoặc loại bỏ trong vòng 24 giờ.Trong khi một bình sữa mẹ ở nhiệt độ phòng tốt, có thể sử dụng trong tối đa 5 giờ, một bình sữa công thức hoặc sữa mẹ pha với sữa công thức nên được loại bỏ sau 1 giờ kể từ khi bắt đầu sử dụng. Sữa sau khi được pha theo công thức cần bảo quản đúng cách Vi khuẩn sinh sản nhanh chóng trong bất cứ thứ gì có nguồn gốc từ sữa bò. vì vậy, đừng cố giữ lại sữa công thức được sử dụng một phần hoặc bình sữa công thức trộn với sữa mẹ trong tủ lạnh ngoài mốc thời gian là 60 phút.
4. Lợi ích và rủi ro khi trộn sữa mẹ và sữa công thức trong cùng một bình
Trộn sữa mẹ và sữa công thức trong cùng một bình có thể giúp thời gian cho ăn thuận tiện hơn. Cũng có những ưu điểm khác của phương pháp cho ăn kết hợp này:Bé có thể điều chỉnh hương vị nhanh hơn. Trộn cả hai lại với nhau có thể giúp bé quen với hương vị lạ này dễ dàng hơn.Bé có thể ngủ lâu hơn. Cơ thể của bé cần nhiều thời gian hơn để xử lý các dưỡng chất có trong sữa công thức. vì vậy, khoảng cách giữa các cữ bú sẽ giãn ra nếu bạn sử dụng cả sữa mẹ và sữa công thức.Có một số nhược điểm tiềm ẩn và thậm chí một vài rủi ro trong việc trộn sữa mẹ và sữa công thức với nhau trong một bình. Bạn cần nhận thức được hậu quả để bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt.Bạn có thể lãng phí sữa mẹNhiều người không muốn trộn sữa mẹ và sữa công thức trong cùng một bình vì lo lắng trẻ sẽ không uống hết số sữa này và sữa mẹ còn lại sẽ phải đổ đi. Điều này gây lãng phí sữa mẹ.Không người mẹ nào muốn thấy thành quả hút sữa của mình bị phí phạm. vì vậy, nếu trẻ thường không uống hết bình sữa của mình, hãy cân nhắc việc cho trẻ uống sữa mẹ trước, sau đó cho trẻ uống sữa công thức nếu trẻ vẫn còn đói.Lượng sữa mẹ có thể giảmCho dù bạn đang bổ sung sữa công thức cho trẻ hay trộn sữa công thức và sữa mẹ, điều này có thể khiến lượng sữa của mẹ bị giảm.Bổ sung sữa công thức của trẻ một cách từ từ giúp đảm bảo duy trì nguồn sữa đầy đủ.Rủi ro sức khỏe tiềm ẩnNhư đã đề cập trước đây, điều quan trọng nhất bạn cần lưu ý là chuẩn bị sữa công thức cho trẻ theo đúng hướng dẫn.Sữa mẹ không nên được sử dụng thay thế cho nước khi pha sữa với công thức dạng bột hoặc cô đặc. Việc bỏ qua việc sử dụng đúng lượng nước có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé.Hơn nữa, sữa mẹ trộn với sữa công thức có thời hạn sử dụng ngắn hơn đáng kể so với sữa mẹ. Một bình sữa chứa cả sữa mẹ và sữa công thức phải được loại bỏ trong vòng một giờ sử dụng. Trộn sữa mẹ và sữa công thức trộn cùng nhau sẽ có thời gian sử dụng ngắn hơn Mặc dù sự thực là có thể trộn sữa công thức và sữa mẹ nếu như mẹ làm đúng cách tuy nhiên các chuyên gia về sữa mẹ vẫn khuyên rằng mẹ nên cho con ăn sữa mẹ trước sau đó bổ sung sữa công thức sau đó, điều này sẽ tránh lãng phí sữa mẹ trong trường hợp mẹ pha lẫn mà bé không ăn hết.Nếu bé chịu ti mẹ, mẹ có thể cho con bú trước để giúp bé học cách bú hiệu quả và giúp mẹ ra nhiều sữa hơn. Nếu mẹ cho bé ăn sữa công thức trước sẽ khiến chế tiết sữa của mẹ giảm xuống và bé cũng quen với việc bú bình mà khó quay lại với việc bú mẹ.Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.Giai đoạn trẻ ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng giúp trẻ tăng trưởng toàn diện. Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:Các dấu hiệu bé thiếu kẽmThiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ
Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com, parents.com, babycenter.com Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong |
|
https://suckhoedoisong.vn/sai-lam-hay-gap-khi-chua-vay-nen-khien-benh-nang-them-169221020221924939.htm | 20-10-2022 | Sai lầm hay gặp khi chữa vảy nến khiến bệnh nặng thêm | Nguyên nhân gây bệnh vảy nến
Theo BSNT Hoàng Văn Tâm,
vảy nến
là một bệnh da mãn tính có cơ chế sinh bệnh bao gồm yếu tố gen, rối loạn yếu tố miễn dịch, và các yếu tố từ môi trường.
Bên cạnh đó, một số yếu tố có thể làm bệnh nặng hơn như:
TIN LIÊN QUAN
Bệnh vảy nến và những lo ngại trong đại dịch COVID-19
Căng thẳng quá độ
Chấn thương do gãi, chà xát mạnh, nhiễm trùng,...
Sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích...
Các thể
vảy nến
:
Vảy nến thể thông thường gồm: vảy nến thể giọt, thể đồng tiền, thể mảng.
Vảy nến thể đặc biệt: thể đảo ngược, thể ở lòng bàn chân - bàn tay, thể đỏ da toàn thân, vảy nến thể mủ, vảy nến móng - khớp, viêm đầu chi liên tục, vảy nến niêm mạc.
Sai lầm hay gặp khi điều trị vảy nến
Theo chuyên gia da liễu, bệnh vảy nến vốn dai dẳng, hay tái phát nên nhiều người tìm mọi cách để điều trị không theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Họ sử dụng các thực phẩm chức năng, thuốc nam, thuốc bắc, tiêm thuốc không rõ nguồn gốc… làm bệnh bùng phát nặng lên, gây nguy hiểm đến sức khỏe bản thân.
Cùng nghe BS. Hoàng Văn Tâm chia sẻ:
BS. Hoàng Văn Tâm nói về sai lầm người bệnh hay gặp khi điều trị bệnh vảy nến. Video: D.Hải
Các phương pháp điều trị vảy nến
Theo chuyên gia da liễu, vảy nến là một bệnh mạn tính, đến nay chưa có phương pháp giúp điều trị khỏi hoàn toàn, nhưng bệnh có thể kiểm soát được. Mục tiêu chính của các phương pháp điều trị là kiểm soát tình trạng bệnh, ngăn ngừa và hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh.
Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh vảy nến. Lựa chọn phương pháp điều trị bệnh cần phải cân nhắc về tuổi, thể bệnh, vị trí thương tổn, diện tích da bị bệnh, các phương pháp và các thuốc đã sử dụng.
- Điều trị tại chỗ
bằng một số loại thuốc: Acid Salycilic, Corticosteroid, Calcipotriol, Tacrolimus, Tazarotene,
kem dưỡng ẩm
,...
- Điều trị toàn thân
bằng một số loại thuốc: Methotrexate, Acitretin, Cyclosporin, các chế phẩm sinh học...
Các thuốc này có tác dụng tốt, nhưng có thể có tác dụng phụ. Do đó, cần được chỉ định đúng và theo dõi nghiêm ngặt trong quá trình điều trị.
- Liệu pháp ánh sáng
: Có thể phối hợp các phương pháp trên với chiếu tia cực tím có bước sóng khác nhau (UVA, UVB) cũng có kết quả rất tốt và kéo dài thời gian ổn định bệnh. Đặc biệt hiện nay phương pháp PUVA (Psoralene Ultraviolet A) đang được áp dụng để điều trị bệnh vảy nến các thể khác nhau và có kết quả rất khả quan.
- Ứng dụng
thuốc sinh học
: Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã tổng hợp được nhiều chất sinh học có tác dụng tốt trong điều trị bệnh vảy nến, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh như: Infliximab, Etanercept, Adalinumab, Alefacept, Efalizumab, Secukinumab.
Bệnh nhân vảy nến được thăm khám, quản lý tốt sẽ giúp kéo dài thời gian ổn định của bệnh cũng như ngăn ngừa và hạn chế tối đa các biến chứng. Ảnh: D.Hải
Phòng ngừa vảy nến tái phát
BS. Hoàng Văn khuyến cáo:
- Bệnh nhân mắc vảy nến cần đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được các bác sĩ chuyên ngành thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
- Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng như các sản phẩm chứa
corticoid
dùng đường toàn thân mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Ngoài việc tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh vảy nến cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, trong đó đặc biệt cần tránh rượu bia và các chất kích thích.
- Hạn chế một số loại thực phẩm có thể khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn như đồ ăn có nhiều chất béo, thực phẩm chế biến, thực phẩm lạ dễ gây dị ứng, những đồ ăn chứa nhiều protein và tanh (như: tôm, cua, ghẹ, măng, cà, lạp sườn, xúc xích, thịt gà, đồ hộp, trứng...); đồ ăn có chứa nhiều chất béo (như: đường, sữa, mỡ, bơ, đồ ngọt tổng hợp...).
- Người bệnh phải hạn chế tiếp xúc với hóa chất (như: xà phòng, dầu gội, sữa tắm...); thận trọng khi sử dụng nước hoa, son phấn, kem dưỡng da, thuốc nhuộm tóc...
- Bên cạnh đó nên ăn nhiều thực phẩm chứa các loại axit béo có lợi như Omega-3 và các loại rau quả giàu vitamin B12, chất khoáng như kẽm… để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Một trường hợp bùng phát vảy nến mủ toàn thân do điều trị sai cách. Ảnh: BVCC
Ngày Vảy nến thế giới
29/10 năm nay có chủ đề "
Sức khỏe tâm thần
của bệnh nhân vảy nến
". Đây là một sự kiện mà hàng triệu bệnh nhân vảy nến trên toàn thế giới tổ chức kỷ niệm để nhắc nhở cộng đồng rằng vảy nến là căn bệnh không lây, những người mang căn bệnh này vẫn đang sống chung với nó, vẫn đấu tranh với nó từng ngày.
Đây cũng là cơ hội truyền tải thông điệp không kỳ thị với người không may mắc phải căn bệnh này đến toànxã hội, đồng thời nhắc nhở những người trong ngành y cần quan tâm hơn nữa đến căn bệnh này, sớm tìm ra những phương pháp kiểm soát bệnh an toàn, tối ưu.
Nhân dịp này, Bệnh viện Da liễu Trung ương tổ chức
Tuần lễ khám và tư vấn miễn phí, tặng quà sản phẩm
chăm sóc da
cho bệnh nhân vảy nến
(từ 19/10 đến 31/10/2022) tại Khoa Điều trị nội trú ban ngày (Tầng 6 Tòa nhà Điều hành).
Bệnh vảy nến ở trẻ em: Tổn thương và những điều cha mẹ cần lưu ý
SKĐS - Vảy nến ở trẻ em là bệnh hay gặp, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tinh thần, thẩm mỹ làn da và sinh hoạt của trẻ. Vậy làm sao để nhận biết, phân biệt đúng bệnh vảy nến ở trẻ. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-huong-dan-de-co-doi-song-tinh-duc-tot-hon-toan-hon-vi | Các hướng dẫn để có đời sống tình dục tốt hơn, an toàn hơn | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Quan hệ tình dục an toàn là quan hệ tình dục có sử dụng các biện pháp bảo vệ bạn và bạn tình phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) và mang thai ngoài ý muốn, giúp đời sống tình dục trở lên an toàn và tốt hơn.
1. Tập thể dục giúp cải thiện chất lượng tình dục
Một số bài tập thể dục hàng ngày dưới đây sẽ sẽ giúp cải thiện chất lượng tình dục.1.1 Bài tập CardioTập thể dục giúp làm gia tăng hưng phấn cho bạn và đối tác. Bất kỳ bài tập thể dục nào khiến tim bạn đập nhanh hơn và thở mạnh hơn, từ đi bộ nhanh cho đến đạp xe có thể tăng lưu lượng máu, bao gồm cả vùng chậu. Theo một nghiên cứu của Đại học Texas, tập thể dục sẽ làm gia tăng khả năng cương cứng cho nam giới và tăng sự hưng phấn cho nữ giới.1.2 Bơi lộiCác nhà nghiên cứu của Đại học Harvard phát hiện ra rằng những người thường xuyên bơi lội ở cả nam và nữ ở độ tuổi 60 có đời sống tình dục tương tự như những người 20 tuổi.Bơi lội giúp tăng sức bền, tăng lưu lượng máu, cải thiện khả năng mềm dẻo của cơ thể và giảm căng thẳng. Bơi lội cũng đốt cháy nhiều calo, đây là điều rất tốt cho bất kỳ ai đang thừa cân nhưng bị ham muốn tình dục, đặc biệt là những người đàn ông béo phì bị rối loạn cương dương. Bơi lội giúp đốt cháy calo và cải thiện ham muốn tình dục hiệu quả 1.3 Bài tập KegelsBài tập này được xây dựng để điều trị chứng tiểu không tự chủ, bài tập này cũng làm tăng sức mạnh của cơ sàn chậu và điều đó có thể giúp làm tăng mức độ khoái cảm. Đối với nam giới, bài tập này cũng cũng giúp ngăn ngừa xuất tinh sớm.1.4 PlankĐây là một bài tập hoàn hảo để tăng cường sức mạnh cho lớp cơ sâu nhất của vùng bụng (cơ bụng ngang), cùng với cánh tay trên, đùi và mông. Những vùng cơ này giúp bạn làm được nhiều tư thế khác nhau và duy trì thời gian quan hệ.Ngoài ra, để cải thiện tình cảm và chất lượng mỗi bài tập thì việc tập thể dục cùng nhau sẽ làm tăng sự gắn kết giữa vợ và chồng. Các nghiên cứu cho thấy các hoạt động thể chất sẽ khiến bạn thu hút đối phương hơn sau khi tập luyện và ngược lại.
2. Hạn chế các yếu tố nguy cơ quan hệ tình dục không an toàn
Một số yếu tố có thể khiến quan hệ tình dục không an toàn như:Không sử dụng hoặc sử dụng không đúng cách các biện pháp bảo vệSử dụng rượu bia, lạm dụng chất kích thíchCảm thấy áp lực khi quan hệ tình dục, quan hệ bạo lực với đối tác. Hạn chế các nguy cơ quan hệ tình dục không an toàn 3. Một số biện pháp bảo vệ phòng tránh bệnh đường tình dục
Bao cao su mang lại khả năng bảo vệ tốt chống lại các bệnh STI bằng cách hoạt động như một hàng rào vật lý để ngăn chặn bạn tiếp xúc với tinh dịch, dịch âm đạo hoặc máu của đối tác và ngược lại. Bên cạnh bao cao su, bạn có thể sử dụng các loại biện pháp tránh thai khác để tránh mang thai ngoài ý muốn.Quan hệ tình dục chỉ với một đối tácXét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục và điều trị nếu cần thiết, đặc biệt nếu bạn có đối tác mới. Tránh quan hệ tình dục cho đến khi bác sĩ kết luận bạn không còn khả năng lây nhiễm và bạn và bạn tình đã kết thúc điều trị.Tiêm vắc-xin để phòng tránh virus HPV, đây là nhóm vi-rút rất phổ biến và nguyên nhân gây ra một số bệnh truyền qua quan hệ tình dục như ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư bộ phận sinh dục và ung thư đầu và cổ. Các loại bệnh khác có thể do virus HPV như mụn cóc. Tiêm vắc-xin giúp bảo vệ và phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục Nhiễm trùng HPV thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào và hầu hết mọi người sẽ không biết họ bị nhiễm bệnh. Do đó, để phòng bệnh và hạn chế sự lây lan của virus HPV là tiêm vắc-xin. Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com Không có vắc xin an toàn tuyệt đối |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tien-bo-trong-xet-nghiem-gen-danh-gia-nguy-co-ung-thu-di-truyen-vi | Tiến bộ trong xét nghiệm gen đánh giá nguy cơ ung thư di truyền | Bài viết được viết bởi Bác sĩ Hoàng Quốc Chính - Trung tâm công nghệ cao
Lý do tại sao một người bị ung thư trong khi những người khác lại không bị vẫn chưa hoàn toàn được làm sáng tỏ, nhưng các nhà khoa học đã xác định được một số yếu tố làm tăng hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư của một cá thể. Bài viết này cung cấp những kiến thức cơ bản về mối quan hệ nhân quả giữa gen và bệnh ung thư, nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về vai trò của xét nghiệm gen trong bệnh ung thư di truyền.
1. Đột biến gen là gì?
Viện ung thư quốc gia Hoa kỳ định nghĩa ung thư là căn bệnh của đột biến gen. Đột biến gen là những thay đổi về trình tự của gen, dẫn đến thay đổi chức năng của protein do gen đó mã hóa.Mỗi protein thực hiện một hoặc vài chức năng cụ thể và kết hợp với các các phân tử khác để đảm bảo tế bào thực hiện tốt chức năng riêng biệt và tương tác hiệu quả với các tế bào khác. Việc thực hiện tốt chức năng và tương tác hiệu quả là tiền đề cho một cơ thể khỏe mạnh, nghĩa là một hệ thống được vận hành trơn chu. Tuy nhiên, dưới tác động bất lợi của môi trường, gen có thể bị đột biến nghĩa là một trong các bước hướng dẫn bị sai, dẫn đến không tạo ra, tạo ra quá nhiều protein, hoặc tạo ra các protein bất thường.Do gen hướng dẫn việc thực hiện một công việc cụ thể, nên đột biến gen có thể dẫn đến những bất thường trong cấu trúc hoặc/và chức năng của tế bào. Khi số lượng tế bào bất thường tăng lên, thì cấu trúc hoăc/và chức năng của cơ quan (i.e, tim, phổi,..) chứa các tế bào đó cũng sẽ bị thay đổi. Ảnh minh họa các dạng đột biến điểm Trong ví dụ ở hình hoạ trên chúng ta có một gen có chiều dài 9 nucleotides (bases). Gen này mã hóa cho một protein có nghĩa là “TÔI YÊU EM”. Nếu đột biến thêm một nucleotide (1) xảy ra, thì gen này có chiều dài là 10 nucleotides thay vì 9 và mã hóa cho một protein có ý nghĩa hoàn toàn khác biệt là “THÔI YÊU EM”. Nếu một nucleotide bị thay thế bởi một nucleotide khác (2), chiều dài của đoạn gen vẫn giữ nguyên là 9, nhưng một nucleotide đã bị thay đổi, do đo protein do gen đột biến mã hóa sẽ có nghĩa là “TÔI KÊU EM”. Trường hợp thứ 3 là gen này bị mất đi một nucleotide do đó gen đột biến chỉ còn lại 8 nucleotide và mã hóa một protein có nghĩa là “TÔI –ÊU EM”.
2. Ung thư mắc phải và ung thư di truyền
Tập hợp của toàn bộ gen trong tế bào được gọi là bộ gen. Một bộ gen người có chứa khoảng 20 nghìn gen mã hóa protein. Liên quan đến bệnh ung thư, gen có thể được chia thành hai loại là “gen gây ung thư” và “gen làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư”.Gen gây ung thư bao gồm các gen mà chức năng bình thường của chúng là tham gia vào điều khiển quá trình sinh trưởng, phát triển, và sinh sản của tế bào. Đột biến gây ung thư ở những gen này thường là các đột biến làm tăng chức năng của các protein được mã hóa bởi các gen này.Ví dụ: gen KRAS mã hóa protein KRAS. Khi protein KRAS ở trạng thái hoạt hóa, thì nó tín hiệu cho tế bào sinh sản, nghĩa là tạo ra nhiều tế bào hơn, khi ở trạng thái bất hoạt thì nó báo cho tế bào biết quá trình sinh sản đã kết thúc, và tế bào dừng sinh sản.Những đột biến làm tăng chức năng của protein KRAS là những đột biến làm cho protein KRAS luôn luôn ở trạng thái hoạt động, do đó tế bào liên tục nhận được tín hiệu sinh sản, dẫn đến sản sinh ra một lượng lớn tế bào không cần thiết. Khi tế bào liên tục phân chia thì chúng cũng liên tục tạo ra các đột biến mới. Nếu đột biến mới xảy ra trên các gen gây ung thư khác thì chúng sẽ biến một tế bào bình thường thành một tế bào ung thư. Tế bào bình thường (normal cells) đươc tạo ra để thực hiện một chức năng chuyên biệt và sẽ ngừng sinh sản khi đạt đến một số lượng nhất định. Tế bào ung thư (cancer cells) phân chia không ngừng và không thực hiện chức năng. Tế bào ung thư sinh trưởng liên tục và không thực hiện chức năng cụ thể nào, dẫn đến việc hình thành khối u. Khi khối u đủ lớn, thì các tế bào ung thư xâm lấn sang các cơ quan khác và hình thành khối u ở các cơ quan đó. Quá trình xâm lấn này kết thúc bằng sự tê liệt hoạt động của toàn bộ cơ thể. Đột biến trên gen gây bệnh ung thư được gọi là đột biến mắc phải vì những đột biến này thường xảy ra trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể và thường chỉ xảy ra ở một nhóm tế bào trong một cơ quan. Đột biến mắc phải có thể là hậu quả của quá trình lão hóa, tiếp xúc với các tác gây ung thư, và chế độ ăn trong quá trình phát triển của cá thể, nên nó ít có khả năng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác... Ung thư do đột biến mắc phải gây ra thì được gọi là ung thư mắc phải để phân biệt với ung thư di truyền. Ung thư mắc phải chiếm khoảng 80% số bệnh nhân ung thư. Ung thư là quá trình tích lũy đột biến và diễn ra trong một thời gian dài (nhiều năm). Sàng lọc phát hiện sớm ung thư là phương pháp kiểm soát ung thư hữu hiệu nhất. (A) tế bào nhu mô bình thường. (B) khi một lượng nhỏ tế bào bị đột biến trên gen APC, thì những tế bào này bắt đầu phân chia liên tục để tạo ra khối u lành tính (Polys). (C và D) khối u lành tính sẽ tiếp tục biến đổi và trở thành khôi u ác tính khi bị thêm các đột biến gây bệnh ung thư (RAS và PI3K). Gen làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư là những gen mà chức năng bình thường của nó là bảo vệ hoặc sửa chữa những sai sót khi hệ gen được nhân đôi trong quá trình phân chia tế bào.Ví dụ, tế bào có chứa các gen mà chức năng của chúng là để sửa chữa các bất thường khi sao chép hệ gen trong quá trình sinh sản của tế bào. Nếu những gen này bị bất hoạt nghĩa là chức năng sửa chữa của chúng bị giảm hoặc mất hoàn toàn, thì chúng không hoặc thực hiện kém hiệu quả quá trình sửa chữa, dẫn đến sự tích lũy đột biến trong các tế bào mới được sinh ra.Gen làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thường bị đột biến trước hoặc trong quá trình hình thành hợp tử, nghĩa là đột biến được tìm thấy trong tế bào tinh trùng của bố, trứng của mẹ, hoặc khi tinh trùng và trứng kết hợp với nhau để tạo thành hợp tử. Tế bào hợp tử là tế bào mẹ của tất cả các tế bào trong cơ thể, do đó nếu đột biến xảy ra ở giai đoạn này thì nó sẽ được truyền sang cho tất cả các tế bào khác của cơ thể bao gồm cả tế bào sinh sản. Chỉ những đột biến làm mất hoặc giảm chức năng trên những gen này mới làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Khi những gen này bị mất hoặc giảm chức năng, thì tế bào sẽ tích tụ thêm nhiều đột biến mới. Và nếu những đột biến này ngẫu nhiên xảy ra ở các gen gây ra bệnh ung thư, thì quá trình hình thành tế bào ung thư sẽ xảy ra tương tự như đã được mô tả ở trên. Những đột biến này được gọi là đột biến di truyền để phân biệt với đột biến mắc phải, và bệnh ung thư do những đột biến này gây ra thì được gọi là ung thư di truyền. Đột biến di truyền là một đột biến được thừa hưởng từ thế hệ trước và hiện diện ở tất cả các tế bào trong cơ thể, nên nó sẽ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư. Bệnh ung thư di truyền chiếm khoảng 20% tổng số bệnh nhân ung thư. Tỷ lệ bệnh nhân ung thư di truyền cao hay thấp phụ thuộc vào từng loại ung thư cụ thể. Ví dụ: số liệu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bệnh ung thư di truyền trong bệnh ung thư võng mạc là 55%. Đột biến di truyền trên gen BRCA1-2 Lý do tại sao một số người mang đột biến di truyền không bị ung thư trong khi một số khác lại bị ung thư vẫn chưa được làm sáng tỏ, nhưng những người mang đột biến di truyền có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn so với quần thể (đa số mọi người).Ví dụ: tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú của những người mang đột biến di truyền trên gen BRCA1 là 50-70% trong khi nguy cơ của quần thể là 10%. Điều này có nghĩa là trong 100 người mang đột biến di truyền trên gen BRCA1 thì có từ 50 đến 70 người sẽ bị ung thư vú một lúc nào đó trong suốt cuộc đời của họ (tính đến 80 tuổi).Xét nghiệm gen di truyền từ tế bào máu hoặc niêm mạc miệng, do đó cho phép xác định nguyên nhân gây bệnh ung thư của bệnh nhân ung thư là do đột biến di truyền hay mắc phải. Dựa trên kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ đưa ra các liệu pháp điều trị phù hợp, lên kế hoạch theo dõi các bệnh ung thư thứ phát, và ước lượng nguy cơ mắc bệnh ung thư cho người nhà bệnh nhân. Đối với người chưa bị bệnh, nhưng có tiền sử gia đình về bệnh ung thư di truyền, thì xét nghiệm này sẽ giúp lập kế hoạch theo dõi phát hiện sớm, và thực hiện các biện pháp làm giảm nguy cơ. Xét nghiệm gen di truyền cần thực hiện tại cơ sở y tế uy tín Do cơ chế gây bệnh ung thư khác nhau giữa ung thư di truyền và ung thư mắc phải, nên hai loại ung thư này cũng có một số biểu hiện khác nhau:Ung thư di truyền được gây ra, một phần, bởi đột biến di truyền được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, do đó các thành viên trong gia đình cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư tương tự.Ung thư mắc phải được gây ra bởi đột biến mắc phải, những đột biến xảy ra trong quá trình sinh trưởng và phát triển dưới tác động của yếu tố môi trường như là thực phẩm bẩn, ô nhiễm, các chất gây ung thư, và tuổi già. Đa số đột biến mắc phải không được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, do đó các thành viên khác trong gia đình ít có khả năng mang cùng loại ung thưUng thư di truyền thường phát triển nhanh hơn ung mắc phải đối với cùng loại ung thư, vì vậy các chuyên gia thường khuyến cáo xét nghiệm di truyền đối với bệnh nhân ung thư trẻ và gia đình họ.Ung thư di truyền có thể nguy hiểm hơn ung thư mắc phải. Ví dụ, ung thư tuyến tiền liệt di truyền thường nguy hiểm hơn và dễ di căn hơn so với ung thư tuyến tiền liệt mắc phải.Ung thư di truyền có thể có đáp ứng điều trị khác với ung thư mắc phải cùng loại. Ví dụ, thuốc ức chế PARP được dành cho bệnh nhân ung thư di truyền với đột biến trên gen BRCA. Keytruda là loại thuốc dành cho bệnh nhân ung thư di truyền mang đột biến trên những gen gây ra hội chứng Lynch.Bệnh nhân ung thư di truyền có thể bị nhiều hơn một loại ung thư, hoặc bị ung thư cả hai bên của các cơ quan có cặp như là mắt, thận....
3. Xét nghiệm GEN trong bệnh ung thư di truyền
Sau hàng trăm năm nghiên cứu về mối liên hệ giữa đột biến gen bệnh ung thư, các nhà khoa học đã xác định được hàng nghìn gen gây ung thư hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Dựa trên các bằng chứng khoa học và thử nghiệm lâm sàng, chuyên gia của các hiệp hội ung thư thế giới đã khuyến cáo tư vấn di truyền và/hoặc xét nghiệm gen đối với người có những biểu hiện sau:Bản thân hoặc người nhà bị mắc ung thư khi còn trẻ.Bản thân hoặc người nhà mắc nhiều loại ung thư khác nhau.Bản thân hoặc người nhà mắc các hội chứng ung thư di truyềnBản thân hoặc người nhà bị ung thư cả hai bên của cơ quan có cặp như là vú, thận, mắt...vv.Nhiều người có quan hệ huyết thống gần mắc cùng một loại ung thư.Trong gia đình có những bệnh nhân ung thư bất thường. VD: ung thư vú ở nam.Trẻ sinh ra với những dị tật có liên quan đến triệu chứng ung thư di truyền. Xét nghiệm GEN giúp phát hiện sớm ung thư Tùy thuộc vào bệnh sử bản thân và gia đình, mà bác sĩ hoặc chuyên viên tư vấn di truyền sẽ giúp bạn lựa chọn những xét nghiệm phù hợp cho các bệnh ung thư di truyền phổ biến trong bảng I.Bên cạnh việc khuyến cáo các gen cần được phân tích cho mỗi loại ung thư, các chuyên gia còn khuyến cáo xét nghiệm nên được phân tích ở các phòng xét nghiệm với chứng nhận CAP, CLIA, và ISO 15189. Những chứng nhận về chất lượng này là cơ sở pháp lý để chỉ ra rằng phòng xét nghiệm tuân thủ theo tiêu chuẩn về quản lý chất lượng quốc tế, do đó có kết quả chính xác với độ tin cậy cao. XEM THÊM:Bộ gen người có đặc điểm, tính chất gì?Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ gen người ViệtXét nghiệm di truyền đánh giá nguy cơ ung thư |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hoi-chung-sau-ky-kinh-nguyet-la-gi-vi | Hội chứng sau kỳ kinh nguyệt là gì? | Hội chứng sau kỳ kinh nguyệt vẫn là thuật ngữ mới mẻ trong giới y khoa. Tên gọi này bắt nguồn từ một loại các triệu chứng về tâm lý và thể chất xảy ra sau khi sạch kinh nguyệt.
1. Hội chứng sau kỳ kinh nguyệt là gì?
Hội chứng sau kỳ kinh nguyệt là một thuật ngữ dùng để mô tả các triệu chứng phát sinh sau khi hết kinh nguyệt. Chúng có thể bao gồm từ các triệu chứng thể chất như đau đầu đến các triệu chứng về cảm xúc như trạng thái lo lắng.Mặc dù hội chứng sau kỳ kinh nguyệt có các triệu chứng tương tự như tiền kinh nguyệt PMS, nhưng giữa chúng tồn tại điểm khác nhau. Đối với hội chứng sau kỳ kinh nguyệt, các triệu chứng luôn xảy ra sau khi đã hết kinh nguyệt nhưng với PMS thì luôn xảy ra trước kỳ kinh nguyệt một khoảng thời gian. Các biểu hiện về tâm lý của hội chứng sau kỳ kinh nguyệt cũng dữ dội hơn so với PMS.
2. Nguyên nhân gây ra hội chứng sau kỳ kinh nguyệt
Hội chứng sau kỳ kinh nguyệt có thể xảy ra bởi các nguyên nhân sau:Mất cân bằng nội tiết tố: Sự gia tăng nồng độ hormone, bao gồm cả estrogen và testosterone có thể là nguyên nhân dẫn đến hội chứng sau kỳ kinh nguyệt. Khác với PMS, thường xảy ra do giảm nồng độ progesterone. Tuy nhiên, sự gia tăng nội tiết tố này xảy ra trong các chu kỳ không rụng trứng và cần thêm các nghiên cứu để chứng minh.Chế độ ăn uống: Chế độ ăn nhiều đường với nhiều thực phẩm chế biến sẵn có thể gây tăng lượng đường trong máu, khiến cơ thể chịu nhiều stress oxy hóa hơn.Tình trạng bệnh lý: Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), kháng insulin. Insulin là một yếu tố quan trọng, có thể ảnh hưởng đến hoạt động các loại hormone khác như estrogen, progesterone và testosterone.Cấy que tránh thai
3. Triệu chứng của hội chứng sau kỳ kinh nguyệt
Triệu chứng của hội chứng sau kỳ kinh nguyệt được chia thành 2 dạng là thể chất và tinh thần. Trong đó, các triệu chứng về tinh thần xảy ra phổ biến hơn các triệu chứng về thể chất.Một số biểu hiện về tinh thần thường gặp trong hội chứng sau kỳ kinh nguyệt gồm có thay đổi tâm trạng, lo lắng, thường xuyên cáu gắt, tức giận hoặc dễ chảy nước mắt.Một số trường hợp nghiêm trọng có thể có biểu hiện chán nản, khó ngủ, khó tập trung và các vấn đề trong việc phối hợp các hoạt động.Biểu hiện về thể chất thường gặp trong hội chứng sau kỳ kinh nguyệt là đau, chủ yếu là đau vùng dạ dày, khớp, lưng và cổ, hoặc đau đầu và đau khi quan hệ tình dục. Cảm giác khó chịu ở âm đạo cũng có thể xảy ra, bao gồm khô, ngứa hoặc rát.Ngoài ra, bạn còn có thể bị đau bụng, đau bụng sau khi sạch kinh nguyệt có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của một bệnh lý tiềm ẩn khác như lạc nội mạc tử cung. Hội chứng sau kỳ kinh nguyệt khiến phụ nữ gặp tình trạng lo lắng 4. Hội chứng sau kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu?
Thông thường, các triệu chứng của hội chứng sau kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài trong vài ngày. Trong một số trường hợp, nó có thể kéo dài đến 2 tuần sau khi hết kinh nguyệt.
5. Làm gì để giảm triệu chứng của hội chứng sau kỳ kinh nguyệt?
Các biện pháp làm giảm triệu chứng hội chứng sau kỳ kinh nguyệt có thể được thực hiện tương tự như với hội chứng tiền kinh nguyệt. Một số biện pháp tham khảo gồm:Cố gắng kiểm soát tình trạng căng thẳng, đảm bảo ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên.Dành thời gian để chăm sóc bản thân tốt hơn bằng cách sử dụng các loại tinh dầu và các kỹ thuật thư giãn như yoga hoặc massage.Thực hiện và tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh. Bạn nên hạn chế tiêu thụ muối và caffein, ăn nhiều trái cây, rau, cá và ngũ cốc nguyên hạt.Uống các loại thực phẩm chức năng. Nồng độ sắt giảm tự nhiên sau chu kỳ kinh nguyệt và dù chỉ giảm một chút cũng có thể gây đau nhức cơ thể, mệt mỏi, cáu kỉnh. Do đó, bạn nên kiểm tra mức độ sắt trong cơ thể và tăng cường bổ sung sắt bằng thực phẩm bổ sung sắt hàng ngày hoặc qua các loại thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, động vật có vỏ và các loại đậu. Ngoài ra, vitamin B-complex và vitamin E để giúp giảm mệt mỏi và đầy hơi. Magie được tìm thấy trong các loại thực phẩm như sô cô la đen, quả hạch, hạt và quả bơ có thể giúp điều trị các triệu chứng về tâm lý.
6. Điều trị hội chứng sau kỳ kinh nguyệt
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị cụ thể nào cho hội chứng sau kỳ kinh nguyệt. Chỉ tồn tại các biện pháp để làm giảm các triệu chứng cụ thể, ví dụ như:Liệu pháp hành vi nhận thứcThuốc chống trầm cảmThuốc tránh thai nội tiết ngăn rụng trứng cũng có thể giúp kiểm soát tâm trạng và giảm bớt một số cơn đau.Một bác sĩ sẽ điều tra xem một tình trạng tiềm ẩn như PCOS, có thể gây ra các triệu chứng sau kỳ kinh nguyệt hay không.Ngoài ra, các bác sĩ có thể đưa ra các chỉ định xét nghiệm nếu nghi ngờ một bệnh lý nào đó là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của hội chứng sau kỳ kinh nguyệt. Sau đó, các bác sĩ có thể đề xuất các loại thuốc và liệu pháp khác dựa trên chẩn đoán này. Nguồn tham khảo: healthline.com |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-xet-nghiem-de-chan-doan-viem-dai-trang-chay-mau-vi | Các xét nghiệm để chẩn đoán viêm đại tràng chảy máu | Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park Viêm loét đại trực tràng chảy máu ảnh hưởng đến hầu hết mọi lứa tuổi từ 15 đến 35 tuổi. Để thăm khám và đưa ra các phương pháp điều trị tốt, bạn cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán theo yêu cầu của bác sĩ.
1. Viêm loét đại tràng là gì?
Viêm loét đại tràng (UC) là một loại bệnh viêm ruột (IBD). IBD bao gồm một nhóm các bệnh ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.UC xảy ra khi lớp niêm mạc của ruột già (còn gọi là ruột kết), trực tràng hoặc cả hai bị viêm.Tình trạng viêm này tạo ra các vết loét nhỏ gọi là loét trên niêm mạc ruột kết. Nó thường bắt đầu ở trực tràng và lan dần lên trên. Tình trạng viêm khiến ruột di chuyển nhanh chóng và làm rỗng ruột thường xuyên. Khi các tế bào trên bề mặt của niêm mạc ruột của bạn chết đi, các vết loét hình thành. Các vết loét có thể chảy máu, chảy dịch nhầy và mủ.Trong khi bệnh này ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, hầu hết mọi người được chẩn đoán trong độ tuổi từ 15 đến 35. Sau tuổi 50, có sự gia tăng nhỏ ở nam giới trong chẩn đoán bệnh.Để tìm hiểu rõ hơn về cơ chế bệnh sinh cùng các biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu, tham khảo bài viết sau đây.
2. Cận lâm sàng được sử dụng để chẩn đoán viêm loét đại tràng chảy máu
2.1. Xét nghiệm
Các xét nghiệm ban đầu đối với bệnh nhân viêm loét đại tràng chảy máu bao gồm công thức máu, điện giải đố, xét nghiệm đánh giá chức năng gan thận, nồng độ sắt, vitamin D, protein phản ứng C (CRP) và calprotectin trong phân. Các xét nghiệm miễn dịch và xét nghiệm vi sinh nhằm loại trừ C. difficile cũng cần được tiến hành.
2.1.1. Các chỉ số viêm
Ở những bệnh nhân viêm loét đại tràng chảy máu mức độ nhẹ hoặc trung bình, các chỉ số viêm có thể vẫn ở giới hạn bình thường. Trong kết quả, công thức máu có thể thấy tăng tiểu cầu do đáp ứng viêm mạn tính hoặc thiếu máu ở nhiều mức độ. Nếu thấy tăng bạch cầu cần tìm chú ý đến biến chứng nhiễm trùng. Trong viêm loét đại tràng chảy máu, trừ nhóm bệnh nhân chỉ có tổn thương khu trú ở trực tràng, chỉ số CRP có tương quan với mức độ nặng trên lâm sàng. Tăng CRP cũng có tương quan với tăng tốc độ máu lắng, thiếu máu và tình trạng giảm albumin. Đây được coi là một dấu ấn tiên lượng trong những trường hợp nặng, diễn biến cấp tính. CRP trên 10 mg/l sau 1 năm ở những bệnh nhân viêm toàn bộ đại tràng tiên lượng nguy cơ phải phẫu thuật tăng. Tuy nhiên, cả hai chỉ số CRP và tốc độ máu lắng đều không đủ đặc hiệu để chẩnđoán phân biệt viêm loét đại tràng chảy máu với các nguyên nhân gây viêm đại tràng do nhiễm khuẩn hoặc nguyên nhân khác.
2.1.2. Xét nghiệm calprotectin trong phân
Một đặc điểm của các bệnh lý viêm ruột mạn tính trong đó có viêm loét đại tràng chảy máu là sự thâm nhập của các bạch cầu trung tính vào khe tuyến của biểu mô ruột và lớp màng đệm ở biểu mô. Do vậy trong phân sẽ có các thành phần của bạch cầu. Nếu không có sự xuất hiện của bạch cầu trong phân, có thể loại trừ các bệnh lý viêm ruột mạn tính và đi theo các hướng chẩn đoán khác.Bên cạnh việc xét nghiệm trực tiếp tìm bạch cầu trong phân bằng xanh methylen, hiện nay đã có một số xét nghiệm phân giúp phát hiện bạch cầu trong phân và được ứng dụng để đánh giá mức độ nặng của bệnh lý bệnh viêm ruột trên lâm sàng. Calprotectin có nguồn gốc từ các tế bào bạch cầu hạt, là protein gắn canxi được ứng dụng như một dấu ấn chẩn đoán cho các trường hợp tiêu chảy do bệnh lý viêm đường ruột. Ngoài ra chỉ số này cũng phản ánh phần nào “mức độ viêm” của đại tràng, do vậy có thể được ứng dụng như một phương pháp theo lối không xâm nhập trong quá trình điều trị.Tương tự như vậy, lactoferrin - một protein từ tế bào bạch cầu đa nhân trung tính đã chứng minh được có khả năng giúp chẩn đoán phân biệt giữa bệnh viêm ruột và hội chứng ruột kích thích. Xét nghiệm Calprotectin trong phân giúp đánh giá mức độ nặng của bệnh lý viêm ruột lâm sàng 2.1.3. Xét nghiệm vi sinh
Theo khuyến cáo của ECCO năm 2017, cần làm các xét nghiệm vi sinh để loại trừ C.dificile và Cytomegalovirus (CMV) mỗi đợt bệnh bùng phát. Nhiễm C. difficile hiện đang trở thành một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại do tỉ lệ tử vong cao. Vì thế việc tầm soát loại trừ C. difficile cần được tiến hành nếu bệnh nhân kháng trị hoặc có đợt bệnh bùng phát.Sự tái hoạt động của CMV có thể xảy ra ở bệnh nhân viêm loét đại tràng chảy máu sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch. Mặc dù sự tái hoạt động của CMV không phải nguyên nhân gây đột bệnh bùng phát, nhiễm mới CMV lại có thể làm bệnh nặng lên hoặc kháng trị. Do vậy, những bệnh nhân đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch bị bùng phát triệu chứng, cần phải được kiểm tra và loại trừ nhiễm CMV.Xét nghiệm mô bệnh học hoặc nhuộm hóa mô miễn dịch là phương pháp tối ưu hơn so với sử dụng xét nghiệm PCR trong máu.
2.1.4. Dấu ấn sinh học
Hai dấu ấn sinh học được sử dụng phổ biến nhất là kháng thể kháng bào tương quanh nhân bạch cầu trung tính (perinucluear anti-neutrophilcytoplasmic antibodies - DANCAS) và kháng thể kháng Saccharomyces cerevisiae (anti-Saccharomyces cerevisiaeantibodies - ASCAs). Theo các nghiên cứu, tỷ lệ phát hiện được pANCAS ở bệnh nhân viêm loét đại tràng chảy máu lên đến 65% trong khi tỉ lệ kháng thể này dương tính ở bệnh nhân Crohn dưới 10%. Ngược lại, ASCA đặc hiệu với các tổn thương ở ruột non do Crohn hơn với tỉ lệ dương tính lên đến 40 - 60% các trường hợp. Tuy nhiên tỷ lệ ASCA dương tính ở các bệnh lý tổn thương ruột non khác như Celiac cũng khá cao (40 - 60%).Bên cạnh là việc giúp phân biệt giữa bệnh viêm ruột và các bệnh lý đường ruột khác, các dấu ấn sinh học này còn là công cụ để tiên lượng trong quá trình điều trị. Nồng độ pANCA cao có tương quan với nguy cơ viêm hậu môn nhân tạo và miệng nối hồi tràng - hậu môn sau khi cắt toàn bộ đại tràng. Một số dấu ấn sinh học khác cũng đang được nghiên cứu ở bệnh nhân bệnh viêm ruột như kháng thể với lớp màng ngoài của lớp vỏ E.coli (outer membrane E.coli cell wall) hay J2 peptide là một chuỗi RNA có nguồn gốc liên quan đến Pseudomonas fluorescens. Cả hai dấu ấn này được chứng minh có liên quan đến Crohn nhiều hơn viêm loét đại tràng chảy máu và không thật sự hiệu quả trong việc phân biệt các type của bệnh viêm ruột. Việc ứng dụng các dấu ấn sinh học trong phân biệt giữa viêm loét đại tràng chảy máu và Crohn hiện vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt ở nhóm bệnh nhân viêm đại tràng thể không điển hình. Nếu chỉ sử dụng PANCA dương tính đơn thuần không giúp phân biệt giữa hai bệnh lý này nhưng phối hợp thêm ASCA có thể nâng tỉ lệ chẩn đoán chính xác lên. Những bệnh nhân có pÀNCA+ASCA- thường gặp ở viêm loét đại tràng chảy máu hơn với độ nhạy từ 44 - 58% và độ đặc hiệu từ 81 - 98% trong khi pANCA-ASCA+ hay gặp trong Crohn có tổn thương ở ruột non hơn với độ nhạy từ 30 - 64% và độ đặc hiệu từ 92 - 97%. Trong tương lai, sự phối hợp thêm Ompc và 12 peptide được kỳ vọng giúp phân biệt đượcgiữa viêm loét đại tràng chảy máu và Crohn.
2.2 Nội soi tiêu hóa
2.2.1 Nội soi đại tràng
Chỉ địnhHướng dẫn của ECCO năm 2017 đã khuyến cáo nội soi đại tràng có kiểm tra cả tổn thương trong hồi tràng, là phương pháp thăm dò giúp khẳng định chẩn đoán đối với các bệnh lý bệnh viêm ruột.Trong viêm loét đại tràng chảy máu, tổn thương trên nội soi ban đầu là ở vùng trực tràng gần sát với ống hậu môn sau đó lan rộng dần lên trên với tính chất liên tục, đồng tâm. Ranh giới giữa vùng tổn thương và vùng niêm mạc bình thường rõ. Đôi khi có thể gặp hình ảnh tổn thương một vùng ở manh tràng hoặc không tổn thương ở trực tràng đòi hỏi phải tiến hành đánh giá tổn thương ở ruột non.Cũng giống như trong Crohn, để đánh giá chính xác tổn thương đối với viêm loét đại tràng chảy máu, cần sinh thiết nhiều mảnh từ đoạn cuối hồi tràng và năm đoạn đại tràng (đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng sigma, trực tràng). Lý tưởng nhất là mỗi đoạn bấm hai mảnh sinh thiết bao gồm cả vùng niêm mạc bình thường và vùng tổn thương. Khi kết quả nội soi và mô bệnh học không rõ ràng, có thể tiến hành nội soi đại tràng sinh thiết lại kết hợp thêm với các thăm dò khác như nội soi đường tiêu hóa trên nếu bệnh nhân có triệu chứng, nội soi viên nang hoặc nội soi ruột non. Đối với những trường hợp bệnh tái phát, kháng trị, xuất hiện triệu chứng mới hoặc cân nhắc chỉ định phẫu thuật, cần nội soi đánh giá lại mức độ tổn thương.Đánh giá vị trí tổn thươngTrong phân loại Montreal, dựa vào vị trí tổn thương sẽ chia ra các thể: Tổn thương tại trực tràng, tổn thương ở đại tràng trái và tổn thương lan rộng. Theo thời gian, phân bố vị trí tổn thương có thể thay đổi, thường có xu hướng lan từ trực tràng lên các đoạn đại tràng phía trên. Một nghiên cứu đã ghi nhận có 28% các trường hợp sau 10 năm sẽ có tiến triển tổn thương lan rộng hơn so với ban đầu.Nội soi đường tiêu hóa trênCác tổn thương đường tiêu hóa trên trong viêm loét đại tràng chảy máu không hay gặp do vậy chỉ định nội soi đường tiêu hóa trên đặt ra khi bệnh nhân có triệu chứng.Một số báo cáo đã ghi nhận tổn thương ở đường tiêu hóa trên ở bệnh nhân viêm loét đại tràng chảy máu, tuy nhiên các tiêu chuẩn để chẩn đoán tổn thương đường tiêu hóa trên có liên quan đến viêm loét đại tràng chảy máu cho đến nay vẫn chưa được thống nhất.
2.3. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác
2.3.1.Siêu âm
Viêm loét đại tràng chảy máu là bệnh lý trong đó tổn thương viêm chủ yếu ở lớp niêm mạc và hay gặp ở trực tràng do vậy sử dụng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh để đánh giá gặp nhiều khó khăn.Tuy nhiên, siêu âm được coi như một công cụ chẩn đoán đáng tin cậy giúp đánh giá mức độ lan rộng và hoạt động của bệnh, đặc biệt trong những trường hợp nội soi có chống chỉ định hoặc không thể soi được hết toàn bộ đại tràng. Đầu tiên có thể sử dụng đầu dò Convex có tần số 3,5 - 5 MHz để đánh giá chung sau đó chuyển sang đầu dò linear có tần số 4 - 13 MHz để kiểm tra chi tiết các lớp của thành ruột. Có thể đi từ thượng vị xuống hoặc đi từ hố chậu trái (vị trí của đại tràng sigma) sau đó kiểm tra đến đại tràng, đoạn cuối hồi tràng, ruột thừa, ruột non và lên đến dạ dày. Nếu bệnh nhân có đau khu trú ở một vị trí, cần kiểm tra kỹ hơn.
2.3.2. Chụp CLVT/CHT
Cho đến nay, trong hướng dẫn của ECCO cũng như đồng thuận giữa ECCO và ESGAR vẫn chưa đưa ra được khuyến cáo cụ thể về chỉ định và giá trị của chụp CLVT ổ bụng trong đánh giá mức độ lan rộng và hoạt động bệnh của viêm loét đại trực tràng chảy máu. Có thể sử dụng kĩ thuật thụt nước vào đại tràng trong chụp CLVT có tiêm thuốc để đầu mũi tên - dày thành đại tràng Sigma, mũi tên nhỏ - tổn thương gia quan sát tính chất ngấm thuốc của thành ruột và tổ chức mở quanh đại tràng rõ hơn. Tuy nhiên, không chỉ định được phương pháp này khi đang nghi ngờ bệnh nhân có phình giãn đại tràng nhiễm độc, thủng hoặc viêm phúc mạc.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm. Bài viết tham khảo nguồn: NagreF, Gionchetti PR, Eliakim R.(2017). Third European Evidence-based consensus on Diagnosis and Management of Ulcerative Colitis, De Dombal F.T. (1968), Ulcerative colitis: definition, historical background, aetiology, diagnosis, naturel history and local complications, Postgrad Med, Basler RW và Dubin HV (1976). Ulcerative colitis and the skin. |
|
https://vnvc.vn/tiem-phong-dai-co-hai-khong/ | 11/04/2023 | Tiêm phòng dại có hại không? Tác dụng phụ của chích vắc xin dại | Bệnh dại là bệnh gây ra bởi virus dại từ động vật mang bệnh truyền sang người qua tuyến nước bọt, đây là bệnh rất nguy hiểm, một khi lên cơn dại nguy cơ tử vong có thể lên đến 100%. Hiện bệnh vẫn chưa có phương pháp điều trị nên phương pháp duy nhất là tiêm phòng dại kịp thời. Tuy nhiên, nhiều quan điểm dân gian sai lầm khiến không ít người vẫn còn lo lắng vì không biết tiêm phòng dại có hại không?
Mục lụcVắc xin dại là gì?Cần tiêm phòng vắc xin dại khi nào?Tiêm phòng dại có hại không?Tác dụng phụ của tiêm phòng dạiVắc xin dại là gì?
Vắc xin dại là loại vắc xin có khả năng kích hoạt hệ thống miễn dịch của người tiêm, tạo ra các kháng thể chống lại virus dại. Những kháng thể được vắc xin dại kích thích tạo ra có cơ chế nhận diện những “kẻ xâm lược” là virus dại và tiêu diệt chúng, giúp bảo vệ cơ thể người tiêm khỏi sự tấn công của bệnh dại.
Vắc xin dại có thể ngăn cản sự lây nhiễm của virus nếu tiêm phòng sớm, trước khi bị động vật cắn (trước phơi nhiễm). Trong trường hợp bị động vật cắn, cần tiêm phòng dại càng sớm càng tốt, tuyệt đối không nên chủ quan khi không thấy có bất kỳ triệu chứng nào. Bởi thời gian ủ bệnh của virus dại thường từ vài ngày đến vài tháng, lâu hơn nữa có thể là 1 năm. Trong thời kỳ ủ bệnh, cơ thể bệnh nhân sẽ không xuất hiện các triệu chứng bất thường vì virus dại vẫn chưa tấn công đến não. Nếu bệnh nhân chủ quan không tiêm phòng dại khi virus dại đã di chuyển đến não thì các triệu chứng xấu lập tức xuất hiện và nguy cơ tử vong gần như là 100%, vắc xin hoàn toàn không còn khả năng cứu chữa. (1)
Vắc xin dại có thể chống lại sự lây nhiễm và gây bệnh của virus dại
Cần tiêm phòng vắc xin dại khi nào?
Tiêm phòng bệnh dại là cần thiết để bảo vệ bản thân khỏi những trường hợp phát bệnh xấu nhất, có thể tiêm phòng dại trước phơi nhiễm để bảo vệ cơ thể khỏi sự lây truyền của virus dại hoặc có thể tiêm phòng dại sau phơi nhiễm để ngăn ngừa sự tấn công và di chuyển lên não của virus dại. Những trường hợp cần tiêm vắc xin dại có thể kể đến là:
Khi bị động vật liếm lên vùng da bị xước, vùng da bị tổn thương hay niêm mạc và động vật xuất hiện triệu chứng dại hoặc không thể theo dõi được tình trạng động vật sau khi liếm, cần tiêm ngay mũi đầu tiên của vắc xin phòng dại và theo dõi tình trạng động vật sau 10 ngày để đưa ra phác đồ tiêm hợp lý. Nếu động vật có hiện tượng ốm, có triệu chứng dại và mất tích, cần tiêm đủ liều. Nếu động vật vẫn bình thường, dừng tiêm sau ngày thứ 10.
Khi bị động vật cắn, cào sâu, nhiều vết ở vị trí gần thần kinh trung ương hoặc vị trí có nhiều dây thần kinh như bộ phận sinh dục, đầu chi,… cần tiêm phòng dại càng sớm càng tốt, đồng thời tiến hành theo dõi tình trạng của động vật để được bác sĩ tư vấn lịch tiêm vắc xin phòng dại hợp lý.
Khi làm việc trong môi trường có nhiều nguy cơ bị động vật tấn công như công nhân tại trung tâm kiểm dịch động vật, bác sĩ thú ý, những người nuôi thú cưng hoặc ở gần hộ dân có nuôi thú cưng,…
Khi tính chất công việc thường xuyên có nguy cơ tiếp xúc với virus dại như nghiên cứu viên xử lý các mẫu bệnh dại tại phòng thí nghiệm, nhân viên nghiên cứu vắc xin dại,…
Khi đi du lịch tại các khu vực đang lưu hành bệnh dại phổ biến cũng cần tiêm phòng vắc xin dại để phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh.
Tiêm phòng dại có hại không?
Tiêm phòng dại không có hại. Vì vắc xin phòng dại được sản xuất và phát triển từ virus gây bệnh dại đã chết và nó hoàn toàn không có khả năng gây bệnh dại, không gây mất trí nhớ hoặc các vấn đề về thần kinh như lời đồn (2). Tuy nhiên, cũng giống như cơ chế hoạt động của bất kỳ loại thuốc và vắc xin phòng bệnh nào, khi vắc xin tiêm vào cơ thể có khả năng xảy ra các phản ứng nhẹ, điều này là không đáng lo, đây là những dấu hiệu cho biết rằng cơ thể đang phản ứng lại kích thích của vắc xin, tạo ra kháng thể chống lại hoạt động của virus gây bệnh dại.
Tiêm phòng dại giúp bảo vệ tính mạng người bệnh và có nguy cơ gây nguy hiểm rất thấp
Tác dụng phụ của tiêm phòng dại
Sau khi tiêm phòng dại, người tiêm có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như sau:
Sưng đỏ và đau nhức tại chỗ tiêm trong vòng từ 24 đến 48 giờ sau tiêm;
Phản ứng phụ toàn thân với cái triệu chứng như đau đầu, choáng váng, mệt mỏi, run rẩy, ù tai, khả năng thị lực bị giảm,…
Đôi khi, sau khi tiến hành tiêm phòng vắc xin liều tăng cường, người tiêm có thể cảm thấy bị sốt cao, đau nhức xương khớp, đau các cơ, phát ban hoặc thậm chí là rối loạn dạ dày và ruột, gây ra tình trạng nôn mửa.
Có tỷ lệ rất hiếm người sau khi tiêm phòng dại bị sốc phản vệ, đây thường là những người bị suy giảm hệ miễn dịch, khiến cho cơ thể bị suy nhược, tình trạng sức khỏe không đảm bảo để tiêm chủng.
Để giảm được tối đa nguy cơ bị sốc phản vệ sau tiêm, cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể, cải thiện tình trạng hoạt động của hệ miễn dịch, giúp cơ thể có đủ sức khỏe đối đầu với sự hoạt động mạnh mẽ của vắc xin phòng dại.
Tại Hệ thống tiêm chủng VNVC, bất kỳ Khách hàng đến tiêm chủng đều thực hiện khám sàng lọc trước khi tiêm để được tư vấn về phác đồ tiêm hiệu quả, phù hợp với nhu cầu tiêm chủng và biết tình trạng sức khỏe hiện tại có nên tiêm phòng dại hay không. Đây là quy trình trước tiêm vô cùng quan trọng, đảm bảo người tiêm có đủ tiêu chuẩn có thể tiến hành chích ngừa đồng thời giúp các bác sĩ khai thác được tình trạng vết thương, tiền sử bệnh lý nhằm đưa ra chỉ định tiêm chủng chính xác. Hơn nữa, tại VNVC, quý khách hàng còn được trải nghiệm khu vực xử trí sau tiêm, theo dõi tình trạng sức khỏe sau tiêm 30 phút, đảm bảo trọn vẹn trải nghiệm tiêm chủng và an toàn sức khỏe của khách hàng.
Từ những thông tin trên, tiêm phòng dại có hại không sẽ không còn là nỗi băn khoăn, lo lắng, e sợ của nhiều người. Tiêm phòng dại là phương pháp duy nhất có thể bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ tử vong thương tâm, cái chết vì dại vô cùng đau đớn và bất lực. Chính vì thế, nên tiến hành tiêm vắc xin dại càng sớm càng tốt ngay khi có nguy cơ phơi nhiễm. |
https://suckhoedoisong.vn/nu-nhan-vien-ke-toan-ngoi-nhieu-it-van-dong-khong-ngo-phai-chong-nang-tu-khi-con-tre-169166387.htm | 02-12-2019 | Nữ nhân viên kế toán ngồi nhiều, ít vận động, không ngờ phải chống nạng từ khi còn trẻ | Bệnh nhân Đỗ Thị Đ. (sinh năm 1974, trú tại Long Biên, Hà Nội) cho biết, hai năm trở lại đây, chân chị bắt đầu có dấu hiệu mỏi, khi di chuyển nhiều thì thấy chùn chân, nhức mỏi chân, bước đi nặng nhọc, đặc biệt là hai khớp gối đã có lúc phải mua nạng để di chuyển, khi cử động thấy tiếng kêu rắc rắc ở khớp gối hai bên.
Tại đơn nguyên Cơ xương khớp, BVĐK Đức Giang, ThS.BS Nguyễn Đình Hiện đã khám và chẩn đoán chị bị thoái hóa khớp gối hai bên giai đoạn 2 và sử dụng phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân 2 khớp gối. Sau 2 ngày điều trị hiện tại tình trạng bệnh nhân đã ổn định và được ra viện.
Bệnh nhân Đ. chia sẻ chị là nhân viên kế toán, công việc hay phải ngồi làm việc lâu, ít vận động nên thường hay mỏi chân, đau vai gáy. Mặc dù đã đi khám và uống thuốc nhưng tình trạng không khá hơn, mà cơn đau nhức vẫn còn. Trước đây mẹ ruột của chị đã từng tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang 2 năm nay có tình trạng ổn định rất tốt, chị quyết định đến bệnh viện để khám và điều trị.
Bác sĩ điều trị thoái hoá khớp cho bệnh nhân.
ThS.BS Nguyễn Đình Hiện cho biết, huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP) là huyết tương sau khi tách chiết từ một lượng máu của chính bệnh nhân có nồng độ tiểu cầu cao gấp 10 lần so với trong máu bình thường. Sở dĩ cần một nồng độ lớn tiểu cầu trong liệu pháp PRP vì khi tiểu cầu được hoạt hóa sẽ dẫn đến quá trình ly giải các hạt α chứa bên trong tiểu cầu, từ đó giải phóng ra nhiều loại protein là các cytokine chống viêm và hàng chục các yếu tố tăng trưởng có vai trò quan trọng đối với quá trình làm lành vết thương.
Các protein trên sẽ gắn vào các thụ thể của các tế bào đích tương ứng như tế bào nguồn gốc trung mô, nguyên bào xương, nguyên bào sợi, tế bào biểu mô, tế bào nội mô… Sự gắn kết này sẽ hoạt hóa một loại protein dẫn truyền tín hiệu nội bào để truyền thông tin tới gen đặc hiệu tương ứng, kết quả là tạo nên sự tăng sinh tế bào, hình thành chất căn bản, các sản phẩm dạng xương, sụn, tổng hợp collagen… tham gia vào quá trình sửa chữa, tái tạo tổ chức tổn thương sụn, xương, phần mềm.
Tiêm huyết tương giầu tiểu cầu tự thân trong điều trị thoái hoá khớp gối có liệu trình điều trị tối đa là tiêm 3 lần, tối thiểu là tiêm 2 lần mỗi lần cách nhau 1 tháng.
Đơn nguyên Cơ xương khớp - Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đã triển khai tiêm huyết tương giầu tiểu cầu tự thân từ năm 2017. Kết quả điều trị cho thấy có hiệu quả cao trong điều trị thoái hóa khớp gối đặc biệt là thoái hóa khớp gối giai đoạn I, giai đoạn II.
Thoái hóa khớp là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tái tạo và phá hủy sụn khớp và tổ chức xương ở dưới sụn. Giai đoạn đầu xương bị mất nước, dần phá hủy sụn, hậu quả là gây ra đau đớn, cứng khớp, hạn chế đi lại.
Các bệnh liên quan đến xương khớp cũng như cột sống là 1 trong 10 nguyên nhân gây tàn phế. Tại Việt Nam, thống kê chưa đầy đủ thì tỷ lệ người mắc bệnh xương khớp hiện nay vào khoảng 80%.
Các bác sĩ khuyến cáo, với các bệnh nhân thoái hóa khớp nên đi khám và điều trị sớm để đạt kết quả tốt. Bệnh nhân nên tập các môn thể thao như bơi, đạp xe và tập các động tác hạn chế dồn trọng lượng cơ thể lên các khớp. Nếu muốn đi bộ, người bệnh nên đeo băng chun, và cứ mỗi từ 5-10 phút thì nên nghỉ ngơi. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/la-vong-cach-chua-benh-gi-vi | Lá vọng cách chữa bệnh gì? | Cây vọng cách hay cây cách, lá cách... là một loại cây mọc hoang phổ biến. Dân gian truyền tai nhau nhiều bài thuốc hay từ lá vọng cách. Cùng tìm hiểu lá vọng cách chữa bệnh gì,... trong bài viết sau đây.
1. Tìm hiểu về lá vọng cách
Cây vọng cách hay còn gọi là cây cách, cách núi, bọng cách, lá cách... có tên khoa học Premna corymbosa Rottl. ex Willd, thuộc họ cỏ roi ngựa, cây bụi cao, nhiều nhánh, mọc thẳng.Lá vọng cách là dạng đơn nguyên mọc đối chữ thập. Lá dài 16cm, rộng 12cm, có ít lông ở dưới và phần gân lá. Hoa vọng cách ở đầu cành màu trắng xám. Quả hình tròn, khi chín có màu đen.Ở nước ta, lá vọng cách mọc phổ biến ở khắp nơi có thể dùng làm gia vị trong chế biến món ăn như: Xào thịt gà, lươn, ếch... Ngoài ra, lá vọng cách còn dùng làm các món gỏi, bánh xèo... Bởi loại lá này có đặc điểm là mùi hơi hăng nhưng khi ở nhiệt độ cao lại có mùi thơm, khử mùi tanh ở các loại thực phẩm.
2. Lá vọng cách có tác dụng gì?
Trong Y Học Cổ Truyền lá vọng cách có vị đắng nhẹ, tính mát, quy vào tâm, can, tỳ. Người ta thường dùng lá và rễ cây vọng cách để phòng và chữa bệnh như:Bệnh gan nhiễm mỡ;Viêm gan;Hạ men ganHạ huyết áp;Thông tiểu;Trị nhức mỏi;Điều hoà kinh nguyệt;Thông tiểu.Lá vọng cách có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với các loại dược liệu khác để tăng thêm dược tính khi chữa bệnh.
3. Lá vọng cách chữa bệnh gì?
Lá vọng cách mọc phổ biến, được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh. Trên thực tế chưa có tài liệu khoa học nào nghiên cứu cụ thể về loại lá vọng cách dùng để chữa bệnh. Tuy nhiên, trong dân gian cũng truyền tai nhau nhiều bài thuốc hay chữa bệnh từ lá vọng cách.3.1. Lá vọng cách chữa bệnh ganMột số tài liệu cũng chỉ ra trong lá vọng cách có chứa:Premnin;Ganiarin;Tinh dầu thơm;Chất màu vàng.Cao lỏng từ lá vọng cách có khả năng làm giảm men gan. Trong mô hình gây viêm, cao lỏng từ lá vọng có công dụng:Giảm phù;Giảm dịch rỉ ra do viêm;Giảm hàm lượng protein.Các kết quả này có hiệu quả đồng nhất với công dụng bảo vệ gan mà lá vọng cách đang được dùng trong dân gian, chính vì thế, lá vọng cách có thể dùng để chữa các bệnh gan, điển hình là gan nhiễm mỡ.Chuẩn bị các thảo dược như:Lá vọng cách:Lá dành dành;Đậu đen;Cỏ mần trầu;Râu ngô;Nhân trần.Các dược liệu đem sao vàng, hạ thổ sau đó sắc lấy nước uống. Chú ý, uống khi thuốc còn ấm trước bữa ăn khoảng 30 phút để đạt được hiệu quả caoVới tình trạng gan nhiễm mỡ cấp thì uống bài thuốc từ lá vọng cách trong vòng 1 tháng. Nếu bệnh mạn tính cần dùng trong 1 – 3 tháng mới có hiệu quả. Bệnh cấp tính uống trong vòng 30 ngày, bệnh mãn tính cần uống kiên trì trong 1-3 tháng.Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bài thuốc từ lá vọng cách và cà gai leo để tăng cường chức năng gan.3.2. Lá vọng cách chữa bệnh kiết lỵTrong dân gian, lá vọng cách còn được dùng trong việc điều trị kiết lỵ.Chuẩn bị:Lá vọng cách rửa sạch;Đường kính;Cối giã;Cách làm:Lá vọng cách đem giã nát;Thêm vào 1 chút nước;Đun sôi;Chắt lấy nước;Thêm chút đường.Uống trực tiếp nước lá vọng cách này ngày 1 lần khoảng 1 chén 30 - 40ml. Với trẻ em thì giảm nửa liều so với người lớn.Nếu không có lá vọng cách tươi thì có thể dùng lá khô và sao vàng rồi đun sôi lấy nước uống. Cho khoảng 600ml nước đun cô đặc lá vọng cách còn 200ml rồi chia 2 lần và uống.3.3. Lá vọng cách chữa bệnh vàng daLá vọng cách tác dụng gì? Trong dan gian, lá vọng cách cũng có tác dụng chữa bệnh vàng da.Chuẩn bị:Nhân trần;Chi tử;Vỏ đại sao vàng;Thẩn khúc;Ý dĩ;Atiso;Cuống thơm nếp;Mã đề;Nghệ vàng;Mạch nha;Cam thảo nam;Đem rửa sạch và đun với 500ml nước trong siêu đất. Đun cho đến khi cô lại còn 150ml thì chắt lấy nước. Cho thêm nước và đun cho đến khi trong nồi còn 100ml thì chắt tiếp ra.Lấy nước của cả 2 lần đun trộn lẫn và chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày sau bữa ăn khoảng 7 – 10 ngày.3.4. Lá vọng cách chữa tiêu chảyLá vọng cách chữa bệnh gì? Bạn có thể lấy khoảng 5 lá vọng cách tươi, rửa sạch và nhai ăn trực tiếp. Dùng khoảng 2 -3 lần/ ngày để chữa tiêu chảy.3.5. Lá vọng cách chữa bệnh đại tràngChuẩn bị các dược liệu gồm:Bạch truật;Khổ sâm;Lá vọng cách;Đem dược liệu vào nồi đun với 500ml nước khi cô lại còn 150ml thì chắt lấy uống trong 7 -10 ngày.3.6. Lá vọng cách chữa bệnh bướu giáp BasedowChuẩn bị dược liệu gồm:Bạch truật;Bạch hoa xà thiên thảo;Ké đầu ngựa;Xạ đen;Lá vọng cách khô;Đem đun sôi với 1.5 lít nước trong vòng nửa tiếng khi còn khoảng 500ml thì chắt lấy nước uống để chữa bệnh bướu giáp Basedow. Chia thuốc sắc từ lá vọng cách và dược liệu thành 2 – 3 lần/ ngày trong khoảng 1 tháng.3.7. Lá vọng cách có tác dụng lợi sữaLá vọng cách tác dụng gì? Loại dược liệu này còn giúp lợi sữa cho phụ nữ sau sinh. Bạn có thể lấy lá vọng cách đun với nước cùng lá chè vằng để uống giúp sữa về nhiều.
4. Lưu ý khi dùng lá vọng cách
Lá vọng cách có tác dụng đa dạng, chữa được nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên để đạt hiệu quả và an toàn khi sử dụng các bài thuốc từ lá vọng cách bạn cần chú ý:Người bị cao huyết áp dùng lá vọng cách phải thận trọng;Không dùng lá vọng cách trong thời gian dài;Không dùng lá vọng cách với liều cao.Bài viết đã cung cấp thông tin lá vọng cách tác dụng gì? Đây là một loại cây mọc hoang với nhiều bài thuốc hữu ích. Tuy nhiên, khi có ý định dùng lâu dài để chữa bệnh thì bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ/ thầy thuốc để được tư vấn. |
|
https://suckhoedoisong.vn/ieu-tri-lao-xuong-khop-16939610.htm | 04-04-2011 | Ðiều trị lao xương khớp | Lao xương khớp được coi là lao thứ phát, do vi khuẩn lao sau khi qua phổi hoặc hệ thống tiêu hóa sẽ theo đường máu hoặc bạch huyết đến khu trú tại một bộ phận nào đó của hệ thống cơ xương khớp gây bệnh. Bệnh lao xương khớp có thể bị đơn độc hoặc kèm theo lao tại phổi hay tại các cơ quan khác.
Nguyên nhân và triệu chứng
Lao xương khớp là tình trạng nhiễm khuẩn của hệ thống xương khớp do trực khuẩn lao có tên là Mycobacterium tuberculosis gây ra. Đây là tình trạng lao ngoài phổi phổ biến, chiếm khoảng 7% tổng số các thể lao. Lao xương khớp có thể gặp ở tất cả các lứa tuổi, tất cả các xương khớp trong cơ thể; trong đó lao cột sống chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 60-70% tổng số lao xương khớp, sau đó đến lao khớp háng (10%), khớp gối (5%)…
Lao cột sống còn gọi là bệnh Pott, là tình trạng viêm đốt sống - đĩa đệm do lao hay gặp nhất. Biểu hiện toàn thân: bệnh nhân sốt nhẹ về chiều, vã mồ hôi, gầy sút, da xanh xao, ăn uống kém. Biểu hiện tại chỗ: thường bệnh nhân đau cột sống âm ỉ liên tục, đau tăng về đêm. Khi bị lâu có thể dẫn đến xẹp đốt sống gây gù nhọn. Lao có thể rò mủ ra ngoài, chất mủ giống như bã đậu. Cũng có khi lao tạo thành ổ áp-xe lạnh cạnh cột sống. Khi để muộn có thể gặp một số biến chứng chèn ép thần kinh xung quanh do xẹp đốt sống, thoát vị đĩa đệm, do áp-xe lạnh, do viêm màng nhện tủy. Nếu chèn ép thần kinh ở vùng cột sống thắt lưng gây yếu liệt hai chân, rối loạn cảm giác vùng hậu môn sinh dục, đại tiểu tiện không tự chủ. Nếu chèn ép ở cột sống cổ có thể gây liệt tứ chi. Chèn ép vùng ngực gây đau thần kinh liên sườn, rối loạn cảm giác, yếu liệt hai chân... Trường hợp lao cột sống có áp-xe lạnh, khối áp-xe có thể vỡ vào trung thất gây hội chứng trung thất, hoặc vỡ vào màng tim, màng phổi gây chèn ép tim, phổi cấp dẫn đến suy hô hấp, trụy tim mạch. Nếu áp-xe vỡ vào cơ thắt lưng chậu gây viêm cơ thắt lưng chậu.
Lao khớp ngoại biên hay gặp là lao khớp háng, khớp gối và một số khớp khác ít gặp hơn như khuỷu tay, cổ tay, cổ chân… Biểu hiện tại chỗ là tình trạng viêm khớp: sưng, nóng, đỏ đau tại chỗ thường ở một khớp đơn độc; khớp bị tổn thương hạn chế vận động, có thể có lỗ rò ra chất hoại tử bã đậu hay mảnh xương chết. Lâu ngày cơ quanh khớp viêm bị teo, hạn chế vận động. Biểu hiện toàn thân của lao khớp ngoại biên cũng tương tự như lao cột sống. Cần lưu ý hiện nay lao nói chung và lao xương khớp nói riêng thường phối hợp với các bệnh suy giảm miễn dịch, nhiễm HIV, đái tháo đường…
Xét nghiệm tìm vi khuẩn lao.
Vấn đề điều trị
Điều trị lao xương khớp bao gồm điều trị cơ bản tức điều trị nguyên nhân bệnh và điều trị phối hợp.
Điều trị cơ bản, tức là dùng thuốc chống lao điều trị nguyên nhân theo các nguyên tắc sau: phối hợp các thuốc chống lao với ít nhất 3 loại thuốc trong giai đoạn tấn công và ít nhất 2 loại trong giai đoạn duy trì. Dùng thuốc đúng liều: liều thấp không hiệu quả, dễ tạo vi khuẩn kháng thuốc, ngược lại liều cao dễ gây tai biến. Dùng thuốc đều đặn đặn để đạt sự hấp thu thuốc tối đa. Dùng thuốc đủ thời gian, theo 2 giai đoạn: tấn công từ 2-3 tháng và duy trì từ 4-6 tháng. Cần theo dõi quản lý bệnh theo nguyên tắc DOST (Directly Observed Treatment, Short course) tức là điều trị phác đồ ngắn ngày có theo dõi, kiểm soát trực tiếp việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Cần thường xuyên kiểm tra tình trạng toàn thân, tại chỗ, tiến triển của bệnh cũng như các tai biến có thể xảy ra khi dùng thuốc.
Các thuốc chống lao thường dùng và liều lượng thuốc khi dùng hàng ngày là: Streptomycin (S), Isoniazid (H), Rifampicin (R), Pyrazynamid (Z), Ethambutol (E). Trong trường hợp dùng phác đồ 3 lần một tuần thì liều lượng có sự thay đổi, thường là cao hơn liều hằng ngày.
Các phác đồ chuẩn: đối với lao xương khớp mới phát hiện: dùng phác đồ 2 S(E) HRZ/6HE hoặc 2S(E)RHZ/4RH. Phác đồ 2 S(E) HRZ/6HE có nghĩa là trong 2 tháng đầu dùng 4 loại kháng sinh phối hợp: streptomycin hoặc ethambutol, isoniazid, rifampicin, pyrazynamid; 4 tháng sau dùng hai loại thuốc là isoniazid và ethambutol hằng ngày. Phác đồ này chỉ áp dụng khi kiểm soát trực tiếp được bệnh nhân ở cả giai đoạn duy trì.
Với lao xương khớp tái phát, hoặc thất bại sau phác đồ trên, hoặc điều trị lại sau bỏ thuốc hoặc với thể lao nặng thì áp dụng phác đồ: 2SHRZE/1HRZE/5H3R3E3, có nghĩa là trong 2 tháng đầu dùng 5 loại thuốc phối hợp, tháng thứ ba dùng 4 loại thuốc, 5 tháng tiếp theo dùng 3 loại thuốc mỗi tuần 3 ngày.
Một số trường hợp lao xương khớp đặc biệt như lao ở trẻ em, người già, phụ nữ có thai hay cho con bú, người suy gan thận cần đặc biệt chú ý và có những hướng dẫn điều trị, theo dõi riêng.
Khi sử dụng thuốc chống lao kéo dài cần đặc biệt chú ý đến các tác dụng phụ của thuốc trên đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, đau bụng), đau khớp, rối loạn về thần kinh ngoại biên (tê bì, bỏng rát ở chân), mẩn ngứa phát ban… Trường hợp nặng có thể có ù tai, chóng mặt hay điếc do dùng streptomycin; xuất huyết dưới da, thiếu máu huyết tán do dùng rifampicin, giảm thị lực do dùng ethambutol; vàng da viêm gan do R, H, Z…, hay có thể sốc phản vệ do thuốc. Vì vậy cần theo dõi chặt chẽ về lâm sàng, xét nghiệm máu để có thái độ xử trí thích hợp.
Điều trị phối hợp: Ngoài điều trị thuốc cơ bản, đặc hiệu thì trong lao xương khớp, việc điều trị phối hợp rất quan trọng.
Bất động tương đối vùng tổn thương: bất động trong thời gian tiến triển của bệnh bằng máng bột, áo bột, nẹp bột hay áo, nẹp chỉnh hình; sau đó nếu có thể thì vận động trở lại sớm để tránh dính, cứng khớp.
Điều trị tốt bệnh phối hợp: HIV, đái tháo đường...
Phòng, điều trị các tác dụng phụ của thuốc.
Nghỉ ngơi hợp lý, nâng cao thể trạng, chế độ ăn uống nhiều đạm, vitamin.
Kết hợp thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ nếu đau nhiều.
Điều trị ngoại khoa phối hợp trong các trường hợp cần thiết: phẫu thuật loại bỏ ổ tổn thương, giải phóng chèn ép, điều trị chỉnh hình...
Phòng bệnh
Cách ly người bệnh, tránh lây nhiễm. Những người trong gia đình có tiếp xúc với bệnh nhân lao cần được khám và chụp Xquang phổi để phát hiện sớm tình trạng nhiễm lao, từ đó có biện pháp điều trị và quản lý hợp lý, tránh lây lan.
Người bệnh cần được theo dõi quản lý chặt chẽ, tuân thủ các nguyên tắc điều trị bệnh nhằm tránh hiện tượng lao tái phát, lao kháng thuốc.
ThS. Bùi Hải Bình |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/che-do-co-protein-cho-benh-nhan-tieu-duong-vi | Chế độ ăn có protein cho bệnh nhân tiểu đường | Đối với người mắc bệnh tiểu đường chế độ ăn là quan trọng nhất. Chế độ ăn có protein cho bệnh nhân tiểu đường như thế nào? Những loại thực phẩm nào là nguồn cung cấp protein tốt cho sức khỏe? Các nguyên tắc nào cần được tuân thủ là câu hỏi được đặt ra từ nhiều người.
1. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường
Việc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường cũng giống như xây dựng chế độ ăn cho người bình thường, tuy nhiên cần tính toán số lượng và thành phần sao cho đầy đủ dinh dưỡng và lượng calo thu được từ nguồn thức ăn. Thành phần một bữa ăn của người tiểu đường cũng gồm các nhóm glucid, protein, lipid và chất xơ. Cách tính lượng calo từ thức ăn có thể dựa trên công thức sau: lượng calo trong 1 ngày = 25 Kcal/kg x cân nặng cơ thể.Ví dụ: một bệnh nhân tiểu đường nữ, nặng 50 kg thì lượng calo cung cấp từ thức ăn được tính như sau: Tổng = 25 Kcal x 50 = 1250 Kcal.Ngoài ra cần ghi nhớ tỉ lệ glucid:protid:lipid = 6:2:2Bạn nên tham khảo sự hướng dẫn của chuyên gia về dinh dưỡng để biết cách tính toán tổng lượng thực phẩm cần thiết cho người tiểu đường trong 1 ngày dựa theo lượng calo được tính toán. Từ đó việc xây dựng khẩu phần ăn phù hợp trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn khoa học 2. Người tiểu đường có ăn được thịt bò không?
Những người ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, trong khi những người cắt giảm thịt đỏ trong chế độ ăn hàng ngày thì giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh. Đó là phát hiện của một nghiên cứu lớn, gần đây ở Singapore trên 149.000 đàn ông và phụ nữ Hoa Kỳ. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc tăng tiêu thụ thịt đỏ có thể làm tăng 48% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. "Không cần phải có thêm thịt đỏ trong đĩa ăn của bạn, nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường", nhà nghiên cứu chính An Pan, phó giáo sư tại Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock tại Đại học Quốc gia Singapore cho biết. "Tốt hơn là giảm tiêu thụ thịt đỏ của bạn bằng cách thay thế nó bằng các lựa chọn thực phẩm lành mạnh khác, như đậu, sản phẩm từ đậu nành, các loại hạt, cá, thịt gia cầm và ngũ cốc," ông nói thêm. Báo cáo được công bố trên tạp chí JAMA Internal Medicine ngày 17 tháng 6.
Như vậy đối với người tiểu đường, thịt bò nói riêng và các loại thịt đỏ nói chung nên hạn chế đưa vào khẩu phần ăn hàng ngày. Nếu có sử dụng thì bạn hãy sử dụng một lượng nhỏ, không nên sử dụng thường xuyên và hãy tính toán lượng calo mà nó cung cấp. Người tiểu đường nên hạn chế ăn thịt đỏ 3. Người tiểu đường có ăn được trứng không?
Một nghiên cứu mới cho thấy, trứng không có tác động xấu đến mức cholesterol ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng ăn một chế độ ăn giàu trứng trong 3 tháng có liên quan đến việc kiểm soát sự thèm ăn tốt hơn, và cũng có thể mang lại cảm giác no hơn.Các phát hiện cho thấy rằng ăn hai quả trứng mỗi ngày, 6 ngày một tuần thì tương đối an toàn trong chế độ ăn uống lành mạnh của những người mắc tiểu đường tuýp 2, theo Nicholas Fuller, Tiến sĩ, từ khoa thử nghiệm lâm sàng của Viện Boden, Đại học Sydney, Úc. Fuller đã trình bày những phát hiện của mình tại Hội nghị Nghiên cứu về Bệnh tiểu đường 2014 của Hiệp hội Châu Âu vào tháng trước. Ông nói rằng nghiên cứu này đã bác bỏ những quan niệm tiêu cực được đã được lan truyền rộng rãi trước đây về trứng trong chế độ ăn uống của những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên các nghiên cứu cũng cho thấy, ăn nhiều trứng không liên quan đến các vấn đề về tim ở những người không mắc bệnh tiểu đường, nhưng nó có thể liên quan đến các vấn đề về tim ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, ông cho biết thêm.
Tuy nhiên, những tài liệu quốc gia về ăn trứng và tổng giới hạn cholesterol nạp vào là không thuyết phục, và cho thấy sự không nhất quán giữa các quốc gia khác nhau, ông nói. Ví dụ, tại Úc, Quỹ Tim mạch Quốc gia khuyến nghị tối đa sáu quả trứng mỗi tuần là một phần của chế độ ăn ít chất béo bão hòa cho người khỏe mạnh và ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Nhưng ở Hoa Kỳ, các hướng dẫn khuyến nghị cholesterol nên được giới hạn ở mức dưới 300 miligam mỗi ngày cho người khỏe mạnh - và một quả trứng có khoảng 200 miligam cholesterol. Hướng dẫn đó cũng khuyên rằng những người tiểu đường tuýp 2 nên ăn ít hơn bốn quả trứng mỗi tuần. Fuller cho rằng cần có nhiều hơn nữa các nghiên cứu về ảnh hưởng của việc ăn nhiều trứng ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, Fuller nói. Chúng ta không nên lạm dụng việc ăn trứng 4. Protein cho người tiểu đường
Các loại thực phẩm giàu protein như cá, thịt gà, các sản phẩm từ đậu nành và phô mai, tất cả đều được gọi là “thực phẩm giàu protein”. Chúng được gọi là “thịt” hoặc các “nhóm thực phẩm có chứa protein”. Sự khác biệt lớn nhất giữa các loại thực phẩm này là hàm lượng chất béo mà chúng cung cấp và đối với các protein chay thì liệu chúng cung cấp bao nhiêu carbohydrate.Lựa chọn nguồn cung cấp proteinProtein từ thực vật: Thực phẩm protein từ thực vật không chỉ cung cấp protein tốt cho sức khỏe, mà còn cung cấp một lượng chất béo lành mạnh và chất xơ. Chúng khác nhau về lượng chất béo và carbohydrate, vì vậy hãy chắc chắn tìm hiểu về loại thực phẩm đó trước khi tiêu thụ. Các loại protein từ thực vật có thể tham khảo danh sách dưới đây:Các loại đậu như đậu đen, đậu tây, đậu pintoCác sản phẩm từ đậu như đậu nướng và đậu nghiềnĐậu lăng màu nâu, xanh lá cây hoặc vàngCác loại đậu như đậu mắt đen hoặc đậu Hà LanĐậu nànhCác loại hạt và dạng chế biến của chúng như bơ hạnh nhân, bơ điều hoặc bơ đậu phộngĐậu phụCác thực phẩm chay giống thịt như: thịt gà chay, thịt bò chay, xúc xích chay,... Đậu phụ là một loại protein từ thực vật rất tốt Cá và hải sảnBạn nên ăn cá ít nhất khoảng 2 lần 1 tuầnCá có nhiều axit béo omega-3 như cá ngừ Albacore, cá trích, cá thu, cá hồi vân, cá mòi và cá hồiCác loại cá khác bao gồm cá da trơn, cá tuyết, cá bơn, cá tuyết chấm đen, cá bơn sần sùi màu cam và cá rô phiĐộng vật có vỏ bao gồm nghêu, cua, tôm hùm, sò điệp, tôm thường, sò.Gia cầmChọn thịt gia cầm không có da sẽ cung cấp ít chất béo bão hòa và cholesterol: Gà, gà tây, gà máiPhô mai và trứng: phô mai giảm béo hoặc phô mai thường với số lượng nhỏ, trứng nguyên quảThịt bò, thịt lợn, thịt bê, thịt cừuHạn chế ăn thịt đỏ (vì chúng thường có chất béo bão hòa), thịt chế biến sẵn như giăm bông, thịt xông khói và xúc xích (thường có nhiều chất béo bão hòa và muối). Nếu bạn quyết định ăn những thứ này, hãy chọn những phần tốt cho sức khỏe hơn đó là:Chọn các phần thịt bò được cắt tỉa phần mỡ bao gồm: sườn, thịt quay, thịt thăn khối, sườn, bít tết.Thịt bê: thịt thăn hoặc nướngThịt lợn: thịt xông khói, thịt thăn, giăm bông Bò bít tết được lựa chọn cho khẩu phần ăn của người bệnh tiểu đường Đối với người tiểu đường, chế độ ăn cân bằng là quan trọng nhất. Lượng calo cung cấp từ thực phẩm cần được tính toán. Thịt đỏ nên được giảm, thay thế bằng thịt trắng và các nguồn đạm khác tốt cho sức khỏe hơn. Trứng cần được ăn với số lượng giới hạn trong một tuần. Quan trọng nhất đừng quên kết hợp với hoạt động thể dục thể thao hàng ngày kết hợp với chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý sẽ có tác dụng tốt trong việc kiểm soát đường huyết và các biến chứng tiểu đường.Bài viết tham khảo nguồn: diabetes.org, webmd.com, Viện dinh dưỡng Quốc GiaXEM THÊM:Có thể ăn trứng không, nếu bạn bị tiểu đường?11 loại nước uống tốt cho bệnh nhân tiểu đường15 loại quả tốt cho người bệnh tiểu đường |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/xu-tri-ho-non-tro-khi-co-viem-duong-ho-hap-tren-o-tre-so-sinh-vi | Xử trí ho, nôn trớ khi có viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh | Viêm đường hô hấp trên là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt bệnh thường xảy ra thời tiết thay đổi mùa hoặc lạnh. Việc xử lý tốt các triệu chứng của bệnh đóng vai trò rất quan trọng, giúp trẻ nhanh khỏi, giảm nguy cơ gặp các tai biến của bệnh.
1. Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh
Đường hô hấp trên gồm mũi, hầu, họng, hệ thống xoang, tai giữa và thanh quản. Viêm đường hô hấp trên là viêm niêm mạc lót ở các cơ quan hô hấp trên, gồm một tổ hợp các bệnh lý đa dạng như cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm xoang,...Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp trên chủ yếu là do các virus đường hô hấp như: Rhinovirus, Adenovirus, Coronavirus, virus cúm,...Một số loại vi khuẩn như: Phế cầu, liên cầu tan huyết nhóm A và một số loại nấm.Hầu hết, những trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu rất dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên. Đặc biệt khi trẻ sinh non, sinh nhẹ cân, còi xương, suy dinh dưỡng, trẻ bị suy giảm miễn dịch do mắc HIV hoặc điều trị corticoid kéo dài.Viêm đường hô hấp ở trẻ em cũng thường xảy ra ở trẻ sống trong môi trường ẩm thấp, chật hẹp, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bếp hoặc nằm trong phòng máy lạnh nhiệt độ thấp. Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch có nguy cơ viêm đường hô hấp cao 2. Triệu chứng và biến chứng của viêm đường hô hấp trên
Trẻ càng nhỏ càng dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên, nhất là trẻ dưới hai tháng tuổi. Triệu chứng của bệnh thường là sốt nhẹ, khoảng 38.5 độ, các triệu chứng thường gặp khác là ho, chảy mũi, thở khò khè, nôn trớ, quấy khóc, bỏ bú,...Ho và nôn trớ là các triệu chứng thường gặp trong hầu hết các bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh. Ho là một phản ứng tốt của cơ thể giúp tống các chất tiết, dị vật,... ở đường hô hấp trên ra ngoài, giúp bảo vệ cơ thể, do đó cha mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ ho.
3. Xử trí ho, nôn trớ khi có viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh
Để giúp trẻ ho và tống xuất đờm hiệu quả, cha mẹ có thể hỗ trợ vỗ lưng cho trẻ.Nên thực hiện vỗ lưng trước bữa ăn hoặc ít nhất là một giờ sau ăn để tránh gây nôn. Cha mẹ khum bàn tay lại, giữ ngón cái ép vào ngón trỏ, vỗ lưng trẻ bên trái rồi sang bên phải, mỗi khu vực khoảng 3-5 phút. Nếu ho quá nhiều làm trẻ mất ngủ, mệt mỏi, cha mẹ có thể cho trẻ dùng các bài thuốc trị ho an toàn như lá húng chanh, quất xanh đem hấp đường phèn hoặc mật ong, hoa hồng bạch hấp đường phèn, trà cam thảo,...Hoặc cho trẻ sử dụng các loại thuốc ho thảo dược dạng siro phù hợp với lứa tuổi trẻ.Khi trẻ bị nôn trớ, cha mẹ cho trẻ nằm nghiêng đầu sang một bên khi nôn, làm sạch chất nôn ở miệng mũi, họng của trẻ. Dùng nước ấm lau chất nôn trên người và thay quần áo cho trẻ. Thay vì cho trẻ bú mỗi lần quá no, mẹ nên cho trẻ bú nhiều lần, mỗi lần một lượng ít. Cha mẹ không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc chống nôn nếu không có chỉ định của bác sĩ. Cho trẻ đi khám ngay nếu trẻ nôn nhiều kèm với các dấu hiệu mất nước như khô miệng, mắt trũng, da nhăn nheo,...Khi trẻ bị sốt viêm đường hô hấp trên, cho trẻ mặc quần áo mỏng, nằm phòng thoáng mát, dùng khăn mềm nhúng nước ấm, vắt khô lau trán, nách, bẹn để giảm nhiệt độ cho trẻ. Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ, cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Để giữ đường thở trẻ thông thoáng khi trẻ bị chảy mũi, ngạt mũi, dùng nước muối sinh lý nhỏ vào từng bên mũi, sau đó dùng tăm bông khô sạch để vệ sinh lại. Đặt trẻ nằm cao đầu hoặc bế trẻ ở tư thế thẳng để trẻ dễ thở. Mẹ có thể xử lý tình trạng nôn, trớ cho bé tại nhà 4. Các biện pháp phòng bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh
Để phòng bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ nơi ngủ và nơi sinh hoạt của trẻ. Nếu sử dụng máy điều hòa, không nên để nhiệt độ quá thấp, giữ mức nhiệt độ khoảng 25-26 độ là phù hợp.Khi thời tiết trở lạnh, cha mẹ lưu ý giữ ấm cho trẻ phù hợp với mức giảm nhiệt độ bên ngoài, cho trẻ mặc thêm áo ấm, mũ len, tất, gắn tay,... khi ra ngoài. Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi, không khí ô nhiễm.Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng quý giá giúp trẻ phát triển hoàn thiện về thể chất mà còn cung cấp lượng kháng thể dồi dào giúp trẻ chống lại bệnh tật. Cho trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời là cách hiệu quả giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên. Mẹ cần cho trẻ bú đủ các cữ trong ngày. Khi trẻ lớn hơn bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ cần xây dựng thực đơn cân đối đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.Cha mẹ và người chăm sóc cần rửa tay bằng xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, chăm sóc trẻ. Đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ các mũi vắc-xin theo chương trình tiêm chủng quốc gia để giúp trẻ tạo miễn dịch chống lại các bệnh lý đường hô hấp nguy hiểm. Không cho trẻ tiếp xúc với những người có triệu chứng bệnh đường hô hấp.Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY. Dấu hiệu viêm phổi nặng ở trẻ nhỏ |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vang-da-tac-mat-nguyen-nhan-trieu-chung-vi | Vàng da tắc mật: Nguyên nhân, triệu chứng | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ. BSCK II Phan Thị Minh Hương - Bác sĩ Nội tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Vàng da là tình trạng nhuốm màu vàng ở da, thường kèm theo niêm mạc và kết mạc mắt cũng bị vàng. Đây là một biểu hiện đặc trưng của các bệnh lý về gan mật, trong đó thường gặp nhất là vàng da do tắc mật. Trong một số trường hợp, vàng da tắc mật có thể khiến người bệnh tử vong nên không thể xem thường.
1. Vàng da tắc mật là bệnh gì?
Vàng da tắc mật là một tình trạng gây ra do tắc nghẽn dòng chảy của mật ra khỏi gan. Điều này dẫn đến lượng mật dư thừa và các sản phẩm phụ của nó chuyển hướng vào máu và việc bài tiết mật ra khỏi cơ thể không đầy đủ.Mật chứa nhiều các sản phẩm phụ, một trong số đó là bilirubin, có sắc tố từ nguồn gốc của các tế bào hồng cầu chết. Bilirubin màu vàng do đó xuất hiện màu vàng đặc trưng của bệnh vàng da ở da, mắt và màng nhầy. Trắc nghiệm: Làm thế nào để bảo vệ lá gan khỏe mạnh?
Làm test trắc nghiệm kiểm tra hiểu biết về gan có thể giúp bạn nhận thức rõ vai trò quan trọng của gan, từ đó có các biện pháp bảo vệ gan để phòng ngừa bệnh tật. Bắt đầu 2. Nguyên nhân vàng da tắc mật
2.1 Vàng da tắc mật ở người lớnVàng da tắc mật xảy ra khi dòng chảy chính của mật xuống ruột bị chặn và mật ứ lại trong máu. Vấn đề này có thể do ống dẫn mật có sỏi gây tắc hoặc khối u của ống mật nằm chặn tại khu vực nơi ống mật đổ vào tá tràng. Các khối u có thể là ung thư.Thường thì ung thư đường mật gây vàng da biểu hiện lâm sàng là gan cứng lổn nhổn và không đau.2.2 Vàng da tắc mật ở trẻ emGiun chui ống mật: Triệu chứng vàng da nhẹ, chẩn đoán chủ yếu dựa vào tính chất đau, trẻ đau dữ dội vùng hạ sườn phải và dưới mũi ức. Khi đau nằm chổng mông khám thấy điểm cạnh mũi ức đauU nang ống mật chủ: Có đặc điểm là từng đợt đau bụng vùng hạ sườn phải, sốt nóng, sốt rét rồi vàng da.2.3 Vàng da tắc mật ở trẻ sơ sinhTeo đường mật bẩm sinh (có thể teo 1 phần hay hoàn toàn đường mật ngoài gan). Chẩn đoán dựa vào vàng da liên tục ngày càng tăng phân bạc màu, nước tiểu vàng, gan to ứ mật. Teo đường mật bẩm sinh là nguyên nhân gây vàng da tắc mật ở trẻ sơ sinh 3. Triệu chứng của vàng da tắc mật
Hội chứng vàng da ứ mật có một số triệu chứng như:3.1 Vàng daỞ những mức độ khác nhau từ vàng nhẹ ở củng mạc mắt đến vàng da đậm hoặc da sạm lại . Ứ mật càng kéo dài thì càng sạm hoặc có những chấm sắc tố.3.2 Đau hạ sườn phảiThông thường cơn đau quặn là yếu tố quan trọng trong việc chẩn đoán tắc mật do sỏiTrong trường hợp điển hình có thể gợi ý ngay cho việc chẩn đoán nhưng cũng có khi cơn đau không dữ dội làm cho người bệnh ít chú ý đến.Đau quặn gan và sốt rét run là những triệu chứng điển hình của sỏi mật, nhưng cũng có khả năng cả hai yếu tố này có trong viêm gan.Trong tắc mật do sỏi, thường có một trình tự nhất định: cơn đau quặn gan sau đó sốt rét run, rồi 1, 2 ngày sau xuất hiện vàng da.Tuy nhiên trong viêm gan, bệnh thường khởi phát từ sốt sau đó vài ba ngày hoặc một tuần mới xuất hiện vàng da ứ mật. Người bệnh chỉ thấy ở hạ sườn phải nhiều hay ít, có khi ngay từ lúc xuất hiện sốt nhưng cũng có khi sau ngày xuất hiện vàng da ứ mật. Mức độ và tính chất sốt khác nhau tùy theo các nguyên nhân gây vàng da 3.3 SốtMức độ và tính chất khác nhau tùy theo các nguyên nhân gây vàng da.3.4 NgứaDo tăng acid mật trong máu kích thích vào đầu tận cùng các dây thần kinh dưới da.3.5 Nước tiểu sậm màuTùy theo mức độ vàng da mà nước tiểu có màu sậm nhiều hay ít. Nước tiểu sẫm màu do có bilirubin trong nước tiểu. Nước tiểu có thể đỏ sẫm như nước vôi và có nhiều bọt.3.6 Phân bạc màuỞ mức độ khác nhau từ màu phân nhạt hơn bình thường đến phân có màu trắng như mat tit hoặc như như cứt cò.Đây là triệu chứng điển hình của vàng da ứ mật.Bình thường trong 100g phân có 100mg stercobiline. Trong trường hợp ứ mật stercobiline giảm xuống rất nhiều. Như vậy màu phân và nước tiểu trong ứ mật là trái ngược nhau.3.7 Rối loạn tiêu hóaBệnh nhân có thể bị phân mỡ do chất mỡ không được tiêu hóa.3.8 Xuất huyếtDưới nhiều hình thức và ở nhiều nơi nhưng thường nhất là những chấm mảng xuất huyết dưới da hoặc xuất huyết ở những vết gãi. Trường hợp nặng có thể xuất huyết tiêu hóa, chảy máu cam, ho ra máu.... Xuất huyết rất ít gặp trừ những vết xuất huyết dưới da ở vết gãi.Ngoài ra trong trường hợp ứ mật đến giai đoạn xơ gan, ta có thể gặp các triệu chứng trong xơ gan như: phù, lách to, tuần hoàn bàng hệ ở bụng.Bác sĩ Hương có kinh nghiệm trên 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội Tiêu hóa trong đó với với gần 20 năm giữ chức vụ Phó khoa, trưởng khoa Bệnh viện Trung ương Huế. Hiện tại, là Bác sĩ Nội tiêu hóa - Nội soi tiêu hóa - Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Dấu hiệu nhận biết vàng da ở trẻ sơ sinh |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tinh-dau-hoa-cam-co-tac-dung-gi-vi | Tinh dầu hoa cam có tác dụng gì? | Trên thực tế, tinh dầu hoa cam chưa được nghiên cứu rộng rãi. Tuy nhiên, một số thử nghiệm trên cả người và động vật chỉ ra rằng tinh dầu hoa cam có lợi cho cơ thể trước các phản ứng căng thẳng và lo lắng. Nó thường được sử dụng thông qua liệu pháp hương thơm.
1. Tinh dầu hoa cam là gì?
Tinh dầu hoa cam là một loại tinh dầu chiết xuất từ hoa của cây cam đắng (Citrus aurantium var. Amara). Dầu được chiết xuất từ hoa bằng phương pháp chưng cất hơi nước.Tinh dầu hoa cam tỏa ra mùi hương nhẹ nhàng, tương tự với mùi hương của cam quýt. Do tác dụng làm khoan khoái dễ chịu, tinh dầu hoa cam thường được sử dụng như một thành phần trong kem dưỡng da, mỹ phẩm và nước hoa.
2. Tinh dầu hoa cam có tác dụng gì?
Tinh dầu hoa cam chưa được nghiên cứu rộng rãi, tuy nhiên một số nghiên cứu chỉ ra rằng tinh dầu hoa cam mang lại nhiều lợi ích bao gồm:2.1 Tinh dầu hoa cam tốt cho daMột số nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học sinh học Pakistan, chỉ ra rằng tinh dầu hoa cam có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống oxy hóa. Điều này có thể giúp giảm mụn trứng cá và kích ứng da.2.2 Tinh dầu hoa cam giảm triệu chứng co giậtMột nghiên cứu trên động vật phát hiện ra rằng tinh dầu hoa cam có các thành phần hoạt tính sinh học có lợi cho việc giảm co giật và động kinh. Các thành phần này là: Linalool, linalyl axetat, nerolidol, (E, E) -farnesol, α-terpineol, limonene.2.3 Tinh dầu hoa cam cải thiện các triệu chứng mãn kinhMột nghiên cứu về phụ nữ sau mãn kinh phát hiện ra rằng, việc ngửi tinh dầu hoa cam nồng độ 0,1% và 0,5% khoảng 5 lần mỗi ngày, sẽ thúc đẩy tâm trạng của bạn trở nên tốt hơn giúp bạn cảm thấy phấn chấn ngay cả trong lúc tinh thần chán nản.Bên cạnh đó, tinh dầu hoa cam còn giúp giảm các triệu chứng mãn kinh, tăng ham muốn tình dục và giảm huyết áp ở phụ nữ sau mãn kinh.2.4 Giảm viêmKết quả của một nghiên cứu trên Tạp chí The Journal of Natural Medicines cho thấy trong tinh dầu hoa cam sở hữu các thành phần có hoạt tính sinh học với khả năng giảm viêm cấp tính hoặc thậm chí mạn tính2.5 Giảm căng thẳng và lo lắngLiệu pháp hít thở bằng cách sử dụng tinh dầu hoa cam có thể giúp giảm căng thẳng, lo lắng và trầm cảm. Khi ngửi tinh dầu hoa cam có thể giúp não giải phóng serotonin và giảm nồng độ cortisol, tạo cảm giác thư thái, thúc đẩy tâm trạng phấn chấn tốt hơn. Tinh dầu hoa cam giúp giảm căng thẳng và lo lắng 3. Cách sử dụng tinh dầu hoa cam
Tinh dầu hoa cam thường được sử dụng trong liệu pháp hương thơm và bằng cách pha loãng và thoa trực tiếp lên da. Bạn có thể sử dụng nó một mình hoặc kết hợp với các loại tinh dầu khác trong máy khuếch tán tinh dầu. Bạn cũng có thể đổ một lượng nhỏ tinh dầu vào bồn tắm hoặc máy xông hơi mặt.Nếu bạn muốn thưởng thức mùi hương tinh dầu hoa cam suốt đêm, hãy thử ngâm một miếng bông gòn tẩm tinh dầu và đặt nó dưới gối của bạn. Bạn cũng có thể làm thơm khăn tay với tinh dầu hoa cam.Một số bằng chứng cho thấy rằng liệu pháp hương thơm khi được kết hợp với mát-xa, có thể có tác động tích cực hơn đến tâm trạng so với liệu pháp hương thơm đơn thuần. Để thử kỹ thuật này, hãy trộn tinh dầu hoa cam với một loại dầu khác và mát-xa tại chỗ như một liệu pháp điều trị da.Bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu hoa cam tại chỗ để điều trị mụn trứng cá hoặc da bị viêm. Lấy tăm bông nhúng sẵn tinh dầu cam và chấm trực tiếp lên các đốm mụn hoặc vùng da bị kích ứng và để qua đêm. Vì trong tinh dầu hoa cam có tính sát trùng nên sẽ mang đến khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn.
4. Một số tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng tinh dầu hoa cam
Luôn pha loãng dầu trước khi dùng: Nên pha loãng tinh dầu trước khi thoa lên da. Độ pha loãng thông thường là 2 đến 6 giọt tinh dầu trong khoảng 30ml dầu vận chuyển như dầu ô liu.Khi dùng tinh dầu hoa cam nên tránh những khu vực nhạy như vùng da quanh mắt, mũi. Nuốt phải tinh dầu hoa cam được coi là nguy hiểm. Vì vậy, hãy để những nơi tránh xa tầm tay trẻ emBạn cũng nên thử bôi một ít tinh dầu trên da trước khi sử dụng. Nếu bạn bị dị ứng với cam quýt, không sử dụng tinh dầu hoa cam.Không sử dụng tinh dầu hoa cam nếu bạn không thể tránh phơi nhiễm với ánh nắng mặt trời.Không sử dụng tinh dầu hoa cam nếu bạn đang sử dụng giường tắm nắng.Để có thêm kiến thức về việc lĩnh vực sống khỏe, bạn hãy thường xuyên truy cập website https://vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia hàng đầu khi cần tư vấn nhé. |
|
https://suckhoedoisong.vn/dien-bien-ngan-chan-nguy-co-bung-phat-benh-than-169230603100943538.htm | 03-06-2023 | Điện Biên ngăn chặn nguy cơ bùng phát bệnh Than | Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên, thông tin, từ ngày 5/5/2023 đến ngày 30/5/2023 trên địa bàn huyện Tủa Chùa ghi nhận 3 ổ dịch bệnh than thể da với 13 trường hợp mắc: Tại xã Mường Báng (1 ổ dịch than), xã Xá Nhè (2 ổ dịch than), hiện chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong.
Ngay khi phát hiện các trường hợp nhiễm bệnh than trên địa bàn tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Tủa Chùa tiến hành điều tra, xác minh ổ dịch bệnh than.
Tiến hành báo cáo, lập danh sách theo dõi bệnh nhân và tổ chức phun khử trùng bằng Cloramin B tại khu vực chuồng trại chăn nuôi, nơi giết mổ và các hộ gia đình xung quanh.
Sở Y tế tỉnh Điện Biên yêu cầu Trung tâm Y tế huyện Tủa Chùa báo báo tình hình dịch bệnh than, tham mưu UBND huyện Tủa Chùa ban hành văn bản chỉ đạo các hoạt động phòng chống dịch bệnh than trên người trong thời gian tới tại địa phương.
Theo dõi sức khỏe các trường hợp tiếp xúc gần tại các ổ dịch bệnh than. Điều trị dự phòng bằng kháng sinh đối với những người tiếp xúc gần theo Quyết định số 5703/QĐ-BYT ngày 20/12/2017 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh than trên người.
Biểu hiện bệnh than trên cơ thể người bệnh tại huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.
Sở Y tế tỉnh đề nghị, tăng cường giám sát tại các địa bàn người dân mua thịt trâu, bò bị bệnh từ huyện Tủa Chùa để phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh than, điều tra lấy mẫu với các trường hợp nghi ngờ gửi về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để chẩn đoán.
Tổ chức theo dõi sức khoẻ, uống kháng sinh dịch phòng với người tiếp xúc gần, xử lý triệt để ổ dịch.
Đối với các huyện, thị xã, thành phố chưa ghi nhận ca bệnh, Sở Y tế tỉnh chỉ đạo UBND các cấp đẩy mạnh công tác truyền thông về tính chất nguy hiểm của bệnh, các biện pháp phòng chống bệnh than.
Các đơn vị liên quan đặc biệt là phòng Nông nghiệp theo dõi sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn, quản lý, theo dõi, báo cáo kịp thời các trường hợp gia súc có dấu hiệu nghi mắc, mắc bệnh than, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm để kịp thời phát hiện dịch bệnh trên động vật, hạn chế dịch bệnh lây sang người.
Nghiêm cấm việc vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ gia súc mắc bệnh, chết bất thường trên địa bàn xã có dịch và các xã xung quanh trong thời gian có dịch để hạn chế lây lan dịch bệnh than cho gia súc và lây sang người.
Đẩy mạnh truyền thông cho người dân về nguy hiểm của bệnh than.
Vận động nhân dân không giết mổ, không ăn, không sử dụng, không buôn bán, vận chuyển sản phẩm từ gia súc mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Tuyên truyền vận động người chăn nuôi thực hiện tiêm vaccine phòng bệnh than cho đàn gia súc.
Điện Biên phát hiện 3 ổ dịch bệnh than trên người, Bộ Y tế yêu cầu theo dõi chặt sức khỏe những người liên quan
SKĐS - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế chiều 2/6 cho biết từ 5/5 - 30/5/2023 tại huyện Tủa Chùa (Điện Biên) ghi nhận 3 ổ dịch bệnh than thể da với 13 trường hợp mắc, hiện chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong. Tất cả các trường hợp mắc đều có tiền sử dịch tễ liên quan đến giết mổ và ăn thịt trâu, bò.
Nguyễn Minh Ánh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hãy nhập họ và tên
Đăng nhập để tham gia bình luận
Bình luận không đăng nhập
Gửi
Đăng nhập với socail
Facebook
Google
Ghi nhớ tài khoản
Đăng nhập
Thông báo
Bạn đã gửi thành công. |
https://suckhoedoisong.vn/dau-hieu-chung-to-ban-bi-ap-xe-gan-169210811100611168.htm | 13-08-2021 | Dấu hiệu nhận biết áp xe gan | Hỏi:
Mẹ tôi đau tức bụng, hạ sườn bên phải, đi khám các bác sĩ nghi ngờ áp-xe gan, yêu cầu chuyển tuyến để khám. Điều này khiến tôi rất lo lắng. Vậy xin hỏi để chẩn đoán áp –xe gan thì phải làm gì? Các dấu hiệu nào để nhận biết mắc căn bệnh này. Xin cảm ơn bác sĩ.
minhha@yahoo.com.vn
Nguyên nhân gây áp xe gan
Nguyên nhân gây áp xe gan có thể do vi khuẩn hoặc do ký sinh trùng. Ở nước ta, môi trường cận nhiệt đới với điều kiện sống ở nhiều nơi chưa cao, thì cả hai tác nhân áp xe gan đều phổ biến. Áp xe gan do vi khuẩn thường xuất hiện trên nền sỏi đường mật. Áp xe do amip thường ở những người có thói quen ăn rau sống hoặc đồ ăn tươi sống.
Để chẩn đoán áp xe gan cần sử dụng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, đầu tiên là
siêu âm
. Khi thấy bất thường trên siêu âm, các bác sĩ sẽ cho chụp thêm cắt lớp hoặc cộng hưởng từ, tuỳ vào nghi ngờ nguồn gốc của áp xe là gì.
Ổ áp xe gan
Bên cạnh các phương tiện hình ảnh, các
xét nghiệm máu
cũng đóng vai trò đánh giá xem mức độ nhiễm trùng của bệnh và định hướng được nguyên nhân gây áp xe gan là vi khuẩn hay ký sinh trùng.
Việc chuyển tuyến để có thể chẩn đoán và điều trị áp xe gan là cần thiết, nếu bác sĩ nghi ngờ mẹ bạn bị mắc bệnh này.
Siêu âm để chẩn đoán áp xe gan
Các triệu chứng của áp xe gan
+
Sốt
là dấu hiệu hay gặp nhất trong áp-xe gan. Sốt cao ở một giai đoạn nào đó rồi có thể sốt nhẹ hơn nhưng kéo dài
+ Tức nặng bụng, thường phần hạ sườn bên phải do gan bị to ra
Áp-xe gan có tiến triển thành ung thư?
Áp-xe gan, càng xử lý sớm càng tốt
+ Đau dữ dội, khu trú vùng hạ sườn phải, có khi đau cả vùng bụng, rất khó chịu khi sờ chạm vào
+ Có thể có khó thở do gan bị phồng to chèn ép vào cơ hoành
+ Các triệu chứng không đặc biệt như ớn lạnh, chán ăn, sụt cân, buồn nôn, nôn có thể xuất hiện. Thực tế lâm sàng cho thấy có khoảng 50% số bệnh nhân áp-xe gan có gan to, mềm ở góc phần tư trên hoặc có vàng da. Như vậy, còn lại khoảng một nửa số bệnh nhân sẽ không có triệu chứng hay dấu hiệu gì liên quan tới bệnh gan.
Để phòng tránh áp xe gan, tại cộng đồng nên cấm dùng phân tươi để trồng trọt, cung cấp nước sạch cho người dân, thực hiện ăn chín, uống sôi, nếp sống hợp vệ sinh, phát hiện và điều trị những người lành mang mầm bệnh.
Đối với cá nhân cần rửa tay trước khi ăn, rau quả sống cần rửa sạch, không ăn thức ăn để lâu, thức ăn không được che đậy, chỉ uống nước sạch bảo đảm hợp vệ sinh.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Thực hiện 5Kphòng chống COVID-19. |
https://vnvc.vn/quy-trinh-bao-quan-vacxin/ | 17/05/2023 | Quy trình bảo quản vacxin: Những yêu cầu đặc biệt quan trọng | Quy trình bảo quản vacxin là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và hiệu quả của vắc xin cũng như quy trình tiêm chủng. Vắc xin tốt nhất là vắc xin được bảo quản trong hệ thống kho lạnh đạt chuẩn quốc tế GSP, hệ thống dây chuyền lạnh Cold Chain và được thực hiện trong quy trình tiêm chủng an toàn. Việc lưu trữ và vận chuyển đúng quy trình sẽ bảo vệ toàn vẹn chất lượng vacxin, đảm bảo sự an toàn và hiệu quả tối đa cho người được tiêm.
Mục lục1. Tìm hiểu về vắc xin1.1. Vắc xin là gì và cách hoạt động của vắc xin?1.2. Tầm quan trọng của việc bảo quản vacxin đúng cách2. Quy trình bảo quản vacxin đúng cách đang được áp dụng tại VNVC2.1. Bảo quản vắc xin trong quá trình vận chuyển2.2. Bảo quản vaccine trước khi sử dụng2.3. Bảo quản vacxin sau khi sử dụng3. Các phương pháp kiểm tra tình trạng bảo quản vắc xin4. Hậu quả của việc bảo quản vắc xin không đúng cách5. Sử dụng vacxin hết hạn sử dụng gây ảnh hưởng gì đến cơ thể?6. Có những khó khăn nào trong việc bảo quản vắc xin1. Tìm hiểu về vắc xin
1.1. Vắc xin là gì và cách hoạt động của vắc xin?
Vắc xin là chế phẩm sinh học đặc biệt có chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch được dùng với mục đích phòng và chống lại các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Vắc xin thường được trải qua các quy trình khoa học nhằm xử lý để loại bỏ kháng nguyên gây bệnh nhưng vẫn giữ lại đặc tính kích thích hệ thống miễn dịch. Vắc xin có thể được sản xuất từ các tác nhân gây bệnh như virus bị làm suy yếu, bị giảm độc lực hoặc bất hoạt bằng các phương pháp đặc biệt hoặc được tạo ra từ các thành phần của chúng.
Vắc xin hoạt động dựa trên cơ chế vận hành của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ kích hoạt các phản ứng phòng vệ để nhận biết, tiêu diệt và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Những dấu hiệu như ho, hắt hơi, nhiễm trùng hay sốt là những biểu hiện đáp trả của hệ miễn dịch. Đây chính là thời điểm hệ miễn dịch đang chiến đấu, ngăn chặn và đẩy các tác nhân gây hại ra khỏi cơ thể.
Tương tự cơ chế này, khi vắc xin được tiêm vào cơ thể, các kháng nguyên đặc hiệu chứa trong vắc xin sẽ kích thích hệ thống miễn dịch phản ứng và sản xuất ra các kháng thể tương ứng. Những kháng thể này sẽ làm cho tác nhân gây bệnh không thể xâm nhập vào cơ thể và/hoặc giúp cơ thể tiêu diệt tác nhân này nếu chúng xâm nhập vào cơ thể người tiêm. Đồng thời trong hệ miễn dịch của người có các tế bào miễn dịch đặc biệt như Tế bào lympho B và Tế bào lympho T ngoài việc tạo ra kháng thể để tiêu diệt tác nhân gây bệnh, đồng thời lưu giữ thông tin về đặc tính cấu trúc của chúng giúp việc phòng ngừa chúng trong tương lai.
Vắc xin là thuốc chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch được dùng với mục đích phòng bệnh, chữa bệnh
1.2. Tầm quan trọng của việc bảo quản vacxin đúng cách
Bảo quản vắc xin đúng cách là hoạt động rất quan trọng không chỉ đảm bảo tính hiệu quả của vắc xin, tính an toàn của quy trình tiêm chủng mà còn bảo vệ sức khỏe, cơ hội và quyền lợi được phòng bệnh hiệu quả cho tất cả mọi người.
Đảm bảo giữ gìn trọn vẹn tính hiệu quả của vắc xin: Vắc xin không được bảo quản đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng giảm thiểu đáng kể chất lượng, tính hiệu quả và an toàn của vắc xin. Điều này có thể dẫn đến việc vắc xin không đủ hiệu quả để bảo vệ người được tiêm chủng khỏi bệnh, thậm chí gây ra các phản ứng phụ không mong muốn.
Tiết kiệm chi phí: Bảo quản vắc xin đúng cách có thể giảm thiểu tỷ lệ hư hỏng và tiêu hủy vắc xin.
Tăng tính tiếp cận của người dân với vắc xin: do được bảo quản đúng cách nên việc hư hỏng sẽ được hạn chế tối đa, số lượng người dân được tiêm chủng cũng sẽ được tăng lên. Nguồn cung ứng bền vững, giúp cho an ninh cung ứng vắc xin được đảm bảo.
Bảo quản vắc xin đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn của vắc xin, tiết kiệm chi phí, tăng khả năng tiếp cận vắc xin. Quy trình bảo quản vacxin đúng cách đang được áp dụng tại VNVC
2. Quy trình bảo quản vacxin đúng cách đang được áp dụng tại VNVC
Tại VNVC, vắc xin sẽ được đảm bảo an toàn từ khâu bảo quản tại kho lạnh đến khâu vận chuyển, đưa về kho lẻ tại các trung tâm, chuyển về tủ lạnh chuyên dụng tại phòng tiêm cho đến khi đưa vào sử dụng cho Khách hàng. 100% vắc xin tại VNVC bảo quản theo các tiêu chuẩn về thực hành bảo quản thuốc tốt (Good Storage Practices – GSP) cùng với hệ thống dây chuyền lạnh (Cold chain) và trang thiết bị chuyên dụng như kho lạnh, xe lạnh, tủ lạnh và thùng lạnh, các thiết bị hiện đại theo dõi nhiệt độ bảo quản vắc xin nghiêm ngặt và cảnh báo khi nhiệt độ không đảm bảo theo yêu cầu nhằm đảm bảo điều kiện bảo quản và lưu trữ tối ưu cho vắc xin.
2.1. Bảo quản vắc xin trong quá trình vận chuyển
VNVC là đơn vị đầu tiên Việt Nam được chứng nhận và sử dụng hệ thống xe lạnh vận chuyển chuyên nghiệp đạt chuẩn GSP. Với hệ thống gần 40 xe lạnh bảo quản và vận chuyển vắc xin chuyên dụng quy mô lớn trên toàn quốc, xe lạnh VNVC được ví như những kho lạnh bảo quản vắc xin di động, có khả năng cung cấp vắc xin cho hàng trăm trung tâm tiêm chủng lớn trên toàn quốc, đảm bảo vắc xin nguyên vẹn về chất lượng ngay cả trong quá trình vận chuyển.
Hệ thống xe lạnh được thiết kế đặc biệt để đảm bảo tính toàn vẹn của vắc xin trong suốt quá trình vận chuyển trong điều kiện nhiệt độ lý tưởng. Mỗi xe lạnh có thể chứa hàng chục nghìn liều vắc xin, được kiểm soát nhiệt độ nghiêm ngặt bằng các thiết bị với công nghệ tiên tiến hàng đầu kết nối với hệ thống phần mềm quản trị theo dõi vắc xin hiện đại, có định vị GPS và các công cụ đối chiếu.
Tận dụng các điều kiện này, VNVC có thể hoạt động cấp phát và vận chuyển vắc xin với số lượng lớn, đảm bảo an toàn và chất lượng cao đến mọi vùng miền trên khắp cả nước mọi lúc, mọi nơi 24/7, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu sử dụng và có thể đáp ứng tối đa tình huống khẩn cấp trong các thời điểm dịch bệnh bùng phát, thiên tai hoặc các tình huống khác.
Ngoài ra, trong quá trình vận chuyển, vắc xin được VNVC bảo quản nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng cao trước khi đến tay người tiêm thông qua các tiêu chí khác bao gồm:
Bảo quản vắc xin trong điều kiện đảm bảo vệ sinh tuyệt đối: Tại VNVC, việc bảo quản vắc xin trong điều kiện vệ sinh kiểm soát tối đa là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của vắc xin. Nếu vắc xin bị ô nhiễm bởi các vi sinh vật hoặc các yếu tố từ bên ngoài khác, có thể tác động đến hiệu quả của vắc xin.
Quan sát nhiệt độ: Mỗi thùng xe vận chuyển vắc xin của VNVC được gắn 6 thiết bị theo dõi nhiệt độ (datalogger) để quản lý và giám sát nhiệt độ theo thời gian. Trên xe có màn hình theo dõi nhiệt độ được tích hợp ở buồng lái. Đây cũng là căn cứ để bộ phận kiểm định tại VNVC đánh giá chất lượng vắc xin trong quá trình vận chuyển, đảm bảo đủ tiêu chuẩn nhập kho.
Kiểm tra thường xuyên: Trong suốt hành trình vận chuyển, nhiệt độ thùng lạnh trong xe vận chuyển thường xuyên được kiểm tra thông qua màn hình hiển thị ở buồng lái. Tài xế là người được đào tạo chuyên môn để đủ nghiệp vụ xử lý, giám sát và báo cáo các vấn đề liên quan đến sự cố vắc xin trong quá trình vận chuyển nhằm có biện pháp xử lý kịp thời. .
Chú ý đến điều kiện ánh sáng và độ ẩm: Các loại vắc xin đều có yêu cầu về ánh sáng và độ ẩm nhất định khi bảo quản. Toàn bộ hệ thống xe lạnh vận chuyển vắc xin của VNVC đều được đồng bộ sử dụng các thiết bị đo độ ẩm và ánh sáng để kiểm tra trước, trong và sau khi vận chuyển. Khi có lệnh cấp phát, vắc xin được đóng gói vào thùng lạnh với đá gel giúp giữ nhiệt ổn định ở mức +2 đến +8 độ C.
VNVC đầu tư lớn cho hệ thống xe lạnh chuyên dụng vận chuyển vắc xin đáp ứng đúng tiêu chuẩn GSP vận chuyển vắc xin an toàn từ 2-8 độ C trên khắp mọi miền
2.2. Bảo quản vaccine trước khi sử dụng
Tại VNVC, vắc xin trước khi sử dụng được bảo quản trong quy trình phức tạp, thiết kế vô cùng công phu với quy mô lớn, tốn kém và được đảm bảo tuân thủ thực hiện nghiêm ngặt. Cụ thể:
Dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain): Đây là một hệ thống trang thiết bị chuyên dụng bao gồm kho lạnh, xe lạnh, tủ lạnh và thùng lạnh giúp bảo quản và lưu trữ vắc xin trong điều kiện tối ưu theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Tất cả các kho lạnh trong hệ thống đều được trang bị thiết bị làm lạnh đạt chuẩn quốc tế GSP, với công suất, mật độ và thiết kế tiêu chuẩn để đảm bảo việc đồng nhất nhiệt độ ở tất cả các vị trí.
Hệ thống kỹ thuật cũng được VNVC thẩm định trước và trong quá trình sử dụng với các tiêu chuẩn cao cấp nhất để đảm bảo an toàn trong việc tiêm chủng cho hàng triệu khách hàng. Hệ thống dây chuyền lạnh cũng giúp VNVC tổ chức, vận chuyển, cấp phát và điều chuyển vắc xin đến các trung tâm trên toàn quốc ngay trong ngày, hạn chế tối đa tình trạng thiếu hụt hay khan hiếm vắc xin như nhiều đơn vị khác.
Hệ thống kho lạnh bảo quản đạt chuẩn GSP: VNVC sở hữu 4 tổng kho lạnh và hàng trăm kho lạnh có nhiệt độ bảo quản từ 2 – 8°C, trải dài khắp các tỉnh thành trên toàn quốc. Đặc biệt, VNVC là Hệ thống hàng trăm trung tâm tiêm chủng duy nhất tại Việt Nam sở hữu 4 kho lạnh âm sâu đạt chuẩn quốc tế với khả năng bảo quản các loại vắc xin có yêu cầu đặc biệt ở nhiệt độ âm sâu đến -86°C. Mỗi kho lạnh âm sâu đi kèm với một kho rã đông chuyên dụng được kiểm soát nhiệt độ nghiêm ngặt ở điều kiện nhiệt độ tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn và đúng cách khi rã đông vắc xin trước khi sử dụng.
100% trung tâm tiêm chủng VNVC đều trang bị kho lạnh và thiết bị bảo quản vắc xin đạt chuẩn GSP, đảm bảo bảo quản vắc xin ngắn hạn hoặc dài hạn theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Với quy mô hệ thống kho lạnh “khổng lồ” này, VNVC có thể bảo quản hơn 400 triệu liều vắc xin cùng một thời điểm và 3 triệu liều vắc xin có yêu cầu bảo quản khắt khe, phức tạp lên đến -86 độ C.
Để đảm bảo an toàn cho vắc được lưu giữ trong kho lạnh ở mức cao nhất, mỗi kho bảo quản vắc xin tại VNVC đều sở hữu tối thiểu 2 nguồn điện bao gồm điện lưới quốc gia và máy phát điện công suất lớn để cung cấp điện dự trữ trong tối đa 72 giờ khi có sự cố ngoài ý muốn xảy ra. Ngoài ra, VNVC còn sử dụng các xe phát điện dự phòng lưu động cho trường hợp khẩn cấp.
VNVC cũng được trang bị hệ thống phần mềm giám sát và cảnh báo hiện đại để theo dõi từng lọ, lô vắc xin. Các lô vắc xin đặc biệt được lưu trữ trong khu vực riêng được gọi là khu vực biệt trữ, theo dõi và giám sát toàn thời gian (real time) bởi hệ thống camera an ninh và cảnh báo âm thanh tại chỗ, tin nhắn, email đến các chuyên gia đã được phân công.
Khác với các cơ sở tiêm chủng sử dụng tủ lạnh thông thường (gia dụng) để lưu trữ vắc xin, VNVC đã đầu tư mạnh tay cho việc trang bị tủ bảo quản vắc xin chuyên dụng cho tất cả phòng tiêm. Hệ thống này được trang bị đồng bộ các thiết bị ghi nhận nhiệt độ tự động và camera giám sát để giữ cho vắc xin luôn ở nhiệt độ an toàn. Việc bảo quản và sử dụng an toàn vắc xin không chỉ gắt gao về nhiệt độ và kiểm soát hạn sử dụng, mà còn bao gồm quy trình kiểm tra, đối chiếu vắc xin với Khách hàng tại phòng tiêm. Tại VNVC, ngay cả một lọ vắc xin bị nghiêng, đổ dù chưa mở nắp, cũng sẽ không được sử dụng và điều này được thực hiện quyết liệt từ khâu đào tạo an toàn tiêm chủng, bao gồm thực hành tiêm chủng, giám sát, theo dõi, kiểm soát lô dùng, hạn dùng.
VNVC đã đầu tư vào một hệ thống phần mềm quản lý hàng hóa hiện đại để kiểm soát hạn sử dụng của vắc xin. Hệ thống này cho phép theo dõi đến từng lọ vắc xin với đầy đủ thông tin cần thiết và có cảnh báo hạn sử dụng vắc xin. Ngoài ra, hệ thống còn giúp điều phối cung ứng phù hợp với tồn kho và nhu cầu sử dụng.
⇒ Bạn có thể xem thêm: Bảo quản vắc xin tại phòng tiêm như thế nào?
Trong quy trình kiểm soát hạn sử dụng vắc xin, VNVC còn trang bị một hệ thống phần mềm chốt chặn được sử dụng để giám sát toàn bộ quy trình, các bộ phận liên quan không thể thực hiện các thao tác xuất, nhập kho các loại vắc xin đã được cảnh báo về hạn sử dụng. Điều này cho phép VNVC chặt chẽ kiểm soát và phát hiện kịp thời các vắc xin sắp hết hạn sử dụng để có thể xử lý bằng cách chuyển vào khu vực biệt trữ ngay lập tức để đợi thực hiện hoàn, hủy theo quy định và theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Hệ thống quản lý và cảnh báo hạn sử dụng vắc xin được đặt ở cả kho tổng và kho lẻ, hình thành nên một “bức tường sàng lọc” với nhiều lớp kiểm soát chặt chẽ, sẽ không cho phép chuyển vắc xin hết hạn sử dụng đến phòng tiêm chủng.
⇒ Tìm hiểu thêm về: Vắc xin đông khô là gì? Các loại phổ biến hiện nay
Mạng lưới của dây chuyền bảo quản lạnh đạt chuẩn GSP được xây dựng với 4 tổng kho lạnh và hàng trăm kho lạnh tại mỗi trung tâm, cung cấp khả năng bảo quản từ 2 – 8°C trải rộng trên khắp cả nước được ví như là “xương sống” chính của hệ thống này
2.3. Bảo quản vacxin sau khi sử dụng
Sau khi tiêm chủng cho khách hàng tại VNVC, điều dưỡng sẽ đề nghị khách hàng giữ lại vỏ hộp giấy và tờ hướng dẫn sử dụng để tham khảo thông tin. Xilanh hoặc vỏ lọ sử dụng cũng cần được giữ lại để tiêu hủy theo quy định. Việc thu lại vỏ lọ vắc xin là bắt buộc đối với cơ sở tiêm chủng nhằm tuân thủ quy định về thu hồi và xử lý rác thải y tế.
Đối với vắc xin chưa sử dụng vào cuối mỗi ngày, VNVC thu hồi và lưu trữ toàn bộ vắc xin đang được bảo quản tại tủ lạnh chuyên dụng về kho lạnh để bảo bản theo tiêu chuẩn đạt GSP ở từng trung tâm tiêm chủng. Điều này đảm bảo rằng 100% vắc xin được sử dụng tại VNVC là vắc xin chất lượng cao và an toàn. Vắc xin đã hết hạn sử dụng hoặc không đủ điều kiện sử dụng sẽ được chuyển đến khu vực biệt trữ và xử lý theo quy trình của VNVC và theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Các biện pháp này giúp VNVC đảm bảo an toàn cho người tiêm chủng và đạt được chất lượng vắc xin tốt nhất.
Khi các vắc xin đã hết hạn, VNVC sẽ tiến hành xử lý đúng cách để đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng và giảm thiểu tác động đến môi trường thông qua các hành động nhanh chóng như:
Vắc xin hết hạn bị chặn ngay tại các chốt bằng hệ thống phần mềm kiểm soát vắc xin, các vắc xin còn lại sau đó tiếp tục được trải qua nhiều khâu kiểm soát, sàng lọc bởi nhiều thiết bị công nghệ tiên tiến hàng đầu cùng sự can thiệp của các chuyên gia trực chiến tại các kho vắc xin chuẩn GSP tại mỗi trung tâm tiêm chủng của VNVC trên cả nước.
Các vắc xin đã được xác định là hết hạn hoặc không đạt đầy đủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của VNVC và Bộ Y tế sẽ được chuyển đến khu vực lưu trữ riêng biệt và được phân loại vào đúng vị trí trong khu vực biệt trữ này, song phải tuân thủ quy trình của VNVC cùng hướng dẫn của Bộ Y tế để xử lý.
⇒ Xem thêm: Thế nào là quy trình tiêm chủng an toàn?
Khu lưu trữ vắc xin riêng biệt tại kho lạnh bảo quản vắc xin đạt chuẩn GSP của VNVC có khóa niêm phong, an ninh và hệ thống cảnh báo cho những chuyên gia chịu trách nhiệm.
3. Các phương pháp kiểm tra tình trạng bảo quản vắc xin
Trước khi tiêm, tại phòng tiêm, các phương pháp kiểm tra và đối chiếu trước khi tiêm chủng tại phòng tiêm của VNVC đều được thực hiện bài bản, bám sát quy trình nghiêm ngặt, hướng tới sự toàn vẹn của vắc xin trước khi sử dụng, đảm bảo sự an toàn và chính xác của quá trình tiêm chủng, giúp khách hàng được tiêm đúng loại vắc xin đạt chất lượng cao. VNVC xây dựng một quy trình kiểm tra, kiểm soát, sàng lọc và loại bỏ các vắc xin hết hạn sử dụng ngay từ những kho, trước khi đến tới phòng tiêm chủng, nhằm đảm bảo tối đa sự an toàn và hiệu quả của vắc xin đối với Khách hàng.
Tiêm chủng tại VNVC, 100% Khách hàng được đối chiếu, giám sát quy trình tiêm chủng của điều dưỡng, bao gồm giới thiệu các thông tin quan trọng như tên vắc xin, tác dụng phòng bệnh, nhà sản xuất, nước sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng, liều dùng, đường dùng… Nếu lọ vắc xin về mặt cảm quan có biểu thị các dấu hiệu như vẩn đục, lắng cặn, màu sắc và dung tích bất thường, tuyệt đối không được phép sử dụng. Để đảm bảo tính toàn vẹn và an toàn của quá trình tiêm chủng, Khách hàng được điều dưỡng VNVC khuyên nên lưu giữ vỏ hộp giấy của vắc xin để có thể tham khảo hướng dẫn sử dụng và thực hiện đối chiếu với chỉ định của bác sĩ và chắc chắn rằng họ đang được tiêm đúng loại vắc xin.
Sau đó, đến quy trình kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu vắc xin. Điều dưỡng sẽ hướng dẫn Khách hàng phương pháp kiểm tra và đối chiếu vắc xin với các thông tin trên vỏ hộp, trên lọ vắc xin, kiểm tra tình trạng vỏ hộp vắc xin xem có bị móp méo hay rách nát không để đảm bảo tính toàn vẹn của vắc xin từ trong ra ngoài. Điều này giúp cả Khách hàng và điều dưỡng có thể đảm bảo rằng vắc xin không bị hỏng hoặc quá hạn sử dụng, đồng thời đảm bảo tính toàn vẹn của vắc xin trước khi sử dụng.
Khi vắc xin có dấu hiệu bất thường, việc xử lý phải được thực hiện theo quy trình của VNVC và hướng dẫn của Bộ Y tế đồng thời chuyển về khu biệt trữ vắc xin tại kho bảo quản.
⇒ Xem thêm: Xử lý vắc xin đã quá hạn như thế nào? [Giải đáp chi tiết]
VNVC là đơn vị tiêm chủng đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng quy trình cùng Khách hàng kiểm tra, sát giám hoạt động tiêm chủng của điều dưỡng, kiểm tra chất lượng và tính an toàn của vắc xin
4. Hậu quả của việc bảo quản vắc xin không đúng cách
Việc bảo quản vắc xin không đúng cách có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, bao gồm:
Nhiễm khuẩn: Vắc xin bị nhiễm khuẩn khi không được bảo quản đúng cách có thể gây ra nguy cơ nhiễm trùng và tổn thương cho người tiêm chủng.
Gây ra các tác hại sức khỏe: Trong nhiều trường hợp, vắc xin không được bảo quản nghiêm ngặt được đưa đến phòng tiêm chủng và tiêm cho Khách hàng sẽ gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe, thậm chí là tính mạng.
Mất tác dụng của vắc xin: Vắc xin cần được lưu trữ ở nhiệt độ thích hợp để đảm bảo hiệu quả và chất lượng ở mức cao nhất. Việc bảo quản không đúng cách có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin hoặc làm mất đi tác dụng của nó.
Lãng phí tài nguyên và tài chính: Mỗi liều vắc xin đều có giá trị kinh tế và công sức nghiên cứu để sản xuất ra. Việc bảo quản không đúng cách có thể làm cho vắc xin trở nên vô dụng, dẫn đến lãng phí tài nguyên và tài chính trong các công tác phòng ngừa bệnh tật.
Mất niềm tin của người sử dụng: Việc bảo quản không đúng cách sẽ làm mất niềm tin của người dân đối với vắc xin, khiến người dân có xu hướng hình thành “làn sóng” từ chối tiêm chủng, kéo theo tỷ lệ tiêm chủng vắc xin trong cộng đồng tụt giảm nghiêm trọng, người dân không được bảo vệ chống lại những mối đe dọa từ các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nhất là những đối tượng yếu thế như trẻ em, người lớn tuổi có bệnh lý nền mạn tính, phụ nữ có thai và người bị suy giảm hệ miễn dịch. Điều này đặc biệt nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống cộng đồng và sự phát triển bền vững của quốc gia, nhân loại.
Chính vì thế, mỗi đơn vị tiêm chủng cần có trách nhiệm đảm bảo xây dựng hệ thống dây chuyền lạnh (Cold Chain) và thực hiện quy trình bảo quản vắc xin nghiêm ngặt, chặt chẽ, tuyệt đối tuân theo quy định và các hướng dẫn của Bộ Y tế cùng các chuyên gia, tổ chức y tế uy tín hàng đầu thế giới và trong nước nhằm đảm bảo tất cả vắc xin tiêm cho người dân là vắc xin an toàn, nguyên vẹn và chất lượng và hiệu lực.
5. Sử dụng vacxin hết hạn sử dụng gây ảnh hưởng gì đến cơ thể?
Sử dụng vắc xin đã hết hạn có thể gây ra nhiều tác động khác nhau đến sức khỏe. Các vắc xin đều được nghiên cứu và sản xuất để cung cấp khả năng tự sinh miễn dịch chống lại một loại bệnh cụ thể.
Khi một vắc xin hết hạn sử dụng, tính hiệu quả và chất lượng của vắc xin sẽ giảm dần, thậm chí có thể mất đi hoàn toàn, người tiêm chủng sẽ không được cung cấp đầy đủ miễn dịch để chống lại bệnh tật, nhất là các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Ngoài ra, sử dụng vắc xin hết hạn cũng có thể gây ra các tác dụng phụ, bao gồm:
Phản ứng dị ứng: Vắc xin hết hạn có thể gây kích ứng với người tiêm chủng như phát ban, sốt cao, li bì, suy giảm nhận thức, định hướng và thăng bằng,… Thậm chí, vắc xin hết hạn có thể gây ra các dị ứng nghiêm trọng hơn như co giật, hôn mê và tử vong.
Nhiễm trùng khác: Vắc xin hết hạn có thể gây biến chất, làm thay đổi các phản ứng diễn ra bên trong cơ thể, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nhiễm trùng đa cơ quan.
Tác động đến sức khỏe: Sử dụng vắc xin hết hạn có thể dẫn đến các rủi ro sức khỏe và ảnh hưởng tới sự phát triển của các tế bào miễn dịch.
⇒ Xem thêm:
Quy trình kiểm soát hạn sử dụng vắc xin nghiêm ngặt tại VNVC
Tiêm vắc xin hết hạn có sao không?
6. Có những khó khăn nào trong việc bảo quản vắc xin
Bảo quản vắc xin là một quá trình rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và hiệu quả của vắc xin, tuy nhiên cũng có nhiều khó khăn trong quá trình này mà không phải đơn vị nào cũng có thể làm được vì sự đầu tư lớn cả về chi phí, con người lẫn kinh nghiệm và tư vấn chuyên môn, trong đó các yếu tố quan trong gồm có:
Yêu cầu đặc biệt về nhiệt độ: Hầu hết các loại vắc xin đều yêu cầu được bảo quản ở nhiệt độ thấp, thường là trong khoảng từ +2 đến +8°C, nhiều loại vắc xin khác có yêu cầu đặc biệt hơn, nhiệt độ bảo quản có thể lên đến -70°C. Việc đảm bảo nhiệt độ này trong suốt quá trình vận chuyển và lưu trữ là rất quan trọng cho việc đảm bảo chất lượng và hiệu quả của vắc xin.
Điều kiện vận chuyển: Vắc xin là sinh phẩm vô cùng nhạy cảm, do đó trong suốt quá trình vận chuyển cần phải đảm bảo điều kiện vận chuyển đảm bảo an toàn cho vắc xin, ngăn ngừa việc bị va đập, rung giật quá mức, đảm bảo các yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,… Nếu quá trình vận chuyển không tốt sẽ ảnh hưởng xấu tới chất lượng của vắc xin.
Thời gian lưu trữ: Vắc xin có thời hạn lưu trữ giới hạn, thường là từ vài tháng đến vài năm, phụ thuộc vào từng loại vắc xin. Việc lưu trữ quá lâu hoặc quá ngắn so với yêu cầu của nhà sản xuất cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của vắc xin.
Kinh phí: Việc bảo quản và vận chuyển vắc xin yêu cầu nhiều chi phí đầu tư cho hệ thống lưu trữ và vận chuyển nhiệt độ thấp, gây áp lực cho các đơn vị y tế có nguồn lực hạn chế.
Đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao: Việc bảo quản vắc xin yêu cầu có kỹ năng và định kỳ đào tạo cho đội ngũ nhân lực có liên quan để đảm bảo quy trình lưu trữ, vận chuyển đúng quy trình và đảm bảo hiệu quả của vắc xin.
Việc bảo quản vắc xin là một công việc quan trọng, đòi hỏi sự chú ý và nỗ lực của tất cả người liên quan để đảm bảo hiệu quả và an toàn của vắc xin.
Quy trình bảo quản vacxin là một quy trình quan trọng giúp đảm bảo hiệu quả và tính an toàn của các loại vacxin ở mức cao nhất. Việc bảo quản vacxin đúng quy trình có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cộng đồng, xã hội, nền kinh tế quốc gia và vấn đề ô nhiễm môi trường. Nhận thức rất sớm được tầm quan trọng này, VNVC từ khi thành lập cho đến thời điểm hiện tại, sau nhiều năm vận hành và hoạt động chuỗi hệ thống hàng trăm trung tâm tiêm chủng vẫn luôn tuân thủ đúng quy trình bảo quản vacxin nghiêm ngặt trong mọi hoạt động, đặt dưới sự giám sát của máy móc trang thiết bị hiện đại và kinh nghiệm quý báu của đội ngũ chuyên gia VNVC, nhằm hướng đến mục tiêu vì một cộng đồng được bảo vệ bởi vắc xin an toàn, chất lượng cao. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dau-bung-quanh-ron-o-tre-nhung-dieu-can-biet-vi | Đau bụng quanh rốn ở trẻ: Những điều cần biết | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Huy Toàn - Bác sĩ Nhi - Sơ Sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Bác nguyên là trưởng khoa nhi bệnh viện 22.12 và trưởng khoa Nội nhi bệnh viện Tâm Trí Nha Trang, có nhiều năm kinh nghiệm Nhi khoa và Sơ sinh, đặc biệt về các bệnh lý hô hấp trẻ em. Triệu chứng đau bụng quanh rốn ở trẻ em có thể là biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu hóa hay các bệnh nặng hơn như đông máu cục bộ, lồng ruột, đau ruột thừa,...
1. Nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ em
Sau đây là những nguyên nhân thường gặp gây đau bụng quanh rốn ở trẻ em:1.1 Viêm dạ dày, ruộtViêm dạ dày, ruột là tình trạng viêm đường tiêu hóa do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Ngoài triệu chứng đau bụng quanh rốn, trẻ bị viêm dạ dày, ruột còn có những biểu hiện như sốt, tiêu chảy, đổ mồ hôi, buồn nôn hoặc nôn mửa,...Viêm dạ dày ruột do nhiễm virus thường gặp ở trẻ em, thường không cần điều trị y tế vì các triệu chứng bệnh sẽ tự biến mất trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, một biến chứng khác của viêm dạ dày, ruột là mất nước có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ và bé cần được chăm sóc đặc biệt. Trắc nghiệm: Nhận biết sớm dấu hiệu chậm phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ
Nếu 6 tuổi không biết đếm số, 7 tuổi vẫn chưa phân biệt được giữa thực tế và tưởng tượng thì có thể bé chậm phát triển thể chất và trí tuệ hơn so với bạn bè cùng lứa. Bạn đã nhận biết được các dấu hiệu bất thường sớm này chưa? Cùng làm nhanh bài trắc nghiệm sau để trang bị thêm kiến thức cho mình nhé! Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Ma Văn Thấm
, chuyên khoa Nhi
, Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Ma Văn Thấm Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Nhi Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Đăng ký khám Bắt đầu 1.2 Viêm ruột thừaTriệu chứng đau bụng dưới rốn ở trẻ em cũng có thể là biểu hiện điển hình của bệnh viêm ruột thừa. Ban đầu, các cơn đau chỉ xuất hiện ở khu vực rốn, sau lan dần về phía dưới bên phải ổ bụng. Các triệu chứng khác đi kèm thường là đầy hơi, sốt, ăn không ngon, buồn nôn hoặc nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy, cơn đau nặng hơn khi bé ho hoặc cử động. Trẻ bị viêm ruột thừa có biểu hiện đau bụng dữ dội Viêm ruột thừa là tình trạng nguy hiểm cần được cấp cứu ngay. Nếu không được điều trị nhanh chóng, ruột thừa của bé có thể bị vỡ, gây ra các biến chứng có khả năng đe dọa tính mạng của trẻ.1.3 Loét dạ dàyLoét dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra, tiêu biểu là nhiễm khuẩn helicobacter pylori hoặc dùng các loại thuốc như ibuprofen, aspirin trong thời gian dài. Loét dạ dày thường có biểu hiện là đau bụng quanh rốn, cơn đau có thể lan tới xương ức, ợ hơi, ăn không ngon, mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn mửa,...Khi trẻ bị loét dạ dày, phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp điều trị phù hợp nhất như sử dụng thuốc ức chế bơm proton, thuốc chẹn thụ thể histamin hoặc chất bảo vệ, ví dụ sucralfate.1.4 Lồng ruộtLồng ruột là tình trạng một khúc ruột di chuyển vào lòng của khúc ruột khác. Biểu hiện của lồng ruột là: trẻ đau bụng, bỏ bú, da tím tái, khóc thét từng cơn, nôn ra dịch nhầy màu xanh hoặc vàng, có thể đại tiện ra máu,... Đau bụng quanh rốn ở trẻ em có thể là biểu hiện của lồng ruột Trẻ bị lồng ruột sẽ được tháo lồng bằng phương pháp bơm hơi vào ruột già với áp lực vừa phải dưới sự hướng dẫn của máy soi X-quang cho tới khi khối ruột lồng được tháo ra hoàn toàn.Lồng ruột là tình trạng cần được cấp cứu ngay vì nếu không điều trị kịp thời, hai đoạn ruột sẽ lồng vào nhau sâu hơn, làm đoạn ruột lồng bị sưng nề, các mạch máu nuôi ruột bị tắc nghẽn, khiến ruột bị nhiễm trùng huyết, hoại tử ruột, thủng ruột,... Sau đó, dịch và chất thải trong lòng ruột sẽ bị phát tán vào trong ổ bụng, gây nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng nặng nề...1.5 Tắc ruột nonTắc ruột non là tình trạng một phần hoặc toàn bộ ruột non của trẻ bị tắc nghẽn. Tình trạng này khiến thức ăn không tiến sâu được vào đường tiêu hóa và nếu không điều trị bệnh có thể diễn biến nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tới tính mạng của trẻ.Những nguyên nhân thường gặp gây tắc ruột non ở trẻ nhỏ gồm: nhiễm trùng, có khối u trong đường tiêu hóa, mắc bệnh viêm ruột, mô sẹo từ lần phẫu thuật bụng trước đó,...Ngoài triệu chứng đau bụng quanh rốn từng cơn ở trẻ em, nhiều bé còn có những biểu hiện như sốt, tăng nhịp tim, mất nước, ăn không ngon, đầy hơi, buồn nôn và ói mửa, táo bón nặng. Đau bụng, buồn nôn có thể là biểu hiện của tình trạng tắc ruột non ở trẻ Giải nén ruột là một thủ thuật giúp làm giảm áp lực trong ruột được thực hiện trong trường hợp cần thiết.1.6 Nguyên nhân khácMột số nguyên nhân khác gây đau bụng quanh rốn ở trẻ em gồm:Viêm tụy cấp: Thường do viêm nhiễm, sử dụng một số loại thuốc nhất định. Triệu chứng của viêm tụy cấp là đau quanh rốn nhiều, buồn nôn, nôn mửa nhiều`, nhịp tim tăng cao,... Trẻ bị viêm tụy nhẹ thường được điều trị bằng cách nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau, truyền dịch tĩnh mạch. Với trường hợp nặng hơn, bé phải nhập viện và tuân theo các phương pháp điều trị cần thiết.Thoát vị rốn: Là hiện tượng mô bụng phình ra thông qua rốn. Khi mắc tình trạng này, bé sẽ bị đau bụng quanh rốn, sưng tấy,... Ở trẻ sơ sinh, hầu hết các trường hợp thoát vị rốn sẽ tự lành lại khi trẻ lên 2 tuổi. Số khác, bé có thể được chỉ định phẫu thuật nhằm ngăn ngừa nguy cơ tắc ruột.Phình động mạch chủ: là tình trạng gây ra bởi sự suy yếu hoặc phình ra của thành động mạch chủ, đe dọa tới tính mạng vì nếu động mạch chủ vỡ ra máu sẽ chảy vào nội tạng. Khi động mạch chủ bị phình lớn, trẻ sẽ bị đau bụng quanh rốn kèm theo các triệu chứng khó chịu như khó thở, tăng nhịp tim, hạ huyết áp, ngất xỉu, yếu bất ngờ ở một bên cơ thể,...Thiếu máu cục bộ: Tình trạng này xảy ra khi lưu lượng máu bị gián đoạn, chủ yếu do máu đông hoặc tắc mạch. Nếu bị thiếu máu cục bộ, bé sẽ cảm thấy đau vùng quanh rốn, đi kèm với các triệu chứng như nhịp tim tăng cao, có máu trong phân,... Khi nghi ngờ trẻ mắc thiếu máu cục bộ, phụ huynh nên đưa bé tới bệnh viện càng sớm càng tốt để được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật hoặc dùng thuốc. Trẻ bị đau bụng quanh rốn do thiếu máu cục bộ 2. Nên làm gì khi trẻ bị đau bụng quanh rốn?
Khi trẻ bị đau bụng, đầu tiên cha mẹ cần trấn an, vỗ về cho bé nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, phụ huynh cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện những triệu chứng bất thường như sốt, vàng da, đau bụng dữ dội, có máu trong phân, sưng đau vùng bụng dưới, ói mửa không dứt,... và đưa bé tới bệnh viện.Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thànhKỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ. |
|
https://tamanhhospital.vn/ap-xe-gan-nhiem-khuan/ | 13/12/2023 | Áp xe gan nhiễm khuẩn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa | Áp xe gan là khối chứa đầy mủ trong gan có thể hình thành do các tổn thương ở gan hoặc do các ổ nhiễm khuẩn từ nơi khác di chuyển đến gan. Căn nguyên chính của áp xe gan nhiễm khuẩn hoặc áp xe gan amip, một số ít có thể do nấm hoặc các ký sinh trùng. Mặc dù ít gặp nhưng áp xe gan có tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.
Mục lụcÁp xe gan nhiễm khuẩn là gì?Cơ chế gây bệnh áp xe gan nhiễm khuẩn1. Tác nhân gây bệnh2. Sinh bệnh họcTriệu chứng áp xe gan nhiễm khuẩnBiến chứng áp xe gan nhiễm khuẩnPhương pháp chẩn đoán áp xe gan nhiễm khuẩn1. Xét nghiệm2. Chẩn đoán hình ảnhPhương pháp điều trị áp xe gan nhiễm khuẩn1. Kháng sinh2. Dẫn lưu mủ ổ áp xe3. Phẫu thuậtPhương pháp phòng ngừa áp xe gan nhiễm khuẩnThắc mắc thường gặp1. Áp xe gan nhiễm khuẩn nguy hiểm không?2. Khám và điều trị áp xe đường gan mật ở đâu?Áp xe gan nhiễm khuẩn là gì?
Áp xe gan là các tổn thương dạng khối chứa chất hoại tử hình thành do tổn thương ở gan hoặc do các nhiễm trùng trong ổ bụng di chuyển đến gan qua đường tĩnh mạch cửa. Áp xe gan do vi khuẩn thường do nhiều loại vi khuẩn gây nên, trong đó, thường gặp là E.coli, Klebsiella, Streptococcus, Staphylococcus. Áp xe gan amip thường do Entamoeba histolytica gây nên.
Áp xe gan có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau
Theo vị trí ở gan: 50% ổ áp xe gan đơn độc thường xuất hiện ở gan phải, ít gặp hơn là ở gan trái và thùy đuôi.
Theo nguồn gốc: do vi khuẩn, do amip, ký sinh trùng
Áp xe gan nhiễm khuẩn là bệnh lý nguy hiểm, cần có biện pháp xử trí sớm
Cơ chế hình thành ổ áp xe gan do vi khuẩn thường gặp bao gồm: vi khuẩn đường ruột xâm nhập gây bệnh ở gan qua đường tĩnh mạch cửa, vi khuẩn ở ruột di chuyển ngược dòng qua đường mật gây nhiễm trùng và các ổ áp xe dọc theo đường đi của các nhánh đường mật.(1)
Cơ chế gây bệnh áp xe gan nhiễm khuẩn
1. Tác nhân gây bệnh
Có nhiều loại vi khuẩn có thể gây áp xe gan, trong đó có một số loại thường gặp như:
Các vi khuẩn gram âm đường ruột, đặc biệt là E.coli, Klebsiella pneumoniae. Ở khu vực Đông Á thì K.pneumoniae là căn nguyên gây bệnh thường gặp nhất.
Streptococci là tác nhân gây bệnh thường gặp nhất ở các trường hợp áp xe gan ở Mỹ
2. Sinh bệnh học
Tác nhân gây bệnh, cụ thể là vi khuẩn có thể xâm nhập và gây tổn thương mô gan tạo ổ áp xe qua một số con đường sau:
Theo đường tĩnh mạch cửa: vi khuẩn từ các nhiễm trùng của đường ruột, viêm phúc mạc lan theo đường tĩnh mạch cửa về gan sau đó gây nên các tổn thương áp xe gan.
Theo đường mật: ở các bệnh nhân có bệnh lý về đường mật như sỏi đường mật, u đường mật hoặc bệnh lý bẩm sinh hẹp đường mật, vi khuẩn có thể lan ngược dòng từ đường ruột lên theo đường mật gây nên các ổ áp xe dọc theo các nhánh đường mật.
Theo đường máu động mạch: một số trường hợp nhiễm khuẩn huyết có thể xuất hiện các ổ di bệnh ở gan tạo nên ổ áp xe gan
Triệu chứng áp xe gan nhiễm khuẩn
Tam chứng kinh điển của áp xe gan bao gồm: sốt, đau hạ sườn phải, gan to. Bên cạnh đó, người bệnh có thể có biểu hiện vàng da, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, sụt cân và nhợt nhạt trong bệnh cảnh của nhiễm trùng toàn thân mức độ nặng.
Sốt là triệu chứng khá thường gặp ở các bệnh nhân áp xe gan (90% số bệnh nhân). Người bệnh có thể sốt nóng hoặc gai rét thậm chí rét run từng cơn. Cũng cần phải lưu ý ở những người có cơ địa đáp ứng miễn dịch kém như: người già, người có bệnh lý gây suy giảm đáp ứng miễn dịch,… thì các biểu hiện sốt có thể không rõ ràng thậm chí không có sốt.
Đau bụng: thường là cảm giác đau tức vùng hạ sườn phải, có thể tăng lên khi ho hoặc hít thở sâu, đặc biệt những trường hợp ổ áp xe sát bao gan thì triệu chứng đau càng rõ rệt.
Gan to: khoảng 25% bệnh nhân áp xe gan có biểu hiện gan to, khi bác sĩ thăm khám có thể thấy dấu hiệu ấn đau vùng gan.
Một số triệu chứng khác có thể gặp như:
Vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng trong bệnh cảnh của bệnh lý tắc nghẽn đường mật
Suy kiệt trong bệnh cảnh nhiễm trùng nhiễm độc hoặc nhiễm khuẩn huyết hoặc bệnh lý ác tính
Người bệnh áp xe gan nhiễm khuẩn có thể bị vàng da, vàng kết mạc mắt
Nếu áp xe gan bị vỡ tràn vào màng phổi phải, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng của viêm phổi màng phổi như đau ngực, âm phế bào giảm và gõ đục đáy phổi phải.
Biến chứng áp xe gan nhiễm khuẩn
Áp xe gan có thể gây ra một số biến chứng sau:
Nhiễm khuẩn huyết: khi áp xe gan không được điều trị đúng và kịp thời, tình trạng nhiễm khuẩn có thể lan rộng toàn thân gây nhiễm khuẩn huyết.
Tràn mũ màng phổi do vỡ áp xe vào khoang màng phổi, thường gặp ở bên màng phổi phải.
Tràn mủ màng tim hoặc có triệu chứng chèn ép tim cấp do ổ áp xe gan trái vỡ vào khoang màng ngoài tim.
Nhiễm trùng ổ bụng: Vỡ ổ áp xe vào ổ bụng có thể gây viêm phúc mạc toàn thể.
Vỡ vào ống tiêu hóa: Áp xe gan khi vỡ vào những phần của ống tiêu hóa (đại tràng, dạ dày…) sẽ khiến người bệnh xuất hiện các triệu chứng như nôn ra mủ, đi tiêu ra máu.
Những cơ quan khác: Áp xe nếu vỡ vào cơ thành bụng có thể gây áp xe cơ thành bụng hay tạo thành lỗ rò chảy mủ.
Viêm nội nhãn cầu ở một số trường hợp áp xe gan do Klebsiella pneumoniae ở bệnh nhân đái tháo đường.
Phương pháp chẩn đoán áp xe gan nhiễm khuẩn
1. Xét nghiệm
Các xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm trùng: công thức máu, máu lắng, CRP, pro-calcitonin
Định hướng, xác định căn nguyên: Cấy máu, cấy mủ ổ áp xe, tổng phân tích nước tiểu
2. Chẩn đoán hình ảnh
Đánh giá ổ áp xe: Siêu âm bụng (có thể kết hợp chọc hút mủ ổ áp xe vừa để chẩn đoán căn nguyên vừa để điều trị); Cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ nếu nghi ngờ có bệnh lý đường mật.
Định hướng, xác định căn nguyên: X quang phổi, nội soi đại tràng sau khi điều trị áp xe gan ổn định
Phương pháp điều trị áp xe gan nhiễm khuẩn
Nguyên tắc điều trị áp xe gan nhiễm khuẩn: kết hợp điều trị kháng sinh toàn thân và dẫn lưu ổ áp xe có thể kết hợp phẫu thuật trong một số trường hợp
1. Kháng sinh
Bệnh nhân sẽ được điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch, phổ rộng
Thời gian dùng kháng sinh từ 10 – 14 ngày đường tĩnh mạch, sau đó nếu tình trạng lâm sàng ổn định có thể chuyển kháng sinh đường uống duy trì từ 3 – 4 tuần.
2. Dẫn lưu mủ ổ áp xe
Cần chọc hút mủ ổ áp xe lấy mủ nuôi cấy xác định vi khuẩn gây bệnh đối với tất cả các trường hợp áp xe gan nhiễm khuẩn.
Một số trường hợp có chỉ định chọc hút áp xe gan cấp cứu:
Ổ áp xe gan dọa vỡ
Nhiễm khuẩn nặng
3. Phẫu thuật
Chỉ định phẫu thuật đối với áp xe gan trong một số trường hợp:
Áp xe gan vỡ
Viêm phúc mạc toàn thể
Bệnh lý phối hợp cần phẫu thuật
Vị trí ổ áp xe khó can thiệp qua da
Thất bại với dẫn lưu qua da
Các trường hợp nhẹ có thể được chỉ định dùng thuốc điều trị
Phương pháp phòng ngừa áp xe gan nhiễm khuẩn
Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh áp xe gan nhiễm khuẩn, cần lưu ý:
Tránh dùng những loại thực phẩm chưa nấu chín như nem chua, nem chạo, gỏi, rau sống, tiết canh…
Tuyệt đối không uống nước chưa đun sôi, không uống các thức uống không hợp vệ sinh.
Thường xuyên rửa tay sạch với xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước mỗi bữa ăn trong ngày.
Đối với các trưởng hợp cơ thể xuất hiện ổ nhiễm khuẩn, người bệnh nên nhanh chóng đi đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn điều trị phù hợp, tránh để vi khuẩn lây lan, đặc biệt là lây theo đường máu bởi nhiễm khuẩn huyết.
Nếu nghi ngờ bị áp xe gan, bạn nên chủ động đi khám điều trị càng sớm càng tốt, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng, gây nguy hiểm tới tính mạng.
Thường xuyên rửa tay sạch với xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn
Thắc mắc thường gặp
1. Áp xe gan nhiễm khuẩn nguy hiểm không?
Như đã đề cập, bệnh áp xe gan nhiễm khuẩn khi không điều trị có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng gồm:
Nhiễm khuẩn huyết
Vỡ áp xe vào màng ngoài tim
Viêm phúc mạc toàn thể
Vỡ áp xe vào phổi và màng phổi
Vỡ áp xe vào ống tiêu hóa
Vỡ áp xe vào các cơ quan khác
2. Khám và điều trị áp xe đường gan mật ở đâu?
Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Ngoại Tổng hợp (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) thuộc Hệ thống BVĐK Tâm Anh là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho người bệnh gặp các vấn đề về đường tiêu hóa từ nhẹ đến nặng.
Nơi đây quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội soi tiêu hóa – Nội khoa và Ngoại khoa Tiêu hóa – Gan Mật Tụy – Hậu môn trực tràng chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Đặc biệt, các phương pháp ngoại khoa tiên tiến được áp dụng trong các lĩnh vực Nội soi và Phẫu thuật nội soi ít xâm lấn, giúp bệnh nhân nhanh hồi phục, không để lại sẹo bởi các tuổi hàng đầu như TS.BS Đỗ Minh Hùng, TTƯT.TS.BS Phạm Hữu Tùng, BS.CKII Nguyễn Quốc Thái, TS.BS Trần Thanh Bình, ThS.BS.CKII Trần Hiếu Nhân, BS.CKII Hồ Thị Bích Thủy, BS.CKI Đặng Lê Bích Ngọc; điều trị Gan Mật Tụy kỹ thuật hiện đại với TS.BS Phạm Công Khánh, BS.CKII Võ Ngọc Bích; thăm khám và tư vấn bệnh lý nội tiêu hóa với ThS.BS.CKII Lê Thanh Quỳnh Ngân, BS.CKI Huỳnh Văn Trung, BS.CKI Hoàng Đình Thành, ThS.BS Nguyễn Thị Ngọc Bích, ThS.BS.CKI Đoàn Hoàng Long; phẫu thuật trong điều trị các bệnh lý hậu môn trực tràng như ThS.BS Nguyễn Văn Hậu, ThS.BS Ngô Hoàng Kiến Tâm, ThS.BS Nguyễn Thanh Biên…
Các bác sĩ Khoa Ngoại Tổng hợp cũng dẫn đầu với các kỹ thuật hiện đại trong phẫu thuật nội soi ổ bụng với các tên tuổi chuyên gia như TTƯT.PGS.TS Triệu Triều Dương, ThS.BS.CKII Nguyễn Văn Trường, ThS.BS Lê Văn Lượng… Các chuyên gia thuộc lĩnh vực nội soi tiêu hóa tiêu biểu như TS.BS Vũ Trường Khanh, BSNT Đào Trần Tiến, BSNT Hoàng Nam, BS.CKII Bùi Quang Thạch…
Ngoài ra, bệnh viện còn được trang bị hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.
Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:
Người bệnh áp xe gan nhiễm khuẩn cần được điều trị càng sớm càng tốt, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng, gây ra các biến chứng nguy hiểm. Khi được chẩn đoán mắc bệnh, bệnh nhân cần chủ động đi thăm khám và chữa trị theo đúng phác đồ điều trị từ bác sĩ. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/mui-viem-gan-dau-tien-cua-tre-duoc-tiem-luc-nao-vi | Mũi viêm gan A đầu tiên của trẻ được tiêm lúc nào? | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Quách Nguyễn Thu Thủy - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Viêm gan virus A là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus viêm gan A (hepatitis A virus - HAV) gây ra. Có thể bùng phát thành dịch, nhưng bệnh lại hoàn toàn có thể phòng tránh nhờ việc sử dụng vắc - xin ngừa viêm gan virus A. Hiện nay vẫn cho chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh viêm gan A nên cách tốt nhất để phòng ngừa viêm gan A chính là tiêm chủng ngừa viêm gan A.
1. Viêm gan virus A là gì?
Viêm gan virus A là một bệnh lý nặng của gan do virus viêm gan A gây ra. Trẻ em nhiễm virus viêm gan A thường không biểu hiện triệu chứng, và cũng chính vì vậy mà virus có thể lây truyền dễ dàng mà không bị đề phòng. Cha mẹ, người chăm sóc trẻ,... nếu chưa có miễn dịch sẽ có thể bị nhiễm virus và mắc viêm gan virus A.Virus viêm gan A là một trong các loại virus gây viêm gan ở người, thuộc họ Picornaviridae, được phân lập thành công năm 1973. Con người được biết là nguồn chứa duy nhất của virus viêm gan A. Viêm gan virus A thường là bệnh cấp tính (bệnh chỉ biểu hiện trong một thời gian nhất định), không diễn tiến thành mạn tính. Suy gan cấp có thể xảy ra, nhưng tỉ lệ chỉ dưới 1% tổng số ca bệnh. Sau khi khỏi bệnh, bệnh nhân có được miễn dịch bền vững suốt đời (hoặc có thể chủ động tạo miễn dịch để phòng tránh bệnh thông qua việc sử dụng vắc - xin ngừa viêm gan virus A).
2. Viêm gan virus A biểu hiện triệu chứng như thế nào?
Trẻ em dưới 6 tuổi thường sẽ không có triệu chứng gì. Trẻ lớn hơn và người trưởng thành sẽ cảm thấy rất mệt mỏi. Các triệu chứng thường biểu hiện sau từ 2 tới 6 tuần kể từ khi bị nhiễm virus. Các triệu chứng có thể xuất hiện bao gồm:SốtCảm giác chán ănMệt mỏiĐau bụngNônNước tiểu sẫm màuVàng da, vàng mắtTrẻ lớn, trẻ vị thành niên và người trưởng thành thường cảm thấy mệt mỏi rất nhiều, và các triệu chứng có thể kéo dài lên tới 6 tháng. Hiện không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho viêm gan virus A.
3. Virus viêm gan A lan truyền như thế nào?
Virus viêm gan A được tìm thấy trong phân của người nhiễm virus, và con đường lây truyền của virus là qua đường phân - miệng (virus dễ dàng lây nhiễm khi có tiếp xúc trực tiếp giữa người với người, do tiêu thụ thức ăn và nước uống bị ô nhiễm, ngay cả thức ăn đã nấu chín vẫn có thể lây truyền virus viêm gan A nếu nhiệt độ sử dụng trong quá trình chế biến không đủ cao để giết virus, hoặc thức ăn sau khi nấu chín lại bị nhiễm virus). Các vật dụng dù trông có thể sạch sẽ, nhưng rất có thể chúng có mang virus và sẽ dễ dàng làm lan truyền virus sang cho nhiều người. Các vật dụng dễ làm lan truyền virus nhất là nắm cửa, bỉm,... Virus viêm gan A chưa được ghi nhận lây truyền từ thai phụ sang thai nhi. Con đường lây truyền của virus viêm gan A là qua đường phân - miệng 4. Tại sao trẻ em nên được sử dụng vắc - xin ngừa viêm gan virus A?
Trẻ em nên được sử dụng vắc - xin ngừa viêm gan virus A bởi các lý do sau:Bảo vệ trẻ em trước căn bệnh viêm gan virus A.Bảo vệ những người xung quanh và cộng đồng trước căn bệnh viêm gan virus A, bởi trẻ em dưới 6 tuổi khi mắc bệnh thường không biểu hiện triệu chứng, do đó virus dễ dàng lây truyền mà không bị đề phòng.Tránh cho trẻ không phải nghỉ học để điều trị bệnh, và tránh cho cha mẹ không phải nghỉ làm để chăm con ốm.
5. Lần sử dụng vắc - xin ngừa viêm gan virus A đầu tiên của trẻ là khi nào?
Thông thường để có hiệu quả bảo vệ tốt nhất, trẻ cần được sử dụng vắc - xin ngừa viêm gan virus A hai lần. Lần sử dụng vắc - xin ngừa viêm gan virus A đầu tiên của trẻ là khi trẻ đủ 12 tháng tuổi tới trước khi trẻ được 24 tháng tuổi.Đối với những trẻ từ 12 tháng tuổi đến 15 tuổi: tiêm một liều vaccine viêm gan A 80U/0.5ml. Tiêm nhắc lại sau mũi tiêm đầu sau 6-12 tháng.
6. Tính an toàn của vắc - xin ngừa viêm gan virus A
Vắc - xin ngừa viêm gan virus A rất an toàn và hiệu quả trong việc chống lại bệnh viêm gan virus A. Nhờ việc sử dụng rộng rãi vắc - xin ngừa viêm gan virus A mà tình trạng viêm gan virus A đã giảm đi rõ rệt.Vắc - xin cũng như bất kỳ loại thuốc nào khác cũng có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn, nhưng chúng thường nhẹ, kéo dài từ 1 tới 2 ngày và sẽ tự biến mất. Các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra là:Đau tại vị trí tiêm, đau cánh tay bên tiêmĐau đầuMệt mỏiSốtCảm giác chán ănHiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang cung cấp các vắc - xin phòng ngừa nhiễm virus viêm gan A chất lượng cao, gồm:Avaxim 80 UI/0,5 ml của Sanofi (Pháp)Havax 0,5 ml của Công ty TNHH Một thành viên Vắc-xin và Sinh phẩm số 1 (Việt Nam). Sanofi và Công ty TNHH Một thành viên Vắc-xin và Sinh phẩm số 1 đều là các nhà sản xuất uy tín, có quy trình sản xuất và kiểm định chất lượng vô cùng nghiêm ngặt để đảm bảo các sản phẩm được sản xuất ra đều có chất lượng hàng đầu. Avaxim 80 UI/0,5 ml của Sanofi (Pháp) Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn luôn sử dụng nguồn vắc - xin chất lượng cao, có xuất xứ rõ ràng, phù hợp theo độ tuổi cần tiêm chủng, đảm bảo an toàn từ khâu kiểm nhập, bảo quản đến khi sử dụng.Trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa nhi – vắc - xin thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc - xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho trẻ.Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.Vắc - xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc - xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.Riêng trong tháng 12/2019, Vinmec miễn phí tiêm Vắc-xin Viêm gan B sơ sinh (tiêm ngay sau khi sinh) cho bé khi đăng kí Gói tiêm chủng trọn gói dành cho trẻ từ 0-1 tuổi hoặc từ 0-2 tuổi.Bác sĩ chuyên khoa II Quách Nguyễn Thu Thủy đã có 35 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi khoa. Bác sĩ đã được đào tạo bài bản trong nước và ngoài nước như: Đại học Y Hà Nội, Đại học Lilli, Cộng Hòa Pháp. Trước khi làm việc chính thức tại Đơn nguyên Vắc xin - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, bác sĩ Thủy công tác tại Bệnh viện Thanh Nhàn và hợp tác part-time với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Bài viết tham khảo nguồn: cdc.gov Trẻ có thể tiêm mũi viêm gan A đầu tiên vào lúc nào? Chia sẻ của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ tiêm chủng vacxin tại Vinmec |
|
https://suckhoedoisong.vn/ha-canxi-mau-do-dau-169157389.htm | 14-05-2019 | Hạ canxi máu do đâu? | Xin hỏi nguyên nhân do đâu? Bệnh này có nguy hiểm không, làm thế nào để phòng ngừa?
Vũ Thu
(Hà Nội)
Hạ canxi huyết nói một cách đơn giản là nồng độ canxi huyết thanh toàn phần trong máu giảm nhiều. Nồng độ canxi trong máu của người trưởng thành bình thường là 4,5 - 5,5mEq/L. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hạ canxi, nhưng phổ biến hơn hết vẫn là tình trạng ăn uống không đầy đủ do bận rộn, nhịn ăn hoặc ăn kiêng quá mức, do bị bệnh tiêu hóa mạn tính, những người không có men tiêu hóa sữa; do cắt tuyến giáp trạng...
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng hạ canxi như: dùng một số loại thuốc có tính lợi tiểu, thuốc có chứa estrogen, thuốc hạ huyết áp, magiê...; mắc bệnh hồng cầu lưỡi liềm hay các bệnh máu mạn tính khác; dùng nhiều cà phê cũng khiến cơ thể khó hấp thụ canxi... Các triệu chứng báo hiệu bị hạ canxi: các cơ bắp co giật nhẹ, cảm giác tê, chuột rút ở tay, chân; tâm lý không ổn định, dễ cáu gắt, mệt mỏi; tim đập nhanh, hơi thở gấp, ngắn. Nếu hạ canxi đột ngột và nhiều có thể mất cảm giác nhẹ, bị run và ngất.
Cách phòng ngừa tốt nhất là ăn uống đủ chất, chú trọng bổ sung thực phẩm giàu canxi như: ăn cá nhỏ cả xương, ăn tôm tép cả vỏ, trứng, sữa... Trường hợp bị hạ canxi huyết kèm theo nôn, tiêu chảy hoặc buồn ngủ bất thường, mệt mỏi, chán ăn thì phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám tìm nguyên nhân và chữa trị đúng cách.
BS.
Trần Quang |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/sang-loc-benh-noi-tiet-o-phu-nu-vo-sinh-hiem-muon-vi | Sàng lọc bệnh nội tiết ở phụ nữ vô sinh hiếm muộn | Phát hiện và điều trị các bệnh nội tiết sẽ giúp bạn thụ thai thành công. Rất nhiều phụ nữ có thể mang thai tự nhiên mà không phải tốn khoản tiền lớn cho thụ tinh nhân tạo.
1. Bạn có biết?
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới trên 8500 cặp đôi vô sinh hiếm muộn, 37% có nguyên nhân vô sinh đến từ nữ, 17% đến từ nam và 35% nguyên nhân từ cả hai vợ chồng. 87% các nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới bao gồm:+ Rối loạn chức năng rụng trứng ( 25%)+ Lạc nội mạc tử cung ( 15%)+ Viêm dính vùng chậu ( 12%)+ Tắc vòi trứng ( 11%)+ Tăng tiết prolactin ( 7%)+ Những bất thường đường dẫn trứng khác ( 11%) Hình ảnh hệ thống nội tiết trong cơ thể con người 2. Những căn bệnh nội tiết nào có thể gây ra vô sinh?
Một số bệnh nội tiết có thể gây ra vô sinh ở nữ do bệnh có thể gây rối loạn chức năng rụng trứng, bao gồm:+ Bệnh suy tuyến yên do u tuyến yên, hội chứng Sheehan+ Các bệnh cường năng tuyến yên như u tuyến yên tăng tiết prolactin, u tuyến yên tăng tiết ACTH, u tuyến yên tăng tiết GH+ Bệnh tuyến giáp: cường giáp hoặc suy giáp+ Bệnh tuyến thượng thận: suy tuyến thượng thận hoặc u tuyến thượng thận ( u vỏ thượng thận tăng tiết cortisol, u vỏ thượng thận tăng tiết aldosteron, u tủy thượng thận tăng tiết catecholamine)+ Bệnh tuyến sinh dục: suy tuyến sinh dục+ Bệnh đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường+ Hội chứng buồng trứng đa nang Hội chứng buồng trứng đa nang 3. Một số dấu hiệu nhận biết bạn có thể mắc các bệnh nội tiết gây vô sinh
Bạn thừa cân hoặc béo phìBạn có các biểu hiện lâm sàng của tình trạng kháng insulin là các biểu hiện sạm da bất thường ở vùng gáy, vùng hố nách hay còn gọi là dấu hiệu gai đenBạn có kinh nguyệt không đều, mất kinh, mặt nhiều trứng cá, rậm lôngTiết sữa bất thường ở ngựcSụt cân, tiểu đêm, run chân tay, mất ngủ... Mặt nhiều mụn trứng cá là dấu hiệu nhận biết bệnh nội tiết 4. Tại sao cần khám sàng lọc bệnh nội tiết ở phụ nữ vô sinh/ hiếm muộn?
Phát hiện và điều trị các bệnh nội tiết sẽ giúp bạn thụ thai thành công. Rất nhiều phụ nữ có thể mang thai tự nhiên mà không phải tốn khoản tiền lớn cho thụ tinh nhân tạoPhát hiện và điều trị các bệnh nội tiết còn giúp bạn tăng khả năng giữ thai, hạn chế thai lưu, sảy thai, dị tật thaiBệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Nên chuyển phôi vào ngày thứ bao nhiêu của chu kỳ IVF? |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/lien-he-giua-huyet-ap-va-nao-vi | Liên hệ giữa huyết áp và não | Không chỉ huyết áp cao (tăng huyết áp) mới gây ảnh hưởng đến não và tim của chúng ta mà huyết áp thấp cũng vậy. Vậy mối liên hệ giữa huyết áp và não là như thế nào?
1. Huyết áp ảnh hưởng như thế nào đến não của bạn?
Huyết áp cao được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”, nó thường không có triệu chứng hoặc dấu hiệu cảnh báo nhưng có thể làm tăng đáng kể nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.Huyết áp càng cao, tim của bạn càng phải làm việc khó khăn hơn để bơm máu đi khắp cơ thể và càng có nhiều khả năng gây ra tổn thương cho cơ tim. Tuy nhiên, vì tất cả các bộ phận của cơ thể bạn đều dựa vào tuần hoàn, cho nên không chỉ tim bị ảnh hưởng. Nếu máu không lưu thông với áp suất cao, nó có thể gây hại cho động mạch cũng như các cơ quan quan trọng như thận, mắt và não.Huyết áp cao (hay "tăng huyết áp") đã được chứng minh là làm hỏng các mạch máu nhỏ trong các bộ phận của não chịu trách nhiệm về nhận thức và trí nhớ, làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer hoặc một chứng sa sút trí tuệ khác.Việc được chẩn đoán mắc bệnh tim mạch cũng có thể gây ảnh hưởng nhiều đến cảm xúc và khiến bạn dễ bị lo lắng và trầm cảm hơn. Và cũng giống như huyết áp có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn, tâm trạng cũng có thể ảnh hưởng tới huyết áp của bạn:Căng thẳng có thể làm tăng sản xuất hormone của cơ thể như adrenaline và cortisol, do đó làm tăng huyết áp.Việc sử dụng rượu, nicotin, đồ ăn vặt hoặc thuốc kích thích để điều chỉnh tâm trạng cũng có thể làm tăng huyết áp.Ngay cả việc cô lập bản thân với gia đình và bạn bè - một triệu chứng phổ biến của trầm cảm và lo âu có thể đẩy huyết áp lên cao hơn và gây hại cho sức khỏe tim mạch..Cao huyết áp và các vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến thường có thể được cho là ít nhất một phần do cùng các yếu tố lối sống không lành mạnh, chẳng hạn như áp lực, căng thẳng, chế độ ăn uống không lành mạnh và lười tập thể dục. Thay đổi lối sống để giải quyết bệnh tăng huyết áp có thể giúp cải thiện sức khỏe tâm thần của bạn và ngược lại.Mặc dù tăng huyết áp rất phổ biến, nhưng tin tốt là nó cũng rất dễ điều chỉnh. Trong nhiều trường hợp, những thay đổi đơn giản trong lối sống có thể có tác động rất lớn đến số lượng của bạn và giúp bảo vệ sức khỏe của cả tim và não.Huyết áp thấp (được gọi là "hạ huyết áp") là một vấn đề ít phổ biến hơn nhiều so với tăng huyết áp, nhưng nó vẫn có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến lưu lượng máu đến não, gây ảnh hưởng tới hoạt động của não bộ và làm tăng nguy cơ sốc, đột quỵ, đau tim và suy thận.
2. Kiểm tra chỉ số huyết áp
Huyết áp có đơn vị tính là milimét thủy ngân (mmHg) và có hai thành phần:Con số cao hơn hay còn gọi là huyết áp tâm thu là khi tim bơm máu vào động mạch.Con số thấp hơn, hoặc huyết áp tâm trương là khi tim của bạn thư giãn giữa các nhịp đập.Con số tâm thu được ghi lại đầu tiên, với số đo huyết áp lý tưởng là dưới 120/80mmHg. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ và Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ xác định huyết áp cao, hoặc tăng huyết áp, là khi huyết áp từ 130/80 trở lên (huyết áp tâm thu ít nhất là 130 mm Hg hoặc huyết áp tâm trương ít nhất là 80 mm Hg, hoặc cả hai).Huyết áp của bạn dao động trong ngày, với rất nhiều thay đổi. Huyết áp sẽ tăng đột biến nếu bạn đang tập thể dục hoặc đi họp muộn, và giảm khi bạn đang ngủ hoặc thư giãn với những người thân yêu. Vì huyết áp có thể thay đổi rất nhiều, nên nếu bạn đã được chẩn đoán là bị tăng huyết áp, bạn có thể muốn theo dõi huyết áp của mình tại nhà thường xuyên.Chọn một máy đo huyết áp quấn quanh cánh tay. Chúng có xu hướng chính xác hơn những gì hoạt động trên cổ tay hoặc ngón tay.Không uống caffein hoặc hút thuốc ít nhất 30 phút trước khi đo huyết áp. Ngồi yên lặng trên ghế trong vài phút trước khi đo, sau đó đảm bảo rằng cánh tay của bạn được hỗ trợ và khuỷu tay của bạn ngang với tim khi bạn đo huyết áp. Chỉ số huyết áp có thể dao động trong ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau Những thay đổi nhỏ có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Theo một nghiên cứu của Harvard, bị tăng huyết áp có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 220%. Mặt khác, giảm huyết áp tâm thu 10 mm Hg có thể giảm nguy cơ đột quỵ tới 44%.Nhưng huyết áp thấp cũng có thể làm tăng nguy cơ sốc, đột quỵ, đau tim và suy thận. Không có kết quả cụ thể nào xác định khi nào huyết áp quá thấp. Thay vào đó, các bác sĩ dựa vào sự hiện diện của các triệu chứng như chóng mặt, ngất xỉu, nhìn mờ và không vững khi đứng để chẩn đoán hạ huyết áp.Nếu bạn gặp các triệu chứng như vậy, bác sĩ sẽ tìm nguyên nhân cơ bản như tác dụng phụ của thuốc, thiếu hụt dinh dưỡng hoặc vấn đề về tim. Ngoài chế độ ăn ít natri, nhiều thay đổi lối sống tương tự được sử dụng để điều trị huyết áp cao cũng có thể có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp thấp.
3. Nguyên nhân của huyết áp cao
Không có nguyên nhân duy nhất nào gây ra huyết áp cao, mà có nhiều yếu tố cùng gây ra tình trạng này. Một số yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát, chẳng hạn như tuổi tác, chủng tộc, giới tính và tiền sử gia đình: Huyết áp có xu hướng tăng ở độ tuổi 70, ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới trên 55 tuổi và phổ biến ở người Mỹ gốc Phi hơn người da trắng, có lẽ do nhạy cảm di truyền với muối.Nhiều yếu tố nguy cơ khác của tăng huyết áp nằm trong tầm kiểm soát. Thừa cân, ăn nhiều muối, hút thuốc, uống rượu quá mức và không tập thể dục đầy đủ đều có thể ảnh hưởng đến huyết áp cơ thể.Ngoài ra còn có các chất cụ thể có thể làm tăng huyết áp, chẳng hạn như:Caffeine bao gồm cà phê, trà, soda và nước tăng lực.Thuốc theo toa, bao gồm một số loại được sử dụng để điều trị ADHD, thuốc tránh thai, corticosteroid, thuốc chống loạn thần không điển hình, MAOI và SNRI được sử dụng để điều trị trầm cảm và một số loại thuốc ung thư.Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như aspirin và ibuprofen (Motrin, Advil).Thuốc ho và thuốc cảm có chứa thuốc thông mũi hoặc NSAID.Thực phẩm bổ sung thảo dược chẳng hạn như ma hoàng và yohimbine. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp của bạn 4. Các biện pháp kiểm soát chỉ số huyết áp
Phương pháp điều trị cao huyết áp đầu tiên là thay đổi lối sống lành mạnh bằng các biện pháp sau:Tập luyệnĂn một chế độ ăn uống có lợi cho tim mạchGiảm cânQuản lý căng thẳngBỏ hút thuốcViệc dùng bất kỳ loại thuốc hạ huyết áp nào mà bác sĩ đề nghị cũng rất quan trọng. Có nhiều loại thuốc khác nhau để kiểm soát huyết áp cao, vì vậy nếu một loại thuốc gây ra tác dụng phụ khó chịu, bác sĩ có thể giúp bạn tìm loại phù hợp hơn.Ngay cả khi bác sĩ đã kê cho bạn thuốc để giúp điều trị tăng huyết áp, kiểm soát cân nặng, bỏ hút thuốc, cải thiện chế độ ăn uống, kiểm soát căng thẳng và tập thể dục thường xuyên vẫn rất quan trọng để giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh và kiểm soát huyết áp của bạn về lâu dài.Bắt đầu dần dần và thực hiện một hoặc hai thay đổi để bắt đầu. Khi những thay đổi đó đã trở thành thói quen, bạn có thể giải quyết một hoặc hai thay đổi khác. Bạn có thể quyết định bắt đầu bằng cách từ bỏ hút thuốc và áp dụng một số kỹ thuật thư giãn để giúp giảm căng thẳng khi bỏ thuốc, sau đó chuyển sang giảm cân hoặc cải thiện chế độ ăn uống của bạn.Làm điều gì đó, dù nhỏ đến đâu, luôn tốt hơn là không làm gì cả. Như nếu bạn đang ăn thực phẩm lành mạnh trong tuần, sau đó sử dụng đồ ăn chế biến sẵn vào cuối tuần, huyết áp và sức khỏe tổng thể của bạn sẽ vẫn ở trạng thái tốt hơn so với khi bạn ăn đồ ăn chế biến sẵn mỗi ngày.Có thể thấy huyết áp có mối liên hệ chặt chẽ đến sức khỏe của não và tim, vì thế bạn cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này để sức khỏe luôn được đảm bảo.Kiểm tra sức khỏe định kỳ là một trong những cách nhận biết sớm và phòng tránh bệnh tốt nhất đối với những bệnh nhân có tiền sử bị đột quỵ, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-bao-ve-suc-khoe-tim-mach-hieu-qua-danh-cho-phu-nu-vi | Cách bảo vệ sức khỏe tim mạch hiệu quả dành cho phụ nữ | Cách bảo vệ sức khỏe tim mạch cho phụ nữ là gì? Ở Việt Nam, nguy cơ mắc bệnh tim đang gia tăng, đặc biệt là đối với phụ nữ. Theo thống kê, đến năm 2016, bệnh tim mạch là nguyên nhân của 31% tổng số ca tử vong trong nước, tương đương hơn 170.000 trường hợp mỗi năm. Sự gia tăng nhanh chóng này đã thu hút sự chú ý từ các quan chức y tế và chính phủ Việt Nam, nhấn mạnh nhu cầu nâng cao nhận thức và biện pháp phòng ngừa, đặc biệt là ở phụ nữ.
1. Bệnh tim ở phụ nữ
Bệnh tim mạch bao gồm các rối loạn về tim và mạch máu, bao gồm bệnh tim vành, bệnh mạch não (đột quỵ), tăng huyết áp, bệnh mạch máu ngoại biên, bệnh van tim do yếu tố dạng thấp, bệnh tim bẩm sinh và suy tim. Trong khi bệnh tim ảnh hưởng đến cả nam và nữ, biểu hiện ở phụ nữ thường có những đặc điểm riêng biệt. Nam giới thường gặp phải cơn đau tim vào khoảng 50 tuổi, trong khi phụ nữ thường xuất hiện các triệu chứng bệnh tim vào khoảng 60 tuổi, thường là dưới dạng rối loạn nhịp tim hoặc đột quỵ. Vì vậy, phụ nữ cần biết cách bảo vệ sức khỏe tim mạch cho chính mình để tránh các biến chứng nguy hiểm. Phụ nữ thường xuất hiện các triệu chứng bệnh tim vào khoảng 60 tuổi 2. Các yếu tố nguy cơ tim mạch đối với phụ nữ
Sự gia tăng của bệnh tim ở Việt Nam đặc biệt ảnh hưởng đến phụ nữ, với nhiều yếu tố nguy cơ đặc thù:
2.1 Chế độ ăn uống và lối sống:
Chế độ ăn giàu chất béo, đường và muối.Thiếu hụt rau củ và nguồn protein lành mạnh.Thói quen ăn uống không đều đặn và lệ thuộc vào đồ ăn nhanh. Thức ăn nhanh gia tăng nguy cơ tim mạch ở phụ nữ 2.2 Thiếu hoạt động thể chất:
Lối sống ít vận động, thiếu tập thể dục đều đặn.Sự phổ biến của việc sử dụng phương tiện giao thông cá nhân thay vì đi bộ hoặc đạp xe.
2.3 Hút thuốc và uống rượu bia không chỉ là nguyên nhân của nam giới:
Tỷ lệ hút thuốc trong giới trẻ, đặc biệt là phụ nữ trẻ tăng cao.Sử dụng rượu bia không điều độ, tác động xấu đến sức khỏe tim mạch.
2.4 Các yếu tố nguy cơ sức khỏe:
Tăng huyết áp: Phổ biến ở phụ nữ trung niên và cao tuổi.Cholesterol cao: Do chế độ ăn uống không lành mạnh và thiếu vận động.Đái tháo đường: Rủi ro cao hơn trong thời kỳ mãn kinh.
2.5 Ảnh hưởng của mãn kinh:
Sự thay đổi hormon trong thời kỳ mãn kinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.Sự suy giảm của estrogen có thể dẫn đến sự thay đổi trong cấu trúc và chức năng của mạch máu.
2.6 Tình trạng stress và áp lực tâm lý:
Áp lực từ công việc, gia đình, và các vấn đề xã hội.Stress kéo dài có thể làm tăng huyết áp và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch. Stress kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến tim mạch 2.7 Yếu tố di truyền và tiền sử gia đình:
Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch là yếu tố nguy cơ quan trọng.Cần lưu ý đến tiền sử y tế gia đình khi đánh giá rủi ro cá nhân.Việc nhận biết và giảm thiểu các yếu tố nguy cơ này là chìa khóa quan trọng để phòng ngừa bệnh tim ở phụ nữ Việt Nam. Thông qua việc thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và quản lý stress, phụ nữ có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim và nâng cao chất lượng cuộc sống.
3. Cách bảo vệ sức khỏe tim mạch hiệu quả dành cho phụ nữ
Để phòng ngừa và bảo vệ sức khoẻ tim mạch ở phụ nữ Việt Nam, việc áp dụng một loạt biện pháp toàn diện là cực kỳ quan trọng:
3.1 Chế độ ăn uống lành mạnh:
Tăng cường ăn rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt là cách bảo vệ sức khoẻ tim mạch.Giảm lượng chất béo bão hòa, chất béo trans và cholesterol.Hạn chế đường và muối trong chế độ ăn hàng ngày.
3.2 Tập thể dục đều đặn để bảo vệ sức khỏe tim mạch:
Hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày.Bao gồm các hoạt động như đi bộ nhanh, bơi lội, hoặc yoga. Tập yoga là cách bảo vệ sức khỏe tim mạch hiệu quả dành cho phụ nữ 3.3 Kiểm soát huyết áp và cholesterol:
Thực hiện kiểm tra định kỳ để kiểm soát huyết áp và cholesterol.Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ khi cần thiết.
3.4 Quản lý cân nặng:
Duy trì cân nặng hợp lý thông qua chế độ ăn uống cân đối và tập thể dục.Tránh tăng cân đột ngột hoặc giảm cân không an toàn.
3.5 Hạn chế rượu và thuốc lá:
Tránh hút thuốc và hạn chế uống rượu bia.Tìm kiếm sự hỗ trợ để bỏ thuốc lá nếu cần.
3.6 Quản lý stress:
Áp dụng các phương pháp giảm stress như thiền, yoga hoặc hoạt động nghệ thuật.Dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn đều đặn trong cuộc sống hàng ngày.
3.7 Kiểm tra sức khỏe định kỳ:
Thực hiện kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ.Chú trọng vào việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ như đường huyết, huyết áp và cholesterol để b bảo vệ sức khỏe tim mạch Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kì giúp phụ nữ hiểu rõ tình trạng tim mạch của mình 3.8 Giáo dục và nâng cao nhận thức:
Tìm hiểu về bệnh tim mạch và cách phòng tránh thông qua các nguồn thông tin đáng tin cậy.Tham gia các khóa học hoặc hội thảo về sức khỏe tim mạch.Việc thực hiện các biện pháp này không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mà còn cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống. Sự chủ động trong việc quản lý và bảo vệ sức khỏe tim mạch là yếu tố then chốt giúp phụ nữ Việt Nam sống khỏe mạnh và tránh xa bệnh tật.Việt Nam đang ứng dụng các đổi mới công nghệ trong cuộc chiến chống bệnh tim. Công cụ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo và y tế từ xa đã làm thay đổi cách chẩn đoán và điều trị bệnh, đặc biệt trong các môi trường có hạn chế về nguồn lực. Những công nghệ này giúp cải thiện độ chính xác và hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ y tế, điều này rất quan trọng cho việc phát hiện sớm và quản lý các bệnh về tim.Cuối cùng, cuộc chiến chống lại bệnh tim ở phụ nữ Việt Nam đòi hỏi một cách tiếp cận đa diện. Điều này bao gồm việc hiểu rõ các rủi ro đặc thù mà phụ nữ phải đối mặt, áp dụng các chiến lược phòng ngừa, tận dụng tiến bộ công nghệ và xây dựng nhận thức. Khi tiến lên phía trước, điều quan trọng là phái đẹp cần chủ động trong việc quản lý sức khỏe tim mạch của mình, tìm hiểu cách bảo vệ sức khỏe tim mạch hiệu quả dành cho phụ nữ và tìm kiếm lời khuyên y tế khi cần thiết. Với nỗ lực từ cá nhân, các nhà cung cấp dịch vụ y tế và cộng đồng rộng lớn, chúng ta có thể thay đổi diễn biến của bệnh tim, mang lại hy vọng và tương lai khỏe mạnh hơn cho phụ nữ Việt Nam. |
|
https://vnexpress.net/dau-hieu-nam-gioi-kho-co-con-4763978.html | 7/7/2024 | Dấu hiệu nam giới khó có con - Báo VnExpress Sức khỏe | Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 50% cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn có nguyên nhân từ nam giới. Tuy nhiên, vô sinh nam thường không có triệu chứng rõ ràng nên nhiều người bất ngờ khi biết họ gặp các vấn đề như số lượng tinh trùng thấp. Một số nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới có thể có các triệu chứng đáng lưu ý dưới đây. Tinh hoàn có kích thước khác nhau Nếu một bên tinh hoàn nhỏ hơn bên kia, nam giới có thể bị giãn tĩnh mạch thừng tinh. Đây là tình trạng các tĩnh mạch bị sưng to ra trong bìu. Ở một số trường hợp, bệnh khiến kích thước tinh hoàn hai bên chênh lệch do tích tụ máu xung quanh. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể làm giảm số lượng, khả năng di chuyển và ảnh hưởng đến hình dạng của tinh trùng cũng như sản xuất hormone sinh dục nam testosterone. Tinh hoàn ẩn Tinh hoàn ẩn là tình trạng bẩm sinh thường xảy ra ở trẻ nhỏ, ít gặp ở người lớn. Trẻ nhỏ có bất thường này thường được điều trị bằng phẫu thuật. Tinh hoàn ẩn có thể ảnh hưởng chức năng sinh tinh, giảm chất lượng tinh trùng hoặc lượng hormone testosterone thấp. Hội chứng Klinefelter Hội chứng Klinefelter là dạng rối loạn nhiễm sắc thể có thể ảnh hưởng đến nam giới về mặt di truyền. Nam giới sinh ra với tình trạng này có thêm một nhiễm sắc thể X trong bộ nhiễm sắc thể. Người mắc hội chứng Klinefelter thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ. Cụ thể là cao hơn chiều cao trung bình của người thân ruột thịt, vóc dáng quả lê, trương lực cơ yếu, mật độ xương giảm, tinh hoàn nhỏ gây suy giảm khả năng sinh sản, ngực to, lông mặt và cơ thể thưa thớt.
BS.CKII Cao Tuấn Anh, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, tư vấn sức khỏe sinh sản cho một bệnh nhân nam. Ảnh: IVF Tâm Anh
Rối loạn chức năng tình dục Rối loạn chức năng tình dục là nguyên nhân phổ biến khiến nam giới vô sinh, do làm giảm phản ứng với kích thích tình dục, khả năng cương cứng hoặc xuất tinh. Các dạng rối loạn chức năng tình dục nam thường gặp gồm không có khả năng xuất tinh, rối loạn cương dương, ham muốn tình dục thấp. Mất cân bằng nội tiết tố như hormone testosterone, estradiol, đôi khi là yếu tố góp phần làm giảm ham muốn tình dục hoặc khả năng cương cứng của phái mạnh. Nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến rối loạn cương dương gồm tuổi tác, thuốc, bệnh lý như tiểu đường, tăng huyết áp, các yếu tố lối sống như căng thẳng, lạm dụng rượu. Testosterone thấp còn ảnh hưởng đến khả năng xuất tinh. Tắc nghẽn trong đường sinh sản nam giới (tùy vào vị trí tắc nghẽn) có thể làm giảm hoặc dẫn đến không có tinh trùng trong tinh dịch, hoặc giảm lượng tinh dịch khi xuất tinh, khó thụ thai. Nếu nam giới có các dấu hiệu trên và quan hệ tình dục đều đặn trong một năm mà người vợ không có thai, vợ chồng nên đi khám sức khỏe sinh sản để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Bác sĩ kiểm tra toàn diện hệ sinh dục như dương vật, bìu, tinh hoàn, ống dẫn tinh, niệu đạo và bụng dưới. Xét nghiệm tinh dịch đồ thường là phương pháp được áp dụng để đánh giá số lượng, chất lượng, hình dạng, khả năng vận động của tinh binh, những yếu tố liên quan trực tiếp đến khả năng thụ thai. Một số xét nghiệm khác có thể được thực hiện để tìm nguyên nhân gây vô sinh nam bao gồm: Xét nghiệm nội tiết tố giúp kiểm tra sự mất cân bằng testosterone và các hormone khác trong máu. Xét nghiệm di truyền để phát hiện các rối loạn di truyền như hội chứng Klinefelter . Sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục bằng xét nghiệm máu hoặc nước tiểu. Phân tích nước tiểu sau xuất tinh có thể phát hiện tinh trùng trong nước tiểu nếu xuất tinh ngược dòng. Sinh thiết tinh hoàn để kiểm tra các vấn đề sinh tinh. Anh Ngọc (Theo Verywell Health ) |
https://suckhoedoisong.vn/benh-bach-bien-co-nguy-hiem-khong-cach-nao-de-chua-169220509151445395.htm | 10-05-2022 | Bệnh bạch biến có nguy hiểm không, cách nào để chữa? | 1. Bệnh bạch biến có nguy hiểm không?
Bệnh bạch biến
không lây nhiễm và không phải là bệnh ung thư. Tuy nhiên, vùng da bị bạch biến do thiếu hắc tố da nên không thể bảo vệ trước tia tử ngoại, khiến vùng da này tăng rủi ro mắc ung thư da. Đây là lý do vì sao bệnh nhân bạch biến cần phải dùng
kem chống nắng
(SPF 45) để bảo vệ làn da mỏng manh của họ.
Bệnh nhân bị bạch biến thường bị lo lắng tâm lý, tăng rủi ro về bị bỏng da do ánh nắng (thiếu melanin bảo vệ), các bệnh về mắt, hay các bệnh về tai.
Tùy vào vùng da bị ảnh hưởng mà bạch biến được chia ra làm nhiều loại khác nhau. Khi bạch biến khắp cơ thể, ảnh hưởng phần lớn mọi vùng da, thì được gọi là bạch biến tổng quát. Khi ảnh hưởng chỉ một phần cơ thể gọi là bạch biến một phần.
Bạch biến xảy ra khi tế bào hắc tố da không sản sinh ra hắc tố da nữa hoặc các yếu tố khác dẫn đến dây chuyền sản xuất và phân phối hắc tố da bị gián đoạn.
Bệnh bạch biến khiến bệnh nhân thiếu tự tin và nguy cơ rủi ro các bệnh về da...
2. Điều trị bệnh bạch biến thế nào?
Tùy vào loại bạch biến mà bác sĩ da liễu có thể có cách chữa trị cũng như tiên lượng khác nhau. Thường bạch biến nặng cần chữa trị và theo dõi thường xuyên hơn so với bạch biến nhẹ.
Giải pháp kết hợp điều trị hiệu quả bệnh bạch biến
ĐỌC NGAY
Chữa trị bạch biến tùy vào vùng da bị tổn thương ít hay nhiều, vùng da bị bạch biến phát triển nhanh hay chậm và ảnh hưởng thế nào đến tâm lý bệnh nhân. Tuy nhiên, chữa trị bạch biến khá phức tạp và cần thời gian.
Các phương cách chữa trị hiện nay gồm bôi thuốc ngoài da, thuốc uống và dùng ánh sáng dải hẹp.
2.1.
Dùng thuốc
bôi điều trị bệnh bạch biến
Kem bôi steroid
được chỉ định cho những trường hợp nhẹ và tổn thương vùng da hẹp, mới bắt đầu mắc bệnh.
Thông thường kem chứa steroid điều trị bệnh bạch biến là loại mạnh. Kem steroid có tác dụng tốt nhất đối với vùng da mỏng như mặt và ít có tác dụng ở tay chân do da dày hơn.
Tuy nhiên, không được dùng kem steroid lâu dài bởi tác dụng phụ tại chỗ của steroid khi dùng kéo dài là gây teo da. Steroid mạnh dùng bôi ngoài da có thể ngấm vào gây tác dụng phụ khác như ảnh hưởng đến tuyến thượng thận, tăng huyết áp… nếu dùng lâu dài.
Cần kết hợp kem bôi steroid với các kem khác ức chế hệ miễn dịch như tacrolimus 0.1% có thể có tác dụng tốt.
Tùy từng vùng da và độ lan rộng của bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
2.2.
Dùng thuốc uống
Thuốc steroid đường uống có thể được chỉ định trong trường hợp bệnh lan nhanh và rộng. Lúc này kem steroid hạn chế sử dụng.
2.3. Điều trị bệnh bạch biến ánh sáng dải hẹp
Đây là phương pháp dùng ánh sáng UVB kết hợp UVA/thuốc psoralen để điều trị.
Những ai đủ điều kiện ghép tế bào thượng bì điều trị bệnh bạch biến?
Cách nào trị bạch biến?
Thuốc mới chữa bệnh bạch biến
Trị liệu ánh sáng dải hẹp UVB được dùng nhiều hơn gần đây sau khi có những hiệu quả trong nghiên cứu được chứng minh. Dùng ánh sáng UVA kết hợp thuốc uống/bôi psoralen có thể có tác dụng đối với bệnh bạch biến lên đến 70%.
Khi sử dụng phương pháp này cần trị liệu liên tục, có hiệu quả từ sau vài tuần liên tục. Tuy nhiên bạch biến có thể xuất hiện trở lại khi ngưng trị liệu ánh sáng.
Một phương pháp khác là phẫu thuật cấy ghép da có thể được áp dụng. Đây có thể coi là phương pháp cuối cùng trong trường hợp da bị bạch biến lâu dài và các trị liệu khác đã thất bại.
Có một tín hiệu đáng mừng cho bệnh nhân bị bạch biến, đó là gần đây các nghiên cứu chỉ ra một loại thuốc được gọi JAK inhibitor - đây là thuốc ức chế chuỗi viêm JAK thường dùng trong các bệnh viêm xương khớp, vảy nến - có thể là thuốc tiềm năng chữa bệnh bạch biến. Nghiên cứu này đã chỉ ra bệnh nhân dùng kem bôi tofacitinib and ruxolitinib (JAK inhibitor) có thể giảm đến 50% vùng da bạch biến.
- Bệnh biến là bệnh hay gặp do thiếu sắc tố da. Bệnh được chia làm nhiều loại, tùy vào mức độ nặng nhẹ sẽ có biện pháp điều trị khác nhau.
- Chẩn đoán bạch biến cần phân biệt với nấm da và các bệnh nguy hiểm khác.
- Chữa trị gồm kem bôi, thuốc uống, trị liệu ánh sáng UVB/UVA và phẫu thuật. Dùng kem chống nắng SPF 45 trở lên ở vùng bị bạch biến. Thuốc JAK có thể là một hướng chữa trị bạch biến trong tương lai.
Mời độc giả xem thêm video:
Sáng 7/5: VN đảm bảo tuyệt đối cho SEA Games 31
PGS.TS.BS. Wynn Tran
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hãy nhập họ và tên
Đăng nhập để tham gia bình luận
Bình luận không đăng nhập
Gửi
Đăng nhập với socail
Facebook
Google
Ghi nhớ tài khoản
Đăng nhập
Thông báo
Bạn đã gửi thành công. |
https://tamanhhospital.vn/vo-oi-bao-lau-thi-sinh/ | 28/03/2024 | Vỡ ối bao lâu thì sinh? Có đau bụng không? Khi nào cần nhập viện? | Vỡ ối là một trong những dấu hiệu báo hiệu thai nhi sắp chào đời ở những tuần cuối thai kỳ. Thế nhưng, mẹ đã biết vỡ ối bao lâu thì sinh để kịp di chuyển đến cơ sở y tế, đảm bảo cuộc “vượt cạn” an toàn? Trong bài viết dưới đây, bác sĩ Dương Việt Bắc Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội chia sẻ những thông tin hữu ích giúp mẹ và gia đình biết cần làm gì khi thấy hiện tượng vỡ ối.
Mục lụcCần biết gì về vỡ ối?Những biểu hiện cho thấy ối bị vỡVỡ ối bao lâu thì sinh?Vỡ ối nhưng không đau bụng có bình thường không?Vỡ ối bao lâu thì sinh để chuẩn bị thời gian nhập viện?Lưu ý khi bị vỡ ốiCần biết gì về vỡ ối?
Trong suốt thai kỳ, thai nhi được bao bọc bởi một chiếc túi có màng bên trong chứa đầy chất lỏng gọi là túi ối. Túi ối còn gọi là túi thai đảm nhận nhiệm vụ che chở và bảo vệ thai nhi khỏi các xâm nhập có hại từ môi trường bên ngoài, cũng như là môi trường nuôi dưỡng để thai nhi có thể phát triển, không bị chèn ép bởi các cơ quan nội tạng xung quanh. (1)
Chất lỏng trong túi ối được gọi là nước ối, có màu trong suốt và sẽ xuất hiện từ ngày thứ 12 sau khi quá trình thụ thai diễn ra thành công. Trong nước ối chứa nhiều thành phần quan trọng, chẳng hạn như chất dinh dưỡng, hormone và kháng thể chống nhiễm trùng. Khi đo lượng nước ối trong bụng mẹ, mức cao nhất có thể lên đến 1 lít. Từ tuần thứ 36 trở đi, nước ối sẽ bắt đầu giảm dần để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ diễn ra.
Bác sĩ Việt Bắc chia sẻ, trong giai đoạn đầu thai kỳ nước ối có màu trắng trong, sau đó cùng với sự phát triển của thai nhi nước ối sẽ trở nên đục dần. Ở tuần thứ 38 trở đi có thể thấy nước ối có màu trắng đục như nước vo gạo.
Bước vào giai đoạn chuyển dạ, nước ối giữ nhiều vai trò quan trọng đối với mẹ và thai nhi:
Giúp cổ tử cung xóa mở một cách thuận lợi hơn.
Nhờ có nước ối, những cơn co thắt tử cung trong quá trình chuyển dạ không gây sang chấn cho thai nhi.
Môi trường nước ối vô trùng sẽ đảm bảo sự an toàn cho mẹ và thai nhi khi chuyển dạ, phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
Nước ối có tính nhờn nên sẽ giúp bôi trơn đường sinh dục, nhờ đó mẹ sinh nở dễ dàng hơn.
Vỡ ối là hiện tượng túi ối vỡ ra làm rò rỉ nước ối chảy ra ngoài theo đường âm đạo của mẹ. Đây là một trong những dấu hiệu quan trọng báo hiệu mẹ sắp bước vào cuộc “vượt cạn”, thai nhi sắp chào đời. Vì thế, hầu hết mẹ bầu ở những tuần cuối thai kỳ đều lo lắng và hồi hộp không biết khi nào sẽ vỡ ối, cũng như vỡ ối bao lâu thì đẻ? Trước tiên, mẹ cần biết những biểu hiện của vỡ ối để di chuyển đến cơ sở y tế kịp thời. (2)
Xem thêm: Các dấu hiệu sắp sinh điển hình mẹ bầu cần biết
Mẹ bầu cần biết những dấu hiệu vỡ ối để di chuyển đến cơ sở y tế kịp thời
Những biểu hiện cho thấy ối bị vỡ
Trước khi vỡ ối, mẹ sẽ thấy xuất hiện những cơn co tử cung với tần suất thường xuyên, khá giống với cơn gò khi chuyển dạ. Khi ối vỡ, mẹ sẽ cảm nhận tiếng “bục” và có chất lỏng chảy ra từ âm đạo.
Cảm giác vỡ ối ở mỗi người là khác nhau. Có mẹ cảm thấy dòng nước chảy đột ngột, nhanh và mạnh tuôn ra từ âm đạo nhưng không hề thấy đau. Nhưng có mẹ chỉ cảm thấy dòng nước nhỏ chảy chầm chậm xuống dưới chân hoặc chỉ ẩm ướt ở quần lót. Điều này khiến nhiều mẹ nhầm lẫn, không phân biệt được đó là nước ối, nước tiểu hay dịch tiết âm đạo.
Có thể bạn quan tâm: Vỡ ối nhưng chưa đau đẻ có sao không?
Mẹ có thể phân biệt nước ối với nước tiểu và dịch âm đạo thông qua các đặc điểm sau:
Nước ối: chất lỏng có màu trắng trong hoặc lẫn chất nhầy hay máu. Nước ối không có mùi.
Nước tiểu: có mùi khai đặc trưng và thường có màu vàng nhạt hoặc đậm hơn.
Dịch âm đạo: có màu trắng đục hoặc vàng xanh, có thể có mùi tanh.
“Khi gặp tình trạng rò rỉ chất lỏng từ âm đạo ở những tuần cuối thai kỳ nhưng không chắc chắn về khả năng phân biệt của bản thân, thai phụ cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra xem có phải là vỡ ối hay không và có chỉ định, hướng dẫn thích hợp”, bác sĩ Việt Bắc khuyến cáo.
Vỡ ối bao lâu thì sinh?
Sẽ rất khó đưa ra một con số chính xác cho thắc mắc vỡ ối bao lâu thì sinh vì phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể như thời điểm vỡ ối, thời gian chuyển dạ kéo dài ở mỗi thai phụ… Tuy nhiên, đa số thai phụ sẽ chuyển dạ trong vòng 12 giờ hoặc sớm hơn sau khi vỡ ối. (3)
Nếu mẹ vỡ ối sau tuần thứ 37 của thai kỳ thường sẽ chuyển dạ trong vòng 5 giờ sau đó. Nhưng nếu mẹ vỡ ối trước tuần thứ 37 (khoảng 32-34 tuần), thời gian chuyển dạ sẽ từ 4 ngày đến 1 tuần.
Khi bắt đầu chuyển dạ, mẹ sẽ cảm nhận được những cơn gò tử cung nhẹ trong vài giờ hoặc vài ngày. Cơn gò ngày càng mạnh hơn, đều đặn hơn và cổ tử cung dần mở rộng ra.
Ở giai đoạn chuyển dạ tích cực, cổ tử cung sẽ mở rộng tối đa đến khi đạt đỉnh 10cm và mẹ chính thức bước vào giai đoạn sinh con. Thời gian này là khoảng 8-12 giờ đối với những mẹ sinh con so, có thể nhanh hơn khoảng 5 giờ đối với những mẹ sinh con rạ.
Trong trường hợp đã vỡ ối nhưng mẹ không thể chuyển dạ sinh thường, bác sĩ sẽ chỉ định mổ bắt thai ra ngoài để tránh nguy cơ thai nhi bị nhiễm trùng khi ở trong tử cung quá lâu. Tuy nhiên, cũng có trường hợp mẹ đã lên bàn sinh nhưng chưa có hiện tượng vỡ ối. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định bấm ối để rút ngắn thời gian, nước ối chảy ra ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc chuyển dạ.
Cần lưu ý rằng, với những trường hợp ối vỡ sớm trước tuần thứ 37 của thai kỳ, phụ thuộc vào tuổi thai ở thời điểm đó mà bác sĩ sẽ hướng dẫn xử trí phù hợp. Nếu tuổi thai lớn hoàn toàn có thể can thiệp sinh bé ngay, nhưng nếu tuổi thai nhỏ cần được chăm sóc và tiếp tục dưỡng thai.
“Ngay khi phát hiện các dấu hiệu của vỡ ối, thai phụ cần di chuyển ngay đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án can thiệp xử trí tốt nhất, đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cả hai mẹ con”, bác sĩ Việt Bắc khuyến cáo.
Cổ tử cung xóa mở 10cm sẽ thuận lợi nhất cho quá trình sinh nở
Vỡ ối nhưng không đau bụng có bình thường không?
Bên cạnh thắc mắc vỡ nước ối bao lâu thì sinh, hầu hết mẹ bầu còn lo lắng vỡ ối bao lâu thì đau bụng, nếu không đau bụng thì có sao không?
Thông thường, sau khi vỡ ối thì các cơn co thắt bắt đầu xuất hiện để báo hiệu mẹ chuẩn bị tinh thần cho cuộc “vượt cạn”. Cơn đau bụng được xem là một phản ứng tự nhiên của cơ thể mẹ trước sinh. Nếu mẹ không thấy đau bụng cũng không cần quá lo lắng, có thể do cơ thể chưa kịp thích nghi với phản ứng tự nhiên này.
Tuy nhiên, khi thấy vỡ ối nhưng không đau bụng mẹ cũng cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra, tuyệt đối không chủ quan theo dõi tại nhà đợi xuất hiện cơn đau bụng mới nhập viện. Hậu quả của việc vỡ ối nhưng không can thiệp kịp thời là có thể khiến thai nhi bị ngạt vì thiếu oxy khi còn ở trong tử cung, thai nhi hít phải phân su hoặc một số vấn đề đe dọa sức khỏe hay sự phát triển của trẻ.
Trong quá trình di chuyển đến cơ sở y tế, mẹ cũng cần chú ý đến màu sắc của nước ối. Nếu nước ối có màu nâu đỏ, xanh lục hoặc có mùi hôi, đó là những dấu hiệu cho thấy thai nhi đang gặp nguy hiểm.
Vỡ ối bao lâu thì sinh để chuẩn bị thời gian nhập viện?
Bác sĩ Việt Bắc chia sẻ, trường hợp vỡ ối khi thai bình thường và đủ tháng, mẹ có thể theo dõi ở nhà đến khi xuất hiện những cơn gò chuyển dạ đầu tiên mới nhập viện. Tuy nhiên, không được đợi lâu hơn 24 giờ. Trong trường hợp vỡ ối khi thai kỳ nguy cơ cao hoặc thai chưa đủ tháng, mẹ hãy di chuyển ngay đến cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và hướng dẫn cách xử trí, đảm bảo sự an toàn cho hai mẹ con. (4)
Đặc biệt, mẹ phải nhanh chóng nhập viện nếu nhận thấy nước ối chảy từ âm đạo có những dấu hiệu bất thường như có màu nâu sẫm, màu xanh, có lẫn máu hoặc có mùi hôi. Nước ối có màu xanh là dấu hiệu cho thấy có lẫn phân su, nếu thai nhi hít phải phân su sẽ rất nguy hiểm.
Ngoài ra, mẹ cũng cần nhanh chóng đến cơ sở y tế khi có các triệu chứng sau:
Mẹ không khỏe, sốt lạnh hoặc đổ mồ hôi.
Mẹ có những cơn đau liên tục và kéo dài ở vùng bụng.
Thai nhi giảm hoặc ít cử động hơn so với bình thường.
Ở những tuần cuối thai kỳ mẹ cần đếm cử động thai để đến ngay cơ sở y tế khi thấy thai nhi giảm hoặc ít cử động
Lưu ý khi bị vỡ ối
Khi nhận thấy dấu hiệu của vỡ ối, mẹ cần ghi nhớ những điều sau:
Ghi lại thời điểm thấy chất lỏng chảy ra từ âm đạo, màu sắc và các đặc điểm của chất lỏng.
Sử dụng băng vệ sinh, tã bỉm cho mẹ bầu và quần lót vô khuẩn để hút thấm bớt chất lỏng.
Tuyệt đối không nhét tampon vào trong âm đạo. Không tắm hoặc quan hệ tình dục ở thời điểm này.
Kiểm tra lại những đồ dùng cần thiết khi đi sinh, di chuyển ngay đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn phương thức sinh nở.
Nếu nghi ngờ vỡ ối sớm khi chưa bắt đầu chuyển dạ hoặc khi thai nhi chưa đủ tháng, mẹ cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và hướng dẫn cách xử trí phù hợp, đảm bảo an toàn cho hai mẹ con.
Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia – bác sĩ giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm, sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, phác đồ thăm khám và điều trị cá thể hóa, phối hợp chặt chẽ cùng các chuyên khoa tại bệnh viện như khoa Cấp cứu, Trung tâm Sơ sinh, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh, Trung tâm Xét nghiệm… giúp can thiệp kịp thời các tình huống vỡ ối cấp cứu, đảm bảo cuộc sinh nở an toàn và nhẹ nhàng, mẹ tròn con vuông.
Để tìm hiểu thêm các gói thai sản và gói sinh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, mẹ vui lòng liên hệ đến:
Hy vọng qua bài viết này mẹ đã biết vỡ ối bao lâu thì sinh để di chuyển đến cơ sở y tế kịp thời, chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc “vượt cạn” an toàn. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc băn khoăn nào, mẹ có thể liên hệ đến hotline Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các chuyên gia – bác sĩ Sản Phụ khoa giỏi hỗ trợ! |
https://dantri.com.vn/suc-khoe/xu-tri-nhu-the-nao-neu-duong-vat-bi-gay-chan-thuong-20231017213827643.htm | 20231017 | Xử trí như thế nào nếu dương vật bị gãy, chấn thương? | Chàng trai bị gãy dương vật mà không biết
Chuẩn bị lấy vợ, anh Thành (26 tuổi) quyết định tới Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) khám với tâm trạng lo lắng.
Chia sẻ với bác sĩ, Thành cho biết anh là một vận động viên bóng chuyền. Năm 22 tuổi, trong một trận thi đấu, anh không may bị bóng đập vào vùng tam giác. Nhưng lúc đó vẫn còn trẻ, anh nghĩ chắc không sao vì cũng không quá đau.
Ít ngày sau cú va chạm đó, anh thấy dương vật hơi tím, đau nhưng theo dõi vài hôm anh lại thấy bình thường nên không đi khám. Tuy nhiên, một thời gian sau anh thấy dương vật có biểu hiện bị cong, thậm chí bé đi, mỗi lần dương vật cương anh lại thấy đau.
Sự việc xảy ra đã 4 năm, sau bao lần trì hoãn vì ngại, lần này anh quyết định đi khám vì sắp lấy vợ. Anh lo sợ khó có thể quan hệ được.
Trực tiếp thăm khám bệnh nhân Thành, ThS.BS Nguyễn Văn Đức, Đơn nguyên Nam học, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, cho biết, trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, nam giới rất có thể gặp phải tai nạn gãy dương vật, tuy nhiên giống như Thành nhiều người thường bỏ qua và không thăm khám kịp thời.
ThS.BS Nguyễn Văn Đức, Đơn nguyên Nam học, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Ảnh: N.P).
Hậu quả như trường hợp của Thành là các mảng xơ lớn hình thành ở thân dương vật khiến bệnh nhân bị đau khi cương, dương vật bị nhỏ lại.
Theo BS Đức, gãy dương vật có thể xảy ra do chơi thể thao, tai nạn giao thông... Khi các mô ở thể hang và bao trắng của dương vật bị rách, máu sẽ chảy ra ngoài các tổ chức dưới da thân dương vật, khiến dương vật bị bầm tím.
Một số trường hợp xảy ra trong quá trình quan hệ tình dục, khi dương vật đang cương cứng bị uốn cong một cách đột ngột, gây ra sự đứt gãy ở thể hang và bao trắng của dương vật.
Với những trường hợp có tiền sử bị chấn thương dương vật, gãy dương vật, lâu dần theo thời gian kích thước, hình thái của dương vật sẽ bị ảnh hưởng (cong vẹo sang một bên làm dương vật bị cong), dễ dẫn đến tình trạng rối loạn cương dương.
Nếu dương vật bị chấn thương trong thời gian ở tuổi dậy thì, hậu quả lớn nhất là cậu nhỏ sẽ bị hạn chế sự phát triển. Các phương pháp ăn uống, luyện tập để tăng kích thước dương vật cũng không còn hiệu quả. Về lâu dài, các mảng xơ phát triển còn làm hạn chế kích thước dương vật cả về chiều dài lẫn chu vi.
Giải pháp khắc phục hậu quả khi bị gãy dương vật
Theo BS Đức, tùy tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Bệnh nhân có thể được phẫu thuật loại bỏ mảng xơ để tăng giãn nở. Tuy nhiên, đối với những trường hợp dương vật bị hậu quả nặng nề sau chấn thương dẫn tới nhỏ, ngắn lại thì phẫu thuật này không có tác dụng.
Trường hợp bệnh nhân Thành, dương vật đã bị cong, thu nhỏ do chấn thương nên bác sĩ đã chỉ định phẫu thuật bằng cách đặt miếng độn sinh học megaderm để giúp bệnh nhân tăng kích cỡ.
Miếng độn sinh học được tạo ra từ mô của người nên nguy cơ thải ghép cực thấp (Ảnh một ca phẫu thuật đặt miếng độn sinh học: BV).
"Đây là vật liệu y tế có cấu tạo từ mô da người đã được xử lý bằng công nghệ cao làm bất hoạt hoặc loại bỏ các mảnh vụn tế bào, kháng nguyên và virus tiềm ẩn trong khi vẫn duy trì tính toàn vẹn cấu trúc vốn có trong collagen", BS Đức nói.
Vật liệu này đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng trong phẫu thuật làm to dương vật. Ưu điểm của nó là được tạo ra từ mô của người nên nguy cơ thải ghép cực thấp.
Phần mô là phần mà ở cơ thể nào cũng giống nhau, vì vậy, khả năng tích hợp vào cơ thể người rất cao. Khi đặt vào dương vật, các mạch máu, mỡ, các tổ chức ở dưới da thẩm thấu vào miếng độn, nhờ đó nó "sống" được trong cơ thể. Sau 6 tháng, miếng độn này sẽ gắn chặt vào thân của dương vật, giống như bộ phận của cơ thể người, sờ, nhìn tự nhiên như da thật.
Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn Hà Nội là cơ sở y tế công lập đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tấm độn sinh học trong phẫu thuật làm to dương vật.
Nhằm hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn không may gặp chấn thương dương vật hoặc do bẩm sinh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn quyết định giảm 50% chi phí phẫu thuật bằng phương pháp sử dụng tấm độn sinh học megaderm cho 30 bệnh nhân đăng ký trên toàn quốc.
Chương trình bắt đầu từ ngày 1/10. Bệnh nhân có nhu cầu có thể liên hệ Đơn nguyên Nam học, Bệnh viện Xanh Pôn.
Dấu hiệu dương vật bị gãy
Theo BS Đức, khi có những dấu hiệu dưới đây rất có thể dương vật bị gãy:
- Đau dương vật ngay khi bị chấn thương.
- Nghe thấy âm thanh bật hoặc nứt.
- Mất cương cứng một cách đột ngột.
- Sưng ở trục dương vật.
- Bầm tím ở trục dương vật do chảy máu bên dưới da.
- Có máu trong nước tiểu hoặc ở đầu dương vật.
Khi nghi ngờ bị gãy dương vật, nam giới nên đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức để được bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời.
Gãy dương vật là một tình trạng cấp cứu tiết niệu vì nó có thể ảnh hưởng vĩnh viễn đến chức năng sinh dục và tiết niệu của nam giới. Bệnh nhân bị gãy dương vật nếu không được phẫu thuật kịp thời, dương vật có thể dần hết tím, hết sưng to sau nhiều ngày, nhưng dương vật sẽ bị xơ hóa do tụ máu dẫn đến biến chứng cong, gập góc nặng và không thể quan hệ tình dục được.
Việc chỉnh sửa biến chứng cong dương vật phức tạp hơn và cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tiết niệu. Việc điều trị càng sớm thì khả năng hồi phục hoàn toàn càng cao.
* Tên nhân vật đã được thay đổi. |
https://dantri.com.vn/suc-khoe/nam-gioi-that-ong-dan-tinh-co-con-lai-duoc-khong-20211011190208061.htm | 20211011 | Nam giới thắt ống dẫn tinh có con lại được không? | Thắt ống dẫn tinh là hình thức tránh thai vĩnh viễn phổ biến thứ hai ở Mỹ. Bác sĩ chuyên khoa tiết niệu Elmer B. Pineda, Trung tâm Y tế Bệnh viện Pomona Valley (Mỹ) cho biết, chúng có thể hồi phục, song thực tế chỉ 6% những người đã thắt ống dẫn tinh yêu cầu thay đổi.
Thắt ống dẫn tinh là một thủ thuật đơn giản nhằm cắt bỏ một phần ống dẫn tinh và bít 2 đầu ống dẫn lại bằng phương pháp đốt điện hoặc laser, mục đích là để ngăn chặn tinh trùng đi ra ngoài và tránh thai. Ống dẫn tinh đã bị thắt có thể nối lại được để tinh trùng có thể đi vào tinh dịch và khôi phục lại khả năng sinh sản. Thủ thuật này phức tạp hơn nhiều so với việc thắt ống dẫn tinh.
Tuy nhiên, việc nối lại ống dẫn tinh không đảm bảo 100% cho việc mang thai. Theo bác sĩ Elmer B. Pineda có rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến việc mang thai như tuổi của người vợ khi mong muốn có thai, tay nghề của bác sĩ, các vấn đề về khả năng sinh sản trong quá khứ trước khi thắt ống dẫn tinh.
Theo Insider, mặc dù bạn có thể nối lại ống dẫn tinh bất cứ lúc nào, nhưng thành công sẽ lớn hơn nếu bạn làm thủ thuật này sớm hơn. Ví dụ, tỷ lệ mang thai thành công có thể lên đến 76% nếu việc nối lại ống dẫn tinh được thực hiện trong vòng 3 năm sau khi thắt ống dẫn tinh, nhưng giảm xuống còn khoảng 30% sau 15 năm hoặc hơn, bác sĩ khoa tiết niệu Jessica Yih của Đại học Bang Ohio (Mỹ) cho biết.
Theo bác sĩ Pineda, một ca nối lại ống dẫn tinh được thực hiện dưới gây mê toàn thân và mất khoảng 2-4 giờ. Bác sĩ sẽ xét nghiệm tinh dịch đồ cho bệnh nhân từ 2 đến 3 tháng một lần để xác định số lượng tinh trùng. Và sự kiên nhẫn là chìa khóa ở đây, vì có thể mất 4 đến 12 tháng để bạn đời của bạn có thể mang thai sau khi bạn nối lại ống dẫn tinh bị thắt.
Sau khi làm thủ thuật, bạn có thể thấy khó chịu nhẹ ở bìu, bìu sưng tấy, chảy máu, nhiễm trùng có thể xảy ra dù nguycơ thấp - dưới 3%.
"Bệnh nhân thường được khuyên đeo giá đỡ ở bìu, như dây buộc trong khoảng một tháng sau đó. Đồng thời, tránh hoạt động gắng sức và không nâng bất cứ vật gì nặng hơn 2-5 kg trong khoảng bốn tuần", bác sĩ Pineda nói.
Ngoài ra, sau khi phẫu thuật cánh mày râu lưu ý không xuất tinh trong vòng một tháng. Việc xuất tinh có thể gây căng thẳng cho các ống được nối lại và làm tăng nguy cơ thất bại do các mô sẹo ngăn chặn kết nối.
Bác sĩ khuyên nếu bạn đang cân nhắc việc thắt lại ống dẫn tinh, bạn càng thực hiện sớm thì kết quả càng tốt. |
https://tamanhhospital.vn/chi-phi-dat-vong-tranh-thai-gia-bao-nhieu/ | 07/10/2022 | Chi phí đặt vòng tránh thai giá bao nhiêu? Đặt vòng ở đâu tốt? | Đặt vòng tránh thai là ưu tiên lựa chọn của nhiều chị em khi chưa có ý định sinh con bởi phương pháp này vừa an toàn vừa hiệu quả. Tuy nhiên, một vấn đề khiến chị em phân vân là đặt vòng tránh thai bao nhiêu tiền, chi phí đặt vòng tránh thai có đắt không?
Thấu hiểu điều đó, BS.CKI Hồ Thị Khánh Quyên, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM đã có những chia sẻ chi tiết về phương pháp, công dụng của vòng và giá đặt vòng hiện tại để chị em có thể tham khảo và cân nhắc lựa chọn.
Mục lụcƯu điểm của phương pháp đặt vòng tránh thaiĐặt vòng tránh thai bao nhiêu tiền?Vòng tránh thai chứa đồng TCuVòng tránh thai nội tiết MirenaYếu tố ảnh hưởng đến chi phí đặt vòng tránh thai1. Đơn vị thực hiện đặt vòng2. Chi phí thăm khám ban đầu3. Tình trạng sức khỏe4. Loại vòng tránh thai5. Chi phí tái khámLưu ý khi đặt vòng tránh thaiƯu điểm của phương pháp đặt vòng tránh thai
Vòng tránh thai đặt trong tử cung còn được gọi là dụng cụ tử cung (IUD), thường có hình chữ T, được đặt vào trong tử cung của người phụ nữ để ngăn cản việc tinh trùng tiếp xúc với trứng, cũng như ngăn trứng làm tổ trong lòng tử cung và phát triển thành bào thai. (1)
BS.CKI Hồ Thị Khánh Quyên, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, hiện nay có rất nhiều phương pháp tránh thai khác nhau như uống thuốc tránh thai, sử dụng bao cao su, miếng dán tránh thai, thắt ống dẫn trứng, thắt ống dẫn tinh…
Trong đó, phương pháp đặt vòng tránh thai được nhiều chị em phụ nữ ưu tiên lựa chọn vì nhiều ưu điểm. Cụ thể là:
Có 2 loại vòng tránh thai thông dụng cho chị em lựa chọn: vòng tránh thai chứa đồng cho hiệu quả ngừa thai khoảng 95%, và vòng tránh thai chứa nội tiết cho hiệu quả ngừa thai cao hơn – lên tới 98%.
Vòng tránh thai cho hiệu quả ngừa thai ngay sau khi đặt vòng, có tác dụng lên đến 5-10 năm tùy loại.
Thực hiện nhanh chóng, nhẹ nhàng.
Ít ảnh hưởng đến hoạt động quan hệ tình dục.
Không cần phải ghi nhớ thực hiện mỗi ngày như uống thuốc tránh thai hàng ngày.
Phù hợp cho chị em không sử dụng được thuốc tránh thai, hoặc mắc các bệnh lý như tiểu đường, tăng huyết áp…
Là phương pháp an toàn cho phụ nữ đang cho con bú.
Không gây các tác dụng phụ về mặt nội tiết như nổi mụn, căng tức ngực, đau đầu…
Khi mong muốn có thai trở lại, chị em chỉ cần đến bệnh viện để được Bác sĩ Sản Phụ khoa tháo vòng. Sau lấy vòng khoảng 3-4 tuần sẽ bắt đầu có hiện tượng kinh nguyệt trở lại.
Bác sĩ Khánh Quyên khuyến cáo, đặt vòng tránh thai rất tiện lợi, tuy nhiên chị em cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và sử dụng loại vòng phù hợp với cơ thể để không phải đối mặt với nguy cơ viêm nhiễm đường sinh dục gây khó tháo vòng hoặc các biến chứng khác.
Thêm vào đó, cần lưu ý đặt vòng chỉ có tác dụng ngừa thai, không giúp chị em tránh được nguy cơ nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục. Chính vì thế, chị em nên thực hiện quan hệ tình dục an toàn, có thể cân nhắc sử dụng thêm biện pháp bảo vệ khác như bao cao su để tăng hiệu quả ngừa thai và phòng ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Đặt vòng tránh thai bao nhiêu tiền?
Đặt vòng tránh thai hết bao nhiêu tiền là thắc mắc của rất nhiều chị em khi tìm hiểu phương pháp này. Bác sĩ Khánh Quyên cho biết, chi phí sẽ phụ thuộc vào loại vòng tránh thai. Hiện nay có 2 loại vòng tránh thai với chất liệu, công dụng và tác dụng ngừa thai mang lại khác nhau, do đó mức giá cũng khác nhau.
Tại Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, có 2 loại vòng tránh thai được sử dụng phổ biến là vòng tránh thai chứa đồng TCu và vòng tránh thai nội tiết Mirena.
Vòng tránh thai chứa đồng TCu
Vòng tránh thai chứa đồng TCu có một lượng đồng nhỏ bao quanh lõi dẻo hình chữ T. Cơ chế ngừa thai của loại vòng này chính là nhờ vào sự phóng thích của đồng vào buồng tử cung, làm tăng phản ứng viêm để gây ra các cơn co tử cung, ngăn cản sự làm tổ của trứng. (2)
Thêm vào đó, các ion đồng còn làm thay đổi sinh hóa của chất nhầy ở cổ tử cung, từ đó gây ảnh hưởng đến khả năng sống, hoạt hóa và di động của tinh trùng đến gặp trứng. Đồng thời làm thay đổi niêm mạc tử cung, ngăn cản sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.
Vòng tránh thai chứa đồng TCu cho hiệu quả ngừa thai khoảng 95% và lâu dài, có thể lên đến 10 năm với giá thành tương đối rẻ. Tại Trung tâm Sản Phụ khoa, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chi phí đặt vòng tránh thai chứa đồng TCu hiện nay là khoảng 1.000.000 đồng (*).
Vòng tránh thai nội tiết Mirena
Vòng tránh thai nội tiết Mirena có chứa hormone Progestin để ngừa thai. Cơ chế hoạt động của vòng là hormone Progestin sẽ làm đặc chất nhầy ở cổ tử cung để ngăn không cho tinh trùng vào buồng tử cung gặp trứng và thụ thai. (3)
Ngoài ra, hormone Progestin còn ngăn không cho rụng trứng, nghĩa là không có trứng để tinh trùng đến thụ tinh.
So với vòng tránh thai chứa đồng TCu, vòng tránh thai nội tiết Mirena cho hiệu quả ngừa thai lên đến 98%. Bên cạnh tác dụng ngừa thai, vòng tránh thai nội tiết Mirena còn hỗ trợ giảm triệu chứng đau bụng kinh hoặc cường kinh.
Chính bởi ưu điểm nổi trội này, giá đặt vòng tránh thai nội tiết Mirena sẽ cao hơn. Tại Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hiện nay đặt vòng Mirena có giá khoảng 4.000.000 đồng (*). Nếu khả năng tài chính cho phép, chị em có thể cân nhắc đặt vòng nội tiết Mirena để cho hiệu quả cao hơn.
Tóm lại, chi phí đặt vòng ngừa thai tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là:
STT
Loại vòng
Giá (VNĐ)
1
Vòng tránh thai chứa đồng TCu
1.000.000
2
Vòng tránh thai nội tiết Mirena
4.000.000
*Lưu ý bảng giá dịch vụ trên đây là bảng giá tham khảo, có thể thay đổi. Khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp bệnh viện để được tư vấn cụ thể về chi phí tại thời điểm khách hàng sử dụng dịch vụ.
Yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đặt vòng tránh thai
Bác sĩ Khánh Quyên cho biết, chi phí đặt vòng tránh thai có thể có sự khác nhau giữa các bệnh viện hoặc cơ sở y tế. Khi tìm hiểu thông tin, chị em cần lưu ý những yếu tố sau bởi nó quyết định đến giá đặt vòng tránh thai, bao gồm:
1. Đơn vị thực hiện đặt vòng
Để thực hiện, chị em nên đến các Trung tâm Sản Phụ khoa hoặc cơ sở y tế có chuyên khoa Sản uy tín để được tư vấn và thực hiện thủ thuật an toàn.
Chi phí đặt vòng tránh thai ở mỗi cơ sở y tế khác nhau
2. Chi phí thăm khám ban đầu
Trước khi tiến hành đặt vòng tránh thai, chị em sẽ được thăm khám phụ khoa ban đầu, hỏi gian kinh nguyệt, tiền sử bệnh lý nếu có cũng như thời gian mong muốn có thai trong tương lai. Bác sĩ có thể yêu cầu chị em tham gia kiểm tra cơ quan sinh dục, siêu âm…
Tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, mức chi phí thăm khám ban đầu với chuyên gia Sản Phụ khoa là 160.000 đồng, siêu âm âm đạo tử cung – buồng trứng là 400.000 đồng, chi phí đặt vòng tùy loại vòng. Mức chi phí này có sự điều chỉnh ở mỗi cơ sở.(*)
3. Tình trạng sức khỏe
Đặt vòng tránh thai phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe của chị em. Chính vì thế, trước khi đặt vòng bác sĩ sẽ kiểm tra thật kỹ sức khỏe vùng kín. Nếu phát hiện có dấu hiệu viêm nhiễm hoặc nghi ngờ mắc bệnh lý phụ khoa, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị trước khi đặt vòng. Bởi nếu đặt vòng khi vùng kín có viêm nhiễm thì khả năng chị em gặp biến chứng rất cao.
Do đó, nếu chị em bị viêm nhiễm vùng kín hoặc có bất kỳ bệnh phụ khoa nào, chị em sẽ mất thêm một khoản chi phí để điều trị bệnh trước khi đặt vòng.
4. Loại vòng tránh thai
Như đã chia sẻ ở trên, hiện nay trên thị trường có 2 loại vòng tránh thai phổ biến là vòng tránh thai chứa đồng TCu và vòng tránh thai nội tiết Mirena. Mỗi loại vòng có mức giá khác nhau. Vòng nội tiết cho hiệu quả cao và lâu dài hơn nên chi phí sẽ cao hơn vòng chứa đồng.
5. Chi phí tái khám
Sau khi thực hiện, chị em sẽ được hẹn tái khám để kiểm tra vị trí vòng đã ổn định chưa, tử cung phụ nữ có chấp nhận vòng hay không. Thông thường chi phí tái khám sẽ tương tự như chi phí thăm khám ban đầu.
Bác sĩ Khánh Quyên khuyến cáo, chị em nên thăm khám với các chuyên gia Sản Phụ khoa để được tư vấn và hướng dẫn chọn loại vòng phù hợp, từ đó sẽ có giá đặt vòng tránh thai chính xác.
(*) Lưu ý bảng giá dịch vụ trên đây là bảng giá tham khảo, có thể thay đổi. Khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp bệnh viện để được tư vấn cụ thể về chi phí tại thời điểm khách hàng sử dụng dịch vụ. Bạn có thể liên hệ hotline BVĐK Tâm Anh TP.HCM (0287 102 6789 – 093 180 6858) hoặc BVĐK Tâm Anh Hà Nội (024 3872 3872 – 024 7106 6858) để được tư vấn giá chính xác.
Lưu ý khi đặt vòng tránh thai
Đặt vòng tránh thai là phương pháp ngừa thai đơn giản được nhiều chị em lựa chọn. Để phát huy tác dụng ngừa thai cao nhất, bác sĩ Khánh Quyên chia sẻ một số lưu ý trong suốt quá trình đặt vòng chị em cần ghi nhớ:
Thời gian có thể đặt vòng là vào ngày 4-5 của chu kỳ kinh, tức là khi gần sạch kinh nguyệt. Thời gian tốt nhất là ngay sau khi vừa hết kinh nguyệt.
Thủ thuật đặt vòng đơn giản, chị em không mất nhiều thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi cơ thể.
Sau khi đặt vòng sẽ phát huy tác dụng ngừa thai ngay, chị em có thể quan hệ tình dục ngay sau khi hết ra huyết.
Với phụ nữ mới sinh, không nên đặt vòng tránh thai ngay sau sinh bởi tử cung chưa phục hồi và chưa trở về kích thước ban đầu, cổ tử cung còn mở hoặc giãn rộng có thể khiến vòng rơi khỏi vị trí. Phụ nữ sau sinh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn thời gian đặt vòng thích hợp. Thông thường, có thể đặt vòng sau khoảng 6-8 tuần hậu sản hoặc sau kỳ kinh đầu tiên. (4)
Sau đặt vòng, nếu chị em xuất hiện những dấu hiệu bất thường như sốt cao, đau bụng dữ dội, thời gian kinh nguyệt kéo dài hơn, quan hệ tình dục cảm giác đau, tiểu tiện rơi vòng… thì cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám, kiểm tra vị trí của vòng.
Nếu bị sốt, đau bụng dữ dội, quan hệ đau, tiểu tiện rớt vòng… chị em nên đến bệnh viện ngay để được xử trí
Để được các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tư vấn và hướng dẫn chọn loại vòng tránh thai phù hợp, hiệu quả cao, chị em vui lòng liên hệ đến:
Hy vọng qua bài viết này chị em đã nắm được những yếu tố quyết định đến chi phí đặt vòng tránh thai. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, chị em có thể liên hệ đến hotline Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi hỗ trợ! |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/xet-nghiem-chan-doan-benh-khop-vi | Xét nghiệm chẩn đoán bệnh khớp | Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý thường gặp hiện nay, cần rất nhiều yếu tố để chẩn đoán một cách chính xác nhất căn bệnh này. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh khớp rất đa dạng và cần được thực hiện rất nhiều các loại xét nghiệm chẩn đoán bệnh khớp thì mới có thể khẳng định được chẩn đoán bệnh.
1. Vì sao phải làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh khớp?
Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh lý bị gây ra bởi những rối loạn về hệ miễn dịch của con người và có độ phức tạp rất cao. Triệu chứng viêm khớp dạng thấp bao gồm:Sau khi ngủ dậy vào buổi sáng thường có dấu hiệu cứng khớp, diễn ra trong 1 giờ, lặp lại nhiều lần.Có khoảng từ 3 khớp trở lên bị viêm, những dấu hiệu viêm có thể thấy bằng mắt thường như các khớp viêm thường đối xứng nhau, thường xảy ra ở bàn tay, kéo dài hơn 1 tuần.Xuất hiện những hạt cứng dưới da, kích thước khoảng 5- 15 mm, không đau, cố định, vị trí thường ở khuỷu tay, cổ tay, đầu gối.Da xanh, thiếu máuSốt, cơ thể mệt mỏiVì những triệu chứng lâm sàng cũng như những dấu hiệu viêm khớp khá dễ nhầm lẫn với những tình trạng bệnh lý khác nên khi bệnh nhân có những dấu hiệu nghi ngờ thì cần được thực hiện các xét nghiệm viêm khớp bao gồm rất nhiều loại để chẩn đoán được chính xác nhất có thể. Bên cạnh việc củng cố chẩn đoán bệnh viêm khớp, xét nghiệm chẩn đoán bệnh khớp còn góp phần đánh giá được mức độ cũng như diễn tiến của bệnh lý này. Người bệnh có triệu chứng sốt kèm mệt mỏi 2. Các loại xét nghiệm chẩn đoán bệnh khớp
Các loại xét nghiệm chẩn đoán bệnh khớp bao gồm 2 loại chính là xét nghiệm cơ bản và xét nghiệm đặc hiệu:2.1 Xét nghiệm cơ bảnMột số xét nghiệm cơ bản nhằm kiểm tra tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể và có thể góp phần vào việc chẩn đoán phân biệt giữa viêm khớp dạng thấp và một số bệnh lý khác như sau:Xét nghiệm công thức máu: là xét nghiệm giúp kiểm tra số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu để đánh giá tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể cũng như tổng trạng sức khỏe của người bệnh. Khi cơ thể xảy ra viêm nhiễm thì thường số lượng hồng cầu sẽ giảm, thay vào đó bạch cầu và tiểu cầu sẽ tăng lên.Xét nghiệm hóa sinh: là loại xét nghiệm cơ bản giúp đánh giá được qua trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể có những vấn đề bất thường hay không như nồng độ chất điện giải, muối ion hóa như Natri, Kali, Clorua... Một số chỉ số hóa sinh còn giúp khảo sát tình trạng bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, đánh giá được chức năng thận, gan...
Xét nghiệm tốc độ lắng máu ESR: là xét nghiệm kiểm tra tốc độ lắng của tế bào hồng cầu trong máu giúp đánh giá được viêm nhiễm diễn ra trong cơ thể. Ở trạng thái bình thường thì nam giới có tốc độ lắng máu là 1- 13 mm/hr và nữ là 1- 20 mm/hr nhưng khi bị viêm khớp dạng thấp thì chỉ số ESR tăng cao hơn mức này và dưới 100 mm/hr, nếu quá 100 mm/hr thì có thể là một tình trạng viêm nhiễm khác hoặc có thể là ung thư hay chấn thương. Đây là phương pháp khá nhanh và hiệu quả trong việc đánh giá tình trạng viêm nhiễm của cơ thể, tuy nhiên vẫn có hạn chế về mặt không thể tìm ra nguyên nhân viêm nhiễm.Xét nghiệm CRP: là phương pháp cho phép đo lượng protein phản ứng C có trong máu, cũng là một phương pháp để khảo sát hiện tượng viêm nhiễm, đặc biệt là viêm nhiễm cấp tính. Cụ thể là chỉ số CRP của một bệnh nhân có tình trạng viêm nhiễm sẽ tăng lên trong 6 giờ đầu. Ngoài ra, chỉ số CRP cũng độc lập với giá trị của Globulin và Hematocrit nên đối với những bệnh nhân có bất thường về 2 chỉ số này thì xét nghiệm CRP là một lựa chọn hiệu quả để đánh giá tình trạng viêm cấp tính.Xét nghiệm kháng thể kháng nhân ANA: đây là loại xét nghiệm giúp phân biệt được viêm khớp dạng thấp với những bệnh xương khớp khác và bệnh Lupus ban đỏ. Cách tiến hành xét nghiệm được thực hiện thông qua quan sát mẫu huyết thanh của bệnh nhân dưới kính hiển vi chuyên dụng. Theo một số thống kê cho thấy tỷ lệ ANA dương tính bị viêm khớp dạng thấp là 50% và với bệnh Lupus ban đỏ là 95%. Xét nghiệm kháng thể kháng nhân ANA Xét nghiệm Anti DNA và Anti Smith: là xét nghiệm góp phần củng cố thêm chẩn đoán cũng như phân biệt viêm khớp dạng thấp với bệnh Lupus ban đỏ. Nếu ANA dương tính và xét nghiệm có sự xuất hiện của Anti DNA và Anti Smith thì có thể kết luận bệnh nhân bị Lupus ban đỏ và loại trừ chẩn đoán viêm khớp dạng thấp trong trường hợp này.Xét nghiệm kiểm tra tình trạng phổi và thận: đánh giá chức năng phổi và thận có thể giúp khảo sát được mức độ nặng nhẹ của bệnh viêm khớp dạng thấp vì hội chứng viêm khớp có gây ảnh hưởng đến 2 cơ quan này. Có khoảng 20% bệnh nhân viêm khớp dạng thấp sẽ bị viêm phổi mãn tính. Và khi điều trị hội chứng viêm khớp không đúng cách thì thường sẽ có những dấu hiệu tổn thương thận nên xét nghiệm này rất quan trọng trong việc đánh giá điều trị.Đo điện tâm đồ: đây là kỹ thuật giúp khảo sát mức độ biến chứng về tim mạch của bệnh viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, nếu có thực hiện phẫu thuật trong viêm khớp dạng thấp thì việc đo điện tâm đồ cũng giúp đánh giá tình trạng bệnh nhân trước mổ để tiến hành phẫu thuật . Đo điện tâm đồ: 2.2 Xét nghiệm đặc hiệuCác xét nghiệm viêm khớp đặc hiệu có giá trị cao trong việc chẩn đoán bao gồm:Yếu tố RF trong huyết thanh: giá trị định tính và định lượng của yếu tố RF có giá trị rất cao trong việc chẩn đoán hội chứng viêm khớp và đặc biệt là bệnh lý viêm khớp dạng thấp. RF là một loại kháng thể được sinh ra bởi hệ miễn dịch của con người. Xét nghiệm viêm khớp RF thường cho giá trị cao khi bệnh nhân bị rối loạn hệ thống nói trên, gây ra tình trạng viêm nhiễm cho cơ thể. Nếu chỉ số RF tăng cao thì bệnh nhân đang mắc phải hội chứng viêm khớp hoặc hội chứng Sjogren. Vẫn có trường hợp RF âm tính nhưng bệnh nhân đang mắc phải viêm khớp dạng thấp là âm tính giả, hoặc RF dương tính với những bệnh nhân khỏe mạnh hoặc bị những bệnh lý khác gọi là dương tính giả. Vì những lý do trên là yếu tố dạng thấp RF không thực sự đặc hiệu và không phải là tiêu chuẩn vàng để kết luận bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp.Xét nghiệm Anti CCP: anti CCP là một yếu tố dạng thấp cũng được tạo ra bởi hệ miễn dịch và khi hệ miễn dịch bị rối loạn thì Anti CCP cũng tăng rất cao như yếu tố RF. Tuy nhiên, Anti CCP có nhiều ưu điểm hơn RF như độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn. Xét nghiệm Anti CCP thường được thực hiện cùng lúc với xét nghiệm viêm khớp RF và phải có những dấu hiệu lâm sàng kèm theo để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp.Chụp X quang và những kỹ thuật khác: hình ảnh chụp X quang cho kết quả có tổn thương ở khớp nào hay không, xương khớp có bị mòn không, có di lệch hay không. Thường thì sẽ có chỉ định chụp X quang tại 2 bàn chân, 2 bàn tay vì ở vị trí này thường xuất hiện viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, một số kỹ thuật khác như chụp cộng hưởng từ MRI, quét siêu âm cũng giúp các bác sĩ chẩn đoán và theo dõi tình trạng sức khỏe, những tổn thương phần mềm trên cơ thể bệnh nhân một cách tốt nhất. Hình ảnh X quang khớp gối Có rất nhiều loại xét nghiệm chẩn đoán bệnh khớp mà những bệnh nhân khi có triệu chứng nghi ngờ cần thực hiện đầy đủ để chẩn đoán bệnh cũng như đánh giá mức độ tiến triển của bệnh. Trong các loại xét nghiệm chẩn đoán bệnh khớp thì có một số xét nghiệm đặc hiệu mà bệnh nhân chắc chắn phải thực hiện để chẩn đoán xác định bệnh.XEM THÊMBài tập vận động cột sống cổ và khớp vaiThiếu canxi - nguyên nhân hàng đầu gây loãng xương và các bệnh cơ xương khớpPhòng ngừa đau lưng và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng |
|
https://dantri.com.vn/suc-khoe/bien-phap-phong-ngua-gay-sung-20170119225834739.htm | 20170119 | Biện pháp phòng ngừa gãy “súng” | Gãy “súng” hay còn gọi là gãy dương vật là tai nạn phòng the không thường gặp, nhưng khi đã xảy ra thì rất nghiêm trọng. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, nam giới cần biết cách bảo vệ cậu nhỏ tránh gặp rủi ro khi chinh chiến, để tận hưởng khoái cảm tình dục viên mãn và an toàn nhất.
Gãy “súng” vì sao?
So với các cơ quan khác, dương vật là một bộ phận ít bị chấn thương. Tuy nhiên, theo trào lưu sống hưởng thụ nhưng lại ít kiến thức về sức khỏe tình dục như hiện nay của giới trẻ, thì chấn thương và gãy dương vật không còn là chuyện hy hữu. Gãy dương vật theo đúng chuyên khoa nam học được gọi là vỡ thể hang. Gãy dương vật là một dạng chấn thương dương vật do sự giập vỡ của lớp cân trắng bao quanh vật hang và chỉ xảy ra khi chúng đang trong tình trạng cương cứng. Mỗi dương vật được cấu tạo bởi một thể hang gồm hai ống là các bao xơ, rỗng bên trong. Khi dương vật cương cứng, máu sẽ được bơm vào trong hai ống này. Gãy dương vật chính là làm rách bao trắng của thể hang khiến máu chảy ra ngoài dương vật, lan tới bìu, bẹn làm dương vật mềm đi, sưng to và tím gây đau đớn cho bệnh nhân.
Quan hệ tình dục là nguyên nhân hàng đầu gây gãy dương vật. Trong quá trình dập ra dập vào của dương vật trong âm đạo, dương vật bị trượt ra ngoài và đâm vào tầng sinh môn hoặc xương mu gây nên tình trạng cong gập đột ngột làm cân trắng vật hang bị xé rách. Ngoài ra, thủ dâm mạnh hoặc các cách thủ dâm kì quái, tự bẻ dương vật hoặc những cú đá trực tiếp vào dương vật cũng như nhiều loại chấn thương khác khi dương vật đang cương cũng là nguyên nhân gây gãy dương vật.
Khi bị gãy, sau một tiếng “rắc”, bệnh nhân thấy đau chói, rồi dương vật mềm xẹp. Dương vật biến dạng, sưng nề, đổi màu. Ban đầu có màu đỏ, sau chuyển sang màu tím bầm, cuối cùng tím đen như quả bồ quân. Dương vật đổ gục về một bên.
Nếu dương vật bị chấn thương do va đập hoặc sau khi giao hợp mạnh mà dương vật bị đau nhức, có các vết bầm đen trên dương vật, cũng có thể có các cục máu trong các tĩnh mạch ngay dưới da dương vật, tạo thành khối u cứng. Ðôi khi, mạch máu có thể đóng cục, dài vài centimét và cảm thấy như một sợi dây cứng dưới da. Sự bầm tím và tụ máu dưới da dương vật không phải là nghiêm trọng, nhưng chúng có thể gây đau nhức và phải mất vài tuần mới khỏi.
Đa phần mọi người đều ít có kiến thức về chứng gãy “súng” nên có không ít đàn ông bị gãy dương vật nhưng xấu hổ không dám đi khám bác sĩ. Đến khi đau đớn không chịu được mới đến bệnh viện thì cậu nhỏ đã trong tình trạng sưng vù, thâm tím, việc chữa trị và hồi phục gặp nhiều khó khăn. Khi dương vật bị tổn thương, rách thể hang, chảy máu nếu không được cấp cứu ngay tức thì có thể dẫn đến nhiễm trùng, mất máu, nặng hơn là hoại tử. Cho dù tai nạn nặng hay nhẹ thì gãy dương vật rất nguy hiểm, nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm chí còn bị liệt dương.
Nguyên tắc bảo vệ “súng” khi “chinh chiến”
Nỗi lo an toàn cho “cậu nhỏ” không bị gãy, hỏng luôn được phái mạnh đặc biệt chú ý khi yêu. Những phương cách dưới đây sẽ giúp các quý ông gạt bỏ được nỗi sợ hãi gãy “súng” và tận hưởng cuộc yêu trọn vẹn, viên mãn.
Chung thủy một vợ một chồng: không ít ý kiến cho rằng những ca gãy dương vật thường gặp ở người quan hệ vụng trộm ngoài luồng. Tâm lý giải quyết nhanh hay sợ bị bắt gặp cùng với sự lo lắng khiến hai người không có thời gian để chuẩn bị tốt và thường diễn ra ở những nơi không phải để yêu. Trong tình trạng vội vàng như vậy rất dễ bị tai nạn phòng the trong đó có gãy “súng”.
Khúc dạo đầu nhẹ nhàng: Trong lúc quan hệ vì nôn nóng, nhiều người đàn ông cứ muốn nhanh nên dùng lực đẩy thật mạnh trong lúc đối tác của mình chưa sẵn sàng do “cô bé” chưa trơn ướt sẽ rất dễ làm gãy “súng” khi bị trật điểm đến va dương vật vào đáy chậu hoặc xương mu. Điều này cũng có liên quan đến chuyện yêu ngoài luồng, không có nhiều thời gian dạo đầu nhẹ nhàng và chuẩn bị tốt nhất cho cao trào yêu.
Quan hệ đúng tư thế: có nhiều người, nhiều cặp bạn tình thích khám phá những tư thế yêu lạ để tìm cảm giác mạnh, nhưng chỉ một sơ suất nhỏ khi quan hệ sai tư thế hoặc ở tư thế làm khó cho cậu nhỏ thường phải vặn mình sẽ rất dễ gãy “súng”. Không cố tìm cảm giác mạnh, thử ân ái bằng những tư thế độc, lạ, nguy hiểm, không sử dụng chất kích thích, thuốc kích dục không nguồn gốc khiến cuộc ân ái quá phấn khích, để rồi không làm chủ được hành vi, đặc biệt lưu ý với những người luống tuổi.
Không thủ dâm quá đà: Chuyện này xảy ra nhiều ở lứa tuổi mới lớn, khi họ chưa hiểu tác hại của việc thủ dâm nhiều. Cần tránh tuyệt đối, không bao giờ được bẻ dương vật của mình. Các chàng trai trẻ nên dành thời gian rảnh rỗi của mình vào việc luyện tập thể dục, đọc sách, nói chuyện với bạn bè để đầu óc thoải mái, không nghĩ nhiều tới việc “tự sướng”.
Theo BS. Ngô Đình Vũ
Sức khỏe & Đời sống |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chup-cong-huong-tu-trong-chan-doan-benh-parkinson-vi | Chụp cộng hưởng từ trong chẩn đoán bệnh Parkinson | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thục Vỹ - Bác sĩ Chẩn Đoán Hình Ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Bệnh Parkinson là rối loạn hệ thống thần kinh tiến triển ảnh hưởng đến khả năng vận động. Các triệu chứng bắt đầu dần dần, đôi khi bắt đầu bằng một cơn run ở một tay nhưng hầu như không đáng chú ý.
1. Triệu chứng của bệnh Parkinson
Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh Parkinson có thể khác nhau đối với từng người. Các triệu chứng thường bắt đầu ở một bên cơ thể và càng trở nên nặng hơn ở bên đó, ngay cả sau khi các triệu chứng bắt đầu ảnh hưởng đến cả hai bên cơ thể.Các dấu hiệu và triệu chứng của Parkinson có thể bao gồm:Run: Người bệnh thường bắt đầu run ở một chi, thường là bàn tay hoặc ngón tay. Run có thể xuất hiện khi người bệnh nghỉ ngơi.Tốc độ thực hiện các động tác chậm (bradykinesia). Theo thời gian, bệnh Parkinson có thể làm chậm chuyển động khiến hoạt động đơn giản trở nên khó khăn và tốn thời gian. Bước đi của người bệnh có thể trở nên ngắn hơn khi đi bộ, khó ngồi dậy khỏi ghế.Cứng cơ: Cứng cơ có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cơ thể và khi cơ cứng có thể gây đau và hạn chế phạm vi chuyển động của người bệnh.Tư thế xấu và mất thăng bằng. Người bệnh có tư thế khom lưng hoặc có thể gặp vấn đề về thăng bằng do bệnh Parkinson.
Mất các vận động tự động (automatic movements). Bạn có thể bị giảm khả năng thực hiện các động tác vô thức như chớp mắt, mỉm cười hoặc vung tay khi đi bộ.Khả năng nói bị thay đổi. Người bệnh có thể nói nhẹ nhàng, nói nhanh, phát âm không rõ hoặc do dự trước khi nói.Khả năng viết bị thay đổi. Người bệnh có thể gặp khó khăn trong khi viết. Dấu hiệu nhận biết của bệnh Parkinson với triệu chứng run tay 2. Chụp cộng hưởng từ có an toàn cho người bệnh Parkinson không?
Chụp cộng hưởng từ rất an toàn cho người mắc bệnh Parkinson. Tuy nhiên, nếu người bệnh có cấy điện cực vào não (deep brain stimulator) để điều trị bệnh Parkinson, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ trước khi chụp MRI vì thiết bị này có thể cần phải tắt.Một số điều kiện có thể ảnh hưởng đến kết quả chụp MRI như:Máy trợ timĐặt clip trong phình động mạch não (Cerebral aneurysm clip)Cấy kích thích thần kinh,Kim loại trong mắt hoặc hốc mắtCấy ốc tai cho người khiếm thínhCấy ghép thanh giúp ổn định cột sốngBệnh phổi nặng (như viêm khí quản hoặc hội chứng loạn sản phế quản phổi)Trào ngược dạ dày thực quảnCân nặng hơn 300 poundsKhông thể nằm ngửa trong 30 đến 60 phútHội chứng sợ không gian hẹp (Claustrophobia)
3. Người bệnh nên chuẩn bị gì khi chụp cộng hưởng từ?
Các vật dụng cá nhân như đồng hồ, ví, bao gồm thẻ tín dụng có dải từ (do thẻ có thể bị hỏng khi có nam châm) và đồ trang sức nên được để ở nhà nếu có thể, hoặc tháo ra trước khi quét chụp.Mỗi người bệnh có thể mất tới 1 tiếng rưỡi để hoàn thành chụp MRI. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, quy trình này mất khoảng 20 đến 60 phút để chụp được vài chục hình ảnh. Quá trình chụp cộng hưởng từ có thể kéo dài lên đến hơn 1 tiếng đồng hồ Khi bắt đầu, người bệnh sẽ nghe thấy thiết bị tạo ra nhiều âm thanh đập, vang và bóp nghẹt sẽ kéo dài trong vài phút. Một số người bệnh khi chụp MRI cần phải sử dụng thêm chất tương phản từ nhằm giúp bác sĩ nhìn rõ rõ hơn cấu trúc giải phẫu của một số cơ quan.Sau khi chụp xong, người bệnh có thể tiếp tục các hoạt động hằng ngày và ăn uống bình thường ngay lập tức.
4. Chụp cộng hưởng từ trong chẩn đoán bệnh Parkinson
Hiện nay, không có xét nghiệm hay kỹ thuật chẩn đoán nào được sử dụng để chẩn đoán bệnh Parkinson. Điều trị bệnh Parkinson dựa trên tiền sử bệnh tật, đánh giá các dấu hiệu, triệu chứng và khám thần kinh, thể chất. Bác sĩ có thể chỉ địnhCác kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như MRI, CT, siêu âm não và chụp PET cũng có thể được sử dụng nhưng để giúp bác sĩ loại trừ các bệnh lý hay rối loạn khác. Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thường không có nhiều hữu ích để chẩn đoán bệnh Parkinson.Ngoài việc khám, bác sĩ có thể cho người bệnh dùng Levodopa (L-dopa) đây là thuốc dùng để điều trị bệnh Parkinson. Bác sĩ sẽ sử dụng liều thấp nhưng đủ để giúp người bệnh giảm triệu chứng. Bệnh nhân có thể được sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ điều trị Các bác sĩ có thể đề nghị người bệnh tái khám định kỳ tại khoa thần kinh để đánh giá tình trạng và triệu chứng thay đổi theo thời gian hay không và chẩn đoán bệnh Parkinson.Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là đơn vị đầu tiên đưa vào sử dụng máy chụp cộng hưởng từ 3.0 Tesla công nghệ Silent, mang đến những ưu điểm vượt trội.An toàn bậc nhất bởi sự chính xác, không xâm lấn và không dùng tia xạ.Chụp MRI với công nghệ Silent đặc biệt đối với trường hợp người bệnh là người già và trẻ em, người có sức khỏe yếu, người bệnh đang phẫu thuật.Chất lượng hình ảnh cao, cho phép bác sĩ đánh giá toàn diện, không bỏ sót các tổn thương dù nhỏ nhất tại các cơ quan.Chụp MRI tại Vinmec có thể chụp tái tạo mạch máu 3 chiều không cần tiêm thuốc đối quang từ, có thể chụp tái tạo và xử lý các xảo nhiễu chuyển động của bệnh nhân.
Thạc sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thục Vỹ có 09 năm kinh nghiệm trong chuyên ngành Chẩn Đoán Hình Ảnh. Bác sĩ Vỹ có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh bệnh viện đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, được đào tạo và tham gia nhiều khóa học về chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh ở bệnh viện Đại học Y Dược Huế, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chính Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy. Hiện đang công tác tại khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY. |
|
https://suckhoedoisong.vn/viem-khop-goi-do-nguyen-nhan-gi-va-cach-dieu-tri-169231112130234273.htm | 12-11-2023 | Viêm khớp gối do nguyên nhân gì và cách điều trị | Nhiều người cho rằng tuổi cao thì tình trạng viêm
khớp gối
mới xảy ra, tuy nhiên thực tế c
ó nhiều nguyên nhân có thể gây ra
viêm khớp gối
.
Các chấn thương đầu gối dễ gặp khi chạy bộ
Đi bộ có tốt cho người bị đau khớp gối không?
Nguyên nhân viêm khớp gối
Phải thừa nhận rằng, khi tuổi cao,
xương khớp
cũng chịu nhiều tác động từ sự lão hóa. Hậu quả là sụn khớp có thể bị bào mòn theo thời gian, dẫn đến tình trạng viêm đau khó chịu.
Một trong những vị trí dễ bị ảnh hưởng nhất chính là đầu gối, vì đảm nhận nhiệm vụ giúp cơ thể di chuyển. Do vậy, đầu gối dễ bị tổn thương, viêm gối xảy ra ở nhiều người có tuổi.
Ngoài ra, viêm khớp gối còn xảy khi chấn thương đầu gối. Ở những người từng bị chấn thương đầu gối như rách sụn chêm, rách dây chằng, gãy
xương bánh chè
,… nguy cơ bị viêm đau khớp gối thường cao hơn bình thường. Lý do là vì dù tổn thương đã hồi phục nhưng vẫn có thể để lại di chứng ảnh hưởng đến khớp và viêm khớp có thể xảy ra.
Chấn thương đầu gối như rách sụn chêm, rách dây chằng, gãy xương bánh chè,… nguy cơ bị viêm đau khớp gối.
Thói quen và lối sống không khoa học cũng xảy ra viêm khớp gối. Những người ít vận động, hút thuốc lá thường xuyên hoặc ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin,… rất dễ bị viêm khớp gối. Thói quen và lối sống có khả năng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, đặc biệt trong các vấn đề liên quan đến xương khớp.
Cân nặng dư thừa cũng ảnh hưởng đến tình trạng viêm khớp gối. Bởi khi cơ thể bị thừa cân, béo phì, trọng lực đè nén lên hệ thống xương khớp, nhất là khớp gối sẽ gia tăng thêm đáng kể. Nếu tình trạng này kéo dài không cải thiện, lại kết hợp với yếu tố ít vận động, nguy cơ xảy ra viêm đau khớp gối là rất cao.
Các bệnh lý tự miễn cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm khớp gối. Hệ miễn dịch của con người đảm nhận nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn, virus khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Nhưng, nếu mắc phải các bệnh lý tự miễn như lupus ban đỏ, hệ miễn dịch có thế "tấn công" ngược lại niêm mạc và mô sụn khớp. Điều này có thế dẫn đến tình trạng viêm cục bộ cho xương, sụn đệm, gân cơ và dây chằng.
Các cơn đau nhức do viêm khớp gối thường xảy ra rất âm ỉ nó kéo dài nhiều giờ đồng hồ.
Dấu hiệu của viêm khớp gối
Tùy thuộc mức độ viêm khớp gối mà bệnh có biểu hiện khác nhau. Ở giai đoạn sớm viêm khớp gối chưa gây ra các triệu chứng đặc trưng, thường người bệnh có thể phát hiện ra khi tiến hành chụp X-quang. Lúc này, trên phim X-quang sẽ thấy được phần sụn khớp bị tổn thương nhẹ và đầu gối có xuất hiện các gai xương nhỏ.
Ở giai đoạn viêm nhẹ có nhiều gai xương hơn biểu hiện của bệnh thường chỉ xuất hiện thoáng qua nên người bệnh thường chủ quan.
Khi bệnh đã bước sang giai đoạn nặng hơn các tổn thương có thể ảnh hưởng đến vận động của người bệnh và cảm thấy đau nhức rất khó chịu. Thậm chí làm khớp bị sưng phồng lên, người bệnh dùng tay có thể cảm nhận được sự ấm nóng xung quanh khớp sưng.
Giai đoạn tiếp theo người bệnh cảm thấy cứng khớp gối và rõ nhất sau khi nghỉ ngơi thời gian dài hay sau khi thức dậy vào buổi sáng. Người bệnh nên xoa bóp nhẹ nhàng tại khớp gối để có thể vận động bình thường trở lại.
Nặng hơn là người bệnh không thể di chuyển được trong suốt 10 - 30 phút, phải liên tục dùng tay xoa bóp thì các cơ mới dần giãn ra. Mỗi khi co đầu gối hay duỗi thẳng chân ra sẽ đều nghe thấy tiếng kêu răng rắc, lụp cụp.
Các cơn đau nhức do viêm khớp gối thường xảy ra rất âm ỉ nó kéo dài nhiều giờ đồng hồ thậm chí có thể gặp tình trạng mất ngủ chỉ vì những cơn đau này. Khi bệnh tình dần chuyển biến xấu hơn bạn nên đến bác sĩ để được hỗ trợ ngay chứ không thể nào mà cứ để như thế vậy được.
Cách điều trị bệnh viêm khớp gối
Mục tiêu chính của việc điều trị viêm khớp gối đó là giảm đau nhức cũng như hồi phục chức năng của phần khớp gối khiến cho người bệnh dễ dàng vận động hơn. Thông thường tùy từng vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp.
Có thể chỉ định các loại thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAID) và Paracetamol. Phẫu thuật được chỉ định khi bệnh chuyển nặng hơn và bước vào giai đoạn thuốc không còn có tác dụng nữa thì bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện phẫu thuật để gia tăng khả năng đi lại ở tỷ lệ cao hơn. Các loại hình phẫu thuật được áp dụng có thể là thay khớp gối nhân tạo, phẫu thuật loại bỏ xương khớp gối và phẫu thuật nội soi.
Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ người bệnh cần phải tập thể dục như đi bộ, tập yoga và phối hợp với việc điều khiển nhịp thở để cơ thể có thể khỏe mạnh hơn. Tăng cường tập những bài tập để gia tăng sức chịu đựng của các khớp gối nhằm giúp ổn định cấu trúc xương và giảm đau hiệu quả.
Giảm cân, kiểm soát cân nặng là một việc làm hết sức cần thiết vì nó sẽ giảm thiểu khả năng mắc các bệnh lý nghiêm trọng đối với cơ thể . Hơn nữa khớp gối cũng sẽ không còn chịu lực nặng nề do trọng lượng mỡ đem lại.
Các bác sĩ cũng có thể khuyến cáo cho người bệnh dùng thực phẩm chức năng bổ sung canxi, vitamin D… và ăn nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin D để giúp xương thêm chắc khỏe.
Đau đầu gối, khó cử động,… thận trọng với viêm khớp gối
SKĐS - Nhiều người than phiền về tình trạng đau đầu gối, khó cử động khi ngồi lâu, mỗi khi di chuyển nghe được tiếng khục khục đầu gối… đây rất có thể là biểu hiện của tình trạng viêm khớp gối.
Ths. BS. Nguyễn Xuân Hòa
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hãy nhập họ và tên
Đăng nhập để tham gia bình luận
Bình luận không đăng nhập
Gửi
Đăng nhập với socail
Facebook
Google
Ghi nhớ tài khoản
Đăng nhập
Thông báo
Bạn đã gửi thành công. |
https://suckhoedoisong.vn/polyp-tu-cung-anh-huong-den-thai-ky-the-nao-169230622161211492.htm | 24-06-2023 | Polyp cổ tử cung ảnh hưởng đến thai kỳ thế nào? | Polyp cổ tử cung
hầu hết không có triệu chứng, bệnh chỉ có thể phát hiện qua nội soi tử cung sau khi phát hiện bị vô sinh hoặc
sảy thai
nhiều lần.
Bệnh có thể gây ra các triệu chứng điển hình như
rối loạn kinh nguyệt
khiến nó không theo một chu kỳ hoặc chảy máu âm đạo một cách bất thường, đau rát vùng kín, huyết trắng ra nhiều và có màu vàng hoặc trắng đục,...
1. Polyp cổ tử cung ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, mối liên hệ giữa polyp cổ tử cung và vô sinh đôi khi phụ thuộc vào vị trí chính xác của polyp. Mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào từng trường hợp cũng như kích thước và mật độ của khối polyp. Trường hợp polyp có thể gây cản trở
tinh trùng
gặp trứng, khiến cho quá trình
thụ thai
trở nên khó khăn hơn.
Với những khối polyp có kích thước to hơn thậm chí dễ gây ra nguy cơ tắc cổ tử cung. Polyp mọc cao trong cổ tử cung có thể chặn lỗ cổ tử cung và khiến quá trình thụ tinh không thể xảy ra. Trong các trường hợp khác, polyp có thể cản trở việc sản xuất chất nhầy cổ tử cung. Trong quá trình rụng trứng, chất nhầy cổ tử cung phải mỏng và trơn để giúp tinh trùng thụ tinh với trứng. Nếu chất nhầy dày và dính sẽ ngăn cản quá trình thụ tinh.
Polyp cổ tử cung có thể gây cản trở tinh trùng gặp trứng, khiến cho quá trình thụ thai trở nên khó khăn hơn.
Tuy bản chất của đa phần khối polyp cổ tử cung đều lành tính, song nhìn chung chúng vẫn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Như vậy là có thể thấy là trường hợp mắc polyp cổ tử cung vẫn có thể mang thai, song tùy vào mức độ có thể làm giảm chức năng thụ thai của chị em. Bên cạnh đó, nếu như không được phát hiện sớm, polyp còn có thể gây ra một số tác động tiêu cực tới sức khỏe của chị em như:
Vô sinh hiếm muộn do polyp phát triển to khiến cho nội mạc tử cung biến dạng, gây bất lợi cho quá trình thụ thai.
Tăng khả năng mắc
buồng trứng đa nang
ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản.
Tăng nguy cơ
ung thư cổ tử cung
do các khối polyp lớn dễ bị hoại tử, gây viêm nhiễm lan rộng tới các bộ phận xung quanh.
2. Polyp cổ tử cung ở phụ nữ mang thai tăng nguy cơ
sinh non
Polyp cổ tử cung có gây ra ung thư cổ tử cung?
ĐỌC NGAY
Polyp cổ tử cung là một yếu tố nguy cơ đối với sinh non tự nhiên trước 34 tuần tuổi thai. Theo nghiên cứu ở Mỹ, phụ nữ mang thai bị polyp cổ tử cung có tỷ lệ sinh non tự nhiên trước 34 tuần cao hơn gấp 3 lần so với những người không bị polyp
.
3. Cắt polyp tử cung vẫn có thể thụ thai tự nhiên được không?
Phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm dậu hiệu bệnh.
Theo một nghiên cứu dựa trên 2500 bệnh nhân vô sinh, cơ hội mang thai tăng 60% trong 6 tháng sau khi cắt bỏ polyp tử cung. Nội mạc tử cung sẽ tái tạo mỗi hai tháng hoặc tháng tiếp theo sau phẫu thuật và tạo ra một yếu tố tăng trưởng giúp tăng tỷ lệ mang thai. Bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh cũng cho biết thêm, phẫu thuật sẽ gây tổn thương nội mạc tử cung, nếu đang điều trị thụ tinh ống nghiệm thì không cấy que vào tháng phẫu thuật.
Polyp cổ tử cung có thể tái phát sau điều trị. Nếu không bị ảnh hưởng bởi polyp, cả vợ và chồng nên tiến hành kiểm tra vô sinh chi tiết để loại trừ các yếu tố vô sinh và thực hiện các liệu trình phù hợp để mang thai thành công.
4. Điều trị polyp cổ tử cung
Để tránh những biến chứng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, tốt hơn hết nữ giới nên thực hiện điều trị trước khi mang thai. Hiện nay có nhiều phương pháp để điều trị polyp cổ tử cung, tùy thuộc vào thể trạng, kích cỡ cũng như tốc độ phát triển của các khối polyp mà người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp cụ thể.
Buộc chỉ quanh chân khối polyp rồi cắt bỏ.
Sử dụng vòng kẹp để loại bỏ khối polyp cổ tử cung.
Dùng dao điện để đốt chân polyp, laser, nitơ lỏng, ...
Xoắn chân polyp và đó cắt bỏ chúng.
Hầu hết, trước khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u, bác sĩ đều kiểm tra các khối u polyp cổ tử cung xem có phải ung thư hay không. Nếu là ung thư, bác sĩ sẽ phải thực hiện một số phương pháp điều trị khác tùy thuộc vào loại ung thư mắc phải.
5. Cách phòng tránh
Để phòng tránh polyp cổ tử cung, phụ nữ nên thực hiện các bước sau đây:
Theo dõi chu kỳ mỗi tháng:
Phụ nữ nên tập thói quen ghi chép để theo dõi chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng để kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường trong cơ thể.
Thăm khám định kỳ:
Nên thăm khám sức khỏe sinh sản (khám phụ khoa) định kỳ, để kịp thời phát hiện những căn bệnh tiềm ẩn trong cơ thể.
Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh:
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế rượu bia,...
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng kín
khô ráo, mặc quần lót được làm từ chất liệu cotton khô thoáng, giúp quá trình lưu thông không khí ở vùng kín trở nên tốt hơn.
3 dấu hiệu bất thường ở âm đạo nghi ngờ ung thư cổ tử cung
SKĐS - Ở giai đoạn sớm ung thư cổ tử cung thường không có triệu chứng nhưng khi nó phát triển sang các mô lân cận có thể gây đau vùng chậu, chảy máu hoặc tiết dịch âm đạo bất thường. Do đó chị em nên đi khám ngay khi có các dấu hiệu này.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Giảm nguy cơ ung thư bằng chế độ ăn lành mạnh. |
https://dantri.com.vn/suc-khoe/nhap-vien-vi-di-ngoai-ra-mau-bat-ngo-phat-hien-polyp-khung-20221024082712677.htm | 20221024 | Nhập viện vì đi ngoài ra máu, bất ngờ phát hiện polyp khủng | Khoa Nội soi và Thăm dò chức năng, Bệnh viện ung bướu Đà Nẵng vừa thực hiện thành công ca cắt polyp "khổng lồ" ở trực tràng cho bệnh nhân N.V.Đ., 57 tuổi, sống tại Quảng Nam.
Bệnh nhân Đ. là thương binh, bị tâm thần phân liệt, có nhiều bệnh lý nội khoa đi kèm. Thời gian gần đây, bệnh nhân có triệu chứng đại tiện ra máu bầm lẫn máu tươi. Sau khi thăm khám, bệnh nhân được chỉ định thực hiện nội soi đại trực tràng.
Qua nội soi, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có 3 polyp ở đại tràng sigma kích thước từ 1,3-2,5cm và một polyp lớn ở trực tràng cách rìa hậu môn 6-7cm, chiếm hết lòng trực tràng.
Trên hình ảnh CT cho thấy khối u này có kích thước 3,5x6cm. Bệnh nhân đã được tiến hành cắt polyp qua nội soi, đã ổn định và xuất viện.
Giải phẫu bệnh khối u sau khi được cắt cho kết quả: U tuyến ống nghịch sản độ cao - một loại tổn thương tiền ung thư.
ThS.BS Nguyễn Ngọc Sơn - người thực hiện cắt polyp cho bệnh nhân - cho biết: "Bệnh nhân có khối polyp lớn ở trực tràng đang chảy máu, vì vậy cần phải xử trí can thiệp. Nếu tiến hành phẫu thuật thì rất nặng nề cho bệnh nhân vì bệnh nhân có nhiều bệnh nền, bị tâm thần phân liệt. Thêm vào đó, với vị trí khối u ở trực tràng như vậy, khi phẫu thuật, bệnh nhân có khả năng rất cao phải mang hậu môn nhân tạo vĩnh viễn. Việc thực hiện thành công cắt polyp qua nội soi đã tránh cho bệnh nhân một cuộc phẫu thuật nặng nề".
Polyp đại trực tràng là một khối nhỏ các tế bào hình thành trên niêm mạc đại trực tràng. Hầu hết cácpolyp đại trực trànglà vô hại nhưng qua thời gian, một số polyp có thể phát triển thành ung thư đại tràng, gây tử vong khi được tìm thấy ở giai đoạn muộn của nó. Có thể có một hoặc nhiều polyp ở đại trực tràng. Bất cứ ai cũng có thể bị polyp đại trực tràng.
Phần lớn ung thư đại trực tràng là có nguồn gốc từ polyp, do đó việc phát hiện và xử lý polyp qua nội soi sẽ giúp ngăn chặn được quá trình phát triển thành ung thư. Những người có các yếu tố nguy cơ cao như: trên 50 tuổi, có tiền sử gia đình bị ung thư hoặc polyp đại trực tràng, hút thuốc, uống rượu bia nhiều… nên nội soi đại trực tràng để tầm soát ung thư. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/su-phat-trien-cua-tre-so-sinh-trong-nam-dau-tien-vi | Sự phát triển của trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên | Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ nội trú Dương Văn Sỹ - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Trong năm đầu tiên, trẻ sẽ học cách tập trung tầm nhìn, tiếp cận, khám phá và tìm hiểu về những điều xung quanh chúng. Trong giai đoạn này, trẻ cũng đang phát triển mối liên kết giữa tình yêu và niềm tin với cha mẹ và những người khác như một phần về cảm xúc. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự phát triển của trẻ sơ sinh trong năm đầu đời.
1. Các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên
1.1 Giai đoạn 1: trẻ từ 1 đến 3 tháng tuổiTrong giai đoạn phát triển đầu tiên này, cơ thể và bộ não của trẻ sơ sinh đang học làm quen với thế giới bên ngoài. Từ sơ sinh đến ba tháng, em bé của bạn có thể bắt đầu:Trong vòng 3 tháng đầu trẻ sẽ học cách cười và đáp lại nụ cười của bạnTrẻ sẽ cố gắng để nâng đầu và ngực lên cao, điều này cho thấy hệ cơ và xương của trẻ đã được nâng lên một mức độ mớiChăm chú nhìn theo những đồ vật dễ gây sự chú ýĐưa tay lên miệngCầm nắm đồ vậtNắm hoặc chạm vào những đồ vật trong tầm mắt, mặc dù những đồ vật này ở trong khoảng cách không thể với tớiCha mẹ có thể tìm hiểu cách làm quen với trẻ ở tuần đầu tiên trong bài viết sau: Tuần đầu tiên sau khi chào đời: Làm quen với trẻ Đến tháng thứ 3 trẻ có thể biết ngóc đầu và lẫy 1.2 Giai đoạn 2: trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổiTrong những tháng này, các bé thực sự học cách tiếp cận và thực hiện những điều mà trẻ muốn với thế giới xung quanh chúng. Trẻ có thể nắm chặt đồ vật xung quanh bằng tay và tạo ra những âm thanh như tiếng nói hay tiếng cười một cách rõ nét. Từ 4 đến 6 tháng tuổi, bé có thể sẽ:Lật qua lật lại và trườn tới nơi mà mình muốnPhát ra âm thanh như ngôn ngữ thựcCười thành tiếngĐưa tay ra và lấy các đồ vật trong tầm mắt của trẻ, có thể dùng tay để điều khiển đồ chơi và các vật khác1.3 Giai đoạn 3: trẻ từ 7 đến 9 tháng tuổiTrong giai đoạn nửa cuối năm đầu tiên của trẻ sơ sinh, bé sẽ hoạt động và di chuyển nhiều hơn khi xác định có thể đến một vị trí nào đó bằng cách lết hoặc bò, trẻ sẽ mất vài tháng để khám phá cách bò tiến hoặc bò lùi. Cha mẹ nên dành thời gian để cùng con tận hưởng khoảng thời gian này.Bé bắt đầu bò bằng tay và đầu gối, bao gồm cả việc trườn, một số trẻ sẽ không bò mà chuyển từ giai đoạn trường sang điTrẻ có thể ngồi mà không cần phải hỗ trợTrẻ có thể đáp lại và phản ứng với những từ quen thuộc, chẳng hạn như tên của trẻ bằng cách dừng lại và nhìn bạn, một số trẻ nói sớm sẽ bắt đầu bập bẹ được những từ đơn giản như ba, me...Trẻ biết vỗ tay và thích chơi những trò chơi như trốn tìm, tìm đồ vậtCha mẹ cần dùng các phương pháp để kích thích trí não trẻ phát triển và cần đặc biệt chú ý bảo vệ an toàn cho trẻ. Trẻ bắt đầu biết bò hoặc trườn trong giai đoạn 3 1.3 Giai đoạn 3: trẻ từ 10 đến 12 tháng tuổiGiai đoạn cuối trong năm đầu tiên của trẻ là giai đoạn đánh dấu quá trình chuyển đổi rõ rệt từ trẻ sơ sinh sang em bé. Tất nhiên, trẻ cũng cũng vẫn chỉ là một đứa bé. Giai đoạn này, trẻ đang học cách:Bắt đầu tự ăn bằng muỗng, thành thạo kỹ năng cầm nắm hơn, có thể giữ đồ vật bằng ngón trỏ và ngón cáiTrẻ có thể cầm nắm khi đi bộ nhằm khám phá thế giới xung quanhTrẻ có thể nói một hoặc hai từ đơn giản như cha, mẹ. Trung bình trẻ sẽ nói được 3 từ trước sinh nhật đầu tiên, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào sự phát triển kỹ năng của từng trẻChỉ vào đồ vật mà trẻ muốn để thu hút sự chú ý của cha mẹTrẻ bắt đầu học theo những hành động của bạn, chẳng hạn như giả vờ nghe điện thoạiBạn hãy đồng hành cùng trẻ trong những bước đi đầu đời và giữ an toàn cho trẻ trước những nguy hiểm có thể xảy ra. Hoàn thiện các kỹ năng của trẻ bằng các phối hợp các phương pháp giáo dục sớm.Ở giai đoạn này, ngoài sự nỗ lực của trẻ, cha mẹ cũng cần tin tưởng vào bản năng của mình. Nếu thực sự cảm thấy có gì đó không ổn, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ bởi nếu có vấn đề gì thì can thiệp sớm là tốt và bạn chính là người hiểu rõ con bạn nhất.Thực tế không có một khoảng thời gian nào là chính xác tuyệt đối để trẻ thực hiện các kỹ năng của bản thân. Nếu trẻ chưa đạt được những kỹ năng theo các giai đoạn trên thì bạn cũng không nên quá lo lắng bởi đây là điều hoàn toàn bình thường trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Cha mẹ cần theo dõi và động viên để trẻ có thể hoàn thiện các kỹ năng 2. Một số cách giúp trẻ sơ sinh phát triển tích cực trong năm đầu tiên
Sau đây là một số điều bạn nên thực hiện , với tư cách là cha mẹ để giúp con bạn phát triển tích cực trong thời gian này:Bạn nên dành thời gian để trò chuyện với trẻ. Trẻ sẽ thấy an toàn hơn khi nghe thấy giọng nói của bạn.Trả lời khi bé phát ra âm thanh bằng cách lặp lại âm thanh và thêm từ. Điều này sẽ giúp trẻ học cách sử dụng ngôn ngữ.Đọc cho bé nghe: Điều này sẽ giúp bé hiểu ngôn ngữ và âm thanh.Hát cho bé nghe và chơi cùng bé: Điều này sẽ giúp bé có niềm yêu thích với âm nhạc và sẽ giúp não bộ phát triển.Cần tích cực khen ngợi và dành nhiều sự quan tâm yêu thương trẻ.Dành thời gian âu yếm và bế trẻ nhiều nhất có thể. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy được chăm sóc và an toàn.Chế độ ăn uống của trẻ: cân nặng của trẻ sơ sinh ở giai đoạn này là một trong các mối quan tâm lớn nhất của các bậc cha mẹ. Tuy nhiên bạn không nên quá đặt nặng vấn đề này, dễ gây áp lực tâm lý đối với bản thân cũng như với trẻ. Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 1 tuổi giúp trẻ khỏe mạnh hơn.Chơi với trẻ: Quan sát trẻ thật kỹ để biết dấu hiệu mệt mỏi hay quấy khóc để trẻ nghỉ chơi.Đánh lạc hướng trẻ bằng đồ chơi và đưa bé đến khu vực an toàn khi bé bắt đầu di chuyển và chạm vào những thứ bé không nên chạm vào.Chăm sóc bản thân về thể chất, tinh thần và cảm xúc. Làm cha mẹ có thể là công việc khó khăn, việc chăm sóc trẻ sơ sinh sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu cha mẹ luôn nghĩ theo hướng tích cực nhất và biết yêu thương bản thân. Nên dành nhiều thời gian trò chuyện và âm yếm trẻ 3. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong những năm đầu tiên
Bạn cần đảm bảo môi trường xung quanh trẻ được an toàn. Là cha mẹ, công việc của bạn chính là cần tạo sự an toàn cho trẻ, bao gồm cả thể xác và cảm xúc. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong những năm đầu tiên:Đừng lay, lắc trẻ bởi lúc này cổ của trẻ còn rất yếu. Nếu bạn lắc trẻ, điều này có thể gây tổn thương não, thậm chí khiến trẻ tử vongHãy chắc chắn rằng bạn luôn để ý mỗi khi trẻ ngủ bởi một số trẻ có thể mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh ( SIDS)Khi ngồi oto, cần đặt bé ngồi ghế sau và có ghế riêng dành cho trẻ sơ sinhThức ăn của trẻ cần được cắt thành miếng nhỏ để tránh tình trạng trẻ bị nghẹn. Ngoài ra, không nên cho trẻ chơi những đồ vật có kích thước nhỏ bởi trẻ rất dễ nuốt những đồ vật nàyBảo vệ trẻ khỏi khói thuốc. Không cho phép bất cứ ai hút thuốc trong nhà bạnKhông để trẻ chơi bất cứ thứ gì che mặt của trẻKhông bao giờ để thức ăn nóng hay nước nóng gần trẻCần tiêm vắc - xin cho trẻ đầy đủ và đúng thời gian để bảo vệ sức khỏe.Trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên có thể đạt được một số mốc phát triển trước thời gian nhất định hoặc cũng có thể sẽ chậm hơn. Điều này là bình thường. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về sự chậm phát triển của trẻ. Vì vậy, bạn cần chú ý quan sát và nếu có bất cứ dấu hiệu nào bất thường cần cho bé đến cơ sở y tế để được kiểm tra. Nếu thực sự có vấn đề, việc phát hiện sớm sẽ giúp quá trình điều trị đạt được kết quả tốt hơn.Để giúp con phát triển toàn diện từ những năm tháng đầu đời, cha mẹ nên bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B1,... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Hãy đồng hành cùng con trong quá trình phát triển và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé. Nguồn tham khảo: mayoclinic.org; cdc.gov Hướng dẫn cha mẹ các kỹ năng ngôn ngữ xã hội của trẻ 1 - 3 tuổi Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong |
|
https://tamanhhospital.vn/men-gan/ | 27/03/2024 | Men gan là gì? Vai trò, chẩn đoán xét nghiệm và cách giúp ổn định | Men gan là gì, các loại men gan cùng chức năng của men gan như thế nào? Việc tìm hiểu những thông tin về men gan sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc duy trì men gan ổn định, nâng cao sức khỏe của bộ phận này.
Chỉ số men gan giúp bác sĩ theo dõi sức khỏe của gan, về các mức độ tổn thương ở cấp tế bào (nếu có) của gan. Hiểu rõ những thông số của men gan sẽ giúp chúng ta phát hiện sớm những vấn đề ở gan, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời, ngăn ngừa các tiến triển nghiêm trọng.
Mục lụcMen gan là gì?Các loại men ganChỉ số men gan bao nhiêu là bình thường?Chẩn đoán bệnh bằng xét nghiệm men ganCách giúp men gan ổn định1. Hạn chế uống rượu2. Ưu tiên thực phẩm tự nhiên và hữu cơ3. Ăn nhiều rau củ quả4. Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống5. Tập thể dục thường xuyên6. Giảm trọng lượng7. Bỏ thuốc lá8. Hạn chế dùng thuốcMen gan cao là dấu hiệu báo động chức năng gan suy giảm?Ăn gì, kiêng gì để chỉ số men gan luôn ổn định?Men gan là gì?
Men gan là những chất xúc tác (còn gọi là enzymes) do tế bào gan sản xuất ra ở nội bào và được giải phóng nhiều hơn bình thường vào tuần hoàn máu khi tế bào gan bị tổn thương. Men gan là protein giúp tăng tốc các phản ứng hóa học trong cơ thể. Những phản ứng hóa học này bao gồm sản xuất mật và các chất giúp đông máu, phá vỡ thức ăn và độc tố, và chống nhiễm trùng.(1)
Chỉ số men gan giúp xác định tình trạng sức khỏe của gan
Các loại men gan
Men gan gồm nhiều loại, tuy nhiên một số loại sau đây được ứng dụng trong thực tế khám chữa bệnh:
Alanine Aminotransferase (ALT), tên gọi khác là serum glutamic-pyruvic transaminase (SGPT): ALT là một loại enzyme quan trọng, chủ yếu ở trong tế bào gan. Chức năng của ALT là tham gia vào quá trình chuyển hóa protein thành năng lượng cho cơ thể. Nồng độ ALT tăng có thể là dấu hiệu cảnh báo tổn thương gan, thường được dùng để đánh giá chức năng gan. ALT có chu kỳ bán huỷ khoảng 47h (2 ngày)
Aminotransferase (AST), còn gọi là serum-glutamic oxaloacetic transaminase (SGOT): AST là một loại enzyme hỗ trợ chuyển đổi những axit amin. AST được tìm thấy trong tế bào gan, tế bào cơ xương, cơ tim, hồng cầu, tuyến tụy, phổi và não. AST có chu kỳ bán hủy ngắn hơn khoảng 17h.(2)
Các bác sĩ thường đo AST cùng ALT để kiểm tra những vấn đề ở gan
Alkaline Phosphatase (ALP):
ALP là một loại enzyme được tìm thấy trong gan, đường mật, xương. Nồng độ ALP cao có thể là dấu hiệu một số bệnh lý như viêm gan, tắc nghẽn ống mật hay những vấn đề ở xương. ALP thường được dùng cùng những xét nghiệm khác để đánh giá tình trạng sức khỏe gan, xương. Thời gian bán hủy của ALP là 7 ngày.
Gamma Glutamyl Transferase (γGT hoặc GGT):
GGT là một loại enzyme có trong nhiều mô, đặc biệt là ở gan. Nồng độ GGT cao có thể chỉ ra các tổn thương gan, tổn thương ống mật, thận, tụy. GGT thường được dùng để kiểm tra chức năng gan, ống mật. Thời gian bán huỷ của GGT khoảng 17- 26 ngày.
Chỉ số men gan bao nhiêu là bình thường?
Có 4 chỉ số men gan thông dụng đã được phân theo mức độ tuổi tác và giới tính. Chỉ số men gan bình thường được xác định như sau:
ALT (hoặc SGPT) dưới hay bằng 35 UI/l (ở nam giới) và nhỏ hơn hay bằng 25 UI/l (ở nữ giới)
AST (hoặc SGOT) dưới hay bằng 35 UI/l (ở nam giới) và nhỏ hơn hay bằng 25 UI/l (ở nữ giới)
GGT dưới 50 UI/l
ALP dưới 120 UI/l.
Những chỉ số này khi tăng vượt mức giới hạn, thì được xem là men gan cao. Nếu gấp chỉ số bình thường 1,5 – 2 lần là mức độ nhẹ, gấp 2 – 5 lần là mức độ trung bình, 5 lần trở lên là mức độ nặng. Tuy nhiên, mức độ tăng cao của men gan không tương xứng với mức độ nghiêm trọng của bệnh gan. Vì thế, nếu kết quả xét nghiệm có men gan cao, cần đi khám ngay để được tư vấn hướng xử trí phù hợp. Phân độ này chỉ mang tính tương đối, đa phần chỉ số men gan nếu tăng gấp 10 lần hơn giá trị bình thường thì được xem là có khả năng tổn thương gan nặng!
Chẩn đoán bệnh bằng xét nghiệm men gan
Cách chẩn đoán men gan là xét nghiệm chỉ số men gan. Thông qua kết quả xét nghiệm chỉ số men gan, bác sĩ sẽ đánh giá chức năng gan, xác định những bệnh lý liên quan tới gan. Nồng độ men gan tăng cao thường là biểu hiện của tình trạng tổn thương gan, viêm gan, tổn thương gan do rượu, xơ gan, thậm chí là ung thư gan. Xét nghiệm men gan có thể hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán tình trạng sức khỏe của gan, ống mật.(3)
Kết quả xét nghiệm chỉ số men gan giúp bác sĩ đánh giá chức năng gan, xác định các bệnh lý ở gan
Những trường hợp sau thường được chỉ định thực hiện xét nghiệm chỉ số men gan:
Người lạm dụng rượu, các chất kích thích, thức uống có cồn
Người có triệu chứng chán ăn, buồn nôn, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, da nổi mẩn ngứa, hay xuất hiện dấu hiệu của những vấn đề gan khác
Người dùng những loại thuốc điều trị có thể ảnh hưởng tới chức năng gan
Người có tiền sử về những bệnh liên quan tới gan hay men gan
Người có nhu cầu tầm soát bệnh gan
Cách giúp men gan ổn định
Để duy trì men gan ổn định, bạn nên chủ động phòng ngừa, kiểm soát những bệnh lý ở gan thông qua một lối sống lành mạnh, duy trì chế độ ăn uống khoa học, thực hiện các biện pháp bảo vệ gan tự nhiên, an toàn.
1. Hạn chế uống rượu
Uống rượu có thể làm tăng tổn thương cho gan. Do đó, người bị men gan cao do bia rượu cần từ bỏ ngay thói quen xấu này. Đây là cách điều trị hạ men gan theo nguyên nhân, giúp bảo vệ lá gan khỏi những tổn thương tiến triển.
2. Ưu tiên thực phẩm tự nhiên và hữu cơ
Các chất phụ gia trong những loại thực phẩm ăn liền, thực phẩm công nghiệp có thể làm men gan tăng cao, gây tổn thương cho gan. Để giảm tải gánh nặng thải độc cho gan, bạn nên ưu tiên dùng những loại thực phẩm hữu cơ tự nhiên, an toàn, không có hormone tăng trưởng hoặc bị biến đổi gen, không dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc trừ sâu và phân bón tổng hợp.
3. Ăn nhiều rau củ quả
Những loại trái cây, rau củ là nguồn cung cấp vitamin dồi dào và những sắc tố carotenoid, giúp trung hòa các độc tố trong gan, giảm bớt căng thẳng hỗ trợ tái tạo gan, chữa lành hiệu quả. Các loại rau củ có thể giúp cải thiện tình trạng men gan cao như những loại rau họ cải, súp lơ trắng; những loại rau củ chứa nhiều lưu huỳnh như tỏi, hành tây… Dùng những loại củ quả như bỏ, chanh, bưởi, củ cải đường… cũng là biện pháp hạ bảo vệ gan hiệu quả.
4. Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống
Những thực phẩm giàu chất xơ có nhiều chất chống oxy hóa, hỗ trợ thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn của đường ruột, tăng nhu động và kích thích đẩy chất độc khỏi hệ tiêu hóa nhanh hơn. Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ mỗi ngày còn giúp làm sạch đường máu, ổn định đường huyết, giảm lượng chất béo tích tụ ở gan, hạn chế gánh nặng thải độc cho gan. Những loại ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả, rau xanh… chính là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào trong chế độ ăn hàng ngày.
5. Tập thể dục thường xuyên
Thường xuyên tập thể dục là một biện pháp hỗ trợ chữa trị những bệnh lý mạn tính, bao gồm cả bệnh gan. Thói quen tốt này giúp tăng cường các hoạt động trao đổi chất, tiêu hao năng lượng dư thừa và hạn chế lượng mỡ tích tụ ở trong gan. Ngoài ra, vận động phù hợp còn kích thích cơ chế giải độc tự nhiên của cơ thể thông qua việc bài tiết mồ hôi.
Thói quen tập thể dục thể thao ít nhất 150 phút/tuần. Mỗi ngày đi bộ nhanh khoảng 30 phút có thể hỗ trợ cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe của gan.
Đi bộ nhanh 30 phút mỗi ngày giúp nâng cao sức khỏe của gan
6. Giảm trọng lượng
Kiểm soát tốt cân nặng cũng là biện pháp bảo vệ gan. Chất béo tích tụ trong gan do tình trạng thừa cân, béo phì có thể gây ảnh hưởng xấu tới những tế bào gan, cản trở chức năng của cơ quan này, đồng thời kích thích những phản ứng viêm và tổn thương sẵn có ở trong gan. Duy trì cân nặng hợp lý và đúng cách, áp dụng chế độ ăn uống cân bằng, thường xuyên tập thể dục thể thao sẽ giúp giảm thiểu tình trạng căng thẳng ở gan, hạn chế được những tổn thương có thể xảy ra.
7. Bỏ thuốc lá
Từ bỏ thói quen hút thuốc lá hay nếu có thể, cố gắng tránh tiếp xúc với khói thuốc để giảm tải chất độc cho gan, hạn chế gây tổn thương gan. Hình thành thói quen mang khẩu trang khi ra ngoài hay làm việc trong các môi trường nghi ngờ ô nhiễm khói thuốc và những hóa chất độc hại. Ngoài ra, bạn có thể dùng máy lọc không khí trong nhà nhằm loại bỏ các chất độc dư thừa, gây ảnh hưởng xấu tới gan.
8. Hạn chế dùng thuốc
Chỉ nên dùng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ, tránh lạm dụng các loại thuốc gây độc cho gan như thuốc giảm đau (ví dụ: paracetamol), giảm cholesterol…. Do thói quen dùng kéo dài, thường xuyên những loại thuốc này có thể gây ảnh hưởng xấu tới nhu mô gan, làm tổn thương gan.
Men gan cao là dấu hiệu báo động chức năng gan suy giảm?
Khi cơ thể xuất hiện rối loạn, gan cũng sẽ bị ảnh hưởng. Biểu hiện bởi sự tăng cao bất thường của một hoặc nhiều chỉ số men gan. Khi kết quả thử nghiệm men gan cao, tùy theo mức độ tăng của men gan, bác sĩ sẽ có hướng xử trí phù hợp. Với các trường hợp chỉ số men gan tăng cao gấp 5 lần trở lên, cần có biện pháp can thiệp sớm, ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan…
Ăn gì, kiêng gì để chỉ số men gan luôn ổn định?
Bổ sung nhiều rau xanh: Những loại rau lá xanh chứa hàm lượng cao vitamin, khoáng chất và những dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe của gan. Ngoài ra, tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm này còn giúp giảm mức độ tích tụ chất béo ở trong gan. Những loại rau xanh giúp hạ men gan như rau bina, cải thìa, củ cải đường, củ cải, cải xanh, cải xoăn, những loại rau họ cải…
Thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa: Trái bơ, củ cải đường, hạt óc chó và những loại hạt khác như hồ đào và hạnh nhân cũng chứa lượng vitamin B và khoáng chất dồi dào.
Thực phẩm giàu chất xơ: Nhóm thực phẩm này hỗ trợ ngăn cản cơ thể hấp thụ cholesterol. Việc giảm lượng cholesterol mà gan phải xử lý sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho gan, tăng bài tiết mật của gan, cải thiện quá trình tiêu hóa chất béo và ngăn ngừa các bệnh lý ở gan. Các loại thực phẩm giàu chất xơ như ngô, yến mạch, lúa mì, cám gạo, đậu Hà Lan, những loại quả mọng…
Thực phẩm giàu vitamin C: Loại vitamin này giúp phục hồi các mô, chữa lành vết thương, đưa lượng enzyme trở lại mức khỏe mạnh. Các loại trái cây giàu vitamin C nên được bổ sung vào thực đơn mỗi ngày như quýt, cam, bưởi, ổi, chanh, cherry, kiwi…
Uống đủ nước: Mỗi ngày cần cung cấp đủ nước cho cơ thể, giúp gan đào thải những chất cặn bã, giảm bớt gánh nặng cho gan.
Mỗi ngày cần uống đủ nước, hỗ trợ gan đào thải các chất cặn bã ra ngoài
Để duy trì men gan ổn định, ngoài việc tăng cường bổ sung các thực phẩm lành mạnh, cần tránh các thực phẩm gây hại cho sức khỏe gan. Dùng thường xuyên và nhiều rượu, bia và các món ăn quá nhiều chất béo, muối, đường hay dầu có thể dẫn tới tình trạng gan hoạt động quá tải, ảnh hưởng xấu tới chức năng gan.
Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Ngoại Tổng hợp (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) thuộc Hệ thống BVĐK Tâm Anh là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho người bệnh gặp các vấn đề về đường tiêu hóa từ nhẹ đến nặng.
Nơi đây quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội soi tiêu hóa – Nội khoa và Ngoại khoa Tiêu hóa – Gan Mật Tụy – Hậu môn trực tràng chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Đặc biệt, các phương pháp ngoại khoa tiên tiến được áp dụng trong các lĩnh vực Nội soi và Phẫu thuật nội soi ít xâm lấn, giúp bệnh nhân nhanh hồi phục, không để lại sẹo bởi các tên tuổi hàng đầu như TS.BS Đỗ Minh Hùng, TTƯT.TS.BS Phạm Hữu Tùng, BS.CKII Nguyễn Quốc Thái, TS.BS Trần Thanh Bình, ThS.BS.CKII Trần Hiếu Nhân, BS.CKII Hồ Thị Bích Thủy, BS.CKI Đặng Lê Bích Ngọc; điều trị Gan Mật Tụy kỹ thuật hiện đại với TS.BS Phạm Công Khánh, BS.CKII Võ Ngọc Bích; thăm khám và tư vấn bệnh lý nội tiêu hóa với ThS.BS.CKII Lê Thanh Quỳnh Ngân, BS.CKI Huỳnh Văn Trung, BS.CKI Hoàng Đình Thành, ThS.BS Nguyễn Thị Ngọc Bích, ThS.BS.CKI Đoàn Hoàng Long; phẫu thuật trong điều trị các bệnh lý hậu môn trực tràng như ThS.BS Nguyễn Văn Hậu, ThS.BS Ngô Hoàng Kiến Tâm, ThS.BS Nguyễn Thanh Biên…
Các bác sĩ Khoa Ngoại Tổng hợp cũng dẫn đầu với các kỹ thuật hiện đại trong phẫu thuật nội soi ổ bụng với các tên tuổi chuyên gia như TTƯT.PGS.TS Triệu Triều Dương, ThS.BS.CKII Nguyễn Văn Trường, ThS.BS Lê Văn Lượng… Các chuyên gia thuộc lĩnh vực nội soi tiêu hóa tiêu biểu như TS.BS Vũ Trường Khanh, BSNT Đào Trần Tiến, BSNT Hoàng Nam, BS.CKII Bùi Quang Thạch…
Ngoài ra, bệnh viện còn được trang bị hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.
Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:
Men gan có vai trò quan trọng trong các hoạt động chuyển hóa, thanh lọc và bảo vệ sức khỏe của gan đối với cơ thể ở cấp độ tế bào. Việc hiểu rõ vì sao men gan tăng quá mức trong máu ngoại vi giúp bạn hiểu tình trạng gan có vấn đề cần theo dõi và chữa trị các bệnh lý gây ra tình trạng này. Hãy chăm sóc và bảo vệ lá gan bằng cách khám sức khỏe tổng quát định kỳ, thực hiện xét nghiệm men gan để đảm bảo gan luôn hoạt động ổn định. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/benh-tieu-chay-khi-di-du-lich-va-nhung-dieu-ban-can-biet-vi | Bệnh tiêu chảy khi đi du lịch và những điều bạn cần biết | Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park Đau bụng và tiêu chảy khi đi du lịch là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở nhiều người. Nguyên nhân có thể đến phần lớn từ yếu tố khách quan và cả bản thân người bệnh. Vậy khi bị tiêu chảy, đau bụng đi du lịch, bạn cần làm gì?
1. Bệnh tiêu chảy của người du lịch là gì?
Tiêu chảy của khách du lịch là một chứng rối loạn đường tiêu hóa, bao gồm đau quặn bụng và tiêu chảy thường xảy ra do tiêu thụ thức ăn hoặc nước uống mà cơ thể không quen thuộc.Nếu bạn đang đến thăm một khu vực có các quy trình vệ sinh hoặc khí hậu khác với những gì bạn đã từng ở nhà, bạn có nhiều khả năng bị tiêu chảy du lịch. Thông thường khách du lịch bị tiêu chảy khi đi tham quan những địa điểm sau:MexicoTrung MỹNam MỹChâu phiTrung ĐôngHầu hết châu Á (trừ Nhật Bản)Nguyên nhân có thể do vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng gây ra. Tiêu chảy của khách du lịch thường tự biến mất trong vòng vài ngày, điều này có thể gây ra tình trạng mất nước gây nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ em. Đặc biệt tình trạng này thường dễ lây lan và truyền từ người này sang người khác bất kể nguyên nhân là gì.
2. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy du lịch?
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đi ngoài, bao gồm:Người trẻ: thiếu miễn dịch mắc phải, thường thoải mái hơn trong việc lựa chọn địa điểm du lịch và ăn uống, ít cảnh giác về thực phẩm bị nhiễm bẩn.Người bị suy giảm miễn dịch: làm dễ nhiễm trùng hơn.Bệnh nhân tiểu đường hoặc bị bệnh ruột viêm.Bệnh nhân dùng thuốc ức chế tiết axit hoặc kháng axit. Axit trong dạ dày có xu hướng diệt vi sinh vật, vì thế giảm lượng axit dạ dày gây dễ nhiễm trùng hơn.Đi du lịch vào một số mùa nhất định: ví dụ nguy cơ cao nhất ở Nam Á trong những tháng mùa nóng, trước khi vào mùa mưa. Thời điểm đi du lịch làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy du lịch 3. Các triệu chứng của bệnh tiêu chảy do du khách là gì?
Tiêu chảy phân lỏng, chảy nước và đau quặn bụng là những triệu chứng phổ biến nhất mà bạn sẽ gặp khi bị tiêu chảy du lịch. Các triệu chứng khác có thể phụ thuộc vào nguyên nhân của tình trạng này. Các triệu chứng thường bao gồm:Buồn nônNôn mửaSốtĐầy hơiTrướng bụngĂn mất ngonNhu cầu khẩn cấp để đi vệ sinhCác triệu chứng này đều bình thường. Tuy nhiên, có một số triệu chứng cho thấy đã đến lúc phải đi khám ngay. Bao gồm:Đau dữ dội, không thể chịu được ở bụng hoặc trực tràngPhân có máuNôn mửa liên tục trong hơn bốn giờ, dẫn đến không thể giữ chất lỏng xuốngSốt cao hơn 102 ̊F (39 ̊C)Các triệu chứng mất nước
4. Bệnh tiêu chảy của khách du lịch được chẩn đoán như thế nào?
Nếu bệnh tiêu chảy của người đi du lịch vẫn chưa hết trong vòng ba ngày hoặc các triệu chứng xấu đi, hãy hẹn gặp bác sĩ. Tại cuộc hẹn, hãy cho bác sĩ biết rằng gần đây bạn đã đi du lịch, bác sĩ sẽ thực hiện một cuộc kiểm tra sức khỏe bao gồm đo nhiệt độ và ấn vào bụng của bạn. Họ có thể sẽ yêu cầu xét nghiệm phân để tìm kiếm bằng chứng về ký sinh trùng và yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra nhiễm trùng. Kiểm tra máu cũng có thể phát hiện xem bạn có bị mất nước hay không. Bệnh tiêu chảy ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày của khách du lịch 5. Bệnh tiêu chảy của khách du lịch có thể gây ra biến chứng không?
Biến chứng phổ biến nhất của tiêu chảy du lịch là mất nước. Điều này thường rất nghiêm trọng. Mất nước có thể dễ dàng xảy ra khi tiêu chảy khiến cơ thể mất chất lỏng với tốc độ nhanh hơn khả năng hấp thụ. Nôn và buồn nôn, đôi khi kèm theo tiêu chảy, có thể khiến tình trạng này trở nên tồi tệ hơn. Mất nước đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Các triệu chứng mất nước bao gồm:Khô miệngCơn khát tăng dầnGiảm lượng nước tiểuĐau đầuChóng mặtDa khôLú lẫnTiêu chảy của khách du lịch do nhiễm ký sinh trùng thường cần được điều trị bằng thuốc, nếu không bệnh nhiễm trùng có thể trở nên trầm trọng hơn. Nhiễm ký sinh trùng có thể gây ra: Co giật, sốt, phản ứng dị ứng, nhiễm khuẩn
6. Điều trị tiêu chảy của khách du lịch như thế nào?
Điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây tiêu chảy. Tuyến phòng thủ đầu tiên thường là các biện pháp điều trị tại nhà và điều trị không kê đơn (OTC) để giải quyết các trường hợp nhẹ của bệnh. Khi bạn bị tiêu chảy khi du lịch, hãy tránh dùng caffeine và rượu, chúng có thể làm tăng tình trạng mất nước. Tuy nhiên, hãy tiếp tục uống các chất lỏng khác càng nhiều càng tốt để ngăn mất nước.Cố gắng ăn những thực phẩm nhạt nhẽo mà bạn biết là có ít nguy cơ ô nhiễm và cơ thể bạn đã quen.Bánh mì nướngNước dùngBánh quy giònGạo trắngTáo (rửa sạch bằng nước lọc)ChuốiNếu bạn đang chuẩn bị đi du lịch, nên mang theo các loại thuốc điều trị OTC để đề phòng trường hợp tiêu chảy khi đi du lịch. Bismuth subsalicylate ( Pepto-Bismol ) có thể hiệu quả để điều trị các trường hợp tiêu chảy du lịch nhẹ. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn trên hộp.Cũng có thể dùng các chất chống hữu ích như Imodium nhưng nên để dành cho những trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như đi máy bay, điều này có thể kéo dài bệnh bằng cách không cho phép cơ thể bạn đào thải phân ra ngoài. Khách du lịch nên đem theo thuốc dự phòng và sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất 7. Phương pháp điều trị do bác sĩ kê đơn
Nếu các biện pháp điều trị tại nhà không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Nếu bạn bị nhiễm trùng do vi khuẩn, họ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh như doxycycline (Acticlate) hoặc ciproflaxin ( Cipro ).Nếu bạn có ký sinh trùng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống ký sinh trùng đường uống. Đơn thuốc chính xác sẽ phụ thuộc vào loại nhiễm ký sinh trùng mà bạn mắc phải. Có thể sẽ cần uống vài đợt thuốc trị ký sinh trùng để đảm bảo nhiễm trùng hoàn toàn ra khỏi hệ thống của bạn. Nếu tiêu chảy của người đi du lịch gây mất nước, bạn sẽ được truyền dịch tĩnh mạch chứa glucose hoặc chất điện giải.Tiêu chảy của khách du lịch thường khỏi trong vòng hai đến ba ngày, nhưng ngay cả những trường hợp nhẹ có thể kéo dài đến bảy ngày. Tình trạng này có thể giải quyết nhanh hơn khi điều trị. Trong khi phục hồi, hãy đặc biệt cẩn thận để tránh bất kỳ thực phẩm hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. Điều này sẽ tăng tốc độ chữa lành và ngăn tiếp xúc hoặc tiếp xúc lặp lại.
8. Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh tiêu chảy của khách du lịch?
Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tiêu chảy của khách du lịch là thực hành vệ sinh cẩn thận và lựa chọn nước và thức ăn cẩn thận. Khi đến các quốc gia có nguy cơ cao, không nên uống nước không được khử trùng. Điều này bao gồm: đồ uống có đá làm bằng nước địa phương, nước trái cây có thêm nước, đánh răng hoặc súc miệng bằng nước máy. Hãy cố gắng uống nước đóng chai. Nếu đó hoàn toàn không phải là một lựa chọn, hãy đun sôi nước trong ít nhất ba phút.Để ngăn ngừa bệnh tiêu chảy của khách du lịch phát triển, bạn nên:Tránh ăn thức ăn từ những người bán hàng rong.Hãy lưu ý ăn trái cây rửa trong nước bị ô nhiễm.Tránh các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng, thậm chí cả kem.Ăn thức ăn được nấu chín kỹ và dùng nóng.Tránh thực phẩm ẩm hoặc bảo quản ở nhiệt độ phòng.Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và chạm vào da mặt. Không cho trẻ đưa bất cứ thứ gì, kể cả tay vào miệng. Sử dụng chất khử trùng tay có cồn chứa ít nhất 60% cồn nếu bạn không có nước sạch.Tình trạng tiêu chảy khi đi du lịch không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm gián đoạn các hoạt động, vui chơi của bạn. Vì thế, hãy cẩn trọng trong vấn đề ăn uống, sinh hoạt, đặc biệt nếu bạn là người có hệ tiêu hóa kém trước khi đi du lịch nên tới gặp bác sĩ để được tham vấn ý kiến và có những chỉ định phù hợp.Chuyên khoa Nội soi Tiêu hóa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện là địa chỉ chăm sóc y tế chất lượng mà khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng tới khám khi gặp các vấn đề về tiêu chảy, đau bụng, tiêu hóa... Qua quá trình kiểm tra, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và đưa ra những tư vấn phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại khách hàng. Quy trình thăm khám tại bệnh viện được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế dưới sự hỗ trợ của đội ngũ nhân viên y tế, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm. Vì thế, khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng về chất lượng dịch vụ và y tế tại bệnh viện. Tài liệu tham khảoBoyce TG. (n.d.). Traveler’s diarrhea.merckmanuals.com/home/digestive-disorders/gastroenteritis/traveler%E2%80%99s-diarrheaMayo Clinic Staff. (2016). Traveler’s diarrhea: Symptoms and causes.mayoclinic.org/diseases-conditions/travelers-diarrhea/symptoms-causes/syc-20352182Traveller’s diarrhea. (2016).travel.gc.ca/travelling/health-safety/diseases/diarrhea |
|
https://tamanhhospital.vn/phuc-hoi-sau-phau-thuat-thay-khop-goi/ | 27/09/2023 | Phục hồi chức năng sau thay khớp gối: Phương pháp, bài tập, mục tiêu | Tập phục hồi chức năng sau thay khớp gối giúp thúc đẩy nhanh tiến trình hồi phục của người bệnh. Tuy nhiên, nếu tập phục hồi chức năng không đúng kỹ thuật có thể gây ảnh hưởng xấu tới khớp gối mới. Do đó, người bệnh cần tập luyện theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Mục lụcPhẫu thuật thay khớp gối là gì?Các biến chứng sau phẫu thuật1. Biến chứng sớm2. Biến chứng muộnKhi nào có thể bắt đầu thực hiện bài tập phục hồi?Quá trình phục hồi chức năng sau thay khớp gối1. Giai đoạn 1 (1 – 2 tuần sau mổ)2. Giai đoạn II: Từ 2 đến 5 tuần sau phẫu thuậtGiai đoạn III: Sau phẫu thuật từ 6 đến 8 tuầnMất bao lâu thì có thể đi lại bình thường?Cần lưu ý gì trong quá trình phục hồi?Khoa Phục hồi chức năng tại Tâm AnhPhẫu thuật thay khớp gối là gì?
Phẫu thuật thay khớp gối thường được chỉ định cho những trường hợp tổn thương hư hỏng nghiêm trọng ở khớp gối do bệnh thoái hóa khớp gối, di chứng biến dạng vùng khớp gối sau chấn thương hay những nguyên nhân khác. (1)
Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt bỏ phần đầu xương đã bị hư, sau đó tái tạo bằng vật liệu nhân tạo để bảo vệ và tránh tình trạng các đầu xương tiếp xúc trực tiếp với nhau khi di chuyển. Điều này giúp giảm thiểu tối đa đau đớn cho người bệnh, đồng thời sửa chữa những biến dạng ở khớp, trục chi.
Một ca phẫu thuật thay khớp gối cần được đảm bảo các yếu tố:
Sự liên quan giữa phần mặt khớp nhân tạo và phần thân xương
Mối quan hệ bình thường giữa các phần khớp thay thế như quan hệ bánh chè và lồi cầu đùi, lồi cầu đùi và mâm chày nhân tạo
Một ca phẫu thuật thay thế khớp gối tổn thương bằng chất liệu nhân tạo thành công sẽ giúp người bệnh cải thiện triệu chứng đau nhức, tình trạng biến dạng chi, từ đó giúp việc di chuyển dễ dàng, thuận tiện hơn.
Các biến chứng sau phẫu thuật
1. Biến chứng sớm
Nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn là rủi ro không mong muốn của phẫu thuật. Khi xuất hiện biến chứng này, người bệnh sẽ có những biểu hiện như đau, sốt, sưng to gối, chảy dịch tại vết mổ. Khi đó, bác sĩ sẽ cần cấy vi khuẩn, làm kháng sinh đồ để điều trị kháng sinh phù hợp, sau đó tiếp tục theo dõi người bệnh. Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể được chỉ định mổ lại để làm sạch khớp gối.
Tắc mạch: Đây là sự hình thành của những cục máu đông ở tĩnh mạch. Biến chứng này gây thuyên tắc phổi, thậm chí người bệnh tử vong đột ngột. Bác sĩ có thể hạn chế biến chứng này khi cho người bệnh dùng thuốc chống đông dự phòng.
Máu tích tụ trong gối, cứng gối…
2. Biến chứng muộn
Nhiễm khuẩn muộn: Khi điều trị những loại nhiễm khuẩn muộn sau phẫu thuật, bác sĩ thường phải thay lại khớp mới cho người bệnh. Có rất nhiều loại khớp gối chuyên biệt được sản xuất cho các trường hợp phẫu thuật thay lại khớp gối.
Cứng khớp, các biến chứng cơ học do khớp nhân tạo. Một số trường hợp cần thay lại khớp mới như khớp gối nhân tạo không vững, mòn khớp và lỏng khớp nhân tạo.
Khi nào có thể bắt đầu thực hiện bài tập phục hồi?
Sau mổ thay khớp gối, khi người bệnh đã tỉnh táo, kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ giúp thực hiện quá trình phục hồi chức năng. Người bệnh sẽ được hướng dẫn thực hiện những bài tập gập gối. Kỹ thuật viên sẽ giúp người bệnh di chuyển nhẹ nhàng với nạng hoặc khung tập đi.
Chương trình phục hồi sau phẫu thuật thay khớp gối sẽ gồm những bài tập hỗ trợ sự vững chắc của khớp gối, chịu lực thăng bằng và thực hiện những hoạt động chức năng. Các bài tập gồm:
Bài tập sức cơ: Bài tập này giúp người bệnh luyện cơ mông, khớp háng, cơ đùi và cơ cẳng chân.
Bài tập chống chân chịu lực: Đối với trường hợp thay loại khớp có xi măng, người bệnh nên tập chống chân chịu lực dần lên chân mổ, nên dừng lại khi thấy khó chịu. Với loại khớp thay không có xi măng, người bệnh đặt các ngón chân xuống từ từ đến khi đỡ đau rồi tăng dần trọng lượng xuống chân đó.
Bài tập kết hợp: Người bệnh có thể đạp xe hoặc bơi lội kết hợp các hoạt động hằng ngày như lên xuống cầu thang, ngồi xổm, lên xuống giường…
Quá trình phục hồi chức năng sau thay khớp gối
Sau thay khớp gối, người bệnh khó tránh khỏi cảm giác đau. Do đó, những bài tập phục hồi chức năng không chỉ cải thiện tình trạng đau nhức mà còn giúp khớp gối phục hồi khả năng vận động nhanh chóng. (2)
1. Giai đoạn 1 (1 – 2 tuần sau mổ)
Những bài tập phục hồi chức năng sau thay khớp gối ở giai đoạn này sẽ giúp:
Kiểm soát tình trạng phù nề và giảm đau
Duy trì duỗi gối 0º và gấp 100º
Duy trì sức mạnh của các cơ
Di chuyển được với các dụng cụ trợ giúp (nạng, khung tập đi…)
Duy trì thực hiện các bài tập tại nhà
1.1 Ngày 1
Thực hiện chườm lạnh khớp gối mỗi lần khoảng 15 phút, ít nhất 3 lần/ngày
Bài tập thực hiện trên giường: Bài tập co cơ tĩnh được thực hiện bằng cách người bệnh nằm duỗi thẳng chân, co cơ tĩnh ở bên chân mổ, co 5 giây và nghỉ 5 giây, tập 10 lần/ngày.
Những bài tập khác: Người bệnh tập vận động khớp cổ chân và tập trượt gót chân.
Tập ngồi dậy từ từ, tập thay đổi vị trí ở trên giường
Tập vận động chủ động khớp gối: 0º – 70º
1.2 Ngày 2
Tiếp tục thực hiện những bài tập trên
Thực hiện bài tập độc lập trên giường khoảng 5 lần mỗi ngày
Tập vận động khớp cổ chân
Người bệnh tập gập, duỗi, dạng và khép háng chủ động hoặc có sự trợ giúp
Tập ngồi trên ghế khoảng 30 phút, 2 lần mỗi ngày
Tập di chuyển vào nhà vệ sinh với trợ giúp của người chăm sóc
Tập vận động chủ động khớp gối: 10º – 80º
1.3 Ngày thứ 3 tới 2 tuần
Tiếp tục thực hiện các bài tập trên.
Thực hiện những bài tập khớp gối: Tập duỗi hoàn toàn khớp gối. Mỗi ngày tập gấp chủ động khớp gối thêm 10º, tới ngày thứ 5 tầm vận động khớp gối cần đạt được 100º.
Tập mạnh sức cơ đùi, sức cơ cẳng chân bằng những bài tập có sức cản
Tập đứng chịu lực trên 2 chân, đứng chịu lực trên mỗi chân. Khi người bệnh chịu được trọng lực, tiến hành tập thăng bằng khi đứng. Tập dồn trọng lượng cơ thể lên chân mổ.
Tập ở tư thế đứng: Thực hiện bài tập gấp duỗi dạng khép khớp háng ở bên chân mổ
Tập di chuyển nhẹ nhàng với nạng hoặc khung tập đi
2. Giai đoạn II: Từ 2 đến 5 tuần sau phẫu thuật
Những bài tập phục hồi chức năng sau thay khớp gối ở giai đoạn này sẽ giúp:
Cải thiện tình trạng đau và giảm phù nề
Gia tăng tầm vận động của khớp gối từ 0º – 115º
Tăng cường sức mạnh các cơ
Trở lại các hoạt động chức năng hằng ngày
Bắt đầu tham gia chương trình tập luyện tại nhà
Phương pháp: Duy trì thực hiện những bài tập ở giai đoạn I.
Tập gấp duỗi khớp gối mổ bằng những bài tập thụ động hay chủ động có trợ giúp.
Mỗi tuần tập gấp gối thêm 5º. Tới tuần thứ 5, tầm vận động khớp gối phải đạt 0º – 115º.
Tập kéo giãn thụ động khớp gối theo hướng dẫn của kỹ thuật viên vật lý trị liệu
Tập tăng cường sức mạnh cơ: Thực hiện bài tập vận động khớp gối chủ động có sức cản tăng dần.
Tới tuần thứ 3, người bệnh bắt đầu thực hiện bài tập xuống tấn.
Tập di chuyển trên đệm, bước qua các chướng ngại vật ít nguy hiểm có dùng nạng trợ giúp.
Hoạt động trị liệu sau mổ: Người bệnh có thể tập luyện bằng cách di chuyển tại giường, sử dụng nhà tắm, đi giày dép.
Tập đạp xe đạp mỗi lần khoảng 15 phút, 2 lần/ngày.
Giai đoạn III: Sau phẫu thuật từ 6 đến 8 tuần
Những bài tập phục hồi chức năng sau thay khớp gối ở giai đoạn sẽ giúp:
Tiếp tục cải thiện tầm vận động cho khớp gối từ 0º tới 115º hoặc 120º
Gia tăng sức mạnh của cơ
Tập thăng bằng không có sự trợ giúp
Trở lại với những hoạt động thường ngày
Phương pháp:
Duy trì thực hiện những bài tập ở giai đoạn 2
Người bệnh tiếp tục tập vận động gấp duỗi khớp gối mổ
Tập tăng cường sức mạnh các cơ
Tập đứng chịu lực hoàn toàn trên chân mổ
Bỏ dùng dụng cụ trợ giúp
Đi bộ, tập lên xuống cầu thang
Tập đạp xe
Có thể tập hoặc trở lại từ từ với những hoạt động thể thao nhẹ nhàng, rồi tăng dần cường độ tập
Mất bao lâu thì có thể đi lại bình thường?
Người bệnh thường mất khoảng 4 – 6 tuần để hoàn tất chương trình phục hồi chức năng sau thay khớp gối. Quá trình này kết thúc nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào công việc hay mức độ hoạt động mà người bệnh thực hiện. (3)
Với riêng mỗi trường hợp, người bệnh nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ và kỹ thuật viên vật lý trị liệu. Điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và duy trì trạng thái tốt nhất cho người bệnh, sớm trở lại với công việc hay các hoạt động hằng ngày.
Sau khi phục hồi, người bệnh có thể tham gia các hoạt động thể chất với cường độ thấp như đi bộ, yoga cơ bản, thái cực quyền, các môn thể thao dưới nước… Tránh tập các bộ môn tập luyện với cường độ cao như bóng đá, quần vợt, bóng rổ…
Cần lưu ý gì trong quá trình phục hồi?
Sau khi thay khớp gối, người bệnh thường mất tới 3 tháng để vận động như bình thường. Sau 1 năm, người bệnh có thể không nhận ra sự khác biệt giữa khớp thật và khớp nhân tạo. Để quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng, người bệnh cần lưu ý: (4)
Tiếp tục dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng viêm được kê đơn để cải thiện tình trạng đau sưng ở khớp gối
Dùng các dụng cụ hỗ trợ như khung tập đi, nạng, gậy tùy theo giai đoạn hồi phục
Duy trì thực hiện những bài tập vật lý trị liệu giúp ngăn ngừa tình trạng cứng khớp, tránh ép gối quá nhiều
Không ngồi khoanh chân trong 6 tuần đầu sau mổ
Khi ngủ, không kê gối ở bên dưới khớp gối mổ để tránh đầu gối bị mất duỗi
Hạn chế xoay khớp gối
Sử dụng giày hỗ trợ di chuyển
Không quỳ trên đầu gối mổ
Chườm đá trong 20 phút sau mỗi 3 – 4 giờ để giúp giảm sưng và đau
Khoa Phục hồi chức năng tại Tâm Anh
Sở hữu đội ngũ chuyên gia, điều dưỡng và kỹ thuật viên chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản, tận tâm và nhiệt tình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh mang đến các dịch vụ chăm sóc vật lý trị liệu, phục hồi chức năng đa dạng cho người mắc những bệnh lý thoái hóa cơ xương khớp hoặc người mắc các chấn thương như gãy xương, trật khớp, bong gân, bệnh tim mạch, hô hấp; các khuyết tật phổ biến ở trẻ em như bại não, tự kỷ và các rối loạn tâm thần như stress, trầm cảm…
Hơn thế nữa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh còn tiên phong áp dụng những phương pháp trị liệu cập nhật mới nhất, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục, sớm tái hòa nhập cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là hạn chế tối đa xuất hiện di chứng.
Đến với Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, người bệnh còn được trải nghiệm các dịch vụ cao cấp như phòng tập theo tiêu chuẩn quốc tế, dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo, kênh liên lạc thông suốt 24/7… Tất cả nhằm hỗ trợ tốt nhất cho người bệnh yên tâm luyện tập mỗi ngày.
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; BS.CKII Nguyễn Xuân Thắng, ThS Trần Văn Dần, BS.CKI Đỗ Thị Hồng Ánh, BS.CKI Đào Văn Hoàn, BS.CKI, Lê Văn Tâm, BS Đặng Ngọc Minh Thùy, BS.CKI Huỳnh Hoàng Anh, BS Trịnh Thị Ngọc Lan, BS Nguyễn Đỗ Vũ, BS.CKI Cát Hồng Hà, BS Mai Thị Chi Mai, BS.CKI Trần Thị Thu Hương, ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, ThS.BS Nguyễn Quang Tôn Quyền; TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng…
Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.
Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…
BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
Quá trình phục hồi chức năng sau thay khớp gối cần được bắt đầu càng sớm càng tốt, ngay sau khi người bệnh tỉnh táo. Người bệnh cần tuân thủ chương trình tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu. Điều này sẽ giúp rút ngắn thời gian phục hồi, đảm bảo an toàn cho khớp gối mới và ngăn ngừa biến chứng. Nếu thực hiện tốt những bài tập sau mổ, bạn có thể sớm quay trở lại với những hoạt động bình thường, tập luyện và thi đấu thể thao. |
https://suckhoedoisong.vn/viem-am-dao-do-nam-noi-ban-tam-lon-cua-chi-em-169177844.htm | 30-07-2020 | Viêm âm đạo do nấm – nỗi bận tâm lớn của chị em | Viêm âm đạo
là tình trạng viêm nhiễm âm đạo, biểu hiện là tiết dịch, ngứa ngáy, sưng đỏ và khó chịu. Nguyên nhân là sự mất cân bằng trong hệ nấm men và vi khuẩn sống trong âm đạo, phổ biến nhất là do nhiễm nấm menCandida albicans.
Nấm Candida albicans
là một loại nấm thông thường sẽ không gây bệnh trong môi trường âm đạo khỏe mạnh. Tuy nhiên khi môi trường âm đạo bị mất cân bằng độ pH, lớp bảo vệ bị phá vỡ sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn và nấm phát triển gây bệnh.
Ảnh minh hoạ
Các nguyên nhân gây nấm âm đạo
Candida albicans là một loại nấm men có hình tròn hoặc bầu dục, kích thước nhỏ chỉ khoảng 2-5µm thường sống trong âm đạo, thậm chí cả ở miệng và hệ tiêu hóa của con người. Ở điều kiện bình thường, loại nấm này không gây hại cho vùng kín. Nhưng khi âm đạo bị mất cân bằng do những nguyên nhân sau sẽ tạo điều kiện cho nấm Candida tăng sinh quá mức và gây bệnh.
- Do thói quen vệ sinh vùng kín không đúng cách như thụt sâu, sử dụng dung dịch vệ sinh quá nhiều, gây mất cân bằng độ pH âm đạo.
- Thói quen mặc quần áo chật, đặc biệt là đồ lót ẩm ướt, không thoát mồ hôi, không thay đồ lót thường xuyên.
- Quan hệ tình dục không an toàn.
- Nội tiết tố cơ thể thay đổi mạnh mẽ khi mang thai.
- Căng thẳng, trầm cảm kéo dài...
Triệu chứng phổ biến của viêm âm đạo do nấm
Tùy theo mức độ nhiễm và thể trạng của mỗi người, các triệu chứng lâm sàng của viêm âm đạo do nấm Candida sẽ khác nhau. Các biểu hiện thường gặp nhất đó là:
- Dịch âm đạo ra nhiều bất thường, có thể loãng hoặc vón cục bám thành từng mảng, khí hư có mùi khó chịu.
- Vùng âm đạo, âm hộ bị ngứa rát nhiều.
- Đau, buốt khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục.
- Trường hợp nặng có thể gây sưng tấy, phù nề âm hộ.
Biến chứng viêm âm đạo do nấm Candida
Viêm âm đạo do nấm men Candida thường không nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được xử lý dứt điểm, bệnh sẽ dai dẳng tái phát, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe sinh sản của chị em.
-
Gây ra các bệnh phụ khoa khác
Viêm âm đạo do nấm men có thể ngược dòng, gây viêm nhiễm trên diện rộng, là căn nguyên dẫn tới nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm khác như viêm vùng chậu, viêm nội mạc tử cung, viêm phần phụ...
-
Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản:
Nấm Candida phát triển sẽ làm mất cân bằng độ pH âm đạo, gây trở ngại cho tinh trùng khi kết hợp với trứng. Các bệnh phụ khoa cũng làm thay đổi môi trường axit trong âm đạo khiến tinh trùng không thể sống sót và thụ thai, càng làm tăng nguy cơ vô sinh.
-
Ảnh hưởng tới thai nhi:
Nếu bị viêm âm đạo khi đang mang thai có thể gây viêm màng ối dẫn đến sảy thai hay sinh non, hoặc có thể lây mầm bệnh sang cho trẻ nếu sinh tự nhiên. Trẻ đẻ ra có thể mắc các bệnh về mắt, miệng, hô hấp…
-
Tự ti trong giao tiếp
Phụ nữ cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp với người khác hoặc e ngại trong sinh hoạt vợ chồng do cảm giác đau rát gây ra.
-
Mắc các bệnh truyền nhiễm khác
Khi bị viêm âm đạo, sức đề kháng suy giảm, nồng độ pH thay đổi là điều kiện thuận lợi cho lây nhiễm các bệnh khác như lậu, giang mai, HIV/AIDs,…
Cách đẩy lùi và phòng ngừa viêm đạo do nấm
Ảnh minh họa
Viêm âm đạo do nấm có tính chất dai dẳng, khó xử lý dứt điểm vậy nên phải giải quyết đồng thời cho cả vợ và chồng, vì nấm men sẽ lây nhiễm qua lại khi quan hệ tình dục.
Việc xử lý bệnh còn phụ thuộc vào tình trạng viêm và cơ địa mỗi người, phương hướng giải quyết thường là dùng thuốc diệt nấm (có thể là thuốc đặt, thuốc uống, thuốc bôi) kết hợp sản phẩm vệ sinh phù hợp.
Những cách phòng bệnh viêm âm đâọ đơn giản, dễ thực hiện là:
- Giữ gìn vệ sinh vùng kín, nhất là những ngày có kinh nguyệt, lưu ý không thụt rửa sâu.
- Quan hệ tình dục an toàn.
- Giữ vùng kín khô thoáng, tránh mặc đồ quá chật hoặc quần lót ẩm.
- Đi khám phụ khoa khi thấy các dấu hiệu bất thường như khí hư ra nhiều có mùi hôi, đau buốt, sưng nề vùng âm đạo…
Chị em có thể phòng ngừa và hỗ trợ bệnh viêm âm đạo do nấm từ các thảo dược như: Trinh nữ hoàng cung, hoàng bá, khổ sâm, diếp cá, dây ký ninh... Những thảo dược này được bào chế thành thực phẩm chức năng dạng viên nang. Bên cạnh đó có thể lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ hàng ngày có độ pH = 4-6 chiết xuất từ mít, bạc hà, trà xanh với công nghệ Nano bạc kháng khuẩn, để giúp hỗ trợ cân bằng pH âm đạo, kiểm soát khí hư, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tăng khả năng chống viêm...
Số GPQC:00614/2019/ATTP-XNQC
Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh |
https://suckhoedoisong.vn/viem-phe-quan-cap-o-nguoi-lon-16974814.htm | 05-04-2014 | Viêm phế quản cấp ở người lớn | Tôi 60 tuổi hay bị đau đầu, đau mỏi người, đau rát họng, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi giống như các triệu chứng cảm cúm. Tôi đã mua thuốc uống nhưng ho tăng dần, hơi tức ngực nên đi khám các bác sĩ cho biết bị viêm phế quản cấp và chỉ định dùng thuốc. Xin bác sĩ cho biết bệnh có để lại di chứng và cách phòng bệnh tái phát.
Nguyễn Văn Định
(Điện Biên)
Bệnh viêm phế quản cấp là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm nhiễm cấp tính niêm mạc đường thở từ thanh quản trở xuống tới nhu mô phổi. Khi mắc, rất nhiều người mắc viêm phế quản cấp tự ý dùng kháng sinh không đúng (tự mua kháng sinh về dùng, sai liều hoặc dùng không đủ số ngày cần thiết...) Điều đó thường làm tăng chi phí điều trị cho người bệnh và làm gia tăng mạnh tình trạng kháng kháng sinh trong cộng đồng, điều này làm cho việc dùng kháng sinh cho những lần nhiễm khuẩn hô hấp sau sẽ ít hiệu quả, dễ bị tái phát, nhờn thuốc.
Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp thường là do virut, vi khuẩn. Bệnh khi khỏi thường không để lại di chứng. Vì vậy, bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để hạn chế nhờn thuốc và uống nhiều nước giúp cải thiện việc ho, khạc đờm.
Về phòng bệnh hạn chế tái phát người bệnh không hút thuốc, tránh khói bụi trong, ngoài nhà, môi trường ô nhiễm, giữ ấm vào mùa lạnh. Đối với người trên 60 hay mắc một số bệnh lý kèm theo như bệnh phổi mạn tính, suy tim,…nên tiêm vắc-xin phòng cúm, phế cầu. khi bị mắc các bệnh lý hô hấp cần điều trị triệt để tránh tái phát bệnh viêm phế quản.
Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cong-dung-cua-cay-su-quan-tu-vi | Công dụng của cây sử quân tử | Sử quân tử thường được trồng như một loại cây cảnh ở rất nhiều nơi. Tuy nhiên, ít người biết đến sử quân tử là một vị thuốc nam được sử dụng trong điều trị giun sán ở trẻ em và người lớn rất hiệu quả.
1. Tìm hiểu về cây sử quân tử
Cây sử quân tử còn được gọi với một số cái tên khác như là quả giun, sử quân, dây giun, quả nấc, mác giáo thun, mạy lăng cường. Cây có tên khoa học là Fructus Quisqualis Indica L, nó thuộc họ Bàng (Combretaceae).Đây là một loại dây leo có lá mọc đối, đơn, nguyên. Hoa sử quân tử có hình ống, mọc thành từng chùm ở kẽ lá hoặc ở phần ngọn cành. Quả sử quân tử có hình trái xoan, đầu trên nhọn, còn dưới hơi tròn. Khi chín quả có màu nâu sẫm, mặt cắt ngang quả hình sao 5 cánh.Trong quả chứa một hạt hình thoi, vỏ màu nâu sẫm, dễ bóc, phần nhân bên trong mềm có màu vàng, vị ngọt, không mùi.Sử quân tử dược liệu là phần nhân hạt. Sau khi thu hái quả vào tháng 9-10, loại bỏ phần vỏ, lấy nhân bên trong sao thơm hoặc để cả vỏ giã nát. Cách bào chế khác là ngâm phần nhân trong nước qua đêm, sau đó sao vàng, bỏ lớp màng bên ngoài. Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng. Sử quân tử thường được trồng như một loại cây cảnh ở rất nhiều nơi. 2. Thành phần hóa học của vị thuốc sử quân tử
Trong sử quân tử dược liệu có chứa từ 20 - 27% chất dầu béo màu xanh lục, sền sệt, vị nhạt. Ngoài ra, trong sử quân tử còn có chất gôm, đường, oleic, stearic, linoleic,... 19 - 20% axit citric và kali quisqualat.
3. Tác dụng của sử quân tử
Sử quân tử là một vị thuốc dân gian đã được dùng từ lâu đời. Sách địa chí có chép: Quách sứ quân ở Phiên châu sử dụng nó để chữa cho trẻ em phần nhiều chỉ dùng một vị này, từ đó về sau các thầy thuốc mới gọi là sử quân tử.Tính chất của vị thuốc sử quân tử theo các sách cổ như sau:Thuốc có vị ngọt, tính ôn, không có độc và đi vào hai kinh tỳ và vị.Thuốc dùng chữa các chứng cam của trẻ em như tiểu tiện đục, sát trùng và chữa tả lỵ. Sử quân tử còn có tác dụng kiện tỳ vị chữa hết thảy các bệnh lở, ngứa của trẻ em.Trên thực tế, sử quân tử thường được dùng trong điều trị giun đũa với liều 3-5 nhân cho trẻ em, 10 nhân cho người lớn, tối đa 20g. Có thể dùng riêng vị sử quân tử hoặc phối hợp với những vị thuốc tẩy giun khác như binh lang (hạt cau) và đại hoàng.Vị thuốc sử quân tử còn được sử dụng dưới dạng thuốc sắc ngậm chữa đau nhức răng, ngậm nhiều lần trong ngày, không kể liều lượng. Sử quân tử dược liệu là phần nhân hạt. 4. Một số bài thuốc từ sử quân tử
Trị giun kim, giun đũa: Dùng 6 - 12g hạt sử quân tử bỏ vỏ rang ăn hoặc đun lấy nước uống trước khi đi ngủ.Điều trị trẻ tiêu hóa kém do giun: Dùng 40g sử quân tử bỏ vỏ, 10g thóc ngâm nảy mầm. Đem cả hai vị trên sao vàng rồi tán thành bột mịn, trộn với mật ong cho trẻ ăn 1-2 thìa sau khi ăn no.Chữa đau nhức răng: Dùng 10 quả sử quân sử, đập dập, đun với 200ml nước trong khoảng 15 phút, dùng nước này để ngậm nhiều lần trong ngày.Điều trị chứng cam tích, đầy bụng, đi ngoài phân lỏng ở trẻ em: Dùng 12g sử quân tử, 8g hậu phác, 12g kha tử, 6g trần bì và 4g cảm thảo, đem sắc lấy nước uống.Chữa chứng lở ngứa ở đầu, mặt: Dùng nhân hạt sử quân tử ngâm với dầu thơm trong 3 - 5 ngày, sau đó uống dầu thơm trước khi đi ngủ.Điều trị giun kim, giun sán, táo bón: Dùng 8g sử quân tử, 8g đại hoàng, 16g tân lang, 8g hoàng cầm,16g thạch lựu và 4g cam thảo. Đem tán tất cả thành bột mịn, mỗi lần uống 12g với nước đun sôi để nguội.Điều trị giun chui ống mật gây đau quặn bụng: Dùng 12g sử quân tử, 12g tân lang, 12g chỉ xác, 12g khổ luyện bì, 8g quảng mộc hương cùng với 4g ô mai, đem sắc lấy nước uống trong ngày.Điều trị trẻ em hư thũng, mặt phù nề: Dùng 40g sử quân tử, bỏ vỏ, lấy phần nhân tẩm mật sao thơm, sau đó tán thành một, mỗi lần cho trẻ uống 4g bột hòa với nước cơm hoặc nước cháo.Điều trị suy dinh dưỡng, tiêu chảy do giun ở trẻ nhỏ: Dùng 80g sử quân tử, 80 hoài sơn, 80g thần khúc, 8g đậu ván trắng, 4g hoàng liên, 40g bạch đậu khấu, 40g sơn tra, 20g binh lang, 6g sài hồ, 6g mạch nha cùng 5g lô hội. Đem tán tất cả các vị trên thành bột, vê thành viên, mỗi lần cho uống từ 4-8g.Điều trị trùng roi ở đường ruột: Dùng sử quân tử sao vàng, tán bột, uống liên tục trong 3 - 5 ngày..Trẻ dưới 1 tuổi uống 3g/ngày chia thành 1 - 2 lần.Trẻ từ 1 - 3 tuổi uống 5g/ngày.Người lớn uống 15g/ngàyChữa chứng cam tích ở trẻ nhỏ do tỳ hư gây ra: Dùng 20g sử quân tử, 20g mạch nha, 20g nhục đậu khấu, 40g hoàng liên, 40g thần khúc, 80g mộc hương, 20 quả tân lang đem tán thành bột, vê thành viên. Mỗi lần uống 4g cùng với nước ấm, ngày uống 2 lần. Sử quân tử là vị thuốc giúp điều trị giun chui ống mật gây đau quặn bụng 5. Lưu ý khi sử dụng vị thuốc sử quân tử
Vị thuốc sử quân tử là lành tính, không có độc, nhưng khi sử dụng bạn cần lưu ý không dùng với trà nóng. Nếu sử dụng cùng có thể gây tiêu chảy.Những người bị tỳ vị hư hàn không nên dùng nhiều sử quân tử bởi sẽ bị nấc. Nếu như dùng liều quá cao có thể gây nôn mửa, chóng mặt, khó chịu. Do đó, nên sử dụng sử quân tử theo chỉ định của thầy thuốc để đảm bảo an toàn. |
|
https://tamanhhospital.vn/viem-bo-mi-duoi/ | 10/05/2023 | Viêm bờ mi dưới mắt: Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa | Viêm bờ mi mắt ảnh hưởng đến khoảng 30 triệu người trên thế giới [1]. Viêm bờ mi mắt gồm có viêm bờ mi dưới mắt, viêm bờ mi mí trên… vẫn chưa có phương thức điều trị dứt điểm, có thể mắc bệnh nhiều lần trong đời. Vậy viêm bờ mi dưới mắt có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa viêm bờ mi dưới mắt.
Mục lụcViêm bờ mi dưới là gì?Nguyên nhân viêm bờ mi mắt dưới1. Nhiễm trùng2. Tuyến dầu bị tắc3. Dị ứng4. Lông mi hoặc chí5. Khô mắt6. Gàu da đầu7. Viêm da tiết bãTriệu chứng viêm bờ mi mắtBiến chứng viêm bờ mi mắt ở dưới1. Rụng lông mi2. Sẹo mắt3. Lẹo mắt4. Chắp mắt5. Viêm kết mạc6. Nhiễm trùng giác mạcChẩn đoán viêm bờ mi mắt dướiCách điều trị viêm bờ mi mắt dưới1. Vệ sinh mí mắt2. Thuốc mỡ kháng sinh3. Thuốc nhỏ mắtCách phòng ngừa viêm bờ mí mắt dưới1. Tẩy trang kỹ2. Vệ sinh tay, mặt và da đầu3. Hạn chế chạm tay vào mắt4. Dùng thuốc nhỏ mắt5. Hạn chế kính áp tròngViêm bờ mi dưới là gì?
Viêm bờ mi dưới là tình trạng viêm mí mắt dọc theo cạnh dưới của mí. Bệnh này thường xảy ra khi các tuyến dầu nhỏ gần gốc lông mi bị tắc, làm cho mắt kích ứng và mẩn đỏ. Tuy không phải là bệnh truyền nhiễm và không để lại thương tổn vĩnh viễn cho mắt nhưng khó điều trị dứt điểm. Mắt người bệnh bị kích thích liên tục, đỏ, rát… cản trở các hoạt động hàng ngày.
>> Xem thêm: Viêm bờ mi trên mắt là gì?
Nguyên nhân viêm bờ mi mắt dưới
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm bờ mi mắt dưới.
1. Nhiễm trùng
Là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm nhiễm, khiến cho phần mí mắt sưng tấy, dẫn đến việc lông mi có thể chọc vào mắt, gây tổn thương giác mạc.
2. Tuyến dầu bị tắc
Tuyến dầu nằm ở phía chân của lông mi, vì vậy khi chúng bị tắc sẽ khiến cho mắt khô, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công mi mắt, làm mắt viêm nhiễm.
3. Dị ứng
Các thành phần trong mỹ phẩm hoặc thuốc cũng rất dễ gây ra tình trạng dị ứng. Mắt khi bị kích ứng sẽ dễ viêm bờ mi mắt dưới. Ngoài ra có một số người dị ứng dung dịch kính áp tròng hoặc thuốc nhỏ mắt cũng có thể gây kích ứng cho mắt.
4. Lông mi hoặc chí
Các bệnh về mắt như ve lông mi hoặc bệnh trứng cá đỏ ở mắt cũng rất dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm. 30% những người bị viêm bờ mi mạn tính có ve Demodex, chúng chặn các nang và tuyến lông mi trong mắt, gây ra viêm bờ mi dưới mắt.
5. Khô mắt
Viêm kết giác mạc khô cũng là 1 trong số những nguyên nhân gây ra viêm bờ mi mắt dưới. Khô mắt có thể làm thay đổi sức đề kháng, vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập hơn dẫn đến nhiễm trùng mắt. Do mắt bị thiếu độ ẩm dẫn đến vùng da quanh mắt bị ngứa, khô, đau rát, dễ kích ứng và dẫn đến chứng sợ ánh sáng.
Đăng ký tư vấn miễn phí khám bệnh lý về mắt
(Thông tin được bảo mật đảm bảo quyền lợi riêng tư cho khách hàng)
Chúng tôi sẽ liên hệ lại sau khi nhận được thông tin đăng ký!
Tôi xác nhận đã đọc và hiểu các nội dung đăng ký.
ĐĂNG KÝ NGAY
Viêm kết giác mạc khô làm cho mắt nhức mỏi, sợ ánh sáng
6. Gàu da đầu
Những người bị gàu có nhiều khả năng bị viêm bờ mi hơn do gàu bong ra có thể kích ứng mí mắt và gây viêm. Vì vậy, việc chữa trị và kiểm soát gàu có thể giúp giảm nguy cơ bị viêm bờ mi mắt dưới.
7. Viêm da tiết bã
Viêm da tiết bã ở mí mắt có xu hướng ảnh hưởng đến viền mí mắt và thường gặp ở người lớn. Vùng da này rất mỏng và nhạy cảm, chính vì vậy khi bị viêm da tiết bã thì mí mắt cũng dễ bị ngứa, viêm và khô. Việc mắt bị kích ứng dễ dàng xảy ra ở mọi lứa tuổi khác nhau.
Triệu chứng viêm bờ mi mắt
Gồm có 2 loại viêm bờ mi mắt. Người bệnh có thể mắc 1 loại viêm bờ mi hoặc có thể mắc cả 2 loại cùng lúc [2]:
Viêm bờ mi trước: Nằm bên ngoài mí mắt (phần tiếp xúc trực tiếp với lông mi) và bắt nguồn từ vi khuẩn trên da hoặc gàu từ da đầu hoặc lông mày. Hiếm có trường hợp dị ứng hoặc ve (ký sinh trùng nhỏ) cũng có thể gây viêm bờ mi trước.
Viêm bờ mi sau: Nằm bên trong mí mắt (phần tiếp xúc trực tiếp với mắt), xảy ra khi các tuyến dầu trong mí mắt bị tắc. Các bệnh lý về da phổ biến như bệnh hồng ban và gàu da đầu cũng có thể gây viêm bờ mi dưới.
Sau đây là các dấu hiệu phổ biến cho thấy bạn đang bị viêm bờ mi mắt dưới:
Chảy nước mắt
Cảm giác cộm, nóng
Nhờn ở mí mắt
Đau, ngứa mí mắt
Mí mắt đỏ, sưng
Bong da vùng quanh mắt và quanh gốc lông mi tương tự như gàu
Dính mí mắt sau khi ngủ dậy
Nhạy cảm với ánh sáng (chứng sợ ánh sáng)
Mờ mắt
Viêm bờ mi dưới mắt có thể gây ra suy giảm thị lực tạm thời.
Các triệu chứng thường xảy ra rõ rệt hơn vào buổi sáng. Tuy viêm bờ mi không đe dọa đến thị lực nhưng có thể dẫn đến việc suy giảm thị lực tạm thời.
Các triệu chứng của viêm bờ mi mạn tính có xu hướng tái phát theo từng giai đoạn. Sau thời gian phát triển bệnh sẽ đến giai đoạn thuyên giảm (tạm dừng) sau đó là các đợt trầm trọng hơn (bùng phát) và bệnh này có khả năng ảnh hưởng đến cả hai mắt như nhau. Cũng có trường hợp người bệnh bị các bệnh khác cùng viêm bờ mi chẳng hạn như bệnh vảy nến và viêm da tiết bã.
Biến chứng viêm bờ mi mắt ở dưới
Viêm bờ mi tuy không phải là bệnh nguy hiểm đe dọa đến mạng sống, tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ tái phát, ảnh hưởng suốt đời đến cuộc sống người bệnh.
1. Rụng lông mi
Viêm bờ mi dưới có thể khiến lông mi bị rụng, mọc bất thường (lông mi mọc lệch) hoặc mất màu.
2. Sẹo mắt
Tình trạng viêm bờ mi dưới diễn ra quá lâu có thể để lại sẹo. Phần viền mí mắt có thể quay vào trong hoặc quay ra ngoài gây mất thẩm mỹ.
3. Lẹo mắt
Lẹo là một căn bệnh do viêm nhiễm thường xuất hiện gần gốc lông mi hoặc trên bề mặt của mí mắt, hình thành u nhú, làm cho mắt đau nhói khó chịu. Mụn lẹo hình thành khi một tuyến dầu nhỏ gần lông mi bị tắc và bị nhiễm trùng. Lẹo mắt thường xảy ra khá phổ biến và có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, một số trường hợp nghiêm trọng cần được thăm khám và điều trị bới các bác sĩ chuyên khoa.
4. Chắp mắt
Chắp xảy ra khi có sự tắc nghẽn ở một trong những tuyến dầu nhỏ ở rìa mí mắt nằm ngay sau lông mi. Sự tắc nghẽn này gây ra tình trạng viêm lộ tuyến khiến mí mắt sưng và đỏ tấy. Mặc dù vậy nhưng các vết chắp thường cứng và không đau.
Chắp thường bắt đầu bằng một vùng rất nhỏ, đỏ, mềm, sưng tấy trên mí mắt và thường không phải là nhiễm trùng. Sau vài ngày chúng chuyển thành cục u không đau, phát triển chậm có kích thước bằng hạt đậu và thường có thể bị nhầm lẫn với lẹo mắt (là tình trạng nhiễm trùng tuyến dầu ở mí mắt). Lẹo mắt tạo ra một cục màu đỏ, sưng, đau ở rìa hoặc bên trong mí mắt và thường xảy ra gần bề mặt của mí mắt hơn là chắp mắt.
Tuy nhiên nếu không được điều trị, lẹo mắt có thể dẫn đến hình thành chắp mắt. Tuyệt đối không cố gắng bóp hoặc làm chảy dịch ở cục u này vì nó có thể vi khuẩn có thể chảy ra làm nhiễm trùng mắt, vì vậy khi gặp chắp mắt người bệnh cần được tư vấn điều trị để vết thương có thể lành đúng cách.
5. Viêm kết mạc
Viêm bờ mi có thể dẫn đến các cơn đau mắt đỏ tái phát (hay còn gọi là viêm kết mạc). Viêm kết mạc thường do nhiễm trùng, dị ứng hoặc kích ứng. Các triệu chứng bao gồm xung huyết kết mạc, tiết dịch mắt, ngứa gây khó chịu cho người bệnh. Tùy thuộc vào nguyên nhân bệnh lý mà bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh bôi ngoài da, thuốc kháng histamine, thuốc ổn định tế bào mast và corticosteroid.
6. Nhiễm trùng giác mạc
Kích ứng liên tục do mí mắt bị viêm hoặc lông mi mọc lệch có thể gây ra vết loét trên giác mạc, tăng nguy cơ nhiễm trùng giác mạc.
Nhiễm trùng giác mạc là một khiếm khuyết biểu mô giác mạc do viêm nhiễm tiềm ẩn thường do sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm, vi rút hoặc Acanthamoeba. Nếu tình trạng viêm không được kiểm soát và điều trị đúng thời điểm có thể dẫn đến hoại tử giác mạc. Các triệu chứng bao gồm đỏ kết mạc, cảm giác có dị vật trong mắt, đau nhức, sợ ánh sáng và chảy nước mắt.
Có thể điều trị khẩn cấp bằng thuốc mỡ kháng sinh bôi ngoài da và thuốc nhỏ mắt cho người bệnh, sau đó cần đưa người bệnh đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được tư vấn và chữa trị kịp thời.
Chẩn đoán viêm bờ mi mắt dưới
Tìm hiểu về tiền sử người bệnh, xem xét triệu chứng và kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại là những bước đầu tiên các bác sĩ thường sử dụng để bắt đầu chẩn đoán tình trạng viêm bờ mi dưới và xác định loại viêm nhiễm mà bạn gặp phải [3]:
Hỏi tiền sử sức khỏe: Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và tình trạng sức khỏe khác để xác định các yếu tố rủi ro gây bệnh.
Kiểm tra bên ngoài: Dựa vào hình dạng của mí mắt và mức sưng tấy, sắc đỏ và lượng tiết dịch sẽ xác định loại và mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm nhiễm.
Lấy mẫu dịch tiết: Kết quả phân tích dịch tiết mí mắt có thể giúp xác định tỷ lệ các thành phần bên trong như là loại vi khuẩn nào có mặt và với số lượng bao nhiêu, từ đó đưa ra chẩn đoán phù hợp.
Xét nghiệm nước mắt: Lấy mẫu nước mắt để phân tích chuyên sâu giúp làm rõ căn nguyên xem khô mắt có phải là một yếu tố góp phần làm viêm hay không.
Kiểm tra lông mi: Việc soi lông mi dưới kính hiển vi có thể phát hiện ra bọ ve.
Thực hiện sinh thiết mí mắt: Rất hiếm khi người bệnh được yêu cầu xét nghiệm sinh thiết, chỉ những trường hợp đặc biệt khi bác sĩ nghi ngờ người bệnh bị ung thư da hoặc trong quá trình thăm khám phát hiện các tế bào bất thường. Bác sĩ sẽ gây tê cục bộ cho mắt, sau đó dùng kim gắp tế bào ra để kiểm tra bằng kính hiển vi. Việc này có thể để lại hậu quả là mắt bị bầm tím, tuy nhiên sẽ không để lại sẹo.
Xét nghiệm nước mắt giúp kiểm tra và chẩn đoán tình trạng của mắt có bị viêm bờ mi dưới không
Cách điều trị viêm bờ mi mắt dưới
1. Vệ sinh mí mắt
Việc vệ sinh mắt khi bị viêm bờ mi mắt dưới là cực kỳ quan trọng. Giữ gìn mắt sạch giúp hạn chế dịch tiết bẩn hoặc mủ gây bệnh, tránh cho vi khuẩn xâm nhập làm mắt bị nhiễm trùng nặng hơn. Có thể vệ sinh mắt trực tiếp hay gián tiếp bằng cách dùng nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh mắt hoặc thấm nước muối vào gạc và đắp lên mắt. Dùng nước muối sinh lý nhỏ vào mắt từ 3-5 lần một ngày cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
Trường hợp dịch mủ ở lông mi quá đặc dính vào mắt, hãy thấm nước ấm vào miếng gạc để làm mềm cho lớp cặn bã và mủ bong tróc ra.
2. Thuốc mỡ kháng sinh
Thuốc mỡ kháng sinh Bacitracin thường được bác sĩ kê đơn vì có tác dụng kháng viêm và chống nhiễm trùng. Thuốc giúp ngăn sự phát triển của vi khuẩn và chặn đứng nhiễm trùng.
Tuy nhiên thuốc không có hiệu quả điều trị nhiễm trùng do virus hay nấm gây ra.
Thêm vào đó việc sử dụng thuốc không đúng cách hay quá liều đều có thể làm giảm hiệu quả của thuốc. Vì vậy người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
3. Thuốc nhỏ mắt
Thuốc nhỏ mắt Erythromycin được dùng để điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn do các vi khuẩn gây ra ở đường hô hấp, tai, răng miệng, các mô mềm, tiết niệu, da, mắt và đường tiêu hóa. Thuốc có thể có các tác dụng khác, vì vậy chỉ sử dụng thuốc này để điều trị bệnh khi có chỉ định của bác sĩ.
Thuốc nhỏ mắt Azithromycin 1% thuộc nhóm kháng sinh macrolid, vì vậy có tác dụng ngăn chặn sự bùng phát của vi khuẩn và được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, thuốc sẽ không hoạt động hiệu quả đối với các bệnh do virus gây ra. Chỉ sử dụng thuốc để điều trị bệnh khi có chỉ định của bác sĩ.
Cách phòng ngừa viêm bờ mí mắt dưới
Giữ cho mí mắt luôn sạch sẽ là điều kiện tiên quyết để giúp ngừa bệnh viêm bờ mi dưới phát triển. Mục đích của việc này không chỉ là hạn chế những kích ứng xảy ra tại đây mà còn để ngăn tắc nghẽn tuyến bã nhờn mí mắt và loại bỏ bã nhờn dư thừa hoặc vảy da chết.
1. Tẩy trang kỹ
Nên tránh sử dụng các loại mỹ phẩm như chuốt lông mi, chì kẻ mắt và các loại mỹ phẩm trang điểm quanh vùng mắt cho đến khi các triệu chứng viêm chấm dứt hẳn. Bệnh viêm bờ mi dưới hoàn toàn có thể tái phát ngay cả khi điều trị thành công; vì vậy hãy duy trì thói quen vệ sinh bờ mi mỗi ngày, đặc biệt những ngày có trang điểm cần vệ sinh bờ mi kỹ càng hơn đề phòng bệnh tái phát.
Tẩy trang vùng mắt cẩn thận, không để mỹ phẩm rơi vào mắt. Không kẻ mắt sát chân mí. Hạn chế trang điểm trong quá trình điều trị để không gây kích ứng và ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Sau khi điều trị thành công, tất cả các sản phẩm chăm sóc da hoặc mỹ phẩm liên quan đến mí mắt cũng nên được thay thế để giảm thiểu nguy cơ tái nhiễm trùng.
2. Vệ sinh tay, mặt và da đầu
Rửa mắt ít nhất 2 lần/ngày, kể cả sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Hãy gội đầu kỹ bằng dầu gội kháng khuẩn. Có thể kết hợp một số loại thuốc xịt khử trùng sử dụng trên da để ngăn chặn tình trạng vi khuẩn phát triển nhiều.
3. Hạn chế chạm tay vào mắt
Hạn chế dụi mắt khi ngứa. Tránh chạm tay vào mắt, đặc biệt khi chưa rửa tay. Đầu tiên và quan trọng nhất chính là giữ cho mắt luôn sạch sẽ. Cẩn thận rửa sạch mí mắt và lông mi với nước lạnh, đồng thời dùng khăn sạch để lau khô mắt. Luôn giữ cho tay và mặt sạch sẽ sẽ giúp ta đảm bảo rằng mắt không tiếp xúc với bụi bẩn hoặc các chất gây ô nhiễm khác.
4. Dùng thuốc nhỏ mắt
Trong quá trình điều trị viêm bờ mi dưới, việc tham khảo và sử dụng nước mắt nhân tạo sẽ đem đến hiệu quả tối ưu hơn. Các loại nước mắt nhân tạo được chứng minh có tác dụng làm thuyên giảm các triệu chứng khô mắt thường có nồng độ natri hyaluronate 0,18%. Nước mắt nhân tạo không chất bảo quản sẽ tốt hơn đối với bệnh viêm bờ mi mạn tính. Tuy nhiên, người bệnh tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi tiến hành sử dụng.
Bác sĩ chuyên khoa Mắt đang khám và chẩn đoán tình trạng cho người bệnh
5. Hạn chế kính áp tròng
Viêm bờ mi dưới có xu hướng trở nặng trong thời tiết gió lạnh, môi trường sử dụng máy lạnh, máy tính kéo dài, thiếu ngủ, đeo kính áp tròng, các bệnh về da như viêm da tiết bã, trứng cá đỏ biểu hiện ở mắt,…Đeo kính áp tròng ảnh hưởng đến sự luân chuyển và trao đổi của màng nước mắt giữa thủy tinh thể và bề mặt giác mạc, đặc biệt là kính áp tròng mềm vì chúng có tỷ lệ ngậm nước nhất định nên dễ ảnh hưởng đến màng nước mắt.
Việc đeo kính áp tròng lâu ngày sẽ gây khô mắt và xuất hiện các triệu chứng như cảm giác bỏng rát, có dị vật, chói mắt và chảy nước mắt. Lời khuyên cho những người sử dụng kính áp tròng chính là nên nhỏ thêm nước mắt nhân tạo đã được bác sĩ nhãn khoa kiểm tra và nên chọn loại thuốc phù hợp tùy theo loại kính áp tròng bạn đang sử dụng.
Khi mắt bắt đầu xuất hiện tình trạng khô mắt nhẹ thì cần chuyển sang sử dụng kính áp tròng làm bằng chất liệu khác (ví dụ như kính áp tròng cứng hoặc kính áp tròng mềm ít ngậm nước), giảm thiểu thời gian đeo kính và bổ sung nước mắt nhân tạo.
Bệnh viêm bờ mi mắt dưới không phải là một căn bệnh chết người, tuy nhiên đây lại là một căn bệnh mạn tính. Ngay cả khi điều trị thành công, người bệnh vẫn cần chú ý vệ sinh mắt hàng ngày bằng cách tẩy tế bào chết cho mí mắt vì căn bệnh này hoàn toàn có thể quay lại và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Mặc dù có một số phương pháp điều trị tại nhà nhưng người bệnh nên chủ động đi khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa mắt uy tín để tránh các biến chứng như: viêm kết mạc, chắp mắt, lẹo mắt, lông mi mọc ngược, viêm giác mạc,…
Thăm khám và điều trị tại Trung tâm Mắt Công nghệ cao, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vui lòng liên hệ:
Tuy viêm bờ mi dưới mắt không khó điều trị nhưng lại cực dễ tái phát, chủ yếu do thói quen nếp sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì vậy, giải pháp chữa trị hiệu quả và lâu dài nhất đó chính là duy trì lối sống lành mạnh, vệ sinh mắt và cơ thể sạch sẽ hàng ngày. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/benh-thuy-dau-co-gay-bien-chung-nang-khong-vi | Bệnh thủy đậu có thể gây biến chứng nặng không? | Bài viết bởi Bác sĩ Nguyễn Thị Dinh - Trung tâm Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus varicella-zoster gây nên. Bệnh đặc trưng bởi phát ban dạng bóng nước ở da và niêm mạc, thường diễn tiến lành tính nhưng cũng có thể gây tử vong do các biến chứng nặng. Bệnh rất dễ lây lan qua tiếp xúc với các giọt bắn từ mũi họng hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch của bóng nước trên da người bệnh hoặc lây truyền qua đường không khí.
1. Các biểu hiện thường gặp ở người mắc bệnh thủy đậu là gì?
Ở trẻ khỏe mạnh, trong vòng hai tuần sau khi phơi nhiễm với virus thủy đậu sẽ xuất hiện các dấu hiệu sau:Sốt nhẹMệt mỏiViêm họngChán ănPhát ban dạng bóng nước trên da, niêm mạc miệng, đường tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu ... thường xuất hiện trong vòng 24 giờ.Các ban dạng bóng nước này lúc đầu chứa dịch trong sau đó hóa đục rồi đóng vảy, bong vảy xen kẽ nhau tùy thuộc vào thời gian xuất hiện bóng nước. Sốt cao là triệu chứng phổ biến của bệnh thủy đậu 2. Bệnh thủy đậu có thể gây ra những biến chứng gì?
Bệnh thủy đậu thường diễn tiến lành tính và có thể tự khỏi tuy nhiên cũng có thể gây ra các biến chứng như:Nhiễm khuẩn da/mô mềmViêm phổiBiến chứng thần kinh: viêm não, hội chứng Reye, viêm màng não vô khuẩn ...Viêm ganMột số biến chứng khác như: Tiêu chảy, viêm họng, viêm tai giữa. Bệnh thủy đậu có thể tiến triển thành viêm não nếu không được điều trị sớm Tiêm vắc-xin là biện pháp phòng ngừa thủy đậu hiệu quả nhất. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang triển khai dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai. Trong đó có vắc-xin phòng bệnh..... Những ưu điểm khi tiêm vắc-xin tại Vinmec bao gồm:Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho trẻ.Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.100% bệnh nhân được tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.Nguồn tham khảo: uptodate.com |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/uu-nhuoc-diem-cua-nieng-rang-mac-cai-kim-loai-thuong-va-tu-buoc-vi | Ưu, nhược điểm của niềng răng mắc cài kim loại thường và tự buộc | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Khánh Nam - Bác sĩ Răng Hàm Mặt - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha, được chỉ định cho những trường hợp có khiếm khuyết về răng, giúp khách hàng có một nụ cười đẹp và tự tin hơn. Hiện nay, mắc cài kim loại là đang mắc cài được nhiều khách hàng lựa chọn nhất.
1. Niềng răng mắc cài kim loại là gì?
Niềng răng mắc cài kim loại : phương pháo này là nền tảng của các phương pháp chỉnh nha niềng răng hiện đại đã tồn tại từ rất lâu và có hiệu quả đối với chỉnh răng hô, móm, thưa, lệch lạc từ khó đến phức tạp... với chất liệu hợp kim không gỉ như niken- titanium, niềng răng mắc cài kim loại có độ bền cứng chắc có tác dụng đều và ổn định .Niềng răng mắc cài kim loại có độ bền cao, cứng chắc, lực tác dụng đều và ổn định. Có hai loại mắc cài kim loại được sử dụng phổ biến hiện nay là mắc cài kim loại truyền thống và mắc cài kim loại tự buộc.
2. Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống
Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống sử dụng mắc cài đặt cố định trên răng, dây cung nằm trên các rãnh mắc cài và cố định dây cung vào các rãnh mắc cài bằng cách buộc thun nha khoa.Độ đàn hồi của dây thun sẽ hỗ trợ cho quá trình chỉnh răng diễn ra liên tục, ổn định từ đó thu được hiệu quả như mong muốn. Mắc cài sẽ được cố định trên răng khi gắn mắc cài kim loại truyền thống 2.1 Ưu điểmChi phí chỉnh nha thấp, hiệu quả cao, thực hiện được những ca chỉnh nha khó, thời gian ngắn.2.2 Hạn chếKém thẩm mỹ, gây khó chịu cho khách hàng, dễ bung sút mắc cài và dây thun Khách hàng phải thường xuyên đến khám và thay thun trong suốt quá trình niềng răng 3. Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc(tự đóng, tự khóa) được cải tiến từ phương pháp niềng răng mắc cài kim loại thường , hệ thống mắc trượt thay thế cho dây chun đàn hồi giúp cố định dây cung trên các rãnh mắc cài, đảm bảo quá trình chỉnh răng diễn ra liên tục, hạn chế tình trạng dây thun giãn hoặc bung sút dây cung không mong muốn3.1 Ưu điểmHiệu quả chỉnh nha cao, giúp bác sĩ dễ dàng kiểm soát lực tác động lên răng, thực hiện được những ca chỉnh nha khó, thời gian thực hiện chỉnh nha được rút ngắn3.2 Nhược điểmThiếu tính thẩm mỹ, gây khó chịu cho khách hàng. Mắc cài kim loại tự buộc cọ xát gây khó chịu cho khách hàng Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp được lựa chọn phổ biến hiện nay, chúng mang lại hiệu quả chỉnh răng cao mà có chi phí phải chăng. Tùy theo tình trạng răng, điều kiện kinh tế và thời gian của khách hàng để lựa chọn phương pháp niềng răng mắc cài kim loại thường hoặc mắc cài tự buộc. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/di-tat-ro-luan-nhi-o-tre-em-vi | Dị tật rò luân nhĩ ở trẻ em | Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Lê Văn Quảng - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang Rò luân nhĩ là dị tật bẩm sinh ở các trẻ tồn tại một lỗ nhỏ ở da mặt vùng trước tai, thông vào bên trong vùng chân sụn vành tai. Nốt rò luân nhĩ có thể bị viêm, sưng, có mùi hôi.
1. Rò luân nhĩ là gì?
Bệnh rò luân nhĩ là một dị tật bẩm sinh ở trẻ em, khi vùng trước vành tai xuất hiện một lỗ nhỏ, thông vào bên trong vùng chân sụn vành tai, lỗ rò đi sâu vào bên trong và bám vào phần sụn.Rò luân nhĩ thường xảy ra ở tuần thứ 6 của bào thai, gặp ở bé gái nhiều hơn bé trai. Về mặt bào thai học, rò luân hình thành là do sự kết hợp không hoàn chỉnh giữa cung mang thứ nhất và cung mang thứ hai trong quá trình tạo ra tai ngoài. Dị tật này có thể quan sát thấy ngay sau khi trẻ được sinh ra, thường xuất hiện ở một bên tai, đôi lúc ở cả hai bên. Rò luân nhĩ thường xuất hiện độc lập, đơn giản, nhưng đôi khi có thể kết hợp với những dị tật khác, dẫn đến tạo thành những hội chứng và bệnh lý với biểu hiện toàn thân như hội chứng khe mang - tai - thận, teo nửa mặt... Tình trạng phổ biến nhất là nốt rò luân nhĩ bị sưng, viêm, có mùi hôi. Hình ảnh rò luân nhĩ 2. Triệu chứng của rò luân nhĩ
Lỗ rò luân nhĩ bé bằng đầu tăm trên da khi bị viêm nhiễm, bị sưng hay bị tắc thường gây ra cảm giác ngứa, khó chịu, tiết ra chất bã đậu (do trẻ sờ gãi, bóp nặn), rỉ dịch màu trắng, có mùi hôi hoặc phình ra, tạo thành nang (nang khi bị bội nhiễm sẽ trở nên to dần, tạo thành áp-xe rò luân nhĩ).Bệnh thường không được các bậc phụ huynh quan tâm đúng mức, dẫn đến bỏ qua những triệu chứng thông thường như rò luân nhĩ bị viêm, nốt rò luân nhĩ bị sưng hay rò luân nhĩ có mùi hôi. Nếu không được điều trị đúng cách, rò luân nhĩ không những gây mất thẩm mỹ mà còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm sau này.
3. Điều trị bệnh rò luân nhĩ như thế nào?
Điều trị rò luân nhĩ cũng như những biến chứng như rò luân nhĩ bị viêm, sưng cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng vì quá trình điều trị có thể thay đổi tùy thuộc vào một nhóm các yếu tố tương đối phức tạp. Ngoài ra, nếu đường rò dài và xoắn, cần phải loại bỏ bằng phẫu thuật, đòi hỏi bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn về tai mũi họng mới có thể thực hiện được. Những phương án tiếp cận điều trị rò luân nhĩ bao gồm:Nếu không xảy ra tình trạng nhiễm trùng, viêm lỗ rò luân nhĩ thì không cần xử lý gì;Kê toa thuốc kháng sinh đường uống cho trẻ nếu lỗ rò có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, nóng, đỏ;Tiến hành chọc và hút dịch từ ổ nhiễm trùng nặng (áp-xe) nếu bệnh nhân không đáp ứng tốt với thuốc kháng sinh. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể lấy mẫu và cho thực hiện nuôi cấy hoặc kiểm tra vi khuẩn có trong mủ để xác định loại kháng sinh phù hợp;Rạch và thoát mủ nếu áp-xe luân nhĩ không đáp ứng với kim hút;Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ đường rò đối với những trường hợp lỗ rò dễ bị nhiễm trùng tái phát. Thủ thuật này được thực hiện sau khi gây mê toàn thân cho trẻ và có thể kéo dài khoảng một giờ. Phẫu thuật thường chỉ được thực hiện sau khi tình trạng nhiễm trùng và viêm lỗ rò luân nhĩ không còn nữa.
4. Biện pháp phòng ngừa viêm nhiễm lỗ rò luân nhĩ Công tác phòng ngừa viêm nhiễm chủ yếu là giữ vệ sinh sạch sẽ hàng ngày Rò luân nhĩ ở trẻ em là dị tật bẩm sinh nên công tác phòng ngừa viêm nhiễm chủ yếu là giữ vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, tuyệt đối không được bóp nặn tại vị trí lỗ rò của trẻ.Nhiều trường hợp trẻ có thể chung sống cả đời với dị tật rò luân nhĩ mà không xảy ra biến chứng gì ảnh hướng đến sức khỏe của trẻ. Ngược lại, một số trường hợp rò luân nhĩ bị viêm, rỉ dịch, sưng đau, gây ra áp-xe xung quanh... có nguy cơ ảnh hưởng đến thính giác của trẻ.Theo khuyến cáo, bố mẹ khi thấy trẻ hay đưa tay gãi hoặc lỗ rò có những triệu chứng bất thường như rỉ dịch nhờn, sưng đau, phình lớn, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng để trẻ được thăm khám và có phương án điều trị kịp thời tình trạng viêm nhiễm lỗ rò luân nhĩ. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định mổ sớm để giữ thẩm mỹ và bảo toàn sức khỏe thính lực về sau cho trẻ. Con bị bệnh tai mũi họng, khi nào cần đi khám bác sĩ? |
|
https://vnvc.vn/cach-phong-tranh-thuy-dau/ | 22/11/2023 | 4 cách phòng tránh thủy đậu hiệu quả đến 98% bạn cần biết | Thủy đậu không hẳn lành tính, bệnh có thể gây biến chứng nặng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe, kinh tế. Chủ động thực hiện 4 cách phòng tránh thủy đậu giúp chặn nguy cơ mắc bệnh và hệ lụy, trong đó, đến 98% người tiêm vắc xin sẽ có miễn dịch với thủy đậu.
BS Phạm Hồng Thuyết – Quản lý Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC: “Bệnh thủy đậu không chỉ đơn giản gây triệu chứng trên da, bệnh có thể dẫn đến biến chứng viêm phổi, viêm não… Chủng ngừa thủy đậu cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người trưởng thành, người lớn tuổi sẽ tạo miễn dịch bảo vệ đến 98%. Tiêm chủng càng sớm càng tốt là biện pháp để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng khỏi bệnh thủy đậu và giời leo. Hiện nay vắc xin thủy đậu đang được tiêm chủng dịch vụ, trẻ em và người lớn có thể liên hệ đến VNVC để được tư vấn và đặt lịch tiêm”.
Mục lụcĐường lây nhiễm của thủy đậuCách phòng tránh thủy đậu1. Tiêm ngừa vắc xin phòng ngừa thủy đậu2. Không tiếp xúc với người bị hoặc nghi ngờ bị thủy đậu3. Vệ sinh cá nhân và môi trường sống thường xuyên4. Hạn chế đi đến các vùng đang có dịchHướng dẫn phòng ngừa thủy đậu cho người chăm sóc bệnh1. Nên cách ly người bệnh2. Hạn chế tối đa thời gian ở trong phòng cách ly3. Sử dụng bảo hộ y tế khi tiếp xúc với người bệnh4. Không dùng chung và vệ sinh các vật dụng của người bệnh5. Dùng các biện pháp hạn chế gãi cho người bệnhĐã từng bị thủy đậu có cần tiêm vắc xin không?Đường lây nhiễm của thủy đậu
Thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) là bệnh truyền nhiễm rất dễ lây nhiễm từ người sang người, do virus Varicella Zoster thuộc họ Herpesviridae gây ra. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị bệnh, chứ không phải trẻ nhỏ như nhiều người lầm tưởng. Bệnh có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm, biến chứng ở nhiều cơ quan, thậm chí tử vong nếu không được điều trị đúng và kịp thời.
Virus Varicella Zoster dễ lây qua đường hô hấp, khi người lành tiếp xúc với các giọt bắn có trong không khí từ miệng hay mũi của người bệnh khi hắt hơi, chảy nước mũi hoặc ho. Bệnh cũng có thể lây lan qua tiếp xúc với quần áo, vải trải giường, các vật dụng bị ô nhiễm bởi chất dịch từ nốt phỏng hoặc từ miệng hay mũi của người bệnh.
Theo nghiên cứu dịch tễ, cứ khoảng 3-5 năm, virus thủy đậu sẽ gây dịch lớn một lần nếu cộng đồng chưa được tiêm chủng vắc xin đầy đủ. Có khoảng 90% người chưa mắc thủy đậu, hoặc chưa tiêm vắc xin nếu tiếp xúc với virus sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh. Các đối tượng nguy cơ mắc bệnh cao và gặp biến chứng nặng là trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người già, người có bệnh mạn tính…
Nhiều người nghĩ rằng thủy đậu chỉ là bệnh ngoài da nên chủ quan. Tuy nhiên, ở những người có hệ miễn dịch suy yếu như trẻ nhỏ, người lớn tuổi, mẹ bầu, người có bệnh mạn tính…, nếu mắc thủy đậu có thể gặp biến chứng viêm phổi, viêm não, viêm gan, rối loạn tâm thần thậm chí tử vong. Các biến chứng muộn gồm hội chứng Guillain-Barre, bệnh zona thần kinh với biến chứng đau dây thần kinh.
Phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch suy giảm, nếu người mẹ mắc thủy đậu, virus có thể gây biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi. Khoảng 20% mẹ bầu bị viêm phổi, 40% trường hợp sẽ tử vong. Thai nhi có thể sảy thai, hoặc gặp dị tật bẩm sinh như: bại não, đầu nhỏ, co gồng tay chân…
Không chỉ gây triệu chứng trên da, thủy đậu có thể gây biến chứng ở đa cơ quan như hệ hô hấp, tim mạch, gan thận…
Cách phòng tránh thủy đậu
Bệnh thủy đậu có tính lây lan rất nhanh, nếu một người được chẩn đoán nhiễm thủy đậu thì các thành viên trong gia đình có nguy cơ lây nhiễm rất cao nếu chưa từng nhiễm bệnh hoặc chưa tiêm vắc xin. Hiện chưa có thuốc đặc trị thủy đậu, để phòng bệnh, mọi người nên trang bị chủ động các kiến thức phòng bệnh. Trẻ em và người lớn cần thực hiện đúng và đủ 4 cách phòng tránh thủy đậu được các chuyên gia y tế khuyến cáo dưới đây:
1. Tiêm ngừa vắc xin phòng ngừa thủy đậu
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, đối với bệnh dễ lây nhiễm như thủy đậu, tiêm vắc xin là cách phòng bệnh đơn giản, an toàn và hiệu quả nhất cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
Số liệu chứng minh độ hiệu quả của vắc xin thủy đậu
Các chuyên gia y tế cho biết, có đến 98% những người được chủng ngừa thủy đậu sẽ tránh nguy cơ mắc bệnh này. Theo Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), người đã tiêm chủng đủ 2 mũi vắc xin thủy đậu sẽ có hiệu quả bảo vệ từ 88-98% ngăn ngừa tất cả bệnh thủy đậu, hiệu quả ngăn ngừa 100% nguy cơ mắc bệnh thủy đậu nặng. Đặc biệt, vắc xin duy trì hiệu quả bảo vệ lâu dài trong nhiều năm. [1]
CDC Mỹ cho biết, bệnh thủy đậu từng rất phổ biến, gây nên nhiều trường hợp biến chứng và tử vong. Minh chứng từ những năm 1990, mỗi năm nước này có hơn 4 triệu ca mắc, 10.500 – 13.000 người phải nhập viện và 100-150 người chết do thủy đậu. Năm 1995, vắc xin thủy đậu bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở quốc gia này. Trong 25 năm đầu tiên của chương trình tiêm chủng, vắc xin thủy đậu đã chặn khoảng 91 triệu ca bệnh, 238.000 ca nhập viện, 2.000 ca tử vong do thủy đậu.
Liều tiêm cho các độ tuổi
Tự hào là hệ thống trung tâm tiêm chủng chất lượng, an toàn, uy tín, VNVC là địa chỉ tiêm chủng vàng của hàng chục triệu người dân Việt Nam. Hiện tất cả các trung tâm VNVC trên toàn quốc đang có đủ các loại vắc xin phòng thủy đậu an toàn, nhập khẩu chính hãng cho trẻ em và người lớn là Varilrix (Bỉ), Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc).
Lịch tiêm cụ thể của vắc xin thủy đậu cho từng đối tượng như sau:
Tên vắc xin
Varivax/Varicella
Varilrix
Nước sản xuất
Mỹ/Hàn Quốc
Bỉ
Bản chất
Vắc xin sống, giảm độc lực
Vắc xin sống, giảm độc lực
Đối tượng
Trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn không giới hạn độ tuổi
Trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn không giới hạn độ tuổi
Lịch tiêm cơ bản
• Trẻ từ 12 tháng tuổi – 12 tuổi: Tiêm 2 mũi cách nhau 3 tháng.
• Trẻ từ 13 tuổi và người lớn: Tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng.
Để đảm bảo an toàn, phụ nữ cần hoàn tất lịch tiêm trước khi có thai ít nhất 3 tháng.
• Trẻ từ 9 tháng tuổi – 12 tuổi: Lịch tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 là 3 tháng.
• Trẻ từ 13 tuổi và người lớn: Tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng.
Để đảm bảo an toàn, phụ nữ cần hoàn tất lịch tiêm trước khi có thai ít nhất 3 tháng.
Chống chỉ định
Tất cả trẻ em và người lớn đều cần được tiêm ngừa thủy đậu đủ lịch, đúng mũi, tuy nhiên vẫn có những trường hợp không được khuyến cáo sử dụng vắc xin. Theo đó, các đối tượng thuộc nhóm chống chỉ định với vắc xin thủy đậu gồm:
Người bị suy giảm miễn dịch tiên phát, người có số lượng tế bào lympho ít hơn 1.200/mm3;
Người bị thiếu hụt miễn dịch tế bào;
Người đang điều trị ức chế miễn dịch;
Người quá mẫn cảm với kháng sinh neomycin hoặc các thành phần có trong vắc xin thủy đậu;
Người bị biểu hiện phản ứng quá mẫn sau mũi tiêm vắc xin thủy đậu trước đó.
Đặc biệt, phụ nữ mang thai thuộc nhóm chống chỉ định tiêm vắc xin, phụ nữ cần hoàn thành phác đồ 2 mũi vắc xin trước khi có kế hoạch mang thai 3 tháng.
Trẻ em cần được tiêm vắc xin thủy đậu sớm, đủ mũi và đúng lịch để tạo miễn dịch bảo vệ sớm.
2. Không tiếp xúc với người bị hoặc nghi ngờ bị thủy đậu
Virus thủy đậu dễ lây nhiễm qua đường hô hấp từ người bệnh sang người lành, đặc biệt ở những nơi công cộng, không gian kín như trường học, khu vui chơi, văn phòng… Do đó, để phòng tránh bệnh thủy đậu, người bệnh nên nghỉ học, nghỉ làm để tránh lây lan virus. Khi ở nhà, người bệnh cần cách ly với các thành viên trong gia đình, đặc biệt các đối tượng nguy cơ như trẻ nhỏ, thai phụ, người lớn tuổi…
Người lành cần chủ động tránh tiếp xúc và không dùng chung các vật dụng với người nghi nhiễm bệnh. Trong trường hợp phải tiếp xúc, người lành cần thực hiện đeo khẩu trang, che chắn kĩ để ngăn virus lây nhiễm.
⇒ Bạn nên xem thêm: Thủy đậu lây qua đường nào? Lỡ tiếp xúc với người bệnh thì phải làm gì?
3. Vệ sinh cá nhân và môi trường sống thường xuyên
Một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa mắc virus, vi khuẩn truyền nhiễm, ví dụ như virus gây bệnh thủy đậu là thực hiện vệ sinh đúng cách. Trong đó, phương pháp phòng thủy đậu cũng như các bệnh truyền nhiễm khác hiệu quả nhất là rửa tay. Bạn không nên rửa tay qua loa mà hãy rửa kỹ các kẽ ngón tay và bàn tay với xà phòng trong ít nhất 20 giây, rửa với nước ấm thì càng tốt.
Nên chú ý rửa tay sau khi đi vệ sinh, rửa tay sau khi tiếp xúc với các bề mặt nghi ngờ có chứa mầm bệnh; sử dụng các đồ dùng sinh hoạt vệ sinh riêng; làm sạch và khử trùng môi trường sống và các bề mặt thường xuyên có nhiều người tiếp xúc; kiểm soát tốt bệnh lý nền nếu có, chẳng hạn như hen suyễn, tiểu đường, bệnh tim…
4. Hạn chế đi đến các vùng đang có dịch
Bệnh thủy đậu dễ lây từ người sang người qua đường hô hấp, đặc biệt ở những không gian kín, nơi đông người, địa điểm công cộng… Để phòng bệnh, trước khi đến mỗi địa phương, vùng, miền, bạn cần tìm hiểu xem địa phương bạn sắp đến đang có nhiều trường hợp mắc thủy đậu không và cần chủ động trang bị các biện pháp phòng bệnh.
Khẩu trang được chứng minh làm giảm lây nhiễm virus, vi khuẩn, đặc biệt là các mầm bệnh lây qua đường hô hấp. Tùy thuộc vào hoàn cảnh và địa điểm, bạn có thể sử dụng các loại khẩu trang y tế như loại khẩu trang vải, khẩu trang N95, KN95, KF94… khi đến nơi công cộng, đông người, khu vui chơi.
Virus thủy đậu cũng có thể lây truyền qua đường tiếp xúc nên cần rửa tay, sát khuẩn tay thường xuyên để loại bỏ virus bám trên tay.
Hướng dẫn phòng ngừa thủy đậu cho người chăm sóc bệnh
Theo CDC Mỹ, dựa trên các nghiên cứu về sự lây truyền giữa các thành viên trong gia đình, khoảng 90% những người tiếp xúc gần gũi với người bệnh sẽ mắc thủy đậu. Người lành cũng có nguy cơ mắc zona khi tiếp xúc với nốt mụn nước của người bệnh zona thần kinh. Một nghiên cứu tại hộ gia đình cho thấy nguy cơ lây truyền Varicella Zoster từ bệnh zona là khoảng 20% so với nguy cơ lây truyền virus từ bệnh thủy đậu. [2]
Các chuyên gia y tế cho biết, bệnh thủy đậu ít lây hơn sởi nhưng dễ lây hơn quai bị và rubella. Do đó, những người tiếp xúc gần, người chăm sóc người bệnh là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất. Vì vậy, để phòng tránh bệnh, tiêm vắc xin thủy đậu đúng lịch, đủ mũi là biện pháp hiệu quả nhất để chặn đứng nguy cơ nhiễm bệnh và biến chứng thủy đậu, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ngoài ra, người chăm sóc cũng cần lưu ý những những biện pháp dưới đây để phòng tránh bệnh lây lan:
1. Nên cách ly người bệnh
Cách ly trẻ mắc thủy đậu ở nhà, không đến trường trong vòng 7-10 ngày ở không gian thoáng. Người lớn mắc bệnh thủy đậu không được đi làm, không đến nơi đông người, tránh tiếp xúc với những người lành khác, đặc biệt người có miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người có bệnh lý nền như tim mạch, tiểu đường, phổi tắc nghẽn mạn tính… vì đây là những đối tượng dễ bị biến chứng nặng do thủy đậu.
2. Hạn chế tối đa thời gian ở trong phòng cách ly
Người chăm sóc cần hạn chế tối đa thời gian ở trong phòng cách ly của người bệnh vì có nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh. Virus có thể sống ở môi trường bên ngoài và lây truyền qua những giọt nước nhỏ trong không khí bắn ra từ miệng hay mũi của người bị nhiễm.
Virus Varicella Zoster dễ lây nhiễm, nếu miễn dịch cộng đồng không đạt, bệnh có thể bùng phát thành dịch lớn.
3. Sử dụng bảo hộ y tế khi tiếp xúc với người bệnh
Để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo, người chăm sóc cần lưu ý sử dụng các đồ bảo hộ như đeo khẩu trang, găng tay, kính, mũ bảo hộ, không để bất kỳ vị trí nào trên cơ thể có khoảng trống khi tiếp xúc trực tiếp với nốt thủy đậu, không tiếp xúc nếu không thật sự cần thiết để bảo vệ bản thân và hạn chế phát tán mầm bệnh. Sau khi sử dụng, cần bỏ các vật dụng bảo hộ vào thùng rác đúng quy định.
4. Không dùng chung và vệ sinh các vật dụng của người bệnh
Người lành có thể bị lây khi tiếp xúc với các nốt ban thủy đậu hoặc quần áo, chăn ra trải giường và các vật dụng có dính dịch tiết của người bệnh. Virus thủy đậu dễ bị tiêu diệt bởi các dung dịch khử khuẩn, sát khuẩn. Do đó, các đồ dùng cá nhân, quần áo, khăn mặt, chăn của người bệnh cần được giặt thật kỹ, giặt riêng để ngăn lây nhiễm. Đồng thời, áo quần phải được phơi nắng, ủi là kỹ trước khi sử dụng, không để chung với đồ dùng của người khác để tránh lây bệnh.
5. Dùng các biện pháp hạn chế gãi cho người bệnh
Triệu chứng đặc trưng của bệnh thủy đậu là xuất hiện các nốt mụn nước, khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy và mong muốn được cào, gãi. Tuy nhiên, việc gãi ngứa các nốt mụn nước này có thể gây loét nhiễm trùng, lâu lành, thậm chí để lại sẹo sâu, sẹo thâm sau khi hết bệnh. Để tránh tình trạng viêm nhiễm này, đồng thời làm dịu da khi ngứa, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp sau:
Vỗ nhẹ lên vùng da bị ngứa, tuyệt đối không dùng tay gãi;
Cắt móng tay gọn gàng để tránh gãi vỡ nốt thủy đậu gây loét, bội nhiễm;
Tắm và rửa sạch cơ thể bằng nước mát, yến mạch hoặc các nguyên liệu lành tính có hướng dẫn của bác sĩ. Không đắp các loại thuốc lá, thảo mộc lên vùng da tổn thương;
Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, chất liệu vải mềm mại, có độ thấm hút tốt để hạn chế cọ xát, tiếp xúc với vết thương;
Thoa kem dưỡng ẩm hoặc các thuốc bôi được bác sĩ chỉ định lên nốt thủy đậu.
Đã từng bị thủy đậu có cần tiêm vắc xin không?
Không cần thiết tiêm thêm vắc xin thủy đậu! Nếu bạn đang và đã bị bệnh, đã được khám xác định thuỷ đậu và điều trị, bạn không cần thực hiện tiêm phòng bệnh thủy đậu nữa vì cơ thể đã có miễn dịch tự nhiên với bệnh này.
Tuy nhiên, nếu bạn từng có những triệu chứng nghi ngờ thủy đậu nhưng chưa được bác sĩ chẩn đoán là thủy đậu thì không xác định được có phải bạn đã mắc thủy đậu hay chưa, nguy cơ nhiễm bệnh vẫn có thể xảy ra. Hoặc trong trường hợp bạn có hệ miễn dịch yếu, đã mắc thủy đậu nhiều năm trước, miễn dịch với bệnh thủy đậu có thể bị suy giảm theo thời gian, bạn vẫn cần nên đến các cơ sở tiêm chủng để được tư vấn hoặc thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra kháng thể để thực hiện tiêm chủng nếu cần.
Virus varicella zoster gây bệnh thủy đậu cũng là tác nhân gây ra bệnh zona thần kinh. Sau khi bị thủy đậu, virus vẫn còn trong cơ thể nhưng không hoạt động, virus sẽ tái phát thành bệnh zona khi hệ miễn dịch bị suy giảm, cơ thể suy nhược, mắc bệnh mãn tính… gây tình trạng đau đớn kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống và công việc.
Những người mắc zona có thể lây truyền virus varicella zoster sang những người chưa từng mắc thủy đậu hoặc chưa bao giờ được tiêm vắc xin thủy đậu. Điều này có thể xảy ra do tiếp xúc trực tiếp với chất dịch từ mụn nước phát ban do bệnh zona hoặc do hít phải các hạt virus thoát ra từ mụn nước. Nếu bị nhiễm bệnh, họ sẽ mắc bệnh thủy đậu chứ không phải bệnh zona.
Các bác sĩ khuyến nghị, những người đã từng mắc thủy đậu cần tiêm vắc xin zona thần kinh. Lý do là vắc xin giúp ngăn ngừa đến 90% nguy cơ mắc và biến chứng của bệnh zona, tiếp tục ngăn bệnh tái phát sau khi đã mắc. Hiện vắc xin được sử dụng cho người từ 50 tuổi và chỉ định đối với người chưa mắc bệnh hoặc đã phát bệnh zona thần kinh.
Khi chưa có kháng thể thủy đậu do chưa từng mắc bệnh/ chưa từng tiêm vắc xin thủy đậu hoặc có kháng thể nhưng yếu do suy giảm miễn dịch, cần tiêm đủ 2 mũi càng sớm càng tốt.
Trên đây là những cách phòng tránh thủy đậu hiệu quả được các chuyên gia khuyên thực hiện, trong đó việc chủ động tiêm vắc xin là biện pháp đơn giản, an toàn, dễ thực hiện với hiệu quả bảo vệ lên đến 98%, chặn đứng nguy cơ nhiễm virus, mắc bệnh và các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống trong tương lai. |
https://tamanhhospital.vn/lieu-phap-ho-tro-dieu-tri-ung-thu-vu/ | 25/04/2024 | Liệu pháp hỗ trợ điều trị ung thư vú: Chỉ định và lưu ý cần biết | Liệu pháp bổ trợ nhắm vào các tế bào ung thư còn sót lại sau khi hoàn thành phương pháp điều trị chính. Liệu pháp bổ trợ giảm khả năng ung thư tái phát và thường được áp dụng ở người bệnh ung thư vú, ruột kết và phổi. Vậy liệu pháp hỗ trợ điều trị ung thư vú là gì? Chỉ định và chống chỉ định trong trường hợp nào? Tác dụng phụ ra sao? Bài viết sau đây của bác sĩ CKII Đỗ Thanh Huy Hoàng, Khoa Ngoại Vú, BVĐK Tâm Anh TP.HCM sẽ giải đáp chi tiết phương pháp điều trị này.
Mục lụcLiệu pháp hỗ trợ điều trị ung thư vú là gì?Khi nào cần sử dụng liệu pháp hỗ trợ trong điều trị ung thư vú?Đối tượng chỉ định, chống chỉ định dùng liệu pháp hỗ trợ1. Chỉ định2. Chống chỉ địnhMục tiêu sử dụng liệu pháp hỗ trợ trong điều trị ung thư vúPhương pháp sử dụng liệu pháp hỗ trợ1. Điều trị ung thư vú giai đoạn đầu2. Điều trị ung thư vú tiến triển hoặc di căn3. Điều trị bổ trợ ung thư vúTác dụng phụ của liệu pháp hỗ trợ khi điều trị ung thư vúChăm sóc sau khi sử dụng liệu pháp hỗ trợMột số lưu ý khi sử dụng liệu pháp hỗ trợ trong điều trị ung thư vú1. Có thể sử dụng liệu pháp hỗ trợ khi cho con bú không?2. Liệu pháp hỗ trợ có tác dụng trong bao lâu?3. Khi nào có thể ngừng liệu pháp hỗ trợ điều trị ung thư vú?Liệu pháp hỗ trợ điều trị ung thư vú là gì?
Liệu pháp hỗ trợ điều trị ung thư vú là phương pháp điều trị được áp dụng sau phẫu thuật ung thư vú. Liệu pháp có mục đích tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại trong vú hoặc phần còn lại của cơ thể. Liệu pháp hỗ trợ giúp giảm nguy cơ ung thư vú tái phát.
Khi nào cần sử dụng liệu pháp hỗ trợ trong điều trị ung thư vú?
Liệu pháp hỗ trợ điều trị ung thư vú được sử dụng sau phẫu thuật vú và khi người bệnh có nguy cơ ung thư tái phát cao. Nghĩa là những người trong giai đoạn sau của ung thư hoặc tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết gần đó.
Đối tượng chỉ định, chống chỉ định dùng liệu pháp hỗ trợ
Các đối tượng chỉ định, chống chỉ định dùng liệu pháp liệu pháp hỗ trợ điều trị ung thư vú:
1. Chỉ định
Nhìn chung, ung thư vú đáp ứng tốt với liệu pháp bổ trợ. Tuy nhiên, liệu pháp hỗ trợ điều trị ung thư vú nên được phân chia để đáp ứng với từng giai đoạn ung thư.
Cụ thể hơn, người bệnh có nguy cơ ung thư tái phát cao cần được điều trị bằng liệu pháp bổ trợ. Chỉ định còn bao gồm người bệnh trong giai đoạn sau của ung thư hoặc ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết gần đó.
2. Chống chỉ định
Chống chỉ định dùng liệu pháp hỗ trợ điều trị ung thư vú trong các trường hợp sau [1]:
Mang thai
Suy gan hoặc thận
Phẫu thuật gần đây
Nhiễm trùng
Lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì
Bệnh phổi
Chảy máu âm đạo bất thường
Có tiền sử mắc bệnh tim, đột quỵ, cục máu đông
Có tiền sử gia đình mắc bệnh túi mật
Bị dị ứng với estrogen hoặc progesterone
Mục tiêu sử dụng liệu pháp hỗ trợ trong điều trị ung thư vú
Mục tiêu sử dụng liệu pháp hỗ trợ điều trị ung thư vú là loại bỏ bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại trong vú hoặc phần còn lại của cơ thể. Liệu pháp hỗ trợ làm giảm nguy cơ ung thư vú tái phát.
Phương pháp sử dụng liệu pháp hỗ trợ
Kế hoạch điều trị nên được dựa trên nhiều yếu tố. Bác sĩ sẽ xem xét toàn bộ tiền sử bệnh, khám sức khỏe và xem xét kết quả xét nghiệm của người bệnh.
Từ đó, bác sĩ sử dụng tất cả thông tin này để lập kế hoạch điều trị cho người bệnh. Kế hoạch điều trị của mỗi người là khác nhau. Bác sĩ sẽ cùng với người bệnh xem xét kế hoạch điều trị một cách chi tiết.
Có nhiều loại liệu pháp hỗ trợ điều trị ung thư vú khác nhau. Liệu pháp hỗ trợ có thể bao gồm một hoặc nhiều phương pháp sau đây:
Hóa trị sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách ngăn chặn khả năng nhân lên của chúng. Phương pháp này loại bỏ các tế bào phân chia nhanh chóng. Hóa trị có thể kéo dài từ 3-6 tháng hoặc lâu hơn.
Liệu pháp hormone sử dụng thuốc để cơ thể không tạo ra một số hormone giúp tế bào ung thư phát triển. Liệu pháp này cũng có thể thay đổi cách các hormone ảnh hưởng đến cơ thể. Liệu pháp hormon có thể được áp dụng nhiều năm.
Liệu pháp kháng thể sử dụng kháng thể để tìm và tiêu diệt tế bào ung thư. Liệu pháp hoạt động bằng cách tấn công một số protein tăng trưởng phổ biến trong tế bào ung thư mà không gây hại cho các tế bào bình thường. Liệu pháp kháng thể được thực hiện tối đa 1 năm.
Xạ trị sử dụng chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp xạ trị ung thư vú này nhắm mục tiêu vào bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại trong vú hoặc các hạch bạch huyết sau phẫu thuật. Xạ trị có thể kéo dài từ 3-7 tuần.
Mục tiêu sử dụng liệu pháp hỗ trợ trong điều trị ung thư vú là loại bỏ bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại trong vú hoặc phần còn lại của cơ thể.
1. Điều trị ung thư vú giai đoạn đầu
Khi phụ nữ bị ung thư vú dương tính với thụ thể hormone (dương tính với ER hoặc PR), bác sĩ thường điều trị bằng liệu pháp hormone (tamoxifen, fulvestrant hoặc chất ức chế aromatase). Liệu pháp hormone là một phương pháp điều trị bổ trợ sau phẫu thuật, kể cả khi khối u có kích thước nhỏ.
Liệu pháp hormone thường được thực hiện trong nhiều năm và đáp ứng tốt với người bệnh có khối u trên 0,5cm.
Nếu khối u lớn hơn 0,5cm, người bệnh có thể được chỉ định hóa trị bổ trợ sau phẫu thuật. Bác sĩ dựa vào tuổi của người bệnh để chỉ định hóa trị. Bác sĩ có thể đề nghị hóa trị cho các khối u nhỏ hơn hoặc trong các trường hợp như: ung thư đang tiến triển nhanh; âm tính với HER2 dương tính, thụ thể hormone; có điểm số cao trên bảng gen như Oncotype DX.
Sau phẫu thuật, một số trường hợp ung thư dương tính với HER2 được điều trị bằng trastuzumab (có hoặc không có pertuzumab) trong tối đa 1 năm.
Các trường hợp ung thư dương tính với HER2 khác sẽ được điều trị bằng hóa chất bổ trợ trước phẫu thuật và trastuzumab (có hoặc không có pertuzumab). Trastuzumab (có hoặc không có pertuzumab) thường được điều trị trong 1 năm.
Nếu sau liệu pháp hỗ trợ điều trị ung thư vú trước, ung thư còn sót lại trong quá trình phẫu thuật, trastuzumab có thể được thay thế bằng ado-trastuzumab emtansine, được tiêm mỗi 3 tuần với 14 liều.
Với người bệnh ung thư vú có đột biến HER2 âm tính, BRCA, thụ thể nội tiết dương tính, đã được hóa trị liệu bổ trợ trước nhưng vẫn còn ung thư tại thời điểm phẫu thuật. Sử dụng thuốc nhắm mục tiêu olaparib sau phẫu thuật trong 1 năm giúp kéo dài sự sống của người bệnh.
2. Điều trị ung thư vú tiến triển hoặc di căn
Điều trị toàn thân (thuốc đi khắp các bộ phận của cơ thể) được chỉ định cho người bệnh ung thư vú giai đoạn II. Một số liệu pháp toàn thân được sử dụng trước khi phẫu thuật (liệu pháp tân bổ trợ) và những liệu pháp khác được áp dụng sau phẫu thuật (liệu pháp bổ trợ).
Với một số trường hợp, liệu pháp toàn thân bắt đầu trước phẫu thuật và tiếp tục sau phẫu thuật. Các liệu pháp tân bổ trợ là lựa chọn tốt cho người bệnh có khối u lớn, giúp thu nhỏ khối u trước khi phẫu thuật.
Liệu pháp tân bổ trợ cũng là lựa chọn ưu tiên cho người bệnh ung thư vú bộ ba âm tính (TNBC) hoặc ung thư vú dương tính với HER2. Phương pháp điều trị được áp dụng sau phẫu thuật thường tùy thuộc vào mức độ ung thư còn sót lại trong vú và/hoặc các hạch bạch huyết. Một số người bệnh ung thư giai đoạn sớm được điều trị tân bổ trợ được kéo dài sự sống nếu bệnh đáp ứng hoàn toàn với phương pháp điều trị đó.
Để điều trị cho người bệnh dương tính với thụ thể hormone giai đoạn II, ung thư vú âm tính với HER2 bằng hóa trị, một xét nghiệm bảng gen như Oncotype DX có thể được thực hiện trên mẫu khối u. Loại thuốc được sử dụng phụ thuộc vào tình trạng mãn kinh của người bệnh cũng như kết quả xét nghiệm khối u.
Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Đỗ Thùy Giang, Trưởng khoa Ngoại Vú, BVĐK Tâm Anh TP.HCM đang phẫu thuật điều trị ung thư vú cho người bệnh.
3. Điều trị bổ trợ ung thư vú
Trong ung thư vú giai đoạn III, khối u trên 5cm hoặc phát triển vào các mô lân cận (da trên vú hoặc cơ bên dưới) cũng như di căn đến nhiều hạch bạch huyết gần.
Trước khi được chỉ định sử dụng liệu pháp hỗ trợ điều trị ung thư vú. Có 2 cách tiếp cận chính để điều trị ung thư vú giai đoạn III:
3.1 Bắt đầu với liệu pháp bổ trợ trước
Giai đoạn này thường được điều trị bằng hóa trị bổ trợ trước. Với các khối u dương tính với HER2, thuốc nhắm mục tiêu trastuzumab cũng được áp dụng, có thể cùng với pertuzumab (perjeta). Từ đó thu nhỏ khối u, đủ để tăng khả năng phẫu thuật bảo tồn vú (BCS).
Nếu kích thước khối u vẫn không đủ nhỏ, phẫu thuật cắt bỏ vú được áp dụng. Các hạch bạch huyết gần đó sẽ được kiểm tra. Xạ trị thường cần thiết sau khi phẫu thuật. Phẫu thuật tái tạo vú thường được trì hoãn cho đến khi xạ trị xong. Với một số người bệnh, hóa trị bổ sung được chỉ định sau khi phẫu thuật.
Sau phẫu thuật, một số người bệnh ung thư dương tính với HER2 được điều trị bằng trastuzumab (có hoặc không có pertuzumab) trong tối đa 1 năm. Nhiều trường hợp ung thư dương tính với HER2 được điều trị đầu tiên bằng trastuzumab (có hoặc không có pertuzumab), sau đó là phẫu thuật và trastuzumab (có hoặc không có pertuzumab) trong tối đa 1 năm.
Nếu sau khi điều trị bổ trợ trước, bất kỳ khối ung thư nào còn sót lại được phát hiện tại thời điểm phẫu thuật, ado-trastuzumab emtansine có thể được sử dụng thay vì trastuzumab.
Với người bệnh ung thư dương tính với thụ thể hormone ở các hạch bạch huyết, đã dùng trastuzumab 1 năm, bác sĩ cũng có thể điều trị bổ sung bằng thuốc nhắm mục tiêu đường uống (neratinib) trong 1 năm.
Người bệnh ung thư vú dương tính với thụ thể hormone cũng được điều trị hormone bổ trợ, có thể cùng lúc với trastuzumab.
Với người bệnh ung thư vú dương tính với thụ thể hormone, HER2 âm tính ở trong các hạch bạch huyết có khả năng tái phát cao, có thể tiêm abemaciclib cùng tamoxifen hoặc AI sau phẫu thuật.
Với người bệnh ung thư vú có đột biến BRCA, HER2 âm tính, thụ thể nội tiết dương tính và vẫn còn tế bào ung thư sau khi hóa trị bổ trợ trước, thuốc nhắm mục tiêu olaparib có thể được sử dụng trong 1 năm để giảm nguy cơ tái phát và kéo dài sự sống.
Điều trị tân bổ trợ thích hợp người bệnh ung thư vú giai đoạn III TNBC hoặc HER2 dương tính vì phương pháp điều trị được đưa ra sau phẫu thuật được lựa chọn tùy thuộc vào mức độ ung thư vẫn còn trong vú và/hoặc các hạch bạch huyết. Một số người bệnh ung thư giai đoạn III được điều trị tân bổ trợ có thể sống lâu hơn nếu bệnh đáp ứng hoàn toàn với phương pháp điều trị đó.
Phụ nữ bị TNBC có thể dùng thuốc điều trị miễn dịch pembrolizumab trước và sau phẫu thuật.
3.2 Bắt đầu với phẫu thuật
Trước tiên, phẫu thuật là một lựa chọn cho người bệnh ung thư giai đoạn III. Những khối u này khá lớn và/hoặc đã xâm lấn xung quanh nên phải phẫu thuật cắt bỏ vú.
Với người bệnh có kích thước ngực khá lớn, BCS được áp dụng nếu ung thư chưa phát triển sang các mô lân cận. Sinh thiết hạch cửa (SLNB) có thể là một phương án cho một số người bệnh nhưng hầu hết sẽ cần bóc tách hạch bạch huyết ở nách (ALND).
Phẫu thuật thường được chỉ định sau khi hóa trị bổ trợ trước và/hoặc điều trị HER2 dương tính (trastuzumab, pertuzumab hoặc neratinib) và/hoặc liệu pháp hormone và/hoặc điều trị bằng thuốc nhắm mục tiêu. Điều này tùy thuộc vào đặc điểm của tế bào ung thư. Xạ trị được khuyến khích sau phẫu thuật.
Người bệnh có nguy cơ ung thư tái phát cao cần được điều trị bằng liệu pháp bổ trợ.
Tác dụng phụ của liệu pháp hỗ trợ khi điều trị ung thư vú
Các tác dụng phụ của liệu pháp hỗ trợ điều trị ung thư vú như:
Buồn nôn và nôn
Mất nước (cơ thể không đủ nước)
Rụng tóc
Giảm bạch cầu
Giảm hồng cầu
Giảm tiểu cầu
Các vấn đề về cơ, xương và khớp do hóa trị hoặc liệu pháp hormone
Tê hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân (bệnh thần kinh) do hóa trị
Thay đổi vị giác do hóa trị liệu
Tiêu chảy do hóa trị
Loét miệng (viêm niêm mạc) do hóa trị liệu
Phản ứng dị ứng với hóa trị
Đau do hóa trị hoặc liệu pháp hormone
Thay đổi về mắt và thị lực do hóa trị
Thay đổi về da và móng do hóa trị liệu
Thay đổi cân nặng do hóa trị hoặc hormone trị liệu
Mệt mỏi do hóa trị hoặc liệu pháp hormone
Thay đổi về khả năng chú ý, tập trung hoặc trí nhớ do hóa trị hoặc liệu pháp hormone
Những cơn bốc hỏa do hóa trị hoặc liệu pháp hormone
Phụ nữ có thể bị thay đổi chu kỳ kinh nguyệt do hóa trị hoặc liệu pháp hormone
Khô âm đạo do liệu pháp hormone
Khả năng sinh sản và mang thai trong khi đang hóa trị hoặc liệu pháp hormone
Chăm sóc sau khi sử dụng liệu pháp hỗ trợ
Chăm sóc sau khi sử dụng liệu pháp hỗ trợ điều trị ung thư vú giúp kiểm soát các tác dụng phụ có thể xảy ra. Việc chăm sóc giúp người bệnh cảm thấy tốt hơn trong quá trình điều trị. Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng luôn sẵn sàng hỗ trợ người bệnh 24/7. Từ đó giúp người bệnh kiểm soát các tác dụng phụ trong quá trình điều trị.
Những điểm chính cần chú ý khi được chỉ định liệu pháp hỗ trợ điều trị ung thư vú:
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bao gồm:
Thuốc chống buồn nôn (thuốc giúp người bệnh không có cảm giác như sắp nôn).
Thuốc giúp bạn đi tiêu (phân).
Uống 8-10 ly nước mỗi ngày. Điều quan trọng là phải bổ sung đủ nước trong quá trình điều trị. Liên hệ với bác sĩ nếu người bệnh bị:
Sốt từ 100,4°F (38°C) trở lên.
Ớn lạnh hoặc run rẩy.
Có dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như:
Đau họng.
Ho.
Cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
Đỏ, sưng, ấm hoặc mủ xung quanh vết mổ hoặc ống thông.
Bị lở miệng hoặc đau miệng khiến người bệnh khó nuốt, ăn hoặc uống.
Buồn nôn hoặc nôn ngay cả sau khi dùng thuốc hỗ trợ.
Bị tiêu chảy (phân lỏng, phân nước) 4 lần trở lên trong vòng 24 giờ, ngay cả sau khi dùng thuốc hỗ trợ.
Không đi đại tiện hoặc tiểu tiện quá 2-3 ngày.
Có máu trong nước tiểu, đi tiêu, nôn mửa hoặc khi ho.
Chăm sóc sau khi sử dụng liệu pháp hỗ trợ giúp bạn kiểm soát các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Một số lưu ý khi sử dụng liệu pháp hỗ trợ trong điều trị ung thư vú
1. Có thể sử dụng liệu pháp hỗ trợ khi cho con bú không?
Cho con bú khi sử dụng liệu pháp hỗ trợ điều trị ung thư vú là vấn đề cần được cân nhắc kỹ lưỡng, cụ thể [2]:
Điều này phụ thuộc vào kế hoạch điều trị. Nếu người bệnh đang cho con bú khi được chẩn đoán, nhóm điều trị có thể khuyên bạn nên ngừng cho con bú.
Với những phụ nữ được chẩn đoán trong thời kỳ mang thai sau phẫu thuật vú, có thể cho con bú nhưng không được thực hiện khi đang hóa trị, xạ trị, liệu pháp hormone hoặc liệu pháp nhắm mục tiêu. Có thể cho con bú ở bên vú còn lại nếu chỉ điều trị 1 bên vú.
Thuốc hóa trị có thể truyền sang con bạn qua sữa mẹ, vì vậy không nên cho con bú trong và một thời gian sau khi hóa trị.
Mặc dù nhiều phụ nữ có thể sản xuất sữa từ vú được điều trị nhưng lượng sữa thường giảm đi sau xạ trị. Cho con bú bằng vú tiếp xúc với xạ trị có thể gây nhiễm trùng (viêm vú), điều này có thể khó điều trị.
Các loại thuốc điều trị nhắm mục tiêu, chẳng hạn như trastuzumab (Herceptin), có thể truyền sang con bạn qua sữa mẹ.
Không nên cho con bú sữa mẹ trong khi đang điều trị mục tiêu hoặc trong ít nhất 7 tháng sau liều cuối cùng.
Thuốc trị liệu nội tiết tố, như tamoxifen, có thể đi vào máu vào sữa mẹ. Không nên cho con bú khi đang dùng liệu pháp hormone.
2. Liệu pháp hỗ trợ có tác dụng trong bao lâu?
Liệu pháp hỗ trợ điều trị trong ung thư vú có tác dụng trong bao lâu còn tùy thuộc vào giai đoạn ung thư, số lượng hạch bạch huyết, khả năng tiếp nhận hormone…
3. Khi nào có thể ngừng liệu pháp hỗ trợ điều trị ung thư vú?
Thời điểm có thể ngừng liệu pháp hỗ trợ điều trị ung thư vú phù thuộc vào nhiều yếu tố, thời gian điều trị có thể kéo dài từ vài tuần đến 10 năm.
Khoa Ngoại Vú, thuộc Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, với hệ thống trang thiết bị hiện đại, đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm, làm việc phối hợp đa chuyên khoa như Chẩn đoán hình ảnh – Giải phẫu bệnh – Nội khoa Ung thư, sẽ mang lại cơ hội điều trị tốt cho những người không may mắc ung thư vú và các bệnh liên quan đến tuyến vú.
Tóm lại, liệu pháp hỗ trợ điều trị ung thư vú là phương pháp điều trị bệnh bổ sung, giúp loại bỏ các tế bào ung thư còn lại sau phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có một số tác dụng phụ, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/mang-tay-co-tac-dung-gi-co-tot-khong-vi | Ăn măng tây có tác dụng gì? Có tốt không? | Măng tây là một loại thực vật có thể sử dụng làm thuốc. Đồng thời, phần ngọn của măng tây có thể là nguồn thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Bạn có thể sử dụng măng tây như một loại rau, tuy nhiên để an toàn hơn, chúng ta cần tìm hiểu kỹ về vấn đề ăn măng tây có tác dụng gì? Tốt hay không?
1. Ăn măng tây có tác dụng gì?
Theo nghiên cứu nếu sử dụng viên uống chiết xuất từ rễ măng tây kết hợp lá mùi tây cho biết, sản phẩm này không mang lại công dụng hạ đường huyết cho bệnh nhân huyết áp cao. Ngoài ra, nếu không tìm hiểu kỹ hoặc nhờ tư vấn bác sĩ kịp thời bạn, có thể đối mặt với một số phản ứng vụ liên quan đến dạ dày, thận và sưng tấy.Vậy “ăn măng tây có tác dụng gì”, măng tây được truyền miệng có thể mang lại một số công dụng khi sử dụng. Tuy nhiên, những tình trạng và công dụng sau bạn chỉ nên tham khảo, bởi các nhà nghiên cứu vẫn đang tiến hành phân tích để làm rõ cơ chế ảnh hưởng lên những vấn đề này:Giảm mụn trứng cá.Có tác động tốt đến bệnh nhân mắc căn bệnh thế kỷ.Hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư.Giảm chứng táo bón.Mau chóng làm khô miệng vết thương hở.Giảm khô phổi và họng.Giúp làm sạch da mặt.Gây mất cân bằng hormone ở phụ nữ.Trở thành thực phẩm có tính lợi tiểu khi uống nhiều nước.Gây đau sưng cứng khớp có thể dẫn đến viêm khớp.Đau nhức viêm dây thần kinh.Tăng nguy cơ mắc bệnh do ký sinh trùng xâm nhập gây ra.Giảm béo phì.Ngăn ngừa thiếu máu do thiếu acid folic.Giảm nguy cơ tụ sỏi ở thận.Hạn chế sưng viêm nhiễm trùng đường tiết niệu.
2. Những tác dụng khi ăn măng tây được cho là tích cực với sức khỏe
Măng tây có tên gọi là Asparagus officinalis, họ với loài hoa loa kèn. Đây là một loại rau khá phổ biến với màu xanh lá, tím và trắng. Hầu hết thực đơn tại khu vực Âu Mỹ thường dùng đến để trang trí hoặc làm món rau. Dưới đây là 7 luận điểm trả lời cho câu hỏi “ăn măng tây có tốt không”:Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ nhưng không làm cơ thể dư thừa caloMăng tây có thể cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, trong khoảng 90 gam măng tây thì sau khi nấu chín chỉ chứa 20 calo. Đây là một con số khá khiêm tốn nhưng lại là điều đáng để chúng ta chú ý tới.Bạn cũng sẽ nhận được một lượng nhỏ chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin thiết yếu, sắt, kẽm, riboflavin và vitamin K.Đặc biệt, một lượng folate trong măng tây rất cần thiết cho phụ nữ mang thai để đảm bảo cho sự hình thành của trẻ. Trẻ em được bổ sung folate đủ trong thai kỳ sẽ hạn chế tối đa nguy cơ dị tật ống thần kinh.Chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa cơ thể cầnBên trong thành phần dinh dưỡng của măng tây chứa nhiều chất chống oxy hóa đặc biệt. Flavonoid quercetin, isorhamnetin và kaempferol là những chất oxy hóa có hàm lượng cao được tìm thấy trong loài thực vật này. Nếu kết hợp chế độ ăn có măng tây cùng một số loại trái cây và rau xanh khác, chất chống oxy hóa sẽ luôn đủ để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể.Cải thiện vấn đề của hệ tiêu hóaCải thiện được vấn đề tiêu hóa nếu bạn còn thắc mắc “ăn măng tây có tác dụng gì”. Trong 90g măng tây nấu chín có chứa khoảng 1,8 g chất xơ. Con số tuy không phải là lớn nhưng cũng phần nào hỗ trợ vấn đề về hệ tiêu hóa cho cơ thể chúng ta. Đồng thời, lượng chất xơ này cũng chiếm 7% nhu cầu sử dụng hàng ngày. Theo nghiên cứu, chất xơ trong măng tây là chất xơ không hòa tan, có lợi cho tiêu hóa.Ngược lại, nếu bạn vô tình dung nạp chất xơ hòa tan, chúng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn đường ruột phát triển. Đồng thời, ăn măng tây sẽ giúp làm tăng lợi khuẩn tạo hệ miễn dịch cho cơ thể.Hỗ trợ cho phụ nữ mang thai90g măng tây nấu chín có thể cung cấp 34% nhu cầu folate mỗi ngày cho người trưởng thành. Ở phụ nữ có thai thì có thể đảm bảo 22% nhu cầu. Theo nghiên cứu, folate giúp hình thành chuỗi ADN và các tế bào thần kinh cho thai nhi. Do vậy, chất này cần được bổ sung đầy đủ, đặc biệt là trong những tháng đầu tiên của thai kỳ.Có thể là thực phẩm hạ huyết ápHuyết áp cao là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đau tim, đột quỵ cho mọi người. Khi sử dụng măng tây, nguồn kali dồi dào sẽ trung hòa bớt muối ăn, giúp ổn định lại huyết áp cho bạn. Kali được phân tích hoạt động dưới 2 cơ chế là làm giãn thành mạch và bài trừ muối khi đi tiểu.Các nghiên cứu trên chuột đã cho kết quả khả quan về công dụng này của măng tây. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn cần thêm thời gian để đưa ra kết luận cuối cùng.Lựa chọn thích hợp cho thực đơn ăn kiêng giảm cânĐứng ở góc độ lý luận khoa học, không có bằng chứng nào cho rằng măng tây là thực phẩm giảm cân. Tuy nhiên, việc nạp ít calo hơn nhu cầu năng lượng có thể dẫn đến tình trạng đốt mỡ thừa. Thêm vào đó, măng tây chứa chất xơ và nước, sẽ tạo cảm giác no lâu, không khiến bạn thèm ăn nữa.Dễ dàng kết hợp với các món ăn trong khẩu phầnNgoài là một thực vật giàu dinh dưỡng, măng tây rất dễ dàng kết hợp với các thực phẩm khác. Bạn có thể chế biến tùy thích và cho vào bất kỳ món ăn nào. Hơn nữa, măng tây rất dễ dàng tìm kiếm tại siêu thị và chuỗi cửa hàng thực phẩm. Cải thiện được vấn đề tiêu hóa nếu bạn còn thắc mắc “ăn măng tây có tác dụng gì". 3. Ăn măng tây nhiều có tốt không?
Đối với các loại thuốc chiết xuất từ măng tây, bạn sử dụng theo hướng dẫn sẽ không xuất hiện nguy hiểm cho sức khỏe. Theo nghiên cứu, nếu mỗi ngày dùng trên 6g lượng măng tây được kết hợp cùng mùi tây sẽ xuất hiện vấn đề về dạ dày hay phù nề chân. Ngoài ra, nếu bạn bị dị ứng thì không nên sử dụng.Một điều mà phụ nữ mang thai cần chú ý khi dùng măng tây là nó có thể khiến cơ thể người mẹ bị rối loạn nội tiết. Tuy chất chiết xuất trong măng tây có tác dụng sinh sản nhưng nó thực sự là nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị mất cân bằng hormone.
4. Những lưu ý khi ăn măng tây
Măng tây có thể đem lại một số tác dụng không khác gì thuốc lợi tiểu. Do vậy, bạn hãy chú ý khi sử dụng. Một số loại thuốc sẽ tương tác gây nên tác hại nghiêm trọng cho cơ thể. Do vậy, trước khi dùng măng tây bạn hãy tham khảo bác sĩ kê đơn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.Liều lượng sử dụng của thực vật này còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Mỗi người sẽ có sự khác biệt và liều dùng khác nhau. Chính vì thế, khi sử dụng sản phẩm chiết xuất từ măng tây, bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia.Tóm lại, không thể khẳng định được “ăn măng tây có tốt không”. Điều bạn nên làm là tham khảo thông tin về sản phẩm cũng như nắm rõ tình trạng bản thân để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Trong quá trình sử dụng măng tây và các sản phẩm có nguồn gốc từ măng tây, nếu xuất hiện phản ứng bất thường hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được hỗ trợ. Nguồn tham khảo: healthline.com, webmd.com |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chi-dinh-sieu-am-qua-nga-truc-trang-trong-truong-hop-nao-vi | Chỉ định siêu âm qua ngả trực tràng trong trường hợp nào? | Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa Nguyễn Đình Hùng - Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh, Khoa chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Siêu âm qua ngả trực tràng là dùng một đầu dò siêu âm được thiết kế định hình phù hợp với trực tràng để khảo sát các cơ quan vùng chậu của nam giới hoặc đánh giá cơ vòng vùng trực tràng, hỗ trợ các thủ thuật quanh vùng siêu âm.
1. Các trường hợp chỉ định siêu âm qua ngả trực tràng
Hình thái bình thường, bất thường, các biến đổi do bệnh lý của các cấu trúc nằm trong vùng chậu và sàn chậu cả nam và nữ.Đánh giá trực tiếp cấu trúc của trực tràng.Hỗ trợ trong sinh thiết các tổn thương quanh vùng khảo sát.Khảo sát tiền liệt tuyến và hỗ trợ sinh thiết.
2. Quá trình chuẩn bị thực hiện siêu âm qua ngả trực tràng Siêu âm qua ngả trực tràng chống chỉ định với bệnh nhân bị hen phế quản Người bệnh sẽ được khám tổng thể toàn thân để loại trừ các yếu tố chống chỉ định khi thủ thuật như: Bệnh tim mạch, hen phế quản, tiền sử dị ứng...Tư vấn giải thích cho bệnh nhân về kĩ thuật về các biến chứng có thể gặp, nguy cơ rủi ro trong quá trình kĩ thuật.Người bệnh nhịn ăn trước khi làm thủ thuật ít nhất 6 giờ.Người bệnh được thụt tháo sạch và dùng thuốc kháng sinh dự phòng (đường uống hoặc tiêm) trước khi làm sinh thiết 1 ngày.Nếu người bệnh đang được điều trị các thuốc chống đông máu thì phải ngừng thuốc trước khi làm thủ thuật 1 tuần.
3. Các bước tiến hành siêu âm qua ngả trực tràng
Các bước tiến hành:Người bệnh đi tiểu trước khi làm siêu âm.Khảo sát các kết quả hình ảnh trước đó nếu có.Bác sĩ: Mặc áo, đi găng và bóc đầu dò.Tư thế bệnh nhân: Nằm nghiêng trái đầu gối co vào bụng, đặt đường truyền tĩnh mạch, lắp máy theo dõi nhịp thở, mạch, huyết áp, điện tâm đồ, SpO2.Tiến hành đưa đầu dò vào ngả trực tràng và khảo sát đánh giá.Thời gian thực hiện siêu âm qua ngả trực tràng còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và yêu cầu có kèm sinh thiết hay không?Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
XEM THÊMPhối hợp siêu âm bụng và siêu âm đầu dò trong chẩn đoán bệnh phụ khoaVai trò của siêu âm đầu dò âm đạo trong chẩn đoán bệnh lý phụ khoaSiêu âm tử cung: Khi nào nên thực hiện? |
|
https://suckhoedoisong.vn/ap-xe-phoi-dieu-tri-the-nao-16915477.htm | 30-04-2012 | Áp-xe phổi điều trị thế nào? | Sau khi bị viêm phổi, tôi lại bị sốt 39 độ C kèm theo đau ngực, ho khạc đờm đặc. Tôi đã đến khám tại bệnh viện, làm xét nghiệm và được chẩn đoán áp-xe phổi. Xin hỏi, áp-xe phổi được điều trị thế nào?
Trần Văn Trung
(Ninh Bình)
Áp-xe phổi hay còn gọi mưng mủ phổi là một bệnh lý viêm cấp tính nhu mổ phổi, gây hoại tử và phá hủy màng phế nang-mao mạch, tạo nên một ổ chứa mủ trong nhu mô phổi. Thành phần của mủ là tổ chức phổi hoại tử và các xác bạch cầu thoái hoá. Nguyên nhân chính của áp-xe phổi là do vi khuẩn, có thể do vi khuẩn xâm nhập vào theo đường phế quản, theo đường máu, do viêm phổi hay xâm nhập qua cơ hoành. Trường hợp của bạn, trên cơ sở viêm phổi (do virut hoặc vi khuẩn) kèm theo các rối loạn cơ chế bảo vệ của phổi và suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, nhu mô phổi xuất hiện các điểm hoại tử, bội nhiễm và hình thành áp-xe phổi. Bệnh có thể điều trị khỏi bằng nội khoa hoặc ngoại khoa.
Điều trị nội khoa cần sử dụng kháng sinh mạnh, liều cao theo kháng sinh đồ, khi cần phải phối hợp nhiều loại kháng sinh. Thời gian điều trị kháng sinh phải dựa trên lâm sàng và Xquang, thông thường là từ 6-8 tuần. Tuy nhiên, nếu được điều trị tốt, sau khoảng 2 tuần, các triệu chứng lâm sàng như sốt, ho khạc đờm sẽ giảm nhanh chóng rồi hết hẳn. Các triệu chứng Xquang giảm chậm hơn, sau khoảng 4-6 tuần, các thâm nhiễm quanh ổ áp-xe mới xoá dần, hình ổ áp-xe thu nhỏ lại, viền mỏng lại rồi liền hẳn. Chỉ khi cả triệu chứng lâm sàng và Xquang (chụp thường và chụp cắt lớp) đều ổn định thì mới xác định là khỏi áp-xe phổi. Ngoài ra cần soi, chụp phế quản để kiểm tra lại và cần tiếp tục theo dõi trong nhiều tháng sau.
BS. Nguyễn Văn Tùng |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/ho-o-tre-moi-biet-di-vi | Ho ở trẻ mới biết đi | Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Th.S BS. Ngô Thị Oanh – Bác sĩ Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long Ho là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh ở trẻ em. Ho nghe có vẻ đáng sợ, nhưng thường không phải là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng. Trên thực tế, ho là một phản xạ lành mạnh và quan trọng giúp bảo vệ đường thở ở cổ họng và ngực. Đừng cho rằng cơn ho của trẻ mới biết đi hoặc trẻ nhỏ chỉ là cảm lạnh. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị ho, cách điều trị tốt nhất và khi nào bạn nên lo lắng.
1. Ho là gì?
Ở điều kiện sinh lý bình thường, ho là một phản xạ sinh lý có tính bảo vệ cơ thể. Đường thở trên bắt đầu ở phía sau mũi và di chuyển xuống dây thanh âm. Đường thở dưới bao gồm khí quản, phế quản phải và trái dẫn đến các thùy phổi, các ống nhỏ của phổi được gọi là tiểu phế quản và các túi khí. Bất kỳ một thứ gì lạ không phải không khí (như dịch nhầy, thức ăn ...) lọt vào dọc theo đường thở bên dưới dây thanh quản đều gây phản xạ ho. Nhờ phản xạ ho này, bằng sự thở ra rất mạnh giúp làm sạch đường thở, tống xuất đờm, dịch tiết và vật lạ lọt vào đường hô hấp, giúp nhung mao hô hấp hoạt động tốt.
2. Nguyên nhân gây ra ho?
2.1. Do nhiễm trùng cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quảnCác nguyên nhân này đều có thể khiến cơn ho của trẻ kéo dài. Cảm lạnh có xu hướng gây ra ho khan từ nhẹ đến trung bình, trong khi cúm gây những cơn ho ở mức độ nghiêm trọng hơn. Nếu viêm thanh khí quản, trẻ sẽ ho nhiều vào ban đêm và kèm theo khó thở. Những trường hợp nhiễm virus không được điều trị bằng kháng sinh, thay vào đó có thể dùng cho trẻ các loại thuốc giảm ho, long đờm. Cảm lạnh hay cảm cúm đều có thể khiến những cơn ho của trẻ bị kéo dài 2.2. Trào ngược axitCác triệu chứng thường xuất hiện ở trẻ như ho, thường xuyên nôn khạc ra nước bọt, hơi thở có mùi hoặc bị ợ nóng. Điều trị trào ngược phụ thuộc vào độ tuổi, sức khỏe và các vấn đề khác của trẻ. Bạn có thể áp dụng mẹo loại bỏ các loại thực phẩm gây kích thích khỏi chế độ ăn uống của trẻ (như sô cô la, bạc hà, đồ chiên rán, cay, đồ uống có ga). Cho trẻ ăn ít nhất hai giờ trước khi đi ngủ, chia nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.2.3. Bệnh hen suyễnTriệu chứng ở mỗi trẻ lại khác nhau khiến bạn khó có thể không phân biệt được. Triệu chứng điển hình ở trẻ đang bị hen suyễn là khò khè, trẻ thường bị vào ban đêm. Điều trị hen suyễn ở trẻ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và bao gồm cả việc hạn chế khói, bụi, ô nhiễm không khí hoặc nước hoa. Tốt hơn hết bạn nên đưa con đến bác sĩ khi có triệu chứng của hen suyễn.2.4. Dị ứng / viêm xoangCó thể gây ho kéo dài, cũng như ngứa cổ họng, chảy nước mũi, chảy nước mắt, đau họng hoặc phát ban. Để biết chính xác con bạn có bị dị ứng hay viêm xoang hay không hay đưa trẻ đến bác sĩ để khám phân loại bệnh. Lưu ý kiêng các nguyên nhân gây dị ứng như thực phẩm, phấn hoa, lông động vật và bụi.2.5. Ho gàLà một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella ho gà. Trẻ bị ho gà sẽ có những cơn ho liên tục mà không thở được giữa các lần. Khi kết thúc cơn ho, khi trẻ hít thở sâu sẽ tạo ra âm thanh "khục khục". Các triệu chứng khác là sổ mũi, hắt hơi, ho nhẹ và sốt nhẹ.Ho gà có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nghiêm trọng nhất ở trẻ dưới 1 tuổi không được chủng ngừa ho gà, là một phần của vắc-xin DPT (bạch hầu, uốn ván, ho gà). Nó rất dễ lây lan, vì vậy tất cả trẻ em nên tiêm phòng ho gà khi được 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng, 15 tháng và nhắc lại khi 4–6 tuổi. Bệnh ho gà có thể điều trị được bằng kháng sinh.2.6. Xơ nangThường gặp ở trẻ nhỏ cùng các cơn ho có đờm vàng hoặc xanh nhạt đây là những dấu hiệu nặng nhất mà trẻ gặp phải. Các cơn ho có đờm xanh đờm vàng là dấu hiệu nặng nhất của xơ nang 3. Trẻ mới biết đi ho: Khi nào cần lo lắng?
Gọi xe cấp cứu ngay khi:Da, môi , móng tay của trẻ chuyển màu xanh lam hoặc xám khi ho.Khó thở dữ dội , thở gấp hơn bình thường hoặc trẻ có vẻ khó thở hơnTrẻ bất tỉnh hay ngừng thởNếu trẻ có một hay vài triệu chứng sau kèm theo ho nên cho trẻ đi khám bác sĩ ngay:Trẻ dưới 4 tháng tuổiThở khò khè khi thở ra.Ho ra chất nhầy có màu vàng, xanh lá cây hoặc có vệt máuPhát ra âm thanh "khục khục" khi hít vào sau khi hoHo ra máuTừ chối uống hoặc ăn bất cứ thứ gì trong một thời gian dàiBị sốt và không hành động giống bình thường yếu ớt hoặc cáu kỉnh quấy khóc.Bị bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim hoặc phổiHo dữ dội đến nỗi trẻ nôn raHo dai dẳng sau khi mắc nghẹn thứ gì đóHo không thuyên giảm sau khoảng hai tuần.Có hệ thống miễn dịch kém hoặc không được chủng ngừa đầy đủMất nước; các dấu hiệu bao gồm chóng mặt, buồn ngủ, miệng khô hoặc dính, mắt trũng sâu, khóc ít hoặc không có nước mắt hoặc đi tiểu ít thường xuyên hơn (hoặc ít ướt tã hơn).
4. Các loại ho ở trẻ
Ho khan: là gây ra bởi các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên (mũi và cổ họng) như cảm lạnh, cúm. Ho không có chất nhầy.Ho có đờm: gây ra bởi các chất tiết dịch và chất nhầy trong đường hô hấp thường gặp trong bệnh hen suyễn, nhiễm trùng.
5. Các triệu chứng ho và ý nghĩa
5.1. Ho kèm theo nghẹt mũiNguyên nhân : do cảm lạnh thông thườngCác triệu chứng : Hắt xì, chảy nước mũi, ăn ít hoặc không ăn, sốt nhẹ.Cách khắc phục : Không cho trẻ uống thuốc giảm ho, nên cho trẻ uống mật ong nếu trẻ trên 1 tuổi. Bạn có thể cho trẻ uống từ 2 đến 5ml mật ong để làm loãng chất nhầy và làm dịu cơn ho. Hoặc mẹ có thể thoa tinh dầu bạc hà lên vùng da trên ngực, cổ, gan bàn chân cho trẻ với những trẻ trên 2 tuổi. Mật ong có thể làm loãng chất nhày và dịu cơ ho của trẻ 5.2. Ho kèm theo hơi thở lạnh và khó thởNguyên nhân : do virus hợp bào hô hấp (RSV) - phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mặc dù trẻ em ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh này. Thông thường Virus hợp bào hô hấp chỉ gây ra các triệu chứng giống như cảm lạnh ở trẻ em khỏe mạnh. Nhưng nó có thể dẫn đến các bệnh hô hấp nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm tiểu phế quản và viêm phổi, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh dưới một tuổi.Các triệu chứng : Ho nặng hơn, Thở khò khè; Thở nhanh; Sốt; Môi và móng tay hơi xanh hoặc xám.Cách điều trị : hầu hết trẻ em khỏi bệnh do RSV mà không cần điều trị. Nhưng hãy cho trẻ đi khám bác sĩ nếu bạn nghi ngờ bệnh trẻ tiến triển thành viêm tiểu phế quản và viêm phổi. Hoặc bạn cũng có thể áp dụng các cách khắc phục của cảm lạnh thông thường như đã nói ở trẻ.5.3. Ho kèm sốt và khó thởNguyên nhân : Do viêm phổi hoặc viêm phế quảnCác triệu chứng : Nhức mỏi cơ thể, ớn lạnhCách điều trị : Nếu con của bạn có các triệu chứng của viêm phổi hoặc viêm phế quản hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ. Con bạn có thể phải dùng kháng sinh để hết nhiễm trùng và ho.5.4. Ho “ông ổng”, đặc biệt vào ban đêmNguyên nhân: nhiễm trùng dây thanh quản, khí quản và ống phế quản dẫn đến sưng tấy. Ho do các dây thanh âm sưng lên tạo ra âm thanh tương tự như tiếng sủa.Các triệu chứng: Ho nhiều vào ban đêm; Tiếng huýt sáo cường độ cao nghe thấy khi trẻ hít vàoCách khắc phục: Cơn ho nghe có vẻ nghiêm trọng nhưng với hầu hết các trường hợp có thể điều trị tại nhà. Bạn có thể áp dụng một số mẹo sau đây:+ Hãy an ủi trẻ để trẻ bình tĩnh và giúp trẻ thở tốt hơn nếu trẻ thức giấc khi ho bằng cách vỗ rung lồng ngực (khum tay của bạn vỗ vào lưng của trẻ theo chiều từ dưới lên trên, dùng lực cổ tay không dùng lực cánh tay).+ Đảm bảo rằng con bạn được uống nhiều nước ấm.+ Nâng cao đầu của trẻ. Nếu con bạn hơn một tuổi, bạn có thể thử kê cao đầu một chút khi trẻ ngủ để giúp giảm cơn ho.+ Sử dụng máy tạo ẩm dạng phun sương mát mẻ hoặc đưa con bạn vào phòng tắm có hơi nước. Điều này có thể giúp giảm sưng đường thở, mặc dù nó chưa được khoa học chứng minh.5.5. Ho dai dẳngNguyên nhân: do dị ứng ( phản ứng của cơ thể, thường là do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức); hen suyễn (do lớp niêm mạc của các ống dẫn khí đến phổi bị viêm); các chất kích thích từ môi trường (có thể bao gồm những thứ như khói thuốc lá, thuốc lào, bụi hoặc ô nhiễm ) và viêm xoang ( là tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc mũi và các xoang. Nó có thể là virus hoặc vi khuẩn)Các triệu chứng: Ngạt hoặc chảy nước mũi với chất nhầy trong ; Ho sau khi chạy xung quanh, vào ban đêm hoặc sau khi tiếp xúc với lạnh (nếu đó là bệnh hen suyễn) ; Ho nặng hơn vào ban đêm và khi nằm, và sổ mũi kéo dài ít nhất 10 ngày mà không có dấu hiệu cải thiện (dấu hiệu của viêm xoang)Cách điều trị :+ Loại bỏ các tác nhân dị ứng ra xa khỏi con bạn tối đa có thể.+ Nếu bạn nghi ngờ ho do dị ứng, hen suyễn hoặc viêm xoang, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ. Cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ nếu cơn ho của trẻ kéo dài dai dẳng 5.6. Ho không có dấu hiệu bệnh tậtNguyên nhân : do nuốt hoặc hít phải dị vậtCác triệu chứng : Ho kéo dài một tuần hoặc hơn mà không có bất kỳ dấu hiệu bệnh tật nào khác (như sổ mũi, sốt hoặc hôn mê) hoặc dị ứng (tiết dịch trong) .Cách điều trị : Cho trẻ đi khám bác sĩ nếu nghi ngờ trẻ ho do bị mắc dị vật, bác sĩ sẽ cho trẻ chụp X- quang phổi để xác định dị vật. Nếu chụp X quang nghi ngờ có dị vật thì có thể bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ phải làm nội soi phế quản.5.7. Ho kèm tiếng “khục khục”.Nguyên nhân : Do ho gàCác triệu chứng: Trẻ bị ho gà thường ho không ngừng trong 20 hoặc 30 giây, sau đó khó thở trước khi bắt đầu cơn ho tiếp theo. Các triệu chứng cảm lạnh, chẳng hạn như hắt hơi, sổ mũi và ho nhẹ, trong tối đa hai tuần trước khi bắt đầu những cơn ho nặng hơn.Cách điều trị : Nếu trẻ có những triệu chứng trên hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ.5.8. Ho có đờm đặc màu vàng hoặc màu xanh lá cây:Nguyên nhân : Do xơ nangCác triệu chứng : Viêm phổi tái phát hoặc nhiễm trùng xoang, không tăng cân , da có vị mặn, phân táo nhiều dầu mỡ.Cách điều trị : Nên đến gặp bác sĩ để có phương án điều trị tốt nhất. Họ có thể kê đơn thuốc kháng sinh và long đờm giảm ho cho con bạn.5.9. Ho thường xuyên:Nguyên nhân : Do thói quenCác triệu chứng : Không có triệu chứng gì đặc biệt , có thể sau một giai đoạn ốm và đến khi khỏi nhưng trẻ vẫn tiếp tục ho ngay cả khi trẻ khỏe mạnhCách điều trị : Thông thường sau một đợt ốm, trẻ sẽ tự ngừng ho. Nhưng nếu trẻ vẫn tiếp tục ho như một thói quen bạn có thể áp dụng cách cho trẻ ngậm viên ngậm hoặc điều chế các bài thuốc dân gian giảm ho cho trẻ nhưng lưu ý chỉ dùng cho trẻ trên 1 tuổi. Nếu trẻ trên 1 tuổi thường xuyên bị ho cha mẹ có thể cho bé ngậm các bài thuốc dân gian 6. Điều trị ho cho trẻ có cần thiết phải dùng thuốc?
Hầu hết các cơn ho là do virus gây ra và chỉ cần điều trị dứt điểm. Đôi khi, quá trình này có thể mất đến 2 tuần. Các bác sĩ thường không kê đơn thuốc kháng sinh vì chúng chỉ có tác dụng chống lại vi khuẩn.Trừ khi cơn ho ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, còn nếu không thì không cần dùng thuốc ho. Thuốc có thể hết ho nhưng không điều trị được nguyên nhân gây ho.Học viện Nhi khoa Hoa kỳ khuyến cáo, không dùng thuốc mà không được sự đồng ý của bác sĩ ngay cả khi bạn cho rằng con bạn chỉ bị cảm cúm thông thường. Sau đây là các loại thuốc khuyến cáo dùng theo độ tuổi:- Dưới 4 tuổi: không cho trẻ uống thuốc ho hoặc thuốc cảm- Từ 4 - 6 tuổi: Chỉ sử dụng các loại thuốc trên khi có sự đồng ý của bác sĩ.- Từ 6 tuổi trở lên: Bạn có thể cho trẻ dùng thuốc ho hoặc thuốc cảm không kê đơn chỉ cần đảm bảo loại thuốc đó phù hợp với độ tuổi của trẻ và đo từng liều dùng chính xác theo hướng dẫn. Ngoài ra, không bao giờ cho trẻ uống nhiều loại thuốc ho hoặc thuốc cảm cùng một lúc. Chúng thường bao gồm nhiều thành phần tương tự nhau có thể gây quá liều hoặc tương tác thuốc. Nguồn tham khảo: babycenter.com, kidscountryinc.com, webmd.com |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhung-mon-nhe-co-vi-man-tot-cho-suc-khoe-vi | Những món ăn nhẹ có vị mặn tốt cho sức khỏe | Món ăn nhẹ vị mặn là sự lựa chọn của nhiều người để cung cấp thêm năng lượng giữa những giờ học tập và làm việc mệt mỏi. Vậy làm thế nào để có được món ăn vị mặn mà vẫn đảm bảo tốt cho sức khỏe?
1. Các loại quả
Quả hạch và các loạt quả khác như óc chó, hồ đào hay hạnh nhân là các loại quả có thể cho ra một bữa ăn nhẹ tuyệt vời. Chúng có chứa đa dạng các thành phần dinh dưỡng như chất béo, chất xơ, protein và các loại khoáng chất như magie. Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm được chế biến từ các loại hạt này với nhiều hình thức khác nhau như tẩm thêm các loại hương liệu để cung cấp cho người dùng ở một hàm lượng natri nhất định.
2. Đậu nành Nhật (Edamame)
Những hạt đậu nành non này có mùi vị bơ nhẹ mang lại sự dễ chịu cho người dùng. Một phần ba cốc khẩu phần chỉ chứa khoảng 7 gam natri. Ngoài ra, Edamame còn chứa nhiều loại vitamin khác nhau, các loại khoáng chất và các hợp chất có khả năng bảo vệ sức khỏe hệ tim mạch và giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Edamame có thể được bảo quản trong môi trường đông lạnh, do đó khi sử dụng có thể cho chúng vào hấp hoặc làm nóng bằng lò vi sóng rồi rắc lên đó một chút muối và các gia vị yêu thích của bạn.
3. Phô mai
Trong loại thực phẩm này có chứa nhiều canxi rất tốt cho xương và răng. Sự kết hợp giữa protein nạc và carbs giàu chất xơ giúp bạn có đủ năng lượng đã bị tiêu hao sau khoảng thời gian làm việc và có thể dự trữ năng lượng cho đến bữa ăn chính tiếp theo. Phô mai là món ăn nhẹ có chứa nhiều canxi rất tốt cho xương và răng 4. Các loại rau củ
Đây là lựa chọn không hề sai lầm khi các loại thực phẩm khác không phải là thứ mà bạn ưa thích để cho một bữa ăn nhẹ. Các loại rau củ tươi như cà rốt, cần tây, dưa leo sẽ là lựa chọn thích hợp và nên ngâm rửa chúng với nước sạch trước khi sử dụng. Ngoài ra nên gọt sạch vỏ và bỏ hạt đối với những quả dưa leo quá lớn. Bạn có thể trộn chung với một cốc sữa chua, nước ép từ nửa quả chanh, 1 thìa cà phê thì là khô và một tép tỏi băm nhỏ và cho vào tủ lạnh trong một giờ trước khi phục vụ.
5. Bắp rang bơ
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng một phần bỏng ngô dùng trong xem phim có thể chứa hơn 1.000 calo và lên đến 2.650 miligam natri. Để có được bữa ăn nhẹ giàu chất xơ, ít calo và ít natri ngay tại nhà, bạn có thể tự chuẩn bị nguyên liệu gồm dầu và bơ thay vì hương liệu bột hoặc muối. Ngoài ra có thể thêm các loại gia vị khác như từ bột cà ri đến hỗn hợp bột thì là, ớt bột và ớt.
6. Các loại hạt giống
Có thể bạn đã từng lầm tưởng rằng những loại hạt có kích thước nhỏ không thể mang lại thành phần dinh dưỡng đầy đủ. Tuy nhiên đối với các loại hạt như bí ngô và hướng dương là một nguồn tài nguyên dinh dưỡng bao gồm axit béo omega-3, chất xơ, chất chống oxy hóa và những loại protein lành mạnh. Đây có thể là một sự lựa chọn tốt đối với những người bị dị ứng với đậu phộng hoặc các loại quả như hạnh nhân hoặc hạch. Nên lựa chọn các sản phẩm chế biến không tẩm muối hoặc tẩm với một lượng ít để cơ thể không phải tiêu thụ một lúc quá nhiều natri.
7. Khoai tây chiên
Khoai tây chiên giòn chứa đầy vitamin, khoáng chất và các hợp chất chống ung thư nên đây là món ăn vị mặn rất tốt cho cơ thể. Khi tự chế biến tại nhà, bạn hãy gọt sạch vỏ và cắt thành từng lát vừa ăn, sau đó đem trộn với dầu oliu và các loại gia vị có muối hay không muối tùy chọn. Đặt lên khay nướng và nướng trong môi trường nhiệt 300 độ trong 18 phút hoặc cho đến khi bánh giòn. Sau khi nguội nên bảo quản trong hộp kín để tránh cho khoai tây bị mềm sẽ làm mất vị ngon. Khoai tây chiên là món ăn nhẹ chứa nhiều chất vitamin và khoáng chất 8. Pizza cỡ nhỏ
Một lát bánh pizza phô mai có thể có tới 730 miligam natri. Khi bạn muốn ăn pizza nhưng không muốn tiêu thụ quá nhiều, hãy phủ một chiếc bánh muffin hoặc bánh pita nguyên cám nướng bằng lúa mì Anh với 2 thìa nước sốt cà chua, 1/2 chén rau và 2 thìa phô mai mozzarella ít béo.
9. Đậu gà (Đậu Garbanzo)
Loại đậu này còn có tên gọi khác là Chickpeas. Đây là một món ăn nhẹ giòn và giàu chất xơ. Bạn có thể tự chuẩn bị cho mình một bữa ăn mặn nhẹ với loại đậu này bằng cách trộn 1 thìa dầu oliu và các loại gia vị mà bạn yêu thích như bột tỏi, hạt tiêu, thìa là, bột ớt hoặc bất kỳ hỗn hợp mặn yêu thích. Sau đó trải lên khay nướng có lót giấy bạc và nướng ở nhiệt độ 400 độ trong 20 phút.
10. Hỗn hợp nho khô và bơ đậu phộng
Một hỗn hợp gồm cần tây phết bơ đậu phộng và rắc lên ít nho khô sẽ chứa nhiều protein và chất xơ thích hợp cho một bữa ăn nhẹ để cung cấp cho cơ thể. Thời gian chuẩn bị cũng rất nhanh chóng và bạn cũng có thể tranh thủ thưởng thức trong khi di chuyển để tận dụng thời gian. Khi chọn bơ đừng quên đọc kỹ nhãn thành phần dinh dưỡng.
11. Khoai tây nướng
Khoai tây hầu như không chứa natri, trong khi đó lại chứa nhiều vitamin B, C và kali. Ngoài ra, đây cũng là một nguồn cung cấp folate và sắt dồi dào cho cơ thể. Cho một củ khoai tây nhỏ vào lò vi sóng và phủ lên trên với những sợi phô mai bào nhỏ đã giảm béo và sốt salsa để có một bữa ăn nhẹ thịnh soạn.
12. Trứng luộc
Khi cơn đói ập đến và làm bạn cảm thấy mệt mỏi thì một quả trứng luộc là một lựa chọn phù hợp vì thành phần dinh dưỡng cao và thời gian chuẩn bị tương đối nhanh.. Một quả trứng có thể chứa 6 gam protein để giúp bạn cảm thấy no. Trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin D tốt cho sức khỏe của xương. Ngoài ra còn chứa lutein giúp tăng cường cho sức khỏe của đôi mắt. Tuy nhiên cần lưu ý rằng trứng có chứa nhiều cholesterol, do đó mỗi ngày không nên ăn nhiều hơn một quả. Đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường hoặc các bệnh tim mạch, hãy đặt mục tiêu không quá hai đến ba quả trứng mỗi tuần. Trứng luộc là một trong các món ăn nhẹ được nhiều người sử dụng 13. Khoai tây chiên và sốt salsa ít natri
Nếu bạn đang muốn thay đổi một chút hương vị món khoai tây chiên cho bữa ăn nhẹ của mình thì có thể chọn khoai tây ít natri hoặc khoai tây chiên tortilla nướng. Hoặc tìm bánh quy nguyên hạt không ướp muối kết hợp với salsa không chứa muối đường để thêm nhiều chất dinh dưỡng và hương vị.Bạn có thể tham khảo những thực phẩm trên để thêm vào chế độ ăn trong ngày giúp thực đơn thêm phần phong phú và tốt cho sức khỏe. Nguồn tham khảo webmd.com |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dau-tai-khi-di-may-bay-vi | Đau tai khi đi máy bay | Đau tai khi đi máy bay còn được gọi là tình trạng chấn thương khí áp tai, xảy ra khi màng nhĩ của bạn bị căng thẳng do mất cân bằng áp suất không khí ngoài môi trường với áp suất không khí trong tai giữa. Do đó, khi ngồi máy bay bạn thường hay gặp phải tình trạng đau, nhức tai. Đau tai khi đi máy bay Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi ThS, BS Vũ Duy Dũng, Bác sĩ Nội thần kinh, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City 1. Tìm hiểu đau tai khi đi máy bay
Đau tai khi đi máy bay có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn, mức độ nguy hiểm tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe và khả năng đề kháng đối với sự thay đổi. Cảm giác đau có thể xuất hiện ở 1 hoặc cả 2 bên tai, vô cùng khó chịu. Hiện tượng xảy ra phổ biến hơn đối với một số người có các bệnh lý như:Bị cảm lạnh.Bị viêm xoang nhiễm khuẩn.Bị viêm mũi dị ứng.Nhiễm khuẩn tai giữa.Mỗi người sẽ có những cảm giác đau tai khác nhau khi đi máy bay. Có người chỉ cảm thấy khó chịu hoặc đau mức độ trung bình ở trong tai.Cũng có người có cảm giác đầy, nghẹt tai không thở nổi. Nhiều trường hợp thì bị ù tai, giảm thính lực từ mức độ nhẹ tới trung bình.
2. Nguyên nhân gây đau tai khi đi máy bay
Lý giải nguyên nhân bị đau tai khi đi máy bay, là do bộ phận cấu tạo nên tai có một ống nhỏ nối thông khoang tai giữa và vòm mũi họng gọi là vòi nhĩ. Bộ phận này có chức năng cân bằng áp lực giữa tai giữa và môi trường bên ngoài để quá trình nghe âm thanh được bình thường. Vòi nhĩ là một ống ảo, thường chỉ mở ra khi ngáp hoặc nuốt chỉ mở ra khi có nhiệm vụ. Khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh nhanh làm áp suất không khí thay đổi, vòi nhĩ thường không phản ứng kịp nên đã gây ra các triệu chứng ù tai khi đi máy bay.Nếu bạn chỉ cảm thấy đau tai nhẹ khi đi máy bay thì một số hành động đơn giản như nuốt nước bọt, ngáp hay nhai kẹo cao su...có thể giúp cân bằng sự chênh lệch áp suất và cải thiện tình trạng.Tuy nhiên, nếu bạn thuộc trường hợp những người bị đau tai nặng khi đi máy bay (thấy ù hoặc tắc trong tai; Khó nghe; Chóng mặt; Chảy máu tai...), cảm giác đau tức tai dẫn đến không thở được, choáng váng kéo dài trong nhiều giờ và không thuyên giảm ngay cả khi hạ cánh thì bạn cần đến bệnh viện ngay để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám để phòng ngừa biến chứng đau tai giữa hoặc điếc. Nhai kẹo cao su cũng giúp hạn chế tình trạng đau tai khi đi máy bay Nếu bạn là người thường xuyên di chuyển bằng máy bay thì chắc hẳn ít nhất 1 lần đã bị đau tai khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh. Tuy nhiên, cũng có khi bay cả chặng đường dài vài tiếng đồng hồ nhưng chẳng hề hấn gì. Điều này có lẽ khiến bạn phải đặt ra câu hỏi “vì sao có người đau, có người không đau?”.Sở dĩ khi đi máy bay có người bị đau tai, người không bị đau là bởi tình trạng này là do sự chênh lệch áp suất không khí gây ra. Nếu may mắn trên chuyến bay vòi nhĩ của bạn phản ứng kịp với sự thay đổi của áp suất không khí thì bạn sẽ không bị đau tai và ngược lại.Chính vì lẽ đó có một số phương pháp mà bạn có thể áp dụng để phòng ngừa và giảm thiểu hiệu quả tình trạng đau tai khi đi máy bay. Nếu bạn là người thường xuyên gặp phải tình trạng đau tai khi đi máy bay thì có thể áp dụng các cách như:Ngáp và nuốt nước bọt trong khi máy bay cất cánh và hạ cánh.Khi máy bay cất và hạ cánh thì không nên ngủ.Hạn chế di chuyển bằng máy bay nếu đang mắc các bệnh về đường hô hấp.Ngậm miệng, lấy tay bịt chặt hai lỗ mũi và thở nhẹ từ từ dồn khí ra mũi.Thử sử dụng nút tai và thực hiện các động tác ngáp, nuốt để làm giảm áp suất. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dieu-tri-benh-nhuoc-co-thong-tin-can-biet-vi | Điều trị bệnh nhược cơ: Thông tin cần biết | Nhược cơ là một trong những bệnh lý có khả năng ảnh hưởng lớn đến các khớp thần kinh - cơ. Điều trị bệnh nhược cơ nếu không kịp thời và đúng phương pháp thì sẽ dẫn đến biến chứng nặng. Đặc điểm chính ở người bệnh nhược cơ là sự yếu và mỏi cơ vân, tình trạng này sẽ nặng thêm khi người bệnh gắng sức và cải thiện khi được nghỉ ngơi phù hợp.
1. Nguyên nhân gây bệnh nhược cơ
Trong số bệnh nhân mắc bệnh nhược cơ thì nhược cơ tự miễn là thường gặp nhất và nhược cơ bẩm sinh rất hiếm gặp. Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng cơ suy yếu. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bệnh nhược cơ tự miễn và phì đại tuyến ức có liên quan đến việc hình thành bệnh này. Đặc biệt, yếu tố di truyền cũng có khả năng gây nên bệnh nhược cơ.Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhược cơ bao gồm:Người bệnh có u tuyến ức;Người bị bệnh truyền nhiễm;Người bị bệnh tim mạch và tăng huyết áp.
2. Triệu chứng sớm cảnh báo bệnh nhược cơ sớm
Việc phát hiện sớm đóng vai trò rất quan trọng và quyết định kết quả điều trị bệnh nhược cơ. Một số dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh nhược cơ bao gồm:Cảm thấy rất khó thở do cơ thành ngực bị suy yếu;Hành động nhai hoặc nuốt, cử động khi nói trở nên khó khăn hơn;Bị chảy nước dãi nhiều;Thường xuyên mệt mỏi;Giọng nói bị thay đổi, khàn tiếng;Sụp mí mắt. Sụp mí mắt là một trong những dấu hiệu sớm của bệnh nhược cơ 3. Chẩn đoán bệnh nhược cơ
Bác sĩ chuyên khoa có thể chẩn đoán bệnh nhược cơ dựa trên thăm khám lâm sàng toàn diện và các xét nghiệm trực tiếp ở bệnh nhân.Để chẩn đoán chính xác nhất thì người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm về phản xạ để kiểm tra mức độ cơ suy yếu, xét nghiệm phổi, phương pháp điện tâm đồ, xét nghiệm máu, chụp cắt lớp vi tính (CT), xét nghiệm Tensilon.
4. Điều trị bệnh nhược cơ như thế nào?
Điều trị bệnh nhược cơ bằng thuốcSau khi đã chẩn đoán chính xác tình trạng và mức độ tổn thương ở người bệnh, có thể bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân điều trị bằng thuốc lâu dài. Với sự điều trị thích hợp hiện nay thì phần lớn người bệnh nhược cơ có thể có cuộc sống cơ bản bình thường và cải thiện tình trạng bệnh.Tuy nhiên, với phương pháp này thì đa số người bệnh sẽ phải uống thuốc ức chế miễn dịch trong nhiều năm, hoặc thậm chí không xác định được thời gian và việc sử dụng thuốc cũng tồn tại nguy cơ mắc phải tác dụng phụ. Trên thực tế, không có thuốc đặc trị để điều trị bệnh nhược cơ mà các loại thuốc được bác sĩ chỉ định chỉ có thể làm giảm triệu chứng và bớt khó chịu cho người bệnh. Chúng bao gồm: Neostigmine, Pyridostigmine, Prednisone, Azathioprine, Cyclosporine hoặc Mycophenolate Mofetil...Trong trường hợp người bệnh có cơ suy yếu nặng và gặp khó khăn trong việc hô hấp thì có thể được dùng các thiết bị hỗ trợ.Tách kháng thể khỏi huyết tương và dùng immunoglobulin liều caoTách kháng thể khỏi huyết tương và dùng immunoglobulin liều cao để điều trị bệnh nhược cơ cũng là một trong những phương pháp điều trị có thể sử dụng. Ở liệu pháp này, các tế bào hồng cầu và bạch cầu của người bệnh sẽ được tách ra khỏi huyết tương và sau đó các tế bào máu không có huyết tương sẽ được truyền trở lại vào trong cơ thể.Đối với liệu pháp dùng immunoglobulin liều cao để điều trị thì bác sĩ tiêm protein vào tĩnh mạch với số lượng nhỏ, nếu như có phát hiện khối u do bệnh nhược cơ gây ra thì sẽ tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ khối u này.Ngoài ra, trong phác đồ điều trị bệnh nhược cơ cũng không thể thiếu các bài tập vật lý trị liệu giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng cho người bệnh.Thay đổi thói quen sinh hoạt và phong cách sốngHành động này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại đóng góp rất nhiều trong việc nâng cao hiệu quả điều trị bệnh nhược cơ, hạn chế diễn tiến của bệnh. Người bệnh cần:Thực hiện thăm khám đúng lịch để theo dõi hiệu quả điều trị cũng như tình trạng sức khỏe;Thực hiện nghiêm chỉnh chỉ dẫn của bác sĩ trong việc dùng thuốc, không được tự ý sử dụng và tự ý dừng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ;Cố gắng cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc;Chăm chỉ tập vật lý trị liệu để giúp cơ bắp rắn chắc hơn;Tìm đồ ăn phù hợp trong trường hợp gặp khó khăn khi nuốt;Tránh bị áp lực hoặc căng thẳng, tránh hút thuốc và đến nơi khói bụi. Trong quá trình điều trị tránh hút thuốc và đến nơi khói bụi Tóm lại, điều trị bệnh nhược cơ là một quá trình dài, hiệu quả ra sao phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp điều trị và sự tuân thủ phác đồ điều trị của người bệnh.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có các phương pháp điều trị bệnh nhược cơ hiệu quả, căn cứ trên tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Đội ngũ bác sĩ Vinmec được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm trong khám chữa các bệnh lý tại thần kinh - cơ; trang thiết bị y tế hiện đại, chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp, giúp người bệnh có trải nghiệm y tế yên tâm nhất khi lựa chọn điều trị tại Vinmec. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/huong-dan-cham-soc-da-o-benh-nhan-viem-da-co-dia-vi | Hướng dẫn chăm sóc da ở bệnh nhân viêm da cơ địa | Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Duy Bộ - Bác sĩ tại Phòng khám Hen - Dị ứng - Miễn dịch khoa Nội tổng hợp kiêm Bác sĩ Nhi khoa - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City Đối với bệnh nhân mắc viêm da cơ địa hay còn gọi là chàm, việc chăm sóc da hàng ngày luôn cần thiết ngay cả khi không có tổn thương da. Sau đây là những lời khuyên về việc vệ sinh và dưỡng ẩm da ở bệnh nhân viêm da cơ địa.
1. Vệ sinh da
Việc tắm và làm sạch da ít nhất một lần một ngày là rất quan trọng giúp bệnh nhân bị viêm da cơ địa hạn chế tình trạng viêm da. Tắm giúp duy trì làn da sạch sẽ, loại bỏ các tác nhân bên ngoài có thể khởi phát tình trạng viêm. Khi người bệnh đang có tổn thương viêm, tắm giúp loại bỏ các vảy tiết, đặc biệt khi có bội nhiễm vi khuẩn.
2. Lựa chọn sữa tắm phù hợp
Sữa tắm không có xà phòng với công thức giảm kích ứng và giảm dị nguyên được khuyến cáo sử dụng ở bệnh nhân viêm da cơ địa (các sản phẩm làm sạch tổng hợp dạng nước không xà phòng được khuyến cáo)Việc sử dụng sữa tắm có chứa thành phần kháng khuẩn là không cần thiết. Thực tế, các chất kháng khuẩn thường có tác dụng trong thời gian rất ngắn và hạn chế.
3. Thời gian tắm – nhiệt độ nước
Tắm nhanh (khoảng 5 phút) với nước không quá nóng được khuyến cáo ở bệnh nhân viêm da cơ địa.XEM THÊM: Làm thế nào khi bị viêm da cơ địa mãn tính, tái phát nhiều lần?
4. Tầm quan trọng của dưỡng ẩm da
Khô da là triệu chứng đặc trưng của viêm da cơ địa. Do đó việc dùng các loại dưỡng ẩm là hết sức quan trọng. Thực tế, dưỡng ẩm da được coi là phương pháp điều trị nền trong viêm da cơ địa. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc dưỡng ẩm da giúp hạn chế sự tái phát các tổn thương cũng như giảm việc sử dụng corticosteroid bôi ngoài da ở người bệnh viêm da cơ địa nhẹ đến trung bình.
5. Thời điểm bôi kem dưỡng ẩm
Bệnh nhân bị viêm da cơ địa được khuyến cáo bôi dưỡng ẩm da toàn thân, khi da còn đang ẩm ngay sau khi tắm. Chăm sóc trẻ viêm da cơ địa bằng việc bôi kem dưỡng ẩm 6. Bôi dưỡng ẩm đủ số lượng
Bôi dưỡng ẩm với đủ lượng là rất cần thiết với người bệnh viêm da cơ địa để đảm bảo giữ ẩm da. Thông thường một lượng dưỡng ẩm tương đương với một đốt ngón tay là đủ để làm ẩm với diện tích da tương ứng với hai lòng bàn tay.
7. Thay đổi tùy theo sự đáp ứng của từng người
Dưỡng ẩm da ít nhất hai lần một ngày (sáng và tối), bôi toàn thân (thông thường 1 lần sau tắm) là lý tưởng nhất. Tuy nhiên, việc bôi liên tục cũng không phải luôn luôn cần thiết với người bệnh viêm da cơ địa. Tần suất bôi có thể khác nhau phụ thuộc vào mức độ khô da và sự đáp ứng của từng người, thậm chí có thể thay đổi theo mùa. Điều quan trọng là đảm bảo được da đủ ẩm, tạo cảm giác thoải mái.XEM THÊM: Những lầm tưởng và sự thật về bệnh chàm
8. Lựa chọn loại dưỡng ẩm phù hợp
Có nhiều loại dưỡng ẩm da trên thị trường dành cho người bị viêm da cơ địa. Theo đó, loại sữa và nhũ tương thường lỏng hơn, bôi lên da dễ dàng hơn và thấm nhanh vào biểu bì. Loại sản phẩm này được dùng với da khô vừa phải hoặc vào mùa hè khi da khô nhẹ.Loại sáp với đặc điểm đậm đặc và nhiều “dầu” với thời gian để thấm vào da lâu hơn, thường tạo cảm giác dính sau khi bôi và mất một khoảng thời gian để có cảm giác quen sau bôi. Sản phẩm này thường được dùng vào mùa đông khi da khô nhiều.Loại kem là sản phẩm trung gian giữa hai loại trên, có thể dùng tất cả các mùa cho người bệnh viêm da cơ địa.Cuối cùng, trong quy trình chăm sóc da, người bệnh viêm da cơ địa cần lưu ý, việc dưỡng ẩm da chỉ có ý nghĩa ở da lành. Không khuyến cáo bôi dưỡng ẩm ở vùng da đang có tổn thương nếu sản phẩm đó dung nạp kém. Những vùng da tổn thương cần được chăm sóc riêng biệt với sản phẩm chống viêm (thường là corticosteroid bôi ngoài da). Tài liệu tham khảo:Wollenberg A, Barbarot S, Bieber T et al. Consensus-based European guidelines for treatment of atopic eczema (atopic dermatitis) in adults and children: part I. J Eur Acad Dermatol Venereol. 2018 May; 32(5):657-682. Dil: 10.1111/jdv.14891 |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chan-thuong-day-chang-khuyu-tay-khi-choi-thao-vi | Chấn thương dây chằng khuỷu tay khi chơi thể thao | Khuỷu tay là một bộ phận dễ bị tổn thương bởi thường xuyên chịu đựng các tác động cơ học, tì đè trong các hoạt động của con người. Trong đó đau dây chằng khuỷu tay là thường gặp nhất trong chơi thể thao, nhất là các động tác ngã từ trên cao xuống có dùng tay để đỡ. Nếu chỉ bị căng, rách nhẹ, dây chằng sẽ tự lành sau một thời gian nhưng nếu bị tổn thương nặng có thể phải cần đến phẫu thuật để tránh khuỷu mất vững hoặc đau mãn tính.
1. Chấn thương dây chằng khuỷu tay là gì?
Chấn thương dây chằng khuỷu tay là tình trạng các sợi dây chằng ở khớp khuỷu tay bị kéo căng, rách hoặc thậm chí là đứt hoàn toàn sau chấn thương. Chấn thương khớp càng nặng thì càng ảnh hưởng đến dây chằng. Bình thường khớp khuỷu tay có khả năng chịu lực rất tốt, giúp thực hiện các động tác từ đơn giản đến phức tạp như xoay, gập, duỗi trong sinh hoạt, làm việc, chơi thể thao. Sự vững chắc này đến từ các dây chằng, bao gồm: dây chằng hình khuyên, dây chằng bên ngoài, dây chằng hướng tâm. Do đó khi có chấn thương dây chằng, người bệnh sẽ bị giảm khả năng vận động, thậm chí đau mãn tính hoặc thoái hóa khớp sớm so với độ tuổi.Để phân loại chấn thương dây chằng khuỷu tay có 2 dạng:Giãn dây chằng khuỷu tay: là tình trạng dây chằng bị giãn hoặc rách rất nhỏ, khớp khuỷu tay ít hoặc không có bất ổn, các sợi dây chằng chỉ bị kéo căng mà không đứt. Người bệnh có thể không đau hoặc viêm nhiều nhưng nếu không chăm sóc tốt có thể làm tăng nguy cơ tái phát chấn thương và những lần chấn thương sau thường nặng hơn.Đứt dây chằng khuỷu tay: dây chằng khuỷu tay có thể bị đứt một phần hoặc đứt hoàn toàn, khớp khuỷu sưng đau nhiều, bầm tím, mất ổn định và không cầm nắm được dẫn tới mất chức năng nghiêm trọng.
2. Nguyên nhân dẫn tới chấn thương dây chằng khuỷu tay
Có hai nguyên nhân chính dẫn tới chấn thương dây chằng khuỷu tay gồm có:Chấn thương: các động tác té ngã do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, sinh hoạt hàng ngày thường khiến cho cánh tay bị vặn xoắn theo hướng vào bên trong gây chấn thương dây chằng, cụ thể là dây chằng bên.Áp lực quá mức: thường đến từ hoạt động thể thao như ném bóng, đánh bóng trong bóng chày, bóng chuyền, bóng bầu dục, tennis,... với cường độ và tần suất cao của việc thực hiện các động tác hướng ra phía ngoài của khớp, người chơi các môn thể thao này thường bị chấn thương dây chằng bên trong.Trẻ em thường chấn thương khuỷu tay do té ngã nhiều hơn trong khi người lớn tuổi có khả năng bị gãy khuỷu tay, vì tình trạng loãng xương kết hợp với các chấn thương nhẹ.
3. Biểu hiện của chấn thương khuỷu tay
Đối với chấn thương khuỷu tay do viêm gân, người bệnh thường cảm thấy đau dọc bên trong khuỷu tay, đặc biệt là có liên quan đến vận động của cổ tay. Đau nơi điểm bám của gân cơ tại bên trong khuỷu, cảm giác căng cơ, vận động khuỷu tay vẫn bình thường.Đối với đau do hội chứng khuỷu tay quần vợt, các triệu chứng thường tiến triển dần dần, cơn đau bắt đầu nhẹ và từ từ trở nên xấu đi trong vài tuần hay vài tháng. Thường không có chấn thương cụ thể liên kết với sự bắt đầu của triệu chứng.Các dấu hiệu của hội chứng khuỷu tay quần vợi thường gặp gồm đau hoặc rát phần ngoài khuỷu tay, sức cầm nắm bị yếu, các triệu chứng thường nặng hơn khi thực hiện các hoạt động gắn liền với cánh tay và cẳng tay như: vắt khăn, cầm búa, cầm ca nước,...
4. Điều trị chấn thương dây chằng khuỷu tay như thế nào?
Tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương mà việc điều trị chấn thương khuỷu tay sẽ được lựa chọn thích hợp. Tuy nhiên, nguyên tắc cơ bản vẫn là chăm sóc từng bước, từ điều trị bảo tồn cho đến can thiệp xâm lấn nhằm khôi phục khả năng vận động hiệu quả và tránh biến chứng.Điều trị bảo tồn:Tránh một số hoạt động mạnh ảnh hưởng đến khớp khuỷu tay trong thời gian nhất định.Dùng thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol hoặc NSAIDs có thể hiệu quả trong việc giảm đau, viêm do chấn thương dây chằng khuỷu cấp.Chườm lạnh cũng rất hiệu quả trong việc điều trị chấn thương dây chằng khuỷu tay, thường dùng vào vùng khớp bị ảnh hưởng trong 10-15 phút/lần, 10-14 ngày sau chấn thương giúp kiểm soát tình trạng đau nhức và viêm dây chằng tích cực.Nẹp khuỷu tay bằng các dụng cụ hỗ trợ như nẹp, băng thun để bảo vệ khớp khuỷu tay, nhất là khi thực hiện các hoạt động gắng sức.Tập vật lý trị liệu hiệu quả trong việc kiểm soát triệu chứng phát sinh từ chấn thương dây chằng khuỷu tay. Tuy nhiên người bệnh cần tham khảo ý kiến chuyên gia để có một chương trình luyện tập phù hợp với trạng thái chấn thương, thể lực.Điều trị phẫu thuật:Trong trường hợp các chấn thương dây chằng khuỷu nghiêm trọng tương đương mức độ III gây đau đớn và khiến cho khớp tay không thể vận động, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật.Bác sĩ sẽ cân nhắc phương án nối hoặc thay dây chằng tự thân hay dây chằng nhân tạo.Phẫu thuật tái tạo dây chằng khuỷu tay thường được chỉ định cho các vận động viên hoặc người có nhu cầu vận động cao. Nếu người bệnh bị chấn thương dây chằng kèm trật khớp, gãy xương do mất ổn định cấu trúc khớp khi thực hiện phẫu thuật tái tạo dây chằng, bác sĩ có thể kết hợp bắt vít, bó bột khoảng 3-6 tuần trước khi bắt đầu tập vật lý trị liệu.Thời gian phục hồi sau chấn thương độ 1 của dây chằng là khoảng 6 tuần, khi các sợi collagen được bổ sung dưỡng chất và gia tăng độ dẻo dai. Trong khi đó, chấn thương độ 2 thường mất khoảng 6-8 tuần để chữa lành và 2-3 tháng để hồi phục hoàn toàn sức mạnh. Chấn thương nặng nhất ở độ 3 thường cần khoảng 3-6 tháng để hồi phục hoàn toàn nhưng còn phụ thuộc vào thể trạng và mức độ tuân thủ tập vật lý trị liệu.Hi vọng thông qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ hơn về các chấn thương dây chằng khuỷu tay khi chơi thể thao để có cách xử trí và phòng ngừa hiệu quả nhất. |
|
https://dantri.com.vn/suc-khoe/chan-chuyen-ay-vi-chong-qua-beo-nguoi-vo-30-tuoi-cau-cuu-bac-si-20220711064333859.htm | 20220711 | Chán "chuyện ấy" vì chồng quá béo, người vợ 30 tuổi cầu cứu bác sĩ | Kết hôn đã 7 năm, chị N.M.T. (30 tuổi, sống tại Hà Nội) vốn dĩ đang có cuộc sống hôn nhân tốt đẹp. Tuy nhiên, đời sống tình dục dạo gần đây giữa vợ chồng chị lại không như ý, xuất phát từ ngoại hình quá cỡ của người chồng.
"Hai năm trở lại đây, ông nhà tôi bắt đầu tăng cân nhanh chóng, hiện giờ anh ấy đã hơn 80kg. Mặc dù chúng tôi vẫn rất yêu thương nhau nhưng chuyện quan hệ lại không mấy suôn sẻ. Nhiều lần chính thân hình nặng nề của anh làm tôi cảm thấy chán nản, mất hứng thú và không muốn quan hệ nữa?", chị T. chia sẻ.
Chị T. là một trường hợp được ThS. BS Phan Chí Thành - Chánh văn phòng Trung tâm đào tạo (Bệnh viện Phụ sản Trung ương) tư vấn trong thời gian vừa qua. Đáng chú ý, theo chuyên gia này, không chỉ riêng chị T. mà rất nhiều trường hợp chị em đột nhiên giảm ham muốn khi nhìn thấy ngoại hình bạn đời trở nên kém hấp dẫn.
Chứng kiến chồng tăng cân không kiểm soát, khiến người phụ nữ dần trở nên "chán" chuyện chăn gối.
Về vấn đề này, BS Thành lý giải: "Sự thay đổi thể chất phổ biến nhất mà mọi người trải qua khi họ dần già đi là tăng cân. Đối với nhiều phụ nữ, việc tăng cân đáng kể của bạn tình có thể là một nguyên nhân khiến họ bị mất "hứng".
Trong một cuộc khảo sát tại Mỹ, hơn 60% phụ nữ cho rằng, họ luôn bị thu hút bởi những người đàn ông có vóc dáng cao ráo, bờ vai rộng và múi bụng rắn chắc. Còn những phụ nữ 27 tuổi trở lên thì chọn những người đàn ông có bụng một chút, nhưng tất nhiên, không tính đến "bụng bia".
Bên cạnh đó, khoa học cũng chỉ ra một số lượng lớn chị em có xu hướng thích đàn ông mảnh mai hoặc gầy khi làm chuyện ấy.
"Trong nhiều nghiên cứu đã được thực hiện, hầu hết phụ nữ tham gia trả lời cho rằng, những người đàn ông có thân hình to lớn cũng như thừa cân, béo phì có xu hướng mệt mỏi và đổ mồ hôi khá nhanh khi quan hệ tình dục", BS Thành chia sẻ, "Ngoài ra, tư thế quan hệ cũng là một trong những yếu tố khiến các anh béo "mất điểm" với chị em. Nhiều số liệu cho thấy phụ nữ kết hôn với đàn ông béo sẽ gặp khó khăn trong việc thụ thai cũng như việc tiếp cận "sâu" hơn khi ân ái".
Ngoài ra, theo chuyên gia này, phái mạnh có ngoại hình cân đối sẽ phần nào giúp chị em dễ dàng chịu được sức nặng của họ, hạn chế khả năng bị thương khi "yêu". Xem xét dưới khía cạnh tiến hóa, người phụ nữ sẽ có xu hướng lựa chọn những người đàn ông khỏe mạnh (có thân hình cân đối, cơ bắp…) để di truyền nguồn gen tốt cho con cái. Tuy nhiên, đôi khi chính bản thân họ cũng không nhận ra được tâm lý này.
"Người đàn ông thừa cân hoặc béo phì còn phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như tiểu đường, huyết áp, tim mạch… Bên cạnh đó là sự thiếu hụt lượng testosterone cũng như độ nhạy cảm của các tế bào cơ quan sinh dục, và tế bào thần kinh trung ương đối với testosterone cũng giảm đi. Những điều này dẫn đến việc phái mạnh giảm ham muốn và ảnh hưởng không tốt cho khả năng cương cứng, chất lượng tinh trùng hay khả năng sinh sản của họ", BS Thành phân tích thêm.
Theo chuyên gia này, điều quan trọng nhất là cả hai nên trò chuyện với nhau khi chuyện chăn gối phát sinh vấn đề, tránh để câu chuyện trở nên trầm trọng hơn. Nếu các cặp đôi bị rối loạn tình dục hoặc hiếm muộn do thừa cân thì nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được điều trị. |
https://suckhoedoisong.vn/giam-can-giup-giam-nguy-co-ung-thu-noi-mac-tu-cung-169127786.htm | 08-02-2017 | Giảm cân giúp giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung | “Nhiều người lớn tuổi cho rằng quá muộn để được lợi từ việc giảm cân, hoặc nghĩ rằng do họ thừa cân hoặc béo phì nên tổn thương là sẵn có. Tuy nhiên, các kết quả của chúng tôi cho thấy điều này không đúng”, tác giả nghiên cứu Juhua Luo cho biết trong mục thông tin mới của Hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO). “Không bao giờ là quá muộn, thậm chí giảm cân ở mức trung bình cũng có thể tạo ra khác biệt lớn đối với nguy cơ ung thư”, Luo bổ sung.
Ung thư nội mạc tử cung là dạng ung thư hay gặp thứ 4 ở Mỹ. Hơn 75% trường hợp ung thư nội mạc tử cung xảy ra ở phụ nữ ≥ 55 tuổi. Các nhà nghiên cứu đã xem xét số liệu từ hơn 35.000 phụ nữ Mỹ tuổi từ 50 đến 79, thời gian theo dõi trung bình là hơn 10 năm. Các tác giả cho biết, mặc dù nghiên cứu này không chứng minh mối quan hệ nhân quả, nhưng giảm cân có liên quan với giảm đáng kể nguy cơ ung thư nội mạc tử cung, và lợi ích lớn nhất là ở những phụ nữ béo phì.
Phụ nữ trên 50 tuổi giảm ≥ 5% trọng lượng cơ thể có nguy cơ ung thư nội mạc tử cung thấp hơn 29%. Phụ nữ béo phì giảm ≥ 5% trọng lượng cơ thể cũng giảm tới 56% nguy cơ. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, những phụ nữ tăng hơn 4,5kg cũng tăng 26% nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí
Journal of Clinical Oncology
ngày 6/2.
Tiến sĩ Jennifer Ligibel chuyên gia về phòng ngừa ung thư của ASCO cho biết: “Đã có hàng nghìn nghiên cứu về mối liên quan giữa béo phì với tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung và các dạng ung thư khác, song hầu như chưa có nghiên cứu về mối liên quan giữa giảm cân và nguy cơ ung thư. Nghiên cứu này cho chúng tôi thấy rằng, giảm cân ngay cả khi đã có tuổi cũng liên quan với giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Các phát hiện này cũng ủng hộ việc phát triển các chương trình giảm cân như một phần của chiến lược phòng ngừa ung thư ở những người thừa cân và béo phì”. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/meo-de-tranh-chuot-rut-o-chan-khi-mang-thai-vi | Mẹo để tránh chuột rút ở chân khi mang thai | Bài viết được tư vấn chuyên môn với Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Mai Hương - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng Chuột rút là hiện tượng khá thường gặp, nguyên nhân chủ yếu là do sự co chặt cơ liên tục, ngoài ý muốn. Khi bị chuột rút bạn thường có cảm giác đau đớn, thậm chí là rất đau và không có khả năng cử động cơ đó nữa trong chốc lát. Gần như tất cả phụ nữ mang thai đều trải qua ít nhất một lần bị chuột rút, và ai cũng hiểu chuột rút đau đớn, khó chịu đến mức nào.
1. Tại sao lại xuất hiện chuột rút trong khi mang thai?
Chuột rút là hiện tượng co rút cơ đầy đau đớn không chủ ý, thường xuất hiện nhất ở cơ sinh đôi (ở cẳng chân), bàn chân, hoặc cả hai. Chuột rút xuất hiện rất thường xuyên ở phụ nữ đang mang thai, thường xảy ra vào ban đêm khi người phụ nữ ở ba tháng giữa và ba tháng cuối của thai kì.Nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng chuột rút ở phụ nữ có thai hiện chưa được biết rõ.
2. Làm thế nào để phòng tránh chuột rút ở phụ nữ có thai?
Bởi vì nguyên nhân dẫn tới chuột rút khi mang thai chưa được biết rõ nên chưa có biện pháp phòng tránh triệt để, nhưng phụ nữ có thai có thể áp dụng phương pháp sau để hạn chế xảy ra chuột rút:Làm giãn cơ sinh đôi:Mặc dù các bằng chứng hiện tại vẫn chưa đủ, nhưng làm giãn cơ sinh đôi trước khi đi ngủ có thể giúp hạn chế chuột rút trong khi đang mang thai. Hãy đứng đối diện với một bức tường, cách khoảng một cẳng tay. Đặt bàn tay lên bức tường trước mặt, trụ bằng chân trái, đưa bàn chân phải ra phía sau. Tiếp tục trụ lực lên chân trái, hạ dần trọng tâm ra trước, trong lúc vẫn giữ cho đầu gối bên phải thẳng và gót bàn chân phải vẫn chạm mặt sàn. Giữ tư thế căng cơ này trong khoảng 30 giây, chú ý lưng luôn luôn thẳng và hông hướng về phía trước, giữ nguyên bàn chân không để xoay vào trong hoặc xoay ra ngoài. Quay trở về tư thế ban đầu, lặp lại động tác nhưng đổi vai trò của hai chân.Duy trì cuộc sống năng động:Các hoạt động thể chất thường ngày có thể giúp phòng ngừa chuột rút trong khi mang thai. Trước khi bắt đầu một chương trình luyện tập nào đó, hãy tham vấn ý kiến của chuyên gia. Các hoạt động thể chất thường ngày có thể giúp phòng ngừa chuột rút trong khi mang thai Sử dụng các sản phẩm bổ sung magnesium:Có một số nghiên cứu giới hạn gợi ý sử dụng các sản phẩm bổ sung magnesium có thể giúp hạn chế hiện tượng bà bầu bị chuột rút. Trước khi sử dụng bất kì sản phẩm nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Bên cạnh đó, thai phụ có thể bổ sung các thức ăn giàu magnesium vào trong chế độ ăn, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, hoa quả khô, các loại hạt có vỏ cứng và các loại mầm.Uống đủ nước:Khi các cơ được duy trì đủ nước có thể hạn chế được hiện tượng chuột rút. Nếu cơ thể được bổ sung đủ nước, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt hoặc trong suốt. Nước tiểu có màu vàng đậm chứng tỏ cơ thể đã bị thiếu nước.Cung cấp đủ calci:Một số nghiên cứu gợi ý nồng độ calci trong máu thấp góp phần dẫn tới chuột rút khi mang thai. Tất cả các phụ nữ, không chỉ riêng các phụ nữ đang mang thai, nên thu nhận 1000 mg calci mỗi ngày.Chọn giày dép phù hợp:Chọn các loại giày dép sao cho thoải mái, dễ chịu và tiện lợi. Mẹ bầu nên đảm bảo đã uống đủ nước mỗi ngày để có thể hạn chế hiện tượng chuột rút Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên mônThăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thườngThai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻTrẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện Bài viết tham khảo nguồn: mayoclinic.org Những hoạt động cần tránh trong suốt thai kỳ |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phuc-hoi-chuc-nang-do-ton-thuong-day-kinh-quay-vi | Phục hồi chức năng do tổn thương dây thần kinh quay | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Bình - Bác sĩ Phục hồi chức năng - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng Liệt dây thần kinh quay là một trong những liệt dây thần kinh ở chi trên thường gặp. Phục hồi chức năng liệt dây thần kinh quay đúng cách sẽ giúp bệnh nhân phục hồi khả năng vận động và cảm giác vùng cánh tay do dây thần kinh quay chi phối.
1. Dây thần kinh quay
Dây thần kinh quay là nhánh tận lớn nhất của đám rối thần kinh cánh tay, xuất phát từ bó sau được tập hợp bởi các sợi thần kinh của rễ C6, C7, C8 và T1. Dây thần kinh quay đi ở vùng cánh tay sau, sau khi đi khỏi rãnh thần kinh quay của xương cánh tay, xuống khuỷu, dây thần kinh quay sẽ chia thành hai nhánh xuống cẳng tay là nhánh nông và nhánh sâu (còn gọi là dây thần kinh gian cốt). Thần kinh quay có chức năng chi phối vận động cho các cơ duỗi và ngửa ở cánh tay, cẳng tay đồng thời chi phối cảm giác cho mặt sau cánh tay, cẳng tay và nửa ngoài mu tay.Liệt dây thần kinh quay là liệt dây thần kinh ở chi trên thường gặp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến liệt dây thần kinh quay. Trong đó, nguyên nhân gây liệt dây thần kinh quay đoạn từ nách đến khủy thường là:Gãy xương cánh tay mới hoặc cũĐi nạng nách không đúng kỹ thuật tì ép nhiều vùng náchHạch nách hoặc phình mạch chèn épUống nhiều rượu, gối đầu lên cánh tay và ngủ thiếp đi (Hội chứng tối thứ bảy)Các nguyên nhân gây tổn thương thần kinh quay đoạn từ khuỷu đến cổ tay thường là:Trật đầu trên xương quay, gãy xương, can xươngU mỡ, u tế bào Schwann, u xơ thần kinh, động tĩnh mạch dị dạng gây đè épNgười làm các nghề nghiệp thực hiện các động tác sấp ngửa cẳng tay liên tục như nhạc trưởng, người đánh đàn violin,...Bệnh nhân liệt dây thần kinh quay thường có dấu hiệu “bàn tay rũ cổ cò” do các nhóm cơ duỗi khuỷu, ngửa cẳng tay, duỗi cổ tay và duỗi các ngón bị yếu liệt, vị trí tổn thương dây thần kinh quay càng cao thì số cơ bị yếu liệt càng nhiều. Khi bị liệt lâu ngày sẽ xuất hiện tình trạng teo cơ, rung thớ cơ phía tay bị liệt so với bên lành. Trương lực cơ giảm, mất hoặc giảm cảm giác mặt sau cánh tay, cẳng tay và mặt ngoài mu tay. Khi khám phản xạ, bệnh nhân mất hoặc giảm phản xạ gân cơ tam đầu cánh tay và phản xạ trâm quay. Vị trí tổn thương thần kinh quay càng cao thì vùng mất cảm giác của bệnh nhân càng rộng. Gãy xương cánh tây có thể gây liệt dây thần kinh quay 2. Phục hồi chức năng liệt dây thần kinh quay
2.1. Nguyên tắc chữa liệt dây thần kinh quay
Bác sĩ điều trị sẽ dựa vào thăm khám lâm sàng và kết quả các kỹ thuật cận lâm sàng như X-quang, MRI, điện cơ đồ (EMG), khảo sát dẫn truyền thần kinh... tiến hành phân loại tổn thương thần kinh quay của bệnh nhân theo 3 mức độ. Tùy theo mức độ tổn thương sẽ có phác đồ xử lý khác nhau:Độ 1: nếu các sợi trục thần kinh bị ức chế, chức năng chỉ bị đình chỉ tạm thời. Hướng điều trị là bảo tồn, sau một thời gian bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn.Độ 2: nếu các sợi trục thần kinh bị đứt cùng với bao myelin, nhưng vẫn còn lớp bao ngoài bó thần kinh (lớp perinevre) thì điều trị bảo tồn là lựa chọn ban đầu. Nếu sau một thời gian điều trị, bệnh nhân không có dấu hiệu phục hồi thần kinh thì tiến hành phẫu thuật thăm dò. Thưởng bệnh nhân có thể hồi phục không hoàn toànĐộ 3: nếu các bó sợi thần kinh bị đứt rời hẳn, không thể phục hồi tự nhiên thì bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật. Quá trình phục hồi tùy thuộc nhiều vào phương pháp phẫu thuật và khả năng tái phân phối thần kinh sau phẫu thuật.
2.2. Kỹ thuật phục hồi chức năng liệt dây thần kinh quay
Ngay sau khi chấn thương hoặc sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành bất động tay bị tổn thương của bệnh nhân, thời gian bất động tay phụ thuộc vào mức độ tổn thương và phương pháp phẫu thuật. Dựa vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc có nên cho bệnh nhân tập vận động hay không, tần suất và cường độ tập như thế nào. Mang nẹp hoặc máng cổ tay trong giai đoạn này sẽ giúp hạn chế nguy cơ xảy ra biến dạng co rút “rũ cổ cò” ở bệnh nhân.Trong giai đoạn phục hồi, khi có dấu hiệu tái chi phối thần kinh, bệnh nhân sẽ tập mạnh cơ theo chương trình tăng tiến. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn tập cách nhận biết đồ vật khi sờ để tái rèn luyện cảm giác. Trong giai đoạn này bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng tăng cảm giác vùng thần kinh quay chi phối, do vậy cần tập tiếp xúc với nhiều vật làm bằng các chất liệu khác nhau để giảm tình trạng tăng cảm giác.Trong giai đoạn mãn tính, khi quá trình tái chi phối thần kinh đã đạt đỉnh, trong các trường hợp liệt dây thần kinh quay nặng, một số chức năng vận động và cảm giác không thể phục hồi hoàn toàn. Bác sĩ sẽ tiếp tục sử dụng các dụng cụ chỉnh hình để dự phòng nguy cơ co rút cơ ở bệnh nhân. Một số dụng cụ trợ giúp chi trên có thể được sử dụng để hỗ trợ bệnh nhân trong các sinh hoạt hàng ngày. Ngay khi xuất viện người bệnh cũng cần kiểm tra lại thường xuyên Để phục hồi chức năng liệt dây thần kinh quay, trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh gây tổn thương thêm cho vùng chi mất cảm giác, bảo vệ an toàn vùng thương tổn, đặc biệt là sau phẫu thuật nối thần kinh. Sau khi ra viện , bệnh nhân cần tái khám theo định kỳ để bác sĩ đánh giá mức độ tái chi phối thần kinh, điều chỉnh phương pháp tập luyện thích hợp cũng như phát hiện kịp thời các tác dụng không mong muốn.
XEM THÊM:Liệt dây thần kinh số 6: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trịLiệt dây thần kinh số VII (liệt mặt) có nguy hiểm không?Tổn thương dây thần kinh thị giác do tác dụng phụ của thuốc chống lao Em bé bại não phục hồi kỳ diệu sau ghép tế bào gốc tại Vinmec |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/han-che-nep-nhan-vung-tran-vi | Hạn chế nếp nhăn vùng trán | Nếp nhăn vùng trán là những đường ngang trên trán xuất hiện khi bạn nhướng mày. Chúng có vai trò biểu đạt tình cảm và cảm xúc của con người như sợ hãi, ngạc nhiên và hạnh phúc. Trán nhiều nếp nhăn gây mất thẩm mỹ cho gương mặt và gây sụt giảm sự tự tin ở một số người.
1. Tại sao nếp nhăn vùng trán xuất hiện?
Nếp nhăn vùng trán là do hoạt động của các cơ ở trên trán. Cơ này co lại khi chúng ta nhướng mày. Sự co của cơ trán kéo da trán lên và gây ra các đường nhăn nằm ngang trên trán của chúng ta.Một số người tự nhiên có xu hướng biểu cảm hơn và nhăn mặt nhiều lần trong ngày, khi còn trẻ, da của chúng ta sẽ phục hồi trở lại khi chúng ta ngừng nhướng mày, tuy nhiên khi chúng ta già đi, da có xu hướng tạo thành một đường nhăn vĩnh viễn hơn.
2. Làm thế nào để ngăn ngừa nếp nhăn vùng trán?
Lão hóa là một quá trình tự nhiên, tuy nhiên, có những thói quen sinh hoạt có thể ảnh hưởng đến việc chúng ta có thể xuất hiện nếp nhăn sớm. Bằng cách nhận thức được những yếu tố này và thực hiện thay đổi lối sống cụ thể, bạn có thể giảm khả năng xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của những nếp nhăn này.Hạn chế nhướng mày và nhăn mặtNhững biểu hiện của con người được học từ gia đình, bạn bè và những người mà chúng ta gặp trong cuộc sống, chúng ta có thể nhướng mày để thể hiện sự quan tâm đến điều gì đó hoặc khi chúng ta ngạc nhiên. Nét mặt là một phần quan trọng của giao tiếp, tuy nhiên những người có xu hướng rất biểu cảm có thể thấy rằng các đường nét có xu hướng xuất hiện sớm hơn những người khác.Ở độ tuổi đầu 30, chúng ta có thể nhận thấy các đường nhăn hiện trên trán, ngay cả khi chúng ta không biểu cảm hoặc nhướng mày, điều này là do, da cũng giống như bất kỳ chất liệu nào, theo thời gian, nếu nó bị gấp lại theo một chiều, lặp đi lặp lại nó sẽ để lại một dấu vết vĩnh viễn. Nếp nhăn của da có xu hướng dần tạo thành một đường rãnh sâu hơn. Bằng cách giảm chuyển động của trán, chúng ta có thể giúp ngăn ngừa hình thành sớm các nếp nhăn vùng trán. Cố gắng nhận thức được thời gian mà bạn có thể nhướng mày. Nếu bạn thấy mình biểu cảm một cách tự nhiên và có xu hướng nhướng mày thường xuyên trong khi trò chuyện, hãy cố gắng nhận thức một cách có ý thức về thời gian bạn đang làm điều này và cố gắng loại bỏ thói quen này.Có một chế độ ăn uống giàu chất chống oxy hóaChất chống oxy hóa có trong trái cây, rau quả và các loại vitamin như vitamin A, C và E. Chất chống oxy hóa có thể giúp cải thiện sức khỏe làn da bằng cách loại bỏ các hợp chất trong da có nguồn gốc từ các gốc tự do có thể ảnh hưởng có hại đến cách da tự phục hồi. Nếu làn da không tự phục hồi một cách hiệu quả và tạo ra các tế bào da mới, nó có thể mất đi các protein thiết yếu như collagen và elastin vốn mang lại cho làn da của chúng ta cảm giác trẻ trung, hồi xuân và mịn màng. Chế độ ăn uống giàu chất chống oxy hóa giúp giảm nếp nhăn vùng trán Kem dưỡng da chống oxy hóa giúp giảm nếp nhăn vùng trán Điều trị tẩy tế bào chếtDa luôn được tái tạo một cách liên tục, các tế bào da mới được sản sinh ở tầng dưới và các tế bào da cũ hơn hiện diện ở lớp trên cùng. Những tế bào da cũ này đôi khi có thể hình thành không đồng đều. Trong một số điều kiện nhất định, đặc biệt là những người có làn da khô, các tế bào chết có thể trở nên nhiều hơn khiến làn da trở nên thô ráp, khô và xỉn màu. Các sản phẩm tẩy tế bào chết dạng kem và tẩy tế bào chết dạng hạt có thể loại bỏ lớp trên cùng của da, làm lộ ra lớp tế bào da mới bên dưới để lại làn da mịn màng, tươi tắn và trẻ trung hơn. Mài da là một phương pháp thẩm mỹ sử dụng một đầu máy để tự động loại bỏ các tế bào da chết và sử dụng nguyên tắc tẩy da chết để cải thiện kết cấu của da.Tận dụng cơ chế tự phục hồi của da để cải thiện làn daLột da hóa học và phương pháp điều trị bằng laser có thể giúp cải thiện chất lượng của da bằng cách thúc đẩy quá trình bong tróc của các lớp tế bào da chết trên cùng và bằng cách khai thác cơ chế chữa lành tự nhiên của da. Lột da bằng hóa chất và phương pháp điều trị bằng laser có thể gây tổn thương nhỏ cho lớp da trên cùng, điều này báo hiệu một loạt các quá trình chữa lành và theo thời gian da sản sinh ra các tế bào da mới sáng hơn, ngậm nước tốt hơn, mịn màng hơn và trẻ trung hơn.Điều trị các nếp nhăn vùng trán bằng tiêm BotoxCác sản phẩm làm đẹp và chế độ ăn uống lành mạnh có thể có hiệu quả như việc cải thiện sức khỏe làn da cũng như vẻ ngoài và kết cấu của da, tuy nhiên một khi các nếp nhăn đã xuất hiện, chúng có thể không còn hiệu quả. Một phương pháp điều trị phổ biến có thể làm giảm nếp nhăn vùng trán là tiêm botox. Sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ, botox có thể được đề xuất như một lựa chọn để kiểm soát nếp nhăn vùng trán. Botox có thể được xem xét sau khi các yếu tố lối sống thúc đẩy lão hóa da đã được giải quyết và sau khi tuân thủ chế độ chăm sóc da và làm đẹp tốt để bảo vệ và nuôi dưỡng làn da.Botox là một loại thuốc giãn cơ được tiêm vào cơ trán. Điều này gây ra sự giãn các cơ trong khoảng thời gian ba tháng, do đó ngăn da không bị nhăn. Botox cũng có thể giúp phá bỏ thói quen biểu cảm quá mức trên khuôn mặt, có thể chỉnh sửa lông mày không đều và cũng có thể ngăn chặn các nếp nhăn phát triển sâu hơn. Điều trị botox vùng trán thường được thực hiện cùng với điều trị botox chân mày vì điều này có xu hướng mang lại kết quả đồng đều hơn với toàn bộ trán (dưới và trên) được điều trị thành công.
Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website (vinmec.com) để được phục vụ. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhan-biet-benh-ho-ga-o-tre-so-sinh-vi | Nhận biết bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Ho gà là căn bệnh lây truyền cấp tính nguy hiểm, có thể mắc ở nhiều đối tượng, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em. Vậy ho gà là gì? Ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của trẻ? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ có thể sớm nhận biết ra bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh và các phương pháp điều trị hiệu quả giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra như viêm phế quản, viêm phổi, viêm não,...
1. Ho gà là gì?
Ho gà là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra. Đây là căn bệnh rất dễ lây nhiễm sang người khác khi có tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh hoặc không khí có chứa vi khuẩn gây bệnh. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên theo thống kê thì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hai đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất.Tác nhân gây bệnh Bordetella pertussis :● Là dạng trực khuẩn có hai đầu nhỏ, không di động.● Là vi khuẩn gram (-), có kích thước nhỏ nhất.● Vi khuẩn này có sức đề kháng rất yếu, sẽ bị chết trong vòng 1 giờ dưới tác dụng của nhiệt độ, ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc thuốc sát khuẩn thông thường. Ho gà là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra 2. Biểu hiện bệnh ho gà ở trẻ em
Ở trẻ sơ sinh, vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm tổn thương phổi và tấn công vào các cơ quan khác nằm trong hệ hô hấp của trẻ gây ra các triệu chứng như:● Khi bệnh mới phát triển sẽ có các dấu hiệu khá giống với những bệnh cảm cúm thông thường khiến cha mẹ đôi khi không biết cách phân biệt ho gà và các bệnh hô hấp khác như chảy nước mũi, ho, sốt nhẹ và khó thở.● Giai đoạn kịch phát:○ Cơn ho kéo dài, xuất hiện một cách tự nhiên, đôi khi có thể xảy ra do một kích thích nhỏ.○ Trẻ ho rũ rượi, mặt đỏ, khi hít thở sẽ xuất hiện tiếng rít như tiếng rít cổ ở gà, nôn ra nhiều đờm, đặc quánh. Đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có những cơn ngừng thở ngắn. Giữa các cơn ho, thông thường trẻ cảm thấy dễ chịu và có thể sinh hoạt bình thường.○ Trong giai đoạn này còn thấy một số dấu hiệu như: chảy máu cam, xuất huyết kết mạc mắt hay bầm tím quanh mi mắt dưới.● Giai đoạn hồi phục: Cơn ho ngắn lại, số cơn giảm. Ho còn có thể tồn tại trong vài tuần.Cơn ho gà thường xuất hiện một cách liên tục và có tốc độ ngày càng nhanh, tình trạng này diễn ra khá phổ biến vào ban đêm.
3. Ho gà ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Ho gà là một căn bệnh rất nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm của ho gà như:● Viêm phế quản, viêm phổi, xẹp phổi.● Thiếu oxy lên não.● Thoát vị ruột, sa trực tràng.● Viêm não có nguy cơ tử vong cao.Theo thống kê y khoa, có đến 50% trẻ em trẻ dưới 1 tuổi bị mắc bệnh ho gà phải nằm viện để tiến hành điều trị. Trong đó, có khoảng 25% trường hợp bệnh chuyển biến nặng và chuyển biến sang viêm phổi, cứ 100 trẻ lại có 1 trẻ bị tử vong do ho gà.Vì vậy, ngay khi phát hiện trẻ bị ho gà mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám và điều trị, tránh trường hợp để lâu gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Khi phát hiện trẻ bị ho gà nên nhanh chóng đưa đến bệnh viện để khám chữa kịp thời 4. Phương pháp điều trị ho gà ở trẻ
Ho gà là căn bệnh có khả năng lây lan rất cao, vì vậy khi phát hiện trẻ bị bệnh mẹ nên cách ly trẻ, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với quá nhiều người, tránh tình trạng bệnh lây lan sang người khác.Các bậc cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị cho trẻ khi không có chỉ định của bác sĩ.Khi trẻ bị ho gà cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Thông thường, nếu phát hiện trẻ bị ho gà bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn kháng sinh để điều trị cho bé nhằm loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh:● Erythromycin 30 – 50 mg/kg/24 giờ chia 4 lần uống.● Prednisolone 1 – 2 mg/kg/ngày.● Salbutamol 0,2 mg/kg/ngày.Bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh nếu được phát hiện và điều trị sớm bằng kháng sinh sẽ có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh ho gà, loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh và rút ngắn thời gian điều trị, ngăn ngừa bệnh lây nhiễm sang người khác. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kê đơn kết hợp với một số loại thuốc khác để điều trị triệu chứng co giật của bệnh ho gà như:● Phenobarbital.● Seduxen.
5. Các biện pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh ho gà ở trẻ em
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ thì khi chăm sóc trẻ mẹ cũng cần phải lưu ý một số điều dưới đây nhằm đẩy nhanh tốc độ lành bệnh ở trẻ:● Giữ ấm cho trẻ, hạn chế để trẻ bị lạnh đột ngột.● Hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người, tránh cho trẻ tiếp xúc với những người đang mắc bệnh ho gà.● Phòng của trẻ phải luôn được vệ sinh sạch sẽ, thoáng khí tránh tình trạng khói bụi tích tụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.● Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá và khói bếp vì những tác nhân này có thể khiến bệnh của trẻ nặng hơn.● Bổ sung đủ nước, cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn bình thường nhằm tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ cho quá trình phục hồi bệnh của trẻ.● Trước khi chăm trẻ, cho trẻ bú hay nấu ăn cho trẻ, mẹ cần phải rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh răng miệng, mũi họng để tránh tình trạng vi khuẩn lây nhiễm và gây bệnh.● Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng của trẻ. Nên cho trẻ ăn những món ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp,...● Thực hiện tiêm chủng vắc-xin phòng ngừa bệnh ho gà cho trẻ một cách đầy đủ, tiêm vắc-xin đúng lịch và theo đúng độ tuổi quy định nhằm phòng bệnh ho gà một cách tốt. Thực hiện tiêm chủng vắc-xin phòng ngừa bệnh ho gà cho trẻ một cách đầy đủ 6. Vắc-xin phòng ngừa bệnh ho gà có những loại nào?
Tiêm vắc-xin là giải pháp phòng bệnh ho gà ở trẻ em hiệu quả nhất. Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin ho gà với 5 loại vắc-xin phối hợp, bao gồm:● Vắc-xin Infanrix hexa - vắc-xin 6 trong 1:○ Là vắc-xin của hãng GSK - Bỉ, được sản xuất tại Bỉ.○ Được chỉ định tiêm chủng cơ bản và tiêm chủng nhắc lại cho trẻ em phòng chống các bệnh: Ho gà, Bạch hầu, Uốn ván, Bại liệt, Viêm gan B, các bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ do H.Influenzae tuýp B.● Vắc-xin Hexaxim - Vaccine 6 trong 1:○ Là vắc-xin của hãng Sanofi - Pháp, được sản xuất tại Pháp.○ Được chỉ định tiêm chủng cho trẻ từ 6 tuần tuổi để phòng các bệnh: Ho gà, Bạch hầu, Uốn ván, Viêm gan B, Bại liệt và các bệnh viêm phổi, viêm màng não do H.influenzae tuýp B.● Vắc-xin Pentaxim - Vaccine 5 trong 1:○ Là vắc-xin của hãng Sanofi - Pháp, được sản xuất tại Pháp.○ Được chỉ định tiêm chủng phòng các bệnh: Ho gà, Bạch hầu, Uốn ván, Bại liệt và các bệnh viêm phổi, viêm màng não do H.influenzae tuýp B.○ Vắc-xin này không có tác dụng phòng nhiễm khuẩn do các tuýp Haemophilus influenzae khác hoặc phòng viêm màng não do các loại vi sinh vật khác gây ra.● Vắc-xin Adacel 0.5 ml:○ Là vaccine của hãng Sanofi- Pháp, được sản xuất tại Canada.○ Phòng được 3 bệnh, bạch cầu, ho gà, uốn ván.● Vắc-xin Tetraxim 0.5 ml:○ Là vaccine của hãng Sanofi- pháp, được sản xuất tại Pháp.○ Phòng được 4 bệnh, bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt.Việc phối hợp nhiều vắc-xin sẽ trong 1 mũi tiêm sẽ hạn chế được những bất lợi do tiêm nhiều mũi, làm tăng tỷ lệ tiêm chủng của các bệnh lý nguy hiểm, tăng tỷ lệ tiêm đúng lịch, giảm chi phí về vận chuyển và bảo quản vắc-xin, giảm chi phí đi lại và tiêm chủng.Dịch vụ tiêm vắc-xin tại Bệnh viện Vinmec đem lại cho khách hàng những lợi ích sau:● Trẻ được thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế Thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt và an toàn nhất cho trẻ.● Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.● 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.● Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp - ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.● Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu vui chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.● Vắc xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.● Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh đã có 7 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Nhi khoa. Hiện Bác sĩ đang làm việc tại phòng khám đơn nguyên vaccine thuộc trung tâm Nhi Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City Nguồn tham khảo: vncdc.gov.vn Tiêm vắc xin ho gà ở trẻ sơ sinh Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec |
|
https://tamanhhospital.vn/mun-coc-phang/ | 11/05/2023 | Mụn cóc phẳng: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa | Mụn cóc phẳng do một số loại vi rút HPV ở người gây ra, thường xuất hiện trên tay và mặt. Đa phần mụn cóc phẳng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng làm người bệnh kém tự tin và thiếu thẩm mỹ tại các vị trí chúng xuất hiện. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa mụn cóc phẳng ra sao?
Mục lụcMụn cóc phẳng là gì?Mụn cóc phẳng ảnh hưởng đến ai?Mụn cóc phẳng trông như thế nào?Nguyên nhân gây ra mụn cóc phẳngCác yếu tố nguy cơ phát triển mụn cóc phẳng là gì?1. Trẻ em và tuổi vị thành niên2. Vết thương ngoài da3. Tiếp xúc trực tiếp4. Hệ thống miễn dịch suy yếu5. Lối sống không vệ sinhMụn cóc phẳng có nguy hiểm không?Mụn cóc phẳng có lây không?Mụn cóc phẳng có điều trị được không?Khi nào cần gặp bác sĩ?Mụn cóc phẳng được chẩn đoán như thế nào?Cách điều trị mụn cóc phẳng1. Các loại thuốc2. Liệu pháp làm lạnh3. Laser4. Đốt điện5. Tiểu phẫuBiện pháp ngăn ngừa mụn cóc phẳngMụn cóc phẳng là gì?
Mụn cóc phẳng do 4 tuýp vi rút HPV khác nhau (3, 10, 28 và 49) gây ra, tạo thành các sẩn nhẵn trên da. Chúng phẳng và nhỏ hơn các mụn cóc khác, thường xuất hiện thành nhóm tên tay hoặc da mặt. Mụn cóc phẳng thường tự khỏi sau vài tháng hoặc vài năm. (1)
Mụn cóc phẳng ảnh hưởng đến ai?
Mụn cóc phẳng có thể gặp ở mọi đối tượng, tuy nhiên phần lớn gặp ở trẻ em và tuổi vị thành niên. Ngoài ra, mụn cóc phẳng còn ảnh hưởng đến những người có hệ miễn dịch suy yếu, có vết thương ngoài da, có tiếp xúc với mụn cóc của người khác, lối sống không sạch sẽ,… (2)
Mụn cóc phẳng trông như thế nào?
Mụn cóc phẳng khó phát hiện hơn do mụn không nhô cao lên khỏi bề mặt da như các loại khác. Bên cạnh đó mụn cóc phẳng vẫn có đặc điểm riêng, giúp người bệnh xác định được tình trạng đang gặp phải. Các dấu hiệu nhận biết mụn cóc phẳng, gồm có: (3)
Mụn cóc phẳng nhỏ, hình tròn hoặc bầu dục
Có màu vàng, nâu hoặc hồng
Kích thước bằng một cái đầu ghim
Xuất hiện phổ biến ở trên mặt, chân, hoặc mu bàn tay
Mụn cóc phẳng thường gặp ở trẻ em hơn người lớn
Bao quanh các vết trầy xước hoặc vết thương trên da
Xuất hiện thành cụm, từ 20 đến 200 mụn cóc phẳng tại một khu vực
Mụn cóc phẳng có hình tròn hoặc bầu dục và không nhô lên khỏi bề mặt da
Nguyên nhân gây ra mụn cóc phẳng
Mụn cóc phẳng do vi rút u nhú ở người (HPV) gây ra, cụ thể HPV tuýp 3, 10, 28 và 49. Các chủng này lành tính không có nguy cơ gây ung thư và không phải cùng chủng với mụn cóc sinh dục. HPV phát triển tốt trong trường nóng và ẩm ướt. khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ, vi rút bắt đầu làm lớp da trên cùng dày lên và tạo thành mụn cóc phẳng.
Vi rút HPV xâm nhập vào cơ thể qua các trường hợp như: vết xước trên cơ thể, dùng chung vật dụng cá nhân với người có mụn cóc phẳng, lây lan từ bộ phận này sang bộ phận khác trên cơ thể, tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Ngoài ra, người có hệ thống miễn dịch suy yếu dễ nhiễm vi rút HPV.
Các yếu tố nguy cơ phát triển mụn cóc phẳng là gì?
Vi rút HPV gây ra mụn cóc phẳng thường tấn công cơ thể, qua các trường hợp sau: (4)
1. Trẻ em và tuổi vị thành niên
Trẻ em tham gia các hoạt động bên ngoài, vui chơi cùng bạn bè khó tránh trầy xước trên da. Trẻ nhỏ nên chưa biết cách sơ cứu vết thương sạch sẽ hoặc tránh các va chạm, vì thế vi rút HPV gây mụn cóc phẳng dễ xâm nhập.
Với lứa tuổi dậy thì khi mụn trứng cá hoặc mụn nhọt xuất hiện, vô tình gãi hoặc cạy các nhân mụn, điều này tạo cơ hội cho vi rút HPV tấn công. Ngoài ra, các vết xước do cạo râu, lông tay hay lông chân cũng có nguy cơ xuất hiện mụn cóc phẳng.
2. Vết thương ngoài da
Mụn cóc phổ biến trẻ em và tuổi vị thành niên nhưng người lớn cũng không tránh khỏi. Khi có vết thương hay trầy xước ngoài da, lúc này vi rút HPV có cơ hội xâm nhập vào hình thành mụn cóc phẳng.
3. Tiếp xúc trực tiếp
Khi vết thương hay vết trầy xước va chạm vào người có mụn cóc phẳng, nguy cơ lây nhiễm rất cao. Vì vi rút HPV có khả năng lây lan sang người khác.
4. Hệ thống miễn dịch suy yếu
Mụn cóc phẳng xuất hiện ở những người có hệ thống miễn suy yếu do: bệnh tật, hóa trị, xạ trị, thuốc ức chế miễn dịch,…
5. Lối sống không vệ sinh
Ngoài ra, không tắm rửa thường xuyên, hay vệ sinh không sạch sẽ,… tạo điều kiện cho vi rút HPV gây mụn cóc phẳng tấn công.
Mụn cóc phẳng có nguy hiểm không?
Không! Mụn cóc phẳng do các tuýp vi rút HPV nguy cơ thấp gây ra nên không phát triển thành các bệnh nguy hiểm khác. Chúng chỉ gây ra một số triệu chứng khó chịu và gây mất thẩm mỹ ảnh hưởng đến tâm lý cho người gặp phải, có khả năng lây nhiễm cho người xung quanh.
Mụn cóc phẳng có lây không?
Có! Vi rút HPV gây mụn cóc phẳng rất dễ lây lan. Khi người một người bình thường, chạm vào mụn cóc ở người khác, ngay lúc này vi rút bắt đầu xâm nhập. Bệnh còn lây qua việc dùng chung vật dụng cá nhân như: quần áo, khăn tắm,…
Ngoài ra, vi rút HPV có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết thương, vết trầy xước nhỏ trên da. Và khi lấy tay chạm vào mụn cóc trên cơ thể, rồi vô tình đưa tay đến các bộ phận khác trên thể cũng làm mụn cóc phẳng lây lan.
Bài viết liên quan:Mụn cóc ở tay (ngón tay): Nguyên nhân, dấu hiệu
Mụn cóc phẳng do một số chủng HPV gây nên
Mụn cóc phẳng có điều trị được không?
Hiện có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị mụn cóc, từ bôi thuốc đến nhiều phác đồ khác tại bệnh viện. Một số phương pháp cần mất vài tuần hoặc vài tháng để phát huy tác dụng.
Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc các bệnh khác có thể làm chậm quá trình lành vết thương và dễ xuất hiện biến chứng do một số phương pháp điều trị mụn cóc phẳng. Vì thế, trước khi thực hiện người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về các yếu tố rủi ro để lựa chọn biện pháp phù hợp nhất.
Các phương pháp điều trị chỉ giúp loại bỏ mụn cóc phẳng ở vị trí chúng xuất hiện và ngăn chặn vi rút bùng phát chứ không tiêu diệt hoàn toàn. Một số trường hợp, mụn cóc vẫn xuất hiện trở lại sau khi điều trị.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Mụn cóc phẳng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng người bệnh cần đến gặp bác sĩ, trong các trường hợp sau:
Mụn cóc phẳng có dấu hiệu chảy máu hoặc lớn dần
Các biện pháp điều trị tại nhà không cải thiện mà khiến tình trạng nghiêm trọng hơn
Không chắc chắn đó có phải là mụn cóc phẳng hay không
Sau khi điều trị mụn cóc phẳng, có dấu hiệu nhiễm trùng như đau, vết thương đỏ, có dịch mủ chảy ra.
Một số trường hợp, sau khi điều trị mụn cóc phẳng da mẩn đỏ và đau là triệu chứng bình thường. Do đó, trước và sau khi điều trị, người bệnh cần hỏi rõ bác sĩ về các tác dụng phụ của thuốc hay phương pháp điều trị đó mang lại.
Mụn cóc phẳng được chẩn đoán như thế nào?
Các bác sĩ thường chẩn đoán mụn cóc qua các cách sau đây:
Đánh giá lâm sàng: Bác sĩ nhìn vào các vết sẩn do mụn cóc phẳng gây ra, hỏi về triệu chứng, các tổn thương da gần nhất gặp phải, lịch sử tiếp xúc,… Ngoài ra, bác sĩ sẽ cạo một lớp trên cùng của mụn cóc phẳng để kiểm tra các dấu hiệu thường gặp.
Sinh thiết: Một phần nhỏ mụn cóc được các bác sĩ lấy đi đem đi xét nghiệm. Phương pháp giúp loại bỏ được nghi ngờ các bệnh nguy hiểm khác gây nên mụn cóc phẳng.
Bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ da chẩn đoán mụn cóc phẳng ở tay
Cách điều trị mụn cóc phẳng
1. Các loại thuốc
Thuốc điều trị mụn cóc phẳng với cơ chế làm mụn tự bong ra. Phương pháp này an toàn, ít gây các biến chứng nguy hiểm nhưng người bệnh cần kiên trì thực hiện để thấy hiệu quả. Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị mụn cóc phẳng, bao gồm:
1.1 Axit salicylic:
Đây là thành phần chính có trong aspirin, thường được lựa chọn hàng đầu cho điều trị mụn cóc phẳng. Phương pháp này có chi phí thấp, ít tác dụng phụ và có nhiều chế phẩm khác nhau như chất lỏng, gel, miếng dán,… và nồng độ axit salicylic từ 17% đến 40%.
Đầu tiên người bệnh cần làm ướt mụn cóc phẳng trong nước từ 10 – 15 phút, tiếp đến loại bỏ lớp da chết của mụn cóc phẳng, sau đó thoa axit salicylic. Cần thực hiện 1 – 2 lần trong 12 tuần để thấy hiệu quả.
Axit salicylic phù hợp với những vùng da dày, chẳng hạn như lòng bàn chân, vì có thuốc có tính axit dễ gây tổn thương cho các vùng da mỏng. Mụn cóc phẳng ở lòng bàn chân, sử dụng miếng dán axit salicylic sẽ thấy hiệu quả trong vài ngày.
1.2 Thuốc bôi imiquimod
Loại thuốc này rất thích hợp với mụn cóc phẳng. Khi bôi lên vùng xuất hiện mụn cóc phẳng sẽ làm mụn tự rụng đi. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, imiquimod làm vùng da dễ đau, sưng đỏ. Thuốc bôi imiquimod kết hợp với phương pháp áp lạnh sẽ mang lại hiệu quả hơn. Imiquimod khi sử dụng phải được sự định của các bác sĩ.
1.3 Thuốc bôi podofilox
Bôi thuốc podofilox trực tiếp vào mụn cóc phẳng để mụn tự bong ra. Các triệu chứng khi bôi thuốc gặp phải như ngứa, cảm giác hơi tê như bị phỏng,..
1.4 Thuốc bôi 5-fluorouracil (5-FU)
Thuốc bôi 5-fluorouracil (5-FU) thường được dùng cho điều trị mụn cóc phẳng ở trẻ em. Cha mẹ không nên tự ý mua để bôi cho con mà cần có được bác sĩ chuyên khoa kê toa.
1.5 Tiêm thuốc bleomycin
Bleomycin là thuốc hóa trị chữa ung thư, khi tiêm trực tiếp vào mụn cóc cũng có hiệu quả trong việc điều trị. Phương pháp này chỉ dành cho các trường hợp, mụn cóc phẳng không hiệu quả với cách khác.
Bài viết liên quan:13 cách trị mụn cóc tại nhà dân gian hiệu quả, an toàn và đơn giản
2. Liệu pháp làm lạnh
Liệu pháp làm lạnh có hai cách chính sau đây:
2.1 Nitơ lỏng
Các bác sĩ sẽ phun nitơ lỏng ở nhiệt độ -196 độ C lên vùng xuất hiện mụn cóc phẳng. Nitơ lỏng làm tổn thương mô, tiếp đến ứ đọng mạch máu, đóng băng các khoang ngoại bào và phá hủy mụn cóc. Mỗi đợt điều trị cách nhau 1 – 2 tuần và khoảng 3 – 4 tháng để hết hoàn toàn.
2.2 Hỗn hợp dimethyl ether và propane (DMEP)
Xịt lạnh bằng DMEP rất thích hợp cho mụn cóc phẳng ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Thuốc có bán dưới dạng không kê đơn nhưng cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Nếu dùng liều lượng dư thừa dễ gây phồng rộp đến các vùng da xung quanh.
3. Laser
3.1 Laser CO2
Các tia laser hoạt động hấp thu có chọn các phân tử nước. Trước khi tiến hành, người bệnh được bác sĩ gây tê cục bộ để giảm đau. Tia Laser CO2 chiếu lên mụn cóc phẳng làm bốc hơi và phá hủy mô và da. Nếu bác sĩ có tay nghề cao, người bệnh không lo để lại sẹo rộng.
3.2 Laser xung nhuộm
Các tia laser xung nhuộm được chiếu vào mụn cóc phẳng đốt các mạch máu nhỏ bên trong. Sau đó các mô nhiễm bệnh được phá hủy và mụn cóc phẳng rơi ra. Trong quá trình điều trị không cần sử dụng thuốc an thần hoặc gây tê cục bộ. Ưu điểm laser xung nhuộm là giúp loại bỏ được mụn cóc phẳng nhanh chóng, ít để lại sẹo.
4. Đốt điện
Phương pháp đốt điện sử dụng dòng điện giúp lấy các nhân mụn cóc phẳng, được tiến hành nhanh chóng và đơn giản. Đốt điện thích hợp các mụn cóc phẳng ở vị trí khó tiểu phẫu, đường kính dưới 1cm. Vì khoét sâu để lấy nhân mụn cóc phẳng nên thường để lại sẹo và chăm sóc vết thương không cẩn thận dễ nhiễm trùng…
5. Tiểu phẫu
Tiểu phẫu thích hợp với các mụn cóc phẳng có đường kính dưới 2cm, mọc ở vị trí bằng phẳng. Liệu pháp này thực hiện nhanh hơn đốt điện, chăm sóc vết mổ cũng dễ dàng và nguy cơ nhiễm trùng hơn. Tuy nhiên, tiểu phẫu có thể để lại sẹo và mụn cóc phẳng vẫn tái phát nếu không lấy hết nhân mụn.
Chủ động tiêm phòng vắc – xin HPV để ngăn mụn cóc phẳng xuất hiện
Biện pháp ngăn ngừa mụn cóc phẳng
Để ngăn chặn vi rút HPV gây mụn cóc phẳng xâm nhập và lây lan sang nhiều vùng khác trên cơ thể nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
Vệ sinh tay sạch sẽ và khô ráo.
Không nên chạm, cạy hoặc gãi vào bất kỳ mụn cóc phẳng nào.
Tránh chạm vào người bị nhiễm bệnh.
Không dùng chung khăn tắm, quần áo, các vật dụng cá nhân với người khác
Rửa sạch đồ chơi của trẻ em thường xuyên.
Mang dép xỏ ngón tại, bể bơi, phòng tắm công cộng và phòng thay đồ.
Tiêm phòng vắc – xin HPV để ngăn mụn cóc phẳng xuất hiện.
Nên nhớ, không phải lúc nào cũng ngăn ngừa được mụn cóc phẳng, nhưng các biện pháp trên sẽ giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
Mụn cóc phẳng thường phổ biến ở trẻ em và tuổi vị thành niên, nhưng người lớn cũng không tránh khỏi nguy cơ. Tuy mụn cóc phẳng không gây nhiều triệu chứng bất lợi cho cho người bệnh, nhưng khó điều trị dứt điểm. Thế nên, ngay khi phát hiện mụn cóc ở trên cơ thể đặc biệt lòng bàn tay, bàn chân cần đến ngay chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/meo-cho-be-gai-tap-ngoi-bo-vi | Mẹo cho bé gái tập ngồi bô | Bạn sẽ bỏ lỡ nhiều thứ khi con bạn lớn lên, nhưng thay tã bẩn có lẽ không phải là một trong số đó. Tuy nhiên, đừng vội vàng bởi việc dạy con gái cách sử dụng bô đòi hỏi bạn phải có thời gian và sự kiên nhẫn cũng như mức độ hợp tác và động lực hợp lý của con bạn.
1. Xác định thời điểm tốt nhất để bắt đầu dạy bé gái của bạn ngồi bô
Việc dạy con gái bạn cách sử dụng bô đòi hỏi bạn phải có thời gian và sự kiên nhẫn cũng như mức độ hợp tác và động lực hợp lý của con bạn.Thật may mắn cho bạn, các chuyên gia cho rằng các bé gái tập ngồi bô sớm hơn các bé trai vì các bé gái không dễ bị phân tâm. Những đứa trẻ có anh chị em lớn hơn để nhìn và bắt chước cũng có thể dễ dàng hơn trong việc tập đi vệ sinh.Chìa khóa để thành công trong việc tập ngồi bô chỉ bắt đầu khi con gái bạn thực sự có thể làm như vậy. Trong khi một số trẻ có thể bắt đầu khi còn nhỏ 18 tháng, những trẻ khác có thể không chuẩn bị để học cho đến khi chúng được 3 hoặc 4 tuổi.Không có lý do gì để cố gắng bắt đầu quá sớm. Các nghiên cứu cho thấy rằng khi cha mẹ bắt đầu đào tạo ngồi bô trước khi trẻ có thể chất hoặc cảm xúc đáp ứng được điều này, quá trình này chỉ đơn giản là mất nhiều thời gian hơn.Nói cách khác, bạn sẽ đến đích cùng một lúc, bất kể bạn xuất phát lúc nào. Vì vậy, điều đầu tiên cần làm đánh giá xem liệu con gái bạn đã chuẩn bị cho việc tập ngồi bô hay chưa.Khi bạn đã xác định rằng con gái của bạn đã sẵn sàng, hãy tập trung dành thời gian để rèn bé tự đi vệ sinh. Đảm bảo rằng thói quen của con bạn đã được thiết lập tốt - nếu con mới bắt đầu đi học mẫu giáo hoặc có anh chị em mới, con có thể ít tiếp thu để thay đổi hoặc cảm thấy quá áp lực để giải quyết thử thách mới này.Tránh những giai đoạn khi sức phản kháng tự nhiên của trẻ cao và đợi cho đến khi trẻ có vẻ cởi mở với những điều mới. Để dạy bé gái ngồi bô, bạn hãy làm theo các dưới đây. Việc dạy con gái bạn cách sử dụng bô đòi hỏi bạn phải có thời gian và sự kiên nhẫn cũng như mức độ hợp tác và động lực hợp lý của con bạn 2. Các bước dạy bé gái ngồi bô
2.1. Hãy để cô bé xem và học hỏi cách sử dụng bôTrẻ mới biết đi học bằng cách bắt chước và quan sát bạn sử dụng nhà vệ sinh, đây là bước đầu tiên và nó diễn ra hoàn toàn tự nhiên. Khi nói về các bộ phận cơ thể, điều quan trọng là bạn phải nói chính xác. Nếu bạn dạy bé gọi vùng âm vật của cô bé là "đồ nhỏ" khi mọi bộ phận khác có tên nghe trang trọng hơn, cô bé có thể suy ra rằng có điều gì đó đáng xấu hổ về bộ phận sinh dục của mình.Nếu con gái của bạn nhìn thấy anh trai, cha của cô ấy hoặc một trong những người bạn của cô ấy từ trường mẫu giáo hoặc nhà trẻ đứng cao trong nhà vệ sinh, nhiều khả năng cô ấy sẽ muốn cố gắng đi tiểu trong tư thế đứng lên.Như vậy bạn sẽ phải dọn dẹp một vài mớ hỗn độn, nhưng cô bé có thể sẽ hiểu khá nhanh rằng mình không có thiết bị để đứng khi đi tiểu và bạn sẽ không phải để bé tham gia vào một cuộc tranh luận.Nếu cô bé vẫn tiếp tục đứng khi đi tiểu, hãy để cô ấy theo dõi bạn và giải thích cách các bà mẹ và con gái của họ phải ngồi xuống để đi tiểu.2.2. Mua chiếc bô phù hợpHầu hết các chuyên gia khuyên bạn nên mua một chiếc bô cỡ trẻ em, đặc biệt hơn là bé có thể cảm thấy là của riêng mình và cũng sẽ cảm thấy an tâm hơn với bé hơn là một chiếc bồn cầu cỡ lớn. Bởi có nhiều trẻ sợ ngã vào bồn cầu và sự lo lắng của chúng có thể cản trở việc tập ngồi bô.Nhà vệ sinh có thể là nơi nguy hiểm đối với những trẻ mới biết đi tò mò, vì vậy hãy luôn giám sát trẻ khi trẻ đi vệ sinh.Nếu bạn muốn mua một chiếc ghế tiếp hợp cho bồn cầu thông thường của mình, hãy đảm bảo rằng trẻ sẽ cảm cảm thấy thoải mái, an toàn và chiếc ghế cần được gắn chắc chắn. Nếu bạn lựa chọn cách này, bạn sẽ cần cung cấp cho con gái mình một chiếc ghế đẩu hoặc bậc lên xuống vì điều quan trọng là cô ấy có thể di chuyển dễ dàng vào và ra khỏi nhà vệ sinh bất cứ lúc nào cô ấy cần. Trẻ cũng cần giữ ổn định cơ thể bằng chân để rặn khi đi tiêu.Bạn có thể muốn chọn một vài cuốn sách ảnh hoặc video cho con gái mình, điều này có thể giúp con hiểu tất cả thông tin mới này dễ dàng hơn. Thậm chí bạn có thể mua một con búp bê và một chiếc bô thu nhỏ để trẻ dễ hình dung về những gì bạn đang hướng dẫn. Hầu hết các chuyên gia khuyên bạn nên mua một chiếc bô cỡ trẻ em, đặc biệt hơn là bé có thể cảm thấy là của riêng mình và cũng sẽ cảm thấy an tâm hơn với bé 2.3.Giúp con gái bạn thoải mái với bôTrong quá trình rèn luyện để bé tự đi vệ sinh, con bạn cần làm quen với ý tưởng sử dụng bô. Bạn có thể bắt đầu bằng cách cho cô bé biết rằng chiếc ghế bô là của riêng bé. Bạn có thể cá nhân hóa nó bằng cách viết tên bé lên đó hoặc để bé tự tay trang trí bằng nhãn dán. Sau đó để cô bé thử ngồi trên đó với quần áo.Sau khi con gái của bạn thực hành theo cách này trong một tuần hoặc lâu hơn, bạn có thể đề nghị bé thử ngồi trên bô với cái quần đã được tụt xuống. Nếu cô bé có vẻ phản kháng lại, hãy tránh cám dỗ gây áp lực cho bé. Điều đó sẽ chỉ thiết lập một cuộc tranh giành quyền lực, điều này có thể làm trật bánh toàn bộ quá trình huấn luyện của bạn.Nếu con gái bạn có một con búp bê hoặc thú nhồi bông yêu thích, hãy thử dùng nó để trình diễn việc ngồi bô. Hầu hết trẻ em thích xem đồ chơi yêu thích của chúng trải qua các hoạt động và chúng có thể học được nhiều điều hơn theo cách này chứ không phải từ việc bạn nói cho chúng biết phải làm gì.Một số cha mẹ thậm chí còn xây nhà vệ sinh tạm thời cho búp bê hoặc thú nhồi bông. Sau đó, trong khi con gái bạn ngồi trên ghế, đồ chơi yêu thích của bé có thể được ngồi trên bô của chính nó.2.4. Tạo động lực với đồ lót thoáng mát cho béGiúp con gái bạn tập trung vào những lợi ích của việc tập ngồi bô bằng cách đưa con đi làm một việc đặc biệt đó là mua quần lót. Hãy cho cô bé biết rằng cô ấy có thể chọn bất cứ loại nào cô bé muốn. Như đồ lót có hình nhân vật trong phim yêu thích hoặc thiết kế sáng sủa thường là một lựa chọn tốt.Bạn có thể nói trước về chuyến đi chơi để cô con gái của bạn cảm thấy hào hứng về việc đủ tuổi sử dụng bô và mặc đồ lót giống như mẹ hoặc chị gái của mình.2.5. Đặt lịch đào tạoViệc cho con gái bạn bỏ tã sẽ phụ thuộc vào lịch trình hàng ngày của bạn và liệu con gái bạn đang ở nhà hay nhà trẻ. Nếu bé đang ở nhà trẻ, bạn sẽ muốn phối hợp chiến lược của mình với giáo viên của bé.Bạn sẽ phải quyết định xem có nên sử dụng phương pháp chuyển đổi qua lại giữa tã và quần lót hay phương pháp thay đổi hoàn toàn luôn đó là mặc quần lót toàn bộ thời gian trong ngày. Một số chuyên gia khuyên bạn nên chuyển sang sử dụng quần lót dùng một lần, về cơ bản giống như tã nhưng có thể kéo lên và kéo xuống như quần lót.Nhưng cũng có những ý kiến khác cho rằng tốt nhất nên chuyển ngay sang quần lót hoặc quần tập bằng vải cotton kiểu cũ, cả hai đều sẽ cho phép con gái bạn cảm nhận được khi chúng bị ướt ngay lập tức. Tất nhiên, điều đó khiến nhiều khả năng bạn sẽ phải dọn dẹp nhiều hơn.Bạn sẽ phải quyết định điều gì tốt nhất cho bạn và con bạn. Ít nhất trong một thời gian, bạn sẽ muốn tiếp tục sử dụng tã vào ban đêm. Và người giữ trẻ hoặc giáo viên mầm non của bé có thể có ý kiến riêng về thời điểm nên chuyển sang mặc quần lót ở trường. Lúc này, bạn cần trao đổi để thống nhất với giáo viên về thời điểm cho trẻ mặc quần lót thay vì sử dụng bỉm. Nếu bé đã đi nhà trẻ, hãy thống nhất với giáo viên về thời điểm cho trẻ mặc quần lót thay vì bỉm 2.6. Dạy bé gái ngồi đi vệ sinh và cách lau chùi sau khi đi vệ sinhMột trong những điều quan trọng nhất bạn cần dạy con gái là cách lau đúng cách. Giải thích rằng cô bé cần đảm bảo rằng mình di chuyển giấy vệ sinh từ trước ra sau, đặc biệt là khi đi tiêu để tránh bị nhiễm trùng.Nếu điều này có vẻ quá phức tạp đối với cô bé và nó có thể xảy ra đối với nhiều cô bé khác vì nó đòi hỏi phải nhớ đi theo một hướng nhất định, bạn hãy dạy bé vỗ nhẹ vào khu vực này cho khô sau khi đi tiểu.Mặc dù không phổ biến nhưng nhiễm trùng bàng quang dường như có nhiều khả năng xảy ra ở các bé gái trong thời gian tập ngồi bô. Nếu con gái của bạn cần đi tiểu thường xuyên hoặc cảm thấy đột ngột cần đi và nói rằng nó đau, hay kêu đau bụng hoặc bắt đầu ướt quần sau khi đã kiểm soát tốt bàng quang, bạn cần đưa trẻ đi khám.2.7. Dành thời gian khỏa thânBạn có thể để con vui chơi mà không mặc gì. Đặt bô ở khu vực dễ tiếp cận trong khi trẻ chơi và khuyến khích trẻ ngồi lên đó một cách đều đặn.Tất nhiên bạn cần chuẩn bị cho việc sàn nhà bị ướt. Bạn cũng nên cho trẻ vui chơi trong tình trạng khỏa thân ở những nơi không bị hư hại do ẩm ướt hoặc phủ nhựa lên thảm và đồ đạc.Bạn nên để ý các dấu hiệu cho thấy bé phải đi vệ sinh như trẻ nhảy lên xuống tại chỗ, nắm chặt hai chân hoặc lắc lư từ bên này sang bên kia. Sau đó sử dụng những dấu hiệu này để gợi ý rằng đã đến lúc trẻ ngồi bô.Bạn có thể làm điều này trong nhiều ngày liên tiếp, vào buổi tối khi cả gia đình quây quần bên nhau hoặc chỉ vào cuối tuần. Con bạn càng dành nhiều thời gian không mặc tã, thì bé sẽ học cách sử dụng bô càng nhanh.2.8. Ăn mừng chiến thắngTrong quá trình tập luyện sử dụng bô, con gái bạn chắc chắn sẽ gặp một vài tai nạn, nhưng cuối cùng cô bé sẽ biết được thành tựu của việc lấy đi vệ sinh vào trong bô. Kỷ niệm khoảnh khắc này bằng cách giống như ăn mừng chiến thắng. Củng cố ý tưởng rằng cô bé đã đạt được một cột mốc quan trọng bằng cách thưởng cho trẻ một đặc ân "trẻ lớn" chẳng hạn như được kể thêm một câu chuyện trước khi đi ngủ.Nhưng hãy cố gắng đừng làm quá mọi chuyện lên, nếu không con bạn sẽ bắt đầu cảm thấy lo lắng và thiếu ý thức dưới ánh nhìn của tất cả sự chú ý của mọi người khi trẻ đi vệ sinh.2.9. Nếu lúc đầu cô bé không thành công, hãy thử lạiNhư với bất kỳ kỹ năng nào khác, cho con gái của bạn sử dụng bô càng nhiều, cô bé sẽ càng giỏi trong việc đó. Nhưng có một số điều bạn có thể làm để giúp cô bé thấy dễ dàng hơn trong việc sử dụng bô. Ví dụ như cho trẻ mặc quần áo rộng rãi mà trẻ có thể tự cởi ra dễ dàng hoặc mua quần lót có kích thước rộng một chút.Nếu cô bé vẫn gặp khó khăn với việc tập ngồi bô, bạn đừng phản ứng quá mức hoặc trừng phạt bé. Không gì có thể làm gián đoạn quá trình đào tạo ngồi bô nhanh hơn việc khiến trẻ cảm thấy tồi tệ khi gặp tai nạn. Tai nạn là bình thường và là một phần của quá trình luyện tập.Bạn hãy nhớ rằng ngay cả những đứa trẻ đã sử dụng nhà vệ sinh thành công trong nhiều tháng cũng đôi khi gặp tai nạn khi mải mê tham gia một hoạt động nào đó. Nếu bạn cảm thấy thất vọng, hãy nhắc nhở bản thân rằng việc mắng con vì làm ướt quần, có nghĩa là có thể bạn sẽ phải cho trẻ dùng tã trong nhiều tháng nữa.Và nếu cả hai đều thất vọng, hãy nghỉ ngơi vài tuần rồi thử lại khi bạn và bé đã sẵn sàng. Như với bất kỳ kỹ năng nào khác, cho con gái của bạn sử dụng bô càng nhiều, cô bé sẽ càng giỏi trong việc đó 2.10. Tăng yếu tố vui nhộn khi bé ngồi bôBạn có thể tăng yếu tố vui nhộn cho trẻ khi tập ngồi bô bằng cách:Nhỏ một ít màu thực phẩm màu xanh lam vào bồn cầu và cô bé sẽ ngạc nhiên về cách có thể biến nước thành màu xanh lục.Hoặc đặt cuốn sách yêu thích của cô bé vào giá để tạp chí cạnh nhà vệ sinh để bé có thể xem qua nó bất cứ khi nào bé phải đi vệ sinh.Nếu con bạn bắt đầu mất hứng thú khi con đã tập ngồi bô tốt, bạn có thể cân nhắc việc tặng thưởng. Một phương pháp phổ biến là sử dụng nhãn dán và lịch để theo dõi những thành công của cô ấy.Mỗi khi đi vệ sinh vào bô, cô bé sẽ được dán một nhãn dán mà cô ấy chọn trên lịch. Xem tích lũy điểm thưởng hình dán sẽ giúp cô ấy có cảm hứng. Nếu các hình dán không đủ gây hứng thú cho trẻ, bạn có thể tặng thêm phần thưởng như một chuyến đi chơi đến nơi trẻ thích hoặc một món đồ chơi mà cô bé mong ước khi cô ấy tích lũy đủ số hình dán hoặc giữ quần khô ráo trong một số ngày liên tiếp.2.11. Chuyển sang tập cho bé ngồi bô vào ban đêmMột khi con gái của bạn bắt đầu thực hiện tốt việc ngồi bô vào ban ngày và bạn đã sẵn sàng chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Cần chờ cho đến khi trẻ được huấn luyện ngồi bô một cách an toàn, sau đó bạn bắt đầu kiểm tra tã vào buổi sáng và sau khi ngủ trưa để xem chúng đã khô ráo chưa. Nhiều trẻ em bắt đầu giữ khô ráo quần trong giấc ngủ trưa trong vòng sáu tháng sau khi học cách sử dụng nhà vệ sinh.Việc tập luyện vào ban đêm phức tạp hơn vì nó phụ thuộc vào việc cơ thể cô bé có thể giữ nước tiểu trong thời gian dài hay không và ngủ sâu như thế nào. Nếu con gái bạn muốn thử ngủ mà không cần tã, hãy để cô bé làm điều đó. Nếu bạn lo lắng về việc cô ấy làm bẩn nệm, một tấm phủ nệm thấm hút có thể giúp bạn tránh khỏi điều này.Nếu sau một vài đêm thử nghiệm, bạn nhận thấy con gái bạn chưa sẵn sàng để giữ khô ráo quần vào ban đêm, hãy mặc tã cho bé vào ban đêm mà không phán xét. Nói với cô bé rằng cơ thể bé không hoàn toàn có thể giải quyết bước tiếp theo này và trấn an bé rằng cô bé sẽ sớm đủ lớn để thử lại.Nếu con bạn luôn khô ráo trong ba đến năm đêm, hãy đưa ra mục tiêu mới đó là cho trẻ mặc đồ lót "mọi nơi, mọi lúc". Bạn cần hỗ trợ bé để có thể giữ khô ráo bằng cách hạn chế uống nước sau 5 giờ chiều và đi vệ sinh trước khi bé đi ngủ.2.12. Bỏ tãVào thời điểm con bạn sẵn sàng nói lời tạm biệt hoàn toàn với tã, con đã hoàn thành rất nhiều điều. Vào thời điểm con bạn sẵn sàng nói lời tạm biệt hoàn toàn với tã Hãy công nhận điều này và củng cố niềm tự hào của cô bé về thành tích của mình bằng cách để cô bé đi cho gia đình có trẻ nhỏ những chiếc tã thừa của mình hoặc bằng cách đóng gói tã và gửi chúng đi với dịch vụ giao tã lần cuối.Hoặc hỗ trợ con gái bạn biên đạo một điệu nhảy vui tươi quanh nhà và gọi đó là điệu nhảy "không còn tã". Toàn bộ gia đình có thể thực hiện điệu nhảy này cùng bé, chắc chắn đây sẽ là một kỷ niệm khó quên với con gái của bạn.Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ sơ sinh hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý
Bài viết tham khảo nguồn: Babycenter.com Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong |
|
https://vnvc.vn/lich-tiem-chung-cho-tre-tu-0-den-5-tuoi/ | 29/05/2024 | Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi chi tiết theo Bộ Y Tế | Bố mẹ cần cho trẻ em tiêm vắc xin theo lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi do Bộ Y tế khuyến cáo để ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, trẻ được bảo vệ toàn diện và phát triển khỏe mạnh từ khi sinh ra đến khi trưởng thành. Bên cạnh đó, chi phí dành cho tiêm chủng là thấp hơn rất nhiều so với chi phí, thời gian và công sức điều trị nếu chẳng may trẻ phải nhập viện. Vậy trẻ từ 0 đến 5 tuổi cần tiêm những mũi vắc xin quan trọng nào? Cần lưu ý gì để trẻ đi tiêm chủng đảm bảo an toàn?
BS Bùi Công Sự – Quản lý Y khoa vùng 3 – miền Bắc, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC chia sẻ: “Trẻ 0-5 tuổi là giai đoạn cần nhận được nhiều sự bảo vệ bởi vắc xin nhất trong cuộc đời, vì vậy phụ huynh cần nắm chắc lịch tiêm chủng, cho trẻ đi tiêm vắc xin đúng lịch, đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế để bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong những năm đầu đời”.
Mục lụcVì sao giai đoạn từ 0 đến 5 tuổi trẻ cần tiêm chủng đầy đủ?Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi theo khuyến cáo Bộ Y TếChi tiết các loại vắc xin cần tiêm cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi1. Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh2. Vắc xin cho trẻ từ 2 tháng tuổi3. Vắc xin cho trẻ từ 3 tháng tuổi4. Vắc xin cho trẻ từ 4 tháng tuổi5. Vắc xin cho trẻ từ 6 tháng tuổi6. Vắc xin cho trẻ từ 9 tháng tuổi7. Vắc xin cho trẻ 12 tháng tuổi8. Vắc xin cho trẻ 15 – 24 tháng tuổi9. Vắc xin cho trẻ đủ 24 tháng tuổi10. Vắc xin cho trẻ từ 3 tuổi trở lênMột số lưu ý bố mẹ cần biết để trẻ đi tiêm chủng đảm bảo an toàn1. Các việc cần chuẩn bị trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng2. Trong khi tiêm3. Sau khi tiêmTiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi ở đâu đầy đủ vắc xin và uy tín?Vì sao giai đoạn từ 0 đến 5 tuổi trẻ cần tiêm chủng đầy đủ?
BS Bùi Công Sự – Quản lý Y khoa vùng 3 – miền Bắc, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết, trẻ em khi mới sinh ra có hệ miễn dịch khỏe mạnh và sức để kháng tốt do nhận được lượng kháng thể thụ động từ mẹ truyền qua trong thai kỳ kết hợp cùng kháng thể có trong sữa non. Hơn nữa, lượng kháng thể trong sữa non của mẹ có khả năng tiêu diệt virus, vi khuẩn gây hại và tối ưu hoạt động của hệ miễn dịch giúp cơ thể trẻ chống lại bệnh tật nguy hiểm, phát triển toàn diện.
Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy lượng kháng thể thụ động này không tồn tại lâu dài mà bắt đầu giảm từ 3 đến 6 tháng sau sinh. Trong khi đó, hệ miễn dịch của trẻ tại thời điểm mới sinh còn rất yếu, chưa hoàn thiện để tự sản sinh ra kháng thể đặc hiệu bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân virus, vi khuẩn tấn công nên trẻ rất dễ mắc bệnh và gặp biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh đó, 0 đến 5 tuổi cũng là giai đoạn “vàng” trong quá trình phát triển của một đứa trẻ. Trẻ bắt đầu đi học, tiếp xúc với nhiều thầy cô, bạn bè và dần hình thành các khả năng ngôn ngữ – nhận thức, vận động thể chất, giao tiếp xã hội, năng lực tư duy phát triển một cách vượt bậc.
Sự gia tăng tiếp xúc với môi trường bên ngoài khiến trẻ có nguy cơ cao bị các tác nhân gây bệnh xâm nhập và tấn công cơ thể, trẻ phải nghỉ học dài ngày để điều trị, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất và trí tuệ.
Hơn nữa, đây cũng là giai đoạn trẻ rơi vào khoảng trống “miễn dịch” do hậu quả nặng nề của đại dịch Covid-19 và tình trạng bỏ lỡ lịch tiêm của con, tỷ lệ tiêm chủng sụt giảm mạnh khiến trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh và gặp biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
Chính vì vậy, bố mẹ cần nắm chắc lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi và cho trẻ đi tiêm vắc xin đúng lịch, đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế để tạo nền móng vững chắc bảo vệ trẻ, chống lại sự tấn công của các tác nhân trong nguy hiểm trong giai đoạn này.
Vắc xin là biện pháp cung cấp miễn dịch chủ động và hiệu quả cho trẻ trong giai đoạn từ 0 đến 5 tuổi.
Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi theo khuyến cáo Bộ Y Tế
Dưới đây là lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi theo khuyến cáo của Bộ Y tế bố mẹ cần biết:
Vắc xin phòng bệnh
Tháng
Tuổi
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
12
15
18
2 – 3
4 – 5
Lao
Mũi 1
Viêm gan B
Mũi 1
(24h)
Mũi 2
Mũi 3
Bạch hầu, ho gà, uốn ván
Mũi 1
Mũi 2
Mũi 3
Mũi 4
Mũi 5
Bại liệt
Mũi 1
Mũi 2
Mũi 3
Mũi 4
Mũi 5
Viêm phổi, viêm màng não mủ do Hib
Mũi 1
Mũi 2
Mũi 3
Mũi 4
Tiêu chảy do Rotavirus (Uống)
Mũi 1
Mũi 2
Mũi 3*
Viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn
Mũi 1
Mũi 2
Mũi 3
Mũi 4
Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi do não mô cầu khuẩn nhóm B
Mũi 1
Mũi 2
Mũi 3
Nếu chưa tiêm ở giai đoạn trước, trẻ cần tiêm 2 mũi:
– Mũi 1: lần tiêm đầu tiên
– Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 1 tháng
Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi do não mô cầu khuẩn nhóm B, C
Mũi 1
Mũi 2
Cúm mùa
Mũi 1
Mũi 2
Tiêm nhắc 1 mũi mỗi năm
Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi do não mô cầu khuẩn nhóm A,C,Y,W-135
2 Mũi
1 Mũi
Viêm não Nhật Bản (Vắc xin bất hoạt)
Mũi 1 + Mũi 2
Mũi 3
Viêm não Nhật Bản (Vắc xin sống giảm độc lực tái tổ hợp)
Mũi 1
Tiêm nhắc 1 mũi cách Mũi 1 tối thiểu 12 tháng
Sởi, quai bị, rubella (Vắc xin Priorix)
Mũi 1
Mũi 2
Mũi 3
Sởi, quai bị, rubella (MMR II)
Mũi 1
Mũi 2
Thủy đậu (vắc xin Varilrix)
Mũi 1
Mũi 2
Thủy đậu (vắc xin Varivax/ Varicella)
Mũi 1
Mũi 2
Viêm gan A
Mũi 1
Mũi 2
Viêm gan A, B
Mũi 1
Mũi 2
Thương hàn
1 Mũi, tiêm nhắc mỗi 3 năm
Tả
Uống 2 liều cách nhau tối thiểu 2 tuần
Dại
Tiêm dự phòng trước phơi nhiễm 3 mũi và các mũi nhắc đối với người có nguy cơ cao. Tiêm bắt buộc khi phơi nhiễm (5 Mũi nếu chưa từng tiêm dự phòng, 2 Mũi nếu đã tiêm dự phòng)
Chi tiết các loại vắc xin cần tiêm cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi
1. Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh
Bộ Y tế khuyến cáo lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh cần thực hiện càng sớm càng tốt:
Vắc xin BCG (Việt Nam) liều sơ sinh phòng bệnh lao.
Vắc xin Heberbiovac (Cu Ba), Gene-HBvax (Việt Nam) liều sơ sinh phòng bệnh Viêm gan B, tiêm cho trẻ 24 giờ đầu sau sinh.
Trẻ sơ sinh cần được tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin phòng bệnh lao và viêm gan B ngay trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Bởi đây là những mũi tiêm đầu tiên của trẻ, mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc ngăn chặn virus viêm gan B và vi khuẩn gây bệnh lao. Thống kê cho thấy, ước tính có ít nhất một nửa triệu trẻ sơ sinh và trẻ em mắc bệnh lao mỗi năm khiến 70.000 trẻ tử vong vì căn bệnh này.
Theo nhiều chuyên gia, trẻ sơ sinh mắc lao chủ yếu do mẹ truyền sang thai nhi qua nhau thai, qua tĩnh mạch rốn đến gan hoặc hít/ nuốt dịch ối có nhiễm vi khuẩn lao, một số ít trường hợp khác, trẻ sơ sinh mắc lao khi vừa lọt lòng, do tiếp xúc trực tiếp với nhân viên y tế hoặc từ người thân. Nhiều mẹ bầu mắc bệnh ngay trong thai kỳ hoặc có thể mắc bệnh từ trước đó nhưng không phát hiện và điều trị sớm, vô tình trở thành nguồn lây bệnh cho con.
Hệ quả, lao ảnh hưởng đến phổi và có thể ảnh hưởng sang các cơ quan khác như hạch bạch huyết, hệ thần kinh, tim, màng não, xương… Trong các thể lao, lao màng não ở trẻ sơ sinh có thể để lại những di chứng nặng nề suốt đời như liệt tay chân, động kinh, bại não, sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần… Vắc xin BCG phòng lao được khuyến cáo tiêm sớm cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu sau sinh để đạt hiệu quả bảo vệ cao trước các hình thái lao nguy hiểm, trong đó có lao viêm màng não với độ bảo vệ lên tới 70%.
Bên cạnh đó, viêm gan B cũng là vấn đề sức khỏe toàn cầu và Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng lưu hành dịch tễ cao của virus viêm gan B. Ước tính có hơn 2 tỷ trường hợp trên thế giới đã hoặc đang mắc viêm gan B, trong đó có khoảng 400 triệu trường hợp mắc viêm gan B mạn tính, trong đó 75% là người châu Á (1). Nếu mẹ nhiễm virus viêm gan B trong quá trình mang thai, khả năng lây nhiễm cho thai nhi là rất cao chiếm tới 60-70% (nếu mẹ nhiễm bệnh trong 3 tháng cuối của thai kỳ).
Ngoài ra, trong quá trình chuyển dạ nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con lên đến 90%. Nếu trẻ được tiêm vắc xin phòng viêm gan B càng sớm càng tốt, ngay trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, vắc xin sẽ bảo vệ trẻ hiệu quả trước tác nhân gây bệnh lên đến 95%.
2. Vắc xin cho trẻ từ 2 tháng tuổi
Vắc xin phối hợp phòng 6 bệnh (ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do Haemophilus influenzae týp B (Hib) gây ra) như vắc xin 6 trong 1 Infanrix hexa (Bỉ)/ Hexaxim (Pháp) hoặc 5 trong 1 Pentaxim (Pháp) (không có thành phần kháng nguyên viêm gan B) (mũi 1).
Vắc xin Rotarix (Bỉ), Rotateq (Mỹ), Rotavin (Việt Nam) phòng Rotavirus gây bệnh tiêu chảy cấp (liều 1).
Vắc xin Bexsero (Ý) phòng ngừa các bệnh lý do não mô cầu nhóm B gây ra như viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi,… với hiệu quả bảo vệ cao lên đến 95% (mũi 1).
Vắc xin Synflorix (Bỉ), Prevenar 13 (Bỉ) phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết do phế cầu khuẩn (mũi 1).
Theo lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi, khi trẻ từ 2 tháng tuổi có thể tiêm các loại vắc xin giúp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong những năm tháng đầu đời như: Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, các bệnh do Haemophilus influenzae týp B (Hib), tiêu chảy do Rotavirus, các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết,…
Để giảm chi phí đi lại và tiêm chủng, hạn chế đau đớn cho trẻ khi phải tiêm nhiều mũi, bố mẹ có thể chọn cho con tiêm mũi vắc xin phối hợp 6 trong 1 phòng ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do Haemophilus influenzae týp B (Hib); hoặc vắc xin 5 trong 1 (thành phần không có kháng nguyên viêm gan B).
Bên cạnh đó, tiêu chảy do Rotavirus cũng đặc biệt nguy hiểm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, hàng năm, trường hợp trẻ tử vong do Rotavirus chiếm khoảng 4-8% tổng số trẻ dưới 5 tuổi tử vong vì mọi nguyên nhân. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng mắc bệnh nhiều nhất (2).
Trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus thường sốt, đau bụng, nôn ói, đi ngoài ra phân lỏng toàn nước (có lúc màu xanh dưa cải, có thể có đờm, nhớt nhưng không có máu) nên nguy cơ mất nước là rất cao. Nếu không được bù nước kịp thời, trẻ có nguy cơ cao bị trụy mạch, thậm chí là tử vong.
Viêm màng não do não mô cầu nhóm B là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thống kê của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết tỷ lệ mắc bệnh viêm màng não mô cầu ở Việt Nam lên đến khoảng 2,3/100.000 dân và được coi là một trong 6 căn bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất nước, lên đến 0,03/100.000 dân.
Từ khi khởi phát, chỉ sau 24 giờ đồng hồ, trẻ mắc viêm màng não mô cầu có thể tử vong. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời tỷ lệ tử vong có thể lên đến 50%. Kể cả, sau khi được điều trị khỏi, có đến 30% trẻ phải gánh chịu những di chứng vĩnh viễn như cắt cụt tay chân, nhiễm khuẩn huyết, điếc, liệt, mù…
Phế cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa. Trong đó biến chứng viêm phổi được coi là một trong những bệnh lý nhiễm trùng nguy hiểm nhất và gây ra phần lớn các trường hợp tử vong ở cả trẻ em và người lớn.
Thống kê cho thấy tỷ lệ tử vong do viêm phổi phế cầu khuẩn cao gấp 100 – 1.000 lần so với tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng huyết, tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn huyết cao gấp 10 lần so với tỷ lệ tử vong do viêm não mủ và tỷ lệ tử vong do viêm tai giữa cao gấp 1.000 – 10.000 lần so với tỷ lệ tử vong do viêm não mủ.
Hơn thế, đáng lo ngại khi phế cầu khuẩn gây nhiều khó khăn cho quá trình điều trị vì chúng có khả năng kháng kháng sinh, tức thuốc kháng sinh khó thẩm thấu vào phần phổi đã dần hoại tử. Kể cả sau khi điều trị khỏi, trẻ mắc viêm phổi hoại tử có thể phải mang di chứng nặng nề suốt đời như suy giảm chức năng phổi, nguy cơ vỡ các kén khí phổi gây tràn khí màng phổi.
Chính vì vậy, tiêm các loại vắc xin 6 trong 1, 5 trong 1, vắc xin phòng ngừa tiêu chảy do Rotavirus, vắc xin phòng viêm màng não và vắc xin phế cầu khuẩn là phương pháp phòng bệnh chủ động, hiệu quả trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và biến chứng nghiêm trọng cho trẻ từ 6 tháng tuổi.
3. Vắc xin cho trẻ từ 3 tháng tuổi
Vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1: Tiêm mũi 2. (Nếu tiêm 5 trong 1 thì phải bổ sung mũi viêm gan B).
Vắc xin uống phòng bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus (liều 2).
Vắc xin Synflorix (Bỉ)/ Prevenar 13 (Bỉ) phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn (mũi 2)
Khi trẻ bước sang giai đoạn 3 tháng tuổi, theo lịch tiêm chủng trẻ em từ 0 đến 5 tuổi, bố mẹ sẽ cần cho trẻ đến các cơ sở tiêm chủng để tiêm/ uống liều thứ 2 của vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1, vắc xin phế cầu khuẩn và vắc xin phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus.
Các chuyên gia cho biết, sở dĩ cần tiêm/ uống liều nhắc là nhằm tăng cường khả năng bảo vệ của vắc xin hoặc có một tỷ lệ nhỏ trẻ sau khi tiêm tiêm/ uống liều 1 nhưng cơ thể chưa đáp ứng miễn dịch thì cần phải tiêm/ uống liều thứ 2 để giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh mạnh hơn, kéo dài thời gian hơn.
4. Vắc xin cho trẻ từ 4 tháng tuổi
Vắc xin kết hợp 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 mũi 3 (nếu tiêm vắc xin kết hợp 5 trong 1 thì tiêm thêm mũi viêm gan B).
Vắc xin Synflorix (Bỉ)/ Prevenar 13 (Bỉ) phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn (mũi 3).
Vắc xin uống phòng bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus (liều 3 – đối với vắc xin Rotateq).
Vắc xin Bexsero (Ý) phòng bệnh viêm màng não mô cầu (mũi 2).
Khi trẻ được 4 tháng tuổi, trẻ cần được tiêm đúng lịch vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 (mũi 2), vắc xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn (mũi 3) và uống (liều 3) vắc xin phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus, vắc xin phòng viêm màng não mô cầu nhóm B (mũi 2).
5. Vắc xin cho trẻ từ 6 tháng tuổi
Vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp)/ Influvac Tetra (Hà Lan) phòng bệnh cúm (Tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng).
Vắc xin VA-MENGOC-BC (Cu Ba) phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu nhóm B,C (mũi 1). Trẻ cần tiêm mũi 2 cách mũi 1 là 45 ngày.
Theo nhiều nghiên cứu, lượng kháng thể thụ động trẻ nhận được từ mẹ trong suốt thai kỳ sẽ giảm dần trong giai đoạn 3 đến 6 tháng tuổi, trong khi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện để có thể tự sản sinh kháng thể cần thiết bảo vệ chính mình trước dịch bệnh nguy hiểm. Do đó, giai đoạn này, bố mẹ cần lưu ý cho trẻ tiêm vắc xin phòng cúm, vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu B, C (mũi 1).
6. Vắc xin cho trẻ từ 9 tháng tuổi
Vắc xin sởi đơn MVVac (Việt Nam) phòng bệnh sởi (mũi 1).
Vắc xin Varilrix (Bỉ) phòng bệnh thủy đậu (mũi 1).
Vắc xin Imojev (Thái Lan) phòng Viêm não Nhật Bản (mũi 1).
Vắc xin Priorix (Bỉ) phòng Sởi – quai bị – rubella (mũi 1).
Vắc xin Menactra (Mỹ) phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu ACYW-135 (mũi 1).
Sởi là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường tấn công trẻ em. Virus sởi lây lan rất nhanh trong không khí và có thể sống tới 2 giờ trong không gian người bệnh ho hoặc hắt hơi. Nếu trẻ em vô tình hít phải hoặc vô tình cầm nắm đồ vật có dính dịch tiết từ mũi, họng của người bệnh, sau đó vô tình cho tay dụi mắt hoặc vô miệng sẽ có nguy cơ mắc bệnh.
Sau khi nhiễm virus sởi, trẻ có triệu chứng đặc trưng sốt, ho, sổ mũi, chảy nước mắt, phát ban… Phần lớn các trường hợp, trẻ phục hồi tốt sau phát ban xuất hiện và thường mất khoảng 2-3 tuần để hồi phục sức khỏe hoàn toàn Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời trẻ có nguy cơ cao đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm các vị trí tai giữa, xoang, phổi, phế quản, màng não, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt.
Nguy hiểm hơn, khi virus gây bệnh sởi không chỉ tấn công các cơ quan trong cơ thể mà còn tấn công các tế bào lympho nhớ, tức hệ thống miễn dịch của người bệnh bị phá hủy và trở lại trạng thái ban đầu (tức trạng thái khi chưa ghi nhớ cách phòng vệ trước các tác nhân gây bệnh) còn gọi là khả năng xóa trí nhớ miễn dịch.
Thời gian xóa trí nhớ miễn dịch không chỉ diễn ra 1 – 2 tháng mà kéo dài 2 – 5 năm sau trẻ mới có thể tái tạo lại được trí nhớ miễn dịch. Điều này được cho là nguy hiểm bội phần khi mà trẻ đang rơi vào “khoảng trống miễn dịch”.
Đối với các bệnh sởi, quai bị, rubella trẻ được bảo vệ toàn diện do nhận được lượng kháng thể thụ động từ mẹ đã tiêm vắc xin trước khi mang thai. Tuy nhiên, theo thời gian lượng kháng thể này dần suy giảm, trẻ không còn khả năng bảo vệ trước các căn bệnh nguy hiểm này, Do đó, vắc xin Priorix là vắc xin thế hệ mới phòng ngừa 3 bệnh Sởi – Quai bị – Rubella được sử dụng để tiêm sớm cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn.
Nhiều người vẫn nghĩ thủy đậu là bệnh lành tính ngoài da, không nguy hiểm. Thế nhưng, nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng phương pháp, thủy đậu vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tính mạng ở cả trẻ em và người lớn. Trẻ em mắc thủy đậu có nguy cơ gặp biến chứng viêm tiểu não (tỷ lệ mắc là 1/40.000 trẻ), viêm màng não (tỷ lệ 4,4 – 11% trong số các trường hợp nghi ngờ viêm màng não do virus), viêm cơ tim, viêm mạch máu, viêm gan, viêm phổi và nhiễm trùng thứ phát (bội nhiễm)…
Viêm não Nhật Bản (còn được gọi là bệnh viêm não mùa hè) cũng là một trong những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm mà bố mẹ cần ghi nhớ lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi để con được tiêm vắc xin đúng lịch và đủ mũi theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao lên đến 30% cùng di chứng vĩnh viễn suốt đời như co giật, động kinh, nằm liệt giường, liệt, rối loạn tâm thần, rối loạn ngôn ngữ,… đối với một số người sống sót sau điều trị.
Trong đó, trẻ em từ 0-14 tuổi chiếm đến 75% các trường hợp tử vong. Đáng lo ngại, viêm não Nhật Bản hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các loại thuốc được bác sĩ chỉ định sử dụng đều có chung mục đích điều trị và giảm nhẹ các triệu chứng bệnh. Do đó, chủ động tiêm các loại vắc xin trong giai đoạn trẻ 9 tháng tuổi là cách dự phòng bệnh hiệu quả, an toàn mà bố mẹ có thể làm ngay từ nhỏ cho trẻ.
7. Vắc xin cho trẻ 12 tháng tuổi
Vắc xin 3 trong 1 MMR-II (Mỹ), MMR (Ấn độ) phòng bệnh sởi, quai bị, rubella (mũi 1) (Nếu trẻ chưa tiêm vắc xin Priorix phòng sởi-quai bị-rubella).
Vắc xin Varivax/Varicella phòng bệnh thủy đậu (mũi 1) (Nếu chưa tiêm vắc xin Varilrix).
Vắc xin Jevax (Việt Nam) phòng bệnh viêm não Nhật Bản B: Tiêm 2 mũi, cách nhau 1 – 2 tuần (Nếu trẻ chưa tiêm vắc xin Imojev).
Vắc xin Avaxim 80U phòng bệnh viêm gan A (mũi 1). Mũi nhắc lại thực hiện sau 6 tháng.
Vắc xin Synflorix (Bỉ)/Prevenar 13 (Bỉ) phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn (mũi 4).
Vắc xin Menactra (Mỹ) phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu ACYW-135 (mũi 2).
Vắc xin Twinrix (Bỉ) phòng bệnh viêm gan A, B (mũi 1). Hai mũi cách nhau 6 tháng.
Theo lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 đến 5 tuổi, 12 tháng tuổi, ngoài tiêm các loại vắc xin phòng thủy đậu, viêm não Nhật Bản, viêm màng não do não mô cầu ACYW-135, các bệnh do phế cầu khuẩn và vắc xin phối hợp 3 trong 1 phòng 3 bệnh sởi, quai bị, rubella, trẻ còn có thể tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan A.
Vì có tính lây nhiễm cao nên bệnh viêm gan A có thể gặp ở mọi nơi trên thế giới, bất cứ ai chưa từng nhiễm bệnh hoặc chưa tiêm chủng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh. Tuy nhiên, không phải trẻ nào nhiễm virus viêm gan A cũng tiến triển thành bệnh, bởi một số ít trường hợp các triệu chứng chỉ xảy ra 2 – 6 tuần sau khi virus xâm nhập vào cơ thể.
Theo các chuyên gia, ngay cả khi các triệu chứng virus viêm gan A không biểu hiện ra ngoài thì virus gây bệnh viêm gan A vẫn âm thầm trú ngụ trong gan và khi gặp các điều kiện thuận lợi như viêm gan cấp, chức năng gan suy giảm, suy gan,… chúng sẽ hoạt động gây bệnh trở lại.
Chính vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo, trẻ từ 12 tháng tuổi, bố mẹ cần cho trẻ tiêm đúng lịch và đủ mũi vắc xin viêm gan A để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
8. Vắc xin cho trẻ 15 – 24 tháng tuổi
Vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 (mũi 4) (nếu chích 5 trong 1 thì chích thêm mũi viêm gan B).
Vắc xin Avaxim 80U phòng bệnh viêm gan A (mũi nhắc).
Vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp)/ Influvac Tetra (Hà Lan) phòng bệnh cúm (mũi nhắc lại).
Giai đoạn từ 15 đến 24 tháng, bố mẹ cần lưu ý cho trẻ đi tiêm vắc xin vì giai đoạn này trẻ chủ yếu tiêm các mũi nhắc theo lịch hẹn của bác sĩ vì kháng thể nhận được sau khi tiêm một số loại vắc xin giảm dần theo thời gian. Cho dù trẻ đã được tiêm vắc xin nhưng chưa hoàn thành phác đồ tiêm chủng vẫn có khả năng mắc bệnh nếu không được thực hiện các mũi tiêm nhắc trong giai đoạn này.
9. Vắc xin cho trẻ đủ 24 tháng tuổi
Vắc xin Jevax phòng bệnh viêm não Nhật Bản (mũi 3).
Vắc xin Typhim VI/Typhoid VI phòng bệnh thương hàn (mũi 1).
Vắc xin Tả mORCVAX (Việt Nam) gồm 2 liều uống (dành cho trẻ sống ở vùng nguy cơ cao, liều hai sau liều một 2 tuần).
Bước vào giai đoạn 24 tháng tuổi, bên cạnh việc tiêm các loại vắc xin phòng viêm não Nhật Bản Jevax, trẻ cũng cần tiêm thêm vắc xin phòng thương hàn và tả.
Thương hàn có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng trẻ em có sức đề kháng kém dễ mắc bệnh nhất. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ có thể gặp các biến chứng rất nguy hiểm như về đường tiêu hóa, tim mạch, tiết niệu, hệ thần kinh như thủng đường tiêu hóa, chảy máu tiêu hóa, viêm não, viêm màng não, thậm chí là tử vong. Cho đến nay thương hàn vẫn đang là nỗi lo của hàng triệu người trên thế giới, ước tính mỗi năm có khoảng 11–21 triệu ca sốt thương hàn và 200.000 ca tử vong do căn bệnh này gây ra.
Ước tính mỗi năm có 1,3 triệu – 4,0 triệu trường hợp mắc bệnh, trong đó khoảng 21.000 – 143.000 trường hợp tử vong do dịch tả trên phạm vi toàn cầu. Bệnh tả được cho là mối hiểm họa ở trẻ em khi bệnh thường có diễn biến phức tạp và rất khó lường.
Trẻ em mắc tả nếu không được điều trị kịp thời, bệnh trở nặng khiến bệnh nhi mất lượng lớn chất lỏng và chất điện giải gây tử vong nhanh chỉ trong vòng 2 đến 3 giờ. Mặc dù sốc và mất nước là các biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tả, song một số trường hợp trẻ còn có thể gặp các vấn đề nghiêm trọng khác như hạ đường huyết, nồng độ kali thấp, suy thận.
10. Vắc xin cho trẻ từ 3 tuổi trở lên
Vắc xin 3 trong 1 MMR-II phòng bệnh sởi, quai bị, rubella (mũi nhắc, áp dụng trong trường hợp trẻ chưa tiêm mũi 2 ở mốc 12 hay 15 tháng) khi trẻ 4-6 tuổi.
Vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp)/ Influvac Tetra (Hà Lan) phòng bệnh cúm (Tiêm nhắc lại hàng năm).
Vắc xin Menactra (Mỹ) phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu A,C,Y,W-135 (mũi nhắc cho trẻ từ 15 tuổi đến người lớn 55 tuổi).
Vắc xin Jevax (Việt Nam) phòng bệnh viêm não Nhật Bản (mũi nhắc, lúc 5 tuổi). Sau đó cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần.
Vắc xin Tetraxim (Pháp) (phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt) hoặc vắc xin Adacel (Canada)/Boostrix (Bỉ) (phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván) khi trẻ từ 4 tuổi trở lên, và nhắc lại mỗi 10 năm.
Theo biểu đồ tăng trưởng, từ 3 tuổi trở lên, cơ thể trẻ dần trở nên cứng cáp: biết đi đứng, chạy nhảy, cầm nắm các đồ vật nhỏ nên nguy cơ nhiễm các mầm bệnh từ môi trường bên ngoài là rất cao.
Chính vì vậy, giai đoạn này bố mẹ cần ghi nhớ lịch tiêm cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi để trẻ được tiêm đầy đủ các mũi nhắc như vắc xin phòng sởi – quai bị – rubella, vắc xin Menactra phòng viêm màng não do não mô cầu A,C,Y,W-135, vắc xin phòng cúm, vắc xin phòng viêm não Nhật Bản (Jevax). Ngoài ra, ở độ tuổi này, trẻ có thể tiêm vắc xin phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván, bại liệt.
Tiêm chủng là hoạt động trọn đời, cần thiết cho mỗi người từ lúc lọt lòng, lớn lên, đi học, trưởng thành cho đến khi già đi.
Một số lưu ý bố mẹ cần biết để trẻ đi tiêm chủng đảm bảo an toàn
Những lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng sẽ giúp bố mẹ hoặc người giám hộ có sự chuẩn bị tốt nhất giúp cho quá trình tiêm chủng của trẻ diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và hạn chế tối đa những phản ứng sau tiêm có thể xảy ra.
1. Các việc cần chuẩn bị trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng
Bố mẹ hoặc người giám hộ trẻ cần mang theo sổ tiêm chủng của trẻ từ trước để bác sĩ khám sàng lọc theo dõi chi tiết và đầy đủ lịch sử tiêm chủng trước đó của trẻ và để chỉ định các mũi tiêm tiếp theo cho phù hợp và chính xác nhất. Trong trường hợp đưa trẻ đi tiêm chủng tại VNVC, bố mẹ hoặc người giám hộ sẽ được nhắc lịch tiêm tự động và miễn phí qua điện thoại, tin nhắn, tổng đài nhắc lịch và VNVC Mobile App “Trợ lý tiêm chủng” để trẻ không bỏ lỡ lịch tiêm cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi giúp phòng ngừa nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Trước khi tiêm vắc xin, trẻ sẽ được khám sàng lọc bởi các bác sĩ có chuyên môn. Bố mẹ hoặc người giám hộ cần thông báo cho bác sĩ các thông tin quan trọng như tiền sử bệnh, trẻ có mắc bệnh bẩm sinh hay đang mắc bệnh nào không, trẻ có đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh hay không, có xảy ra tình trạng dị ứng, sốc phản vệ từ lần tiêm trước hay không). Đây là những thông tin rất quan trọng giúp bác sĩ có cơ sở để chỉ định tiêm/ uống loại vắc xin phù hợp, chính xác hoặc cần hoãn tiêm/ uống vắc xin.
Việc khám sàng lọc trước tiêm là bắt buộc và phải được thực hiện theo đúng quy định của Bộ Y tế. Theo quyết định số 1575/QĐ-BYT ban hành 27 tháng 3 năm 2023 quy định về việc hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm cho trẻ cần tập trung vào việc đánh giá tình trạng sức khỏe chung của cơ thể bao gồm: Đo thân nhiệt, đánh giá tri giác, quan sát nhịp thở, nghe phổi, nghe tim, phát hiện các bất thường khác.
2. Trong khi tiêm
Trước khi tiêm bất kỳ loại vắc xin nào, bố mẹ hoặc người giám hộ cần kiểm tra chéo các thông tin liên quan đến vắc xin với điều dưỡng viên. Tại Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, trước khi tiến hành tiêm vắc xin cho trẻ, điều dưỡng viên sẽ giới thiệu cho Khách hàng các thông tin quan trọng như tên vắc xin, nhà sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng, tác dụng phòng bệnh, các phản ứng sau tiêm có thể gặp cũng như tính vẹn toàn của vắc xin khi quan sát bằng mắt thường… Trong quá trình đối chiếu chéo, trường hợp nghe chưa rõ bố mẹ nên hỏi lại để nắm rõ thông tin trước khi tiến hành tiêm vắc xin cho con.
Bố mẹ hoặc người giám hộ có thể hỗ trợ bế trẻ ở tư thế ôm trẻ vào lòng và để lộ bắp tay hoặc bắp đùi của trẻ để điều dưỡng viên thực hiện tiêm cho bé dễ dàng hơn. Đối với những trẻ lớn, bố mẹ hoặc người giám hộ có thể hướng dẫn cho trẻ ngồi lên ghế ngay ngắn, thoải mái để quá trình tiêm chủng diễn ra một cách nhanh chóng. Tại Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, 100% điều dưỡng viên được đào tạo bài bản và thành thạo kỹ thuật tiêm giảm đau, nhẹ nhàng, thấu hiểu tâm lý trẻ nhỏ, kỹ năng tương tác tốt giúp trẻ luôn cảm thấy thoải mái, vui vẻ trước từng mũi tiêm.
3. Sau khi tiêm
Mỗi cá thể phản ứng với vắc xin ở các mức độ khác nhau, do đó sau khi tiêm vắc xin, trẻ cần được ở lại tại cơ sở tiêm chủng tối thiểu 30 phút để được theo dõi sức khỏe sau tiêm chủng. Nếu bố mẹ hoặc người giám hộ phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường như nôn ói, thở nhanh, thở ngắt quãng, nghẹt thở hoặc khó thở, thở rít, tím tái, da nổi mẩn đỏ, đau bụng, tiêu chảy,… cần báo ngay cho nhân viên y tế để được can thiệp kịp thời.
Sau đó, trẻ cần được theo dõi tại nhà tiếp tục sau khoảng 24-48 giờ tiếp theo, bố mẹ cần lưu ý đến thân nhiệt, nhịp thở, toàn trạng, da niêm mạc, các sinh hoạt hàng ngày bao gồm ăn, chơi, ngủ nghỉ… Đồng thời, chú ý quan sát vết tiêm và toàn thân của trẻ xem có dấu hiệu nổi mẩn đỏ, mề đay, phát ban, ngứa hoặc sưng phù mí mắt. Nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường này cần nhanh chóng cho trẻ đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và xử trí kịp thời.
Trong quá trình chăm sóc trẻ tại nhà, bố mẹ nên ưu tiên cho trẻ mặc các loại quần áo thoáng mát, mỏng nhẹ, làm từ chất liệu thấm hút mồ hôi để trẻ luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu, tránh trường hợp quần áo dày cọ xát vào da làm đau vết tiêm của trẻ.
Sau tiêm, trẻ có thể bị sốt. Tuy nhiên, đây là phản ứng sau tiêm bình thường cho thấy cơ thể trẻ đã tiếp nhận vắc xin như một “kẻ lạ mặt” và phản ứng lại. Do đó, trong trường hợp trẻ sốt trên 38.5 độ C, bố mẹ hoặc người giám hộ có thể cho trẻ uống một số loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol, ibuprofen với liều lượng phù hợp.
Đối với vết tiêm có dấu hiệu sưng, đỏ, bố mẹ hoặc người giám hộ trẻ có thể áp dụng phương pháp chườm mát để trẻ giảm đau và giảm sưng sau tiêm. Tuyệt đối không đắp bất cứ thứ gì (lá cây, khoai tây, chanh) lên vết tiêm vì phương pháp này không có cơ sở khoa học, có thể khiến trẻ nhiễm trùng tại vết tiêm và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cho trẻ uống nhiều nước và bú nhiều sữa hơn để giúp tăng cường sức đề kháng, đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe cho trẻ.
Tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi ở đâu đầy đủ vắc xin và uy tín?
Bên cạnh việc ghi nhớ lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi thì bố mẹ hoặc người giám hộ cũng cần tìm hiểu và lựa chọn một trung tâm tiêm chủng uy tín, an toàn, đảm bảo cung ứng đầy đủ các loại vắc xin thế hệ mới như Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC để trẻ có cơ hội được tiếp cận và tiêm chủng các loại vắc xin mới nhất trên thế giới, đảm bảo an toàn tiêm chủng ở mức cao nhất.
VNVC tự hào là Hệ thống trung tâm tiêm chủng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam sở hữu 4 kho lạnh tổng bảo quản vắc xin đạt tiêu chuẩn GSP và hàng trăm kho lạnh tại các trung tâm trên toàn quốc đảm bảo lưu trữ và bảo quản vắc xin trong nhiệt độ tiêu chuẩn từ 2-8 độ C theo đúng quy định của nhà sản xuất, đảm bảo nhằm đảm bảo cấu trúc và hiệu lực bảo vệ của vắc xin luôn ở mức tối ưu.
Tất cả các phòng tiêm đều được trang bị tủ giữ vắc xin chuyên dụng, vắc xin được vận chuyển với các xe lạnh và thiết bị vận chuyển chuyên dụng, từ đó luôn đảm bảo chất lượng tốt nhất cho người sử dụng. Đồng thời, tại mỗi trung tâm VNVC đều có phòng xử trí phản ứng sau tiêm với đầy đủ trang thiết bị theo tiêu chuẩn của cơ quan y tế.
Bên cạnh đó, bố mẹ hoặc người giám hộ trẻ cũng cần lưu ý chọn lựa trung tâm tiêm chủng uy tín, được hàng triệu gia đình Việt Nam tin tưởng như Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC để trẻ có cơ hội được tiêm các loại vắc xin thế hệ mới, chất lượng cao cùng quy trình tiêm chủng an toàn, nghiêm ngặt.
Tại VNVC, toàn bộ vắc xin luôn được bảo quản trong hệ thống kho lạnh đạt chuẩn quốc tế từ 2-8 độ C nhằm đảm bảo cấu trúc và hiệu lực bảo vệ của vắc xin luôn ở mức tối ưu. Cùng với đó, VNVC cũng tiên phong phát triển quy trình tiêm chủng của Bộ Y tế lên 8 bước an toàn, khoa học, khép kín: trước, trong và sau khi tiêm chủng, đảm bảo hiệu quả của vắc xin và an toàn cho người sử dụng.
Ngoài ra, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC còn sở hữu nguồn nhân lực chất lượng cao, giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản và tái đào tạo thường xuyên. 100% bác sĩ trưởng, bác sĩ khám sàng lọc và điều dưỡng viên được cấp chứng chỉ an toàn tiêm chủng, thấu hiểu tâm lý trẻ nhỏ và thành thạo kỹ năng tiêm giảm đau, giúp Khách hàng luôn cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng trước từng mũi tiêm. Toàn bộ Khách hàng đến tiêm chủng được bác sĩ có chuyên môn khám sàng lọc miễn phí trước tiêm và chỉ định loại vắc xin phù hợp.
Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC còn thiết kế nhiều dịch vụ tiêm chủng nhằm đáp ứng linh hoạt mọi nhu cầu của nhiều đối tượng Khách hàng như: dịch vụ tiêm lẻ, tiêm trọn gói, tiêm theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online, đặt giữ vắc xin theo yêu cầu…
Đặc biệt, VNVC là hệ thống trung tâm tiêm chủng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam ra mắt ứng dụng trợ lý tiêm chủng “VNVC Mobile App” nhằm giúp Khách hàng tra cứu lịch sử tiêm chủng một cách dễ dàng, nhanh chóng, chủ động quản lý thời gian cũng như kiểm soát lịch tiêm chủng trọn đời của trẻ, bản thân và gia đình để không bỏ lỡ bất kỳ cột mốc tiêm chủng quan trọng nào.
Để được tư vấn, đặt lịch tiêm vắc xin đăng ký gói vắc xin hoặc tham gia các chương trình ưu đãi, Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với VNVC qua:
Hotline: 028 7102 6595;
Fanpage: VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn;
Tra cứu trung tâm tiêm chủng VNVC gần nhất tại đây;
Để đặt mua vắc xin và tham khảo các sản phẩm vắc xin, Quý khách vui lòng truy cập: vax.vnvc.vn.
Quý Khách hàng có thể tải VNVC Mobile App để tra cứu lịch sử tiêm chủng, quản lý mũi tiêm nhanh chóng bằng 2 link sau:
IOS (iPhone, iPad,…): https://bit.ly/VNVC_APPSTORE
Android (Oppo, Samsung, Sony,…): https://bit.ly/VNVC_GGPLAY
Xem ngay hướng dẫn tải App
Bám sát và tuân thủ lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi là trách nhiệm và nghĩa vụ của bố mẹ hoặc người giám hộ để trẻ được bảo vệ toàn diện bởi vắc xin ngay từ những năm tháng đầu đời. |
https://dantri.com.vn/suc-khoe/xo-gan-co-tien-trien-thanh-ung-thu-gan-20221207142036981.htm | 20221207 | Xơ gan có tiến triển thành ung thư gan? | Xơ gan có dẫn đến ung thư gan?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có hơn 20.000 người chết vì bệnh gan mạn tính và xơ gan, đây cũng là nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ 10 đối với đàn ông và thứ 12 đối với phụ nữ.
Bệnh xơ gan nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng, điển hình là bị xơ gan cổ trướng (Ảnh: Internet).
Theo Bệnh viện Bãi Cháy, xơ gan gây ra tất nhiều biến chứng trong đó có khoảng 30% người xơ gan bị biến chứng chảy máu do giãn tĩnh mạch thực quản. Ngoài ra, xơ gan còn gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng dịch ổ bụng, bệnh não do gan, ung thư gan…
Bệnh xơ gan nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng, điển hình là bị xơ gan cổ trướng. Đây là giai đoạn mà gan đã bị tổn thương nặng nề, lúc này gan sẽ không hoạt động được nữa, mất đi chức năng trao đổi chất, và có nước xuất hiện trong ổ bụng gây chèn ép các phủ tạng làm thay đổi cấu trúc tế bào gan, làm xơ hóa gan.
Tình trạng này khiến chức năng lọc máu, tiêu hóa, bài tiết mật của gan kém đi, sức đề kháng của người bệnh bị giảm, dễ dàng mắc các bệnh về đường ruột, đường tiết niệu, đường hô hấp và ống mật, gây nguy hại đến tính mạng người bệnh.
Ngoài ra, bệnh xơ gan còn gây ra những biến chứng nguy hiểm khác cho người bệnh, mà trường hợp xấu nhất là ung thư gan.
Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh xơ gan?
Khám sức khỏe định kỳ là phương pháp tốt nhất phát hiện các vấn đề về gan (Ảnh: Intrernet).
Phát hiện qua triệu chứng
Bệnh nhân thường không có triệu chứng ở giai đoạn đầu. Nhưng theo thời gian khi gan bị tổn thương nặng hơn, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng bệnh xơ gan
Bệnh nhân còn có những sự thay đổi về trí tuệ, ví dụ như gặp các vấn đề về sự tập trung hay trí nhớ. Nếu phụ nữ mắc bệnh xơ gan, bệnh nhân có thể không còn kinh nguyệt. Nếu bệnh nhân là nam giới, có thể mất khả năng quan hệ tình dục, bắt đầu từ việc ngực phát triển và chảy.
Một số triệu chứng khác bệnh nhân có thể gặp như: Nôn ra máu, yếu cơ, nước tiểu màu nâu, sốt, bệnh về xương, xương dễ gãy. Cần chú ý rằng bệnh nhân xơ gan sẽ có thể không biểu hiện hết toàn bộ triệu chứng trên và một số triệu chứng trên có thể là dấu hiệu của bệnh khác.
Khám sức khỏe định kỳ là phương pháp tốt nhất phát hiện các vấn đề về gan.
Phát hiện qua nguyên nhân
Bệnh gan tiến triển thành xơ gan phải trải qua một thời gian dài. Những nguyên nhân gây bệnh xơ gan thường gặp bao gồm: Uống rất nhiều rượu, viêm gan mạn tính như: viêm gan B hay viêm gan C.
Phát hiện qua các xét nghiệm
Do bệnh gan khi đã tiến triển thành xơ gan thì việc điều trị sẽ rất khó khăn và thường tiên lượng bệnh sẽ rất xấu. Do đó, cách tốt nhất là nên sàng lọc gan mật định kỳ 1 năm ít nhất 2 lần.
Chi phí bỏ ra cho việc khám định kỳ sẽ rẻ hơn rất nhiều so với việc điều trị bệnh về gan. Phát hiện ra nguyên nhân gây tổn thương gan sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng điều trị. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-lap-ke-hoach-de-bo-hut-thuoc-la-vi | Cách lập kế hoạch để bỏ hút thuốc lá | Hút thuốc lá quá nhiều mang lại những nguy cơ nghiêm trọng tới sức khỏe. Ai cũng biết vậy nhưng việc hạn chế hoặc bỏ hẳn thuốc lá không hề dễ dàng. Tuy nhiên, với sự trợ giúp của một kế hoạch cai thuốc, có lẽ bạn sẽ dễ dàng vượt qua giai đoạn khó khăn này hơn. Dưới đây là một số ý tưởng giúp bạn lập kế hoạch cai thuốc lá chuẩn nhất.
1. Liệt kê lý do bạn muốn bỏ hút thuốc
Chỉ bạn mới là người có thể quyết định khi nào mình đã sẵn sàng bỏ thuốc lá. Do vậy bạn cần hiểu rõ tại sao mình lại đưa ra quyết định này và điều gì sẽ thúc đẩy mình cai thuốc lá.Hãy lập danh sách các lý do bạn muốn bỏ thuốc, đây sẽ là những nền tảng quan trọng hỗ trợ kế hoạch cai thuốc của bạn. Lý do bỏ thuốc có thể bao gồm:Cải thiện sức khỏe;Giảm nguy cơ mắc bệnh trong tương lai;Bảo vệ sức khỏe gia đình, bạn bè và người xung quanh;Tiết kiệm chi phí.
2. Chọn ra một ngày không hút thuốc
Chọn một ngày cụ thể trong tháng tới để cai thuốc lá. Bạn có thể chọn một ngày ngẫu nhiên, một ngày ít căng thẳng, stress hơn hoặc một ngày có ý nghĩa với bạn, chẳng hạn như ngày sinh nhật hoặc ngày lễ. Hãy đánh dấu ngày này lên trên lịch.Mặc dù nhiều người hút thuốc lá muốn giảm tần suất hút dần dần, nhưng bằng chứng khoa học cho thấy việc bỏ thuốc đột ngột - tức đặt ngày không hút thuốc và kiên trì thực hiện - sẽ có khả năng bỏ thuốc lâu dài cao hơn. Cai thuốc lá bằng cách lựa chọn ngày cụ thể để hút thuốc 3. Chuẩn bị cho ngày không hút thuốc
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự kết hợp giữa điều trị y tế và tư vấn hành vi sẽ giúp nâng cao khả năng cai thuốc lá thành công. Tuy nhiên những can thiệp này cần có thời gian và được lên kế hoạch từ trước. Bạn cũng cần thời gian để cân nhắc và chuẩn bị các phương án hỗ trợ, ví dụ như:Hỏi bác sĩ về các loại phương pháp hỗ trợ cai thuốc lá: Ví dụ như dùng miếng dán nicotine (liệu pháp thay thế nicotine - NRT), viên ngậm, kẹo cao su, nước súc miệng, thuốc hít hoặc thuốc xịt mũi... Các phương pháp này sẽ được áp dụng vào ngày bỏ thuốc của bạn. Một số loại thuốc không chứa nicotine có thể làm giảm triệu chứng cai nicotine bằng cách bắt chước cách hoạt động của chất này trong cơ thể, ví dụ như Varenicline (Chantix). Thuốc này nên được sử dụng từ 1-2 tuần trước ngày bỏ thuốc của bạn;Liệt kê các tác nhân và thói quen hút thuốc của bạn: Hãy lập danh sách các tác nhân phổ biến dẫn đến hút thuốc hoặc thói quen hút thuốc hàng ngày điển hình của bạn. Bạn có hút thuốc khi căng thẳng không? Bạn có luôn hút thuốc sau bữa ăn không? Bạn có hút thuốc sau khi tan làm không?... Việc xác định các mô thức thói quen này có thể giúp bạn xác định thời điểm cần hỗ trợ hoặc tự đánh lạc hướng bản thân bởi những tác nhân khác;Nói chuyện với mọi người: Hãy nói cho gia đình, bạn bè và đồng nghiệp biết về ngày không hút thuốc lá của bạn. Điều này giúp bạn có thêm nhiều sự hỗ trợ về mặt tinh thần. Bạn có thể nhờ họ kiểm tra kết quả, cùng thiết lập các hoạt động để giúp bạn thoát khỏi tình trạng hút thuốc và kiên nhẫn với những thay đổi trong tâm trạng của bạn. Bạn cũng có thể yêu cầu những người bạn không hút thuốc xung quanh mình và cũng không mời bạn hút thuốc.
Dọn dẹp môi trường sống: Có lẽ bạn sẽ cần dành đôi chút thời gian để kiểm tra khắp nhà, xe hơi, văn phòng và những khu vực quen thuộc để loại bỏ những vật dụng dùng để hút thuốc (ví dụ: thuốc lá, bật lửa, diêm và gạt tàn). Giặt áo khoác và các loại quần áo khác có thể còn sót lại mùi thuốc lá. Làm sạch đồ nội thất bọc đệm hoặc rèm cửa.Tích trữ các sản phẩm thay thế: Chuẩn bị sẵn những vật dụng mà bạn có thể thay thế cho điếu thuốc mà bạn thường ngậm trong miệng, chẳng hạn như kẹo cao su không đường, kẹo cứng, ống hút, que quê. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm các vật dụng để giữ cho đôi tay mình bận rộn, đỡ trống trải, ví dụ như một quả bóng bóp. Hãy để những thứ này ở nơi bạn thường để thuốc lá hoặc gạt tàn;Lên lịch làm sạch răng. Hãy thường xuyên đi khám răng định kỳ, lấy cao răng và chăm sóc răng thường xuyên để loại bỏ vết ố vàng do nicotine. Với hàm răng khỏe mạnh và trắng sáng có thể sẽ là động lực để giúp bạn quyết tâm cai thuốc lá.Dành thời gian suy ngẫm về kế hoạch cai thuốc lá. Đặc biệt nếu bạn đã từng cố gắng trước đây nhưng lại thất bại, hãy tìm hiểu đâu là trở ngại khiến bạn chưa vượt qua. Hãy tự phân tích xem điều gì hiệu quả và điều gì không? Sau đó hãy điều chỉnh lại kế hoạch và làm khác đi lần này. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về vấn đề cai thuốc lá 4. Vượt qua ngày không hút thuốc lá
Vượt qua một ngày bỏ thuốc lá có thể là một thử thách lớn về mặt tinh thần và thể chất, đặc biệt là khi những cơn thèm thuốc lá có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Hãy tham khảo một số mẹo dưới đây để giữ vững tinh thần trong ngày bỏ thuốc:Không hút thuốc, dù chỉ là một điếu;Áp dụng liệu pháp thay thế nicotine (NRT) nếu bạn đã chọn phương pháp đó;Thường xuyên nhắc nhở bản thân về lý do cai thuốc lá;Uống nhiều nước hoặc nước trái cây;Duy trì hoạt động thể chất;Tránh các đám đông hút thuốc và tránh những người gợi ý, mời bạn hút thuốc;Tìm một nhóm cộng đồng, tư vấn hoặc lớp học hỗ trợ cai thuốc lá;Thực hành các kỹ thuật quản lý căng thẳng và thư giãn;Giữ cho đôi tay bận rộn với các sản phẩm thay thế thuốc lá hoặc làm các hoạt động thường xuyên như viết hoặc đan lát;Giữ cho tâm trí không bị phân tâm khi cần thiết với một cuốn sách hoặc trò chơi ô chữ.Nhìn chung, với một kế hoạch cai thuốc bài bản và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bạn sẽ có những sự hỗ trợ cần thiết trong quá trình bỏ thuốc. Càng tập hợp được nhiều nguồn lực (các nhóm hỗ trợ, biện pháp thay thế nicotine, thuốc, lời khuyên của bác sĩ...) thì bạn càng có nhiều khả năng từ bỏ được thói quen hút thuốc của mình. Nguồn tham khảo: nhs.uk, health.gov.au, mayoclinic.org |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/be-sinh-non-35-tuan-nen-tiem-lao-luc-nao-vi | Bé sinh non 35 tuần nên tiêm lao lúc nào? | Hỏi:
Bé nhà mình sinh non 35 tuần nên tiêm lao lúc nào? có tiêm trong tháng đầu tiên như bé khác không? Cảm ơn bác sĩ.Phương Liên (1997)
Trả lời:
Chào bạn,Vắc xin phòng Lao tiêm được cho trẻ đẻ non từ 34 tuần tuổi trở lên, tiêm tốt nhất trong vòng 1 tháng sau sinh.Nếu con bạn ổn định, bú tốt cần phải đưa bé đến tiêm phòng Lao sớm nhất có thể.
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Hà - Trưởng Đơn nguyên vắc-xin - Khoa Ngoại trú Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. CÂU HỎI LIÊN QUANVết tiêm lao bị sưng nên đắp gì6 tháng có tiêm được lao khôngCÁC BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:Vắc-xin thủy đậu được tiêm lúc nào, có tác dụng trong bao lâu?Những điều cần biết trước khi bố mẹ đưa con đi tiêm vắc-xin 6 trong 1 của BỉTrẻ bị sốt sau khi tiêm phòng vắc-xin 5 trong 1: Khi nào là bất thường? Vacxin hoạt động trong cơ thể chúng ta như thế nào? |
|
https://tamanhhospital.vn/tiem-filler/ | 16/02/2023 | Tiêm filler là gì? Công dụng ra sao? Ưu và nhược điểm | Tiêm filler là phương thức làm đẹp phổ biến. Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 3 triệu người Mỹ lựa chọn hình thức làm đẹp này. Tiêm filler là gì, có an toàn không và cần lưu ý những gì trước, trong và sau khi tiêm? Cùng giải đáp chi tiết qua tư vấn dưới đây của bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM.
Mục lụcTiêm filler là gì?Tiêm filler có tác dụng gì?Đối tượng nào có thể lựa chọn tiêm filler?Tiêm filler có an toàn không?Các loại tiêm fillerƯu và nhược điểm khi chọn tiêm filler1. Ưu điểm của tiêm filler2. Nhược điểm của tiêm fillerMất bao lâu để phục hồi sau khi tiêm filler?Quy trình thực hiện tiêm fillerNhững lưu ý cần biết khi tiêm filler1. Trước khi tiêm2. Khi tiêm3. Sau khi tiêmTiêm filler là gì?
Tiêm filler (tiêm chất làm đầy) là một quy trình thẩm mỹ nội khoa. Chất làm đầy được tiêm vào dưới da để làm che lấp các nếp nhăn, phục hồi nhan sắc khuôn mặt; thậm chí cải thiện các khuyết điểm trên khuôn mặt, khắc phục các dấu hiệu lão hóa để vẻ ngoài trẻ trung hơn, làm thon gọn gương mặt. (1)
Hình thức làm đẹp với filler được thực hiện trong vòng nửa giờ và thời gian phục hồi rất nhanh chóng. Kết quả làm đẹp có thể nhìn thấy ngay lập tức và kéo dài trong vài tháng hoặc vài năm, tùy theo vị trí tiêm và chất lượng loại chất làm đầy da.
Hình thức làm đẹp với filler được thực hiện trong vòng nửa giờ và thời gian phục hồi rất nhanh chóng
Tiêm filler có tác dụng gì?
Collagen và HA đều là những thành phần liên quan đến da, cả 2 đều giúp da duy trì sự tươi trẻ và sức khỏe làn da.
Collagen giống như một loại keo dán, giữ cho tất cả các mô tế bào dính chặt vào nhau và có chức năng xây dựng các khối cơ như: xương, da, cơ, gân và dây chằng. Các bộ phận khác như mạch máu, giác mạc và răng cũng có collagen. Thế nhưng, theo thời gian khi cơ thể lão hóa, cơ thể chúng ta sẽ mất dần collagen. Riêng da, khi mất collagen sẽ trở nên mỏng hơn, mất tính đàn hồi và bắt đầu chảy xệ.
HA có khả năng giữ (ngậm) rất nhiều phân tử nước quanh nó, nhờ đógiúp da căng bóng. Khi da bị khô, mất nước sẽ trở nên nhăn nheo, có nếp nhăn li ti. Ngoài ra, HA ở trong lớp bì có tác dụng tái tạo mô (tissue repair). Chính vì vậy, FDA đã chấp thuận cho HA là thành phần chính của các chất làm đầy (filler) để tiêm vào các vùng thiếu hụt thể tích, trẻ hóa da.
Tiêm filler có tác dụng:
Tăng thể tích cho vùng da được tiêm và khắc phục tình trạng chảy xệ.
Làm đầy các khuyết điểm và giúp khuôn mặt cân đối hơn.
Khắc phục các nếp nhăn trên khuôn mặt, trả lại vẻ ngoài trẻ trung.
Căng bóng da và thon gọn gương mặt.
Đối tượng nào có thể lựa chọn tiêm filler?
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chỉ ra đối tượng phù hợp lựa chọn tiêm filler là những người từ 22 tuổi trở lên, có nhu cầu sử dụng chất làm đầy nhằm: (2)
Cải thiện tình trạng nếp nhăn trên khuôn mặt từ trung bình đến nặng.
Tăng độ đầy đặn của môi, má, cằm, hõm dưới mắt, đường viền hàm và mu bàn tay.
Phục hồi tình trạng mất mỡ trên khuôn mặt ở người có HIV.
Khắc phục sẹo mụn ở má.
Tiêm filler có an toàn không?
Tiêm filler là phương thức làm đẹp an toàn nếu được áp dụng đúng cách. Tuy nhiên, chị em cần cân nhắc lựa chọn địa chỉ làm đẹp uy tín, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi nhằm hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.
Sau đây là cảnh báo của FDA về những trường hợp tiêm chất làm đầy không được chấp thuận:
FDA khuyến cáo không tiêm filler vào ngực, mông hoặc khoảng trống giữa các cơ để tạo đường nét hoặc cải thiện cơ thể trên quy mô lớn. Bởi điều này dễ dẫn đến các tổn thương nghiêm trọng, bao gồm tình trạng đau kéo dài, để lại sẹo, nhiễm trùng, biến dạng vĩnh viễn, thậm chí tử vong.
Không sử dụng các thiết bị bơm tiêm không có kim tiêm để đưa filler vào da. Các thiết bị này thường sử dụng áp suất cao, khó kiểm soát vị trí của chất làm đầy khi được đưa vào da và gây ra các vết thương nghiêm trọng. Thậm chí, trong một số trường hợp còn gây ra các tổn thương vĩnh viễn cho da, môi và mắt.
Không tự ý mua và sử dụng các chất làm đầy được bán trực tiếp bên ngoài. Filler dạng này không được kiểm định chặt chẽ, có khả năng bị nhiễm hóa chất hoặc các virus gây bệnh.
Các loại tiêm filler
Có rất nhiều loại chất làm đầy da gồm: chất làm đầy tổng hợp (sử dụng vật liệu nhân tạo), chất làm đầy tự nhiên có trong cơ thể, khách hàng còn có thể sử dụng mỡ tự thân của chính mình.
Dưới đây là một số chất làm đầy tổng hợp được sử dụng phổ biến trên thị trường:
Axit Hyaluronic (HA) là một axit được cơ thể sản xuất tự nhiên. Chất này có tác dụng cấp ẩm và giúp làn da mềm mại hơn. Theo tuổi tác, cơ thể con người giảm sản xuất Axit Hyaluronic. Kết quả từ việc tiêm HA thường kéo dài từ 6 – 12 tháng.
Canxi Hydroxyapatite (CaHA) là một loại chất làm đầy có trong xương người. Hiệu quả làm đầy của CaHA thường kéo dài khoảng 1 năm. Các bác sĩ Da liễu – Thẩm mỹ Da thường sử dụng chất làm đầy CaHA cho các nếp nhăn sâu.
Axit Poly-L-Lactic (PLLA) là một chất giúp cơ thể tạo ra collagen. Bác sĩ Da liễu – Thẩm mỹ Da thường sử dụng PLLA để làm phẳng các nếp nhăn sâu trên khuôn mặt. Hiệu quả làm đầy của PLLA có thể kéo dài hơn 2 năm.
Polymethyl-methacrylate dạng vi cầu (PMMA) bao gồm collagen và những quả bóng rất nhỏ nằm dưới da, tăng thể tích và giúp da săn chắc.
Tiêm filler là phương thức làm đẹp an toàn nếu được áp dụng đúng cách
Ưu và nhược điểm khi chọn tiêm filler
1. Ưu điểm của tiêm filler
Làm đẹp với filler mang lại kết quả ngay lập tức.
Quy trình tiêm filler nhanh chóng, mất chưa đến 1 giờ.
Thời gian hồi phục sau khi tiêm filler là tối thiểu so với các phương thức làm đẹp khác.
Làm đẹp da với filler ít tốn kém hơn so với các hình thức phẫu thuật.
Kết quả tiêm filler có thể kéo dài vài tháng hoặc vài năm tùy theo từng loại chất làm đầy.
2. Nhược điểm của tiêm filler
Hình thức tiêm filler cũng xảy ra các biến chứng nghiêm trọng nhưng rất hiếm (như tiêm chất làm đầy vào mạch máu và gây tắt mạch). Trường hợp có tác dụng phụ như dị ứng thuốc chỉ là tạm thời.
Tuy nhiên, dưới đây là một số rủi ro khách hàng cần nắm trước khi lựa chọn hình thức làm đẹp này:
Ngoại hình không cân xứng.
Sưng, đau, đỏ, bầm tím, chảy máu.
Tổn thương da, có thể gây ra sẹo.
Nhiễm trùng, có thể dẫn đến hoại tử trong trường hợp nặng.
Xuất hiện cục u hoặc vết sưng dưới da.
Tê liệt.
Nổi mụn giống như mụn trứng cá.
Phát ban và ngứa.
Hiếm có trường hợp gặp vấn đề về thị lực sau khi tiêm filler. Tuy nhiên nếu nhận thấy tình trạng này kèm theo cảm giác khó chịu, đau một bên cơ thể thì hãy đến ngay bệnh viện để được khám, điều trị kịp thời.
Các vị trí tiêm filler có thể bạn chưa biết: Tiêm filler mũi, tiêm filler môi, tiêm filler má, tiêm filler rãnh cười, tiêm filler cằm
Mất bao lâu để phục hồi sau khi tiêm filler?
Thời gian phục hồi của mỗi người sau khi tiêm filler là khác nhau, phụ thuộc vào:
Số lượng khu vực đã tiêm filler.
Loại filler đã sử dụng.
Sức khỏe tổng thể của khách hàng.
Hầu hết mọi người đều có thể hoạt động bình thường ngay sau khi tiêm chất làm đầy da. Tuy nhiên, bác sĩ Da liễu – Thẩm mỹ Da khuyến khích mọi người tạm ngừng việc tập thể dục hoặc các hoạt động thể chất cường độ cao trong 1 – 2 ngày.
Quy trình thực hiện tiêm filler
Một quy trình tiêm chất làm đầy da bao gồm các bước sau: (3)
Bước 1: Đánh giá khuôn mặt và đánh dấu các điểm tiêm filler
Bác sĩ Da liễu – Thẩm mỹ Da khám, đánh giá khuôn mặt, màu da của khách hàng và đánh dấu các điểm cần tiêm filler để làm đầy.
Bước 2: Tẩy trang, sát khuẩn và gây tê
Các vị trí tiêm filler được làm sạch bằng chất kháng khuẩn. Để giảm cảm giác đau, bác sĩ gây tê bằng cách làm lạnh vùng da ở vị trí tiêm, bôi thuốc mỡ hoặc tiêm thuốc trực tiếp.
Bước 3: Tiêm filler
Tại mỗi vị trí, việc tiêm filler chỉ cần thực hiện trong vài phút. Bác sĩ sẽ tiêm filler vào dưới da, xoa bóp, đánh giá và bổ sung thêm nếu thấy cần thiết. Tùy vào số lượng khu vực mà quá trình tiêm filler có thể hoàn thành trong 15 – 60 phút.
Bước 4: Phục hồi
Thông thường, sau khi tiêm filler có thể chườm túi nước đá để giảm sưng và cảm giác đau mà không cần dùng thuốc.
Bác sĩ Da liễu – Thẩm mỹ Da khám, đánh giá khuôn mặt, màu da của khách hàng
Những lưu ý cần biết khi tiêm filler
1. Trước khi tiêm
Khách hàng nên đi khám tại bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da tư vấn kỹ lưỡng. Bác sĩ sẽ kiểm tra, đánh giá khuôn mặt, xác nhận và đánh dấu những điểm cần tiêm filler. Ngoài ra, bác sĩ cũng đề xuất chất làm đầy phù hợp và tư vấn cho khách hàng kỹ lưỡng về thời gian phục hồi, các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Lưu ý, khách hàng cần trả lời trung thực các câu hỏi của bác sĩ về tiền sử bệnh, dị ứng và các loại thuốc đang sử dụng. Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ biến chứng sau khi tiêm chất làm đầy.
2. Khi tiêm
Bác sĩ Da liễu – Thẩm mỹ Da sẽ làm sạch vùng cần tiêm, bôi hoặc tiêm thuốc gây tê. Điều này sẽ giúp khách hàng cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình thực hiện.
Bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim mỏng hoặc canule để tiêm chất làm đầy vào dưới da. Tùy theo số lượng điểm cần làm đầy mà quá trình tiêm có thể mất vài phút cho đến tối đa 1 giờ.
3. Sau khi tiêm
Bác sĩ sẽ làm sạch vùng tiêm filler một lần nữa và áp dụng các liệu pháp giúp giảm sưng, đau cho khách hàng. Tình trạng sưng, đau, khó chịu sau khi tiêm là tác dụng phụ thông thường, nhưng sẽ hết hẳn sau vài ngày.
Kết quả có thể được nhận thấy ngay sau khi tiêm filler nhưng không giống nhau với tất cả mọi người. Mất bao lâu để thấy được kết quả và kéo dài bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Bài viết liên quan:Sau tiêm filler kiêng gì? Trong bao lâu? Nên ăn gì cho mau lành?
Với nhiều ưu điểm nổi bật, tiêm filler là phương thức thẩm mỹ được ưa chuộng hàng đầu hiện nay. Tuy nhiên, khách hàng cần tìm hiểu kỹ lưỡng và lựa chọn nơi làm đẹp uy tín để đảm bảo an toàn cho bản thân, hạn chế tối đa các biến chứng. |
https://tamanhhospital.vn/chup-nhu-anh-phat-hien-som-ung-thu-vu/ | 11/03/2022 | Chụp nhũ ảnh kỹ thuật số cắt lớp (DBT) phát hiện sớm ung thư vú | Kỹ thuật chụp nhũ ảnh DBT (Digital Tomosynthesis Mammography) khắc phục tình trạng xảo ảnh chồng lấp, tăng độ chính xác, tiết kiệm thời gian lẫn chi phí cho bệnh nhân.
Mục lụcChụp nhũ ảnh 3D kỹ thuật số (DBT) là gì?Ưu điểm vượt trội của hệ thống chụp nhũ ảnh 3D kỹ thuật số Mammomat Inspiration1. An toàn cao2. Cá thể hoá, thoải mái3. Chất lượng hình ảnh cao, chẩn đoán chính xácTầm soát ung thư vú & chẩn đoán đa dạng bệnh lý tuyến vúLưu ý trước, trong & sau khi chụp nhũ ảnh1. Trước khi chụp2. Trong và sau khi chụpChụp nhũ ảnh 3D kỹ thuật số (DBT) là gì?
Chụp nhũ ảnh 3D kỹ thuật số (DBT- Digital Breast Tomosynthesis) là phương pháp chụp X quang vú (hay còn gọi là nhũ ảnh) tiên tiến nhất hiện nay. Kỹ thuật này giúp thu nhận và kết hợp các thông tin hình ảnh mô vú từ nhiều góc độ khác nhau để tạo ra khối dữ liệu 3D của toàn bộ mô vú.
Khối dữ liệu này được hiển thị thành các lát cắt song song với bề mặt tấm nhận ảnh và làm giảm ảnh hưởng của xảo ảnh chồng lấp – vốn là điểm cần khắc phục của kỹ thuật nhũ ảnh 2D.
Với kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D, Bác sĩ Chẩn đoán Hình ảnh có thể “nhìn” được mô vú từ nhiều góc khác nhau. Từ đó, hỗ trợ khảo sát tốt hơn những tổn thương vú, đặc biệt đối với mô vú đặc – loại mô vú thường gặp hơn ở phụ nữ Việt Nam.
Hệ thống máy chụp nhũ ảnh kỹ thuật số cắt lớp (DBT) tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Ảnh: Bảo Ngọc
Ưu điểm vượt trội của hệ thống chụp nhũ ảnh 3D kỹ thuật số Mammomat Inspiration
TS.BS Hồ Hoàng Thảo Quyên – Trưởng Đơn vị Hình ảnh học Vú, Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh & Điện quang Can thiệp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, Bệnh viện Tâm Anh sở hữu Hệ thống chụp nhũ ảnh 3D kỹ thuật số Mammomat Inspiration xuất xứ từ Đức, là một trong những dòng máy chụp nhũ ảnh cao cấp nhất đến từ hãng Siemens Healthineers có chức năng chụp nhũ ảnh 3D Tomosynthesis.
3 ưu điểm vượt trội của Hệ thống chụp nhũ ảnh Mammomat Inspiration bao gồm:[1]
1. An toàn cao
Công nghệ PRIME (Progressive Reconstruction Intelligently Minimizing Exposure) và tính năng OpDose kết hợp với bộ kiểm soát phát tia tự động giúp giảm liều xạ tia X trong chụp Nhũ ảnh đến mức tối thiểu.
2. Cá thể hoá, thoải mái
Tăng chất lượng trải nghiệm của bệnh nhân khi chụp Nhũ ảnh với công nghệ nhận diện lực ép vú OpComp mang đến lực ép vú phù hợp cho từng bệnh nhân, giảm cảm giác đau không cần thiết khi chụp Nhũ ảnh.
3. Chất lượng hình ảnh cao, chẩn đoán chính xác
Công nghệ chụp Nhũ ảnh 3D Tomosynthesis với góc quét rộng 50 độ là góc quét rộng nhất trên thị trường hiện nay cho độ phân giải hình ảnh theo chiều sâu cao hơn 3,5 lần so với các hệ thống chụp nhũ ảnh có góc quét hẹp, từ đó tăng độ nhạy, cải thiện tỉ lệ phát hiện ung thư vú xâm lấn.[2]
Tầm soát ung thư vú & chẩn đoán đa dạng bệnh lý tuyến vú
Chụp nhũ ảnh 3D kỹ thuật số với máy Mammomat Inspiration hiện đại bậc nhất có thể giúp phụ nữ tầm soát ung thư vú, chẩn đoán, phát hiện đa dạng bệnh lý tuyến vú từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm:
Tầm soát ung thư vú thực hiện định kỳ hàng năm với phụ nữ trên 40 tuổi không có triệu chứng, hoặc phụ nữ dưới 40 tuổi không có triệu chứng nhưng có yếu tố nguy cơ ung thư vú cao.
Chụp nhũ ảnh chẩn đoán các triệu chứng lâm sàng như khối u bất thường, núm vú tiết dịch, da vú dày lên, co kéo núm vú…
Hỗ trợ chẩn đoán trong trường hợp người bệnh có kết quả siêu âm bất thường cần chụp thêm nhũ ảnh.
Theo dõi tổn thương chưa cần can thiệp phẫu thuật hoặc theo dõi sau khi đoạn nhũ một bên.
Hướng dẫn sinh thiết vùng vú có vi vôi hóa nghi ngờ, tổn thương này không thấy được trên siêu âm lẫn cộng hưởng từ.
Lưu ý trước, trong & sau khi chụp nhũ ảnh
1. Trước khi chụp
Kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D kỹ thuật số không có chống chỉ định tuyệt đối. Chỉ chống chỉ định tương đối với các đối tượng bao gồm: phụ nữ có thai, người bệnh mới can thiệp xâm lấn trên vú trong vòng 2 tuần, người bệnh có phần vú đang trong tình trạng viêm.
Thời điểm chụp thích hợp nhất là ngày 7-10 của chu kỳ kinh (ngày bắt đầu hành kinh là ngày 1), hạn chế thực hiện chụp trong vòng 1 tuần trước khi ra kinh.
Người bệnh nên mang theo tất cả các kết quả cũ liên quan hình ảnh học vú (hình chụp nhũ ảnh, hình siêu âm, cộng hưởng từ). Việc so sánh phim cũ rất quan trọng cho phát hiện tổn thương, đặc biệt đối với việc phát hiện sớm ung thư vú.
Không sử dụng các loại mỹ phẩm, lăn khử mùi lên vùng vú và nách hai bên.
2. Trong và sau khi chụp
Khi chụp, người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của kỹ thuật viên và bác sĩ.
Kỹ thuật cơ bản có 4 lần chụp: thế thẳng và thế chếch cho mỗi bên vú. Tuy nhiên tùy loại tổn thương (nếu có) thấy được, có thể phát sinh các thế chụp bổ sung, ví dụ như ép khu trú, phóng đại.
Kỹ thuật chụp nhũ ảnh không có rủi ro và biến chứng, người bệnh có thể ra về và sinh hoạt bình thường, không cần lưu viện.
Cần lưu trữ cẩn thận các kết quả cũ và kết quả chụp mới nhất để tiện cho việc thăm khám, chẩn đoán sau này.
Chụp nhũ ảnh (DBT) giúp tầm soát ung thư vú ở phụ nữ, được các chuyên gia đánh giá cao khi cho ra kết quả có độ chính xác và hiệu quả đặc biệt khi đánh giá tổn thương dạng khối và biến dạng cấu trúc. |
https://suckhoedoisong.vn/dau-hieu-to-ban-ha-canxi-mau-16998122.htm | 02-06-2015 | Dấu hiệu “tố” bạn hạ canxi máu | Người
hạ canxi máu
có thể ban đầu không biểu hiệu triệu chứng, nhưng rồi các triệu chứng có thể sẽ xuất hiện rầm rộ và ngày một nặng hơn dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Vì thế, phát hiện và xử lý sớm
hạ canxi máu
là điều rất cần thiết.
Hạ canxi máu
là gì?
Canxi có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sức sống của bạn. Nó không chỉ là điều cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của xương, mà nó còn có một vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền tín hiệu thần kinh lên não, chức năng tế bào và sự co cơ. Đôi khi nồng độ canxi máu có thể thấp một cách bất thường. Hạ canxi máu xảy ra khi nồng độ canxi máu trong cơ thể thiếu hụt.
Co rút bàn tay (dấu hiệu Trousseau/bàn tay đỡ đẻ) trong hạ canxi máu.
Dấu hiệu Chvosteck.
Triệu chứng khi hạ canxi máu
Người hạ canxi máu có thể không biểu hiện triệu chứng, đặc biệt ở giai đoạn đầu, nhưng các triệu chứng cũng có thể xuất hiện rầm rộ và ngày một nặng hơn như: co rút và đau cơ (chuột rút), rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều), tăng phản xạ gân xương và cảm giác nóng hoặc ngứa ran (cảm giác ghim và kim châm) ở bàn tay và bàn chân.
Với trẻ em:
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể xuất hiện hạ canxi máu và trẻ cần phải được thăm khám và đánh giá ngay lập tức bởi vì tình trạng này có thể ảnh hưởng xấu tới sự phát triển và trưởng thành của trẻ. Hạ canxi máu ở trẻ sơ sinh có 2 giai đoạn: giai đoạn sớm và giai đoạn muộn. Hạ canxi máu giai đoạn sớm xuất hiện trong một vài ngày đầu tiên sau khi sinh. Hạ canxi máu giai đoạn muộn có thể là do chế độ ăn có hàm lượng phốt phát (phosphate) cao và gây giảm nồng độ canxi máu. Loại hạ canxi máu này được cho là do nồng độ phốt pho máu quá lớn hoặc do suy tuyến cận giáp.
Trẻ sơ sinh hạ canxi máu có thể thấy mê mệt, dễ cáu kỉnh và chậm chạp, hoặc trẻ có thể có co giật, run và co rút. Trẻ gặp khó khăn trong việc bú hoặc ăn và dần trở thành biếng ăn. Tuy nhiên, các triệu chứng này có thể giống với các bệnh cảnh khác. Trẻ khó bú và ăn; khó chịu/kích thích; ngủ gà hoặc chậm chạp/lười biếng; biếng ăn; tăng phản xạ gân xương (dấu hiệu Chvosteck); co rút cơ (dấu hiệu Trousseau); co giật và run. Vì vậy, điều quan trọng là trẻ phải được đi khám bác sĩ ngay lập tức để có thể được điều trị sớm.
Ở người lớn:
Tăng phản xạ gân xương: Biểu hiện kín đáo có thể phát hiện bằng dấu hiệu Chvostek được gây ra bằng cách gõ trên vị trí dây thần kinh mặt, trước gờ tai ngoài 2cm và quan sát thấy tình trạng co cơ cùng bên của các cơ mặt. Tuy nhiên, dấu hiệu này vừa không nhạy (27%) vừa không đặc hiệu và có thể gặp ở 25% các đối tượng bình thường.
Đau thắt bụng; rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều); trầm cảm; cáu gắt/khó chịu; ngủ gà hoặc chậm chạp/lười biếng; co thắt cơ (biểu hiện kín đáo có thể phát hiện bằng dấu hiệu Trousseau được gây ra bằng cách cuốn băng huyết áp ở cánh tay và bơm băng đo cao hơn huyết áp tâm thu 20mmHg, giữ mức áp lực này trong 3 phút và quan sát thấy dấu hiệu tư thế bàn tay người đỡ đẻ. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy dấu hiệu này có độ nhạy 66% và tỷ lệ dương tính giả 4%. Dấu hiệu Trousseau cũng có thể biểu hiện tự nhiên khi co thắt cơ nặng hơn); co giật.
Các triệu chứng báo hiệu tình trạng nghiêm trọng
Tất cả các trường hợp hạ canxi máu có biểu hiện nghiêm trọng cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức. Tìm kiếm chăm sóc y tế ngay lập tức (gọi bác sĩ, gọi cấp cứu 115) nếu bạn hoặc ai đó mà bạn ở cùng có các triệu chứng nghiêm trọng sau:
Co giật hoặc động kinh.
Khó ăn hoặc biếng ăn ở trẻ sơ sinh.
Co thắt cơ.
Mời độc giả đón đọc bài tiếp theo vào chiều 2/6/2015
"Mối nguy từ hạ canxi máu"
.
.
Lương Quốc Chính
(Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bạch Mai)
2 phút làm detox từ nước trái cây thanh lọc cơ thể
13 “sát thủ” nguy hiểm từ đồ gia dụng
Lợi ích bất ngờ của việc đi bộ 2 phút cho dân công sở |
https://suckhoedoisong.vn/ly-giai-tinh-trang-roi-loan-noi-tiet-to-o-phu-nu-169125956.htm | 20-12-2016 | Lý giải tình trạng rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ | Nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ
Do hàm lượng Estrogen cao: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến mất cân bằng
nội tiết tốnữ
. Những nhân tố dẫn đến tình trạng này là do chị em sử dụng thuốc ngừa thai và khi hàm lượng progesterone trong cơ thể bị giảm sút hoặc có thể do khi tiếp nhận liệu pháp thay đổi nội tiết tố.
Căng thẳng và lo lắng: Tình trạng này thường đi kèm với những triệu chứng như tăng hay giảm cân, cao huyết áp, chóng mặt, mất cân bằng đường huyết và lông mọc nhiều trên mặt.
Mỹ phẩm:
Các mỹ phẩm có gốc dầu như dầu bôi trơn, bột tan, dầu thô, dung dịch sáp …..có thể gây nên tình trạng mất cân bằng nội tiết và làm khô da. Chúng không những kích thích sự sản sinh một số nội tiết tố trong cơ thể mà còn dẫn đến tình trạng mất cân bằng.
Rối loạn ăn uống
: Khi một số người mắc chứng rối loạn này, hàm lượng estrogen và DHEA trong cơ thể sẽ bị giảm sút và dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố.
Độc tố từ môi trường
: Sơn dầu, thuốc trừ sâu, sản phẩm chăm sóc cá nhân….tất cả những thứ này đều có chứa độc tố từ môi trường có thể gây nên tình trạng mất cân bằng nội tiết tố.
Rối loạn nội tiết tố nữ phải làm sao
Để khắc phục tình trạng rối loạn nội tiết tố ở nữ cần điều chỉnh sự tiết hormone estrogen và duy trì sự cân bằng nội tiết tố một cách hiệu quả nhất. Trước tiên, cần có chế độ ăn uống hợp lý, không thức khuya, ngủ đủ giấc, không uống nhiều rượu bia và thường xuyên luyện tập hàng ngày.
Bên cạnh đó, cần bổ sung estrogen từ các loại thảo dược có nguồn gốc từ tự nhiên.
EstroG-100
là lựa chọn hoàn hảo cho quá trình bổ sung nội tiết tố nữ bởi nó được chiết xuất từ 3 loại thảo dược như Tục đoạn, Đương quy, Cách sơn tiên có tác dụng cân bằng nội tiết tố gấp 3 lần
estrogen thảo dược
thông thường. Cải thiện các tình trạng lão hóa da như sạm, nám, tàn nhang…và cải thiện hầu hết các triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thanh xuân cho chị em.
Hãy gửi câu hỏi về hòm thư điện tử
khoedep@bacsituvan.vn
để được các chuyên gia tư vấn? (miễn phí) hoặc gọi :
1900.1259 – 0439.930.899
để được tư vấn trực tiếp |
https://suckhoedoisong.vn/xoa-bop-bam-huyet-trong-dieu-tri-hen-phe-quan-169230301205248029.htm | 02-03-2023 | Xoa bóp, bấm huyệt trong điều trị hen phế quản | Hen phế quản
là một bệnh có đặc điểm là viêm mạn tính niêm mạc phế quản làm tăng phản ứng thường xuyên của phế quản với nhiều tác nhân kích thích, dẫn đến co thắt lan tỏa cơ trơn phế quản.
Y học cổ truyền gọi hen phế quản là chứng háo suyễn với các biểu hiện như thở khò khè,
khó thở
, nặng ngực và ho. Một số thủ thuật
xoa bóp
, bấm huyệt thường dùng trong điều trị hen phế quản như sau:
1. Xoa bóp hỗ trợ điều trị hen phế quản
1.1 Xát day vùng cổ
Dùng tay xát nóng và day bóp vùng cổ trong 1 phút.
Tiếp đó, xát vùng ngực trước từ xương đòn đến ngang mũi ức trong 2 phút sao cho vùng này nóng lên là được.
Cuối cùng, dùng tay xát mạng sườn theo hướng chếch của xương sườn, tay phải xát bên trái và ngược lại, mỗi bên 1 phút.
Xay dát vùng cổ hỗ trợ điều trị hen phế quản.
1.2 Xoa ngực
Dùng bàn tay phải xoa từ bên phải sang bên trái ngực, sau đó dùng bàn tay trái xoa từ bên trái sang bên phải ngực. Không xoa mạnh quá, tốc độ xoa khoảng 100 - 120 lần/1 phút tới khi ngực nóng lên thì thôi.
1.3 Vỗ ngực
Dùng bàn tay phải vỗ ngực bên trái, tiếp theo dùng tay trái vỗ ngực phải. Mỗi bên 10 lần. Khi vỗ các ngón tay khép lại, hơi khum để có hơi (khi vỗ nghe có tiếng hơi bồm bộp).
1.4 Xoa sườn
Dùng hai bàn tay xoa hai bên sườn từ trên xuống dưới khoảng 50 lần.
Day
ấn huyệt
thiên đột hỗ trợ điều trị hen phế quản.
2. Day ấn các huyệt
Day ấn huyệt thiên đột:
Dùng ngón tay giữa day ấn huyệt thiên đột trong 1 phút.
Vị trí huyệt thiên đột:
Chỗ lõm sát bờ trên xương ức.
Day ấn huyệt vân môn:
Dùng ngón tay trỏ day ấn huyệt vân môn trong 1 phút.
Vị trí huyệt vân môn:
Ở chỗ lõm giữa đầu trong xương cánh tay và xương đòn, cách đường trục giữa cơ thể 6 thốn (1 thốn bằng chiều dài của đốt giữa ngón tay giữa).
Day ấn huyệt đản trung:
Dùng ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa day ấn huyệt đản trung trong 1 phút.
Vị trí huyệt đản trung
: Điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức với đường ngang qua hai núm vú (ở nam giới) hay đường ngang qua bờ trên hai khớp ức sườn thứ 5 (ở nữ giới).
Vị trí huyệt vân môn.
Day ấn huyệt xích trạch:
Dùng ngón tay trỏ day ấn huyệt xích trạch trong 1 phút.
Vị trí huyệt xích trạch:
Gấp cẳng tay vào cánh tay để xác định nếp nhăn da tương ứng với khớp khuỷu, sờ vùng giữa nếp nhăn này thấy một gân to của cơ nhị đầu cánh tay, huyệt nằm ở chỗ lõm cạnh bờ ngoài gân này.
Day ấn huyệt ngư tế:
Dùng ngón tay cái day ấn huyệt ngư tế trong 1 phút.
Vị trí huyệt ngư tế
: Lấy ở chỗ tiếp giáp của da gan tay và mu tay, ngang giữa chiều dài xương bàn tay thứ nhất.
4 bài thuốc phòng và trị hen phế quản
Day ấn huyệt khí hải:
Dùng ngón tay trỏ day ấn huyệt khí hải trong 1 phút.
Vị trí huyệt khí hải:
Từ rốn đo thẳng xuống dưới 1,5 thốn hoặc từ điểm giữa bờ trên xương mu đo thẳng lên 3,5 thốn.
Day ấn huyệt túc tam lý:
Dùng hai ngón tay cái day ấn đồng thời hai huyệt túc tam lý trong 1 phút.
Vị trí huyệt túc tam lý:
Sờ bờ trước xương ống chân (mào xương chày) từ cổ chân ngược lên, đến gần khớp gối ngón tay bị mắc lại ở đâu thì đó là lồi củ trước xương chày, từ đây đo ngang ra 1 khoát ngón tay (1 khoát tương đương với 1 thốn) là vị trí của huyệt, khi ấn có cảm giác tê tức lan xuống bàn chân.
Day ấn huyệt phong long:
Dùng hai ngón tay cái day ấn đồng thời hai huyệt phong long trong 1 phút.
Vị trí huyệt phong long:
Ở trên mắt cá ngoài 8 thốn.
Xem thêm video đang được quan tâm:
3 loại hải sản đàn ông nên ăn để tăng cường sinh lực. |
https://tamanhhospital.vn/dau-hieu-chuyen-phoi-thanh-cong/ | 10/12/2021 | Dấu hiệu chuyển phôi thành công trong 14 ngày bạn cần ghi nhớ | Sau khi chuyển phôi khoảng 14 ngày, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu đo nồng độ hormone beta hCG (thường gọi tắt là đo beta) để xem phôi có làm tổ thành công hay không. Tuy nhiên, bạn có thể tự nhận biết một số dấu hiệu chuyển phôi thành côngsau đây.
Mục lụcChuyển phôi trong IVF là gì?Các dấu hiệu chuyển phôi thành côngSau chuyển phôi 1 ngàySau chuyển phôi 2 ngàySau chuyển phôi 3 – 5 ngàySau chuyển phôi 6 ngàySau chuyển phôi 7 ngàySau chuyển phôi 8 ngàySau chuyển phôi 9 – 10 ngàySau chuyển phôi 11 – 13 ngàySau chuyển phôi 14 ngàyKhi nào bạn nên thử thai?Không thấy dấu hiệu có thai sau chuyển phôi phải làm sao?Làm thế nào để tỷ lệ chuyển phôi thành công cao?Kinh nghiệm trước và sau chuyển phôiGiai đoạn chuẩn bị kích trứng, chuyển phôiGiai đoạn chuẩn bị niêm mạcChuyển phôi và sau chuyển phôiChuyển phôi trong IVF là gì?
Thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilization – IVF) là phương pháp hỗ trợ sinh sản hữu ích cho những trường hợp người vợ bị tắc ống dẫn trứng, bất thường tinh trùng ở chồng, các cặp vợ chồng hiếm muộn không thể có thai bằng các phương pháp hỗ trợ sinh sản thông thường, cặp vợ chồng lớn tuổi có kèm bệnh lý rối loạn phóng noãn, lạc nội mạc tử cung, bất thường về di truyền, vô sinh không rõ nguyên nhân…
Chuyển phôi là một thủ thuật vô cùng quan trọng nằm trong quy trình IVF. Đây là kỹ thuật đưa phôi thai sau khi nuôi cấy vào tử cung người mẹ để phát triển thành thai nhi. Phôi thai này có thể nuôi đến ngày 3, ngày 5; là phôi tươi hoặc phôi trữ lạnh được tạo ra từ chu kỳ trước đó.
Thông thường, thủ thuật chuyển phôi sẽ được thực hiện vào ngày 18 – 20 của chu kỳ kinh nguyệt, khi niêm mạc tử cung của người mẹ đã đạt được độ dày chuẩn (9 – 10mm), đồng thời sức khỏe mẹ tốt, sẵn sàng cho việc mang thai.
Các dấu hiệu chuyển phôi thành công
Thông thường, khoảng 14 ngày sau chuyển phôi tươi hoặc phôi trữ lạnh, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiệm máu để đo nồng độ hormone Beta HCG (gọi tắt là đo Beta) nhằm kiểm tra xem phôi có làm tổ thành công hay không.
Tuy nhiên, bạn có thể chú ý những dấu hiệu mang thai sau chuyển phôi để có bước chuẩn bị và chăm sóc thai kỳ thật tốt ngay từ những ngày đầu tiên:
Sau chuyển phôi 1 ngày
Sau bước chuyển phôi, bạn có thể buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần, cứ 2 – 3 tiếng lại buồn tiểu. Bạn vẫn có thể đi tiểu bình thường, không cần dùng bỉm tã, không nên ngồi xổm, chú ý mọi thứ cần nhẹ nhàng và cẩn thận để tránh bị ngã.
Bạn cần chú ý giữ vùng kín sạch sẽ, thường xuyên thay quần lót; không thụt rửa âm đạo, không sử dụng bất kỳ nước rửa hoặc thảo dược âm đạo nào.
Khi nằm ngủ, bạn nên nằm ở phía mép giường để việc cử động lúc nằm xuống và ngồi dậy dễ dàng, tránh gồng người tạo áp lực lên cơ bụng.
Bạn nên nằm nghiêng và nằm ở phía mép giường để việc nằm xuống và ngồi dậy dễ dàng, tránh gồng người gây áp lực lên cơ bụng
Sau chuyển phôi 2 ngày
Bước sang ngày thứ 2, về cơ bản bạn không gặp triệu chứng gì. Nếu nhạy cảm, bạn có thể thấy hơi đau ở đầu ti và còn cảm giác mót tiểu.
Quá trình làm tổ của phôi thai chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng phôi và nội mạc tử cung ở điểm tiếp xúc với phôi, ít bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài tử cung. Do đó, bạn cần đi lại nhẹ nhàng, hạn chế leo cầu thang; hạn chế bưng vác đồ nặng; không cúi gập người, cũng không nên nằm một chỗ để máu lưu thông dễ dàng.
Sau chuyển phôi 3 – 5 ngày
Giai đoạn này rất quan trọng bởi đây là lúc phôi tìm nơi làm tổ. Chính vì thế, bạn cần đi lại và vận động nhẹ nhàng hơn bình thường, hạn chế tối đa việc leo cầu thang, nằm nghỉ ngơi nhiều hơn. Không cúi gập người hay xỏ giày vì động tác này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp lên tử cung.
Bạn có thể để ý những dấu hiệu có tim thai sau chuyển phôi 3 – 5 ngày gồm:
Cảm giác nặng và quặn vùng bụng dưới, thỉnh thoảng có cơn đau nhói;
Căng tức ngực, có thể chỉ đau ở đầu ti hoặc cùng có thể đau bầu ngực;
Đau lưng hoặc đau phía bên 2 hông eo;
Có thể xuất hiện đốm máu vì phôi thai gây tổn thương lớp niêm mạc tử cung khi làm tổ. Nếu tình trạng xuất huyết nhiều, bạn cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra.
Bạn có thể bị căng tức ngực, đau ở đầu ti hoặc đau cả bầu ngực từ ngày thứ 3 sau chuyển phôi
Sau chuyển phôi 6 ngày
Đến ngày thứ 6, bạn có thể vẫn còn triệu chứng đau lâm râm vùng bụng. Đây là triệu chứng bình thường và có thể kéo dài đến vài ngày sau.
Ngoài ra, trong những ngày này, vì nội tiết tố cao hơn mức bình thường nên bạn có thể gặp tình trạng âm đạo luôn ẩm ướt, ra nhiều huyết trắng. Nếu những ngày trước bạn có ra ít máu ở âm đạo thì có thể vẫn tiếp diễn ở ngày 6, ngày 7 sau chuyển phôi.
Sau chuyển phôi 7 ngày
Bạn có thể bị đau đầu và mệt mỏi, thậm chí bị sốt từ ngày thứ 7 sau chuyển phôi. Lúc này bạn cần nghỉ ngơi và uống nhiều nước.
Sau chuyển phôi 8 ngày
Triệu chứng đau đầu và mệt mỏi có thể kéo dài vài ngày. Vào những ngày này, bạn có thể thấy đói và ăn ngon miệng, ăn nhiều hơn, tuy nhiên cũng có thể kén ăn, ăn không ngon miệng vì mệt mỏi.
Sau chuyển phôi bạn có thể kén ăn hoặc ăn không ngon miệng vì mệt mỏi
Sau chuyển phôi 9 – 10 ngày
Bước sang ngày thứ 9, thứ 10 sau chuyển phôi, có thể bạn sẽ gặp các triệu chứng như buồn nôn kèm theo khó thở, chóng mặt, nhưng cũng có thể cơ thể bình thường, không xuất hiện triệu chứng gì.
Sau chuyển phôi 11 – 13 ngày
Bác sĩ… cho biết, hầu hết bệnh nhân đều dùng que thử thai ở thời điểm này vì tin rằng kết quả khá chính xác. Tuy nhiên, trong thời gian này bệnh nhân có sử dụng thuốc nội tiết nên có thể cho kết quả dương tính giả. Do đó, khuyến khích bệnh nhân không nên vội vàng thử que vào thời điểm này để tránh ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần.
Nhiều bệnh nhân nóng vội dùng que thử thai để kiểm tra, tuy nhiên việc sử dụng nội tiết ở thời điểm này có thể cho kết quả sai lệch
Nếu bạn không gặp bất cứ triệu chứng nào vào những ngày trước thì từ ngày 11 sau chuyển phôi, bạn có thể gặp các biểu hiện muộn như đau tức ngực, nặng bụng, đi tiểu nhiều lần. Bạn có thể cảm thấy đau líu nhíu ở bụng dưới như kiểu phôi bám. Tuy nhiên, cũng có thể bạn không gặp triệu chứng gì, người nhẹ bẫng.
Sau chuyển phôi 14 ngày
Đến ngày thứ 14 sau chuyển phôi, bạn sẽ được hẹn đến trung tâm để xét nghiệm máu đo Beta HCG. Nếu nồng độ Beta HCG ở mức cao hơn 25 mIU/ml có nghĩa là có thai. Vì nồng độ HCG ở giai đoạn đầu thai kỳ tăng rất nhanh, thông thường nồng độ HCG sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 48 – 72 giờ. Do đó, nếu sau 2 ngày đo lại nếu nồng độ Beta HCG tăng khoảng từ 1,5 lần trở lên thì chứng tỏ thai đang phát triển tốt.
Trường hợp nồng độ Beta HCG tăng thấp, có kèm theo các dấu hiệu bất thường như đau bụng âm ỉ kéo dài, xuất huyết âm đạo… có nghĩa là phôi thai đang thoái triển, khả năng giữ được thai thấp. Tuy nhiên, nếu được can thiệp xử trí sớm và kịp thời, sau 48 giờ xét nghiệm lại nồng độ Beta HCG tăng gấp đôi thì vẫn còn hy vọng giữ được thai.
Trường hợp nồng độ Beta HCG cao hơn mức bình thường có khả năng mang đa thai. Ngoài ra, trong thời gian dưỡng thai chờ siêu âm, nếu bạn có ra máu âm đạo kèm đau vùng bụng thì nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám sớm, loại trừ khả năng mang thai ngoài tử cung.
Trường hợp nồng độ Beta HCG sau 2 ngày không tăng hoặc giảm dần cần tiếp tục theo dõi thêm. Nếu giảm thấp hơn 5mUI/ml có nghĩa là sảy thai. Lúc này, bạn cần chuẩn bị tinh thần và dưỡng sức khỏe để chuyển phôi vào các chu kỳ kế tiếp.
Khi nào bạn nên thử thai?
Que thử thai là một dụng cụ thử thai cho độ chính xác khá cao dựa vào nồng độ nội tiết thai nghén HCG có trong nước tiểu của người phụ nữ. Nồng độ này cho kết quả cao nhất là vào ngày thứ 7 sau thụ thai. Tuy nhiên, với thủ thuật chuyển phôi bạn cần có một lượng HCG rất lớn mới có thể mang thai, do đó kết quả thử thai bằng que có thể bị sai lệch.
“Chúng tôi thường khuyên bệnh nhân nên thử thai vào ngày 12 của vòng kinh, tuy nhiên, có nhiều bệnh nhân sốt ruột nên đã thử vào ngày 8 hoặc ngày 10, có thể vẫn cho kết quả nhưng độ chính xác không cao. Việc thử thai bằng que chỉ có thể định tính là có thai hay không, còn thử máu định lượng Beta HCG vừa xác định được bệnh nhân có thai hay không, vừa theo dõi được sự phát triển của thai nhi. Chính vì thế, nếu sử dụng phương pháp thụ tinh ống nghiệm, sau chuyển phôi bệnh nhân nên thử máu định lượng Beta HCG”, bác sĩ… chia sẻ.
ThS.BS Giang Huỳnh Như, Giám đốc TT Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh TP.HCM chia sẻ các dấu hiệu có thai sau chuyển phôi giúp chị em sớm nhận biết và chăm sóc tốt thai kỳ
Không thấy dấu hiệu có thai sau chuyển phôi phải làm sao?
Thông thường các dấu hiệu có tim thai sau chuyển phôi sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian từ ngày 8 đến ngày 14 sau chuyển phôi, tuy nhiên có người xuất hiện triệu chứng, có người không. Do đó, bạn không cần lo lắng mà hãy đợi đến ngày thứ 14 và đến bệnh viện để được làm xét nghiệm máu, thử thai bằng cách đo nồng độ Beta HCG để xác định chính xác có thai hay không.
Làm thế nào để tỷ lệ chuyển phôi thành công cao?
Một số lưu ý giúp tăng tỷ lệ chuyển phôi thành công như:
Duy trì thói quen tập luyện thể dục nhẹ nhàng, tạo sức đề kháng cho cơ thể chống lại các bệnh cảm cúm, ho, sốt…;
Trước và sau chuyển phôi không ăn những thực phẩm gây khó tiêu, tác động xấu đến khả năng bám vào thành tử cung của phôi thai;
Không ăn thức ăn cay nóng, không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,…;
Sau chuyển phôi không ăn đu đủ và rau ngót, không uống dừa tươi để tránh bị tuột phôi trong giai đoạn phân chia tế bào.
Khuyến cáo chị em phụ nữ nên tập luyện thể dục nhẹ nhàng, tăng sức đề kháng để có sức khỏe tốt, tăng cơ hội phôi làm tổ thành công
Kinh nghiệm trước và sau chuyển phôi
Kinh nghiệm của mẹ Khanh Ly chia sẻ từ Hội các mẹ mong con – IVFTA
Giai đoạn chuẩn bị kích trứng, chuyển phôi
Em có AMH chỉ 1.1, khá thấp sau 3 lần kích trứng và độ tuổi của em cũng không còn trẻ. Kết quả 3 lần chuyển phôi ở bệnh viện Phụ sản Trung ương và bệnh viện Bưu Điện không có beta. Tiền sử 6 lần sảy và lưu sớm, 3 lần thai ngoài tử cung. Chưa kể sau đó em từ 56kg lên hẳn 74,5kg do trữ nước. Rút kinh nghiệm, bản thân em quyết tâm giảm xuống 52kg bằng chế độ ăn uống và tập luyện. Từ đó sức bền, nhịp tim và khí huyết của em tốt hơn hẳn.
Em duy trì tập mỗi ngày tối thiểu 30 phút từ lúc ổn định cân nặng đến trước khi chuyển phôi.
Ăn gì trước khi chuyển phôi?
Giảm đường, các loại đồ ăn/uống chế biến sẵn. Không ăn/uống đồ lạnh.
Không uống cà phê, trà, các loại nước đóng chai và rượu bia.
Tăng cường các loại thực phẩm như:
Khoai lang, ngô, các loại đậu, hạt vừng;
Hoa quả: táo, cam, chuối, dưa hấu, bưởi;
Rau củ: cà chua, cà rốt, rau bina, súp lơ xanh, hành tây, tỏi, húng quế, rau diếp, ớt, ớt xanh, củ cải đường và nấm, cải xoăn, rau ngót, rau muống, dưa chuột (các loại rau màu xanh đậm).
Các loại cá, đặc biệt là cá hồi, trứng, hải sản
Sữa chua, sữa tươi nên uống mỗi ngày
Uống sữa ong chúa tươi trước ăn sáng 15 phút và uống Vitamin E trong hoặc ngày sau bữa sáng.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh
Không thức khuya, tránh stress.
Đi bộ hoặc tập thể thao, yoga, vận động. Miễn sao ngày cố gắng khoảng 30-60′ cho khí huyết lưu thông, tăng đề kháng cho cơ thể.
Đạp xe trên giường 300-500 cái + xoa bụng 200-300 cái. (Bài này có tác dụng cực kỳ tốt lên phần phụ, giúp lưu thông máu trong tử cung và cũng hỗ trợ giảm mỡ bụng.
Ngâm chân nước gừng – muối.
Tập thói quen uống nước ấm thay vì uống nước đá/nước lạnh. Bản thân em thì duy trì ngày một bình 1 lít nước Saffron, vừa chống ung thư, tốt cho nội tiết tố lại đẹp da.
Sấy lòng bàn chân và bôi dầu tràm trước khi đi ngủ.
Em đã kiên trì kết hợp thực đơn, tập luyện và thay đổi các thói quen không tốt từ tháng 3/2018 đến tháng 10/2019. Kết quả lần 3 làm IVF ở Tâm Anh: được 11 trứng, 7 phôi ngày 3 trong đó 1 xấu đã hủy; trong khi 3 lần trước chỉ được 2 và 4 phôi ở Phụ sản Trung ương và bệnh viện Bưu Điện.
Điều em muốn nhấn mạnh ở đây, kể cả các chị đang chuẩn bị chọc trứng hay chuẩn bị chuyển phôi, chúng ta cũng cần một cơ thể khoẻ mạnh, đề kháng tốt. Phần lớn lần này em đậu và ko hắt hơi, sổ mũi gì là do bản thân em có sự chuẩn bị tốt hơn những lần trước.
Tâm linh
Ngày chuyển phôi, em sửa soạn hoa quả thắp hương tại gia. Sau đó em đến viện sớm hơn lịch hẹn, lên tầng 7 xin Mẹ Quan Âm, Thần Tài, Thần linh thổ địa. Em không chuẩn bị lễ vì lần trước lên thấy các bạn bày nhiều. Em muốn công đức phát tâm hơn ạ. (Nếu cửa khoá, mọi người có thể nhờ bác bảo vệ ở tầng 5 mở cho. Em lên bất chợt 2 lần thì không thấy cửa khoá).
Giai đoạn chuẩn bị niêm mạc
Đa phần các chị em thường được chỉ định chuyển phôi trữ. Giai đoạn chuẩn bị niêm mạc tử cung trước chuyển phôi khoảng 12-18 ngày, bắt đầu từ ngày 2 chu kỳ kinh. Có người lên đến 22 ngày cũng đừng quá lo lắng, tuyệt đối nghe theo chỉ định của bác sĩ. Niêm mạc tử cung lý tưởng từ 8-12mm, 3 lá. Thấp hoặc cao hơn thì bác sĩ sẽ quyết định kết hợp thêm nhiều yếu tố khác.
Thời gian này, các chị nên duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt như trên em đã viết. Đặc biệt đừng quên uống thuốc và đặt thuốc đúng giờ.
Chuyển phôi và sau chuyển phôi
Lịch em chuyển phôi gần cuối. Trong lúc đợi gọi đến lượt vào trong, em uống một ly nước (trước đó ở nhà em đã đi tiểu hết). Sau khi thay quần áo xong, em lại uống 2 ly nước nữa, rồi nhịn từ 6h30 – 9h30 thì vào chuyển phôi. Bụng cũng không quá căng.
Sau khi chuyển phôi xong, em nằm khoảng 1 tiếng, truyền xong em nhẹ nhàng vào đi tiểu, thay đồ và xuống tầng 1 bắt Grab để về. Em đi bộ từ đầu ngõ vào nhà và leo lên phòng ở tầng 2 nằm.
Ăn gì sau chuyển phôi: Bác sĩ khuyên ăn gì cũng được, miễn sao đủ chất và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này quá chuẩn ạ!
Theo truyền miệng thì giai đoạn này nên ăn cá chép cho an thai vì cá chép vốn dĩ có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng cá nhân em thì không dùng vì lý do cá nhân.
Thực đơn hằng ngày của em gồm: Sáng ăn xôi/bún/phở/cháo, món nào cũng được, không quá cầu kỳ nhưng phải đảm bảo dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Giữa buổi ăn chuối/bơ/cam. Trưa ăn uống bình thường, nhà có gì ăn nấy. Mẹ chồng em hay hỏi thích ăn gì mẹ làm nhưng nằm một chỗ nên em không thiết tha vụ ăn uống lắm đâu. Buổi tối nên ăn ít cơm, nhiều rau cho dễ tiêu các chị ạ. Thêm món mía hấp nữa vì em đọc đâu đó có viết mía hấp giảm nguy cơ sảy sớm, thai lưu. (Cái này không biết được kiểm chứng chưa, nhưng ăn mía cũng ngon nên ngày nào mẹ chồng em cũng làm cho em một bát).
Đừng quên ngày 1,5-2L nước nhé, đi vệ sinh nhiều một chút cũng không lo phôi rớt đâu ạ.
Vận động: Suốt 10 ngày sau chuyển phôi, em nằm phía trong do thói quen, nhưng nếu được thì nên nằm ngoài mép giường cho tiện di chuyển. Muốn ngồi dậy thì xoay người nhẹ nhàng và dùng tay nâng từ từ, không gồng bụng. Nhìn chung là “cẩn tắc vô áy náy” nhưng cũng nên không quan trọng hóa vấn đề. Nhiều đêm chồng nằm ngoài, em vẫn từ từ ngồi dậy, nhích xuống cuối giường và đứng dậy đi vệ sinh, thậm chí cúi nhặt đồ như thường, không làm mạnh và gập bụng quá là okie. Cứ 2 tiếng em lại dậy đi bộ chục vòng trong phòng cho đỡ mỏi, vẩy tay để máu lưu thông.
Ngày 1 sau chuyển phôi: em bắt đầu xuất hiện hiện tượng lâm râm bụng từ khá sớm, hay xì hơi, thân nhiệt cao; tuy nhiên em vẫn đi lại bình thường. Mỗi lần đặt thuốc, rửa sạch tay và vùng kín, sau đó đeo găng y tế để đặt. Thay quần lót thường xuyên (nên mua loại màu trắng, cotton thoáng để theo dõi bã thuốc), tuyệt đối ko để cô bé ẩm ướt.
Ngày 2 sau chuyển phôi: em vẫn chỉ lâm râm bụng dưới, không đau ngực, chỉ mỏi lưng. Để đỡ stress, em xem phim hài, chơi điện tử…
Ngày 3-5 sau chuyển phôi: đây là những ngày rất quan trọng vì là lúc phôi làm tổ, nên chị em hết sức lưu ý cân đối chế độ dinh dưỡng, tránh táo bón hay tiêu chảy. Nếu lỡ “tắc” thì tuyệt đối không “rặn”, nên để mọi việc thuận theo tự nhiên.
Các thực phẩm giúp hạn chế táo bón nên bổ sung như: Khoai lang, bơ, đậu bắp, nước cam, chuối.
Những ngày này vẫn đi bộ nhẹ nhàng nhưng ít hơn, nên nghỉ nhiều hơn một chú, đặc biệt không suy nghĩ tiêu cực, stress vì tử cung đang rất cần sự “yên tĩnh” để các bé phôi làm tổ.
Một số dấu hiệu mà mọi người thường gặp trong giai đoạn này em xin tổng hợp lại:
Hơi nặng bụng dưới, có cảm giác cắn, thỉnh thoảng nhói lên.
Căng tức ngực hoặc đầu ti.
Đau lưng hoặc đau 2 bên hông eo.
Có thể ra chút máu vì phôi thai gây ra tổn thương cho niêm mạc tử cung khi làm tổ.
Các chị đừng quá căng thẳng nếu không có các dấu hiệu trên nhé, tinh thần cực kỳ quan trọng đấy. Cá nhân em thì ngày 3-4 người nhẹ tênh; đến ngày 5 bắt đầu chán ăn, buồn nôn, thân nhiệt vẫn cao từ ngày 1.
Ngày 6 sau chuyển phôi: Sau khi hết Spasmaverine cũng là lúc táo bón. Ngày này thân nhiệt em vẫn cao. Cao nhất vào khoảng chiều tối đến tối.
Ngày 7 sau chuyển phôi: Cảm thấy mệt mỏi hoặc không, tuỳ vào đáp ứng của thuốc nội tiết vào mỗi cơ thể. Ngày này em chán ăn nhưng vẫn duy trì để dùng thuốc đúng giờ. Chiều tối thử que 2v. Vạch 2 mờ. Khuyên các chị em giai đoạn ngày 7-8 sau chuyển phôi đừng lọ mọ thử que vì mình đang sử dụng thuốc nội tiết, nên kết quả có thể dương tính giả, nhỡ que ko lên vạch lại ảnh hưởng tâm lý, tinh thần tụt dốc. Cá nhân em do ra dịch ngả màu sau đặt thuốc và người hơi khác nên mới quyết định thử, ai ngờ ăn may.
Ngày 8 sau chuyển phôi: Cảm giác chán ăn kéo dài, lưng mỏi – nhất là phần xương chậu. 11h45 có thử beta. 14h30 có kết quả: 110.
Ngày 9-10 sau chuyển phôi: Cảm thấy khó thở, hơi chóng mặt và khi nói chuyện nhiều cảm thấy như hụt hơi. Tình trạng đau lưng vẫn còn, bụng dưới cảm thấy nặng và căng nhiều hơn, thỉnh thoảng lói nhói ở 2 vị trí cố định dưới rốn 5 phân.
Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (IVFTA) tự tin là trung tâm hàng đầu cả nước trong điều trị vô sinh hiếm muộn. Tính đến thời điểm hiện tại, sau 5 năm IVFTA đã đón hàng ngàn em bé về nhà cho hàng ngàn gia đình hiếm muộn.
Với trình độ chuyên môn cao cùng bề dày kinh nghiệm của đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia phôi học, hệ thống máy móc hiện đại, tối tân nhất thế giới, IVFTA triển khai thực hiện đa dạng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại nhất hiện nay, “hiện thực hóa” ước mơ được làm cha làm mẹ cho hàng ngàn cặp vợ chồng hiếm muộn trong nước và quốc tế.
Để tìm hiểu và lắng nghe tư vấn của các chuyên gia hàng đầu của IVFTA, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến:
Trên đây là những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi thường gặp nhất, tùy vào cơ địa mỗi bệnh nhân mà có thể có những dấu hiệu khác nhau, do đó chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để có hướng dẫn theo dõi phù hợp và chính xác. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chup-so-hoa-xoa-nen-va-can-thiep-mach-phoi-vi | Chụp số hóa xóa nền và can thiệp mạch phổi | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Công Trình - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Và Thạc sĩ, Bác sĩ Tống Dịu Hường - Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Chụp số hóa xóa nền (DSA - Digital Subtraction Angiography) can thiệp mạch phổi là phương pháp chụp mạch máu dựa trên nguyên lý loại trừ ảnh thông qua bộ xử lý hình ảnh kỹ thuật số giúp chụp lại quá trình lưu thông máu, nhận diện các bất thường động mạch phổi và từ đó nhận biết các bệnh động mạch phổi phổ biến.
1. Tổng quan về kỹ thuật chụp số hóa nền can thiệp mạch phổi
Chụp số hóa xóa nền giúp bác sĩ có đủ dữ liệu để xác định cách can thiệp mạch phổi phù hợp (nút tắc mạch, tiêu sợi huyết, lấy huyết khối động mạch phổi...). Các kỹ thuật này giúp xâm lấn tối thiểu, điều trị từ trong lòng mạch máu mà không cần phải phẫu thuật mở, từ đó giảm thiểu các nguy cơ liên quan. Các trường hợp chỉ định:Nhu cầu xác định bất thường động mạch phổi: Bất thường bẩm sinh, phình động mạch phổi, huyết khối động mạch phổi...Can thiệp động mạch phổi: Nhu cầu giải quyết nút tắc mạch, tái thông động mạch phổi.Các trường hợp chống chỉ định:Lưu ý: Không có chống chỉ định tuyệt đốiChống chỉ định tương đối: Bệnh nhân đang trong tình trạng suy tạng nặng (suy gan, suy thận..), huyết khối trong buồng nhĩ phải, bệnh nhân bị dị ứng thuốc đối quang, phụ nữ có thai Bệnh nhân suy gan chống chỉ định thực hiện thủ thuật này 2. Quy trình chụp số hóa xóa nền và can thiệp mạch phổi
2.1 Chuẩn bị trước thủ thuật
Để thực hiện chụp số hóa xóa nền và can thiệp mạch phổi, cần chuẩn bị:Ekip thực hiện: Bác sĩ chuyên khoa điện quang, bác sĩ phụ trợ.Kỹ thuật viên điện quang.Điều dưỡng.Bác sĩ/kỹ thuật viên gây mê (nếu bệnh nhân khó hợp tác)Phương tiện sử dụng: Máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA): treo trần hoặc để sànMột hoặc hai bình điện.Bộ áo chì, tạp dề giúp che chắn khỏi tia X.Phim, máy in phim và hệ thống lưu trữ hình ảnh.Thuốc: Thuốc gây tê tại chỗThuốc gây mê toàn thân (tùy trường hợp)Thuốc cản quang tan trong nước không ion hóa (Ultravist, Xenetic, Iopamiro, Pamiray)Thuốc chống đôngThuốc trung hòa chống đôngDung dịch sát trùng da và niêm mạc.Vật tư y tế thông thường: Bơm tiêm 1,3,5,10mlNước cất (nước muối sinh lý)Trang phục phẫu thuật Hộp thuốc và hộp cấp cứu tai biến.Bộ dụng cụ can thiệp vô trùng (dao, kéo, kẹp, khay đựng dụng cụ..v.v),Bông gạc, băng y tế phục vụ phẫu thuật.Vật tư y tế đặc biệt: Kim chọc mạchBộ ống vào lòng mạch Dây dẫn đường Vi dây dẫn can thiệp Ống thông chẩn đoánỐng thông can thiệp Vi ống thông can thiệpVật liệu gây tắc mạch:Xốp sinh học giúp cầm máu (Gelatin)Hạt nhựa tổng hợp (PVA)Keo sinh học (Histoacryl, Onyx)Chất tắc mạch tạm thời (Spongel, Gelfoam)Vòng xoắn kim loại (Coils) các kích cỡ.Người bệnh cần chuẩn bị:Được giải thích cụ thể về cách chụp và cách can thiệp để phối hợp hiệu quả với bác sĩ.Thực hiện thăm khám lâm sàng trước thủ thuật.Nhịn ăn, uống trước 6 giờ. Hạn chế không uống quá 50ml nước.Trường hợp người bệnh không thể nằm yên sẽ được chỉ định dùng thuốc an thần. Trước khi làm thủ thuật, bệnh nhân không uống quá 50ml nước. 2.2 Quy trình thực hiện
Phương pháp vô cảm Tại phòng can thiệp: Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn chụp. Bác sĩ đặt đường truyền tĩnh mạch, lắp máy theo dõi nhịp thở, mạch, điện tâm đồ, huyết áp, độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Sát trùng và phủ khăn phủ vô trùng có lỗ.Tiến hành tiền mê hoặc gây mê nếu cần (nếu người bệnh không hợp tác, trẻ nhỏ...)Chọn kỹ thuật và đường vào của ống thông: Dựa trên phương pháp Seldinger đường vào có thể từ tĩnh mạch đùi (phổ biến nhất), tĩnh mạch cảnh trong, tĩnh mạch chủ trên, vào nhĩ phải sang thất phải và vào động mạch phổi.Tiến hành thủ thuật:Điều dưỡng sát khuẩn vùng bẹn 2 bên đùi (đường vào tĩnh mạch đùi). Trải toan che phủ toàn bộ bệnh nhân, chỉ để hở vị trí chọc mạch và chỗ đưa ống thông vào chụp mạch.Tiến hành gây tê tại chỗ vị trí đặt ống mở đường vào lòng mạch.Chọc kim, đặt bộ ống vào lòng tĩnh mạch đùi.Qua bộ mở đường, đưa dây dẫn và ống thông chụp mạch vào tĩnh mạch chủ dưới, lên nhĩ phải vào thất phải, tiến lên động mạch phổi.Qua bơm tiêm máy và dưới tác dụng của thuốc đối quang, thấy được toàn bộ hệ động mạch phổi phải và trái, xác định các bất thường động mạch phổi: phình, dị dạng động mạch phổi, huyết khối động mạch phổi... và chụp các dấu hiệu này.Xác định cách thức can thiệp mạch phổi: Giải phóng nút tắc mạch, tái thông bất thường động mạch phổi bằng vật liệu nút mạch, thông mạch, lấy huyết khối động mạch phổi (nếu có).Rút ống thông và ống vào lòng mạch sau khi đã chụp và can thiệp mạch phổi đạt yêu cầu. Ép nhẹ bằng tay để cầm máu trong 15 phút, sau đó băng ép vị trí can thiệp trong 6 giờ.Nhận định kết quả:Sau khi kết thúc can thiệp, đặt bệnh nhân nằm nghỉ ngơi và theo dõi mạch mu chân, tình trạng chảy máu, tụ máu ở vị trí chọc. Kết hợp theo dõi toàn thân (mạch, nhiệt độ, huyết áp, các phản ứng của người bệnh). Tai biến có thể xảy ra sau thủ thuật như phình động mạch 3. Tai biến sau thủ thuật và hướng xử lý
Trong quá trình can thiệp:Chảy máu do chọc kim vào động mạch: thực hiện ép cho đến khi cầm máu.Bong huyết khối từ tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch chủ dưới lên nhĩ phải và lên động mạch phổi gây nhồi máu phổi, cần nhanh chóng phát hiện và xử trí kịp thời bởi bác sĩ chuyên khoa.Phình động mạch: Tiến hành thông động tĩnh mạch hoặc đứt ống thông hoặc dây dẫn, sau đó can thiệp nội mạch hoặc ngoại khoa.Luôn theo dõi tình trạng huyết động, hô hấp của người bệnh (đặc biệt là bệnh nhân cấp cứu khẩn do xuất huyết tiêu hóa).Ngay sau can thiệp:Theo dõi tình trạng chảy máu nơi chọc mạch: Người bệnh cần bất động tại giường bệnh, cố định chân bên chọc mạch ít nhất trong 6 giờ.Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, tình trạng ổ bụng sau can thiệp.Chụp mạch số hóa xóa nền là kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán và hỗ trợ can thiệp điều trị bệnh động mạch phổi nói riêng và nhiều bệnh lý mạch máu nói chung. Khi thực hiện kỹ thuật, bệnh nhân nên làm theo mọi hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả trị liệu cao, giảm nguy cơ tai biến.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.Thạc sĩ. Bác sĩ. Tống Dịu Hường đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu về các bệnh lý trên hình ảnh Siêu âm, X quang, CT đa lát cắt, Cộng hưởng từ về bệnh lý của hệ thần kinh, tiêu hóa, tiết niệu, tim mạch, cơ xương khớp... Bên cạnh đó là kỹ thuật hình ảnh can thiệp, chọc hút tế bào bằng kim nhỏ dưới sự hướng dẫn của siêu âm và cắt lớp vi tính.Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY. |
|
https://vnvc.vn/ban-do-nhiem-khuan-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-phong-tri/ | 04/12/2020 | Ban đỏ nhiễm khuẩn: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa | “Ban đỏ nhiễm khuẩn là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, có khả năng lây lan nhanh qua tiếp xúc với các dịch hô hấp hay nước bọt. Bệnh tuy lành tính, nhưng có thể gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch cũng như sức khỏe của trẻ. Vì vậy, việc hiểu bệnh để phòng bệnh là vô cùng quan trọng”, bác sĩ Trương Hữu Khanh nhấn mạnh.
Bài viết dưới đây được sự tư vấn của Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, Cố vấn chuyên môn Hệ thống Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC.
Mục lụcBan đỏ nhiễm khuẩn là bệnh gì?Nguyên nhân gây bệnhBan đỏ nhiễm khuẩn lây truyền qua đường nào?Triệu chứng của ban đỏ nhiễm khuẩn là gì?Các biến chứng của ban đỏ nhiễm khuẩnAi có khả năng bị các biến chứng nặng của ban đỏ nhiễm khuẩn?Chẩn đoán ban đỏ nhiễm khuẩn ra sao?Chẩn đoán phân biệt ban đỏ nhiễm khuẩn với các bệnh khác?Phương pháp điều trị ban đỏ nhiễm khuẩnPhòng ngừa bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn ra sao?Ban đỏ nhiễm khuẩn là bệnh gì?
Ban đỏ nhiễm khuẩn (erythema infectiosum) là tình trạng phát ban ngoài da ở trẻ em và người lớn do Parvovirus B19. Bệnh có tên gọi khác là bệnh thứ năm (fifth disease), đó là theo cách phân loại cổ điển về ngoại ban nhiễm trùng ở trẻ em, có sáu bệnh được gọi tên theo thứ tự gồm: Sởi, Rubella, Sốt tinh hồng nhiệt, Dukes, Ban đỏ nhiễm khuẩn và Exanthem subitum, trong đó Ban nhiễm khuẩn ở vị trí thứ năm.
Bệnh thường lây qua đường hô hấp là chính, cũng như tiếp xúc với người bệnh khi hắt hơi, sổ mũi hoặc tay chạm tay sau đó lại đưa lên đường hô hấp. Bệnh hay gặp vào mùa xuân, mùa hè ở các vùng có khí hậu nóng và có khả năng lây lan nhanh, dễ bùng phát thành dịch ở trường học, trong gia đình. Bố mẹ có thể dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác như ban xuất huyết hay các vết do côn trùng cắn.
Nguyên nhân gây bệnh
Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây ra ban đỏ nhiễm khuẩn là do virus Parvovirus B19. Parvovirus B19 thuộc họ Parvoviridae, được phát hiện vào năm 1975. Virus có hình cầu, không có vỏ, nhân là chuỗi đơn AND, trọng lượng của genome là 5600PB, chỉ có một tuýp huyết thanh (serotype) nhưng có nhiều tuýp gen (genotype). Tên gọi B19 chỉ mẫu huyết thanh mà trong đó virus được phân lập.
Giống như các virus AND không có vỏ, cơ chế gây bệnh của Parvovirus B19 liên quan tới việc gắn vào các thụ thể (receptor) của tế bào vật chủ. Ở người, thụ thể màng của virus là kháng nguyên P, còn được gọi là globoside. Thông qua kháng nguyên P, virus gây nên bệnh ban nhiễm khuẩn ở trẻ em. Ngoài ra, virus còn có áp lực với các loại tế bào khác như hồng cầu, hồng cầu chưa trưởng thành, tế bào nội mô, rau thai, tế bào cơ tim, tế bào gan. Virus gây ra biểu hiện ở khớp là do lắng đọng phức hợp miễn dịch lưu hành.
Ban đỏ nhiễm khuẩn là một bệnh truyền nhiễm dạng nhẹ, gây nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, thường gặp nhất ở trẻ em trong độ tuổi từ 5-14 tuổi. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bệnh cũng xuất hiện ở người trưởng thành, và có thể gây nguy hiểm đặc biệt cho phụ nữ có thai.
Ban đỏ nhiễm khuẩn lây truyền qua đường nào?
Virus Parvovirus B19 gây ban đỏ nhiễm khuẩn thường lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp như tiếp xúc với người bệnh khi hắt hơi, sổ mũi hoặc tay chạm tay sau đó lại đưa lên đường hô hấp. Ngoài ra, virus còn có thể lây truyền qua các đường khác như: qua không khí, lây từ mẹ sang con, hay qua đường máu,…
Thời gian ủ bệnh khoảng 6-18 ngày, virus vào máu sau 5-10 ngày, có thể tồn tại lâu trong máu, tủy xương, da… dưới dạng genome. Bệnh chỉ có khả năng lây nhiễm trong giai đoạn đầu, khi người bệnh đã nổi ban đỏ thì khả năng lây nhiễm hầu như không còn nữa. Vì thế, cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người bệnh trong giai đoạn đầu của bệnh.
Theo nghiên cứu, tỷ lệ huyết thanh dương tính với Parvovirus B19 là 15% ở trẻ từ 0-5 tuổi, 50% ở người 5-20 tuổi, và 85% ở người già. Tỷ lệ nhiễm trùng không có triệu chứng gặp trong 25-50% số trường hợp.
Huyết thanh học cho thấy sự có mặt của IgM (kháng thể) vào ngày thứ 8 sau khi nhiễm trùng, biến mất sau 3 tháng, IgG (kháng thể) có mặt vào ngày 15-21 sau nhiễm trùng. IgM và IgG là 2 chỉ số quan trọng để đánh giá tình trạng bệnh ban nhiễm khuẩn.
Khi phát hiện các ban đỏ, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn.
Triệu chứng của ban đỏ nhiễm khuẩn là gì?
Giống như các bệnh phát ban do virus khác, ban đỏ nhiễm khuẩn thường có biểu hiện ban đầu không đặc hiệu như sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi, ho,… (như cúm). Sau đó vài ngày xuất hiện phát ban đỏ. Có hai dấu hiệu phát ban nổi bật: hai má đỏ và ban đỏ dạng lưới ở tay chân, thân mình. Cụ thể:
Ban đỏ xuất hiện sau sốt vài ngày, ban đầu ở má, thương tổn đỏ da, tương phản với một vùng tái nhợt xung quanh miệng, cảm giác hơi nóng, rát như ai đó đánh vào hai má, sau đó đến các chi và thân mình dưới dạng ban hồng hoặc dạng lưới và kéo dài trong khoảng 2 – 4 ngày.
Tình trạng ban nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc với nước nóng, nước lạnh quá hay tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Ban có thể tự mất đi sau vài ngày, đôi khi có những trường hợp bệnh nhân bị xuất hiện ban đỏ kéo dài đến vài tuần.
Một số biểu chứng kèm theo: hạch vùng sưng to, viêm họng. Trường hợp nặng, các nốt ban có thể gây đau.
Ngoài ra, Parvovirus B19 còn gây ra hội chứng ngứa có mẩn ở vùng tay chân đi găng và tất (papular purpuric gloves and socks syndrome – PPGSS), gây tổn thương dạng sẩn, nốt hoặc chấm xuất huyết giới hạn ở vùng bàn tay, bàn chân và thường kèm sốt hoặc tổn thương họng, đường sinh dục.
Do triệu chứng của ban đỏ nhiễm khuẩn thường dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác, vì vậy, khi có bất cứ dấu hiệu của bệnh, cách tốt nhất nên đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm, tư vấn và điều trị kịp thời nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Các biến chứng của ban đỏ nhiễm khuẩn
Ban đỏ nhiễm khuẩn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ em và người lớn như: Đau khớp, viêm đa khớp, viêm não, viêm gan, viêm cơ, bệnh tim,… Parvovirus B19 không gây dị tật thai nhi nhưng gây thai lưu với tỷ lệ khoảng 9%. Trong khi đó, các xét nghiệm sàng lọc trong quá trình mang thai thường bỏ qua căn nguyên này.
Bệnh có thể truyền qua nhau thai, dẫn đến thai chết lưu hoặc thiếu máu nặng ở thai nhi gây phù nề lan rộng (phù thai nhi). Tuy nhiên, khoảng một nửa phụ nữ mang thai được miễn dịch vì đã từng mắc trước đó. Nguy cơ tử vong ở thai nhi là từ 2 đến 6% sau khi nhiễm bệnh từ mẹ, nguy cơ cao nhất là trong 6 tháng đầu của thai kỳ.
Ai có khả năng bị các biến chứng nặng của ban đỏ nhiễm khuẩn?
Ban đỏ nhiễm khuẩn tuy lành tính nhưng có thể gây nguy hiểm ở người suy giảm miễn dịch, dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc ở phụ nữ mang thai. Ngoài ra, người có bệnh huyết học như hồng cầu hình liềm, bệnh thiếu máu huyết tán di truyền, thiếu men màng hồng cầu… cũng có nguy cơ cao hơn.
Người bị suy giảm miễn dịch thường không có biểu hiện phát ban và các triệu chứng khớp. Nguyên nhân là do họ không có phản ứng miễn dịch thích hợp với nhiễm trùng để các triệu chứng bệnh xuất hiện. Người suy giảm miễn dịch bị nhiễm Parvovirus B19 mạn tính có thể dẫn đến giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu hoặc ức chế tủy xương hoàn toàn.
Người mắc hồng cầu hình liềm hoặc các bệnh tán huyết mạn tính khác có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Nhiễm trùng do parvovirus B19 phá hủy hồng cầu lưới, gây ra sự giảm tạm thời hoặc ngừng sản xuất hồng cầu. Người bệnh có thể bị suy tủy cấp và dẫn đến thiếu máu nghiêm trọng. Thông thường, triệu chứng ở họ sẽ nặng hơn với sốt, khó chịu, nhịp tim nhanh và thở nhanh do thiếu máu nặng.
Chẩn đoán ban đỏ nhiễm khuẩn ra sao?
Ban đỏ nhiễm khuẩn được chẩn đoán chủ yếu dựa vào các biểu hiện lâm sàng. Ngoài ra, có các xét nghiệm sau giúp khẳng định chẩn đoán:
Xét nghiệm huyết thanh IgM, IgG: IgM có mặt vào ngày thứ 8 sau khi nhiễm trùng, biến mất sau 3 tháng, IgG có mặt vào ngày 15-21 sau nhiễm trùng.
PCR chẩn đoán Parvovirus B19: có độ nhạy cao hơn. Các mẫu vật khác nhau bao gồm huyết thanh hoặc huyết tương, nước ối, mô nhau thai hoặc mô bào thai hoặc tủy xương. Đây được coi là xét nghiệm lựa chọn ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch và để xác nhận nhiễm virus ở thai nhi. PCR nên được sử dụng cùng với IgM và IgG ở bệnh nhân mang thai.
Ban đỏ nhiễm khuẩn không phải là tình trạng nguy hiểm. Trẻ ở giai đoạn phát ban vẫn có thể tới trường vì giai đoạn này bệnh không lây nữa.
Chẩn đoán phân biệt ban đỏ nhiễm khuẩn với các bệnh khác?
Nhiều loại virus khác cũng gây phát ban tương tự. Do đó, cần chẩn đoán phân biệt ban đỏ nhiễm khuẩn bao gồm sởi, rubella, bệnh hồng ban (roseola) và sốt tinh hồng nhiệt (scarlet fever). Ở người lớn, khi đau khớp phổ biến hơn, chẩn đoán khác có thể bao gồm cúm và bạch cầu đơn nhân.
Phương pháp điều trị ban đỏ nhiễm khuẩn
Bệnh ban nhiễm khuẩn không có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị chủ yếu là theo dõi và làm giảm các triệu chứng như: sốt, đau rát… bằng cách:
Dùng paracetamol hoặc aspirin với liều thích hợp để làm giảm nhẹ các triệu chứng.
Kem bôi da calamine (có chứa oxit kẽm) có thể giúp giảm ngứa trên da.
Cho bệnh nhân nghỉ ngơi và uống thật nhiều nước.
Có thể dùng khăn lạnh chườm vào má để giảm cảm giác nóng, rát cho trẻ.
Đồng thời, nếu có triệu chứng mới xuất hiện như sốt cao, tiêu chảy, mệt mỏi,… phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám, tư vấn thuốc cụ thể, không tự ý mua thuốc về dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh bệnh càng nặng thêm. Tuy nhiên, sau một lần mắc bệnh thì người bệnh thường có khả năng miễn nhiễm lâu dài, rất hiếm khi mắc bệnh lần nữa.
Nếu như trẻ bị rối loạn máu hay suy giảm miễn dịch hoặc đang điều trị ung thư mà mắc bệnh, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế. Với những trường hợp này, trẻ thường có sức đề kháng yếu, do vậy, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Phòng ngừa bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn ra sao?
Trẻ mắc ban đỏ nhiễm khuẩn rất dễ lây lan cho trẻ khác, đặc biệt khi trẻ đang trong giai đoạn có những triệu chứng giống như cảm lạnh. Bởi vậy, khi thấy trẻ bị sốt hoặc phát ban, cần giữ trẻ tránh xa các trẻ khác và các thai phụ. Phụ nữ mang thai nếu nghi ngờ tiếp xúc với nguồn bệnh thì cần đi xét nghiệm.
Hiện nay, vẫn chưa có vắc xin đặc hiệu để điều trị và phòng bệnh ban nhiễm khuẩn, vì vậy, cách tốt nhất để phòng bệnh là giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, không dùng chung thức ăn hoặc dụng cụ ăn uống,…
Những người đang mang thai, đã bị nhiễm virus hoặc từng có tiếp xúc với người nghi ngờ có virus nên tới bệnh viện để làm xét nghiệm máu, cần theo dõi chặt chẽ về sự phát triển của thai nhi nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc.
Một số lưu ý để có thể giúp cải thiện tình trạng ban đỏ nhiễm khuẩn của trẻ:
Cho trẻ uống nhiều nước.
Có chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ. Tập cho trẻ có một thói quen ăn uống lành mạnh.
Cho trẻ có thời gian nghỉ ngơi, nên nghỉ tại nhà bởi nếu trẻ đến trường có thể tăng nguy cơ lây nhiễm cho các trẻ khác.
Theo dõi sát các triệu chứng của trẻ, nếu thấy bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm thì phải cho trẻ đi khám để được dùng thuốc điều trị kịp thời, không tự ý cho trẻ uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Giữ gìn vệ sinh cả mẹ với bé, các vật dụng có tiếp xúc với trẻ để hạn chế tối đa khả năng lây lan của virus.
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người bị ho, hắt hơi thường xuyên.
Tạo cho bé thói quen rửa tay và giữ gìn vệ sinh tốt để ngăn chặn nguy cơ nhiễm bệnh.
Ban đỏ nhiễm khuẩn có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường gặp nhất ở lứa tuổi học sinh tiểu học. Do vậy, việc chẩn đoán sớm bệnh và điều trị kịp thời là rất quan trọng, không chỉ đảm bảo được sức khỏe cho bé mà còn hạn chế nguy cơ bị lây lan sang những người khác. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/luu-y-truoc-khi-noi-soi-da-day-vi | Lưu ý trước khi nội soi dạ dày | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đồng Xuân Hà - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Nội soi dạ dày (bao tử) là gọi tắt của thủ thuật, bao gồm: Nội soi thực quản, dạ dày và tá tràng, được áp dụng để thăm khám bên trong đường tiêu hóa nhờ một camera gắn ở ngay đầu ống nội soi. Thủ thuật này được áp dụng rộng rãi nhằm để chẩn đoán và điều trị những bệnh lý về thực quản, dạ dày và tá tràng.
1. Tìm hiểu về nội soi dạ dày
Nội soi dạ dày thường thực hiện qua đường miệng để chẩn đoán và điều trị.Bác sĩ sẽ chỉ định nội soi dạ dày nhằm mục đích:Xác định nguyên nhân của các triệu chứng: Nội soi dạ dày sẽ giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây ra những triệu chứng liên quan đến đường tiêu hoá như buồn nôn, nôn mửa, ợ hơi, ợ chua, ho kéo dài, đau bụng, nuốt khó và chảy máu đường tiêu hóa..Chẩn đoán: Bác sĩ sẽ thấy được hình ảnh và lấy mẫu sinh thiết để xét nghiệm và chẩn đoán các bệnh lý như thiếu máu, xuất huyết, viêm, tiêu chảy hay ung thư đường tiêu hoá.Điều trị: Bác sĩ có thể luồn những dụng cụ chuyên biệt qua ống nội soi để điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa như xuất huyết đường tiêu hóa, nong thực quản, cắt pô-lýp hoặc lấy dị vật trong đường tiêu hóa. Bác sĩ chỉ định nội soi dạ dày 2. Các bước chuẩn bị nội soi dạ dày
Trước khi nội soi, bác sĩ gây mê sẽ kiểm tra tiền sử bệnh nội, ngoại khoa của bệnh nhân và các loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng. Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ gây mê biết nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào.Bệnh nhân sẽ được yêu cầu ký giấy chấp thuận để xác nhận là đã hiểu rõ về những rủi ro có thể xảy ra khi nội soi và đồng ý thực hiện thủ thuật này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sự cần thiết của nội soi, các rủi ro, cách thực hiện hoặc kết quả nội soi thì bệnh nhân nên hỏi lại bác sĩ để được giải thích cụ thể hơn.Bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể cho bệnh nhân những việc cần thực hiện như:Nhịn ăn và uống trước khi nội soi từ 4 đến 8 tiếng với mục đích để dạ dày sạch, thuận lợi cho việc nội soi.Ngừng sử dụng một số loại thuốc nhất định, ví dụ như cần ngưng sử dụng thuốc chống đông vài ngày trước khi nội soi vì thuốc chống đông sẽ làm gia tăng nguy cơ xuất huyết trong trường hợp cần làm một số thủ thuật trong quá trình nội soi. Nếu bệnh nhân có bệnh lý mãn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch hay huyết áp cao thì bác sĩ gây mê sẽ hướng dẫn cụ thể về các loại thuốc đang dùng.Nội soi dạ dày qua đường miệng gây ra cảm giác khó chịu cho bệnh nhân, vì vậy thuốc gây mê được khuyến khích sử dụng trong trường hợp này để giúp bệnh nhân trở nên dễ chịu hơn.Bệnh nhân chỉ cần nhập viện trong ngày để thực hiện thủ thuật này tại phòng nội soi. Bệnh nhân nên có kế hoạch nghỉ ngơi sau khi nội soi có sử dụng thuốc gây mê. Khi thuốc gây mê hết tác dụng, có thể bệnh nhân vẫn cảm thấy tỉnh táo nhưng phản xạ và khả năng phán đoán của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng tạm thời nên cần thu xếp để có người thân đưa về nhà. Bệnh nhân nên nghỉ ngơi đến hết ngày và không nên có những quyết định quan trọng liên quan đến các vấn đề cá nhân hay tài chính trong vòng 24 giờ sau khi nội soi.2.1 Thủ thuật nội soiTrong quá trình nội soi dạ dày, bệnh nhân sẽ nằm nghiêng bên trái. Thiết bị theo dõi sẽ được gắn trên người bệnh nhân để theo dõi nhịp thở, huyết áp và nhịp tim. Thuốc gây mê được truyền qua đường tĩnh mạch trên cánh tay để giúp bệnh nhân dễ chịu hơn trong quá trình nội soi.Khi ống nội soi đi qua thực quản và xuống dạ dày, một camera rất nhỏ ở đầu ống nội soi sẽ truyền hình ảnh bên trong tới màn hình bên ngoài. Bác sĩ sẽ quan sát hình ảnh trên màn hình để tìm ra các bất thường bên trong đường tiêu hóa. Nếu phát hiện có bất thường, bác sĩ sẽ chụp và ghi lại để kiểm tra.Có thể không khí sẽ được bơm nhẹ vào thực quản của bệnh nhân để làm căng phồng ống tiêu hoá, giúp cho ống nội soi di chuyển dễ dàng hơn và bác sĩ quan sát rõ hơn những nếp gấp của ống tiêu hoá. Không khí bơm vào có thể sẽ làm cho bệnh nhân có cảm giác căng tức hoặc đầy hơi.Khi cần, bác sĩ có thể luồn những dụng cụ chuyên biệt qua ống nội soi để lấy mẫu sinh thiết hay thực hiện các thủ thuật điều trị như nong, cắt polyp, điều trị xuất huyết... tùy thuộc vào bệnh lý được phát hiện trong quá trình nội soi.Sau khi nội soi xong, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng rút ống nội soi ra khỏi miệng, tổng thời gian chuẩn bị và nội soi dạ dày thường kéo dài khoảng 20 phút, tùy vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.
2.2 Phục hồi sau nội soiBệnh nhân sẽ được chuyển sang phòng hồi tỉnh rồi về khu lưu viện trong ngày để nghỉ ngơi và theo dõi thêm một vài giờ sau khi nội soi cho đến khi thuốc gây mê hết tác dụng hoàn toàn. Bệnh nhân lớn tuổi cần có người thân đưa về nhà và ở cùng nhiều giờ sau đó.Khi về nhà, bệnh nhân có thể sẽ gặp một vài dấu hiệu hoặc triệu chứng khó chịu nhẹ như:Đầy hơi và tức bụngQuặn bụngRát họngNhững dấu hiệu và triệu chứng nêu trên sẽ hết từ từ. Nếu bệnh nhân lo lắng hoặc cảm thấy quá khó chịu thì hãy gọi cho bác sĩ để xin ý kiến. Sau khi nội soi với thuốc gây mê, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi đến hết ngày. Hầu hết bệnh nhân đều có thể ăn uống bình thường sau khi nội soi.Hiện nay, đơn vị nội soi tiêu hóa Vinmec được đầu tư trọng điểm để trở thành chuyên khoa mũi nhọn, giúp mang lại cuộc sống mạnh khỏe cho người dân. Vinmec được trang bị hệ thống nội soi thế hệ mới và kỹ thuật nội soi ưu việt hạn chế tối đa các tác dụng phụ, giúp bệnh nhân cảm thấy an tâm và dễ chịu khi thực hiện:Máy nội soi ống tiêu hóa Olympus (dạ dày, tá tràng, đại tràng)Máy nội soi dải tần số ánh sáng hẹp NBIDàn cắt đốt ArgonKhách hàng được nội soi trong điều kiện vô khuẩn tuyệt đối, tránh các nguy cơ nhiễm khuẩn, an toàn tối đaĐội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nội soi và điều trị các bệnh về tiêu hóaKhách hàng được hướng dẫn, theo dõi toàn diện và được chăm sóc tận tình, chu đáoVới kinh nghiệm 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội soi – Nội tiêu hóa, Bác sĩ Đồng Xuân Hà thực hiện thành thạo các kỹ thuật nội soi tiêu hóa chẩn đoán, can thiệp cấp cứu và can thiệp điều trị. Hiện tại, là Bác sĩ Nội soi tiêu hoá Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Nội soi dạ dày có đau không - Xem ngay để biết |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tim-hieu-ve-che-do-dinh-duong-cho-dan-ong-muon-co-con-vi | Tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho đàn ông muốn có con | Ăn gì cho tinh trùng khỏe là thắc mắc của nhiều người đàn ông. Việc xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục sẽ giúp chất lượng tinh trùng ở trạng thái tốt nhất. Vì vậy, nếu đang cố gắng thụ thai, đây sẽ là cơ hội hoàn hảo để xem xét và thay đổi lối sống theo hướng tích cực.
1. Chế độ dinh dưỡng cho đàn ông muốn có con
Nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ là chế độ ăn uống phải cân bằng, đa dạng và bổ dưỡng tương tự như chế độ ăn của các bà mẹ sắp sinh. Ăn đa dạng các loại thực phẩm từ tất cả các nhóm thực phẩm hằng ngày:Ít nhất năm khẩu phần trái cây và rau quả khác nhau. Chúng có thể là trái cây tươi, đông lạnh, đóng hộp hoặc sấy khô, nước ép trái cây hoặc nước ép rau củ.Ngũ cốc nguyên hạt và khoai tây cung cấp chất xơ và carbohydrate, cũng như các vitamin và khoáng chất quan trọng. Thực phẩm phổ biến có nguồn gốc từ ngũ cốc nguyên hạt bao gồm bánh mì nguyên cám, gạo lứt, mì ốngChất đạm nên được có trong mỗi bữa ăn, chẳng hạn như thịt nạc, cá, trứng, và các loại đậu. Cố gắng ăn cá ít nhất hai lần mỗi tuần, bao gồm một phần cá nhiều dầu.Một số sản phẩm từ sữa ít béo, chẳng hạn như sữa bán gầy, sữa chua và pho mát. Hãy nhớ rằng một số loại sữa chua có thể được đóng gói với đường, vì vậy nên thử tìm các phiên bản ít đường hơn.Làm theo những hướng dẫn này và giữ cân nặng ở ngưỡng hợp lý sẽ là câu trả lời cho câu hỏi muốn tinh trùng khỏe ăn gì? Cần kiểm tra xem bạn có đang đạt được sự cân bằng phù hợp với khẩu phần ăn hằng ngày của mình hay không.
2. Nên ăn gì cho tinh trùng khỏe?
Một số vitamin và khoáng chất có thể góp phần cải thiện khả năng sinh sản của người đàn ông và giúp tăng tỷ lệ của việc thụ thai. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần tìm hiểu thêm về vai trò chính xác của từng nhóm chất dinh dưỡng. Nếu có thể, hãy cố gắng bổ sung tất cả các loại vitamin và khoáng chất cần thiết thông qua chế độ ăn uống, thay vì uống các viên thuốc bổ sung. Các loại thức ăn giúp tăng chất lượng tinh trùng bao gồm:Kẽm: Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai. Các nghiên cứu về nhóm đối tượng nam giới gặp vấn đề về khả năng sinh sản đã gợi ý rằng bổ sung đủ kẽm có thể giúp tăng số lượng tinh trùng trong mỗi lần xuất tinh (nồng độ) và cải thiện cách thức di chuyển của tinh trùng. Nguồn thực phẩm cung cấp kẽm bao gồm thịt, động vật có vỏ, thực phẩm từ sữa, bánh mì và các sản phẩm ngũ cốc. Một số loại thực phẩm chứa kẽm tốt cho đàn ông muốn có con Selen: Selen rất cần thiết cho tinh trùng khỏe mạnh. Có một số bằng chứng cho thấy bổ sung selen có thể cải thiện chất lượng tinh dịch của những người đàn ông có vấn đề về khả năng sinh sản. Nhiều nghiên cứu đã đo lường tác dụng của selen cùng với các chất bổ sung khác. Trong một nghiên cứu, selen được kết hợp với vitamin E đã cải thiện chuyển động (khả năng vận động) và hình dạng (hình thái) của tinh trùng, và dẫn đến tỷ lệ đậu thai tăng lên. Vì vậy, selen có thể phát huy tác dụng tốt nhất khi là một phần của chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng. Nguồn thực phẩm giàu selen bao gồm quả hạch Brazil, cá, thịt và trứng.Vitamin D: Nghiên cứu cho thấy rằng vitamin D có thể quan trọng để giúp tinh trùng di chuyển tốt (khả năng vận động). Trong một nghiên cứu lớn về những người đàn ông vô sinh, những người bị thiếu vitamin D có tinh trùng vận động kém hơn những người được bổ sung đủ lượng vitamin D. Cơ thể chúng ta tạo ra vitamin D để phản ứng với ánh sáng mặt trời. Chúng ta cũng nhận được thông qua việc ăn các thực phẩm có chứa vitamin D. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin D bao gồm cá nhiều dầu, thịt đỏ, gan, lòng đỏ trứng và thực phẩm được tăng cường vitamin D, chẳng hạn như bơ thực vật và một số ngũ cốc ăn sáng. Ở Anh, ánh sáng mặt trời không đủ mạnh để chúng ta có đủ vitamin D vào mùa thu và mùa đông. Vì vậy, để đảm bảo nhu cầu, lời khuyên của chính phủ là nên bổ sung 10 microgram (mcg) hàng ngày.
Axit folic: Có thể bạn đã biết, mỗi người phụ nữ phải bổ sung axit folic ngay từ trước khi mang thai. Nhưng cũng có một số ít bằng chứng cho thấy chất dinh dưỡng quan trọng này có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra tinh trùng khỏe mạnh. Tuy nhiên, vẫn cần nghiên cứu thêm để chắc chắn về tác dụng của axit folic với chức năng sinh sản của nam giới. Người chồng không nhất thiết phải bổ sung viên uống axit folic, nhưng nên bổ sung trực tiếp trong chế độ ăn uống của mình. Hiện axit folic còn được gọi là vitamin B9 chúng có trong các loại thực phẩm bao gồm: bông cải xanh, rau bina và rau mầm, ngũ cốc, đậuCoenzyme Q10: Có một số bằng chứng hạn chế cho thấy hợp chất coenzyme Q10 giống như vitamin giúp cải thiện chất lượng tinh trùng. Điều này có lẽ liên quan đến đặc tính chống oxy hóa của nó. Mặc dù vậy, vẫn cần nghiên cứu thêm. Các nguồn thực phẩm giàu coenzyme Q10 bao gồm thịt và cá, trong khi các nguồn thực phẩm chay bao gồm đậu nành, đậu phộng và hạt mè.Các chất chống oxy hóa khác: Chất chống oxy hóa là một loại chất dinh dưỡng giúp bảo vệ tế bào khỏi hư hại. Có một số bằng chứng cho thấy rằng bổ sung đủ chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ chất lượng tinh trùng. Các vitamin chống oxy hóa bao gồm vitamin C, E và beta-carotene, một dạng của vitamin A. Ăn nhiều trái cây và rau quả sẽ cung cấp cho bạn nhiều chất chống oxy hóa. Nếu một cặp đôi mất nhiều thời gian hơn bình thường để thụ thai, thì việc bổ sung vitamin chống oxy hóa có thể làm tăng cơ hội thụ thai khỏe mạnh sớm hơn. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn trong lĩnh vực khả năng sinh sản của nam giới để chắc chắn về tác dụng của bất kỳ chất dinh dưỡng cụ thể nào. Biện pháp hiệu quả nhất hiện nay để có tinh trùng khỏe mạnh là hướng đến chế độ ăn uống đa dạng với nhiều trái cây và rau khác nhau để đảm bảo bạn nhận được nhiều chất dinh dưỡng. Vitamin C trong thực phẩm giúp đàn ông bảo vệ chất lượng tinh trùng 3. Cân nặng và chất lượng tinh trùng
Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh là việc làm quan trọng để có tinh trùng khỏe mạnh. Những người đàn ông thừa cân (với chỉ số BMI trên 25) thường có tỷ lệ thụ thai thấp. Kết quả này thậm chí còn tệ hơn nếu bạn bị béo phì (với chỉ số BMI từ 30 trở lên).Tin tốt là giảm cân có khả năng cải thiện chất lượng tinh trùng của người đàn ông. Nó cũng sẽ làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến rối loạn cương dương, chẳng hạn như bệnh tim và huyết áp cao. Vì thế, cân nặng hợp lý rất cần thiết cho quá trình sinh con.Vì vậy, có rất nhiều lý do tuyệt vời để lấy lại vóc dáng trước khi cố gắng thụ thai. Tất nhiên, điều này có thể nói dễ hơn làm. Nếu bạn cảm thấy khó khăn, hãy liên hệ trực tiếp với các bác sĩ dinh dưỡng.
4. Có nên cắt giảm lượng caffeine để cải thiện chất lượng tinh trùng không?
Bạn có thể tiếp tục uống cà phê và trà. Không có bằng chứng chắc chắn nào cho thấy caffeine có thể gây hại cho khả năng sinh sản của người đàn ông. Hãy nhớ rằng rất nhiều đồ uống có chứa caffeine, chẳng hạn như cola và nước tăng lực, cũng chứa nhiều đường. Nếu bạn đang cố gắng lấy lại vóc dáng để có con, bạn nên cắt giảm những loại đồ uống này.
5. Còn rượu thì sao?
Uống nhiều rượu bia có hại cho tinh trùng của người đàn ông và điều này có thể khiến bạn khó thụ thai hơn. Vì vậy, nếu đang tiêu thụ lượng lớn chất uống có cồn, nên cắt giảm nếu bạn muốn cải thiện cơ hội sinh con của mình.Lời khuyên của chính phủ hiện nay dành cho nam giới là bạn chỉ nên uống không quá 14 đơn vị rượu mỗi tuần, nên chia đều trong ba ngày trở lên. Không có bằng chứng nào cho thấy uống rượu ở mức độ vừa phải sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người đàn ông.Cơ thể người đàn ông mất khoảng 3 tháng để tạo ra tinh trùng mới. Vì vậy, bất kỳ thay đổi lối sống nào bạn thực hiện bây giờ sẽ có tác động tích cực đến khả năng sinh sản của bạn chỉ vài tháng sau đó. Nếu bạn có thể cam kết thực hiện một vài tháng sống sạch sẽ và ăn uống lành mạnh, bạn sẽ có được phong độ tốt nhất để làm cha một đứa trẻ.Khi đã trả lời được cho câu hỏi, tinh trùng khỏe ăn gì, nam giới nên chủ động áp dụng chế độ dinh dưỡng cho đàn ông muốn có con để sức khỏe được cải thiện từng ngày giúp quá trình thụ thai được dễ dàng hơn. Nam giới nên đến gặp bác sĩ để có tư vấn chính xác nhất Song song với việc duy trì một chế độ ăn uống và tập thể dục lành mạnh, bạn cũng có thể đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Vinmec để được các bác sĩ chuyên khoa, kiểm tra, đánh giá tình trạng sức khỏe và có hướng tư vấn chuyên sâu.Hiện bệnh viện đã chữa trị thành công cho rất nhiều các cặp vợ chồng gặp vấn đề về sức khỏe sinh sản. Việc thăm khám luôn được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ trình độ chuyên môn cao cùng bề dày kinh nghiệm đào tạo tại những trung tâm trên thế giới.Việc chủ động điều trị sớm kết hợp cùng khả năng triển khai đồng bộ và toàn diện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến, sẽ giúp các cặp vợ chồng tiến gần hơn đến ước mơ làm cha mẹ. Nguồn tham khảo: whattoexpect.com |
|
https://suckhoedoisong.vn/dieu-it-biet-ve-nguoi-dan-ong-khoi-hiv-sau-khi-ghep-te-bao-goc-chua-ung-thu-mau-169230223103928014.htm | 23-02-2023 | Điều ít biết về người đàn ông khỏi HIV sau khi ghép tế bào gốc chữa ung thư máu | Người thứ 2 trên thế giới khỏi HIV nhờ liệu pháp tế bào gốc trị ung thư
SKĐS - Một người đàn ông ở London, Anh đã trở thành người thứ 2 trên thế giới được chữa khỏi HIV nhờ liệu pháp tế bào gốc điều trị ung thư.
Bệnh nhân HIV
được
ghép tế bào gốc
để điều trị
ung thư máu
đã khỏi bệnh HIV. Đây không phải là trường hợp đầu tiên trên thế giới khỏi bệnh HIV nhờ ghép tế bào gốc. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng sẽ nhiều rủi ro đối với những người nhiễm HIV không mắc ung thư nếu dùng liệu pháp ghép tế bào gốc.
Trường hợp mới nhất được chữa khỏi HIV nhờ ghép tế bào gốc trị ung thư máu
Một người đàn ông Đức 53 tuổi (được biết đến với tên gọi bệnh nhân Düsseldorf, nhiễm HIV từ năm 2008) là người thứ 3 khỏi HIV nhờ liệu pháp ghép tế bào gốc. Thông tin trên được đăng tải trên tạp chí y học Nature Medicine vào ngày 20/2.
Các bác sĩ đã cấy ghép tế bào gốc để điều trị bệnh bạch cầu cho bệnh nhân Düsseldorf. Điều quan trọng là các bác sĩ đã sử dụng tế bào hiến với đột biến kháng HIV. Giờ đây, khoảng 4 năm sau khi ngừng dùng thuốc điều trị HIV, bệnh nhân không còn dấu hiệu dương tính với HIV.
Hình ảnh mô tủy xương qua kính hiển vi. Bệnh nhân nhiễm HIV đã được ghép tế bào gốc tủy xương chứa đột biến kháng virus HIV.
Năm ngoái, các nhà nghiên cứu tuyên bố có thêm 2 bệnh nhân khác đã được chữa khỏi HIV (nâng tổng số lên 5 bệnh nhân trên thế giới khỏi bệnh HIV). Tuy nhiên, theo AFP, các bài báo khoa học về những bệnh nhân này chưa được công bố, vì vậy, mà 2 ca này chưa được chính thức công nhận.
Sau khi chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu vào năm 2011, bệnh nhân Düsseldorf đã được điều trị bằng tế bào gốc vào năm 2013.
Người thứ 3 trên thế giới thoát khỏi HIV nhờ ghép tủy
Ghép tế bào gốc chữa khỏi HIV: Chấn động giới khoa học
Phương pháp hóa trị đã được sử dụng để diệt các tế bào máu gốc trong tủy xương của người bệnh (bởi những tế bào gốc cũ này sản sinh ra các tế bào ung thư) và thay thế bằng các tế bào gốc hiến.
Do các tế bào hiến này có chứa đột biến kháng HIV nên bệnh nhân đã ngừng điều trị ARV vào năm 2018 và kể từ đó không còn nhiễm HIV.
Dù phương pháp này đã chữa khỏi HIV cho một vài bệnh nhân trên thế giới, nhưng liệu pháp ghép tế bào gốc không có tiềm năng trở thành phương pháp điều trị đại trà.
Theo chuyên gia Sara Reardon của Nature News, bản chất của phương pháp điều trị này mang tính rủi ro cao, người nhiễm HIV nhưng không bị bệnh máu trắng dường như không thể dùng liệu pháp này được.
Tuy nhiên, chữa khỏi HIV cho một vài bệnh nhân cũng giúp các nhà khoa học hiểu hơn về cơ chế chữa khỏi HIV cho những người khác.
Theo chuyên gia bệnh truyền nhiễm Todd Ellerin tại South Shore Health, đây là bước tiến thúc đẩy khoa học và giúp chúng ta có thêm kiến thức về cách chữa khỏi HIV.
Có thể biến đổi gene tế bào gốc để chữa khỏi HIV?
Bệnh nhân đầu tiên được chữa khỏi HIV nhờ ghép tế bào gốc là Timothy Ray Brown, còn được gọi là bệnh nhân Berlin. Sau khi được cấy ghép tủy xương vào năm 2007 và cho đến khi qua đời vào năm 2020, ông Brown đã không còn virus HIV và không cần phải điều trị ARV.
Sau đó, các nhà khoa học báo cáo rằng Adam Castillejo, bệnh nhân ở London, đã được chữa khỏi HIV bằng phương pháp điều trị tương tự vào năm 2019.
Phát triển liệu pháp có thể chữa khỏi HIV
Phát triển thuốc bằng chỉnh sửa gen có thể chữa khỏi HIV/AIDS?
Tuy nhiên, BS. Sharon Lewin - Chủ tịch Hiệp hội AIDS Quốc tế (chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học Melbourne, Australia) vẫn nhận định, cấy ghép tế bào gốc “không phải là một chiến lược hợp lý cho 38 triệu người sống chung với HIV.”
Ngày nay, các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm xem liệu họ có thể biến đổi gene tế bào gốc của một người để có đột biến kháng HIV mà không cần cấy ghép từ người hiến tặng hay không. Theo Chủ tịch Hiệp hội AIDS Quốc tế, đã có “một số tiến bộ thực sự lớn” trong 5 năm qua có thể khiến cho phương pháp điều trị này “rất khả thi”.
Bjorn-Erik Ole Jensen, nhà virus học tại Đại học Düsseldorf ở Đức và là tác giả đầu tiên của nghiên cứu cho biết: “Tôi nghĩ chúng ta có thể hiểu được nhiều điều từ bệnh nhân này và từ những trường hợp chữa khỏi HIV tương tự. Nó đã mang lại những hiểu biết sâu sắc đồng thời gợi mở những tìm tòi mới giúp cho chiến lược điều trị HIV trở nên an toàn hơn".
Sau khi nhiễm HIV, bệnh nhân sống thêm bao lâu?
Vào năm 2021, có 38,4 triệu người trên thế giới sống chung với HIV. HIV vốn được biết tới là virus gây suy giảm miễn dịch ở người. Virus này tấn công hệ miễn dịch của cơ thể và làm suy yếu khả năng phòng vệ của cơ thể trước các bệnh như bệnh lao, nhiễm trùng nấm và một số bệnh ung thư.
Theo CDC Mỹ, hiện tại không có cách chữa khỏi HIV. Tuy nhiên, các liệu pháp kháng virus (ART, hay ARV) đã giúp cho HIV trở nên ít nguy hiểm hơn và dễ kiểm soát hơn.
Vào những năm 1980, tuổi thọ của một người sau khi nhiễm HIV được chẩn đoán là chỉ kéo dài thêm 1 năm, nhưng hiện nay, tuổi thọ của người nhiễm HIV gần như giống với người bình thường nếu tuân thủ các liệu pháp điều trị kháng virus.
Mời độc giả xem thêm video
:
Lợi ích của điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) |
https://suckhoedoisong.vn/steroid-co-the-lam-tang-nguy-co-nhiem-trung-o-benh-nhan-ung-thu-169184335.htm | 18-12-2020 | Steroid có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư | Theo một phân tích dữ liệu thực từ các bệnh nhân tại Anh sử dụng
steroid
cho bệnh nhân u lympho không Hodgkin tế bào B (B-NHL) độ ác tính cao tái phát/khó chữa sau khi đã điều trị liệu pháp CAR-T có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đáng kể. Phân tích cũng chỉ ra rằng những bệnh nhân đã trải qua nhiều đợt hóa trị trước đó cũng có nguy cơ đặc biệt sau khi điều trị.
Sử dụng steroid có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư.
TS. Lorna Neill, Khoa Huyết học, Bệnh viện Đại học London, Bệnh viện NHS Foundation Trust, đã xem xét hồ sơ của 60 bệnh nhân B-NHL (độ ác tính cao) được điều trị bằng liệu pháp tế bào CAR-T, hơn một phần ba trong số đó đã từng được điều trị ít nhất ba phác đồ trị liệu. Phân tích cho thấy nguy cơ nhiễm trùng sau khi điều trị bằng CAR-T đã tăng lên 4,3 lần ở những bệnh nhân đã nhận ít nhất ba phác đồ điều trị trước đó, sử dụng steroid làm tăng nguy cơ nhiễm trùng lên 3,8 lần. Bà cũng lưu ý rằng, nhóm bệnh nhân này không dùng kháng sinh dự phòng trước đó hoặc globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch.
TS. Catherine Diefenbach, Giám đốc Chương trình Lymphoma Lâm sàng tại Trung tâm Ung thư Perlmutter, New York, Hoa Kỳ, người không tham gia vào nghiên cứu, nói rằng nhiễm trùng sau liệu pháp CAR-T là một vấn đề thực tế. Tuy nhiên, điều này có lẽ không nổi bật khi tế bào CAR T bị hạn chế ở những nơi chuyên biệt. Quan trọng hơn, kết quả này cung cấp thêm lý do chống lại kê đơn steroid kéo dài, và thuốc kháng sinh dự phòng có thể được sử dụng cho những bệnh nhân đặc biệt có nguy cơ cao. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/lam-the-nao-de-loai-bo-long-vinh-vien-vi | Làm thế nào để loại bỏ lông vĩnh viễn? | Mọi người đều có lông trên cơ thể nhưng tùy thuộc vào thời điểm trong năm hoặc sở thích cá nhân của bạn, bạn có thể muốn loại bỏ lông ở một số chỗ. Trái ngược với nhiều tuyên bố quảng cáo, sẽ không có phương pháp điều trị giúp triệt lông có thể loại bỏ lông vĩnh viễn. Tuy nhiên, có nhiều cách để thực hiện loại bỏ lông trong vài tuần, vài tháng hoặc lâu hơn. Bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin về tẩy lông cùng với lợi ích, tác dụng phụ và hiệu quả.
1. Tốc độ mọc của lông
Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ, lông trên cơ thể trung bình sẽ phát triển hết tối đa trong khoảng một tháng. Lông của nam cũng có xu hướng mọc nhanh hơn lông của nữ. Tóc trên đầu của bạn có thể phát triển khoảng 15 cm trong một năm.Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến tốc độ mọc lông trên toàn bộ cơ thể bao gồm: Dinh dưỡng, thuốc và di truyền. Tốc độ tăng trưởng có thể chậm lại khi tuổi bạn tăng lên.Sự phát triển của lông là một quá trình phức tạp bắt đầu từ sâu trong nang lông. Lông được máu nuôi khi nó di chuyển dưới bề mặt da. Các tuyến bã nhờn (dầu) trên da cũng đóng một vai trò trong việc giữ cho lông được bôi trơn và khỏe mạnh.
2. Cách để loại bỏ lông
Cạo lông chỉ đơn giản là loại bỏ lông trên bề mặt và là lý do tại sao lông mọc trở lại rất nhanh. Nhổ lông giúp loại bỏ lông cũng như gốc của lông ở lỗ chân lông, giúp làm chậm quá trình mọc lại. Tuy nhiên, ngay cả khi đã nhổ lông ra khỏi lỗ chân lông thì lông vẫn có thể mọc lại sau vài tuần.Nếu bạn đang tìm kiếm các giải pháp tẩy lông lâu dài hơn, bao gồm cả tẩy lông vĩnh viễn, có thể đã đến lúc cân nhắc các phương pháp tẩy lông khác. Các phương pháp sau đây được xếp hạng theo khả năng loại bỏ lông trong thời gian dài nhất và có thể áp dụng cho cả triệt lông mu vùng kín.2.1. Điện phânĐiện phân liên quan đến việc sử dụng các tần số vô tuyến sóng ngắn được sử dụng bằng cách phân phối thông qua các kim nhỏ đặt trực tiếp vào nang lông trên cơ thể của bạn. Mục đích phá hủy nang lông là để nó không kích thích mọc lông mới. Quy trình này yêu cầu cần được thực hiện bởi một bác sĩ da liễu hoặc một chuyên gia điện học được cấp giấy chứng nhận.Không giống như các lựa chọn tẩy lông khác, điện phân được coi như giải pháp lâu dài và được chứng nhận bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Tuy nhiên, để phương pháp này có kết quả tốt nhất, bạn sẽ cần tái khám nhiều lần. Hầu hết mọi người cần thực hiện tái khám mỗi tuần hoặc hai tuần.Phương pháp điện phân có thể được thực hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, và hiệu quả với hầu hết các loại da. Tác dụng phụ thường gặp nhất của phương pháp điện phân bao gồm: Đau và mẩn đỏ do kích ứng da (thường gặp ở da nhạy cảm). Các tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ bao gồm: Sẹo và nhiễm trùng do kim tiêm, sẹo lồi (sự phát triển quá mức của mô sẹo).2.2. Tẩy lông bằng laserTẩy lông bằng laser một lựa chọn của triệt lông vĩnh viễn. Tương tự như phương pháp tẩy lông bằng điện phân, phương pháp điều trị này nhắm vào nang lông. Phương pháp tẩy lông bằng laser hoạt động bằng cách làm tổn thương nang lông bằng tia laser nhiệt cao để ngăn lông mới mọc.Tẩy lông bằng laser có thể được thực hiện ở mọi vị trí trên cơ thể, ngoại trừ vùng mắt. Phương pháp điều trị sử dụng laser có xu hướng hiệu quả nhất ở những người có tông màu da sáng và tóc sẫm màu.Tương tự như phương pháp điện phân, tẩy lông bằng laser cần thực hiện nhiều lần để có kết quả tốt nhất. Tùy thuộc vào khu vực tẩy lông, bạn có thể cần khoảng thời gian từ bốn đến sáu lần điều trị, mỗi lần điều trị có thể cách nhau từ bốn đến tám tuần.Trong hầu hết các trường hợp thực hiện bằng phương pháp laser, quá trình tẩy lông kéo dài vài tháng và trong một số trường hợp, nó có thể kéo dài hàng năm. Khi lông mọc trở lại, lông thường mịn hơn và có màu nhạt hơn. Tuy nhiên, tẩy lông bằng laser không đảm bảo có thể loại bỏ lông vĩnh viễn.Tác dụng phụ thường gặp nhất của phương pháp tẩy lông laser bao gồm: Kích ứng da và mẩn đỏ nhưng thường biến mất sau vài giờ. Phương pháp điều trị bằng laser cũng có thể gây ra những thay đổi sắc tố tạm thời, đặc biệt với tông màu da tối hơn. Các tác dụng phụ của phương pháp laser nghiêm trọng hơn bao gồm: Phồng rộp và sẹo nhưng trường hợp này rất hiếm. Laser là một trong những phương pháp tẩy lông vĩnh viễn thường được sử dụng 2.3. Thoa kem theo toaNếu bạn không thích thực hiện bằng các phương pháp của điện phân hoặc tẩy lông bằng laser, bạn có thể muốn nói chuyện với bác sĩ da liễu của mình về các loại kem theo toa.Một loại hợp chất đặc biệt eflornithine (Vaniqa), sẽ được bạn áp dụng hai lần một ngày trong một tháng. Eflornithine (Vaniqa) hoạt động bằng cách ức chế sản xuất các enzym kích thích sự phát triển của lông.Nghiên cứu về phương pháp điều trị này cho biết rằng, kết quả có thể kéo dài đến tám tuần, sau đó, bạn có thể bắt đầu lại quá trình sử dụng kem. Eflornithine chỉ có tác dụng với lông mặt và phù hợp hơn khi sử dụng với phụ nữ. Sử dụng kem thoa có thể có một số tác dụng phụ có thể bao gồm bỏng rát, phát ban và nổi mụn do phá vỡ nang lông.2.4. Weezing và tẩy lông chuyên nghiệpMột lựa chọn cho các vùng nhỏ hơn trên cơ thể của bạn là tẩy lông bằng phương pháp tẩy lông chuyên nghiệp, được thực hiện bởi một chuyên gia thẩm mỹ được chứng nhận. Khi loại bỏ lông theo cách này, lông sẽ được kéo trực tiếp ra khỏi lỗ chân lông. Tùy thuộc vào tốc độ mọc lông trên cơ thể, kết quả tẩy lông có thể kéo dài từ hai đến tám tuần.Lựa chọn Weezing ít tốn kém hơn so với tẩy lông bằng laser hoặc điện phân nhưng bạn có thể cần lặp lại điều trị thường xuyên hơn.Mặc dù có thể thực hiện nhổ lông ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể nhưng không nên tẩy lông quanh bộ phận sinh dục, núm vú, tai hoặc lông mi. Bạn cũng nên tránh thoa sáp lên vùng da bị giãn tĩnh mạch, các vùng da có nốt ruồi hoặc mụn cóc, trên vùng da bị nứt nẻ hoặc cháy nắng.Các tác dụng phụ phổ biến nhất của cả tẩy lông bán chuyên nghiệp và tẩy lông chuyên nghiệp bao gồm: Phát ban nhẹ và kích ứng nhưng thường chỉ tạm thời.2.5. Làm rụng lông bằng hóa chấtPhương pháp điều trị tẩy lông bằng hoá chất bao gồm gel hoặc kem không kê đơn mà bạn bôi lên da. Phương pháp hoạt động bằng cách làm suy yếu một protein trong tóc của bạn - keratin - làm cho tóc rụng và dễ bị cuốn đi.Quá trình rụng lông không nhắm vào nang lông, vì vậy, kết quả của phương pháp này có thể chỉ kéo dài trong khoảng hai tuần. Tuy nhiên, sử dụng hoá chất xem như lựa chọn rẻ tiền mà bạn có thể thực hiện tại nhà.Bạn cần lưu ý sử dụng đúng loại kem tẩy lông mà dành cho vùng bạn muốn triệt lông. Một số loại kem được bào chế dành để tẩy lông cho mặt và một số loại khác dành cho cơ thể hoặc vùng mu.Bạn nên kiểm tra bằng một vị trí nhỏ trên một phần của da trước khi sử dụng phương pháp tẩy lông bằng hóa chất trên một vùng da lớn hơn. Các tác dụng phụ của phương pháp điều trị bằng hóa chất có thể bao gồm: Bỏng hóa chất, phát ban và phồng rộp. Một số loại kem/gel có tác dụng làm rụng lông 2.6. Các giải pháp tự nhiênMặc dù các giải pháp tự nhiên không có tác dụng tẩy lông vĩnh viễn nhưng chúng có thể giúp loại bỏ lông hoặc hạn chế lông mọc. Một số tùy chọn bao gồm:Sáp đường và tẩy tế bào chết.Mật ong thay vì sáp.Uống trà bạc hà với tần suất hai lần một ngày để hạn chế sự phát triển của lông mặt.Nếu lông của bạn tiếp tục mọc lại rất nhanh mặc dù đã thử các liệu pháp tẩy lông khác nhau, hãy hẹn gặp bác sĩ. Tình trạng này có thể là triệu chứng của một tình trạng tiềm ẩn như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) hoặc cường giáp.Các phương pháp tẩy lông cũng có thể áp dụng tẩy lông mọc ngược. Một số trường hợp khi thực thực hiện tẩy lông có thể dẫn đến nhiễm trùng. Bạn hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn có lông mọc ngược lan rộng, nếu chúng đã bị nhiễm trùng hoặc biến thành u nang khi tiến hành tẩy lông.Việc có lông trên cơ thể điều hoàn toàn bình thường và việc loại bỏ chúng cũng không hẳn điều bắt buộc. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ hoặc bác sĩ da liễu của bạn về các lựa chọn tốt nhất cho bạn.Hãy theo dõi trang web: Vinmec.com thường xuyên để cập nhật những thông tin hữu ích khác. Bài viết tham khảo: healthline.com |
|
https://suckhoedoisong.vn/dung-thuoc-tri-viem-am-dao-do-vi-khuan-o-ba-bau-169196437.htm | 03-07-2021 | Dùng thuốc trị viêm âm đạo do vi khuẩn ở bà bầu | Viêm âm đạo do vi khuẩn có thể gây chuyển dạ và sinh non, vỡ ối sớm và nhiễm trùng tử cung sau sinh.Đây là lý do tại sao phụ nữ mang thai có tiền sử chuyển dạ sinh non hoặc các biến chứng khác có thể được kiểm tra xem có nhiễm khuẩn âm đạo hay không ngay cả khi họ không có bất kỳ triệu chứng nào.
Có đến 50% phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn nhưng không có triệu chứng.Ở những người khác, nó gây ra mùi âm đạo "tanh" khó chịu và dịch âm đạo có màu vàng hoặc trắng.Đối với một số phụ nữ, những triệu chứng này đặc biệt khó chịu trong hoặc sau khi giao hợp.Dịch tiết được thấy trong bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn có xu hướng loãng hơn so với dịch đặc "sền sệt" được thấy trong bệnh nhiễm trùng nấm âm đạo (Candida).
Hình ảnh nấm Bacterial vaginosis gây viêm âm đạo
Khi có dấu hiệu viêm âm đạọ, thai thụ cần đi khám phụ khoa để được bác sĩ định hướng nguyên nhân và kê đơn thuốc đặc hiệu. Có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau bao gồm: Thuốc uống, thuốc đặt âm đạo và kem bôi.Các phương pháp điều trị kháng sinh uống 7 ngày hiện nay là clindamycin và metronidazole.
Metronidazole là một chất kháng khuẩn nitroimidazole được sử dụng để quản lý các bệnh nhiễm trùng đơn bào như nhiễm trùng roi trichomonas và nhiễm trùng kỵ khí. Từ đầu những năm 1980, metronidazole đã được sử dụng rộng rãi trong điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn với kết quả lâm sàng tốt.
Các chế phẩm khác nhau cho phép dùng đường âm đạo hoặc đường uống và các phác đồ khác nhau đã được nghiên cứu. Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo rằng tất cả phụ nữ mang thai có các triệu chứng nên điều trị bằng thuốc uống vì thuốc an toàn và hiệu quả hơn thuốc dạng kem hoặc gel bôi âm đạo. Các nghiên cứu cho thấy điều trị 7 ngày bằng metronidazole đường uống hoặc điều trị 5 ngày với metronidazole gel bôi âm đạo có hiệu quả như nhau ở phụ nữ không mang thai.
Tuy nhiên khi sử dụng thuốc cần lưu ý:
Thuốc cần có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng.
Một số người cảm thấy buồn nôn khi dùng metronidazole.Để giảm bớt tác dụng khó chịu này nên uống thuốc ngay sau khi ăn.Vị kim loại cũng là một tác dụng phụ phổ biến.
Không uống bất kỳ loại rượu nào trong khi dùng metronidazole, cũng như trong 48 giờ sau khi ngừng điều trị.Sự tương tác của metronidazole với rượu có thể gây nôn mửa, đồng thời có thể gây đỏ bừng mặt và tăng nhịp mạch.
Metronidazole có thể đi vào sữa mẹ với một lượng nhỏ nhưng sẽ không gây hại cho em bé, mặc dù nó có thể làm cho sữa có vị khác.Nhà sản xuất khuyến cáo rằng nếu bạn đang cho con bú, bạn nên dùng metronidazole liều thấp hơn từ 5 đến 7 ngày.
Dùng thuốc đúng và đủ liệu trình, không tự ý dừng khi thấy đã hết triệu chứng.
Cần làm gì để dự phòng?
Tất cả phụ nữ có các triệu chứng của viêm âm đạo do vi khuẩn cần được điều trị.Một số phụ nữ cũng nên được tầm soát viêm âm đạo do vi khuẩn ngay cả khi họ không có triệu chứng.Những thai phụ có nguy cơ sinh non cao nên được xét nghiệm vi khuẩn âm đạo và xem xét điều trị nếu phát hiện bệnh.
Các bác sĩ sản khoa cũng khuyến cáo rằng phụ nữ đang trải qua một số thủ thuật phụ khoa nên được kiểm tra xem có nhiễm khuẩn âm đạo hay không và điều trị ngay cả khi không có triệu chứng.Điều này là do nhiễm khuẩn âm đạo có liên quan đến sự phát triển của bệnh viêm vùng chậu và các bệnh nhiễm trùng khác sau khi sinh thiết nội mạc tử cung, phá thai bằng phẫu thuật, cắt tử cung, đặt dụng cụ tử cung, mổ lấy thai và nạo buồng tử cung.
Vì vậy, với viêm âm đạo, điều quan trọng nhất vẫn là chị em phải đi khám để biết rõ nguyên nhân cụ thể và có hướng điều trị hợp lý. Để tránh bệnh tái phát, cần tuân thủ chặt chẽ theo phác đồ. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dau-hieu-tram-cam-o-tre-thanh-thieu-nien-va-cach-ho-tro-tre-vi | Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ thanh thiếu niên và cách hỗ trợ trẻ | Dậy thì là lứa tuổi có những bất thường trong tính cách, hành vi. Khi thiếu niên có những biểu hiện không tích cực thì có thể đây là bắt đầu của bệnh trầm cảm tuổi dậy thì. Vậy dấu hiệu trầm cảm ở trẻ thanh thiếu niên là gì? Làm thế nào để có thể hỗ trợ trẻ trở lại với nhịp sống sinh hoạt bình thường?
1. Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là bệnh lý của rối loạn cảm xúc, giảm khí sắc. Người bệnh luôn buồn rầu, giảm các hứng thú, sút cân, rối loạn giấc ngủ, giảm tập trung chú ý, không thích hoạt động. Nặng hơn, người bệnh có ý nghĩ mình phạm tội lỗi, thấy bản thân không xứng đáng và có thể dẫn tới hành vi tự sát.
2. Các dấu hiệu trầm cảm ở tuổi vị thành niên và thanh thiếu niên
Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, trầm cảm ở trẻ vị thành niên sẽ biểu hiện một số hoặc bao gồm tất cả các triệu chứng:Thường xuyên cảm thấy buồn bã hoặc bực bội, khó chịu, hoặc đôi khi cảm thấy đầu óc trống rỗngGiảm hoặc mất quan tâm, hứng thú trong công việc và sinh hoạt mà trước đây là sở thíchĂn nhiều hơn hoặc ít hẳn đi, ăn không ngonRối loạn giấc ngủ: Khó ngủ, ngủ gián đoạn, thức giấc sớm hoặc ngủ nhiều.Lo lắng nhiều một cách vô cớCảm thấy mình không xứng đáng, mất tự tin hoặc thấy mình là gánh nặng cho những người xung quanhGiảm hoặc mất khả năng tập trung, khó khăn khi quyết định công việcGiảm hoặc mất trí nhớ.Mệt mỏi hoặc mất sinh lực, thấy khó khăn ngay cả với việc đơn giảnCó ý nghĩ không muốn sốngRối loạn cơ thể: Đau đầu, đau bụng, nhức mỏi, buồn nôn... thường xuyên.Đặc biệt, ở giai đoạn vị thành niên và thanh thiếu niên hay có trạng thái cảm xúc đặc trưng là có ý nghĩ mình vô dụng, có ý nghĩ và hành vi tự xâm hại bản thân, ý nghĩ tự sát, tự tửNhững biểu hiện này nếu kéo dài trên 2 tuần có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, học tập của trẻ. Cha mẹ nên cho trẻ đi khám để được các bác sĩ chuyên khoa tâm thần hoặc các chuyên gia tâm lý tư vấn, hỗ trợ kịp thời. Biểu hiện của trầm cảm tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. 3. Gia đình giúp con vượt qua trầm cảm như thế nào?
Cha mẹ cùng quan tâm chia sẻ, làm bạn với con dù trẻ ở bất cứ lứa tuổi nào bằng cách lắng nghe trẻ chia sẻ mọi khó khăn cũng như niềm vui trẻ có trong cuộc sống. Đặc biệt là các khó khăn trẻ có thể đã gặp phải ở trường học, trong các mối quan hệ bạn bè.Chia sẻ và cùng trẻ thảo luận với trẻ để giúp con từng bước vượt qua các khó khăn trong cuộc sốngSắp xếp các hoạt động sinh hoạt hàng ngày phù hợp, không đặt ra nhiều kỳ vọng cũng như gây thêm cho trẻ các áp lực về thành tích học tập để trẻ có được tâm lý tốt.Đối với trẻ, nhất là ở giai đoạn dậy thì - khi có sự thay đổi về hormone tâm sinh lý cũng thay đổi theo và rất dễ gặp phải các khó khăn tâm lý như: Lo âu, trầm cảm, kém tự tin, giảm tự trọng, rối loạn hành vi,... Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến từng các biểu hiện nhỏ của trẻ như: Ngủ muộn, mất ngủ, chán ăn, uể oải, mệt mỏi, hay tức giận, buồn bực, lầm lì ít nói, lười vệ sinh cơ thể, không thích đi ra khỏi nhà, giảm hoặc mất các hứng thú trước đây vẫn làm,... và những thay đổi nhỏ của trẻ để có hướng xử lý kịp thời.Khi vấn đề của con trở nên khó khăn, cần gợi ý trẻ tìm đến các bác sĩ tâm thần để được thăm khám và đến với các chuyên gia tâm lý để được tư vấn và trị liệu cho trẻ.Phòng khám Y học tái tạo và trị liệu tế bào – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đang có chức năng khám, tư vấn, điều trị ngoại trú các vấn đề về tâm lý, sức khỏe tâm thần; kết hợp tâm lý giáo dục trị liệu đa chuyên ngành cho trẻ chậm nói, tự kỷ, chậm phát triển, tăng động, trầm cảm, lo âu,... Khi vấn đề của con trở nên khó khăn, cần gợi ý trẻ tìm đến các bác sĩ tâm thần để được thăm khám và đến với các chuyên gia tâm lý để được tư vấn và trị liệu cho trẻ. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vac-xin-ngua-ung-thu-co-tu-cung-duoc-phat-trien-nhu-nao-vi | Vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung được phát triển như thế nào? | Hầu hết tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung đều do papillomavirus ở người. Do đó, tiêm chủng vắc-xin HPV có tác dụng bảo vệ chống nhiễm trùng virus này. Quá trình hình thành, phát triển và lưu hành vắc-xin HPV sẽ được trình bày cụ thể trong bài viết dưới đây.
1. Bệnh ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tử cung là bệnh xảy ra ở các tế bào của cổ tử cung - phần dưới của tử cung kết nối với âm đạo. Bệnh bắt đầu khi các tế bào khỏe mạnh trong cổ tử cung phát triển đột biến trong DNA. Các tế bào đột biến này sẽ phát triển và nhân lên khỏi tầm kiểm soát của cơ thể. Đồng thời, chúng cũng sẽ không chết đi, mà chúng sẽ tích lũy tạo thành một khối. Virus papilloma ở người đóng vai trò chắc chắn trong nguyên nhân gây bệnh.Khi tiếp xúc với virus, hệ thống miễn dịch của cơ thể thường ngăn chặn virus gây hại. Virus này tồn tại trong nhiều năm góp phần vào quá trình khiến một số tế bào cổ tử cung trở thành tế bào ung thư.Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển hơn thì các triệu chứng có thể là: chảy máu âm đạo khi giao hợp, nước âm đạo chảy máu hoặc có thể nặng mùi, đau vùng xương chậu hoặc đau khi giao hợp. Bệnh ung thư cổ tử cung 2. Vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung được tìm ra và phát triển thế nào?
Harald Zur Hausen - một nhà nghiên cứu người Đức là người đầu tiên hoài nghi và chứng minh nhiễm trùng sinh dục có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. Nhờ phát hiện này ông đã được trao một nửa giải thưởng Nobel trị giá 1.4 triệu đô la Mỹ cho công trình của mình. Nửa còn lại của giải thưởng thuộc về Françoise Barré-Sinoussi và Luc Montagnier là hai nhà virus học người Pháp, vì đã tham gia phát hiện ra HIV.Harald Zur Hausen đã chống lại các giáo điều hiện tại và cho rằng virus u nhú ở người gây ra ung thư cổ tử cung. Ông nhận ra rằng HPV - DNA có thể tồn tại ở trạng thái không sản sinh trong các khối u và cần được phát hiện bằng các tìm kiếm cụ thể về virus. Ông và các đồng nghiệp tại viện Pasteur đã phát hiện ra HPV là một họ virus không đồng nhất, nhưng chỉ có một số loại HPV mới gây ung thư. Nhà nghiên cứu Harald Zur Hausen Harald Zur Hausen đã theo đuổi ý tưởng về HPV trong hơn 10 năm bằng cách tìm kiếm các loại HPV khác nhau. Nghiên cứu này rất khó khăn do thực tế là chỉ có các phần của DNA virus được tích hợp vào bộ gen của vật chủ. Ông đã tìm thấy HPV-DNA mới trong sinh thiết ung thư cổ tử cung, do đó ông đã phát hiện ra loại HPV 16 vào năm 1983. Năm 1984, ông đã nhân bản HPV 16, 18 từ bệnh nhân ung thư cổ tử cung. Các loại HPV 16,18 liên tục được tìm thấy trong khoảng 70% sinh thiết ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới.Quan sát của ông về tiềm năng gây ung thư của HPV trong bệnh ác tính ở người đã cung cấp động lực trong cộng đồng nghiên cứu để mô tả lịch sử tự nhiên của nhiễm trùng HPV và phát triển sự hiểu biết tốt hơn về cơ chế gây ung thư do HPV gây ra.Vắc-xin HPV bảo vệ chống lại virus lây truyền qua đường tình dục phổ biến là papillomavirus ở người. Vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung được phát triển đầu tiên ở Đại học Queensland-Úc và mẫu cuối cùng được thực hiện bởi nhà nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Queensland, Trung tâm Y tế Đại học Georgetown, Đại học Rochester và Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ. Các nhà nghiên cứu Ian Frazer và Jian Zhou tại đại học Queensland được ưu tiên theo luật sáng chế của Hoa Kỳ cho việc phát minh ra cơ sở vắc-xin HPV, VLPs. Năm 2006, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã phê chuẩn vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung đầu tiên với tên là Gardasil.
Đến năm 2007, Glaxo Smith Kline đã đệ trình phê duyệt tại Hoa Kỳ cho một loại vắc-xin HPV tương tự, và có tên là Cervarix. Vào tháng 6 năm 2007, loại vắc-xin này đã được phê duyệt tại Úc và nó cũng được phê duyệt tại Liên minh Châu Âu vào tháng 9 năm 2007. Cuối cùng, Cervarix cũng được phê duyệt tại Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 2009.Vào tháng 12 năm 2014 Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã phê chuẩn một loại vắc-xin Gardasil 9 chống lại chính chủng HPV để bảo vệ phụ nữ trong độ tuổi từ 9-26 và nam giới trong độ tuổi từ 9-15. Vắc-xin Gardasil 9 bảo vệ chống nhiễm trùng với các chủng đầu tiên của Gardasil (HPV 6,11,16,18) và bảo vệ chống lại năm chủng HPV khác chịu trách nhiệm cho 20% bệnh ung thư cổ tử cung (HPV 31,33, 45,52,58). Vắc-xin Gardasil 9 phòng ngừa ung thư cổ tử cung Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai. Nguồn tham khảo: mayoclinic.org; webmd.com Bảo vệ gia đình bằng cách tiêm phòng đầy đủ và chủ động giữ gìn sức khỏe |
|
https://tamanhhospital.vn/tinh-trung-dac-hay-loang-la-tot/ | 31/05/2024 | Tinh trùng đặc hay loãng là tốt? Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng | Kết cấu tinh dịch của mỗi người không hoàn toàn giống nhau do yếu tố tạo nên tinh dịch có sự khác biệt. Tuy nhiên nhiều người cho rằng, tinh trùng đặc tốt hơn và làm tăng khả năng thụ thai thành công. Vậy tinh trùng đặc hay loãng là tốt đối với sức khỏe sinh sản? Hãy cùng theo dõi các thông tin qua bài viết sau.
Mục lụcDấu hiệu nhận biết tinh trùng (dịch) đặc hay loãng1. Tinh trùng đặc2. Tinh trùng loãngTinh trùng đặc hay loãng là tốt?Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng1. Tuổi tác2. Yếu tố lối sống3. Tiếp xúc với độc tốNhững trạng thái thường gặp của tinh trùng1. Tinh trùng bình thường2. Tinh trùng bất thườngTinh trùng đặc hay loãng có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?Tinh trùng đặc hay loãng có phải dấu hiệu vô sinh?Làm thế nào để tinh trùng (tinh dịch) khỏe mạnh?Khi nào cần liên hệ bác sĩ thăm khám?Dấu hiệu nhận biết tinh trùng (dịch) đặc hay loãng
1. Tinh trùng đặc
Tinh trùng đặc là hiện tượng tinh dịch của người đàn ông khi xuất tinh có dạng vón cục, độ kết dính cao hơn bình thường. Đây là những dấu hiệu nhận biết tinh dịch đặc mà nhiều người rỉ tai nhau.
Tuy nhiên, BSĐH Nguyễn Thị Thu lý giải một người có bị tinh dịch đặc hoặc bất thường hay không không thể xác định bằng mắt thường. Chỉ có xét nghiệm phân tích tinh dịch, bao gồm kiểm tra độ nhớt, số lượng tinh trùng, mật độ tinh trùng mới có thể đưa ra chẩn đoán đánh giá về tình trạng tinh dịch của người đó.
Theo một phân tích năm 2013, khoảng 12–29% nam giới có tinh dịch tăng độ nhớt. Trong trường hợp nghi ngờ bản thân bị “đặc tinh dịch”, bạn cần thăm khám khi:
Tinh dịch có vẻ đặc hơn bình thường nhiều
Tinh dịch chảy ra thành sợi dày thay vì giọt
Tinh dịch khi xuất tinh vón cục hoặc thành khối
2. Tinh trùng loãng
Bác sĩ Thu cho biết không có khái niệm tinh trùng loãng trong tài liệu y khoa, thay vào đó là hiện tượng mật độ tinh trùng giảm ở nam giới. Các biểu hiện có thể quan sát bằng mắt thường như màu sắc, độ đặc, tinh trùng loãng như nước không có ý nghĩa về mặt lâm sàng trong việc chẩn đoán mật độ tinh trùng thấp ở nam giới. Cách tốt nhất để xác định nam giới có bị “loãng tinh dịch” hay không là thăm khám và kiểm tra bằng các xét nghiệm chuyên sâu.
Khi nghi ngờ tinh dịch có những biến đổi, bất thường sau, nam giới cần chủ động kiểm tra tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa:
Tinh trùng thay đổi màu sắc sang vàng, nâu hoặc đỏ. Đây là dấu hiệu cho thấy có vấn đề về sức khỏe cơ quan sinh dục và đường tiết niệu.
Mùi hôi tinh dịch cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn bị viêm nhiễm, các bệnh lý liên quan đường tình dục.
Nhiều người cho rằng tinh dịch trong như nước là dấu hiệu tinh dịch loãng. Tuy nhiên màu sắc, độ đặc của tinh dịch nam giới do nhiều yếu tố quyết định. Do đó không đủ căn cứ để xác định người đàn ông bị “loãng tinh trùng” gây vô sinh, hiếm muộn nếu chỉ qua sát bằng mắt thường.
Tinh trùng đặc hay loãng là tốt?
Nhiều người cho rằng tinh dịch đặc tốt hơn so với tinh dịch loãng, giúp tăng cơ hội có thai thành công do mật độ tinh dịch cao, có thể nhiều tinh trùng tiếp cận trứng và thụ tinh thành công. Nồng độ tinh trùng cao thường cho thấy bạn có nhiều khả năng thụ thai cho người nữ hơn. Tinh dịch đặc cũng ít có khả năng chảy ra khỏi âm đạo. Tuy nhiên quan điểm này không hoàn toàn đúng. (1)
Tinh dịch đặc có thể là kết quả của những thói quen không lành mạnh như uống quá nhiều rượu hoặc ít vận động. Nó cũng có thể là dấu hiệu của nồng độ hormone bất thường, nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, mất nước, thay đổi tuyến tiền liệt hoặc sử dụng steroid đồng hóa (hormone sinh dục nam) mà không có chỉ định y tế.
Tính nhất quán của tinh dịch có thể khác nhau ở mỗi người trong mỗi giai đoạn. Nó có thể thay đổi phụ thuộc vào chế độ ăn, thói quen sinh hoạt, hay tần suất quan hệ vợ chồng. Nếu tinh dịch quá đặc, tinh trùng không thể di chuyển dễ dàng dẫn tới việc thụ thai có thể khó khăn.
Ngược lại, trường hợp mật độ tinh trùng thấp mà nhiều người thường gọi là tinh trùng loãng ở nam giới không tốt cho sức khỏe sinh sản của nam giới. Sự suy giảm số lượng tinh trùng dẫn đến giảm cơ hội tinh trùng tiếp xúc với trứng để thụ tinh. Chính vì vậy những nam giới có số lượng tinh trùng ít thường gặp khó khăn hơn khi thụ thai tự nhiên.
Không thể khẳng định tinh trùng loãng hay đặc là tốt cho việc thụ thai
Tóm lại, nếu bạn nhận thấy tinh dịch đặc kèm theo các triệu chứng khác như đau hoặc rát khi đi tiểu, tiết dịch, đau khi xuất tinh, khó xuất tinh hoặc nước tiểu sẫm màu; hoặc nghi ngờ bản thân giảm mật độ tinh trùng, cố gắng mang thai nhưng không thành công trong thời gian ít nhất 1 năm, bạn nên đến gặp bác sĩ để được đánh giá. Bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân và điều trị khi cần thiết.
Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng
Một vài yếu tố phổ biến nhất ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, bao gồm: (2)
1. Tuổi tác
Khi tuổi càng cao, khả năng di chuyển của tinh trùng cũng có thể giảm đi. Theo một nghiên cứu, khả năng di chuyển của tinh trùng giảm trung bình khoảng 0,8% mỗi năm. Ngoài ra, người đó sẽ có số lượng tinh trùng thấp hơn với bình thường. Nghiên cứu chỉ ra rằng hình thái tinh trùng bình thường giảm 0,2–0,9% mỗi năm, dẫn đến hình thái bình thường giảm 4–18% trong khoảng thời gian 20 năm.
Bên cạnh đó, tinh trùng của người lớn tuổi có nhiều khả năng có tỷ lệ phân mảnh DNA cao hơn, cũng như các đột biến gen có thể dẫn đến nguy cơ thai lưu, sảy thai…
2. Yếu tố lối sống
Các thói quen không tốt cho cơ thể nói chung, sức khỏe sinh sản của nam giới nói riêng có thể kể đến như hút thuốc lá, sử dụng ma túy, rượu bia, thiếu ngủ, căng thẳng mệt mỏi, chế độ ăn thiếu chất, béo phì… có thể ảnh hưởng đến mật độ và chất lượng tinh trùng của bạn.
Tin tức tốt cho các đấng mày râu chính là nếu bạn thay đổi lối sống theo chiều hướng tốt hơn, bạn có thể thấy chất lượng tinh trùng được cải thiện chỉ sau 2–3 tháng.
Một số loại thuốc, chẳng hạn như liệu pháp thay thế testosterone, steroid đồng hóa, thuốc chống trầm cảm, thuốc hóa trị, thuốc phiện… có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng cũng như quá trình sản xuất tinh trùng. Tác động này có hồi phục được hay không còn tùy thuộc vào loại thuốc, liều lượng và thời gian dùng thuốc.
Ngoài ra, tiền sử nhiễm trùng, bệnh tật hoặc sốt gần đây có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Trong hầu hết các trường hợp, ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng chỉ là tạm thời.
3. Tiếp xúc với độc tố
Một số hóa chất được biết là có ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng nam giới như: Thuốc trừ sâu, Hydrocacbon, PCB (Hợp chất hóa học được tìm thấy bên trong máy biến áp), Cadimi, khí thải diesel, hóa dầu, dung môi làm tăng nguy cơ hiếm muộn, vô sinh ở nam giới.
Mặc dù chất độc trong các sản phẩm gia dụng hàng ngày cũng có thể gây hại, do tiếp xúc lâu dài, chúng ta thường quan tâm nhất đến những người tiếp xúc với chất độc thông qua nghề nghiệp của họ. Những người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, thuốc diệt cỏ, sản xuất nhựa và quân đội nhìn chung có các thông số và chất lượng tinh trùng kém hơn.
Những trạng thái thường gặp của tinh trùng
Thông thường không thể đánh giá sức khỏe của tinh dịch bằng hình thức, biểu hiện trực quan hoặc cảm giác chủ quan.
Tinh dịch quá đặc có thể làm giảm sự di chuyển hoặc số lượng tinh trùng di động, nhưng nhiều người có số lượng tinh trùng thấp lại có tinh dịch có vẻ bình thường. Cách duy nhất để đánh giá tinh dịch một cách đáng tin cậy là phân tích tinh dịch bằng xét nghiệm chuyên sâu.
Xét nghiệm tinh dịch là cách đánh giá “sức khỏe tinh binh” chính xác nhất
1. Tinh trùng bình thường
Kết quả tinh dịch đồ là thước đo đánh giá về sức khỏe sinh sản nam giới, bao gồm:
Thể tích tinh dịch: Đây là thước đo lượng tinh dịch mà một người sản xuất, cần đạt trên 1,4ml.
Mật độ: Đây là số lượng tinh trùng trên 1 ml, con số lý tưởng là trên 16 triệu tinh trùng/1 ml.
Hình thái học: Điều này cho biết hình dạng và hình dáng của tinh trùng có bình thường hay không. Nếu tinh trùng dị dạng nhiều có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ thụ thai thành công.
Khả năng di chuyển: Đánh giá khả năng di động của tinh trùng, những tinh trùng di động nhanh có khả năng thụ thai cao hơn, tỉ lệ tinh trùng di động trong mẫu cần đạt > 42%
2. Tinh trùng bất thường
Tinh trùng bất thường có khiếm khuyết ở đầu hoặc đuôi, chẳng hạn như đầu to, biến dạng, đuôi cong hoặc đuôi kép… Những khiếm khuyết này có thể ảnh hưởng đến khả năng tinh trùng tiếp cận và xâm nhập vào trứng. Tuy nhiên, việc có một tỷ lệ lớn tinh trùng bị biến dạng không phải là hiếm. Thông thường, chỉ có khoảng 4% đến 10% tinh trùng trong mẫu tinh dịch là bình thường.
Phân tích tinh dịch bất thường không có nghĩa là bạn bị vô sinh. Nhiều người đàn ông có chỉ số phân tích tinh dịch thấp vẫn có thể làm cha. Tuy nhiên họ có thể mất nhiều thời gian hơn. Nếu hai vợ chồng bạn không thể thụ thai tự nhiên, có thể cân nhắc lựa chọn các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh ống nghiệm IVF, bơm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI)…
Tinh trùng đặc hay loãng có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
Tinh dịch đặc thường là do nồng độ tinh trùng cao hơn bình thường trong một thể tích tinh dịch thông thường hoặc do có lượng tinh trùng cao hơn bình thường có hình dạng (hình thái) không đều.
Một số người nghĩ rằng tinh trùng đặc sẽ có mật độ tinh trùng cao và ít có khả năng chảy ra khỏi âm đạo nên sẽ tăng tỉ lệ thụ thai. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng chính xác. Tinh trùng quá đặc, tinh trùng có thể gặp khó khăn khi di chuyển. Điều này dẫn đến nhiều khó khăn hơn cho tinh trùng gặp trứng trong quá trình thụ tinh.
Tinh trùng loãng hay đặc tốt hơn không có nhiều ý nghĩa lớn về mặt lâm sàng
Tình trạng tinh trùng ít có thể gây khó khăn cho quá trình thụ thai. Khi nam giới nhận chẩn đoán tinh trùng ít hoặc yếu, điều này đồng nghĩa cả hai cần phải nỗ lực nhiều hơn để có thai tự nhiên.
Nhìn chung, tình trạng tinh dịch quá đặc hoặc ít tinh trùng đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Chính vì vậy, khi nghi ngờ tinh dịch gặp bất thường, nam giới cần nhanh chóng thăm khám tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa gần nhất để được tư vấn.
Tinh trùng đặc hay loãng có phải dấu hiệu vô sinh?
Một tin tức tốt dành cho nam giới nhận chẩn đoán mật độ tinh trùng thấp hoặc cao đều là tình trạng tạm thời, có thể hồi phục và chấm dứt nếu điều chỉnh lối sống phù hợp. Điều này đồng nghĩa “tinh trùng đặc hay loãng” không phải là yếu tố kết luận nam giới bị vô sinh.
Tuy nhiên, trong trường hợp thiểu tinh trùng hay tinh dịch “đặc” hơn bình thường đều có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai tự nhiên. Nhằm xác định chính xác chất lượng tinh dịch, nam giới nếu nghi ngờ bất thường trong tinh dịch cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, điều trị kịp thời.
Làm thế nào để tinh trùng (tinh dịch) khỏe mạnh?
Trên thực tế, quá trình thụ thai thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố ở cả cha và mẹ. Theo các nghiên cứu, nếu một cặp vợ chồng gặp khó khăn trong việc mang thai thì 30% do yếu tố người cha, 30% yếu tố người mẹ, 30% do cả cha và mẹ và 10% không rõ nguyên nhân.
Việc “tăng cường sức khỏe” cho tinh trùng được giúp cải thiện tỷ lệ mang thai hiệu quả. Bác sĩ Thu cho biết tinh trùng khỏe mạnh thường gặp ở những nam giới có lối sống lành mạnh. Một số cách giúp cải thiện “sức khỏe tinh trùng” tại nhà nam giới có thể áp dụng như:
Duy trì cân nặng phù hợp: Có sự cân bằng hợp lý của các hormone trong cơ thể là rất quan trọng đối với số lượng tinh trùng khỏe mạnh. Mô mỡ dư thừa có thể khiến các hormone đó mất cân bằng và ảnh hưởng đến mọi khía cạnh sức khỏe tinh trùng của nam giới.
Ăn uống đầy đủ, đảm bảo vệ sinh: Thực phẩm tươi, nguyên chất, đặc biệt là trái cây và rau quả, có chất chống oxy hóa và vitamin giúp hỗ trợ khả năng sinh sản. Vitamin C và E đặc biệt quan trọng. Thức ăn nhanh đã qua chế biến có thể ngon miệng và tiện lợi nhưng không phải là bữa ăn tốt nhất cho tinh trùng của bạn.
Đừng bỏ qua việc tập luyện thể dục, thể thao: Tập thể dục rất tốt cho việc sản xuất tinh trùng khỏe mạnh. Một nghiên cứu cho thấy cử tạ và các hoạt động ngoài trời có hiệu quả nhất trong việc tăng số lượng tinh trùng. Bác sĩ Thu khuyên bạn nên hoạt động thể chất vừa phải ít nhất 150 phút mỗi tuần.
Bổ sung vitamin: Một số vitamin, đặc biệt là D, C, E rất quan trọng đối với sức khỏe tinh trùng của nam giới. Tuy nhiên không phải ai cũng cần bổ sung vitamin nếu họ bổ sung đủ vitamin trong chế độ ăn uống. Tốt nhất bạn nên kiểm tra với bác sĩ xem điều gì có thể thực sự sẽ giúp ích cho khả năng sinh sản của bạn.
Tránh tắm bằng nước quá nóng hoặc môi trường làm việc có nhiệt độ cao: Bởi tinh trùng thích sống và hoạt động ở phạm vi nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 2 đến 3 độ, việc để tinh hoàn tiếp xúc quá nhiều nhiệt có thể gây ra các vấn đề về khả năng sinh sản.
Hạn chế đặt laptop trên đùi khi làm việc: Nhiệt lượng do máy tính xách tay tạo ra có thể có tác dụng tương tự như tắm nước nóng nếu nó đặt trên đùi bạn, vì vậy tốt hơn hết bạn nên đặt nó trên bàn làm việc khi làm việc.
Cắt giảm lượng caffeine: Các nhà nghiên cứu ở Đan Mạch phát hiện ra rằng số lượng tinh trùng giảm nhẹ ở những nam giới tiêu thụ quá nhiều caffeine. Tốt nhất bạn cần cố gắng duy trì dưới 300 miligam mỗi ngày.
Hạn chế uống rượu: Điều đó không có nghĩa là phải từ bỏ hoàn toàn rượu, nhưng uống quá nhiều rượu đã được chứng minh là làm giảm khả năng sản xuất tinh trùng. Vì vậy, chỉ cần duy trì tối đa một hoặc hai ly mỗi ngày. Tuy nhiên cách tốt nhất vẫn là giảm tiêu thụ rượu bia, thức uống có cồn.
Không hút thuốc lá: Thuốc lá không chỉ làm giảm số lượng tinh trùng mà còn khiến tinh trùng ít di chuyển hơn. Thêm vào đó, hút thuốc có liên quan đến một số bệnh ung thư.
Tránh xa testosterone: Một tác dụng phụ thường gặp của liệu pháp thay thế testosterone là ngừng sản xuất testosterone tự nhiên. Có những cách tự nhiên và y tế để tăng cường testosterone mà không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Do đó bạn nên tham khảo ý kiến chuyên môn của bác sĩ chuyên khoa Nam học.
Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe sinh sản
Khi nào cần liên hệ bác sĩ thăm khám?
Trong một số trường hợp xuất hiện các dấu hiệu bất thường tinh dịch, bạn cần thăm khám bác sĩ ngay. Một số triệu chứng có thể là:
Nếu tinh dịch của nam giới không có độ nhớt như bình thường (đặc hơn) hoặc nghi ngờ mật độ tinh trùng thấp.
Các triệu chứng khác như đi tiểu đau hoặc thường xuyên hoặc đau khi quan hệ tình dục.
Gần đây họ đã quan hệ tình dục không an toàn với một người không rõ tình trạng có hay không bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục (STI) hoặc nếu họ chưa xét nghiệm STI trong 6 tháng gần nhất.
Không thể mang thai sau 6–12 tháng quan hệ thường xuyên mà không sử dụng bất kỳ biện pháp ngừa thai nào.
Tinh dịch chảy nước hoặc đổi màu, tình trạng kéo dài dai dẳng.
Các cơn đau bụng dưới, lưng dưới, bất thường khi xuất tinh.
Để chẩn đoán nguyên nhân gây ra tinh dịch “loãng” hoặc “đặc”, bác sĩ sẽ hỏi một người về các triệu chứng, tiền sử bệnh và thói quen sinh hoạt của họ. Nếu cần thiết, họ cũng có thể thực hiện kiểm tra thể chất kèm các xét nghiệm liên quan như tinh dịch đồ, xét nghiệm máu…
Nếu bạn có nhu cầu đặt lịch tư vấn, thăm khám kiểm tra sức khỏe tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, vui lòng liên hệ qua thông tin sau:
Trên đây là một số thông tin về thắc mắc Tinh trùng đặc hay loãng là tốt do BSĐH Nguyễn Thị Thu, chuyên gia tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh lý giải. Nếu nghi ngờ bản thân bị tinh trùng đặc hoặc loãng, tình trạng này kéo dài kèm theo các dấu hiệu bất thường, bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, điều trị. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/trac-nghiem-ban-hieu-gi-ve-ho-ga-bach-hau-uon-van-va-vacxin-phong-benh-vi | Trắc nghiệm: Bạn hiểu gì về ho gà, bạch hầu, uốn ván và vacxin phòng bệnh? | Bạch hầu, ho gà, uốn ván là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn, virus gây ra. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin. Trả lời những câu hỏi trắc nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về vắc-xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván. Trắc nghiệm: Bạn hiểu gì về ho gà, bạch hầu, uốn ván và vacxin phòng bệnh?
Bạch hầu, ho gà, uốn ván là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn, virus gây ra. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin. Trả lời những câu hỏi trắc nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về vắc-xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván. Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Đoàn Ngọc Quỳnh
, chuyên khoa Nhi
, Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City Đoàn Ngọc Quỳnh Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Nhi Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City Đăng ký khám Bắt đầu |